id
int64
1
179k
text
stringlengths
12
273
relevant
listlengths
0
9
not_relevant
listlengths
0
5
10,133
Phương án thế chấp tài sản sẽ do ai tại Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam quyết định?
[ { "id": 72778, "text": "Cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản\n...\n2. Thẩm quyền quyết định sử dụng tài sản của MobiFone để thế chấp, cầm cố vay vốn thực hiện theo quy định tại Khoản 6 Điều 6 Quy chế này.\n3. Việc sử dụng tài sản để cho thuê, thế chấp, cầm cố phải tuân theo đúng các quy định của Bộ luật Dân sự và các quy định của pháp luật khác có liên quan." }, { "id": 72779, "text": "Huy động vốn\n...\n6. Thẩm quyền phê duyệt phương án huy động vốn:\na) Hội đồng thành viên quyết định phương án huy động vốn đối với từng dự án không quá 50% vốn chủ sở hữu được ghi trên Báo cáo tài chính quý hoặc Báo cáo tài chính năm của TKV tại thời điểm gần nhất với thời điểm huy động vốn nhưng không quá mức vốn của dự án nhóm B theo quy định tại Luật đầu tư công.\nHội đồng thành viên phân cấp cho Tổng giám đốc quyết định phương án huy động vốn theo quy chế phân cấp nội bộ của TKV phù hợp với Điều lệ tổ chức và hoạt động của TKV và quy định của pháp luật có liên quan.\nb) Trường hợp TKV có nhu cầu huy động vốn vượt mức quy định tại khoản 4 và điểm a khoản 6 Điều này, huy động vốn của tổ chức, cá nhân nước ngoài, Hội đồng thành viên báo cáo Ủy ban xem xét, phê duyệt theo quy định của pháp luật.\n7. TKV không được huy động vốn vào các lĩnh vực quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Quy chế này.\n..." } ]
[ { "id": 246195, "text": "Thanh lý, nhượng bán tài sản cố định\n…\n2. Thẩm quyền quyết định việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định:\na) Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định các phương án thanh lý, nhượng bán tài sản có giá trị còn lại dưới 50% vốn chủ sở hữu ghi trên bảng cân đối kế toán trong báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ tại thời điểm gần nhất với thời điểm quyết định thanh lý, nhượng bán tài sản nhưng không quá mức dự án nhóm B theo quy định của Luật Đầu tư công.\nCác phương án thanh lý, nhượng bán tài sản cố định có giá trị lớn hơn mức phân cấp cho Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty thì Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định." }, { "id": 246194, "text": "Đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định của Công ty\n4. Thanh lý, nhượng bán tài sản cố định:\n…\nb) Thẩm quyền quyết định việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có);" }, { "id": 191961, "text": "Thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và các khoản đầu tư tài chính\n1. VIETTEL được quyền chủ động nhượng bán, thanh lý tài sản cố định hư hỏng, lạc hậu kỹ thuật, không có nhu cầu sử dụng hoặc không sử dụng được; các khoản đầu tư tài chính không có nhu cầu tiếp tục đầu tư hoặc không nằm trong định hướng phát triển của VIETTEL để thu hồi vốn trên nguyên tắc công khai, minh bạch, bảo toàn vốn.\n2. Thẩm quyền quyết định thanh lý, nhượng bán tài sản cố định:\na) Tổng giám đốc VIETTEL quyết định các phương án thanh lý, nhượng bán tài sản cố định có giá trị còn lại dưới 30% tổng giá trị tài sản ghi trên báo cáo tài chính quý gần nhất của VIETTEL.\nCác phương án thanh lý, nhượng bán tài sản cố định có giá trị lớn hơn mức phân cấp phải báo cáo chủ sở hữu quyết định.\n..." }, { "id": 78000, "text": "Huy động vốn\n...\n3. Thẩm quyền phê duyệt phương án huy động vốn:\na) Tổng giám đốc VIETTEL phê duyệt kế hoạch huy động vốn dài hạn trong kế hoạch dài hạn, kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm đã được chủ sở hữu phê duyệt; Thông qua phương án huy động vốn hàng năm trong kế hoạch tài chính, kinh doanh hàng năm của toàn Tập đoàn; Thông qua kế hoạch bảo lãnh vay vốn, bảo hành thực hiện hợp đồng và bảo lãnh khác hàng năm đối với các công ty con.\nb) VIETTEL được quyền chủ động huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh trong phạm vi hệ số nợ phải trả trên vốn điều lệ không vượt quá 3 lần. Trong đó Tổng giám đốc VIETTEL quyết định phương án huy động vốn có giá trị không vượt quá giá trị vốn điều lệ của VIETTEL.\nc) Trường hợp VIETTEL có nhu cầu huy động vốn vượt quy định tại điểm b khoản 3 Điều này thì Tổng giám đốc VIETTEL phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đảm bảo các dự án huy động vốn có hiệu quả. Sau khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ, VIETTEL có trách nhiệm thông báo cho Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính để phối hợp theo dõi và giám sát.\n..." }, { "id": 226626, "text": "Huy động vốn của SCIC\n...\n2. Thẩm quyền phê duyệt phương án huy động vốn:\na) Hội đồng thành viên SCIC quyết định hoặc phân cấp cho Tổng giám đốc SCIC quyết định phương án huy động vốn đối với từng dự án có mức huy động không quá 25% vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của SCIC tại thời điểm gần nhất với thời điểm huy động vốn nhưng không quá mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật đầu tư công.\nViệc huy động vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh (bao gồm các khoản bảo lãnh đối với công ty con) phải bảo đảm tổng số nợ phải trả không quá ba lần vốn chủ sở hữu của SCIC được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của SCIC tại thời điểm gần nhất với thời điểm huy động vốn.\nb) SCIC có nhu cầu vay vốn cao hơn mức quy định tại điểm a khoản 2 Điều này thì phải báo cáo Bộ Tài chính xem xét, quyết định trên cơ sở các dự án huy động vốn có hiệu quả." } ]
47,868
Nhân viên y tế chuyên khoa lao nếu muốn xin giảm thời gian làm việc có được không?
[ { "id": 115083, "text": "\"1.2. Tổ chức công việc hợp lý để kiểm soát giảm thiểu nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ trong phòng, chống dịch COVID-19 bao gồm:\n...\n- Giảm thời gian làm việc, tăng thời gian nghỉ giải lao cho NVYT khi mặc đầy đủ PTBVCN làm việc trong môi trường nóng; giảm căng thẳng và mệt mỏi cho NVYT bằng cách luân phiên ca làm việc, luân chuyển NVYT từ vị trí làm việc rất căng thẳng xuống vị trí ít căng thẳng hơn, vv.\"" } ]
[ { "id": 93274, "text": "\"Điều 2. Đối tượng áp dụng\nThông tư này áp dụng đối với:\n1. Người làm công tác y tế tại cơ sở sản xuất, kinh doanh gồm: bác sỹ, bác sỹ y tế dự phòng, cử nhân điều dưỡng, y sỹ, điều dưỡng trung học, hộ sinh viên được quy định tại khoản 3 Điều 37 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động.\"" }, { "id": 193498, "text": "Giải thích từ ngữ\n..\n3. Cán bộ y tế là công chức, viên chức, người đang làm chuyên môn nghiệp vụ trong các cơ sở y tế." }, { "id": 33723, "text": "1. Các cơ sở y tế trong toàn quốc.\n2. Công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế.\n3. Người bệnh, gia đình người bệnh; cá nhân, tổ chức có liên quan." }, { "id": 115082, "text": "\"3. Thời gian làm việc: người hành nghề được đăng ký thời gian làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh toàn thời gian hoặc một phần thời gian nhưng phải theo quy định của pháp luật về lao động.\na) Người làm việc toàn thời gian là người làm việc liên tục ít nhất 8 giờ/ngày trong thời gian hoạt động mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã đăng ký hoặc người làm việc đầy đủ thời gian mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đăng ký hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đăng ký hoạt động có thời gian ít hơn 8 giờ/ngày. Ví dụ:\n- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đăng ký thời gian hoạt động là 24 giờ/ngày và 07 ngày/tuần thì người làm việc toàn thời gian tại bệnh viện phải là người làm việc liên tục ít nhất 8 giờ/ngày phù hợp với quy định của pháp luật về lao động.\n- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đăng ký thời gian hoạt động 09h00 - 16h00 và 07 ngày/tuần thì người làm việc toàn thời gian tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải là người làm việc đầy đủ thời gian mà cơ sở đăng ký hoạt động phù hợp với quy định của pháp luật về lao động.\nb) Người làm việc một phần thời gian là người đăng ký làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng không đủ thời gian quy định tại Điểm a Khoản này.\"" } ]
9,014
Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm gì trong công tác phòng chống gian lận bảo hiểm trong bảo hiểm nông nghiệp?
[ { "id": 71530, "text": "Phòng, chống gian lận bảo hiểm\n...\n2. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phòng ngừa, phát hiện, giảm thiểu các hành vi gian lận bảo hiểm; tổ chức công tác tuyên truyền phòng, chống gian lận bảo hiểm.\n..." } ]
[ { "id": 50126, "text": "Trách nhiệm trong việc phòng, chống gian lận trong kinh doanh bảo hiểm\n1. Phòng, chống gian lận trong kinh doanh bảo hiểm trong bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là việc thực hiện các biện pháp nhằm ngăn ngừa, hạn chế các hành vi gian lận trong quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới nhằm chiếm đoạt một số tiền từ doanh nghiệp Bảo hiểm.\n2. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm chủ động xây dựng quy trình, quy chế và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phòng ngừa, phát hiện, giảm thiểu các hành vi gian lận trong kinh doanh bảo hiểm; tổ chức công tác tuyên truyền phòng, chống gian lận trong kinh doanh bảo hiểm, phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng để xác định, ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi gian lận để trục lợi bảo hiểm.\n3. Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm có trách nhiệm chủ động tham gia vào công tác phòng, chống gian lận trong kinh doanh bảo hiểm. Trường hợp phát hiện các hành vi gian lận trong kinh doanh bảo hiểm, kịp thời thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm và các cơ quan chức năng có thẩm quyền.\n4. Các cơ quan chức năng có liên quan phối hợp với doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm Tổ chức công tác phòng, chống gian lận trong kinh doanh bảo hiểm tại địa bàn, bảo đảm ổn định trật tự xã hội trong quá trình triển khai thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới." }, { "id": 167272, "text": "\"Điều 123. Phòng, chống gian lận bảo hiểm\n1. Phòng, chống gian lận bảo hiểm trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm là việc thực hiện các biện pháp nhằm ngăn ngừa, hạn chế các hành vi gian lận trong quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng bảo hiểm nhằm chiếm đoạt tiền, tài sản từ doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, bên mua bảo hiểm.\n2. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có trách nhiệm chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phòng ngừa, phát hiện, giảm thiểu các hành vi gian lận bảo hiểm; tổ chức tuyên truyền về phòng, chống gian lận bảo hiểm.\n3. Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm chủ động tham gia vào công tác phòng, chống gian lận bảo hiểm; trường hợp phát hiện các hành vi gian lận bảo hiểm thì kịp thời thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và các cơ quan có thẩm quyền.\n4. Cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm tổ chức công tác phòng, chống gian lận bảo hiểm.\"" }, { "id": 174046, "text": "\"Điều 121. Trách nhiệm trong việc đề phòng, hạn chế tổn thất và phòng, chống gian lận bảo hiểm\nDoanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm và các bên có liên quan có trách nhiệm trong việc đề phòng, hạn chế tổn thất và phòng, chống gian lận bảo hiểm.\"" }, { "id": 75967, "text": "Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm\n...\n2. Doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ:\na) Giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; quyền, nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm;\nb) Cấp cho bên mua bảo hiểm giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm ngay sau khi giao kết hợp đồng bảo hiểm;\nc) Trả tiền bảo hiểm kịp thời cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;\nd) Giải thích bằng văn bản lý do từ chối trả tiền bảo hiểm hoặc từ chối bồi thường;\nđ) Phối hợp với bên mua bảo hiểm để giải quyết yêu cầu của người thứ ba đòi bồi thường về những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;\ne) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật." } ]
128,778
Di chúc không hợp pháp thì sẽ chia thừa thế như thế nào?
[ { "id": 58776, "text": "\"Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật\n1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:\na) Không có di chúc;\nb) Di chúc không hợp pháp;\nc) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;\nd) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.\n2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:\na) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;\nb) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;\nc) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.\"" }, { "id": 58777, "text": "\"Điều 649. Thừa kế theo pháp luật\nThừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.\"\n\"Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật\n1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:\na) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;\nb) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;\nc) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.\n2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.\n3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.\"" } ]
[ { "id": 213379, "text": "Những trường hợp thừa kế theo pháp luật\n1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:\na) Không có di chúc;\nb) Di chúc không hợp pháp;\n..." }, { "id": 58775, "text": "\"Điều 649. Thừa kế theo pháp luật\nThừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.\"" }, { "id": 58750, "text": "\"Điều 624. Di chúc\nDi chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.\"" }, { "id": 58756, "text": "“Điều 630. Di chúc hợp pháp\n 1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:\n a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;\n b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.\n 2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.\n 3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.\n 4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.\n 5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.”" } ]
13,797
Tòa án quân sự trung ương có các chức danh tư pháp nào?
[ { "id": 51195, "text": "\"Điều 51. Nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Tòa án quân sự trung ương\n1. Tòa án quân sự trung ương có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:\na) Phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án quân sự quân khu và tương đương chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự;\nb) Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực bị kháng nghị theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.\n2. Cơ cấu tổ chức của Tòa án quân sự trung ương gồm:\na) Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương;\nb) Tòa phúc thẩm Tòa án quân sự trung ương;\nc) Bộ máy giúp việc.\n3. Tòa án quân sự trung ương có Chánh án, các Phó Chánh án, Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức và người lao động.\n4. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy giúp việc trong Tòa án quân sự trung ương sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.\"" } ]
[ { "id": 51194, "text": "Tổ chức Tòa án quân sự\n1. Tòa án quân sự trung ương.\n2. Tòa án quân sự quân khu và tương đương.\n3. Tòa án quân sự khu vực." }, { "id": 51147, "text": "\"Điều 3. Tổ chức Tòa án nhân dân\n1. Tòa án nhân dân tối cao.\n2. Tòa án nhân dân cấp cao.\n3. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.\n4. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.\n5. Tòa án quân sự.\"" }, { "id": 51199, "text": "Cơ cấu tổ chức của Tòa án quân sự quân khu và tương đương\n1. Cơ cấu, tổ chức của Tòa án quân sự quân khu và tương đương gồm:\na) Ủy ban Thẩm phán;\nb) Bộ máy giúp việc.\n2. Tòa án quân sự quân khu và tương đương có Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động.\n3. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy giúp việc trong Tòa án quân sự quân khu và tương đương sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng." }, { "id": 51174, "text": "“Điều 38. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương\n1. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm:\na) Ủy ban Thẩm phán;\nb) Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên.\nTrường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.\nCăn cứ quy định tại điểm này và yêu cầu thực tế xét xử ở mỗi Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc tổ chức các Tòa chuyên trách;\nc) Bộ máy giúp việc.\n2. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Chánh án, các Phó Chánh án, Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động.”" } ]
26,321
Người phụ thuộc là mẹ kế thì sẽ có mức giảm trừ gia cảnh là bao nhiêu?
[ { "id": 69649, "text": "Mức giảm trừ gia cảnh\nĐiều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 26/2012/QH13 như sau:\n1. Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);\n2. Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.\nCăn cứ điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về khấu trừ thuế như sau:" } ]
[ { "id": 74718, "text": "\"Điều 1. Mức giảm trừ gia cảnh\n1. Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);\n2. Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng." }, { "id": 82983, "text": "Điều 9. Các khoản giảm trừ\nCác khoản giảm trừ theo hướng dẫn tại Điều này là các khoản được trừ vào thu nhập chịu thuế của cá nhân trước khi xác định thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh. Cụ thể như sau:\n1. Giảm trừ gia cảnh\nd) Người phụ thuộc bao gồm:\nd.4) Các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng và đáp ứng điều kiện tại Điểm đ Khoản 1 Điều này bao gồm:\nd.4.2) Ông nội, bà nội; ông ngoại, bà ngoại; cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của người nộp thuế.\nđ) Cá nhân được tính là người phụ thuộc theo hướng dẫn tại các Tiết d.2, d.3, d.4 Điểm d Khoản 1 Điều này phải đáp ứng các điều kiện sau:\nđ.1) Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:\nđ.1.1) Bị khuyết tật, không có khả năng lao động.\nđ.1.2) Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.\nđ.2) Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng." }, { "id": 74719, "text": "Các khoản giảm trừ\nCác khoản giảm trừ theo hướng dẫn tại Điều này là các khoản được trừ vào thu nhập chịu thuế của cá nhân trước khi xác định thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh. Cụ thể như sau:\n1. Giảm trừ gia cảnh\n...\nd) Người phụ thuộc bao gồm:\nd.1) Con: con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ, con riêng của chồng, cụ thể gồm:\nd.1.1) Con dưới 18 tuổi (tính đủ theo tháng).\nVí dụ 10: Con ông H sinh ngày 25 tháng 7 năm 2014 thì được tính là người phụ thuộc từ tháng 7 năm 2014.\nd.1.2) Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động.\nd.1.3) Con đang theo học tại Việt Nam hoặc nước ngoài tại bậc học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông (tính cả trong thời gian chờ kết quả thi đại học từ tháng 6 đến tháng 9 năm lớp 12) không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.\nd.2) Vợ hoặc chồng của người nộp thuế đáp ứng điệu kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều này.\nd.3) Cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp của người nộp thuế đáp ứng điều kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều này.\nd.4) Các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng và đáp ứng điều kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều này bao gồm:\nd.4.1) Anh ruột, chị ruột, em ruột của người nộp thuế.\nd.4.2) Ông nội, bà nội; ông ngoại, bà ngoại; cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của người nộp thuế.\nd.4.3) Cháu ruột của người nộp thuế bao gồm: con của anh ruột, chị ruột, em ruột.\nd.4.4) Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.\nđ) Cá nhân được tính là người phụ thuộc theo hướng dẫn tại các tiết d.2, d.3, d.4, điểm d, khoản 1, Điều này phải đáp ứng các điều kiện sau:\nđ.1) Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:\nđ.1.1) Bị khuyết tật, không có khả năng lao động.\nđ.1.2) Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.\nđ.2) Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.\ne) Người khuyết tật, không có khả năng lao động theo hướng dẫn tại tiết đ.1.1, điểm đ, khoản 1, Điều này là những người thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật về người khuyết tật, người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,...).\n..." }, { "id": 69791, "text": "Mức giảm trừ gia cảnh\n1. Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);\n2. Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.\n2. Việc xác định mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc thực hiện theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế.\n3. Người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng, bao gồm:\na) Con chưa thành niên; con bị tàn tật, không có khả năng lao động;\nb) Các cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức quy định, bao gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề; vợ hoặc chồng không có khả năng lao động; bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động; những người khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng.\nChính phủ quy định mức thu nhập, kê khai để xác định người phụ thuộc được tính giảm trừ gia cảnh." } ]
63,156
Nhà đầu tư mở tài khoản vốn đầu tư dự án dầu khí ra nước ngoài tại cơ quan nào?
[ { "id": 132200, "text": "Mở tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài\n1. Nhà đầu tư mở tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài tại một tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.\n2. Mọi giao dịch chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài và từ nước ngoài về Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải thực hiện thông qua tài khoản vốn đầu tư quy định tại khoản 1 Điều này theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối." } ]
[ { "id": 132197, "text": "Chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài\n1. Nhà đầu tư được chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư sau khi đáp ứng các điều kiện sau:\na) Nhà đầu tư được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 5 Nghị định này;\nb) Dự án dầu khí đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư. Trường hợp pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư không quy định về việc cấp phép đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư, nhà đầu tư phải có tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư;\nc) Có tài khoản vốn theo quy định tại Điều 63 của Luật đầu tư;\nd) Nhà đầu tư tự chịu trách nhiệm đối với việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài, đảm bảo đúng mục đích, đúng thời hạn và tuân thủ các quy định của hợp đồng dầu khí, hợp đồng mua bán cổ phần,...;\nđ) Nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài thông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 21 Nghị định này.\n2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn chi tiết về quản lý ngoại hối đối với việc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài để thực hiện hoạt động quy định tại Điều này." }, { "id": 140416, "text": "Đối tượng áp dụng\n1. Nhà đầu tư bao gồm người cư trú là tổ chức (không bao gồm tổ chức tín dụng) và người cư trú là cá nhân thực hiện đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí theo các hình thức quy định tại điểm a, b, c, đ khoản 1 Điều 52 của Luật Đầu tư (sau đây gọi là “nhà đầu tư”).\n2. Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí." }, { "id": 228599, "text": "Sử dụng lợi nhuận ở nước ngoài\n1. Nhà đầu tư sử dụng lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư ở nước ngoài để tăng vốn, mở rộng hoạt động đầu tư ở nước ngoài phải thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành về đầu tư ra nước ngoài và phải có văn bản báo cáo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi nhà đầu tư đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài điều chỉnh.\n2. Trường hợp sử dụng lợi nhuận thu được từ dự án đầu tư ở nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư trong hoạt động dầu khí khác ở nước ngoài, sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho dự án đầu tư mới, nhà đầu tư phải đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí với Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Điều 21 Nghị định 124/2017/NĐ-CP và Chương IV Thông tư này." }, { "id": 6820, "text": "Chuyển vốn, lợi nhuận và nguồn thu hợp pháp ra nước ngoài\n1. Nhà đầu tư nước ngoài phải chuyển ra nước ngoài thông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp:\na) Vốn đầu tư trực tiếp khi giảm vốn đầu tư; chuyển nhượng dự án đầu tư (trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 Thông tư này); kết thúc, thanh lý, chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư, hợp đồng BCC, hợp đồng PPP theo quy định của pháp luật về đầu tư;\nb) Tiền gốc, lãi và chi phí vay nước ngoài (trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này), lợi nhuận và các nguồn thu hợp pháp liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.\n2. Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phải đóng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp do giải thể, phá sản, chấm dứt tồn tại của doanh nghiệp hoặc do chuyển nhượng dự án đầu tư làm thay đổi pháp nhân đăng ký ban đầu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài được sử dụng tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ, tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài đó mở tại ngân hàng được phép để thực hiện các giao dịch mua ngoại tệ, chuyển vốn đầu tư trực tiếp và nguồn thu hợp pháp ra nước ngoài." } ]
94,816
Người tập sự hành nghề Thừa phát lại phải đảm bảo thời gian tập sự ít nhất bao nhiêu giờ mỗi ngày?
[ { "id": 5841, "text": "Quyền và nghĩa vụ của người tập sự\n1. Người tập sự có các quyền sau đây:\na) Thỏa thuận về việc ký kết hợp đồng lao động với Văn phòng Thừa phát lại nhận tập sự;\nb) Được Thừa phát lại hướng dẫn tập sự hướng dẫn các nội dung tập sự, việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người tập sự;\nc) Đề nghị thay đổi Thừa phát lại hướng dẫn tập sự và nơi tập sự trong các trường hợp quy định tại các Điều 10 và 11 của Thông tư này;\nd) Đăng ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại theo quy định tại Điều 9 của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP;\nđ) Các quyền khác theo thỏa thuận với Văn phòng Thừa phát lại nhận tập sự và theo quy định của pháp luật.\n2. Người tập sự có các nghĩa vụ sau đây:\na) Tuân thủ các quy định của Luật Thi hành án dân sự, Nghị định số 08/2020/NĐ-CP , Thông tư này và pháp luật có liên quan;\nb) Tuân thủ nội quy, quy chế của Văn phòng Thừa phát lại nhận tập sự;\nc) Thực hiện các công việc tập sự theo nội dung quy định tại Điều 7 của Thông tư này theo sự phân công của Thừa phát lại hướng dẫn tập sự;\nd) Đảm bảo thời gian tập sự tối thiểu là 04 giờ mỗi ngày làm việc;\nđ) Chịu trách nhiệm trước Thừa phát lại hướng dẫn tập sự và Văn phòng Thừa phát lại nhận tập sự về kết quả và tiến độ của các công việc tập sự được phân công;\ne) Không được ký vào vi bằng, quyết định về thi hành án và các văn bản khác với tư cách Thừa phát lại;\ng) Lập nhật ký tập sự, báo cáo kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này;\nh) Giữ bí mật thông tin về việc thực hiện công việc của mình và các thông tin có liên quan mà mình biết được trong quá trình tập sự;\ni) Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận với Văn phòng Thừa phát lại nhận tập sự và theo quy định của pháp luật." } ]
[ { "id": 189274, "text": "Thay đổi nơi tập sự hành nghề Thừa phát lại\n...\n3. Người tập sự thay đổi nơi tập sự thì thời gian tập sự được tính bằng tổng thời gian tập sự của người đó tại các Văn phòng Thừa phát lại. Thời gian tập sự tại mỗi Văn phòng Thừa phát lại phải từ 02 tháng trở lên, có xác nhận của Văn phòng Thừa phát lại nhận tập sự mới được tính vào tổng thời gian tập sự." }, { "id": 63147, "text": "“Điều 21. Chế độ tập sự\n2. Thời gian tập sự được quy định như sau:\na) 12 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào chức danh nghề nghiệp có yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo đại học. Riêng đối với chức danh nghề nghiệp bác sĩ là 09 tháng;\nb) 09 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào chức danh nghề nghiệp có yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo cao đẳng;\nc) 06 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào chức danh nghề nghiệp có yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo trung cấp.\nd) Thời gian nghỉ sinh con theo chế độ bảo hiểm xã hội, thời gian nghỉ ốm đau từ 14 ngày trở lên, thời gian nghỉ không hưởng lương, thời gian bị tạm giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật không được tính vào thời gian tập sự.\nTrường hợp người tập sự nghỉ ốm đau hoặc có lý do chính đáng dưới 14 ngày mà được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập nơi người được tuyển dụng vào viên chức đang thực hiện chế độ tập sự đồng ý thì thời gian này được tính vào thời gian tập sự.”" }, { "id": 108631, "text": "Tạm ngừng, chấm dứt tập sự hành nghề Thừa phát lại\n1. Người đang tập sự hành nghề Thừa phát lại được tạm ngừng tập sự trong trường hợp có lý do chính đáng. Người có thời gian tập sự 06 tháng được tạm ngừng tập sự tối đa 02 lần, mỗi lần không quá 03 tháng; người có thời gian tập sự 03 tháng được tạm ngừng tập sự tối đa 01 lần không quá 03 tháng. Thời gian tạm ngừng tập sự không được tính vào thời gian tập sự.\nThời gian tập sự trước khi tạm ngừng tập sự được tính vào tổng thời gian tập sự, trừ trường hợp đăng ký tập sự lại theo quy định tại khoản 3 Điều này.\nTrong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo bằng văn bản của người tập sự về việc tạm ngừng tập sự và trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thời gian tạm ngừng tập sự, Văn phòng Thừa phát lại phải thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở để theo dõi việc tạm ngừng tập sự." }, { "id": 105350, "text": "Quyền và nghĩa vụ của người tập sự\n1. Người tập sự có các quyền sau đây:\na) Thỏa thuận về việc ký kết hợp đồng lao động với tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự;\nb) Được hướng dẫn về các nội dung tập sự, việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người tập sự;\nc) Giúp luật sư hướng dẫn thực hiện các công việc quy định tại khoản 3 Điều 14 của Luật Luật sư;\nd) Được tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự và luật sư hướng dẫn tạo điều kiện trong quá trình tập sự;\nđ) Đề nghị thay đổi luật sư hướng dẫn và nơi tập sự trong các trường hợp quy định tại Thông tư này;\ne) Đăng ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư;\ng) Các quyền khác theo thỏa thuận với tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự, quy định của Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.\n2. Người tập sự có các nghĩa vụ sau đây:\na) Tuân thủ các quy định của pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư;\nb) Tuân theo Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam, nội quy Đoàn Luật sư, nội quy của tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự;\nc) Thực hiện các công việc theo sự phân công của luật sư hướng dẫn;\nd) Chịu trách nhiệm trước luật sư hướng dẫn và tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự về chất lượng công việc mà mình đảm nhận;\nđ) Đảm bảo thời gian tập sự tối thiểu là 20 giờ trong 01 tuần;\ne) Lập Sổ nhật ký tập sự, báo cáo quá trình tập sự;\ng) Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận với tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự, quy định của Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan." } ]
23,082
Kiểm toán độc lập báo cáo tài chính của tổ chức tài chính vi mô gồm những nội dung gì?
[ { "id": 41145, "text": "\"Điều 2. Đối tượng áp dụng\n1. Tổ chức tín dụng bao gồm:\na) Ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã (sau đây gọi là ngân hàng);\nb) Tổ chức tín dụng phi ngân hàng;\nc) Tổ chức tài chính vi mô;\nd) Quỹ tín dụng nhân dân có tổng tài sản từ 50 tỷ đồng trở lên tại thời điểm ngày 30 tháng 9 năm liền kề trước năm kiểm toán.\nCác quỹ tín dụng nhân dân khác thực hiện kiểm toán độc lập theo quy định riêng của Ngân hàng Nhà nước.\n2. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.\n3. Tổ chức kiểm toán độc lập, kiểm toán viên hành nghề, kiểm toán viên và các tổ chức, cá nhân khác liên quan đến việc kiểm toán độc lập tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.\n4. Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương trong thời gian chưa chuyển đổi theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng thực hiện kiểm toán độc lập theo quy định đối với ngân hàng.\"" }, { "id": 77953, "text": "Nội dung kiểm toán độc lập\n1. Kiểm toán độc lập báo cáo tài chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm kiểm toán:\na) Bảng cân đối kế toán;\nb) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;\nc) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;\nd) Thuyết minh báo cáo tài chính.\n..." } ]
[ { "id": 87277, "text": "Nội dung kiểm toán độc lập\n1. Kiểm toán độc lập báo cáo tài chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm kiểm toán:\na) Bảng cân đối kế toán;\nb) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;\nc) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;\nd) Thuyết minh báo cáo tài chính.\n2. Kiểm toán độc lập hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tối thiểu các nội dung sau đây:\na) Kiểm toán hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trong đó bao gồm các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ) tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành, quy định của Ngân hàng Nhà nước về hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.\nĐối với những nội dung của hệ thống kiểm soát nội bộ đã được kiểm toán tuân thủ mà không có sự thay đổi thì không phải kiểm toán lại nội dung đó;\nb) Kiểm toán hoạt động hệ thống kiểm soát nội bộ đối với việc lập và trình bày báo cáo tài chính;\nc) Ngoài nội dung kiểm toán quy định tại điểm a và điểm b khoản này, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện kiểm toán hoạt động hệ thống kiểm soát nội bộ đối với nội dung đánh giá nội bộ về mức đủ vốn của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hệ thống kiểm soát nội bộ.\n3. Kiểm toán hoạt động đối với hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này nhằm bảo đảm các yêu cầu sau đây:\na) Hiệu quả và an toàn trong hoạt động; bảo vệ, quản lý, sử dụng an toàn, hiệu quả tài sản và các nguồn lực;\nb) Hệ thống thông tin tài chính và thông tin quản lý trung thực, hợp lý, đầy đủ và kịp thời." }, { "id": 52537, "text": "\"Điều 46. Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính\n1. Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính được lập theo quy định của chuẩn mực kiểm toán và có những nội dung sau đây:\na) Đối tượng của cuộc kiểm toán;\nb) Trách nhiệm của đơn vị được kiểm toán và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam;\nc) Phạm vi và căn cứ thực hiện cuộc kiểm toán;\nd) Địa điểm và thời gian lập báo cáo kiểm toán;\nđ) Ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính đã được kiểm toán;\ne) Nội dung khác theo quy định của chuẩn mực kiểm toán.\n2. Ngày ký báo cáo kiểm toán không được trước ngày ký báo cáo tài chính.\n3. Báo cáo kiểm toán phải có chữ ký của kiểm toán viên hành nghề do doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam giao phụ trách cuộc kiểm toán và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kiểm toán hoặc người được ủy quyền bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật. Người được ủy quyền bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật phải là kiểm toán viên hành nghề.\n4. Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn, tổng công ty theo mô hình công ty mẹ - công ty con được thực hiện theo quy định của chuẩn mực kiểm toán.\"" }, { "id": 41151, "text": "1. Kiểm toán độc lập báo cáo tài chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm kiểm toán:\na) Bảng cân đối kế toán;\nb) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;\nc) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;\nd) Thuyết minh báo cáo tài chính.\n2. Kiểm toán độc lập hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm:\na) Kiểm toán tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành, quy định của Ngân hàng Nhà nước về hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;\nb) Kiểm toán hoạt động đối với hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm bảo đảm các yêu cầu sau đây:\n- Hiệu quả và an toàn trong hoạt động; bảo vệ, quản lý, sử dụng an toàn, hiệu quả tài sản và các nguồn lực;\n- Hệ thống thông tin tài chính và thông tin quản lý trung thực, hợp lý, đầy đủ và kịp thời." }, { "id": 158440, "text": "Kết quả kiểm toán độc lập\n1. Kết quả kiểm toán độc lập đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm:\na) Báo cáo kiểm toán;\nb) Thư quản lý và các tài liệu, bằng chứng liên quan.\n2. Báo cáo kiểm toán đối với báo cáo tài chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tuân thủ các quy định của pháp luật về kiểm toán độc lập, chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và các quy định khác của pháp luật có liên quan.\n..." } ]
80,764
Còng số 8 có phải là công cụ hỗ trợ không?
[ { "id": 67057, "text": "\"Điều 3. Giải thích từ ngữ\nTrong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:\n[...]\n11. Công cụ hỗ trợ là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp, bao gồm:\na) Súng bắn điện, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laze, lưới; súng phóng dây mồi; súng bắn đạn nhựa, nổ, cao su, hơi cay, pháo hiệu, hiệu lệnh, đánh dấu và đạn sử dụng cho các loại súng này;\nb) Phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;\nc) Lựu đạn khói, lựu đạn cay, quả nổ;\nd) Dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại; khóa số tám, bàn chông, dây đinh gai; áo giáp; găng tay điện, găng tay bắt dao; lá chắn, mũ chống đạn; thiết bị áp chế bằng âm thanh;\nđ) Động vật nghiệp vụ là động vật được huấn luyện để sử dụng cho yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;\ne) Công cụ hỗ trợ có tính năng, tác dụng tương tự là phương tiện được chế tạo, sản xuất không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có tính năng, tác dụng tương tự như công cụ hỗ trợ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này.\n[...]\"" } ]
[ { "id": 65512, "text": "Công cụ hỗ trợ là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp, bao gồm:\na) Súng bắn điện, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laze, lưới; súng phóng dây mồi; súng bắn đạn nhựa, nổ, cao su, hơi cay, pháo hiệu, hiệu lệnh, đánh dấu và đạn sử dụng cho các loại súng này;\nb) Phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;\nc) Lựu đạn khói, lựu đạn cay, quả nổ;\nd) Dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại; khóa số tám, bàn chông, dây đinh gai; áo giáp; găng tay điện, găng tay bắt dao; lá chắn, mũ chống đạn; thiết bị áp chế bằng âm thanh;\n…" }, { "id": 100280, "text": "Giải thích từ ngữ\n...\n3. Vũ khí quân dụng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ." }, { "id": 220284, "text": "\"Điều 61. Sử dụng công cụ hỗ trợ\n1. Người được giao công cụ hỗ trợ khi thực hiện nhiệm vụ phải tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 22 của Luật này và được sử dụng trong trường hợp sau đây\n...\"" }, { "id": 82594, "text": "Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ\n1. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 3 như sau:\na) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau:\n“2. Vũ khí quân dụng bao gồm:\na) Vũ khí được chế tạo, sản xuất bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác theo quy định của Luật này để thi hành công vụ, bao gồm:\nSúng cầm tay: súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên, súng chống tăng, súng phóng lựu;\nVũ khí hạng nhẹ: súng đại liên, súng cối, súng ĐKZ, súng máy phòng không, tên lửa chống tăng cá nhân;\nVũ khí hạng nặng: máy bay chiến đấu, trực thăng vũ trang, xe tăng, xe thiết giáp, tàu chiến, tàu ngầm, pháo mặt đất, pháo phòng không, tên lửa;\nBom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, thủy lôi; đạn sử dụng cho các loại vũ khí quy định tại điểm này;\nb) Vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất tương tự như vũ khí quy định tại điểm a khoản này, không được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác quy định tại Điều 18 của Luật này để thi hành công vụ.”" } ]
55,497
Trái phiếu doanh nghiệp được thực hiện giao dịch mua, bán khi đáp ứng đủ các yêu cầu nào?
[ { "id": 123640, "text": "Trái phiếu doanh nghiệp được thực hiện giao dịch mua, bán\nTrái phiếu doanh nghiệp được thực hiện giao dịch mua, bán khi đáp ứng đủ các yêu cầu sau:\n1. Là trái phiếu doanh nghiệp được phát hành theo đúng quy định của pháp luật.\n2. Được phát hành bằng đồng Việt Nam.\n3. Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên bán, chưa đến hạn thanh toán hết gốc và lãi và bên bán cam kết trái phiếu doanh nghiệp không có tranh chấp, được phép giao dịch theo quy định của pháp luật, không trong tình trạng đang mua bán có kỳ hạn, chiết khấu, tái chiết khấu (trừ trường hợp tổ chức tín dụng mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành để bán lần đầu)." } ]
[ { "id": 123641, "text": "\"Điều 4. Nguyên tắc mua, bán trái phiếu doanh nghiệp\n1. Tổ chức tín dụng được mua, bán trái phiếu doanh nghiệp phù hợp với nội dung mua, bán trái phiếu doanh nghiệp ghi trong Giấy phép do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp.\n2. Việc mua, bán trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụng được thực hiện theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung), Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.\n3. Tổ chức tín dụng mua, bán trái phiếu doanh nghiệp phải có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và phải ban hành quy định nội bộ về mua, bán trái phiếu doanh nghiệp phù hợp với quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.\n4. Tổ chức tín dụng mua trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền phải tuân thủ các quy định của Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung), hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về góp vốn, mua cổ phần và các quy định của pháp luật có liên quan.\n...\n6. Tổ chức tín dụng chỉ được mua trái phiếu doanh nghiệp khi:\na) Trái phiếu doanh nghiệp đáp ứng quy định tại Điều 5 Thông tư này;\nb) Mục đích sử dụng tiền thu từ phát hành trái phiếu của doanh nghiệp hợp pháp và phù hợp với phương án phát hành trái phiếu và/hoặc phương án sử dụng vốn, số tiền thu được từ đợt chào bán, đợt phát hành được phê duyệt theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là phương án);\nc) Doanh nghiệp phát hành cam kết mua lại trái phiếu trước hạn khi: Doanh nghiệp phát hành thay đổi mục đích sử dụng tiền thu từ phát hành trái phiếu trong thời gian tổ chức tín dụng nắm giữ trái phiếu; doanh nghiệp phát hành vi phạm quy định pháp luật về phát hành trái phiếu doanh nghiệp; doanh nghiệp phát hành vi phạm phương án;\nd) Phương án khả thi và doanh nghiệp phát hành trái phiếu có khả năng tài chính để đảm bảo thanh toán đủ gốc và lãi trái phiếu đúng hạn;\nđ) Doanh nghiệp phát hành không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng trong vòng 12 tháng gần nhất trước thời điểm tổ chức tín dụng mua trái phiếu doanh nghiệp.\n...\n7. Ngoài việc đáp ứng các quy định khác tại Điều này, tổ chức tín dụng chỉ được mua trái phiếu doanh nghiệp mà doanh nghiệp phát hành đã thay đổi mục đích sử dụng tiền thu từ phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật trước thời điểm tổ chức tín dụng mua trái phiếu khi doanh nghiệp phát hành trái phiếu được xếp hạng ở mức cao nhất theo quy định xếp hạng tín dụng nội bộ của tổ chức tín dụng tại thời điểm gần nhất.\"" }, { "id": 78018, "text": "“1. “Trái phiếu doanh nghiệp” là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của doanh nghiệp phát hành.”" }, { "id": 21746, "text": "“Điều 9. Điều kiện chào bán trái phiếu\n1. Đối với chào bán trái phiếu không chuyển đổi không kèm chứng quyền (không bao gồm việc chào bán trái phiếu của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán không phải là công ty đại chúng), doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau:\na) Là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.\nb) Thanh toán đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã phát hành hoặc thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn trong 03 năm liên tiếp trước đợt phát hành trái phiếu (nếu có); trừ trường hợp chào bán trái phiếu cho chủ nợ là tổ chức tài chính được lựa chọn.\nc) Đáp ứng các tỷ lệ an toàn tài chính, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành.\nd) Có phương án phát hành trái phiếu được phê duyệt và chấp thuận theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.\nđ) Có báo cáo tài chính năm trước liền kề của năm phát hành được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định này.\ne) Đối tượng tham gia đợt chào bán theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định này.\n2. Đối với chào bán trái phiếu không chuyển đổi không kèm chứng quyền của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán không phải là công ty đại chúng: doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ và điểm e khoản 1 Điều này.\n3. Đối với chào bán trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm chứng quyền:\na) Doanh nghiệp phát hành là công ty cổ phần.\nb) Đối tượng tham gia đợt chào bán theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định này.\nc) Đáp ứng các điều kiện chào bán quy định tại điểm b, điểm c, điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này.\nd) Các đợt chào bán trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ, trái phiếu kèm chứng quyền riêng lẻ phải cách nhau ít nhất 06 tháng kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán gần nhất.\nđ) Việc chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu, thực hiện chứng quyền phải đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật.”" }, { "id": 255390, "text": "Giao dịch trái phiếu\n...\n2. Việc giao dịch trái phiếu phải được thực hiện thông qua thành viên giao dịch và đảm bảo tuân thủ các quy định:\na) Trái phiếu chỉ được phép giao dịch giữa các đối tượng nhà đầu tư nêu tại phương án phát hành trái phiếu, trừ trường hợp thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của Trọng tài hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật.\nb) Trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 31 Luật Chứng khoán. Sau thời gian bị hạn chế chuyển nhượng, việc giao dịch trái phiếu thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này." } ]
130,496
Quy định về hóa đơn đối với hàng hoá, dịch vụ khuyến mại như thế nào?
[ { "id": 207640, "text": "9. Sửa đổi, bổ sung điểm 2.4 Phụ lục 4 như sau:\n“2.4. Sử dụng hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá, dịch vụ khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu, cho, biếu, tặng đối với tổ chức kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:\na) Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật về thương mại thì phải lập hoá đơn, trên hoá đơn ghi tên và số lượng hàng hoá, ghi rõ là hàng khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu và thực hiện theo hướng dẫn của pháp luật về thuế GTGT.\nĐối với hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động thì phải lập hoá đơn GTGT (hoặc hoá đơn bán hàng), trên hoá đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như hoá đơn xuất bán hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng.”" } ]
[ { "id": 179642, "text": "\" Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).”" }, { "id": 57393, "text": "\"Điều 20. Hóa đơn\n1. Hóa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.\n2. Nội dung, hình thức hóa đơn, trình tự lập, quản lý và sử dụng hoá đơn thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.\"" }, { "id": 102420, "text": "\"Điều 3. Loại và hình thức hóa đơn\n1. Hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật.\"" }, { "id": 220937, "text": "...\nCăn cứ các quy định trên, Công ty phải lập hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu tặng khách hàng, trên hóa đơn phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP. Giá tính thuế đối với hàng hóa, dịch vụ cho, biếu, tặng Công ty thực hiện theo hướng dẫn tại Khoản 3 Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài Chính. \nTrường hợp Công ty bán voucher cho khách hàng thì phải lập hóa đơn và thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP. \nTrường hợp các khoản chi nếu có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật thì được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính. " }, { "id": 161808, "text": "Lập hóa đơn\n...\n1. Nguyên tắc lập hóa đơn\n...\n7. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 như sau:\na) Sửa đổi, bổ sung điểm b Khoản 1 Điều 16 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 119/2014/TT-BTC) như sau:\n“b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).\nNội dung trên hóa đơn phải đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh; không được tẩy xóa, sửa chữa; phải dùng cùng màu mực, loại mực không phai, không sử dụng mực đỏ; chữ số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, không viết hoặc in đè lên chữ in sẵn và gạch chéo phần còn trống (nếu có). Trường hợp hoá đơn tự in hoặc hoá đơn đặt in được lập bằng máy tính nếu có phần còn trống trên hoá đơn thì không phải gạch chéo." } ]
33,738
Không thực hiện chế độ báo cáo hoạt động đầu tư ra nước ngoài thì doanh nghiệp bị xử phạt như thế nào?
[ { "id": 99212, "text": "Vi phạm chế độ báo cáo hoạt động đầu tư ra nước ngoài\n1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:\na) Không thực hiện chế độ báo cáo hoạt động đầu tư ra nước ngoài hoặc báo cáo không đầy đủ nội dung, không có tài liệu kèm theo theo quy định;\nb) Không cập nhật hoặc cập nhật thông tin không đầy đủ, không chính xác, không đúng thời hạn quy định lên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư;\nc) Lập báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư không đúng thời hạn hoặc không đầy đủ nội dung theo quy định;\nd) Không thực hiện chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư định kỳ theo quy định.\n2. Biện pháp khắc phục hậu quả:\na) Buộc thực hiện chế độ báo cáo hoặc bổ sung nội dung, tài liệu vào báo cáo hoạt động đầu tư ra nước ngoài đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;\nb) Buộc cập nhật thông tin hoặc cập nhật bổ sung đầy đủ, chính xác thông tin lên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;\nc) Buộc bổ sung các nội dung còn thiếu trong trường hợp báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư không đầy đủ nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;\nd) Buộc thực hiện chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều này." } ]
[ { "id": 132645, "text": "\"Điều 15. Vi phạm về chế độ thông tin, báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam\n...\n2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:\na) Không thực hiện chế độ báo cáo hoạt động đầu tư hoặc báo cáo không đúng thời hạn theo quy định;\nb) Báo cáo không trung thực, không chính xác về hoạt động đầu tư;\nc) Không gửi hồ sơ thông báo cho cơ quan đăng ký đầu tư nơi đặt văn phòng điều hành trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định chấm dứt hoạt động của văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC;\nd) Không gửi thông báo cho cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày quyết định ngừng hoạt động của dự án đầu tư;\nđ) Không thông báo hoặc không gửi quyết định chấm dứt hoạt động dự án đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày chấm dứt hoạt động dự án đầu tư đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật Đầu tư.\n3. Biện pháp khắc phục hậu quả:\na) Buộc bổ sung các nội dung còn thiếu trong trường hợp báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư không đầy đủ nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;\nb) Buộc thực hiện chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư định kỳ theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;\nc) Buộc thực hiện chế độ báo cáo hoạt động đầu tư trong trường hợp không thực hiện chế độ báo cáo đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;\nd) Buộc gửi thông báo hoặc quyết định chấm dứt hoạt động dự án đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c, điểm d và điểm đ khoản 2 Điều này.\"" }, { "id": 154285, "text": "“c) Buộc thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 Điều này;”" }, { "id": 76989, "text": "Thực hiện chế độ báo cáo đầu tư ra nước ngoài\n1. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư được cấp tài khoản truy cập Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư để thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định.\n2. Nhà đầu tư có trách nhiệm gửi báo cáo về tình hình hoạt động của dự án đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 73 của Luật Đầu tư; đồng thời quản lý tài khoản của mình và cập nhật thông tin đầy đủ, đúng hạn và chính xác vào Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư.\n3. Trường hợp có sự khác nhau giữa thông tin báo cáo trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư và thông tin trong báo cáo bằng bản giấy thì căn cứ theo thông tin trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư.\n4. Các biện pháp xử lý đối với trường hợp nhà đầu tư không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định:\na) Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản nhắc nhở nếu vi phạm lần đầu;\nb) Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư;\nc) Công khai các vi phạm trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư, Cổng thông tin điện tử của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các phương tiện thông tin đại chúng khác." }, { "id": 107122, "text": "Vi phạm về thủ tục đầu tư ra nước ngoài\n...\n2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:\n...\nđ) Không thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài trong trường hợp pháp luật quy định phải chấm dứt;\n...\n5. Biện pháp khắc phục hậu quả:\na) Buộc cập nhật các nội dung thay đổi của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài lên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;\nb) Buộc thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này;\nc) Buộc thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 Điều này;\nd) Buộc thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này;\nđ) Buộc thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;\ne) Buộc chấm dứt hoạt động đầu tư ra nước ngoài và nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do đầu tư ra nước ngoài ngành, nghề cấm đầu tư đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này." } ]
62,652
Bộ Nội vụ thực hiện đánh giá chất lượng chương trình, tài liệu bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo những phương thức nào?
[ { "id": 131633, "text": "Bộ Nội vụ\n1. Tổ chức đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức đối với các khóa bồi dưỡng quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư này bằng các phương thức:\na) Trực tiếp đánh giá.\nb) Giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng cơ quan đánh giá độc lập để thực hiện đánh giá.\n2. Theo dõi, đôn đốc Học viện Hành chính Quốc gia, cơ sở đào tạo, nghiên cứu tổ chức thực hiện quy định về đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.\n3. Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.\n4. Xây dựng, quản lý, chuyển giao, hướng dẫn sử dụng phần mềm đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.\n5. Gửi kết quả đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức đến Vụ (Ban) Tổ chức cán bộ các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, đơn vị liên quan.\n6. Nghiên cứu, triển khai các giải pháp để nâng cao chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo thẩm quyền." } ]
[ { "id": 47180, "text": " Phương pháp đánh giá\n1. Sử dụng hình thức bài kiểm tra viết cho các môn đánh giá. Các câu hỏi kiểm tra kết hợp giữa hình thức trắc nghiệm và tự luận. Khuyến khích đưa các dạng bài nghe hiểu, đọc hiểu, các dạng bài vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống thực tiễn.\n2. Sử dụng các kĩ thuật và các phần mềm tin học tiên tiến để chọn mẫu, thiết kế đề thi, quản lý thi, chấm bài, nhập dữ liệu, phân tích xử lý số liệu và quản lý kết quả đánh giá." }, { "id": 12819, "text": "1. Hình thức đánh giá\nViệc lấy ý kiến phản hồi của giảng viên, học viên về chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện bằng hình thức lấy ý kiến trực tiếp tại lớp học, phỏng vấn trực tiếp hoặc gửi phiếu về cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức.\n2. Thời gian tổ chức đánh giá\na) Đối với các nội dung quy định tại Điều 5, 6, 7, 8, 9: Tùy thuộc vào nội dung đánh giá, việc lấy ý kiến được thực hiện vào buổi học cuối cùng trước khi kết thúc khóa bồi dưỡng hoặc buổi lên lớp cuối cùng của chuyên đề mà giảng viên giảng dạy.\nb) Đối với nội dung quy định tại Điều 10: Lấy ý kiến từ 06 tháng trở lên sau khi khóa bồi dưỡng kết thúc bằng cách gửi phiếu qua đường công văn, thư điện tử đến học viên và cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức hoặc phỏng vấn trực tiếp đối tượng lấy ý kiến.\n3. Mẫu khảo sát\na) Đối với giảng viên: Lấy ý kiến 100% giảng viên giảng dạy khóa bồi dưỡng;\nb) Đối với học viên, cựu học viên: Bảo đảm tối thiểu 2/3 số học viên tham gia khóa bồi dưỡng được lấy ý kiến;\nc) Đối với thủ trưởng cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức: Bảo đảm tối thiểu 2/3 thủ trưởng cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức được lấy ý kiến." }, { "id": 260240, "text": "Nội dung và phương pháp đánh giá\n...\n2. Phương pháp đánh giá\na) Đánh giá bằng nhận xét\n- Giáo viên quan sát học viên trong quá trình giảng dạy trên lớp và ghi chép lại các biểu hiện của học viên để sử dụng làm minh chứng đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của học viên;\n- Giáo viên đưa ra các nhận xét, đánh giá về các sản phẩm, kết quả hoạt động của học viên, từ đó đánh giá học viên theo từng nội dung đánh giá có liên quan;\n- Giáo viên trao đổi với học viên thông qua việc hỏi đáp để thu thập thông tin nhằm đưa ra những nhận xét, biện pháp giúp đỡ kịp thời;\n- Giáo viên nhận xét qua việc học viên dùng hình thức nói hoặc viết để tự nhận xét bản thân và tham gia nhận xét học viên khác, nhóm học viên về việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập.\nb) Đánh giá bằng điểm số: Giáo viên sử dụng các bài kiểm tra gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo mức độ, yêu cầu cần đạt của Chương trình xóa mù chữ, dưới hình thức trắc nghiệm, tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm và tự luận để đánh giá mức đạt được về các nội dung giáo dục cần đánh giá." }, { "id": 84388, "text": "Phương thức thu nhận thông tin đánh giá\n1. Các thông tin phục vụ đánh giá việc giải quyết TTHC được thu nhận thông qua các phương thức:\na) Phiếu đánh giá thường xuyên và định kỳ;\nb) Thiết bị đánh giá điện tử tại Bộ phận Một cửa;\nc) Chức năng đánh giá trực tuyến tại Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp Bộ;\nd) Hệ thống camera giám sát;\nđ) Ý kiến của tổ chức, cá nhân gửi đến hộp thư góp ý, phản ánh bằng văn bản hoặc thư điện tử;\ne) Điều tra xã hội học độc lập, thường xuyên hay định kỳ;\ng) Các hình thức hợp pháp khác.\n2. Các thông tin phục vụ đánh giá quy định tại Khoản 1 Điều này được kết nối với Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp Bộ, được công khai trên Cổng dịch vụ công trực tuyến cấp Bộ. Văn phòng Bộ thực hiện tổng hợp, đánh giá theo các tiêu chí quy định tại các Điều 7, Điều 8 Quy định này và công khai trên Cổng dịch vụ công trực tuyến cấp Bộ.\n..." } ]
87,605
Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì có được nghỉ lễ Quốc khánh hay không?
[ { "id": 62789, "text": "\"Điều 112. Nghỉ lễ, tết\n1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:\na) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);\nb) Tết Âm lịch: 05 ngày;\nc) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);\nd) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);\nđ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);\ne) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).\n2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.\n3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.\"" } ]
[ { "id": 168421, "text": "Nghỉ lễ, tết\n...\n2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.\n..." }, { "id": 62868, "text": "\" Điều 111. Nghỉ hằng tuần\n1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.\n2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.\n3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.\"" }, { "id": 98720, "text": "Nghỉ lễ, tết\n1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:\n…\nb) Tết Âm lịch: 05 ngày;\n…\n3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này." }, { "id": 175354, "text": "\"2. Người lao động đang nghỉ hàng năm, nghỉ viêc riêng và trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý\"." } ]
52,240
Nhiệm vụ của Đoàn Chủ tịch Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam là gì?
[ { "id": 69358, "text": "Ban Thường vụ\n1. Ban Thường vụ Hội do Ban Chấp hành bầu trong số các ủy viên Ban Chấp hành; Ban Thường vụ gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng thư ký và các ủy viên. Số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn ủy viên Ban Thường vụ do Ban Chấp hành quyết định. Nhiệm kỳ của Ban Thường vụ cùng với nhiệm kỳ Đại hội.\n2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thường vụ:\na) Thay mặt Ban Chấp hành triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội, Điều lệ Hội; tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành; lãnh đạo hoạt động của Hội giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành;\nb) Chuẩn bị nội dung và quyết định triệu tập họp Ban Chấp hành;\nc) Quyết định thành lập các tổ chức, đơn vị thuộc Hội theo nghị quyết của Ban Chấp hành; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm lãnh đạo các tổ chức, đơn vị thuộc Hội; ban hành quy định và xem xét, quyết định kết nạp hội viên;\nd) Hàng năm, lập báo cáo kết quả hoạt động của Hội gửi Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan về lĩnh vực Hội hoạt động.\n3. Nguyên tắc hoạt động của Ban Thường vụ:\na) Ban Thường vụ hoạt động theo Quy chế do Ban Chấp hành ban hành, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hội;\n..." } ]
[ { "id": 96882, "text": "Đoàn chủ tịch Hội\n…\n2. Đoàn Chủ tịch Hội có nhiệm vụ:\na) Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác sáu tháng, một năm trình BCHTW Hội;\nb) Chỉ đạo thực hiện các nghị quyết của Đại hội, Điều lệ Hội và các nghị quyết của BCHTW Hội;\nc) Đoàn Chủ tịch Hội họp toàn thể 6 tháng một lần vào đầu năm và giữa năm. Khi cần thiết có thể họp bất thường theo đề nghị của Thường trực Đoàn Chủ tịch Hội;\nd) Thường trực Đoàn chủ tịch Hội phân công các Phó Chủ tịch phụ trách các ban chuyên môn: ban khoa học công nghệ và thông tin, ban đối ngoại, ban kinh tế-chính sách để triển khai các hoạt động của Hội." }, { "id": 119986, "text": "Đoàn Chủ tịch và Thường trực Đoàn Chủ tịch\n...\n4. Thường trực Đoàn chủ tịch Hội do Đoàn Chủ tịch phân công để tổ chức thực hiện các hoạt động theo nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch. Thường trực Đoàn Chủ tịch gồm có: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, một số ủy viên Đoàn Chủ tịch là cán bộ chuyên trách công tác Hội. Thường trực Đoàn Chủ tịch Hội có nhiệm vụ sau:\na) Thay mặt Đoàn Chủ tịch quản lý, điều hành, triển khai các hoạt động thường xuyên của Hội;\nb) Chuẩn bị nội dung, chương trình các kỳ họp của Đoàn Chủ tịch, Ban Chấp hành;\nc) Xây dựng các báo cáo, quy chế, quy định của Hội để trình Đoàn Chủ tịch, Ban Chấp hành thông qua theo quy định của Điều lệ Hội và quy định của pháp luật;\nd) Chuẩn bị và trình Đoàn Chủ tịch thông qua nhân sự Văn phòng, Ban chuyên môn; việc bổ nhiệm, bãi miễn các chức danh lãnh đạo Văn phòng, các ban chuyên môn, tổ chức có tư cách pháp nhân thuộc Hội.\nđ) Hướng dẫn, phối hợp công tác với các Hội Cựu thanh niên xung phong ở địa phương hoạt động phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hội và quy định của pháp luật." }, { "id": 111989, "text": "Nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn Chủ tịch\nĐoàn Chủ tịch có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:\n1. Quyết định những chủ trương, công tác để thực hiện Chương trình phối hợp và thống nhất hành động và Nghị quyết của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;\n2. Tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước; thực hiện giám sát và phản biện xã hội theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước;\n3. Trình dự án luật; báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân ra trước Quốc hội;\n4. Hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội và tham gia công tác bầu cử theo quy định của pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân;\n5. Cùng với Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ ban hành và kiểm điểm việc thực hiện quy chế phối hợp công tác;\n6. Khi cần thiết ra lời kêu gọi nhân dân hưởng ứng chủ trương của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với sự kiện trọng đại của đất nước; ra tuyên bố thể hiện chính kiến đối với sự kiện quan trọng trên thế giới;\n7. Thực hiện chủ trương đối ngoại nhân dân của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;\n8. Cho ý kiến về việc cử bổ sung, thay thế, cho thôi chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký, Phó Chủ tịch, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trước khi trình Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định (trừ trường hợp cho thôi do bị kỷ luật quy định tại Điều 33);\n9. Xem xét, quyết định hình thức kỷ luật đối với thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở cấp Trung ương khi có vi phạm Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và vi phạm pháp luật;\n10. Quyết định thành lập các Hội đồng tư vấn." }, { "id": 248813, "text": "\"Điều 5. Nhiệm vụ của đoàn chủ tịch\n1- Điều hành việc bầu cử\n2- Hướng dẫn để đại hội thảo luận, quán triệt tiêu chuẩn cấp ủy viên, số lượng, cơ cấu cấp ủy; tiêu chuẩn, số lượng, cơ cấu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.\n3- Đề cử danh sách nhân sự do cấp ủy triệu tập đại hội chuẩn bị. Hướng dẫn việc ứng cử, đề cử.\n4- Tổng hợp danh sách những người ứng cử, được đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo đại hội xem xét, quyết định.\n5- Lấy phiếu xin ý kiến của đại hội đối với những người ứng cử, được đề cử. Lập danh sách bầu cử, lấy biểu quyết của đại hội thông qua số lượng và danh sách bầu cử.\n6- Giới thiệu danh sách ban kiểm phiếu, trưởng ban kiểm phiếu để đại hội biểu quyết. Chỉ đạo hoạt động của ban kiểm phiếu, phổ biến quy tắc, thủ tục bầu cử trong đại hội.\n7- Giải đáp những ý kiến của đại biểu về nhân sự trong quá trình chuẩn bị bầu cử.\"" }, { "id": 96884, "text": "Thường trực Đoàn Chủ tịch Hội\n…\n2. Thường trực Đoàn Chủ tịch có nhiệm vụ:\na) Xây dựng chương trình hành động, kế hoạch công tác hàng năm của Hội báo cáo Đoàn Chủ tịch trước khi trình ra Hội nghị BCHTW Hội quyết định;\nb) Chuẩn bị các nội dung, chương trình công tác hàng quý, hàng năm của Đoàn Chủ tịch;\nc) Chỉ đạo thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác của Hội giữa 2 kỳ họp của Đoàn Chủ tịch;\nd) Thường trực Đoàn Chủ tịch Hội họp định kỳ hàng quý hoặc đột xuất khi cần thiết." } ]
101,517
Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm những hành vi nào?
[ { "id": 67368, "text": "Các hành vi tham nhũng\n1. Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:\na) Tham ô tài sản;\nb) Nhận hối lộ;\nc) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;\nd) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;\nđ) Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;\ne) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;\ng) Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;\nh) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;\ni) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;\nk) Nhũng nhiễu vì vụ lợi;\nl) Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;\nm) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.\n2. Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm:\na) Tham ô tài sản;\nb) Nhận hối lộ;\nc) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi." } ]
[ { "id": 132971, "text": "Các hành vi tham nhũng\n…..\n2. Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm:\na) Tham ô tài sản;\nb) Nhận hối lộ;\nc) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi." }, { "id": 150073, "text": "Các hành vi tham nhũng\nTheo quy định của pháp luật hiện hành, các hành vi tham nhũng bao gồm:\n1. Tham ô tài sản.\n2. Nhận hối lộ.\n3. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.\n4. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.\n5. Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.\n6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi.\n7. Giả mạo trong công tác vì vụ lợi.\n8. Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi.\n9. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi bao gồm những hành vi sau đây:\n- Sử dụng tài sản của Nhà nước vào việc riêng.\n- Cho thuê tài sản của Nhà nước, cho mượn tài sản của Nhà nước.\n- Sử dụng tài sản của Nhà nước vượt quá chế độ, định mức, tiêu chuẩn.\n10. Nhũng nhiễu vì vụ lợi.\n11. Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.\n12. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.\nCăn cứ các hành vi tham nhũng qui định tại Điều này và tình huống thực tế của từng vụ việc tham nhũng cụ thể, cơ quan thuế các cấp có trách nhiệm xem xét, áp dụng cho phù hợp để việc xác định hành vi và xử lý các hành vi tham nhũng được đảm bảo theo đúng qui định của pháp luật." }, { "id": 116504, "text": "\"Điều 3. Giải thích từ ngữ\nTrong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:\nTham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.\n...\"" }, { "id": 96282, "text": "Xử lý hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị\n1. Hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng là những hành vi không thuộc trường hợp quy định tại Điều 2 của Luật này bao gồm:\na) Vi phạm quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị;\nb) Vi phạm quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ;\nc) Vi phạm quy định về quy tắc ứng xử;\nd) Vi phạm quy định về xung đột lợi ích;\nđ) Vi phạm quy định về chuyển đổi vị trí công tác của người có chức vụ, quyền hạn;\ne) Vi phạm quy định về nghĩa vụ báo cáo về hành vi tham nhũng và xử lý báo cáo về hành vi tham nhũng;\ng) Vi phạm quy định về nghĩa vụ trung thực trong kê khai tài sản, thu nhập, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm;\nh) Vi phạm quy định về thời hạn kê khai tài sản, thu nhập hoặc vi phạm quy định khác về kiểm soát tài sản, thu nhập.\n2. Người có hành vi quy định tại một trong các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản 1 Điều này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.\nNgười có hành vi quy định tại điểm g khoản 1 Điều này thì bị xử lý theo quy định tại Điều 51 của Luật này.\n3. Người có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật nếu là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thì bị xem xét áp dụng tăng hình thức kỷ luật.\nNgười có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật nếu là thành viên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội thì còn bị xử lý theo điều lệ, quy chế, quy định của tổ chức đó.\n4. Chính phủ quy định chi tiết việc xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều này." } ]
172,206
Chứng thực hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cần xuất trình những giấy tờ gì?
