text
stringlengths 78
4.36M
| title
stringlengths 4
2.14k
| len
int64 18
943k
| gen
stringclasses 1
value |
---|---|---|---|
Đông đảo người dân và du khách đến cổ vũ các vận động viên trước khi bước vào cuộc tranh tài.
Ngày 22/7, tại khu vực bờ kè Tân An, xã Tri Hải,
huyện Ninh Hải
(
Ninh Thuận
), Ủy ban nhân dân huyện Ninh Hải phối hợp Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn tổ chức Giải đua thuyền Rồng truyền thống trên Đầm Nại năm 2023.
Hơn 300 vận động viên là thanh niên tiêu biểu, đại diện cho hàng nghìn thanh niên hành nghề biển của
thành phố Phan Rang-Tháp Chàm
và huyện Ninh Hải chia thành 10 đội (chia thành 2 bảng, 5 đội/bảng) tranh tài 2 lượt chèo vòng loại với cự ly 1.000m và chọn 6 đội xuất sắc vào tranh chung kết.
Ban Tổ chức trao giải Nhất, Nhì và Ba cho các đội đoạt giải.
Kết quả, đội Ninh Chữ 2 đạt giải nhất; Khánh Hội đạt giải nhì và Khánh Chữ 1 đạt giải ba.
Đua thuyền Rồng là loại hình thể thao dân gian được phổ biến rộng rãi tại những khu dân cư vùng biển cả nước.
Đây là loại hình thu hút nhiều khán giả cổ vũ nồng nhiệt, tận mắt chiêm ngưỡng cuộc tranh tài sôi nổi, ấn tượng, kịch tính và đẹp mắt của những tay chèo khỏe mạnh, lực lưỡng, khéo léo khi điều khiển thuyền Rồng lướt trên sóng, tạo nên bức tranh sóng biển lấp lánh, đa mầu sắc dưới ánh nắng mặt trời, được người dân vùng biển ví là “hoa của biển”.
Các đội tranh tài trên đường đua.
Giải đua thuyền Rồng trên Đầm Nại là một trong chuỗi các hoạt động của sự kiện văn hóa du lịch hè Ninh Hải năm 2023; là dịp để các vận động viên giao lưu, học hỏi nhau về kỹ năng, kỹ thuật điều khiển thuyền Rồng; đồng thời, góp phần quảng bá, xúc tiến tiềm năng thế mạnh du lịch biển, hướng tới đa dạng hóa các hoạt động phát triển du lịch, kinh tế mũi nhọn của huyện Ninh Hải. | Giải đua thuyền Rồng truyền thống Đầm Nại năm 2023 | 337 | |
Ngày 22-7, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I phối hợp với Công ty CP sách Omega Việt Nam (Omega Plus) tổ chức tọa đàm ‘Kiến trúc Pháp – Đông Dương từ góc nhìn di sản’.
Các diễn giả phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: Linh Tâm.
Phát biểu khai mạc tọa đàm, Thạc sĩ Trần Thị Mai Hương, Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia I cho biết, tọa đàm nhằm giúp độc giả hiểu hơn về những di sản, giá trị văn hóa, lịch sử thông qua những câu chuyện về công trình kiến trúc Pháp – Đông Dương nổi tiếng tại Hà Nội như
cầu Long Biên
, Bưu điện Hà Nội, Nhà hát lớn Hà Nội…, qua đó, giới thiệu thêm về khối lượng tài liệu lịch sử mà Trung tâm đang lưu trữ.
Trung tâm Lưu trữ quốc gia I hiện quản lý, lưu giữ tài liệu về hơn 200 công trình kiến trúc Pháp. Đây là nguồn tư liệu quý cho các nhà nghiên cứu, chuyên gia bảo tồn di sản, kiến trúc sư, sinh viên và những người yêu văn hóa, di sản, kiến trúc… tìm hiểu, nghiên cứu.
Tại tọa đàm, các nhà nghiên cứu lịch sử, chuyên gia văn hóa đã cùng thảo luận, chia sẻ về tầm quan trọng, vai trò và ý nghĩa của các di sản kiến trúc Pháp – Đông Dương đối với lịch sử của Hà Nội và trong đời sống hôm nay. Những công trình này chính là những di sản quý báu đã chứng kiến một thời kỳ đầy biến động, làm nên nét đặc trưng văn hóa của
Thủ đô Hà Nội
.
Trong khuôn khổ tọa đàm cũng đã giới thiệu cuốn sách “Kiến trúc Pháp – Đông Dương, những viên ngọc quý tại Hà Nội” của nhà báo Trần Hữu Phúc Tiến, do Nhà xuất bản Mỹ thuật, Omega Plus chịu trách nhiệm xuất bản từ năm 2022 và tiếp tục in nối bản nhân dịp kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Pháp (20/4/1973-20/4/2023).
Cuốn sách “Kiến trúc Pháp – Đông Dương, những viên ngọc quý tại Hà Nội”.
Với những tư liệu quý, hình ảnh bản thiết kế các công trình cùng lời thuyết minh bằng 3 ngôn ngữ: Việt – Pháp – Anh, cuốn sách “Kiến trúc Pháp – Đông Dương, những viên ngọc quý tại Hà Nội” gồm 395 trang, khổ 20,8x27cm, hình thức trình bày đẹp mắt, tinh tế, đưa người đọc khám phá 37 công trình kiến trúc Pháp – Đông Dương ở Hà Nội. Bên cạnh các đối tượng khảo tả không mới như Nhà hát Lớn, cầu Long Biên (Doumer), Viện Pasteur, Bảo tàng Lịch sử quốc gia (Louis Finot)…, cuốn sách cũng cho độc giả biết thêm về các công trình lần đầu tiên được tiếp cận như ngôi nhà số 6 Hoàng Diệu hay tòa biệt thự 18 Tông Đản đều vừa tròn trăm tuổi. | Tìm hiểu kiến trúc Pháp – Đông Dương từ góc nhìn di sản | 488 | |
Ngày 22/7, Hy Lạp đương đầu với kỳ nghỉ cuối tuần tháng 7 nóng nhất trong 50 năm qua, với nhiệt độ được dự báo sẽ vượt mức 40 độ C, trong bối cảnh hàng chục triệu người ở Bắc Bán cầu đang trải qua đợt nắng nóng khắc nghiệt mùa Hè khi thế giới tiến tới ghi nhận kỷ lục tháng 7 nóng nhất từ trước tới nay.
Người dân giải nhiệt tại một đài phun nước ở Athens, Hy Lạp ngày 12/7/2023. Ảnh: THX/TTXVN.
Viện nghiên cứu thời tiết quốc gia Hy Lạp cảnh báo đợt nắng nóng đã kéo dài 10 ngày sẽ chưa chấm dứt trong vài ngày tới, đánh dấu đợt nắng nóng lâu nhất mà quốc gia này từng trải qua. Giám đốc nghiên cứu tại Đài quan sát quốc gia, Kostas Lagouvardos, cho biết dựa trên những dữ liệu hiện nay, đợt nắng nóng có thể kéo dài 16-17 ngày, điều chưa từng xảy ra ở
Hy Lạp
. Đợt nắng nóng kỷ lục trước đó tại Hy Lạp xảy ra vào năm 1987, khi nhiệt độ duy trì trên 39 độ trong 11 ngày.
Trong khi đó, Cơ quan Dịch vụ thời thiết quốc gia Mỹ (NWS) dự báo toàn miền Nam nước này, với khoảng 80 triệu người, sẽ chứng kiến mức nhiệt từ 41 độ C trở lên cuối tuần này. Một số nơi như Phoenix, Arizona có thể ghi nhận mức nhiệt lên tới 46 độ C. Những địa phương này đã ghi nhận kỷ lục 3 tuần liên tiếp nhiệt độ trên 43 độ C.
Theo nhà khí hậu học Gavin Schmidt thuộc Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), thế giới đang tiến đến tháng 7 nóng nhất trong lịch sử, không chỉ kể từ khi các dữ liệu được ghi chép mà có thể từ hàng trăm năm nay. Chuyên gia này cho rằng xu hướng nắng nóng cực đoan sẽ tồn tại dai dẳng khi khí thải gây hiệu ứng nhà kính vẫn tiếp tục được thải vào bầu khí quyển. | Hy Lạp đương đầu với đợt nắng nóng dài ngày nhất trong lịch sử | 341 | |
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi phát biểu tại phiên họp các Bộ trưởng Năng lượng Nhóm G20 tổ chức tại Panaji. (Nguồn: G20).
Ấn Độ
đã công bố bản tóm tắt của Chủ tọa, nhấn mạnh rằng thế giới đang phải đối mặt với vấn đề nghèo năng lượng đối với những người không được tiếp cận đầy đủ năng lượng cho cuộc sống hàng ngày.
Bộ trưởng Năng lượng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ngày 22/7 đã không đưa ra được tuyên bố chung trong bối cảnh chia rẽ về việc giảm tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch và cuộc chiến của Nga ở Ukraine, vốn đã làm gián đoạn nguồn cung năng lượng toàn cầu.
Các bộ trưởng đã nhóm họp tại thành phố Panaji, miền Tây Nam Ấn Độ để thảo luận việc cân bằng giữa trung hòa cácbon và tăng trưởng kinh tế, nhưng cuộc họp cũng cho thấy những rạn nứt giữa các nước phát triển và đang phát triển.
Chính phủ Ấn Độ đã công bố bản tóm tắt của Chủ tọa, nhấn mạnh rằng thế giới đang phải đối mặt với vấn đề nghèo năng lượng đối với những người không được tiếp cận đầy đủ năng lượng cho cuộc sống hàng ngày và nhiên liệu hóa thạch đã đóng một vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng.
Tuy nhiên, Ấn Độ cũng lưu ý một số quốc gia tham gia cuộc họp đã nhấn mạnh tầm quan trọng của những nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.
Trong khi nhiều quốc gia đang phát triển bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, Ấn Độ, chủ nhà của các cuộc họp G20 năm nay và là tiếng nói chính của thế giới đang phát triển, đã nhắm đến việc thu hút sự hỗ trợ của các quốc gia phát triển và thực hiện các kế hoạch hướng tới mức phát thải ròng bằng 0 phù hợp với từng quốc gia.
Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Yasutoshi Nishimura than phiền về những rạn nứt giữa các nước thành viên, song thừa nhận: “Ở một mức độ đáng kể, chúng tôi đã có thể chia sẻ quan điểm vững chắc của mình” về việc hiện thực hóa tăng trưởng kinh tế song song với mục tiêu đưa mức phát thải ròng về 0.
Trước đó, sau 2 ngày thảo luận 17-18/7, các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương G20 cũng không ra được tuyên bố chung do các cường quốc không đạt được tiếng nói chung về xung đột tại Ukraine.
Thay vào đó, nước chủ nhà Ấn Độ đã ra tài liệu tóm tắt và kết quả của Chủ tịch G20.
Phát biểu trước báo giới, Bộ trưởng Sitharaman nhấn mạnh Ấn Độ lấy tuyên bố từ Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Bali (Indonesia) năm ngoái và tuyên bố của Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương G20 tại Bengaluru (Ấn Độ) hồi tháng 2 làm cơ sở cho tuyên bố.
Bà cho rằng các lãnh đạo cần đưa ra lời kêu gọi thay đổi tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 dự kiến diễn ra vào tháng 9./. | Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng G20 không ra được tuyên bố chung | 554 | |
Món cà ri Ấn Độ có thể đã được du nhập vào Đông Nam Á cách đây 2.000 năm, các nhà khoa học đề xuất sau khi bằng chứng mới nhất về quá trình chế biến món ăn được tìm thấy tại thị trấn Óc Eo (
An Giang
).
Kể từ khi Óc Eo được khai quật lần đầu tiên vào những năm 1940, một số lượng lớn hiện vật đã chứng tỏ nơi này từng nằm ở ngã tư của một mạng lưới thương mại rộng lớn trải rộng đến tận Biển Địa Trung Hải. Nguyễn Khánh Trung Kiên, một nhà khảo cổ học tại Viện Khoa học Xã hội Nam Bộ tại thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt quan tâm đến một công cụ bằng đá mà ông tin rằng đã được sử dụng để chế biến gia vị. Đó là một phiến đá mài có chân làm bằng đá sa thạch, tương tự với các cổ vật đã được khai quật tại các di tích ở Ấn Độ.
Nhóm của ông Kiên đã phát hiện ra rằng các dấu vết siêu nhỏ của thực vật vẫn còn bám trên các dụng cụ, bao gồm một số lượng lớn các hạt tinh bột. Sau khi kiểm tra kỹ dưới kính hiển vi và so sánh chúng với các mẫu từ hơn 200 loài, ông và các đồng nghiệp đã xác định được 8 loại gia vị khác nhau, bao gồm gạo, nghệ, gừng, rễ ngón, riềng, đinh hương, nhục đậu khấu và quế. Đặc biệt, các hạt nhục đậu khấu vẫn tỏa ra mùi thơm đặc trưng sau 2.000 năm.
“Chúng tôi khám phá ra rằng các loại gia vị đã di chuyển từ nhiều địa điểm khác nhau tới Óc Eo”, tiến sĩ Hsiao-chun Hung từ Đại học Quốc gia Úc, người cộng tác với ông Kiên trong dự án, cho biết. “Tất cả những gia vị này đã đến Việt Nam từ 2.000 năm trước, góp phần tạo nên những món ăn thú vị mà người thời đó chắc hẳn đã thưởng thức”.
Các hạt tinh bột từ nghệ và gừng xuất hiện nhiều nhất trong số tám loại gia vị được phát hiện tại địa điểm này. “Những hạt tinh bột này bị vỡ, cho thấy chúng có khả năng đã được nghiền, tương tự như các hạt tinh bột được tìm thấy trong bột cà ri hiện đại”, bà Hung giải thích.
Phiến đá mài này, được khai quật từ địa điểm khảo cổ Óc Eo, vẫn còn dấu vết của các gia vị cà ri 2.000 năm tuổi.
Các nhà khoa học đã khai quật các công cụ bằng đá có nguồn gốc từ Nam Á, bao gồm cối và chày, từ năm 2017 đến 2019. Từ đó, họ kết luận rằng công thức nấu món cà ri đã được giới thiệu đến Đông Nam Á bởi những người di cư hoặc du khách Nam Á trong quá trình trao đổi thương mại qua Ấn Độ Dương.
Tiến sĩ Hung cho biết địa điểm khảo cổ Óc Eo có khả năng từng là một thành phố cảng lớn của
vương quốc Phù Nam
cổ đại, có niên đại từ thế kỷ I đến thế kỷ VII sau Công nguyên.
“Trước khám phá này, chúng tôi chỉ có dẫn chứng hạn chế từ các tài liệu cổ ở Ấn Độ, Trung Quốc và La Mã về các hoạt động trao đổi gia vị sơ khai”, bà nói. “Đây là nghiên cứu đầu tiên xác nhận rằng những loại gia vị này thực sự từng là hàng hóa được giao dịch trong mạng lưới thương mại hàng hải toàn cầu cách đây gần 2.000 năm”.
Các công thức nấu ăn du nhập vào Việt Nam đã được người dân địa phương sửa đổi, bổ sung thêm các nguyên liệu quen thuộc để phát triển một truyền thống ẩm thực độc đáo. Cho dù nhiều loại gia vị được tìm thấy ở
Óc Eo
có khả năng được nhập khẩu vào, nhưng một số loại khác vẫn là đặc trưng của Đông Nam Á. Ví dụ, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy dấu vết của dừa trên các dụng cụ, cho thấy các loại gia vị được sử dụng ở Óc Eo đã được làm đặc bằng nước cốt dừa, một kỹ thuật đặc trưng của cà ri Đông Nam Á hiện đại.
“Công thức cà ri được sử dụng ngày nay không khác nhiều so với thời Óc Eo cổ đại”, ông Kiên cho biết, “Sự nhất quán này làm nổi bật bản chất trường tồn của hương vị cà ri trong ẩm thực Việt Nam”.
(Theo science.org, ngày 21/07/2023) | Phát hiện công thức cà ri cổ xưa ở An Giang | 771 | |
Sau “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” được dựng thành kịch hồi tháng 6, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh lại đón nhận tin mừng khi “Ngày xưa có một chuyện tình” sẽ được đưa lên màn ảnh rộng. Sức hấp dẫn của truyện Nguyễn Nhật Ánh với giới điện ảnh, sân khấu đã giúp ông trở thành nhà văn có nhiều tác phẩm được chuyển thể nhất hiện nay.
Mới đây, đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh chính thức khởi động vòng casting tuyển chọn dàn diễn viên cho phim điện ảnh “Ngày xưa có một chuyện tình”. Phim được chuyển thể từ truyện dài cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.
Ở thời điểm ra mắt, tác phẩm khiến văn đàn xôn xao bởi lần đầu tiên nhà văn hóa thân vào cả bốn nhân vật xưng “tôi” và đi sâu miêu tả cảnh nóng của hai nhân vật chính. Câu chuyện tuổi thơ và tình yêu tuổi mới lớn giữa miền quê thanh bình kết hợp với ngòi bút phân tích nội tâm sâu sắc đã khiến cuốn sách trở thành một trong những tác phẩm bán chạy nhất của
nhà văn Nguyễn Nhật Ánh
.
Như vậy, đến nay Nguyễn Nhật Ánh đã sở hữu bốn tác phẩm được chuyển thể thành phim điện ảnh gồm: “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, “Cô gái đến từ hôm qua”, “Mắt biếc” và “Ngày xưa có một chuyện tình”. Ngoài bốn tác phẩm trên, một tác phẩm khác được nhà sản xuất Chung Minh mua bản quyền từ năm 2018 và đang trong quá trình tuyển diễn viên là “Ngồi khóc trên cây”. Đây là kỷ lục mà ít nhà văn nào bì kịp.
Dự án phim “Ngày xưa có một chuyện tình” đang ở giai đoạn tuyển diễn viên.
Ở địa hạt phim truyền hình, công chúng không thể nào quên bộ phim nổi tiếng “Kính vạn hoa”. Các bộ phim khác lấy cảm hứng từ truyện Nguyễn Nhật Ánh còn có “Bong bóng lên trời”, “Chú bé rắc rối”, “Áo trắng sân trường” (lấy cảm hứng từ tác phẩm “Nữ sinh”, “Bồ câu không đưa thư”)… Sân khấu kịch cũng không kém cạnh khi nhanh nhạy đưa những câu chuyện tuổi thơ đầy tinh nghịch, hóm hỉnh và vô cùng cảm động của Nguyễn Nhật Ánh lên sàn gỗ. “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” là vở kịch thứ ba của sân khấu Hồng Hạc sau hai vở “Làm bạn với bầu trời”, “Thiên thần nhỏ của tôi”. Nhà hát Tuổi Trẻ thì biến những trang sách dễ thương của “Trại hoa vàng” thành vở nhạc kịch cùng tên.
Mỗi lần dự án phim hay kịch chuyển thể từ tác phẩm của
Nguyễn Nhật Ánh
ra mắt cũng giống như những lần nhà văn best -seller này trình làng tác phẩm mới. Nếu độc giả hào hứng đội nắng, đội mưa xếp hàng rồng rắn chờ xin bằng được chữ ký của ông thì ở phòng vé, khán giả cũng kiên nhẫn xếp hàng đông nghịt như vậy. Nhìn lại, cả ba bộ phim điện ảnh “Mắt biếc”, “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, “Cô gái đến từ hôm qua” đều gây sốt, được giới chuyên môn đánh giá cao và gặt hái doanh thu khả quan.
Nhờ hiệu ứng từ tác phẩm của ông, rất nhiều diễn viên “tân binh” bước ra từ các bộ phim trên vụt sáng thành sao. Nhờ “Mắt biếc”, tên tuổi Trần Nghĩa, Trúc Anh dần trở nên quen thuộc với người yêu điện ảnh. “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” ghi dấu ấn của cậu bé Thịnh Vinh và cô bé Thanh Mỹ. Diễn viên Anh Đào và Ngọc Trai “chết vai” Hạnh và Quý Ròm trong phim truyền hình “Kính vạn hoa”. Thậm chí sau này Ngọc Trai góp mặt ở nhiều dự án phim ảnh khác nhưng những vai diễn ấy vẫn không thể vượt qua cái bóng quá lớn của Quý Ròm.
Là bạn văn đồng hương thân thiết, lại là người có nhiều nghiên cứu sâu về tiểu sử lẫn sự nghiệp của Nguyễn Nhật Ánh, nhà thơ Lê Minh Quốc dễ dàng lý giải nguyên nhân tại sao tác phẩm của ông bạn thân xứ Quảng lại cuốn hút giới làm phim, sân khấu đến thế. Thứ nhất, nhìn về hiệu ứng và doanh thu, cái tên Nguyễn Nhật Ánh là một bảo chứng tạo nên cơn sốt phòng vé. Là nhà văn ăn khách, ông đã có sẵn một lượng độc giả đông đảo đủ mọi lứa tuổi. Đây là nguồn khán giả tiềm năng khi phim ra rạp. Nhà sản xuất thừa biết chuyển thể một tác phẩm khác dù nội dung hay hơn, thời sự hơn nhưng chưa chắc nó khiến người xem chú ý.
Trước đây cũng có những nhà văn tạo ra hiện tượng best-seller nhưng đó chỉ là một hiện tượng nhất thời với một vài tác phẩm chứ không bền vững. Riêng nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, cứ mỗi lần ra mắt sách là một lần “tạo nên cơn sốt dễ chịu cho lứa tuổi hoa niên”. “Cơn sốt” ấy cứ đến hẹn lại lên hơn mười mấy năm nay. Thành ra khi “chọn mặt gửi vàng” ở tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh, các đạo diễn yên tâm vì bộ phim đã có sẵn lượng công chúng đông đảo và ổn định.
Về mặt nội dung, các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh viết về tuổi thơ, về miền quê nghèo ở nông thôn miền Trung với những kỷ niệm tươi đẹp. Đó là ký ức chưa xa nhưng đã dần nhạt nhòa trong đời sống ngày càng đô thị hóa, hiện đại hóa. Trong nhịp sống gấp gáp hôm nay, khán giả luôn khao khát tìm về miền tuổi thơ êm đềm, về miền thiên nhiên thanh bình, đẹp xinh. Hình ảnh nông thôn, câu chuyện tuổi thơ với những rung động tuổi mới lớn đi vào phim luôn dễ dàng chinh phục khán giả.
Bằng chứng là bộ phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, hình ảnh quê hương miền Trung khiến bất cứ ai cũng xao động dù đó là bối cảnh ở Phú Yên chứ không phải là vùng đất Quảng Nam như trong nguyên tác. Khi chuyển thể qua kịch nói, truyện Nguyễn Nhật Ánh có một lợi thế là những mẩu đối thoại dí dỏm mà các nhà văn khác ít chú tâm. Hầu hết tác phẩm của ông, mẩu đối thoại nào cũng khiến người ta bật cười vì sự hóm hỉnh, hài hước, hồn nhiên.
Cảnh trong vở kịch nói “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” của sân khấu Hồng Hạc.
“Trên tất cả, tôi nghĩ yếu tố cốt lõi khiến sách Nguyễn Nhật Ánh liên tiếp được nhà làm phim, nhà dựng kịch ưu ái chính là giá trị nhân văn, giá trị thanh lọc tâm hồn con người. Qua trang sách của anh, người ta bỗng thấy cuộc sống này tươi đẹp hơn, đáng yêu hơn. Giữa một xã hội có quá nhiều đổi thay với các giá trị bị đảo lộn, con người bị tổn thương đã tìm về trang văn Nguyễn Nhật Ánh như một sự nương náu về tâm hồn. Ở trang văn đó vẫn còn lưu giữ những giá trị rất đẹp, những câu chuyện nghĩa tình đầy cảm động và trong veo. Câu chuyện nhân văn rất đẹp ấy giúp tâm hồn họ được tưới mát, được chữa lành” –
nhà thơ Lê Minh Quốc
phân tích.
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tự nhận văn chương của mình rất khó chuyển thể. Bởi vì hầu hết truyện không có những tình tiết gay cấn, giật gân cũng không có xung đột gì ghê gớm. Cho nên ông bảo mình vẫn hay tò mò muốn biết các nhà làm phim, dựng kịch đã chuyển thể như thế nào. Đạo diễn Victor Vũ cho hay chính vì cốt truyện nhẹ nhàng nên khi quay “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” lẫn “Mắt biếc”, anh và ekip không quá bám sát tình tiết câu chuyện mà đào sâu nội tâm nhân vật bằng những khung hình đẹp như mơ. Đó chính là phần hồn của nguyên tác. Dựng lên được cái phần hồn ấy, dù phần da thịt có thêm mắm dặm muối thế nào, tác phẩm phái sinh đã ít nhiều thành công.
Tuy vậy, không ít phim vẫn bị khán giả la ó rằng nhân vật lẫn cảm xúc không giống như mong đợi, tưởng tượng của họ. Thậm chí có khán giả còn chất vấn tại sao đoàn phim không tham khảo ý kiến của “cha đẻ” nguyên tác.
Trước chất vấn này, nhà văn
Nguyễn Nhật Ánh
nêu quan điểm: “Thật ra, mỗi khi chuẩn bị bấm máy, các đạo diễn, nhà biên kịch đều mang kịch bản đến và đề nghị tôi góp ý chỗ nào nên thêm, chỗ nào nên bớt. Tôi hoàn toàn không đọc kịch bản nào hết. Mà chuyện làm phim, nhà văn không thể góp ý được. Bởi bộ phim chính là góc nhìn chủ quan của đạo diễn, nhà biên kịch đối với tác phẩm của nhà văn. Giả sử tôi muốn bộ phim đúng ý mình thì tôi không chỉ góp ý ở khâu kịch bản mà còn phải góp ý ở khâu tuyển diễn viên, ra hiện trường để kiểm soát góc quay, đạo cụ, trang phục… Và khi góp ý như vậy tôi không còn là nhà văn nữa mà là phó đạo diễn mất rồi. Tôi tâm niệm rằng nhà văn hãy làm tốt việc viết văn. Còn làm phim hãy để cho đạo diễn. Tác phẩm của mình chỉ là chất liệu để đạo diễn nhào nặn nên đứa con tinh thần của anh ta. Phim hay hoặc dở là nằm ở đạo diễn. Khi phim ra rạp tôi cũng xếp hàng mua vé để xem với tư cách khán giả chứ không phải với tư cách tác giả văn học. Nhờ vậy mình mới có cái nhìn khách quan vì tác phẩm văn học và phim điện ảnh là hai ngôn ngữ nghệ thuật khác nhau”. | Sự thành công của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh | 1,696 | |
Không chỉ với những di sản văn hóa đã được UNESCO ghi danh, công tác bảo tồn di sản văn hóa nói chung tại Việt Nam luôn là vấn đề được xã hội quan tâm, trong đó bảo tồn để phát huy bền vững giá trị di sản là yếu tố được đặt lên đầu. Dưới đây là một số ý kiến của nhà nghiên cứu, nhà quản lý về vấn đề này.
PGS.TS Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia:
Di sản văn hóa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội
Văn hóa nói chung và di sản văn hóa nói riêng được khẳng định là bộ phận hữu cơ trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội. Kinh tế và văn hóa là những yếu tố có quan hệ gắn bó mật thiết, phụ thuộc và có tác động tương hỗ, bổ sung nguồn lực cho nhau. Hơn nữa, trong cấu trúc nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, việc bảo tồn di sản văn hóa phải đặt ra nhiệm vụ trọng tâm là phục vụ thiết thực cho các nhu cầu phát triển. Hoạt động giáo dục di sản văn hóa trong cộng đồng có khả năng góp sức vào việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân cách và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, trí tuệ và văn hóa – yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển bền vững của các quốc gia. Có thể nói, bảo tồn di sản văn hóa phải vì mục tiêu phát triển và đóng vai trò là nguồn nội lực văn hóa cho phát triển.
Nhiều người vẫn lầm tưởng giữa bảo tồn di sản văn hóa và phát triển kinh tế là hai mặt đối lập, nhưng trong bối cảnh hiện nay, phải coi việc bảo tồn di sản văn hóa là vì mục tiêu tăng trưởng kinh tế và cũng là nhu cầu tự thân của ngành Văn hóa. Ngược lại, đầu tư cho bảo tồn di sản văn hóa là để duy trì, nuôi dưỡng nguồn thu từ “vốn văn hóa”, đồng thời cũng là tạo ra nguồn thu mới từ giá trị gia tăng của di sản văn hóa.
Di sản văn hóa phải được tiếp cận theo một tinh thần đúng đắn, đó là phải thiết lập các hình thức quản lý hoạt động bảo tồn để giá trị nhân văn cao quý tích hợp trong di sản trở thành một “bộ phận hiện đại” của xã hội mới, phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững. Di sản văn hóa muốn tồn tại lâu dài trước hết phải trở nên có ích cho con người trong cả hiện tại lẫn tương lai với tư cách là một bộ phận của môi trường sống và cũng là ký ức chung của cả dân tộc. Đó là lý do để khẳng định, văn hóa nói chung và di sản văn hóa nói riêng chính là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.
GS.TS Từ Thị Loan, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam:
Phát triển dựa vào cộng đồng là xu thế của thế giới
Để bảo tồn di sản văn hóa thì cần phát huy tinh thần tự giác, tự quản và chủ động của cộng đồng trong công cuộc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, khuyến khích cộng đồng tự nguyện tham gia giữ gìn, phát huy giá trị di sản và trao quyền cho cộng đồng trong việc thực hành di sản. Muốn vậy thì phải xử lý hài hòa lợi ích và trách nhiệm giữa Nhà nước và cộng đồng trong quá trình quản lý, khai thác và bảo vệ di sản; phân định rõ vai trò, trách nhiệm và quyền lợi từ cả hai phía. Cần bảo đảm các hoạt động kinh tế lâu dài, cung cấp lợi ích kinh tế – xã hội cho những người được hưởng lợi từ di sản, từ đó kích thích họ tự nguyện, tự giác bảo vệ di sản, tạo nên chất keo gắn kết cộng đồng di sản. Cần đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực trong việc bảo tồn di sản gắn với phát triển kinh tế – xã hội.
Bên cạnh đó, cần tránh xu hướng “hành chính hóa”, “Nhà nước hóa” di sản, chính quyền lấn sân, làm thay người dân trong thực hành di sản. Việc làm này vô hình trung sẽ đẩy người dân xa rời di sản và tách di sản ra khỏi môi trường sống đích thực của nó. Chỉ khi người dân hiểu biết sâu sắc, chủ động tham gia vào việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản, khi đó hiệu quả mới bền vững, lâu dài. Hiện nay, phát triển dựa vào cộng đồng đang là xu thế của thế giới và là một trong những giải pháp hữu hiệu để khai thác bền vững di sản. Công ước của UNESCO cũng luôn đề cao vai trò của cộng đồng – chủ thể quan trọng trong việc sáng tạo, duy trì và trao truyền văn hóa.
GS.TS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam:
Đưa các nội dung giáo dục di sản vào nhà trường
Việt Nam đã và đang rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hóa, xác định việc đưa các nội dung giáo dục di sản vào nhà trường như là cách để thế hệ trẻ xây dựng nền tảng văn hóa, kiến thức lịch sử một cách bền vững, từ đó khơi dậy tinh thần trách nhiệm, niềm tự hào đối với di sản của dân tộc.
Để góp phần triển khai hiệu quả công tác giáo dục, bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản, ngành Giáo dục cần tăng cường khai thác nội dung, đa dạng hóa hình thức tổ chức trong việc dạy các môn học và hoạt động giáo dục. Tùy điều kiện của từng địa phương và đặc thù các cấp học mà mỗi trường có cách tổ chức giáo dục di sản cho phù hợp. Có thể lồng ghép nội dung giảng dạy về di sản văn hóa và các môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông, xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động trải nghiệm văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao có chủ đề liên quan đến di sản; hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu về các di sản văn hóa thông qua mạng internet, tư liệu, hiện vật… Đối với giáo dục di sản văn hóa phi vật thể, có nhiều hình thức đem lại hiệu quả cao như thông qua các phương tiện truyền thông đa phương tiện, đưa các loại hình di sản văn hóa phi vật thể vào giới thiệu, giảng dạy trong nhà trường; giáo viên hướng dẫn cho học sinh tự tổ chức và thực hành các hoạt động liên quan như trò chơi dân gian, lễ hội, các loại hình dân ca của các dân tộc…
Cần xây dựng cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các ngành Giáo dục, Văn hóa, Du lịch từ Trung ương đến địa phương. Hơn nữa, cần có sự phối hợp của nhà trường với phụ huynh học sinh và cộng đồng trong việc lồng ghép nội dung giáo dục di sản vào mỗi bài học cũng như tổ chức các hoạt động trải nghiệm, từ đó giúp học sinh dễ dàng tiếp cận với di sản, qua đó nuôi dưỡng tình yêu và ý thức bảo tồn di sản một cách bền vững.
Hiện nay, với sách giáo khoa, các bên liên quan đã quan tâm đến việc đưa di sản văn hóa vào các chuyên đề giáo dục phù hợp. Các địa phương có di sản được UNESCO công nhận đã đưa nội dung giáo dục di sản của địa phương mình vào các trường học. Đây được xem là giải pháp quan trọng trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản, bổ trợ hiệu quả cho giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử địa phương tại các nhà trường. Để phát huy hơn nữa các giá trị và kết quả đã đạt được trong công tác triển khai giáo dục di sản hướng tới bảo tồn, phát huy giá trị di sản bền vững, cần có sự quan tâm, hỗ trợ thiết thực từ chính quyền địa phương, sự nỗ lực của nhà trường, các bên liên quan ở trong và ngoài nước. | Bảo tồn văn hóa vì mục tiêu phát triển | 1,466 | |
Sáng ngày 22/7, Thời báo Văn học nghệ thuật tổ chức
Lễ trao giải cuộc thi Tìm hiểu 75 năm xây dựng và phát triển Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam
tại Khách sạn Hà Nội Golden Lake.
PGS.TS, Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam phát biểu tại Lễ trao giải.
Diễn ra trong thời gian ngắn nhưng cuộc thi đã để lại những dấu ấn đặc biệt, chứa đựng những câu chuyện đầy cảm hứng, góp phần khơi dậy niềm tự hào về lịch sử phát triển của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam.
Đồng thời, nêu cao trách nhiệm xã hội, trách nhiệm nghề nghiệp của lực lượng văn nghệ sĩ, góp phần xây dựng Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, các Hội văn học nghệ thuật chuyên ngành trung ương và các Hội văn học nghệ thuật các tỉnh, thành phố ngày càng đoàn kết, vững mạnh.
Từ ánh sáng của “Đề cương về Văn hóa”, cuộc thi đưa người tham dự tìm về lịch sử ra đời của
Hội Văn nghệ Việt Nam
, tiền thân của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam – nơi tập hợp các văn nghệ sĩ yêu nước, chung sức, chung lòng xây đắp nền văn hoá, văn nghệ nước nhà.
Nhà văn, Nhà báo Hoàng Dự, Tổng biên tập Thời báo Văn học nghệ thuật, Trưởng Ban Tổ chức cuộc thi chia sẻ:
Sau 54 ngày trăn trở, tập trung trí tuệ công sức của 1.256 người dự thi, cuộc thi Tìm hiểu 75 năm xây dựng và trưởng thành Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật đã thành công tốt đẹp.
Trao giải Nhất cho tác giả Trần Thị Bích Hải.
Giống như một cuộc “về nguồn”, thông qua việc thi kiến thức, cuộc thi giúp mọi người có thêm hiểu biết về truyền thống vẻ vang của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam. Đặc biệt là tôn vinh những đóng góp tài năng, trí tuệ, công sức của các bậc tiền bối, nhất là sự hi sinh xương máu của các văn nghệ sĩ liệt sĩ trong các cuộc trường kỳ kháng chiến oai hùng nhưng không ít đau thương mất mát của dân tộc.
Diễn ra từ ngày 18/5/2023, cuộc thi kết thúc thời hạn nhận bài vào 19h ngày 10/07/2023. Ban Tổ chức đã nhận được 1.053 bài dự thi của 1.256 người/nhóm người dự thi từ khắp các vùng miền trong cả nước, có một người nước ngoài cũng gửi bài dự thi.
Qua các kênh gửi bài thi: thư điện tử, gửi bài qua đường bưu điện, gửi trực tiếp tại tòa soạn, Ban Tổ chức ghi nhận sự đa dạng về nghề nghiệp, lứa tuổi của các tác giả tham dự cuộc thi. Đó không chỉ là các văn nghệ sĩ, nhà quản lý văn học nghệ thuật, tập thể giáo viên, tập thể đơn vị Lực lượng vũ trang, tập thể câu lạc bộ cựu Nhà báo, tập thể câu lạc bộ nữ doanh nhân mà còn có những gia đình có hai đến ba người dự thi.
Nhà văn, nhà báo Hoàng Dự – Tổng Biên tập Thời báo Văn học Nghệ thuật phát biểu tại Lễ trao giải.
Sau ba vòng chấm, Ban Giám khảo và Ban tổ chức đã công nhận kết quả chính thức của cuộc thi gồm: 1 giải Nhất, 2 giải nhì, 3 giải Ba, 8 giải khuyến khích.
Giải nhất:
1. Trần Thị Bích Hà (Hà Nội)
Giải Nhì:
1. Đào Thị Tám (Lai Châu)
2. Hồ Nam Liên (Hà Nội)
Giải Ba:
1. Mã Duy Anh (Hà Nội)
2.Nguyễn Hạnh An (Nha Trang)
3.Lê Tuấn Lộc (Hà Nội)
Giải Khuyến khích:
1. Nguyễn Thị Mai – Hạnh Hoa (Hà Nội)
2. Trần Tử Văn (TP. Hồ Chí Minh)
3. Nguyễn Thị Lan (Hải Dương)
4. Vi Thị Phương (Thái Nguyên)
5. Trần Thiên Hương (Quảng Nam)
6. Nguyễn Thanh Tùng (Hà Nội)
7. Nguyễn Thị Tuyết (Hà Nội)
8. Trần Phương Anh (Thái Bình)
Các tác giả đoạt giải chụp ảnh lưu niệm cùng Ban Tổ chức và Ban Giám khảo cuộc thi.
Ngoài các giải chính thức theo Thể lệ cuộc thi, theo đề nghị của Ban Giám khảo và thực tế cuộc thi, để ghi nhận sự nhiệt tình, tâm huyết của một số tập thể cá nhân tham gia cuộc thi, Ban Tổ chức quyết định trao các giải thưởng sau: Người cao tuổi nhất; Người ít tuổi nhất; Tập thể có đông người tham gia nhất;… | Trao giải cuộc thi Tìm hiểu 75 năm xây dựng và phát triển Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam | 756 | |
Các nhà khảo cổ học ở Siberia đã phát hiện ra ngôi mộ 3.000 năm tuổi còn nguyên vẹn. Những phụ kiện được chôn cất đã chứng tỏ xe ngựa kéo được sử dụng trong khu vực này hơn 3.000 năm trước.
Đồ chôn cất bao gồm một mảnh đồng có móc đặc biệt, có lẽ đã từng được cố định quanh thắt lưng dùng để người điều khiển xe ngựa buộc dây cương. ( Ảnh: IAET SB RAS).
Aleksey Timoshchenko, nhà khảo cổ học tại Viện Khảo cổ học và Dân tộc học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga đã dẫn đầu đoàn thám hiểm tới vùng Askizsky của Khakassia ở Siberia, nơi các nhà khảo cổ Nga đã dành vài năm để khai quật các ngôi mộ.
Ngôi mộ của “người đánh xe ngựa” được tìm thấy trong số những ngôi mộ có niên đại khoảng 3.000 năm trước trong thời kỳ của nền văn hóa Lugav. Việc chôn cất được thực hiện trên một gò đất chất đống trên một ngôi mộ đá hình vuông. Một con dao bằng đồng, đồ trang sức bằng đồng và phần thắt lưng đặc biệt nằm trong số những đồ vật được chôn cất.
“Trong một thời gian dài, trong giới khảo cổ học Nga, vật này được gọi là PNN — một vật phẩm không rõ mục đích. Nhưng những khám phá gần đây về các ngôi mộ của người đánh xe ngựa thời đại đồ đồng ở Trung Quốc, cùng với phần còn lại của xe ngựa chỉ ra rằng đây là một phụ kiện cho xe ngựa”.
Những bộ xương được chôn cất kèm theo một phụ kiện kim loại có móc đặc biệt làm thắt lưng, cho phép người điều khiển xe ngựa buộc dây cương vào eo. Loại hiện vật này cũng đã được tìm thấy trong các ngôi mộ của
Trung Quốc
và
Mông Cổ
.
Timoshchenko cho biết, những người thời đại đồ đồng của nền văn hóa Lugav chủ yếu chăn nuôi gia súc và đã bị thay thế bởi những người Scythia thuộc nền văn hóa Tagar trong khu vực này vào khoảng thế kỷ thứ tám trước Công nguyên, trong thời kỳ đầu của đồ sắt.
Theo Live Science | Phát hiện mộ cổ 3.000 năm tuổi | 368 | |
Bãi biển Tiên Sa là địa điểm du lịch có sức hút mãnh liệt đối với du khách khi đến với Đà Nẵng. Nằm ở phía Bắc bán đảo Sơn Trà, nơi đây nổi tiếng với phong cảnh nên thơ, đẹp như chốn bồng lai.
Bãi biển Tiên Sa. Petrotimes.
Bãi biển Tiên Sa nằm ở cuối đường Yết Kiêu,
phường Thọ Quang
,
quận Sơn Trà
,
thành phố Đà Nẵng
, cách trung tâm thành phố hơn 9km về phía Đông Bắc.
Bãi biển này thuộc khu du lịch sinh thái Tiên Sa Đà Nẵng, nằm độc lập ở phía Bắc của bán đảo Sơn Trà, có hình dáng uốn lượn như một dải lụa mềm mại vắt qua chân núi.
Tương truyền, các nàng tiên thường rủ nhau xuống đây dạo chơi, ngắm cảnh. Vì vậy, cái tên “
Tiên Sa
” đã được đặt cho nơi này. Vài năm trở lại đây, địa điểm nghỉ dưỡng ở Đà Nẵng này đã trở thành “thỏi nam châm” hấp dẫn khách tham quan.
Biển Tiên Sa được bao bọc bởi khung cảnh núi non nên khá khuất gió, sóng vỗ êm đềm.Petrotimes.
Biển Tiên Sa như một nàng công chúa được bao bọc bởi khung cảnh núi non nên khá khuất gió, sóng vỗ êm đềm. Sóng nước nơi đây không lớn như các bãi tắm khác ở Đà Nẵng, rất phù hợp và an toàn cho trẻ em và người già. Nàng công chúa Tiên Sa khoác trên mình tấm áo màu biển với hai mảng màu khác biệt nhưng hòa quyện vào nhau: gần với bờ là màu nước trong vắt có thể nhìn thấy những loài sinh vật biển nhỏ bé đang nằm vùi mình trong lớp cát, xa xa bờ là một màu nước xanh biếc mênh mang trải rộng đến tận chân trời.
Bờ cát ở bãi biển này rất đặc biệt: không mịn màng như những bãi cát biển khác, hạt cát ở đây to và thô, nếu bước chân trần dạo trên bờ biển sẽ có cảm giác như đôi bàn chân đang được massage, một cảm giác mới mẻ và thú vị. Bên cạnh bờ cát trắng mỹ miều, rặng dừa cũng là một khung hình đẹp cho những ai yêu nhiếp ảnh.
Biển Tiên Sa được khai thác để phục vụ cho các hoạt động du lịch – nghỉ dưỡng. Với khung cảnh thiên nhiên hoang sơ và rộng rãi, nơi đây rất thích hợp cho các hoạt động tập thể, đoàn đội như sinh hoạt, dựng lều qua đêm, đốt lửa trại… Nơi đây còn có các bungalow nhỏ xinh xắn dành cho những du khách có ý định nghỉ chân tại nơi đây qua đêm với không gian nhà ở tiện nghi và sạch sẽ, giá cả lại phải chăng hơn những resort khác ở trong thành phố.
Du khách tham gia các hoạt động vui chơi dưới nước. Petrotimes.
Đến nghỉ dưỡng tại Tiên Sa, du khách có thể tắm mình trong làn nước trong vắt mát lành của biển cả, tận hưởng không gian yên bình tĩnh lặng của thiên nhiên, tham gia các hoạt động vui chơi giải trí như: moto nước, dù bay, phao điện… cùng các dịch vụ lặn biển, câu cá trong khu vực bãi biển với nhiều loại hải sản đang sinh sống như cá mú, tôm hùm… | Tiên Sa – ‘Viên ngọc ẩn’ của Đà Nẵng | 550 | |
Nhà văn Phùng Văn Khai (bìa trái) và Nhà văn Nguyễn Thế Hùng (bìa phải).
Trong khoảng hai mươi năm trở lại đây, sự phát triển phong phú của văn học đã và đang tạo ra những hình tượng mới đặc sắc, thể hiện sinh động bản chất của cuộc sống thời hội nhập. Đất nước ta đã vượt qua một thời chủ quan, duy ý chí, quan liêu, khinh suất thời bao cấp, từng bước phát triển hội nhập bền vững, tiềm lực đất nước, vị thế dân tộc được nâng cao. Cơ hội đổi mới của nền văn học, trách nhiệm của giới cầm bút được đặt ra quyết liệt và toàn diện hơn. Từ những điểm căn bản ấy, đã nảy sinh những hình tượng văn học mới trong đó có hình tượng người chiến sĩ Công an Nhân dân bên cạnh hình tượng quen thuộc Bộ đội cụ Hồ. Điều này vừa góp phần khẳng định sự trưởng thành mới của một nền văn học đúng định hướng, vừa khẳng định và xác lập những giá trị cao quý hình tượng người chiến sĩ Công an Nhân dân trong cuộc sống sôi động và phức tạp hôm nay.
Rất nhiều nhà văn lão thành và các thế hệ kế tiếp đã từ lâu bước vào địa hạt xây dựng hình tượng người chiến sĩ Công an Nhân dân và có được những tác phẩm giá trị như Hữu Mai, Nguyễn Khải, Lê Lựu, Nguyễn Quang Sáng, Hồ Phương, Ma Văn Kháng, Lê Tri Kỷ, Văn Phan, Ngôn Vĩnh, Nguyễn Như Phong, Hữu Ước, Trần Diễn, Phạm Quang Đẩu, Nguyễn Đình Tú, Nguyễn Xuân Thủy, Di Li… Chính đội ngũ đông đảo này đã góp phần tạo dựng nền tảng để xây dựng hình tượng người chiến sĩ Công an Nhân dân vừa phong phú vừa sống động. Những tác phẩm như
Ông cố vấn
(Hữu Mai)
; Sao đen
(Triệu Huấn);
X30 phá lưới
(Đặng Thanh);
Bên kia cổng trời
(Ngôn Vĩnh);
Đội công an số 6
(Văn Phan);
San Cha Chải
(Ma Văn Kháng);
Yêu tinh
(Hồ Phương);
Sát thủ online
(Nguyễn Xuân Thủy);
Phiên bản
(Nguyễn Đình Tú)… trong đó nhiều tác phẩm văn học đã được chuyển thể sang các loại hình nghệ thuật khác như điện ảnh, phim truyền hình, kịch sân khấu… để lan tỏa mạnh mẽ hình ảnh người chiến sĩ Công an Nhân dân trong thời kỳ mới. Từ đó đã dần dần hình thành dòng văn học về đề tài an ninh, trật tự và hình tượng người chiến sĩ Công an Nhân dân ngày càng phong phú, đậm nét trong đời sống văn học.
Nhà văn Phùng Văn Khai (ngoài cùng bìa phải) với các nhà văn công an, quân đội.
Trước đó và cả hiện nay, với đặc thù của các cuộc chiến tranh vệ quốc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, hình tượng Bộ đội cụ Hồ đã từ lâu ăn sâu bám rễ trong đời sống văn học nghệ thuật với tất cả những ưu việt, toàn diện từ những hi sinh mất mát tới cuộc sống hậu chiến nhiều cam go, thách thức. Ở đâu và khi nào, hình tượng Bộ đội cụ Hồ trong văn học nghệ thuật cũng là hình tượng cao quý, biểu hiện sâu sắc đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Hễ nhắc đến hình tượng Bộ đội cụ Hồ là nhắc đến những phẩm chất cao đẹp, trân quý nhất. Không thể và chưa bao giờ hình ảnh Bộ đội cụ Hồ xuất hiện trong văn học theo hướng phản diện, méo mó, xấu xa. Điều này cũng là một đặc tính dường như bất biến của các sáng tác về Bộ đội cụ Hồ.
Chính vì thế, từ khi Chi hội Nhà văn Công an được thành lập (14/4/1997) đã hình thành nên một đội ngũ tương đối mạnh của các cây bút công an viết về chính lực lượng mình. Ngay như các nhà văn quân đội cũng rất nhiều người chuyển sang viết về lực lượng công an. Điều này như một tất yếu bởi sức hấp dẫn của đề tài. Nếu đề tài Bộ đội cụ Hồ tương đối đóng khung thì dường như đề tài Công an Nhân dân luôn được mở ra rất nhiều biên độ. Đây vừa là thuận lợi đồng thời cũng là khó khăn với người theo dòng văn học đề tài Công an Nhân dân. Các nhà văn sẽ viết như thế nào đây khi có quá nhiều những vụ việc nổi cộm liên quan đến ngành nghề nhạy cảm thường gắn với tiêu cực, tham ô, tham nhũng, buôn lậu, chạy án, rửa tiền và sự sa đọa, biến chất rất tinh vi của một bộ phận liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới các chiến sĩ Công an Nhân dân. Ngòi bút của nhà văn liệu có dám đi đến tận cùng sự tha hóa đổ vỡ đó không? Và khi đó, hình tượng người chiến sĩ Công an Nhân dân sẽ đi theo chiều hướng nào, liệu có lợi bất cập hại, phản tác dụng? Điều này là một thách thức rất lớn với mỗi nhà văn.
Văn học là khắc họa đời sống mọi mặt của con người. Những mặt tốt xấu, những biểu hiện bên trong của số phận con người, đào sâu vào từng bản thể để tìm ra những mạch nguồn nhân văn, tạo nên những rung động thẩm mỹ trong trái tim con người là hướng đi duy nhất của bất kỳ ngòi bút nào. Càng viết về lực lượng Công an Nhân dân, ngòi bút càng phải tỉnh táo, công tâm, không được bẻ cong sự thật. Điều đó đồng nghĩa đòi hỏi sự dũng cảm, dám dấn thân, dám đi đến tận cùng thân phận con người để làm toát lên vẻ đẹp của người chiến sĩ Công an Nhân dân một cách khách quan và khoa học. Có không ít cây bút đã thất bại khi chạy theo các chi tiết giật gân, câu khách tầm thường. Điều này là nằm ngoài văn học. Có thể ngoài đời nhan nhản mưu mô, chém giết, hãm hại, mất nhân tính, nhưng ngòi bút nhà văn nếu chạy theo mô tả tầm thường thì tính nhân văn, một đặc điểm cốt tử của văn học không phát huy được cũng là hồi chuông cáo chung của tác phẩm đó.
Các nhà văn tại Văn nghệ quân đội.
Chúng tôi vẫn thường xác định, vẻ đẹp của người chiến sĩ Công an Nhân dân luôn phải được đặt ra một cách công bằng bên cạnh hình tượng Bộ đội cụ Hồ. Văn học phải làm được điều này bằng chính những tác phẩm của đội ngũ nhà văn hôm nay. Chúng ta dường như vẫn còn lúng túng trong việc thể hiện hết tầm vẻ đẹp của người chiến sĩ Công an Nhân dân. Có không ít lúc, chúng ta quá dè dặt niềm tin và sự đánh giá thẳng thắn, đúng mức với các cống hiến của người chiến sĩ Công an Nhân dân. Chỉ một vài cá nhân, một vài bộ phận trong ngành công an thoái hóa biến chất, lập tức cộng đồng mạng ồ ạt ném đá tối tăm mặt mũi trong khi đó hàng ngàn, hàng vạn chiến sĩ Công an Nhân dân âm thầm đấu tranh trên các mặt trận cam go phức tạp, luôn rình rập hi sinh cả mạng sống lại rất ít khi được nhắc đến. Điều này cho thấy chuẩn mực và sự cần thiết phải mau chóng xây dựng có nền tảng hình tượng người chiến sĩ Công an Nhân dân bên cạnh hình tượng Bộ đội cụ Hồ. Đây phải được đặt ra và được đầu tư thực hiện bài bản, lâu dài, kiên định. Đối với văn học, mảng đề tài về Công an Nhân dân đang là mảnh đất màu mỡ vẫy gọi ngòi bút các nhà văn. Bản thân đội ngũ nhà văn viết về đề tài này vừa đa dạng vừa đang ở độ tuổi sung sức. Vấn đề là những người làm công tác quản lý hãy trân trọng, khơi thông từng nguồn nước, theo cá tính và sở trường của từng nhà văn để động viên họ sáng tác theo từng đơn đặt hàng cụ thể. Nhà văn cũng rất cần sự đồng hành, chia sẻ, kể cả bằng vật chất. Không thể tưởng tượng được, khi một ca sĩ hạng hai hú hét mấy bài hát vô tích sự văn hóa rất thấp catxe hàng chục triệu một đêm diễn trong khi các nhà văn trong đó có nhà văn viết về người chiến sĩ Công an Nhân dân phải vài năm mới xong một cuốn tiểu thuyết nhuận bút chỉ vài triệu đồng. Điều này phản ánh những người làm công tác quản lý văn hóa, văn học nghệ thuật đang đi ngược với truyền thống đạo lý của dân tộc, thờ ơ phó mặc đội ngũ nhà văn trơ trọi trước kinh tế thị trường.
Nền văn học cách mạng của chúng ta đã có bề dày lịch sử. Trong các cuộc chiến tranh vệ quốc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc hôm nay, hình ảnh Bộ đội cụ Hồ luôn chạm tới trái tim, tấm lòng của hàng triệu độc giả các thế hệ. Nhắc đến Bộ đội cụ Hồ là nhắc đến những điều bình dị, nhân văn, gần gũi, thiết thân. Đó là hình ảnh tự nhiên và thắm thiết, hài hòa, len lỏi trong ngóc ngách tâm hồn mỗi con người. Người chiến sĩ quân đội từ thời chống Pháp, chống Mỹ, trong các cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc và thời bình hôm nay luôn có được sự tin cậy, yêu mến vô bờ bến của nhân dân. Văn học về người chiến sĩ đã hoàn thành xuất sắc sứ mạng của mình. Biểu tượng Bộ đội cụ Hồ không gì có thể xóa mờ, làm lung lay trong sâu thẳm suy nghĩ của người dân và bạn bè quốc tế. Đối với người chiến sĩ Công an Nhân dân có sự khác biệt hơn. Các anh cũng rất nhiều chiến công. Các anh cũng rất nhiều hi sinh mất mát không chỉ trong thời chiến mà cả trong thời bình hôm nay. Vậy việc khắc họa hình tượng người chiến sĩ Công an Nhân dân phải được đặt ra rốt ráo hơn nữa. Các nhà văn công an và quân đội phải siết chặt đội ngũ hơn nữa, kề vai sát cánh, chia sẻ cùng làm nên những điều tốt đẹp. Lao động nhà văn là lao động đơn nhất, tự mình anh phải
cày bừa
trên trang giấy trắng. Song sự chia sẻ, động viên, tạo điều kiện từ các cơ quan đoàn thể, các hội nghề nghiệp, sự lãnh đạo chỉ đạo kịp thời đúng hướng là rất quan trọng. Với tâm hồn nhạy cảm của các nhà văn, sự động viên khích lệ sẽ vô cùng có giá trị, tạo ra những cú hích trong sáng tác. Muốn có được những tác phẩm sâu sắc về người chiến sĩ Công an Nhân dân, trước tiên và trước hết, các nhà văn phải được quan tâm sâu sắc. Hiện nay đang có xu thế đánh giá và quản lý quá chặt chẽ với một số nhà văn, đặc biệt là một số nhà văn giàu cá tính, có độ phản biện xã hội cao, không đồng tình với một số việc đang diễn ra của đất nước. Từ đó, đã có lúc nhà văn và nhà quản lý không gặp gỡ được nhau. Điều đó đương nhiên phương hại đến cả đôi bên và các tác phẩm văn học sẽ bị ảnh hưởng. Muốn nhà văn cống hiến được nhiều nhất hãy để cho họ tự do. Một nhà văn tài năng sẽ không bao giờ phản bội nhân dân và tổ quốc của mình. Chính điều này là vẻ đẹp của văn minh, của tiến bộ xã hội.
Cán bộ Công an phường Hàng Mã tới chúc mừng Văn nghệ quân đội.
Nói thế để thấy, với một đề tài đa dạng và phong phú như đề tài văn học về lực lượng Công an Nhân dân thì sự cởi mở, chân thành, tin cậy lẫn nhau phải được đặt cao hơn mới mong muốn có được tác phẩm tốt để xây dựng lên hình tượng người chiến sĩ Công an Nhân dân thời kỳ đổi mới. Nhà văn nổi tiếng Nguyễn Thi, tác giả của
Người mẹ cầm súng
trước khi hi sinh ở chân cầu chữ Y tết Mậu Thân năm 1968 đã từng viết một truyện ngắn rất hay về ngành công an. Truyện ngắn
Im lặng
rất hay sau đó từng bị hiểu nhầm, bị góp ý do chính ngành công an. Nhưng với một người trung thực và dũng cảm như Nguyễn Thi thì cái quan trọng nhất là tác phẩm phải đạt được đến cùng về sự trung thực của đời sống dù sự thật rất đớn đau nghiệt ngã. Sau này, các nhà văn quân đội viết về chiến sĩ công an đều rất hay chính là có được sự trung thực trong ngòi bút. Đó là Nguyễn Khải, Hữu Mai, Hồ Phương, Phạm Quang Đẩu, Nguyễn Đình Tú, Nguyễn Xuân Thủy đều cố gắng đi đến tận cùng sự thật. Chính sự thật là vẻ đẹp ngời sáng nhất của mỗi con người trong đó có người chiến sĩ Công an Nhân dân.
Những nhân vật trong sáng tác văn học đề tài người chiến sĩ Công an Nhân dân gần đây vấn đề nhân cách con người luôn được đặt ra riết róng. Hiện thực cuộc sống đa dạng, phức tạp, sinh động, luôn là đối tượng phản ánh của văn học, đặc biệt là tiểu thuyết. Nếu như tiểu thuyết Việt Nam khoảng hơn hai mươi năm trước luôn đòi hỏi một quan niệm lạc quan về hiện thực, cái nhìn lý tưởng hóa người anh hùng, tính tô hồng, tính minh họa luôn nổi trội thì những năm sau này, tiểu thuyết đã có những biên độ mở rộng hơn rất nhiều. Nhân vật trong tiểu thuyết thời điểm sau này được khám phá toàn diện hơn, ở các mặt sáng – tối, thiện – ác, cả phần vô thức, tiềm thức cũng được đặt ra. Chất người ở các nhân vật tiểu thuyết thời gian gần đây luôn được mổ xẻ, định dạng, đóng đinh một cách rốt ráo hơn. Đã có nhiều nhân vật tiểu thuyết trong đó con người mang số phận bi kịch. Cũng thấy ngay một điều, các nhân vật trong sáng tác về người chiến sĩ Công an Nhân dân đã định hình và ăn sâu bám rễ trong đời sống, là thực thể của đời sống. Với sự giản dị, tự nhiên giống như cuộc đời thực bên ngoài, đã đặt ra những vấn đề cốt lõi của cuộc sống hôm nay, trình bày ra những gì vốn có một cách chân thực, sinh động nhất.
Đã có nhiều nhà văn công an và quân đội xông thẳng vào vùng đất khó – tham nhũng và chống tham nhũng. Tuy nhiên, viết về đề tài này nhiều nhà văn khá loay hoay, tác phẩm phần lớn còn phiến diện, mô tả theo lối tuyến tính, tính chủ quan, áp đặt, đơn điệu, thậm chí tự đặt ra những vùng cấm, vùng nhạy cảm, đâu đó còn thấy rõ sự hằn học, nông cạn, chửi bới… những thứ làm văn học xa rời cuộc sống nhân dân.
Xông vào vùng đất khó, các nhà văn công an và quân đội phải tự tạo cho mình một hướng đi, một thủ pháp, đó chính là góc nhìn, quan điểm, nhãn tự theo cách nói của nhà Phật. Chính bằng điểm nhìn này, đã cho mỗi nhà văn bước ra khỏi những khó khăn của người cầm bút đương thời mà bình thản và thanh thản nhận diện lại lộ trình ái ố hỉ nộ của kiếp người một cách nhân văn và khoa học.
Một điểm nhìn khác, nhà văn có thể rơi vào việc bôi đen, thái quá, sử dụng những biểu hiện đầy dẫy ngoài xã hội áp vào sáng tác dẫn đến suy diễn, xuyên tạc, câu khách. Nhà văn công an và quân đội phải thoát ra được cạm bẫy này. Bằng ngòi bút bình tĩnh, hài hước, thâm thúy, tự nhiên, nhà văn phải chủ động và dẫn dắt người đọc đi theo một trường thẩm mỹ riêng. Cái khác biệt của văn chương chính là sự tinh tế, đôi chỗ đã thấy sự mờ hóa, đẩy nhân vật đến tận cùng mâu thuẫn, bày ra, đặt ra một cách phong phú, những gợi ý, những câu chuyện bình thường ai cũng thấy theo cách riêng độc đáo… chính những điều đó đã tạo nên sức nặng của các tiểu thuyết của nhà văn đương đại.
Hiện nay, với sự thay đổi nhanh chóng về khoa học công nghệ đã và đang dẫn đến sự chuyển động sâu sắc, mãnh liệt các vấn đề xã hội nhân văn trong đó nổi nên vấn đề về tư tưởng. Các thế lực chống đối, thù địch; ngay cả những đối tác, đối tượng ở thế mạnh hơn, ở những nước lớn, đặc biệt là các cường quốc đang tìm mọi cách áp đặt lối chơi, tự đặt ra luật lệ để o ép và trục lợi từ các nước nhỏ. Biểu hiện này sẽ ngày càng phức tạp. Giới tuyến ta – địch ngày càng khó phân định. Văn học đề tài về lực lượng Công an Nhân dân đã và đang góp phần bồi dưỡng lên cội nguồn nhân văn trong mỗi con người đồng thời làm sâu sắc, phong phú tấm căn cước giá trị văn hóa mỗi dân tộc trong cộng đồng thế giới đang phải chịu những thách thức vô cùng to lớn. Nhiệm vụ của nhà văn, trong đó có nhà văn công an và quân đội hơn lúc nào hết đang được đặt ở tuyến đầu. Với đặc thù của chuyên ngành mình, với những nhìn nhận, đánh giá, sử dụng, tin tưởng, trao các quyền hạn cho nhà văn còn nhiều chỗ bất cập, chưa thỏa đáng, chưa đúng mức cũng là một thách thức, một rào cản lớn trong bước đường trưởng thành của mỗi nhà văn, trưởng thành của mỗi nền văn học. Những cuộc suy thoái về kinh tế, khủng hoảng về chính trị, thoái hóa về đạo đức xã hội trên bình diện toàn cầu đã và đang tác động rất lớn đến các nhà văn. Điều này cần được nhìn nhận thẳng thắn và cần phải khích lệ các nhà văn vào cuộc mổ xẻ dưới góc độ văn học. Chúng ta đã từng né tránh, im lặng, mũ ni che tai, thậm chí là phó mặc những gì đang diễn biến xấu với loài người. Ngay như ở trong nước, những vùng cấm bất thành văn vẫn mặc nhiên tồn tại. Điều này khiến các nhà văn đau đớn vì nhiệm vụ của mình đã bị những rào cản phi lý che chắn.
Tôi luôn nghĩ bao giờ những nhà văn công an và quân đội, dù thế hệ nào cũng phải làm tốt công việc của mình, đặc biệt là trong ngày hôm nay và trong lúc này càng đòi hỏi đức hy sinh của những người cầm bút. Người cầm bút hôm nay đang ở đâu, đã ở đúng vị trí hay chưa, đã làm tròn bổn phận hay chưa là một tự vấn luôn treo lơ lửng trên đầu ngọn bút. Bầu trời văn chương mênh mông hay hạn định, cánh rừng văn chương thăm thẳm hay khuôn chừng trói buộc, trong hành trình ấy, có ga dừng, trạm nghỉ không, hay là như sóng biển không bao giờ cho bờ tĩnh lặng. Phải thấy một điều rằng, các nhà văn trong đó có nhà văn công an và quân đội các thế hệ luôn hoàn thành xuất sắc sứ mệnh sáng tác của mình, xứng đáng với sự mong mỏi của nhân dân.
Phó Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội | Xây dựng hình tượng người chiến sĩ Công an Nhân dân bên cạnh Bộ đội cụ Hồ – Tác giả: Nhà văn Phùng Văn Khai | 3,388 | |
Các lực lượng chức năng của Hy Lạp ngày 22/7 đã đưa thành công hơn 2.000 người vào đất liền từ đảo Rhodes, nơi đám cháy nghiêm trọng chưa được kiểm soát và đe dọa nhiều khu vực suốt 5 ngày qua.
Nhiều ngôi nhà bị thiêu rụi trong vụ cháy rừng tại Mandra, Hy Lạp, ngày 18/7/2023. Ảnh: THX/TTXVN.
Thông báo của lực lượng tuần duyên Hy Lạp cho biết 30 tàu cá nhân đã được dẫn dắt vào bờ thành công để sơ tán người trên đảo, trong khi một tàu của Hải quân của
Hy Lạp
cũng được điều động tới hiện trường để giám sát tình hình. Theo thông báo, phần lớn người trên đảo là khách du lịch, được đón từ các bãi biển Kiotari và Lardos.
Cùng ngày, chính quyền địa phương xác nhận tổng cộng khoảng 30.000 người đã được đưa vào đất liền từ các khu sơ tán trên đảo Rhodes trong những ngày qua. Đài ERT đưa tin một số lính cứu hỏa đang mắc kẹt ở gần bãi biển Lardos sau khi nỗ lực giải cứu những người ở khu vực này. Sau đó, nguồn tin chính thức xác nhận những người lính cứu hỏa đã an toàn.
Trước đó, đám cháy trên đảo Rhodes khởi phát từ một ngọn núi ở trung tâm đảo. Lực lượng chức năng đã điều động 5 máy bay trực thăng và 173 lính cứu hỏa tới xử lý tình hình. Tuy nhiên, thời tiết không thuận lợi khiến công tác này gặp nhiều khó khăn. | Hy Lạp sơ tán hàng nghìn người trên đảo Rhodes do cháy rừng | 256 | |
Hình ảnh hệ hành tinh PDS 70 được chụp từ Kính thiên văn ALMA. Ở trung tâm là một ngôi sao và quay quanh nó là 2 hành tinh.
Các nhà thiên văn học đã sử dụng một kính thiên văn khổng lồ ở
Chile
phát hiện ra một ngôi sao có 2 hành tinh quay cùng quỹ đạo.
Cặp hành tinh này trước đó chỉ tồn tại trên lý thuyết nhưng đây là lần đầu tiên bằng chứng về chúng được tìm thấy, các nhà thiên văn học cho hay.
“Ai mà tưởng tượng được tồn tại hai hành tinh có cùng độ dài năm và điều kiện sống”, Olga Balsalobre-Ruza, nghiên cứu sinh tại Trung tâm Sinh học vũ trụ ở Madrid, Tây Ban Nha – chủ nhiệm nghiên cứu cho hay.
“Công việc của chúng tôi là bằng chứng đầu tiên cho thấy kiểu thế giới này có thể tồn tại”.
Hệ sao trên được gọi là PDS 70, nằm trong chòm sao Centaurus và cách
Hệ Mặt trời
370 năm ánh sáng. Các hành tinh của nó – PDS 70b và PDS 70c có kích cỡ bằng sao Mộc và quay cùng một quỹ đạo quanh một ngôi sao trong hiện tượng kỳ lạ gọi là “các hành tinh Trojan”. Tuy nhiên, các nhà thiên văn học cũng phát hiện ra một đám bụi trong quỹ đạo của PDS 70b, có thể là các thành phần tạo nên một hành tinh mới.
Các nhà khoa học tin rằng, hình ảnh trực tiếp trên là bằng chứng mạnh mẽ nhất cho thấy 2 hành tinh có thể có cùng quỹ đạo.
“Cách đây 2 thập kỷ, chúng ta dự đoán rằng 2 hành tinh cùng khối lượng có thể có cùng quỹ đạo quanh ngôi sao của chúng, được gọi là các hành tinh Trojan hoặc các hành tinh cùng quỹ đạo. Lần đầu tiên chúng tôi phát hiện ra bằng chứng để chứng minh cho ý tưởng này”, nhà nghiên cứu Olga Balsalobre-Ruza nói
Trojan là các thiên thể đá có cùng quỹ đạo với các hành tinh. Hiện tượng này tương đối phổ biến trong Hệ Mặt trời, bao gồm hai tiểu hành tinh Trojan đồng hành cùng Trái Đất cũng như hơn 12.000 tiểu hành tinh Trojan tồn tại trong quỹ đạo sao Mộc khi nó quay quanh Mặt trời. Tàu vũ trụ Lucy của NASA được phóng vào tháng 10/2021 sẽ là tàu vũ trụ đầu tiên nghiên cứu cận cảnh các tiểu hành tinh chưa từng được nhìn thấy này.
Tuy nhiên, bằng chứng về các hành tinh Trojan ngoài Hệ Mặt trời tương đối ít.
“Chúng tồn tại trên lý thuyết nhưng chưa ai phát hiện ra chúng”, Jorge Lillo-Box, đồng tác giả nghiên cứu và là nhà nghiên cứu tại Trung tâm Sinh học Vũ trụ cho hay.
Phát hiện trên khiến các nhà nghiên cứu đặt câu hỏi các Trojan hình thành và tiến hóa như thế nào, cũng như có bao nhiêu Trojan tồn tại trong các hệ khác, Itziar De Gregorio-Monsalvo, đồng tác giả nghiên cứu và là người đứng đầu Văn phòng Khoa học ở Chile thuộc Đài Quan sát phía Nam châu Âu đặt câu hỏi.
Ngoại hành tinh PDS 70b được phát hiện vào năm 2018 có khối lượng bằng 3 lần sao Mộc và mất hơn 119 năm để hoàn thành quỹ đạo quanh ngôi sao của nó.
Theo: CNN, Forbes | Phát hiện về hai hành tinh có cùng quỹ đạo | 561 | |
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN.
Trước thềm chuyến thăm cấp Nhà nước của Chủ tịch nước
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Võ Văn Thưởng tới
Cộng hòa Áo
, Tiến sĩ Patrick Horvath – Tổng Thư ký ‘Quỹ Chính sách Kinh tế Khoa học’ (WIWIPOL) có trụ sở tại Vienna và là tình nguyện viên trong Tổ chức hội nhập và trao đổi văn hóa của Áo ‘Châu Á tại Vienna’ – đã có bài viết đề xuất chiến lược về chính sách kinh tế giữa Việt Nam với Áo.
Phóng viên tại châu Âu dẫn nội dung bài viết của Tiến sĩ Horvath nhận định việc Chủ tịch nước Việt Nam chọn Áo là điểm đến châu Âu đầu tiên trong nhiệm kỳ của mình là một điều thực sự đáng ghi nhớ và vinh dự. Đặc biệt, sau chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Áo Alexander Schallenberg tới Việt Nam hồi tháng 4/2022, nhiều cơ hội đã được tận dụng tối đa và mọi hoạt động thắt chặt quan hệ Việt Nam – Áo vẫn đang tiếp tục diễn ra.
Buổi hòa nhạc kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Áo diễn ra tại phòng hòa nhạc danh tiếng “Konzerthaus” ở thủ đô Vienna, “Những ngày văn hóa Việt Nam” tại Cung điện Palffy ở trung tâm Vienna, và việc Chính phủ Áo tặng vaccine ngừa COVID-19 cho nhân dân Việt Nam là những hoạt động ấn tượng cho thấy tầm quan trọng của Việt Nam đối với Áo. Có vẻ như động lực mới trong mối quan hệ Áo-Việt đã xuất hiện và hiện nay chính là lúc để suy nghĩ, phát triển tầm nhìn rõ ràng
Tiến sĩ Horvath đánh giá cách tiếp cận đa chiều – bao gồm: Thúc đẩy đầu tư vào công nghiệp; Cung cấp lực lượng lao động; Thiết lập “Đối tác xanh” – sẽ có lợi cho cả Áo và Việt Nam, cũng như phục vụ lợi ích chung của hai nước.
Cụ thể, trong lĩnh vực thúc đẩy đầu tư vào công nghiệp, đã có nhiều công ty Áo thành công đang hoạt động hoặc đầu tư tại Việt Nam. Delfort – công ty bao bì có nguồn gốc từ thành phố Traun – đang vận hành một cơ sở sản xuất gần
Thành phố Hồ Chí Minh
với các chương trình phúc lợi xã hội mẫu mực dành cho người lao động như xe buýt miễn phí hoặc bảo hiểm y tế, qua đó đưa mô hình phát triển xã hội của Áo sang Việt Nam và tăng thêm động lực cho người lao động. Hiện nay, các doanh nghiệp Áo đang tích cực tìm kiếm cơ hội đầu tư và kinh doanh ở nước ngoài. Có thể thấy, tiềm năng đầu tư của ngành công nghiệp Áo tại Việt Nam chưa được phát huy hết.
Theo cơ quan tư vấn “Source of Asia”, Hà Lan – quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) với khoảng 18 triệu dân – đã triển khai 421 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư lên đến 13,89 tỷ USD. Nước Áo có dân số bằng một nửa so với Hà Lan, vì vậy, hy vọng vào mục tiêu hơn 200 dự án với số tổng vốn đầu tư 7 tỷ USD là hoàn toàn khả thi. Tiến sĩ Horvath nhấn mạnh để đạt được mục tiêu này, triển khai kế hoạch quan hệ công chúng nhằm thúc đẩy đầu tư của ngành công nghiệp Áo vào Việt Nam có thể là lựa chọn phù hợp.
Liên quan đến thị trường lao động, Áo đang ráo riết tìm kiếm lực lượng lao động có trình độ trong bối cảnh xã hội già hóa. Đặc biệt, nhân lực trong các ngành như khoa học tự nhiên, nông nghiệp, điều dưỡng, nhà hàng, khách sạn… đang thiếu hụt trầm trọng. Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Áo Georg Knill bày tỏ lo ngại rằng về lâu dài, 500.000 việc làm sẽ bị bỏ trống ở quốc gia Trung Âu, và đố là con số quá lớn đối với Áo – một đất nước nhỏ có khoảng 9 triệu dân. Trong khi đó, đối với Việt Nam – nền kinh tế đang phát triển với lực lượng lao động trẻ, đây là cơ hội tuyệt vời.
Mặt khác, tác giả bài viết đề xuất Chính phủ Áo nên quan tâm nhiều hơn đến lĩnh vực đào tạo đội ngũ sinh viên Việt Nam, bởi vì quốc gia Đông Nam Á, với dân số ngày càng tăng, có thể cung cấp nhiều tài năng trẻ. Nếu các sinh viên Việt Nam được đào tạo ở Áo và trở về đất nước, lực lượng này sẽ góp phần xây dựng Việt Nam. Đây cũng là hình thức viện trợ phát triển tốt nhất mà Áo có thể cung cấp. Trong trường hợp người lao động ở lại Áo, họ vừa có thể đóng góp cho quê hương, vừa góp phần giảm thiểu tình trạng thiếu lao động ở quốc gia Trung Âu.
Trước đó, trong một bài báo năm 2021, Tiến sĩ Horvath cũng đề xuất thành lập “quan hệ đối tác xanh” giữa Áo và Việt Nam. Trong đó, Áo có thể giúp đỡ và hỗ trợ Việt Nam về công nghệ mà quốc gia Đông Nam Á đang rất cần, trong khi các doanh nghiệp Áo cũng xác định đúng cơ hội kinh doanh lớn tại Việt Nam.\ | Động lực mới trong quan hệ Việt Nam – Áo | 921 | |
Giáo hoàng Francis. (Ảnh: Reuters).
Trước tình hình nắng nóng khắc nghiệt và lũ lụt nghiêm trọng xảy ra ở nhiều quốc gia trong thời gian qua, Giáo hoàng Francis nhấn mạnh thế giới cần phải có hành động khẩn cấp hơn để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Ngày 23/7, ở phần cuối thông điệp Angelus trước đám đông tại quảng trường Thánh Peter, Vatican, Giáo hoàng Francis kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới có những bước đi cụ thể hơn nữa nhằm hạn chế lượng khí thải gây ô nhiễm.
“Đây là một thách thức cấp bách, không thể trì hoãn. Nó liên quan đến tất cả mọi người. Hãy cùng chung tay bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta” – Giáo hoàng Francis nhấn mạnh.
Vốn coi bảo vệ môi trường là vấn đề nền tảng trong nhiệm kỳ của mình, Giáo hoàng Francis kêu gọi thế giới nhanh chóng loại bỏ nhiên liệu hóa thạch.
Cũng trong thông điệp Angelus ngày hôm qua, người đứng đầu Tòa thánh Vatican đã bày tỏ tình đoàn kết với những người đang chịu tác động bởi cuộc khủng hoảng khí hậu và các cá nhân, tổ chức giúp đỡ họ.
Những tuần gần đây, nắng nóng kỷ lục đã càn quét nhiều khu vực ở miền nam nước Mỹ, trong khi nhiệt độ khắc nghiệt cũng được ghi nhận ở
Trung Quốc
và một số quốc gia Nam Âu, bao gồm
Hy Lạp
và
Italia
.
Trong ngày 23/7, một trận cháy rừng hoành hành trên đảo Rhodes của Hy Lạp đã buộc hàng nghìn du khách và cư dân trên đảo phải trú ẩn tại các trường học và sân vận động trong nhà sau khi họ được sơ tán khỏi các ngôi làng và khu nghỉ dưỡng ven biển.
Theo Reuters | Giáo hoàng kêu gọi hành động mạnh mẽ hơn để ứng phó biến đổi khí hậu | 295 | |
Nhắc đến lịch sử phát triển của nghệ thuật sân khấu, đặc biệt là chèo truyền thống, không thể không nhắc đến công lao của Giáo sư, NSND Trần Bảng, bởi ông được giới trong nghề gọi là ‘ông trùm chèo.’
Nghệ sỹ Nhân dân Trần Bảng cùng con trai – đạo diễn Trần Lực và con gái – kiến trúc sư Trần Thị Mây. (Ảnh: GĐCC).
Giáo sư, Nghệ sỹ Nhân dân Trần Bảng
– cây đại thụ của nghệ thuật chèo rời cõi tạm để lại bao tiếc thương cho những người yêu sân khấu Việt, đặc biệt là với nghệ thuật chèo. Sự ra đi của ông là mất mát lớn không gì bù đắp được cho nghệ thuật chèo.
Tang lễ của ông diễn ra vào 13 giờ 30 phút ngày 24/7, tại Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội).
Nhắc đến lịch sử phát triển của nghệ thuật sân khấu, đặc biệt là chèo truyền thống, không thể không nhắc đến công lao của Giáo sư, Nghệ sỹ Nhân dân Trần Bảng, bởi ông được giới trong nghề gọi là “ông trùm chèo.”
Nghệ sỹ Nhân dân Trần Bảng sinh năm 1926 tại xã Cổ Am,
huyện Vĩnh Bảo
,
thành phố Hải Phòng
, trong một gia đình trong một gia đình có truyền thống khoa bảng, nhiều người thành danh ở lĩnh vực văn chương nghệ thuật. Ông nội của ông là Tuần phủ Trần Mỹ; cha là nhà văn Trần Tiêu; bác ruột là nhà văn Khái Hưng.
Ngay từ nhỏ ông đã say mê văn chương, kịch nghệ. Ông đọc được sách Hán Nôm, thông thạo tiếng Pháp và biết tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Nga… Sau Cách mạng tháng Tám, nghệ sỹ Trần Bảng tham gia kháng chiến chống Pháp. Năm 1951, ông tham gia vào Đoàn Văn công Trung ương, cùng tổ kịch với Thế Lữ, Song Kim, Nguyễn Hoài… Cũng thời gian này, ông bắt đầu đến với nghệ thuật chèo.
Nghệ sỹ Nhân dân Trần Bảng thuộc thế hệ đầu tiên khôi phục nghệ thuật chèo trước nguy cơ mai một những năm 1950. Ông phục dựng trò diễn cổ và tích cực sáng tạo trò diễn mới, trong đó nhiều vở được coi là các mốc son đánh dấu sự phát triển, trưởng thành của sân khấu chèo cách mạng.
Cả một đời gắn bó với nghệ thuật chèo, Nghệ sỹ Nhân dân Trần Bảng đạt thành tựu ở cả 3 vai trò: Soạn giả, đạo diễn và nhà lý luận.
Ông là người có công khai thác, bảo tồn nhiều vở chèo cổ, lưu giữ các lớp trò của những nghệ nhân, từ đó cải biên, xây dựng lại nhiều vở chèo kinh điển như:
“Quan âm Thị Kính,” “Xúy Vân”
(từ vở Kim Nham),
“Nàng Thiệt Thê”
(từ vở Chu Mãi Thần)… Với những vở diễn này, ông đã đóng góp đáng kể trong việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật chèo cổ, đưa chèo cổ sống lại trên sân khấu chèo hiện đại.
