title
stringlengths
0
393
description
stringlengths
0
32.7k
content
stringlengths
0
778k
text
stringlengths
2
778k
url
stringlengths
0
202
Giá vàng lao dốc
Giá vàng mất 24 USD/ounce trong phiên giao dịch vừa qua trên sàn Mỹ. Việc Ngân hàng Canada tăng lãi suất điều hành trở lại khiến thị trường run rẩy.
Theo dữ liệu của Kitco.com, trong phiên 7/6 trên sàn New York (giờ Mỹ), giá của mỗi ounce vàng đã giảm 24 USD xuống 1.939 USD. Kim loại quý chịu sức ép lớn từ những chính sách thắt chặt tiền tệ của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu. "Việc ngân hàng trung ương Canada tăng lãi suất đã khiến các nhà đầu cơ vàng rùng mình", ông Edward Moya - chuyên gia phân tích cấp cao tại hãng tư vấn Oanda - nhận định. Ông cảnh báo rằng sau khi rơi xuống dưới ngưỡng 1.950 USD/ounce, giá vàng có thể lao dốc mạnh hơn nữa. Áp lực vẫn đè nặng lên kim loại quý Ngày 7/6, Ngân hàng Canada tăng lãi suất điều hành lên 4,75%, đánh dấu mức cao nhất trong vòng 22 năm. Hồi tháng 1, cơ quan này đã tạm dừng tăng lãi suất để đánh giá tác động của các chính sách thắt chặt, sau khi nâng 8 lần liên tiếp đưa lãi suất lên mức cao nhất 15 năm là 4,5%. Trong một tuyên bố, ngân hàng cho biết chi tiêu tiêu dùng đã tăng cao bất ngờ. Nhu cầu dịch vụ phục hồi, hoạt động trên thị trường nhà ở tăng và thị trường lao động thắt chặt cho thấy tình trạng dư thừa cầu trong nền kinh tế dai dẳng hơn dự đoán. "Những lo ngại về việc lạm phát CPI có thể mắc kẹt trên mức mục tiêu 2% đang gia tăng", Ngân hàng Canada nhấn mạnh. Biến động của giá vàng trong phiên 7/6 (giờ Mỹ). Ảnh: Kitco.com. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cũng sẽ có cuộc họp chính sách quan trọng trong tháng này. Các quan chức của ngân hàng trung ương Mỹ đã phát đi tín hiệu về việc tạm dừng tăng lãi suất. Nhưng tương tự kịch bản của Ngân hàng Canada, việc Fed nâng lãi suất trở lại sau một thời gian cũng có thể đè nặng lên thị trường kim loại quý. Giá vàng rất nhạy cảm với lãi suất. Lãi suất tăng lên sẽ kéo theo chi phí vốn và chi phí cơ hội của việc nắm giữ kim loại quý, vốn là tài sản trú ẩn an toàn không được trả lãi. "Fed chưa thể lùi bước" Mới đây, ông Philip Jefferson - Thống đốc kiêm ứng viên Phó chủ tịch Fed - đã phát đi tín hiệu về việc Fed tạm dừng tăng lãi suất. Nhưng ông khẳng định rằng bất cứ quyết định ổn định lãi suất nào cũng không được coi là dấu chấm hết của chu kỳ thắt chặt. "Việc bỏ quãng tăng lãi suất trong cuộc họp sắp tới sẽ cho phép Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) có thêm thời gian quan sát các dữ liệu, trước khi đưa ra những chính sách thắt chặt tiếp theo", vị quan chức tiết lộ. Ông nhấn mạnh rằng việc giữ nguyên lãi suất chính sách trong cuộc họp sắp tới không có nghĩa là lãi suất đã đạt đỉnh. Theo dữ liệu từ công cụ FedWatch của CME Group, các thị trường đang định giá khả năng Fed giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tháng 6 là 66,2%, tăng mạnh từ 38,1% hồi cuối tháng 5. Trong khi đó, khả năng Fed tiếp tục tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm trong cuộc họp tiếp theo đang được định giá là 33,8%, giảm mạnh từ 61,9% vào cuối tháng trước. Mới đây, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng cảnh báo rằng các hoạt động tín dụng vẫn chưa suy yếu đủ để Fed thay đổi hướng đi đối với chu kỳ tăng lãi suất. "Chúng tôi chưa nhận thấy sự chậm lại đáng kể trong các hoạt động cho vay. Đã có sự suy yếu, nhưng không đủ lớn để dẫn đến việc Fed có thể lùi bước", bà Kristalina Georgieva - Giám đốc điều hành IMF - nói với CNBC. Để kìm hãm lạm phát, Fed buộc phải đánh đổi bằng tăng trưởng kinh tế và thị trường việc làm. Các đợt tăng lãi suất dồn dập được cho là sẽ giáng đòn lên thị trường lao động đang nóng đỏ của Mỹ. "Áp lực đến từ thu nhập của người lao động tăng lên và tỷ lệ thất nghiệp cực kỳ thấp. Điều này có nghĩa là Fed sẽ phải tiếp tục hành động. Và theo quan điểm của chúng tôi, họ cần làm nhiều hơn một chút", Giám đốc điều hành IMF khẳng định. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Vết sẹo từ khủng hoảng ngân hàng ở MỹMối lo ngại về một cuộc khủng hoảng tài chính như hồi 2008 đã không còn. Nhưng vết thương vẫn đang âm ỉ trong ngành ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế Mỹ. 08:30 8/6/2023 Vì sao kinh tế Trung Quốc không bật dậy mạnh mẽ?Sự phục hồi của Trung Quốc hậu Covid-19 từng được cho là sẽ rung chuyển thế giới. Nhưng The Economist nhận định đà phục hồi của nước này đang lung lay. 09:31 7/6/2023
Giá vàng lao dốc Giá vàng mất 24 USD/ounce trong phiên giao dịch vừa qua trên sàn Mỹ. Việc Ngân hàng Canada tăng lãi suất điều hành trở lại khiến thị trường run rẩy. Theo dữ liệu của Kitco.com, trong phiên 7/6 trên sàn New York (giờ Mỹ), giá của mỗi ounce vàng đã giảm 24 USD xuống 1.939 USD. Kim loại quý chịu sức ép lớn từ những chính sách thắt chặt tiền tệ của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu. "Việc ngân hàng trung ương Canada tăng lãi suất đã khiến các nhà đầu cơ vàng rùng mình", ông Edward Moya - chuyên gia phân tích cấp cao tại hãng tư vấn Oanda - nhận định. Ông cảnh báo rằng sau khi rơi xuống dưới ngưỡng 1.950 USD/ounce, giá vàng có thể lao dốc mạnh hơn nữa. Áp lực vẫn đè nặng lên kim loại quý Ngày 7/6, Ngân hàng Canada tăng lãi suất điều hành lên 4,75%, đánh dấu mức cao nhất trong vòng 22 năm. Hồi tháng 1, cơ quan này đã tạm dừng tăng lãi suất để đánh giá tác động của các chính sách thắt chặt, sau khi nâng 8 lần liên tiếp đưa lãi suất lên mức cao nhất 15 năm là 4,5%. Trong một tuyên bố, ngân hàng cho biết chi tiêu tiêu dùng đã tăng cao bất ngờ. Nhu cầu dịch vụ phục hồi, hoạt động trên thị trường nhà ở tăng và thị trường lao động thắt chặt cho thấy tình trạng dư thừa cầu trong nền kinh tế dai dẳng hơn dự đoán. "Những lo ngại về việc lạm phát CPI có thể mắc kẹt trên mức mục tiêu 2% đang gia tăng", Ngân hàng Canada nhấn mạnh. Biến động của giá vàng trong phiên 7/6 (giờ Mỹ). Ảnh: Kitco.com. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cũng sẽ có cuộc họp chính sách quan trọng trong tháng này. Các quan chức của ngân hàng trung ương Mỹ đã phát đi tín hiệu về việc tạm dừng tăng lãi suất. Nhưng tương tự kịch bản của Ngân hàng Canada, việc Fed nâng lãi suất trở lại sau một thời gian cũng có thể đè nặng lên thị trường kim loại quý. Giá vàng rất nhạy cảm với lãi suất. Lãi suất tăng lên sẽ kéo theo chi phí vốn và chi phí cơ hội của việc nắm giữ kim loại quý, vốn là tài sản trú ẩn an toàn không được trả lãi. "Fed chưa thể lùi bước" Mới đây, ông Philip Jefferson - Thống đốc kiêm ứng viên Phó chủ tịch Fed - đã phát đi tín hiệu về việc Fed tạm dừng tăng lãi suất. Nhưng ông khẳng định rằng bất cứ quyết định ổn định lãi suất nào cũng không được coi là dấu chấm hết của chu kỳ thắt chặt. "Việc bỏ quãng tăng lãi suất trong cuộc họp sắp tới sẽ cho phép Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) có thêm thời gian quan sát các dữ liệu, trước khi đưa ra những chính sách thắt chặt tiếp theo", vị quan chức tiết lộ. Ông nhấn mạnh rằng việc giữ nguyên lãi suất chính sách trong cuộc họp sắp tới không có nghĩa là lãi suất đã đạt đỉnh. Theo dữ liệu từ công cụ FedWatch của CME Group, các thị trường đang định giá khả năng Fed giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tháng 6 là 66,2%, tăng mạnh từ 38,1% hồi cuối tháng 5. Trong khi đó, khả năng Fed tiếp tục tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm trong cuộc họp tiếp theo đang được định giá là 33,8%, giảm mạnh từ 61,9% vào cuối tháng trước. Mới đây, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng cảnh báo rằng các hoạt động tín dụng vẫn chưa suy yếu đủ để Fed thay đổi hướng đi đối với chu kỳ tăng lãi suất. "Chúng tôi chưa nhận thấy sự chậm lại đáng kể trong các hoạt động cho vay. Đã có sự suy yếu, nhưng không đủ lớn để dẫn đến việc Fed có thể lùi bước", bà Kristalina Georgieva - Giám đốc điều hành IMF - nói với CNBC. Để kìm hãm lạm phát, Fed buộc phải đánh đổi bằng tăng trưởng kinh tế và thị trường việc làm. Các đợt tăng lãi suất dồn dập được cho là sẽ giáng đòn lên thị trường lao động đang nóng đỏ của Mỹ. "Áp lực đến từ thu nhập của người lao động tăng lên và tỷ lệ thất nghiệp cực kỳ thấp. Điều này có nghĩa là Fed sẽ phải tiếp tục hành động. Và theo quan điểm của chúng tôi, họ cần làm nhiều hơn một chút", Giám đốc điều hành IMF khẳng định. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Vết sẹo từ khủng hoảng ngân hàng ở MỹMối lo ngại về một cuộc khủng hoảng tài chính như hồi 2008 đã không còn. Nhưng vết thương vẫn đang âm ỉ trong ngành ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế Mỹ. 08:30 8/6/2023 Vì sao kinh tế Trung Quốc không bật dậy mạnh mẽ?Sự phục hồi của Trung Quốc hậu Covid-19 từng được cho là sẽ rung chuyển thế giới. Nhưng The Economist nhận định đà phục hồi của nước này đang lung lay. 09:31 7/6/2023
Chứng khoán 27/12: Khối ngoại chấm dứt chuỗi 20 phiên bán ròng
Sau 20 phiên bán ròng liên tục, dòng tiền ngoại đã nhập cuộc trở lại vào thị trường chứng khoán Việt Nam khi mua ròng trên 100 tỷ đồng phiên 27/12.
Thị trường chứng khoán trong phiên 27/12 chứng kiến sự giằng co mạnh mẽ giữa 2 phe mua và bán. Tuy dành phần lớn thời gian giao dịch trên tham chiếu, VN-Index lại không thể đóng cửa phiên giao dịch trong sắc xanh khi bị kéo xuống vào những phút cuối. Dẫu vậy, biên độ giảm của VN-Index rất nhỏ, chỉ khoảng 0,26 điểm (-0,02%) và lùi về mốc 1.121,99 điểm. Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index cũng có diễn biến tương tự khi giảm 0,66 điểm (-0,29%) xuống 230,6 điểm trong khi UPCoM-Index tăng 0,21 điểm (+0,25%) lên 86,46 điểm. Rổ cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 hôm nay ghi nhận 13 mã tăng, 12 mã giảm và 5 mã giữ tham chiếu là BID, PLX, VHM, VNM và VPB. Biên độ tăng, giảm của các cổ phiếu trong rổ không quá nổi bật, trong đó mã TPB của TPBank tăng cao nhất (+2,1%) còn SAB của Sabeco giảm mạnh nhất (-1%). VN-Index điều chỉnh nhẹ trong phiên 27/12. Ảnh: DNSE. Nhóm dẫn dắt thị trường hôm nay có sự xuất hiện của MSN, TPB, HNG, VSH và BCM. Chiều ngược lại, SAB, LGC, VCB và VGC tạo áp lực ghì chân chỉ số. Một trong những tâm điểm của thị trường hôm nay là khối lượng giao dịch thỏa thuận hơn 90,2 triệu cổ phiếu, giá trị 4.038 tỷ đồng của cổ phiếu VHM (Vinhomes). Kể từ đầu tuần đến nay, đã có 119,3 triệu cổ phiếu VHM được sang tay theo hình thức thỏa thuận với tổng giá trị 5.293 tỷ đồng. Động thái này được cho có liên quan đến đợt đăng ký mua lại toàn bộ gần 117 triệu cổ phiếu VHM mà CTCP Vinpearl nắm giữ của Tập đoàn Vingroup hồi giữa tháng 12. Khối ngoại đã mua ròng trở lại sau 20 phiên bán liên tiếp. Ảnh: VNDirect. Ngoài ra, khối ngoại cũng khiến thị trường bất ngờ khi mua ròng trở lại 103 tỷ đồng, chấm dứt chuỗi 20 phiên bán ròng liên tục. Đây có thể là tín hiệu tích cực giúp giải tỏa tâm lý của các nhà đầu tư trong thời gian tới. Trong 20 phiên vừa qua, lũy kế giá trị bán ròng của khối ngoại trên HoSE đã lên tới 11.200 tỷ đồng. Mã HCM dẫn đầu danh sách mua ròng hôm nay với giá trị 55 tỷ đồng. Bên cạnh đó còn có sự góp mặt của nhiều bluechip khác như TPB (+42 tỷ đồng), MSN (+30 tỷ đồng), VHM (+28 tỷ đồng), VCB (+23 tỷ đồng), MWG (+22 tỷ đồng)... Chiều ngược lại, cổ phiếu VNM của Vinamilk bị bán 35 tỷ đồng, kế đó là HDG (-22 tỷ đồng), GMD (-20 tỷ đồng) và BID (-17 tỷ đồng). Thanh khoản trên cả 3 sàn hôm nay tăng mạnh lên 21.427 tỷ đồng. Tuy nhiên, 35% tổng thanh khoản đó đến từ các giao dịch thỏa thuận trong phiên. Cổ phiếu VHM xuất hiện giao dịch thỏa thuận hơn 4.000 tỷ đồngCổ phiếu VHM của CTCP Vinhomes ghi nhận 90,2 triệu cổ phiếu được sang tay theo hình thức thỏa thuận. Tổng giá trị giao dịch đạt 4.038 tỷ đồng, tương đương 44.767 đồng/cổ phiếu. 15:50 27/12/2023 Thoát diện cảnh báo, cổ phiếu HVN tăng kịch trần 2 phiên liên tiếpCổ phiếu HVN của Vietnam Airlines đã tăng kịch biên độ 2 phiên liên tiếp. Diễn biến này xuất hiện sau khi HoSE đưa cổ phiếu HVN ra khỏi diện cảnh báo. 16:57 26/12/2023 Chứng khoán 25/12: Sắc xanh áp đảo thị trườngChứng khoán có phiên khởi đầu tuần thuận lợi khi tăng trên 14 điểm. Khối ngoại cũng phát tín hiệu tích cực khi thu hẹp quy mô bán ròng. 16:07 25/12/2023 Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Chứng khoán 27/12: Khối ngoại chấm dứt chuỗi 20 phiên bán ròng Sau 20 phiên bán ròng liên tục, dòng tiền ngoại đã nhập cuộc trở lại vào thị trường chứng khoán Việt Nam khi mua ròng trên 100 tỷ đồng phiên 27/12. Thị trường chứng khoán trong phiên 27/12 chứng kiến sự giằng co mạnh mẽ giữa 2 phe mua và bán. Tuy dành phần lớn thời gian giao dịch trên tham chiếu, VN-Index lại không thể đóng cửa phiên giao dịch trong sắc xanh khi bị kéo xuống vào những phút cuối. Dẫu vậy, biên độ giảm của VN-Index rất nhỏ, chỉ khoảng 0,26 điểm (-0,02%) và lùi về mốc 1.121,99 điểm. Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index cũng có diễn biến tương tự khi giảm 0,66 điểm (-0,29%) xuống 230,6 điểm trong khi UPCoM-Index tăng 0,21 điểm (+0,25%) lên 86,46 điểm. Rổ cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 hôm nay ghi nhận 13 mã tăng, 12 mã giảm và 5 mã giữ tham chiếu là BID, PLX, VHM, VNM và VPB. Biên độ tăng, giảm của các cổ phiếu trong rổ không quá nổi bật, trong đó mã TPB của TPBank tăng cao nhất (+2,1%) còn SAB của Sabeco giảm mạnh nhất (-1%). VN-Index điều chỉnh nhẹ trong phiên 27/12. Ảnh: DNSE. Nhóm dẫn dắt thị trường hôm nay có sự xuất hiện của MSN, TPB, HNG, VSH và BCM. Chiều ngược lại, SAB, LGC, VCB và VGC tạo áp lực ghì chân chỉ số. Một trong những tâm điểm của thị trường hôm nay là khối lượng giao dịch thỏa thuận hơn 90,2 triệu cổ phiếu, giá trị 4.038 tỷ đồng của cổ phiếu VHM (Vinhomes). Kể từ đầu tuần đến nay, đã có 119,3 triệu cổ phiếu VHM được sang tay theo hình thức thỏa thuận với tổng giá trị 5.293 tỷ đồng. Động thái này được cho có liên quan đến đợt đăng ký mua lại toàn bộ gần 117 triệu cổ phiếu VHM mà CTCP Vinpearl nắm giữ của Tập đoàn Vingroup hồi giữa tháng 12. Khối ngoại đã mua ròng trở lại sau 20 phiên bán liên tiếp. Ảnh: VNDirect. Ngoài ra, khối ngoại cũng khiến thị trường bất ngờ khi mua ròng trở lại 103 tỷ đồng, chấm dứt chuỗi 20 phiên bán ròng liên tục. Đây có thể là tín hiệu tích cực giúp giải tỏa tâm lý của các nhà đầu tư trong thời gian tới. Trong 20 phiên vừa qua, lũy kế giá trị bán ròng của khối ngoại trên HoSE đã lên tới 11.200 tỷ đồng. Mã HCM dẫn đầu danh sách mua ròng hôm nay với giá trị 55 tỷ đồng. Bên cạnh đó còn có sự góp mặt của nhiều bluechip khác như TPB (+42 tỷ đồng), MSN (+30 tỷ đồng), VHM (+28 tỷ đồng), VCB (+23 tỷ đồng), MWG (+22 tỷ đồng)... Chiều ngược lại, cổ phiếu VNM của Vinamilk bị bán 35 tỷ đồng, kế đó là HDG (-22 tỷ đồng), GMD (-20 tỷ đồng) và BID (-17 tỷ đồng). Thanh khoản trên cả 3 sàn hôm nay tăng mạnh lên 21.427 tỷ đồng. Tuy nhiên, 35% tổng thanh khoản đó đến từ các giao dịch thỏa thuận trong phiên. Cổ phiếu VHM xuất hiện giao dịch thỏa thuận hơn 4.000 tỷ đồngCổ phiếu VHM của CTCP Vinhomes ghi nhận 90,2 triệu cổ phiếu được sang tay theo hình thức thỏa thuận. Tổng giá trị giao dịch đạt 4.038 tỷ đồng, tương đương 44.767 đồng/cổ phiếu. 15:50 27/12/2023 Thoát diện cảnh báo, cổ phiếu HVN tăng kịch trần 2 phiên liên tiếpCổ phiếu HVN của Vietnam Airlines đã tăng kịch biên độ 2 phiên liên tiếp. Diễn biến này xuất hiện sau khi HoSE đưa cổ phiếu HVN ra khỏi diện cảnh báo. 16:57 26/12/2023 Chứng khoán 25/12: Sắc xanh áp đảo thị trườngChứng khoán có phiên khởi đầu tuần thuận lợi khi tăng trên 14 điểm. Khối ngoại cũng phát tín hiệu tích cực khi thu hẹp quy mô bán ròng. 16:07 25/12/2023 Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Thêm nhà băng cố định lãi suất cho vay dài hạn ở mức 7%/năm
Ngân hàng Agribank cho biết sẽ tiếp tục điều chỉnh chính sách lãi suất với các khoản vay trung và dài hạn từ ngày 1/1. Mức lãi suất cố định chỉ từ 7%/năm cho kỳ hạn 24 tháng.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) thông báo kể từ ngày 1/1 sẽ tiếp tục điều chỉnh chính sách lãi suất đối với cho vay trung và dài hạn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, cho vay phục vụ nhu cầu đời sống với mức lãi suất cố định chỉ từ 7%/năm. Thời gian áp dụng sẽ được nhà băng này nới rộng từ 12 tháng lên 24 tháng. Đồng thời, Agribank cũng sẽ điều chỉnh giảm 0,5%/năm sàn lãi suất cho vay trung hạn, dài hạn đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Agribank cho biết các động thái này nhằm thực hiện chủ trương, định hướng của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước về việc triển khai các giải pháp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vay vốn vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất kinh doanh và đời sống. Trước đó, trong năm 2023, trên cơ sở tiết giảm chi phí huy động đầu vào, nhà băng này đã thực hiện 8 lần điều chỉnh giảm lãi suất cho vay. Nhờ đó, lãi suất cho vay đã giảm mạnh 1,3-4%/năm so với thời điểm đầu năm. Cùng với hạ lãi suất cho vay mới, Agribank cho biết cũng đã triển khai 3 chương trình giảm lãi suất đối với dư nợ hiện hữu của gần 2 triệu khách hàng. Số tiền giảm lãi ước tính lên tới hơn 1.000 tỷ đồng trong năm 2023 và sẽ tiếp tục triển khai trong năm nay. Trước Agribank, Ngân hàng TMCP Ngoại thương (Vietcombank) cũng đã công bố chương trình cho vay trung và dài hạn, thời hạn lên tới 30 năm. Đáng chú ý, Vietcombank thông báo sẽ cố định lãi suất cho vay trong 18 tháng đầu tiên là 6,7%/năm, 2 năm là 6,8%/năm, 3 năm là 7,5%/năm, 5 năm là 9,5%/năm, 7 năm là 10,5%/năm và 10 năm lãi suất cố định là 11%/năm. Sau thời gian ưu đãi lãi suất cố định, nhà băng này sẽ áp dụng lãi suất cho vay bằng lãi suất tiết kiệm 12 tháng cộng với biên độ 3,5%. Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Znews tại Tủ sách kinh tế. Chứng khoán 3/1: Cổ phiếu Vietnam Airlines 'bay cao'Cổ phiếu HVN tăng trần sau khi dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán đề xuất điều khoản giúp doanh nghiệp thuộc trường hợp đặc biệt được duy trì niêm yết. 16:32 3/1/2024 Lo thiếu điện, Bộ Công Thương yêu cầu EVN lên kế hoạch ứng phóBộ Công Thương giao EVN rà soát, cập nhật, báo cáo kế hoạch đảm bảo điện các tháng cao điểm mùa khô trong năm nay, thời hạn trước ngày 15/3. 15:44 3/1/2024 Phó thống đốc: Không chấp nhận giá vàng SJC cao hơn thế giới 20 triệuPhó thống đốc Đào Minh Tú nhấn mạnh NHNN không bảo hộ giá vàng miếng SJC, đồng thời không chấp nhận chênh lệch giữa giá vàng SJC so với thế giới lên tới 20 triệu/lượng. 15:35 3/1/2024
Thêm nhà băng cố định lãi suất cho vay dài hạn ở mức 7%/năm Ngân hàng Agribank cho biết sẽ tiếp tục điều chỉnh chính sách lãi suất với các khoản vay trung và dài hạn từ ngày 1/1. Mức lãi suất cố định chỉ từ 7%/năm cho kỳ hạn 24 tháng. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) thông báo kể từ ngày 1/1 sẽ tiếp tục điều chỉnh chính sách lãi suất đối với cho vay trung và dài hạn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, cho vay phục vụ nhu cầu đời sống với mức lãi suất cố định chỉ từ 7%/năm. Thời gian áp dụng sẽ được nhà băng này nới rộng từ 12 tháng lên 24 tháng. Đồng thời, Agribank cũng sẽ điều chỉnh giảm 0,5%/năm sàn lãi suất cho vay trung hạn, dài hạn đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Agribank cho biết các động thái này nhằm thực hiện chủ trương, định hướng của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước về việc triển khai các giải pháp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vay vốn vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất kinh doanh và đời sống. Trước đó, trong năm 2023, trên cơ sở tiết giảm chi phí huy động đầu vào, nhà băng này đã thực hiện 8 lần điều chỉnh giảm lãi suất cho vay. Nhờ đó, lãi suất cho vay đã giảm mạnh 1,3-4%/năm so với thời điểm đầu năm. Cùng với hạ lãi suất cho vay mới, Agribank cho biết cũng đã triển khai 3 chương trình giảm lãi suất đối với dư nợ hiện hữu của gần 2 triệu khách hàng. Số tiền giảm lãi ước tính lên tới hơn 1.000 tỷ đồng trong năm 2023 và sẽ tiếp tục triển khai trong năm nay. Trước Agribank, Ngân hàng TMCP Ngoại thương (Vietcombank) cũng đã công bố chương trình cho vay trung và dài hạn, thời hạn lên tới 30 năm. Đáng chú ý, Vietcombank thông báo sẽ cố định lãi suất cho vay trong 18 tháng đầu tiên là 6,7%/năm, 2 năm là 6,8%/năm, 3 năm là 7,5%/năm, 5 năm là 9,5%/năm, 7 năm là 10,5%/năm và 10 năm lãi suất cố định là 11%/năm. Sau thời gian ưu đãi lãi suất cố định, nhà băng này sẽ áp dụng lãi suất cho vay bằng lãi suất tiết kiệm 12 tháng cộng với biên độ 3,5%. Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Znews tại Tủ sách kinh tế. Chứng khoán 3/1: Cổ phiếu Vietnam Airlines 'bay cao'Cổ phiếu HVN tăng trần sau khi dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán đề xuất điều khoản giúp doanh nghiệp thuộc trường hợp đặc biệt được duy trì niêm yết. 16:32 3/1/2024 Lo thiếu điện, Bộ Công Thương yêu cầu EVN lên kế hoạch ứng phóBộ Công Thương giao EVN rà soát, cập nhật, báo cáo kế hoạch đảm bảo điện các tháng cao điểm mùa khô trong năm nay, thời hạn trước ngày 15/3. 15:44 3/1/2024 Phó thống đốc: Không chấp nhận giá vàng SJC cao hơn thế giới 20 triệuPhó thống đốc Đào Minh Tú nhấn mạnh NHNN không bảo hộ giá vàng miếng SJC, đồng thời không chấp nhận chênh lệch giữa giá vàng SJC so với thế giới lên tới 20 triệu/lượng. 15:35 3/1/2024
Bộ Tài chính chuyển đơn tố cáo doanh nghiệp bảo hiểm sang Bộ Công an
Bộ Tài chính cho biết các đơn thư tố cáo doanh nghiệp bảo hiểm phản ánh hành vi có dấu hiệu hình sự đã được chuyển sang cơ quan an ninh điều tra Bộ Công An.
Ngày 5/5, Bộ Tài chính đã có thông tin cập nhật về một số vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước được dư luận quan tâm trong tháng 4 vừa qua. Một trong những nội dung được chú ý là các lùm xùm liên quan đến thị trường bảo hiểm và hoạt động quản lý của Bộ Tài chính trong lĩnh vực này. Thu hơn 75.000 tỷ đồng sau 4 tháng đầu năm Theo số liệu của Bộ Tài chính, tính đến cuối tháng 4, tổng tài sản của thị trường bảo hiểm ước đạt 849.411 tỷ đồng, tăng 14,18% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nhóm doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) nhân thọ ước đạt 730.540 tỷ đồng (chiếm 86%) và DNBH phi nhân thọ đạt 118.871 tỷ đồng (chiếm 14%). Tổng giá trị đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 708.373 tỷ đồng, tăng 14,41% so với cùng kỳ, trong đó các DNBH nhân thọ và phi nhân thọ đạt lần lượt 642.816 tỷ đồng và 65.557 tỷ đồng. Các doanh nghiệp cũng dành 552.325 tỷ đồng cho dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm, tăng 12,71%. DNBH nhân thọ chiếm 69% tổng doanh thu phí bảo hiểm trong 4 tháng đầu năm. Ảnh: SCB. Theo cơ quan quản lý, lũy kế 4 tháng đầu năm nay, tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường ước đạt 75.338 tỷ đồng, tăng 1,13%. Trong đó, cơ cấu doanh thu các DNBH nhân thọ chiếm đến 69%, đạt 52.049 tỷ đồng, tăng 0,5%; phần còn lại thuộc về nhóm doanh nghiệp phi nhân thọ, đạt 23.289 tỷ đồng, tăng 2,55%. Đáng chú ý, giá trị chi trả quyền lợi của các DNBH trong giai đoạn này cũng đạt 23.521 tỷ đồng, tăng mạnh 20,71% so với cùng kỳ. Trong đó, các DNBH nhân thọ ước chi trả 16.104 tỷ đồng còn phi nhân thọ đạt 7.417 tỷ đồng. Giai đoạn 4 tháng đầu năm cũng là khoảng thời gian xuất hiện nhiều bức xúc liên quan đến ngành bảo hiểm. Thanh tra 5 doanh nghiệp bảo hiểm Về công tác quản lý, Bộ Tài chính cho biết sau khi nhận được các thông tin và các đơn thư phản ánh, khiếu nại của người dân về hoạt động bảo hiểm, Bộ đã ban hành nhiều công văn chấn chỉnh hoạt động bán bảo hiểm qua kênh ngân hàng và yêu cầu các doanh nghiệp tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm đối với các ngân hàng, nghiêm túc tuân thủ quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm về việc không được ép buộc các tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm dưới mọi hình thức. Bên cạnh đó, Bộ cũng tổ chức làm việc trực tiếp với một số doanh nghiệp bị khách hàng phản ánh và yêu cầu xem xét, xử lý dứt điểm khiếu nại của khách hàng, bảo đảm quyền lợi khách hàng trên cơ sở hợp đồng bảo hiểm đã giao kết và quy định pháp luật. Các thông tin phản ánh qua đường dây nóng về việc bị ép mua bảo hiểm khi giải ngân khoản vay đã được chuyển cho Cơ quan thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước để phối hợp quản lý, giám sátBộ Tài chính Ngoài ra, các đường dây nóng chuyên tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh liên quan đến bán sản phẩm bảo hiểm qua tổ chức tín dụng đã được thiết lập. Kết quả đến ngày 25/4 ghi nhận 192 kiến nghị, phản ánh qua điện thoại; 299 trường hợp qua email; phân loại xử lý 350 đơn tố cáo liên quan đến bancassurance. Thanh tra Bộ cũng đã chủ trì buổi tiếp 5 công dân đại diện cho nhóm người đến Bộ Tài chính với sự tham gia của đại diện Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý cũng đã họp với toàn bộ DNBH nhân thọ và yêu cầu rà soát tổng thể, tăng cường giám sát việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ cũng như chất lượng đại lý, tăng cường chế tài đối với đại lý và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm... "Bộ Tài chính đã tiến hành thu thập hồ sơ, tài liệu, phân tích, đánh giá 5 DNBH thuộc kế hoạch thanh tra năm 2023. Đồng thời xây dựng phương án phối hợp với Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng (NHNN) để thanh tra việc bán bảo hiểm qua ngân hàng và các tổ chức tín dụng", báo cáo nêu rõ. Hiện Bộ Tài chính đã chỉ đạo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm phối hợp với Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng (NHNN) xây dựng Quy chế phối hợp thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động đại lý bảo hiểm của tổ chức tín dụng. Các đơn thư phản ánh hành vi có dấu hiệu hình sự cũng được chuyển sang cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an. Bộ Tài chính đồng thời đề nghị Hiệp hội Bảo hiểm rà soát và hoàn thiện bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp đại lý bảo hiểm, các quy tắc chuẩn mực để áp dụng chung cho các DNBH cùng các vấn đề liên quan như chế tài xử lý vi phạm, kế hoạch truyền thông về thị trường lẫn sản phẩm. Bộ Tài chính đang hoàn thiện pháp luật về kinh doanh bảo hiểm cũng như xử phạt vi phạm hành chính. Trong đó, yêu cầu DNBH có trách nhiệm giám sát hoạt động tư vấn của đại lý, minh bạch hóa các thông tin về hợp đồng bảo hiểm, xây dựng bản tóm tắt hợp đồng bảo hiểm. Trong năm nay, Bộ sẽ tiếp tục hoạt động thanh, kiểm tra đối với DNBH nhân thọ có doanh thu bán sản phẩm qua kênh ngân hàng cao. Tăng cường truyền thông, phối hợp với cơ quan thông tấn, báo chí, Hiệp hội Bảo hiểm. Các DNBH đồng thời phải có trách nhiệm rà soát tổng thể nghiệp vụ theo đúng quy trình và quy định pháp luật. NHNN TP.HCM sẽ thanh tra hoạt động đại lý bảo hiểm tại các ngân hàngNgân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM sẽ đưa nội dung chấp hành các quy định về hoạt động đại lý bảo hiểm của tổ chức tín dụng vào nội dung thanh tra theo kế hoạch năm 2023. 09:20 5/5/2023 Người tiêu dùng suy giảm niềm tin vào bảo hiểm nhân thọNhững lùm xùm xoay quanh hợp đồng bảo hiểm của diễn viên Ngọc Lan và MVI Life cũng như các sự vụ liên quan đã tác động đến nhìn nhận người tiêu dùng về sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. 09:00 5/5/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Bộ Tài chính chuyển đơn tố cáo doanh nghiệp bảo hiểm sang Bộ Công an Bộ Tài chính cho biết các đơn thư tố cáo doanh nghiệp bảo hiểm phản ánh hành vi có dấu hiệu hình sự đã được chuyển sang cơ quan an ninh điều tra Bộ Công An. Ngày 5/5, Bộ Tài chính đã có thông tin cập nhật về một số vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước được dư luận quan tâm trong tháng 4 vừa qua. Một trong những nội dung được chú ý là các lùm xùm liên quan đến thị trường bảo hiểm và hoạt động quản lý của Bộ Tài chính trong lĩnh vực này. Thu hơn 75.000 tỷ đồng sau 4 tháng đầu năm Theo số liệu của Bộ Tài chính, tính đến cuối tháng 4, tổng tài sản của thị trường bảo hiểm ước đạt 849.411 tỷ đồng, tăng 14,18% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nhóm doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) nhân thọ ước đạt 730.540 tỷ đồng (chiếm 86%) và DNBH phi nhân thọ đạt 118.871 tỷ đồng (chiếm 14%). Tổng giá trị đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 708.373 tỷ đồng, tăng 14,41% so với cùng kỳ, trong đó các DNBH nhân thọ và phi nhân thọ đạt lần lượt 642.816 tỷ đồng và 65.557 tỷ đồng. Các doanh nghiệp cũng dành 552.325 tỷ đồng cho dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm, tăng 12,71%. DNBH nhân thọ chiếm 69% tổng doanh thu phí bảo hiểm trong 4 tháng đầu năm. Ảnh: SCB. Theo cơ quan quản lý, lũy kế 4 tháng đầu năm nay, tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường ước đạt 75.338 tỷ đồng, tăng 1,13%. Trong đó, cơ cấu doanh thu các DNBH nhân thọ chiếm đến 69%, đạt 52.049 tỷ đồng, tăng 0,5%; phần còn lại thuộc về nhóm doanh nghiệp phi nhân thọ, đạt 23.289 tỷ đồng, tăng 2,55%. Đáng chú ý, giá trị chi trả quyền lợi của các DNBH trong giai đoạn này cũng đạt 23.521 tỷ đồng, tăng mạnh 20,71% so với cùng kỳ. Trong đó, các DNBH nhân thọ ước chi trả 16.104 tỷ đồng còn phi nhân thọ đạt 7.417 tỷ đồng. Giai đoạn 4 tháng đầu năm cũng là khoảng thời gian xuất hiện nhiều bức xúc liên quan đến ngành bảo hiểm. Thanh tra 5 doanh nghiệp bảo hiểm Về công tác quản lý, Bộ Tài chính cho biết sau khi nhận được các thông tin và các đơn thư phản ánh, khiếu nại của người dân về hoạt động bảo hiểm, Bộ đã ban hành nhiều công văn chấn chỉnh hoạt động bán bảo hiểm qua kênh ngân hàng và yêu cầu các doanh nghiệp tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm đối với các ngân hàng, nghiêm túc tuân thủ quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm về việc không được ép buộc các tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm dưới mọi hình thức. Bên cạnh đó, Bộ cũng tổ chức làm việc trực tiếp với một số doanh nghiệp bị khách hàng phản ánh và yêu cầu xem xét, xử lý dứt điểm khiếu nại của khách hàng, bảo đảm quyền lợi khách hàng trên cơ sở hợp đồng bảo hiểm đã giao kết và quy định pháp luật. Các thông tin phản ánh qua đường dây nóng về việc bị ép mua bảo hiểm khi giải ngân khoản vay đã được chuyển cho Cơ quan thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước để phối hợp quản lý, giám sátBộ Tài chính Ngoài ra, các đường dây nóng chuyên tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh liên quan đến bán sản phẩm bảo hiểm qua tổ chức tín dụng đã được thiết lập. Kết quả đến ngày 25/4 ghi nhận 192 kiến nghị, phản ánh qua điện thoại; 299 trường hợp qua email; phân loại xử lý 350 đơn tố cáo liên quan đến bancassurance. Thanh tra Bộ cũng đã chủ trì buổi tiếp 5 công dân đại diện cho nhóm người đến Bộ Tài chính với sự tham gia của đại diện Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý cũng đã họp với toàn bộ DNBH nhân thọ và yêu cầu rà soát tổng thể, tăng cường giám sát việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ cũng như chất lượng đại lý, tăng cường chế tài đối với đại lý và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm... "Bộ Tài chính đã tiến hành thu thập hồ sơ, tài liệu, phân tích, đánh giá 5 DNBH thuộc kế hoạch thanh tra năm 2023. Đồng thời xây dựng phương án phối hợp với Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng (NHNN) để thanh tra việc bán bảo hiểm qua ngân hàng và các tổ chức tín dụng", báo cáo nêu rõ. Hiện Bộ Tài chính đã chỉ đạo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm phối hợp với Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng (NHNN) xây dựng Quy chế phối hợp thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động đại lý bảo hiểm của tổ chức tín dụng. Các đơn thư phản ánh hành vi có dấu hiệu hình sự cũng được chuyển sang cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an. Bộ Tài chính đồng thời đề nghị Hiệp hội Bảo hiểm rà soát và hoàn thiện bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp đại lý bảo hiểm, các quy tắc chuẩn mực để áp dụng chung cho các DNBH cùng các vấn đề liên quan như chế tài xử lý vi phạm, kế hoạch truyền thông về thị trường lẫn sản phẩm. Bộ Tài chính đang hoàn thiện pháp luật về kinh doanh bảo hiểm cũng như xử phạt vi phạm hành chính. Trong đó, yêu cầu DNBH có trách nhiệm giám sát hoạt động tư vấn của đại lý, minh bạch hóa các thông tin về hợp đồng bảo hiểm, xây dựng bản tóm tắt hợp đồng bảo hiểm. Trong năm nay, Bộ sẽ tiếp tục hoạt động thanh, kiểm tra đối với DNBH nhân thọ có doanh thu bán sản phẩm qua kênh ngân hàng cao. Tăng cường truyền thông, phối hợp với cơ quan thông tấn, báo chí, Hiệp hội Bảo hiểm. Các DNBH đồng thời phải có trách nhiệm rà soát tổng thể nghiệp vụ theo đúng quy trình và quy định pháp luật. NHNN TP.HCM sẽ thanh tra hoạt động đại lý bảo hiểm tại các ngân hàngNgân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM sẽ đưa nội dung chấp hành các quy định về hoạt động đại lý bảo hiểm của tổ chức tín dụng vào nội dung thanh tra theo kế hoạch năm 2023. 09:20 5/5/2023 Người tiêu dùng suy giảm niềm tin vào bảo hiểm nhân thọNhững lùm xùm xoay quanh hợp đồng bảo hiểm của diễn viên Ngọc Lan và MVI Life cũng như các sự vụ liên quan đã tác động đến nhìn nhận người tiêu dùng về sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. 09:00 5/5/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
ĐBQH: Ngân hàng hãy nghĩ đến tín nghĩa với doanh nghiệp lúc khó khăn
Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Quang Huân, doanh nghiệp lúc này rất cần sự hỗ trợ của vốn tín dụng từ ngân hàng, thể hiện sự tín nghĩa, đồng hành trong lúc khó khăn.
Khảo sát gần 10.000 doanh nghiệp mới đây của Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) cho thấy 82,3% doanh nghiệp dự kiến giảm quy mô, tạm ngừng kinh doanh hoặc ngừng kinh doanh trong các tháng còn lại của năm. Điều này cho thấy các doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn. Trong đó, 2 khó khăn chính là về thiếu đơn hàng (59%) và khó tiếp cận vốn vay (51%). Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cũng cho rằng các doanh nghiệp đang phải chịu nhiều áp lực, khó khăn trong giai đoạn hiện nay. Nhiều doanh nghiệp phải bán tài sản với giá rẻ để duy trì dòng tiền. Bên lề hành lang Quốc hội, đại biểu Nguyễn Quang Huân (Bình Dương) cho rằng vốn tín dụng từ ngân hàng vẫn đóng vai trò rất quan trọng với doanh nghiệp. Tuy vậy, việc tiếp cận lúc này không hề đơn giản vì phải đáp ứng quá nhiều điều kiện. Ông Huân đang là Phó chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Halcom Việt Nam. Với nhiều năm kinh nghiệm trên thương trường, ông cho rằng lúc này rất cần sự đồng hành, hỗ trợ của các ngân hàng với doanh nghiệp. Khoanh vùng doanh nghiệp để hỗ trợ lúc khó khăn “Nhiều doanh nghiệp trước kia rất ổn định nhưng bây giờ gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thị trường, dịch bệnh, bất ổn trên thế giới... Khi họ không thể sản xuất, kinh doanh thì dẫn đến dòng tiền không ổn định. Lúc này vốn không đủ cung cấp là lúc doanh nghiệp cần vốn từ ngân hàng”, ông Huân nói. Tuy vậy, đại biểu Bình Dương cho rằng lúc này ngân hàng lại rất “ngại” và “sợ” cho doanh nghiệp khó khăn vay vốn vì sợ không trả được, dẫn đến nợ xấu. Điều này dẫn đến ngân hàng đưa ra nhiều điều kiện cho vay rất khó khăn, yêu cầu thế chấp nhiều tài sản đảm bảo... Khi đó, doanh nghiệp không thể đáp ứng được. Đại biểu Nguyễn Quang Huân (Bình Dương). Ảnh: Quochoi. “Doanh nghiệp được ví như bệnh nhân. Khi đang khỏe mạnh thì không cần thuốc. Vừa ốm đau, cần một viên thuốc thì bác sĩ kê đơn bên cạnh bảo chưa chắc sống được. Sau đó cắt thuốc đi và như vậy thì chắc chắn chết. Giống như khi doanh nghiệp cần ngân hàng đồng hành chia sẻ thì không nhận được sự đồng hành”, ông ví von. Theo đại biểu Nguyễn Quang Huân, các ngân hàng thương mại lúc này phải phân định ra các nhóm doanh nghiệp khác nhau để hỗ trợ. Với nhóm doanh nghiệp thực sự yếu, có bơm thêm vốn vẫn không thể tồn tại được thì “khoanh vào” một nhóm. Nhóm này có thể không cần hỗ trợ. Cần khoanh vùng doanh nghiệp không có khả năng cứu vớt, còn những doanh nghiệp khác rất cần sự hỗ trợ.Đại biểu Nguyễn Quang Huân Thứ hai là nhóm các doanh nghiệp còn khả năng cứu vớt thì cần đồng hành, hỗ trợ, giảm bớt các điều kiện cho vay ngặt nghèo. “Đừng nghĩ nhiều câu chuyện lãi suất hay điều kiện. Khi ngân hàng có giảm một chút lãi suất, nhưng nếu biết đâu cho vay nhiều lên, khi doanh nghiệp vượt qua cơn khó khăn, người ra mở rộng thị trường, tăng nhanh doanh thu, người ta là khách hàng trung thành của ngân hàng, sẽ tốt hơn việc tăng thêm một chút lãi suất, cho vay ngắn mà đưa ra đủ điều kiện”, ông nói. Ông cho rằng lúc này các ngân hàng thương mại cần rất cân nhắc đến sự tín nghĩa, giúp đỡ doanh nghiệp trong lúc khó khăn. Ông nhấn mạnh không chỉ doanh nghiệp châu Á, các doanh nghiệp châu Âu rất giữ chữ tín, giúp đỡ nhau rất nhiều trong lúc khó khăn. “Chúng ta nên học hỏi điều đó. Tôi nhấn mạnh là khoanh vùng doanh nghiệp không có khả năng cứu vớt, còn những doanh nghiệp khác rất cần sự hỗ trợ. Trong lúc ngắn hạn mà không có sự sẻ chia, về dài hạn họ sẽ không trung thành với ngân hàng của anh”, ông nói. Năng lực thẩm định ảnh hưởng đến việc hỗ trợ doanh nghiệp Đại biểu cũng thẳng thắn chỉ ra một trong những điều kiện vay vốn khó khăn là năng lực thẩm định, thẩm tra cho vay của ngân hàng thương mại không đồng đều. Ông cho rằng mỗi doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khác nhau lại có đặc thù riêng. Ví như hồ sơ vay vốn, chiến lược hoạt động của doanh nghiệp ngành da giày khác với doanh nghiệp đồ gỗ hay bất động sản, sản xuất cung cấp nước sạch... “Liệu ngân hàng có đủ cán bộ thẩm định hiểu được các ngành nghề như vậy hay chưa. Qua thực tế, tôi thấy các ngân hàng thường dùng một người thẩm định cho nhiều lĩnh vực, trong khi khả năng thẩm định có hạn. Nhiều người áp dụng tư duy kinh nghiệm ngành này áp cho ngành kia rất nhiều”, ông nói. Theo khảo sát của Ban IV, 51% doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tiếp cận vốn. Ảnh: HH. Ngoài ra, cán bộ thẩm định vay vốn của ngân hàng thường lấy tư duy và kinh nghiệm của năm cũ, với bối cảnh cũ, áp cho năm nay, bối cảnh đã thay đổi. Ông lấy ví dụ một số ngành nghề năm ngoái rất phát triển, tăng trưởng cao, nhưng năm nay lại sụt giảm. Cán bộ ngân hàng năm ngoái thẩm định cho lĩnh vực tăng trưởng cao, năm nay không có việc lại chuyển sang cho vay ngành khác, với bối cảnh khác. Cán bộ này lại áp dụng y nguyên cách cũ, với bối cảnh cũ, để áp cho doanh nghiệp cho vay mới, trong bối cảnh mới. Cần tăng cường lực lượng thẩm định, thẩm tra cho các ngân hàng. Việc tăng cường hỗ trợ và nâng cao năng lực thẩm định của các ngân hàng có ý nghĩa rất quan trọng với doanh nghiệp.Đại biểu Nguyễn Quang Huân Kết quả là nhiều doanh nghiệp được đánh giá không đủ điều kiện để cho vay. “Mỗi giai đoạn, mỗi ngành có lượng tài sản, tư duy, cách vận hành, khả năng quay vòng vốn khác... Nếu cứ áp dụng cứng nhắc, không hiểu doanh nghiệp thì tôi tin doanh nghiệp không thể đáp ứng”, ông chia sẻ. Tuy nhiên, về phía ngân hàng, các doanh nghiệp không trả được nợ sẽ làm tăng thêm nợ xấu, thì các ngân hàng cũng bị rủi ro. Khi đó, cán bộ đi thẩm định lại sợ trách nhiệm, lại tiếp diễn câu chuyện cào bằng các điều kiện ngặt nghèo. “Theo tôi cần tăng cường lực lượng thẩm định, thẩm tra cho các ngân hàng. Riêng các chi nhánh ngân hàng khác nhau đã có năng lực khác nhau, khẩu vị cho vay khác nhau. Việc tăng cường hỗ trợ và nâng cao năng lực thẩm định của các ngân hàng có ý nghĩa rất quan trọng với doanh nghiệp”, ông nói. Hơn 80% doanh nghiệp đang gặp khó khăn, không muốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm nay. Ảnh: Nhóm phóng viên. Chú trọng khả năng quay vòng vốn, sinh lời dự án Nói về room tín dụng, đại biểu Nguyễn Quang Huân cho rằng cần cởi mở hơn với các doanh nghiệp năng động, sáng tạo, kiểm soát hiệu quả vốn vay, hạn chế được nợ xấu. Ông dẫn ví dụ các ngân hàng quốc tế tránh nợ xấu một cách rất bài bản, chứ không chọn cách siết chặt mọi thứ như ở Việt Nam. “Người ta thẩm định một dự án tốt, thấy khả năng sinh lời tốt, nhưng chủ đầu tư là doanh nghiệp mới, không có khả năng đối ứng vốn lớn thì họ sẵn sàng giảm tỷ lệ đối ứng xuống, đi kèm một số điều kiện tài chính. Trong khi các ngân hàng Việt Nam rất khác”, ông Huân chia sẻ. Tốc độ tăng GDP quý I so với cùng kỳ năm trước các năm trong giai đoạn 2011-2023 Dữ liệu: Tổng cục Thống kê Nhãn 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 % 5.96 4.94 4.68 5.54 6.25 5.49 5.17 7.78 7.09 3.21 4.92 5.05 3.32 Đại biểu Bình Dương đánh gía nhiều ngân hàng ở Việt Nam không quan tâm triển vọng tốt hay xấu của dự án, chỉ yêu cầu cào bằng vốn đối ứng rất cao mới cho vay. Thậm chí doanh nghiệp ra đời sau phải đối ứng 50%, trong khi cùng một dự án, doanh nghiệp ra đời trước chỉ cần đối ứng 30%. Ngoài ra, thông thường các ngân hàng nước ngoài cho vay dựa trên tài sản đảm bảo hình thành ở dự án. Nếu không triển khai được dự án thì toàn bộ thuộc về người cho vay. Trong khi nhiều ngân hàng ở Việt Nam đòi hỏi thêm tài sản đảm bảo là cả nhà riêng, xe cộ, tài sản của người thân... Ông đánh giá đây là những điều kiện cho vay rất ngặt nghèo, “trói tay, trói chân các doanh nghiệp”. “Làm như vậy thì bao nhiêu tài sản dồn hết vào một dự án. Khi dự án có doanh thu và lợi nhuận cũng không giải phóng tài sản. Vậy doanh nghiệp lấy tiền đâu làm các dự án khác”, ông nói. Đại biểu Nguyễn Quang Huân cho rằng đó cũng là lý do chỉ số tiếp cận vốn thấp, khiến nhiều doanh nghiệp không thể lớn được, không thể mở rộng sản xuất kinh doanh. Khác với nhiều doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận vốn thuận lợi, có thể phát triển nhanh chóng. Theo ông, nếu các thông số, biến số được ngân hàng tính toán và đưa vào một khung cứng nhắc sẽ không phát huy sáng tạo, khuyến khích các chủ doanh nghiệp năng động, sáng tạo, thông minh, có kiến thức... để quản lý dự án một cách hiệu quả. Đó sẽ là một lý do kìm hãm sự phát triển. “Người ta phải chứng tỏ khả năng quản lý dòng vốn, quay vòng vốn, sinh lời dự án, chứ không phải chứng minh bằng tài sản cá nhân... Cách tiếp cận này phải thay đổi. Thay đổi cách như thế nào thì phải đòi hỏi của ngành ngân hàng”, đại biểu đoàn Bình Dương nói. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
ĐBQH: Ngân hàng hãy nghĩ đến tín nghĩa với doanh nghiệp lúc khó khăn Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Quang Huân, doanh nghiệp lúc này rất cần sự hỗ trợ của vốn tín dụng từ ngân hàng, thể hiện sự tín nghĩa, đồng hành trong lúc khó khăn. Khảo sát gần 10.000 doanh nghiệp mới đây của Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) cho thấy 82,3% doanh nghiệp dự kiến giảm quy mô, tạm ngừng kinh doanh hoặc ngừng kinh doanh trong các tháng còn lại của năm. Điều này cho thấy các doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn. Trong đó, 2 khó khăn chính là về thiếu đơn hàng (59%) và khó tiếp cận vốn vay (51%). Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cũng cho rằng các doanh nghiệp đang phải chịu nhiều áp lực, khó khăn trong giai đoạn hiện nay. Nhiều doanh nghiệp phải bán tài sản với giá rẻ để duy trì dòng tiền. Bên lề hành lang Quốc hội, đại biểu Nguyễn Quang Huân (Bình Dương) cho rằng vốn tín dụng từ ngân hàng vẫn đóng vai trò rất quan trọng với doanh nghiệp. Tuy vậy, việc tiếp cận lúc này không hề đơn giản vì phải đáp ứng quá nhiều điều kiện. Ông Huân đang là Phó chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Halcom Việt Nam. Với nhiều năm kinh nghiệm trên thương trường, ông cho rằng lúc này rất cần sự đồng hành, hỗ trợ của các ngân hàng với doanh nghiệp. Khoanh vùng doanh nghiệp để hỗ trợ lúc khó khăn “Nhiều doanh nghiệp trước kia rất ổn định nhưng bây giờ gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thị trường, dịch bệnh, bất ổn trên thế giới... Khi họ không thể sản xuất, kinh doanh thì dẫn đến dòng tiền không ổn định. Lúc này vốn không đủ cung cấp là lúc doanh nghiệp cần vốn từ ngân hàng”, ông Huân nói. Tuy vậy, đại biểu Bình Dương cho rằng lúc này ngân hàng lại rất “ngại” và “sợ” cho doanh nghiệp khó khăn vay vốn vì sợ không trả được, dẫn đến nợ xấu. Điều này dẫn đến ngân hàng đưa ra nhiều điều kiện cho vay rất khó khăn, yêu cầu thế chấp nhiều tài sản đảm bảo... Khi đó, doanh nghiệp không thể đáp ứng được. Đại biểu Nguyễn Quang Huân (Bình Dương). Ảnh: Quochoi. “Doanh nghiệp được ví như bệnh nhân. Khi đang khỏe mạnh thì không cần thuốc. Vừa ốm đau, cần một viên thuốc thì bác sĩ kê đơn bên cạnh bảo chưa chắc sống được. Sau đó cắt thuốc đi và như vậy thì chắc chắn chết. Giống như khi doanh nghiệp cần ngân hàng đồng hành chia sẻ thì không nhận được sự đồng hành”, ông ví von. Theo đại biểu Nguyễn Quang Huân, các ngân hàng thương mại lúc này phải phân định ra các nhóm doanh nghiệp khác nhau để hỗ trợ. Với nhóm doanh nghiệp thực sự yếu, có bơm thêm vốn vẫn không thể tồn tại được thì “khoanh vào” một nhóm. Nhóm này có thể không cần hỗ trợ. Cần khoanh vùng doanh nghiệp không có khả năng cứu vớt, còn những doanh nghiệp khác rất cần sự hỗ trợ.Đại biểu Nguyễn Quang Huân Thứ hai là nhóm các doanh nghiệp còn khả năng cứu vớt thì cần đồng hành, hỗ trợ, giảm bớt các điều kiện cho vay ngặt nghèo. “Đừng nghĩ nhiều câu chuyện lãi suất hay điều kiện. Khi ngân hàng có giảm một chút lãi suất, nhưng nếu biết đâu cho vay nhiều lên, khi doanh nghiệp vượt qua cơn khó khăn, người ra mở rộng thị trường, tăng nhanh doanh thu, người ta là khách hàng trung thành của ngân hàng, sẽ tốt hơn việc tăng thêm một chút lãi suất, cho vay ngắn mà đưa ra đủ điều kiện”, ông nói. Ông cho rằng lúc này các ngân hàng thương mại cần rất cân nhắc đến sự tín nghĩa, giúp đỡ doanh nghiệp trong lúc khó khăn. Ông nhấn mạnh không chỉ doanh nghiệp châu Á, các doanh nghiệp châu Âu rất giữ chữ tín, giúp đỡ nhau rất nhiều trong lúc khó khăn. “Chúng ta nên học hỏi điều đó. Tôi nhấn mạnh là khoanh vùng doanh nghiệp không có khả năng cứu vớt, còn những doanh nghiệp khác rất cần sự hỗ trợ. Trong lúc ngắn hạn mà không có sự sẻ chia, về dài hạn họ sẽ không trung thành với ngân hàng của anh”, ông nói. Năng lực thẩm định ảnh hưởng đến việc hỗ trợ doanh nghiệp Đại biểu cũng thẳng thắn chỉ ra một trong những điều kiện vay vốn khó khăn là năng lực thẩm định, thẩm tra cho vay của ngân hàng thương mại không đồng đều. Ông cho rằng mỗi doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khác nhau lại có đặc thù riêng. Ví như hồ sơ vay vốn, chiến lược hoạt động của doanh nghiệp ngành da giày khác với doanh nghiệp đồ gỗ hay bất động sản, sản xuất cung cấp nước sạch... “Liệu ngân hàng có đủ cán bộ thẩm định hiểu được các ngành nghề như vậy hay chưa. Qua thực tế, tôi thấy các ngân hàng thường dùng một người thẩm định cho nhiều lĩnh vực, trong khi khả năng thẩm định có hạn. Nhiều người áp dụng tư duy kinh nghiệm ngành này áp cho ngành kia rất nhiều”, ông nói. Theo khảo sát của Ban IV, 51% doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tiếp cận vốn. Ảnh: HH. Ngoài ra, cán bộ thẩm định vay vốn của ngân hàng thường lấy tư duy và kinh nghiệm của năm cũ, với bối cảnh cũ, áp cho năm nay, bối cảnh đã thay đổi. Ông lấy ví dụ một số ngành nghề năm ngoái rất phát triển, tăng trưởng cao, nhưng năm nay lại sụt giảm. Cán bộ ngân hàng năm ngoái thẩm định cho lĩnh vực tăng trưởng cao, năm nay không có việc lại chuyển sang cho vay ngành khác, với bối cảnh khác. Cán bộ này lại áp dụng y nguyên cách cũ, với bối cảnh cũ, để áp cho doanh nghiệp cho vay mới, trong bối cảnh mới. Cần tăng cường lực lượng thẩm định, thẩm tra cho các ngân hàng. Việc tăng cường hỗ trợ và nâng cao năng lực thẩm định của các ngân hàng có ý nghĩa rất quan trọng với doanh nghiệp.Đại biểu Nguyễn Quang Huân Kết quả là nhiều doanh nghiệp được đánh giá không đủ điều kiện để cho vay. “Mỗi giai đoạn, mỗi ngành có lượng tài sản, tư duy, cách vận hành, khả năng quay vòng vốn khác... Nếu cứ áp dụng cứng nhắc, không hiểu doanh nghiệp thì tôi tin doanh nghiệp không thể đáp ứng”, ông chia sẻ. Tuy nhiên, về phía ngân hàng, các doanh nghiệp không trả được nợ sẽ làm tăng thêm nợ xấu, thì các ngân hàng cũng bị rủi ro. Khi đó, cán bộ đi thẩm định lại sợ trách nhiệm, lại tiếp diễn câu chuyện cào bằng các điều kiện ngặt nghèo. “Theo tôi cần tăng cường lực lượng thẩm định, thẩm tra cho các ngân hàng. Riêng các chi nhánh ngân hàng khác nhau đã có năng lực khác nhau, khẩu vị cho vay khác nhau. Việc tăng cường hỗ trợ và nâng cao năng lực thẩm định của các ngân hàng có ý nghĩa rất quan trọng với doanh nghiệp”, ông nói. Hơn 80% doanh nghiệp đang gặp khó khăn, không muốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm nay. Ảnh: Nhóm phóng viên. Chú trọng khả năng quay vòng vốn, sinh lời dự án Nói về room tín dụng, đại biểu Nguyễn Quang Huân cho rằng cần cởi mở hơn với các doanh nghiệp năng động, sáng tạo, kiểm soát hiệu quả vốn vay, hạn chế được nợ xấu. Ông dẫn ví dụ các ngân hàng quốc tế tránh nợ xấu một cách rất bài bản, chứ không chọn cách siết chặt mọi thứ như ở Việt Nam. “Người ta thẩm định một dự án tốt, thấy khả năng sinh lời tốt, nhưng chủ đầu tư là doanh nghiệp mới, không có khả năng đối ứng vốn lớn thì họ sẵn sàng giảm tỷ lệ đối ứng xuống, đi kèm một số điều kiện tài chính. Trong khi các ngân hàng Việt Nam rất khác”, ông Huân chia sẻ. Tốc độ tăng GDP quý I so với cùng kỳ năm trước các năm trong giai đoạn 2011-2023 Dữ liệu: Tổng cục Thống kê Nhãn 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 % 5.96 4.94 4.68 5.54 6.25 5.49 5.17 7.78 7.09 3.21 4.92 5.05 3.32 Đại biểu Bình Dương đánh gía nhiều ngân hàng ở Việt Nam không quan tâm triển vọng tốt hay xấu của dự án, chỉ yêu cầu cào bằng vốn đối ứng rất cao mới cho vay. Thậm chí doanh nghiệp ra đời sau phải đối ứng 50%, trong khi cùng một dự án, doanh nghiệp ra đời trước chỉ cần đối ứng 30%. Ngoài ra, thông thường các ngân hàng nước ngoài cho vay dựa trên tài sản đảm bảo hình thành ở dự án. Nếu không triển khai được dự án thì toàn bộ thuộc về người cho vay. Trong khi nhiều ngân hàng ở Việt Nam đòi hỏi thêm tài sản đảm bảo là cả nhà riêng, xe cộ, tài sản của người thân... Ông đánh giá đây là những điều kiện cho vay rất ngặt nghèo, “trói tay, trói chân các doanh nghiệp”. “Làm như vậy thì bao nhiêu tài sản dồn hết vào một dự án. Khi dự án có doanh thu và lợi nhuận cũng không giải phóng tài sản. Vậy doanh nghiệp lấy tiền đâu làm các dự án khác”, ông nói. Đại biểu Nguyễn Quang Huân cho rằng đó cũng là lý do chỉ số tiếp cận vốn thấp, khiến nhiều doanh nghiệp không thể lớn được, không thể mở rộng sản xuất kinh doanh. Khác với nhiều doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận vốn thuận lợi, có thể phát triển nhanh chóng. Theo ông, nếu các thông số, biến số được ngân hàng tính toán và đưa vào một khung cứng nhắc sẽ không phát huy sáng tạo, khuyến khích các chủ doanh nghiệp năng động, sáng tạo, thông minh, có kiến thức... để quản lý dự án một cách hiệu quả. Đó sẽ là một lý do kìm hãm sự phát triển. “Người ta phải chứng tỏ khả năng quản lý dòng vốn, quay vòng vốn, sinh lời dự án, chứ không phải chứng minh bằng tài sản cá nhân... Cách tiếp cận này phải thay đổi. Thay đổi cách như thế nào thì phải đòi hỏi của ngành ngân hàng”, đại biểu đoàn Bình Dương nói. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Nhà xuất bản Giáo dục lãi kỷ lục năm ngoái
Nhờ số lượng sách giáo khoa phát hành tăng 42 triệu bản so với năm 2021, các chỉ tiêu tài chính của Nhà xuất bản Giáo dục trong năm 2022 đều tiếp tục tăng cao kỷ lục.
Giá sách giáo khoa lớp 4, 8, 11 thấp hơn 4-6% so với sách giáo khoa lớp 3, 7, 10 áp dụng từ năm học trước. Ảnh: NXB Giáo dục Việt Nam. Trong báo cáo đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2022 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, đơn vị này cho biết đã ghi nhận tổng doanh thu cao kỷ lục đạt hơn 2.442 tỷ đồng trong năm vừa qua, đạt 114,07% so với kế hoạch. Theo nhà xuất bản này, năm 2022, sản lượng phát hành sách giáo khoa là 206,6 triệu bản, đạt 122,3% so với kế hoạch. Nhờ số lượng sách giáo khoa phát hành tăng mạnh mà các chỉ tiêu tài chính của nhà xuất bản đều tăng cao kỷ lục. Theo đó, doanh thu thuần từ hoạt động phát hành sách giáo khoa của NXB Giáo dục năm qua đạt 2.387 tỷ đồng, tăng 34% so với năm 2021 và chiếm 97,7% trong tổng doanh thu hợp nhất. Ngoài ra, NXB này còn thu gần 51 tỷ đồng từ hoạt động tài chính và 2,9 tỷ đồng từ hoạt động khác. Sau khi trừ giá vốn, NXB Giáo dục ghi nhận khoản lãi gộp 740 tỷ đồng. Trừ các chi phí phát sinh trong kỳ, lợi nhuận sau thuế của NXB này đạt 331 tỷ đồng, tăng hơn 15% so với năm 2021 và đạt 158% kế hoạch do Bộ Giáo dục và Đào tạo giao. Đây cũng là mức lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay mà NXB Giáo dục ghi nhận được. Đánh giá về tình hình sản xuất kinh doanh trong năm vừa qua, NXB Giáo dục cho biết đơn vị đã phải triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh trong bối cảnh nhiều khó khăn. Cụ thể, trước tác động tiêu cực do đại dịch Covid-19, bất ổn chính trị, suy thoái kinh tế thế giới đã gây nên những biến động bất thường trong tỷ giá, giá nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển tăng cao gây ảnh hưởng lớn đến việc đảm bảo nguồn lực tài chính, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó, tình hình cạnh tranh trong xuất bản sách giáo khoa ngày càng tăng. Các thông tin phản ánh về NXB cũng gây nên nhiều bất lợi, tác động lớn đến hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, việc các đoàn thanh tra, kiểm tra đến làm việc cũng gây nên tâm lý lo lắng cho đội ngũ cán bộ và người lao động. KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC Kết quả năm 2020 là số liệu kế hoạch Nhãn20152016201720182019202020212022 Doanh thu tỷ đồng 10411147120312341482130718282387 Lợi nhuận trước thuế 3272151128132125314372 Tính đến cuối năm 2022, NXB Giáo dục có tổng tài sản 1.269 tỷ đồng, giảm 21% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, nợ phải trả của đơn vị giảm 54% so với đầu năm, còn 316 tỷ đồng. Về hoạt động kinh doanh của 7 công ty con trực thuộc, năm 2022, 6/7 công ty này có lợi nhuận dương. Trong đó, cao nhất là Công ty CP Sách và Thiết bị giáo dục Miền Nam với 505,4 tỷ đồng doanh thu và lãi sau thuế 11,78 tỷ đồng. Tương tự, Công ty CP Sách và Thiết bị trường học TP.HCM cũng ghi nhận 493,2 tỷ đồng doanh thu và lãi ròng 16,48 tỷ đồng. Trong năm 2022, NXB Giáo dục đã nhận được hơn 10 tỷ đồng cổ tức từ các công ty con trên tổng số vốn đầu tư gần 102 tỷ đồng. Trước đó, cuối tháng 12/2022, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng cho chuyển thông tin 2 nội dung sang Bộ Công an xem xét, xử lý theo quy định. Thứ nhất là dấu hiệu "lợi ích nhóm" giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan quản lý Nhà nước với Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam trong việc in ấn, phát hành sách bài tập. Thứ hai, cơ quan thanh tra cho rằng nội dung lựa chọn nhà thầu cung cấp giấy in để sản xuất sách giáo khoa theo phương thức chào hàng cạnh tranh của Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam có nhiều dấu hiệu bất thường, chưa đảm bảo công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Đến tháng 2 năm nay, ông Nguyễn Đức Thái, cựu Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Một thành viên Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam đã bị bắt với cáo buộc có sai phạm trong đấu thầu cung cấp giấy in. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Thu giữ 4.000 sách giáo khoa giả mạo Nhà xuất bản Giáo dụcCục QLTT Hà Giang vừa tạm giữ gần 4.000 quyển SGK có dấu hiệu giả mạo Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Đối tượng xếp xen kẽ sách thật với sách giả thành từng bộ để bày bán trên kệ. 10:31 9/8/2020 Phạt hơn 100 triệu đồng 6 điểm bán sách giáo khoa giảVừa qua, cơ quan chức năng phát hiện và xử phạt 6 cơ sở bán gần 3.000 cuốn sách giáo khoa giả mạo Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tại Hà Giang. 15:52 7/9/2020
Nhà xuất bản Giáo dục lãi kỷ lục năm ngoái Nhờ số lượng sách giáo khoa phát hành tăng 42 triệu bản so với năm 2021, các chỉ tiêu tài chính của Nhà xuất bản Giáo dục trong năm 2022 đều tiếp tục tăng cao kỷ lục. Giá sách giáo khoa lớp 4, 8, 11 thấp hơn 4-6% so với sách giáo khoa lớp 3, 7, 10 áp dụng từ năm học trước. Ảnh: NXB Giáo dục Việt Nam. Trong báo cáo đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2022 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, đơn vị này cho biết đã ghi nhận tổng doanh thu cao kỷ lục đạt hơn 2.442 tỷ đồng trong năm vừa qua, đạt 114,07% so với kế hoạch. Theo nhà xuất bản này, năm 2022, sản lượng phát hành sách giáo khoa là 206,6 triệu bản, đạt 122,3% so với kế hoạch. Nhờ số lượng sách giáo khoa phát hành tăng mạnh mà các chỉ tiêu tài chính của nhà xuất bản đều tăng cao kỷ lục. Theo đó, doanh thu thuần từ hoạt động phát hành sách giáo khoa của NXB Giáo dục năm qua đạt 2.387 tỷ đồng, tăng 34% so với năm 2021 và chiếm 97,7% trong tổng doanh thu hợp nhất. Ngoài ra, NXB này còn thu gần 51 tỷ đồng từ hoạt động tài chính và 2,9 tỷ đồng từ hoạt động khác. Sau khi trừ giá vốn, NXB Giáo dục ghi nhận khoản lãi gộp 740 tỷ đồng. Trừ các chi phí phát sinh trong kỳ, lợi nhuận sau thuế của NXB này đạt 331 tỷ đồng, tăng hơn 15% so với năm 2021 và đạt 158% kế hoạch do Bộ Giáo dục và Đào tạo giao. Đây cũng là mức lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay mà NXB Giáo dục ghi nhận được. Đánh giá về tình hình sản xuất kinh doanh trong năm vừa qua, NXB Giáo dục cho biết đơn vị đã phải triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh trong bối cảnh nhiều khó khăn. Cụ thể, trước tác động tiêu cực do đại dịch Covid-19, bất ổn chính trị, suy thoái kinh tế thế giới đã gây nên những biến động bất thường trong tỷ giá, giá nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển tăng cao gây ảnh hưởng lớn đến việc đảm bảo nguồn lực tài chính, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó, tình hình cạnh tranh trong xuất bản sách giáo khoa ngày càng tăng. Các thông tin phản ánh về NXB cũng gây nên nhiều bất lợi, tác động lớn đến hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, việc các đoàn thanh tra, kiểm tra đến làm việc cũng gây nên tâm lý lo lắng cho đội ngũ cán bộ và người lao động. KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC Kết quả năm 2020 là số liệu kế hoạch Nhãn20152016201720182019202020212022 Doanh thu tỷ đồng 10411147120312341482130718282387 Lợi nhuận trước thuế 3272151128132125314372 Tính đến cuối năm 2022, NXB Giáo dục có tổng tài sản 1.269 tỷ đồng, giảm 21% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, nợ phải trả của đơn vị giảm 54% so với đầu năm, còn 316 tỷ đồng. Về hoạt động kinh doanh của 7 công ty con trực thuộc, năm 2022, 6/7 công ty này có lợi nhuận dương. Trong đó, cao nhất là Công ty CP Sách và Thiết bị giáo dục Miền Nam với 505,4 tỷ đồng doanh thu và lãi sau thuế 11,78 tỷ đồng. Tương tự, Công ty CP Sách và Thiết bị trường học TP.HCM cũng ghi nhận 493,2 tỷ đồng doanh thu và lãi ròng 16,48 tỷ đồng. Trong năm 2022, NXB Giáo dục đã nhận được hơn 10 tỷ đồng cổ tức từ các công ty con trên tổng số vốn đầu tư gần 102 tỷ đồng. Trước đó, cuối tháng 12/2022, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng cho chuyển thông tin 2 nội dung sang Bộ Công an xem xét, xử lý theo quy định. Thứ nhất là dấu hiệu "lợi ích nhóm" giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan quản lý Nhà nước với Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam trong việc in ấn, phát hành sách bài tập. Thứ hai, cơ quan thanh tra cho rằng nội dung lựa chọn nhà thầu cung cấp giấy in để sản xuất sách giáo khoa theo phương thức chào hàng cạnh tranh của Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam có nhiều dấu hiệu bất thường, chưa đảm bảo công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Đến tháng 2 năm nay, ông Nguyễn Đức Thái, cựu Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Một thành viên Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam đã bị bắt với cáo buộc có sai phạm trong đấu thầu cung cấp giấy in. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Thu giữ 4.000 sách giáo khoa giả mạo Nhà xuất bản Giáo dụcCục QLTT Hà Giang vừa tạm giữ gần 4.000 quyển SGK có dấu hiệu giả mạo Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Đối tượng xếp xen kẽ sách thật với sách giả thành từng bộ để bày bán trên kệ. 10:31 9/8/2020 Phạt hơn 100 triệu đồng 6 điểm bán sách giáo khoa giảVừa qua, cơ quan chức năng phát hiện và xử phạt 6 cơ sở bán gần 3.000 cuốn sách giáo khoa giả mạo Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tại Hà Giang. 15:52 7/9/2020
USD bị bán tháo
USD giảm mạnh so với các tiền tệ lớn khác như euro và bảng Anh. Những dữ liệu kinh tế mới nhất cho thấy Fed có thể đã đạt được bước tiến mới trong cuộc chiến chống lạm phát.
Chỉ số USD đã quay đầu giảm trong ngày giao dịch cuối tuần. Lợi suất trái phiếu kho bạc của Mỹ sụt giảm do số đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần trước tăng đột biến. Điều này làm dấy lên hy vọng lãi suất điều hành của Mỹ sắp đạt đỉnh. Theo dữ liệu được công bố hôm 8/6 (giờ Mỹ), vào tuần trước, số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp đã tăng lên mức cao nhất một năm rưỡi. Tin tức này đủ để giáng đòn mạnh lên đồng bạc xanh. Sức mạnh của USD đã rơi xuống mức thấp nhất 2 tuần so với các rổ tiền tệ so sánh. Các nhà đầu tư đánh giá dữ liệu này là dấu hiệu của sự giảm tốc trên thị trường lao động Mỹ. Biến động của chỉ số USD Index trong vòng 24 giờ qua với tác động lớn nhất đến từ số đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần trước tăng đột biến. Ảnh: Trading Economics. Giảm mạnh so với bảng Anh, euro So với phiên liền trước, USD Index - chỉ số đo lường sức mạnh của đồng bạc xanh với các tiền tệ lớn khác - đã mất hơn 0,7%. Đây là mức giảm hàng ngày lớn nhất trong nhiều tuần. Trong khi đó, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm xuống mức 3,7317% sau khi giảm 7 điểm cơ bản hôm 8/6. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 2 năm ổn định ở 4,5261%. Thông qua các đợt tăng lãi suất dồn dập, Fed buộc phải đánh đổi tăng trưởng kinh tế để kìm hãm lạm phát. Năm ngoái, việc ngân hàng trung ương này thắt chặt chính sách tiền tệ đã thúc đẩy USD tăng vọt lên mức cao nhất 20 năm. "Chúng tôi cho rằng Mỹ, giống như nhiều nền kinh tế khác, sẽ trải qua một cuộc suy thoái nhẹ trong năm nay", ông Jarrod Kerr - chuyên gia kinh tế trưởng tại Kiwibank - nhận định. Điều này sẽ được thể hiện trong số việc làm mới, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp và những số liệu khác. Đồng bảng Anh và euro cùng tăng đáng kể so với đồng bạc xanh trong vòng 24 giờ qua. Ảnh: Trading Economics. Đồng bảng Anh vừa vọt lên mức 1,2564 USD đổi 1 bảng Anh, đánh dấu mức cao nhất trong gần một tháng. Các thị trường đang dồn sự chú ý vào cuộc họp trong tuần tới của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ). Những cơ quan này sẽ công bố quyết định đối với lãi suất trong cuộc họp của mình. Các thị trường đang nghiêng về khả năng Fed tạm dừng tăng lãi suất, dù giới đầu tư vẫn định giá khả năng ngân hàng trung ương Mỹ nâng lãi suất 0,25 điểm phần trăm chỉ là 25%. Fed sẽ làm gì tiếp theo "Một nền kinh tế chậm lại sẽ cho Fed dư địa để tạm dừng sau khi tăng lãi suất điều hành tổng cộng 500 điểm cơ bản", CNBC dẫn lời ông Guillermo Felices - chiến lược gia đầu tư toàn cầu tại PGIM Fixed Income - nhận định. "Câu hỏi quan trọng đối với các nhà đầu tư là, liệu Fed chỉ tạm dừng tăng lãi suất trong tháng 6 rồi tiếp tục nâng trở lại vào cuộc họp tháng 7", vị chuyên gia đặt câu hỏi. Trong khi đó, theo đa số chuyên gia kinh tế được Reuters khảo sát, ECB sẽ tăng lãi suất điều hành 25 điểm cơ bản vào ngày 15/6 và lặp lại động thái này trong cuộc họp tháng 7, trước khi dừng tăng trong phần còn lại của năm. Đồng euro đang ổn định ở mức 1,0776 USD đổi 1 euro, sau khi chạm ngưỡng cao nhất trong hơn 2 tuần hôm 8/6 là 1,0787 USD đổi 1 euro. Đồng tiền này sẽ chấm dứt 4 tuần suy yếu liên tiếp và tăng trưởng 0,6% trong tuần này. Trong khi đó, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc đang suy yếu do tình trạng giảm phát tại đầu ra nhà máy ngày càng nghiêm trọng. Điều này làm dấy lên mối lo ngại về đà phục hồi mong manh của nền kinh tế thứ hai thế giới. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Đằng sau cuộc suy thoái của khu vực đồng euroKinh tế của khu vực đồng euro được ước tính tăng trưởng nhẹ trong quý đầu năm, nhưng các dữ liệu mới nhất cho thấy khu vực này đã rơi vào suy thoái kỹ thuật. 10:00 9/6/2023 Vì sao giá Bitcoin vẫn đứng vữngSEC đã kiện 2 sàn giao dịch tiền mã hóa lớn trong tuần này. Nhưng giá Bitcoin vẫn phục hồi mạnh mẽ trước hàng loạt tin xấu. 18:00 8/6/2023
USD bị bán tháo USD giảm mạnh so với các tiền tệ lớn khác như euro và bảng Anh. Những dữ liệu kinh tế mới nhất cho thấy Fed có thể đã đạt được bước tiến mới trong cuộc chiến chống lạm phát. Chỉ số USD đã quay đầu giảm trong ngày giao dịch cuối tuần. Lợi suất trái phiếu kho bạc của Mỹ sụt giảm do số đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần trước tăng đột biến. Điều này làm dấy lên hy vọng lãi suất điều hành của Mỹ sắp đạt đỉnh. Theo dữ liệu được công bố hôm 8/6 (giờ Mỹ), vào tuần trước, số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp đã tăng lên mức cao nhất một năm rưỡi. Tin tức này đủ để giáng đòn mạnh lên đồng bạc xanh. Sức mạnh của USD đã rơi xuống mức thấp nhất 2 tuần so với các rổ tiền tệ so sánh. Các nhà đầu tư đánh giá dữ liệu này là dấu hiệu của sự giảm tốc trên thị trường lao động Mỹ. Biến động của chỉ số USD Index trong vòng 24 giờ qua với tác động lớn nhất đến từ số đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần trước tăng đột biến. Ảnh: Trading Economics. Giảm mạnh so với bảng Anh, euro So với phiên liền trước, USD Index - chỉ số đo lường sức mạnh của đồng bạc xanh với các tiền tệ lớn khác - đã mất hơn 0,7%. Đây là mức giảm hàng ngày lớn nhất trong nhiều tuần. Trong khi đó, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm xuống mức 3,7317% sau khi giảm 7 điểm cơ bản hôm 8/6. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 2 năm ổn định ở 4,5261%. Thông qua các đợt tăng lãi suất dồn dập, Fed buộc phải đánh đổi tăng trưởng kinh tế để kìm hãm lạm phát. Năm ngoái, việc ngân hàng trung ương này thắt chặt chính sách tiền tệ đã thúc đẩy USD tăng vọt lên mức cao nhất 20 năm. "Chúng tôi cho rằng Mỹ, giống như nhiều nền kinh tế khác, sẽ trải qua một cuộc suy thoái nhẹ trong năm nay", ông Jarrod Kerr - chuyên gia kinh tế trưởng tại Kiwibank - nhận định. Điều này sẽ được thể hiện trong số việc làm mới, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp và những số liệu khác. Đồng bảng Anh và euro cùng tăng đáng kể so với đồng bạc xanh trong vòng 24 giờ qua. Ảnh: Trading Economics. Đồng bảng Anh vừa vọt lên mức 1,2564 USD đổi 1 bảng Anh, đánh dấu mức cao nhất trong gần một tháng. Các thị trường đang dồn sự chú ý vào cuộc họp trong tuần tới của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ). Những cơ quan này sẽ công bố quyết định đối với lãi suất trong cuộc họp của mình. Các thị trường đang nghiêng về khả năng Fed tạm dừng tăng lãi suất, dù giới đầu tư vẫn định giá khả năng ngân hàng trung ương Mỹ nâng lãi suất 0,25 điểm phần trăm chỉ là 25%. Fed sẽ làm gì tiếp theo "Một nền kinh tế chậm lại sẽ cho Fed dư địa để tạm dừng sau khi tăng lãi suất điều hành tổng cộng 500 điểm cơ bản", CNBC dẫn lời ông Guillermo Felices - chiến lược gia đầu tư toàn cầu tại PGIM Fixed Income - nhận định. "Câu hỏi quan trọng đối với các nhà đầu tư là, liệu Fed chỉ tạm dừng tăng lãi suất trong tháng 6 rồi tiếp tục nâng trở lại vào cuộc họp tháng 7", vị chuyên gia đặt câu hỏi. Trong khi đó, theo đa số chuyên gia kinh tế được Reuters khảo sát, ECB sẽ tăng lãi suất điều hành 25 điểm cơ bản vào ngày 15/6 và lặp lại động thái này trong cuộc họp tháng 7, trước khi dừng tăng trong phần còn lại của năm. Đồng euro đang ổn định ở mức 1,0776 USD đổi 1 euro, sau khi chạm ngưỡng cao nhất trong hơn 2 tuần hôm 8/6 là 1,0787 USD đổi 1 euro. Đồng tiền này sẽ chấm dứt 4 tuần suy yếu liên tiếp và tăng trưởng 0,6% trong tuần này. Trong khi đó, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc đang suy yếu do tình trạng giảm phát tại đầu ra nhà máy ngày càng nghiêm trọng. Điều này làm dấy lên mối lo ngại về đà phục hồi mong manh của nền kinh tế thứ hai thế giới. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Đằng sau cuộc suy thoái của khu vực đồng euroKinh tế của khu vực đồng euro được ước tính tăng trưởng nhẹ trong quý đầu năm, nhưng các dữ liệu mới nhất cho thấy khu vực này đã rơi vào suy thoái kỹ thuật. 10:00 9/6/2023 Vì sao giá Bitcoin vẫn đứng vữngSEC đã kiện 2 sàn giao dịch tiền mã hóa lớn trong tuần này. Nhưng giá Bitcoin vẫn phục hồi mạnh mẽ trước hàng loạt tin xấu. 18:00 8/6/2023
Giá vàng miếng SJC mất mốc 67 triệu đồng/lượng
Xu hướng giảm mạnh của vàng thế giới khiến giá các mặt hàng vàng trong nước trượt dài trong phiên hôm nay, nhiều doanh nghiệp đã giảm giá vàng miếng dưới mốc 67 triệu đồng/lượng.
Giá vàng miếng SJC đã trượt khỏi mốc 67 triệu đồng/lượng tại nhiều doanh nghiệp. Ảnh: Chí Hùng. Thị trường vàng trong nước phiên hôm nay (26/5) đang diễn ra với trạng thái ảm đạm khi giá các mặt hàng đều tiếp tục xu hướng giảm mạnh do ảnh hưởng từ đà giảm giá vàng thế giới. Giá vàng miếng tại các doanh nghiệp lớn như Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC), Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI hiện vẫn neo tại mốc 67 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vàng tư nhân khác đã điều chỉnh giảm giá bán vàng miếng xuống dưới mốc này. Cụ thể, trong phiên hôm nay, Công ty SJC tiếp tục giảm giá giao dịch vàng miếng thêm 100.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua và bán, hiện cố định ở mức 66,4 - 67 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Như vậy, chỉ trong hai ngày, mức giảm mà vàng miếng SJC ghi nhận tại đây là 150.000 đồng/lượng. Nếu so với đầu tuần (22/5), mức giảm mà vàng miếng SJC ghi nhận đã là 350.000 đồng/lượng. Người mua vàng miếng SJC từ đầu tuần này đến nay đã phải nhận khoản lỗ gần 1 triệu đồng. Diễn biến tương tự cũng ghi nhận với giá vàng nhẫn loại 99,99% tại SJC, hiện được doanh nghiệp này chấp nhận mua vào ở mức 55,55 triệu/lượng và bán ra ở 56,5 triệu đồng, cũng thấp hơn 150.000 đồng so với phiên liền trước. Nếu tính trong một tuần gần nhất, giá vàng nhẫn do SJC niêm yết đã giảm 400.000 đồng/lượng và khiến người mua từ đầu tuần lỗ tiền triệu. Cũng trong hôm nay, Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) niêm yết giá giao dịch vàng miếng ở mức 66,46 - 67 triệu/lượng, cao hơn 10.000 đồng ở chiều mua và đi ngang ở chiều bán so với ngày 25/5. Giá vàng nhẫn PNJ do doanh nghiệp này chế tác ghi nhận mức giảm 100.000 đồng cả hai chiều, hiện cố định ở 55,6 - 56,6 triệu/lượng. Tương tự SJC, nếu so với một tuần trước đó, giá vàng nhẫn do PNJ niêm yết đã giảm 350.000 đồng mỗi lượng. Vùng dưới 67 triệu đồng/lượng hiện là giá bán nhiều doanh nghiệp trong nước niêm yết với mặt hàng vàng miếng. Trong đó, Tập đoàn DOJI hiện chấp nhận bán ra ở mức 67 triệu/lượng, đi ngang so với hôm qua; Công ty Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở 66,93 triệu/lượng; Công ty Vàng Mi Hồng bán giá 66,9 triệu/lượng; Tập đoàn Phú Quý bán giá 66,95 triệu đồng/lượng, VietAGold hiện niêm yết ở 66,4 triệu đồng/lượng... Ở chiều mua vào, giá các doanh nghiệp đưa ra cho vàng miếng hiện phổ biến trong khoảng 66,3-66,5 triệu đồng/lượng, đều thấp hơn 50.000-100.000 đồng so với phiên liền trước, tùy doanh nghiệp. Với mặt hàng vàng 24K (vàng 99,99%), giá bán các doanh nghiệp trong nước đưa ra hiện cũng chủ yếu giảm mạnh 150.000-250.000 đồng/lượng, xuống mốc 56,55 triệu/lượng. Trong đó, Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng Rồng Thăng Long ở mức 55,68 - 56,63 triệu/lượng; Tập đoàn Phú Quý bán vàng nhẫn tròn ở 55,7 - 56,55 triệu/lượng; Công ty Vàng Mi Hồng niêm yết vàng 999 ở mức 55,2 - 55,7 triệu đồng/lượng... Xét trên biểu đồ giá hàng ngày, đà giảm mạnh ghi nhận trong một tuần gần đây đã đưa giá vàng miếng trong nước xuống vùng thấp nhất 2 tuần qua, trong khi đó, giá giao dịch hiện tại của vàng nhẫn 24K trong nước cũng đang ở vùng thấp nhất 1 tháng. Thị trường vàng trong nước hôm nay giao dịch ảm đạm do chịu tác động của giá vàng thế giới trước những bất ổn của thị trường tài chính quốc tế. Trên thế giới, giá kim quý giao ngay hiện phổ biến giao dịch tại vùng 1.946 USD/ounce, cũng đang là vùng giá thấp nhất 2 tháng qua. Giá vàng thế giới quy đổi ra tiền Việt, chưa thuế phí, chỉ tương đương khoảng 55,5 triệu đồng/lượng. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Giá vàng vẫn chật vậtNguy cơ vỡ nợ của Mỹ đang tăng lên. Điều này đáng lẽ sẽ giúp vàng - một tài sản trú ẩn an toàn - được hưởng lợi trực tiếp. Nhưng giá vàng vẫn lao dốc mạnh. 18:16 25/5/2023 Giá vàng trong nước trượt dàiChịu áp lực từ giá vàng thế giới, giá vàng trong nước phiên 25/5 đồng loạt giảm mạnh ở cả mặt hàng vàng miếng và vàng nhẫn 99,99. 11:36 25/5/2023
Giá vàng miếng SJC mất mốc 67 triệu đồng/lượng Xu hướng giảm mạnh của vàng thế giới khiến giá các mặt hàng vàng trong nước trượt dài trong phiên hôm nay, nhiều doanh nghiệp đã giảm giá vàng miếng dưới mốc 67 triệu đồng/lượng. Giá vàng miếng SJC đã trượt khỏi mốc 67 triệu đồng/lượng tại nhiều doanh nghiệp. Ảnh: Chí Hùng. Thị trường vàng trong nước phiên hôm nay (26/5) đang diễn ra với trạng thái ảm đạm khi giá các mặt hàng đều tiếp tục xu hướng giảm mạnh do ảnh hưởng từ đà giảm giá vàng thế giới. Giá vàng miếng tại các doanh nghiệp lớn như Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC), Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI hiện vẫn neo tại mốc 67 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vàng tư nhân khác đã điều chỉnh giảm giá bán vàng miếng xuống dưới mốc này. Cụ thể, trong phiên hôm nay, Công ty SJC tiếp tục giảm giá giao dịch vàng miếng thêm 100.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua và bán, hiện cố định ở mức 66,4 - 67 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Như vậy, chỉ trong hai ngày, mức giảm mà vàng miếng SJC ghi nhận tại đây là 150.000 đồng/lượng. Nếu so với đầu tuần (22/5), mức giảm mà vàng miếng SJC ghi nhận đã là 350.000 đồng/lượng. Người mua vàng miếng SJC từ đầu tuần này đến nay đã phải nhận khoản lỗ gần 1 triệu đồng. Diễn biến tương tự cũng ghi nhận với giá vàng nhẫn loại 99,99% tại SJC, hiện được doanh nghiệp này chấp nhận mua vào ở mức 55,55 triệu/lượng và bán ra ở 56,5 triệu đồng, cũng thấp hơn 150.000 đồng so với phiên liền trước. Nếu tính trong một tuần gần nhất, giá vàng nhẫn do SJC niêm yết đã giảm 400.000 đồng/lượng và khiến người mua từ đầu tuần lỗ tiền triệu. Cũng trong hôm nay, Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) niêm yết giá giao dịch vàng miếng ở mức 66,46 - 67 triệu/lượng, cao hơn 10.000 đồng ở chiều mua và đi ngang ở chiều bán so với ngày 25/5. Giá vàng nhẫn PNJ do doanh nghiệp này chế tác ghi nhận mức giảm 100.000 đồng cả hai chiều, hiện cố định ở 55,6 - 56,6 triệu/lượng. Tương tự SJC, nếu so với một tuần trước đó, giá vàng nhẫn do PNJ niêm yết đã giảm 350.000 đồng mỗi lượng. Vùng dưới 67 triệu đồng/lượng hiện là giá bán nhiều doanh nghiệp trong nước niêm yết với mặt hàng vàng miếng. Trong đó, Tập đoàn DOJI hiện chấp nhận bán ra ở mức 67 triệu/lượng, đi ngang so với hôm qua; Công ty Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở 66,93 triệu/lượng; Công ty Vàng Mi Hồng bán giá 66,9 triệu/lượng; Tập đoàn Phú Quý bán giá 66,95 triệu đồng/lượng, VietAGold hiện niêm yết ở 66,4 triệu đồng/lượng... Ở chiều mua vào, giá các doanh nghiệp đưa ra cho vàng miếng hiện phổ biến trong khoảng 66,3-66,5 triệu đồng/lượng, đều thấp hơn 50.000-100.000 đồng so với phiên liền trước, tùy doanh nghiệp. Với mặt hàng vàng 24K (vàng 99,99%), giá bán các doanh nghiệp trong nước đưa ra hiện cũng chủ yếu giảm mạnh 150.000-250.000 đồng/lượng, xuống mốc 56,55 triệu/lượng. Trong đó, Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng Rồng Thăng Long ở mức 55,68 - 56,63 triệu/lượng; Tập đoàn Phú Quý bán vàng nhẫn tròn ở 55,7 - 56,55 triệu/lượng; Công ty Vàng Mi Hồng niêm yết vàng 999 ở mức 55,2 - 55,7 triệu đồng/lượng... Xét trên biểu đồ giá hàng ngày, đà giảm mạnh ghi nhận trong một tuần gần đây đã đưa giá vàng miếng trong nước xuống vùng thấp nhất 2 tuần qua, trong khi đó, giá giao dịch hiện tại của vàng nhẫn 24K trong nước cũng đang ở vùng thấp nhất 1 tháng. Thị trường vàng trong nước hôm nay giao dịch ảm đạm do chịu tác động của giá vàng thế giới trước những bất ổn của thị trường tài chính quốc tế. Trên thế giới, giá kim quý giao ngay hiện phổ biến giao dịch tại vùng 1.946 USD/ounce, cũng đang là vùng giá thấp nhất 2 tháng qua. Giá vàng thế giới quy đổi ra tiền Việt, chưa thuế phí, chỉ tương đương khoảng 55,5 triệu đồng/lượng. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Giá vàng vẫn chật vậtNguy cơ vỡ nợ của Mỹ đang tăng lên. Điều này đáng lẽ sẽ giúp vàng - một tài sản trú ẩn an toàn - được hưởng lợi trực tiếp. Nhưng giá vàng vẫn lao dốc mạnh. 18:16 25/5/2023 Giá vàng trong nước trượt dàiChịu áp lực từ giá vàng thế giới, giá vàng trong nước phiên 25/5 đồng loạt giảm mạnh ở cả mặt hàng vàng miếng và vàng nhẫn 99,99. 11:36 25/5/2023
Cổ đông ngân hàng sắp nhận hàng chục nghìn tỷ đồng cổ tức tiền mặt
Ước tính, tổng số tiền cổ tức mà 6 ngân hàng HDBank, TPBank, VIB, MB, ACB và VPBank dự kiến chi trả cho cổ đông trong thời gian tới là hơn 23.000 tỷ đồng, xấp xỉ 1 tỷ USD.
Các cổ đông ngân hàng sắp nhận hàng chục nghìn tỷ đồng cổ tức tiền mặt từ các nhà băng. Ảnh: Chí Hùng. Sau thời gian dài tạm dừng chi trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông để dành nguồn lực tăng vốn, cải thiện sức khoẻ tài chính và hỗ trợ khách hàng theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, từ đầu năm đến nay, các nhà băng đã đồng loạt công bố kế hoạch chi trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông. Hiện tại, đã có 6 nhà băng đưa ra kế hoạch chi trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông hiện hữu bao gồm HDBank, VPBank, ACB, TPBank, MB và VIB. Cụ thể, HDBank vừa công bố kế hoạch chia cổ tức năm 2022 bằng tiền mặt với tỷ lệ 10%. Theo đó, những cổ đông có tên trong danh sách tại ngày đăng ký cuối cùng (30/5) sẽ nhận được 1.000 đồng/cổ phiếu nắm giữ. Ngày thanh toán dự kiến diễn ra vào 12/6 tới. Với hơn 2,5 tỷ cổ phiếu đang niêm yết và lưu hành, dự kiến, HDBank sẽ phải chi khoảng 2.500 tỷ đồng để hoàn tất đợt chi trả cổ tức này. Ngoài ra, cổ đông của nhà băng cũng sẽ nhận được cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 15% (nắm giữ 100 cổ phiếu nhận về 15 cổ phiếu mới). Tương tự, ACB dự kiến dành trên 8.400 tỷ đồng từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối để chia cổ tức với tỷ lệ dự kiến 25%. Trong đó, ngân hàng sẽ chia cổ tức tỷ lệ 15% bằng cổ phiếu và 10% bằng tiền mặt, tương đương quy mô cổ tức tiền mặt là khoảng 3.400 tỷ đồng. Với phần cổ tức bằng cổ phiếu, ngân hàng dự kiến hoàn tất phát hành cổ phiếu tăng thêm trong quý III năm nay. Đáng chú ý, đây là lần đầu tiên cổ đông ACB nhận được cổ tức tiền mặt trong 8 năm qua. Sau khi chia, ngân hàng này vẫn còn hơn 6.578 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối. Với VPBank, trong năm 2022 vừa qua nhà băng này ghi nhận 16.908 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, sau khi trích lập các quỹ dự trữ bắt buộc, ngân hàng dự kiến dành trên 7.900 tỷ đồng để chia cổ tức tiền mặt cho cổ đông với tỷ lệ 10%. Theo đó, mỗi cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu VPB sẽ nhận về 1.000 đồng tiền mặt. Thời điểm thực hiện việc chi trả cổ tức tiền mặt này dự kiến diễn ra trong quý II hoặc III năm nay. Sau khi chia cổ tức, VPBank vẫn còn khoảng 7.354 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, phần lợi nhuận này sẽ được giữ lại để phục vụ hoạt động kinh doanh. Tương tự, các nhà băng kể trên, đây là lần chia cổ tức đầu tiên của VPBank kể từ năm 2017 - thời điểm cổ phiếu VPB được niêm yết trên sàn HoSE - và là lần trả cổ tức bằng tiền mặt đầu tiên sau 10 năm. Ngoài nhóm nhà băng kể trên, hiện MB, VIB, TPBank cũng có kế hoạch chia cổ tức tiền mặt cho cổ đông. Trong đó, MB dự kiến dùng trên 9.000 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối để để chia cổ tức. Trong đó, khoảng 6.800 tỷ đồng sẽ được dùng để chia cổ tức bằng cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 15% và khoảng 2.266 tỷ đồng dùng để chia cổ tức bằng tiền mặt, tỷ lệ 5%. Các cổ đông VIB cũng đã thông qua phương án chia cổ tức năm 2022 từ nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn lợi nhuận sau trích lập các quỹ và phân phối lợi nhuận để chi trả cổ tức, cổ phiếu thưởng cho cổ đông với tỷ lệ 15% bằng tiền mặt và 20% bằng cổ phiếu. Trước đó, đầu tháng 3, nhà băng này đã tạm ứng cổ tức tiền mặt cho cổ đông với tỷ lệ 10%, tương ứng số tiền chi ra hơn 2.100 tỷ đồng. VIB dự kiến chi trả nốt phần cổ tức tiền mặt của năm 2022 (khoảng 1.053 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ 5%) ngay trong tháng 5 này. Trong khi đó, TPBank cũng đã thông báo lịch chi trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông với tỷ lệ 25%, tương ứng 2.500 đồng/cổ phiếu. Với gần 1,6 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, nhà băng này phải chi khoảng 3.955 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông. Như vậy, tính đến nay, tổng giá trị cổ tức tiền mặt mà các nhà băng đã và sẽ chi trả cho cổ đông năm nay là hơn 23.000 tỷ đồng. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Viglacera dự chi gần 450 tỷ đồng trả nốt cổ tức năm 2022Ngày 21/6 tới đây, các cổ đông Viglacera sẽ nhận được phần cổ tức còn lại của năm 2022 với tỷ lệ thanh toán là 10% bằng tiền mặt, tương ứng một cổ phiếu nhận 1.000 đồng. 19:07 18/5/2023 HDBank chốt ngày 30/5 trả cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 10%Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank - HoSE: HDB) công bố Nghị quyết của Hội đồng quản trị về việc chia trả cổ tức năm 2022 bằng tiền mặt với tỷ lệ 10%. 12:00 12/5/2023
Cổ đông ngân hàng sắp nhận hàng chục nghìn tỷ đồng cổ tức tiền mặt Ước tính, tổng số tiền cổ tức mà 6 ngân hàng HDBank, TPBank, VIB, MB, ACB và VPBank dự kiến chi trả cho cổ đông trong thời gian tới là hơn 23.000 tỷ đồng, xấp xỉ 1 tỷ USD. Các cổ đông ngân hàng sắp nhận hàng chục nghìn tỷ đồng cổ tức tiền mặt từ các nhà băng. Ảnh: Chí Hùng. Sau thời gian dài tạm dừng chi trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông để dành nguồn lực tăng vốn, cải thiện sức khoẻ tài chính và hỗ trợ khách hàng theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, từ đầu năm đến nay, các nhà băng đã đồng loạt công bố kế hoạch chi trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông. Hiện tại, đã có 6 nhà băng đưa ra kế hoạch chi trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông hiện hữu bao gồm HDBank, VPBank, ACB, TPBank, MB và VIB. Cụ thể, HDBank vừa công bố kế hoạch chia cổ tức năm 2022 bằng tiền mặt với tỷ lệ 10%. Theo đó, những cổ đông có tên trong danh sách tại ngày đăng ký cuối cùng (30/5) sẽ nhận được 1.000 đồng/cổ phiếu nắm giữ. Ngày thanh toán dự kiến diễn ra vào 12/6 tới. Với hơn 2,5 tỷ cổ phiếu đang niêm yết và lưu hành, dự kiến, HDBank sẽ phải chi khoảng 2.500 tỷ đồng để hoàn tất đợt chi trả cổ tức này. Ngoài ra, cổ đông của nhà băng cũng sẽ nhận được cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 15% (nắm giữ 100 cổ phiếu nhận về 15 cổ phiếu mới). Tương tự, ACB dự kiến dành trên 8.400 tỷ đồng từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối để chia cổ tức với tỷ lệ dự kiến 25%. Trong đó, ngân hàng sẽ chia cổ tức tỷ lệ 15% bằng cổ phiếu và 10% bằng tiền mặt, tương đương quy mô cổ tức tiền mặt là khoảng 3.400 tỷ đồng. Với phần cổ tức bằng cổ phiếu, ngân hàng dự kiến hoàn tất phát hành cổ phiếu tăng thêm trong quý III năm nay. Đáng chú ý, đây là lần đầu tiên cổ đông ACB nhận được cổ tức tiền mặt trong 8 năm qua. Sau khi chia, ngân hàng này vẫn còn hơn 6.578 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối. Với VPBank, trong năm 2022 vừa qua nhà băng này ghi nhận 16.908 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, sau khi trích lập các quỹ dự trữ bắt buộc, ngân hàng dự kiến dành trên 7.900 tỷ đồng để chia cổ tức tiền mặt cho cổ đông với tỷ lệ 10%. Theo đó, mỗi cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu VPB sẽ nhận về 1.000 đồng tiền mặt. Thời điểm thực hiện việc chi trả cổ tức tiền mặt này dự kiến diễn ra trong quý II hoặc III năm nay. Sau khi chia cổ tức, VPBank vẫn còn khoảng 7.354 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, phần lợi nhuận này sẽ được giữ lại để phục vụ hoạt động kinh doanh. Tương tự, các nhà băng kể trên, đây là lần chia cổ tức đầu tiên của VPBank kể từ năm 2017 - thời điểm cổ phiếu VPB được niêm yết trên sàn HoSE - và là lần trả cổ tức bằng tiền mặt đầu tiên sau 10 năm. Ngoài nhóm nhà băng kể trên, hiện MB, VIB, TPBank cũng có kế hoạch chia cổ tức tiền mặt cho cổ đông. Trong đó, MB dự kiến dùng trên 9.000 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối để để chia cổ tức. Trong đó, khoảng 6.800 tỷ đồng sẽ được dùng để chia cổ tức bằng cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 15% và khoảng 2.266 tỷ đồng dùng để chia cổ tức bằng tiền mặt, tỷ lệ 5%. Các cổ đông VIB cũng đã thông qua phương án chia cổ tức năm 2022 từ nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn lợi nhuận sau trích lập các quỹ và phân phối lợi nhuận để chi trả cổ tức, cổ phiếu thưởng cho cổ đông với tỷ lệ 15% bằng tiền mặt và 20% bằng cổ phiếu. Trước đó, đầu tháng 3, nhà băng này đã tạm ứng cổ tức tiền mặt cho cổ đông với tỷ lệ 10%, tương ứng số tiền chi ra hơn 2.100 tỷ đồng. VIB dự kiến chi trả nốt phần cổ tức tiền mặt của năm 2022 (khoảng 1.053 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ 5%) ngay trong tháng 5 này. Trong khi đó, TPBank cũng đã thông báo lịch chi trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông với tỷ lệ 25%, tương ứng 2.500 đồng/cổ phiếu. Với gần 1,6 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, nhà băng này phải chi khoảng 3.955 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông. Như vậy, tính đến nay, tổng giá trị cổ tức tiền mặt mà các nhà băng đã và sẽ chi trả cho cổ đông năm nay là hơn 23.000 tỷ đồng. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Viglacera dự chi gần 450 tỷ đồng trả nốt cổ tức năm 2022Ngày 21/6 tới đây, các cổ đông Viglacera sẽ nhận được phần cổ tức còn lại của năm 2022 với tỷ lệ thanh toán là 10% bằng tiền mặt, tương ứng một cổ phiếu nhận 1.000 đồng. 19:07 18/5/2023 HDBank chốt ngày 30/5 trả cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 10%Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank - HoSE: HDB) công bố Nghị quyết của Hội đồng quản trị về việc chia trả cổ tức năm 2022 bằng tiền mặt với tỷ lệ 10%. 12:00 12/5/2023
Thoát diện cảnh báo, cổ phiếu HVN tăng kịch trần 2 phiên liên tiếp
Cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines đã tăng kịch biên độ 2 phiên liên tiếp. Diễn biến này xuất hiện sau khi HoSE đưa cổ phiếu HVN ra khỏi diện cảnh báo.
Thị trường chứng khoán phiên 26/12 ghi nhận nhiều rung lắc mạnh trong giai đoạn đầu lẫn cuối phiên khi phe bán và phe mua thay nhau chiếm ưu thế. Dẫu vậy, chỉ số chính vẫn trụ vững trên tham chiếu nhờ lực đỡ của các bluechips quan trọng. Kết phiên, VN-Index đóng cửa ở mức 1.122,25 điểm, tăng 4,59 điểm (+0,41%); HNX-Index cũng tăng 1,81 điểm (+0,79%) lên 231,26 điểm còn UPCoM-Index tăng 0,03 điểm (+0,04%) lên 86,24 điểm. Rổ cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 hôm nay ghi nhận 17 mã tăng, 2 mã giữ tham chiếu và 11 mã giảm. Trong đó, nhóm ngân hàng có diễn biến trái ngược khi đầu tàu VCB tăng 1,2% trong khi các mã như TCB, BID, TCB đều giảm 0,4-0,5%. Mã VCB của Vietcombank cũng dẫn đầu nhóm bảo vệ trụ bên cạnh VHM tăng 1,7% hay HPG tăng 1,3%. Cổ phiếu HVN tăng kịch trần và xuất hiện trong nhóm kéo chỉ số. Ảnh: VNDirect. Đáng chú ý, danh sách cổ phiếu đóng góp tích cực nhất cho chỉ số còn có sự xuất hiện của mã HVN (Vietnam Airlines). Cuối tuần trước, HoSE đã có quyết định đưa cổ phiếu HVN ra khỏi diện cảnh báo kể từ ngày 26/12. Lý do là hãng hàng không đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên vào ngày 16/12, khắc phục được nguyên nhân dẫn đến tình trạng chứng khoán bị đưa vào diện cảnh báo. Sau thông tin này, mã HVN đã tăng kịch trần 2 phiên liên tiếp và tiến lên mốc 12.550 đồng/cổ phiếu. Dư mua tính tới kết phiên 26/12 lên đến 1,12 triệu cổ phiếu. So với mức giá thấp nhất năm ghi nhận hồi cuối tháng 10, thị giá HVN đến nay đã tăng 25%. Cổ phiếu HVN đã tăng 25% so với cuối tháng 10. Ảnh: DNSE. Dù thoát diện cảnh báo, HoSE cho biết vẫn theo dõi cổ phiếu HVN ở diện hạn chế giao dịch do hãng bay này chậm công bố thông tin BCTC kiểm toán năm 2022 quá 45 ngày so với thời hạn quy định. Thông báo này đồng nghĩa việc HoSE vẫn chưa ghi nhận BCTC kiểm toán năm gần nhất mà Vietnam Airlines công bố. Bên cạnh đó, 2,2 tỷ cổ phiếu của Vietnam Airlines vẫn đang đứng trước nguy cơ bị hủy niêm yết do vi phạm cả 3 điều kiện gồm kết quả sản xuất kinh doanh thua lỗ trong 3 năm liên tục, tổng số lỗ luỹ kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp, vốn chủ sở hữu âm trong báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất trước thời điểm xem xét. Quay trở lại diễn biến giao dịch hôm nay, khối ngoại có phiên bán ròng thứ 20 liên tiếp với quy mô 353 tỷ đồng. Trong đó, VHM dẫn đầu giá trị bị khối ngoại bán ròng với 66 tỷ đồng; 2 mã chứng khoán VND và SSI lần lượt bị bán 58 tỷ đồng và 56 tỷ đồng. Ở chiều mua, khối ngoại tập trung chủ yếu ở cổ phiếu ngân hàng như CTG (+24 tỷ đồng), VCB (+22 tỷ đồng), STB (+12 tỷ đồng). Ngoài ra còn có MSN (+14 tỷ đồng), VJC (+11 tỷ đồng). Chứng khoán 25/12: Sắc xanh áp đảo thị trườngChứng khoán có phiên khởi đầu tuần thuận lợi khi tăng trên 14 điểm. Khối ngoại cũng phát tín hiệu tích cực khi thu hẹp quy mô bán ròng. 16:07 25/12/2023 Chứng khoán sẽ còn đi ngang với thanh khoản thấpCác công ty chứng khoán đều đồng thuận dự báo chỉ số chính sẽ tiếp tục tích lũy và đi ngang. Thị trường khó khởi sắc trong tuần giao dịch thứ 52. 07:02 25/12/2023 Cổ đông lớn liên tục muốn giảm sở hữu tại NovalandĐộng thái bán cổ phiếu của các cổ đông lớn diễn ra ngay sau khi Novaland công bố tài liệu lấy ý kiến cổ đông về việc điều chỉnh và thay thế các phương án phát hành cổ phiếu. 16:22 26/12/2023 Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Thoát diện cảnh báo, cổ phiếu HVN tăng kịch trần 2 phiên liên tiếp Cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines đã tăng kịch biên độ 2 phiên liên tiếp. Diễn biến này xuất hiện sau khi HoSE đưa cổ phiếu HVN ra khỏi diện cảnh báo. Thị trường chứng khoán phiên 26/12 ghi nhận nhiều rung lắc mạnh trong giai đoạn đầu lẫn cuối phiên khi phe bán và phe mua thay nhau chiếm ưu thế. Dẫu vậy, chỉ số chính vẫn trụ vững trên tham chiếu nhờ lực đỡ của các bluechips quan trọng. Kết phiên, VN-Index đóng cửa ở mức 1.122,25 điểm, tăng 4,59 điểm (+0,41%); HNX-Index cũng tăng 1,81 điểm (+0,79%) lên 231,26 điểm còn UPCoM-Index tăng 0,03 điểm (+0,04%) lên 86,24 điểm. Rổ cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 hôm nay ghi nhận 17 mã tăng, 2 mã giữ tham chiếu và 11 mã giảm. Trong đó, nhóm ngân hàng có diễn biến trái ngược khi đầu tàu VCB tăng 1,2% trong khi các mã như TCB, BID, TCB đều giảm 0,4-0,5%. Mã VCB của Vietcombank cũng dẫn đầu nhóm bảo vệ trụ bên cạnh VHM tăng 1,7% hay HPG tăng 1,3%. Cổ phiếu HVN tăng kịch trần và xuất hiện trong nhóm kéo chỉ số. Ảnh: VNDirect. Đáng chú ý, danh sách cổ phiếu đóng góp tích cực nhất cho chỉ số còn có sự xuất hiện của mã HVN (Vietnam Airlines). Cuối tuần trước, HoSE đã có quyết định đưa cổ phiếu HVN ra khỏi diện cảnh báo kể từ ngày 26/12. Lý do là hãng hàng không đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên vào ngày 16/12, khắc phục được nguyên nhân dẫn đến tình trạng chứng khoán bị đưa vào diện cảnh báo. Sau thông tin này, mã HVN đã tăng kịch trần 2 phiên liên tiếp và tiến lên mốc 12.550 đồng/cổ phiếu. Dư mua tính tới kết phiên 26/12 lên đến 1,12 triệu cổ phiếu. So với mức giá thấp nhất năm ghi nhận hồi cuối tháng 10, thị giá HVN đến nay đã tăng 25%. Cổ phiếu HVN đã tăng 25% so với cuối tháng 10. Ảnh: DNSE. Dù thoát diện cảnh báo, HoSE cho biết vẫn theo dõi cổ phiếu HVN ở diện hạn chế giao dịch do hãng bay này chậm công bố thông tin BCTC kiểm toán năm 2022 quá 45 ngày so với thời hạn quy định. Thông báo này đồng nghĩa việc HoSE vẫn chưa ghi nhận BCTC kiểm toán năm gần nhất mà Vietnam Airlines công bố. Bên cạnh đó, 2,2 tỷ cổ phiếu của Vietnam Airlines vẫn đang đứng trước nguy cơ bị hủy niêm yết do vi phạm cả 3 điều kiện gồm kết quả sản xuất kinh doanh thua lỗ trong 3 năm liên tục, tổng số lỗ luỹ kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp, vốn chủ sở hữu âm trong báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất trước thời điểm xem xét. Quay trở lại diễn biến giao dịch hôm nay, khối ngoại có phiên bán ròng thứ 20 liên tiếp với quy mô 353 tỷ đồng. Trong đó, VHM dẫn đầu giá trị bị khối ngoại bán ròng với 66 tỷ đồng; 2 mã chứng khoán VND và SSI lần lượt bị bán 58 tỷ đồng và 56 tỷ đồng. Ở chiều mua, khối ngoại tập trung chủ yếu ở cổ phiếu ngân hàng như CTG (+24 tỷ đồng), VCB (+22 tỷ đồng), STB (+12 tỷ đồng). Ngoài ra còn có MSN (+14 tỷ đồng), VJC (+11 tỷ đồng). Chứng khoán 25/12: Sắc xanh áp đảo thị trườngChứng khoán có phiên khởi đầu tuần thuận lợi khi tăng trên 14 điểm. Khối ngoại cũng phát tín hiệu tích cực khi thu hẹp quy mô bán ròng. 16:07 25/12/2023 Chứng khoán sẽ còn đi ngang với thanh khoản thấpCác công ty chứng khoán đều đồng thuận dự báo chỉ số chính sẽ tiếp tục tích lũy và đi ngang. Thị trường khó khởi sắc trong tuần giao dịch thứ 52. 07:02 25/12/2023 Cổ đông lớn liên tục muốn giảm sở hữu tại NovalandĐộng thái bán cổ phiếu của các cổ đông lớn diễn ra ngay sau khi Novaland công bố tài liệu lấy ý kiến cổ đông về việc điều chỉnh và thay thế các phương án phát hành cổ phiếu. 16:22 26/12/2023 Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Ủy ban Chứng khoán: Việt Nam phấn đấu sớm nâng hạng thị trường
Chủ tịch UBCKNN Vũ Thị Chân Phương cho biết Việt Nam đang tích cực phấn đấu nâng hạng thị trường từ cận biên lên mới nổi, kiên trì thực hiện tái cấu trúc thị trường.
Đây là chia sẻ của bà Vũ Thị Chân Phương, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tại cuộc họp Tiểu ban Khu vực châu Á - Thái Bình Dương thuộc hội nghị thường niên lần thứ 48 của Tổ chức Quốc tế các Ủy ban Chứng khoán (IOSCO). Cụ thể, chia sẻ tại cuộc họp, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán cho biết các nước thành viên đã lựa chọn chủ đề đúng đắn và phù hợp hướng tới hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, vượt qua khó khăn thời hậu Covid-19, thúc đẩy phát triển kinh tế, phát triển xanh và bền vững. Theo bà Phương, Chính phủ và các bộ, ngành của Việt Nam cũng luôn quan tâm và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng để phát triển, đặc biệt là sau đợt dịch bệnh vừa qua. Toàn cảnh Cuộc họp Tiểu ban Khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ảnh: SSC. Liên quan thị trường chứng khoán trong nước, Chủ tịch Vũ Thị Chân Phương cho biết thị trường chứng khoán Việt Nam đã có sự phát triển mạnh trong nhiều năm qua, duy trì diễn biến sôi động, thanh khoản tốt và ngày càng khẳng định là kênh huy động vốn trung, dài hạn quan trọng cho nền kinh tế và doanh nghiệp. Đồng thời, đây cũng là kênh đầu tư hấp dẫn cho nhà đầu tư, thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư trong nước và ngoài nước tham gia. Thị trường chứng khoán Việt Nam những năm gần đây là điểm đến tin cậy của nhiều nhà đầu tư trên thế giới và đặc biệt là trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. “Không chỉ ngày càng thuận lợi hơn trong việc huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán, mà khi tham gia, các doanh nghiệp Việt Nam đã có những bước tiến rõ nét trong quản trị, minh bạch và phát triển bền vững...”, bà Phương nhấn mạnh. Cũng theo lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán, để tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp và phát triển thị trường chứng khoán theo hướng chất lượng, bền vững, Việt Nam đang tích cực phấn đấu nâng hạng thị trường từ cận biên lên mới nổi. Đồng thời, kiên trì thực hiện tái cấu trúc thị trường dựa trên 4 trụ cột chính gồm cơ sở hàng hóa; tổ chức thị trường; cơ sở nhà đầu tư và tổ chức kinh doanh chứng khoán. Theo kế hoạch, hội nghị lần này sẽ diễn ra đến hết ngày 15/6 tại Bangkok (Thái Lan). Khuôn khổ hội nghị sẽ bao gồm hàng loạt phiên họp thường niên từ các tiểu ban khu vực châu Á - Thái Bình Dương; châu Phi - Trung Đông; Liên châu Mỹ và châu Âu; tiểu ban các thị trường mới nổi; các cuộc họp hội đồng lãnh đạo của IOSCO và cuộc họp Đại hội đồng các chủ tịch, trưởng phái đoàn. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Bổ sung thêm 1 triệu tấn than để phát điện trong tháng 6-7EVN cho biết đã làm việc với TKV và Tổng công ty Đông Bắc đề xuất cấp bổ sung thêm 1 triệu tấn than ngoài khối lượng hợp đồng để cấp đủ than cho sản xuất điện trong tháng 6-7. 18:02 14/6/2023 Fed chỉ tạm dừng hay sẽ ngừng tăng lãi suấtLạm phát thấp nhất 2 năm sẽ cho Fed thời gian đánh giá tác động của 10 đợt tăng lãi suất trong hơn một năm qua. Câu hỏi đặt ra là Fed có thể dừng hẳn, hay chỉ tạm ngừng thắt chặt. 18:00 14/6/2023
Ủy ban Chứng khoán: Việt Nam phấn đấu sớm nâng hạng thị trường Chủ tịch UBCKNN Vũ Thị Chân Phương cho biết Việt Nam đang tích cực phấn đấu nâng hạng thị trường từ cận biên lên mới nổi, kiên trì thực hiện tái cấu trúc thị trường. Đây là chia sẻ của bà Vũ Thị Chân Phương, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tại cuộc họp Tiểu ban Khu vực châu Á - Thái Bình Dương thuộc hội nghị thường niên lần thứ 48 của Tổ chức Quốc tế các Ủy ban Chứng khoán (IOSCO). Cụ thể, chia sẻ tại cuộc họp, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán cho biết các nước thành viên đã lựa chọn chủ đề đúng đắn và phù hợp hướng tới hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, vượt qua khó khăn thời hậu Covid-19, thúc đẩy phát triển kinh tế, phát triển xanh và bền vững. Theo bà Phương, Chính phủ và các bộ, ngành của Việt Nam cũng luôn quan tâm và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng để phát triển, đặc biệt là sau đợt dịch bệnh vừa qua. Toàn cảnh Cuộc họp Tiểu ban Khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ảnh: SSC. Liên quan thị trường chứng khoán trong nước, Chủ tịch Vũ Thị Chân Phương cho biết thị trường chứng khoán Việt Nam đã có sự phát triển mạnh trong nhiều năm qua, duy trì diễn biến sôi động, thanh khoản tốt và ngày càng khẳng định là kênh huy động vốn trung, dài hạn quan trọng cho nền kinh tế và doanh nghiệp. Đồng thời, đây cũng là kênh đầu tư hấp dẫn cho nhà đầu tư, thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư trong nước và ngoài nước tham gia. Thị trường chứng khoán Việt Nam những năm gần đây là điểm đến tin cậy của nhiều nhà đầu tư trên thế giới và đặc biệt là trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. “Không chỉ ngày càng thuận lợi hơn trong việc huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán, mà khi tham gia, các doanh nghiệp Việt Nam đã có những bước tiến rõ nét trong quản trị, minh bạch và phát triển bền vững...”, bà Phương nhấn mạnh. Cũng theo lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán, để tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp và phát triển thị trường chứng khoán theo hướng chất lượng, bền vững, Việt Nam đang tích cực phấn đấu nâng hạng thị trường từ cận biên lên mới nổi. Đồng thời, kiên trì thực hiện tái cấu trúc thị trường dựa trên 4 trụ cột chính gồm cơ sở hàng hóa; tổ chức thị trường; cơ sở nhà đầu tư và tổ chức kinh doanh chứng khoán. Theo kế hoạch, hội nghị lần này sẽ diễn ra đến hết ngày 15/6 tại Bangkok (Thái Lan). Khuôn khổ hội nghị sẽ bao gồm hàng loạt phiên họp thường niên từ các tiểu ban khu vực châu Á - Thái Bình Dương; châu Phi - Trung Đông; Liên châu Mỹ và châu Âu; tiểu ban các thị trường mới nổi; các cuộc họp hội đồng lãnh đạo của IOSCO và cuộc họp Đại hội đồng các chủ tịch, trưởng phái đoàn. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Bổ sung thêm 1 triệu tấn than để phát điện trong tháng 6-7EVN cho biết đã làm việc với TKV và Tổng công ty Đông Bắc đề xuất cấp bổ sung thêm 1 triệu tấn than ngoài khối lượng hợp đồng để cấp đủ than cho sản xuất điện trong tháng 6-7. 18:02 14/6/2023 Fed chỉ tạm dừng hay sẽ ngừng tăng lãi suấtLạm phát thấp nhất 2 năm sẽ cho Fed thời gian đánh giá tác động của 10 đợt tăng lãi suất trong hơn một năm qua. Câu hỏi đặt ra là Fed có thể dừng hẳn, hay chỉ tạm ngừng thắt chặt. 18:00 14/6/2023
Cổ đông Masan Consumer sắp nhận hơn 3.200 tỷ đồng cổ tức tiền mặt
Hiện doanh nghiệp này là công ty con của TNHH Masan Consumer Holdings với tỷ lệ sở hữu tới 93,69%; do đó pháp nhân này sẽ nhận về gần 3.021 tỷ đồng từ Masan Consumer.
Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan - Masan Consumer (mã chứng khoán: MCH) vừa thông báo về việc chốt danh sách cổ đông thực hiện chi trả tạm ứng cổ tức năm 2023 bằng tiền mặt vào ngày 19/7. Tỷ lệ chi trả là 45%, tương ứng cổ đông sở hữu mỗi 1 cổ phiếu sẽ nhận về 4.500 đồng. Hiện Masan Consumer có gần 717 triệu cổ phiếu đang lưu hành, tương ứng doanh nghiệp này sẽ phải chi ra hơn 3.200 tỷ đồng để hoàn tất tạm ứng cổ tức cho cổ đông. Thời gian thực hiện dự kiến trong ngày 14/8 tới. Cũng nằm trong luồng thông báo này, Masan Consumer muốn lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản nhằm thông qua các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ), bao gồm nhưng không giới hạn việc thay đổi trụ sở chính; thay đổi ngành nghề kinh doanh và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền ĐHĐCĐ. Trước đó, Masan Consumer đã công bố kết quả kinh doanh quý I/2023 với doanh thu thuần đạt 6.037 tỷ đồng, giảm 2,4% so với cùng kỳ. Tuy vậy nhờ tiết giảm chi phí nên lợi nhuận sau thuế đạt 1.388 tỷ đồng, tăng 17,1% so với số lãi 1.185 tỷ đồng đạt được vào quý I/2022. Tính đến ngày 31/3, Masan Consumer còn 13.640 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế lũy kế chưa phân phối. Ngoài ra công ty còn 3.610 tỷ đồng thặng dư vốn cổ phần. Về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, tại ĐHĐCĐ thường niên 2023 tổ chức vào tháng 4 vừa qua, HĐQT của Masan Consumer cũng có tờ trình về phương án sáp nhập vào Công ty TNHH Masan Consumer Holdings để hiện thực hóa việc hợp nhất chiến lược và vận hành, cũng như đơn giản hóa cơ cấu tổ chức của công ty. Theo đó, Masan Consumer Holdings dự kiến chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thành CTCP và tăng vốn điều lệ lên hơn 6.708 tỷ đồng từ việc phát hành cổ phần cho cổ đông hiện hữu từ nguồn vốn chủ sở hữu (phát hành cổ phần thưởng). Masan Consumer Holdings sẽ phát hành thêm cổ phần để hoán đổi với tất cả số cổ phần đang lưu hành của Masan Consumer được nắm giữ bởi các cổ đông, tỷ lệ hoán đổi 1:1. Sau sáp nhập, Masan Consumer chấm dứt hoạt động, Masan Consumer Holdings được hưởng các quyền và nghĩa vụ hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ, tài sản khác của Masan Consumer. Đồng thời, Masan Consumer Holdings sẽ thực hiện thủ tục đăng ký trở thành công ty đại chúng, đăng ký lưu ký và đăng ký giao dịch tại sàn Up thuộc Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho toàn bộ cổ phần. Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế Chứng khoán tăng mạnh 2 phiên liên tiếpSắc xanh áp đảo trên thị trường giúp chỉ số VN-Index tiếp tục chinh phục đỉnh ngắn hạn mới gần 1.150 điểm, cao nhất kể từ tháng 10/2022 đến nay. 15:50 10/7/2023 Nhà xuất bản Giáo dục lãi kỷ lục năm ngoáiNhờ số lượng sách giáo khoa phát hành tăng 42 triệu bản so với năm 2021, các chỉ tiêu tài chính của Nhà xuất bản Giáo dục trong năm 2022 đều tiếp tục tăng cao kỷ lục. 14:30 10/7/2023
Cổ đông Masan Consumer sắp nhận hơn 3.200 tỷ đồng cổ tức tiền mặt Hiện doanh nghiệp này là công ty con của TNHH Masan Consumer Holdings với tỷ lệ sở hữu tới 93,69%; do đó pháp nhân này sẽ nhận về gần 3.021 tỷ đồng từ Masan Consumer. Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan - Masan Consumer (mã chứng khoán: MCH) vừa thông báo về việc chốt danh sách cổ đông thực hiện chi trả tạm ứng cổ tức năm 2023 bằng tiền mặt vào ngày 19/7. Tỷ lệ chi trả là 45%, tương ứng cổ đông sở hữu mỗi 1 cổ phiếu sẽ nhận về 4.500 đồng. Hiện Masan Consumer có gần 717 triệu cổ phiếu đang lưu hành, tương ứng doanh nghiệp này sẽ phải chi ra hơn 3.200 tỷ đồng để hoàn tất tạm ứng cổ tức cho cổ đông. Thời gian thực hiện dự kiến trong ngày 14/8 tới. Cũng nằm trong luồng thông báo này, Masan Consumer muốn lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản nhằm thông qua các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ), bao gồm nhưng không giới hạn việc thay đổi trụ sở chính; thay đổi ngành nghề kinh doanh và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền ĐHĐCĐ. Trước đó, Masan Consumer đã công bố kết quả kinh doanh quý I/2023 với doanh thu thuần đạt 6.037 tỷ đồng, giảm 2,4% so với cùng kỳ. Tuy vậy nhờ tiết giảm chi phí nên lợi nhuận sau thuế đạt 1.388 tỷ đồng, tăng 17,1% so với số lãi 1.185 tỷ đồng đạt được vào quý I/2022. Tính đến ngày 31/3, Masan Consumer còn 13.640 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế lũy kế chưa phân phối. Ngoài ra công ty còn 3.610 tỷ đồng thặng dư vốn cổ phần. Về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, tại ĐHĐCĐ thường niên 2023 tổ chức vào tháng 4 vừa qua, HĐQT của Masan Consumer cũng có tờ trình về phương án sáp nhập vào Công ty TNHH Masan Consumer Holdings để hiện thực hóa việc hợp nhất chiến lược và vận hành, cũng như đơn giản hóa cơ cấu tổ chức của công ty. Theo đó, Masan Consumer Holdings dự kiến chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thành CTCP và tăng vốn điều lệ lên hơn 6.708 tỷ đồng từ việc phát hành cổ phần cho cổ đông hiện hữu từ nguồn vốn chủ sở hữu (phát hành cổ phần thưởng). Masan Consumer Holdings sẽ phát hành thêm cổ phần để hoán đổi với tất cả số cổ phần đang lưu hành của Masan Consumer được nắm giữ bởi các cổ đông, tỷ lệ hoán đổi 1:1. Sau sáp nhập, Masan Consumer chấm dứt hoạt động, Masan Consumer Holdings được hưởng các quyền và nghĩa vụ hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ, tài sản khác của Masan Consumer. Đồng thời, Masan Consumer Holdings sẽ thực hiện thủ tục đăng ký trở thành công ty đại chúng, đăng ký lưu ký và đăng ký giao dịch tại sàn Up thuộc Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho toàn bộ cổ phần. Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế Chứng khoán tăng mạnh 2 phiên liên tiếpSắc xanh áp đảo trên thị trường giúp chỉ số VN-Index tiếp tục chinh phục đỉnh ngắn hạn mới gần 1.150 điểm, cao nhất kể từ tháng 10/2022 đến nay. 15:50 10/7/2023 Nhà xuất bản Giáo dục lãi kỷ lục năm ngoáiNhờ số lượng sách giáo khoa phát hành tăng 42 triệu bản so với năm 2021, các chỉ tiêu tài chính của Nhà xuất bản Giáo dục trong năm 2022 đều tiếp tục tăng cao kỷ lục. 14:30 10/7/2023
Đất Xanh muốn chào bán thêm 168 triệu cổ phiếu
Trong đó, Đất Xanh dành hơn 1.000 tỷ đồng để trả nợ cho Bất động sản Hà An. Nếu chào bán thành công 168 triệu cổ phiếu này, vốn điều lệ công ty sẽ tăng lên gần 8.000 tỷ đồng.
Công ty CP Tập đoàn Đất Xanh (DXG) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông 2023 (ĐHĐCĐ) thường niên bản đầy đủ. Theo đó, ngoài các kế hoạch kinh doanh và kế hoạch điều chỉnh nhân sự HĐQT, công ty còn dự kiến trình cổ đông kế hoạch chào bán cổ phiếu và phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ. Đất Xanh muốn nâng vốn điều lệ lên gần 8.000 tỷ đồng Cụ thể, Đất Xanh dự kiến phát hành 101,7 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tỷ lệ thực hiện quyền dự kiến 6:1 (cổ đông sở hữu 6 cổ phiếu sẽ được quyền mua thêm 1 cổ phiếu mới). Với giá chào bán dự kiến là 12.000 đồng/cổ phiếu, Đất Xanh dự kiến huy động về 1.220 tỷ đồng. Trong đó, 92% số vốn huy động từ đợt phát hành cho cổ đông hiện hữu dự kiến được dùng để thanh toán các khoản thuế và nợ tại Công ty CP Đầu tư Kinh doanh Bất động sản Hà An (công ty con), phần còn lại gần 102 tỷ đồng dùng để thanh toán thuế và chi phí hoạt động tại Đất Xanh. Song song đó, doanh nghiệp cũng muốn chào bán 57 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư chuyên nghiệp với giá chào bán 15.000 đồng/cổ phiếu. Toàn bộ số tiền huy động được sẽ được dùng để tăng tỷ lệ sở hữu tại Công ty CP Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh (mã: DXS) thông qua nhận chuyển nhượng cổ phiếu của nhà đầu tư. Tình hình kinh doanh của Tập đoàn Đất Xanh Dữ liệu: DXG. Nhãn201720182019202020212022 KH 2023 Doanh thu thuần Tỷ đồng 28794645581428901008955565500 Lãi ròng 108517221886-1261595215158 Ngoài ra, Đất Xanh cũng dự kiến chào bán 9 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn người lao động (ESOP). Chương trình ESOP áp dụng cho người lao động trong công ty do Ban điều hành ESOP quyết định. Toàn bộ 168 triệu cổ phiếu trên dự kiến sẽ được phát hành trong năm nay. Nếu phát hành thành công, vốn điều lệ của Đất Xanh sẽ tăng từ 6.118 tỷ đồng lên gần 8.000 tỷ đồng. Cũng theo tài liệu này, Đất Xanh dự kiến trình nội dung dừng triển khai phương án chào bán 300 triệu USD trái phiếu chuyển đổi ra thị trường quốc tế. Phương án phát hành trái phiếu này đã được Đất Xanh công bố từ năm 2021, với kế hoạch ban đầu là phát hành trái phiếu trơn. Tập đoàn khẳng định toàn bộ công tác chuẩn bị cần thiết để chào bán lô trái phiếu này đã hoàn thành. Song, tình hình thị trường tài chính từ nửa cuối năm 2022 đến nay không phù hợp để thực hiện chào bán. Bất động sản Hà An báo lãi sụt giảm 96% Công ty CP Đầu tư Kinh doanh Bất động sản Hà An cũng vừa công bố một số chỉ tiêu tài chính năm 2022 với lợi nhuận sau thuế giảm gần 96% so với cùng kỳ xuống còn khoảng 60 tỷ đồng. Với khoản lãi này, tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) cũng giảm mạnh còn 0,6%, trong khi cùng kỳ năm 2021 là 15%. Kết thúc năm 2022, doanh nghiệp bất động sản này có vốn chủ sở hữu là 9.440 tỷ đồng, tăng 4% so với đầu năm. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu là 1,47 lần, tương ứng tổng nợ phải trả ở mức 13.877 tỷ đồng, tăng 8% so với đầu năm. Mặt khác, dư nợ trái phiếu của doanh nghiệp đã giảm hơn 40% so với thời điểm kết thúc năm 2021, xuống còn 1.510 tỷ đồng, bằng 0,16 lần vốn chủ sở hữu. Phối cảnh siêu dự án Gem Sky World của Bất động sản Hà An. Ảnh: Đất Xanh. Còn ở thời điểm hiện tại, theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Bất động sản Hà An còn dư nợ tính theo mệnh giá phát hành ở hai lô trái phiếu HAACH2226001 và HAACB2124001 lần lượt là 210 tỷ đồng và 175 tỷ đồng. Lô trái phiếu HAACH2226001 phát hành ngày 20/7/2022 và đáo hạn vào năm 2026. Tổng giá trị phát hành theo mệnh giá là 210 tỷ đồng, lãi suất cố định 11%/năm và kỳ trả lãi mỗi 6 tháng. Lô trái phiếu còn lại phát hành ngày 18/3/2021 với kỳ hạn 3 năm. Tổng giá trị phát hành theo mệnh giá là 500 tỷ đồng, lãi suất được tính bằng tổng lãi suất tham chiếu cộng với 4,4%/năm (nhưng không thấp hơn 10,8%/năm) và kỳ trả lãi mỗi 6 tháng. Trước đó, Bất động sản Hà An đã có hai đợt mua lại trước hạn gần 325 tỷ đồng cho lô trái phiếu này. Theo công bố của doanh nghiệp, lô trái phiếu trên được phát hành để bổ sung vốn cho các dự án của doanh nghiệp bao gồm Opal Skyline, Opal Boulevard, Bùi Hữu Nghĩa (BHN) tại Bình Dương và dự án Gem Sky World rộng hơn 92 ha tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Bất động sản Hà An được thành lập năm 2018, hiện là công ty con thuộc sở hữu của Đất Xanh. Tại thời điểm 30/6/2022, Đất Xanh Group nắm giữ đến 99,9% cổ phần tại đây. Đất Xanh muốn tìm quỹ đất 100-200 ha để làm đại đô thịĐất Xanh cho biết đang có kế hoạch M&A các dự án đáp ứng nhu cầu ở thực, pháp lý rõ ràng, có thể triển khai nhanh trong 2023-2024, tập trung tại khu vực có mức đô thị hóa cao. 11:51 4/5/2023 Đất Xanh có thêm quý lỗ hơn trăm tỷ đồngCông ty địa ốc không chỉ có thêm quý lỗ hơn trăm tỷ đồng mà còn chứng kiến chảy máu nhân sự khi số lượng lao động giảm thêm 1.384 người trong quý đầu năm. 13:44 30/4/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Đất Xanh muốn chào bán thêm 168 triệu cổ phiếu Trong đó, Đất Xanh dành hơn 1.000 tỷ đồng để trả nợ cho Bất động sản Hà An. Nếu chào bán thành công 168 triệu cổ phiếu này, vốn điều lệ công ty sẽ tăng lên gần 8.000 tỷ đồng. Công ty CP Tập đoàn Đất Xanh (DXG) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông 2023 (ĐHĐCĐ) thường niên bản đầy đủ. Theo đó, ngoài các kế hoạch kinh doanh và kế hoạch điều chỉnh nhân sự HĐQT, công ty còn dự kiến trình cổ đông kế hoạch chào bán cổ phiếu và phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ. Đất Xanh muốn nâng vốn điều lệ lên gần 8.000 tỷ đồng Cụ thể, Đất Xanh dự kiến phát hành 101,7 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tỷ lệ thực hiện quyền dự kiến 6:1 (cổ đông sở hữu 6 cổ phiếu sẽ được quyền mua thêm 1 cổ phiếu mới). Với giá chào bán dự kiến là 12.000 đồng/cổ phiếu, Đất Xanh dự kiến huy động về 1.220 tỷ đồng. Trong đó, 92% số vốn huy động từ đợt phát hành cho cổ đông hiện hữu dự kiến được dùng để thanh toán các khoản thuế và nợ tại Công ty CP Đầu tư Kinh doanh Bất động sản Hà An (công ty con), phần còn lại gần 102 tỷ đồng dùng để thanh toán thuế và chi phí hoạt động tại Đất Xanh. Song song đó, doanh nghiệp cũng muốn chào bán 57 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư chuyên nghiệp với giá chào bán 15.000 đồng/cổ phiếu. Toàn bộ số tiền huy động được sẽ được dùng để tăng tỷ lệ sở hữu tại Công ty CP Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh (mã: DXS) thông qua nhận chuyển nhượng cổ phiếu của nhà đầu tư. Tình hình kinh doanh của Tập đoàn Đất Xanh Dữ liệu: DXG. Nhãn201720182019202020212022 KH 2023 Doanh thu thuần Tỷ đồng 28794645581428901008955565500 Lãi ròng 108517221886-1261595215158 Ngoài ra, Đất Xanh cũng dự kiến chào bán 9 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn người lao động (ESOP). Chương trình ESOP áp dụng cho người lao động trong công ty do Ban điều hành ESOP quyết định. Toàn bộ 168 triệu cổ phiếu trên dự kiến sẽ được phát hành trong năm nay. Nếu phát hành thành công, vốn điều lệ của Đất Xanh sẽ tăng từ 6.118 tỷ đồng lên gần 8.000 tỷ đồng. Cũng theo tài liệu này, Đất Xanh dự kiến trình nội dung dừng triển khai phương án chào bán 300 triệu USD trái phiếu chuyển đổi ra thị trường quốc tế. Phương án phát hành trái phiếu này đã được Đất Xanh công bố từ năm 2021, với kế hoạch ban đầu là phát hành trái phiếu trơn. Tập đoàn khẳng định toàn bộ công tác chuẩn bị cần thiết để chào bán lô trái phiếu này đã hoàn thành. Song, tình hình thị trường tài chính từ nửa cuối năm 2022 đến nay không phù hợp để thực hiện chào bán. Bất động sản Hà An báo lãi sụt giảm 96% Công ty CP Đầu tư Kinh doanh Bất động sản Hà An cũng vừa công bố một số chỉ tiêu tài chính năm 2022 với lợi nhuận sau thuế giảm gần 96% so với cùng kỳ xuống còn khoảng 60 tỷ đồng. Với khoản lãi này, tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) cũng giảm mạnh còn 0,6%, trong khi cùng kỳ năm 2021 là 15%. Kết thúc năm 2022, doanh nghiệp bất động sản này có vốn chủ sở hữu là 9.440 tỷ đồng, tăng 4% so với đầu năm. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu là 1,47 lần, tương ứng tổng nợ phải trả ở mức 13.877 tỷ đồng, tăng 8% so với đầu năm. Mặt khác, dư nợ trái phiếu của doanh nghiệp đã giảm hơn 40% so với thời điểm kết thúc năm 2021, xuống còn 1.510 tỷ đồng, bằng 0,16 lần vốn chủ sở hữu. Phối cảnh siêu dự án Gem Sky World của Bất động sản Hà An. Ảnh: Đất Xanh. Còn ở thời điểm hiện tại, theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Bất động sản Hà An còn dư nợ tính theo mệnh giá phát hành ở hai lô trái phiếu HAACH2226001 và HAACB2124001 lần lượt là 210 tỷ đồng và 175 tỷ đồng. Lô trái phiếu HAACH2226001 phát hành ngày 20/7/2022 và đáo hạn vào năm 2026. Tổng giá trị phát hành theo mệnh giá là 210 tỷ đồng, lãi suất cố định 11%/năm và kỳ trả lãi mỗi 6 tháng. Lô trái phiếu còn lại phát hành ngày 18/3/2021 với kỳ hạn 3 năm. Tổng giá trị phát hành theo mệnh giá là 500 tỷ đồng, lãi suất được tính bằng tổng lãi suất tham chiếu cộng với 4,4%/năm (nhưng không thấp hơn 10,8%/năm) và kỳ trả lãi mỗi 6 tháng. Trước đó, Bất động sản Hà An đã có hai đợt mua lại trước hạn gần 325 tỷ đồng cho lô trái phiếu này. Theo công bố của doanh nghiệp, lô trái phiếu trên được phát hành để bổ sung vốn cho các dự án của doanh nghiệp bao gồm Opal Skyline, Opal Boulevard, Bùi Hữu Nghĩa (BHN) tại Bình Dương và dự án Gem Sky World rộng hơn 92 ha tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Bất động sản Hà An được thành lập năm 2018, hiện là công ty con thuộc sở hữu của Đất Xanh. Tại thời điểm 30/6/2022, Đất Xanh Group nắm giữ đến 99,9% cổ phần tại đây. Đất Xanh muốn tìm quỹ đất 100-200 ha để làm đại đô thịĐất Xanh cho biết đang có kế hoạch M&A các dự án đáp ứng nhu cầu ở thực, pháp lý rõ ràng, có thể triển khai nhanh trong 2023-2024, tập trung tại khu vực có mức đô thị hóa cao. 11:51 4/5/2023 Đất Xanh có thêm quý lỗ hơn trăm tỷ đồngCông ty địa ốc không chỉ có thêm quý lỗ hơn trăm tỷ đồng mà còn chứng kiến chảy máu nhân sự khi số lượng lao động giảm thêm 1.384 người trong quý đầu năm. 13:44 30/4/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
HSBC hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam xuống 5%
HSBC hạ dự báo tăng trưởng năm 2023 của Việt Nam xuống 5%, đồng thời kỳ vọng quý IV sẽ có sự phục hồi đáng kể.
Theo báo cáo mới công bố, bộ phận phân tích của Ngân hàng HSBC đánh giá các điều kiện kinh tế tại Việt Nam không xấu đi nhưng cũng không cải thiện rõ rệt. Có những rủi ro gia tăng liên quan tới tăng trưởng, đặc biệt từ chu kỳ thương mại. Xuất khẩu tiếp tục giảm do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế Mỹ, số lượng đơn đặt hàng giảm cho thấy suy thoái thương mại có thể kéo dài trong suốt quý III/2023. Điểm sáng là sự phục hồi trong lĩnh vực du lịch, một phần nhờ vào nỗ lực tăng tần suất chuyến bay và nới lỏng thị thực. “Xét mọi yếu tố, chúng tôi đã cắt giảm dự báo tăng trưởng năm 2023 xuống 5%; từ mức 5,2% trước đó”, chuyên gia tại HSBC nhận định. Dù tốt hơn kỳ vọng nhưng tăng trưởng quý II/2023 của Việt Nam vẫn yếu. Nguồn: HSBC. Tốc độ tăng trưởng giảm mạnh Trong quý II, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cắt giảm lãi suất điều hành 3 lần, mỗi lần giảm 50 điểm cơ bản. Đồng thời, Chính phủ cũng công bố các biện pháp tài khóa. Tuy nhiên sau nửa năm, thách thức vẫn còn đó. Tốc độ tăng trưởng 4,1% so với cùng kỳ năm trước, GDP quý II vượt qua mức kỳ vọng 3,8% của thị trường. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam đã giảm mạnh từ mức ấn tượng của năm ngoái (8%), chủ yếu do các rủi ro bên ngoài. Thương mại, một trong những động lực tăng trưởng chính của Việt Nam dần suy yếu kể từ quý IV/2022. Sự suy giảm sản xuất phản ánh rõ ràng những thách thức thương mại ngày càng gia tăng. Tin tốt là thương mại không có dấu hiệu suy giảm thêm, tuy nhiên chưa thấy dấu hiệu phục hồi rõ rệt. Trong quý II, tốc độ tăng trưởng sản xuất bất ngờ tích cực nhưng chỉ góp tối thiểu vào tăng trưởng. Xuất khẩu tiếp tục giảm hai con số. Các lô hàng lớn gồm điện tử tiêu dùng, dệt may/giày dép, máy móc và đồ nội thất gỗ suy giảm hai con số, chủ yếu là do nhu cầu nhập khẩu của Mỹ sụt giảm. Tính tới thời điểm này, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ giảm 20% so với cùng kỳ năm trước, cho thấy tính nghiêm trọng của suy thoái thương mại. Điểm sáng duy nhất là xuất khẩu nông sản, nhưng tỷ lệ 10% của ngành hàng này quá nhỏ để bù đắp cho sự suy yếu rộng khắp ở các lĩnh vực khác. Do đợt nắng nóng vào tháng 6, ngành sản xuất lại phải đối mặt với tình trạng thiếu điện tại miền Bắc - nơi có cơ sở sản xuất của các tập đoàn công nghệ lớn. Khi vấn đề năng lượng dần được khắc phục, việc cắt giảm sản xuất đã làm gia tăng khó khăn trong ngành. Theo bà Yun Liu, Chuyên gia kinh tế phụ trách thị trường ASEAN, Khối Nghiên cứu Kinh tế Toàn cầu của HSBC, các chỉ số PMI đang cho thấy không có sự cải thiện trong tương lai gần. Ngân hàng này kỳ vọng những thay đổi sớm nhất trong xu hướng thương mại sẽ diễn ra vào khoảng quý IV, theo hướng ổn định rồi mới xuất hiện sự gia tăng rõ rệt đối với các lô hàng. Nói cách khác, Việt Nam còn phải chịu một chu kỳ suy thoái thương mại kéo dài, đặc biệt là khi hiệu ứng cơ sở không thuận lợi nghiêm trọng hơn vào quý III. Vẫn còn tín hiệu tích cực Dù vậy, báo cáo của HSBC cho thấy tài khoản vãng lai của Việt Nam bất ngờ được cải thiện đáng kể lên mức 6,1% GDP trong quý I, mang tới sự hỗ trợ quý giá cho đồng VND. Bất chấp sự sụt giảm xuất khẩu, lĩnh vực dịch vụ của Việt Nam đã bù đắp phần nào. Cụ thể, các ngành dịch vụ liên quan đến du lịch gồm vận tải, lưu trú và ăn uống tiếp tục duy trì đà tăng trưởng mạnh. Nửa đầu năm 2023, khách du lịch đến Việt Nam tổng cộng 5,6 triệu lượt, hồi phục 80% so với mức độ hàng tháng của năm 2019. Trong đó, khách Trung Quốc là nhóm chính. Lượng khách du lịch Trung Quốc tới Việt Nam đã đạt 45% mức hàng tháng năm 2019. Ảnh: HSBC. Một phần của phục hồi đến từ nỗ lực khôi phục các đường bay thẳng với Trung Quốc, trong đó Việt Nam đứng thứ hai ASEAN, chỉ sau Singapore. Tiến độ trên đà vượt mục tiêu ban đầu là 8 triệu lượt khách du lịch năm. Quốc hội cũng đã thông qua luật nới lỏng các hạn chế về thị thực, có hiệu lực từ ngày 15/8. Sự thay đổi kịp thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc du lịch dễ dàng hơn và thu hút lượng khách du lịch gia tăng. Trong tháng 6, lạm phát toàn phần được kiểm soát ở mức 2% so với cùng kỳ. Đáng nói, lạm phát cơ bản hạ nhiệt xuống 4,3% so với cùng kỳ, lần đầu tiên dưới mức trần trong 9 tháng. Tuy vậy, rủi ro tăng giá vẫn kéo dài, đồng VND có thể đối mặt với áp lực rủi ro sụt giá từ lãi suất thực đang "xói mòn". Từ bối cảnh trên, HSBC kỳ vọng tăng trưởng sẽ có bước ngoặt lớn vào quý IV/2023, với các biện pháp hỗ trợ tiền tệ gia tăng. “Chúng tôi kỳ vọng NHNN sẽ cắt giảm lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong quý III/2023, đưa lãi suất điều hành về 4%. Điều này có thể sẽ đảo ngược nỗ lực thắt chặt của NHNN trong năm 2022, và cũng tương ứng với mức độ hỗ trợ tiền tệ trong thời kỳ đại dịch”, bà Yun Liu nói. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Khó khăn tài chính, EVN nợ PV Power gần 13.000 tỷ đồngTổng giám đốc PVN yêu cầu rà soát lại hợp đồng giữa các bên, đồng thời hỗ trợ PV Power về công tác cân đối dòng tiền trong lúc khó khăn. 17:37 6/7/2023 Công ty thu hồi nợ xấu của ngân hàng lãi kỷ lụcLợi nhuận năm 2022 của công ty thu hồi nợ xấu VAMC đạt 165 tỷ đồng, tăng gấp 10 lần so với năm 2017. 16:54 6/7/2023
HSBC hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam xuống 5% HSBC hạ dự báo tăng trưởng năm 2023 của Việt Nam xuống 5%, đồng thời kỳ vọng quý IV sẽ có sự phục hồi đáng kể. Theo báo cáo mới công bố, bộ phận phân tích của Ngân hàng HSBC đánh giá các điều kiện kinh tế tại Việt Nam không xấu đi nhưng cũng không cải thiện rõ rệt. Có những rủi ro gia tăng liên quan tới tăng trưởng, đặc biệt từ chu kỳ thương mại. Xuất khẩu tiếp tục giảm do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế Mỹ, số lượng đơn đặt hàng giảm cho thấy suy thoái thương mại có thể kéo dài trong suốt quý III/2023. Điểm sáng là sự phục hồi trong lĩnh vực du lịch, một phần nhờ vào nỗ lực tăng tần suất chuyến bay và nới lỏng thị thực. “Xét mọi yếu tố, chúng tôi đã cắt giảm dự báo tăng trưởng năm 2023 xuống 5%; từ mức 5,2% trước đó”, chuyên gia tại HSBC nhận định. Dù tốt hơn kỳ vọng nhưng tăng trưởng quý II/2023 của Việt Nam vẫn yếu. Nguồn: HSBC. Tốc độ tăng trưởng giảm mạnh Trong quý II, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cắt giảm lãi suất điều hành 3 lần, mỗi lần giảm 50 điểm cơ bản. Đồng thời, Chính phủ cũng công bố các biện pháp tài khóa. Tuy nhiên sau nửa năm, thách thức vẫn còn đó. Tốc độ tăng trưởng 4,1% so với cùng kỳ năm trước, GDP quý II vượt qua mức kỳ vọng 3,8% của thị trường. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam đã giảm mạnh từ mức ấn tượng của năm ngoái (8%), chủ yếu do các rủi ro bên ngoài. Thương mại, một trong những động lực tăng trưởng chính của Việt Nam dần suy yếu kể từ quý IV/2022. Sự suy giảm sản xuất phản ánh rõ ràng những thách thức thương mại ngày càng gia tăng. Tin tốt là thương mại không có dấu hiệu suy giảm thêm, tuy nhiên chưa thấy dấu hiệu phục hồi rõ rệt. Trong quý II, tốc độ tăng trưởng sản xuất bất ngờ tích cực nhưng chỉ góp tối thiểu vào tăng trưởng. Xuất khẩu tiếp tục giảm hai con số. Các lô hàng lớn gồm điện tử tiêu dùng, dệt may/giày dép, máy móc và đồ nội thất gỗ suy giảm hai con số, chủ yếu là do nhu cầu nhập khẩu của Mỹ sụt giảm. Tính tới thời điểm này, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ giảm 20% so với cùng kỳ năm trước, cho thấy tính nghiêm trọng của suy thoái thương mại. Điểm sáng duy nhất là xuất khẩu nông sản, nhưng tỷ lệ 10% của ngành hàng này quá nhỏ để bù đắp cho sự suy yếu rộng khắp ở các lĩnh vực khác. Do đợt nắng nóng vào tháng 6, ngành sản xuất lại phải đối mặt với tình trạng thiếu điện tại miền Bắc - nơi có cơ sở sản xuất của các tập đoàn công nghệ lớn. Khi vấn đề năng lượng dần được khắc phục, việc cắt giảm sản xuất đã làm gia tăng khó khăn trong ngành. Theo bà Yun Liu, Chuyên gia kinh tế phụ trách thị trường ASEAN, Khối Nghiên cứu Kinh tế Toàn cầu của HSBC, các chỉ số PMI đang cho thấy không có sự cải thiện trong tương lai gần. Ngân hàng này kỳ vọng những thay đổi sớm nhất trong xu hướng thương mại sẽ diễn ra vào khoảng quý IV, theo hướng ổn định rồi mới xuất hiện sự gia tăng rõ rệt đối với các lô hàng. Nói cách khác, Việt Nam còn phải chịu một chu kỳ suy thoái thương mại kéo dài, đặc biệt là khi hiệu ứng cơ sở không thuận lợi nghiêm trọng hơn vào quý III. Vẫn còn tín hiệu tích cực Dù vậy, báo cáo của HSBC cho thấy tài khoản vãng lai của Việt Nam bất ngờ được cải thiện đáng kể lên mức 6,1% GDP trong quý I, mang tới sự hỗ trợ quý giá cho đồng VND. Bất chấp sự sụt giảm xuất khẩu, lĩnh vực dịch vụ của Việt Nam đã bù đắp phần nào. Cụ thể, các ngành dịch vụ liên quan đến du lịch gồm vận tải, lưu trú và ăn uống tiếp tục duy trì đà tăng trưởng mạnh. Nửa đầu năm 2023, khách du lịch đến Việt Nam tổng cộng 5,6 triệu lượt, hồi phục 80% so với mức độ hàng tháng của năm 2019. Trong đó, khách Trung Quốc là nhóm chính. Lượng khách du lịch Trung Quốc tới Việt Nam đã đạt 45% mức hàng tháng năm 2019. Ảnh: HSBC. Một phần của phục hồi đến từ nỗ lực khôi phục các đường bay thẳng với Trung Quốc, trong đó Việt Nam đứng thứ hai ASEAN, chỉ sau Singapore. Tiến độ trên đà vượt mục tiêu ban đầu là 8 triệu lượt khách du lịch năm. Quốc hội cũng đã thông qua luật nới lỏng các hạn chế về thị thực, có hiệu lực từ ngày 15/8. Sự thay đổi kịp thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc du lịch dễ dàng hơn và thu hút lượng khách du lịch gia tăng. Trong tháng 6, lạm phát toàn phần được kiểm soát ở mức 2% so với cùng kỳ. Đáng nói, lạm phát cơ bản hạ nhiệt xuống 4,3% so với cùng kỳ, lần đầu tiên dưới mức trần trong 9 tháng. Tuy vậy, rủi ro tăng giá vẫn kéo dài, đồng VND có thể đối mặt với áp lực rủi ro sụt giá từ lãi suất thực đang "xói mòn". Từ bối cảnh trên, HSBC kỳ vọng tăng trưởng sẽ có bước ngoặt lớn vào quý IV/2023, với các biện pháp hỗ trợ tiền tệ gia tăng. “Chúng tôi kỳ vọng NHNN sẽ cắt giảm lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong quý III/2023, đưa lãi suất điều hành về 4%. Điều này có thể sẽ đảo ngược nỗ lực thắt chặt của NHNN trong năm 2022, và cũng tương ứng với mức độ hỗ trợ tiền tệ trong thời kỳ đại dịch”, bà Yun Liu nói. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Khó khăn tài chính, EVN nợ PV Power gần 13.000 tỷ đồngTổng giám đốc PVN yêu cầu rà soát lại hợp đồng giữa các bên, đồng thời hỗ trợ PV Power về công tác cân đối dòng tiền trong lúc khó khăn. 17:37 6/7/2023 Công ty thu hồi nợ xấu của ngân hàng lãi kỷ lụcLợi nhuận năm 2022 của công ty thu hồi nợ xấu VAMC đạt 165 tỷ đồng, tăng gấp 10 lần so với năm 2017. 16:54 6/7/2023
Đất Xanh có thêm hơn 11.000 nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu
Số lượng cổ đông của Tập đoàn Đất Xanh thường diễn biến cùng chiều với thị giá cổ phiếu DXG.
Theo bản cáo bạch vừa được Công ty CP Tập đoàn Đất Xanh (HoSE: DXG) công bố, tính đến ngày 30/10, số lượng cổ đông của nhà phát triển bất động sản này đã đạt 54.684, trong đó bao gồm 54.083 cổ đông cá nhân trong nước, 93 cổ đông tổ chức trong nước, 507 cổ đông ngoại và 1 cổ phiếu quỹ. Số lượng cổ đông này của Tập đoàn Đất Xanh đã tương đương với số lượng nhà đầu tư nắm giữ cổ phần tại Tập đoàn Vingroup và VPBank. Đáng chú ý, tại thời điểm cuối năm 2022, Đất Xanh mới chỉ có 43.533 cổ đông. Như vậy, công ty này đã có thêm 11.149 cổ đông chỉ sau 10 tháng từ đầu năm nay. Trong đó, cổ đông cá nhân trong nước tăng 11.159 người, còn nhóm nước ngoài lại sụt giảm 13 cổ đông. Không chỉ gia tăng về số lượng, các nhà đầu tư cá nhân trong nước cũng tăng sở hữu tại Đất Xanh. Cuối tháng 10, 54.083 cá nhân trong nước nắm giữ hơn 420 triệu cổ phiếu DXG, tương đương 68,69% vốn điều lệ của Đất Xanh. Trong khi 93 tổ chức nội sở hữu 60,8 triệu cổ phiếu, chiếm 9,94% vốn. Trong đó, ông Lương Trí Thìn, Chủ tịch HĐQT Đất Xanh, là cổ đông cá nhân lớn nhất nắm giữ gần 105 triệu cổ phiếu DXG, tương ứng 17,15% vốn doanh nghiệp. Về nhà đầu tư ngoại, nhóm quỹ Dragon Capital là cổ đông lớn nhất khi nắm giữ hơn 67 triệu cổ phiếu, tương đương 11% vốn điều lệ của Đất Xanh. Thị giá cổ phiếu DXG cũng tăng vọt trong 10 tháng qua. Ảnh: TradingView. Quy mô cổ đông của Tập đoàn Đất Xanh thường diễn biến cùng chiều với thị giá cổ phiếu DXG trên thị trường chứng khoán. Từ đầu năm đến nay, cổ phiếu DXG đã có đà tăng trưởng ấn tượng. Tại phiên giao dịch ngày 20/9, mã này đã xác lập đỉnh giá một năm ở mốc 23.100 đồng/cổ phiếu, tăng gần gấp đôi so với đầu năm. Tuy nhiên, sau đó cổ phiếu DXG đã quay đầu giảm và hiện giao dịch quanh mốc 21.000 đồng/cổ phiếu. Trước đó, vào năm 2021, doanh nghiệp này cũng ghi nhận số lượng cổ đông tăng vọt, khi có thêm 15.300 cổ đông, nâng tổng số nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu lên mức 39.020. Thị giá cổ phiếu DXG khi đó cũng đã tăng gấp 2,5 lần, từ vùng dưới 14.000 đồng/cổ phiếu lên trên 35.000 đồng/cổ phiếu. Theo kế hoạch, ngày 25/12 tới đây, Đất Xanh sẽ chốt danh sách chào bán 101,6 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 12.000 đồng/cổ phiếu. Tỷ lệ chào bán là 6:1, tức cổ đông sở hữu 6 cổ phiếu sẽ được mua thêm 1 cổ phiếu mới. Đáng chú ý, giá chào bán cho cổ đông đợt này chỉ là 12.000 đồng/cổ phiếu, tương đương khoảng 70% thị giá cổ phiếu này đang giao dịch trên sàn. Với số tiền hơn 1.220 tỷ đồng dự kiến thu được từ đợt phát hành, Đất Xanh sẽ dùng để bổ sung vốn cho CTCP Đầu tư kinh doanh Bất động sản Hà An. Phần còn lại để thanh toán thuế và chi phí lương tại tập đoàn. Nhà hàng Thủy Tạ Đà Lạt ra sao sau vụ hụt giá thuê hơn 15 tỷ đồng/nămUBND Đà Lạt cho biết sẽ mời ông Đoàn Hải Hà đến làm việc vào ngày 8/12 để làm rõ việc từ chối đầu tư vào nhà hàng Thủy Tạ. 17:52 6/12/2023 Hàng loạt doanh nghiệp địa ốc TP.HCM bị bêu tên vì nợ thuếTính đến ngày 31/10, TP.HCM có 198 doanh nghiệp nợ thuế với tổng số tiền hơn 8.000 tỷ. Trong đó, các doanh nghiệp nợ khủng chủ yếu là các doanh nghiệp bất động sản. 11:55 4/12/2023 Đất Xanh muốn chào bán cả trăm triệu cổ phiếu cho cổ đôngNếu hoàn tất đợt chào bán cho cổ đông hiện hữu như kế hoạch đề ra, Tập đoàn Đất Xanh sẽ thu về 1.220 tỷ đồng. 10:24 5/12/2023 Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Znews tại Tủ sách kinh tế
Đất Xanh có thêm hơn 11.000 nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu Số lượng cổ đông của Tập đoàn Đất Xanh thường diễn biến cùng chiều với thị giá cổ phiếu DXG. Theo bản cáo bạch vừa được Công ty CP Tập đoàn Đất Xanh (HoSE: DXG) công bố, tính đến ngày 30/10, số lượng cổ đông của nhà phát triển bất động sản này đã đạt 54.684, trong đó bao gồm 54.083 cổ đông cá nhân trong nước, 93 cổ đông tổ chức trong nước, 507 cổ đông ngoại và 1 cổ phiếu quỹ. Số lượng cổ đông này của Tập đoàn Đất Xanh đã tương đương với số lượng nhà đầu tư nắm giữ cổ phần tại Tập đoàn Vingroup và VPBank. Đáng chú ý, tại thời điểm cuối năm 2022, Đất Xanh mới chỉ có 43.533 cổ đông. Như vậy, công ty này đã có thêm 11.149 cổ đông chỉ sau 10 tháng từ đầu năm nay. Trong đó, cổ đông cá nhân trong nước tăng 11.159 người, còn nhóm nước ngoài lại sụt giảm 13 cổ đông. Không chỉ gia tăng về số lượng, các nhà đầu tư cá nhân trong nước cũng tăng sở hữu tại Đất Xanh. Cuối tháng 10, 54.083 cá nhân trong nước nắm giữ hơn 420 triệu cổ phiếu DXG, tương đương 68,69% vốn điều lệ của Đất Xanh. Trong khi 93 tổ chức nội sở hữu 60,8 triệu cổ phiếu, chiếm 9,94% vốn. Trong đó, ông Lương Trí Thìn, Chủ tịch HĐQT Đất Xanh, là cổ đông cá nhân lớn nhất nắm giữ gần 105 triệu cổ phiếu DXG, tương ứng 17,15% vốn doanh nghiệp. Về nhà đầu tư ngoại, nhóm quỹ Dragon Capital là cổ đông lớn nhất khi nắm giữ hơn 67 triệu cổ phiếu, tương đương 11% vốn điều lệ của Đất Xanh. Thị giá cổ phiếu DXG cũng tăng vọt trong 10 tháng qua. Ảnh: TradingView. Quy mô cổ đông của Tập đoàn Đất Xanh thường diễn biến cùng chiều với thị giá cổ phiếu DXG trên thị trường chứng khoán. Từ đầu năm đến nay, cổ phiếu DXG đã có đà tăng trưởng ấn tượng. Tại phiên giao dịch ngày 20/9, mã này đã xác lập đỉnh giá một năm ở mốc 23.100 đồng/cổ phiếu, tăng gần gấp đôi so với đầu năm. Tuy nhiên, sau đó cổ phiếu DXG đã quay đầu giảm và hiện giao dịch quanh mốc 21.000 đồng/cổ phiếu. Trước đó, vào năm 2021, doanh nghiệp này cũng ghi nhận số lượng cổ đông tăng vọt, khi có thêm 15.300 cổ đông, nâng tổng số nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu lên mức 39.020. Thị giá cổ phiếu DXG khi đó cũng đã tăng gấp 2,5 lần, từ vùng dưới 14.000 đồng/cổ phiếu lên trên 35.000 đồng/cổ phiếu. Theo kế hoạch, ngày 25/12 tới đây, Đất Xanh sẽ chốt danh sách chào bán 101,6 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 12.000 đồng/cổ phiếu. Tỷ lệ chào bán là 6:1, tức cổ đông sở hữu 6 cổ phiếu sẽ được mua thêm 1 cổ phiếu mới. Đáng chú ý, giá chào bán cho cổ đông đợt này chỉ là 12.000 đồng/cổ phiếu, tương đương khoảng 70% thị giá cổ phiếu này đang giao dịch trên sàn. Với số tiền hơn 1.220 tỷ đồng dự kiến thu được từ đợt phát hành, Đất Xanh sẽ dùng để bổ sung vốn cho CTCP Đầu tư kinh doanh Bất động sản Hà An. Phần còn lại để thanh toán thuế và chi phí lương tại tập đoàn. Nhà hàng Thủy Tạ Đà Lạt ra sao sau vụ hụt giá thuê hơn 15 tỷ đồng/nămUBND Đà Lạt cho biết sẽ mời ông Đoàn Hải Hà đến làm việc vào ngày 8/12 để làm rõ việc từ chối đầu tư vào nhà hàng Thủy Tạ. 17:52 6/12/2023 Hàng loạt doanh nghiệp địa ốc TP.HCM bị bêu tên vì nợ thuếTính đến ngày 31/10, TP.HCM có 198 doanh nghiệp nợ thuế với tổng số tiền hơn 8.000 tỷ. Trong đó, các doanh nghiệp nợ khủng chủ yếu là các doanh nghiệp bất động sản. 11:55 4/12/2023 Đất Xanh muốn chào bán cả trăm triệu cổ phiếu cho cổ đôngNếu hoàn tất đợt chào bán cho cổ đông hiện hữu như kế hoạch đề ra, Tập đoàn Đất Xanh sẽ thu về 1.220 tỷ đồng. 10:24 5/12/2023 Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Znews tại Tủ sách kinh tế
Giá vàng miếng SJC rời xa mốc 80 triệu đồng/lượng
Sau khi hồi phục về vùng 80 triệu đồng/lượng vào phiên sáng 27/12, giá vàng miếng SJC dần yếu đi và đóng cửa cuối ngày ở mức 79,5 triệu đồng/lượng.
Tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), diễn biến giá vàng miếng có phần sôi động hơn trong sáng nay (27/12) khi mặt hàng này có những pha hồi phục nhanh và mạnh thấy rõ. Từ mức giá 79,2 triệu đồng/lượng bán ra vào cuối ngày 26/12, giá vàng miếng SJC đã leo một mạch lên 80 triệu đồng/lượng chỉ sau vài tiếng mở cửa giao dịch. Tuy nhiên, đà tăng không giữ được lâu, trong phiên giao dịch chiều nay, giá yếu đi thấy rõ. Kết phiên giao dịch, giá niêm yết của vàng miếng SJC đã rớt xuống mức 77,8 - 79,5 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Trong khi đó, giá vàng nhẫn SJC 99,99 loại 1-5 chỉ của thương hiệu vàng quốc gia vẫn âm thầm tiến đến cột mốc mới khi giá bán áp sát mức 64 triệu đồng/lượng. Cụ thể, SJC chốt giá giao dịch vàng nhẫn 99,99 loại 1-5 chỉ hôm nay ở mức 62,75 - 63,8 triệu đồng/lượng (mua - bán). Với vàng nhẫn SJC 99,99 loại nửa chỉ, mức giá cao hơn 100.000 đồng ở chiều bán và tương đương giá loại 1-5 chỉ ở chiều mua. Tương tự, các doanh nghiệp vàng lớn trong nước cũng đóng cửa phiên giao dịch vàng miếng SJC ở cách xa mốc 80 triệu đồng/lượng. Trong đó, Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) niêm yết tại 77,8 - 79,6 triệu đồng/lượng; Tập đoàn DOJI niêm yết tại 77,8 - 79,5 triệu đồng/lượng; Phú Quý niêm yết tại 77,7 - 79,3 triệu đồng/lượng; Bảo Tín Minh Châu niêm yết tại 77,9 - 79,45 triệu đồng/lượng và Mi Hồng là 77,9 - 79,2 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, mặt hàng vàng nhẫn ở các doanh nghiệp vàng này không có nhiều biến động so với phiên giao dịch buổi sáng. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 27/12, PNJ chốt giá vàng nhẫn 24K chế tác của doanh nghiệp ở mức 62,75 - 63,8 triệu đồng/lượng. Còn nhẫn tròn 99,99 Hưng Thịnh Vượng của DOJI ở mức 62,7 - 63,7 triệu đồng/lượng. Riêng nhẫn tròn trơn 99,99 của Phú Quý đóng cửa giao dịch hôm nay ở mức 62,9 - 64 triệu đồng và nhẫn tròn trơn của Bảo Tín Minh Châu là 63,03 - 64,08 triệu đồng/lượng. Đây là hai doanh nghiệp niêm yết mức giá giao dịch cuối ngày cao nhất thị trường đối với mặt hàng này. Trên thế giới, giá vàng giao ngay vẫn trầm lắng, hiện chạy quanh mức 2.064 USD/ounce do thị trường đang trong kỳ nghỉ lễ. Nhiều nhà đầu tư vẫn đang ôm kỳ vọng rằng giá vàng thế giới sẽ tiếp tục tăng sau khi kỳ nghỉ lễ tại Mỹ và châu Âu kết thúc. Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Chứng khoán 27/12: Khối ngoại chấm dứt chuỗi 20 phiên bán ròngSau 20 phiên bán ròng liên tục, dòng tiền ngoại đã nhập cuộc trở lại vào thị trường chứng khoán Việt Nam khi mua ròng trên 100 tỷ đồng phiên 27/12. 17:49 27/12/2023 Cổ phiếu VHM xuất hiện giao dịch thỏa thuận hơn 4.000 tỷ đồngCổ phiếu VHM của CTCP Vinhomes ghi nhận 90,2 triệu cổ phiếu được sang tay theo hình thức thỏa thuận. Tổng giá trị giao dịch đạt 4.038 tỷ đồng, tương đương 44.767 đồng/cổ phiếu. 15:50 27/12/2023 Thu ngân sách chưa hết năm đã vượt dự toánTính đến 25/12, tổng thu ngân sách Nhà nước đã đạt trên 1,69 triệu tỷ đồng, vượt 4,5% so với dự toán Quốc hội giao cả năm. 15:43 27/12/2023
Giá vàng miếng SJC rời xa mốc 80 triệu đồng/lượng Sau khi hồi phục về vùng 80 triệu đồng/lượng vào phiên sáng 27/12, giá vàng miếng SJC dần yếu đi và đóng cửa cuối ngày ở mức 79,5 triệu đồng/lượng. Tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), diễn biến giá vàng miếng có phần sôi động hơn trong sáng nay (27/12) khi mặt hàng này có những pha hồi phục nhanh và mạnh thấy rõ. Từ mức giá 79,2 triệu đồng/lượng bán ra vào cuối ngày 26/12, giá vàng miếng SJC đã leo một mạch lên 80 triệu đồng/lượng chỉ sau vài tiếng mở cửa giao dịch. Tuy nhiên, đà tăng không giữ được lâu, trong phiên giao dịch chiều nay, giá yếu đi thấy rõ. Kết phiên giao dịch, giá niêm yết của vàng miếng SJC đã rớt xuống mức 77,8 - 79,5 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Trong khi đó, giá vàng nhẫn SJC 99,99 loại 1-5 chỉ của thương hiệu vàng quốc gia vẫn âm thầm tiến đến cột mốc mới khi giá bán áp sát mức 64 triệu đồng/lượng. Cụ thể, SJC chốt giá giao dịch vàng nhẫn 99,99 loại 1-5 chỉ hôm nay ở mức 62,75 - 63,8 triệu đồng/lượng (mua - bán). Với vàng nhẫn SJC 99,99 loại nửa chỉ, mức giá cao hơn 100.000 đồng ở chiều bán và tương đương giá loại 1-5 chỉ ở chiều mua. Tương tự, các doanh nghiệp vàng lớn trong nước cũng đóng cửa phiên giao dịch vàng miếng SJC ở cách xa mốc 80 triệu đồng/lượng. Trong đó, Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) niêm yết tại 77,8 - 79,6 triệu đồng/lượng; Tập đoàn DOJI niêm yết tại 77,8 - 79,5 triệu đồng/lượng; Phú Quý niêm yết tại 77,7 - 79,3 triệu đồng/lượng; Bảo Tín Minh Châu niêm yết tại 77,9 - 79,45 triệu đồng/lượng và Mi Hồng là 77,9 - 79,2 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, mặt hàng vàng nhẫn ở các doanh nghiệp vàng này không có nhiều biến động so với phiên giao dịch buổi sáng. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 27/12, PNJ chốt giá vàng nhẫn 24K chế tác của doanh nghiệp ở mức 62,75 - 63,8 triệu đồng/lượng. Còn nhẫn tròn 99,99 Hưng Thịnh Vượng của DOJI ở mức 62,7 - 63,7 triệu đồng/lượng. Riêng nhẫn tròn trơn 99,99 của Phú Quý đóng cửa giao dịch hôm nay ở mức 62,9 - 64 triệu đồng và nhẫn tròn trơn của Bảo Tín Minh Châu là 63,03 - 64,08 triệu đồng/lượng. Đây là hai doanh nghiệp niêm yết mức giá giao dịch cuối ngày cao nhất thị trường đối với mặt hàng này. Trên thế giới, giá vàng giao ngay vẫn trầm lắng, hiện chạy quanh mức 2.064 USD/ounce do thị trường đang trong kỳ nghỉ lễ. Nhiều nhà đầu tư vẫn đang ôm kỳ vọng rằng giá vàng thế giới sẽ tiếp tục tăng sau khi kỳ nghỉ lễ tại Mỹ và châu Âu kết thúc. Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Chứng khoán 27/12: Khối ngoại chấm dứt chuỗi 20 phiên bán ròngSau 20 phiên bán ròng liên tục, dòng tiền ngoại đã nhập cuộc trở lại vào thị trường chứng khoán Việt Nam khi mua ròng trên 100 tỷ đồng phiên 27/12. 17:49 27/12/2023 Cổ phiếu VHM xuất hiện giao dịch thỏa thuận hơn 4.000 tỷ đồngCổ phiếu VHM của CTCP Vinhomes ghi nhận 90,2 triệu cổ phiếu được sang tay theo hình thức thỏa thuận. Tổng giá trị giao dịch đạt 4.038 tỷ đồng, tương đương 44.767 đồng/cổ phiếu. 15:50 27/12/2023 Thu ngân sách chưa hết năm đã vượt dự toánTính đến 25/12, tổng thu ngân sách Nhà nước đã đạt trên 1,69 triệu tỷ đồng, vượt 4,5% so với dự toán Quốc hội giao cả năm. 15:43 27/12/2023
Vàng miếng SJC quay đầu tăng mạnh về vùng đỉnh 74,4 triệu đồng/lượng
Chiều ngày 5/12, giá vàng miếng SJC bất ngờ đảo chiều tăng mạnh sau phiên lao dốc sáng nay. Biến động khó lường của mặt hàng này đang khiến nhà đầu tư bất ngờ.
Giá vàng miếng trong nước lại ghi nhận biến động giảm mạnh trong phiên giao dịch chiều nay (5/12). Ảnh: T.L. Cụ thể, sau phiên điều chỉnh giảm mạnh 400.000 đồng mỗi lượng vàng miếng SJC vào sáng nay (ngày 5/12), thì tới 15h35 chiều, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) lại điều chỉnh tăng lên mức 73,2 -74,4 triệu đồng/lượng, tương ứng mức tăng 600.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua và bán so với phiên sáng nay. Tương tự, Tập đoàn Vàng Bạc đá quý Phú Quý nâng giá vàng SJC thêm 500.000 đồng chiều mua vào và 400.000 đồng/lượng chiều bán ra, lên mức 73,1-74,2 triệu đồng/lượng (mua-bán). Tập đoàn DOJI cũng điều chỉnh tăng 200.000 đồng ở chiều mua vào và 100.000 đồng ở chiều bán ra, kéo giá vàng miếng SJC nhích lên vùng 73-74,3 triệu đồng/lượng (mua-bán). Công ty Bảo Tín Minh Châu và Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI hiện giữ xu hướng đi ngang hoặc tăng nhẹ để giao dịch mặt hàng này quanh vùng 73,1-74,2 triệu đồng/lượng mua và bán. Với việc liên tục đảo chiều, mức điều chỉnh mạnh và chênh lệch mua - bán hơn 1 triệu đồng mỗi lượng, người giữ vàng miếng SJC có thể lỗ/lãi tiền triệu/lượng chỉ trong vài giờ đồng hồ. Trái ngược lại với vàng miếng, giá vàng nhẫn 24K 9999 lại đang ghi nhận xu hướng giảm mạnh tới 500.000 đồng/lượng tại nhiều doanh nghiệp vàng. Trong đó, giá vàng nhẫn loại 99,99% loại 1 chỉ hiện được SJC chấp nhận mua vào ở mức 61,15 triệu đồng/lượng và bán ra ở 62,25 triệu đồng/lượng; giảm 350.000 - 400.000 đồng ở hai chiều mua và bán so với phiên liền trước. Tại PNJ và Tập đoàn Phú Quý, giá vàng nhẫn cùng giảm mạnh 400.000 đồng ở chiều mua vào và 500.000 đồng ở chiều bán ra so với phiên liền trước. Hiện PNJ mua vào 61,2 triệu/lượng và bán ra ở 62,25 triệu đồng/lượng. Còn Tập đoàn Phú Quý thì đưa ra mức giá 61,5-62,6 triệu/lượng. Trong khi giá vàng Rồng Thăng Long tại Bảo Tín Minh Châu phổ biến ở 61,58-62,73 triệu/lượng, cùng giảm 400.000 đồng cả hai chiều. Diễn biến của vàng miếng SJC đang trái ngược với giá vàng quốc tế. Hiện giá vàng giao ngay trên sàn Kitco News tiếp tục lùi về 2.029 USD/ounce, giảm khoảng 5 USD/ounce so với sáng nay. So với mức đỉnh đạt được hôm 3/12, giá vàng đã giảm gần 155 USD/ounce. Dù vậy các nhà phân tích cho rằng, giá kim loại quý có thể duy trì mức 2.000 USD/ounce trong tuần này nhờ được hỗ trợ bởi nhu cầu trú ẩn an toàn do lo ngại bất ổn địa chính trị, đồng USD yếu hơn và khả năng cắt giảm lãi suất. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Giá vàng trong nước rơi tự doGiá vàng thế giới suy yếu trong bối cảnh nhà đầu tư hạn chế mua vào đã tác động lên giá vàng trong nước làm đi xuống trong phiên giao dịch sáng nay (5/12). 11:14 5/12/2023 Người mua vàng miếng SJC lãi 4,5 triệu đồng/lượng chỉ sau một thángGiá vàng thế giới bật tăng đã tác động mạnh tới thị trường vàng trong nước. Trong đó, giá vàng miếng SJC đã quay trở lại mốc cao nhất tháng 11 là 74,4 triệu đồng/lượng. 12:01 4/12/2023
Vàng miếng SJC quay đầu tăng mạnh về vùng đỉnh 74,4 triệu đồng/lượng Chiều ngày 5/12, giá vàng miếng SJC bất ngờ đảo chiều tăng mạnh sau phiên lao dốc sáng nay. Biến động khó lường của mặt hàng này đang khiến nhà đầu tư bất ngờ. Giá vàng miếng trong nước lại ghi nhận biến động giảm mạnh trong phiên giao dịch chiều nay (5/12). Ảnh: T.L. Cụ thể, sau phiên điều chỉnh giảm mạnh 400.000 đồng mỗi lượng vàng miếng SJC vào sáng nay (ngày 5/12), thì tới 15h35 chiều, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) lại điều chỉnh tăng lên mức 73,2 -74,4 triệu đồng/lượng, tương ứng mức tăng 600.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua và bán so với phiên sáng nay. Tương tự, Tập đoàn Vàng Bạc đá quý Phú Quý nâng giá vàng SJC thêm 500.000 đồng chiều mua vào và 400.000 đồng/lượng chiều bán ra, lên mức 73,1-74,2 triệu đồng/lượng (mua-bán). Tập đoàn DOJI cũng điều chỉnh tăng 200.000 đồng ở chiều mua vào và 100.000 đồng ở chiều bán ra, kéo giá vàng miếng SJC nhích lên vùng 73-74,3 triệu đồng/lượng (mua-bán). Công ty Bảo Tín Minh Châu và Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI hiện giữ xu hướng đi ngang hoặc tăng nhẹ để giao dịch mặt hàng này quanh vùng 73,1-74,2 triệu đồng/lượng mua và bán. Với việc liên tục đảo chiều, mức điều chỉnh mạnh và chênh lệch mua - bán hơn 1 triệu đồng mỗi lượng, người giữ vàng miếng SJC có thể lỗ/lãi tiền triệu/lượng chỉ trong vài giờ đồng hồ. Trái ngược lại với vàng miếng, giá vàng nhẫn 24K 9999 lại đang ghi nhận xu hướng giảm mạnh tới 500.000 đồng/lượng tại nhiều doanh nghiệp vàng. Trong đó, giá vàng nhẫn loại 99,99% loại 1 chỉ hiện được SJC chấp nhận mua vào ở mức 61,15 triệu đồng/lượng và bán ra ở 62,25 triệu đồng/lượng; giảm 350.000 - 400.000 đồng ở hai chiều mua và bán so với phiên liền trước. Tại PNJ và Tập đoàn Phú Quý, giá vàng nhẫn cùng giảm mạnh 400.000 đồng ở chiều mua vào và 500.000 đồng ở chiều bán ra so với phiên liền trước. Hiện PNJ mua vào 61,2 triệu/lượng và bán ra ở 62,25 triệu đồng/lượng. Còn Tập đoàn Phú Quý thì đưa ra mức giá 61,5-62,6 triệu/lượng. Trong khi giá vàng Rồng Thăng Long tại Bảo Tín Minh Châu phổ biến ở 61,58-62,73 triệu/lượng, cùng giảm 400.000 đồng cả hai chiều. Diễn biến của vàng miếng SJC đang trái ngược với giá vàng quốc tế. Hiện giá vàng giao ngay trên sàn Kitco News tiếp tục lùi về 2.029 USD/ounce, giảm khoảng 5 USD/ounce so với sáng nay. So với mức đỉnh đạt được hôm 3/12, giá vàng đã giảm gần 155 USD/ounce. Dù vậy các nhà phân tích cho rằng, giá kim loại quý có thể duy trì mức 2.000 USD/ounce trong tuần này nhờ được hỗ trợ bởi nhu cầu trú ẩn an toàn do lo ngại bất ổn địa chính trị, đồng USD yếu hơn và khả năng cắt giảm lãi suất. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Giá vàng trong nước rơi tự doGiá vàng thế giới suy yếu trong bối cảnh nhà đầu tư hạn chế mua vào đã tác động lên giá vàng trong nước làm đi xuống trong phiên giao dịch sáng nay (5/12). 11:14 5/12/2023 Người mua vàng miếng SJC lãi 4,5 triệu đồng/lượng chỉ sau một thángGiá vàng thế giới bật tăng đã tác động mạnh tới thị trường vàng trong nước. Trong đó, giá vàng miếng SJC đã quay trở lại mốc cao nhất tháng 11 là 74,4 triệu đồng/lượng. 12:01 4/12/2023
VNDirect: Loạt ngân hàng có thể hạn chế rủi ro NIM thu hẹp năm nay
Theo chuyên gia phân tích, các ngân hàng tập trung cho vay bán lẻ và có nguồn huy động đa dạng sẽ hạn chế được rủi ro NIM thu hẹp trong năm nay.
Theo VNDirect, nhóm ngân hàng tập trung cho vay bán lẻ và có nguồn huy động đa dạng như HDBank, VIB, MBBank... sẽ hạn chế được rủi ro NIM thu hẹp. Ảnh: Chí Hùng. Trong báo cáo mới nhất về ngành ngân hàng, các chuyên gia phân tích tại Công ty CP Chứng khoán VNDirect cho biết những khó khăn của ngành ngân hàng đang dần hiện hữu và thể hiện trong kết quả kinh doanh quý I của nhóm ngành này. Cụ thể, tính đến cuối quý I, tín dụng toàn ngành ngân hàng chỉ tăng 2,1% so với đầu năm, thấp hơn đáng kể so với mức 5-6% của các quý cùng kỳ trước đó. Trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng chậm lại, các ngân hàng thương mại có tỷ trọng cho vay khách hàng doanh nghiệp lớn đã ghi nhận mức tăng trưởng tín dụng tốt hơn trung bình ngành như HDBank, Techcombank, VPBank, TPBank, MSB... Ngược lại, tín dụng tại các nhà băng cho vay cá nhân lại ghi nhận giảm/chậm lại so với đầu năm như ACB, VIB, Sacombank... Tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng quý I. Nguồn: VNDirect. Các chuyên gia phân tích tại VNDirect cho rằng nền kinh tế suy yếu đã ảnh hưởng lên thu nhập cũng như khả năng trả nợ của các khách hàng cá nhân, theo đó làm giảm nhu cầu vay và các ngân hàng sẽ thận trọng hơn khi giải ngân cho nhóm khách hàng này. Bên cạnh việc cắt giảm chi tiêu, khách hàng cá nhân cũng có xu hướng tăng gửi tiết kiệm trong môi trường lãi suất cao và kinh tế suy yếu (tiền gửi cá nhân tiếp tục tăng trưởng cho đến tháng 2). Trong khi đó, tiền gửi của nhóm khách hàng doanh nghiệp tiếp tục sụt giảm đáng kể. Dù thanh khoản trên thị trường liên ngân hàng đã dồi dào trở lại, kênh tiền gửi khách hàng hiện vẫn chiếm phần lớn trong tổng huy động của các ngân hàng. “Xu hướng nói trên sẽ có lợi cho thanh khoản của các ngân hàng có tỷ trọng tiền gửi lớn đến từ khoa học công nghệ và tỷ lệ dư nợ cho vay/vốn huy động (LDR) cao như Sacombank, ACB, Vietcombank...”, VNDirect nhận định. Về lãi thu nhập cận biên (NIM), VNDirect cho biết NIM của các ngân hàng đang giảm. Theo tính toán, NIM trung bình của 25 ngân hàng niêm yết đã giảm 18 điểm cơ bản trong quý I do các ngân hàng đã phải hi sinh một phần lợi nhuận để hỗ trợ khách hàng. Hơn nữa, NIM của một số ngân hàng như Techcombank, TPBank, VPBank, MBBank... đã giảm đáng kể do trái phiếu doanh nghiệp và cho vay tiêu dùng đang khó khăn. VNDirect cho rằng xu hướng tăng cho vay khách hàng doanh nghiệp và huy động từ khách hàng cá nhân sẽ duy trì tới khi lãi suất hạ nhiệt rõ rệt và nền kinh tế có sự phục hồi (ít nhất đến quý III). Vì vậy, trong năm nay, NIM của các ngân hàng cho vay khách hàng doanh nghiệp và nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp trong danh mục tín dụng, và huy động chỉ phụ thuộc vào tiền gửi khách hàng, sẽ giảm mạnh hơn toàn ngành. Ngược lại, nhóm ngân hàng tập trung cho vay bán lẻ và có nguồn huy động đa dạng (từ liên ngân hàng, khách hàng cá nhân, CASA cao...) như HDBank, VIB, MBBank... sẽ hạn chế được rủi ro NIM thu hẹp. Riêng với HDBank, Sacombank, chỉ số này sẽ cải thiện đáng kể. Tăng trưởng lợi nhuận trước thuế của 25 ngân hàng trong quý I. Nguồn: VNDirect. Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối quý I, tỷ lệ nợ xấu nội bảng toàn ngành đã tăng lên mức 2,9% (so với 2% cuối 2022). Đa số các ngân hàng đều ghi nhận tỷ lệ nợ xấu tăng và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLR) giảm so với quý trước. VNDirect đánh giá khó khăn từ thị trường bất động sản vẫn là một thử thách lớn cho triển vọng ngành ngân hàng khi lĩnh vực này chiếm đến 21% tín dụng hệ thống vào cuối 2022. Ngân hàng với bộ đệm dự phòng tốt và danh mục cho vay không tập trung vào bất động sản như HDBank, Vietcombank, ACB... sẽ hạn chế được rủi ro hiện tại. “Chúng tôi kỳ vọng áp lực trích lập dự phòng cũng như rủi ro nợ xấu của các ngân hàng được giảm bớt trong thời gian tới, khi dòng tiền của các doanh nghiệp bất động sản có thể cải thiện phần nào nhờ các chính sách hỗ trợ được ban hành và một số các dự án bất động sản được tháo gỡ pháp lý”, các chuyên gia tại VNDirect nhấn mạnh. Fed: Khủng hoảng ngân hàng đe dọa kinh tế MỹTheo báo cáo mới nhất của Fed, sự hỗn loạn trong ngành ngân hàng Mỹ sẽ ảnh hưởng tới các khoản vay của doanh nghiệp và hộ gia đình, từ đó đe dọa triển vọng của nền kinh tế Mỹ. 18:00 9/5/2023 Ngân hàng bị rút tiền hàng loạt có thể được vay lãi suất 0%Theo Thống đốc NHNN, việc cho vay đặc biệt với lãi suất 0% là một trong những biện pháp xử lý khi có sự cố rút tiền hàng loạt tại tổ chức tín dụng. 17:06 9/5/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
VNDirect: Loạt ngân hàng có thể hạn chế rủi ro NIM thu hẹp năm nay Theo chuyên gia phân tích, các ngân hàng tập trung cho vay bán lẻ và có nguồn huy động đa dạng sẽ hạn chế được rủi ro NIM thu hẹp trong năm nay. Theo VNDirect, nhóm ngân hàng tập trung cho vay bán lẻ và có nguồn huy động đa dạng như HDBank, VIB, MBBank... sẽ hạn chế được rủi ro NIM thu hẹp. Ảnh: Chí Hùng. Trong báo cáo mới nhất về ngành ngân hàng, các chuyên gia phân tích tại Công ty CP Chứng khoán VNDirect cho biết những khó khăn của ngành ngân hàng đang dần hiện hữu và thể hiện trong kết quả kinh doanh quý I của nhóm ngành này. Cụ thể, tính đến cuối quý I, tín dụng toàn ngành ngân hàng chỉ tăng 2,1% so với đầu năm, thấp hơn đáng kể so với mức 5-6% của các quý cùng kỳ trước đó. Trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng chậm lại, các ngân hàng thương mại có tỷ trọng cho vay khách hàng doanh nghiệp lớn đã ghi nhận mức tăng trưởng tín dụng tốt hơn trung bình ngành như HDBank, Techcombank, VPBank, TPBank, MSB... Ngược lại, tín dụng tại các nhà băng cho vay cá nhân lại ghi nhận giảm/chậm lại so với đầu năm như ACB, VIB, Sacombank... Tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng quý I. Nguồn: VNDirect. Các chuyên gia phân tích tại VNDirect cho rằng nền kinh tế suy yếu đã ảnh hưởng lên thu nhập cũng như khả năng trả nợ của các khách hàng cá nhân, theo đó làm giảm nhu cầu vay và các ngân hàng sẽ thận trọng hơn khi giải ngân cho nhóm khách hàng này. Bên cạnh việc cắt giảm chi tiêu, khách hàng cá nhân cũng có xu hướng tăng gửi tiết kiệm trong môi trường lãi suất cao và kinh tế suy yếu (tiền gửi cá nhân tiếp tục tăng trưởng cho đến tháng 2). Trong khi đó, tiền gửi của nhóm khách hàng doanh nghiệp tiếp tục sụt giảm đáng kể. Dù thanh khoản trên thị trường liên ngân hàng đã dồi dào trở lại, kênh tiền gửi khách hàng hiện vẫn chiếm phần lớn trong tổng huy động của các ngân hàng. “Xu hướng nói trên sẽ có lợi cho thanh khoản của các ngân hàng có tỷ trọng tiền gửi lớn đến từ khoa học công nghệ và tỷ lệ dư nợ cho vay/vốn huy động (LDR) cao như Sacombank, ACB, Vietcombank...”, VNDirect nhận định. Về lãi thu nhập cận biên (NIM), VNDirect cho biết NIM của các ngân hàng đang giảm. Theo tính toán, NIM trung bình của 25 ngân hàng niêm yết đã giảm 18 điểm cơ bản trong quý I do các ngân hàng đã phải hi sinh một phần lợi nhuận để hỗ trợ khách hàng. Hơn nữa, NIM của một số ngân hàng như Techcombank, TPBank, VPBank, MBBank... đã giảm đáng kể do trái phiếu doanh nghiệp và cho vay tiêu dùng đang khó khăn. VNDirect cho rằng xu hướng tăng cho vay khách hàng doanh nghiệp và huy động từ khách hàng cá nhân sẽ duy trì tới khi lãi suất hạ nhiệt rõ rệt và nền kinh tế có sự phục hồi (ít nhất đến quý III). Vì vậy, trong năm nay, NIM của các ngân hàng cho vay khách hàng doanh nghiệp và nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp trong danh mục tín dụng, và huy động chỉ phụ thuộc vào tiền gửi khách hàng, sẽ giảm mạnh hơn toàn ngành. Ngược lại, nhóm ngân hàng tập trung cho vay bán lẻ và có nguồn huy động đa dạng (từ liên ngân hàng, khách hàng cá nhân, CASA cao...) như HDBank, VIB, MBBank... sẽ hạn chế được rủi ro NIM thu hẹp. Riêng với HDBank, Sacombank, chỉ số này sẽ cải thiện đáng kể. Tăng trưởng lợi nhuận trước thuế của 25 ngân hàng trong quý I. Nguồn: VNDirect. Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối quý I, tỷ lệ nợ xấu nội bảng toàn ngành đã tăng lên mức 2,9% (so với 2% cuối 2022). Đa số các ngân hàng đều ghi nhận tỷ lệ nợ xấu tăng và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLR) giảm so với quý trước. VNDirect đánh giá khó khăn từ thị trường bất động sản vẫn là một thử thách lớn cho triển vọng ngành ngân hàng khi lĩnh vực này chiếm đến 21% tín dụng hệ thống vào cuối 2022. Ngân hàng với bộ đệm dự phòng tốt và danh mục cho vay không tập trung vào bất động sản như HDBank, Vietcombank, ACB... sẽ hạn chế được rủi ro hiện tại. “Chúng tôi kỳ vọng áp lực trích lập dự phòng cũng như rủi ro nợ xấu của các ngân hàng được giảm bớt trong thời gian tới, khi dòng tiền của các doanh nghiệp bất động sản có thể cải thiện phần nào nhờ các chính sách hỗ trợ được ban hành và một số các dự án bất động sản được tháo gỡ pháp lý”, các chuyên gia tại VNDirect nhấn mạnh. Fed: Khủng hoảng ngân hàng đe dọa kinh tế MỹTheo báo cáo mới nhất của Fed, sự hỗn loạn trong ngành ngân hàng Mỹ sẽ ảnh hưởng tới các khoản vay của doanh nghiệp và hộ gia đình, từ đó đe dọa triển vọng của nền kinh tế Mỹ. 18:00 9/5/2023 Ngân hàng bị rút tiền hàng loạt có thể được vay lãi suất 0%Theo Thống đốc NHNN, việc cho vay đặc biệt với lãi suất 0% là một trong những biện pháp xử lý khi có sự cố rút tiền hàng loạt tại tổ chức tín dụng. 17:06 9/5/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Lợi nhuận Coteccons dự báo đạt tăng trưởng kép hơn 20% đến năm 2026
Đây là nhận định được các chuyên gia phân tích của Công ty Chứng khoán VNDirect đưa ra trong báo cáo mới nhất cập nhật tình hình hoạt động kinh doanh của Coteccons.
Theo các chuyên gia phân tích tại Công ty CP Chứng khoán VNDirect, sau cuộc xung đột nội bộ trong giai đoạn 2017-2020 và ban lãnh đạo mới lên nắm quyền, Công ty CP Xây dựng Coteccons (HoSE: CTD) đã tiếp nhận những chiến lược kinh doanh từ ban lãnh đạo mới. Theo đó Coteccons đã chứng minh rằng các công trình vẫn được thực hiện với chất lượng tốt, nhờ đó hợp đồng ký mới và doanh thu đã phục hồi mạnh trong giai đoạn tiếp theo. Tính tới cuối năm 2021, giá trị hợp đồng ký mới của nhà thầu xây dựng này đã đạt 25.000 tỷ đồng, tăng 153% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này có được là nhờ vào các dự án ký với các doanh nghiệp đầu ngành tại thị trường nội địa như Vinhomes Ocean Park 2, tổ hợp sản xuất Gang thép Hòa Phát Dung Quất giai đoạn 2, giai đoạn mở rộng của nhà máy sản xuất ôtô VinFast ở Hải Phòng... Tổng giá trị backlog (đơn hàng tồn đọng) của Coteccons qua các năm (tỷ đồng). Nguồn: CTD, VNDirect. Nguồn thu từ các dự án xây dựng nhà máy Theo các chuyên gia phân tích, từ nửa cuối năm 2022, thị trường bất động sản dân dụng đã bước vào giai đoạn trầm lắng khiến nhu cầu xây dựng trên toàn ngành giảm sút. Tuy nhiên, giai đoạn này Coteccons lại trúng gói thầu xây dựng nhà máy sản xuất đồ chơi LEGO - nhà máy trung hòa carbon đầu tiên trên thế giới của Tập đoàn LEGO. Dự án nhà máy sản xuất đồ chơi LEGO có diện tích 44 ha với tổng giá trị hợp đồng ước đạt 10.000 tỷ đồng. Dự án được khởi công trong quý IV/2022 và dự kiến bắt đầu đi vào hoạt động trong năm 2024. Coteccons đã hoàn thành 30% nhà máy và bắt đầu ghi nhận doanh thu từ dự án này trong quý I của năm tài chính 2023-2024. Theo VNDirect, doanh thu từ hoạt động xây nhà máy của Coteccons nhờ đó đã đạt 1.654 tỷ đồng, chiếm 40% tổng doanh thu. Lũy kế 9 tháng năm 2023, doanh thu từ dự án này đã đạt 3.003 tỷ đồng, đóng góp gần 28% vào tổng doanh thu của Coteccons. “Coteccons sẽ ghi nhận 7.371 tỷ đồng doanh thu từ dự án này trong năm tài chính 2023-2024 và 4.917 tỷ đồng trong năm tài chính 2024-2025”, các chuyên gia phân tích dự báo. Ngoài dự án nhà máy sản xuất đồ chơi LEGO, Coteccons cũng đang tham gia xây dựng nhà máy lắp ráp sản phẩm Apple cho Foxconn tại khu công nghiệp Quang Châu (Bắc Giang) với tổng mức đầu tư 300 triệu USD. VNDirect ước tính giá trị hợp đồng hiện tại của nhà thầu này trong dự án đạt khoảng 45 triệu USD. Sẵn sàng cho chu kỳ tăng trưởng mới Nhờ lượng backlog dồi dào kể trên, doanh thu xây dựng của Coteccons đã phục hồi từ năm 2022, tăng 60% so với cùng kỳ, đạt 14.517 tỷ đồng. Trong 9 tháng đầu năm 2023, doanh thu công ty này đạt được cũng đã tăng 31% trong khi các doanh nghiệp khác chứng kiến mức giảm 2 chữ số. Với bối cảnh dòng vốn FDI đầu tư mạnh mẽ vào sản xuất tại Việt Nam, kéo theo nhu cầu xây dựng nhà máy ở mức tăng trưởng trung bình 7%/năm giai đoạn 2023-2026. VNDirect dự báo với lợi thế chất lượng công trình và tiến độ thi công, Coteccons sẽ là ứng viên sáng giá trong ngành xây dựng để triển khai các dự án này. Ước tính, giá trị hợp đồng xây dựng công nghiệp của công ty sẽ đạt tăng trưởng kép 9,4% trong giai đoạn 2023-2026. Doanh thu dự phóng theo các mảng kinh doanh của Coteccons. Nguồn: VNDirect. Với mảng xây dựng dân dụng trong giai đoạn 2023-2026, Coteccons được kỳ vọng đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm ở 18,6%. Do có lợi thế từ nguồn cung mới trên thị trường bất động sản nhà ở sẽ phục hồi rõ nét hơn trong năm 2024-2025, đồng nghĩa với việc nhu cầu xây dựng tăng lên. Ngoài ra, để đa dạng hóa nguồn thu nhập, Coteccons cũng đang hợp tác với Tập đoàn Lê Phong đầu tư dự án Ngọc Lục Bảo 68. Mảng này kỳ vọng có biên lợi nhuận gộp khoảng 15%, cao hơn đang kể so với mảng xây dựng dân dụng truyền thống (chỉ 2-3%). VNDirect cho rằng sự thành công của Ngọc Lục Bảo 68 có thể tạo tiền đề để Coteccons dấn thân sâu hơn vào hoạt động đầu tư bất động sản khi thị trường nhà ở hồi phục. Trong giai đoạn 2023-2026, các chuyên gia phân tích dự báo lợi nhuận ròng của Coteccons sẽ đạt tăng trưởng kép hàng năm là 20,2%. Tổng giá trị hợp đồng ký mới tăng trưởng kép hàng năm ở mức 13,6%. Ước tính lợi nhuận ròng của Coteccons sẽ đạt 339 tỷ đồng trong năm tài chính 2023-2024 và 490 tỷ đồng vào năm 2025-2026. Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về doanh nhân, câu chuyện kinh doanh, khởi nghiệp, vượt qua khó khăn, kinh nghiệm quản trị... tại Tủ sách doanh nhân. Những cuốn sách được chia sẻ bởi các doanh nhân nổi tiếng thế giới như Bill Gate, Warren Buffett, Elon Musk... Chứng khoán 4/1: Thanh khoản tăng vọt lên gần 1,2 tỷ USDGiao dịch mua, bán của nhà đầu tư diễn ra mạnh mẽ trong phiên 4/1, qua đó đẩy khối lượng giao dịch lên hơn 1,35 tỷ cổ phiếu với giá trị vượt 28.300 tỷ đồng. 17:07 4/1/2024 Japan Airlines thiệt hại 100 triệu USD trong vụ cháy máy bayHãng hàng không Japan Airlines (JAL) của Nhật Bản ước tính vụ cháy máy bay do va chạm với phi cơ cảnh sát biển khiến họ thiệt hại 15 tỷ yen (104,8 triệu USD). 15:11 4/1/2024 Chủ dự án Gem Sky World báo lãi tăng 70%Chủ đầu tư dự án Gem Sky World (Long Thành, Đồng Nai) hiện là Bất động sản Hà An, công ty con của Đất Xanh. 14:25 4/1/2024
Lợi nhuận Coteccons dự báo đạt tăng trưởng kép hơn 20% đến năm 2026 Đây là nhận định được các chuyên gia phân tích của Công ty Chứng khoán VNDirect đưa ra trong báo cáo mới nhất cập nhật tình hình hoạt động kinh doanh của Coteccons. Theo các chuyên gia phân tích tại Công ty CP Chứng khoán VNDirect, sau cuộc xung đột nội bộ trong giai đoạn 2017-2020 và ban lãnh đạo mới lên nắm quyền, Công ty CP Xây dựng Coteccons (HoSE: CTD) đã tiếp nhận những chiến lược kinh doanh từ ban lãnh đạo mới. Theo đó Coteccons đã chứng minh rằng các công trình vẫn được thực hiện với chất lượng tốt, nhờ đó hợp đồng ký mới và doanh thu đã phục hồi mạnh trong giai đoạn tiếp theo. Tính tới cuối năm 2021, giá trị hợp đồng ký mới của nhà thầu xây dựng này đã đạt 25.000 tỷ đồng, tăng 153% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này có được là nhờ vào các dự án ký với các doanh nghiệp đầu ngành tại thị trường nội địa như Vinhomes Ocean Park 2, tổ hợp sản xuất Gang thép Hòa Phát Dung Quất giai đoạn 2, giai đoạn mở rộng của nhà máy sản xuất ôtô VinFast ở Hải Phòng... Tổng giá trị backlog (đơn hàng tồn đọng) của Coteccons qua các năm (tỷ đồng). Nguồn: CTD, VNDirect. Nguồn thu từ các dự án xây dựng nhà máy Theo các chuyên gia phân tích, từ nửa cuối năm 2022, thị trường bất động sản dân dụng đã bước vào giai đoạn trầm lắng khiến nhu cầu xây dựng trên toàn ngành giảm sút. Tuy nhiên, giai đoạn này Coteccons lại trúng gói thầu xây dựng nhà máy sản xuất đồ chơi LEGO - nhà máy trung hòa carbon đầu tiên trên thế giới của Tập đoàn LEGO. Dự án nhà máy sản xuất đồ chơi LEGO có diện tích 44 ha với tổng giá trị hợp đồng ước đạt 10.000 tỷ đồng. Dự án được khởi công trong quý IV/2022 và dự kiến bắt đầu đi vào hoạt động trong năm 2024. Coteccons đã hoàn thành 30% nhà máy và bắt đầu ghi nhận doanh thu từ dự án này trong quý I của năm tài chính 2023-2024. Theo VNDirect, doanh thu từ hoạt động xây nhà máy của Coteccons nhờ đó đã đạt 1.654 tỷ đồng, chiếm 40% tổng doanh thu. Lũy kế 9 tháng năm 2023, doanh thu từ dự án này đã đạt 3.003 tỷ đồng, đóng góp gần 28% vào tổng doanh thu của Coteccons. “Coteccons sẽ ghi nhận 7.371 tỷ đồng doanh thu từ dự án này trong năm tài chính 2023-2024 và 4.917 tỷ đồng trong năm tài chính 2024-2025”, các chuyên gia phân tích dự báo. Ngoài dự án nhà máy sản xuất đồ chơi LEGO, Coteccons cũng đang tham gia xây dựng nhà máy lắp ráp sản phẩm Apple cho Foxconn tại khu công nghiệp Quang Châu (Bắc Giang) với tổng mức đầu tư 300 triệu USD. VNDirect ước tính giá trị hợp đồng hiện tại của nhà thầu này trong dự án đạt khoảng 45 triệu USD. Sẵn sàng cho chu kỳ tăng trưởng mới Nhờ lượng backlog dồi dào kể trên, doanh thu xây dựng của Coteccons đã phục hồi từ năm 2022, tăng 60% so với cùng kỳ, đạt 14.517 tỷ đồng. Trong 9 tháng đầu năm 2023, doanh thu công ty này đạt được cũng đã tăng 31% trong khi các doanh nghiệp khác chứng kiến mức giảm 2 chữ số. Với bối cảnh dòng vốn FDI đầu tư mạnh mẽ vào sản xuất tại Việt Nam, kéo theo nhu cầu xây dựng nhà máy ở mức tăng trưởng trung bình 7%/năm giai đoạn 2023-2026. VNDirect dự báo với lợi thế chất lượng công trình và tiến độ thi công, Coteccons sẽ là ứng viên sáng giá trong ngành xây dựng để triển khai các dự án này. Ước tính, giá trị hợp đồng xây dựng công nghiệp của công ty sẽ đạt tăng trưởng kép 9,4% trong giai đoạn 2023-2026. Doanh thu dự phóng theo các mảng kinh doanh của Coteccons. Nguồn: VNDirect. Với mảng xây dựng dân dụng trong giai đoạn 2023-2026, Coteccons được kỳ vọng đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm ở 18,6%. Do có lợi thế từ nguồn cung mới trên thị trường bất động sản nhà ở sẽ phục hồi rõ nét hơn trong năm 2024-2025, đồng nghĩa với việc nhu cầu xây dựng tăng lên. Ngoài ra, để đa dạng hóa nguồn thu nhập, Coteccons cũng đang hợp tác với Tập đoàn Lê Phong đầu tư dự án Ngọc Lục Bảo 68. Mảng này kỳ vọng có biên lợi nhuận gộp khoảng 15%, cao hơn đang kể so với mảng xây dựng dân dụng truyền thống (chỉ 2-3%). VNDirect cho rằng sự thành công của Ngọc Lục Bảo 68 có thể tạo tiền đề để Coteccons dấn thân sâu hơn vào hoạt động đầu tư bất động sản khi thị trường nhà ở hồi phục. Trong giai đoạn 2023-2026, các chuyên gia phân tích dự báo lợi nhuận ròng của Coteccons sẽ đạt tăng trưởng kép hàng năm là 20,2%. Tổng giá trị hợp đồng ký mới tăng trưởng kép hàng năm ở mức 13,6%. Ước tính lợi nhuận ròng của Coteccons sẽ đạt 339 tỷ đồng trong năm tài chính 2023-2024 và 490 tỷ đồng vào năm 2025-2026. Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về doanh nhân, câu chuyện kinh doanh, khởi nghiệp, vượt qua khó khăn, kinh nghiệm quản trị... tại Tủ sách doanh nhân. Những cuốn sách được chia sẻ bởi các doanh nhân nổi tiếng thế giới như Bill Gate, Warren Buffett, Elon Musk... Chứng khoán 4/1: Thanh khoản tăng vọt lên gần 1,2 tỷ USDGiao dịch mua, bán của nhà đầu tư diễn ra mạnh mẽ trong phiên 4/1, qua đó đẩy khối lượng giao dịch lên hơn 1,35 tỷ cổ phiếu với giá trị vượt 28.300 tỷ đồng. 17:07 4/1/2024 Japan Airlines thiệt hại 100 triệu USD trong vụ cháy máy bayHãng hàng không Japan Airlines (JAL) của Nhật Bản ước tính vụ cháy máy bay do va chạm với phi cơ cảnh sát biển khiến họ thiệt hại 15 tỷ yen (104,8 triệu USD). 15:11 4/1/2024 Chủ dự án Gem Sky World báo lãi tăng 70%Chủ đầu tư dự án Gem Sky World (Long Thành, Đồng Nai) hiện là Bất động sản Hà An, công ty con của Đất Xanh. 14:25 4/1/2024
Chính phủ trình Quốc hội thông qua việc giảm thuế VAT đến hết năm nay
Chính sách này sẽ có hiệu lực thi hành từ khi Nghị quyết được thông qua đến hết năm nay, tương đương thời gian dự kiến áp dụng trong vòng 6 tháng.
Chính phủ đề xuất giảm thuế VAT với các hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất 10% xuống còn 8% đến hết năm nay. Ảnh: Phương Lâm. Ngày 7/5, Chính phủ đã có tờ trình gửi Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (VAT). Theo đó, cơ quan soạn thảo cho biết trong giai đoạn 2020-2022, trước sự ảnh hưởng của dịch Covid-19 và các vấn đề kinh tế, chính trị quốc tế đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống nhân dân, Chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp về gia hạn, miễn, giảm các loại thuế, phí, lệ phí. Trong năm 2020, tổng quy mô các giải pháp hỗ trợ vào khoảng 129.000 tỷ đồng. Năm tiếp theo, các gói hỗ trợ được triển khai ở quy mô lớn hơn do tình hình phức tạp của Covid-19, khoảng 145.000 tỷ đồng. Năm 2022, Chính phủ cũng đã trình Quốc hội thông qua Nghị quyết số 43/2022 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (trong đó có quy định giảm thuế VAT đối với hầu hết mặt hàng đang chịu thuế suất 10% xuống còn 8%). Dự kiến, giá trị tiền thuế, tiền thuê đất, phí, lệ phí hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân năm ngoái đạt khoảng 233.000 tỷ đồng. Theo đánh giá của cơ quan soạn thảo, các giải pháp hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí thời gian qua và đặc biệt trong năm 2022 đã góp phần vào những kết quả tích cực trong phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội cũng như hoạt động của doanh nghiệp, người dân, qua đó đóng góp trở lại cho ngân sách. Tuy nhiên, việc thực hiện các giải pháp hỗ trợ cũng ảnh hưởng nhất định tới ngân sách Nhà nước. Dù kết quả thu ngân sách năm 2022 tích cực, từ cuối năm 2022 và đặc biệt những tháng đầu năm này đã có xu hướng giảm. Lũy kế thu ngân sách quý I ước đạt 411.800 tỷ đồng, bằng 30,9% dự toán và nếu loại trừ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của năm ngoái thì số thu đã giảm 6% so cùng kỳ. Số thu ngân sách tháng 3 giảm so với tháng 2 và tháng 2 cũng giảm so với tháng 1. Trong khi đó, Chính phủ cũng cho biết tình hình thế giới và trong nước theo dự báo vẫn phức tạp cũng như còn nhiều khó khăn, từ đó gia tăng sức ép lên các doanh nghiệp nói riêng và ngành, lĩnh vực nói chung. Các kết quả như tăng trưởng GDP quý I cũng thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra là 5,6%. Nhiều doanh nghiệp bắt đầu sa thải nhân sự, giãn việc cho công nhân do bị cắt giảm hoặc không có đơn hàng, ảnh hưởng tới đời sống một bộ phận lao động. Trước tình trạng này, Chính phủ tin rằng cần có thêm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế để tiếp tục duy trì đà phục hồi. Trên thực tế, các giải pháp về miễn, giảm, gia hạn thuế đang cho thấy hiệu quả cao, tác động tích cực ngay đến doanh nghiệp và người dân. Do đó, Chính phủ đánh giá ngoài các giải pháp đã và đang được triển khai cho năm 2023 thì việc tiếp tục giảm thuế VAT như đã áp dụng năm ngoái nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân là cần thiết. Theo đó, Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua việc điều chỉnh giảm thuế VAT với hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế suất 10% đến hết ngày 31/12 năm nay. Việc giảm thuế VAT cho từng loại hàng hóa, dịch vụ sẽ được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại. Trong đó, cơ sở kinh doanh được áp dụng mức thuế VAT là 8% với hàng hóa, dịch vụ. Các cơ sở kinh doanh (hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) tính thuế VAT theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 20% mức tỉ lệ % để tính thuế VAT khi thực hiện xuất hóa đơn với hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế VAT 10%. Chính sách này sẽ có hiệu lực thi hành từ khi Nghị quyết được thông qua đến hết ngày 31/12 năm nay, tương đương mức dự kiến áp dụng trong vòng 6 tháng và làm giảm khoảng 35.000 tỷ đồng số thu ngân sách Nhà nước. Chính phủ chốt phương án giảm thuế VAT xuống 8%Dự kiến việc điều chỉnh thuế giá trị gia tăng (VAT) sẽ làm giảm thu ngân sách Nhà nước khoảng 5.800 tỷ đồng/tháng, tương đương 35.000 tỷ đồng trong giai đoạn 6 tháng thực hiện. 11:01 7/5/2023 Bộ Tài chính chuyển đơn tố cáo doanh nghiệp bảo hiểm sang Bộ Công anBộ Tài chính cho biết các đơn thư tố cáo doanh nghiệp bảo hiểm phản ánh hành vi có dấu hiệu hình sự đã được chuyển sang cơ quan an ninh điều tra Bộ Công An. 18:29 5/5/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Chính phủ trình Quốc hội thông qua việc giảm thuế VAT đến hết năm nay Chính sách này sẽ có hiệu lực thi hành từ khi Nghị quyết được thông qua đến hết năm nay, tương đương thời gian dự kiến áp dụng trong vòng 6 tháng. Chính phủ đề xuất giảm thuế VAT với các hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất 10% xuống còn 8% đến hết năm nay. Ảnh: Phương Lâm. Ngày 7/5, Chính phủ đã có tờ trình gửi Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (VAT). Theo đó, cơ quan soạn thảo cho biết trong giai đoạn 2020-2022, trước sự ảnh hưởng của dịch Covid-19 và các vấn đề kinh tế, chính trị quốc tế đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống nhân dân, Chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp về gia hạn, miễn, giảm các loại thuế, phí, lệ phí. Trong năm 2020, tổng quy mô các giải pháp hỗ trợ vào khoảng 129.000 tỷ đồng. Năm tiếp theo, các gói hỗ trợ được triển khai ở quy mô lớn hơn do tình hình phức tạp của Covid-19, khoảng 145.000 tỷ đồng. Năm 2022, Chính phủ cũng đã trình Quốc hội thông qua Nghị quyết số 43/2022 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (trong đó có quy định giảm thuế VAT đối với hầu hết mặt hàng đang chịu thuế suất 10% xuống còn 8%). Dự kiến, giá trị tiền thuế, tiền thuê đất, phí, lệ phí hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân năm ngoái đạt khoảng 233.000 tỷ đồng. Theo đánh giá của cơ quan soạn thảo, các giải pháp hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí thời gian qua và đặc biệt trong năm 2022 đã góp phần vào những kết quả tích cực trong phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội cũng như hoạt động của doanh nghiệp, người dân, qua đó đóng góp trở lại cho ngân sách. Tuy nhiên, việc thực hiện các giải pháp hỗ trợ cũng ảnh hưởng nhất định tới ngân sách Nhà nước. Dù kết quả thu ngân sách năm 2022 tích cực, từ cuối năm 2022 và đặc biệt những tháng đầu năm này đã có xu hướng giảm. Lũy kế thu ngân sách quý I ước đạt 411.800 tỷ đồng, bằng 30,9% dự toán và nếu loại trừ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của năm ngoái thì số thu đã giảm 6% so cùng kỳ. Số thu ngân sách tháng 3 giảm so với tháng 2 và tháng 2 cũng giảm so với tháng 1. Trong khi đó, Chính phủ cũng cho biết tình hình thế giới và trong nước theo dự báo vẫn phức tạp cũng như còn nhiều khó khăn, từ đó gia tăng sức ép lên các doanh nghiệp nói riêng và ngành, lĩnh vực nói chung. Các kết quả như tăng trưởng GDP quý I cũng thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra là 5,6%. Nhiều doanh nghiệp bắt đầu sa thải nhân sự, giãn việc cho công nhân do bị cắt giảm hoặc không có đơn hàng, ảnh hưởng tới đời sống một bộ phận lao động. Trước tình trạng này, Chính phủ tin rằng cần có thêm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế để tiếp tục duy trì đà phục hồi. Trên thực tế, các giải pháp về miễn, giảm, gia hạn thuế đang cho thấy hiệu quả cao, tác động tích cực ngay đến doanh nghiệp và người dân. Do đó, Chính phủ đánh giá ngoài các giải pháp đã và đang được triển khai cho năm 2023 thì việc tiếp tục giảm thuế VAT như đã áp dụng năm ngoái nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân là cần thiết. Theo đó, Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua việc điều chỉnh giảm thuế VAT với hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế suất 10% đến hết ngày 31/12 năm nay. Việc giảm thuế VAT cho từng loại hàng hóa, dịch vụ sẽ được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại. Trong đó, cơ sở kinh doanh được áp dụng mức thuế VAT là 8% với hàng hóa, dịch vụ. Các cơ sở kinh doanh (hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) tính thuế VAT theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 20% mức tỉ lệ % để tính thuế VAT khi thực hiện xuất hóa đơn với hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế VAT 10%. Chính sách này sẽ có hiệu lực thi hành từ khi Nghị quyết được thông qua đến hết ngày 31/12 năm nay, tương đương mức dự kiến áp dụng trong vòng 6 tháng và làm giảm khoảng 35.000 tỷ đồng số thu ngân sách Nhà nước. Chính phủ chốt phương án giảm thuế VAT xuống 8%Dự kiến việc điều chỉnh thuế giá trị gia tăng (VAT) sẽ làm giảm thu ngân sách Nhà nước khoảng 5.800 tỷ đồng/tháng, tương đương 35.000 tỷ đồng trong giai đoạn 6 tháng thực hiện. 11:01 7/5/2023 Bộ Tài chính chuyển đơn tố cáo doanh nghiệp bảo hiểm sang Bộ Công anBộ Tài chính cho biết các đơn thư tố cáo doanh nghiệp bảo hiểm phản ánh hành vi có dấu hiệu hình sự đã được chuyển sang cơ quan an ninh điều tra Bộ Công An. 18:29 5/5/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Doanh nghiệp địa ốc chịu áp lực 155.000 tỷ trái phiếu đến hạn năm 2024
Với bối cảnh thị trường bất động sản hiện nay, chuyên gia cho rằng các chủ đầu tư sẽ gặp khó trong việc tạo dòng tiền mới để có thể thực hiện các nghĩa vụ nợ.
Doanh nghiệp bất động sản đang gánh khoản nợ trái phiếu hơn 150.000 tỷ đồng đáo hạn năm 2024. Ảnh: T.L. Theo dữ liệu của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA) tổng hợp từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC), toàn thị trường ghi nhận 27 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trong tháng 11 với tổng giá trị 27.468 tỷ đồng. Các đợt phát hành có lãi suất trung bình 8,6%/năm, kỳ hạn trung bình 5,56 năm. Đáng chú ý, trong số này chỉ có một doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu thành công là Công ty CP Vinhomes (HoSE: VHM) với giá trị 2.000 tỷ đồng, kỳ hạn 2 năm, lãi suất 12%/năm. Báo cáo cũng cho thấy các doanh nghiệp bất động sản tiếp tục là nhóm ngành huy động nguồn vốn từ trái phiếu với lãi suất cao nhất thị trường. Gánh nợ hơn 150.000 tỷ đồng đến hạn năm 2024 Tính trong 11 tháng đầu năm, thống kê của Fiinratings cho thấy tổng giá trị trái phiếu phát hành cả riêng lẻ và chào bán ra công chúng đạt gần 253.000 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2022 song đã có sự phục hồi mạnh trong 6 tháng cuối năm. Trong đó, nhóm ngân hàng vẫn là nhóm tổ chức phát hành lớn nhất với giá trị đạt 120.200 tỷ đồng, chiếm 47,5%. Theo sau đó là nhóm bất động sản với hơn 80.000 tỷ đồng, chiếm 32,8%. Trong đó, tổng giá trị phát hành trái phiếu riêng lẻ của các doanh nghiệp bất động sản là hơn 75.000 tỷ đồng. Lãi suất trái phiếu của nhóm bất động sản trung bình ở mức 11,92%/năm với kỳ hạn bình quân 3,65 năm. Tuy nhiên, mức lãi suất huy động trái phiếu bất động sản có biên độ giao động lớn tối thiểu 6%/năm và cao nhất lên tới 14,5%/năm, tùy theo chất lượng tổ chức phát hành và yếu tố cấu trúc thương vụ. Theo FiinRatings, áp lực nợ trái phiếu đến hạn năm 2024 vẫn ở mức cao, với tổng giá trị thanh toán trái phiếu bao gồm cả gốc và lãi đến hạn lên tới 376.500 tỷ đồng. Trong đó, trái phiếu của tổ chức phát hành phi ngân hàng đến hạn 282.000 tỷ đồng và ngành bất động sản chịu áp lực lớn nhất. Ước tính, trái phiếu bất động sản đáo hạn năm 2024 ở mức gần 155.000 tỷ đồng, trong đó giá trị gốc trái phiếu là 122.200 tỷ và chi phí lãi dự kiến là 32.600 tỷ đồng. DƯ NỢ TRÁI PHIẾU DỰ KIẾN ĐẾN HẠN NĂM 2024 Dữ liệu: FiinRatings NhãnBất động sảnNgân hàngDu lịch và giải tríXây dựng và Vật liệuKhác Nợ phải trả dự kiến Tỷ đồng 15594263169 Doanh nghiệp địa ốc khó tạo dòng tiền mới Với bối cảnh tình hình thị trường bất động sản hiện nay và chất lượng tín dụng của các doanh nghiệp tổ chức phát hành còn yếu, các chuyên gia của FiinRatings cho rằng nhiều chủ đầu tư sẽ gặp khó trong việc tạo dòng tiền mới để có thể thực hiện các nghĩa vụ nợ. Tuy nhiên, Chính phủ và Bộ Tài chính cũng đang xem xét khả năng tạo cơ chế cho phép tiếp tục giãn hoãn thanh toán nợ trái phiếu riêng lẻ theo Nghị định 08/2023, cùng với những giải pháp khác nhằm tháo gỡ pháp lý dự án bất động sản nhằm khôi phục thị trường, qua đó từng bước cải thiện sự hồi phục của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng nghĩa vụ nợ. Chủ đầu tư bất động sản sẽ gặp khó trong việc tạo dòng tiền mới để thực hiện các nghĩa vụ nợ. Ảnh: Việt Linh. Theo thống kê của đơn vị này, tỷ lệ vi phạm nghĩa vụ nợ trái phiếu tiếp tục gia tăng. Riêng nhóm bất động sản, tỷ lệ vi phạm nghĩa vụ nợ đạt gần 22,7% vào thời điểm giữa tháng 11 năm nay trong tổng số 422.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản đang lưu hành (bao gồm cả riêng lẻ và công chúng). Con số này chưa tính đến tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp được đàm phán lại để giãn hoãn theo quy định của Nghị định 08. Bên cạnh việc phát hành trái phiếu như một phần của hoạt động tái cấu trúc nợ của doanh nghiệp, FiinRatings dự báo năm 2024, nhiều doanh nghiệp bất động sản có thể tiếp tục phát hành thành công khi mà các giải pháp hiện nay của Chính phủ được triển khai mạnh và rộng hơn, nhất là đối với vấn đề pháp lý dự án. Đồng thời, nhiều doanh nghiệp bất động cũng đã chủ động hơn trong minh bạch thông tin đến với thị trường và thực hiện tốt hơn quy định hiện nay. Khi minh bạch thông tin được cải thiện thì vấn đề còn lại là rủi ro sẽ được phản ánh vào lãi suất. Trong bối cảnh hiện nay, dù lãi suất huy động giảm mạnh và lãi suất tín dụng có giảm nhẹ nhưng việc các doanh nghiệp bất động sản phải huy động trái phiếu với mức lãi suất cao hơn cũng là sự vận động hợp lý của thị trường và phản ánh kỳ vọng của nhà đầu tư dựa trên mức độ rủi ro của dự án và mức xếp hạng tín nhiệm của họ. Công ty con Novaland chi hơn 300 tỷ đồng làm cổ đông lớn SeaprodexSau giao dịch, Nova Hospitality nắm gần 18,6% vốn của Tổng công ty Thủy sản Việt Nam - Seaprodex (SEA). 13:38 12/12/2023 Giá nhà nhiều nơi đã về như năm 2020, có nên xuống tiền?Các chuyên gia cho rằng đây là thời điểm thích hợp cho những người có nhu cầu mua nhà ở thực. Tuy nhiên, người mua cũng cần tìm hiểu kỹ dự án và có bài toán tài chính phù hợp. 06:00 12/12/2023 Hủy quy hoạch dự án Safari Hồ Tràm hơn 600 ha ở Bà Rịa - Vũng TàuĐồ án quy hoạch siêu dự án Safari Hồ Tràm này từng được liên doanh Novaland - Vidotour, FLC đề xuất đầu tư. 13:56 11/12/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Doanh nghiệp địa ốc chịu áp lực 155.000 tỷ trái phiếu đến hạn năm 2024 Với bối cảnh thị trường bất động sản hiện nay, chuyên gia cho rằng các chủ đầu tư sẽ gặp khó trong việc tạo dòng tiền mới để có thể thực hiện các nghĩa vụ nợ. Doanh nghiệp bất động sản đang gánh khoản nợ trái phiếu hơn 150.000 tỷ đồng đáo hạn năm 2024. Ảnh: T.L. Theo dữ liệu của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA) tổng hợp từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC), toàn thị trường ghi nhận 27 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trong tháng 11 với tổng giá trị 27.468 tỷ đồng. Các đợt phát hành có lãi suất trung bình 8,6%/năm, kỳ hạn trung bình 5,56 năm. Đáng chú ý, trong số này chỉ có một doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu thành công là Công ty CP Vinhomes (HoSE: VHM) với giá trị 2.000 tỷ đồng, kỳ hạn 2 năm, lãi suất 12%/năm. Báo cáo cũng cho thấy các doanh nghiệp bất động sản tiếp tục là nhóm ngành huy động nguồn vốn từ trái phiếu với lãi suất cao nhất thị trường. Gánh nợ hơn 150.000 tỷ đồng đến hạn năm 2024 Tính trong 11 tháng đầu năm, thống kê của Fiinratings cho thấy tổng giá trị trái phiếu phát hành cả riêng lẻ và chào bán ra công chúng đạt gần 253.000 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2022 song đã có sự phục hồi mạnh trong 6 tháng cuối năm. Trong đó, nhóm ngân hàng vẫn là nhóm tổ chức phát hành lớn nhất với giá trị đạt 120.200 tỷ đồng, chiếm 47,5%. Theo sau đó là nhóm bất động sản với hơn 80.000 tỷ đồng, chiếm 32,8%. Trong đó, tổng giá trị phát hành trái phiếu riêng lẻ của các doanh nghiệp bất động sản là hơn 75.000 tỷ đồng. Lãi suất trái phiếu của nhóm bất động sản trung bình ở mức 11,92%/năm với kỳ hạn bình quân 3,65 năm. Tuy nhiên, mức lãi suất huy động trái phiếu bất động sản có biên độ giao động lớn tối thiểu 6%/năm và cao nhất lên tới 14,5%/năm, tùy theo chất lượng tổ chức phát hành và yếu tố cấu trúc thương vụ. Theo FiinRatings, áp lực nợ trái phiếu đến hạn năm 2024 vẫn ở mức cao, với tổng giá trị thanh toán trái phiếu bao gồm cả gốc và lãi đến hạn lên tới 376.500 tỷ đồng. Trong đó, trái phiếu của tổ chức phát hành phi ngân hàng đến hạn 282.000 tỷ đồng và ngành bất động sản chịu áp lực lớn nhất. Ước tính, trái phiếu bất động sản đáo hạn năm 2024 ở mức gần 155.000 tỷ đồng, trong đó giá trị gốc trái phiếu là 122.200 tỷ và chi phí lãi dự kiến là 32.600 tỷ đồng. DƯ NỢ TRÁI PHIẾU DỰ KIẾN ĐẾN HẠN NĂM 2024 Dữ liệu: FiinRatings NhãnBất động sảnNgân hàngDu lịch và giải tríXây dựng và Vật liệuKhác Nợ phải trả dự kiến Tỷ đồng 15594263169 Doanh nghiệp địa ốc khó tạo dòng tiền mới Với bối cảnh tình hình thị trường bất động sản hiện nay và chất lượng tín dụng của các doanh nghiệp tổ chức phát hành còn yếu, các chuyên gia của FiinRatings cho rằng nhiều chủ đầu tư sẽ gặp khó trong việc tạo dòng tiền mới để có thể thực hiện các nghĩa vụ nợ. Tuy nhiên, Chính phủ và Bộ Tài chính cũng đang xem xét khả năng tạo cơ chế cho phép tiếp tục giãn hoãn thanh toán nợ trái phiếu riêng lẻ theo Nghị định 08/2023, cùng với những giải pháp khác nhằm tháo gỡ pháp lý dự án bất động sản nhằm khôi phục thị trường, qua đó từng bước cải thiện sự hồi phục của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng nghĩa vụ nợ. Chủ đầu tư bất động sản sẽ gặp khó trong việc tạo dòng tiền mới để thực hiện các nghĩa vụ nợ. Ảnh: Việt Linh. Theo thống kê của đơn vị này, tỷ lệ vi phạm nghĩa vụ nợ trái phiếu tiếp tục gia tăng. Riêng nhóm bất động sản, tỷ lệ vi phạm nghĩa vụ nợ đạt gần 22,7% vào thời điểm giữa tháng 11 năm nay trong tổng số 422.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản đang lưu hành (bao gồm cả riêng lẻ và công chúng). Con số này chưa tính đến tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp được đàm phán lại để giãn hoãn theo quy định của Nghị định 08. Bên cạnh việc phát hành trái phiếu như một phần của hoạt động tái cấu trúc nợ của doanh nghiệp, FiinRatings dự báo năm 2024, nhiều doanh nghiệp bất động sản có thể tiếp tục phát hành thành công khi mà các giải pháp hiện nay của Chính phủ được triển khai mạnh và rộng hơn, nhất là đối với vấn đề pháp lý dự án. Đồng thời, nhiều doanh nghiệp bất động cũng đã chủ động hơn trong minh bạch thông tin đến với thị trường và thực hiện tốt hơn quy định hiện nay. Khi minh bạch thông tin được cải thiện thì vấn đề còn lại là rủi ro sẽ được phản ánh vào lãi suất. Trong bối cảnh hiện nay, dù lãi suất huy động giảm mạnh và lãi suất tín dụng có giảm nhẹ nhưng việc các doanh nghiệp bất động sản phải huy động trái phiếu với mức lãi suất cao hơn cũng là sự vận động hợp lý của thị trường và phản ánh kỳ vọng của nhà đầu tư dựa trên mức độ rủi ro của dự án và mức xếp hạng tín nhiệm của họ. Công ty con Novaland chi hơn 300 tỷ đồng làm cổ đông lớn SeaprodexSau giao dịch, Nova Hospitality nắm gần 18,6% vốn của Tổng công ty Thủy sản Việt Nam - Seaprodex (SEA). 13:38 12/12/2023 Giá nhà nhiều nơi đã về như năm 2020, có nên xuống tiền?Các chuyên gia cho rằng đây là thời điểm thích hợp cho những người có nhu cầu mua nhà ở thực. Tuy nhiên, người mua cũng cần tìm hiểu kỹ dự án và có bài toán tài chính phù hợp. 06:00 12/12/2023 Hủy quy hoạch dự án Safari Hồ Tràm hơn 600 ha ở Bà Rịa - Vũng TàuĐồ án quy hoạch siêu dự án Safari Hồ Tràm này từng được liên doanh Novaland - Vidotour, FLC đề xuất đầu tư. 13:56 11/12/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Sóng cổ phiếu 'họ Apec' từng tăng giá 20 lần
Nhóm Apec từng là tâm điểm hút vốn cuối năm 2021, ghi nhận giá cổ phiếu tăng hàng chục lần và lượng cổ đông tăng hơn chục nghìn người.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ngày 23/6 nhận được thông báo từ Cơ quan an ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội về Quyết định khởi tố vụ án hình sự "Thao túng thị trường chứng khoán xảy ra tại CTCP Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương, CTCP Đầu tư châu Á - Thái Bình Dương và CTCP IDJ Việt Nam". Đây đều là các doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái Apec group của ông Nguyễn Đỗ Lăng; đang niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội với mã chứng khoán lần lượt là: APS, API và IDJ. Tăng giá chục lần Các công ty đều đã công bố thông tin về quyết định khởi tố trên website. Còn UBCKNN khẳng định sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong quá trình xử lý vụ việc. Apec Group hiện là tập đoàn đa ngành với hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực bất động sản và chứng khoán. Hệ sinh thái này có một số pháp nhân lõi như bên trên gồm Apec Securities (APS), Apec Investment (API) và IDJ Investmen (IDJ). Sóng tăng giá bất thường của nhóm Apec cuối năm 2021 (Giá đã điều chỉnh). Nguồn: Vietstock. Giai đoạn tiền rẻ 2021 là thời điểm vàng cho các nhóm cổ phiếu đầu cơ nổi sóng. Thị trường chứng khoán lúc này đón nhận lượng lớn nhà đầu tư mới và dòng tiền mới để đẩy một loạt cổ phiếu lập đỉnh như Louis Holdings, Chứng khoán Trí Việt, Apec... Bộ ba cổ phiếu APS, API và IDJ dưới tầm ảnh hưởng của ông Nguyễn Đỗ Lăng cũng phi một mạch lên mức đỉnh lịch sử giai đoạn cuối năm 2021, tương đương mức tăng giá hàng chục lần cùng thanh khoản cao. Đơn cử, mã APS bắt đầu có dòng tiền lớn nhập cuộc từ cuối năm 2020 tại mức giá quanh 3.000 đồng và chỉ sau một năm đã lập đỉnh tại 59.900 đồng (ngày 18/11/2021), gấp gần 20 lần trong khoảng thời gian này. Dòng tiền tương tự nhập cuộc ở mã API ở vùng giá quanh 6.000 đồng để rồi nhảy vọt lên trên 46.300 đồng, giúp cổ đông kiên trì có thể nhân 8 lần giá trị tài khoản. Mã IDJ cùng chung diễn biến khi có dòng tiền vào lúc thị giá chỉ khoảng 6.000 đồng và sau đó là bước nhảy vọt vào cuối năm 2021 để lên đỉnh lịch sử hơn 42.000 đồng, gấp 7 lần về giá trị vốn hóa. Cổ đông APS đeo khăn tím hô hào gồng lãi tại kỳ họp cổ đông bất thường 2021. Đà tăng sốc của nhóm cổ phiếu này nhận được sự quan tâm đặc biệt của giới đầu tư, được thể hiện qua việc các đợt phát hành huy động vốn đã dễ dàng được hấp thụ. Các hội nhóm chứng khoán còn kỳ vọng về những mức giá cao hơn, thậm chí lãnh đạo doanh nghiệp còn gây chú ý với màn đeo khăn tím hô hào cổ đông "quyết tâm gồng lãi" tại phiên họp cổ đông bất thường năm 2021 của Apec Securities chiều ngày 16/11/2021. Tuy nhiên, đó cũng là thời điểm rực rỡ nhất bởi các mã chứng khoán thuộc hệ sinh thái này sau đó lao dốc không phanh, tạo biểu đồ "hình cây thông" khiến hàng loạt tài khoản bị giảm sốc. Điểm tương đồng chính của nhóm này còn là thời điểm dòng tiền đẩy giá, lập đỉnh và lao dốc tương đối gần nhau, dẫn đến biểu đồ giá rất đồng dạng và nhiều nhà đầu tư cũng đã chất vấn về vấn đề "đội lái" trong các kỳ họp cổ đông. Hiện thị giá của các mã này (sau điều chỉnh chia cổ tức) đã rơi về mức quanh 12.000-15.000 đồng. Với các con số này, những nhà đầu tư đu đỉnh cổ phiếu họ Apec thời điểm cuối năm 2021 đều đang chịu mức lỗ rất lớn 60-80% giá trị. Thêm chục nghìn cổ đông Không chỉ là con sóng tăng giá hàng chục lần mà họ cổ phiếu Apec còn trở thành một trong các tâm điểm của giới đầu tư khi thu hút lượng tiền khủng đổ về, được thể hiện qua số lượng cổ đông nhảy vọt. Với Apec Securities, công ty chứng khoán này được thành lập vào tháng 12/2006 với vốn điều lệ 60 tỷ đồng, rồi tăng lên 260 tỷ đồng vào tháng 3/2008 và sau đó niêm yết toàn bộ lên HNX vào tháng 4/2010. Thời điểm lên sàn, đơn vị môi giới chứng khoán có tổng cộng 937 cổ đông. Con số này bao gồm 915 cá nhân trong nước, 7 tổ chức trong nước và 15 cá nhân nước ngoài. Với quy mô vốn trung bình và hoạt động không có nhiều sôi nổi nên Chứng khoán Apec duy trì số lượng cổ đông khá khiêm tốn khoảng 1.000-2.000 cổ đông trong nhiều năm sau đó. SỐ LƯỢNG CỔ ĐÔNG CỦA APEC SECURITIES Nhãn 7/3/2016 24/5/2017 26/3/2018 1/4/2019 6/5/2020 22/10/2020 15/3/2021 15/10/2021 24/5/2022 13/4/2023 Số lượng Cổ đông 2299 1794 1837 1470 1342 1306 2449 10803 16486 14266 Vốn điều lệ Tỷ đồng 390 390 390 390 390 390 390 780 830 830 Công ty có đợt huy động vốn lớn trong năm 2021 thông qua các đợt phát hành tăng vốn điều lệ từ 390 tỷ lên đến 830 tỷ đồng. Công ty từng muốn phát hành thêm 83 triệu cổ phiếu trong năm 2022 nhưng sau đó rút hồ sơ và thay thế bằng phương án phát hành riêng lẻ 50 triệu cổ phiếu trong năm 2023. Đà tăng giá phi mã cùng các kế hoạch huy động vốn giúp lượng cổ đông APS đã tăng thêm chục nghìn. Số lượng nhà đầu tư nắm cổ phần APS từ khoảng 1.300 người cuối năm 2020 đã lên mức kỷ lục 16.486 cổ đông tại tháng 5/2022. Số liệu mới nhất của Chứng khoán Apec cho thấy doanh nghiệp vẫn có số lượng khá đông đảo với 14.266 cổ đông, tại thời điểm chốt quyền tham dự ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 (ngày 13/4). Do cơ cấu cổ đông bị pha loãng đáng kể, trong hai kỳ ĐHĐCĐ gần nhất, công ty môi giới chứng khoán này không thể tổ chức thành công ngay trong lần đầu do tỷ lệ tham dự dưới 50% số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết. Diễn biến tương tự với Apec Investment khi số lượng nhảy vọt từ khoảng 400 cổ đông năm 2019 lên đến đỉnh điểm hơn 3.800 đơn vị vào tháng 4/2023. Trường hợp của IDJ Investment là tăng từ 800 lên hơn 14.850 cổ đông trong cùng giai đoạn này. Ngoài nhóm 3 doanh nghiệp đã niêm yết trên, hệ sinh thái Apec vẫn còn một số pháp nhân khác chưa đại chúng hóa như Dream Works Việt Nam (thương hiệu nội thất Kasa Grand), Apec Telecom, hệ thống quản lý khách sạn và spa Mandala... Cổ phiếu 'họ Apec' bị bán tháo, VN-INdex mất gần 10 điểmÁp lực bán báo từ các cổ phiếu APS, API, IDJ nhanh chóng lan rộng khiến hàng loạt cổ phiếu đầu cơ khác rơi vào tình trạng giảm sàn và trắng bên mua. 16:07 19/6/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Sóng cổ phiếu 'họ Apec' từng tăng giá 20 lần Nhóm Apec từng là tâm điểm hút vốn cuối năm 2021, ghi nhận giá cổ phiếu tăng hàng chục lần và lượng cổ đông tăng hơn chục nghìn người. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ngày 23/6 nhận được thông báo từ Cơ quan an ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội về Quyết định khởi tố vụ án hình sự "Thao túng thị trường chứng khoán xảy ra tại CTCP Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương, CTCP Đầu tư châu Á - Thái Bình Dương và CTCP IDJ Việt Nam". Đây đều là các doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái Apec group của ông Nguyễn Đỗ Lăng; đang niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội với mã chứng khoán lần lượt là: APS, API và IDJ. Tăng giá chục lần Các công ty đều đã công bố thông tin về quyết định khởi tố trên website. Còn UBCKNN khẳng định sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong quá trình xử lý vụ việc. Apec Group hiện là tập đoàn đa ngành với hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực bất động sản và chứng khoán. Hệ sinh thái này có một số pháp nhân lõi như bên trên gồm Apec Securities (APS), Apec Investment (API) và IDJ Investmen (IDJ). Sóng tăng giá bất thường của nhóm Apec cuối năm 2021 (Giá đã điều chỉnh). Nguồn: Vietstock. Giai đoạn tiền rẻ 2021 là thời điểm vàng cho các nhóm cổ phiếu đầu cơ nổi sóng. Thị trường chứng khoán lúc này đón nhận lượng lớn nhà đầu tư mới và dòng tiền mới để đẩy một loạt cổ phiếu lập đỉnh như Louis Holdings, Chứng khoán Trí Việt, Apec... Bộ ba cổ phiếu APS, API và IDJ dưới tầm ảnh hưởng của ông Nguyễn Đỗ Lăng cũng phi một mạch lên mức đỉnh lịch sử giai đoạn cuối năm 2021, tương đương mức tăng giá hàng chục lần cùng thanh khoản cao. Đơn cử, mã APS bắt đầu có dòng tiền lớn nhập cuộc từ cuối năm 2020 tại mức giá quanh 3.000 đồng và chỉ sau một năm đã lập đỉnh tại 59.900 đồng (ngày 18/11/2021), gấp gần 20 lần trong khoảng thời gian này. Dòng tiền tương tự nhập cuộc ở mã API ở vùng giá quanh 6.000 đồng để rồi nhảy vọt lên trên 46.300 đồng, giúp cổ đông kiên trì có thể nhân 8 lần giá trị tài khoản. Mã IDJ cùng chung diễn biến khi có dòng tiền vào lúc thị giá chỉ khoảng 6.000 đồng và sau đó là bước nhảy vọt vào cuối năm 2021 để lên đỉnh lịch sử hơn 42.000 đồng, gấp 7 lần về giá trị vốn hóa. Cổ đông APS đeo khăn tím hô hào gồng lãi tại kỳ họp cổ đông bất thường 2021. Đà tăng sốc của nhóm cổ phiếu này nhận được sự quan tâm đặc biệt của giới đầu tư, được thể hiện qua việc các đợt phát hành huy động vốn đã dễ dàng được hấp thụ. Các hội nhóm chứng khoán còn kỳ vọng về những mức giá cao hơn, thậm chí lãnh đạo doanh nghiệp còn gây chú ý với màn đeo khăn tím hô hào cổ đông "quyết tâm gồng lãi" tại phiên họp cổ đông bất thường năm 2021 của Apec Securities chiều ngày 16/11/2021. Tuy nhiên, đó cũng là thời điểm rực rỡ nhất bởi các mã chứng khoán thuộc hệ sinh thái này sau đó lao dốc không phanh, tạo biểu đồ "hình cây thông" khiến hàng loạt tài khoản bị giảm sốc. Điểm tương đồng chính của nhóm này còn là thời điểm dòng tiền đẩy giá, lập đỉnh và lao dốc tương đối gần nhau, dẫn đến biểu đồ giá rất đồng dạng và nhiều nhà đầu tư cũng đã chất vấn về vấn đề "đội lái" trong các kỳ họp cổ đông. Hiện thị giá của các mã này (sau điều chỉnh chia cổ tức) đã rơi về mức quanh 12.000-15.000 đồng. Với các con số này, những nhà đầu tư đu đỉnh cổ phiếu họ Apec thời điểm cuối năm 2021 đều đang chịu mức lỗ rất lớn 60-80% giá trị. Thêm chục nghìn cổ đông Không chỉ là con sóng tăng giá hàng chục lần mà họ cổ phiếu Apec còn trở thành một trong các tâm điểm của giới đầu tư khi thu hút lượng tiền khủng đổ về, được thể hiện qua số lượng cổ đông nhảy vọt. Với Apec Securities, công ty chứng khoán này được thành lập vào tháng 12/2006 với vốn điều lệ 60 tỷ đồng, rồi tăng lên 260 tỷ đồng vào tháng 3/2008 và sau đó niêm yết toàn bộ lên HNX vào tháng 4/2010. Thời điểm lên sàn, đơn vị môi giới chứng khoán có tổng cộng 937 cổ đông. Con số này bao gồm 915 cá nhân trong nước, 7 tổ chức trong nước và 15 cá nhân nước ngoài. Với quy mô vốn trung bình và hoạt động không có nhiều sôi nổi nên Chứng khoán Apec duy trì số lượng cổ đông khá khiêm tốn khoảng 1.000-2.000 cổ đông trong nhiều năm sau đó. SỐ LƯỢNG CỔ ĐÔNG CỦA APEC SECURITIES Nhãn 7/3/2016 24/5/2017 26/3/2018 1/4/2019 6/5/2020 22/10/2020 15/3/2021 15/10/2021 24/5/2022 13/4/2023 Số lượng Cổ đông 2299 1794 1837 1470 1342 1306 2449 10803 16486 14266 Vốn điều lệ Tỷ đồng 390 390 390 390 390 390 390 780 830 830 Công ty có đợt huy động vốn lớn trong năm 2021 thông qua các đợt phát hành tăng vốn điều lệ từ 390 tỷ lên đến 830 tỷ đồng. Công ty từng muốn phát hành thêm 83 triệu cổ phiếu trong năm 2022 nhưng sau đó rút hồ sơ và thay thế bằng phương án phát hành riêng lẻ 50 triệu cổ phiếu trong năm 2023. Đà tăng giá phi mã cùng các kế hoạch huy động vốn giúp lượng cổ đông APS đã tăng thêm chục nghìn. Số lượng nhà đầu tư nắm cổ phần APS từ khoảng 1.300 người cuối năm 2020 đã lên mức kỷ lục 16.486 cổ đông tại tháng 5/2022. Số liệu mới nhất của Chứng khoán Apec cho thấy doanh nghiệp vẫn có số lượng khá đông đảo với 14.266 cổ đông, tại thời điểm chốt quyền tham dự ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 (ngày 13/4). Do cơ cấu cổ đông bị pha loãng đáng kể, trong hai kỳ ĐHĐCĐ gần nhất, công ty môi giới chứng khoán này không thể tổ chức thành công ngay trong lần đầu do tỷ lệ tham dự dưới 50% số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết. Diễn biến tương tự với Apec Investment khi số lượng nhảy vọt từ khoảng 400 cổ đông năm 2019 lên đến đỉnh điểm hơn 3.800 đơn vị vào tháng 4/2023. Trường hợp của IDJ Investment là tăng từ 800 lên hơn 14.850 cổ đông trong cùng giai đoạn này. Ngoài nhóm 3 doanh nghiệp đã niêm yết trên, hệ sinh thái Apec vẫn còn một số pháp nhân khác chưa đại chúng hóa như Dream Works Việt Nam (thương hiệu nội thất Kasa Grand), Apec Telecom, hệ thống quản lý khách sạn và spa Mandala... Cổ phiếu 'họ Apec' bị bán tháo, VN-INdex mất gần 10 điểmÁp lực bán báo từ các cổ phiếu APS, API, IDJ nhanh chóng lan rộng khiến hàng loạt cổ phiếu đầu cơ khác rơi vào tình trạng giảm sàn và trắng bên mua. 16:07 19/6/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Phúc Long được Techcombank cấp tín dụng 350 tỷ đồng
Chuỗi đồ uống này được tài trợ các gói vay tín dụng có hạn mức 100 tỷ đồng trong ngắn hạn và 250 tỷ đồng để tài trợ cho hoạt động đầu tư trung dài hạn.