[ { "id": 73223, "text": "IV. Thủ tục hành chính cấp xã\n...\n2. Thủ tục chứng thực di chúc\n...\n- Thành phần, số lượng hồ sơ:\nNgười yêu cầu chứng thực nộp 01 (một) bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực, gồm các giấy tờ sau đây:\n+ Dự thảo di chúc;\n+ Bản sao Giấy chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực (xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu);\n+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp di chúc liên quan đến tài sản đó; trừ trường hợp người lập di chúc đang bị cái chết đe dọa đến tính mạng (xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu).\n..." }, { "id": 32190, "text": "\"Điều 37. Thời hạn chứng thực hợp đồng, giao dịch\nThời hạn chứng thực hợp đồng, giao dịch không quá 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu chứng thực hoặc có thể kéo dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực.\"" } ]
[ { "id": 243497, "text": "Thủ tục chứng thực chữ ký\n1. Người yêu cầu chứng thực chữ ký của mình phải xuất trình các giấy tờ sau đây:\na) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng;\nb) Giấy tờ, văn bản mà mình sẽ ký.\n..." }, { "id": 32189, "text": "\"Điều 36. Thủ tục chứng thực hợp đồng, giao dịch\n1. Người yêu cầu chứng thực nộp 01 (một) bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực, gồm các giấy tờ sau đây:\na) Dự thảo hợp đồng, giao dịch;\nb) Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực;\nc) Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó; trừ trường hợp người lập di chúc đang bị cái chết đe dọa đến tính mạng.\nBản sao giấy tờ quy định tại Điểm b và Điểm c của Khoản này được xuất trình kèm bản chính để đối chiếu.\n2. Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu chứng thực, nếu hồ sơ đầy đủ, tại thời điểm chứng thực các bên tham gia hợp đồng, giao dịch tự nguyện, minh mẫn và nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì thực hiện chứng thực.\n3. Các bên tham gia hợp đồng, giao dịch phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực. Trường hợp người có thẩm quyền giao kết hợp đồng của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp đã đăng ký chữ ký mẫu tại cơ quan thực hiện chứng thực thì có thể ký trước vào hợp đồng; người thực hiện chứng thực phải đối chiếu chữ ký của họ trong hợp đồng với chữ ký mẫu trước khi thực hiện chứng thực, nếu nghi ngờ chữ ký trong hợp đồng khác với chữ ký mẫu thì yêu cầu người đó ký trước mặt.\nTrường hợp người yêu cầu chứng thực không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 (hai) người làm chứng. Người làm chứng phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng, giao dịch.\n4. Người thực hiện chứng thực ghi lời chứng tương ứng với từng loại hợp đồng, giao dịch theo mẫu quy định; ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực. Đối với hợp đồng, giao dịch có từ 02 (hai) trang trở lên, thì từng trang phải được đánh số thứ tự, có chữ ký của người yêu cầu chứng thực và người thực hiện chứng thực; số lượng trang và lời chứng được ghi tại trang cuối của hợp đồng, giao dịch. Trường hợp hợp đồng, giao dịch có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.\n5. Trường hợp phải phiên dịch thì người phiên dịch có trách nhiệm dịch đầy đủ, chính xác nội dung của hợp đồng, giao dịch, nội dung lời chứng cho người yêu cầu chứng thực và ký vào từng trang hợp đồng với tư cách là người phiên dịch.\"" }, { "id": 32177, "text": "\"Điều 24. Thủ tục chứng thực chữ ký\n1. Người yêu cầu chứng thực chữ ký của mình phải xuất trình các giấy tờ sau đây:\na) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng;\nb) Giấy tờ, văn bản mà mình sẽ ký.\n2. Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ yêu cầu chứng thực, nếu thấy đủ giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực minh mẫn, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình và việc chứng thực không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 25 của Nghị định này thì yêu cầu người yêu cầu chứng thực ký trước mặt và thực hiện chứng thực như sau:\na) Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực chữ ký theo mẫu quy định;\nb) Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.\nĐối với giấy tờ, văn bản có từ (02) hai trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu giấy tờ, văn bản có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.\n3. Đối với trường hợp chứng thực chữ ký tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thì công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra các giấy tờ, nếu nhận thấy người yêu cầu chứng thực có đủ điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều này thì đề nghị người yêu cầu chứng thực ký vào giấy tờ cần chứng thực và chuyển cho người có thẩm quyền ký chứng thực.\n4. Thủ tục chứng thực chữ ký quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều này cũng được áp dụng đối với các trường hợp sau đây:\na) Chứng thực chữ ký của nhiều người trong cùng một giấy tờ, văn bản;\nb) Chứng thực chữ ký của người khai lý lịch cá nhân;\nc) Chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập theo quy định của pháp luật;\nd) Chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản.\"" }, { "id": 257960, "text": "\"a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;\nb) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản;\nc) Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài.\"" }, { "id": 1450, "text": "\"Điều 23. Thủ tục chứng thực việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch\n1. Khi yêu cầu sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch theo quy định tại Điều 38 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP thì người yêu cầu chứng thực phải xuất trình giấy tờ tùy thân còn giá trị sử dụng để người thực hiện chứng thực kiểm tra và nộp 01 (một) bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau đây:\na) Hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực;\nb) Dự thảo hợp đồng, giao dịch sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực.\n2. Trong trường hợp nội dung sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch có liên quan đến tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì người yêu cầu chứng thực phải nộp bản sao giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc giấy tờ thay thế được pháp luật quy định và xuất trình bản chính để đối chiếu; trừ trường hợp người lập di chúc đang bị cái chết đe dọa đến tính mạng.\n3. Thủ tục chứng thực việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch được thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và khoản 5 Điều 36 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP và các khoản 1, 2 Điều này.\"" } ]
73,871
Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt khi thay đổi thông số kỹ thuật cần những gì?
[ { "id": 106528, "text": "Hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện\n1. Trường hợp chuyển quyền sở hữu\nHồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:\na) Bản chính văn bản giấy hoặc bản điện tử đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện của chủ sở hữu theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này; bản gốc hoặc bản điện tử Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện đã được cấp;\nb) Bản chính văn bản giấy hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản điện tử hoặc bản sao điện tử có chứng thực giấy tờ chứng minh quyền sở hữu phương tiện: Hợp đồng cho, tặng, mua bán, hóa đơn mua bán phương tiện, chứng từ đã nộp lệ phí trước bạ (nếu có), quyết định điều chuyển phương tiện, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (nếu chủ sở hữu đổi tên), biên bản bàn giao tài sản kèm theo danh mục phương tiện.\nc) Bản chính văn bản giấy hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản điện tử hoặc bản sao điện tử có chứng thực Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường còn hiệu lực.\n2. Trường hợp phương tiện thay đổi tính năng sử dụng hoặc thay đổi các thông số kỹ thuật chủ yếu\nHồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:\na) Bản chính văn bản giấy hoặc bản điện tử đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đăng ký phương tiện của chủ sở hữu theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này; bản gốc hoặc bản điện tử Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện đã được cấp;\nb) Bản chính văn bản giấy hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản điện tử hoặc bản sao điện tử có chứng thực Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường còn hiệu lực.\n3. Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện bị mất hoặc hư hỏng\nHồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:\na) Bản chính văn bản giấy hoặc bản điện tử đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện của chủ sở hữu theo mẫu quy định tại Phụ lục V của Thông tư này; bản gốc hoặc bản điện tử Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện đã được cấp (trường hợp bị hư hỏng);\nb) Bản chính văn bản giấy hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản điện tử hoặc bản sao điện tử có chứng thực Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường còn hiệu lực." }, { "id": 144246, "text": "Lĩnh vực Đường sắt\n...\n2. Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt\n...\n2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:\na) Thành phần hồ sơ:\n- Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện do chuyển quyền sở hữu hồ sơ bao gồm các giấy tờ hợp pháp liên quan đến phương tiện sau đây:\n+ Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký của chủ sở hữu phương tiện theo mẫu quy định;\n+ Giấy chứng nhận đăng ký;\n+ Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường còn hiệu lực;\n+ Hợp đồng cho, tặng, mua bán, hóa đơn mua bán phương tiện; quyết định Điều chuyển phương tiện;\n+ Chứng từ chứng minh đã nộp lệ phí trước bạ (nếu có).\n- Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký trong trường hợp phương tiện thay đổi tính năng sử dụng hoặc thay đổi các thông số kỹ thuật chủ yếu hồ sơ bao gồm các giấy tờ hợp pháp liên quan đến phương tiện sau đây.\n+ Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký của chủ sở hữu phương tiện theo mẫu quy định;\n+ Giấy chứng nhận đăng ký trước khi phương tiện thay đổi tính năng sử dụng hoặc thay đổi các thông số kỹ thuật chủ yếu;\n+ Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường còn hiệu lực.\n..." } ]
[ { "id": 175341, "text": "Hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện\n1. Trường hợp chuyển quyền sở hữu \nHồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:\na) Bản gốc, bản điện tử hoặc bản sao điện tử gửi qua Cổng dịch vụ công trực tuyến: Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện của chủ sở hữu theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư này; Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện đã được cấp;\nb) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản điện tử hoặc bản sao điện tử gửi qua cổng dịch vụ công trực tuyến các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu phương tiện: Hợp đồng cho, tặng, mua bán, hóa đơn mua bán phương tiện, chứng từ đã nộp lệ phí trước bạ (nếu có); quyết định điều chuyển phương tiện. Trường hợp không có giấy tờ trên, chủ sở hữu phải có bản cam kết xác nhận các phương tiện đó thuộc quyền sở hữu của mình và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật khi có các tranh chấp sở hữu phát sinh;\nc) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản điện tử hoặc bản sao điện tử gửi qua cổng dịch vụ công trực tuyến Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường còn hiệu lực.\n2. Trường hợp phương tiện thay đổi tính năng sử dụng hoặc thay đổi các thông số kỹ thuật chủ yếu \nHồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:\na) Bản gốc, bản điện tử hoặc bản sao điện tử gửi qua cổng dịch vụ công trực tuyến: Đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đăng ký phương tiện của chủ sở hữu theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư này;Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện đã được cấp;\nb) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản điện tử hoặc bản sao điện tử gửi qua cổng dịch vụ công trực tuyến:Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường còn hiệu lực.\n3. Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện bị mất hoặc hư hỏng \nHồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:\na) Bản gốc, bản điện tử hoặc bản sao điện tử gửi qua cổng dịch vụ công trực tuyến: Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện của chủ sở hữu theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư này; Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện đã được cấp (trường hợp bị hư hỏng);\nb) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản điện tử hoặc bản sao điện tử gửi qua cổng dịch vụ công trực tuyến Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường còn hiệu lực." }, { "id": 102947, "text": "Đăng ký phương tiện giao thông đường sắt\n...\n2. Phương tiện giao thông đường sắt khi thay đổi tính năng sử dụng hoặc thay đổi các thông số kỹ thuật chủ yếu thì chủ phương tiện phải làm thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt.\n3. Khi chuyển quyền sở hữu, chủ sở hữu mới của phương tiện giao thông đường sắt phải làm thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt theo tên chủ sở hữu mới.\n..." }, { "id": 36700, "text": "1. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.\n2. Thành phần hồ sơ gồm:\na) Đơn đề nghị cấp lại Chứng chỉ an toàn theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII của Thông tư này;\nb) Báo cáo thuyết minh các điều kiện để cấp lại Chứng chỉ an toàn kèm theo hồ sơ chứng minh các điều kiện để cấp Chứng chỉ an toàn theo quy định tại khoản 2 Điều 9 của Thông tư này;\nc) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đường sắt hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép khôi phục lại hoạt động kinh doanh đường sắt (đối với trường hợp được cấp lại theo quy định tại khoản 3 Điều 12 của Thông tư này);\nd) Đối với trường hợp bị thu hồi Chứng chỉ an toàn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 của Thông tư này, phải gửi kèm theo các tài liệu chứng minh đã có biện pháp đảm bảo an toàn bổ sung." } ]
26,514
Tổ chức muốn kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể thì trong hồ sơ gồm có những gì?
[ { "id": 3908, "text": "Hồ sơ kiểm kê\n1. Hồ sơ kiểm kê bao gồm:\na) Báo cáo kết quả kiểm kê: Trình bày thông tin cơ bản về quá trình kiểm kê, số lượng, tên gọi, loại hình, giá trị, hiện trạng, biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Báo cáo kiểm kê phải có chữ ký của trưởng ban kiểm kê;\nb) Phiếu kiểm kê;\nc) Danh mục kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể;\nd) Băng ghi âm, ghi hình, ảnh, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ;\nđ) Nhật ký khảo sát điền dã và các tài liệu khác có liên quan.\n2. Hồ sơ kiểm kê được lưu giữ tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch." } ]
[ { "id": 3907, "text": "Quy trình tổ chức kiểm kê\n1. Quy trình kiểm kê:\na) Nghiên cứu thu thập tư liệu, thông tin hiện có liên quan đến đối tượng kiểm kê;\nb) Tập huấn cho những người tham gia kiểm kê;\nc) Khảo sát điền dã, thu thập tư liệu, thông tin về đối tượng kiểm kê theo nội dung quy định tại Điều 5 Thông tư này;\nd) Lập phiếu kiểm kê (Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này);\nđ) Lập danh mục kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể. Căn cứ quy định tại Điều 5 Thông tư này để điền nội dung danh mục kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể (Mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này);\ne) Tổng hợp, đánh giá, báo cáo kết quả kiểm kê sơ bộ và thông báo với cộng đồng địa phương;\ng) Lập hồ sơ kiểm kê.\n2. Trong quá trình kiểm kê, khi phát hiện di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để kịp thời có biện pháp bảo vệ." }, { "id": 3905, "text": "Việc kiểm kê cần thu thập thông tin có nội dung sau đây:\n1. Tên gọi: Xác định tên thường gọi và tên gọi khác (nếu có);\n2. Loại hình: Căn cứ vào khoản 1, Điều 4 Thông tư này để xác định loại hình di sản văn hóa phi vật thể. Trường hợp di sản văn hóa phi vật thể thuộc nhiều loại hình thì xác định đầy đủ các loại hình có liên quan;\n3. Địa điểm: Xác định địa danh nơi di sản văn hóa phi vật thể đang tồn tại; di sản văn hóa phi vật thể tồn tại ở nhiều địa điểm trong tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi cụ thể đến cấp phường, xã, thị trấn;\n4. Chủ thể văn hóa:\na) Trường hợp chủ thể văn hóa là một cá nhân: Xác định rõ họ và tên, tuổi, dân tộc, nghề nghiệp, địa chỉ và những thông tin liên quan đến quá trình thực hành di sản văn hóa phi vật thể;\nb) Trường hợp chủ thể văn hóa là cộng đồng, nhóm người: Xác định tên thường gọi của cộng đồng, nhóm người và thông tin về những người đại diện cho cộng đồng, nhóm người đó. Thông tin về những người đại diện cần xác định như quy định tại điểm a khoản này.\n5. Miêu tả:\na) Quá trình ra đời, tồn tại của di sản văn hóa phi vật thể;\nb) Hình thức biểu hiện, quy trình thực hành, công trình kiến trúc, hiện vật và không gian văn hóa liên quan cùng với các sản phẩm vật chất, tinh thần được tạo ra trong quá trình thực hành di sản văn hóa phi vật thể;\n6. Hiện trạng: Xác định khả năng duy trì, nguy cơ, nguyên nhân mai một của di sản văn hóa phi vật thể;\n7. Đánh giá giá trị: Xác định giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học và vai trò của di sản văn hóa phi vật thể đối với đời sống cộng đồng hiện nay;\n8. Đề xuất biện pháp bảo vệ;\n9. Lập thư mục tài liệu có liên quan tới di sản văn hóa phi vật thể, bao gồm các xuất bản phẩm, tư liệu khảo sát điền dã và tài liệu khác." }, { "id": 3911, "text": "Trình tự, thủ tục lập và gửi hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đề nghị đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia\n1. Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để đề nghị Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.\n2. Hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể bao gồm:\na) Lý lịch di sản văn hóa phi vật thể (Mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư này);\nb) Ảnh: Ít nhất 10 ảnh màu, khổ 10cm x 15cm, chú thích đầy đủ, đảm bảo đủ cơ sở để nhận diện di sản văn hóa phi vật thể. Khuyến khích gửi kèm theo ảnh lưu trữ trên các phương tiện kỹ thuật số;\nc) Bản ghi hình: Ghi trên băng hoặc đĩa, độ dài tối thiểu 10 phút, hình ảnh rõ nét, đảm bảo đủ cơ sở để nhận diện di sản văn hóa phi vật thể;\nd) Bản ghi âm: Ghi trên băng hoặc đĩa, âm thanh rõ nét, đảm bảo đủ cơ sở để nhận diện di sản văn hóa phi vật thể;\nđ) Bản đồ phân bố vị trí di sản văn hóa phi vật thể;\ne) Tư liệu khảo sát điền dã có liên quan tới di sản văn hóa phi vật thể;\ng) Bản cam kết bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của cá nhân hoặc đại diện của nhóm, cộng đồng chủ thể văn hóa, người thực hành di sản văn hóa phi vật thể (Mẫu số 4 ban hành kèm theo Thông tư này);\nh) Văn bản của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao quyền sử dụng các tư liệu kèm theo hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Mẫu số 5 ban hành kèm theo Thông tư này);\ni) Bản danh mục các tài liệu trong hồ sơ.\n3. Hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể được lưu giữ tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Cục Di sản văn hóa." }, { "id": 9204, "text": "Công trình xây dựng, địa điểm, cảnh quan thiên nhiên, khu vực thiên nhiên thuộc danh mục kiểm kê di tích của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định tại khoản 14 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa có đủ tiêu chí quy định tại Điều 28 Luật di sản văn hóa được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa." } ]
93,290
Quỹ chăm sóc người cao tuổi hoạt động dựa trên những nguyên tắc nào?
[ { "id": 166016, "text": "Nguyên tắc hoạt động\n1. Quỹ chăm sóc người cao tuổi hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, theo nguyên tắc tự tạo vốn, trên cơ sở vận động tài trợ và đóng góp tự nguyện của xã hội, trong đó có người cao tuổi, sự ủng hộ của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước nhằm mục đích hỗ trợ cho các hoạt động chăm sóc người cao tuổi.\n2. Quỹ tự trang trải chi phí cho hoạt động chăm sóc người cao tuổi và tự chịu trách nhiệm về các hoạt động tài chính của mình.\n3. Quỹ có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được phép mở tài khoản tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của mình.\n4. Hoạt động thu, chi, tài chính của Quỹ chăm sóc người cao tuổi các cấp đặt dưới sự chỉ đạo, giám sát của Ban Thường vụ Hội Người cao tuổi và Hội đồng Bảo trợ cùng cấp.\n5. Thực hiện thu, chi, hạch toán, quyết toán và công khai tài chính theo Luật kế toán và các văn bản hướng dẫn Luật.\n Năm tài chính của Quỹ được tính từ 01/1 đến 31/12 hàng năm." } ]
[ { "id": 67583, "text": "Nguyên tắc tổ chức, phạm vi hoạt động và địa vị pháp lý\n1. Quỹ hoạt động theo nguyên tắc:\na) Không vì lợi nhuận;\nb) Tự nguyện, tự tạo vốn, tự trang trải kinh phí và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật bằng tài sản của Quỹ;\nc) Công khai, minh bạch về thu, chi, quản lý và sử dụng tài sản, tài chính của Quỹ;\nd) Theo Điều lệ của Quỹ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận, tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ và các Bộ, ngành khác có liên quan về lĩnh vực Quỹ hoạt động;\nđ) Không phân chia tài sản của Quỹ trong quá trình Quỹ đang hoạt động.\n2. Quỹ có phạm vi hoạt động trên cả nước.\n3. Quỹ có tư cách pháp nhân, con dấu, biểu tượng riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng (bao gồm tài khoản Việt Nam đồng và tài khoản ngoại tệ)." }, { "id": 200946, "text": "Nguyên tắc hoạt động của Quỹ\nQuỹ hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, theo nguyên tắc tự tạo nguồn thu trên cơ sở vận động sự ủng hộ tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Ngân sách Nhà nước cấp bằng 5% trên tổng số thu từ nguồn vận động hàng năm của Quỹ để chi phí cho việc quản lý, phục vụ các hoạt động của Quỹ." }, { "id": 88895, "text": "Nguyên tắc tổ chức, phạm vi hoạt động và địa vị pháp lý\n...\n2. Quỹ được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc:\na) Thành lập và hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận;\nb) Tự nguyện, tự chủ, tự trang trải kinh phí và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật bằng tài sản của Quỹ;\nc) Tổ chức, hoạt động theo quy định của pháp luật và Điều lệ Quỹ được Bộ Nội vụ công nhận, chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội về ngành lĩnh vực Quỹ hoạt động;\nd) Công khai, minh bạch về tổ chức, hoạt động và thu, chi, tài chính, tài sản của Quỹ;\nđ) Không phân chia tài sản của Quỹ trong quá trình Quỹ đang hoạt động.\n..." }, { "id": 205429, "text": "Hội đồng Quỹ gồm Chủ tịch, các Phó chủ tịch và các thành viên Hội đồng Quỹ\n…\n2. Nguyên tắc hoạt động: tự nguyện, hiệp thương, dân chủ và chế độ làm việc tập thể để quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của mình." } ]
173,217
Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam thực hiện những chức năng gì?
[ { "id": 255417, "text": "Mục tiêu và chức năng hoạt động\n...\n2. Chức năng của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán:\na) Cung cấp dịch vụ đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán cho các chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch, chứng khoán phái sinh trên Sở Giao dịch Chứng khoán và chứng khoán của công ty đại chúng khác; các dịch vụ liên quan đến hỗ trợ giao dịch chứng khoán phù hợp với quy định của pháp luật.\nb) Thực hiện cấp mã chứng khoán bao gồm mã chứng khoán đăng ký tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán và cấp mã định danh chứng khoán cho các loại chứng khoán phát hành tại Việt Nam.\nc) Tổ chức thực hiện quyền của người sở hữu chứng khoán cho các tổ chức phát hành là các công ty đại chúng, các tổ chức có chứng khoán niêm yết/đăng ký giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán.\nd) Cung cấp dịch vụ đại lý thanh toán cổ tức và lãi trái phiếu cho các tổ chức phát hành\nđ) Cung cấp dịch vụ đại lý chuyển nhượng và thực hiện chuyển quyền sở hữu đối với chứng khoán đăng ký tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán theo quy định pháp luật.\ne) Cung cấp các dịch vụ đăng ký, lưu ký và đại lý chuyển nhượng cho các loại chứng khoán khác theo thoả thuận với các tổ chức phát hành.\ng) Xây dựng và vận hành các cơ chế quản trị rủi ro gồm thực hiện chức năng đối tác bù trừ trung tâm (CCP), quản lý Quỹ hỗ trợ thanh toán, Quỹ bù trừ, hệ thống vay và cho vay chứng khoán theo quy định của pháp luật chứng khoán.\nh) Cung cấp các dịch vụ quản lý tài sản, các dịch vụ cho quỹ đầu tư và các dịch vụ khác theo yêu cầu của khách hàng trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán và phù hợp với quy định pháp luật hiện hành.\ni) Giám sát hoạt động của các thành viên của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán nhằm đảm bảo sự tuân thủ các quy chế hoạt động nghiệp vụ của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán nhằm bảo vệ tài sản của người sở hữu chứng khoán.\nk) Quản lý tỷ lệ sở hữu của người đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật chứng khoán.\nl) Hỗ trợ phát triển thị trường chứng khoán thông qua việc cung cấp các dịch vụ cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, thông tin, đào tạo, tuyên truyền và phổ biến kiến thức." } ]
[ { "id": 125320, "text": "Tên doanh nghiệp, trụ sở chính và tư cách pháp nhân\n1. Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (sau đây gọi tắt là Trung tâm Lưu ký Chứng khoán) được thành lập theo Quyết định số 171/2008/QĐ-TTg ngày 18/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ và được tổ chức theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.\n..." }, { "id": 255416, "text": "Mục tiêu và chức năng hoạt động\n1. Mục tiêu hoạt động của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán:\na) Đảm bảo hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán và các dịch vụ hỗ trợ việc giao dịch chứng khoán được an toàn, hiệu quả.\nb) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.\n..." }, { "id": 125321, "text": "Tên doanh nghiệp, trụ sở chính và tư cách pháp nhân\n...\n4. Trung tâm Lưu ký Chứng khoán có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu riêng, được mở tài khoản bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ tại Kho bạc Nhà nước, các tổ chức tín dụng trong nước, nước ngoài theo quy định của pháp luật.\n..." }, { "id": 111254, "text": "Chức năng và nhiệm vụ\n1. Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam có chức năng tổ chức thực hiện đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán; giám sát hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật chứng khoán; các chức năng, nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam.\n..." } ]
31,548
Khi kê đơn thuốc y học cổ truyền thì bác sỹ thực hiện ghi đơn thuốc như thế nào?
[ { "id": 44605, "text": "Hướng dẫn cách ghi đơn thuốc\n1. Quy định chung về cách ghi đơn thuốc\na) Chữ viết tên thuốc theo ngôn ngữ tiếng Việt, chính xác, rõ ràng, ghi đủ theo các mục in trong đơn thuốc, sổ khám bệnh của người bệnh, tờ phơi điều trị trong hồ sơ bệnh án;\nb) Ghi chính xác địa chỉ nơi người bệnh đang cư trú hoặc tạm trú;\nc) Đối với trẻ em dưới 72 tháng tuổi thì phải ghi số tháng tuổi và ghi thêm tên bố hoặc tên mẹ của trẻ;\nd) Gạch chéo phần giấy còn trống từ phía dưới nội dung kê đơn đến phía trên chữ ký của người kê đơn; ký, ghi rõ họ tên người kê đơn.\n2. Cách ghi đơn thuốc đối với thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu.\na) Khi kê đơn thuốc thang ghi tên thường dùng, ghi rõ liều lượng, đơn vị tính, không viết tắt tên thuốc đối với các vị thuốc y học cổ truyền; Hướng dẫn cụ thể cách sắc thuốc, cách uống thuốc, thời gian uống thuốc;\nb) Chỉ định rõ liều dùng, cách dùng và đường dùng:\nc) Đối với thuốc thành phẩm do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tự sản xuất thì ghi theo tên đã được Sở Y tế hoặc Bộ Y tế phê duyệt lưu hành nội bộ (trừ đơn vị do Bộ Quốc phòng quản lý); Đối với thuốc được lưu hành toàn quốc thì ghi tên thuốc theo tên đã được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành;\nd) Trường hợp người kê đơn cho người bệnh dùng quá liều thông thường so với quy trình chuyên môn của Bộ Y tế hoặc phác đồ hướng dẫn điều trị thì phải ký xác nhận bên cạnh.\n3. Thứ tự kê đơn thuốc trong đơn thuốc và hồ sơ bệnh án\na) Thứ tự kê đơn thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu: Thuốc thang, thuốc thành phẩm.\nĐối với thuốc thành phẩm, kê theo thứ tự: Thuốc dạng viên, thuốc dạng nước, thuốc dạng chè, thuốc dạng bột, thuốc dạng cao và các dạng thuốc khác;\nb) Thứ tự kê đơn thuốc kết hợp: Kê thuốc hóa dược trước, thuốc cổ truyền và thuốc dược liệu sau." } ]
[ { "id": 860, "text": "1. Quy định chung về kê đơn thuốc\na) Chữ viết rõ ràng, chính xác và ghi đủ theo các mục in trong đơn thuốc hoặc trong sổ khám bệnh của người bệnh hoặc tại tờ phơi điều trị trong hồ sơ bệnh án;\nb) Ghi chính xác địa chỉ nơi người bệnh đang cư trú theo quy định hành chính về địa danh: Số nhà, đường phố, tổ dân phố hoặc thôn, ấp, bản, xã, phường, thị trấn;\nc) Đối với trẻ dưới 72 tháng tuổi thì phải ghi số tháng tuổi và ghi thêm tên bố hoặc mẹ của trẻ;\nd) Trường hợp có sửa chữa đơn thuốc thì người kê đơn phải ký, ghi rõ họ tên, ngày, tháng bên cạnh nội dung sửa;\nđ) Gạch chéo phần giấy còn trống từ phía dưới nội dung kê đơn đến phía trên chữ ký của người kê đơn; ký, ghi rõ họ tên người kê đơn.\n2. Kê đơn đối với thuốc y học cổ truyền:\na) Viết tên thuốc tiếng Việt chính xác, rõ ràng, khi kê đơn thuốc thang ghi tên thường dùng, ghi rõ liều lượng, đơn vị tính, không viết tắt tên thuốc đối với các vị thuốc y học cổ truyền;\nb) Chỉ định rõ liều dùng, cách dùng và đường dùng.\nĐối với kê đơn thuốc thang, trong quá trình điều trị nội trú, nếu không thay đổi chỉ định điều trị và vẫn giữ nguyên bài thuốc đã được chỉ định ngay trước đó thì được phép kê lại bằng cách ghi “Bài thuốc hoặc đơn thuốc của ngày, tháng, năm” và chỉ được phép kê lại một lần;\nc) Hướng dẫn cụ thể cách sắc thuốc, cách uống thuốc, thời gian uống thuốc;\nd) Đối với thuốc thành phẩm y học cổ truyền do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tự sản xuất thì ghi theo tên đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt lưu hành nội bộ; Đối với thuốc được lưu hành toàn quốc thì ghi tên thuốc theo tên đã được Bộ Y tế cấp số đăng ký;\nđ) Trường hợp người kê đơn vị thuốc y học cổ truyền cho người bệnh dùng quá liều thông thường so với quy trình chuyên môn của Bộ Y tế, phác đồ hướng dẫn điều trị hoặc sửa chữa bất kỳ nội dung nào phải ký xác nhận bên cạnh.\n3. Kê đơn thuốc tân dược thực hiện theo Thông tư của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú và các quy định hiện hành về kê đơn thuốc tân dược.\n4. Thứ tự kê đơn thuốc trong đơn thuốc và hồ sơ bệnh án\na) Thứ tự kê đơn thuốc y học cổ truyền: Thuốc thang, thuốc thành phẩm y học cổ truyền. Đối với thuốc thành phẩm y học cổ truyền, kê theo thứ tự: Thuốc dạng viên, thuốc dạng nước, thuốc dạng chè, thuốc dạng bột, thuốc dạng cao và các dạng thuốc khác;\nb) Thứ tự kê đơn thuốc tân dược: Thuốc dùng đường tiêm, đường uống, đường đặt, thuốc dùng ngoài và các đường dùng khác;\nc) Thứ tự kê đơn thuốc kết hợp y học cổ truyền với thuốc tân dược: Kê thuốc tân dược trước, thuốc y học cổ truyền sau;\nd) Khi kê đơn vị thuốc y học cổ truyền có độc tính được ban hành kèm theo Thông tư số 33/2012/TT-BYT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dược liệu có độc tính sử dụng làm thuốc tại Việt Nam phải được Giám đốc hoặc người được Giám đốc ủy quyền quyết định." }, { "id": 44602, "text": "Nguyên tắc kê đơn thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu\n1. Người hành nghề chỉ được kê đơn thuốc sau khi có kết quả khám bệnh, chẩn đoán bệnh.\n2. Kê đơn thuốc phải phù hợp với chẩn đoán bệnh và tình trạng bệnh.\n3. Được kê đơn phối hợp thuốc thang và thuốc thành phẩm trên một người bệnh mà giữa các thuốc này có sự trùng lặp một số vị thuốc trong thành phần, công thức.\n4. Trường hợp có sửa chữa nội dung đơn thuốc thì người kê đơn phải ký tên ngay bên cạnh nội dung sửa.\n5. Trường hợp đơn thuốc có chứa dược liệu độc thuộc Danh mục dược liệu độc làm thuốc ban hành kèm theo Thông tư số 42/2017/TT-BYT ngày 13 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế (sau đây gọi tắt là Thông tư số 42/2017/TT-BYT) thì phải ghi rõ số lượng bằng số và bằng chữ, trường hợp số lượng dưới 10 (mười) thì phải ghi số 0 (không) ở phía trước.\n6. Không được ghi vào đơn thuốc thông tin, quảng cáo, tiếp thị, kê đơn, tư vấn, ghi nhãn, hướng dẫn sử dụng có nội dung dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người đối với sản phẩm không phải là thuốc, trừ trang thiết bị y tế." }, { "id": 47787, "text": "\"1. Ghi đủ, rõ ràng và chính xác các mục in trong Đơn thuốc hoặc trong sổ khám bệnh của người bệnh.\n 2. Ghi địa chỉ nơi người bệnh thường trú hoặc tạm trú: số nhà, đường phố, tổ dân phố hoặc thôn/ấp/bản, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố.\n 3. Đối với trẻ dưới 72 tháng tuổi ghi số tháng tuổi, cân nặng, tên bố hoặc mẹ của trẻ hoặc người đưa trẻ đến khám bệnh, chữa bệnh. (khỏan này được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Thông tư 18/2018/TT-BYT)\n 4. Kê đơn thuốc theo quy định như sau:\n a) Thuốc có một hoạt chất\n - Theo tên chung quốc tế (INN, generic);\n Ví dụ: thuốc có hoạt chất là Paracetamol, hàm lượng 500mg thì ghi tên thuốc như sau: Paracetamol 500mg.\n - Theo tên chung quốc tế + (tên thương mại).\n Ví dụ: thuốc có hoạt chất là Paracetamol, hàm lượng 500mg, tên thương mại là A thì ghi tên thuốc như sau: Paracetamol (A) 500mg.\n b) Thuốc có nhiều hoạt chất hoặc sinh phẩm y tế thì ghi theo tên thương mại.\n 5. Ghi tên thuốc, nồng độ/hàm lượng, số lượng/thể tích, liều dùng, đường dùng, thời điểm dùng của mỗi loại thuốc. Nếu đơn thuốc có thuốc độc phải ghi thuốc độc trước khi ghi các thuốc khác.\n 6. Số lượng thuốc gây nghiện phải viết bằng chữ, chữ đầu viết hoa.\n 7. Số lượng thuốc chỉ có một chữ số (nhỏ hơn 10) thì viết số 0 phía trước.\n 8. Trường hợp sửa chữa đơn thì người kê đơn phải ký tên ngay bên cạnh nội dung sữa.\n 9. Gạch chéo phần giấy còn trống từ phía dưới nội dung kê đơn đến phía trên chữ ký của người kê đơn theo hướng từ trên xuống dưới, từ trái sang phải; ký tên, ghi (hoặc đóng dấu) họ tên người kê đơn.\"" }, { "id": 70483, "text": "Thầy thuốc thực hiện chỉ định thuốc\n...\n3. Cách ghi chỉ định thuốc\na) Chỉ định dùng thuốc phải ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc, hồ sơ bệnh án, không viết tắt tên thuốc, không ghi ký hiệu. Trường hợp sửa chữa bất kỳ nội dung nào phải ký xác nhận bên cạnh.\nb) Nội dung chỉ định thuốc bao gồm: tên thuốc, nồng độ (hàm lượng), liều dùng một lần, số lần dùng thuốc trong 24 giờ, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc, thời điểm dùng thuốc, đường dùng thuốc và những chú ý đặc biệt khi dùng thuốc.\nc) Ghi chỉ định thuốc theo trình tự: đường tiêm, uống, đặt, dùng ngoài và các đường dùng khác.\n..." } ]
13,508
Cần làm gì nếu chưa nhận được tiền bồi thường khi nhà nước thu hồi đất?
[ { "id": 1707, "text": "\"Điều 7. Trình tự khiếu nại\n1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.\nTrường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.\nTrường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.\n2. Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ trưởng) thì người khiếu nại khiếu nại đến Bộ trưởng hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. \nTrường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.\n3. Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.\nTrường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Bộ trưởng quản lý ngành, lĩnh vực hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.\nTrường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần hai của Bộ trưởng hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.\"" } ]
[ { "id": 68895, "text": "\"Điều 93. Chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư\n1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thi hành, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường phải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi.\n2. Trường hợp cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường chậm chi trả thì khi thanh toán tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi, ngoài tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì người có đất thu hồi còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng mức tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế tính trên số tiền chậm trả và thời gian chậm trả.\n3. Trường hợp người có đất thu hồi không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì tiền bồi thường, hỗ trợ được gửi vào tài khoản tạm giữ của Kho bạc nhà nước.\n4. Người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật thì phải trừ đi khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền được bồi thường để hoàn trả ngân sách nhà nước.\n5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.\"" }, { "id": 177581, "text": "\"Điều 11. Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất có nguồn gốc được giao không đúng thẩm quyền trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 nhưng đã nộp tiền để được sử dụng đất mà chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất\n1. Đất có nguồn gốc được giao không đúng thẩm quyền trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 và có giấy tờ chứng minh về việc đã nộp tiền cho cơ quan, tổ chức để được sử dụng đất đối với diện tích đất được giao mà chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì người đang sử dụng đất được bồi thường về đất đối với diện tích và loại đất được giao.\n2. Đất có nguồn gốc được giao không đúng thẩm quyền từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và có giấy tờ chứng minh đã nộp tiền để được sử dụng đất đối với diện tích đất được giao mà chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì người đang sử dụng đất được bồi thường như sau:\na) Trường hợp có giấy tờ chứng minh đã nộp tiền đế được sử dụng đất đối với diện tích đất được giao theo đúng mức thu quy định của pháp luật đất đai năm 1993 thì được bồi thường về đất đối với diện tích và loại đất được giao;\na) Trường hợp có giấy tờ chứng minh đã nộp tiền để được sử dụng đất đối với diện tích đất được giao thấp hơn mức thu quy định của pháp luật đất đai năm 1993 thì được bồi thường về đất đối với diện tích và loại đất được giao nhưng phải trừ đi số tiền sử dụng đất phải nộp (nếu có) theo quy định của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.\n3. Đất có nguồn gốc được giao không đúng thẩm quyền trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 nhưng không có giấy tờ chứng minh đã nộp tiền để được sử dụng đất đối với diện tích đất được giao thì người đang sử dụng đất được bồi thường về đất đối với diện tích và loại đất được giao nhưng phải trừ đi số tiền sử dụng đất phải nộp (nếu có) theo quy định của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.\"" }, { "id": 90409, "text": "“Điều 92. Trường hợp Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường tài sản gắn liền với đất\n 1. Tài sản gắn liền với đất thuộc một trong các trường hợp thu hồi đất quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, i khoản 1 Điều 64 và điểm b, d khoản 1 Điều 65 của Luật này.\n 2. Tài sản gắn liền với đất được tạo lập trái quy định của pháp luật hoặc tạo lập từ sau khi có thông báo thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.\n 3. Công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và công trình xây dựng khác không còn sử dụng.”. " }, { "id": 80954, "text": "\"Điều 82. Trường hợp Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường về đất\nNhà nước thu hồi đất không bồi thường về đất trong các trường hợp sau đây:\n1. Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 76 của Luật này;\n2. Đất được Nhà nước giao để quản lý;\n3. Đất thu hồi trong các trường hợp quy định tại Điều 64 và các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 65 của Luật này;\n4. Trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này.\"" }, { "id": 74921, "text": "\"Điều 75. Điều kiện được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng\n1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam mà có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.\n... \"" } ]
17,017
Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động ra sao?
[ { "id": 56225, "text": "“Điều 45. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động \nNgười lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây: \n1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây: \na) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh; \nb) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động; \nc) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý; \n2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này; \n3. Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này.”" } ]
[ { "id": 151404, "text": "Điều kiện hưởng\n1. Điều kiện hưởng\na) Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động thực hiện theo quy định tại Điều 45 của Luật an toàn, vệ sinh lao động;" }, { "id": 117400, "text": "“Đối tượng áp dụng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản 1 Điều 2 của Luật này.”" }, { "id": 259022, "text": "“3. Người lao động quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định này được thực hiện chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất.”" }, { "id": 68486, "text": "\"Điều 3. Giải thích từ ngữ\nTrong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:\n[...]\n8. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.\n[...]\"" } ]
72,792
Thời gian cấp giấy phép khai thác cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay là bao lâu?
[ { "id": 143034, "text": "Thủ tục cấp giấy phép khai thác cơ sở ANS\n...\n2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam thẩm định, kiểm tra thực tế, yêu cầu tổ chức đề nghị cấp giấy phép giải trình bổ sung các nội dung liên quan và cấp giấy phép khai thác cơ sở ANS; trường hợp không cấp giấy phép phải gửi văn bản trả lời cho tổ chức đề nghị biết và nêu rõ lý do.\nTrường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam hướng dẫn tổ chức đề nghị hoàn thiện hồ sơ theo quy định.\n3. Giấy phép khai thác cơ sở ANS theo mẫu số 1 quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này." } ]
[ { "id": 111169, "text": "Thủ tục cấp giấy phép, năng định nhân viên bảo đảm hoạt động bay\n...\n5.4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.\n..." }, { "id": 151387, "text": "NỘI DUNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CÔNG BỐ SỬA ĐỔI\n...\n4. Thủ tục cấp lại Giấy phép khai thác hệ thống kỹ thuật, thiết bị bảo đảm hoạt động bay\n...\n4.4. Thời hạn giải quyết:\n- Trường hợp cấp lại do Giấy phép bị mất hoặc bị hỏng: trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.\n- Trường hợp cấp lại do giấy phép hết hiệu lực hoặc khi có sự thay đổi nội dung của giấy phép khai thác đã được cấp; khi tổ chức đề nghị tiến hành cải tạo, nâng cấp hệ thống kỹ thuật, thiết bị bảo đảm hoạt động bay; phục hồi và đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định của giấy phép khai thác hệ thống kỹ thuật, thiết bị bảo đảm hoạt động bay (áp dụng trong trường hợp giấy phép bị thu hồi): trong thời hạn 08 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.\n..." }, { "id": 61958, "text": "Thủ tục mở sân bay chuyên dùng trên mặt đất, mặt nước\n...\nThời gian giải quyết: 40 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cụ thể:\n- 15 ngày làm việc cho Bộ Tổng Tham mưu thẩm định, kiểm tra;\n- 10 ngày làm việc cho Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tham gia ý kiến;\n- 15 ngày làm việc cho Bộ Tổng Tham mưu xem xét chấp thuận hoặc không chấp thuận.\n..." }, { "id": 109634, "text": "Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 Điều 18 Nghị định số 92/2016/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 16 Điều 1 Nghị định số 89/2019/NĐ-CP như sau:\n...\nb) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 18 như sau:\n“2. Trong thời hạn 12 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp giấy phép phải gửi văn bản trả lời người đề nghị và nêu rõ lý do.\nTrường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam phải có văn bản trả lời hướng dẫn người đề nghị hoàn thiện hồ sơ theo quy định.\nViệc trả kết quả được thực hiện tại trụ sở Cục Hàng không Việt Nam hoặc qua đường bưu chính hoặc trên môi trường điện tử hoặc bằng hình thức phù hợp khác theo quy định.”" } ]
33,133
Ai có quyền cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng?
[ { "id": 98550, "text": "Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa\nBộ trưởng Bộ Quốc phòng cấp giấy phép hoạt động và cấp lại giấy phép hoạt động bến thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng." } ]
[ { "id": 90450, "text": "Quản lý hoạt động của cảng, bến thuỷ nội địa\n1. Cảng, bến thuỷ nội địa chỉ được hoạt động khi bảo đảm các tiêu chuẩn quy định và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.\n2. Chủ đầu tư cảng, bến thuỷ nội địa trực tiếp khai thác hoặc cho thuê khai thác cảng, bến thuỷ nội địa.\n3. Kinh doanh xếp, dỡ hàng hoá, phục vụ hành khách tại cảng, bến thuỷ nội địa là hoạt động kinh doanh có điều kiện.\n4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý hoạt động và phân cấp quản lý đối với cảng, bến thuỷ nội địa, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.\n5. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Thủy sản trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quy định về quản lý hoạt động đối với cảng, bến thuỷ nội địa làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, cảng cá, bến cá.\n6. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện quản lý hoạt động của bến khách ngang sông và các cảng, bến thuỷ nội địa được phân cấp cho địa phương quản lý." }, { "id": 250383, "text": "Quyết định chủ trương đầu tư xây dựng cảng, bến thủy nội địa\n1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định chủ trương đầu tư xây dựng cảng, bến thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng.\n..." }, { "id": 178243, "text": "Thẩm quyền công bố hoạt động cảng thủy nội địa\nBộ trưởng Bộ Quốc phòng công bố hoạt động và công bố lại hoạt động của cảng thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng." }, { "id": 124556, "text": "Thẩm quyền cấp Giấy phép vận tải biển nội địa\n1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép vận tải biển nội địa trong các trường hợp sau đây:\na) Vận chuyển hàng hóa siêu trường, siêu trọng hoặc các loại hàng hóa khác bằng tàu biển chuyên dùng; giải tỏa hàng hóa, hành khách và hành lý bị ách tắc tại cảng khi tàu biển Việt Nam không đủ khả năng vận chuyển;\nb) Để phòng chống, khắc phục thiên tai, dịch bệnh hoặc cứu trợ nhân đạo khẩn cấp.\n2. Giám đốc Cảng vụ Hàng hải cấp Giấy phép vận tải biển nội địa cho tàu biển nước ngoài vận chuyển hành khách, hành lý từ tàu khách du lịch vào đất liền và ngược lại bằng phương tiện trung chuyển của tàu khách đó." } ]
142,321
Cá nhân được giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản có những quyền hạn nào?
[ { "id": 27371, "text": "Quyền của tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản\n1. Tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản có quyền quy định tại khoản 1 Điều 42 của Luật này và quyền sau đây:\na) Sử dụng khu vực biển được giao để nuôi trồng thủy sản;\nb) Trả lại toàn bộ hoặc một phần diện tích khu vực biển được giao;\nc) Sử dụng các thông tin, dữ liệu liên quan đến khu vực biển được giao theo quy định của pháp luật.\n2. Cá nhân Việt Nam được Nhà nước giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản không thu tiền sử dụng khu vực biển quy định tại điểm a khoản 2 Điều 44 của Luật này có quyền quy định tại khoản 1 Điều này và có quyền thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với khu vực biển được giao tại tổ chức tín dụng Việt Nam theo quy định của pháp luật.\n3. Tổ chức, cá nhân Việt Nam được Nhà nước giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản có thu tiền sử dụng khu vực biển mà đã trả tiền sử dụng hằng năm có quyền quy định tại khoản 1 Điều này và quyền sau đây:\na) Thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với khu vực biển được giao tại tổ chức tín dụng Việt Nam theo quy định của pháp luật;\nb) Chuyển nhượng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với khu vực biển được giao; tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng nếu tiếp tục nuôi trồng thủy sản thì có quyền như tổ chức, cá nhân chuyển nhượng.\n4. Tổ chức, cá nhân Việt Nam được Nhà nước giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản có thu tiền sử dụng khu vực biển mà đã trả trước toàn bộ tiền sử dụng theo thời hạn giao có quyền quy định tại khoản 1 Điều này và quyền sau đây:\na) Thế chấp giá trị quyền sử dụng khu vực biển được giao và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền vơi khu vực biển được giao trong thời hạn giao tại tổ chức tín dụng Việt Nam theo quy định của pháp luật;\nb) Chuyển nhượng quyền sử dụng khu vực biển được giao và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với khu vực biển được giao. Cá nhân được để lại quyền sử dụng khu vực biển được giao cho người thừa kế trong thời hạn giao theo quy định của pháp luật. Người nhận chuyển nhượng, người được thừa kế quyền sử dụng khu vực biển đã giao để nuôi trồng thủy sản có quyền quy định tại khoản này;\nc) Góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng khu vực biển được giao và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với khu vực biển được giao theo quy định của pháp luật;\nd) Cho thuê quyền sử dụng khu vực biển và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với khu vực biển trong thời hạn được giao. Việc cho thuê chỉ được thực hiện khi khu vực biển đó đã được đầu tư theo dự án và người thuê phải sử dụng khu vực biển đó đúng mục đích.\n5. Chính phủ quy định việc trả lại khu vực biển, thế chấp quyền sử dụng khu vực biển; việc cho thuê, góp vốn, chuyển nhượng quyền sử dụng khu vực biển được giao giữa các tổ chức, cá nhân Việt Nam; việc tổ chức, cá nhân Việt Nam cho thuê, góp vốn, chuyển nhượng quyền sử dụng khu vực biển được giao cho nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để nuôi trồng thủy sản; quyền của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được giao khu vực biển, được thuê, nhận góp vốn, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng khu vực biển từ tổ chức, cá nhân Việt Nam để nuôi trồng thủy sản; việc bồi thường khi bị thu hồi khu vực biển vì mục đích công cộng, quốc phòng, an ninh." } ]
[ { "id": 118723, "text": "Quyền của tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản\n1. Tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản có quyền quy định tại khoản 1 Điều 42 của Luật này và quyền sau đây:\na) Sử dụng khu vực biển được giao để nuôi trồng thủy sản;\nb) Trả lại toàn bộ hoặc một phần diện tích khu vực biển được giao;\nc) Sử dụng các thông tin, dữ liệu liên quan đến khu vực biển được giao theo quy định của pháp luật.\n..." }, { "id": 15774, "text": "1. Tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển có các quyền sau đây:\na) Sử dụng khu vực biển để khai thác, sử dụng tài nguyên biển theo Quyết định giao khu vực biển;\nb) Được xem xét gia hạn, sửa đổi, bổ sung Quyết định giao khu vực biển, trả lại khu vực biển;\nc) Được sử dụng các thông tin, dữ liệu liên quan đến khu vực biển được giao theo quy định của pháp luật;\nd) Được xem xét bồi thường khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi khu vực biển để sử dụng phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, công cộng theo quy định của pháp luật;\nđ) Khiếu nại, khởi kiện khi quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển bị xâm phạm;\ne) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.\n2. Tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển có nghĩa vụ sau đây:\na) Sử dụng khu vực biển được giao đúng mục đích, ranh giới, diện tích, độ sâu, độ cao, thời hạn được quy định trong Quyết định giao khu vực biển; không lấn, chiếm biển; không vi phạm quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;\nb) Không được tiến hành hoạt động ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia trên biển; không gây ô nhiễm, hủy hoại môi trường biển, hệ sinh thái biển; không làm ảnh hưởng, cản trở các hoạt động giao thông trên biển; không cản trở hoạt động thanh tra, kiểm tra, điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học, khảo sát, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên, môi trường biển và hoạt động hợp pháp khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép trong vùng biển Việt Nam;\nc) Bảo vệ môi trường biển; báo cáo tình hình sử dụng khu vực biển được giao định kỳ một năm một lần cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao khu vực biển; không cung cấp thông tin về khu vực biển trái quy định của pháp luật;\nd) Thực hiện nộp tiền sử dụng khu vực biển theo quy định của pháp luật; chỉ được sử dụng khu vực biển sau khi đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính theo quy định; trước khi tiến hành sử dụng khu vực biển phải thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao khu vực biển để được bàn giao khu vực biển trên thực địa;\nđ) Không được chuyển nhượng quyền sử dụng khu vực biển được giao trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;\ne) Không được khai thác, sử dụng tài nguyên biển ở khu vực biển khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao khu vực biển;\ng) Chấp hành Quyết định thu hồi khu vực biển đã giao của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;\nh) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.\n3. Tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản có các quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và có các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 46 và Điều 47 Luật Thủy sản." }, { "id": 27367, "text": "\"Điều 42. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản\n1. Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản có quyền sau đây:\na) Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi được giao đất, cho thuê đất để nuôi trồng thủy sản theo quy định tại Điều 43 của Luật này, quyết định giao quyền sử dụng khu vực biển để nuôi trồng thủy sản theo quy định tại Điều 44 của Luật này;\nb) Được Nhà nước bảo vệ khi tổ chức, cá nhân khác xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp trong quá trình nuôi trồng thủy sản; được bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất, khu vực biển vì mục đích công cộng, quốc phòng, an ninh trong thời hạn được giao quyền sử dụng đất, quyền sử dụng khu vực biển theo quy định của pháp luật;\nc) Được thông báo về tình hình môi trường, dịch bệnh vùng nuôi trồng thủy sản, hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, thông tin về thị trường thủy sản;\nd) Được Nhà nước hỗ trợ khôi phục sản xuất trong trường hợp bị thiệt hại do dịch bệnh, thiên tai theo quy định;\nđ) Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản khi có yêu cầu.\n2. Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản có nghĩa vụ sau đây:\na) Sử dụng diện tích đất, khu vực biển được giao đúng mục đích, ranh giới để nuôi trồng thủy sản và bảo vệ các công trình phục vụ chung cho nuôi trồng thủy sản;\nb) Thực hiện nghĩa vụ tài chính về sử dụng đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật;\nc) Thực hiện theo dõi, giám sát chỉ tiêu môi trường nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật;\nd) Tuân thủ quy định về phòng, chống thiên tai; bảo đảm an toàn cho người và tài sản trong quá trình nuôi trồng thủy sản; tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, an toàn sinh học, bảo vệ môi trường;\nđ) Sử dụng trang thiết bị, giống thủy sản, thức ăn, thuốc thú y thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo quy định;\ne) Lưu giữ hồ sơ về giống thủy sản, thức ăn, thuốc thú y thủy sản và sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản dùng trong quá trình nuôi trồng thủy sản và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình nuôi trồng thủy sản để bảo đảm truy xuất nguồn gốc;\ng) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nuôi trồng thủy sản, chất lượng, an toàn thực phẩm của sản phẩm nuôi trồng thủy sản do cơ sở cung cấp; chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình nuôi trồng thủy sản;\nh) Cập nhật thông tin, báo cáo tình hình nuôi trồng thủy sản vào cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản;\ni) Trả lại đất, khu vực biển nuôi trồng thủy sản khi có quyết định thu hồi theo quy định của pháp luật.\"" }, { "id": 27372, "text": "Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản\nTổ chức, cá nhân được giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản có nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 42 của Luật này và nghĩa vụ sau đây:\n1. Không được tiến hành hoạt động ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, chủ quyền, lợi ích quốc gia trên biển;\n2. Không cản trở hoạt động điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học về tài nguyên, môi trường biển và hoạt động hợp pháp khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;\n3. Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được giao khu vực biển để nuôi trông thủy sản hoặc được thuê, nhận vốn góp, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng khu vực biển từ tổ chức, cá nhân Việt Nam để nuôi trồng thủy sản thực hiện theo quy định của Chính phủ." } ]
131,296
Bãi bỏ khung giá đất có tác động đến các quy định về bảng giá đất tại địa phương như thế nào?
[ { "id": 137039, "text": "Bảng giá đất và giá đất cụ thể\n1. Căn cứ nguyên tắc, phương pháp định giá đất và khung giá đất, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua bảng giá đất trước khi ban hành. Bảng giá đất được xây dựng định kỳ 05 năm một lần và công bố công khai vào ngày 01 tháng 01 của năm đầu kỳ.\nTrong thời gian thực hiện bảng giá đất, khi Chính phủ điều chỉnh khung giá đất hoặc giá đất phổ biến trên thị trường có biến động thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh điều chỉnh bảng giá đất cho phù hợp.\nTrước khi trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua bảng giá đất ít nhất 60 ngày, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi dự thảo bảng giá đất đến cơ quan có chức năng xây dựng khung giá đất xem xét, trường hợp có chênh lệch lớn về giá đất giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.\n2. Bảng giá đất được sử dụng để làm căn cứ trong các trường hợp sau đây:\na) Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích trong hạn mức; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích trong hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân;\nb) Tính thuế sử dụng đất;\nc) Tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai;\nd) Tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;\nđ) Tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai;\ne) Tính giá trị quyền sử dụng đất để trả cho người tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước đối với trường hợp đất trả lại là đất Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất, đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê." } ]
[ { "id": 60605, "text": "Áp dụng khung giá đất\n1. Khung giá đất được sử dụng làm căn cứ để Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất tại địa phương.\n2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào thực tế tại địa phương được quy định mức giá đất tối đa trong bảng giá đất, bảng giá đất điều chỉnh cao hơn không quá 20% so với mức giá tối đa của cùng loại đất trong khung giá đất.\n3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào thực tế tại địa phương được quy định mức giá tối đa trong bảng giá đất, bảng giá đất điều chỉnh theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 11 của Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về giá đất (sau đây gọi là Nghị định số 44/2014/NĐ-CP) so với mức giá tối đa của cùng loại đất trong khung giá đất sau khi điều chỉnh theo quy định tại Khoản 2 Điều này." }, { "id": 127416, "text": "“Điều 5. Các trường hợp không áp dụng quy định của bảng giá đất\n1. Giá đất trong các khu công nghiệp, cụm, tuyến công nghiệp, khu tái định cư, cụm dân cư hoặc tuyến dân cư vùng ngập lũ, khu dân cư mới, các dự án xây dựng nhà ở tại đô thị và nông thôn (trừ trường hợp đã được quy định giá đất đối với khu tái định cư, khu dân cư, cụm tuyến dân cư…tại các phụ lục IV, V, VI, VII, VIII và IX kèm theo của Quyết định này) thì được tính theo quy định riêng của Ủy ban nhân dân tỉnh;\n2. Trường hợp người có quyền sử dụng đất thỏa thuận theo quy định của pháp luật về giá đất khi thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.”" }, { "id": 76909, "text": "Hoàn thiện cơ chế xác định giá đất\nBỏ khung giá đất, có cơ chế, phương pháp xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường, quy định chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của cơ quan có nhiệm vụ xác định giá đất. Trung ương xây dựng tiêu chí và quy trình kiểm tra, giám sát các địa phương trong việc xây dựng bảng giá đất. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định và kiểm tra, giám sát việc thực hiện giá đất. Có cơ chế hữu hiệu để nâng cao chất lượng công tác định giá đất, bảo đảm tính độc lập của hội đồng thẩm định giá đất, năng lực của tổ chức tư vấn xác định giá đất, năng lực và đạo đức của các định giá viên. Bổ sung, hoàn thiện các quy định bảo đảm công khai, minh bạch như: Công khai giá đất, bắt buộc giao dịch qua các sàn giao dịch, thanh toán qua ngân hàng, không dùng tiền mặt; xử lý nghiêm các vi phạm..." }, { "id": 60604, "text": "Vùng kinh tế để xây dựng khung giá đất gồm:\n1. Vùng trung du và miền núi phía Bắc gồm các tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang và Quảng Ninh.\n2. Vùng đồng bằng sông Hồng gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình.\n3. Vùng Bắc Trung bộ gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.\n4. Vùng duyên hải Nam Trung bộ gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận.\n5. Vùng Tây Nguyên gồm các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Nông, Đắk Lắk và Lâm Đồng.\n6. Vùng Đông Nam bộ gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh.\n7. Vùng đồng bằng sông Cửu Long gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau." }, { "id": 126768, "text": "\"Điều 113. Khung giá đất\nChính phủ ban hành khung giá đất định kỳ 05 năm một lần đối với từng loại đất, theo từng vùng. Trong thời gian thực hiện khung giá đất mà giá đất phổ biến trên thị trường tăng từ 20% trở lên so với giá tối đa hoặc giảm từ 20% trở lên so với giá tối thiểu trong khung giá đất thì Chính phủ điều chỉnh khung giá đất cho phù hợp.\"" } ]
48,072
Tổ chức tín dụng được phép hoạt động trong phạm vi nào?
[ { "id": 115315, "text": "Phạm vi hoạt động được phép của tổ chức tín dụng\n1. Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể phạm vi, loại hình, nội dung hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác của tổ chức tín dụng trong Giấy phép cấp cho từng tổ chức tín dụng.\n2. Tổ chức tín dụng không được tiến hành bất kỳ hoạt động kinh doanh nào ngoài các hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác ghi trong Giấy phép được Ngân hàng Nhà nước cấp cho tổ chức tín dụng.\n3. Các hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác của tổ chức tín dụng quy định tại Luật này thực hiện theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước." } ]
[ { "id": 246972, "text": "\"Điều 8. Quyền hoạt động ngân hàng\n1. Tổ chức có đủ điều kiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép thì được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng tại Việt Nam.\n2. Nghiêm cấm cá nhân, tổ chức không phải là tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động ngân hàng, trừ giao dịch ký quỹ, giao dịch mua, bán lại chứng khoán của công ty chứng khoán.\"" }, { "id": 36734, "text": "Phạm vi điều chỉnh\n1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được thực hiện ủy thác, nhận ủy thác theo quy định tại Thông tư này đối với các hoạt động sau đây:\na) Cho vay;\nb) Cho thuê tài chính;\nc) Góp vốn, mua cổ phần;\nd) Đầu tư vào dự án sản xuất, kinh doanh;\nđ) Mua trái phiếu doanh nghiệp.\n2. Việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận ủy thác của Chính phủ thực hiện theo quy định của Chính phủ." }, { "id": 41224, "text": "\"Công ty tài chính được thực hiện các hoạt động khác quy định từ Điều 109 đến Điều 111 Luật Các tổ chức tín dụng.\"" }, { "id": 68887, "text": "\"1. Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.\n2. Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã.\"" } ]
50,354
Kinh phí quản lý hành chính về chi khám sức khỏe định kỳ hàng năm trong cơ quan Nhà nước được quy định ra sao?