Ông còn dàn dựng nhiều vở chèo hiện đại như
“Lọ nước thần,” “Tình rừng,” “Cờ giải phóng,” “Đường đi đôi ngả,” “Máu chúng ta đã chảy”
…
Cùng với công việc đạo diễn, Nghệ sỹ Nhân dân Trần Bảng còn viết nhiều kịch bản chèo. Ông là tác giả của các vở chèo
“Con trâu hai nhà,” “Đường đi đôi ngả,” “Cô gái và anh đô vật,” “Tình rừng,” “Chuyện tình 80 năm,” “Máu chúng ta đã chảy”
…
Ở cương vị là nhà lý luận, ông đã có những nghiên cứu có tính hệ thống sâu sắc, khoa học về nghệ thuật chèo, thể hiện qua những cuốn sách nghiên cứu về chèo như
“Khái luận về Chèo”, “Kỹ thuật biểu diễn Chèo,” “Chèo-Một hiện tượng Sân khấu dân tộc”
…
Ông được phong hàm Giáo sư và danh hiệu Nghệ sỹ Nhân dân năm 1993. Ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001 và Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2017.
Giáo sư, Nghệ sỹ Nhân dân còn Trần Bảng còn là người thầy mẫu mực, đáng kính, học trò của ông đều là những người nổi tiếng, thành đạt.
Giáo sư, Nghệ sỹ Nhân dân Trần Bảng dạy học năm 1996. (Ảnh: GĐCC).
Nghệ sỹ Nhân dân Thanh Ngoan, nguyên Giám đốc Nhà hát Chèo Việt Nam là một học trò xuất sắc của Giáo sư, Nghệ sỹ Nhân dân Trần Bảng. Chị cho biết đã học được ở thầy Trần Bảng rất nhiều kiến thức, đặc biệt là sự tâm huyết và yêu chèo đến mê đắm.
“Trong mắt chúng tôi, thầy Trần Bảng đúng nghĩa là sinh ra để sống chết với chèo và dành trọn cuộc đời cho chèo. Chúng tôi được thầy quan tâm rất mực nên sau này ai cũng vững nghề, làm nghề rất nghiêm túc và ai cũng lấy tình yêu đối với chèo làm lẽ sống,” Nghệ sỹ Nhân dân Thanh Ngoan chia sẻ.
Phó Giám đốc phụ trách Nhà hát Chèo Việt Nam, Nghệ sỹ Ưu tú Lê Tuấn Cường tự hào chia sẻ: “Chúng tôi tự hào khi được là học trò do thầy dìu dắt, dạy dỗ, nâng đỡ. Thầy đã truyền cho chúng tôi tình yêu và ngọn lửa đam mê chèo. Ngọn lửa này lại được chúng tôi trao truyền cho thế hệ trẻ và đã thấy ngọn lửa ấy đang cháy trong các em.”
Nghệ sỹ Ưu tú Lê Tuấn Cường bày tỏ, sự ra đi của Nghệ sỹ Nhân dân Trần Bảng – cây đại thụ của sân khấu chèo là tổn thất rất lớn của ngành chèo nói riêng, sân khấu Việt Nam nói chung. Nhà hát Chèo Việt Nam là nơi ông gắn bó, dành nhiều tình cảm trong cuộc đời và sự nghiệp làm nghệ thuật của cụ. Cho đến bây giờ Nhà hát Chèo Việt Nam vẫn đang diễn các tác phẩm do Nghệ sỹ Nhân dân Trần Bảng làm tác giả, đạo diễn và những vở diễn ấy vẫn được khán giả đón nhận, yêu quý…
Nghệ sỹ Nhân dân Lê Tiến Thọ, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nguyên Chủ tịch Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam chia sẻ, Nghệ sỹ Nhân dân Trần Bảng đã dành cả một đời cống hiến trọn vẹn cho nghệ thuật chèo. Những đóng góp của ông đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển loại hình nghệ thuật truyền thống này.
Nghệ sỹ Nhân dân Trịnh Thúy Mùi, Chủ tịch Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam chia sẻ: “Ngành nghệ thuật chèo chúng tôi thật sự đau xót phải tiễn biệt cụ ‘trùm chèo’ – Giáo sư, Nghệ sỹ Nhân dân Trần Bảng.”
Theo Nghệ sỹ Nhân dân Trịnh Thúy Mùi, Giáo sư, Nghệ sỹ Nhân dân Trần Bảng là một nhân cách lớn, một đạo diễn hàng đầu của nghệ thuật chèo. Ông là người đã có công lớn trong việc dẫn dắt, định hướng cho cả ngành chèo, giữ gìn bảo tồn chèo trong suốt giai đoạn đất nước và ngành còn khó khăn, gian khổ. Ông đã thổi hồn để chèo phát huy được những giá trị tinh hoa riêng có.
Bằng tâm huyết tài năng, ông đã góp tâm huyết gây dựng Nhà hát Chèo Việt Nam thành một trong những nhà hát quốc gia mạnh trong nhiều thập niên. Ông cũng đã đào tạo ra nhiều thế hệ đạo diễn, diễn viên, đặc biệt với tâm huyết và trí tuệ, ông đã để lại nhiều công trình nghiên cứu nghệ thuật chèo có giá trị và tầm ảnh hưởng rộng lớn cho ngành. Học trò của ông nhiều người đã và đang là những nhà quản lý, Nghệ sỹ Nhân dân, Nhà giáo Nhân dân,được trao tặng Giải thưởng Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh…
Ông không chỉ là người của chèo, mà nhiều năm ông còn là Vụ trưởng Vụ nghệ thuật sân khấu, Phó Tổng thư ký Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, là hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nghệ sỹ sân khấu Việt Nam, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam.
Khi hay tin Giáo sư, Nghệ sỹ Nhân dân Trần Bảng qua đời, Chủ tịch Hội Nhà văn Nguyễn Quang Thiều đã viết trên trang cá nhân: Một người bảo vệ linh hồn của chèo đã yên nghỉ.
Chủ tịch Hội Nhà Văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều
cho biết, hầu hết mọi người biết Nghệ sỹ Nhân dân Trần Bảng là một bậc thầy của sân khấu chèo truyền thống, nhưng rất ít người biết ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1957.
“Nghệ sỹ Nhân dân Trần Bảng trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam với những kịch bản sân khấu đầy tư tưởng và những cuốn nghiên cứu, lý luận phê bình về chèo truyền thống sâu sắc,”
Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam
chia sẻ.
Cây đại thụ của nghệ thuật chèo, bậc thầy của ngành chèo đã đi xa, nhưng những tác phẩm và đóng góp của ông cho nghệ thuật chèo nói riêng, cho nền văn học nghệ thuật Việt Nam sẽ sống mãi trong lòng đồng nghiệp, những thế hệ học trò và cả khán giả yêu nghệ thuật sân khấu Việt./. | Giáo sư-Nghệ sỹ Nhân dân Trần Bảng: Một đời cống hiến cho chèo | 1,543 | |
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Ngô Xuân Thắng (bên trái) và Trưởng ban Dân vận Thành ủy Lê Văn Trung (bên phải) dâng tưởng tưởng niệm 194 năm ngày mất Danh thần Thoại Ngọc Hầu. Ảnh: X.D.
Ngày 23-7, Quận ủy, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Sơn Trà tổ chức kỷ niệm 194 năm ngày mất
Danh thần Thoại Ngọc Hầu
– Nguyễn Văn Thoại (1829-2023).
Đến dự có Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Ngô Xuân Thắng, Trưởng ban Dân vận Thành ủy Lê Văn Trung và đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương kết nghĩa với quận Sơn Trà.
Tại lễ kỷ niệm, Phó Chủ tịch UBND quận Sơn Trà Huỳnh Văn Hùng ôn lại hành trạng và công đức của nhà hành chính, nhà doanh điền Nguyễn Văn Thoại; nêu những bài học của người xưa đối với sự nghiệp xây dựng quê hương, đất nước.
Video: QUỐC CƯỜNG – XUÂN DŨNG.
Theo đó, Thoại Ngọc Hầu tên thật là Nguyễn Văn Thoại – danh tướng nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Ông sinh năm 1761, tại huyện Diên Phước (tỉnh Quảng Nam), nay thuộc làng An Hải,
phường An Hải Tây
,
quận Sơn Trà
.
Năm 1777, ông cùng mẹ vào nam và đầu quân cho chúa Nguyễn Ánh, lập nhiều chiến công, được phong tước Hầu (Thoại Ngọc Hầu). Năm 1818, ông thiết kế và đốc suất dân binh đào kênh Thoại Hà ở Long Xuyên (tỉnh An Giang) – công trình thoát lũ đầu tiên ở đồng bằng sông Cửu Long.
Từ cuối năm 1819 đến năm 1824, ông được lệnh vua Minh Mạng cho đào một con kênh nối Châu Đốc với Hà Tiên. Đây là công trình vĩ đại, huy động đến 80.000 người thực hiện và mang lại hiệu quả to lớn trong công tác doanh điền, thủy lợi và biên phòng không chỉ riêng miền Hậu Giang mà cho cả đất nước.
Nguyễn Văn Thoại mất ngày 6-6 năm Kỷ Sửu (1829), an táng tại
Châu Đốc
(
tỉnh An Giang
). Để tưởng nhớ công lao của ông, nhân dân làng An Hải đã tôn vinh Nguyễn Văn Thoại là bậc hậu hiền của làng.
Đền thờ tiền hiền làng An Hải và Thoại Ngọc Hầu (quận Sơn Trà) nhìn từ trên cao. Nơi đây vừa được HĐND thành phố phê duyệt chủ trương đầu tư dự án khu công viên phía tây (bên trái ảnh) với kinh phí gần 71 tỷ đồng. Ảnh: X.D.
Hằng năm, nhân dân quận Sơn Trà tổ chức lễ kỷ niệm ngày mất của ông nhằm tưởng vọng công đức, khơi dậy mạch nguồn truyền thống văn hóa dân tộc và niềm tự hào của thế hệ sau đối với lớp tiền nhân và quê hương, đất nước.
Trong ngày 22 và 23-7, tại Đền thờ tiền hiền làng An Hải và Thoại Ngọc Hầu, UBND quận Sơn Trà đã tiến hành lễ vọng trong, lễ vọng ngoài, lễ tế ngoại đàn, lễ chánh kỵ hậu hiền tưởng nhớ các bậc tiền hiền, hậu hiền và những người con của quê hương Sơn Trà.
Mới đây, tại kỳ họp thứ 12, HĐND thành phố khóa X, nhiệm kỳ 2021- 2026, HĐND thành phố thông qua chủ trương đầu tư dự án khu công viên phía tây Đền thờ Thoại Ngọc Hầu (phường An Hải Tây, quận Sơn Trà) với kinh phí gần 71 tỷ đồng. | Video: Kỷ niệm 194 năm ngày mất Danh thần Thoại Ngọc Hầu | 564 | |
Thủ tướng Chính phủ khuyến khích Quảng Trị và các nhà thầu tìm giải pháp hoàn thành dự án cao tốc Vạn Ninh – Cam Lộ trước 3 tháng.
Chiều 22/7, trong chuyến công tác tại
tỉnh Thừa Thiên – Huế
và
Quảng Trị
, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã kiểm tra thi công dự án cao tốc Vạn Ninh – Cam Lộ, công tác triển khai một số dự án trên địa bàn tỉnh Quảng Trị cũng như phương án mở rộng cao tốc Cam Lộ – La Sơn lên 4 làn xe.
Cùng đi với Thủ tướng có Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng, Bộ trưởng LĐ,TB&XH Đào Ngọc Dung, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Lê Quang Tùng…
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng cùng đoàn công tác thị sát dự án cao tốc Vạn Ninh – Cam Lộ.
Tại dự án cao tốc Vạn Ninh – Cam Lộ, Thủ tướng thăm hỏi, trao quà động viên cán bộ, công nhân tại công trường.
Tại đây, Thủ tướng đề nghị các nhà thầu, đơn vị thi công tranh thủ thời tiết thuận lợi, huy động nhân lực, trang thiết bị, thi công “3 ca 4 kíp” để bảo đảm tiến độ, chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn, vệ sinh môi trường dự án.
Thủ tướng lưu ý các bên cùng nỗ lực, cố gắng, trong đó địa phương phải tập trung giải quyết kịp thời mặt bằng và mỏ đất đắp, nguyên vật liệu để hoàn thành dự án trước 3 tháng so với kế hoạch, mở ra không gian phát triển mới cho tỉnh và vùng.
Đối với các kiến nghị của tỉnh Quảng Trị về xây dựng tuyến đường nối từ cửa khẩu La Lay đến cảng Mỹ Thủy (QL15D), dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy, dự án Khu công nghiệp Quảng Trị và cao tốc Cam Lộ – Lao Bảo…, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ các định hướng lớn trong triển khai và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan.
Thủ tướng trò chuyện với các cán bộ, công nhân tại công trường.
Thủ tướng đồng ý về chủ trương triển khai dự án QL 15D gồm 3 đoạn, trong đó 1 đoạn do tỉnh đầu tư, 1 đoạn do Trung ương đầu tư và 1 đoạn triển khai theo hình thức hợp tác công tư (PPP).
Thủ tướng cũng đồng ý chủ trương, giao Bộ GTVT và các cơ quan tiếp tục nghiên cứu, triển khai giai đoạn hoàn chỉnh dự án cao tốc Cam Lộ – La Sơn quy mô 4 làn xe.
Thủ tướng yêu cầu tỉnh Quảng Trị từ nay đến cuối năm phải làm xong quy hoạch của tỉnh, cũng như công tác quy hoạch xây dựng, nâng cấp, tôn tạo Thành cổ Quảng Trị và các nghĩa trang liệt sĩ.
Lãnh đạo tỉnh phải đẩy mạnh công tác giải ngân vốn đầu tư công, 3 chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế; Thúc đẩy 3 động lực tăng trưởng (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng); Khẩn trương hoàn thành các thủ tục với các dự án giao thông cũng như công tác GPMB và các thủ tục liên quan để khởi công dự án Khu công nghiệp Quảng Trị.
Bên cạnh đó, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu lãnh đạo Quảng Trị tập trung triển khai các giải pháp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, nhất là bà con ở vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng…
Thủ tướng thăm hỏi, trao tặng quà động viên cán bộ, công nhân tại công trường.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo công tác triển khai dự án cao tốc qua Quảng Trị ngay tại hiện trường.
Trước đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến viếng nghĩa trang liệt sĩ TP Huế, thăm Công viên văn hóa và khu lưu niệm Tố Hữu tại Quảng Điền (Thừa Thiên Huế); viếng di tích Thành cổ Quảng Trị, Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Đường 9 và Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn.
Thủ tướng cũng dành thời gian thăm và tặng quà hai gia đình chính sách tại thị xã Quảng Trị nhân kỷ niệm Ngày Thương binh – Liệt sĩ.
Tiến độ một số dự án, công trình quan trọng tại Quảng Trị:
–
Dự án cao tốc Vạn Ninh – Cam Lộ đoạn qua Quảng Trị:
Đã bồi thường, chi trả tiền hỗ trợ GPMB 24,83km/32,53km, đạt 76,3%. Bàn giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư 22,15/32,53km, đạt 68,1%.
Tổng số hộ bị ảnh hưởng phải tái định cư 351 hộ; hiện đã di dời được 21 hộ, đã phê duyệt 09/09 dự án khu tái định cư.
–
Tuyến cao tốc Cam Lộ – Lao Bảo:
Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý đầu tư Dự án theo phương thức đối tác công tư (PPP) và giao UBND tỉnh Quảng Trị là cơ quan có thẩm quyền triển khai thực hiện. Tiến trình đầu tư trước năm 2030.
UBND tỉnh đang lập Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án với quy mô đầu tư dự kiến dài 56km, mặt cắt ngang 4 làn xe hạn chế, bề rộng nền đường 17m. Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 7.938 tỷ đồng.
UBND tỉnh Quảng Trị đề nghị Chính phủ bố trí phần vốn Ngân sách nhà nước tham gia vào dự án PPP là 3.169 tỷ đồng để tỉnh có cơ sở kêu gọi các nhà đầu tư thực hiện.
– Dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy:
Năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận chủ trương đầu tư với diện tích 685ha, quy mô 10 bến, tiếp nhận tàu có trọng tải đến 100.000 tấn; tổng vốn đầu tư 14.234 tỷ đồng; tiến độ thực hiện từ 2018-2035. Giai đoạn 1 từ 2018-2025, quy mô 04 bến, vốn đầu tư 4.946 tỷ đồng. Dự kiến khởi công dự án trong quý III/2023… | Thủ tướng đề nghị sớm hoàn thành cao tốc Vạn Ninh – Cam Lộ | 996 | |
Các đám cháy rừng tại Agia Sotira, ngoại ô Athens (Hy Lạp), ngày 20/7/2023. (Ảnh: THX/TTXVN).
Italy
đang gồng mình chống chọi với cháy rừng ở nhiều khu vực của vùng Calabria khi nhiệt độ đã tăng lên hơn 40 độ C; còn tại
Hy Lạp
, nhiều chuyến bay đến đảo Rhodes cũng bị hủy do cháy rừng.
Ngày 23/7, lực lượng cứu hỏa đang nỗ lực dập lửa tại vùng Calabria, miền Nam Italy, trong bối cảnh dự báo nhiệt độ tại nhiều nơi sẽ tăng lên trong một đến hai ngày tới.
Cháy rừng đã xảy ra tại nhiều khu vực của Calabria, vùng đất cực Nam của Italy, sau khi nhiệt độ tăng lên hơn 40 độ C trong tuần qua. Nhà chức trách đã điều động thêm nhân viên cứu hỏa từ các vùng Campania và Lazio, cũng như thành phố Messina của Sicily tới hỗ trợ.
Các nhà khí tượng dự báo miền Nam Italy, các đảo Sicily và Sardinia sẽ hứng chịu nhiệt độ lên tới 48 độ C trong ngày 24/7, trước khi trở lại mức nhiệt thông thường trong mùa Hè từ giữa tuần.
Italy là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của tình trạng biến đổi khí hậu và lũ lụt nghiêm trọng vào tháng Năm. Một số khu vực của miền Bắc Italy đã ghi nhận mưa đá trong những ngày qua.
Bộ trưởng Năng lượng Italy Gilberto Pichetto Fratin nhận định khí hậu của Italy đang có xu hướng chuyển sang nhiệt đới, làm thay đổi mọi thứ và tác động trực tiếp đến nền kinh tế.
Khu vực Nam Âu đang hứng chịu một đợt nắng nóng trong giai đoạn cao điểm du lịch của mùa Hè, với các kỷ lục mới về nhiệt độ, trong đó có thủ đô Rome của Italy.
Cháy rừng ở Hy Lạp: Hủy nhiều chuyến bay đến đảo Rhodes
Cùng ngày, cháy rừng trên đảo Rhodes của Hy Lạp đã buộc hàng nghìn du khách và người dân phải sơ tán tới các trường học và sân vận động.
Trước tính hình này, hãng du lịch Tui của Đức thông báo đình chỉ toàn bộ các chuyến bay chở khách đến đảo Rhodes. Người phát ngôn của Tui nêu rõ hãng sẽ không đưa khách du lịch nào lên đảo cho đến ngày 25/7. Tuy nhiên, máy bay không hành khách sẽ vẫn đến để hỗ trợ sơ tán hàng nghìn du khách chịu ảnh hưởng.
Hiện có khoảng 40.000 khách du lịch trên đảo Rhodes, trong đó có 7.800 người chịu ảnh hưởng của cháy rừng và phải sơ tán đến các khu tạm trú cùng khách sạn.
Trong khi đó, hãng hàng không giá rẻ Jet2 của Anh tuyên bố hủy toàn bộ các chuyến bay và chuyến du lịch khởi hành đến đảo Rhodes trong ngày 23/7.
Trong tuyên bố trên Twitter, Jet2 cho hay năm máy bay có lịch trình đến Rhodes sẽ vẫn hoạt động như bình thường, nhưng không chở khách đến mà sẽ đón khách về Anh theo đúng kế hoạch.
Các hãng hàng không Easyjet và Ryanair xác nhận vẫn hoạt động bình thường.
Ước tính khoảng 30.000 người trên đảo Rhodes đã phải sơ tán do cháy rừng./. | Nhiệt độ tiếp tục tăng, Italy và Hy Lạp chật vật ứng phó cháy rừng | 532 | |
Đền Hai Bà Trưng - Di tích Quốc gia đặc biệt thuộc thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Cho đến nay, các tên gọi Hai Bà Trưng, Trưng Trắc, Trưng Nhị đã được chốt chặt trong lịch sử. Từ tên Trưng Trắc, Trưng Nhị, có người cho rằng tên gốc Việt của Hai Bà là Trứng Chắc và Trứng Nhì, bắt nguồn từ nghề dệt lụa, tương tự như tên gốc Việt là các loài cá của các vua nhà Trần, bắt nguồn từ nghề chài lưới của tổ tiên họ. Tuy nhiên, cách lý giải trên bị phê phán là mang tính tư biện và thiếu cơ sở khoa học. Mặt khác, một số tư liệu tuyên truyền về Hai Bà, dựa vào các thần tích, thần phả lại viết ông thân sinh của Hai Bà có tên là Trưng Định (Hùng Định), tức coi Trưng là họ của Hai Bà…
Gần đây,
nhà văn Phùng Văn Khai
trong tiểu thuyết lịch sử “Trưng Nữ Vương” (mới công bố các chương đầu) cũng tạo ra nhân vật Trưng Định là thân phụ của Hai Bà.
Vậy Trưng có thực là họ của Hai Bà và nguồn gốc của từ Trưng là gì? Tôi sẽ đưa ra một câu trả lời khác, mời bạn đọc xem xét và suy ngẫm.
Tư liệu sử học Thái Lan cho biết người Lava ở Bắc Thái Lan đã từng có một vương quốc cổ có tên là Yang hay Yonok với kinh đô Ngeun Yang. Sau trong quá trình Thái hóa và tiếp thu văn hóa Ấn Độ, tên nước chuyển thành Lanna, một từ Thái nghĩa Triệu Nương Lúa.
Theo biên niên sử Lava, trước thế kỷ 4, Vua Bà của người Lava là người cai quản lãnh thổ Yonok và có quyền phong đất và tước cho các con trai, trong khi Vua Ông là người lo việc buôn bán với tộc láng giềng. Từ thế kỷ 4, trong xã hội Lava, cả đàn ông và đàn bà đều nắm quyền lực chính trị và kinh tế, nhưng sau đó, đàn bà Lava mất dần quyền lực. Từ thế kỷ 7, trong biên niên sử Lava, người ta chỉ thấy tên các Vua Ông.
Vào đầu thế kỷ 13, triều đình Lanna tôn một người đàn bà có tên Me Ku lên làm nữ hoàng với niềm tin đất nước sẽ chống lại được sự bành trướng của người Miến nếu triều đình duy trì truyền thống cổ. Khi lên ngôi, một trong những nghi lễ cổ mà nữ hoàng phải tiến hành là làm lễ trở thành Khun Chuang hay Chương, người được tin là có thể giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị của vương quốc.
Khun là từ chỉ người cha, sau thành từ chỉ thủ lĩnh, vua trong tiếng Bách Việt thời xa xưa, tiếng Thái, Mường, Chăm sau này. Khun chính là gốc của Hùng trong Hùng Vương.
Chương có gốc Yang là từ chỉ Thần, Trời trong tiếng Việt xưa, trong tiếng Mông, Êđê, Bru-Vân Kiều nay, chuyển thành Giàng trong tiếng Việt.
Vào năm 40, khi phất cờ lãnh đạo người Nam Việt nổi dậy chống ách thống trị của nhà Hán, Hai Bà cũng đã tiến hành nghi lễ thành Khun Chương để trở thành Vua Thần hay Bà Trời, với niềm tin sẽ “đuổi sạch bóng thù và nối nghiệp xưa vua Hùng”. Điều này cũng lý giải vì sao “Đại Việt sử ký toàn thư” viết: Hai Bà gốc họ Lạc, khi tự xưng làm vua mới có họ Trưng.
Người Lava là con cháu người Lạc Việt nước Âu Lạc di tản, di cư về phía Nam tới vùng Thanh – Nghệ, rồi sang phía Tây sau khi nước Âu Lạc mất vào tay Triệu Đà và đặc biệt sau khi nước Nam Việt rơi vào tay nhà Hán.
Lập nước trên vùng đất mới, họ vẫn giữ tên gọi nước cũ. Rõ ràng, tên gọi Yonok tương ứng với Âu Lạc, còn Ngeun Yang tương ứng với An Dương hay Việt Thường. Sử Việt viết Thục Phán đắp thành ở Việt Thường, xưng hiệu là An Dương Vương. Văn Lang, Việt Thường và An Dương là các phiên âm khác nhau của cùng một tên gọi gốc Việt cổ có dạng Ya Yang, là tên tộc người và cũng là tên nước của người Việt cổ.
Không ngạc nhiên, khi chúng ta thấy văn hóa và ngôn ngữ Lava còn bảo lưu khá nhiều yếu tố của văn hóa và ngôn ngữ Việt cổ.
Từ Me trong tên gọi Me Ku tương ứng với Mị trong tên gọi Mị Nương, Mị Châu (nghĩa gốc là Mẹ, từ chỉ phụ nữ hoàng tộc thời Hùng Vương và An Dương Vương, hóa thành Mệ – chỉ người thuộc hoàng tộc thời Nguyễn).
Truyền thống cổ mà triều đình Lanna phải duy trì có lẽ là truyền thống mẫu quyền. Và nghi lễ xưa mà hoàng hậu Mae Ku phải tiến hành chính là nghi lễ hóa thành Chương – Vua Thần, cũng là nghi lễ Hai Bà đã tiến hành khi phất cờ khởi nghĩa chống nhà Hán.
Sau khi cuộc khởi nghĩa thất bại, một số tướng lĩnh của Hai Bà đã di tản sang vùng núi phía Tây, thuộc Lào và Thái ngày nay. Một số nhóm di dân Lạc Việt dần trở thành người Lào, Thái, Khmú.
Từ đó, theo truyền thống, Chương đã thành một danh hiệu thiêng gắn với nhiều vị vua, thủ lĩnh, anh hùng chống áp bức và xâm lược trong truyền thuyết và huyền thoại của các tộc người trên.
Người Thái ở Việt Nam có sử thi Chương Han, trong đó Chương Han là vị anh hùng có tầm vóc và sức mạnh phi thường, bách chiến bách thắng.
Người Lào có sử thi Tạo Hùng hay Tạo Chương trong đó Tạo Chương, là người từ trời xuống làm vua của nước Ngeun Yang (nước của người Lava/Lạc Việt).
Người Khmú ở Việt Nam, Lào, Thái Lan có các truyền thuyết và huyền thoại về Chương Nhi (chưa rõ có quan hệ gì với Trưng Nhị?), chàng trai đúc một chiếc trống đồng linh diệu bằng sáp ong và sau đó trở thành một vị tướng vĩ đại, một anh hùng văn hóa, người dạy dân Khmú trồng lúa, dựng nhà, lập làng, và cuối cùng là vị cứu tinh giải phóng người Khmú.
Tương tự như Hùng, danh hiệu Trưng cũng được sử sách ghi như họ và hiểu là họ. Và thực sự, Chương đã trở thành họ Trương của một số nhân vật đặc biệt trong lịch sử Việt Nam.
Cụ thể, Chương đã trở thành họ của Trương Hống và Trương Hát, hai vị thần sông – thần rắn nước với tên dân gian là Ông Dài – Ông Cụt, được phong là Thành hoàng của 372 làng thuộc 172 xã thuộc 5 tỉnh ven sông Cà Lồ, sông Cầu, sông Thương, từ đó được gọi là Thánh Tam Giang. Theo truyền thuyết, hai ông vốn là hai vị tướng của Triệu Quang Phục. Khi Triệu Việt Vương mất, hai ông không làm quan cho Lý Phật Tử mà tự vẫn, trở thành thần thánh hiển linh báo mộng âm phù cho Ngô Quyền đánh giặc Nam Hán, cho Lê Hoàn và Lý Thường Kiệt đánh bại giặc Tống, từ đó được phong là Đô hộ quốc thần vương – Vua Thần hộ quốc. Bài thơ “Thần” – được coi như Bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của Việt Nam – được tin là đã vang lên như lời sấm truyền từ đền của hai Ngài.
Nhà sử học Tạ Chí Đại Trường khi viết về hai vị thần này từng cho rằng “sức mạnh thiên nhiên có công phù trợ nhà nước như thế, đã được nhân thần hóa thì phải mang họ của người và tất nhiên phải là họ tôn quý”. Nhưng ông đã không hiểu vì sao họ Trương lại là họ tôn quý lúc bấy giờ. Ông chỉ biết đó là họ tôn quý qua sự kiện năm 1129, thái úy Lê Bá Ngọc, người được Lý Nhân Tông mời đến khi hấp hối, giao cho việc trấn giữ cung điện đề phòng bạo loạn và khi Thần Tông lên ngôi là người truyền chỉ dụ của vua, tức người nắm trong tay vận mệnh của dòng họ Lý lúc đó đã được phong chức Thái sư và được đổi làm họ Trương.
Có vẻ Tạ Chí Đại Trường khi đó đã không biết cách lý giải về họ Trương được ghi trong Thần phả đền thờ Thánh Mẫu, mẹ của Trương Hống – Trương Hát ở thôn Vân Mẫu, xã Vân Dương, Quế Dương, Bắc Ninh và trong Thần tích đền thờ Trương Bá Ngọc cùng Nguyễn Minh Không tại xã Gia Trung, Gia Viễn, Ninh Bình. Theo đó, họ Trương là “Thiên tính” (họ Trời) hay là họ của Ngọc Hoàng Thượng đế.
Rõ ràng, quan niệm về họ Trương thời nhà Lê là sự kế thừa và đổi mới quan niệm về danh hiệu Chương – Trưng của người Việt xa xưa.
Như vậy, rõ ràng Trưng không phải là họ thực của Hai Bà mà là một phiên âm của Chương với nghĩa Vua Thần hay Bà Trời. Rất có thể, hai tên gọi Trưng Trắc và Trưng Nhị là phiên âm của Chương Nhất và Chương Nhị, tức Vua Thần Nhất và Vua Thần Nhì.
Chúng ta biết rằng, thời nước Nam Việt, tiếng và chữ Hán đã được dùng ít nhiều trong giới Lạc hầu Lạc tướng. Trống đồng Cổ Loa đúc thời Nam Việt có khắc chữ Hán với nội dung: “Trống (đồng) thứ 48 của bộ Tây Vu, nặng 281 cân”. Nên việc Hai Bà dùng từ Hán – Việt trong vương hiệu của mình là điều không có gì khó hiểu.
Họ thực của Hai Bà, đúng như sử Việt ghi, là họ Lạc. Thời Văn Lang – Âu Lạc – Nam Việt, họ của vua và quý tộc thường có gốc từ tên nước, tên tộc người. Hùng Vương, trong sử còn được ghi là Lạc Vương, cũng như các Lạc hầu, Lạc tướng có họ Lạc gốc từ tên Lạc Việt. Lạc cũng là họ của vua một số nước Bách Việt khác. Thục Phán có họ Thục bởi gốc là người nước Thục, hơn nữa còn là con cháu vua Thục. Triệu Đà có họ Triệu bởi là người đến từ nước Triệu.
Tóm lại, để giải mã nhiều bí ẩn trong lịch sử và văn hóa Việt Nam, không thể không tham chiếu văn hóa và lịch sử của các tộc láng giềng. Chính từ một sự kiện trong sử biên niên của người Lava ở Thái Lan, chúng ta mới có thể khám phá được ý nghĩa tâm linh của từ Trưng trong tên gọi Hai Bà, của họ Trương trong tên hai vị thần – hai vị anh hùng cứu nước và của một vị Thái sư thời Đại Việt. Rõ ràng, những người có danh hiệu Trưng – Trương đó là những người có sứ mệnh thiêng liêng đưa dân tộc và đất nước vượt qua các cơn nguy biến.
Và chúng ta cũng thấy, một truyền thống Lạc Việt thời Đông Sơn đã được tổ tiên chúng ta kế thừa, đổi mới qua hàng ngàn năm lịch sử ra sao. | Hai Bà Trưng có phải mang họ Trưng? – Tác giả: Nhà dân tộc học Tạ Đức | 1,899 | |
Một thợ lặn vô tình tìm thấy các khối đá tàn tích của kim tự tháp dưới đáy biển Nhật Bản. (Ảnh: National Geographic).
Phát hiện này đã gây tranh cãi lớn trong suốt hơn 30 năm.
Năm 1985, khi đang làm việc dưới vùng biển gần đảo Yonaguni Jima, một thợ lặn người Nhật vô tình phát hiện kiến trúc đá cổ đồ sộ. Công trình này dạng bậc thang với những góc cạnh được đẽo gọt cẩn thận khá giống với các kim tự tháp. Sau đó, nó đã được đặt tên là Quần thể kiến trúc Yonaguni.
Các nhà khoa học đã tới nơi để kiểm tra sau khi nhận được thông tin. Ban đầu, họ cho rằng các khối đá này là do tự nhiên tạo thành. Tuy nhiên, năm 1997, Masaaki Kimura, nhà địa chất biển thuộc Đại học Ryūkyū,
Nhật Bản
, đã đến thăm công trình kiến trúc này cùng nhóm các nhà khoa học. Kimura dành nhiều năm để khám phá nó và đưa ra kết luận công trình này là con người tạo dựng nên. Ngoài ra, họ còn tìm thấy các ký tự hình động vật trên những phiến đá.
Giới khoa học Nhật bản còn đưa ra kết luận đáng kinh ngạc rằng: Đây là dấu tích của nền văn minh cao cấp cổ xưa, là thành phố cổ bị động đất đánh chìm khoảng 12.000 năm trước. Nó được cho là hình thành vào cuối Kỷ Băng hà, khi khu vực này còn trồi lên trên mặt biển.
Trong một buổi hội thảo, Masaaki Kimura trình bày giả thuyết của mình:
“Cấu trúc lớn nhất trông giống như kim tự tháp bậc thang, làm bằng đá nguyên khối, nhô lên ở độ sâu 25 mét”
. Tuy nhiên, Robert Schoch, giáo sư về khoa học và toán học tại Đại học Boston, người từng lặn xuống khu vực này lại nhận định:
“Tôi không tin rằng bất kỳ cấu trúc hoặc hình khối lớn nào ở đó là các bậc thang nhân tạo, chúng đều là tự nhiên cả. Đó chỉ là những tầng đá cát, xu hướng đứt gẫy trên mặt phẳng dài, và tạo ra những rìa rất thẳng, đặc biệt ở trong vùng có nhiều đứt gãy và các hoạt động địa chấn”
.
Một vài chuyên gia tin rằng cấu trúc dưới biển này có thể là phần còn lại của Mu, một nền văn minh Thái Bình Dương trong truyền thuyết mà theo lời đồn là đã bị sóng biển nhấn chìm.
Sau đó, các thợ lặn tìm thấy những con đường dài, những đại lộ lớn, những cấu trúc cầu thang lớn, những cấu trúc cổng tò vò, các khối đá khổng lồ được đẽo gọt chính xác và tỉ mỉ. Mười công trình khác được phát hiện ở Yonaguni, gồm một lâu đài, năm công trình giống như các đền thờ và thứ giống như sân vận động khổng lồ. Điều thú vị là tất cả các công trình này được kết nối với nhau bằng đường thủy và đường bộ.
Các nhà khoa học chưa thể lý giải cách di tích này hình thành dưới đáy Thái Bình Dương. Quần thể kiến trúc này biến mất như thế nào và điều gì đã xảy ra cho tất cả những người sống ở đây? Nơi này vẫn là chủ đề gây tranh cãi trong hơn 30 năm qua.
(Nguồn: National Geographic) | Thợ lặn vô tình phát hiện kim tự tháp gây tranh cãi dưới đáy biển Nhật Bản | 565 | |
Hơn 50 năm (1972-2023) kể từ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Áo đang phát triển tích cực trên nhiều lĩnh vực…
Nhấp chuột để xem kích thước chuẩn.
Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Áo Alexander Van der Bellen, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Võ Văn Thưởng lên đường thăm chính thức Cộng hòa Áo, thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Italy và thăm Tòa thánh Vatican từ ngày 23 đến ngày 28/7.
Hơn 50 năm (1972-2023) kể từ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ hữu nghị và hợp tác
Việt Nam
–
Áo
đang phát triển tích cực trên nhiều lĩnh vực, nhất là chính trị-ngoại giao, kinh tế-thương mại, hợp tác phát triển, văn hóa…
Thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại là một trong những ưu tiên trong quan hệ hai nước, góp phần quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế tại mỗi nước. Đặc biệt, Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) từ khi có hiệu lực (tháng 8/2020) đã mang lại những kết quả tích cực cho phát triển thương mại giữa Việt Nam và Áo. Kim ngạch xuất, nhập khẩu song phương có xu hướng tăng trưởng khả quan.
Hiện nay, Áo là một đối tác thương mại lớn của Việt Nam tại châu Âu. Kim ngạch thương mại song phương năm 2020 đạt 3,2 tỷ USD, gấp 13 lần so với thời điểm năm 2010; năm 2021, đạt trên 3,3 tỷ USD và năm 2022 đạt 2,79 tỷ USD.
Các mặt hàng chủ yếu Việt Nam xuất sang Áo là điện thoại và linh kiện điện thoại, giày dép, gỗ và sản phẩm gỗ, hàng dệt may… Ngược lại, Việt Nam nhập từ Áo dược phẩm, máy móc, thiết bị, sắt thép và sản phẩm từ sắt thép, giấy, thức ăn gia súc và nguyên liệu./. | [Infographics] Quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Áo | 321 | |
Bùi Việt Thắng
là người bám sát đời sống văn chương đương đại, sống và viết vì nó. Lâu nay anh đã trở thành người đồng hành thân thuộc của giới sáng tác nói chung và của các tiểu thuyết gia nói riêng.
Bên cạnh các chuyên luận và tiểu luận – phê bình truyện ngắn, Bùi Việt Thắng đã tìm thấy tiểu thuyết ngày càng chiếm ưu thế trong các thể loại văn chương và đã chọn nó làm đối tượng tiếp cận và nghiên cứu lâu dài của mình. Các công trình về tiểu thuyết của Bùi Việt Thắng đã ra mắt bạn đọc:
Bàn về tiểu thuyết
(Biên soạn, Nxb Văn hóa thông tin, 2000),
Tiểu thuyết đương đại
(Tiểu luận – Phê bình, Nxb Quân đội nhân dân, 2005, tái bản 2006, 2009) và mới nhất
Thi pháp tiểu thuyết hiện đại
(Nxb Thanh niên, 2019).
Thi pháp tiểu thuyết hiện đại
là sự tiếp nối
Tiểu thuyết đương đại
. Từ đó đến nay, Bùi Việt Thắng vẫn “chung thân” với thể loại được xem là “máy cái” của văn học.
Thi pháp tiểu thuyết hiện đại
gồm ba phần: Phần thứ nhất:
Cảnh quan và vấn đề của tiểu thuyết đương đại
. Phần thứ hai:
Tiểu thuyết và những cách đọc khác
. Phần thứ ba:
Tác phẩm và dư luận
. Đọc kỹ, dễ nhận ra hai phần đầu là trọng lực của cuốn sách. Nếu như ở
Tiểu thuyết đương đại
trước đó, cấu trúc được chia thành hai mảng rõ rệt: một là, những bài nghiên cứu mang tính khát quát; hai là những bài phê bình các tác phẩm và tác giả cụ thể thì ở
Thi pháp tiểu thuyết hiện đại
đã mở rộng “biên độ” các vấn đề của tiểu thuyết đương đại, biến hóa hơn về cách thức tiếp cận. Tôi thấy, nếu như ở các tập tiểu luận – phê bình của đồng nghiệp khác thường đan xen các thể loại văn xuôi, thơ, kịch thì ở
Thi pháp tiểu thuyết hiện đại
của Bùi Việt Thắng thể hiện sự “chuyên môn hóa” triệt để một đối tượng tiếp cận, đó là tiểu thuyết, thể loại đã và đang chứng tỏ sự trưởng thành của một nền văn chương.
Phần
Cảnh quan và vấn đề của tiểu thuyết đương đại
gồm 20 bài, là một tập hợp và hệ thống các tiểu luận sắc bén và chuyên sâu về diện mạo, về những vấn đề của tiểu thuyết, đặt chúng trong ngữ cảnh đổi mới và hội nhập văn chương thế giới. Ở đây, từ góc nhìn thể loại, Bùi Việt Thắng với cách lập luận khoa học, với những quan sát tường tận, cập nhật đời sống thể loại đã nhận ra những vấn đề mới nẩy sinh ở văn chương nói chung, tiểu thuyết nói riêng trong bối cảnh toàn cầu hóa. Trong tiểu luận
Về dòng tiểu thuyết “thân xác” trong văn học Việt Nam đầu thế kỷ
XXI,
gạt lại đằng sau những định kiến chật hẹp, những quan niệm lỗi thời về con người trong văn chương lâu nay, tác giả nhấn mạnh: “
Viết hay về thân xác là viết về con người trong toàn bộ tính phức tạp, đa dạng và phong phú của nó. “Thân xác” con người mãi mãi là một bí ẩn thách gọi nhà văn khám phá và thể hiện trên tinh thần Chân – Thiện – Mỹ
” (tr.51). Trong tiểu luận
Văn chương và thế
giới tâm linh
khi soi chiếu vào những tiểu thuyết mang tính đại diện
Cơ hội của chúa,
Và khi tro bụi
,
Cách trở âm dương
,
Đội gạo lên chùa
,
Ngược mặt trời
,
Hoang
tâm
,
Nhân gian
,
Chân trần
,
Tưởng tượng và dấu vết
,
Mình và họ
… tác giả cho thấy, sau một thời gian dài bị lãng quên, những năm gần đây văn hóa tâm linh như đã “phục sinh” trong tâm thức cộng đồng và tạo mỹ cảm trong tiếp nhận của người đọc: “
Trở về với tâm linh có thể là một “liệu pháp tinh thần” để con người sống hài hòa hơn (trước hết là với tự nhiên), đức độ hơn, có ý nghĩa người hơn
” (t.76). Là người sống với văn chương cùng thời, luôn dõi theo những vấn đề của tiểu thuyết, Bùi Việt Thắng quan tâm đến
Tiểu thuyết ngắn nhìn từ góc độ kinh tế và cơ
chế đọc
, không phủ nhận thành tựu của các tiểu thuyết hàng nghìn trang song nhà phê bình luôn cổ súy cho tiểu thuyết ngắn (khoảng trên dưới 300 trang), với những lập thuyết dựa trên căn nguyên kinh tế và văn hóa tác động đến tâm lý sáng tác và tiếp nhận, “viết cho ai đọc ?” và “viết như thế nào?”. Theo nhà phê bình: “
Văn học, trong đó có tiểu thuyết, phải tính toán về sự hợp lý của mình để không bị đẩy ra ngoại biên của môi trường văn hóa. Viết ngắn, theo tôi, là một cách tự vệ và là một cách tồn tại của tiểu thuyết trong bối cảnh hiện nay
” (tr.106). Là người bám sát thực tiễn sáng tác, Bùi Việt Thắng ghi nhận sự trở lại cùng những đổi mới trong cảm hứng và lối viết của nhà văn về đề tài chiến tranh, về vị thế của văn chương tư liệu về chiến tranh qua trường hợp
Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.1975
của Trần Mai Hạnh, về đề tài lịch sử trong các tiểu thuyết xuất hiện những năm đầu của thế kỷ mới. Luận bàn về những vấn đề của tiểu thuyết trong những tiểu luận nói trên cũng là cách Bùi Việt Thắng phục dựng diện mạo và đặc trưng thi pháp tiểu thuyết với cái nhìn bao quát, mang ý nghĩa tổng kết, vừa khẳng định thành tựu, vừa chỉ ra giới hạn của thể loại dài hơi này trong
Chặng đường 30 năm (1986-2016) đổi mới tiểu thuyết
Việt Nam – những bài học nghệ thuật
,
Phía trước của tiểu thuyết
,
Tiểu thuyết đi về
đâu
,
Tương lai của tiểu thuyết
,
Văn xuôi hôm nay: diện mạo – thành tựu – vấn đề.
Chùm bài viết về
Cảnh quan và vấn đề của tiểu thuyết đương đại
đã cho thấy sức đọc cùng vốn liếng chuyên ngành của tác giả trên cả hai phương diện lý thuyết và thực tiễn văn chương, trong việc tiếp thu và vận dụng lý luận tiểu thuyết của M.Bakhtin và M.Kundera vào nghiên cứu tiểu thuyết đương đại Việt Nam, theo tác giả: “
Chúng ta đang sống trong thời đại thông tin toàn cầu, thời đại mở cửa, hội nhập khu vực và quốc tế, thời kỳ sân chơi có tầm thế giới thì việc tiếp nhận thành tựu của nhân loại là một phần tất yếu trên con đường đi tới thành công của chúng ta trong tất cả các lĩnh vực đời sống tinh thần, trong đó có văn học
” (tr. 24). Và điều đáng nói ở đây là, anh tiếp thu và vận dụng lý thuyết một cách mức độ, thỏa đáng, không bị lý thuyết lôi kéo, áp đặt mà luôn dựa vào thực tiễn sống động của thể loại để quan sát và phát hiện vấn đề, tìm ra những yếu tố mới của tiểu thuyết nước nhà đang trên tiến trình đổi mới và hội nhập văn hóa thế giới. Trên cơ sở đó, tác giả đã giúp người đọc hình dung một cách hệ thống bức tranh toàn cảnh về tiểu thuyết Việt Nam qua nhiều “kênh”, nhiều góc nhìn từ tham luận khoa học, tiểu luận, phê bình, đến trả lời phỏng vấn, đối thoại – tranh luận, tránh được sự khuôn thước, đơn điệu hay quá hàn lâm trong các bài viết của mình.
Phần thứ hai
Tiểu thuyết và những cách đọc khác
gồm 42 bài, là những nẻo lối tiếp cận tiểu thuyết hay các hiện tượng tác giả không những làm rõ sự đổi mới tư duy tiểu thuyết của các tiểu thuyết gia mà của cả chính nhà phê bình. Bởi thế, không ngạc nhiên khi anh gần như quen mặt hầu hết các nhà văn, đặc biệt các tiểu thuyết gia thuộc các thế hệ, lứa tuổi, cứ vào “tầm ngắm” của mình là đọc và theo dõi quá trình sáng tác, “đường đi nước bước” của họ một cách thành tâm không chỉ vì chính họ mà vì cả những người nghiên cứu phê bình và điều quan trọng là vì sinh thể tiểu thuyết – chỉ số đo “sức vóc” của văn chương nước nhà. Một trong những cách đọc khác của Bùi Việt Thắng là vận dụng thuật ngữ “canon” và “khảo cổ học văn chương” trong công trình
Tiêu chuẩn đánh giá nhà văn và tác phẩm
của Paul Lauter (giáo sư trường Đại học Trinyty, Hoa kỳ) đề xuất để tiếp cận tác giả và tác phẩm quá khứ theo “tính xã hội học của văn học hơn là nghiên cứu có tính phê bình – lý luận về tác phẩm văn học và tác giả” trong tiểu thuyết của Đạm Phương nữ sử và tiểu thuyết Nguyên Hồng trước 1945; từ đó rút ra kết luận các tiểu thuyết ít trang của Đạm Phương nữ sử và Nguyên Hồng cùng các tác giả đương thời thường có độ dài vừa phải, là dấu hiệu hình thức thể loại của tiểu thuyết Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX đã cung cấp cho các nhà văn hôm nay những “kinh nghiệm nghệ thuật quý giá khi bắt tay viết tiểu thuyết ngắn”. Song tập trung hơn ở phần viết này là đi sâu vào thế giới tiểu thuyết của các cây bút đương đại, những người cùng thời với tác giả. Đây là những tác giả mà Bùi Việt Thắng tỏ ra am hiểu không chỉ tác phẩm mà cả quá trình sáng tác và tiểu sử của họ, các yếu tố này đan xen, phối trộn khá nhuần nhuyễn thiết tạo nên cách viết kỹ lưỡng, sâu sắc, với những phân tích và đánh giá bộc lộ chính kiến cá nhân một cách điềm đạm mà thuyết phục. Những phê bình
Triết luận về kiếp người bằng ngôn
ngữ tiểu thuyết (Đọc Xác phàm của Nguyễn Đình Tú
)
,
Lính trận và hành trình
tiểu thuyết của Trung Trung Đỉnh, Nhà văn Lê Lựu đóng góp vào văn chương nước nhà
bằng tiểu thuyết, Tiếp cận tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ phương diện kết cấu
thể loại, Những giọt nước mắt đỏ trong tiểu thuyết của Trần Huy Quang, Nước mắt
đổ vào dòng sông Mía (Một chặng đường tiểu thuyết của Đào Thắng
),
Làm người
là khó (Đọc Anh thợ mộc và tấm ván thiên, tiểu thuyết của Ma Văn Kháng), Bi kịch lạc quan (Đọc Gã Tép Riu của Nguyễn Bắc Sơn), Theo vết chân trần trong tiểu thuyết của Thùy Dương, Huyết ngọc và dòng văn học trinh thám (Đọc Huyết ngọc, tiểu thuyết của Tống Ngọc Hân), Tiểu thuyết trinh thám Việt Nam trường hợp Di Ly và Trại Hoa Đỏ, Xã hội ba đào ký (Tản mạn về Kim Kổ Kỳ Kuặc Ký, tiểu thuyết Trần Nhương), Mưa đỏ như một dấu mốc sáng tác tiểu thuyết của Chu Lai, Chiến thắng của văn hóa (Tiểu thuyết Đỉnh cao hoang vắng, của Khuất Quang
Thụy), Tiểu thuyết Mỹ nhân nơi đồng cỏ của Lê Hoài Nam, Quyền uy của tư liệu nhìn từ hiện tượng Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.1975 của Trần Mai Hạnh, Cái nhìn lập thể đời sống (Tiểu thuyết con chim Joong bay từ A đến Z của Đỗ Tiến Thụy), Tiểu thuyết Mộng đế vương của Nguyễn Trường, Tiểu thuyết Trong vô tận của Vĩnh Quyền, Thức ăn tinh thần cho con người là bao nhiêu? (Ấn tượng về Mùa khát, tiểu thuyết của Nguyễn Việt Chiến, 2018) v.
v… thực sự mang một cách diễn ngôn khác, mới hơn so với tập tiểu luận phê bình
Tiểu thuyết đương đại
trước đó của chính tác giả. Một diễn ngôn nghiên cứu phê bình chắc chắn, tự tin mà đầy ẩn dụ, khơi gợi đồng liên tưởng nơi người đọc thể hiện từ nhan đề đến cấu trúc nội tại trong các bài viết.
Phần thư ba của cuốn sách là hai trong số khá nhiều bài viết giới thiệu và phê bình
Tiểu thuyết đương đại
(2005) của
Bùi Việt Thắng
như một ký ức được nhớ lại, dẫn dụ người đọc đến với
Thi pháp tiểu thuyết hiện đại
trên một tầng nấc mới.
Khép lại trang cuối cùng của cuốn tiểu luận – phê bình đầy đặn của Bùi Việt Thắng, tôi ngẫm thấy một sự “tương phản”, tác giả rất “chuộng” tiểu thuyết ngắn mà lại ra mắt một cuốn sách “tốn” không ít thời gian của người đọc. Giá như nén chặt hơn thì cuốn sách sẽ gọn và nét hơn. Tuy nhiên đó là một đòi hỏi có tính lý tưởng./. | Đồng hành cùng tiểu thuyết Việt Nam đương đại – Tác giả: Nguyễn Bích Thu | 2,117 | |
Đội quân đất nung trong quần thể lăng mộ Tần Thủy Hoàng. (Ảnh: sixthtone).
Các cuộc khai quật mới tiết lộ rằng đội quân đất nung của vị hoàng đế đầu tiên của
Trung Quốc
thực chất còn đa dạng và phức tạp hơn về mặt quân sự so với giả định.
Đội quân đất nung là một phần quan trọng trong quần thể lăng mộ Tần Thủy Hoàng – lăng mộ hoàng gia cổ đại lớn nhất thế giới. Khoảng 8.000 bức tượng có niên đại hơn 2.200 năm với kích cỡ bằng người thật đã được phát hiện lần đầu tiên tại thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, tây bắc Trung Quốc vào năm 1974. Di tích lịch sử này nhanh chóng được Di sản Thế giới đã được UNESCO công nhận vào năm 1987.
Tuy nhiên, một số cuộc khai quật mới đang được nhiều chuyên gia dự đoán sẽ làm thay đổi hiểu biết của chúng ta về những người bảo vệ cổ xưa của hoàng đế nhà Tần.
Các bức tượng trong đội quân đất nung có chiều cao từ 175 – 190 cm. Mỗi bức tượng đều khác nhau về cử chỉ và nét mặt, một số bức tượng thậm chí còn có màu sắc khác biệt. Đội quân này đã góp phần tiết lộ nhiều về công nghệ, quân sự, nghệ thuật và văn hóa của vương triều nhà Tần.
Đội quân đất nung được Tần Thủy Hoàng tạo dựng ngay từ khi ông xây dựng quân đội năm 246 trước Công nguyên, ngay sau khi ông lên ngôi khi mới 13 tuổi. Đội quân được tạo ra phục vụ lễ an táng khi hoang đế qua đời. Hàng nghìn năm sau, những người lính vẫn đứng vững, thể hiện trình độ thủ công và nghệ thuật phi thường từ 2.200 năm trước.
Bảo tàng trưng bày đội quân đất nung được chia thành ba khu vực chính bao gồm ba hầm và một phòng triển lãm. Hầm số 1 có diện tích lớn nhất (khoảng 230 x 60 m) và được biết đến nhiều nhất. Đây là nơi trưng bày đơn vị bộ binh chính của quân đội, bao gồm hơn 6.000 bộ hình tượng binh lính và ngựa bằng đất nung.
Về phía tây bắc là hầm số 3 – được khai quật hoàn toàn vào cuối những năm 1980. Hầm có diện tích nhỏ nhất (21 x 17 m) nhưng có vai trò rất quan trọng bởi đây từng là trung tâm chỉ huy của quân đội. Hầm chỉ chứa 68 bức tượng nhỏ và tất cả đều là sĩ quan cấp cao, từ vị trí này, họ sẽ chỉ đạo quân đội của mình.
Hầm số 2 nằm ở phía đông bắc của khu phức hợp. Không giống như hai khu vực còn lại, hầm này có diện tích khoảng 96 x 84 m, dù phần lớn chưa được khai quật hết nhưng đây lại là địa điểm hấp dẫn nhất trong quần thể vì nó hé mở nhiều bí ẩn về dàn quân cổ đại. Tại đây trưng bày sư đoàn “lực lượng đặc biệt” của quân đội, bao gồm nhiều cung thủ, xe ngựa (hay còn gọi là chiến xa), lực lượng hỗn hợp và kỵ binh.
Kể từ khi phát hiện ra đội quân đất nung, hơn 8.000 tượng binh lính, 130 xe ngựa và 670 con ngựa đã được phát hiện. Các nhạc công đất nung, nghệ sĩ nhào lộn và thê thiếp cũng đã được tìm thấy. Ngoài ra còn phát hiện một số loài chim, chẳng hạn như chim nước, sếu và vịt. Người ta tin rằng hoàng đế Tần muốn có cuộc sống như vậy khi ở thế giới bên kia.
Hiện nay, việc tiếp tục khai quật phần còn lại của hầm số 2 được kỳ vọng rất nhiều. Các nhà nghiên cứu cho biết, những phát hiện mới về các nhân vật được chôn tại lăng mộ này có thể cung cấp một cái nhìn sâu sắc chưa từng có về hoạt động của đội quân đất nung và vương triều nhà Tần đã tạo ra nó.
Phải mất nửa thế kỷ để các cuộc khai quật tại hầm số 2 mới có thể bắt đầu một cách nghiêm túc. Một số người nông dân ở Tây An, thủ phủ của tỉnh Thiểm Tây phía tây bắc Trung Quốc, đã phát hiện ra dấu vết đầu tiên của các chiến binh đất nung vào đầu những năm 1970. Các cuộc khai quật bắt đầu gần như ngay lập tức và ban đầu được tiến hành với tốc độ điên cuồng.
Đến năm 1979, hàng trăm bức tượng đất sét đã được khai quật và danh tiếng của địa điểm này đã lan rộng khắp Trung Quốc. Các nhà khảo cổ đều đồng tình với kết luận rằng các chiến binh đất nung này từng tạo thành một phần của “nghĩa địa khổng lồ” được Tần Thủy Hoàng – vị hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Quốc cổ đại – cho xây dựng trước khi ông qua đời vào năm 210 trước Công nguyên.
Hai tượng chiến binh đất nung và tượng ngựa khai quật năm 1974, được trưng bày ở Bắc Kinh. (Ảnh: VCG).
Tuy nhiên, quá trình khai quật lăng mộ khổng lồ này gặp không ít khó khăn bởi các phương pháp khai quật được sử dụng ở Tây An lúc bấy giờ còn khá hạn chế. Nhiều chuyên gia phàn nàn rằng kỹ thuật đào được tiến hành thô sơ như “thu hoạch khoai tây” khiến những bức tượng bị nhuốm bẩn và biến dạng nặng nề.
Để bảo tồn giá trị độc đáo và tính nguyên trạng của địa điểm này, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã quyết định tạm dừng các cuộc khai quật cho đến khi các nhà khảo cổ đưa ra một kế hoạch để khai quật những di sản này một cách tối ưu hơn.
Quá trình khai quật được bắt đầu lại vài năm sau đó, nhưng kể từ đó, người ta luôn nhấn mạnh vào việc bảo vệ các di tích bằng mọi giá. Rút kinh nghiệm từ những vụ khai quật thất bại đầu tiên do không áp dụng đúng kỹ thuật. Hậu quả là lớp sơn trên các bức tượng thường phai màu và vỡ vụn chỉ trong vài giây sau khi được đưa lên khỏi mặt đất. Các nhà nghiên cứu đã quyết định đợi cho đến khi công nghệ được phát triển để bảo quản và phục chế lại từng hình vẽ có niên đại 2.200 năm tuổi khi các bức tượng được khai quật.
Các cuộc khai quật chính thức tại hầm số 2 bắt đầu vào năm 1994. Trong những năm tiếp theo, các nhà khảo cổ học áp dụng phương pháp dọn sạch lớp đất mặt khỏi hố, tiến hành các cuộc khảo sát sơ bộ trước khi khai quật. Trong giai đoạn này, họ đã phát hiện ra bức tượng mặt xanh nổi tiếng có các đặc điểm và màu sắc sống động như thật gây chấn động thế giới.
Tuy nhiên, sau đó, đội lại tạm dừng khai quật ở hầm số 2 một lần nữa cho đến năm 2015. Hiện nay, giới khảo cổ đã có thể tiếp cận các công cụ khoa học cho phép họ thu thập thông tin rộng hơn và sâu hơn về địa điểm đào so với những năm 1990.
Nhóm khảo cổ học làm việc ở hầm số 2. (Ảnh: Zhu Sihong).
Nếu như công việc khai quật trước đây chỉ tập trung hoàn toàn vào bản thân các di tích, thì các nhà nghiên cứu ngày nay còn thu thập thông tin về môi trường xung quanh, bao gồm cả đất xung quanh vị trí các cổ vật nằm. Phân tích hóa học có thể giúp các nhà nghiên cứu tái tạo được hình dạng ban đầu của pho tượng vào hơn 2.000 năm trước bằng cách phát hiện dấu vết của gỗ, vải hoặc sơn bị xuống cấp qua nhiều thế kỷ.
Máy quét tia X cũng giúp các nhà khảo cổ nghiên cứu các di tích trước khi chúng được khai quật. Ngoài máy ảnh tia cực tím cho phép họ thu được thông tin về các vật thể không thể nhìn thấy bằng mắt thường, nhóm cũng sử dụng công nghệ quét hình ảnh siêu quang phổ để tạo cơ sở dữ liệu màu cho các chiến binh đất nung.
Những kỹ thuật này không chỉ cho phép các nhà nghiên cứu ghép lại một bức tranh chính xác hơn về đội quân đất nung ban đầu mà còn cung cấp những hiểu biết mới hấp dẫn về các chiến thuật quân sự mà nhà Tần sử dụng.
(Phải) “Người mặt xanh” được khai quật ở hầm số 2; (Trái) “Người mặt xanh” sau khi được phủ PEG – một vật liệu bảo tồn. (Ảnh: sixthtone).
Quá trình để hoàn thành công việc này mất đến hàng chục năm. Các cuộc khai quật ở Tây An đã được tiến hành với tốc độ chóng mặt. Ngoài việc thực hiện các biện pháp phân tích và bảo quản các bức tượng khi chúng được khai quật thì mỗi bức tượng cũng cần được lắp ráp lại một cách tỉ mỉ, vì hầu hết đều bị hư hỏng nặng sau khai quật.
Hầm số 1 từng bị hỏa hoạn lớn từ nhiều thế kỷ trước, trong khi hầm số 2 cũng có dấu hiệu từng trải qua một vụ cháy. Tại các hầm này cũng xuất hiện nhiều hố và giếng do nông dân địa phương đào. Kết quả là các cổ vật bị đập vỡ thành những mảnh nhỏ và bị trộn lẫn vào nhau khiến các nhà khảo cổ học phải đối mặt với quá trình phục chế khó khăn.
“Hãy tưởng tượng bạn đang mang một chồng 100 chiếc đĩa sứ và rồi bất ngờ vấp ngã… Các mảnh vỡ nằm rải rác khắp nơi, và bạn phải tìm ra thứ tự chính xác của chúng”
, nhà khảo cổ học Trung Quốc Shen Maosheng nói.
Sau 50 năm làm việc ở Tây An, các nhà nghiên cứu ước tính rằng việc khai quật Đội quân Đất nung mới chỉ hoàn thành 1/6. Tại Hầm số 1, hơn 3/4 số chiến binh vẫn chưa được khai quật, còn Hầm số 2 mới chỉ hoàn thành khoảng 100 m2 khai quật kể từ khi dự án bắt đầu vào năm 2015 – một phần rất nhỏ trong tổng diện tích của hầm.
Tuy nhiên, những cuộc khám phá ban đầu đã khai mở nhiều phát hiện đáng chú ý. Một trong số đó là sự mở rộng “đội hình cung thủ” ở hầm số 2. Tại đây, nhóm khảo cổ đã tìm thấy một số bức tượng cung thủ với đội hình được chia thành hai phần: một số đang cúi người như đang bắn nỏ và một số đứng bắn tên bằng một cây cung nặng hơn.
Trong khi đó, ở đội hình chiến xa, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng mỗi chiến xa được kéo bởi bốn con ngựa, với hai người lính đứng ở mỗi bên xe. Trên thực tế, những người lính sẽ đứng trên xe ngựa trong tư thế xông trận, song những hạn chế về chiều cao của các hố dưới lòng đất buộc nhà Tần phải đặt họ sang một bên trong lăng mộ.
Có lẽ phát hiện hấp dẫn nhất là bức tượng đại tướng – một bức tượng đại diện cho một chỉ huy quân đội – được đặt ở ngay phía trước đơn vị. Được biết, những sự xuất hiện của những đại tướng như vậy là cực kỳ hiếm. Trong tổng số 1.000 chiến binh đất nung được phát hiện cho đến nay, chỉ có 9 người là sĩ quan cấp cao. Tuy nhiên, thông tin về vị tướng này vẫn còn là một bí ẩn.
Trái: Chuyên gia kiểm tra các mảnh vỡ được khai quật từ Hầm số 2; Phải: Địa điểm khai quật tại Hầm số 2. (Ảnh: sixthtone).
“Ông ta là chỉ huy cao nhất của đơn vị ‘Lực lượng đặc biệt’ này sao? Tại sao ông ấy lại đứng ở phía trước? Liệu đây có phải là đặc điểm của quân đội Tần, yêu cầu các tướng phải dẫn đầu từ phía trước hay vị tướng đặc biệt này tiên phong dẫn đầu vì lòng dũng cảm và khả năng lãnh đạo tài ba?”
, một nhà khảo cổ họ Chu nói.
Lan Desheng, chuyên gia phục chế tại bảo tàng nơi trưng bày Đội quân đất nung cho biết, lời giải cho những câu hỏi này sẽ cần nhiều thời gian. Chuyên gia này cũng ước tính, việc khôi phục hoàn toàn các bức tượng có thể cần hơn 10 năm – lâu hơn khoảng thời gian quân Tần cần để thống nhất Trung Quốc.
Nhóm nghiên cứu đã cân nhắc sử dụng tính năng quét máy tính để tăng tốc quá trình phục chế, nhưng cho đến nay họ nhận thấy việc sử dụng kỹ thuật này là không hiệu quả.
Ông Shen cho biết:
“Để đo chính xác kích thước của các mảnh vỡ bằng máy tính, trước tiên chúng phải được làm sạch. Tuy nhiên, tất cả các mảnh vỡ đều có hình lục giác không đều và mỗi mặt phải được làm sạch cẩn thận. Bạn không rửa qua loa như rửa khoai tây được. Điều này cùng với việc khối lượng chiến binh cần khôi phục rất lớn sẽ khiến nhiệm vụ này trở nên bất khả thi. Vì vậy, chúng tôi vẫn sử dụng phương pháp thủ công với đội ngũ các kỹ thuật viên có kinh nghiệm ghép các mảnh vỡ lại với nhau”.
Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là nó đòi hỏi phải thu thập đủ các mảnh ghép. Trong khi đó, phần lớn các tượng binh sĩ, vũ khí, xe đẩy được chôn làm bằng vật liệu dễ vỡ. Nhiều loại thậm chí bị phân hủy trong đất, chỉ để lại những dấu vết mờ nhạt trông giống như cánh ve sầu. Bởi vậy, để phục chế những cổ vật này đòi hỏi nỗ lực lớn từ các chuyên gia.
Năm 2009, các nhà khảo cổ ở hầm số 1 đã khai quật được phần còn lại của hai chiếc xe ngựa chỉ bằng dấu vết của một mảnh vỡ hình chữ nhật. Ban đầu, nhóm nghiên cứu nghĩ rằng đó là một loại ghế đặt trên các xe gỗ, song họ nhận ra chất liệu của nó quá mỏng để có thể chịu được trọng lượng của một người.
Sau đó, vào cuối năm 2011, nhóm nghiên cứu tìm thấy dấu vết của nhiều đầu mũi tên được gói gọn gàng bên trong một chiếc rương đựng vũ khí. Các nhà khảo cổ đã gửi di vật này đến Viện Khảo cổ học thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc để lấy mẫu.
Tại đây, các nhà nghiên cứu nhẹ nhàng bóc lớp sơn mài trên bề mặt và phát hiện ra những khối than được kết lại với nhau bằng một lớp sợi tơ. Đây là lần đầu tiên sau hơn 30 năm khai quật, dấu vết của sợi tơ được phát hiện tại khu vực Đội quân đất nung. Đây cũng là một ví dụ hiếm hoi về lao động nữ đóng góp cho dự án bởi công việc tơ lụa thường được thực hiện bởi phụ nữ trong thời kỳ đó.
Đối với nhóm nghiên cứu ở Tây An, việc phát hiện ra chiếc rương vũ khí là một lời nhắc nhở về lợi ích của cách tiếp cận chậm rãi và chính xác. Mặc dù nhiều người ở Trung Quốc tỏ ra nôn nóng muốn dự án khai quật nhanh chóng hoàn tất để khám phá hết sự kỳ bí đội quân nhà Tần, song các chuyên gia biết rằng họ đang tham gia vào một dự án nhiều thế hệ.
“Chúng tôi không khai quật để đào kho báu, cũng không phải để trưng bày các di tích văn hóa dưới lòng đất càng sớm càng tốt. Thay vào đó, chúng tôi chú trọng vào công việc khảo cổ học đa ngành, đa góc độ, đa cấp độ và toàn diện nhằm phân tích sâu sắc các giá trị, tinh thần và tư tưởng khoa học thể hiện trong Lăng mộ Tần Thủy Hoàng và các chiến binh đất nung”
, Li Gang, giám đốc Bảo tàng Lăng mộ Tần Thủy Hoàng nói.
(Nguồn: Sixth Tone) | Phát hiện mới về đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng | 2,758 | |
Nguồn tài nguyên này đang là ‘con át chủ bài’ trong cuộc đua năng lượng mới trên toàn cầu.
Các ngôi sao lùn trắng đang phát nổ được cho là nguồn cuối cùng của phần lớn Lithium trong
Hệ Mặt Trời
của chúng ta. Nhưng trên Trái Đất, có một số môi trường nhất định nơi kim loại mềm, nhẹ, màu trắng bạc tập trung và dễ khai thác nhất, đặc biệt là trong các tầng chứa nước ngầm mặn được tìm thấy bên dưới các bãi muối sa mạc.
Những điều kiện này có rất nhiều ở sa mạc Atacama ở Nam Mỹ, nơi có một số mỏ và hoạt động khai thác Lithium lớn nhất thế giới. Nhưng chúng cũng có thể được tìm thấy ở Thung lũng Clayton của bang Nevada – nơi có mỏ Lithium duy nhất đang hoạt động ở Mỹ.
Thị trấn Silver Peak được thành lập vào những năm 1860 xung quanh các mỏ vàng và bạc, nhưng kể từ những năm 1960, thị trấn bắt tay vào việc khai thác Lithium. Dưới Thung lũng Clayton có một ngọn núi lửa đã tắt để lại các mỏ giàu Lithium, người ta gọi đó là mỏ Silver Peak, nằm ở độ cao 1.300m so với mực nước biển,
Westernmininghistory
thông tin.
Hầu hết mọi người đều biết Lithium cần thiết cho pin, nhưng có thể không biết nó thực sự là gì. Lithium là một kim loại kiềm được tìm thấy ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới và đã được sử dụng để sản xuất các sản phẩm như pin và dầu mỡ từ thời cổ đại. Lithium không phổ biến như các kim loại khác, nhưng nó cũng ít có khả năng bị ăn mòn hoặc oxy hóa, khiến nó trở thành một trong những kim loại hữu ích nhất mà chúng ta có ngày nay.
Lithium đang thay đổi cách chúng ta tương tác với thế giới và nó là “người hùng thầm lặng” của quá trình chuyển đổi năng lượng sạch khi các chính phủ tìm cách giải quyết các mục tiêu khí hậu bằng cách chuyển đổi xe xăng sang xe điện.
Hơn 50 quốc gia đã đề xuất lệnh cấm các phương tiện ngốn xăng và việc áp dụng xe điện trên toàn cầu sẽ sớm khiến nhu cầu về Lithium tăng vọt. Đến năm 2035, 30% dân số Mỹ sẽ không còn khả năng mua ô tô chạy bằng xăng và không chỉ ở
Mỹ
, trên toàn cầu, doanh số bán xe điện đang tăng vọt.
Lĩnh vực pin hiện chiếm ~70% nhu cầu Lithium toàn cầu và con số này dự kiến sẽ tăng lên 96% vào năm 2040. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, chúng ta sẽ cần lượng Lithium gấp 4-6 lần vào năm 2030. Đó là lý do nhiều người gọi Lithium là Vàng trắng. Tỷ phú Elon Musk của Tesla gọi nó là ‘loại dầu mỏ mới’.
Theo NASA, mỏ Silver Peak tạo ra khoảng 1% sản lượng Lithium hàng năm của thế giới. Mỏ này là nguồn cung cấp Lithium duy nhất của Mỹ trong nhiều thập kỷ.
Mỏ Silver Peak có kế hoạch tăng gấp đôi sản lượng vào năm 2025 để đáp ứng nhu cầu về Lithium, khi xe điện đang bắt đầu có chỗ đứng ở nước này.
Mỏ Lithium Silver Peak ở Thung lũng Clayton, bang Nevada nhìn từ trên cao. Ảnh: Geologypics.
Albemarle Corp., một công ty sản xuất hóa chất đặc biệt có trụ sở tại Bắc Carolina, Mỹ là công ty độc quyền vận hành mỏ Lithium Silver Peak. Nơi diễn ra hoạt động sản xuất Lithium của công ty là một khu phức hợp đồ sộ, chiếm một lưu vực rộng lớn được bao quanh bởi các ngọn núi ở mọi phía. Tính đến năm 2020, công ty Albemarle Corp. là nhà cung cấp Lithium lớn nhất cho xe điện.
Công ty Khoáng sản Foote bắt đầu sản xuất Lithium cacbonat từ nước muối tại Silver Peak vào những năm 1960 và Albemarle Corp. đã mua lại cơ sở này vào năm 2015.
Các nguồn Lithium có thể khác nhau dựa trên nồng độ của nó. Lithium chiết xuất từ nước muối thường ở dạng Litthium clorua. Litthium được khai thác từ đá cứng thường là Oxit lithium. Cả hai dạng này đều có thể được chuyển đổi thành Lithium cacbonat và Lithium hydroxit, các dẫn xuất được sử dụng để sản xuất pin Lithium-ion.
Nguồn Lithium của mỏ Silver Peak là nước muối được chiết xuất từ Playa của Thung lũng Clayton.
Albemarle Corp. sản xuất khoảng 5.000 tấn Lithium cacbonat tương đương (LCE) hàng năm. Dẫu vậy, với nhu cầu ngày càng tăng, con số đó chưa đáp ứng đủ.
Giống như nhiều mỏ Lithium trên khắp thế giới, mỏ tại Silver Peak đang bổ sung các máy bơm mới và các bể bay hơi để cố gắng cho ra nhiều ‘vàng trắng’ hơn nữa. Nhu cầu đối với Lithium do Mỹ sản xuất đặc biệt mạnh do các ưu đãi về thuế thưởng cho người tiêu dùng khi mua xe điện với các bộ phận được sản xuất và lắp ráp trong nước.
Albemarle Corp. ước tính rằng cứ mỗi 1kg CO2 thải ra trong chu kỳ sản xuất Lithium, đổi lại, ít nhất 50kg CO2 sẽ không bị phát thải ra ngoài môi trường nếu mỗi chiếc xe điện sử dụng pin Lithium trong một năm.
Khí hậu lý tưởng để khai thác Lithium nói chung là khô cằn, bị ngắt quãng bởi những cơn mưa theo mùa. Điều này cho phép nước đọng lại trong các hồ nông, mặn và sau đó bốc hơi trong mùa hè – một chu trình giúp cô đặc Lithium. Đó là cách tự nhiên.
Còn việc con người khai thác Lithium không phải lúc nào cũng đơn giản như đào nó lên khỏi mặt đất. Lithium được tìm thấy trong nước muối, là dung dịch nước có nồng độ muối cao. Quá trình này đòi hỏi phải bơm nước ra khỏi các bể chứa muối này, sau đó sử dụng điện để tách các muối Lithium. Có thể mất vài tuần hoặc vài tháng để hoàn thành nhưng tạo ra sản phẩm chất lượng cao hơn so với việc khai thác Lithium đá cứng.
Nguồn: Carboncredits, Mesabitribune | Thế giới chỉ có 8 nước sản xuất ‘vàng trắng’, Mỹ có 1 mỏ mỗi năm cho ra 5.000 tấn vẫn không đủ dùng | 1,042 | |
Một tác phẩm của Vasily Kandinsky - một trong những nghệ sĩ nổi tiếng nhất thế kỷ 20, thuộc trường phái biểu hiện và cũng được tôn vinh với những tác phẩm thuộc trường phái trừu tượng hiện đại đầu tiên trên thế giới.
“Sự trừu tượng cho phép con người nhìn bằng trí óc những gì mà mắt thường không thể nhìn thấy. Nghệ thuật trừu tượng cho phép nghệ sĩ nhận thức vượt ra ngoài cái hữu hình, rút ra cái vô hạn từ cái hữu hạn. Đó là sự giải phóng tâm trí. Đó là một vụ nổ vào những khu vực không xác định.”
Gây tranh cãi và có ảnh hưởng to lớn cho đến ngày nay, sự trừu tượng cho phép các nghệ sĩ khám phá những cách thể hiện bản thân mới mà không có bất kỳ ràng buộc nào với các truyền thống nghệ thuật trước đó. Khi ít tập trung vào chủ đề của tác phẩm nghệ thuật, các quy trình và chất liệu mà nghệ thuật trừu tượng được tạo ra có tầm quan trọng lớn hơn nhiều. Nghệ thuật trừu tượng thuộc một trong hai loại, trừu tượng một phần, trong đó các tác phẩm nghệ thuật có các đối tượng, con người hoặc phong cảnh có thể nhận dạng được, nhưng những thứ này thường được đơn giản hóa, bóp méo, đưa ra khỏi ngữ cảnh hoặc được thể hiện bằng màu sắc phi thực tế. Ngoài ra, các tác phẩm hoàn toàn trừu tượng (không khách quan) không lấy bất kỳ cảm hứng nào từ thực tế thị giác.
Bằng cách từ chối các phương thức thể hiện truyền thống, các nghệ sĩ trừu tượng đã đặt câu hỏi về mục đích và ý nghĩa của nghệ thuật cũng như mối quan hệ của nó với thế giới rộng lớn hơn. Điều này đã mở rộng ranh giới của những gì có thể được coi là nghệ thuật, đồng thời thách thức các quan niệm truyền thống về cái đẹp và giá trị thẩm mỹ, khuyến khích một cách tiếp cận nghệ thuật cởi mở và thử nghiệm hơn.
Nghệ thuật trừu tượng, với các hình thức và kỹ thuật phi biểu đạt, phục vụ như một phương tiện hiệu quả để đi sâu vào những ý tưởng phức tạp hoặc khó nắm bắt khó thể hiện thông qua nghệ thuật tượng hình. Kết quả là, các nghệ sĩ khác nhau đã sử dụng sự trừu tượng như một phương tiện để giới thiệu hoặc chiêm nghiệm một loạt các nguyên tắc, triết học và hệ tư tưởng.
Vai trò của người xem trong nghệ thuật trừu tượng có một tầm quan trọng mới. Thay vì miêu tả những cảnh dễ nhận biết, nghệ thuật trừu tượng thách thức người xem phản ứng với tác phẩm theo cách cảm xúc và cá nhân hơn, với những người xem khác nhau diễn giải cùng một tác phẩm khác nhau dựa trên kinh nghiệm và niềm tin của chính họ. Là một nghệ sĩ, Bridget Riley nói, “Tác phẩm của tôi được hoàn thành bởi người xem”.
Trừu tượng và Âm nhạc: Vào thời kỳ đầu của chủ nghĩa hiện đại, nhiều nghệ sĩ quan tâm đến việc từ bỏ bức tranh tượng hình để ủng hộ các tác phẩm trừu tượng, đã coi âm nhạc như một nguồn cảm hứng hợp lý. Khái niệm này đặc biệt hấp dẫn do ý tưởng của chủ nghĩa hiện đại rằng tất cả các loại hình nghệ thuật đều có liên quan. Kandinsky có lẽ đã làm cho mối liên hệ này trở nên rõ ràng nhất ở chỗ ông đã so sánh âm nhạc và sự trừu tượng, nói rằng “âm nhạc đã là một loại nghệ thuật trong nhiều thế kỷ không phải để tái tạo các hiện tượng tự nhiên, mà là để thể hiện tâm hồn của nghệ sĩ, trong âm thanh âm nhạc.”
Điêu khắc trừu tượng: Như trường hợp hội họa trừu tượng, tác phẩm điêu khắc trừu tượng có thể dựa trên một cái gì đó trong thực tế hoặc hoàn toàn phi khách quan. Constantin Brâncuși được coi là một trong những nhà điêu khắc có ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20, là người đầu tiên đưa ra quan điểm và minh họa bằng các tác phẩm điêu khắc của ông về những chú chim đang bay, được gợi lên qua các đường hình elip trang nhã. Ông từng nói rằng: “Điều mà nghệ thuật của tôi hướng tới, trên hết là chủ nghĩa hiện thực, hiện thực được che giấu tối đa, bản chất thực sự của các đối tượng trong bản chất cơ bản nội tại của chính chúng. Đây là mối bận tâm duy nhất của tôi”.
Nhà điêu khắc đương đại Richard Serra đã tạo ra những tác phẩm trừu tượng quy mô lớn, dành riêng cho từng địa điểm, thường được coi là siêu phàm công nghiệp do sự hiện diện áp đảo của chúng. Với các tác phẩm của anh ấy, trải nghiệm của người xem là rất quan trọng; về khía cạnh này, Serra đã tuyên bố: “Những gì tôi tạo ra đối lập với một đối tượng. Tôi tạo ra một đối tượng có chủ thể – người bước vào đó và người sẽ cảm thấy trải nghiệm ở đó. Không có người đó, không có tác phẩm nghệ thuật”.
Nhiếp ảnh Trừu tượng: Lấy cảm hứng từ những bức tranh trừu tượng, nhà trưng bày và nhiếp ảnh gia Alfred Stieglitz bắt đầu thử nghiệm sáng tạo nhiếp ảnh trừu tượng. Sau khi chụp những bức ảnh về môi trường hàng ngày của mình, anh ấy bắt đầu nghiêng máy ảnh của mình về phía bầu trời để chụp những đám mây trong một loạt ảnh mà anh ấy đặt tên là Tương đương, tin rằng những hình ảnh này giống với trạng thái cảm xúc của anh ấy. Không có bất kỳ nội dung tham chiếu hoặc đường chân trời nào để cố định hình ảnh trong không gian, đây là một số bức ảnh trừu tượng đầu tiên từng được tạo ra. Đáng chú ý, Stieglitz cũng là người ủng hộ nhiếp ảnh gia Paul Strand, người cũng chuyển sang trừu tượng. Không quan tâm đến việc bắt chước các hiệu ứng hội họa trong nhiếp ảnh, Strand đã tạo ra những bức ảnh trừu tượng thông qua những bức ảnh cận cảnh nhấn mạnh hoa văn và ánh sáng. Bằng cách tập trung vào các vật thể ở cự ly cực gần, anh ấy đã thành công trong việc làm cho các vật thể thông thường không thể nhận ra được. Giống như Stieglitz và các nhiếp ảnh gia khác như Moholy-Nagy, Strand nhận ra tầm quan trọng của tính trừu tượng trong nhiếp ảnh của mình, viết rằng ông đã sử dụng “các hình thức trừu tượng để tạo ra cảm xúc không liên quan đến tính khách quan”.