Hội đồng Quản trị Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) vừa phê duyệt cấp khoản tín dụng cho công ty Phúc Long Heritage (PLH), thông qua giao dịch ký kết hợp đồng tín dụng và các văn bản tài liệu liên quan. Theo đó, nhà băng này sẽ cung cấp gói tín dụng có hạn mức 100 tỷ đồng để Phúc Long bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Thời hạn hạn mức là trong 12 tháng. Techcombank tiếp đó cũng cấp hạn mức tín dụng trung dài hạn 250 tỷ đồng. Gói này nhằm tài trợ cho chi phí dài hạn nhằm đầu tư mở rộng mạng lưới, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Thời hạn sử dụng là 24 tháng. Gói vay có hạn mức trên sẽ được bảo lãnh vô điều kiện và không hủy ngang bởi Công ty TNHH The Sherpa - một thành viên của Tập đoàn Masan. The Sherpa sẽ chịu toàn bộ nghĩa vụ tài chính của Phúc Long phát sinh tại Techcombank theo các hợp đồng tín dụng đã được ký. Phúc Long là chuỗi đồ uống đã được Masan đầu tư từ năm giữa năm 2021 và hiện trở thành công ty mẹ nắm giữ khoảng 85% vốn điều lệ. Sau khi gia nhập hệ sinh thái của Masan, Phúc Long đang phát triển nhanh chóng nhờ nguồn lực tài chính lớn để mở rộng mạng lưới cửa hàng riêng và các ki-ốt bên trong những điểm siêu thị mini WinMart+, cũng như đa dạng hóa danh mục sản phẩm. Báo cáo kinh doanh quý đầu năm 2023 ghi nhận tổng doanh thu Phúc Long tiếp tục tăng trưởng hơn 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng các cửa hàng flagship đạt tăng trưởng đến 11,8% ở mức 311 tỷ đồng. Chuỗi đồ uống này tiếp tục đóng cửa các ki-ốt hoạt động kém hiệu quả và đang thử nghiệm mô hình "Hub-and-spoke" cho ki-ốt với một số kết quả ban đầu khả quan. Masan thừa nhận quá trình thử nghiệm không đáp ứng được kỳ vọng ban đầu nên đã quyết định đóng cửa 150 ki-ốt trong nửa cuối năm 2022. Hiện Phúc Long đứng thứ 2 toàn ngành về doanh thu và số một về biên lợi nhuận xét về mô hình flagship. Hiệu quả kinh tế đang tập trung ở các cửa hàng flagship với biên EBITDA của cửa hàng và của công ty lần lượt là 31% và 25%, mức cao nhất ngay cả khi so sánh với các công ty F&B hàng đầu thế giới. Điều này đồng nghĩa mỗi cửa hàng flagship của Phúc Long cứ thu 10 đồng sẽ mang về lợi nhuận hơn 3 đồng. Ở góc độ toàn công ty, cứ thu 4 đồng thì chuỗi có lợi nhuận 1 đồng. Phúc Long đạt doanh thu 311 tỷ đồng trong quý IPhúc Long tiếp tục đóng cửa các kiosk hoạt động kém hiệu quả trong quý này sau khi đóng 150 kiosk trong nửa cuối năm 2022. 19:12 28/4/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Phúc Long được Techcombank cấp tín dụng 350 tỷ đồng Chuỗi đồ uống này được tài trợ các gói vay tín dụng có hạn mức 100 tỷ đồng trong ngắn hạn và 250 tỷ đồng để tài trợ cho hoạt động đầu tư trung dài hạn. Hội đồng Quản trị Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) vừa phê duyệt cấp khoản tín dụng cho công ty Phúc Long Heritage (PLH), thông qua giao dịch ký kết hợp đồng tín dụng và các văn bản tài liệu liên quan. Theo đó, nhà băng này sẽ cung cấp gói tín dụng có hạn mức 100 tỷ đồng để Phúc Long bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Thời hạn hạn mức là trong 12 tháng. Techcombank tiếp đó cũng cấp hạn mức tín dụng trung dài hạn 250 tỷ đồng. Gói này nhằm tài trợ cho chi phí dài hạn nhằm đầu tư mở rộng mạng lưới, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Thời hạn sử dụng là 24 tháng. Gói vay có hạn mức trên sẽ được bảo lãnh vô điều kiện và không hủy ngang bởi Công ty TNHH The Sherpa - một thành viên của Tập đoàn Masan. The Sherpa sẽ chịu toàn bộ nghĩa vụ tài chính của Phúc Long phát sinh tại Techcombank theo các hợp đồng tín dụng đã được ký. Phúc Long là chuỗi đồ uống đã được Masan đầu tư từ năm giữa năm 2021 và hiện trở thành công ty mẹ nắm giữ khoảng 85% vốn điều lệ. Sau khi gia nhập hệ sinh thái của Masan, Phúc Long đang phát triển nhanh chóng nhờ nguồn lực tài chính lớn để mở rộng mạng lưới cửa hàng riêng và các ki-ốt bên trong những điểm siêu thị mini WinMart+, cũng như đa dạng hóa danh mục sản phẩm. Báo cáo kinh doanh quý đầu năm 2023 ghi nhận tổng doanh thu Phúc Long tiếp tục tăng trưởng hơn 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng các cửa hàng flagship đạt tăng trưởng đến 11,8% ở mức 311 tỷ đồng. Chuỗi đồ uống này tiếp tục đóng cửa các ki-ốt hoạt động kém hiệu quả và đang thử nghiệm mô hình "Hub-and-spoke" cho ki-ốt với một số kết quả ban đầu khả quan. Masan thừa nhận quá trình thử nghiệm không đáp ứng được kỳ vọng ban đầu nên đã quyết định đóng cửa 150 ki-ốt trong nửa cuối năm 2022. Hiện Phúc Long đứng thứ 2 toàn ngành về doanh thu và số một về biên lợi nhuận xét về mô hình flagship. Hiệu quả kinh tế đang tập trung ở các cửa hàng flagship với biên EBITDA của cửa hàng và của công ty lần lượt là 31% và 25%, mức cao nhất ngay cả khi so sánh với các công ty F&B hàng đầu thế giới. Điều này đồng nghĩa mỗi cửa hàng flagship của Phúc Long cứ thu 10 đồng sẽ mang về lợi nhuận hơn 3 đồng. Ở góc độ toàn công ty, cứ thu 4 đồng thì chuỗi có lợi nhuận 1 đồng. Phúc Long đạt doanh thu 311 tỷ đồng trong quý IPhúc Long tiếp tục đóng cửa các kiosk hoạt động kém hiệu quả trong quý này sau khi đóng 150 kiosk trong nửa cuối năm 2022. 19:12 28/4/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Chứng khoán MB lãi gấp đôi trong quý IV/2023 vẫn không đạt mục tiêu
Kết thúc năm 2023, Công ty CP Chứng khoán MB mới hoàn thành 67% chỉ tiêu doanh thu và 80% chỉ tiêu lãi trước thuế đề ra trước đó.
Công ty CP Chứng khoán MB (HNX: MBS) vừa công bố báo cáo tài chính riêng lẻ quý IV/2023 và cả năm 2023. Đây cũng là doanh nghiệp đầu tiên trong khối chứng khoán hé lộ mảnh ghép cuối cùng trong kết quả kinh doanh năm 2023. Đáng chú ý, các chỉ tiêu tài chính của công ty đều ghi nhận tăng trưởng cao so với cùng kỳ. Cụ thể, tính riêng trong quý cuối năm ngoái, MBS thu về xấp xỉ 540 tỷ đồng doanh thu. Trong đó, hai mảng kinh doanh chính là môi giới chứng khoán và cho vay margin đều tăng 26% so với cùng kỳ, lần lượt mang về 171 tỷ đồng và 220 tỷ đồng. Tính chung cả năm 2023, doanh thu môi giới chứng khoán và cho vay margin của MBS vẫn đi lùi so với năm 2022. Tuy nhiên, đây vẫn là hai mảng kinh doanh đóng góp tỷ trọng lớn nhất cho tổng doanh thu chung của MBS năm vừa qua. Ở chiều ngược lại, trong quý IV/2023, nhà môi giới chứng khoán này cho biết đã tốn chi phí cho nghiệp vụ môi giới chứng khoán gần 131 tỷ đồng; lỗ các tài sản tài chính hơn 24 tỷ đồng; lỗ từ bán các tài sản tài chính (FVTPL) hơn 24 tỷ đồng; chi phí hoạt động tự doanh tốn hơn 3 tỷ đồng... Tổng toàn bộ chi phí hoạt động quý vừa qua tiêu tốn của MBS hơn 164 tỷ đồng. Với các chỉ tiêu tài chính kể trên, MBS lãi trước thuế hơn 201 tỷ đồng quý gần nhất, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2023, MBS ghi nhận doanh thu hoạt động đạt 1.816 tỷ đồng, giảm 7% so với năm 2022, lợi nhuận trước thuế tăng gần 9% so với cùng kỳ năm trước lên hơn 716 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 584 tỷ đồng. KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA MBS Nguồn: MBS Nhãn201820192020202120222023 Doanh thu tỷ đồng 10429441115221819581816 Lợi nhuận sau thuế 177230269587514584 Tuy nhiên, kết quả này nếu so với kế hoạch tham vọng 2.700 tỷ đồng doanh thu và 900 tỷ đồng lãi trước thuế được MBS đề ra hồi đầu năm 2023 thì vẫn còn kém khá xa. Tính tới cuối năm 2023, tổng tài sản của MBS đạt hơn 15.000 tỷ đồng, tăng 44% so với đầu năm, cũng là mức tài sản cao nhất từng ghi nhận trong lịch sử hoạt động của doanh nghiệp này. Việc tài sản của MBS tăng mạnh chủ yếu do công ty đã tăng thêm gần 5.500 tỷ đồng dư nợ cho vay margin trong năm. Tính đến cuối năm, dư nợ cho vay của MBS đã lên đến 9.200 tỷ đồng. Trong đó, số dư cho vay margin là hơn 8.500 tỷ đồng, tăng 34% so với cuối quý liền trước và gấp 2,4 lần thời điểm đầu năm. Hiện tại, danh mục tự doanh của nhà môi giới chứng khoán này chủ yếu bao gồm những cổ phiếu vốn hóa lớn như ACB, VRE, CTG, VIB... với giá trị hơn 46 tỷ đồng. Ngoài ra, MBS còn có 510 tỷ đồng số dư trái phiếu niêm yết, 479 tỷ đồng là chứng chỉ tiền gửi... Năm 2023, MBS đã hoàn tất phương án tăng vốn thông qua chào bán cổ phiếu mới cho cổ đông hiện hữu. Quy mô vốn điều lệ của công ty chứng khoán này tiếp tục tăng lên 4.377 tỷ đồng sau đợt chi trả cổ tức bằng cổ phiếu và nhận cổ phiếu phát hành do thực hiện tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu. Cũng trong quý cuối cùng của năm 2023, MBS đã xóa khoảng 800.000 tài khoản giao dịch chứng khoán. Việc xóa tài khoản này diễn ra sau khi Thủ tướng yêu cầu trong tháng 11/2023, Ủy ban chứng khoán Nhà nước kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để làm sạch dữ liệu người tham gia giao dịch chứng khoán. Tri thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành. Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt. Doanh nghiệp thép đầu tiên báo lãiCông ty CP Thép Tấm Lá Thống Nhất ghi nhận 447 tỷ đồng doanh thu quý IV/2023, tăng gần 4 lần so với cùng kỳ và lãi sau thuế gần 3 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ gần 10 tỷ. 21:03 11/1/2024 Microsoft lại đe dọa 'ngôi vương' của AppleNhiều người lo ngại Apple có thể mất ngôi công ty giá trị nhất thế giới về tay Microsoft khi cổ phiếu của hãng đi xuống trong thời gian gần đây. 20:08 11/1/2024 Yêu cầu tháo dỡ công trình sai phép trong sân golf Đồi Cù Đà LạtTỉnh Lâm Đồng yêu cầu chủ đầu tư tự giác tháo dỡ các hạng mục công trình xây dựng không phép, sai phép tại tòa nhà câu lạc bộ golf ở Đồi Cù Đà Lạt trước ngày 25/1. 18:04 11/1/2024
Chứng khoán MB lãi gấp đôi trong quý IV/2023 vẫn không đạt mục tiêu Kết thúc năm 2023, Công ty CP Chứng khoán MB mới hoàn thành 67% chỉ tiêu doanh thu và 80% chỉ tiêu lãi trước thuế đề ra trước đó. Công ty CP Chứng khoán MB (HNX: MBS) vừa công bố báo cáo tài chính riêng lẻ quý IV/2023 và cả năm 2023. Đây cũng là doanh nghiệp đầu tiên trong khối chứng khoán hé lộ mảnh ghép cuối cùng trong kết quả kinh doanh năm 2023. Đáng chú ý, các chỉ tiêu tài chính của công ty đều ghi nhận tăng trưởng cao so với cùng kỳ. Cụ thể, tính riêng trong quý cuối năm ngoái, MBS thu về xấp xỉ 540 tỷ đồng doanh thu. Trong đó, hai mảng kinh doanh chính là môi giới chứng khoán và cho vay margin đều tăng 26% so với cùng kỳ, lần lượt mang về 171 tỷ đồng và 220 tỷ đồng. Tính chung cả năm 2023, doanh thu môi giới chứng khoán và cho vay margin của MBS vẫn đi lùi so với năm 2022. Tuy nhiên, đây vẫn là hai mảng kinh doanh đóng góp tỷ trọng lớn nhất cho tổng doanh thu chung của MBS năm vừa qua. Ở chiều ngược lại, trong quý IV/2023, nhà môi giới chứng khoán này cho biết đã tốn chi phí cho nghiệp vụ môi giới chứng khoán gần 131 tỷ đồng; lỗ các tài sản tài chính hơn 24 tỷ đồng; lỗ từ bán các tài sản tài chính (FVTPL) hơn 24 tỷ đồng; chi phí hoạt động tự doanh tốn hơn 3 tỷ đồng... Tổng toàn bộ chi phí hoạt động quý vừa qua tiêu tốn của MBS hơn 164 tỷ đồng. Với các chỉ tiêu tài chính kể trên, MBS lãi trước thuế hơn 201 tỷ đồng quý gần nhất, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2023, MBS ghi nhận doanh thu hoạt động đạt 1.816 tỷ đồng, giảm 7% so với năm 2022, lợi nhuận trước thuế tăng gần 9% so với cùng kỳ năm trước lên hơn 716 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 584 tỷ đồng. KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA MBS Nguồn: MBS Nhãn201820192020202120222023 Doanh thu tỷ đồng 10429441115221819581816 Lợi nhuận sau thuế 177230269587514584 Tuy nhiên, kết quả này nếu so với kế hoạch tham vọng 2.700 tỷ đồng doanh thu và 900 tỷ đồng lãi trước thuế được MBS đề ra hồi đầu năm 2023 thì vẫn còn kém khá xa. Tính tới cuối năm 2023, tổng tài sản của MBS đạt hơn 15.000 tỷ đồng, tăng 44% so với đầu năm, cũng là mức tài sản cao nhất từng ghi nhận trong lịch sử hoạt động của doanh nghiệp này. Việc tài sản của MBS tăng mạnh chủ yếu do công ty đã tăng thêm gần 5.500 tỷ đồng dư nợ cho vay margin trong năm. Tính đến cuối năm, dư nợ cho vay của MBS đã lên đến 9.200 tỷ đồng. Trong đó, số dư cho vay margin là hơn 8.500 tỷ đồng, tăng 34% so với cuối quý liền trước và gấp 2,4 lần thời điểm đầu năm. Hiện tại, danh mục tự doanh của nhà môi giới chứng khoán này chủ yếu bao gồm những cổ phiếu vốn hóa lớn như ACB, VRE, CTG, VIB... với giá trị hơn 46 tỷ đồng. Ngoài ra, MBS còn có 510 tỷ đồng số dư trái phiếu niêm yết, 479 tỷ đồng là chứng chỉ tiền gửi... Năm 2023, MBS đã hoàn tất phương án tăng vốn thông qua chào bán cổ phiếu mới cho cổ đông hiện hữu. Quy mô vốn điều lệ của công ty chứng khoán này tiếp tục tăng lên 4.377 tỷ đồng sau đợt chi trả cổ tức bằng cổ phiếu và nhận cổ phiếu phát hành do thực hiện tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu. Cũng trong quý cuối cùng của năm 2023, MBS đã xóa khoảng 800.000 tài khoản giao dịch chứng khoán. Việc xóa tài khoản này diễn ra sau khi Thủ tướng yêu cầu trong tháng 11/2023, Ủy ban chứng khoán Nhà nước kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để làm sạch dữ liệu người tham gia giao dịch chứng khoán. Tri thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành. Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt. Doanh nghiệp thép đầu tiên báo lãiCông ty CP Thép Tấm Lá Thống Nhất ghi nhận 447 tỷ đồng doanh thu quý IV/2023, tăng gần 4 lần so với cùng kỳ và lãi sau thuế gần 3 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ gần 10 tỷ. 21:03 11/1/2024 Microsoft lại đe dọa 'ngôi vương' của AppleNhiều người lo ngại Apple có thể mất ngôi công ty giá trị nhất thế giới về tay Microsoft khi cổ phiếu của hãng đi xuống trong thời gian gần đây. 20:08 11/1/2024 Yêu cầu tháo dỡ công trình sai phép trong sân golf Đồi Cù Đà LạtTỉnh Lâm Đồng yêu cầu chủ đầu tư tự giác tháo dỡ các hạng mục công trình xây dựng không phép, sai phép tại tòa nhà câu lạc bộ golf ở Đồi Cù Đà Lạt trước ngày 25/1. 18:04 11/1/2024
Ngân hàng số cho doanh nghiệp của VietinBank nhận giải Sao Khuê 2023
2023 là năm thứ 5 VietinBank eFAST được bình chọn “Giải pháp xuất sắc của ngành phần mềm, CNTT Việt Nam” và nhận giải thưởng Sao Khuê.
Giải thưởng Sao Khuê 2023 minh chứng cho nỗ lực của VietinBank để tiên phong bứt phá, nhằm mang đến cho khách hàng lựa chọn tốt hơn cả về “chất”, “lượng” lẫn “giá” trong tất cả nghiệp vụ - từ sản phẩm lõi truyền thống đến ngân hàng số. Theo đó, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số toàn diện hoạt động, góp phần phát triển kinh tế số và dịch vụ mới là một trong những định hướng quan trọng của VietinBank. Đại diện VietinBank nhận giải thưởng Sao Khuê 2023. Đón đầu làn sóng chuyển đổi số, những năm qua, VietinBank tăng cường đầu tư và phát triển ngân hàng số. Ngân hàng mang đến cho người dùng trải nghiệm trọn vẹn cùng hệ sinh thái đa dạng, hỗ trợ khách hàng thực hiện giao dịch mọi lúc, mọi nơi qua Internet. Trong năm 2022, VietinBank chính thức ra mắt VietinBank eFAST trên nền tảng mới - Global Transaction Banking Platform - với tốc độ xử lý nhanh, thân thiện, dễ sử dụng, thông minh và tùy biến theo thói quen khách hàng. Với nhiều ưu thế, VietinBank eFAST trở thành trợ lý số của doanh nghiệp. Cũng trong năm 2022, với nỗ lực không ngừng nghỉ, VietinBank eFAST đạt giải thưởng “Ngân hàng số sáng tạo nhất châu Á Thái Bình Dương” do tổ chức Asian Banker trao tặng. Tiên phong ứng dụng ngân hàng số, VietinBank không ngừng nghiên cứu, cải tiến với mục đích giúp khách hàng cảm nhận tiện ích khi sử dụng sản phẩm dịch vụ tài chính, ngân hàng như thành tố trong hệ sinh thái. Việc được vinh danh Sao Khuê năm 2023 trở thành động lực để VietinBank eFAST tiếp tục nâng cao, cải tiến đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Đồng thời, VietinBank cam kết sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp trên con đường chinh phục thành công.
Ngân hàng số cho doanh nghiệp của VietinBank nhận giải Sao Khuê 2023 2023 là năm thứ 5 VietinBank eFAST được bình chọn “Giải pháp xuất sắc của ngành phần mềm, CNTT Việt Nam” và nhận giải thưởng Sao Khuê. Giải thưởng Sao Khuê 2023 minh chứng cho nỗ lực của VietinBank để tiên phong bứt phá, nhằm mang đến cho khách hàng lựa chọn tốt hơn cả về “chất”, “lượng” lẫn “giá” trong tất cả nghiệp vụ - từ sản phẩm lõi truyền thống đến ngân hàng số. Theo đó, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số toàn diện hoạt động, góp phần phát triển kinh tế số và dịch vụ mới là một trong những định hướng quan trọng của VietinBank. Đại diện VietinBank nhận giải thưởng Sao Khuê 2023. Đón đầu làn sóng chuyển đổi số, những năm qua, VietinBank tăng cường đầu tư và phát triển ngân hàng số. Ngân hàng mang đến cho người dùng trải nghiệm trọn vẹn cùng hệ sinh thái đa dạng, hỗ trợ khách hàng thực hiện giao dịch mọi lúc, mọi nơi qua Internet. Trong năm 2022, VietinBank chính thức ra mắt VietinBank eFAST trên nền tảng mới - Global Transaction Banking Platform - với tốc độ xử lý nhanh, thân thiện, dễ sử dụng, thông minh và tùy biến theo thói quen khách hàng. Với nhiều ưu thế, VietinBank eFAST trở thành trợ lý số của doanh nghiệp. Cũng trong năm 2022, với nỗ lực không ngừng nghỉ, VietinBank eFAST đạt giải thưởng “Ngân hàng số sáng tạo nhất châu Á Thái Bình Dương” do tổ chức Asian Banker trao tặng. Tiên phong ứng dụng ngân hàng số, VietinBank không ngừng nghiên cứu, cải tiến với mục đích giúp khách hàng cảm nhận tiện ích khi sử dụng sản phẩm dịch vụ tài chính, ngân hàng như thành tố trong hệ sinh thái. Việc được vinh danh Sao Khuê năm 2023 trở thành động lực để VietinBank eFAST tiếp tục nâng cao, cải tiến đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Đồng thời, VietinBank cam kết sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp trên con đường chinh phục thành công.
Chính phủ yêu cầu giảm lãi suất cho vay ít nhất 1,5-2%
Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thực hiện các giải pháp giảm mặt bằng lãi suất, nhất là giảm lãi suất cho vay (phấn đấu giảm ít nhất 1,5-2%).
Ngành ngân hàng đã 4 lần điều chỉnh giảm lãi suất điều hành. Ảnh: H.H. Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 97 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương. Theo đó, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đáng chú ý, Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ưu tiên tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. "Tiếp tục thực hiện các giải pháp giảm mặt bằng lãi suất, nhất là giảm lãi suất cho vay (phấn đấu giảm ít nhất 1,5-2%) nghiên cứu, thực hiện áp dụng đối với cả khoản vay mới và đang còn dư nợ", Chính phủ yêu cầu. Bên cạnh đó, Chính phủ yêu cầu ngành ngân hàng xác định hạn mức tăng trưởng tín dụng phù hợp với tình hình thực tiễn (cả năm khoảng 13-15%, trường hợp thuận lợi thì có thể tăng cao hơn) và công bố ngay bằng biện pháp, hình thức phù hợp, hiệu quả chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng thương mại đến hết năm. "Rà soát các điều kiện, tiêu chí cho vay để điều chỉnh phù hợp, thuận lợi hơn cho người vay, bảo đảm tăng khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp, người dân", Chính phủ chỉ đạo. Ngoài ra, NHNN được giao tập trung, khẩn trương xử lý các ngân hàng thương mại yếu kém, bảo đảm thanh khoản, an toàn hệ thống, chú trọng xử lý nợ xấu; có các giải pháp hiệu quả đẩy mạnh triển khai thực hiện gói tín dụng 40.000 tỷ đồng hỗ trợ lãi suất và 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội. Trước đó, tại buổi làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) Việt Nam tối 6/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu ngân hàng cần tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh điều kiện cho vay thuận lợi hơn, tiết giảm chi phí để hạ lãi suất cho vay. Cũng tại Nghị quyết này, Bộ Tài chính được giao triển khai thực hiện hiệu quả các biện pháp, giải pháp về quản lý, điều hành giá, bình ổn giá cả, thị trường, nhất là đối với các hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu. Khẩn trương xử lý thực chất, hiệu quả những tồn tại, bất cập của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bảo hiểm. "Đặc biệt, sớm báo cáo Chính phủ, Thủ tướng để trình cấp có thẩm quyền về việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu của OECD trước ngày 13/7", Nghị quyết nêu rõ. Đồng thời, Chính phủ giao Bộ Công Thương bảo đảm cung ứng điện ổn định, liên tục, phục vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và sinh hoạt của người dân, nhất là trong mùa cao điểm nắng nóng. "Khẩn trương hoàn thành xây dựng kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII, trình Thủ tướng trước ngày 15/7. Sớm hoàn thiện cơ chế mua bán điện trực tiếp, cơ chế phát triển điện mặt trời áp mái tự sản tự tiêu, thí điểm giao cho các tập đoàn, tổng công ty nhà nước phát triển điện gió ngoài khơi", Chính phủ chỉ đạo. Bộ Xây dựng được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Công an khẩn trương rà soát, sửa đổi xong trước ngày 20/7 về tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến phòng cháy, chữa cháy trong phạm vi quản lý nhà nước được giao để khắc phục triệt để những khó khăn, vướng mắc hiện nay... Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Hải quan đấu giá hơn 3.500 xe đạp, xe lướt điện Mỹ giá 5,1 tỷ đồngCơ quan Hải quan đang có nhu cầu đấu giá hơn 8.000 sản phẩm gồm thành phẩm xe đạp các loại, linh kiện xe đạp với giá hơn 5,1 tỷ đồng. 06:00 11/7/2023 Lạm phát Trung Quốc giảm về 0%Lạm phát tiêu dùng tại Trung Quốc đã về mức 0% trong tháng 6, trong khi lạm phát giá sản xuất tiếp tục giảm, thể hiện sự sụp đổ về nhu cầu và làm gia tăng nỗi lo giảm phát. 21:24 10/7/2023 Cổ đông Masan Consumer sắp nhận hơn 3.200 tỷ đồng cổ tức tiền mặtHiện doanh nghiệp này là công ty con của TNHH Masan Consumer Holdings với tỷ lệ sở hữu tới 93,69%; do đó pháp nhân này sẽ nhận về gần 3.021 tỷ đồng từ Masan Consumer. 20:01 10/7/2023
Chính phủ yêu cầu giảm lãi suất cho vay ít nhất 1,5-2% Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thực hiện các giải pháp giảm mặt bằng lãi suất, nhất là giảm lãi suất cho vay (phấn đấu giảm ít nhất 1,5-2%). Ngành ngân hàng đã 4 lần điều chỉnh giảm lãi suất điều hành. Ảnh: H.H. Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 97 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương. Theo đó, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đáng chú ý, Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ưu tiên tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. "Tiếp tục thực hiện các giải pháp giảm mặt bằng lãi suất, nhất là giảm lãi suất cho vay (phấn đấu giảm ít nhất 1,5-2%) nghiên cứu, thực hiện áp dụng đối với cả khoản vay mới và đang còn dư nợ", Chính phủ yêu cầu. Bên cạnh đó, Chính phủ yêu cầu ngành ngân hàng xác định hạn mức tăng trưởng tín dụng phù hợp với tình hình thực tiễn (cả năm khoảng 13-15%, trường hợp thuận lợi thì có thể tăng cao hơn) và công bố ngay bằng biện pháp, hình thức phù hợp, hiệu quả chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng thương mại đến hết năm. "Rà soát các điều kiện, tiêu chí cho vay để điều chỉnh phù hợp, thuận lợi hơn cho người vay, bảo đảm tăng khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp, người dân", Chính phủ chỉ đạo. Ngoài ra, NHNN được giao tập trung, khẩn trương xử lý các ngân hàng thương mại yếu kém, bảo đảm thanh khoản, an toàn hệ thống, chú trọng xử lý nợ xấu; có các giải pháp hiệu quả đẩy mạnh triển khai thực hiện gói tín dụng 40.000 tỷ đồng hỗ trợ lãi suất và 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội. Trước đó, tại buổi làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) Việt Nam tối 6/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu ngân hàng cần tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh điều kiện cho vay thuận lợi hơn, tiết giảm chi phí để hạ lãi suất cho vay. Cũng tại Nghị quyết này, Bộ Tài chính được giao triển khai thực hiện hiệu quả các biện pháp, giải pháp về quản lý, điều hành giá, bình ổn giá cả, thị trường, nhất là đối với các hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu. Khẩn trương xử lý thực chất, hiệu quả những tồn tại, bất cập của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bảo hiểm. "Đặc biệt, sớm báo cáo Chính phủ, Thủ tướng để trình cấp có thẩm quyền về việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu của OECD trước ngày 13/7", Nghị quyết nêu rõ. Đồng thời, Chính phủ giao Bộ Công Thương bảo đảm cung ứng điện ổn định, liên tục, phục vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và sinh hoạt của người dân, nhất là trong mùa cao điểm nắng nóng. "Khẩn trương hoàn thành xây dựng kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII, trình Thủ tướng trước ngày 15/7. Sớm hoàn thiện cơ chế mua bán điện trực tiếp, cơ chế phát triển điện mặt trời áp mái tự sản tự tiêu, thí điểm giao cho các tập đoàn, tổng công ty nhà nước phát triển điện gió ngoài khơi", Chính phủ chỉ đạo. Bộ Xây dựng được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Công an khẩn trương rà soát, sửa đổi xong trước ngày 20/7 về tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến phòng cháy, chữa cháy trong phạm vi quản lý nhà nước được giao để khắc phục triệt để những khó khăn, vướng mắc hiện nay... Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Hải quan đấu giá hơn 3.500 xe đạp, xe lướt điện Mỹ giá 5,1 tỷ đồngCơ quan Hải quan đang có nhu cầu đấu giá hơn 8.000 sản phẩm gồm thành phẩm xe đạp các loại, linh kiện xe đạp với giá hơn 5,1 tỷ đồng. 06:00 11/7/2023 Lạm phát Trung Quốc giảm về 0%Lạm phát tiêu dùng tại Trung Quốc đã về mức 0% trong tháng 6, trong khi lạm phát giá sản xuất tiếp tục giảm, thể hiện sự sụp đổ về nhu cầu và làm gia tăng nỗi lo giảm phát. 21:24 10/7/2023 Cổ đông Masan Consumer sắp nhận hơn 3.200 tỷ đồng cổ tức tiền mặtHiện doanh nghiệp này là công ty con của TNHH Masan Consumer Holdings với tỷ lệ sở hữu tới 93,69%; do đó pháp nhân này sẽ nhận về gần 3.021 tỷ đồng từ Masan Consumer. 20:01 10/7/2023
Thủ tướng yêu cầu triển khai loạt giải pháp để sớm nâng hạng TTCK
Đây là chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính về việc tăng cường các giải pháp thúc đẩy thị trường chứng khoán.
Thủ tướng vừa có Công điện chỉ đạo tăng cường các giải pháp thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển an toàn, minh bạch. Ảnh VGP. Cụ thể, tại công điện này, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan quyết liệt triển khai các nhiệm vụ, giải pháp cần thiết để nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi trong thời gian sớm nhất. Qua đó thu hút vốn đầu tư nước ngoài, các quỹ đầu tư tổ chức. Bên cạnh đó, Thủ tướng yêu cầu khẩn trương thực hiện các giải pháp tăng cường chất lượng hàng hóa trên thị trường chứng khoán; nâng cao hiệu quả hoạt động của các thành viên thị trường, các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ... Đồng thời, đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư theo hướng thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư tổ chức, nhà đầu tư chuyên nghiệp, các quỹ đầu tư, chủ động cung cấp thông tin, đào tạo kiến thức tài chính - chứng khoán cho nhà đầu tư cá nhân. Thủ tướng cũng yêu cầu các cơ quan liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các vi phạm trên thị trường chứng khoán theo quy định pháp luật; kịp thời cảnh báo và có phương án xử lý các rủi ro có thể phát sinh, bảo đảm thị trường hoạt động an toàn, thông suốt. Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Tổng công ty Lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam phối hợp với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an sớm hoàn thành việc rà soát, làm sạch dữ liệu về nhà đầu tư, tiến tới việc rà soát, làm sạch dữ liệu về nhà đầu tư tại các công ty chứng khoán. Song song với đó, lãnh đạo Chính phủ cũng yêu cầu đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cường kết nối với các cơ quan, tổ chức, định chế tài chính lớn trên thế giới quảng bá hình ảnh thị trường chứng khoán Việt Nam, thu hút dòng vốn gián tiếp đầu tư. Thủ tướng cũng yêu cầu thường xuyên rà soát cơ chế, chính sách và hoàn thiện khung khổ pháp lý về chứng khoán và thị trường chứng khoán để sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan, bảo đảm đồng bộ với thông lệ và cam kết quốc tế, đáp ứng yêu cầu phát triển của thị trường cả trong ngắn và dài hạn. Ngoài ra, Thủ tướng còn yêu cầu tăng cường công tác tuyên truyền, đào tạo để tăng hiểu biết của nhà đầu tư, chủ động cung cấp thông tin chính thống, ổn định tâm lý thị trường và nhà đầu tư; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để xử lý các tin đồn, bịa đặt, sai sự thật ảnh hưởng đến an toàn của thị trường. Các cơ quan quản lý chứng khoán phải theo dõi, giám sát chặt chẽ diễn biến của thị trường trong nước và quốc tế, các dòng vốn ra và vào thị trường để có giải pháp điều hành, giám sát phù hợp, kịp thời, bảo đảm an toàn, ổn định thị trường, không để xảy ra rủi ro, mất an toàn. Cũng tại Công điện này, Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán trong việc điều hành chính sách tiền tệ, tài khóa và thực hiện các giải pháp phát triển thị trường chứng khoán, bảo đảm sự an toàn, liên thông giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn, chứng khoán. Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an phối hợp với Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán tiếp tục thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thị trường; có giải pháp ngăn chặn, phòng ngừa và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, nhất là các hành vi tấn công mạng, xâm nhập, lừa đảo, chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư trong giao dịch chứng khoán trên không gian mạng. Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Znews tại Tủ sách kinh tế Thêm cổ đông lớn muốn giảm sở hữu tại NovalandĐộng thái bán cổ phiếu của Diamond Properties diễn ra ngay sau khi Novaland công bố tài liệu lấy ý kiến cổ đông về việc điều chỉnh và thay thế các phương án phát hành cổ phiếu. 19:13 14/12/2023 Quỹ thuộc Dragon Capital thắng thị trường nhờ ôm cổ phiếu ăn cổ tứcĐiểm nhấn trong chiến lược đầu tư mới của quỹ này là ưu tiên lựa chọn các công ty có lịch sử chi trả cổ tức thuộc các ngành tăng trưởng ổn định, trọng yếu của nền kinh tế. 13:58 14/12/2023
Thủ tướng yêu cầu triển khai loạt giải pháp để sớm nâng hạng TTCK Đây là chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính về việc tăng cường các giải pháp thúc đẩy thị trường chứng khoán. Thủ tướng vừa có Công điện chỉ đạo tăng cường các giải pháp thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển an toàn, minh bạch. Ảnh VGP. Cụ thể, tại công điện này, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan quyết liệt triển khai các nhiệm vụ, giải pháp cần thiết để nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi trong thời gian sớm nhất. Qua đó thu hút vốn đầu tư nước ngoài, các quỹ đầu tư tổ chức. Bên cạnh đó, Thủ tướng yêu cầu khẩn trương thực hiện các giải pháp tăng cường chất lượng hàng hóa trên thị trường chứng khoán; nâng cao hiệu quả hoạt động của các thành viên thị trường, các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ... Đồng thời, đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư theo hướng thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư tổ chức, nhà đầu tư chuyên nghiệp, các quỹ đầu tư, chủ động cung cấp thông tin, đào tạo kiến thức tài chính - chứng khoán cho nhà đầu tư cá nhân. Thủ tướng cũng yêu cầu các cơ quan liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các vi phạm trên thị trường chứng khoán theo quy định pháp luật; kịp thời cảnh báo và có phương án xử lý các rủi ro có thể phát sinh, bảo đảm thị trường hoạt động an toàn, thông suốt. Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Tổng công ty Lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam phối hợp với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an sớm hoàn thành việc rà soát, làm sạch dữ liệu về nhà đầu tư, tiến tới việc rà soát, làm sạch dữ liệu về nhà đầu tư tại các công ty chứng khoán. Song song với đó, lãnh đạo Chính phủ cũng yêu cầu đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cường kết nối với các cơ quan, tổ chức, định chế tài chính lớn trên thế giới quảng bá hình ảnh thị trường chứng khoán Việt Nam, thu hút dòng vốn gián tiếp đầu tư. Thủ tướng cũng yêu cầu thường xuyên rà soát cơ chế, chính sách và hoàn thiện khung khổ pháp lý về chứng khoán và thị trường chứng khoán để sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan, bảo đảm đồng bộ với thông lệ và cam kết quốc tế, đáp ứng yêu cầu phát triển của thị trường cả trong ngắn và dài hạn. Ngoài ra, Thủ tướng còn yêu cầu tăng cường công tác tuyên truyền, đào tạo để tăng hiểu biết của nhà đầu tư, chủ động cung cấp thông tin chính thống, ổn định tâm lý thị trường và nhà đầu tư; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để xử lý các tin đồn, bịa đặt, sai sự thật ảnh hưởng đến an toàn của thị trường. Các cơ quan quản lý chứng khoán phải theo dõi, giám sát chặt chẽ diễn biến của thị trường trong nước và quốc tế, các dòng vốn ra và vào thị trường để có giải pháp điều hành, giám sát phù hợp, kịp thời, bảo đảm an toàn, ổn định thị trường, không để xảy ra rủi ro, mất an toàn. Cũng tại Công điện này, Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán trong việc điều hành chính sách tiền tệ, tài khóa và thực hiện các giải pháp phát triển thị trường chứng khoán, bảo đảm sự an toàn, liên thông giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn, chứng khoán. Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an phối hợp với Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán tiếp tục thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thị trường; có giải pháp ngăn chặn, phòng ngừa và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, nhất là các hành vi tấn công mạng, xâm nhập, lừa đảo, chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư trong giao dịch chứng khoán trên không gian mạng. Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Znews tại Tủ sách kinh tế Thêm cổ đông lớn muốn giảm sở hữu tại NovalandĐộng thái bán cổ phiếu của Diamond Properties diễn ra ngay sau khi Novaland công bố tài liệu lấy ý kiến cổ đông về việc điều chỉnh và thay thế các phương án phát hành cổ phiếu. 19:13 14/12/2023 Quỹ thuộc Dragon Capital thắng thị trường nhờ ôm cổ phiếu ăn cổ tứcĐiểm nhấn trong chiến lược đầu tư mới của quỹ này là ưu tiên lựa chọn các công ty có lịch sử chi trả cổ tức thuộc các ngành tăng trưởng ổn định, trọng yếu của nền kinh tế. 13:58 14/12/2023
Thu từ xổ số kiến thiết tăng vọt lên mức kỷ lục
Tổng số thu từ hoạt động xổ số kiến thiết năm 2023 vượt 8.300 tỷ đồng so với dự toán. Đóng góp chủ yếu cho ngân sách từ hoạt động xổ số kiến thiết là 21 công ty xổ số ở phía Nam.
Theo số liệu từ Bộ Tài chính, tổng số thu từ hoạt động xổ số kiến thiết năm 2023 đã vượt hơn 8.300 tỷ đồng, tương ứng vượt 22% so với dự toán Quốc hội phê duyệt. Tổng số thu từ hoạt động này năm 2023 đạt tới 45.880 tỷ đồng. Đây là số thu lớn nhất từ hoạt động xổ số kiến thiết từ trước đến nay. Đóng góp chủ yếu cho ngân sách từ hoạt động xổ số kiến thiết là 21 công ty xổ số ở phía Nam gồm TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai... SỐ THU TỪ HOẠT ĐỘNG XỔ SỐ KIẾN THIẾT Nguồn: Bộ Tài chính NhãnNăm 2019Năm 2020Năm 2021Năm 2022Năm 2023 Số thu tỷ đồng 3390836926326123433045880 Điển hình như Công ty Xổ số kiến thiết TP.HCM ghi nhận doanh thu hơn 11.370 tỷ đồng trong năm 2023, lợi nhuận trước thuế đạt gần 1.500 tỷ đồng, thuế và nộp ngân sách Nhà nước hơn 3.800 tỷ đồng. Công ty Xổ số kiến thiết Long An cũng ghi nhận doanh số năm ngoái ước đạt trên 6.300 tỷ đồng. Số thu nộp ngân sách từ hoạt động kinh doanh xổ số là 2.362 tỷ đồng. Công ty Xổ số kiến thiết Vĩnh Long đóng góp vào ngân sách 1.714 tỷ đồng, thông qua tổng doanh thu vé số gần 6.400 tỷ. Hay Công ty Xổ số kiến thiết Bến Tre ước tính doanh số tiêu thụ vé số năm qua đạt 6.318 tỷ đồng. Nguồn thu từ xổ số kiến thiết đã nộp ngân sách tỉnh là hơn 1.760 tỷ đồng. Trong chỉ đạo mới đây của Ban thường trực Hội đồng Xổ số kiến thiết khu vực miền Nam, tất cả công ty xổ số kiến thiết trong khu vực đều duy trì các điểm thu hồi vé ế ở khắp các tỉnh, thành miền Nam. Các công ty xổ số kiến thiết đều không được quy định đại lý không được trả lại vé ế cũng như không gây áp lực với bất cứ hình thức nào đối với đại lý cấp 1 trong việc trả vé số ế. Xổ số Kiến thiết Thủ đô cả năm lãi chưa đầy 10 tỷ đồngTrước sự cạnh tranh từ Vietlott và nạn kinh doanh lô đề, doanh thu lẫn lợi nhuận của Xổ số Kiến thiết Thủ đô tăng trưởng chậm, chỉ đạt lần lượt 490 tỷ đồng và 9,7 tỷ đồng. 15:29 23/6/2023 Tài xế xe ôm nhận hơn 96 tỷ đồng trúng xổ số ngay trước TếtSau khi trúng thưởng hơn 96 tỷ đồng, người may mắn dự định mua nhà cho con cháu trước Tết Âm lịch 2024 để gia đình có thể an cư. 17:31 29/12/2023 Ông lớn kinh doanh xổ số phía Nam lãi 4,6 tỷ đồng/ngàyCông ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết TP.HCM lãi trước thuế 1.692 tỷ đồng trong năm 2022, tăng mạnh tới 42,5% so với giai đoạn cùng kỳ năm ngoái. 19:37 20/6/2023 Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.
Thu từ xổ số kiến thiết tăng vọt lên mức kỷ lục Tổng số thu từ hoạt động xổ số kiến thiết năm 2023 vượt 8.300 tỷ đồng so với dự toán. Đóng góp chủ yếu cho ngân sách từ hoạt động xổ số kiến thiết là 21 công ty xổ số ở phía Nam. Theo số liệu từ Bộ Tài chính, tổng số thu từ hoạt động xổ số kiến thiết năm 2023 đã vượt hơn 8.300 tỷ đồng, tương ứng vượt 22% so với dự toán Quốc hội phê duyệt. Tổng số thu từ hoạt động này năm 2023 đạt tới 45.880 tỷ đồng. Đây là số thu lớn nhất từ hoạt động xổ số kiến thiết từ trước đến nay. Đóng góp chủ yếu cho ngân sách từ hoạt động xổ số kiến thiết là 21 công ty xổ số ở phía Nam gồm TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai... SỐ THU TỪ HOẠT ĐỘNG XỔ SỐ KIẾN THIẾT Nguồn: Bộ Tài chính NhãnNăm 2019Năm 2020Năm 2021Năm 2022Năm 2023 Số thu tỷ đồng 3390836926326123433045880 Điển hình như Công ty Xổ số kiến thiết TP.HCM ghi nhận doanh thu hơn 11.370 tỷ đồng trong năm 2023, lợi nhuận trước thuế đạt gần 1.500 tỷ đồng, thuế và nộp ngân sách Nhà nước hơn 3.800 tỷ đồng. Công ty Xổ số kiến thiết Long An cũng ghi nhận doanh số năm ngoái ước đạt trên 6.300 tỷ đồng. Số thu nộp ngân sách từ hoạt động kinh doanh xổ số là 2.362 tỷ đồng. Công ty Xổ số kiến thiết Vĩnh Long đóng góp vào ngân sách 1.714 tỷ đồng, thông qua tổng doanh thu vé số gần 6.400 tỷ. Hay Công ty Xổ số kiến thiết Bến Tre ước tính doanh số tiêu thụ vé số năm qua đạt 6.318 tỷ đồng. Nguồn thu từ xổ số kiến thiết đã nộp ngân sách tỉnh là hơn 1.760 tỷ đồng. Trong chỉ đạo mới đây của Ban thường trực Hội đồng Xổ số kiến thiết khu vực miền Nam, tất cả công ty xổ số kiến thiết trong khu vực đều duy trì các điểm thu hồi vé ế ở khắp các tỉnh, thành miền Nam. Các công ty xổ số kiến thiết đều không được quy định đại lý không được trả lại vé ế cũng như không gây áp lực với bất cứ hình thức nào đối với đại lý cấp 1 trong việc trả vé số ế. Xổ số Kiến thiết Thủ đô cả năm lãi chưa đầy 10 tỷ đồngTrước sự cạnh tranh từ Vietlott và nạn kinh doanh lô đề, doanh thu lẫn lợi nhuận của Xổ số Kiến thiết Thủ đô tăng trưởng chậm, chỉ đạt lần lượt 490 tỷ đồng và 9,7 tỷ đồng. 15:29 23/6/2023 Tài xế xe ôm nhận hơn 96 tỷ đồng trúng xổ số ngay trước TếtSau khi trúng thưởng hơn 96 tỷ đồng, người may mắn dự định mua nhà cho con cháu trước Tết Âm lịch 2024 để gia đình có thể an cư. 17:31 29/12/2023 Ông lớn kinh doanh xổ số phía Nam lãi 4,6 tỷ đồng/ngàyCông ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết TP.HCM lãi trước thuế 1.692 tỷ đồng trong năm 2022, tăng mạnh tới 42,5% so với giai đoạn cùng kỳ năm ngoái. 19:37 20/6/2023 Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.
3 công ty chứng khoán thay chủ tịch ngay đầu năm
Ngay trong những ngày đầu năm mới, 3 công ty chứng khoán gồm RHB Việt Nam, Mirae Asset Việt Nam và Chứng khoán Quốc gia đều có quyết định thay đổi nhân sự chủ tịch HĐQT.
Nhiều công ty chứng khoán ghi nhận tình trạng biến động vị trí chủ tịch HĐQT từ cuối năm ngoái đến nay. Ảnh: Duy Hiệu. Công ty TNHH Chứng khoán RHB Việt Nam vừa có thông báo thay đổi nhân sự đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng Thành viên. Theo đó, kể từ ngày 8/1, ông Chan Kong Ming - Thành viên HĐTV - sẽ thay thế ông Syed Ahmad Taufik Albar ngồi vào ghế Chủ tịch HĐTV. Thời hạn bổ nhiệm là 5 năm. Trước đó vào ngày 4/1, ông Syed Ahmad Taufik Albar đã có đơn xin từ chức nhưng không nêu lý do cụ thể. Theo giới thiệu, Công ty TNHH Chứng khoán RHB Việt Nam tiền thân là CTCP Chứng khoán Việt Nam (VNSEC), được thành lập tháng 12/2006 và đi vào hoạt động từ năm 2007. Tháng 1/2009, Ngân hàng Đầu tư RHB chính thức trở thành đối tác chiến lược của VNSEC. Tới tháng 1/2019, Ngân hàng RHB mua tiếp 51% cổ phần còn lại, qua đó đưa công ty chứng khoán trở thành công ty con thuộc sở hữu của nhà băng. Ngân hàng Đầu tư RHB là thành viên của Tập đoàn Ngân hàng RHB được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Malaysia. Cũng ngay đầu năm 2024, CTCP Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam đã công bố nghị quyết HĐQT về việc bổ nhiệm ông Kang Moon Kyung làm Chủ tịch HĐQT từ ngày 8/1 trong thời hạn 3 năm thay ông Seol Kyung Suk, người đã được miễn nhiệm từ ngày 2/1. Trước đó, ông Kang Moon Kyung đảm nhiệm vị trí Thành viên HĐQT. Danh sách thành viên HĐQT của Mirae Asset Việt Nam hiện có 3 người gồm Chủ tịch Kang Moon Kyung cùng 2 Thành viên là Huh Hong Suk và Kye Kyong Tea. Tương tự, CTCP Chứng khoán Quốc Gia (OTC: NSI) vừa có thông báo bổ nhiệm ông Hồ Anh Dũng làm Chủ tịch HĐQT từ ngày 2/1 với nhiệm kỳ 2021-2024, thay thế ông Hoàng Lê Sơn. Trước đó, ông Sơn đã có đơn từ nhiệm chức vụ này với lý do sức khỏe. Trong giai đoạn cuối năm 2023, nhiều công ty chứng khoán cũng ghi nhận xáo trộn ở các vị trí thượng tầng lãnh đạo. Điển hình như HĐQT CTCP Chứng khoán VPBank vào đầu tháng 12/2023 đã bổ nhiệm ông Nguyễn Duy Linh làm Chủ tịch HĐQT thay thế ông Ngô Phương Chí, người xin từ nhiệm với lý do cá nhân. Ngân hàng đại hạ giá khoản nợ của 'đại gia' xây dựng một thờiDù đã rao bán tới 10 lần với mức giá giảm đến hàng trăm tỷ đồng nhưng khoản nợ của Descon tại VietinBank vẫn chưa có người mua. 3 giờ trước Nới điều kiện nhà đầu tư tham gia vào công ty nông nghiệp Nhà nướcNhà nước được bán một phần vốn tại công ty TNHH một thành viên nhưng cần nắm giữ vốn chi phối đối với công ty nông nghiệp có phương án sử dụng đất từ 500 ha trở lên. 4 giờ trước Viglacera bị truy thu hơn 11 tỷ đồng tiền thuếDo có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp, cơ quan thuế quyết định xử phạt Viglacera 1,4 tỷ đồng và truy thu hơn 1,5 tỷ đồng phần thuế nộp thuế cùng tiền chậm nộp. 7 giờ trước Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.
3 công ty chứng khoán thay chủ tịch ngay đầu năm Ngay trong những ngày đầu năm mới, 3 công ty chứng khoán gồm RHB Việt Nam, Mirae Asset Việt Nam và Chứng khoán Quốc gia đều có quyết định thay đổi nhân sự chủ tịch HĐQT. Nhiều công ty chứng khoán ghi nhận tình trạng biến động vị trí chủ tịch HĐQT từ cuối năm ngoái đến nay. Ảnh: Duy Hiệu. Công ty TNHH Chứng khoán RHB Việt Nam vừa có thông báo thay đổi nhân sự đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng Thành viên. Theo đó, kể từ ngày 8/1, ông Chan Kong Ming - Thành viên HĐTV - sẽ thay thế ông Syed Ahmad Taufik Albar ngồi vào ghế Chủ tịch HĐTV. Thời hạn bổ nhiệm là 5 năm. Trước đó vào ngày 4/1, ông Syed Ahmad Taufik Albar đã có đơn xin từ chức nhưng không nêu lý do cụ thể. Theo giới thiệu, Công ty TNHH Chứng khoán RHB Việt Nam tiền thân là CTCP Chứng khoán Việt Nam (VNSEC), được thành lập tháng 12/2006 và đi vào hoạt động từ năm 2007. Tháng 1/2009, Ngân hàng Đầu tư RHB chính thức trở thành đối tác chiến lược của VNSEC. Tới tháng 1/2019, Ngân hàng RHB mua tiếp 51% cổ phần còn lại, qua đó đưa công ty chứng khoán trở thành công ty con thuộc sở hữu của nhà băng. Ngân hàng Đầu tư RHB là thành viên của Tập đoàn Ngân hàng RHB được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Malaysia. Cũng ngay đầu năm 2024, CTCP Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam đã công bố nghị quyết HĐQT về việc bổ nhiệm ông Kang Moon Kyung làm Chủ tịch HĐQT từ ngày 8/1 trong thời hạn 3 năm thay ông Seol Kyung Suk, người đã được miễn nhiệm từ ngày 2/1. Trước đó, ông Kang Moon Kyung đảm nhiệm vị trí Thành viên HĐQT. Danh sách thành viên HĐQT của Mirae Asset Việt Nam hiện có 3 người gồm Chủ tịch Kang Moon Kyung cùng 2 Thành viên là Huh Hong Suk và Kye Kyong Tea. Tương tự, CTCP Chứng khoán Quốc Gia (OTC: NSI) vừa có thông báo bổ nhiệm ông Hồ Anh Dũng làm Chủ tịch HĐQT từ ngày 2/1 với nhiệm kỳ 2021-2024, thay thế ông Hoàng Lê Sơn. Trước đó, ông Sơn đã có đơn từ nhiệm chức vụ này với lý do sức khỏe. Trong giai đoạn cuối năm 2023, nhiều công ty chứng khoán cũng ghi nhận xáo trộn ở các vị trí thượng tầng lãnh đạo. Điển hình như HĐQT CTCP Chứng khoán VPBank vào đầu tháng 12/2023 đã bổ nhiệm ông Nguyễn Duy Linh làm Chủ tịch HĐQT thay thế ông Ngô Phương Chí, người xin từ nhiệm với lý do cá nhân. Ngân hàng đại hạ giá khoản nợ của 'đại gia' xây dựng một thờiDù đã rao bán tới 10 lần với mức giá giảm đến hàng trăm tỷ đồng nhưng khoản nợ của Descon tại VietinBank vẫn chưa có người mua. 3 giờ trước Nới điều kiện nhà đầu tư tham gia vào công ty nông nghiệp Nhà nướcNhà nước được bán một phần vốn tại công ty TNHH một thành viên nhưng cần nắm giữ vốn chi phối đối với công ty nông nghiệp có phương án sử dụng đất từ 500 ha trở lên. 4 giờ trước Viglacera bị truy thu hơn 11 tỷ đồng tiền thuếDo có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp, cơ quan thuế quyết định xử phạt Viglacera 1,4 tỷ đồng và truy thu hơn 1,5 tỷ đồng phần thuế nộp thuế cùng tiền chậm nộp. 7 giờ trước Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.
Ngân hàng Nhà nước giảm thêm lãi suất điều hành từ 25/5
NHNN vừa có quyết định điều chỉnh giảm thêm một loạt mức lãi suất điều hành áp dụng từ ngày 25/5 gồm lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm.
Ngân hàng Nhà nước có lần điều chỉnh giảm lãi suất điều hành lần thứ 3 từ đầu năm. Ảnh: Hoàng Hà. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố 2 quyết định liên quan việc điều chỉnh một loạt mức lãi suất điều hành từ ngày 25/5. Cụ thể, tại Quyết định số 950/QĐ-NHNN, nhà điều hành chính sách tiền tệ đã thông báo về mức lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với tổ chức tín dụng. Theo quyết định này, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với tổ chức tín dụng sẽ giảm từ 6%/năm xuống 5,5%/năm; lãi suất tái cấp vốn giảm từ 5,5%/năm xuống 5%/năm và lãi suất tái chiết khấu giữ nguyên ở mức 3,5%/năm. Nhà điều hành cũng ra Quyết định số 951/QĐ-NHNN liên quan mức lãi suất tiền gửi tối đa bằng Đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, nhà điều hành giữ nguyên trần lãi suất áp dụng với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng ở 0,5%/năm. Tuy nhiên, trần lãi suất áp dụng đối với các khoản tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng đến dưới 6 tháng sẽ giảm từ 5,5%/năm xuống 5%/năm. Riêng lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng VND tại Quỹ tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô sẽ giảm từ mức 6%/năm xuống 5,5%/năm. Trong khi đó lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên sẽ tiếp tục do tổ chức tín dụng ấn định trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường. Lãi suất điều hành (%/năm) Trước 15/3 Từ 15/3 Từ 3/4 Từ 25/5 Lãi suất tái cấp vốn 6 6 5,5 5 Lãi suất tái chiết khấu 4,5 3,5 3,5 3,5 Lãi suất cho vay qua đêm và bù đắp thiếu hụt vốn 7 6 6 5,5 Trần lãi suất huy động không kỳ hạn và dưới 1 tháng 1 1 0,5 0,5 Trần lãi suất huy động từ 1 tháng đến dưới 6 tháng 6 6 5,5 5 Với đợt điều chỉnh mới nhất này, NHNN đã có lần thứ 3 giảm các mức lãi suất điều hành liên tiếp tính từ đầu năm nay. Trước đó, lần giảm lãi suất điều hành đầu tiên được nhà điều hành chính sách tiền tệ áp dụng từ ngày 15/3 với việc giữ nguyên lãi suất tái cấp vốn ở 6%/năm; giảm lãi suất tái chiết khấu từ 4,5%/năm xuống 3,5%/năm; giảm lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với tổ chức tín dụng từ 7%/năm xuống 6%/năm. Đồng thời, tại đợt điều chỉnh này, NHNN cũng giảm lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế từ 5,5%/năm xuống 5%/năm và giảm lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô đối với các nhu cầu vốn này từ 6,5%/năm xuống 6%/năm. Đến ngày 3/4, nhà điều hành tiếp tục giảm thêm 0,5 điểm % đối với lãi suất tái cấp vốn, xuống mức 5,5%/năm; lãi suất tối đa tiền gửi bằng VND không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng giảm từ 1%/năm xuống 0,5%/năm; lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng giảm từ 6%/năm xuống 5,5%. Đồng thời, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của tổ chức tín dụng đối với khách hàng thuộc lĩnh vực ưu tiên giảm từ 5%/năm xuống 4,5%/năm Ngoài ra, tại đợt điều chỉnh thứ 2 này, NHNN cũng giảm 0,3%/năm lãi suất đối với tiền gửi bằng VND tại NHNN (Kho bạc Nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô). Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Ngân hàng Nhà nước sẽ cân nhắc giảm lãi suất điều hànhĐây là chia sẻ của Thống đốc Nguyễn Thị Hồng tại hội nghị “Ngành ngân hàng góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh vùng Đông Nam Bộ” do NHNN tổ chức chiều 11/5. 06:00 12/5/2023 NHNN hạ thêm lãi suất sau nửa thángNHNN sẽ điều chỉnh giảm 0,3-0,5%/năm các mức lãi suất điều hành quan trọng sau đợt giảm hồi giữa tháng 3. Các quyết định mới sẽ có hiệu lực từ ngày 3/4. 21:31 31/3/2023
Ngân hàng Nhà nước giảm thêm lãi suất điều hành từ 25/5 NHNN vừa có quyết định điều chỉnh giảm thêm một loạt mức lãi suất điều hành áp dụng từ ngày 25/5 gồm lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm. Ngân hàng Nhà nước có lần điều chỉnh giảm lãi suất điều hành lần thứ 3 từ đầu năm. Ảnh: Hoàng Hà. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố 2 quyết định liên quan việc điều chỉnh một loạt mức lãi suất điều hành từ ngày 25/5. Cụ thể, tại Quyết định số 950/QĐ-NHNN, nhà điều hành chính sách tiền tệ đã thông báo về mức lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với tổ chức tín dụng. Theo quyết định này, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với tổ chức tín dụng sẽ giảm từ 6%/năm xuống 5,5%/năm; lãi suất tái cấp vốn giảm từ 5,5%/năm xuống 5%/năm và lãi suất tái chiết khấu giữ nguyên ở mức 3,5%/năm. Nhà điều hành cũng ra Quyết định số 951/QĐ-NHNN liên quan mức lãi suất tiền gửi tối đa bằng Đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, nhà điều hành giữ nguyên trần lãi suất áp dụng với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng ở 0,5%/năm. Tuy nhiên, trần lãi suất áp dụng đối với các khoản tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng đến dưới 6 tháng sẽ giảm từ 5,5%/năm xuống 5%/năm. Riêng lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng VND tại Quỹ tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô sẽ giảm từ mức 6%/năm xuống 5,5%/năm. Trong khi đó lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên sẽ tiếp tục do tổ chức tín dụng ấn định trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường. Lãi suất điều hành (%/năm) Trước 15/3 Từ 15/3 Từ 3/4 Từ 25/5 Lãi suất tái cấp vốn 6 6 5,5 5 Lãi suất tái chiết khấu 4,5 3,5 3,5 3,5 Lãi suất cho vay qua đêm và bù đắp thiếu hụt vốn 7 6 6 5,5 Trần lãi suất huy động không kỳ hạn và dưới 1 tháng 1 1 0,5 0,5 Trần lãi suất huy động từ 1 tháng đến dưới 6 tháng 6 6 5,5 5 Với đợt điều chỉnh mới nhất này, NHNN đã có lần thứ 3 giảm các mức lãi suất điều hành liên tiếp tính từ đầu năm nay. Trước đó, lần giảm lãi suất điều hành đầu tiên được nhà điều hành chính sách tiền tệ áp dụng từ ngày 15/3 với việc giữ nguyên lãi suất tái cấp vốn ở 6%/năm; giảm lãi suất tái chiết khấu từ 4,5%/năm xuống 3,5%/năm; giảm lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với tổ chức tín dụng từ 7%/năm xuống 6%/năm. Đồng thời, tại đợt điều chỉnh này, NHNN cũng giảm lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế từ 5,5%/năm xuống 5%/năm và giảm lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô đối với các nhu cầu vốn này từ 6,5%/năm xuống 6%/năm. Đến ngày 3/4, nhà điều hành tiếp tục giảm thêm 0,5 điểm % đối với lãi suất tái cấp vốn, xuống mức 5,5%/năm; lãi suất tối đa tiền gửi bằng VND không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng giảm từ 1%/năm xuống 0,5%/năm; lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng giảm từ 6%/năm xuống 5,5%. Đồng thời, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của tổ chức tín dụng đối với khách hàng thuộc lĩnh vực ưu tiên giảm từ 5%/năm xuống 4,5%/năm Ngoài ra, tại đợt điều chỉnh thứ 2 này, NHNN cũng giảm 0,3%/năm lãi suất đối với tiền gửi bằng VND tại NHNN (Kho bạc Nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô). Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Ngân hàng Nhà nước sẽ cân nhắc giảm lãi suất điều hànhĐây là chia sẻ của Thống đốc Nguyễn Thị Hồng tại hội nghị “Ngành ngân hàng góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh vùng Đông Nam Bộ” do NHNN tổ chức chiều 11/5. 06:00 12/5/2023 NHNN hạ thêm lãi suất sau nửa thángNHNN sẽ điều chỉnh giảm 0,3-0,5%/năm các mức lãi suất điều hành quan trọng sau đợt giảm hồi giữa tháng 3. Các quyết định mới sẽ có hiệu lực từ ngày 3/4. 21:31 31/3/2023
UBS dự báo thiệt hại 17 tỷ USD từ việc tiếp quản Credit Suisse
Dự kiến, ngân hàng đầu tư đa quốc gia UBS Group AG (UBS) sẽ phải chịu khoản phí tài chính lên tới 17 tỷ USD từ việc tiếp quản Credit Suisse.
Trụ sở của UBS Group AG tại Thuỵ Sỹ. Ảnh: Denis Balibouse/Reuters. Theo Reuters, UBS ước tính các tác động tiêu cực đến từ việc tiếp quản Credit Suisse vào khoảng 13 tỷ USD. Số tiền này đến từ việc điều chỉnh giá trị hợp lý của tài sản và tổng nợ phải trả. Cùng với đó, UBS cho biết nhà băng này còn phải chịu khoảng 4 tỷ USD chi phí pháp lý và kiện tụng tiềm tàng phát sinh từ dòng vốn chảy ra ngoài. Tuy nhiên, ngân hàng đầu tư đa quốc gia này cũng ước tính sẽ nhận được khoản lãi phát sinh từ "lợi thế thương mại tiêu cực" là 34,8 tỷ USD qua việc mua lại Credit Suisse với giá chưa bằng một nửa giá trị vốn hóa thị trường (tính đến phiên giao dịch lúc thu mua hồi giữa tháng 3). Bộ đệm tài chính này kỳ vọng giúp UBS bù đắp các khoản lỗ tiềm ẩn và thậm chí có thể giúp tăng lợi nhuận quý II cho ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ nếu hoàn tất giao dịch sáp nhập vào tháng tới theo kế hoạch. UBS cho biết thêm các ước tính kể trên chỉ mang tính chất sơ bộ và con số thực tế có thể thay đổi đáng kể sau giao dịch. Phía nhà băng cũng nhận định có thể ghi nhận thêm các khoản dự phòng tái cơ cấu sau đó, nhưng không đưa ra con số cụ thể. Các nhà phân tích tại ngân hàng đầu tư đa quốc gia của Mỹ Jefferies ước tính chi phí tái cấu trúc, các điều khoản kiện tụng và kế hoạch đóng cửa bộ phận không cốt lõi mà UBS sẽ phải chịu có thể lên tới 28 tỷ USD. Theo hồ sơ quy định, Credit Suisse sẽ phải đối mặt với những hạn chế nhất định về khả năng kinh doanh đến khi việc mua lại của UBS hoàn tất. Điều này kỳ vọng giúp UBS hạn chế việc phải nhận thêm các khoản lỗ mới từ thương vụ sáp nhập. Cụ thể, trong một số trường hợp nhất định, Credit Suisse sẽ không được cấp thêm khoản vay hoặc hạn mức tín dụng mới vượt quá 100 triệu franc Thụy Sĩ (113 triệu USD) cho tổ chức hoặc hơn 50 triệu franc (55,7 triệu USD) cho cá nhân bất kỳ. Credit Suisse cũng không được thực hiện các giao dịch chi tiêu vốn hơn 10 triệu franc (11,1 triệu USD) hoặc phát sinh ký kết các hợp đồng trị giá hơn 3 triệu franc (3,3 triệu USD) mỗi năm. Hồ sơ tiếp quản cũng cho thấy Credit Suisse không được yêu cầu bất kỳ "sửa đổi quan trọng" nào đối với các điều khoản và điều kiện của nhân viên, bao gồm cả tiền lương và quyền lợi lương hưu, cho đến khi kết thúc thỏa thuận. Trước đó, Credit Suisse đã đứng trước bờ vực sụp đổ trong cuộc khủng hoảng ngành ngân hàng toàn cầu sau nhiều năm vướng vào bê bối và thua lỗ. Tháng 3 năm nay, UBS đã đồng ý mua lại Credit Suisse với giá 3 tỷ franc (3,3 tỷ USD) dưới dạng hoán đổi cổ phiếu và chịu khoản lỗ lên tới 5 tỷ franc (5,58 tỷ USD) phát sinh từ việc đóng cửa một phần hoạt động kinh doanh. Thương vụ sáp nhập được thực hiện dưới sự điều phối của chính quyền Thụy Sĩ. Chính phủ Thụy Sĩ sẽ tài trợ thỏa thuận này với số tiền lên tới 250 tỷ franc (279,1 tỷ USD) từ quỹ đầu tư công. Đồng thời, ngân hàng trung ương nước này sẽ cung cấp một khoản bảo lãnh lên tới 9 tỷ franc (10 tỷ USD) cho các khoản lỗ tiềm ẩn tiếp theo đối với danh mục đầu tư của Credit Suisse. Thỏa thuận này là cuộc giải cứu đầu tiên của một ngân hàng toàn cầu kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Giao dịch cũng đã biến UBS trở thành ngân hàng quản lý tài sản lớn nhất thế giới với quy mô tài sản hơn 5.000 tỷ USD và hơn 120.000 nhân viên. Phía UBS cho biết trong quý II và cả năm nay, dự kiến ​​cả Credit Suisse và bộ phận đầu tư của UBS sẽ báo cáo khoản lỗ trước thuế đáng kể. Ngoài ra, sau khi hoàn tất giao dịch sáp nhập, UBS Group AG sẽ có kế hoạch quản lý 2 công ty mẹ riêng biệt là UBS AG và Credit Suisse AG. Quá trình hợp nhất có thể mất tới 3-4 năm. Trong thời gian đó, mỗi tổ chức sẽ tiếp tục hoạt động với các công ty con và chi nhánh riêng, phục vụ khách hàng và giao dịch với các đối tác riêng biệt. Khách hàng ồ ạt rút 69 tỷ USD khỏi Credit SuisseGần 69 tỷ USD đã bị rút khỏi Credit Suisse trong quý I. Làn sóng rút tiền là một trong những thách thức đang bủa vây vụ sáp nhập giữa ngân hàng này và UBS. 22:24 24/4/2023 Chủ tịch Credit Suisse xin lỗi sau nhiều tuần im lặngNói với các cổ đông trong cuộc họp hôm 4/4, ông Axel Lehmann - Chủ tịch Credit Suisse - cho biết mình "thực sự xin lỗi". 17:05 4/4/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
UBS dự báo thiệt hại 17 tỷ USD từ việc tiếp quản Credit Suisse Dự kiến, ngân hàng đầu tư đa quốc gia UBS Group AG (UBS) sẽ phải chịu khoản phí tài chính lên tới 17 tỷ USD từ việc tiếp quản Credit Suisse. Trụ sở của UBS Group AG tại Thuỵ Sỹ. Ảnh: Denis Balibouse/Reuters. Theo Reuters, UBS ước tính các tác động tiêu cực đến từ việc tiếp quản Credit Suisse vào khoảng 13 tỷ USD. Số tiền này đến từ việc điều chỉnh giá trị hợp lý của tài sản và tổng nợ phải trả. Cùng với đó, UBS cho biết nhà băng này còn phải chịu khoảng 4 tỷ USD chi phí pháp lý và kiện tụng tiềm tàng phát sinh từ dòng vốn chảy ra ngoài. Tuy nhiên, ngân hàng đầu tư đa quốc gia này cũng ước tính sẽ nhận được khoản lãi phát sinh từ "lợi thế thương mại tiêu cực" là 34,8 tỷ USD qua việc mua lại Credit Suisse với giá chưa bằng một nửa giá trị vốn hóa thị trường (tính đến phiên giao dịch lúc thu mua hồi giữa tháng 3). Bộ đệm tài chính này kỳ vọng giúp UBS bù đắp các khoản lỗ tiềm ẩn và thậm chí có thể giúp tăng lợi nhuận quý II cho ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ nếu hoàn tất giao dịch sáp nhập vào tháng tới theo kế hoạch. UBS cho biết thêm các ước tính kể trên chỉ mang tính chất sơ bộ và con số thực tế có thể thay đổi đáng kể sau giao dịch. Phía nhà băng cũng nhận định có thể ghi nhận thêm các khoản dự phòng tái cơ cấu sau đó, nhưng không đưa ra con số cụ thể. Các nhà phân tích tại ngân hàng đầu tư đa quốc gia của Mỹ Jefferies ước tính chi phí tái cấu trúc, các điều khoản kiện tụng và kế hoạch đóng cửa bộ phận không cốt lõi mà UBS sẽ phải chịu có thể lên tới 28 tỷ USD. Theo hồ sơ quy định, Credit Suisse sẽ phải đối mặt với những hạn chế nhất định về khả năng kinh doanh đến khi việc mua lại của UBS hoàn tất. Điều này kỳ vọng giúp UBS hạn chế việc phải nhận thêm các khoản lỗ mới từ thương vụ sáp nhập. Cụ thể, trong một số trường hợp nhất định, Credit Suisse sẽ không được cấp thêm khoản vay hoặc hạn mức tín dụng mới vượt quá 100 triệu franc Thụy Sĩ (113 triệu USD) cho tổ chức hoặc hơn 50 triệu franc (55,7 triệu USD) cho cá nhân bất kỳ. Credit Suisse cũng không được thực hiện các giao dịch chi tiêu vốn hơn 10 triệu franc (11,1 triệu USD) hoặc phát sinh ký kết các hợp đồng trị giá hơn 3 triệu franc (3,3 triệu USD) mỗi năm. Hồ sơ tiếp quản cũng cho thấy Credit Suisse không được yêu cầu bất kỳ "sửa đổi quan trọng" nào đối với các điều khoản và điều kiện của nhân viên, bao gồm cả tiền lương và quyền lợi lương hưu, cho đến khi kết thúc thỏa thuận. Trước đó, Credit Suisse đã đứng trước bờ vực sụp đổ trong cuộc khủng hoảng ngành ngân hàng toàn cầu sau nhiều năm vướng vào bê bối và thua lỗ. Tháng 3 năm nay, UBS đã đồng ý mua lại Credit Suisse với giá 3 tỷ franc (3,3 tỷ USD) dưới dạng hoán đổi cổ phiếu và chịu khoản lỗ lên tới 5 tỷ franc (5,58 tỷ USD) phát sinh từ việc đóng cửa một phần hoạt động kinh doanh. Thương vụ sáp nhập được thực hiện dưới sự điều phối của chính quyền Thụy Sĩ. Chính phủ Thụy Sĩ sẽ tài trợ thỏa thuận này với số tiền lên tới 250 tỷ franc (279,1 tỷ USD) từ quỹ đầu tư công. Đồng thời, ngân hàng trung ương nước này sẽ cung cấp một khoản bảo lãnh lên tới 9 tỷ franc (10 tỷ USD) cho các khoản lỗ tiềm ẩn tiếp theo đối với danh mục đầu tư của Credit Suisse. Thỏa thuận này là cuộc giải cứu đầu tiên của một ngân hàng toàn cầu kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Giao dịch cũng đã biến UBS trở thành ngân hàng quản lý tài sản lớn nhất thế giới với quy mô tài sản hơn 5.000 tỷ USD và hơn 120.000 nhân viên. Phía UBS cho biết trong quý II và cả năm nay, dự kiến ​​cả Credit Suisse và bộ phận đầu tư của UBS sẽ báo cáo khoản lỗ trước thuế đáng kể. Ngoài ra, sau khi hoàn tất giao dịch sáp nhập, UBS Group AG sẽ có kế hoạch quản lý 2 công ty mẹ riêng biệt là UBS AG và Credit Suisse AG. Quá trình hợp nhất có thể mất tới 3-4 năm. Trong thời gian đó, mỗi tổ chức sẽ tiếp tục hoạt động với các công ty con và chi nhánh riêng, phục vụ khách hàng và giao dịch với các đối tác riêng biệt. Khách hàng ồ ạt rút 69 tỷ USD khỏi Credit SuisseGần 69 tỷ USD đã bị rút khỏi Credit Suisse trong quý I. Làn sóng rút tiền là một trong những thách thức đang bủa vây vụ sáp nhập giữa ngân hàng này và UBS. 22:24 24/4/2023 Chủ tịch Credit Suisse xin lỗi sau nhiều tuần im lặngNói với các cổ đông trong cuộc họp hôm 4/4, ông Axel Lehmann - Chủ tịch Credit Suisse - cho biết mình "thực sự xin lỗi". 17:05 4/4/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Chuyên gia: Mặt bằng lãi suất có thể tăng trở lại năm nay
Theo các chuyên gia tài chính, sau năm 2023 giảm lãi suất liên tục. Trong năm 2024, lãi suất huy động và cho vay có thể tăng trở lại.
Trong tháng đầu năm 2024, các ngân hàng vẫn ghi nhận xu hướng tiếp tục giảm lãi suất huy động và cho vay. Với lãi suất huy động, tính từ đầu tháng 1 đến nay, đã có 13 ngân hàng thông báo điều chỉnh giảm biểu lãi suất áp dụng với các khách hàng cá nhân. Gần nhất, Vietcombank đã có bước điều chỉnh giảm lãi suất ở tất cả kỳ hạn. Sau đợt điều chỉnh này, lãi suất tiết kiệm tại Vietcombank đã xác lập mức đáy mới của tiền gửi kỳ hạn ngắn 1-2 tháng ở 1,7%/năm. Tương tự, các kỳ hạn gửi khác tại Vietcombank đều chỉ được trả mức lãi suất cực thấp. Như gửi 3-5 tháng chỉ hưởng lãi suất 2%/năm; gửi 6 tháng trả 3%/năm và 12 tháng trở lên khách hàng cá nhân chỉ được hưởng lãi 4,7%/năm. Lãi suất huy động và cho vay đã giảm liên tục trong năm 2023 và đầu năm 2024. Ảnh: Việt Linh. Lãi suất thấp kỷ lục Ở khối ngân hàng thương mại cổ phần, hiện vẫn có một số ngân hàng như HDBank, NCB, VietBank, VietABank, KienlongBank... còn huy đông lãi suất vào khoảng 6%/năm trở lên. Tuy nhiên, mức lãi suất này cũng chỉ được áp dụng với các kỳ hạn dài 18 tháng trở lên. Trong khi đó, một số ngân hàng thương mại cổ phần như SCB, Techcombank, ACB đã đưa lãi suất huy động về ngang với các ngân hàng quốc doanh. Nhìn chung, so với cuối năm 2022, lãi suất huy động của các ngân hàng đã giảm tới 3-5%. Lãi suất huy động là thế, lãi suất cho vay cũng được Phó thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú đánh giá đã giảm về mức thấp nhất trong vòng 20 năm qua và nhiều ngân hàng thương mại cho biết lãi suất không thể thấp hơn được nữa. Ông Tú cho biết trong năm 2023, với việc liên tục 4 lần điều chỉnh giảm lãi suất điều hành, mức giảm 0,5-2%/năm đã tạo điều kiện để giảm mặt bằng lãi suất cho vay của thị trường. Đến nay, lãi suất tiền gửi và cho vay mới của các ngân hàng thương mại đã giảm hơn 2%/năm so với cuối năm 2022. Lãi suất giải ngân mới các khoản cho vay mua nhà đã giảm xuống mức thấp kỷ lục. Ảnh: SSI. Phân tích kỹ hơn về câu chuyện lãi suất, ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN) nói hiện tại thị trường 2 (thị trường liên ngân hàng), lãi suất qua đêm giữa các ngân hàng đang rất thấp, chỉ ở mức 0,2-0,5%. Điều này tạo điều kiện rất tốt để các ngân hàng thương mại có dư địa cho vay với lãi suất thấp. Còn ở thị trường 1 (ngân hàng với doanh nghiệp, người dân), hiện lãi suất huy động bình quân của các ngân hàng thương mại áp dụng với các giao dịch mới phát sinh chỉ khoảng 3,9%/năm, lãi suất cho vay bình quân tại các giao dịch mới phát sinh ở mức 6,7%/năm, giảm trên 2% so với thời điểm cuối năm 2022. “Có thể nói, cả lãi suất huy động lẫn cho vay tại các ngân hàng thương mại thời điểm hiện tại đang thấp hơn khá xa so với trước đại dịch Covid-19”, ông Quang nói. Kịch bản lãi suất sẽ tăng năm nay Bối cảnh trên khiến dư địa để các ngân hàng giảm lãi suất huy động và cho vay trong năm nay rất thấp. Theo TS Nguyễn Trí Hiếu: “Lãi suất huy động và cho vay trong năm 2024 sẽ tăng. Cụ thể, với lãi suất cho vay tăng bình quân cả năm 2024 sẽ là 2%. Còn lãi suất huy động cũng có thể tăng khoảng 2-3%/năm. Tuy nhiên, diễn biến này có thể không xảy ra ngay đầu năm mà bắt đầu từ quý II”. TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính. Ảnh: NVCC. Theo vị chuyên gia, về lãi suất huy động, nếu các ngân hàng điều chỉnh giảm quá thấp sẽ tạo ra lãi suất thực âm (do lãi suất thấp hơn mức lạm phát - PV). Điều này sẽ khiến dòng tiền chảy ra khỏi ngân hàng để vào những kênh đầu tư khác có mức sinh lời cao hơn. Điều này đồng nghĩa dư địa cho các ngân hàng hạ lãi suất huy động là không còn nhiều. Về lãi suất cho vay từ các ngân hàng, kịch bản cho năm nay tăng nhiều hơn giảm. Điều này căn cứ vào việc nền kinh tế trong năm 2024 có thể tăng trưởng tốt hơn so với năm 2023, từ đó kéo hoạt động tín dụng tốt lên. Khi người dân và doanh nghiệp vay tiền nhiều hơn thì kéo lãi suất cho vay tăng. Thứ hai, cơn địa chấn sau Covid-19 vẫn còn dai dẳng và trong năm 2023 đã có rất nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa cùng những rủi ro tín dụng tăng cao. Bối cảnh đó khiến lãi suất cho vay trong năm nay có thêm dư địa tăng. Tuy nhiên, TS Nguyễn Trí Hiếu khuyến nghị thêm rằng mức tăng của lãi suất sẽ còn phụ thuộc vào các hoạt động kinh tế. Trường hợp các doanh nghiệp đi vay nhiều thì lãi suất sẽ tăng mạnh hơn còn trường hợp sức khỏe doanh nghiệp vẫn ở mức lưng chừng như năm 2023, có thể lãi suất sẽ chỉ tăng đôi chút. Còn theo các chuyên gia phân tích tại Công ty Chứng khoán MB (MBS), lãi suất đầu vào có khả năng tạo đáy trong quý I năm nay và khó có khả năng giảm thêm chủ yếu do cầu tín dụng sẽ có xu hướng tăng lên trong năm 2024. "Dự báo lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại lớn có thể nhích thêm 25-50 điểm cơ bản, quay về mức 5,25-5,5%/năm trong năm 2024", MBS dự báo. Trong khi đó, Ông Michael Kokalari, Giám đốc Phòng phân tích kinh tế vĩ mô và Nghiên cứu thị trường của Công ty Chứng khoán VinaCapital dự báo trong năm 2024, lãi suất của Việt Nam sẽ bình ổn và hỗ trợ cho nền kinh tế. Không phải ai cũng có cơ hội gặp gỡ, trò chuyện với những doanh nhân, tỷ phú, những nhà quản lý doanh nghiệp nổi tiếng thế giới. Tuy nhiên, vẫn có cách để chúng ta tiếp cận, tìm hiểu về câu chuyện kinh doanh, cuộc đời, kinh nghiệm của các doanh nhân, tỷ phú nổi tiếng thông qua sách. Tri thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách doanh nhân - nơi chia sẻ những cuốn sách, câu chuyện về cuộc đời và kinh nghiệm của các tỷ phú, nhà quản lý nổi tiếng thế giới. Tủ sách không chỉ bao gồm các cuốn sách, câu chuyện từ tác giả độc lập mà còn bao gồm những cuốn sách do chính các tỷ phú viết về cuộc đời mình. Tủ sách doanh nhân mong muốn gửi tới độc giả các câu chuyện, góc nhìn về những cá nhân thành công nhất trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời mong muốn lan tỏa tri thức, phát triển văn hóa đọc cho người Việt. Thủ tướng chỉ đạo EVN không để thiếu điệnThủ tướng cho rằng những khó khăn hiện nay của ngành điện mang tính sự cố, tình thế hơn là mang tính hệ thống và yêu cầu cần chủ động, làm tốt công tác dự báo nhu cầu điện. 38:2281 hôm qua Cho vay kinh doanh bất động sản vượt 1 triệu tỷ đồngTính đến hết tháng 11/2023, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đã đạt hơn 1 triệu tỷ đồng, tăng 25% so với đầu năm. 42:2504 hôm qua Philippines mua 1,75 tỷ USD gạo của Việt NamPhilippines là thị trường dẫn đầu về tiêu thụ gạo của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu gạo sang nước này trong năm vừa qua đạt tới hơn 1,75 tỷ USD, tăng 17,6% so với cùng kỳ. 42:2520 hôm qua
Chuyên gia: Mặt bằng lãi suất có thể tăng trở lại năm nay Theo các chuyên gia tài chính, sau năm 2023 giảm lãi suất liên tục. Trong năm 2024, lãi suất huy động và cho vay có thể tăng trở lại. Trong tháng đầu năm 2024, các ngân hàng vẫn ghi nhận xu hướng tiếp tục giảm lãi suất huy động và cho vay. Với lãi suất huy động, tính từ đầu tháng 1 đến nay, đã có 13 ngân hàng thông báo điều chỉnh giảm biểu lãi suất áp dụng với các khách hàng cá nhân. Gần nhất, Vietcombank đã có bước điều chỉnh giảm lãi suất ở tất cả kỳ hạn. Sau đợt điều chỉnh này, lãi suất tiết kiệm tại Vietcombank đã xác lập mức đáy mới của tiền gửi kỳ hạn ngắn 1-2 tháng ở 1,7%/năm. Tương tự, các kỳ hạn gửi khác tại Vietcombank đều chỉ được trả mức lãi suất cực thấp. Như gửi 3-5 tháng chỉ hưởng lãi suất 2%/năm; gửi 6 tháng trả 3%/năm và 12 tháng trở lên khách hàng cá nhân chỉ được hưởng lãi 4,7%/năm. Lãi suất huy động và cho vay đã giảm liên tục trong năm 2023 và đầu năm 2024. Ảnh: Việt Linh. Lãi suất thấp kỷ lục Ở khối ngân hàng thương mại cổ phần, hiện vẫn có một số ngân hàng như HDBank, NCB, VietBank, VietABank, KienlongBank... còn huy đông lãi suất vào khoảng 6%/năm trở lên. Tuy nhiên, mức lãi suất này cũng chỉ được áp dụng với các kỳ hạn dài 18 tháng trở lên. Trong khi đó, một số ngân hàng thương mại cổ phần như SCB, Techcombank, ACB đã đưa lãi suất huy động về ngang với các ngân hàng quốc doanh. Nhìn chung, so với cuối năm 2022, lãi suất huy động của các ngân hàng đã giảm tới 3-5%. Lãi suất huy động là thế, lãi suất cho vay cũng được Phó thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú đánh giá đã giảm về mức thấp nhất trong vòng 20 năm qua và nhiều ngân hàng thương mại cho biết lãi suất không thể thấp hơn được nữa. Ông Tú cho biết trong năm 2023, với việc liên tục 4 lần điều chỉnh giảm lãi suất điều hành, mức giảm 0,5-2%/năm đã tạo điều kiện để giảm mặt bằng lãi suất cho vay của thị trường. Đến nay, lãi suất tiền gửi và cho vay mới của các ngân hàng thương mại đã giảm hơn 2%/năm so với cuối năm 2022. Lãi suất giải ngân mới các khoản cho vay mua nhà đã giảm xuống mức thấp kỷ lục. Ảnh: SSI. Phân tích kỹ hơn về câu chuyện lãi suất, ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN) nói hiện tại thị trường 2 (thị trường liên ngân hàng), lãi suất qua đêm giữa các ngân hàng đang rất thấp, chỉ ở mức 0,2-0,5%. Điều này tạo điều kiện rất tốt để các ngân hàng thương mại có dư địa cho vay với lãi suất thấp. Còn ở thị trường 1 (ngân hàng với doanh nghiệp, người dân), hiện lãi suất huy động bình quân của các ngân hàng thương mại áp dụng với các giao dịch mới phát sinh chỉ khoảng 3,9%/năm, lãi suất cho vay bình quân tại các giao dịch mới phát sinh ở mức 6,7%/năm, giảm trên 2% so với thời điểm cuối năm 2022. “Có thể nói, cả lãi suất huy động lẫn cho vay tại các ngân hàng thương mại thời điểm hiện tại đang thấp hơn khá xa so với trước đại dịch Covid-19”, ông Quang nói. Kịch bản lãi suất sẽ tăng năm nay Bối cảnh trên khiến dư địa để các ngân hàng giảm lãi suất huy động và cho vay trong năm nay rất thấp. Theo TS Nguyễn Trí Hiếu: “Lãi suất huy động và cho vay trong năm 2024 sẽ tăng. Cụ thể, với lãi suất cho vay tăng bình quân cả năm 2024 sẽ là 2%. Còn lãi suất huy động cũng có thể tăng khoảng 2-3%/năm. Tuy nhiên, diễn biến này có thể không xảy ra ngay đầu năm mà bắt đầu từ quý II”. TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính. Ảnh: NVCC. Theo vị chuyên gia, về lãi suất huy động, nếu các ngân hàng điều chỉnh giảm quá thấp sẽ tạo ra lãi suất thực âm (do lãi suất thấp hơn mức lạm phát - PV). Điều này sẽ khiến dòng tiền chảy ra khỏi ngân hàng để vào những kênh đầu tư khác có mức sinh lời cao hơn. Điều này đồng nghĩa dư địa cho các ngân hàng hạ lãi suất huy động là không còn nhiều. Về lãi suất cho vay từ các ngân hàng, kịch bản cho năm nay tăng nhiều hơn giảm. Điều này căn cứ vào việc nền kinh tế trong năm 2024 có thể tăng trưởng tốt hơn so với năm 2023, từ đó kéo hoạt động tín dụng tốt lên. Khi người dân và doanh nghiệp vay tiền nhiều hơn thì kéo lãi suất cho vay tăng. Thứ hai, cơn địa chấn sau Covid-19 vẫn còn dai dẳng và trong năm 2023 đã có rất nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa cùng những rủi ro tín dụng tăng cao. Bối cảnh đó khiến lãi suất cho vay trong năm nay có thêm dư địa tăng. Tuy nhiên, TS Nguyễn Trí Hiếu khuyến nghị thêm rằng mức tăng của lãi suất sẽ còn phụ thuộc vào các hoạt động kinh tế. Trường hợp các doanh nghiệp đi vay nhiều thì lãi suất sẽ tăng mạnh hơn còn trường hợp sức khỏe doanh nghiệp vẫn ở mức lưng chừng như năm 2023, có thể lãi suất sẽ chỉ tăng đôi chút. Còn theo các chuyên gia phân tích tại Công ty Chứng khoán MB (MBS), lãi suất đầu vào có khả năng tạo đáy trong quý I năm nay và khó có khả năng giảm thêm chủ yếu do cầu tín dụng sẽ có xu hướng tăng lên trong năm 2024. "Dự báo lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại lớn có thể nhích thêm 25-50 điểm cơ bản, quay về mức 5,25-5,5%/năm trong năm 2024", MBS dự báo. Trong khi đó, Ông Michael Kokalari, Giám đốc Phòng phân tích kinh tế vĩ mô và Nghiên cứu thị trường của Công ty Chứng khoán VinaCapital dự báo trong năm 2024, lãi suất của Việt Nam sẽ bình ổn và hỗ trợ cho nền kinh tế. Không phải ai cũng có cơ hội gặp gỡ, trò chuyện với những doanh nhân, tỷ phú, những nhà quản lý doanh nghiệp nổi tiếng thế giới. Tuy nhiên, vẫn có cách để chúng ta tiếp cận, tìm hiểu về câu chuyện kinh doanh, cuộc đời, kinh nghiệm của các doanh nhân, tỷ phú nổi tiếng thông qua sách. Tri thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách doanh nhân - nơi chia sẻ những cuốn sách, câu chuyện về cuộc đời và kinh nghiệm của các tỷ phú, nhà quản lý nổi tiếng thế giới. Tủ sách không chỉ bao gồm các cuốn sách, câu chuyện từ tác giả độc lập mà còn bao gồm những cuốn sách do chính các tỷ phú viết về cuộc đời mình. Tủ sách doanh nhân mong muốn gửi tới độc giả các câu chuyện, góc nhìn về những cá nhân thành công nhất trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời mong muốn lan tỏa tri thức, phát triển văn hóa đọc cho người Việt. Thủ tướng chỉ đạo EVN không để thiếu điệnThủ tướng cho rằng những khó khăn hiện nay của ngành điện mang tính sự cố, tình thế hơn là mang tính hệ thống và yêu cầu cần chủ động, làm tốt công tác dự báo nhu cầu điện. 38:2281 hôm qua Cho vay kinh doanh bất động sản vượt 1 triệu tỷ đồngTính đến hết tháng 11/2023, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đã đạt hơn 1 triệu tỷ đồng, tăng 25% so với đầu năm. 42:2504 hôm qua Philippines mua 1,75 tỷ USD gạo của Việt NamPhilippines là thị trường dẫn đầu về tiêu thụ gạo của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu gạo sang nước này trong năm vừa qua đạt tới hơn 1,75 tỷ USD, tăng 17,6% so với cùng kỳ. 42:2520 hôm qua
Nghịch lý trong tham vọng giảm phụ thuộc vào USD của Trung Quốc
Ngân hàng do Trung Quốc và các nước BRICS thành lập từng được cho là sẽ định hình lại hệ thống tài chính toàn cầu. Nhưng giờ, nhà băng này đang có thể trở thành ngân hàng xác sống.
Theo Wall Street Journal, 8 năm sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và các lãnh đạo Brazil, Nga, Ấn Độ và Nam Phi thành lập Ngân hàng Phát triển Mới ở Thượng Hải, ngân hàng này gần như đã dừng cấp khoản vay mới. Nhà băng này còn gặp khó trong việc huy động vốn bằng đồng USD để trả nợ. Tuần này, một ngân hàng đa phương khác đặt trụ sở tại Trung Quốc - Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) - cũng gặp rắc rối. Cùng với Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), hai ngân hàng nằm trong tham vọng 1.000 tỷ USD của Trung Quốc nhằm tăng cường sức ảnh hưởng trên khắp châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh. Tham vọng giảm phụ thuộc vào USD Mục tiêu chủ yếu của cả AIIA lẫn Ngân hàng Phát triển Mới đều nhằm giảm sự phụ thuộc của các nước đang phát triển vào nguồn vốn bằng đồng USD. Nhưng đến giờ, Ngân hàng Phát triển Mới đang chật vật để duy trì hoạt động. Nghịch lý nằm ở chỗ nhà băng này bị đe dọa bởi chính sự phụ thuộc vào đồng USD. Ngay sau khi Nga phát động cuộc chiến ở Ukraine vào tháng 2/2022, ngân hàng đã nhanh chóng đóng băng các khoản vay mới của Nga, nhằm trấn an nhà đầu tư rằng họ tuân thủ đòn trừng phạt từ phía phương Tây. Nhưng Phố Wall nhanh chóng trở nên cảnh giác với một ngân hàng được Nga rót vốn 20%. Trên thực tế, mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Moscow cũng ngày càng khăng khít. Kể từ đó, ngân hàng phải gánh khoản nợ ngày càng đắt đỏ nhằm trả những gói vay cũ và đáp ứng yêu cầu về thanh khoản. Hồi tháng 4, nhà băng này phát hành một trái phiếu trị giá 1,25 tỷ với chi phí cao gấp 5 lần khoản vay trước đó. "Ngân hàng cần lo ngại về việc không thể tiếp cận các thị trường vốn. Đó không phải vấn đề có thể giải quyết ngay lập tức", WSJ dẫn lời bà Luciana Acioly - chuyên gia nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Kinh tế Ứng dụng ở Brazil - bình luận. Rắc rối từ lãi vay tăng cao Chính quyền Chủ tịch Tập Cận Bình đã tìm cách gia tăng sức ảnh hưởng của đồng nhân dân tệ song hành với đà tăng trưởng thần tốc của đất nước, và bảo vệ nước này khỏi các lệnh trừng phạt từ phía Mỹ. Việc thành lập một ngân hàng với BRICS hoàn toàn phù hợp với chiến lược của ông Tập. Sau khi thành lập ngân hàng tại Thượng Hải hồi năm 2015 với số vốn cam kết 10 tỷ USD từ 5 nhà sáng lập, các thành viên bắt đầu nhận thấy vấn đề nếu chỉ phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng và thị trường vốn của Trung Quốc. Ngân hàng phát triển bắt đầu vay hàng tỷ USD từ các tổ chức đầu tư ở Phố Wall và ngân hàng quốc doanh Trung Quốc. Một số được vay bằng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc, nhưng khoảng 2/3 là đồng USD. Điều này trái ngược với mục tiêu ban đầu là giảm sự phụ thuộc của các quốc gia thành viên vào đồng bạc xanh. Với nguồn vốn của mình, ngân hàng bắt đầu cho vay và phát triển nhanh chóng. Khoảng 1 tỷ USD khoản vay cam kết trong năm 2017 đã tăng trưởng lên 30 tỷ USD vào đầu năm ngoái. Hơn 10 tỷ USD trong số những khoản vay này được dùng để cấp vốn cho các dự án cơ sở hạ tầng và chương trình cứu trợ đại dịch Covid-19 trong khối BRICS, chiếm 1/3 nền kinh tế thế giới. Nhưng cuộc chiến ở Ukraine khiến Phố Wall bắt đầu cảnh giác với một ngân hàng do Trung Quốc và Nga sở hữu tổng cộng 40%. Fitch Ratings đã hạ xếp hạng tín nhiệm của ngân hàng vào tháng 7/2022 do những thách thức trong việc tiếp cận thị trường trái phiếu bằng USD. Các ngân hàng đầu tư cho biết chi phí vay của Ngân hàng Phát triển Mới có thể tăng gấp 4 lần so với trước xung đột. Lãi vay tăng mạnh là điều rất nguy hiểm với một ngân hàng phát triển. Tại các ngân hàng đa phương, những quốc gia thành viên tận dụng các nguồn lực để vay với lãi suất thấp, rồi chuyển khoản vay lại cho thành viên. Nếu chi phí đi vay của ngân hàng phát triển tăng lên, lãi suất đối với các thành viên cũng phải tăng lên, ảnh hưởng đến mục tiêu của ngân hàng. Kể từ khi xung đột ở Ukraine nổ ra, ngân hàng phát triển đã phải tăng gấp đôi mức phí cho các nước thành viên. Tốc độ giải ngân cũng chậm lại đáng kể. Hơn nữa, đến nay, Bắc Kinh vẫn ngần ngại huy động thêm vốn để tăng ngân sách cho ngân hàng trong bối cảnh nền kinh tế của nước này đã giảm tốc tăng trưởng. Giới phân tích tin rằng Điện Kremlin sẽ rút lại lệnh cấm cho vay đối với nước này, bởi Nga đóng góp hơn 2 tỷ USD vào nhà băng. Có rất ít dấu hiệu cho thấy các nước như Saudi Arabia hay những nước khác sẽ rót thêm nhiều vốn. Điều này đồng nghĩa với việc Ngân hàng Phát triển Mới sẽ vẫn mắc kẹt trong vũng lầy hiện tại. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Cuộc đua lãi suất trên toàn cầu vẫn chưa kết thúcFed giữ nguyên lãi suất, nhưng vẫn cảnh báo về 2 đợt nâng nữa trong năm nay. ECB vẫn có thể tiếp tục tăng lãi suất, còn Canada và Australia đã nâng trở lại sau thời gian tạm dừng. 06:00 17/6/2023 Giá khí đốt tại châu Âu lại tăng vọtTheo giới quan sát, châu Âu phải chấp nhận một sự thật rằng khi nguồn cung khí đốt từ Nga giảm đi, thị trường năng lượng của châu lục này sẽ trở nên rất dễ tổn thương. 07:14 17/6/2023
Nghịch lý trong tham vọng giảm phụ thuộc vào USD của Trung Quốc Ngân hàng do Trung Quốc và các nước BRICS thành lập từng được cho là sẽ định hình lại hệ thống tài chính toàn cầu. Nhưng giờ, nhà băng này đang có thể trở thành ngân hàng xác sống. Theo Wall Street Journal, 8 năm sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và các lãnh đạo Brazil, Nga, Ấn Độ và Nam Phi thành lập Ngân hàng Phát triển Mới ở Thượng Hải, ngân hàng này gần như đã dừng cấp khoản vay mới. Nhà băng này còn gặp khó trong việc huy động vốn bằng đồng USD để trả nợ. Tuần này, một ngân hàng đa phương khác đặt trụ sở tại Trung Quốc - Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) - cũng gặp rắc rối. Cùng với Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), hai ngân hàng nằm trong tham vọng 1.000 tỷ USD của Trung Quốc nhằm tăng cường sức ảnh hưởng trên khắp châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh. Tham vọng giảm phụ thuộc vào USD Mục tiêu chủ yếu của cả AIIA lẫn Ngân hàng Phát triển Mới đều nhằm giảm sự phụ thuộc của các nước đang phát triển vào nguồn vốn bằng đồng USD. Nhưng đến giờ, Ngân hàng Phát triển Mới đang chật vật để duy trì hoạt động. Nghịch lý nằm ở chỗ nhà băng này bị đe dọa bởi chính sự phụ thuộc vào đồng USD. Ngay sau khi Nga phát động cuộc chiến ở Ukraine vào tháng 2/2022, ngân hàng đã nhanh chóng đóng băng các khoản vay mới của Nga, nhằm trấn an nhà đầu tư rằng họ tuân thủ đòn trừng phạt từ phía phương Tây. Nhưng Phố Wall nhanh chóng trở nên cảnh giác với một ngân hàng được Nga rót vốn 20%. Trên thực tế, mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Moscow cũng ngày càng khăng khít. Kể từ đó, ngân hàng phải gánh khoản nợ ngày càng đắt đỏ nhằm trả những gói vay cũ và đáp ứng yêu cầu về thanh khoản. Hồi tháng 4, nhà băng này phát hành một trái phiếu trị giá 1,25 tỷ với chi phí cao gấp 5 lần khoản vay trước đó. "Ngân hàng cần lo ngại về việc không thể tiếp cận các thị trường vốn. Đó không phải vấn đề có thể giải quyết ngay lập tức", WSJ dẫn lời bà Luciana Acioly - chuyên gia nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Kinh tế Ứng dụng ở Brazil - bình luận. Rắc rối từ lãi vay tăng cao Chính quyền Chủ tịch Tập Cận Bình đã tìm cách gia tăng sức ảnh hưởng của đồng nhân dân tệ song hành với đà tăng trưởng thần tốc của đất nước, và bảo vệ nước này khỏi các lệnh trừng phạt từ phía Mỹ. Việc thành lập một ngân hàng với BRICS hoàn toàn phù hợp với chiến lược của ông Tập. Sau khi thành lập ngân hàng tại Thượng Hải hồi năm 2015 với số vốn cam kết 10 tỷ USD từ 5 nhà sáng lập, các thành viên bắt đầu nhận thấy vấn đề nếu chỉ phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng và thị trường vốn của Trung Quốc. Ngân hàng phát triển bắt đầu vay hàng tỷ USD từ các tổ chức đầu tư ở Phố Wall và ngân hàng quốc doanh Trung Quốc. Một số được vay bằng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc, nhưng khoảng 2/3 là đồng USD. Điều này trái ngược với mục tiêu ban đầu là giảm sự phụ thuộc của các quốc gia thành viên vào đồng bạc xanh. Với nguồn vốn của mình, ngân hàng bắt đầu cho vay và phát triển nhanh chóng. Khoảng 1 tỷ USD khoản vay cam kết trong năm 2017 đã tăng trưởng lên 30 tỷ USD vào đầu năm ngoái. Hơn 10 tỷ USD trong số những khoản vay này được dùng để cấp vốn cho các dự án cơ sở hạ tầng và chương trình cứu trợ đại dịch Covid-19 trong khối BRICS, chiếm 1/3 nền kinh tế thế giới. Nhưng cuộc chiến ở Ukraine khiến Phố Wall bắt đầu cảnh giác với một ngân hàng do Trung Quốc và Nga sở hữu tổng cộng 40%. Fitch Ratings đã hạ xếp hạng tín nhiệm của ngân hàng vào tháng 7/2022 do những thách thức trong việc tiếp cận thị trường trái phiếu bằng USD. Các ngân hàng đầu tư cho biết chi phí vay của Ngân hàng Phát triển Mới có thể tăng gấp 4 lần so với trước xung đột. Lãi vay tăng mạnh là điều rất nguy hiểm với một ngân hàng phát triển. Tại các ngân hàng đa phương, những quốc gia thành viên tận dụng các nguồn lực để vay với lãi suất thấp, rồi chuyển khoản vay lại cho thành viên. Nếu chi phí đi vay của ngân hàng phát triển tăng lên, lãi suất đối với các thành viên cũng phải tăng lên, ảnh hưởng đến mục tiêu của ngân hàng. Kể từ khi xung đột ở Ukraine nổ ra, ngân hàng phát triển đã phải tăng gấp đôi mức phí cho các nước thành viên. Tốc độ giải ngân cũng chậm lại đáng kể. Hơn nữa, đến nay, Bắc Kinh vẫn ngần ngại huy động thêm vốn để tăng ngân sách cho ngân hàng trong bối cảnh nền kinh tế của nước này đã giảm tốc tăng trưởng. Giới phân tích tin rằng Điện Kremlin sẽ rút lại lệnh cấm cho vay đối với nước này, bởi Nga đóng góp hơn 2 tỷ USD vào nhà băng. Có rất ít dấu hiệu cho thấy các nước như Saudi Arabia hay những nước khác sẽ rót thêm nhiều vốn. Điều này đồng nghĩa với việc Ngân hàng Phát triển Mới sẽ vẫn mắc kẹt trong vũng lầy hiện tại. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Cuộc đua lãi suất trên toàn cầu vẫn chưa kết thúcFed giữ nguyên lãi suất, nhưng vẫn cảnh báo về 2 đợt nâng nữa trong năm nay. ECB vẫn có thể tiếp tục tăng lãi suất, còn Canada và Australia đã nâng trở lại sau thời gian tạm dừng. 06:00 17/6/2023 Giá khí đốt tại châu Âu lại tăng vọtTheo giới quan sát, châu Âu phải chấp nhận một sự thật rằng khi nguồn cung khí đốt từ Nga giảm đi, thị trường năng lượng của châu lục này sẽ trở nên rất dễ tổn thương. 07:14 17/6/2023
Tình cảnh của Lazada Việt Nam trước đợt sa thải diện rộng
Lazada được xem là sàn thương mại điện tử ngoại đầu tiên bước vào thị trường Việt Nam. Doanh nghiệp từng có thời kỳ "hoàng kim" trước khi bị các đối thủ cùng ngành gây sức ép.
Những ngày đầu năm mới, một trang tin tại Singapore bất ngờ tiết lộ về đợt sa thải diện rộng của Lazada. Không chỉ nhân viên, nhiều giám đốc bộ phận làm việc tại gã khổng lồ thương mại điện tử (TMĐT) cũng có tên trong danh sách bị thanh lọc. Tính riêng tại Malaysia, đã có khoảng 1/5 nhân viên bị Lazada cho thôi việc. Làn sóng sa thải cũng lan sang nhiều thị trường khác như Singapore, Indonesia, Thái Lan hay Philippines. Trang tin trên không đề cập đến tình hình nhân sự tại Việt Nam, nhưng cho biết Lazada đang có kế hoạch đóng cửa trung tâm mua sắm LazMall. Trao đổi với Tri thức - Znews, đại diện truyền thông Lazada Việt Nam bác bỏ thông tin LazMall dừng hoạt động tại Việt Nam. Một thời “xưng vương” Hoạt động TMĐT manh nha tại thị trường Việt Nam từ khá sớm với những cái tên “vang bóng một thời” như vatgia, muaban hay 5giay. Dẫu vậy, phải đến khi Lazada bắt đầu đặt chân vào Việt Nam năm 2012, người dùng mới có thể tiếp cận hoạt động mua sắm trực tuyến một cách đầy đủ nhất với những dịch vụ còn lạ lẫm như thanh toán khi nhận hàng (COD), đổi trả hàng hóa. Việc trở thành sàn TMĐT ngoại đầu tiên tại Việt Nam giúp Lazada sở hữu nhiều lợi thế. Tới năm 2016, Lazada mới đụng độ đối thủ cùng ngành đầu tiên là Shopee. Thời điểm này, Lazada Việt Nam đã có trong tay 3.000 nhà cung cấp và đưa ra thị trường 500.000 sản phẩm thuộc các ngành hàng khác nhau. Giai đoạn 2016-2019, Lazada tập trung củng cố nguồn lực và mở rộng mạng lưới đối tác kinh doanh. Sàn cũng cho ra mắt nhiều mô hình mới hỗ trợ thương hiệu lẫn người bán, đơn cử như Học viện Lazada (năm 2016) hay LazMall (năm 2018). Trong thời gian này, vị trí của Lazada trên bản đồ TMĐT Việt Nam liên tục bị Shopee đe dọa. Thực tế, một năm trước khi LazMall xuất hiện, đối thủ của Lazada đã cho ra mắt ShopeeMall với mô hình mua sắm tương tự. Đối với Shopee, sàn này chứng kiến tốc độ phát triển nhanh chóng nhờ chịu chi cho các hoạt động khuyến mại, quảng cáo. Việc tập đoàn mẹ có trụ sở tại Singapore là Sea Limited niêm yết thành công trên sàn Nasdaq vào năm 2017 cũng giúp Shopee nhận về nguồn vốn khổng lồ phục vụ tham vọng chinh phục thị trường. Lazada cũng nhận được sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ Alibaba sau khi bị thâu tóm vào năm 2016. Song càng cạnh tranh, Lazada Việt Nam lại càng tỏ ra hụt hơi trước đối thủ. Lazada hụt hơi trước các đối thủ. Ảnh: Minh Khánh. Theo thống kê của iPrice, từ đầu năm 2019, lượng truy cập website của Lazada đã suy giảm đáng kể so với đối thủ. Điển hình như trong quý I/2019, Shopee nhận về 40,5 triệu lượt truy cập vào website mỗi tháng, cao hơn Lazada Việt Nam hơn 10 triệu lượt. Ngay cả trong thời kỳ Covid-19 hoành hành, Lazada cũng không thể tận dụng cơ hội để bứt phá bất chấp hoạt động mua sắm trực tuyến bùng nổ. Thay vào đó, lưu lượng truy cập website mỗi tháng trong suốt 2 năm dịch bệnh liên tục "giậm chân tại chỗ" và chỉ phát sinh trên dưới 20 triệu lượt/tháng. Quý I/2022, kỳ thống kê cuối cùng của iPrice, Shopee chứng kiến 84,5 triệu lượt truy cập/tháng, cao gấp 5 lần đối thủ cùng ngành. Khi đó, tổng lưu lượng truy cập của 3 sàn lớn là Lazada, Tiki, Sendo mới đạt 35,2 triệu lượt, chưa bằng một nửa của Shopee. Tuy nhiên, ngay cả những tay chơi có vai trò thống lĩnh thị trường như Shopee cũng từng phải cắt giảm nhân sự tại trụ sở Việt Nam khi ngành công nghệ gặp khó khăn từ sau đại dịch. Nhưng điều đáng nói, một số nguồn tin tiết lộ Lazada thậm chí còn tuyển dụng thêm nhân sự trong thời gian này. LƯỢNG TRUY CẬP WEBSITE CỦA LAZADA KHÔNG THỂ BỨT PHÁ TRONG ĐẠI DỊCH Nguồn: iPrice; Tổng hợp. NhãnQuý I/2020IIIIIIVQuý I/2021IIIIIIVQuý I/2022 Shopee Triệu lượt truy cập 43.252.562.768.663.77377.888.984.5 Lazada 19.818.520.220.81820.421.420.616.9 Lỗ lũy kế hàng trăm triệu USD Theo DealStreetAsia, tính tới năm 2021, pháp nhân của Lazada Việt Nam là Công ty TNHH Recess ghi nhận khoản lỗ lũy kế lên tới 373,4 triệu USD, trong khi Shopee lỗ lũy kế khoảng 320 triệu USD. Hai đối thủ nội địa là Tiki và Sendo có cùng mức lỗ lũy kế gần 200 triệu USD. PwC, đơn vị kiểm toán các con số từ Recess, cho biết khoản lỗ lũy kế của Lazada tính đến ngày 21/3/2021 đã vượt quá giá trị vốn chủ sở hữu (ở mức 7.600 tỷ đồng). Điều này dấy lên những nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của công ty. LAZADA LÀ SÀN TMĐT HIẾM HOI CÓ LÃI TRONG THỜI KỲ ĐẠI DỊCH Nguồn: DealStreetAsia. Nhãn Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Doanh thu triệu USD 0 98.1 145 256 Lợi nhuận -76.8 -76.8 7.3 -1.3 Tuy nhiên, PwC cũng nói thêm rằng với tư cách là chủ sở hữu cuối cùng của Recess, tập đoàn Alibaba đã cam kết hỗ trợ tài chính cho công ty để thanh toán các khoản nợ và tiếp tục hoạt động kinh doanh. Kể từ năm 2016 đến nay, Alibaba đã rót gần 7 tỷ USD vào Lazada, trong đó khoản đầu tư gần nhất trị giá 634 triệu USD được công bố vào tháng 12 năm ngoái. Về kết quả kinh doanh, doanh thu hàng năm tại Lazada giai đoạn 2020-2022 đều tăng trưởng đột biến. Điển hình như năm 2022, sàn TMĐT này thu về 256 triệu USD, tăng 76% so với con số 145 triệu USD của năm 2021. Đáng chú ý, Lazada là sàn TMĐT hiếm hoi phát sinh lợi nhuận trong giai đoạn này. Mức lãi 7,3 triệu USD được ghi nhận trong năm 2021. Dù năm 2022 kinh doanh không có lãi, khoản lỗ của sàn vẫn được thu hẹp đáng kể xuống còn 1,3 triệu USD. Dĩ nhiên, chiến lược "đốt tiền" không chỉ được Lazada áp dụng. Ngay cả với Shopee, khoản lỗ lũy kế tính đến hết năm 2021 cũng ở mức gần 7.500 tỷ đồng. Dù vậy, sau đợt cắt giảm nhân sự năm 2022, Shopee đã lần đầu báo lãi trong cùng năm với lợi nhuận 3.000 tỷ đồng. Doanh thu năm đó của ông lớn này tăng vọt lên 11.000 tỷ đồng, gần gấp đôi so với năm 2021. Những áp lực từ cả đối thủ mới Nhưng trên thực tế, Lazada đang có nhiều hơn một nỗi lo tại thị trường Việt Nam. Ngoài đối thủ lâu năm Shopee, sự nổi lên của hiện tượng TikTok Shop cũng đe dọa “miếng bánh” của Lazada. Số liệu từ nền tảng Metric cho thấy dù mới gia nhập Việt Nam từ tháng 4/2022, TikTok Shop đã chứng kiến 13 triệu sản phẩm được bán ra, doanh thu bán hàng đạt 1.698 tỷ đồng trong tháng 11/2022. Cùng giai đoạn này, Shopee thu về 8.761 tỷ đồng, Lazada thu 2.603 tỷ đồng, còn Tiki thu về 396 tỷ đồng. Như vậy, doanh thu trong một tháng của TikTok Shop đã tương đương 80% doanh thu của Lazada và gấp 4 lần Tiki. Đó là lần đầu tiên những số liệu liên quan đến TikTok Shop được Metric cập nhật. Trong lần cập nhật gần nhất vào quý III/2023, Metric cho biết doanh thu bán hàng trên TikTok Shop đã lên đến 10.122 tỷ đồng, cao hơn 15,4% so với Lazada. LAZADA BỊ TIKTOK SHOP QUA MẶT Nguồn: Metric; Tổng hợp Nhãn Shopee TikTok Shop Lazada Tiki Sendo Doanh thu bán hàng quý III/2023 tỷ đồng 43713 10122 8768 599 29 Trong khi đó, thống kê của YouNet ECI trong tháng 11/2023 (tháng diễn ra đợt sale 11/11) cũng chỉ ra rằng tổng giá trị giao dịch trên 4 sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam hiện nay gồm Shopee, Lazada, Tiki và TikTok Shop đã đạt 31.195 tỷ đồng. Trong đó, Shopee tiếp tục độc chiếm ngôi đầu thị phần doanh thu với 72,7%, tương đương 22.674 tỷ đồng. Theo sau là TikTok Shop với 17,2% thị phần và Lazada với 9% thị phần, tương đương giá trị giao dịch đạt lần lượt 5.375 tỷ đồng và 2.802 tỷ đồng. Shopee ghi nhận 201.230 gian hàng có doanh thu trong tháng, bỏ xa sàn đứng sau là Lazada với 98.192 gian hàng. TikTok Shop áp sát Lazada với 96.000 nhà bán phát sinh doanh thu. Lazada tự tin sắp có lãiSau khi được Alibaba bơm thêm 1,3 tỷ USD tính riêng trong năm nay, CEO Lazada James Dong cho rằng nền tảng TMĐT đang có lợi thế tốt trước các đối thủ. 18:14 28/9/2022 Sàn TMĐT quản hàng giả, hàng nhái theo kiểu 'thả gà ra bắt'Thay vì kiểm soát ngay từ khâu đầu vào, một số sàn TMĐT vẫn chọn đi sau người bán. Điều này khiến hoạt động hàng giả, hàng nhái trên không gian TMĐT vẫn còn bị động. 10:16 5/10/2022 Shopee Việt Nam thắt lưng buộc bụng, cắt bữa sáng của nhân viênTình trạng kinh doanh thua lỗ khiến Shopee phải tìm mọi cách để giảm thiểu chi phí. Đây cũng là phương châm hiện tại của ban lãnh đạo Sea Limited, công ty mẹ Shopee. 06:00 26/9/2022 Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.