[ { "id": 26721, "text": "Quy định tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính\n...\n7. Sử dụng kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được:\na) Kết thúc năm ngân sách, sau khi hoàn thành các nhiệm vụ được giao, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ có số chi thực tế thấp hơn số dự toán được giao về kinh phí thực hiện chế độ tự chủ thì phần chênh lệch này được xác định là kinh phí tiết kiệm.\n- Các hoạt động nghiệp vụ đặc thù; kinh phí mua sắm, sửa chữa thường xuyên giao thực hiện chế độ tự chủ, đã thực hiện xong đầy đủ nhiệm vụ, khối lượng theo dự toán được duyệt, đảm bảo chất lượng thì kinh phí chưa sử dụng hết là khoản kinh phí tiết kiệm.\n- Các hoạt động nghiệp vụ đặc thù; kinh phí mua sắm, sửa chữa thường xuyên đã giao kinh phí thực hiện chế độ tự chủ nếu không thực hiện nhiệm vụ đã giao, không thực hiện đầy đủ số lượng, khối lượng công việc, hoặc thực hiện không đảm bảo chất lượng thì không được xác định là kinh phí tiết kiệm và phải nộp trả ngân sách nhà nước phần kinh phí không thực hiện; trường hợp nếu được cấp có thẩm quyền cho phép chuyển sang năm sau tiếp tục thực hiện (bao gồm cả trường hợp công việc đang thực hiện dở dang) thì được chuyển số dư kinh phí sang năm sau để tiếp tục thực hiện công việc đó và được phân bổ vào kinh phí giao tự chủ của năm sau; đối với công việc đã thực hiện một phần thì được quyết toán phần kinh phí đã triển khai theo quy định.\nb) Kinh phí tiết kiệm được sử dụng cho các nội dung sau:\n- Bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức và người lao động;\n- Chi khen thưởng: Chi khen thưởng định kỳ hoặc đột xuất cho tập thể, cá nhân theo kết quả công việc và thành tích đóng góp ngoài chế độ khen thưởng theo quy định hiện hành của Luật Thi đua khen thưởng;\n- Chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể: Hỗ trợ các hoạt động đoàn thể; hỗ trợ các ngày lễ, tết, các ngày kỷ niệm (kỷ niệm ngày phụ nữ Việt Nam, ngày thương binh liệt sỹ, ngày quân đội nhân dân... ), trợ cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất; trợ cấp ăn trưa, chi đồng phục cho cán bộ, công chức và người lao động của cơ quan; trợ cấp hiếu, hỷ, thăm hỏi ốm đau; trợ cấp nghỉ hưu, nghỉ mất sức; hỗ trợ cho cán bộ, công chức và người lao động trong biên chế khi thực hiện tinh giản biên chế; chi khám sức khỏe định kỳ, thuốc y tế trong cơ quan; chi xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi;\n- Trích lập quỹ dự phòng để ổn định thu nhập cho cán bộ, công chức: Số kinh phí tiết kiệm được, cuối năm chưa sử dụng hết được chuyển vào quỹ dự phòng ổn định thu nhập.\nc) Thủ trưởng cơ quan thực hiện chế độ tự chủ quyết định phương án sử dụng kinh phí tiết kiệm nêu trên trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan sau khi đã thống nhất ý kiến bằng văn bản với tổ chức công đoàn cơ quan." } ]
[ { "id": 20523, "text": "\"Điều 3. Chi phí khám sức khỏe\n1. Tổ chức, cá nhân đề nghị KSK phải trả chi phí KSK cho cơ sở KSK theo mức giá dịch vụ KBCB đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc theo thỏa thuận giữa hai đơn vị, trừ các trường hợp được miễn hoặc giảm theo quy định của pháp luật.\n2. Trường hợp người được KSK có yêu cầu cấp từ hai Giấy KSK trở lên thì phải nộp thêm phí cấp Giấy KSK theo quy định của pháp luật.\n3. Việc thu, nộp, quản lý và sử dụng nguồn kinh phí từ hoạt động KSK được thực hiện theo quy định của pháp luật.\"" }, { "id": 42687, "text": "1. Cơ sở giáo dục, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (trừ cơ sở giáo dục, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có tổ chức y tế cơ quan có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT) được cấp kinh phí từ quỹ khám bệnh, chữa bệnh BHYT để chăm sóc sức khỏe ban đầu cho các đối tượng do cơ sở giáo dục, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp quản lý khi có đủ các điều kiện sau đây:\na) Có ít nhất một người chuyên trách hoặc kiêm nhiệm hoặc hợp đồng lao động thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên, trình độ tối thiểu là trung cấp y;\nb) Có phòng y tế hoặc phòng làm việc riêng để thực hiện việc sơ cấp cứu, xử trí ban đầu cho các đối tượng do cơ sở giáo dục, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp quản lý khi bị tai nạn thương tích, các bệnh thông thường trong thời gian học tập, làm việc tại cơ sở giáo dục, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.\n2. Nội dung chi chăm sóc sức khỏe ban đầu:\na) Chi mua thuốc, vật tư y tế phục vụ sơ cấp cứu, xử trí ban đầu cho trẻ em, học sinh, sinh viên, các đối tượng do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp quản lý khi bị tai nạn thương tích và các bệnh thông thường trong thời gian học, làm việc tại cơ sở giáo dục, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;\nb) Chi mua sắm, sửa chữa trang thiết bị y tế thông thường phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cơ sở giáo dục, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;\nc) Chi mua văn phòng phẩm, tủ tài liệu phục vụ việc quản lý hồ sơ sức khoẻ trẻ em, học sinh, sinh viên, người lao động;\nd) Chi mua sách, tài liệu, dụng cụ phục vụ hoạt động tuyên truyền, giảng dạy, giáo dục ngoại khoá về chăm sóc, tư vấn sức khoẻ, sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hoá gia đình tại cơ sở giáo dục, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;\nđ) Các khoản chi khác để thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cơ sở giáo dục, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.\n3. Quản lý và thanh quyết toán kinh phí:\na) Cơ sở giáo dục, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được cấp kinh phí từ quỹ khám bệnh, chữa bệnh BHYT có trách nhiệm sử dụng cho công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho các đối tượng do cơ sở giáo dục, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp quản lý, không được sử dụng vào các mục đích khác.\nb) Các khoản chi chăm sóc sức khỏe ban đầu quy định tại Khoản 2 Điều này được hạch toán, quyết toán như sau:\n- Đối với cơ sở giáo dục công lập thực hiện hạch toán các khoản chi chăm sóc sức khoẻ ban đầu vào chi phí thực hiện công tác y tế tại cơ sở và quyết toán với đơn vị quản lý cấp trên theo quy định hiện hành;\n- Đối với cơ sở giáo dục ngoài công lập thực hiện hạch toán các khoản chi chăm sóc sức khoẻ ban đầu vào chi phí của cơ sở giáo dục ngoài công lập và quyết toán với đơn vị cấp trên (nếu có);\n- Đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thực hiện mở sổ kế toán riêng để phản ánh việc tiếp nhận kinh phí, sử dụng kinh phí, không tổng hợp vào quyết toán chi phí của doanh nghiệp;\n- Đối với cơ quan, đơn vị khác thực hiện hạch toán các khoản chi chăm sóc sức khoẻ ban đầu vào chi phí thực hiện công tác y tế của cơ quan, đơn vị và quyết toán với cơ quan, đơn vị quản lý cấp trên (nếu có) hoặc cơ quan tài chính theo quy định hiện hành.\nc) Cơ sở giáo dục, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được cấp kinh phí chăm sóc sức khoẻ ban đầu theo quy định tại Điều này không phải quyết toán với tổ chức Bảo hiểm xã hội nhưng có trách nhiệm báo cáo về việc sử dụng kinh phí khi tổ chức Bảo hiểm xã hội, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.\nd) Số kinh phí được cấp đến cuối năm chưa sử dụng hết, được chuyển nguồn sang năm sau để tiếp tục sử dụng." }, { "id": 17348, "text": "Nguồn kinh phí quản lý hành chính của cơ quan nhà nước\nKinh phí quản lý hành chính giao cho cơ quan thực hiện chế độ tự chủ từ các nguồn sau:\n1. Ngân sách nhà nước cấp.\n2. Các khoản phí, lệ phí được để lại theo chế độ quy định.\n3. Các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật." }, { "id": 224237, "text": "Cơ chế tài chính và kinh phí hoạt động\n1. Cơ chế tài chính: Là đơn vị tự đảm bảo một phần chi thường xuyên.\n2. Kinh phí hoạt động: Nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước bảo đảm, nguồn thu từ cách dịch vụ khám chữa bệnh và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật." }, { "id": 226646, "text": "Phê duyệt Chương trình nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng cần trợ giúp xã hội giai đoạn 2021 - 2030 (sau đây viết tắt là Chương trình) với những nội dung sau:\n...\nV. KINH PHÍ THỰC HIỆN\n1. Ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán chi thường xuyên và kế hoạch đầu tư công trung hạn hàng năm của các Bộ, cơ quan Trung ương, hội, đoàn thể liên quan và các địa phương; các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án, vốn ODA, đề án liên quan khác; Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp và nguồn thu hợp pháp khác của các cơ sở chăm sóc sức khỏe lao động - xã hội để thực hiện các hoạt động của Chương trình theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật về đầu tư công.\n2. Đóng góp, hỗ trợ hợp pháp của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.\n3. Các Bộ, cơ quan và địa phương lập dự toán ngân sách hàng năm để thực hiện Chương trình và quản lý, sử dụng kinh phí theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.\n..." } ]
123,289
Điều kiện để thăng cấp bậc hàm trước thời hạn từ Đại tá lên Thiếu tướng Công an nhân dân như thế nào?
[ { "id": 75478, "text": "Thăng cấp bậc hàm trước thời hạn và thăng cấp bậc hàm vượt bậc\n1. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân lập thành tích đặc biệt xuất sắc trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, xây dựng Công an nhân dân, nghiên cứu khoa học, công tác, học tập mà cấp bậc hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ đang đảm nhiệm thì được xét thăng cấp bậc hàm trước thời hạn.\n2. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân lập thành tích đặc biệt xuất sắc trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật mà cấp bậc hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ đang đảm nhiệm từ 02 bậc trở lên thì được xét thăng cấp bậc hàm vượt bậc, nhưng không vượt quá cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh sĩ quan đang đảm nhiệm.\n3. Chủ tịch nước quyết định việc thăng cấp bậc hàm trước thời hạn và thăng cấp bậc hàm vượt bậc đối với cấp bậc hàm cấp tướng. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định việc thăng cấp bậc hàm trước thời hạn và thăng cấp bậc hàm vượt bậc từ Đại tá trở xuống.\n..." } ]
[ { "id": 135956, "text": "Xét thăng cấp bậc hàm cấp tướng trước thời hạn\nTiêu chí, tiêu chuẩn lập thành tích đặc biệt xuất sắc trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, xây dựng Công an nhân dân, nghiên cứu khoa học, công tác, học tập để xét thăng cấp bậc hàm cấp tướng trước thời hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Công an nhân dân được quy định cụ thể như sau:\n1. Sĩ quan Công an nhân dân được xét thăng cấp bậc hàm cấp tướng trước thời hạn trong trường hợp lập thành tích đặc biệt xuất sắc trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, xây dựng Công an nhân dân, nghiên cứu khoa học, công tác, học tập mà được tặng thưởng một trong các hình thức huân chương, danh hiệu vinh dự nhà nước (không tính các hình thức khen thưởng theo niên hạn và khen thưởng quá trình cống hiến) như sau:\na) Các hình thức huân chương: Huân chương Sao vàng; Huân chương Hồ Chí Minh; Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; Huân chương Quân công hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; Huân chương Lao động hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; Huân chương Chiến công hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba;\nb) Danh hiệu vinh dự nhà nước: Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Danh hiệu Anh hùng Lao động.\n2. Trong thời gian giữ một chức vụ chỉ được xét thăng cấp bậc hàm trước thời hạn một lần và thời điểm tặng thưởng huân chương, thành tích đặc biệt xuất sắc phải trong niên hạn giữ cấp bậc hàm hiện tại.\n3. Thời gian thăng cấp bậc hàm cấp tướng trước thời hạn không quá 12 tháng và do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khi xem xét các trường hợp cụ thể căn cứ mức độ thành tích, phạm vi ảnh hưởng của các hình thức khen thưởng để quyết định thời gian thăng cấp bậc hàm cấp tướng trước thời hạn cho phù hợp." }, { "id": 85094, "text": "Đối tượng, điều kiện, thời hạn xét phong, thăng cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân\n1. Đối tượng xét phong cấp bậc hàm:\na) Sinh viên, học sinh hưởng sinh hoạt phí tại trường Công an nhân dân, khi tốt nghiệp được phong cấp bậc hàm như sau:\nĐại học: Thiếu úy;\nTrung cấp: Trung sĩ;\nSinh viên, học sinh tốt nghiệp xuất sắc được phong cấp bậc hàm cao hơn 01 bậc;\nb) Cán bộ, công chức, viên chức hoặc người tốt nghiệp cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tuyển chọn vào Công an nhân dân thì căn cứ vào trình độ được đào tạo, quá trình công tác, nhiệm vụ được giao và bậc lương được xếp để phong cấp bậc hàm tương ứng;\nc) Chiến sĩ nghĩa vụ được phong cấp bậc hàm khởi điểm là Binh nhì.\n2. Điều kiện xét thăng cấp bậc hàm:\nSĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân được thăng cấp bậc hàm khi có đủ các điều kiện sau đây:\na) Hoàn thành nhiệm vụ, đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe;\nb) Cấp bậc hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm;\nc) Đủ thời hạn xét thăng cấp bậc hàm theo quy định tại khoản 3 Điều này.\n3. Thời hạn xét thăng cấp bậc hàm:\na) Hạ sĩ quan, sĩ quan nghiệp vụ:\nHạ sĩ lên Trung sĩ: 01 năm;\nTrung sĩ lên Thượng sĩ: 01 năm;\nThượng sĩ lên Thiếu úy: 02 năm;\nThiếu úy lên Trung úy: 02 năm;\nTrung úy lên Thượng úy: 03 năm;\nThượng úy lên Đại úy: 03 năm;\nĐại úy lên Thiếu tá: 04 năm;\nThiếu tá lên Trung tá: 04 năm;\nTrung tá lên Thượng tá: 04 năm;\nThượng tá lên Đại tá: 04 năm;\nĐại tá lên Thiếu tướng: 04 năm;\nThời hạn thăng mỗi cấp bậc hàm cấp tướng tối thiểu là 04 năm;\nb) Bộ trưởng Bộ Công an quy định thời hạn xét nâng bậc lương, thăng cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật tương ứng với mức lương trong bảng lương chuyên môn kỹ thuật do Chính phủ quy định;\nc) Bộ trưởng Bộ Công an quy định thời hạn xét thăng cấp bậc hàm hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ;\nd) Thời gian sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ học tập tại trường được tính vào thời hạn xét thăng cấp bậc hàm; đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ bị giáng cấp bậc hàm, sau 01 năm kể từ ngày bị giáng cấp bậc hàm, nếu tiến bộ thì được xét thăng cấp bậc hàm.\n4. Tuổi của sĩ quan được xét thăng cấp bậc hàm từ Đại tá lên Thiếu tướng không quá 57; trường hợp cao hơn khi có yêu cầu theo quyết định của Chủ tịch nước." }, { "id": 130792, "text": "\"Điều 22. Đối tượng, điều kiện, thời hạn xét phong, thăng cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân\n...\n2. Điều kiện xét thăng cấp bậc hàm:\nSĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân được thăng cấp bậc hàm khi có đủ các điều kiện sau đây:\na) Hoàn thành nhiệm vụ, đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe;\nb) Cấp bậc hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm;\nc) Đủ thời hạn xét thăng cấp bậc hàm theo quy định tại khoản 3 Điều này.\"" }, { "id": 189626, "text": "Tiêu chuẩn, điều kiện xét nâng bậc lương trước thời hạn\nCán bộ, công chức, viên chức đạt tất cả các điều kiện sau đây thì được xét để nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ:\n1. Được cấp có thẩm quyền đánh giá và xếp loại chất lượng ở mức từ hoàn thành nhiệm vụ trở lên và không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức trong thời gian giữ bậc lương . Đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục, đào tạo lấy kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng theo năm học; đối với các cơ quan, đơn vị còn lại lấy kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng theo quy định tại Nghị định số 90/2020/NĐ -CP của Chính phủ.\n2. Lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền quyết định công nhận bằng văn bản, chưa xếp vào bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong hạng chức danh nghề nghiệp và tính đến ngày 31 tháng 12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn còn thiếu từ 12 tháng trở xuống để được nâng bậc lương thường xuyên thì được xét nâng một bậc lương trước thời hạn tối đa là 12 tháng." } ]
34,426
Quy trình bảo trì công trình đường bộ bao gồm những nội dung nào?
[ { "id": 99983, "text": "Nội dung và căn cứ lập quy trình bảo trì công trình đường bộ\n1. Nội dung quy trình bảo trì công trình đường bộ theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP." }, { "id": 99984, "text": "Quy trình bảo trì công trình xây dựng\n1. Nội dung chính của quy trình bảo trì công trình xây dựng bao gồm:\na) Các thông số kỹ thuật, công nghệ của công trình, bộ phận công trình và thiết bị công trình;\nb) Quy định đối tượng, phương pháp và tần suất kiểm tra công trình;\nc) Quy định nội dung và chỉ dẫn thực hiện bảo dưỡng công trình phù hợp với từng bộ phận công trình, loại công trình và thiết bị lắp đặt vào công trình;\nd) Quy định thời điểm và chỉ dẫn thay thế định kỳ các thiết bị lắp đặt vào công trình;\nđ) Chỉ dẫn phương pháp sửa chữa các hư hỏng của công trình, xử lý các trường hợp công trình bị xuống cấp;\ne) Quy định thời gian sử dụng của công trình, các bộ phận, hạng mục công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình;\ng) Quy định về nội dung, phương pháp và thời điểm đánh giá lần đầu, tần suất đánh giá đối với công trình phải đánh giá an toàn trong quá trình khai thác sử dụng theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng và quy định của pháp luật có liên quan;\nh) Xác định thời điểm, đối tượng và nội dung cần kiểm định định kỳ;\ni) Quy định thời điểm, phương pháp, chu kỳ quan trắc đối với công trình có yêu cầu thực hiện quan trắc;\nk) Quy định về hồ sơ bảo trì công trình xây dựng và việc cập nhật thông tin vào hồ sơ bảo trì công trình xây dựng;\nl) Các chỉ dẫn khác liên quan đến bảo trì công trình xây dựng và quy định các điều kiện nhằm bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong quá trình thực hiện bảo trì công trình xây dựng.\n..." } ]
[ { "id": 99981, "text": "Quy trình bảo trì công trình đường bộ là tài liệu quy định về trình tự, nội dung và chỉ dẫn thực hiện các công việc bảo trì công trình đường bộ." }, { "id": 144123, "text": "Bảo trì công trình xây dựng\n1. Nội dung bảo trì công trình xây dựng, bao gồm:\na) Trình tự thực hiện bảo trì công trình xây dựng;\nb) Quy trình bảo trì công trình xây dựng;\nc) Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng;\nd) Thực hiện bảo trì công trình xây dựng;\nđ) Quản lý chất lượng công việc bảo trì công trình xây dựng;\ne) Chi phí bảo trì công trình xây dựng.\n2. Nội dung tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại các Điều 30, 31, 32, 33, 34 và 35 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.\n3. Quan trắc công trình xây dựng trong quá trình khai thác, sử dụng\nNội dung, yêu cầu quan trắc; danh mục các công trình phải quan trắc thực hiện theo quy định tại Điều 4 và Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 10/2021/TT-BXD ." }, { "id": 96105, "text": "Nội dung và căn cứ lập quy trình bảo trì công trình đường bộ\n1. Nội dung quy trình bảo trì công trình đường bộ theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.\n2. Căn cứ lập quy trình bảo trì công trình đường bộ bao gồm:\na) Quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình;\nb) Quy trình bảo trì của công trình tương tự (nếu có);\nc) Hồ sơ thiết kế (kể cả hồ sơ thiết kế điều chỉnh, nếu có), chỉ dẫn kỹ thuật thi công xây dựng công trình;\nd) Chỉ dẫn của nhà sản xuất, cung cấp và lắp đặt thiết bị vào công trình;\nđ) Điều kiện tự nhiên nơi xây dựng công trình;\ne) Các tài liệu cần thiết khác.\n3. Đối với công trình đã bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa có quy trình bảo trì, ngoài quy định tại khoản 2 Điều này, việc lập quy trình bảo trì còn phải căn cứ vào hồ sơ hoàn thành công trình, bản vẽ hoàn công và khả năng khai thác thực tế của công trình." } ]
98,429
Chủ nhà không thực hiện giao dịch mà cũng không trả lại tiền đặt cọc thì người đặt cọc có quyền nộp đơn khởi kiện ra Tòa án không?
[ { "id": 58454, "text": "\"Điều 328. Đặt cọc\n1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.\n2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.\"" } ]
[ { "id": 77064, "text": "\"Điều 186. Quyền khởi kiện vụ án\nCơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.\"" }, { "id": 229305, "text": "\"Điều 4. Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp\n 1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân do Bộ luật này quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác.\n...\"" }, { "id": 72912, "text": "“Điều 5. Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự\n1. Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó.\n2. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.\"" }, { "id": 91009, "text": "\"1. Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó.\"" }, { "id": 48442, "text": "\"Điều 32. Thông báo đơn khởi kiện\nNếu các bên không có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quy định khác, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, các tài liệu kèm theo và chứng từ nộp tạm ứng phí trọng tài, Trung tâm trọng tài phải gửi cho bị đơn bản sao đơn khởi kiện của nguyên đơn và những tài liệu theo quy định tại khoản 3 Điều 30 của Luật này.\"" } ]
135,517
Hội đồng thẩm định kịch bản phim sử dụng ngân sách nhà nước làm việc dựa theo nguyên tắc nào?
[ { "id": 122561, "text": "Nguyên tắc làm việc của Hội đồng\n1. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể, thảo luận công khai, dân chủ, quyết định theo đa số.\n2. Các thành viên Hội đồng làm việc công tâm, khách quan, trung thực, có quyền bảo lưu ý kiến riêng nhưng phải tuân thủ kết luận của Hội đồng.\n3. Thành viên và Thư ký Hội đồng phải bảo mật nội dung kịch bản, các ý kiến thảo luận và kết luận của Hội đồng.\n4. Thành viên và Thư ký Hội đồng không được là tác giả của kịch bản đề nghị Hội đồng thẩm định.\n5. Hội đồng họp tổng kết để đánh giá hoạt động ít nhất mỗi năm một lần." } ]
[ { "id": 192490, "text": "Nguyên tắc và phương thức làm việc của Hội đồng\n1. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể, thảo luận dân chủ để đánh giá và xếp loại chất lượng kịch bản.\n2. Chủ tịch Hội đồng chủ trì các buổi thẩm định kịch bản của Hội đồng. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng vắng mặt được ủy quyền cho 01 Phó Chủ tịch chủ trì.\n3. Thời gian tổ chức các kỳ họp của Hội đồng được xác định căn cứ vào yêu cầu của dự án sản xuất phim trong năm và thực tế số lượng kịch bản đề nghị thẩm định. Hội đồng mỗi năm họp để đánh giá hoạt động, rút kinh nghiệm ít nhất một lần.\n4. Kỳ họp của Hội đồng phải có ít nhất 2/3 tổng số thành viên tham dự; thành viên vắng mặt phải gửi Phiếu thẩm định theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Quy chế này. Kết luận của Hội đồng phải được 2/3 tổng số ý kiến thẩm định của thành viên Hội đồng tán thành, kết luận của Hội đồng phải được ghi vào Biên bản họp Hội đồng.\n5. Ý kiến và Phiếu thẩm định của thành viên Hội đồng phải được ghi chép và tổng hợp để cơ quan quản lý dự án soạn Giám định kịch bản." }, { "id": 8070, "text": "Nguyên tắc làm việc của Hội đồng\n1. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể, thảo luận dân chủ để nhận xét, đánh giá phim.\n2. Buổi thẩm định phim của Hội đồng phải có trên 1/2 tổng số thành viên tham dự hoặc trên 1/2 thành viên góp ý kiến đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này.\n3. Ngoài các buổi thẩm định phim, Hội đồng họp để rút kinh nghiệm về hoạt động ít nhất sáu tháng một lần.\n4. Kết luận của Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch được Chủ tịch Hội đồng ủy nhiệm công bố và chịu trách nhiệm.\n5. Thành viên Hội đồng không được công bố nội dung thảo luận và ý kiến kết luận của Hội đồng.\n6. Thành viên Hội đồng vắng mặt không có lý do chính đáng quá ba buổi thẩm định phim liên tiếp do Chủ tịch Hội đồng đề nghị, người đứng đầu đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình miễn nhiệm và bổ sung người thay thế.\n7. Địa điểm, phương tiện làm việc và người giúp việc Hội đồng do người đứng đầu đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình sắp xếp, bố trí." }, { "id": 46951, "text": "1. Hội đồng thẩm định làm việc theo nguyên tắc tập thể, thảo luận công khai, trực tiếp giữa các thành viên của Hội đồng.\n2. Phiên họp Hội đồng thẩm định do Chủ tịch Hội đồng quyết định." }, { "id": 103225, "text": "Hoạt động của Hội đồng\n1. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận kịch bản do cơ sở điện ảnh đề nghị thẩm định, Thường trực Hội đồng gửi kịch bản và Phiếu thẩm định kịch bản đến các thành viên Hội đồng.\nPhiếu thẩm định kịch bản thực hiện theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.\n2. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được kịch bản do Thường trực Hội đồng gửi, Thành viên Hội đồng có trách nhiệm thẩm định và gửi Phiếu thẩm định kịch bản đến Thường trực Hội đồng.\nTrường hợp thành viên Hội đồng đã gửi Phiếu thẩm định kịch bản tới Thường trực Hội đồng, nhưng sau đó đến trước phiên họp Hội đồng có ý kiến khác so với Phiếu thẩm định kịch bản đã gửi trước đó, thì có thể gửi lại Phiếu cho Thường trực Hội đồng tổng hợp tại cuộc họp để làm căn cứ kết luận của Hội đồng.\n3. Cuộc họp của Hội đồng được tổ chức căn cứ thực tế số lượng kịch bản đề nghị thẩm định.\n4. Cuộc họp của Hội đồng phải có ít nhất trên 2/3 tổng số thành viên Hội đồng tham dự.\n5. Kết luận của Hội đồng phải được ít nhất 2/3 tổng số ý kiến thẩm định của các thành viên Hội đồng tán thành. Kết luận của Hội đồng phải được ghi vào Biên bản họp Hội đồng.\n6. Phiếu thẩm định và ý kiến tại cuộc họp của thành viên Hội đồng, Kết luận của Hội đồng là cơ sở để cơ quan quản lý dự án soạn thảo văn bản thẩm định kịch bản.\n7. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc họp của Hội đồng, cơ quan quản lý dự án gửi văn bản thẩm định kịch bản đến cơ sở điện ảnh có kịch bản đề nghị thẩm định." } ]
160,723
Nhà giáo dạy trình độ trung cấp chuẩn bị và thực hiện hoạt động giảng dạy như thế nào để đáp ứng tiêu chí về năng lực sư phạm?
[ { "id": 88333, "text": "Tiêu chuẩn 2 về Chuẩn bị hoạt động giảng dạy\n1. Lập được kế hoạch giảng dạy mô-đun, môn học được phân công trên cơ sở chương trình, kế hoạch đào tạo của cả khóa học.\n2. Soạn giáo án theo quy định, thể hiện được các hoạt động dạy và học.\n3. Lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp cho các bài học của chương trình môn học, mô-đun được phân công giảng dạy.\n4. Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện dạy học, thiết bị, nguyên, nhiên, vật liệu thực hành cần thiết.\n5. Tự làm một số thiết bị dạy học đơn giản để phục vụ giảng dạy.\n6. Chủ trì hoặc tham gia thiết kế và bố trí trang thiết bị dạy học của phòng học chuyên môn phù hợp với chương trình của ngành, nghề được phân công giảng dạy." }, { "id": 88334, "text": "Tiêu chuẩn 3 về Thực hiện hoạt động giảng dạy\n1. Tổ chức dạy học phù hợp với ngành, nghề đào tạo và với từng đối tượng người học; thực hiện đầy đủ kế hoạch giảng dạy, đúng chương trình, nội dung.\n2. Thực hiện các giờ dạy lý thuyết, thực hành, tích hợp theo quy định.\n3. Vận dụng, kết hợp các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động học tập, rèn luyện năng lực tự học của người học.\n4. Sử dụng thành thạo các phương tiện, thiết bị dạy học để nâng cao hiệu quả giảng dạy, đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp." } ]
[ { "id": 1046, "text": "Nhiệm vụ giảng dạy\n1. Chuẩn bị giảng dạy:\na) Nắm vững mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, vị trí, yêu cầu của môn học, của các chuyên đề được phân công giảng dạy, các quy chế kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập của học viên.\nb) Xây dựng kế hoạch giảng dạy, đề cương môn học, bài giảng và thiết kế các tài liệu, dữ liệu phục vụ cho giảng dạy.\n2. Giảng bài, hướng dẫn học viên kỹ năng tự học tập, thảo luận, giải quyết bài tập tình huống, nghiên cứu khoa học, tham gia các hoạt động thực tế, viết khóa luận tốt nghiệp (nếu có), thu hoạch, tiểu luận, đề án.\n3. Tìm hiểu trình độ, kiến thức và nguyện vọng của học viên; thường xuyên cập nhật thông tin để bổ sung, hoàn thiện, đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy và dữ liệu phục vụ cho giảng dạy.\n4. Thực hiện quá trình đánh giá kết quả học tập của học viên và hướng dẫn học viên đánh giá hoạt động giảng dạy.\n5. Dự giờ, thao giảng và tham gia đánh giá hoạt động giảng dạy của các giảng viên khác theo quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng." }, { "id": 177569, "text": "TIÊU CHÍ 2 VỀ NĂNG LỰC SƯ PHẠM\nĐiều 35. Tiêu chuẩn 1 về Trình độ nghiệp vụ sư phạm và thời gian tham gia giảng dạy\n1. Có chứng chỉ sư phạm dạy nghề dạy trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề hoặc chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên đại học, cao đẳng hoặc bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành sư phạm hoặc chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình độ cao đẳng hoặc tương đương.\n2. Có thời gian tham gia giảng dạy ít nhất 12 tháng.\nĐiều 36. Tiêu chuẩn 2 về Chuẩn bị hoạt động giảng dạy\n1. Lập được kế hoạch giảng dạy môn học, mô-đun được phân công trên cơ sở chương trình, kế hoạch đào tạo của cả khóa học.\n2. Soạn giáo án theo quy định, thể hiện được các hoạt động dạy và học.\n...\nĐiều 37. Tiêu chuẩn 3 về Thực hiện hoạt động giảng dạy\n1. Tổ chức dạy học phù hợp với ngành, nghề đào tạo và với từng đối tượng người học; thực hiện đầy đủ kế hoạch giảng dạy, đúng chương trình, nội dung.\n2. Thực hiện các giờ dạy lý thuyết, thực hành, tích hợp theo quy định.\n...\nĐiều 38. Tiêu chuẩn 4 về Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học\n1. Lựa chọn và thiết kế các công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học phù hợp với môn học, mô-đun được phân công giảng dạy.\n2. Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá toàn diện, chính xác, mang tính giáo dục và đúng quy định; sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học.\nĐiều 39. Tiêu chuẩn 5 về Quản lý hồ sơ dạy học\n1. Thực hiện đầy đủ các quy định về sử dụng biểu mẫu, sổ sách, hồ sơ dạy học.\n2. Bảo quản, lưu trữ, sử dụng hồ sơ dạy học theo quy định.\nĐiều 40. Tiêu chuẩn 6 về Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy\n1. Nắm được căn cứ, nguyên tắc, yêu cầu và quy trình xây dựng chương trình đào tạo trình độ cao đẳng.\n2. Chủ trì hoặc tham gia biên soạn, chỉnh lý chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo trình độ cao đẳng; chương trình bồi dưỡng nghề nghiệp.\nĐiều 41. Tiêu chuẩn 7 về Xây dựng kế hoạch, thực hiện các hoạt động giáo dục\n1. Xây dựng được kế hoạch giáo dục người học thông qua giảng dạy và qua các hoạt động khác.\n2. Thực hiện việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp, thái độ nghề nghiệp thông qua việc giảng dạy môn học, mô-đun theo kế hoạch đã xây dựng.\n...\nĐiều 42. Tiêu chuẩn 8 về Quản lý người học, xây dựng môi trường giáo dục, học tập\n1. Quản lý được các thông tin liên quan đến người học và sử dụng hiệu quả các thông tin vào giáo dục, dạy học, quản lý người học.\n2. Xây dựng môi trường giáo dục, học tập lành mạnh, thuận lợi, dân chủ, hợp tác.\nĐiều 43. Tiêu chuẩn 9 về Hoạt động xã hội\n1. Phối hợp với gia đình người học và cộng đồng động viên, hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện của người học; góp phần huy động các nguồn lực xã hội xây dựng, phát triển cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp.\n2. Tham gia các hoạt động xã hội trong và ngoài cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, xây dựng quan hệ giữa cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp nhằm phát triển cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, cộng đồng; xây dựng phong trào học nghề lập nghiệp trong xã hội." }, { "id": 3457, "text": "1. Nhiệm vụ\na) Giảng dạy lý thuyết hoặc vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành từ trình độ sơ cấp đến trình độ cao đẳng;\nb) Giáo dục phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và tác phong công nghiệp cho người học thông qua quá trình giảng dạy;\nc) Đánh giá kết quả học tập, kết quả thi tốt nghiệp của người học;\nd) Hoàn thiện các biểu mẫu, sổ sách quản lý lớp học được bố trí, phân công giảng dạy theo quy định;\nđ) Hướng dẫn người học làm chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp (nếu có); hướng dẫn thực tập, thực tập kết hợp với lao động sản xuất; luyện thi cho người học tham gia kỳ thi tay nghề các cấp;\ne) Học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao; thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn; dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy;\ng) Bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên theo yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của bộ môn, khoa, cơ sở giáo dục nghề nghiệp;\nh) Chủ trì hoặc tham gia biên soạn hoặc thẩm định các chương trình, giáo trình, sách tham khảo phục vụ giảng dạy;\ni) Chủ trì hoặc tham gia thiết kế, cải tiến, chế tạo phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy học, xây dựng và quản lý phòng học chuyên môn;\nk) Chủ trì tổ chức các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ trong bộ môn, khoa, cơ sở giáo dục nghề nghiệp;\nl) Chủ trì đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hay sáng kiến cải tiến kỹ thuật ở cấp cơ sở hoặc ngành; tổ chức hoạt động tư vấn khoa học, công nghệ, chuyển giao công nghệ; viết các báo cáo khoa học, trao đổi kinh nghiệm về giáo dục nghề nghiệp trong và ngoài nước;\nm) Tham gia công tác quản lý, công tác Đảng, đoàn thể và các công tác xã hội khác.\n2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng\na) Giảng viên dạy lý thuyết có bằng tốt nghiệp tiến sĩ chuyên ngành phù hợp với ngành, nghề giảng dạy; giảng viên vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành có bằng tốt nghiệp thạc sĩ trở lên chuyên ngành phù hợp với ngành, nghề giảng dạy và có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy thực hành trình độ cao đẳng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 32 Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10 tháng 3 năm 2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp (sau đây gọi là Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH);\nb) Đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ nghiệp vụ sư phạm quy định tại khoản 1 Điều 35 Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH;\nc) Có trình độ ngoại ngữ bậc 4 (B2) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (sau đây gọi là Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT) hoặc tương đương trở lên;\nd) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin (sau đây gọi là Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT) hoặc tương đương trở lên;\nđ) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp (hạng I).\n3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ\na) Có kiến thức chuyên sâu về ngành, nghề được phân công giảng dạy; có kiến thức về ngành, nghề liên quan; có hiểu biết sâu rộng về thực tiễn nghề nghiệp, về những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới của ngành, nghề được phân công giảng dạy;\nb) Nắm vững kiến thức và hiểu biết sâu về nghiệp vụ sư phạm, vận dụng thành thạo các kỹ năng, phương pháp sư phạm vào giảng dạy; có khả năng đánh giá, tổng kết các kinh nghiệm, phương pháp giảng dạy để phổ biến cho các giảng viên, giáo viên áp dụng;\nc) Nắm vững phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và công nghệ; biết chỉ đạo, tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng những kết quả nghiên cứu, các tiến bộ khoa học kỹ thuật hoặc sáng kiến, cải tiến kỹ thuật vào giảng dạy và thực tiễn nghề nghiệp;\nd) Chủ trì hoặc tham gia biên soạn ít nhất 01 (một) chương trình, 01 (một) giáo trình chuyên ngành phù hợp với ngành, nghề được phân công giảng dạy hoặc chủ trì hoặc tham gia biên soạn ít nhất 02 (hai) sách chuyên ngành phù hợp với ngành, nghề được phân công giảng dạy;\nđ) Đạt giải trong Hội giảng giáo viên dạy nghề toàn quốc hoặc Hội thi giáo viên dạy giỏi trung cấp chuyên nghiệp toàn quốc hoặc Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc (sau đây gọi chung là Hội giảng cấp quốc gia) và đạt ít nhất một trong số những thành tích sau: chủ trì hoặc tham gia thiết kế, chế tạo ít nhất 01 (một) đồ dùng, thiết bị dạy học được giải trong Hội thi thiết bị dạy nghề tự làm toàn quốc hoặc Hội thi thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc (sau đây gọi chung là Hội thi thiết bị tự làm cấp quốc gia); bồi dưỡng được ít nhất 01 (một) giáo viên, giảng viên đạt giải trong Hội giảng cấp quốc gia; bồi dưỡng được ít nhất 01 (một) người học đạt giải trong Hội thi tay nghề, Hội thi văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao cấp quốc gia và 01 (một) người học đạt giải trong Hội thi tay nghề, Hội thi văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao cấp khu vực, quốc tế hoặc bồi dưỡng được ít nhất 03 (ba) người học đạt giải trong Hội thi tay nghề, Hội thi văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao cấp quốc gia trở lên;\ne) Chủ trì thực hiện ít nhất 02 (hai) đề tài khoa học cấp cơ sở hoặc 01 (một) đề tài cấp cao hơn đã được nghiệm thu với kết quả từ đạt yêu cầu trở lên;\ng) Có ít nhất 02 (hai) bài báo khoa học đã được công bố trên tạp chí khoa học hoặc được đăng tải trên kỷ yếu hội nghị, hội thảo quốc gia, quốc tế;\nh) Viên chức thăng hạng lên chức danh giảng viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp (hạng I) phải có thời gian công tác giữ chức danh giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính (hạng II) hoặc tương đương từ đủ 06 (sáu) năm trở lên, trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính (hạng II) tối thiểu là 02 (hai) năm." } ]
37,951
Tổ chức cá nhân như thế nào là bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản quy mô nhỏ, không thường xuyên?
[ { "id": 63355, "text": "\"Điều 5. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản quy mô nhỏ, không thường xuyên\nTổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật Kinh doanh bất động sản không bắt buộc phải có các điều kiện quy định tại Điều 4 của Nghị định này bao gồm:\n1. Cơ quan, tổ chức thực hiện bán nhà, công trình xây dựng, chuyển nhượng quyền sử dụng đất do phá sản, giải thể, chia tách theo quy định của pháp luật.\n2. Cơ quan, tổ chức thực hiện bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản là tài sản công theo quy định của pháp luật.\n3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (AMC), công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) thực hiện bán nhà, công trình xây dựng, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển nhượng dự án bất động sản đang được dùng bảo lãnh, thế chấp để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật.\n4. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán nhà, công trình xây dựng, chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quyết định của Tòa án, của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo.\n5. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, cho thuê, cho thuê mua nhà, công trình xây dựng thuộc quyền sở hữu hợp pháp, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của mình.\n6. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, cho thuê, cho thuê mua, chuyển nhượng bất động sản do mình đầu tư xây dựng mà không phải là dự án đầu tư xây dựng bất động sản để kinh doanh theo quy định của pháp luật.\"" } ]
[ { "id": 116848, "text": "\"Điều 5. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản quy mô nhỏ, không thường xuyên\nTổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật Kinh doanh bất động sản không bắt buộc phải có các điều kiện quy định tại Điều 4 của Nghị định này bao gồm:\n5. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, cho thuê, cho thuê mua nhà, công trình xây dựng thuộc quyền sở hữu hợp pháp, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của mình.\n6. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, cho thuê, cho thuê mua, chuyển nhượng bất động sản do mình đầu tư xây dựng mà không phải là dự án đầu tư xây dựng bất động sản để kinh doanh theo quy định của pháp luật.\"" }, { "id": 159727, "text": "\"Điều 5. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản quy mô nhỏ, không thường xuyên\nTổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật Kinh doanh bất động sản không bắt buộc phải có các điều kiện quy định tại Điều 4 của Nghị định này bao gồm:\n1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản mà không phải do đầu tư dự án bất động sản để kinh doanh và trường hợp hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản do đầu tư dự án bất động sản để kinh doanh nhưng dự án có tổng mức đầu tư dưới 20 tỷ đồng (không tính tiền sử dụng đất).\n2. Tổ chức chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà, công trình xây dựng do phá sản, giải thể, chia tách.\n3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (AMC), công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) và các tổ chức, cá nhân khác chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển nhượng dự án bất động sản, bán nhà, công trình xây dựng đang bảo lãnh, thế chấp để thu hồi nợ.\n4. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà, công trình xây dựng để xử lý tài sản theo quyết định của Tòa án, của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi xử lý tranh chấp, khiếu nại, tố cáo.\n5. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua mà không phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về nhà ở.\n6. Các cơ quan, tổ chức khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà, công trình xây dựng thuộc sở hữu Nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý tài sản công.\n7. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản thuộc sở hữu của mình.\"" }, { "id": 63354, "text": "\"Điều 10. Điều kiện của tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản\n1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) và có vốn pháp định không được thấp hơn 20 tỷ đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.\n2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản quy mô nhỏ, không thường xuyên thì không phải thành lập doanh nghiệp nhưng phải kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật.\n3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.\"" }, { "id": 41098, "text": "\"Điều 2. Đối tượng áp dụng\nNghị định này áp dụng đối với các đối tượng sau:\n1. Cá nhân hoạt động th­ương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không thuộc đối t­ượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh (sau đây gọi tắt là cá nhân hoạt động th­ương mại).\"\nĐiều 3. Giải thích từ ngữ\nTrong Nghị định này, một số từ ngữ đ­ược hiểu nh­ư sau:\n1. Cá nhân hoạt động th­ương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động đ­ược pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác như­ng không thuộc đối t­ượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động th­ương mại sau đây:\na) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;\nb) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;\nc) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;\nd) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ;\nđ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;\ne) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.\n2. Kinh doanh l­ưu động là các hoạt động thương mại không có địa điểm cố định.\"" } ]
97,262
Hồ sơ đề nghị công nhận hòa giải viên thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp xã cần những gì?
[ { "id": 154048, "text": "Thủ tục công nhận hòa giải viên\n...\nCách thức thực hiện: Không quy định\nThành phần hồ sơ:\n- Danh sách người được đề nghị công nhận là hòa giải viên (Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch số 01/2014/NQLT-CP-UBTƯMTTQVN).\n- Biên bản kiểm phiếu hoặc biên bản về kết quả biểu quyết bầu hòa giải viên (Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch số 01/2014/NQLT-CP-UBTƯMTTQVN trong trường hợp bầu hòa giải viên bằng hình thức biểu quyết công khai; Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch số 01/2014/NQLT-CP-UBTƯMTTQVN trong trường hợp bầu hòa giải viên bằng hình thức bỏ phiếu kín; Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch số 01/2014/NQLT-CP-UBTƯMTTQVN trong trường hợp bầu hòa giải viên bằng hình thức phát phiếu bầu đến hộ gia đình).\nSố lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.\n..." } ]
[ { "id": 170448, "text": "Thủ tục công nhận hòa giải viên\nTrình tự thực hiện:\n- Trường hợp kết quả bầu hòa giải viên đáp ứng yêu cầu quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 3 Điều 8 của Luật hòa giải ở cơ sở, Trưởng ban công tác Mặt trận lập danh sách người được đề nghị công nhận là hòa giải viên kèm theo biên bản kiểm phiếu hoặc biên bản về kết quả biểu quyết bầu hòa giải viên gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được danh sách người được đề nghị công nhận hòa giải viên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định;\n- Trường hợp số người được đề nghị công nhận là hòa giải viên lấy theo kết quả bỏ phiếu từ cao xuống thấp nhiều hơn số lượng hòa giải viên được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định thì Trưởng ban công tác Mặt trận lập danh sách những người được đề nghị công nhận, trong đó bao gồm những người có số phiếu bằng nhau gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định." }, { "id": 69335, "text": "Ban hành các văn bản, biểu mẫu\nBan hành kèm theo Thông tư này các văn bản, biểu mẫu sau đây:\n1. Tờ trình đề nghị bổ nhiệm Hòa giải viên (Mẫu số 01);\n..." }, { "id": 98532, "text": "Thủ tục thôi làm hòa giải viên\n...\nCách thức thực hiện: Không quy định.\nThành phần hồ sơ: Văn bản đề nghị ra quyết định thôi làm hòa giải viên (Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch số 01/2014/NQLT-CP-UBTƯMTTQVN)/ Báo cáo về việc thôi làm hòa giải viên (Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch số 01/2014/NQLT-CP-UBTƯMTTQVN) trong trường hợp Trưởng ban công tác Mặt trận, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố không đồng ý với đề nghị của tổ trưởng tổ hòa giải hoặc Trưởng ban công tác Mặt trận và trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố không thống nhất được với nhau về đề nghị của tổ trưởng tổ hòa giải.\nSố lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ." }, { "id": 183821, "text": "Điều kiện:\n1/ Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật và có đủ các điều kiện:\na/ Đã là Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên Viện Kiểm sát, Chấp hành viên thi hành án dân sự, Thanh tra viên; Luật sư, chuyên gia, nhà chuyên môn khác có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công tác; người có hiểu biết về phong tục tập quán, có uy tín trong cộng đồng dân cư;\nb/ Có kinh nghiệm, kỹ năng hòa giải, đối thoại;\nc/ Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao;\nd/ Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải, đối thoại do cơ sở đào tạo của Tòa án nhân dân tối cao cấp, trừ người đã là Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án ngạch Thẩm tra viên chính, Thẩm tra viên cao cấp, Thư ký Tòa án ngạch Thư ký viên chính, Thư ký viên cao cấp, Kiểm sát viên, Chấp hành viên thi hành án dân sự, Thanh tra viên.\n2/ Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được làm Hòa giải viên:\n+ Không đáp ứng điều kiện quy định tại mục 1 như trên.\n+ Đang là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng; sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân.\n3/ Hồ sơ cá nhân gồm:\na/ Đơn đề nghị bổ nhiệm.\nb/ Sơ lược lý lịch.\nc/ Phiếu lý lịch tư pháp (được cấp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị bổ nhiệm).\nd/ Giấy chứng nhận sức khỏe (do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp, có giá trị trong 06 tháng).\ne/ Giấy tờ chứng minh có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án gồm một trong các giấy tờ sau:\n- Quyết định bổ nhiệm hoặc xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc đã là Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên Viện Kiểm sát, Chấp hành viên thi hành án dân sự, Thanh tra viên.\n- Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc đã hoặc đang là Luật sư, chuyên gia, nhà chuyên môn khác có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công tác.\n- Xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về việc có hiểu biết về phong tục tập quán và có uy tín trong cộng đồng dân cư.\n- Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải, đối thoại do cơ sở đào tạo của Tòa án nhân dân tối cao cấp, trừ người đã là Thẩm phán, Thẩm tra viên chính, Thẩm tra Viên cao cấp, Thư ký viên chính, Thư ký viên cao cấp, Kiểm sát viên, Chấp hành viên thi hành án dân sự, Thanh tra viên.\n- Các văn bằng, chứng chỉ về trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ... (do cơ quan có thẩm quyền chứng nhận)." } ]
101,812
Luật sư nước ngoài có được hành nghề Quản tài viên ở Việt Nam hay không?
[ { "id": 47223, "text": "Điều kiện hành nghề Quản tài viên\n1. Những người sau đây được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên:\na) Luật sư;\nb) Kiểm toán viên;\nc) Người có trình độ cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng và có kinh nghiệm 05 năm trở lên về lĩnh vực được đào tạo.\n2. Điều kiện được hành nghề Quản tài viên:\na) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;\nb) Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan;\nc) Có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên.\n3. Chính phủ quy định chi tiết việc cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên và việc quản lý nhà nước đối với Quản tài viên." } ]
[ { "id": 97494, "text": "“2. Điều kiện được hành nghề Quản tài viên:\na) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;\nb) Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan;\nc) Có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên.”" }, { "id": 170581, "text": "Phạm vi hành nghề của luật sư nước ngoài\nLuật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam được tư vấn pháp luật nước ngoài và pháp luật quốc tế, được thực hiện các dịch vụ pháp lý khác liên quan đến pháp luật nước ngoài, được tư vấn pháp luật Việt Nam trong trường hợp có Bằng cử nhân luật của Việt Nam và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu tương tự như đối với một luật sư Việt Nam, không được tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trước Tòa án Việt Nam." }, { "id": 207956, "text": "Thủ tục hành chính cấp Trung ương\n...\n2. Cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên đối với luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về luật sư, kiểm toán viên là người nước ngoài theo quy định của pháp luật về kiểm toán\n...\nĐối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.\nCơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Tư pháp.\nKết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên.\nPhí: 800.000 đồng/hồ sơ.\nLệ phí: 100.000 đồng/hồ sơ.\nYêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:\nNgười thuộc một trong những trường hợp sau đây thì không được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên:\n- Không đủ điều kiện hành nghề Quản tài viên theo quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều 12 của Luật Phá sản gồm:\n+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;\n..." }, { "id": 182628, "text": "“1. Người có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người đó thường trú.\nNgười đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân phải có địa chỉ giao dịch.”" } ]
58,184
Giao nhận đối tượng trưng cầu giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn được quy định ra sao?
[ { "id": 46425, "text": "Giao nhận đối tượng giám định tư pháp\n1. Trong trường hợp việc trưng cầu, yêu cầu giám định có kèm theo đối tượng giám định thì việc giao, nhận đối tượng giám định phải được lập thành biên bản theo mẫu quy định tại điểm a khoản 4 Điều 14 Thông tư này.\n2. Trường hợp việc trưng cầu, yêu cầu giám định không thể kèm theo đối tượng giám định, bên trưng cầu, yêu cầu giám định, cá nhân, tổ chức giám định và các bên có liên quan phải đến hiện trường nơi có vụ việc được trưng cầu, yêu cầu giám định để lập biên bản bàn giao hiện trạng đối tượng giám định cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định.\n3. Tổ chức, cá nhân thực hiện giám định có thể yêu cầu bên trưng cầu, yêu cầu giám định và các bên có liên quan tạo điều kiện tiếp cận đối tượng giám định và cung cấp hồ sơ tài liệu cần thiết phục vụ cho việc lập đề cương và thực hiện giám định." }, { "id": 126633, "text": "Thực hiện giám định tư pháp\n...\n4. Quá trình thực hiện giám định tư pháp theo trưng cầu, yêu cầu phải theo quy định tại Điều 3 Luật Giám định tư pháp và được lập thành văn bản theo mẫu, gồm:\na) Mẫu biên bản giao, nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định (Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này);\n…" } ]
[ { "id": 105504, "text": "Giao, nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp\n1. Việc giao, nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp trực tiếp hoặc qua đường bưu chính được thực hiện theo quy định tại Điều 27 Luật giám định tư pháp.\n2. Việc giao, nhận trực tiếp hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp phải được lập thành biên bản. Chỉ nhận trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp đúng đối tượng và không thuộc diện phải từ chối theo quy định của pháp luật." }, { "id": 256499, "text": "Tiếp nhận trưng cầu giám định tư pháp\n 1. Việc tiếp nhận văn bản trưng cầu trực tiếp cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn được thực hiện như sau: a) Tổ chức được trưng cầu trực tiếp có trách nhiệm tiếp nhận trưng cầu, phân công người có trình độ chuyên môn, khả năng nghiệp vụ phù hợp với nội dung yêu cầu giám định, chịu trách nhiệm về năng lực chuyên môn của người đó và thông báo cho người trưng cầu, người yêu cầu giám định trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản trưng cầu; \nb) Cá nhân được trưng cầu trực tiếp có trách nhiệm tiếp nhận trưng cầu, báo cáo cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý để bố trí, tạo điều kiện thực hiện giám định. \n2. Việc tiếp nhận trưng cầu giám định tư pháp đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được thực hiện như sau: \na) Trường hợp văn bản trưng cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Vụ Pháp chế có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ để lựa chọn cá nhân, tổ chức giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đủ tiêu chuẩn, điều kiện thực hiện nội dung trưng cầu giám định, trình Lãnh đạo Bộ xem xét, ban hành văn bản cử cá nhân, tổ chức thực hiện giám định, gửi người trưng cầu giám định trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản trưng cầu. \nb) Trường hợp văn bản trưng cầu các Cục, Vụ hoặc cơ quan tương đương thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, \nĐơn vị được trưng cầu giám định căn cứ nội dung trưng cầu giám định để lựa chọn cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành của đơn vị đủ tiêu chuẩn, điều kiện để thực hiện nội dung trưng cầu giám định tư pháp, ban hành văn bản cử cá nhân, tổ chức thực hiện giám định và gửi người trưng cầu giám định trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản trưng cầu giám định, đồng thời gửi Vụ Pháp chế để theo dõi. \n3. Việc tiếp nhận trưng cầu giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn ở địa phương \nSở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức tiếp nhận trưng cầu, thực hiện giám định theo quy định của Luật Giám định tư pháp và Thông tư này. \n4. Trường hợp từ chối tiếp nhận, thực hiện giám định\na) Cá nhân, tổ chức giám định có quyền từ chối tiếp nhận, thực hiện giám định tư pháp trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 11, điểm b khoản 1 Điều 24 và Điều 34 Luật Giám định tư pháp năm 2012 được sửa đổi, bổ sung theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp năm 2020 hoặc nội dung trưng cầu giám định không thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định tại Điều 3 Thông tư này;\nb) Việc từ chối giám định phải bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận quyết định trưng cầu, cá nhân, tổ chức giám định gửi văn bản từ chối giám định đến cơ quan, người trưng cầu giám định tư pháp." }, { "id": 46424, "text": "Tiếp nhận trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp\n1. Khi người trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định gửi quyết định trưng cầu, văn bản yêu cầu giám định tư pháp, tổ chức, cá nhân được trưng cầu, yêu cầu giám định có trách nhiệm tiếp nhận và tổ chức thực hiện giám định theo nội dung được trưng cầu, yêu cầu trừ trường hợp được quyền từ chối theo quy định tại khoản 2 Điều 11, điểm b khoản 1 Điều 24 Luật Giám định tư pháp và trường hợp không được thực hiện giám định tư pháp theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Luật Giám định tư pháp.\nViệc thỏa thuận thực hiện giám định giữa bên yêu cầu giám định và tổ chức, cá nhân thực hiện giám định được thể hiện bằng hợp đồng hoặc bằng các hình thức văn bản khác theo quy định của pháp luật.\n2. Trường hợp cá nhân, tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định từ chối thực hiện giám định thì phải có văn bản nêu rõ lý do theo quy định tại khoản 2 Điều 11 hoặc điểm d khoản 2 Điều 24 Luật Giám định tư pháp." }, { "id": 7928, "text": "1. Tiếp nhận trưng cầu và đối tượng giám định:\na) Cá nhân, tổ chức được trưng cầu giám định có trách nhiệm tiếp nhận trưng cầu giám định kèm theo hồ sơ, đối tượng trưng cầu để thực hiện giám định trừ trường hợp được quyền từ chối giám định, trường hợp không được thực hiện giám định tư pháp theo quy định tại Luật giám định tư pháp năm 2012 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giám định tư pháp năm 2020;\nb) Việc giao, nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định phải được lập thành biên bản theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này và được thực hiện theo quy định tại Điều 27 Luật Giám định tư pháp năm 2012. Chỉ nhận văn bản trưng cầu giám định hợp lệ, đúng đối tượng được trưng cầu;\nc) Khi tiếp nhận đối tượng cần giám định, tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có) trong tình trạng niêm phong thì trước khi mở phải kiểm tra niêm phong. Quá trình mở niêm phong phải có mặt người thực hiện giám định; người trưng cầu giám định và người chứng kiến (nếu có). Mọi thông tin, diễn biến liên quan đến quá trình mở niêm phong phải được ghi vào biên bản và có chữ ký xác nhận của các bên tham gia, chứng kiến theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.\n2. Chuẩn bị giám định:\na) Tổ chức được trưng cầu giám định căn cứ vào hồ sơ trưng cầu giám định phân công, cử người có trình độ chuyên môn, khả năng nghiệp vụ phù hợp với nội dung trưng cầu để thực hiện giám định; phân công người chịu trách nhiệm điều phối việc thực hiện giám định tư pháp trong trường hợp cần có từ 02 người trở lên thực hiện vụ việc giám định; ban hành Quyết định tiến hành giám định tư pháp theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;\nb) Cá nhân, tổ chức được trưng cầu tiến hành nghiên cứu hồ sơ trưng cầu và các quy định cụ thể của pháp luật có liên quan để chuẩn bị thực hiện giám định tư pháp. Trường hợp cần làm rõ thêm về nội dung trưng cầu giám định, đối tượng giám định thì có văn bản đề nghị người trưng cầu cung cấp thêm thông tin, tài liệu có liên quan;\nc) Trường hợp cần thiết, cá nhân, tổ chức được trưng cầu giám định tư pháp tổ chức lấy kết quả xét nghiệm hoặc kết luận chuyên môn khác trước khi đưa ra đánh giá.\n3. Thực hiện giám định:\na) Tổ chức, cá nhân được trưng cầu xem xét đối tượng giám định và các tài liệu liên quan để thực hiện giám định theo đúng nội dung được trưng cầu;\nb) Người thực hiện giám định tư pháp có trách nhiệm ghi nhận kịp thời, đầy đủ, trung thực toàn bộ quá trình giám định, kết quả thực hiện giám định bằng văn bản và được lưu trong hồ sơ giám định.\nVăn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định theo mẫu tại Phụ lục số IV ban hành kèm theo Thông tư này.\n4. Kết luận giám định:\nCăn cứ kết quả giám định tư pháp, kết quả xét nghiệm hoặc kết luận chuyên môn khác (nếu có) và quy định của pháp luật có liên quan, tổ chức, cá nhân được trưng cầu đưa ra kết luận giám định. Kết luận giám định thực hiện theo quy định tại Điều 32 Luật Giám định tư pháp năm 2021 (đã được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 18 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp năm 2020) và theo mẫu tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.\n5. Bàn giao kết luận giám định:\nTổ chức, cá nhân được trưng cầu có trách nhiệm bàn giao Kết luận giám định cho người trưng cầu giám định.\nBiên bản bàn giao kết luận giám định theo mẫu tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.\n6. Lập hồ sơ, lưu giữ hồ sơ giám định:\na) Hồ sơ giám định tư pháp do người thực hiện giám định tư pháp lập, bao gồm: Quyết định trưng cầu giám định và tài liệu kèm theo (nếu có); biên bản giao, nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định; văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định; Bản ảnh giám định (nếu có); kết luận giám định trước đó hoặc kết quả xét nghiệm, thực nghiệm giám định do người khác thực hiện (nếu có); kết luận giám định và các tài liệu khác có liên quan đến toàn bộ quá trình thực hiện hoạt động giám định;\nb) Tổ chức được trưng cầu, thực hiện giám định tư pháp chịu trách nhiệm bảo quản, lưu trữ hồ sơ giám định do người giám định tư pháp thuộc tổ chức mình thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ." } ]
122,031
Mũ bảo hiểm có bao nhiêu loại và kết cấu như thế nào?
[ { "id": 198149, "text": "\"3 Phân loại và kết cấu\n3.1 Phân loại\nMũ bảo hiểm được phân thành 4 loại như sau (Hình 1):\n- Mũ che nửa đầu: mũ có kết cấu bảo vệ phần đầu phía trên của người đội mũ (Hình 1a).\n- Mũ che ba phần tư đầu: mũ có kết cấu bảo vệ phần đầu phía trên và một phần đầu phía sau của người đội mũ (Hình 1b).\n- Mũ che cả đầu và tai: mũ có kết cấu bảo vệ phần phía trên của đầu và vùng tai của người đội mũ (Hình 1c);\n- Mũ che cả đầu, tai và hàm: mũ có kết cấu bảo vệ phần phía trên của đầu, vùng tai và cằm của người đội mũ (Hình 1d).\n\n3.2 Kết cấu\nKết cấu của mũ bảo hiểm được mô tả tại Hình 2.\n3.2.1 Các bộ phận chính của mũ, bao gồm:\n- Vỏ mũ là phần vỏ cứng bên ngoài, có tác dụng ngăn chặn các va đập trực tiếp vào đầu người đội;\n- Đệm hấp thụ xung động bên trong thân mũ (đệm bảo vệ) có tác dụng giảm chấn động tới đầu người đội mũ;\n- Quai đeo để cố định mũ;\n- Lớp vải lót bên trong để đảm bảo dễ chịu cho người sử dụng.\n3.2.2 Các phụ kiện không bắt buộc như kính bảo vệ, lưỡi trai, lót cằm, v.v..\n\nCHÚ DẪN:\n1. Vỏ mũ.\n2. Đệm hấp thụ xung động.\n3. Quai đeo.\n4. Đệm lót trong (cạnh).\n5. Ốp tai.\n6. Kẹp móc.\n7. Đệm lót trong (đỉnh).\n8. Bảo vệ cằm.\n9. Bọc mép.\n10. Đệm lót tai.\"" } ]
[ { "id": 15269, "text": "Mũ\n1. Mũ kê pi: Kiểu mũ kê pi có đỉnh và cầu mũ màu trắng; thành mũ màu xanh tím than, chính giữa thành mũ phía trước có gắn kiểm dịch hiệu; có đai kép bằng sợi màu vàng đặt ở phía trước, lưỡi trai bằng nhựa màu đen bóng, quai mũ màu đen.\n2. Mũ mềm: Màu xanh tím than, phía trên lưỡi trai có gắn kiểm dịch hiệu đường kính 29 mm." }, { "id": 46087, "text": "1. Kiểu dáng: Theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này.\n2. Cấu tạo, chất liệu: Thân mũ làm bằng nhựa ABS tổng hợp, có kích thước 296x237x183 mm, bề dày ³ 04 mm, chịu va đập; phía trên đỉnh mũ có lớp vỏ xương sống vuông chạy từ trước ra sau, hai bên thân mũ có cấu tạo lồi ra để bảo vệ tai. Phía trước mũ có kính bảo vệ bằng nhựa Polycarbonate (PC) không màu, bề dày 02 mm, giúp cản bụi, gió, hơi nóng khi chữa cháy. Bên trong thân mủ có lớp xốp bảo vệ bằng chất polystyren dày ³ 20 mm để làm giảm lực va chạm; lớp lót bằng sợi poly dày 02 mm; quai đeo và khóa làm bằng sợi tổng hợp và nhựa Acetic có sức chịu tải, giúp giữ cố định mũ vào đầu khi di chuyển; có thiết bị tăng giảm cỡ đầu để tăng giảm chu vi vòng đầu khi sử dụng.\n3. Màu sắc: Đỏ." }, { "id": 198148, "text": "\"2.1\nMũ bảo hiểm (protective helmet)\nMũ có mục đích chính là hấp thụ năng lượng va đập để bảo vệ vùng đầu của người đội nhằm giảm thiểu chấn thương khi bị va đập.\"" }, { "id": 8492, "text": "1. Kiểu dáng: Theo mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư này.\n2. Cấu tạo:\na) Mũ kê-pi: Phông mũ hình tròn, mặt trước mũ có tán ôzê đeo sao hiệu bảo vệ, mỗi bên mang tán hai ôzê\nthoát khí. Phía trước trên lưỡi trai có dây trang trí bằng sợi tết kiểu đuôi sam màu vàng, mỗi đầu dây có một cúc kim loại mạ màu trắng gắn vào thành cầu mũ.\nb) Mũ mềm: Mặt mũ được dựng bằng nhựa cứng, quả mũ gồm bốn mảnh, phông mũ có lót. Trán mũ có ôzê lắp sao hiệu bảo vệ, hai bên mang mũ mỗi bên có ba ôzê thoát khí, phía trong chân cầu may bằng vải giả da, phía sau mũ có dây điều chỉnh.\nc) Mũ cứng: Mũ hình ô van, cốt được làm từ bột giấy, ngoài bọc một lớp vải, trán mũ được tán một ôzê, hai bên má quả mũ mỗi bên tán hai ôzê thoát khí, trong lòng có quai, cầu mũ.\n3. Màu sắc: Mũ màu tím than. Riêng mũ kê-pi có dây trang trí màu vàng, cúc kim loại màu trắng." } ]
33,383
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa được cấp lại trong trường hợp nào?
[ { "id": 66063, "text": "Trình tự cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kiểm định\n1. Trường hợp cấp mới:\na) Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức kiểm định sửa đổi, bổ sung;\nb) Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, bộ quản lý ngành, lĩnh vực chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức kiểm định theo Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;\nc) Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận không quá 05 năm kể từ ngày cấp.\n2. Trường hợp cấp bổ sung, sửa đổi:\na) Giấy chứng nhận được cấp bổ sung áp dụng đối với trường hợp tổ chức kiểm định bổ sung, mở rộng, thu hẹp phạm vi kiểm định;\nb) Trình tự cấp Giấy chứng nhận được thực hiện theo quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều này;\nc) Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận ghi theo thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kiểm định đã được cấp.\n3. Trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận:\na) Giấy chứng nhận được cấp lại áp dụng đối với trường hợp tổ chức kiểm định có Giấy chứng nhận còn hiệu lực nhưng bị mất, hư hỏng hoặc thay đổi tên, địa chỉ của tổ chức;\nb) Trong thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận, tổ chức kiểm định có nhu cầu đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận lập 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 5 Điều 10 Nghị định này và gửi về cơ quan tiếp nhận hồ sơ;\nc) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, bộ quản lý ngành, lĩnh vực chịu trách nhiệm cấp lại Giấy chứng nhận cho tổ chức kiểm định. Trường hợp không đáp ứng yêu cầu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do;\nd) Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận ghi theo thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kiểm định đã được cấp." } ]
[ { "id": 165861, "text": "Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận\n1. Việc cấp lại Giấy chứng nhận được thực hiện trong trường hợp có sự thay đổi nội dung ghi trong Giấy chứng nhận hoặc Giấy chứng nhận bị mất, bị hư hỏng.\n..." }, { "id": 68763, "text": "Hồ sơ, trình tự, cách thức, thời hạn giải quyết và thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận\n1. Giấy Chứng nhận được cấp lại theo một trong các trường hợp sau:\na) Bị rách, hỏng hoặc bị mất;\nb) Thay đổi nội dung của Giấy chứng nhận.\n..." }, { "id": 102957, "text": "Cấp lại Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại sản phẩm\n1. Giấy chứng nhận được cấp lại trong các trường hợp bị mất, hỏng, hết hiệu lực hoặc thay đổi nội dung thông tin về tên, địa chỉ liên quan đến doanh nghiệp trên Giấy chứng nhận.\n..." }, { "id": 66556, "text": "Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa\n...\n3. Trường hợp cấp bổ sung, sửa đổi, hồ sơ gồm:\na) Đơn đăng ký bổ sung, sửa đổi hoạt động thử nghiệm theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;\nb) Danh sách bổ sung, sửa đổi thử nghiệm viên theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và các chứng chỉ, tài liệu liên quan đối với mỗi thử nghiệm viên gồm: Bản sao Quyết định tuyển dụng hoặc Hợp đồng lao động; bản sao chứng chỉ đào tạo tương ứng quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này;\nc) Danh sách bổ sung, sửa đổi máy móc, thiết bị, dụng cụ thử nghiệm, đo lường phục vụ hoạt động thử nghiệm đối với lĩnh vực đăng ký theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;\nd) Các tài liệu chứng minh năng lực hoạt động thử nghiệm bổ sung, sửa đổi đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này, cụ thể như sau:\nTrường hợp tổ chức thử nghiệm đã được tổ chức công nhận quy định tại Điều 21 Nghị định này hoặc tổ chức công nhận nước ngoài quy định tại Điều 25 Nghị định này công nhận hoạt động thử nghiệm, tổ chức thử nghiệm nộp bản sao Chứng chỉ công nhận kèm theo phạm vi được công nhận.\nTrường hợp tổ chức thử nghiệm đã được tổ chức công nhận quy định tại Điều 21 Nghị định này hoặc tổ chức công nhận nước ngoài quy định tại Điều 25 Nghị định này công nhận hoạt động thử nghiệm, nhưng đăng ký hoạt động thử nghiệm rộng hơn phạm vi được công nhận, tổ chức thử nghiệm nộp bản sao Chứng chỉ công nhận kèm theo phạm vi được công nhận và các tài liệu, quy trình thử nghiệm, các tài liệu khác liên quan để chứng minh năng lực hoạt động phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn tương ứng quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này đối với phạm vi chưa được công nhận.\n..." }, { "id": 67294, "text": "Hồ sơ, trình tự, cách thức, thời hạn giải quyết và thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận\n1. Giấy Chứng nhận được cấp lại theo một trong các trường hợp sau:\na) Bị rách, hỏng hoặc bị mất;\nb) Thay đổi nội dung của Giấy chứng nhận.\n2. Hồ sơ gồm:\na) Đơn đề nghị cấp lại theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;\nb) Giấy chứng nhận (đối với trường hợp bị rách, hỏng);\nc) Giấy chứng nhận và các tài liệu chứng minh việc thay đổi (đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này).\nCác văn bản trong hồ sơ nếu bằng tiếng nước ngoài phải kèm theo bản dịch tiếng Việt.\n..." } ]
179,199
Tiếp tục gia hạn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh năm 2022?