Nghệ sĩ Man Ray và Wolfgang Tillmanstạo ra những bức ảnh trừu tượng thông qua các thử nghiệm với các vật liệu ảnh. Man Ray đã tạo ra cái mà ông gọi là “chụp ảnh tia”, trong đó ông đặt các vật thể lên một tờ giấy cảm quang mà ông sẽ phơi sáng để tạo ra các hình ảnh trừu tượng. Do tham gia vào Chủ nghĩa siêu thực, anh ấy thường sử dụng các kết hợp vật phẩm phi lý. Nghệ sĩ đương đại Wolfgang Tillmans cũng đã phát triển một cách để tạo ra những bức ảnh trừu tượng mà không cần máy ảnh. Sử dụng nguồn sáng được kiểm soát bằng giấy cảm quang, Tillmans có thể tạo ra những hình ảnh có mặt phẳng ánh sáng và màu sắc. Về hình ảnh được tạo ra, Tillmans đã tuyên bố: “Chúng là những bức ảnh được chụp không có máy ảnh, hoàn toàn bằng ánh sáng… chúng gợi lên những liên tưởng, như làn da, thiên văn học, hoặc sự hòa tan của hóa chất”.
Sự phát triển sau này: Để phản ứng lại sự trừu tượng hóa cực đoan của Chủ nghĩa Biểu hiện Trừu tượng, nhiều nghệ sĩ đã quay trở lại vẽ hình dưới nhiều hình thức khác nhau, hoặc là để chống lại phong trào hoặc vì họ cảm thấy rằng nó đã đưa sự trừu tượng đến giới hạn của nó. Tuy nhiên, sự ra đời của nghệ thuật Khái niệm vào những năm 1960 đã cung cấp cho một số nghệ sĩ những cách mới để khám phá sự trừu tượng. Vào những năm 1980, các nghệ sĩ được gọi là Neo-Geo đã sử dụng trừu tượng hình học để phản ứng lại sự nhấn mạnh quá mức vào công nghệ và thương mại hóa trong cuộc sống đương đại. Bảng màu tươi sáng của Peter Halley, các ô biểu tượng và việc sử dụng các vật liệu phổ biến là một bình luận sâu sắc về những gì ông gọi là xã hội trừu tượng của chúng ta.
Ngày nay, các nghệ sĩ đương đại tiếp tục tham gia vào lĩnh vực trừu tượng theo vô số cách mới và thú vị. Nhiều người cũng xây dựng dựa trên di sản của sự trừu tượng như được khám phá trong các phong trào tiếp theo.
Ở
Việt Nam
, trừu tượng được coi là con đường nghệ thuật… gian nan. Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Lý Đợi: “số họa sĩ Việt theo đuổi tranh trừu tượng ngày một nhiều hơn, và họ đang khá tự tin đi theo con đường đầy khó khăn này.” (Diễm Mi –
(Theo theartstory) | Trừu tượng một câu chuyện nghệ thuật – Tác giả: Lý Uyên | 1,614 | |
Trong một căn cứ mật của
Mỹ
, các nhà khoa học đã tìm thấy trong tủ đông một báu vật bị bỏ quên từ những năm 1960, có thể tiết lộ những bí mật cổ xưa của hành tinh.
Theo
Sience,
nhóm nghiên cứu Mỹ – Bỉ – Đan Mạch dẫn đầu bởi TS Andrew J.Christ từ Đại học Vermont (Mỹ) đã xem xét một lõi băng cổ đại được được khai thác ở độ sâu tận 1.390 m dưới bề mặt vùng Tây Bắc Greenland.
“Báu vật” từ căn cứ mật Camp Century – Ảnh: ĐẠI HỌC VERMONT.
Nó đã được đem về bởi các nhà khoa học từ Camp Century, một căn cứ quân sự bí mật của Mỹ hoạt động vào những năm 1960.
Thế nhưng ống đất đá dài gần 4 m này đã bị thất lạc khỏi tủ đông trong suốt hàng thập kỷ, rồi bất ngờ được tìm thấy lần nữa vào năm 2017.
Các nhà khoa học đã quyết định dùng những kỹ thuật hiện đại để phân tích chi tiết và vô cùng sửng sốt khi nhận ra nó không chỉ chứa trầm tích mà còn cả lá và rêu, bằng chứng đánh đổ hoàn toàn quan điểm lâu nay rằng Greenland là một pháo đài băng bất khả xâm phạm suốt 2,5 triệu năm.
Vì có lá và rêu, tức có một khu rừng xanh tươi từng tồn tại ở đó. Đồng nghĩa với việc một phần Greenland từng hoàn toàn mất băng.
Dấu vết của kỷ nguyên không băng kéo dài từ lớp trầm tích của 416.000 đến 400.000 năm trước, theo những gì tiết lộ từ kỹ thuật “xác định niên đại phát quang”, giúp định vị được khoảng thời gian chính xác lớp trầm tích đó tiếp xúc với ánh sáng Mặt Trời.
Một Greenland xanh tươi, đầy thực vật và động vật lại là tin xấu với phần còn lại của thế giới, vì không những quá nóng mà còn đối diện với mực nước biển cao hơn hiện nay 1,5-6 m, con số đủ nhấn chìm nhiều thành thị, thậm chí là một phần các quốc gia ngày nay.
Niên đại và cách thức thời kỳ không băng diễn ra cũng cho thấy điều này hoàn toàn có thể lặp lại nếu khí hậu biến đổi đến một mức nào đó, điều có thể xảy ra bởi chính các hành động phá hủy môi trường của con người.
Nhà khoa học khí hậu Joseph MacGregor từ NASA, người không tham gia nghiên cứu này nhưng cũng cùng mối quan tâm, lưu ý rằng hiện nay chúng ta đang ở vùng nguy hiểm vì đã tạo ra nồng độ khí nhà kính cao hơn cả thời kỳ không băng đó.
Hiện tại mức carbon dioxide bẫy nhiệt trong khí quyển lên tận 420 ppm, 400.000 năm trước chỉ là 280 pp. | ‘Báu vật’ trong căn cứ Mỹ tiết lộ điều gây sốc 400.000 năm trước | 470 | |
CNA dẫn nguồn tin từ lực lượng tìm kiếm cứu nạn Indonesia cho biết, ít nhất 15 người đã thiệt mạng và 19 người khác mất tích vào ngày 24-7, trong vụ chìm phà ngoài khơi đảo Sulawesi, Indonesia.
Các thành viên của Cơ quan Cứu hộ quốc gia Indonesia tiến hành các hoạt động tìm kiếm và cứu nạn ở Buton Tengah, Tây Nam Sulawesi sau khi một chiếc phà bị chìm vào ngày 24-7.
Trong một tuyên bố, văn phòng địa phương của Cơ quan Tìm kiếm và cứu nạn Indonesia cho biết, chiếc phà chở 40 người bị chìm lúc nửa đêm 24-7 (giờ địa phương) khi đang đi qua một vịnh ở đảo Muna, cách Kendari, thủ phủ của tỉnh Sulawesi, khoảng 200km về phía Nam. 6 người đã được giải cứu và đưa tới bệnh viện điều trị. Nguyên nhân vụ chìm phà đang được điều tra.
“Tất cả nạn nhân đã được xác định danh tính và bàn giao cho gia đình. Những người sống sót hiện được điều trị tại các bệnh viện địa phương. Tạm thời còn 19 người vẫn đang được tìm kiếm”, ông Muhamad Arafah, đại diện văn phòng địa phương của Cơ quan Tìm kiếm và cứu nạn Indonesia cho biết.
Tai nạn hàng hải xảy ra khá thường xuyên ở
Indonesia
, nơi người dân dựa vào phà và thuyền nhỏ để đi lại. Năm 2018, hơn 150 người chết đuối khi một chiếc phà bị chìm ở một trong những hồ sâu nhất thế giới nằm trên đảo Sumatra. | Chìm phà ở Indonesia, ít nhất 15 người thiệt mạng, 19 người mất tích | 256 | |
Nhà văn, dịch giả Lê Bá Thự.
Tôi đồng tình với ý kiến cho rằng, tiêu chí của dịch văn học là:
đúng
và
hay
. Đúng với nội dung, đúng với hình thức, đúng với văn phong của bản gốc (hoặc của tác giả). Còn “hay” chính là nói đến bản dịch tiếng Việt phải thuần Việt, phải được Việt hóa nhuần nhuyễn, phải tìm cho được những từ, những câu, những cụm từ, cách hành văn đắc địa nhất, đúng nhất cho bản dịch tiếng Việt, gây cho người đọc cảm giác đây là bản gốc tiếng Việt chứ không phải là bản dịch.
Thực ra, tiêu chí nói trên chủ yếu là dành cho dịch văn xuôi, còn dịch thơ thì sao? Theo tôi, thơ và văn xuôi là hai thể loại văn học khác nhau, cho nên dịch thơ và dịch văn xuôi cũng khác nhau, ngoài những nguyên tắc chung của dịch thuật.
1. Quan điểm của một số dịch giả về dịch thơ nước ngoài.
Dịch giả, nhà thơ Hoàng Hưng
: Thực sự thì thơ không có cách nào dịch nổi vì thơ là nghệ thuật ngôn ngữ, nó gắn chặt với đặc điểm của ngôn ngữ gốc, nếu chuyển sang ngôn ngữ khác thì bài thơ bị chết mất một nửa. Theo tôi cho tới giờ những bài dịch thơ chỉ có thể gọi là một version: từ một bản thơ nguyên gốc ta có một cái version của Việt Nam, cái version ấy là của tôi, của ông Thúy Toàn hay của ông X… ba cái version khác nhau. Một bài thơ dịch chỉ có thể quan niệm đến mức thế là cùng. Tất nhiên tôi phải bám tối đa vào nguyên bản nhưng không có cách nào tránh khỏi là bản thân tôi nó sẽ chen vào đó, tôi diễn đạt nó theo cái lối của tôi cũng như theo cái tinh thần của tiếng Việt, đặc biệt là về nhạc điệu. Nếu nói một cách nghiêm túc thì tất cả những bài thơ đã từng dịch sang tiếng Việt từ xưa tới nay không một bài nào đạt cả vì bài nào cũng chỉ được một nửa. Nếu cứ cố Việt hoá theo kiểu ông Khái Hưng dịch Sonnet (Tình tuyệt vọng – LBT) của Arvers thành “
Lòng ta chôn một khối tình/ Tình trong giây phút mà thành thiên thu
” thì đó là adaptation (phỏng tác) chứ không phải là dịch. Ông ấy đã mượn ý của nguyên tác diễn lại bằng một bài lục bát Việt Nam, nghe thì rất sướng tai, người bình dân rất thích nhưng không thể gọi đó là dịch được. Hay những bài như
Aliosa nhớ chăng
… (thơ Simonov – LBT) rồi rất nhiều bài thơ nước ngoài viết bằng thể thơ tự do nhưng lại được chuyển thành lục bát hay song thất lục bát của Việt Nam thì không thể gọi là dịch được.
Nhà văn, dịch giả Trần Thiện Đạo
: Tôi cũng cho rằng về cơ bản dịch văn xuôi khác hẳn với dịch thơ. Dịch văn xuôi thì người dịch có thể là hoặc không là nhà văn, nhưng người dịch thơ dứt khoát phải là nhà thơ. Ông nào là nhà văn dịch văn càng hay, nhưng nếu không phải nhà văn mà có thể viết văn được thì cũng chấp nhận được. Thơ không phải là từng chữ mà có ý nghĩa tiềm tàng ở trong, thì phải những nhà thơ như Hoàng Hưng, Thúy Toàn… thì mới có thể chuyển ngữ thành thơ. Như bài
Đợi anh về
của Simonov, khi tôi đọc bằng tiếng Pháp (vì tôi không biết tiếng Nga), rồi tôi đọc bản của Tố Hữu tôi cho là bản của Tố Hữu hay hơn. Sau này có một số người dịch lại đúng nguyên văn từ tiếng Nga nhưng tôi không thấy hay.
Dịch giả, nhà văn Đức Mẫn
: Dịch là để cho người đọc thưởng thức và chúng ta tôn trọng người đọc, là chúng ta làm cho văn chương thấm vào lòng người đọc một cách thật sự. Và tiêu chuẩn đề ra cao nhất không phải là vấn đề chữ nghĩa mà là thẩm mỹ, là tình cảm, hồn của tác phẩm để người ta cảm thụ được nó. Nếu người Việt đọc Verlaine (nhà thơ lớn nhất của Pháp thế kỉ XIX – LBT) có thể khóc, có thể đau khổ như người Pháp đọc Verlaine vậy thì bản dịch ấy là đạt. Còn chữ nghĩa trong đó người đọc không cần. Người đọc có vai trò gì ở đây? Cái văn hoá của các dân tộc có vai trò gì ở đây? Và cái cá nhân của người dịch có vai trò gì ở đây? Tất cả những cái đó đều là những chỗ khó khăn mà khi bàn bạc tới người ta đều lảng tránh.
Dịch giả, nhà văn Đoàn Tử Huyến
: Điều chúng ta cần bàn hiện nay là làm thế nào để có một nền dịch thuật, một phương pháp dịch thuật dựa trên khoa học là chính, chứ không phải dựa trên cảm tính. Cảm tính thì dễ, mà nhiều khi không dịch được khoa học thì người ta trốn vào đằng sau cái cảm tính, bảo tôi thích thế, tôi dịch cho người Việt Nam như thế, và vứt ngay cái phần học thuật. Tôi nghĩ rằng đã mang tiếng dịch thì phải đảm bảo được cái phần học thuật.
Dịch giả, nhà văn Nguyễn Văn Dân
: Trong lịch sử dịch thuật văn học, thường ban đầu người ta dịch rất ẩu, có khi người ta cắt, có khi phỏng tác, nhưng dần dần yêu cầu chính xác ngày càng cao. Cho đến thời nay thì không chấp nhận dịch phỏng tác nữa, không chấp nhận kiểu dịch cắt cúp, thêm bớt nữa. Chẳng hạn vở
Ôtenlô
của Sêchxpia dịch sang tiếng Pháp, hồi đầu người ta thay đổi nhiều chi tiết như chiếc khăn mùi xoa của Desdemona, người thì dịch là vòng cài đầu, người dịch là khăn choàng… đến thế kỷ lãng mạn người ta mới dịch đúng là chiếc khăn mùi xoa bằng lụa… Nếu xét thực tế lịch sử dịch thuật đi theo chiều hướng như thế thì tôi nghĩ chữ tín vẫn là quan trọng nhất. Trong một số bài viết của tôi, tôi có lý luận: thế nào là chính xác? Mà làm thế nào để chính xác bao gồm cả đạt, cả nhã? Tôi quan niệm chính xác là chính xác toàn diện, tức là phải diễn đạt được tương đương ý của tác giả, tương đương trong cách diễn đạt của tiếng Việt, chứ không phải máy móc dịch từng chữ mot à mot, chính xác là dịch đúng từ trong văn cảnh cụ thể của nó…
Dịch giả, nhà văn Ngô Tự Lập
: …Tôi chỉ bàn về chuyện dịch làm sao để người ta cảm nhận đúng tác giả như ông ta được cảm nhận trong thứ tiếng của mình, và tôi nghĩ chúng ta có thể làm được.
Tôi rất đồng ý chỉ cần chữ tín thôi, chữ tín là bao gồm tất cả, tức là chuyển được toàn bộ những cái gì mà tác giả làm và người đọc cảm nhận được ở nguyên bản trong một ngôn ngữ khác.
Nhà văn, dịch giả Lê Bá Thự.
2. Dịch thơ nước ngoài sang tiếng Việt
Những lời phát biểu nói trên cho thấy, dịch thơ vô cùng khó. Phải là dịch giả từng trải, phải có tâm hồn của một nhà thơ, hay là một nhà thơ thực thụ, thì mới có thể dịch thành công thơ nước ngoài.
Tôi chia sẻ quan điểm của dịch giả Ngu Yên về dịch thơ: “Dịch thơ luôn luôn có sự đấu tranh giữa dịch theo văn hóa văn ngữ của bản gốc và dịch theo văn hóa văn ngữ của ngôn ngữ dịch. Người dịch theo tiêu chuẩn ngữ nghĩa và văn cảnh sẽ thấy bản dịch theo văn hóa có nhiều chỗ không đúng như ngôn ngữ tác giả. Ngược lại người dịch theo văn hóa dịch sẽ thấy bản dịch theo văn ngôn bản gốc là không thông suốt. Nhiều bài đọc lên cảm thấy khó cảm hoặc dở, rồi đâm ra nghi ngờ giá trị của bài thơ gốc hoặc khả năng của người dịch, trong khi chính xác hơn là nên nghi ngờ phương pháp dịch. Phương pháp dịch khác nhau đưa đến kết quả khác nhau. Chọn phương pháp dịch là quan điểm hệ trọng khi dịch một bài thơ. Có lẽ, mỗi bài thơ, mỗi thể loại thơ đòi hỏi mỗi cách dịch phù hợp. Ví dụ: Một bài thơ thuộc dạng biểu hiện, cần lối dịch nghiêng về cảm tính và thẩm mỹ. Trong khi một bài thơ trong dạng tượng trưng hoặc trừu tượng, cần lối dịch nghiêng về văn hóa. Dịch sát văn cảnh và ngữ nghĩa nếu đó là bài thơ hiện thực. Không thể nấu cơm và nấu cháo giống nhau. Dĩ nhiên, nấu xôi phải khác. Sử dụng một lề lối dịch phù hợp với bài thơ gốc, dịch giả không chỉ là người “chuyển ngữ”, họ là người biến hóa ngôn ngữ. Sẽ không có lối dịch thơ nào hoàn toàn đúng vì ngay từ đầu ai cũng biết dịch thơ là sai lầm. Nghĩa là, làm sao cho người đọc cảm nhận được cái hay, nét đẹp của bài thơ ngoại. Dịch thơ là tái tạo bài thơ gốc theo chiều hướng đó”.
Theo tôi, khi dịch thơ thì người dịch phải biết “liệu cơm gắp mắm”, phải nắm được hồn cốt, nội dung, bút pháp, phong cách, thể loại, nhịp điệu của bài thơ nguyên tác, để lựa chọn thể thơ hiệu quả nhất, đắc địa nhất cho bản dịch tiếng Việt của mình.
Như ta đã biết, các thể thơ Việt Nam phổ biến gồm: Lục bát, song thất lục bát, thơ đường luật, thơ bốn chữ, thơ năm chữ, thơ sáu chữ, thơ tám chữ, thơ tự do, thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, thơ thất ngôn bát cú Đường luật… Thực tế cho thấy, thể thơ tự do thường hay được các dịch giả lựa chọn cho bản dịch của mình. Tại sao lại như vậy?
Thể thơ tự do là thể thơ hiện đại, thể hiện được cái tôi và sự phá cách sáng tạo của thi sĩ. Trong một bài thơ tự do, số chữ trong câu, số câu trong một khổ và số lượng khổ thơ của toàn bài đều không bị giới hạn. Các quy luật về hiệp vần, bằng trắc cũng vô cùng linh hoạt, tùy theo cảm xúc và sự chú ý của người viết
(theo Download.vn). Chọn thể thơ tự do người dịch có thuận lợi trong việc biểu đạt trung thành nguyên tác. Tuy nhiên, chọn thể thơ nào thì người dịch cũng phải tính tới việc trả cái giá “được” và “mất” cho thể thơ mình chọn, cho nên, như tôi vừa nói ở trên, người dịch phải “liệu cơm gắp mắm”, phải tinh tường trong việc chọn thể thơ thích hợp nhất, để bản dịch của mình
được
nhiều hơn
mất
, hiệu quả nhất, nói cách khác: đúng nhất và trúng nhất.
Xin lấy một thí dụ về cái được và cái mất khi chọn thể thơ để dịch: Theo dịch giả Đoàn Tử Huyến, cái khó nhất của những người dịch là xác định đối tượng và cách thức truyền tải như thế nào nhằm đạt đến mục đích cuối cùng của mình. Và cái mục đích này ảnh hưởng đến cách dịch. Ví dụ ông Khái Hưng chẳng hạn, không phải ông không thể dịch được đúng nguyên tác bài thơ
Tình tuyệt vọng
của Félix Arvers, nhưng vì mục đích đặt ra khác, để cho người Việt Nam đọc thấy sướng, nên ông dịch thành thơ lục bát để dễ đi vào lòng người :
Lòng ta chôn một khối tình/ Tình trong giây phút mà thành thiên thâu/ Tình tuyệt vọng nỗi thảm sầu/ Mà người gieo thảm như hầu không hay/ Hỡi ơi, người đó ta đây/ Sao ta thui thủi đêm ngày chiếc thân/ Dẫu ta đi trọn đường trần/ Chuyện riêng đâu dám một lần hé môi/ Người dù ngọc nói hoa cười/ Nhìn ta như thể nhìn người không quen/ Đường đời lặng lẽ bước tiên/ Ngờ đâu chân đạp lên trên khối tình/ Một niềm tiết liệt đoan trinh/ Xem thơ nào biết có mình ở trong/ Lạnh lùng, lòng sẽ hỏi lòng:/ “Người đâu tả ở mấy giòng thơ đây”.
Và cũng như thế, theo dịch giả Đoàn Tử Huyến, bài thơ
Đợi anh về
của Tố Hữu và của Simonov là hai bài thơ khác nhau, thần thái khác nhau. Bài thơ Tố Hữu mượn ý của Simonov chứ tinh thần là khác với nguyên tác. Gọi là dịch là không đúng. Chỗ ấy nên nói lại là phỏng tác và khi phỏng tác anh có quyền đi xa nguyên tác…
Về bài thơ
Đợi anh về
dịch giả Thuý Toàn cho rằng: Người đọc Việt Nam đều thừa nhận rằng có hàng chục bản dịch bài thơ
Đợi anh về
của Simonov, nhưng chẳng có bài nào người ta nhớ ngoài bài của Tố Hữu, mặc dù nhiều người cho đấy là dịch khác, xa với nguyên bản, xa cả tinh thần. Ngay nhịp điệu của những câu thơ tiếng Nga nó cũng khác với nhịp điệu thơ Tố Hữu. Nguyên cái đấy người ta phê phán Tố Hữu dịch sai rồi. Hay một chữ trong tiếng Nga chính xác nghĩa là “dứt khoát anh sẽ trở về” khác với “Em ơi đợi anh về/ Đợi anh hoài em nhé”. Thế nhưng bản dịch của Tố Hữu vẫn cứ đi vào lòng người, sống với văn học Việt Nam, với đời sống tinh thần Việt Nam. Dịch thơ khác với dịch văn xuôi chính là ở chỗ ấy. Ngay cái thể thơ mà Tố Hữu chọn là thơ năm chữ thì hình như cũng quá đạt rồi, nó thành Việt Nam rồi.
Phát biểu trên của dịch giả Thuý Toàn một lần nữa cho ta thấy, bài thơ dịch nào cũng có cái
được
và cái
mất,
rất khó toàn bích, tuỳ theo cái đích nhằm tới của mình mà người dịch chọn thể thơ tiếng Việt thích hợp nhất, hiệu quả nhất để chuyển ngữ.
Tôi đã cân nhắc rất nhiều khi quyết định dịch bài thơ
Tấm ảnh chụp ngày 11 tháng 9
của Wislawa Szymborska (Nobel Văn học 1996). Sau khi nắm bắt được hồn cốt, nội dung, bút pháp, phong cách, nhịp điệu, thể loại của bài thơ nguyên tác, tôi đã chọn thể thơ tự do để chuyển ngữ sang tiếng Việt bài thơ này. Thể thơ tự do giúp tôi biểu đạt một cách hiệu quả nhất hồn cốt, nội dung, bút pháp, phong cách, nhịp điệu và thông điệp của bài thơ. Thể thơ tự do giúp cho bản dịch của tôi
được
nhiều hơn
mất
.
Nguyên bản tiếng Ba Lan
:
Fotografia z 11 września
Skoczyli z płonących pięter w dół –
jeden, dwóch, jeszcze kilku
wyżej, niżej.
Fotografia powstrzymała ich przy życiu,
a teraz przechowuje
nad ziemią ku ziemi.
Każdy to jeszcze całość
z osobistą twarzą
i krwią dobrze ukrytą.
Jest dosyć czasu,
żeby rozwiały się włosy,
a z kieszeni wypadły
klucze, drobne pieniądze.
Są ciągle jeszcze w zasięgu powietrza,
wobrębie miejsc,
które się właśnie otwarły.
Tylko dwie rzeczy mogę dla nich zrobić –
opisać ten lot
i nie dodawać ostatniego zdania.
Bản dịch tiếng Việt của Lê Bá Thự:
Tấm ảnh chụp ngày 11 tháng 9
Họ nhảy xuống
Từ những tầng nhà rực lửa
một người, hai người và tiếp nữa
cao hơn, thấp hơn
Tấm ảnh chụp cố níu họ sống,
Còn bây giờ lưu giữ họ
Đang lao xuống
từ trên cao
Họ vẫn còn nguyên
với gương mặt mình,
Máu họ vẫn chìm
Sâu trong cơ thể
Thời gian còn đủ/ cho tóc họ bay,
Tiền xu, chìa khoá
rơi khỏi túi dày.
Họ vẫn còn trên không trung,
trong những vị trí
mở toang
Chỉ hai việc tôi có thể làm cho họ:
Miêu tả chuyến bay
Và không đặt tay
Ghi vào câu kết.
Bài thơ viết về tấn bi kịch ngày 11 tháng 9 năm 2001, trên đất Hoa Kỳ, khi trong vòng 1 giờ 42 phút hai tòa tháp đôi cao 110 tầng bị quân khủng bố Al Qaeda phá sập, cướp đi sinh mạng của gần 3.000 người và 6000 người bị thương.
Viết về bi kịch, nhưng không một câu chữ nào tác giả nói về bi kịch, về cái chết đang cận kề. Tác giả chỉ mô tả như mô tả một chuyến bay của những con người đang đang lao xuống đất từ hai tòa tháp đôi 110 tầng – “
Họ vẫn còn nguyên/ với gương mặt mình/ Máu họ vẫn chìm/ Sâu trong cơ thể
”. Hoặc: “
Họ vẫn còn trên không trung/ trong những vị trí / mở toang
”.
Họ vẫn sống, họ đang sống, tác giả không muốn và không chịu để cho họ chết một cách tang thương. Cho nên nhà thơ viết:
“Chỉ hai việc tôi có thể làm cho họ: /Miêu tả chuyến bay/ Và không đặt tay /Ghi vào câu kết”.
Đây là một đoạn kết thâu tóm toàn bộ tính nhân văn của bài thơ, và hơn thế, lòng nhân ái, thương người như thể thương thân của bà. Nhà thơ lực bất tòng tâm, bó tay thật sự rồi, nhưng bà vẫn cố làm những gì bà còn có thể làm, để bà không phải nói, không phải viết về một kết cục bi đát. Và để được vậy bà đã quyết định “… không đặt tay, ghi vào câu kết”. Câu nói nói này, một câu nói biểu đạt cái tâm, cái tầm ắp đầy tính cách Szymborska. | Dịch thơ nước ngoài sang tiếng Việt – Tác giả: Lê Bá Thự | 2,924 | |
Nằm cách Trái Đất 1.232 năm ánh sáng, các nhà khoa học gọi hành tinh WASP-193b là một trong những điều kỳ lạ nhất của vũ trụ. Đó là một thế giới gần như toàn bằng mây.
Theo nhóm nghiên cứu quốc tế dẫn đầu bởi nhà thiên văn Khalid Barkaoui từ Đại học Liege (Bỉ), có thể tưởng tượng WASP-193 như một quả bóng mây hoặc một chiếc kẹo bông khổng lồ.
Nó có kích thước lớn hơn hành tinh vĩ đại nhất
hệ Mặt Trời
là Sao Mộc tới 50% nhưng khối lượng chỉ bằng… 0,139 lần.
Hành tinh kẹo bông WASP-193b – Ảnh đồ họa từ NASA.
Từ kích thước của hành tinh này, các nhà khoa học suy ra mật độ của nó chỉ là 0,059 g/cm3, so với Trái Đất (5,51 g/cm3) thì nhẹ hơn cả trăm lần.
Theo
Science Alert,
các nhà nghiên cứu kết luận nó thực sự là một hành tinh mây, gần như làm toàn bằng mây, có thể kèm một lõi thật nhỏ ở giữa.
Trước đó, một số hành tinh siêu nhẹ đã được tìm thấy nhưng tình trạng đó chỉ là ngắn hạn, khi ngôi sao mẹ của nó còn trẻ và chỉ vài chục triệu năm tuổi, nên quá nóng và khiến bầu khí quyển hành tinh gần nó căng phồng lên.
WASP-193b gần sao mẹ thật, một ngôi sao giống với Mặt Trời, có kích thước và nhiệt độ xấp xỉ. Nó quay quanh sao mẹ mỗi 6,25 ngày, tức rất gần.
Nhưng có điều, theo các lý thuyết và mô hình đã được chứng minh thực tế bởi các hành tinh bị căng phồng khác, sau vài triệu đến vài chục triệu năm căng phồng, hành tinh này lẽ ra phải bị sao mẹ tước bỏ toàn bộ khí quyển và trở thành một viên đá nhỏ bé.
Điều vô lý nằm ở chỗ ngôi sao mẹ WASP-193 của “hành tinh kẹo bông” này đã 6 tỉ năm tuổi, tức tuổi của WASP-193b cũng xấp xỉ.
Đó là câu đố mà nhóm khoa học gia chưa thể giải đáp được, nhưng họ tin rằng khi kính viễn vọng không gian James Webb mạnh nhất thế giới nhắm vào WASP-139b, nó sẽ giúp cung cấp dữ liệu chi tiết hơn và đem đến câu trả lời được mong đợi.
Dù cho câu trả lời là như thế nào, “hành tinh kẹo bông” này là một phát hiện độc đáo và thú vị, cho thấy sự đa dạng khó tin của thế giới các hành tinh. | Lộ diện hành tinh siêu kỳ dị, tưởng chỉ có trong thần thoại | 414 | |
Phó Thủ tướng cho rằng cần xác định một số chỉ tiêu đất đai quan trọng, mang tính ổn định, còn những chỉ tiêu khác được xác định theo thị trường, bảo đảm kế hoạch sử dụng đất đai ‘vừa tĩnh, vừa động.’
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì buổi làm việc. (Ảnh: TTXVN).
Chiều 24/7, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường và đại diện một số bộ, ngành, hiệp hội về tiếp thu, hoàn thiện Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Tại cuộc họp, lãnh đạo các bộ, ngành đánh giá cao báo cáo tiếp thu, giải trình đã thể hiện rõ quan điểm của cơ quan soạn thảo (Bộ Tài nguyên và Môi trường) về các vấn đề có ý kiến khác nhau trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Các đại biểu tập trung thảo luận về quy định lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm ở cấp huyện; phương án lựa chọn một số chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia quan trọng (đất nông nghiệp, đất lúa, đất rừng phòng hộ, đất an ninh-quốc phòng, đất ở…); tiêu chí xác định quy mô, tầm quan trọng của dự án để áp dụng phương thức đấu giá hay đấu thầu quyền sử dụng đất.
Một số ý kiến thảo luận về yêu cầu đặt ra đối với công tác định giá đất; chính sách đất đai cho đồng bào dân tộc; quy trình, thủ tục khi thực hiện dự án lấn biển; chính sách quản lý đất đai tại các khu kinh tế, khu chế xuất, đơn vị hành chính đặc biệt…
Đáng chú ý, các đại biểu thống nhất cao, không đưa ra các phương pháp định giá đất trong dự thảo Luật, cần căn cứ vào trường hợp cụ thể để áp dụng phương pháp phù hợp, bảo đảm xác định giá trị đất đai sát với thực tiễn.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc cho rằng để bảo đảm định giá đất chính xác, cần xây dựng hệ thống dữ liệu đất đai đầy đủ, nâng cao năng lực của cán bộ địa phương, tham khảo kinh nghiệm những quốc gia có chế độ đất đai tương đồng.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc kiến nghị có quy định rõ ràng đối với việc giao quyền sử dụng đất cho dự án theo hình thức đấu giá, đấu thầu hay thỏa thuận để các địa phương triển khai thuận lợi.
Để có thêm quỹ đất ở, đất sản xuất hỗ trợ đồng bào dân tộc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông đề xuất phương án tạo quỹ đất từ đất nông, lâm trường. Việc hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc cần căn cứ vào địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn như quy định trong dự thảo Luật hiện nay.
Các đại biểu đã trao đổi thêm về một số vấn đề như: Mối quan hệ giữa các quy hoạch khác nhau, kế hoạch sử dụng đất đai; cơ chế thu tiền sử dụng đất hàng năm của doanh nghiệp; thẩm quyền thu hồi, giao đất quốc phòng, an ninh để phục vụ phát triển kinh tế-xã hội; đối tượng cán bộ, chiến sỹ Quân đội, Công an được giao đất ở không qua đấu giá, đấu thầu…
Nhấn mạnh tinh thần tiếp thu, hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đến “phút cuối cùng,” Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh Luật Đất đai là đạo luật rất quan trọng, thể chế hóa các chủ trương lớn của Nghị quyết 18-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao. Trong quá trình xây dựng dự thảo Luật, Chính phủ có trách nhiệm cùng với Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Ủy ban của Quốc hội trao đổi cặn kẽ mọi ý kiến để tiếp thu, hoàn thiện.
“Thậm chí những vấn đề chưa đưa vào luật nhưng thực tiễn đặt ra thấy cần thiết, mạnh dạn nghiên cứu, báo cáo Trung ương, Bộ Chính trị. Mục tiêu cuối cùng là xây dựng một đạo luật có tính thực tiễn, sức sống và tầm nhìn,” Phó Thủ tướng nói.
Trao đổi một số vấn đề cụ thể, Phó Thủ tướng cho rằng cần xác định một số chỉ tiêu đất đai quan trọng, mang tính ổn định như đất lúa, đất rừng, khu vực bảo tồn thiên nhiên, di sản văn hóa, các khu dân cư đã phát triển ổn định… Những chỉ tiêu khác được xác định theo thị trường, phân cấp cho địa phương để thực hiện hiệu quả hơn, từ đó bảo đảm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai “vừa tĩnh, vừa động.”
Phó Thủ tướng lưu ý các quy hoạch quốc gia cũng như quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch ngành, lĩnh vực có sử dụng đất phải bảo đảm phù hợp, thống nhất, đồng bộ, gắn kết chặt chẽ, thúc đẩy lẫn nhau để phát triển.
Nhấn mạnh hoạt động thu hồi đất đai, tái định cư có ảnh hưởng lớn về mặt xã hội cũng như nguồn lực thực hiện, Phó Thủ tướng cho rằng phải có quy trình, thủ tục chặt chẽ để bảo đảm tính khả thi trên cơ sở xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm ở cấp huyện được điều chỉnh linh hoạt.
Phó Thủ tướng nêu rõ, chính sách đất đai cho đồng bào dân tộc là vấn đề lớn, đã được nhận thức tương đối rõ trong dự thảo Luật. Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc phải theo tiêu chí về địa bàn, khu vực cụ thể, quan tâm chế độ sử dụng đất hợp lý để bảo về nguồn tư liệu sản xuất nhưng không vi phạm các quyền lợi hợp pháp của người dân.
Về quy định các dự án lấn biển, Phó Thủ tướng cho rằng, dự thảo Luật hướng đến quản lý hoạt động này cần chặt chẽ hơn, nhất là bảo vệ môi trường; đồng thời phải khuyến khích, huy động nguồn lực xã hội cùng nhà nước phát triển quỹ đất quốc gia.
Liên quan đến phương pháp định giá đất, Phó Thủ tướng khẳng định tầm quan trọng của việc thu thập, xây dựng cơ sở dữ liệu đầu vào cho các phương pháp định giá đất.
“Việc áp dụng các phương pháp định giá tùy thuộc vào từng trường hợp, tình huống khác nhau. Tuy nhiên, nếu số liệu đầu vào chính xác, áp dụng phương pháp nào cũng cho ra kết quả như nhau. Vì vậy, dự thảo Luật cần quy định về mặt nguyên tắc, yêu cầu đặt ra đối với định giá đất đai phù hợp với giá trị thị trường, khách quan nhất có thể,” Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì buổi làm việc. (Ảnh: TTXVN).
Cho ý kiến về thực hiện đấu thầu, đấu giá quyền sử dụng đất đối với các dự án đầu tư, Phó Thủ tướng cho rằng cần đổi mới tư duy, hướng tiếp cận theo hướng tính toán giá trị tổng thể của dự án mang lại cho xã hội thay vì số tiền thu được sau khi đấu giá.
“Cùng một khu đất nhưng đấu thầu, đấu giá để xây công trình văn hóa, bệnh viện, trường học không thể giống như dự án nhà ở, trung tâm thương mại,” Phó Thủ tướng nêu ví dụ.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp thu ý kiến đóng góp về làm rõ một số khái niệm như đất sản xuất, thương mại, dịch vụ, du lịch…; phương án đấu thầu, đấu giá, giao quyền sử dụng đất đối với các thửa đất xen kẽ ở khu đô thị; tiêu chí xác định dự án trọng điểm; chú trọng mối quan hệ giữa Luật Đất đai với các luật, chính sách quản lý khác; tăng cường phân cấp cho địa phương trong quản lý đất nông nghiệp, đất rừng; chú ý mối quan hệ giữa quản lý đất đai với quy định pháp luật trong lĩnh vực khoáng sản…/. | Phó Thủ tướng: Bảo đảm kế hoạch sử dụng đất đai ‘vừa tĩnh, vừa động’ | 1,409 | |
Chợ cổ Hà Nội còn lại đến ngày nay không nhiều. Do nhu cầu ngày càng phát triển của cuộc sống, nhiều chợ dân sinh khác, nhiều loại hình thương mại hiện đại cũng mọc lên.
Sự tồn tại của những chợ truyền thống hiện diện giữa nhịp sống hiện đại được mọi người nhìn nhận tựa như những mảnh ghép cũ, khiến cuộc sống trở nên thân thuộc, gần gũi hơn và gợi nhớ về những ký ức xưa.
Ngày mùng 4/6 âm lịch, đúng ngày họp phiên chợ Bưởi, chị Phạm Thị Thuân (làng Đông, phường Bưởi,
quận Tây Hồ
) lại mang mấy lồng chó mèo con ra chợ ngồi bán. Công việc này gắn bó với chị hơn 20 năm qua. Dù lượng người mua không nhiều như trước nhưng chị nói rằng, đó là nghề của chị nên không thể bỏ. Không chỉ bán ở chợ Bưởi mà tới các chợ phiên khác như: chợ Hà Đông, chợ Trôi, chợ Mơ… chị cũng lần lượt mang tới bán.
Nơi bán giống vật nuôi ở phiên chợ Bưởi. Ảnh: Baotintuc.
Còn chị Đỗ Thị Trường (tiểu thương chợ Bưởi) lại gắn bó với mặt hàng cây hoa cảnh và cũng có thâm niên gần 30 năm bán hàng tại chợ Bưởi. Không chỉ vào 6 ngày phiên chợ trong tháng mà ngay cả ngày thường, chị cũng ngồi bán tại đây. Cũng trong tình cảnh chung, lượng khách mua ít nhưng có lẽ bán cây hoa cảnh là duyên nghiệp nên chị vẫn gắn bó với nó.
Chợ Bưởi ngày nay khác với hình bóng từ nhiều thập kỷ trước. Nhưng thật may, khu vực chợ phiên, một nét văn hóa xưa, vẫn được bố trí tại một góc chợ, dù diện tích rất khiêm tốn. Khu vực bán cây rau giống, hoa cây cảnh được bố trí phía ngoài, giáp hai đường Lạc Long Quân và Hoàng Hoa Thám.
Khu vực bán con giống được bố trí phía trong chợ. Duy chỉ có điều, lượng người bán cây rau giống chỉ còn vài ba hàng, bán con giống được gần 7 – 8 hàng, còn lại số hàng bán cây hoa cảnh nhiều hơn chút ít. Mặc dù chợ phiên bị thu hẹp rất nhiều so với khoảng 20 năm trước nhưng đó là nét văn hóa đặc trưng của chợ Bưởi nên đơn vị quản lý chợ vẫn duy trì.
Đến đó, người đi chơi chợ vẫn gặp được cảnh vui nhộn, đáng yêu ở khu vực bán con giống; thấy tinh thần thư thái ở khu vực bán cây hoa cảnh. Họ như được trở về tuổi thơ, thủa theo bà, theo mẹ ra chợ chơi, mua bán con giống hay vật dụng sinh hoạt thường ngày.
Chợ Hôm – Đức Viên nằm ở góc ngã tư Phố Huế – Trần Xuân Soạn được biết tới là một trong những chợ dân sinh lâu đời và lớn nhất ở
Hà Nội
. Xưa kia, khu vực chợ Hôm từng là trận địa đánh trả Thực dân Pháp khốc liệt và từng hứng chịu những đợt mưa bom, lửa đạn của Đế quốc Mỹ. Sau nhiều lần tu sửa, chợ Hôm – Đức Viên dần thay đổi diện mạo, vừa mang dáng vẻ vừa hiện đại, vừa truyền thống như ngày hôm nay.
Bước chân vào cổng chợ là một thế giới hàng hóa mở ra với vô vàn các mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm. Ở đây, hầu như có tất cả mặt hàng phục vụ nhu cầu hàng ngày của gia đình, từ quần áo, vải vóc đến thực phẩm, trái cây. . . Trong đó, mặt hàng nhiều nhất ở chợ này chính là vải, khách hàng có thể lựa chọn những loại vải may quần áo, chăn ga, rèm… Ngoài ra, còn rất nhiều gian hàng khác phân theo khu vực như: Khu thực phẩm, khu đồ ăn vặt, khu hoa quả, trái cây… Mỗi khu vực, mỗi gian hàng được sắp xếp theo trình tự không gian rất hợp lý.
Người dân phố Trần Xuân Soạn, Lò Đúc, Hòa Mã, phố Huế… gắn bó với chợ Hôm – Đức Viên như một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mình. Không chỉ là nơi mua sắm cho sinh hoạt thường ngày mà chợ trở nên gần gũi, thân thuộc như người bạn tri kỷ khi cùng họ đi qua nhiều năm tháng.
Nhà xã hội học, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình cho rằng, hiện nay, các siêu thị, trung tâm thương mại mọc lên ngày càng nhiều đã tác động lớn đến thói quen tiêu dùng của người dân và vì thế các chợ truyền thống không còn nhiều ưu thế như trước. Chợ truyền thống bị thu hẹp sẽ để lại nhiều tiếc nuối cho một bộ phận cư dân vì nó không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa mà nó còn là hoài niệm, ký ức. Những chợ truyền thống còn lại giống như những bảo tàng sống về văn hóa, xã hội trong đời sống hiện nay.
Với nhiều người Hà Nội, nhất là những người lớn tuổi, đi chợ như một thói quen hàng ngày khó bỏ. Ngay cả những người không phải lo mua bán rau xanh, thực phẩm hàng ngày, những khi rảnh rỗi, người ta vẫn muốn ra chợ chơi, để xem hàng hóa, giao lưu với mọi người. Ở đó, người ta tìm thấy niềm vui, tìm thấy những kỷ niệm cũ mà trong bộn bề cuộc sống khó có thể tìm thấy được.
Chợ Mơ, Hà Nội ngày xưa. Ảnh: TTXVN.
Nhân dịp cuối tuần qua, khi con cháu được nghỉ làm, bà Nguyễn Thị Hiền Thanh (trú tại ngõ 81 Lạc Long Quân,
quận Cầu Giấy
) ra chợ Bái Ân, nay gọi là chợ Nghĩa Đô chơi. Chợ nhỏ, nằm giữa khu dân cư đông đúc nhưng lại mang tính chất chợ quê nhiều hơn, do bà con các vùng ven mang nông sản vào bán.
Chợ họp đến trưa thì tan, chỉ còn vài ba hàng cố định bán. Rau cỏ, hoa quả, thịt, cá chủ yếu mang ở quê ra nên khá đa dạng, giá cả phải chăng. Gặp mấy người quen cũ, bà hồ hởi hỏi thăm. Được mời chào mua hàng, bà Thanh dừng chân lại mua, người bán cũng không nói thách, bà cũng chẳng trả giá. Đi một vòng chợ chừng hơn nửa giờ đồng hồ, chiếc làn trên tay bà cũng trĩu nặng hoa quả, rau xanh và thêm vài vật dụng cần thiết khác.
Bà cho biết, sinh ra và lớn lên ở mảnh đất này nên từ nhỏ bà thường được theo bà nội, theo mẹ đi chợ Bái Ân. Hình ảnh chợ quê cứ dần theo tâm trí bà đi cùng năm tháng. Đến khi lập gia đình và giờ có tuổi, bà vẫn ở tại nơi cũ nên vẫn thường xuyên gắn bó với chợ. Dù thời điểm này, việc nội trợ do các con cháu lo nhưng thỉnh thoảng bà vẫn tự mình đi chợ cho vui, cho khuây khỏa.
Chợ truyền thống luôn là hình ảnh in đậm vào tâm thức nhiều người. Có những người xa quê, khi trở về chốn cũ, người ta thường muốn ra chợ thăm thú, mua sắm, tìm lại ký ức. Mới đây có một gia đình Việt kiều Pháp khi về thăm quê đã tới phiên chợ Bưởi chơi, để nhớ về những kỷ niệm thủa xưa.
Hai vợ chồng và con cái vô cùng thích thú khi thăm dãy hàng bán chó, mèo, thỏ, gà, vịt giống và liên tục ghi lại những bức ảnh đáng yêu. Tất nhiên, chợ Bưởi hiện nay khác với thời họ đã từng gắn bó nhưng điều quan trọng, họ tìm về hoài niệm, để sống lại không khí chợ phiên thủa xưa.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thị An, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội, sự gắn kết nông thôn – thành thị ở các đô thị Việt Nam khá chặt chẽ và chợ truyền thống là nơi thể hiện sự gắn kết đó một cách rõ nhất.
Người Việt Nam sống ở các đô thị, dù đã quen với việc mua bán ở siêu thị nhưng vẫn không từ bỏ thói quen mua hàng ở chợ truyền thống vì sự tiện lợi, vì độ tươi ngon của một số loại thực phẩm, vì sự phong phú của các mặt hàng họ đã quen dùng và đặc biệt, vì một thói quen đã gắn chặt với đời sống hàng ngày của họ.
Người Việt Nam luôn cảm thấy một cảm giác thân thương khi đi chợ truyền thống, vì thế, nếu chợ truyền thống mất dần đi, quả là có niềm tiếc nuối nhất định…
Chợ truyền thống Hà Nội là thế, luôn là nơi người ta muốn đến, muốn gắn bó, muốn nhớ về. Dù hệ thống thương mại hiện đại đang ngày càng mở rộng nhưng chợ truyền thống không thể thay thế trong tâm thức nhiều người. Tuy nhiên, sự dịch chuyển của thời cuộc ít nhiều cũng tác động tới vị trí, hình ảnh thân thuộc của các chợ truyền thống ở Thủ đô./.
(Còn nữa)
———————
Chợ truyền thống Hà Nội – ký ức cũ trong nhịp sống hiện đại. Bài 1: Lát cắt sinh động đời sống văn hóa, xã hội Kẻ Chợ | Chợ truyền thống Hà Nội – Ký ức cũ trong nhịp sống hiện đại. Bài 2: Những mảnh ghép còn lại | 1,560 | |
Chợ Đồng Xuân như một chứng nhân lịch sử chứng kiến những thay đổi của Thăng Long - Hà Nội hàng trăm năm qua. Ảnh: TTXVN.
Thăng Long – Kẻ Chợ xưa kia được ví như một ‘chợ lớn’, nơi các phường hội, phường nghề buôn bán tấp nập, những chợ trên bến dưới thuyền, những địa điểm giao thương sầm uất của cư dân nội, ngoại thành.
Dấu tích để lại đến ngày nay vẫn còn khá nhiều, trong đó có những chợ truyền thống hiện diện như các chứng nhân, ẩn chứa vô vàn câu chuyện về văn hóa, lịch sử sinh động một thời.
Ngày nay, việc phát triển hệ thống thương mại hiện đại là xu hướng tất yếu, tuy nhiên, các chợ truyền thống Hà Nội vẫn là một phần không thể thiếu, như mộ sự nối dài ký ức cũ với hiện tại. Bảo tồn chợ truyền thống là bảo tồn văn hóa, lịch sử Hà Nội và thành phố cần có những hướng đi phù hợp, hài hòa giữa hai yếu tố cũ – mới.
Bài 1: Lát cắt sinh động đời sống văn hóa, xã hội Kẻ Chợ
Nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày và phát triển kinh tế, xã hội là những yếu tố để chợ Hà Nội sớm được hình thành, kể từ khi bắt đầu định hình ra đất Thăng Long – Hà Nội. Chợ là nơi phản chiếu rõ nhất đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của cư dân Kẻ Chợ, song hành cùng sự phát triển của đất Kinh kỳ. Đến tận sau này, người ta vẫn coi chợ truyền thống là một nét văn hóa đặc trưng của Hà Nội, là tuổi thơ, là ký ức, là cuộc sống của nhiều thế hệ.
Nằm giữa khu phố cổ Hà Nội, chợ Đồng Xuân như một chứng nhân lịch sử chứng kiến những thay đổi của Thăng Long – Hà Nội hàng trăm năm qua. Là một trong những chợ lâu đời nhất của Hà Nội, dù trải qua nhiều biến động của các giai đoạn lịch sử nhưng chợ Đồng Xuân vẫn giữ được kiến trúc cũ.
Quầy hàng bán đồ thủ công mỹ nghệ, quà tặng phục vụ khách du lịch ở chợ Đồng Xuân (Hà Nội). Ảnh: Đinh Thuận – TTXVN.
Theo sử sách ghi lại, trong thời gian xây dựng lại thành Thăng Long vào mùa Hạ năm Giáp Tí (1804), Tổng trấn Nguyễn Văn Thành dưới triều Nguyễn đã cho đặt ngôi chợ lớn ở cửa chính Đông. Người dân họp chợ trên hai khu đất ở cạnh chùa Cầu Đông ở phố Hàng Đường và cạnh đền Bạch Mã ở phố Hàng Buồm, gần bến sông, tiện cho thuyền đi lại. Năm 1889, người Pháp quy hoạch lại, đã giải tỏa hai chợ trên và dồn tất cả hàng quán vào khu đất trống của phường Đồng Xuân, hình thành nên chợ Đồng Xuân.
Chợ Đồng Xuân nổi tiếng sầm uất ở đất Thăng Long thời bấy giờ. Trong cuốn “Hà Nội 36 phố phường”, nhà văn Thạch Lam viết: “Chợ Đồng Xuân – cái “bụng” của thành phố – là nơi mà những vật liệu cần cho các cao lâu từ các vùng quê và ngoại ô dồn đến ở đây… Tất cả của ngon vật lạ các nơi đều đem đến đây, để hiến cho sự thưởng thức sành sỏi của người Hà Nội”.
Bao năm qua, chứng kiến sự chuyển đổi từ thời phong kiến nhà Nguyễn, thời Pháp thuộc và trải qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ nhưng chợ Đồng Xuân vẫn giữ được đặc trưng riêng của mình. Người dân phố cổ vẫn tự hào về chợ, các tiểu thương vẫn gắn bó từ năm này qua năm khác.
Ông Vũ Hà Thanh, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đồng Xuân chia sẻ: Chợ Đồng Xuân giống như một chứng tích lịch sử giữa lòng phố cổ. Bao năm qua, chợ vẫn giữ vai trò là đầu mối giao thương lớn của Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Bên cạnh việc bảo tồn kiến trúc cũ, ngay cạnh mặt tiền chợ còn có bức phù điêu “Hà Nội – Mùa Đông 1946” tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì Thủ đô trong trận chiến đấu oanh liệt những ngày đầu Thủ đô kháng chiến”.
Cùng với chợ Đồng Xuân, đan xen trong những phố phường xưa là những chợ buôn bán khác. Có thể kể tới những chợ được coi là cổ và khá nổi tiếng của Hà Nội như: Chợ Hàng Da, chợ Hàng Bè, chợ Mơ, chợ Hôm, chợ Bưởi, chợ Châu Long, chợ Ngọc Hà… Chợ Hàng Da họp ở cuối phố Hàng Da, xưa khu vực này có nghề thuộc da trâu bò, hình thành từ cuối thế kỷ 19 với cái chợ làng bán rau cỏ, cua cá, gạo cho sinh hoạt thường ngày người dân xung quanh.
Chợ Hôm cũng hình thành từ giữa thế kỷ 19, chuyên họp lúc chiều hôm ở làng Giáo Phường, tổng Tả Nghiêm, huyện Thọ Xương, với mặt hàng phục vụ sinh hoạt như: rau, cá, tôm,…. Sau khi Pháp chiếm Hà Nội, chợ bắt đầu họp cả ngày, bán thêm cả gà ,vịt đáp ứng nhu cầu của Nhà thương Đồn Thủy. Chợ Mơ nằm trên đất Kẻ Mơ, chợ họp một tháng 6 phiên vào các ngày 2, 7, 12, 17, 22, 27 (âm lịch) bán nhiều nông sản, thực phẩm, con giống và nông cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp… Sau này, các chợ mở rộng kinh doanh các loại hàng hóa, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân.
Là người có nhiều năm gắn bó với văn hóa Hà Nội, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội Trần Thị An cho rằng, trong quá khứ, các phường nghề ở các vùng nông thôn đã mang nghề ra Thủ đô để sản xuất, tiêu thụ hàng hóa và định cư ở Thủ đô mà tên gọi vẫn còn lại đến ngày nay.
Ngay tại thời điểm này, người ta vẫn có thể thấy xuất hiện ở các chợ truyền thống ở Hà Nội những người từ nhà quê mang hàng ra bán, những hàng hóa được mang từ nông thôn lên bán, những người làm nghề chở các loại hàng hóa từ nông thôn ra chợ Hà Nội… Mối liên hệ chặt chẽ giữa đô thị với nông thôn làm nên nét đặc trưng của phố phường Hà Nội, không dễ mất đi trong thời gian trước mắt.
Thực tế có rất nhiều chợ cổ của Thăng Long – Kẻ Chợ không còn tồn tại đến ngày nay do sự biến đổi trong các giai đoạn lịch sử. Nhưng với những chợ còn tiếp nối theo mạch thời gian, được coi như tài sản văn hóa, tinh thần của người dân, bên cạnh chức năng giao thương hàng hóa phục vụ đời sống dân sinh. Nó tựa như tấm gương phản chiếu đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của Hà Nội mà nhìn vào đó, người ta có thể hiểu được sự phát triển của từng giai đoạn lịch sử.
Xưa kia, tất cả bến đò dọc theo sông Hồng đều là những nơi đón hàng mạn ngược về kinh đô Thăng Long, rồi lại tỏa đi các nơi buôn bán. Mỗi bến đò mang dấu ấn văn hóa từng vùng và từ đó hình thành nên các chợ ven sông. Đó là chợ vùng Đông Ngạc, chợ Ngát, chợ Cầu Đông… Mỗi bến sông đều có cầu để thuyền bè neo đậu, vì thế dân gian gọi là búa. Từ “chợ búa” cũng sinh ra từ đây.
Chợ truyền thống Hà Nội. Ảnh: Đinh Thuận – TTXVN.
Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến sau những kỳ công tìm hiểu về văn hóa Thăng Long, về sông Hồng, về sự hình thành các chợ, cho biết: Sự giao thương hàng hóa ở nhiều bến sông thủa sơ khai đã hình thành nên các chợ và cũng chính là nơi sinh ra ngôn ngữ thị dân. Chợ bến sông sinh ra ngôn ngữ thị dân vì người ta giao lưu, buôn bán, giải thích với khách hàng, thuyết phục khách, liên kết với nhau để mua bán hàng hóa. Đó cũng là ý nghĩa của sông Hồng, sông Hồng sinh ra bến, bến sinh ra chợ, từ chợ thúc đẩy ngôn ngữ thị dân phát triển.
Bởi vậy, cũng không thể phủ nhận rằng, chợ truyền thống Hà Nội góp phần phát triển văn hóa đất Kinh kỳ. Bên cạnh việc phát triển ngôn ngữ thị dân, bản thân các chợ chứa đựng nhiều yếu tố văn hóa khác. Chợ chính là một hình ảnh gần gũi, thân quen, là tuổi thơ, thậm chí gắn bó với cả cuộc đời đối với một số người.
Nhiều nhà nghiên cứu cũng khẳng định rằng, chợ truyền thống là một phần không thể thiếu trong tâm thức của người Hà Nội khi nhắc đến đời sống sinh hoạt hàng ngày, nhất là đối với các bà, các mẹ. Nó chính là bức tranh sống động phản chiếu đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của cư dân mỗi vùng. Chợ thường gắn với văn hóa vật chất, khả năng sản xuất, tiêu dùng của từng địa phương, nên nhìn vào hàng hóa được bày bán, người ta có thể hình dung ra đời sống của địa phương đó, thói quen tiêu dùng của nơi đó ra sao.
Tuy vậy, chợ không đơn thuần là nơi giao thương, mà còn là nơi gặp gỡ, trao đổi thông tin, giao lưu văn hóa. Người ta không chỉ đi chợ mua bán hàng hóa mà còn đi chơi chợ, thăm thú chợ, gặp gỡ người quen để trò chuyện. Nhiều câu chuyện to nhỏ, từ chuyện nhà cửa, bạn bè, người thân và cả những câu chuyện không đầu không cuối được trao đổi vui vẻ cùng nhau. Những người khác có thể thăm thú, ngắm nhìn những mặt hàng được bày bán, xem cách người ta giao lưu, mua bán với nhau. Chợ cũng là nơi người phụ nữ thể hiện sự đảm đang, tháo vát của mình để lựa chọn những đồ thực phẩm cho bữa ăn ngon, những vật dụng cần thiết trong gia đình. Hay cũng là niềm vui của cả người mua, lẫn người bán khi trao đổi được món hàng ưng ý trong sự cởi mở.
Tiến sĩ Lê Thị Minh Lý, Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam cho rằng: “Chợ là hình ảnh thu nhỏ của xã hội. Tất cả hoạt động ở chợ đều chứa đựng các yếu tố văn hóa. Đi chợ, người ta sẽ tìm thấy nhiều điều thú vị và ai cũng nhớ về nó, đọng lại những kỷ niệm về nó”. Bà cũng cho rằng, chợ Thăng Long thời xưa và chợ của
Hà Nội
thời cận hiện đại đều có dấu ấn riêng, nó để lại cho mỗi thế hệ những biểu tượng, tình cảm, tri thức và ký ức về nó.
Chợ truyền thống Hà Nội được coi như một không gian văn hóa sống động, bên cạnh các yếu tố kinh tế, xã hội. Dù có chợ còn tồn tại, có chợ đã mất đi nhưng các không gian văn hóa đó vẫn gợi nhớ ký ức về một thời xưa cũ. Sự hiện diện những chợ truyền thống còn lại như những mảnh ghép cũ trong nhịp sống hiện đại./.
————————
Chợ truyền thống Hà Nội – Ký ức cũ trong nhịp sống hiện đại. Bài 2: Những mảnh ghép còn lại | Chợ truyền thống Hà Nội – ký ức cũ trong nhịp sống hiện đại. Bài 1: Lát cắt sinh động đời sống văn hóa, xã hội Kẻ Chợ | 1,956 | |
Quang cảnh buổi tọa đàm.
Ngày 23-7, tại
Gia Lai
, Hội VHNT Gia Lai và Hội VHNT Kon Tum đã phối hợp tổ chức tọa đàm với chủ đề “Văn học trẻ – Văn học dân tộc thiểu số Tây Nguyên những điều cần suy ngẫm”. Đông đảo văn nghệ sĩ từ hai tỉnh đã về tham dự.
Tây Nguyên được xem là miền đất “màu mỡ” cho những cây bút viết về đề tài dân tộc thiểu số (DTTS). Nhưng suốt một thời gian dài mảng đề tài này hãy còn gượng gạo, e dè và cầm chừng. Những cây bút viết về đề tài DTTS ngày một ít dần theo thời gian cả về số lượng lẫn chất lượng.
Từ Hà Nội, nhà văn Cao Duy Sơn, Phó Chủ tịch Hội VHNT các DTTS Việt Nam đã vào tham dự. Theo ông, văn học ở Tây Nguyên không chỉ dành cho những người DTTS viết, mà dành cho tất cả những người viết chung trên cả nước, có thể sống hoặc không sống ở vùng đất Tây Nguyên, nhưng nếu hiểu và có tình cảm về vùng đất này đều có thể viết.
“Ngoại trừ những tác phẩm viết về kháng chiến cách mạng, còn hiện nay, Tây Nguyên đã có những tác phẩm đồ sộ chưa? Câu trả lời là chưa. Thời đại Tây Nguyên đổi mới, Tây Nguyên đang đi trên con đường mới để phát triển, để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc cần phải có những tác phẩm tầm cỡ. Những tác phẩm ấy phải phản ánh được cuộc sống hiện thực hiện nay. Trong khi đó, Tây Nguyên ngày nay đã khác xưa lắm rồi”, nhà văn Cao Duy Sơn nhấn mạnh.
Ông Đặng Công Hưng, Phó Chủ tịch Thường trực – Hội VHNT Gia Lai, cho rằng, văn học DTTS đóng một vai trò quan trọng trong sinh hoạt văn hóa tinh thần của mỗi con người, là một bộ phận tạo nên hương sắc và sự đa dạng phong phú cho nền văn học nước nhà. Tuy nhiên, những sáng tác về đề tài DTTS những năm gần đây dần “thưa” cả về số lượng lẫn chất lượng.
“Văn học DTTS Tây Nguyên cần những cú hích mạnh mẽ, riết róng hơn nữa từ bản thân của người cầm bút. Và, muốn viết được phải có vốn sống và sự am hiểu về văn hóa truyền thống của tộc người. Viết là sự đòi hỏi, sự thôi thúc, sự trả nợ ân tình với vùng đất ta đang sống nhưng viết trong sự hời hợt, sự mù mờ về văn hóa truyền thống là một sự “nguy hiểm” đáng sợ”, ông Đặng Công Hưng cho biết.
Trong bức tranh chung của văn học trẻ khu vực Tây Nguyên có vẻ hơi trầm lắng thì Gia Lai lại là địa phương quy tụ lực lượng viết văn trẻ khá hùng hậu với những cái tên như Lê Vi Thủy, Lê Thị Kim Sơn, Đào An Duyên, Nguyễn Minh Tuấn, Tạ Ngọc Điệp, Trương Thị Chung, Lữ Hồng, Nguyễn Thị Diễm, Nguyễn Thanh Thúy… Tuy vậy, có một thực tế là đề tài DTTS gần như vắng bóng ở những tác giả này.
Nhà văn trẻ Lê Thị Kim Sơn (sinh năm 1986) là cây bút nổi bật tại Gia Lai và khu vực Tây Nguyên hiện nay. Đến nay, chị đã có nhiều tác phẩm đăng trên các báo trung ương và địa phương, và là tác giả của các đầu sách: tập truyện ngắn
Hẹn yêu
và tạp bút
Hoa nắng Tây Nguyên
.
Theo Lê Thị Kim Sơn, người viết trẻ khi tiếp cận đề tài DTTS thường gặp nhiều khó khăn về ngôn ngữ, tập tục, vốn sống, sự trải nghiệm và hiểu biết về mảnh đất Tây Nguyên.
“Sự thiếu hiểu biết đó khiến người trẻ ít dám viết về Tây Nguyên, hoặc nếu có viết sẽ không dám đi sâu, đi sát vào vấn đề mà chỉ nhắc qua một chút cái tên, hay cách dùng từ lơ lớ để trôi qua câu chuyện. Chính vì vậy, những tác phẩm của người viết trẻ về đề tài DTTS vẫn chưa có nhiều về số lượng cũng như chất lượng của tác phẩm”, Lê Thị Kim Sơn nhận định.
Đồng quan điểm, nhà thơ Lê Vi Thủy cũng cho rằng, mảng đề tài về người DTTS, về vùng đất Tây Nguyên còn bị bỏ trống. “Bản thân tôi là người đã có một số tác phẩm viết về mảng đề tài DTTS nhưng chưa thể đào sâu, cũng như truyền tải được hồn cốt của mảnh đất Tây Nguyên qua tác phẩm của mình. Không riêng gì bản thân tôi, các tác giả trẻ của Gia Lai cũng chưa có tác phẩm nào đi sâu vào các mảng đề tài này, đây là một điều đáng tiếc của các tác giả trẻ Gia Lai”, nhà thơ Lê Vi Thủy bày tỏ.
Tại tọa đàm, các nhà văn nhà thơ, văn nghệ sĩ đến từ hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum như nhà văn Thu Loan, nhạc sĩ Lê Xuân Hoan, nhà văn Hoàng Thanh Hương, nhà thơ Hoàng Việt, nhà văn Phạm Đức Long, nhà thơ Tạ Văn Sỹ, nhà văn trẻ Nguyễn Đức Hưng… đã cùng nhau trao đổi để tìm ra những giải pháp nhằm giúp văn học DTTS phát triển và tạo được dấu ấn riêng trong dòng chảy của văn học Việt Nam hiện nay. | Văn học dân tộc thiểu số Tây Nguyên – Vắng bóng những tác phẩm hiện đại | 907 | |
Ngày 24/7, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã có cuộc gặp hẹp và đồng chủ trì cuộc hội đàm cùng Tổng thống Áo Alexander Van der Bellen, gặp Chủ tịch Thượng viện Áo Claudia Arpa, thăm trụ sở cơ quan của Liên hợp quốc và làm việc với IAEA, thăm gia đình, nói chuyện với Tiến sỹ Vật lý Nguyễn Duy Hà…
Trong khuôn khổ chuyến thăm
Cộng hòa Áo
theo lời mời của Tổng thống Áo Alexander Van der Bellen, sáng 24/7, lễ đón chính thức Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã được tổ chức trọng thể tại Phủ Tổng thống Áo. Ngay sau lễ đón chính thức, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Alexander Van der Bellen đã có cuộc gặp hẹp và sau đó đồng chủ trì cuộc hội đàm giữa Đoàn đại biểu cấp cao hai nước.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Áo Alexander Van der Bellen. (Ảnh: TTXVN).
Tổng thống Alexander Van der Bellen nhiệt liệt chào mừng Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm chính thức Cộng hòa Áo, thể hiện sự coi trọng của Đảng, Nhà nước Việt Nam và cá nhân Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đối với mối quan hệ hai nước, chúc mừng những thành tựu to lớn của Việt Nam trong phát triển kinh tế – xã hội thời gian qua, khẳng định Áo coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Việt Nam được thiết lập từ năm 1972, coi Việt Nam là đối tác quan trọng trong việc triển khai chính sách đối ngoại của Áo tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nhất là về thương mại, đầu tư, mong muốn củng cố, đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hai nước về kinh tế, giáo dục, văn hóa.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trân trọng cảm ơn sự đón tiếp trọng thị, chu đáo và nồng hậu mà Tổng thống Alexander Van der Bellen và nhân dân Áo dành cho Đoàn, khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt tốt đẹp với Áo, người bạn tin cậy của Việt Nam trong Liên minh châu Âu EU. Chủ tịch nước tin tưởng chuyến thăm sẽ góp phần tăng cường tin cậy chính trị giữa hai nước, tạo xung lực mới thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Việt Nam – Áo trong giai đoạn tiếp theo, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Trao đổi về quan hệ song phương, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Alexander Van der Bellen bày tỏ hài lòng về sự phát triển thực chất và hiệu quả sau hơn nửa thế kỷ của quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực như chính trị – ngoại giao, thương mại – đầu tư, hợp tác phát triển, văn hóa, giáo dục – đào tạo, đào tạo nghề, khoa học – công nghệ, giao lưu nhân dân.
Về hợp tác kinh tế, hai nhà lãnh đạo đánh giá tích cực về quan hệ kinh tế – thương mại – đầu tư hai nước với kim ngạch thương mại song phương đạt 2.79 tỷ USD năm 2022, Áo có nhiều doanh nghiệp lớn đang kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đề nghị hai bên cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ, tận dụng hiệu quả các lợi ích của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA); trong đó có việc xem xét tạo thuận lợi cho các mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của mỗi nước tiếp cận thị trường của nhau; Áo có chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Áo đẩy mạnh đầu tư đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực thế mạnh như công nghiệp phụ trợ cho sản xuất ô tô, đường sắt, thiết bị y tế, dược phẩm…
Tổng thống Áo nhấn mạnh
Việt Nam
là đối tác lớn nhất của Áo ở Đông Nam Á, mong hai bên quan tâm cải thiện cân bằng thương mại song phương. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cũng đề nghị Áo sớm hoàn tất thủ tục phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA) nhằm tạo thuận lợi cho quan hệ đầu tư bình đẳng, cùng có lợi giữa hai bên; đề nghị Áo ủng hộ và thúc đẩy Ủy ban Châu Âu (EC) sớm gỡ bỏ thẻ vàng IUU đối với thủy sản của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam xuất khẩu mặt hàng này vào EU. Chủ tịch nước đề nghị Áo đưa Việt Nam vào danh sách ưu tiên nhận ODA và có chính sách cho vay ưu đãi hơn, đặc biệt đối với những dự án trong các lĩnh vực y tế, môi trường, đào tạo nghề, phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn. Tổng thống Áo hoan nghênh việc hai bên đang trao đổi về các khoản vay ưu đãi của Chính phủ Áo, từ đó sớm triển khai các dự án hợp tác phát triển một cách bền vững.
Hai bên nhất trí tăng cường các hoạt động hợp tác về giáo dục-đào tạo, văn hóa – nghệ thuật, thể thao, đẩy mạnh các hoạt động giao lưu nhân dân. Tổng thống Áo đánh giá cao cộng đồng người Việt Nam tuy nhỏ nhưng hội nhập tốt vào đời sống kinh tế – xã hội tại Áo và nhất trí với đề nghị của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng về việc tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt tại Áo, làm cầu nối cho quan hệ hữu nghị giữa hai nước.
Trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đánh giá cao việc Áo quan tâm thúc đẩy quan hệ với khu vực Đông Nam Á, Việt Nam, sẵn sàng làm cầu nối giúp Áo tăng cường quan hệ với ASEAN; đề nghị Áo là cầu nối giúp Việt Nam tăng cường quan hệ với EU. Hai Nhà Lãnh đạo nhất trí tiếp tục phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, nhất là Liên hợp quốc, khuôn khổ hợp tác ASEAN – EU, đóng góp cho hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới. Về Biển Đông, hai Nhà Lãnh đạo tái khẳng định tầm quan trọng của hòa bình, ổn định, an toàn, an ninh và tự do hàng hải tại Biển Đông, ủng hộ luật pháp quốc tế và Công ước của Liên hợp quốc về luật Biển (UNCLOS) năm 1982.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã mời Tổng thống Áo và Phu nhân sớm thăm Việt Nam và Tổng thống Áo đã vui vẻ nhận lời mời.
Sau hội đàm, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Áo đã chứng kiến Lễ ký Bản ghi nhớ giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Áo.
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Áo, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã gặp Chủ tịch Thượng viện Áo Claudia Arpa.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gặp Chủ tịch Thượng viện Áo Claudia Arpa. (Ảnh: TTXVN).
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng khẳng định Việt Nam luôn coi trọng củng cố và tăng cường quan hệ với Áo, một đối tác quan trọng và tin cậy của Việt Nam ở châu Âu, cảm ơn sự quan tâm, ủng hộ của Thượng viện Áo đối với quá trình phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam, đặc biệt là những hỗ trợ quý báu giúp Việt Nam vượt qua giai đoạn khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra.
Để tăng cường hợp tác liên Nghị viện hai nước, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đề nghị hai bên đẩy mạnh tăng cường trao đổi đoàn các cấp nhằm gia tăng tin cậy chính trị, tạo thuận lợi cho hợp tác song phương, phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn liên nghị viện khu vực và thế giới. Việt Nam sẵn sàng làm cầu nối thúc đẩy hợp tác giữa Nghị viện Áo và Hội đồng liên Nghị viện ASEAN.
Hai bên nhất trí đánh giá quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam – Áo thời gian qua phát triển mạnh mẽ và hiệu quả trên nhiều lĩnh vực. Hai bên nhất trí tiếp tục phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương, tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc, ASEM, khuôn khổ quan hệ ASEAN – EU cũng như tại các diễn đàn hợp tác liên nghị viện quốc tế như IPU, ASEP…, nhằm đóng góp cho hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Hai bên tin tưởng quan hệ hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nghị viện Áo sẽ phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới, góp phần tích cực vào việc thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Áo. Nhân dịp này, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã chuyển lời mời của Quốc hội Việt Nam và Chủ tịch Thượng viện Áo khẳng định sẽ cử đoàn đại biểu tham dự Hội nghị các nghị sỹ trẻ toàn cầu lần thứ 9 do Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức vào tháng 9 tới.
Chiều ngày 24/7/2023, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã gặp Quyền Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Najat Mokhtar.
Quyền Tổng Giám đốc IAEA Najat Mokhtar đón Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng. (Ảnh: TTXVN).
Quyền Tổng Giám đốc IAEA chào mừng Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đến thăm trụ sở của IAEA, thể hiện sự coi trọng của Việt Nam trong hợp tác với IAEA, cảm ơn những đóng góp tích cực của Việt Nam trong khuôn khổ Liên hợp quốc nói chung và các hoạt động hợp tác ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình với IAEA.
Bà Najat Mokhtar cho biết IAEA ấn tượng về năng lực và sự tham gia tích cực của Việt Nam; nhấn mạnh hợp tác với Việt Nam là mô hình hiệu quả, thành công, trong đó có các lĩnh vực nông nghiệp, y tế, chăm sóc sức khỏe người dân, đặc biệt là người cao tuổi và trẻ em, năng lượng tái tạo, ứng phó với biến đổi khí hậu và khẳng định sẽ tiếp tục hợp tác nâng cao năng lực và chuyển giao công nghệ cho Việt Nam.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đánh giá cao những đóng góp của IAEA và cá nhân Bà Quyền Tổng Giám đốc trong các nỗ lực bảo đảm an toàn, an ninh hạt nhân, chống phổ biến vũ khí hạt nhân, thúc đẩy phát triển và ứng dụng công nghệ hạt nhân vì mục đích hòa bình và phát triển bền vững trên toàn cầu; cảm ơn IAEA trong giai đoạn dịch Covid-19 đã cung cấp cho Việt Nam các thiết bị vật tư y tế, đồng thời đào tạo, chuyển giao công nghệ xét nghiệm, qua đó giúp Việt Nam phòng chống đại dịch hiệu quả và nhanh chóng phục hồi phát triển kinh tế – xã hội.
Hai bên nhất trí đánh giá hợp tác giữa IAEA và Việt Nam đang phát triển tốt đẹp, trong đó IAEA đang hỗ trợ Việt Nam triển khai các dự án trong khuôn khổ “Chương trình hợp tác kỹ thuật của IAEA”, bao gồm hai dự án rất thiết thực về ứng dụng hạt nhân trong giải quyết dịch bệnh có nguồn gốc từ động vật (ZODIAC) và trong giải quyết rác thải nhựa đại dương (NUTEC Plastic).
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng khẳng định, Việt Nam sẽ tích cực tham gia và triển khai các dự án hợp tác kỹ thuật do IAEA khởi xướng trong bối cảnh hai bên đã ký “Khung Chương trình quốc gia về hợp tác kỹ thuật trong phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử giai đoạn 2022 – 2027”; cảm ơn IAEA đã ủng hộ Việt Nam tham gia dự án hợp tác ba bên Việt Nam, IAEA và Lào/Campuchia nhằm hỗ trợ hai nước láng giềng của Việt Nam phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình. Chủ tịch nước đề nghị IAEA tiếp tục tăng các dự án hợp tác kĩ thuật cho khu vực châu Á – Thái Bình Dương để Việt Nam có thể tham gia và có các dự án đặc thù cho Việt Nam để tăng cường đào tạo nhân lực và chuyển giao công nghệ; đề nghị IAEA tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong các hợp tác quốc tế, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ kĩ thuật nhằm tăng cường năng lực quốc gia cho Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực thanh sát, an ninh, an toàn hạt nhân nói chung.
Bà Najat Mokhtar hoan nghênh Việt Nam đã và đang làm tốt vai trò thành viên Hội đồng Thống đốc IAEA nhiệm kỳ 2021 – 2023, mong muốn Việt Nam tiếp tục đóng góp vào các nỗ lực của IAEA nhằm giải quyết các vấn đề quan tâm chung của cộng đồng quốc tế như bảo đảm an ninh, an toàn hạt nhân, chống phổ biến vũ khí hạt nhân, phát triển và ứng dụng công nghệ hạt nhân vì mục đích hòa bình, ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống.
Tiếp tục các hoạt động tại thủ đô Vienna trong chương trình thăm chính thức Cộng hòa Áo, chiều 24/7, theo giờ địa phương, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã tới thăm gia đình, nói chuyện với Tiến sỹ Vật lý Nguyễn Duy Hà – nhà khoa học người Việt có uy tín trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học vật lý lượng tử tại châu Âu và thế giới.
Thăm hỏi gia đình và nghe báo cáo về các công trình, dự án nghiên cứu khoa học của Tiến sỹ Nguyễn Duy Hà, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đánh giá cao những thành tựu và đóng góp của Tiến sỹ Nguyễn Duy Hà trong hành trình theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ.
Chủ tịch nước nhấn mạnh Đảng, Nhà nước luôn mong muốn người Việt Nam ở nước ngoài nói chung, giới trí thức, khoa học công nghệ Việt Nam ở nước ngoài nói riêng ngày càng đạt được những thành tựu mới trong nghiên cứu khoa học, giảng dạy và trong cuộc sống.
Vui mừng được biết nhà khoa học Nguyễn Duy Hà cùng gia đình đạt được nhiều kết quả rất đáng khích lệ trong thời gian qua, Chủ tịch nước tin tưởng những trí thức như gia đình Tiến sỹ Nguyễn Duy Hà sẽ góp phần lan tỏa, làm cho thế giới biết đến nhiều hơn đội ngũ trí thức người Việt. | Việt Nam – Áo nhất trí tăng cường hợp tác về văn hóa – nghệ thuật, thể thao | 2,578 | |
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng với quyền Tổng giám đốc IAEA Najat Mokhtar (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN).
Chiều 24/7, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã gặp quyền Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Najat Mokhtar.
Tại cuộc gặp, quyền Tổng giám đốc IAEA bà Najat Mokhtar cho biết IAEA ấn tượng về năng lực và sự tham gia tích cực của Việt Nam.
Bà nhấn mạnh hợp tác với Việt Nam là mô hình hiệu quả, thành công, trong đó có các lĩnh vực nông nghiệp, y tế, chăm sóc sức khỏe người dân, đặc biệt là người cao tuổi và trẻ em, năng lượng tái tạo, ứng phó với biến đổi khí hậu và khẳng định sẽ tiếp tục hợp tác nâng cao năng lực và chuyển giao công nghệ cho Việt Nam.
Hai bên nhất trí đánh giá hợp tác giữa IAEA và Việt Nam đang phát triển tốt đẹp, trong đó IAEA đang hỗ trợ Việt Nam triển khai các dự án trong khuôn khổ “Chương trình hợp tác kỹ thuật của IAEA”, bao gồm hai dự án rất thiết thực về ứng dụng hạt nhân trong giải quyết dịch bệnh có nguồn gốc từ động vật (ZODIAC) và trong giải quyết rác thải nhựa đại dương (NUTEC Plastic).
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng khẳng định, Việt Nam sẽ tích cực tham gia và triển khai các dự án hợp tác kỹ thuật do IAEA khởi xướng trong bối cảnh hai bên đã ký “Khung chương trình quốc gia về hợp tác kỹ thuật trong phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử giai đoạn 2022-2027”.
Chủ tịch nước đề nghị IAEA tiếp tục tăng các dự án hợp tác kĩ thuật cho khu vực Châu Á – Thái Bình Dương để Việt Nam có thể tham gia và có các dự án đặc thù cho Việt Nam để tăng cường đào tạo nhân lực và chuyển giao công nghệ.
Ông đề nghị IAEA tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong các chương trình hợp tác quốc tế, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ kĩ thuật nhằm tăng cường năng lực quốc gia cho Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực thanh sát, an ninh, an toàn hạt nhân nói chung.
Bà Najat Mokhtar hoan nghênh Việt Nam đã và đang làm tốt vai trò thành viên Hội đồng Thống đốc IAEA nhiệm kỳ 2021-2023, mong muốn Việt Nam tiếp tục đóng góp vào các nỗ lực của IAEA nhằm giải quyết các vấn đề quan tâm chung của cộng đồng quốc tế như bảo đảm an ninh, an toàn hạt nhân, chống phổ biến vũ khí hạt nhân, phát triển và ứng dụng công nghệ hạt nhân vì mục đích hòa bình, ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống.