Tình cảnh của Lazada Việt Nam trước đợt sa thải diện rộng Lazada được xem là sàn thương mại điện tử ngoại đầu tiên bước vào thị trường Việt Nam. Doanh nghiệp từng có thời kỳ "hoàng kim" trước khi bị các đối thủ cùng ngành gây sức ép. Những ngày đầu năm mới, một trang tin tại Singapore bất ngờ tiết lộ về đợt sa thải diện rộng của Lazada. Không chỉ nhân viên, nhiều giám đốc bộ phận làm việc tại gã khổng lồ thương mại điện tử (TMĐT) cũng có tên trong danh sách bị thanh lọc. Tính riêng tại Malaysia, đã có khoảng 1/5 nhân viên bị Lazada cho thôi việc. Làn sóng sa thải cũng lan sang nhiều thị trường khác như Singapore, Indonesia, Thái Lan hay Philippines. Trang tin trên không đề cập đến tình hình nhân sự tại Việt Nam, nhưng cho biết Lazada đang có kế hoạch đóng cửa trung tâm mua sắm LazMall. Trao đổi với Tri thức - Znews, đại diện truyền thông Lazada Việt Nam bác bỏ thông tin LazMall dừng hoạt động tại Việt Nam. Một thời “xưng vương” Hoạt động TMĐT manh nha tại thị trường Việt Nam từ khá sớm với những cái tên “vang bóng một thời” như vatgia, muaban hay 5giay. Dẫu vậy, phải đến khi Lazada bắt đầu đặt chân vào Việt Nam năm 2012, người dùng mới có thể tiếp cận hoạt động mua sắm trực tuyến một cách đầy đủ nhất với những dịch vụ còn lạ lẫm như thanh toán khi nhận hàng (COD), đổi trả hàng hóa. Việc trở thành sàn TMĐT ngoại đầu tiên tại Việt Nam giúp Lazada sở hữu nhiều lợi thế. Tới năm 2016, Lazada mới đụng độ đối thủ cùng ngành đầu tiên là Shopee. Thời điểm này, Lazada Việt Nam đã có trong tay 3.000 nhà cung cấp và đưa ra thị trường 500.000 sản phẩm thuộc các ngành hàng khác nhau. Giai đoạn 2016-2019, Lazada tập trung củng cố nguồn lực và mở rộng mạng lưới đối tác kinh doanh. Sàn cũng cho ra mắt nhiều mô hình mới hỗ trợ thương hiệu lẫn người bán, đơn cử như Học viện Lazada (năm 2016) hay LazMall (năm 2018). Trong thời gian này, vị trí của Lazada trên bản đồ TMĐT Việt Nam liên tục bị Shopee đe dọa. Thực tế, một năm trước khi LazMall xuất hiện, đối thủ của Lazada đã cho ra mắt ShopeeMall với mô hình mua sắm tương tự. Đối với Shopee, sàn này chứng kiến tốc độ phát triển nhanh chóng nhờ chịu chi cho các hoạt động khuyến mại, quảng cáo. Việc tập đoàn mẹ có trụ sở tại Singapore là Sea Limited niêm yết thành công trên sàn Nasdaq vào năm 2017 cũng giúp Shopee nhận về nguồn vốn khổng lồ phục vụ tham vọng chinh phục thị trường. Lazada cũng nhận được sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ Alibaba sau khi bị thâu tóm vào năm 2016. Song càng cạnh tranh, Lazada Việt Nam lại càng tỏ ra hụt hơi trước đối thủ. Lazada hụt hơi trước các đối thủ. Ảnh: Minh Khánh. Theo thống kê của iPrice, từ đầu năm 2019, lượng truy cập website của Lazada đã suy giảm đáng kể so với đối thủ. Điển hình như trong quý I/2019, Shopee nhận về 40,5 triệu lượt truy cập vào website mỗi tháng, cao hơn Lazada Việt Nam hơn 10 triệu lượt. Ngay cả trong thời kỳ Covid-19 hoành hành, Lazada cũng không thể tận dụng cơ hội để bứt phá bất chấp hoạt động mua sắm trực tuyến bùng nổ. Thay vào đó, lưu lượng truy cập website mỗi tháng trong suốt 2 năm dịch bệnh liên tục "giậm chân tại chỗ" và chỉ phát sinh trên dưới 20 triệu lượt/tháng. Quý I/2022, kỳ thống kê cuối cùng của iPrice, Shopee chứng kiến 84,5 triệu lượt truy cập/tháng, cao gấp 5 lần đối thủ cùng ngành. Khi đó, tổng lưu lượng truy cập của 3 sàn lớn là Lazada, Tiki, Sendo mới đạt 35,2 triệu lượt, chưa bằng một nửa của Shopee. Tuy nhiên, ngay cả những tay chơi có vai trò thống lĩnh thị trường như Shopee cũng từng phải cắt giảm nhân sự tại trụ sở Việt Nam khi ngành công nghệ gặp khó khăn từ sau đại dịch. Nhưng điều đáng nói, một số nguồn tin tiết lộ Lazada thậm chí còn tuyển dụng thêm nhân sự trong thời gian này. LƯỢNG TRUY CẬP WEBSITE CỦA LAZADA KHÔNG THỂ BỨT PHÁ TRONG ĐẠI DỊCH Nguồn: iPrice; Tổng hợp. NhãnQuý I/2020IIIIIIVQuý I/2021IIIIIIVQuý I/2022 Shopee Triệu lượt truy cập 43.252.562.768.663.77377.888.984.5 Lazada 19.818.520.220.81820.421.420.616.9 Lỗ lũy kế hàng trăm triệu USD Theo DealStreetAsia, tính tới năm 2021, pháp nhân của Lazada Việt Nam là Công ty TNHH Recess ghi nhận khoản lỗ lũy kế lên tới 373,4 triệu USD, trong khi Shopee lỗ lũy kế khoảng 320 triệu USD. Hai đối thủ nội địa là Tiki và Sendo có cùng mức lỗ lũy kế gần 200 triệu USD. PwC, đơn vị kiểm toán các con số từ Recess, cho biết khoản lỗ lũy kế của Lazada tính đến ngày 21/3/2021 đã vượt quá giá trị vốn chủ sở hữu (ở mức 7.600 tỷ đồng). Điều này dấy lên những nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của công ty. LAZADA LÀ SÀN TMĐT HIẾM HOI CÓ LÃI TRONG THỜI KỲ ĐẠI DỊCH Nguồn: DealStreetAsia. Nhãn Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Doanh thu triệu USD 0 98.1 145 256 Lợi nhuận -76.8 -76.8 7.3 -1.3 Tuy nhiên, PwC cũng nói thêm rằng với tư cách là chủ sở hữu cuối cùng của Recess, tập đoàn Alibaba đã cam kết hỗ trợ tài chính cho công ty để thanh toán các khoản nợ và tiếp tục hoạt động kinh doanh. Kể từ năm 2016 đến nay, Alibaba đã rót gần 7 tỷ USD vào Lazada, trong đó khoản đầu tư gần nhất trị giá 634 triệu USD được công bố vào tháng 12 năm ngoái. Về kết quả kinh doanh, doanh thu hàng năm tại Lazada giai đoạn 2020-2022 đều tăng trưởng đột biến. Điển hình như năm 2022, sàn TMĐT này thu về 256 triệu USD, tăng 76% so với con số 145 triệu USD của năm 2021. Đáng chú ý, Lazada là sàn TMĐT hiếm hoi phát sinh lợi nhuận trong giai đoạn này. Mức lãi 7,3 triệu USD được ghi nhận trong năm 2021. Dù năm 2022 kinh doanh không có lãi, khoản lỗ của sàn vẫn được thu hẹp đáng kể xuống còn 1,3 triệu USD. Dĩ nhiên, chiến lược "đốt tiền" không chỉ được Lazada áp dụng. Ngay cả với Shopee, khoản lỗ lũy kế tính đến hết năm 2021 cũng ở mức gần 7.500 tỷ đồng. Dù vậy, sau đợt cắt giảm nhân sự năm 2022, Shopee đã lần đầu báo lãi trong cùng năm với lợi nhuận 3.000 tỷ đồng. Doanh thu năm đó của ông lớn này tăng vọt lên 11.000 tỷ đồng, gần gấp đôi so với năm 2021. Những áp lực từ cả đối thủ mới Nhưng trên thực tế, Lazada đang có nhiều hơn một nỗi lo tại thị trường Việt Nam. Ngoài đối thủ lâu năm Shopee, sự nổi lên của hiện tượng TikTok Shop cũng đe dọa “miếng bánh” của Lazada. Số liệu từ nền tảng Metric cho thấy dù mới gia nhập Việt Nam từ tháng 4/2022, TikTok Shop đã chứng kiến 13 triệu sản phẩm được bán ra, doanh thu bán hàng đạt 1.698 tỷ đồng trong tháng 11/2022. Cùng giai đoạn này, Shopee thu về 8.761 tỷ đồng, Lazada thu 2.603 tỷ đồng, còn Tiki thu về 396 tỷ đồng. Như vậy, doanh thu trong một tháng của TikTok Shop đã tương đương 80% doanh thu của Lazada và gấp 4 lần Tiki. Đó là lần đầu tiên những số liệu liên quan đến TikTok Shop được Metric cập nhật. Trong lần cập nhật gần nhất vào quý III/2023, Metric cho biết doanh thu bán hàng trên TikTok Shop đã lên đến 10.122 tỷ đồng, cao hơn 15,4% so với Lazada. LAZADA BỊ TIKTOK SHOP QUA MẶT Nguồn: Metric; Tổng hợp Nhãn Shopee TikTok Shop Lazada Tiki Sendo Doanh thu bán hàng quý III/2023 tỷ đồng 43713 10122 8768 599 29 Trong khi đó, thống kê của YouNet ECI trong tháng 11/2023 (tháng diễn ra đợt sale 11/11) cũng chỉ ra rằng tổng giá trị giao dịch trên 4 sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam hiện nay gồm Shopee, Lazada, Tiki và TikTok Shop đã đạt 31.195 tỷ đồng. Trong đó, Shopee tiếp tục độc chiếm ngôi đầu thị phần doanh thu với 72,7%, tương đương 22.674 tỷ đồng. Theo sau là TikTok Shop với 17,2% thị phần và Lazada với 9% thị phần, tương đương giá trị giao dịch đạt lần lượt 5.375 tỷ đồng và 2.802 tỷ đồng. Shopee ghi nhận 201.230 gian hàng có doanh thu trong tháng, bỏ xa sàn đứng sau là Lazada với 98.192 gian hàng. TikTok Shop áp sát Lazada với 96.000 nhà bán phát sinh doanh thu. Lazada tự tin sắp có lãiSau khi được Alibaba bơm thêm 1,3 tỷ USD tính riêng trong năm nay, CEO Lazada James Dong cho rằng nền tảng TMĐT đang có lợi thế tốt trước các đối thủ. 18:14 28/9/2022 Sàn TMĐT quản hàng giả, hàng nhái theo kiểu 'thả gà ra bắt'Thay vì kiểm soát ngay từ khâu đầu vào, một số sàn TMĐT vẫn chọn đi sau người bán. Điều này khiến hoạt động hàng giả, hàng nhái trên không gian TMĐT vẫn còn bị động. 10:16 5/10/2022 Shopee Việt Nam thắt lưng buộc bụng, cắt bữa sáng của nhân viênTình trạng kinh doanh thua lỗ khiến Shopee phải tìm mọi cách để giảm thiểu chi phí. Đây cũng là phương châm hiện tại của ban lãnh đạo Sea Limited, công ty mẹ Shopee. 06:00 26/9/2022 Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.
Giá vàng miếng SJC ngược dòng thế giới
Giá vàng miếng tại SJC trong nước đang ghi nhận biến động trái chiều so với giá vàng thế giới trong phiên giao dịch sáng ngày 3/1.
Giá vàng miếng SJC vọt tăng 500.000 đồng/lượng trong phiên giao dịch sáng nay (3/1), trong khi giá vàng trên thế giới yếu đi. Ảnh: Duy Hiệu. Trong phiên giao dịch đang diễn ra trên thị trường thế giới, giá vàng giao ngay ghi nhận biến động quanh mức 2.062 USD/ounce, tương đương giảm 13 USD so với chiều qua. Theo giới phân tích, giá vàng thế giới suy yếu khi đồng USD tăng giá trở lại. Vào tuần trước, đồng USD đã chạm mức thấp nhất trong vòng 5 tháng qua. Tuy nhiên, đà giảm của kim loại quý này được hạn chế nhờ kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ sớm nới lỏng chính sách tiền tệ và lo ngại tình hình địa chính trị leo thang. Một diễn biến khác là dữ liệu kinh tế tháng 12/2023 của Trung Quốc cho thấy sự sụt giảm mạnh. Thông tin này khiến thị trường suy đoán nhu cầu tiêu thụ kim loại quý tại quốc gia được coi là nhà đầu tư vàng lớn nhất thế giới sẽ sụt giảm. Giá vàng thế giới đi xuống cũng tác động tới thị trường vàng trong nước vào sáng nay khi hàng loạt doanh nghiệp lớn là Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), Tập đoàn DOJI, Tập đoàn Phú Quý đều niêm yết giá vàng đi ngang. Ngược lại, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) và Mi Hồng vẫn tăng giá bán mặt hàng này. Cụ thể, SJC sáng nay tăng giá vàng miếng thêm 500.000 đồng ở cả hai chiều so với kết phiên hôm qua, lên mức 72,5 - 75,5 triệu đồng/lượng. Với mặt hàng vàng nhẫn 99,99 loại 1-5 chỉ, SJC điều chỉnh theo xu hướng của giá vàng thế giới khi giảm 100.000 đồng/lượng, hiện giao dịch quanh mức 62 - 63,05 triệu/lượng. PNJ, DOJI, Phú Quý đều giữ giá vàng miếng SJC đi ngang so với chốt phiên giao dịch hôm qua. PNJ hiện giao dịch ở mức 72,5 - 75,5 triệu/lượng; DOJI giao dịch ở mức 72 - 75 triệu/lượng; Phú Quý là 71 - 75,5 triệu/lượng. Bảo Tín Minh Châu điều chỉnh tăng 400.000 đồng chiều mua và giảm 50.000 đồng chiều bán, hiện giao dịch tại 71,5 - 74,9 triệu/lượng. Và Mi Hồng giữ nguyên giá ở chiều mua nhưng tăng 500.000 đồng ở giá bán lên mức 72 - 75,5 triệu đồng/lượng. Xu hướng đi ngang hoặc giảm giá được ghi nhận cho mặt hàng vàng nhẫn của các doanh nghiệp vàng này. Mức giảm dao động trong khoảng 150.000-200.000 đồng. Trong đó, mặt hàng vàng nhẫn 24K do PNJ chế tác giảm 150.000 đồng chiều mua và 200.000 đồng chiều bán, hiện ở mức 62 - 63 triệu đồng/lượng. Nhẫn tròn 9999 Hưng Thịnh Vượng của DOJI đi ngang, niêm yết tại 62,35 - 63,35 triệu/lượng. Nhẫn tròn trơn 99,9% của Phú Quý đi ngang, hiện có giá 62,5 - 63,7 triệu/lượng. Nhẫn tròn trơn của Bảo Tín Minh Châu giảm 180.000 đồng, giao dịch tại 62,58 - 63,78 triệu đồng/lượng. Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Cổ đông Novaland đồng ý phát hành 1,37 tỷ cổ phiếu để trả nợ và lươngGần 14.000 tỷ đồng dự kiến thu về sẽ được dùng để tái cơ cấu nợ, thanh toán các khoản nợ đến hạn của công ty và công ty con, đồng thời trả lương cho nhân viên. 06:00 3/1/2024 Giá vàng miếng SJC trở lại mốc 75 triệu đồng/lượngKhép lại phiên giao dịch đầu tuần, giá vàng miếng SJC đã lấy lại được mốc 75 triệu đồng/lượng, tăng 1,5 triệu đồng so với buổi sáng, nhưng vẫn còn cách đỉnh hơn 5 triệu đồng/lượng. 18:54 2/1/2024 TP.HCM hút gần 3 tỷ USD vốn FDI chỉ trong một thángNăm 2023, TP.HCM dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI khi đạt 5,85 tỷ USD. Đáng nói, số vốn FDI thành phố này thu hút được chỉ trong tháng 12 đã lên tới 2,77 tỷ USD. 18:00 2/1/2024
Giá vàng miếng SJC ngược dòng thế giới Giá vàng miếng tại SJC trong nước đang ghi nhận biến động trái chiều so với giá vàng thế giới trong phiên giao dịch sáng ngày 3/1. Giá vàng miếng SJC vọt tăng 500.000 đồng/lượng trong phiên giao dịch sáng nay (3/1), trong khi giá vàng trên thế giới yếu đi. Ảnh: Duy Hiệu. Trong phiên giao dịch đang diễn ra trên thị trường thế giới, giá vàng giao ngay ghi nhận biến động quanh mức 2.062 USD/ounce, tương đương giảm 13 USD so với chiều qua. Theo giới phân tích, giá vàng thế giới suy yếu khi đồng USD tăng giá trở lại. Vào tuần trước, đồng USD đã chạm mức thấp nhất trong vòng 5 tháng qua. Tuy nhiên, đà giảm của kim loại quý này được hạn chế nhờ kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ sớm nới lỏng chính sách tiền tệ và lo ngại tình hình địa chính trị leo thang. Một diễn biến khác là dữ liệu kinh tế tháng 12/2023 của Trung Quốc cho thấy sự sụt giảm mạnh. Thông tin này khiến thị trường suy đoán nhu cầu tiêu thụ kim loại quý tại quốc gia được coi là nhà đầu tư vàng lớn nhất thế giới sẽ sụt giảm. Giá vàng thế giới đi xuống cũng tác động tới thị trường vàng trong nước vào sáng nay khi hàng loạt doanh nghiệp lớn là Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), Tập đoàn DOJI, Tập đoàn Phú Quý đều niêm yết giá vàng đi ngang. Ngược lại, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) và Mi Hồng vẫn tăng giá bán mặt hàng này. Cụ thể, SJC sáng nay tăng giá vàng miếng thêm 500.000 đồng ở cả hai chiều so với kết phiên hôm qua, lên mức 72,5 - 75,5 triệu đồng/lượng. Với mặt hàng vàng nhẫn 99,99 loại 1-5 chỉ, SJC điều chỉnh theo xu hướng của giá vàng thế giới khi giảm 100.000 đồng/lượng, hiện giao dịch quanh mức 62 - 63,05 triệu/lượng. PNJ, DOJI, Phú Quý đều giữ giá vàng miếng SJC đi ngang so với chốt phiên giao dịch hôm qua. PNJ hiện giao dịch ở mức 72,5 - 75,5 triệu/lượng; DOJI giao dịch ở mức 72 - 75 triệu/lượng; Phú Quý là 71 - 75,5 triệu/lượng. Bảo Tín Minh Châu điều chỉnh tăng 400.000 đồng chiều mua và giảm 50.000 đồng chiều bán, hiện giao dịch tại 71,5 - 74,9 triệu/lượng. Và Mi Hồng giữ nguyên giá ở chiều mua nhưng tăng 500.000 đồng ở giá bán lên mức 72 - 75,5 triệu đồng/lượng. Xu hướng đi ngang hoặc giảm giá được ghi nhận cho mặt hàng vàng nhẫn của các doanh nghiệp vàng này. Mức giảm dao động trong khoảng 150.000-200.000 đồng. Trong đó, mặt hàng vàng nhẫn 24K do PNJ chế tác giảm 150.000 đồng chiều mua và 200.000 đồng chiều bán, hiện ở mức 62 - 63 triệu đồng/lượng. Nhẫn tròn 9999 Hưng Thịnh Vượng của DOJI đi ngang, niêm yết tại 62,35 - 63,35 triệu/lượng. Nhẫn tròn trơn 99,9% của Phú Quý đi ngang, hiện có giá 62,5 - 63,7 triệu/lượng. Nhẫn tròn trơn của Bảo Tín Minh Châu giảm 180.000 đồng, giao dịch tại 62,58 - 63,78 triệu đồng/lượng. Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Cổ đông Novaland đồng ý phát hành 1,37 tỷ cổ phiếu để trả nợ và lươngGần 14.000 tỷ đồng dự kiến thu về sẽ được dùng để tái cơ cấu nợ, thanh toán các khoản nợ đến hạn của công ty và công ty con, đồng thời trả lương cho nhân viên. 06:00 3/1/2024 Giá vàng miếng SJC trở lại mốc 75 triệu đồng/lượngKhép lại phiên giao dịch đầu tuần, giá vàng miếng SJC đã lấy lại được mốc 75 triệu đồng/lượng, tăng 1,5 triệu đồng so với buổi sáng, nhưng vẫn còn cách đỉnh hơn 5 triệu đồng/lượng. 18:54 2/1/2024 TP.HCM hút gần 3 tỷ USD vốn FDI chỉ trong một thángNăm 2023, TP.HCM dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI khi đạt 5,85 tỷ USD. Đáng nói, số vốn FDI thành phố này thu hút được chỉ trong tháng 12 đã lên tới 2,77 tỷ USD. 18:00 2/1/2024
Người mua vàng nhẫn lỗ 2 triệu đồng/lượng sau một tháng
Theo đà đứng yên của giá vàng thế giới, mặt hàng vàng miếng và vàng nhẫn 9999 đều ghi nhận xu hướng đi ngang hoặc biến động trái chiều rất nhẹ trong phiên giao dịch cuối tuần.
Sau chuỗi giảm liên tiếp kéo dài từ đầu tháng trước, đến nay giá vàng nhẫn trong nước đã sụt giảm mạnh cả triệu đồng. Ảnh: T.L. Đêm qua, giá vàng giao ngay trên thị trường thế giới có lúc lên tới 1.970 USD/ounce rồi liên tục chạy ngang. Hiện giá vàng giao ngay sáng nay (10/6) đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần tại mức 1.960 USD/ounce. Quy đổi ra tiền Việt chưa bao gồm thuế và phí, giá vàng thế giới tương đương 55,91 triệu đồng/lượng. Diễn biến đi ngang của giá vàng thế giới đến từ việc lãi suất trái phiếu Mỹ tăng, giúp kéo đồng USD hồi phục, hạn chế đà tăng của kim loại quý. Giới phân tích cũng dự báo Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể không tăng lãi suất vào tháng 6 này nhưng khả năng cao sẽ tiếp tục “diều hâu" trong vấn đề lãi suất vào tháng 7 tới. Bối cảnh đó sẽ giúp đồng USD tăng giá rất mạnh, tạo sức ép lên giá vàng. Chính vì thế, thời điểm này, giới đầu cơ vẫn nghe ngóng tín hiệu thị trường, chưa mạnh tay mua bán. Sự đứng yên của thị trường vàng thế giới cũng đã tác động tới thị trường vàng trong nước. Theo đó, trong phiên giao dịch sáng nay, cả mặt hàng vàng miếng và vàng nhẫn 9999 đều ghi nhận xu hướng đi ngang hoặc tăng - giảm trái chiều rất nhẹ. Cụ thể, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) hiện niêm yết giá mua vào đối với vàng miếng ở mức 66,55 triệu đồng/lượng và giá bán ra ở 67,17 triệu đồng/lượng. So với phiên liền trước, giá giao dịch mặt hàng này đã tăng 50.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua và bán. Cũng tại SJC, các mặt hàng vàng nhẫn 99,99% loại 1-5 chỉ hiện được niêm yết ở mức 55,55 - 56,5 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giảm 50.000 đồng so với phiên liền trước. Vàng nhẫn 99,99% loại nửa chỉ của thương hiệu vàng quốc gia cũng ghi nhận mức giảm tương ứng, hiện ở 55,55 - 56,6 triệu đồng/lượng. Đáng chú ý, so với một tháng trước (11/5), giá bán mỗi lượng vàng nhẫn tại SJC đã giảm tới 950.000 đồng. Diễn biến này khiến người mua vàng nhẫn SJC một tháng trước đến nay đã phải chịu khoản lỗ gần 1,9 triệu đồng/lượng. Đi ngược với giá tăng tại SJC, giá vàng miếng tại các thương hiệu lớn như Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI hay Công ty Bảo Tín Minh Châu... cùng ghi nhận xu hướng đi ngang, hiện giao dịch quanh mức 66,5 - 67,05 triệu đồng/lượng. Trong đó, PNJ hiện chấp nhận mua vào vàng miếng ở mức 66,5 triệu đồng/lượng và bán ra ở 67,1 triệu đồng/lượng. Cũng tại doanh nghiệp này, giá mua - bán vàng nhẫn 24K hiện neo tại vùng 55,6 - 56,6 triệu đồng/lượng. Tương tự SJC, giá vàng nhẫn tại PNJ cũng đã giảm hơn 1 triệu đồng/lượng so với 1 tháng trước. Người mua vàng nhẫn tại đây phải chịu khoản lỗ hơn 2 triệu đồng/lượng sau một tháng. Tập đoàn DOJI hiện niêm yết giá vàng miếng tại vùng 66,45 - 67,05 triệu đồng/lượng. Giá vàng nhẫn tại doanh nghiệp này giao dịch ở 55,25 - 56,35 triệu đồng/lượng, giảm 50.000 đồng chiều mua và tăng 50.000 đồng chiều bán. Bảo Tín Minh Châu hiện neo giá vàng miếng tại vùng 66,5 - 67,04 triệu đồng/lượng và niêm yết giá vàng Rồng Thăng Long ở 55,52 - 56,37 triệu đồng/lượng, tăng 40.000 đồng. Tại TP.HCM, các cửa hàng vàng Mi Hồng hiện phổ biến chấp nhận giao dịch vàng miếng với giá 66,55 - 66,95 triệu đồng/lượng và vàng nhẫn 999 là 55,5 - 56 triệu đồng, đều đi ngang so với cuối ngày hôm qua. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Tăng trưởng xuất khẩu online của Việt Nam cao hàng đầu hệ thống AmazonViệt Nam là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng bán hàng xuyên biên giới qua Amazon cao hàng đầu nhờ số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu ngày càng nhiều. 09:07 10/6/2023 Tiền gửi vẫn chảy mạnh vào ngân hàngChỉ trong 3 tháng đầu năm, kênh gửi tiền của ngân hàng đã hút hơn 11,9 triệu tỷ đồng, trong đó riêng số tiền do người dân gửi vào lên đến 6,28 triệu tỷ đồng. 08:55 10/6/2023
Người mua vàng nhẫn lỗ 2 triệu đồng/lượng sau một tháng Theo đà đứng yên của giá vàng thế giới, mặt hàng vàng miếng và vàng nhẫn 9999 đều ghi nhận xu hướng đi ngang hoặc biến động trái chiều rất nhẹ trong phiên giao dịch cuối tuần. Sau chuỗi giảm liên tiếp kéo dài từ đầu tháng trước, đến nay giá vàng nhẫn trong nước đã sụt giảm mạnh cả triệu đồng. Ảnh: T.L. Đêm qua, giá vàng giao ngay trên thị trường thế giới có lúc lên tới 1.970 USD/ounce rồi liên tục chạy ngang. Hiện giá vàng giao ngay sáng nay (10/6) đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần tại mức 1.960 USD/ounce. Quy đổi ra tiền Việt chưa bao gồm thuế và phí, giá vàng thế giới tương đương 55,91 triệu đồng/lượng. Diễn biến đi ngang của giá vàng thế giới đến từ việc lãi suất trái phiếu Mỹ tăng, giúp kéo đồng USD hồi phục, hạn chế đà tăng của kim loại quý. Giới phân tích cũng dự báo Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể không tăng lãi suất vào tháng 6 này nhưng khả năng cao sẽ tiếp tục “diều hâu" trong vấn đề lãi suất vào tháng 7 tới. Bối cảnh đó sẽ giúp đồng USD tăng giá rất mạnh, tạo sức ép lên giá vàng. Chính vì thế, thời điểm này, giới đầu cơ vẫn nghe ngóng tín hiệu thị trường, chưa mạnh tay mua bán. Sự đứng yên của thị trường vàng thế giới cũng đã tác động tới thị trường vàng trong nước. Theo đó, trong phiên giao dịch sáng nay, cả mặt hàng vàng miếng và vàng nhẫn 9999 đều ghi nhận xu hướng đi ngang hoặc tăng - giảm trái chiều rất nhẹ. Cụ thể, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) hiện niêm yết giá mua vào đối với vàng miếng ở mức 66,55 triệu đồng/lượng và giá bán ra ở 67,17 triệu đồng/lượng. So với phiên liền trước, giá giao dịch mặt hàng này đã tăng 50.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua và bán. Cũng tại SJC, các mặt hàng vàng nhẫn 99,99% loại 1-5 chỉ hiện được niêm yết ở mức 55,55 - 56,5 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giảm 50.000 đồng so với phiên liền trước. Vàng nhẫn 99,99% loại nửa chỉ của thương hiệu vàng quốc gia cũng ghi nhận mức giảm tương ứng, hiện ở 55,55 - 56,6 triệu đồng/lượng. Đáng chú ý, so với một tháng trước (11/5), giá bán mỗi lượng vàng nhẫn tại SJC đã giảm tới 950.000 đồng. Diễn biến này khiến người mua vàng nhẫn SJC một tháng trước đến nay đã phải chịu khoản lỗ gần 1,9 triệu đồng/lượng. Đi ngược với giá tăng tại SJC, giá vàng miếng tại các thương hiệu lớn như Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI hay Công ty Bảo Tín Minh Châu... cùng ghi nhận xu hướng đi ngang, hiện giao dịch quanh mức 66,5 - 67,05 triệu đồng/lượng. Trong đó, PNJ hiện chấp nhận mua vào vàng miếng ở mức 66,5 triệu đồng/lượng và bán ra ở 67,1 triệu đồng/lượng. Cũng tại doanh nghiệp này, giá mua - bán vàng nhẫn 24K hiện neo tại vùng 55,6 - 56,6 triệu đồng/lượng. Tương tự SJC, giá vàng nhẫn tại PNJ cũng đã giảm hơn 1 triệu đồng/lượng so với 1 tháng trước. Người mua vàng nhẫn tại đây phải chịu khoản lỗ hơn 2 triệu đồng/lượng sau một tháng. Tập đoàn DOJI hiện niêm yết giá vàng miếng tại vùng 66,45 - 67,05 triệu đồng/lượng. Giá vàng nhẫn tại doanh nghiệp này giao dịch ở 55,25 - 56,35 triệu đồng/lượng, giảm 50.000 đồng chiều mua và tăng 50.000 đồng chiều bán. Bảo Tín Minh Châu hiện neo giá vàng miếng tại vùng 66,5 - 67,04 triệu đồng/lượng và niêm yết giá vàng Rồng Thăng Long ở 55,52 - 56,37 triệu đồng/lượng, tăng 40.000 đồng. Tại TP.HCM, các cửa hàng vàng Mi Hồng hiện phổ biến chấp nhận giao dịch vàng miếng với giá 66,55 - 66,95 triệu đồng/lượng và vàng nhẫn 999 là 55,5 - 56 triệu đồng, đều đi ngang so với cuối ngày hôm qua. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Tăng trưởng xuất khẩu online của Việt Nam cao hàng đầu hệ thống AmazonViệt Nam là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng bán hàng xuyên biên giới qua Amazon cao hàng đầu nhờ số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu ngày càng nhiều. 09:07 10/6/2023 Tiền gửi vẫn chảy mạnh vào ngân hàngChỉ trong 3 tháng đầu năm, kênh gửi tiền của ngân hàng đã hút hơn 11,9 triệu tỷ đồng, trong đó riêng số tiền do người dân gửi vào lên đến 6,28 triệu tỷ đồng. 08:55 10/6/2023
Gửi tiết kiệm kỳ hạn dài ở đâu lãi cao nhất
Với các kỳ hạn gửi dài 24, 36 thậm chí 60 tháng, người gửi tiền hiện chỉ nhận được mức lãi suất cao nhất là 8,6%/năm, giảm mạnh so với mức lãi hai con số hồi đầu năm.
Khách hàng cá nhân có nhu cầu gửi tiền kỳ hạn dài 2-3 năm hiện chỉ được nhận mức lãi suất tối đa 8,6%/năm. Ảnh: Hoàng Hà. Chỉ trong vòng một tuần gần đây, các ngân hàng đã đồng loạt hạ lãi suất huy động tại nhiều kỳ hạn, trong đó có cả mức lãi suất cho kỳ hạn dài 24, 36 hay thậm chí 60 tháng. Các đợt điều chỉnh này cũng đã đưa mặt bằng lãi suất huy động kỳ hạn dài từ mức hai con số hồi đầu năm xuống 9,5%/năm hồi tháng 3 và đến nay là xuống dưới 9%/năm. Tại kỳ hạn gửi tiền lên tới 3-4 năm này, GPBank hiện là ngân hàng chịu chi trả mức lãi suất cao nhất ở 8,6%/năm, áp dụng cho kỳ hạn từ 13 tháng trở lên trên kênh online. Nếu gửi tại quầy, khách hàng sẽ nhận được mức lãi suất 8,1%/năm. Với mức lãi suất này, nếu khách hàng gửi 1 tỷ đồng vào GPBank với kỳ hạn 3 năm, số tiền lãi nhận về sau khi tất toán hợp đồng tiền gửi sẽ là hơn 280 triệu đồng. Sau GPBank, người gửi tiền có thể được hưởng mức lãi suất 8,5%/năm với các khoản tiền gửi dài hạn nếu gửi tại ngân hàng ABBank và BVBank (tên cũ là Vietcapital Bank). Cả hai nhà băng này hiện cùng chi trả mức lãi suất 8,5%/năm với các khoản tiền gửi của khách hàng cá nhân kỳ hạn 18-60 tháng. Tuy nhiên, BVBank chỉ áp dụng mức lãi suất tối đa 8,5%/năm cho các khoản tiền gửi tại quầy kỳ hạn 36-60 tháng. Ở kỳ hạn 15-24 tháng, mức lãi suất mà ngân hàng này đưa ra dao động trong khoảng 8-8,2%/năm. Đối với tiền gửi online, kỳ hạn gửi tối đa khách hàng có thể chọn là 24 tháng và có lãi suất 8,4%/năm. Cũng tại kỳ hạn gửi nhiều năm này, Saigonbank hiện áp dụng mức lãi suất 8,4%/năm cho kỳ hạn 13 tháng. Các kỳ hạn dài hơn 13 tháng, mức lãi suất ngân hàng này áp dụng quay trở về mốc 7,4%/năm, đối với cả hình thức gửi tại quầy và online. Tương tự, Baoviet Bank cũng chỉ áp dụng mức lãi suất 8,3%/năm cho kỳ hạn tiền gửi 13 tháng. Nếu khách hàng chọn gửi tại các mốc kỳ hạn dài hơn, lãi suất chỉ dao động trong khoảng 7,7-7,9%/năm. OCB hiện cũng là ngân hàng đưa ra mức lãi suất tiền gửi kỳ hạn 13-15 tháng, cao hơn các kỳ hạn 24-36 tháng. Cụ thể, nhà băng này hiện chấp nhận chi trả mức lãi suất 8,1%/năm với tất cả khoản tiền gửi online của khách hàng cá nhân với kỳ hạn 9-15 tháng. Tuy nhiên, nếu chọn gửi dài hơn (18-36 tháng), mức lãi suất sẽ giảm về 7,9%/năm. Trên kênh quầy, OCB chấp nhận chi trả mức lãi suất 7,9%/năm đồng bộ cho tất cả khoản tiền gửi kỳ hạn 12-36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ. Đáng chú ý, biểu lãi suất kỳ hạn dài kể trên của OCB đã giảm tới 1,4 điểm % so với đầu năm nay. Theo đó, hồi tháng 1, lãi suất tiền gửi kỳ hạn dài 18-36 tháng của ngân hàng này vẫn lên tới 9,3%/năm. Ngoài OCB, hiện trên thị trường còn khoảng 4 ngân hàng niêm yết lãi suất tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng ở mức 8,1%/năm (chủ yếu áp dụng cho kênh online) là Oceanbank, VIB, HDBank, BacABank. Nếu gửi tại quầy, lãi suất huy động tại các ngân hàng này sẽ giảm khoảng 0,2-0,6 điểm %. Ở dải lãi suất trên dưới 8%/năm, khách hàng cá nhân có thể lựa chọn các ngân hàng thương mại như NCB, SHB, NamABank, VietABank cùng trả 8%/năm; LPBank, VietBank trả 7,9%/năm; Sacombank, VPBank, PVcomBank trả 7,8%/năm... Hiện MSB và Techcombank là 2 ngân hàng chi trả mức lãi suất tiền gửi kỳ hạn dài dưới vùng 7,5%/năm. Trong đó, MSB chỉ đưa ra mức lãi suất 7,4%/năm cho tiền gửi kỳ hạn 13-36 tháng khi gửi online và 7%/năm nếu gửi tại quầy. Tương tự các kỳ hạn gửi tiết kiệm khác, ở kỳ hạn gửi dài 3-4 năm, 4 ngân hàng quốc doanh (Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank) tiếp tục là nhóm niêm yết biểu lãi suất thấp nhất, phổ biến dao động quanh mức 6,8%/năm với kênh quầy và 6,9%/năm với kênh online. Tuy vậy, đây cũng là số ít ngân hàng niêm yết mức lãi suất tiền gửi cố định cho các kỳ hạn dài lên tới 5 năm (tương ứng 60 tháng). Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Gửi tiền ngân hàng nào lãi nhất hiện nayLãi suất tiền gửi ngân hàng hiện đã giảm mạnh so với cuối năm 2022 và đầu năm nay, vùng 8,5-8,6%/năm là mức lãi suất cao nhất các ngân hàng chi trả với tiền gửi kỳ hạn dài. 16:06 30/5/2023 Niềm tin của Phố Wall đã bốc hơi thế nàoPhố Wall từng tin chắc rằng Fed sẽ dừng tăng lãi suất sau cuộc họp tháng 5. Nhưng các dữ liệu kinh tế mới nhất không đứng về phía cơ quan này. 05:00 30/5/2023
Gửi tiết kiệm kỳ hạn dài ở đâu lãi cao nhất Với các kỳ hạn gửi dài 24, 36 thậm chí 60 tháng, người gửi tiền hiện chỉ nhận được mức lãi suất cao nhất là 8,6%/năm, giảm mạnh so với mức lãi hai con số hồi đầu năm. Khách hàng cá nhân có nhu cầu gửi tiền kỳ hạn dài 2-3 năm hiện chỉ được nhận mức lãi suất tối đa 8,6%/năm. Ảnh: Hoàng Hà. Chỉ trong vòng một tuần gần đây, các ngân hàng đã đồng loạt hạ lãi suất huy động tại nhiều kỳ hạn, trong đó có cả mức lãi suất cho kỳ hạn dài 24, 36 hay thậm chí 60 tháng. Các đợt điều chỉnh này cũng đã đưa mặt bằng lãi suất huy động kỳ hạn dài từ mức hai con số hồi đầu năm xuống 9,5%/năm hồi tháng 3 và đến nay là xuống dưới 9%/năm. Tại kỳ hạn gửi tiền lên tới 3-4 năm này, GPBank hiện là ngân hàng chịu chi trả mức lãi suất cao nhất ở 8,6%/năm, áp dụng cho kỳ hạn từ 13 tháng trở lên trên kênh online. Nếu gửi tại quầy, khách hàng sẽ nhận được mức lãi suất 8,1%/năm. Với mức lãi suất này, nếu khách hàng gửi 1 tỷ đồng vào GPBank với kỳ hạn 3 năm, số tiền lãi nhận về sau khi tất toán hợp đồng tiền gửi sẽ là hơn 280 triệu đồng. Sau GPBank, người gửi tiền có thể được hưởng mức lãi suất 8,5%/năm với các khoản tiền gửi dài hạn nếu gửi tại ngân hàng ABBank và BVBank (tên cũ là Vietcapital Bank). Cả hai nhà băng này hiện cùng chi trả mức lãi suất 8,5%/năm với các khoản tiền gửi của khách hàng cá nhân kỳ hạn 18-60 tháng. Tuy nhiên, BVBank chỉ áp dụng mức lãi suất tối đa 8,5%/năm cho các khoản tiền gửi tại quầy kỳ hạn 36-60 tháng. Ở kỳ hạn 15-24 tháng, mức lãi suất mà ngân hàng này đưa ra dao động trong khoảng 8-8,2%/năm. Đối với tiền gửi online, kỳ hạn gửi tối đa khách hàng có thể chọn là 24 tháng và có lãi suất 8,4%/năm. Cũng tại kỳ hạn gửi nhiều năm này, Saigonbank hiện áp dụng mức lãi suất 8,4%/năm cho kỳ hạn 13 tháng. Các kỳ hạn dài hơn 13 tháng, mức lãi suất ngân hàng này áp dụng quay trở về mốc 7,4%/năm, đối với cả hình thức gửi tại quầy và online. Tương tự, Baoviet Bank cũng chỉ áp dụng mức lãi suất 8,3%/năm cho kỳ hạn tiền gửi 13 tháng. Nếu khách hàng chọn gửi tại các mốc kỳ hạn dài hơn, lãi suất chỉ dao động trong khoảng 7,7-7,9%/năm. OCB hiện cũng là ngân hàng đưa ra mức lãi suất tiền gửi kỳ hạn 13-15 tháng, cao hơn các kỳ hạn 24-36 tháng. Cụ thể, nhà băng này hiện chấp nhận chi trả mức lãi suất 8,1%/năm với tất cả khoản tiền gửi online của khách hàng cá nhân với kỳ hạn 9-15 tháng. Tuy nhiên, nếu chọn gửi dài hơn (18-36 tháng), mức lãi suất sẽ giảm về 7,9%/năm. Trên kênh quầy, OCB chấp nhận chi trả mức lãi suất 7,9%/năm đồng bộ cho tất cả khoản tiền gửi kỳ hạn 12-36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ. Đáng chú ý, biểu lãi suất kỳ hạn dài kể trên của OCB đã giảm tới 1,4 điểm % so với đầu năm nay. Theo đó, hồi tháng 1, lãi suất tiền gửi kỳ hạn dài 18-36 tháng của ngân hàng này vẫn lên tới 9,3%/năm. Ngoài OCB, hiện trên thị trường còn khoảng 4 ngân hàng niêm yết lãi suất tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng ở mức 8,1%/năm (chủ yếu áp dụng cho kênh online) là Oceanbank, VIB, HDBank, BacABank. Nếu gửi tại quầy, lãi suất huy động tại các ngân hàng này sẽ giảm khoảng 0,2-0,6 điểm %. Ở dải lãi suất trên dưới 8%/năm, khách hàng cá nhân có thể lựa chọn các ngân hàng thương mại như NCB, SHB, NamABank, VietABank cùng trả 8%/năm; LPBank, VietBank trả 7,9%/năm; Sacombank, VPBank, PVcomBank trả 7,8%/năm... Hiện MSB và Techcombank là 2 ngân hàng chi trả mức lãi suất tiền gửi kỳ hạn dài dưới vùng 7,5%/năm. Trong đó, MSB chỉ đưa ra mức lãi suất 7,4%/năm cho tiền gửi kỳ hạn 13-36 tháng khi gửi online và 7%/năm nếu gửi tại quầy. Tương tự các kỳ hạn gửi tiết kiệm khác, ở kỳ hạn gửi dài 3-4 năm, 4 ngân hàng quốc doanh (Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank) tiếp tục là nhóm niêm yết biểu lãi suất thấp nhất, phổ biến dao động quanh mức 6,8%/năm với kênh quầy và 6,9%/năm với kênh online. Tuy vậy, đây cũng là số ít ngân hàng niêm yết mức lãi suất tiền gửi cố định cho các kỳ hạn dài lên tới 5 năm (tương ứng 60 tháng). Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Gửi tiền ngân hàng nào lãi nhất hiện nayLãi suất tiền gửi ngân hàng hiện đã giảm mạnh so với cuối năm 2022 và đầu năm nay, vùng 8,5-8,6%/năm là mức lãi suất cao nhất các ngân hàng chi trả với tiền gửi kỳ hạn dài. 16:06 30/5/2023 Niềm tin của Phố Wall đã bốc hơi thế nàoPhố Wall từng tin chắc rằng Fed sẽ dừng tăng lãi suất sau cuộc họp tháng 5. Nhưng các dữ liệu kinh tế mới nhất không đứng về phía cơ quan này. 05:00 30/5/2023
Tỷ phú giàu nhất thế giới mất hơn 11 tỷ USD trong một ngày
Tỷ phú giàu nhất thế giới đã mất 11,2 tỷ USD chỉ trong một ngày do những lo ngại về suy thoái tại Mỹ.
Tỷ phú Bernard Arnault - người đứng sau đế chế đồ hiệu LVMH. Ảnh: Bloomberg. Theo Bloomberg, tài sản của tỷ phú Bernard Arnault - người đứng sau đế chế đồ hiệu LVMH - đã phình to trong năm nay nhờ giá cổ phiếu tăng vọt. Đó là xu hướng chung của các cổ phiếu hàng xa xỉ kể từ đầu năm. Nhưng trong phiên giao dịch ngày 23/5, cổ phiếu của LVMH đã bay hơi 5% giá trị. Đây là mức giảm cao nhất kể từ đầu năm đến nay. Trên toàn ngành, đà giảm thổi bay 30 tỷ USD giá trị vốn hóa thị trường của các công ty hàng xa xỉ ở châu Âu. Giá cổ phiếu giảm mạnh Theo Bloomberg Billionaires Index, dù đã sụt giảm, tài sản của tỷ phú người Pháp vẫn ở mức 191,6 tỷ USD. Trong năm nay, ông bỏ túi tổng cộng 29,5 tỷ USD. Nhưng với đà giảm của cổ phiếu, chênh lệch tài sản giữa ông Arnault và tỷ phú Elon Musk - CEO hãng xe điện Tesla, người giàu thứ 2 thế giới - đã được thu hẹp xuống còn 11,4 tỷ USD. Cổ phiếu LVMH quay đầu giảm sau một đợt tăng trưởng kéo dài trong năm nay. Kể từ đầu năm đến nay, mã này vẫn tăng 23%. Trong khi đó, MSCI Europe Textiles Apparel & Luxury Goods Index (tạm dịch: chỉ số MSCI châu Âu về hàng dệt may và xa xỉ) ghi nhận mức tăng 27%. Triển vọng kinh tế ảm đạm của Mỹ đã làm dấy lên lo ngại về sự sụt giảm trong nhu cầu đối với các hàng hóa xa xỉ ở châu Âu. Theo ông Edouard Aubin - chuyên gia phân tích tại ngân hàng đầu tư Morgan Stanley, trong một hội nghị về hàng xa xỉ do nhà băng này tổ chức ở Paris, mọi người đã cảnh báo về sự suy yếu trong các hoạt động kinh tế tại Mỹ. Còn theo các nhà phân tích Matt Garland và Adam Cochrane của Deutsche Bank, giới đầu tư sẽ thận trọng hơn đối với nhóm cổ phiếu hàng xa xỉ ở châu Âu. Nguyên nhân là mối lo ngại về tốc độ tăng trưởng tại Mỹ chậm lại. Để kìm hãm lạm phát, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất điều hành 10 lần liên tiếp nhằm hạ nhiệt tăng trưởng kinh tế và việc làm. Chi phí đi vay cao hơn là lực cản đối với các hoạt động kinh tế và chi tiêu tiêu dùng. Khối tài sản gần 200 tỷ USD Trên thực tế, LVMH vẫn tăng trưởng tốt trong thời kỳ suy thoái. Khi triển vọng kinh tế xấu đi, lãi suất và lạm phát tăng cao trên toàn cầu, các startup công nghệ lao đao, nhưng nhu cầu đối với những mặt hàng xa xỉ vẫn ổn định. LVMH là tập đoàn mẹ của 75 công ty lớn, bao gồm các nhãn hiệu thời trang xa xỉ Louis Vuitton, Christian Dior, Bulgari và Fendi, hãng rượu Veuve Clicquot, đồng hồ Hublot và TAG Heuer. Hồ sơ chỉ ra gia đình ông Arnault kiểm soát 48% cổ phần LVMH. Ông Arnault sinh năm 1949 tại thị trấn Roubaix thuộc miền Bắc nước Pháp. Ông từng theo học ngành kỹ thuật tại Đại học Ecole Polytechnique trước khi về làm việc tại công ty xây dựng gia đình. Biến động tài sản của ông Arnault trong vòng một năm qua. Ảnh: Bloomberg Billionaires Index. Năm 27 tuổi, ông thuyết phục cha bán mảng xây dựng của công ty để tập trung kinh doanh bất động sản. Năm 1984, ông mua Boussac Saint-Freres, một công ty dệt may sở hữu cổ phần tại nhà mốt cao cấp Christian Dior và trung tâm mua sắm Le Bon Marche. Boussac có quy mô lớn gấp 20 lần doanh nghiệp gia đình ông. Ông Arnault bỏ 15 triệu USD tiền túi và huy động thêm 80 triệu USD để mua Boussac, sau đó bán phần lớn tài sản công ty, chỉ giữ lại Christian Dior và Le Bon Marche. Năm 1987, nhà mốt Louis Vuitton sáp nhập với Moët Hennessy, trở thành LVMH. Ông Arnault là người hòa giải mối hiềm khích giữa CEO Alain Chevalier của Moët Hennessy và Chủ tịch Louis Vuitton Henri Racamier. Trong năm 1988 và 1989, ông Arnault chi 1,1 tỷ USD để thâu tóm 43,5% cổ phần LVMH. Tháng 1/1989, ông được bầu làm Chủ tịch Tập đoàn sau hàng loạt tranh chấp và kiện tụng. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Bộ trưởng Tài chính Mỹ: 'Mỹ khó trụ đến giữa tháng 6'Bộ trưởng Tài chính Mỹ tiếp tục kêu gọi Nhà Trắng và đảng Cộng hòa nhanh chóng đạt được thỏa thuận về trần nợ công. Nếu không, nước này khó trụ tới giữa tháng 6. 06:14 22/5/2023 Nếu Mỹ không kịp nới trần nợNếu Mỹ vỡ nợ, Bộ Tài chính đã có một số ưu tiên thanh toán nhất định. Chẳng hạn, cơ quan này sẽ không trả phúc lợi xã hội, trợ cấp cho cựu chiến binh và tiền lương viên chức. 05:00 19/5/2023
Tỷ phú giàu nhất thế giới mất hơn 11 tỷ USD trong một ngày Tỷ phú giàu nhất thế giới đã mất 11,2 tỷ USD chỉ trong một ngày do những lo ngại về suy thoái tại Mỹ. Tỷ phú Bernard Arnault - người đứng sau đế chế đồ hiệu LVMH. Ảnh: Bloomberg. Theo Bloomberg, tài sản của tỷ phú Bernard Arnault - người đứng sau đế chế đồ hiệu LVMH - đã phình to trong năm nay nhờ giá cổ phiếu tăng vọt. Đó là xu hướng chung của các cổ phiếu hàng xa xỉ kể từ đầu năm. Nhưng trong phiên giao dịch ngày 23/5, cổ phiếu của LVMH đã bay hơi 5% giá trị. Đây là mức giảm cao nhất kể từ đầu năm đến nay. Trên toàn ngành, đà giảm thổi bay 30 tỷ USD giá trị vốn hóa thị trường của các công ty hàng xa xỉ ở châu Âu. Giá cổ phiếu giảm mạnh Theo Bloomberg Billionaires Index, dù đã sụt giảm, tài sản của tỷ phú người Pháp vẫn ở mức 191,6 tỷ USD. Trong năm nay, ông bỏ túi tổng cộng 29,5 tỷ USD. Nhưng với đà giảm của cổ phiếu, chênh lệch tài sản giữa ông Arnault và tỷ phú Elon Musk - CEO hãng xe điện Tesla, người giàu thứ 2 thế giới - đã được thu hẹp xuống còn 11,4 tỷ USD. Cổ phiếu LVMH quay đầu giảm sau một đợt tăng trưởng kéo dài trong năm nay. Kể từ đầu năm đến nay, mã này vẫn tăng 23%. Trong khi đó, MSCI Europe Textiles Apparel & Luxury Goods Index (tạm dịch: chỉ số MSCI châu Âu về hàng dệt may và xa xỉ) ghi nhận mức tăng 27%. Triển vọng kinh tế ảm đạm của Mỹ đã làm dấy lên lo ngại về sự sụt giảm trong nhu cầu đối với các hàng hóa xa xỉ ở châu Âu. Theo ông Edouard Aubin - chuyên gia phân tích tại ngân hàng đầu tư Morgan Stanley, trong một hội nghị về hàng xa xỉ do nhà băng này tổ chức ở Paris, mọi người đã cảnh báo về sự suy yếu trong các hoạt động kinh tế tại Mỹ. Còn theo các nhà phân tích Matt Garland và Adam Cochrane của Deutsche Bank, giới đầu tư sẽ thận trọng hơn đối với nhóm cổ phiếu hàng xa xỉ ở châu Âu. Nguyên nhân là mối lo ngại về tốc độ tăng trưởng tại Mỹ chậm lại. Để kìm hãm lạm phát, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất điều hành 10 lần liên tiếp nhằm hạ nhiệt tăng trưởng kinh tế và việc làm. Chi phí đi vay cao hơn là lực cản đối với các hoạt động kinh tế và chi tiêu tiêu dùng. Khối tài sản gần 200 tỷ USD Trên thực tế, LVMH vẫn tăng trưởng tốt trong thời kỳ suy thoái. Khi triển vọng kinh tế xấu đi, lãi suất và lạm phát tăng cao trên toàn cầu, các startup công nghệ lao đao, nhưng nhu cầu đối với những mặt hàng xa xỉ vẫn ổn định. LVMH là tập đoàn mẹ của 75 công ty lớn, bao gồm các nhãn hiệu thời trang xa xỉ Louis Vuitton, Christian Dior, Bulgari và Fendi, hãng rượu Veuve Clicquot, đồng hồ Hublot và TAG Heuer. Hồ sơ chỉ ra gia đình ông Arnault kiểm soát 48% cổ phần LVMH. Ông Arnault sinh năm 1949 tại thị trấn Roubaix thuộc miền Bắc nước Pháp. Ông từng theo học ngành kỹ thuật tại Đại học Ecole Polytechnique trước khi về làm việc tại công ty xây dựng gia đình. Biến động tài sản của ông Arnault trong vòng một năm qua. Ảnh: Bloomberg Billionaires Index. Năm 27 tuổi, ông thuyết phục cha bán mảng xây dựng của công ty để tập trung kinh doanh bất động sản. Năm 1984, ông mua Boussac Saint-Freres, một công ty dệt may sở hữu cổ phần tại nhà mốt cao cấp Christian Dior và trung tâm mua sắm Le Bon Marche. Boussac có quy mô lớn gấp 20 lần doanh nghiệp gia đình ông. Ông Arnault bỏ 15 triệu USD tiền túi và huy động thêm 80 triệu USD để mua Boussac, sau đó bán phần lớn tài sản công ty, chỉ giữ lại Christian Dior và Le Bon Marche. Năm 1987, nhà mốt Louis Vuitton sáp nhập với Moët Hennessy, trở thành LVMH. Ông Arnault là người hòa giải mối hiềm khích giữa CEO Alain Chevalier của Moët Hennessy và Chủ tịch Louis Vuitton Henri Racamier. Trong năm 1988 và 1989, ông Arnault chi 1,1 tỷ USD để thâu tóm 43,5% cổ phần LVMH. Tháng 1/1989, ông được bầu làm Chủ tịch Tập đoàn sau hàng loạt tranh chấp và kiện tụng. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Bộ trưởng Tài chính Mỹ: 'Mỹ khó trụ đến giữa tháng 6'Bộ trưởng Tài chính Mỹ tiếp tục kêu gọi Nhà Trắng và đảng Cộng hòa nhanh chóng đạt được thỏa thuận về trần nợ công. Nếu không, nước này khó trụ tới giữa tháng 6. 06:14 22/5/2023 Nếu Mỹ không kịp nới trần nợNếu Mỹ vỡ nợ, Bộ Tài chính đã có một số ưu tiên thanh toán nhất định. Chẳng hạn, cơ quan này sẽ không trả phúc lợi xã hội, trợ cấp cho cựu chiến binh và tiền lương viên chức. 05:00 19/5/2023
Người nội bộ nhộn nhịp giao dịch cổ phiếu ngân hàng
Trong những phiên giao dịch cuối năm, thị trường chứng khoán ghi nhận hàng giao dịch mua - bán cổ phiếu ngân hàng được thực hiện bởi các lãnh đạo nhà băng và người thân.
Các ngân hàng ghi nhận xu hướng giao dịch cổ phiếu nhộn nhịp của người nội bộ trong dịp cuối năm. Ảnh: Việt Linh. HDBank vừa có thông báo về giao dịch cổ phiếu của người nội bộ ngân hàng là ông Phạm Quốc Thanh, Tổng giám đốc kiêm Thành viên HĐQT ngân hàng. Theo đó, HDBank cho biết ông Thanh đã mua vào thành công 1,98 triệu cổ phiếu HDB với mục đích đầu tư. Giao dịch của vị CEO này được thực hiện từ ngày 23/11 đến 22/12 theo hình thức khớp lệnh. Xét theo thị giá cổ phiếu HDB giai đoạn này là hơn 18.000 đồng/cổ phiếu, ước tính ông Thanh đã chi gần 36 tỷ đồng để hoàn tất giao dịch nói trên. Sau giao dịch, số cổ phiếu HDB ông Thanh nắm giữ tại HDBank là hơn 4,62 triệu đơn vị, tương ứng 0,16% vốn ngân hàng. Trong khi đó, SeABank cũng vừa có thông về việc bà Nguyễn Thị Nga, Phó chủ tịch thường trực HĐQT đã đăng ký mua 5 triệu cổ phiếu SSB nhằm gia tăng tỷ lệ sở hữu. Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 29/12/2023 đến 26/1/2024, theo phương thức thỏa thuận và/hoặc khớp lệnh trên sàn. Tạm tính theo thị giá cổ phiếu SSB đóng cửa phiên giao dịch ngày 29/12, bà Nga cần chi khoảng 120 tỷ đồng để thực hiện giao dịch nêu trên. Nếu mua vào đủ lượng cổ phiếu đăng ký, bà Nga sẽ nâng sở hữu tại SeABank từ hơn 92,2 triệu cổ phiếu (chiếm 3,69% vốn) lên gần 97,23 triệu cổ phiếu (chiếm 3,896% vốn). Ở chiều ngược lại, ông Lê Tuấn Anh - con trai bà Nga - đã có thông báo hoàn tất bán ra gần 1,8 triệu cổ phiếu SSB trong tổng số 2 triệu cổ phiếu đăng ký bán trước đó. Nguyên nhân của việc ông Tuấn Anh không bán được đủ lượng cổ phiếu đã đăng ký là do điều kiện thị trường không phù hợp. Sau giao dịch, ông Tuấn Anh đã giảm sở hữu tại SeABank xuống còn hơn 52 triệu cổ phiếu SSB, tương đương 2,08% vốn điều lệ. Không riêng SeABank và HDBank ghi nhận giao dịch mua - bán cổ phiếu dồn dập của các lãnh đạo ngân hàng và người thân, nhiều nhà băng khác cũng đang chứng kiến xu hướng này vào cuối năm. Trong đó, tại Techcombank, bà Nguyễn Thị Thanh Tâm - mẹ đẻ ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch HĐQT Techcombank - mới đây cũng đã hoàn tất bán toàn bộ hơn 174,1 triệu cổ phiếu TCB đang sở hữu (chiếm 4,95% vốn). Mục đích thực hiện giao dịch được đưa ra là do nhu cầu cá nhân. Các giao dịch bán được thực hiện thông qua phương thức khớp lệnh trên sàn và thỏa thuận trong thời gian 28/11-20/12. Ngược lại, giai đoạn này cũng ghi nhận 3 người con của Chủ tịch Hồ Hùng Anh đăng ký mua vào hơn 174,1 triệu cổ phiếu TCB. Con số đúng bằng lượng cổ phiếu TCB mà bà Tâm bán ra. Trong đó, bà Hồ Minh Anh, mua vào 72,1 triệu cổ phiếu TCB, tương ứng gần 2,05% vốn ngân hàng; ông Hồ Anh Minh mua 34,4 triệu cổ phiếu TCB, nâng tỷ lệ sở hữu tại ngân hàng từ 3,92% (137,9 triệu cổ phiếu) lên 4,9% (172,3 triệu cổ phiếu); bà Hồ Thủy Anh mua 67,7 triệu cổ phiếu. Trước các giao dịch kể trên, bà Minh Anh chưa nắm giữ bất kỳ cổ phiếu TCB nào, trong khi bà Thủy Anh đã nắm 104,7 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ sở hữu 2,97%. Sau giao dịch, bà Thuỷ Anh nắm lượng cổ phiếu TCB tương đương với ông Anh Minh. Sau giao dịch kể trên, mẹ ông Hồ Hùng Anh sẽ không còn sở hữu cổ phiếu tại Techcombank trong khi 3 người con của vị chủ tịch ngân hàng nâng tổng sở hữu lên gần 416,8 triệu cổ phiếu TCB, tương đương 11,85% vốn ngân hàng. Ngân hàng MB mới đây cũng thông báo về giao dịch mua cổ phiếu của Công ty TNHH MTV Đầu tư SCIC (SIC), tổ chức có liên quan người nội bộ nhà băng là bà Vũ Thái Huyền, Thành viên HĐQT MB. Trong đó, bà Huyền cũng là người đại diện vốn sở hữu của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) - chủ sở hữu SIC - tại MB. MB cho biết SIC đã đăng ký mua gần 1,4 triệu cổ phiếu MBB dưới hình thức khớp lệnh và/hoặc thỏa thuận từ ngày 27/12/2023 đến ngày 25/1/2024. Mục đích là để đầu tư tài chính. Nếu hoàn tất giao dịch, SIC sẽ nâng lượng cổ phiếu MBB nắm giữ từ 3 triệu cổ phiếu (chiếm 0,058% vốn) lên 4,38 triệu cổ phiếu (chiếm 0,084% vốn). Tính tới ngày 14/7, công ty mẹ của SIC đang là cổ đông lớn thứ 2 tại MB khi sở hữu 491,42 triệu cổ phiếu MBB, tương ứng tỷ lệ 9,42% vốn ngân hàng. Cổ đông lớn nhất tại nhà băng này vẫn là Tập đoàn Công nghiệp - Viễn Thông Quân đội (Viettel) hiện sở hữu 737,13 triệu cổ phiếu MBB (chiếm 14,14% vốn). Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Znews tại Tủ sách kinh tế. Tài sản 6 tỷ phú Việt Nam biến động ra sao năm 2023?3 trong 6 tỷ phú giàu nhất Việt Nam theo danh sách của Forbes ghi nhận tài sản gia tăng trong năm 2023. Trong khi đó, tài sản của 2 tỷ phú bị suy giảm và một người giữ nguyên. 17:30 31/12/2023 Địa ốc Hoàng Quân lùi thời gian huy động 1.000 tỷ đồng sang năm 2024Đại gia nhà ở xã hội Hoàng Quân vừa gia hạn thời gian chào bán 100 triệu cổ phiếu riêng lẻ, thời gian dự kiến giải ngân, sử dụng vốn trong năm 2024. 17:29 31/12/2023 Việt Nam tăng nhập khẩu thịt heo từ Nga, giá gần 70.000 đồng/kgDù giá heo hơi trong nước giảm, có loại về dưới 50.000 đồng/kg nhưng lượng nhập khẩu thịt heo vẫn tăng tháng thứ 7 liên tiếp. 17:25 31/12/2023
Người nội bộ nhộn nhịp giao dịch cổ phiếu ngân hàng Trong những phiên giao dịch cuối năm, thị trường chứng khoán ghi nhận hàng giao dịch mua - bán cổ phiếu ngân hàng được thực hiện bởi các lãnh đạo nhà băng và người thân. Các ngân hàng ghi nhận xu hướng giao dịch cổ phiếu nhộn nhịp của người nội bộ trong dịp cuối năm. Ảnh: Việt Linh. HDBank vừa có thông báo về giao dịch cổ phiếu của người nội bộ ngân hàng là ông Phạm Quốc Thanh, Tổng giám đốc kiêm Thành viên HĐQT ngân hàng. Theo đó, HDBank cho biết ông Thanh đã mua vào thành công 1,98 triệu cổ phiếu HDB với mục đích đầu tư. Giao dịch của vị CEO này được thực hiện từ ngày 23/11 đến 22/12 theo hình thức khớp lệnh. Xét theo thị giá cổ phiếu HDB giai đoạn này là hơn 18.000 đồng/cổ phiếu, ước tính ông Thanh đã chi gần 36 tỷ đồng để hoàn tất giao dịch nói trên. Sau giao dịch, số cổ phiếu HDB ông Thanh nắm giữ tại HDBank là hơn 4,62 triệu đơn vị, tương ứng 0,16% vốn ngân hàng. Trong khi đó, SeABank cũng vừa có thông về việc bà Nguyễn Thị Nga, Phó chủ tịch thường trực HĐQT đã đăng ký mua 5 triệu cổ phiếu SSB nhằm gia tăng tỷ lệ sở hữu. Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 29/12/2023 đến 26/1/2024, theo phương thức thỏa thuận và/hoặc khớp lệnh trên sàn. Tạm tính theo thị giá cổ phiếu SSB đóng cửa phiên giao dịch ngày 29/12, bà Nga cần chi khoảng 120 tỷ đồng để thực hiện giao dịch nêu trên. Nếu mua vào đủ lượng cổ phiếu đăng ký, bà Nga sẽ nâng sở hữu tại SeABank từ hơn 92,2 triệu cổ phiếu (chiếm 3,69% vốn) lên gần 97,23 triệu cổ phiếu (chiếm 3,896% vốn). Ở chiều ngược lại, ông Lê Tuấn Anh - con trai bà Nga - đã có thông báo hoàn tất bán ra gần 1,8 triệu cổ phiếu SSB trong tổng số 2 triệu cổ phiếu đăng ký bán trước đó. Nguyên nhân của việc ông Tuấn Anh không bán được đủ lượng cổ phiếu đã đăng ký là do điều kiện thị trường không phù hợp. Sau giao dịch, ông Tuấn Anh đã giảm sở hữu tại SeABank xuống còn hơn 52 triệu cổ phiếu SSB, tương đương 2,08% vốn điều lệ. Không riêng SeABank và HDBank ghi nhận giao dịch mua - bán cổ phiếu dồn dập của các lãnh đạo ngân hàng và người thân, nhiều nhà băng khác cũng đang chứng kiến xu hướng này vào cuối năm. Trong đó, tại Techcombank, bà Nguyễn Thị Thanh Tâm - mẹ đẻ ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch HĐQT Techcombank - mới đây cũng đã hoàn tất bán toàn bộ hơn 174,1 triệu cổ phiếu TCB đang sở hữu (chiếm 4,95% vốn). Mục đích thực hiện giao dịch được đưa ra là do nhu cầu cá nhân. Các giao dịch bán được thực hiện thông qua phương thức khớp lệnh trên sàn và thỏa thuận trong thời gian 28/11-20/12. Ngược lại, giai đoạn này cũng ghi nhận 3 người con của Chủ tịch Hồ Hùng Anh đăng ký mua vào hơn 174,1 triệu cổ phiếu TCB. Con số đúng bằng lượng cổ phiếu TCB mà bà Tâm bán ra. Trong đó, bà Hồ Minh Anh, mua vào 72,1 triệu cổ phiếu TCB, tương ứng gần 2,05% vốn ngân hàng; ông Hồ Anh Minh mua 34,4 triệu cổ phiếu TCB, nâng tỷ lệ sở hữu tại ngân hàng từ 3,92% (137,9 triệu cổ phiếu) lên 4,9% (172,3 triệu cổ phiếu); bà Hồ Thủy Anh mua 67,7 triệu cổ phiếu. Trước các giao dịch kể trên, bà Minh Anh chưa nắm giữ bất kỳ cổ phiếu TCB nào, trong khi bà Thủy Anh đã nắm 104,7 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ sở hữu 2,97%. Sau giao dịch, bà Thuỷ Anh nắm lượng cổ phiếu TCB tương đương với ông Anh Minh. Sau giao dịch kể trên, mẹ ông Hồ Hùng Anh sẽ không còn sở hữu cổ phiếu tại Techcombank trong khi 3 người con của vị chủ tịch ngân hàng nâng tổng sở hữu lên gần 416,8 triệu cổ phiếu TCB, tương đương 11,85% vốn ngân hàng. Ngân hàng MB mới đây cũng thông báo về giao dịch mua cổ phiếu của Công ty TNHH MTV Đầu tư SCIC (SIC), tổ chức có liên quan người nội bộ nhà băng là bà Vũ Thái Huyền, Thành viên HĐQT MB. Trong đó, bà Huyền cũng là người đại diện vốn sở hữu của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) - chủ sở hữu SIC - tại MB. MB cho biết SIC đã đăng ký mua gần 1,4 triệu cổ phiếu MBB dưới hình thức khớp lệnh và/hoặc thỏa thuận từ ngày 27/12/2023 đến ngày 25/1/2024. Mục đích là để đầu tư tài chính. Nếu hoàn tất giao dịch, SIC sẽ nâng lượng cổ phiếu MBB nắm giữ từ 3 triệu cổ phiếu (chiếm 0,058% vốn) lên 4,38 triệu cổ phiếu (chiếm 0,084% vốn). Tính tới ngày 14/7, công ty mẹ của SIC đang là cổ đông lớn thứ 2 tại MB khi sở hữu 491,42 triệu cổ phiếu MBB, tương ứng tỷ lệ 9,42% vốn ngân hàng. Cổ đông lớn nhất tại nhà băng này vẫn là Tập đoàn Công nghiệp - Viễn Thông Quân đội (Viettel) hiện sở hữu 737,13 triệu cổ phiếu MBB (chiếm 14,14% vốn). Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Znews tại Tủ sách kinh tế. Tài sản 6 tỷ phú Việt Nam biến động ra sao năm 2023?3 trong 6 tỷ phú giàu nhất Việt Nam theo danh sách của Forbes ghi nhận tài sản gia tăng trong năm 2023. Trong khi đó, tài sản của 2 tỷ phú bị suy giảm và một người giữ nguyên. 17:30 31/12/2023 Địa ốc Hoàng Quân lùi thời gian huy động 1.000 tỷ đồng sang năm 2024Đại gia nhà ở xã hội Hoàng Quân vừa gia hạn thời gian chào bán 100 triệu cổ phiếu riêng lẻ, thời gian dự kiến giải ngân, sử dụng vốn trong năm 2024. 17:29 31/12/2023 Việt Nam tăng nhập khẩu thịt heo từ Nga, giá gần 70.000 đồng/kgDù giá heo hơi trong nước giảm, có loại về dưới 50.000 đồng/kg nhưng lượng nhập khẩu thịt heo vẫn tăng tháng thứ 7 liên tiếp. 17:25 31/12/2023
Giá vàng sẽ ra sao trong tuần tới?
Tuần qua, biến động cho thấy vàng vẫn đang bị giới hạn ở mức 2.050 USD/ounce. Và mức giá này có thể còn được giữ vững trong tuần tới.
Theo Kitco News, các nhà phân tích đánh giá thị trường vàng đã có một khởi đầu thuận lợi trong tuần giao dịch đầu tiên của năm 2024. Ngay cả khi giá vàng giao ngay đã rơi điểm từ mức cao 2.073 USD/ounce xuống vùng 2.050 USD/ounce. Kết thúc tuần này, giá vàng giao ngay neo tại mức 2.045 USD/ounce, tương đương mức giảm 1% so với tuần trước. Các nhà phân tích cho rằng tâm lý thị trường vẫn rơi vào sự giằng co khi các nhà đầu tư cố gắng dự đoán động thái tiếp theo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). 68% nhà đầu tư dự đoán đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên sẽ được thông báo vào cuộc họp chính sách tiền tệ của Fed vào tháng 3. Tuy nhiên, một số nhà kinh tế lại đánh giá số liệu việc làm tại Mỹ trong tháng 12 cho thấy 216.000 việc làm đã được tạo ra và tiền lương người lao động được nhận đã tăng 0,4%. Các con số này đang làm lung lay quyết định cắt giảm lãi suất của ngân hàng trung ương Mỹ. “Dữ liệu báo cáo việc làm củng cố thêm quan điểm rằng Fed sẽ tiếp tục lùi việc cắt giảm lãi suất. Họ có thể chờ đến khi tín hiệu trở nên rõ ràng hơn", các nhà phân tích và thu thập dữ liệu tại TD Securities cho biết. Trong khi đó, Philip Streible, Giám đốc chiến lược thị trường tại Blue Line Futures, đánh giá kỳ vọng nhà đầu tư đặt vào việc cắt giảm lãi suất vẫn rất cao vì họ nhìn thấy sự yếu đi của thị trường lao động đang bắt đầu xuất hiện. Streible dự báo thêm nếu việc cắt giảm lãi suất vào tháng 3 thành hiện thực, vàng sẽ được hỗ trợ tốt để giữ vững vùng giá trên 2.000 USD/ounce. Tuy nhiên, ông không biết động lực có đủ mạnh để đẩy được giá lên trên 2.050 USD/ounce hay không. Còn James Stanley, chuyên gia tài chính tại Forex.com, đánh giá biến động của giá vàng trong tuần này cho thấy vàng vẫn đang bị giới hạn ở mức 2.050 USD/ounce. Và mức giá này sẽ còn được giữ vững trong tuần tới. Ông nói thêm rằng xu hướng giảm giá của vàng sẽ gặp khó khăn vì Fed vẫn dự kiến cắt giảm lãi suất trong năm nay. “Mức giá 2.050 USD/ounce của vàng sẽ giảm xuống, nhưng để làm được điều đó có thể mất khoảng 1-2 tháng. Lý tưởng nhất là kịch bản vàng sẽ rớt giá xuống dưới mức 2.000 USD/ounce để loại bỏ một số lệnh đặt mua của nhà đầu tư trước. Rồi sau đó, giá sẽ được đẩy lên cao hơn nữa", James Stanley nói. Một thông tin kinh tế đáng chú ý sẽ tác động đến giá vàng trong tuần tới là việc công bố chỉ số giá tiêu dùng tháng 12. Theo đánh giá của một số nhà kinh tế, dữ liệu lạm phát có thể củng cố động thái của Fed trong việc giảm lãi suất vào tháng 3. Bởi họ cho rằng dù giá tiêu dùng đã giảm từ mức cao nhất năm 2022 nhưng Fed vẫn còn nhiệm vụ phải đưa lạm phát xuống mục tiêu 2%. Hiện mức lạm phát cơ bản dự kiến sẽ ở mức 4%, gấp đôi mục tiêu của ngân hàng trung ương Mỹ. Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về doanh nhân, câu chuyện kinh doanh, khởi nghiệp, vượt qua khó khăn, kinh nghiệm quản trị... tại Tủ sách doanh nhân. Những cuốn sách được chia sẻ bởi các doanh nhân nổi tiếng thế giới như Bill Gate, Warren Buffett, Elon Musk... Sếp Bamboo Capital bán thỏa thuận 20 triệu cổ phiếu BCG LandChủ tịch Bamboo Capital sẽ chuyển nhượng 20 triệu cổ phiếu BCR để thu xếp tài chính hỗ trợ việc đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo của tập đoàn. 10:28 7/1/2024 BIDV và VietinBank lãi trước thuế gần 50.000 tỷ đồngSau Agribank và Vietcombank, hai ngân hàng còn lại trong nhóm Big 4 là BIDV và VietinBank cũng đã công bố các kết quả kinh doanh sơ bộ năm 2023. 10:23 7/1/2024 Lần đầu VinFast vận hành với 100% lãnh đạo cấp cao người ViệtSau nhiều lần "thay tướng" ngoại, ban lãnh đạo cấp cao của VinFast đã được kiện toàn trong đợt thay đổi nhân sự mới nhất với 100% là người Việt. 09:23 7/1/2024
Giá vàng sẽ ra sao trong tuần tới? Tuần qua, biến động cho thấy vàng vẫn đang bị giới hạn ở mức 2.050 USD/ounce. Và mức giá này có thể còn được giữ vững trong tuần tới. Theo Kitco News, các nhà phân tích đánh giá thị trường vàng đã có một khởi đầu thuận lợi trong tuần giao dịch đầu tiên của năm 2024. Ngay cả khi giá vàng giao ngay đã rơi điểm từ mức cao 2.073 USD/ounce xuống vùng 2.050 USD/ounce. Kết thúc tuần này, giá vàng giao ngay neo tại mức 2.045 USD/ounce, tương đương mức giảm 1% so với tuần trước. Các nhà phân tích cho rằng tâm lý thị trường vẫn rơi vào sự giằng co khi các nhà đầu tư cố gắng dự đoán động thái tiếp theo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). 68% nhà đầu tư dự đoán đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên sẽ được thông báo vào cuộc họp chính sách tiền tệ của Fed vào tháng 3. Tuy nhiên, một số nhà kinh tế lại đánh giá số liệu việc làm tại Mỹ trong tháng 12 cho thấy 216.000 việc làm đã được tạo ra và tiền lương người lao động được nhận đã tăng 0,4%. Các con số này đang làm lung lay quyết định cắt giảm lãi suất của ngân hàng trung ương Mỹ. “Dữ liệu báo cáo việc làm củng cố thêm quan điểm rằng Fed sẽ tiếp tục lùi việc cắt giảm lãi suất. Họ có thể chờ đến khi tín hiệu trở nên rõ ràng hơn", các nhà phân tích và thu thập dữ liệu tại TD Securities cho biết. Trong khi đó, Philip Streible, Giám đốc chiến lược thị trường tại Blue Line Futures, đánh giá kỳ vọng nhà đầu tư đặt vào việc cắt giảm lãi suất vẫn rất cao vì họ nhìn thấy sự yếu đi của thị trường lao động đang bắt đầu xuất hiện. Streible dự báo thêm nếu việc cắt giảm lãi suất vào tháng 3 thành hiện thực, vàng sẽ được hỗ trợ tốt để giữ vững vùng giá trên 2.000 USD/ounce. Tuy nhiên, ông không biết động lực có đủ mạnh để đẩy được giá lên trên 2.050 USD/ounce hay không. Còn James Stanley, chuyên gia tài chính tại Forex.com, đánh giá biến động của giá vàng trong tuần này cho thấy vàng vẫn đang bị giới hạn ở mức 2.050 USD/ounce. Và mức giá này sẽ còn được giữ vững trong tuần tới. Ông nói thêm rằng xu hướng giảm giá của vàng sẽ gặp khó khăn vì Fed vẫn dự kiến cắt giảm lãi suất trong năm nay. “Mức giá 2.050 USD/ounce của vàng sẽ giảm xuống, nhưng để làm được điều đó có thể mất khoảng 1-2 tháng. Lý tưởng nhất là kịch bản vàng sẽ rớt giá xuống dưới mức 2.000 USD/ounce để loại bỏ một số lệnh đặt mua của nhà đầu tư trước. Rồi sau đó, giá sẽ được đẩy lên cao hơn nữa", James Stanley nói. Một thông tin kinh tế đáng chú ý sẽ tác động đến giá vàng trong tuần tới là việc công bố chỉ số giá tiêu dùng tháng 12. Theo đánh giá của một số nhà kinh tế, dữ liệu lạm phát có thể củng cố động thái của Fed trong việc giảm lãi suất vào tháng 3. Bởi họ cho rằng dù giá tiêu dùng đã giảm từ mức cao nhất năm 2022 nhưng Fed vẫn còn nhiệm vụ phải đưa lạm phát xuống mục tiêu 2%. Hiện mức lạm phát cơ bản dự kiến sẽ ở mức 4%, gấp đôi mục tiêu của ngân hàng trung ương Mỹ. Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về doanh nhân, câu chuyện kinh doanh, khởi nghiệp, vượt qua khó khăn, kinh nghiệm quản trị... tại Tủ sách doanh nhân. Những cuốn sách được chia sẻ bởi các doanh nhân nổi tiếng thế giới như Bill Gate, Warren Buffett, Elon Musk... Sếp Bamboo Capital bán thỏa thuận 20 triệu cổ phiếu BCG LandChủ tịch Bamboo Capital sẽ chuyển nhượng 20 triệu cổ phiếu BCR để thu xếp tài chính hỗ trợ việc đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo của tập đoàn. 10:28 7/1/2024 BIDV và VietinBank lãi trước thuế gần 50.000 tỷ đồngSau Agribank và Vietcombank, hai ngân hàng còn lại trong nhóm Big 4 là BIDV và VietinBank cũng đã công bố các kết quả kinh doanh sơ bộ năm 2023. 10:23 7/1/2024 Lần đầu VinFast vận hành với 100% lãnh đạo cấp cao người ViệtSau nhiều lần "thay tướng" ngoại, ban lãnh đạo cấp cao của VinFast đã được kiện toàn trong đợt thay đổi nhân sự mới nhất với 100% là người Việt. 09:23 7/1/2024
Tỷ phú bánh quy Trung Quốc kiếm hơn 6 tỷ USD trong vài ngày
Giá trị tài sản ròng của ông Xu Shihui - tỷ phú đứng sau hãng sản xuất bánh quy Trung Quốc - đã tăng vọt từ 1,2 tỷ USD lên 7,3 tỷ USD nhờ giá cổ phiếu tăng phi mã.
Ông Xu Shihui - tỷ phú sáng lập kiêm Chủ tịch Dali Foods Group Co. Ảnh: Forbes. Theo Bloomberg, ông Xu Shihui - tỷ phú sáng lập một hãng bánh quy ở Trung Quốc - đã kiếm bộn tiền sau đề xuất mua lại toàn bộ cổ phiếu của công ty trên sàn Hong Kong hồi cuối tuần trước. Dali Foods sẽ hủy niêm yết trên sàn Hong Kong nếu đề xuất được chấp thuận. Cụ thể, tài sản của Chủ tịch Dali Foods Group Co. đã tăng từ 1,2 tỷ USD lên 7,3 tỷ USD nhờ giá cổ phiếu nhảy vọt 29%. Rongshi International - một công ty thuộc sở hữu hoàn toàn của ông - đã đề xuất mua lại toàn bộ cổ phiếu đang lưu hành của Dali Foods với giá 3,75 HKD/cổ phiếu. Ông Xu và gia đình nắm giữ 85% cổ phần của Dali Foods thông qua các quỹ ủy thác. 3,9% nằm trong chương trình cổ phiếu thưởng cho nhân viên. Như vậy, vị tỷ phú Trung Quốc chỉ cần trả khoảng 728 triệu USD để thâu tóm số cổ phiếu còn lại. Các tỷ phú thường hủy niêm yết công ty trong bối cảnh thị trường chứng khoán gặp khó khăn. Công ty của ông Xu nêu lý do là khối lượng giao dịch thấp hơn dự kiến và hiệu suất cổ phiếu không đạt yêu cầu. Trước đề xuất này, cổ phiếu của Dali Foods đã sụt giảm 23,6% kể từ đầu năm. Công ty lên sàn Hong Kong vào cuối năm 2015. Trong những năm qua, ông Xu thu được hơn 17,2 tỷ HKD từ cổ tức, bao gồm khoản thanh toán 1,2 tỷ HKD vào ngày 26/6 vừa qua. Được thành lập vào năm 1989 tại thành phố Tuyền Châu phía đông Trung Quốc, Dali Foods đã không ngừng mở rộng và trở thành một tập đoàn đồ ăn nhẹ và đồ uống đa thương hiệu. Trước khi thành lập công ty, ông Xu làm việc trong một nhà máy mứt. Năm ngoái, Dali Foods ghi nhận doanh thu 20 tỷ nhân dân tệ (2,8 tỷ USD) nhờ mảng kinh doanh bánh quy, khoai tây chiên, nước tăng lực và sữa đậu nành. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Tỷ phú nào kiếm nhiều tiền nhất nửa đầu năm nayCác thành viên nằm trong danh sách 500 tỷ phú giàu nhất thế giới của Bloomberg bỏ túi trung bình 14 triệu USD mỗi ngày. Trong đó, Elon Musk là người kiếm nhiều tiền nhất. 13:08 4/7/2023 Chủ tịch Fed bi quan về kinh tế MỹChủ tịch Fed Jerome Powell đã có những bình luận "diều hâu" về lạm phát hôm thứ Tư. Ông cảnh báo sẽ có thêm nhiều đợt tăng lãi suất "mạnh mẽ". 14:00 29/6/2023
Tỷ phú bánh quy Trung Quốc kiếm hơn 6 tỷ USD trong vài ngày Giá trị tài sản ròng của ông Xu Shihui - tỷ phú đứng sau hãng sản xuất bánh quy Trung Quốc - đã tăng vọt từ 1,2 tỷ USD lên 7,3 tỷ USD nhờ giá cổ phiếu tăng phi mã. Ông Xu Shihui - tỷ phú sáng lập kiêm Chủ tịch Dali Foods Group Co. Ảnh: Forbes. Theo Bloomberg, ông Xu Shihui - tỷ phú sáng lập một hãng bánh quy ở Trung Quốc - đã kiếm bộn tiền sau đề xuất mua lại toàn bộ cổ phiếu của công ty trên sàn Hong Kong hồi cuối tuần trước. Dali Foods sẽ hủy niêm yết trên sàn Hong Kong nếu đề xuất được chấp thuận. Cụ thể, tài sản của Chủ tịch Dali Foods Group Co. đã tăng từ 1,2 tỷ USD lên 7,3 tỷ USD nhờ giá cổ phiếu nhảy vọt 29%. Rongshi International - một công ty thuộc sở hữu hoàn toàn của ông - đã đề xuất mua lại toàn bộ cổ phiếu đang lưu hành của Dali Foods với giá 3,75 HKD/cổ phiếu. Ông Xu và gia đình nắm giữ 85% cổ phần của Dali Foods thông qua các quỹ ủy thác. 3,9% nằm trong chương trình cổ phiếu thưởng cho nhân viên. Như vậy, vị tỷ phú Trung Quốc chỉ cần trả khoảng 728 triệu USD để thâu tóm số cổ phiếu còn lại. Các tỷ phú thường hủy niêm yết công ty trong bối cảnh thị trường chứng khoán gặp khó khăn. Công ty của ông Xu nêu lý do là khối lượng giao dịch thấp hơn dự kiến và hiệu suất cổ phiếu không đạt yêu cầu. Trước đề xuất này, cổ phiếu của Dali Foods đã sụt giảm 23,6% kể từ đầu năm. Công ty lên sàn Hong Kong vào cuối năm 2015. Trong những năm qua, ông Xu thu được hơn 17,2 tỷ HKD từ cổ tức, bao gồm khoản thanh toán 1,2 tỷ HKD vào ngày 26/6 vừa qua. Được thành lập vào năm 1989 tại thành phố Tuyền Châu phía đông Trung Quốc, Dali Foods đã không ngừng mở rộng và trở thành một tập đoàn đồ ăn nhẹ và đồ uống đa thương hiệu. Trước khi thành lập công ty, ông Xu làm việc trong một nhà máy mứt. Năm ngoái, Dali Foods ghi nhận doanh thu 20 tỷ nhân dân tệ (2,8 tỷ USD) nhờ mảng kinh doanh bánh quy, khoai tây chiên, nước tăng lực và sữa đậu nành. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Tỷ phú nào kiếm nhiều tiền nhất nửa đầu năm nayCác thành viên nằm trong danh sách 500 tỷ phú giàu nhất thế giới của Bloomberg bỏ túi trung bình 14 triệu USD mỗi ngày. Trong đó, Elon Musk là người kiếm nhiều tiền nhất. 13:08 4/7/2023 Chủ tịch Fed bi quan về kinh tế MỹChủ tịch Fed Jerome Powell đã có những bình luận "diều hâu" về lạm phát hôm thứ Tư. Ông cảnh báo sẽ có thêm nhiều đợt tăng lãi suất "mạnh mẽ". 14:00 29/6/2023
Nhà đầu tư đón 'mưa' cổ tức tiền mặt chốt ngay trong tuần này
Trong tuần cuối cùng năm nay (25-29/12), cổ đông của 32 doanh nghiệp sẽ được chốt quyền trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ chi trả cao nhất lên tới 30%.
Chỉ còn một tuần nữa là khép lại năm 2023 đầy biến động trên thị trường chứng khoán. Cũng trong tuần cuối cùng này, trên các sàn HoSE, HNX và UPCoM sẽ có 32 doanh nghiệp chốt trả cổ tức cho cổ đông. Đứng đầu danh sách là Công ty CP Dệt may Huế (UPCoM: HDM) đang là doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức bằng tiền với tỷ lệ cao nhất trong tuần này với 30% vốn điều lệ, tức 3.000 đồng/cổ phiếu. Ngày cuối cùng chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức vào 28/12 và ngày chi trả cổ tức là 22/1/2024. Dệt may Huế đang có 20 triệu cổ phiếu HDM lưu hành trên thị trường. Ước tính doanh nghiệp cần chi hơn 60 tỷ đồng để hoàn tất đợt chi trả cổ tức lần này. Công ty CP Thuỷ điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (HoSE: VSH) cũng đã phê duyệt tạm ứng cổ tức năm 2023 bằng tiền cho cổ đông với tỷ lệ 30%. Ngày đăng ký cuối cùng là 29/12 và ngày thanh toán sẽ chia làm 2 đợt. Đợt 1 thanh toán 10% vào 31/1/2024 và đợt 2 thanh toán 20% còn lại vào 22/3/2024. Với hơn 236 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Thuỷ điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh sẽ cần hơn 473 tỷ đồng để hoàn tất chi trả cho đợt chia cổ tức lần này. MỘT SỐ DOANH NGHIỆP SẼ CHỐT QUYỀN TRẢ CỔ TỨC TIỀN MẶT TUẦN NÀY (25-29/12) Công ty Mã CK Sàn Tỷ lệ Ngày đăng ký Ngày thanh toán Công ty CP Dệt may Huế HDM UPCoM 30% 28/12 22/1/2024 Công ty CP Thuỷ điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh VSH HoSE 30% 29/12 31/1 & 22/3/2024 Tổng công ty CP Dệt may Hoà Thọ HTG HoSE 25% 27/12 26/1/2024 Công ty CP Công viên nước Đầm Sen DSN HoSE 24% 29/12 12/1/2024 Công ty CP Que hàn điện Việt Đức QHD HNX 20% 29/12 22/1/2024 Công ty CP Nước Thủ Dầu MộtTDMHoSE14%29/1215/5/2024 Công ty CP Bột giặt Lix LIX HoSE 10% 22/12 5/1/2024 Công ty CP Hóa chất cơ bản Miền NamCSVHoSE10%29/129/1/2024Tổng công ty CP Phong PhúPPHUPCoM10%29/1212/1/2024Tổng công ty May 10M10UPCoM10%29/1226/1/2024Công ty CP Bệnh viện tim Tâm ĐứcTTDUPCoM10%29/1210/1/2024Công ty CP SIVICOSIVUPCoM10%29/1229/1/2024Tổng công ty Phát điện 3PGVHoSE6,66%29/124/3/2024 Công ty CP Pin Ắc quy Miền Nam PAC HoSE 5% 29/12 19/1/2024 Công ty CP Cao-su Đà Nẵng DRC HoSE 5% 29/12 12/1/2024 Công ty CP Cấp thoát nước Bến Tre NBT UPCoM 5% 29/12 29/1/2024 Trong khi đó, Tổng công ty CP Dệt may Hoà Thọ (HoSE: HTG) thông qua việc tạm ứng chi trả cổ tức năm 2023 theo tỷ lệ 25%, tức cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận 2.500 đồng. Thời gian chốt danh sách cổ đông là 27/12 và ngày thực hiện chi trả vào 26/1/2024. Doanh nghiệp này hiện có hơn 36 triệu cổ phiếu HTG đang lưu hành trên thị trường. Như vậy, các cổ đông của doanh nghiệp sẽ được nhận tổng cộng 90 tỷ đồng trong đợt chi trả cổ tức này. CTCP Công viên nước Đầm Sen - DASECO (HoSE: DSN) cũng thông báo chốt ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền chi trả tạm ứng cổ tức năm 2023 bằng tiền mặt vào 29/12, thời gian thanh toán vào 12/1/2024. Doanh nghiệp chốt tỷ lệ chi trả 24%, tương ứng mỗi cổ phiếu được nhận 2.400 đồng. Với gần 12,1 triệu cổ phiếu DSN lưu hành, Công viên nước Đầm Sen dự kiến chi trả khoảng 29 tỷ đồng cho cổ đông trong đợt này. Còn Công ty CP Que hàn điện Việt Đức (HNX: QHD) cũng chốt quyền chi trả cổ tức ở mức 20%, tức cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu nhận 2.000 đồng. Que hàn điện Việt Đức sẽ chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức vào ngày 29/12 và thời gian dự kiến chi trả cổ tức bằng tiền mặt vào 22/1/2024. Công ty đang có hơn 5,5 triệu cổ phiếu QHD đang lưu hành trên thị trường, do đó dự kiến cần chi 11 tỷ đồng để trả cổ tức đợt này. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Vàng miếng SJC chốt đỉnh mới 78,5 triệu đồng/lượngGiá vàng miếng SJC đã tăng tới 1,6 triệu đồng/lượng chỉ trong ngày đầu tuần hôm nay để chốt phiên tại đỉnh lịch sử mới 78,5 triệu đồng/lượng. 18:39 25/12/2023 Lãi suất gửi tiết kiệm tạo đáy mới, chỉ còn 1,9%/nămKhách hàng cá nhân gửi tiền kỳ hạn 1-2 tháng tại Vietcombank hiện chỉ được hưởng mức lãi suất thấp kỷ lục là 1,9%/năm. 16:57 25/12/2023 Chứng khoán 25/12: Sắc xanh áp đảo thị trườngChứng khoán có phiên khởi đầu tuần thuận lợi khi tăng trên 14 điểm. Khối ngoại cũng phát tín hiệu tích cực khi thu hẹp quy mô bán ròng. 16:07 25/12/2023
Nhà đầu tư đón 'mưa' cổ tức tiền mặt chốt ngay trong tuần này Trong tuần cuối cùng năm nay (25-29/12), cổ đông của 32 doanh nghiệp sẽ được chốt quyền trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ chi trả cao nhất lên tới 30%. Chỉ còn một tuần nữa là khép lại năm 2023 đầy biến động trên thị trường chứng khoán. Cũng trong tuần cuối cùng này, trên các sàn HoSE, HNX và UPCoM sẽ có 32 doanh nghiệp chốt trả cổ tức cho cổ đông. Đứng đầu danh sách là Công ty CP Dệt may Huế (UPCoM: HDM) đang là doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức bằng tiền với tỷ lệ cao nhất trong tuần này với 30% vốn điều lệ, tức 3.000 đồng/cổ phiếu. Ngày cuối cùng chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức vào 28/12 và ngày chi trả cổ tức là 22/1/2024. Dệt may Huế đang có 20 triệu cổ phiếu HDM lưu hành trên thị trường. Ước tính doanh nghiệp cần chi hơn 60 tỷ đồng để hoàn tất đợt chi trả cổ tức lần này. Công ty CP Thuỷ điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (HoSE: VSH) cũng đã phê duyệt tạm ứng cổ tức năm 2023 bằng tiền cho cổ đông với tỷ lệ 30%. Ngày đăng ký cuối cùng là 29/12 và ngày thanh toán sẽ chia làm 2 đợt. Đợt 1 thanh toán 10% vào 31/1/2024 và đợt 2 thanh toán 20% còn lại vào 22/3/2024. Với hơn 236 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Thuỷ điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh sẽ cần hơn 473 tỷ đồng để hoàn tất chi trả cho đợt chia cổ tức lần này. MỘT SỐ DOANH NGHIỆP SẼ CHỐT QUYỀN TRẢ CỔ TỨC TIỀN MẶT TUẦN NÀY (25-29/12) Công ty Mã CK Sàn Tỷ lệ Ngày đăng ký Ngày thanh toán Công ty CP Dệt may Huế HDM UPCoM 30% 28/12 22/1/2024 Công ty CP Thuỷ điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh VSH HoSE 30% 29/12 31/1 & 22/3/2024 Tổng công ty CP Dệt may Hoà Thọ HTG HoSE 25% 27/12 26/1/2024 Công ty CP Công viên nước Đầm Sen DSN HoSE 24% 29/12 12/1/2024 Công ty CP Que hàn điện Việt Đức QHD HNX 20% 29/12 22/1/2024 Công ty CP Nước Thủ Dầu MộtTDMHoSE14%29/1215/5/2024 Công ty CP Bột giặt Lix LIX HoSE 10% 22/12 5/1/2024 Công ty CP Hóa chất cơ bản Miền NamCSVHoSE10%29/129/1/2024Tổng công ty CP Phong PhúPPHUPCoM10%29/1212/1/2024Tổng công ty May 10M10UPCoM10%29/1226/1/2024Công ty CP Bệnh viện tim Tâm ĐứcTTDUPCoM10%29/1210/1/2024Công ty CP SIVICOSIVUPCoM10%29/1229/1/2024Tổng công ty Phát điện 3PGVHoSE6,66%29/124/3/2024 Công ty CP Pin Ắc quy Miền Nam PAC HoSE 5% 29/12 19/1/2024 Công ty CP Cao-su Đà Nẵng DRC HoSE 5% 29/12 12/1/2024 Công ty CP Cấp thoát nước Bến Tre NBT UPCoM 5% 29/12 29/1/2024 Trong khi đó, Tổng công ty CP Dệt may Hoà Thọ (HoSE: HTG) thông qua việc tạm ứng chi trả cổ tức năm 2023 theo tỷ lệ 25%, tức cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận 2.500 đồng. Thời gian chốt danh sách cổ đông là 27/12 và ngày thực hiện chi trả vào 26/1/2024. Doanh nghiệp này hiện có hơn 36 triệu cổ phiếu HTG đang lưu hành trên thị trường. Như vậy, các cổ đông của doanh nghiệp sẽ được nhận tổng cộng 90 tỷ đồng trong đợt chi trả cổ tức này. CTCP Công viên nước Đầm Sen - DASECO (HoSE: DSN) cũng thông báo chốt ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền chi trả tạm ứng cổ tức năm 2023 bằng tiền mặt vào 29/12, thời gian thanh toán vào 12/1/2024. Doanh nghiệp chốt tỷ lệ chi trả 24%, tương ứng mỗi cổ phiếu được nhận 2.400 đồng. Với gần 12,1 triệu cổ phiếu DSN lưu hành, Công viên nước Đầm Sen dự kiến chi trả khoảng 29 tỷ đồng cho cổ đông trong đợt này. Còn Công ty CP Que hàn điện Việt Đức (HNX: QHD) cũng chốt quyền chi trả cổ tức ở mức 20%, tức cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu nhận 2.000 đồng. Que hàn điện Việt Đức sẽ chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức vào ngày 29/12 và thời gian dự kiến chi trả cổ tức bằng tiền mặt vào 22/1/2024. Công ty đang có hơn 5,5 triệu cổ phiếu QHD đang lưu hành trên thị trường, do đó dự kiến cần chi 11 tỷ đồng để trả cổ tức đợt này. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Vàng miếng SJC chốt đỉnh mới 78,5 triệu đồng/lượngGiá vàng miếng SJC đã tăng tới 1,6 triệu đồng/lượng chỉ trong ngày đầu tuần hôm nay để chốt phiên tại đỉnh lịch sử mới 78,5 triệu đồng/lượng. 18:39 25/12/2023 Lãi suất gửi tiết kiệm tạo đáy mới, chỉ còn 1,9%/nămKhách hàng cá nhân gửi tiền kỳ hạn 1-2 tháng tại Vietcombank hiện chỉ được hưởng mức lãi suất thấp kỷ lục là 1,9%/năm. 16:57 25/12/2023 Chứng khoán 25/12: Sắc xanh áp đảo thị trườngChứng khoán có phiên khởi đầu tuần thuận lợi khi tăng trên 14 điểm. Khối ngoại cũng phát tín hiệu tích cực khi thu hẹp quy mô bán ròng. 16:07 25/12/2023
Chủ hãng Kem Tràng Tiền chưa thể có lãi
One Capital Hospitality lỗ 15 tỷ đồng trong quý đầu tiên của năm. Đây là quý kinh doanh thứ hai liên tiếp công ty thua lỗ.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I, Công ty CP One Capital Hospitality (OCH) thu về 129,6 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng giảm 20% so với quý IV/2022 trước đó. Nguồn thu của OCH chủ yếu đến từ bán thành phẩm (chiếm 80%) và cung cấp dịch vụ (17%). Biên lợi nhuận gộp của chủ hãng Kem Tràng Tiền và Bánh Givral cải thiện đáng kể từ 16% lên 28,5% nhờ cải thiện giá vốn. Song, do phải trừ hàng loạt loại chi phí và khoản nộp Nhà nước, công ty vẫn lỗ sau thuế 15 tỷ đồng. Lý giải nguyên nhân, lãnh đạo công ty cho biết hoạt động ở lĩnh vực sản xuất kinh doanh thực phẩm vẫn duy trì ổn định. Công ty tiếp tục nghiên cứu và cho ra mắt các sản phẩm mới nhằm phục vụ nhu cầu của khách hàng cũng như mở rộng mạng lưới phân phối và kênh bán lẻ trên toàn quốc. KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA OCH Nguồn: BCTC DN; Tổng hợp NhãnQuý I/2021IIIIIIVQuý I/2022IIIIIIVQuý I/2023 Doanh thu thuần tỷ đồng 981178110394152588161130 Lợi nhuận sau thuế -34-15-280-33-10127-11-15 Nhưng với mảng kinh doanh khách sạn tại Nha Trang, công suất phòng nghỉ 3 tháng đầu năm còn thấp do chưa đến mùa cao điểm du lịch hè. Trên thực tế, thị trường khách quốc tế đến Nha Trang vẫn chưa phục hồi như dự đoán, nhất là nhóm khách Nga và Trung Quốc. Ngoài Kem Tràng Tiền và Bánh Givral, OCH còn vận hành nhiều chuỗi resort như Sunrise Nha Trang, Sunrise Hội An, Starcity Nha Trang, Starcity Airport Ho Chi Minh City và Starcity Tây Hồ... Tổng tài sản của OCH vào cuối kỳ không có nhiều sự thay đổi, đạt 2.277 tỷ đồng. Công ty đang nắm 480 tỷ đồng tiền mặt và các khoản tương đương tiền, giảm 225 tỷ đồng so với hồi đầu năm. Dẫu vậy, khoản tiền gửi có kỳ hạn lại tăng từ 7,6 tỷ đồng lên 109,3 tỷ đồng. OCH cũng có khoản vay dài hạn tại Oceanbank với dư nợ gốc hơn 132 tỷ đồng với mục đích bổ sung vốn đầu tư xây dựng dự án khách sạn Sao Hôm tại TP Nha Trang. Đây là khoản vay có lãi suất thả nổi có điều chỉnh, thời hạn kéo dài tháng 8/2016-2/2033, được đảm bảo bằng tài sản hình thành trong tương lai (gồm toàn bộ tài sản gắn liền trên đất thuê thuộc dự án khách sạn Sao Hôm). Tổng nợ phải trả đến cuối tháng 3 là 954 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 1.322 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của công ty âm 754 tỷ đồng. Trên sàn chứng khoán cổ phiếu OCH đang được giao dịch quanh mốc 7.400 đồng/đơn vị. Dù đã được đưa khỏi diện bị hạn chế giao dịch từ ngày 15/12/2022, cổ phiếu OCH vẫn bị HNX duy trì trạng thái cảnh báo do âm lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại báo cáo tài chính hợp nhất năm 2022 đã kiểm toán. Nhà phân phối ủy quyền Apple thu hơn 2.000 tỷ đồng nhờ bán điện thoạiHoạt động phân phối điện thoại di động giúp Petrosetco thu về hơn 2.000 tỷ đồng trong quý đầu năm, tăng 20,6% so với kết quả thực hiện cùng kỳ năm ngoái. 14:00 6/5/2023 Chủ hãng kem Tràng Tiền thoát lỗCông ty CP One Capital Hospitality đơn vị sở hữu Kem Tràng Tiền, chứng kiến 3 quý kinh doanh thua lỗ. Nhờ kết quả khởi sắc trong quý III/2022, công ty vẫn có lãi ròng cả năm. 13:55 23/2/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Chủ hãng Kem Tràng Tiền chưa thể có lãi One Capital Hospitality lỗ 15 tỷ đồng trong quý đầu tiên của năm. Đây là quý kinh doanh thứ hai liên tiếp công ty thua lỗ. Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I, Công ty CP One Capital Hospitality (OCH) thu về 129,6 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng giảm 20% so với quý IV/2022 trước đó. Nguồn thu của OCH chủ yếu đến từ bán thành phẩm (chiếm 80%) và cung cấp dịch vụ (17%). Biên lợi nhuận gộp của chủ hãng Kem Tràng Tiền và Bánh Givral cải thiện đáng kể từ 16% lên 28,5% nhờ cải thiện giá vốn. Song, do phải trừ hàng loạt loại chi phí và khoản nộp Nhà nước, công ty vẫn lỗ sau thuế 15 tỷ đồng. Lý giải nguyên nhân, lãnh đạo công ty cho biết hoạt động ở lĩnh vực sản xuất kinh doanh thực phẩm vẫn duy trì ổn định. Công ty tiếp tục nghiên cứu và cho ra mắt các sản phẩm mới nhằm phục vụ nhu cầu của khách hàng cũng như mở rộng mạng lưới phân phối và kênh bán lẻ trên toàn quốc. KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA OCH Nguồn: BCTC DN; Tổng hợp NhãnQuý I/2021IIIIIIVQuý I/2022IIIIIIVQuý I/2023 Doanh thu thuần tỷ đồng 981178110394152588161130 Lợi nhuận sau thuế -34-15-280-33-10127-11-15 Nhưng với mảng kinh doanh khách sạn tại Nha Trang, công suất phòng nghỉ 3 tháng đầu năm còn thấp do chưa đến mùa cao điểm du lịch hè. Trên thực tế, thị trường khách quốc tế đến Nha Trang vẫn chưa phục hồi như dự đoán, nhất là nhóm khách Nga và Trung Quốc. Ngoài Kem Tràng Tiền và Bánh Givral, OCH còn vận hành nhiều chuỗi resort như Sunrise Nha Trang, Sunrise Hội An, Starcity Nha Trang, Starcity Airport Ho Chi Minh City và Starcity Tây Hồ... Tổng tài sản của OCH vào cuối kỳ không có nhiều sự thay đổi, đạt 2.277 tỷ đồng. Công ty đang nắm 480 tỷ đồng tiền mặt và các khoản tương đương tiền, giảm 225 tỷ đồng so với hồi đầu năm. Dẫu vậy, khoản tiền gửi có kỳ hạn lại tăng từ 7,6 tỷ đồng lên 109,3 tỷ đồng. OCH cũng có khoản vay dài hạn tại Oceanbank với dư nợ gốc hơn 132 tỷ đồng với mục đích bổ sung vốn đầu tư xây dựng dự án khách sạn Sao Hôm tại TP Nha Trang. Đây là khoản vay có lãi suất thả nổi có điều chỉnh, thời hạn kéo dài tháng 8/2016-2/2033, được đảm bảo bằng tài sản hình thành trong tương lai (gồm toàn bộ tài sản gắn liền trên đất thuê thuộc dự án khách sạn Sao Hôm). Tổng nợ phải trả đến cuối tháng 3 là 954 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 1.322 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của công ty âm 754 tỷ đồng. Trên sàn chứng khoán cổ phiếu OCH đang được giao dịch quanh mốc 7.400 đồng/đơn vị. Dù đã được đưa khỏi diện bị hạn chế giao dịch từ ngày 15/12/2022, cổ phiếu OCH vẫn bị HNX duy trì trạng thái cảnh báo do âm lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại báo cáo tài chính hợp nhất năm 2022 đã kiểm toán. Nhà phân phối ủy quyền Apple thu hơn 2.000 tỷ đồng nhờ bán điện thoạiHoạt động phân phối điện thoại di động giúp Petrosetco thu về hơn 2.000 tỷ đồng trong quý đầu năm, tăng 20,6% so với kết quả thực hiện cùng kỳ năm ngoái. 14:00 6/5/2023 Chủ hãng kem Tràng Tiền thoát lỗCông ty CP One Capital Hospitality đơn vị sở hữu Kem Tràng Tiền, chứng kiến 3 quý kinh doanh thua lỗ. Nhờ kết quả khởi sắc trong quý III/2022, công ty vẫn có lãi ròng cả năm. 13:55 23/2/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Giá vàng trong nước giảm mạnh phiên cuối tuần
Giá vàng miếng SJC ghi nhận xu hướng giảm tới 200.000 đồng/lượng nếu so với đầu ngày hôm qua (5/5). Hiện giá bán ra đã quay đầu về mức 67,05 triệu đồng/lượng.
Trong phiên giao dịch cuối tuần hôm nay (6/5), giá vàng trong nước đã ghi nhận biến động cùng chiều với giá vàng thế giới. Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch sáng nay, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng miếng ở mức 66,4 - 67,1 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), đi ngang ở cả hai chiều so với kết phiên liền trước. Đến 10h, giá vàng miếng SJC lại có xu hướng giảm 50.000 đồng đưa vùng giá niêm yết về 66,35 - 67,05 triệu đồng/lượng. Như vậy chỉ trong một ngày, giá vàng miếng tại SJC đã giảm 200.000-300.000 đồng (mua vào - bán ra). So sánh với giá vàng kết phiên cuối tuần trước, vùng giá này vẫn thấp hơn 250.000 đồng cả chiều mua và bán dù đã được hưởng lợi tăng từ giá vàng thế giới sau quyết định của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed). Giá vàng miếng giảm theo đà thế giới, hiện chỉ được bán ra quanh ở mức 67,1 triệu đồng/lượng. Ảnh: Chí Hùng. Đi cùng với xu hướng giảm tại SJC, giá vàng miếng tại Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý hiện phổ biến ở mức 66,4 - 67,1 triệu/lượng, giảm 100.000-200.000 đồng (mua - bán) so với phiên liền trước. Giá vàng miếng mua - bán tại các doanh nghiệp như Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), Bảo Tín Minh Châu, Tập đoàn DOJI, Vàng Mi Hồng... đều ghi nhận xu hướng giảm mạnh 50.000-200.000 đồng/lượng. Trong đó, PNJ hiện niêm yết giá mặt hàng này ở mức 66,55 - 67,15 triệu/lượng; Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở 66,42 - 67,08 triệu/lượng; DOJI mua vào với giá 66,5 triệu/lượng và bán ra ở 67,1 triệu đồng... Xét trên toàn thị trường tuần này, giá vàng miếng SJC ghi nhận mức tăng khả quan nhưng vẫn thấp hơn so với tuần trước khoảng 100.000-150.000 đồng/lượng, tùy doanh nghiệp. Với vàng nhẫn, dù ghi nhận biến động trong tuần cao hơn vàng miếng khi có lúc tăng tới 750.000 đồng, nhưng theo đà giảm của giá vàng thế giới, khi mở cửa phiên giao dịch sáng nay, vàng nhẫn vẫn có xu hướng giảm mạnh tới 350.000 đồng. Giá giao dịch của mặt hàng này hiện đi quanh vùng 56,1 - 57,2 triệu đồng/lượng. Cụ thể, Công ty SJC hiện niêm yết giá vàng nhẫn loại 99,99% ở mức 56,15 - 57,2 triệu/lượng (mua vào - bán ra), giảm 250.000 đồng so với cuối ngày hôm qua nhưng vẫn cao hơn nửa triệu đồng so với cuối tuần trước. Tuy vậy, chênh lệch giá mua - bán SJC đưa ra khiến người mua vàng nhẫn từ cuối tuần trước đến nay vẫn đang chịu khoản lỗ hơn nửa triệu đồng/lượng. Tại Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, giá vàng nhẫn hiện phổ biến giao dịch ở mức 56,05 - 57,1 triệu đồng/lượng, giảm 300.000 đồng chiều mua và 250.000 đồng chiều bán so với phiên liền trước. PNJ là doanh nghiệp vàng duy nhất giữ giá vàng nhẫn đi ngang, hiện niêm yết giá bán ở mức 56,3 triệu đồng/lượng, giá mua ở mức 57,5 triệu/lượng, cao nhất thị trường. Tương tự, tại các doanh nghiệp như Bảo Tín Minh Châu, Phú Quý, Mi Hồng, VietAGold..., giá bán ra mặt hàng vàng nhẫn đều đang dao động quanh mốc 57,2 triệu đồng/lượng. Trong phiên giao dịch cuối tuần, thị trường vàng thế giới chứng kiến áp lực bán mạnh của giới đầu tư khi giá vàng lập đỉnh. Bên cạnh đó, số liệu mới công bố cho thấy thị trường lao động Mỹ tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến đà giảm của vàng. Dữ liệu việc làm tốt hơn mong đợi đang đè nặng lên vàng sau khi kim loại quý này được đẩy lên mức cao kỷ lục trên 2.080 USD/ounce. Hiện giá vàng giao ngay được giao dịch ở mức 2.017 USD/ounce, giảm 31,2 USD. Giá vàng thế giới quy đổi ra tiền Việt hiện vào khoảng 57,46 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng miếng trong nước gần 10 triệu đồng, cao hơn giá vàng nhẫn 24K 99,99% các doanh nghiệp trong nước đưa ra khoảng 200.000-300.000 đồng. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Giá vàng nhẫn tăng 3 triệu đồng/lượng trong hai tháng quaGiá vàng thế giới bật tăng mạnh, bỏ xa vùng 2.000 USD/ounce, giúp thị trường vàng trong nước tiếp đà phục hồi, trong đó giá vàng nhẫn đã vượt qua mốc 57 triệu/lượng. 10:35 5/5/2023 Vàng trang sức ế ẩm tại nhiều quốc gia vì giá tăng quá caoĐà tăng giá của vàng đang kéo nhu cầu mua sắm tại Trung Quốc, Ấn Độ sụt giảm mạnh. Người tiêu dùng cố gắng tránh xa mặt hàng vàng nhẫn, hoa tai và dây chuyền vì giá quá cao. 09:00 5/5/2023
Giá vàng trong nước giảm mạnh phiên cuối tuần Giá vàng miếng SJC ghi nhận xu hướng giảm tới 200.000 đồng/lượng nếu so với đầu ngày hôm qua (5/5). Hiện giá bán ra đã quay đầu về mức 67,05 triệu đồng/lượng. Trong phiên giao dịch cuối tuần hôm nay (6/5), giá vàng trong nước đã ghi nhận biến động cùng chiều với giá vàng thế giới. Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch sáng nay, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng miếng ở mức 66,4 - 67,1 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), đi ngang ở cả hai chiều so với kết phiên liền trước. Đến 10h, giá vàng miếng SJC lại có xu hướng giảm 50.000 đồng đưa vùng giá niêm yết về 66,35 - 67,05 triệu đồng/lượng. Như vậy chỉ trong một ngày, giá vàng miếng tại SJC đã giảm 200.000-300.000 đồng (mua vào - bán ra). So sánh với giá vàng kết phiên cuối tuần trước, vùng giá này vẫn thấp hơn 250.000 đồng cả chiều mua và bán dù đã được hưởng lợi tăng từ giá vàng thế giới sau quyết định của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed). Giá vàng miếng giảm theo đà thế giới, hiện chỉ được bán ra quanh ở mức 67,1 triệu đồng/lượng. Ảnh: Chí Hùng. Đi cùng với xu hướng giảm tại SJC, giá vàng miếng tại Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý hiện phổ biến ở mức 66,4 - 67,1 triệu/lượng, giảm 100.000-200.000 đồng (mua - bán) so với phiên liền trước. Giá vàng miếng mua - bán tại các doanh nghiệp như Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), Bảo Tín Minh Châu, Tập đoàn DOJI, Vàng Mi Hồng... đều ghi nhận xu hướng giảm mạnh 50.000-200.000 đồng/lượng. Trong đó, PNJ hiện niêm yết giá mặt hàng này ở mức 66,55 - 67,15 triệu/lượng; Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở 66,42 - 67,08 triệu/lượng; DOJI mua vào với giá 66,5 triệu/lượng và bán ra ở 67,1 triệu đồng... Xét trên toàn thị trường tuần này, giá vàng miếng SJC ghi nhận mức tăng khả quan nhưng vẫn thấp hơn so với tuần trước khoảng 100.000-150.000 đồng/lượng, tùy doanh nghiệp. Với vàng nhẫn, dù ghi nhận biến động trong tuần cao hơn vàng miếng khi có lúc tăng tới 750.000 đồng, nhưng theo đà giảm của giá vàng thế giới, khi mở cửa phiên giao dịch sáng nay, vàng nhẫn vẫn có xu hướng giảm mạnh tới 350.000 đồng. Giá giao dịch của mặt hàng này hiện đi quanh vùng 56,1 - 57,2 triệu đồng/lượng. Cụ thể, Công ty SJC hiện niêm yết giá vàng nhẫn loại 99,99% ở mức 56,15 - 57,2 triệu/lượng (mua vào - bán ra), giảm 250.000 đồng so với cuối ngày hôm qua nhưng vẫn cao hơn nửa triệu đồng so với cuối tuần trước. Tuy vậy, chênh lệch giá mua - bán SJC đưa ra khiến người mua vàng nhẫn từ cuối tuần trước đến nay vẫn đang chịu khoản lỗ hơn nửa triệu đồng/lượng. Tại Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, giá vàng nhẫn hiện phổ biến giao dịch ở mức 56,05 - 57,1 triệu đồng/lượng, giảm 300.000 đồng chiều mua và 250.000 đồng chiều bán so với phiên liền trước. PNJ là doanh nghiệp vàng duy nhất giữ giá vàng nhẫn đi ngang, hiện niêm yết giá bán ở mức 56,3 triệu đồng/lượng, giá mua ở mức 57,5 triệu/lượng, cao nhất thị trường. Tương tự, tại các doanh nghiệp như Bảo Tín Minh Châu, Phú Quý, Mi Hồng, VietAGold..., giá bán ra mặt hàng vàng nhẫn đều đang dao động quanh mốc 57,2 triệu đồng/lượng. Trong phiên giao dịch cuối tuần, thị trường vàng thế giới chứng kiến áp lực bán mạnh của giới đầu tư khi giá vàng lập đỉnh. Bên cạnh đó, số liệu mới công bố cho thấy thị trường lao động Mỹ tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến đà giảm của vàng. Dữ liệu việc làm tốt hơn mong đợi đang đè nặng lên vàng sau khi kim loại quý này được đẩy lên mức cao kỷ lục trên 2.080 USD/ounce. Hiện giá vàng giao ngay được giao dịch ở mức 2.017 USD/ounce, giảm 31,2 USD. Giá vàng thế giới quy đổi ra tiền Việt hiện vào khoảng 57,46 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng miếng trong nước gần 10 triệu đồng, cao hơn giá vàng nhẫn 24K 99,99% các doanh nghiệp trong nước đưa ra khoảng 200.000-300.000 đồng. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Giá vàng nhẫn tăng 3 triệu đồng/lượng trong hai tháng quaGiá vàng thế giới bật tăng mạnh, bỏ xa vùng 2.000 USD/ounce, giúp thị trường vàng trong nước tiếp đà phục hồi, trong đó giá vàng nhẫn đã vượt qua mốc 57 triệu/lượng. 10:35 5/5/2023 Vàng trang sức ế ẩm tại nhiều quốc gia vì giá tăng quá caoĐà tăng giá của vàng đang kéo nhu cầu mua sắm tại Trung Quốc, Ấn Độ sụt giảm mạnh. Người tiêu dùng cố gắng tránh xa mặt hàng vàng nhẫn, hoa tai và dây chuyền vì giá quá cao. 09:00 5/5/2023
Giám đốc Đầu tư Quỹ VinaCapital xin rút khỏi HĐQT Nova Consumer
Bà Lê Hoàng Thanh Thảo, thành viên HĐQT Công ty CP Tập đoàn Nova Consumer (Mã: NCG) nhiệm kỳ 2021-2025 vừa có đơn từ nhiệm với lý do cá nhân.
Đơn từ nhiệm của vị này sẽ được trình tại Đại hội đồng cổ đông thường niên sắp tới. Bà Lê Hoàng Thanh Thảo (sinh năm 1980), có trình độ Cử nhân kiểm toán - kế toán, Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh. Bà gia nhập HĐQT Nova Consumer từ tháng 5/2022. Từ năm 2017 đến nay, bà đảm nhiệm vị trí Giám đốc Đầu tư Công ty CP Quản lý Quỹ VinaCapital. Trước đó, bà Thảo từng là kiểm toán viên Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế KPMG, Trưởng phòng Đầu tư Công ty TNHH VinaCapital Real Estate Việt Nam, Trưởng phòng Đầu tư Công ty TNHH VinaCapital Corporate Finance Việt Nam. Bà Thảo đang đảm nhiệm vị trí Giám đốc Đầu tư CTCP Quản lý Quỹ VinaCapital. Ảnh: Nova Consumer. Trong báo cáo tài chính quý I vừa công bố, Nova Consumer ghi nhận kết quả kinh doanh không mấy khả quan. Trong 3 tháng đầu năm, công ty thành viên của NovaGroup thu về 1.111 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 16% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán tăng 17% lên 1.006 tỷ đồng khiến lãi gộp ghi nhận tăng nhẹ 3% lên 105 tỷ đồng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp ghi nhận chi phí tài chính tăng gấp 2,2 lần lên hơn 34 tỷ đồng. Chi phí bán hàng giảm 14% so với cùng kỳ xuống 41 tỷ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 13% lên mức 44 tỷ đồng. Kết quả, Nova Consumer ghi nhận lỗ sau thuế 7,6 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi hơn 13 tỷ đồng. Theo giải trình của ban lãnh đạo, khoản lỗ của công ty do chi phí tài chính và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp tăng so với cùng kỳ. Đây là lần đầu tiên Nova Consumer báo lỗ kể từ khi thời điểm phát hành lần đầu 10,9 triệu cổ phiếu ra công chúng vào quý I/2022. Nova Consumer là một trong những thành viên cốt lõi thuộc Nova Group. Doanh nghiệp được kỳ vọng trở thành tổng công ty tiếp theo thuộc hệ sinh thái này lên sàn chứng khoán sau Novaland (mã: NVL). Trong năm 2022, công ty nông nghiệp và hàng tiêu dùng này đã nộp hồ sơ đăng ký niêm yết tại HoSE theo nghị quyết Đại hội đồng cổ đông ngày 31/5/2022. Tuy nhiên, đến ngày 9/12/2022, Nova Consumer nhận được thông báo của HoSE về việc dừng xem xét hồ sơ đăng ký niêm yết do chưa bổ sung các tài liệu phát sinh theo thời hạn. Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế
Giám đốc Đầu tư Quỹ VinaCapital xin rút khỏi HĐQT Nova Consumer Bà Lê Hoàng Thanh Thảo, thành viên HĐQT Công ty CP Tập đoàn Nova Consumer (Mã: NCG) nhiệm kỳ 2021-2025 vừa có đơn từ nhiệm với lý do cá nhân. Đơn từ nhiệm của vị này sẽ được trình tại Đại hội đồng cổ đông thường niên sắp tới. Bà Lê Hoàng Thanh Thảo (sinh năm 1980), có trình độ Cử nhân kiểm toán - kế toán, Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh. Bà gia nhập HĐQT Nova Consumer từ tháng 5/2022. Từ năm 2017 đến nay, bà đảm nhiệm vị trí Giám đốc Đầu tư Công ty CP Quản lý Quỹ VinaCapital. Trước đó, bà Thảo từng là kiểm toán viên Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế KPMG, Trưởng phòng Đầu tư Công ty TNHH VinaCapital Real Estate Việt Nam, Trưởng phòng Đầu tư Công ty TNHH VinaCapital Corporate Finance Việt Nam. Bà Thảo đang đảm nhiệm vị trí Giám đốc Đầu tư CTCP Quản lý Quỹ VinaCapital. Ảnh: Nova Consumer. Trong báo cáo tài chính quý I vừa công bố, Nova Consumer ghi nhận kết quả kinh doanh không mấy khả quan. Trong 3 tháng đầu năm, công ty thành viên của NovaGroup thu về 1.111 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 16% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán tăng 17% lên 1.006 tỷ đồng khiến lãi gộp ghi nhận tăng nhẹ 3% lên 105 tỷ đồng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp ghi nhận chi phí tài chính tăng gấp 2,2 lần lên hơn 34 tỷ đồng. Chi phí bán hàng giảm 14% so với cùng kỳ xuống 41 tỷ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 13% lên mức 44 tỷ đồng. Kết quả, Nova Consumer ghi nhận lỗ sau thuế 7,6 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi hơn 13 tỷ đồng. Theo giải trình của ban lãnh đạo, khoản lỗ của công ty do chi phí tài chính và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp tăng so với cùng kỳ. Đây là lần đầu tiên Nova Consumer báo lỗ kể từ khi thời điểm phát hành lần đầu 10,9 triệu cổ phiếu ra công chúng vào quý I/2022. Nova Consumer là một trong những thành viên cốt lõi thuộc Nova Group. Doanh nghiệp được kỳ vọng trở thành tổng công ty tiếp theo thuộc hệ sinh thái này lên sàn chứng khoán sau Novaland (mã: NVL). Trong năm 2022, công ty nông nghiệp và hàng tiêu dùng này đã nộp hồ sơ đăng ký niêm yết tại HoSE theo nghị quyết Đại hội đồng cổ đông ngày 31/5/2022. Tuy nhiên, đến ngày 9/12/2022, Nova Consumer nhận được thông báo của HoSE về việc dừng xem xét hồ sơ đăng ký niêm yết do chưa bổ sung các tài liệu phát sinh theo thời hạn. Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế
Cổ đông ngân hàng sẽ nhận 'mưa' cổ tức tiền mặt năm 2024
Hàng loạt ngân hàng đã úp mở kế hoạch chia cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông trong năm 2024.