[ { "id": 104380, "text": "\"Điều 4. Gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất\n...\n3. Đối với thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh\nGia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân đối với số tiền thuế phải nộp phát sinh năm 2022 của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh hoạt động trong các ngành kinh tế, lĩnh vực nêu tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 3 Nghị định này. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thực hiện nộp số tiền thuế được gia hạn tại khoản này chậm nhất là ngày 30 tháng 12 năm 2022.\n...\"" } ]
[ { "id": 70032, "text": "“Điều 3. Tổ chức thực hiện và hiệu lực thi hành\n1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành.\nTrường hợp từ ngày 01 tháng 02 năm 2022 đến ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, cơ sở kinh doanh đã thực hiện theo quy định tại Điều 2 Nghị định này thì vẫn được giảm thuế giá trị gia tăng và không phải điều chỉnh lại hóa đơn, không bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế và hóa đơn.\n2. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức triển khai Nghị định này.\n3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.”" }, { "id": 515066, "text": "3. Việc gia hạn nộp thuế quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này áp dụng đối với các doanh nghiệp đã thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ và thực hiện đăng ký nộp thuế theo kê khai." }, { "id": 65984, "text": "\"Điều 3. Đối tượng được gia hạn\n1. Doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân hoạt động sản xuất trong các ngành kinh tế sau:\na) Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;\nb) Sản xuất, chế biến thực phẩm; dệt; sản xuất trang phục; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế); sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác; sản xuất kim loại; gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học; sản xuất ô tổ và xe có động cơ khác; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế;\nc) Xây dựng;\nd) Hoạt động xuất bản; hoạt động điện ảnh, sản xuất chương trình truyền hình, ghi âm và xuất bản âm nhạc;\nđ) Khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên (không gia hạn đối với thuế thu nhập doanh nghiệp của dầu thô, condensate, khí thiên nhiên thu theo hiệp định, hợp đồng);\ne) Sản xuất đồ uống; in, sao chép bản ghi các loại; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị); sản xuất mô tổ, xe máy; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị;\ng) Thoát nước và xử lý nước thải.\n2. Doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân hoạt động kinh doanh trong các ngành kinh tế sau:\na) Vận tải kho bãi; dịch vụ lưu trú và ăn uống; giáo dục và đào tạo; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội; hoạt động kinh doanh bất động sản;\nb) Hoạt động dịch vụ lao động và việc làm; hoạt động của các đại lý du lịch, kinh doanh tua du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch;\nc) Hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí; hoạt động của thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các hoạt động văn hóa khác; hoạt động thể thao, vui chơi giải trí; hoạt động chiếu phim;\nd) Hoạt động phát thanh, truyền hình; lập trình máy vi tính, dịch vụ tư vấn và các hoạt động khác liên quan đến máy vi tính; hoạt động dịch vụ thông tin;\nđ) Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai khoáng.\nDanh mục ngành kinh tế nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được xác định theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.\nPhân ngành kinh tế theo Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg gồm 5 cấp và việc xác định ngành kinh tế được áp dụng theo nguyên tắc: Trường hợp tên ngành kinh tế nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thuộc ngành cấp 1 thì ngành kinh tế được áp dụng quy định gia hạn bao gồm tất cả các ngành kinh tế thuộc phân cấp 2, cấp 3, cấp 4, cấp 5 của ngành cấp 1; trường hợp thuộc ngành cấp 2 thì ngành kinh tế được áp dụng quy định gia hạn bao gồm tất cả các ngành kinh tế thuộc phân cấp 3, cấp 4, cấp 5 của ngành cấp 2; trường hợp thuộc ngành cấp 3 thì ngành kinh tế được áp dụng quy định gia hạn bao gồm tất cả các ngành kinh tế thuộc phân cấp 4, cấp 5 của ngành cấp 3; trường hợp thuộc ngành cấp 4 thì ngành kinh tế được áp dụng quy định gia hạn bao gồm tất cả các ngành kinh tế thuộc phân cấp 5 của ngành cấp 4.\n3. Doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân hoạt động sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển; sản phẩm cơ khí trọng điểm.\nSản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được xác định theo Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ; sản phẩm cơ khí trọng điểm được xác định theo Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 15 tháng 3 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.\n4. Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ được xác định theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 và Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.\n5. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện các giải pháp hỗ trợ khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19 theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.\nNgành kinh tế, lĩnh vực của doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này là ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có hoạt động sản xuất, kinh doanh và phát sinh doanh thu trong năm 2021 hoặc 2022.\"" }, { "id": 69634, "text": "Hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện\n1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 02 năm 2022.\nĐiều 1 Nghị định này được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022.\nĐiều 2 Nghị định này áp dụng cho kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2022.\n..." } ]
78,952
Ai có thẩm quyền công bố số liệu thống kê đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra?
[ { "id": 43828, "text": "Công bố số liệu thống kê, đánh giá thiệt hại\n1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương công bố số liệu thiệt hại thuộc địa phương mình quản lý theo quy định của pháp luật.\n2. Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ công bố số liệu thiệt hại thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.\n3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố số liệu thiệt hại do thiên tai gây ra trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật và quy định tại Thông tư này thông qua các hình thức: Niên giám thống kê; họp báo; Báo cáo tổng kết công tác phòng chống thiên tai năm; các sản phẩm thống kê bằng văn bản điện tử đăng trên cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai.\n4. Thời gian công bố: Hàng năm tổng hợp thiệt hại do thiên tai gây ra trong năm được công bố một lần. Thời gian công bố chậm nhất là trước ngày 31 tháng 3 của năm tiếp theo." } ]
[ { "id": 57749, "text": "1. Các mức độ của số liệu thống kê được công bố gồm:\na) Số liệu thống kê ước tính;\nb) Số liệu thống kê sơ bộ;\nc) Số liệu thống kê chính thức.\n2. Thẩm quyền công bố thông tin thống kê được quy định như sau:\na) Thủ trưởng cơ quan thống kê trung ương công bố thông tin thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia;\nb) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước công bố thông tin thống kê thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách, trừ các thông tin thống kê quy định tại điểm a khoản này;\nc) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố thông tin thống kê từ kết quả điều tra thống kê quy định tại điểm c khoản 1 Điều 30 của Luật này;\nd) Người đứng đầu cơ quan thống kê cấp tỉnh công bố thông tin thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.\n3. Người có thẩm quyền công bố thông tin thống kê chịu trách nhiệm về thông tin đã công bố." }, { "id": 196215, "text": "Thống kê, đánh giá thiệt hại\n1. Công tác thống kê, đánh giá thiệt hại được thực hiện ngay sau khi thiên tai xảy ra và được cập nhật thường xuyên cho đến khi có báo cáo tổng hợp thiệt hại đợt thiên tai phục vụ công tác chỉ đạo điều hành ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.\n2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn việc thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra theo quy định tại khoản 7 Điều 31 Luật Phòng, chống thiên tai." }, { "id": 43830, "text": "Quản lý, sử dụng dữ liệu thống kê, đánh giá thiệt hại\n1. Số liệu thống kê, đánh giá thiệt hại được người có thẩm quyền công bố là tài sản công. Mọi tổ chức, cá nhân được bình đẳng trong việc tiếp cận, khai thác, sử dụng.\n2. Việc trích dẫn, sử dụng dữ liệu thống kê, đánh giá thiệt hại được công bố phải trung thực và ghi rõ nguồn gốc của thông tin." }, { "id": 773, "text": "1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:\na) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổng hợp, thống kê, đánh giá thiệt hại, kiểm tra kết quả đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.\nb) Tổng hợp và đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra trong phạm vi cả nước, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và công bố số liệu thiệt hại do thiên tai gây ra.\n2. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai tổng hợp tình hình thiệt hại, trong đó xác định thiệt hại do thiên tai gây ra thuộc trách nhiệm khắc phục hậu quả thiên tai của địa phương; nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ của các địa phương, nguồn lực địa phương đã sử dụng để khắc phục hậu quả thiên tai và đề xuất Thủ tướng Chính phủ quyết định sử dụng dự phòng ngân sách trung ương để hỗ trợ các địa phương.\n3. Bộ Tài chính:\na) Theo dõi, tổng hợp tình hình sử dụng dự phòng của các địa phương; dự phòng ngân sách trung ương; thực hiện bổ sung kinh phí kịp thời cho các địa phương theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.\nb) Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra tình hình phân bổ, sử dụng kinh phí khắc phục hậu quả thiên tai của các địa phương; cuối năm, tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo Thủ tướng Chính phủ.\n4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành có liên quan trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức kiểm tra kết quả thống kê, đánh giá thiệt hại trong phạm vi quản lý và đề xuất phương án khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai.\n5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:\na) Tổng hợp, báo cáo đánh giá tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn, báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và các Bộ, ngành liên quan; báo cáo sử dụng dự phòng ngân sách địa phương theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Quyết định này;\nb) Chủ động sử dụng ngân sách địa phương, dự phòng ngân sách địa phương, Quỹ phòng chống thiên tai và huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác để khắc phục hậu quả ngay sau khi thiên tai xảy ra để ổn định đời sống của nhân dân, khôi phục sản xuất.\nc) Chậm nhất 30 ngày kể từ khi nhận được thông báo bổ sung kinh phí từ Bộ Tài chính; báo cáo bằng văn bản gửi Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tiếp nhận, phân bổ nguồn kinh phí hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai; trong đó có kinh phí được hỗ trợ từ ngân sách trung ương.\nd) Thực hiện phân bổ, quản lý và sử dụng kinh phí được hỗ trợ đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng, hiệu quả. Trường hợp kinh phí ngân sách trung ương hỗ trợ sử dụng không hết, không đúng đối tượng và nội dung theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thực hiện thu hồi về ngân sách trung ương." } ]
120,523
Công tác phòng không nhân dân là gì?
[ { "id": 54153, "text": "Vị trí, chức năng của phòng không nhân dân\nPhòng không nhân dân là một nội dung quan trọng của công tác quốc phòng, quân sự; được xây dựng, hoạt động trong khu vực phòng thủ, là một bộ phận của thế trận quốc phòng toàn dân trên mặt trận đối không nhằm thực hiện phòng, tránh, đánh trả và khắc phục hậu quả các hành động xâm nhập, tiến công đường không của địch; bảo vệ tài sản của Nhà nước, tính mạng và tài sản của Nhân dân, góp phần xây dựng khu vực phòng thủ vững mạnh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc." } ]
[ { "id": 254593, "text": "Lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân\n1. Lực lượng điều động từ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên và huy động từ nhân dân.\n2. Cơ quan chỉ đạo, chỉ huy, quản lý của địa phương, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên." }, { "id": 54155, "text": "Nguyên tắc tổ chức và hoạt động phòng không nhân dân\n1. Tổ chức, hoạt động phòng không nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, được tổ chức điều hành tập trung thống nhất từ Trung ương đến địa phương theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng.\n2. Tổ chức, hoạt động phòng không nhân dân do hệ thống chính trị, toàn dân và lực lượng vũ trang thực hiện, trong đó Bộ đội địa phương và Dân quân tự vệ làm nòng cốt.\n3. Công tác phòng không nhân dân được chuẩn bị từ thời bình và triển khai thực hiện khi có biểu hiện, hành động xâm nhập, tiến công đường không của địch." }, { "id": 54154, "text": "Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:\n1. Thế trận phòng không nhân dân: Là tổng thể các yếu tố, các lợi thế về địa hình, lực lượng, bố trí trang thiết bị phòng không để tiến hành các hoạt động tác chiến phòng không, phù hợp với kế hoạch tác chiến của khu vực phòng thủ.\n2. Địa bàn phòng không nhân dân: Được xác định là các huyện, quận, thành phố, thị xã thuộc tỉnh, hoặc những vị trí trọng yếu nằm trong hệ thống phòng thủ của cấp tỉnh và quân khu.\n3. Lực lượng chuyên môn phòng không nhân dân: Là tổng hợp các lực lượng, được tổ chức chặt chẽ dưới sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân các cấp để thực hiện các nhiệm vụ phòng không nhân dân." }, { "id": 254592, "text": " Nguyên tắc hoạt động phòng không nhân dân\n1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; sự thống lĩnh của Chủ tịch nước; sự quản lý tập trung, thống nhất của Chính phủ; sự chỉ đạo, chỉ huy của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.\n2. Lực lượng phòng không nhân dân hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm, bảo đảm chặt chẽ, an toàn theo quy định của pháp luật và kế hoạch được phê duyệt.\n3. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh; phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân.\n4. Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, hệ thống chính trị, dựa vào Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân.\n5. Đảm bảo bình đẳng giới trong hoạt động phòng không nhân dân" } ]
50,169
Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có quyền xử phạt người gian lận hồ sơ tuyển sinh để được hưởng chính sách đối với người học trong giáo dục nghề nghiệp không?
[ { "id": 72835, "text": "Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính\n...\n2. Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 39 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 và 5 Điều 6; khoản 4 Điều 10; khoản 3 Điều 18 Nghị định này trong trường hợp đối tượng vi phạm là người nước ngoài.\n..." }, { "id": 4637, "text": "1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành chăn nuôi, thú y đang thi hành công vụ có quyền:\na) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi và điều kiện chăn nuôi;\nb) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm a khoản này.\n2. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản đang thi hành công vụ có quyền:\na) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với lĩnh vực điều kiện chăn nuôi;\nb) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm a khoản này.\n3. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành bảo vệ thực vật đang thi hành công vụ có quyền:\na) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với lĩnh vực thức ăn chăn nuôi;\nb) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm a khoản này.\n4. Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục trưởng Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành về chăn nuôi, thú y; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Cục Chăn nuôi; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành về chăn nuôi, thú y có quyền:\na) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với lĩnh vực giống vật nuôi; 50.000.000 đồng đối với lĩnh vực thức ăn chăn nuôi và điều kiện chăn nuôi;\nb) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn Chứng chỉ đào tạo về thụ tinh nhân tạo, kỹ thuật cấy truyền phôi giống vật nuôi do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;\nc) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm a khoản này;\nd) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, k, l, m, n, o, p, q và r khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.\n5. Chi cục trưởng Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành về bảo vệ thực vật; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Cục Bảo vệ thực vật có quyền:\na) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với lĩnh vực thức ăn chăn nuôi;\nb) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm a khoản này;\nc) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g, h, k và m khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.\n6. Chi cục trưởng Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành về quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản có quyền:\na) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với lĩnh vực điều kiện chăn nuôi;\nb) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm a khoản này;\nc) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c, d, đ, l và q khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.\n7. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Cục Thú y có quyền:\na) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với lĩnh vực thức ăn chăn nuôi và điều kiện chăn nuôi;\nb) Đình chỉ hoạt động có thời hạn;\nc) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm a khoản này;\nd) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g, h, k, l, m và q khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.\n8. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành về chăn nuôi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền:\na) Phạt tiền đến 35.000.000 đồng đối với lĩnh vực giống vật nuôi; 70.000.000 đồng đối với lĩnh vực thức ăn chăn nuôi và điều kiện chăn nuôi;\nb) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn Chứng chỉ đào tạo về thụ tinh nhân tạo, kỹ thuật cấy truyền phôi giống vật nuôi do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;\nc) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm a khoản này;\nd) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.\n9. Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục trưởng Cục Chăn nuôi có quyền:\na) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với lĩnh vực giống vật nuôi; 100.000.000 đồng đối với lĩnh vực thức ăn chăn nuôi và điều kiện chăn nuôi;\nb) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn Chứng chỉ đào tạo về thụ tinh nhân tạo, kỹ thuật cấy truyền phôi giống vật nuôi do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;\nc) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;\nd) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.\n10. Cục trưởng Cục Thú y có quyền:\na) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với lĩnh vực thức ăn chăn nuôi và điều kiện chăn nuôi;\nb) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;\nc) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g, h, k, l, m và q khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.\n11. Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật có quyền:\na) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với lĩnh vực thức ăn chăn nuôi;\nb) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;\nc) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g, h, k và m khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.\n12. Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản có quyền:\na) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với lĩnh vực điều kiện chăn nuôi;\nb) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;\nc) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c, d, đ, l và q khoản 3 Điều 4 của Nghị định này." } ]
[ { "id": 36109, "text": "1. Thanh tra viên lao động, người được giao nhiệm vụ thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội quy định tại Chương II và Chương III của Nghị định này.\n2. Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có quyền:\na) Phạt cảnh cáo;\nb) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;\nc) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II và Chương IV, trừ hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Khoản 5 Điều 31 của Nghị định này;\nd) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này.\n3. Chánh thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có quyền:\na) Phạt cảnh cáo;\nb) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;\nc) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II và Chương IV, trừ hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Khoản 5 Điều 31 của Nghị định này;\nd) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này.\n4. Trưởng đoàn thanh tra lao động cấp Bộ có quyền:\na) Phạt cảnh cáo;\nb) Phạt tiền đến 52.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;\nc) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II và Chương IV, trừ hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Khoản 5 Điều 31 của Nghị định này;\nd) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này.\n5. Trưởng đoàn thanh tra lao động cấp Sở, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan quản lý nhà nước được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có quyền:\na) Phạt cảnh cáo;\nb) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;\nc) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II và Chương IV, trừ hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Khoản 5 Điều 31 của Nghị định này;\nd) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này." }, { "id": 55183, "text": "1. Thanh tra viên và người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về giáo dục nghề nghiệp đang thi hành công vụ có quyền:\na) Phạt cảnh cáo;\nb) Phạt tiền đến 500.000 đồng;\nc) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản này;\nd) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.\n2. Chánh Thanh tra của cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Tổng cục Dạy nghề có quyền:\na) Phạt cảnh cáo;\nb) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng;\nc) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp, hoạt động liên kết đào tạo giáo dục nghề nghiệp có thời hạn;\nd) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản này;\nđ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.\n3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đối với việc tổ chức, hoạt động đào tạo nghề nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo nghề; đào tạo trình độ sơ cấp; đào tạo theo hình thức kèm nghề, truyền nghề, tập nghề; đào tạo dưới 03 tháng; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động trong doanh nghiệp; bồi dưỡng hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động; đào tạo nghề cho lao động nông thôn; về hoạt động đánh giá kỹ năng nghề quốc gia, gồm:\na) Phạt cảnh cáo;\nb) Phạt tiền đến 52.500.000 đồng;\nc) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp, hoạt động liên kết đào tạo giáo dục nghề nghiệp có thời hạn;\nd) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản này;\nđ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.\n4. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đối với việc tổ chức, hoạt động đào tạo nghề nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo chuyên ngành, gồm:\na) Phạt cảnh cáo;\nb) Phạt tiền đến 52.500.000 đồng;\nc) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp, hoạt động liên kết đào tạo giáo dục nghề nghiệp có thời hạn;\nd) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản này;\nđ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.\n5. Chánh Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề có quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đối với việc tổ chức, hoạt động đào tạo nghề nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo nghề; đào tạo trình độ sơ cấp; đào tạo theo hình thức kèm nghề, truyền nghề, tập nghề; đào tạo dưới 03 tháng; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động trong doanh nghiệp; bồi dưỡng hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động; đào tạo nghề cho lao động nông thôn; về hoạt động đánh giá kỹ năng nghề quốc gia, gồm:\na) Phạt cảnh cáo;\nb) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;\nc) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp, hoạt động liên kết đào tạo giáo dục nghề nghiệp có thời hạn;\nd) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;\nđ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.\n6. Chánh Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo có quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đối với việc tổ chức, hoạt động đào tạo nghề nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo chuyên ngành, gồm:\na) Phạt cảnh cáo;\nb) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;\nc) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp, hoạt động liên kết đào tạo giáo dục nghề nghiệp có thời hạn;\nd) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;\nđ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.\n7. Trường đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Bộ có quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc, gồm:\na) Phạt cảnh cáo;\nb) Phạt tiền đến 52.500.000 đồng;\nc) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp, hoạt động liên kết đào tạo giáo dục nghề nghiệp có thời hạn;\nd) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản này;\nđ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.\n8. Chánh Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ có quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc, gồm:\na) Phạt cảnh cáo;\nb) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;\nc) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp, hoạt động liên kết đào tạo giáo dục nghề nghiệp có thời hạn;\nd) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;\nđ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này." }, { "id": 4640, "text": "1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp:\na) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp Xã xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại: khoản 1 Điều 11; điểm a khoản 3 Điều 14; điểm a khoản 1 Điều 24; khoản 1 Điều 25; khoản 1 Điều 27; Điều 29; điềm a khoản 1 Điều 31 Nghị định này;\nb) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại: các khoản 1 và 2 Điều 5; khoản 1 và các điểm а, b, c khoản 2 Điều 6; các khoản 1, 2 và 3 Điều 7; các khoản 1, 2 và 3 Điều 8; các khoản 1 và 2, điểm a khoản 3, điểm a khoản 4 và khoản 5 Điều 9; khoản 1, khoản 2, các điểm a, b, c khoản 3 và các điểm a, b khoản 4 Điều 10; Điều 11; Điều 12; khoản 1 và các điểm a, b, c, d khoản 2 Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; khoản 1 Điều 19; khoản 1 Điều 20; các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 25; Điều 26; Điều 27; Điều 28; Điều 29; Điều 30; Điều 31; khoản 2 Điều 32; Điều 33; khoản 1 và các điểm a, b, c khoản 2 Điều 34; các điểm a, b, c khoản 3 Điều 5; các khoản 3, 4 và các điểm a, b khoản 5 Điều 6 Nghị định này nếu người thực hiện hành vi vi phạm là công dân Việt Nam;\nc) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại: các khoản 1 và 2 Điều 5; các khoản 1 và 2 Điều 6; Điều 7; các khoản 1, 2 và 3 Điều 8; Điều 9; Điều 10; các mục 3, 4, 5, 6, 7, 8 Chương II; khoản 3 Điều 5; các khoản 3, 4 và 5 Điều 6; khoản 4 Điều 8 Nghị định này nếu người thực hiện hành vi vi phạm là công dân Việt Nam.\n2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra:\na) Chánh Thanh tra cơ quan chuyên môn về giáo dục thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục cấp Sở xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại: các khoản 1 và 2 Điều 5; khoản 1 và các điểm a, b, c khoản 2 Điều 6; các khoản 1, 2 và 3 Điều 7; các khoản 1, 2 và 3 Điều 8; các khoản 1 và 2, điểm a khoản 3, điểm a khoản 4 và khoản 5 Điều 9; khoản 1, khoản 2, các điểm a, b, c khoản 3 và các điểm a, b khoản 4 Điều 10; Điều 11; Điều 12; khoản 1 và các điểm a, b, c, d khoản 2 Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; khoản 1 Điều 19; khoản 1 Điều 20; các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 25; Điều 26; Điều 27; Điều 28; Điều 29; Điều 30; Điều 31; khoản 2 Điều 32; Điều 33; khoản 1 và các điểm a, b, C khoản 2 Điều 34; các điểm a, b, c khoản 3 Điều 5; các khoản 3, 4 và các điểm a, b khoản 5 Điều 6 Nghị định này nếu người thực hiện hành vi vi phạm là công dân Việt Nam;\nb) Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục cấp Bộ xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại: các khoản 1 và 2 Điều 5; các khoản 1 và 2 Điều 6; Điều 7; các khoản 1, 2 và 3 Điều 8; các khoản 1 và 2, các điểm a và b khoản 3, các điểm a và b khoản 4, khoản 5 Điều 9; các khoản 1, 2, 3 và các điểm a, b, c khoản 4 Điều 10; các mục 3, 4 Chương II; Điều 16; Điều 17; Điều 18; các khoản 1 và 2 Điều 19; các khoản 1 và 2 Điều 20; các mục 6, 7, 8 Chương II; các điểm a, b, c, d khoản 3 Điều 5; các khoản 3, 4 và các điểm a, b, c khoản 5 Điều 6; khoản 4 Điều 8 Nghị định này nếu người thực hiện hành vi vi phạm là công dân Việt Nam;\nc) Chánh Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại: các khoản 1 và 2 Điều 5; các khoản 1 và 2 Điều 6; Điều 7; các khoản 1, 2 và 3 Điều 8; Điều 9; Điều 10; các mục 3, 4, 5, 6, 7, 8 Chương II và các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 5; các khoản 3, 4 và 5 Điều 6; khoản 4 Điều 8 Nghị định này nếu người thực hiện hành vi vi phạm là công dân Việt Nam.\n3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Giám đốc Công an cấp tỉnh và Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh:\na) Giám đốc Công an cấp tỉnh xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm a, b và c khoản 3 Điều 5; các khoản 3, 4 và các điểm a, b khoản 5 Điều 6 Nghị định này;\nb) Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 3 Điều 5; các khoản 3, 4 và 5 Điều 6; khoản 4 Điều 8 Nghị định này." }, { "id": 46922, "text": "1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền:\na) Phạt cảnh cáo;\nb) Phạt tiền đến 1.000.000 đồng.\n2. Chánh thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Sở có quyền:\na) Phạt cảnh cáo;\nb) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về đăng ký kinh doanh; phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối hành vi vi phạm về đầu tư, đấu thầu;\nc) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Chương II Nghị định này.\n3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Kế hoạch và Đầu tư có quyền:\na) Phạt cảnh cáo;\nb) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về đăng ký kinh doanh; phạt tiền đến 80.000.000 đồng đối hành vi vi phạm về đầu tư, đấu thầu;\nc) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Chương II Nghị định này.\n4. Chánh thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư có quyền:\na) Phạt cảnh cáo;\nb) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về đăng ký kinh doanh; phạt tiền đến 80.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về đầu tư, đấu thầu;\nc) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Chương II Nghị định này." }, { "id": 200827, "text": "Thẩm quyền của Thanh tra\n...\n2. Chánh Thanh tra Sở Tài chính có quyền:\na) Phạt cảnh cáo;\nb) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;\nc) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 200.000.000 đồng;\nd) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.\n..." } ]
105,380
Đại lý dịch vụ viễn thông cung cấp dịch vụ viễn thông trong thời gian nào?
[ { "id": 96731, "text": "Quyền, nghĩa vụ của đại lý dịch vụ viễn thông\nNgoài các quyền, nghĩa vụ quy định tại Luật thương mại, đại lý dịch vụ viễn thông còn có các quyền, nghĩa vụ sau đây:\n1. Thiết lập hệ thống thiết bị đầu cuối tại địa điểm được sử dụng để cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng dịch vụ viễn thông tại địa điểm đó theo thỏa thuận trong hợp đồng đại lý dịch vụ viễn thông;\n2. Thực hiện việc cung cấp, bán lại dịch vụ viễn thông theo quy định của Luật này;\n3. Từ chối cung cấp dịch vụ cho người sử dụng dịch vụ viễn thông vi phạm quy định tại Điều 12 của Luật này hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;\n4. Thực hiện quy định về bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin;\n5. Yêu cầu doanh nghiệp viễn thông ký hợp đồng đại lý dịch vụ viễn thông hướng dẫn, cung cấp thông tin về dịch vụ viễn thông và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của doanh nghiệp viễn thông đó;\n6. Thực hiện thời gian cung cấp dịch vụ viễn thông theo quy định của chính quyền địa phương;\n7. Cung cấp dịch vụ viễn thông theo chất lượng và giá cước trong hợp đồng đại lý dịch vụ viễn thông." } ]
[ { "id": 261751, "text": "Đại lý dịch vụ viễn thông là tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng dịch vụ viễn thông thông qua hợp đồng đại lý ký với doanh nghiệp viễn thông để hưởng hoa hồng hoặc bán lại dịch vụ viễn thông để hưởng chênh lệch giá." }, { "id": 95957, "text": "Giải thích từ ngữ\nTrong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:\n...\n23. Doanh nghiệp viễn thông là doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam và được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông.\n24. Đại lý dịch vụ viễn thông là tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng dịch vụ viễn thông thông qua hợp đồng đại lý ký với doanh nghiệp viễn thông để hưởng hoa hồng hoặc bán lại dịch vụ viễn thông để hưởng chênh lệch giá.\n25. Người sử dụng dịch vụ viễn thông là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông với doanh nghiệp viễn thông hoặc đại lý dịch vụ viễn thông.\n26.Thuê bao viễn thông là người sử dụng dịch vụ viễn thông có gắn với việc ấn định tài nguyên viễn thông hoặc đường truyền dẫn viễn thông cụ thể.\n27. Bán lại dịch vụ viễn thông là việc doanh nghiệp viễn thông, đại lý dịch vụ viễn thông cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng dịch vụ viễn thông trên cơ sở thuê đường truyền dẫn hoặc mua lưu lượng viễn thông thông qua hợp đồng ký với doanh nghiệp viễn thông khác." }, { "id": 84228, "text": "Bán lại dịch vụ viễn thông là việc doanh nghiệp viễn thông, đại lý dịch vụ viễn thông cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng dịch vụ viễn thông trên cơ sở thuê đường truyền dẫn hoặc mua lưu lượng viễn thông thông qua hợp đồng ký với doanh nghiệp viễn thông khác." }, { "id": 247659, "text": "\"Điều 3. Giải thích từ ngữ\nTrong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:\n...\n7. Dịch vụ viễn thông là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa hai hoặc một nhóm người sử dụng dịch vụ viễn thông, bao gồm dịch vụ cơ bản và dịch vụ giá trị gia tăng.\"" } ]
125,141
Có được tiến hành bắt bị can để tạm giam vào ban đêm không?
[ { "id": 10590, "text": "\"Điều 113. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam\n1. Những người sau đây có quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam:\na) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;\nb) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;\nc) Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.\n2. Lệnh bắt, quyết định phê chuẩn lệnh, quyết định bắt phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị bắt; lý do bắt và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.\nNgười thi hành lệnh, quyết định phải đọc lệnh, quyết định; giải thích lệnh, quyết định, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt; giao lệnh, quyết định cho người bị bắt.\nKhi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người khác chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc, học tập phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người.\n3. Không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã.\"" } ]
[ { "id": 215543, "text": "3. Không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã." }, { "id": 106760, "text": "\"Điều 117. Tạm giữ\n...\n2. Những người có thẩm quyền ra lệnh giữ người quy định tại khoản 2 Điều 110 của Bộ luật này có quyền ra quyết định tạm giữ.\"" }, { "id": 80861, "text": "“đ) Người bị buộc tội gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.”" }, { "id": 10588, "text": "\"Điều 111. Bắt người phạm tội quả tang\n1. Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.\n2. Khi bắt người phạm tội quả tang thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.\n3. Trường hợp Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an phát hiện bắt giữ, tiếp nhận người phạm tội quả tang thì thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo quản tài liệu, đồ vật có liên quan, lập biên bản bắt giữ người, lấy lời khai ban đầu, bảo vệ hiện trường theo quy định của pháp luật; giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.\"" } ]
132,915
Tiền đặt trước khối băng tần là bao nhiêu?
[ { "id": 71978, "text": "\"Điều 39. Tiền đặt trước và xử lý tiền đặt trước\n1. Người tham gia đấu giá phải nộp tiền đặt trước. Khoản tiền đặt trước do tổ chức đấu giá tài sản và người có tài sản đấu giá thỏa thuận, nhưng tối thiểu là năm phần trăm và tối đa là hai mươi phần trăm giá khởi điểm của tài sản đấu giá.\nTiền đặt trước được gửi vào một tài khoản thanh toán riêng của tổ chức đấu giá tài sản mở tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Trường hợp khoản tiền đặt trước có giá trị dưới năm triệu đồng thì người tham gia đấu giá có thể nộp trực tiếp cho tổ chức đấu giá tài sản. Người tham gia đấu giá và tổ chức đấu giá tài sản có thể thỏa thuận thay thế tiền đặt trước bằng bảo lãnh ngân hàng.\n2. Tổ chức đấu giá tài sản chỉ được thu tiền đặt trước của người tham gia đấu giá trong thời hạn 03 ngày làm việc trước ngày mở cuộc đấu giá, trừ trường hợp tổ chức đấu giá tài sản và người tham gia đấu giá có thỏa thuận khác nhưng phải trước ngày mở cuộc đấu giá. Tổ chức đấu giá tài sản không được sử dụng tiền đặt trước của người tham gia đấu giá vào bất kỳ mục đích nào khác.\"" } ]
[ { "id": 547745, "text": "1.4.14. Cấu hình băng thông phát (transmission bandwidth configuration) Băng thông phát cao nhất được cấp phép cho đường lên hoặc đường xuống trong một băng thông kênh quy định, đơn vị đo là khối tài nguyên. 1.4.15. Đường lên (uplink) Đường truyền tín hiệu vô tuyến từ máy di động đến trạm gốc. 1.4.16. Băng tần hoạt động đường lên (uplink operating band) Một phần của băng tần hoạt động được thiết kế cho đường lên." }, { "id": 215311, "text": "Tuyến đường sắt là một hoặc nhiều khu đoạn liên tiếp tính từ ga đường sắt đầu tiên đến ga đường sắt cuối cùng." }, { "id": 130648, "text": "Giải thích từ ngữ\nTrong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:\n...\n15. Điểm kết cuối của mạng viễn thông công cộng là điểm đấu nối vật lý thuộc mạng viễn thông theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để bảo đảm việc đấu nối thiết bị đầu cuối vào mạng viễn thông và phân định ranh giới kinh tế, kỹ thuật giữa doanh nghiệp viễn thông và người sử dụng dịch vụ viễn thông.\n16. Kết nối viễn thông là việc liên kết vật lý và lô gích các mạng viễn thông, qua đó người sử dụng dịch vụ viễn thông của mạng này có thể truy nhập đến người sử dụng hoặc dịch vụ của mạng kia và ngược lại.\n17. Công trình viễn thông là công trình xây dựng, bao gồm hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động (nhà, trạm, cột, cống, bể) và thiết bị mạng được lắp đặt vào đó.\n18. Cơ sở hạ tầng viễn thông là tập hợp thiết bị viễn thông, đường truyền dẫn, mạng viễn thông và công trình viễn thông.\n19. Phương tiện thiết yếu là bộ phận quan trọng của cơ sở hạ tầng viễn thông do một hoặc một số doanh nghiệp viễn thông độc quyền chiếm giữ hoặc chiếm giữ phần lớn trên thị trường viễn thông và việc thiết lập mới bộ phận cơ sở hạ tầng này để thay thế là không khả thi về kinh tế, kỹ thuật.\n20. Tài nguyên viễn thông là tài nguyên quốc gia, bao gồm kho số viễn thông, tài nguyên Internet, phổ tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh thuộc quyền quản lý của Việt Nam.\n..." }, { "id": 632896, "text": "8, 28 FDL_low - FDL_high -50 1 Dải tần số 1880 - 1895 -40 1 5, 8 Dải tần số 1895 - 1915 -15,5 5 5, 7, 8 Dải tần số 1915 - 1920 +1,6 5 5, 7, 8 DC_1_n78 E-UTRA băng 1, 3, 5, 8, 28 FDL_low - FDL_high -50 1 Dải tần số 1880 - 1895 -40 1 5, 8 Dải tần số 1895 - 1915 -15,5 5 5, 7, 8 Dải tần số 1915 - 1920 +1,6 5 5, 7, 8 DC_3_n40 E-UTRA Băng 1, 5, 8 FDL_low - FDL_high -50 1 E-UTRA băng 3 FDL_low - FDL_high -50 1 5 DC_3_n41 E-UTRA Băng 1, 5, 8 FDL_low - FDL_high -50 1 5G Băng n77, n78 FDL_low - FDL_high -50 1 2 Dải tần số FDL_low - FDL_high -41 0,3 3 DC_3_n77 E-UTRA băng 1, 3, 5, 8, 28 FDL_low - FDL_high -50 1 Dải tần số 1884,5 - 1917,5 -41 0,3 3 DC_3_n78 E-UTRA băng 1, 3, 5, 8, 28 FDL_low - FDL_high -50 1 Dải tần số 1884,5 - 1917,5 -41 0,3 3 DC_5_n40 E-UTRA băng 1,3, 5, 8, 28 FDL_low - FDL_high -50 1 DC_5_n78 E-UTRA băng 1,3, 5, 8," }, { "id": 89190, "text": "Cấp giấy phép sử dụng băng tần (theo phương thức cấp giấy phép trực tiếp)\n...\nLệ phí (nếu có): Theo quy định của Bộ Tài chính\n..." } ]
115,579
Nguyên tắc áp dụng trong đăng ký hộ kinh doanh hiện nay được quy định ra sao?
[ { "id": 62920, "text": "\"Điều 84. Nguyên tắc áp dụng trong đăng ký hộ kinh doanh\n1. Hộ kinh doanh, người thành lập hộ kinh doanh tự kê khai hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, trung thực và chính xác của các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh.\n2. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh, không chịu trách nhiệm về những vi phạm pháp luật của người thành lập hộ kinh doanh, hộ kinh doanh.\n3. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện không giải quyết tranh chấp giữa các cá nhân trong hộ kinh doanh với nhau hoặc với tổ chức, cá nhân khác.\n4. Chủ hộ kinh doanh có thể ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.\"" } ]
[ { "id": 144512, "text": "“1.Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ”." }, { "id": 76740, "text": "\"Điều 80. Quyền thành lập hộ kinh doanh và nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh\n1. Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này, trừ các trường hợp sau đây:\na) Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;\nb) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;\nc) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.\n2. Cá nhân, thành viên hộ gia đình quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.\n3. Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.\"" }, { "id": 67011, "text": "\"Điều 79. Hộ kinh doanh\n1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.\n2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.\"" }, { "id": 81292, "text": "\"Điều 86. Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh\n 1. Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh.\n 2. Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.\"" } ]
165,250
Cơ sở giáo dục mầm non có trách nhiệm giải trình với giáo viên, nhân viên trong cơ sở những nội dung nào?
[ { "id": 33554, "text": "Trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục\nCơ sở giáo dục có trách nhiệm giải trình với xã hội, học sinh, cơ quan quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động trong cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật các nội dung sau:\n1. Mục tiêu chất lượng giáo dục, kế hoạch tuyển sinh, kế hoạch giáo dục của nhà trường, điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, kết quả đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục.\n2. Hoạt động tuyển sinh, hoạt động giáo dục, quản lý tài chính, tài sản, tổ chức bộ máy và nhân sự của cơ sở giáo dục; bảo đảm sự tham gia của gia đình học sinh, tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục.\n3. Quản lý, sử dụng các nguồn lực xã hội hóa để tổ chức các hoạt động giáo dục và tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động xã hội, phục vụ cộng đồng.\n4. Thực hiện trách nhiệm giải trình đối với các nội dung khác theo quy định của pháp luật về trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao." } ]
[ { "id": 15744, "text": "Những việc hiệu trưởng phải công khai\n1. Những việc phải công khai để nhà giáo, cán bộ quản lý và người lao động biết:\na) Chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến hoạt động của cơ sở giáo dục;\nb) Các nội quy, quy chế của cơ sở giáo dục;\nc) Kế hoạch năm học, học kỳ, tháng, tuần; kế hoạch, đề án, dự án, chiến lược định hướng phát triển của cơ sở giáo dục;\nd) Kinh phí hoạt động hằng năm, bao gồm các nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn tài chính khác; quyết toán kinh phí hằng năm; tài sản, trang thiết bị; kết quả kiểm toán của cơ sở giáo dục;\nđ) Kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng; quyết định bổ nhiệm, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp, thay đổi vị trí việc làm, đi công tác nước ngoài, giải quyết chế độ, nâng bậc lương, thăng hạng, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với nhà giáo, cán bộ quản lý và người lao động; việc đánh giá, xếp loại, hợp đồng làm việc, chấm dứt hợp đồng làm việc;\ne) Các vụ việc tiêu cực, tham nhũng trong cơ sở giáo dục đã được kết luận; bản kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ phải kê khai theo quy định của pháp luật;\ng) Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong cơ sở giáo dục;\nh) Kết quả tiếp thu ý kiến của nhà giáo, cán bộ quản lý và người lao động về những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của hiệu trưởng đưa ra lấy ý kiến nhà giáo, cán bộ quản lý và người lao động quy định tại Điều 11 của Thông tư này;\ni) Văn bản chỉ đạo, điều hành của cơ quan quản lý cấp trên liên quan đến công việc của cơ sở giáo dục.\n2. Những việc phải công khai để người học, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và xã hội tham gia giám sát, đánh giá cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật:\na) Những việc được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tại Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;\nb) Tất cả các quy định của cơ sở giáo dục liên quan đến việc học tập của người học theo quy định của pháp luật;\nc) Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục." }, { "id": 33555, "text": "1. Xác định nội dung và thực hiện trách nhiệm giải trình theo quy định tại Nghị định này và quy định khác của pháp luật để áp dụng trong cơ sở giáo dục phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ sở giáo dục.\n2. Tổ chức chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động trong cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm quy định về trách nhiệm giải trình và xử lý trong trường hợp vi phạm quy định về trách nhiệm giải trình theo quy định tại Nghị định này và quy định khác của pháp luật.\n3. Thực hiện trách nhiệm giải trình đối với các nội dung khác theo quy định của pháp luật về trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao." }, { "id": 94798, "text": "Quản lý và sử dụng học phí\n...\n5. Cơ sở giáo dục có trách nhiệm công khai, giải trình chi phí đào tạo, mức thu học phí, lộ trình tăng học phí cho từng năm học, cấp học, khóa học; công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng theo quy định; công khai chính sách miễn, giảm học phí và mức thu, miễn giảm học phí trong trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh, các sự kiện bất khả kháng." }, { "id": 44107, "text": "Nhiệm vụ của người học\n1. Học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục, quy tắc ứng xử của cơ sở giáo dục.\n2. Tôn trọng nhà giáo, cán bộ và người lao động của cơ sở giáo dục; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện nội quy, điều lệ, quy chế của cơ sở giáo dục; chấp hành quy định của pháp luật.\n3. Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi, sức khỏe và năng lực.\n4. Giữ gìn, bảo vệ tài sản của cơ sở giáo dục.\n5. Góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của cơ sở giáo dục." } ]
27,635
Ban Quản lý Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác quản lý đầu tư xây dựng?
[ { "id": 92400, "text": "Nhiệm vụ và quyền hạn\n…\n4. Về quản lý đầu tư, xây dựng:\na) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các dự án đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;\nb) Quyết định đầu tư đối với các dự án nhóm B, C sử dụng vốn ngân sách nhà nước đầu tư tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam; áp dụng và quyết định lựa chọn các đơn vị tham gia xây dựng Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam theo các hình thức BOT, BTO, BT;\nc) Cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, thu hồi các giấy phép, giấy chứng nhận sau đây theo quy định của pháp luật:\n- Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án đầu tư vào Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam bao gồm cả các dự án đầu tư đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư;\n- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các tổ chức, cá nhân thành lập và quản lý doanh nghiệp trong Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam;\n- Giấy phép xây dựng công trình trong Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam;\n- Giấy phép lao động cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đến làm việc, hoạt động đầu tư tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam;\n- Các giấy phép, chứng chỉ khác theo quy định của pháp luật.\nd) Quản lý và sử dụng vốn ODA đầu tư cho Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam theo quy định của pháp luật.\n..." } ]
[ { "id": 162288, "text": "Nhiệm vụ và quyền hạn\nBan Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:\n1. Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt hoặc ban hành:\na) Quy hoạch, kế hoạch phát triển trung hạn và dài hạn đối với Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam;\nb) Cơ chế, chính sách ưu đãi đối với Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam phù hợp với điều kiện phát triển thực tế trong từng thời kỳ.\n2. Trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt hoặc ban hành:\na) Các dự án đầu tư nhóm A đầu tư bằng ngân sách nhà nước thuộc Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam theo quy định của pháp luật;\nb) Quy chế tổ chức và hoạt động; các quy chế về quản lý và khai thác Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.\n3. Về quản lý quy hoạch:\na) Chỉ đạo lập, phê duyệt, quản lý và giám sát thực hiện quy hoạch chi tiết các khu chức năng tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam;\nb) Cấp, điều chỉnh, thu hồi các chứng chỉ quy hoạch xây dựng đối với các dự án tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.\n4. Về quản lý đầu tư, xây dựng:\na) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các dự án đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;\nb) Quyết định đầu tư đối với các dự án nhóm B, C sử dụng vốn ngân sách nhà nước đầu tư tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam; áp dụng và quyết định lựa chọn các đơn vị tham gia xây dựng Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam theo các hình thức BOT, BTO, BT;\n…" }, { "id": 104204, "text": "Nhiệm vụ và quyền hạn\n…\n5. Về quản lý, sử dụng đất:\na) Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam được giao đất (gồm cả đất và đất có mặt nước theo quy hoạch được phê duyệt) một lần để xây dựng và phát triển Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam; được giao lại đất, đất có mặt nước có thu tiền và không thu tiền sử dụng; cho thuê đất, đất có mặt nước, chuyển quyền sử dụng đất, đất có mặt nước và chứng nhận quyền sử dụng đất cho các nhà đầu tư theo quy định của Luật Đất đai;\nb) Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện việc đền bù, giải phóng mặt bằng, quản lý đất đai (bao gồm cả mặt nước) thuộc Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam;\nc) Chỉ đạo lập và phê duyệt quy hoạch, kế hoạch chi tiết sử dụng đất, mặt nước đối với diện tích đất, mặt nước được giao tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam phù hợp với Quy hoạch chung Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;\nd) Được phê duyệt giá đất trong khung giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; tổ chức đấu thầu về quyền sử dụng đất thuộc phạm vi Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam." }, { "id": 96310, "text": "Nhiệm vụ và quyền hạn\n…\n2. Nhiệm vụ, quyền hạn với vai trò trực tiếp quản lý dự án\na) Tổ chức quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng;\nb) Quản lý thi công xây dựng công trình: Quản lý chất lượng, quản lý tiến độ thi công, quản lý khối lượng thi công, quản lý chi phí đầu tư xây dựng, quản lý hợp đồng xây dựng, quản lý an toàn lao động, môi trường xây dựng;\nc) Tổ chức kiểm tra, kiểm định chất lượng công trình (nếu cần); quan trắc biến dạng công trình;\nd) Tổ chức nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu bộ phận, giai đoạn thi công, nghiệm thu hoàn thành đưa công trình vào khai thác sử dụng.\n3. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác\na) Quản lý tổ chức, bộ máy, biên chế, tài sản của Ban Quản lý dự án; thực hiện các chế độ tiền lương, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và các chế độ đãi ngộ, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Ban;\nb) Tự thực hiện các hoạt động xây dựng nếu đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật;\nc) Ký hợp đồng thuê khoán công việc đối với cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật để thực hiện một số công việc;\nd) Được thực hiện các công việc tư vấn đầu tư xây dựng cho các chủ đầu tư khác nếu đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ được Bộ Tư pháp giao;\nđ) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được Bộ Tư pháp hoặc các cấp quyết định đầu tư ủy quyền trong quá trình quản lý thực hiện dự án (nếu có);\ne) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.\n…" }, { "id": 241446, "text": "Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý các dự án ĐTXD và MSTT trong việc giúp Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính thực hiện nhiệm vụ chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng\n...\n9. Ký kết các hợp đồng kinh tế của dự án; phê duyệt hồ sơ tạm ứng, thanh toán theo khối lượng công việc hoàn thành; ký nghiệm thu thanh toán, trình Cục KHTC phê duyệt quyết toán theo quy định của pháp luật.\n10. Lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư theo niên độ ngân sách hàng năm.\n11. Ký nghiệm thu công trình xây dựng, nghiệm thu hoàn thành để bàn giao, đưa vào sử dụng.\n12. Thẩm tra, trình Cục trưởng Cục KHTC để trình cấp quyết định đầu tư phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành.\n13. Xây dựng, trình Cục trưởng Cục KHTC để trình cấp có thẩm quyền quyết định chuyển giao tài sản cho đơn vị sử dụng công trình.\n14. Lập các báo cáo quản lý đầu tư xây dựng theo chế độ quy định; cung cấp đầy đủ tài liệu liên quan đến quyết toán dự án hoàn thành theo yêu cầu của cơ quan thẩm tra (kiểm toán); quản lý lưu trữ đầy đủ hồ sơ dự án đã triển khai theo quy định của pháp luật.\n15. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục KHTC, cấp quyết định đầu tư giao và theo quy định của pháp luật." } ]
105,134
Trường Đại học Việt Nhật có chức năng như thế nào?
[ { "id": 179233, "text": "Chức năng và nhiệm vụ\n1. Chức năng\nĐào tạo các trình độ đại học và sau đại học chất lượng cao; nghiên cứu khoa học và tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật, công nghệ trong các lĩnh vực mà Việt Nam có nhu cầu và là thế mạnh của Nhật Bản; thúc đẩy hợp tác, giao lưu văn hóa, giáo dục giữa Việt Nam và Nhật Bản; góp phần thực hiện mục tiêu của Đại học Quốc gia Hà Nội.\n…" } ]
[ { "id": 131395, "text": "Chức năng và nhiệm vụ\nTrường có chức năng và nhiệm vụ sau đây:\n1. Áp dụng các phương pháp, chương trình đào tạo, nghiên cứu tiên tiến; sử dụng các phương tiện, thiết bị hiện đại có tính thực hành cao và phù hợp để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.\n2. Đào tạo các ngành nghề trọng tâm về khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ mũi nhọn có chất lượng cao, đáp ứng các yêu cầu hội nhập với giáo dục đại học tiên tiến trên thế giới.\n3. Sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính để giảng dạy và học tập; tổ chức dạy và học thêm tiếng Đức để người học có thể chuyển tiếp học đại học và sau đại học tại các trường đại học của Đức; tổ chức cho sinh viên nước ngoài học tiếng Việt để thuận tiện trong sinh hoạt, học tập và làm việc tại Việt Nam.\n4. Đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; gắn kết chặt chẽ hoạt động đào tạo với hoạt động nghiên cứu khoa học. Sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh hoàn thành chương trình đào tạo được Trường được cấp bằng tương ứng với trình độ đào tạo.\n5. Quan hệ chặt chẽ với doanh nghiệp trong hoạt động khoa học và công nghệ; phổ biến kết quả nghiên cứu và thực hiện chuyển giao công nghệ.\n6. Tư vấn hướng nghiệp, hỗ trợ sinh viên học tập và khảo sát sinh viên sau khi tốt nghiệp.\n7. Tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên của Trường và các đối tượng có nhu cầu.\n8. Sử dụng có hiệu quả cao các nguồn lực con người và tài chính của Trường vì sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.\n9. Thực hiện các dịch vụ công theo quy định của pháp luật.\n10. Hợp tác với các cơ sở giáo dục đại học, các tổ chức nghiên cứu, các doanh nghiệp và các tổ chức khác của Việt Nam, Đức và các nước khác nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ nêu trên." }, { "id": 26827, "text": "\"Điều 2. Vị trí và chức năng\n1. Đại học quốc gia là cơ sở giáo dục đại học công lập bao gồm tổ hợp các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, tổ chức theo hai cấp để đào tạo các trình độ của giáo dục đại học; là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, được Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển. \n2. Đại học quốc gia có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy và tài khoản riêng; là đầu mối được giao các chỉ tiêu về ngân sách và kế hoạch. \n3. Đại học quốc gia chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo về giáo dục và đào tạo, của Bộ Khoa học và Công nghệ về khoa học và công nghệ, của các bộ, ngành khác và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi Đại học quốc gia đặt trụ sở trong lĩnh vực được phân công theo quy định của Chính phủ và phù hợp với pháp luật.\" " }, { "id": 201484, "text": "Chức năng và nhiệm vụ\nTrường có chức năng và nhiệm vụ sau:\n1. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, đặc biệt trong những lĩnh vực khoa học, công nghệ mũi nhọn.\n2. Đào tạo các trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; gắn kết chặt chẽ hoạt động đào tạo với hoạt động nghiên cứu khoa học. Sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh hoàn thành chương trình đào tạo được Trường cấp bằng tương ứng với trình độ đào tạo.\n3. Nghiên cứu khoa học và công nghệ trong mối liên hệ chặt chẽ với doanh nghiệp; phổ biến kết quả nghiên cứu và thực hiện chuyển giao công nghệ.\n4. Tư vấn hướng nghiệp, hỗ trợ học tập và theo dõi sinh viên sau tốt nghiệp.\n5. Tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho mọi đối tượng có nhu cầu.\n6. Thực hiện các dịch vụ công theo quy định của pháp Luật.\n7. Hợp tác với các cơ sở giáo dục đại học, các tổ chức nghiên cứu của Việt Nam, Pháp và các nước khác nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ nêu trên." }, { "id": 179234, "text": "Chức năng và nhiệm vụ\n…\n2. Nhiệm vụ\na) Tổ chức đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ trong các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ tiên tiến và khoa học liên ngành; cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam; của tổ chức, doanh nghiệp Nhật Bản và quốc tế.\nb) Tổ chức nghiên cứu khoa học, phát triển và tiếp nhận chuyển giao tri thức trong các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ tiên tiến và khoa học liên ngành phục vụ đào tạo và cung cấp dịch vụ cho các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước.\nc) Thực hiện hợp tác quốc tế về đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao tri thức; đẩy mạnh hợp tác, liên kết với các trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp Nhật Bản; huy động các nguồn lực hợp pháp trong và ngoài nước để phát triển mạnh khoa học và công nghệ.\nd) Thúc đẩy phát triển ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam; làm cầu nối thúc đẩy hợp tác, giao lưu văn hóa, giáo dục giữa Việt Nam và Nhật Bản; quảng bá hình ảnh Việt Nam tại Nhật Bản cũng như trong khu vực Châu Á và trên toàn thế giới.\nđ) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội giao." } ]
161,115
Người tham gia đấu giá tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng không được nhận lại tiền đặt trước trong những trường hợp nào?
[ { "id": 134709, "text": "\"Điều 39. Tiền đặt trước và xử lý tiền đặt trước\n[...]\n6. Người tham gia đấu giá không được nhận lại tiền đặt trước trong các trường hợp sau đây:\na) Đã nộp tiền đặt trước nhưng không tham gia cuộc đấu giá, buổi công bố giá mà không thuộc trường hợp bất khả kháng;\nb) Bị truất quyền tham gia đấu giá do có hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 9 của Luật này;\nc) Từ chối ký biên bản đấu giá theo quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật này;\nd) Rút lại giá đã trả hoặc giá đã chấp nhận theo quy định tại Điều 50 của Luật này;\nđ) Từ chối kết quả trúng đấu giá theo quy định tại Điều 51 của Luật này.\n7. Ngoài các trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này, tổ chức đấu giá tài sản không được quy định thêm các trường hợp người tham gia đấu giá không được nhận lại tiền đặt trước trong Quy chế cuộc đấu giá.\n8. Tiền đặt trước quy định tại khoản 6 Điều này thuộc về người có tài sản đấu giá. Trong trường hợp người có tài sản đấu giá là cơ quan nhà nước thì tiền đặt trước được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật, sau khi trừ chi phí đấu giá tài sản.\"" } ]
[ { "id": 726, "text": "1. Người tham gia đấu giá phải nộp tiền đặt trước. Khoản tiền đặt trước do tổ chức đấu giá tài sản và người có tài sản đấu giá thỏa thuận, nhưng tối thiểu là năm phần trăm và tối đa là hai mươi phần trăm giá khởi điểm của tài sản đấu giá.\nTiền đặt trước được gửi vào một tài khoản thanh toán riêng của tổ chức đấu giá tài sản mở tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Trường hợp khoản tiền đặt trước có giá trị dưới năm triệu đồng thì người tham gia đấu giá có thể nộp trực tiếp cho tổ chức đấu giá tài sản. Người tham gia đấu giá và tổ chức đấu giá tài sản có thể thỏa thuận thay thế tiền đặt trước bằng bảo lãnh ngân hàng.\n2. Tổ chức đấu giá tài sản chỉ được thu tiền đặt trước của người tham gia đấu giá trong thời hạn 03 ngày làm việc trước ngày mở cuộc đấu giá, trừ trường hợp tổ chức đấu giá tài sản và người tham gia đấu giá có thỏa thuận khác nhưng phải trước ngày mở cuộc đấu giá. Tổ chức đấu giá tài sản không được sử dụng tiền đặt trước của người tham gia đấu giá vào bất kỳ mục đích nào khác.\n3. Người tham gia đấu giá có quyền từ chối tham gia cuộc đấu giá và được nhận lại tiền đặt trước trong trường hợp có thay đổi về giá khởi điểm, số lượng, chất lượng tài sản đã niêm yết, thông báo công khai; trường hợp khoản tiền đặt trước phát sinh lãi thì người tham gia đấu giá được nhận tiền lãi đó.\n4. Tổ chức đấu giá tài sản có trách nhiệm trả lại khoản tiền đặt trước và thanh toán tiền lãi (nếu có) trong trường hợp người tham gia đấu giá không trúng đấu giá trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc đấu giá hoặc trong thời hạn khác do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này.\n5. Trường hợp trúng đấu giá thì khoản tiền đặt trước và tiền lãi (nếu có) được chuyển thành tiền đặt cọc để bảo đảm thực hiện giao kết hoặc thực hiện hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc thực hiện nghĩa vụ mua tài sản đấu giá sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Việc xử lý tiền đặt cọc thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.\n6. Người tham gia đấu giá không được nhận lại tiền đặt trước trong các trường hợp sau đây:\na) Đã nộp tiền đặt trước nhưng không tham gia cuộc đấu giá, buổi công bố giá mà không thuộc trường hợp bất khả kháng;\nb) Bị truất quyền tham gia đấu giá do có hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 9 của Luật này;\nc) Từ chối ký biên bản đấu giá theo quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật này;\nd) Rút lại giá đã trả hoặc giá đã chấp nhận theo quy định tại Điều 50 của Luật này;\nđ) Từ chối kết quả trúng đấu giá theo quy định tại Điều 51 của Luật này.\n7. Ngoài các trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này, tổ chức đấu giá tài sản không được quy định thêm các trường hợp người tham gia đấu giá không được nhận lại tiền đặt trước trong Quy chế cuộc đấu giá.\n8. Tiền đặt trước quy định tại khoản 6 Điều này thuộc về người có tài sản đấu giá. Trong trường hợp người có tài sản đấu giá là cơ quan nhà nước thì tiền đặt trước được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật, sau khi trừ chi phí đấu giá tài sản." }, { "id": 31218, "text": "1. Tiền đặt trước được hoàn trả cho tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá ngay sau khi kết thúc phiên đấu giá, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.\n2. Các trường hợp không được hoàn trả tiền đặt trước bao gồm:\na) Tổ chức, cá nhân đã được xét chọn tham gia phiên đấu giá và nộp tiền đặt trước mà không tham gia phiên đấu giá, trừ trường hợp bất khả kháng;\nb) Tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá rút lại giá đã trả;\nc) Là người trúng đấu giá nhưng từ chối ký biên bản phiên đấu giá;\nd) Quá thời hạn quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 2 Điều 11 Nghị định này mà tổ chức, cá nhân trúng đấu giá không nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản;\nđ) Giấy phép thăm dò khoáng sản bị thu hồi theo quy định của pháp luật.\n3. Tiền đặt trước không được hoàn trả trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này được nộp vào ngân sách nhà nước." }, { "id": 71978, "text": "\"Điều 39. Tiền đặt trước và xử lý tiền đặt trước\n1. Người tham gia đấu giá phải nộp tiền đặt trước. Khoản tiền đặt trước do tổ chức đấu giá tài sản và người có tài sản đấu giá thỏa thuận, nhưng tối thiểu là năm phần trăm và tối đa là hai mươi phần trăm giá khởi điểm của tài sản đấu giá.\nTiền đặt trước được gửi vào một tài khoản thanh toán riêng của tổ chức đấu giá tài sản mở tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Trường hợp khoản tiền đặt trước có giá trị dưới năm triệu đồng thì người tham gia đấu giá có thể nộp trực tiếp cho tổ chức đấu giá tài sản. Người tham gia đấu giá và tổ chức đấu giá tài sản có thể thỏa thuận thay thế tiền đặt trước bằng bảo lãnh ngân hàng.\n2. Tổ chức đấu giá tài sản chỉ được thu tiền đặt trước của người tham gia đấu giá trong thời hạn 03 ngày làm việc trước ngày mở cuộc đấu giá, trừ trường hợp tổ chức đấu giá tài sản và người tham gia đấu giá có thỏa thuận khác nhưng phải trước ngày mở cuộc đấu giá. Tổ chức đấu giá tài sản không được sử dụng tiền đặt trước của người tham gia đấu giá vào bất kỳ mục đích nào khác.\"" }, { "id": 200801, "text": "Trình tự tổ chức đấu giá bằng hình thức đấu giá trực tuyến\n...\n3. Người tham gia đấu giá nộp hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá và tiền đặt trước hợp lệ thì được sử dụng tài khoản truy cập để tham gia cuộc đấu giá theo Quy chế cuộc đấu giá.\nNgười đủ điều kiện tham gia đấu giá mà không truy cập tài khoản đã được cấp để tham gia trả giá theo thời gian quy định trong Quy chế cuộc đấu giá thì được coi là không tham gia cuộc đấu giá quy định tại điểm a khoản 6 Điều 39 Luật Đấu giá tài sản, trừ trường hợp bất khả kháng.\nThời gian trả giá của cuộc đấu giá do tổ chức đấu giá tài sản thỏa thuận với người có tài sản nhưng tối thiểu là mười lăm phút." } ]
46,664
Xã vùng II thuộc huyện nghèo có thuộc phạm vi được hưởng phụ cấp đối với công chức, viên chức hay không?