Nhân dịp này, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã có cuộc làm việc với bà Anna Joubin-Bret, Thư ký Ủy ban luật thương mại quốc tế của Liên hợp quốc (UNCITRAL).
Hai bên đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Ban Thư ký UNCITRAL trong hỗ trợ kỹ thuật, tăng cường năng lực.
UNCITRAL là cơ quan chuyên môn của Đại hội đồng Liên hợp quốc, được thành lập từ năm 1966, có nhiệm vụ thúc đẩy quá trình hài hòa hóa và nhất thể hóa pháp luật thương mại quốc tế, thông qua đó giảm thiểu những rào cản đối với sự phát triển của thương mại quốc tế.
Các văn kiện được UNCITRAL xây dựng bao gồm Công ước Vienna năm 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế, Luật mẫu trọng tài thương mại quốc tế và nhiều văn kiện quan trọng khác.
Việt Nam
hiện là thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2019-2025. | Đề nghị IAEA có dự án đặc thù tăng cường đào tạo nhân lực cho Việt Nam | 630 | |
Chương trình nghệ thuật chào mừng lễ kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam (25/7/1948 - 25/7/2023). Ảnh: Trí Dũng/TTXVN.
Trong lịch sử 75 năm hình thành và phát triển, Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam (gọi tắt là Liên hiệp) luôn là nơi đoàn kết, tập hợp giới văn nghệ sỹ chung tay xây dựng, phát triển văn học nghệ thuật Việt Nam.
Ngày 25/7/1948, tại Hội nghị văn nghệ toàn quốc trong vùng Chiến khu Việt Bắc thời kháng chiến chống thực dân Pháp, Hội Văn nghệ Việt Nam – tiền thân của Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam chính thức được thành lập. Hội có sứ mệnh tập hợp toàn bộ giới văn nghệ sỹ cả nước đoàn kết xây dựng nền văn nghệ cách mạng, góp phần cùng toàn dân thực hiện các nhiệm vụ của cách mạng và kháng chiến, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trải qua 75 năm hình thành và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng, đến nay, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam đã thu hút hơn 40.000 văn nghệ sỹ thuộc nhiều thế hệ, sinh hoạt và làm việc trong 10 hội văn học nghệ thuật chuyên ngành ở Trung ương và trong 63 hội văn học nghệ thuật các tỉnh, thành, địa phương trong cả nước từ Bắc vào Nam.
Đội ngũ văn nghệ sỹ, trí thức hoạt động trên nhiều lĩnh vực: sáng tác, biểu diễn, nghiên cứu, sưu tầm, lý luận-phê bình… luôn nhận thức lời dạy của Bác Hồ: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sỹ trên mặt trận ấy”, đã thực sự trở thành những chiến sỹ trên mặt trận văn hóa. Hàng ngàn tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị đã tô đậm truyền thống lịch sử oai hùng của dân tộc, truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, chuyển tải tinh thần yêu nước thương nòi, tinh thần nhân văn cao cả, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng chính trị của Đảng, tạo nên niềm tin và khát vọng cho nhân dân vào sự nghiệp cách mạng vĩ đại của dân tộc ta. Nhiều văn nghệ sỹ đã hy sinh anh dũng trong cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc như: Trần Đăng, Hoàng Lộc, Thâm Tâm, Nam Cao, Tô Ngọc Vân, Chu Cẩm Phong, Hoàng Việt, Nguyễn Thi, Trần Hữu Trang, Lê Anh Xuân, Dương Thị Xuân Quý… Văn học nghệ thuật đã động viên quân dân ta chiến thắng quân thù, giành độc lập, thống nhất đất nước.
Trong thời kỳ hòa bình, đội ngũ văn nghệ sỹ tiếp tục có những sáng tác tâm huyết với những vấn đề quan trọng, cấp thiết của đất nước như: Xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và hội nhập quốc tế bảo vệ chủ quyền biên giới, biển, đảo; quảng bá, giới thiệu hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra nước ngoài; đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng…
Trải qua 10 kỳ đại hội, tổ chức văn nghệ Việt Nam đã ba lần đổi tên, từ Hội Văn nghệ Việt Nam (1948-1957), đến Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam (1957-1995) và Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam (từ năm 1995 đến nay). Đảng, Nhà nước và nhân dân yêu mến, đánh giá cao những đóng góp của Liên hiệp và đội ngũ văn nghệ sỹ, đã trao tặng Liên hiệp Huân chương Độc Lập hạng Nhất, Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh. Hàng trăm, hàng nghìn văn nghệ sỹ đã được nhận các danh hiệu, giải thưởng cao quý: Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, Nghệ sỹ Nhân dân, Nghệ sỹ Ưu tú, Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú cũng như nhiều danh hiệu giải thưởng khu vực, giải thưởng quốc tế danh giá khác.
Theo Phó giáo sư, Tiến sỹ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam, thời gian qua, Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam đã tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai thực hiện nhiều hoạt động, chương trình, dự án. Các hoạt động đã khẳng định vị thế quan trọng của văn học nghệ thuật với tư cách là một bộ phận đặc biệt của văn hóa, một trong những động lực to lớn trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam.
Liên hiệp đã tập hợp, nghiên cứu ý kiến, kiến nghị của các tổ chức thành viên, hội văn học nghệ thuật địa phương, qua đó tham mưu với các cơ quan Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng các chủ trương, cơ chế, chính sách, luật pháp đối với lĩnh vực văn học nghệ thuật cũng như đối với văn nghệ sỹ, nhằm phát triển sự nghiệp văn học nghệ thuật, bảo vệ quyền lợi chính trị, nghề nghiệp hợp pháp của các tổ chức thành viên.
Đặc biệt, trong bối cảnh toàn cầu hóa, nước ta hội nhập sâu rộng, Liên hiệp luôn nhận thức vai trò của mình là tổ chức đại diện cho văn nghệ sỹ của 54 dân tộc anh em; đồng thời phải đi đầu bảo tồn và phát huy vốn quý văn học nghệ thuật truyền thống, cổ truyền. Liên hiệp đã có nhiều hoạt động để văn nghệ dân tộc thiểu số và văn nghệ dân gian hòa vào dòng chảy chung, làm nên nền văn học nghệ thuật Việt Nam đa sắc, đa diện.
Tuy nhiên, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đỗ Hồng Quân cũng thẳng thắn thừa nhận, những thành tựu đạt được trong lĩnh vực văn hóa – văn học nghệ thuật trong thời gian gần đây còn chưa thực sự tương xứng với những kỳ tích của dân tộc, chưa đáp ứng được yêu cầu và sự kỳ vọng của nhân dân, của Đảng và Nhà nước. Đó là sự vắng bóng của những công trình, tác phẩm có tầm vóc, được công chúng trong và ngoài nước ghi nhận, đánh giá cao; sự lúng túng, sa sút nghiêm trọng của nhiều loại hình nghệ thuật dân gian và bác học. Đó còn là xu thế “nghiệp dư” hóa trong sáng tác và biểu diễn, đó là sự “lên ngôi” của những loại hình, tác phẩm bị dư luận gọi là “thị trường”, “nhảm nhí” nhằm đáp ứng thị hiếu của một bộ phận công chúng. Cùng với nó là các sản phẩm văn hóa ngoại lai, chất lượng thấp, không phù hợp với thuần phong mỹ tục, thậm chí xấu độc tác động vào môi trường văn hóa, nhân cách con người.
Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam cho rằng, nhiệm vụ của văn nghệ sỹ chân chính là không ngừng sáng tác những tác phẩm giá trị, lấy cái đẹp dẹp cái xấu. Văn học nghệ thuật được xem là “xương sống” của công nghiệp văn hóa; chính vì thế cần phải đặt toàn bộ sự phát triển văn học nghệ thuật Việt Nam vào chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa quốc gia để tăng cường “sức mạnh mềm”, đưa văn hóa Việt Nam ra với thế giới. Tác phẩm văn học nghệ thuật ngày nay cần xem là một loại hàng hóa đặc biệt, ở đó giá trị kinh tế phải song song với giá trị nghệ thuật. Chỉ khi đó, văn học nghệ thuật mới thực sự là động lực cho ngành công nghiệp văn hóa phát triển, đóng góp cho sự tăng trưởng của kinh tế. Vị trí, vai trò của văn hóa mới được xã hội nhìn nhận đúng đắn, thực sự ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội.
Phó giáo sư, Tiến sỹ Đỗ Hồng Quân khẳng định, trách nhiệm và sứ mệnh của đội ngũ văn nghệ sỹ rất vẻ vang, nhưng cũng thật nặng nề. Giới văn nghệ sỹ hôm nay nguyện noi gương các thế hệ tiền nhân, tiếp tục dấn thân, cống hiến hết mình cho Tổ quốc. Mỗi văn nghệ sỹ, bằng những tác phẩm của mình phải góp thêm một tia lửa sáng tạo để thổi bùng lên ngọn đuốc trí tuệ – nhân văn, để văn hóa thực sự trở thành một nguồn lực nội sinh mạnh mẽ nhất, một nguồn năng lượng tinh thần, làm giàu có thêm, nhân ái thêm đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần đưa nước ta trở thành một quốc gia phát triển bền vững, giàu có phồn vinh và hạnh phúc. | Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam – ‘Ngôi nhà’ của văn nghệ sỹ cả nước | 1,506 | |
Hiện tượng vòi rồng sáng nay ở Hải Phòng.
Sáng 25/7, vòi rồng cao hàng trăm mét xuất hiện sau cơn mưa, tại địa phận xã Xuân Đám (
Cát Hải
,
Hải Phòng
). Sau vài phút xuất hiện, vòi rồng tan và không gây thiệt hại về người và tài sản.
Sáng 25/7, vòi rồng cao hàng trăm mét xuất hiện sau cơn mưa, tại địa phận xã Xuân Đám (Cát Hải, Hải Phòng). Sau vài phút xuất hiện, vòi rồng tan và không gây thiệt hại về người và tài sản. Vòi rồng lần đầu tiên xuất hiện ở khu vực đảo Cát Bà, đi vào từ hướng biển, xuất hiện chỉ vài phút rồi tan, không gây thiệt hại về người và của.
Theo quan sát, vòi rồng cao hàng trăm mét, lần đầu tiên xuất hiện ở khu vực vùng biển này. Tuy nhiên, hiện tượng này chỉ xảy ra trong vài phút và không gây thiệt hại về người và tài sản. Một số người dân địa phương ghi lại hình ảnh vòi rồng, đăng lên mạng xã hội, thu hút sự chú của cộng đồng mạng.
Theo các chuyên gia, lốc xoáy thường diễn ra vào thời điểm giao mùa. Những cơn lốc xoáy cao hàng chục mét ở Việt Nam không phải là hiếm gặp. Lốc xoáy cuốn mọi thứ nó gặp trên đường đi, nên cơn lốc xoáy cuộn cát bụi cao hàng chục mét là bình thường.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, lốc là một hiện tượng gió xoáy cực mạnh, xảy ra trong một phạm vi nhỏ, hàng chục tới hàng trăm mét và tồn tại trong một thời gian ngắn. Nguyên nhân sinh ra gió lốc là những dòng khí nóng bốc lên cao một cách mạnh mẽ.
Trong những ngày nóng nực mùa hè, mặt đất bị đốt nóng không đều nhau, một khoảng nào đó hấp thụ nhiệt thuận lợi sẽ nóng hơn, tạo ra một vùng khí áp giảm và tạo nên dòng thăng, không khí lạnh hơn ở chung quanh tràn đến tạo thành hiện tượng gió xoáy, tương tự như trong cơn bão. Đặc điểm của gió lốc là tốc độ gió tăng mạnh đột ngột trong một thời gian rõ rệt.
Lốc cũng thường xuất hiện trong những đám mây dông, khi đối lưu phát triển mạnh, sự chênh lệch nhiệt độ theo chiều thẳng đứng lớn, làm cho áp suất thay đổi đột ngột, tạo nên những cột gió xoáy lớn, có khả năng bốc đi một lúc mấy toa tàu hỏa, những ngôi nhà hoặc những tàu thuyền cỡ vài chục tấn, kèm theo lốc thường có dông và mưa đá.
Ở nước ta, hiện tượng gió lốc thường xảy ra trong khoảng từ tháng 4 đến tháng 8. Ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ, trong mùa đông hầu như không có hiện tượng này. Lốc xoáy thường xảy ra vào mùa hè, nhất là ở những vùng sát biển. Ở Nam Bộ, hiện tượng gió lốc trong mùa hè không nhiều như ở Bắc bộ và Trung Bộ. Lốc cũng như vòi rồng xảy ra rất đột ngột và hoạt động trong một khoảng thời gian ngắn, không thể dự báo được. Trong những ngày nắng nóng, khi có mây dông xuất hiện, chúng ta cần theo dõi chặt chẽ và có biện pháp để đề phòng thiệt hại do lốc gây ra.
Đặc điểm của gió lốc là tốc độ gió tăng mạnh đột ngột, khi đối lưu phát triển mạnh trong các đám mây dông, sự chênh lệch nhiệt độ theo chiều thẳng đứng lớn, làm cho áp suất thay đổi đột ngột, tạo nên những cột gió xoáy lớn và tạo ra khả năng phá hủy, hút, kéo rất lớn.
Ông Trần Quang Năng, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, bắt đầu vào mùa mưa bão kèm theo sẽ xuất hiện liên tục hiện tượng dông, lốc, lốc xoáy, trong thời gian tới sẽ tiếp tục có khả năng xuất hiện các hiện tượng lốc xoáy với nhiều mức độ ảnh hưởng khác nhau, nhưng chắc chắn là nguy hiểm đến tính mạng của người dân và các cơ sơ kinh tế – xã hội.
Với trình độ khoa học công nghệ dự báo khí tượng hiện nay, việc dự báo, cảnh báo chính xác được thời điểm, địa điểm xảy ra các thiên tai quy mô nhỏ như lốc xoáy, mưa đá là không thực hiện được. Tuy nhiên, với mạng lưới trạm ra đa hiện có, hệ thống dự báo của Tổng cục Khí tượng Thủy văn có thể đưa ra các cảnh báo đối với các cơn dông trước từ 30 phút tới vài giờ. Khi có cảnh báo về dông, người dân cần đề phòng và sẵn sàng các phương án tránh trú khi có dông và lốc xoáy xuất hiện.
Bên cạnh đó, lốc xoáy thường xảy ra cùng với những cơn dông mạnh nên khi có các thông tin cảnh báo mưa dông liên tục và các thiên tai kèm theo như: lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh, người dân cần tránh trú ở những nơi an toàn trong công trình xây dựng kiên cố. Các cấp chính quyền địa phương, các cơ sở hoạt động kinh tế – xã hội và người dân cần rà soát và có biện pháp cải tạo các công trình để đảm bảo được an toàn trước lốc xoáy nói riêng và thiên tai nói chung.
Nước ta là một trong những nơi có nhiều dông và xảy ra nhiều nhất ở vùng ven biển và vùng núi. Trên lục địa, dông thường xảy ra vào mùa nóng, nhất là vào buổi chiều và tối khi đối lưu ở trong đất liền phát triển mạnh hơn ở trên biển hoặc khi có sự tranh chấp của các khối không khí như khi có không khí lạnh.
Ở vùng biển gần ven bờ, dông thường xảy ra vào ban đêm. Nguyên nhân chính là do sự chênh lệch nhiệt độ giữa nước và không khí đạt đến cực đại tạo điều kiện thuận lợi cho đối lưu phát triển vào ban đêm. Tùy theo vùng, miền, thời gian xảy ra hiện tượng dông nhiều ở mỗi địa phương khác nhau. Mặc dù vậy, nhìn chung, ở nước ta mùa dông thường bắt đầu từ cuối tháng 3 và kết thúc vào khoảng cuối tháng 11 đầu tháng 12.
Để an toàn, trong thời gian diễn ra lốc xoáy, mọi người phải ngay lập tức tìm nơi trú ẩn trong một tầng hầm hay nơi kín đáo của tòa nhà. Tuyệt đối tránh trú ẩn trong xe hơi hay ở ngoài trời vì có thể bị lốc thổi bay bất cứ lúc nào. Nếu đang ở ngoài đường, bạn nên chui xuống một cái rãnh hay mương sâu và che đầu cẩn thận để khỏi bị thương do đất đá rơi xuống. Tránh những nơi có mái rộng như hội trường, phòng ăn uống, những nơi có nhiều cửa sổ như nhà sinh hoạt văn hóa, lớp học… Nếu đang ở trong nhà nên tránh xa cửa sổ và chỗ trống, tìm nơi ẩn nấp trong các khe, góc của nhà như nhà vệ sinh, nhà kho…
Trên đường di chuyển, lốc xoáy đi theo vệt đi của chúng, chứ không di chuyển trên diện tích rộng, nhưng chúng có thể cuốn theo mọi thứ. Lốc xoáy thường diễn ra rất nhanh, chỉ trong khoảng một vài phút. Hiếm lắm mới có trận lốc xoáy kéo dài trên diện rộng, vì thế hãy chọn nơi có thể bám chắc chắn nhất để chờ cơn lốc đi qua. | Lý giải hiện tượng vòi rồng cao hàng trăm mét xuất hiện ở Cát Bà | 1,286 | |
Nhiều ngôi nhà bị thiêu rụi trong vụ cháy rừng tại Bouira, Algeria, ngày 24/7/2023. (Ảnh: THX/TTXVN).
Bộ Nội vụ Algeria thông báo 34 người đã thiệt mạng, trong đó có 10 binh sỹ, khi các đám cháy rừng lan đến khu vực dân cư. Ngoài ra có ít nhất 26 người bị thương.
Cháy rừng tiếp tục lan rộng trên cả nước Algeria trong bối cảnh nắng nóng đang lan khắp khu vực Bắc Phi và Nam Âu.
Bộ Nội vụ Algeria ngày 24/7 thông báo 34 người đã thiệt mạng, trong đó có 10 binh sỹ, khi các đám cháy rừng lan đến khu vực dân cư. Ngoài ra có ít nhất 26 người bị thương.
Theo giới chức Algeria, hơn 8.000 nhân viên cứu hỏa đã được huy động tham gia dập lửa tại các vùng có cháy rừng lớn như Boumerdes, Bouira, Tizi Ouzou, Jijel, Bejaia và Skikda.
Cho đến nay, khoảng 1.500 người đã được sơ tán. Nhà chức trách đang điều tra nguyên nhân cháy rừng.
Tổng thống Abdelmadjid Tebboune ngày 24/7 đã gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình các nạn nhân thiệt mạng.
Bộ Nội vụ Algeria cho biết nhiệt độ tại nhiều địa phương ở nước này đã lên tới 48 độC và có tổng cộng 97 đám cháy tại 16 tỉnh.
Hoạt động cứu hỏa gặp nhiều trở ngại do gió to. Cơ quan chức năng kêu gọi người dân tránh xa các khu vực chịu ảnh hưởng của cháy rừng và báo cáo những đám cháy mới bùng phát cho lực lượng cứu hỏa.
Các đám cháy rừng thường xuyên bùng phát tại
Algeria
vào mùa Hè. Năm nay, tình hình nghiêm trọng hơn do nắng nóng kéo dài khiến một số quốc gia khu vực Địa Trung Hải trải qua nhiệt độ cao kỷ lục./. | Cháy rừng tại Algeria khiến ít nhất 60 người thương vong | 298 | |
"Lỗ đen" bí ẩn trong bản đồ từ trường Trái Đất xuất hiện ở Ấn Độ Dương - Ảnh: VIỆN KHOA HỌC ẤN ĐỘ.
Các nhà khoa học vừa tìm thấy một đại dương ma bên dưới lỗ trọng lực bí ẩn giữa Ấn Độ Dương, nơi mực nước biển giảm hơn 100 m.
Theo
CNN
, đó là một vùng trũng khổng lồ nơi trọng lực Trái Đất thấp hơn mức trung bình rất nhiều, gọi là “Vùng trọng trường thấp Ấn Độ Dương” (IOGL). Sự bất thường này đã khiến các nhà địa chất học bối rối trong một thời gian dài.
Giờ đây, một nhóm khoa học gia từ Viện Khoa học Ấn Độ đã xác định được bí ẩn sâu thẳm – cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng – của “lỗ đen” này, thông qua 19 mô phỏng máy tính giúp tái hiện sự hình thành lỗ trọng lực.
Theo PGS địa vậy lý Attreyee Ghosh, đồng tác giả, Trái Đất có bề ngoài như một củ khoai tây sần sùi chứ không phải khối cầu hoàn hảo như nhiều người thường nghĩ. Nó hơi nghiêng về hình bầu dục bởi khi hành tinh quay, phần giữa phình ra ngoài. Điều này và rất nhiều yếu tố khác khiến mật độ và tính chất của hành tinh không đồng đều, dẫn đến việc mỗi điểm hút được nhiều hay ít nước trên bề mặt, khiến bề mặt biển cũng gập ghềnh y hệt mặt đất chứ không hề phẳng.
Hố trọng lực ở Ấn Độ Dương đã tạo thành một vùng trũng hình tròn bắt đầu ngay ngoài mũi phía Nam của Ấn Độ và có diện tích khoảng 3 triệu km2, được nhà địa vật lý Hà Lan Felix Andries Vening Meisesz phát hiện từ năm 1948.
Trọng lực yếu cũng khiến nó giữ được ít nước hơn các khu vực còn lại của đại dương, từ đó mực nước biển thấp hơn mức trung bình toàn cầu khoảng hơn 100 m.
Tái hiện 140 triệu năm lịch sử, các nhà khoa học xác định nó đã được tạo ra do các chùm magma đến từ sâu bên trong hành tinh, vây bọc xung quanh “lỗ đen” bí ẩn.
Các chùm magma này tiết lộ thêm một lớp bí ẩn: Một đại dương đã mất, từng nằm giữa Ấn Độ và phần còn lại của châu Á.
140 triệu năm trước, mảng kiến tạo
Ấn Độ
mới dần trôi dạt và va chạm, nối liền với mảng kiến tạo châu Á, tạo nên một lục địa to lớn như ngày nay.
Điều này là do quá trình hút chìm, khiến đại dương giữa hai mảng chìm sâu bên trong lớp phủ.
Có cái này bị nuốt thì phải có cái kia bị “nhả” lên. Đó là vật chất mật độ thấp, đã tiến gần bề mặt hành tinh hơn ở vùng đáy biển bên dưới
Ấn Độ Dương
, thứ dẫn đến dị thường hấp dẫn.
Cũng theo các nhà khoa học, IOGL sẽ không tồn tại mãi mãi nhưng thời gian nó tồn tại phụ thuộc vào hoạt động kiến tạo của Trái Đất – điều khiến các lục địa nhiều lần “khắc nhập, khắc xuất” trong lịch sử hành tinh. Tiến trình thay đổi này chắc chắn rất dài. Lần cuối cùng muôn loài trên Trái Đất tồn tại trên siêu lục địa là khoảng hơn 200 triệu năm trước, tức vào thời khủng long. | ‘Lỗ đen’ khổng lồ giữa Ấn Độ Dương: Thứ không thể tin nổi lộ diện | 565 | |
Chỉ với một cú click chuột, du khách có thể nghe 40 câu chuyện về khu đền tháp Mỹ Sơn.
Ban Quản lý (BQL) Di sản văn hóa (DSVH) Mỹ Sơn (
huyện Duy Xuyên
,
tỉnh Quảng Nam
) vừa ra mắt sản phẩm thuyết minh đa ngôn ngữ (Audio Guide) phục vụ du khách. Đây là sản phẩm trong chương trình hợp tác giữa BQL DSVH Mỹ Sơn và Công ty CP Vietsoftpro.
Từ ngày 19-6, Audio Guide được đưa vào thử nghiệm, đến nay đã có gần 2.000 lượt khách sử dụng và đánh giá cao sản phẩm trong việc hỗ trợ tìm hiểu thông tin về Mỹ Sơn. Theo đó, du khách nghe các bài thuyết minh theo ý thích của mình với các bài thuyết minh bằng nhiều ngôn ngữ; nghe lại nhiều lần. Sau thời gian sử dụng, các nội dung thuyết minh sẽ được điều chỉnh, cập nhật thông tin phù hợp.
Đến Mỹ Sơn, du khách có thể mua vé thuyết minh tự động (50.000 đồng) tại quầy và cài đặt Audio Guide “Di tích Mỹ Sơn” trên App Store hoặc CH Play để trải nghiệm ứng dụng. Sau khi nhập mã vé hoặc quét mã QR, 40 câu chuyện với 6 ngôn ngữ Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Pháp, Anh được hiển thị. Khách du lịch có thể nghe toàn bộ 40 câu chuyện tương ứng với 40 điểm tham quan chính tại khu đền tháp Mỹ Sơn bằng điện thoại của mình. Thời gian sử dụng vé kéo dài 8 giờ. Bên cạnh mua vé thuyết minh tự động bằng điện thoại, du khách có thể chọn thuyết minh tự động bằng tai nghe được cài sẵn.
Bà Phan Minh Thảo, Giám đốc phụ trách sản phẩm, Công ty CP Vietsoftpro, cho biết hệ thống thuyết minh tự động đa ngôn ngữ được công ty phát triển dựa trên tiêu chí “Thuận tiện”, “Trực quan”, “Hấp dẫn” và “Ứng dụng công nghệ”. Chỉ với thao tác quét mã QR, người dùng có thể dễ dàng truy cập và lắng nghe nội dung thuyết minh, xem hình ảnh đa phương tiện và đặc biệt là hệ thống bản đồ định vị vị trí, chỉ đường hữu ích dành cho khách tham quan khi khám phá trong không gian di tích. “Qua những câu chuyện được khai thác ở nhiều khía cạnh gắn liền với lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc và những đặc trưng tiêu biểu của các khu đền tháp tại di tích Mỹ Sơn, du khách sẽ có được những giờ phút tham quan bổ ích, ý nghĩa” – bà Thảo nói.
Du khách nước ngoài trải nghiệm sản phẩm thuyết minh đa ngôn ngữ tại khu đền tháp Mỹ Sơn.
Theo ông Phan Hộ, Giám đốc BQL DSVH Mỹ Sơn, du khách được nghe thuyết minh rõ ràng mà không chịu ảnh hưởng môi trường xung quanh trong những thời điểm đông khách. Ứng dụng sản phẩm với công nghệ kỹ thuật được chọn lọc, kho tàng thông tin hiện vật tại Mỹ Sơn được lan tỏa, dẫn dắt những câu chuyện lịch sử về Mỹ Sơn đến với du khách chỉ bằng một cú click chuột, một chạm.
Audio Guide được xây dựng, hoàn thiện trong hơn 2 năm qua do Công ty CP Vietsoftpro tự bỏ chi phí đầu tư, vận hành. “Đầu tư cho công cuộc chuyển đổi số cần có nguồn lực lớn để thực hiện.
Mỹ Sơn
đã tận dụng những nguồn lực của cộng đồng DN thay cho nguồn đầu tư của nhà nước. Đây cũng là hướng tiếp cận mới trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản Mỹ Sơn hiện nay. Chính hướng tiếp cận này đã giải bài toán tài chính cho đơn vị trong giai đoạn khan hiếm nguồn lực đầu tư. Những kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trực tiếp đầu tư vào hệ thống hạ tầng công nghệ đã thực sự mang lại hiệu quả tích cực” – ông Hộ đánh giá.
Chị Phan Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Công ty TNHH MTV Kiến Phát Nguyên (TP Đà Nẵng), cho rằng đây là sản phẩm rất phù hợp cho các đơn vị du lịch chuyên phục vụ khách lẻ, kinh doanh online và tiện lợi cho du khách, nhất là những người đi tự túc. Vào ứng dụng giúp du khách hiểu hơn về Mỹ Sơn, đỡ tốn chi phí cho hướng dẫn viên.
Chị Zoe (du khách Pháp) cùng với bạn trai Wuwa (người Canada) lần đầu đến tham quan Mỹ Sơn tỏ ra hào hứng khi trải nghiệm ứng dụng thuyết minh đa ngôn ngữ. “Mọi thông tin tại Mỹ Sơn đều được giải thích cụ thể bằng tiếng Pháp, điều này tôi thấy rất đặc biệt so với các di tích khác của Việt Nam mà tôi từng đến. Đây là một sản phẩm rất hữu ích” – chị Zoe chia sẻ.
Ông Văn Bá Sơn, Phó Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam, cho rằng sản phẩm cần phải được liên tục nâng cấp, cải tiến để phục vụ tốt hơn cho du khách, nhất định không để sản phẩm đưa vào khai thác bị “lãng quên”.
Quảng bá văn hóa ra thế giới
Trong những năm qua, BQL DSVH Mỹ Sơn đã số hóa hàng ngàn hiện vật tại khu di tích, Bảo tàng Sa Huỳnh – Champa và Bảo tàng Mỹ Sơn; ứng dụng các tiện ích số vào tuần tra, quản lý 1.158 ha rừng. “Trong thời điểm ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, du lịch đóng băng kéo dài, những tour tham quan bị hủy bỏ, Mỹ Sơn đã hợp tác với Công ty Metaverse VR360 xây dựng tour du lịch thực tế ảo để đưa hình ảnh Mỹ Sơn xuất hiện nhiều hơn trên hệ thống thông tin điện tử, báo chí, hệ thống mạng xã hội, kết nối Mỹ Sơn với du khách trên khắp thế giới” – ông Phan Hộ cho biết.
Bài và ảnh: TRẦN THƯỜNG | ‘Một chạm’ để hiểu di sản thế giới Mỹ Sơn | 1,008 | |
Hội Nhà văn TPHCM vừa ra thông báo mời gửi tác phẩm xét giải thưởng văn học thường niên năm 2023.
Cụ thể, căn cứ quy chế xét chọn giải thưởng văn học của Hội Nhà văn TPHCM, các tác giả đang sinh sống và làm việc tại TPHCM có tác phẩm thơ, văn xuôi, lý luận phê bình, văn học dịch… được xuất bản từ ngày 1-10-2022 đến 30-9-2023 gửi tác phẩm về văn phòng hội, để tham dự giải thưởng thường niên của Hội Nhà văn TPHCM.
Theo đó, với mỗi tác phẩm, tác giả gửi 5 cuốn, ghi rõ “Tác phẩm tham dự giải thưởng văn học Hội Nhà văn TPHCM 2023”, ký tên, ghi họ tên và số điện thoại người tham gia giải thưởng. Tác phẩm tham gia gởi về địa chỉ: Văn phòng Hội Nhà văn TPHCM, 81 đường Trần Quốc Thảo, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TPHCM. Hạn cuối nhận tác phẩm trước ngày 15-10-2023. | Mời gửi tác phẩm xét giải thưởng Hội Nhà văn TPHCM năm 2023 | 161 | |
Các đại biểu tìm hiểu mô hình phương án quy hoạch hệ thống đô thị tỉnh Long An thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Long An diễn ra sáng 25/7/2023.
Phát huy tối đa các tiềm năng khác biệt, nổi trội, lợi thế để phát triển KT-XH nhanh, bền vững, phấn đấu để đến năm 2030,
tỉnh Long An
là trung tâm phát triển kinh tế năng động, hiệu quả, bền vững của khu vực phía Nam; trở thành cửa ngõ trên tuyến hành lang kinh tế đô thị – công nghiệp của vùng ĐBSCL.
Đó là một trong những mục tiêu được đưa ra tại Quy hoạch tỉnh Long An thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Phó Thủ tướng Chính Phủ Trần Hồng Hà ký và ban hành mới đây.
Theo đó, quan điểm quy hoạch tỉnh Long An thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là bám sát chủ trương, đường lối phát triển của Đảng, Nhà nước; các mục tiêu, định hướng chiến lược phát triển KT-XH của cả nước, chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và bền vững; bảo đảm dân chủ, sự tuân thủ, tính liên tục, kế thừa, ổn định, phải phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia và quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Đặc biệt, Long An phát huy tối đa các tiềm năng khác biệt, nổi trội, lợi thế để phát triển KT-XH nhanh, bền vững. Không gian phát triển của tỉnh được tổ chức hợp lý, gắn với phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại; tập trung phát triển nhanh một số địa bàn có điều kiện thuận lợi, làm động lực phát triển chung toàn tỉnh, hỗ trợ các địa bàn khó khăn; phát triển hợp lý giữa khu vực đô thị và nông thôn.
Mục tiêu của Long An, phấn đấu đến năm 2030 là trung tâm phát triển kinh tế năng động, hiệu quả, bền vững của khu vực phía Nam; trở thành cửa ngõ trên tuyến hành lang kinh tế đô thị – công nghiệp của vùng ĐBSCL; kết nối chặt chẽ với TP Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam bộ; đầu mối hợp tác, giao thương quan trọng với Campuchia. Long An hình thành được các hành lang kinh tế, vùng, trung tâm phát triển và đô thị động lực; thích ứng với biến đổi khí hậu; quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Người dân có cuộc sống phồn vinh, văn minh, hạnh phúc.
Về kinh tế, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân 9%/năm; GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành) đạt trên 180 triệu đồng. Tỷ trọng trong GRDP của khu vực nông, lâm, thủy sản khoảng 7,5%; khu vực công nghiệp – xây dựng khoảng 61,8%; khu vực dịch vụ khoảng 24,2%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm khoảng 6,5%.
Tầm nhìn đến năm 2050, Long An là tỉnh công nghiệp phát triển hàng đầu của cả nước, trở thành một trong những cực tăng trưởng kinh tế quan trọng của vùng ĐBSCL, có trình độ phát triển tương đương các tỉnh phát triển khá của vùng Đông Nam bộ.
Trong quy hoạch, Long An đặt mục tiêu phát triển ngành công nghiệp theo hướng đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, năng lực cạnh tranh, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên.
Long An phấn đấu chỉ số sản xuất công nghiệp tăng bình quân khoảng 3%/năm thời kỳ 2021 – 2030; ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo và năng lượng tái tạo; tập trung phát triển một số ngành công nghiệp chủ yếu như sản xuất kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn; cơ khí chế tạo; chế biến thực phẩm; các sản phẩm điện tử; hóa chất và sản phẩm hóa chất; sản phẩm từ cao su và plastic; dược phẩm; dệt may; năng lượng.
Đối với ngành dịch vụ, Long An phấn đấu đến năm 2030 trở thành tỉnh có ngành dịch vụ phát triển ngang bằng với nhóm các tỉnh phát triển khá của vùng Đông Nam bộ. Long An sẽ phát triển thương mại theo hướng văn minh, hiện đại; phát triển dịch vụ logistics thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, đưa Long An trở thành cửa ngõ, trung tâm trung chuyển hàng hóa, kho bãi kết nối các tỉnh thuộc vùng ĐBCSL với TP Hồ Chí Minh, vùng Đông Nam bộ và thị trường Campuchia; đầu mối xuất khẩu nông sản của vùng ĐBSCL.
TP Tân An là một trong 3 vùng kinh tế- xã hội theo quy hoạch tỉnh Long An .
Trong quy hoạch, Long An phân ra 3 vùng KT-XH gồm vùng đô thị và công nghiệp: Bao gồm các huyện
Đức Hòa
,
Bến Lức
,
Cần Giuộc
,
Cần Đước
, một phần
huyện Tân Trụ
,
TP Tân An
, một phần
huyện Thủ Thừa
và
huyện Châu Thành
. Tập trung phát triển đô thị và công nghiệp tổng hợp, tạo thành hành lang phát triển đô thị trung tâm ở Bến Lức – Tân An và các đô thị công nghiệp ở các huyện Đức Hòa, Cần Giuộc, Cần Đước; phát triển khu kinh tế ở các huyện Cần Giuộc, Cần Đước; phát triển nông nghiệp ven đô, chuyên canh, ứng dụng công nghệ cao tại huyện Châu Thành, Tân Trụ và TP Tân An.
Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, du lịch và kinh tế cửa khẩu: Bao gồm thị xã Kiến Tường và các huyện
Vĩnh Hưng
,
Tân Hưng
,
Mộc Hóa
,
Tân Thạnh
,
Thạnh Hóa
, một phần huyện Thủ Thừa. Phát triển dịch vụ, công nghiệp tại khu kinh tế cửa khẩu; phát triển du lịch sinh thái gắn với cảnh quan đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười, phấn đấu đưa thương hiệu du lịch Đồng Tháp Mười là thương hiệu quốc gia gắn kết chặt chẽ với du lịch của tỉnh. Phát triển thị xã Kiến Tường là trung tâm vùng Đồng Tháp Mười.
Vùng đệm sinh thái: Bao gồm huyện Đức Huệ, một phần huyện Thủ Thừa và một phần huyện Tân Trụ; phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, dành quỹ đất hợp lý cho phát triển công nghiệp, đô thị sinh thái, khu trung chuyển nội tỉnh.
Sáu trục động lực kinh tế gồm: Trục động lực Vành đai 3 – Vành đai 4 (kết nối tỉnh Long An với vùng Đông Nam bộ – TP Hồ Chí Minh); trục động lực Quốc lộ 50B (kết nối TP Hồ Chí Minh – Long An – Tiền Giang); trục động lực song hành Quốc lộ 62 (kết nối TP.Tân An – khu kinh tế cửa khẩu Long An – vùng Đồng Tháp Mười); trục động lực Mỹ Quý Tây – Lương Hòa – Bình Chánh (kết nối cửa khẩu Mỹ Quý Tây – vùng đô thị, công nghiệp ở huyện Bến Lức và TP Hồ Chí Minh); trục động lực Quốc lộ N1 (kết nối Long An với vùng ĐBSCL – vùng Đông Nam bộ – vùng Tây Nguyên); trục động lực Đức Hòa (kết nối cửa khẩu Quốc gia Mỹ Quý Tây và các khu công nghiệp, đô thị vùng huyện Đức Hòa, Bến Lức với TP Hồ Chí Minh).
Đồng thời, Long An cũng thực hiện phương án quy hoạch hệ thống đô thị, nông thôn và các khu chức năng; phương án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật; phương án phát triển kết cấu hạ tầng xã hội; phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai; phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện; phương án bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, khai thác sử dụng, bảo vệ tài nguyên, phòng, chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu;…
Theo quy hoạch, đến năm 2030, phương án quy hoạch các khu chức năng, Long An sẽ phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Long An tại thị xã Kiến Tường, các huyện Mộc Hóa và Vĩnh Hưng; xây dựng Khu kinh tế Long An tại huyện Cần Giuộc và huyện Cần Đước trở thành động lực tăng trưởng mới theo hướng hệ sinh thái công nghệ cao, đổi mới sáng tạo và trung tâm logistics của tỉnh khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, Long An phấn đấu đến năm 2030, toàn tỉnh có 51 khu công nghiệp với tổng diện tích là 12.433ha; quy hoạch mới 28 cụm công nghiệp với tổng diện tích là 1.808ha, tổng số các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh là 72 cụm với tổng diện tích là 3.989ha./.. | Phấn đấu đến 2030, Long An là trung tâm kinh tế năng động của khu vực phía Nam | 1,469 | |
Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ.
Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ sinh ngày 18 tháng 9 năm 1949, quê Lộc Thủy,
Lệ Thuỷ
,
Quảng Bình
. Bà là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại. Xuất hiện từ đầu những năm bảy mươi của thế kỷ XX, khi chiến tranh diễn ra vô cùng ác liệt trên cả hai miền đất nước, sáng tác của Lâm Thị Mỹ Dạ là tiếng nói trữ tình giàu bản sắc, một phong cách nghệ thuật độc, bắt nguồn từ một trong những vùng đất bom đạn tàn khốc nhất
Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ từng công tác tại Hội Văn nghệ Quảng Bình, Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên, Hội Văn nghệ Thừa Thiên Huế; Ủy viên Ban chấp hành Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên – Huế, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa III, ủy viên Hội đồng thơ, Hội Nhà văn Việt Nam khóa V
Những tác phẩm chính đã xuất bản: Trái tim sinh nở (thơ, 1974, in chung với nhà thơ Ý Nhi); Bài thơ không năm tháng (thơ, 1983); Hái tuổi em đầy tay (thơ, 1990); Đề tặng một giấc mơ (thơ, 1999); Hồn đầy hoa cúc dại (thơ, 2007); Thơ tình Lâm Thị Mỹ Dạ (thơ chọn lọc, 2009).
Giải thưởng văn học: Giải nhất cuộc thi thơ của tuần báo Văn nghệ 1973, Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam 1981-1983, Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật (2007).
Sau một thời gian chống chọi với bệnh tật, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ đã thanh thản ra đi vào sáng ngày 6/7/2023, hưởng thọ 74 tuổi. Ngay sau khi được tin bà qua đời, báo Văn nghệ đã nhận được nhiều bài viết của các nhà văn, nhà thơ cùng thời với bà, hoặc những tác giả đã từng yêu mến thơ Lâm Thị Mỹ Dạ gửi đến chia sẻ những tình cảm, những câu chuyện, những cảm nhận về văn chương của bà. Song do khuôn khổ tờ báo, chúng tôi chí có thể trích giới thiệu phần nào những bài viết nói trên, xem như chút tri ân tiễn người về miền mây trắng. Phần còn lại hy vọng sẽ có dịp giới tiệu cùng bạn đọc trong những số báo về sau
Qua những bài viết này, Hội Nhà văn Việt Nam, tuần báo Văn nghệ xin được gửi lời chia buồn đến gia đình, bè bạn cùng toàn thể độc giả yêu mến của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ và cầu cho bà thanh thản nơi trời xanh mây trắng, như những câu thơ bà viết thuở nào.
Văn nghệ
Người thả trăng cho trời
Nguyễn Thị Ngọc Hà
Tôi đóng kín các ô cửa trong căn chung cư để thả hồn mình về những ca khúc của Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ. Đây là những ca khúc được phổ nhạc từ một số bài thơ trong tập
Hồn đầy hoa cúc dại,
tác giả tặng tôi năm 2007. Ngày ấy, đọc xong
Hồn đầy hoa cúc dại,
tôi cứ man mác buồn theo hồn vía từng con chữ mà tác giả của nó đã cù vào kí ức về một thời thiếu nữ của riêng mình.
Mỗi lần ra công tác, Lâm Thị Mỹ Dạ đều dành thời gian gặp gỡ các bạn thơ nữ ở Hà Nội. Tôi thường đón Dạ về nhà mình. Phần vì tôi có điều kiện đưa Dạ đi thăm thú đây đó, phần nữa vì tôi và Dạ đều yêu thích nhạc Trịnh Công Sơn. Bên chiếc dương cầm của nhà mình, tôi cùng Dạ lại có dịp ngân nga những ca khúc của anh. Cả hai hát rất “phiêu”.
Bẵng. Mấy năm không gặp nhau, đến cuối mùa thu năm ấy, Lâm Thị Mỹ Dạ ra Hà Nội cùng Nguyễn Bính Hồng Cầu. Trong bữa cơm thân mật tại gia đình tôi, chẳng ai nghĩ sự minh mẫn của Dạ không còn như trước… Dạ ăn rất ít, ngủ không sâu, đang khuya bỗng thảng thốt trở dậy bồn chồn nằm ngồi không yên, như thể ở đâu đó đang có người mong đợi vậy. Có thể một người bằng xương bằng thịt, cũng có thể chỉ là sự khát vọng về một cõi tình mà chị tưởng tượng ra, như những lời tự bạch trong thơ mình:
… tưởng tượng một người/ hồn xanh như cỏ/ tâm rộng như trời/ để tôi bé nhỏ/ thả đời rong chơi…/ tưởng tượng một người/ khi tôi vấp ngã/ người ấy đỡ dìu/ ngực Người – tôi tựa/ muôn ngàn tin yêu/ tưởng tượng một người/ cho tôi úp mặt/ khóc to một lần
…
*
Một năm sau, trong một lần vào thành phố Hồ Chí Minh, tôi cùng Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn đến thăm Lâm Thị Mỹ Dạ. Trên đường đi, tuy chẳng nói ra lời, nhưng cả hai đều chung một băn khoăn về tình hình sức khỏe của bạn gái… lên tầng 10, phòng số… Chuông reo…
Bước sau người đàn bà thô đậm ra mở cửa là nàng thơ của chúng tôi. Nụ cười quen thuộc nở trên khuôn mặt với làn da trắng, hơi xanh hơn trước. Chị Nhàn hỏi
Dạ có nhận ra ai không?
. Nàng thơ dướn cao chân mày, vừa gõ gõ ngón trỏ lên trán vừa lắc đầu.
Dạ trông quen lắm mà không nhớ nổi
…
Hai căn hộ của vợ chồng Dạ và gia đình con gái thông nhau, đẹp rộng thoáng mát. Trong nhà bài trí trang nhã mà sang trọng, đứng ở ô cửa sổ nào cũng thấy dòng sông Sài Gòn… Dạ dẫn chúng tôi đi thăm quan tất cả các phòng, nàng vẫn hồn nhiên như đứa trẻ…
Người đàn bà giúp việc lấy cuốn vở kẻ ô từng trang đã có chữ mẫu, trải ra mặt bàn, đặt cây bút bi vào tay Dạ, cao giọng như cô giáo:
Viết cho hai chị bạn coi đi
. Bàn tay khô, gân xành nổi trên màu da trắng bợt, Dạ ngoan ngoãn như trò nhỏ nhút nhát trước cô giáo ngiêm khắc. Nàng thơ cầm cây bút run run, Chị Nhàn bảo. Em viết tên chị nhé. Dạ ngước lên nhìn người giúp việc.
Bắt đầu ra rang?.
Chị Nhàn và tôi lặng đi trong giây lát, nhìn nhau.
*
Cuộc sống cuốn theo bao nhiêu bộn bề lo toan thường nhật có lúc lãng đi, hơn thế nữa dịch Covitd-19 diễn biến phức tạp, dẫu muốn, tôi và các bạn yêu mến Lâm Thị Mỹ Dạ cũng không thể vào thành phố Hồ Chí Minh được. Nhưng gần đây được biết, Dạ đã hoàn toàn mất trí nhớ rồi. Tôi lại mở đĩa nhạc nghe lại những ca khúc của Dạ. Khi giọng ca sĩ Tấn Minh trầm ấm da diết cất lên…
thả mây cho gió…/ thả trăng cho trời/ thả người thục nữ/ hồn nhiên nói cười/ thả người tục lụy/ danh vọng đua đòi… Tôi tôi về với tôi /… thơ như máu thắm… đau không còn kêu/ người im như bóng…/ tôi về với tôi…
(1)
Sáng nay (6/7/2023) hay tin Lâm Thị Mỹ Dạ đã về muôn cõi. Tội thảng thốt lặng vào những kỉ niệm với Dạ. Ra ban công tôi ngước lên trời cao lồng lộng nắng gió tháng 5 âm lịch, trong tôi bỗng văng vẳng nửa gần nửa lại rất xa…
thả thời thiếu nữ/ khuất vào xa xăm/ thả chùm tóc bạc/ trắng cả ngàn năm…
Những lời thơ trong ca khúc ấy, khiến lồng ngực tôi nặng trĩu.
Bay đi thanh thản với trời xanh mây trắng
Nguyễn Thị Hồng Ngát
Vừa nghe các bạn văn báo nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ đã ra đi sáng nay (thứ 5 ngày 6/7/2023). Buồn quá và thương bạn quá. Một bạn gái thơ hay, xinh đẹp, tấm lòng đối với bạn bè nhân hậu ấm áp, tính tình hài hước vui vẻ đã ra đi. Biết nhau từ đầu những năm 70 của Thế kỷ trước, khi mà Lâm Thị Mỹ Dạ vừa đoạt giải Nhất cuộc thi thơ của báo
Văn nghệ
1973-1974 với một chùm thơ trong đó có bài
Khoảng trời và hố bom
, còn tôi thì được giải khuyến khích với vài
Theo anh vào Trường Sơn
. Trong buổi tiệc nhận giải vào buổi tối hôm đó Dạ mời tôi tối hôm sau đến dự cưới Dạ lấy anh Hoàng Phủ Ngọc Tường (Khi ấy là Giám đốc Sở Văn hóa Quảng Tri). Đám cưới tổ chức ở tầng 2 nhà 51 Trần Hưng Đạo Hà Nội, trụ sở của Liên hiệp các Hội VHNT đến tận ngày nay. Chắc biết tôi ngày đó là văn công nên biết trang điểm, Dạ bảo tôi đến sớm một chút để đánh phấn môi son cho cô dâu dùm. Tôi đến trễ nên khi đến thì người ta cũng vừa đón cô dâu rồi, chỉ còn mùi nước hoa ngào ngạt vương lại…
Đám cưới Mỹ Dạ và anh Hoàng Phủ Ngọc Tường thật vui. Chỉ nước chè và bánh kẹo, không cỗ bàn linh đình như bây giờ, nhưng có đủ mặt các nhà văn nhà thơ tên tuổi đến dự. Nhà thơ Xuân Diệu làm chủ hôn… Từ ngày ấy cho đến những năm gần đây, trước khi Dạ bị bệnh, không nhớ gì nữa, chúng tôi vẫn thường xuyên gặp nhau khi thì ở Hà Nội, khi thì ở Huế hoặc gọi điện cho nhau mỗi khi cần. Mỗi lần Dạ ra Hà Nội, bận mấy Dạ cũng không quên ghé đến nhà thăm vợ chồng tôi và ở lại ăn cơm, đôi ba lần còn ngủ lại để hai chị em được nằm bên nhau trò chuyện trên trời dưới bể… Nhìn Dạ ngủ ngon, nước da trắng bóc, hai má lúc nào cũng ửng hồng, môi không tô son mà lúc nào cũng thắm đỏ, tôi đâu nghĩ con người ấy sao lại ra đi sớm thế. 74 đâu đã quá già Dạ ơi…
Thơ Dạ rất hay, nhiều bài thơ trong trẻo nhân hậu mượt mà giống như chất người của Dạ vậy. Như bài
Anh đừng khen em
,
Chuyện cổ nước mình
,
Hoa Quỳnh
… và nhiều bài khác. Dạ hạnh phúc và tự hào bên người chồng tài hoa, hiểu nhiều biết rộng. Hai người sinh được hai cháu gái xinh đẹp học giỏi, hiếu thảo.
Hơn 20 năm trước, Anh Hoàng Phủ Ngọc Tường bị tai biến phải nằm một chỗ. Rồi đến Dạ bị bệnh mất trí nhớ, quên hết mọi người, quên hết mọi thứ, nhìn ai cũng ngơ ngơ không có phản xạ gì. Hỏi bao nhiêu câu “Dạ nhận ra mình không?”, chỉ thấy bạn im lặng ngơ ngác. Thương lắm. Xưa líu ríu với nhau chuyện trăm chuyện nghìn là thế. Vậy mà…
Giờ bạn đi rồi. Hết một đời Trần gian vinh quang cũng nhiều mà vất vả cũng không ít. Mệt mỏi vất vả cũng đủ rồi và cũng qua rồi.
Bay đi thanh thản với trời xanh mây trắng. Dạ nhé.
Một hồn thơ trẻ mãi…
Mai Văn Hoan
Phong cách thơ Lâm Thị Mỹ Dạ định hình từ rất sớm. Đời người và thời cuộc luôn biến động, thơ cũng biến đổi theo, nhưng chị luôn giữ nét riêng của mình. Lâm Thị Mỹ Dạ từng chia sẻ với các bạn nữ làm thơ:
Đàn bà làm thơ trăm cái khổ
(Thân phận tơ trời). Cái thân phận tơ trời mong manh ấy đang hàng ngày phải đối mặt với “chuyện đời thường”. Kể từ khi nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường (chồng Mỹ Dạ) không may bị bạo bệnh, chị âm thầm chịu đựng:
Nước mắt lặn vào trong cho anh thấy nụ cười…
(Cho anh tựa vào em). Điều kỳ lạ là sau bao nhiêu thăng trầm, vận hạn, tâm hồn của Lâm Thị Mỹ Dạ vẫn luôn tươi trẻ và chứa đầy “hoa cúc dại”. Chị hỏi con gái:
Có nghe trong cơn gió/ Hương của mùa xuân nào,
không phải bất cứ ai cũng nghe được như chị. Tại sao một người “tóc điểm bạc mà hồn còn trẻ nít” như vậy? Phải chăng vì Mỹ Dạ có một tuổi thơ hết sức hồn nhiên, trong sáng? Chị sinh ra và lớn lên bên bờ sông Kiến Giang thơ mộng, lại được tắm mình trong giọng hò khoan Lệ Thuỷ ngọt ngào. Có ai như chị đi chợ tết lại tìm mua cho mình (chứ không phải cho con) chú gà đất và sung sương reo lên:
Chợt thấy cầu vồng sà trước mặt/ Trăm loài hoa đẹp nói lời mơ/ Sáng nay thời tiết như mười bảy/ Tở mở lá cành ngơ ngác hương
. Hình ảnh phiên chợ quê cứ hiện rõ mồn một trước mắt Mỹ Dạ:
Bây giờ xa lắc chợ tuổi thơ/ Mùi quả, mùi rau thơm đến giờ/ Cá tôm còn nhảy long tong nước/ Tôi còn bé nhỏ mỗi lần mơ…
Cái tính hay thương người của chị đã bộc lộ từ lúc còn bé nhỏ ấy. Thấy ông lão bán quạt đi đi lại lại mấy vòng, chợ thì đã quá trưa mà vẫn không có ai mua, thế là cô bé Mỹ Dạ động lòng trắc ẩn, dồn tất cả tiền mẹ cho mua hết quạt của ông lão. Lâm Thị Mỹ Dạ cứ tiếc mãi cái tuổi hồn nhiên, trong trẻo ấy:
Biết bao giờ trở lại/ Màu trong vắt của trời/ Khép làn mi trinh nữ/ Tháng giêng tràn lên môi…
Dạ bồi hồi nhớ:
Bông lay ơn – ai tặng/ Tháng Giêng giấu nơi nào/ Để màu hoa lửa cháy/ Chập chờn trong chiêm bao..
. Rồi chị đứng ngẩn ngơ:
Tuổi vèo bay cùng gió/ Ta sắp qua tháng mười/ Ngoảnh lại nhìn xa lắc/ Một tháng giêng nhoẻn cười!
(Tháng Giêng).
Một lý do giúp cho chị mặc dù “gập lưng lặng lẽ giữa đời thường”, “tóc điểm bạc mà hồn còn trẻ nít” như thế chính là tình yêu thương các con. Mỗi lần các con ở xa về thăm là “lòng mẹ tươi nắng mới”. Chị nói với con gái:
Này con con thơ ngây/ Hồn đầy hoa cúc dại/ Mẹ ước chi mỗi ngày/ Được gần bên con mãi
(Hồn đầy hoa cúc dại). “Hồn đầy hoa cúc dại” của con đã lan toả sang cả mẹ. Lâm Thị Mỹ Dạ như:
Những bông hồng nhung lặng lẽ/ Thăm thẳm tuổi mình lắng sâu
. Còn các con là những bông hoa cúc:
Dịu thơm, chúm chím, nở đầy/ Cúc trắng, cúc vàng, cúc tím/ Vui như bầy trẻ thơ ngây.
Và khi nghiêng đầu bên cúc:
Hồng nhung nghe hồn trẻ lại/ Tin mùa xuân mãi vẫn còn
(Hồng nhung và hoa cúc). Cũng chính các con đã làm sống lại “Ngày tình yêu của mẹ”:
Con tặng mẹ hoa hồng/ Cháy bừng bao ngọn lửa/ Lắng trong làn hương thoảng/ Mẹ bỗng thành… ngày xưa!
Thiên nhiên cũng đã dạy cho chị rất nhiều điều. Đầu tiên là tấm lòng hào sảng:
Mùa đông bán cho mùa xuân/ Những búp đèn màu xanh biếc/ Dòng sông bán cho biển cả/ Bao nhiêu ngọn sóng trong ngời/ Mặt trời bán cho quả đất/ Triệu chùm ánh sáng tinh khôi.
.. Thiên nhiên “bán” một cách vô tư, không cần tính toán thiệt hơn, không cần bạc tiền lời lãi. Nhờ tấm lòng hào sảng ấy mà thiên nhiên đẹp mãi, trẻ mãi không già. Lâm Thị Mỹ Dạ “Ngước nhìn trời cao” và suy ngẫm:
Vũ trụ bao nhiêu tuổi/ Mà ngây thơ lạ lùng/ Xin biết ơn mây trắng/ Cho tôi lòng bao dung
. Nhờ tấm lòng bao dung học được từ thiên nhiên mà chị có cái nhìn hết sức nhân ái đối với những người lính Mỹ chết trận ở Việt Nam:
Rồi có lúc cuối đường tôi gục ngã/ Viên đạn ai găm khuôn ngực máu đầy/ Xin hãy giở dưới lần da chó sói/ Trái tim nai thắm đỏ, thơ ngây
(Khuôn mặt ẩn kín). Thiên nhiên còn “gây men” cho chị hồi xuân:
Nói chi, sao thiết tha/ Nói chi, sao êm ái/ Hoa cho tôi thắm lại/ Tuổi xuân mình đã phai!
(Hoa Hà Nội). Sự hồn nhiên, trong sáng, đa cảm là một nét trong phong cách thơ Lâm Thị Mỹ Dạ.
Mỹ Dạ đã từng “Nguyện cầu”:
Vì cái đẹp/ Vì thơ/ Ta sống/ Tâm hồn ơi/ Đừng hoá thạch/ Xin đừng…
Cái tâm hồn luôn tươi trẻ, chứa đầy “hoa cúc dại” của chị sẽ sống mãi với thời gian, cho dù chị như một “thiên thần” vừa lãng du vào miền mây trằng…
Tiễn chị
(
Tiễn biệt nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ
)
Phận bạc sinh phải thời khói lửa
“Khoảng trời hố bom”
In bóng giai nhân.
Chị lớn lên trong vòng tay mạ
Đất Quảng Bình sỏi đá
Nở bông hồng vàng
Chị bước vào văn chương
Mềm mại bóng thi nhân.
Mang khuôn mặt thiên thần
Chị làm đầy ắp sông Hương
Giai nhân toả bóng kinh thành
Sen Tĩnh Tâm mở nụ
Thơ nhen lên ngọn lửa
Sưởi ấm những khoảng đời
băng giá.
Thanh xuân chớp mắt trôi vèo.
Bến Thương Bạc còn kia
Dáng chị mềm như lụa
Phu Văn Lâu sẫm mặt rêu xanh
Bóng chị về thấp thoáng kinh thành.
Con thuyền trôi về Vĩ Dạ
Ngân rung nam ai nam bằng.
Đọc thơ chị, nỗi đời trong đục
Kiếp tài hoa luỵ gió, neo trăng.
Đau đời đã cạn nước mắt
Thế mà chiều nay em khóc
Tiễn chị tôi về phía vô cùng.
Nha trang chiều 6/7/2023
________
1. Bài thơ: Tôi về với tôi. Dạ đã phổ nhạc với tên: Thả mây cho gió.
Trần Chấn Uy | Lâm Thị Mỹ Dạ trong mắt các bạn văn | 2,887 | |
Tàu Dragon 9 của SpaceX đã sẵn sàng cất cánh đưa các phi hành gia lên Trạm vũ trụ quốc tế, ngày 23/4/2021. (Ảnh: NASA).
Chinh phục vũ trụ từ lâu đã là mơ ước của con người. Cùng với quá trình chinh phục vũ trụ, việc khai thác, ứng dụng công nghệ vũ trụ phục vụ phát triển kinh tế cũng đã xuất hiện và ngày càng mở rộng, biến đổi sâu sắc. Tiến vào vũ trụ, phát triển kinh tế vũ trụ sẽ giúp con người khám phá các tiềm năng và cơ hội mới, song bên cạnh đó cũng có không ít thách thức.
Theo Tạp chí
Harvard Business Review
(Mỹ), thuật ngữ “nền kinh tế vũ trụ” bao gồm “hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong không gian để sử dụng trong không gian”. Còn Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) định nghĩa, kinh tế vũ trụ là toàn bộ các hoạt động sử dụng các nguồn lực tạo ra giá trị và lợi ích cho con người trong quá trình khám phá, nghiên cứu, tìm hiểu, quản lý và sử dụng không gian
(1)
.
Thực tế hiện nay cho thấy, nền kinh tế vũ trụ đang ngày càng phát triển. Đây không chỉ là một lĩnh vực kinh tế mới mà còn là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng trong các lĩnh vực khác. Theo đó, triển khai kết cấu hạ tầng không gian giúp phát triển các dịch vụ mới, cho phép ứng dụng vào các lĩnh vực, như khí tượng, năng lượng, viễn thông, bảo hiểm, vận tải, hàng hải, hàng không, phát triển đô thị…, tạo ra các lợi ích kinh tế – xã hội. Sự phát triển của nền kinh tế vũ trụ được xác định theo ba giai đoạn, mỗi giai đoạn được đánh dấu bằng sự tham gia khác nhau của các chủ thể công – tư.
Giai đoạn đầu tiên
(1950 – 1969) được đặc trưng chủ yếu bởi những chương trình không gian của các chính phủ nhằm khám phá không gian.
Giai đoạn thứ hai
(1970 – 2000) được đánh dấu bằng sự tham gia của các chủ thể tư nhân do thay đổi về quan điểm chính trị và sự tiến bộ của khoa học – công nghệ. Sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp máy tính và số hóa đã tác động đến lĩnh vực chế tạo vệ tinh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thương mại hóa lĩnh vực này.
Tháng 1/1970 với chính sách “Bầu trời mở”, Mỹ cho phép các công ty đủ điều kiện sẽ được phóng vệ tinh liên lạc, khuyến khích tư nhân phát triển hoạt động phát sóng vệ tinh và dịch vụ viễn thông. Trên quy mô toàn cầu, ngày càng có nhiều quốc gia tham gia vào thị trường vũ trụ. Đặc biệt, các nước châu Âu cũng nhận thấy các dự án quốc gia của họ sẽ không thể cạnh tranh với những nước khác nếu họ không kịp thời điều chỉnh chính sách. Do đó, vào năm 1975, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đã được thành lập nhằm thúc đẩy sự hợp tác giữa các nước nội khối về nghiên cứu và phát triển công nghệ vũ trụ vì mục đích hòa bình. Tuy nhiên, bất chấp tính chất liên chính phủ của tổ chức này, cho đến nay, ESA vẫn khó có thể làm thay đổi cấu trúc của ngành vũ trụ châu Âu mà vẫn tập trung chủ yếu vào một số quốc gia, điển hình là Đức, Pháp, Italia.
Giai đoạn thứ ba
(từ năm 2000 đến nay) chứng kiến sự tham gia ngày càng tăng của các công ty tư nhân vào các hoạt động vũ trụ. Năm 2019, doanh thu của nền kinh tế vũ trụ đạt 424 tỷ USD. Các ứng dụng thương mại vẫn chiếm tỷ trọng doanh thu cao (chiếm 2/3), mặc dù các đơn đặt hàng trong lĩnh vực quân sự và đơn đặt hàng của các tổ chức công vẫn chiếm một phần đáng kể trong tổng lợi nhuận (chiếm 1/3)
(2)
. Hai yếu tố chính tác động đến xu hướng này:
Một là,
liên quan đến những tiến bộ trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, điều này cho phép hoạt động truyền dữ liệu từ vệ tinh trở lại Trái đất ngày càng cải thiện, góp phần tạo ra những giá trị kinh tế mới. Hơn nữa, nhờ các công ty tư nhân đầu tư vào chế tạo các vệ tinh cỡ nhỏ, chi phí sử dụng các dịch vụ vệ tinh được giảm thiểu, kích thích hơn nhu cầu sử dụng các dịch vụ này. Thực tế cho thấy, trong đời sống hằng ngày, hầu hết mọi cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp đều đang phụ thuộc vào một hay nhiều vệ tinh, từ việc sử dụng thẻ tín dụng, đến mạng lưới điện, dịch vụ điều hướng, quan sát Trái đất cũng như cập nhật tình hình thời tiết…
Hai là,
chi phí tiếp cận không gian. Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đang có xu hướng chuyển dần cho khu vực tư nhân tiến hành vận chuyển hàng hóa lên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS). Đồng thời, dưới sự kiểm soát của NASA, các tập đoàn như Tập đoàn công nghiệp quân sự Lockheed Martin và Tập đoàn hàng không Mỹ Boeing không thể giữ vị trí độc quyền. Kết quả là, việc vận chuyển hàng hóa lên ISS hiệu quả và tiết kiệm chi phí hơn, qua đó các công ty vừa và nhỏ, các tổ chức giáo dục và nghiên cứu ngày càng có cơ hội tiếp cận không gian nhiều hơn. Ngoài ra, sự phát triển của internet vệ tinh cho phép con người và các công ty kết nối mọi lúc, mọi nơi – một giải pháp thay thế hiệu quả khi tuyến cáp quang biển kết nối internet gặp sự cố, dẫn đến mất tín hiệu hoặc chất lượng đường truyền kém.
Không chỉ vậy, ứng dụng công nghệ vệ tinh còn được sử dụng trong các lĩnh vực như vận chuyển và hậu cần, trong quản lý và giám sát tài nguyên, môi trường, thiên tai, chất lượng nước, lớp phủ rừng, mức độ ô nhiễm không khí…
Đối với các chương trình thám hiểm, việc đưa con người trở lại Mặt trăng hiện đang nằm trong kế hoạch của các cơ quan vũ trụ lớn, chẳng hạn như NASA và ESA. NASA đặt mục tiêu thiết lập sự hiện diện thường trực của con người – robot trên Mặt trăng. Nga và Trung Quốc cũng đang hợp tác để xây dựng Trạm nghiên cứu khoa học quốc tế trên Mặt trăng, dự kiến đưa con người lên Mặt trăng vào năm 2026 và hoàn thành việc xây dựng trạm này vào năm 2035. Hàn Quốc đặt mục tiêu trở thành quốc gia đứng thứ 7 trên thế giới và quốc gia đứng thứ 4 ở châu Á (sau Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ) triển khai các hoạt động nghiên cứu Mặt trăng từ vũ trụ. Tàu con thoi đầu tiên của Hàn Quốc được phóng lên không gian từ đầu tháng 8/2022. Cuối năm 2022, Chính phủ Hàn Quốc tiếp tục công bố “Lộ trình kinh tế vũ trụ”, bao gồm các kế hoạch thành lập một cơ quan hàng không vũ trụ tương tự như NASA của Mỹ, phát triển phương tiện vũ trụ thế hệ tiếp theo vào năm 2031 và bắt đầu thực hiện nhiệm vụ thăm dò Mặt trăng vào năm 2024.
Một hình thức hợp tác công – tư mới cũng đang phát triển, trong đó các chính phủ sẽ hỗ trợ ban đầu trong việc thăm dò và phát triển các công nghệ quan trọng (viễn thông và điều hướng Mặt trăng – Trái đất), xây dựng kết cấu hạ tầng không gian, còn khu vực tư nhân sẽ đi đầu trong việc tạo ra các thị trường mới và mở rộng sự hiện diện của con người trong không gian.
Kinh tế vũ trụ hiện nay đang bước sang một kỷ nguyên mới – kỷ nguyên thương mại hóa, hội nhập và đổi mới. Khác với trước đây, lĩnh vực kinh tế vũ trụ hiện nay có sự tham gia của nhiều tập đoàn tư nhân lớn (SpaceX, Amazon, Facebook…) với hàng loạt dự án lớn, như: Cung cấp dịch vụ internet bằng chùm Starlink của SpaceX, chùm Kuiper của Amazon, hay chùm Oneweb của Chính phủ Anh; dịch vụ vận chuyển, du lịch Blue Origin của Amazon… Với sự tham gia này, các ứng dụng công nghệ không gian mở rộng sang nhiều lĩnh vực mới, như: du hành vũ trụ, công nghệ truyền thông sử dụng vệ tinh ở quỹ đạo thấp, ứng dụng internet kết nối vạn vật (IoT) trên hệ thống vệ tinh và thiết bị mặt đất. Kích thước các vệ tinh cũng ngày càng được thu nhỏ, số lượng vệ tinh trong các chùm và siêu chùm (mega constellation) tăng lên nhanh chóng, các dự án khởi nghiệp (startup) về vệ tinh hiện nay hướng đến cung cấp ứng dụng và giải pháp trực tiếp cho người sử dụng chứ không chỉ thuần túy phát triển công nghệ như trước đây…
Theo tờ
Financial Times
(
Anh
), trong hai thập niên qua, có hơn 10.000 công ty vũ trụ thương mại đã ra đời. ISS được một nhóm quốc gia thành lập, do Mỹ đứng đầu, phục vụ các hoạt động của vệ tinh, công nghệ quốc phòng, phân tích dữ liệu và thậm chí nhiều lĩnh vực khác như du lịch vũ trụ. SpaceX là công ty vũ trụ được biết đến nhiều nhất, đã phóng hàng nghìn vệ tinh cho cả mục đích công và tư. Theo Tổ chức phi lợi nhuận Space Foundation (Mỹ), năm 2021, nền kinh tế vũ trụ đạt doanh thu 469 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2020 và dự kiến sẽ đạt mức 634 tỷ USD vào năm 2026
(3)
. Ngân hàng đa quốc gia Bank of America dự báo ngành công nghiệp vũ trụ sẽ phát triển, quy mô ước đạt 1.400 tỷ USD vào năm 2030
(4)
. Sự cạnh tranh trong nền kinh tế vũ trụ ngày một lớn, góp phần thúc đẩy nhu cầu đổi mới để giảm giá thành cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ. Cạnh tranh gia tăng tiếp tục mở ra cơ hội và tiềm năng phát triển mới cho nền kinh tế vũ trụ.
Nếu như cuộc chạy đua vào không gian được khởi đầu bởi sự cạnh tranh giữa hai siêu cường Mỹ và Nga (Liên Xô trước đây), thì hiện nay đã có khoảng 90 quốc gia đang thúc đẩy phát triển chương trình không gian vũ trụ
(5)
. Đáng chú ý, trong số đó có Mỹ, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Iran, Israel và Nhật Bản có khả năng phóng tàu vũ trụ lên quỹ đạo một cách ổn định. Không chỉ các chính phủ, hàng loạt công ty tư nhân cũng tham gia tích cực trong ngành công nghiệp vũ trụ, bởi họ nhận thấy ngành công nghiệp vũ trụ có thể vượt qua ranh giới khám phá khoa học và có thể đem lại lợi nhuận kinh tế. Một trong những dịch vụ mũi nhọn của ngành công nghiệp vũ trụ chính là phóng vệ tinh cỡ nhỏ vốn phục vụ cho dịch vụ kết nối băng thông rộng và IoT. Người ta ước tính, hiện có hơn 10.000 công ty và khoảng 5.000 nhà đầu tư tham gia ngành vũ trụ. Và hơn 1.000 tàu vũ trụ đã được đưa vào quỹ đạo trong 6 tháng đầu năm 2022, nhiều hơn số lượng tàu vũ trụ đã được phóng trong 52 năm đầu tiên con người khám phá không gian (1957 – 2009)
(6)
.
Lĩnh vực vũ trụ không chỉ tạo ra tăng trưởng mà còn là nhân tố thúc đẩy hiệu quả ứng dụng trong một số ngành, nghề. Một số ứng dụng quan trọng liên quan đến vũ trụ đã được triển khai, như: Đối với lĩnh vực nông nghiệp, các cảm biến từ xa giúp thu thập dữ liệu, bao gồm hình ảnh, thông tin về thời tiết, hỗ trợ người nông dân dựa vào dữ liệu đó để có kế hoạch cải thiện năng suất cây trồng. Trong lĩnh vực khai thác mỏ, dữ liệu vệ tinh có thể hỗ trợ một số chức năng quan trọng tại các công ty khai thác mỏ, như lập bản đồ phát thải, cải thiện các nỗ lực thăm dò bằng cách xác định những khu vực giàu khoáng sản… Đối với ngành dược, các công ty dược phẩm có thể thành lập phòng thí nghiệm trên trạm vũ trụ để nghiên cứu sự phát triển của tế bào.
ESA cho biết, việc triển khai kết cấu hạ tầng không gian mới đã mang lại nhiều lợi ích cho các ngành công nghiệp bao gồm khí tượng, năng lượng, viễn thông, bảo hiểm, vận tải, hàng hải, hàng không và phát triển đô thị của châu Âu. Hầu hết những đóng góp này đến từ khu vực tư nhân, ước tính hơn 224 tỷ USD được tạo ra từ các sản phẩm và dịch vụ do các công ty vũ trụ tư nhân cung cấp. Theo báo cáo của Space Foundation, các công ty do chính phủ hậu thuẫn cũng gia tăng đầu tư vào các dự án không gian. Tổng chi tiêu của các chính phủ cho chương trình vũ trụ dân sự và quân sự đã tăng 19% vào năm 2021, trong đó
Ấn Độ
tăng chi tiêu lên 36%,
Trung Quốc
đầu tư thêm 23% và Mỹ là 18%
(7)
.
Sự phát triển của kinh tế vũ trụ vừa tạo ra cơ hội, tiềm năng, song cũng có nhiều thách thức. Điều dễ nhận thấy, cạnh tranh địa – chính trị đang len lỏi vào tham vọng chinh phục không gian của các nước lớn. Mặc dù đang dẫn đầu ISS, nhưng
Mỹ
không còn được coi là siêu cường duy nhất trong không gian. Trung Quốc hiện sở hữu một trạm vũ trụ quốc gia với tên gọi Thiên Cung, đại diện cho một thành tựu quan trọng đối với chương trình không gian của nước này. Chưa kể, trong những năm gần đây, Trung Quốc đã đầu tư mạnh vào chương trình không gian nhằm hiện thực hóa ước mơ chinh phục vũ trụ và đuổi kịp Mỹ. Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong công cuộc khám phá không gian như phóng vệ tinh, đưa con người lên trạm vũ trụ, thăm dò sao Hỏa và đang lên kế hoạch đưa phi hành gia lên Mặt trăng
(8)
. Do vậy, Mỹ lo ngại Trung Quốc sẽ là nước sở hữu tàu vũ trụ robot đầu tiên trên thế giới hạ cánh thành công xuống phần tối chưa được khai phá của Mặt trăng. Trung Quốc cũng có thể thực hiện các sứ mệnh thu thập mẫu vật phức tạp và có kế hoạch thiết lập một căn cứ vĩnh viễn trên Mặt Trăng. Để duy trì ưu thế vượt trội của mình, Mỹ thúc đẩy quá trình “tách rời công nghệ”, theo đó tìm cách ngăn cản Trung Quốc trở thành một đối thủ công nghệ dưới bất kỳ hình thức nào. Cuộc cạnh tranh công nghệ đang diễn ra công khai và bắt đầu lan rộng đến lĩnh vực không gian của cả hai quốc gia. Nguy cơ xảy ra một cuộc chạy đua vũ trang quân sự trong không gian vũ trụ là hiện hữu, đe dọa sự ổn định chiến lược toàn cầu, thậm chí có thể xảy ra kịch bản chiến tranh không gian vũ trụ.
Tên lửa đẩy Trường Chinh-2F mang theo tàu vũ trụ Thần Châu-16 rời bệ phóng, tại Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền ở Tây Bắc Trung Quốc, ngày 30/5/2023. (Ảnh: THX/TTXVN).
Tính ưu việt của công nghệ trong không gian cũng đan xen những lo ngại về các mối đe dọa khác mà các trạm vũ trụ đang phải đối mặt hoặc hệ lụy mà nó gây ra. Vấn đề đầu tiên là tuổi thọ của bất kỳ kết cấu hạ tầng vật lý nào trên không gian. Trạm vũ trụ quốc tế ISS được dự đoán sẽ tồn tại đến năm 2030, trong khi Trạm vũ trụ quốc gia Thiên Cung của Trung Quốc dự kiến sẽ duy trì hoạt động trong khoảng 10 năm. Tuy nhiên, va chạm với các mảnh vỡ và những vật thể khác là một mối đe dọa phổ biến. Các siêu vệ tinh cũng là một thách thức đối với các trạm vũ trụ. Các vệ tinh Starlink được xác nhận đã có những cuộc va chạm gần với trạm vũ trụ của Trung Quốc. Thêm vào đó, gần đây, các nước đẩy mạnh phát triển Hệ thống vũ khí tiêu diệt vệ tinh (ASAT). Khi các vệ tinh bị phá hủy sẽ tạo ra những mảnh vỡ, tồn tại lâu và xếp thành nhiều tầng, làm gia tăng mật độ của các vật thể trên quỹ đạo, gây nguy cơ cao xảy ra va chạm, trong đó mỗi va chạm sẽ tiếp tục tạo ra các mảnh vỡ khác, tạo thành một phản ứng dây chuyền có khả năng khiến không gian vũ trụ mất đi tiềm năng vốn có.
Nguy cơ tư nhân hóa không gian cũng được tính đến, về lâu dài sẽ dẫn đến một số ít công ty nắm giữ độc quyền đối với lĩnh vực vũ trụ. Hệ quả là con người đang biến không gian vũ trụ trở thành một “bãi rác” khổng lồ hơn là một nơi nghiên cứu hay điểm đến du lịch, phát triển kinh tế. NASA đang chính thức theo dõi hơn 26.000 mảnh vụn quỹ đạo, hay còn gọi là “rác thải vũ trụ”, đang gây nguy hiểm cho các phi hành gia và các sứ mệnh không gian quốc tế, trong đó có 4.000 vệ tinh hết hạn trong quỹ đạo
(9)
. Chưa kể, nếu con người tiến hành các vụ phóng tên lửa thương mại ngày càng thường xuyên hơn, số lượng khí thải carbon sẽ tăng lên đáng kể. Trong tương lai, nếu hoạt động du lịch không gian phát triển, điều đó sẽ đòi hỏi ngày càng nhiều linh kiện phục vụ cho việc chế tạo tàu vũ trụ, đồng thời cũng cần nhiều nhiên liệu hơn cho tên lửa đẩy. Và cuối cùng, việc khai thác, sản xuất nhiên liệu lại phát thải thêm khí nhà kính.
Hệ thống pháp luật giúp quản lý việc khai thác và phát triển kinh tế vũ trụ cũng là một thách thức khi chưa được hoàn thiện và thế giới cũng chưa đưa ra được những chuẩn mực phù hợp với thực tế phát triển trong không gian vũ trụ. Cơ chế không gian quốc tế vốn được thành lập từ thời kỳ Chiến tranh lạnh đến nay không theo kịp và chưa thể thích ứng với sự phát triển của kinh tế vũ trụ. Trước các hoạt động trong không gian, người ta khó có thể phân loại một cách rõ ràng giữa những hoạt động phục vụ mục đích dân sự hay quân sự, cũng như chưa thể phân biệt được rạch ròi giữa hoạt động phòng thủ hay hoạt động tấn công trong không gian mạng. Việc tạo được sự đồng thuận chung giữa các nước, coi phát triển kinh tế vũ trụ là nguồn lực mới, là động lực mới cho phát triển bền vững đang gặp nhiều khó khăn.
Như vậy, để kinh tế vũ trụ phát triển đúng hướng, hiệu quả, khung pháp lý hiện tại cần được hoàn thiện, phát triển và thực thi. Các chính phủ cần một kế hoạch phân vùng toàn cầu để phát triển bền vững, siết chặt quản lý sử dụng các nguồn lực, hoạt động du lịch vũ trụ và các mục đích sử dụng khác trong không gian. Đây là vấn đề không chỉ một quốc gia đơn lẻ có thể tự giải quyết, mà còn cần có sự chung tay của cả thế giới để kịp thời xử lý, đưa ra các khuôn khổ, “luật chơi” chung để các nước tuân thủ và vận hành, loại bỏ những nguy cơ, đe dọa đối với hòa bình và an ninh thế giới, hạn chế tối đa những tác động, ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu./.
Học viện Ngoại giao
_______________________
(1) (5) (6) (7) World Economic Forum:
The space economy is booming. What benefits can it bring to Earth?
(Tạm dịch: Nền kinh tế vũ trụ đang bùng nổ. Nó có thể mang lại lợi ích gì cho Trái đất?), ngày 19/10/2022,
(2) ISPI:
The Evolution of Space Economy: The Role of the Private Sector and the Challenges for Europe
(Tạm dịch: Sự phát triển của kinh tế vũ trụ: Vai trò của khu vực tư nhân và những thách thức đối với châu Âu), ngày 7/12/2020,
(3)
Global space economy spending reaches $469 Billion
(Tạm dịch: Chi tiêu kinh tế vũ trụ toàn cầu đạt 469 tỷ USD), ngày 27/7/2022,
(4)
The new space race could turn science fiction into reality
(Tạm dịch: Cuộc đua không gian mới có thể biến khoa học viễn tưởng trở thành hiện thực), ngày 27/12/2022,
(8)
Ngành công nghiệp vũ trụ thế giới tăng trưởng mạnh
, ngày 30/9/2022,
(9)
Space junk: what it is and why cleaning it up matters
(Tạm dịch: Rác không gian: Nó là gì và tại sao việc dọn dẹp nó lại quan trọng?), ngày 20/5/2021,
(Nguồn: TC Cộng sản) | Phát triển nền kinh tế vũ trụ: Tiềm năng và thách thức | 3,621 | |
Mới đây, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch đã có Quyết định số 1963 về ban hành Kế hoạch xây dựng Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Yêu cầu việc xây dựng Dự án Luật phải tuân thủ đúng trình tự, thủ tục theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản quy định chi tiết thi hành luật, bảo đảm hiệu quả và tiến độ trong quá trình triển khai nhiệm vụ. Cùng với đó, phải bám sát nội dung đề nghị xây dựng chính sách của dự án Luật đã được thông qua.
Vịnh Hạ Long nằm trong danh sách những điểm đến đẹp nhất thế giới.