Các ngân hàng đang lên kế hoạch chia cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông trong năm 2024. Ảnh: Hoàng Hà. Thống kê từ đầu năm đến hết tháng 11 cho thấy toàn ngành ngân hàng đã có 6 nhà băng thực hiện chia cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông với giá trị tổng cộng hơn 23.000 tỷ đồng. Nhóm ngân hàng này bao gồm VPBank, HDBank, VIB, TPBank, ACB và MB. Đây cũng là lần đầu tiên sau nhiều năm cổ đông ngân hàng mới được nhận cổ tức tiền mặt. Chưa bước vào năm tài chính mới nhưng hiện tại, nhiều ngân hàng đã có kế hoạch tiếp tục chia cổ tức tiền mặt cho cổ đông năm 2024 thay vì chia bằng cổ phiếu như những năm trước đó. Cụ thể, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (HoSE: VIB) vừa ra thông báo lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua phương án tạm ứng cổ tức năm 2023 bằng tiền mặt. Cụ thể, ngày 12/12 tới sẽ là ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông lấy ý kiến bằng văn bản. Nhà băng này dự kiến tạm ứng cổ tức tiền mặt cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 6% (cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu VIB nhận về 600 đồng). Số tiền dự kiến ngân hàng phải chi ra để chia cổ tức cho cổ đông ước tính hơn 1.500 tỷ đồng. Trước đó, VIB cũng là ngân hàng đầu tiên thực hiện chia cổ tức tiền mặt trong năm nay. Sau 2 đợt chi trả cổ tức tiền mặt vào tháng 3 và 5, cổ đông nhà băng này đã nhận về tổng cộng hơn 6.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, VIB cũng đã hoàn tất việc chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 20% để nâng vốn điều lệ thêm 4.215 tỷ đồng, lên mức 25.292 tỷ. Trước đó, chia sẻ tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023, lãnh đạo VIB cho biết năm 2024, nếu không bị giới hạn của Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng này có thể chia cổ tức với tỷ lệ trên 30% lợi nhuận sau thuế đạt được của năm 2023. Tương tự, các cổ đông của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VPBank (HoSE: VPB) cũng vừa nhận được cổ tức tiền mặt với tỷ lệ 10% (cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu VPB nhận 1.000 đồng). Ngân hàng này đã chi tới 8.000 tỷ đồng từ nguồn lợi nhuận năm 2022 để chia cổ tức trong năm nay. Đây cũng là lần chia cổ tức tiền mặt đầu tiên của VPBank trong 10 năm gần nhất. Theo kế hoạch, từ năm 2023, VPBank sẽ chia cổ tức tiền mặt cho cổ đông trong 5 năm liên tiếp từ nguồn lợi nhuận sau thuế. "Với nền tảng chúng ta có được, ngân hàng sẽ duy trì tăng trưởng cao và dành đủ 30% lợi nhuận hàng năm để chia tiền cho cổ đông", ông Ngô Chí Dũng, Chủ tịch HĐQT VPBank khẳng định với cổ đông. Hai ngân hàng là Techcombank và TPBank mới đây cũng úp mở về sự thay đổi trong việc chia cổ tức cho cổ đông năm 2024. Trong cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2023 diễn ra hồi tháng 4, Chủ tịch HĐQT Techcombank Hồ Hùng Anh cho biết đã 10 năm liên tiếp ngân hàng không chia cổ tức tiền mặt cho cổ đông và 2023 sẽ là năm cuối cùng. Còn với cổ đông TPBank, hồi tháng 4, ngân hàng cũng đã thanh toán cổ tức tiền mặt với tỷ lệ 25%, tương ứng 2.500 đồng/cổ phiếu. Với gần 1,582 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, ước tính nhà băng này đã chi ra khoảng 3.955 tỷ đồng. Trong cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2023, Chủ tịch HĐQT TPBank Đỗ Minh Phú cũng nhấn mạnh nếu hoạt động kinh doanh thuận lợi, đạt tăng trưởng cao, ngân hàng sẽ tiếp tục thực hiện việc chia cổ tức cho các cổ đông bằng cả tiền mặt và cổ phiếu trong các năm tới. Tỷ lệ chia cổ tức sẽ được HĐQT của nhà băng này cân nhắc theo từng thời điểm, nhưng phần tiền mặt sẽ chiếm đáng kể. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Cổ đông ngân hàng sẽ nhận 'mưa' cổ tức tiền mặt năm 2024 Hàng loạt ngân hàng đã úp mở kế hoạch chia cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông trong năm 2024. Các ngân hàng đang lên kế hoạch chia cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông trong năm 2024. Ảnh: Hoàng Hà. Thống kê từ đầu năm đến hết tháng 11 cho thấy toàn ngành ngân hàng đã có 6 nhà băng thực hiện chia cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông với giá trị tổng cộng hơn 23.000 tỷ đồng. Nhóm ngân hàng này bao gồm VPBank, HDBank, VIB, TPBank, ACB và MB. Đây cũng là lần đầu tiên sau nhiều năm cổ đông ngân hàng mới được nhận cổ tức tiền mặt. Chưa bước vào năm tài chính mới nhưng hiện tại, nhiều ngân hàng đã có kế hoạch tiếp tục chia cổ tức tiền mặt cho cổ đông năm 2024 thay vì chia bằng cổ phiếu như những năm trước đó. Cụ thể, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (HoSE: VIB) vừa ra thông báo lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua phương án tạm ứng cổ tức năm 2023 bằng tiền mặt. Cụ thể, ngày 12/12 tới sẽ là ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông lấy ý kiến bằng văn bản. Nhà băng này dự kiến tạm ứng cổ tức tiền mặt cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 6% (cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu VIB nhận về 600 đồng). Số tiền dự kiến ngân hàng phải chi ra để chia cổ tức cho cổ đông ước tính hơn 1.500 tỷ đồng. Trước đó, VIB cũng là ngân hàng đầu tiên thực hiện chia cổ tức tiền mặt trong năm nay. Sau 2 đợt chi trả cổ tức tiền mặt vào tháng 3 và 5, cổ đông nhà băng này đã nhận về tổng cộng hơn 6.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, VIB cũng đã hoàn tất việc chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 20% để nâng vốn điều lệ thêm 4.215 tỷ đồng, lên mức 25.292 tỷ. Trước đó, chia sẻ tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023, lãnh đạo VIB cho biết năm 2024, nếu không bị giới hạn của Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng này có thể chia cổ tức với tỷ lệ trên 30% lợi nhuận sau thuế đạt được của năm 2023. Tương tự, các cổ đông của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VPBank (HoSE: VPB) cũng vừa nhận được cổ tức tiền mặt với tỷ lệ 10% (cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu VPB nhận 1.000 đồng). Ngân hàng này đã chi tới 8.000 tỷ đồng từ nguồn lợi nhuận năm 2022 để chia cổ tức trong năm nay. Đây cũng là lần chia cổ tức tiền mặt đầu tiên của VPBank trong 10 năm gần nhất. Theo kế hoạch, từ năm 2023, VPBank sẽ chia cổ tức tiền mặt cho cổ đông trong 5 năm liên tiếp từ nguồn lợi nhuận sau thuế. "Với nền tảng chúng ta có được, ngân hàng sẽ duy trì tăng trưởng cao và dành đủ 30% lợi nhuận hàng năm để chia tiền cho cổ đông", ông Ngô Chí Dũng, Chủ tịch HĐQT VPBank khẳng định với cổ đông. Hai ngân hàng là Techcombank và TPBank mới đây cũng úp mở về sự thay đổi trong việc chia cổ tức cho cổ đông năm 2024. Trong cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2023 diễn ra hồi tháng 4, Chủ tịch HĐQT Techcombank Hồ Hùng Anh cho biết đã 10 năm liên tiếp ngân hàng không chia cổ tức tiền mặt cho cổ đông và 2023 sẽ là năm cuối cùng. Còn với cổ đông TPBank, hồi tháng 4, ngân hàng cũng đã thanh toán cổ tức tiền mặt với tỷ lệ 25%, tương ứng 2.500 đồng/cổ phiếu. Với gần 1,582 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, ước tính nhà băng này đã chi ra khoảng 3.955 tỷ đồng. Trong cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2023, Chủ tịch HĐQT TPBank Đỗ Minh Phú cũng nhấn mạnh nếu hoạt động kinh doanh thuận lợi, đạt tăng trưởng cao, ngân hàng sẽ tiếp tục thực hiện việc chia cổ tức cho các cổ đông bằng cả tiền mặt và cổ phiếu trong các năm tới. Tỷ lệ chia cổ tức sẽ được HĐQT của nhà băng này cân nhắc theo từng thời điểm, nhưng phần tiền mặt sẽ chiếm đáng kể. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
USD khó trụ vững
USD Index vẫn ở mức cao dù các nhà đầu tư từng tin rằng đồng bạc xanh sẽ suy yếu từ đầu năm. Nhưng tình thế có thể đảo lộn trong nửa cuối năm nay.
Theo Bloomberg, giới đầu tư tin rằng đồng USD sẽ lao dốc mạnh trong năm nay sau một năm 2022 tăng trưởng phi mã trước đó. Nhưng đến nay, đồng bạc xanh vẫn trụ vững. USD Index - chỉ số đo lường sức mạnh của đồng bạc xanh với các tiền tệ khác - vẫn duy trì trên ngưỡng 100 điểm. Dù vậy, các nhà đầu tư tin rằng điều này sẽ sớm kết thúc. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể sớm kết thúc chiến dịch tăng lãi suất điều hành trong vài tháng tới. Ngày càng nhiều dấu hiệu chỉ ra lạm phát tại Mỹ đang hạ nhiệt. Điều này cho phép ngân hàng trung ương dừng tay sau khi tăng lãi suất điều hành 10 lần liên tiếp. USD đã đạt đỉnh? "Nhìn chung, chúng tôi có thể cho rằng USD Index đã đạt đỉnh. Đây là cơ hội để các tiền tệ khác tăng trưởng trong nửa cuối năm nay và năm 2024", ông Brad Gibso, Giám đốc phụ trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại AB, nhận định. "Nguyên nhân là nền kinh tế Mỹ sẽ giảm tốc, và Fed có thể bắt đầu nới lỏng chính sách", vị chuyên gia lập luận. Minh chứng là phản ứng của thị trường sau báo cáo lạm phát tháng 6 của Mỹ. USD Index đã rơi xuống mức thấp nhất 15 tháng. Chỉ số này sụt giảm tới 11% so với tháng 9 năm ngoái. Biến động của USD Index trong vòng 24 giờ qua, sau khi Mỹ công bố báo cáo CPI tháng 6. Ảnh: Trading Economics. Các quỹ đầu cơ đã chuẩn bị trước cho đà suy yếu này. Theo dữ liệu từ Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai do Bloomberg tổng hợp, những quỹ này đã lần đầu bán ròng USD trong tháng 3. Trong bối cảnh đó, các nhà đầu tư đang tìm kiếm đồng tiền hưởng lợi từ đà suy yếu của USD. Đồng yen Nhật được cho là sẽ hưởng lợi nhiều nhất. Các nhà đầu tư nhận thấy nguy cơ suy thoái của nền kinh tế hàng đầu thế giới. Hơn nữa, chênh lệch lãi suất giữa Mỹ và Nhật Bản có thể thu hẹp. Giới đầu tư cho rằng Ngân hàng Nhật Bản (BoJ) có khả năng điều chỉnh chính sách cực kỳ nới lỏng của mình trong những tháng tới. Ông Jim Leaviss - Giám đốc đầu tư tại M&G Investments - đang bán khống USD bằng đồng yen. Quỹ của ông quản lý khối tài sản trị giá 366 tỷ USD. "Có rất nhiều cơ hội đầu tư ngoại hối vào thời điểm này. Giá của một số đồng tiền của các thị trường mới nổi đang rất rẻ", ông nhận định. Các đồng tiền khác hưởng lợi Tất cả tiền tệ trong nhóm G10 đều mạnh lên so với USD trong vòng một tháng qua. Đồng yen ghi nhận mức tăng 4% trong 5 phiên vừa qua. Franc Thụy Sĩ tăng mạnh nhất kể từ năm 2015, còn euro và bảng Anh lên cao nhất hơn một năm. Với chuyên gia Shamaila Khan tại UBS Asset, các đồng tiền của Mỹ Latinh, bao gồm Brazil, Mexico, Chile và Colombia, sẽ còn tăng hơn nữa. Kể từ đầu năm đến nay, peso của Colombia đã tăng 18% so với đồng bạc xanh. "Chúng được yêu thích vì lợi nhuận cao, lên đến 2 chữ số", ông Khan cho biết. Công ty của ông quản lý khối tài sản trị giá 1.100 tỷ USD. "Chúng tôi cho rằng USD sẽ còn suy yếu hơn nữa trong quý II", ông nói thêm. Nhiều đồng tiền sẽ hưởng lợi từ đà suy yếu của USD. Ảnh: Bloomberg. Chuyên gia Christian Abuide của Lombard Odier cũng tin rằng đồng real sẽ tăng giá so với USD. Tỷ giá giữa franc Thụy Sĩ, euro, yen và đồng bạc xanh cũng thay đổi. "Chúng tôi tin rằng các đồng tiền của những thị trường mới nổi như Brazil sẽ mang lại khoản lời cao. Các tiền tệ này được hưởng lợi nhờ môi trường thiểu phát, cán cân đối ngoại và tài khóa được cải thiện", vị chuyên gia giải thích. "Chúng tôi tin rằng lãi suất điều hành của Mỹ sẽ sớm đạt đỉnh dù Fed không cắt giảm ngay trong năm nay", các chuyên gia của Bloomberg nhận định. Theo đó, việc USD tiếp tục suy yếu trong nửa cuối năm là hoàn toàn dễ hiểu. Động thái tiếp theo của Fed Theo dữ liệu chính thức, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 chỉ tăng 3% so với một năm trước đó. Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 3/2021, thậm chí thấp hơn ước tính 3,1% của các chuyên gia được Dow Jones khảo sát. So với tháng 5, CPI tại Mỹ nhích nhẹ 0,2%, thấp hơn dự báo là 0,3%. Theo dữ liệu từ CME FedWatch, đa số nhà đầu tư tin rằng Fed chỉ tăng lãi suất thêm một lần nữa trong năm nay, rồi giữ nguyên ở mức này cho đến năm sau. Dĩ nhiên, việc đặt cược ngược vào đồng bạc xanh vẫn có rủi ro. Ông Brendan Murphy tại Insight Investment chỉ ra lãi suất tại Mỹ vẫn đang ở mức cao và sẽ tiếp tục tăng lên. Hơn nữa, kinh tế Mỹ cũng đang chống chịu rất tốt bất chấp những đợt tăng lãi suất dồn dập của ngân hàng trung ương. Theo báo cáo được Bộ Thương mại Mỹ công bố hồi cuối tháng 6, trong quý I, nền kinh tế Mỹ đã tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với ước tính trước đó. Dự báo của các thị trường về lãi suất điều hành của Mỹ vào cuối năm nay Dữ liệu: CME FedWatch Mức lãi suất điều hành 4,75-5% 5-5,25% 5,25-5,5% 5,5-5,75% 5,75-6% % 1.3 21.1 62.7 14.1 0.8 Tốc độ tăng trưởng GDP được điều chỉnh tăng do sự thay đổi trong các dữ liệu về xuất khẩu, chi tiêu của người tiêu dùng, đầu tư doanh nghiệp, chi tiêu của chính quyền bang và địa phương. Sức mạnh chi tiêu của người tiêu dùng nước này vẫn còn mạnh mẽ. Bởi nhiều người muốn "chi tiêu trả thù" do đã hạn chế chi tiêu trong thời kỳ đại dịch, hoặc không thể mua được những mặt hàng từng khan hiếm trong giai đoạn trước đây. Ngày càng nhiều người tin rằng USD đã đạt đỉnh và sẽ sụt giảm kể từ đây, nhưng không phải tất cả. Fed có thể duy trì lãi suất ở mức cao, thậm chí thắt chặt mạnh tay hơn nữa nếu lạm phát không sớm hạ nhiệt về mức mục tiêu. Đồng tiền dự trữ của thế giới cũng có xu hướng mạnh lên trong bối cảnh triển vọng kinh tế toàn cầu ảm đạm. Nhu cầu dự trữ tăng cao sẽ thúc đẩy sức mạnh của đồng bạc xanh. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam lo thiếu điện theo chu kỳ60% doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu hụt điện, khiến năng suất hoạt động sụt giảm, sản xuất và dịch vụ bị gián đoạn. 17:50 11/7/2023
USD khó trụ vững USD Index vẫn ở mức cao dù các nhà đầu tư từng tin rằng đồng bạc xanh sẽ suy yếu từ đầu năm. Nhưng tình thế có thể đảo lộn trong nửa cuối năm nay. Theo Bloomberg, giới đầu tư tin rằng đồng USD sẽ lao dốc mạnh trong năm nay sau một năm 2022 tăng trưởng phi mã trước đó. Nhưng đến nay, đồng bạc xanh vẫn trụ vững. USD Index - chỉ số đo lường sức mạnh của đồng bạc xanh với các tiền tệ khác - vẫn duy trì trên ngưỡng 100 điểm. Dù vậy, các nhà đầu tư tin rằng điều này sẽ sớm kết thúc. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể sớm kết thúc chiến dịch tăng lãi suất điều hành trong vài tháng tới. Ngày càng nhiều dấu hiệu chỉ ra lạm phát tại Mỹ đang hạ nhiệt. Điều này cho phép ngân hàng trung ương dừng tay sau khi tăng lãi suất điều hành 10 lần liên tiếp. USD đã đạt đỉnh? "Nhìn chung, chúng tôi có thể cho rằng USD Index đã đạt đỉnh. Đây là cơ hội để các tiền tệ khác tăng trưởng trong nửa cuối năm nay và năm 2024", ông Brad Gibso, Giám đốc phụ trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại AB, nhận định. "Nguyên nhân là nền kinh tế Mỹ sẽ giảm tốc, và Fed có thể bắt đầu nới lỏng chính sách", vị chuyên gia lập luận. Minh chứng là phản ứng của thị trường sau báo cáo lạm phát tháng 6 của Mỹ. USD Index đã rơi xuống mức thấp nhất 15 tháng. Chỉ số này sụt giảm tới 11% so với tháng 9 năm ngoái. Biến động của USD Index trong vòng 24 giờ qua, sau khi Mỹ công bố báo cáo CPI tháng 6. Ảnh: Trading Economics. Các quỹ đầu cơ đã chuẩn bị trước cho đà suy yếu này. Theo dữ liệu từ Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai do Bloomberg tổng hợp, những quỹ này đã lần đầu bán ròng USD trong tháng 3. Trong bối cảnh đó, các nhà đầu tư đang tìm kiếm đồng tiền hưởng lợi từ đà suy yếu của USD. Đồng yen Nhật được cho là sẽ hưởng lợi nhiều nhất. Các nhà đầu tư nhận thấy nguy cơ suy thoái của nền kinh tế hàng đầu thế giới. Hơn nữa, chênh lệch lãi suất giữa Mỹ và Nhật Bản có thể thu hẹp. Giới đầu tư cho rằng Ngân hàng Nhật Bản (BoJ) có khả năng điều chỉnh chính sách cực kỳ nới lỏng của mình trong những tháng tới. Ông Jim Leaviss - Giám đốc đầu tư tại M&G Investments - đang bán khống USD bằng đồng yen. Quỹ của ông quản lý khối tài sản trị giá 366 tỷ USD. "Có rất nhiều cơ hội đầu tư ngoại hối vào thời điểm này. Giá của một số đồng tiền của các thị trường mới nổi đang rất rẻ", ông nhận định. Các đồng tiền khác hưởng lợi Tất cả tiền tệ trong nhóm G10 đều mạnh lên so với USD trong vòng một tháng qua. Đồng yen ghi nhận mức tăng 4% trong 5 phiên vừa qua. Franc Thụy Sĩ tăng mạnh nhất kể từ năm 2015, còn euro và bảng Anh lên cao nhất hơn một năm. Với chuyên gia Shamaila Khan tại UBS Asset, các đồng tiền của Mỹ Latinh, bao gồm Brazil, Mexico, Chile và Colombia, sẽ còn tăng hơn nữa. Kể từ đầu năm đến nay, peso của Colombia đã tăng 18% so với đồng bạc xanh. "Chúng được yêu thích vì lợi nhuận cao, lên đến 2 chữ số", ông Khan cho biết. Công ty của ông quản lý khối tài sản trị giá 1.100 tỷ USD. "Chúng tôi cho rằng USD sẽ còn suy yếu hơn nữa trong quý II", ông nói thêm. Nhiều đồng tiền sẽ hưởng lợi từ đà suy yếu của USD. Ảnh: Bloomberg. Chuyên gia Christian Abuide của Lombard Odier cũng tin rằng đồng real sẽ tăng giá so với USD. Tỷ giá giữa franc Thụy Sĩ, euro, yen và đồng bạc xanh cũng thay đổi. "Chúng tôi tin rằng các đồng tiền của những thị trường mới nổi như Brazil sẽ mang lại khoản lời cao. Các tiền tệ này được hưởng lợi nhờ môi trường thiểu phát, cán cân đối ngoại và tài khóa được cải thiện", vị chuyên gia giải thích. "Chúng tôi tin rằng lãi suất điều hành của Mỹ sẽ sớm đạt đỉnh dù Fed không cắt giảm ngay trong năm nay", các chuyên gia của Bloomberg nhận định. Theo đó, việc USD tiếp tục suy yếu trong nửa cuối năm là hoàn toàn dễ hiểu. Động thái tiếp theo của Fed Theo dữ liệu chính thức, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 chỉ tăng 3% so với một năm trước đó. Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 3/2021, thậm chí thấp hơn ước tính 3,1% của các chuyên gia được Dow Jones khảo sát. So với tháng 5, CPI tại Mỹ nhích nhẹ 0,2%, thấp hơn dự báo là 0,3%. Theo dữ liệu từ CME FedWatch, đa số nhà đầu tư tin rằng Fed chỉ tăng lãi suất thêm một lần nữa trong năm nay, rồi giữ nguyên ở mức này cho đến năm sau. Dĩ nhiên, việc đặt cược ngược vào đồng bạc xanh vẫn có rủi ro. Ông Brendan Murphy tại Insight Investment chỉ ra lãi suất tại Mỹ vẫn đang ở mức cao và sẽ tiếp tục tăng lên. Hơn nữa, kinh tế Mỹ cũng đang chống chịu rất tốt bất chấp những đợt tăng lãi suất dồn dập của ngân hàng trung ương. Theo báo cáo được Bộ Thương mại Mỹ công bố hồi cuối tháng 6, trong quý I, nền kinh tế Mỹ đã tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với ước tính trước đó. Dự báo của các thị trường về lãi suất điều hành của Mỹ vào cuối năm nay Dữ liệu: CME FedWatch Mức lãi suất điều hành 4,75-5% 5-5,25% 5,25-5,5% 5,5-5,75% 5,75-6% % 1.3 21.1 62.7 14.1 0.8 Tốc độ tăng trưởng GDP được điều chỉnh tăng do sự thay đổi trong các dữ liệu về xuất khẩu, chi tiêu của người tiêu dùng, đầu tư doanh nghiệp, chi tiêu của chính quyền bang và địa phương. Sức mạnh chi tiêu của người tiêu dùng nước này vẫn còn mạnh mẽ. Bởi nhiều người muốn "chi tiêu trả thù" do đã hạn chế chi tiêu trong thời kỳ đại dịch, hoặc không thể mua được những mặt hàng từng khan hiếm trong giai đoạn trước đây. Ngày càng nhiều người tin rằng USD đã đạt đỉnh và sẽ sụt giảm kể từ đây, nhưng không phải tất cả. Fed có thể duy trì lãi suất ở mức cao, thậm chí thắt chặt mạnh tay hơn nữa nếu lạm phát không sớm hạ nhiệt về mức mục tiêu. Đồng tiền dự trữ của thế giới cũng có xu hướng mạnh lên trong bối cảnh triển vọng kinh tế toàn cầu ảm đạm. Nhu cầu dự trữ tăng cao sẽ thúc đẩy sức mạnh của đồng bạc xanh. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam lo thiếu điện theo chu kỳ60% doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu hụt điện, khiến năng suất hoạt động sụt giảm, sản xuất và dịch vụ bị gián đoạn. 17:50 11/7/2023
Giá vàng SJC mất mốc 67 triệu đồng/lượng
Xu hướng sụt giảm của giá vàng thế giới đã khiến các mặt hàng vàng trong nước suy giảm. Trong phiên giao dịch sáng nay (27/6), vàng miếng SJC đã tuột mất mốc 67 triệu đồng/lượng.
Giá vàng miếng tại nhiều doanh nghiệp trong nước đã mất mốc 67 triệu đồng/lượng. Ảnh: Chí Hùng. Trong bối cảnh giá vàng thế giới tiếp tục suy yếu, thị trường vàng trong nước phiên hôm nay (27/6) lại không có nhiều biến động. Các mặt hàng vàng đều tiếp tục xu hướng đi ngang hoặc giảm nhẹ 50.000-100.000 đồng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ đà giảm giá vàng thế giới trong nhiều phiên liên tiếp gần đây đã khiến giá vàng miếng tại Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) mất mốc 67 triệu đồng/lượng. Cụ thể, Công ty SJC hôm nay tiếp tục giảm giá giao dịch vàng miếng thêm 50.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều mua và bán, hiện cố định ở mức 66,35 - 66,95 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Nếu so với sáng 26/6, mức giảm mà vàng miếng SJC ghi nhận đã là 150.000 đồng/lượng. Người mua vàng miếng SJC sáng đầu tuần đến nay cũng đã nhận khoản lỗ 750.000 đồng/lượng. Diễn biến tương tự cũng ghi nhận với giá vàng nhẫn loại 99,99% tại SJC, hiện được doanh nghiệp này chấp nhận mua vào ở mức 55,45 triệu/lượng và bán ra ở 56,45 triệu đồng, cũng thấp hơn 50.000 đồng so với phiên liền trước. Nếu tính trong một tuần gần đây nhất, giá vàng nhẫn do SJC niêm yết cũng ghi nhận mức giảm 50.000 đồng và người mua đang phải chịu khoản lỗ cả triệu đồng do chênh lệch giá mua - bán. Cũng trong hôm nay, Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) niêm yết giá giao dịch vàng miếng ở mức 66,5 - 67 triệu/lượng, đi ngang so với phiên liền trước. Giá vàng nhẫn PNJ do doanh nghiệp này chế tác cũng đi ngang, hiện cố định ở 55,45 - 56,5 triệu đồng/lượng. Tương tự SJC, nếu so với một tuần trước đó, giá vàng nhẫn do PNJ niêm yết đã giảm 100.000 đồng/lượng. Vùng dưới 67 triệu đồng/lượng hiện là giá bán nhiều doanh nghiệp trong nước niêm yết với vàng miếng. Trong đó, Tập đoàn DOJI hiện chấp nhận bán ra ở mức 66,95 triệu/lượng, giảm 100.000 đồng; Công ty Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở 66,93 triệu/lượng, giảm 100.000 đồng chiều mua và 50.000 đồng chiều bán; Công ty Vàng Mi Hồng chấp nhận bán giá 66,85 triệu/lượng; Tập đoàn Phú Quý bán giá 67,05 triệu/lượng; VietAGold hiện niêm yết ở 66,95 triệu đồng/lượng, giảm tới 150.000 đồng... Ở chiều mua vào, giá các doanh nghiệp đưa ra cho vàng miếng hiện phổ biến trong khoảng 66,3-66,5 triệu đồng/lượng, đều thấp hơn 50.000-100.000 đồng so với phiên liền trước, tùy doanh nghiệp. Với mặt hàng vàng 24K (vàng 99,99%), giá bán các doanh nghiệp trong nước đưa ra hiện cũng giảm nhẹ 50.000-100.000 đồng/lượng, xuống mốc 56,4 triệu đồng/lượng. Trong đó, Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng Rồng Thăng Long ở mức 55,63 - 56,48 triệu/lượng; Tập đoàn Phú Quý bán vàng nhẫn tròn ở 55,55 - 56,45 triệu/lượng; Công ty Vàng Mi Hồng niêm yết vàng 999 ở mức 55,3 - 55,8 triệu/lượng... Với thị trường quốc tế, giá vàng giao ngay đang chịu nhiều áp lực khi các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới vẫn duy trì quan điểm "diều hâu". Nhiều nước ở châu Âu và Mỹ chuẩn bị công bố các dữ liệu liên quan đến lạm phát. Điều này có thể dẫn đến việc các ngân hàng trung ương sẽ tăng thêm lãi suất, giúp đồng USD tăng giá trong tương lai, tạo sức ép lên giá vàng. Hiện giá kim quý giao ngay phổ biến giao dịch tại vùng 1.927 USD/ounce, cũng đang là vùng giá thấp một tháng qua. Giá vàng thế giới quy đổi ra tiền Việt chỉ tương đương khoảng 55,1 triệu đồng/lượng. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. OPEC: 'Không thể thay thế dầu trong tương lai gần'OPEC dự báo nhu cầu dầu tăng mạnh trong 20 năm nữa, và dầu vẫn là nhiên liệu không thể thay thế trong tương lai gần. Điều này trái ngược với dự báo trước đó của IEA. 06:42 27/6/2023 Thu về gấp 3 sau khi chi 750.000 euro mua và cải tạo căn penthouseSau khi được cải tạo, đã có rất nhiều người hỏi mua căn penthouse của ông Loewe với giá khoảng 2 triệu USD, gấp 3 lần số tiền ông đã bỏ ra để mua và sửa nhà. 06:00 27/6/2023
Giá vàng SJC mất mốc 67 triệu đồng/lượng Xu hướng sụt giảm của giá vàng thế giới đã khiến các mặt hàng vàng trong nước suy giảm. Trong phiên giao dịch sáng nay (27/6), vàng miếng SJC đã tuột mất mốc 67 triệu đồng/lượng. Giá vàng miếng tại nhiều doanh nghiệp trong nước đã mất mốc 67 triệu đồng/lượng. Ảnh: Chí Hùng. Trong bối cảnh giá vàng thế giới tiếp tục suy yếu, thị trường vàng trong nước phiên hôm nay (27/6) lại không có nhiều biến động. Các mặt hàng vàng đều tiếp tục xu hướng đi ngang hoặc giảm nhẹ 50.000-100.000 đồng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ đà giảm giá vàng thế giới trong nhiều phiên liên tiếp gần đây đã khiến giá vàng miếng tại Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) mất mốc 67 triệu đồng/lượng. Cụ thể, Công ty SJC hôm nay tiếp tục giảm giá giao dịch vàng miếng thêm 50.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều mua và bán, hiện cố định ở mức 66,35 - 66,95 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Nếu so với sáng 26/6, mức giảm mà vàng miếng SJC ghi nhận đã là 150.000 đồng/lượng. Người mua vàng miếng SJC sáng đầu tuần đến nay cũng đã nhận khoản lỗ 750.000 đồng/lượng. Diễn biến tương tự cũng ghi nhận với giá vàng nhẫn loại 99,99% tại SJC, hiện được doanh nghiệp này chấp nhận mua vào ở mức 55,45 triệu/lượng và bán ra ở 56,45 triệu đồng, cũng thấp hơn 50.000 đồng so với phiên liền trước. Nếu tính trong một tuần gần đây nhất, giá vàng nhẫn do SJC niêm yết cũng ghi nhận mức giảm 50.000 đồng và người mua đang phải chịu khoản lỗ cả triệu đồng do chênh lệch giá mua - bán. Cũng trong hôm nay, Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) niêm yết giá giao dịch vàng miếng ở mức 66,5 - 67 triệu/lượng, đi ngang so với phiên liền trước. Giá vàng nhẫn PNJ do doanh nghiệp này chế tác cũng đi ngang, hiện cố định ở 55,45 - 56,5 triệu đồng/lượng. Tương tự SJC, nếu so với một tuần trước đó, giá vàng nhẫn do PNJ niêm yết đã giảm 100.000 đồng/lượng. Vùng dưới 67 triệu đồng/lượng hiện là giá bán nhiều doanh nghiệp trong nước niêm yết với vàng miếng. Trong đó, Tập đoàn DOJI hiện chấp nhận bán ra ở mức 66,95 triệu/lượng, giảm 100.000 đồng; Công ty Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở 66,93 triệu/lượng, giảm 100.000 đồng chiều mua và 50.000 đồng chiều bán; Công ty Vàng Mi Hồng chấp nhận bán giá 66,85 triệu/lượng; Tập đoàn Phú Quý bán giá 67,05 triệu/lượng; VietAGold hiện niêm yết ở 66,95 triệu đồng/lượng, giảm tới 150.000 đồng... Ở chiều mua vào, giá các doanh nghiệp đưa ra cho vàng miếng hiện phổ biến trong khoảng 66,3-66,5 triệu đồng/lượng, đều thấp hơn 50.000-100.000 đồng so với phiên liền trước, tùy doanh nghiệp. Với mặt hàng vàng 24K (vàng 99,99%), giá bán các doanh nghiệp trong nước đưa ra hiện cũng giảm nhẹ 50.000-100.000 đồng/lượng, xuống mốc 56,4 triệu đồng/lượng. Trong đó, Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng Rồng Thăng Long ở mức 55,63 - 56,48 triệu/lượng; Tập đoàn Phú Quý bán vàng nhẫn tròn ở 55,55 - 56,45 triệu/lượng; Công ty Vàng Mi Hồng niêm yết vàng 999 ở mức 55,3 - 55,8 triệu/lượng... Với thị trường quốc tế, giá vàng giao ngay đang chịu nhiều áp lực khi các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới vẫn duy trì quan điểm "diều hâu". Nhiều nước ở châu Âu và Mỹ chuẩn bị công bố các dữ liệu liên quan đến lạm phát. Điều này có thể dẫn đến việc các ngân hàng trung ương sẽ tăng thêm lãi suất, giúp đồng USD tăng giá trong tương lai, tạo sức ép lên giá vàng. Hiện giá kim quý giao ngay phổ biến giao dịch tại vùng 1.927 USD/ounce, cũng đang là vùng giá thấp một tháng qua. Giá vàng thế giới quy đổi ra tiền Việt chỉ tương đương khoảng 55,1 triệu đồng/lượng. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. OPEC: 'Không thể thay thế dầu trong tương lai gần'OPEC dự báo nhu cầu dầu tăng mạnh trong 20 năm nữa, và dầu vẫn là nhiên liệu không thể thay thế trong tương lai gần. Điều này trái ngược với dự báo trước đó của IEA. 06:42 27/6/2023 Thu về gấp 3 sau khi chi 750.000 euro mua và cải tạo căn penthouseSau khi được cải tạo, đã có rất nhiều người hỏi mua căn penthouse của ông Loewe với giá khoảng 2 triệu USD, gấp 3 lần số tiền ông đã bỏ ra để mua và sửa nhà. 06:00 27/6/2023
'Biệt thự trên không' ế khách, ngân hàng giảm thêm 54 triệu đồng
Do không có cá nhân, tổ chức đăng ký tham gia và đặt cọc tiền nên ngân hàng tiếp tục hạ giá căn hộ tại Vinhomes Metropolis (quận Ba Đình, Hà Nội) với giá khởi điểm 54,13 tỷ đồng.
Căn hộ tại Vinhomes Metropolis từng được bán với giá 80-100 triệu đồng/m2. Ảnh: Duy Anh. Công ty đấu giá vừa thông báo bán đấu giá lần 4 căn hộ diện tích 456,7 m2 tại Vinhomes Metropolis. Đây là tài sản bảo đảm thu hồi nợ theo hình thức bán đấu giá công khai của VietinBank chi nhánh Nam Thăng Long phối hợp với Chi cục Thi hành án dân sự quận Ba Đình. Do lần đấu giá thứ ba vẫn không có người tham gia nên lần tiếp theo này, mức khởi điểm của căn hộ được điều chỉnh giảm từ 54,67 tỷ xuống còn 54,13 tỷ đồng, tức giảm hơn 50 triệu đồng. Tài sản này được thông báo đấu giá lần đầu tiên vào đầu năm 2023 với giá khởi điểm 59,35 tỷ đồng. Tuy nhiên sau 3 lần đấu giá với mức giảm tổng cộng hơn 5 tỷ đồng, căn hộ này vẫn không có người mua. Trong lần đấu giá thứ 4 này, khách đăng ký cần đặt cọc trước 10,8 tỷ đồng, tương đương 20% giá trị tài sản. Sau khi đặt cọc, khách hàng sẽ đấu giá trực tiếp bằng lời nói tại cuộc đấu giá dự kiến tổ chức vào chiều 18/1 tại trụ sở công ty đấu giá ở quận Đống Đa, Hà Nội. Tài sản đấu giá này là quyền tài sản phát sinh từ Hợp đồng mua bán căn hộ giữa Công ty CP Tư vấn và Đầu tư Việt Nam và Công ty TNHH Trường Minh. Cụ thể, căn hộ chung cư M3-SK04 nằm ở tầng 44 và tầng 45 của tòa nhà M3 Vinhomes Metropolis. Diện tích sử dụng căn hộ theo hợp đồng mua bán là 456,7 m2 (diện tích thực tế khi bàn giao căn hộ là 456,21 m2). Theo VietinBank, căn hộ M3-SK04 là căn Sky Villa (biệt thự trên không) hướng Đông Bắc, được bố trí thông tầng, bao gồm 5 phòng ngủ, 4 phòng WC và có bể bơi riêng. Trên các trang môi giới bất động sản, căn hộ này từng được rao bán với giá lên tới 105 tỷ đồng. Tuy nhiên, ngân hàng cho biết căn hộ chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Nguyên nhân là Công ty TNHH Trường Minh chưa thanh toán khoản tiền còn thiếu 5% đợt cuối, tiền lãi phát sinh cùng các loại thuế, phí theo văn bản của Công ty CP Tư vấn và Đầu tư Việt Nam. Tổng số tiền cần thanh toán tạm tính đến ngày 19/12/2022 là gần 3,5 tỷ đồng. Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Thủ tướng yêu cầu không để người dân, doanh nghiệp thiếu vốnThủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu ngành ngân hàng không để Chính phủ bị động, bất ngờ về chính sách tiền tệ, ách tắc trong lưu thông tiền tệ. 17:00 8/1/2024 EuroCham: 1/3 doanh nghiệp châu Âu dự báo hoạt động kém hiệu quảEuroCham cho biết hơn 1/3 doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam vẫn dự báo hoạt động kém hiệu quả, điều này cho thấy sự thận trọng của họ trong bối cảnh thị trường tiếp tục suy yếu. 14:48 8/1/2024 Thêm 178.000 doanh nghiệp dự báo dừng hoạt động năm nayCục Quản lý đăng ký kinh doanh cho rằng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường năm nay dự kiến vẫn tăng so với cùng kỳ năm 2023. 07:00 8/1/2024
'Biệt thự trên không' ế khách, ngân hàng giảm thêm 54 triệu đồng Do không có cá nhân, tổ chức đăng ký tham gia và đặt cọc tiền nên ngân hàng tiếp tục hạ giá căn hộ tại Vinhomes Metropolis (quận Ba Đình, Hà Nội) với giá khởi điểm 54,13 tỷ đồng. Căn hộ tại Vinhomes Metropolis từng được bán với giá 80-100 triệu đồng/m2. Ảnh: Duy Anh. Công ty đấu giá vừa thông báo bán đấu giá lần 4 căn hộ diện tích 456,7 m2 tại Vinhomes Metropolis. Đây là tài sản bảo đảm thu hồi nợ theo hình thức bán đấu giá công khai của VietinBank chi nhánh Nam Thăng Long phối hợp với Chi cục Thi hành án dân sự quận Ba Đình. Do lần đấu giá thứ ba vẫn không có người tham gia nên lần tiếp theo này, mức khởi điểm của căn hộ được điều chỉnh giảm từ 54,67 tỷ xuống còn 54,13 tỷ đồng, tức giảm hơn 50 triệu đồng. Tài sản này được thông báo đấu giá lần đầu tiên vào đầu năm 2023 với giá khởi điểm 59,35 tỷ đồng. Tuy nhiên sau 3 lần đấu giá với mức giảm tổng cộng hơn 5 tỷ đồng, căn hộ này vẫn không có người mua. Trong lần đấu giá thứ 4 này, khách đăng ký cần đặt cọc trước 10,8 tỷ đồng, tương đương 20% giá trị tài sản. Sau khi đặt cọc, khách hàng sẽ đấu giá trực tiếp bằng lời nói tại cuộc đấu giá dự kiến tổ chức vào chiều 18/1 tại trụ sở công ty đấu giá ở quận Đống Đa, Hà Nội. Tài sản đấu giá này là quyền tài sản phát sinh từ Hợp đồng mua bán căn hộ giữa Công ty CP Tư vấn và Đầu tư Việt Nam và Công ty TNHH Trường Minh. Cụ thể, căn hộ chung cư M3-SK04 nằm ở tầng 44 và tầng 45 của tòa nhà M3 Vinhomes Metropolis. Diện tích sử dụng căn hộ theo hợp đồng mua bán là 456,7 m2 (diện tích thực tế khi bàn giao căn hộ là 456,21 m2). Theo VietinBank, căn hộ M3-SK04 là căn Sky Villa (biệt thự trên không) hướng Đông Bắc, được bố trí thông tầng, bao gồm 5 phòng ngủ, 4 phòng WC và có bể bơi riêng. Trên các trang môi giới bất động sản, căn hộ này từng được rao bán với giá lên tới 105 tỷ đồng. Tuy nhiên, ngân hàng cho biết căn hộ chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Nguyên nhân là Công ty TNHH Trường Minh chưa thanh toán khoản tiền còn thiếu 5% đợt cuối, tiền lãi phát sinh cùng các loại thuế, phí theo văn bản của Công ty CP Tư vấn và Đầu tư Việt Nam. Tổng số tiền cần thanh toán tạm tính đến ngày 19/12/2022 là gần 3,5 tỷ đồng. Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Thủ tướng yêu cầu không để người dân, doanh nghiệp thiếu vốnThủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu ngành ngân hàng không để Chính phủ bị động, bất ngờ về chính sách tiền tệ, ách tắc trong lưu thông tiền tệ. 17:00 8/1/2024 EuroCham: 1/3 doanh nghiệp châu Âu dự báo hoạt động kém hiệu quảEuroCham cho biết hơn 1/3 doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam vẫn dự báo hoạt động kém hiệu quả, điều này cho thấy sự thận trọng của họ trong bối cảnh thị trường tiếp tục suy yếu. 14:48 8/1/2024 Thêm 178.000 doanh nghiệp dự báo dừng hoạt động năm nayCục Quản lý đăng ký kinh doanh cho rằng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường năm nay dự kiến vẫn tăng so với cùng kỳ năm 2023. 07:00 8/1/2024
Quỹ ngoại 'chốt deal' rót 250 triệu USD vào Masan
Bain Capital - quỹ đầu tư tư nhân hàng đầu thế giới đã đồng ý nâng khoản đầu tư vốn cổ phần vào Masan Group từ 200 triệu USD lên 250 triệu USD, tương đương giá mua 85.000 đồng/cp.
Quỹ đầu tư Bain Capital sẽ rót tổng cộng 250 triệu USD vào Masan thay vì mức 200 triệu USD như cam kết ban đầu. Ảnh: MSN. Công ty CP Tập đoàn Masan (HoSE: MSN) vừa công bố thông tin liên quan việc Bain Capital - quỹ đầu tư tư nhân hàng đầu thế giới - đã đồng ý gia tăng thêm 50 triệu USD vào khoản đầu tư vốn cổ phần của Masan Group. Số tiền này đã nâng tổng mức đầu tư lên 250 triệu USD so với mức 200 triệu USD đã công bố vào tháng 10/2023. Các điều khoản giao dịch vẫn giữ nguyên như thỏa thuận ban đầu giữa hai bên. Số tiền thu được từ giao dịch vốn cổ phần này sẽ được dùng để cải thiện các chỉ số tài chính và giảm đòn bẩy cho bảng cân đối kế toán của Masan. Giao dịch này là khoản đầu tư vốn cổ phần dưới hình thức cổ phần ưu đãi cổ tức có thể chuyển đổi (Convertible Dividend Preference Share hoặc CDPS) được phát hành với giá 85.000 đồng/cổ phần và có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông với tỷ lệ 1:1. Mức cổ tức cố định của mỗi CDPS là 0% trong vòng 5 năm đầu tiên kể từ ngày phát hành. Kể từ sau năm thứ 6 trở đi, mức cổ tức cố định của mỗi CDPS lên đến 10%/năm. Masan kỳ vọng giao dịch sẽ hoàn tất trong vài tháng tới và tiếp tục tìm kiếm các giải pháp vốn cổ phần chiến lược khác, trong đó bao gồm giảm bớt tỷ trọng trong các mảng kinh doanh không cốt lõi, để gia tăng thanh khoản và đạt được tỷ lệ nợ ròng trên EBITDA dưới 3,5x. Theo Masan, trong 9 tháng đầu năm, mảng kinh doanh tiêu dùng bán lẻ của tập đoàn đã ghi nhận lợi nhuận hoạt động tăng 45,5% so với cùng kỳ. Dòng tiền tự do (FCF) cho thấy sự cải thiện liên tục, với FCF quý III đạt 2.202 tỷ đồng, tăng đáng kể so với mức 125 tỷ đồng cùng kỳ năm trước nhờ vào việc quản lý vốn lưu động hiệu quả. Theo số liệu từ Kantar Worldpanel, trong quý III, tại Việt Nam, thị trường FMCG (hàng tiêu dùng nhanh) ghi nhận mức tăng trưởng chỉ 6% tại 4 thành phố trọng điểm và 7% ở khu vực nông thôn so với cùng kỳ. Dù vậy, quý III, trên cơ sở LFL, doanh thu của Masan Consumer Holdings vẫn tăng 9% và EBITDA tăng 20% so với cùng kỳ. Nhờ đó, ban lãnh đạo kỳ vọng lợi nhuận hoạt động kinh doanh của Masan Consumer Holdings sẽ tiếp tục tăng trưởng hai con số trong quý cuối năm. Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Quỹ ngoại 'chốt deal' rót 250 triệu USD vào Masan Bain Capital - quỹ đầu tư tư nhân hàng đầu thế giới đã đồng ý nâng khoản đầu tư vốn cổ phần vào Masan Group từ 200 triệu USD lên 250 triệu USD, tương đương giá mua 85.000 đồng/cp. Quỹ đầu tư Bain Capital sẽ rót tổng cộng 250 triệu USD vào Masan thay vì mức 200 triệu USD như cam kết ban đầu. Ảnh: MSN. Công ty CP Tập đoàn Masan (HoSE: MSN) vừa công bố thông tin liên quan việc Bain Capital - quỹ đầu tư tư nhân hàng đầu thế giới - đã đồng ý gia tăng thêm 50 triệu USD vào khoản đầu tư vốn cổ phần của Masan Group. Số tiền này đã nâng tổng mức đầu tư lên 250 triệu USD so với mức 200 triệu USD đã công bố vào tháng 10/2023. Các điều khoản giao dịch vẫn giữ nguyên như thỏa thuận ban đầu giữa hai bên. Số tiền thu được từ giao dịch vốn cổ phần này sẽ được dùng để cải thiện các chỉ số tài chính và giảm đòn bẩy cho bảng cân đối kế toán của Masan. Giao dịch này là khoản đầu tư vốn cổ phần dưới hình thức cổ phần ưu đãi cổ tức có thể chuyển đổi (Convertible Dividend Preference Share hoặc CDPS) được phát hành với giá 85.000 đồng/cổ phần và có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông với tỷ lệ 1:1. Mức cổ tức cố định của mỗi CDPS là 0% trong vòng 5 năm đầu tiên kể từ ngày phát hành. Kể từ sau năm thứ 6 trở đi, mức cổ tức cố định của mỗi CDPS lên đến 10%/năm. Masan kỳ vọng giao dịch sẽ hoàn tất trong vài tháng tới và tiếp tục tìm kiếm các giải pháp vốn cổ phần chiến lược khác, trong đó bao gồm giảm bớt tỷ trọng trong các mảng kinh doanh không cốt lõi, để gia tăng thanh khoản và đạt được tỷ lệ nợ ròng trên EBITDA dưới 3,5x. Theo Masan, trong 9 tháng đầu năm, mảng kinh doanh tiêu dùng bán lẻ của tập đoàn đã ghi nhận lợi nhuận hoạt động tăng 45,5% so với cùng kỳ. Dòng tiền tự do (FCF) cho thấy sự cải thiện liên tục, với FCF quý III đạt 2.202 tỷ đồng, tăng đáng kể so với mức 125 tỷ đồng cùng kỳ năm trước nhờ vào việc quản lý vốn lưu động hiệu quả. Theo số liệu từ Kantar Worldpanel, trong quý III, tại Việt Nam, thị trường FMCG (hàng tiêu dùng nhanh) ghi nhận mức tăng trưởng chỉ 6% tại 4 thành phố trọng điểm và 7% ở khu vực nông thôn so với cùng kỳ. Dù vậy, quý III, trên cơ sở LFL, doanh thu của Masan Consumer Holdings vẫn tăng 9% và EBITDA tăng 20% so với cùng kỳ. Nhờ đó, ban lãnh đạo kỳ vọng lợi nhuận hoạt động kinh doanh của Masan Consumer Holdings sẽ tiếp tục tăng trưởng hai con số trong quý cuối năm. Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Cổ phiếu HVN, HBC, HAG cùng 84 mã chứng khoán bị cắt margin
Danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ trong quý I/2024 có tổng cộng 87 mã, bao gồm nhiều cổ phiếu nổi bật như HVN, HBC, HAG, HNG.
Cổ phiếu của Vietnam Airlines, Hoàng Anh Gia Lai, Xây dựng Hòa Bình nằm trong nhóm bị cắt margin quý I. Ảnh: Nam Khánh. Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) mới đây đã công bố danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ (margin) trong quý I năm nay. So với danh sách gần nhất ngày 20/12/2023, số lượng chứng khoán bị cơ quan quản lý cắt margin không đổi, giữ nguyên 87 mã. Một số mã chứng khoán nổi bật trong danh sách có thể kể đến như HAG của Hoàng Anh Gia Lai; HBC của Xây dựng Hòa Bình; HVN của Vietnam Airlines; HNG của HAGL Agrico; HPX của Đầu tư Hải Phát; ITA của Tân Tạo; NVL của Novaland; QCG của Quốc Cường Gia Lai; FRT của FPT Retail cùng một số chứng chỉ quỹ khác. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng không được giao dịch ký quỹ của các chứng khoán kể trên chủ yếu do nằm trong diện cảnh báo/kiểm soát/hạn chế giao dịch/đình chỉ giao dịch, lợi nhuận kiểm toán bán niên 2023 là số âm/có ý kiến của đơn vị kiểm toán, vi phạm pháp luật về thuế... Bất chấp thông tin trên, một số cổ phiếu vẫn có diễn biến tích cực thời gian vừa qua, điển hình nhất là mã HVN của Vietnam Airlines. Kết thúc phiên giao dịch 3/1, cổ phiếu HVN tạm dừng ở mốc 13.100 đồng/đơn vị sau khi tăng kịch biên độ và chứng kiến 308.000 cổ phiếu dư mua. Kể từ đầu tháng 11 đến nay, việc các thông tin tích cực liên tiếp xuất hiện đã giúp thị giá HVN tăng trên 30%. Không chỉ được HoSE đưa ra khỏi diện cảnh báo, việc dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán mới được cơ quan quản lý lấy ý kiến mới đây xuất hiện điều khoản cho phép doanh nghiệp thuộc trường hợp đặc biệt không rơi vào tình trạng hủy niêm yết cũng phần nào tháo gỡ nút thắt tâm lý cho các nhà đầu tư cổ phiếu HVN. Trong khi đó, những động thái đẩy mạnh tái cấu trúc của HAGL Agrico, bao gồm việc thành lập công ty con với vốn điều lệ gần 10.000 tỷ đồng tại Lào, cũng giúp cổ phiếu đại diện doanh nghiệp là HNG tăng mạnh kể từ cuối năm ngoái đến nay. Tương tự mã HVN, cổ phiếu HNG cũng có phiên giao dịch tăng kịch biên độ vào hôm qua. Trong 5 phiên giao dịch gần nhất, cổ phiếu HNG chứng kiến tới 4 phiên tăng trần. Thị giá qua đó tăng gần 60% lên mốc 5.370 đồng/cổ phiếu. Chứng khoán 3/1: Cổ phiếu Vietnam Airlines 'bay cao'Cổ phiếu HVN tăng trần sau khi dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán đề xuất điều khoản giúp doanh nghiệp thuộc trường hợp đặc biệt được duy trì niêm yết. 16:32 3/1/2024 Doanh nghiệp duy nhất khởi đầu năm 2024 với vốn hóa gần nửa triệu tỷVietcombank tiếp tục có năm thứ 3 dẫn đầu thị trường về vốn hóa với quy mô 448.000 tỷ đồng. Trong khi đó, vốn hóa của một số doanh nghiệp như Vingroup, Vinhomes lại bị thu hẹp. 17:30 2/1/2024 Cổ phiếu Vietnam Airlines được 'mở đường' thoát cảnh hủy niêm yếtTheo dự thảo sửa đổi và bổ sung Luật Chứng khoán, doanh nghiệp bị hủy niêm yết bắt buộc có thể quay trở lại sàn giao dịch nếu thuộc trường hợp đặc biệt cần duy trì niêm yết. 09:59 3/1/2024 Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Cổ phiếu HVN, HBC, HAG cùng 84 mã chứng khoán bị cắt margin Danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ trong quý I/2024 có tổng cộng 87 mã, bao gồm nhiều cổ phiếu nổi bật như HVN, HBC, HAG, HNG. Cổ phiếu của Vietnam Airlines, Hoàng Anh Gia Lai, Xây dựng Hòa Bình nằm trong nhóm bị cắt margin quý I. Ảnh: Nam Khánh. Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) mới đây đã công bố danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ (margin) trong quý I năm nay. So với danh sách gần nhất ngày 20/12/2023, số lượng chứng khoán bị cơ quan quản lý cắt margin không đổi, giữ nguyên 87 mã. Một số mã chứng khoán nổi bật trong danh sách có thể kể đến như HAG của Hoàng Anh Gia Lai; HBC của Xây dựng Hòa Bình; HVN của Vietnam Airlines; HNG của HAGL Agrico; HPX của Đầu tư Hải Phát; ITA của Tân Tạo; NVL của Novaland; QCG của Quốc Cường Gia Lai; FRT của FPT Retail cùng một số chứng chỉ quỹ khác. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng không được giao dịch ký quỹ của các chứng khoán kể trên chủ yếu do nằm trong diện cảnh báo/kiểm soát/hạn chế giao dịch/đình chỉ giao dịch, lợi nhuận kiểm toán bán niên 2023 là số âm/có ý kiến của đơn vị kiểm toán, vi phạm pháp luật về thuế... Bất chấp thông tin trên, một số cổ phiếu vẫn có diễn biến tích cực thời gian vừa qua, điển hình nhất là mã HVN của Vietnam Airlines. Kết thúc phiên giao dịch 3/1, cổ phiếu HVN tạm dừng ở mốc 13.100 đồng/đơn vị sau khi tăng kịch biên độ và chứng kiến 308.000 cổ phiếu dư mua. Kể từ đầu tháng 11 đến nay, việc các thông tin tích cực liên tiếp xuất hiện đã giúp thị giá HVN tăng trên 30%. Không chỉ được HoSE đưa ra khỏi diện cảnh báo, việc dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán mới được cơ quan quản lý lấy ý kiến mới đây xuất hiện điều khoản cho phép doanh nghiệp thuộc trường hợp đặc biệt không rơi vào tình trạng hủy niêm yết cũng phần nào tháo gỡ nút thắt tâm lý cho các nhà đầu tư cổ phiếu HVN. Trong khi đó, những động thái đẩy mạnh tái cấu trúc của HAGL Agrico, bao gồm việc thành lập công ty con với vốn điều lệ gần 10.000 tỷ đồng tại Lào, cũng giúp cổ phiếu đại diện doanh nghiệp là HNG tăng mạnh kể từ cuối năm ngoái đến nay. Tương tự mã HVN, cổ phiếu HNG cũng có phiên giao dịch tăng kịch biên độ vào hôm qua. Trong 5 phiên giao dịch gần nhất, cổ phiếu HNG chứng kiến tới 4 phiên tăng trần. Thị giá qua đó tăng gần 60% lên mốc 5.370 đồng/cổ phiếu. Chứng khoán 3/1: Cổ phiếu Vietnam Airlines 'bay cao'Cổ phiếu HVN tăng trần sau khi dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán đề xuất điều khoản giúp doanh nghiệp thuộc trường hợp đặc biệt được duy trì niêm yết. 16:32 3/1/2024 Doanh nghiệp duy nhất khởi đầu năm 2024 với vốn hóa gần nửa triệu tỷVietcombank tiếp tục có năm thứ 3 dẫn đầu thị trường về vốn hóa với quy mô 448.000 tỷ đồng. Trong khi đó, vốn hóa của một số doanh nghiệp như Vingroup, Vinhomes lại bị thu hẹp. 17:30 2/1/2024 Cổ phiếu Vietnam Airlines được 'mở đường' thoát cảnh hủy niêm yếtTheo dự thảo sửa đổi và bổ sung Luật Chứng khoán, doanh nghiệp bị hủy niêm yết bắt buộc có thể quay trở lại sàn giao dịch nếu thuộc trường hợp đặc biệt cần duy trì niêm yết. 09:59 3/1/2024 Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Toyota dự báo lợi nhuận tăng 10%, giá cổ phiếu tăng vọt
Dự báo lợi nhuận của Tập đoàn Toyota Motor Corp sẽ tăng khoảng 10% lên 3.000 tỷ yen (tương đương 22,2 tỷ USD) trong năm kinh doanh này.
Logo Toyota tại gian hàng của hãng ở triển lãm Auto Shanghai, Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: Reuters. Theo Reuters, nhà sản xuất ôtô Nhật Bản Toyota Motor Corp (NYSE: TM) vừa có dự báo lợi nhuận năm nay sẽ tăng 10% sau khi lợi nhuận quý IV/2022 tăng 35%. Thông tin được đưa ra khi tập đoàn này kỳ vọng doanh số bán hàng cao hơn tại các thị trường lớn trong bối cảnh nới lỏng việc cung ứng chip toàn cầu. "Chúng tôi kỳ vọng doanh số bán hàng sẽ tăng ở tất cả khu vực và sản lượng sản xuất là 10,1 triệu xe, do các yếu tố như cải thiện nguồn cung chất bán dẫn", Toyota cho biết. Theo dữ liệu của Refinitiv, gã khổng lồ sản xuất ôtô Nhật Bản cho biết lợi nhuận hoạt động trong 3 tháng đầu năm nay đã đạt tổng 626,9 tỷ yen (4,64 tỷ USD), dễ dàng vượt qua mức lợi nhuận trung bình 553,46 tỷ yen (4,09 tỷ USD) do 10 nhà phân tích ước tính trước đó. Kết quả này được hỗ trợ bởi đồng yen suy yếu, giúp thúc đẩy doanh số bán hàng ở nước ngoài (quy đổi ra đồng yen) và khối lượng đầu ra cao vượt trội so với tác động của việc tăng chi phí nguyên vật liệu. Cùng kỳ năm ngoái, lợi nhuận hoạt động của Toyota là 463,86 tỷ yên (3,43 tỷ USD). Tân Giám đốc điều hành Toyota - Koji Sato - dự báo lợi nhuận hoạt động của tập đoàn sẽ tăng khoảng 10% lên 3.000 tỷ yen (khoảng 22,2 tỷ USD) trong năm kinh doanh này, đúng như dự báo của các nhà phân tích đưa ra trước đó là 3.020 tỷ yen. Ngay sau khi thông tin này công bố, cổ phiếu của Toyota đã tăng 2,2% lên 1.958 yen/cổ phiếu. Dù giữ vai trò là nhà sản xuất ôtô bán chạy nhất thế giới, Toyota đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức trong tương lai. Cụ thể, hãng sản xuất này đang chịu áp lực ở Trung Quốc, thị trường ôtô lớn nhất thế giới, nơi mà sự chuyển đổi nhanh chóng sang xe điện (EV) đã làm ảnh hưởng đến nhu cầu của người tiêu dùng đối với những chiếc xe chạy bằng xăng, từng mang lại thành công ban đầu cho Toyota ở thị trường này. Cùng lúc đó, Toyota cũng phải xử lý các vấn đề tại chi nhánh Daihatsu, khi hãng này đã gian lận các bài kiểm tra an toàn cho hơn 88.000 xe hơi. Toyota đang tìm cách nâng tầm cuộc chơi của mình trong lĩnh vực xe điện, trong bối cảnh hãng đã bị các nhà sản xuất ôtô mới của Trung Quốc cũng như gã khổng lồ xe điện Tesla (NASDAQ: TSLA) bỏ xa. Toyota cho biết sẽ giới thiệu 10 loại xe chạy bằng pin mới, nhắm mục tiêu bán được 1,5 triệu xe điện vào năm 2026. Toyota có kế hoạch thành lập một đơn vị chuyên dụng để tập trung vào dòng xe EV chạy pin thế hệ tiếp theo. Vios vẫn ngừng bán tại Thái Lan, chủ tịch Toyota nói 'xe đủ an toàn'Chủ tịch Toyota khẳng định Vios thế hệ mới tại Thái Lan vẫn đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. 15:52 8/5/2023 Toyota lập kỷ lục doanh sốToyota xác lập kỷ lục mới về doanh số và sản lượng nhưng đang cảm thấy khó khăn trước làn sóng điện hóa tại thị trường ôtô Trung Quốc. 09:30 29/4/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Toyota dự báo lợi nhuận tăng 10%, giá cổ phiếu tăng vọt Dự báo lợi nhuận của Tập đoàn Toyota Motor Corp sẽ tăng khoảng 10% lên 3.000 tỷ yen (tương đương 22,2 tỷ USD) trong năm kinh doanh này. Logo Toyota tại gian hàng của hãng ở triển lãm Auto Shanghai, Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: Reuters. Theo Reuters, nhà sản xuất ôtô Nhật Bản Toyota Motor Corp (NYSE: TM) vừa có dự báo lợi nhuận năm nay sẽ tăng 10% sau khi lợi nhuận quý IV/2022 tăng 35%. Thông tin được đưa ra khi tập đoàn này kỳ vọng doanh số bán hàng cao hơn tại các thị trường lớn trong bối cảnh nới lỏng việc cung ứng chip toàn cầu. "Chúng tôi kỳ vọng doanh số bán hàng sẽ tăng ở tất cả khu vực và sản lượng sản xuất là 10,1 triệu xe, do các yếu tố như cải thiện nguồn cung chất bán dẫn", Toyota cho biết. Theo dữ liệu của Refinitiv, gã khổng lồ sản xuất ôtô Nhật Bản cho biết lợi nhuận hoạt động trong 3 tháng đầu năm nay đã đạt tổng 626,9 tỷ yen (4,64 tỷ USD), dễ dàng vượt qua mức lợi nhuận trung bình 553,46 tỷ yen (4,09 tỷ USD) do 10 nhà phân tích ước tính trước đó. Kết quả này được hỗ trợ bởi đồng yen suy yếu, giúp thúc đẩy doanh số bán hàng ở nước ngoài (quy đổi ra đồng yen) và khối lượng đầu ra cao vượt trội so với tác động của việc tăng chi phí nguyên vật liệu. Cùng kỳ năm ngoái, lợi nhuận hoạt động của Toyota là 463,86 tỷ yên (3,43 tỷ USD). Tân Giám đốc điều hành Toyota - Koji Sato - dự báo lợi nhuận hoạt động của tập đoàn sẽ tăng khoảng 10% lên 3.000 tỷ yen (khoảng 22,2 tỷ USD) trong năm kinh doanh này, đúng như dự báo của các nhà phân tích đưa ra trước đó là 3.020 tỷ yen. Ngay sau khi thông tin này công bố, cổ phiếu của Toyota đã tăng 2,2% lên 1.958 yen/cổ phiếu. Dù giữ vai trò là nhà sản xuất ôtô bán chạy nhất thế giới, Toyota đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức trong tương lai. Cụ thể, hãng sản xuất này đang chịu áp lực ở Trung Quốc, thị trường ôtô lớn nhất thế giới, nơi mà sự chuyển đổi nhanh chóng sang xe điện (EV) đã làm ảnh hưởng đến nhu cầu của người tiêu dùng đối với những chiếc xe chạy bằng xăng, từng mang lại thành công ban đầu cho Toyota ở thị trường này. Cùng lúc đó, Toyota cũng phải xử lý các vấn đề tại chi nhánh Daihatsu, khi hãng này đã gian lận các bài kiểm tra an toàn cho hơn 88.000 xe hơi. Toyota đang tìm cách nâng tầm cuộc chơi của mình trong lĩnh vực xe điện, trong bối cảnh hãng đã bị các nhà sản xuất ôtô mới của Trung Quốc cũng như gã khổng lồ xe điện Tesla (NASDAQ: TSLA) bỏ xa. Toyota cho biết sẽ giới thiệu 10 loại xe chạy bằng pin mới, nhắm mục tiêu bán được 1,5 triệu xe điện vào năm 2026. Toyota có kế hoạch thành lập một đơn vị chuyên dụng để tập trung vào dòng xe EV chạy pin thế hệ tiếp theo. Vios vẫn ngừng bán tại Thái Lan, chủ tịch Toyota nói 'xe đủ an toàn'Chủ tịch Toyota khẳng định Vios thế hệ mới tại Thái Lan vẫn đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. 15:52 8/5/2023 Toyota lập kỷ lục doanh sốToyota xác lập kỷ lục mới về doanh số và sản lượng nhưng đang cảm thấy khó khăn trước làn sóng điện hóa tại thị trường ôtô Trung Quốc. 09:30 29/4/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Nhà máy lọc dầu Dung Quất tăng kế hoạch lợi nhuận
Công ty CP Lọc hóa Dầu Bình Sơn muốn nâng chỉ tiêu lợi nhuận cả năm 2023 lên 4.868 tỷ đồng và tăng tỷ lệ cổ tức từ 3% lên 7%.
Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn (UPCoM: BSR) - chủ sở hữu nhà máy lọc dầu Dung Quất - vừa điều chỉnh một số chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2023, trong đó lợi nhuận sau thuế kế hoạch được nâng lên gần 4.900 tỷ đồng, gấp 3 lần so với số dự kiến hồi đầu năm. Không chỉ lợi nhuận sau thuế, nhiều chỉ tiêu khác cũng được doanh nghiệp điều chỉnh tăng. Trong đó, tổng doanh thu dự kiến được điều chỉnh thành 145.102 tỷ đồng, tăng 51% so với trước đó. Tổng sản lượng sản xuất và tiêu thụ tất cả mặt hàng kinh doanh cũng được điều chỉnh tăng 20%, lên gần 6,8 triệu tấn. Kế hoạch tài chính của công ty mẹ cũng được tăng lên đáng kể. Trong đó, doanh thu tăng thêm 52% so với kế hoạch ban đầu, lên 145.014 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế cao hơn 192%, dự kiến đạt mức 5.028 tỷ đồng. Ngoài ra, tỷ lệ chia cổ tức trên vốn điều lệ cũng được doanh nghiệp đề xuất tăng lên 7%, tương ứng 700 đồng trên mỗi cổ phiếu thay vì mức 3% như trước đó. Trong khi đó, hoạt động đầu tư lại được điều chỉnh giảm với tổng vốn đầu tư còn 387 tỷ đồng, trong khi đầu năm Lọc hóa dầu bình Sơn đặt mục tiêu chi 1.600 tỷ đồng. Chỉ tiêu Thực hiện 2022 Kế hoạch 2023 ban đầu Kế hoạch 2023 điều chỉnh Sản lượng tiêu thụ (tấn) 7 5,6 6,76 Tổng doanh thu (tỷ đồng) 168.964 95.645 145.102 Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng) 14.669 1.628 4.868 Mới đây, Lọc hóa dầu Bình Sơn đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động sản xuất năm 2023 và triển khai kế hoạch năm 2024. Theo đó, công ty ước đạt sản lượng hơn 7,35 triệu tấn sản phẩm (vượt 31% kế hoạch) trong năm qua, cao nhất kể từ khi nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào vận hành thương mại. Tổng doanh thu ước đạt gần 146.500 tỷ đồng (vượt 54% kế hoạch). Năm 2024, Nhà máy lọc dầu Dung Quất lên kế hoạch tiến hành bảo dưỡng tổng thể lần 5 với chỉ tiêu sản xuất khoảng 5,7 triệu tấn sản phẩm. Công ty cũng cho biết sẽ chủ động trong hoạt động mua dầu thô, đảm bảo nguồn dầu thô cung cấp cho vận hành nhà máy. Đồng thời tiếp tục nghiên cứu, đánh giá và chế biến thử nghiệm các loại nguyên liệu mới, nguyên liệu trung gian để mở rộng giỏ dầu thô cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Việt Nam tăng nhập khẩu thịt heo từ Nga, giá gần 70.000 đồng/kgDù giá heo hơi trong nước giảm, có loại về dưới 50.000 đồng/kg nhưng lượng nhập khẩu thịt heo vẫn tăng tháng thứ 7 liên tiếp. 17:25 31/12/2023 Thủ tướng yêu cầu quản chặt quỹ bình ổn xăng dầu sau vụ Xuyên Việt OilThủ tướng yêu cầu các ngân hàng nơi doanh nghiệp đầu mối mở tài khoản quỹ bình ổn giá xăng dầu phải thực hiện nghiêm quy định về kinh doanh xăng dầu. 18:44 30/12/2023 Bảo hiểm nhân thọ lần đầu suy giảm sau hơn 10 nămTrước khủng hoảng trầm trọng về niềm tin trên thị trường, hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đối mặt với không ít khó khăn. 16:59 30/12/2023
Nhà máy lọc dầu Dung Quất tăng kế hoạch lợi nhuận Công ty CP Lọc hóa Dầu Bình Sơn muốn nâng chỉ tiêu lợi nhuận cả năm 2023 lên 4.868 tỷ đồng và tăng tỷ lệ cổ tức từ 3% lên 7%. Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn (UPCoM: BSR) - chủ sở hữu nhà máy lọc dầu Dung Quất - vừa điều chỉnh một số chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2023, trong đó lợi nhuận sau thuế kế hoạch được nâng lên gần 4.900 tỷ đồng, gấp 3 lần so với số dự kiến hồi đầu năm. Không chỉ lợi nhuận sau thuế, nhiều chỉ tiêu khác cũng được doanh nghiệp điều chỉnh tăng. Trong đó, tổng doanh thu dự kiến được điều chỉnh thành 145.102 tỷ đồng, tăng 51% so với trước đó. Tổng sản lượng sản xuất và tiêu thụ tất cả mặt hàng kinh doanh cũng được điều chỉnh tăng 20%, lên gần 6,8 triệu tấn. Kế hoạch tài chính của công ty mẹ cũng được tăng lên đáng kể. Trong đó, doanh thu tăng thêm 52% so với kế hoạch ban đầu, lên 145.014 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế cao hơn 192%, dự kiến đạt mức 5.028 tỷ đồng. Ngoài ra, tỷ lệ chia cổ tức trên vốn điều lệ cũng được doanh nghiệp đề xuất tăng lên 7%, tương ứng 700 đồng trên mỗi cổ phiếu thay vì mức 3% như trước đó. Trong khi đó, hoạt động đầu tư lại được điều chỉnh giảm với tổng vốn đầu tư còn 387 tỷ đồng, trong khi đầu năm Lọc hóa dầu bình Sơn đặt mục tiêu chi 1.600 tỷ đồng. Chỉ tiêu Thực hiện 2022 Kế hoạch 2023 ban đầu Kế hoạch 2023 điều chỉnh Sản lượng tiêu thụ (tấn) 7 5,6 6,76 Tổng doanh thu (tỷ đồng) 168.964 95.645 145.102 Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng) 14.669 1.628 4.868 Mới đây, Lọc hóa dầu Bình Sơn đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động sản xuất năm 2023 và triển khai kế hoạch năm 2024. Theo đó, công ty ước đạt sản lượng hơn 7,35 triệu tấn sản phẩm (vượt 31% kế hoạch) trong năm qua, cao nhất kể từ khi nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào vận hành thương mại. Tổng doanh thu ước đạt gần 146.500 tỷ đồng (vượt 54% kế hoạch). Năm 2024, Nhà máy lọc dầu Dung Quất lên kế hoạch tiến hành bảo dưỡng tổng thể lần 5 với chỉ tiêu sản xuất khoảng 5,7 triệu tấn sản phẩm. Công ty cũng cho biết sẽ chủ động trong hoạt động mua dầu thô, đảm bảo nguồn dầu thô cung cấp cho vận hành nhà máy. Đồng thời tiếp tục nghiên cứu, đánh giá và chế biến thử nghiệm các loại nguyên liệu mới, nguyên liệu trung gian để mở rộng giỏ dầu thô cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Việt Nam tăng nhập khẩu thịt heo từ Nga, giá gần 70.000 đồng/kgDù giá heo hơi trong nước giảm, có loại về dưới 50.000 đồng/kg nhưng lượng nhập khẩu thịt heo vẫn tăng tháng thứ 7 liên tiếp. 17:25 31/12/2023 Thủ tướng yêu cầu quản chặt quỹ bình ổn xăng dầu sau vụ Xuyên Việt OilThủ tướng yêu cầu các ngân hàng nơi doanh nghiệp đầu mối mở tài khoản quỹ bình ổn giá xăng dầu phải thực hiện nghiêm quy định về kinh doanh xăng dầu. 18:44 30/12/2023 Bảo hiểm nhân thọ lần đầu suy giảm sau hơn 10 nămTrước khủng hoảng trầm trọng về niềm tin trên thị trường, hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đối mặt với không ít khó khăn. 16:59 30/12/2023
NHNN nói về tình trạng ngân hàng 'ế tiền' dù lãi suất giảm
Theo Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, dù lãi suất liên tục giảm từ đầu năm tới nay, nhưng tăng trưởng tín dụng lại rất thấp, chỉ mới đạt khoảng 4,2%.
Trả lời về vấn đề tăng trưởng tín dụng trong 6 tháng đầu năm tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 4/7, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho biết năm nay lãi suất điều hành đã được điều chỉnh giảm 4 lần. Tính đến hết tháng 6, tại các ngân hàng thương mại, lãi suất huy động bình quân giảm 0,7-0,8%, lãi suất cho vay bình quân giảm 1-1,2%. Thậm chí, nhiều ngân hàng có gói lãi suất giảm sâu cho đối tượng, lĩnh vực có sự ưu đãi của Nhà nước. Về dư nợ tín dụng, ông Tú cho biết từ đầu năm NHNN xác định tăng trưởng tín dụng khoảng 14-15%, nhưng đến nay mới tăng được khoảng 4,2%, đạt hơn 12 triệu tỷ đồng. Room tín dụng cả năm đã giao 11% nhưng đến nay mới đạt 4,2%, cho thấy dư địa còn rất nhiều để các ngân hàng cho vay. "Thanh khoản của ngân hàng thương mại đang thừa chứ không hẳn 'ế tiền'. Một số nước tăng trưởng tín dụng còn âm, dù Việt Nam hạ lãi suất lẽ ra tín dụng phải tăng, nhưng thực tế có câu chuyện tăng tín dụng chậm trong khi lãi suất giảm nhanh", ông nói. Lý giải nguyên nhân, ông Tú cho rằng do tình hình nền kinh tế có nhiều khó khăn, suy giảm về cầu đầu tư, cầu tiêu dùng đang rất thấp nên nhu cầu tín dụng không thể tăng cao. Sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp khó khăn, tồn kho nhiều, không có đơn hàng, kể cả doanh nghiệp FDI. Do tình hình nền kinh tế có nhiều khó khăn, doanh nghiệp gặp khó khăn, không có đơn hàng nên nhu cầu tín dụng không thể tăng cao. Ảnh: H.H. Bên cạnh đó, lãnh đạo NHNN cũng cho rằng thị trường bất động sản chưa sôi động trở lại, nhiều dự án chưa triển khai được dù ngân hàng đã rất quan tâm đẩy mạnh cho tín dụng bất động sản. "Các doanh nghiệp nhỏ và vừa trước đây rất khó tiếp cận tín dụng nay càng khó hơn. Để gỡ khó, các hiệp hội doanh nghiệp và NHNN đang cố gắng thúc đẩy tăng trưởng tín dụng với các doanh nghiệp này", ông nói. Tuy nhiên, theo Phó thống đốc, cũng có nhiều doanh nghiệp muốn vay nhưng không chứng minh được khả năng trả nợ. Ngược lại, nhiều doanh nghiệp không có nhu cầu vay, vì cầu sản xuất, đầu tư, tiêu dùng thấp. Lãnh đạo NHNN cho biết NHNN đã ban hành nhiều thông tư nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho hộ kinh doanh và doanh nghiệp, tập trung nguồn lực vào sản xuất, kinh doanh, đồng thời gia tăng khả năng tiếp cận vốn. Hy vọng với hàng loạt chính sách đồng bộ, lãi suất tiếp tục giảm sẽ tăng được tín dụng trong 6 tháng cuối năm. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Ngân hàng giảm thêm lãi suất tiết kiệm từ đầu tháng 7Đã có thêm 3 ngân hàng thương mại điều chỉnh giảm biểu lãi suất huy động 0,1-0,5 điểm %, bắt đầu áp dụng từ hôm nay (1/7). 13:46 1/7/2023 Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo giảm lãi suất cho vayNgân hàng Nhà nước (NHNN) yêu cầu các nhà băng triển khai các giải pháp để giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh. 20:36 28/6/2023 Thêm ngân hàng giảm lãi suất huy động xuống dưới 7%/nămNgân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vừa công bố biểu lãi suất huy động mới, áp dụng từ ngày 28/6. 14:00 28/6/2023
NHNN nói về tình trạng ngân hàng 'ế tiền' dù lãi suất giảm Theo Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, dù lãi suất liên tục giảm từ đầu năm tới nay, nhưng tăng trưởng tín dụng lại rất thấp, chỉ mới đạt khoảng 4,2%. Trả lời về vấn đề tăng trưởng tín dụng trong 6 tháng đầu năm tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 4/7, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho biết năm nay lãi suất điều hành đã được điều chỉnh giảm 4 lần. Tính đến hết tháng 6, tại các ngân hàng thương mại, lãi suất huy động bình quân giảm 0,7-0,8%, lãi suất cho vay bình quân giảm 1-1,2%. Thậm chí, nhiều ngân hàng có gói lãi suất giảm sâu cho đối tượng, lĩnh vực có sự ưu đãi của Nhà nước. Về dư nợ tín dụng, ông Tú cho biết từ đầu năm NHNN xác định tăng trưởng tín dụng khoảng 14-15%, nhưng đến nay mới tăng được khoảng 4,2%, đạt hơn 12 triệu tỷ đồng. Room tín dụng cả năm đã giao 11% nhưng đến nay mới đạt 4,2%, cho thấy dư địa còn rất nhiều để các ngân hàng cho vay. "Thanh khoản của ngân hàng thương mại đang thừa chứ không hẳn 'ế tiền'. Một số nước tăng trưởng tín dụng còn âm, dù Việt Nam hạ lãi suất lẽ ra tín dụng phải tăng, nhưng thực tế có câu chuyện tăng tín dụng chậm trong khi lãi suất giảm nhanh", ông nói. Lý giải nguyên nhân, ông Tú cho rằng do tình hình nền kinh tế có nhiều khó khăn, suy giảm về cầu đầu tư, cầu tiêu dùng đang rất thấp nên nhu cầu tín dụng không thể tăng cao. Sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp khó khăn, tồn kho nhiều, không có đơn hàng, kể cả doanh nghiệp FDI. Do tình hình nền kinh tế có nhiều khó khăn, doanh nghiệp gặp khó khăn, không có đơn hàng nên nhu cầu tín dụng không thể tăng cao. Ảnh: H.H. Bên cạnh đó, lãnh đạo NHNN cũng cho rằng thị trường bất động sản chưa sôi động trở lại, nhiều dự án chưa triển khai được dù ngân hàng đã rất quan tâm đẩy mạnh cho tín dụng bất động sản. "Các doanh nghiệp nhỏ và vừa trước đây rất khó tiếp cận tín dụng nay càng khó hơn. Để gỡ khó, các hiệp hội doanh nghiệp và NHNN đang cố gắng thúc đẩy tăng trưởng tín dụng với các doanh nghiệp này", ông nói. Tuy nhiên, theo Phó thống đốc, cũng có nhiều doanh nghiệp muốn vay nhưng không chứng minh được khả năng trả nợ. Ngược lại, nhiều doanh nghiệp không có nhu cầu vay, vì cầu sản xuất, đầu tư, tiêu dùng thấp. Lãnh đạo NHNN cho biết NHNN đã ban hành nhiều thông tư nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho hộ kinh doanh và doanh nghiệp, tập trung nguồn lực vào sản xuất, kinh doanh, đồng thời gia tăng khả năng tiếp cận vốn. Hy vọng với hàng loạt chính sách đồng bộ, lãi suất tiếp tục giảm sẽ tăng được tín dụng trong 6 tháng cuối năm. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Ngân hàng giảm thêm lãi suất tiết kiệm từ đầu tháng 7Đã có thêm 3 ngân hàng thương mại điều chỉnh giảm biểu lãi suất huy động 0,1-0,5 điểm %, bắt đầu áp dụng từ hôm nay (1/7). 13:46 1/7/2023 Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo giảm lãi suất cho vayNgân hàng Nhà nước (NHNN) yêu cầu các nhà băng triển khai các giải pháp để giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh. 20:36 28/6/2023 Thêm ngân hàng giảm lãi suất huy động xuống dưới 7%/nămNgân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vừa công bố biểu lãi suất huy động mới, áp dụng từ ngày 28/6. 14:00 28/6/2023
Ngành thép hưởng lợi nhất từ chu kỳ hạ lãi suất
Chuyên gia Mirae Asset đánh giá các nhóm ngành có mức vay nợ cao sẽ được hưởng lợi lớn nhất trong chu kỳ giảm lãi suất điều hành thời gian tới.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có quyết định điều chỉnh giảm thêm một loạt mức lãi suất điều hành, áp dụng từ ngày 19/6, đánh dấu đợt giảm lãi suất điều hành lần thứ 4 từ đầu năm 2023. Nhà điều hành chính sách đã điều chỉnh lãi suất tối đa với tiền gửi kỳ hạn 1-6 tháng giảm từ 5% xuống 4,75%/năm. Còn lãi suất tối đa với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giữ nguyên ở mức 0,5% một năm. Có dư địa để hạ lãi suất Trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng tiền đồng với nhóm ngành ưu tiên cũng được điều chỉnh từ 4,5% xuống 4% một năm. Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa của quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô giảm từ 5,5% xuống còn 5%/năm. Quyết định này được đưa ra theo định hướng của Chính phủ về quyết liệt giảm mặt bằng lãi suất nhằm hỗ trợ quá trình phục hồi tăng trưởng kinh tế, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân và phục hồi kinh tế. Ông Nguyễn Xuân Thành cho rằng hiện nay đã có đủ dư địa để hạ lãi suất điều hành. Ảnh: MAS. Bàn luận về vấn đề hạ lãi suất, ông Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên trường Đại học Fulbright Việt Nam, nhận định động thái trên đến từ áp lực phải hạ lãi suất khi doanh nghiệp rất khó khăn và tăng trưởng kinh tế thấp. "Nhà điều hành quan ngại khi tín dụng tăng trưởng thấp và đang chịu áp lực lớn, để đạt tốc độ tăng 14-15% cả năm nay thì tín dụng sẽ phải tăng mạnh trong nửa cuối năm", ông Thành nói tại hội thảo "Tìm ổn định trong bất định". Chính phủ quan ngại về đình trệ sản xuất và doanh nghiệp khó khăn dẫn đến đổ vỡ là có thật, do đó đây không chỉ là câu chuyện về tăng trưởng mà còn là sức khỏe của nền kinh tế. Thời điểm này cũng đã có nhiều dư địa để hạ lãi suất so với đầu năm. Mặc dù bối cảnh xuất nhập khẩu còn khó khăn, nhiều đơn hàng lớn chưa cải thiện nhưng điểm thuận lợi là tỷ giá ổn định, thanh khoản hệ thống ngân hàng dồi dào và áp lực lạm phát không quá lớn, theo ông Thành có thể đạt mục tiêu kiểm soát ở mức 4,5% trong năm nay. 5 nhóm ngành hưởng lợi Ông Đinh Minh Trí, Trưởng phòng phân tích khối khách hàng cá nhân Mirae Asset, đánh giá việc tiếp tục giảm mức trần huy động sẽ tác động tích cực tới những ngành có tổng vay nợ ngắn hạn và dài hạn ở mức cao. Dựa theo số liệu năm 2022, vị chuyên gia nhận thấy 5 nhóm ngành có mức vay nợ cao sẽ được hưởng lợi lớn trong chu kỳ giảm lãi suất này là: Bất động sản, thép, thực phẩm, nuôi trồng nông & hải sản và xây dựng. Mirae Asset cũng đưa ra các kịch bản về mức lãi suất giảm và mức độ hồi phục lên các nhóm ngành được hưởng lợi. Theo đó, trong kịch bản trung tính, ngành thép là nhóm ngành được hưởng lợi lớn nhất, tiếp đến là xây dựng và nuôi trồng nông & hải sản. Các kịch bản giảm lãi suất (Mirae Asset dự phòng) 0,3% 0,5% 0,7% Bất động sản +0,7% +1,2% +1,6% Thép +2,5% +4,2% +5,8% Thực phẩm +0,6% +1,1% +1,5% Xây dựng +1,9% +3,2% +4,5% Nuôi trồng nông & hải sản +1,4% +2,3% +3,3% Ông Trí dẫn chứng ngành bất động sản đã có tín hiệu hồi phục sau giai đoạn tái cơ cấu và có nhiều chính sách giải cứu. Do vậy, ông kỳ vọng các nhóm ngành trên cũng sẽ tích cực hơn nhờ các chính sách giảm lãi suất. Chuyên gia từ Mirae Asset đánh giá thêm việc hạ lãi suất cũng có tác động tích cực lên thị trường chứng khoán. Quy luật cung cầu sẽ giúp dòng tiền từ các kênh tiết kiệm dịch chuyển tốt hơn qua kênh chứng khoán. Giá trị giao dịch thực tế trong quý I lao dốc về mức thấp chỉ đạt bình quân 11.425 tỷ đồng/phiên trên cả 3 sàn hiện hữu. Tuy nhiên, thanh khoản từ tháng 5 đã nhảy vọt và đạt đến hơn 21.000 tỷ đồng/phiên trong nửa đầu tháng 6, đồng thời xuất hiện lại những phiên giao dịch tỷ USD. "Đây là sự thay đổi đáng kể trên thị trường, có những dòng tiền trước tham gia thận trọng nhưng hiện tại đã thay đổi quan điểm, dòng tiền tham gia quyết liệt hơn", ông Trí nói về tác động của các chính sách hỗ trợ quyết liệt như giảm lãi suất hay là thúc đẩy đầu tư công. Nhà đầu tư hiện còn những mối lo ngại và thị trường có những phiên điều chỉnh; tuy nhiên tâm lý đã được cải thiện đáng kể để hào hứng tìm kiếm cơ hội trên thị trường chứng khoán, là "sự giải thích" rõ ràng nhất về giá trị giao dịch tăng vọt gần đây. Số lượng tài khoản chứng khoán mở mới tăng mạnh trong tháng 5 khi đạt lại mốc trên 100.000 đơn vị. Khảo sát sơ bộ của chuyên gia Mirae Asset cho thấy con số mở mới trong tháng 6 vẫn duy trì tốt, cho thấy mức độ quan tâm vẫn rất lớn. Do dòng tiền tham gia thị trường còn rất lớn đã giúp giữ thị trường ở trạng thái ổn định, khó xảy ra những rung lắc và các cú "sập" lớn bởi dòng tiền lớn vẫn đang bơm vào. Thanh khoản thị trường tăng mạnh sau khi chứng kiến tài khoản mở mới tăng nhanh trở lại. Mốc kháng cự quan trọng của VN-Index là 1.080 điểm vượt qua dễ dàng nhờ lực cầu lớn, do đó lại trở thành vùng hỗ trợ mạnh trong ngắn hạn. Thêm nữa, dòng vốn từ khối ngoại cũng đang tích cực hơn và hòa chung vào xu hướng mua ròng chung toàn thị trường, qua đó kỳ vọng mặt bằng điểm số sẽ duy trì ở mức cao hơn giai đoạn trước. Số liệu cho thấy các quỹ mở đang phát tín hiệu đảo chiều khi huy động ròng hơn 21,6 triệu USD (508 tỷ đồng) trong tuần vừa qua. Điểm tích cực là dòng tiền ngoại đồng đều hơn khi đến từ các quỹ đến từ Hàn Quốc, Diamond hay FinLead... Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành lần thứ 4NHNN vừa có quyết định điều chỉnh giảm thêm một loạt mức lãi suất điều hành, áp dụng từ ngày 19/6, đánh dấu đợt giảm lãi suất điều hành lần thứ 4 từ đầu năm 2023. 13:47 16/6/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Ngành thép hưởng lợi nhất từ chu kỳ hạ lãi suất Chuyên gia Mirae Asset đánh giá các nhóm ngành có mức vay nợ cao sẽ được hưởng lợi lớn nhất trong chu kỳ giảm lãi suất điều hành thời gian tới. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có quyết định điều chỉnh giảm thêm một loạt mức lãi suất điều hành, áp dụng từ ngày 19/6, đánh dấu đợt giảm lãi suất điều hành lần thứ 4 từ đầu năm 2023. Nhà điều hành chính sách đã điều chỉnh lãi suất tối đa với tiền gửi kỳ hạn 1-6 tháng giảm từ 5% xuống 4,75%/năm. Còn lãi suất tối đa với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giữ nguyên ở mức 0,5% một năm. Có dư địa để hạ lãi suất Trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng tiền đồng với nhóm ngành ưu tiên cũng được điều chỉnh từ 4,5% xuống 4% một năm. Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa của quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô giảm từ 5,5% xuống còn 5%/năm. Quyết định này được đưa ra theo định hướng của Chính phủ về quyết liệt giảm mặt bằng lãi suất nhằm hỗ trợ quá trình phục hồi tăng trưởng kinh tế, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân và phục hồi kinh tế. Ông Nguyễn Xuân Thành cho rằng hiện nay đã có đủ dư địa để hạ lãi suất điều hành. Ảnh: MAS. Bàn luận về vấn đề hạ lãi suất, ông Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên trường Đại học Fulbright Việt Nam, nhận định động thái trên đến từ áp lực phải hạ lãi suất khi doanh nghiệp rất khó khăn và tăng trưởng kinh tế thấp. "Nhà điều hành quan ngại khi tín dụng tăng trưởng thấp và đang chịu áp lực lớn, để đạt tốc độ tăng 14-15% cả năm nay thì tín dụng sẽ phải tăng mạnh trong nửa cuối năm", ông Thành nói tại hội thảo "Tìm ổn định trong bất định". Chính phủ quan ngại về đình trệ sản xuất và doanh nghiệp khó khăn dẫn đến đổ vỡ là có thật, do đó đây không chỉ là câu chuyện về tăng trưởng mà còn là sức khỏe của nền kinh tế. Thời điểm này cũng đã có nhiều dư địa để hạ lãi suất so với đầu năm. Mặc dù bối cảnh xuất nhập khẩu còn khó khăn, nhiều đơn hàng lớn chưa cải thiện nhưng điểm thuận lợi là tỷ giá ổn định, thanh khoản hệ thống ngân hàng dồi dào và áp lực lạm phát không quá lớn, theo ông Thành có thể đạt mục tiêu kiểm soát ở mức 4,5% trong năm nay. 5 nhóm ngành hưởng lợi Ông Đinh Minh Trí, Trưởng phòng phân tích khối khách hàng cá nhân Mirae Asset, đánh giá việc tiếp tục giảm mức trần huy động sẽ tác động tích cực tới những ngành có tổng vay nợ ngắn hạn và dài hạn ở mức cao. Dựa theo số liệu năm 2022, vị chuyên gia nhận thấy 5 nhóm ngành có mức vay nợ cao sẽ được hưởng lợi lớn trong chu kỳ giảm lãi suất này là: Bất động sản, thép, thực phẩm, nuôi trồng nông & hải sản và xây dựng. Mirae Asset cũng đưa ra các kịch bản về mức lãi suất giảm và mức độ hồi phục lên các nhóm ngành được hưởng lợi. Theo đó, trong kịch bản trung tính, ngành thép là nhóm ngành được hưởng lợi lớn nhất, tiếp đến là xây dựng và nuôi trồng nông & hải sản. Các kịch bản giảm lãi suất (Mirae Asset dự phòng) 0,3% 0,5% 0,7% Bất động sản +0,7% +1,2% +1,6% Thép +2,5% +4,2% +5,8% Thực phẩm +0,6% +1,1% +1,5% Xây dựng +1,9% +3,2% +4,5% Nuôi trồng nông & hải sản +1,4% +2,3% +3,3% Ông Trí dẫn chứng ngành bất động sản đã có tín hiệu hồi phục sau giai đoạn tái cơ cấu và có nhiều chính sách giải cứu. Do vậy, ông kỳ vọng các nhóm ngành trên cũng sẽ tích cực hơn nhờ các chính sách giảm lãi suất. Chuyên gia từ Mirae Asset đánh giá thêm việc hạ lãi suất cũng có tác động tích cực lên thị trường chứng khoán. Quy luật cung cầu sẽ giúp dòng tiền từ các kênh tiết kiệm dịch chuyển tốt hơn qua kênh chứng khoán. Giá trị giao dịch thực tế trong quý I lao dốc về mức thấp chỉ đạt bình quân 11.425 tỷ đồng/phiên trên cả 3 sàn hiện hữu. Tuy nhiên, thanh khoản từ tháng 5 đã nhảy vọt và đạt đến hơn 21.000 tỷ đồng/phiên trong nửa đầu tháng 6, đồng thời xuất hiện lại những phiên giao dịch tỷ USD. "Đây là sự thay đổi đáng kể trên thị trường, có những dòng tiền trước tham gia thận trọng nhưng hiện tại đã thay đổi quan điểm, dòng tiền tham gia quyết liệt hơn", ông Trí nói về tác động của các chính sách hỗ trợ quyết liệt như giảm lãi suất hay là thúc đẩy đầu tư công. Nhà đầu tư hiện còn những mối lo ngại và thị trường có những phiên điều chỉnh; tuy nhiên tâm lý đã được cải thiện đáng kể để hào hứng tìm kiếm cơ hội trên thị trường chứng khoán, là "sự giải thích" rõ ràng nhất về giá trị giao dịch tăng vọt gần đây. Số lượng tài khoản chứng khoán mở mới tăng mạnh trong tháng 5 khi đạt lại mốc trên 100.000 đơn vị. Khảo sát sơ bộ của chuyên gia Mirae Asset cho thấy con số mở mới trong tháng 6 vẫn duy trì tốt, cho thấy mức độ quan tâm vẫn rất lớn. Do dòng tiền tham gia thị trường còn rất lớn đã giúp giữ thị trường ở trạng thái ổn định, khó xảy ra những rung lắc và các cú "sập" lớn bởi dòng tiền lớn vẫn đang bơm vào. Thanh khoản thị trường tăng mạnh sau khi chứng kiến tài khoản mở mới tăng nhanh trở lại. Mốc kháng cự quan trọng của VN-Index là 1.080 điểm vượt qua dễ dàng nhờ lực cầu lớn, do đó lại trở thành vùng hỗ trợ mạnh trong ngắn hạn. Thêm nữa, dòng vốn từ khối ngoại cũng đang tích cực hơn và hòa chung vào xu hướng mua ròng chung toàn thị trường, qua đó kỳ vọng mặt bằng điểm số sẽ duy trì ở mức cao hơn giai đoạn trước. Số liệu cho thấy các quỹ mở đang phát tín hiệu đảo chiều khi huy động ròng hơn 21,6 triệu USD (508 tỷ đồng) trong tuần vừa qua. Điểm tích cực là dòng tiền ngoại đồng đều hơn khi đến từ các quỹ đến từ Hàn Quốc, Diamond hay FinLead... Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành lần thứ 4NHNN vừa có quyết định điều chỉnh giảm thêm một loạt mức lãi suất điều hành, áp dụng từ ngày 19/6, đánh dấu đợt giảm lãi suất điều hành lần thứ 4 từ đầu năm 2023. 13:47 16/6/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Giá vàng trong nước tăng cùng chiều thế giới phiên cuối tuần
Giá vàng nhẫn bật tăng lên 200.000 đồng/lượng, vàng miếng cũng quay trở lại mốc 67 triệu đồng/lượng sau khi suy yếu ở các phiên trước đó.
Giá vàng trong nước khởi sắc trong phiên giao dịch ngày 1/7. Ảnh: Trương Hiếu. Thị trường vàng quốc tế đang khởi sắc khi đón tin lạm phát cốt lõi (PCE) tháng 5 tại Mỹ tăng 4,6%, mức thấp hơn so với dự kiến. Điều này khiến lãi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm xuống còn 3,8%, kéo theo áp lực bán USD làm đồng bạc xanh giảm giá so với nhiều ngoại tệ khác. Giá vàng thế giới nhờ đó có động lực đi lên. “Thị trường vẫn chưa vững niềm tin vào việc từ nay đến cuối năm 2023, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ có thêm 2 lần tăng lãi suất", nhà phân tích Edward Moya thuộc Công ty Giao dịch Ngoại hối OANDA nói. Bối cảnh này khiến giới đầu cơ kỳ vọng đồng USD tiếp tục giảm giá, nên đang tăng sức mua, kéo giá đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần của kim loại quý lên mức 1.920 USD/ounce, tăng 20 USD so với mức giá thấp nhất phiên giao dịch đêm qua là 1.900 USD/ounce. Quy đổi ra tiền Việt (chưa bao gồm thuế, phí), giá vàng thế giới tương đương 55 triệu đồng/lượng. Bám sát biến động của giá vàng thế giới, trong phiên giao dịch sáng nay, mặt hàng vàng miếng và vàng nhẫn 9999 trong nước cùng bật tăng 50.000-200.000 đồng. Hiện giá vàng miếng SJC biến động quanh vùng 67 triệu đồng/lượng, trong khi vàng nhẫn đã hồi phục về vùng giá 56,3 triệu đồng. Cụ thể, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) hiện niêm yết giá vàng miếng SJC ở mức 66,35 - 67,07 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), đi ngang ở chiều mua và tăng 100.000 đồng ở chiều bán so với chốt phiên hôm qua (30/6). Trong tuần này, giá vàng miếng SJC ghi nhận 2 đợt giảm giá khoảng 100.000 đồng để xuống vùng thấp 66,95 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên lại hồi phục ngay về vùng 67,05 triệu đồng/lượng tại các phiên liền sau. So sánh với giá cuối tuần trước, giá vàng SJC kết phiên cuối tuần này thấp hơn 150.000-50.000 đồng (mua vào - bán ra); người mua vàng miếng SJC cuối tuần trước hiện nhận khoản lỗ 770.000 đồng/lượng do chênh lệch từ giá mua - bán. Đi cùng xu hướng này, giá vàng nhẫn SJC loại 99,99 hiện niêm yết ở 55,3 triệu/lượng (mua) và 56,3 triệu đồng (bán), ghi nhận mức tăng mạnh tới 200.000 đồng. Mặt hàng vàng nhẫn SJC trong tuần này ghi nhận nhiều đợt biến động trái chiều, tuy nhiên nếu so với giá hồi cuối tuần trước cũng chỉ chênh lệch 50.000 đồng. Người mua vàng nhẫn SJC tuần trước hiện bán ra sẽ phải nhận khoản lỗ hơn 1 triệu đồng. Cũng trong sáng nay, Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) ghi nhận giá vàng miếng tăng 50.000 đồng ở cả hai chiều, hiện cố định ở mức 66,5 - 67 triệu đồng/lượng. Với mặt hàng vàng nhẫn tròn trơn, giá niêm yết của PNJ hiện ở 55,25 - 56,3 triệu đồng/lượng, tăng 50.000 đồng chiều mua và 100.000 đồng chiều bán. Tại Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, giá vàng miếng hiện phổ biến giao dịch ở mức 66,4 - 67 triệu/lượng, tăng 50.000 đồng; Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu đưa ra mức giá 66,37 - 66,98 triệu/lượng... Vùng 56,3 triệu/lượng là giá bán được các doanh nghiệp vàng phổ biến niêm yết với mặt hàng vàng nhẫn sáng nay. Trong đó, giá vàng Rồng Thăng Long tại Bảo Tín Minh Châu hiện phổ biến ở 55,48 - 56,33 triệu/lượng; DOJI chấp nhận giao dịch tại vùng 54,4 - 55,25 triệu/lượng... Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Vốn hóa Apple đạt 3.000 tỷ USDSau khi giá cổ phiếu tăng lên mức cao mới, vốn hóa Apple đã cán mốc 3.000 tỷ USD. Gã khổng lồ Phố Wall một lần nữa định vị mình là công ty giá trị nhất trên sàn giao dịch Phố Wall. 05:54 1/7/2023 Vàng, chứng khoán Mỹ dậy sóngThị trường vàng và chứng khoán Mỹ đều bật tăng sau báo cáo lạm phát PCE của Mỹ. Theo đó, chỉ số này đã ghi nhận mức tăng thấp nhất trong hơn 2 năm. 00:00 1/7/2023
Giá vàng trong nước tăng cùng chiều thế giới phiên cuối tuần Giá vàng nhẫn bật tăng lên 200.000 đồng/lượng, vàng miếng cũng quay trở lại mốc 67 triệu đồng/lượng sau khi suy yếu ở các phiên trước đó. Giá vàng trong nước khởi sắc trong phiên giao dịch ngày 1/7. Ảnh: Trương Hiếu. Thị trường vàng quốc tế đang khởi sắc khi đón tin lạm phát cốt lõi (PCE) tháng 5 tại Mỹ tăng 4,6%, mức thấp hơn so với dự kiến. Điều này khiến lãi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm xuống còn 3,8%, kéo theo áp lực bán USD làm đồng bạc xanh giảm giá so với nhiều ngoại tệ khác. Giá vàng thế giới nhờ đó có động lực đi lên. “Thị trường vẫn chưa vững niềm tin vào việc từ nay đến cuối năm 2023, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ có thêm 2 lần tăng lãi suất", nhà phân tích Edward Moya thuộc Công ty Giao dịch Ngoại hối OANDA nói. Bối cảnh này khiến giới đầu cơ kỳ vọng đồng USD tiếp tục giảm giá, nên đang tăng sức mua, kéo giá đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần của kim loại quý lên mức 1.920 USD/ounce, tăng 20 USD so với mức giá thấp nhất phiên giao dịch đêm qua là 1.900 USD/ounce. Quy đổi ra tiền Việt (chưa bao gồm thuế, phí), giá vàng thế giới tương đương 55 triệu đồng/lượng. Bám sát biến động của giá vàng thế giới, trong phiên giao dịch sáng nay, mặt hàng vàng miếng và vàng nhẫn 9999 trong nước cùng bật tăng 50.000-200.000 đồng. Hiện giá vàng miếng SJC biến động quanh vùng 67 triệu đồng/lượng, trong khi vàng nhẫn đã hồi phục về vùng giá 56,3 triệu đồng. Cụ thể, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) hiện niêm yết giá vàng miếng SJC ở mức 66,35 - 67,07 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), đi ngang ở chiều mua và tăng 100.000 đồng ở chiều bán so với chốt phiên hôm qua (30/6). Trong tuần này, giá vàng miếng SJC ghi nhận 2 đợt giảm giá khoảng 100.000 đồng để xuống vùng thấp 66,95 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên lại hồi phục ngay về vùng 67,05 triệu đồng/lượng tại các phiên liền sau. So sánh với giá cuối tuần trước, giá vàng SJC kết phiên cuối tuần này thấp hơn 150.000-50.000 đồng (mua vào - bán ra); người mua vàng miếng SJC cuối tuần trước hiện nhận khoản lỗ 770.000 đồng/lượng do chênh lệch từ giá mua - bán. Đi cùng xu hướng này, giá vàng nhẫn SJC loại 99,99 hiện niêm yết ở 55,3 triệu/lượng (mua) và 56,3 triệu đồng (bán), ghi nhận mức tăng mạnh tới 200.000 đồng. Mặt hàng vàng nhẫn SJC trong tuần này ghi nhận nhiều đợt biến động trái chiều, tuy nhiên nếu so với giá hồi cuối tuần trước cũng chỉ chênh lệch 50.000 đồng. Người mua vàng nhẫn SJC tuần trước hiện bán ra sẽ phải nhận khoản lỗ hơn 1 triệu đồng. Cũng trong sáng nay, Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) ghi nhận giá vàng miếng tăng 50.000 đồng ở cả hai chiều, hiện cố định ở mức 66,5 - 67 triệu đồng/lượng. Với mặt hàng vàng nhẫn tròn trơn, giá niêm yết của PNJ hiện ở 55,25 - 56,3 triệu đồng/lượng, tăng 50.000 đồng chiều mua và 100.000 đồng chiều bán. Tại Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, giá vàng miếng hiện phổ biến giao dịch ở mức 66,4 - 67 triệu/lượng, tăng 50.000 đồng; Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu đưa ra mức giá 66,37 - 66,98 triệu/lượng... Vùng 56,3 triệu/lượng là giá bán được các doanh nghiệp vàng phổ biến niêm yết với mặt hàng vàng nhẫn sáng nay. Trong đó, giá vàng Rồng Thăng Long tại Bảo Tín Minh Châu hiện phổ biến ở 55,48 - 56,33 triệu/lượng; DOJI chấp nhận giao dịch tại vùng 54,4 - 55,25 triệu/lượng... Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Vốn hóa Apple đạt 3.000 tỷ USDSau khi giá cổ phiếu tăng lên mức cao mới, vốn hóa Apple đã cán mốc 3.000 tỷ USD. Gã khổng lồ Phố Wall một lần nữa định vị mình là công ty giá trị nhất trên sàn giao dịch Phố Wall. 05:54 1/7/2023 Vàng, chứng khoán Mỹ dậy sóngThị trường vàng và chứng khoán Mỹ đều bật tăng sau báo cáo lạm phát PCE của Mỹ. Theo đó, chỉ số này đã ghi nhận mức tăng thấp nhất trong hơn 2 năm. 00:00 1/7/2023
Vì sao Phố Wall cần một cuộc suy thoái
Nếu kinh tế Mỹ không suy yếu hay bước vào một cuộc suy thoái, Fed có thể không cắt giảm lãi suất trong năm nay và thậm chí còn tiếp tục tăng. Đó sẽ là tin xấu với thị trường.
CNBC đưa tin theo ông Destination Wealth Management - nhà sáng lập kiêm CEO Destination Wealth Management, một cuộc suy thoái của Mỹ sẽ ngăn thị trường chứng khoán đi xuống nghiêm trọng trong nửa cuối năm 2023. Mức tăng CPI (chỉ số giá tiêu dùng) của Mỹ trong tháng 4 đã giảm xuống 4,9%. Đây là tốc độ thấp nhất kể từ tháng 4/2021. Các dữ liệu cho thấy những đợt tăng lãi suất liên tục của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dường như bắt đầu phát huy tác dụng. Dù vậy, lạm phát vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu của Fed. Ngân hàng trung ương Mỹ liên tục nhấn mạnh về việc chống lạm phát, nhưng biên bản cuộc họp mới nhất của FOMC - cơ quan hoạch định chính sách của Fed - cho thấy các quan chức đang chia rẽ về bước nhảy lãi suất tiếp theo. Kịch bản suy thoái Trong cuộc họp chính sách tháng 5, họ đã nhất trí tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm. Chủ tịch Fed Jerome Powell phát đi tín hiệu rằng ngân hàng trung ương Mỹ có thể tạm dừng tăng lãi suất trong tháng 6, nhưng một số thành viên khẳng định vẫn cần phải hành động thêm nữa. Theo dữ liệu từ công cụ FedWatch của CME Group, nhà đầu tư tin rằng 35% khả năng lãi suất điều hành của Mỹ sẽ ở khoảng 4,75-5% vào cuối năm nay. Đến tháng 11/2024, thị trường đang định giá xác suất 24,5% lãi suất sẽ được cắt giảm còn 2,75-3%. Điều này nghe có vẻ điên rồ, nhưng nếu nền kinh tế Mỹ không suy yếu hay bước vào một cuộc suy thoái nhẹ, Fed sẽ không cắt giảm lãi suất và thậm chí còn tiếp tục tăng. Đó có thể là tin xấuÔng Destination Wealth Management - nhà sáng lập kiêm CEO Destination Wealth Management Nói với CNBC, ông Yoshikami cho biết cách duy nhất để kịch bản này xảy ra là một cuộc suy thoái kéo dài do các chính sách bị thắt chặt hơn nữa. Bởi giá dầu hạ nhiệt đang thúc đẩy hoạt động kinh tế. "Điều này nghe có vẻ điên rồ, nhưng nếu nền kinh tế Mỹ không suy yếu hay bước vào một cuộc suy thoái nhẹ, Fed sẽ không cắt giảm lãi suất và thậm chí còn tiếp tục tăng. Đó có thể là tin xấu", ông Yoshikami giải thích. "Đối với tôi, tất cả sẽ phụ thuộc vào câu hỏi: 'Liệu nền kinh tế đã sắp suy thoái?'. Dù các vị có tin hay không, tôi nghĩ đây là một tin tích cực", vị chuyên gia nhận định. "Nếu nền kinh tế vẫn cố gắng tránh né một cuộc suy thoái và tiếp tục đi trên con đường phù phiếm của mình, tôi tin rằng thị trường sẽ gặp một số vấn đề ngay trong năm nay", vị chuyên gia cảnh báo. Kinh tế Mỹ đang ra sao Theo báo cáo mới được Bộ Thương mại Mỹ công bố, tăng trưởng kinh tế của Mỹ trong quý I cao hơn ước tính trước đó. Cụ thể, GDP nước này ghi nhận tốc độ tăng trưởng 1,3% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn ước tính ban đầu là 1,1%. Chi tiêu tiêu dùng mạnh mẽ - chiếm khoảng 2/3 sản lượng kinh tế - đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong quý đầu tiên. Cùng với đó là các khoản chi tiêu mạnh tay của chính phủ Mỹ. Doanh số bán lẻ của Mỹ cũng phục hồi trong tháng 4 sau 2 tháng sụt giảm. Thị trường lao động có thêm 253.000 việc làm. Thu nhập trung bình mỗi giờ của người Mỹ tăng 0,5% so với tháng 3. Theo một cuộc khảo sát của S&P Global, các hoạt động kinh doanh của khu vực tư nhân đã tăng trưởng mạnh mẽ trong tháng 5, chủ yếu nhờ sự phục hồi của lĩnh vực dịch vụ. Việc kinh tế Mỹ chống chịu tốt hơn dự kiến sẽ là trở ngại lớn đối với cuộc chiến chống lạm phát của Fed. Ngay sau thông tin về GDP quý I của Mỹ, tỷ lệ nhà đầu tư tin rằng ngân hàng trung ương Mỹ tạm dừng tăng lãi suất trong cuộc họp tiếp theo đã giảm đáng kể. Do triển vọng kinh tế và chính sách tiền tệ vẫn còn bấp bênh, ông Yoshikami cảnh báo rằng các nhà đầu tư nên giữ thái độ thận trọng và luôn đặt câu hỏi về định giá của thị trường, nhất là trong lĩnh vực công nghệ và trí tuệ nhân tạo. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Vàng bị bán tháo mạnhGiá vàng vừa rơi xuống mức thấp nhất hơn 2 tháng. Việc nền kinh tế Mỹ chống chịu tốt hơn dự kiến đã khiến thị trường kim loại quý chao đảo. 18:45 26/5/2023 Giá vàng vẫn chật vậtNguy cơ vỡ nợ của Mỹ đang tăng lên. Điều này đáng lẽ sẽ giúp vàng - một tài sản trú ẩn an toàn - được hưởng lợi trực tiếp. Nhưng giá vàng vẫn lao dốc mạnh. 18:16 25/5/2023
Vì sao Phố Wall cần một cuộc suy thoái Nếu kinh tế Mỹ không suy yếu hay bước vào một cuộc suy thoái, Fed có thể không cắt giảm lãi suất trong năm nay và thậm chí còn tiếp tục tăng. Đó sẽ là tin xấu với thị trường. CNBC đưa tin theo ông Destination Wealth Management - nhà sáng lập kiêm CEO Destination Wealth Management, một cuộc suy thoái của Mỹ sẽ ngăn thị trường chứng khoán đi xuống nghiêm trọng trong nửa cuối năm 2023. Mức tăng CPI (chỉ số giá tiêu dùng) của Mỹ trong tháng 4 đã giảm xuống 4,9%. Đây là tốc độ thấp nhất kể từ tháng 4/2021. Các dữ liệu cho thấy những đợt tăng lãi suất liên tục của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dường như bắt đầu phát huy tác dụng. Dù vậy, lạm phát vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu của Fed. Ngân hàng trung ương Mỹ liên tục nhấn mạnh về việc chống lạm phát, nhưng biên bản cuộc họp mới nhất của FOMC - cơ quan hoạch định chính sách của Fed - cho thấy các quan chức đang chia rẽ về bước nhảy lãi suất tiếp theo. Kịch bản suy thoái Trong cuộc họp chính sách tháng 5, họ đã nhất trí tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm. Chủ tịch Fed Jerome Powell phát đi tín hiệu rằng ngân hàng trung ương Mỹ có thể tạm dừng tăng lãi suất trong tháng 6, nhưng một số thành viên khẳng định vẫn cần phải hành động thêm nữa. Theo dữ liệu từ công cụ FedWatch của CME Group, nhà đầu tư tin rằng 35% khả năng lãi suất điều hành của Mỹ sẽ ở khoảng 4,75-5% vào cuối năm nay. Đến tháng 11/2024, thị trường đang định giá xác suất 24,5% lãi suất sẽ được cắt giảm còn 2,75-3%. Điều này nghe có vẻ điên rồ, nhưng nếu nền kinh tế Mỹ không suy yếu hay bước vào một cuộc suy thoái nhẹ, Fed sẽ không cắt giảm lãi suất và thậm chí còn tiếp tục tăng. Đó có thể là tin xấuÔng Destination Wealth Management - nhà sáng lập kiêm CEO Destination Wealth Management Nói với CNBC, ông Yoshikami cho biết cách duy nhất để kịch bản này xảy ra là một cuộc suy thoái kéo dài do các chính sách bị thắt chặt hơn nữa. Bởi giá dầu hạ nhiệt đang thúc đẩy hoạt động kinh tế. "Điều này nghe có vẻ điên rồ, nhưng nếu nền kinh tế Mỹ không suy yếu hay bước vào một cuộc suy thoái nhẹ, Fed sẽ không cắt giảm lãi suất và thậm chí còn tiếp tục tăng. Đó có thể là tin xấu", ông Yoshikami giải thích. "Đối với tôi, tất cả sẽ phụ thuộc vào câu hỏi: 'Liệu nền kinh tế đã sắp suy thoái?'. Dù các vị có tin hay không, tôi nghĩ đây là một tin tích cực", vị chuyên gia nhận định. "Nếu nền kinh tế vẫn cố gắng tránh né một cuộc suy thoái và tiếp tục đi trên con đường phù phiếm của mình, tôi tin rằng thị trường sẽ gặp một số vấn đề ngay trong năm nay", vị chuyên gia cảnh báo. Kinh tế Mỹ đang ra sao Theo báo cáo mới được Bộ Thương mại Mỹ công bố, tăng trưởng kinh tế của Mỹ trong quý I cao hơn ước tính trước đó. Cụ thể, GDP nước này ghi nhận tốc độ tăng trưởng 1,3% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn ước tính ban đầu là 1,1%. Chi tiêu tiêu dùng mạnh mẽ - chiếm khoảng 2/3 sản lượng kinh tế - đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong quý đầu tiên. Cùng với đó là các khoản chi tiêu mạnh tay của chính phủ Mỹ. Doanh số bán lẻ của Mỹ cũng phục hồi trong tháng 4 sau 2 tháng sụt giảm. Thị trường lao động có thêm 253.000 việc làm. Thu nhập trung bình mỗi giờ của người Mỹ tăng 0,5% so với tháng 3. Theo một cuộc khảo sát của S&P Global, các hoạt động kinh doanh của khu vực tư nhân đã tăng trưởng mạnh mẽ trong tháng 5, chủ yếu nhờ sự phục hồi của lĩnh vực dịch vụ. Việc kinh tế Mỹ chống chịu tốt hơn dự kiến sẽ là trở ngại lớn đối với cuộc chiến chống lạm phát của Fed. Ngay sau thông tin về GDP quý I của Mỹ, tỷ lệ nhà đầu tư tin rằng ngân hàng trung ương Mỹ tạm dừng tăng lãi suất trong cuộc họp tiếp theo đã giảm đáng kể. Do triển vọng kinh tế và chính sách tiền tệ vẫn còn bấp bênh, ông Yoshikami cảnh báo rằng các nhà đầu tư nên giữ thái độ thận trọng và luôn đặt câu hỏi về định giá của thị trường, nhất là trong lĩnh vực công nghệ và trí tuệ nhân tạo. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Vàng bị bán tháo mạnhGiá vàng vừa rơi xuống mức thấp nhất hơn 2 tháng. Việc nền kinh tế Mỹ chống chịu tốt hơn dự kiến đã khiến thị trường kim loại quý chao đảo. 18:45 26/5/2023 Giá vàng vẫn chật vậtNguy cơ vỡ nợ của Mỹ đang tăng lên. Điều này đáng lẽ sẽ giúp vàng - một tài sản trú ẩn an toàn - được hưởng lợi trực tiếp. Nhưng giá vàng vẫn lao dốc mạnh. 18:16 25/5/2023
Giá vàng rơi tự do
Giá vàng thế giới đã mất mốc 2.000 USD/ounce. Các dữ liệu kinh tế mới nhất cho thấy kinh tế Mỹ vẫn chống chịu tốt. Điều này đè nặng lên vàng, vốn là tài sản trú ẩn an toàn.