[ { "id": 77800, "text": "\"Điều 1. Phạm vi điều chỉnh\n2. Vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại khoản 1 Điều này, bao gồm:\na) Huyện đảo Trường Sa, Hoàng Sa, DK1;\nb) Các xã khu vực III thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, xã đảo đặc biệt khó khăn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;\nc) Các thôn, buôn, xóm, bản, làng, phum, sóc, ấp,... (gọi chung là thôn) đặc biệt khó khăn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. \"" } ]
[ { "id": 54635, "text": "\"Điều 1. Phạm vi điều chỉnh\n1. Nghị định này quy định về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang (Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và cơ yếu) công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, gồm: Phụ cấp thu hút; phụ cấp công tác lâu năm; trợ cấp lần đầu; trợ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch; trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc khi nghỉ hưu; thanh toán tiền tàu xe; trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; phụ cấp ưu đãi theo nghề; phụ cấp lưu động và phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số đối với nhà giáo, viên chức quản lý giáo dục.\n2. Vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại khoản 1 Điều này, bao gồm:\na) Huyện đảo Trường Sa, Hoàng Sa, DK1;\nb) Các xã khu vực III thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, xã đảo đặc biệt khó khăn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;\nc) Các thôn, buôn, xóm, bản, làng, phum, sóc, ấp,... (gọi chung là thôn) đặc biệt khó khăn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.\"" }, { "id": 151981, "text": "\"2. Vùng II, gồm các địa bàn:\n- Các huyện còn lại thuộc thành phố Hà Nội;\n- Các huyện còn lại thuộc thành phố Hải Phòng;\n- Thành phố Hải Dương thuộc tỉnh Hải Dương;\n- Thành phố Hưng Yên, thị xã Mỹ Hào và các huyện Văn Lâm, Văn Giang, Yên Mỹ thuộc tỉnh Hưng Yên;\n- Các thành phố Vĩnh Yên, Phúc Yên và các huyện Bình Xuyên, Yên Lạc thuộc tỉnh Vĩnh Phúc;\n- Các thành phố Bắc Ninh, Từ Sơn và các huyện Quế Võ, Tiên Du, Yên Phong, Thuận Thành, Gia Bình, Lương Tài thuộc tỉnh Bắc Ninh;\n- Các thành phố Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái và các thị xã Quảng Yên, Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh;\n- Các thành phố Thái Nguyên, Sông Công và Phổ Yên thuộc tỉnh Thái Nguyên;\n- Thành phố Hoà Bình và huyện Lương Sơn thuộc tỉnh Hòa Bình;\n- Thành phố Việt Trì thuộc tỉnh Phú Thọ;\n- Thành phố Lào Cai thuộc tỉnh Lào Cai;\n- Thành phố Nam Định và huyện Mỹ Lộc thuộc tỉnh Nam Định;\n- Thành phố Ninh Bình thuộc tỉnh Ninh Bình;\n- Thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò và các huyện Nghi Lộc, Hưng Nguyên thuộc tỉnh Nghệ An;\n- Thành phố Đồng Hới thuộc tỉnh Quảng Bình;\n- Thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế;\n- Các thành phố Hội An, Tam Kỳ thuộc tỉnh Quảng Nam;\n- Các quận, huyện thuộc thành phố Đà Nẵng;\n- Các thành phố Nha Trang, Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa;\n- Các thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng;\n- Thành phố Phan Thiết thuộc tỉnh Bình Thuận;\n- Huyện Cần Giờ thuộc thành phố Hồ Chí Minh;\n- Thành phố Tây Ninh, các thị xã Trảng Bàng, Hòa Thành và huyện Gò Dầu thuộc tỉnh Tây Ninh;\n- Các huyện Định Quán, Thống Nhất thuộc tỉnh Đồng Nai;\n- Thành phố Đồng Xoài và các huyện Chơn Thành, Đồng Phú thuộc tỉnh Bình Phước;\n- Thành phố Bà Rịa thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;\n- Thành phố Tân An và các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Thủ Thừa, Cần Đước, Cần Giuộc thuộc tỉnh Long An;\n- Thành phố Mỹ Tho và huyện Châu Thành thuộc tỉnh Tiền Giang;\n- Thành phố Bến Tre và huyện Châu Thành thuộc tỉnh Bến Tre;\n- Thành phố Vĩnh Long và thị xã Bình Minh thuộc tỉnh Vĩnh Long;\n- Các quận thuộc thành phố Cần Thơ;\n- Các thành phố Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang;\n- Các thành phố Long Xuyên, Châu Đốc thuộc tỉnh An Giang;\n- Thành phố Trà Vinh thuộc tỉnh Trà Vinh;\n- Thành phố Bạc Liêu thuộc tỉnh Bạc Liêu;\n- Thành phố Cà Mau thuộc tỉnh Cà Mau.\"" }, { "id": 199632, "text": "Đối tượng áp dụng\nNgười hưởng lương, phụ cấp quy định tại Điều 1 Nghị định này, bao gồm:\n...\n9. Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố." }, { "id": 40804, "text": "\"Điều 2. Đối tượng áp dụng\nCán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ trung ương đến xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang (bao gồm cả trường hợp điều động, biệt phái, luân chuyển và không phân biệt người địa phương với người nơi khác đến) đã được xếp lương theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quy định, đang công tác và đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, gồm:\n1. Cán bộ, công chức, viên chức (kể cả người tập sự) trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ trung ương đến cấp xã;\n2. Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp và Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập;\n3. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;\n4. Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, công nhân công an và lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Công an nhân dân;\n5. Người làm việc trong tổ chức cơ yếu;\n6. Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế trong các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.\"" } ]
86,246
Giấy phép dạy lái xe quân sự hết hạn sử dụng khi yêu cầu cấp đổi phải nộp lệ phí bao nhiêu?
[ { "id": 158095, "text": "Thủ tục cấp đổi Giấy phép dạy lái xe\n…\nLệ phí: Không.\n…" } ]
[ { "id": 121609, "text": "Đổi Giấy phép lái xe quân sự do Bộ Quốc phòng cấp\n...\n5.8. Phí, lệ phí: Lệ phí 135.000 đồng/lần.\n..." }, { "id": 102971, "text": "Thủ tục cấp đổi Giấy phép lái xe bị hỏng hoặc sai thông tin\n…\nLệ phí: Không.\n…" }, { "id": 169126, "text": "Thủ tục cấp đổi Giấy phép xe tập lái\n...\nLệ phí: Không.\n..." }, { "id": 211034, "text": "Thủ tục cấp Giấy phép dạy lái xe\n...\nLệ phí: Không.\n..." } ]
115,766
Quy định về quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng
[ { "id": 149720, "text": "\"1. Nội dung quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế phải phù hợp với Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành do Bộ Y tế cấp.\n2. Quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế phải có các nội dung sau đây:\na) Tên hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế;\nb) Tính năng, công dụng của hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế;\nc) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường;\nd) Khuyến cáo “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng” hoặc “Hạn chế phạm vi sử dụng đối với các sản phẩm có sử dụng hóa chất trong danh mục hạn chế sử dụng”.\n3. Quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế trên báo nói, báo hình phải đọc rõ ràng nội dung quy định tại các điểm a, b và d Khoản 2 Điều này.\"" } ]
[ { "id": 213876, "text": "Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật\n1. Chỉ được quảng cáo các loại thuốc trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.\n2. Nội dung quảng cáo phải đúng với nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật, phù hợp với hướng dẫn kỹ thuật của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật trên địa bàn, có nội dung cảnh báo về mức độ nguy hiểm, độc hại và chỉ dẫn phòng ngừa tác hại của thuốc bảo vệ thực vật.\n3. Việc quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật phải tuân theo quy định của pháp luật về quảng cáo." }, { "id": 22430, "text": "Vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo\n1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:\na) Quảng cáo thuốc lá;\nb) Quảng cáo rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên;\nc) Quảng cáo sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi; thức ăn bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo;\nd) Quảng cáo thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc; thuốc không còn thời hạn đăng ký lưu hành;\nđ) Quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác.\n2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:\na) Quảng cáo hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định;\nb) Quảng cáo các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục;\nc) Quảng cáo súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực.\n3. Biện pháp khắc phục hậu quả:\nBuộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in có quảng cáo đối với hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này." }, { "id": 78915, "text": "\"Điều 41. Nội dung quảng cáo thuốc thú y\n1. Quảng cáo thuốc thú y bắt buộc phải có các nội dung sau trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này:\na) Tên thương phẩm, công thức bào chế của thuốc thú y;\nb) Công dụng và những Điều lưu ý khi sử dụng, bảo quản thuốc thú y;\nc) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân đăng ký, phân phối.\"" }, { "id": 68208, "text": "Điều 7. Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo\n1. Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.\n2. Thuốc lá.\n3. Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên.\n4. Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo.\n5. Thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc.\n6. Các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục.\n7. Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực.\n8. Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác do Chính phủ quy định khi có phát sinh trên thực tế.\n\nĐiều 8. Hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo\n1. Quảng cáo những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều 7 của Luật này.\n2. Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng.\n3. Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.\n4. Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội.\n5. Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước.\n6. Quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến về giới, về người khuyết tật.\n7. Quảng cáo xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân.\n8. Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.\n9. Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.\n10. Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác.\n11. Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.\n12. Quảng cáo có nội dung cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.\n13. Quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.\n14. Quảng cáo tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em.\n15. Ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo hoặc tiếp nhận quảng cáo trái ý muốn.\n16. Treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng." } ]
154,222
Chế độ đối với viên chức tại đơn vị sự nghiệp công lập sau khi giải thể gồm những chế độ nào?
[ { "id": 49958, "text": "\"Điều 45. Chế độ thôi việc\n1. Viên chức được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm hoặc chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm khi đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức, hết thời hạn của hợp đồng nhưng người sử dụng lao động không ký kết tiếp hợp đồng làm việc, viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng do ốm đau, bị tai nạn theo quy định tại khoản 4 Điều 29 hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định tại khoản 5 Điều 29 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.\n2. Viên chức không được hưởng trợ cấp thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau:\na) Bị buộc thôi việc;\nb) Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc mà vi phạm quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 29 của Luật này;\nc) Chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại khoản 5 Điều 28 của Luật này.\"" }, { "id": 14265, "text": "\"Điều 58.Trợ cấp thôi việc đối với viên chức thôi việc\n1. Đối với thời gian công tác của viên chức từ ngày 31 tháng 12 năm 2008 trở về trước được tính như sau:\na) Cứ mỗi năm làm việc được tính bằng 1/2 tháng lương hiện hưởng, gồm: Mức lương theo chức danh nghề nghiệp, phụ cấp chức vụ quản lý, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có);\nb) Mức trợ cấp thấp nhất bằng 01 tháng lương hiện hưởng;\nc) Trường hợp viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2003, thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc (cộng dồn) kể từ khi viên chức có quyết định tuyển dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2008;\nd) Trường hợp viên chức được tuyển dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2003 trở về sau, thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc theo hợp đồng làm việc (cộng dồn) kể từ khi viên chức có quyết định tuyển dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2008.\n2. Đối với thời gian công tác của viên chức từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 đến nay được thực hiện theo quy định của pháp luật về trợ cấp thất nghiệp.\n3. Kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc:\na) Đối với đơn sự nghiệp công lập tự bảo đảm về chi thường xuyên, chi đầu tư và đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm về chi thường xuyên: Nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc được lấy từ nguồn tài chính của đơn vị, kể cả thời gian trước đó viên chức đã làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác trong hệ thống chính trị.\nb) Đối với đơn sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên: Nguồn kinh phí chi trả được lấy từ nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, kể cả thời gian trước đó viên chức đã làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác trong hệ thống chính trị. Trường hợp nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập không đáp ứng đủ phần kinh phí chi trả cho thời gian viên chức trước đó đã làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác trong hệ thống chính trị thì ngân sách nhà nước hỗ trợ.\n4. Viên chức thôi việc được hưởng trợ cấp thôi việc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này và được xác nhận thời gian có đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.\"" } ]
[ { "id": 14267, "text": "\"Điều 60. Chế độ, chính sách và cơ chế quản lý đối với trường hợp viên chức đã nghỉ hưu thực hiện ký hợp đồng vụ, việc với đơn vị sự nghiệp công lập\n1. Viên chức đã nghỉ hưu ký hợp đồng vụ, việc với đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài lương hưu được hưởng theo quy định còn được hưởng khoản thù lao theo thỏa thuận trong hợp đồng đã ký kết.\n2. Đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện làm việc phục vụ hoạt động chuyên môn quy định trong hợp đồng vụ, việc, bao gồm các quyền của viên chức về hoạt động nghề nghiệp được quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6 và khoản 7 Điều 11 Luật Viên chức.\n3. Chế độ và thời gian làm việc của viên chức đã nghỉ hưu được quy định cụ thể trong hợp đồng vụ, việc ký với đơn vị sự nghiệp công lập.\"" }, { "id": 176488, "text": "Chế độ đào tạo, bồi dưỡng\n...\n2. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức\na) Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp;\nb) Bồi dưỡng năng lực, kỹ năng lãnh đạo, quản lý;\nc) Bồi dưỡng bắt buộc cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành hàng năm.\n..." }, { "id": 49928, "text": "Các quyền khác của viên chức\nViên chức được khen thưởng, tôn vinh, được tham gia hoạt động kinh tế xã hội; được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở; được tạo điều kiện học tập hoạt động nghề nghiệp ở trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật. Trường hợp bị thương hoặc chết do thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao thì được xét hưởng chính sách như thương binh hoặc được xét để công nhận là liệt sĩ theo quy định của pháp luật." }, { "id": 14263, "text": "Chế độ, chính sách đối với công chức từ chức, miễn nhiệm và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến miễn nhiệm đối với công chức\n1. Công chức lãnh đạo, quản lý sau khi có quyết định từ chức được bố trí công tác phù hợp với năng lực, sở trường, trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo phù hợp với vị trí việc làm; được bảo lưu phụ cấp chức vụ theo quy định hiện hành đến hết thời hạn giữ chức vụ.\n2. Công chức lãnh đạo, quản lý bị miễn nhiệm không được hưởng phụ cấp chức vụ kể từ ngày có quyết định miễn nhiệm.\n3. Sau khi từ chức, miễn nhiệm nếu công chức tự nguyện xin nghỉ hưu, nghỉ việc thì được giải quyết theo quy định hiện hành.\n4. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công chức:\na) Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, quản lý thực hiện theo quy định của Đảng, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo;\nb) Trong khi chưa có quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo thì các tổ chức, cá nhân có liên quan phải thi hành quyết định miễn nhiệm của cấp có thẩm quyền;\nc) Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi có đủ cơ sở kết luận việc miễn nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý là sai thì cấp có thẩm quyền phải có quyết định bố trí lại chức vụ và giải quyết các quyền lợi hợp pháp liên quan đến chức vụ cũ của công chức." } ]
28,597
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm như thế nào trong việc rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo?
[ { "id": 93480, "text": "Trách nhiệm của các bộ, ngành ở trung ương\n1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội\na) Ban hành văn bản hướng dẫn theo quy trình, thủ tục rút gọn về phương pháp rà soát, phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo; xác định thu nhập của hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp có mức sống trung bình và mẫu biểu, báo cáo.\nb) Chỉ đạo, tập huấn, hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm và quy trình xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2022 - 2025.\nc) Tổng hợp, công bố kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm trên toàn quốc.\nd) Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về hộ nghèo, hộ cận nghèo; tập huấn, hướng dẫn, chuyển giao cho các địa phương thực hiện." } ]
[ { "id": 53175, "text": "Trách nhiệm của các Bộ, ngành Trung ương\n1. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện Quyết định này ở các địa phương và định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ.\n2. Bộ Tài chính hướng dẫn việc xây dựng dự toán, thanh quyết toán kinh phí thực hiện các chế độ, chính sách quy định tại Quyết định này và tổng hợp vào tổng kinh phí thực hiện Đề án giảm nghèo trên địa bàn tỉnh, huyện.\n3. Đề nghị Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan xây dựng chương trình, kế hoạch, tuyên truyền vận động thanh niên, trí thức trẻ, cán bộ chuyên môn kỹ thuật tình nguyện đến các xã thuộc 61 huyện nghèo tham gia tổ công tác để phát triển địa phương.\n4. Các Bộ, ngành khác căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình hướng dẫn và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc luân chuyển, tăng cường cán bộ, công chức xuống các xã thuộc huyện nghèo và hỗ trợ tập huấn, bồi dưỡng kiến thức đối với cán bộ, công chức luân chuyển, tăng cường giúp Ủy ban nhân dân cấp xã giải quyết yêu cầu, nhiệm vụ có liên quan." }, { "id": 11583, "text": "Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ\n1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác dân số trong cơ quan, trong hệ thống tổ chức của mình bằng hình thức phù hợp; ban hành nội quy, quy chế hoặc bằng các hình thức khác để thực hiện mục tiêu chính sách dân số.\n2. Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em:\na) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về dân số và tổ chức thực hiện thống nhất trong cả nước.\nb) Xây dựng, tổ chức, chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch, dự toán ngân sách hàng năm, dài hạn và hướng dẫn thực hiện công tác dân số.\nc) Tổ chức, phối hợp thực hiện công tác dân số giữa các cơ quan nhà nước, đoàn thể nhân dân và các tổ chức, cá nhân tham gia công tác dân số.\nd) Huy động, quản lý và sử dụng nguồn lực để thực hiện công tác dân số theo thẩm quyền.\nđ) Tổ chức, quản lý công tác thu thập, xử lý, khai thác, lưu trữ thông tin, số liệu về dân số.\ne) Tổ chức, quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác dân số.\nf) Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực dân số.\ng) Tổ chức, quản lý và thực hiện tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân thực hiện pháp luật về dân số.\nh) Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dân số.\ni) Quản lý các tổ chức dịch vụ hoạt động trong lĩnh vực dân số.\nk) Kiểm tra, thanh tra, chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật về dân số; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về dân số theo quy định của pháp luật.\nl) Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế hướng dẫn các hình thức cung cấp dịch vụ tránh thai phi lâm sàng; bảo đảm số lượng, chất lượng và chủng loại phương tiện tránh thai; điều phối kịp thời phương tiện tránh thai, đáp ứng nhu cầu của các cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ kế hoạch hoá gia đình.\n3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc lồng ghép các yếu tố dân số vào trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các Bộ, ngành và địa phương; tổng hợp kế hoạch hàng năm và dài hạn; huy động các nguồn vốn trong nước, vốn viện trợ, vốn vay của quốc tế và các nguồn vốn khác cho công tác dân số.\n4. Bộ Tài chính đề xuất chính sách, cơ chế huy động nguồn đầu tư cho công tác dân số; cân đối các nguồn kinh phí; hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng kinh phí thực hiện công tác dân số.\n5. Bộ Y tế quy định các chuẩn mực về chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình; hướng dẫn tiêu chuẩn trang thiết bị và cơ sở vật chất cần thiết đối với các loại hình tổ chức cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình; bảo đảm hệ thống cung cấp dịch vụ tránh thai lâm sàng, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kiểm tra sức khỏe trước khi đăng ký kết hôn và kiểm tra sức khoẻ và bệnh di truyền; chủ trì, phối hợp với ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em trong việc đào tạo cán bộ kỹ thuật, chuyên môn, đầu tư trang thiết bị và xây dựng cơ sở vật chất ở các tuyến dịch vụ, bảo đảm sự thuận tiện, an toàn, chất lượng dịch vụ và đến tận người dân.\n6. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, Bộ Y tế và các Bộ, ngành có liên quan xây dựng chương trình, nội dung giáo dục về dân số, sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình, bình đẳng giới; chỉ đạo và tổ chức công tác giảng dạy về dân số, sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình, bình đẳng giới; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về nội dung giáo dục dân số, sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình, bình đẳng giới phù hợp với yêu cầu sư phạm của từng ngành học, cấp học, bậc học.\n7. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em xây dựng nội dung tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về dân số.\n8. Bộ Văn hoá - Thông tin chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng, các đơn vị văn hoá, nghệ thuật, sáng tác, biểu diễn thực hiện các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông về dân số; phối hợp với Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em hướng dẫn nội dung thông tin, giáo dục và truyền thông về dân số.\n9. Bộ Nội vụ phối hợp với Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em xây dựng, củng cố tổ chức bộ máy và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo lại cho cán bộ làm công tác dân số, gia đình và trẻ em.\n10. Tổng cục Thống kê tổ chức công tác thống kê dân số, điều tra biến động dân số hàng năm, tổng điều tra dân số; chủ trì tổ chức thẩm định, đánh giá chất lượng thông tin, số liệu về dân số." }, { "id": 232461, "text": "Nhiệm vụ và quyền hạn\n...\n8. Về giảm nghèo và an sinh xã hội nông thôn:\na) Trình Bộ về cơ chế, chính sách về giảm nghèo và an sinh xã hội nông thôn, hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số, đối tượng nghèo ở nông thôn thuộc phạm vi quản lý của Bộ. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;\nb) Chủ trì quản lý các chương trình, dự án hoặc hợp phần về xóa đói, giảm nghèo, chương trình 135, chương trình xóa bỏ cây có chứa chất ma túy và các chương trình, dự án giảm nghèo và an sinh xã hội khác theo phân công của Bộ trưởng và quy định pháp luật;\nc) Chủ trì trình Bộ và tổng hợp báo cáo về công tác dân tộc theo phân công của Bộ trưởng và quy định pháp luật.\n9. Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, chủ trì quản lý các chương trình, dự án thuộc phạm vi quản lý của Cục theo phân công của Bộ trưởng và quy định của pháp luật.\n..." }, { "id": 230954, "text": "Trách nhiệm của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội\n1. Xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các chính sách hỗ trợ nạn nhân; hướng dẫn việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ nạn nhân thuộc thẩm quyền.\n2. Quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra công tác hỗ trợ nạn nhân.\n3. Chỉ đạo việc lồng ghép nội dung phòng, chống mua bán người vào các chương trình giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, phòng, chống tệ nạn xã hội, bình đẳng giới, bảo vệ trẻ em.\n4. Hướng dẫn cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân thực hiện việc hỗ trợ nạn nhân.\n5. Phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo để chỉ đạo việc hỗ trợ y tế và hỗ trợ học văn hóa, học nghề.\n6. Quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra công tác giới thiệu việc làm, đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài, tuyển dụng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam nhằm phòng, chống việc lợi dụng các hoạt động này để mua bán người.\n7. Thực hiện hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người theo thẩm quyền." } ]
90,356
Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp giáo viên mầm non theo Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT ra sao?
[ { "id": 79417, "text": "Điều 3 Giáo viên mầm non hạng III - Mã số V.07.02.26\n\"...\n2. Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp\na) Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục mầm non;\nb) Yêu nghề, thương yêu trẻ em; kiên nhẫn, biết kiểm soát cảm xúc; có tinh thần trách nhiệm cao; có kiến thức, kỹ năng cần thiết; có khả năng sư phạm phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ;\nc) Thường xuyên trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; đoàn kết, tương trợ, hỗ trợ, giúp đỡ đồng nghiệp;\nd) Thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức nhà giáo; quy định về hành vi, ứng xử và trang phục.\n...\"\nĐiều 4 Giáo viên mầm non hạng II - Mã số V.07.02.25\n\"...\n2. Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp\nNgoài các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non hạng III, giáo viên mầm non hạng II phải luôn luôn gương mẫu thực hiện các quy định về đạo đức nhà giáo.\n...\"\nĐiều 5 Giáo viên mầm non hạng I - Mã số V.07.02.24\n\"...\n2. Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp\nNgoài các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non hạng II, giáo viên mầm non hạng I phải là tấm gương mẫu mực về đạo đức nhà giáo và vận động, hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà giáo.\n...\"" } ]
[ { "id": 3456, "text": " Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập\n1. Tâm huyết với nghề, giữ gìn phẩm chất, đạo đức, danh dự, uy tín, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, chân thành, thân ái, giúp đỡ đối với đồng nghiệp; có lòng bao dung, mẫu mực, trách nhiệm, yêu thương đối với học sinh, sinh viên, học viên (sau đây gọi chung là người học); bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng.\n2. Tận tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, của ngành.\n3. Có trách nhiệm trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.\n4. Đáp ứng các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp khác của viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp quy định tại khoản 4 Điều 53 Luật Giáo dục nghề nghiệp." }, { "id": 165368, "text": "Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp\n1. Có tinh thần trách nhiệm đối với công việc được giao, tuân thủ các quy định của pháp luật; thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.\n2. Tâm huyết với nghề, tích cực, trung thực, khách quan thực hiện hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, thông tin, phổ biến kiến thức và đào tạo nghề cho nông dân nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, bảo vệ môi trường nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.\n3. Tận tụy với công việc; thực hiện đúng quy chế, nội quy của đơn vị, của ngành.\n4. Có tinh thần đoàn kết, lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp, tích cực, chủ động phối hợp với đồng nghiệp thực hiện nhiệm vụ được giao.\n5. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ được giao." }, { "id": 79419, "text": "Giáo viên trung học phổ thông hạng I - Mã số V.07.05.13\n...\n2. Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp\nNgoài các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên trung học phổ thông hạng II, giáo viên trung học phổ thông hạng I phải là tấm gương mẫu mực về đạo đức nhà giáo và vận động, hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà giáo." }, { "id": 8618, "text": "Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp\n1. Tận tụy phục vụ sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.\n2. Hiểu biết và thực hiện đúng quy tắc ứng xử của viên chức ngành y tế.\n3. Thực hành nghề nghiệp theo đúng quy chế, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật và các quy định khác của pháp luật.\n4. Không ngừng học tập nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ.\n5. Tôn trọng quyền của người bệnh, tôn trọng phụ nữ, quyền con người;\n6. Trung thực, khách quan, công bằng, trách nhiệm, đoàn kết, tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp trong thực hành nghề nghiệp." } ]
73,738
Tổ chức quản lý trại giam như thế nào?
[ { "id": 14440, "text": "\"Điều 4. Tổ chức quản lý trại giam\n1. Bộ trưởng Bộ Công an chịu trách nhiệm quản lý hệ thống tổ chức, biên chế và hoạt động của trại giam; quyết định việc thành lập, giải thể, sáp nhập, quản lý trại giam, phân trại giam trong trại giam; ban hành danh mục, tiêu chuẩn, định mức xây dựng các hạng mục công trình trại giam, hệ thống kiểm soát an ninh của trại giam thuộc Bộ Công an quản lý.\n2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm quản lý hệ thống tổ chức, biên chế và hoạt động của trại giam; quyết định việc thành lập, giải thể, sáp nhập, quản lý trại giam, phân trại giam trong trại giam; ban hành danh mục, tiêu chuẩn, định mức xây dựng các hạng mục công trình trại giam, hệ thống kiểm soát an ninh của trại giam thuộc Bộ Quốc phòng quản lý.\nĐiều 5. Tổ chức bộ máy quản lý của trại giam\n1. Tổ chức bộ máy quản lý của trại giam gồm có Giám thị, Phó Giám thị, Trưởng phân trại, Phó Trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó Đội trưởng; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan; chiến sĩ và công nhân Công an, công nhân viên Quốc phòng.\n2. Giám thị, Phó Giám thị, Trưởng phân trại, Phó Trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó Đội trưởng phải là người có trình độ đại học cảnh sát, đại học an ninh hoặc cử nhân luật trở lên và bảo đảm các tiêu chuẩn khác theo quy định của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.\"" } ]
[ { "id": 17763, "text": "\"Điều 5. Tổ chức bộ máy quản lý của trại giam\n1. Tổ chức bộ máy quản lý của trại giam gồm có Giám thị, Phó Giám thị, Trưởng phân trại, Phó Trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó Đội trưởng; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan; chiến sĩ và công nhân Công an, công nhân viên Quốc phòng.\n2. Giám thị, Phó Giám thị, Trưởng phân trại, Phó Trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó Đội trưởng phải là người có trình độ đại học cảnh sát, đại học an ninh hoặc cử nhân luật trở lên và bảo đảm các tiêu chuẩn khác theo quy định của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.\"" }, { "id": 67213, "text": "\"Điều 17. Nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của trại giam\n...\n4. Trại giam được tổ chức như sau:\na) Trại giam có phân trại, khu giam giữ, nhà giam; công trình phục vụ việc quản lý giam giữ, học tập, sinh hoạt, chăm sóc y tế; khu lao động, dạy nghề do trại giam quản lý; công trình phục vụ làm việc, sinh hoạt của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân công tác tại trại giam;\"" }, { "id": 60123, "text": "Hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam\n1. Hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam bao gồm:\na) Các lệnh, quyết định, biên bản về việc bắt, tạm giữ, tạm giam, gia hạn tạm giữ, gia hạn tạm giam, truy nã, trả tự do, trích xuất, điều chuyển nơi giam giữ; các quyết định phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân;\nb) Biên bản giao nhận người bị tạm giữ, người bị tạm giam, tài liệu, hồ sơ kèm theo; biên bản giao nhận tiền, tài sản khác của người bị tạm giữ, người bị tạm giam gửi lưu ký hoặc giao cho thân nhân, người đại diện hợp pháp của họ quản lý; quyết định, biên bản hủy đồ vật thuộc danh mục cấm;\nc) Danh bản, chỉ bản, lý lịch và tài liệu về nhân thân; tài liệu liên quan đến việc chấp hành các quy định về giam giữ; biên bản, quyết định kỷ luật về việc vi phạm nội quy, pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; tài liệu về sức khỏe, khám, chữa bệnh; tài liệu liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong thời gian bị giam giữ; tài liệu liên quan đến việc giải quyết chuyển kháng cáo, khiếu nại, tố cáo, yêu cầu, kiến nghị, đề nghị của người bị tạm giữ, người bị tạm giam; tài liệu về thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự;\nd) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền đưa người bị kết án phạt tù đến nơi chấp hành án; quyết định của Hội đồng thi hành án tử hình đưa người bị kết án tử hình đi thi hành án tử hình;\nđ) Tài liệu khác có liên quan.\n2. Đối với người bị tạm giam mà trước đó đã bị tạm giữ thì hồ sơ tạm giam còn bao gồm các tài liệu trong hồ sơ tạm giữ.\n3. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chế độ quản lý, lưu trữ, khai thác, sử dụng hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam." }, { "id": 145125, "text": "Tổ chức, cá nhân lập, quản lý, lưu trữ hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam\n1. Cơ quan lập, quản lý, lưu trữ hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam\na) Cơ quan Quản lý thi hành án hình sự Bộ Quốc phòng;\nb) Cơ quan Thi hành án hình sự cấp quân khu;\nc) Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng cấp tỉnh có Đồn biên phòng được tổ chức buồng tạm giữ;\nd) Trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, quân khu, quân đoàn;\nđ) Cơ quan Điều tra hình sự khu vực có nhà tạm giữ;\ne) Đồn biên phòng có buồng tạm giữ;\n..." } ]
83,433
Xếp lương viên chức là kiến trúc sư có trình độ thạc sĩ sau khi hết thời gian tập sự như thế nào?
[ { "id": 6460, "text": "1. Các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành văn hóa cơ sở quy định tại Thông tư liên tịch này được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, như sau:\na) Đối với chức danh nghề nghiệp phương pháp viên\n- Chức danh nghề nghiệp phương pháp viên hạng II được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 2 (A2.2), từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38;\n- Chức danh nghề nghiệp phương pháp viên hạng III được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;\n- Chức danh nghề nghiệp phương pháp viên hạng IV được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.\nb) Đối với chức danh nghề nghiệp hướng dẫn viên văn hóa\n- Chức danh nghề nghiệp hướng dẫn viên văn hóa hạng II được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.2), từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38.\n- Chức danh nghề nghiệp hướng dẫn viên văn hóa hạng III được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;\n- Chức danh nghề nghiệp hướng dẫn viên văn hóa hạng IV được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.\n2. Xếp lương khi hết thời gian tập sự và được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp.\nSau khi hết thời gian tập sự theo quy định và được cấp có thẩm quyền quản lý viên chức ra quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp thì thực hiện xếp bậc lương trong chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm như sau:\na) Trường hợp có trình độ đào tạo tiến sĩ phù hợp với chuyên ngành phương pháp viên hoặc hướng dẫn viên văn hóa thì được xếp bậc 3, hệ số lương 3,00 của chức danh nghề nghiệp phương pháp viên hạng III (mã số V.10.06.20) hoặc hướng dẫn viên văn hóa hạng III (mã số V.10.07.23);\nb) Trường hợp có trình độ đào tạo thạc sĩ phù hợp với chuyên ngành phương pháp viên hoặc hướng dẫn viên văn hóa thì được xếp bậc 2, hệ số lương 2,67 của chức danh nghề nghiệp phương pháp viên hạng III (mã số V.10.06.20) hoặc hướng dẫn viên văn hóa hạng III (mã số V.10.07.23);\nc) Trường hợp có trình độ đào tạo cao đẳng phù hợp với chuyên ngành phương pháp viên hoặc hướng dẫn viên văn hóa thì được xếp bậc 2, hệ số lương 2,06 của chức danh nghề nghiệp phương pháp viên hạng IV (mã số V.10.06.21) hoặc hướng dẫn viên văn hóa hạng IV (mã số V.10.07.24).\n3. Việc xếp lương vào chức danh nghề nghiệp viên chức quy định tại khoản 1 Điều này đối với viên chức đã được xếp lương vào các ngạch viên chức chuyên ngành văn hóa cơ sở theo quy định tại Quyết định số 428/TCCP-VC ngày 02 tháng 6 năm 1993 của Bộ trưởng - Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ trưởng Bộ Nội vụ) ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch công chức ngành Văn hóa - Thông tin; Quyết định số 78/2004/QĐ-BNV ngày 03 tháng 11 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành danh mục các ngạch công chức và ngạch viên chức; Quyết định số 61/2005/QĐ-BNV ngày 15 tháng 6 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành tạm thời chức danh và mã số ngạch một số ngạch viên chức ngành giáo dục và đào tạo, văn hóa - thông tin và Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 02/2007/TT- BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức:\na) Trường hợp viên chức đủ điều kiện bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành văn hóa cơ sở có hệ số bậc lương bằng ở ngạch cũ thì thực hiện xếp ngang bậc lương và % phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) đang hưởng ở ngạch cũ (kể cả tính thời gian xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có ở ngạch cũ) vào chức danh nghề nghiệp mới được bổ nhiệm.\nVí dụ 1: Ông Nguyễn Văn A đã bổ nhiệm và xếp ngạch phương pháp viên (mã số 17.174) bậc 5, hệ số lương 3,66 kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014. Nay đủ điều kiện và được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp phương pháp viên hạng III (mã số V.10.06.20), thì xếp bậc 5, hệ số lương 3,66 của chức danh nghề nghiệp phương pháp viên hạng III kể từ ngày ký quyết định; thời gian xét nâng bậc lương lần sau được tính kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014.\nb) Trường hợp viên chức có trình độ cao đẳng chuyên ngành văn hóa cơ sở khi tuyển dụng đã được xếp lương ở viên chức loại A0 theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, nay được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp phương pháp viên hạng IV (mã số V.10.06.21) hoặc hướng dẫn viên văn hóa hạng IV (mã số V.10.07.24) thì việc xếp bậc lương trong chức danh nghề nghiệp phương pháp viên hạng IV, hướng dẫn viên văn hóa hạng IV được căn cứ vào thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định (trừ thời gian tập sự) như sau:\nTính từ bậc 2 của chức danh nghề nghiệp phương pháp viên hạng IV hoặc hướng dẫn viên văn hóa hạng IV, cứ sau thời gian 02 năm (đủ 24 tháng) được xếp lên 01 bậc lương (nếu có thời gian đứt quãng mà chưa hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì được cộng dồn). Trường hợp trong thời gian công tác có năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc bị kỷ luật thì bị kéo dài thêm theo chế độ nâng bậc lương thường xuyên.\nSau khi chuyển xếp lương vào chức danh nghề nghiệp phương pháp viên hạng IV hoặc hướng dẫn viên văn hóa hạng IV nêu trên, nếu hệ số lương được xếp ở chức danh nghề nghiệp phương pháp viên hạng IV hoặc hướng dẫn viên văn hóa hạng IV cộng với phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) thấp hơn hệ số lương đã hưởng ở ngạch cũ thì được hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng hệ số lương (kể cả phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu có) đang hưởng ở ngạch cũ. Hệ số chênh lệch bảo lưu này được hưởng trong suốt thời gian viên chức xếp lương ở chức danh nghề nghiệp phương pháp viên hạng IV hoặc hướng dẫn viên văn hóa hạng IV. Sau đó, nếu viên chức được thăng hạng chức danh nghề nghiệp thì được cộng hệ số chênh lệch bảo lưu này vào hệ số lương (kể cả phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu có) đang hưởng để xếp lương vào chức danh được bổ nhiệm khi thăng hạng chức danh nghề nghiệp và thôi hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu kể từ ngày hưởng lương ở chức danh nghề nghiệp mới.\nVí dụ 2: Ông Trần Văn B, có trình độ cao đẳng chuyên ngành hướng dẫn viên văn hóa hạng IV đã được tuyển dụng vào làm viên chức tại Trung tâm Văn hóa tỉnh A, đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ ngày 01 tháng 01 năm 2008 và đã xếp bậc 3, hệ số lương 2,72 của viên chức loại A0 kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2014, trong thời gian công tác luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao, không bị kỷ luật. Nay được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp hướng dẫn viên văn hóa hạng IV (mã số V.10.07.24) thì việc xếp bậc lương trong chức danh nghề nghiệp văn hóa cơ sở hạng IV như sau:\nThời gian công tác của ông Trần Văn B từ ngày 01 tháng 01 năm 2008, trừ thời gian tập sự 06 tháng, tính từ bậc 2 của chức danh nghề nghiệp hướng dẫn viên văn hóa hạng IV và cứ 02 năm xếp lên 1 bậc thì đến ngày 01 tháng 7 năm 2014, ông Trần Văn B được xếp vào bậc 5, hệ số lương 2,66 của chức danh nghề nghiệp hướng dẫn viên văn hóa hạng IV; thời gian hưởng bậc lương mới ở chức danh nghề nghiệp hướng dẫn viên văn hóa hạng IV kể từ ngày ký quyết định; thời gian xét nâng bậc lương lần sau được tính kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2014, đồng thời hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu 0,06 (2,72 - 2,66).\nĐến ngày 01 tháng 7 năm 2016 (đủ 02 năm), ông Trần Văn B đủ điều kiện nâng bậc lương thường xuyên lên bậc 6, hệ số lương 2,86 của chức danh nghề nghiệp hướng dẫn viên văn hóa hạng IV và tiếp tục được hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu 0,06 (tổng hệ số lương được hưởng là 2,92).\n4. Việc thăng hạng viên chức chuyên ngành văn hóa cơ sở được thực hiện sau khi đã được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành phương pháp viên hoặc hướng dẫn viên văn hóa quy định tại Thông tư liên tịch này và thực hiện xếp lương theo hướng dẫn tại Khoản 1 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức." } ]
[ { "id": 68368, "text": "Cách xếp lương\n...\n2. Sau khi hết thời gian tập sự theo quy định và được cấp có thẩm quyền quản lý viên chức quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành văn hóa cơ sở thì thực hiện xếp bậc lương theo chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm như sau:\na) Trường hợp khi tuyển dụng viên chức có trình độ đào tạo tiến sĩ, phù hợp với vị trí việc làm tuyển dụng, được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp phương pháp viên hạng III hoặc hướng dẫn viên văn hóa hạng III: Xếp bậc 3, hệ số lương 3,00, ngạch viên chức loại A1;\nb) Trường hợp khi tuyển dụng viên chức có trình độ đào tạo thạc sĩ, phù hợp với vị trí việc làm tuyển dụng, được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp phương pháp viên hạng III hoặc hướng dẫn viên văn hóa hạng III: Xếp bậc 2, hệ số lương 2,67, ngạch viên chức loại A1;\nc) Trường hợp khi tuyển dụng viên chức có trình độ đào tạo đại học phù hợp với vị trí việc làm tuyển dụng, được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp phương pháp viên hạng III hoặc hướng dẫn viên văn hóa hạng III: Xếp bậc 1, hệ số lương 2,34, ngạch viên chức loại A1;\nd) Trường hợp khi tuyển dụng viên chức có trình độ đào tạo cao đẳng phù hợp với vị trí việc làm tuyển dụng, được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp phương pháp viên hạng IV hoặc hướng dẫn viên văn hóa hạng IV: Xếp bậc 2, hệ số lương 2,06, ngạch viên chức loại B;\nđ) Trường hợp khi tuyển dụng viên chức có trình độ đào tạo trung cấp phù hợp với vị trí việc làm tuyển dụng, được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp phương pháp viên hạng IV hoặc hướng dẫn viên văn hóa hạng IV: Xếp bậc 1, hệ số lương 1,86, ngạch viên chức loại B.\n3. Việc chuyển xếp lương đối với viên chức từ chức danh nghề nghiệp hiện giữ sang chức danh nghề nghiệp chuyên ngành văn hóa cơ sở quy định tại Thông tư này thực hiện theo hướng dẫn tại Mục II Thông tư số 02/2007/TT- BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức." }, { "id": 231082, "text": "\"Điều 15. Cách xếp lương\n...\n2. Xếp lương khi hết thời gian tập sự và được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp:\nSau khi hết thời gian tập sự theo quy định và được cấp có thẩm quyền quản lý viên chức quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp thì thực hiện xếp bậc lương trong chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm như sau:\na) Trường hợp có trình độ tiến sĩ điều dưỡng thì được xếp bậc 3, hệ số lương 3,00 của chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III (mã số V.08.05.12); trình độ tiến sĩ hộ sinh thì được xếp bậc 3, hệ số lương 3,00 của chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng III (mã số V.08.06.15); trình độ tiến sĩ kỹ thuật y thì được xếp bậc 3, hệ số lương 3,00 của chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hạng III (mã số V.08.07.18)\nb) Trường hợp có trình độ thạc sĩ điều dưỡng thì được xếp bậc 2, hệ số lương 2,67 của chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III (mã số V.08.05.12); trình độ thạc sĩ hộ sinh thì được xếp bậc 2, hệ số lương 2,67 của chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng III (mã số V.08.06.15); trình độ thạc sĩ kỹ thuật y thì được xếp bậc 2, hệ số lương 2,67 của chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hạng III (mã số V.08.07.18)\nc) Trường hợp có trình độ cao đẳng điều dưỡng thì được xếp bậc 2, hệ số lương 2,06 của chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV (mã số V.08.05.13); trình độ cao đẳng hộ sinh thì được xếp bậc 2, hệ số lương 2,06 của chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng IV (mã số V.08.06.16); trình độ cao đẳng kỹ thuật y thì được xếp bậc 2, hệ số lương 2,06 của chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hạng IV (mã số V.08.07.19).\"" }, { "id": 84327, "text": "Xếp lương\n...\n2. Xếp lương khi hết thời gian tập sự và được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp\nSau khi hết thời gian tập sự theo quy định và được cấp có thẩm quyền quản lý viên chức quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công tác xã hội thì thực hiện xếp bậc lương theo chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm như sau:\na) Trường hợp có trình độ tiến sĩ, phù hợp với vị trí việc làm tuyển dụng thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp công tác xã hội viên: xếp bậc 3, hệ số lương 3,00, ngạch viên chức loại A1;\nb) Trường hợp có trình độ thạc sỹ, phù hợp với vị trí việc làm tuyển dụng thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp công tác xã hội viên: xếp bậc 2, hệ số lương 2,67, ngạch viên chức loại A1;\nc) Trường hợp có trình độ đại học, phù hợp với vị trí việc làm tuyển dụng, thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp công tác xã hội viên: xếp bậc 1, hệ số lương 2,34, ngạch viên chức loại A1;\nd) Trường hợp có trình độ cao đẳng, phù hợp với vị trí việc làm tuyển dụng thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp nhân viên công tác xã hội: xếp bậc 2, hệ số lương 2,06, ngạch viên chức loại B;\nđ) Trường hợp có trình độ trung cấp, phù hợp với vị trí việc làm tuyển dụng thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp nhân viên công tác xã hội: xếp bậc 1, hệ số lương 1,86, ngạch viên chức loại B." }, { "id": 179075, "text": "Cách xếp lương\n...\n2. Xếp lương khi hết tập sự và được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp được tuyển dụng:\nSau khi hết thời gian tập sự theo quy định được cấp có thẩm quyền quản lý viên chức quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp thì thực hiện xếp bậc lương trong chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm như sau:\na) Trường hợp có trình độ đào tạo tiến sĩ chuyên ngành về chăn nuôi và thú y thì được xếp bậc 3, hệ số 3,00 của chức danh nghề nghiệp chẩn đoán viên bệnh động vật hạng III (mã số V.03.04.11), kiểm tra viên vệ sinh thú y hạng III (mã số V.03.05.14), kiểm nghiệm viên thuốc thú y hạng III (mã số V.03.06.17), kiểm nghiệm viên chăn nuôi hạng III (mã số: V.03.07.20);\nb) Trường hợp có trình độ đào tạo thạc sĩ chuyên ngành về chăn nuôi và thú y thì được xếp bậc 2, hệ số 2,67 của chức danh nghề nghiệp chẩn đoán viên bệnh động vật hạng III (mã số V.03.04.11), kiểm tra viên vệ sinh thú y hạng III (mã số V.03.05.14), kiểm nghiệm viên thuốc thú y hạng III (mã số V.03.06.17), kiểm nghiệm viên chăn nuôi hạng III (mã số: V.03.07.20);\nc) Trường hợp có trình độ đào tạo cao đẳng chuyên ngành về chăn nuôi và thú y thì được xếp bậc 2, hệ số 2,06 của chức danh nghề nghiệp kỹ thuật viên chẩn đoán bệnh động vật hạng IV (mã số V.03.04.12), kỹ thuật viên kiểm tra vệ sinh thú y hạng IV (mã số: V.03.05.15), kỹ thuật viên kiểm nghiệm thuốc thú y hạng IV (mã số V.03.06.18), kỹ thuật viên kiểm nghiệm chăn nuôi hạng IV (mã số: V.03.07.21).\n..." } ]
64,575
Bộ pháp điển gồm có bao nhiêu bộ phận cấu thành?
[ { "id": 51359, "text": "Chủ đề trong Bộ pháp điển\nBộ pháp điển gồm 45 chủ đề theo quy định tại Điều 7 của Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật. Trường hợp có văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi tắt là văn bản) điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội chưa thuộc các chủ đề đã có trong Bộ pháp điển thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp tự mình hoặc theo đề xuất của cơ quan thực hiện pháp điển đề nghị Chính phủ quyết định bổ sung chủ đề.\nChủ đề bổ sung được sắp xếp và đánh số thứ tự kế tiếp sau chủ đề cuối cùng đã có trong Bộ pháp điển." } ]
[ { "id": 164255, "text": "Cấu trúc của Bộ pháp điển\n1. Bộ pháp điển được cấu trúc theo các chủ đề. Mỗi chủ đề có một hoặc nhiều đề mục. Trong đề mục, tùy theo nội dung có thể có phần, chương, mục, điều, khoản, điểm.\n2. Trong Bộ pháp điển, đề mục, phần, chương, mục, điều, khoản, điểm được đánh số thứ tự, trường hợp có liên quan đến nội dung khác của Bộ pháp điển thì phải được chỉ dẫn.\nCác điều trong Bộ pháp điển được ký hiệu để phân biệt hình thức văn bản quy phạm pháp luật và được ghi chú để nhận biết điều của văn bản quy phạm pháp luật được pháp điển.\n3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này." }, { "id": 602187, "text": "Điều 7. Các chủ đề trong Bộ pháp điển. Các chủ đề trong Bộ pháp điển được quy định và sắp xếp như sau:\n1. An ninh quốc gia;\n2. Bảo hiểm;\n3. Bưu chính, viễn thông;\n4. Bổ trợ tư pháp;\n5. Cán bộ, công chức, viên chức;\n6. Chính sách xã hội;\n7. Công nghiệp;\n8. Dân số, gia đình, trẻ em, bình đẳng giới;\n9. Dân sự;\n10. Dân tộc;\n11. Đất đai;\n12. Doanh nghiệp, hợp tác xã;\n13. Giáo dục, đào tạo;\n14. Giao thông, vận tải;\n15. Hành chính tư pháp;\n16. Hình sự;\n17. Kế toán, kiểm toán;\n18. Khiếu nại, tố cáo;\n19. Khoa học, công nghệ;\n20. Lao động;\n21. Môi trường;\n22. Ngân hàng, tiền tệ;\n23. Ngoại giao, điều ước quốc tế;\n24. Nông nghiệp, nông thôn;\n25. Quốc phòng;\n26. Tài chính;\n27. Tài nguyên;\n28. Tài sản công, nợ công, dự trữ nhà nước;\n29. Thi đua, khen thưởng, các danh hiệu vinh dự nhà nước;\n30. Thi hành án;\n31. Thống kê;\n32. Thông tin, báo chí, xuất bản;\n33. Thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác;\n34. Thương mại, đầu tư, chứng khoán;\n35. Tổ chức bộ máy nhà nước;\n36. Tổ chức chính trị - xã hội, hội;\n37. Tố tụng, và các phương thức giải quyết tranh chấp;\n38. Tôn giáo, tín ngưỡng;\n39. Trật tự an toàn xã hội;\n40. Tương trợ tư pháp;\n41. Văn hóa, thể thao, du lịch;\n42. Văn thư, lưu trữ;\n43. Xây dựng, nhà ở, đô thị;\n44. Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật;\n45. Y tế, dược." }, { "id": 51370, "text": "Bổ sung phần, chương, mục\nTrường hợp các điều của văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành không sắp xếp được theo quy định tại Điều 11 của Nghị định này, thì tùy từng trường hợp, cơ quan thực hiện pháp điển bổ sung phần, chương, mục để sắp xếp các quy phạm pháp luật đó.\nVị trí phần, chương, mục bổ sung được sắp xếp ngay sau phần, chương, mục có nội dung liên quan nhất." }, { "id": 150628, "text": "Giải thích từ ngữ\nTrong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:\n1. Pháp điển là việc cơ quan nhà nước rà soát, tập hợp, sắp xếp các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực trong các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành, trừ Hiến pháp, để xây dựng Bộ pháp điển.\n..." } ]
158,498
Sau khi xử lý xong sự cố đường dây trên không cấp điện áp trên 35 kV đến 220 kV thì nhân viên vận hành hệ thống điện quốc gia phải gửi báo cáo cho ai?
[ { "id": 35629, "text": "Xử lý của Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện, trung tâm điều khiển khi sự cố đường dây trên không cấp điện áp trên 35 kV đến 220 kV\n1. Khi máy cắt đường dây nhảy, Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện hoặc trung tâm điều khiển có đường dây đấu nối bị sự cố phải báo cáo ngay cho Cấp điều độ có quyền điều khiển các thông tin sau:\na) Thời điểm sự cố, tên đường dây và máy cắt nhảy, tín hiệu rơ le bảo vệ tác động;\nb) Đường dây hoặc thiết bị điện đang vận hành bị quá tải, quá áp, thấp áp (nếu xuất hiện do sự cố), thời tiết tại địa phương;\nc) Các thông tin khác có liên quan.\n2. Ngay sau khi xử lý sự cố xong, Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện hoặc trung tâm điều khiển phải gửi Báo cáo nhanh sự cố cho Cấp điều độ có quyền điều khiển theo quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 10 Thông tư này." } ]
[ { "id": 35636, "text": "Xử lý của Nhân viên vận hành khi sự cố đường dây trên không cấp điện áp từ 35 kV trở xuống\nKhi máy cắt đường dây nhảy, Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện, trung tâm điều khiển hoặc lưới điện phân phối có đường dây đấu nối bị sự cố phải báo cáo ngay cho Cấp điều độ có quyền điều khiển các thông tin sau:\n1. Tên máy cắt nhảy, số lần nhảy, tình trạng của máy cắt.\n2. Rơ le bảo vệ tự động tác động, các tín hiệu đã chỉ thị, các bản ghi thông số sự cố đã ghi nhận được trong các rơ le được trang bị hoặc các thiết bị chuyên dụng khác.\n3. Tình trạng điện áp đường dây.\n4. Tình trạng làm việc của các thiết bị khác có liên quan.\n5. Thời tiết tại địa phương." }, { "id": 35640, "text": "Xử lý của Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện, trung tâm điều khiển khi sự cố đường cáp điện lực\n1. Khi máy cắt của đường cáp nhảy, Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện hoặc trung tâm điều khiển nơi có đường cáp đấu nối bị sự cố phải ghi nhận và báo cáo ngay Cấp điều độ có quyền điều khiển các thông tin sau:\na) Tên máy cắt nhảy, rơ le bảo vệ tác động theo tín hiệu chỉ thị tại phòng điều khiển trung tâm;\nb) Đường dây, đường cáp điện lực hoặc thiết bị điện đang vận hành bị quá tải, quá áp, thấp áp (nếu xuất hiện do sự cố).\n2. Ngay sau khi xử lý sự cố xong, Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện hoặc trung tâm điều khiển phải gửi Báo cáo nhanh sự cố cho Cấp độ điều độ có quyền điều khiển theo quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 10 Thông tư này." }, { "id": 35623, "text": "1. Đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm:\na) Ban hành quy trình vận hành và xử lý sự cố thiết bị thuộc phạm vi quản lý phù hợp với các quy định tại Thông tư này;\nb) Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị và hệ thống điều khiển, bảo vệ của đường dây trên không, đường dây cáp, trạm điện, nhà máy điện, trung tâm điều khiển để đảm bảo vận hành an toàn và giảm thiểu khả năng xảy ra sự cố.\n2. Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia có trách nhiệm ban hành Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống điện thuộc quyền điều khiển phù hợp với quy định tại Thông tư này.\n3. Hàng năm, Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia, Đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm tổ chức đào tạo, kiểm tra diễn tập xử lý sự cố cho Nhân viên vận hành ít nhất 01 (một) lần.\n4. Ngay sau khi cô lập phần tử bị sự cố và khắc phục tạm thời tình trạng vận hành không bình thường trong hệ thống điện quốc gia, các đơn vị có liên quan có trách nhiệm:\na) Áp dụng mọi biện pháp cần thiết khắc phục sự cố của thiết bị theo quy định để nhanh chóng khôi phục hệ thống điện về chế độ vận hành bình thường;\nb) Tiến hành điều tra nguyên nhân sự cố và đề ra các biện pháp đề phòng sự cố lặp lại.\n5. Chế độ báo cáo sự cố\na) Ngay sau khi cô lập phần tử bị sự cố và khắc phục tạm thời tình trạng vận hành không bình thường trong hệ thống điện quốc gia, Nhân viên vận hành tại trạm điện, nhà máy điện, trung tâm điều khiển có trách nhiệm gửi Báo cáo nhanh sự cố cho Cấp điều độ có quyền điều khiển theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;\nb) Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi sự cố xảy ra, Đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm gửi Báo cáo sự cố cho Cấp điều độ có quyền điều khiển thiết bị theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này;\nc) Trong thời hạn 48 giờ kể từ khi sự cố xảy ra, Cấp điều độ có quyền điều khiển có trách nhiệm gửi Báo cáo sự cố cho Cấp điều độ có quyền kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này;\nd) Sau khi khắc phục sự cố, Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia và Đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm gửi Báo cáo phân tích sự cố hệ thống điện thuộc quyền điều khiển hoặc quản lý vận hành cho đơn vị quản lý cấp trên theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này khi được yêu cầu.\n6. Hình thức gửi Báo cáo sự cố:\na) Báo cáo nhanh sự cố được gửi qua fax hoặc thư điện tử (Email) theo địa chỉ do Cấp điều độ có quyền điều khiển cung cấp;\nb) Báo cáo sự cố và Báo cáo phân tích sự cố được gửi theo các hình thức sau:\n- Gửi bằng fax hoặc thư điện tử (Email) theo địa chỉ do Cấp điều độ có quyền điều khiển cung cấp;\n- Gửi chính thức bằng phương thức chuyển phát nhanh (văn thư)." }, { "id": 93733, "text": "Quy định đóng lại đường dây trên không cấp điện áp trên 35 kV đến 220 kV sau sự cố\n...\n7. Sau khi Đơn vị quản lý vận hành sửa chữa xong các phần tử bị sự cố trên đường dây, xác nhận đảm bảo đủ tiêu chuẩn vận hành và trả lại cho Cấp điều độ có quyền điều khiển để khôi phục, phải căn cứ chế độ vận hành thực tế để chỉ huy thao tác đưa thiết bị, đường dây vào vận hành." } ]
53,771
Vào, ra kho tiền trong ngành Ngân hàng được quy định như thế nào?
[ { "id": 409, "text": "Quy định vào, ra kho tiền\n1. Khi vào, thủ kho tiền vào đầu tiên; khi ra, thủ kho tiền ra cuối cùng. Việc mở và đóng các ô khóa cửa kho tiền theo nguyên tắc từng người một và theo đúng thứ tự, khi mở cửa kho tiền: Giám đốc, Trưởng phòng Kế toán, thủ kho tiền; ngược lại, khi đóng cửa kho tiền: thủ kho tiền, Trưởng phòng Kế toán, Giám đốc. Mỗi lần vào, ra kho tiền mọi người phải ký tên xác nhận trên sổ đăng ký vào kho tiền.\n2. Trước khi vào và sau khi ra khỏi kho tiền, các thành viên vào kho tiền phải có mặt đầy đủ tại gian đệm để chứng kiến các thành viên giữ chìa khóa kho tiền mở, đóng cửa kho tiền. Các thành viên giữ chìa khóa kho tiền phải tự bảo vệ bí mật mã số, chìa khóa cửa kho tiền khi mở, đóng cửa kho tiền." } ]
[ { "id": 408, "text": "Các trường hợp được vào kho tiền\n1. Thực hiện lệnh, phiếu xuất, nhập tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá.\n2. Nhập tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá vào bảo quản trong kho tiền hoặc xuất ra để sử dụng trong ngày.\n3. Kiểm tra, kiểm kê tài sản trong kho tiền theo định kỳ hoặc đột xuất.\n4. Vệ sinh kho tiền, bốc xếp, đảo kho.\n5. Sửa chữa, bảo dưỡng, lắp đặt trang thiết bị trong kho tiền.\n6. Cứu tài sản trong kho tiền trong các trường hợp khẩn cấp.\n7. Xuất, nhập tài sản tạm gửi kho Ngân hàng Nhà nước; xuất nhập tài sản làm dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn, dịch vụ ngân quỹ khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.\n8. Các trường hợp khác theo quyết định của cấp có thẩm quyền." }, { "id": 38271, "text": "Quy định vào, ra kho tiền\n1. Mỗi lần vào, ra kho tiền, từng người phải ký xác nhận vào “Sổ theo dõi vào - ra kho tiền”.\n2. Trước khi vào và sau khi ra khỏi kho tiền, các thành viên giữ chìa khóa phải có mặt đầy đủ để chứng kiến việc mở, đóng cửa kho tiền. Các thành viên giữ chìa khóa phải tự bảo vệ bí mật mã số. chìa khóa cửa kho tiền khi mở, đóng cửa kho tiền.\n3. Khi vào, thủ kho vào đầu tiên, khi ra thủ kho ra sau cùng. Trường hợp đã vào kho nếu một người giữ chìa khóa cửa kho ra ngoài thì tất cả mọi người đều phải ra khỏi kho.\n4. Kiểm tra trước khi vào, ra kho tiền:\na) Trước khi mở khóa kho, các thành viên giữ chìa khóa kho phải quan sát kỹ tình trạng bên ngoài của các ổ khóa. Nếu có dấu hiệu nghi vấn thì không được mở khóa và phải lập biên bản, ghi nhận đầy đủ các dấu hiệu đó. Nếu có dấu hiệu kho bị xâm phạm phải giữ nguyên hiện trường và mời công an trên địa bàn đến xem xét, lập biên bản, sau đó tùy tình hình cụ thể để xử lý nhưng phải đảm bảo nguyên tắc an toàn kho và yêu cầu của cơ quan chức năng.\nb) Sau khi ra khỏi kho, Ban Quản lý kho khóa cửa kho theo quy định.\n5. Không được mang bao, túi, cặp, ví tiền của cá nhân vào trong kho." }, { "id": 38269, "text": "Mục đích vào kho tiền\n1. Gửi vào, lấy ra và xuất, nhập tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý, tài sản theo quy định của pháp luật được bảo quản trong kho.\n2. Sắp xếp, đảo kho, vệ sinh kho, chống mối, mọt, chuột, gián, ẩm mốc.\n3. Kiểm kê, kiểm tra kho theo định kỳ hoặc đột xuất.\n4. Sửa chữa, lắp đặt các trang thiết bị trong kho.\n5. Cứu tài sản trong kho khi xảy ra sự cố. \n6. Các trường hợp đặc biệt khác phải được thủ trưởng đơn vị có kho tiền đồng ý bằng văn bản." }, { "id": 38270, "text": "Đối tượng được phép vào kho tiền\n1. Ban Quản lý kho tiền, nhân viên phụ kho thực hiện việc nhập xuất tiền, tài sản bảo quản trong kho tiền.\n2. Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước vào kiểm tra kho tiền Kho bạc Nhà nước các cấp.\n3. Giám đốc, Phó Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh vào kiểm tra kho tiền thuộc cấp mình quản lý.\n4. Công chức Kho bạc Nhà nước có quyết định kiểm tra kho, quỹ.\n5. Công chức của đơn vị có trách nhiệm kiểm kê, kiểm tra định kỳ, đột xuất về kho tiền, đảo kho, vệ sinh kho, chống mối, mọt, chuột, gián, ẩm mốc; lãnh đạo phòng (tổ) phụ trách kho quỹ kiểm tra giám sát việc xuất, nhập tiền, tài sản trong kho tại đơn vị mình.\n6. Nhân viên kỹ thuật sửa chữa kho tiền, trang thiết bị trong kho và những người thực hiện nhiệm vụ trong kho tiền phải được sự đồng ý bằng văn bản của thủ trưởng đơn vị có kho tiền.\n7. Người có trách nhiệm cứu tài sản trong kho tiền trong các trường hợp khẩn cấp." } ]
74,274
Ban tuyên giáo tỉnh ủy là cơ quan gì? Chức năng và nhiệm vụ của Ban tuyên giáo tỉnh ủy quy định ra sao?
[ { "id": 144698, "text": "Ban tuyên giáo\n1. Chức năng\n1.1. Là cơ quan tham mưu của tỉnh ủy mà trực tiếp, thường xuyên là ban thường vụ tỉnh ủy và thường trực tỉnh ủy về công tác xây dựng Đảng thuộc các lĩnh vực chính trị tư tưởng, tuyên truyền, lý luận chính trị, báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ, khoa giáo, biên soạn lịch sử đảng bộ địa phương.\n1.2. Là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác tuyên giáo của tỉnh ủy." } ]
[ { "id": 237260, "text": "Ban tuyên giáo huyện ủy\n1. Chức năng\nLà cơ quan tham mưu, giúp việc huyện ủy, trực tiếp và thường xuyên là ban thường vụ, thường trực huyện ủy về công tác xây dựng Đảng thuộc các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, đạo đức, tuyên truyền, lý luận chính trị, báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ, khoa giáo, biên soạn lịch sử đảng bộ địa phương; đồng thời là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác tuyên giáo của huyện ủy.\n..." }, { "id": 205575, "text": "Chức năng\nBan Tuyên giáo Trung ương là cơ quan tham mưu, giúp việc của Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức; về chủ trương, quan điểm và chính sách của Đảng trong lĩnh vực tuyên truyền, lý luận chính trị, lịch sử Đảng, báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ, thông tin, đối ngoại, khoa học, công nghệ, giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, thể dục, thể thao, dân số, gia đình, trẻ em; đồng thời, là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác tuyên giáo của Đảng." }, { "id": 75641, "text": "Chức năng\nBan Tuyên giáo Trung ương là cơ quan tham mưu, giúp việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức; về chủ trương, đường lối của Đảng trong các lĩnh vực: Tuyên truyền, lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, lịch sử Đảng, báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ, thông tin đối ngoại, khoa học, công nghệ, môi trường, giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, thể dục, thể thao, dân số, gia đình, trẻ em... (sau đây gọi chung là lĩnh vực tuyên giáo); đồng thời, là cơ quan chuyên môn - nghiệp vụ về công tác tuyên giáo của Đảng." }, { "id": 126250, "text": "Ban tổ chức\n1. Chức năng\n1.1. Là cơ quan tham mưu, giúp việc của tỉnh ủy mà trực tiếp, thường xuyên là ban thường vụ tỉnh ủy và thường trực tỉnh ủy về công tác tổ chức xây dựng đảng.\n1.2. Là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác tổ chức cán bộ, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ, tổ chức bộ máy, biên chế của hệ thống chính trị trong tỉnh.\n1.3. Là cơ quan thường trực về công tác thi đua, khen thưởng, tuyển dụng, nâng ngạch, xếp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh ủy theo phân cấp." } ]
119,629
Hồ sơ khai thuế đối với tổ chức khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân cho thuê tài sản bao gồm những gì?