Kể từ khi có Luật Di sản văn hóa năm 2001 và sau đó là Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009 thì đã có sự chồng chéo giữa văn bản pháp luật về di sản văn hóa và văn bản pháp luật khác có liên quan trong cả lĩnh vực di tích, bảo tàng và di sản văn hóa phi vật thể. Vì vậy, việc tiếp tục sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa cùng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành là hết sức cần thiết để bắt kịp sự vận động và biến chuyển của xã hội, điều chỉnh, cụ thể hóa được những vấn đề còn vướng mắc, tạo hành lang pháp lý thuận lợi nhất cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.
Mục đích xây dựng Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) nhằm hoàn thiện, tạo lập hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, phục vụ công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, đảm bảo tính phù hợp, không chồng chéo với hệ thống pháp luật khác có liên quan. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác quản lý các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính gắn với kiểm tra, thanh tra, kiểm soát, giám sát việc thực thi pháp luật về di sản văn hóa để đảm bảo quản lý thống nhất từ Trung ương đến địa phương.
Hiện trên cả nước, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã xếp hạng hơn 10.000 di tích. Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch xếp hạng 3.591 di tích cấp quốc gia và Thủ tướng Chính phủ đã xếp hạng 123 di tích quốc gia đặc biệt. Có hơn 40.000 di tích đã được kiểm kê theo quy định của Luật Di sản văn hóa. Với di sản văn hóa phi vật thể, có khoảng 70.000 di sản được kiểm kê, trong đó 416 di sản được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Nhiều sưu tập hiện vật và di vật, cổ vật quý giá mang đặc trưng văn hóa của địa phương, vùng miền, quốc gia… đang được bảo quản, trưng bày và phát huy giá trị tại các bảo tàng. | Sửa đổi Luật Di sản văn hóa | 558 | |
Hành khách bị mắc kẹt tại Cảng Bắc Manila, Philippines do bão Doksuri. Ảnh: Reuters.
Sau khi
siêu bão Doksuri
đổ bộ vào miền bắc Philippines, nhiều khu vực ghi nhận mưa lớn khiến nhiều con sông tràn bờ gây ngập lụt trong khi gió mạnh nhiều ngôi nhà bị tốc mái.
Doksuri có tên địa phương là Egay và là cơn bão thứ 5 trong năm 2023 đổ bộ vào Philippines – quốc gia Đông Nam Á phải hứng chịu trung bình 20 cơn bão mỗi năm. Với tình trạng biến đổi khí hậu và nóng lên toàn cầu diễn biến ngày càng phức tạp như hiện tại, các nhà khoa học đã nhiều lần đưa ra cảnh báo rằng các cơn bão sẽ ngày càng trở nên ẩm ướt hơn, gió mạnh hơn và cường độ dữ dội hơn.
Trước khi bão Doksuri đổ bộ, cư dân ở các cộng đồng ven biển tại quần đảo Babuyan và tỉnh Cagayan phía đông bắc đất nước đã được sơ tán đến nơi trú ẩn an toàn. Nhằm chuẩn bị cho các diễn biến tiêu cực, các chính quyền địa phương đã kích hoạch tất cả các trung tâm sơ tán, trung tâm điều hành khẩn cấp của mỗi thị trấn và các đội quản lý sự cố.
Cảnh báo bão cũng đưa ra tại nhiều nơi ở phía bắc đảo Luzon, nơi sinh sống của khoảng hơn 50 triệu dân của Philippines, về nguy cơ xảy ra triều cường, sạt lở đất và thiệt hại cho cơ sở hạ tầng. Theo Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Philippines, hiện có hơn 4.000 hành khách bị mắc kẹt tại nhiều cảng khác nhau của quốc gia này sau khi các chuyến du lịch bằng đường biển bị tạm dừng do bão.
Trả lời hãng tin
AP
sau khi bão đổ bộ vào đảo Fuga ngoài khơi thị trấn Aparri thuộc tỉnh Cagayan ngày 26/7, ông Manual Mamba, thống đốc tỉnh Cagayan, cho biết “Các thị trấn ven biển phía bắc của chúng tôi đang bị tàn phá. Tôi nhận được nhiều báo cáo về những ngôi nhà bị tốc mái tôn và ngập lụt diễn ra do thủy triều dâng từ biển”.
Theo ông, điều may mắn là các nhà chức trách vẫn chưa ghi nhận bất kỳ thương vong nào. Về quy mô của thiệt hại, ông Mamba cho biết việc đánh giá sẽ được thực hiện sau khi bão qua. Tuy nhiên, ông bày tỏ lo ngại về việc thiệt hại lớn có thể xảy ra đối với các trang trại trồng ngô và lúa ở thung lũng Cagayan – những vụ mùa vốn đã chịu tàn phá bởi một đợt hạn hán kéo dài hàng tháng trước khi bão Doksuri đổ bộ.
Trong ngày 26/7, cơ quan thời tiết Philippines đưa ra khuyến cáo người dân duy trì cảnh giác do “các điều kiện bạo lực, đe dọa đến tính mạng dự kiến sẽ tiếp diễn” tại phía tây bắc Cagayan và quần đảo Babuyan xa xôi cũng như các vùng núi phía bắc của các tỉnh Apayao và Ilocos Norte.
Trước mắt, bão Doksuri được dự báo sẽ di chuyển khỏi miền bắc
Philippines
ngày 27/7 và sau đó di chuyển theo hướng tây bắc về khu vực phía nam đảo Đài Loan và tấn công miền đông nam Trung Quốc ngày 28/7. Theo Trung tâm Khí tượng Quốc gia
Trung Quốc
, các tỉnh từ Phúc Kiến tới Quảng Đông dự kiến sẽ chịu ảnh hưởng bởi cơn bão này.
Lo ngại về các loại ngũ cốc vụ thu, Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc hôm 24/7 cảnh báo rằng Doksuri có thể đi sâu vào đất liền sau khi đổ bộ, ảnh hưởng đến các loại cây trồng thân cao như ngô và thậm chí cả lúa ở các vùng nông thôn. Cơ quan này khuyến cáo người dân thoát nước các thửa ruộng và bón phân để đẩy nhanh quá trình phục hồi của cây trồng sau bão.
Chính quyền tỉnh Phúc Kiến cũng thúc giục nông dân thu hoạch cây trồng của mình nhanh chóng trong khi yêu cầu cho tất cả các tàu đánh cá xa bờ tìm nơi trú ẩn tại cảng gần nhất trước trưa ngày 26/7. | Bão Doksuri đổ bộ Philippines tàn phá nhiều ngôi nhà | 702 | |
Sáng 26/7, lực lượng chức năng
quận Liên Chiểu
,
thành phố Đà Nẵng
đã phối hợp khống chế thành công đám cháy tại tiểu khu 4A, rừng Nam Hải Vân (
phường Hòa Hiệp Bắc
).
Hiện trường một vụ cháy rừng trên đèo Hải Vân đã được khống chế. Ảnh tư liệu: Trần Lê Lâm/TTXVN.
Theo ông Nguyễn Văn Truyền, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Liên Chiểu, khoảng 8 giờ ngày 26/7, lực lượng chức năng đã phát hiện có đám cháy tại tiểu khu 4A, ngay sát đường ray đường sắt Bắc – Nam. Đây là khu vực nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng (không còn là đất nông nghiệp), chủ yếu là lau lách, cỏ dại.
Khoảng 150 người gồm các lực lượng: Kiểm lâm, Biên phòng, Quân đội, Công an, Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy cùng lực lượng tại chỗ của địa phương đã tích cực phối hợp dập lửa.
Do địa hình triền dốc khó khăn, sát bờ biển, xe chữa cháy không thể tiếp cận được đám cháy. Lực lượng chức năng phải thực hiện chữa cháy thủ công, sử dụng máy thổi gió, dao rựa nhằm phát quang, tạo “đường băng trắng” ngăn ngọn lửa cháy lan; đồng thời, múc nước từ khe suối gần đó để dập lửa trực tiếp. Đến khoảng 10 giờ 30 phút, đám cháy đã cơ bản được khống chế. Lực lượng chức năng đã phân công 30 người tiếp tục túc trực, để phòng đám cháy bùng phát trở lại.
Theo Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Liên Chiểu, ước tính ban đầu, diện tích cháy khoảng 0,7 ha. Cây bị cháy là cây bụi, lau lách, không gây thiệt hại về tài sản. Lực lượng chức năng đang tiếp tục điều tra nguyên nhân, thống kê thiệt hại vụ cháy. | Đà Nẵng: Kịp thời khống chế đám cháy trên đèo Hải Vân | 295 | |
Ảnh: NASA.
Tập đoàn vũ trụ Roscosmos của
Nga
cảnh báo số lượng các vật thể quỹ đạo có đường kính hơn 1 cm sẽ tăng gấp 1,5 lần trong vòng 6 – 7 năm tới, gây ra mối nguy hiểm cho các sứ mệnh không gian.
“Hiện tại, hơn 1 triệu vật thể không gian có kích thước lớn hơn 1 cm có thể được tìm thấy trong các quỹ đạo gần Trái Đất. Số lượng này sẽ còn tăng gấp 1,5 lần vào năm 2030. Điều này gây ra các mối đe dọa đối với việc tiếp cận không gian, bao gồm cả việc đưa tàu vũ trụ lên quỹ đạo và các hoạt động thông thường của tàu vũ trụ”, hãng thông tấn TASS dẫn cảnh báo của Tập đoàn Roscosmos đưa tin .
Theo Roscosmos, tình hình này đã nêu bật các vấn đề liên quan đến sự an toàn của các hoạt động không gian, cũng như sự cần thiết của việc soạn thảo các quy tắc giao thông trong không gian và cải thiện giám sát các khu vực gần Trái Đất.
Cơ quan này cho biết tình hình không gian gần Trái Đất đã thay đổi đáng kể trong những năm qua, do sự gia tăng đáng kể phạm vi, sự đa dạng của các sứ mệnh không gian gần Trái Đất, cũng như sự bùng nổ về số lượng các vật thể nhân tạo trong các vùng không gian.
Theo Tập đoàn vũ trụ nhà nước Nga, tàn tích của những vệ tinh, tàu vũ trụ của các cơ quan vũ trụ khắp thế giới để lại trên quỹ đạo Trái Đất đã tạo ra một lượng lớn “rác vũ trụ”.
Trong chuyến thăm Nam Phi vừa qua, ông Alexander Bloshenko, Giám đốc điều hành phụ trách các chương trình dài hạn và khoa học của Roscosmos, kêu gọi soạn thảo các quy định quốc tế trong khoảng 5 năm về việc phóng và duy trình vệ tinh quỹ đạo. Theo ông, các quỹ đạo gần Trái Đất có năng lực hạn chế và tình trạng “tắc nghẽn” trên không gian sẽ dẫn đến những tình huống nguy hiểm trong tương lai.
(Theo TASS) | Số lượng vật thể trong quỹ đạo gần Trái Đất sẽ tăng gấp 1,5 lần vào năm 2030 | 363 | |
Mặt cách của vật thể bí ẩn đã rời Trái Đất rồi trở lại - Ảnh: Albert Jambon
Một vật thể từ vũ trụ rơi xuống
sa mạc Sahara
vừa được xác định là thứ đã rời Trái Đất đi thám hiểm không gian sâu từ ít nhất 10.000 năm trước.
Nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi TS Jerome Gattacceca từ Đại học Aix-Marseille (Pháp) đã phân tích thành phần của NWA 13118 – được phát hiện ở sa mạc Sahara khu vực Morocco hồi năm 2018 – và tìm ra lịch sử gây choáng váng của nó.
Theo
Live Science,
NWA 13118 rõ ràng là thiên thạch bởi nó có lớp vỏ nhiệt hạch.
Vỏ nhiệt hạch là lớp đá mịn bị sốc nhiệt, cho thấy nó đã bị đốt cháy một phần khi rơi qua bầu khí quyển trên Trái Đất, không phải đặc điểm có thể tìm thấy trên đá núi lửa hay đá bị đốt nóng từ bất cứ chu trình tự nhiên nào trên hành tinh.
Các nhà nghiên cứu còn tìm thấy dấu vết của các đồng vị beryllium-3, helium-10 và neon-21 trong thành phần thiên thạch, vốn được sinh ra bởi quá trình đá tiếp xúc với vũ trụ.
Lượng đồng vị cho thấy thiên thạch này đã ở trong môi trường vũ trụ ít nhất 10.000 năm, thậm chí cả triệu năm.
Nhưng bất chấp tất cả, thành phần chính của khối đá cho thấy nó được sinh ra bởi Trái Đất! Điều này dẫn đến kết luận NWA 13118 là “thiên thạch boomerang” đầu tiên từng được tìm thấy, tức nó đã từ Trái Đất du hành vào không gian sâu, rồi lại trở về sau hàng ngàn năm.
Kết luận này còn gây tranh cãi nhưng các nhà khoa học cho biết họ tự tin với phân tích khi công bố nói trên tại một hội nghị quốc tế vừa diễn ra ở Lyon – Pháp.
Tất nhiên 10.000 năm trước thì nó không thể được phóng bởi con người, nhưng hoàn toàn vẫn có cách lý giải về cách thiên thạch bí ẩn này đã rời Trái Đất.
Lời giải thích thứ nhất là nó được phóng ra khỏi bầu khí quyển do một vụ phun trào núi lửa dữ dội. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng nào rõ ràng về một thảm họa núi lửa đủ mạnh để làm điều này.
Giả thuyết thứ hai, khả dĩ hơn, là tác động của một tiểu hành tinh lớn đâm vào Trái Đất, bị vuột khỏi vòng kìm hãm của lực hấp dẫn và bay vào không gian sâu.
Dù bằng cách nào thì một tác động khác, tình cờ và may mắn, đã khiến nó tìm được đường về Trái Đất.
Nhóm nghiên cứu đang lên kế hoạch tìm hiểu sâu hơn về thiên thạch để xác định cụ thể độ tuổi và các manh mối liên quan đến sự kiện đã bắn nó bay khỏi Trái Đất. | Vật thể bí ẩn hạ cánh xuống Trái Đất sau 10.000 năm du hành vũ trụ | 483 | |
Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. Ảnh: Hội Văn học nghệ thuật tỉnh TT-Huế.
Hội Văn học nghệ thuật tỉnh TT-Huế đang lên kế hoạch, tổ chức lễ tưởng nhớ và đêm thơ tri ân nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường cùng vợ Lâm Thị Mỹ Dạ.
18 ngày sau ngày mất của vợ –
nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ
, ngày 24/7, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng rời “cõi tạm” đến chốn vĩnh hằng.
Chỉ trong một thời gian ngắn, sự ra đi của vợ chồng nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã khiến giới văn nghệ sĩ cũng nhiều người đau xót, bày tỏ niềm tiếc thương.
Theo nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc – Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh TT-Huế, sau khi hỏa táng, tro cốt của Hoàng Phủ Ngọc Tường sẽ đưa về Huế và lễ tưởng nhớ nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường cùng vợ sẽ được tổ chức lúc 14 giờ ngày 30/7 đến hết ngày 31/7 tại Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật TT-Huế (số 1 Phan Bội Châu,
phường Vĩnh Ninh
,
TP Huế
).
Với mong muốn vợ chồng nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường sẽ “trở về” với Huế, đơn vị này cũng đang lên kế hoạch, tối 30/7, sẽ tổ chức đêm thơ để tưởng nhớ, tri ân vợ chồng văn sĩ tài hoa này. Sau đó, Hoàng Phủ Ngọc Tường và vợ ông được an táng tại Nghĩa trang phía Bắc thuộc phường Hương Hồ, TP Huế.
Bày tỏ niềm thương tiếc đối với vợ chồng nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, trên trang facebook cá nhân, ông Nguyễn Hoàn – Phó Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Quảng Trị Nguyễn Hoàn chia sẻ, “sau khi chị Lâm Thị Mỹ Dạ lìa trần hơn nửa tháng, anh Hoàng Phủ Ngọc Tường đã giã từ cõi tạm ngày 24/7/2023 để đi theo vợ
Quảng Trị và đất nước mất đi một người hiền tài, một nhà văn nghĩa khí, dấn thân trong đời và trong nghề, một người viết ký hay vào bậc nhất của văn học Việt Nam hiện đại khó có người thay thế.
Xin cúi đầu vĩnh biệt anh trong niềm thương tiếc muôn vàn!
”, ông Hoàn bày tỏ.
Theo
nhà văn Nguyễn Quang Thiều
– Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam, chỉ trong một thời gian ngắn, Hội nhà văn Việt Nam phải đau buồn đưa tiễn những hội viên ưu tú của mình cho dù tuổi tác họ đã cao: nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ (75 tuổi), nhà văn Bút Ngữ (93 tuổi), nhà viết kịch và nghiên cứu Chèo Trần Bảng (97 tuổi), nhà văn Nguyễn Trần Thiết (95 tuổi), nhà thơ Bế Thành Long (87 tuổi), nhà văn Trần Hữu Tòng (85 tuổi), nhà thơ Lò Cao Nhum ( 70 tuổi)… Và ngày 24/07/2023, nhà văn tên tuổi Hoàng Phủ Ngọc Tường đã khép đôi mắt và từ giã cuộc đời.
“
Tro cốt nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường được đưa về Huế để làm lễ tưởng niệm và đưa tiễn ông. Có lẽ đó là mong ước cuối cùng của đời ông.
Bởi Huế là tình yêu thương của ông, Huế chứa đựng những vui buồn lớn nhất của đời ông và ông đã vinh danh Huế bằng những trang văn xuất sắc của mình
”, nhà văn Nguyễn Quang Thiều chia sẻ.
Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 tại tỉnh TT-Huế, quê gốc ở tỉnh Quảng Trị. Ông tốt nghiệp Đại học Sư phạm Sài Gòn, sau đó học thêm bằng cử nhân triết ở Đại học Văn khoa Huế; dạy ở Trường THPT chuyên Quốc học Huế giai đoạn 1960-1966…
Ông từng tham gia hoạt động văn hóa, văn nghệ trong kháng chiến chống Mỹ. Năm 1978, ông được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam. Ông từng là Tổng thư ký Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên, Tổng biên tập tạp chí Cửa Việt.
Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường là tác giả của các tập bút ký nổi tiếng như:
Rất nhiều ánh lửa
(giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1980-1981); A
i đã đặt tên cho dòng sông, Di chúc của cỏ lau;
Miền cỏ thơm (tặng thưởng của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam. Ông đã được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
Trong đó, tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là “Ai đã đặt tên cho dòng sông” được ông viết ở Huế năm 1981, từng được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn phổ thông. | Lễ tưởng nhớ, đêm thơ vợ chồng Hoàng Phủ Ngọc Tường – Lâm Thị Mỹ Dạ | 765 | |
GS Trần Thế Bảo xác nhận nhạc sĩ Tôn Thất Lập đã qua đời sáng 26-7 tại Bệnh viện 175.
Nhạc sĩ Tôn Thất Lập còn có các bút danh khác là Trần Nhật Nam, Lê Nguyên, Nguyễn Xuân Tân. Ông sinh năm 1942 tại Huế, từng giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội Âm nhạc TP HCM, Phó Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Âm nhạc Việt Nam.
Nhạc sĩ Tôn Thất Lập sáng tác nhiều ca khúc được công chúng yêu thích.
Trong những năm kháng chiến, ông hoạt động trong phong trào “Hát cho đồng bào tôi nghe”. Các sáng tác của ông như: “Hát cho dân tôi nghe”, “Dậy mà đi” (phổ thơ Tố Hữu), “Xuống đường” (viết chung với nhạc sĩ Lưu Hữu Phước)… đã được hát trong phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên miền Nam.
Sau đó, ông ra Bắc học tại Nhạc viện Hà Nội rồi quay vào Nam làm công tác văn hóa của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.
Ông đã để lại cho đời nhiều ca khúc được công chúng yêu thích, trong đó nổi bậc là những sáng tác về tình yêu quê hương, đất nước.Nhiều ca khúc của ông đã được đông đảo quần chúng yêu thích như “Tình ca mùa xuân”, “Tình ca tuổi trẻ”, “Trị An âm vang mùa xuân”, “Mưa thì thầm”, “Oẳn tù tì”, “Cô bé dễ thương”, “Tình yêu mãi mãi”…
Tin – ảnh: Thanh Hiệp | Nhạc sĩ Tôn Thất Lập qua đời | 252 | |
Sinh thời, nhà thơ Phạm Tiến Duật (1941 – 2007) được mệnh danh là nhà thơ của Trường Sơn, thi sĩ huyền thoại của đường mòn Hồ Chí Minh những năm kháng chiến chống Mĩ.
Nhà thơ Vũ Quần Phương
từng khẳng định: “Trường Sơn đã tạo nên thơ Phạm Tiến Duật và Phạm Tiến Duật cũng là người mang được nhiều nhất Trường Sơn vào thơ.
Nói đến đề tài Trường Sơn đánh Mĩ, người ta không thể quên Phạm Tiến Duật và thơ Phạm Tiến Duật hay nhất cũng ở chặng Trường Sơn…” Ngay cả khi không gian chiến trường với khói bom, tiếng súng đã dần “lặn vào hồi ức” chỉ còn gặp lại trong những thước phim tài liệu thì hồn thơ, thế giới thơ Phạm Tiến Duật vẫn chưa ra khỏi Trường Sơn. Những tác phẩm của ông viết sau ngày hòa bình vẫn còn day dứt, quyến luyến lắm hình bóng của Trường Sơn. Và hoài niệm Trường Sơn chính là một trong những đặc điểm nổi bật của thơ Phạm Tiến Duật chặng sau năm 1975.
Với độ lùi về thời gian, khoảng cách về không gian, bằng sự từng trải, thấu cảm và chiêm nghiệm cần thiết, cảm hứng về chiến trường cùng những con người trong thơ Phạm Tiến Duật sau ngày giải phóng dần trở nên thâm trầm, sâu lắng hơn. Hiện thực nghiệt ngã đã dần thay thế chất hiện thực lãng mạn ngày trước trong thơ ông viết về Trường Sơn giai đoạn này. Ông đã viết nhiều về
sốt
rét
, căn bệnh nguy hiểm đã cướp đi bao nhiêu sinh mạng người lính Trường Sơn và để lại những di chứng nghiệt ngã cho những người lính may mắn thoát khỏi lưỡi hái tử thần. Ai đã từng đi qua chiến tranh, từng sống ở rừng thì mới hình dung được “dư vị” của những cơn sốt rét
có vị đắng của lá rừng và giun đất
rồi
cái võng đung đưa vì hơi bom lắc
và
nghe tiếng mình rên mà ngỡ bạn rên cùng
. Cơn sốt rét là minh chứng bằng vàng chứng tỏ người lính đã từng tham gia chiến đấu ở Trường Sơn:
Cũ như ở Trường Sơn trở về đất Bắc/ Những cành lá sốt rét nở những bông hoa đỏ rực/ Những sư đoàn hùng dũng đã về lại quê nhà
(Đón bạn về từ nước ngoài). Cơn sốt rét gắn liền với hội chứng sau chiến tranh của người lính. Những người lính trở về bị ám ảnh bởi những chi tiết của cuộc chiến, sự hi sinh và gương mặt của đồng đội, tất cả sẽ cùng được tái hiện nhất là khi cơn sốt rét rừng trở lại:
Đứa bạn vấp mìn nằm lại cánh rừng kia/ Nỗi nhớ vẫn còn tứa máu/ Đứa sốt rét mười năm giờ lại sốt/ Anh thúc một lưỡi choòng thương nhớ chẳng quên
(Đường hầm xuyên núi). Cơn sốt rét đi cùng nỗi xấu hổ tự trách mình của người lính khi phải đối mặt với những bề bộn, lo toan của cuộc sống cơm áo gạo tiền giữa đời thường mà đã có những phút giây nhãng quên đồng đội, nhãng quên chiến trường một thời hoa lửa:
Có lẽ vong hồn bạn bè đã quở trách tôi/ Trót nhãng quên dải rừng già suốt mười năm bom nổ/ Lá bứa quên chua, củ nâu quên chát/ Nên tôi giữa thị thành cơn sốt lại bùng lên/ Gần mười ngày rồi, sốt lại thuở Trường Sơn
(Cảm ơn cơn sốt).
Người lính Trường Sơn trong thơ Phạm Tiến Duật sau khi rời quân ngũ phải đối diện với “cuộc chiến” không kém phần cam go trong những mưu sinh thường nhật, nhưng với bản chất của anh bộ đội Cụ Hồ, họ luôn sẵn sàng nhận phần thiệt thòi và gian khổ về mình.
Tiễn người đi Ialy
là một bài thơ hay của ông viết về những cảm xúc khi tiễn một người bạn đồng ngũ lên đường vào lại Tây Nguyên làm thủy điện Ialy tháng 7 năm 1993:
Thời nay thiên hạ ùa ra phố/ Giữa tháng mưa anh lại ngược rừng/ Trong cuộc tranh khôn anh chọn dại/ Ơi người lính cũ của Trường Sơn…
Là dại hay là khôn khi người cựu chiến binh tình nguyện xung phong trở lại với rừng, với chiến trường xưa? Cả nhà thơ và nhân vật trữ tình đều không đưa ra quan điểm mà dành cho bạn đọc tự cảm nhận. Dường như ở nhiều bài thơ viết về người lính Trường Sơn giữa đời thường, nhà thơ Phạm Tiến Duật luôn rơi vào trạng thái tự vấn, trăn trở trước số phận, hoàn cảnh của đồng đội – những người đã vượt qua bom đạn để trở về. Khi ở Trường Sơn, họ là những người anh hùng vượt lên mọi khó khăn, thách thức nhưng lúc quay lại với cuộc sống thường hằng thì những bươn chải, vật lộn với miếng cơm manh áo mưu sinh cơ hồ khiến họ bị khuất phục. Chua chát hơn cả là hình ảnh những con người từng là “cánh chim bằng” của Trường Sơn huyền thoại ấy giờ đây phải “mang cơ bắp mình lên phố chào mời”:
Các anh đứng đó, thưa dần trong chiều muộn/ Chỉ còn lại một người tôi bỗng nhận ra anh/
Đức kiên trì đứng cùng vết sẹo/ Anh là mảnh vỡ cuối cùng của cuộc chiến tranh
(Chợ lao động ở đường Giảng Võ).
Bên cạnh thơ, trong thập niên 90 của thế kỉ trước, Phạm Tiến Duật còn có trường ca
Tiếng bom và tiếng chuông chùa
viết về người lính Trường Sơn. Trường ca vẽ nên chân dung và hiện thực cuộc sống của một số nhà sư vốn là nữ thanh niên xung phong đã từng sống, chiến đấu ở núi rừng Trường Sơn một thời. Bằng việc sử dụng hai biểu tượng đối lập nhau để đặt tên cho tập trường ca, Phạm Tiến Duật đã làm toát lên số phận nghiệt ngã của người nữ thanh niên xung phong Trường Sơn năm xưa. Thời xuân sắc mơn mởn thì sống chung với chiến trường khốc liệt “đạn thét, bom gào”, khi chiến tranh đã lùi xa, nhan sắc đã tàn phai thì lại một mình sống “qua ngày đoạn tháng” làm bạn với cõi thiền để quên đi những ưu phiền nhân thế.
Nhân vật chính của tập trường ca
Tiếng bom và tiếng chuông chùa
là nhà sư Đàm Phương, người từng là nữ chiến sĩ thanh niên xung phong Tiểu đoàn 25, Binh trạm 14, Bộ Tư lệnh 559 đường Hồ Chí Minh. Phạm Tiến Duật viết về chị bằng niềm cảm phục và thương mến. Nhà thơ đã tái hiện tình yêu của cô gái giao liên với anh lái xe tên Đạt thật trong sáng, giản dị giữa Trường Sơn khốc liệt:
Ta làm quen nhau không trong cuộc chơi chung/ Mà hai đứa vần chung nhau một quả bom chưa nổ/…/ Rằng thắng giặc rồi hai đứa ở chung…
Nhưng mơ ước của họ không thành sự thật bởi “anh Đạt của Phương chẳng khi nào về nữa”. Và trong hoàn cảnh đó, người nữ thanh niên xung phong Trường Sơn lại cắn răng cam chịu như một định mệnh khắt khe của số phận khi đất nước đang vang rền tiếng súng: Em áp mặt vào đá núi/ Gọi tên anh đá núi nóng hơi em… Trong hoàn cảnh ấy thiên chức của người phụ nữ bị mai một dần theo tháng năm và cô gái thanh niên xung phong ngày ấy còn đau xót hơn khi bị bom đạn kẻ thù cướp đi tất cả. Lời cầu xin tưởng chừng như vô lí của cô đã bộc lộ đến tận cùng cái khắc nghiệt, tai ương mà chiến tranh giáng lên người phụ nữ Trường Sơn:
Anh Đạt ơi! Xin anh đừng trở lại/ Chỉ mong anh còn sống em mừng/ Em không còn khả năng làm mẹ/ Em không còn khả năng làm vợ/…/ Em đã là cây xin mãi mãi là cây…
Trong hoàn cảnh này, không thể có một sự động viên hay lí giải nào có thể làm sống lại người phụ nữ, họ đã phải chịu đựng và mất đi quá nhiều. Bằng cái nhìn hồi tưởng, chiêm nghiệm, nhà thơ đã phơi bày sự tàn phá, hủy diệt đời sống của chiến tranh, đồng thời phát hiện thêm sức phá hoại vô hình của nỗi cô đơn, lẻ loi mà chiến tranh đem đến cho người phụ nữ:
Chỉ sau chùa, góc vườn kia/ Một căn phòng nhỏ đi về của sư/ Treo nghiêng một tấm vải dù/ Của người lính lái bây giờ đã xa…
Sẽ là vô duyên nếu người đời tự ý mở cửa trai phòng để tìm hiểu cuộc sống của nhà sư. Chắc chắn cả tác giả trường ca và bạn đọc đều không làm điều đó. Quá khứ đã qua hãy để cho nó đi qua, vết thương đã khô miệng hãy đừng chạm vào nó, nhưng có một điều chắc chắn rằng: Quá khứ vẫn luôn tái hiện và còn ám ảnh rất lớn ngay trong căn phòng của vị sư thầy. Nửa cuộc đời gắn với Trường Sơn, phần còn lại sư Đàm Phương lại hi sinh cho đồng đội. Bà vào chùa, xuống tóc, đọc kinh, nguyện cầu và ngày ngày hương khói cho linh hồn đồng đội. Nhà thơ không chỉ đơn thuần ca ngợi một cách tượng trưng, khái quát cuộc đời người phụ nữ như một huyền thoại, mà còn cảm phục sâu sắc cả trong hiện tại. Phạm Tiến Duật thực sự cảm thông với nỗi đau của người phụ nữ thời hậu chiến và qua những câu thơ viết về thân phận của họ, di hại của chiến tranh đã hiện ra cụ thể trong cuộc sống “giữa những ngày hòa bình”.
Chiến tranh đã lùi xa gần nửa thế kỉ, nhà thơ Phạm Tiến Duật –
con chim lửa của Trường Sơn huyền thoại
một thời – cũng đã rời cõi tạm để về cùng đồng đội giữa đại ngàn Trường Sơn bạt gió được hơn một thập niên. Nhớ Trường Sơn, nhớ con đường mòn Hồ Chí Minh lịch sử, chúng ta không thể không nhớ đến Phạm Tiến Duật, người đã sáng tạo nên những “tượng đài thơ bất tử” trong những năm kháng chiến chống Mĩ. Không quên quá khứ, không quay lưng lại với quá khứ để sống tốt hơn, có trách nhiệm hơn trong hiện tại, đó là những trăn trở, tâm tư của ông thể hiện qua những bài thơ sáng tác trong giai đoạn đã rời quân ngũ, đặc biệt là những thi phẩm viết về Trường Sơn năm 1975. Những tác phẩm đó thêm một lần nữa chứng minh rằng cuộc đời, sự nghiệp và vinh quang của Phạm Tiến Duật đều thuộc về đại ngàn Trường Sơn. | Hoài niệm Trường Sơn trong thơ Phạm Tiến Duật sau 1975 – Tác giả: Nguyễn Minh Trường | 1,817 | |
Các đại biểu tham dự Tọa đàm. (Ảnh: H.T).
Tọa đàm khoa học ‘Công tác Kiểm kê, bảo quản hiện vật tại các bảo tàng Mỹ thuật ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp’ nhằm tìm kiếm giải pháp nâng cao năng lực chuyên môn, thúc đẩy sự phát triển của công tác kiểm kê, bảo quản và quản lý hiện vật tại các bảo tàng Mỹ thuật ở
Việt Nam
.
Ngày 26/7, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Hà Nội đã diễn ra Tọa đàm khoa học: “Công tác Kiểm kê, bảo quản hiện vật tại các bảo tàng Mỹ thuật ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”.
Phát biểu tại Tọa đàm, TS. Nguyễn Anh Minh – Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam cho biết, hiện vật tại bảo tàng là xương sống cho mọi hoạt động chuyên môn từ nghiên cứu, sưu tầm đến trưng bày phát huy giá trị hiện vật trong mỗi bảo tàng. Công tác kiểm kê hiện vật là một trong các khâu hoạt động nghiệp vụ cơ bản và hết sức quan trọng của bảo tàng. Đó là hoạt động nhằm khẳng định và đảm bảo tính khoa học, tính pháp lý cho từng hiện vật. Công tác kiểm kê ngoài chức năng riêng biệt của mình còn là tiền đề cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu, là cơ sở bước đầu cho mọi hoạt động nghiên cứu khoa học cho các khâu nghiệp vụ khác như: Sưu tầm, bảo quản, xây dựng các bộ sưu tập, tuyên truyền giáo dục, trưng bày và truyền thông quảng bá hình ảnh của bảo tàng.
Ngoài ra, công tác bảo quản phòng ngừa nhằm kéo dài tuổi thọ cho hiện vật cũng như quản lý tốt hiện vật là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của mỗi bảo tàng, trong đó quản lý, tư liệu hóa, số hóa hiện vật là những hoạt động nghiệp vụ cơ bản, nền tảng bảo đảm cho bảo tàng vận hành đúng hướng và hiệu quả.
Những năm qua, công tác kiểm kê, bảo quản và quản lý hiện vật tại các bảo tàng mỹ thuật được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các tỉnh thành phố quan tâm, như: đầu tư kinh phí cho cơ sở vật chất, cũng như các thiết bị để bảo quản và kiểm kê hiện vật, các bảo tàng mỹ thuật đã chủ động từ nguồn lực tuy còn hạn chế của mình, áp dụng công nghệ vào quản lý hiện vật, xây dựng cơ sở dữ liệu cho các bộ sưu tập, xây dựng hồ sơ khoa học cho hiện vật đáp ứng quy chuẩn.
Bên cạnh những kết quả nhất định, các bảo tàng Mỹ thuật trên cả nước nói chung vẫn còn khó khăn, hạn chế: Hệ thống kho cơ sở và trang thiết bị bảo quản còn thiếu cả về số lượng và chất lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế cũng như về lâu dài của công tác lưu giữ, bảo quản các tác phẩm nghệ thuật theo quy định.
Công tác kiểm kê hiện vật chưa được triển khai tổng thể, đặc biệt trong kiểm kê khoa học, thông tin về hiện vật chưa đầy đủ. Việc thực hiện chuyển đổi số, số hóa thông tin hiện vật có nơi còn chậm; chưa thực hiện quản lý, khai thác thông tin hiện vật bằng phần mềm tin học.
Tọa đàm đã nhận được 6 tham luận của 4 bảo tàng Mỹ thuật, đề cập đến nhiều vấn đề mới đặt ra từ thực tiễn của công tác kiểm kê, bảo quản tại các bảo tàng Mỹ thuật công lập. Trong đó, tập trung vào các nội dung: nhận diện vai trò công tác kiểm kê, bảo quản, quản lý hiện vật đối với các khâu công tác của bảo tàng; đánh giá đúng vị trí quan trọng của khâu công tác này trong các khâu nghiệp vụ chuyên môn của bảo tàng để từ đó có sự quan tâm đầu tư và chỉ đạo triển khai thực hiện; đánh giá thực trạng những kết quả đạt được, chia sẻ những khó khăn, tồn tại, hạn chế, trao đổi, kinh nghiệm về nghiệp vụ công tác kiểm kê, bảo quản, quản lý hiện vật tại các bảo tàng mỹ thuật hiện nay… | Bàn giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm kê, bảo quản các bảo tàng Mỹ thuật | 730 | |
Sáng 25-7, tại TP HCM, Trung tâm UNESCO Bảo tồn di sản mỹ thuật văn hóa Việt Nam chính thức ra mắt và đi vào hoạt động.
Với mong muốn bảo tồn, phát huy các giá trị di sản mỹ thuật văn hóa Việt Nam đến với bạn bè thế giới, Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam quyết định thành lập Trung tâm UNESCO Bảo tồn di sản mỹ thuật văn hóa Việt Nam. Văn phòng chính của trung tâm tọa lạc tại 18E Cộng Hòa, phường 4,
quận Tân Bình
,
TPHCM
.
Trung tâm UNESCO Bảo tồn di sản mỹ thuật văn hóa Việt Nam là một tổ chức xã hội, tổ chức khoa học và công nghệ có tư cách pháp nhân độc lập. Ban giám đốc trung tâm có 5 thành viên gồm một giám đốc và 4 phó giám đốc. Trong đó, bà Nguyễn Kim Phiến làm giám đốc.
Bà Nguyễn Kim Phiến nhận quyết định thành lập Trung tâm UNESCO Bảo tồn di sản mỹ thuật văn hóa Việt Nam – Ảnh: BTC.
Trung tâm ra đời với mục đích là nơi kết nối các họa sĩ, nhà sưu tầm, các nhà nghiên cứu, phê bình nghệ thuật, mỹ thuật, các bảo tàng, các đơn vị văn hóa, di sản trong nước và nước ngoài. Trung tâm còn có vai trò hợp tác phát triển với các đơn vị, cá nhân liên quan những dự án xã hội trên lĩnh vực mỹ thuật, văn hóa, di sản và bảo tồn.
Bà Nguyễn Kim Phiến, Giám đốc Trung tâm UNESCO Bảo tồn di sản mỹ thuật văn hóa Việt Nam, cho biết Trung tâm là một bộ phận không thể tách rời với những tiêu chí hoạt động của UNESCO thế giới. Theo đó, trung tâm có nhiều dự án hoạt động trên các lĩnh vực mang lại lợi ích cho cộng đồng.
“Chúng tôi có những đề án hỗ trợ cho các tài năng trẻ trong sáng tạo nghệ thuật, triển lãm tranh, tượng nghệ thuật, kết nối du lịch di sản với các đơn vị du lịch trong nước và ngoài nước. Tăng cường xuất bản các ấn phẩm (sách, tạp chí…) góp phần mang lại giá trị tư liệu về hình ảnh và giá trị bản quyền tác giả; đẩy mạnh công tác giáo dục, truyền thông về di sản văn hóa, nghệ thuật. Chúng tôi thành lập quỹ bảo trợ cho các tài năng nghệ thuật trẻ và hỗ trợ các họa sĩ có hoàn cảnh khó khăn” – bà Nguyễn Kim Phiến cho biết thêm. | Ra mắt Trung tâm UNESCO Bảo tồn di sản mỹ thuật văn hóa Việt Nam | 426 | |
Nhân kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh – Liệt sỹ
(
27/07/1947 – 27/07/2023)
Trong sáng tạo nghệ thuật có những bài thơ được viết bằng kỹ thuật của sự sắp xếp ngôn từ nhưng có những tác phẩm lại được sáng tác từ trải nghiệm của trường đời.
Bài thơ “Năm mươi năm quân ngũ” của Anh hùng Lao động, Đại tá Nguyễn Đăng Giáp được viết bằng sự trải nghiệm của tác giả từ chiến trận đến thương trường, qua bao gian lao vất vả, thăng trầm của đời quân ngũ ông đã chắt lọc thành những vần thơ từ tâm can của mình.
Bài thơ đã được Nhạc sĩ Doãn Tiến phổ nhạc thành bài hát và ca sĩ Tùng Dương thể hiện rất thành công. Đọc bài thơ rồi nghe bài hát ta bỗng thấy rưng rưng xúc động, lời thơ nốt nhạc thăng hoa và đã chạm đến trái tim của mọi người.
NĂM MƯƠI NĂM QUÂN NGŨ
Tròn năm thập kỷ đời binh nghiệp
Sáu bảy hạ vàng dạ sáng trong
Xa xứ ly hương làng Đông Chử
Muôn dặm ngàn trùng sải bước chân.
Trường Sơn hùng vĩ hồn thi sỹ
Cho dù đạn réo với bom rơi
Nâng cánh lan rừng vòng tay lái
Mà lòng chan chứa một hồn văn.
Ai Lao gian khổ mười năm đủ
Lạm dụng sức trai cả một thời
Tình yêu hạnh phúc ngoài mong đợi
Ra Bắc vào Nam Mã dặm dài.
Ba sáu tuổi đời thiên mệnh triệu
Điều binh lập nghiệp chốn đô thành
Lăn lộn mưu sinh thời mở cửa
Tay trắng làm nên cả cơ đồ.
Khí phách hiên ngang ông đồ Nghệ
Nơi chốn quan trường “nhục liền vinh”
Quân tử chính danh là ảo ảnh
Anh hùng – Thi sĩ: Đức – Lưu – Quang.
Hà Nội, 28/12/2020
Rằm tháng 11 năm Canh Tý
Anh hùng Lao động, Đại tá Nguyễn Đăng Giáp đã tròn 5 thập kỷ trong đời binh nghiệp. Ông đã trải qua bao vất vả, gian lao, trên chiến trường ba lần đương đầu với cái chết và mang trên mình nhiều thương tích nhưng khi ra khỏi chiến tranh, người chiến sĩ ấy lại bước vào một cuộc chiến sinh tử khác đó là cuộc chiến trên thương trường. Đây là cuộc chiến không tiếng súng nhưng cũng đầy cam go thử thách. “Thương trường như chiến trường”, đã mang trong mình màu xanh áo lính, được tôi rèn trong môi trường quân ngũ lại mấy lần vào sống ra chết trên chiến trường Nguyễn Đăng Giáp xông pha vào mặt trận phát triển kinh tế, xây dựng đất nước với hành trang là niềm tin, bản lĩnh của người lính và tài trí của bản thân.
Bài thơ “Năm mươi năm quân ngũ” là lời tự sự, là bản tổng kết cuộc đời quân ngũ bằng thơ của tác giả. Qua bài thơ tác giả muốn gửi gắm những tâm tư, cảm xúc và là một thông điệp về tình yêu, niềm tin trong cuộc sống.
Mở đầu bài thơ tác giả đã khái quát “Tròn năm thập kỷ đời binh nghiệp – Sáu bảy hạ vàng dạ sáng trong” và từ xứ sở “cồn khô, cát bạc” ấy ông đã xa xứ ly hương và sải bước chân đến muôn dặm ngàn trùng. Đến khổ thơ thứ hai tác giả đã thể hiện khí phách hiên ngang và trái tim thật lãng mạn của chàng lính trẻ khi chiến đấu trên con đường Trường Sơn huyền thoại, trên con đường Trường Sơn trùng điệp ấy không chỉ có đạn bom, rừng sâu nước độc mà trên những chặng đường khốc liệt đó còn có những người lính với tinh thần yêu nước mãnh liệt và trái tim lãng mạn, yêu đời đến không ngờ:
“Trường Sơn hùng vĩ hồn thi sĩ
Cho dù đạn réo với bom rơi
Nâng cánh lan rừng vòng tay lái
Mà lòng chan chứa một hồn văn”
.
Có lẽ khi đối diện với khó khăn khốc liệt của chiến tranh, đối diện với cái chết luôn kề bên thì người lính cần có một tin thần lạc quan, lãng mạn, yêu đời để làm điểm tựa vượt qua sự khốc liệt và chết chóc đó. Vượt lên tất cả, tình yêu của người lính đã chiến thắng mọi khó khăn vất vả, vượt lên cái chết để bảo vệ từng tấc đất quê hương. Những đoàn xe vẫn xuyên rừng Trường Sơn ra tiền tuyến mặc cho đạn réo với bom rơi. Trong những chiếc xe ra trận đó là trái tim yêu đời, yêu cuộc sống, yêu quê hương của những chàng lính trẻ mới mười tám đôi mươi với hành trang là chiếc ba lô, cây súng và một cánh phong lan rừng trong buồng lái. Một cảnh tượng đối lập giữa địch và ta, giữa bên ngoài và bên trong buồng lái, quân xâm lược hung hãn mang bom đạn xâm lược phá hoại đất nước ta thì đã có những chàng thư sinh gác bút nghiên khoác áo nhà binh để giữ yên bờ cõi, bên ngoài buồng lái là bom rơi đạn réo nhưng sau vành tay lái lại là một trái tim hồng với cánh phong lan rừng đẹp mộng mơ. Không yêu đời, không yêu cuộc sống và khát khao hạnh phúc lứa đôi có lẽ tác giả khó có được những vần thơ hay và lãng mạn đến thế. Những vần thơ “lưng đeo gươm, tay mềm mại bút hoa” đó chỉ có thể được viết ra bởi tâm hồn của một người lính tài hoa với một trái tim luôn chan chứa một hồn văn.
Tác giả Nguyễn Đăng Giáp là một chiến binh quả cảm đã từng vào sinh ra tử trên chiến trường 3 nước Đông Dương với hai lần cận kề cái chết và khi ra khỏi cuộc chiến còn mang trên mình vết thương của chiến tranh. Sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước chàng lính trẻ Nguyễn Đăng Giáp lại nhận lệnh sang Lào để giúp bạn xây dựng kiến thiết lại đất nước sau chiến tranh. Mười năm trên đất bạn Lào với bao nhiêu nhọc nhằn gian khổ và phí phạm tuổi thanh xuân, sức trai để giúp bạn đã để lại cho Anh hùng, Đại tá Nguyễn Đăng Giáp nhiều trải nghiệm, và những kỷ niệm không thể nào quên:
“Ai Lao gian khổ mười năm đủ
Lạm dụng sức trai cả một thời
Tình yêu hạnh phúc ngoài mong đợi
Ra Bắc vào Nam mã dặm dài”
Sau đường Trường Sơn máu lửa đạn bom, là một thời ra Bắc, vào Nam và tiếp theo là mười năm trên đất bạn Lào đã bầm dập tuổi thanh xuân và sức trẻ của chàng thư sinh Nguyễn Đăng Giáp ngày nào. Nhưng chính những trận chiến đó, những trải nghiệm đó đã giúp chàng lính trẻ thư sinh Nguyễn Đăng Giáp có bước trưởng thành về nhận thức và trách nhiệm trước gia đình, quê hương và đất nước. Khi đã đến độ chín trong nhận thức và hành động thì cũng là lúc cuộc sống giao cho “sứ mệnh” mới, tác giả lại bước vào một cuộc chiến mới, tham chiến trên mặt trận kinh tế để kiến thiết và xây dựng lại đất nước sau chiến tranh:
“Ba sáu tuổi đời thiên mệnh triệu
Điều binh lập nghiệp chốn đô thành
Lăn lộn mưu sinh thời mở cửa
Tay trắng làm nên cả cơ đồ”
Cuộc đời và số phận của Anh hùng Lao động, Đại tá Nguyễn Đăng Giáp như một bộ phim hay với nhiều chương hồi trường đoạn, mỗi giai đoạn trong cuộc đời và sự nghiệp có một sắc màu riêng làm nên tính đa dạng phong phú trong cuộc đời đầy phong ba bão táp nhưng cũng lắm vinh quang và chiến công hiển hách. Trong Hồi ký Như tôi đã sống chính tác giả đã khái quát cuộc đời và sự nghiệp của mình qua các giai đoạn như: Quê hương, gia đình và tuổi thơ; “Chiến mã” Trường sơn; 10 năm trên đất bạn Lào; Môn Sơn “Thép đã tôi thế đấy”; Cùng 36 vươn tới những tầm cao; Đời không nốt lặng; Nồng ấm tình người, tình bằng hữu. Đó là những lát cắt, những cung bậc để vẽ nên bức chân dung của một Anh hùng đặc biệt trong hoàn cảnh đặc biệt của đất nước. Số phận của một chiến sĩ – anh hùng cũng đồng hành và có những thăng trầm như số phận của cả một dân tộc. Tình yêu đôi lứa của người lính lồng trong tình yêu quê hương, đất nước, cái riêng và cái chung hòa quyện vào nhau để tạo nên sức mạnh chiến thắng kẻ thù xâm lược.
Các con số như là định mệnh đối với cuộc đời, sự nghiệp Anh hùng, Đại tá Nguyễn Đăng Giáp. Lúc tròn 36 tuổi đời đã có một quyết định điều động như là “thiên mệnh triệu” về thủ đô nhận nhiệm vụ và sau một thời gian “định đô” ở đất Thăng Long thì chính ông được cấp trên lựa chọn để “lừa” nhận chức giám đốc Xí nghiệp 36 đang bên bờ vực phá sản và nợ đọng 34 tỷ. Chính định mệnh với con số 36 và “cú lừa” đó từ hai bàn tay trắng với ý chí, niềm tin, khát vọng và tài trí của mình, người thuyền trưởng Nguyễn Đăng Giáp đã lăn lộn với thời mở cửa, “tham chiến” trên thương trường mà ngày nay mới có một cơ đồ lừng lẫy như Tổng Công ty 36 với hàng trăm dự án tầm cỡ quốc gia trải dài khắp mọi miền đất nước, vươn cả sang Lào và trở thành một thương hiệu mạnh trên thương trường.
Khổ thơ cuối như là một khúc vĩ thanh tác giả muốn gói lại những suy tư sau 50 năm quân ngũ vào sống ra chết trên chiến trường đầy lửa đạn và lăn lộn mưu sinh thời mở cửa với thương trường như chiến trận, dù đã qua bao thăng trầm nhưng ông vẫn giữ được “Khí phách hiên ngang ông Đồ Nghệ” để tồn tại và tạo nên được cơ đồ, ông đã biết “xoay thời chuyển thế”, biết người biết ta nên đã có một đúc kết quý giá “Nơi chốn quan trường “nhục để vinh”. Nhãn tự của bài thơ là câu “Nơi chốn quan trường nhục để vinh”, để viết được câu thơ này, tác giả phải đánh đổi cả một đời lăn lộn trên trên thương trường và qua chiêm nghiệm những được mất, hơn thua để chưng cất, đúc kết nên được câu thơ tựa như là chân lý đó.
Trong bài thơ có nhiều câu thơ hay vừa hiện thực vừa lãng mạn, những vần thơ phải đánh đổi bằng cả mồ hôi, nước mắt và cả máu “Nơi chốn quan trường nhục để vinh” là câu thơ gói gọn cả một đời chiến trận và thương trường. Ngày xưa Nguyễn Công Trứ nêu lên một mệnh đề đã thành chân lý cho hậu thế “Ra trường danh lợi vinh liền nhục – Vào cuộc trần ai, khóc trước cười”. Ngày nay, Nhà thơ Nguyễn Đăng Giáp lại nâng chân lý ấy lên một tầm cao mới phù hợp với thực tiễn thời hiện đại “Nơi chốn quan trường nhục để vinh”.
Cảm ơn tác giả Nguyễn Đăng Giáp đã có những vần thơ thăng hoa, đưa đến cho độc giả những góc nhìn mới về thế thời qua lăng kính của một người đã trải qua mọi cung bậc cảm xúc của một người trong cuộc.
Sau tất cả những đắng cay, ngọt bùi, vinh nhục trên chiến trường cũng như thương trường, tác giả đã nhận ra một chân lý đó là tất cả những danh hiệu, chức quyền, tiền bạc đều là phù du, là ảo ảnh đánh lừa bản thân mà chỉ có tấm bia khắc trong lòng dân và những vần thơ, nốt nhạc để lạ cho đời mới trường tồn mãi mãi.
Bài thơ “Năm mươi năm quân ngũ” của Anh hùng Lao động, Đại tá Nguyễn Đăng Giáp là một bản tổng kết bằng thơ về cuộc đời quân ngũ từ khi gác bút nghiên lên đường chiến đấu bảo vệ Tổ quốc đến ngày thành danh trên thương trường được Đảng, Nhà nước và các tổ chức quốc tế phong tặng nhiều danh hiệu cao quý như Huân chương Lao động, Anh hùng Lao động, Doanh nhân xuất sắc Châu Á, Doanh nhân Xuất sắc Thế giới. Với ông đây là những phần thưởng cao quý ghi nhận những cống hiến của ông trong bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, ngoài tài năng trên thương trường thì qua các sáng tác của ông chúng ta còn biết đến một Nguyễn Đăng Giáp thi nhân với hàng trăm bài thơ để lại cho đời, một Hồi ký bằng văn xuôi và Truyện thơ “Như tôi đã sống” với 3678 câu thơ lục bát và hàng trăm bài hát làm rung động lòng người. Tôi muốn trích hai câu thơ cuối trong bài thơ “Năm mươi năm quân ngũ” để kết thúc cho mấy cảm nhận về cuộc đời và sự nghiệp của Anh hùng, Đại tá Nguyễn Đăng Giáp:
“Quân tử chính danh là ảo ảnh
Anh hùng – Thi sĩ: Đức – Lưu – Quang”./.
Tháng
3-2023 | Bài thơ “Năm mươi năm quân ngũ” của Nguyễn Đăng Giáp – Tác giả: Mai Thanh Hải | 2,220 | |
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Tony Blair, cựu Thủ tướng Anh, Chủ tịch điều hành Viện Tony Blair vì sự thay đổi toàn cầu (TBI) - Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Trưa 26/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Tony Blair, cựu Thủ tướng Anh, Chủ tịch điều hành Viện Tony Blair vì sự thay đổi toàn cầu (TBI).
Thủ tướng bày tỏ trân trọng sự quan tâm, tình cảm, đóng góp của ông Tony Blair cho quan hệ hai nước trong nhiệm kỳ Thủ tướng Anh (1997-2007) cũng như trong giai đoạn hiện nay; mong muốn cựu Thủ tướng tiếp tục quan tâm, thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Anh tiếp tục phát triển sâu rộng hơn nữa trên tất cả các lĩnh vực, góp phần thiết thực kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1973-2023), trong bối cảnh hợp tác giữa hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, với nhiều kết quả thực chất.
Nhân dịp này, Thủ tướng chúc mừng Anh gia nhập CPTPP; khẳng định Việt Nam ủng hộ và sẵn sàng phối hợp tích cực với Anh để thúc đẩy triển khai CPTPP hiệu lực và hiệu quả.
Thủ tướng và Chủ tịch Tony Blair vui mừng nhận thấy sau cuộc gặp giữa hai bên vào tháng 3/2023, hợp tác giữa TBI và một số cơ quan của Việt Nam (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao…) đã có những tiến triển đáng kể, đạt được một số kết quả cụ thể. Dự kiến nhân dịp chuyến thăm của Chủ tịch Tony Blair, Viện TBI sẽ ký thỏa thuận hợp tác với Bộ Kế hoạch và Đầu tư về thu hút đầu tư nước ngoài chất lượng cao và phát triển trung tâm tài chính tại Việt Nam.
Viện TBI cũng bước đầu tích cực hỗ trợ các bộ, ngành của Việt Nam kết nối, tiếp cận các doanh nghiệp, quỹ đầu tư nước ngoài có tiềm năng và mong muốn đầu tư tại Việt Nam; nghiên cứu mở văn phòng đại diện tại Việt Nam, thể hiện cam kết hợp tác lâu dài của Viện với Việt Nam.
Ông Tony Blair bày tỏ cảm tình đặc biệt và kỳ vọng lớn vào tiềm năng phát triển của Việt Nam, ấn tượng với những tinh thần đổi mới, cầu thị của Chính phủ Việt Nam; cho biết phía Anh luôn coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam và tin tưởng quan hệ hai nước sẽ tiếp tục được tăng cường trong thời gian tới.
Cũng tại cuộc gặp, hai bên đã trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, nhất là những xu thế của cách mạng công nghiệp lần thứ 4, trí tuệ nhân tạo, sự nổi lên của chủ nghĩa bảo hộ, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn…
Thủ tướng Phạm Minh Chính và ông Tony Blair trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm – Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng đề nghị hai bên tăng cường hợp tác để nắm bắt, tận dụng, phát huy các cơ hội và khắc phục các khó khăn, thách thức. Về một số định hướng ưu tiên hợp tác, Thủ tướng đề nghị TBI đẩy mạnh kết nối các đối tác, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, trong đó có các quỹ đầu tư, tập đoàn từ châu Âu và Trung Đông; hỗ trợ Việt Nam thu hút nguồn lực cho tăng trưởng xanh, giảm phát thải và ứng phó biến đổi khí hậu, phối hợp triển khai Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) một cách thực chất, hiệu quả, chia sẻ kinh nghiệm và khuyến nghị về xây dựng thị trường carbon tại Việt Nam…; hỗ trợ thúc đẩy chuyển đổi số, triển khai Chương trình chuyển đổi số quốc gia, xây dựng các trung tâm đổi mới sáng tạo, sản xuất chip bán dẫn; hỗ trợ nâng cao năng lực y tế nhằm ứng phó với các thách thức dịch bệnh trong tương lai, phát triển công nghiệp dược…
Chủ tịch TBI nhất trí với quan điểm của Thủ tướng về sự cần thiết tăng cường đoàn kết quốc tế, đề cao chủ nghĩa đa phương trong giải quyết các vấn đề toàn cầu, toàn dân, nhất là trong ứng phó biến đổi khí hậu, các thách thức về dịch bệnh… Ông khẳng định TBI sẽ luôn đồng hành, hỗ trợ Việt Nam và tiếp tục làm việc với các cơ quan liên quan để thúc đẩy, triển khai các hoạt động, chương trình, dự án hợp tác cụ thể, nhất là trong những lĩnh vực mà Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có ý kiến, đặc biệt là trong kết nối các nhà đầu tư từ Trung Đông, chuyển đổi số, năng lượng xanh, hydrogen, lĩnh vực y tế…
Thủ tướng giao các bộ, cơ quan liên quan tiếp tục tích cực trao đổi, cụ thể hóa các nội dung hợp tác với TBI, tin tưởng rằng với cách thức phối hợp chặt chẽ, có trọng tâm, trọng điểm, hợp tác giữa hai bên sẽ ngày càng thực chất, hiệu quả, mang lại lợi ích cho người dân, phù hợp với nhu cầu, khả năng của hai bên và luật pháp hai nước
Việt
–
Anh
. | Thủ tướng tiếp Chủ tịch điều hành Viện Tony Blair vì sự thay đổi toàn cầu | 897 | |
Phát triển công nghiệp được xem là một trong 4 đột phá các ngành, lĩnh vực kinh tế của Nam Định, qua đó đưa tỉnh trở thành cực phát triển quan trọng của vùng Nam Đồng bằng sông Hồng.
Báo cáo Quy hoạch
tỉnh Nam Định
thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Hội đồng Thẩm định quy hoạch tỉnh thông qua (với điều kiện có bổ sung, chỉnh sửa) cho thấy, đến năm 2030, Nam Định sẽ có thêm 10 khu công nghiệp và 46 cụm công nghiệp mới, mở rộng 3 cụm công nghiệp đã có. Nếu kế hoạch này thành hiện thực, tổng diện tích các khu công nghiệp thành lập mới trong thời kỳ 2021 – 2030 sẽ gấp 1,3 lần diện tích hiện nay, diện tích các cụm công nghiệp thành lập mới gấp hơn 5 lần diện tích hiện nay.
Các con số trên phần nào thể hiện quyết tâm của Nam Định, khi xác định phát triển công nghiệp là một trong 4 đột phá các ngành, lĩnh vực kinh tế của tỉnh. Kế hoạch tham vọng này nếu thành công, sẽ góp phần hiện thực hóa tầm nhìn đến năm 2050, Nam Định là cực phát triển quan trọng của vùng Nam Đồng bằng sông Hồng, là trung tâm kinh tế hiện đại, động lực phát triển quan trọng và là điểm kết nối giao thương hàng hóa dịch vụ và văn hóa của vùng Đồng bằng sông Hồng với hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ và hiện đại.
Tuy nhiên, để làm được điều này là không dễ. Tại Hội nghị thẩm định Quy hoạch tỉnh Nam Định đầu tuần này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Chủ tịch Hội đồng Thẩm định quy hoạch tỉnh chỉ ra rằng, quá trình phát triển của Nam Định có nhiều điểm nghẽn khi GRDP chỉ là 6,6% trong giai đoạn 2011 – 2020; cơ cấu kinh tế mất cân đối, độ mở liên kết vùng thấp, không thu hút được đầu tư có chất lượng, quy mô kinh tế dậm chân tại chỗ…
Ông Phạm Gia Túc, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định cũng thừa nhận, ngành công nghiệp của tỉnh tăng trưởng ở mức khá nhưng không có đột phá. Dù ngành này có bề dày phát triển, nhưng quy mô còn nhỏ, trình độ khoa học công nghệ chưa cao, ít doanh nghiệp có quy mô lớn.
Làm rõ hơn định hướng phát triển công nghiệp của tỉnh Nam Định, đơn vị tư vấn cho biết, quan điểm của tỉnh là phát triển các ngành có lợi thế, tham gia chuỗi sản phẩm quốc gia và toàn cầu, phát triển công nghệ cao và xanh, phát triển mở để thu hút đầu tư sản xuất – kinh doanh. Mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng công nghiệp – xây dựng chiếm khoảng 48,5 – 49% tổng GRDP của tỉnh, đến năm 2030 đạt 53,5 – 54,5% và tầm nhìn đến 2050 là 48 – 50%.
Về phương hướng phát triển, Nam Định tiếp tục duy trì các lĩnh vực truyền thống như dệt may, da giày, cơ khí, điện tử, gia công kim loại, chế biến gỗ, công nghiệp thực phẩm, đồ uống… Bên cạnh đó, tỉnh cũng định hướng thu hút đầu tư vào các ngành, lĩnh vực mới như luyện thép, vật liệu xây dựng, chế biến nông – lâm – thủy sản và dược liệu.
Đặc biệt, công nghiệp năng lượng tái tạo, gồm năng lượng gió, mặt trời, các nguồn năng lượng xanh không gây ô nhiễm, cũng là lĩnh vực mà Nam Định có rất nhiều tiềm năng. Tỉnh sẽ từng bước phát triển nguồn năng lượng sinh khối, với mục tiêu tận dụng các nguồn phế thải của nông nghiệp, làm sạch môi trường, tận dụng chi phí, từng bước hình thành nền kinh tế tuần hoàn.
Về không gian lãnh thổ, Nam Định sẽ tập trung đầu tư phát triển và quản lý đô thị theo hướng xanh, thông minh, tiết kiệm tài nguyên năng lượng và bản sắc rõ ràng…, nhằm đảm bảo các nguyên tắc: gần tương ứng, cân đối lãnh thổ, kết hợp các chuyên ngành theo lãnh thổ, có tập trung có phân tán, phù hợp với môi trường và an ninh quốc phòng nhằm đảm bảo phát triển ổn định và bền vững.
Theo đó, tỉnh định hướng phát triển 4 trung tâm đô thị gồm: Đô thị trung tâm tỉnh (TP. Nam Định và Thị trấn Mỹ Lộc); Đô thị Cao Bồ; Đô thị Rạng Đông -Thịnh Long và Đô thị Giao Thủy (Thị trấn Ngô Đồng, đô thị Đại Đồng). 5 hành lang kinh tế động lực chủ đạo gồm: Hành lang Quốc lộ 10 (TP. Nam Định – Cao Bồ); Hành lang cao tốc Bắc – Nam nối dài (Hà Nội – Cao Bồ – Rạng Đông); Hành lang quốc lộ ven biển (Ninh Bình – Rạng Đông – Giao Thủy – Thái Bình); Hành lang TP. Nam Định – Lạc Quần – Giao Thủy; Hành lang Cao tốc Ninh Bình – Thái Bình – Quảng Ninh.
Đánh giá cao báo cáo Quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021 – 2030, các thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch, các chuyên gia phản biện cho rằng, với kịch bản phát triển mà tỉnh lựa chọn là phát triển nhanh và bền vững, Quy hoạch tỉnh Nam Định cần làm rõ hơn nội hàm phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, đồng thời lưu ý việc cân bằng giữa phát triển kinh tế với văn hóa xã hội và môi trường. | Quy hoạch tỉnh Nam Định: Sẽ có thêm 10 khu công nghiệp | 950 | |
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến sự hi sinh cao cả của các anh hùng, thương binh, liệt sĩ. Ngay từ những ngày đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đầu năm 1946, Hội Giúp binh sĩ tử nạn do Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Hội trưởng được thành lập có nhiều hoạt động quyên góp, ủng hộ cả vật chất và tinh thần góp phần xoa dịu nỗi đau mất mát của các gia đình chiến sĩ, đồng bào.
Khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ vào ngày 19/12/1946, số người bị thương và hi sinh tăng lên. Đời sống của chiến sĩ và đồng bào ta gặp muôn vàn khó khăn. Tháng 6/1947, đại biểu của Tổng bộ Việt Minh, Hội Phụ nữ cứu quốc, Cục Chính trị quân đội quốc gia Việt Nam, Nha Thông tin tuyên truyền và một số địa phương đã họp tại Phú Minh, Đại Từ, Thái Nguyên. Nội dung cuộc họp là thực hiện chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn ngày kỷ niệm Thương binh – Liệt sĩ và bảo vệ công tác Thương binh – Liệt sĩ. Hội nghị đã nhất trí lấy ngày 27/7/1947 làm ngày Thương binh – Liệt sĩ toàn quốc.
Cụ Vũ Đình Tụng là Bộ trưởng Bộ Thương binh đầu tiên của nước ta từ năm 1946. Cụ là một trí thức công giáo yêu nước, các con cụ đều là những thanh niên yêu nước, hăng hái chiến đấu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, ngay những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp, cụ đã có hai con trai là liệt sĩ, một con trai là sĩ quan quân y. Biết tin con trai cụ mới hi sinh, Bác Hồ tự tay đánh máy một bức thư chia buồn đề ngày 7/1/1947, tức là chỉ sau 20 ngày tiếng súng kháng chiến chống thực dân Pháp nổ ra ở Hà Nội. Bức thư hiện lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia.
Bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, cứ mỗi năm đến ngày 27/7, Bác Hồ lại gửi thư tới cụ Vũ Đình Tụng.
Trong thư gửi cụ Vũ Đình Tụng 27/7/1951, Bác nhờ Cụ biếu lại những anh em thương binh kiểu mẫu mấy bộ áo mà đồng bào đã biếu Bác. Bác còn góp nhiều ý kiến quí báu để chỉ đạo công tác Thương binh, Liệt sĩ khi cuộc kháng chiến bước vào giai đoạn quyết định:
“…Chính quyền, đồng bào và các đoàn thể nhân dân trong mỗi Xã phải tùy theo sự cố gắng và khả năng chung của mỗi Xã mà đón một số anh em Thương binh.
Giúp lâu dài chứ không phải chỉ giúp một thời gian. Không phải giúp bằng cách góp gạo nuôi Thương binh, nhưng giúp bằng cách này:
1. Mỗi xã trích một phần ruộng công, nếu không có ruộng công thì mượn ruộng của những đồng bào có hằng tâm hằng sản, nếu không mượn được ruộng thì chính quyền, đoàn thể và đồng bào trong Xã chung sức phát- phỡ một số đất mới để giúp Thương binh.
2. Chính quyền, đoàn thể và đồng bào trong Xã sẽ tổ chức việc cày cấy, chăm nom, gặt hái những ruộng đất ấy. Hoa lợi sẽ để nuôi Thương binh.
3. Tùy theo số ruộng đất trích được, mượn được, hoặc khai thác được mà đón nhiều người hoặc ít người Thương binh về Xã.
Anh em Thương binh sẽ tùy sức mà làm những công việc nhẹ, như học may vá, đan lát, hớt tóc, hoặc giúp việc phòng giấy, việc bình dân học vụ trong làng v.v…”
Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi cụ Vũ Đình Tụng, ngày 27/7/1951.
Năm 1953, Bác gửi thư cho cụ Vũ Đình Tụng nhân dịp ngày Thương binh, Bác gửi 1 tháng lương và 50 khăn tay do đồng bào phụ nữ Thái biếu Bác, nhờ Cụ chuyển cho anh em thương binh với lời chào thân ái và quyết thắng.
Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi cụ Vũ Đình Tụng, tháng 7/1953.
Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, Bác Hồ cử cụ Vũ Đình Tụng làm đặc phái viên của Chính phủ phụ trách việc tổ chức chăm sóc thương binh ở chiến trường. Ngày 27/7/1954, Bác viết thư gửi Cụ, thay mặt Chính phủ gửi lời an ủi thương binh, bệnh binh và hỏi thăm các gia đình liệt sĩ. Trong thư, Chủ tịch Hồ Chí Minh có những ý kiến về công tác Thương binh:
“…Tôi có đôi lời nhắn nhủ:
– Các đoàn thể ở Xã: Sau phong trào phát động quần chúng thi hành chính sách ruộng đất và những thắng trận to lớn của bộ đội ta, nhiều nơi đã hăng hái đón thương binh, bệnh binh về xã, giúp đỡ anh em làm ăn và đã chiếu cố chu đáo các gia đình liệt sĩ.
Thế là rất tốt. Đó là một cách tỏ lòng nhân dân biết ơn những chiến sĩ đã có công giữ nước, giữ làng. Song việc giúp đỡ ấy cần phải thiết thực, cần có tổ chức và mọi người trong xã đều cần tùy theo khả năng mà tham gia.
– Các Thương binh, bệnh binh và gia đình Liệt sĩ thì cần phải biết ơn sự săn sóc của đồng bào, phải cố gắng tăng gia sản xuất, tự lực cánh sinh, tùy theo khả năng mà tham gia các công tác trong xã chớ nên yêu cầu quá đáng ra vẻ “công thần”….”
Bác khen ngợi anh em Thương binh và gia đình Liệt sĩ đã gương mẫu và mong Bộ Thương binh tiếp tục nêu thành tích để các xã và anh em khác noi theo.
Cuối thư Bác nhờ Cụ gửi một tháng lương của Bác và quà của kiều bào Trung Quốc cho anh em Thương binh.
Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi cụ Vũ Đình Tụng, ngày 27/7/1954.
Hòa bình lập lại, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ tin tưởng và giao cụ Vũ Đình Tụng tiếp tục chỉ đạo công tác Thương binh, Liệt sĩ sau chiến tranh. Năm 1958, Cụ chuyển sang chuyên trách là Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
Sau này đều đặn hàng năm đến ngày 27/7,
Chủ tịch Hồ Chí Minh
lại gửi thư và quà cho Thương binh và các gia đình Liệt sĩ. Những món quà của Người tuy giản dị nhưng là nguồn động viên to lớn, cỗ vũ tinh thần thương bệnh binh và chiến sĩ. Hơn thế nữa, Người đã ký hàng loạt Sắc lệnh nhằm giải quyết chế độ chính sách cho Thương binh, Liệt sĩ, gia đình Liệt sĩ. Đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách quan trọng liên quan đến công tác Thương binh, Liệt sĩ nhằm đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần của các thương, bệnh binh, gia đình chính sách trong thời chiến cũng như cuộc sống hòa bình hiện nay.
Bảo tàng Lịch sử quốc gia | Thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Bộ trưởng Bộ Thương binh nhân ngày Thương binh – Liệt sĩ | 1,178 | |
Một lỗ đen quái vật đang bắn thẳng tia năng lượng cao về phía Trái Đất - Ảnh: NASA.
Đó là một tia năng lượng cao chứa các vật chất mà lỗ đen quái vật này không nuốt nổi.
Theo tờ
Space,
tàu vũ trụ cỡ nhỏ IXPE của NASA hoạt động như một máy thăm dò tia X siêu nhạy, đã phát hiện ra lỗ đen nói trên và hành động bùng nổ của nó.
Đó là lỗ đen Markaria 421, một lỗ đen siêu khối mà giới thiên văn vẫn hay gọi là “lỗ đen quái vật”, ẩn nấp trong chòm sao Đại Hùng.
Hướng của dòng năng lượng cao đang bắn trực diện về Trái Đất nhưng không nên quá lo lắng bởi hành tinh chúng ta nằm cách “quái vật” tới 400 triệu năm ánh sáng, quá xa để dòng tia này vươn tới.
Nó tạo thành một plazar, có thể hiểu như một chuẩn tinh cỡ nhỏ, tức một thứ trông sáng như sao khi nhìn từ
Trái Đất
nhưng không phải là sao.
Nó cũng cho chúng ta cơ hội hiếm có để phát hiện lỗ đen, bởi mọi lỗ đen nếu không ăn và bắn những thứ nó ăn thừa ra khắp nơi thì sẽ hoàn toàn tối.
Phát hiện rùng mình này cũng được kỳ vọng hiện tượng vũ trụ cực đoan phía sau những bữa ăn của lỗ đen.
Xung quanh Markaria 421 có một đĩa bồi tụ khổng lồ, nơi cung cấp cho lỗ đen “thức ăn” thường xuyên.
Nhưng lỗ đen không thể ăn toàn bộ. Những thứ nó không nuốt nổi sẽ tích tụ lại rồi phun ra thành một luồng phản lực – một dòng tia năng lượng cao bắn đi với tốc độ ngang ngửa tốc độ ánh sáng.
Dòng tia năng lượng đang bắn về phía Trái Đất cũng có cấu trúc xoắn kỳ lạ giống như chuỗi DNA.
Còn với những người quan sát không chuyên, IXPE đã vén màn thêm bí ẩn về những vật thể sáng lấp lánh mà chúng ta vẫn thấy hàng đêm trên bầu trời: Những ngôi sao xa xôi không phải bao giờ cũng là một vì sao. Chúng có thể là hành tinh, siêu tân tinh hoặc một “quái vật” cải trang như Markaria 421. | NASA phát hiện siêu lỗ đen đang bắn thẳng vào Trái Đất | 373 | |
Toàn cảnh Tọa đàm khoa học “Tương quan Tam giáo Phật - Nho - Đạo thời Mạc”. (Ảnh: Hồng Hân).
Chiều 26/7, tại
Hà Nội
, Viện Trần Nhân Tông (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã tổ chức Tọa đàm khoa học ‘Tương quan Tam giáo Phật – Nho – Đạo thời Mạc’.
Phát biểu khai mạc Tọa đàm, PGS.TS.Nguyễn Tiến Vinh cho biết, Tam giáo gồm Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo là những yếu tố cốt lõi, nền tảng của văn hóa Việt Nam, do đó nghiên cứu về văn hóa Việt Nam không thể tách rời nghiên cứu về Tam giáo.
Khi thảo luận về bản sắc và đặc điểm văn hóa Việt Nam, có rất nhiều đánh giá khác nhau về vai trò của từng tôn giáo, tư tưởng và mối quan hệ giữa chúng nhưng đa phần các nghiên cứu gần đây đều công nhận quan điểm về một khung cấu trúc văn hóa tư tưởng Tam giáo dung thông, hội nhập là nổi bật, bao trùm và là diện mạo chung của văn hóa tư tưởng Việt Nam.
Tuy nhiên, cơ cấu mối quan hệ Tam giáo là khác nhau ở từng thời kỳ lịch sử, tùy thuộc rất nhiều vào điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội và đặc trưng văn hóa của mỗi giai đoạn đó.
“Vấn đề Tam giáo trong các thời kỳ lịch sử như thời Lý (1009 – 1225), Trần (1226 – 1400), Lê sơ (1407 – 1527)… đã thu hút nhiều công trình nghiên cứu, đề cập, dù vậy thời Mạc (1527 – 1677) nói chung và chủ đề tương quan Tam giáo thời Mạc nói riêng vẫn chưa được quan tâm thảo luận cả từ góc độ tư liệu, phương pháp tiếp cận cũng như các nghiên cứu đánh giá”, PGS.TS.Nguyễn Tiến Vinh lưu ý.
Vì vậy, Viện Trần Nhân Tông chủ trì tổ chức Tọa đàm khoa học “Tương quan Tam giáo Phật – Nho – Đạo thời Mạc” nhằm tạo dựng một diễn đàn khoa học để các nhà khoa học có thể nghiên cứu, thảo luận về vấn đề cần quan tâm nghiên cứu này. Từ đó góp phần thực hiện sứ mệnh nghiên cứu, bảo tồn và phát huy những giá trị tư tưởng và văn hóa truyền thống Việt Nam, góp phần vào việc xây dựng đời sống tinh thần và hệ giá trị mới cho người Việt Nam.
Tọa đàm được tổ chức nhằm thúc đẩy nhiệm vụ nghiên cứu về Phật giáo,
Tam giáo
nói riêng và văn hóa truyền thống Việt Nam nói chung từ góc độ lịch sử, văn hóa, những vấn đề tư tưởng và thực tiễn. Từ đó hướng đến nhận thức sâu sắc và toàn diện hơn về giá trị di sản Phật – Nho – Đạo đối với đời sống xã hội hiện nay.
Tọa đàm là diễn đàn công bố các phát hiện về tư liệu và giá trị của tư liệu mới về nhà Mạc, cũng như các tiếp cận, nghiên cứu mới đối với Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, mối quan hệ giữa Tam giáo với nhau và với văn hóa, xã hội, chính trị, tôn giáo tín ngưỡng,… thời kỳ nhà Mạc.
Thông qua đó góp phần nhận thức sâu sắc và toàn diện hơn về Tam giáo thời kỳ nhà Mạc, đồng thời đề xuất những nhận định, đánh giá mới về một triều đại còn nhiều ý kiến tranh luận trong lịch sử văn hóa tư tưởng của Việt Nam.
Tọa đàm Tương quan Tam giáo Phật – Nho – Đạo thời Mạc tập trung vào các chủ đề: Tư liệu và giá trị tư liệu về tương quan Tam giáo Phật – Nho – Đạo thời kỳ nhà Mạc; Tam giáo Phật – Nho – Đạo trong mối quan hệ với chính trị, văn hóa, xã hội, tôn giáo tín ngưỡng thời kỳ nhà Mạc; Đặc điểm và xu hướng phát triển của tương quan Tam giáo Phật – Nho – Đạo thời kỳ nhà Mạc; Vai trò của nhà Mạc đối với xu hướng dung thông, hội nhập Tam giáo Phật – Nho – Đạo.
Tọa đàm đã nhận được 10 bài tham luận của các nhà khoa học đến từ đơn vị học thuật, cơ sở đào tạo, cơ quan tổ chức trong nước như Viện Trần Nhân Tông thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội; Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Sử học, Viện nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Ban tôn giáo thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam… | Tìm hiểu về giá trị di sản Tam giáo Phật – Nho – Đạo thời nhà Mạc | 767 | |
Hai cuốn sách ảnh ra mắt dịp 27-7 năm nay của nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Á - Ảnh: PHẠM VŨ.
Ngày 27-7, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Á sẽ trình làng 2 bộ sách ảnh mới: ‘Biệt đội giữ bình yên “đất lửa”‘, ‘Tử tù, cựu tù Côn Đảo ngày trở lại’.
Đến hẹn lại lên, cứ mỗi năm, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Á lại ra sách ảnh, tổ chức triển lãm ảnh. Năm nay, hai cuốn sách ảnh được ra mắt và bộ ảnh được triển lãm sáng 27-7 tại Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM.
Cuốn
Biệt đội giữ bình yên “đất lửa”
kể câu chuyện về đội rà phá bom mìn trên “đất lửa”
Quảng Trị
, nhưng trong những khung hình lại toàn là màu xanh. Cỏ xanh, rừng xanh, áo xanh, huy hiệu của tổ chức NPA/RENEW xanh và ánh mắt những chàng trai, cô gái lúc rà bom, hủy nổ cũng xanh.
Lớn lên trên đất lửa Quảng Trị, họ hiểu rõ hơn ai hết rằng trên đồng, trong rừng, sườn núi, triền sông quê mình vẫn còn hàng ngàn tấn bom mìn đang im lìm đe dọa. Khi chương trình Khảo sát và rà phá bom mìn của Tổ chức Viện trợ nhân dân Na Uy (NPA) khởi động dự án RENEW, họ lập tức đăng ký tham gia.
“Nếu ai cũng lo sợ thì ai sẽ làm việc này, nhất là khi đây là việc để mang lại bình yên cho quê mình”, các cô Nhung, cô Linh, cô Thủy, cô Thắm nói giản dị vậy và bước vào rừng.
Ống kính Nguyễn Á đi theo họ, rà từng centimet vuông đất, căng thẳng theo dõi từng tín hiệu, cẩn trọng từng động tác tháo gỡ, nín thở bấm lệnh hủy nổ, gấp gáp mà bình tĩnh cứu thương…
Tìm bom gỡ mìn nhưng mắt vẫn xanh, bình thản chuyên nghiệp nhưng môi vẫn cười và tình yêu vẫn nảy nở.
“Đi theo họ, đội toàn nam rồi đội toàn nữ, tôi thật cảm phục và mong muốn thực hiện cuốn sách này để tôn vinh họ, một công việc quả cảm trong thời bình”, Nguyễn Á tâm sự vậy, và hẳn cũng không hề tình cờ khi anh chọn tông màu xanh cho bộ ảnh gỡ bom mìn trên đất lửa lần này.
Cuốn
Tử tù,
cựu tù Côn Đảo
ngày trở lại
theo chân những cựu tù trở lại Côn Đảo, bộ ảnh lại mang màu chủ đạo đen – đỏ từ những bộ đồng phục của đoàn.
Bộ bà ba đen quen thuộc của những người thường tự giới thiệu mình thuộc “dân tộc Tà Ru”, chiếc áo đỏ sao vàng quen thuộc của tấc lòng yêu nước. Ngày trở lại là những nụ cười, những giọt nước mắt, những ký ức, những câu chuyện trong xà lim, bên tấm bia tưởng niệm…
Gian khổ ngày ấy chưa phai trong những năm tháng được hạnh phúc chứng kiến hòa bình. Ước mơ ngày ấy cũng chưa nguôi trong những giấc mộng gặp lại đồng đội.