Theo dữ liệu của Trading Economics, trong vòng 24 giờ qua, giá vàng thế giới đã rơi từ 2.020 USD/ounce xuống 1.990,7 USD/ounce. Đặc biệt, chỉ từ 19h40 đến 23h20 ngày 16/5, giá của mỗi ounce vàng đã giảm 24 USD. Trả lời Zing, ông Edward Moya - chuyên gia tài chính cấp cao tại hãng tư vấn Oanda (có trụ sở ở Mỹ) - cho rằng thị trường vàng chịu sức ép lớn khi giới đầu tư nóng lòng chờ đợi kết quả của các cuộc đàm phán về trần nợ của Mỹ. Suốt nhiều tuần, Tổng thống Mỹ Joe Biden và các nghị sĩ Đảng Cộng hòa đã bất đồng về việc nới trần nợ công của chính phủ liên bang Mỹ, hiện ở mức 31.400 tỷ USD. Nước này đã đạt đến trần cho vay theo luật định vào tháng 1. Kể từ đó đến nay, Bộ Tài chính Mỹ phải sử dụng các biện pháp kế toán đặc biệt để bơm tiền mặt. Nói với Quốc hội Mỹ, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen cho biết các biện pháp đó chỉ duy trì được đến ngày 1/6. Giá vàng thế giới rơi tự do trong phiên 16/5. Ảnh: Trading Economics. "Trong khi đó, vàng không nhận được bất cứ sự hỗ trợ nào từ các dữ liệu kinh tế mới nhất. Hy vọng về một cuộc hạ cánh an toàn vẫn còn treo lơ lửng. Điều đó ngăn cản giới đầu tư đổ tiền vào tài sản trú ẩn an toàn", ông Moya lập luận. Theo dữ liệu mới nhất của Bộ Thương mại Mỹ, doanh số bán lẻ đã tăng 0,4% trong tháng 4 sau 2 tháng sụt giảm. Điều này cho thấy sức mạnh chi tiêu vẫn đang thúc đẩy nền kinh tế Mỹ. "Dữ liệu doanh số bán lẻ trong tháng 4 cho thấy khả năng phục hồi của nền kinh tế. Người tiêu dùng đang ưu tiên du lịch và trải nghiệm, chẳng hạn ăn ở nhà hàng", bà Natalie Kotlyar tại BDO bình luận. Hơn nữa, thị trường việc làm của Mỹ vẫn còn mạnh mẽ. Điều này thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng. Mỹ đã có thêm 253.000 việc làm trong tháng 4. Thu nhập trung bình mỗi giờ cũng tăng 0,5% lên 33,36 USD. Trong khi đó, vàng không nhận được bất cứ sự hỗ trợ nào từ các dữ liệu kinh tế mới nhất. Hy vọng về một cuộc "hạ cánh an toàn" vẫn còn treo lơ lửng. Điều đó ngăn cản giới đầu tư đổ tiền vào tài sản trú ẩn an toànChuyên gia tài chính Edward Moya Tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 53 năm vào tháng 3. "Cuối cùng, thị trường lao động vẫn là yếu tố quyết định chi tiêu của người tiêu dùng. Số lượng việc làm và tiền lương gia tăng sẽ kéo theo tăng trưởng thu nhập cá nhân, từ đó thúc đẩy chi tiêu của người tiêu dùng", chuyên gia kinh tế trưởng Kathy Bostjancic tại Nationwide Mutual bình luận. Một khi nền kinh tế Mỹ vẫn còn chống chịu tốt, giá vàng sẽ chịu áp lực lớn. Trước hết, vàng được coi là một tài sản trú ẩn an toàn. Kim loại quý sẽ hưởng lợi trực tiếp khi nền kinh tế rơi vào tình trạng bất ổn. Thêm vào đó, nền kinh tế chống chịu tốt đồng nghĩa với việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ chưa thể dừng tăng lãi suất. Vàng vốn nhạy cảm với lãi suất, vì lãi suất tăng cao làm chi phí vốn và chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng gia tăng. Chỉ cách đây 10 ngày, các thị trường gần như chắc chắn (96,3%) rằng Fed sẽ giữ nguyên lãi suất điều hành ở vùng 5-5,25% trong cuộc họp chính sách tháng 6. Nhưng niềm tin đó giờ đã lung lay. Theo dữ liệu của CME FedWatch Tool, các thị trường đang định giá khả năng Fed giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tháng 6 là 74,5%. Trong khi đó, khả năng Fed tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm là 25,5%, tăng mạnh so với tỷ lệ 3,7% cách đây 10 ngày (ngày 6/5). Dù vậy, theo ông Moya, vẫn còn nhiều yếu tố có thể hỗ trợ giá vàng, bao gồm rủi ro suy thoái của kinh tế Mỹ và những bất ổn trong hệ thống ngân hàng nước này. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. 'Núi nợ' của các nước lớn đe dọa kinh tế thế giớiChủ tịch WB cảnh báo rằng rắc rối đang chồng chất, bủa vây kinh tế toàn cầu. Một trong số đó là khoản nợ công cao chưa từng có của những nước phát triển. 06:00 13/5/2023 Khách sạn bay - mỏ vàng của các hãng hàng khôngKhi các khách hàng giàu có du lịch và đi công tác trở lại, ngành hàng không toàn cầu đang đưa khoang hạng nhất lên một tầm cao mới. 05:00 13/5/2023
Giá vàng rơi tự do Giá vàng thế giới đã mất mốc 2.000 USD/ounce. Các dữ liệu kinh tế mới nhất cho thấy kinh tế Mỹ vẫn chống chịu tốt. Điều này đè nặng lên vàng, vốn là tài sản trú ẩn an toàn. Theo dữ liệu của Trading Economics, trong vòng 24 giờ qua, giá vàng thế giới đã rơi từ 2.020 USD/ounce xuống 1.990,7 USD/ounce. Đặc biệt, chỉ từ 19h40 đến 23h20 ngày 16/5, giá của mỗi ounce vàng đã giảm 24 USD. Trả lời Zing, ông Edward Moya - chuyên gia tài chính cấp cao tại hãng tư vấn Oanda (có trụ sở ở Mỹ) - cho rằng thị trường vàng chịu sức ép lớn khi giới đầu tư nóng lòng chờ đợi kết quả của các cuộc đàm phán về trần nợ của Mỹ. Suốt nhiều tuần, Tổng thống Mỹ Joe Biden và các nghị sĩ Đảng Cộng hòa đã bất đồng về việc nới trần nợ công của chính phủ liên bang Mỹ, hiện ở mức 31.400 tỷ USD. Nước này đã đạt đến trần cho vay theo luật định vào tháng 1. Kể từ đó đến nay, Bộ Tài chính Mỹ phải sử dụng các biện pháp kế toán đặc biệt để bơm tiền mặt. Nói với Quốc hội Mỹ, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen cho biết các biện pháp đó chỉ duy trì được đến ngày 1/6. Giá vàng thế giới rơi tự do trong phiên 16/5. Ảnh: Trading Economics. "Trong khi đó, vàng không nhận được bất cứ sự hỗ trợ nào từ các dữ liệu kinh tế mới nhất. Hy vọng về một cuộc hạ cánh an toàn vẫn còn treo lơ lửng. Điều đó ngăn cản giới đầu tư đổ tiền vào tài sản trú ẩn an toàn", ông Moya lập luận. Theo dữ liệu mới nhất của Bộ Thương mại Mỹ, doanh số bán lẻ đã tăng 0,4% trong tháng 4 sau 2 tháng sụt giảm. Điều này cho thấy sức mạnh chi tiêu vẫn đang thúc đẩy nền kinh tế Mỹ. "Dữ liệu doanh số bán lẻ trong tháng 4 cho thấy khả năng phục hồi của nền kinh tế. Người tiêu dùng đang ưu tiên du lịch và trải nghiệm, chẳng hạn ăn ở nhà hàng", bà Natalie Kotlyar tại BDO bình luận. Hơn nữa, thị trường việc làm của Mỹ vẫn còn mạnh mẽ. Điều này thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng. Mỹ đã có thêm 253.000 việc làm trong tháng 4. Thu nhập trung bình mỗi giờ cũng tăng 0,5% lên 33,36 USD. Trong khi đó, vàng không nhận được bất cứ sự hỗ trợ nào từ các dữ liệu kinh tế mới nhất. Hy vọng về một cuộc "hạ cánh an toàn" vẫn còn treo lơ lửng. Điều đó ngăn cản giới đầu tư đổ tiền vào tài sản trú ẩn an toànChuyên gia tài chính Edward Moya Tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 53 năm vào tháng 3. "Cuối cùng, thị trường lao động vẫn là yếu tố quyết định chi tiêu của người tiêu dùng. Số lượng việc làm và tiền lương gia tăng sẽ kéo theo tăng trưởng thu nhập cá nhân, từ đó thúc đẩy chi tiêu của người tiêu dùng", chuyên gia kinh tế trưởng Kathy Bostjancic tại Nationwide Mutual bình luận. Một khi nền kinh tế Mỹ vẫn còn chống chịu tốt, giá vàng sẽ chịu áp lực lớn. Trước hết, vàng được coi là một tài sản trú ẩn an toàn. Kim loại quý sẽ hưởng lợi trực tiếp khi nền kinh tế rơi vào tình trạng bất ổn. Thêm vào đó, nền kinh tế chống chịu tốt đồng nghĩa với việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ chưa thể dừng tăng lãi suất. Vàng vốn nhạy cảm với lãi suất, vì lãi suất tăng cao làm chi phí vốn và chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng gia tăng. Chỉ cách đây 10 ngày, các thị trường gần như chắc chắn (96,3%) rằng Fed sẽ giữ nguyên lãi suất điều hành ở vùng 5-5,25% trong cuộc họp chính sách tháng 6. Nhưng niềm tin đó giờ đã lung lay. Theo dữ liệu của CME FedWatch Tool, các thị trường đang định giá khả năng Fed giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tháng 6 là 74,5%. Trong khi đó, khả năng Fed tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm là 25,5%, tăng mạnh so với tỷ lệ 3,7% cách đây 10 ngày (ngày 6/5). Dù vậy, theo ông Moya, vẫn còn nhiều yếu tố có thể hỗ trợ giá vàng, bao gồm rủi ro suy thoái của kinh tế Mỹ và những bất ổn trong hệ thống ngân hàng nước này. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. 'Núi nợ' của các nước lớn đe dọa kinh tế thế giớiChủ tịch WB cảnh báo rằng rắc rối đang chồng chất, bủa vây kinh tế toàn cầu. Một trong số đó là khoản nợ công cao chưa từng có của những nước phát triển. 06:00 13/5/2023 Khách sạn bay - mỏ vàng của các hãng hàng khôngKhi các khách hàng giàu có du lịch và đi công tác trở lại, ngành hàng không toàn cầu đang đưa khoang hạng nhất lên một tầm cao mới. 05:00 13/5/2023
Chủ dự án sân golf ở Cam Ranh lãi hơn 200 tỷ đồng năm ngoái
Trong năm 2022 ghi nhận khoản lãi lớn hơn 200 tỷ đồng, nợ phải trả của Công ty KN Cam Ranh cũng tăng từ 12.300 tỷ đồng lên 20.600 tỷ đồng.
Công ty TNHH KN Cam Ranh vừa có báo cáo công bố thông tin tài chính định kỳ năm 2022 trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Theo đó, báo cáo cho biết đến cuối năm 2022, Công ty KN Cam Ranh có vốn chủ sở hữu đạt 6.746 tỷ đồng, tăng hơn 200 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Tình hình kinh doanh của công ty này cũng ghi nhận diễn biến tích cực khi thu về khoản lãi ròng gần 207 tỷ đồng trong năm 2022. Trong khi năm 2021 liền trước công ty báo lỗ ròng 202 tỷ đồng. Tuy nhiên, để ghi nhận khoản lợi nhuận tăng mạnh kể trên, tổng nợ phải trả của doanh nghiệp này đã tăng từ 12.300 tỷ đồng đầu năm lên 20.600 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2022, tương ứng mức tăng ròng 8.300 tỷ đồng trong năm. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu theo đó tăng từ 1,89 lần lên 3,06 lần vào cuối năm 2022. Đồng thời, tỷ lệ dư nợ trái phiếu/vốn chủ sở hữu cũng tăng từ 0,23 lần lên 0,29 lần, tương ứng mức nợ trái phiếu của doanh nghiệp vào khoảng 1.956 tỷ đồng. Với việc thu về khoản lãi lớn trong năm vừa qua, tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) của Công ty KN Cam Ranh đã đạt 3,06%, trong khi năm 2021 tỷ suất này là âm 3,1%. Theo công bố trên HNX, năm 2022, Công ty KN Cam Ranh đã thanh toán 10 tỷ đồng tiền gốc và khoảng 101 tỷ đồng tiền lãi trái phiếu với mã KNCCH2126001 (phát hành ngày 31/8/2021, đáo hạn vào 31/8/2026). Ngoài ra, công ty cũng có 4 kỳ thanh toán lãi với tổng số tiền hơn 108 tỷ đồng cho mã trái phiếu KNCCH2126002 (phát hành ngày 29/12/2021, kỳ hạn 60 tháng). Được biết Công ty TNHH KN Cam Ranh là chủ đầu tư dự án sân golf 27 lỗ tại khu nghỉ dưỡng The Lotus Cam Ranh có diện tích 794,5 ha tại Bãi Dài (tên thương mại là KN Paradise Cam Ranh). Công ty này được thành lập từ tháng 1/2015, hiện có vốn điều lệ 7.900 tỷ đồng. Cơ cấu cổ đông của KN Cam Ranh bao gồm ông Lê Văn Kiểm nắm giữ 10% và CTCP Đầu tư và kinh doanh Golf Long Thành sở hữu 90% còn lại. Bà Lê Nữ Thùy Dương (con ông Kiểm) giữ vai trò là Tổng giám đốc kiêm Người đại diện pháp luật của công ty. Một công ty đào tạo lái xe bị tước giấy phépDo bị đình chỉ tuyển sinh đào tạo lái xe 2 lần, trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe Lập Phương Thành phải nộp lại giấy phép và dừng toàn bộ các hoạt động đào tạo lái xe. 15:53 26/6/2023 Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế
Chủ dự án sân golf ở Cam Ranh lãi hơn 200 tỷ đồng năm ngoái Trong năm 2022 ghi nhận khoản lãi lớn hơn 200 tỷ đồng, nợ phải trả của Công ty KN Cam Ranh cũng tăng từ 12.300 tỷ đồng lên 20.600 tỷ đồng. Công ty TNHH KN Cam Ranh vừa có báo cáo công bố thông tin tài chính định kỳ năm 2022 trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Theo đó, báo cáo cho biết đến cuối năm 2022, Công ty KN Cam Ranh có vốn chủ sở hữu đạt 6.746 tỷ đồng, tăng hơn 200 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Tình hình kinh doanh của công ty này cũng ghi nhận diễn biến tích cực khi thu về khoản lãi ròng gần 207 tỷ đồng trong năm 2022. Trong khi năm 2021 liền trước công ty báo lỗ ròng 202 tỷ đồng. Tuy nhiên, để ghi nhận khoản lợi nhuận tăng mạnh kể trên, tổng nợ phải trả của doanh nghiệp này đã tăng từ 12.300 tỷ đồng đầu năm lên 20.600 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2022, tương ứng mức tăng ròng 8.300 tỷ đồng trong năm. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu theo đó tăng từ 1,89 lần lên 3,06 lần vào cuối năm 2022. Đồng thời, tỷ lệ dư nợ trái phiếu/vốn chủ sở hữu cũng tăng từ 0,23 lần lên 0,29 lần, tương ứng mức nợ trái phiếu của doanh nghiệp vào khoảng 1.956 tỷ đồng. Với việc thu về khoản lãi lớn trong năm vừa qua, tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) của Công ty KN Cam Ranh đã đạt 3,06%, trong khi năm 2021 tỷ suất này là âm 3,1%. Theo công bố trên HNX, năm 2022, Công ty KN Cam Ranh đã thanh toán 10 tỷ đồng tiền gốc và khoảng 101 tỷ đồng tiền lãi trái phiếu với mã KNCCH2126001 (phát hành ngày 31/8/2021, đáo hạn vào 31/8/2026). Ngoài ra, công ty cũng có 4 kỳ thanh toán lãi với tổng số tiền hơn 108 tỷ đồng cho mã trái phiếu KNCCH2126002 (phát hành ngày 29/12/2021, kỳ hạn 60 tháng). Được biết Công ty TNHH KN Cam Ranh là chủ đầu tư dự án sân golf 27 lỗ tại khu nghỉ dưỡng The Lotus Cam Ranh có diện tích 794,5 ha tại Bãi Dài (tên thương mại là KN Paradise Cam Ranh). Công ty này được thành lập từ tháng 1/2015, hiện có vốn điều lệ 7.900 tỷ đồng. Cơ cấu cổ đông của KN Cam Ranh bao gồm ông Lê Văn Kiểm nắm giữ 10% và CTCP Đầu tư và kinh doanh Golf Long Thành sở hữu 90% còn lại. Bà Lê Nữ Thùy Dương (con ông Kiểm) giữ vai trò là Tổng giám đốc kiêm Người đại diện pháp luật của công ty. Một công ty đào tạo lái xe bị tước giấy phépDo bị đình chỉ tuyển sinh đào tạo lái xe 2 lần, trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe Lập Phương Thành phải nộp lại giấy phép và dừng toàn bộ các hoạt động đào tạo lái xe. 15:53 26/6/2023 Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế
Triển vọng ngành xây dựng hạ tầng từ giải ngân đầu tư công
Kỳ vọng giải ngân đầu tư công mạnh mẽ và giá trị backlog lớn sẽ giúp các doanh nghiệp xây dựng hạ tầng bứt phá về doanh thu và lợi nhuận thuần trong giai đoạn 2023-2025.
Kể từ đầu năm nay, Chính phủ đã đẩy mạnh đầu tư công để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh đầu tư tư nhân và đầu tư trực tiếp nước ngoài suy yếu. Với động thái này, các công ty xây dựng hạ tầng lớn được dự báo hưởng lợi và đang đặt kế hoạch tăng trưởng mạnh trong năm nay. Trong đó, 3 yếu tố trợ lực của nhóm doanh nghiệp ngành này gồm giá trị backlog (khối lượng công việc) lớn sau khi được chỉ định thầu hàng loạt tại dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2, thúc đẩy giải ngân đầu tư công giúp đẩy mạnh tiến độ xây dựng, doanh thu tại các dự án hạ tầng giao thông. Kế hoạch năm tham vọng Kế hoạch kinh doanh năm 2023 và kết quả kinh doanh quý I của một số công ty xây dựng hạ tầng đang niêm yết. Nguồn: VNDirect. Trong báo cáo mới nhất về ngành xây dựng hạ tầng, các chuyên gia phân tích tại Công ty CP Chứng khoán VNDirect nhận định kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận năm 2023 đã có sự phân hóa giữa các công ty xây dựng hạ tầng trong ngành. Đáng chú ý, CTCP Cienco4 (C4G) đặt kế hoạch lợi nhuận sau thuế năm nay tăng trưởng mạnh 114% so với cùng kỳ. Trong khi Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (VCG), CTCP Lizen (LCG) lại giảm lần lượt 8% và 23%, chủ yếu do thiếu hụt các khoản lợi nhuận ghi nhận một lần như trong năm trước. Cụ thể, năm 2022, VCG ghi nhận 663 tỷ đồng lợi nhuận từ việc đánh giá lại khoản đầu tư vào CTCP Đầu tư và Phát triển Du lịch Vinaconex (VCR), tương đương 67% lợi nhuận trước thuế trong năm. Trong khi LCG ghi nhận lãi 268 tỷ đồng từ việc thoái vốn khỏi 2 dự án điện mặt trời, tương đương 109% lợi nhuận trước thuế cả năm. Nếu loại bỏ các khoản lợi nhuận một lần này, kế hoạch lợi nhuận sau thuế năm 2023 của VCG, LCG vẫn tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Dù vậy, VNDirect cũng lưu ý rằng trong quá khứ, các công ty xây dựng hạ tầng thường xuyên không hoàn thành kế hoạch năm, có thể kể tới giai đoạn 2020-2022. Kết quả kinh doanh trong quý đầu năm nay cũng đã phần nào phản ánh được kế hoạch kinh doanh cả năm. Theo đó, tất cả công ty đều ghi nhận tăng trưởng dương ở chỉ tiêu doanh thu so với cùng kỳ, tuy nhiên mới chỉ hoàn thành 8-12% kế hoạch cả năm, trừ CTCP Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (HHV) do mảng thu phí BOT chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu. Lý do chủ yếu của xu hướng này là do đặc thù ngành, thường chỉ ghi nhận doanh thu lớn vào những quý cuối năm. Giá trị backlog của các công ty xây dựng hạ tầng hàng đầu tại thời điểm cuối quý I. Nguồn: VNDirect. Theo các chuyên gia phân tích, sau khi liên tiếp được chỉ định thầu tại các dự án thành phần của cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 (đầu năm 2023), các công ty xây dựng hạ tầng hàng đầu đã ghi nhận giá trị backlog tăng đáng kể. Đáng chú ý, giá trị backlog của HHV trong 3 tháng đầu năm là 3.135 tỷ đồng, gấp 6 lần so với trung bình doanh thu mảng xây lắp của công ty giai đoạn 2021-2022. Việc các dự án hạ tầng giao thông thường được thi công trong 2-2,5 năm (giai đoạn 2023-2025), các công ty xây dựng hàng đầu đang đứng trước cơ hội tăng gấp đôi quy mô doanh thu. VNDirect lưu ý thêm rằng các công ty này vẫn đang có cơ hội tiếp tục giành thêm những gói thầu mới và trực tiếp hưởng lợi từ việc Chính phủ đẩy mạnh giải ngân đầu tư công. Do đó, quy mô doanh thu của các công ty xây dựng hàng đầu sẽ tăng trưởng mạnh hơn nữa trong những năm tới. Tuy nhiên, về mặt lợi nhuận ròng lại có sự hạn chế. Tương tự với kết quả kinh doanh thực tế trong quý I, doanh thu các công ty trong ngành ghi nhận tăng 35% so với cùng kỳ, nhưng lợi nhuận ròng lại giảm 83% chủ yếu do thiếu hụt các khoản lợi nhuận ghi nhận một lần và chi phí lãi vay lớn hơn. Yếu tố năng lực tài chính cũng sẽ quyết định đến khả năng sinh lời của các công ty hạ tầng xây dựng. Cổ phiếu hưởng lợi lớn từ làn sóng đầu tư hạ tầng Với các yếu tố trên, VNDirect cho rằng các doanh nghiệp xây dựng hạ tầng sẽ được hưởng lợi lớn từ xu hướng đẩy mạnh giải ngân đầu tư công giai đoạn 2023-2025. Các công ty đáp ứng tiêu chí như năng lực thi công tốt; tỷ lệ giá trị backlog/doanh thu lớn và sức khỏe tài chính lành mạnh sẽ có đà lợi nhuận tốt hơn. Theo đó, C4G và LCG sẽ là những doanh nghiệp hưởng lợi hàng đầu. Động lực tăng giá là giá vật liệu xây dựng thấp hơn kỳ vọng, hỗ trợ biên lợi nhuận gộp của các công ty xây dựng hạ tầng. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn lưu ý có rủi ro giảm giá với các cổ phiếu ngành này bao gồm giải ngân đầu tư công chậm hơn dự kiến, và thiếu hụt vật liệu xây dựng do quá trình cấp phép khai thác tại các mỏ chậm hơn dự kiến. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Anh rể Phó chủ tịch Hòa Phát bán sạch cổ phiếu HPGÔng Nguyễn Đức Tuấn, anh rể ông Trần Tuấn Dương, Phó chủ tịch Hòa Phát đã hoàn tất việc bán hết cổ phiếu HPG nắm giữ, ước tính thu về 3 tỷ đồng. 18:47 23/5/2023 Loạt cổ phiếu có thể hưởng lợi nhờ Quy hoạch điện VIIIViệc ban hành Quy hoạch điện VIII đã làm rõ hơn bức tranh ngành điện Việt Nam trong thời gian tới, mở ra cơ hội tăng trưởng tươi sáng cho các doanh nghiệp nhóm ngành này. 16:32 23/5/2023
Triển vọng ngành xây dựng hạ tầng từ giải ngân đầu tư công Kỳ vọng giải ngân đầu tư công mạnh mẽ và giá trị backlog lớn sẽ giúp các doanh nghiệp xây dựng hạ tầng bứt phá về doanh thu và lợi nhuận thuần trong giai đoạn 2023-2025. Kể từ đầu năm nay, Chính phủ đã đẩy mạnh đầu tư công để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh đầu tư tư nhân và đầu tư trực tiếp nước ngoài suy yếu. Với động thái này, các công ty xây dựng hạ tầng lớn được dự báo hưởng lợi và đang đặt kế hoạch tăng trưởng mạnh trong năm nay. Trong đó, 3 yếu tố trợ lực của nhóm doanh nghiệp ngành này gồm giá trị backlog (khối lượng công việc) lớn sau khi được chỉ định thầu hàng loạt tại dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2, thúc đẩy giải ngân đầu tư công giúp đẩy mạnh tiến độ xây dựng, doanh thu tại các dự án hạ tầng giao thông. Kế hoạch năm tham vọng Kế hoạch kinh doanh năm 2023 và kết quả kinh doanh quý I của một số công ty xây dựng hạ tầng đang niêm yết. Nguồn: VNDirect. Trong báo cáo mới nhất về ngành xây dựng hạ tầng, các chuyên gia phân tích tại Công ty CP Chứng khoán VNDirect nhận định kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận năm 2023 đã có sự phân hóa giữa các công ty xây dựng hạ tầng trong ngành. Đáng chú ý, CTCP Cienco4 (C4G) đặt kế hoạch lợi nhuận sau thuế năm nay tăng trưởng mạnh 114% so với cùng kỳ. Trong khi Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (VCG), CTCP Lizen (LCG) lại giảm lần lượt 8% và 23%, chủ yếu do thiếu hụt các khoản lợi nhuận ghi nhận một lần như trong năm trước. Cụ thể, năm 2022, VCG ghi nhận 663 tỷ đồng lợi nhuận từ việc đánh giá lại khoản đầu tư vào CTCP Đầu tư và Phát triển Du lịch Vinaconex (VCR), tương đương 67% lợi nhuận trước thuế trong năm. Trong khi LCG ghi nhận lãi 268 tỷ đồng từ việc thoái vốn khỏi 2 dự án điện mặt trời, tương đương 109% lợi nhuận trước thuế cả năm. Nếu loại bỏ các khoản lợi nhuận một lần này, kế hoạch lợi nhuận sau thuế năm 2023 của VCG, LCG vẫn tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Dù vậy, VNDirect cũng lưu ý rằng trong quá khứ, các công ty xây dựng hạ tầng thường xuyên không hoàn thành kế hoạch năm, có thể kể tới giai đoạn 2020-2022. Kết quả kinh doanh trong quý đầu năm nay cũng đã phần nào phản ánh được kế hoạch kinh doanh cả năm. Theo đó, tất cả công ty đều ghi nhận tăng trưởng dương ở chỉ tiêu doanh thu so với cùng kỳ, tuy nhiên mới chỉ hoàn thành 8-12% kế hoạch cả năm, trừ CTCP Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (HHV) do mảng thu phí BOT chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu. Lý do chủ yếu của xu hướng này là do đặc thù ngành, thường chỉ ghi nhận doanh thu lớn vào những quý cuối năm. Giá trị backlog của các công ty xây dựng hạ tầng hàng đầu tại thời điểm cuối quý I. Nguồn: VNDirect. Theo các chuyên gia phân tích, sau khi liên tiếp được chỉ định thầu tại các dự án thành phần của cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 (đầu năm 2023), các công ty xây dựng hạ tầng hàng đầu đã ghi nhận giá trị backlog tăng đáng kể. Đáng chú ý, giá trị backlog của HHV trong 3 tháng đầu năm là 3.135 tỷ đồng, gấp 6 lần so với trung bình doanh thu mảng xây lắp của công ty giai đoạn 2021-2022. Việc các dự án hạ tầng giao thông thường được thi công trong 2-2,5 năm (giai đoạn 2023-2025), các công ty xây dựng hàng đầu đang đứng trước cơ hội tăng gấp đôi quy mô doanh thu. VNDirect lưu ý thêm rằng các công ty này vẫn đang có cơ hội tiếp tục giành thêm những gói thầu mới và trực tiếp hưởng lợi từ việc Chính phủ đẩy mạnh giải ngân đầu tư công. Do đó, quy mô doanh thu của các công ty xây dựng hàng đầu sẽ tăng trưởng mạnh hơn nữa trong những năm tới. Tuy nhiên, về mặt lợi nhuận ròng lại có sự hạn chế. Tương tự với kết quả kinh doanh thực tế trong quý I, doanh thu các công ty trong ngành ghi nhận tăng 35% so với cùng kỳ, nhưng lợi nhuận ròng lại giảm 83% chủ yếu do thiếu hụt các khoản lợi nhuận ghi nhận một lần và chi phí lãi vay lớn hơn. Yếu tố năng lực tài chính cũng sẽ quyết định đến khả năng sinh lời của các công ty hạ tầng xây dựng. Cổ phiếu hưởng lợi lớn từ làn sóng đầu tư hạ tầng Với các yếu tố trên, VNDirect cho rằng các doanh nghiệp xây dựng hạ tầng sẽ được hưởng lợi lớn từ xu hướng đẩy mạnh giải ngân đầu tư công giai đoạn 2023-2025. Các công ty đáp ứng tiêu chí như năng lực thi công tốt; tỷ lệ giá trị backlog/doanh thu lớn và sức khỏe tài chính lành mạnh sẽ có đà lợi nhuận tốt hơn. Theo đó, C4G và LCG sẽ là những doanh nghiệp hưởng lợi hàng đầu. Động lực tăng giá là giá vật liệu xây dựng thấp hơn kỳ vọng, hỗ trợ biên lợi nhuận gộp của các công ty xây dựng hạ tầng. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn lưu ý có rủi ro giảm giá với các cổ phiếu ngành này bao gồm giải ngân đầu tư công chậm hơn dự kiến, và thiếu hụt vật liệu xây dựng do quá trình cấp phép khai thác tại các mỏ chậm hơn dự kiến. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Anh rể Phó chủ tịch Hòa Phát bán sạch cổ phiếu HPGÔng Nguyễn Đức Tuấn, anh rể ông Trần Tuấn Dương, Phó chủ tịch Hòa Phát đã hoàn tất việc bán hết cổ phiếu HPG nắm giữ, ước tính thu về 3 tỷ đồng. 18:47 23/5/2023 Loạt cổ phiếu có thể hưởng lợi nhờ Quy hoạch điện VIIIViệc ban hành Quy hoạch điện VIII đã làm rõ hơn bức tranh ngành điện Việt Nam trong thời gian tới, mở ra cơ hội tăng trưởng tươi sáng cho các doanh nghiệp nhóm ngành này. 16:32 23/5/2023
Lãi suất tiết kiệm đang dò đáy, nên gửi tiền vào đâu
Các ngân hàng vừa và nhỏ từng là nhóm chi trả lãi suất tiết kiệm tốt nhất trên thị trường đến nay cũng đã giảm sâu lãi suất về vùng 6%/năm.
Nhiều ngân hàng tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất huy động trong tuần đầu tiên của tháng 1. Ảnh: Chí Hùng. Trong tuần đầu tiên của năm mới 2024, thị trường đã ghi nhận 5 ngân hàng thông báo điều chỉnh giảm lãi suất huy động gồm Baoviet Bank, GPBank, SHB, KienlongBank, HDBank và LPBank. Mức giảm được các nhà băng này áp dụng dao động trong khoảng 0,1-0,7 điểm %. Lãi suất tiết kiệm chưa ngừng giảm Theo đó, LPBank vừa mạnh tay điều chỉnh hạ lãi suất tiết kiệm với các khoản tiền gửi của khách hàng cá nhân trên cả kênh quầy và online. So với bảng lãi suất ghi nhận vào cuối năm 2023, lãi suất gửi tiết kiệm dưới hình thức online của nhà băng này đã giảm 0,4-0,7 điểm %. Cụ thể, các khoản tiền gửi của khách hàng cá nhân qua kênh online tại LPBank hiện chỉ còn nhận lãi suất 2,8-3,3%/năm với kỳ hạn 1-5 tháng; 4,3%/năm với kỳ hạn 6 tháng; 5,3%/năm với kỳ hạn 12 tháng và 5,4-6,1%/năm áp dụng với kỳ hạn trên 12 tháng. Nếu lựa chọn kênh quầy, mức lãi suất người gửi nhận được sẽ thấp hơn 0,3-0,8 điểm % tuỳ kỳ hạn so với kênh online. Hiện lãi suất kỳ hạn ngắn 1-5 tháng trên kênh quầy của LPBank đã giảm đã xuống chỉ còn 2-2,5%/năm, tương đương với nhóm ngân hàng quốc doanh. Baoviet Bank cũng thông báo giảm 0,1-0,4 điểm % lãi suất với các khoản tiền gửi mới của khách hàng cá nhân. Trên kênh online, nhà băng này giảm 0,4 điểm % ở kỳ hạn 1-5 tháng, xuống còn 3,8-3,9%/năm; kỳ hạn 6 tháng hiện hưởng lãi suất 5,1%/năm (-0,2%); kỳ hạn trên 12 tháng giảm còn 5,6-5,8%/năm (-0,2%). Riêng tiền gửi kỳ hạn 12 tháng được ngân hàng giữ nguyên ở mức 5,6%/năm. Với kênh quầy, khách hàng cá nhân gửi tiền vào Baoviet Bank sẽ nhận lãi suất thấp hơn 0,1 điểm % ở kỳ hạn 13 tháng trở xuống, tương đương kênh online nếu gửi 18 tháng trở lên. Từ đầu tháng 1 đến nay, các nhà băng đã giảm lãi suất huy động thêm 0,1-0,7 điểm %. Ảnh: Chí Hùng. GPBank mới đây cũng thông báo giảm đồng loạt 0,1 điểm % lãi suất ở các kỳ hạn gửi tiền. Trên kênh online, lãi suất gửi 1-5 tháng tại đây đã giảm xuống 3,4-3,95%/năm; kỳ hạn 6 tháng giảm còn 5,15%/năm; kỳ hạn 12 tháng giảm còn 5,35%/năm; và kỳ hạn trên 12 tháng hiện được chi trả mức 5,35-5,45%/năm. Nếu khách chọn gửi kênh quầy, mức lãi suất sẽ thấp hơn 0,25 điểm % với kỳ hạn 6 tháng trở lên. SHB trong tuần đầu tiên của năm mới thì thông báo giảm 0,1-0,2 điểm % ở các kỳ hạn 6 tháng trở lên. Hiện lãi suất cao nhất khách hàng gửi tiền nhận được tại nhà băng này chỉ là 5,5-6,2%/năm áp dụng với các khoản tiền gửi trên 12 tháng qua kênh online. Tương tự, mức lãi suất cao nhất KienlongBank áp dụng với các khoản tiền gửi online của khách hàng cá nhân hiện nay là 5,6-6%/năm, tương ứng với kỳ hạn trên 12 tháng. So với cuối năm 2023, mức lãi suất này đã giảm 0,2 điểm %. Sau giai đoạn giảm lãi suất kịch liệt trong tháng 12/2023, xu hướng này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại khi các nhà băng vẫn liên tục đưa ra thông báo giảm lãi suất mới. Trước đó, Phó thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho biết hiện tại, lãi suất tiền gửi và cho vay mới của các ngân hàng thương mại đã giảm hơn 2 điểm % so với cuối năm 2022. Mặt bằng lãi suất đã giảm về mức thấp nhất trong 20 năm qua. Theo Phó thống đốc, nhiều ngân hàng cho biết lãi suất không thể thấp hơn được nữa. Song, tinh thần thời gian tới của nhà điều hành vẫn là yêu cầu các ngân hàng tiết kiệm chi phí, tiến hành đồng bộ các giải pháp để giảm thêm lãi suất, giảm thấp hơn nữa nếu điều kiện cho phép. Trong năm 2024 sẽ không đặt vấn đề lãi suất tăng. Lãi suất đầu vào có khả năng tạo đáy trong quý I/2024. Ảnh: MBS. Gửi tiền vào đâu Trước bối cảnh lãi suất tiền gửi xuống thấp và vẫn trong xu hướng giảm, nếu ưu tiên lãi suất khách hàng cá nhân có thể chọn gửi tiền tại các ngân hàng vừa và nhỏ, đây là nhóm có mức lãi suất hấp dẫn nhất thị trường hiện nay. Mức lãi suất tiền gửi cao nhất thị trường hiện nay là 10%/năm do PVcomBank chi trả với các khoản tiền gửi 12-13 tháng. Tuy nhiên, để được hưởng mức lãi 2 con số này, khách phải gửi tối thiểu 2.000 tỷ đồng. Tương tự, HDBank cũng chấp nhận trả lãi suất 8,4%/năm (kỳ hạn 13 tháng) và 8%/năm (kỳ hạn 12 tháng) nếu khách hàng gửi 300 tỷ đồng trở lên. Với các khoản tiền gửi thông thường, tại kỳ hạn 1-3 tháng, mức lãi suất cao nhất hiện nay thuộc về một số ngân hàng quy mô nhỏ như VietABank, CBBank cùng ở mức 4,3%/năm. Ở kỳ hạn 6 tháng, HDBank đang trả mức lãi suất tốt nhất thị trường là 5,5%/năm. Trong khi các nhà băng NCB, ABBank, VietBank, VietABank, PVcomBank đang trả mức 5,3%/năm. Ở kỳ hạn 12 tháng, PGBank là đại diện trả lãi cao nhất thị trường, hiện ở mức 5,8%/năm. Trong khi HDBank, NamABank, VietBank và NCB trả mức 5,7%/năm. Trong khi đó, nhóm 4 ngân hàng quốc doanh chỉ đưa ra mức lãi 4,8-5%/năm với tiền gửi kỳ hạn này. Như vậy, hiện tại trên thị trường đã sạch bóng mức lãi suất 6%/năm với các khoản tiền gửi 12 tháng. Ở các kỳ hạn dài hơn, cũng chỉ còn số ít ngân hàng duy trì lãi suất 6%/năm trở lên như HDBank (6,5%/năm); OCB, NamABank, PGBank, VietBank (6,1%/năm); NCB, KienlongBank, VietABank (6%/năm). Nếu ưu tiên sự linh hoạt, thuận tiện khi gửi tiền, nhóm ngân hàng quốc doanh gồm Vietcombank, Agribank, VietinBank, BIDV là lựa chọn thích hợp với mạng lưới ATM, phòng giao dịch lớn nhất thị trường. Tuy nhiên, lãi suất của nhóm này hiện ở mức thấp nhất thị trường. Trong đó, các ngân hàng này hiện chỉ trả mức lãi suất 1,9-2,6%/năm với tiền gửi kỳ hạn 1-5; tiền gửi kỳ hạn 6 tháng hưởng lãi 3,2-3,6%/năm và kỳ hạn 12 tháng trở lên cũng chỉ là 4,8-5%/năm. Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Vietcombank có Người đại diện pháp luật mớiTừ ngày 2/1, ông Nguyễn Thanh Tùng, Tổng giám đốc Vietcombank, sẽ trở thành Người đại diện pháp luật mới của ngân hàng thay ông Phạm Quang Dũng. 17:33 5/1/2024 Thêm ngân hàng ghi nhận tài sản vượt 2 triệu tỷ đồngSau BIDV, Agribank là ngân hàng tiếp theo ghi nhận tổng tài sản vượt mốc 2 triệu tỷ đồng tính đến cuối năm 2023. 12:39 5/1/2024 Lãi suất giảm kỷ lục không cản được dòng tiền gửi đổ vào ngân hàngSo với cuối năm 2022, lãi suất gửi tiết kiệm đã giảm tới gần một nửa, nhưng lượng tiền gửi của người dân và doanh nghiệp vẫn tiếp tục chảy về các ngân hàng. 11:00 4/1/2024
Lãi suất tiết kiệm đang dò đáy, nên gửi tiền vào đâu Các ngân hàng vừa và nhỏ từng là nhóm chi trả lãi suất tiết kiệm tốt nhất trên thị trường đến nay cũng đã giảm sâu lãi suất về vùng 6%/năm. Nhiều ngân hàng tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất huy động trong tuần đầu tiên của tháng 1. Ảnh: Chí Hùng. Trong tuần đầu tiên của năm mới 2024, thị trường đã ghi nhận 5 ngân hàng thông báo điều chỉnh giảm lãi suất huy động gồm Baoviet Bank, GPBank, SHB, KienlongBank, HDBank và LPBank. Mức giảm được các nhà băng này áp dụng dao động trong khoảng 0,1-0,7 điểm %. Lãi suất tiết kiệm chưa ngừng giảm Theo đó, LPBank vừa mạnh tay điều chỉnh hạ lãi suất tiết kiệm với các khoản tiền gửi của khách hàng cá nhân trên cả kênh quầy và online. So với bảng lãi suất ghi nhận vào cuối năm 2023, lãi suất gửi tiết kiệm dưới hình thức online của nhà băng này đã giảm 0,4-0,7 điểm %. Cụ thể, các khoản tiền gửi của khách hàng cá nhân qua kênh online tại LPBank hiện chỉ còn nhận lãi suất 2,8-3,3%/năm với kỳ hạn 1-5 tháng; 4,3%/năm với kỳ hạn 6 tháng; 5,3%/năm với kỳ hạn 12 tháng và 5,4-6,1%/năm áp dụng với kỳ hạn trên 12 tháng. Nếu lựa chọn kênh quầy, mức lãi suất người gửi nhận được sẽ thấp hơn 0,3-0,8 điểm % tuỳ kỳ hạn so với kênh online. Hiện lãi suất kỳ hạn ngắn 1-5 tháng trên kênh quầy của LPBank đã giảm đã xuống chỉ còn 2-2,5%/năm, tương đương với nhóm ngân hàng quốc doanh. Baoviet Bank cũng thông báo giảm 0,1-0,4 điểm % lãi suất với các khoản tiền gửi mới của khách hàng cá nhân. Trên kênh online, nhà băng này giảm 0,4 điểm % ở kỳ hạn 1-5 tháng, xuống còn 3,8-3,9%/năm; kỳ hạn 6 tháng hiện hưởng lãi suất 5,1%/năm (-0,2%); kỳ hạn trên 12 tháng giảm còn 5,6-5,8%/năm (-0,2%). Riêng tiền gửi kỳ hạn 12 tháng được ngân hàng giữ nguyên ở mức 5,6%/năm. Với kênh quầy, khách hàng cá nhân gửi tiền vào Baoviet Bank sẽ nhận lãi suất thấp hơn 0,1 điểm % ở kỳ hạn 13 tháng trở xuống, tương đương kênh online nếu gửi 18 tháng trở lên. Từ đầu tháng 1 đến nay, các nhà băng đã giảm lãi suất huy động thêm 0,1-0,7 điểm %. Ảnh: Chí Hùng. GPBank mới đây cũng thông báo giảm đồng loạt 0,1 điểm % lãi suất ở các kỳ hạn gửi tiền. Trên kênh online, lãi suất gửi 1-5 tháng tại đây đã giảm xuống 3,4-3,95%/năm; kỳ hạn 6 tháng giảm còn 5,15%/năm; kỳ hạn 12 tháng giảm còn 5,35%/năm; và kỳ hạn trên 12 tháng hiện được chi trả mức 5,35-5,45%/năm. Nếu khách chọn gửi kênh quầy, mức lãi suất sẽ thấp hơn 0,25 điểm % với kỳ hạn 6 tháng trở lên. SHB trong tuần đầu tiên của năm mới thì thông báo giảm 0,1-0,2 điểm % ở các kỳ hạn 6 tháng trở lên. Hiện lãi suất cao nhất khách hàng gửi tiền nhận được tại nhà băng này chỉ là 5,5-6,2%/năm áp dụng với các khoản tiền gửi trên 12 tháng qua kênh online. Tương tự, mức lãi suất cao nhất KienlongBank áp dụng với các khoản tiền gửi online của khách hàng cá nhân hiện nay là 5,6-6%/năm, tương ứng với kỳ hạn trên 12 tháng. So với cuối năm 2023, mức lãi suất này đã giảm 0,2 điểm %. Sau giai đoạn giảm lãi suất kịch liệt trong tháng 12/2023, xu hướng này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại khi các nhà băng vẫn liên tục đưa ra thông báo giảm lãi suất mới. Trước đó, Phó thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho biết hiện tại, lãi suất tiền gửi và cho vay mới của các ngân hàng thương mại đã giảm hơn 2 điểm % so với cuối năm 2022. Mặt bằng lãi suất đã giảm về mức thấp nhất trong 20 năm qua. Theo Phó thống đốc, nhiều ngân hàng cho biết lãi suất không thể thấp hơn được nữa. Song, tinh thần thời gian tới của nhà điều hành vẫn là yêu cầu các ngân hàng tiết kiệm chi phí, tiến hành đồng bộ các giải pháp để giảm thêm lãi suất, giảm thấp hơn nữa nếu điều kiện cho phép. Trong năm 2024 sẽ không đặt vấn đề lãi suất tăng. Lãi suất đầu vào có khả năng tạo đáy trong quý I/2024. Ảnh: MBS. Gửi tiền vào đâu Trước bối cảnh lãi suất tiền gửi xuống thấp và vẫn trong xu hướng giảm, nếu ưu tiên lãi suất khách hàng cá nhân có thể chọn gửi tiền tại các ngân hàng vừa và nhỏ, đây là nhóm có mức lãi suất hấp dẫn nhất thị trường hiện nay. Mức lãi suất tiền gửi cao nhất thị trường hiện nay là 10%/năm do PVcomBank chi trả với các khoản tiền gửi 12-13 tháng. Tuy nhiên, để được hưởng mức lãi 2 con số này, khách phải gửi tối thiểu 2.000 tỷ đồng. Tương tự, HDBank cũng chấp nhận trả lãi suất 8,4%/năm (kỳ hạn 13 tháng) và 8%/năm (kỳ hạn 12 tháng) nếu khách hàng gửi 300 tỷ đồng trở lên. Với các khoản tiền gửi thông thường, tại kỳ hạn 1-3 tháng, mức lãi suất cao nhất hiện nay thuộc về một số ngân hàng quy mô nhỏ như VietABank, CBBank cùng ở mức 4,3%/năm. Ở kỳ hạn 6 tháng, HDBank đang trả mức lãi suất tốt nhất thị trường là 5,5%/năm. Trong khi các nhà băng NCB, ABBank, VietBank, VietABank, PVcomBank đang trả mức 5,3%/năm. Ở kỳ hạn 12 tháng, PGBank là đại diện trả lãi cao nhất thị trường, hiện ở mức 5,8%/năm. Trong khi HDBank, NamABank, VietBank và NCB trả mức 5,7%/năm. Trong khi đó, nhóm 4 ngân hàng quốc doanh chỉ đưa ra mức lãi 4,8-5%/năm với tiền gửi kỳ hạn này. Như vậy, hiện tại trên thị trường đã sạch bóng mức lãi suất 6%/năm với các khoản tiền gửi 12 tháng. Ở các kỳ hạn dài hơn, cũng chỉ còn số ít ngân hàng duy trì lãi suất 6%/năm trở lên như HDBank (6,5%/năm); OCB, NamABank, PGBank, VietBank (6,1%/năm); NCB, KienlongBank, VietABank (6%/năm). Nếu ưu tiên sự linh hoạt, thuận tiện khi gửi tiền, nhóm ngân hàng quốc doanh gồm Vietcombank, Agribank, VietinBank, BIDV là lựa chọn thích hợp với mạng lưới ATM, phòng giao dịch lớn nhất thị trường. Tuy nhiên, lãi suất của nhóm này hiện ở mức thấp nhất thị trường. Trong đó, các ngân hàng này hiện chỉ trả mức lãi suất 1,9-2,6%/năm với tiền gửi kỳ hạn 1-5; tiền gửi kỳ hạn 6 tháng hưởng lãi 3,2-3,6%/năm và kỳ hạn 12 tháng trở lên cũng chỉ là 4,8-5%/năm. Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Vietcombank có Người đại diện pháp luật mớiTừ ngày 2/1, ông Nguyễn Thanh Tùng, Tổng giám đốc Vietcombank, sẽ trở thành Người đại diện pháp luật mới của ngân hàng thay ông Phạm Quang Dũng. 17:33 5/1/2024 Thêm ngân hàng ghi nhận tài sản vượt 2 triệu tỷ đồngSau BIDV, Agribank là ngân hàng tiếp theo ghi nhận tổng tài sản vượt mốc 2 triệu tỷ đồng tính đến cuối năm 2023. 12:39 5/1/2024 Lãi suất giảm kỷ lục không cản được dòng tiền gửi đổ vào ngân hàngSo với cuối năm 2022, lãi suất gửi tiết kiệm đã giảm tới gần một nửa, nhưng lượng tiền gửi của người dân và doanh nghiệp vẫn tiếp tục chảy về các ngân hàng. 11:00 4/1/2024
EVN lỗ hơn 20.700 tỷ đồng sau kiểm toán
Báo cáo tài chính sau kiểm toán của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa được công bố với khoản lỗ sau thuế kỷ lục hơn 20.700 tỷ đồng năm 2022.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất sau kiểm toán năm 2022. Theo đó, báo cáo ghi nhận doanh thu hợp nhất của tập đoàn năm ngoái đạt 463.000 tỷ đồng, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, doanh thu từ bán điện chiếm tới 98%, đạt trên 456.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, do giá vốn hàng bán tăng cao, chiếm hơn 452.000 tỷ đồng nên lợi nhuận gộp của EVN giảm mạnh còn 10.580 tỷ đồng, giảm hơn 72% so với năm 2021. Năm 2022, tập đoàn này cũng ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính giảm xuống 7.382 tỷ đồng, giảm hơn 50% so với năm 2021. Trong khi đó, chi phí tài chính tăng 24% lên 18.192 tỷ đồng (chủ yếu do chênh lệch tỷ giá); chi phí bán hàng giảm 17% xuống còn 6.172 tỷ đồng; chi phí quản lý tăng nhẹ khoảng 1,2% lên mức 14.380 tỷ đồng. Sau khi trừ các chi phí, EVN ghi nhận lỗ sau thuế là 20.747 tỷ đồng, trong khi năm 2021 lãi 14.726 tỷ đồng. Riêng công ty mẹ tập đoàn lỗ sau thuế 22.256 tỷ đồng. Tại thời điểm 31/12/2022, tổng tài sản của EVN là 666.165 tỷ đồng, giảm gần 40.000 tỷ đồng so với đầu năm 2022. Đáng chú ý, lượng tiền mặt và tiền gửi của doanh nghiệp này đạt mức 101.527 tỷ đồng. EVN GHI NHẬN MỨC LỖ LỚN NHẤT TRONG LỊCH SỬ Nguồn: BCTC hợp nhất Nhãn 2017 2018 2019 2020 2021 2022 Doanh thu thuần tỷ đồng 294847 338500 394890 323493 330244 463000 Lợi nhuận sau thuế 6593 6818 9720 15985871 -20747 Lượng tiền mặt đang gửi ngân hàng không kỳ hạn là 7.419 tỷ đồng. Số tiền gửi ngân hàng trong năm vừa qua cũng đã mang về cho tập đoàn hơn 3.724 tỷ đồng tiền lãi. Trong báo cáo gửi các đại biểu Quốc hội hồi tháng 5, EVN cũng giải trình rõ lý do năm ngoái tập đoàn này thua lỗ. Năm 2022, giá thành khâu phát điện chiếm tỷ trọng 83,6%; các khâu truyền tải, phân phối - bán lẻ và phụ trợ chỉ chiếm tỷ trọng 16,4%. Do các thông số đầu vào khâu phát điện năm 2022 (giá nhiên liệu than, dầu, khí) tăng đột biến so với các năm trước đây nên làm giá thành khâu phát điện tăng mạnh, từ 1.506 đồng/kWh năm 2021 lên 1.698 đồng/kWh trong năm 2022 (tương ứng mức tăng 192,05 đồng/kWh). Năm 2022, các nhà máy điện hạch toán phụ thuộc EVN sản xuất với sản lượng chỉ chiếm 20% tổng sản lượng điện năng của hệ thống với giá điện bình quân là 859,9 đồng/kWh. Với vai trò là người mua duy nhất, để đảm bảo đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội, EVN cho biết đã phải mua 80% sản lượng điện năng còn lại từ các nhà máy điện độc lập theo các hợp đồng mua bán điện. EVN cho biết đang là doanh nghiệp đứng ra chịu toàn bộ khoản lỗ sản xuất kinh doanh năm 2022 thay cho các khách hàng sử dụng điện. Tập đoàn này cũng cho biết các nguyên nhân trên có thể khiến doanh nghiệp tiếp tục lỗ trong các năm tiếp theo dù EVN đã rất nỗ lực và quyết liệt triển khai các giải pháp nội tại để tiết giảm chi phí. Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế Một công ty do EVN nắm hơn 54% vốn bị mất an toàn tài chínhTheo Kiểm toán Nhà nước, Công ty CP Tư vấn Xây dựng điện 1 do EVN nắm giữ 54,34% vốn điều lệ đã bị đưa vào diện giám sát tài chính đặc biệt theo quy định của Chính phủ. 15:38 9/7/2023 Khó khăn tài chính, EVN nợ PV Power gần 13.000 tỷ đồngTổng giám đốc PVN yêu cầu rà soát lại hợp đồng giữa các bên, đồng thời hỗ trợ PV Power về công tác cân đối dòng tiền trong lúc khó khăn. 17:37 6/7/2023 Nắng nóng gay gắt dài ngày, miền Bắc có thiếu điện trở lại?Theo EVN, mực nước về các hồ thời gian qua đã tăng nhanh, nhưng miền Bắc không có công suất điện dự phòng nên thời gian tới vẫn có thể xảy ra tình huống phải cắt giảm điện. 10:00 1/7/2023
EVN lỗ hơn 20.700 tỷ đồng sau kiểm toán Báo cáo tài chính sau kiểm toán của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa được công bố với khoản lỗ sau thuế kỷ lục hơn 20.700 tỷ đồng năm 2022. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất sau kiểm toán năm 2022. Theo đó, báo cáo ghi nhận doanh thu hợp nhất của tập đoàn năm ngoái đạt 463.000 tỷ đồng, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, doanh thu từ bán điện chiếm tới 98%, đạt trên 456.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, do giá vốn hàng bán tăng cao, chiếm hơn 452.000 tỷ đồng nên lợi nhuận gộp của EVN giảm mạnh còn 10.580 tỷ đồng, giảm hơn 72% so với năm 2021. Năm 2022, tập đoàn này cũng ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính giảm xuống 7.382 tỷ đồng, giảm hơn 50% so với năm 2021. Trong khi đó, chi phí tài chính tăng 24% lên 18.192 tỷ đồng (chủ yếu do chênh lệch tỷ giá); chi phí bán hàng giảm 17% xuống còn 6.172 tỷ đồng; chi phí quản lý tăng nhẹ khoảng 1,2% lên mức 14.380 tỷ đồng. Sau khi trừ các chi phí, EVN ghi nhận lỗ sau thuế là 20.747 tỷ đồng, trong khi năm 2021 lãi 14.726 tỷ đồng. Riêng công ty mẹ tập đoàn lỗ sau thuế 22.256 tỷ đồng. Tại thời điểm 31/12/2022, tổng tài sản của EVN là 666.165 tỷ đồng, giảm gần 40.000 tỷ đồng so với đầu năm 2022. Đáng chú ý, lượng tiền mặt và tiền gửi của doanh nghiệp này đạt mức 101.527 tỷ đồng. EVN GHI NHẬN MỨC LỖ LỚN NHẤT TRONG LỊCH SỬ Nguồn: BCTC hợp nhất Nhãn 2017 2018 2019 2020 2021 2022 Doanh thu thuần tỷ đồng 294847 338500 394890 323493 330244 463000 Lợi nhuận sau thuế 6593 6818 9720 15985871 -20747 Lượng tiền mặt đang gửi ngân hàng không kỳ hạn là 7.419 tỷ đồng. Số tiền gửi ngân hàng trong năm vừa qua cũng đã mang về cho tập đoàn hơn 3.724 tỷ đồng tiền lãi. Trong báo cáo gửi các đại biểu Quốc hội hồi tháng 5, EVN cũng giải trình rõ lý do năm ngoái tập đoàn này thua lỗ. Năm 2022, giá thành khâu phát điện chiếm tỷ trọng 83,6%; các khâu truyền tải, phân phối - bán lẻ và phụ trợ chỉ chiếm tỷ trọng 16,4%. Do các thông số đầu vào khâu phát điện năm 2022 (giá nhiên liệu than, dầu, khí) tăng đột biến so với các năm trước đây nên làm giá thành khâu phát điện tăng mạnh, từ 1.506 đồng/kWh năm 2021 lên 1.698 đồng/kWh trong năm 2022 (tương ứng mức tăng 192,05 đồng/kWh). Năm 2022, các nhà máy điện hạch toán phụ thuộc EVN sản xuất với sản lượng chỉ chiếm 20% tổng sản lượng điện năng của hệ thống với giá điện bình quân là 859,9 đồng/kWh. Với vai trò là người mua duy nhất, để đảm bảo đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội, EVN cho biết đã phải mua 80% sản lượng điện năng còn lại từ các nhà máy điện độc lập theo các hợp đồng mua bán điện. EVN cho biết đang là doanh nghiệp đứng ra chịu toàn bộ khoản lỗ sản xuất kinh doanh năm 2022 thay cho các khách hàng sử dụng điện. Tập đoàn này cũng cho biết các nguyên nhân trên có thể khiến doanh nghiệp tiếp tục lỗ trong các năm tiếp theo dù EVN đã rất nỗ lực và quyết liệt triển khai các giải pháp nội tại để tiết giảm chi phí. Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế Một công ty do EVN nắm hơn 54% vốn bị mất an toàn tài chínhTheo Kiểm toán Nhà nước, Công ty CP Tư vấn Xây dựng điện 1 do EVN nắm giữ 54,34% vốn điều lệ đã bị đưa vào diện giám sát tài chính đặc biệt theo quy định của Chính phủ. 15:38 9/7/2023 Khó khăn tài chính, EVN nợ PV Power gần 13.000 tỷ đồngTổng giám đốc PVN yêu cầu rà soát lại hợp đồng giữa các bên, đồng thời hỗ trợ PV Power về công tác cân đối dòng tiền trong lúc khó khăn. 17:37 6/7/2023 Nắng nóng gay gắt dài ngày, miền Bắc có thiếu điện trở lại?Theo EVN, mực nước về các hồ thời gian qua đã tăng nhanh, nhưng miền Bắc không có công suất điện dự phòng nên thời gian tới vẫn có thể xảy ra tình huống phải cắt giảm điện. 10:00 1/7/2023
Ngân sách Nhà nước dự toán thu hơn 1,7 triệu tỷ đồng năm 2024
Bộ Tài chính đã công bố dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024 với tổng dự thu đạt trên 1,7 triệu tỷ đồng, tổng dự chi cũng là hơn 2,1 triệu tỷ đồng.
Bộ Tài chính vừa ban hành Quyết định 2715 về việc công bố công khai dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024. Trong đó, Bộ Tài chính công bố dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024 với tổng dự thu đạt trên 1,7 triệu tỷ đồng. Nếu so với số liệu dự toán tổng thu ngân sách năm 2023 được Bộ Tài chính công bố trước đó, mức dự toán năm tới sẽ tăng khoảng 80.000 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, sau năm 2023 với tổng chi ngân sách dự toán ước đạt gần 2,1 triệu tỷ, Bộ Tài chính đã đưa mức dự toán chi cho năm 2024 tăng thêm, lên gần 2,12 triệu tỷ đồng, tương đương mức tăng khoảng 43.000 tỷ đồng. DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2021-2024 Nguồn: Bộ Tài chính. Nhãn20212022Dự toán 2023Dự toán 2024 Thu ngân sách nghìn tỷ đồng 1568178516211701 Chi ngân sách 1855156220762119 Trước đó, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 104 của Quốc hội về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024. Bên cạnh các chỉ tiêu liên quan đến việc thu, chi ngân sách Nhà nước, Quốc hội còn thông báo quyết định mức bội chi ngân sách Nhà nước cho năm 2024 là 399.400 tỷ đồng, tương đương 3,6% tổng sản phẩm trong nước (GDP). Trong đó, các khoản bội chi được liệt kê bao gồm khoản bội chi ngân sách trung ương 372.900 tỷ đồng (3,4% GDP); bội chi ngân sách địa phương là 26.500 tỷ đồng (0,2% GDP). Cùng với đó, tổng mức vay của ngân sách Nhà nước được quyết định rơi vào khoảng 690.553 tỷ đồng. Liên quan tới cơ cấu thu-chi cho ngân sách năm tới, với số liệu dự thu, tỷ trọng đóng góp lớn nhất dự kiến vẫn đến từ thu nội địa với khoảng 1,44 triệu tỷ đồng, tiếp đó là khoản thu cân đối từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu 204.000 tỷ, các khoản thu từ dầu thô chiếm 46.000 tỷ và thu viện trợ đạt 6.575 tỷ đồng. Với cơ cấu dự toán chi, ngoài dự toán chi thường xuyên gần 1,2 triệu tỷ đồng, khoản chi cho đầu tư phát triển sẽ là 677.349 tỷ, chi trả nợ lãi là 111.714 tỷ, chi viện trợ là 2.200 tỷ và cuối cùng là chi cải cách tiền lương và điều chỉnh tiền lương, một số chế độ trợ cấp, phụ cấp, chính sách an sinh xã hội vào khoảng 74.048 tỷ đồng. Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Nhà phân phối ôtô lớn nhất Việt Nam lấn sân sang mảng giáo dụcSavico sẽ chi gần 38 tỷ đồng góp vốn thành lập công ty mới để thực hiện dự án Trường mầm non Hiệp Bình Phước và chính thức lấn sân sang hoạt động giáo dục. 11:23 22/12/2023 'Những người thừa kế' nắm trong tay nghìn tỷ đồngNhiều đại gia sở hữu doanh nghiệp có vốn hoá lớn trên thị trường chứng khoán đang từng bước chuyển giao lượng cổ phần công ty cho thế hệ con cái cùng sở hữu và quản lý. 14:00 22/12/2023 Khách bay nội địa dự báo giảm mạnh năm 2024Dự kiến trong năm 2024, sản lượng vận chuyển hành khách nội địa ước đạt 38,5 triệu khách, giảm gần 11% so với năm 2023; trong khi số khách quốc tế là 41,8 triệu lượt, tăng 31%. 09:47 22/12/2023
Ngân sách Nhà nước dự toán thu hơn 1,7 triệu tỷ đồng năm 2024 Bộ Tài chính đã công bố dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024 với tổng dự thu đạt trên 1,7 triệu tỷ đồng, tổng dự chi cũng là hơn 2,1 triệu tỷ đồng. Bộ Tài chính vừa ban hành Quyết định 2715 về việc công bố công khai dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024. Trong đó, Bộ Tài chính công bố dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024 với tổng dự thu đạt trên 1,7 triệu tỷ đồng. Nếu so với số liệu dự toán tổng thu ngân sách năm 2023 được Bộ Tài chính công bố trước đó, mức dự toán năm tới sẽ tăng khoảng 80.000 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, sau năm 2023 với tổng chi ngân sách dự toán ước đạt gần 2,1 triệu tỷ, Bộ Tài chính đã đưa mức dự toán chi cho năm 2024 tăng thêm, lên gần 2,12 triệu tỷ đồng, tương đương mức tăng khoảng 43.000 tỷ đồng. DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2021-2024 Nguồn: Bộ Tài chính. Nhãn20212022Dự toán 2023Dự toán 2024 Thu ngân sách nghìn tỷ đồng 1568178516211701 Chi ngân sách 1855156220762119 Trước đó, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 104 của Quốc hội về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024. Bên cạnh các chỉ tiêu liên quan đến việc thu, chi ngân sách Nhà nước, Quốc hội còn thông báo quyết định mức bội chi ngân sách Nhà nước cho năm 2024 là 399.400 tỷ đồng, tương đương 3,6% tổng sản phẩm trong nước (GDP). Trong đó, các khoản bội chi được liệt kê bao gồm khoản bội chi ngân sách trung ương 372.900 tỷ đồng (3,4% GDP); bội chi ngân sách địa phương là 26.500 tỷ đồng (0,2% GDP). Cùng với đó, tổng mức vay của ngân sách Nhà nước được quyết định rơi vào khoảng 690.553 tỷ đồng. Liên quan tới cơ cấu thu-chi cho ngân sách năm tới, với số liệu dự thu, tỷ trọng đóng góp lớn nhất dự kiến vẫn đến từ thu nội địa với khoảng 1,44 triệu tỷ đồng, tiếp đó là khoản thu cân đối từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu 204.000 tỷ, các khoản thu từ dầu thô chiếm 46.000 tỷ và thu viện trợ đạt 6.575 tỷ đồng. Với cơ cấu dự toán chi, ngoài dự toán chi thường xuyên gần 1,2 triệu tỷ đồng, khoản chi cho đầu tư phát triển sẽ là 677.349 tỷ, chi trả nợ lãi là 111.714 tỷ, chi viện trợ là 2.200 tỷ và cuối cùng là chi cải cách tiền lương và điều chỉnh tiền lương, một số chế độ trợ cấp, phụ cấp, chính sách an sinh xã hội vào khoảng 74.048 tỷ đồng. Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Nhà phân phối ôtô lớn nhất Việt Nam lấn sân sang mảng giáo dụcSavico sẽ chi gần 38 tỷ đồng góp vốn thành lập công ty mới để thực hiện dự án Trường mầm non Hiệp Bình Phước và chính thức lấn sân sang hoạt động giáo dục. 11:23 22/12/2023 'Những người thừa kế' nắm trong tay nghìn tỷ đồngNhiều đại gia sở hữu doanh nghiệp có vốn hoá lớn trên thị trường chứng khoán đang từng bước chuyển giao lượng cổ phần công ty cho thế hệ con cái cùng sở hữu và quản lý. 14:00 22/12/2023 Khách bay nội địa dự báo giảm mạnh năm 2024Dự kiến trong năm 2024, sản lượng vận chuyển hành khách nội địa ước đạt 38,5 triệu khách, giảm gần 11% so với năm 2023; trong khi số khách quốc tế là 41,8 triệu lượt, tăng 31%. 09:47 22/12/2023
CII tính bán cổ phiếu quỹ để thu hơn 500 tỷ đồng
Công ty hạ tầng muốn bán hết cổ phiếu quỹ khi thị giá lên mức cao nhất 7 tháng, tuy nhiên thị giá này vẫn thấp hơn nhiều so với giá trị ghi sổ.
Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (Mã: CII) vừa thông qua việc bán toàn bộ hơn 31,7 triệu cổ phiếu quỹ, tương đương với 12,6% số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Công ty ủy quyền cho Chủ tịch HĐQT làm việc với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để triển khai thực hiện bán cổ phiếu quỹ. Số cổ phiếu quỹ này trên báo cáo tài chính gần nhất được ghi nhận có giá trị 737 tỷ đồng, tương đương giá gốc mà doanh nghiệp mua vào khoảng 23.179 đồng/cổ phiếu. Trong khi đó, cổ phiếu CII trên thị trường đang có giai đoạn bứt tốc mạnh mẽ lên 17.300 đồng/cổ phiếu (ngày 26/5), là mức cao nhất kể từ tháng 11/2022 đến nay nhưng vẫn thấp hơn 25% so với giá trị ghi sổ. Tạm tính theo thị giá này, CII có thể thu về 548 tỷ đồng nếu giao dịch thành công, dự tính lỗ khoảng 190 tỷ đồng so với giá trị gốc trên báo cáo tài chính. Diễn biến giá cổ phiếu CII trong nửa năm. Đồ thị: Stockbiz. CII cũng từng đăng ký bán hơn 44 triệu cổ phiếu quỹ trong đợt giao dịch từ 24/1-22/2/2022. Tuy nhiên, do thị giá chưa đạt mong muốn nên công ty chỉ bán được 3,5 triệu đơn vị (giá bình quân khoảng 35.128 đồng/cổ phiếu). Sau đó, từ ngày 22/3-6/4/2022, công ty tiếp tục bán thành công 9 triệu cổ phiếu quỹ khác với giá bình quân 32.222 đồng/cổ phiếu, để giảm về khối lượng như hiện tại. Liên quan đến cổ phiếu quỹ, tại ĐHĐCĐ thường niên 2023 tổ chức bất thành lần 1 (ngày 26/4), Tổng giám đốc Lê Quốc Bình nhấn mạnh CII khi đầu tư sẽ nghiên cứu doanh nghiệp rất kỹ và không thể nào chạy theo giá cổ phiếu được, "nếu đứng ra tạo ảnh hưởng thì sẽ làm mất yếu tố thị trường". Trong phiên họp cổ đông thành công (ngày 24/5), CII đã thông qua kế hoạch kinh doanh 2023 với mục tiêu tổng doanh thu 5.155 tỷ đồng và lãi ròng 469 tỷ đồng, giảm lần lượt 30% và 50% so với kết quả năm ngoái. Công ty dự kiến doanh thu thu phí giao thông đạt 1.950 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ nhờ việc hợp nhất dự án Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận. CII cũng sẽ tiếp tục nghiên cứu các dự án hạ tầng mới có tổng mức đầu tư từ 5.000 tỷ đồng đến 10.000 tỷ đồng như dự án đường trên cao, các nút giao thông trong TP.HCM, cầu Thủ Thiêm 4... Về lĩnh vực bất động sản, công ty dự kiến doanh thu khoảng 1.300 tỷ đồng. Công ty sẽ bàn giao phần còn lại của các dự án D'Verano (Thủ Thiêm Lake View 3), The River Thủ Thiêm và toà nhà 152 Điện Biên Phủ. Bên cạnh đó tiếp tục giải phóng mặt bằng, thi công đối với các dự án Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) và De Lagi (Bình Thuận). Bàn về chiến lược dài hạn, CEO Lê Quốc Bình cho biết công ty trong 20 năm nay luôn theo đuổi chiến lược đầu tư cơ sở hạ tầng có nguồn thu tốt chứ không phải chỉ dự án BOT, công ty có thể làm thêm các dự án bất động sản chứ không chủ trương đầu tư bất động sản ngay từ đầu. Theo báo cáo kinh doanh quý đầu năm, CII ghi nhận doanh thu thuần tăng 5% lên hơn 748 tỷ đồng, nhưng lãi ròng lại lao dốc 99% còn hơn 7 tỷ đồng, do giảm các khoản lãi thoái vốn công ty con và chuyển nhượng đầu tư tài chính. Với kết quả đạt được, CII mới thực hiện được gần 15% chỉ tiêu doanh thu và gần 2% kế hoạch lợi nhuận năm. CII sụt giảm 95% lợi nhuậnTrong quý đầu năm nay, nhà phát triển bất động sản, hạ tầng này chỉ thu về gần 35 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm tới 95% so với cùng kỳ năm ngoái. 15:53 4/5/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
CII tính bán cổ phiếu quỹ để thu hơn 500 tỷ đồng Công ty hạ tầng muốn bán hết cổ phiếu quỹ khi thị giá lên mức cao nhất 7 tháng, tuy nhiên thị giá này vẫn thấp hơn nhiều so với giá trị ghi sổ. Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (Mã: CII) vừa thông qua việc bán toàn bộ hơn 31,7 triệu cổ phiếu quỹ, tương đương với 12,6% số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Công ty ủy quyền cho Chủ tịch HĐQT làm việc với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để triển khai thực hiện bán cổ phiếu quỹ. Số cổ phiếu quỹ này trên báo cáo tài chính gần nhất được ghi nhận có giá trị 737 tỷ đồng, tương đương giá gốc mà doanh nghiệp mua vào khoảng 23.179 đồng/cổ phiếu. Trong khi đó, cổ phiếu CII trên thị trường đang có giai đoạn bứt tốc mạnh mẽ lên 17.300 đồng/cổ phiếu (ngày 26/5), là mức cao nhất kể từ tháng 11/2022 đến nay nhưng vẫn thấp hơn 25% so với giá trị ghi sổ. Tạm tính theo thị giá này, CII có thể thu về 548 tỷ đồng nếu giao dịch thành công, dự tính lỗ khoảng 190 tỷ đồng so với giá trị gốc trên báo cáo tài chính. Diễn biến giá cổ phiếu CII trong nửa năm. Đồ thị: Stockbiz. CII cũng từng đăng ký bán hơn 44 triệu cổ phiếu quỹ trong đợt giao dịch từ 24/1-22/2/2022. Tuy nhiên, do thị giá chưa đạt mong muốn nên công ty chỉ bán được 3,5 triệu đơn vị (giá bình quân khoảng 35.128 đồng/cổ phiếu). Sau đó, từ ngày 22/3-6/4/2022, công ty tiếp tục bán thành công 9 triệu cổ phiếu quỹ khác với giá bình quân 32.222 đồng/cổ phiếu, để giảm về khối lượng như hiện tại. Liên quan đến cổ phiếu quỹ, tại ĐHĐCĐ thường niên 2023 tổ chức bất thành lần 1 (ngày 26/4), Tổng giám đốc Lê Quốc Bình nhấn mạnh CII khi đầu tư sẽ nghiên cứu doanh nghiệp rất kỹ và không thể nào chạy theo giá cổ phiếu được, "nếu đứng ra tạo ảnh hưởng thì sẽ làm mất yếu tố thị trường". Trong phiên họp cổ đông thành công (ngày 24/5), CII đã thông qua kế hoạch kinh doanh 2023 với mục tiêu tổng doanh thu 5.155 tỷ đồng và lãi ròng 469 tỷ đồng, giảm lần lượt 30% và 50% so với kết quả năm ngoái. Công ty dự kiến doanh thu thu phí giao thông đạt 1.950 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ nhờ việc hợp nhất dự án Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận. CII cũng sẽ tiếp tục nghiên cứu các dự án hạ tầng mới có tổng mức đầu tư từ 5.000 tỷ đồng đến 10.000 tỷ đồng như dự án đường trên cao, các nút giao thông trong TP.HCM, cầu Thủ Thiêm 4... Về lĩnh vực bất động sản, công ty dự kiến doanh thu khoảng 1.300 tỷ đồng. Công ty sẽ bàn giao phần còn lại của các dự án D'Verano (Thủ Thiêm Lake View 3), The River Thủ Thiêm và toà nhà 152 Điện Biên Phủ. Bên cạnh đó tiếp tục giải phóng mặt bằng, thi công đối với các dự án Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) và De Lagi (Bình Thuận). Bàn về chiến lược dài hạn, CEO Lê Quốc Bình cho biết công ty trong 20 năm nay luôn theo đuổi chiến lược đầu tư cơ sở hạ tầng có nguồn thu tốt chứ không phải chỉ dự án BOT, công ty có thể làm thêm các dự án bất động sản chứ không chủ trương đầu tư bất động sản ngay từ đầu. Theo báo cáo kinh doanh quý đầu năm, CII ghi nhận doanh thu thuần tăng 5% lên hơn 748 tỷ đồng, nhưng lãi ròng lại lao dốc 99% còn hơn 7 tỷ đồng, do giảm các khoản lãi thoái vốn công ty con và chuyển nhượng đầu tư tài chính. Với kết quả đạt được, CII mới thực hiện được gần 15% chỉ tiêu doanh thu và gần 2% kế hoạch lợi nhuận năm. CII sụt giảm 95% lợi nhuậnTrong quý đầu năm nay, nhà phát triển bất động sản, hạ tầng này chỉ thu về gần 35 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm tới 95% so với cùng kỳ năm ngoái. 15:53 4/5/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Con gái đại gia nuôi heo chốt lời 1 triệu cổ phiếu Dabaco
Con gái Chủ tịch CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam Nguyễn Như So là bà Nguyễn Thị Tân Hòa muốn bán ra 1 triệu cổ phiếu DBC để đáp ứng nhu cầu tài chính cá nhân.
Bà Nguyễn Thị Tân Hòa, con gái Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (HoSE: DBC) Nguyễn Như So - vừa đăng ký bán ra 1 triệu cổ phiếu DBC trong thời gian 11/1-7/2 với mục đích đáp ứng nhu cầu tài chính cá nhân. Dự kiến sau giao dịch, lượng sở hữu của bà Hòa tại Dabaco sẽ giảm từ 5,4 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 2,23%) xuống còn 4,4 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 1,8%). Trong khi đó, cá nhân ông So đang nắm giữ hơn 58 triệu cổ phiếu DBC, chiếm 24,16% vốn của công ty. Động thái bán cổ phiếu của con gái Chủ tịch Dabaco diễn ra trong bối cảnh thị giá DBC phục hồi mạnh mẽ so với mức đáy thiết lập hồi cuối tháng 10/2023. So với giai đoạn kể trên, cổ phiếu DBC đã tăng gần 50% đến nay. Tạm tính theo giá đóng cửa phiên 8/1 là 26.500 đồng/cổ phiếu, con gái Chủ tịch Dabaco có thể thu về gần 27 tỷ đồng nếu hoàn tất giao dịch này. Thị giá DBC liên tục tăng mạnh kể từ cuối năm 2023. Ảnh: DNSE. Cách đây vài ngày, Dabaco đã thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024 với mục tiêu tổng doanh thu 25.380 tỷ đồng, tương đương hơn 1 tỷ USD. Doanh nghiệp ngành chăn nuôi cũng kỳ vọng thu về 804 tỷ đồng lãi trước thuế và gần 730 tỷ đồng sau thuế. Mục tiêu doanh thu năm nay tăng hơn 3% so với kế hoạch 2023 và đây là năm thứ 3 liên tiếp Dabaco lên kế hoạch doanh thu tỷ USD. Song trên thực tế, doanh nghiệp chỉ ghi nhận doanh thu 11.558 tỷ đồng trong năm 2022 và nhiều khả năng doanh thu 2023 cũng không thể đạt kỳ vọng. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, doanh thu thuần hợp nhất của Dabaco đạt 8.496 tỷ đồng và lãi sau thuế 18,5 tỷ đồng, giảm lần lượt 9% và 92% so với cùng kỳ năm trước cũng như còn cách rất xa chỉ tiêu cả năm. Cổ phiếu của 'trùm' đất Thủ Thiêm tăng kịch trầnDòng tiền của nhà đầu tư đổ xô vào các cổ phiếu bất động sản, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp đang sở hữu quỹ đất lớn tại khu vực Thủ Thiêm. 12:52 8/1/2024 Chứng khoán 8/1: VN-Index tăng 7 phiên liên tiếp, vượt mốc 1.160 điểmVN-Index đã tăng liên tiếp 7 phiên và đạt mốc 1.160,19 điểm, mức cao nhất trong vòng 7 tháng qua. 16:48 8/1/2024 Đại gia nuôi heo vẫn tham vọng doanh thu tỷ USDDù năm 2023 kinh doanh kém sắc, Dabaco vẫn tiếp tục đặt mục tiêu doanh thu năm nay đạt 25.380 tỷ đồng và lãi ròng gần 730 tỷ đồng. 07:00 4/1/2024 Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Con gái đại gia nuôi heo chốt lời 1 triệu cổ phiếu Dabaco Con gái Chủ tịch CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam Nguyễn Như So là bà Nguyễn Thị Tân Hòa muốn bán ra 1 triệu cổ phiếu DBC để đáp ứng nhu cầu tài chính cá nhân. Bà Nguyễn Thị Tân Hòa, con gái Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (HoSE: DBC) Nguyễn Như So - vừa đăng ký bán ra 1 triệu cổ phiếu DBC trong thời gian 11/1-7/2 với mục đích đáp ứng nhu cầu tài chính cá nhân. Dự kiến sau giao dịch, lượng sở hữu của bà Hòa tại Dabaco sẽ giảm từ 5,4 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 2,23%) xuống còn 4,4 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 1,8%). Trong khi đó, cá nhân ông So đang nắm giữ hơn 58 triệu cổ phiếu DBC, chiếm 24,16% vốn của công ty. Động thái bán cổ phiếu của con gái Chủ tịch Dabaco diễn ra trong bối cảnh thị giá DBC phục hồi mạnh mẽ so với mức đáy thiết lập hồi cuối tháng 10/2023. So với giai đoạn kể trên, cổ phiếu DBC đã tăng gần 50% đến nay. Tạm tính theo giá đóng cửa phiên 8/1 là 26.500 đồng/cổ phiếu, con gái Chủ tịch Dabaco có thể thu về gần 27 tỷ đồng nếu hoàn tất giao dịch này. Thị giá DBC liên tục tăng mạnh kể từ cuối năm 2023. Ảnh: DNSE. Cách đây vài ngày, Dabaco đã thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024 với mục tiêu tổng doanh thu 25.380 tỷ đồng, tương đương hơn 1 tỷ USD. Doanh nghiệp ngành chăn nuôi cũng kỳ vọng thu về 804 tỷ đồng lãi trước thuế và gần 730 tỷ đồng sau thuế. Mục tiêu doanh thu năm nay tăng hơn 3% so với kế hoạch 2023 và đây là năm thứ 3 liên tiếp Dabaco lên kế hoạch doanh thu tỷ USD. Song trên thực tế, doanh nghiệp chỉ ghi nhận doanh thu 11.558 tỷ đồng trong năm 2022 và nhiều khả năng doanh thu 2023 cũng không thể đạt kỳ vọng. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, doanh thu thuần hợp nhất của Dabaco đạt 8.496 tỷ đồng và lãi sau thuế 18,5 tỷ đồng, giảm lần lượt 9% và 92% so với cùng kỳ năm trước cũng như còn cách rất xa chỉ tiêu cả năm. Cổ phiếu của 'trùm' đất Thủ Thiêm tăng kịch trầnDòng tiền của nhà đầu tư đổ xô vào các cổ phiếu bất động sản, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp đang sở hữu quỹ đất lớn tại khu vực Thủ Thiêm. 12:52 8/1/2024 Chứng khoán 8/1: VN-Index tăng 7 phiên liên tiếp, vượt mốc 1.160 điểmVN-Index đã tăng liên tiếp 7 phiên và đạt mốc 1.160,19 điểm, mức cao nhất trong vòng 7 tháng qua. 16:48 8/1/2024 Đại gia nuôi heo vẫn tham vọng doanh thu tỷ USDDù năm 2023 kinh doanh kém sắc, Dabaco vẫn tiếp tục đặt mục tiêu doanh thu năm nay đạt 25.380 tỷ đồng và lãi ròng gần 730 tỷ đồng. 07:00 4/1/2024 Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
VN-Index được dự báo tăng lên vùng 1.150 điểm ngay tuần đầu năm
Các công ty chứng khoán đều nhận định VN-Index có thể dễ dàng vượt kháng cự trước mắt là 1.130 điểm. Trong những phiên giao dịch tới có thể xuất hiện rung lắc nhẹ.
Sau kỳ nghỉ Tết Dương lịch 2024, thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức bước vào tuần giao dịch đầu tiên của năm mới. Với những tín hiệu tích cực xuất hiện muộn vào cuối năm 2023, thị trường được dự báo có diễn biến sôi động trong thời gian tới đây. Điểm lại một số thông tin của năm ngoái, VN-Index đang xác lập chuỗi tăng điểm kể từ giữa tháng 12. Tuy nhiên, việc lực mua hạ nhiệt khiến chỉ số chưa thể vượt qua mốc 1.130 điểm, thay vào đó tạm dừng lại ở mốc 1.129,93 điểm. Đáng chú ý, nút thắt tâm lý của nhà đầu tư đã được gỡ bỏ sau khi khối ngoại bắt đầu đẩy mạnh mua vào cổ phiếu. Trước đó, các nhà đầu tư nước ngoài đã có chuỗi 20 phiên bán ròng liên tiếp với giá trị vượt 11.000 tỷ đồng. Trong tuần thứ 52 của năm 2023, quy mô mua ròng của khối ngoại đạt 463 tỷ đồng. Tuy vẫn còn chênh lệch với lượng bán suốt thời gian qua, động thái nhập cuộc của dòng tiền ngoại vẫn mang ý nghĩa lớn đến quá trình hồi phục của thị trường. VN-Index tạm dừng chân trước mốc 1.130 điểm. Ảnh: DNSE. Theo phân tích của Chứng khoán Vietcombank, việc lực cầu tiếp tục duy trì trong phiên cuối tuần giúp thị trường giữ được nhịp tăng điểm. Nhưng tâm lý của nhà đầu tư cũng đã thận trọng hơn khi VN-Index tiệm cận lại vùng đỉnh cũ. Ở góc nhìn kỹ thuật, chỉ số ghi nhận các phiên tăng điểm hồi phục liên tiếp trong tuần, nhưng lại kết tuần với nến búa ngược (Inverted hammer). Xét khung đồ thị ngày, khu vực đỉnh cũ 1130-1135 điểm vẫn đang là kháng cự ngắn hạn của thị trường và đây cũng là nơi giao cắt với đường Senkou Span B. Hai chỉ báo MACD và RSI ở khung đồ thị nêu trên tiếp tục hướng lên và chưa cho tín hiệu tạo đỉnh thứ 2, vì vậy xu hướng chính của VN-Index vẫn là tăng điểm trung hạn. Tuy nhiên, ở khung đồ thị 1h, cả 2 chỉ báo MACD và RSI bẻ xuống ở vùng cao cho thấy VN-Index sẽ xuất hiện những phiên điều chỉnh với biên độ quanh 10 điểm trong tuần. Chứng khoán Vietcombank khuyến nghị các nhà đầu tư nên theo dõi, bám sát diễn biến trên thị trường trong tuần và có kế hoạch đầu tư hợp lý. Việc các phiên điều chỉnh có thể xuất hiện trong tuần là cơ hội cho nhà đầu tư lướt sóng cân nhắc hiện thực hóa lợi nhuận một phần và giải ngân mua lại trong những phiên rung lắc của thị trường. Trong khi đó, Chứng khoán Yuanta dự báo thị trường sẽ điều chỉnh vào nửa đầu phiên giao dịch và có thể quay trở lại đà tăng vào cuối phiên. Đồng thời, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn vẫn đóng vai trò dẫn dắt thị trường và thu hút dòng tiền chính trong những phiên tới, trong khi đó nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa cũng có dấu hiệu sớm bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực. Mức kháng cự gần nhất của VN-Index là 1.131 điểm, các chuyên gia của Yuanta kỳ vọng chỉ số sớm vượt hoàn toàn mức kháng cự này với sự dẫn dắt từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn và vừa trong những phiên tới. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý ngắn hạn tăng mạnh cho thấy các nhà đầu tư đang lạc quan hơn với diễn biến thị trường hiện tại. Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức tăng. Do đó, công ty này khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục tận dụng nhịp điều chỉnh để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu và mua mới. Ngoài ra, xu hướng trung hạn của thị trường vẫn duy trì ở mức trung tính. Các nhà đầu tư trung hạn có thể tiếp tục tăng dần tỷ trọng cổ phiếu lên mức 40-45% danh mục. Các nhà đầu tư nước ngoài mua ròng trở lại trong 3 phiên cuối năm 2023. Ảnh: Yuanta. Ở góc nhìn thận trọng hơn, Chứng khoán Vietcap cho rằng sự suy yếu trong quán tính tăng của rổ VN30 có thể khiến nhóm vốn hóa lớn dẫn dắt VN-Index điều chỉnh giảm. Khi đó, chỉ số sẽ kiểm định hỗ trợ ngắn hạn MA5 và trung hạn MA200 đang nằm tại 1.123-1.125 điểm. Nếu lực bán không mạnh (thể hiện qua những phiên giảm nhẹ với thanh khoản thấp) giúp ngưỡng hỗ trợ nói trên không bị vi phạm, VN-Index sẽ có cơ hội đảo chiều tăng trở lại sau đó để hướng lên kháng cự MA100 ở vùng 1.145 điểm. Tích cực hơn, Chứng khoán Rồng Việt dự đoán thị trường sẽ được hỗ trợ khi lùi bước và có cơ hội vượt cản 1.130 điểm vào đầu năm mới 2024 và hướng đến vùng cản 1.150 điểm để kiểm tra nguồn cung. Do vậy, nhà đầu tư cần quan sát diễn biến cung cầu, có thể cân nhắc vùng giá hỗ trợ để mua ngắn hạn tại các cổ phiếu đã tạo nền tích lũy và có động thái khởi sắc trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, vẫn nên tận dụng những đợt tăng của thị trường để chốt lời tại vùng giá tốt hoặc cơ cấu lại danh mục. Loạt doanh nghiệp 'lì xì' cổ tức cho cổ đông ngay tuần đầu năm mớiTheo thống kê, có 12 doanh nghiệp chốt ngày giao dịch không hưởng quyền để cổ đông nhận cổ tức bằng tiền hoặc bằng cổ phiếu ngay trong tuần đầu năm 2024. 06:00 2/1/2024 Giá vàng dự báo tiếp tục tăng mạnh năm 2024Hội đồng Vàng thế giới (WGC) dự báo chỉ có 5-10% khả năng xảy ra kịch bản kinh tế gây áp lực giảm giá vàng trong năm 2024. 15:44 1/1/2024 Chứng khoán kết năm 2023 gần mốc 1.130 điểmViệc cổ phiếu VCB bị bán mạnh tạo tác động lớn đến chỉ số. Sức ép của VCB khiến VN-Index dừng chân ở mốc 1.129,93 điểm khi khép lại năm 2023. 17:14 29/12/2023 Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
VN-Index được dự báo tăng lên vùng 1.150 điểm ngay tuần đầu năm Các công ty chứng khoán đều nhận định VN-Index có thể dễ dàng vượt kháng cự trước mắt là 1.130 điểm. Trong những phiên giao dịch tới có thể xuất hiện rung lắc nhẹ. Sau kỳ nghỉ Tết Dương lịch 2024, thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức bước vào tuần giao dịch đầu tiên của năm mới. Với những tín hiệu tích cực xuất hiện muộn vào cuối năm 2023, thị trường được dự báo có diễn biến sôi động trong thời gian tới đây. Điểm lại một số thông tin của năm ngoái, VN-Index đang xác lập chuỗi tăng điểm kể từ giữa tháng 12. Tuy nhiên, việc lực mua hạ nhiệt khiến chỉ số chưa thể vượt qua mốc 1.130 điểm, thay vào đó tạm dừng lại ở mốc 1.129,93 điểm. Đáng chú ý, nút thắt tâm lý của nhà đầu tư đã được gỡ bỏ sau khi khối ngoại bắt đầu đẩy mạnh mua vào cổ phiếu. Trước đó, các nhà đầu tư nước ngoài đã có chuỗi 20 phiên bán ròng liên tiếp với giá trị vượt 11.000 tỷ đồng. Trong tuần thứ 52 của năm 2023, quy mô mua ròng của khối ngoại đạt 463 tỷ đồng. Tuy vẫn còn chênh lệch với lượng bán suốt thời gian qua, động thái nhập cuộc của dòng tiền ngoại vẫn mang ý nghĩa lớn đến quá trình hồi phục của thị trường. VN-Index tạm dừng chân trước mốc 1.130 điểm. Ảnh: DNSE. Theo phân tích của Chứng khoán Vietcombank, việc lực cầu tiếp tục duy trì trong phiên cuối tuần giúp thị trường giữ được nhịp tăng điểm. Nhưng tâm lý của nhà đầu tư cũng đã thận trọng hơn khi VN-Index tiệm cận lại vùng đỉnh cũ. Ở góc nhìn kỹ thuật, chỉ số ghi nhận các phiên tăng điểm hồi phục liên tiếp trong tuần, nhưng lại kết tuần với nến búa ngược (Inverted hammer). Xét khung đồ thị ngày, khu vực đỉnh cũ 1130-1135 điểm vẫn đang là kháng cự ngắn hạn của thị trường và đây cũng là nơi giao cắt với đường Senkou Span B. Hai chỉ báo MACD và RSI ở khung đồ thị nêu trên tiếp tục hướng lên và chưa cho tín hiệu tạo đỉnh thứ 2, vì vậy xu hướng chính của VN-Index vẫn là tăng điểm trung hạn. Tuy nhiên, ở khung đồ thị 1h, cả 2 chỉ báo MACD và RSI bẻ xuống ở vùng cao cho thấy VN-Index sẽ xuất hiện những phiên điều chỉnh với biên độ quanh 10 điểm trong tuần. Chứng khoán Vietcombank khuyến nghị các nhà đầu tư nên theo dõi, bám sát diễn biến trên thị trường trong tuần và có kế hoạch đầu tư hợp lý. Việc các phiên điều chỉnh có thể xuất hiện trong tuần là cơ hội cho nhà đầu tư lướt sóng cân nhắc hiện thực hóa lợi nhuận một phần và giải ngân mua lại trong những phiên rung lắc của thị trường. Trong khi đó, Chứng khoán Yuanta dự báo thị trường sẽ điều chỉnh vào nửa đầu phiên giao dịch và có thể quay trở lại đà tăng vào cuối phiên. Đồng thời, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn vẫn đóng vai trò dẫn dắt thị trường và thu hút dòng tiền chính trong những phiên tới, trong khi đó nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa cũng có dấu hiệu sớm bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực. Mức kháng cự gần nhất của VN-Index là 1.131 điểm, các chuyên gia của Yuanta kỳ vọng chỉ số sớm vượt hoàn toàn mức kháng cự này với sự dẫn dắt từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn và vừa trong những phiên tới. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý ngắn hạn tăng mạnh cho thấy các nhà đầu tư đang lạc quan hơn với diễn biến thị trường hiện tại. Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức tăng. Do đó, công ty này khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục tận dụng nhịp điều chỉnh để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu và mua mới. Ngoài ra, xu hướng trung hạn của thị trường vẫn duy trì ở mức trung tính. Các nhà đầu tư trung hạn có thể tiếp tục tăng dần tỷ trọng cổ phiếu lên mức 40-45% danh mục. Các nhà đầu tư nước ngoài mua ròng trở lại trong 3 phiên cuối năm 2023. Ảnh: Yuanta. Ở góc nhìn thận trọng hơn, Chứng khoán Vietcap cho rằng sự suy yếu trong quán tính tăng của rổ VN30 có thể khiến nhóm vốn hóa lớn dẫn dắt VN-Index điều chỉnh giảm. Khi đó, chỉ số sẽ kiểm định hỗ trợ ngắn hạn MA5 và trung hạn MA200 đang nằm tại 1.123-1.125 điểm. Nếu lực bán không mạnh (thể hiện qua những phiên giảm nhẹ với thanh khoản thấp) giúp ngưỡng hỗ trợ nói trên không bị vi phạm, VN-Index sẽ có cơ hội đảo chiều tăng trở lại sau đó để hướng lên kháng cự MA100 ở vùng 1.145 điểm. Tích cực hơn, Chứng khoán Rồng Việt dự đoán thị trường sẽ được hỗ trợ khi lùi bước và có cơ hội vượt cản 1.130 điểm vào đầu năm mới 2024 và hướng đến vùng cản 1.150 điểm để kiểm tra nguồn cung. Do vậy, nhà đầu tư cần quan sát diễn biến cung cầu, có thể cân nhắc vùng giá hỗ trợ để mua ngắn hạn tại các cổ phiếu đã tạo nền tích lũy và có động thái khởi sắc trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, vẫn nên tận dụng những đợt tăng của thị trường để chốt lời tại vùng giá tốt hoặc cơ cấu lại danh mục. Loạt doanh nghiệp 'lì xì' cổ tức cho cổ đông ngay tuần đầu năm mớiTheo thống kê, có 12 doanh nghiệp chốt ngày giao dịch không hưởng quyền để cổ đông nhận cổ tức bằng tiền hoặc bằng cổ phiếu ngay trong tuần đầu năm 2024. 06:00 2/1/2024 Giá vàng dự báo tiếp tục tăng mạnh năm 2024Hội đồng Vàng thế giới (WGC) dự báo chỉ có 5-10% khả năng xảy ra kịch bản kinh tế gây áp lực giảm giá vàng trong năm 2024. 15:44 1/1/2024 Chứng khoán kết năm 2023 gần mốc 1.130 điểmViệc cổ phiếu VCB bị bán mạnh tạo tác động lớn đến chỉ số. Sức ép của VCB khiến VN-Index dừng chân ở mốc 1.129,93 điểm khi khép lại năm 2023. 17:14 29/12/2023 Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Ngân hàng 'đại hạ giá' khách sạn 5 sao, bất động sản nhưng vẫn ế
Nhiều tháng gần đây, các ngân hàng liên tục rao bán tài sản đảm bảo để xử lý nợ xấu, trong đó chủ yếu là bất động sản, ôtô. Nhiều tài sản giảm tới 50% nhưng vẫn không có người mua.
Chỉ trong 5 ngày cuối tháng 11, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) đã đưa ra tới 33 thông báo đấu giá tài sản. Đáng chú ý, trong số này chủ yếu là bất động sản. Thực tế, càng về cuối năm, các ngân hàng càng dồn dập bán đấu giá tài sản đảm bảo có giá trị lớn để thu hồi nợ đọng. Rao bán khoản nợ xấu cả nghìn tỷ Theo đó, Agribank đã phát đi thông báo bán đấu giá khoản nợ của Công ty CP Khách sạn Bến du thuyền (Marina Hotel) lần thứ 4. Tài sản bảo đảm cho khoản nợ này là dự án Trung tâm Bến du thuyền Hoàng Gia - Khu B, tại Khu đô thị Vĩnh Hòa, TP Nha Trang. Trong đó bao gồm 690 căn hộ và sân vườn Penthouse tầng 36; tầng hầm và 35 tầng kinh doanh thương mại. Tất cả đều là tài sản hình thành trong tương lai. Giá khởi điểm cho khoản nợ này được ngân hàng đưa ra là 948 tỷ đồng, giảm gần 200 tỷ đồng so với đợt rao bán hồi tháng 9. Nhiều tháng gần đây, Agribank cũng là nhà băng tích cực rao bán các khoản nợ liên quan Tập đoàn Tân Hoàng Minh với tổng giá trị khoảng 1.000 tỷ đồng. Trong đó, nhà băng này vừa có thông báo bán đấu giá lần 2 khoản nợ gần 88,54 tỷ đồng của Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Bắc Hà - một công ty thuộc nhóm Tân Hoàng Minh. Không công khai thông tin về tài sản đảm bảo cho khoản nợ này, Agribank đưa ra giá khởi điểm là 79,1 tỷ đồng. Trước đó, ngân hàng cũng rao bán 4 khoản nợ khác của 4 công ty liên quan Tập đoàn Tân Hoàng Minh với tổng giá trị hơn 300 tỷ đồng. Agribank đang tích cực thanh lý các khoản nợ của nhóm doanh nghiệp liên quan Tập đoàn Tân Hoàng Minh. Ảnh: Đức Anh. Tại Phú Quốc, Agribank cũng đang rao bán các khoản nợ gần 500 tỷ đồng với tài sản đảm bảo là dự án Khu du lịch Thiên Bảo Phú Quốc và Khu du lịch phức hợp Hoàng Hải Phú Quốc do Tân Hoàng Minh làm chủ đầu tư. Không chỉ Agribank, nhiều ngân hàng khác cũng đang đẩy mạnh thanh lý tài sản là bất động sản có giá trị lớn. Trong tháng 11, VietinBank cũng phát 50 thông báo xử lý/rao bán tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. Hồi tháng 7, nhà băng này thông báo danh sách gần 400 tài sản bảo đảm cần xử lý, trong đó có nhiều khách sạn 5 sao, tòa nhà văn phòng. Các tài sản này được bán đấu giá hoặc bán thỏa thuận với tổng giá trị hơn 8.000 tỷ đồng. Mới đây, Ngân hàng OCB cũng thông báo bán đấu giá 84 biệt thự nghỉ dưỡng thấp tầng thuộc Khu đô thị du lịch sinh thái FLC (TP Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa), giá khởi điểm gần 550 tỷ đồng, tương đương hơn 6,5 tỷ đồng/căn. Ngoài bất động sản, nhiều nhà băng cũng ồ ạt thanh lý tài sản đảm bảo là ôtô để thu hồi nợ. Trong đó, TPBank, VIB là những nhà băng có nhiều ô tô được rao bán thanh lý với giá từ vài trăm triệu cho tới hàng tỷ đồng. Nỗi lo nợ xấu phình to Việc các nhà băng đẩy mạnh hoạt động thanh lý nợ và tài sản đảm bảo của khoản nợ xấu diễn ra trong bối cảnh tỷ lệ nợ xấu nội bảng của ngành ngân hàng vẫn duy trì dưới ngưỡng 3% (theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước), nhưng đang có xu hướng tăng. Tỷ lệ này đến cuối quý III là 2,2%, cao hơn mức 2,07% của cuối quý II và 2% hồi cuối năm 2022. Theo NHNN, chất lượng tín dụng của nhiều ngân hàng đang có dấu hiệu đi xuống. Trong đó, một số nhà băng niêm yết có tỷ lệ nợ xấu vượt 3%. SỐ DƯ NỢ XẤU MỘT SỐ NGÂN HÀNG Số liệu tính đến cuối tháng 9. Nguồn: BCTC NH. Nhãn VPBank BIDV VietinBank Vietcombank MBBank Sacombank NCB SHB Số dư nợ xấu tỷ đồng 29934 26394 18941 14393 10111 10388 13460 13484 Nhóm doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gặp khó, thị trường bất động sản và trái phiếu "đóng băng" cộng với sự cố tại Ngân hàng SCB vào tháng 10 năm ngoái là những yếu tố bất lợi, tác động lên nợ xấu của toàn hệ thống. Trước tình trạng trì trệ của thị trường bất động sản, nhiều chuyên gia cho rằng hoạt động xử lý nợ xấu của các ngân hàng vẫn sẽ gặp nhiều khó khăn. PGS.TS Đinh Trọng Thịnh đánh giá nợ xấu ngành ngân hàng hiện nay tương đối cao so với chỉ tiêu đề ra, cũng như so với thời gian trước đây. Mục tiêu tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát dưới 3%, nhưng hiện tại đã có nhiều ngân hàng vượt ngưỡng. "Năm nay, một số doanh nghiệp, ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh bị thiếu đơn hàng, hoạt động sản xuất kinh doanh đình trệ nên việc vay nợ, trả nợ gặp khó khăn", ông nhìn nhận. Khi mặt bằng giá bất động sản giảm, tài sản thế chấp là bất động sản tại nhà băng cũng xuống giá. Tuy nhiên, khi bán đấu giá, ngân hàng không thể bán theo giá thị trường mà phải từ từ hạ giáPGS.TS Đinh Trọng Thịnh Hơn nữa, kể từ năm 2020, NHNN cho phép các ngân hàng thương mại được giãn, hoãn nợ, khoanh nợ, không nâng nhóm nợ xấu cho các doanh nghiệp. Nhưng khi quy định hết hiệu lực, các doanh nghiệp không trả được nợ, phải khoanh nợ gần như đều sẽ trở thành nợ xấu, đẩy nợ xấu tăng lên. "Nợ xấu trong nửa cuối năm tăng lên rất nhanh vì những lý do này. Từ nay đến hết năm và sang năm sau, nợ xấu sẽ tiếp tục tăng", vị chuyên gia dự báo. Trong việc rao bán tài sản đảm bảo của các ngân hàng, ông Thịnh cho rằng ngân hàng đang ở thế khó. Đặc biệt đối với tài sản đảm bảo là bất động sản. Theo vị chuyên gia, trước đây, khi thị trường bất động sản phát triển "nóng", giá bất động sản một số khu vực tăng gấp nhiều lần. Nhưng từ giữa năm 2022 đến nay, do một số chính sách nhằm kiểm soát thị trường khiến giá giảm mạnh. "Khi mặt bằng giá bất động sản giảm, tài sản thế chấp là bất động sản tại các nhà băng cũng xuống giá. Tuy nhiên, khi bán đấu giá, ngân hàng không thể bán theo giá thị trường mà phải từ từ hạ giá", PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nói. Ông cho biết thêm hiện nay, có những bất động sản phát mãi rất khó có thanh khoản. Nguyên nhân một phần do thị trường, nền kinh tế khó khăn, phần khác do việc định giá phát mãi tài sản không dựa theo giá trị thực tế mà tính cả gốc và lãi nên bán tài sản này ngày càng khó. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Ngân hàng 'đại hạ giá' khách sạn 5 sao, bất động sản nhưng vẫn ế Nhiều tháng gần đây, các ngân hàng liên tục rao bán tài sản đảm bảo để xử lý nợ xấu, trong đó chủ yếu là bất động sản, ôtô. Nhiều tài sản giảm tới 50% nhưng vẫn không có người mua. Chỉ trong 5 ngày cuối tháng 11, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) đã đưa ra tới 33 thông báo đấu giá tài sản. Đáng chú ý, trong số này chủ yếu là bất động sản. Thực tế, càng về cuối năm, các ngân hàng càng dồn dập bán đấu giá tài sản đảm bảo có giá trị lớn để thu hồi nợ đọng. Rao bán khoản nợ xấu cả nghìn tỷ Theo đó, Agribank đã phát đi thông báo bán đấu giá khoản nợ của Công ty CP Khách sạn Bến du thuyền (Marina Hotel) lần thứ 4. Tài sản bảo đảm cho khoản nợ này là dự án Trung tâm Bến du thuyền Hoàng Gia - Khu B, tại Khu đô thị Vĩnh Hòa, TP Nha Trang. Trong đó bao gồm 690 căn hộ và sân vườn Penthouse tầng 36; tầng hầm và 35 tầng kinh doanh thương mại. Tất cả đều là tài sản hình thành trong tương lai. Giá khởi điểm cho khoản nợ này được ngân hàng đưa ra là 948 tỷ đồng, giảm gần 200 tỷ đồng so với đợt rao bán hồi tháng 9. Nhiều tháng gần đây, Agribank cũng là nhà băng tích cực rao bán các khoản nợ liên quan Tập đoàn Tân Hoàng Minh với tổng giá trị khoảng 1.000 tỷ đồng. Trong đó, nhà băng này vừa có thông báo bán đấu giá lần 2 khoản nợ gần 88,54 tỷ đồng của Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Bắc Hà - một công ty thuộc nhóm Tân Hoàng Minh. Không công khai thông tin về tài sản đảm bảo cho khoản nợ này, Agribank đưa ra giá khởi điểm là 79,1 tỷ đồng. Trước đó, ngân hàng cũng rao bán 4 khoản nợ khác của 4 công ty liên quan Tập đoàn Tân Hoàng Minh với tổng giá trị hơn 300 tỷ đồng. Agribank đang tích cực thanh lý các khoản nợ của nhóm doanh nghiệp liên quan Tập đoàn Tân Hoàng Minh. Ảnh: Đức Anh. Tại Phú Quốc, Agribank cũng đang rao bán các khoản nợ gần 500 tỷ đồng với tài sản đảm bảo là dự án Khu du lịch Thiên Bảo Phú Quốc và Khu du lịch phức hợp Hoàng Hải Phú Quốc do Tân Hoàng Minh làm chủ đầu tư. Không chỉ Agribank, nhiều ngân hàng khác cũng đang đẩy mạnh thanh lý tài sản là bất động sản có giá trị lớn. Trong tháng 11, VietinBank cũng phát 50 thông báo xử lý/rao bán tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. Hồi tháng 7, nhà băng này thông báo danh sách gần 400 tài sản bảo đảm cần xử lý, trong đó có nhiều khách sạn 5 sao, tòa nhà văn phòng. Các tài sản này được bán đấu giá hoặc bán thỏa thuận với tổng giá trị hơn 8.000 tỷ đồng. Mới đây, Ngân hàng OCB cũng thông báo bán đấu giá 84 biệt thự nghỉ dưỡng thấp tầng thuộc Khu đô thị du lịch sinh thái FLC (TP Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa), giá khởi điểm gần 550 tỷ đồng, tương đương hơn 6,5 tỷ đồng/căn. Ngoài bất động sản, nhiều nhà băng cũng ồ ạt thanh lý tài sản đảm bảo là ôtô để thu hồi nợ. Trong đó, TPBank, VIB là những nhà băng có nhiều ô tô được rao bán thanh lý với giá từ vài trăm triệu cho tới hàng tỷ đồng. Nỗi lo nợ xấu phình to Việc các nhà băng đẩy mạnh hoạt động thanh lý nợ và tài sản đảm bảo của khoản nợ xấu diễn ra trong bối cảnh tỷ lệ nợ xấu nội bảng của ngành ngân hàng vẫn duy trì dưới ngưỡng 3% (theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước), nhưng đang có xu hướng tăng. Tỷ lệ này đến cuối quý III là 2,2%, cao hơn mức 2,07% của cuối quý II và 2% hồi cuối năm 2022. Theo NHNN, chất lượng tín dụng của nhiều ngân hàng đang có dấu hiệu đi xuống. Trong đó, một số nhà băng niêm yết có tỷ lệ nợ xấu vượt 3%. SỐ DƯ NỢ XẤU MỘT SỐ NGÂN HÀNG Số liệu tính đến cuối tháng 9. Nguồn: BCTC NH. Nhãn VPBank BIDV VietinBank Vietcombank MBBank Sacombank NCB SHB Số dư nợ xấu tỷ đồng 29934 26394 18941 14393 10111 10388 13460 13484 Nhóm doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gặp khó, thị trường bất động sản và trái phiếu "đóng băng" cộng với sự cố tại Ngân hàng SCB vào tháng 10 năm ngoái là những yếu tố bất lợi, tác động lên nợ xấu của toàn hệ thống. Trước tình trạng trì trệ của thị trường bất động sản, nhiều chuyên gia cho rằng hoạt động xử lý nợ xấu của các ngân hàng vẫn sẽ gặp nhiều khó khăn. PGS.TS Đinh Trọng Thịnh đánh giá nợ xấu ngành ngân hàng hiện nay tương đối cao so với chỉ tiêu đề ra, cũng như so với thời gian trước đây. Mục tiêu tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát dưới 3%, nhưng hiện tại đã có nhiều ngân hàng vượt ngưỡng. "Năm nay, một số doanh nghiệp, ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh bị thiếu đơn hàng, hoạt động sản xuất kinh doanh đình trệ nên việc vay nợ, trả nợ gặp khó khăn", ông nhìn nhận. Khi mặt bằng giá bất động sản giảm, tài sản thế chấp là bất động sản tại nhà băng cũng xuống giá. Tuy nhiên, khi bán đấu giá, ngân hàng không thể bán theo giá thị trường mà phải từ từ hạ giáPGS.TS Đinh Trọng Thịnh Hơn nữa, kể từ năm 2020, NHNN cho phép các ngân hàng thương mại được giãn, hoãn nợ, khoanh nợ, không nâng nhóm nợ xấu cho các doanh nghiệp. Nhưng khi quy định hết hiệu lực, các doanh nghiệp không trả được nợ, phải khoanh nợ gần như đều sẽ trở thành nợ xấu, đẩy nợ xấu tăng lên. "Nợ xấu trong nửa cuối năm tăng lên rất nhanh vì những lý do này. Từ nay đến hết năm và sang năm sau, nợ xấu sẽ tiếp tục tăng", vị chuyên gia dự báo. Trong việc rao bán tài sản đảm bảo của các ngân hàng, ông Thịnh cho rằng ngân hàng đang ở thế khó. Đặc biệt đối với tài sản đảm bảo là bất động sản. Theo vị chuyên gia, trước đây, khi thị trường bất động sản phát triển "nóng", giá bất động sản một số khu vực tăng gấp nhiều lần. Nhưng từ giữa năm 2022 đến nay, do một số chính sách nhằm kiểm soát thị trường khiến giá giảm mạnh. "Khi mặt bằng giá bất động sản giảm, tài sản thế chấp là bất động sản tại các nhà băng cũng xuống giá. Tuy nhiên, khi bán đấu giá, ngân hàng không thể bán theo giá thị trường mà phải từ từ hạ giá", PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nói. Ông cho biết thêm hiện nay, có những bất động sản phát mãi rất khó có thanh khoản. Nguyên nhân một phần do thị trường, nền kinh tế khó khăn, phần khác do việc định giá phát mãi tài sản không dựa theo giá trị thực tế mà tính cả gốc và lãi nên bán tài sản này ngày càng khó. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
NCB tung loạt combo ưu đãi doanh nghiệp chuyển tiền quốc tế
Nhằm hỗ trợ khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động thanh toán quốc tế, Ngân hàng TMCP Quốc dân vừa triển khai chương trình "Mở ưu đãi vàng - Mở ngàn thanh toán".
Chương trình ưu đãi "Mở ưu đãi vàng - Mở ngàn thanh toán" được Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) triển khai dự kiến từ nay đến hết năm 2023 với 3 gói ưu đãi và combo chính: Ưu đãi phí chuyển tiền quốc tế theo giá trị giao dịch; combo ưu đãi phí chuyển tiền quốc tế theo số lượng giao dịch và coupon phí chuyển tiền theo từng giao dịch. Chuyển tiền càng nhiều, ưu đãi càng lớn Gói combo ưu đãi phí chuyển tiền quốc tế theo số lượng giao dịch được NCB triển khai riêng tới các doanh nghiệp có số lượng giao dịch chuyển tiền thanh toán quốc tế nhiều, giá trị chuyển tiền nhỏ, tối đa 50.000 USD/giao dịch. Theo đó, tùy nhu cầu mà doanh nghiệp có thể lựa chọn sử dụng gói Combo20 hoặc Combo40, tương ứng với số lượng giao dịch chuyển tiền thanh toán quốc tế đạt 20 món hoặc tối đa 40 món. Khi đó, tổng phí chuyển tiền doanh nghiệp phải trả (chưa bao gồm điện phí) chỉ còn 35 triệu đồng (với Combo20) hoặc 75 triệu đồng (với Combo40). Tối ưu chi phí khi chuyển tiền quốc tế từ 100.000 USD Gói ưu đãi phí chuyển tiền quốc tế theo giá trị giao dịch, theo đúng tên gọi, được áp dụng với các doanh nghiệp giá trị chuyển tiền quốc tế lớn, từ 100.000 USD trở lên cho mỗi lần giao dịch. Với gói ưu đãi này, doanh nghiệp có thể tiết kiệm tối đa chi phí. Cụ thể, khi lựa chọn sử dụng gói ưu đãi phí chuyển tiền quốc tế theo giá trị giao dịch, doanh nghiệp chỉ cần chi trả 17 triệu đồng phí chuyển tiền nếu có tổng giá trị chuyển tiền quốc tế lên tới 500.000 USD và chi trả 35 triệu đồng phí chuyển tiền nếu tổng giá trị giao dịch đạt đến 1 triệu USD. Loạt ưu đãi hấp dẫn từ NCB có thể giúp các khách hàng duy nghiệp tiết kiệm chi phí khi chuyển tiền quốc tế. Lựa chọn linh hoạt cho các giao dịch chuyển tiền từ 200.000 USD Bên cạnh gói ưu đãi phí chuyển tiền quốc tế theo giá trị giao dịch, NCB còn triển khai coupon phí chuyển tiền theo từng giao dịch dành riêng cho các khách hàng doanh nghiệp có số tiền chuyển của 1 giao dịch lớn, lần lượt tới các mốc 200.000 USD, 500.000 USD và 1 triệu USD. Tùy theo nhu cầu chuyển tiền tương ứng với 3 mốc giá trị này, khách hàng sẽ được áp dụng coupon với phí chuyển tiền ưu đãi, lần lượt chỉ 7 triệu đồng, 16 triệu đồng hoặc 29 triệu đồng. Theo đại diện NCB, loạt chương trình ưu đãi dành riêng cho doanh nghiệp chuyển tiền thanh toán quốc tế được triển khai nhằm tri ân các khách hàng doanh nghiệp luôn tin tưởng và gắn bó với ngân hàng. Đồng thời, với tôn chỉ luôn thấu hiểu và lấy khách hàng làm trung tâm, các gói combo được thiết kế riêng biệt, không chỉ “đo ni đóng giày” với nhu cầu của từng doanh nghiệp, mang đến sự thuận tiện khi sử dụng dịch vụ mà còn đem lại lợi ích kinh tế, giúp khách hàng tiết kiệm tối đa chi phí trong hoạt động thanh toán quốc tế. Thời gian qua, ngân hàng NCB không ngừng đầu tư mạnh về công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, chuyển mình mạnh mẽ để “mang ngân hàng đến từng khách hàng”, gia tăng giá trị và trải nghiệm cho khách hàng. Cùng với việc nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi (Core Banking) T24 lên phiên bản R21 hiện đại hàng đầu Việt Nam hiện nay, NCB đã ra mắt ứng dụng NCB iziBankbiz cho khách hàng doanh nghiệp với giao diện hiện đại, thân thiện, đồng hành với khách hàng mọi lúc, mọi nơi. Để biết thêm thông tin chi tiết về chương trình ưu đãi dành riêng cho khách hàng doanh nghiệp, độc giả liên hệ hotline 18006166 hoặc truy cập website https://www.ncb-bank.vn/
NCB tung loạt combo ưu đãi doanh nghiệp chuyển tiền quốc tế Nhằm hỗ trợ khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động thanh toán quốc tế, Ngân hàng TMCP Quốc dân vừa triển khai chương trình "Mở ưu đãi vàng - Mở ngàn thanh toán". Chương trình ưu đãi "Mở ưu đãi vàng - Mở ngàn thanh toán" được Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) triển khai dự kiến từ nay đến hết năm 2023 với 3 gói ưu đãi và combo chính: Ưu đãi phí chuyển tiền quốc tế theo giá trị giao dịch; combo ưu đãi phí chuyển tiền quốc tế theo số lượng giao dịch và coupon phí chuyển tiền theo từng giao dịch. Chuyển tiền càng nhiều, ưu đãi càng lớn Gói combo ưu đãi phí chuyển tiền quốc tế theo số lượng giao dịch được NCB triển khai riêng tới các doanh nghiệp có số lượng giao dịch chuyển tiền thanh toán quốc tế nhiều, giá trị chuyển tiền nhỏ, tối đa 50.000 USD/giao dịch. Theo đó, tùy nhu cầu mà doanh nghiệp có thể lựa chọn sử dụng gói Combo20 hoặc Combo40, tương ứng với số lượng giao dịch chuyển tiền thanh toán quốc tế đạt 20 món hoặc tối đa 40 món. Khi đó, tổng phí chuyển tiền doanh nghiệp phải trả (chưa bao gồm điện phí) chỉ còn 35 triệu đồng (với Combo20) hoặc 75 triệu đồng (với Combo40). Tối ưu chi phí khi chuyển tiền quốc tế từ 100.000 USD Gói ưu đãi phí chuyển tiền quốc tế theo giá trị giao dịch, theo đúng tên gọi, được áp dụng với các doanh nghiệp giá trị chuyển tiền quốc tế lớn, từ 100.000 USD trở lên cho mỗi lần giao dịch. Với gói ưu đãi này, doanh nghiệp có thể tiết kiệm tối đa chi phí. Cụ thể, khi lựa chọn sử dụng gói ưu đãi phí chuyển tiền quốc tế theo giá trị giao dịch, doanh nghiệp chỉ cần chi trả 17 triệu đồng phí chuyển tiền nếu có tổng giá trị chuyển tiền quốc tế lên tới 500.000 USD và chi trả 35 triệu đồng phí chuyển tiền nếu tổng giá trị giao dịch đạt đến 1 triệu USD. Loạt ưu đãi hấp dẫn từ NCB có thể giúp các khách hàng duy nghiệp tiết kiệm chi phí khi chuyển tiền quốc tế. Lựa chọn linh hoạt cho các giao dịch chuyển tiền từ 200.000 USD Bên cạnh gói ưu đãi phí chuyển tiền quốc tế theo giá trị giao dịch, NCB còn triển khai coupon phí chuyển tiền theo từng giao dịch dành riêng cho các khách hàng doanh nghiệp có số tiền chuyển của 1 giao dịch lớn, lần lượt tới các mốc 200.000 USD, 500.000 USD và 1 triệu USD. Tùy theo nhu cầu chuyển tiền tương ứng với 3 mốc giá trị này, khách hàng sẽ được áp dụng coupon với phí chuyển tiền ưu đãi, lần lượt chỉ 7 triệu đồng, 16 triệu đồng hoặc 29 triệu đồng. Theo đại diện NCB, loạt chương trình ưu đãi dành riêng cho doanh nghiệp chuyển tiền thanh toán quốc tế được triển khai nhằm tri ân các khách hàng doanh nghiệp luôn tin tưởng và gắn bó với ngân hàng. Đồng thời, với tôn chỉ luôn thấu hiểu và lấy khách hàng làm trung tâm, các gói combo được thiết kế riêng biệt, không chỉ “đo ni đóng giày” với nhu cầu của từng doanh nghiệp, mang đến sự thuận tiện khi sử dụng dịch vụ mà còn đem lại lợi ích kinh tế, giúp khách hàng tiết kiệm tối đa chi phí trong hoạt động thanh toán quốc tế. Thời gian qua, ngân hàng NCB không ngừng đầu tư mạnh về công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, chuyển mình mạnh mẽ để “mang ngân hàng đến từng khách hàng”, gia tăng giá trị và trải nghiệm cho khách hàng. Cùng với việc nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi (Core Banking) T24 lên phiên bản R21 hiện đại hàng đầu Việt Nam hiện nay, NCB đã ra mắt ứng dụng NCB iziBankbiz cho khách hàng doanh nghiệp với giao diện hiện đại, thân thiện, đồng hành với khách hàng mọi lúc, mọi nơi. Để biết thêm thông tin chi tiết về chương trình ưu đãi dành riêng cho khách hàng doanh nghiệp, độc giả liên hệ hotline 18006166 hoặc truy cập website https://www.ncb-bank.vn/
Vợ ca sĩ Khánh Phương là chủ tịch công ty bất động sản
Thông qua báo cáo giao dịch cổ phiếu của ông Phạm Khánh Phương (ca sĩ Khánh Phương) danh tính vợ ca sĩ này đã được hé lộ là bà Vũ Thị Thúy, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Sông Đà 1.01.
Trong thông báo mới nhất gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), ông Phạm Khánh Phương (ca sĩ Khánh Phương), Thành viên HĐQT Công ty CP Sông Đà 1.01 (mã chứng khoán: SJC) đã báo cáo bán ra 901.520 cổ phiếu SJC trong phiên giao dịch 16/6, qua đó hạ tỷ lệ sở hữu tại công ty bất động sản này xuống còn 13,1%, tương ứng nắm 908.576 cổ phiếu. Việc bán cổ phiếu diễn ra sau khi ca sĩ Khánh Phương bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt 245 triệu đồng vì hành vi mua bán chui cổ phiếu SJC. Đáng chú ý, bản công bố thông tin cũng tiết lộ danh tính vợ ca sĩ Khánh Phương. Cụ thể, vợ ca sĩ này là bà Vũ Thị Thúy, người đang giữ vai trò Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Sông Đà 1.01. Bà Thúy sinh năm 1983, bắt đầu tham gia vào Sông Đà 1.01 từ ngày 25/11/2022. Theo công bố thông tin, bà Thúy hiện chỉ nắm 22 cổ phiếu SJC, tương đương 0,0003% vốn doanh nghiệp. Ngoài ra, bà Thúy được giới thiệu là Tổng giám đốc Công ty CP đầu tư Nam Nhật Khang - cổ đông lớn đang nắm giữ hơn 1 triệu cổ phiếu SJC, tương ứng tỷ lệ 14,69% vốn. Trước đó, Đại hội cổ đông bất thường ngày 31/12/2022 của Sông Đà 1.01 đã phê chuẩn thông qua việc miễn nhiệm toàn bộ 3 Thành viên HĐQT gồm ông Phạm Thanh Phong, Chủ tịch HĐQT; ông Tạ Văn Trung (kiêm Giám đốc) và ông Nguyễn Bình Đông (kiêm Phó giám đốc). Đồng thời bầu ra HĐQT mới gồm bà Vũ Thị Thúy (sinh năm 1983, thường trú tại Hà Nội); ông Phạm Khánh Phương (sinh năm 1981); ông Trịnh Văn Tôn (sinh năm 1984); ông Nguyễn Văn Đức (sinh năm 1982) và ông Tạ Văn Trung (sinh năm 1956). Sau cuộc họp, HĐQT mới của Sông Đà 1.01 đã bầu bà Thúy làm Chủ tịch HĐQT kiêm Người đại diện pháp luật công ty, đồng thời là người thực hiện công bố thông tin. Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu SJC tăng vọt lên đỉnh 18.600 đồng/cp vào giữa tháng 1 trong bối cảnh công ty tái cấu trúc toàn bộ HĐQT. Hiện, thị giá cổ phiếu này đã điều chỉnh về mức 12.600 đồng/cp, giảm hơn 32% so với đỉnh. Mời độc giả đón đọc gợi ý về các cuốn sách kinh tế thế giới tại Tủ sách kinh tế thế giới. Các cuốn sách cung cấp các thông tin hấp dẫn về các doanh nhân, triết lý kinh doanh, quy luật kinh tế, khủng hoảng tài chính, tiêu dùng cá nhân... Giá vàng miếng SJC đi ngang vùng 67 triệu đồng/lượngTrong phiên giao dịch sáng nay (5/7), các doanh nghiệp vàng trong nước giữ giá bán vàng miếng SJC ổn định quanh mốc 67 triệu/lượng, vàng nhẫn thì neo tại vùng thấp 56,1 triệu đồng. 10:58 5/7/2023 Ngăn chặn giao dịch nhà đất của đại gia Nguyễn Cao TríÔng Nguyễn Cao Trí, Tổng giám đốc Công ty CP đầu tư du lịch Sài Gòn - Đại Ninh, được xác định có liên quan đến vụ án mà Bộ Công an đã khởi tố, điều tra. 09:53 5/7/2023
Vợ ca sĩ Khánh Phương là chủ tịch công ty bất động sản Thông qua báo cáo giao dịch cổ phiếu của ông Phạm Khánh Phương (ca sĩ Khánh Phương) danh tính vợ ca sĩ này đã được hé lộ là bà Vũ Thị Thúy, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Sông Đà 1.01. Trong thông báo mới nhất gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), ông Phạm Khánh Phương (ca sĩ Khánh Phương), Thành viên HĐQT Công ty CP Sông Đà 1.01 (mã chứng khoán: SJC) đã báo cáo bán ra 901.520 cổ phiếu SJC trong phiên giao dịch 16/6, qua đó hạ tỷ lệ sở hữu tại công ty bất động sản này xuống còn 13,1%, tương ứng nắm 908.576 cổ phiếu. Việc bán cổ phiếu diễn ra sau khi ca sĩ Khánh Phương bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt 245 triệu đồng vì hành vi mua bán chui cổ phiếu SJC. Đáng chú ý, bản công bố thông tin cũng tiết lộ danh tính vợ ca sĩ Khánh Phương. Cụ thể, vợ ca sĩ này là bà Vũ Thị Thúy, người đang giữ vai trò Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Sông Đà 1.01. Bà Thúy sinh năm 1983, bắt đầu tham gia vào Sông Đà 1.01 từ ngày 25/11/2022. Theo công bố thông tin, bà Thúy hiện chỉ nắm 22 cổ phiếu SJC, tương đương 0,0003% vốn doanh nghiệp. Ngoài ra, bà Thúy được giới thiệu là Tổng giám đốc Công ty CP đầu tư Nam Nhật Khang - cổ đông lớn đang nắm giữ hơn 1 triệu cổ phiếu SJC, tương ứng tỷ lệ 14,69% vốn. Trước đó, Đại hội cổ đông bất thường ngày 31/12/2022 của Sông Đà 1.01 đã phê chuẩn thông qua việc miễn nhiệm toàn bộ 3 Thành viên HĐQT gồm ông Phạm Thanh Phong, Chủ tịch HĐQT; ông Tạ Văn Trung (kiêm Giám đốc) và ông Nguyễn Bình Đông (kiêm Phó giám đốc). Đồng thời bầu ra HĐQT mới gồm bà Vũ Thị Thúy (sinh năm 1983, thường trú tại Hà Nội); ông Phạm Khánh Phương (sinh năm 1981); ông Trịnh Văn Tôn (sinh năm 1984); ông Nguyễn Văn Đức (sinh năm 1982) và ông Tạ Văn Trung (sinh năm 1956). Sau cuộc họp, HĐQT mới của Sông Đà 1.01 đã bầu bà Thúy làm Chủ tịch HĐQT kiêm Người đại diện pháp luật công ty, đồng thời là người thực hiện công bố thông tin. Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu SJC tăng vọt lên đỉnh 18.600 đồng/cp vào giữa tháng 1 trong bối cảnh công ty tái cấu trúc toàn bộ HĐQT. Hiện, thị giá cổ phiếu này đã điều chỉnh về mức 12.600 đồng/cp, giảm hơn 32% so với đỉnh. Mời độc giả đón đọc gợi ý về các cuốn sách kinh tế thế giới tại Tủ sách kinh tế thế giới. Các cuốn sách cung cấp các thông tin hấp dẫn về các doanh nhân, triết lý kinh doanh, quy luật kinh tế, khủng hoảng tài chính, tiêu dùng cá nhân... Giá vàng miếng SJC đi ngang vùng 67 triệu đồng/lượngTrong phiên giao dịch sáng nay (5/7), các doanh nghiệp vàng trong nước giữ giá bán vàng miếng SJC ổn định quanh mốc 67 triệu/lượng, vàng nhẫn thì neo tại vùng thấp 56,1 triệu đồng. 10:58 5/7/2023 Ngăn chặn giao dịch nhà đất của đại gia Nguyễn Cao TríÔng Nguyễn Cao Trí, Tổng giám đốc Công ty CP đầu tư du lịch Sài Gòn - Đại Ninh, được xác định có liên quan đến vụ án mà Bộ Công an đã khởi tố, điều tra. 09:53 5/7/2023
Nhà đầu tư sẽ ra sao khi cổ phiếu doanh nghiệp bị hủy niêm yết?