[ { "id": 80001, "text": "\"1. Hồ sơ khai thuế\na) Hồ sơ khai thuế tháng, quý đối với tổ chức khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân trong trường hợp cá nhân hợp tác kinh doanh với tổ chức; tổ chức chi trả cho cá nhân đạt doanh số; tổ chức là chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử; tổ chức tại Việt Nam là đối tác của nhà cung cấp nền tảng số ở nước ngoài (không có cơ sở thường trú tại Việt Nam) thực hiện chi trả thu nhập cho cá nhân quy định tại điểm 8.4 Phụ lục I - Danh mục hồ sơ khai thuế ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ, cụ thể như sau:\n- Tờ khai thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư này;\n- Phụ lục Bảng kê chi tiết hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (áp dụng đối với tổ chức, cá nhân khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân; cá nhân hợp tác kinh doanh với tổ chức; tổ chức chi trả cho cá nhân đạt doanh số; tổ chức là chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử; tổ chức tại Việt Nam là đối tác của nhà cung cấp nền tảng số ở nước ngoài) theo mẫu số 01-1/BK-CNKD ban hành kèm theo Thông tư này;\n- Bản sao hợp đồng hợp tác kinh doanh (nếu là lần khai thuế đầu tiên của hợp đồng). Cơ quan thuế có quyền yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu, xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính.\nb) Hồ sơ khai thuế đối với tổ chức khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân cho thuê tài sản quy định tại tiết b điểm 8.5 Phụ lục I - Danh mục hồ sơ khai thuế ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ, cụ thể như sau:\n- Tờ khai thuế đối với hoạt động cho thuê tài sản (áp dụng đối với cá nhân có hoạt động cho thuê tài sản trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế và tổ chức khai thay cho cá nhân) theo mẫu số 01/TTS ban hành kèm theo Thông tư này;\n- Phụ lục bảng kê chi tiết cá nhân cho thuê tài sản (áp dụng đối với tổ chức khai thay cho cá nhân cho thuê tài sản) theo mẫu số 01-2/BK-TTS ban hành kèm theo Thông tư này;\n- Bản sao hợp đồng thuê tài sản, phụ lục hợp đồng (nếu là lần khai thuế đầu tiên của Hợp đồng hoặc Phụ lục hợp đồng). Cơ quan thuế có quyền yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu, xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính.\nc) Hồ sơ khai thuế đối với tổ chức, cá nhân khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân ủy quyền theo pháp luật dân sự thực hiện theo quy định đối với cá nhân ủy quyền nếu trực tiếp khai thuế.\nd) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khai thuế thay cho cá nhân cho thuê tài sản thì trên tờ khai tích chọn “Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khai thuế thay, nộp thuế thay theo pháp luật thuế” đồng thời người khai ký, ghi rõ họ tên, nếu là tổ chức khai thay thì sau khi ký tên phải đóng dấu của tổ chức hoặc ký điện tử theo quy định. Trên hồ sơ tính thuế, chứng từ thu thuế thể hiện người nộp thuế là tổ chức khai thuế thay, nộp thuế thay.\"" } ]
[ { "id": 63356, "text": "Quản lý thuế đối với cá nhân cho thuê tài sản trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế\n1. Hồ sơ khai thuế\nHồ sơ khai thuế đối với cá nhân cho thuê tài sản trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế quy định tại tiết a điểm 8.5 Phụ lục I - Danh mục hồ sơ khai thuế ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ, cụ thể như sau:\na) Tờ khai thuế đối với hoạt động cho thuê tài sản (áp dụng đối với cá nhân có hoạt động cho thuê tài sản trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế và tổ chức khai thay cho cá nhân) theo mẫu số 01/TTS ban hành kèm theo Thông tư này;\nb) Phụ lục bảng kê chi tiết hợp đồng cho thuê tài sản (áp dụng đối với cá nhân có hoạt động cho thuê tài sản trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế nếu là lần khai thuế đầu tiên của Hợp đồng hoặc Phụ lục hợp đồng) theo mẫu số 01-1/BK-TTS ban hành kèm theo Thông tư này;\nc) Bản sao hợp đồng thuê tài sản, phụ lục hợp đồng (nếu là lần khai thuế đầu tiên của Hợp đồng hoặc Phụ lục hợp đồng);\nd) Bản sao Giấy ủy quyền theo quy định của pháp luật (trường hợp cá nhân cho thuê tài sản ủy quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục khai, nộp thuế).\nCơ quan thuế có quyền yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu, xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính.\n2. Nơi nộp hồ sơ khai thuế\nNơi nộp hồ sơ khai thuế đối với cá nhân cho thuê tài sản trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Quản lý thuế, cụ thể như sau:\na) Cá nhân có thu nhập từ cho thuê tài sản (trừ bất động sản tại Việt Nam) nộp hồ sơ khai thuế tại Chi cục Thuế quản lý trực tiếp nơi cá nhân cư trú.\nb) Cá nhân có thu nhập từ cho thuê bất động sản tại Việt Nam nộp hồ sơ khai thuế tại Chi cục Thuế quản lý trực tiếp nơi có bất động sản cho thuê.\n3. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế\nThời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với cá nhân cho thuê tài sản trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế quy định tại điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều 44 Luật Quản lý thuế, cụ thể như sau:\na) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với cá nhân khai thuế theo từng lần phát sinh kỳ thanh toán chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày bắt đầu thời hạn cho thuê của kỳ thanh toán.\nb) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với cá nhân khai thuế một lần theo năm chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của năm dương lịch tiếp theo.\n4. Thời hạn nộp thuế\nThời hạn nộp thuế đối với cá nhân cho thuê tài sản trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 55 Luật Quản lý thuế, cụ thể: Thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót." }, { "id": 40850, "text": "Hồ sơ khai thuế\n1. Hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai và nộp theo tháng là tờ khai thuế tháng.\n2. Hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai và nộp theo quý là tờ khai thuế quý.\n3. Hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm bao gồm:\na) Hồ sơ khai thuế năm gồm tờ khai thuế năm và các tài liệu khác có liên quan đến xác định số tiền thuế phải nộp;\nb) Hồ sơ khai quyết toán thuế khi kết thúc năm gồm tờ khai quyết toán thuế năm, báo cáo tài chính năm, tờ khai giao dịch liên kết; các tài liệu khác có liên quan đến quyết toán thuế.\n4. Hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế bao gồm:\na) Tờ khai thuế;\nb) Hóa đơn, hợp đồng và chứng từ khác có liên quan đến nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.\n5. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì hồ sơ hải quan theo quy định của Luật Hải quan được sử dụng làm hồ sơ khai thuế.\n6. Hồ sơ khai thuế đối với trường hợp chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, tổ chức lại doanh nghiệp bao gồm:\na) Tờ khai quyết toán thuế;\nb) Báo cáo tài chính đến thời điểm chấm dứt hoạt động hoặc chấm dứt hợp đồng hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc tổ chức lại doanh nghiệp;\nc) Tài liệu khác có liên quan đến quyết toán thuế.\n7. Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia trong trường hợp người nộp thuế là công ty mẹ tối cao của tập đoàn tại Việt Nam có phát sinh giao dịch liên kết xuyên biên giới và có mức doanh thu hợp nhất toàn cầu vượt mức quy định hoặc người nộp thuế có công ty mẹ tối cao tại nước ngoài mà công ty mẹ tối cao có nghĩa vụ lập báo cáo lợi nhuận liên quốc gia theo quy định của nước sở tại.\n8. Chính phủ quy định chi tiết hồ sơ khai thuế quy định tại Điều này; quy định loại thuế khai theo tháng, khai theo quý, khai theo năm, khai theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế, khai quyết toán thuế; khai các khoản phải nộp về phí, lệ phí do cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài thực hiện thu; kê khai, cung cấp, trao đổi, sử dụng thông tin đối với báo cáo lợi nhuận liên quốc gia; tiêu chí xác định người nộp thuế để khai thuế theo quý." }, { "id": 129911, "text": "Hồ sơ khai thuế\n...\n5. Tổ chức, cá nhân thực hiện khai thuế thay, nộp thuế thay cho người nộp thuế phải có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định về khai thuế, nộp thuế như quy định đối với người nộp thuế tại Nghị định này, bao gồm:\n...\nđ) Tổ chức chi trả các khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền cho cá nhân là các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thì tổ chức có trách nhiệm khai thuế thay và nộp thuế thay cho cá nhân theo quy định.\n..." }, { "id": 81903, "text": "Hồ sơ khai thuế\n…\n2. Hồ sơ khai thuế tương ứng với từng loại thuế, người nộp thuế, phù hợp vơi phương pháp tính thuế, kỳ tính thuế (tháng, quý, năm, từng lần phát sinh hoặc quyết toán). Trường hợp cùng một loại thuế mà người nộp thuế có nhiều hoạt động kinh doanh thì thực hiện khai chung trên một hồ sơ khai thuế, trừ các trường hợp sau:\na) Người nộp thuế có nhiều hoạt động kinh doanh trong đó có hoạt động xổ số kiến thiết, xổ số điện toán thì phải lập hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, lợi nhuận sau thuế riêng cho hoạt động xổ số kiến thiết, xổ số điện toán.\nb) Người nộp thuế có nhiều hoạt động kinh doanh trong đó có hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý thì phải lập hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng riêng cho hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý.\nc) Người nộp thuế có khoản thu hộ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thì phải lập hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng riêng cho hoạt động thu hộ.\nd) Người nộp thuế đang hoạt động có dự án đầu tư thuộc diện được hoàn thuế giá trị gia tăng thì phải lập hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng riêng cho từng dự án đầu tư; đồng thời phải bù trừ số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho từng dự án đầu tư với số thuế giá trị gia tăng phải nộp (nếu có) của hoạt động, kinh doanh đang thực hiện cùng kỳ tính thuế.\nđ) Người nộp thuế được giao quản lý hợp đồng hợp tác kinh doanh với tổ chức nhưng không thành lập pháp nhân riêng thì thực hiện khai thuế riêng đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh theo thỏa thuận tại hợp đồng hợp tác kinh doanh." } ]
115,815
Phẫu thuật chuyển gân điều trị liệt thần kinh quay là gì?
[ { "id": 191167, "text": "PHẪU THUẬT CHUYỂN GÂN ĐIỀU TRỊ LIỆT THẦN KINH QUAY\nI. ĐẠI CƯƠNG\nLiệt thần kinh quay không hồi phục làm cẳng tay úp sấp, hơi gấp, các ngón tay gấp lên nửa chừng, ngón cái khép lại, bàn tay rũ xuống không nhấc lên được “bàn tay rũ cổ cò” (Col de Cygne). Người bệnh không làm được các động tác duỗi bàn tay và duỗi các đốt ngón tay, duỗi và dạng ngón tay cái, ngửa cẳng tay và bàn tay.\nPhẫu thuật chuyển gân nhằm mục đích làm duỗi bàn tay và các ngón tay, dạng ngón cái, ngửa cẳng tay và bàn tay.\n..." } ]
[ { "id": 218725, "text": "PHẪU THUẬT CHUYỂN GÂN CHI\nI. ĐẠI CƯƠNG\nChuyển gân chi là phẫu thuật thay thế 1 gân cơ mất chức năng bằng 1 gân cơ lành để phục hồi chức năng bị mất. Kỹ thuật này bao gồm cắt chỗ bám tận của cơ lành, chuyển hướng đi và tạo điểm bám tận mới vào xương hoặc vào gân cơ liệt để phục hồi sự cân bằng trương lực cơ và chức năng vận động khớp.\n..." }, { "id": 119543, "text": "PHẪU THUẬT CHUYỂN GÂN ĐIỀU TRỊ LIỆT THẦN KINH GIỮA\nI. ĐẠI CƯƠNG\nLiệt thần kinh giữa không hồi phục làm người bệnh mất gấp ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa, mất đối chiếu ngón cái.\nPhẫu thuật chuyển gân nhằm mục đích làm gấp ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và đối chiếu ngón cái. Từ đó, người bệnh có thể tựu cầm nắm đồ vật.\n..." }, { "id": 128178, "text": "PHẪU THUẬT GỠ DÍNH KHỚP GỐI\nI. ĐẠI CƯƠNG\nLà phẫu thuật làm tăng tầm vận động gấp, duỗi hoặc cả gấp duỗi khớp gối.\n..." }, { "id": 84594, "text": "PHẪU THUẬT TỔN THƯƠNG GÂN CHÀY TRƯỚC\nI. ĐẠI CƯƠNG\n- Tổn thương gân cơ chày trước chủ yếu gặp trong các vết thương vùng bàn chân, cổ chân và phần dưới mặt trong cẳng chân.\n- Là một trong các cơ quan trọng giúp bàn chân gấp về phía mu chân và xoay trong bàn chân nên cần khâu nối gân theo đúng giải phẫu, vững chắc đảm bảo phục hồi chức năng tốt nhất cho người bệnh.\n..." } ]
103,204
Áp dụng biểu thuế đối với các mặt hàng thuộc nhóm có số thứ tự 211 như thế nào?
[ { "id": 177053, "text": "Biểu thuế xuất khẩu theo Danh mục mặt hàng chịu thuế\n...\n2. Các mặt hàng xuất khẩu thuộc nhóm có STT 211 tại Biểu thuế xuất khẩu đáp ứng đồng thời 02 điều kiện sau:\na) Điều kiện 1: Vật tư, nguyên liệu, bán thành phẩm (gọi chung là hàng hoá) không thuộc các nhóm có STT từ 01 đến STT 210 tại Biểu thuế xuất khẩu.\nb) Điều kiện 2: Được chế biến trực tiếp từ nguyên liệu chính là tài nguyên, khoáng sản có tổng giá trị tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản xuất sản phẩm trở lên. Việc xác định tổng giá trị tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản xuất sản phẩm trở lên thực hiện theo quy định tại Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế và Nghị định số 146/2017/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2016/NĐ-CP và văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).\nHàng hóa xuất khẩu thuộc các trường hợp loại trừ quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 146/2017/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2017 không thuộc nhóm có STT 211 của Biểu thuế xuất khẩu ban hành kèm theo Nghị định này." }, { "id": 177054, "text": "Biểu thuế xuất khẩu theo Danh mục mặt hàng chịu thuế\n...\n3. Mã số và thuế suất thuế xuất khẩu các mặt hàng thuộc nhóm có số thứ tự 211:\nĐối với các mặt hàng được chi tiết mã hàng 08 chữ số và mô tả hàng hóa của các nhóm 25.23, 27.06, 27.07, 27.08, 68.01, 68.02, 68.03 tại STT 211 của Biểu thuế xuất khẩu, người khai hải quan kê khai mức thuế suất thuế xuất khẩu tương ứng với mã hàng đó quy định tại STT 211. Trường hợp không kê khai mức thuế suất thuế xuất khẩu theo quy định tại nhóm có STT 211 thì người nộp thuế phải nộp Bảng kê tỷ lệ giá trị tài nguyên, khoáng sản cộng chi phí năng lượng trong giá thành sản phẩm của hàng hóa xuất khẩu theo Mẫu số 14 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này tại thời điểm làm thủ tục hải quan để chứng minh hàng hoá kê khai có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng chi phí năng lượng dưới 51% giá thành sản phẩm. Trường hợp người nộp thuế là doanh nghiệp thương mại mua hàng từ doanh nghiệp sản xuất hoặc doanh nghiệp thương mại khác để xuất khẩu nhưng không kê khai mức thuế suất thuế xuất khẩu theo quy định tại nhóm có STT 211 thì người nộp thuế căn cứ thông tin của doanh nghiệp sản xuất cung cấp để thực hiện kê khai theo Mẫu số 14 tại Phụ lục II nêu trên để chứng minh tỷ lệ tài nguyên, khoáng sản cộng chi phí năng lượng dưới 51% giá thành sản phẩm. Người nộp thuế phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của việc khai báo.\nĐối với các mặt hàng xuất khẩu thuộc nhóm có STT 211 nhưng chưa được chi tiết cụ thể mã hàng 08 chữ số và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này, người khai hải quan kê khai hàng hoá xuất khẩu theo mã hàng 08 chữ số quy định tại Mục I Phụ lục II về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Nghị định này và khai mức thuế suất thuế xuất khẩu là 5%." } ]
[ { "id": 198825, "text": "Thuế suất\n [...] 2. Mức thuế suất 5% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ sau đây:\n a) Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt;\n b) Quặng để sản xuất phân bón; thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng;\n [...]\n d) Dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp; nuôi trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng; sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp;\n đ) Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa qua chế biến, trừ sản phẩm quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Luật này;\n e) Mủ cao su sơ chế; nhựa thông sơ chế; lưới, dây giềng và sợi để đan lưới đánh cá;\n g) Thực phẩm tươi sống; lâm sản chưa qua chế biến, trừ gỗ, măng và sản phẩm quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Luật này;\n h) Đường; phụ phẩm trong sản xuất đường, bao gồm gỉ đường, bã mía, bã bùn;\n i) Sản phẩm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, rơm, vỏ dừa, sọ dừa, bèo tây và các sản phẩm thủ công khác sản xuất bằng nguyên liệu tận dụng từ nông nghiệp; bông sơ chế; giấy in báo;\n [...]\n l) Thiết bị, dụng cụ y tế; bông, băng vệ sinh y tế; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh; sản phẩm hóa dược, dược liệu là nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh;\n m) Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập, bao gồm các loại mô hình, hình vẽ, bảng, phấn, thước kẻ, com-pa và các loại thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học;\n n) Hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao; biểu diễn nghệ thuật; sản xuất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim;\n o) Đồ chơi cho trẻ em; sách các loại, trừ sách quy định tại Khoản 15 Điều 5 của Luật này;\n p) Dịch vụ khoa học, công nghệ theo quy định của Luật khoa học và công nghệ;\n q) Bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội theo quy định của Luật nhà ở.\n 3. Mức thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này." }, { "id": 65222, "text": "\"1. Hàng hóa:\na) Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm;\nb) Rượu;\nc) Bia;\nd) Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng;\nđ) Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3;\ne) Tàu bay, du thuyền;\ng) Xăng các loại;\nh) Điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống;\ni) Bài lá;\nk) Vàng mã, hàng mã.\n2. Dịch vụ:\na) Kinh doanh vũ trường;\nb) Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke);\nc) Kinh doanh ca-si-nô (casino); trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy giắc-pót (jackpot), máy sờ-lot (slot) và các loại máy tương tự;\nd) Kinh doanh đặt cược;\nđ) Kinh doanh gôn (golf) bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi gôn;\ne) Kinh doanh xổ số.\nGhi chú: Phụ lục Danh mục hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không được giảm thuế giá trị gia tăng (không bao gồm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt) theo quy định của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung tại Luật số 70/2014/QH13, Luật số 71/2014/QH13 và Luật số 106/2016/QH13.\"" }, { "id": 178800, "text": "\"Điều 8. Thuế suất\n...\n2. Mức thuế suất 5% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ sau đây:\na) Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt;\nb) Quặng để sản xuất phân bón; thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng;\nd) Dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp; nuôi trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng; sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp;\nđ) Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa qua chế biến, trừ sản phẩm quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật này;\ne) Mủ cao su sơ chế; nhựa thông sơ chế; lưới, dây giềng và sợi để đan lưới đánh cá;\ng) Thực phẩm tươi sống; lâm sản chưa qua chế biến, trừ gỗ, măng và sản phẩm quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật này;\nh) Đường; phụ phẩm trong sản xuất đường, bao gồm gỉ đường, bã mía, bã bùn;\n...\"" }, { "id": 16274, "text": "“Điều 8. Danh mục hàng hóa và mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng áp dụng hạn ngạch thuế quan\n1. Danh mục hàng hóa áp dụng hạn ngạch thuế quan gồm một số mặt hàng thuộc các nhóm hàng 04.07; 17.01; 24.01; 25.01 được quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.\n2. Lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu hàng năm của các hàng hóa có tên nêu tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định của Bộ Công Thương. Trường hợp tại các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên (Điều ước quốc tế) có quy định về lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với các hàng hóa nêu tại khoản 1 Điều này thì thực hiện theo quy định tại các Điều ước quốc tế.\n3. Mức thuế suất thuế nhập khẩu áp dụng đối với số lượng hàng hóa nhập khẩu trong hạn ngạch thuế quan:\na) Hàng hóa nêu tại khoản 1 Điều này có số lượng nhập khẩu nằm trong số lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu hàng năm theo quy định của Bộ Công Thương áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi quy định tại Mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này hoặc áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo các Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt (nếu đáp ứng các điều kiện để được hưởng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt) ban hành kèm theo các Nghị định của Chính phủ về ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện các Điều ước quốc tế.\nb) Trường hợp tại các Điều ước quốc tế có quy định về lượng hạn ngạch nhập khẩu và mức thuế suất thuế nhập khẩu trong hạn ngạch đối với các hàng hóa nêu tại khoản 1 Điều này thì áp dụng theo lượng hạn ngạch nhập khẩu và mức thuế suất thuế nhập khẩu trong hạn ngạch theo quy định tại các Nghị định của Chính phủ về ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện các Điều ước quốc tế.\nc) Trường hợp các Điều ước quốc tế không quy định về lượng hạn ngạch mà chỉ quy định về mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thì điều kiện để được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt là hàng hóa phải nằm trong số lượng hạn ngạch nhập khẩu hàng năm theo quy định của Bộ Công Thương nêu tại điểm a khoản này.\n4. Mức thuế suất thuế nhập khẩu áp dụng đối với số lượng hàng hóa nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan:\na) Hàng hóa nêu tại khoản 1 Điều này có số lượng nhập khẩu nằm ngoài số lượng hạn ngạch nhập khẩu hàng năm theo quy định của Bộ Công Thương áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan quy định tại Phụ lục IV Nghị định này.\nb) Trường hợp tại các Điều ước quốc tế có quy định về lượng hạn ngạch nhập khẩu và/hoặc mức thuế suất thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch đối với các hàng hóa nêu tại khoản 1 Điều này thì thực hiện theo quy định tại các Nghị định của Chính phủ về ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện các Điều ước quốc tế đó. Trường hợp mức thuế suất ngoài hạn ngạch theo Điều ước quốc tế cao hơn mức thuế suất thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này thì áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch quy định tại Phụ lục IV”." }, { "id": 162029, "text": "Thuế suất 10%\nThuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này." } ]
147,955
Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn của các đơn vị thuộc Bộ Tài chính có những quyền hạn nào?
[ { "id": 227120, "text": "Quyền hạn của Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn của các đơn vị, tổ chức thuộc Bộ Tài chính:\n1. Xây dựng kế hoạch, phương án, bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện và dự trữ nhu yếu phẩm thiết yếu cho công tác phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn.\n2. Quyết định theo thẩm quyền huy động nhân lực, vật tư, phương tiện của các tổ chức, cá nhân để ứng cứu, cứu trợ kịp thời các tình huống cấp bách xảy ra trên địa bàn nơi đơn vị đóng trụ sở.\n3. Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả thiên tai của đơn vị, báo cáo cấp có thẩm quyền về thiệt hại và nhu cầu hỗ trợ." } ]
[ { "id": 232806, "text": "Quyền hạn của Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn của Bộ Tài chính.\n1. Yêu cầu các Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão của các đơn vị, tổ chức thuộc Bộ Tài chính xây dựng và tổ chức thực hiện phương án, kế hoạch phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn hàng năm bảo vệ người, tài sản, công trình phòng, chống lụt, bão và cơ sở kinh tế - xã hội thuộc phạm vi quản lý của đơn vị, tổ chức cùng cấp.\n2. Yêu cầu các cơ quan, đơn vị trực thuộc cung cấp kịp thời nhân lực, vật tư, kỹ thuật, phương tiện đáp ứng yêu cầu huy động cho công tác cứu hộ, cứu trợ khi cần thiết.\n3. Yêu cầu các đơn vị, tổ chức trực thuộc đánh giá, tổng hợp tình hình thiệt hại sau thiên tai, báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định biện pháp xử lý và mức độ hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai." }, { "id": 227119, "text": "Nhiệm vụ của Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn của các đơn vị, tổ chức thuộc Bộ Tài chính\nTuyên truyền, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm và pháp luật về dự báo, cảnh báo phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai trong phạm vi quản lý của đơn vị, tổ chức.\nTham mưu giúp Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức cùng cấp trong việc kiểm tra, đôn đốc, chỉ huy điều hành công tác phòng ngừa, ứng phó, tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả thiên tai trong phạm vi của đơn vị, tổ chức.\nTổng hợp báo cáo Thủ trưởng đơn vị và Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn của Bộ Tài chính về tình hình phòng, chống lụt, bão trong phạm vi của đơn vị, tổ chức.\nPhối hợp chặt chẽ với Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn địa phương (nơi đơn vị đóng trụ sở) trong lập kế hoạch và thực hiện công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả lụt, bão trong phạm vi đơn vị, tổ chức.\nNhiệm vụ cụ thể của các thành viên trong Ban do Trưởng ban phân công." }, { "id": 68461, "text": "Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ huy\n...\n2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ huy:\na) Chỉ đạo xây dựng, ban hành quy định về công tác bảo đảm an toàn PCCC và CNCH tại Trụ sở cơ quan Bộ Tư pháp.\nb) Hướng dẫn, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ và chỉ đạo Đội PCCC và CNCH cơ sở tổ chức tuyên truyền, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC và CNCH.\nc) Chỉ đạo Đội PCCC và CNCH cơ sở tại Trụ sở cơ quan Bộ Tư pháp xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực tập phương án PCCC, phương án CNCH.\nd) Chỉ đạo Đội PCCC và CNCH cơ sở tại Trụ sở cơ quan Bộ Tư pháp quản lý các trang thiết bị PCCC và CNCH.\nđ) Chỉ đạo chữa cháy, CNCH khi xảy ra cháy, sự cố, tai nạn tại Trụ sở cơ quan Bộ Tư pháp.\ne) Chỉ đạo việc tổ chức lập và lưu giữ hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động PCCC, CNCH tại Trụ sở cơ quan Bộ Tư pháp.\ng) Chỉ đạo việc sơ kết, tổng kết các hoạt động về PCCC và CNCH của cơ quan; kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành các quy định về PCCC và CNCH.\nh) Đề xuất việc khen thưởng, kỷ luật các tập thể, cá nhân trong việc thực hiện công tác PCCC, CNCH.\ni) Chỉ đạo Đội PCCC và CNCH cơ sở dự trù kinh phí cho các hoạt động PCCC và CNCH tại Trụ sở cơ quan Bộ Tư pháp.\nk) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao và theo quy định của pháp luật." }, { "id": 232805, "text": "Nhiệm vụ của Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn của Bộ Tài chính.\n- Thực hiện chỉ đạo của Ban chỉ đạo phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn Trung ương và phối hợp với Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn các Bộ, ngành khác, địa phương và Cơ quan khí tượng thủy văn với nhiệm vụ:\n+ Quyết định cảnh báo và biện pháp đối phó với tình huống thiên tai.\n+ Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm và pháp luật về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.\n+ Ban hành và chỉ đạo thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền về công tác dự báo, cảnh báo phục vụ phòng, chống và khắc phục hậu quả lụt, bão.\n- Chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc các Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão của các đơn vị, tổ chức thuộc Bộ Tài chính thực hiện công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả do lụt, bão gây ra.\n- Tổng hợp tình hình, đề xuất với Bộ trưởng quyết định các biện pháp phòng chống, khắc phục hậu quả lụt, bão trong phạm vi toàn ngành Tài chính.\n- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm và pháp luật về phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn.\n- Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo về phòng, chống và khắc phục hậu quả lụt, bão." } ]
68,750
Hồ sơ khen thưởng tập thể có thành tích về Dân quân tự vệ bao gồm những nội dung gì?
[ { "id": 138456, "text": "NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH LĨNH VỰC KHEN THƯỞNG VỀ DÂN QUÂN TỰ VỆ THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ QUỐC PHÒNG\n1. Thủ tục khen thưởng tập thể có thành tích về Dân quân tự vệ\n...\nThành phần, số lượng hồ sơ:\nThành phần hồ sơ:\n1. Tờ trình của đơn vị (theo Mẫu số 01).\n2. Danh sách đề nghị tặng danh hiệu thi đua hoặc hình thức khen thưởng.\n3. Báo cáo thành tích của tập thể đề nghị tặng danh hiệu thi đua hoặc hình thức khen thưởng, có xác nhận của cấp trình khen (theo Mẫu số 03).\n4. Biên bản họp và kết quả bỏ phiếu tín nhiệm của Hội đồng thi đua - khen thưởng (theo Mẫu số 02).\n5. Hồ sơ, tài liệu khác có liên quan (nếu có).\nSố lượng hồ sơ:\n1. Hồ sơ đề nghị tặng \"Bằng khen của Bộ Quốc phòng\": 01 bộ (bản chính).\n2. Hồ sơ đề nghị tặng \"Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ\": 03 bộ (bản chính).\n3. Hồ sơ đề nghị tặng Huân chương: 04 bộ (bản chính).\n4. Hồ sơ đề nghị phong tặng danh hiệu \"Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân\": 04 bộ (bản chính).\n5. Hồ sơ đề nghị khen thưởng theo thủ tục đơn giản áp dụng trong trường hợp khen thưởng đột xuất: 02 bộ (bản chính).\n..." } ]
[ { "id": 138457, "text": "NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH LĨNH VỰC KHEN THƯỞNG VỀ DÂN QUÂN TỰ VỆ THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ QUỐC PHÒNG\n1. Thủ tục khen thưởng tập thể có thành tích về Dân quân tự vệ\n...\n8. Cục Dân quân tự vệ/Bộ Tổng Tham mưu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định thành tích, báo cáo Tổng cục Chính trị (qua Cục Tuyên huấn).\n9. Cục Tuyên huấn/Tổng cục Chính trị tổng hợp, thẩm định, báo cáo Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị xem xét, trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xét, quyết định khen thưởng hoặc trình Thủ tướng Chính phủ.\nCách thức thực hiện: Qua đường quân bưu hoặc bưu chính công ích.\nThành phần, số lượng hồ sơ:\nThành phần hồ sơ:\n1. Tờ trình của đơn vị (theo Mẫu số 01).\n2. Danh sách đề nghị tặng danh hiệu thi đua hoặc hình thức khen thưởng.\n3. Báo cáo thành tích của tập thể đề nghị tặng danh hiệu thi đua hoặc hình thức khen thưởng, có xác nhận của cấp trình khen (theo Mẫu số 03).\n..." }, { "id": 246880, "text": "Hồ sơ khen thưởng\n...\n2. Hồ sơ đề nghị chung của các cấp, gồm:\na) Tờ trình của đơn vị (theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này);\nb) Danh sách đề nghị tặng danh hiệu thi đua hoặc hình thức khen thưởng;\nc) Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân đề nghị tặng danh hiệu thi đua hoặc hình thức khen thưởng, có xác nhận của cấp trình khen (theo mẫu từ số 03 đến số 06 ban hành kèm theo Thông tư này).\n3. Hồ sơ đề nghị tặng \"Bằng khen của Bộ Quốc phòng\" được lập thành 01 bộ (bản chính), \"Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ\" 03 bộ (bản chính), Huân chương 04 bộ (bản chính), gồm:\na) Các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này;\nb) Biên bản họp và kết quả bỏ phiếu tín nhiệm của hội đồng thi đua - khen thưởng (theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này).\n...\n5. Hồ sơ đề nghị khen thưởng theo thủ tục đơn giản áp dụng trong trường hợp khen thưởng đột xuất được lập thành 02 bộ (bản chính), gồm:\na) Tờ trình kèm theo danh sách đề nghị khen thưởng (theo mẫu số 01 kèm theo Thông tư này);\nb) Báo cáo tóm tắt thành tích của tập thể, cá nhân, có xác nhận của thủ trưởng đơn vị trình khen (theo mẫu số 06a, 06b ban hành kèm theo Thông tư này).\n6. Hồ sơ đề nghị tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng” được lập thành 01 bộ (bản chính), gồm:\na) Tờ trình của đơn vị (theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này);\nb) Danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương (theo mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư này);\nc) Tờ khai của cá nhân, có xác nhận của cấp trình khen (theo mẫu số 08 ban hành kèm theo Thông tư này)." }, { "id": 63255, "text": "Hồ sơ khen thưởng\n[...] 5. Hồ sơ đề nghị khen thưởng theo thủ tục đơn giản áp dụng trong trường hợp khen thưởng đột xuất được lập thành 02 bộ (bản chính), gồm:\na) Tờ trình kèm theo danh sách đề nghị khen thưởng (theo mẫu số 01 kèm theo Thông tư này);\nb) Báo cáo tóm tắt thành tích của tập thể, cá nhân, có xác nhận của thủ trưởng đơn vị trình khen (theo mẫu số 06a, 06b ban hành kèm theo Thông tư này). [...]" }, { "id": 49909, "text": "1. Quy định chung về thủ tục, hồ sơ\na) Cấp nào quản lý về tổ chức, cá nhân thuộc tổ chức, thành phần của Dân quân tự vệ và quỹ lương thì cấp đó có trách nhiệm khen thưởng hoặc trình cấp trên khen thưởng đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.\nb) Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng phải phù hợp với hình thức, mức hạng khen thưởng. Báo cáo thành tích thực hiện theo các mẫu (từ mẫu số 01 đến số 06b) ban hành kèm theo Thông tư này. Nội dung báo cáo thành tích phải có đủ các căn cứ để đối chiếu với các tiêu chuẩn quy định tại Luật Thi đua, khen thưởng và Nghị định của Chính phủ. Khi trình Bộ Quốc phòng phải đóng dấu giáp lai; đồng thời gửi file điện tử của hồ sơ đến Cục Dân quân tự vệ/Bộ Tổng Tham mưu, trừ văn bản có nội dung thuộc bí mật Nhà nước, bí mật quân sự.\n2. Hồ sơ đề nghị chung của các cấp, gồm:\na) Tờ trình của đơn vị (theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này);\nb) Danh sách đề nghị tặng danh hiệu thi đua hoặc hình thức khen thưởng;\nc) Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân đề nghị tặng danh hiệu thi đua hoặc hình thức khen thưởng, có xác nhận của cấp trình khen (theo mẫu từ số 03 đến số 06 ban hành kèm theo Thông tư này).\n3. Hồ sơ đề nghị tặng \"Bằng khen của Bộ Quốc phòng\" được lập thành 01 bộ (bản chính), \"Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ\" 03 bộ (bản chính), Huân chương 04 bộ (bản chính), gồm:\na) Các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này;\nb) Biên bản họp và kết quả bỏ phiếu tín nhiệm của hội đồng thi đua - khen thưởng (theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này).\n4. Hồ sơ đề nghị phong tặng, truy tặng danh hiệu \"Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân\" được lập thành 04 bộ (bản chính), gồm:\na) Các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này;\nb) Biên bản họp và kết quả bỏ phiếu kín của hội đồng thi đua - khen thưởng (theo mẫu số 02 kèm theo Thông tư này);\nc) Hồ sơ, tài liệu khác có liên quan (nếu có).\n5. Hồ sơ đề nghị khen thưởng theo thủ tục đơn giản áp dụng trong trường hợp khen thưởng đột xuất được lập thành 02 bộ (bản chính), gồm:\na) Tờ trình kèm theo danh sách đề nghị khen thưởng (theo mẫu số 01 kèm theo Thông tư này);\nb) Báo cáo tóm tắt thành tích của tập thể, cá nhân, có xác nhận của thủ trưởng đơn vị trình khen (theo mẫu số 06a, 06b ban hành kèm theo Thông tư này).\n6. Hồ sơ đề nghị tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng” được lập thành 01 bộ (bản chính), gồm:\na) Tờ trình của đơn vị (theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này);\nb) Danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương (theo mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư này);\nc) Tờ khai của cá nhân, có xác nhận của cấp trình khen (theo mẫu số 08 ban hành kèm theo Thông tư này)." } ]
160,663
Nội dung thuyết minh trong hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch phân khu đô thị gồm những gì?
[ { "id": 241326, "text": "Nội dung hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch phân khu đô thị\n...\n2. Thuyết minh bao gồm các nội dung:\na) Lý do, sự cần thiết, căn cứ lập quy hoạch phân khu; xác định vị trí và luận cứ phạm vi và ranh giới lập quy hoạch phân khu; xác định quy mô diện tích, yêu cầu quản lý, đầu tư phát triển đối với khu vực lập quy hoạch phân khu.\nb) Khái quát đặc điểm tự nhiên và hiện trạng của khu vực lập quy hoạch phân khu. Nêu các định hướng phát triển tại quy hoạch chung đô thị và các quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành đang triển khai có tác động đến phạm vi lập quy hoạch phân khu. Sơ bộ xác định những vấn đề chính cần giải quyết và yêu cầu về việc cụ thể hóa quy hoạch chung đô thị đã được phê duyệt.\nc) Xác định sơ bộ về quy mô dân số, đất đai, các nhu cầu về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đối với khu vực lập quy hoạch.\nd) Yêu cầu đối với công tác điều tra khảo sát hiện trạng, thu thập tài liệu, số liệu, đánh giá hiện trạng đô thị; yêu cầu về cơ sở dữ liệu hiện trạng.\nđ) Yêu cầu về nội dung chính của quy hoạch phân khu.\ne) Xác định danh mục bản vẽ, thuyết minh, phụ lục kèm theo; số lượng, quy cách của sản phẩm hồ sơ đồ án quy hoạch; dự toán kinh phí; kế hoạch và tiến độ lập quy hoạch; xác định yêu cầu về nội dung, hình thức và đối tượng lấy ý kiến về đồ án quy hoạch.\n3. Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch." } ]
[ { "id": 223048, "text": "Nội dung hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch phân khu đô thị\n1. Bản vẽ bao gồm: Sơ đồ vị trí khu vực quy hoạch trích từ quy hoạch chung đô thị và bản đồ xác định ranh giới nghiên cứu, phạm vi khu vực lập quy hoạch phân khu. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình theo tỷ lệ thích hợp.\n2. Thuyết minh:\na) Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch phân khu; phạm vi ranh giới, diện tích, tính chất, sơ bộ hiện trạng khu vực lập quy hoạch phân khu. Xác định những vấn đề chính cần giải quyết trong quy hoạch. Quy hoạch phân khu đô thị phải thống nhất, cụ thể hóa quy hoạch chung đô thị đã được phê duyệt.\nb) Nêu các chỉ tiêu cơ bản dự kiến áp dụng trong đồ án về dân số, sử dụng đất, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật trên cơ sở quy hoạch chung đô thị đã được phê duyệt; các yêu cầu về việc cụ thể hóa quy hoạch chung đô thị đã được phê duyệt.\nc) Xác định sơ bộ về quy mô dân số, đất đai, các nhu cầu về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đối với khu quy hoạch.\nd) Yêu cầu đối với công tác Điều tra khảo sát hiện trạng, thu thập tài liệu, tổ chức không gian, phân khu chức năng, kiến trúc, kết nối hạ tầng kỹ thuật và đánh giá môi trường chiến lược.\nđ) Xác định danh Mục bản vẽ, thuyết minh, phụ lục kèm theo; số lượng, quy cách của sản phẩm hồ sơ đồ án; kế hoạch và tiến độ tổ chức lập quy hoạch.\n3. Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch." }, { "id": 66090, "text": "Nội dung hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch chi tiết đô thị\n1. Bản vẽ bao gồm: Sơ đồ vị trí khu vực quy hoạch trích từ quy hoạch chung đô thị và quy hoạch phân khu đô thị đã được phê duyệt; thể hiện theo tỷ lệ thích hợp trên nền sơ đồ định hướng phát triển không gian và sơ đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan. Bản đồ ranh giới, phạm vi nghiên cứu, quy mô khu vực lập quy hoạch chi tiết đô thị; thể hiện theo tỷ lệ thích hợp trên nền bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất của quy hoạch phân khu đô thị.\n2. Thuyết minh bao gồm các nội dung:\na) Lý do, sự cần thiết, căn cứ lập quy hoạch chi tiết đô thị; vị trí, phạm vi ranh giới, diện tích, chức năng khu vực lập quy hoạch. Sơ bộ các định hướng phát triển tại quy hoạch chung đô thị và nội dung quy hoạch phân khu đã được phê duyệt có tác động đến phạm vi lập quy hoạch. Nêu nhu cầu quản lý và đầu tư phát triển đối với khu vực lập quy hoạch. Quy hoạch chi tiết phải thống nhất, cụ thể hóa quy hoạch phân khu đã được phê duyệt.\nb) Đánh giá khái quát đặc điểm tự nhiên và hiện trạng, xác định sơ bộ những vấn đề, nội dung cơ bản cần giải quyết trong đồ án quy hoạch chi tiết đô thị và yêu cầu về việc cụ thể hóa quy hoạch phân khu đã được phê duyệt.\nc) Dự kiến quy mô dân số; các chỉ tiêu cơ bản áp dụng trong đồ án về nhu cầu sử dụng đất, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật trên cơ sở các quy định của quy hoạch phân khu, quy hoạch chung đô thị đã được phê duyệt.\nd) Yêu cầu cụ thể về điều tra khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu, đánh giá hiện trạng; yêu cầu về cơ sở dữ liệu hiện trạng.\nđ) Yêu cầu về nội dung chính của quy hoạch chi tiết đô thị. Dự kiến các hạng mục công trình cần đầu tư xây dựng trong khu vực lập quy hoạch; xác định các yêu cầu đối với việc nghiên cứu tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan, sử dụng đất, kết nối hạ tầng kỹ thuật và các yêu cầu khác.\ne) Xác định danh mục bản vẽ, thuyết minh, phụ lục kèm theo; số lượng, quy cách của sản phẩm hồ sơ đồ án quy hoạch; dự toán kinh phí; kế hoạch và tiến độ lập quy hoạch; xác định yêu cầu về nội dung, hình thức và đối tượng lấy ý kiến về đồ án quy hoạch.\n3. Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch." }, { "id": 82967, "text": "Nội dung hồ sơ đồ án quy hoạch phân khu đô thị\n1. Thành phần bản vẽ bao gồm:\na) Sơ đồ vị trí và giới hạn khu đất. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.\nb) Bản đồ hiện trạng kiến trúc cảnh quan và đánh giá đất xây dựng. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000.\nc) Các bản đồ hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000.\nd) Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000.\nđ) Sơ đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000.\ne) Bản đồ quy hoạch giao thông và chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000.\ng) Các bản đồ quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000.\nh) Bản đồ tổng hợp đường dây, đường ống kỹ thuật. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000.\ni) Bản vẽ xác định các khu vực xây dựng công trình ngầm: Các công trình công cộng ngầm, các công trình cao tầng có xây dựng tầng hầm (nếu có). Thể hiện trên nền bản đồ địa hình theo tỷ lệ thích hợp.\nk) Các bản vẽ thiết kế đô thị theo quy định của Bộ Xây dựng tại Thông tư số 06/2013/TT-BXD.\n2. Thuyết minh: Nội dung thuyết minh của hồ sơ đồ án quy hoạch phân khu đô thị gồm:\na) Mục tiêu và phạm vi lập quy hoạch.\nb) Xác định chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật cho toàn khu vực quy hoạch; dự báo về dân số, đất đai, các nhu cầu về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đối với khu quy hoạch.\nc) Xác định nguyên tắc, đề xuất giải pháp tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan, sử dụng đất và hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đối với từng khu chức năng, từng ô phố, trục đường chính, khu vực không gian mở, không gian công cộng, khu vực Điểm nhấn trong khu quy hoạch; các quy định về sử dụng đất.\nd) Thiết kế đô thị theo quy định của Bộ Xây dựng tại Thông tư số 06/2013/TT-BXD.\nđ) Xác định các dự án đầu tư xây dựng và nguồn lực thực hiện.\ne) Phân tích, đánh giá về tác động môi trường phù hợp với nội dung đánh giá môi trường chiến lược trong quy hoạch chung đã được phê duyệt.\ng) Kinh tế đô thị: Luận cứ xác định danh Mục các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư; đề xuất, kiến nghị các cơ chế huy động và tạo nguồn lực thực hiện.\nThuyết minh đồ án quy hoạch phân khu đô thị phải có bảng biểu thống kê, phụ lục tính toán, hình ảnh minh họa và hệ thống sơ đồ, bản vẽ thu nhỏ khổ A3 với ký hiệu và ghi chú rõ ràng, được sắp xếp kèm theo nội dung cho từng phần của thuyết minh liên quan.\n3. Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch phân khu đô thị: Nội dung theo quy định tại Khoản 2 Điều 35 Luật Quy hoạch đô thị và phải có các bản vẽ thu nhỏ kèm theo.\n4. Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch.\n5. Phụ lục kèm theo thuyết minh (các giải trình, phụ lục đính kèm, giải thích, luận cứ bổ sung cho thuyết minh; bản vẽ minh họa; các số liệu tính toán). Phụ lục đính kèm văn bản pháp lý liên quan." }, { "id": 100328, "text": "Nội dung hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị\n...\n2. Thuyết minh bao gồm các nội dung:\na) Lý do, sự cần thiết, căn cứ lập quy hoạch; vị trí, quy mô phạm vi và ranh giới lập quy hoạch chung đô thị. Đối với đô thị mới, cần luận cứ đầy đủ về phạm vi, ranh giới lập quy hoạch.\nb) Khái quát đặc điểm tự nhiên và hiện trạng của đô thị; khái quát những vấn đề tồn tại chính trong quá trình thực hiện quản lý, phát triển đô thị. Nêu các phương hướng phát triển tại quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng và kế hoạch phát triển đô thị theo các chương trình phát triển đô thị; phương án quy hoạch tại quy hoạch tỉnh và các dự án đang triển khai có tác động đến phạm vi lập quy hoạch chung đô thị.\nc) Xác định tính chất, động lực phát triển, vai trò đô thị đối với quốc gia, vùng và tỉnh; quan điểm và mục tiêu quy hoạch; xác định sơ bộ những vấn đề chính cần giải quyết trong quy hoạch.\nd) Dự báo sơ bộ về phát triển kinh tế - xã hội, dân số, lao động, nghề nghiệp, đất đai phát triển đô thị, khu dân cư nông thôn và hạ tầng kỹ thuật.\nđ) Yêu cầu mức độ điều tra khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu, đánh giá hiện trạng đô thị; yêu cầu về cơ sở dữ liệu hiện trạng.\ne) Yêu cầu về nội dung chính của quy hoạch chung đô thị.\ng) Xác định danh mục bản vẽ, thuyết minh, phụ lục kèm theo; số lượng, quy cách của sản phẩm hồ sơ đồ án quy hoạch; dự toán kinh phí; kế hoạch và tiến độ lập quy hoạch; xác định yêu cầu về nội dung, hình thức và đối tượng lấy ý kiến về đồ án quy hoạch.\n3. Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch." } ]
72,958
Thông tin về công dân được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu về cư trú từ những nguồn nào?
[ { "id": 143225, "text": "Nguồn thông tin, yêu cầu, thứ tự thu thập, cập nhật thông tin về công dân vào Cơ sở dữ liệu về cư trú\n1. Thông tin về công dân được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu về cư trú từ các nguồn sau:\na) Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, cơ sở dữ liệu quốc gia và cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác được chia sẻ với Cơ sở dữ liệu về cư trú;\nb) Giấy tờ, tài liệu, sổ sách về đăng ký, quản lý cư trú; tàng thư hồ sơ hộ khẩu, hồ sơ đăng ký, quản lý cư trú; tàng thư căn cước công dân; giấy tờ hộ tịch.\n..." } ]
[ { "id": 155285, "text": "Nguồn thông tin, yêu cầu, thứ tự thu thập, cập nhật thông tin về công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư\n1. Thông tin về công dân được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư từ các nguồn sau:\na) Sổ sách quản lý về cư trú, tàng thư hồ sơ hộ khẩu, tàng thư căn cước công dân;\nb) Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu hộ tịch;\nc) Cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác;\nd) Thu thập từ công dân.\n…" }, { "id": 51352, "text": "Thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú của công dân\nThông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú của công dân gồm:\n1. Số hồ sơ cư trú.\n2. Nơi thường trú, thời gian bắt đầu đến thường trú; lý do, thời điểm xóa đăng ký thường trú.\n3. Nơi tạm trú, thời gian bắt đầu đến tạm trú, thời gian tạm trú; lý do, thời điểm xóa đăng ký tạm trú.\n4. Tình trạng khai báo tạm vắng, thời gian tạm vắng.\n5. Nơi ở hiện tại, thời gian bắt đầu đến nơi ở hiện tại.\n6. Nơi lưu trú, thời gian lưu trú.\n7. Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân của chủ hộ và các thành viên hộ gia đình.\n8. Quan hệ với chủ hộ.\n9. Số định danh cá nhân.\n10. Họ, chữ đệm và tên khai sinh.\n11. Ngày, tháng, năm sinh.\n12. Giới tính.\n13. Nơi đăng ký khai sinh.\n14. Quê quán.\n15. Dân tộc.\n16. Tôn giáo.\n17. Quốc tịch.\n18. Tình trạng hôn nhân.\n19. Nhóm máu, khi công dân yêu cầu cập nhật và xuất trình kết luận về xét nghiệm xác định nhóm máu của người đó.\n20. Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng hoặc người đại diện hợp pháp.\n21. Ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích.\n22. Số Chứng minh nhân dân, ngày, tháng, năm và nơi cấp Chứng minh nhân dân; số, ngày, tháng, năm và nơi cấp thẻ Căn cước công dân.\n23. Họ, chữ đệm và tên gọi khác.\n24. Nghề nghiệp (trừ lực lượng vũ trang nhân dân).\n25. Tiền án.\n26. Tiền sự.\n27. Biện pháp ngăn chặn bị áp dụng.\n28. Người giám hộ.\n29. Thông tin liên lạc (số điện thoại, fax, mail, địa chỉ hòm thư).\n30. Số, tên cơ quan, người có thẩm quyền ban hành, ngày, tháng, năm ban hành của văn bản cho nhập quốc tịch Việt Nam, cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.\n31. Số, ngày, tháng, năm, cơ quan ra quyết định truy nã.\n32. Thông tin khác về công dân được tích hợp, chia sẻ từ các cơ sở dữ liệu khác." }, { "id": 51354, "text": "Nguồn thông tin, yêu cầu, thứ tự thu thập, cập nhật thông tin về công dân vào Cơ sở dữ liệu về cư trú\n1. Thông tin về công dân được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu về cư trú từ các nguồn sau:\na) Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, cơ sở dữ liệu quốc gia và cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác được chia sẻ với Cơ sở dữ liệu về cư trú;\nb) Giấy tờ, tài liệu, sổ sách về đăng ký, quản lý cư trú; tàng thư hồ sơ hộ khẩu, hồ sơ đăng ký, quản lý cư trú; tàng thư căn cước công dân; giấy tờ hộ tịch.\n2. Việc thu thập, cập nhật thông tin về công dân vào Cơ sở dữ liệu về cư trú phải bảo đảm các yêu cầu sau:\na) Các thông tin về công dân chỉ được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu về cư trú khi được kiểm tra thông tin đó là chính xác;\nb) Trường hợp thông tin về công dân được thu thập, cập nhật từ nhiều nguồn khác nhau mà không thống nhất về nội dung thông tin thì khi thu thập, cập nhật thông tin về công dân, công an cấp xã, Công an cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã có trách nhiệm phối hợp với cơ quan đăng ký hộ tịch, cơ quan có liên quan hoặc công dân để kiểm tra tính pháp lý của các thông tin đó và chịu trách nhiệm về nội dung thông tin trước khi thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu về cư trú;\nc) Các thông tin về công dân đã được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu về cư trú phải được lưu trữ đầy đủ, thể hiện được quá trình lịch sử các lần cập nhật, thay đổi, điều chỉnh.\n3. Thông tin về công dân được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu về cư trú theo thứ tự như sau:\na) Thông tin về công dân được thu thập, cập nhật từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu Căn cước công dân, Giấy tờ, tài liệu, sổ sách về đăng ký, quản lý cư trú; tàng thư hồ sơ hộ khẩu, hồ sơ đăng ký, quản lý cư trú; tàng thư căn cước công dân;\nb) Trường hợp các nguồn thu thập tại điểm a khoản này chưa có hoặc chưa đầy đủ thì thu thập, cập nhật từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch, giấy tờ hộ tịch, cơ sở dữ liệu quốc gia và cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác được chia sẻ với Cơ sở dữ liệu về cư trú." }, { "id": 228606, "text": "Thông tin về công dân được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư\n...\n2. Thông tin của công dân được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư từ tàng thư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu hộ tịch và cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác qua việc xử lý chuẩn hóa dữ liệu sẵn có về dân cư.\nTrường hợp thông tin, tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này chưa có hoặc chưa đầy đủ thì được thu thập, cập nhật từ công dân." } ]
22,103
Lưới khống chế mặt bằng trong công trình đê điều được quy định như thế nào?
[ { "id": 86194, "text": "Lưới khống chế mặt bằng (Horizontal control network)\nLà chỉ các đồ hình mặt bằng như lưới tam giác, đa giác, các tuyến đường chuyền khép kín, giao nhau qua các điểm nút tạo thành lưới, hệ thống giao hội giải tích..., nhằm xác định vị trí tọa độ (X,Y) các điểm khống chế trong hệ quy chiếu cụ thể." }, { "id": 86195, "text": "Thành phần, khối lượng khảo sát địa hình giai đoạn dự án đầu tư - thiết kế cơ sở (TKCS)\n...\n6.2 Lưới khống chế mặt bằng\n- Hiện nay, lưới khống chế mặt bằng quốc gia đã xây dựng từ hạng 0 - hạng 3 (QCVN...:2008/BTNMT). Một số tuyến đê đã đo khống chế hạng 4 với mật độ 2 - 2,5 km/1 điểm, được chi cục đê điều các tỉnh quản lý. Những tuyến đê này chỉ cần xây dựng lưới cấp 1, cấp 2 theo quy định ở Phụ lục A. Nếu lưới đo hạng 4 ở hệ tọa độ HN72 thì phải chuyển về hệ tọa độ quốc gia VN2000.\n- Những khu vực chưa có lưới hạng 4, khi xây dựng phải tuân theo quy định sau:\n+ Tất cả các công trình đê điều có diện tích ≥ 10km2 trở lên đều phải xây dựng lưới mặt bằng hạng 4 nối với hệ tọa độ quốc gia VN2000.\n+ Những công trình đê điều có diện tích vẽ < 10km2 chỉ xây dựng lưới giải tích 1, đường chuyền cấp 1, giải tích 2, đường chuyền cấp 2.\n+ Mật độ điểm khống chế xem Phụ lục B.\n6.3 Lưới khống chế độ cao\n- Lưới khống chế độ cao cơ sở trong các công trình đê điều là lưới thủy chuẩn hình học hạng III, IV. Thủy chuẩn kỹ thuật phục vụ đo vẽ tài liệu địa hình.\n- Phân hạng lưới độ cao phụ thuộc vào 2 yếu tố: độ phức tạp địa hình căn cứ vào độ dốc địa hình, lòng sông, dòng chảy..., và chiều dài tuyến giữa hai điểm hạng cao quốc gia. Tiêu chuẩn phân cấp xem ở bảng 1 và bảng 2. Khi có sự mâu thuẫn phải lấy tiêu chuẩn độ dài tuyến làm cơ sở. Công trình đê điều bê tông cốt thép phải xây dựng tuyến thủy chuẩn hạng 3.\n- Phạm vi ứng dụng, mật độ và độ chính xác các lưới độ cao xem Phụ lục C.\n..." } ]
[ { "id": 107297, "text": "Thành phần, khối lượng KSĐH giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công (TKBVTC)\n...\n8.3 Lưới khống chế mặt bằng và độ cao\nKhi xuất hiện những khu vực cần đo vẽ bổ sung xây dựng lưới mặt bằng và độ cao như quy định 6.2 và 6.3 trong giai đoạn TKKT.\n..." }, { "id": 86197, "text": "Thành phần, khối lượng khảo sát địa hình giai đoạn dự án đầu tư - thiết kế cơ sở (TKCS)\n...\n6.3 Lưới khống chế độ cao\n- Lưới khống chế độ cao cơ sở trong các công trình đê điều là lưới thủy chuẩn hình học hạng III, IV. Thủy chuẩn kỹ thuật phục vụ đo vẽ tài liệu địa hình.\n- Phân hạng lưới độ cao phụ thuộc vào 2 yếu tố: độ phức tạp địa hình căn cứ vào độ dốc địa hình, lòng sông, dòng chảy..., và chiều dài tuyến giữa hai điểm hạng cao quốc gia. Tiêu chuẩn phân cấp xem ở bảng 1 và bảng 2. Khi có sự mâu thuẫn phải lấy tiêu chuẩn độ dài tuyến làm cơ sở. Công trình đê điều bê tông cốt thép phải xây dựng tuyến thủy chuẩn hạng 3.\n- Phạm vi ứng dụng, mật độ và độ chính xác các lưới độ cao xem Phụ lục C.\n" }, { "id": 82681, "text": "Đo đạc trước, trong và sau khi thi công\n...\n5.3 Các điểm khống chế mặt bằng, cao độ và tim tuyến phải bố trí vào các vị trí sau:\n1) Phía ngoài đường viền của hố móng công trình để không trở ngại cho thi công, đo dẫn thuận tiện, dễ bảo vệ, ổn định, không bị ảnh hưởng biến dạng lún của đập;\n2) Trên nền đá hoặc đất cứng ổn định, không bị ngập nước;\n3) Tại vị trí không bị ảnh hưởng bởi sự phá hoại của nổ mìn (nếu có) trong suốt quá trình thi công.\n..." } ]
148,316
Có phải khi tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục thì sẽ được hưởng 100% mức hưởng bảo hiểm y tế không?
[ { "id": 62016, "text": "\"Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế\n1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:\na) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật này được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm;\nb) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;\nc) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;\nd) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2, điểm k khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 12 của Luật này;\nđ) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.\n2. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.\n3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:\na) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;\nb) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;\nc) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.\n4. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh có mức hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều này.\n5. Người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với bệnh viện tuyến huyện, điều trị nội trú đối với bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương và có mức hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều này.\n6. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, quỹ bảo hiểm y tế chi trả chi phí điều trị nội trú theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này cho người tham gia bảo hiểm y tế khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh trong phạm vi cả nước.\n7. Chính phủ quy định cụ thể mức hưởng đối với việc khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại các địa bàn giáp ranh; các trường hợp khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu và các trường hợp khác không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này.”" }, { "id": 155271, "text": "\"Điều 27. Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh một số trường hợp\n 3. Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 14 Nghị định này\n[...]\"" } ]
[ { "id": 20134, "text": "“Điều 14. Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế\n1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật bảo hiểm y tế; khoản 4 và 5 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:\na) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các khoản 3, 4, 8, 9, 11 và 17 Điều 3 Nghị định này;\nb) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với:\n- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;\n- Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;\n- Bà mẹ Việt Nam anh hùng;\n- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;\n- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh khi điều trị vết thương, bệnh tật tái phát;\n- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;\n- Trẻ em dưới 6 tuổi.\nc) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;\nd) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở;\nđ) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;\ne) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2, khoản 12 Điều 3 và khoản 1 và 2 Điều 4 Nghị định này;\ng) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác;\nh) Người bệnh được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên chẩn đoán, chỉ định điều trị và chuyển về để quản lý, theo dõi, cấp phát thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì được quỹ\nbảo hiểm y tế chi trả trong phạm vi được hưởng và mức hưởng quy định tại điểm a, b, đ, e và g khoản 1 Điều này.\n2. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có mức hưởng cao nhất quy định tại khoản 1 Điều này.\n3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến, sau đó được cơ sở nơi tiếp nhận chuyển tuyến đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo mức hưởng quy định tại khoản 3 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế, trừ các trường hợp sau: cấp cứu; đang điều trị nội trú được phát hiện bệnh khác ngoài phạm vi chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; tình trạng bệnh diễn biến vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.\n4. Người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã giáp ranh của tỉnh giáp ranh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng và mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này khi đến khám bệnh, chữa bệnh tại trạm y tế tuyến xã giáp ranh của tỉnh giáp ranh.\n5. Trường hợp chuyển đổi mức hưởng bảo hiểm y tế thì mức hưởng bảo hiểm y tế mới được tính từ thời điểm thẻ bảo hiểm y tế mới có giá trị sử dụng.”\nTheo đó, khi đăng ký phẫu thuật cắt amidan đúng tuyến hoặc trái tuyến bạn sẽ được hưởng những mức khác nhau và như sau:\n- 80% chi phí phẫu thuật khi đúng tuyến\n- 100% nếu nếu chữa bệnh trái tuyến tại bệnh viện tuyến tỉnh hoặc huyện, 40% tại bệnh viện tuyến trung ương.\"" }, { "id": 155269, "text": "“Điều 12. Thẻ bảo hiểm y tế\nThẻ bảo hiểm y tế do cơ quan bảo hiểm xã hội phát hành, phản ánh được các thông tin sau:\n5. Thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên đối với đối tượng phải cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Thời gian tham gia bảo hiểm y tế liên tục là thời gian sử dụng ghi trên thẻ bảo hiểm y tế lần sau nối tiếp lần trước; trường hợp gián đoạn tối đa không quá 03 tháng”." }, { "id": 67613, "text": "\"Điều 9. Mức hưởng bảo hiểm y tế\n1. Người tham gia BHYT đi khám bệnh, chữa bệnh đúng quy định tại các Điều 26, 27 và 28 Luật BHYT và Khoản 4 và 5, Điều 22 sửa đổi, bổ sung của Luật BHYT được quỹ BHYT thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng BHYT với mức hưởng như sau:\na) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng BHYT (không áp dụng tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế), chi phí vận chuyển đối với người tham gia BHYT có mức hưởng ghi trên thẻ BHYT ký hiệu bằng số 1 quy định tại Quyết định số 1314/QĐ-BHXH.\nb) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng BHYT (áp dụng tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế), chi phí vận chuyển đối với người tham gia BHYT có mức hưởng ghi trên thẻ BHYT ký hiệu bằng số 2 quy định tại Quyết định số 1314/QĐ-BHXH.\nc) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng BHYT (áp dụng tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế) đối với tất cả các trường hợp có chi phí một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở hoặc khi khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế tuyến xã.\nd) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng BHYT (áp dụng tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế) đối với các trường hợp đã có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên tính đến thời điểm đi khám bệnh, chữa bệnh và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở. Người bệnh có trách nhiệm lưu giữ chứng từ thu phần chi phí cùng chi trả làm căn cứ để cơ quan BHXH cấp Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm.\nđ) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng BHYT (áp dụng tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế) đối với người tham gia BHYT có mức hưởng ghi trên thẻ BHYT ký hiệu bằng số 3 quy định tại Quyết định số 1314/QĐ-BHXH.\ne) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng BHYT (áp dụng tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế) đối với người tham gia BHYT có mức hưởng ghi trên thẻ BHYT ký hiệu bằng số 4 quy định tại Quyết định số 1314/QĐ-BHXH.\ng) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh, kể cả chi phí ngoài phạm vi được hưởng BHYT, chi phí vận chuyển đối với người tham gia BHYT có mức hưởng ghi trên thẻ BHYT ký hiệu bằng số 5 quy định tại Quyết định số 1314/QĐ-BHXH.\n...\"" }, { "id": 91304, "text": "\"Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế\n1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng như sau:\na) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các khoản 2, 9 và 17 Điều 12 của Luật này;\nb) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;\nc) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các khoản 3, 13 và 14 Điều 12 của Luật này;\nd) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.\n2. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.\n3. Chính phủ quy định mức thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các trường hợp vượt tuyến chuyên môn kỹ thuật, khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu, sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao chi phí lớn và các trường hợp khác không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này.\"" } ]
9,488
Trung tâm Thông tin tổ chức kiểm tra việc tuân thủ quy định về quản lý, sử dụng Phòng máy chủ của Ủy ban Dân tộc bao lâu một lần?
[ { "id": 72068, "text": "Quy định về kiểm tra, báo cáo định kỳ\n1. Trung tâm Thông tin phụ trách tổ chức kiểm tra 6 tháng/lần việc tuân thủ các quy định về quản lý, sử dụng Phòng máy chủ, tổng hợp báo cáo với cơ quan chủ sở hữu (theo Mẫu số 02). Trường hợp cần thiết có thể thuê đơn vị có chuyên môn bên ngoài để đánh giá, kiểm tra theo kế hoạch.\n..." } ]
[ { "id": 154166, "text": "Kiểm tra bảo trì hệ thống hạ tầng thông tin\n1. Bộ phận CNTT tổ chức kiểm tra việc tuân thủ các quy định về quản lý, triển khai, vận hành, khai thác sử dụng hệ thống hạ tầng thông tin tại đơn vị theo các quy định tại Quy chế này tối thiểu mỗi năm một lần.\n..." }, { "id": 63278, "text": "Bảo trì Trạm điều khiển xử lý trung tâm\n...\n2. Kiểm tra kỹ thuật, bảo trì định kỳ\na) Thời gian kiểm tra kỹ thuật định kỳ 06 tháng/lần, 02 lần/năm;\nb) Kiểm tra kỹ thuật, bảo trì thiết bị của phòng máy chủ: Hệ thống máy chủ, tủ đĩa lưu trữ, tủ đĩa sao lưu dữ liệu, bộ chuyển mạch, bộ định tuyến Router, bộ bảo vệ an ninh Firewall; vệ sinh phòng, điều hòa; kiểm tra đèn chiếu sáng, camera, thiết bị phòng cháy, chữa cháy, bãi tiếp địa chống sét, bộ lưu điện UPS 20KVA/16KW, đường truyền Internet chính và dự phòng nhằm phát hiện hư hỏng để khắc phục sửa chữa kịp thời;\nc) Quá trình kiểm tra kỹ thuật, bảo trì được ghi nhật ký thể hiện đầy đủ thông tin về tình trạng thiết bị theo mẫu tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Quyết định này. Khi phát hiện các thiết bị hư hỏng phải xử lý, khắc phục ngay và các bước xử lý, khắc phục sự cố tuân thủ theo quy định tại Điều 15 của quy định này." }, { "id": 2595, "text": "Kiểm tra cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ\n1. Thời gian kiểm tra: Định kỳ hàng năm.\n2. Quy trình kiểm tra quy định tại Phụ lục III Thông tư này.\n3. Biên bản kiểm tra quy định tại Phụ lục IV Thông tư này." }, { "id": 72069, "text": "Quy định về kiểm tra, báo cáo định kỳ\n...\n2. Các nội dung kiểm tra:\na) Việc bảo đảm các điều kiện về môi trường cho hoạt động của Phòng máy chủ.\nb) Tình hình sử dụng thiết bị, sử dụng ứng dụng của hệ thống.\nc) Hoạt động của hệ thống máy chủ, máy trạm, các dịch vụ (cập nhật các bản vá, bản sửa lỗi, dung lượng ổ cứng, hiệu năng sử dụng,…).\nd) Tình hình an ninh bảo mật hệ thống, đánh giá hiệu quả (khả năng phát hiện và ngăn chặn) của hệ thống bảo mật.\nđ) Kiểm tra công tác sao lưu, lưu trữ, phục hồi dữ liệu.\ne) Quản lý hồ sơ: ghi nhật ký, cập nhật, tổng hợp thiết bị, báo cáo,…\ng) Việc tuân thủ các quy định khác nêu tại quy chế này." } ]
164,394
Sau khi tốt nghiệp ngành bảo vệ thực vật trình độ trung cấp thì người học phải có kỹ năng ngoại ngữ như thế nào?