Ống kính máy ảnh của Nguyễn Á đã ghi lại đủ những sắc thái tâm tình người cựu tù, lại cả những rung động bật thốt của khách du lịch tình cờ đứng nghe chuyện.
“Tôi tự nguyện thực hiện bộ ảnh và in cuốn sách này để tỏ lòng biết ơn và tưởng nhớ của mình đến những người đi trước, những người đổ máu để tôi được sống trong hòa bình.
Biết rằng chưa thể đủ với hàng vạn các cô chú cựu tù nên tôi để thêm chữ “Tập 1″ ngay ngoài bìa này như một lời hứa, một hy vọng rằng cả tôi cũng sẽ trở lại”, Nguyễn Á trả lời những câu hỏi tò mò “sách do ai tài trợ?” như vậy. | Nguyễn Á ra sách ảnh về đội phá bom mìn Quảng Trị và cựu tù Côn Đảo | 623 | |
Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) quy định về quản lý, bảo vệ khai thác, sử dụng tài nguyên nước. (Nguồn ảnh: TTXVN).
Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, phạm vi quản lý của Luật Tài nguyên nước không dừng lại ở những nơi có nước mà phải bao trùm ‘vòng đời’ của nước.
Phạm vi quản lý của
Luật Tài nguyên nước
không dừng lại ở những nơi có nước mà phải bao trùm “vòng đời” của nước. Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp ngày 27/7, với một số bộ, ngành về việc tiếp thu, giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội về Dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong quá trình xây dựng dự thảo Luật, Bộ đã cụ thể hóa các quy định về quản lý tài nguyên nước đối với nước ngọt, nước mặn và nước lợ; quy định rõ hơn các giải pháp phòng chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; rà soát, bổ sung điều chỉnh một số thuật ngữ chuyên ngành đảm bảo đầy đủ, thống nhất, dễ hiểu.
Bên cạnh đó, Bộ cũng đã nghiên cứu bổ sung các chức năng về phòng chống lũ, điều hòa chống úng chống ngập đô thị; trách nhiệm quản lý, phân cấp phân quyền, tách bạch quản lý nhà nước giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương…; đồng thời rà soát các giải pháp sử dụng nước khoa học, tiết kiệm, tiếp cận theo hướng tuần hoàn nguồn nước.
Sau khi nhận được các ý kiến góp ý của đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, dự thảo Luật tiếp tục được điều chỉnh, bổ sung các quy định về bảo vệ tài nguyên nước và phục hồi nguồn nước; hoạt động điều hòa, phân phối tài nguyên nước, kịch bản nguồn nước và trách nhiệm của các bộ liên quan; đăng ký, cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước; khuyến khích, ưu tiên sử dụng nước tuần hoàn, tái sử dụng nước; trách nhiệm quản lý tài nguyên nước…
Tại cuộc họp, lãnh đạo các bộ, ngành kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường bổ sung đối tượng, phạm vi điều chỉnh của Luật Tài nguyên nước; làm rõ phạm vi quản lý nhà nước về cấp nước sinh hoạt đô thị và nông thôn; xác định đối tượng, quy mô cấp phép, đăng ký khai thác tài nguyên nước cũng như thẩm quyền và phân cấp thẩm quyền của cơ quan từng cấp…
Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã được các đại biểu Quốc hội đồng thuận khá cao khi thảo luận tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, nhất là những vấn đề còn ý kiến khác nhau như phân định chức năng, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi điều chỉnh… đã được nhận thức đầy đủ. Các ý kiến đóng góp trí tuệ, xác đáng của đại biểu Quốc hội đã được tiếp thu, thống nhất để dự thảo Luật rõ ràng, khúc chiết, đầy đủ và sâu sắc hơn.
Theo Phó Thủ tướng, trên thực tế, Việt Nam là quốc gia khan hiếm nước nhưng các cấp, ngành và người dân chưa nhận thức đúng về vấn đề này nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước, tác hại liên quan đến nước ngày càng tăng. Bên cạnh đó là những thách thức từ hiện tượng biến đổi khí hậu, tác động kép của phát triển kinh tế, hoạt động kinh tế-xã hội của các nước có chung biên giới, lưu vực sông.
Về một số vấn đề cụ thể, Phó Thủ tướng đề nghị cơ quan soạn thảo, là Bộ Tài nguyên và Môi trường, quán triệt quan điểm, Luật Tài nguyên nước phải điều chỉnh tất cả các loại nước (nước mặt, nước sông suối, nước ngầm, nước ngọt, nước lợ, nước mặn, nước thải…), sau đó tùy theo tính chất, giá trị của từng loại nước để có hình thức quản lý phù hợp thuộc thẩm quyền, chuyên môn của các bộ, ngành. Phạm vi quản lý của Luật không dừng lại ở những nơi có nước mà phải bao trùm “vòng đời” của nước.
“Luật Tài nguyên nước phải thể chế hóa những thỏa thuận Việt Nam tham gia về quản lý, khai thác, sử dụng nguồn nước xuyên quốc gia, thực hiện chiến lược tài nguyên nước quốc gia,” Phó Thủ tướng lưu ý.
Phó Thủ tướng yêu cầu phân định rõ chức năng quản lý tài nguyên nước (xây dựng chiến lược, quy hoạch, chính sách pháp luật, thanh tra, kiểm tra, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước) và hoạt động khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên nước cho các mục đích thủy lợi, thủy sản, nông nghiệp, thủy điện…
“Công tác quản lý tài nguyên nước phải tiếp cận tổng hợp với các nguồn nước liên tỉnh, liên quốc gia, theo cơ chế liên ngành, liên vùng; thực hiện phân cấp triệt để; đẩy mạnh cải cách hành chính thông qua chuyển đổi số, tích hợp nhiều quy trình, dùng chung số liệu, thông tin khi giải quyết các thủ tục hành chính về quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước,” Phó Thủ tướng nói.
Luật cần có quy định chặt chẽ hoạt động quan trắc, giám sát chất lượng nguồn nước thống nhất, tránh lãng phí và có dữ liệu dùng chung; chú ý bảo vệ hành lang hồ, đập liên quan đến cấp nước sinh hoạt; ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn về nước dùng sinh hoạt, hoạt động y tế, nông nghiệp, thủy sản…
Nhấn mạnh việc bảo đảm quyền tiếp cận nước cho mọi người dân, Phó Thủ tướng nêu rõ, giá dịch vụ cung cấp nước phải được tính đúng, tính đủ; đồng thời đánh giá tác động đối với người dùng nước, nhất là đối tượng yếu thế, khó khăn, người nghèo, từ đó để làm cơ sở bố trí ngân sách Nhà nước hỗ trợ, bảo đảm công bằng, bình đẳng tiếp cận nước.
Hoạt động quản lý, phân bổ tài nguyên nước cần căn cứ vào kịch bản và diễn biến của biến đổi khí hậu, hiện tượng thời tiết cực đoan liên quan đến nước để có phương thức điều phối, phân bổ cho các mục đích sử dụng khác nhau, trong đó có định hướng phát triển các ngành kinh tế và ưu tiên hoạt động thiết yếu.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ, cải thiện, phát triển nguồn nước, Phó Thủ tướng nêu, dự thảo Luật cần làm rõ chính sách bảo vệ, phát triển tài nguyên nước đối với những vùng khan hiếm nước, không có nước mặt, không có nước ngầm hoặc nguồn nước ngầm hạn chế như các đảo hay những khu vực sụt giảm, ô nhiễm nước ngầm do khai thác quá mức.
Mục tiêu đặt ra là kiểm soát sự cân bằng, bổ sung, bảo vệ nguồn nước ngầm. Cùng với đó là kết hợp kinh tế tuần hoàn và cải thiện nguồn nước, đưa ra các quy chuẩn, tiêu chuẩn tái chế nước, xử lý nước thải trước khi đưa trở lại môi trường.
“Luật Tài nguyên nước quy định các chính sách bảo vệ nguồn nước, quyền tiếp cận nước bình đẳng, sử dụng nước tiết kiệm…; còn công cụ thực hiện vẫn phải tuân thủ các luật chuyên ngành về thuế, quy hoạch, xây dựng… tránh chồng chéo,” Phó Thủ tướng lưu ý thêm./. | Lời giải cho ‘bài toán’ quản lý, phát triển bền vững tài nguyên nước | 1,299 | |
Người di cư từ châu Phi bị mắc kẹt trên bờ biển tại khu vực biên giới Libya và Tunisia, ngày 26/7/2023. Ảnh: AFP/TTXVN.
Ngày 26/7, Bộ trưởng Nội vụ Tunisia Kamel Feki cho biết trong thời gian từ ngày 1/1 đến 20/7 vừa qua, lực lượng bảo vệ bờ biển của Tunisia đã tìm thấy thi thể của 901 người di cư bị đuối nước ngoài khơi nước này, con số lớn nhất từ trước đến nay.
Theo ông Feki, trong số nạn nhân trên có 36 người Tunisia và 267 người di cư nước ngoài, chưa rõ danh tính những người còn lại. Hầu hết các tàu chở những người di cư này xuất phát từ bờ biển phía Nam thành phố Sfax của Tunisia.
Trong những tháng gần đây, hàng nghìn người di cư bất hợp pháp đã đổ xô đến Sfax với mục đích sang châu Âu bằng tàu do các đối tượng buôn người điều khiển, dẫn đến một cuộc khủng hoảng di cư chưa từng có tại
Tunisia
. Các dữ liệu chính thức cho thấy chỉ riêng trong ngày 14/7, khoảng 75.065 người di cư bằng tàu đã đến Italy, trong đó hơn một nửa xuất phát từ Tunisia.
Tunisia đã thay thế
Libya
trở thành điểm xuất phát chính của những người di cư tìm cách thoát khỏi nghèo đói và xung đột ở châu Phi và Trung Đông đến châu Âu với hy vọng có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Trong tháng này, Liên minh châu Âu (EU) và Tunisia đã ký một thỏa thuận “đối tác chiến lược” bao gồm chống nạn buôn người và siết chặt biên giới trên biển, trong bối cảnh số lượng tàu, thuyền chở người di cư từ quốc gia này sang châu Âu tăng mạnh. | Tunisia tìm thấy trên 900 thi thể người di cư ngoài khơi | 294 | |
Thủ tướng Phạm Minh Chính nghe lãnh đạo tỉnh Ninh Bình báo cáo về Tuyến đường Đông-Tây. (Nguồn: Báo Chính phủ).
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng Tuyến đường Đông Tây là tuyến đường ‘4 trong 1’ để phát triển đô thị, dịch vụ, công nghiệp, khoa học công nghệ, khi hoàn thành sẽ mở ra không gian phát triển mới.
Ngày 27/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đi khảo sát hiện trường, nghe báo cáo về dự án xây dựng Tuyến đường Đông-Tây của tỉnh Ninh Bình.
Đây là tuyến đường kết nối cực phía Tây đến cực phía Đông của tỉnh Ninh Bình, từ vùng rừng núi huyện Nho Quan đến huyện ven biển Kim Sơn, đồng thời kết nối đồng bộ với các trục giao thông quan trọng của quốc gia như Đường bộ Cao tốc Bắc-Nam phía Đông, đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 1A, đường bộ ven biển (Thanh Hóa-Ninh Bình-Nam Định-Thái Bình-Hải Phòng-Quảng Ninh), Đường sắt Bắc-Nam…; tạo trục giao thông chiến lược, liên thông đồng bộ với hệ thống giao thông của tỉnh.
Dự án được
tỉnh Ninh Bình
xác định là công trình trọng tâm, phải hoàn thành sớm nhất để tạo động lực, bước đột phá trong phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh trước mắt và có tầm chiến lược, dài hạn.
Hiện giai đoạn 1 của tuyến đường (đoạn Tam Điệp-Nho Quan dài 23km, điểm đầu tuyến thành phố Tam Điệp, kết nối với Cao tốc Bắc-Nam phía Đông) đang được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn Trung ương và địa phương, do tỉnh Ninh Bình làm chủ đầu tư, liên danh Xuân Trường-Thành Trung thi công, dự kiến hoàn thành cuối năm 2024.
Khảo sát thực địa, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng Tuyến đường Đông Tây rất quan trọng với tỉnh Ninh Bình, là tuyến đường “4 trong 1” để phát triển đô thị, dịch vụ, công nghiệp, khoa học công nghệ, khi hoàn thành sẽ mở ra không gian phát triển mới, góp phần giảm tải cho thành phố Ninh Bình và các địa phương khác của tỉnh. Thủ tướng biểu dương tỉnh Ninh Bình đã chủ động triển khai dự án; biểu dương các nhà thầu tập trung thi công tuyến đường.
Thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu tỉnh Ninh Bình tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm, trước hết là xây dựng và trình phê duyệt quy hoạch tỉnh theo Luật Quy hoạch, trong đó cập nhật quy hoạch các khu công nghiệp, dịch vụ, đô thị mới, hoàn thành trong quý 3/2023 đồng thời, thúc đẩy giải ngân đầu tư công, triển khai 3 Chương trình Mục tiêu Quốc gia.
Cùng với đó, tập trung cho nhiệm vụ triển khai xây dựng Tuyến đường Đông-Tây của tỉnh; phấn đấu sớm hoàn thành đoạn đã triển khai; các đoạn còn lại kết nối với tỉnh Hòa Bình và tuyến đường ven biển.
Thủ tướng giao tỉnh Ninh Bình và các cơ quan nghiên cứu, chuẩn bị các thủ tục để lập dự án, tính toán phương án đầu tư, các nguồn vốn, trong đó có nguồn vốn Trung ương và các địa phương, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định./. | Thủ tướng khảo sát Tuyến đường Đông-Tây của tỉnh Ninh Bình | 538 | |
Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến trao Quyết định của Chủ tịch nước cho Trung tá Đặng Quốc Tuấn đi thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN).
Trung tá Đặng Quốc Tuấn, Phó Chủ nhiệm Bộ môn Ngoại ngữ và Tiếng Việt, Khoa Văn hóa, Ngoại ngữ-Trường Sỹ quan Chính trị, sẽ được triển khai đến Phái bộ UNISFA (khu vực Abyei).
Sáng 27/7, tại
Hà Nội
, Bộ Quốc phòng tổ chức trao Quyết định của Chủ tịch nước cho sỹ quan làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Phái bộ UNISFA (khu vực Abyei).
Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổ trưởng Tổ Công tác liên ngành, Trưởng ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng về tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc chủ trì buổi lễ.
Theo quyết định, Trung tá Đặng Quốc Tuấn, Phó Chủ nhiệm Bộ môn Ngoại ngữ và Tiếng Việt, Khoa Văn hóa, Ngoại ngữ (Trường Sỹ quan Chính trị), sẽ được triển khai đến Phái bộ UNISFA (khu vực Abyei) làm nhiệm vụ sỹ quan tham mưu tác chiến.
Thông tin về quá trình chuẩn bị của Trung tá Đặng Quốc Tuấn và Cục Gìn giữ Hòa bình Việt Nam, Đại tá Phạm Mạnh Thắng, Cục trưởng Cục Gìn giữ Hòa bình Việt Nam, cho biết thực hiện kế hoạch luân phiên thay thế năm 2023, Cục đã chủ động tuyển chọn cán bộ có năng lực, trình độ quân sự, kiến thức về gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, có trình độ ngoại ngữ và bảo đảm sức khỏe tốt để sẵn sàng lên đường làm nhiệm vụ.
Đồng thời, Cục Gìn giữ Hòa bình Việt Nam đã tổ chức các khóa huấn luyện cho sỹ quan tham mưu, quan sát viên Liên hợp quốc; tổ chức huấn luyện các nội dung liên quan đến nhiệm vụ gìn giữ hòa bình. Đến nay, cơ bản những cá nhân tham gia và hoàn thành các khóa huấn luyện đều đủ điều kiện tham gia hoạt động tại phái bộ.
Theo Đại tá Phạm Mạnh Thắng, hiện công tác chuẩn bị cho Trung tá Đặng Quốc Tuấn đã hoàn tất và sẵn sàng triển khai đến phái bộ.
Phát biểu giao nhiệm vụ, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến khẳng định đây là vinh dự hết sức to lớn đối với cá nhân Trung tá Đặng Quốc Tuấn và Trường Sỹ quan Chính trị, cũng như Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến cho hay bình quân tỷ lệ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình là 31%, được Liên hợp quốc và phái bộ, nhân dân tại địa bàn đánh giá rất cao.
Do đó, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến mong muốn Trung tá Đặng Quốc Tuấn tiếp tục phát huy truyền thống Bộ đội Cụ Hồ và lực lượng mũ nồi xanh, hoàn thành tốt nhiệm vụ vẻ vang của mình; góp phần lan tỏa hình ảnh đất nước và Quân đội Nhân dân Việt Nam trong môi trường đối ngoại đa phương; gắn bó, đoàn kết, hỗ trợ đồng chí, đồng nghiệp và các đơn vị liên quan trên địa bàn phái bộ.
Với cương vị sỹ quan tham mưu tác chiến, Trung tá Đặng Quốc Tuấn cần thực hiện tốt chức trách của cá nhân, đồng thời tham gia cả các hoạt động phi tác chiến, vì mục tiêu nhân đạo và theo nhiệm vụ được phái bộ giao, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến nhấn mạnh.
Đến nay, Việt Nam đã cử 600 lượt cán bộ, nhân viên (trong đó có 596 cán bộ quân đội và 4 cán bộ công an) tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại 3 phái bộ (thuộc khu vực Abyei, Cộng hòa Trung Phi và Nam Sudan), tại Trụ sở Liên hợp quốc và một phái bộ huấn luyện của Liên minh châu Âu.
Theo đánh giá của các phái bộ và cơ quan của Liên hợp quốc, các sỹ quan Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong thực hiện các nhiệm vụ được giao, thể hiện sự chuyên nghiệp, kỷ luật cao; để lại nhiều ấn tượng rất tốt với lãnh đạo phái bộ, chỉ huy lực lượng quân sự và đồng nghiệp quốc tế bằng những đóng góp cụ thể, thiết thực, mang tính nhân văn cao./.
Ảnh: Trọng Đức/TTXVN. | Trao quyết định cho sỹ quan làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình tại Abyei | 753 | |
Nhà thơ – nhà phê bình Vũ Quần Phương. Ảnh: Trương Anh Quốc.
Nguyễn Đình Thi là nghệ sỹ biết cảm thụ cái cốt lõi của đời người nên không bao giờ ông chán nản.
Tóc bạc trong mưa bay anh cười / Tôi không nói được mình đã trải đời / Không nói được mình đã hiểu người / Không dám nói mình đã biết yêu? Không dám nói mình đã biết sống.
Ông chỉ biết
Mỗi bước mùa xuân đến kia dịu dàng trên cỏ non / Cả tổ ong hồn tôi cuống quýt rộn ràng.
Có phải chỉ phút trước đó thôi khi trái tim ông còn tri giác được một đàn ong vừa dào dạt bay qua, nụ cười còn lưu mơ hồ trên môi ông thanh thản…
Con trai ông bỗng gào lên gọi ông. Ông lặng yên nằm, thanh thản. Những nếp nhăn tuổi tác trên vầng trán như giãn ra, những sợi dài bạc trên đôi mày rậm như bạc hơn, hiền triết. Ông như đang lắng nghe, như đang nghĩ ngợi.
Rồi một hôm nào bỗng gió bay / Cái bóng ngoài kia đến đợi / Anh giật mình đứng dậy / Đã đến giờ rồi hôm nay.
Hôm nay 18.4.2003 lúc 16 giờ 22 phút. Ông đã tiên liệu rồi.
Mong anh em hiểu đừng cười? Tôi gửi lại đây thìa khoá / Tất cả cửa nhà tôi đó / Ngổn ngang qua tạm cuộc đời.
Chìa khoá ông trao là những trang giấy mỏng manh này. Nó giúp ta mở vào cuộc đời ông: thơ, văn, kịch, nhạc…
Tập thơ
Sóng reo
này là chặng cuối, thâu tóm những bài ông viết trong các năm 80, ông có nhiều bài nghĩ tới phút chung cục này. Tập thơ như lời trăng trối, như cuộc nhìn lại vui buồn của đời người. Trong trẻo. Thanh thản. Nguyễn Đình Thi thường ít nói, thơ càng ít lời. Ở tập thơ này ông càng ít lời hơn so với điều ông nghĩ
Núi biếc trong mây nghĩ ngợi / Trời đất vô cùng vẫn đây.
Mọi thứ vẫn thường ngày, nhưng ông không còn nữa. Từ
bên kia
ông nhìn về lưu luyến
Đốm nắng vàng kia Và mỗi lá cỏ / Nói với anh bao nhiêu điều
Cỏ của trần gian, nắng của trần gian bao nhiêu chất chứa, quyến luyến và đấy mới là điều đáng kể. Mọi thu vén, giành giật
Nào mang theo được gì đâu. Chỉ những niềm yêu của anh / Như mạch nước không ai thấy / Mỗi ngày nuôi anh lặng lẽ.
Niềm yêu nuôi con người. Con người sống được vì nó. Và chết được cũng vì nó. Ông nói tới cái chết, nhưng ông lại gắn chúng ta vào đời.
Từ bên ấy
ông lưu luyến trông về và ký thác tới chúng ta chiêm nghiệm của cả đời người. Tập thơ mỏng mà dày chiêm nghiệm. Ông đã
vượt biển
với rất nhiều cột buồm kiêu hãnh. Rồi chính vì lắm buồm mà thuyền bị lật. Ông khôn hơn chỉ dùng một cột buồm, đúng mức, đúng sức thì trời lại tắt gió. Tưởng hết hy vọng thì ông nhớ đến mái chèo. Ông đã hối hả chèo, mồ hôi vã đầm đìa và bàn tay bật máu. Thuyền đã chạm bờ.
Hai mắt tôi ròng ròng nước mắt? Tôi chống chiếc bơi chèo gỗ cũ đen, bước loạng choạng lên bãi bùn lởm chởm đá lạnh câm.
Một tư thế chiến thắng làm ta ứa nước mắt. Nhưng là người thì phải vậy, phải đến bờ dù ròng ròng nước mắt. Có phải thế chăng mà giờ đây ông thanh thản. Thanh thản ở sự biết mình,
Thôi xin tha cho mọi lỗi lầm / Quên cho những dối lừa khoác lác? Tôi biết tôi đã nhiều lần ác? Và ngu dại còn nhiều lần hơn.
Ông nói như lộn trái tâm hồn mình ra như thế, nhưng từ hôm ông mất đến nay, ngày đưa tang ông, bạn viết già trẻ ở Hội Nhà văn Việt Nam luôn trò chuyện về ông, kính trọng nhân cách ông, kính trọng tài năng đa diện, kính trọng trí tuệ, bản lĩnh và lòng độ lượng của ông. Ông là biểu tượng tự trọng của giới nhà văn Việt Nam.
Có lần ngồi ôn những kỷ niệm đau buồn thời nước mất. Ông kể ông bị bắt, một viên mật thám Pháp hỏi cung ông tỏ ra trọng trí thức và rất lịch thiệp, ông cũng giữ lễ trả lời, nhưng rồi bất ngờ hắn tát thẳng vào mặt ông và chửi. Cái tát ấy, lời chửi ấy tạo ý chí sắt đá trong ông, trong suốt đời viết văn giành độc lập cho đất nước. Ông làm cách mạng bằng trái tim nhà thơ. Ông chiêm nghiệm những cuộc cách mạng từng
cuộn nhau trong bao đời bóng đêm
và ông thấy
Cái ác của kẻ mạnh / Cái hèn của kẻ yếu ? Cái tham của kẻ thừa / Cái thèm của kẻ thiếu / Dân tộc thù dân tộc / Con người sợ con người.
Không chịu nổi, phải đổ máu ra để xoay ngược lại
Xem thành cái gì.
Nó thành
Cái hèn của kẻ mạnh / Cái ác của kẻ yếu / Cái thèm của kẻ thừa / Cái tham của kẻ thiếu
/
Dân tộc sợ dân tộc / Con người thù con người.
Thay đổi loanh quanh thế thôi, những cuộc cách mạng trong hệ tư tưởng đêm. Nguyễn Đình Thi đòi hỏi một cuộc cách mạng
mở ra buổi sáng, không có bóc lột ăn hiếp
và ông tự nhủ
Nhưng đó không phải chuyện một lúc.
Bài thơ viết năm 1982, một cách nhìn sâu sắc và nhiều dự liệu. Đời ông, không phải lúc nào cũng thuận gió no buồm, ông phải tự luyện để
biết nhìn nơi xa / Và thấy mỗi vật từ sát gần.
Ông chiêm nghiệm
Cái không mất thường ở trong nước mắt.
Ông biết cách vượt qua
cái bóng lửa trong gương
để tìm tới đốm lửa nhỏ bập bùng mang sức ấm thật của đời. Tham gia cách mạng từ 17 tuổi đời. Hai mươi mốt tuổi trong thường vụ Quốc hội nhà nước cách mạng. Chế độ trẻ và đời ông đang trẻ. Ông đã nạp vào kinh nghiệm sống của mình những thăng trầm, những biến thiên thời cuộc. Lắm thứ hữu khuynh tả khuynh, giáo điều xét lại… Quả là
Lắm nỗi gieo neo / Và lạnh.
Ông bám vào cái đẹp mà đi. Cái đẹp của con người thì không cùng nên ông đã đến
Tất cả mênh mông rực rỡ.
Mượn lời nhà danh hoạ Dương Bích Liên, ông tự hỏi
Tôi là ai nhỉ / Một chút trắng hồng dào dạt vàng.
Cuối đời ai nhận ra mình dào dạt màu sắc của bình minh, ấy là người hạnh phúc. Phải chăng vì thế mà giờ đây con người tự chèo, tay rách máu, sau bao lần vượt biển đang năm kia thanh thản.
Một chủ đề khá nặng trong tập
Sóng reo
là nỗi niềm hoài niệm.
Tóc đã điểm sương chân đã mỏi,
ông về thăm lại
Núi xưa
của chiến khu và ông gặp hồn mình không già như thân xác
Cô gánh cỏ tranh nhìn thoáng lạ / Áo bạc mồ hôi má đỏ hây.
Cô gái của ngày xưa và cái nhìn nơi ông cũng vẫn như thuở ngày xưa. Ông trở lại nhiều đoạn
đường xưa, bến cũ,
ông gặp lại nét cũ hồn xưa, những chất liệu đã vào thơ ông hồi trẻ đang còn làm ông bồi hồi trở lại.
Nguyễn Đình Thi
là nghệ sỹ biết cảm thụ cái cốt lõi của đời người nên không bao giờ ông chán nản.
Tóc bạc trong mưa bay anh cười / Tôi không nói được mình đã trải đời / Không nói được mình đã hiểu người / Không dám nói mình đã biết yêu? Không dám nói mình đã biết sống.
Ông chỉ biết
Mỗi bước mùa xuân đến kia dịu dàng trên cỏ non / Cả tổ ong hồn tôi cuống quýt rộn ràng.
Có phải chỉ phút trước đó thôi khi trái tim ông còn tri giác được một đàn ong vừa dào dạt bay qua, nụ cười còn lưu mơ hồ trên môi ông thanh thản.
Phải chăng ông nằm đó, trong phòng hồi sức cấp cứu loang loáng màu kim loại không rỉ và gạch men trắng, ước mong mình thành
một tia nắng / Và đôi khi một tia chớp, một giọt lửa, một giọt nước trong, một áng mây lững thững
che mát người trần thế đang
bước mỏi đường dài
. Trên máy ghi điện tim không còn sóng điện, trái tim vô tri nhưng lòng quyến luyến cuộc đời vẫn hồi hộp đập
Người ấy ngồi giữa rừng / Lặng im hút thuốc / Nhặt chiếc lá rụng cầm lâu trên tay.
Sao lại cầm lâu trên tay một chiếc lá đã chết. Lá đã chết nhưng vẫn là lá của trần thế. Nối vào trần thế chỉ với một chiếc lá khô cũng tần ngần không nỡ bỏ. Trong kháng chiến chống Pháp, khoảng các năm 1948, 1949, nhiều bạn văn kêu thơ Nguyễn Đình Thi khó hiểu, phong cách xa lạ. Ông đã lắng nghe và ông đã sửa . Không phải sửa vào câu chữ văn phong, ông sửa từ trong cảm xúc. Khi ông nhuyễn với đời thì đời nhuyễn trong ông. Ông hiếu con người thì con người hiếu ông như ông hiểu chính mình. Trên khóe miệng như nghiêm lại như cười đang như ẩn giấu nhiều chuyện ông biết mà chưa nói, chuyện trong văn cũng như chuyện trong đời.
Bài cuối của tập thơ viết về một đêm mưa. Đời người ai chả có những đêm mưa, nghe tí tách dội lại cả đời mình. Nguyễn Đình Thi cũng thảng thốt như mọi người
Ngoảnh trông lại đã bạc đầu.
Nhưng ông phát hiện thêm: Đời người qua đi nhưng tiếng khóc tiếng cười ở lại, nó hòa thành tiếng sóng reo vĩnh cửu của đời. Tập thơ này phải chăng cũng là một đợt sóng?
Sóng đang reo, người nằm kia, lặng im, thanh thản. | Tiểu luận của Vũ Quần Phương: Trang cuối Nguyễn Đình Thi | 1,656 | |
Khách du lịch tham quan làng gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm). Ảnh: Hoài Nam.
TP Hà Nội
có nhiều tiềm năng phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn, thế nhưng đến nay địa phương chưa nhìn thấy tiềm năng từ loại hình du lịch này. Điều này dẫn đến việc nhiều điểm du lịch còn mang tính tự phát, sao chép, chưa có sự hợp tác thu hút khách.
Hà Nội có vùng ngoại thành rộng lớn, cảnh quan đa dạng, hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú. Bên cạnh đó, do sự phát triển của đô thị nên các hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng trở nên “mới lạ”, là cơ sở để hình thành nên những hoạt động trải nghiệm hấp dẫn.
Hiện du lịch nông nghiệp, nông thôn ở Hà Nội chủ yếu gồm các loại hình du lịch làng nghề, sinh thái, du lịch canh nông… Trong đó, các hoạt động du lịch cộng đồng dựa trên khai thác giá trị văn hóa với sự tham gia của người dân bản địa chiếm ưu thế như chùa Hương (huyện Mỹ Đức), làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây)…
Du lịch canh nông là loại hình du lịch mới phát triển trong thời gian gần đây, với mô hình nổi bật là các trang trại sinh thái, hay hợp tác xã nông nghiệp tổ chức những hoạt động trải nghiệm về nông nghiệp, làng quê. Hiện trên địa bàn Thành phố có hàng chục mô hình canh nông như: Trang trại Đồng Quê (
huyện Ba Vì
), trang trại học đường Vạn An (huyện Thanh Trì), vườn sinh thái Phúc Thọ Hoa Bay (
huyện Phúc Thọ
)…
Thực tế cho thấy để phát triển du lịch nông nghiệp nông thôn, các địa phương đã đẩy mạnh phát triển những điểm du lịch gắn với nông nghiệp. Đến nay trên địa bàn Thủ đô đã có 7 điểm du lịch ở khu vực ngoại thành, gắn với nông thôn, làng nghề, sinh thái đã được UBND TP Hà Nội công nhận.
Cụ thể điểm du lịch xã Dương Xá, Phù Đổng (huyện Gia Lâm); điểm du lịch làng nghề lược sừng Thụy Ứng, điểm du lịch làng nghề mộc cao cấp Vạn Điểm (huyện Thường Tín); điểm du lịch Đại Áng, điểm du lịch Yên Mỹ (
huyện Thanh Trì
); điểm du lịch thôn Lòng Hồ (
thị xã Sơn Tây
).
Khách du lịch quốc tế tham quan làng nghề khảm trai Chuyên Mỹ (huyện Phú Xuyên). Ảnh: Hoài Nam.
Đặc biệt, du lịch Hà Nội có 2 sản phẩm OCOP 4 sao thuộc nhóm sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng, sinh thái đó là dịch vụ làng quê Hồng Vân (huyện Thường Tín) và Khu sinh thái Phù Đổng Green Park (
huyện Gia Lâm
).
Mặc dù Hà Nội có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn nhưng chủ yếu vẫn mang tính tự phát, manh mún, nhỏ lẻ, chất lượng dịch vụ hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp. Liên kết ngành giữa du lịch, nông nghiệp và khu vực nông thôn để tạo chuỗi giá trị sản phẩm chưa thực sự hiệu quả, chưa phát huy được lợi thế của một quốc gia nông nghiệp.
Phản ánh những bất cập trong quá trình khai thác loại hình du lịch này, thạc sĩ Nguyễn Thị Phượng (Hội Khoa học kinh tế nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam) thông tin, không ít mô hình còn mang tính tự phát, sao chép lẫn nhau. Nhiều điểm du lịch chưa có sự hợp tác với nhau dẫn đến chưa kết nối được sự tham gia của cộng đồng. Bên cạnh đó, cơ chế quản lý đất đai cho nông nghiệp, nông thôn vẫn còn chưa thỏa đáng.
Khách du lịch tham quan làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây). Ảnh: Hoài Nam.
Để loại hình du lịch này phát triển, theo các chuyên gia, thời gian tới cần gắn kết với điều kiện tự nhiên và làng nghề của địa phương qua đó thu hút sự tham gia của cộng đồng dân cư.
TS Đoàn Mạnh Cương (Vụ Văn hóa, Giáo dục – Văn phòng Quốc hội) nêu rõ, muốn phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn tăng trưởng xanh và bền vững, trước hết cần đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đặc thù từng địa phương, từ đó quy hoạch phát triển loại hình du lịch này phù hợp thực tế. Bên cạnh đó, hoạt động du lịch này cần gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, qua đó xác định rõ thế mạnh để phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn riêng của từng địa phương.
Hiến kế phát triển du lịch nông nghiệp nông thôn, thạc sỹ Vũ Thị Thanh Như (Hội Khoa học kinh tế nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam) cho rằng, ngành du lịch cần xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá về du lịch nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh và bền vững. Từ đó làm cơ sở định hướng phát triển du lịch nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội theo hướng giảm thiểu các tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đối với môi trường, xã hội, kinh tế.
“Điều quan trọng là cần phát triển du lịch gắn kết với điều kiện thiên nhiên và làng nghề của các địa phương để thu hút được sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương” – bà Vũ Thị Thanh Như nêu rõ.
Khách du lịch quốc tế tham quan làng nghề khảm trai Chuyên Mỹ (huyện Phú Xuyên). Ảnh: Hoài Nam.
Là địa phương đang phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn, Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Vân (huyện Thường Tín) Nguyễn Văn Phượng kiến nghị, thời gian tới nhà nước cần có chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực nông thôn, tập trung định hướng chuyển đổi nghề cho thế hệ trẻ tại các địa phương theo hướng cùng tham gia làm kinh tế du lịch.
Dưới góc độ doanh nghiệp lữ hành, Giám đốc Công ty Du lịch Sunvina Tạ Hữu Chiến đề xuất, cần có sự kết nối giữa ngành du lịch và giáo dục để đẩy mạnh du lịch học đường trải nghiệm tại các vùng nông thôn, tạo nguồn khách ổn định cho các điểm du lịch nông nghiệp. Đồng thời có cơ chế ưu đãi doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch nông nghiệp của từng vùng, đặc biệt là các sản phẩm du lịch chất lượng cao.
Trước những kiến nghị, đề xuất của chuyên gia, doanh nghiệp, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang cho biết, để loại hình du lịch này phát triển UBND TP Hà Nội đã ban hành và triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2022 – 2025. Vì vậy thời gian tới Sở Du lịch sẽ đánh giá một cách tổng quát tiềm năng, cách thức phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn của Hà Nội qua đó khai thác, phát triển một cách hiệu quả loại hình này | Cần đầu tư chuyên sâu không để ‘tài’ gần như còn ‘nguyên’ | 1,222 | |
Bão Doksuri
đã đổ bộ vào Tấn Giang thuộc tỉnh Phúc Kiến – Trung Quốc vào lúc 9 giờ 55 phút (giờ địa phương, tức 8 giờ 55 phút theo giờ Việt Nam) ngày 28-7.
Thông tin trên do đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) cung cấp và thêm rằng dự báo cơn bão tiếp tục di chuyển theo hướng Tây – Tây Bắc với cường độ yếu dần.
Cục Khí tượng Trung Quốc trước đó đã nâng mức ứng phó khẩn cấp đối với bão Doksuri lên mức cao nhất tại nhiều địa phương như Phúc Kiến, Quảng Đông, Chiết Giang hay Giang Tây khi Doksuri chuyển thành siêu bão chiều 27-7, theo Tân Hoa Xã.
Người dân sinh sống tại những nơi chịu ảnh hưởng của bão cũng được yêu cầu không tụ tập cả trong nhà lẫn ngoài trời.
Sóng lớn xuất hiện ngoài khơi biển tỉnh Phúc Kiến – Trung Quốc chiều 27-7. Ảnh: Tân Hoa Xã.
Bầu trời tỉnh Quảng Đông – Trung Quốc tối sầm vào chiều 27-7. Ảnh: Tân Hoa Xã.
Không chỉ Trung Quốc đại lục mà bão Doksuri đã đổ bộ vào miền Nam Đài Loan (Trung Quốc) làm đổ cây cối và khiến trăm ngàn ngôi nhà bị cắt điện.
Các doanh nghiệp và trường học, bao gồm cả ở thành phố cảng Cao Hùng, cũng phải đóng cửa ngày thứ hai liên tiếp trong bối cảnh nguy cơ về lở đất và lũ lụt.
Chính quyền các đảo Bành Hồ và Kim Môn của Đài Loan (
Trung Quốc
) đã đưa ra cảnh báo “gió mạnh” cho dân chúng.
“Cơn bão đã làm hơn 186.000 ngôi nhà trên khắp Đài Loan bị mất điện và làm đổ hàng trăm cây cối ở Cao Hùng” – Head Topics cho hay – “Hơn 300 chuyến bay trong và ngoài đảo đã bị đình chỉ và các dịch vụ đường sắt giữa miền Nam và miền Đông Đài Loan cũng tạm dừng”.
Liên quan tới bão Doksuri, một chiếc phà bị chìm gần thủ đô Manila –
Philippines
khiến ít nhất 23 người thiệt mạng và 6 người mất tích hôm 27-7.
Head Topics
thống kê ảnh hưởng bởi bão Doksuri trong tuần đã khiến tổng cộng khoảng 36 người ở Philippines thiệt mạng.
Bão Doksuri đang gây ảnh hưởng tại nhiều nơi, bao gồm Trung Quốc đại lục, Đài Loan (Trung Quốc) hay Philippines. Ảnh: Head Topics. | Bão Doksuri đổ bộ Trung Quốc | 391 | |
Nghề dệt thổ cẩm gắn liền với cuộc sống người Dao Tiền ở bản Sưng của xã Cao Sơn,
huyện Đà Bắc
(
Hòa Bình
) từ bao đời nay. Đến nay, người Dao Tiền nơi đây vẫn giữ thói quen tự nhuộm, dệt cho mình những bộ trang phục truyền thống để nhắc nhở con cháu nhớ về cội nguồn dân tộc. Từ đó, họ tạo bản sắc riêng, gắn với phát triển du lịch, tăng thu nhập.
Công đoạn nhuộm chàm cho vải thổ cẩm.
Hoa văn độc đáo, tinh tế trên trang phục của người phụ nữ chứa đựng nhiều điều thú vị về đời sống văn hóa, tín ngưỡng của dân tộc Dao Tiền.
Nhiều phụ nữ Dao Tiền ở bản Sưng cho biết, phong tục từ xưa, con gái người Dao Tiền trước khi lấy chồng phải biết thêu thùa, may vá để khi lớn lên có thể tự tay may váy cưới cho mình. Từ khi lên 10 tuổi, họ bắt đầu học thêu thùa, dệt và nhuộm thổ cẩm. Các bà, mẹ dạy họ từ những công đoạn đơn giản đến phức tạp.
Chị Lý Thị Thiên cho biết, để tạo ra những bộ trang phục truyền thống, đầu tiên phải đi lấy lá chàm, ngâm, ủ lá, sau đó, vớt bỏ bã tiếp tục cho vôi vào đánh tan, lắng đọng sẽ được cốt chàm. Cốt chàm hòa cùng nước sạch, rồi lọc lấy nước, dùng để nhuộm ra những mảnh vải màu đen tím. Công đoạn nhuộm vải thường mất thời gian do vải được ngâm trong nước chàm. Cứ khoảng 20 phút, vải được vớt ra vắt khô rồi đem phơi nắng. Vải khô lại cho vào ngâm tiếp trong nước chàm. Việc này lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi có được màu chàm ưng ý. Một tấm vải có màu đẹp, bền thường phải mất từ 20 – 30 ngày mới nhuộm xong.
Phụ nữ Dao Tiền ở Bản Sưng tự tay nhuộm chàm, vẽ sáp ong, thêu và may quần áo cho các thành viên trong gia đình.
Để có một sản phẩm ưng ý, người Dao Tiền phải thực hiện nhiều khâu. Để có sáp ong tốt in trang phục, tới mùa Hạ và mùa Thu, phụ nữ bản Sưng sẽ vào rừng tìm sáp ong rừng và ong khoái. Khi in vải, sáp ong được lọc lại cho thật sạch không bị lẫn tạp chất, rồi cho vào bát hoặc đĩa nhỏ để trên lên than hoa, giữ mức lửa nhỏ nhằm duy trì độ nóng giúp sáp in mịn, sắc nét. Phụ nữ bản Sưng dùng công cụ in là thân trúc vót mỏng uốn thành các khung nhỏ, ống nứa tròn nhỏ và dụng cụ chữ T bằng đồng nhỏ chấm vào sáp ong để in các họa tiết trên vải. Việc in hoa văn đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn trọng để đường in lên vải đều, đẹp, không bị cong, lệch.
Để có những tấm vải in sáp ong đẹp, người Dao Tiền in sáp ong lên vải, chờ đến khi sáp ong khô, mới nhuộm chàm rồi phơi. Khi đủ sắc chàm, tấm vải được nhúng vào nước sôi để sáp ong tan ra. Các hoa văn đã in mới hiện rõ nét trên nền chàm. Nhiều công đoạn như vậy nên để làm một bộ trang phục truyền thống của người Dao Tiền thường rất công phu.
Lúc nhàn rỗi, phụ nữ Dao Tiền thường tự tay nhuộm chàm, vẽ sáp ong, thêu và may quần áo cho các thành viên trong gia đình. Hoa văn in trên vải trang phục thể hiện sự khéo léo, tỉ mỉ, cẩn trọng của mỗi người. Người con gái Dao Tiền về nhà chồng, chỉ cần nhìn vào trang phục là biết cô dâu khéo léo, chăm chỉ và thu vén cho gia đình.
In hoa văn bằng sáp ong lên vải thổ cẩm.
Chị Lý Thị Nhất ở tổ thổ cẩm Giao Tiền bản Sưng cho biết, vải sau khi được nhuộm, thêu hoàn chỉnh, ngoài may trang phục còn làm thành đồ trang trí nội thất hay những chiếc túi xinh xắn… Từ khi phát triển du lịch, nghề dệt thổ cẩm đã trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách khi đến đây.
Hiện nay, tổ thổ cẩm Giao Tiền có 12 thành viên tham gia làm sản phẩm thổ cẩm thêu tay thủ công, in hoa văn sáp ong như túi xách, khăn đội đầu, bộ quần áo truyền thống, váy, ví… giá từ 200 – 500 nghìn đồng/sản phẩm. Đây là các mặt hàng lưu niệm mang nhiều giá trị văn hóa đặc trưng của người Dao Tiền (Đà Bắc), phục vụ nhu cầu mua sắm của du khách khi đến du lịch ở bản Sưng. Tổ thổ cẩm bản Sưng đã tạo việc làm ổn định và thu nhập kinh tế cho nhiều lao động địa phương.
Chị Đoàn Hương Giang (khách du lịch Hà Nội) cho biết, bản Sưng là điểm đến thú vị, nơi đây có không khí trong lành và yên tĩnh. Đặc biệt, văn hóa, tập tục người Dao Tiền vẫn còn lưu giữ được vẹn nguyên. Các sản phẩm thêu thổ cẩm với những hoa văn đẹp, tinh tế, mang nhiều ý nghĩa khác nhau thể hiện đời sống văn hóa, tín ngưỡng của dân tộc Dao. Qua đó, khách du lịch được trải nghiệm văn hóa rất riêng mà nơi khác không có được.
Bà hướng dẫn in sáp ong lên vải thổ cảm cho bé gái.
Bà Bàn Kim Quy, Phó Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc cho biết, huyện đã có nhiều chương trình hỗ trợ cho người dân bản Sưng, tạo thuận lợi để các dự án du lịch của đơn vị lữ hành trong và ngoài nước tiếp cận không gian du lịch cộng đồng ở bản Sưng. Cùng với đó, huyện tiếp tục phát huy, bảo tồn các nghề truyền thống của địa phương như dệt, nhuộm thổ cẩm…; tăng cường đào tạo cán bộ về kỹ năng truyền thông và tiếp thị, thực hành chăm sóc khách hàng.
Hiện nay, bản Sưng đang trở thành điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn du khách gần xa, đặc biệt là du khách quốc tế đến tham quan, trải nghiệm. Nghề thêu, vẽ, nhuộm thổ cẩm của người Dao Tiền không chỉ đơn thuần là nghề truyền thống phục vụ nhu cầu sinh hoạt mà còn là một loại hình du lịch trải nghiệm độc đáo đối với du khách, bởi họ có thể trực tiếp tham gia các công đoạn từ nhuộm chàm, vẽ sáp ong, thêu và mua những chiếc khăn, bộ trang phục, túi đeo…mang về làm quà lưu niệm. Qua đó, không chỉ tạo thêm thu nhập cho người dân địa phương mà còn góp phần bảo tồn, giới thiệu nét văn hóa đặc sắc của dân tộc đến du khách trong nước và quốc tế.
Bài và ảnh: Trọng Đạt | Nghề dệt thổ cẩm – Nét văn hóa đặc sắc của người Dao Tiền | 1,163 | |
Ảnh minh họa. (Nguồn:
Ông Kirk Shireman, Phó Chủ tịch Chiến dịch Thám hiểm Mặt trăng của Lockheed Martin Space đánh giá công nghệ đẩy nhiệt điện hạt nhân này có thể giúp rút ngắn thời gian di chuyển của tàu vũ trụ.
Cơ quan hàng không vũ trụ (NASA) và quân đội
Mỹ
ngày 27/7 thông báo quyết định chọn nhà thầu quốc phòng Lockheed Martin phát triển một loại tên lửa hạt nhân, hướng tới sử dụng công nghệ này cho các sứ mệnh lên sao Hỏa.
Các quan chức cho biết hệ thống tên lửa mang tên DRACO (Demonstration Rocket for Agile Cislunar Operations) có thể được triển khai sớm nhất vào năm 2027.
Tên lửa này sử dụng công nghệ đẩy nhiệt hạt nhân (NTP) giúp giảm thời gian hành trình, tăng hiệu quả sử dụng nhiên liệu và cần ít nhiên liệu đẩy hơn, theo đó trong tương lai tàu vũ trụ có thể mang trọng tải lớn hơn so với các loại tên lửa hóa học tốt nhất hiện nay.
Động cơ NTP vận hành bằng cách bơm nhiên liệu đẩy lỏng, trong trường hợp DRACO là hydro đông lạnh, qua lõi lò phản ứng, nơi các nguyên tử urani phân tách thông qua quá trình phân hạch. Quá trình này sẽ làm nóng nhiên liệu đẩy, biến nhiên liệu này thành khí và đưa nhiên liệu này qua một vòi phun để tạo ra lực đẩy.
Ông Kirk Shireman, Phó Chủ tịch Chiến dịch Thám hiểm Mặt trăng của Lockheed Martin Space đánh giá công nghệ đẩy nhiệt điện hạt nhân này có thể giúp rút ngắn thời gian di chuyển của tàu vũ trụ.
Ông nhấn mạnh điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các sứ mệnh đưa con người lên
Sao Hỏa
hạn chế khả năng phơi nhiễm bức xạ của phi hành đoàn.
Theo hợp đồng đã ký, BWX Technologies sẽ chịu trách nhiệm phát triển lò phản ứng hạt nhân và nhiên liệu đẩy cho tên lửa mới. Để đảm bảo an toàn, lò phản ứng của DRACO sẽ không được bật cho đến khi tàu vũ trụ đạt đến quỹ đạo cao.
Ông Shireman đánh giá công nghệ này cũng có thể “cách mạng hóa” các sứ mệnh trong tương lai lên Mặt Trăng, nơi NASA có kế hoạch xây dựng môi trường sống lâu dài trong khuôn khổ chương trình Artemis.
Lần gần đây nhất NASA tiến hành thử nghiệm động cơ tên lửa nhiệt hạch là hơn 50 năm trước đây, nhưng chương trình này đã bị hủy bỏ./. | NASA phát triển tên lửa hạt nhân hướng tới sứ mệnh lên sao Hỏa | 423 | |
Tổng Thư ký Antonio Guterres phát biểu tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Mỹ, ngày 20/7/2023. (Ảnh: THX/TTXVN).
Tổng thư ký Guterres nhấn mạnh biến đổi khí hậu đang gây tác động nghiêm trọng và đây mới chỉ là điểm khởi đầu khi ‘kỷ nguyên toàn cầu ấm lên đã kết thúc, Trái Đất đang bước vào kỷ nguyên sôi sục.’
Ngày 27/7, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã kêu gọi gấp rút hành động chống biến đổi khí hậu, đồng thời nhấn mạnh rằng nhiệt độ kỷ lục trong tháng 7 này cho thấy Trái Đất đã chuyển từ giai đoạn ấm lên sang “kỷ nguyên nung nóng toàn cầu.”
Phát biểu tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (
Mỹ
), Tổng thư ký Guterres bày tỏ lo ngại khi nắng nóng gay gắt khắp Bắc Bán cầu trong “mùa Hè khắc nghiệt.”
Ông nhấn mạnh: “Đối với toàn bộ hành tinh, điều đó là một thảm họa,” đồng thời lưu ý rằng việc nhiệt độ không dịu mát trong những ngày tới sẽ khiến tháng 7 năm nay trở thành tháng nóng nhất trong lịch sử.
Người đứng đầu Liên hợp quốc nhấn mạnh biến đổi khí hậu đang hiện hữu, gây tác động nghiêm trọng và đây mới chỉ là điểm khởi đầu: “Kỷ nguyên toàn cầu ấm lên đã kết thúc, Trái Đất đang bước vào kỷ nguyên sôi sục.”
Các tác động cực đoan của biến đổi khí hậu phù hợp với dự báo và hàng loạt cảnh báo của giới khoa học. Tuy nhiên, tốc độ của hiện tượng này đang diễn ra “đáng kinh ngạc.”
Trước thực tế đáng báo động đó, Tổng thư ký Guterres đã nhắc lại lời kêu gọi nhanh chóng hành động sâu rộng, đặc biệt là hạn chế tối đa việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Ông cảnh báo “Không khí không thể thở được. Nắng nóng tới ngưỡng không thể chịu đựng. Trong khi đó, các mức lợi nhuận từ nhiên liệu hóa thạch và hành động chống biến đổi khí hậu hiện không thể chấp nhận được.
Tổng thư ký Liên hợp quốc nhấn mạnh: “Các nhà lãnh đạo phải đi đầu. Đừng do dự thêm nữa. Đừng tiếp tục viện thêm cớ. Đừng chờ đợi thêm người khác hành động trước.”
Trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh về Khí hậu dự kiến diễn ra vào tháng 9 tới, Tổng thư ký Liên hợp quốc Guterres kêu gọi các nước phát triển cam kết đạt mức trung hòa carbon sớm nhất vào năm 2040 và đối với các nền kinh tế mới nổi là năm 2050.
Ông nhấn mạnh rằng thay vì tuyệt vọng trước các tác động tiêu cực, nhân loại cần gấp rút hành động ngăn chặn những hậu quả tồi tệ nhất, “phải biến một năm nóng như lửa đốt thành một năm đầy tham vọng”./. | Tổng thư ký LHQ cảnh báo Trái Đất ‘chìm trong kỷ nguyên nung nóng’ | 480 | |
Bên cạnh nguồn lực từ ngân sách nhà nước, cần có các cơ chế, chính sách huy động hiệu quả nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế vào đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng vùng đồng bằng sông Hồng.
Chú trọng liên kết vùng, kết nối hạ tầng chiến lược trong phát triển vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là một trong những định hướng lớn được đưa ra tại Hội nghị lần thứ nhất của Hội đồng Điều phối vùng ĐBSH do Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng, chủ trì mới đây.
Vùng ĐBSH gồm 11 tỉnh, thành phố, chiếm 6,42% diện tích (21.278 km2). Vùng có trình độ phát triển kinh tế thứ 2 cả nước, sau vùng Đông Nam Bộ. Giai đoạn 2005 – 2020, tăng trưởng kinh tế của vùng đạt 7,94%/năm; năm 2020, chiếm 29,4% GRDP cả nước, thu nhập bình quân gấp 1,3 lần bình quân cả nước, tỉ lệ đô thị hóa trên 41%, trên 99% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Vùng là địa bàn chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh, chủ quyền biển đảo; là cửa ngõ phía Bắc của đất nước và ASEAN về kết nối phát triển kinh tế, thương mại với Trung Quốc; là cầu nối quan trọng trong giao lưu kinh tế, văn hóa quốc tế; là vùng đất rất màu mỡ và giàu tiềm năng phát triển.
Để tận dụng các tiềm năng, lợi thế nhằm phát triển, khẳng định vị trí của vùng trong thời gian tới, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng vùng ĐBSH cần phát triển với 3 nhóm định hướng lớn. Trước hết, tổ chức không gian phát triển vùng gắn với 4 hành lang kinh tế, 4 vùng động lực, đô thị và cực tăng trưởng, 2 tiểu vùng kinh tế. Thứ hai, phát triển 8 ngành, lĩnh vực chủ yếu với trọng tâm là phát triển công nghiệp hiện đại, có lợi thế cạnh tranh của vùng; các ngành dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao về du lịch, công nghệ thông tin, tài chính – ngân hàng, logistics, giáo dục – đào tạo, y tế… gắn với phát triển khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo. Thứ ba, phát triển kết cấu hạ tầng vùng, với trọng tâm là phát triển hạ tầng trọng yếu về giao thông kết nối liên vùng.
Phát triển kết cấu hạ tầng vùng là một trong những nhiệm vụ quan trọng đã được nêu ra tại Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển vùng ĐBSH, được cụ thể hóa tại chương trình hành động của Chính phủ. Tuy nhiên, vấn đề nguồn lực là bài toán cần có lời giải để đáp ứng yêu cầu đầu tư hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của vùng ĐBSH. Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, bên cạnh nguồn lực từ ngân sách nhà nước, cần có các cơ chế, chính sách huy động hiệu quả nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế vào đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng vùng, nhất là hạ tầng giao thông, phân cấp cho các địa phương chủ động thực hiện những dự án liên vùng kết nối. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đề xuất hình thành quỹ phát triển hạ tầng vùng để đầu tư xây dựng các dự án liên vùng.
Bên cạnh đó, về dài hạn, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất cho phép phát hành trái phiếu quốc tế hoặc vay ODA để đầu tư đồng bộ các tuyến đường sắt đô thị của Hà Nội hoặc cho phép áp dụng các mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông (TOD) cho các tuyến đường sắt đô thị, đường sắt tốc độ cao liên vùng và các trục giao thông chính của vùng gắn với hành lang kinh tế, nhằm khai thác tối đa không gian ngầm, mở rộng không gian phát triển, giải quyết các vấn đề của đô thị nén như ách tắc giao thông, ngập úng, ô nhiễm môi trường. Đây là chính sách mà Quốc hội đã cho phép
TP HCM
thí điểm thực hiện tại Nghị quyết 98.
Hạ tầng giao thông là xương sống trong liên kết vùng. Ảnh: HỮU HƯNG
Để vùng ĐBSH giữ vai trò là 1 trong 2 “đầu tàu” kinh tế và động lực tăng trưởng của cả nước, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên kiến nghị nhóm giải pháp về hạ tầng, tập trung thu hút đầu tư phát triển mạng lưới logistics, trung tâm trung chuyển và kho vận hiện đại, thông minh. Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, cần khai thác triệt để lợi thế về vận tải đa phương thức trong vùng ĐBSH theo cả 5 phương thức vận tải gồm: đường biển, đường hàng không, đường sắt, đường thủy nội địa, đường bộ để phát huy tối đa lợi thế vùng là đầu mối giao thông, cửa ngõ chuyển tiếp giữa vùng
thủ đô Hà Nội
và vùng trung du, miền núi phía Bắc nhằm khơi thông nguồn hàng, tạo luồng lưu chuyển hàng hóa thông thoáng, thúc đẩy giao thương nội vùng, liên vùng và quốc tế.
Cho rằng đây là bước ngoặt của cả vùng, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh việc thành lập Hội đồng Điều phối vùng ĐBSH là căn cứ quan trọng để xây dựng các chính sách đặc thù, vượt trội, thúc đẩy liên kết, phát triển vùng, tạo điều kiện thuận lợi để Hà Nội trở thành thành phố thông minh, hiện đại, có bản sắc riêng.
Thời gian tới, Hà Nội sẽ tích cực, chủ động tham gia lập quy hoạch vùng; phối hợp với các địa phương triển khai các cơ chế liên kết, bảo đảm sự phát triển thống nhất theo quy hoạch vùng như: cơ chế cung cấp thông tin; phối hợp đầu tư xây dựng các dự án hạ tầng; cơ chế hỗ trợ phát triển khoa học – công nghệ, đào tạo nhân lực…
Với vai trò là trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng ĐBSH, việc phát triển kết cấu hạ tầng luôn được TP Hà Nội chú trọng để tăng cường tính kết nối, lan tỏa lĩnh vực kinh tế – văn hóa – xã hội. Nhấn mạnh tầm quan trọng trong đầu tư phát triển các công trình trọng điểm có sức lan tỏa, giải quyết các vấn đề phát triển vùng và liên vùng, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết Hà Nội sẽ ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước, kết hợp với huy động các nguồn lực trong xã hội cho lĩnh vực này.
Theo Bí thư Đinh Tiến Dũng, Hà Nội sẽ đầu tư phát triển hạ tầng đồng bộ, chú trọng hạ tầng giao thông vận tải, thúc đẩy các hoạt động liên kết, phát triển của vùng bằng các tuyến đường bộ, đường sắt liên vùng. Cùng với đó, đầu tư hoàn thiện các tuyến đường quốc lộ, đường vành đai, hệ thống đường kết nối theo quy hoạch và phù hợp với kiến trúc, cảnh quan; phấn đấu hoàn thành xây dựng dự án đường Vành đai 4 – vùng thủ đô trước năm 2027; nghiên cứu chuẩn bị đầu tư đường Vành đai 5 vùng thủ đô Hà Nội, tuyến đường sắt tốc độ cao Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân…
Để phát triển vùng ĐBSH, Thủ tướng Phạm Minh Chính giao các bộ, ngành liên quan khẩn trương chuẩn bị thủ tục để triển khai các dự án cụ thể, trong đó có dự án đường cao tốc Ninh Bình – Nam Định – Thái Bình – Hải Phòng, đường ven biển Thanh Hóa – Nam Định – Hải Phòng – Quảng Ninh; nghiên cứu phát hành trái phiếu trong nước hoặc vay vốn ODA với cơ chế đột phá để đầu tư các tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội, đường sắt kết nối Hà Nội với Hà Nam, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hòa Lạc… Nghiên cứu thành lập hình thành quỹ phát triển hạ tầng vùng.
Hạ tầng giao thông là xương sống trong liên kết vùng. Ảnh: HỮU HƯNG
Thủ tướng cũng nhấn mạnh 6 nội dung quan trọng về liên kết, kết nối vùng, trước hết là trong việc thúc đẩy 3 đột phá chiến lược, như: kết nối hạ tầng giao thông; kết nối hạ tầng kỹ thuật về điện, nước, viễn thông; kết nối phát triển, đào tạo và sử dụng nhân lực; kết nối xây dựng thể chế, cơ chế, chính sách ưu tiên, ưu đãi, đặc thù, vượt trội cho vùng.
Về tài chính, cần sử dụng hiệu quả nguồn vốn nhà nước đầu tư cho vùng và tạo liên kết, phát huy vai trò nguồn vốn của các địa phương theo tinh thần Nghị quyết 30 của Bộ Chính trị là cho phép ngân sách địa phương đầu tư các dự án vùng và liên kết vùng; đẩy mạnh liên kết, hợp tác công – tư theo Luật PPP và liên kết thu hút đầu tư FDI, sử dụng nguồn vốn ODA; tinh thần là không phân mảnh, không chia cắt, phát huy sức mạnh tổng hợp. Liên kết phát triển hạ tầng xã hội (nhất là nhà ở), y tế, giáo dục, văn hóa gắn với phát triển du lịch. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng và chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau giữa các địa phương trong vùng.
Kết nối nguồn lực của các địa phương
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng quy hoạch vùng ĐBSH phải tạo ra sự kết nối để những nguồn lực nhỏ bé của các tỉnh được kết hợp lại, trở thành nguồn lực mạnh cho sự phát triển. Để hội đồng thực sự có vai trò điều phối sự phát triển của vùng thì điều quan trọng nhất là hội đồng phải có được vai trò điều phối, phân bổ các nguồn lực phát triển của vùng. Muốn vậy, hội đồng vùng phải nắm được 2 khâu: Một là, quy hoạch phát triển vùng; hai là, nguồn vốn đầu tư thực hiện quy hoạch, quan trọng nhất là đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng.
Còn đại diện UBND tỉnh Thái Bình đánh giá đẩy mạnh liên kết vùng là xu thế khách quan tất yếu, là yêu cầu bắt buộc, là nhiệm vụ quan trọng và là cơ hội to lớn để đẩy nhanh tiến trình phát triển của tỉnh, theo kịp các tỉnh bạn trong khu vực, góp phần khắc phục hiệu quả tình trạng chia cắt, khép kín theo địa giới tự nhiên và hành chính. | Hoàn thiện hạ tầng vùng đồng bằng sông Hồng | 1,841 | |
Các nhà khảo cổ khảo sát tại hang Thẳm Khít (ảnh tư liệu).
Đoàn khảo cổ Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp với Bảo tàng
tỉnh Bắc Kạn
vừa tiến hành khai quật hang Nậm Lù (xã Hoàng Trĩ); hang Thẳm Pán và hang Thẳm Un 2 (xã Quảng Khê,
huyện Ba Bể
), phát hiện gần 200 di vật khảo cổ, chủ yếu là đồ đá, xương và đồ gốm, có niên đại cách ngày nay khoảng 8000 – 10.000 năm.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trình Năng Chung, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, dấu tích của người tiền sử được tìm thấy ở hầu khắp các hang. Di vật khảo cổ xen lẫn vỏ nhuyễn thể và xương răng động vật. Đồ gốm tìm thấy ở lớp trên mặt. Trong hố đào, các nhà khảo cổ còn phát hiện được dấu tích của hai bếp cổ, chưa phát hiện được dấu tích mộ táng.
Đoàn khảo cổ phát hiện được mảnh đá dẹt hình bầu dục được khoan thủng ở đầu nhỏ của mảnh đá. Lỗ khoan tròn có đường kính 0,4cm. Các nhà khảo cổ cho rằng, đây có thể là đồ trang sức được xỏ dây đeo trên cổ. Loại di vật này còn khá hiếm gặp trong các di tích tiền sử nước ta. Mặc dù chưa tìm thấy công cụ mài, nhưng việc tìm thấy bàn mài trong hố đào chứng tỏ, cư dân cổ đã biết đến kỹ thuật mài. Sự có mặt của nhiều hòn ghè, đá cuội nguyên liệu, đá có vết ghè và mảnh tước, chứng tỏ quá trình gia công chế tác công cụ được tiến hành tại chỗ.
Hầu hết công cụ đá đều được chế tác từ những viên đá cuội sông suối. Loại hình công cụ thu được trong hố đào mang đặc trưng công cụ văn hóa sơ kỳ Đá mới như công cụ hình đĩa, công cụ hình bầu dục, rìu ngắn, công cụ chặt hai rìa lưỡi, nạo, dao cắt làm từ mảnh tước lớn, hòn ghè, bàn mài, chày nghiền, bàn nghiền…
Các nhà khảo cổ đã thu lượm được nhiều mảnh xương răng động vật. Qua phân tích di tích xương động vật, bước đầu xác định có các lợn rừng, khỉ, nhím, gà rừng, dúi, nai… Di tích nhuyễn thể chủ yếu là vỏ ốc suối, ốc núi, trai, hến cùng một vài di tích thực vật như hạt trám, hạt me… Việc tìm thấy nhiều xương răng động vật và vỏ nhuyễn thể cùng những dấu tích thực vật còn lại cho thấy săn bắt, hái lượm chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong phương thức tìm kiếm nguồn thức ăn của người tiền sử nơi đây. Sự có mặt của bàn nghiền và chày nghiền là bằng chứng việc chế biến thức ăn thường được tiến hành gần cạnh bếp lửa.
Đồ gốm được tìm thấy trên mặt hang là những mảnh vỡ từ nhiều loại hình khác nhau, chất liệu xương gốm pha ít bã thực vật, độ nung khá cao, xương gốm mỏng, cứng, được chế tác bằng bàn xoay với hoa văn trang trí là văn thừng mịn, văn khắc vạch với những đường thẳng, ngắn song song và hoa văn in hình vòng tròn nhỏ liền kề nhau. Một số mảnh gốm có dấu vết ám khói đen ở mặt ngoài, khả năng đã được sử dụng để đun nấu. Căn cứ vào kỹ thuật chế tác và hoa văn trang trí, có thể xác định những mảnh gốm này mang đặc trưng của đồ gốm Kim khí có niên đại cách ngày này khoảng 3.000 đến 2.500 năm.
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trình Năng Chung cho biết, dựa vào nghiên cứu tổng thể các di vật đã được tìm thấy tại các hang, dựa vào kết cấu và tuổi trầm tích địa tầng văn hóa, bước đầu các nhà nghiên cứu cho rằng, hang Thẳm Un 2 là một di tích cư trú của nhiều thế hệ người tiền sử. Lớp cư dân sớm thuộc vào giai đoạn sơ kỳ Đá mới có niên đại cách ngày nay từ 8.000 đến 10.000 năm. Có một giai đoạn khá dài vài nghìn năm, di tích này không có người cư trú. Bên cạnh đó, khoảng từ 3.000 đến 2.500 năm, cư dân thời đại Kim khí đã đến đây sinh sống một thời gian ngắn, để lại dấu tích của mình thể hiện qua những di vật gốm. Di tích Thẳm Un 2 hàm chứa giá trị cao về mặt lịch sử, văn hóa và khoa học.
Hang Thẳm Un 2 cao khoảng 20m so với chân núi. Cửa hang hình vòm lớn quay về hướng Đông chếch Nam. Phía trước cửa hang là một thung lũng lớn, có dòng suối chảy qua. Diện tích lòng hang rộng khoảng 100 m2. Phần lớn diện tích lòng hang nhận được ánh sáng tự nhiên rất thuận lợi cho sự cư trú của người tiền sử.
Các cơ quan chuyên môn đang có kế hoạch đào khảo sát những di tích hang Nậm Lù và hang Thẳm Pán trong thời gian tới.
Tin, ảnh: Lý Thanh Hương | Phát hiện gần 200 di vật khảo cổ tại Bắc Kạn | 869 | |
Văn học Việt Nam 1930-1945 nói chung và thơ ca nói riêng hình thành, vận động và phát triển trên nền cảnh bùng nổ nhiều phương diện của bước ngoặt hiện đại hóa. Khi cảm quan hiện thực, quan niệm thẩm mỹ đổi thay, tất yếu sẽ dẫn đến những biến chuyển của hệ hình thi pháp. Trong ngôi nhà vừa được tân trang ấy, thơ là thể loại ghi dấu ấn nổi đậm nhất bởi được hưởng “ân huệ” từ khát vọng duy tân mạnh mẽ của chủ thể sáng tạo cùng sự ưu ái chào đón nồng nhiệt của cộng đồng tiếp nhận.
Phong trào thơ mới
, vì vậy, là thành tựu rực rỡ, là hiện tượng “độc nhất vô nhị” của tiến trình hiện đại hóa, từ đó mở ra “một thời đại” cho thi ca với tầm ảnh hưởng sâu rộng đến diễn trình văn học Việt Nam thế kỷ XX. Bên cạnh sự hiện diện thanh tân của tiểu thuyết
Tự lực văn đoàn
, nguồn năng lượng dồi dào cùng sự thăng hoa độc đáo của
Phong trào thơ mới
đã mang đến một sức sống trẻ trung, tạo nên sự khởi sắc và diện mạo đặc biệt phong phú của văn chương lãng mạn; góp phần đắc lực quyết định sự thắng thế của một giai đoạn rất cần những đột phá táo bạo để thiết lập một “đế chế” mới mang tên hiện đại trong bản đồ văn học dân tộc.
Phong trào thơ mới
được coi là hiện tượng tiêu biểu bởi nó tích hợp được nhiều phẩm tính đặc thù/ nổi bật của sáng tạo nghệ thuật từ giao thoa văn hóa Đông – Tây đến xung đột cũ – mới, từ những chuyển đổi của cảm hứng nghệ thuật đến hình thức dụng ngôn… Nhìn từ lý thuyết
Phê bình cảnh quan
(
Landscape Criticism
), trào lưu thơ ca này đã hội tụ trong nó tinh thần và triết lý riêng qua những trải nghiệm không gian và những va chạm văn hóa. Diễn tả một cách tinh tế, sâu sắc mối quan hệ, sự liên thông/ tương tác giữa
khách thể
và
chủ thể,
cảnh quan
và
tâm tưởng
, các nhà thơ đã mang đến những đối thoại mới về sự hiện tồn của bản ngã và tha nhân trong mênh mang vũ trụ… Dịch chuyển từ phạm trù cổ điển sang hiện đại,
cảnh quan thiên nhiên trong Thơ mới chịu sự chi phối bởi những nguyên tắc thẩm mỹ của phương pháp lãng mạn – một trào lưu nghệ thuật luôn đề cao con người cá nhân
. Đặc biệt hơn đối với thơ, khi cái tôi chủ thể, một dạng ký hiệu/ loại hình nhân vật đặc thù sắm vai chính của màn giao tiếp nghệ thuật là người phát ngôn và tâm điểm trong thế giới trữ tình. Thay vì lệ thuộc vào hệ thống “thi ảnh” đã được chắt lọc, qui tụ vào một số motif kinh điển “phong, vân, tuyết, nguyệt”; “mai, lan, cúc, trúc”… của thi pháp trung đại, Thơ mới đã phá bỏ những ước lệ sáo mòn, nhào nặn và tái lập một “thi giới” mới trên tinh thần hiện đại hóa. Cảnh quan thiên nhiên không còn hiện hữu một cách chung chung mà in đậm dấu ấn cá thể hóa. Mỗi bức tranh thiên nhiên đồng thời cũng chính là bức họa đồ tâm cảnh mang cốt cách riêng của từng nhà thơ. Cùng với sự hiện diện của cái tôi, việc khước từ những lối mòn quen thuộc để tạo bước đột phá mới về thi pháp đã khẳng định sự đa dạng, mới mẻ trong tiếp cận, chiếm lĩnh và tái tạo thiên nhiên của
Phong trào thơ mới
. Đó là một bước phát triển mang tính cách tân so với những “khuôn vàng thước ngọc” nhưng khá gò bó, cứng nhắc và chật hẹp của thi pháp cổ điển.
Khi cái
bản ngã cá nhân
đóng vai trò
chủ thể giao tiếp
, là sự thể hiện đầy đủ quan niệm nghệ thuật về đời sống con người thì
cảnh quan thiên nhiên sẽ hiện hữu trong thế giới trữ tình bằng góc nhìn của cái tôi nghệ thuật đã được cá thể hóa
. Dù viết về hoa lá cỏ cây, hay sông núi biển trời, một vầng trăng, một áng mây, làn gió… thì chung qui đó vẫn là giai điệu tâm hồn, là sự phân thân của cái tôi. Vật thể ngoại giới đã được sở hữu, trở thành câu chuyện riêng tư của mỗi cá nhân. Thực thể biển – một không gian chiếm ba phần tư dung tích của trái đất; tự bao đời đã là hệ sinh thái nuôi dưỡng nguồn cảm xúc lai láng của thi nhân và thực sự là “trường tương tư” bao la, rộng mở. Đến với biển, người thơ dễ dàng tìm được mối đồng cảm, đồng điệu giữa cảnh sắc và tâm trạng. Trong Thơ mới; biển cũng là một kiểu nhân vật trữ tình truyền tải các cung bậc cảm xúc, trạng thái vui buồn của thi nhân. Dẫu rằng, khi bản ngã cá nhân cần được đề cao, quyết liệt, mạnh mẽ, nhà thơ đã tìm đến hình ảnh non cao chót vót:
“Ta là Một, là Riêng, là Thứ nhất/ Không có chi bè bạn nổi cùng ta”
(
Hy Mã Lạp Sơn
– Xuân Diệu); song khi buồn và cô đơn trở thành tâm thế chung của cả một thế hệ thi nhân, các nhà thơ lại tìm đến biển. Sự mênh mông, vô định của muôn dặm trùng khơi là một ẩn dụ đồng điệu với tần số cảm xúc của tâm hồn lãng mạn.
Thực thể biển
bao la, rợn ngợp gợi về một
không gian cái tôi cá nhân
chao đảo, lạnh giá. Đường viền giữa vật thể và tâm tưởng trở nên “mờ nhòe”, người ta chỉ có thể định vị bằng trực giác:
Bốn bề ánh nhạc biển pha lê
Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề
Sương bạc làm thinh, khuya nín thở
Nghe sầu âm nhạc đến sao Khuê
(
Nguyệt cầm –
Xuân Diệu)
Biển trong thơ Xuân Diệu trước 1945, vì vậy, bao giờ cũng gợi lên nỗi cô đơn, trống trải, sự thiếu vắng những mối tình tri kỷ tri âm giữa tình nhân với tình nhân, giữa thi nhân với thế nhân. Thông qua motif quen thuộc của văn chương lãng mạn và câu chuyện “tình một đêm” của giang hồ
–
kỹ nữ; Xuân Diệu đã khơi sâu vào tâm thái và bi kịch tinh thần của một thế hệ văn nghệ sĩ, trí thức. Sự can dự của biển đã khiến kết cấu không – thời gian trở nên chao đảo và nhân vật chính đã rơi vào tình cảnh tận cùng đơn độc cả từ trong tâm can đến ngôn ngữ thân thể:
Chớ đạp hồn em!
Trăng từ viễn xứ
Đi khoan thai lên ngự đỉnh trời tròn;
Gió theo trăng, từ biển thổi qua non;
Buồn theo gió lan xa từng thoáng rợn.
Lòng kỹ nữ cũng sầu như biển lớn
Chớ để riêng em phải gặp lòng em;
Tay ái ân du khách hãy làm rèm,
Tóc xanh tốt em xin nguyền dệt võng.
Đẩy hộ hồn em triền miên trên sóng,
Trôi phiêu lưu không vọng bến hay gành
Vì mình em không được quấn chân anh,
Tóc không phải những giây tình vướng víu.
Em sợ lắm. Giá băng tràn mọi nẻo;
Trời đầy trăng lạnh lẽo suốt xương da.
Người giai nhân: bến đợi dưới cây già
Tình du khách: thuyền qua không buộc chặt.
(
Lời kỹ nữ
– Xuân Diệu)
Đồng điệu với mặc cảm thân phận lạc thời, cô đơn, trống vắng, nhỏ nhoi trước bao la biển cả của Xuân Diệu là trường hợp Phạm Hầu với bài thơ
Vọng hải đài
nổi tiếng của ông. Hình ảnh du khách lẻ loi với tư thế trữ tình hướng ra biển cả mù khơi xa xăm như nhân lên sự trống trải của tâm hồn. Biển như là hiện tồn của vô định, thể hiện sự bất lực trong tìm kiếm, đón đợi bạn lòng của thi nhân:
Chẳng biết trong lòng ghi những ai?
Thềm son từng dội gót vân hài…
Đưa tay ta vẫy ngoài vô tận
Chẳng biết xa lòng có những ai?
(
Vọng hải đài –
Phạm Hầu)
Nhà thơ Đông Hồ với
Chơi Bạch Tháp động
cũng có mối xúc cảm đồng sóng đồng lòng khi ký thác tâm tư, tình cảm thương nhớ của mình vào mây ngàn gió biển. Mặc dầu thơ Đông Hồ còn lệ thuộc vào lối “ngụ tình cổ điển” và từng bị gán mác “rượu mới bình cũ” nhưng bài thơ được viết năm 1945 này đã chạm tới cái tôi cá nhân với nhiều nỗi niềm, uẩn khúc, ưu tư:
Bạch Vân thăm dấu cũ
Bạch Tháp nhớ người xưa
Người Bạch Vân đã vắng
Động Bạch Vân còn trơ…
Hỏi mây, mây làm ngơ
Nhìn đá lòng ngơ ngẩn,
Trông mây dạ thẫn thờ
Kim cổ màu rêu phủ
Tang thương bóng nhật mờ…
(
Chơi Bạch Tháp động
– Đông Hồ)
Tác giả Phạm Huy Thông vốn nổi tiếng trong
Phong trào thơ mới
bằng
Tiếng địch sông Ô
mang dáng dấp, hùng khí tráng ca. Cũng viết về sóng nước, với giọng điệu dìu dặt, thiết tha, ở bài thơ
Tiếng sóng
, thông qua biểu đồ thời gian sáng, trưa, chiều, tối, nhà thơ đã diễn tả được sự cộng hưởng khá nhịp nhàng giữa những cung bậc âm thanh của tiếng sóng và giai điệu tâm tình của một hồn thơ dồi dào sinh lực, tựa “một luồng gió mạnh” (Hoài Thanh):
Có nhiều sáng, gió mơ màng dìu dặt
Ánh bình minh vàng dịu dãi màu tươi…
Có những trưa gay gắt, nắng tưng bừng
Đỉnh chói lòa, ánh sáng như kim cương…
Có nhiều chiều đẫm tắm bóng thê lương,
Cùng gió thảm từng hơi dài tấm tức…
Có nhiều đêm đen tối như địa phủ
,
Sóng dữ dội như ma thương kêu rú…
Không bao giờ, không bao giờ ngớt
tiếng du dương
Hỡi sóng! Đàn thần tiên muôn thu réo rắt.
Tiếng lòng ta cũng không bao giờ ngớt
Tiếng mơ màng ca nhịp buồn vui
(
Tiếng sóng –
Phạm Huy Thông)
Nhìn chung: từ “cái biểu đạt” đến “cái được biểu đạt”, đối diện thực thể biển, các nhà Thơ mới đã tìm được tiếng nói chung khi phóng chiếu
cái nhìn nhuốm đậm màu sắc chủ quan đến vật thể ngoại hiện để tự khám phá kích thước cái tôi cá nhân:
từ Phạm Hầu, Đông Hồ đến Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu; từ Quách Tấn đến Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên… Riêng trường hợp Phạm Huy Thông với âm điệu trữ tình khỏe khoắn, hình tượng thơ bay bổng ẩn chứa nhiều khát vọng chính là gương mặt tiêu biểu cho khuynh hướng vượt thoát – một trong những dấu hiệu đặc trưng mang tính tích cực của chủ nghĩa lãng mạn nói chung và thơ ca lãng mạn nói riêng.
Hiện diện song song cùng cái bao la vô tận của biển, dải đất duyên hải cũng là nơi sinh tụ, là miền giao cảm lớn trong Thơ mới 1932 – 1945. Đây là vùng đất “địa linh nhân kiệt” lưu giữ nhiều dấu tích lịch sử/ trầm tích văn hóa của cộng đồng cư dân Việt trong hành trình lập quốc. Nổi bật hơn cả là những sáng tác của nhóm tác giả có gốc gác, sinh ra và lớn lên từ mảnh đất ven biển Trung Bộ, nơi “sông suối dày tơ nhiện” và “núi choài ra biển” (thơ Phạm Ngọc Cảnh)… Đó là Lưu Trọng Lư, thi sĩ luôn chìm đắm triền miên trong cõi mộng nhưng
Tiếng thu
dẫu mơ màng, ảo diệu vẫn chứa đựng hệ thống thi ảnh đẹp mà chân thật về một vùng đất phía nam Hoành Sơn (Đèo Ngang) vừa có đồi núi vừa có biển: từ một làn “nắng mới hắt bên song” đến “chiếc cáng diều” lơ lửng trên sườn non giữa “ngàn thông còn đắm mộng thân yêu”, từ một vầng trăng nội “mơ màng/ trên những làn tóc rối” đến phong cảnh “trời nước mênh mông” trên bãi biển quê nhà… Là Hàn Mặc Tử nhờ mối “tình quê” sâu đậm cùng sự gắn bó với cội nguồn ruột thịt đã tạo được những nét vẽ tươi tắn cho thế giới nghệ thuật thơ. Thay thế những “bào ảnh, huyền diệu, phiếu diễu, chiêm bao” đã từng ngự trị là những sắc màu cuộc sống được cảm nhận một cách trực quan, sinh động:
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời
Bao cô thôn nữ hát trên đồi
– Ngày mai trong đám xuân xanh ấy
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi
(
Mùa xuân chín
– Hàn Mặc Tử)
Đi từ ngoại cảnh hướng đến nội tâm; bài thơ được kết lại bằng lời tự vấn như một sự chuyển đổi trạng thái cảm xúc vốn là sở trường trong tư duy khiến mạch thơ Hàn Mặc Tử luôn có sự vận động đa chiều, khó có thể nắm bắt, đoán định và tiềm ẩn nhiều bất ngờ, thú vị. Hình bóng người con gái xứ biển với gánh nặng mưu sinh cơ hàn, cực nhọc cuối bài thơ thực sự là một ám ảnh xúc động và cảm thương:
Khách xa gặp lúc mùa xuân chín
Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng
– Chị ấy năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trăng nắng chang chang?