Cổ phiếu bị hủy niêm yết có thể chuyển xuống giao dịch tại UPCoM. Tuy nhiên, không ngoại trừ khả năng cổ phiếu bị mất thanh khoán, dẫn đến tình trạng nhà đầu tư bị "giam vốn".
Sau khi chính thức công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 với khoản lỗ sau thuế hơn 11.200 tỷ đồng, Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines (HoSE: HVN) đang đứng trước nguy cơ bị hủy niêm yết bắt buộc cổ phiếu trên HoSE. Hãng bay này đang thuộc trường hợp “kết quả sản xuất, kinh doanh bị thua lỗ trong 3 năm liên tục hoặc tổng số lỗ lũy kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp hoặc vốn chủ sở hữu âm trong BCTC kiểm toán năm gần nhất trước thời điểm xem xét”. Xử lý thế nào nếu cổ phiếu bị hủy niêm yết? Theo quy định, một cổ phiếu có thể hủy niêm yết bằng hình thức bắt buộc hoặc tự nguyện. Diện bắt buộc xảy ra khi doanh nghiệp niêm yết nằm trong một số trường hợp cơ bản như có hoạt động kinh doanh bị ngừng 1 năm trở lên; thua lỗ 3 năm liên tiếp, lỗ lũy kế vượt vốn chủ sở hữu trong báo cáo tài chính kiểm toán gần nhất hoặc công ty bị thu hồi giấy phép hoạt động/đăng ký kinh doanh. Trong khi đó, doanh nghiệp có thể tự nguyện hủy niêm yết cổ phiếu khi hoạt động kinh doanh thua lỗ trong nhiều năm liên tiếp, vốn hóa thị trường giảm trầm trọng; quyết định của cổ đông, trong đó có trên 50% số phiếu biểu quyết (không phải là cổ đông lớn) chấp nhận hủy niêm yết. Tuy nhiên, doanh nghiệp không được đề nghị hủy niêm yết trong vòng 2 năm kể từ ngày niêm yết. Dù cổ phiếu bị hủy niêm yết, nhà đầu tư vẫn có thể giao dịch nếu doanh nghiệp đăng ký chuyển về thị trường UPCoM với các quy định khác biệt về biên độ giao dịch cũng như công bố thông tin so với HoSE. Cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines có thể chuyển xuống giao dịch tại UPCoM nếu bị hủy niêm yết. Ảnh: Lê Quân. Trường hợp doanh nghiệp không chuyển cổ phiếu xuống giao dịch tại UPCoM, nhà đầu tư phải tự tìm kiếm những người có nhu cầu mua cổ phiếu, hai bên sẽ tự quyết định mức giá giao dịch, khối lượng cổ phiếu. Thực tế, vẫn có một số nhà đầu tư lớn thu mua những cổ phiếu này với mục đích tái cấu trúc hoặc thâu tóm doanh nghiệp. Đây là cơ hội để bán cổ phiếu bị hủy niêm yết không chuyển sàn nhanh nhất. Theo Công ty Chứng khoán Pinetree, khi cổ phiếu doanh nghiệp bị hủy niêm yết nhà đầu tư cần sớm liên hệ với phòng cổ đông của công ty để được cấp lại sổ, xem lại chính sách thu mua cổ phiếu của doanh nghiệp. Cổ phiếu đang nắm giữ bị hủy niêm yết là điều không nhà đầu tư nào mong muốn. Tuy nhiên, trong trường hợp xấu nhất, nhà đầu tư cẩn bình tĩnh xử lý, theo dõi thông tin để hạn chế thất thoát vốn. Khi đầu tư vào những cổ phiếu mang tính rủi ro cao, không nên “gồng lỗ” vượt quá mức chịu đựng rủi ro của tài khoản. Công ty chứng khoán cũng đưa lời khuyên nên bán ngay cổ phiếu khi chuyển sang giao dịch tại UPCoM để thu hồi vốn. Độ rủi ro của cổ phiếu ở giai đoạn này rất cao nên không còn thời gian để chần chừ. Với cổ phiếu có khả năng phục hồi, thanh khoản của những cổ phiếu này dù giảm nhưng vẫn có thể bán. Nếu không bán ra được, nhà đầu tư có thể tiếp tục nắm giữ. Bởi không ít cổ phiếu đã lội ngược dòng nhờ các dự án đầu tư mới, tái cấu trúc doanh nghiệp hay định hướng kinh doanh đúng đắn. Từng nhiều lần bị cảnh báo hủy niêm yết Với trường hợp của HVN, đây không phải lần đầu tiên cổ phiếu này rơi vào cảnh báo động. Thực tế, trước khi công bố BCTC kiểm toán năm 2022, Vietnam Airlines đã bị cơ quan quản lý cảnh báo 3 lần. Cụ thể, năm 2021, hãng đã báo cáo Chính phủ cho phép duy trì niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán và cam kết không âm vốn chủ sở hữu. Thời điểm đó, Vietnam Airlines cũng phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn thêm 7.961 tỷ đồng, nâng tổng vốn điều lệ lên hơn 22.143 tỷ đồng và thoát cảnh âm vốn. Công ty cũng ký hợp đồng tín dụng theo diện tái cấp vốn với tổng số tiền 4.000 tỷ đồng. VIETNAM AIRLINES ĐÃ LỖ 3 NĂM LIÊN TIẾP Nguồn: BCTC DN; Tổng hợp Nhãn Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Doanh thu thuần 96811 98228 40538 27911 70792 Lợi nhuận sau thuế 2599 2537 -11178 -13279 -11223 Tháng 9/2022, HoSE lại lưu ý về khả năng hủy niêm yết cổ phiếu HVN. Mã chứng khoán này cũng bị giữ nguyên diện kiểm soát do âm vốn chủ sở hữu. Đại diện Vietnam Airlines nhiều lần nhấn mạnh đây là trường hợp đặc biệt. Trong đó, việc lỗ, âm vốn là do yếu tố khách quan. Cổ phiếu của hãng tốt, đang có khả năng phục hồi sản xuất kinh doanh và phát triển, giá trị vốn hoá và tài sản lớn. Mặt khác việc hủy niêm yết chỉ thực hiện với các cổ phiếu xấu nhằm thanh lọc thị trường chứng khoán, bảo vệ nhà đầu tư. Lần gần nhất là đầu tháng 2 năm nay, HoSE một lần nữa gửi thông báo lưu ý hủy niêm yết cổ phiếu HVN. Phía Sở giao dịch cho biết theo BCTC hợp nhất quý IV/2022, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ lũy kế năm là âm 10.452 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến cuối năm là âm 34.199 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 10.199 tỷ đồng. Do đó, cổ phiếu Vietnam Airlines có thể bị hủy niêm yết nếu BCTC hợp nhất kiểm toán 2022 tiếp tục có lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ và/hoặc vốn chủ sở hữu là số âm. Nhận ‘quà’ từ Qantas khiến Vietnam Airlines lỗ thêm hơn 1.700 tỷ đồngViệc tăng tỷ lệ sở hữu tại Pacific Airlines do Qantas tặng cổ phần khiến Vietnam Airlines ghi nhận thêm khoản lỗ 1.749 tỷ đồng - được ghi nhận tại khoản mục Lỗ lũy kế. 13:49 9/12/2023 Vietnam Airlines lỗ sau kiểm toán năm thứ 3, nguy cơ bị hủy niêm yếtSau nhiều lần trì hoãn, Vietnam Airlines vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 với khoản lỗ sau thuế hơn 11.200 tỷ đồng. 08:42 9/12/2023 Chủ tịch Vietnam Airlines: Hàng không quốc tế mới phục hồi 60%Đây là thông tin do ông Đặng Ngọc Hòa, Chủ tịch HĐQT Vietnam Airlines chia sẻ tại hội nghị của Bộ Giao thông Vận tải mới đây. 17:45 11/7/2023 Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Nhà đầu tư sẽ ra sao khi cổ phiếu doanh nghiệp bị hủy niêm yết? Cổ phiếu bị hủy niêm yết có thể chuyển xuống giao dịch tại UPCoM. Tuy nhiên, không ngoại trừ khả năng cổ phiếu bị mất thanh khoán, dẫn đến tình trạng nhà đầu tư bị "giam vốn". Sau khi chính thức công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 với khoản lỗ sau thuế hơn 11.200 tỷ đồng, Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines (HoSE: HVN) đang đứng trước nguy cơ bị hủy niêm yết bắt buộc cổ phiếu trên HoSE. Hãng bay này đang thuộc trường hợp “kết quả sản xuất, kinh doanh bị thua lỗ trong 3 năm liên tục hoặc tổng số lỗ lũy kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp hoặc vốn chủ sở hữu âm trong BCTC kiểm toán năm gần nhất trước thời điểm xem xét”. Xử lý thế nào nếu cổ phiếu bị hủy niêm yết? Theo quy định, một cổ phiếu có thể hủy niêm yết bằng hình thức bắt buộc hoặc tự nguyện. Diện bắt buộc xảy ra khi doanh nghiệp niêm yết nằm trong một số trường hợp cơ bản như có hoạt động kinh doanh bị ngừng 1 năm trở lên; thua lỗ 3 năm liên tiếp, lỗ lũy kế vượt vốn chủ sở hữu trong báo cáo tài chính kiểm toán gần nhất hoặc công ty bị thu hồi giấy phép hoạt động/đăng ký kinh doanh. Trong khi đó, doanh nghiệp có thể tự nguyện hủy niêm yết cổ phiếu khi hoạt động kinh doanh thua lỗ trong nhiều năm liên tiếp, vốn hóa thị trường giảm trầm trọng; quyết định của cổ đông, trong đó có trên 50% số phiếu biểu quyết (không phải là cổ đông lớn) chấp nhận hủy niêm yết. Tuy nhiên, doanh nghiệp không được đề nghị hủy niêm yết trong vòng 2 năm kể từ ngày niêm yết. Dù cổ phiếu bị hủy niêm yết, nhà đầu tư vẫn có thể giao dịch nếu doanh nghiệp đăng ký chuyển về thị trường UPCoM với các quy định khác biệt về biên độ giao dịch cũng như công bố thông tin so với HoSE. Cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines có thể chuyển xuống giao dịch tại UPCoM nếu bị hủy niêm yết. Ảnh: Lê Quân. Trường hợp doanh nghiệp không chuyển cổ phiếu xuống giao dịch tại UPCoM, nhà đầu tư phải tự tìm kiếm những người có nhu cầu mua cổ phiếu, hai bên sẽ tự quyết định mức giá giao dịch, khối lượng cổ phiếu. Thực tế, vẫn có một số nhà đầu tư lớn thu mua những cổ phiếu này với mục đích tái cấu trúc hoặc thâu tóm doanh nghiệp. Đây là cơ hội để bán cổ phiếu bị hủy niêm yết không chuyển sàn nhanh nhất. Theo Công ty Chứng khoán Pinetree, khi cổ phiếu doanh nghiệp bị hủy niêm yết nhà đầu tư cần sớm liên hệ với phòng cổ đông của công ty để được cấp lại sổ, xem lại chính sách thu mua cổ phiếu của doanh nghiệp. Cổ phiếu đang nắm giữ bị hủy niêm yết là điều không nhà đầu tư nào mong muốn. Tuy nhiên, trong trường hợp xấu nhất, nhà đầu tư cẩn bình tĩnh xử lý, theo dõi thông tin để hạn chế thất thoát vốn. Khi đầu tư vào những cổ phiếu mang tính rủi ro cao, không nên “gồng lỗ” vượt quá mức chịu đựng rủi ro của tài khoản. Công ty chứng khoán cũng đưa lời khuyên nên bán ngay cổ phiếu khi chuyển sang giao dịch tại UPCoM để thu hồi vốn. Độ rủi ro của cổ phiếu ở giai đoạn này rất cao nên không còn thời gian để chần chừ. Với cổ phiếu có khả năng phục hồi, thanh khoản của những cổ phiếu này dù giảm nhưng vẫn có thể bán. Nếu không bán ra được, nhà đầu tư có thể tiếp tục nắm giữ. Bởi không ít cổ phiếu đã lội ngược dòng nhờ các dự án đầu tư mới, tái cấu trúc doanh nghiệp hay định hướng kinh doanh đúng đắn. Từng nhiều lần bị cảnh báo hủy niêm yết Với trường hợp của HVN, đây không phải lần đầu tiên cổ phiếu này rơi vào cảnh báo động. Thực tế, trước khi công bố BCTC kiểm toán năm 2022, Vietnam Airlines đã bị cơ quan quản lý cảnh báo 3 lần. Cụ thể, năm 2021, hãng đã báo cáo Chính phủ cho phép duy trì niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán và cam kết không âm vốn chủ sở hữu. Thời điểm đó, Vietnam Airlines cũng phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn thêm 7.961 tỷ đồng, nâng tổng vốn điều lệ lên hơn 22.143 tỷ đồng và thoát cảnh âm vốn. Công ty cũng ký hợp đồng tín dụng theo diện tái cấp vốn với tổng số tiền 4.000 tỷ đồng. VIETNAM AIRLINES ĐÃ LỖ 3 NĂM LIÊN TIẾP Nguồn: BCTC DN; Tổng hợp Nhãn Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Doanh thu thuần 96811 98228 40538 27911 70792 Lợi nhuận sau thuế 2599 2537 -11178 -13279 -11223 Tháng 9/2022, HoSE lại lưu ý về khả năng hủy niêm yết cổ phiếu HVN. Mã chứng khoán này cũng bị giữ nguyên diện kiểm soát do âm vốn chủ sở hữu. Đại diện Vietnam Airlines nhiều lần nhấn mạnh đây là trường hợp đặc biệt. Trong đó, việc lỗ, âm vốn là do yếu tố khách quan. Cổ phiếu của hãng tốt, đang có khả năng phục hồi sản xuất kinh doanh và phát triển, giá trị vốn hoá và tài sản lớn. Mặt khác việc hủy niêm yết chỉ thực hiện với các cổ phiếu xấu nhằm thanh lọc thị trường chứng khoán, bảo vệ nhà đầu tư. Lần gần nhất là đầu tháng 2 năm nay, HoSE một lần nữa gửi thông báo lưu ý hủy niêm yết cổ phiếu HVN. Phía Sở giao dịch cho biết theo BCTC hợp nhất quý IV/2022, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ lũy kế năm là âm 10.452 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến cuối năm là âm 34.199 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 10.199 tỷ đồng. Do đó, cổ phiếu Vietnam Airlines có thể bị hủy niêm yết nếu BCTC hợp nhất kiểm toán 2022 tiếp tục có lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ và/hoặc vốn chủ sở hữu là số âm. Nhận ‘quà’ từ Qantas khiến Vietnam Airlines lỗ thêm hơn 1.700 tỷ đồngViệc tăng tỷ lệ sở hữu tại Pacific Airlines do Qantas tặng cổ phần khiến Vietnam Airlines ghi nhận thêm khoản lỗ 1.749 tỷ đồng - được ghi nhận tại khoản mục Lỗ lũy kế. 13:49 9/12/2023 Vietnam Airlines lỗ sau kiểm toán năm thứ 3, nguy cơ bị hủy niêm yếtSau nhiều lần trì hoãn, Vietnam Airlines vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 với khoản lỗ sau thuế hơn 11.200 tỷ đồng. 08:42 9/12/2023 Chủ tịch Vietnam Airlines: Hàng không quốc tế mới phục hồi 60%Đây là thông tin do ông Đặng Ngọc Hòa, Chủ tịch HĐQT Vietnam Airlines chia sẻ tại hội nghị của Bộ Giao thông Vận tải mới đây. 17:45 11/7/2023 Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
HNX có tổng giám đốc mới
Quyền tổng giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội là ông Nguyễn Anh Phong đã chính thức được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc kể từ ngày 15/6.
Ông Nguyễn Thanh Phong (phải) nhận quyết định bổ nhiệm Tổng giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Ảnh: HNX. Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) mới đây đã tổ chức lễ công bố quyết định bổ nhiệm nhân sự lãnh đạo cấp cao. Trong đó, ông Nguyễn Anh Phong, Quyền tổng giám đốc, đã được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc HNX kể từ ngày 15/6. Ông Nguyễn Anh Phong sinh năm 1976, có trình độ chuyên môn thạc sỹ kinh tế tại Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. Ông làm việc trong ngành chứng khoán từ năm 1999 và công tác tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Ông Nguyễn Anh Phong bắt đầu công tác tại HNX từ năm 2000, từng giữ các chức vụ Trưởng phòng, Giám đốc các phòng nghiệp vụ (2005-2011), Phó tổng giám đốc (2011-2021), Quyền tổng giám đốc (từ 2021-nay). Ngoài ra, buổi lễ cũng tiến hành điều động và bổ nhiệm bà Ngô Thị Lan Hương, Phó chánh văn phòng Hội đồng Thành viên Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam (VNX) - làm Trưởng ban kiểm soát HNX kể từ ngày 15/6. Bà Ngô Thị Lan Hương sinh năm 1985, có trình độ chuyên môn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp và kiểm soát quản trị tại Đại học Toulon liên kết với Học viện Tài chính. Bà Hương đã công tác tại HNX từ năm 2007 và từng giữ các chức vụ Phó giám đốc phòng Tổng hợp pháp chế (2017-2018); Phó chánh văn phòng Hội đồng Quản trị (2018-2021); Trưởng kiểm toán nội bộ (2019-2021). Từ tháng 10/2021, bà Hương công tác tại Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam, giữ chức vụ Phó chánh văn phòng Hội đồng Thành viên, Phó trưởng kiểm toán nội bộ. Sau quá trình điều động và bổ nhiệm, dàn lãnh đạo HNX hiện nay gồm ông Nguyễn Duy Thịnh (Chủ tịch Hội đồng Thành viên), ông Nguyễn Anh Phong (Tổng giám đốc) và 4 Phó tổng giám đốc là ông Nguyễn Tuấn Anh, ông Đỗ Văn Tâm, ông Đỗ Đức Mạnh, bà Vũ Thị Thúy Ngà. Tín dụng nửa năm chỉ tăng 3,36%Theo số liệu của NHNN, tính đến 15/6, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đạt khoảng 12,32 triệu tỷ đồng, chỉ tăng 3,36% so với cuối năm 2022 và tăng 8,94% so với cùng kỳ năm trước. 11:04 21/6/2023 Chủ tịch DIC Group kêu gọi cổ đông dự họp thường niênNgười đứng đầu doanh nghiệp khuyến khích cổ đông tham dự trực tiếp hoặc ủy quyền để cuộc họp cổ đông thường niên đủ điều kiện tiến hành. 10:46 21/6/2023 Ngành ngân hàng sẽ đối mặt nhiều thách thức trong năm 2023Ngành ngân hàng phải đối mặt với nợ xấu gia tăng, rủi ro an toàn hệ thống, lạm phát, suy thoái kinh tế... Tuy nhiên, vẫn có nhiều cơ hội cho sự tăng trưởng trong nửa cuối năm 2023. 06:00 21/6/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
HNX có tổng giám đốc mới Quyền tổng giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội là ông Nguyễn Anh Phong đã chính thức được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc kể từ ngày 15/6. Ông Nguyễn Thanh Phong (phải) nhận quyết định bổ nhiệm Tổng giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Ảnh: HNX. Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) mới đây đã tổ chức lễ công bố quyết định bổ nhiệm nhân sự lãnh đạo cấp cao. Trong đó, ông Nguyễn Anh Phong, Quyền tổng giám đốc, đã được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc HNX kể từ ngày 15/6. Ông Nguyễn Anh Phong sinh năm 1976, có trình độ chuyên môn thạc sỹ kinh tế tại Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. Ông làm việc trong ngành chứng khoán từ năm 1999 và công tác tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Ông Nguyễn Anh Phong bắt đầu công tác tại HNX từ năm 2000, từng giữ các chức vụ Trưởng phòng, Giám đốc các phòng nghiệp vụ (2005-2011), Phó tổng giám đốc (2011-2021), Quyền tổng giám đốc (từ 2021-nay). Ngoài ra, buổi lễ cũng tiến hành điều động và bổ nhiệm bà Ngô Thị Lan Hương, Phó chánh văn phòng Hội đồng Thành viên Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam (VNX) - làm Trưởng ban kiểm soát HNX kể từ ngày 15/6. Bà Ngô Thị Lan Hương sinh năm 1985, có trình độ chuyên môn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp và kiểm soát quản trị tại Đại học Toulon liên kết với Học viện Tài chính. Bà Hương đã công tác tại HNX từ năm 2007 và từng giữ các chức vụ Phó giám đốc phòng Tổng hợp pháp chế (2017-2018); Phó chánh văn phòng Hội đồng Quản trị (2018-2021); Trưởng kiểm toán nội bộ (2019-2021). Từ tháng 10/2021, bà Hương công tác tại Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam, giữ chức vụ Phó chánh văn phòng Hội đồng Thành viên, Phó trưởng kiểm toán nội bộ. Sau quá trình điều động và bổ nhiệm, dàn lãnh đạo HNX hiện nay gồm ông Nguyễn Duy Thịnh (Chủ tịch Hội đồng Thành viên), ông Nguyễn Anh Phong (Tổng giám đốc) và 4 Phó tổng giám đốc là ông Nguyễn Tuấn Anh, ông Đỗ Văn Tâm, ông Đỗ Đức Mạnh, bà Vũ Thị Thúy Ngà. Tín dụng nửa năm chỉ tăng 3,36%Theo số liệu của NHNN, tính đến 15/6, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đạt khoảng 12,32 triệu tỷ đồng, chỉ tăng 3,36% so với cuối năm 2022 và tăng 8,94% so với cùng kỳ năm trước. 11:04 21/6/2023 Chủ tịch DIC Group kêu gọi cổ đông dự họp thường niênNgười đứng đầu doanh nghiệp khuyến khích cổ đông tham dự trực tiếp hoặc ủy quyền để cuộc họp cổ đông thường niên đủ điều kiện tiến hành. 10:46 21/6/2023 Ngành ngân hàng sẽ đối mặt nhiều thách thức trong năm 2023Ngành ngân hàng phải đối mặt với nợ xấu gia tăng, rủi ro an toàn hệ thống, lạm phát, suy thoái kinh tế... Tuy nhiên, vẫn có nhiều cơ hội cho sự tăng trưởng trong nửa cuối năm 2023. 06:00 21/6/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Giá vàng miếng SJC đi ngang, vàng nhẫn tiếp đà tăng đầu tuần
Giá vàng trong nước đầu tuần có biến động trái chiều tại các doanh nghiệp, vàng miếng SJC hiện vẫn đi ngang mốc 67,2 triệu/lượng, trong khi vàng nhẫn tăng lên 57,5 triệu đồng.
Giá vàng trong nước ghi nhận biến động trái chiều trong phiên giao dịch sáng ngày 15/5. Ảnh: Chí Hùng. Trong phiên giao dịch đầu tuần hôm nay (15/5), giá vàng miếng SJC trong nước ghi nhận biến động trái chiều tăng - giảm ở các doanh nghiệp. Cụ thể, giá vàng miếng SJC do Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết mở cửa sáng nay ở mức 66,55 - 67,15 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Mức giá này đã đi ngang ở chiều mua và giảm 100.000 đồng ở chiều bán ra so với chốt phiên cuối tuần trước. Đến cuối phiên sáng, giá vàng miếng SJC ghi nhận xu hướng tăng nhẹ 50.000 đồng ở cả hai chiều mua - bán. Tại vùng giá này, nếu trừ đi chênh lệch giá mua - bán SJC đưa ra, người mua vàng miếng vào đầu tuần trước đến nay vẫn đang chịu khoản lỗ gần nửa triệu đồng/lượng. Diễn biến đi ngang được ghi nhận với giá vàng miếng tại Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ). Trong đó, giá mở cửa phiên đầu tuần hôm nay tại doanh nghiệp này là ở 66,6 - 67,2 triệu/lượng. Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI sáng nay giảm giá giao dịch vàng miếng 50.000 đồng ở cả hai chiều mua và bán so với cuối tuần trước, hiện chấp nhận mua vào ở mức 66,55 triệu/lượng và bán ra ở 66,15 triệu đồng. Trong khi đó, vùng trên 67,1 triệu đồng/lượng cũng đang là giá bán phổ biến các doanh nghiệp trong nước áp dụng với mặt hàng vàng miếng hôm nay. Trong đó, Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở 66,56 - 67,1 triệu/lượng; Tập đoàn Phú Quý niêm yết ở 66,55 - 67,15 triệu/lượng; VietAGold cũng giao dịch với giá 66,55 - 67 triệu/lượng; chuỗi vàng Mi Hồng tại TP.HCM đưa ra mức 66,5 - 67,17 triệu đồng/lượng... Sau 1 tuần, giá vàng miếng tại các thương hiệu vàng này đều ghi nhận mức tăng 100.000-270.000 đồng/lượng. Với vàng nhẫn 24K 99,99%, sau khi giảm 300.000 đồng về mốc 57,2 triệu đồng/lượng vào giữa tuần trước, đến cuối tuần vừa qua mặt hàng này đã tăng về vùng giá 57,4 triệu đồng/lượng. Trong phiên giao dịch sáng nay, giá mặt hàng này tiếp tục ghi nhận xu hướng tăng, hiện neo tại vùng 57,5 triệu/lượng. Cụ thể, giá vàng nhẫn SJC loại 99,99% hiện phổ biến giao dịch ở mức 56,5 - 57,5 triệu/lượng (mua vào - bán ra), tăng 150.000 đồng ở cả hai chiều so với kết phiên cuối tuần trước. PNJ cũng chấp nhận mua vào vàng nhẫn ở mức 56,6 triệu/lượng và bán ra ở 57,6 triệu đồng, tăng 100.000 đồng. Đây cũng là doanh nghiệp niêm yết giá cao nhất cho mặt hàng vàng này. Tập đoàn Phú Quý hiện đưa ra mức 56,5 - 57,45 triệu/lượng cho mặt hàng nhẫn tròn trơn 24K 99,99; trong khi giá vàng Rồng Thăng Long tại Bảo Tín Minh Châu phổ biến ở 56,57 - 57,52 triệu/lượng... DỰ BÁO GIÁ VÀNG TUẦN NÀY (15-20/5) Nguồn: Kitco; Tổng hợp. NhãnChuyên gia phân tíchNhà đầu tư cá nhân Tăng giá % 4257 Không thay đổi 1619 Giảm giá 4224 Trên thế giới, giá vàng giao ngay có xu hướng tăng nhẹ 3,7 USD trong phiên giao dịch sớm tuần này, hiện cố định ở mức 2.014 USD/ounce. Quy đổi giá vàng thế giới ra tiền Việt hiện tương đương khoảng 57,4 triệu đồng/lượng. Theo Kitco, cuộc khảo sát tuần này với sự tham gia của 19 nhà phân tích Phố Wall cho kết quả 8 người (42%) dự báo giá vàng tăng trong tuần này. Ngược lại, cũng có 8 người (42%) nhận định vàng tiếp tục giảm và 3 người (16%) dự báo vàng đi ngang. Tâm lý tích cực hơn vẫn duy trì với các nhà đầu tư cá nhân, trong cuộc khảo sát trực tuyến với 665 nhà đầu tư có đến 382 người (57%) tin rằng vàng sẽ tăng giá tuần này. Ngược lại, có 162 nhà đầu tư (24%) cho rằng vàng sẽ giảm và 121 người còn lại (19%) đưa quan điểm trung lập. Trong tuần giao dịch này, thị trường sẽ chờ đợi những tin tức kinh tế Mỹ quan trọng gây tác động đến vàng như chỉ số sản xuất, doanh số bán lẻ, sản xuất công nghiệp, đơn thất nghiệp... Giá vàng rớt mạnhĐà bán tháo trên thị trường vàng thế giới vào tuần trước đã kéo dài sang tuần này. Giá của mỗi ounce vàng giảm gần 40 USD trong 4 ngày giao dịch. 08:15 15/5/2023 Vàng trong nước đi ngang vùng giá caoGiá vàng trong nước ghi nhận xu hướng biến động nhẹ vào cuối tuần, giá vàng miếng hiện neo tại vùng 67,25 triệu đồng/lượng và vàng nhẫn giao dịch quanh 57,4 triệu/lượng. 11:01 13/5/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Giá vàng miếng SJC đi ngang, vàng nhẫn tiếp đà tăng đầu tuần Giá vàng trong nước đầu tuần có biến động trái chiều tại các doanh nghiệp, vàng miếng SJC hiện vẫn đi ngang mốc 67,2 triệu/lượng, trong khi vàng nhẫn tăng lên 57,5 triệu đồng. Giá vàng trong nước ghi nhận biến động trái chiều trong phiên giao dịch sáng ngày 15/5. Ảnh: Chí Hùng. Trong phiên giao dịch đầu tuần hôm nay (15/5), giá vàng miếng SJC trong nước ghi nhận biến động trái chiều tăng - giảm ở các doanh nghiệp. Cụ thể, giá vàng miếng SJC do Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết mở cửa sáng nay ở mức 66,55 - 67,15 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Mức giá này đã đi ngang ở chiều mua và giảm 100.000 đồng ở chiều bán ra so với chốt phiên cuối tuần trước. Đến cuối phiên sáng, giá vàng miếng SJC ghi nhận xu hướng tăng nhẹ 50.000 đồng ở cả hai chiều mua - bán. Tại vùng giá này, nếu trừ đi chênh lệch giá mua - bán SJC đưa ra, người mua vàng miếng vào đầu tuần trước đến nay vẫn đang chịu khoản lỗ gần nửa triệu đồng/lượng. Diễn biến đi ngang được ghi nhận với giá vàng miếng tại Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ). Trong đó, giá mở cửa phiên đầu tuần hôm nay tại doanh nghiệp này là ở 66,6 - 67,2 triệu/lượng. Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI sáng nay giảm giá giao dịch vàng miếng 50.000 đồng ở cả hai chiều mua và bán so với cuối tuần trước, hiện chấp nhận mua vào ở mức 66,55 triệu/lượng và bán ra ở 66,15 triệu đồng. Trong khi đó, vùng trên 67,1 triệu đồng/lượng cũng đang là giá bán phổ biến các doanh nghiệp trong nước áp dụng với mặt hàng vàng miếng hôm nay. Trong đó, Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở 66,56 - 67,1 triệu/lượng; Tập đoàn Phú Quý niêm yết ở 66,55 - 67,15 triệu/lượng; VietAGold cũng giao dịch với giá 66,55 - 67 triệu/lượng; chuỗi vàng Mi Hồng tại TP.HCM đưa ra mức 66,5 - 67,17 triệu đồng/lượng... Sau 1 tuần, giá vàng miếng tại các thương hiệu vàng này đều ghi nhận mức tăng 100.000-270.000 đồng/lượng. Với vàng nhẫn 24K 99,99%, sau khi giảm 300.000 đồng về mốc 57,2 triệu đồng/lượng vào giữa tuần trước, đến cuối tuần vừa qua mặt hàng này đã tăng về vùng giá 57,4 triệu đồng/lượng. Trong phiên giao dịch sáng nay, giá mặt hàng này tiếp tục ghi nhận xu hướng tăng, hiện neo tại vùng 57,5 triệu/lượng. Cụ thể, giá vàng nhẫn SJC loại 99,99% hiện phổ biến giao dịch ở mức 56,5 - 57,5 triệu/lượng (mua vào - bán ra), tăng 150.000 đồng ở cả hai chiều so với kết phiên cuối tuần trước. PNJ cũng chấp nhận mua vào vàng nhẫn ở mức 56,6 triệu/lượng và bán ra ở 57,6 triệu đồng, tăng 100.000 đồng. Đây cũng là doanh nghiệp niêm yết giá cao nhất cho mặt hàng vàng này. Tập đoàn Phú Quý hiện đưa ra mức 56,5 - 57,45 triệu/lượng cho mặt hàng nhẫn tròn trơn 24K 99,99; trong khi giá vàng Rồng Thăng Long tại Bảo Tín Minh Châu phổ biến ở 56,57 - 57,52 triệu/lượng... DỰ BÁO GIÁ VÀNG TUẦN NÀY (15-20/5) Nguồn: Kitco; Tổng hợp. NhãnChuyên gia phân tíchNhà đầu tư cá nhân Tăng giá % 4257 Không thay đổi 1619 Giảm giá 4224 Trên thế giới, giá vàng giao ngay có xu hướng tăng nhẹ 3,7 USD trong phiên giao dịch sớm tuần này, hiện cố định ở mức 2.014 USD/ounce. Quy đổi giá vàng thế giới ra tiền Việt hiện tương đương khoảng 57,4 triệu đồng/lượng. Theo Kitco, cuộc khảo sát tuần này với sự tham gia của 19 nhà phân tích Phố Wall cho kết quả 8 người (42%) dự báo giá vàng tăng trong tuần này. Ngược lại, cũng có 8 người (42%) nhận định vàng tiếp tục giảm và 3 người (16%) dự báo vàng đi ngang. Tâm lý tích cực hơn vẫn duy trì với các nhà đầu tư cá nhân, trong cuộc khảo sát trực tuyến với 665 nhà đầu tư có đến 382 người (57%) tin rằng vàng sẽ tăng giá tuần này. Ngược lại, có 162 nhà đầu tư (24%) cho rằng vàng sẽ giảm và 121 người còn lại (19%) đưa quan điểm trung lập. Trong tuần giao dịch này, thị trường sẽ chờ đợi những tin tức kinh tế Mỹ quan trọng gây tác động đến vàng như chỉ số sản xuất, doanh số bán lẻ, sản xuất công nghiệp, đơn thất nghiệp... Giá vàng rớt mạnhĐà bán tháo trên thị trường vàng thế giới vào tuần trước đã kéo dài sang tuần này. Giá của mỗi ounce vàng giảm gần 40 USD trong 4 ngày giao dịch. 08:15 15/5/2023 Vàng trong nước đi ngang vùng giá caoGiá vàng trong nước ghi nhận xu hướng biến động nhẹ vào cuối tuần, giá vàng miếng hiện neo tại vùng 67,25 triệu đồng/lượng và vàng nhẫn giao dịch quanh 57,4 triệu/lượng. 11:01 13/5/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Xuất hiện nhà đầu tư trả giá gấp rưỡi thị giá HBC
Số tiền thu được từ việc phát hành thêm 47 triệu cổ phiếu này sẽ được sử dụng để sở hữu 100% dự án 127 An Dương Vương (quận 6, TP.HCM).
Đây là một trong những quyết định mang tính chiến lược của Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình (HoSE: HBC) được thông qua trong hai cuộc họp HĐQT ngày 18/5 và 20/5. Cụ thể, Chủ tịch HĐQT Lê Viết Hải đã chỉ đạo thông qua việc mua 75% phần vốn góp của Công ty TNHH Bất động sản Thành Ngân để đạt tỷ lệ sở hữu 100% dự án 127 An Dương Vương (quận 6, TP.HCM). Đồng thời, Hòa Bình sẽ phát hành 47 triệu cổ phiếu HBC với giá 12.000 đồng/1 cổ phiếu, mức giá này cao hơn gấp 1,5 lần giá trên sàn chứng khoán vào ngày ra nghị quyết. Như vậy, tổng số tiền chi cho dự án này là 564 tỷ đồng tương đương với số tiền thu được từ việc phát hành 47 triệu cổ phiếu HBC. Theo công bố của doanh nghiệp, hai cổ đông chiến lược mới đầu tư vào HBC sẽ chiếm tổng số cổ phiếu đúng bằng số cổ phiếu của ông Lê Viết Hải (ông Hải đang sở hữu 46,9 triệu cổ phiếu) là ông Phạm Quang Hàng và ông Mai Hữu Thung. Dự án 127 An Dương Vương có tổng diện tích gần 15.400 m2, đã được cấp Giấy Chứng nhận Quyền sử dụng đất, trong đó diện tích đất cho nhà ở thương mại cao tầng và dịch vụ gần 6.300 m2 và diện tích dành cho giáo dục gần 6.570 m2, tổng số tiền đã nộp vào ngân sách nhà nước là 218 tỷ đồng. Ông Lê Viết Hải - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Bình khẳng định đây dự án rất tiềm năng, sẽ mang lại doanh thu và lợi nhuận lớn cho Tập đoàn. "Với năng lực tài chính cao và tầm nhìn chiến lược hai cổ đông mới này sẽ là 2 đối tác chiến lược đầy tiềm năng của Hòa Bình", ông nhấn mạnh. Ngoài ra, Tập đoàn còn thông qua việc thực hiện đề nghị và giao dịch cấp tín dụng với Ngân hàng thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam; thông qua việc mua lại toàn bộ cổ phần của ông Lê Viết Hải tại Công ty Pax International và thu hồi các khoản nợ. Bên cạnh đó, tại cuộc họp HĐQT, ông Hải cũng thông tin trong tổng số 21 vụ kiện về việc chậm thanh toán đã có 10 vụ kiện có phán quyết của tòa. Tất cả các vụ đã được xử Hòa Bình đều thắng kiện. Trong đó, số tiền nợ gốc ghi trong sổ sách kế toán là 829 tỷ đồng thì tổng số tiền theo phán quyết bên bị đơn phải trả cho Hòa Bình lên đến 1.223 tỷ đồng bao gồm lãi chậm thanh toán và các chi phí phát sinh, tức cao hơn 47,5%. Hiện, tổng số tiền đã thu hồi công nợ là 593 tỷ đồng, số tiền còn lại phải thu từ 10 vụ kiện đã thắng này là 630 tỷ đồng. "Trong thời gian tới thị trường bất động sản sẽ hồi phục nên các công nợ sẽ dần được xử lý và tôi tin chắc rằng tỷ lệ thu hồi không dưới 100% và cuối cùng số tiền thu về sẽ tăng thêm không dưới 15% số nợ gốc đã quá hạn. Trong lịch sử kinh doanh của HBC, chưa có một khoản nợ nào trong báo cáo tài chính cần phải trình thông qua HĐQT để xóa đi do mất khả năng thu hồi nợ", ông Hải nói thêm. Xây dựng Hòa Bình có tổng giám đốc mớiTập đoàn Xây dựng Hòa Bình vừa bổ nhiệm ông Lê Văn Nam, Phó tổng giám đốc tại HBC trong giai đoạn 2014-2019 vào vị trí tổng giám đốc. 20:38 19/5/2023 Loạt cổ phiếu bị cấm giao dịch phiên sángngày 23/5, cổ phiếu HBC của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, IBC của Apax Holdings và một loạt mã khác sẽ bị chuyển từ diện kiểm soát sang hạn chế giao dịch. 16:19 17/5/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Xuất hiện nhà đầu tư trả giá gấp rưỡi thị giá HBC Số tiền thu được từ việc phát hành thêm 47 triệu cổ phiếu này sẽ được sử dụng để sở hữu 100% dự án 127 An Dương Vương (quận 6, TP.HCM). Đây là một trong những quyết định mang tính chiến lược của Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình (HoSE: HBC) được thông qua trong hai cuộc họp HĐQT ngày 18/5 và 20/5. Cụ thể, Chủ tịch HĐQT Lê Viết Hải đã chỉ đạo thông qua việc mua 75% phần vốn góp của Công ty TNHH Bất động sản Thành Ngân để đạt tỷ lệ sở hữu 100% dự án 127 An Dương Vương (quận 6, TP.HCM). Đồng thời, Hòa Bình sẽ phát hành 47 triệu cổ phiếu HBC với giá 12.000 đồng/1 cổ phiếu, mức giá này cao hơn gấp 1,5 lần giá trên sàn chứng khoán vào ngày ra nghị quyết. Như vậy, tổng số tiền chi cho dự án này là 564 tỷ đồng tương đương với số tiền thu được từ việc phát hành 47 triệu cổ phiếu HBC. Theo công bố của doanh nghiệp, hai cổ đông chiến lược mới đầu tư vào HBC sẽ chiếm tổng số cổ phiếu đúng bằng số cổ phiếu của ông Lê Viết Hải (ông Hải đang sở hữu 46,9 triệu cổ phiếu) là ông Phạm Quang Hàng và ông Mai Hữu Thung. Dự án 127 An Dương Vương có tổng diện tích gần 15.400 m2, đã được cấp Giấy Chứng nhận Quyền sử dụng đất, trong đó diện tích đất cho nhà ở thương mại cao tầng và dịch vụ gần 6.300 m2 và diện tích dành cho giáo dục gần 6.570 m2, tổng số tiền đã nộp vào ngân sách nhà nước là 218 tỷ đồng. Ông Lê Viết Hải - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Bình khẳng định đây dự án rất tiềm năng, sẽ mang lại doanh thu và lợi nhuận lớn cho Tập đoàn. "Với năng lực tài chính cao và tầm nhìn chiến lược hai cổ đông mới này sẽ là 2 đối tác chiến lược đầy tiềm năng của Hòa Bình", ông nhấn mạnh. Ngoài ra, Tập đoàn còn thông qua việc thực hiện đề nghị và giao dịch cấp tín dụng với Ngân hàng thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam; thông qua việc mua lại toàn bộ cổ phần của ông Lê Viết Hải tại Công ty Pax International và thu hồi các khoản nợ. Bên cạnh đó, tại cuộc họp HĐQT, ông Hải cũng thông tin trong tổng số 21 vụ kiện về việc chậm thanh toán đã có 10 vụ kiện có phán quyết của tòa. Tất cả các vụ đã được xử Hòa Bình đều thắng kiện. Trong đó, số tiền nợ gốc ghi trong sổ sách kế toán là 829 tỷ đồng thì tổng số tiền theo phán quyết bên bị đơn phải trả cho Hòa Bình lên đến 1.223 tỷ đồng bao gồm lãi chậm thanh toán và các chi phí phát sinh, tức cao hơn 47,5%. Hiện, tổng số tiền đã thu hồi công nợ là 593 tỷ đồng, số tiền còn lại phải thu từ 10 vụ kiện đã thắng này là 630 tỷ đồng. "Trong thời gian tới thị trường bất động sản sẽ hồi phục nên các công nợ sẽ dần được xử lý và tôi tin chắc rằng tỷ lệ thu hồi không dưới 100% và cuối cùng số tiền thu về sẽ tăng thêm không dưới 15% số nợ gốc đã quá hạn. Trong lịch sử kinh doanh của HBC, chưa có một khoản nợ nào trong báo cáo tài chính cần phải trình thông qua HĐQT để xóa đi do mất khả năng thu hồi nợ", ông Hải nói thêm. Xây dựng Hòa Bình có tổng giám đốc mớiTập đoàn Xây dựng Hòa Bình vừa bổ nhiệm ông Lê Văn Nam, Phó tổng giám đốc tại HBC trong giai đoạn 2014-2019 vào vị trí tổng giám đốc. 20:38 19/5/2023 Loạt cổ phiếu bị cấm giao dịch phiên sángngày 23/5, cổ phiếu HBC của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, IBC của Apax Holdings và một loạt mã khác sẽ bị chuyển từ diện kiểm soát sang hạn chế giao dịch. 16:19 17/5/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Vinasun nâng cổ tức tiền mặt từ 12% lên 45%
Trong tờ trình Đại hội đồng cổ đông bất thường, Vinasun dự kiến trình cổ đông kế hoạch nâng tỷ lệ trả cổ tức bằng tiền mặt từ 12% lên 45% để san sẻ khó khăn với cổ đông.
CTCP Ánh Dương Việt Nam - Vinasun (mã: VNS) - vừa công bố tài liệu phục vụ phiên họp Đại hội đồng cổ đông bất thường lần 1 năm 2023, trong đó có nội dung trình cổ đông thông qua kế hoạch điều chỉnh tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt năm 2023. Trong tờ trình này, lãnh đạo Vinasun cho biết do ảnh hưởng chung của nền kinh tế thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, cùng với khủng hoảng hậu Covid-19, rủi ro suy thoái kinh tế, suy giảm sức mua, sức tiêu dùng cùng các chính sách tài khoá nhằm kiềm chế lạm phát để ổn định vĩ mô đã tác động tiêu cực đến các hoạt động sản xuất kinh doanh, tới cộng đồng doanh nghiệp, tới các cổ đông của công ty. Để đảm bảo quyền lợi, chia sẻ khó khăn, HĐQT Vinasun dự kiến trình cổ đông kế hoạch điều chỉnh, bổ sung chi trả cổ tức bằng tiền mặt từ 12% lên 45%. Với tỷ lệ điều chỉnh này, dự kiến cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu VNS sẽ nhận về 4.500 đồng tiền mặt. Thời gian thực hiện dự kiến là trong năm này và có thể chi trả cho cổ đông thành một hoặc nhiều đợt. Nguồn vốn để thực hiện việc gia tăng tỷ lệ cổ tức cho cổ đông được lấy từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến ngày 31/12/2022. Với hơn 67,8 triệu cổ phiếu VNS đang lưu hành, Vinasun dự kiến phải chi hơn 305 tỷ đồng để trả cổ tức đợt này. Trong cơ cấu cổ đông của Vinasun hiện nay, vợ chồng ông Đặng Phước Thành, Chủ tịch HĐQT, cùng con trai Đặng Thành Duy - Phó tổng giám đốc - đang sở hữu hơn 28 triệu cổ phiếu cổ phiếu VNS, tương ứng 41,82% vốn điều lệ của doanh nghiệp. Với tỷ lệ sở hữu này, gia đình ông Thành có thể nhận về hơn 127 tỷ đồng tiền mặt nếu kế hoạch tăng tỷ lệ chi trả cổ tức trên của Vinasun được cổ đông thông qua. Năm nay, Vinasun đặt mục tiêu doanh thu đạt 1.345 tỷ đồng, tăng 24% so với thực hiện năm 2022. Mục tiêu lãi sau thuế dự kiến tăng gần 13%, đạt hơn 209 tỷ đồng. Kết thúc quý I, hãng taxi này đã ghi nhận 325 tỷ đồng doanh thu và báo lãi sau thuế 53 tỷ đồng, tăng lần lượt 61% và 341% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả kinh doanh kể trên cũng đạt xấp xỉ 25% kế hoạch doanh nghiệp đề ra cho cả năm nay. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Him Lam và đối tác Nhật Bản chính thức tiếp quản Bamboo AirwaysÔng Nguyễn Minh Hải, CEO Bamboo Airways chia sẻ Bamboo Airways đặt mục tiêu về điểm hòa vốn hoặc có lãi từ năm 2024. 14:55 21/6/2023 HNX có tổng giám đốc mớiQuyền tổng giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội là ông Nguyễn Anh Phong đã chính thức được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc kể từ ngày 15/6. 13:30 21/6/2023
Vinasun nâng cổ tức tiền mặt từ 12% lên 45% Trong tờ trình Đại hội đồng cổ đông bất thường, Vinasun dự kiến trình cổ đông kế hoạch nâng tỷ lệ trả cổ tức bằng tiền mặt từ 12% lên 45% để san sẻ khó khăn với cổ đông. CTCP Ánh Dương Việt Nam - Vinasun (mã: VNS) - vừa công bố tài liệu phục vụ phiên họp Đại hội đồng cổ đông bất thường lần 1 năm 2023, trong đó có nội dung trình cổ đông thông qua kế hoạch điều chỉnh tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt năm 2023. Trong tờ trình này, lãnh đạo Vinasun cho biết do ảnh hưởng chung của nền kinh tế thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, cùng với khủng hoảng hậu Covid-19, rủi ro suy thoái kinh tế, suy giảm sức mua, sức tiêu dùng cùng các chính sách tài khoá nhằm kiềm chế lạm phát để ổn định vĩ mô đã tác động tiêu cực đến các hoạt động sản xuất kinh doanh, tới cộng đồng doanh nghiệp, tới các cổ đông của công ty. Để đảm bảo quyền lợi, chia sẻ khó khăn, HĐQT Vinasun dự kiến trình cổ đông kế hoạch điều chỉnh, bổ sung chi trả cổ tức bằng tiền mặt từ 12% lên 45%. Với tỷ lệ điều chỉnh này, dự kiến cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu VNS sẽ nhận về 4.500 đồng tiền mặt. Thời gian thực hiện dự kiến là trong năm này và có thể chi trả cho cổ đông thành một hoặc nhiều đợt. Nguồn vốn để thực hiện việc gia tăng tỷ lệ cổ tức cho cổ đông được lấy từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến ngày 31/12/2022. Với hơn 67,8 triệu cổ phiếu VNS đang lưu hành, Vinasun dự kiến phải chi hơn 305 tỷ đồng để trả cổ tức đợt này. Trong cơ cấu cổ đông của Vinasun hiện nay, vợ chồng ông Đặng Phước Thành, Chủ tịch HĐQT, cùng con trai Đặng Thành Duy - Phó tổng giám đốc - đang sở hữu hơn 28 triệu cổ phiếu cổ phiếu VNS, tương ứng 41,82% vốn điều lệ của doanh nghiệp. Với tỷ lệ sở hữu này, gia đình ông Thành có thể nhận về hơn 127 tỷ đồng tiền mặt nếu kế hoạch tăng tỷ lệ chi trả cổ tức trên của Vinasun được cổ đông thông qua. Năm nay, Vinasun đặt mục tiêu doanh thu đạt 1.345 tỷ đồng, tăng 24% so với thực hiện năm 2022. Mục tiêu lãi sau thuế dự kiến tăng gần 13%, đạt hơn 209 tỷ đồng. Kết thúc quý I, hãng taxi này đã ghi nhận 325 tỷ đồng doanh thu và báo lãi sau thuế 53 tỷ đồng, tăng lần lượt 61% và 341% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả kinh doanh kể trên cũng đạt xấp xỉ 25% kế hoạch doanh nghiệp đề ra cho cả năm nay. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Him Lam và đối tác Nhật Bản chính thức tiếp quản Bamboo AirwaysÔng Nguyễn Minh Hải, CEO Bamboo Airways chia sẻ Bamboo Airways đặt mục tiêu về điểm hòa vốn hoặc có lãi từ năm 2024. 14:55 21/6/2023 HNX có tổng giám đốc mớiQuyền tổng giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội là ông Nguyễn Anh Phong đã chính thức được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc kể từ ngày 15/6. 13:30 21/6/2023
Chứng khoán 7/12: Nhà đầu tư đua chốt lời, thanh khoản vượt 31.800 tỷ
Thị trường bị bán mạnh ngay từ đầu phiên. Cuộc giằng co giữa phe bán và mua kéo thanh khoản vượt 31.000 tỷ đồng, mức cao nhất 11 tuần qua.
Chứng khoản trong nước mở cửa với sắc xanh, tạo kỳ vọng sẽ có thêm một phiên tăng trưởng tốt nối tiếp hôm qua. Song, áp lực bán xuất hiện từ khá sớm và dồn dập khiến các chỉ số lao dốc không phanh. VN-Index dành phần lớn thời gian ngụp lặn dưới tham chiếu 12-14 điểm trước khi dòng tiền bắt đáy thu hẹp đà bán tháo. Chỉ số chính đại diện sàn HoSE tạm hồi nhẹ về mốc 1.121 điểm, giảm gần 5 điểm, sau tiếng chuông kết thúc phiên giao dịch. HNX-Index và UPCoM-Index diễn biến xuôi dòng thị trường khi giảm lần lượt 1,79 điểm (-0,77%) về 231,84 điểm và 0,61 điểm (-0,7%) về 85,71 điểm. VN-Index có thời điểm thiệt hại gần 15 điểm. Ảnh: Vietstock. Một trong những điểm nhấn là sự giằng co giữa hai phe mua và bán đẩy thanh khoản lên mức cao nhất kể từ cuối tháng 9. Toàn thị trường ghi nhận giá trị giao dịch 31.800 tỷ đồng với 1,5 tỷ cổ phiếu được sang tay. Rổ cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 phân hóa mạnh với 13 mã tăng, 3 mã giữ tham chiếu và 14 mã giảm. 12/13 cổ phiếu thuộc VN30 tăng giá là cổ phiếu ngành ngân hàng, mã còn lại là MSN của Tập đoàn Masan. Cổ phiếu ngân hàng là nhóm hiếm hoi duy trì diễn biến tích cực, một phần động lực đến từ cuộc họp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng của Thủ tướng Phạm Minh Chính với chủ tịch, tổng giám đốc của 38 ngân hàng thương mại và các đại diện hiệp hội. Trong khi đó, cổ phiếu MSN tăng 2,3% sau khi Quỹ đầu tư tư nhân Bain Capital với tổng tài sản quản lý xấp xỉ 180 tỷ USD đồng ý gia tăng thêm 50 triệu USD vào khoản đầu tư vốn cổ phần của Masan Group, nâng mức đầu tư lên 250 triệu USD so với mức 200 triệu USD đã công bố vào tháng 10 trước đó. Thanh khoản tăng lên đỉnh 11 tuần. Ảnh: VNDirect. Cuộc họp giữa Thủ tướng và các ngân hàng không mang lại nhiều hỗ trợ cho cổ phiếu dòng bất động sản. Sắc đỏ lan ra hầu hết bảng điện tử, với những mã đầu ngành như VHM giảm 1,85%, BCM giảm 1,82%, NVL giảm 4,37%, KDH giảm 1,09%, KBC giảm 2,57%. Nhóm chứng khoán cũng ngắt mạch tăng khi chỉ có mã TVS tăng nhẹ 0,24%, trong khi đó 24 công ty chứng khoán niêm yết còn lại đều đỏ lửa với biên độ giảm dao động 2-4%. Khối ngoại đẩy giá trị bán ròng lên 806 tỷ đồng, tăng 250 tỷ đồng so với phiên hôm qua. Đây cũng là phiên bán ròng thứ 7 liên tiếp của các nhà đầu tư nước ngoài. Trong đó VHM, MSN bị dòng tiền rút ra nhiều nhất, lần lượt giá trị bán ròng đạt 210 tỷ đồng và 102 tỷ đồng. Ngoài ra mã STB bị bán 94 tỷ đồng, chứng chỉ FUEVFVND bị bán 63 tỷ đồng. Chiều ngược lại, VCB của Vietcombank được gom vào 46 tỷ đồng, VHC của Vĩnh Hoàn là 45 tỷ đồng. Các mã kế đó là OCB, SSI, DGC được gom 26-28 tỷ đồng. Chứng khoán 6/12: Khối ngoại bán ròng 3.000 tỷ đồng chỉ trong 6 ngàyBất chấp xu hướng bán cổ phiếu từ khối ngoại, các nhà đầu tư trong nước vẫn mạnh tay mua vào. Lực cầu lớn đã hỗ trợ VN-Index tăng hơn 10 điểm. 16:33 6/12/2023 Chứng khoán 5/12: Khối ngoại bán ròng mạnh nhất kể từ đầu nămTrong ngày VN-Index giảm hơn 4 điểm, các nhà đầu tư nước ngoài mạnh tay xả ròng ra thị trường 1.600 tỷ đồng, mức cao nhất trong vòng 11 tháng qua. 16:46 5/12/2023 Chứng khoán 4/12: Dòng tiền nhập cuộc kéo VN-Index tăng hơn 18 điểmChứng khoán đã tăng 2 phiên liên tiếp. Điểm nổi bật là thanh khoản thị trường phiên hôm nay đã tăng gấp đôi so với phiên gần nhất, lên hơn 28.000 tỷ đồng. 16:48 4/12/2023 Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Chứng khoán 7/12: Nhà đầu tư đua chốt lời, thanh khoản vượt 31.800 tỷ Thị trường bị bán mạnh ngay từ đầu phiên. Cuộc giằng co giữa phe bán và mua kéo thanh khoản vượt 31.000 tỷ đồng, mức cao nhất 11 tuần qua. Chứng khoản trong nước mở cửa với sắc xanh, tạo kỳ vọng sẽ có thêm một phiên tăng trưởng tốt nối tiếp hôm qua. Song, áp lực bán xuất hiện từ khá sớm và dồn dập khiến các chỉ số lao dốc không phanh. VN-Index dành phần lớn thời gian ngụp lặn dưới tham chiếu 12-14 điểm trước khi dòng tiền bắt đáy thu hẹp đà bán tháo. Chỉ số chính đại diện sàn HoSE tạm hồi nhẹ về mốc 1.121 điểm, giảm gần 5 điểm, sau tiếng chuông kết thúc phiên giao dịch. HNX-Index và UPCoM-Index diễn biến xuôi dòng thị trường khi giảm lần lượt 1,79 điểm (-0,77%) về 231,84 điểm và 0,61 điểm (-0,7%) về 85,71 điểm. VN-Index có thời điểm thiệt hại gần 15 điểm. Ảnh: Vietstock. Một trong những điểm nhấn là sự giằng co giữa hai phe mua và bán đẩy thanh khoản lên mức cao nhất kể từ cuối tháng 9. Toàn thị trường ghi nhận giá trị giao dịch 31.800 tỷ đồng với 1,5 tỷ cổ phiếu được sang tay. Rổ cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 phân hóa mạnh với 13 mã tăng, 3 mã giữ tham chiếu và 14 mã giảm. 12/13 cổ phiếu thuộc VN30 tăng giá là cổ phiếu ngành ngân hàng, mã còn lại là MSN của Tập đoàn Masan. Cổ phiếu ngân hàng là nhóm hiếm hoi duy trì diễn biến tích cực, một phần động lực đến từ cuộc họp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng của Thủ tướng Phạm Minh Chính với chủ tịch, tổng giám đốc của 38 ngân hàng thương mại và các đại diện hiệp hội. Trong khi đó, cổ phiếu MSN tăng 2,3% sau khi Quỹ đầu tư tư nhân Bain Capital với tổng tài sản quản lý xấp xỉ 180 tỷ USD đồng ý gia tăng thêm 50 triệu USD vào khoản đầu tư vốn cổ phần của Masan Group, nâng mức đầu tư lên 250 triệu USD so với mức 200 triệu USD đã công bố vào tháng 10 trước đó. Thanh khoản tăng lên đỉnh 11 tuần. Ảnh: VNDirect. Cuộc họp giữa Thủ tướng và các ngân hàng không mang lại nhiều hỗ trợ cho cổ phiếu dòng bất động sản. Sắc đỏ lan ra hầu hết bảng điện tử, với những mã đầu ngành như VHM giảm 1,85%, BCM giảm 1,82%, NVL giảm 4,37%, KDH giảm 1,09%, KBC giảm 2,57%. Nhóm chứng khoán cũng ngắt mạch tăng khi chỉ có mã TVS tăng nhẹ 0,24%, trong khi đó 24 công ty chứng khoán niêm yết còn lại đều đỏ lửa với biên độ giảm dao động 2-4%. Khối ngoại đẩy giá trị bán ròng lên 806 tỷ đồng, tăng 250 tỷ đồng so với phiên hôm qua. Đây cũng là phiên bán ròng thứ 7 liên tiếp của các nhà đầu tư nước ngoài. Trong đó VHM, MSN bị dòng tiền rút ra nhiều nhất, lần lượt giá trị bán ròng đạt 210 tỷ đồng và 102 tỷ đồng. Ngoài ra mã STB bị bán 94 tỷ đồng, chứng chỉ FUEVFVND bị bán 63 tỷ đồng. Chiều ngược lại, VCB của Vietcombank được gom vào 46 tỷ đồng, VHC của Vĩnh Hoàn là 45 tỷ đồng. Các mã kế đó là OCB, SSI, DGC được gom 26-28 tỷ đồng. Chứng khoán 6/12: Khối ngoại bán ròng 3.000 tỷ đồng chỉ trong 6 ngàyBất chấp xu hướng bán cổ phiếu từ khối ngoại, các nhà đầu tư trong nước vẫn mạnh tay mua vào. Lực cầu lớn đã hỗ trợ VN-Index tăng hơn 10 điểm. 16:33 6/12/2023 Chứng khoán 5/12: Khối ngoại bán ròng mạnh nhất kể từ đầu nămTrong ngày VN-Index giảm hơn 4 điểm, các nhà đầu tư nước ngoài mạnh tay xả ròng ra thị trường 1.600 tỷ đồng, mức cao nhất trong vòng 11 tháng qua. 16:46 5/12/2023 Chứng khoán 4/12: Dòng tiền nhập cuộc kéo VN-Index tăng hơn 18 điểmChứng khoán đã tăng 2 phiên liên tiếp. Điểm nổi bật là thanh khoản thị trường phiên hôm nay đã tăng gấp đôi so với phiên gần nhất, lên hơn 28.000 tỷ đồng. 16:48 4/12/2023 Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Ra mắt tại Việt Nam, UOB FinLab thúc đẩy doanh nghiệp SME phát triển
Ngày 13/6, UOB FinLab - chương trình tăng tốc đổi mới của UOB - thông báo chính thức ra mắt tại Việt Nam với tham vọng kết nối và thúc đẩy mạng lưới doanh nghiệp SME.
Việc mở rộng mang tính chiến lược này nhằm tăng cường khả năng kết nối khu vực của UOB và thúc đẩy mạng lưới hơn 21.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) của UOB trên khắp khu vực ASEAN, giúp họ tiếp cận các chương trình số hóa và phát triển bền vững cũng như kết nối họ với các nhà cung cấp giải pháp kinh doanh, cố vấn và các nguồn lực giá trị. Thúc đẩy phát triển doanh nghiệp SME Theo Nghiên cứu Triển vọng Doanh nghiệp của UOB năm 2023 (doanh nghiệp SME và doanh nghiệp lớn), cứ 10 doanh nghiệp tại Việt Nam thì có gần 9 doanh nghiệp đã chuyển đổi số tại ít nhất một bộ phận. Tuy nhiên, thách thức chính của các doanh nghiệp là việc nhân rộng các nỗ lực số hóa của họ từ một hoặc một vài phòng ban sang toàn bộ doanh nghiệp. 41% doanh nghiệp SME được khảo sát cho thấy nhu cầu cần được hỗ trợ để kết nối với các đơn vị cung cấp giải pháp công nghệ phù hợp và 37% doanh nghiệp SME cho rằng họ cần tiếp cận với kiến thức, chuyên môn phù hợp để tháo gỡ các vướng mắc trong hành trình số hóa của mình. Nhận thấy những thách thức này, ngân hàng UOB cam kết mang đến các chương trình, giải pháp và kiến thức chuyên môn phù hợp cho các doanh nghiệp SME tại Việt Nam thông qua chương trình UOB FinLab. Đại diện UOB tại buổi ra mắt UOB FinLab ngày 13/6. UOB FinLab đặt mục tiêu thu hút sự tham gia của 5.000 doanh nghiệp tại Việt Nam trong vòng ba năm tiếp theo thông qua các sáng kiến đổi mới về số hóa và bền vững. Theo đó, chương trình khai mạc với tiêu đề "Xin chào SMEs: Tăng doanh số bán hàng thông qua thương mại điện tử và tiếp thị kỹ thuật số" giúp trang bị cho doanh nghiệp SME kiến thức và chiến lược cần thiết để áp dụng hiệu quả các công nghệ kỹ thuật số nhằm thúc đẩy tăng trưởng doanh số bán hàng và mở rộng phạm vi phục vụ khách hàng trong khu vực. Ông Victor Ngo - Tổng giám đốc ngân hàng UOB Việt Nam - cho biết thương hiệu thấu hiểu những thách thức mà các doanh nghiệp SME Việt Nam phải đối mặt trong việc nắm bắt công nghệ và duy trì khả năng cạnh tranh trong kỷ nguyên số. “Bằng việc ra mắt UOB FinLab tại Việt Nam, chúng tôi mong muốn mang đến sự hỗ trợ toàn diện cho doanh nghiệp SME bằng các công cụ, kiến thức và nguồn lực cần thiết để thành công trên thị trường số. Thông qua mạng lưới rộng khắp và chuyên môn của ngân hàng, chúng tôi tự tin có thể giúp các doanh nghiệp SME Việt Nam vượt qua những thách thức này và phát triển mạnh mẽ trong nền kinh tế số”, ông Victor Ngo bày tỏ. Hợp tác với các lãnh đạo và chuyên gia đầu ngành Sự ra mắt của UOB FinLab tại Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ và ghi nhận từ các cơ quan đầu ngành, đặc biệt là từ Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam. Ông Nguyễn Ngọc Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, cho biết: "Các doanh nghiệp SME của Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của đất nước và sự thành công của họ có ý nghĩa lớn đối với tăng trưởng bền vững”. Theo ông Dũng, việc ra mắt UOB FinLab tại Việt Nam sẽ giúp các doanh nghiệp SME Việt Nam tiếp cận chuyển đổi số và mở ra các cơ hội tăng trưởng mới. Điều này giúp thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số và cho phép các doanh nghiệp SME cạnh tranh hiệu quả trên thị trường số. Để hỗ trợ tốt hơn cho các doanh nghiệp SME tại Việt Nam, UOB FinLab cũng sẽ hợp tác với các giáo sư đại học, chuyên gia trong ngành, chuyên gia đổi mới và đơn vị cung cấp giải pháp công nghệ trong các chương trình của mình để mang lại trải nghiệm học tập sâu rộng cho các doanh nghiệp tham gia. Bằng cách tận dụng các quan điểm đa dạng, UOB FinLab hướng đến mục tiêu trang bị cho doanh nghiệp SME kiến thức và chiến lược thực tế cần thiết để hoạt động hiệu quả trong môi trường kỹ thuật số. Ông Shannon Lung, Giám đốc UOB FinLab, cho biết: "Việc áp dụng các công nghệ kỹ thuật số có thể gây khó khăn cho các doanh nghiệp SME. Chúng tôi ở đây để đồng hành cùng họ trong hành trình số hóa bằng cách cung cấp các giải pháp phù hợp và hỗ trợ cần thiết, bắt đầu với chương trình khai mạc ‘Xin chào SMEs’”. Ông Shannon Lung nhận định các doanh nghiệp SME tại Việt Nam có thể thu được những thông tin giá trị và học hỏi những phương pháp tiên tiến để vượt qua thách thức trong việc áp dụng công nghệ kỹ thuật số. Bằng cách hỗ trợ các doanh nghiệp SME thực hiện chuyển đổi số, UOB FinLab kỳ vọng sẽ giúp họ thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh và đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam. Với tầm nhìn dài hạn về hỗ trợ cho các doanh nghiệp SME và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong khu vực, UOB FinLab mong muốn xây dựng mối quan hệ đối tác bền chặt và tạo ra tác động bền vững trong suốt hành trình của mình tại Việt Nam.
Ra mắt tại Việt Nam, UOB FinLab thúc đẩy doanh nghiệp SME phát triển Ngày 13/6, UOB FinLab - chương trình tăng tốc đổi mới của UOB - thông báo chính thức ra mắt tại Việt Nam với tham vọng kết nối và thúc đẩy mạng lưới doanh nghiệp SME. Việc mở rộng mang tính chiến lược này nhằm tăng cường khả năng kết nối khu vực của UOB và thúc đẩy mạng lưới hơn 21.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) của UOB trên khắp khu vực ASEAN, giúp họ tiếp cận các chương trình số hóa và phát triển bền vững cũng như kết nối họ với các nhà cung cấp giải pháp kinh doanh, cố vấn và các nguồn lực giá trị. Thúc đẩy phát triển doanh nghiệp SME Theo Nghiên cứu Triển vọng Doanh nghiệp của UOB năm 2023 (doanh nghiệp SME và doanh nghiệp lớn), cứ 10 doanh nghiệp tại Việt Nam thì có gần 9 doanh nghiệp đã chuyển đổi số tại ít nhất một bộ phận. Tuy nhiên, thách thức chính của các doanh nghiệp là việc nhân rộng các nỗ lực số hóa của họ từ một hoặc một vài phòng ban sang toàn bộ doanh nghiệp. 41% doanh nghiệp SME được khảo sát cho thấy nhu cầu cần được hỗ trợ để kết nối với các đơn vị cung cấp giải pháp công nghệ phù hợp và 37% doanh nghiệp SME cho rằng họ cần tiếp cận với kiến thức, chuyên môn phù hợp để tháo gỡ các vướng mắc trong hành trình số hóa của mình. Nhận thấy những thách thức này, ngân hàng UOB cam kết mang đến các chương trình, giải pháp và kiến thức chuyên môn phù hợp cho các doanh nghiệp SME tại Việt Nam thông qua chương trình UOB FinLab. Đại diện UOB tại buổi ra mắt UOB FinLab ngày 13/6. UOB FinLab đặt mục tiêu thu hút sự tham gia của 5.000 doanh nghiệp tại Việt Nam trong vòng ba năm tiếp theo thông qua các sáng kiến đổi mới về số hóa và bền vững. Theo đó, chương trình khai mạc với tiêu đề "Xin chào SMEs: Tăng doanh số bán hàng thông qua thương mại điện tử và tiếp thị kỹ thuật số" giúp trang bị cho doanh nghiệp SME kiến thức và chiến lược cần thiết để áp dụng hiệu quả các công nghệ kỹ thuật số nhằm thúc đẩy tăng trưởng doanh số bán hàng và mở rộng phạm vi phục vụ khách hàng trong khu vực. Ông Victor Ngo - Tổng giám đốc ngân hàng UOB Việt Nam - cho biết thương hiệu thấu hiểu những thách thức mà các doanh nghiệp SME Việt Nam phải đối mặt trong việc nắm bắt công nghệ và duy trì khả năng cạnh tranh trong kỷ nguyên số. “Bằng việc ra mắt UOB FinLab tại Việt Nam, chúng tôi mong muốn mang đến sự hỗ trợ toàn diện cho doanh nghiệp SME bằng các công cụ, kiến thức và nguồn lực cần thiết để thành công trên thị trường số. Thông qua mạng lưới rộng khắp và chuyên môn của ngân hàng, chúng tôi tự tin có thể giúp các doanh nghiệp SME Việt Nam vượt qua những thách thức này và phát triển mạnh mẽ trong nền kinh tế số”, ông Victor Ngo bày tỏ. Hợp tác với các lãnh đạo và chuyên gia đầu ngành Sự ra mắt của UOB FinLab tại Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ và ghi nhận từ các cơ quan đầu ngành, đặc biệt là từ Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam. Ông Nguyễn Ngọc Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, cho biết: "Các doanh nghiệp SME của Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của đất nước và sự thành công của họ có ý nghĩa lớn đối với tăng trưởng bền vững”. Theo ông Dũng, việc ra mắt UOB FinLab tại Việt Nam sẽ giúp các doanh nghiệp SME Việt Nam tiếp cận chuyển đổi số và mở ra các cơ hội tăng trưởng mới. Điều này giúp thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số và cho phép các doanh nghiệp SME cạnh tranh hiệu quả trên thị trường số. Để hỗ trợ tốt hơn cho các doanh nghiệp SME tại Việt Nam, UOB FinLab cũng sẽ hợp tác với các giáo sư đại học, chuyên gia trong ngành, chuyên gia đổi mới và đơn vị cung cấp giải pháp công nghệ trong các chương trình của mình để mang lại trải nghiệm học tập sâu rộng cho các doanh nghiệp tham gia. Bằng cách tận dụng các quan điểm đa dạng, UOB FinLab hướng đến mục tiêu trang bị cho doanh nghiệp SME kiến thức và chiến lược thực tế cần thiết để hoạt động hiệu quả trong môi trường kỹ thuật số. Ông Shannon Lung, Giám đốc UOB FinLab, cho biết: "Việc áp dụng các công nghệ kỹ thuật số có thể gây khó khăn cho các doanh nghiệp SME. Chúng tôi ở đây để đồng hành cùng họ trong hành trình số hóa bằng cách cung cấp các giải pháp phù hợp và hỗ trợ cần thiết, bắt đầu với chương trình khai mạc ‘Xin chào SMEs’”. Ông Shannon Lung nhận định các doanh nghiệp SME tại Việt Nam có thể thu được những thông tin giá trị và học hỏi những phương pháp tiên tiến để vượt qua thách thức trong việc áp dụng công nghệ kỹ thuật số. Bằng cách hỗ trợ các doanh nghiệp SME thực hiện chuyển đổi số, UOB FinLab kỳ vọng sẽ giúp họ thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh và đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam. Với tầm nhìn dài hạn về hỗ trợ cho các doanh nghiệp SME và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong khu vực, UOB FinLab mong muốn xây dựng mối quan hệ đối tác bền chặt và tạo ra tác động bền vững trong suốt hành trình của mình tại Việt Nam.
Dồn dập cuộc đua tăng vốn công ty chứng khoán
Các công ty chứng khoán đang chạy đua tăng vốn để mở rộng hoạt động ký quỹ. SSI trở thành công ty tiếp theo thông qua phương án phát hành cổ phiếu để nâng vốn thêm 5.300 tỷ đồng.
CTCP Chứng khoán SSI (HoSE: SSI) vừa công bố kết quả lấy ý kiến cổ đông về phương án chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo phương thức thực hiện quyền mua và phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu. Tăng vốn để cho vay margin Cụ thể, SSI đề xuất phương án phát hành hơn 302,2 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông để tăng vốn với tỷ lệ 20%, tức cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được nhận thêm 20 cổ phiếu mới. Số cổ phiếu này không bị hạn chế chuyển nhượng. Nguồn vốn phát hành được lấy từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, thặng dự vốn cổ phần, quỹ đầu tư phát triển, quỹ khác (nếu có) theo BCTC kỳ gần nhất được kiểm toán của công ty. Bên cạnh đó, SSI cũng chào bán 151,1 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 15.000 đồng/cổ phiếu. Tỷ lệ thực hiện quyền là 10%, tức cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu có quyền mua 10 cổ phiếu mới. Số cổ phiếu này cũng không bị hạn chế chuyển nhượng. Nếu phát hành thành công 453 triệu cổ phiếu mới, SSI sẽ tăng vốn điều lệ thêm 5.300 tỷ đồng. Công ty dự kiến dùng nguồn vốn mới này để bổ sung vốn cho vay giao dịch ký quỹ (margin) và đầu tư vào trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác theo tỷ lệ do HĐQT quyết định. Các công ty chứng khoán liên tục nâng vốn khủng để tăng khả năng cho vay margin. Ảnh: Nam Khánh. Sau giao dịch trên, vốn điều lệ SSI dự kiến nâng từ hơn 15.111 tỷ đồng (bao gồm 10 triệu cổ phiếu phát hành ESOP theo Nghị quyết ĐHĐCĐ 2023) lên gần 19.645 tỷ đồng. Ngoài ra, công ty chứng khoán này cũng đang có kế hoạch chào bán hơn 104 triệu cổ phiếu riêng lẻ với giá không thấp hơn bình quân giá đóng cửa 10 phiên liên tiếp trước ngày HĐQT phê duyệt phương án chi tiết. Dự kiến phương án này sẽ được triển khai sau khi hoàn tất các phương án nói trên. Dồn dập tăng vốn Không riêng SSI, từ nửa cuối năm nay, các công ty chứng khoán đã bắt đầu đẩy mạnh cuộc đua tăng vốn để mở rộng hoạt động cho vay margin. Trước đó, CTCP Chứng khoán TP.HCM - HSC - (HoSE: HCM) cũng công bố kế hoạch phát hành 228,6 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 50%, tức cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được mua thêm 50 cổ phiếu mới với giá 10.000 đồng/đơn vị. Số cổ phiếu được chào bán sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm kể từ ngày hoàn thành. HSC dự kiến thu về hơn 2.286 tỷ đồng từ đợt chào bán này, trong đó dự kiến dùng 1.786 tỷ đồng cho hoạt động giao dịch ký quỹ và 500 tỷ đồng còn lại cho hoạt động tự doanh. Ngoài ra, HSC sẽ phát hành gần 68,6 triệu cổ phiếu để trả cổ tức đợt 2/2021 theo tỷ lệ 15%. Tổng cộng qua 2 đợt phát hành, vốn điều lệ công ty dự kiến được bổ sung thêm gần 3.000 tỷ đồng, tăng từ 4.581 tỷ lên 7.552 tỷ đồng. CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN CÓ VỐN CAO NHẤT Tính đến 30/9. NhãnSSIVPBankSVNDirectSHSVIXMirae AssetVPSHSCMBSVietcap Vốn điều lệ tỷ đồng 1501115000121788132669465915700458143774375 Trong khi đó, CTCP Chứng khoán VNDirect (HoSE: VND) cũng dự kiến chào bán gần 244 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 20%, giá 10.000 đồng/đơn vị. Công ty đồng thời lên kế hoạch phát hành gần 61 triệu cổ phiếu để chia cổ tức cho cổ đông theo tỷ lệ 5%. Như vậy, tổng số cổ phiếu dự kiến chào bán và phát hành của VNDirect lên đến gần 304,5 triệu đơn vị. Nếu cả 2 phương án thành công, vốn điều lệ của công ty sẽ nâng từ 12.178 tỷ đồng lên gần 15.223 tỷ đồng. Với nguồn vốn này, VNDirect dự kiến dùng 40% để bổ sung hoạt động cho vay margin, 20% dùng để đầu tư vào giấy tờ có giá, 20% để bảo lãnh phát hành chứng khoán và 20% còn lại cho hoạt động phát hành và phân phối chứng quyền. Tương tự, CTCP Chứng khoán ACB (ACBS) cũng vừa thông qua phương án tăng vốn thêm 3.000 tỷ đồng, lên mức 7.000 tỷ đồng. Nguồn vốn tăng thêm đến từ ngân hàng mẹ - Ngân hàng Á Châu (ACB). Nếu phương án này được Ủy ban Chứng khoán thông qua, ACBS sẽ lọt top 5 công ty chứng khoán có vốn điều lệ cao nhất thị trường. Theo thống kê từ 25 công ty chứng khoán, tổng vốn điều lệ của nhóm công ty này ở thời điểm cuối quý I/2021 mới đạt gần 45.000 tỷ đồng, song đến cuối quý II/2023 con số này đã đạt xấp xỉ 111.500 tỷ, tức đã tăng gấp 2,5 lần. VNDirect cho rằng hầu hết công ty chứng khoán đang duy trì CAR (tỷ lệ an toàn vốn) ở mức cao hơn nhiều so với ngưỡng yêu cầu. Tuy nhiên, do tỷ lệ tối đa đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp được quy định ở mức 70%, hầu hết công ty dịch vụ tài chính đều tham vọng tăng vốn để chớp lấy cơ hội tiếp xúc nhiều hơn trong một thị trường đang phát triển. PNJ lãi hơn 1.700 tỷ đồng sau 11 thángVới mục tiêu doanh thu thuần đạt 35.598 tỷ đồng và lãi sau thuế hơn 1.937 tỷ đồng, PNJ đã thực hiện gần 83% chỉ tiêu doanh thu và hơn 89% kế hoạch lợi nhuận. 11:46 21/12/2023 Chứng khoán 21/12: Thanh khoản quay trở về thời kỳ 'ngủ đông'Thanh khoản trên cả 3 sàn có xu hướng sụt giảm dần khi chỉ đạt 12.600 tỷ đồng, thu hẹp 16% so với phiên liền trước. Đây là mức thấp nhất kể từ thời điểm cuối tháng 10. 17:52 21/12/2023 Cá mập ngoại thắng lớn nhờ 'chốt đúng đỉnh, bắt đúng đáy'Nhóm quỹ Dragon Capital đang đẩy mạnh giao dịch mua bán cổ phiếu trong giai đoạn cuối năm. Nhiều giao dịch "bắt đáy" thành công đang giúp quỹ ngoại thắng lớn. 13:27 20/12/2023 Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Dồn dập cuộc đua tăng vốn công ty chứng khoán Các công ty chứng khoán đang chạy đua tăng vốn để mở rộng hoạt động ký quỹ. SSI trở thành công ty tiếp theo thông qua phương án phát hành cổ phiếu để nâng vốn thêm 5.300 tỷ đồng. CTCP Chứng khoán SSI (HoSE: SSI) vừa công bố kết quả lấy ý kiến cổ đông về phương án chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo phương thức thực hiện quyền mua và phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu. Tăng vốn để cho vay margin Cụ thể, SSI đề xuất phương án phát hành hơn 302,2 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông để tăng vốn với tỷ lệ 20%, tức cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được nhận thêm 20 cổ phiếu mới. Số cổ phiếu này không bị hạn chế chuyển nhượng. Nguồn vốn phát hành được lấy từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, thặng dự vốn cổ phần, quỹ đầu tư phát triển, quỹ khác (nếu có) theo BCTC kỳ gần nhất được kiểm toán của công ty. Bên cạnh đó, SSI cũng chào bán 151,1 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 15.000 đồng/cổ phiếu. Tỷ lệ thực hiện quyền là 10%, tức cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu có quyền mua 10 cổ phiếu mới. Số cổ phiếu này cũng không bị hạn chế chuyển nhượng. Nếu phát hành thành công 453 triệu cổ phiếu mới, SSI sẽ tăng vốn điều lệ thêm 5.300 tỷ đồng. Công ty dự kiến dùng nguồn vốn mới này để bổ sung vốn cho vay giao dịch ký quỹ (margin) và đầu tư vào trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác theo tỷ lệ do HĐQT quyết định. Các công ty chứng khoán liên tục nâng vốn khủng để tăng khả năng cho vay margin. Ảnh: Nam Khánh. Sau giao dịch trên, vốn điều lệ SSI dự kiến nâng từ hơn 15.111 tỷ đồng (bao gồm 10 triệu cổ phiếu phát hành ESOP theo Nghị quyết ĐHĐCĐ 2023) lên gần 19.645 tỷ đồng. Ngoài ra, công ty chứng khoán này cũng đang có kế hoạch chào bán hơn 104 triệu cổ phiếu riêng lẻ với giá không thấp hơn bình quân giá đóng cửa 10 phiên liên tiếp trước ngày HĐQT phê duyệt phương án chi tiết. Dự kiến phương án này sẽ được triển khai sau khi hoàn tất các phương án nói trên. Dồn dập tăng vốn Không riêng SSI, từ nửa cuối năm nay, các công ty chứng khoán đã bắt đầu đẩy mạnh cuộc đua tăng vốn để mở rộng hoạt động cho vay margin. Trước đó, CTCP Chứng khoán TP.HCM - HSC - (HoSE: HCM) cũng công bố kế hoạch phát hành 228,6 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 50%, tức cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được mua thêm 50 cổ phiếu mới với giá 10.000 đồng/đơn vị. Số cổ phiếu được chào bán sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm kể từ ngày hoàn thành. HSC dự kiến thu về hơn 2.286 tỷ đồng từ đợt chào bán này, trong đó dự kiến dùng 1.786 tỷ đồng cho hoạt động giao dịch ký quỹ và 500 tỷ đồng còn lại cho hoạt động tự doanh. Ngoài ra, HSC sẽ phát hành gần 68,6 triệu cổ phiếu để trả cổ tức đợt 2/2021 theo tỷ lệ 15%. Tổng cộng qua 2 đợt phát hành, vốn điều lệ công ty dự kiến được bổ sung thêm gần 3.000 tỷ đồng, tăng từ 4.581 tỷ lên 7.552 tỷ đồng. CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN CÓ VỐN CAO NHẤT Tính đến 30/9. NhãnSSIVPBankSVNDirectSHSVIXMirae AssetVPSHSCMBSVietcap Vốn điều lệ tỷ đồng 1501115000121788132669465915700458143774375 Trong khi đó, CTCP Chứng khoán VNDirect (HoSE: VND) cũng dự kiến chào bán gần 244 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 20%, giá 10.000 đồng/đơn vị. Công ty đồng thời lên kế hoạch phát hành gần 61 triệu cổ phiếu để chia cổ tức cho cổ đông theo tỷ lệ 5%. Như vậy, tổng số cổ phiếu dự kiến chào bán và phát hành của VNDirect lên đến gần 304,5 triệu đơn vị. Nếu cả 2 phương án thành công, vốn điều lệ của công ty sẽ nâng từ 12.178 tỷ đồng lên gần 15.223 tỷ đồng. Với nguồn vốn này, VNDirect dự kiến dùng 40% để bổ sung hoạt động cho vay margin, 20% dùng để đầu tư vào giấy tờ có giá, 20% để bảo lãnh phát hành chứng khoán và 20% còn lại cho hoạt động phát hành và phân phối chứng quyền. Tương tự, CTCP Chứng khoán ACB (ACBS) cũng vừa thông qua phương án tăng vốn thêm 3.000 tỷ đồng, lên mức 7.000 tỷ đồng. Nguồn vốn tăng thêm đến từ ngân hàng mẹ - Ngân hàng Á Châu (ACB). Nếu phương án này được Ủy ban Chứng khoán thông qua, ACBS sẽ lọt top 5 công ty chứng khoán có vốn điều lệ cao nhất thị trường. Theo thống kê từ 25 công ty chứng khoán, tổng vốn điều lệ của nhóm công ty này ở thời điểm cuối quý I/2021 mới đạt gần 45.000 tỷ đồng, song đến cuối quý II/2023 con số này đã đạt xấp xỉ 111.500 tỷ, tức đã tăng gấp 2,5 lần. VNDirect cho rằng hầu hết công ty chứng khoán đang duy trì CAR (tỷ lệ an toàn vốn) ở mức cao hơn nhiều so với ngưỡng yêu cầu. Tuy nhiên, do tỷ lệ tối đa đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp được quy định ở mức 70%, hầu hết công ty dịch vụ tài chính đều tham vọng tăng vốn để chớp lấy cơ hội tiếp xúc nhiều hơn trong một thị trường đang phát triển. PNJ lãi hơn 1.700 tỷ đồng sau 11 thángVới mục tiêu doanh thu thuần đạt 35.598 tỷ đồng và lãi sau thuế hơn 1.937 tỷ đồng, PNJ đã thực hiện gần 83% chỉ tiêu doanh thu và hơn 89% kế hoạch lợi nhuận. 11:46 21/12/2023 Chứng khoán 21/12: Thanh khoản quay trở về thời kỳ 'ngủ đông'Thanh khoản trên cả 3 sàn có xu hướng sụt giảm dần khi chỉ đạt 12.600 tỷ đồng, thu hẹp 16% so với phiên liền trước. Đây là mức thấp nhất kể từ thời điểm cuối tháng 10. 17:52 21/12/2023 Cá mập ngoại thắng lớn nhờ 'chốt đúng đỉnh, bắt đúng đáy'Nhóm quỹ Dragon Capital đang đẩy mạnh giao dịch mua bán cổ phiếu trong giai đoạn cuối năm. Nhiều giao dịch "bắt đáy" thành công đang giúp quỹ ngoại thắng lớn. 13:27 20/12/2023 Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Doanh nghiệp duy nhất khởi đầu năm 2024 với vốn hóa gần nửa triệu tỷ
Vietcombank tiếp tục có năm thứ 3 dẫn đầu thị trường về vốn hóa với quy mô 448.000 tỷ đồng. Trong khi đó, vốn hóa của một số doanh nghiệp như Vingroup, Vinhomes lại bị thu hẹp.
Vietcombank là doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt duy nhất khởi đầu năm 2024 với vốn hóa trên 400.000 tỷ đồng. Ảnh: Nam Khánh. Bước sang năm 2024, thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận 50 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa trên 1 tỷ USD (tương đương hơn 24.000 tỷ đồng). Tổng giá trị vốn hóa của 50 doanh nghiệp này tính đến phiên giao dịch cuối cùng của năm 2023 đạt gần 4 triệu tỷ đồng. Trong đó, với quy mô trên 448.800 tỷ đồng, Vietcombank là doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất thị trường kể từ cuối năm 2020 đến nay. Đây cũng là doanh nghiệp duy nhất khởi đầu năm mới 2024 với mức vốn hóa xấp xỉ nửa triệu tỷ đồng trên sàn chứng khoán Việt. Ngoài Vietcombank, top 10 doanh nghiệp lớn nhất sàn chứng khoán còn có BIDV, Vinhomes, PV Gas, Vingroup, Hòa Phát, VPBank, VietinBank, ACV và Vinamilk. Vốn hóa nhóm ngân hàng "phình to" Sau năm 2022 không mấy thuận lợi, thị trường chứng khoán trong nước ghi nhận sự hồi phục nhanh chóng của nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn trong năm 2023. Quy mô của các doanh nghiệp qua đó cũng cải thiện và “nở ra” đáng kể. Điển hình như Vietcombank năm qua ghi nhận giá cổ phiếu tăng 18,5% lên mốc 80.300 đồng/đơn vị. Cuối tháng 7/2023, thị giá VCB từng có thời điểm đóng cửa ở mốc 93.400 đồng/cổ phiếu (giá đã điều chỉnh), đưa giá trị vốn hóa nhà băng vượt nửa triệu tỷ đồng. Đáng chú ý, Vietcombank là doanh nghiệp niêm yết đầu tiên chạm đến con số này trong suốt 23 năm kể từ ngày thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu đi vào hoạt động. - Top 10 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Việt: STT Doanh nghiệp Mã chứng khoán Giá đóng cửa cuối năm 2023(đồng/cổ phiếu) Vốn hóa thị trường(tỷ đồng) 1 Vietcombank VCB 80.300 448.804 2 BIDV BID 43.400 247.398 3 Vinhomes VHM 43.200 188.108 4 PV Gas GAS 75.500 173.403 5 Vingroup VIC 44.600 170.535 6 Hòa Phát HPG 27.950 162.523 7 VPBank VPB 19.200 152.331 8 VietinBank CTG 27.100 145.526 9 TCT Cảng hàng không Việt Nam ACV 66.000 143.678 10 Vinamilk VNM 67.600 141.280 Việc cổ phiếu hồi phục cũng giúp vốn hóa của BIDV tăng mạnh lên gần 247.400 tỷ đồng vào cuối năm 2023 và là một trong 2 doanh nghiệp (bên cạnh Vietcombank) khởi đầu năm 2024 với mức trên 200.000 tỷ đồng. So với đầu năm 2023, giá cổ phiếu BID đã tăng gần 27%. Hiện nhóm ngân hàng đang đóng góp 4 cái tên trong top 10 doanh nghiệp quy mô nhất sàn chứng khoán. Bên cạnh Vietcombank, BIDV còn có VPBank và VietinBank. Chốt sổ năm 2023, vốn hóa của 2 ngân hàng trên lần lượt đạt 152.300 tỷ đồng (xếp thứ 7) và 145.500 tỷ đồng (xếp thứ 8). Cổ phiếu của 2 ngân hàng cũng tăng 12,5% và 11,1% so với đầu năm. Hòa Phát là doanh nghiệp hiếm hoi không thuộc nhóm ngân hàng ghi nhận vốn hóa hồi phục tích cực trong năm vừa qua, đạt trên 162.500 tỷ đồng. Tháng 11/2022, bức tranh tiêu cực của nền kinh tế nói chung và của ngành thép nói riêng đã kéo giá cổ phiếu HPG xuống ngưỡng 12.000 đồng/đơn vị, mức thấp nhất trong vòng 23 tháng. Từng là doanh nghiệp giá trị lớn thứ 4 sàn chứng khoán vào thời đỉnh cao nhưng đã có lúc vốn hóa của Hòa Phát bị đẩy khỏi top 10. Đến năm 2023, cổ phiếu HPG hồi phục ấn tượng và đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng của năm này ở mức 27.950 đồng/cổ phiếu, tăng 55%. Với đà tăng ấn tượng kể trên, Hòa Phát trở thành doanh nghiệp khởi đầu năm 2024 với quy mô vốn lớn thứ 6 thị trường chứng khoán Việt. Vingroup, Vinhomes giảm hàng trăm nghìn tỷ đồng Trong khi đó, cả Vingroup lẫn Vinhomes đều khởi đầu năm mới 2024 với mức vốn hóa thấp hơn so với năm 2023. Tính đến cuối năm 2023, vốn hóa của 2 doanh nghiệp “họ Vin” giảm còn lần lượt 170.500 tỷ đồng và 188.100 tỷ đồng. Nửa đầu năm 2023, cổ phiếu VIC và VHM dành phần lớn thời gian đi ngang. Tuy nhiên, kể từ tháng 7, giá cổ phiếu bất ngờ tăng vọt nhờ đón nhận hàng loạt thông tin tích cực bên kia bán cầu, đáng chú ý nhất là sự kiện cổ phiếu VinFast niêm yết trên sàn Nasdaq (Mỹ) thông qua một thương vụ SPAC. Thời điểm đó, cổ phiếu VIC đã tăng chạm mốc 75.600 đồng/đơn vị, cao nhất trong hơn một năm trước đó. Trong khi, cổ phiếu VHM cũng chạm mốc 63.000 đồng/đơn vị. Việc giá cổ phiếu VIC và VHM lao dốc ảnh hưởng đến vốn hóa của 2 doanh nghiệp. Ảnh: DNSE. Dẫu vậy, đây chỉ là đợt tăng giá trong ngắn hạn. Sau khi cơn sốt VinFast hạ nhiệt, bộ đôi cổ phiếu này nhanh chóng tụt dốc và xuyên thủng hàng loạt ngưỡng hỗ trợ. Vốn hóa của 2 đầu tàu lĩnh vực bất động sản cũng bốc hơi hàng trăm nghìn tỷ đồng. Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của năm 2023, thị giá VIC tạm dừng ở mức 44.600 đồng/cổ phiếu, trong khi VHM dừng ở 43.200 đồng/cổ phiếu, giảm lần lượt 17% và 10%. Có kết quả kinh doanh tích cực, nhưng với việc cổ phiếu miệt mài dò đáy năm 2023 cũng khiến vốn hóa của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) khởi đầu năm 2024 thấp hơn đáng kể. Trong năm 2023, giá cổ phiếu ACV đã giảm trên 22% và thậm chí chưa phát tín hiệu tạo đáy. Nguyên nhân chủ yếu đến từ tốc độ phục hồi chậm chạp của ngành hàng không lẫn du lịch. Ngoài ra, doanh nghiệp này đang phải chịu áp lực lớn khi là chủ đầu tư dự án sân bay Long Thành. Trong năm 2024 này, ACV khởi đầu năm với mốc vốn hóa trên 143.000 tỷ đồng. Tài sản 6 tỷ phú Việt Nam biến động ra sao năm 2023?3 trong 6 tỷ phú giàu nhất Việt Nam theo danh sách của Forbes ghi nhận tài sản gia tăng trong năm 2023. Trong khi đó, tài sản của 2 tỷ phú bị suy giảm và một người giữ nguyên. 17:30 31/12/2023 VN-Index được dự báo tăng lên vùng 1.150 điểm ngay tuần đầu nămCác công ty chứng khoán đều nhận định VN-Index có thể dễ dàng vượt kháng cự trước mắt là 1.130 điểm. Trong những phiên giao dịch tới có thể xuất hiện rung lắc nhẹ. 09:21 2/1/2024 Cá mập ngoại thắng lớn nhờ 'chốt đúng đỉnh, bắt đúng đáy'Nhóm quỹ Dragon Capital đang đẩy mạnh giao dịch mua bán cổ phiếu trong giai đoạn cuối năm. Nhiều giao dịch "bắt đáy" thành công đang giúp quỹ ngoại thắng lớn. 13:27 20/12/2023 Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Doanh nghiệp duy nhất khởi đầu năm 2024 với vốn hóa gần nửa triệu tỷ Vietcombank tiếp tục có năm thứ 3 dẫn đầu thị trường về vốn hóa với quy mô 448.000 tỷ đồng. Trong khi đó, vốn hóa của một số doanh nghiệp như Vingroup, Vinhomes lại bị thu hẹp. Vietcombank là doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt duy nhất khởi đầu năm 2024 với vốn hóa trên 400.000 tỷ đồng. Ảnh: Nam Khánh. Bước sang năm 2024, thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận 50 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa trên 1 tỷ USD (tương đương hơn 24.000 tỷ đồng). Tổng giá trị vốn hóa của 50 doanh nghiệp này tính đến phiên giao dịch cuối cùng của năm 2023 đạt gần 4 triệu tỷ đồng. Trong đó, với quy mô trên 448.800 tỷ đồng, Vietcombank là doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất thị trường kể từ cuối năm 2020 đến nay. Đây cũng là doanh nghiệp duy nhất khởi đầu năm mới 2024 với mức vốn hóa xấp xỉ nửa triệu tỷ đồng trên sàn chứng khoán Việt. Ngoài Vietcombank, top 10 doanh nghiệp lớn nhất sàn chứng khoán còn có BIDV, Vinhomes, PV Gas, Vingroup, Hòa Phát, VPBank, VietinBank, ACV và Vinamilk. Vốn hóa nhóm ngân hàng "phình to" Sau năm 2022 không mấy thuận lợi, thị trường chứng khoán trong nước ghi nhận sự hồi phục nhanh chóng của nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn trong năm 2023. Quy mô của các doanh nghiệp qua đó cũng cải thiện và “nở ra” đáng kể. Điển hình như Vietcombank năm qua ghi nhận giá cổ phiếu tăng 18,5% lên mốc 80.300 đồng/đơn vị. Cuối tháng 7/2023, thị giá VCB từng có thời điểm đóng cửa ở mốc 93.400 đồng/cổ phiếu (giá đã điều chỉnh), đưa giá trị vốn hóa nhà băng vượt nửa triệu tỷ đồng. Đáng chú ý, Vietcombank là doanh nghiệp niêm yết đầu tiên chạm đến con số này trong suốt 23 năm kể từ ngày thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu đi vào hoạt động. - Top 10 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Việt: STT Doanh nghiệp Mã chứng khoán Giá đóng cửa cuối năm 2023(đồng/cổ phiếu) Vốn hóa thị trường(tỷ đồng) 1 Vietcombank VCB 80.300 448.804 2 BIDV BID 43.400 247.398 3 Vinhomes VHM 43.200 188.108 4 PV Gas GAS 75.500 173.403 5 Vingroup VIC 44.600 170.535 6 Hòa Phát HPG 27.950 162.523 7 VPBank VPB 19.200 152.331 8 VietinBank CTG 27.100 145.526 9 TCT Cảng hàng không Việt Nam ACV 66.000 143.678 10 Vinamilk VNM 67.600 141.280 Việc cổ phiếu hồi phục cũng giúp vốn hóa của BIDV tăng mạnh lên gần 247.400 tỷ đồng vào cuối năm 2023 và là một trong 2 doanh nghiệp (bên cạnh Vietcombank) khởi đầu năm 2024 với mức trên 200.000 tỷ đồng. So với đầu năm 2023, giá cổ phiếu BID đã tăng gần 27%. Hiện nhóm ngân hàng đang đóng góp 4 cái tên trong top 10 doanh nghiệp quy mô nhất sàn chứng khoán. Bên cạnh Vietcombank, BIDV còn có VPBank và VietinBank. Chốt sổ năm 2023, vốn hóa của 2 ngân hàng trên lần lượt đạt 152.300 tỷ đồng (xếp thứ 7) và 145.500 tỷ đồng (xếp thứ 8). Cổ phiếu của 2 ngân hàng cũng tăng 12,5% và 11,1% so với đầu năm. Hòa Phát là doanh nghiệp hiếm hoi không thuộc nhóm ngân hàng ghi nhận vốn hóa hồi phục tích cực trong năm vừa qua, đạt trên 162.500 tỷ đồng. Tháng 11/2022, bức tranh tiêu cực của nền kinh tế nói chung và của ngành thép nói riêng đã kéo giá cổ phiếu HPG xuống ngưỡng 12.000 đồng/đơn vị, mức thấp nhất trong vòng 23 tháng. Từng là doanh nghiệp giá trị lớn thứ 4 sàn chứng khoán vào thời đỉnh cao nhưng đã có lúc vốn hóa của Hòa Phát bị đẩy khỏi top 10. Đến năm 2023, cổ phiếu HPG hồi phục ấn tượng và đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng của năm này ở mức 27.950 đồng/cổ phiếu, tăng 55%. Với đà tăng ấn tượng kể trên, Hòa Phát trở thành doanh nghiệp khởi đầu năm 2024 với quy mô vốn lớn thứ 6 thị trường chứng khoán Việt. Vingroup, Vinhomes giảm hàng trăm nghìn tỷ đồng Trong khi đó, cả Vingroup lẫn Vinhomes đều khởi đầu năm mới 2024 với mức vốn hóa thấp hơn so với năm 2023. Tính đến cuối năm 2023, vốn hóa của 2 doanh nghiệp “họ Vin” giảm còn lần lượt 170.500 tỷ đồng và 188.100 tỷ đồng. Nửa đầu năm 2023, cổ phiếu VIC và VHM dành phần lớn thời gian đi ngang. Tuy nhiên, kể từ tháng 7, giá cổ phiếu bất ngờ tăng vọt nhờ đón nhận hàng loạt thông tin tích cực bên kia bán cầu, đáng chú ý nhất là sự kiện cổ phiếu VinFast niêm yết trên sàn Nasdaq (Mỹ) thông qua một thương vụ SPAC. Thời điểm đó, cổ phiếu VIC đã tăng chạm mốc 75.600 đồng/đơn vị, cao nhất trong hơn một năm trước đó. Trong khi, cổ phiếu VHM cũng chạm mốc 63.000 đồng/đơn vị. Việc giá cổ phiếu VIC và VHM lao dốc ảnh hưởng đến vốn hóa của 2 doanh nghiệp. Ảnh: DNSE. Dẫu vậy, đây chỉ là đợt tăng giá trong ngắn hạn. Sau khi cơn sốt VinFast hạ nhiệt, bộ đôi cổ phiếu này nhanh chóng tụt dốc và xuyên thủng hàng loạt ngưỡng hỗ trợ. Vốn hóa của 2 đầu tàu lĩnh vực bất động sản cũng bốc hơi hàng trăm nghìn tỷ đồng. Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của năm 2023, thị giá VIC tạm dừng ở mức 44.600 đồng/cổ phiếu, trong khi VHM dừng ở 43.200 đồng/cổ phiếu, giảm lần lượt 17% và 10%. Có kết quả kinh doanh tích cực, nhưng với việc cổ phiếu miệt mài dò đáy năm 2023 cũng khiến vốn hóa của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) khởi đầu năm 2024 thấp hơn đáng kể. Trong năm 2023, giá cổ phiếu ACV đã giảm trên 22% và thậm chí chưa phát tín hiệu tạo đáy. Nguyên nhân chủ yếu đến từ tốc độ phục hồi chậm chạp của ngành hàng không lẫn du lịch. Ngoài ra, doanh nghiệp này đang phải chịu áp lực lớn khi là chủ đầu tư dự án sân bay Long Thành. Trong năm 2024 này, ACV khởi đầu năm với mốc vốn hóa trên 143.000 tỷ đồng. Tài sản 6 tỷ phú Việt Nam biến động ra sao năm 2023?3 trong 6 tỷ phú giàu nhất Việt Nam theo danh sách của Forbes ghi nhận tài sản gia tăng trong năm 2023. Trong khi đó, tài sản của 2 tỷ phú bị suy giảm và một người giữ nguyên. 17:30 31/12/2023 VN-Index được dự báo tăng lên vùng 1.150 điểm ngay tuần đầu nămCác công ty chứng khoán đều nhận định VN-Index có thể dễ dàng vượt kháng cự trước mắt là 1.130 điểm. Trong những phiên giao dịch tới có thể xuất hiện rung lắc nhẹ. 09:21 2/1/2024 Cá mập ngoại thắng lớn nhờ 'chốt đúng đỉnh, bắt đúng đáy'Nhóm quỹ Dragon Capital đang đẩy mạnh giao dịch mua bán cổ phiếu trong giai đoạn cuối năm. Nhiều giao dịch "bắt đáy" thành công đang giúp quỹ ngoại thắng lớn. 13:27 20/12/2023 Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Chứng khoán 10/1: Cổ phiếu ngân hàng 'giải cứu' VN-Index
Nhóm ngân hàng gồm những cái tên tiêu biểu như VCB, BID, CTG, VPB đều ghi nhận biên độ tăng tốt, qua đó kéo VN-Index thoát khỏi sự ảnh hưởng của làn sóng chốt lời.
Thị trường chứng khoán Việt Nam trong phiên 10/1 tiếp tục rơi vào trạng thái giằng co dữ dội. Làn sóng chốt lời ồ ạt trải dài khắp nhiều nhóm ngành khiến sắc đỏ bao trùm bảng điện tử. Tuy nhiên, cổ phiếu ngành ngân hàng dường như miễn nhiễm với xu hướng chung của thị trường và liên tục thu hút dòng tiền. Nếu không có sự gồng gánh của nhóm này, VN-Index nhiều khả năng khép lại ngày giao dịch bằng một phiên điều chỉnh. Kết phiên, VN-Index tăng gần 3 điểm (+0,25%) lên 1.161,54 điểm. Trong khi đó, 2 chỉ số còn lại là HNX-Index và UPCoM-Index giảm lần lượt 1,09 điểm (-0,47%) và 0,58 điểm (-0,66%) xuống còn 231,41 điểm và 87,15 điểm. VN-Index thoát thua nhờ cổ phiếu ngân hàng. Ảnh: DNSE. Rổ cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 chia làm hai phe rõ rệt với 15 mã giảm và 15 mã tăng. Trong đó, các mã tăng chủ yếu thuộc ngân hàng như TPB (+4,2%), CTG (+3,3%), BID (+2,9%), SHB (+2,6%) hay VPB (+2,4%). Ngoài ra, mã VCB của Vietcombank tiếp tục là tâm điểm khi đã tăng một mạch 11% kể từ đầu năm đến nay. Phiên hôm nay, VCB tiếp tục tăng thêm 1,94% và trở thành cổ phiếu dẫn đầu nhóm bảo vệ chỉ số bên cạnh BID, CTG và VPB. Chiều ngược lại, FPT, HPG, VHM, VNM và VIC đang dẫn đầu nhóm ghì chân chỉ số, tuy nhiên áp lực tạo ra không đáng kể so với ảnh hưởng của nhóm ngân hàng. Cổ phiếu ngân hàng dẫn dắt thị trường. Ảnh: VNDirect. Bên cạnh ngân hàng, cổ phiếu nhóm bảo hiểm cũng có phiên giao dịch tương đối thuận lợi, điển hình như BVH tăng 1,25%, PVI tăng 1,55%, MIG tăng 0,28%, BIC tăng 0,39%, BMI tăng 3%. Diễn biến tích cực cũng xuất hiện ở nhóm dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch như OCH tăng 1,43%, NVT tăng 1,46%, DSN tăng 0,18%. Khối ngoại chưa dừng bán ròng khi tiếp tục xả ra thị trường 320 tỷ đồng, đánh dấu phiên bán ròng thứ 7 liên tiếp. Dòng tiền ngoại chủ yếu rút ra khỏi chứng chỉ quỹ FUEVFVND khoảng 112 tỷ đồng, DGC 56 tỷ đồng, PVS 54 tỷ đồng và VNM 51 tỷ đồng. Chiều ngược lại, VCB vẫn là mã dẫn đầu giá trị mua ròng với 71 tỷ đồng, kế đó là các mã ngân hàng khác như CTG 64 tỷ đồng, STB 44 tỷ đồng, BID 20 tỷ đồng. Mã MWG của Thế Giới Di Động bất ngờ được khối ngoại gom 42 tỷ đồng. CII lại tặng tiền nếu cổ đông đi họpTương như những kỳ họp Đại hội đồng cổ đông trước đó, CTCP Đầu tư Hạ tầng kỹ thuật TP.HCM tiếp tục thông báo tri ân tiền mặt cho cổ đông tham dự hoặc ủy quyền đi họp. 15:09 10/1/2024 Chứng khoán 9/1: VN-Index mất chuỗi tăng 7 phiênÁp lực chốt lời xuất hiện sau khi VN-Index vượt qua mốc 1.160 điểm vào hôm qua. Lực đỡ từ các cổ phiếu trụ ngành ngân hàng như VCB, CTG giúp chỉ số không giảm sâu. 17:50 9/1/2024 Người nhà Chủ tịch Thép Pomina đua nhau xả cổ phiếuĐộng thái thoái bớt cổ phiếu của người nhà lãnh đạo diễn ra trong bối cảnh thị giá POM đã phục hồi dần so với mức đáy hồi cuối tháng 10/2023. 13:00 9/1/2024 Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.
Chứng khoán 10/1: Cổ phiếu ngân hàng 'giải cứu' VN-Index Nhóm ngân hàng gồm những cái tên tiêu biểu như VCB, BID, CTG, VPB đều ghi nhận biên độ tăng tốt, qua đó kéo VN-Index thoát khỏi sự ảnh hưởng của làn sóng chốt lời. Thị trường chứng khoán Việt Nam trong phiên 10/1 tiếp tục rơi vào trạng thái giằng co dữ dội. Làn sóng chốt lời ồ ạt trải dài khắp nhiều nhóm ngành khiến sắc đỏ bao trùm bảng điện tử. Tuy nhiên, cổ phiếu ngành ngân hàng dường như miễn nhiễm với xu hướng chung của thị trường và liên tục thu hút dòng tiền. Nếu không có sự gồng gánh của nhóm này, VN-Index nhiều khả năng khép lại ngày giao dịch bằng một phiên điều chỉnh. Kết phiên, VN-Index tăng gần 3 điểm (+0,25%) lên 1.161,54 điểm. Trong khi đó, 2 chỉ số còn lại là HNX-Index và UPCoM-Index giảm lần lượt 1,09 điểm (-0,47%) và 0,58 điểm (-0,66%) xuống còn 231,41 điểm và 87,15 điểm. VN-Index thoát thua nhờ cổ phiếu ngân hàng. Ảnh: DNSE. Rổ cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 chia làm hai phe rõ rệt với 15 mã giảm và 15 mã tăng. Trong đó, các mã tăng chủ yếu thuộc ngân hàng như TPB (+4,2%), CTG (+3,3%), BID (+2,9%), SHB (+2,6%) hay VPB (+2,4%). Ngoài ra, mã VCB của Vietcombank tiếp tục là tâm điểm khi đã tăng một mạch 11% kể từ đầu năm đến nay. Phiên hôm nay, VCB tiếp tục tăng thêm 1,94% và trở thành cổ phiếu dẫn đầu nhóm bảo vệ chỉ số bên cạnh BID, CTG và VPB. Chiều ngược lại, FPT, HPG, VHM, VNM và VIC đang dẫn đầu nhóm ghì chân chỉ số, tuy nhiên áp lực tạo ra không đáng kể so với ảnh hưởng của nhóm ngân hàng. Cổ phiếu ngân hàng dẫn dắt thị trường. Ảnh: VNDirect. Bên cạnh ngân hàng, cổ phiếu nhóm bảo hiểm cũng có phiên giao dịch tương đối thuận lợi, điển hình như BVH tăng 1,25%, PVI tăng 1,55%, MIG tăng 0,28%, BIC tăng 0,39%, BMI tăng 3%. Diễn biến tích cực cũng xuất hiện ở nhóm dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch như OCH tăng 1,43%, NVT tăng 1,46%, DSN tăng 0,18%. Khối ngoại chưa dừng bán ròng khi tiếp tục xả ra thị trường 320 tỷ đồng, đánh dấu phiên bán ròng thứ 7 liên tiếp. Dòng tiền ngoại chủ yếu rút ra khỏi chứng chỉ quỹ FUEVFVND khoảng 112 tỷ đồng, DGC 56 tỷ đồng, PVS 54 tỷ đồng và VNM 51 tỷ đồng. Chiều ngược lại, VCB vẫn là mã dẫn đầu giá trị mua ròng với 71 tỷ đồng, kế đó là các mã ngân hàng khác như CTG 64 tỷ đồng, STB 44 tỷ đồng, BID 20 tỷ đồng. Mã MWG của Thế Giới Di Động bất ngờ được khối ngoại gom 42 tỷ đồng. CII lại tặng tiền nếu cổ đông đi họpTương như những kỳ họp Đại hội đồng cổ đông trước đó, CTCP Đầu tư Hạ tầng kỹ thuật TP.HCM tiếp tục thông báo tri ân tiền mặt cho cổ đông tham dự hoặc ủy quyền đi họp. 15:09 10/1/2024 Chứng khoán 9/1: VN-Index mất chuỗi tăng 7 phiênÁp lực chốt lời xuất hiện sau khi VN-Index vượt qua mốc 1.160 điểm vào hôm qua. Lực đỡ từ các cổ phiếu trụ ngành ngân hàng như VCB, CTG giúp chỉ số không giảm sâu. 17:50 9/1/2024 Người nhà Chủ tịch Thép Pomina đua nhau xả cổ phiếuĐộng thái thoái bớt cổ phiếu của người nhà lãnh đạo diễn ra trong bối cảnh thị giá POM đã phục hồi dần so với mức đáy hồi cuối tháng 10/2023. 13:00 9/1/2024 Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.
Giá vàng khó bứt phá tuần tới
Khảo sát giá vàng tuần tới cho thấy hầu hết nhà đầu tư cá nhân vẫn kỳ vọng giá vàng tăng vào tuần tới, trong khi phần lớn nhà phân tích Phố Wall giữ ý kiến trung lập.