[ { "id": 81025, "text": "Kỹ năng\n- Nhận biết chính xác các loại dịch hại và đưa ra biện pháp phòng trừ hiệu quả;\n- Tổ chức điều tra phát hiện, dự tính dự báo dịch hại trên cây trồng;\n- Lập được kế hoạch phòng trừ sinh vật hại cây trồng định kỳ, đột xuất;\n- Tổ chức bố trí thí nghiệm và khảo nghiệm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật;\n- Thực hiện được công tác khuyến nông liên quan đến bảo vệ thực vật;\n- Thực hiện sản xuất và kinh doanh và các hoạt động khác liên quan đến lĩnh vực bảo vệ thực vật theo đúng các quy định hiện hành của pháp luật;\n- Quản lý hiệu quả hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực đảm bảo an toàn;\n- Thực hiện được quy trình phân tích, giám định dịch hại trong phòng thí nghiệm;\n- Thực hiện được quy trình kiểm định thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón;\n- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;\n- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề." } ]
[ { "id": 72923, "text": "Kỹ năng\n- Vận dụng được lý thuyết cơ sở của sinh học thực nghiệm để ứng dụng vào sản xuất thực phẩm lên men, chế phẩm vi sinh, sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, nhân giống thực vật…;\n- Sử dụng được các phần mềm chuyên dụng trong công nghệ sinh học để thu thập, phân tích và xử lý số liệu khoa học;\n- Vận dụng được các kỹ thuật công nghệ cao vào các thí nghiệm phân tích: Kỹ thuật sinh học phân tử, kỹ thuật điện di, kỹ thuật sắc ký, kỹ thuật quang phổ, quản lý môi trường…;\n- Lập được kế hoạch thực hiện công việc tại nơi làm việc;\n- Chuẩn bị nguyên liệu, vật tư, dụng cụ, thiết bị và môi trường làm việc an toàn, hiệu quả;\n- Thực hiện được các quy trình sinh học thực nghiệm để ứng dụng vào sản xuất sản phẩm lên men, sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, nhân giống thực vật, chế phẩm vi sinh…;\n- Thực hiện được các quy trình thực hành chuẩn: kỹ thuật vô trùng, sử dụng kính hiển vi, thí nghiệm sinh học, thí nghiệm hóa học, thí nghiệm sinh học phân tử, thí nghiệm kiểm tra thực phẩm, phân tích thông số môi trường; thực hiện quy trình nhân giống thực vật, quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh, sản phẩm lên men, sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao… và kiểm soát chất lượng sản phẩm;\n- Vận hành, bảo dưỡng thiết bị, dụng cụ sử dụng trong các quy trình thực hiện ứng dụng công nghệ sinh học;\n- Thực hiện đúng các quy định về an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, an toàn sinh học;\n- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;\n- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề." }, { "id": 113911, "text": "Kỹ năng\n- Tuyên truyền, phổ biến được kiến thức chung về chính sách, pháp luật liên quan đến lâm sinh;\n- Xây dựng được kế hoạch sản xuất, trồng và khai thác rừng phù hợp với từng loại cây trồng và thị trường tiêu thụ;\n- Tính được các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật về trồng rừng và khai thác rừng;\n- Đọc được hồ sơ thiết kế trồng, khai thác và thực hiện được công việc trồng và khai thác rừng đảm bảo hiệu quả;\n- Xác định được sai phạm, xử lý sai phạm trong trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ, phát triển rừng;\n- Thực hiện được quy trình lập hồ sơ thiết kế trồng rừng và khai thác rừng;\n- Xây dựng được kế hoạch và tổ chức thực hiện sản xuất giống cây trồng, trồng rừng và khai thác rừng;\n- Thực hiện được các bước sản xuất cây giống, trồng, chăm sóc, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng;\n- Sử dụng thành thạo thiết bị, công cụ phục vụ thiết kế trồng rừng và khai thác rừng;\n- Thực hiện được quy trình khai thác rừng;\n- Nghiệm thu, đánh giá được kết quả trồng, chăm sóc và khai thác rừng;\n- Lập biên bản sai phạm, xử lý được sai phạm trong trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ, phát triển rừng;\n- Tổng hợp được thông tin, viết và trình bày báo cáo;\n- Tổ chức thực hiện đào tạo tập huấn, chuyển giao kiến thức cho nông dân; tư vấn, dịch vụ nông lâm nghiệp;\n- Đánh giá, lập kế hoạch phát triển nông thôn;\n- Thực hiện được mô hình sản xuất kinh doanh nông lâm nghiệp.\n- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;\n- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề." }, { "id": 128763, "text": "Kỹ năng\n- Xây dựng được kế hoạch sản xuất, trồng chăm sóc và thu hoạch phù hợp với từng loại cây trồng và thị trường tiêu thụ;\n- Tính được các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật về trồng và chăm sóc cây lương thực thực phẩm;\n- Xây dựng được kế hoạch và tổ chức thực hiện sản xuất giống cây trồng, trồng và chăm sóc và thu hoạch cây lương thực thực phẩm;\n- Thực hiện được các bước chuẩn bị cây giống, trồng, chăm sóc, quản lý, bảo vệ và phát triển cây lương thực thực phẩm;\n- Sử dụng được thiết bị, công cụ phục vụ trồng chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại cây lương thực thực phẩm;\n- Nghiệm thu đánh giá được kết quả trồng và chăm sóc và thu hoạch cây lương thực thực phẩm;\n- Thực hiện được quy trình thu hoạch, sơ chế bảo quản và tiêu thụ sản phẩm cây lương thực thực phẩm;\n- Ứng dụng được công nghệ mới vào trong sản xuất cây lương thực thực phẩm;\n- Tuyên truyền, phổ biến được kiến thức chuyên môn, thị trường, quy định và chính sách liên quan đến nghề lương thực thực phẩm.\n- Tổng hợp được thông tin, viết và trình bày báo cáo;\n- Đánh giá, lập được kế hoạch phát triển nông thôn;\n- Thực hiện được mô hình sản xuất kinh doanh nông nghiệp.\n- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;\n- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề." }, { "id": 84846, "text": "Kỹ năng\n- Nhận dạng được một số loài động vật thủy sản nuôi, một số thủy sinh vật trong thủy vực nước ngọt;\n- Nhận dạng và ứng dụng được vi sinh vật trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt;\n- Xây dựng được kế hoạch sản xuất phù hợp với từng đối tượng thủy sản và thị trường tiêu thụ;\n- Thực hiện thành thạo quy trình công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm một số đối tượng cá nước ngọt có giá trị kinh tế;\n- Thực hiện thành thạo quy trình công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm một số đối tượng thủy đặc sản nước ngọt;\n- Thực hiện được quy trình công nghệ nuôi cá cảnh;\n- Thực hiện thành thạo quy trình công nghệ ương giống và nuôi một số đối tượng thủy sản nước lạnh;\n- Xác định và quản lý được một số yếu tố môi trường trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt;\n- Chuẩn bị và sử dụng được thức ăn trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt;\n- Vận chuyển thành thạo động vật thủy sản nước ngọt đảm bảo an toàn, hiệu quả;\n- Áp dụng được biện pháp phòng bệnh tổng hợp; chẩn đoán và trị được một số bệnh thường gặp ở động vật thủy sản nước ngọt;\n- Sử dụng được một số loại chế phẩm sinh học, thuốc, hóa chất, thiết bị, dụng cụ và các trang thiết bị chuyên dùng trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt đảm bảo an toàn và hiệu quả;\n- Nghiệm thu đánh giá kết quả sản xuất giống và nuôi thương phẩm một số ĐVTS nước ngọt có giá trị kinh tế;\n- Cập nhật, tuyên truyền được quy định của pháp luật và chính sách của Nhà nước liên quan đến nghề Nuôi trồng thủy sản nước ngọt;\n- Giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống;\n- Tổng hợp thông tin, viết và trình bày báo cáo;\n- Tư vấn và dịch vụ vật tư, sản phẩm thủy sản.\n- Thực hiện được mô hình sản xuất kinh doanh nuôi trồng thủy sản nước ngọt;\n- Thực hiện thành thạo biện pháp đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt;\n- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;\n- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề." } ]
46,722
Diễn biến của cuộc đấu giá tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng có bắt buộc phải ghi vào biên bản đấu giá không?
[ { "id": 731, "text": "1. Cuộc đấu giá chấm dứt khi đấu giá viên công bố người trúng đấu giá hoặc khi đấu giá không thành theo quy định tại khoản 1 Điều 52 của Luật này.\n2. Diễn biến của cuộc đấu giá phải được ghi vào biên bản đấu giá. Biên bản đấu giá phải được lập tại cuộc đấu giá và có chữ ký của đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá, người ghi biên bản, người trúng đấu giá, người có tài sản đấu giá, đại diện của những người tham gia đấu giá. Trong trường hợp cuộc đấu giá do Hội đồng đấu giá tài sản thực hiện thì biên bản đấu giá còn phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng.\n3. Người trúng đấu giá từ chối ký biên bản đấu giá được coi như không chấp nhận giao kết hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc không chấp nhận mua tài sản đấu giá đối với tài sản mà theo quy định của pháp luật kết quả đấu giá tài sản phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.\n4. Biên bản đấu giá được đóng dấu của tổ chức đấu giá tài sản; trong trường hợp cuộc đấu giá do Hội đồng đấu giá tài sản thực hiện thì biên bản phải được đóng dấu của người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng đấu giá tài sản." } ]
[ { "id": 721, "text": "\"Điều 34. Quy chế cuộc đấu giá\n1. Tổ chức đấu giá tài sản ban hành Quy chế cuộc đấu giá áp dụng cho từng cuộc đấu giá trước ngày niêm yết việc đấu giá tài sản.\n2. Quy chế cuộc đấu giá bao gồm những nội dung chính sau đây:\na) Tên tài sản hoặc danh mục tài sản, số lượng, chất lượng của tài sản đấu giá; nơi có tài sản đấu giá; giấy tờ về quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản đấu giá;\nb) Thời gian, địa điểm xem tài sản đấu giá;\nc) Thời gian, địa điểm bán hồ sơ tham gia đấu giá;\nd) Giá khởi điểm của tài sản đấu giá trong trường hợp công khai giá khởi điểm;\nđ) Tiền mua hồ sơ tham gia đấu giá, tiền đặt trước;\ne) Thời gian, địa điểm, điều kiện, cách thức đăng ký tham gia đấu giá;\ng) Thời gian, địa điểm tổ chức cuộc đấu giá;\nh) Hình thức đấu giá, phương thức đấu giá;\ni) Các trường hợp bị truất quyền tham gia đấu giá; các trường hợp không được nhận lại tiền đặt trước.\n3. Tổ chức đấu giá tài sản có trách nhiệm thông báo công khai Quy chế cuộc đấu giá.\"" }, { "id": 619652, "text": "Điều 32. Biên bản đấu giá\n1. Cuộc đấu giá chấm dứt khi Người điều hành đấu giá công bố người trúng đấu giá hoặc khi đấu giá không thành theo quy định tại khoản 1 Điều 40 của Thông tư này.\n2. Diễn biến của cuộc đấu giá phải được ghi vào biên bản đấu giá. Biên bản đấu giá phải được lập tại cuộc đấu giá và có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, Người điều hành đấu giá, người ghi biên bản, người trúng đấu giá, đại diện của những người tham gia đấu giá.\n3. Người trúng đấu giá từ chối ký biên bản đấu giá được coi như không chấp nhận giao kết hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc không chấp nhận mua tài sản đấu giá đối với tài sản mà theo quy định của pháp luật, kết quả đấu giá tài sản phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.\n4. Biên bản đấu giá được đóng dấu của cơ quan, đơn vị có tài sản đấu giá." }, { "id": 206948, "text": "Giải thích từ ngữ\n...\n6. Quy chế cuộc đấu giá (sau đây gọi là Quy chế đấu giá) là tập hợp các thông tin, tài liệu liên quan đến cuộc đấu giá do Tổ chức đấu giá tài sản hoặc Hội đồng đấu giá tài sản ban hành, làm cơ sở cho tổ chức, cá nhân lập Hồ sơ tham gia đấu giá.\n..." }, { "id": 693, "text": "\"Điều 6. Nguyên tắc đấu giá tài sản\n1. Tuân thủ quy định của pháp luật.\n2. Bảo đảm tính độc lập, trung thực, công khai, minh bạch, công bằng, khách quan.\n3. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, người mua được tài sản đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản, đấu giá viên.\n4. Cuộc đấu giá phải do đấu giá viên điều hành, trừ trường hợp cuộc đấu giá do Hội đồng đấu giá tài sản thực hiện.\"" } ]
95,295
Khi nào cờ truyền thống của công chức hải quan được dùng?
[ { "id": 71146, "text": "Quy định về quản lý, sử dụng\n1. Cờ truyền thống của hải quan được dùng trong các cuộc mít tinh kỷ niệm những ngày lễ, ngày truyền thống, trưng bày trong nhà truyền thống và các hoạt động trọng thể khác của ngành hải quan.\n2. Cờ hiệu hải quan, đèn hiệu, pháo hiệu, còi, loa được gắn, trang bị trên các phương tiện tuần tra, kiểm soát, giám sát hải quan bao gồm tàu thuyền, ca nô, xuồng máy, ô tô, xe mô tô 02 bánh và các phương tiện chuyên dùng khác khi thực hiện nhiệm vụ.\n3. Biểu tượng hải quan được dùng để in, gắn lên cờ truyền thống, cờ hiệu, giấy tờ, biểu mẫu, phương tiện tuần tra, kiểm soát, giám sát hải quan, vật lưu niệm, trụ sở và các biểu trưng khác của hải quan.\nBiểu tượng hải quan rút gọn được gắn trên hải quan hiệu, cấp hiệu hải quan và một số loại trang phục hải quan để phân biệt lực lượng hải quan với các lực lượng chức năng khác.\n4. Hải quan hiệu được gắn trên mũ kêpi, mũ mềm, mũ bông hải quan.\n5. Khi thực hiện nhiệm vụ công chức, viên chức phải mang phù hiệu, biển tên, cấp hiệu, trang phục, chứng minh hải quan đúng quy định. Các trường hợp làm nhiệm vụ trinh sát, hóa trang, đấu tranh chuyên án được mặc thường phục theo quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.\nThời gian và loại trang phục được sử dụng của các đơn vị thuộc ngành hải quan thực hiện thống nhất theo quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.\n6. Cờ truyền thống, cờ hiệu, đèn hiệu, pháo hiệu, còi, loa, biểu tượng, hải quan hiệu, phù hiệu, biển tên, cấp hiệu, trang phục, chứng minh hải quan được cấp phát, quản lý, sử dụng đúng mục đích, quy định của pháp luật.\nBộ trưởng Bộ Tài chính quyết định hoặc phân cấp quyết định ban hành tiêu chuẩn, định mức, chế độ cấp phát, sử dụng trang phục hải quan.\n7. Các đơn vị, cá nhân trong ngành hải quan chỉ được sử dụng cờ truyền thống, cờ hiệu, đèn hiệu, pháo hiệu, còi, loa, biểu tượng, hải quan hiệu, phù hiệu, biển tên, cấp hiệu, trang phục, chứng minh hải quan khi thực thi công vụ, nhiệm vụ được giao. " } ]
[ { "id": 12450, "text": "Cờ truyền thống của hải quan\nCờ truyền thống của hải quan hình chữ nhật, chiều rộng 1,40 m và chiều dài 2,10 m. Nền vải cờ màu đỏ, ở giữa có ngôi sao 5 cánh màu vàng, phía trên góc trái có hàng chữ in hoa màu vàng “BẢO VỆ LỢI ÍCH CHỦ QUYỀN QUỐC GIA” (được xếp thành 2 dòng: Dòng trên là hàng chữ \"BẢO VỆ\", dòng dưới là hàng chữ \"LỢI ÍCH CHỦ QUYỀN QUỐC GIA”, nét cuối của chữ cuối cùng không vượt qua đầu ánh sao bên phải), dưới hai hàng chữ là biểu tượng hải quan." }, { "id": 67012, "text": "Điều kiện sử dụng con dấu\n1. Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước chỉ được sử dụng con dấu khi đã có quy định về việc được phép sử dụng con dấu trong văn bản quy phạm pháp luật hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền; phải đăng ký mẫu con dấu trước khi sử dụng.\n2. Việc sử dụng con dấu có hình Quốc huy phải được quy định tại luật, pháp lệnh, nghị định hoặc quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức hoặc được quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên." }, { "id": 112272, "text": "Quy định về sử dụng cấp hiệu, phù hiệu, biển hiệu\n1. Cấp hiệu được cài trên vai áo, phần cúc, sao cấp hiệu (đầu chếch nhọn) về phía cổ áo, phần vạch cấp hiệu tại đầu vai áo.\n2. Cành tùng cài ngay ngắn, cân đối trên ve cổ áo lễ phục và trang phục thu - đông tại vị trí đã được thùa định vị sẵn.\n3. Biển hiệu được cấp cho công chức sử dụng để đeo trên áo trang phục Thuế khi thi hành nhiệm vụ.\na) Vị trí đeo biển hiệu: Đeo tại vị trí đã được thùa định vị sẵn trên áo trang phục. Biển hiệu được đeo ngay ngắn, cân đối, đúng chiều.\nb) Công chức có trách nhiệm quản lý, giữ gìn biển hiệu, không làm cong vênh, thất lạc, không được cho mượn biển hiệu dưới bất kỳ hình thức nào." }, { "id": 133053, "text": "Cấp hiệu hải quan\n1. Cấp hiệu hải quan sử dụng cho trang phục xuân - hè, thu - đông và lễ phục\n a) Nền cấp hiệu: Bằng vải, dệt nổi hoa văn, hình chữ nhật, một đầu vát nhọn cân, có kích thước rộng 48 mm, dài 120 mm, độ chếch đầu nhọn 18 mm, nền cấp hiệu màu xanh đen.\nRiêng lãnh đạo Tổng cục sử dụng nền cấp hiệu màu vàng cam, bọc viền màu đỏ các cạnh nền cấp hiệu.\nb) Cúc cấp hiệu: Có hình nổi ngôi sao 05 cánh ở giữa hai bông lúa, được gắn ở đầu nhọn của nền cấp hiệu.\nCông chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo: Sử dụng cúc màu vàng.\nCông chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo: Sử dụng cúc màu bạc.\nc) Biểu tượng hải quan rút gọn: Hình lồng chìa khóa, mỏ neo, cánh én.\nCông chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo: Sử dụng biểu tượng màu vàng.\nCông chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo: Sử dụng biểu tượng màu bạc.\nd) Sao cấp hiệu: Màu vàng, vân nổi. Sao được gắn thành một hàng thẳng dọc ở giữa cấp hiệu, nằm giữa biểu tượng và cúc cấp hiệu.\nCông chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo cấp trưởng: 02 sao.\nCông chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo cấp phó: 01 sao.\nCông chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo không gắn sao cấp hiệu.\nđ) Vạch cấp hiệu: Gắn ở phần đầu vuông của nền cấp hiệu.\nLãnh đạo Tổng cục Hải quan: 03 vạch ngang màu vàng.\nCông chức giữ chức vụ lãnh đạo cấp Cục, Vụ và các chức vụ tương đương: 03 vạch ngang màu vàng.\nCông chức giữ chức vụ lãnh đạo cấp Chi cục, Đội kiểm soát hải quan và các chức vụ tương đương: 02 vạch ngang màu vàng.\nCông chức giữ chức vụ lãnh đạo cấp Tổ, Đội thuộc Chi cục; cấp Tổ thuộc Đội Kiểm soát hải quan và các chức vụ tương đương: 01 vạch ngang màu vàng.\nCông chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo sử dụng vạch màu bạc gồm: Kiểm tra viên cao cấp hải quan và tương đương 03 vạch ngang; Kiểm tra viên chính hải quan và tương đương 02 vạch ngang; Kiểm tra viên hải quan và tương đương 01 vạch ngang; Kiểm tra viên trung cấp hải quan và tương đương 02 vạch hình chữ \"V\" nằm ngang; Nhân viên hải quan và tương đương 01 vạch hình chữ \"V\" nằm ngang.\nCông chức, viên chức tập sự: Không gắn vạch cấp hiệu.\n..." } ]
8,808
Yêu cầu kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan sẽ gửi đến cơ quan nào?
[ { "id": 71293, "text": "Cơ quan hải quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn\nCơ quan hải quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn đề nghị kiểm tra, giám sát hoặc tạm dừng làm thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều 75 của Luật Hải quan." }, { "id": 71294, "text": "Tiếp nhận, xử lý đơn đề nghị kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan\n1. Nơi nhận đơn đề nghị:\na) Chi cục Hải quan nhận đơn đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan;\nb) Tổng cục Hải quan nhận đơn đề nghị kiểm tra, giám sát hải quan.\n..." } ]
[ { "id": 71292, "text": "Quyền yêu cầu kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan\nChủ thể quyền tác giả, quyền liên quan có quyền trực tiếp hoặc thông qua đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền nộp đơn đề nghị kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan hoặc đơn đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bị nghi ngờ xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan." }, { "id": 12906, "text": "Bên đề nghị rà soát\nCác tổ chức, cá nhân sau đây có quyền nộp Hồ sơ yêu cầu rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp theo quy định tại Điều 58 của Nghị định này:\n1. Nhà sản xuất trong nước theo quy định tại khoản 2 Điều 79 và khoản 2 Điều 87 của Luật Quản lý ngoại thương;\n2. Nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài có quyền nộp Hồ sơ yêu cầu rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với chính nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài đó;\n3. Nhà nhập khẩu hàng hóa bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp;\n4. Chính phủ của nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài có quyền nộp Hồ sơ yêu cầu rà soát việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp đối với các nhà sản xuất, xuất khẩu nước đó." }, { "id": 121004, "text": "Kiểm soát phương tiện, hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh\nCơ quan và người có thẩm quyền kiểm soát phương tiện, hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh có trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ phương tiện, hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi lợi dụng hoạt động này để khủng bố." }, { "id": 151042, "text": "Thủ tục cho phép nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh Mục cấm nhập khẩu\n1. Hồ sơ đề nghị cho phép nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh Mục cấm nhập khẩu gửi qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp tại trụ sở Bộ Thông tin và Truyền thông.\n2. Trong trường hợp người nhập khẩu cung cấp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, Bộ Thông tin và Truyền thông có thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.\n3. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản trả lời cho phép nhập khẩu. Trường hợp không cho phép, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản trả lời và nêu rõ lý do." }, { "id": 81351, "text": "Nộp hồ sơ đề nghị kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ\n1. Người nộp Đơn đề nghị gửi hồ sơ đề nghị kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đến Tổng cục Hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, gồm:\na) Đơn đề nghị kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo mẫu số 01 - ĐĐN/SHTT/2020 Phụ lục ban hành kèm Thông tư này;\nb) Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp hoặc tài liệu khác chứng minh quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ tại Việt Nam hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền đối với giống cây trồng hoặc tài liệu khác chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền đối với giống cây trồng;\n..." } ]
151,878
Giảng viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp được áp dụng hệ số lương viên chức loại mấy?
[ { "id": 1536, "text": "“Điều 11. Cách xếp lương\n1. Các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành văn hóa cơ sở quy định tại Thông tư này được áp dụng Bảng 3 (Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:\na) Đối với chức danh nghề nghiệp phương pháp viên:\n- Chức danh nghề nghiệp phương pháp viên hạng II được áp dụng ngạch lương của viên chức loại A2, nhóm 2 (A2.2), từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38;\n- Chức danh nghề nghiệp phương pháp viên hạng III được áp dụng ngạch lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;\n- Chức danh nghề nghiệp phương pháp viên hạng IV được áp dụng ngạch lương của viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.\nb) Đối với chức danh nghề nghiệp hướng dẫn viên văn hóa:\n- Chức danh nghề nghiệp hướng dẫn viên văn hóa hạng II được áp dụng ngạch lương của viên chức loại A2, nhóm 2 (A2.2), từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38.\n- Chức danh nghề nghiệp hướng dẫn viên văn hóa hạng III được áp dụng ngạch lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;\n- Chức danh nghề nghiệp hướng dẫn viên văn hóa hạng IV được áp dụng ngạch lương của viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.\n2. Sau khi hết thời gian tập sự theo quy định và được cấp có thẩm quyền quản lý viên chức quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành văn hóa cơ sở thì thực hiện xếp bậc lương theo chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm như sau:\na) Trường hợp khi tuyển dụng viên chức có trình độ đào tạo tiến sĩ, phù hợp với vị trí việc làm tuyển dụng, được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp phương pháp viên hạng III hoặc hướng dẫn viên văn hóa hạng III: Xếp bậc 3, hệ số lương 3,00, ngạch viên chức loại A1;\nb) Trường hợp khi tuyển dụng viên chức có trình độ đào tạo thạc sĩ, phù hợp với vị trí việc làm tuyển dụng, được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp phương pháp viên hạng III hoặc hướng dẫn viên văn hóa hạng III: xếp bậc 2, hệ số lương 2,67, ngạch viên chức loại A1;\nc) Trường hợp khi tuyển dụng viên chức có trình độ đào tạo đại học phù hợp với vị trí việc làm tuyển dụng, được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp phương pháp viên hạng III hoặc hướng dẫn viên văn hóa hạng III: Xếp bậc 1, hệ số lương 2,34, ngạch viên chức loại A1;\nd) Trường hợp khi tuyển dụng viên chức có trình độ đào tạo cao đẳng phù hợp với vị trí việc làm tuyển dụng, được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp phương pháp viên hạng IV hoặc hướng dẫn viên văn hóa hạng IV: Xếp bậc 2, hệ số lương 2,06, ngạch viên chức loại B;\nđ) Trường hợp khi tuyển dụng viên chức có trình độ đào tạo trung cấp phù hợp với vị trí việc làm tuyển dụng, được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp phương pháp viên hạng IV hoặc hướng dẫn viên văn hóa hạng IV: Xếp bậc 1, hệ số lương 1,86, ngạch viên chức loại B.\n3. Việc chuyển xếp lương đối với viên chức từ chức danh nghề nghiệp hiện giữ sang chức danh nghề nghiệp chuyên ngành văn hóa cơ sở quy định tại Thông tư này thực hiện theo hướng dẫn tại Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức.”" } ]
[ { "id": 8612, "text": "1. Các chức danh nghề nghiệp viên chức quy định tại Điều 2 Thông tư liên tịch này được áp dụng bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, như sau:\na) Chức danh nghề nghiệp Biên tập viên hạng I, Phóng viên hạng I, Biên dịch viên hạng I, Đạo diễn truyền hình hạng I được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00;\nb) Chức danh nghề nghiệp Biên tập viên hạng II, Phóng viên hạng II, Biên dịch viên hạng II, Đạo diễn truyền hình hạng II được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;\nc) Chức danh nghề nghiệp Biên tập viên hạng III, Phóng viên hạng III, Biên dịch viên hạng III, Đạo diễn truyền hình hạng III được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.\n2. Việc bổ nhiệm và xếp lương vào chức danh nghề nghiệp viên chức quy định  tại Khoản 1 Điều này đối với viên chức đã được xếp lương vào các ngạch Biên tập viên cao cấp (mã ngạch 17.139), Biên tập viên chính (mã ngạch 17.140), Biên tập viên (mã ngạch 17.141), Phóng viên cao cấp (mã ngạch (17.142), Phóng viên chính (mã ngạch 17.143), Phóng viên (mã ngạch 17.144), Biên dịch viên cao cấp (mã ngạch 17.139), Biên dịch viên chính (mã ngạch 17.140), Biên dịch viên (mã ngạch 17.141), Đạo diễn cao cấp (mã ngạch 17.154), Đạo diễn chính (mã ngạch 17.155), Đạo diễn (mã ngạch 17.156) theo quy định tại Quyết định số 78/2004/QĐ-BNV ngày 03 tháng 11 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về danh Mục các ngạch công chức và ngạch viên chức và Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang được thực hiện như sau:\nTrường hợp viên chức đủ Điều kiện bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức có hệ số, bậc lương bằng ở ngạch cũ thì thực hiện xếp ngang bằng bậc lương và % phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) đang hưởng ở ngạch cũ (kể cả tính thời gian xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có ở ngạch cũ) vào chức danh nghề nghiệp mới được bổ nhiệm.\nVí dụ: Ông Nguyễn Văn A đã xếp ngạch Biên tập viên, mã số 17.141, bậc 4, hệ số lương 3,33 kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2014. Nay đủ Điều kiện và được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp Biên tập viên hạng III, mã số V.11.01.03 thì xếp bậc 4, hệ số lương 3,33 của chức danh nghề nghiệp Biên tập viên hạng III kể từ ngày ký quyết định; thời gian xét nâng bậc lương lần sau được tính kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2014.\n3. Việc thăng hạng viên chức được thực hiện sau khi đã được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm vào chức danh viên chức theo quy định tại Thông tư liên tịch này và thực hiện xếp lương theo hướng dẫn tại Khoản 1, Mục II, Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức." }, { "id": 69443, "text": "Áp dụng bảng lương đối với chức danh nghề nghiệp\nCác chức danh nghề nghiệp viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông quy định tại Thông tư số 46/2017/TT-BTTTT và Thông tư số 05/2018/TT-BNV được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây viết tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP), cụ thể như sau:\n1. Chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng I (mã số V11.09.23), phát thanh viên hạng I (mã số V11.10.27), kỹ thuật dựng phim hạng I (mã số V11.11.31), quay phim hạng I (mã số V11.12.35) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 2 (A3.2) có 6 bậc, từ hệ số lương 5,75 đến hệ số lương 7,55.\n2. Chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng II (mã số V11.09.24), phát thanh viên hạng II (mã số V11.10.28), kỹ thuật dựng phim hạng II (mã số V11.11.32), quay phim hạng II (mã số V11.12.36) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 2 (A2.2) có 8 bậc, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38.\n3. Chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng III (mã số V11.09.25), phát thanh viên hạng III (mã số V11.10.29), kỹ thuật dựng phim hạng III (mã số V11.11.33), quay phim hạng III (mã số V11.12.37) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 có 9 bậc, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.\n4. Chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng IV (mã số V11.09.26), phát thanh viên hạng IV (mã số V11.10.30), kỹ thuật dựng phim hạng IV (mã số V11.11.34), quay phim hạng IV (mã số V11.12.38) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B, có 12 bậc, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06." }, { "id": 6460, "text": "1. Các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành văn hóa cơ sở quy định tại Thông tư liên tịch này được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, như sau:\na) Đối với chức danh nghề nghiệp phương pháp viên\n- Chức danh nghề nghiệp phương pháp viên hạng II được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 2 (A2.2), từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38;\n- Chức danh nghề nghiệp phương pháp viên hạng III được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;\n- Chức danh nghề nghiệp phương pháp viên hạng IV được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.\nb) Đối với chức danh nghề nghiệp hướng dẫn viên văn hóa\n- Chức danh nghề nghiệp hướng dẫn viên văn hóa hạng II được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.2), từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38.\n- Chức danh nghề nghiệp hướng dẫn viên văn hóa hạng III được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;\n- Chức danh nghề nghiệp hướng dẫn viên văn hóa hạng IV được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.\n2. Xếp lương khi hết thời gian tập sự và được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp.\nSau khi hết thời gian tập sự theo quy định và được cấp có thẩm quyền quản lý viên chức ra quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp thì thực hiện xếp bậc lương trong chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm như sau:\na) Trường hợp có trình độ đào tạo tiến sĩ phù hợp với chuyên ngành phương pháp viên hoặc hướng dẫn viên văn hóa thì được xếp bậc 3, hệ số lương 3,00 của chức danh nghề nghiệp phương pháp viên hạng III (mã số V.10.06.20) hoặc hướng dẫn viên văn hóa hạng III (mã số V.10.07.23);\nb) Trường hợp có trình độ đào tạo thạc sĩ phù hợp với chuyên ngành phương pháp viên hoặc hướng dẫn viên văn hóa thì được xếp bậc 2, hệ số lương 2,67 của chức danh nghề nghiệp phương pháp viên hạng III (mã số V.10.06.20) hoặc hướng dẫn viên văn hóa hạng III (mã số V.10.07.23);\nc) Trường hợp có trình độ đào tạo cao đẳng phù hợp với chuyên ngành phương pháp viên hoặc hướng dẫn viên văn hóa thì được xếp bậc 2, hệ số lương 2,06 của chức danh nghề nghiệp phương pháp viên hạng IV (mã số V.10.06.21) hoặc hướng dẫn viên văn hóa hạng IV (mã số V.10.07.24).\n3. Việc xếp lương vào chức danh nghề nghiệp viên chức quy định tại khoản 1 Điều này đối với viên chức đã được xếp lương vào các ngạch viên chức chuyên ngành văn hóa cơ sở theo quy định tại Quyết định số 428/TCCP-VC ngày 02 tháng 6 năm 1993 của Bộ trưởng - Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ trưởng Bộ Nội vụ) ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch công chức ngành Văn hóa - Thông tin; Quyết định số 78/2004/QĐ-BNV ngày 03 tháng 11 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành danh mục các ngạch công chức và ngạch viên chức; Quyết định số 61/2005/QĐ-BNV ngày 15 tháng 6 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành tạm thời chức danh và mã số ngạch một số ngạch viên chức ngành giáo dục và đào tạo, văn hóa - thông tin và Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 02/2007/TT- BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức:\na) Trường hợp viên chức đủ điều kiện bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành văn hóa cơ sở có hệ số bậc lương bằng ở ngạch cũ thì thực hiện xếp ngang bậc lương và % phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) đang hưởng ở ngạch cũ (kể cả tính thời gian xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có ở ngạch cũ) vào chức danh nghề nghiệp mới được bổ nhiệm.\nVí dụ 1: Ông Nguyễn Văn A đã bổ nhiệm và xếp ngạch phương pháp viên (mã số 17.174) bậc 5, hệ số lương 3,66 kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014. Nay đủ điều kiện và được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp phương pháp viên hạng III (mã số V.10.06.20), thì xếp bậc 5, hệ số lương 3,66 của chức danh nghề nghiệp phương pháp viên hạng III kể từ ngày ký quyết định; thời gian xét nâng bậc lương lần sau được tính kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014.\nb) Trường hợp viên chức có trình độ cao đẳng chuyên ngành văn hóa cơ sở khi tuyển dụng đã được xếp lương ở viên chức loại A0 theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, nay được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp phương pháp viên hạng IV (mã số V.10.06.21) hoặc hướng dẫn viên văn hóa hạng IV (mã số V.10.07.24) thì việc xếp bậc lương trong chức danh nghề nghiệp phương pháp viên hạng IV, hướng dẫn viên văn hóa hạng IV được căn cứ vào thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định (trừ thời gian tập sự) như sau:\nTính từ bậc 2 của chức danh nghề nghiệp phương pháp viên hạng IV hoặc hướng dẫn viên văn hóa hạng IV, cứ sau thời gian 02 năm (đủ 24 tháng) được xếp lên 01 bậc lương (nếu có thời gian đứt quãng mà chưa hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì được cộng dồn). Trường hợp trong thời gian công tác có năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc bị kỷ luật thì bị kéo dài thêm theo chế độ nâng bậc lương thường xuyên.\nSau khi chuyển xếp lương vào chức danh nghề nghiệp phương pháp viên hạng IV hoặc hướng dẫn viên văn hóa hạng IV nêu trên, nếu hệ số lương được xếp ở chức danh nghề nghiệp phương pháp viên hạng IV hoặc hướng dẫn viên văn hóa hạng IV cộng với phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) thấp hơn hệ số lương đã hưởng ở ngạch cũ thì được hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng hệ số lương (kể cả phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu có) đang hưởng ở ngạch cũ. Hệ số chênh lệch bảo lưu này được hưởng trong suốt thời gian viên chức xếp lương ở chức danh nghề nghiệp phương pháp viên hạng IV hoặc hướng dẫn viên văn hóa hạng IV. Sau đó, nếu viên chức được thăng hạng chức danh nghề nghiệp thì được cộng hệ số chênh lệch bảo lưu này vào hệ số lương (kể cả phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu có) đang hưởng để xếp lương vào chức danh được bổ nhiệm khi thăng hạng chức danh nghề nghiệp và thôi hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu kể từ ngày hưởng lương ở chức danh nghề nghiệp mới.\nVí dụ 2: Ông Trần Văn B, có trình độ cao đẳng chuyên ngành hướng dẫn viên văn hóa hạng IV đã được tuyển dụng vào làm viên chức tại Trung tâm Văn hóa tỉnh A, đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ ngày 01 tháng 01 năm 2008 và đã xếp bậc 3, hệ số lương 2,72 của viên chức loại A0 kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2014, trong thời gian công tác luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao, không bị kỷ luật. Nay được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp hướng dẫn viên văn hóa hạng IV (mã số V.10.07.24) thì việc xếp bậc lương trong chức danh nghề nghiệp văn hóa cơ sở hạng IV như sau:\nThời gian công tác của ông Trần Văn B từ ngày 01 tháng 01 năm 2008, trừ thời gian tập sự 06 tháng, tính từ bậc 2 của chức danh nghề nghiệp hướng dẫn viên văn hóa hạng IV và cứ 02 năm xếp lên 1 bậc thì đến ngày 01 tháng 7 năm 2014, ông Trần Văn B được xếp vào bậc 5, hệ số lương 2,66 của chức danh nghề nghiệp hướng dẫn viên văn hóa hạng IV; thời gian hưởng bậc lương mới ở chức danh nghề nghiệp hướng dẫn viên văn hóa hạng IV kể từ ngày ký quyết định; thời gian xét nâng bậc lương lần sau được tính kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2014, đồng thời hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu 0,06 (2,72 - 2,66).\nĐến ngày 01 tháng 7 năm 2016 (đủ 02 năm), ông Trần Văn B đủ điều kiện nâng bậc lương thường xuyên lên bậc 6, hệ số lương 2,86 của chức danh nghề nghiệp hướng dẫn viên văn hóa hạng IV và tiếp tục được hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu 0,06 (tổng hệ số lương được hưởng là 2,92).\n4. Việc thăng hạng viên chức chuyên ngành văn hóa cơ sở được thực hiện sau khi đã được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành phương pháp viên hoặc hướng dẫn viên văn hóa quy định tại Thông tư liên tịch này và thực hiện xếp lương theo hướng dẫn tại Khoản 1 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức." }, { "id": 563247, "text": "Viên chức loại A1: Số TT Nhóm ngạch Mã số ngạch Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc 7 Bậc 8 Bậc 9 VK VK Hệ số lương mới 2,34 2,67 3,00 3,33 3,66 3,99 4,32 4,65 4,98 VK 5% VK 8% Hệ số lương cũ gồm: 1 Các ngạch có cùng hệ số lương cũ: - Dự báo viên (khí tượng thủy văn) - Quan trắc viên chính 14.105 14.106 2,45 2,67 2,89 3,11 3,33 3,56 3,79 4,02 4,25 2 Các ngạch có cùng hệ số lương cũ: - Giảng viên - Bác sĩ 15.111 16.118 1,92 2,16 2,40 2,64 2,88 3,12 3,37 3,62 3,87 4,12 3 Các ngạch có cùng hệ số lương cũ: - Nghiên cứu viên - Dược sĩ - Phóng viên, bình luận viên 13.092 16.134 17.144 1,86 2,10 2,34 2,58 2,82 3,06 3,31 3,56 3,81 4,06 4 Các ngạch có cùng hệ số lương cũ: - Lưu trữ viên - Chuẩn đoán viên bệnh động vật - Dự báo viên bảo vệ thực vật - Giám định viên thuốc bảo vệ thực vật - thú y - Kiểm nghiệm viên giống cây trồng - Kiến trúc sư - Kỹ sư - Định chuẩn viên - Giám định viên - Y tá cao cấp - Nữ hộ sinh cao cấp - Kỹ thuật viên cao cấp y - Biên tập, biên kịch, biên dịch viên - Dựng phim viên chính - Đạo diễn - Họa sĩ - Bảo tàng viên - Thư viện viên - Hướng dẫn viên chính - Tuyên truyền viên chính - Huấn luyện viên 02.014 09.056 09.060 09.064 09.072 12.089 13.095 13.099 13.102 16.120 16.123 16.126 17.141 17.152 17.156 17.162 17.166 17.170 17.175 17.177 18.181 1,78 2,02 2,26 2,50 2,74 2,98 3,23 3,48 3,73 3,98 5 Giáo viên trung học 15.113 1," } ]
125,813
Người lao động nộp hồ sơ hưởng chế độ ốm đau cho Công ty trong thời hạn bao lâu?
[ { "id": 75692, "text": "\"Điều 102. Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản \n1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.\nTrường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.\n2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.\n3. Trách nhiệm giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã hội:\na) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;\nb) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.\n4. Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.\"" } ]
[ { "id": 239874, "text": "“Điều 102. Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản\n...\n2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.\n...”" }, { "id": 501109, "text": "Điều 8. Hồ sơ, giải quyết hưởng chế độ ốm đau\n1. Hồ sơ, giải quyết hưởng chế độ ốm đau thực hiện theo quy định tại Điều 100 và Điều 102 của Luật bảo hiểm xã hội.\n2. Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100 của Luật bảo hiểm xã hội cho người sử dụng lao động nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc." }, { "id": 75091, "text": "Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả\nTrách nhiệm của Bộ phận/Phòng TN-Trả KQ\n...\n4. Thời hạn giải quyết và chi trả\n4.1. Trường hợp đơn vị SDLĐ đề nghị: Tối đa 06 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.\n4.2. Trường hợp người lao động, thân nhân người lao động nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan BHXH: Tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.\n..." }, { "id": 72135, "text": "Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả\nTrách nhiệm của Bộ phận/Phòng TN-Trả KQ\n....\n2. Tiếp nhận hồ sơ giấy do đơn vị SDLĐ nộp theo hướng dẫn tại điểm 2.1, 2.2, 2.4 khoản này và hồ sơ do người lao động, thân nhân người lao động nộp theo hướng dẫn tại điểm 2.3 khoản này với thành phần hồ sơ cho từng loại chế độ như sau:\n....\n2.4. Trường hợp hưởng DSPHSK sau ốm đau, thai sản, TNLĐ, BNN: Hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 100, khoản 5 Điều 101 Luật BHXH; khoản 1 Điều 60 Luật ATVSLĐ là Danh sách 01B-HSB do đơn vị SDLĐ lập." } ]
165,928
Có bắt buộc phải công khai chế độ sinh hoạt tinh thần đối với người bị tạm giữ không?
[ { "id": 55623, "text": "Những nội dung phải công khai\n1. Quyền, nghĩa vụ của người bị tạm giữ, người bị tạm giam; nội quy cơ sở giam giữ; danh mục đồ vật cấm đưa vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam.\n2. Tình hình chấp hành nội quy cơ sở giam giữ, sức khỏe của người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật.\n3. Chế độ, tiêu chuẩn ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam; chế độ sinh hoạt tinh thần đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam; chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở cùng mẹ trong cơ sở giam giữ.\n4. Quy định về việc gặp thân nhân của người bị tạm giữ, người bị tạm giam; các trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam không được gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự.\n5. Quy định về việc giải quyết cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam nhận quà; việc hủy bỏ đồ vật thuộc danh mục cấm mang vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam; việc gửi, nhận thư, sách, báo, tài liệu của người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật.\n6. Hình thức xử lý kỷ luật người bị tạm giữ, người bị tạm giam có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy cơ sở giam giữ; khen thưởng người bị tạm giữ, người bị tạm giam có thành tích, lập công.\n7. Cấp có thẩm quyền và nơi giải quyết khiếu nại, tố cáo, đề nghị hợp pháp về quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người bị tạm giữ, người bị tạm giam. Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo và đề nghị của người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật.\n8. Địa điểm và lịch tiếp công dân, thân nhân người bị tạm giữ, người bị tạm giam; nội quy nơi tiếp công dân, thân nhân người bị tạm giữ, người bị tạm giam; hòm thư góp ý; số điện thoại đường dây nóng." } ]
[ { "id": 60137, "text": "Chế độ sinh hoạt tinh thần đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam\nCơ sở giam giữ được trang bị hệ thống truyền thanh. Trung bình hai mươi người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc cơ sở giam giữ có dưới hai mươi người bị tạm giữ, người bị tạm giam thì được cấp một tờ báo địa phương hoặc báo trung ương. Thủ trưởng cơ sở giam giữ tổ chức cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam nghe đài phát thanh, đọc báo. Nếu có điều kiện thì tổ chức cho họ xem chương trình truyền hình địa phương và trung ương." }, { "id": 219363, "text": "Quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ\n1. Người bị tạm giữ có quyền:\na) Được thông báo về việc bị áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính;\nb) Được biết lý do bị tạm giữ, thời hạn bị tạm giữ, địa điểm bị tạm giữ; khiếu nại về việc bị tạm giữ;\nc) Yêu cầu người ra quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính thông báo quyết định tạm giữ cho gia đình, tổ chức (nơi làm việc, học tập) biết việc mình bị tạm giữ theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định này;\nd) Được bảo đảm chế độ ăn uống theo quy định tại Điều 28 Nghị định này;\nđ) Được điều trị, chăm sóc y tế khi bị bệnh theo quy định tại Điều 29 Nghị định này.\n2. Người bị tạm giữ có nghĩa vụ:\na) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định tạm giữ, nội quy, quy định của nơi tạm giữ người theo thủ tục hành chính;\nb) Tuân thủ yêu cầu, mệnh lệnh của người ra quyết định tạm giữ và người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ nơi tạm giữ;\nc) Không được đưa vào nơi tạm giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị điện tử có chức năng thu phát sóng, văn hóa phẩm độc hại, rượu, bia và các chất gây nghiện khác hoặc các vật dụng có thể ảnh hưởng đến trật tự, an toàn nơi tạm giữ." }, { "id": 10536, "text": "Người bị tạm giữ\n1. Người bị tạm giữ là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ.\n2. Người bị tạm giữ có quyền:\na) Được biết lý do mình bị tạm giữ; nhận quyết định tạm giữ, quyết định gia hạn tạm giữ, quyết định phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;\nb) Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;\nc) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;\nd) Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;\nđ) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;\ne) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;\ng) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng về việc tạm giữ.\n3. Người bị tạm giữ có nghĩa vụ chấp hành các quy định của Bộ luật này và Luật thi hành tạm giữ, tạm giam." }, { "id": 60115, "text": "\"Điều 9. Quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, người bị tạm giam\n1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam có các quyền sau đây:\na) Được bảo vệ an toàn tính mạng, thân thể, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được phổ biến các quyền và nghĩa vụ của mình, nội quy của cơ sở giam giữ;\nb) Được thực hiện quyền bầu cử theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân theo quy định của Luật trưng cầu ý dân;\nc) Được bảo đảm chế độ ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế, sinh hoạt tinh thần, gửi, nhận thư, nhận quà, nhận sách, báo, tài liệu;\nd) Được gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự;\nđ) Được hướng dẫn, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền tự bào chữa, nhờ người bào chữa, trợ giúp pháp lý;\ne) Được gặp người đại diện hợp pháp để thực hiện giao dịch dân sự;\ng) Được yêu cầu trả tự do khi hết thời hạn tạm giữ, thời hạn tạm giam;\nh) Được khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật;\ni) Được bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước nếu bị giam, giữ trái pháp luật;\nk) Được hưởng các quyền khác của công dân nếu không bị hạn chế bởi Luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp các quyền đó không thể thực hiện được do họ đang bị tạm giữ, tạm giam.\n2. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam có các nghĩa vụ sau đây:\na) Chấp hành quyết định, yêu cầu, hướng dẫn của cơ quan, người có thẩm quyền quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam;\nb) Chấp hành nội quy của cơ sở giam giữ, quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.\"" } ]
27,879
Xử phạt vi phạm hành chính không kê khai nộp thuế giá trị gia tăng khi nhập khẩu tại chỗ
[ { "id": 92664, "text": "2. Về xử phạt vi phạm hành chính\nTổng cục Hải quan đã có công văn số 756/TCHQ-TXNK ngày 7/3/2022 hướng dẫn Cục Hải quan Quảng Ngãi thực hiện. Theo đó hành vi không kê khai, nộp thuế GTGT của người nhập khẩu tại chỗ tại thời điểm nhập khẩu tại chỗ hàng hóa để sản xuất xuất khẩu không thuộc trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 11 Điều 16 Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14, khoản 3 Điều 6 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ." } ]
[ { "id": 68273, "text": "Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả\n...\n3. Mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức:\na) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với tổ chức, mức phạt tiền đối với cá nhân bằng ½ mức phạt tiền đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này;\nb) Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 10 Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân;\nc) Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuế quy định tại các Điều 9, 14 Nghị định này là mức phạt tiền được áp dụng đối với cả cá nhân và tổ chức;\nd) Hộ kinh doanh, hộ gia đình thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này bị xử phạt vi phạm như đối với cá nhân.\n..." }, { "id": 134856, "text": "\"Điều 5. Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả\n...\n3. Mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức:\na) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với tổ chức, mức phạt tiền đối với cá nhân bằng ½ mức phạt tiền đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này;\nb) Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 10 Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân;\nc) Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuế quy định tại các Điều 9, 14 Nghị định này là mức phạt tiền được áp dụng đối với cả cá nhân và tổ chức;\nd) Hộ kinh doanh, hộ gia đình thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này bị xử phạt vi phạm như đối với cá nhân.\nđ) Khi phạt tiền, mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 7, Điều 8, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 24 và các khoản 1, 3, 4 Điều 25 Nghị định này là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó. Nếu có tình tiết giảm nhẹ, thì mỗi tình tiết được giảm 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng mức phạt tiền đối với hành vi đó không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mỗi tình tiết tăng nặng được tính tăng 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng mức phạt tiền đối với hành vi đó không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.\ne) Khi xác định mức phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng.”" }, { "id": 94618, "text": "Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn\n...\n5. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, trừ mức phạt tiền đối với hành vi quy định tại Điều 16, Điều 17 và Điều 18 Nghị định này." }, { "id": 194888, "text": "\"3. Phạt 20% tính trên số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế khai tăng trong trường hợp được miễn, giảm, hoàn, không thu thuế đối với một trong các trường hợp sau:\na) Vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này mà cơ quan hải quan phát hiện trong quá trình làm thủ tục hải quan;\nb) Vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này bị phát hiện khi kiểm tra, thanh tra đối với hàng hóa đã thông quan;\nc) Không khai bổ sung về trị giá hải quan theo quy định mà bị phát hiện khi kiểm tra, thanh tra đối với trường hợp hàng hóa chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, hàng hóa có khoản thực thanh toán, hàng hóa có các khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan chưa xác định được tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan;\nd) Vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này mà người khai hải quan tự phát hiện và khai bổ sung hồ sơ thuế sau khi có kết luận kiểm tra, thanh tra.\nVi phạm quy định tại các điểm b, c, d khoản này mà cá nhân, tổ chức vi phạm không tự nguyện khắc phục hậu quả bằng cách nộp đủ số tiền thuế phải nộp trước thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính thì xử phạt theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 Nghị định này.\"" } ]
29,961
Để đảm bảo tiêu chí về năng lực phát triển nghề nghiệp và nghiên cứu khoa học, nhà giáo dạy trình độ trung cấp cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
[ { "id": 65675, "text": "TIÊU CHÍ 3 VỀ NĂNG LỰC PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC\nĐiều 29. Tiêu chuẩn 1 về Học tập, bồi dưỡng nâng cao\n1. Thường xuyên dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, giáo dục với đồng nghiệp.\n2. Tham gia hội giảng các cấp.\n3. Thường xuyên tự học tập, bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.\n4. Tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề, công nghệ, phương pháp giảng dạy đáp ứng yêu cầu của giáo dục nghề nghiệp.\nĐiều 30. Tiêu chuẩn 2 về Phát triển năng lực nghề nghiệp cho người học\n1. Hướng dẫn thực tập kết hợp với thực tiễn nghề nghiệp.\n2. Tham gia bồi dưỡng nâng cao, luyện tay nghề cho học sinh giỏi các cấp.\nĐiều 31. Tiêu chuẩn 3 về Nghiên cứu khoa học\n1. Có kiến thức, kỹ năng cơ bản về nghiên cứu khoa học và công nghệ.\n2. Chủ trì hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên." }, { "id": 65676, "text": "Tiêu chuẩn 2 về Phát triển năng lực nghề nghiệp cho người học\n1. Hướng dẫn thực tập kết hợp với thực tiễn nghề nghiệp.\n2. Tham gia bồi dưỡng nâng cao, luyện tay nghề cho học sinh, sinh viên giỏi các cấp." }, { "id": 65677, "text": "Tiêu chuẩn 3 về Nghiên cứu khoa học\n1. Có kiến thức, kỹ năng cơ bản về nghiên cứu khoa học và công nghệ.\n2. Chủ trì hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên." } ]
[ { "id": 114032, "text": "Tiêu chí 2 - Trình độ nhà giáo\n1. Tiêu chuẩn 1: 100% nhà giáo có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản hoặc tương đương trở lên theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc tương đương trở lên.\n2. Tiêu chuẩn 2: Ít nhất 50% nhà giáo có trình độ ngoại ngữ bậc 3 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.\n3. Tiêu chuẩn 3: 100% nhà giáo có bằng cử nhân hoặc tương đương trở lên, phù hợp với ngành, nghề giảng dạy.\n4. Tiêu chuẩn 4: Ít nhất 70% đội ngũ nhà giáo có chứng chỉ kỹ năng nghề để giảng dạy thực hành trình độ cao đẳng hoặc văn bằng, chứng chỉ tương đương trở lên.\n5. Tiêu chuẩn 5: Hằng năm, ít nhất 50% đội ngũ nhà giáo được bồi dưỡng để cập nhật công nghệ mới thuộc lĩnh vực ngành, nghề giảng dạy với thời gian bồi dưỡng tối thiểu 80 giờ." }, { "id": 29728, "text": "\"Điều 4. Tiêu chuẩn 1. Phẩm chất nhà giáo\nTuân thủ các quy định và rèn luyện về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức và tạo dựng phong cách nhà giáo.\n1. Tiêu chí 1. Đạo đức nhà giáo\na) Mức đạt: Thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức nhà giáo;\nb) Mức khá: Có tinh thần tự học, tự rèn luyện và phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo;\nc) Mức tốt: Là tấm gương mẫu mực về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức nhà giáo.\n2. Tiêu chí 2. Phong cách nhà giáo\na) Mức đạt: Có tác phong và cách thức làm việc phù hợp với công việc của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông;\nb) Mức khá: Có ý thức tự rèn luyện tạo phong cách nhà giáo mẫu mực; ảnh hưởng tốt đến học sinh;\nc) Mức tốt: Là tấm gương mẫu mực về phong cách nhà giáo; ảnh hưởng tốt và hỗ trợ đồng nghiệp hình thành phong cách nhà giáo.\nĐiều 5. Tiêu chuẩn 2. Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ\nNắm vững chuyên môn và thành thạo nghiệp vụ; thường xuyên cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.\n1. Tiêu chí 3. Phát triển chuyên môn bản thân\na) Mức đạt: Đạt chuẩn trình độ đào tạo và hoàn thành đầy đủ các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn theo quy định; có kế hoạch thường xuyên học tập, bồi dưỡng phát triển chuyên môn bản thân;\nb) Mức khá: Chủ động nghiên cứu, cập nhật kịp thời yêu cầu đổi mới về kiến thức chuyên môn; vận dụng sáng tạo, phù hợp các hình thức, phương pháp và lựa chọn nội dung học tập, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân;\nc) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp và chia sẻ kinh nghiệm về phát triển chuyên môn của bản thân nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.\n2. Tiêu chí 4. Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh\na) Mức đạt: Xây dựng được kế hoạch dạy học và giáo dục;\nb) Mức khá: Chủ động điều chỉnh kế hoạch dạy học và giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương;\nc) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp trong việc xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục.\n3. Tiêu chí 5. Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh\na) Mức đạt: Áp dụng được các phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh;\nb) Mức khá: Chủ động cập nhật, vận dụng linh hoạt và hiệu quả các phương pháp dạy học và giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới, phù hợp với điều kiện thực tế;\nc) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp về kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm vận dụng những phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.\n4. Tiêu chí 6. Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh\na) Mức đạt: Sử dụng các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của học sinh;\nb) Mức khá: Chủ động cập nhật, vận dụng sáng tạo các hình thức, phương pháp, công cụ kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh;\nc) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp kinh nghiệm triển khai hiệu quả việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của học sinh.\n5. Tiêu chí 7. Tư vấn và hỗ trợ học sinh\na) Mức đạt: Hiểu các đối tượng học sinh và nắm vững quy định về công tác tư vấn và hỗ trợ học sinh; thực hiện lồng ghép hoạt động tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục;\nb) Mức khá: Thực hiện hiệu quả các biện pháp tư vấn và hỗ trợ phù hợp với từng đối tượng học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục;\nc) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp kinh nghiệm triển khai hiệu quả hoạt động tư vấn và hỗ trợ học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục.\"" }, { "id": 177570, "text": "TIÊU CHÍ 3 VỀ NĂNG LỰC PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC\nĐiều 44. Tiêu chuẩn 1 về Học tập, bồi dưỡng nâng cao\n1. Thường xuyên dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, giáo dục với đồng nghiệp; tham gia bồi dưỡng đồng nghiệp theo yêu cầu phát triển của phòng, khoa, tổ bộ môn.\n2. Tham gia hội giảng các cấp.\n...\nĐiều 45. Tiêu chuẩn 2 về Phát triển năng lực nghề nghiệp cho người học\n1. Hướng dẫn thực tập kết hợp với thực tiễn nghề nghiệp.\n2. Tham gia bồi dưỡng nâng cao, luyện tay nghề cho học sinh, sinh viên giỏi các cấp.\nĐiều 46. Tiêu chuẩn 3 về Nghiên cứu khoa học\n1. Có kiến thức, kỹ năng cơ bản về nghiên cứu khoa học và công nghệ.\n2. Chủ trì hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên." }, { "id": 65674, "text": "Tiêu chuẩn 3 về Trình độ tin học\nCó năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện nhiệm vụ của nhà giáo dạy trình độ trung cấp theo yêu cầu vị trí việc làm do người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quy định." } ]
134,344
Điều trị bảo tồn gẫy cột sống lưng và thắt lưng xong thì người bệnh có cần phải theo dõi không?
[ { "id": 211920, "text": "ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN GẪY CỘT SỐNG LƯNG VÀ THẮT LƯNG\n...\nVI. THEO DÕI\nChủ yếu là điều trị ngoại trú, vì người bệnh nặng hầu hết đã mổ và điều trị nội trú. Lưu ý các vấn đề sau:\n1. Có thể gây liệt tủy thứ phát: đề phòng bằng vận chuyển, bó bột nhẹ nhàng.\n2. Khó thở, khó chịu khi ăn no: đề phòng bằng cách làm cửa sổ bột, ăn ít một.\n3. Chống loét tại vị trí tỳ đè.\n4. Sau 3 ngày đỡ cho ngồi dậy, sau 2 tuần cho tập đứng, có người đỡ, sau 3 tuần tập đi có người đỡ . Nếu vỡ bột thay vào tuần thứ 4. Để bột tổng thời gian 6-8 tuần, sau khi tháo bột người bệnh còn đau, mặc thêm áo chỉnh hình 2-3 tuần." } ]
[ { "id": 138406, "text": "ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN GẪY ĐẦU DƯỚI XƯƠNG QUAY\n...\nVI. THEO DÕI\n- Nhẹ thì theo dõi điều trị ngoại trú.\n- Nặng hoặc gẫy di lệch, tay sưng nề thì cho vào viện theo dõi nội trú." }, { "id": 91072, "text": "ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN GẪY XƯƠNG GÓT\n...\nVI. THEO DÕI\nĐa số theo dõi ngoại trú, trường hợp nặng hoặc sưng nề nhiều thì cho vào viện theo dõi điều trị nội trú." }, { "id": 133522, "text": "ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN GẪY MỎM KHUỶU\n...\nVI. THEO DÕI\nHầu hết là theo dõi điều trị ngoại trú, trường hợp sung nề nhiều mới cần cho vào viện theo dõi.\n..." }, { "id": 175910, "text": "ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN GẪY LIÊN MẤU CHUYỂN XƯƠNG ĐÙI\n...\nVI. THEO DÕI\n- Nhẹ: theo dõi điều trị ngoại trú.\n- Nặng, có tổn thương phối hợp, sưng nề: cho vào viện theo dõi điều trị nội trú." } ]
160,575
Cơ sở giáo dục dân lập, tư thục được phép tăng học phí tối đa bao nhiêu phần trăm?