(
Mùa xuân chín –
Hàn Mặc Tử)
Đó còn là Quách Tấn, tác giả
Mùa cổ điển
già dặn, “kỹ tính” hơn so với bạn hữu thi nhân cùng thời vì còn nhiều vương vấn với bút pháp Đường thi nhưng khi đối diện với những hình ảnh thực, các đường nét về tạo vật và con người trong thơ ông không còn vẻ cứng nhắc gò bó mà mềm mại, chân thực hơn:
Chim mang về tổ bóng hoàng hôn,/ Vàng lửng lơ non biếc đọng cồn./ Cành gió hương xao hoa tỉ muội;/ Đồi sương sóng lượn cỏ vương tôn./ Khói mây quanh quẩn hồi chuông vọng,/ Trời biển nôn nao tiếng địch dồn./ Thương cảnh ông câu tình tự quá!/ Thuyền con chở nguyệt đến cô thôn.
(
Chiều xuân –
Quách Tấn). Là Tế Hanh lai láng, nồng đượm nguồn cảm xúc khi viết về nơi “chôn rau cắt rốn” thân thương của mình. Bức tranh đời sống của một vùng cư dân biển Trung Trung bộ được hiện lên qua những nét vẽ hồn hậu, chân phương, căng tràn sức trẻ của một cây bút đang độ tuổi “hoa niên”:
Làng tôi vốn làm nghề chài lưới/ Nước bao vây, cánh biển nửa ngày sông./ Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,/ Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá./ Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã,/ Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang./ Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng./ Rướn thân trắng bao la thân góp gió…
(
Quê hương
– Tế Hanh),vv và vv… Với tầm nhìn xa, dưới nhãn quan địa văn hóa/ sinh thái học, rất dễ để nhận thấy cố đô Huế và “cái nôi nghệ thuật” Quy Nhơn, Bình Định là hai bức khảm lớn mang căn tính địa/ sử văn hóa, hai vùng đất qui tụ nguồn thi hứng của nhiều nhà thơ và đã lưu lại trong kho tàng thơ ca Việt Nam nhiều thi phẩm đặc sắc.
Nằm ở vị trí khá trung tâm của miền duyên hải Trung Trung Bộ, Huế mang dung nhan diễm lệ, là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca nhạc họa. Khác với cái bình dị, mộc mạc của những làng chài ven biển, mảnh đất cố đô hiện lên với dáng dấp, thần thái “đẹp và thơ”; trữ tình, nên thơ đến từng hình ảnh, chi tiết nhỏ, ngay cả khi chủ thể của bức tranh thơ là người lao động bình dân:
Thuyền nan đủng đỉnh sau hàng phượng,
Cô gái Kim Luông yểu điệu chèo.
Tôi xuống thuyền cô, cô chẳng biết,
Rằng Thơ thấy Đẹp phải tìm theo…
Đăm đăm mắt mỏi vì chèo,
Chèo cô quấy nước trong veo giữa dòng
Biết không? Cô hỡi, biết không?
Chèo cô còn quấy, sóng lòng còn xao?
(
Đẹp và Thơ –
Nam Trân)
Huế đẹp bởi có núi Ngự soi bóng dòng Hương Giang trong xanh, mỗi khi chiều về bóng hoàng hôn hắt xuống lại chuyển thành màu tím tạo nên màu
tím Huế huyền thoại
bao đời. Huế cũng rất đỗi nồng nàn bởi sắc đỏ rực lửa của những đóa phượng vĩ, da diết nhớ thương bởi cầu Trường Tiền “sáu vài mười hai nhịp” và trầm mặc, sâu sắc vời vợi bởi đền đài, lăng tẩm uy nghiêm… Song trên nền cảnh ấy không thể thiếu vắng bóng hình người con gái Huế:
Trai thời trong Quảng ra thi/ Gặp cô gái Huế chân đi không đành
(Ca dao miền Trung). Đây chính là một kiểu nhân vật trữ tình, dịu dàng, đằm thắm níu giữ từng bước chân, thu hút mọi ánh nhìn của du khách thập phương:
Một hàng tôn nữ cười trong nón/ Sông mở lòng ra đón bóng yêu
(
Bài thơ Huế –
Quỳnh Dao). Thi sĩ Hàn Mặc Tử cũng đã từng gửi tâm tình về Huế, bày tỏ nỗi nhớ nhung, xao xuyến, bâng khuâng về một giai nhân vừa như thực, vừa như mơ:
Sao anh không về nơi thôn Vĩ? / Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên. / Vườn ai mướt quá xanh như ngọc,/ Lá trúc che ngang mặt chữ điền…/ Mơ khách đường xa, khách đường xa,/ Áo em trắng quá nhìn không ra. / Ở đây sương khói, mờ nhân ảnh,/ Ai biết tình ai có đậm đà?
(
Đây thôn Vĩ Dạ –
Hàn Mặc Tử).
Cùng viết về địa danh thôn Vĩ Dạ – một không gian trữ tình giàu chất thơ, một khuôn viên cây lá đậm sắc Huế, thi sĩ Bích Khê đã để lại hai câu thơ vừa tả cảnh, vừa ngụ tình đặc sắc:
Vĩ Dạ thôn, Vĩ Dạ thôn/ Biếc che cần trúc không buồn mà say
(
Huế đa tình –
Bích Khê). Cảnh sắc Huế, dù chọn góc nhìn nào cũng mang thần thái, hồn cốt riêng: gần gũi, thân thương trong những nét đặc tả đời thường (
Huế, ngày hè; Huế, đêm hè –
Nam Trân) nhưng cũng rất đỗi lung linh, kỳ vĩ qua nỗi niềm hoài cổ “thâm trầm, u tịch” mà vẫn tiềm ẩn nhiều khát vọng của một cây bút quá nặng lòng với quá khứ:
Trôi đi thuyền! Cứ trôi đi xa nữa!
Vỗ giăng khuya bơi mãi! Cánh chèo mơ!
Lòng ta là những thành quách cũ,
Tự ngàn năm bỗng vẳng tiếng loa xưa.
(
Lòng ta là những thành quách cũ –
Vũ Đình Liên)
Quy Nhơn
,
Bình Định
được coi là “thánh địa” của
Trường thơ loạn
– một nhóm phái tác giả mê đắm bút pháp tượng trưng, siêu thực. Vì lẽ đó, cảnh quan tạo vật trăng, gió, núi, mây của một dải đất thiêng đã được cảm nhận và hiển thị trong thơ với nhiều khác lạ và ám gợi dị thường. Đó là vũ trụ trong suốt đến giá lạnh của
Trăng, trăng, trăng là trăng, trăng, trăng
trong thơ Hàn Mặc Tử; là ánh sáng huyền ảo bồng bềnh của Yến Lan:
Bến My Lăng nằm không thuyền đợi khách/ Rượu hết rồi, ông lái chẳng buôn câu/ Trăng thì đầy rơi vàng trên mặt sách/ Ông lái buồn để gió lén mơn râu/ Ông không muốn run người ra tiếng địch/ Chở mãi hồn lên tắm bến trăng cao
(
Bến My Lăng
– Yến Lan); là sắc màu biến ảo trong thơ Bích Khê:
Trăng gây vàng, vàng gây lên sắc trắng/ Của gương hồ im lặng tựa bài thơ
(
Mộng cầm ca –
Bích Khê); là những ảnh hình vụt hiện của Quỳnh Dao:
Đêm nay sáng, đêm nay rằm/ Trăng như e lệ đương nằm trong cây/ Bỗng luồng gió đậu cành say/ Cành nao nao xuống… trăng bay ra ngoài
(
Nụ cười trong mơ
– Quỳnh Dao) v.v… Rõ ràng, từ một hình ảnh thực giữa thiên nhiên vĩnh hằng, bằng lối tư duy thiên về ảo giác, các chủ thể của Trường thơ Bình Định đã nhào nặn và tái tạo nên nhiều “dị bản” trăng độc đáo của riêng mình. Điều đó cũng phản ánh năng lực chiếm lĩnh thế giới từ
cổ mẫu trăng
của các nhà thơ theo khuynh hướng tượng trưng/ siêu thực.
Không hiện diện trên trang thơ bằng vẻ đẹp lung linh, lan tỏa và có sức mê hoặc như hình tượng trăng,
hình bóng những Tháp Chàm
bí ẩn lưu giữ dấu tích Chiêm Thành của vùng đất Bình Định cũng là một nguồn cảm xúc tạo dấu ấn, bản sắc cho một miền thơ, và đặc biệt hơn là đã làm nên tên tuổi của nhà thơ Chế Lan Viên. Bằng một danh xưng khá xa lạ, thi nhân họ Chế đã hóa thân vào hình tượng cái tôi trữ tình mang căn cước Chiêm quốc để cảm nhận sâu xa hơn sự “điêu tàn”, hoang phế, tiêu vong của một vương triều. Nỗi đau thương, sầu hận về một vương quốc Chàm bị hủy diệt đã đẩy trường liên tưởng trong thơ Chế Lan Viên về quá vãng dị thường, siêu thực:
Đây những tháp gầy mòn vì mong đợi,
Những đền xưa đổ nát dưới thời gian.
Những sông vắng lê mình trong bóng tối.
Những tượng Chàm lở lói rỉ rên than.
(
Trên đường về
–Chế Lan Viên)
Từ ký ức lịch sử hoàn toàn “vay mượn”:
Thành Đồ Bàn cũng thôi không nức nở/ Trong sương mờ huyền ảo lắng tai nghe/ Từ một làng xa xôi bao tiếng mõ/ Tan dần trong yên lặng của đồng quê
(
Đợi người Chiêm nữ
–Chế Lan Viên); nhà thơ đã gửi gắm vào đó rất nhiều tâm sự, nỗi đau, sự bất lực và bế tắc của người nghệ sĩ trước thực tại vong quốc:
Rồi cả một thời xưa tan tác đổ
Dấu oai linh hùng vĩ thấy gì đâu?
Thời gian chảy, đá mòn, sông núi lở.
Lòng ta luôn còn mãi vết thương đau
(
Thời oanh liệt
– Chế Lan Viên)
Cảnh quan và cảnh quan thiên nhiên là hữu thể vật chất của tồn tại khách quan, đồng thời cũng chính là đối tượng thẩm mỹ của văn học nghệ thuật.
Phong trào thơ mới
là một trào lưu thơ ca đã tạo dựng hệ giá trị bền vững, trong đó có nguồn kinh nghiệm thẩm mỹ quí giá. Là một không gian ghép nằm trong “thế giới của sự sống” (Husserl) muôn màu;
việc tiếp cận quần thể biển/ duyên hải thông qua chân dung cái tôi trữ tình – cái tôi chủ thể giúp chúng ta cảm hiểu sâu sắc hơn đời sống cũng như diễn biến nội tâm phức hợp
của một thế hệ thi nhân yêu đời và đau đời, giàu khát vọng nhưng đôi khi lâm vào bế tắc… Hành trình từ cái tôi/ bản ngã trong Thơ mới 1932-1945 đến cái tôi/ bản thể trong thơ ca đương đại là hành trình xuyên thời gian, “xuyên văn hóa”; đặng cho con người khẳng định nhân vị, tìm lại chính mình, “định vị” và “tái định vị” được sự hiện diện của mình giữa cõi thế và tha nhân. Đó chính là thông điệp giàu tính nhân văn bởi vì con người là biểu tượng văn hóa cao cấp và việc khám phá đời sống con người luôn là câu chuyện muôn đời của văn học nghệ thuật. | Cảnh quan và tâm tưởng trong thơ mới nhìn từ thực thể biển – Tác giả: Lý Hoài Thu | 3,837 | |
Thứ kỳ quái, hỗn loạn mà 2 đài thiên văn quan sát được chính là các hành tinh đang trong khoảnh khắc chào đời - Ảnh: ESO/ALMA.
Đang dõi theo một ngôi sao trong chòm Kỳ Lân, các nhà khoa học đã bị lóa mắt bởi ánh sáng bất ngờ tăng lên đến 20 lần do sự xuất hiện của các vật thể độc đáo.
Theo
Sci-News
, một nhóm khoa học gia quốc tế đang theo dõi ngôi sao mang tên V960 Mon thuộc chòm Kỳ Lân, cách Trái Đất 5.000 năm ánh sáng thì gặp phải sự kiện “lóa mắt” nói trên vào năm 2014.
Tin rằng mình đã nắm bắt được thứ gì lạ, họ huy động sức mạnh của các đài thiên văn hàng đầu thế giới tiếp tục theo dõi vật thể trong nhiều năm để cố tìm ra câu trả lời.
Sử dụng công cụ SPHERE đặt trên Kính viễn vọng Very Large của Đài thiên văn Nam Âu (ESO), họ phát hiện ra quanh V960 Mon đang có sự tập hợp bí ẩn của các nhánh xoắn ốc phức tạp, kéo dài trên khoảng cách lớn hơn cả đường kính hệ Mặt Trời.
“Cầu cứu” thêm ALMA, mảng kính viễn vọng vô tuyến mạnh nhất thế giới đặt tại sa mạc Atacama của Chile, họ nhận thấy các nhánh xoắn ốc này đang trong quá trình phân mảnh dẫn đến sự hình thành các khối lạ.
Chỉ có một đáp án duy nhất trùng khớp với tất cả dữ kiện. Và nó là khoảnh khắc “ngàn năm có một” trong quan sát thiên văn.
“Khám phá này thực sự hấp dẫn vì nó đánh dấu lần phát hiện đầu tiên về các khối xung quanh một ngôi sao trẻ có khả năng hình thành các hành tinh khổng lồ” – PGS Alice Zurlo từ Trường Đại học Diego Portales (
Chile
) nói.
Tác giả chính Philipp Weber, cũng từ Trường Đại học Diego Portales, cho biết đó còn là quan sát đầu tiên về sự bất ổn định hấp dẫn ở quy mô hành tinh.
Điều đó có nghĩa vật thể mà các nhà thiên văn đang thấy chính tiền hành tinh đang ở đúng ngay khoảnh khắc chào đời: Vật chất quanh ngôi sao trẻ đến một lúc nào đó sẽ co lại và sụp đổ; từ đó, một hành tinh dần được bồi tụ.
“Kích thước các khối lờ mờ vẫn đang dần tụ lại này cho thấy các hành tinh tương lai phải lớn cỡ Sao Mộc – hành tinh lớn nhất trong
hệ Mặt Trời
” – bài công bố trên tạp chí khoa học
The Astrophysical Journal Letters
nhận định
. | Công bố hình ảnh vật thể không gian ‘ngàn năm có một’ | 435 | |
Cần có chính sách phát triển văn hóa, nghệ thuật. Ảnh: tuyengiao.vn.
Trong 12 ngành công nghiệp văn hóa, văn học nghệ thuật đóng vai trò quan trọng. Theo các chuyên gia, cần có cú hích từ cơ chế, chính sách để khai thác tiềm năng, phát triển đồng bộ, đưa lĩnh vực này trở thành mảnh ghép hoàn hảo của công nghiệp văn hóa, đóng góp vào sự phát triển kinh tế đất nước.
Một trong những chức năng quan trọng của văn học, nghệ thuật là đáp ứng nhu cầu giải trí, hướng con người đến những giá trị chân – thiện – mỹ; bảo vệ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình giao lưu, hội nhập và hợp tác quốc tế, hình thành sức mạnh mềm cho dân tộc. Bên cạnh đó, những lợi ích kinh tế mà văn học, nghệ thuật đem lại cho mỗi quốc gia ngày càng trở nên quan trọng.
Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Bùi Hoài Sơn dẫn thống kê, tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế sáng tạo luôn cao hơn 1,5 lần so với tốc độ tăng trưởng trung bình của các quốc gia. Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 khẳng định tầm quan trọng của văn hóa đối với sự phát triển đất nước. Theo đó, các ngành công nghiệp văn hóa (gồm các sản phẩm, dịch vụ văn hóa, nghệ thuật) là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Ví dụ, tổng doanh thu màn ảnh Việt năm 2019 là trên 4.100 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2018. Các phim điện ảnh Việt Nam chiếm 29% doanh thu, với ước tính khoảng 1.150 tỷ đồng (khoảng 500 triệu USD, tăng trưởng hơn 40% so với mốc 800 tỷ đồng của năm 2018). Điều này cho thấy tiềm năng kinh tế của các sản phẩm và dịch vụ văn hóa.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, dù chúng ta có nỗ lực và thành công nhất định (năm 2019 đóng góp của các ngành công nghiệp văn hóa chiếm 3,61% GDP so với mục tiêu 3% đến năm 2020) nhưng các ngành công nghiệp văn hóa vẫn chưa được khai thác hiệu quả, xứng tầm với lợi thế của bề dày văn hóa dân tộc, tài năng của con người Việt Nam. Những tác phẩm văn học, nghệ thuật của Việt Nam có thể chinh phục khán giả thế giới chưa nhiều. Tên tuổi, thương hiệu của các văn nghệ sĩ, nhà sáng tạo Việt Nam chưa thực sự được định hình rõ ràng trong khu vực và trên thế giới. Nhiều sản phẩm nghệ thuật xuất hiện nhưng chưa tạo thành trào lưu, “sớm nở tối tàn”; các sự kiện không được tổ chức thường xuyên, không gian sáng tạo xuất hiện nhiều nhưng cũng biến mất nhanh…
Tại
Hà Nội
, địa phương sở hữu nhiều di sản văn hóa và khai thác phát huy tiềm năng văn hóa, theo NSND Trần Quốc Chiêm, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội, hoạt động khai thác giá trị văn hóa tạo ra nguồn lợi kinh tế còn nhỏ lẻ, chưa đồng bộ. Số lượng rạp chiếu phim phong phú nhưng chỉ một vài rạp đông khách. Trong số các di sản văn hóa phi vật thể, mới chỉ có rối nước hút người xem. Hệ thống nhà hát tuy nhiều nhưng đa phần vắng khách, hoạt động khó khăn. Lĩnh vực văn học nghệ thuật hoạt động kinh tế chưa rõ nét.
PGS.TS. Bùi Hoài Sơn nhận định: Chúng ta ít coi các lĩnh vực như điện ảnh, mỹ thuật, sân khấu, âm nhạc… là yếu tố quan trọng của nền kinh tế. Trong khi kinh tế thị trường đã thấm sâu vào rất nhiều lĩnh vực đời sống xã hội, thì văn học, nghệ thuật vẫn còn khá “rụt rè” trong việc khẳng định giá trị hàng hóa của mình. Thứ hai là thiếu sự phối hợp trong phát triển công nghiệp văn hóa. Đến thời điểm này, sự phát triển các ngành công nghiệp văn hóa còn gặp khó khăn vì chưa thực sự có đầu mối đủ mạnh để định hướng sự phát triển này.
Bên cạnh đó, sự phối hợp công – tư cũng chịu nhiều cản trở, trong đó có cả việc thiếu niềm tin lẫn nhau và sự hỗ trợ chính sách. Những mô hình đầu tư, hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo đa phần là tự phát, thiếu sự hỗ trợ từ chính quyền hay của chính các doanh nghiệp tương tự trong mạng lưới sáng tạo…
NSND Trần Quốc Chiêm cho rằng, để có động lực phát triển thì các lĩnh vực văn học nghệ thuật phải gây dựng được thị trường vững chắc, bởi đó là yếu tố tạo nền tảng cho nền công nghiệp văn hóa phát triển toàn diện. Khi đã có được thị trường, các nghệ sĩ cần tạo uy tín về chất lượng tác phẩm; nâng tính chuyên nghiệp, ứng dụng sâu hơn thế mạnh của công nghệ để thương mại hóa sản phẩm. Mỗi tác giả tìm tòi, đổi mới, sáng tạo tác phẩm có định hướng lành mạnh, gắn với quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc…
Còn theo PGS.TS. Bùi Hoài Sơn, Nhà nước cần có cơ chế, chính sách phù hợp đối với hoạt động văn học, nghệ thuật, như chế độ lương, nhuận bút, bồi dưỡng lao động nghề nghiệp, chế độ hưu đối với trí thức, văn nghệ sĩ; khuyến khích văn nghệ sĩ, nghệ nhân phát huy tài năng, năng lực sáng tác, quảng bá văn học, nghệ thuật. Đồng thời, thực hiện chính sách đặt hàng các tác phẩm văn học, nghệ thuật. Nhà nước kiến tạo hành lang pháp lý để quản lý tốt thị trường văn hóa; tăng khả năng tiếp cận, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ văn hóa của công chúng.
Nhiều chuyên gia cho rằng, cần tăng cường nguồn lực đầu tư từ Nhà nước về tài chính, cơ sở vật chất và nhất là cơ chế, nhưng phải xác định đầu tư trọng tâm, trọng điểm để phát huy hiệu quả tối ưu, tránh lãng phí. Đặc biệt, cần ưu tiên đầu tư để phát triển đội ngũ và tổ chức ươm tạo và bồi dưỡng nhân tài. Đồng thời cũng có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ văn hóa, sáng tạo, giúp những doanh nghiệp này khởi nghiệp và phát triển.
Thị trường phát triển sẽ đi liền với nạn xâm phạm bản quyền. Do đó, cơ quan chức năng cần đẩy mạnh xử lý vi phạm trong lĩnh vực này. Song, để đạt hiệu quả, chính các tác giả cũng phải đề cao trách nhiệm trong đấu tranh với nạn sao chép để khẳng định giá trị lao động nghệ thuật của nghệ sĩ chân chính, tạo sự minh bạch cho đầu ra của tác phẩm.
Với những chủ trương, chính sách đồng bộ phát triển văn học, nghệ thuật theo hướng tiếp cận của công nghiệp văn hóa, nhiều chuyên gia kỳ vọng văn học, nghệ thuật sẽ có sức sống mới, đáp ứng nhu cầu của nhân dân, đóng góp vào phát triển đất nước bền vững. | Đưa văn học nghệ thuật thành mảnh ghép của công nghiệp văn hóa | 1,254 | |
Vào giữa tháng 11/2022, dân số thế giới đạt mốc 8 tỷ người.
Vào giữa tháng 11/2022, thế giới đã đón thành viên thứ 8 tỷ, đây là một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của nhân loại. Mặc dù, dự báo tốc độ tăng trưởng dân số toàn cầu đang chậm lại, nhưng điều này không làm giảm đi những tác động to lớn của gánh nặng dân số lên mọi mặt kinh tế – xã hội cũng như lên hành tinh xanh của chúng ta.
Dân số thế giới đã tăng hơn gấp 3 lần so với giai đoạn giữa thế kỷ XX. Cụ thể, vào năm 1950, dân số thế giới ước tính là 2,5 tỷ người, tính tới giữa tháng 11/2022, con số này đã đạt tới 8 tỷ. Như vậy, dân số thế giới đã tăng thêm 1 tỷ người kể từ năm 2010 và tăng thêm 2 tỷ người kể từ năm 1998. Dự kiến, dân số toàn cầu sẽ tăng thêm gần 2 tỷ người trong vòng 30 năm tới, từ 8 tỷ hiện tại lên 9,7 tỷ vào năm 2050, và có thể đạt đỉnh gần 10,4 tỷ vào giữa những năm 2080.
Sự tăng trưởng mạnh mẽ này chủ yếu được thúc đẩy bởi số lượng người ở độ tuổi sinh sản ngày càng tăng, tuổi thọ con người càng cao, quá trình đô thị hóa và di cư tăng nhanh. Những thay đổi lớn về tỷ suất sinh cũng có vai trò lớn đối với tăng trưởng dân số. Những xu hướng này có ý nghĩa sâu rộng đối với các thế hệ mai sau.
Các quốc gia có mức sinh cao nhất thường là các quốc gia có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất. Do đó, sự tăng dân số toàn cầu theo thời gian sẽ ngày càng trở nên tập trung ở các nước nghèo trên thế giới, hầu hết thuộc khu vực châu Phi cận Sahara.
Châu Phi cận Sahara có tốc độ tăng trưởng dân số nhanh nhất. ẢNH: UN
Sự gia tăng dân số nhanh chóng ở châu Phi được dự đoán xảy ra ngay cả khi mức sinh giảm đáng kể trong tương lai gần. Bất chấp sự không chắc chắn xung quanh xu hướng sinh sản trong tương lai ở châu lục này, số lượng người ở độ tuổi sinh sản ngày càng tăng, đảm bảo rằng khu vực này sẽ đóng vai trò trung tâm trong việc định hình quy mô và sự phân bố dân số thế giới trong những thập kỷ tới.
Trung Quốc
và
Ấn Độ
vẫn là hai quốc gia có đông dân nhất thế giới, mỗi quốc gia chiếm 18% dân số toàn cầu. Vào tháng 4 năm nay, Ấn Độ đã soán ngôi quốc gia đông dân nhất thế giới của Trung Quốc. Theo số liệu của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) dân số Ấn Độ là hơn 1,428 tỷ người, cao hơn so với con số 1,425 tỷ của Trung Quốc. Dân số Trung Quốc được dự đoán sẽ giảm 48 triệu người, tương đương khoảng 2,7% trong giai đoạn 2019-2050.
Tăng trưởng dân số toàn cầu được định hình bởi số sinh thô và tử vong thô, di cư cũng có tác động đến dân số khu vực. Một yếu tố khác cũng có ảnh hưởng quan trọng đó là đà tăng dân số. Khái niệm này giải thích tại sao cấu trúc tuổi của dân số có thể khiến số dân tăng lên ngay cả khi mức sinh giảm xuống dưới mức thay thế. Về bản chất, khi tỷ suất sinh giảm, số người trong độ tuổi sinh đẻ vẫn chiếm tỷ lệ cao trong dân số thì tỷ lệ sinh vẫn nhiều hơn tỷ lệ tử vong.
Dân số của 61 quốc gia trên thế giới có xu hướng giảm vào năm 2050, trong đó có 26 quốc gia có thể giảm ít nhất 10%. Một số quốc gia dự kiến sẽ chứng kiến dân số giảm hơn 15% vào năm 2050, bao gồm Bosnia và Herzegovina, Bulgaria, Croatia, Hungary, Nhật Bản, Latvia, Litva, Cộng hòa Moldova, Romania, Serbia và Ukraine. Mức sinh ở tất cả các nước châu Âu hiện đang ở mức rất thấp, Liên minh châu Âu đang đối mặt với vấn đề già hóa dân số.
Theo triển vọng dân số thế giới, mức sinh toàn cầu được dự đoán giảm từ 2,3 con/phụ nữ vào năm 2021 xuống còn 2,1 con/phụ nữ vào năm 2050. Trong khi đó, tuổi thọ trung bình đã tăng đáng kể trong những năm gần đây.
Trên toàn cầu, tuổi thọ trung bình dự kiến sẽ tăng từ 72,8 tuổi vào năm 2019 lên 77,2 tuổi vào năm 2050. Mặc dù thế giới đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc thu hẹp khoảng cách tuổi thọ giữa các quốc gia, nhưng thực tế khoảng cách này vẫn còn khá lớn. Vào năm 2021, tuổi thọ trung bình ở các quốc gia kém phát triển thấp hơn mức trung bình toàn cầu là 7 tuổi.
Khi dân số thế giới tăng từ 7 tỷ lên 8 tỷ thì 70% dân số tăng thêm này nằm ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình thấp. Theo đó, khi dân số tăng từ 8 tỷ lên 9 tỷ thì hai nhóm nước này dự kiến sẽ chiếm hơn 90% tăng trưởng dân số toàn cầu. Từ nay tới năm 2050, sự gia tăng dân số dưới 65 tuổi trên thế giới sẽ hoàn toàn xảy ra ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình thấp; sự gia tăng dân số ở các quốc gia có thu nhập trung bình cao và cao sẽ chỉ xảy ra ở nhóm tuổi trên 65.
Khi dân số thế giới đạt mốc 8 tỷ người, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã bày tỏ sự quan ngại: “Trừ khi chúng ta thu hẹp được khoảng cách lớn giữa người giàu và người nghèo trên toàn cầu, nếu không chúng ta sẽ phải đối mặt với một thế giới 8 tỷ dân đầy sự căng thẳng, ngờ vực, khủng hoảng và xung đột”.
Trong khi dân số thế giới sẽ tiếp tục tăng lên khoảng 10,4 tỷ người vào những năm 2080, nhưng tốc độ tăng trưởng chung đang chậm lại. Hơn bao giờ hết, thế giới ngày càng đa dạng về mặt nhân khẩu học, các quốc gia phải đối mặt với các xu hướng dân số khác nhau rõ rệt, từ tăng trưởng đến suy giảm. Trong bối cảnh đó, cộng đồng toàn cầu phải đảm bảo rằng tất cả các quốc gia, bất kể dân số của họ đang tăng hay giảm đều được trang bị để cung cấp điều kiện sống tốt cho tất cả người dân, tăng cường hỗ trợ và trao quyền cho những người bị thiệt thòi nhất.
Giám đốc điều hành UNFPA, Tiến sĩ Natalia Kanem cho biết: “Thế giới có 8 tỷ người, đây là cột mốc quan trọng đối với nhân loại – kết quả của việc kéo dài tuổi thọ, giảm đói nghèo, giảm tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ em. Tuy nhiên, nếu chỉ tập trung vào con số sẽ khiến chúng ta sao lãng khỏi những thách thức thực sự phải đối mặt đó là đảm bảo sự tiến bộ toàn cầu, mọi người dân đều có thể được hưởng sự tiến bộ này một cách bình đẳng và bền vững. Chúng ta không thể dựa vào một giải pháp chung cho tất cả mọi nơi trên thế giới, bởi độ tuổi trung vị (độ tuổi chia dân số thành hai nhóm với số lượng bằng nhau) ở châu Âu là 41, còn ở châu Phi cận Sahara con số này chỉ là 17. Để đạt hiệu quả, đòi hỏi tất cả các chính sách dân số phải lấy quyền sinh sản làm cốt lõi, đầu tư vào con người và hành tinh dựa trên những số liệu chắc chắn”.
Gia tăng dân số kéo theo nhiều gánh nặng.
Công dân thứ 8 tỷ đại diện cho một câu chuyện thành công của nhân loại, nhưng nó cũng làm dấy lên mối lo ngại về mối liên hệ giữa tăng dân số, nghèo đói, biến đổi khí hậu và việc đạt các Mục tiêu phát triển bền vững. Mối quan hệ này rất phức tạp, bởi dân số tăng nhanh làm cho việc xóa đói, giảm nghèo, chống suy dinh dưỡng, tăng độ bao phủ của hệ thống y tế và giáo dục trở nên khó khăn hơn. Ngược lại, việc đạt được Mục tiêu phát triển bền vững, đặc biệt là các mục tiêu liên quan đến y tế, giáo dục và bình đẳng giới sẽ góp phần làm chậm tốc độ tăng trưởng dân số toàn cầu.
Nếu tốc độ tăng dân số chậm lại duy trì trong vài thập kỷ thì có thể giúp giảm thiểu suy thoái môi trường. Chúng ta thường đồng nhất gia tăng dân số với gia tăng phát thải nhà kính mà bỏ qua thực tế rằng, nhiều quốc gia có mức tiêu thụ và tỷ lệ phát thải cao lại là các quốc gia có tốc độ tăng trưởng dân số chậm hoặc thậm chí là âm. Trong khi đó, phần lớn sự gia tăng dân số thế giới tập trung ở các nước nghèo nhất, nơi có tỷ lệ phát thải thấp hơn đáng kể, nhưng lại có khả năng phải chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu một cách không tương xứng.
Các mô hình kinh tế không bền vững mà hầu hết các quốc gia đang theo đuổi đều là nguyên nhân đứng sau việc khai thác quá mức tài nguyên. Chính sự phụ thuộc quá mức vào tài nguyên thiên nhiên đã dẫn tới những hậu quả tồi tệ đối với môi trường, gây nên từ những hiện tượng thời tiết cực đoan, đến mất an ninh lương thực và xung đột.
Hiện tượng này cùng với cơ sở hạ tầng yếu kém cũng như các cơ chế thích ứng và giảm thiểu không kịp thời khiến các nước đang phát triển dễ bị tổn thương hơn trước biến đổi khí hậu, mặc dù mức phát thải của các quốc gia này chỉ ở mức trung bình.
Theo Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc về các vấn đề kinh tế – xã hội Li Junhua, chúng ta cần tăng tốc nỗ lực để đáp ứng các mục tiêu của Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu cũng như đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững. Chúng ta cũng cần nhanh chóng tách hoạt động kinh tế khỏi sự phụ thuộc quá mức vào sử dụng năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch, cũng như sử dụng hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên. Quá trình chuyển đổi này cần diễn ra công bằng và toàn diện để đảm bảo không một ai bị bỏ lại phía sau.
Để mở ra một thế giới phát triển thịnh vượng cho 8 tỷ người đòi hỏi những giải pháp hiệu quả để giảm thiểu những thách thức hiện nay và đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững, đồng thời ưu tiên nhân quyền. Muốn theo đuổi các giải pháp đó, các quốc gia trên thế giới cần có sự đầu tư hợp lý, cần đưa ra những chính sách và chương trình biến thế giới thành một môi trường sống an toàn hơn, bền vững hơn và toàn diện hơn.
Hồng Nhung biên dịch | Hành tinh 8 tỷ người và những vấn đề về dân số | 1,940 | |
Trái Đất 3,2 tỉ năm trước - Ảnh đồ họa từ LIVE SCIENCE
3,2 tỉ năm trước, có một hành tinh dạng khối cầu rắn, bề mặt gần như trơn nhẵn bắt đầu nứt vỡ thành nhiều mảnh, các vật liệu bên ngoài và bên trong bị xáo trộn. Nhờ vậy, chúng ta có cơ hội ra đời.
Đó chính là những gì đã xảy ra với Trái Đất cổ đại, một nghiên cứu đột phá dẫn đầu bởi nhà địa động lực học Zheng Xiang Li từ Đại học Curtin (
Úc
) chứng minh điều đó.
Vào năm 2020, nhóm của TS Li đã báo cáo về sự thay đổi thành phần hóa học của các loại đá hình thành trong lớp phủ Trái Đất vào 3,2 tỉ năm trước, qua đó gợi ý rằng có một sự pha trộn quy mô hành tinh đã xảy ra.
Mới đây, công bố trên
Science Direct,
họ cho biết đã tìm thấy bằng chứng về điều đó thông qua “báu vật” khai quật trong các mỏ chì – kẽm ở Úc.
Hệ thống U-Th-Pb, tức hệ thống các đồng vị của uranium, thorium và chì là một trong những “đồng hồ địa chất” chuẩn nhất được giới khoa học công nhận.
Các mỏ ở Úc đã giúp họ xác định được hành tinh của chúng ta đã “lộn tùng phèo” vào thời điểm đó, khiến tỉ lệ các đồng vị không còn giống như vật liệu của hệ Mặt Trời sơ khai, vốn được tìm thấy trong các thiên thạch carbonaceous chondrites sơ khai mà thỉnh thoảng chúng ta phát hiện ra.
Tất cả những điều này kể lại dấu mốc cực kỳ quan trọng của Trái Đất: Từ một khối cầu rắn, yên tĩnh như Sao Kim hay Sao Hỏa, nó bắt đầu hoạt động kiến tạo mảng vào 3,2 tỉ năm trước, khi hành tinh mới chỉ 1,3 tỉ tuổi.
Khi rơi vào “điểm tới hạn”, hoạt động kiến tạo sơ khai cực kỳ dữ dội khiến các vật liệu bên trên và trong Trái Đất được trộn lẫn mạnh mẽ.
Ngày nay,
Trái Đất
vẫn kiến tạo mảng. Vỏ hành tinh thật ra là gần 20 mảnh lớn nhỏ đang được “xếp tạm”, liên tục di chuyển, bên trên mỗi mảnh cõng theo đại dương hoặc lục địa. Đó chính là lý do trong lịch sử hành tinh, các lục địa nhiều lần hợp thành siêu lục địa rồi lại tách ra như ngày nay.
Quá trình kiến tạo mảng này cực kỳ quan trọng với chúng ta, vì cung cấp động lực cho những phản ứng hóa sinh hình thành sự sống sơ khai; cũng như giúp duy trì một hành tinh có khí quyển, từ quyển, môi trường ổn định để sự sống có thể duy trì và tiến hóa.
Mốc quan trọng mà các nhà khoa học Úc tìm thấy – 3,2 tỉ năm – cũng phù hợp với một số bằng chứng về thời điểm sự sống sơ khai thực sự hiện diện dưới dạng một sinh vật.
Vì vậy, có thể nói các nhà khoa học đã tìm ra một “trang sử thất lạc” cực kỳ quan trọng của hành tinh. | Hành tinh 1,3 tỉ tuổi vỡ làm nhiều mảnh, sự sống trỗi dậy | 521 | |
Kỳ 3
Quân đội nhà Lý bao gồm nhiều thứ quân: Quân cấm vệ là quân trung ương, quân các lộ là quân địa phương. Quân đội phải thay phiên nhau về sản xuất để bảo đảm quân số chiến đấu nhưng vẫn bảo đảm sản xuất. Đây là chính sách “Ngụ binh ư nông” (Gửi binh lính ở nhà nông). Nhà nước nghiêm cấm việc chủ các điền trang thái ấp nông nô hoá nông dân, ban bố nhiều sắc lệnh bảo vệ trâu bò, sức kéo, chăm lo xây dựng đê điều để bảo vệ phát triển sản xuất, khuyến khích khai hoang, phát triển các nghề thủ công nghiệp và thương mại.
Dưới thời Lý,
Phật giáo
không chỉ có địa vị to lớn trong tâm linh tín ngưỡng của nhân dân mà còn có vai trò to lớn trong nền chính trị của đất nước. Chùa tháp dưới triều đại này được xây dựng nhiều nhất so với các triều vua Việt Nam. Song Nho giáo cũng có địa vị trong nền học vấn kén chọn nhân tài. Năm 1070 Nhà Lý xây dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử, mở Quốc tử giám tại Thăng Long làm nơi học tập cho con em quí tộc quan lại. Năm 1075 triều đình mở khoa thi đầu tiên để chọn nhân tài, mở các khoa thi chọn các nhân viên hành chính trong bộ máy nhà nước. Nền giáo dục đại học của đất nước được tạo dựng. Ngoài tăng lữ, nho sĩ cũng trở thành một tầng lớp trí thức của xã hội phong kiến. Tuy nhiên thời gian này Phật giáo vẫn chiếm ưu thế. Bên cạnh tôn giáo, văn hoá, nghệ thuật cũng phát triển rực rỡ mà tiêu biểu là mọc lên nhiều chùa tháp với lối trang trí kiến trúc độc đáo: Con rồng trơn tru như con rắn hiền lành và cuộn tròn vô tận, đồ gốm họa tiết hoa sen thanh tú. Ngay chùa Diên Hựu (chùa Một Cột) cũng là biểu tượng bông sen nở trên mặt nước.
Về đối ngoại vương triều Lý kiên quyết đấu tranh bảo vệ nền độc lập và toàn vẹn biên cương lãnh thổ của Đại Việt. Với sức mạnh tổng hợp về kinh tế, chính trị quân sự của một quốc gia phong kiến đang tràn đầy sức sống, quân dân Đại Việt dưới sự lãnh đạo của anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt đã đánh bại 30 vạn quân xâm lược nhà Tống do Triệu Tiết, Quách Quì chỉ huy cuối năm 1076 đầu năm 1077 trên chiến tuyến sông Cầu. Trong kháng chiến thắng lợi vẻ vang xuất hiện bản “Tuyên ngôn độc lập” đầu tiên khẳng định chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc:
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận ở sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời[1]
Chế độ phong kiến Việt Nam đang trên con đường phát triển, nhưng dòng họ Lý cầm quyền thì thoái hoá vào thế kỷ XII. Triều đình trung ương suy yếu, bất lực tạo điều kiện cho quan lại địa phương tham lam, tàn ác đục khoét bóc lột nhân dân. Kinh tế không được nhà nước chăm lo phát triển nên mất mùa đói kém xẩy ra liên tục. Nạn đói năm 1181 làm chết hơn ½ dân số cả nước. Giai cấp nông dân cùng khổ nổi dậy khởi nghĩa chống lại triều đình liên tục làm rung chuyển nền thống trị của nhà Lý. Giai cấp cầm quyền quí tộc lao vào ăn chơi sa đọa, đấu tranh tranh giành quyền lực càng làm cho dân tình khốn đốn.
Trong hoàn cảnh bất lực của nhà Lý, toàn bộ quyền hành lọt vào tay dòng ngoại thích họ Trần, đứng đầu là Trần Thủ Độ. Dưới sự dàn xếp của ông, Lý Chiêu Hoàng, vua cuối cùng của nhà Lý khi đó mới 7 tuổi lấy Trần Cảnh và nhường ngôi cho chồng năm 1225. Triều Lý đi vào lịch sử, một triều đại mới thay thế: Vương triều Trần. Nhà Lý do Lý Công Uẩn sáng lập tồn tại được 125 năm với 9 đời vua: Lý Thái Tổ (1009-1028) và vị vua cuối cùng là Lý Chiêu Hoàng (1225-1225). [2]
Vương triều Trần thay vương triều Lý mở ra một bước phát triển mới của chế độ phong kiến Việt Nam. Nhà Trần ra sức xây dựng phát triển quốc gia phong kiến tập quyền mọi mặt. Trong bộ máy nhà nước, nhà Trần đặt thêm nhiều chức quan và cơ quan mới như Quốc sử viện, Thẩm hình viện, Tam ti viện. Các vua Trần sớm nhường ngôi cho người kế vị, lui về làm Thái thượng hoàng nhưng vẫn tham gia chính sự để tập dượt công việc cho vua trẻ, ngăn chặn nạn tranh giành quyền lực cướp ngôi. Hoàng tộc có đặc quyền lớn và được ưu đãi. Các hoàng tử, thân vương nắm các chức vụ chủ chốt trong bộ máy nhà nước. Quan lại được trả lương bổng, ngoài ra còn được phân phong điền trang thái ấp để lập phủ đệ riêng. Tước vị và điền trang thái ấp được thế tập, cha truyền con nối. Để ngăn chặn ngoại thích cướp ngôi, nhà Trần qui định hôn nhân với nhau trong dòng họ “cao quí” của mình.
Dưới thời Trần chính quyền địa phương được tăng cường, đặc biệt chú ý đơn vị hành chính cấp xã. Triều đình ban hành “Quốc triều thông chế” gồm 20 quyển nói về tổ chức chính quyền và qui chế hành chính, ban hành bộ luật “Hình thư”, đẩy mạnh hoạt động lập pháp. Lực lượng vũ trang thời Trần bao gồm ba thứ quân: Quân triều đình, quân riêng của các thân vương quí tộc, và quân địa phương ở các lộ. Chính quyền thời Trần vẫn thi hành chính sách “Ngụ binh ư nông” để bảo đảm sản xuất, bảo đảm quốc phòng, thi hành nhiều chính sách bảo vệ phát triển kinh tế, mở rộng diện tích khai hoang, chăm lo đắp đê phòng lụt, đặt ra chức Hà đê chánh, phó sứ chuyên coi đê điều, mở mang đường sá, giao thông thuỷ bộ phục vụ cho quốc phòng, an ninh, giao lưu buôn bán. Nhà nước thống nhất đo lường, tiền tệ trong toàn quốc. Thương cảng Vân Đồn là nơi buôn bán sầm uất, quan trọng với Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á.
(Còn nữa)
————————
[1]:Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam:Lịch sử Việt Nam t1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1971, tr. 181.
[2]. : Quỳnh Cư-Đỗ Đức Hùng:Các triều đại Việt Nam, sách đã dẫn, tr 86.
——————-
Phong trào nông dân Tây Sơn và Đại Đô đốc Tây Sơn Bùi Hữu Hiếu (Kỳ 1)
Phong trào nông dân Tây Sơn và Đại Đô đốc Tây Sơn Bùi Hữu Hiếu (Kỳ 2) | Phong trào nông dân Tây Sơn và Đại Đô đốc Tây Sơn Bùi Hữu Hiếu (Kỳ 3) | 1,161 | |
Vị trí huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Đô thị Long Thành sẽ là thành phố sân bay cửa ngõ quốc tế, tạo tiền đề phát triển công nghệ xanh – sinh thái, thân thiện với môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu; đồng thời là trung tâm giải trí, logistics và cung cấp dịch vụ của vùng.
Bộ Xây dựng vừa tổ chức Hội nghị thẩm định Nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị Long Thành,
tỉnh Đồng Nai
đến năm 2045.
Theo dự thảo Nhiệm vụ Quy hoạch chung, phạm vi lập Quy hoạch chung đô thị Long Thành là toàn bộ ranh giới hành chính
huyện Long Thành
, gồm thị trấn Long Thành và 13 xã: An Phước, Bình An, Long Đức, Lộc An, Bình Sơn, Tam An, Cẩm Đường, Long An, Bàu Cạn, Long Phước, Phước Bình, Tân Hiệp, Phước Thái.
Quy mô lập hoạch có tổng diện tích tự nhiên khoảng 430,62km². Thời hạn quy hoạch: Giai đoạn ngắn hạn đến năm 2030, giai đoạn dài hạn đến năm 2045.
Về tính chất, chức năng đô thị, đô thị Long Thành đến năm 2030 là đô thị loại III: Là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế cấp tỉnh; giáo dục – đào tạo, nghiên cứu khoa học gắn với khu công nghiệp công nghệ cao và chuyển giao công nghệ chất lượng cao.
Đồng thời là trung tâm thương mại – tài chính chất lượng cao cấp vùng; trung tâm dịch vụ logistics, kho vận quốc tế cấp vùng và quốc gia; đầu mối giao lưu quan trọng có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, vùng tỉnh Đồng Nai và của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng TP Hồ Chí Minh, vùng Đông Nam Bộ.
Long Thành cũng được định hướng trở thành thành phố sân bay, cửa ngõ quốc tế phát triển bền vững, tạo tiền đề phát triển công nghệ xanh – sinh thái thân thiện với môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu; đồng thời là trung tâm giải trí, logistics và cung cấp dịch vụ của vùng.
Đô thị có môi trường trong lành, đáng sống mang tầm quốc tế, quốc gia; là đầu mối giao thông đường bộ, đường sắt, có khả năng lưu thông vận tải hàng hóa cao và thuận tiện kết nối giữa vùng Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ, Tây Nguyên; là vùng có vị trí quan trọng về chính trị, an ninh,vquốc phòng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Dự báo đến năm 2030, quy mô dân số của đô thị Long Thành khoảng 370.000 ÷ 380.000 người; đến năm 2045, khoảng 480.000 ÷ 500.000 người.
Đến năm 2030, quy mô đất xây dựng đô thị của Long Thành khoảng 19.960 ÷ 20.400ha, trong đó đất ngoài dân dụng khoảng 17.000ha và đất dân dụng khoảng 2.960 ÷ 3.040ha, chỉ tiêu 80m²/người.
Đến năm 2045, đất xây dựng đô thị 23.840 ÷ 24.000 ha, trong đó đất ngoài dân dụng khoảng 20.000 ha và đất dân dụng khoảng 3.840 ÷ 4.000 ha, chỉ tiêu 80 m²/người.
Về định hướng phát triển không gian đô thị, xác định ranh giới khu vực phát triển đô thị và khu vực hạn chế phát triển đô thị dựa trên các dự báo về quy mô dân số, đất đai, hạ tầng và thỏa mãn các yêu cầu về chọn lựa đất xây dựng.
Xác định hệ thống khu chức năng trong đô thị gồm các khu hiện có phát triển ổn định, khu cần chỉnh trang, cải tạo, nâng cấp, khu bảo tồn, tôn tạo, khu chuyển đổi chức năng, khu quy hoạch xây dựng mới, khu cấm xây dựng và những khu dự kiến phát triển mở rộng đô thị…
Ưu tiên tận dụng những điều kiện sẵn có, phát huy lợi thế mang đến từ các dự án chiến lược vùng như dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Ưu liên khai thác, tận dụng công trình hiện có, nghiên cứu, tổ chức thêm những chức năng còn thiếu phù hợp với quy chuẩn quy phạm đề ra, phù hợp với tình hình phát triển thực tế của địa phương và khu vực.
Quy hoạch đô thị Long Thành gắn với sân bay Long Thành, tiếp cận theo mô hình đô thị sân bay với những tiện ích không chỉ về thương mại, giao thông mà cả văn hóa, giải trí, kết nối du lịch với các tỉnh trong vùng, cả nước và quốc tế…
Thứ trưởng Nguyễn Tường Văn, Chủ tịch Hội đồng thẩm định đánh giá, đây là một đồ án khó, cơ sở pháp lý chưa thực sự rõ ràng, trong khi quy hoạch tỉnh cũng đang ở giai đoạn xây dựng.
Thứ trưởng đề nghị địa phương và tư vấn rà soát, đánh giá lại hiện trạng đô thị, tỉ lệ đô thị hóa, dân số và đất đô thị… Đồng thời rà soát lại các căn cứ pháp lý, xác định tính chất đô thị để thấy rõ hơn những đặc thù của đô thị sân bay.
Địa phương có thể tính phương án tổ chức thi tuyển ý tưởng quy hoạch; làm rõ hơn mục đích lập quy hoạch, các khu vực chức năng của đô thị hình thành trong tương lai.
Xem xét lại vấn đề dự báo dân số, đất đai; đánh giá lại việc phát triển các dự án, nhất là các dự án khu đô thị, có phương án giữ được quỹ đất trong phạm vi lập quy hoạch…; chia giai đoạn phát triển để triển khai cho kịp thời, hiệu quả; đa dạng nguồn lực triển khai, có thể tính đến phương án mời tư vấn quốc tế… | Quy hoạch Long Thành trở thành đô thị sân bay | 954 | |
Những chiếc vò hai quai được tìm thấy trong xác con tàu đắm chở hàng La Mã cổ đại dưới đáy biển. (Nguồn: Reuters).
Xác con tàu đắm được phát hiện ở ngoài khơi cảng Civilitavecchia, cách Rome khoảng 80km về phía Tây Bắc, ở độ sâu 160m dưới đáy biển.
Ngày 28/7, lực lượng cảnh sát quốc gia Carabinieri của
Italy
cho biết, xác một con tàu chở hàng thời La Mã cổ đại từ hơn 2.000 năm trước đã được tìm thấy ở ngoài khơi bờ biển gần thủ đô Rome của nước này.
Con tàu được phát hiện ở ngoài khơi cảng Civilitavecchia, cách Rome khoảng 80km về phía Tây Bắc, ở độ sâu 160m dưới đáy biển.
Ước tính con tàu có chiều dài hơn 20m và niên đại từ thế kỷ I hoặc thế kỷ II trước Công nguyên.
Tàu buôn này chở hàng trăm chiếc vò hai quai, một loại bình phổ biến thời La Mã cổ đại. Hầu hết những chiếc vò này vẫn trong tình trạng nguyên vẹn.
Đội cảnh sát phụ trách các vụ việc liên quan đến các phẩm nghệ thuật, văn hóa và cổ vật của Carabinieri đã sử dụng thiết bị điều khiển từ xa để định vị và ghi lại những hình ảnh của con tàu đắm này.
Carabinieri cho biết xác tàu đắm này là “chứng tích lịch sử” về các tuyến hàng hải thời La Mã cổ đại và những hiểm nguy trên biển mà các tàu buôn thời La Mã phải đối mặt.
Hiện chưa rõ liệu tàu này và hàng hóa trên đó có được trục vớt hay không. | Italy: Tìm thấy xác con tàu đắm chở hàng thời La Mã cổ đại hơn 2.000 năm trước | 266 | |
Vườn quốc gia Ba Vì; hồ Suối Hai; hồ Tiên Sa… là những điểm đến hấp dẫn ở Ba Vì.
Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 60km, Vườn quốc gia Ba Vì là điểm đến thú vị dành cho du khách với các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch tâm linh, du lịch trải nghiệm, khám phá văn hóa… Vườn quốc gia Ba Vì có tổng diện tích khoảng 9.700ha, trải dài trên địa giới hành chính của
Hà Nội
và
tỉnh Hòa Bình
. Tới đây, du khách sẽ được hòa mình vào không khí trong lành, mát mẻ cùng khung cảnh hùng vĩ của 3 đỉnh núi: Đỉnh Vua (cao 1.296m), đỉnh Tản Viên (1.227m) và đỉnh Ngọc Hoa (1.131m). Nơi đây còn sở hữu hệ động, thực vật đa dạng, quý hiếm.
Đến Vườn quốc gia Ba Vì, du khách có dịp lưu lại những khoảnh khắc đẹp tại Vườn ươm thạch thảo và xương rồng, Khu phế tích nhà thờ Pháp và Trại cô nhi viện tại code 800m; tham quan Khu di tích đền Thượng, đền mẫu Cửu Trùng Thiên, đền thờ Bác Hồ và tháp Báo Thiên… Đặc biệt, vào khoảng tháng 11 – 12, nơi đây thu hút nhiều du khách đến tham quan, chụp ảnh khi những đồi hoa dã quỳ nở vàng rực.
Nằm ngay dưới chân núi Tản, hồ Suối Hai thuộc địa bàn các xã: Cẩm Lĩnh, Ba Trại, Thụy An, Tản Lĩnh (huyện Ba Vì). Đây là hồ nước ngọt nhân tạo lớn nhất Hà Nội, được xây dựng vào những năm 1950, có diện tích 10km2, trữ lượng nước khoảng 100 triệu mét khối. Trong lòng hồ có 14 đảo lớn nhỏ là nơi cư trú của các loài le le, ngỗng trời, mòng két, sâm cầm, giang, sếu… Ban đầu, hồ Suối Hai được xây dựng với mục đích giữ nước từ các con suối chảy từ núi Tản để cung cấp nước tưới cho khoảng 7.000ha đất nông nghiệp tại Ba Vì và khu vực lân cận. Sau này, nhờ khung cảnh thơ mộng và bình yên, hồ Suối Hai trở thành điểm du lịch sinh thái, là nơi lý tưởng để du khách cắm trại, chèo thuyền du ngoạn trên hồ…
Cũng nằm dưới chân núi Tản, ở độ cao 65 – 400m, hồ Tiên Sa (xã Tản Lĩnh,
huyện Ba Vì
) có diện tích 150ha, trong đó có khoảng 120ha rừng và hơn 20ha mặt nước. Hồ nằm lọt thỏm giữa những cánh rừng xanh tốt, tạo nên một vùng khí hậu mát mẻ, là điểm nghỉ dưỡng lý tưởng, đặc biệt là vào mùa hè. Tại đây có nhiều khu nhà nổi trên mặt hồ, thuận tiện cho những người có sở thích câu cá cùng nhiều dịch vụ vui chơi giải trí hấp dẫn như chèo thuyền phao, lướt ván hay đi xuồng cao tốc tham quan xung quanh hồ; khu công viên nước rộng 3.000m2 với 3 bể bơi, 9 làn trượt; khu vui chơi trên cạn rộng 2.500m2; khu thể thao rộng 2ha với sân tennis, cầu lông, bóng đá… | Ba điểm đến ‘xanh’ ở Ba Vì | 517 | |
VUSTA tổ chức Hội nghị giao ban các Hội Khoa học và Kỹ thuật ngành toàn quốc năm 2023.
Ngày 28/7, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức Hội nghị giao ban các Hội Khoa học và Kỹ thuật ngành toàn quốc năm 2023.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch VUSTA cho biết, trong thời gian qua Liên hiệp Hội Việt Nam đã tổ chức thành công Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp mặt đội ngũ trí thức (18/5/1963-18/5/2023) và 40 năm Ngày thành lập
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
(26/3/1983-26/3/2023) vào ngày 24/3/2023. Buổi lễ đã được vinh dự đón Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhiều đồng chí là Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ủy viên Trung ương Đảng. Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu chỉ đạo quan trọng đối với đội ngũ trí thức KH&CN Việt Nam và VUSTA. VUSTA đã tổ chức quán triệt, phổ biến bài phát biểu của Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
VUSTA đã thực hiện vai trò làm cầu nối giữa các tổ chức thành viên với các cơ quan của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức khác nhằm giải quyết những vấn đề chung đối với đội ngũ trí thức KH&CN, tham mưu cho Đảng và Nhà nước những vấn đề lớn về chủ trương, chính sách phát triển; đoàn kết tập hợp các trí thức KH&CN qua các hoạt động về KH&CN, phổ biến kiến thức, công tác tư tưởng cho trí thức, chính sách với trí thức, đào tạo nguồn nhân lực…
Các Hội Khoa học và Kỹ thuật ngành toàn quốc đã có nhiều đổi mới trong các hoạt động KH&CN, Phổ biến kiến thức. Các hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội ngày càng đóng vai trò quan trọng, đã có những đóng góp tích cực vào việc hoạch định các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các chương trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Những kết quả đó rất đáng biểu dương.
TSKH Phan Xuân Dũng.
Theo TSKH Phan Xuân Dũng, mặc dù có rất nhiều khó khăn, thách thức. Song, với tinh thần của Đại hội VIII của VUSTA là “Đoàn kết – Sáng tạo – Đổi mới – Phát triển”, chúng ta mong rằng sẽ nhanh chóng vượt qua để tiếp tục hoàn thành các nhiệm vụ Đảng, nhà nước giao phó.
Trong thời gian tới, VUSTA và các Hội Khoa học và Kỹ thuật ngành toàn quốc sẽ cùng nhau tích cực triển khai các hoạt động, thể hiện rõ ý thức trách nhiệm cao đối với việc xây dựng và phát triển VUSTA là tổ chức chính trị – xã hội, là ngôi nhà chung của đội ngũ trí thức KH&CN Việt Nam ở trong và ngoài nước, xứng đáng với lòng tin cậy của Đảng, Nhà nước và Nhân dân.
Tại Hội nghị, PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Phó Chủ tịch VUSTA đã báo cáo tóm tắt sơ kết hoạt động của VUSTA và các Hội ngành toàn quốc. Trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2023.
Theo đó, Liên hiệp Hội Việt Nam sẽ tiếp tục tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Kết luận số 35-KL/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về danh mục chức danh, lãnh đạo và tương đương của hệ thống chính trị từ TW đến cơ sở bảo đảm hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn và đặc thù của hệ thống Liên hiệp Hội Việt Nam.
PGS.TS Phạm Ngọc Linh.
Triển khai lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý của Liên hiệp Hội Việt Nam theo Quy định số 96-QĐ/TW ngày 02/02/2023 của Bộ Chính trị trên cơ sở hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
Tiếp tục thực hiện các kết luận giám sát của Ủy ban Kiểm tra TW, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; ý kiến phát biểu chỉ đạo của Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tiếp tục tổ chức các đoàn công tác của Đảng đoàn tới làm việc với Tỉnh ủy, Thành ủy và Đảng đoàn Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh, thành phố trực thuộc TW nhằm hỗ trợ công tác củng cố, phát triển tổ chức và hoạt động của LHH địa phương…
Đối với
Hội ngành toàn quốc
, cần phải xây dựng tầm nhìn, chiến lược phát triển của về mô hình tổ chức, kế hoạch nguồn lực nhân sự, nguồn lực tài chính, truyền thông và quảng bá hình ảnh của tổ chức.
Xây dựng, ban hành các Quy chế, Quy định theo Điều lệ Hội, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của những Hội thành viên còn yếu kém.
Đổi mới tổ chức, phương thức tập hợp hội viên; đảm bảo sự đan xen các thế hệ cán bộ hội và hội viên; có kế hoạch cụ thể để nâng tỷ lệ hội viên là cán bộ trẻ đang làm việc trong các viện nghiên cứu, trường đại học, góp phần tạo thêm động lực và sức sáng tạo, đáp ứng yêu cầu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Chủ động triển khai thực hiện quy chế phối hợp hoạt động và nâng cao chất lượng và nội dung phối hợp hoạt động giữa VUSTA và các Hội ngành toàn quốc…
TS Lê Công Lương.
Tại Hội nghị, TS Lê Công Lương, Phó Tổng Thư ký kiêm Trưởng Ban KH, CN&MT Liên hiệp Hội Việt Nam trình bày tham luận “Phát huy vai trò tư vấn, phản biện của các Hội ngành toàn quốc trong lĩnh vực bảo vệ môi trường”.
TS Lê Công Lương nhấn mạnh, để triển khai thực hiện rộng rãi, có nề nếp và thường xuyên về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội nói chung và về lĩnh vực tài nguyên môi trường nói riêng, VUSTA và các Hội ngành cần khẩn trương tham mưu, đề xuất sửa đổi Quyết định 14 /QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tư vấn, phản biện và giám định xã hội; làm việc với các UBND tỉnh, các bộ, sở, ban ngành hữu quan để xây dựng một quy chế phối hợp trong các hoạt động này.
Xây dựng cơ sở dữ liệu về các chuyên gia trong và ngoài hội, phân loại theo các lĩnh vực chuyên môn và sử dụng các tiêu chí thích hợp để có thể đánh giá năng lực thực sự của từng chuyên gia trong các lĩnh vực; Liên kết các Hội cùng lĩnh vực hoạt động, phối hợp trong hoạt động tư vấn, phản biện…
Bà Dương Thị Nga, Trưởng Ban Hợp tác quốc tế Liên hiệp Hội Việt Nam.
Bà Dương Thị Nga, Trưởng Ban Hợp tác quốc tế Liên hiệp Hội Việt Nam cũng trình bày tham luận Vai trò của Liên hiệp Hội Việt Nam và các Hội ngành toàn quốc trong Chiến lược và Kế hoạch quốc gia về Tăng trưởng Xanh. Trong đó, đề cập nhiều đến đề xuất hợp tác quốc tế, huy động nguồn lực cho các dự án, nhiệm vụ về tăng trưởng xanh, chuyển đổi xanh.
Các đại biểu tham gia ý kiến tại Hội nghị.
Phát biểu tại Hội nghị, TS Nguyễn Tùng Lâm, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý giáo dục Việt Nam cho rằng: “Cần phải tích cực cải cách hành chính, chuyển dịch vụ công cho các tổ chức Hội ngành, nhất là trong công tác giám định xã hội và cấp các chứng chỉ nghề nghiệp, chứng chỉ kỹ sư”.
Phát biểu bế mạc, TSKH Phan Xuân Dũng biểu dương và đánh giá cao các đại biểu tham gia Hội nghị với tinh thần rất tích cực, trách nhiệm và khoa học.
“Đảng, Nhà nước rất quan tâm đội ngũ trí thức. Công tác kết nối giữa VUSTA với các cơ quan của Chính phủ, Quốc hội trong suốt thời gian qua được xem là điểm nổi bật. Giá trị của các Hội thảo của chúng ta đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo Đảng, Chính phủ, Quốc hội”, Chủ tịch VUSTA nói và nhấn mạnh, những kết quả đạt được của VUSTA, của trí thức KHCN không tách rời với các Hội ngành toàn quốc.
“Đội ngũ trí thức KHCN có vai trò cực kỳ quan trọng, đôi khi là quyết định, đặc biệt là trong các công tác tư vấn, phản biện”, TSKH Phan Xuân Dũng nói và cho biết sẽ ghi nhận và tiếp thu các ý kiến của các đại biểu trong Hội nghị giao ban các
Hội Khoa học và Kỹ thuật ngành toàn quốc năm 2023
. | Phát huy sức mạnh Hội Khoa học và Kỹ thuật ngành toàn quốc | 1,483 | |
Nhà văn đoạt giải Nobel năm 2014 đã chia sẻ rằng
: “Cuốn sách gây ra sự xúc động mạnh hoặc khiến cho ta đong đầy cảm xúc sẽ khiến ta nhạy cảm hơn, từ đó trở thành một người tốt hơn. Đó là chức năng đạo đức của các tác phẩm văn học.”
Trong năm 2023, tiểu thuyết
Đi tìm Dora
của ông cũng sẽ được chuyển ngữ và giới thiệu tại Việt Nam, tiếp tục những tiểu thuyết ấn tượng trước đó.
Đâu là những cuốn sách gối đầu giường của ông?
Có hàng chồng sách mà tôi thường đọc, chủ yếu bao gồm những cuốn kinh điển. Nhưng thứ lỗi cho tôi – tôi đang trong quá trình viết một cuốn sách khác, nên tôi chỉ có thể trả lời thật ngắn gọn thôi.
Theo ông thì liệu một cuốn sách tuyệt vời có thể được viết không thật xuất sắc không?
Không. Một cuốn sách hay phải có phong cách cũng như nhạc điệu thật là khó quên.
Những cuốn sách nào đem đến cho ông trải nghiệm đọc tuyệt vời?
Có nhiều lắm. Những cuốn của các tác gia vĩ đại thuộc về thế kỉ 19 chẳng hạn như Stendhal, Dickens, Balzac, Tolstoy, Chekhov, Melville. Ngoài ra tôi cũng rất muốn kể thêm những người thuộc về thế kỉ 18, như: Abbé Prévost, Restif de la Bretonne, các cuốn hồi kí của Duc de Saint-Simon, v.v.
Những nhà văn nào của thế kỉ 20 mà ông ngưỡng mộ nhất?
Từ năm 16 tuổi, tôi đã ngưỡng mộ
Ernest Hemingway
, Carson McCullers, Cesare Pavese, Malcolm Lowry và WB Yeats. Ngoài ra
Núi Thần
của Thomas Mann cũng là một cuốn tôi vô cùng thích.
Ai là tác giả yêu thích của ông mà không nhiều người biết đến?
Tôi đã gặp và ngưỡng mộ một nhà văn trẻ tên là Tristan Egolf. Theo tôi, anh ấy là một trong những cây viết vĩ đại nhất thuộc thế hệ mình. Tôi bước vào phòng anh ấy trong một buổi tối mùa đông năm 1995. Trên bàn có sẵn một đống giấy tờ, trên đó hiện diện vô số sửa chữa, với các từ ngữ viết ra đang quá gần nhau. Tôi nghĩ đến lối viết vi mô của một nhà văn khác mà tôi cũng thích là Robert Walser. Có hơn 400 trang giấy – đó là cuốn tiểu thuyết đầu của anh ấy. Vợ tôi đã đọc bản thảo và xác nhận lại trực giác của tôi.
Tôi cảm thấy chàng trai trẻ 23 tuổi này có thể thuộc về những người như Walser, những người làm cho văn xuôi nhảy múa như những diễn viên múa ba lê, những người, theo cách nói của Walser
, “nhảy múa chỉ cho đến khi họ kiệt hết sức và rồi gục ngã”.
Tôi chắc chắn rằng Tristan Egolf sẽ tìm được vị trí xứng đáng của mình trong số những tác phẩm vĩ đại của văn học Mĩ, như một thiên thạch trên bầu trời đêm.
Ông là người được coi như “nhà viết tự truyện” đầu tiên đoạt giải Nobel, kì tích mà người đồng hương Annie Ernaux vừa mới lặp lại. Ông có đặc biệt giới thiệu đến những nhà văn viết truyện tự truyện nào khác ?
Tôi chưa bao giờ hiểu “tự truyện” có nghĩa là gì. Đối với tôi, dường như tất cả các nhà văn, dù là tiểu thuyết gia hay là nhà thơ, thì đều tìm thấy cảm hứng từ những gì họ đã quan sát trước khi viết ra hay cách điệu nó.
Nhà văn nào đặc biệt giỏi về trí nhớ và vai trò của nó trong cuộc sống của chúng ta?
Hầu hết các tiểu thuyết gia đều là những nhà văn của kí ức, trái ngược với các nhà báo, những người hiện là “tù nhân” của hiện tại trước mắt. Cả khi một tiểu thuyết gia viết một cuốn sách được lấy cảm hứng từ hiện tại trực tiếp, thì hiện tại này cũng được soi chiếu vào chiều kích khác – chiều kích của văn học, và không còn là của báo chí nữa.
Và hiện thực, một khi được nhìn và mơ mộng lại trong kí ức của tác giả, sẽ có thêm sức hấp dẫn nữa, một dư ba, một âm vang riêng mà ngay lúc đầu nó không hề có. Và điều này càng nhấn mạnh thêm những câu thần chú mà tiểu thuyết gia gieo rắc cho các độc giả của mình.
Ông muốn giới thiệu những cuốn sách nào cho những người muốn tìm hiểu thêm về nước Pháp?
Về nước Pháp à, tôi không biết nữa. Nhưng về Paris, tôi muốn giới thiệu một cuốn hồi kí của Ernest Hemingway mang tên
A Moveable Feast.
Và những nhà văn Pháp đương đại nào xứng đáng được độc giả rộng rãi hơn ở những nơi khác?
Ramuz, một nhà văn Thụy Sĩ nói tiếng Pháp, người có lẽ là nhà văn vĩ đại nhất của thế kỉ 20 về văn xuôi và phong cách Pháp. André Dhôtel, tác giả của hơn 30 tiểu thuyết thuộc về thể loại có thể gọi là chủ nghĩa hiện thực huyền ảo. Gaston Bachelard cũng là một bậc thầy khác về văn xuôi – thơ.
Điều gì khiến ông xúc động nhất trong một tác phẩm văn học?
Phong cách. Nhạc điệu. Điều khiến tôi xúc động nhất là được nghe thấy cùng một giọng nói từ đầu cho đến cuối sách.
Ông thích những cuốn sách tiếp cận mình về mặt cảm xúc hay là trí tuệ?
Về mặt cảm xúc.
Ông sắp xếp sách vở của mình ra sao?
Thật không may là sẽ cần nhiều người để tổ chức lại thư viện của tôi. Người ta sẽ phải tạo ra hệ thống lưu trữ trong đó tên các tác giả và tên tựa sách xuất hiện theo thứ tự bảng chữ cái. Về cơ bản, nó sẽ chỉ ra vị trí chính xác của từng cuốn sách, bởi tôi thường dành hàng giờ, thậm chí hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng trời để tìm ra cho bằng được một cuốn sách và có đôi khi tôi không bao giờ tìm thấy nó. Sách của tôi xếp thành hai hàng ở trên giá sách, hàng đầu che đi hàng hai. Những cuốn sách khác được chất đống trong tủ và thùng, và có nhiều cuốn hơn nữa trong các thùng giấy.
Có thời điểm, tôi phải thanh lí khoảng 5.000 cuốn sách vì không còn chỗ chứa. Lẽ ra tôi phải lập một danh sách 5.000 cuốn sách này, vì tôi không còn nhớ được tựa đề của chúng. Tôi thường tìm kiếm một cái mà không nhận ra không còn giữ chúng.
Cuốn sách nào mà mọi người có thể ngạc nhiên khi tìm thấy trên giá sách của ông?
Rất nhiều loại danh bạ điện thoại: của Paris vào khoảng những năm 1835 đến 1970, của London và Berlin. Chúng được thương mại từ khoảng những năm 1930, nên các thành phố ở khắp Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á, Châu Phi, Châu Úc, rạp chiếu phim, nhà hát, vũ trường ca nhạc… đều sẽ xuất hiện với hàng trăm, hàng nghìn người đã mất tích.
Cuốn sách hay nhất ông từng được nhận như một món quà là gì?
Trong nhiều năm qua, vợ tôi đã tặng
Mai nương lệ cốt
của Abbé Prévost nhân dịp sinh nhật của tôi, mỗi lần là một ấn bản khác nhau.
Ông là loại độc giả nào khi còn nhỏ? Những cuốn sách tuổi thơ và tác giả nào gắn bó với ông nhiều nhất?
– Nhiều người trong thế hệ tôi đọc rất nhiều khi còn nhỏ (bởi nhẽ khi ấy không có TV hay internet). Tôi yêu
Đảo giấu vàng
của Robert Louis Stevenson,
Đảo châu báu
của Mark Twain, Hans Christian Andersen,
Tù nhân thành Zenda
của Anthony Hope,
The Scarlet Pimpernel
của Nam tước Orczy,
Les Contes du Chat Perché
của Marcel Aymé và
Ba chàng lính ngự lâm
của Alexandre Dumas.
Nếu đang tổ chức một bữa tiệc văn chương. Ông sẽ mời ba nhà văn nào đến để tham dự?
Tôi không biết liệu có thể tổ chức “bữa tiệc” mời đến 20 nhà văn như đang tổ chức cuộc họp của các thành viên một câu lạc bộ hay không. Nhưng tôi e rằng những nhà văn này, trừ khi là bạn của nhau, thì sẽ không có nhiều điều để nói với nhau. Như bạn biết đấy, James Joyce và Marcel Proust đã từng gặp nhau trong một lần được mời dự tiệc ở Paris, và đây là cuộc trao đổi duy nhất của họ:
“Trời đang mưa kìa.”
“Ông có ô không?”
“Không.”
“Tôi cũng không.”
Bản dịch từ tiếng Pháp của Pauline Cochran | Patrick Modiano: Không có thể loại gọi là tự truyện | 1,429 | |
Thoát khỏi mộ băng vĩnh cửu ở Siberia – Nga, sinh vật cổ đại tỏ ra rất khỏe mạnh và thậm chí còn tiếp tục sinh nở sau khi được các nhà khoa học rã đông.
Theo tờ
The
Washington Post
vàtrang
Live Science,
sinh vật được các nhà khoa học đem về từ Siberia là một tuyến trùng thuộc ngành giun tròn.
Nó thuộc một loài chưa được phát hiện trước đây và đã tuyệt chủng, được đặt tên là Panagrolaimus kolymaensis.
“Quái vật” bé nhỏ hồi sinh từ băng vĩnh cửu Siberia – Nga. Ảnh: PLOS Genetics.
Mang con Panagrolaimus kolymaensis này về từ một mảng đất đóng băng 46.000 năm tuổi, nhóm nhà khoa học quốc tế đã kinh ngạc khi nó hồi sinh khỏe mạnh sau khi rã đông.
Đó là một con cái nên nó bắt đầu sinh nở ngay khi sống lại.
Đây là một kỷ lục mới về tuyến trùng hồi sinh sau hàng chục ngàn năm bị đóng băng. Hai loài giữ kỷ lục trước đây, được đưa về từ Nam Cực và Bắc Cực, có niên đại lần lượt là 25.500 và 39.000 năm.
Đất đóng băng 46.000 năm được đem về từ Siberia – Ảnh: PLOS Genetics.
Theo TS Philipp Schiffer, trưởng nhóm nghiên cứu từ Viện Động vật học – ĐH Cologne (Đức), ngoài yếu tố “du hành thời gian”, sinh vật tuyệt chủng này còn gây thú vị bởi cách nó tạm dừng mọi hoạt động sống để có thể tồn tại lâu như thế trong tình trạng đóng băng.
Để tìm hiểu điều đó, các nhà khoa học đã thử sấy khô vài cá thể của loài mới này và một loài tuyến trùng khác là Caenorhabditis elegans.
Khi các sinh vật bé nhỏ này chuyển sang trạng thái kỵ nước, chúng tự sản sinh ra một loại đường gọi là trehalose, giúp giữ màng tế bào khỏi bị mất nước.
Tiếp tục đóng băng chúng ở nhiệt độ âm 80 độ C, các nhà khoa học xác nhận rằng cơ chế này đã giúp sinh vật sống sót vì không bị mất nước, sẵn sàng tiếp tục hồi sinh bất cứ lúc nào khi gặp điều kiện phù hợp.
Theo các tác giả, phát hiện này cho thấy các tuyến trùng hoàn toàn có thể sống khỏe trở lại sau hàng chục ngàn năm bị đóng băng.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí
PLOS Genetics
này còn có sự đóng góp của các nhà khoa học từ Viện Động vật học RAS – ĐH Quốc gia Moscow (
Nga
), viện Max Plack về di truyền và sinh học tế bào, Viện Hệ thống sinh học (
Đức
), ETH Zurich (
Thụy Sĩ
), ĐH Dublin (
Ireland
)…
Phát hiện này tuy thú vị nhưng cũng góp thêm vào nỗi lo được nhắc đến gần đây: Biến đổi khí hậu làm tan chảy các vùng băng vĩnh cửu như ở Siberia, từ đó có thể giải phóng các virus và vi khuẩn gây bệnh cổ đại.
Nếu sống sót, các vi sinh vật “ngủ đông” này hoàn toàn có thể hồi sinh cả một đại dịch thảm khốc. | Sinh vật tuyệt chủng sống dậy sau 46.000 năm đóng băng ở Nga | 506 | |
Tranh minh họa. Internet.
Chỉ có thái độ chủ động đón nhận sự khác biệt trong quan điểm, và luôn biết lấy thực tiễn làm thước đo-để điều chỉnh nhận thức, mới là hành xử đúng đắn trong cuộc sống này!
“Mọi lý thuyết đều là màu xám
Chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi.“
Đó là những lời thơ trong tác phẩm “Faust” của đại thi hào Johann Wolfgang (von) Goethe (1749-1832). Nó như muốn nhắc nhở con người, cần phải biết cảnh giác với mọi hiểu biết, cũng như áp dụng lý thuyết, thậm chí kể cả với những điều được coi là chân lý. Tại sao lại như vậy? Và có cái gọi là chân lý tuyệt đối, hay chân lý khách quan hay không?
Trở về với cuộc đối thoại diễn ra vào ngày 14/7/1930 gữa hai thiên tài Albert Einstein (1879-1955)-nhà vật lý lý thuyết và Rabindranath Tagore (1861-1941)-một triết gia, nhà thơ, người cũng từng đoạt giải Nobel như Einstein, bàn về tính khách quan của chân lý, đã để lại cho nhân loại nhiều suy ngẫm-học hỏi (xem bài “
Einstein và Tagore: Đối thoại về tính khách quan của chân lý
”,
Tia Sáng
, 20/08/2017). Tuy vậy, trước đó rất lâu, các nhà toán học đã đặt câu hỏi rằng, các chân lý trong toán học có khách quan hay không? Rồi có thể chứng minh tính khách quan của các chân lý trong toán học hay không? Và từ định lý Bất toàn-năm 1931 của Kurt Friedrich Gödel (1906-1978), người ta rút ra rằng, nói chung, việc chứng minh cho tính khách quan của các chân lý toán học là không thể. Như vậy, hóa ra xét đến cùng, để nhận thức chân lý không thể thiếu vắng vai trò của “đức tin”!
Bởi thế, những ai đã nhận thức được điều này thường sẽ lảng tránh những tranh luận tự do về quan điểm lý thuyết. Không phải là vì họ sợ tranh luận, mà do họ ý thức được rằng, mọi cuộc tranh luận quan điểm lý thuyết một cách tự do, cho dù giữa những người cùng có năng lực nhận thức cao-có tâm sáng và biết phục thiện, cũng sẽ không thể có phân định đúng sai. Bởi một trong hai người, đều có cái “quyền” không tin-không chấp nhận cái lý thuyết cũng như cách lập luận mà đối phương sử dụng trong lập luận của họ.
Xem ra mọi cuộc tranh luận lý thuyết đều chỉ có thể ngã ngũ khi những người tranh luận, có cùng nhân sinh quan và thế giới quan, và cùng chấp nhận một hệ tiên đề hay những giả thuyết ban đầu nào đó. Cũng giống như những người học trò tranh cãi về những điều bị giới hạn trong khuôn khổ các giả định và quy tắc mà bài giảng từ thầy của họ đã định ra. Và tất nhiên khi các tiên đề, các giả thuyết, hay các giả định… không còn đúng nữa, thì các luận điểm tranh cãi cũng tức khắc trở nên vô nghĩa.
Cũng xin nói thêm rằng, khi người ta không ý thức được giới hạn chủ quan của lý thuyết mà họ tin vào, thì các cuộc tranh luận sẽ trở thành những cuộc “so găng” của những định kiến, và thường có kết thúc tồi tệ. Thậm chí đôi khi các đối tượng còn thóa mạ nhau, bất chấp cả đạo lý. Cái điều mà đã từng diễn ra không ít, nhất là trên các trang mạng xã hội.
Câu nói của nhà toán học nổi tiếng George Polya (1887-1985): “Thật ngu xuẩn nếu chỉ khư khư ôm lấy giả thuyết của mình” như nhắc nhở con người ta nhiều điều. Nhưng vì nhiều lý do khác nhau, khiến việc từ bỏ định kiến của con người, không thể dễ dàng. Vì thế mà biết bao kẻ bị nhồi nhét bởi những lý thuyết lỗi thời, hay giáo điều, vẫn cứ ôm lấy những lý thuyết đó, như một thứ chân lý tuyệt đối, thậm chí còn bảo vệ điên cuồng bằng bạo lực với những ai chống lại nó.
Ở một nền giáo dục bị sai lệch, không có tinh thần “khai phóng”, sẽ tạo ra những lớp người học vẹt chỉ tin vào những thứ họ được học-được dạy. Do thiếu được giáo dục tư duy phản biện, họ trở nên mông muội-cuồng tín theo những quan niệm của các ông thầy dạy, mà không cần biết rằng, chính cái chỗ dựa-được họ coi là nền tảng ấy, cũng chẳng có gì đảm bảo là đúng đắn-khách quan cả. Đã thế họ còn mang thái độ ghẻ lạnh với những quan điểm khác biệt, và nguy hại hơn nữa khi họ máy móc áp dụng lý thuyết giáo điều hạn hẹp của mình vào thực tiễn đời sống xã hội, góp phần làm xã hội suy thoái.
Rõ ràng chỉ có thái độ chủ động đón nhận sự khác biệt trong quan điểm, và luôn biết lấy thực tiễn làm thước đo-để điều chỉnh nhận thức, mới là hành xử đúng đắn trong cuộc sống này! Bởi “cây đời” là thực thể của tự nhiên-chúng tồn tại khách quan, còn lý thuyết là của con người, được tạo lập bởi con người-không thể không mang dấu ấn chủ quan, nhằm muốn phản ánh bản chất cái thực thể khách quan kia. Do vậy dẫu lý thuyết có sâu-rộng đến mấy, cũng luôn có nguy cơ bị lạc hậu trước thực tiễn cuộc sống. Chính vì thế, mà từ lịch sử của loài người cho thấy, biết bao lý thuyết đã phải lần lượt ra đi, nhường chỗ cho những nhận thức mới.
Mặc dù “từ bỏ thành kiến không bao giờ quá muộn” như Henry David Thoreau (1817-1862)-nhà văn, nhà thơ, nhà tự nhiên học, nhà sử học, nhà triết học, nhà địa hình học mẫu mực người
Mỹ
, đã khuyến cáo, nhưng tiếc thay “người ta chỉ nghe thấy điều mình hiểu”- cái mà Goethe đã cảnh báo. Hơn thế nữa con người còn bị dẫn dắt bởi những tham vọng bất kham-cái khuyết tật vốn có của loài người, mà tạo hóa đã ký gửi. Vì thế mà thời đại nào cũng có thể xuất hiện những thế lực muốn thống trị và dẫn dắt xã hội, dựa trên những học thuyết phản động-lỗi thời, xa rời bản chất tự nhiên. Do vậy việc loại bỏ thành kiến, loại bỏ những tư tưởng hủ bại, luôn là một cuộc chiến dai dẳng-khốc liệt trong xã hội loài người.
Bởi những lý do trên, nhân loại tiến bộ luôn dùng mọi biện pháp, nhắc nhở, giáo dục, răn dạy hậu thế, và đặc biệt cảnh tỉnh họ-thông qua những bài học lịch sử về mối nguy cơ của những thế lực muốn đóng khung chân lý. Cùng với đó, là tạo lập những hệ thống ngăn chặn hiệu quả để “cây đời mãi mãi xanh tươi“ theo dòng chảy của tạo hóa. | Vì lý thuyết chỉ là màu xám – Tác giả: Dương Quốc Việt | 1,169 | |
Ảnh đồ họa mô tả một vi chuẩn tinh đang truyền tín hiệu lạ xuống hệ thống FAST, một trong những kính viễn vọng vô tuyến mạnh nhất thế giới - Ảnh: ĐH VŨ HÁN.
Đó là tín hiệu vô tuyến lặp đi lặp lại gần như định kỳ từ một vi chuẩn tinh lạ lùng mang tên GRS 1915+105, được một nhóm nhà khoa học quốc tế đồng xác nhận.
Tín hiệu vô tuyến bí ẩn đã được kính viễn vọng hình cầu khẩu độ 500 m (FAST, đặt tại huyện Bình Đường, tỉnh Quý Châu – Trung Quốc) bắt được và là dạng tín hiệu chưa từng thấy trong thế giới các “quái vật” vi chuẩn tinh.
Vi chuẩn tinh này là một lỗ đen khối lượng sao, nặng xấp xỉ 10 lần Mặt Trời. Do đang ngấu nghiến vật chất điên cuồng, nhìn từ Trái Đất, nó phát sáng như một ngôi sao nên được xếp vào nhóm “chuẩn tinh”, còn “vi” nhằm phân biệt với các chuẩn tinh từ lỗ đen siêu khối thường thấy.
Nhóm nhà khoa học quốc tế, dẫn đầu bởi GS Wei Wang từ ĐH Vũ Hán (Trung Quốc), đã xem xét cẩn thận “quái vật” này vì tín hiệu nó phát ra vô cùng kỳ lạ. Nó là dạng tín hiệu dao động định kỳ (QPO).
Theo GS Wang, tín hiệu như vậy không phải lúc nào cũng tồn tại và chỉ xuất hiện trong những điều kiện vật lý đặc biệt. Nhóm đã may mắn bắt được tín hiệu vào tháng 1-2021 và tháng 6-2022, đủ để nhận ra đường cong ánh sáng của nó thay đổi bán định kỳ khoảng 20-50 phút.
Nhà vật lý thiên văn Bing Zhang từ Trường ĐH Nevada ở Las Vegas (UNLV –
Mỹ
), đồng tác giả, cho biết tín hiệu độc đáo này có thể cung cấp bằng chứng đầu tiên về một luồng phản lực phát ra từ một lỗ đen khối lượng sao thiên hà.
Sự can thiệp của một dòng tia chưa được biết đã tạo nên chu kỳ lạ lùng của tín hiệu, khiến nó giống như đang cố gửi mật mã cho chúng ta theo nhịp đều đặn.
Tất nhiên, dù bằng cách gì thì các nhà thiên văn cũng tin rằng tín hiệu vô tuyến “trêu ngươi”, y như của người ngoài hành tinh này, chắc chắn chỉ là một ngẫu nhiên thú vị.
Nghiên cứu này vừa được công bố trên tạp chí
Nature,
ngoài sự đóng góp của ĐH Vũ Hán và UNLV còn có 11 trung tâm học thuật khác trên khắp thế giới, bao gồm Đài Quan sát thiên văn quốc gia
Trung Quốc
. | Trung Quốc bắt được tín hiệu chưa từng thấy từ ‘quái vật vũ trụ’ | 438 | |
Thời Hậu Lê có một vị danh y được tôn vinh là thần y, ông tổ phương pháp dưỡng sinh với những kiến thức về bảo vệ sức khỏe. Đó chính là đại danh y Đào Công Chính, với tác phẩm tiêu biểu là ‘Bảo sinh diên thọ toàn yếu’, bộ sách cẩm nang dưỡng sinh từ thế kỷ 16-17 mà đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Toàn cảnh khu lưu niệm đại danh y Đào Công Chính. (Ảnh: T.T cung cấp).
Tài liệu Hán Nôm lưu trữ tại nhà thờ họ Đào ghi rõ, đại danh y Đào Công Chính sinh ngày mùng 2 tháng 7 năm Kỷ Mão (năm 1639), chưa rõ năm mất, tại làng Hội Am, tên Nôm là làng Cõi, thuộc huyện Vĩnh Lại, xứ Hải Dương (nay là làng Hội Am, xã Cao Minh, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng) vùng đất văn nhân hào kiệt, có Phạm Đức Khản đỗ Tiến sĩ đệ nhị giáp khoa thi năm Mậu Thìn (1448), vị Tiến sĩ đầu tiên của Hải Phòng.
Lễ khánh trạch công trình nhà lưu niệm đại danh y.
Đại danh y Đào Công Chính vốn có tên khai sinh là Đào Dĩnh Đạt, húy Trứ, thụy là Hoằng Nghị, khi ra thi mới đổi tên là Công Chính. Ông xuất thân trong một gia đình Nho học lâu đời. Bố là Đào tướng công hiệu Nhã Hành làm quan Tri phủ, phủ Nam Sách, Hải Dương; mẹ là Nguyễn Thị hiệu Diệu Tín.
Theo gia phả ngành họ Đào thôn Lang Viên, xã Hồng Dụ, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương hiện giữ được thì đời Hậu Lê, đời Mạc, tiên tổ của Đào Công Chính có nhiều người đậu trung khoa, có người vào học Quốc Tử Giám. Thuở nhỏ ông nổi tiếng thông minh ham học và có thể xem là bậc kỳ tài, năm 13 tuổi đã đi thi Hương, đậu Hương cống. Ông nội của đại danh y Đào Công Chính là Đào tướng công húy Cương tự Trực Tiết thụy Cối Kê tiên sinh được triều đình nhà Mạc phong tước Vĩnh Nhân công. Cụ từng mở trường dạy học, sĩ tử theo học rất đông.
Tượng đại danh y trong gian thờ.
Năm 23 tuổi đời Lê Thần Tông, ông đậu Bảng nhãn. Vì vậy, dân làng còn gọi ông là Bảng Cõi. Được vua yêu, chúa quý nên đại danh y Đào Công Chính thăng tiến rất nhanh, chỉ trong vòng 15 năm (1661-1676) từ Thị thư hàn lâm viện, ông đã được bổ nhiệm chức Phủ doãn phụng thiên (người đứng đầu kinh đô Thăng Long, nay là Hà Nội).
Năm 1673, Đào Công Chính được triều đình cử làm phó sứ đoàn Hộ sĩ dương sang Trung Quốc. Năm 1675 về nước, do hoàn thành tốt nhiệm vụ, khi trở về ông được phong chức Lại bộ Hữu thị lang, nhập thị kinh diên giảng quan (người giảng sách cho vua) rồi Tăng tả thị lang, Quang tiến Thận lộc đại phu, Bồi tụng (như chức Phó Thủ tướng Chính phủ hiện nay).
Đào Công Chính còn là tác gia quan trọng của thế kỷ 17, khi còn là thị thư hàn lâm viện, ông là đồng tác giả tham gia biên soạn “Đại Việt sử ký toàn thư”, biên tập phần kỷ tục biên hoàn thành (năm 1665).
Khi nhập thị kinh diên (giảng sách cho vua) trong vòng 2 năm (1675-1676) cùng lúc ông làm sử quan tổng tài (chủ biên) biên tập 2 bộ quốc sử nổi tiếng là: “Trùng san Lam Sơn thực lục” và “Đại Việt Lê triều đế vương trung hưng công nghiệp thực lục”.
Đặc biệt năm 1676, Đào Công Chính biên soạn sách “Bảo sinh Diên thọ toản yếu” theo chỉ dụ của vua Lê Hiển Tông và chúa Trịnh Căn, nội dung sách viết về thuật dưỡng sinh cho vua, quan, chưa phải cho thứ dân nhưng sách viết rất toàn diện cả về lý luận lẫn thực tiễn, phòng bệnh, chữa bệnh, rèn luyện hướng dẫn cách ăn uống, kiêng kỵ, tắm giặt, nghỉ ngơi và sinh hoạt… Sách bám sát thực tế của nhân dân và được thừa nhận vận dụng có kết quả, được các bậc danh y sau này tiếp thu, vận dụng, phát triển nâng cao, vì vậy ông còn được tôn vinh là “Đức Thánh thuốc nam, Hội Am Vĩnh Lại”.
Bộ “Bảo sinh Diên thọ toản yếu” gồm 5 quyển, bàn về phép vệ sinh, dưỡng sinh để sống khỏe và kéo dài tuổi thọ, cũng là cuốn sách y lý sớm nhất nước ta, có giá trị cho đến ngày nay.
PGS. TS, Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Xuân Cảnh cho rằng, “Bảo sinh Diên thọ toản yếu” của Đại Danh y Đào Công Chính là tác phẩm có giá trị lớn và hàng đầu về lĩnh vực dưỡng sinh ở Việt Nam. Tác phẩm có những nội dung nêu lên sự quý giá của sinh mệnh con người trong vũ trụ, về những thứ gây hại đến sức khỏe và cách phòng tránh, những thứ nên làm để tăng cường sức khỏe và ý nghĩa của bảo vệ sức khỏe. Ngoài ra, tác phẩm cũng hướng dẫn cách ăn, những thứ nên ăn, những việc nên làm sau khi ăn, cách ngủ, hoạt động điều độ để tăng cường sức khỏe, phép dưỡng thể chất…
Khu lưu niệm đại danh y nhìn từ trên cao.
Năm 2004, Nhà xuất bản Thông tấn đã ấn hành bộ “Bảo sinh Diên thọ toản yếu”.
Chính vì vậy, ông được xem là một nhà chính trị, nhà văn hóa lớn, tác gia, nhà sử học, nhà ngoại giao, đặc biệt là Thần Y – nhà dưỡng sinh học đại trí, đại nhân, trác việt nổi tiếng của quốc gia Đại Việt thế kỷ 17.
Ông được suy tôn là một trong ba đại danh y của Việt Nam, có công lớn trong việc xây dựng nền y học cổ truyền dân tộc, tạo thế kiềng ba chân vững chắc: “Y học đối với Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Dược học đối với Tuệ Tĩnh, Dưỡng sinh học đối với Đào Công Chính”.
Nhằm tri ân những công lao, đóng góp, cống hiến của Đào Công Chính đối với nền y học, văn học, văn hóa dân tộc, ngày 8/10/2011, UBND thành phố Hải Phòng có công văn 5906/UBND về chủ trương xây dựng khu lưu niệm Danh y Đào Công Chính tại xã Cao Minh, quê hương cụ. Công trình đã khánh trạch vào ngày 18/7 vừa qua và cung nghinh thần tượng danh y.
Đền thờ đại danh y Đào Công Chính.
Công trình được gắn biển kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên – tiền thân của Đảng bộ huyện Vĩnh Bảo ngày nay (8/8/1938 – 8/8/2023) và 185 năm thành lập
huyện Vĩnh Bảo
(1838-2023).
Thần tượng đại danh y bằng chất liệu đồng, mặc triều phục, cao 107cm, bệ cao 10 cm, nặng 198 kg, được Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Viết Thạnh (làng nghề mỹ nghệ Sơn Đồng,
huyện Hoài Đức
,
Hà Nội
) chế tác, Hội đồng hương Vĩnh Bảo tại Hà Nội cung tiến.
Ở gian giữa trung tâm đặt thần tượng đại danh y Đào Công Chính và 2 bài vị phục dựng thời Hậu Lê thờ cụ và phu nhân. Tả ban đặt bài vị thờ ông nội và song thân của đại danh y. Hữu ban đặt bài vị thờ tri ân nhà báo lão thành Đỗ Phượng (nguyên Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam) và Trung tướng Vũ Văn Ba (nguyên Cục trưởng Cục Dân quân tự vệ, Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam). Nhà báo Đỗ Phượng và Trung tướng Vũ Văn Ba chính là hai người đã có công góp phần tìm và khơi nguồn lại thân thế, sự nghiệp Bảng nhãn Đào Công Chính. | Vị đại danh y được tôn vinh là ông tổ phương pháp dưỡng sinh | 1,321 | |
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. Ảnh: TTXVN phát.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam vừa có chuyến thăm chính thức CH Áo từ ngày 23-25/7, theo lời mời của Tổng thống Áo Alexander Van der Bellen, tiếp đó là chuyến thăm cấp Nhà nước tới CH Italy và Tòa thánh Vatican từ ngày 25-29/7 theo lời mời của Tổng thống CH Italy Sergio Mattarella và Giáo hoàng Francis. Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí về kết quả những chuyến thăm này.
Xin Bộ trưởng cho biết ý nghĩa chuyến thăm chính thức CH Áo, thăm cấp nhà nước tới CH Italy và thăm Tòa thánh Vatican của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng?
Nhận lời mời của Tổng thống CH Áo Alexander Van der Bellen, Tổng thống CH Italy Sergio Mattarella và Giáo hoàng Francis, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã có chuyến thăm chính thức CH Áo, thăm cấp nhà nước tới CH Italy và thăm Tòa thánh Vatican từ ngày 23 đến 28/7. Đây là chuyến thăm Áo đầu tiên của Chủ tịch nước Việt Nam trong 15 năm qua và là hoạt động trao đổi đoàn cấp nguyên thủ đầu tiên với Italy và Vatican trong vòng 7 năm qua.
Diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến nhanh chóng, phức tạp, chuyến thăm là minh chứng rõ nét của chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa đề ra tại Đại hội XIII, thể hiện chính sách nhất quán của Việt Nam luôn coi trọng phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với CH Áo, quan hệ đối tác chiến lược với Italy, cũng như quan hệ với Tòa thánh Vatican.
Có thể nói, chuyến thăm lần này của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã góp phần tạo xung lực mới thúc đẩy hợp tác song phương với Áo và Italy trên tất cả các lĩnh vực, từ chính trị – ngoại giao, thương mại – đầu tư, hợp tác phát triển, giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ, an ninh – quốc phòng, văn hóa… Chuyến thăm cũng là điểm nhấn quan trọng nhất trong bối cảnh quan hệ
Việt Nam
–
Áo
bước sang trang mới khi hai nước vừa long trọng kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1972-2022), cũng như Việt Nam và
Italy
đang kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược trong năm 2023, qua đó góp phần thể hiện Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và ưu tiên cho việc xây dựng và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với các nước, vì lợi ích của người dân, vì hòa bình, hợp tác và phát triển của thế giới và khu vực.
Xin Bộ trưởng cho biết những kết quả cụ thể đạt được trong chuyến thăm các nước lần này của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng?
Trong chuyến công tác, Chủ tịch nước và đoàn đã tiến hành khoảng 50 hoạt động với nội dung, hình thức phong phú, đạt được nhiều kết quả cụ thể và toàn diện trên tất cả các mặt. Các nước đã dành cho Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng sự đón tiếp trọng thị, nồng hậu và chu đáo. Dư luận chính giới, báo chí sở tại và quốc tế quan tâm theo dõi, phản ánh đậm nét và bình luận tích cực các hoạt động của Chủ tịch nước trong khuôn khổ chuyến thăm, qua đó tạo nên một bức tranh toàn cảnh thành công của chuyến thăm, phản ánh quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa Việt Nam và các nước.
Lãnh đạo Áo và Italy đều khẳng định coi Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và mong muốn Việt Nam làm cầu nối thúc đẩy quan hệ Liên minh châu Âu (EU) – ASEAN.
Có thể thấy một số kết quả quan trọng, nổi bật như sau:
(i) Với Áo, chúng ta thể hiện quyết tâm không ngừng vun đắp và phát triển hơn nữa mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt nói chung và quan hệ tin cậy cao giữa lãnh đạo cấp cao hai nước nói riêng, phù hợp với truyền thống 50 năm quan hệ ngoại giao. Hai bên đã nhất trí cao về các biện pháp tiếp tục triển khai hiệu quả các thỏa thuận hai nước, nhất là trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo, chuyển đổi năng lượng, văn hóa, góp phần tạo động lực mới thúc đẩy hơn nữa quan hệ trong thời gian tới. Hai bên cũng nhất trí phối hợp triển khai hiệu quả Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), phía Áo sớm phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ Đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA); thúc đẩy EU sớm gỡ bỏ thẻ vàng khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định là quy định về chống đánh bắt hải sản (IUU) đối với hải sản của Việt Nam xuất khẩu sang châu Âu… Việt Nam và Áo cũng cam kết tiếp tục phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, đồng thời đẩy mạnh quảng bá hình ảnh đất nước con người hai nước, thúc đẩy hợp tác du lịch, giao lưu nhân dân, tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa hai dân tộc.
(ii) Với Italy, lãnh đạo Italy khẳng định coi Việt Nam đối tác quan trọng hàng đầu của Italy tại khu vực Đông Nam Á, nhất trí tiếp tục tăng cường trao đổi đoàn cấp cao trên các kênh Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội. Hai bên đã ra Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Italy, đề ra các phương hướng lớn và biện pháp cụ thể để đưa hợp tác hai bên đi vào chiều sâu, hiệu quả, nhất là trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế – thương mại, an ninh – quốc phòng, giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ, văn hóa, du lịch, giao lưu nhân dân. Hai bên nhất trí phối hợp tại các diễn đàn khu vực và quốc tế; giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng, lương thực, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam và Italy cùng tham gia khuôn khổ Đối tác Chuyển đổi Năng lượng Công bằng (JETP). Đặc biệt, Nghị viện Italy đã thông qua EVIPA ngay trong thời điểm chuyến thăm của Chủ tịch nước, qua đó tạo điều kiện để hai bên tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực tiềm năng như kinh tế số, công nghệ cao, phát triển xanh, nông nghiệp thông minh….
(iii) Thăm Tòa thánh Vatican, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã hội kiến Giáo hoàng Francis và Thủ tướng Tòa thánh, Hồng y Pietro Parolin. Điểm nổi bật là hai bên đã công bố thông qua Quy chế hoạt động của Đại diện thường trú và Văn phòng Đại diện thường trú Tòa thánh tại Việt Nam, đánh dấu bước phát triển trong quan hệ Việt Nam – Tòa thánh Vatican. Đây là kết quả của một quá trình trao đổi tích cực trên tinh thần tôn trọng, hợp tác và hiểu biết lẫn nhau.
Giáo hoàng Francis và Thủ tướng, Hồng y Parolin bày tỏ ấn tượng trước sự phát triển tích cực, đa dạng, phong phú của đời sống tôn giáo, tín ngưỡng tại Việt Nam, trong đó có Công giáo; nhất trí cho rằng Giáo hội Công giáo Việt Nam cần tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa đường hướng “đồng hành cùng dân tộc”, “giáo dân tốt là công dân tốt”, đồng thời giáo dân và chức sắc Công giáo tại Việt Nam cần tiếp tục đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển của đất nước và Giáo hội.
Trong chuyến thăm, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt tại Áo, Italy và châu Âu; động viên cộng đồng nêu cao tinh thần đoàn kết, gìn giữ bản sắc văn hóa, hội nhập tích cực góp phần khẳng định vị thế của cộng đồng ở sở tại, góp phần làm cầu nối hữu nghị giữa Việt Nam và các nước, hoan nghênh việc thành lập liên minh Chủ tịch các hội người Việt tại Italy. Lãnh đạo các nước khẳng định tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam hội nhập tốt và làm cầu nối hợp tác giữa Việt Nam và các nước.
Với những kết quả quan trọng như trên, có thể nói chuyến thăm chính thức CH Áo, thăm cấp nhà nước tới CH Italy và thăm Tòa thánh Vatican của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã đạt được những kết quả hết sức tốt đẹp, tạo động lực quan trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả, ổn định, bền vững.
Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng. | Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: Chuyến thăm của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tới CH Áo, CH Italy và Tòa thánh Vatican thành công tốt đẹp về mọi mặt | 1,589 | |
Từ tối qua đến chiều nay, tại nhiều địa phương vùng ĐBSCL xuất hiện mưa lớn kèm theo lốc xoáy tiếp tục gây nhiều thiệt hại cho người dân.
Tại
thành phố Rạch Giá
,
tỉnh Kiên Giang
, mưa lớn kéo dài từ đêm qua đến chiều nay khiến nhiều tuyến đường trong thành phố chìm trong biển nước. Nhiều nơi ngập sâu khiến người dân đi lại khó khăn, xe chết máy, nhiều nhà dân bị ngập nặng, phải tìm cách kê cao đồ đạc trong đêm.
Nhiều tuyến đường ở thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang ngập sâu.
Theo Đài khí tượng thủy văn Kiên Giang, khu vực vùng biển Kiên Giang sẽ có mây thay đổi, mưa và cục bộ có nơi mưa to; gió Tây đến Tây Nam cấp 5, có lúc giật cấp 6, cấp 7 và độ sóng cao khoảng 2m. Vì vậy trong hôm nay, các tuyến phà, tàu cao tốc từ đất liền đi
thành phố Phú Quốc
và ngược lại vẫn tạm ngừng hoạt động.
Tại
tỉnh Hậu Giang
, từ tối qua đến chiều nay, mưa khá nặng hạt. Do mưa lớn kéo dài đã gây ngập cục bộ nhiều tuyến đường ở
thành phố Vị Thanh
. Mưa lớn kèm lốc xoáy cũng làm ảnh hưởng khá lớn đến hơn 20.000 diện tích lúa Thu đông đã xuống giống và khoảng 15.000 lúa Hè thu chín bước vào thời điểm thu hoạch; đồng thời làm sập, tốc mái 10 căn nhà của người dân ở huyện Vị thủy và thành phố Vị Thanh, trong đó có 3 căn bị sập hoàn toàn.
Nông dân tỉnh Hậu Giang gặp khó khăn trong thu hoạch lúa Hè thu.
Ông Lê Hồng Việt- Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
huyện Long Mỹ
cho biết: Hiện huyện Long Mỹ đã thu hoạch được khoảng 12.000ha lúa Hè thu, trong tổng số gần 18.000 lúa trong toàn huyện. Đối với diện tích lúa Hè thu chưa thu hoạch, những ngày qua mưa bão đã làm đỗ ngã khoảng 150ha, ước tỷ lệ thiệt hại từ 10-35%. Hiện nhiều diện tích lúa Hè thu và lúa Thu đông mới gieo sạ có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng do mưa dầm kéo dài từ đêm qua đến nay.
“Huyện cũng đã vận động nhân dân khẩn trương thu hoạch để dứt điểm lúa Hè thu không để ngập úng. Các địa phương phối hợp với các trạm bơm ở các khu vực đang sản xuất lúa có hoạch hoạch bơm đảm bảo cây lúa không bị ngập úng. Hiện nay bà con cũng đã ngưng xuống giống lúa Thu đông”- ông Việt nói.
Tại vùng ngọt hóa của tỉnh Cà Mau có diện tích chuyên canh tác lúa khoảng 36.000 ha. Trong đó, tập trung nhiều tại huyện Trần Văn Thời với diện tích khoảng 26.000 ha. Tình hình mưa lớn liên tục kéo dài cũng đã ảnh hưởng đến sản xuất lúa Hè Thu trên địa bàn tỉnh.
Đầu năm đến nay, thiên tai đã gây nhiều thiệt hại ở tỉnh Cà Mau.
Đối với diện tích lúa xuống giống sớm hiện đã chuẩn bị thu hoạch, mưa lớn làm mực nước trong nội đồng dâng cao nên có nguy cơ gây ngập úng, ảnh hưởng năng xuất. Đặc biệt, tại xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời, lúa của nhiều người dân đã đến thời điểm thu hoạch nhưng mưa lớn gây khó khăn cho công tác thu hoạch.
Còn các xã vùng ven biển huyện Trần Văn Thời người dân thường xuống giống vụ lúa Hè Thu trễ. Tại các xã Khánh Hải, Khánh Bình Tây, Khánh Bình Tây Bắc, bà con thường chờ nước mưa rửa phèn mặn rồi mới xuống giống nên có khu vực lúa mới chỉ được khoảng 1 tháng tuổi. Mưa lớn đã làm lúa non ngập cao, ảnh hưởng sự phát triển của cây lúa.Theo thống kê của Ban Chỉ huy Phòng chống Thiên tai tìm kiếm cứu nạn
tỉnh Cà Mau
, từ đầu năm đến nay, thiên tai đã chìm 7 phương tiện; 645 căn nhà bị thiệt hại (trong đó: sập 146 căn; tôc mái, hư hỏng 499 căn); thiệt hại 3 trại giôig, 4 lò than, 17 cống xổ vuông tôm,.. Tổng lũy kế ước thiệt hại về tài sản đến nay khoảng 24,7 tỷ đồng. | Đồng bằng sông Cửu Long mưa dầm, lốc xoáy tiếp tục gây nhiều thiệt hại | 715 | |
Kỷ vật của nhà văn
Trong căn phòng của nhà văn
rất nhiều kỷ vật
những người bạn
phần đời
cùng ông tháng năm
kìa cái bình toong
trong cuốn sách về cuộc chiến
chủ của nó đã chết ở trang chín hai
cái bình
bỏng rát từng cuống họng
vét cạn những dòng sông
đựng đầy ký ức
đêm đêm thao thức
rót tràn trang văn
những con chữ
thẳng hàng
tiếp cuộc hành quân.
Lời bình của Lê Hoài Lương:
Tất nhiên đây là một bài thơ độc lập, và hoàn toàn tự chịu trách nhiệm về mình từ các hình ảnh, ngôn ngữ, xúc cảm nó bộc lộ.
Nhưng nếu có đôi lời chú giải hoàn cảnh ra đời của nó, theo nghĩa cảm tác từ đâu, giá trị biểu cảm sẽ tăng lên nhiều. Chúng ta quá biết chuyện cảm tác lâu nay trong địa hạt văn chương. Có thể từ một sự kiện, một vở kịch, một bài hát… Có thể từ một cuốn sách. Nếu từ một cuốn sách thì như vậy, hiệu ứng đọc sách thật lớn lao: nó tiếp tục gieo trồng, gặt hái mùa màng mới.
Ở bài
Tôi đọc sách
in Tạp chí
Văn nghệ Bình Định
, số 120, tháng 4/2023, nhà thơ Mai Thìn cho biết, bài thơ trên ra đời từ việc đọc tác phẩm truyện ký
Chinh chiến nơi miền đất lạ
của nhà văn Nguyễn Tam Mỹ: “Cuốn sách như những thước phim giàu hiện thực về cuộc sống, chiến đấu vô cùng gian khổ, nguy hiểm của tác giả và đồng đội. Tôi chơi với Nguyễn Tam Mỹ, nên khi đọc cuốn sách này, càng xúc động mạnh hơn. Những chi tiết anh kể trong sách về những cái chết ở chiến trường K; về mùa khô rát khô cuống họng, nhưng bộ đội “Dù khát và mệt, cũng chỉ được nhấm không quá nửa nắp bi đông nước” đã khiến tôi liên tưởng đến cái tứ của bài thơ này. Và ngay trong đêm, tôi vùng dậy, viết một mạch”.
Bài thơ
Kỷ vật của nhà văn
rất mạch lạc các thông tin: phần đời tác giả là những người bạn lính, những kỷ niệm, kỷ vật thiêng liêng năm tháng chiến trường K khốc liệt; cái bình toong kỷ vật về người bạn lính đã hy sinh; và những dòng văn ngày nay của người cựu binh sống sót, nghĩ về cuộc chiến đã qua, nghĩ về bè bạn ai còn ai mất, những con chữ nghiêm cẩn, đầy trách nhiệm như một người lính vào trận đánh, dù là trận chiến trong thời bình… Diễn “nôm” bài thơ của Mai Thìn là vậy. Thì cũng có ý nghĩa, có trách nhiệm với đời, và đáng viết một bài thơ.
Điều quan trọng của bài thơ là chi tiết trung tâm, nguồn cảm hứng chủ đạo hình thành tứ thơ: cái bình toong. Cái bình kỷ vật. Nó chứa đựng tất cả:
cái bình
bỏng rát từng cuống họng
vét cạn những dòng sông
đựng đầy ký ức
Cách nói cực kỳ hình tượng: “
vét cạn những dòng sông
”, không hề là kỹ thuật thậm xưng trong hiệu ứng với bạn đọc. Một mô tả khốc liệt ký ức oan nghiệt trong chiến trường. Một thành công bất ngờ của thơ với khả năng kỳ ảo hóa ngôn ngữ: mô tả hiện thực mà lại không phải theo nghĩa hiện thực đó. Nó tăng cấp vừa phi lý vừa khốc liệt và tương đồng với cái chết. Cái bình ấy, đương nhiên chứa đựng quá lớn: đau thương, xương máu. Cũng vậy, thơ chỉ nói rất kín nỗi niềm: “đựng đầy ký ức”. Khó thể nói hay hơn về cái bình kỷ vật này!
Và đó cũng là sự chuẩn bị chu đáo cho phần kết:
đêm đêm thao thức
rót tràn trang văn
những con chữ
thẳng hàng
tiếp cuộc hành quân.
Sẽ thấy đây là mô tả công việc nhà văn cựu binh, người có chiếc bình kỷ vật. Nhưng cũng có nghĩa: cái bình chứa đựng quá lớn kia, “rót” tràn trang văn. Phải, chính nó, chứ không phải nhà văn, phải làm cái việc nối tiếp cuộc – hành – quân – chữ lưu dấu một nhập nhòa thiêng liêng, một vết thương chiến trường không thể quên!
*
Gần đây, thơ Mai Thìn đã có bước chuyển lớn: sự cô kiệm từ ngữ, ý tưởng kín, chỉ gợi chứ không nồng nhiệt dâng trải như trước. Tập thơ “Tiếng chim về cũ” đã bộc lộ tìm tòi này, và có những thành công.
Tất nhiên, dù cũ hay mới, truyền thống hay hiện đại, cách tân…, vấn đề là có hay không. Tìm tòi mới là ý thức đáng trân trọng trong sáng tác, nhà văn chấp nhận dấn bước, có thể thành công, có thể thất bại. Còn hơn làng nhàng an toàn.
Chợt nghĩ, ngày nào cũng đọc thơ, trên báo mạng, trên facebook bạn bè. Nhiều người cố trau chuốt chữ nghĩa, cố tìm ngôn từ đèm đẹp, nói cái tầm thường bằng sáo ngữ, nhai nhái nhau; hoặc gom nhặt, sử dụng chưa tường chữ nhà Phật, cho “sang”… Bình thường thôi, cuộc chơi ai cũng có quyền, thậm chí còn là một niềm vui lương thiện.
Thật ngạc nhiên khi đọc
Kỷ vật của nhà văn
. Rất ít chữ mà chuẩn xác vô cùng, lớn lao vô cùng cái điều nó khơi gợi. Toàn những con chữ bình thường nhất mà như đã tinh luyện kiểu lò luyện kim đan. Mà không, đã luyện, còn hơn thế, qua lò lửa chiến tranh, qua xương máu.
Một bài thơ hay trên mặt bằng thơ nhiễu loạn những tìm tòi hoặc mòn cũ hôm nay. Một thành công chữ nghĩa bất ngờ, một minh chứng đáng kể khả năng kỳ diệu của ngôn từ, một sáng tỏ mà hàm ngôn. Cái bình toong đựng ký ức của Nguyễn Tam Mỹ và bài thơ cảm tác của Mai Thìn là cuộc nối tiếp chữ nghĩa đáng mừng. | ” Kỷ vật của nhà văn” Thơ Mai Thìn – Lời bình Lê Hoài Lương | 972 | |
Bộ tem kỷ niệm 100 năm ngày sinh họa sĩ Nguyễn Sáng (1923 - 2023).
Bộ tem nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh họa sĩ Nguyễn Sáng (1923 – 2023) được thiết kế theo phong cách đồ họa thể hiện hình ảnh chân dung quen thuộc của cố họa sĩ.
Ngày 29.7, Hội Tem Thành phố Cần Thơ phối hợp Hội Tem tỉnh Kiên Giang và Bưu điện Thành phố Cần Thơ tổ chức triển lãm Tem Bưu chính khu vực đồng bằng Sông Cửu Long lần 4 năm 2023, chủ đề
Khát vọng vươn lên cùng đất nước
.
Điểm đặc biệt trong triển lãm là ra mắt bộ tem nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh họa sĩ Nguyễn Sáng (1923 – 2023), gồm 1 mẫu tem với giá mặt 4.000đ có khuôn khổ 46 x 31 (mm).
Họa sĩ Nguyễn Sáng có nhiều đóng góp tiêu biểu cho hội họa hiện đại Việt Nam. Ông cũng là người thiết kế bộ tem bưu chính cách mạng đầu tiên của Việt Nam mang hình ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh (1946). Ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật đợt 1 năm 1996 và nhiều phần thưởng cao quý khác.
Bộ tem do họa sĩ Nguyễn Du và Phạm Quang Diệu, thuộc Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, thiết kế theo phong cách đồ họa thể hiện hình ảnh chân dung quen thuộc của họa sĩ Nguyễn Sáng và tác phẩm
Giặc đốt làng tôi.
Đây là lần đầu tiên tác phẩm này được giới thiệu trên tem bưu chính, thể hiện tình quân dân đồng bào Tây Bắc, làng bản Việt Nam đang ngập trong khói lửa, đói khổ, đau thương và hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ ngày đêm chiến đấu bảo vệ tổ quốc không sợ hy sinh xương máu.
Triển lãm
Khát vọng vươn lên cùng đất nước
diễn ra trong 2 ngày 29 – 30.7, tại khu nhà 2B Bưu điện TP Cần Thơ, với quy mô 100 khung tiêu chuẩn, trưng bày 35 bộ sưu tập tem chất lượng cao của 33 nhà sưu tập đến từ
Hà Nội
,
Khánh Hòa
,
Thành phố Hồ Chí Minh
,
Cần Thơ
,
Bình Dương
,
Kiên Giang
,
An Giang
…
Tại triển lãm trưng bày các bộ sưu tập về: Chủ tịch Hồ Chí Minh; Đảng Cộng sản Việt Nam; cách mạng Việt Nam; lịch sử bưu chính, sưu tập truyền thống của Việt Nam và thế giới; đất nước, con người, lịch sử, văn hóa, xã hội của Việt Nam, thế giới và một số chuyên đề khác. Đây là những thông điệp bằng tem bưu chính mang đến người xem một cái nhìn khái quát, sinh động về đất nước, con người, văn hóa, lịch sử của Việt Nam và thế giới. | Ra mắt bộ tem kỷ niệm 100 năm sinh họa sĩ Nguyễn Sáng | 459 | |
Trong tháng 8 tới, nhiều chính sách quan trọng như tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội; người dân được đăng ký xe ở nơi tạm trú; tăng lệ phí sát hạch lái xe… sẽ có hiệu lực. | Những chính sách quan trọng có hiệu lực từ tháng 8/2023 | 40 | |
Có một địa chỉ đỏ, giàu tính nhân văn và ăm ắp cảm xúc cho những ai yêu văn hóa đọc tại con ngõ nhỏ 275 đường Âu Cơ,
quận Tây Hồ
,
Hà Nội
. Đấy chính là Bảo tàng Văn học Việt Nam.
Với diện tích rộng 3.000 mét vuông, nơi đây lưu giữ, trưng bày 40.000 hiện vật quý giá của bao nhiêu thế hệ nhà văn Việt Nam gắn liền với lịch sử suốt chiều dài dân tộc, từ các triều đại Lý, Trần, Lê đến xã hội nửa thực dân nửa phong kiến và thời đại Hồ Chí Minh.
Trong vô số kỉ vật ấy, nhiều kỉ vật đã có tuổi đời hàng thế kỉ, nhiều kỉ vật theo nhà văn, nghệ sĩ bước ra từ chiến trường. Mỗi kỉ vật là một câu chuyện, một cuộc đời, một số phận của nhà văn Việt Nam. Phần trưng bày trong nhà là nơi giới thiệu về tiến trình lịch sử văn học Việt Nam từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIX. Tiếp theo là phần trưng bày, giới thiệu về các nhà văn đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh…
Không gian ấn tượng tại Bảo tàng Văn học Việt Nam.
Ở vị trí trung tâm của bảo tàng có hòn đá thiêng hình ngọn bút được rước về từ Khu di tích lịch sử Đền Hùng – Phú Thọ, đặt trên trống đồng Đông Sơn. Trống đồng Đông Sơn đại diện cho văn hóa Đông Sơn. Sự sắp đặt ấy mang ý nghĩa nhắc nhở các thế hệ nhà văn, nhà thơ Việt Nam muốn viết tốt phải đặt trên bề dày của lịch sử văn hóa dân tộc. Trên bức tường có dòng chữ trích từ tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du “Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài”.
Việt Nam có 54 dân tộc, nhưng chỉ có hơn 30 dân tộc có chữ viết. Tại bảo tàng có trưng bày chữ Hán, Nôm cổ, chữ Quốc ngữ thể hiện trên ván khắc, giấy dó, kim sách bằng đồng và chữ viết của các dân tộc như: chữ Nôm của người Tày, người Dao viết trên vải, giấy dó; chữ của người Chăm viết trên vải. Ngoài ra còn có hiện vật độc đáo có một không hai là “sách lá” được làm bằng lá cây dân tộc Thái, Chăm và Khơ Me. Lá đủ độ dài, độ rộng, ép phẳng. Công cụ để viết trên lá được gọi là bút lửa. Người ta dùng vật nhọn như kim hơ nóng trên lửa, sau đó viết trên lá, rồi dùng mỡ hoặc mật cá bôi lên để chữ hiện ra, đóng thành sách. Điều hay là lá cây này được viết hai mặt, đánh số trang, số quyển, đục lỗ khâu lại thành sách lá. Nội dung trên sách lá ghi về lễ nghi phong tục của dân tộc và có cả những cuốn truyện cổ tích, truyền thuyết, kinh Phật. Tuổi đời của những bộ sách lá được xác định là hơn 200 năm.
Bước tới khu văn học qua các thời kỳ lịch sử mới thấy bề dày văn hiến của văn học Việt Nam, đặc biệt là văn học thời Lý, Trần, Hậu Lê. Ngoài ra nơi đây còn có nhiều tư liệu ảnh quý, đó là những bức ảnh các sĩ tử đỗ Bảng nhãn, Thám hoa, Tiến sĩ …
Danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Lê Quý Đôn, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiểu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đều có hiện vật trưng bày và giới thiệu tại đây. Chiếc án thư của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du đậm mầu thời gian, xưa cũ. Trong cuộc đời nhiều biến cố thăng trầm, đại thi hào đã sử dụng chiếc án thư 10 năm khi sống ở quê vợ Thái Bình vào cuối thế kỉ XVIII.
Tại khu trưng bày tầng 2 của bảo tàng, du khách sẽ được chiêm ngưỡng nhiều tư liệu văn học gắn liền với những tên tuổi lớn của Việt Nam đầu thế kỉ XX là các chí sĩ yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh… và các tác giả văn học hiện thực phê phán như: Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nam Cao… Vũ Trọng Phụng sống đời viết văn vỏn vẹn 10 năm, ông mất năm 27 tuổi. Trước khi mất, ông nằm trên giường bệnh nói với nhà văn Vũ Bằng (lúc đấy là Thư kí tòa soạn của Hà Nội Tân văn): “Nếu có miếng bít tết thì tôi đã không phải chết khổ chết sở như thế này”. Ông có di sản văn chương đồ sộ, nhưng bản thân lại rơi vào bi kịch vô cùng đáng thương là chết vì đói, vì lao lực.
Chúng tôi bị thu hút bởi những hiện vật của cặp vợ chồng nổi tiếng Lưu Quang Vũ – Xuân Quỳnh với chiếc bàn làm việc cũ kĩ, với giá sách, bản thảo viết tay, radio và những vật dụng sinh hoạt hàng ngày… Và cả hiện vật của người cha Lưu Quang Vũ là Lưu Quang Thuận cũng có mặt trong không gian này.
Kỉ vật của vợ chồng nhà thơ Xuân Quỳnh – Lưu Quang Vũ.
Những cái tên quen thuộc với độc giả cũng lần lượt xuất hiện tại khu trưng bày của bảo tàng: Nhà văn Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Khải, Thế Lữ, Anh Đức, Nguyễn Văn Bổng… Các nhà văn – chiến sĩ đã để lại cho Bảo tàng văn học những hiện vật giá trị là những cuốn sổ nhỏ hơn lòng bàn tay viết bằng nhiều loại bút khác nhau, từ bút bi, bút mực, bút chì trên những trang giấy bạc mầu. Ở đây còn có sự hiện hữu của những tài năng văn chương lớn như:
Nguyễn Tuân
, Thế Lữ,
Nguyễn Huy Tưởng
,
Xuân Diệu
,
Tố Hữu
,
Nguyễn Xuân Sanh
,
Ngô Tất Tố
,
Hoài Thanh
… Và thế hệ sau này là
Nguyễn Khắc Phê
,
Nguyễn Khoa Điềm
,
Thu Bồn
,
Giang Nam
,
Phạm Tiến Duật
…
Tôi thật sự ấn tượng trước chiếc áo khoác để chống chọi với mùa đông giá lạnh của nhà văn Nguyễn Tuân, với chiếc ba toong thân thuộc vi vu cùng ông đi khắp các cung đường Tổ quốc; chiếc xe đạp xưa cũ đã đồng hành cùng nhà thơ Tú Mỡ suốt hành trình thời gian khi ông sống; viên gạch nhà tù Lao Bảo nơi nhà thơ Tố Hữu bị giam năm 1939; bản thảo viết tay tập thơ “Mây đầu ô” của nhà thơ Quang Dũng và chiếc áo len, chăn len đã sờn cũ của nhà thơ được xếp ngay ngắn, trong không gian riêng. Gần đó là chiếc máy đánh chữ của nhà văn Hồ Phương; mũ, bị cói, và cây đàn tỳ bà của nhà thơ Phùng Quán; bi đông của nhà thơ Giang Nam được sử dụng ở chiến trường miền Nam…
Hàng trăm hiện vật của các nhà văn, nhà thơ Việt Nam hiện ra trước mắt du khách, quá khứ – hiện tại đan xen. Trong không gian đặc biệt ấy, mỗi hiện vật đều là một câu chuyện sống động, thể hiện tinh thần sáng tác của các nhà văn, nhà thơ ở từng giai đoạn lịch sử của đất nước.
Ở một không gian khác là câu chuyện của
nhà thơ Hữu Loan
với bản thảo viết tay “Màu tím hoa sim” được đóng khung trang trọng. Cạnh đó là bức tượng khắc họa nhà thơ Hữu Loan với đóa hoa sim. Nhà thơ Hữu Loan có hai bài thơ nổi tiếng, bài “Màu tím hoa sim” viết cho người vợ đầu – bà Nguyễn Thị Minh mất khi 17 tuổi; bài “Hoa lúa” viết cho người vợ thứ hai.
Ở Bảo tàng Văn học, đã có nhiều nhà văn là những chiến sĩ cách mạng từng lăn lộn trên chiến trường trong cuộc kháng chiến của dân tộc, như nhà thơ Phạm Tiến Duật trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại. Không chỉ vậy, chúng ta còn được “tiếp xúc” với nhà văn Trần Đăng, người binh nhì đổ máu trên chiến trường và trở thành liệt sĩ năm 1949. Câu chuyện hy sinh của nhà văn Trần Đăng cũng khiến du khách mang nhiều suy tư. Trong quá trình chiến đấu, ông đã phải đi từ Lạng Sơn, vòng sang Trung Quốc tìm liên lạc với quân giải phóng. Sau khi hy sinh, ông được đồng đội đánh dấu nơi chôn cất bằng viên gạch khắc tên Trần Đăng. Mãi tới năm 1990, mộ của ông mới được tìm thấy và quy tập về nghĩa trang Tây Tựu, Hà Nội.
Thêm một câu chuyện xúc động của
nhà thơ Thanh Quế
liên quan đến hộp đựng đạn. Năm 1971 nhà văn – chiến sĩ Chu Cẩm Phong trước khi mất đã để lại tập bản thảo “Nhật ký chiến tranh” cho nhà văn Thanh Quế. Nhà văn Thanh Quế dùng hộp đựng đạn là chiến lợi phẩm để đựng bản thảo của nhà văn Chu Cẩm Phong. Bản thảo quý giá đã được ông giữ như một vật báu. Vùng Quảng Nam – Quảng Ngãi mưa rừng, lũ xoáy, có những lúc ông phải buộc đá dìm xuống dưới để hòm đựng đạn không bị trôi. Sau này ông bảo, ông có thể hy sinh nhưng bản thảo thì không thể mất. Sau ngày thống nhất đất nước, bản thảo của
nhà văn Chu Cẩm Phong
và hòm đạn đã được đưa về lưu giữ.
Từng hiện vật trong Bảo tàng Văn học Việt Nam là một câu chuyện sống động, cho ta thấy sự phát triển của một nền văn học đa dạng, nhiều màu sắc, gắn với lịch sử thăng trầm của đất nước. Đây là địa chỉ văn hóa hấp dẫn dành cho công chúng yêu văn chương và muốn tìm hiểu về văn hóa, văn học Việt Nam. | Bảo tàng Văn học Việt Nam: Cho những ai yêu văn hóa đọc | 1,637 | |
Ngày 1-8-2008, Nghị quyết số 15 của Quốc hội về điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan chính thức có hiệu lực. 15 năm qua, Hà Nội triển khai có hiệu quả Nghị quyết của Quốc hội; kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Thủ đô đạt được nhiều thành tựu nổi bật.
Thủ đô Hà Nội thời điểm được hợp nhất (tháng 8-2008) có diện tích 3.328,89km2 với dân số 6.230 nghìn người, gồm 29 quận, huyện, thị xã và 577 xã, phường, thị trấn. Đến nay, dân số (ước tính đến tháng 6-2023) là 8.564,5 nghìn người (gấp 1,37 lần so với thời điểm mới hợp nhất), có 30 quận, huyện, thị xã và 579 xã, phường, thị trấn (tăng 2 phường).
Kinh tế Thủ đô giữ vị trí đầu tàu và là động lực phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với kinh tế của cả nước.
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) giai đoạn 2008 – 2010 (theo quy mô chưa thay đổi) đạt 9,68%/năm. Giai đoạn 2011 – 2022 (theo quy mô GRDP điều chỉnh) GRDP tăng bình quân 6,67%/năm. Năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh được cải thiện, năng suất lao động năm 2022 đạt 291,3 triệu đồng/lao động, gấp 2,34 lần năm 2011 (124,5 triệu đồng/lao động) và gấp 1,6 lần bình quân cả nước (181,1 triệu đồng/lao động); tốc độ tăng trung bình giai đoạn 2012 – 2022 đạt 5,24%.
Du lịch được chú trọng phát triển, dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, được xếp hạng trong nhóm 10 thành phố có tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới, đứng thứ 15 trong danh sách 25 điểm đến du lịch phổ biến nhất trên thế giới.
Dịch vụ tài chính, ngân hàng phát triển lành mạnh. Hệ thống các tổ chức tín dụng của thành phố tiếp tục được sắp xếp, cơ cấu lại.
Nút giao Long Biên – Nguyễn Văn Cừ được hoàn thiện đồng bộ gồm cầu vượt thép lớn nhất Việt Nam, hầm chui đường sắt… với tổng mức đầu tư hơn 2.800 tỷ đồng có ý nghĩa quan trọng trong việc kết nối giao thông các tuyến cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô với Quốc lộ 5, đường 5 kéo dài.
Năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hơn 58 tỷ USD (gấp 1,93 lần so với năm 2008). Lạm phát được kiểm soát tốt; thực hiện quản lý, điều hành hiệu quả giá cả theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước; chỉ số giá tiêu dùng giảm từ mức 18% năm 2011 còn 3,4% năm 2022, góp phần quan trọng ổn định tình hình kinh tế vĩ mô cả nước.
Ngành công nghiệp được tích cực cơ cấu lại, tăng tỷ trọng các ngành chế biến, chế tạo và phát triển công nghệ cao. Giai đoạn 2011 – 2022, công nghiệp và xây dựng tăng bình quân 8,19%/năm (cao hơn bình quân chung 6,67%). Một số lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao đã có bước phát triển khá. Hiện thành phố có 1.350 làng nghề và làng có nghề, thu hút hàng chục nghìn lao động. Kinh tế tri thức, kinh tế số của Thủ đô dẫn đầu cả nước về doanh thu công nghiệp ICT (đạt khoảng 320 nghìn tỷ đồng), với khoảng gần 8.500 doanh nghiệp công nghệ thông tin.
Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn từ 2008 đến nay đều hoàn thành và vượt dự toán thu được Trung ương giao.
Mới đây tại cuộc làm việc Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về thực hiện các nghị quyết của Quốc hội trên địa bàn Thủ đô, đại diện các cơ quan của Quốc hội, các bộ, ngành liên quan đánh giá cao kết quả mà Hà Nội đạt được trong thời gian qua, đặc biệt là đã khai thác tương đối hiệu quả các chính sách đặc thù quy định trong các nghị quyết của Quốc hội. Sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính, diện mạo thành phố có nhiều thay đổi.
Theo đó, diện mạo nông thôn đổi thay tích cực theo hướng ngày một văn minh, hiện đại, các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống vẫn được lưu giữ và phát huy. Đến nay, đã có 15/18 huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới (còn 3 huyện:
Mỹ Đức
,
Ứng Hòa
,
Ba Vì
đang hoàn thiện hồ sơ); 382/382 (100%) xã đạt chuẩn nông thôn mới; đã có 111 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 20 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Diện mạo khang trang của xã Hoàng Văn Thụ, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội.
Trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, Hà Nội là địa phương đầu tiên trong nước hoàn thành tổng kiểm kê, đánh giá, phân loại di tích và bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể với 5.922 di tích và 1.793 di sản văn hóa phi vật thể. Các mô hình làng văn hóa, thôn, tổ dân phố văn hóa, gia đình văn hóa dần đi vào thực chất.
Nhiều năm liền Hà Nội dẫn đầu cả nước về quy mô, mạng lưới trường lớp, chất lượng giáo dục mũi nhọn. Lĩnh vực khoa học và công nghệ được quan tâm đầu tư phát triển. An sinh xã hội được đảm bảo, phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao. Từ năm 2018 không còn xã, thôn trong diện đặc biệt khó khăn.
Hà Nội thực hiện đột phá về phát triển đồng bộ, hiện đại kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống đường vành đai, trục hướng tâm, cầu đường bộ, gắn với nâng cao năng lực vận tải hành khách công cộng và hạ tầng xã hội. Hoàn thành một số công trình giao thông trọng điểm, cấp bách trên địa bàn. Đặc biệt, vừa qua, cùng với các tỉnh liên quan, Hà Nội đã khởi công Dự án đường Vành đai 4 -Vùng Thủ đô Hà Nội.
Đến nay, Hà Nội đã hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang Thủ đô vững mạnh toàn diện. Phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm về trật tự xã hội, tội phạm kinh tế, ma túy, môi trường, công nghệ cao. Lực lượng vũ trang Thủ đô đã tích cực, chủ động tham gia một cách hiệu quả công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Công tác đối ngoại và hợp tác phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế được mở rộng. Đến nay, Hà Nội có quan hệ hữu nghị, hợp tác với hơn 100 thủ đô, thành phố, vùng địa phương trên thế giới. Giai đoạn 2011 – 2022, Hà Nội đã ký kết 83 thỏa thuận quốc tế. Hằng năm, lãnh đạo Thành phố đã tiếp xúc, làm việc với trên 200 đoàn khách, đối tác quốc tế; duy trì hoạt động giao lưu, trao đổi đoàn các cấp.
Nhiều di sản văn hóa, danh hiệu cao quý được UNESCO vinh danh, đặc biệt sau kỷ niệm 20 năm “Thành phố vì hòa bình”, năm 2019, Hà Nội là địa phương đầu tiên của Việt Nam được tổ chức UNESCO công nhận là thành viên của “Mạng lưới thành phố sáng tạo” với lĩnh vực đăng ký tham gia là “Thiết kế sáng tạo”. Đây là cơ hội, điều kiện thuận lợi để Thủ đô đẩy mạnh khởi nghiệp sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa, định vị thương hiệu, quảng bá hình ảnh và hướng tới trở thành một thành phố sáng tạo tiêu biểu của khu vực Đông Nam Á, điểm đến của tri thức và sáng tạo trên thế giới.
Hà Nội ngày càng trở thành điểm đến an toàn, hấp dẫn đối với du khách quốc tế. Ảnh: TTXVN.
Với ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển, xây dựng Hà Nội là thành phố “Xanh – Văn hiến – Thông minh – Hiện đại”, là thành phố đáng sống của cả nước, khu vực và thế giới, Thành phố kết nối toàn cầu, Thành phố sáng tạo, thời gian tới, Hà Nội sẽ thực hiện tổng kết, đánh giá kết quả thi hành Luật Thủ đô năm 2012 và báo cáo Trung ương xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô. Hoàn thành Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng
Thủ đô Hà Nội
đến năm 2045 và tầm nhìn đến năm 2065.
Phát huy vị trí là một trong những đầu tàu kinh tế của cả nước, Hà Nội sẽ ưu tiên phát triển một số chuỗi sản xuất công nghiệp – công nghệ cao, dịch vụ tài chính – ngân hàng, logistics; phát triển công nghiệp văn hóa, du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, đặc biệt là du lịch văn hóa.
Hà Nội sẽ tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo toàn diện; phấn đấu hoàn thành 100% trường học đạt chuẩn quốc gia trước năm 2030, trong đó phấn đấu có khoảng 50% trường đạt chuẩn cấp độ 2.
Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; thúc đẩy đầu tư, phát triển hạ tầng số làm nền tảng cho xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.
Phối cảnh khu trụ sở làm việc của các bộ, ngành Trung ương tại Hà Nội theo ý tưởng quy hoạch, kiến trúc đoạt giải cao nhất. Ảnh do Bộ Xây dựng cung cấp.
Xây dựng hệ thống y tế tiên tiến, hiện đại, đến năm 2030 ngang bằng và có khả năng cạnh tranh với các nước tiên tiến trong khu vực, một số lĩnh vực tiếp cận các nước phát triển trên thế giới. Nâng cao năng lực của hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở ngày càng phát triển, hiện đại, hướng tới mục tiêu chăm sóc toàn diện, nâng cao sức khỏe Nhân dân, gắn với phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe.
Phát triển hệ thống an sinh xã hội toàn diện, tiến tới bao phủ toàn dân, mở rộng đối tượng thuộc diện thụ hưởng chính sách, chủ động bố trí nguồn lực và tăng tối đa khả năng tiếp cận với các dịch vụ xã hội của người dân, nhất là y tế, giáo dục, dạy nghề, trợ giúp pháp lý, nhà ở…
Ngoài ra, Hà Nội còn đặt mục tiêu hoàn thành và triển khai thực hiện hiệu quả Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội (điều chỉnh) đến năm 2045 và tầm nhìn đến năm 2065 sau khi được phê duyệt.
Đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trên cao, đường sắt đô thị nổi và ngầm, các công trình ngầm gắn với khả năng kết nối đồng bộ giữa các loại hình vận tải hành khách công cộng. Phấn đấu hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng đường Vành đai 4 và xây dựng đường Vành đai 5 trước năm 2027. Đầu tư, xây dựng phát triển đô thị, hoàn chỉnh mô hình cấu trúc phát triển Thủ đô. Phấn đấu đến năm 2025 có 3 đến 5 huyện phát triển thành quận; đến năm 2030 có thêm 1 đến 2 huyện phát triển thành quận.
Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân, xây dựng khu vực phòng thủ Thành phố ngày càng vững chắc.
Đẩy mạnh hội nhập quốc tế, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại. Phát huy tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô ngàn năm văn hiến, anh hùng, các danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”, “Thành phố sáng tạo”, để bản sắc Hà Nội trở thành nguồn lực quý giá, tạo lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy sự thịnh vượng, nâng cao uy tín, vị thế Thủ đô. Phát huy tinh thần “Hà Nội vì cả nước, cùng cả nước”, phát huy thế mạnh của từng địa phương để cùng hợp tác phát triển trong tất cả các lĩnh vực. | Hà Nội phát triển như thế nào sau 15 năm điều chỉnh địa giới hành chính? | 2,112 | |
Khoảng 15 giờ ngày 30/7, đèo Bảo Lộc (thuộc Quốc lộ 20, đoạn qua
thành phố Bảo Lộc
và
huyện Đạ Huoai
,
Lâm Đồng
) tiếp tục xảy ra thêm một vị trí sạt lở lớn khiến tuyến đèo này bị chia cắt hoàn toàn.
Điểm sạt lở khiến đèo Bảo Lộc (quốc lộ 20, đoạn qua Lâm Đồng) bị chia cắt hoàn toàn trong chiều 30/7. Ảnh: TTXVN phát.
Cụ thể, điểm sạt lở mới xảy ra ngay khu vực Trạm Cảnh sát giao thông của Phòng Cảnh sát giao thông tỉnh Lâm Đồng (đoạn gần giữa đèo).
Ghi nhận tại hiện trường, hàng trăm khối đất đá tràn ra lấp hoàn toàn mặt đường, vùi lấp một phần của trụ sở Trạm Cảnh sát giao thông. Vụ sạt lở cũng làm một chiếc xe 45 chỗ xoay ngang đường, phần đuôi xe bị xô về phía taluy âm, rất may không trôi xuống vực.
Hàng xe ùn ứ trên quốc lộ 20, đoạn qua thành phố Bảo Lộc, Lâm Đồng do đèo Bảo Lộc bị sạt lở. Ảnh: TTXVN phát.
Sạt lở khiến tuyến đèo Bảo Lộc bị chia cắt hoàn toàn, các phương tiện không thể lưu thông. Một nhà xe giường nằm chuyên chạy tuyến Đà Lạt – Thành phố Hồ Chí Minh đã thông báo sẽ đổi hướng lưu thông qua Phan Thiết rồi đi đèo Đại Ninh (huyện Đức Trọng) sau khi tuyến đèo Bảo Lộc bị chia cắt.
Lực lượng chức năng túc trực xử lý các điểm sạt lở trên đèo Bảo Lộc giúp các phương tiện lưu thông an toàn. Ảnh: TTXVN phát.
Ngay sau khi xảy ra vụ việc, lực lượng chức năng đã có mặt để thực hiện công tác xử lý sự cố và ghi nhận các thiệt hại. Trao đổi nhanh với phóng viên, một lãnh đạo Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết, lực lượng chức năng đang trực tiếp trên đường xuống hiện trường để ghi nhận các thiệt hại sau vụ sạt lở.
Từ sáng 30/7, đèo Bảo Lộc đã bị sạt lở đất đá, cây xanh ngã đổ tại nhiều vị trí sau những ngày mưa liên tục khiến việc lưu thông của các phương tiện gặp nhiều khó khăn. Ảnh: TTXVN phát.
Trước đó, do ảnh hưởng của mưa kéo dài trong mấy ngày qua, từ sáng 30/7, trên đèo Bảo Lộc xuất hiện nhiều điểm sạt lở, đá rơi xuống đường và cây xanh ngã đổ chắn ngang đường khiến giao thông qua khu vực này bị ùn tắc kéo dài. Lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Lâm Đồng và chính quyền địa phương đã túc trực, dọn dẹp đất đá, cây xanh ngã đổ để các phương tiện lưu thông được một chiều.
Sẽ tiếp tục cập nhật tình hình sạt lở trên đèo Bảo Lộc. | Sạt lở nghiêm trọng khiến đèo Bảo Lộc bị chia cắt | 469 | |
Concert BlackPink tại Hà Nội được coi là cơ hội quảng bá điểm đến thân thiện, an toàn với du khách quốc tế. (Ảnh: YG Entertainment).
Trong hai đêm 29 và 30/7, hơn 60 nghìn lượt khán giả đã được chứng kiến những màn biểu diễn sôi động và ấn tượng của ban nhạc Blackpink (
Hàn Quốc
) tại sân vận động Mỹ Đình.
Blackpink là ban nhạc có lượng người hâm mộ rất lớn trên toàn cầu, nhất là các nước châu Á như: Thái Lan, Trung Quốc, Philippines…
Những buổi biểu diễn của
Blackpink
không chỉ thu hút người hâm mộ tại quốc gia tổ chức, mà còn thu hút nhiều khách du lịch quốc tế. Những buổi biểu diễn của Blackpink luôn thu hút hàng loạt hãng truyền thông và người có ảnh hưởng trên mạng xã hội. Điều này giúp lan tỏa hình ảnh của đất nước diễn ra sự kiện.
Để chuẩn bị cho sự kiện văn hóa này, từ đầu tháng 7, liên ngành văn hóa-du lịch Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp quảng bá, chuẩn bị phục vụ khách du lịch. Sở Du lịch Hà Nội quán triệt các doanh nghiệp lữ hành nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm cung cấp những dịch vụ chất lượng tốt nhất; các cơ sở lưu trú tăng cường kiểm soát chất lượng dịch vụ cho du khách; doanh nghiệp du lịch phối hợp quảng bá, bán tour phù hợp với nhu cầu của khán giả xem show diễn…
Một số doanh nghiệp lữ hành xây dựng những tour phù hợp với nhu cầu của khách hàng trẻ tuổi đến từ các nước trong khu vực, khi họ đến xem Blackpink trình diễn.
Thực tế đã diễn ra đúng như kỳ vọng. Trước đêm diễn, những chuyến bay đến Hà Nội luôn trong tình trạng cháy vé dù giá vé khứ hồi chặng
Hà Nội
–
TP Hồ Chí Minh
lên đến mức 8-9 triệu đồng. Nhiều khách sạn gần sân vận động Mỹ Đình đã sớm báo hết phòng.
Rất nhiều khán giả từ Thái Lan, Trung Quốc… đã bay đến Hà Nội. “Cú huých” từ những đêm diễn của Blackpink khiến du lịch Hà Nội bứt tốc mạnh mẽ trong tháng 7/2023. Sở Du lịch Hà Nội ước tính thành phố đón 2,38 triệu lượt khách, tăng 21,4% so với cùng kỳ năm 2022; khách du lịch quốc tế đến Hà Nội ước đạt 380.100 lượt. Tổng thu từ khách du lịch trong tháng 7 nhờ thế cũng tăng mạnh.
Trên thế giới, trong các loại hình du lịch nói chung, du lịch âm nhạc là xu hướng mới và thu hút sự quan tâm của giới trẻ. Nhiều quốc gia đã tận dụng tối đa cơ hội thu hút khách du lịch khi diễn ra các sự kiện âm nhạc lớn. Ngay từ trên máy bay, trên đường di chuyển, tại nơi lưu trú… đều bố trí hình ảnh quảng bá, giới thiệu gắn với hình ảnh thần tượng âm nhạc của họ.
Ngoài ra, nhiều sản phẩm, dịch vụ khác được đưa ra để thu hút khách, hướng tới việc thuyết phục nhóm đối tượng khách hàng này quay trở lại. Tuy nhiên, du lịch sự kiện là cơ hội, nhưng cũng là thách thức. Nếu các sản phẩm, dịch vụ không đáp ứng được nhu cầu khách hàng, thì rất dễ bị khách hàng quay lưng.
Hà Nội đã bước đầu thu hút du lịch thành công qua sự kiện âm nhạc của nhóm Blackpink. Từ kinh nghiệm của việc tổ chức sự kiện văn hóa này, thành phố có thể hướng đến tổ chức những sự kiện văn hóa, âm nhạc quốc tế, với sự tham gia của những ngôi sao hàng đầu thế giới khác, tạo động lực phát triển du lịch nói chung, công nghiệp văn hóa nói riêng. | Quảng bá du lịch từ sự kiện văn hóa | 637 | |
Tác phẩm mới của PGS.TS Nguyễn Ngọc Thiện.
Đọc ‘Khúc hợp đàn Văn’ (Tiểu luận- Phê bình) của PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thiện- NXB Hội Nhà văn, 7/2023, tôi vẫn có chung một cảm giác như những lần được ông tặng sách: thích thú, khâm phục, ngưỡng mộ về sự chỉn chu, mẫu mực của người làm sách; về sự bền bỉ và khả năng sáng tạo không biết mệt mỏi của một người có thâm niên trong nghề.
Ở vào độ tuổi “xưa nay hiếm”, cũng đúng dịp tác giả kỷ niệm “Lục thập chu niên” hành nghề; và kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Hội Văn nghệ Việt Nam, “Khúc hợp đàn Văn” ra đời thật là ý nghĩa. Nó cho thấy một tư duy khoa học minh triết, một năng khiếu cảm thụ cái đẹp tuyệt vời. Hơn thế, nó còn chứng tỏ sự sung mãn về bút lực của một “cây” lý luận phê bình có hạng.
“Khúc hợp đàn Văn” là một cuốn sách đẹp, được trình bày công phu, chuẩn mực, hàn lâm trong việc làm sách Nghiên cứu – lý luận – phê bình và là cuốn sách in riêng thứ 10 của cây bút lão thành PGS. TS. Nguyễn Ngọc Thiện. Đây là tập Tiểu luận Phê bình, tập hợp các bài viết của tác giả trong mấy năm gần đây, mà phần lớn đã được công bố trên báo, tạp chí, trong các Hội thảo khoa học của Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội; Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam; Hội đồng Lý luận Phê bình Văn học nghệ thuật Trung ương…
Sách chia 3 phần. Trong đó, phần quan trọng là phần thứ nhất và thứ hai, gồm 20 bài (12 bài tiểu luận, 8 bài phê bình). Hai phần này chủ yếu đề cập đến một số vấn đề nghiên cứu, lý luận phê bình, từ lịch sử hình thành, phát triển của nền văn hóa, văn nghệ cách mạng, từ khi “Đề cương văn hóa Việt Nam” ra đời (1943), cùng những định hướng lớn về tư tưởng, học thuật và sáng tạo nghệ thuật, để tiếp tục xây dựng và phát triển nền văn hóa, văn nghệ dân tộc tiên tiến, nhân văn trong thời kỳ Đổi mới, Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước.
1. Phần Tiểu luận:
Chủ yếu bàn về một số vấn đề lý luận thuộc đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng kể từ “Đề cương văn hóa Việt Nam”, 1943 đến nay. Trong đó, tác giả nhấn mạnh:
– Sự lãnh đạo của Đảng về văn hóa văn nghệ (VHVN), qua đường lối văn hóa Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh về VHVN.
– “Đề cương văn hóa Việt Nam” với sự thành lập các tổ chức Hội văn hóa, văn nghệ. Ở đây, tác giả khẳng định những quan điểm cơ bản của đường lối VHVN của Đảng trong “Đề cương văn hóa Việt Nam”; Mặt trận văn hóa thống nhất với sự ra đời, hoạt động của các tổ chức VHVN. Từ Hội Văn hóa cứu quốc (1943-1948), Hội Văn hóa Việt Nam (1948-1950) đến Hội Văn nghệ Việt Nam (Từ tháng 7/ 1948 nay là Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam).
– Những bài học về lý luận và thực tiễn đảm bảo thực thi hiệu quả đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng.
– Vấn đề tập hợp đội ngũ văn nghệ sĩ trong tổ chức thống nhất là Hội chính trị- xã hội- nghề nghiệp, tác giả chỉ rõ trước những yêu cầu thách thức mới của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước hiện nay, đội ngũ trí thức văn nghệ sĩ Việt Nam phải nỗ lực rèn luyện phẩm chất đạo đức, trau dồi kỹ năng, tâm huyết với lao động nghệ thuật, “xứng đáng là những chiến sĩ tiên phong trong xây dựng và phát triển về văn học nghệ thuật Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc, hiện đại nhân văn…”.
– Vấn đề bản sắc dân tộc của Văn học nghệ thuật có ý nghĩa sống còn, giá trị độc đáo. Ở đây, tác giả đã có những luận giải và minh chứng xác đáng về việc văn nghệ sĩ phải luôn ý thức về bản sắc dân tộc, tạo ra những tác phẩm độc đáo trong việc phản ánh cuộc sống và con người, chú ý đến tính vùng miền, khám phá chiều sâu tính cách nhân vật, bộc lộ cá tính sáng tạo của nghệ sĩ…
– Vấn đề chủ thể sáng tạo: Văn nghệ sĩ với tài năng và khát vọng sáng tạo, phải không ngừng trau dồi bản lĩnh, phát huy tài năng, xây dựng những tác phẩm tầm cỡ để đời, nuôi dưỡng thường xuyên nguồn lực thăng hoa sáng tạo, đốt cháy lên ngọn lửa khát vọng và hoài bão về lý tưởng Chân – Thiện – Mỹ. Từ những ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về vai trò quan trọng của VHVN, tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục thẩm mỹ của VHNT.
– Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh chống các tư tưởng sai trái trong VHNT, khắc phục những lệch lạc trong VHNT, bảo vệ đường lối văn nghệ mác xít- Lêninnit về VHNT.
– Hai bài tiểu luận “Nghệ thuật vị nghệ thuật” và “Nghệ thuật vị nhân sinh” được tác giả viết rất súc tích về nguồn gốc ra đời của khái niệm, nội dung khái niệm, cuộc tranh luận về quan điểm Nghệ thuật vị nghệ thuật hay Nghệ thuật vị nhân sinh ở Việt Nam, từ nửa những năm 30 thế kỷ XX. Bài học từ cuộc tranh luận này là rất sắc sảo, luôn có ý nghĩa thời sự cập nhật.
Qua 12 bài tiểu luận, từ việc bao quát trên diện rộng, rồi đi sâu nghiên cứu nhận diện và triển khai những vấn đề cụ thể, chặt chẽ, có lý, có tình, cho thấy một tư duy khoa học thông tuệ, một lối viết sắc sảo giàu tinh thần phản biện và đầy trách nhiệm của cây bút mực thước, lão thực Nguyễn Ngọc Thiện.
2. Phần Phê bình:
– Trước hết là hai bài viết công phu, tâm huyết thể hiện sự trân trọng về nhân cách và tài năng của những bậc thầy mà tác giả hằng tôn kính, biết ơn: GS.NGND. Đinh Gia Khánh, GS.NGND. Lê Đình Kỵ, cùng những kỷ niệm gắn bó không thể nào quên về những người thầy. Bởi họ có những ảnh hưởng không nhỏ đến con đường cầm bút và sự nghiệp nghiên cứu văn học, sự nghiệp báo chí, giáo dục đào tạo của tác giả.
– Về đồng nghiệp: Nhà báo Nguyễn Thị Nam, nhiếp ảnh gia Nguyễn Thị Tuyết Minh. Viết về họ, ông thường dùng những lời lẽ trân trọng, cảm phục làm nổi bật tài năng tâm huyết nghề nghiệp và tính cách của họ.
– Về người thân: Đó là Người cha kính quý siêng học, chính trực; Người mẹ quê Nành 5 đời khuyến học. Có thể nói viết về những người thân, giọng văn của ông rưng rưng xúc động, thể hiện lòng thành kính biết ơn với các bậc sinh thành và những người thân yêu.
– Về người anh trai Kỹ sư- nhà thơ Nguyễn Ngọc Căn- bậc hiền minh chân chất, có tấm lòng nhân hậu độ lượng, vị tha… mà ông vô cùng kính trọng và trân quý. Và hiền thê: Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú, Tiến sĩ Y khoa Trần Thị Bình An – người đã cống hiến “trọn vẹn cho chuyên môn Y học cao đẹp” – người vợ thủy chung, hiền lành đảm đang, người mẹ nhân từ, độ lượng…
Những bài viết về những bậc thầy, đồng nghiệp và người thân đều thể hiện một tình cảm chân thành, yêu kính, biết ơn và trân quý xuất phát từ đáy lòng, thế nên, có nhiều trang viết xúc động, đi từ trái tim tác giả đến trái tim người đọc.
– Là người gắn bó lâu năm với báo chí, văn học nghệ thuật, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thiện đã có bài viết “Từ Tạp chí Văn nghệ đến Thời báo Văn học nghệ thuật chặng đường 75 năm qua”, phác họa chặng đường lịch sử 75 năm ra đời và hoạt động của các cơ quan ngôn luận thuộc tổ chức Hội văn nghệ Việt Nam, từ buổi đầu thành lập đến nay. Bài viết có hàm lượng thông tin cao khẳng định sự trưởng thành, lớn mạnh của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, tiền thân là Hội Văn nghệ Việt Nam.
3. Phần Phụ lục:
Có 12 bài viết của các văn nghệ sĩ, đồng nghiệp cùng các thế hệ học trò về cuốn sách Nhiều tác giả – Nguyễn Ngọc Thiện – Văn và Đời, (xuất bản tháng 8/2021). Đây là một tác phẩm quý. Những bài viết của các tác giả đã góp phần làm nổi bật những đóng góp và chân dung đời thường, chân dung khoa học của nhà nghiên cứu, nhà báo, nhà giáo Thế Uẩn – Nguyễn Ngọc Thiện, có sự nghiệp “Trước tác đẳng thân”.
Các mục: “Tiểu sử tự thuật”, “Thư mục sách cùng một tác giả”, “Thư mục nghiên cứu về tác giả”… được sắp xếp và trình bày công phu, tường minh, khoa học… nhất là các công trình nghiên cứu về tác giả rất hữu ích, ít có người làm được một cách thực chứng như vậy.
Có thể nói “Khúc hợp đàn Văn” của PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thiện là một cuốn sách ấn tượng, đáng quý, đáng đọc. Sách được trình bày, in ấn đẹp đẽ, thể hiện một tư duy lý luận minh triết, khoa học, một lối viết sắc sảo, khiêm cung. Tất cả được diễn đạt bằng hành văn trong sáng, sinh động lôi cuốn độc giả. Những trang viết công phu chuẩn mực của ông chắc chắn sẽ làm đầy lên sự hiểu biết và niềm yêu thích văn chương nơi người đọc.
Ninh Bình, tháng 7/2023 | Một cây bút say mê, mực thước, lão thực – Tác giả: Nguyễn Thị Bình | 1,704 | |
Họa sĩ Lương Xuân Đoàn xúc động nhớ về kỷ niệm cùng cố họa sĩ Nguyễn Sáng.
Nhắc tới cố họa sĩ Nguyễn Sáng – người duy nhất có hai tác phẩm được công nhận là bảo vật quốc gia, họa sĩ Lương Xuân Đoàn không khỏi nghẹn ngào.
Tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam vừa diễn ra chương trình art talk với chủ đề
Những kỷ niệm về họa sĩ Nguyễn Sáng
nhân dịp 100 năm ngày sinh cố họa sĩ.
Tới dự có họa sĩ Lương Xuân Đoàn – Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, họa sĩ Đặng Thị Khuê – Nguyên Ủy viên Ban Thư ký Hội Nghệ sĩ tạo hình Việt Nam cùng bạn bè đồng nghiệp, người thân của cố họa sĩ.
Chương trình đã đưa công chúng hòa vào dòng ký ức về họa sĩ Nguyễn Sáng thông qua những câu chuyện kể.
Họa sĩ Lương Xuân Đoàn cho biết, cả cuộc đời của mình, danh họa Nguyễn Sáng đã sống âm thầm để có những sáng tạo nghệ thuật vĩ đại. Đến nay, hầu như chưa có tác phẩm nào vượt được bức tranh
Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ
của ông.
Nhắc về cố họa sĩ, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam lặng người, nghẹn ngào mãi mới thốt lên lời: “Nguyễn Sáng rất yêu Hà Nội. Vào quê miền Nam cứ mỗi chiều Sài Gòn, ông lại ngồi bệt trước cửa nhà, nhớ ra Bắc, nhớ Hà Nội. Tôi đã kinh hãi đứng lặng nhìn ông, nhìn khuôn mặt đẫm nước mắt của ông khi nhớ về Hà Nội.
Nguyễn Sáng
từng kể với tôi rằng, biết bao giờ mới trở về căn nhà ở Hà Nội, nơi hằn khắc những dấu tích của đời ông. Đó cũng là nơi thăng hoa của biết bao điều kỳ diệu khi tài năng hội họa của ông phát lộ âm thầm, rồi tự sáng chói”.
Họa sĩ Đặng Thị Khuê mong một ngày nào đó không xa, Việt Nam sẽ có bảo tàng nghệ thuật đương đại, trong đó không thể thiếu được họa sĩ Nguyễn Sáng.
Hơn 10 năm làm việc cùng họa sĩ Nguyễn Sáng, họa sĩ Đặng Thị Khuê có nhiều kỷ niệm rất đáng nhớ, đặc biệt là những câu chuyện xúc động liên quan đến triển lãm đầu tiên và duy nhất của cố họa sĩ năm 1984.
“Họa sĩ Nguyễn Sáng đã đạt tới đỉnh cao của thời kỳ nghệ thuật hiện thực. Nghệ thuật của ông lưu dấu trong tiến trình của nghệ thuật hiện đại Việt Nam, ông đã có những cống hiến lớn cho nghệ thuật hội họa Việt Nam… Nghệ thuật đương đại Việt Nam đã viết thêm nhiều trang mới nhưng tấm gương sáng tạo và nhân cách sống của ông thì còn mãi.
Ấn tượng đáng nhớ nhất là câu nói ngắn gọn, khi ông khai mạc triển lãm năm 1984: ‘Tôi chẳng có gì đâu ngoài một tấm lòng và hai bàn tay trắng’ và đề nghị tôi phải mặc áo dài trắng đứng cạnh ông. Mãi sau này tôi mới hiểu, có lẽ chiếc áo dài ấy là niềm lưu luyến với đất Bắc, với
Hà Nội
. Vì sau triển lãm đó, ông đã vào Nam sinh sống”, họa sĩ Đặng Thị Khuê chia sẻ.
Họa sĩ Đặng Thị Khuê hy vọng, một ngày nào đó không xa, Việt Nam sẽ có bảo tàng nghệ thuật đương đại, trong đó không thể thiếu được họa sĩ Nguyễn Sáng – một trong 4 trụ cột của mỹ thuật hiện đại Việt Nam: Nguyễn Sáng – Nguyễn Tư Nghiêm – Dương Bích Liên – Bùi Xuân Phái.
Họa sĩ Nguyễn Sáng sinh ngày 1/8/1923 tại làng Điều Hòa, tỉnh Mỹ Tho, nay thuộc
TP Mỹ Tho
,
tỉnh Tiền Giang
.
Năm 1938, ông thi đậu vào Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Tháng 8/1945, ông tham gia cách mạng ở Hà Nội. Cuối tháng 12/1946, ông lên chiến khu Việt Bắc, dùng nét vẽ của mình phục vụ cuộc kháng chiến của dân tộc.
Họa sĩ Nguyễn Sáng là một trong những người có đóng góp to lớn cho hội họa hiện đại Việt Nam và là một trong bốn “tứ kiệt” của hội họa là “Nghiêm – Liên – Sáng – Phái”.
Họa sĩ Nguyễn Sáng sử dụng thành thạo nhiều chất liệu hội họa quan trọng như sơn mài, sơn dầu, lụa… và hầu như ở chất liệu nào ông cũng đều để lại những dấu ấn tài hoa. Tác phẩm của ông là sự giao thoa hài hòa giữa nghệ thuật hiện đại thế giới và tinh hoa truyền thống nước nhà, in đậm dấu ấn lịch sử cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc.
Ông để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng:
Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ, Thanh niên thành đồng
(hai tác phẩm được công nhận là Bảo vật quốc gia),
Chùa Tháp Phổ Minh, Thiếu nữ bên Hồ Gươm, Hành quân đêm mưa, Bộ đội nghỉ trưa trên đồi
…
Họa sĩ Nguyễn Sáng cũng là người thiết kế con tem bưu chính cách mạng đầu tiên của Việt Nam mang chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh… Ông được ghi tên trong Từ điển Bách khoa Larousse của Pháp và được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật đợt 1 năm 1996. | Họa sĩ Lương Xuân Đoàn khóc nghẹn khi nhắc tới tác giả của 2 bảo vật quốc gia | 881 |