[ { "id": 241228, "text": "I. THU HỌC PHÍ VÀ CÁC KHOẢN THU KHÁC \n1. Thu học phí \n...\nb) Đối với cơ sở giáo dục dân lập, tư thục \nĐược quyền chủ động xây dựng mức thu học phí và giá các dịch vụ khác trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo (trừ dịch vụ do Nhà nước định giá) đảm bảo bù \nđắp chi phí và có tích lũy hợp lý, có trách nhiệm công khai, giải trình với người học và xã hội về mức thu học phí, giá các dịch vụ do mình quyết định; \nCó trách nhiệm thuyết minh chi phí giáo dục, đào tạo bình quân một học sinh, mức thu học phí hàng năm, mức thu học phí toàn cấp học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông; thuyết minh lộ trình và tỷ lệ tăng học phí các năm tiếp theo (tỷ lệ tăng hằng năm không quá 10% đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông) và thực hiện công khai theo quy định của pháp luật và giải trình với người học, xã hội theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP. \nKhi thu học phí phải sử dụng hóa đơn theo quy định. Thực hiện công khai mức thu học phí theo quy định tại Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân (Thông tư 36/2017/TT BGDĐT), cụ thể: Công khai mức thu học phí theo từng năm học và dự kiến cho 2 năm học tiếp theo (đối với cơ sở giáo dục mầm non); công khai mức thu học phí theo từng năm học và dự kiến cho cả cấp học (đối với cơ sở giáo dục phổ thông). \nCác cơ sở giáo dục dân lập, tư thục thực hiện thu, quản lý và sử dụng học phí theo quy định tại Chương III Nghị định số 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ (Điều 12, Điều 13). " } ]
[ { "id": 89747, "text": "Học phí đối với giáo dục mầm non, phổ thông\n....\n3. Khung học phí từ năm học 2023 - 2024 trở đi\na) Từ năm học 2023 - 2024 trở đi, khung học phí được điều chỉnh theo tỷ lệ phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm và khả năng chi trả của người dân nhưng không quá 7,5%/năm;\nb) Căn cứ khung học phí quy định tại điểm a khoản này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức thu học phí cụ thể nhưng không vượt mức trần quy định.\n..." }, { "id": 96856, "text": "Nguyên tắc xác định học phí\n1. Đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập.\nMức thu học phí được xây dựng theo nguyên tắc chia sẻ giữa nhà nước và người học, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của từng địa bàn dân cư, khả năng đóng góp thực tế của người dân và tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm, lộ trình tính giá dịch vụ giáo dục, đào tạo theo quy định và bảo đảm chất lượng giáo dục.\n..." }, { "id": 66078, "text": "\"Điều 16. Đối tượng được giảm học phí và hỗ trợ tiền đóng học phí\n1. Các đối tượng được giảm 70% học phí gồm:\na) Học sinh, sinh viên học các ngành nghệ thuật truyền thống và đặc thù trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học công lập, tư thục có đào tạo về văn hóa - nghệ thuật bao gồm: Nhạc công kịch hát dân tộc, nhạc công truyền thống Huế, đờn ca tài tử Nam Bộ, diễn viên sân khấu kịch hát, nghệ thuật biểu diễn dân ca, nghệ thuật ca trù, nghệ thuật bài chòi, biểu diễn nhạc cụ truyền thống;\nb) Học sinh, sinh viên học các chuyên ngành nhã nhạc cung đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc; một số nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với giáo dục nghề nghiệp theo danh mục các nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định;\nc) Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số (ngoài đối tượng dân tộc thiểu số rất ít người) ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.\"\n2. Các đối tượng được giảm 50% học phí gồm:\na) Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là con cán bộ, công chức, viên chức, công nhân mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên;\nb) Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc diện hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.\n3. Đối tượng được hỗ trợ tiền đóng học phí: Học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục tư thục ở địa bàn không đủ trường công lập được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí.\"" }, { "id": 79058, "text": "Quản lý và sử dụng học phí\n1. Cơ sở giáo dục công lập sử dụng học phí theo quy định của Chính phủ về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và tổng hợp vào báo cáo tài chính hằng năm của cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật.\n2. Cơ sở giáo dục dân lập, tư thục sử dụng học phí theo nguyên tắc tự bảo đảm thu, chi và chịu trách nhiệm về quản lý tài chính đối với hoạt động của mình. Tổ chức công tác kế toán, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.\n3. Cơ sở giáo dục thực hiện quản lý các khoản thu, chi học phí theo chế độ kế toán, kiểm toán, thuế và công khai tài chính theo quy định của pháp luật; thực hiện yêu cầu về thanh tra, kiểm tra của cơ quan tài chính và cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các thông tin, tài liệu cung cấp.\n4. Cơ sở giáo dục trước khi tuyển sinh hoặc xét tuyển phải công bố, công khai mức thu học phí, chi phí đào tạo cho từng năm học, cấp học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, lộ trình tăng học phí (nếu có) cho từng năm học và dự kiến cho cả khóa học đối với giáo dục đại học.\n5. Cơ sở giáo dục có trách nhiệm công khai, giải trình chi phí đào tạo, mức thu học phí, lộ trình tăng học phí cho từng năm học, cấp học, khóa học; công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng theo quy định; công khai chính sách miễn, giảm học phí và mức thu, miễn giảm học phí trong trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh, các sự kiện bất khả kháng." } ]
103,615
Không có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày, khách sạn bị phạt tiền lên đến 20.000.000 đồng?
[ { "id": 45019, "text": "1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:\na) Không thông báo về việc bổ sung, hoàn thiện đáp ứng điều kiện tối thiểu hoặc thay đổi loại hình cơ sở lưu trú du lịch theo quy định;\nb) Không có giường hoặc đệm hoặc chiếu hoặc chăn hoặc gối theo quy định;\nc) Không có khăn mặt hoặc khăn tắm theo quy định;\nd) Không thay bọc đệm hoặc chiếu hoặc bọc chăn hoặc bọc gối khi có khách mới;\nđ) Không thay khăn mặt hoặc khăn tắm khi có khách mới.\n2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không có tủ thuốc cấp cứu ban đầu đối với bãi cắm trại du lịch theo quy định.\n3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:\na) Không có tối thiểu 10 buồng ngủ đối với khách sạn hoặc không có phòng ngủ đối với biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, tàu thủy lưu trú du lịch, nhà nghỉ du lịch hoặc không có khu vực lưu trú cho khách đối với nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê hoặc không có khu vực dựng lều, trại đối với bãi cắm trại du lịch;\nb) Không có quầy lễ tân đối với khách sạn hoặc khu vực tiếp khách đối với biệt thự du lịch, căn hộ du lịch hoặc khu vực đón tiếp khách đối với tàu thủy lưu trú du lịch, nhà nghỉ du lịch, bãi cắm trại du lịch theo quy định;\nc) Không có nơi để xe cho khách đối với khách sạn nghỉ dưỡng hoặc khách sạn bên đường theo quy định;\nd) Không có bếp hoặc phòng ăn hoặc dịch vụ phục vụ ăn uống đối với khách sạn nghỉ dưỡng, khách sạn nổi, khách sạn bên đường, tàu thủy lưu trú du lịch; không có bếp đối với biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê theo quy định;\nđ) Không có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày đối với khách sạn, biệt thự du lịch, nhà nghỉ du lịch; không có nhân viên bảo vệ trực khi có khách đối với bãi cắm trại du lịch theo quy định.\n4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm nhà vệ sinh theo quy định.\n5. Các quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này cũng được áp dụng đối với nhà khách, nhà nghỉ của cơ quan nhà nước có hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch.\n6. Hình thức xử phạt bổ sung:\nĐình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm d khoản 3 và khoản 4 Điều này." } ]
[ { "id": 255689, "text": "3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:\na) Không có bộ phận thông tin hỗ trợ khách du lịch theo quy định;\nb) Không có bộ phận bảo vệ trực 24 giờ mỗi ngày;\nc) Không có bộ phận cứu hộ, cứu nạn theo quy định;\nd) Không cung cấp dịch vụ thuyết minh, hướng dẫn du lịch theo quy định;\nđ) Không có biện pháp quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch trong phạm vi quản lý theo quy định;\ne) Không bố trí nhân lực làm vệ sinh môi trường theo quy định." }, { "id": 175345, "text": "“Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động ngoài khoảng thời gian từ 08 giờ sáng đến 22 giờ đêm hàng ngày.”" }, { "id": 62547, "text": "Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần\n1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.\n...\n3. Tổ chức bị xử phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân trong Nghị định này bao gồm:\n...\nb) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp Việt Nam hoặc doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;\n..." }, { "id": 177238, "text": "“Điều 23. Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với biệt thự du lịch\n1. Điều kiện quy định tại các khoản 5 và 6 Điều 22 Nghị định này.\n2. Có khu vực tiếp khách, phòng ngủ, bếp và phòng tắm, phòng vệ sinh.\nĐiều 22. Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với khách sạn\n…\n5. Có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới.\n6. Có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày.\n…”." } ]
1,487
Ban Tổ chức Chợ công nghệ và thiết bị có nhiệm vụ về thông tin tuyên truyền như thế nào?
[ { "id": 63091, "text": "Nhiệm vụ của Ban Tổ chức Techmart\n1. Tổ chức - lễ tân\nCông tác tổ chức - lễ tân gồm các nhiệm vụ:\na) Xây dựng và trình duyệt Đề án tổ chức Techmart;\nb) Chuẩn bị thông báo liên tịch và thư mời tham gia Techmart, tờ giới thiệu về Techmart;\nc) Xây dựng kịch bản lễ khai mạc, bế mạc, tổng kết Techmart;\nd) Thiết kế và in các loại giấy mời khai mạc, bế mạc, tham quan Techmart, các loại thẻ (Ban Tổ chức, đơn vị tham gia, bảo vệ), giấy chứng nhận, phù điêu xác nhận tham gia Techmart;\n2. Thông tin, tuyên truyền\nCông tác thông tin tuyên truyền bao gồm các nhiệm vụ:\na) Chuẩn bị nội dung và tư liệu tuyên truyền: Soạn thảo thông cáo báo chí, thiết kế và in ấn tài liệu giới thiệu, quảng cáo, áp phích, băng-rôn, xây dựng chương trình quảng cáo, tuyên truyền;\nb) Tổ chức họp báo và triển khai công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng;\nc) Tổ chức công tác chỉ dẫn, cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tấn báo chí tại Techmart.\n…" } ]
[ { "id": 63092, "text": "Nhiệm vụ của Ban Tổ chức Techmart\n…\n3. Chuẩn bị nội dung\nCông tác chuẩn bị nội dung bao gồm các nhiệm vụ:\na) Soạn thảo và in ấn các biểu mẫu về công nghệ, thiết bị chào bán và tìm mua;\nb) Tổ chức các hội nghị giới thiệu Techmart đối với các tổ chức, cá nhân dự kiến mời tham gia;\nc) Thu thập thông tin chi tiết về công nghệ, thiết bị chào bán tại Techmart;\nd) Biên soạn và in ấn Catalô giới thiệu và tra cứu về công nghệ, thiết bị;\nđ) Điều tra, khảo sát nhu cầu tìm mua công nghệ, thiết bị;\ne) Xử lý thông tin và cập nhật cơ sở dữ liệu cung và cầu về công nghệ, thiết bị;\ng) Kết nối cung và cầu về công nghệ, thiết bị; lập danh sách các kết nối cung - cầu và các biên bản ghi nhớ, hợp đồng có thể ký kết tại Techmart;\nh) Xác định chủ đề, chuẩn bị nội dung, thành phần tham gia các hội thảo, diễn đàn, giao lưu tại Techmart;\ni) Xác định các nội dung và lĩnh vực ưu tiên cần tư vấn tại Techmart. Chuẩn bị đơn vị, đội ngũ chuyên gia tham gia hoạt động tư vấn tại Techmart;\nk) Xây dựng báo cáo tổng kết Techmart gửi về cơ quan chỉ đạo, quản lý và Bộ Khoa học và Công nghệ.\n…" }, { "id": 240448, "text": "Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của Ban Biên tập\n…\n2. Nhiệm vụ:\na) Xác định định hướng nội dung thông tin cần tổ chức cung cấp trên MPI Portal, bảo đảm đáp ứng yêu cầu hoạt động nghiệp vụ của Bộ, các cơ quan quản lý nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và công dân.\nb) Hướng dẫn, hỗ trợ đơn vị đầu mối về MPI Portal trong công tác tổ chức thu thập, biên tập, cập nhật, cung cấp thông tin và dịch vụ trên MPI Portal, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật, của Bộ và định hướng nội dung thông tin đã được Ban Biên tập xác định.\nc) Giám sát, kiểm tra nội dung thông tin trước khi đưa lên MPI Portal, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật và của Bộ." }, { "id": 159057, "text": "Ban Tổ chức giải thưởng\nBan Tổ chức Giải thưởng hàng năm do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập, có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xét chọn những tác phẩm báo chí xuất sắc về khoa học và công nghệ để trao giải.\nThành phần Ban Tổ chức bao gồm: Đại diện Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ làm Trưởng Ban, Lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông khoa học và công nghệ làm Phó Trưởng ban và Ủy viên là đại diện của một số đơn vị trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, cơ quan báo chí - truyền thông và tổ chức, cá nhân có liên quan.\nBan Tổ chức Giải thưởng được sử dụng con dấu của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông khoa học và công nghệ (cơ quan thường trực Giải thưởng) trong quá trình hoạt động.\nBan Tổ chức được quyền sử dụng tác phẩm đạt giải để phục vụ công tác truyền thông hoạt động khoa học và công nghệ." }, { "id": 124773, "text": "Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức Ban Tuyên giáo.\n...\n2. Nhiệm vụ;\n2.1- Nghiên cứu những chủ trương, đường lối, pháp luật, chính sách của Đảng, Nhà nước và nguyện vọng của CNVCLĐ, đề xuất và hướng dẫn các chủ trương, nội dung, biện phát tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ về chính sách tư tưởng, văn hoá, nghề nghiệp, pháp luật; về Công đoàn và phát triền đoàn viên trong các thành phần kinh tế.\n2.2- Nghiên cứu chủ trương, đường lối, chính sách về công tác văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao của Đảng, Nhà nước, đề xuất với TLĐ chỉ đạo các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao trong CNVCLĐ và hướng dẫn các hoạt động văn hoá, thể thao trong toàn hệ thống Công đoàn.\n2.3- Giúp Đoàn Chủ tịch hướng dẫn hoạt động và quản lý nội dung báo chí Công đoàn, phối hợp với đài phát thanh, truyền hình tuyên truyền về phong trào công nhân và hoạt động Công đoàn. Tổng kết lý luận về hoạt động công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ.\n2.4- Nghiên cứu, tham mưu giúp Đoàn Chủ tịch tham gia về phòng, chống AIDS và tệ nạn ma tuý, mại dâm trong CNVCLĐ. Hướng dẫn xây dựng các chương trình, giáo dục truyền thông phòng, chống AIDS, ma tuý, mại dâm cho CNVCLĐ." } ]
3,895
Trường hợp vợ ngoại tình thì việc phân chia tài sản sau khi ly hôn thực hiện như thế nào?
[ { "id": 65789, "text": "Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn\n...\n3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.\n4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.\nTrong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.\n..." } ]
[ { "id": 47620, "text": "\"Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn\n1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.\nTrong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.\n2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:\na) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;\nb) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;\nc) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;\nd) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.\n3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.\n4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.\nTrong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.\n5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.\n6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.\"" }, { "id": 80068, "text": "\"Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn\n1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.\nTrong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết\n...\n3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.\n...\"" }, { "id": 47621, "text": "\"Điều 60. Giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn\n1. Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.\n2. Trong trường hợp có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ tài sản thì áp dụng quy định tại các điều 27, 37 và 45 của Luật này và quy định của Bộ luật dân sự để giải quyết.\"" }, { "id": 69541, "text": "Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn\n...\n2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:\na) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;\nb) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;\nc) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;\nd) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.\n..." } ]
69,357
Thủ tục thu hồi thẻ giám định viên được quy định như thế nào?
[ { "id": 139144, "text": "Thu hồi Thẻ giám định viên\n\n…\n2. Thủ tục thu hồi Thẻ giám định viên\nKhi có căn cứ thu hồi Thẻ giám định viên theo quy định tại khoản 1 Điều này, Cục Trồng trọt thực hiện các thủ tục sau đây:\na) Cục trưởng Cục Trồng trọt ký quyết định thu hồi Thẻ giám định viên;\nb) Xoá tên khỏi Sổ đăng ký quốc gia về người hoạt động giám định quyền đối với giống cây trồng;\nc) Công bố trên Website của Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới trong thời hạn năm (05) ngày kể từ ngày ký quyết định." } ]
[ { "id": 22933, "text": "1. Cá nhân yêu cầu cấp Thẻ giám định viên nộp 01 (một) bộ hồ sơ yêu cầu cấp Thẻ giám định viên qua đường bưu điện hoặc tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Hồ sơ bao gồm:\na) Tờ khai yêu cầu cấp Thẻ giám định viên (theo mẫu tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này);\nb) Bản sao kết quả đạt yêu cầu kiểm tra nghiệp vụ giám định hoặc văn bản của Hội đồng kiểm tra chấp nhận được miễn kiểm tra nghiệp vụ giám định;\nc) Bản sao Giấy chứng minh nhân dân;\nd) 02 ảnh màu cỡ 3x4 cm.\n2. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả ra quyết định cấp Thẻ giám định viên. Trường hợp từ chối cấp Thẻ giám định viên, Cục Bản quyền tác giả thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do. Mẫu Thẻ giám định viên quy định tại Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư này.\n3. Hiệu lực của Thẻ giám định viên: Thẻ giám định viên có hiệu lực kể từ ngày cấp.\n4. Cấp lại Thẻ giám định viên\na) Chỉ cấp lại Thẻ giám định viên trong trường hợp Thẻ giám định viên bị mất hoặc hư hỏng.\nb) Giám định viên có yêu cầu cấp lại Thẻ giám định viên nộp văn bản nêu rõ lý do và các tài liệu quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều này qua đường bưu điện hoặc tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trường hợp bị mất phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc bị mất. Trường hợp bị hư hỏng phải nộp lại Thẻ giám định viên bị hư hỏng.\nc) Thời hạn cấp lại là 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ yêu cầu cấp lại Thẻ giám định viên.\n5. Thu hồi Thẻ giám định viên\nThẻ giám định viên bị thu hồi đối với một trong các trường hợp sau đây:\na) Người được cấp Thẻ giám định viên không còn đáp ứng các quy định tại Điều 5 Thông tư này;\nb) Người được cấp Thẻ giám định viên có hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động giám định bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề nghị thu hồi Thẻ giám định viên theo quy định của pháp luật;\nc) Có chứng cứ khẳng định Thẻ giám định viên được cấp trái với quy định của pháp luật.\n6. Cục Bản quyền tác giả lập danh sách giám định viên theo Quyết định cấp, cấp lại, thu hồi Thẻ giám định viên và công bố trên trang thông tin điện tử của Cục Bản quyền tác giả." }, { "id": 166211, "text": "Thủ tục miễn nhiệm và thu hồi thẻ giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần\n...\n3. Thủ tục miễn nhiệm giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần.\na) Tại cấp Trung ương\nCơ quan đề nghị miễn nhiệm giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần lập hồ sơ đề nghị miễn nhiệm theo quy định tại khoản 1 Điều này, gửi đến Bộ Y tế (qua Vụ Tổ chức cán bộ). Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và Vụ Pháp chế rà soát hồ sơ.\nTrong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Vụ Tổ chức cán bộ trình Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét quyết định miễn nhiệm, thu hồi thẻ giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần và điều chỉnh danh sách giám định viên trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Y tế, đồng thời gửi Bộ Tư pháp để điều chỉnh danh sách chung về giám định viên tư pháp. Trường hợp không miễn nhiệm thì Bộ Y tế thông báo cho cơ quan đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do.\nb) Tại cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương\nCơ quan đề nghị miễn nhiệm giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần lập hồ sơ đề nghị miễn nhiệm theo quy định tại khoản 1 Điều này gửi đến Sở Y tế. Sở Y tế phối hợp với Sở Tư pháp rà soát hồ sơ.\nTrong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Sở Y tế trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định miễn nhiệm, thu hồi thẻ giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần và điều chỉnh danh sách giám định viên trên Cổng Thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời gửi Bộ Tư pháp để điều chỉnh danh sách chung về giám định viên tư pháp. Trường hợp không miễn nhiệm thì Sở Y tế thông báo cho cơ quan đề nghị miễn nhiệm bằng văn bản và nêu rõ lý do." }, { "id": 100313, "text": "Hồ sơ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cấp và thu hồi thẻ giám định viên tư pháp\n...\n2. Hồ sơ miễn nhiệm, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp:\na) Văn bản đề nghị miễn nhiệm, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp của Thủ trưởng đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước đã đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp đó;\nb) Văn bản, giấy tờ chứng minh giám định viên tư pháp thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Giám định tư pháp." }, { "id": 21122, "text": "Trình tự, thủ tục bổ nhiệm, cấp thẻ, miễn nhiệm, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp\n1. Bổ nhiệm, cấp thẻ giám định viên tư pháp:\na) Đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước lập hồ sơ bổ nhiệm, cấp thẻ giám định viên tư pháp theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này gửi Vụ Tổ chức cán bộ;\nb) Trong thời hạn tối đa 07 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Vụ Tổ chức cán bộ trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định bổ nhiệm, cấp thẻ giám định viên tư pháp. Trường hợp từ chối, Vụ Tổ chức cán bộ có văn bản gửi đơn vị đề nghị và nêu rõ lý do.\n2. Miễn nhiệm, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp:\na) Đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước lập hồ sơ miễn nhiệm, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này gửi Vụ tổ chức cán bộ;\nb) Trong thời hạn tối đa 07 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Vụ Tổ chức cán bộ trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định miễn nhiệm, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp. Trường hợp từ chối, Vụ Tổ chức cán bộ có văn bản gửi đơn vị đề nghị và nêu rõ lý do.\n3. Trong thời hạn tối đa 03 ngày kể từ ngày có quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, Vụ Tổ chức cán bộ lập danh sách giám định viên tư pháp, điều chỉnh danh sách giám định viên tư pháp trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký gửi Bộ Tư pháp, đồng thời gửi Vụ Truyền thông để thực hiện đăng tải danh sách trên Cổng thông tin điện tử Ngân hàng Nhà nước, gửi Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng để theo dõi." } ]
5,488
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền lập biên bản đối với người làm hư hỏng kết cấu của công trình biên giới không?
[ { "id": 60631, "text": "Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính\n1. Khi thi hành công vụ, nhiệm vụ những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23 Nghị định này có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.\n2. Cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ trong các cơ quan được quy định tại Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23 Nghị định này đang thi hành công vụ, nhiệm vụ theo văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính do người, cơ quan có thẩm quyền ban hành có quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.\n3. Thuyền trưởng tàu tuần tra thuộc Hải đoàn Biên phòng, Hải đội Biên phòng, Hải đoàn Cảnh sát biển, Hải đội Cảnh sát biển, Thủy đoàn thuộc Công an nhân dân, Chi cục Kiểm ngư vùng và những người được thuyền trưởng tàu tuần tra thuộc Hải đoàn Biên phòng, Hải đội Biên phòng, Hải đoàn Cảnh sát biển, Hải đội Cảnh sát biển, Thủy đoàn thuộc Công an nhân dân, Chi cục Kiểm ngư vùng giao nhiệm vụ lập biên bản có quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.\n4. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia nhưng không có thẩm quyền xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này chỉ có quyền lập biên bản về những vi phạm thuộc phạm vi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về việc lập biên bản. Trường hợp vụ việc vi phạm vừa có hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản, vừa có hành vi vi phạm không thuộc thẩm quyền xử phạt hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản, thì người đó vẫn tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với tất cả các hành vi vi phạm và chuyển ngay biên bản đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính." } ]
[ { "id": 61701, "text": "Phân định thẩm quyền xử phạt\n1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp nơi có biên giới có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13 và Điều 14 của Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình theo thẩm quyền quy định tại Điều 15 Nghị định này.\n..." }, { "id": 154775, "text": "Phân định thẩm quyền xử phạt\n1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp nơi có biên giới có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13 và Điều 14 của Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình theo thẩm quyền quy định tại Điều 15 Nghị định này.\n2. Những người có thẩm quyền của Bộ đội Biên phòng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13 và Điều 14 của Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 16 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.\n3. Những người có thẩm quyền của Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 5; khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, điểm c khoản 7, khoản 8, điểm a khoản 9, khoản 10 Điều 6; Điều 7; khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8, điểm b khoản 10, khoản 11 Điều 8; khoản 1, điểm a, điểm b, điểm c khoản 2, điểm a, điểm b khoản 3, điểm a khoản 4, điểm a, điểm b khoản 5, điểm d khoản 6 Điều 9; khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều 10; khoản 1, khoản 2, điểm a khoản 3, khoản 4 Điều 11; khoản 1, khoản 2 Điều 12; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 1 Điều 13 và Điều 14 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 17 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.\n..." }, { "id": 61703, "text": "Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia\n...\n3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức bằng hai lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.\n..." }, { "id": 136151, "text": "Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính\n...\n2. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này gồm:\na) Những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được quy định từ Điều 38 đến Điều 46 Nghị định này khi đang thi hành công vụ;\nb) Công chức, viên chức đang thi hành công vụ, nhiệm vụ về phòng, chống thiên tai; thủy lợi; đê điều;\nc) Công chức, viên chức thuộc cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ, nhiệm vụ;\nd) Người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân đang thi hành công vụ.\n..." } ]
12,194
Chứng chỉ kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động bị thu hồi trong những trường hợp nào?
[ { "id": 75079, "text": "\"Điều 14. Quản lý, sử dụng chứng chỉ kiểm định viên\n1. Kiểm định viên có trách nhiệm xuất trình chứng chỉ kiểm định viên theo yêu cầu của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và với tổ chức, cá nhân có đối tượng đề nghị được kiểm định; chỉ được kiểm định đối với đối tượng kiểm định trong phạm vi ghi trên chứng chỉ kiểm định viên.\n2. Chứng chỉ kiểm định viên bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:\na) Giả mạo hoặc khai man các tài liệu trong hồ sơ cấp, cấp lại chứng chỉ kiểm định viên;\nb) Tự ý tẩy xóa, sửa chữa nội dung chứng chỉ;\nc) Không làm việc tại bất kỳ tổ chức kiểm định nào từ 12 tháng trở lên;\nd) Kiểm định ngoài phạm vi ghi trên chứng chỉ kiểm định viên;\nđ) Thực hiện kiểm định không đúng quy trình kiểm định.\n3. Cơ quan có thẩm quyền cấp là cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thu hồi chứng chỉ kiểm định viên.\"" } ]
[ { "id": 66819, "text": "Thu hồi chứng chỉ đăng kiểm viên\nĐăng kiểm viên bị thu hồi giấy chứng nhận đăng kiểm viên trong các trường hợp sau:\n1. Làm sai lệch kết quả kiểm định hoặc không tuân thủ đúng quy định, quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các hướng dẫn có liên quan đến công tác kiểm định đến mức gây hậu quả nghiêm trọng liên quan đến an toàn phương tiện.\n2. Làm giả các hồ sơ để được cấp chứng chỉ đăng kiểm viên.\n3. Đã bị xử lý vi phạm 02 lần trong thời gian 12 tháng liên tục đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 38 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP.\n4. Bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án do vi phạm các quy định liên quan đến lĩnh vực kiểm định xe cơ giới.\n5. Bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.\n6. Không trực tiếp thực hiện công tác kiểm định hoặc hướng dẫn, đánh giá nghiệp vụ đăng kiểm viên từ đủ 12 tháng liên tục trở lên.\n7. Cùng một thời điểm làm việc tại hai đơn vị đăng kiểm trở lên." }, { "id": 75325, "text": "Thu hồi thẻ kiểm định viện \n1. Thẻ kiểm định viên bị thu hồi khi người được cấp thẻ không đáp ứng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 của Thông tư này. \n2. Thẻ kiểm định viên bị thu hồi khi người được cấp thẻ vi phạm một trong các trường hợp sau: \na) Có hành vi gian dối để đạt yêu cầu trong kỳ sát hạch kiểm định viên; \nb) Cố ý đưa ra kết quả kiểm định chất lượng giáo dục không trung thực, \nc) Vi phạm một trong những quy định tại khoản 3 Điều 5 của Thông tư này về những việc kiểm định viên không được làm; \nd) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; bị kết án mà bản án đã có hiệu lực pháp luật." }, { "id": 75327, "text": "Thu hồi thẻ kiểm định viên\n1. Thẻ kiểm định viên bị thu hồi khi người được cấp thẻ không đáp ứng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 của Thông tư này.\n..." }, { "id": 156523, "text": "Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động\n1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động bị thu hồi một trong các trường hợp sau đây:\na) Hết thời hạn đình chỉ hoạt động kiểm định mà không khắc phục được các nguyên nhân bị đình chỉ hoạt động kiểm định;\nb) Hoạt động kiểm định trong thời gian bị đình chỉ hoạt động, tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động;\nc) Sau 6 tháng kể từ khi có thay đổi điều kiện hoạt động làm cơ sở cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động, nếu tổ chức không đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 4 của Nghị định này;\nd) Hoạt động kiểm định trong thời gian không bảo đảm các điều kiện được quy định tại Điều 4 của Nghị định này;\nđ) Giả mạo hoặc khai man các tài liệu trong hồ sơ cấp, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận;\ne) Bị giải thể, phá sản.\n2. Tổ chức bị thu hồi giấy chứng nhận theo quy định tại các điểm a, b, c, d và đ Khoản 1 Điều này được xem xét cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định sau 6 tháng, kể từ ngày Quyết định thu hồi giấy chứng nhận có hiệu lực." } ]
10,830
Trình tự, thủ tục cấp giấy phép xuất bản bản tin được thực hiện như thế nào?
[ { "id": 73552, "text": "Xuất bản bản tin\n...\n3. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép xuất bản bản tin được thực hiện theo quy định sau đây:\na) Cơ quan, tổ chức của trung ương; cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam có nhu cầu xuất bản bản tin gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Bộ Thông tin và Truyền thông.\nCơ quan, tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhu cầu xuất bản bản tin gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.\nHồ sơ, thủ tục đề nghị cấp giấy phép xuất bản bản tin do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định;\nb) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm cấp giấy phép xuất bản bản tin; trường hợp từ chối cấp phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.\n..." } ]
[ { "id": 43198, "text": "Hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép xuất bản bản tin\n1. Cơ quan, tổ chức có nhu cầu xuất bản bản tin gửi 01 bộ hồ sơ về Cục Báo chí (đối với cơ quan, tổ chức của trung ương; cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan chuyên môn cấp tỉnh được giao quyền (đối với cơ quan, tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương). Hồ sơ gồm có:\na) Tờ khai đề nghị cấp giấy phép xuất bản bản tin (Mẫu số 10);\nb) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu quyết định thành lập, giấy phép thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương (đối với tổ chức nước ngoài tại Việt Nam);\nc) Sơ yếu lý lịch của người chịu trách nhiệm xuất bản bản tin;\nd) Mẫu trình bày tên gọi bản tin có xác nhận của cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép và bản dịch tiếng Việt được công chứng (đối với tên gọi bản tin thể hiện bằng tiếng nước ngoài).\n2. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Cục Báo chí, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan chuyên môn cấp tỉnh được giao quyền có trách nhiệm cấp giấy phép xuất bản bản tin (Mẫu số 25, 26); trường hợp từ chối cấp phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do." }, { "id": 254298, "text": "Xuất bản bản tin\n1. Bản tin phải bảo đảm các quy định sau đây:\na) Khuôn khổ tối đa của bản tin là 19cm x 27cm, số trang tối đa là 64 trang. Không được quảng cáo trong bản tin;\nb) Phần trên của trang một bản tin phải đề chữ “BẢN TIN”, tên của bản tin sau hoặc dưới chữ “BẢN TIN”, tên cơ quan, tổ chức xuất bản và ngày, tháng, năm xuất bản bản tin dưới tên của bản tin;\nc) Phần cuối của trang cuối bản tin ghi rõ số, ngày, tháng, năm của giấy phép xuất bản, nơi in, số lượng, kỳ hạn xuất bản, người chịu trách nhiệm xuất bản.\n2. Điều kiện cấp giấy phép xuất bản bản tin gồm:\na) Có người chịu trách nhiệm về việc xuất bản bản tin;\nb) Tổ chức bộ máy hoạt động phù hợp bảo đảm cho việc xuất bản bản tin;\nc) Xác định rõ tên bản tin, Mục đích xuất bản và nội dung thông tin, đối tượng phục vụ, phạm vi phát hành, ngôn ngữ thể hiện, kỳ hạn xuất bản, khuôn khổ, số trang, số lượng, nơi in;\nd) Có địa Điểm làm việc chính thức và các Điều kiện cần thiết bảo đảm cho việc xuất bản bản tin.\n3. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép xuất bản bản tin được thực hiện theo quy định sau đây:\na) Cơ quan, tổ chức của trung ương; cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam có nhu cầu xuất bản bản tin gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Bộ Thông tin và Truyền thông.\nCơ quan, tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhu cầu xuất bản bản tin gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.\nHồ sơ, thủ tục đề nghị cấp giấy phép xuất bản bản tin do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định;\nb) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm cấp giấy phép xuất bản bản tin; trường hợp từ chối cấp phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.\n4. Thời gian hiệu lực của giấy phép xuất bản bản tin được quy định trong từng giấy phép nhưng không quá 01 năm kể từ ngày cấp.\nĐến thời hạn xuất bản ghi trên giấy phép, cơ quan, tổ chức không xuất bản bản tin thì giấy phép hết hiệu lực; Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thu hồi giấy phép. Nếu có nhu cầu xuất bản bản tin thì cơ quan, tổ chức làm thủ tục xin phép lại.\n5. Chậm nhất là 15 ngày trước ngày tạm ngừng hoặc chấm dứt xuất bản bản tin, cơ quan, tổ chức đã được cấp giấy phép xuất bản bản tin phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trường hợp chấm dứt xuất bản bản tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thu hồi giấy phép.\n6. Cơ quan, tổ chức có nhu cầu thay đổi một trong các nội dung ghi trong giấy phép xuất bản bản tin phải có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh." }, { "id": 254300, "text": "Hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép xuất bản bản tin\n...\nTrong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Cục Báo chí, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan chuyên môn cấp tỉnh được giao quyền có trách nhiệm cấp giấy phép xuất bản bản tin (Mẫu số 25, 26); trường hợp từ chối cấp phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do." }, { "id": 79567, "text": "Cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản\n...\nTrình tự thực hiện:\n- Cơ quan chủ quản nhà xuất bản lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản gửi Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Xuất bản, In và Phát hành);\n- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thôngphải cấp giấy phép thànhlập nhà xuấtbản; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.\n..." } ]
149,363
Chương trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp có thời gian thực hiện bao lâu và gồm những nội dung gì?
[ { "id": 85349, "text": "Thời gian thực hiện: 45 giờ (lý thuyết: 21 giờ; thực hành, thảo luận, bài tập: 21 giờ; kiểm tra: 03 giờ)\nI. Vị trí, tính chất của môn học\n...\n2. Tính chất\nChương trình môn học bao gồm những nội dung cơ bản về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; lực lượng vũ trang nhân dân; có kiến thức cơ bản về phòng thủ dân sự, rèn luyện kỹ năng quân sự, sẵn sàng tham gia bảo vệ Tổ quốc." } ]
[ { "id": 97895, "text": "GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH\n[...]\n2. Thời lượng thực hiện chương trình\n2.1. Thời lượng thực hiện chương trình ở các lớp\nTổng thời lượng cho cả môn học là 105 tiết, trong đó: Lớp 10: 35 tiết, lớp 11: 35 tiết, lớp 12: 35 tiết. Căn cứ vào chương trình năm học các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch dạy học bảo đảm đủ thời gian.\n2.2. Thời lượng dành cho các nội dung giáo dục\nThời lượng kiến thức dành cho từng nội dung giáo dục do tác giả sách giáo khoa và giáo viên chủ động sắp xếp căn cứ vào yêu cầu cần đạt ở mỗi lớp và thực tế dạy học.\n[...]" }, { "id": 98782, "text": "CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH TRONG TRƯỜNG TRUNG CẤP SƯ PHẠM, CAO ĐẲNG SƯ PHẠM VÀ CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC\nCăn cứ mục tiêu đào tạo và yêu cầu của môn học, chương trình môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học gồm 4 học phần với tổng thời lượng 165 tiết.\n..." }, { "id": 14278, "text": "1. Học sinh, sinh viên các trường trung học phổ thông đến đại học\na) Nội d­ung giáo dục quốc phòng - an ninh\nTruyền thống chống giặc ngoại xâm, tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc; đư­ờng lối, quan điểm cơ bản của Đảng, Nhà nước về quốc phòng, an ninh; công tác quốc phòng, an ninh của Đảng và Nhà nư­ớc; các văn bản pháp luật về quốc phòng, an ninh; phổ cập những kiến thức cần thiết về lực lư­ợng vũ trang nhân dân; nghệ thuật quân sự Việt Nam; phòng, chống chiến lược \"Diễn biến hoà bình\", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam; kiến thức cơ bản cần thiết về kỹ thuật, chiến thuật quân sự, phòng thủ dân sự.\nb) Thời lượng môn học giáo dục quốc phòng - an ninh\n- Trung học phổ thông: 105 tiết;\n- Tru­ng cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng nghề: loại đào tạo từ 12 tháng đến 24 tháng: 45 tiết; loại đào tạo từ 24 tháng đến 36 tháng: 75 tiết; loại đào tạo 36 tháng: 120 tiết;\n- Cao đẳng: 135 tiết;\n- Đại học: 165 tiết.\nc) Chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh\nBộ Giáo dục và Đào tạo thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và cơ quan liên quan xây dựng chương trình môn học giáo dục quốc phòng - an ninh cho các đối tượng nêu tại khoản 1 Điều này.\n2. Học viên đào tạo trong các học viện, tr­ường chính trị, hành chính, đoàn thể các cấp và các lớp đào tạo tại chức do các Bộ, ngành, địa ph­ương tổ chức.\na) Nội dung giáo dục quốc phòng - an ninh\nĐư­ờng lối, quan điểm của Đảng, Nhà n­ước về quốc phòng, an ninh; quan điểm, nhiệm vụ giáo dục quốc phòng - an ninh; quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh; các văn bản pháp luật về quốc phòng, an ninh; sự hình thành, phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam; chiến lư­ợc quốc phòng - an ninh của một số nư­ớc liên quan đến quốc phòng, an ninh Việt Nam; phòng chống chiến lược \"Diễn biến hoà bình\", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam; công tác quốc phòng, an ninh ở các Bộ, ngành và địa phương.\nb) Thời lượng giáo dục quốc phòng - an ninh\n- Đào tạo cao cấp lý luận chính trị hệ tập trung và hệ đào tạo tại chức tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh và các học viện chính trị, hành chính khác: 45 tiết;\n- Đào tạo trung cấp lý luận chính trị trong các trường chính trị cấp tỉnh và các tr­ường đào tạo cán bộ quản lý của các Bộ, ngành, đoàn thể: 45 tiết;\n- Đào tạo cử nhân chính trị, hành chính văn bằng 2: 60 tiết;\n- Đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành hành chính; đào tạo cử nhân chính trị, hành chính văn bằng 1: giáo dục quốc phòng - an ninh theo chương trình tương ứng với trình độ đào tạo.\nc) Chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh\nHọc viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh thống nhất với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Ban Tuyên giáo Trung ương và cơ quan liên quan quy định chư­ơng trình giáo dục quốc phòng - an ninh cho các đối tượng nêu tại khoản 2 Điều này." }, { "id": 469539, "text": "Điều 4. Chương trình môn học\n1. Chương trình môn học trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp có thời lượng 45 giờ được quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này.\n2. Chương trình môn học trong chương trình đào tạo trình độ cao đẳng có thời lượng 75 giờ được quy định tại Phụ lục II kèm theo Thông tư này." } ]
15,051
Người lao động nước ngoài mua cổ phần doanh nghiệp Việt Nam phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường như thế nào?
[ { "id": 78271, "text": "\"Điều 9. Ngành, nghề và điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài\n1. Nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.\n2. Căn cứ luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ công bố Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm:\na) Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường;\nb) Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện.\n3. Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:\na) Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;\nb) Hình thức đầu tư;\nc) Phạm vi hoạt động đầu tư;\nd) Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;\nđ) Điều kiện khác theo quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.\n4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.\"" } ]
[ { "id": 143622, "text": "Giải thích từ ngữ\nTrong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:\n...\n10. Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài là điều kiện nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng để đầu tư trong các ngành, nghề thuộc Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 9 của Luật này.\n..." }, { "id": 214494, "text": "\"I. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ, thủ tục theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020\n...\n5. Ngành, nghề và điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài:\n5.1. Ngành, nghề và điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài được quy định tại Điều 9 Luật Đầu tư năm 2020.\n5.2. Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài được xem xét theo quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành (gồm luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ) và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.\"" }, { "id": 78730, "text": "Ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài\n1. Ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài và hạn chế về tiếp cận thị trường đối với ngành, nghề đó được quy định tại các luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế về đầu tư. Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài được công bố tại Phụ lục I của Nghị định này.\n2. Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng theo các hình thức quy định tại khoản 3 Điều 9 Luật Đầu tư và được đăng tải, cập nhật theo quy định tại Điều 18 Nghị định này.\n3. Ngoài điều kiện tiếp cận thị trường đối với các ngành, nghề quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này, nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khi thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện (nếu có) sau đây:\na) Sử dụng đất đai, lao động; các nguồn tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản;\nb) Sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ công hoặc hàng hóa, dịch vụ độc quyền nhà nước;\nc) Sở hữu, kinh doanh nhà ở, bất động sản;\nd) Áp dụng các hình thức hỗ trợ, trợ cấp của Nhà nước đối với một số ngành, lĩnh vực hoặc phát triển vùng, địa bàn lãnh thổ;\nđ) Tham gia chương trình, kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước;\ne) Các điều kiện khác theo quy định tại các luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế về đầu tư có quy định không cho phép hoặc hạn chế tiếp cận thị trường đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài." }, { "id": 198354, "text": "“4. Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong tổ chức kinh tế đã thành lập tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật Đầu tư, gồm:\na) Các điều kiện về tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài khi góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong tổ chức kinh tế đã thành lập tại Việt Nam theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Luật Đầu tư và các Điều 15, 16 và 17 của Nghị định này;\nb) Điều kiện về bảo đảm quốc phòng, an ninh và điều kiện sử dụng đất đối với tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong trường hợp tổ chức kinh tế đó có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới và xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, trừ tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế được thành lập theo quy định của Chính phủ.”" } ]
48,952
Thực hiện chạy điện di bằng phương pháp PCR để chẩn đoán bệnh hoại tử gan tụy ở tôm như thế nào?
[ { "id": 98047, "text": "\"3. Phương pháp chẩn đoán\n...\n3.2. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm\n...\n3.2.1.5.3. Chạy điện di\n3.2.1.5.3.1. Chuẩn bị bản gel\nPha thạch với nồng độ agarose từ 1,5 % đến 2 % bằng dung dịch đệm TBE 1X hoặc TAE 1X vào bình nón 250 ml, lắc cho tan.\nSau đó cho vào lò vi sóng đun đến sôi, khi nhiệt độ giảm xuống khoảng 40 °C đến 50 °C thì cho vào 5 µl etidi bromua vào mỗi 100 ml. Lắc nhẹ tránh tạo bọt để etidi bromua tan đều.\nChuẩn bị khuôn đổ thạch, đặt lược vào khuôn, rồi đổ thạch vào khuôn.\nTiến hành đổ vào bản gel, không nên đổ bản gel dày quá 0,8 cm.\nKhi bản gel đông lại thì tiến hành gỡ lược khỏi bản gel.\nChuyển bản gel vào máng điện di, đổ dung dịch đệm (TBE 1X hoặc TAE 1X) cùng loại với dung dịch agarose đã đun) vào máng điện di cho tới khi ngập bản gel.\n3.2.1.5.3.2. Điện di\nHút 10 µl sản phẩm PCR nhỏ vào một giếng trên bản gel.\nKhi thực hiện điện di, chạy kèm theo DNA marker để dự đoán kích thước sản phẩm khuếch đại. Hút 10 µl thang DNA vào một giếng trên bản gel.\nĐiện di ở hiệu điện thế 100 V đến 150 V (quan sát thấy bóng khí nổi lên từ hai phía điện cực của máy điện di sau khi nối điện). Khi quan sát thấy màu xanh đậm của thuốc nhuộm cách giếng khoảng 2/3 chiều dài bảng thạch agarose, dừng quá trình điện di." } ]
[ { "id": 207264, "text": "\"C.3 Điện di sản phẩm PCR\n- Chuẩn bị thạch Agarose (3.2.4) 1,5 % pha trong dung dịch TBE (3.2.4) 0,5X bổ sung chất nhuộm gel (3.2.5) (ví dụ như: gel red) với tỷ lệ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.\n- Đổ thạch vào khuôn điện di (có lược).\n- Thạch khô, rút lược ra và cho thạch vào bể điện di có chứa dung dịch TBE 1X.\n- Cho mẫu vào các giếng (10 μl sản phẩm PCR + 2 μl dung dịch dung dịch nạp mẫu (3.2.6)).\n- Sử dụng thang chuẩn ADN (100 bp) (3.2.7).\nLƯU Ý: Khi chạy điện di sản phẩm PCR phải có mẫu đối chứng dương và đối chứng âm.\n- Đậy nắp bể điện di lại và kết nối với dòng điện, phải đảm bảo dòng điện được kết nối đúng cực. Điện di trong vòng 45 phút với hiệu điện thế 80 V - 100 V.\n- Sau khi điện di xong, tắt nguồn điện, lấy thạch ra rửa nước trong 5 phút và đọc kết quả bằng ánh sáng UV thích hợp, chụp ảnh.\"" }, { "id": 138372, "text": "Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm\n6.1 Phương pháp Nested RT - PCR (Reverse transcriptase-polymerase chain reaction)\n...\n6.1.3.4 Điện di\n6.1.3.4.1 Chuẩn bị bản gel\nPha thạch với nồng độ agarose (3.2.10) từ 1,5 % đến 2 % bằng dung dịch đệm TBE 1X hoặc TAE 1X (3.2.11) vào chai thủy tinh 250 ml, lắc đều rồi đun sôi;\nKhi nhiệt độ giảm xuống khoảng 40 °C đến 50 °C thì bổ sung 10 µl chất nhuộm màu (3.2.12) vào mỗi 100 ml thạch. Lắc nhẹ tránh tạo bọt để chất nhuộm màu tan đều.\nTiến hành đổ thạch vào khay điện di đã được cài lược; không nên đổ bản thạch dày quá 0,8 cm.\nKhi bản thạch đông lại thì tiến hành gỡ lược khỏi bản thạch.\nChuyển bản gel vào bể điện di (4.1.6), đổ dung dịch đệm (TBE 1X hoặc TAE 1X) cùng loại với dung dịch pha thạch agarose đã đun vào bể điện di cho tới khi ngập bản thạch.\nCHÚ THÍCH: Có thể dùng các sản phẩm có sẵn chất nhuộm DNA để pha chế thạch agarose (ví dụ: Sybr safe DNA gel stain2) và sử dụng theo quy định của nhà sản xuất.\n6.1.3.4.2 Chạy điện di\nĐiện di ở hiệu điện thế 100 V trong thời gian 30 min." }, { "id": 85706, "text": "D.3 Điện di sản phẩm realtime PCR\n- Chuẩn bị thạch 1,5 %: cho 1,5 g agarose (3.2.8) vào lọ thủy tinh chịu nhiệt, bổ sung thêm 100 ml TBE 0,5X, đun dung dịch thạch trong lò vi sóng và mang ra lắc nhẹ sau mỗi 30 giây cho đến khi thạch tan hoàn toàn. Mang lọ thạch ra khỏi lò vi sóng và đợi đến khi nhiệt độ thạch bên trong lọ giảm xuống còn khoảng 50 °C.\n- Cho 2,5 μl Gelred (3.2.9) vào 25 ml thạch 1,5 % (thể tích này sử dụng cho 17 giếng hoặc 25 giếng) và lắc đều nhẹ nhàng để Gelred hòa tan hoàn toàn, tránh tạo bọt khí. Sau đó đổ thạch vào khuôn đã có gắn sẵn lược, chờ khoảng 1 giờ để thạch đông.\n- Khi bản thạch đã đông, nhẹ nhàng lấy lược ra và tránh làm vỡ thạch. Đặt thạch vào bồn điện di có chứa dung dịch TBE 1X, phải đảm bảo dung dịch TBE ngập khỏi bản thạch.\n- Các sản phẩm PCR được pha với dung dịch loading dye 6X (3.2.10). Sau đó cho hỗn hợp này vào giếng thạch.\n- Hút 7 μl thang chuẩn cho vào giếng cuối cùng.\n- Đậy nắp bể điện di lại và kết nối với dòng điện, phải đảm bảo dòng điện được kết nối đúng cực. Điện di trong vòng 45 phút với hiệu điện thế 80 V đến 100 V.\n- Sau khi điện di xong, tắt nguồn điện, lấy thạch ra rửa bỏ thuốc nhuộm bằng cách ngâm trong nước 45 phút và đọc kết quả bằng ánh sáng UV, chụp ảnh" }, { "id": 208014, "text": "...\nD.2. Chuẩn bị mẫu\nMẫu vi khuẩn kiểm tra là vi khuẩn nghi ngờ là E. rhusiopathiae đã nuôi cấy thuần khiết trên môi trường thạch máu (xem 3.2) trong điều kiện hiếu khí ở tủ ấm (xem 4.1) từ 24 h đến 48 h.\nMẫu vi khuẩn làm đối chứng dương: chủng vi khuẩn đã được giám định là E. rhusiopathiae hoặc sử dụng các chủng E. rhusiopathiae chuẩn.\nD.3. Tách chiết DNA\nCác vi khuẩn phân lập được từ mẫu bệnh phẩm và các mẫu đối chứng dương được tách chiết DNA bằng các kit thương mại hoặc bằng phương pháp sốc nhiệt. Nếu sử dụng kit thì các bước tiến hành theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.\nTách chiết bằng phương pháp sốc nhiệt: Dùng que cấy (xem 4.5) lấy từ 3 khuẩn lạc đến 4 khuẩn lạc, hòa vào 100 nl nước vô trùng không chứa nuclease (nuclease free water). Đun sôi cách thủy trong 10 min rồi làm lạnh nhanh huyễn dịch trong đá 5 min. Ly tâm huyễn dịch với gia tốc 12 000 g trong 4 min. Thu hoạch phần trong phía trên để thực hiện phản ứng PCR.\nD.4. Phản ứng PCR phát hiện vi khuẩn E. rhusiopathiae\nSử dụng cặp mồi ở Bảng 2 và chuẩn bị mồi ở nồng độ 20 μM. Hỗn hợp phản ứng được chuẩn bị trong ống 0,2 ml. Thành phần cho 1 phản ứng (theo hướng dẫn của Kit Taq PCR master mix Kit-Qiagen) như sau:\n- Taq PCR Master Mix Kit 12,5 μl\n- Mồi xuôi 20 μ 1 μl\n- Mồi ngược 20 μM 1 μl\n- Nước không có nuclease 8,5 μl\n- Mẫu DNA 2 μ\nTổng thể tích 25 μ\nChu trình nhiệt trong Bảng 2.\nĐối chứng dương: DNA tách chiết từ vi khuẩn E. rhusiopathiae (xem D.2).\nĐối chứng âm: gồm đầy đủ thành phần của một phản ứng PCR, nhưng không có DNA của vi khuẩn.\nD.5. Chạy điện di\nSản phẩm PCR được chạy điện di trên thạch agarose 1,5 % đến 2 % trong dung dịch đệm TAE hoặc TBE.\nCho 2 μl dung dịch loading dye vào 8 μl sản phẩm PCR, trộn đều cho vào từng giếng trên bản thạch.\nCho 10 μl thang chuẩn (marker) vào một giếng.\nBản thạch được điện di trong môi trường dung dịch đệm TAE hoặc TBE (tùy thuộc vào loại dung dịch đệm sử dụng khi pha thạch), trong thời gian 30 min đến 40 min, ở 100 V.\nSau đó nhuộm bằng dung dịch ethidi bromua 0,2 mg /100 ml.\nCó thể dùng chất nhuộm màu khác như SYBR green để nhuộm bản thạch (sản phẩm PCR) và sử dụng theo qui định của nhà sản xuất (ví dụ: SYBR safe DNA gel stain của Invitrogen).\nD.6. Đọc kết quả\nPhản ứng dương tính khi:\n- Mẫu đối chứng dương có một vạch duy nhất đúng kích cỡ của sản phẩm.\n- Mẫu đối chứng âm: không xuất hiện vạch.\n- Mẫu kiểm tra có vạch giống mẫu đối chứng dương.\nPhản ứng âm tính khi:\n- Mẫu đối chứng dương có một vạch duy nhất đúng kích cỡ của sản phẩm.\n- Mẫu đối chứng âm: không xuất hiện vạch.\n- Mẫu kiểm tra không có vạch giống mẫu đối chứng dương." } ]
83,430
Thành viên Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
[ { "id": 42894, "text": "Tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng quản lý\n1. Thành viên Hội đồng quản lý phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:\na) Có đủ năng lực hành vi dân sự;\nb) Có phẩm chất chính trị, có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ, trung thực, liêm khiết, hiểu biết và có ý thức tuân thủ pháp luật;\nc) Có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên; kinh nghiệm tối thiểu từ 05 năm trở lên trong công tác quản lý hoặc công tác chuyên môn thuộc lĩnh vực hoạt động chính của đơn vị sự nghiệp công lập;\nd) Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, kế toán trưởng của của đơn vị sự nghiệp công lập;\nđ) Các tiêu chuẩn khác theo quy định của cơ quan có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng và các thành viên Hội đồng quản lý.\n2. Chủ tịch Hội đồng phải đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này và tiêu chuẩn của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập, đồng thời đảm bảo độ tuổi để làm Chủ tịch Hội đồng ít nhất một nhiệm kỳ (đủ 60 tháng)." } ]
[ { "id": 5542, "text": "Tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng quản lý\n1. Thành viên Hội đồng quản lý phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn sau:\na) Là công chức hoặc viên chức và đủ tuổi công tác ít nhất một nhiệm kỳ đối với bổ nhiệm lần đầu. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý xem xét, quyết định;\nb) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có đủ sức khỏe để đảm nhận chức vụ;\nc) Không trong thời gian bị xem xét kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử, không trong thời gian bị thi hành kỷ luật; không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật;\nd) Có trình độ từ đại học trở lên;\nđ) Không phải là cha/mẹ vợ, cha/mẹ chồng, vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, kế toán trưởng của đơn vị sự nghiệp công lập;\ne) Các tiêu chuẩn, điều kiện khác theo quy định của cơ quan có thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý.\n2. Chủ tịch Hội đồng quản lý phải đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này và tiêu chuẩn của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của cơ quan có thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý." }, { "id": 131379, "text": "Tiêu chuẩn thành viên Hội đồng quản lý\n1. Là công chức, viên chức thuộc quản lý của cơ quan có thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý.\n2. Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có uy tín, có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ.\n3. Có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên với chuyên ngành phù hợp với nhiệm vụ được giao.\n4. Có kinh nghiệm trong công tác chuyên môn hoặc quản lý.\n5. Không đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang thi hành quyết định kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử; không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật.\n6. Không phải là vợ hoặc chồng; cha, mẹ, anh, chị, em ruột (hoặc nuôi); con đẻ hoặc con nuôi của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, kế toán trưởng của đơn vị sự nghiệp công lập hoặc bên vợ (hoặc chồng) của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, kế toán trưởng của đơn vị sự nghiệp công lập." }, { "id": 97480, "text": "Quy định về điều kiện, tiêu chuẩn của các thành viên Hội đồng quản lý\n1. Tiêu chuẩn chung của thành viên Hội đồng quản lý:\na) Các thành viên tham gia Hội đồng quản lý phải đạt tiêu chuẩn chung của cán bộ; có đủ năng lực hành vi dân sự và không có quan hệ bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị em ruột với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị;\nb) Thành viên Hội đồng quản lý được bổ nhiệm lần đầu có độ tuổi không quá 55 tuổi đối với nam và không quá 50 tuổi đối với nữ. Trường hợp thực sự cần thiết, đối với chức danh Chủ tịch Hội đồng quản lý, tính đến thời điểm bổ nhiệm còn tuổi công tác ít nhất 2/3 nhiệm kỳ (05 năm), có đủ năng lực, phẩm chất, sức khỏe, được tín nhiệm trong khi đơn vị chưa có phương án nhân sự khác thích hợp, thì cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét từng trường hợp và hoàn cảnh cụ thể để quyết định;\nc) Có trình độ từ đại học trở lên, có kinh nghiệm công tác ít nhất 60 tháng ở một trong các lĩnh vực theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp, có năng lực quản lý, được quần chúng tín nhiệm;\nd) Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao;\nđ) Có đầy đủ hồ sơ cá nhân theo quy định, được cơ quan chức năng có thẩm quyền xác minh rõ ràng;\ne) Không trong thời gian chấp hành quyết định kỷ luật từ khiển trách trở lên hoặc trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.\n..." }, { "id": 68965, "text": "Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm của thành viên và Chủ tịch Hội đồng quản lý\n1. Thành viên Hội đồng quản lý phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện sau:\na) Là công chức hoặc viên chức thuộc quản lý của cơ quan có thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý có đủ năng lực hành vi dân sự;\nb) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao;\nc) Không đang trong thời gian xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật quy định tại Điều 82 của Luật Cán bộ, công chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 17 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức hoặc tại Điều 56 Luật Viên chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;\nd) Có trình độ từ đại học trở lên;\nđ) Có kinh nghiệm trong công tác quản lý, công tác chuyên môn;\ne) Không phải là vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, kế toán trưởng của đơn vị sự nghiệp công lập;\ng) Các tiêu chuẩn, điều kiện khác theo quy định của cơ quan có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản lý;\nh) Độ tuổi: Công chức, viên chức được đề nghị bổ nhiệm lần đầu làm thành viên Hội đồng quản lý phải có thời gian công tác thực tế còn lại từ đủ 5 năm trở lên tính từ thời điểm thực hiện quy trình bổ nhiệm; trường hợp đặc biệt báo cáo cấp có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, quyết định.\n2. Chủ tịch Hội đồng quản lý phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và có năng lực quản lý và đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn về trình độ lý luận chính trị, trình độ quản lý nhà nước như người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định pháp luật và quy định của cấp có thẩm quyền." } ]
102,661
Người cố ý làm lộ bí mật nhà nước trên mạng Internet có thể bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
[ { "id": 94480, "text": "Vi phạm quy định về bảo vệ bí mật nhà nước\n...\n4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:\na) Làm lộ bí mật nhà nước; làm mất tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;\nb) Đăng tải, phát tán bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông không đúng quy định của pháp luật;\nc) Truyền đưa bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin, viễn thông không đúng quy định của pháp luật.\n5. Hình thức phạt bổ sung\nTịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm b, đ khoản 3 Điều này.\n6. Biện pháp khắc phục hậu quả:\na) Buộc nộp lại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đối với hành vi quy định tại các điểm b, d, đ và e khoản 1; điểm a khoản 2 và điểm d khoản 3 Điều này;\nb) Buộc thu hồi tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;\nc) Buộc gỡ bỏ tài liệu bí mật nhà nước đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 và các điểm b và c khoản 4 Điều này;\nd) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 3 Điều này." } ]
[ { "id": 91255, "text": "Vi phạm quy định về bảo vệ bí mật nhà nước\n4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:\na) Làm lộ bí mật nhà nước; làm mất tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;\nb) Đăng tải, phát tán bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông không đúng quy định của pháp luật;\nc) Truyền đưa bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin, viễn thông không đúng quy định của pháp luật." }, { "id": 71699, "text": "Vi phạm quy định về bảo vệ bí mật nhà nước\n...\n3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:\na) Soạn thảo, lưu giữ tài liệu có chứa nội dung bí mật nhà nước trên máy tính hoặc thiết bị khác đã kết nối hoặc đang kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông không đúng quy định của pháp luật;\nb) Sử dụng thiết bị có tính năng thu, phát tín hiệu, ghi âm, ghi hình hoặc hình thức khác trong hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước mà không được phép của người có thẩm quyền;\nc) Làm sai lệch, hư hỏng tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước;\nd) Cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước không đúng quy định của pháp luật;\nđ) Vào địa điểm lưu giữ, bảo quản bí mật nhà nước hoặc quay phim, chụp ảnh, vẽ sơ đồ địa điểm lưu giữ, bảo quản bí mật nhà nước mà không được phép của người có thẩm quyền.\n...\n6. Biện pháp khắc phục hậu quả:\na) Buộc nộp lại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đối với hành vi quy định tại các điểm b, d, đ và e khoản 1; điểm a khoản 2 và điểm d khoản 3 Điều này;\nb) Buộc thu hồi tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;\nc) Buộc gỡ bỏ tài liệu bí mật nhà nước đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 và các điểm b và c khoản 4 Điều này;\nd) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 3 Điều này." }, { "id": 70726, "text": "“Điều 337. Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước\n1. Người nào cố ý làm lộ bí mật nhà nước, chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 110 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:\na) Bí mật nhà nước thuộc độ tối mật;\nb) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;\nc) Gây tổn hại về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, văn hóa.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:\na) Có tổ chức;\nb) Bí mật nhà nước thuộc độ tuyệt mật;\nc) Phạm tội 02 lần trở lên;\nd) Gây tổn hại về chế độ chính trị, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.\n4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”" }, { "id": 91257, "text": "\"Điều 338. Tội vô ý làm lộ bí mật nhà nước; tội làm mất vật, tài liệu bí mật nhà nước\n1. Người nào vô ý làm lộ bí mật nhà nước hoặc làm mất vật, tài liệu bí mật nhà nước, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.\n2. Phạm tội trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:\na) Bí mật nhà nước thuộc độ tối mật, tuyệt mật;\nb) Gây tổn hại về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, văn hóa chế độ chính trị, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.\n3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\"" } ]
12,039
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng bao gồm những gì? Nộp hồ sơ tại cơ quan nào?
[ { "id": 74901, "text": "\"Điều 43. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng\n1. Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tại Bộ Thông tin và Truyền thông.\n2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng được lập thành năm bộ, gồm:\na) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng, trong đó nêu rõ loại hình sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng sẽ kinh doanh;\nb) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương;\nc) Bản thuyết minh hệ thống thiết bị kỹ thuật bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật;\nd) Phương án kinh doanh gồm phạm vi, đối tượng cung cấp sản phẩm, dịch vụ, tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, dịch vụ;\nđ) Bản sao văn bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn về an toàn thông tin của đội ngũ quản lý, điều hành, kỹ thuật.\n3. Ngoài giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin hoặc dịch vụ bảo mật thông tin không sử dụng mật mã dân sự còn phải có:\na) Phiếu lý lịch tư pháp của người đại diện theo pháp luật và đội ngũ quản lý, điều hành, kỹ thuật;\nb) Phương án kỹ thuật;\nc) Phương án bảo mật thông tin khách hàng trong quá trình cung cấp dịch vụ.\"" } ]
[ { "id": 19193, "text": "Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu được lập thành 01 (một) bộ, bao gồm:\n1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu theo Mẫu số 01 tại Phụ lục II của Thông tư này.\n2. Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng: bản sao.\n3. Giấy chứng nhận hoặc công bố hợp chuẩn, hợp quy: bản sao có chứng thực, trường hợp bản sao không có chứng thực thì mang bản chính để đối chiếu.\n4. Tài liệu kỹ thuật mô tả chức năng của sản phẩm đề nghị nhập khẩu: bản sao, bằng tiếng Việt Nam hoặc tiếng Anh." }, { "id": 12152, "text": "Tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng\n1. Doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng đến Bộ Thông tin và Truyền thông bằng một trong các hình thức sau:\na) Nộp trực tiếp đến đơn vị tiếp nhận hồ sơ;\nb) Nộp bằng cách sử dụng dịch vụ bưu chính;\nc) Nộp trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông.\n2. Đơn vị tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản hoặc qua thư điện tử về việc đã nhận hồ sơ của doanh nghiệp trong vòng 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ.\n3. Đối với hình thức nộp trực tiếp, ngày nhận hồ sơ là ngày đơn vị tiếp nhận hồ sơ nhận được hồ sơ do doanh nghiệp nộp.\n4. Đối với hình thức nộp bằng cách sử dụng dịch vụ bưu chính, ngày nhận hồ sơ là ngày đơn vị tiếp nhận hồ sơ nhận được hồ sơ do doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính chuyển đến.\n5. Đối với hình thức nộp trực tuyến, Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng theo lộ trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến của Chính phủ." }, { "id": 154114, "text": "Tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng\n1. Doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng đến Bộ Thông tin và Truyền thông bằng một trong các hình thức sau:\na) Nộp trực tiếp đến đơn vị tiếp nhận hồ sơ;\nb) Nộp bằng cách sử dụng dịch vụ bưu chính;\nc) Nộp trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông." }, { "id": 144133, "text": "Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông\n...\n2. Hồ sơ đề nghị cấp phép cung cấp dịch vụ viễn thông\nDoanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông phải gửi 05 bộ hồ sơ tới Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp phép. Hồ sơ đề nghị cấp phép bao gồm:\na) Đơn đề nghị cấp giấy phép theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;\nb) Bản sao hợp lệ bao gồm bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài (hoặc bản sao hợp lệ giấy chứng nhận, giấy phép tương đương hợp lệ khác được cấp trước ngày có hiệu lực của Luật đầu tư số 67/2014/QH13 và Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13);\nc) Bản sao đang có hiệu lực điều lệ của doanh nghiệp và có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp;\nd) Kế hoạch kinh doanh trong 05 năm đầu tiên kể từ ngày được cấp giấy phép bao gồm các nội dung chính sau: Loại hình dịch vụ; phạm vi cung cấp dịch vụ; giá cước dịch vụ; dự báo và phân tích thị trường, doanh thu; tổng kinh phí đầu tư và phân bổ kinh phí cho từng năm; hình thức đầu tư phương án huy động vốn; nhân lực; biện pháp bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ trong trường hợp doanh nghiệp ngừng kinh doanh dịch vụ (theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này);\nđ) Kế hoạch kỹ thuật tương ứng với kế hoạch kinh doanh trong 05 năm đầu tiên kể từ ngày được cấp giấy phép bao gồm các nội dung chính sau: Cấu hình mạng viễn thông sẽ sử dụng theo từng năm, cả phần chính và phần dự phòng; phân tích năng lực mạng và thiết bị viễn thông; dung lượng các đường truyền dẫn; tài nguyên viễn thông; công nghệ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng; kết nối viễn thông; phương án bảo đảm chất lượng dịch vụ; biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh thông tin (theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).\n..." } ]