Sau biến động đi ngang vào đầu tuần, giá vàng thế giới đã tăng mạnh vào thứ tư và quay đầu giảm mạnh vào thứ sáu tuần này khi các dữ liệu quan trọng của Mỹ được công bố. Cụ thể, Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định giữ nguyên lãi suất lần thứ ba liên tiếp ở mức 5,25-5,5% khi kết thúc phiên họp cuối cùng của năm 2023. Cơ quan này cũng để ngỏ khả năng tăng lãi suất điều hành vào đầu năm 2024, bởi lãi suất vẫn còn cao. "Chúng tôi nhận thấy chính sách tiền tệ chặt vẫn chưa đủ lâu để có tác động đầy đủ. Chúng tôi sẽ duy trì chính sách hiện nay đến khi có thể chắc chắn lạm phát đang về mục tiêu 2% và sẽ tiếp tục tăng lãi suất nếu cần thiết", ông Jerome Powell, Chủ tịch Fed, cho biết. Thông tin này ngay lập tức tác động tới thị trường kim quý và đẩy giá vàng tăng cao từ mức 1.980 USD/ounce lên gần 2.040 USD/ounce. Kết thúc tuần này, giá vàng thế giới giao ngay đóng cửa quanh ngưỡng 2.019 USD/ounce, tăng 15 USD so với chốt phiên cuối tuần trước. Giá vàng tương lai giao tháng 2/2024 đứng ở mức 2.033 USD/ounce. Trong khảo sát giá vàng tuần tới của Kitco News, phần lớn nhà đầu tư cá nhân vẫn đang kỳ vọng giá vàng sẽ tăng vào tuần tới, trong khi các nhà phân tích Phố Wall đưa ý kiến trung lập về triển vọng ngắn hạn của kim loại quý. Cụ thể, 12 nhà phân tích Phố Wall đã tham gia khảo sát giá vàng tuần tới, trong đó chỉ 3 người (chiếm 25%) cho rằng giá vàng sẽ tăng cao hơn vào tuần tới, 3 nhà phân tích khác (chiếm 25%) dự đoán giá vàng sẽ giảm; trong khi 6 chuyên gia còn lại (chiếm 50%) giữ quan điểm trung lập về vàng tuần tới. Trong khi đó, với 594 phiếu bầu đã được đưa ra trong các cuộc thăm dò trực tuyến với những nhà đầu tư cá nhân, có tới 379 người (chiếm 64%) kỳ vọng vàng sẽ tăng vào tuần tới, 120 người khác (chiếm 20%) dự đoán giá sẽ thấp hơn và 95 người (chiếm 16%) đưa quan điểm trung lập. DỰ BÁO DIỄN BIẾN GIÁ VÀNG TUẦN TỚI (18-22/12) Nguồn: Kitco News, Tổng hợp NhãnTăng giáKhông thay đổi Giảm giá Chuyên gia phân tích Phố Wall % 255025 Nhà đầu tư cá nhân 641620 Tại thị trường trong nước, giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn đều ghi nhận biến động mạnh tuần này. Đầu tuần, giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn đều lao dốc theo thị trường thế giới trước cuộc họp của Fed. Tuy nhiên, giữa và cuối tuần lại ghi nhận xu hướng tăng vọt của cả 2 mặt hàng vàng khi Fed đưa ra thông tin về chính sách lãi suất. Kết tuần, giá vàng SJC trên thị trường đã tăng khoảng 450.000 đồng/lượng so với đầu tuần, hiện neo ở vùng 73,35 - 74,37 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng nhẫn cũng chạy quanh vùng giá cao là 60,8 - 61,85 triệu đồng/lượng. Một số doanh nghiệp và nhà đầu tư cho rằng giá vàng tuần qua chủ yếu biến động theo xu hướng thế giới và sẽ còn dao động quanh ngưỡng 74 triệu đồng/lượng trước khi bước vào dịp Tết Nguyên đán 2024. Dự báo, dịp Tết Nguyên đán nhu cầu mua sắm tăng cao sẽ thúc đẩy giá vàng SJC lên mức 75 triệu đồng/lượng. Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Znews tại Tủ sách kinh tế VNDirect tăng sở hữu tại Bảo hiểm Bưu điệnSở hữu của VNDirect tại Tổng công ty CP Bảo hiểm Bưu điện đã tăng từ 13,2 triệu cổ phiếu lên 16,08 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 20%. 06:00 17/12/2023 Doanh nghiệp phải lùi lịch trả cổ tức do thiếu tiền cuối nămTập đoàn ECI phải lùi lịch trả cổ tức là do các khách hàng/đối tác gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ, khiến công ty chưa thể sắp xếp đủ nguồn tiền chi trả cổ đông. 06:00 17/12/2023 Một công ty thủy điện muốn lấy toàn bộ tiền quỹ đầu tư để chia cổ tứcTheo phương án trình cổ đông lần này, Thủy điện A Vương muốn sử dụng 30% lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và 100% quỹ đầu tư phát triển để chia cổ tức. 04:00 17/12/2023
Giá vàng khó bứt phá tuần tới Khảo sát giá vàng tuần tới cho thấy hầu hết nhà đầu tư cá nhân vẫn kỳ vọng giá vàng tăng vào tuần tới, trong khi phần lớn nhà phân tích Phố Wall giữ ý kiến trung lập. Sau biến động đi ngang vào đầu tuần, giá vàng thế giới đã tăng mạnh vào thứ tư và quay đầu giảm mạnh vào thứ sáu tuần này khi các dữ liệu quan trọng của Mỹ được công bố. Cụ thể, Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định giữ nguyên lãi suất lần thứ ba liên tiếp ở mức 5,25-5,5% khi kết thúc phiên họp cuối cùng của năm 2023. Cơ quan này cũng để ngỏ khả năng tăng lãi suất điều hành vào đầu năm 2024, bởi lãi suất vẫn còn cao. "Chúng tôi nhận thấy chính sách tiền tệ chặt vẫn chưa đủ lâu để có tác động đầy đủ. Chúng tôi sẽ duy trì chính sách hiện nay đến khi có thể chắc chắn lạm phát đang về mục tiêu 2% và sẽ tiếp tục tăng lãi suất nếu cần thiết", ông Jerome Powell, Chủ tịch Fed, cho biết. Thông tin này ngay lập tức tác động tới thị trường kim quý và đẩy giá vàng tăng cao từ mức 1.980 USD/ounce lên gần 2.040 USD/ounce. Kết thúc tuần này, giá vàng thế giới giao ngay đóng cửa quanh ngưỡng 2.019 USD/ounce, tăng 15 USD so với chốt phiên cuối tuần trước. Giá vàng tương lai giao tháng 2/2024 đứng ở mức 2.033 USD/ounce. Trong khảo sát giá vàng tuần tới của Kitco News, phần lớn nhà đầu tư cá nhân vẫn đang kỳ vọng giá vàng sẽ tăng vào tuần tới, trong khi các nhà phân tích Phố Wall đưa ý kiến trung lập về triển vọng ngắn hạn của kim loại quý. Cụ thể, 12 nhà phân tích Phố Wall đã tham gia khảo sát giá vàng tuần tới, trong đó chỉ 3 người (chiếm 25%) cho rằng giá vàng sẽ tăng cao hơn vào tuần tới, 3 nhà phân tích khác (chiếm 25%) dự đoán giá vàng sẽ giảm; trong khi 6 chuyên gia còn lại (chiếm 50%) giữ quan điểm trung lập về vàng tuần tới. Trong khi đó, với 594 phiếu bầu đã được đưa ra trong các cuộc thăm dò trực tuyến với những nhà đầu tư cá nhân, có tới 379 người (chiếm 64%) kỳ vọng vàng sẽ tăng vào tuần tới, 120 người khác (chiếm 20%) dự đoán giá sẽ thấp hơn và 95 người (chiếm 16%) đưa quan điểm trung lập. DỰ BÁO DIỄN BIẾN GIÁ VÀNG TUẦN TỚI (18-22/12) Nguồn: Kitco News, Tổng hợp NhãnTăng giáKhông thay đổi Giảm giá Chuyên gia phân tích Phố Wall % 255025 Nhà đầu tư cá nhân 641620 Tại thị trường trong nước, giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn đều ghi nhận biến động mạnh tuần này. Đầu tuần, giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn đều lao dốc theo thị trường thế giới trước cuộc họp của Fed. Tuy nhiên, giữa và cuối tuần lại ghi nhận xu hướng tăng vọt của cả 2 mặt hàng vàng khi Fed đưa ra thông tin về chính sách lãi suất. Kết tuần, giá vàng SJC trên thị trường đã tăng khoảng 450.000 đồng/lượng so với đầu tuần, hiện neo ở vùng 73,35 - 74,37 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng nhẫn cũng chạy quanh vùng giá cao là 60,8 - 61,85 triệu đồng/lượng. Một số doanh nghiệp và nhà đầu tư cho rằng giá vàng tuần qua chủ yếu biến động theo xu hướng thế giới và sẽ còn dao động quanh ngưỡng 74 triệu đồng/lượng trước khi bước vào dịp Tết Nguyên đán 2024. Dự báo, dịp Tết Nguyên đán nhu cầu mua sắm tăng cao sẽ thúc đẩy giá vàng SJC lên mức 75 triệu đồng/lượng. Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Znews tại Tủ sách kinh tế VNDirect tăng sở hữu tại Bảo hiểm Bưu điệnSở hữu của VNDirect tại Tổng công ty CP Bảo hiểm Bưu điện đã tăng từ 13,2 triệu cổ phiếu lên 16,08 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 20%. 06:00 17/12/2023 Doanh nghiệp phải lùi lịch trả cổ tức do thiếu tiền cuối nămTập đoàn ECI phải lùi lịch trả cổ tức là do các khách hàng/đối tác gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ, khiến công ty chưa thể sắp xếp đủ nguồn tiền chi trả cổ đông. 06:00 17/12/2023 Một công ty thủy điện muốn lấy toàn bộ tiền quỹ đầu tư để chia cổ tứcTheo phương án trình cổ đông lần này, Thủy điện A Vương muốn sử dụng 30% lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và 100% quỹ đầu tư phát triển để chia cổ tức. 04:00 17/12/2023
Vietcombank được tăng vốn lên gần 55.900 tỷ đồng
Ngân hàng quốc doanh này sẽ thực hiện đợt tăng vốn đầu tiên thêm 8.566 tỷ đồng thông qua đợt chia cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại năm 2019-2020.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có văn bản chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank - Mã: VCB) tăng vốn điều lệ từ 47.325 tỷ đồng lên mức 55.891 tỷ đồng. Phương án tăng vốn sẽ được thực hiện bằng việc phát hành cổ phiếu trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại năm 2019-2020 sau thuế, sau trích lập các quỹ và chia cổ tức đã được Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thông qua. Theo đó, ngân hàng dự kiến phát hành hơn 856,5 triệu cổ phiếu để trả cổ tức, tương ứng tỷ lệ thực hiện quyền là 18,1% (cổ đông sở hữu 1.000 cổ phiếu tại thời điểm phát hành sẽ được nhận 181 cổ phiếu mới). Nếu phát hành thành công, Vietcombank sẽ trở thành nhà băng có vốn điều lệ lớn thứ hai trong ngành, chỉ xếp sau ngân hàng tư nhân VPBank. VỐN ĐIỀU LỆ MỘT SỐ NGÂN HÀNG NhãnVPBankVietcombank (sau chia cổ tức)BIDVVietinBankMBAgribankACBSHBTechcombank Vốn điều lệ Tỷ đồng 674345589150585480574534034446337743067435172 Vốn điều lệ tăng thêm sẽ được sử dụng vào hoạt động kinh doanh trên nguyên tắc đảm bảo an toàn, hiệu quả và mang lại lợi ích cao nhất cho các cổ đông. Trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc phát hành cổ phiếu theo quy định, Vietcombank phải thực hiện sửa đổi điều lệ, bổ sung giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định. Trước đó, tại ĐHĐCĐ thường niên 2023, lãnh đạo Vietcombank cho biết ngân hàng đang có kế hoạch triển khai đến 3 phương án tăng vốn điều lệ. Bên cạnh đợt chia cổ tức đã được NHNN chấp thuận kể trên, nhà băng này còn đề xuất tăng vốn từ lợi nhuận còn lại của năm 2021 và lợi nhuận còn lại lũy kế đến trước năm 2018, với tổng mức tăng thêm khoảng 27.000 tỷ đồng (tương ứng tỷ lệ phát hành khoảng 58,4%). Phương án này đang triển khai thủ tục với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Ngoài ra, ngân hàng còn có kế hoạch tăng vốn khác là phát hành riêng lẻ 307,6 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 6,5%). Hiện Vietcombank đang triển khai thuê tư vấn tài chính để hỗ trợ lựa chọn cổ đông nước ngoài, dự kiến thực hiện trong năm 2023-2024. Theo báo cáo kinh doanh quý đầu năm, tổng thu nhập của Vietcombank đạt khoảng 18.500 tỷ đồng quý I, tăng 11% so cùng kỳ. Tỷ lệ nợ xấu có xu hướng nhích nhẹ lên mức 0,8%, trong khi tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành tăng lên 1,9%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu của Vietcombank đi ngược xu thế ngành duy trì quanh mức 320%, còn tỷ lệ bao phủ nợ xấu của top 15 ngân hàng niêm yết giảm mạnh từ 150% xuống 130% trong quý đầu năm. Lợi nhuận hợp nhất trước thuế quý I của nhà băng này đạt 11.221 tỷ đồng, tăng gần 13% so với cùng kỳ năm trước. Vốn chủ sở hữu ở mức 144.658 tỷ đồng, tăng hơn 9.000 tỷ so với hồi đầu năm và tiếp tục dẫn đầu hệ thống ngân hàng. Vietcombank, BIDV, VietinBank lãi hơn 1 tỷ USD quý ITổng lợi nhuận của 3 ngân hàng quốc doanh đã vượt mức 24.000 tỷ đồng trong quý I, tăng 19% so với cùng kỳ. Trong đó, BIDV là nhà băng có lợi nhuận tăng mạnh nhất (+53%). 18:00 30/4/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Vietcombank được tăng vốn lên gần 55.900 tỷ đồng Ngân hàng quốc doanh này sẽ thực hiện đợt tăng vốn đầu tiên thêm 8.566 tỷ đồng thông qua đợt chia cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại năm 2019-2020. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có văn bản chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank - Mã: VCB) tăng vốn điều lệ từ 47.325 tỷ đồng lên mức 55.891 tỷ đồng. Phương án tăng vốn sẽ được thực hiện bằng việc phát hành cổ phiếu trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại năm 2019-2020 sau thuế, sau trích lập các quỹ và chia cổ tức đã được Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thông qua. Theo đó, ngân hàng dự kiến phát hành hơn 856,5 triệu cổ phiếu để trả cổ tức, tương ứng tỷ lệ thực hiện quyền là 18,1% (cổ đông sở hữu 1.000 cổ phiếu tại thời điểm phát hành sẽ được nhận 181 cổ phiếu mới). Nếu phát hành thành công, Vietcombank sẽ trở thành nhà băng có vốn điều lệ lớn thứ hai trong ngành, chỉ xếp sau ngân hàng tư nhân VPBank. VỐN ĐIỀU LỆ MỘT SỐ NGÂN HÀNG NhãnVPBankVietcombank (sau chia cổ tức)BIDVVietinBankMBAgribankACBSHBTechcombank Vốn điều lệ Tỷ đồng 674345589150585480574534034446337743067435172 Vốn điều lệ tăng thêm sẽ được sử dụng vào hoạt động kinh doanh trên nguyên tắc đảm bảo an toàn, hiệu quả và mang lại lợi ích cao nhất cho các cổ đông. Trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc phát hành cổ phiếu theo quy định, Vietcombank phải thực hiện sửa đổi điều lệ, bổ sung giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định. Trước đó, tại ĐHĐCĐ thường niên 2023, lãnh đạo Vietcombank cho biết ngân hàng đang có kế hoạch triển khai đến 3 phương án tăng vốn điều lệ. Bên cạnh đợt chia cổ tức đã được NHNN chấp thuận kể trên, nhà băng này còn đề xuất tăng vốn từ lợi nhuận còn lại của năm 2021 và lợi nhuận còn lại lũy kế đến trước năm 2018, với tổng mức tăng thêm khoảng 27.000 tỷ đồng (tương ứng tỷ lệ phát hành khoảng 58,4%). Phương án này đang triển khai thủ tục với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Ngoài ra, ngân hàng còn có kế hoạch tăng vốn khác là phát hành riêng lẻ 307,6 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 6,5%). Hiện Vietcombank đang triển khai thuê tư vấn tài chính để hỗ trợ lựa chọn cổ đông nước ngoài, dự kiến thực hiện trong năm 2023-2024. Theo báo cáo kinh doanh quý đầu năm, tổng thu nhập của Vietcombank đạt khoảng 18.500 tỷ đồng quý I, tăng 11% so cùng kỳ. Tỷ lệ nợ xấu có xu hướng nhích nhẹ lên mức 0,8%, trong khi tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành tăng lên 1,9%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu của Vietcombank đi ngược xu thế ngành duy trì quanh mức 320%, còn tỷ lệ bao phủ nợ xấu của top 15 ngân hàng niêm yết giảm mạnh từ 150% xuống 130% trong quý đầu năm. Lợi nhuận hợp nhất trước thuế quý I của nhà băng này đạt 11.221 tỷ đồng, tăng gần 13% so với cùng kỳ năm trước. Vốn chủ sở hữu ở mức 144.658 tỷ đồng, tăng hơn 9.000 tỷ so với hồi đầu năm và tiếp tục dẫn đầu hệ thống ngân hàng. Vietcombank, BIDV, VietinBank lãi hơn 1 tỷ USD quý ITổng lợi nhuận của 3 ngân hàng quốc doanh đã vượt mức 24.000 tỷ đồng trong quý I, tăng 19% so với cùng kỳ. Trong đó, BIDV là nhà băng có lợi nhuận tăng mạnh nhất (+53%). 18:00 30/4/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
JPMorgan đầu tư vào AI
JPMorgan đang phát triển dịch vụ AI giống ChatGPT để đưa ra lời khuyên đầu tư cho khách hàng.
Theo Decrypt, gã khổng lồ tài chính JPMorgan Chase đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho một chatbot theo chủ đề tài chính với tên gọi IndexGPT vào đầu tháng này. Trong đơn đăng ký vào ngày 11/5 gửi tới Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Mỹ, chatbot sẽ được sử dụng cho các dịch vụ quảng cáo và tiếp thị, chỉ số giá trị chứng khoán, thông tin tài chính trực tuyến và tư vấn đầu tư. "AI và nguyên liệu thô sẽ cung cấp dữ liệu cho IndexGPT. Chatbot này rất quan trọng đối với thành công trong tương lai của công ty", Giám đốc điều hành JPMorgan Chase - Jamie Dimon - cho biết trong một lá thư gửi các cổ đông vào tháng trước. Dẫn đầu thị trường Trong một cuộc khảo sát khách hàng hồi tháng Hai của JP Morgan, hơn một nửa nói rằng trí tuệ nhân tạo sẽ là công nghệ có ảnh hưởng lớn nhất trong việc định hình các giao dịch tài chính, ít nhất là trong ba năm tới. Theo CNBC, việc ứng dụng ChatGPT và OpenAI thành công vào năm ngoái đã buộc các thị trường phải học cách tiếp cận với sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo. Và hiện tại, AI đã trở thành một cuộc đua thực sự trong việc đổi mới nền tảng để phục vụ khách hàng. JPMorgan Chase đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho một chatbot theo chủ đề tài chính có tên là IndexGPT vào đầu tháng này. Ảnh: Decrypt. Ngành tài chính đặc biệt quan tâm đến khả năng xử lý dữ liệu của AI. Các ngân hàng Goldman Sachs và Morgan Stanley đã bắt đầu thử nghiệm trí tuệ nhân tạo trong hệ thống nội bộ. Cách áp dụng mới dừng ở mức cơ bản khi giúp các kỹ sư tạo mã hoặc trả lời các câu hỏi thông tin mà cố vấn tài chính đưa ra. Nhưng JPMorgan có thể là công ty tài chính đầu tiên muốn phát hành chính thức một sản phẩm tư vấn giống như cách GPT đang làm cho khách hàng trên toàn thế giới, Josh Gerben - một chuyên gia về nhãn hiệu - đánh giá. “Đây là một dấu hiệu cho thấy, JPMorgan đang nắm một sản phẩm tiềm năng để ra mắt trong tương lai gần. Bởi một công ty như JPMorgan không chỉ đăng ký nhãn hiệu cho vui", Gerben nói thêm. Cũng theo Gerben, JPMorgan phải ra mắt IndexGPT trong vòng 3 năm kể từ ngày được phê duyệt hồ sơ để đảm bảo tính pháp lý. Ông cho biết các nhãn hiệu thường phải mất gần 1 năm để được giới chức trách phê duyệt do nhiều hồ sơ còn tồn đọng tại Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Mỹ. Gerben nói thêm, IndexGPT là một chương trình AI giúp chọn mã chứng khoán cho khách hàng. Điều này cho thấy JPMorgan đang cố gắng giảm tải chi phí cố vấn tài chính trong hoạt động kinh doanh của công ty. Nỗi sợ hãi mới Đầu tuần này, các giám đốc điều hành tại JPMorgan đã giới thiệu về những tiến bộ của họ trong việc áp dụng AI vào các hoạt động tại đại hội đồng cổ đông thường niên của công ty. Giám đốc công nghệ toàn cầu Lori Beer của JPMorgan cho biết công ty đang tìm cách tận dụng trí tuệ nhân tạo trong các hệ thống tài chính của mình. Các cố vấn tài chính đang lo sợ AI sẽ thay thế vai trò của họ. Ảnh: CNBC. Cụ thể, JPMorgan đang có hơn 2.000 kỹ sư cao cấp quản lý và làm việc về dữ liệu phần mềm của ngân hàng. Họ hiện thử nghiệm công nghệ GPT vào một số trường hợp cụ thể để xem xét hiệu quả với hệ thống và khách hàng. “Chúng tôi đã nhận ra sức mạnh và cơ hội của công cụ này mang lại khi hiệu quả nhanh và chi phí rẻ hơn. Đồng thời cam kết sẽ khám phá ra tất cả những cách áp dụng có thể mang lại giá trị cho công ty. ", Beer nói. Lâu nay, các cố vấn tài chính vẫn lo sợ sự xuất hiện của AI sẽ thay thế vai trò của họ trên thị trường. Tuy nhiên, nỗi sợ hãi đó phần lớn chưa thành hiện thực, bởi các công ty quản lý tài sản bao gồm Morgan Stanley và Bank of America's Merrill mới chỉ cung cấp các dịch vụ cố vấn tài chính tự động bằng AI rất đơn giản. Nhưng với những động thái mới đây của JPMorgan, nỗi sợ này càng được củng cố. Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế JPMorgan Chase khuyên bán chứng khoán mua vàng năm nayJPMorgan Chase khuyến nghị nhà đầu tư phân bổ tài sản trong danh mục năm 2023 theo hướng nghiêng về tiền mặt và vàng. 13:30 25/5/2023 Fed có thể đã mất kiểm soát trong cuộc chiến lạm phátCEO gã khổng lồ Phố Wall JPMorgan Chase nhận định Fed đã "hơi mất kiểm soát đối với lạm phát". Ngân hàng trung ương Mỹ sẽ cần thêm nhiều thời gian để đưa lạm phát về mức mục tiêu. 13:31 24/2/2023
JPMorgan đầu tư vào AI JPMorgan đang phát triển dịch vụ AI giống ChatGPT để đưa ra lời khuyên đầu tư cho khách hàng. Theo Decrypt, gã khổng lồ tài chính JPMorgan Chase đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho một chatbot theo chủ đề tài chính với tên gọi IndexGPT vào đầu tháng này. Trong đơn đăng ký vào ngày 11/5 gửi tới Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Mỹ, chatbot sẽ được sử dụng cho các dịch vụ quảng cáo và tiếp thị, chỉ số giá trị chứng khoán, thông tin tài chính trực tuyến và tư vấn đầu tư. "AI và nguyên liệu thô sẽ cung cấp dữ liệu cho IndexGPT. Chatbot này rất quan trọng đối với thành công trong tương lai của công ty", Giám đốc điều hành JPMorgan Chase - Jamie Dimon - cho biết trong một lá thư gửi các cổ đông vào tháng trước. Dẫn đầu thị trường Trong một cuộc khảo sát khách hàng hồi tháng Hai của JP Morgan, hơn một nửa nói rằng trí tuệ nhân tạo sẽ là công nghệ có ảnh hưởng lớn nhất trong việc định hình các giao dịch tài chính, ít nhất là trong ba năm tới. Theo CNBC, việc ứng dụng ChatGPT và OpenAI thành công vào năm ngoái đã buộc các thị trường phải học cách tiếp cận với sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo. Và hiện tại, AI đã trở thành một cuộc đua thực sự trong việc đổi mới nền tảng để phục vụ khách hàng. JPMorgan Chase đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho một chatbot theo chủ đề tài chính có tên là IndexGPT vào đầu tháng này. Ảnh: Decrypt. Ngành tài chính đặc biệt quan tâm đến khả năng xử lý dữ liệu của AI. Các ngân hàng Goldman Sachs và Morgan Stanley đã bắt đầu thử nghiệm trí tuệ nhân tạo trong hệ thống nội bộ. Cách áp dụng mới dừng ở mức cơ bản khi giúp các kỹ sư tạo mã hoặc trả lời các câu hỏi thông tin mà cố vấn tài chính đưa ra. Nhưng JPMorgan có thể là công ty tài chính đầu tiên muốn phát hành chính thức một sản phẩm tư vấn giống như cách GPT đang làm cho khách hàng trên toàn thế giới, Josh Gerben - một chuyên gia về nhãn hiệu - đánh giá. “Đây là một dấu hiệu cho thấy, JPMorgan đang nắm một sản phẩm tiềm năng để ra mắt trong tương lai gần. Bởi một công ty như JPMorgan không chỉ đăng ký nhãn hiệu cho vui", Gerben nói thêm. Cũng theo Gerben, JPMorgan phải ra mắt IndexGPT trong vòng 3 năm kể từ ngày được phê duyệt hồ sơ để đảm bảo tính pháp lý. Ông cho biết các nhãn hiệu thường phải mất gần 1 năm để được giới chức trách phê duyệt do nhiều hồ sơ còn tồn đọng tại Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Mỹ. Gerben nói thêm, IndexGPT là một chương trình AI giúp chọn mã chứng khoán cho khách hàng. Điều này cho thấy JPMorgan đang cố gắng giảm tải chi phí cố vấn tài chính trong hoạt động kinh doanh của công ty. Nỗi sợ hãi mới Đầu tuần này, các giám đốc điều hành tại JPMorgan đã giới thiệu về những tiến bộ của họ trong việc áp dụng AI vào các hoạt động tại đại hội đồng cổ đông thường niên của công ty. Giám đốc công nghệ toàn cầu Lori Beer của JPMorgan cho biết công ty đang tìm cách tận dụng trí tuệ nhân tạo trong các hệ thống tài chính của mình. Các cố vấn tài chính đang lo sợ AI sẽ thay thế vai trò của họ. Ảnh: CNBC. Cụ thể, JPMorgan đang có hơn 2.000 kỹ sư cao cấp quản lý và làm việc về dữ liệu phần mềm của ngân hàng. Họ hiện thử nghiệm công nghệ GPT vào một số trường hợp cụ thể để xem xét hiệu quả với hệ thống và khách hàng. “Chúng tôi đã nhận ra sức mạnh và cơ hội của công cụ này mang lại khi hiệu quả nhanh và chi phí rẻ hơn. Đồng thời cam kết sẽ khám phá ra tất cả những cách áp dụng có thể mang lại giá trị cho công ty. ", Beer nói. Lâu nay, các cố vấn tài chính vẫn lo sợ sự xuất hiện của AI sẽ thay thế vai trò của họ trên thị trường. Tuy nhiên, nỗi sợ hãi đó phần lớn chưa thành hiện thực, bởi các công ty quản lý tài sản bao gồm Morgan Stanley và Bank of America's Merrill mới chỉ cung cấp các dịch vụ cố vấn tài chính tự động bằng AI rất đơn giản. Nhưng với những động thái mới đây của JPMorgan, nỗi sợ này càng được củng cố. Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế JPMorgan Chase khuyên bán chứng khoán mua vàng năm nayJPMorgan Chase khuyến nghị nhà đầu tư phân bổ tài sản trong danh mục năm 2023 theo hướng nghiêng về tiền mặt và vàng. 13:30 25/5/2023 Fed có thể đã mất kiểm soát trong cuộc chiến lạm phátCEO gã khổng lồ Phố Wall JPMorgan Chase nhận định Fed đã "hơi mất kiểm soát đối với lạm phát". Ngân hàng trung ương Mỹ sẽ cần thêm nhiều thời gian để đưa lạm phát về mức mục tiêu. 13:31 24/2/2023
Cổ phiếu Vietcombank lập đỉnh, VNDirect vẫn bị bán mạnh
VCB với lực đỡ từ khối ngoại đã lập đỉnh lịch sử 105.000 đồng/cổ phiếu, trở thành mã đóng góp chủ lực vào sắc xanh của VN-Index.
Thị trường chứng khoán mở cửa phiên 7/7 đã ổn định trở lại sau phiên bán mạnh hôm qua. Thậm chí, chỉ số chính còn bất ngờ tăng vọt trong phiên chiều khi một số cổ phiếu vốn hóa lớn đi lên mạnh mẽ. Đáng kể nhất chính là VCB của Vietcombank khi được nhà đầu tư mua đuổi lên mức cao nhất trong phiên tại 105.000 đồng, tức tăng giá 4,3% và là mã đem lại nhiều điểm số nhất cho thị trường chung. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 1 triệu đơn vị, tương đương với giá trị gần 110 tỷ đồng. Ngoài ra VCB còn có các giao dịch thỏa thuận với giá trị gần 96 tỷ đồng. Đây là thị giá cao nhất trong lịch sử của cổ phiếu ngân hàng này, đưa giá trị vốn hóa Vietcombank nhảy vọt lên vùng đỉnh hơn 496.000 tỷ đồng (khoảng 21 tỷ USD), cao gần gấp đôi đơn vị xếp phía sau là Vinhomes và ngày càng nới rộng khoảng cách với các đơn vị khác như BIDV, Vingroup, PV Gas, Vinamilk. Giá trị vốn hóa của ngân hàng quốc doanh hàng đầu Việt Nam thậm chí đã sánh ngang với các nhà băng lớn trên thế giới, bỏ xa Shinhan Bank (Hàn Quốc) và Sumitomo Mitsui (Nhật Bản), đủ vượt mặt ngân hàng lớn nhất nước Đức là Deutsche Bank (hơn 20 tỷ USD), hay tiệm cận Standard Chartered (Anh). Riêng cổ phiếu VCB đã mang về hơn 5 điểm tăng cho VN-Index. Nguồn: FireAnt. Thị trường còn ghi nhận một số nhóm cổ phiếu khác cũng hút được dòng tiền. Nhóm bán lẻ bứt phá với DGW của Digiworld dư mua trần, MWG của Thế Giới Di Động có thêm 5,3% đạt 45.500 đồng, PET của Petrosetco đi lên 4,8% đạt 29.350 đồng. Nhóm cổ phiếu liên quan đến đầu tư công diễn biến tích cực. Trong đó, BMP của Nhựa Bình Minh cũng nối bước cổ phiếu Vietcombank lập đỉnh lịch sử 94.000 đồng (có thời điểm còn chạm giá trần 98.700 đồng), hay NTP của Nhựa Tiền Phong đi lên 5,2%. Nhóm xây dựng có CTD của Coteccons tăng 6,5%, VCG của Vinaconex tăng 4,2%, FCN của Fecon tăng 4,4%. Đại diện ngành xi măng có HT1 của Hà Tiên tăng 3%, ngành đá có KSB đi lên 1%. Doanh nghiệp thép còn hưởng lợi hơn khi giá cổ phiếu HSG, NLG, POM, TLH đều có thêm khoảng 5%... Ở chiều ngược lại, cổ phiếu VND của VNDirect vẫn là tâm điểm của bên bán khi có nhiều thời điểm giảm sâu, cuối phiên còn giảm 1,9% về 17.700 đồng. Thanh khoản VND dù không còn kỷ lục hơn trăm triệu đơn vị như hôm qua nhưng vẫn còn rất lớn với gần 50 triệu cổ phiếu được sang tay (cao nhất sàn chứng khoán), tương ứng với giá trị bán gần 870 tỷ đồng. Mã GEX của Gelex cũng bị bán mạnh trong phiên hôm nay với hơn 25 triệu cổ phiếu (thanh khoản cao thứ 2 toàn sàn), tương đương với giá trị sang tay hơn 460 tỷ đồng. Thị giá giảm mạnh 2,4% còn 18.450 đồng. POW của PV Power cũng là mã đáng chú ý khi bị giảm 1,1% về 13.100 đồng với thanh khoản hơn 10 triệu cổ phiếu (hơn 130 tỷ đồng), sau khi thông tin doanh nghiệp gặp khó khăn tài chính trong thu hồi công nợ từ EVN. Thị trường chung nhờ lực kéo của các mã vốn hóa lớn, mà chủ yếu là VCB, đã ghi nhận phiên tăng mạnh 11,85 điểm (+1,05%) để tiếp tục xác lập đỉnh ngắn hạn 1.138 điểm. Trong khi đó HNX-Index chỉ có mức tăng nhẹ 0,74 điểm (+0,33%) lên 225,82 điểm, thậm chí UPCoM-Index còn giảm 0,42 điểm (-0,5%) về 84,66 điểm. Nhà đầu tư nước ngoài bất ngờ bán ròng mạnh trong ngày thị trường hồi phục với giá trị gần 1.400 tỷ đồng. Áp lực bán mạnh nhất xuất hiện ở cổ phiếu EIB của Eximbank với giá trị rút ròng 682 tỷ đồng. Bên cạnh đó khối ngoại còn bán ròng gần 441 tỷ đồng cổ phiếu VHM (Vinhomes) và 203 tỷ đồng mã KDC (Kido). Chiều ngược lại nổi bật vẫn là VCB của Vietcombank khi được khối ngoại mua ròng mạnh nhất gần 154 tỷ đồng, tiếp sau đó là HPG của Hòa Phát (+74 tỷ) và GMD của Gemadept (+41 tỷ). Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Cổ phiếu Vietcombank lập đỉnh, VNDirect vẫn bị bán mạnh VCB với lực đỡ từ khối ngoại đã lập đỉnh lịch sử 105.000 đồng/cổ phiếu, trở thành mã đóng góp chủ lực vào sắc xanh của VN-Index. Thị trường chứng khoán mở cửa phiên 7/7 đã ổn định trở lại sau phiên bán mạnh hôm qua. Thậm chí, chỉ số chính còn bất ngờ tăng vọt trong phiên chiều khi một số cổ phiếu vốn hóa lớn đi lên mạnh mẽ. Đáng kể nhất chính là VCB của Vietcombank khi được nhà đầu tư mua đuổi lên mức cao nhất trong phiên tại 105.000 đồng, tức tăng giá 4,3% và là mã đem lại nhiều điểm số nhất cho thị trường chung. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 1 triệu đơn vị, tương đương với giá trị gần 110 tỷ đồng. Ngoài ra VCB còn có các giao dịch thỏa thuận với giá trị gần 96 tỷ đồng. Đây là thị giá cao nhất trong lịch sử của cổ phiếu ngân hàng này, đưa giá trị vốn hóa Vietcombank nhảy vọt lên vùng đỉnh hơn 496.000 tỷ đồng (khoảng 21 tỷ USD), cao gần gấp đôi đơn vị xếp phía sau là Vinhomes và ngày càng nới rộng khoảng cách với các đơn vị khác như BIDV, Vingroup, PV Gas, Vinamilk. Giá trị vốn hóa của ngân hàng quốc doanh hàng đầu Việt Nam thậm chí đã sánh ngang với các nhà băng lớn trên thế giới, bỏ xa Shinhan Bank (Hàn Quốc) và Sumitomo Mitsui (Nhật Bản), đủ vượt mặt ngân hàng lớn nhất nước Đức là Deutsche Bank (hơn 20 tỷ USD), hay tiệm cận Standard Chartered (Anh). Riêng cổ phiếu VCB đã mang về hơn 5 điểm tăng cho VN-Index. Nguồn: FireAnt. Thị trường còn ghi nhận một số nhóm cổ phiếu khác cũng hút được dòng tiền. Nhóm bán lẻ bứt phá với DGW của Digiworld dư mua trần, MWG của Thế Giới Di Động có thêm 5,3% đạt 45.500 đồng, PET của Petrosetco đi lên 4,8% đạt 29.350 đồng. Nhóm cổ phiếu liên quan đến đầu tư công diễn biến tích cực. Trong đó, BMP của Nhựa Bình Minh cũng nối bước cổ phiếu Vietcombank lập đỉnh lịch sử 94.000 đồng (có thời điểm còn chạm giá trần 98.700 đồng), hay NTP của Nhựa Tiền Phong đi lên 5,2%. Nhóm xây dựng có CTD của Coteccons tăng 6,5%, VCG của Vinaconex tăng 4,2%, FCN của Fecon tăng 4,4%. Đại diện ngành xi măng có HT1 của Hà Tiên tăng 3%, ngành đá có KSB đi lên 1%. Doanh nghiệp thép còn hưởng lợi hơn khi giá cổ phiếu HSG, NLG, POM, TLH đều có thêm khoảng 5%... Ở chiều ngược lại, cổ phiếu VND của VNDirect vẫn là tâm điểm của bên bán khi có nhiều thời điểm giảm sâu, cuối phiên còn giảm 1,9% về 17.700 đồng. Thanh khoản VND dù không còn kỷ lục hơn trăm triệu đơn vị như hôm qua nhưng vẫn còn rất lớn với gần 50 triệu cổ phiếu được sang tay (cao nhất sàn chứng khoán), tương ứng với giá trị bán gần 870 tỷ đồng. Mã GEX của Gelex cũng bị bán mạnh trong phiên hôm nay với hơn 25 triệu cổ phiếu (thanh khoản cao thứ 2 toàn sàn), tương đương với giá trị sang tay hơn 460 tỷ đồng. Thị giá giảm mạnh 2,4% còn 18.450 đồng. POW của PV Power cũng là mã đáng chú ý khi bị giảm 1,1% về 13.100 đồng với thanh khoản hơn 10 triệu cổ phiếu (hơn 130 tỷ đồng), sau khi thông tin doanh nghiệp gặp khó khăn tài chính trong thu hồi công nợ từ EVN. Thị trường chung nhờ lực kéo của các mã vốn hóa lớn, mà chủ yếu là VCB, đã ghi nhận phiên tăng mạnh 11,85 điểm (+1,05%) để tiếp tục xác lập đỉnh ngắn hạn 1.138 điểm. Trong khi đó HNX-Index chỉ có mức tăng nhẹ 0,74 điểm (+0,33%) lên 225,82 điểm, thậm chí UPCoM-Index còn giảm 0,42 điểm (-0,5%) về 84,66 điểm. Nhà đầu tư nước ngoài bất ngờ bán ròng mạnh trong ngày thị trường hồi phục với giá trị gần 1.400 tỷ đồng. Áp lực bán mạnh nhất xuất hiện ở cổ phiếu EIB của Eximbank với giá trị rút ròng 682 tỷ đồng. Bên cạnh đó khối ngoại còn bán ròng gần 441 tỷ đồng cổ phiếu VHM (Vinhomes) và 203 tỷ đồng mã KDC (Kido). Chiều ngược lại nổi bật vẫn là VCB của Vietcombank khi được khối ngoại mua ròng mạnh nhất gần 154 tỷ đồng, tiếp sau đó là HPG của Hòa Phát (+74 tỷ) và GMD của Gemadept (+41 tỷ). Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Mua sắm hoàn tiền đến 35% trên ứng dụng Shinhan SOL Việt Nam
Khách hàng có thể vừa mua sắm trực tuyến tiện lợi tại hàng trăm thương hiệu uy tín, vừa được hoàn tiền không giới hạn trên ứng dụng Shinhan SOL Việt Nam của Ngân hàng Shinhan.
Mua sắm trực tuyến dần trở thành lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt sau đại dịch Covid-19. Bắt nhịp xu hướng mua sắm trực tuyến Khảo sát về “Thói quen tiêu dùng tại Việt Nam” được PwC Việt Nam công bố ngày 17/4 cho thấy 64% người tiêu dùng Việt Nam dự kiến ​​mua sắm trực tuyến nhiều hơn. Người tiêu dùng trẻ có xu hướng mua sắm trực tuyến. Mua sắm trực tuyến dần định hình xu hướng và có nhiều tiềm năng phát triển mạnh mẽ, được đón nhận rộng rãi hơn thời gian tới, đặc biệt với phân khúc người tiêu dùng trẻ - những khách hàng am hiểu công nghệ, đề cao tính tiện lợi. Nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng Việt, cũng như mong muốn nâng cao trải nghiệm mua sắm và thanh toán trực tuyến tiện lợi, Ngân hàng Shinhan ra mắt tiện ích “Mua sắm hoàn tiền” trên ứng dụng Shinhan SOL Việt Nam với ưu đãi hoàn tiền không giới hạn đến 35% từ hàng trăm thương hiệu uy tín ở đa dạng lĩnh vực. Đặc biệt, Ngân hàng Shinhan là ngân hàng nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam ra mắt tính năng này. Mua sắm hoàn tiền trên ứng dụng Shinhan SOL Việt Nam Khách hàng sẽ nhận ưu đãi hoàn tiền hấp dẫn đến 35% vào tài khoản tại Ngân hàng Shinhan, không giới hạn số giao dịch và số tiền được hoàn khi mua sắm từ các thương hiệu thuộc đa dạng lĩnh vực như thương mại điện tử (Lazada, Tiki, Shopee...), lưu trú du lịch (Traveloka, Klook, Bamboo Airways...), ăn uống (Highland Coffee, KFC, Trung Nguyên Café Legend...), làm đẹp - thời trang (Juno, The Face Shop, Nike...), giáo dục (Elsa, ILA, Unica...), tài chính - bảo hiểm (Bảo Việt, Manulife, ví VNPAY...) thông qua ứng dụng Shinhan SOL Việt Nam. Điều kiện và điều khoản chi tiết về tiện ích “Mua sắm hoàn tiền”, độc giả có thể xem tại đây. Khách hàng sẽ nhận ưu đãi hoàn tiền hấp dẫn đến 35% vào tài khoản Ngân hàng Shinhan. Tỷ lệ hoàn tiền tùy thuộc vào điều kiện và điều khoản riêng của từng thương hiệu, nhóm sản phẩm đó. Để được hoàn tiền tại trang mua sắm của các thương hiệu thông qua ứng dụng Shinhan SOL Việt Nam, khách hàng cần thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Tải/cập nhật ứng dụng Shinhan SOL Việt Nam phiên bản mới nhất. Bước 2: Đăng nhập vào ứng dụng Shinhan SOL Việt Nam. Bước 3: Truy cập mục “Khuyến mãi”, chọn “Tiện ích”, tiếp tục chọn mục “Mua sắm hoàn tiền”. Bước 4: Lựa chọn thương hiệu yêu thích. Bước 5: Mua sắm và hoàn tất thanh toán. Bước 6: Tiền hoàn sẽ được ghi nhận và phê duyệt tùy vào chính sách của từng thương hiệu. Việc ra mắt tính năng “Mua sắm hoàn tiền” trên ứng dụng Shinhan SOL Việt Nam, mở rộng mạng lưới đối tác uy tín, nâng cao trải nghiệm khách hàng là minh chứng cho những nỗ lực của Ngân hàng Shinhan trong công cuộc đẩy mạnh số hóa, xây dựng hệ sinh thái số tiện ích, an toàn và bảo mật. Đồng thời, ngân hàng đáp ứng hiệu quả nhu cầu mua sắm trực tuyến ngày càng cao của khách hàng, đặc biệt phân khúc khách hàng trẻ với hành vi tiêu dùng hiện đại. Vừa qua, Ngân hàng Shinhan nhận 3 giải thưởng danh giá từ các tổ chức quốc tế uy tín, bao gồm “Ngân hàng quốc tế tốt nhất trong việc chuyển đổi số tại Việt Nam năm 2023” do tạp chí International Business trao tặng, “Ngân hàng quốc tế tốt nhất tại Việt Nam năm 2023” do tạp chí World Economic trao tặng, “Ngân hàng quốc tế tốt nhất về bán lẻ tại Việt Nam năm 2023” do tạp chí Global Business Review trao tặng. Tất cả giải thưởng được đánh giá là sự ghi nhận xứng đáng cho nỗ lực không ngừng của Ngân hàng Shinhan trên đa phương diện và khía cạnh, nhằm tối ưu giá trị mang đến khách hàng, nâng tầm trải nghiệm tài chính trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn biến mạnh mẽ. Độc giả có thể tải ứng dụng Shinhan SOL Việt Nam tại đây để trải nghiệm tiện ích “Mua sắm hoàn tiền” hấp dẫn và tận hưởng không gian mua sắm trực tuyến hiện đại. Trong trường hợp cần được hỗ trợ giải đáp thắc mắc, khách hàng truy cập mục “Hỗ trợ” tại trang “Mua sắm hoàn tiền” trên ứng dụng Shinhan SOL Việt Nam và chọn một trong các hình thức: Xem phần “Câu hỏi thường gặp”; để lại thông tin tại mục “Yêu cầu hỗ trợ”; hỏi đáp về quá trình “Mua sắm và ghi nhận” - liên hệ hotline 1900638360; hỏi đáp việc “Rút tiền về tài khoản” - liên hệ hotline 19001577.
Mua sắm hoàn tiền đến 35% trên ứng dụng Shinhan SOL Việt Nam Khách hàng có thể vừa mua sắm trực tuyến tiện lợi tại hàng trăm thương hiệu uy tín, vừa được hoàn tiền không giới hạn trên ứng dụng Shinhan SOL Việt Nam của Ngân hàng Shinhan. Mua sắm trực tuyến dần trở thành lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt sau đại dịch Covid-19. Bắt nhịp xu hướng mua sắm trực tuyến Khảo sát về “Thói quen tiêu dùng tại Việt Nam” được PwC Việt Nam công bố ngày 17/4 cho thấy 64% người tiêu dùng Việt Nam dự kiến ​​mua sắm trực tuyến nhiều hơn. Người tiêu dùng trẻ có xu hướng mua sắm trực tuyến. Mua sắm trực tuyến dần định hình xu hướng và có nhiều tiềm năng phát triển mạnh mẽ, được đón nhận rộng rãi hơn thời gian tới, đặc biệt với phân khúc người tiêu dùng trẻ - những khách hàng am hiểu công nghệ, đề cao tính tiện lợi. Nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng Việt, cũng như mong muốn nâng cao trải nghiệm mua sắm và thanh toán trực tuyến tiện lợi, Ngân hàng Shinhan ra mắt tiện ích “Mua sắm hoàn tiền” trên ứng dụng Shinhan SOL Việt Nam với ưu đãi hoàn tiền không giới hạn đến 35% từ hàng trăm thương hiệu uy tín ở đa dạng lĩnh vực. Đặc biệt, Ngân hàng Shinhan là ngân hàng nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam ra mắt tính năng này. Mua sắm hoàn tiền trên ứng dụng Shinhan SOL Việt Nam Khách hàng sẽ nhận ưu đãi hoàn tiền hấp dẫn đến 35% vào tài khoản tại Ngân hàng Shinhan, không giới hạn số giao dịch và số tiền được hoàn khi mua sắm từ các thương hiệu thuộc đa dạng lĩnh vực như thương mại điện tử (Lazada, Tiki, Shopee...), lưu trú du lịch (Traveloka, Klook, Bamboo Airways...), ăn uống (Highland Coffee, KFC, Trung Nguyên Café Legend...), làm đẹp - thời trang (Juno, The Face Shop, Nike...), giáo dục (Elsa, ILA, Unica...), tài chính - bảo hiểm (Bảo Việt, Manulife, ví VNPAY...) thông qua ứng dụng Shinhan SOL Việt Nam. Điều kiện và điều khoản chi tiết về tiện ích “Mua sắm hoàn tiền”, độc giả có thể xem tại đây. Khách hàng sẽ nhận ưu đãi hoàn tiền hấp dẫn đến 35% vào tài khoản Ngân hàng Shinhan. Tỷ lệ hoàn tiền tùy thuộc vào điều kiện và điều khoản riêng của từng thương hiệu, nhóm sản phẩm đó. Để được hoàn tiền tại trang mua sắm của các thương hiệu thông qua ứng dụng Shinhan SOL Việt Nam, khách hàng cần thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Tải/cập nhật ứng dụng Shinhan SOL Việt Nam phiên bản mới nhất. Bước 2: Đăng nhập vào ứng dụng Shinhan SOL Việt Nam. Bước 3: Truy cập mục “Khuyến mãi”, chọn “Tiện ích”, tiếp tục chọn mục “Mua sắm hoàn tiền”. Bước 4: Lựa chọn thương hiệu yêu thích. Bước 5: Mua sắm và hoàn tất thanh toán. Bước 6: Tiền hoàn sẽ được ghi nhận và phê duyệt tùy vào chính sách của từng thương hiệu. Việc ra mắt tính năng “Mua sắm hoàn tiền” trên ứng dụng Shinhan SOL Việt Nam, mở rộng mạng lưới đối tác uy tín, nâng cao trải nghiệm khách hàng là minh chứng cho những nỗ lực của Ngân hàng Shinhan trong công cuộc đẩy mạnh số hóa, xây dựng hệ sinh thái số tiện ích, an toàn và bảo mật. Đồng thời, ngân hàng đáp ứng hiệu quả nhu cầu mua sắm trực tuyến ngày càng cao của khách hàng, đặc biệt phân khúc khách hàng trẻ với hành vi tiêu dùng hiện đại. Vừa qua, Ngân hàng Shinhan nhận 3 giải thưởng danh giá từ các tổ chức quốc tế uy tín, bao gồm “Ngân hàng quốc tế tốt nhất trong việc chuyển đổi số tại Việt Nam năm 2023” do tạp chí International Business trao tặng, “Ngân hàng quốc tế tốt nhất tại Việt Nam năm 2023” do tạp chí World Economic trao tặng, “Ngân hàng quốc tế tốt nhất về bán lẻ tại Việt Nam năm 2023” do tạp chí Global Business Review trao tặng. Tất cả giải thưởng được đánh giá là sự ghi nhận xứng đáng cho nỗ lực không ngừng của Ngân hàng Shinhan trên đa phương diện và khía cạnh, nhằm tối ưu giá trị mang đến khách hàng, nâng tầm trải nghiệm tài chính trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn biến mạnh mẽ. Độc giả có thể tải ứng dụng Shinhan SOL Việt Nam tại đây để trải nghiệm tiện ích “Mua sắm hoàn tiền” hấp dẫn và tận hưởng không gian mua sắm trực tuyến hiện đại. Trong trường hợp cần được hỗ trợ giải đáp thắc mắc, khách hàng truy cập mục “Hỗ trợ” tại trang “Mua sắm hoàn tiền” trên ứng dụng Shinhan SOL Việt Nam và chọn một trong các hình thức: Xem phần “Câu hỏi thường gặp”; để lại thông tin tại mục “Yêu cầu hỗ trợ”; hỏi đáp về quá trình “Mua sắm và ghi nhận” - liên hệ hotline 1900638360; hỏi đáp việc “Rút tiền về tài khoản” - liên hệ hotline 19001577.
Hai ông lớn ngành bia hụt hơi ngay từ đầu năm
Cả Habeco lẫn Sabeco đều chứng kiến kết quả kinh doanh suy giảm do ảnh hưởng từ Nghị định 100 cũng như xu hướng giảm tiêu thụ của người tiêu dùng.
Theo báo cáo tài chính quý I hợp nhất mới công bố, cả hai ông lớn ngành bia là Tổng công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco - BHN) và Tổng công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco - SAB) đều ghi nhận tình trạng sụt giảm doanh thu lẫn lợi nhuận. Đây là tín hiệu bất ngờ khi quý I hàng năm luôn là cao điểm tiêu thụ đồ uống có cồn do rơi vào giai đoạn lễ hội và Tết Nguyên đán. Bên cạnh những vấn đề đặc thù của doanh nghiệp, kết quả kinh doanh của Habeco và Sabeco có điểm chung là cùng chịu tác động từ chính sách kiểm soát chặt chẽ vi phạm về nồng độ cồn của Nghị định 100. Ngoài ra, thói quen chi tiêu của người Việt Nam cũng có xu hướng giảm dần trước những khó khăn của nền kinh tế. Cố gắng cắt giảm chi phí Ông lớn ngành bia khu vực phía Bắc ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.172 tỷ đồng, giảm gần 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây đồng thời là mức thấp nhất kể từ quý I/2020. Doanh thu thuần bán hàng hóa thành phẩm chiếm 98% cơ cấu tổng doanh thu của công ty, chỉ một số ít còn lại đến từ hoạt động cung cấp dịch vụ. Việc chi phí nguyên liệu đầu vào tăng mạnh đẩy giá vốn hàng bán lên cao và kéo biên lợi nhuận gộp của Habeco từ 26% xuống còn 21%. Dù cố gắng thu hẹp các loại chi phí như quản lý doanh nghiệp hay chi phí bán hàng, đặc biệt là chi cho quảng cáo, khuyến mại và hỗ trợ, Habeco vẫn lỗ sau thuế 3,7 tỷ đồng, cũng là lần đầu tiên báo lỗ kể từ quý I/2020. Cùng kỳ năm ngoái, doanh nghiệp lãi 34,5 tỷ đồng. Quay trở lại thời điểm đó, chủ thương hiệu Bia Hà Nội báo lỗ kỷ lục gần 100 tỷ đồng do tác động kép của Nghị định 100 lẫn sự xuất hiện của Covid-19 buộc nhiều hàng quán tạm dừng hoạt động. Doanh thu thuần của Habeco cũng chỉ đạt 770 tỷ đồng, tương đương 50% mức thực hiện của quý I/2019. HABECO LẠI BÁO LỖ SAU 3 NĂM Nguồn: BCTC DN; Tổng hợp. NhãnQuý I/2020IIIIIIVQuý I/2021IIIIIIVQuý I/2022IIIIIIVQuý I/2023 Doanh thu thuần tỷ đồng 774211827201952137619361696195613552134244024681172 Lợi nhuận sau thuế -982463412344818213713520523652-3.7 Trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất, việc tăng các khoản phải trả (không kể lãi vay, thuế thu nhập doanh nghiệp) tới 593 tỷ đồng lũy kế 3 tháng đầu năm khiến dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của Habeco âm 564 tỷ đồng, cao gấp 3,5 lần cùng kỳ. Tính đến cuối kỳ, doanh nghiệp nắm trong tay 670 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương tiền, tăng 30% so với đầu năm. Habeco cũng có khoản tiền gửi có kỳ hạn 3-12 tháng lên tới 2.284 tỷ đồng. Tài sản công ty đến ngày 31/3 giảm 9% so với đầu năm xuống còn 6.581 tỷ đồng, chủ yếu do hao mòn tài sản hữu hình và việc giảm giá trị khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn. Nợ phải trả của Habeco thu hẹp từ 1.928 tỷ đồng hồi đầu năm xuống 1.280 tỷ đồng nhờ điều chỉnh hàng loạt đầu mục, tiêu biểu nhất là các khoản phải trả người bán ngắn hạn, phải trả người lao động và phải trả Nhà nước. Công ty cũng có khoản vay ngân hàng ngắn hạn trị giá 80 tỷ đồng. Đến hết quý I, Habeco đang có 774 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, hầu hết là khoản lãi ròng lũy kế đến cuối kỳ trước. Năm 2022, nhờ sự phục hồi của các hoạt động sản xuất kinh doanh sau đại dịch, Habeco thu tổng cộng 8.398 tỷ đồng, tăng 20% so với năm trước đó. Doanh thu bán hàng và từ hoạt động tài chính đều tăng so với cùng kỳ. Công ty tiếp tục duy trì các biện pháp tiết kiệm chi phí giúp giảm thiểu tác động của tình trạng gia tăng chi phí đầu vào. Biên lợi nhuận gộp từ đó cải thiện đáng kể từ 24% lên 27%. Sau thuế, Habeco lãi 502 tỷ đồng, tăng 55% so với năm 2021. Tồn kho gần 2.500 tỷ đồng Đồng cảnh ngộ, Sabeco cũng gặp phải tình trạng suy giảm kết quả kinh doanh ngay trong quý đầu năm. Cụ thể, chủ thương hiệu Bia Sài Gòn thu về 6.213 tỷ đồng, giảm 15% so với cùng kỳ năm 2022. Trong cơ cấu doanh thu, nguồn thu từ bán bia chiếm khoảng 90%, bên cạnh 8% từ bán nguyên vật liệu và chỉ số ít từ nước giải khát, rượu, cồn và doanh thu khác. Khác với đối thủ cùng ngành, biên lợi nhuận gộp của Sabeco dao động khoảng 30%, không có nhiều sự chênh lệch. Công ty cũng tiếp tục chi mạnh cho chi phí bán hàng (đặc biệt dành 479 tỷ đồng cho quảng cáo và khuyến mãi) và quản lý doanh nghiệp. Kết thúc quý I, Sabeco lãi ròng 1.004 đồng, giảm 19%. Đây là quý suy giảm lợi nhuận thứ 3 liên tiếp sau khi lập đỉnh 1.793 tỷ đồng hồi quý II/2022. Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh chuyển từ 1.088 tỷ đồng hồi cùng kỳ xuống âm 881 tỷ đồng trong quý này do biến động các khoản phải trả và nợ phải trả khác. Dòng tiền thuần trong kỳ từ đó bị kéo xuống âm 1.074 tỷ đồng. SABECO GHI NHẬN QUÝ THỨ 3 SUY GIẢM LỢI NHUẬN Nguồn: BCTC DN; Tổng hợp NhãnQuý I/2020IIIIIIVQuý I/2021IIIIIIVQuý I/2022IIIIIIVQuý I/2023 Doanh thu thuần tỷ đồng 49097135805278655861722642829004730690088635100296214 Lãi ròng 7171216147015349861071474140012361793139510761004 Sabeco nắm trong tay chưa đến 2 tỷ đồng tiền mặt nhưng các khoản tương đương tiền gồm tiền gửi ngân hàng kỳ hạn không quá 2 tháng lên đến gần 3.000 tỷ đồng. Dẫu vậy, khoản này vẫn giảm hơn 1.000 tỷ đồng so với hồi đầu năm. Bên cạnh đó, công ty còn có khoản tiền gửi có kỳ hạn 3-12 tháng trị giá 17.367 tỷ đồng cùng nhiều khoản đầu tư vào các công ty liên kết và cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát khoảng 2.221 tỷ đồng và 434 tỷ đồng đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác. Năm ngoái, công ty bia đầu ngành ghi nhận kết quả khá tích cực với doanh thu thuần gần 34.980 tỷ đồng, tăng 33% và lợi nhuận sau thuế gần 5.500 tỷ, mức cao nhất trong lịch sử hoạt động của hãng và vượt 20% kế hoạch năm. Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023, Sabeco đã thông qua mục tiêu doanh thu tăng trưởng 15% lên 40.272 tỷ đồng. Chỉ tiêu lãi sau thuế theo đó tăng 5% so với mức nền cao kỷ lục của năm ngoái, đạt 5.775 tỷ đồng. Như vậy sau quý I, doanh nghiệp đã hoàn thành hơn 15% chỉ tiêu doanh thu và 22% chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế. Tính đến cuối kỳ, tổng tài sản của Sabeco đạt 31.480 tỷ đồng, giảm 9% so với đầu năm, chủ yếu do thu nhỏ các khoản tiền và tương đương tiền cũng như đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn. Ngoài việc giá trị hàng tồn kho tăng mạnh lên 2.496 tỷ đồng, các đầu mục tài sản của doanh nghiệp không có nhiều biến động Đáng chú ý, nợ phải trả cuối kỳ giảm 3.967 tỷ đồng xuống 5.907 tỷ đồng chỉ sau 3 tháng kinh doanh. Phần lớn do công ty đã chi trả gần xong hơn 2.250 tỷ đồng giá trị cổ tức cho cổ đông. Các khoản phải trả cho người bán cũng được thu hẹp gần 1.000 tỷ đồng. Bách Hóa Xanh vẫn bị thu hẹp dù mỗi cửa hàng thu 1,3 tỷ đồng/thángTính đến hết quý I, số lượng cửa hàng Bách Hóa Xanh giảm 19 điểm so với giai đoạn cuối tháng 2 do chính sách đóng cửa hoặc thay thế các cửa hàng không hiệu quả. 14:59 22/4/2023 Rượu Hà Nội bước vào năm thua lỗ thứ 8Trong quý đầu tiên của năm 2023, Halico vẫn tiếp tục báo lỗ ròng 1,2 tỷ đồng, kéo dài chuỗi thua lỗ sang năm thứ 8 liên tiếp. 17:37 17/4/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Hai ông lớn ngành bia hụt hơi ngay từ đầu năm Cả Habeco lẫn Sabeco đều chứng kiến kết quả kinh doanh suy giảm do ảnh hưởng từ Nghị định 100 cũng như xu hướng giảm tiêu thụ của người tiêu dùng. Theo báo cáo tài chính quý I hợp nhất mới công bố, cả hai ông lớn ngành bia là Tổng công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco - BHN) và Tổng công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco - SAB) đều ghi nhận tình trạng sụt giảm doanh thu lẫn lợi nhuận. Đây là tín hiệu bất ngờ khi quý I hàng năm luôn là cao điểm tiêu thụ đồ uống có cồn do rơi vào giai đoạn lễ hội và Tết Nguyên đán. Bên cạnh những vấn đề đặc thù của doanh nghiệp, kết quả kinh doanh của Habeco và Sabeco có điểm chung là cùng chịu tác động từ chính sách kiểm soát chặt chẽ vi phạm về nồng độ cồn của Nghị định 100. Ngoài ra, thói quen chi tiêu của người Việt Nam cũng có xu hướng giảm dần trước những khó khăn của nền kinh tế. Cố gắng cắt giảm chi phí Ông lớn ngành bia khu vực phía Bắc ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.172 tỷ đồng, giảm gần 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây đồng thời là mức thấp nhất kể từ quý I/2020. Doanh thu thuần bán hàng hóa thành phẩm chiếm 98% cơ cấu tổng doanh thu của công ty, chỉ một số ít còn lại đến từ hoạt động cung cấp dịch vụ. Việc chi phí nguyên liệu đầu vào tăng mạnh đẩy giá vốn hàng bán lên cao và kéo biên lợi nhuận gộp của Habeco từ 26% xuống còn 21%. Dù cố gắng thu hẹp các loại chi phí như quản lý doanh nghiệp hay chi phí bán hàng, đặc biệt là chi cho quảng cáo, khuyến mại và hỗ trợ, Habeco vẫn lỗ sau thuế 3,7 tỷ đồng, cũng là lần đầu tiên báo lỗ kể từ quý I/2020. Cùng kỳ năm ngoái, doanh nghiệp lãi 34,5 tỷ đồng. Quay trở lại thời điểm đó, chủ thương hiệu Bia Hà Nội báo lỗ kỷ lục gần 100 tỷ đồng do tác động kép của Nghị định 100 lẫn sự xuất hiện của Covid-19 buộc nhiều hàng quán tạm dừng hoạt động. Doanh thu thuần của Habeco cũng chỉ đạt 770 tỷ đồng, tương đương 50% mức thực hiện của quý I/2019. HABECO LẠI BÁO LỖ SAU 3 NĂM Nguồn: BCTC DN; Tổng hợp. NhãnQuý I/2020IIIIIIVQuý I/2021IIIIIIVQuý I/2022IIIIIIVQuý I/2023 Doanh thu thuần tỷ đồng 774211827201952137619361696195613552134244024681172 Lợi nhuận sau thuế -982463412344818213713520523652-3.7 Trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất, việc tăng các khoản phải trả (không kể lãi vay, thuế thu nhập doanh nghiệp) tới 593 tỷ đồng lũy kế 3 tháng đầu năm khiến dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của Habeco âm 564 tỷ đồng, cao gấp 3,5 lần cùng kỳ. Tính đến cuối kỳ, doanh nghiệp nắm trong tay 670 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương tiền, tăng 30% so với đầu năm. Habeco cũng có khoản tiền gửi có kỳ hạn 3-12 tháng lên tới 2.284 tỷ đồng. Tài sản công ty đến ngày 31/3 giảm 9% so với đầu năm xuống còn 6.581 tỷ đồng, chủ yếu do hao mòn tài sản hữu hình và việc giảm giá trị khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn. Nợ phải trả của Habeco thu hẹp từ 1.928 tỷ đồng hồi đầu năm xuống 1.280 tỷ đồng nhờ điều chỉnh hàng loạt đầu mục, tiêu biểu nhất là các khoản phải trả người bán ngắn hạn, phải trả người lao động và phải trả Nhà nước. Công ty cũng có khoản vay ngân hàng ngắn hạn trị giá 80 tỷ đồng. Đến hết quý I, Habeco đang có 774 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, hầu hết là khoản lãi ròng lũy kế đến cuối kỳ trước. Năm 2022, nhờ sự phục hồi của các hoạt động sản xuất kinh doanh sau đại dịch, Habeco thu tổng cộng 8.398 tỷ đồng, tăng 20% so với năm trước đó. Doanh thu bán hàng và từ hoạt động tài chính đều tăng so với cùng kỳ. Công ty tiếp tục duy trì các biện pháp tiết kiệm chi phí giúp giảm thiểu tác động của tình trạng gia tăng chi phí đầu vào. Biên lợi nhuận gộp từ đó cải thiện đáng kể từ 24% lên 27%. Sau thuế, Habeco lãi 502 tỷ đồng, tăng 55% so với năm 2021. Tồn kho gần 2.500 tỷ đồng Đồng cảnh ngộ, Sabeco cũng gặp phải tình trạng suy giảm kết quả kinh doanh ngay trong quý đầu năm. Cụ thể, chủ thương hiệu Bia Sài Gòn thu về 6.213 tỷ đồng, giảm 15% so với cùng kỳ năm 2022. Trong cơ cấu doanh thu, nguồn thu từ bán bia chiếm khoảng 90%, bên cạnh 8% từ bán nguyên vật liệu và chỉ số ít từ nước giải khát, rượu, cồn và doanh thu khác. Khác với đối thủ cùng ngành, biên lợi nhuận gộp của Sabeco dao động khoảng 30%, không có nhiều sự chênh lệch. Công ty cũng tiếp tục chi mạnh cho chi phí bán hàng (đặc biệt dành 479 tỷ đồng cho quảng cáo và khuyến mãi) và quản lý doanh nghiệp. Kết thúc quý I, Sabeco lãi ròng 1.004 đồng, giảm 19%. Đây là quý suy giảm lợi nhuận thứ 3 liên tiếp sau khi lập đỉnh 1.793 tỷ đồng hồi quý II/2022. Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh chuyển từ 1.088 tỷ đồng hồi cùng kỳ xuống âm 881 tỷ đồng trong quý này do biến động các khoản phải trả và nợ phải trả khác. Dòng tiền thuần trong kỳ từ đó bị kéo xuống âm 1.074 tỷ đồng. SABECO GHI NHẬN QUÝ THỨ 3 SUY GIẢM LỢI NHUẬN Nguồn: BCTC DN; Tổng hợp NhãnQuý I/2020IIIIIIVQuý I/2021IIIIIIVQuý I/2022IIIIIIVQuý I/2023 Doanh thu thuần tỷ đồng 49097135805278655861722642829004730690088635100296214 Lãi ròng 7171216147015349861071474140012361793139510761004 Sabeco nắm trong tay chưa đến 2 tỷ đồng tiền mặt nhưng các khoản tương đương tiền gồm tiền gửi ngân hàng kỳ hạn không quá 2 tháng lên đến gần 3.000 tỷ đồng. Dẫu vậy, khoản này vẫn giảm hơn 1.000 tỷ đồng so với hồi đầu năm. Bên cạnh đó, công ty còn có khoản tiền gửi có kỳ hạn 3-12 tháng trị giá 17.367 tỷ đồng cùng nhiều khoản đầu tư vào các công ty liên kết và cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát khoảng 2.221 tỷ đồng và 434 tỷ đồng đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác. Năm ngoái, công ty bia đầu ngành ghi nhận kết quả khá tích cực với doanh thu thuần gần 34.980 tỷ đồng, tăng 33% và lợi nhuận sau thuế gần 5.500 tỷ, mức cao nhất trong lịch sử hoạt động của hãng và vượt 20% kế hoạch năm. Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023, Sabeco đã thông qua mục tiêu doanh thu tăng trưởng 15% lên 40.272 tỷ đồng. Chỉ tiêu lãi sau thuế theo đó tăng 5% so với mức nền cao kỷ lục của năm ngoái, đạt 5.775 tỷ đồng. Như vậy sau quý I, doanh nghiệp đã hoàn thành hơn 15% chỉ tiêu doanh thu và 22% chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế. Tính đến cuối kỳ, tổng tài sản của Sabeco đạt 31.480 tỷ đồng, giảm 9% so với đầu năm, chủ yếu do thu nhỏ các khoản tiền và tương đương tiền cũng như đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn. Ngoài việc giá trị hàng tồn kho tăng mạnh lên 2.496 tỷ đồng, các đầu mục tài sản của doanh nghiệp không có nhiều biến động Đáng chú ý, nợ phải trả cuối kỳ giảm 3.967 tỷ đồng xuống 5.907 tỷ đồng chỉ sau 3 tháng kinh doanh. Phần lớn do công ty đã chi trả gần xong hơn 2.250 tỷ đồng giá trị cổ tức cho cổ đông. Các khoản phải trả cho người bán cũng được thu hẹp gần 1.000 tỷ đồng. Bách Hóa Xanh vẫn bị thu hẹp dù mỗi cửa hàng thu 1,3 tỷ đồng/thángTính đến hết quý I, số lượng cửa hàng Bách Hóa Xanh giảm 19 điểm so với giai đoạn cuối tháng 2 do chính sách đóng cửa hoặc thay thế các cửa hàng không hiệu quả. 14:59 22/4/2023 Rượu Hà Nội bước vào năm thua lỗ thứ 8Trong quý đầu tiên của năm 2023, Halico vẫn tiếp tục báo lỗ ròng 1,2 tỷ đồng, kéo dài chuỗi thua lỗ sang năm thứ 8 liên tiếp. 17:37 17/4/2023 Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Cổ phiếu công ty của 'Bông hồng vàng' Phú Yên bị hủy giao dịch
Cổ phiếu Công ty CP Thuận Thảo của nữ doanh nhân Võ Thị Thanh - người được mệnh danh là "Bông hồng vàng" Phú Yên - là 1 trong 29 mã chứng khoán bị đình chỉ giao dịch từ hôm nay.
Theo thông báo trước đó của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), từ ngày 15/12, 29 mã chứng khoán trên UPCoM sẽ chính thức bị đình chỉ giao dịch. HNX cho biết các cổ phiếu trên bị đình chỉ giao dịch do các tổ chức giao dịch chưa công bố báo cáo tài chính đã được kiểm toán từ 3 năm tài chính liên tiếp trở lên. Cổ phiếu của "Bông hồng vàng" Phú Yên Võ Thị Thanh Đáng chú ý, trong danh sách 29 mã chứng khoán bị đình chỉ giao dịch từ hôm nay, nhiều cổ phiếu trong đó thuộc về doanh nghiệp của các đại gia nổi tiếng một thời. Như trường hợp cổ phiếu GTT của Công ty CP Thuận Thảo, doanh nghiệp gắn liền với tên tuổi của nữ doanh nhân Võ Thị Thanh, người được mệnh danh là "Bông hồng vàng" trong giới kinh doanh Phú Yên. Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu GTT từng niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) với giá tham chiếu 20.000 đồng/cổ phiếu (sau điều chỉnh là 13.900 đồng). Doanh nghiệp này đặt tham vọng huy động vốn để trở thành tập đoàn đa ngành hàng đầu thị trường phía Nam. Tuy nhiên, do tình hình kinh doanh không khả quan, các dự án đầu tư kém hiệu quả, thị giá GTT thời điểm lên cao nhất chỉ đạt xấp xỉ 15.500 đồng/cổ phiếu (đã điều chỉnh) vào tháng 1/2014, sau đó là chuỗi ngày đi ngang và giảm liên tục. Đến tháng 6/2016, 43,5 triệu cổ phiếu GTT bị hủy niêm yết bắt buộc do thua lỗ kéo dài và phải chuyển xuống giao dịch tại UPCoM. Trước khi bị cơ quan quản lý đình chỉ giao dịch, mỗi cổ phiếu GTT chỉ có giá 300 đồng và thường xuyên rơi vào tình trạng không có thanh khoản. Thị giá GTT đang ở mức thấp nhất thị trường và gần như không có thanh khoản. Ảnh: TradingView. Về Công ty Thuận Thảo của nữ doanh nhân Võ Thị Thanh, đây từng là doanh nghiệp có tiếng trong lĩnh vực vận tải phía Nam. Công ty này là doanh nghiệp tư nhân đầu tiên sở hữu khách sạn 5 sao, siêu thị ở Phú Yên và cũng là doanh nghiệp đầu tiên sở hữu bến xe khách tư nhân của cả nước. Nhờ những thành công trong hoạt động kinh doanh giai đoạn 2006-2011, bà Thanh liên tục nhận được giải thưởng Nữ doanh nhân Việt Nam tiêu biểu - cúp Bông hồng vàng. Thuận Thảo cũng được xem là thương hiệu lớn đầu tiên tại Phú Yên có tiếng tăm trong giới kinh doanh cả nước. Tuy nhiên, tham vọng bước chân vào thị trường bất động sản nghỉ dưỡng đã khiến Thuận Thảo phải vay nợ lớn. Trong khi du lịch Phú Yên thời điểm đó chưa phát triển cùng với thị trường bất động sản đóng băng đã khiến doanh nghiệp của nữ đại gia thua lỗ và đối diện nguy cơ phá sản. Điển hình trong số những dự án từng được công ty "ôm mộng" lãi trăm tỷ là khách sạn 5 sao đầu tiên và duy nhất của tỉnh Phú Yên hiện nay. Công trình gồm 218 phòng ngủ hạng sang, kèm hồ bơi, phòng họp hiện đại... được đánh giá là nguyên nhân chính gây nên tình trạng sử dụng vốn vay quá lớn và kéo tỷ suất lợi nhuận của công ty trong giai đoạn xây dựng xuống mức rất thấp. Từ năm 2017, hoạt động kinh doanh của Thuận Thảo thường xuyên rơi vào thua lỗ. Theo báo cáo tài chính gần nhất được công bố, tính đến tháng 9/2020, lỗ lũy kế của Thuận Thảo đã vượt 1.500 tỷ đồng, trong khi vốn đầu tư của chủ sở hữu chỉ là hơn 435 tỷ, dẫn tới khoản âm vốn chủ sở hữu hơn 1.075 tỷ đồng. Doanh nghiệp cũng ghi nhận khoản nợ phải trả hơn 1.746 tỷ đồng đến cuối quý III/2020 (97% là nợ ngắn hạn) trong khi tài sản ngắn hạn của công ty chỉ còn vỏn vẹn 10 tỷ đồng. "Vua cá tra" một thời cũng chịu chung số phận Cũng nằm trong danh sách bị đình chỉ giao dịch là cổ phiếu Công ty CP Hùng Vương (HVG), doanh nghiệp từng được mệnh danh là "vua cá tra" của đại gia Dương Ngọc Minh. Năm 2009, Hùng Vương đưa cổ phiếu niêm yết trên HoSE với giá tham chiếu 50.000 đồng/cổ phiếu (giá điều chỉnh là 11.490 đồng), vốn điều lệ khi đó xấp xỉ 600 tỷ đồng. Thời điểm đó, doanh thu của "vua cá tra" đạt gần 3.100 tỷ đồng, lợi nhuận lên tới hàng trăm tỷ/năm. Giá cổ phiếu HVG sau đó cũng tăng mạnh lên hơn 22.000 đồng vào tháng 10/2014. Ở đỉnh cao hoạt động, Hùng Vương có tổng tài sản trên 10.000 tỷ đồng, công ty cũng liên tục thực hiện các thương vụ thâu tóm trong ngành thủy sản như mua lại Công ty Thức ăn Chăn nuôi Việt Thắng (VTF), Thực phẩm Sao Ta (FMC), Thủy sản Tắc Vân (TFC)... Tuy nhiên, đến năm 2015, khi giá cá tra xuất khẩu giảm mạnh, hoạt động kinh doanh của Hùng Vương bắt đầu suy yếu. Cộng với việc mở rộng bảng cân đối tài sản quá nhanh khiến nợ phải trả tăng nhanh tương ứng. Kết quả là chi phí lãi vay đã ăn mòn lợi nhuận doanh nghiệp. Năm 2016, Hùng Vương ghi nhận doanh thu lên tới gần 18.000 tỷ đồng, tuy nhiên lợi nhuận ròng chỉ đạt chưa đầy 10 tỷ. Sang năm 2017, "vua cá tra" vẫn đạt trên 15.500 tỷ đồng doanh thu nhưng đã lỗ sau thuế hơn 705 tỷ đồng. Những năm sau đó, doanh thu và lợi nhuận Hùng Vương liên tục lao dốc, đỉnh điểm là năm 2019 với khoản lỗ ròng 1.123 tỷ đồng. KẾT QUẢ KINH DOANH LAO DỐC CỦA "VUA CÁ TRA" HÙNG VƯƠNG Số liệu: BCTC doanh nghiệp Nhãn20152016201720182019 Doanh thu thuần tỷ đồng 12337178841551581054106 Lợi nhuận sau thuế 14210-70516-1.123 Công ty sau đó đã phải bán một loạt công ty con cũng như nhiều tài sản để trả nợ. Hùng Vương cũng từng được Tập đoàn Thaco rót vốn đầu năm 2020 thông qua việc mua cổ phần trực tiếp và liên kết hợp tác qua công ty con Thadi. Theo thỏa thuận, Thaco và những cổ đông liên quan sẽ sở hữu 35% cổ phần Hùng Vương và tham gia hoạt động điều hành, quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, đến cuối 2020, Thaco bất ngờ thoái vốn và không còn là cổ đông lớn tại đây. Tháng 8/2020, hơn 227 triệu cổ phiếu HVG chính thức bị hủy niêm yết bắt buộc trên HoSE. Từ đó, HVG chuyển đăng ký giao dịch sang UPCoM. Tuy vậy, việc công bố thông tin vẫn chậm trễ dẫn đến việc bị duy trì diện đình chỉ giao dịch. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Hàng loạt đại gia bị ngân hàng siết nợ nhà đất, xe sang, du thuyềnTrong bối cảnh kinh doanh khó khăn, nhiều doanh nghiệp liên quan đến các đại gia nổi tiếng liên tục bị ngân hàng siết nợ, giá khởi điểm lên đến hàng nghìn tỷ đồng. 18:49 12/12/2023 Cổ phiếu từng đắt nhất sàn chứng khoán nay sắp bị hủy giao dịchTừ ngày 29/12, 8.200 cổ phiếu XDC của Công ty CP Xây dựng Công trình Tân Cảng sẽ bị hủy đăng ký giao dịch do chưa đáp ứng đủ điều kiện là công ty đại chúng. 13:57 12/12/2023 FLC chốt ngày họp cổ đông bất thường bàn về kết quả tái cơ cấuĐại hội đồng cổ đông bất thường của FLC dự kiến tổ chức ngày 2/1/2024 với nội dung chính là báo cáo về kết quả tái cơ cấu tập đoàn và kế hoạch hoạt động kinh doanh năm 2024. 15:44 11/12/2023
Cổ phiếu công ty của 'Bông hồng vàng' Phú Yên bị hủy giao dịch Cổ phiếu Công ty CP Thuận Thảo của nữ doanh nhân Võ Thị Thanh - người được mệnh danh là "Bông hồng vàng" Phú Yên - là 1 trong 29 mã chứng khoán bị đình chỉ giao dịch từ hôm nay. Theo thông báo trước đó của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), từ ngày 15/12, 29 mã chứng khoán trên UPCoM sẽ chính thức bị đình chỉ giao dịch. HNX cho biết các cổ phiếu trên bị đình chỉ giao dịch do các tổ chức giao dịch chưa công bố báo cáo tài chính đã được kiểm toán từ 3 năm tài chính liên tiếp trở lên. Cổ phiếu của "Bông hồng vàng" Phú Yên Võ Thị Thanh Đáng chú ý, trong danh sách 29 mã chứng khoán bị đình chỉ giao dịch từ hôm nay, nhiều cổ phiếu trong đó thuộc về doanh nghiệp của các đại gia nổi tiếng một thời. Như trường hợp cổ phiếu GTT của Công ty CP Thuận Thảo, doanh nghiệp gắn liền với tên tuổi của nữ doanh nhân Võ Thị Thanh, người được mệnh danh là "Bông hồng vàng" trong giới kinh doanh Phú Yên. Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu GTT từng niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) với giá tham chiếu 20.000 đồng/cổ phiếu (sau điều chỉnh là 13.900 đồng). Doanh nghiệp này đặt tham vọng huy động vốn để trở thành tập đoàn đa ngành hàng đầu thị trường phía Nam. Tuy nhiên, do tình hình kinh doanh không khả quan, các dự án đầu tư kém hiệu quả, thị giá GTT thời điểm lên cao nhất chỉ đạt xấp xỉ 15.500 đồng/cổ phiếu (đã điều chỉnh) vào tháng 1/2014, sau đó là chuỗi ngày đi ngang và giảm liên tục. Đến tháng 6/2016, 43,5 triệu cổ phiếu GTT bị hủy niêm yết bắt buộc do thua lỗ kéo dài và phải chuyển xuống giao dịch tại UPCoM. Trước khi bị cơ quan quản lý đình chỉ giao dịch, mỗi cổ phiếu GTT chỉ có giá 300 đồng và thường xuyên rơi vào tình trạng không có thanh khoản. Thị giá GTT đang ở mức thấp nhất thị trường và gần như không có thanh khoản. Ảnh: TradingView. Về Công ty Thuận Thảo của nữ doanh nhân Võ Thị Thanh, đây từng là doanh nghiệp có tiếng trong lĩnh vực vận tải phía Nam. Công ty này là doanh nghiệp tư nhân đầu tiên sở hữu khách sạn 5 sao, siêu thị ở Phú Yên và cũng là doanh nghiệp đầu tiên sở hữu bến xe khách tư nhân của cả nước. Nhờ những thành công trong hoạt động kinh doanh giai đoạn 2006-2011, bà Thanh liên tục nhận được giải thưởng Nữ doanh nhân Việt Nam tiêu biểu - cúp Bông hồng vàng. Thuận Thảo cũng được xem là thương hiệu lớn đầu tiên tại Phú Yên có tiếng tăm trong giới kinh doanh cả nước. Tuy nhiên, tham vọng bước chân vào thị trường bất động sản nghỉ dưỡng đã khiến Thuận Thảo phải vay nợ lớn. Trong khi du lịch Phú Yên thời điểm đó chưa phát triển cùng với thị trường bất động sản đóng băng đã khiến doanh nghiệp của nữ đại gia thua lỗ và đối diện nguy cơ phá sản. Điển hình trong số những dự án từng được công ty "ôm mộng" lãi trăm tỷ là khách sạn 5 sao đầu tiên và duy nhất của tỉnh Phú Yên hiện nay. Công trình gồm 218 phòng ngủ hạng sang, kèm hồ bơi, phòng họp hiện đại... được đánh giá là nguyên nhân chính gây nên tình trạng sử dụng vốn vay quá lớn và kéo tỷ suất lợi nhuận của công ty trong giai đoạn xây dựng xuống mức rất thấp. Từ năm 2017, hoạt động kinh doanh của Thuận Thảo thường xuyên rơi vào thua lỗ. Theo báo cáo tài chính gần nhất được công bố, tính đến tháng 9/2020, lỗ lũy kế của Thuận Thảo đã vượt 1.500 tỷ đồng, trong khi vốn đầu tư của chủ sở hữu chỉ là hơn 435 tỷ, dẫn tới khoản âm vốn chủ sở hữu hơn 1.075 tỷ đồng. Doanh nghiệp cũng ghi nhận khoản nợ phải trả hơn 1.746 tỷ đồng đến cuối quý III/2020 (97% là nợ ngắn hạn) trong khi tài sản ngắn hạn của công ty chỉ còn vỏn vẹn 10 tỷ đồng. "Vua cá tra" một thời cũng chịu chung số phận Cũng nằm trong danh sách bị đình chỉ giao dịch là cổ phiếu Công ty CP Hùng Vương (HVG), doanh nghiệp từng được mệnh danh là "vua cá tra" của đại gia Dương Ngọc Minh. Năm 2009, Hùng Vương đưa cổ phiếu niêm yết trên HoSE với giá tham chiếu 50.000 đồng/cổ phiếu (giá điều chỉnh là 11.490 đồng), vốn điều lệ khi đó xấp xỉ 600 tỷ đồng. Thời điểm đó, doanh thu của "vua cá tra" đạt gần 3.100 tỷ đồng, lợi nhuận lên tới hàng trăm tỷ/năm. Giá cổ phiếu HVG sau đó cũng tăng mạnh lên hơn 22.000 đồng vào tháng 10/2014. Ở đỉnh cao hoạt động, Hùng Vương có tổng tài sản trên 10.000 tỷ đồng, công ty cũng liên tục thực hiện các thương vụ thâu tóm trong ngành thủy sản như mua lại Công ty Thức ăn Chăn nuôi Việt Thắng (VTF), Thực phẩm Sao Ta (FMC), Thủy sản Tắc Vân (TFC)... Tuy nhiên, đến năm 2015, khi giá cá tra xuất khẩu giảm mạnh, hoạt động kinh doanh của Hùng Vương bắt đầu suy yếu. Cộng với việc mở rộng bảng cân đối tài sản quá nhanh khiến nợ phải trả tăng nhanh tương ứng. Kết quả là chi phí lãi vay đã ăn mòn lợi nhuận doanh nghiệp. Năm 2016, Hùng Vương ghi nhận doanh thu lên tới gần 18.000 tỷ đồng, tuy nhiên lợi nhuận ròng chỉ đạt chưa đầy 10 tỷ. Sang năm 2017, "vua cá tra" vẫn đạt trên 15.500 tỷ đồng doanh thu nhưng đã lỗ sau thuế hơn 705 tỷ đồng. Những năm sau đó, doanh thu và lợi nhuận Hùng Vương liên tục lao dốc, đỉnh điểm là năm 2019 với khoản lỗ ròng 1.123 tỷ đồng. KẾT QUẢ KINH DOANH LAO DỐC CỦA "VUA CÁ TRA" HÙNG VƯƠNG Số liệu: BCTC doanh nghiệp Nhãn20152016201720182019 Doanh thu thuần tỷ đồng 12337178841551581054106 Lợi nhuận sau thuế 14210-70516-1.123 Công ty sau đó đã phải bán một loạt công ty con cũng như nhiều tài sản để trả nợ. Hùng Vương cũng từng được Tập đoàn Thaco rót vốn đầu năm 2020 thông qua việc mua cổ phần trực tiếp và liên kết hợp tác qua công ty con Thadi. Theo thỏa thuận, Thaco và những cổ đông liên quan sẽ sở hữu 35% cổ phần Hùng Vương và tham gia hoạt động điều hành, quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, đến cuối 2020, Thaco bất ngờ thoái vốn và không còn là cổ đông lớn tại đây. Tháng 8/2020, hơn 227 triệu cổ phiếu HVG chính thức bị hủy niêm yết bắt buộc trên HoSE. Từ đó, HVG chuyển đăng ký giao dịch sang UPCoM. Tuy vậy, việc công bố thông tin vẫn chậm trễ dẫn đến việc bị duy trì diện đình chỉ giao dịch. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Znews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Hàng loạt đại gia bị ngân hàng siết nợ nhà đất, xe sang, du thuyềnTrong bối cảnh kinh doanh khó khăn, nhiều doanh nghiệp liên quan đến các đại gia nổi tiếng liên tục bị ngân hàng siết nợ, giá khởi điểm lên đến hàng nghìn tỷ đồng. 18:49 12/12/2023 Cổ phiếu từng đắt nhất sàn chứng khoán nay sắp bị hủy giao dịchTừ ngày 29/12, 8.200 cổ phiếu XDC của Công ty CP Xây dựng Công trình Tân Cảng sẽ bị hủy đăng ký giao dịch do chưa đáp ứng đủ điều kiện là công ty đại chúng. 13:57 12/12/2023 FLC chốt ngày họp cổ đông bất thường bàn về kết quả tái cơ cấuĐại hội đồng cổ đông bất thường của FLC dự kiến tổ chức ngày 2/1/2024 với nội dung chính là báo cáo về kết quả tái cơ cấu tập đoàn và kế hoạch hoạt động kinh doanh năm 2024. 15:44 11/12/2023
Giá vàng miếng lên cao nhất 1 tháng
Giá vàng miếng tại hầu hết doanh nghiệp đang tiến gần mốc 67,5 triệu/lượng, cao nhất 1 tháng qua. Trong đó, trợ lực chính là đà phục hồi tích cực của giá vàng thế giới.
Giá vàng miếng SJC bật tăng phiên cuối tuần nhờ hưởng lợi của giá vàng thế giới. Ảnh: Chí Hùng. Sáng 20/5 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới phổ biến giao dịch quanh mức 1.977 USD/ounce, tăng 12 USD so với cuối phiên liền trước. Theo tỷ giá hiện tại, chưa kể thuế phí, giá vàng thế giới quy đổi ra tiền Việt vào khoảng 56,42 triệu đồng/lượng. Đà tăng của giá vàng thế giới xuất phát từ việc đồng USD quay đầu giảm giá. Chỉ số USD Index đã giảm 0,3 điểm % trong phiên giao dịch hôm qua (19/5). Điều này giúp nhà đầu tư tiếp tục tìm đến vàng. Nhu cầu tăng giúp giá vàng thế giới khởi sắc hơn vào phiên giao dịch cuối tuần. Giá vàng trong nước nhờ thế được hưởng lợi, bật tăng với cả mặt hàng vàng miếng và vàng nhẫn. Trong đó, giá vàng miếng đã tăng gần 200.000 đồng/lượng, hiện neo tại vùng giá cao nhất 1 tháng qua. Cụ thể, Công ty TNHH MTV Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) hiện niêm yết giá vàng miếng ở mức 66,7 - 67,4 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 50.000 đồng chiều mua và 150.000 đồng chiều bán so với phiên liền trước. So với cuối tuần trước, giá bán của vàng miếng SJC đã cao hơn 130.000 đồng. Còn nếu tính từ đáy ghi nhận hồi đầu tháng 5, giá vàng miếng SJC đã tăng một mạch 400.000 đồng. Giá vàng nhẫn loại 99,99% được SJC chấp nhận mua vào ở mức 56 triệu/lượng và bán ra ở 57 triệu đồng, cao hơn 150.000 đồng so với phiên liền trước. Tương tự, giá vàng miếng tại Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) hôm nay cũng đã trở lại vùng cao nhất 1 tháng với 66,7 triệu/lượng (mua) và 67,25 triệu/lượng (bán). So với cuối tuần trước, giá vàng miếng tại đây đã tăng 100.000 đồng mỗi lượng. Tương tự SJC, nếu tính từ mức thấp nhất ghi nhận hồi đầu tháng 5, giá vàng miếng tại PNJ tăng 250.000 đồng. PNJ hiện niêm yết giá mua vàng nhẫn ở mức 56 triệu/lượng, giá bán ở mức 57,2 triệu đồng, tăng 100.000 đồng ở chiều mua và 200.000 đồng ở chiều bán với phiên liền trước, hiện là vùng giá giao dịch cao nhất thị trường. Nhưng so với cuối tuần trước, giá vàng nhẫn tại đây vẫn thấp hơn 300.000 đồng. Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI hiện chấp nhận mua vào vàng miếng ở mức 66,55 triệu/lượng. Giá bán hiện cũng được giữ cố định ở 67,15 triệu đồng. So với cuối tuần trước, giá vàng tại đây tăng nhẹ 50.000 đồng/lượng. Giá vàng nhẫn của doanh nghiệp này hiện phổ biến giao dịch ở mức 55,7 - 56,85 triệu/lượng, đi ngang ở chiều mua và tăng 150.000 đồng so với phiên liền trước. So với cuối tuần trước, giá bán vàng nhẫn tại DOJI đã giảm 350.000 đồng. Cũng trong hôm nay, hầu hết doanh nghiệp vàng trong nước như Bảo Tín Minh Châu, Tập đoàn Phú Quý, Mi Hồng... đều niêm yết giá mua vào vàng miếng trên vùng 66,7 triệu/lượng, trong khi giá bán ra phổ biến trong khoảng 67,1-67,25 triệu đồng, cũng là mức cao nhất trong 1 tháng tại các doanh nghiệp này. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Giá vàng nhẫn giảm gần nửa triệu đồng/lượng một ngàyGiá vàng thế giới sụt giảm mạnh, rời xa vùng 2.000 USD/ounce, đã tác động mạnh tới thị trường vàng trong nước. Trong đó, giá vàng nhẫn đã sụt giảm gần nửa triệu đồng/lượng. 10:23 19/5/2023 Giá vàng tiếp tục rớt mạnhGiá vàng vừa rơi xuống mức thấp nhất kể từ tháng 3. Ngay cả rủi ro Mỹ vỡ nợ cũng không thể hỗ trợ kim loại quý. 08:30 19/5/2023
Giá vàng miếng lên cao nhất 1 tháng Giá vàng miếng tại hầu hết doanh nghiệp đang tiến gần mốc 67,5 triệu/lượng, cao nhất 1 tháng qua. Trong đó, trợ lực chính là đà phục hồi tích cực của giá vàng thế giới. Giá vàng miếng SJC bật tăng phiên cuối tuần nhờ hưởng lợi của giá vàng thế giới. Ảnh: Chí Hùng. Sáng 20/5 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới phổ biến giao dịch quanh mức 1.977 USD/ounce, tăng 12 USD so với cuối phiên liền trước. Theo tỷ giá hiện tại, chưa kể thuế phí, giá vàng thế giới quy đổi ra tiền Việt vào khoảng 56,42 triệu đồng/lượng. Đà tăng của giá vàng thế giới xuất phát từ việc đồng USD quay đầu giảm giá. Chỉ số USD Index đã giảm 0,3 điểm % trong phiên giao dịch hôm qua (19/5). Điều này giúp nhà đầu tư tiếp tục tìm đến vàng. Nhu cầu tăng giúp giá vàng thế giới khởi sắc hơn vào phiên giao dịch cuối tuần. Giá vàng trong nước nhờ thế được hưởng lợi, bật tăng với cả mặt hàng vàng miếng và vàng nhẫn. Trong đó, giá vàng miếng đã tăng gần 200.000 đồng/lượng, hiện neo tại vùng giá cao nhất 1 tháng qua. Cụ thể, Công ty TNHH MTV Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) hiện niêm yết giá vàng miếng ở mức 66,7 - 67,4 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 50.000 đồng chiều mua và 150.000 đồng chiều bán so với phiên liền trước. So với cuối tuần trước, giá bán của vàng miếng SJC đã cao hơn 130.000 đồng. Còn nếu tính từ đáy ghi nhận hồi đầu tháng 5, giá vàng miếng SJC đã tăng một mạch 400.000 đồng. Giá vàng nhẫn loại 99,99% được SJC chấp nhận mua vào ở mức 56 triệu/lượng và bán ra ở 57 triệu đồng, cao hơn 150.000 đồng so với phiên liền trước. Tương tự, giá vàng miếng tại Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) hôm nay cũng đã trở lại vùng cao nhất 1 tháng với 66,7 triệu/lượng (mua) và 67,25 triệu/lượng (bán). So với cuối tuần trước, giá vàng miếng tại đây đã tăng 100.000 đồng mỗi lượng. Tương tự SJC, nếu tính từ mức thấp nhất ghi nhận hồi đầu tháng 5, giá vàng miếng tại PNJ tăng 250.000 đồng. PNJ hiện niêm yết giá mua vàng nhẫn ở mức 56 triệu/lượng, giá bán ở mức 57,2 triệu đồng, tăng 100.000 đồng ở chiều mua và 200.000 đồng ở chiều bán với phiên liền trước, hiện là vùng giá giao dịch cao nhất thị trường. Nhưng so với cuối tuần trước, giá vàng nhẫn tại đây vẫn thấp hơn 300.000 đồng. Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI hiện chấp nhận mua vào vàng miếng ở mức 66,55 triệu/lượng. Giá bán hiện cũng được giữ cố định ở 67,15 triệu đồng. So với cuối tuần trước, giá vàng tại đây tăng nhẹ 50.000 đồng/lượng. Giá vàng nhẫn của doanh nghiệp này hiện phổ biến giao dịch ở mức 55,7 - 56,85 triệu/lượng, đi ngang ở chiều mua và tăng 150.000 đồng so với phiên liền trước. So với cuối tuần trước, giá bán vàng nhẫn tại DOJI đã giảm 350.000 đồng. Cũng trong hôm nay, hầu hết doanh nghiệp vàng trong nước như Bảo Tín Minh Châu, Tập đoàn Phú Quý, Mi Hồng... đều niêm yết giá mua vào vàng miếng trên vùng 66,7 triệu/lượng, trong khi giá bán ra phổ biến trong khoảng 67,1-67,25 triệu đồng, cũng là mức cao nhất trong 1 tháng tại các doanh nghiệp này. Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023. Giá vàng nhẫn giảm gần nửa triệu đồng/lượng một ngàyGiá vàng thế giới sụt giảm mạnh, rời xa vùng 2.000 USD/ounce, đã tác động mạnh tới thị trường vàng trong nước. Trong đó, giá vàng nhẫn đã sụt giảm gần nửa triệu đồng/lượng. 10:23 19/5/2023 Giá vàng tiếp tục rớt mạnhGiá vàng vừa rơi xuống mức thấp nhất kể từ tháng 3. Ngay cả rủi ro Mỹ vỡ nợ cũng không thể hỗ trợ kim loại quý. 08:30 19/5/2023
Vàng miếng SJC lại vượt đỉnh hơn 80 triệu đồng/lượng
Đà tăng vẫn chưa dừng lại với mặt hàng vàng miếng SJC khi sáng nay (26/12), mặt hàng này đã chinh phục mức đỉnh mới 80,3 triệu đồng/lượng.
Giá vàng miếng SJC tiếp tục vươn lên mức đỉnh 80,3 triệu đồng/lượng trong phiên giao dịch sáng nay (26/12). Ảnh: Chí Hùng. Trong phiên giao dịch hôm nay, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) điều chỉnh tăng 1,8 triệu đồng ở cả hai chiều mua - bán với mặt hàng vàng miếng, hiện niêm yết tại 79 - 80,3 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Đây cũng là mức đỉnh mới được lập của giá vàng SJC tính tới thời điểm hiện tại. So với 1 tháng trước (27/11), giá vàng miếng SJC đã tăng tới 7,9 triệu đồng/lượng ở cả hai chiều. Diễn biến này giúp người mua vàng miếng tháng trước đến nay đã ghi nhận khoản lãi lên tới 6,9 triệu đồng/lượng, tương đương mức lãi ròng hơn 9%. Đối với mặt hàng vàng nhẫn 99,99 loại 1-5 chỉ, doanh nghiệp này cũng điều chỉnh tăng 500.000 đồng ở cả hai chiều, hiện giao dịch quanh vùng giá cao 62,55 - 63,7 triệu đồng/lượng. So với 1 tháng trước, giá vàng nhẫn 99,99 của thương hiệu vàng quốc gia cũng ghi nhận mức tăng 2,3 triệu đồng/lượng. Và người mua vàng cũng đang lãi 1,3 triệu đồng mỗi lượng, tương đương mức lãi ròng gần 2%. GIÁ VÀNG MIẾNG SJC LIÊN TỤC TĂNG PHIÊN 26/12 Giá vàng miếng SJC tạo đỉnh mới ở 80,3 triệu đồng/lượng. Nguồn: SJC. Nhãn25/128h30 26/128h529h069h229h289h329h4810h3810h4811h0812h Mua vào triệu đồng/lượng 77.477.677.777.87878.278.578.778.778.87979 Bán ra 78.478.678.778.87979.279.579.779.88080.280.3 Diễn biến sôi động của giá vàng miếng SJC cũng đang diễn ra tại các doanh nghiệp vàng lớn khác trong phiên giao dịch sáng nay. Trong đó, Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) đã tăng giá vàng miếng SJC thêm 1,6 triệu đồng, hiện giao dịch ở mức 79,1 - 80,3 triệu đồng/lượng (mua - bán). Vàng nhẫn 24K chế tác của doanh nghiệp cũng được điều chỉnh tăng 550.000 đồng ở chiều mua và 500.000 đồng ở chiều bán, hiện chạy quanh mức 62,55 - 63,6 triệu đồng/lượng. Tập đoàn DOJI cũng điều chỉnh giá vàng miếng SJC tăng 1,95 triệu đồng ở chiều mua và 1,85 triệu đồng ở chiều bán, hiện giao dịch quanh mức 79,3 - 80,3 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, Tập đoàn Phú Quý tăng 1,4 triệu đồng giá mua và 1,3 triệu đồng giá bán, giúp vàng miếng SJC tăng lên mức 78,7 - 79,7 triệu đồng/lượng (mua - bán). Mặt hàng vàng nhẫn 99,9% của Phú Quý cũng được điều chỉnh tăng 900.000 đồng ở cả hai chiều, lên mức cao là 63,2 - 64,3 triệu đồng/lượng. Giá vàng miếng SJC tại các cửa hàng Bảo Tín Minh Châu sáng nay tăng 1,5 triệu đồng, hiện chấp nhận mua - bán ở mức 78,6 - 80,2 triệu đồng/lượng. Mặt hàng vàng nhẫn tròn trơn của doanh nghiệp này cũng chạy quanh mức giá cao là 63,43 - 64,43 triệu đồng/lượng. Trên thế giới, giá vàng giao ngay hiện neo tại mức 2.063 USD/ounce, tăng 10 USD so với hôm qua. Quy đổi ra tiền Việt, chưa bao gồm thuế phí, giá vàng thế giới tương đương 60,7 triệu đồng/lượng. Có thể thấy, tốc độ tăng giá của vàng trong nước đang nhanh hơn nhiều so với giá vàng thế giới dẫn đến mức chênh lệch gia tăng. Hiện giá vàng miếng SJC trong nước đã cao hơn giá vàng thế giới trên 19 triệu đồng/lượng; còn vàng nhẫn cao hơn 3 triệu đồng/lượng. Những người mua vàng thời điểm này ngoài chịu rủi ro phải bỏ ra nhiều tiền hơn còn phải chịu lỗ ngay lập tức khi chênh lệch giá mua và bán vàng đang dao động từ 1-1,2 triệu đồng/lượng. Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Một doanh nghiệp địa ốc hoàn tất thương vụ nhận chuyển nhượng cổ phầnGiá trị thương vụ lên đến 450 tỷ đồng, qua đó doanh nghiệp này sẽ sở hữu dự án biệt thự sinh thái nghỉ dưỡng 6 sao đầu tiên tại Hà Nội. 08:00 26/12/2023 Nhà đầu tư đón 'mưa' cổ tức tiền mặt chốt ngay trong tuần nàyTrong tuần cuối cùng năm nay (25-29/12), cổ đông của 32 doanh nghiệp sẽ được chốt quyền trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ chi trả cao nhất lên tới 30%. 07:00 26/12/2023 Vàng miếng SJC chốt đỉnh mới 78,5 triệu đồng/lượngGiá vàng miếng SJC đã tăng tới 1,6 triệu đồng/lượng chỉ trong ngày đầu tuần hôm nay để chốt phiên tại đỉnh lịch sử mới 78,5 triệu đồng/lượng. 18:39 25/12/2023
Vàng miếng SJC lại vượt đỉnh hơn 80 triệu đồng/lượng Đà tăng vẫn chưa dừng lại với mặt hàng vàng miếng SJC khi sáng nay (26/12), mặt hàng này đã chinh phục mức đỉnh mới 80,3 triệu đồng/lượng. Giá vàng miếng SJC tiếp tục vươn lên mức đỉnh 80,3 triệu đồng/lượng trong phiên giao dịch sáng nay (26/12). Ảnh: Chí Hùng. Trong phiên giao dịch hôm nay, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) điều chỉnh tăng 1,8 triệu đồng ở cả hai chiều mua - bán với mặt hàng vàng miếng, hiện niêm yết tại 79 - 80,3 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Đây cũng là mức đỉnh mới được lập của giá vàng SJC tính tới thời điểm hiện tại. So với 1 tháng trước (27/11), giá vàng miếng SJC đã tăng tới 7,9 triệu đồng/lượng ở cả hai chiều. Diễn biến này giúp người mua vàng miếng tháng trước đến nay đã ghi nhận khoản lãi lên tới 6,9 triệu đồng/lượng, tương đương mức lãi ròng hơn 9%. Đối với mặt hàng vàng nhẫn 99,99 loại 1-5 chỉ, doanh nghiệp này cũng điều chỉnh tăng 500.000 đồng ở cả hai chiều, hiện giao dịch quanh vùng giá cao 62,55 - 63,7 triệu đồng/lượng. So với 1 tháng trước, giá vàng nhẫn 99,99 của thương hiệu vàng quốc gia cũng ghi nhận mức tăng 2,3 triệu đồng/lượng. Và người mua vàng cũng đang lãi 1,3 triệu đồng mỗi lượng, tương đương mức lãi ròng gần 2%. GIÁ VÀNG MIẾNG SJC LIÊN TỤC TĂNG PHIÊN 26/12 Giá vàng miếng SJC tạo đỉnh mới ở 80,3 triệu đồng/lượng. Nguồn: SJC. Nhãn25/128h30 26/128h529h069h229h289h329h4810h3810h4811h0812h Mua vào triệu đồng/lượng 77.477.677.777.87878.278.578.778.778.87979 Bán ra 78.478.678.778.87979.279.579.779.88080.280.3 Diễn biến sôi động của giá vàng miếng SJC cũng đang diễn ra tại các doanh nghiệp vàng lớn khác trong phiên giao dịch sáng nay. Trong đó, Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) đã tăng giá vàng miếng SJC thêm 1,6 triệu đồng, hiện giao dịch ở mức 79,1 - 80,3 triệu đồng/lượng (mua - bán). Vàng nhẫn 24K chế tác của doanh nghiệp cũng được điều chỉnh tăng 550.000 đồng ở chiều mua và 500.000 đồng ở chiều bán, hiện chạy quanh mức 62,55 - 63,6 triệu đồng/lượng. Tập đoàn DOJI cũng điều chỉnh giá vàng miếng SJC tăng 1,95 triệu đồng ở chiều mua và 1,85 triệu đồng ở chiều bán, hiện giao dịch quanh mức 79,3 - 80,3 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, Tập đoàn Phú Quý tăng 1,4 triệu đồng giá mua và 1,3 triệu đồng giá bán, giúp vàng miếng SJC tăng lên mức 78,7 - 79,7 triệu đồng/lượng (mua - bán). Mặt hàng vàng nhẫn 99,9% của Phú Quý cũng được điều chỉnh tăng 900.000 đồng ở cả hai chiều, lên mức cao là 63,2 - 64,3 triệu đồng/lượng. Giá vàng miếng SJC tại các cửa hàng Bảo Tín Minh Châu sáng nay tăng 1,5 triệu đồng, hiện chấp nhận mua - bán ở mức 78,6 - 80,2 triệu đồng/lượng. Mặt hàng vàng nhẫn tròn trơn của doanh nghiệp này cũng chạy quanh mức giá cao là 63,43 - 64,43 triệu đồng/lượng. Trên thế giới, giá vàng giao ngay hiện neo tại mức 2.063 USD/ounce, tăng 10 USD so với hôm qua. Quy đổi ra tiền Việt, chưa bao gồm thuế phí, giá vàng thế giới tương đương 60,7 triệu đồng/lượng. Có thể thấy, tốc độ tăng giá của vàng trong nước đang nhanh hơn nhiều so với giá vàng thế giới dẫn đến mức chênh lệch gia tăng. Hiện giá vàng miếng SJC trong nước đã cao hơn giá vàng thế giới trên 19 triệu đồng/lượng; còn vàng nhẫn cao hơn 3 triệu đồng/lượng. Những người mua vàng thời điểm này ngoài chịu rủi ro phải bỏ ra nhiều tiền hơn còn phải chịu lỗ ngay lập tức khi chênh lệch giá mua và bán vàng đang dao động từ 1-1,2 triệu đồng/lượng. Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Một doanh nghiệp địa ốc hoàn tất thương vụ nhận chuyển nhượng cổ phầnGiá trị thương vụ lên đến 450 tỷ đồng, qua đó doanh nghiệp này sẽ sở hữu dự án biệt thự sinh thái nghỉ dưỡng 6 sao đầu tiên tại Hà Nội. 08:00 26/12/2023 Nhà đầu tư đón 'mưa' cổ tức tiền mặt chốt ngay trong tuần nàyTrong tuần cuối cùng năm nay (25-29/12), cổ đông của 32 doanh nghiệp sẽ được chốt quyền trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ chi trả cao nhất lên tới 30%. 07:00 26/12/2023 Vàng miếng SJC chốt đỉnh mới 78,5 triệu đồng/lượngGiá vàng miếng SJC đã tăng tới 1,6 triệu đồng/lượng chỉ trong ngày đầu tuần hôm nay để chốt phiên tại đỉnh lịch sử mới 78,5 triệu đồng/lượng. 18:39 25/12/2023
Bộ Xây dựng muốn thoái sạch vốn khỏi Tổng công ty Sông Hồng
Bộ Xây dựng sẽ bán đấu giá toàn bộ cổ phần đang sở hữu của Tổng công ty Sông Hồng với giá khởi điểm 10.500 đồng/cổ phiếu, gấp gần 5 lần thị giá hiện tại.
Ngày 22/12, Bộ Xây dựng sẽ tổ chức đấu giá toàn bộ cổ phần đang sở hữu tại Tổng công ty CP Sông Hồng (UPCoM: SHG). Động thái này diễn ra trong bối cảnh Tổng công ty Sông Hồng đang chìm trong thua lỗ kéo dài, nợ gần 2.000 tỷ đồng. Cụ thể, Bộ Xây dựng sẽ bán hơn 13,2 triệu cổ phiếu SHG đang nắm giữ (tỷ lệ 49,04%) với giá khởi điểm 10.500 đồng/cổ phiếu. Nếu thương vụ thành công, Bộ Xây dựng sẽ thu về hơn 139 tỷ đồng và không còn là cổ đông của Sông Hồng. Trước đó, Bộ Xây dựng đã phê duyệt kế hoạch chuyển nhượng vốn Nhà nước tại tổng công ty này và hoàn tất phương án chuyển nhượng vốn trước ngày 31/12. Cuối năm 2020, Bộ Xây dựng cũng từng bán đấu giá toàn bộ số cổ phần nắm giữ tại Sông Hồng với giá khởi điểm 10.000 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, thương vụ thoái vốn không thành công. Hiện, cổ phiếu SHG đang giao dịch ở mức 2.200 đồng/cổ phiếu và bị mất thanh khoản do nằm trong diện hạn chế giao dịch vì chậm công bố công tin. Năm 2019, Tổng công ty Sông Hồng từng trình Bộ Xây dựng phê duyệt hồ sơ thoái vốn Nhà nước để đấu giá một phần vốn Nhà nước. Khi đó, tổng công ty cho biết trong vài năm gần đây, công ty không triển khai được dự án đầu tư cũng như không có hợp đồng thi công xây lắp mới, nên tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh không có cơ hội để phục hồi cả trong ngắn hạn và dài hạn. TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY SÔNG HỒNG Số liệu: BCTC doanh nghiệp Nhãn20162017201820192020202120226T/2023 Doanh thu thuần tỷ đồng 693188155634244384 Lợi nhuận sau thuế -187-56-388-73-57-58-178-27 Theo doanh nghiệp, nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài trong một thời gian rất ngắn nữa thì tổng công ty chắc chắn phải tuyên bố phá sản và mất toàn bộ phần vốn Nhà nước. Từ sau cổ phần hóa (năm 2010), Sông Hồng liên tục thua lỗ. Trong nửa đầu năm nay, doanh thu thuần của doanh nghiệp này chỉ đạt gần 4 tỷ đồng, giảm 83% so với cùng kỳ do công ty không có doanh thu từ hợp đồng xây lắp. Kết quả, tổng công ty lỗ sau thuế gần 27 tỷ đồng, nâng lỗ lũy kế lên gần 1.293 tỷ. Vốn chủ sở hữu âm 987 tỷ đồng, đây đã là năm thứ 8 liên tiếp âm vốn từ 2016. Tại thời điểm cuối quý II, tổng tài sản của Sông Hồng đạt 985 tỷ đồng, tiền mặt chỉ còn gần 4 tỷ đồng. Trong khi nợ phải trả là 1.972 tỷ đồng, bao gồm 1.724 tỷ đồng nợ ngắn hạn, số dư vượt quá tài sản ngắn hạn. Tổng công ty Sông Hồng tiền thân là Công ty Kiến trúc Việt Trì, trực thuộc Bộ Xây dựng. Công ty này đã xây dựng một loạt các công trình lớn như nhà máy Supe phốt phát Lâm Thao, nhà máy giấy Bãi Bằng (Phú Thọ), sân bay Sao Vàng (Thanh Hoá), sân bay Nội Bài (Hà Nội)... và các khu chung cư ở Hà Nội như Kim Liên, Giảng Võ... Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Lý do Hà Nội chưa báo cáo vụ 3 mỏ cát trúng đấu giá cao gấp 141 lầnUBND TP Hà Nội vẫn đang rà soát toàn bộ quá trình lập hồ sơ và tổ chức đấu giá quyền khai thác 3 mỏ cát trên địa bàn dù đã quá thời hạn báo cáo Thủ tướng. 18:28 6/12/2023 Bộ Công Thương: 98% hộ dân được giảm tiền điện khi áp dụng giá 5 bậcTheo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, việc thiết kế giá bán lẻ điện cho sinh hoạt theo bậc phù hợp với mức sử dụng điện khác nhau của các hộ dân nhằm khuyến khích dùng tiết kiệm điện. 18:03 6/12/2023 Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh gói 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hộiNgười đứng đầu Chính phủ đánh giá việc tiếp cận tín dụng, thị trường bất động sản vẫn còn khó khăn. Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng phát triển nhà ở xã hội cần thúc đẩy giải ngân. 12:02 6/12/2023
Bộ Xây dựng muốn thoái sạch vốn khỏi Tổng công ty Sông Hồng Bộ Xây dựng sẽ bán đấu giá toàn bộ cổ phần đang sở hữu của Tổng công ty Sông Hồng với giá khởi điểm 10.500 đồng/cổ phiếu, gấp gần 5 lần thị giá hiện tại. Ngày 22/12, Bộ Xây dựng sẽ tổ chức đấu giá toàn bộ cổ phần đang sở hữu tại Tổng công ty CP Sông Hồng (UPCoM: SHG). Động thái này diễn ra trong bối cảnh Tổng công ty Sông Hồng đang chìm trong thua lỗ kéo dài, nợ gần 2.000 tỷ đồng. Cụ thể, Bộ Xây dựng sẽ bán hơn 13,2 triệu cổ phiếu SHG đang nắm giữ (tỷ lệ 49,04%) với giá khởi điểm 10.500 đồng/cổ phiếu. Nếu thương vụ thành công, Bộ Xây dựng sẽ thu về hơn 139 tỷ đồng và không còn là cổ đông của Sông Hồng. Trước đó, Bộ Xây dựng đã phê duyệt kế hoạch chuyển nhượng vốn Nhà nước tại tổng công ty này và hoàn tất phương án chuyển nhượng vốn trước ngày 31/12. Cuối năm 2020, Bộ Xây dựng cũng từng bán đấu giá toàn bộ số cổ phần nắm giữ tại Sông Hồng với giá khởi điểm 10.000 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, thương vụ thoái vốn không thành công. Hiện, cổ phiếu SHG đang giao dịch ở mức 2.200 đồng/cổ phiếu và bị mất thanh khoản do nằm trong diện hạn chế giao dịch vì chậm công bố công tin. Năm 2019, Tổng công ty Sông Hồng từng trình Bộ Xây dựng phê duyệt hồ sơ thoái vốn Nhà nước để đấu giá một phần vốn Nhà nước. Khi đó, tổng công ty cho biết trong vài năm gần đây, công ty không triển khai được dự án đầu tư cũng như không có hợp đồng thi công xây lắp mới, nên tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh không có cơ hội để phục hồi cả trong ngắn hạn và dài hạn. TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY SÔNG HỒNG Số liệu: BCTC doanh nghiệp Nhãn20162017201820192020202120226T/2023 Doanh thu thuần tỷ đồng 693188155634244384 Lợi nhuận sau thuế -187-56-388-73-57-58-178-27 Theo doanh nghiệp, nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài trong một thời gian rất ngắn nữa thì tổng công ty chắc chắn phải tuyên bố phá sản và mất toàn bộ phần vốn Nhà nước. Từ sau cổ phần hóa (năm 2010), Sông Hồng liên tục thua lỗ. Trong nửa đầu năm nay, doanh thu thuần của doanh nghiệp này chỉ đạt gần 4 tỷ đồng, giảm 83% so với cùng kỳ do công ty không có doanh thu từ hợp đồng xây lắp. Kết quả, tổng công ty lỗ sau thuế gần 27 tỷ đồng, nâng lỗ lũy kế lên gần 1.293 tỷ. Vốn chủ sở hữu âm 987 tỷ đồng, đây đã là năm thứ 8 liên tiếp âm vốn từ 2016. Tại thời điểm cuối quý II, tổng tài sản của Sông Hồng đạt 985 tỷ đồng, tiền mặt chỉ còn gần 4 tỷ đồng. Trong khi nợ phải trả là 1.972 tỷ đồng, bao gồm 1.724 tỷ đồng nợ ngắn hạn, số dư vượt quá tài sản ngắn hạn. Tổng công ty Sông Hồng tiền thân là Công ty Kiến trúc Việt Trì, trực thuộc Bộ Xây dựng. Công ty này đã xây dựng một loạt các công trình lớn như nhà máy Supe phốt phát Lâm Thao, nhà máy giấy Bãi Bằng (Phú Thọ), sân bay Sao Vàng (Thanh Hoá), sân bay Nội Bài (Hà Nội)... và các khu chung cư ở Hà Nội như Kim Liên, Giảng Võ... Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Lý do Hà Nội chưa báo cáo vụ 3 mỏ cát trúng đấu giá cao gấp 141 lầnUBND TP Hà Nội vẫn đang rà soát toàn bộ quá trình lập hồ sơ và tổ chức đấu giá quyền khai thác 3 mỏ cát trên địa bàn dù đã quá thời hạn báo cáo Thủ tướng. 18:28 6/12/2023 Bộ Công Thương: 98% hộ dân được giảm tiền điện khi áp dụng giá 5 bậcTheo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, việc thiết kế giá bán lẻ điện cho sinh hoạt theo bậc phù hợp với mức sử dụng điện khác nhau của các hộ dân nhằm khuyến khích dùng tiết kiệm điện. 18:03 6/12/2023 Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh gói 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hộiNgười đứng đầu Chính phủ đánh giá việc tiếp cận tín dụng, thị trường bất động sản vẫn còn khó khăn. Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng phát triển nhà ở xã hội cần thúc đẩy giải ngân. 12:02 6/12/2023
EVN nợ PVN gần 23.000 tỷ đồng
Phía PVN cho biết khoản nợ của EVN hiện ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh, cân đối dòng tiền của tập đoàn.
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) vừa công bố ước tính kết quả 6 tháng đầu năm 2023, trong đó cho biết tổng doanh thu toàn tập đoàn ước đạt 420.100 tỷ đồng, giảm hơn 10% so với cùng kỳ nhưng vượt 24% kế hoạch 6 tháng. Trong giai đoạn này, PVN cho biết tập đoàn đã nộp ngân sách Nhà nước (không bao gồm Công ty Lọc hóa dầu Nghi Sơn) hơn 66.000 tỷ đồng, xấp xỉ cùng kỳ và vượt 63% kế hoạch. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất không được tập đoàn công bố cụ thể nhưng cho biết kết quả đã vượt cao so với mục tiêu. Về tình hình kinh doanh trong năm nay, PVN đặt kỳ vọng đạt gần 677.700 tỷ đồng doanh thu (không bao gồm Công ty Lọc hóa dầu Nghi Sơn), nộp ngân sách Nhà nước 78.300 tỷ đồng. Như vậy, sau nửa đầu năm, PVN đã thực hiện được lần lượt 62% và 84% với các chỉ tiêu trên. PVN cho biết trong nửa đầu năm nay, sản lượng khai thác dầu thô toàn tập đoàn đã đạt 5,3 triệu tấn, vượt 14% so với kế hoạch. Trong đó, khai thác dầu thô trong nước đạt 4,4 triệu tấn, vượt 17% và khai thác dầu thô nước ngoài đạt 900.000 tấn, vượt 3% kế hoạch cùng giai đoạn. Sản lượng khai thác khí giai đoạn này của PVN đạt 4,16 tỷ m3, vượt 27% kế hoạch; sản xuất điện đạt 12,66 tỷ kWh, vượt 5% kế hoạch; sản xuất đạm đạt 877.500 tấn, vượt 10% kế hoạch; sản xuất sản phẩm xăng dầu (không bao gồm sản phẩm của Nghi Sơn) đạt 3,53 triệu tấn, vượt 16,6% kế hoạch 6 tháng. KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA PVN (tỷ đồng) Nhãn201720182019202020212022 Doanh thu 498000626800736200566800620200197120 Lợi nhuận trước thuế 383004190034900199004500082200 Theo PVN, kết quả kinh doanh kể trên của tập đoàn có được rất khác biệt trong điều kiện tình hình vĩ mô, thị trường, kinh tế toàn cầu tiếp tục khó khăn, đặc biệt là tình trạng gián đoạn, đứt gãy cao, chưa từng có tiền lệ. Các dự báo về tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 hiện đều giảm so với dự báo cuối năm 2022. Trong nước, dù tăng trưởng GDP quý II cao hơn quý I nhưng vẫn thấp hơn so với kế hoạch đặt ra và bối cảnh chung vẫn còn nhiều khó khăn hơn là thuận lợi. Bên cạnh các yếu tố kể trên, ngành dầu khí cũng chịu tác động lớn từ thị trường năng lượng giảm sâu so với cùng kỳ và xu hướng tháng sau giảm so với các tháng trước. Trong đó, giá dầu thô, giá khí, biên lợi nhuận xăng dầu, lọc dầu đều giảm mạnh, nhu cầu điện tăng không cao so với cùng kỳ. Bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới 6 tháng đầu năm đã giảm từ 25-27% so với cùng kỳ; giá phân bón ở mức thấp, tiêu thụ khó khăn... Đáng chú ý, một trong những vướng mắc, khó khăn lớn được tập đoàn này chỉ ra là việc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang nợ trong toàn hệ thống PVN gần 23.000 tỷ đồng. Trong đó, nợ đến hạn thanh toán là hơn 14.000 tỷ đồng, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh, cân đối dòng tiền của PVN. Bên cạnh đó, với việc ưu tiên huy động điện từ nguồn năng lượng tái tạo nhưng với tính ổn định không cao dẫn đến các nhà máy nhiệt điện khí huy động lên xuống máy liên tục làm xác suất sự cố các tổ máy tăng cao, ảnh hưởng đến chi phí sản xuất điện cũng như tính sẵn sàng để đảm bảo mục tiêu kế hoạch sản lượng điện của tập đoàn. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về doanh nhân, câu chuyện kinh doanh, khởi nghiệp, vượt qua khó khăn, kinh nghiệm quản trị... tại Tủ sách doanh nhân. Những cuốn sách được chia sẻ bởi các doanh nhân nổi tiếng thế giới như Bill Gate, Warren Buffett, Elon Musk... Nhóm VinaCapital bán gần 2,8 triệu cổ phiếu tại KidoHai quỹ thuộc VinaCapital vừa đồng loạt bán cổ phiếu của CTCP Tập đoàn Kido. Theo đó, quỹ Liva Holdings Limited chính thức không còn là cổ đông lớn của công ty này. 14:04 13/7/2023 Giám đốc công ty do vợ Khánh Phương làm chủ tịch muốn bán hết cổ phiếuGiám đốc điều hành Công ty CP Sông Đà 1.01 mới đây đăng ký bán toàn bộ 901.520 cổ phiếu công ty với mục đích thu lợi nhuận. 11:20 13/7/2023
EVN nợ PVN gần 23.000 tỷ đồng Phía PVN cho biết khoản nợ của EVN hiện ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh, cân đối dòng tiền của tập đoàn. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) vừa công bố ước tính kết quả 6 tháng đầu năm 2023, trong đó cho biết tổng doanh thu toàn tập đoàn ước đạt 420.100 tỷ đồng, giảm hơn 10% so với cùng kỳ nhưng vượt 24% kế hoạch 6 tháng. Trong giai đoạn này, PVN cho biết tập đoàn đã nộp ngân sách Nhà nước (không bao gồm Công ty Lọc hóa dầu Nghi Sơn) hơn 66.000 tỷ đồng, xấp xỉ cùng kỳ và vượt 63% kế hoạch. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất không được tập đoàn công bố cụ thể nhưng cho biết kết quả đã vượt cao so với mục tiêu. Về tình hình kinh doanh trong năm nay, PVN đặt kỳ vọng đạt gần 677.700 tỷ đồng doanh thu (không bao gồm Công ty Lọc hóa dầu Nghi Sơn), nộp ngân sách Nhà nước 78.300 tỷ đồng. Như vậy, sau nửa đầu năm, PVN đã thực hiện được lần lượt 62% và 84% với các chỉ tiêu trên. PVN cho biết trong nửa đầu năm nay, sản lượng khai thác dầu thô toàn tập đoàn đã đạt 5,3 triệu tấn, vượt 14% so với kế hoạch. Trong đó, khai thác dầu thô trong nước đạt 4,4 triệu tấn, vượt 17% và khai thác dầu thô nước ngoài đạt 900.000 tấn, vượt 3% kế hoạch cùng giai đoạn. Sản lượng khai thác khí giai đoạn này của PVN đạt 4,16 tỷ m3, vượt 27% kế hoạch; sản xuất điện đạt 12,66 tỷ kWh, vượt 5% kế hoạch; sản xuất đạm đạt 877.500 tấn, vượt 10% kế hoạch; sản xuất sản phẩm xăng dầu (không bao gồm sản phẩm của Nghi Sơn) đạt 3,53 triệu tấn, vượt 16,6% kế hoạch 6 tháng. KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA PVN (tỷ đồng) Nhãn201720182019202020212022 Doanh thu 498000626800736200566800620200197120 Lợi nhuận trước thuế 383004190034900199004500082200 Theo PVN, kết quả kinh doanh kể trên của tập đoàn có được rất khác biệt trong điều kiện tình hình vĩ mô, thị trường, kinh tế toàn cầu tiếp tục khó khăn, đặc biệt là tình trạng gián đoạn, đứt gãy cao, chưa từng có tiền lệ. Các dự báo về tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 hiện đều giảm so với dự báo cuối năm 2022. Trong nước, dù tăng trưởng GDP quý II cao hơn quý I nhưng vẫn thấp hơn so với kế hoạch đặt ra và bối cảnh chung vẫn còn nhiều khó khăn hơn là thuận lợi. Bên cạnh các yếu tố kể trên, ngành dầu khí cũng chịu tác động lớn từ thị trường năng lượng giảm sâu so với cùng kỳ và xu hướng tháng sau giảm so với các tháng trước. Trong đó, giá dầu thô, giá khí, biên lợi nhuận xăng dầu, lọc dầu đều giảm mạnh, nhu cầu điện tăng không cao so với cùng kỳ. Bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới 6 tháng đầu năm đã giảm từ 25-27% so với cùng kỳ; giá phân bón ở mức thấp, tiêu thụ khó khăn... Đáng chú ý, một trong những vướng mắc, khó khăn lớn được tập đoàn này chỉ ra là việc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang nợ trong toàn hệ thống PVN gần 23.000 tỷ đồng. Trong đó, nợ đến hạn thanh toán là hơn 14.000 tỷ đồng, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh, cân đối dòng tiền của PVN. Bên cạnh đó, với việc ưu tiên huy động điện từ nguồn năng lượng tái tạo nhưng với tính ổn định không cao dẫn đến các nhà máy nhiệt điện khí huy động lên xuống máy liên tục làm xác suất sự cố các tổ máy tăng cao, ảnh hưởng đến chi phí sản xuất điện cũng như tính sẵn sàng để đảm bảo mục tiêu kế hoạch sản lượng điện của tập đoàn. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về doanh nhân, câu chuyện kinh doanh, khởi nghiệp, vượt qua khó khăn, kinh nghiệm quản trị... tại Tủ sách doanh nhân. Những cuốn sách được chia sẻ bởi các doanh nhân nổi tiếng thế giới như Bill Gate, Warren Buffett, Elon Musk... Nhóm VinaCapital bán gần 2,8 triệu cổ phiếu tại KidoHai quỹ thuộc VinaCapital vừa đồng loạt bán cổ phiếu của CTCP Tập đoàn Kido. Theo đó, quỹ Liva Holdings Limited chính thức không còn là cổ đông lớn của công ty này. 14:04 13/7/2023 Giám đốc công ty do vợ Khánh Phương làm chủ tịch muốn bán hết cổ phiếuGiám đốc điều hành Công ty CP Sông Đà 1.01 mới đây đăng ký bán toàn bộ 901.520 cổ phiếu công ty với mục đích thu lợi nhuận. 11:20 13/7/2023
Chứng khoán 19/12: Thị trường đảo chiều phút chót, HAG vẫn nằm sàn
Chỉ số chính đại diện sàn HoSE nhận được lực kéo mạnh vào cuối phiên giao dịch khi dòng tiền đổ về các cổ phiếu vốn hóa lớn.
Thị trường chứng khoán trong nước hôm nay tiếp tục vấp phải áp lực bán và được giao dịch dưới ngưỡng tham chiếu trong phần lớn thời gian giao dịch. Tưởng chừng chứng khoán Việt sẽ có phiên giảm thứ 5 liên tiếp, lực cầu tập trung vào các cổ phiếu trụ đã giúp thị trường đảo chiều vào cuối phiên. Trên sàn HoSE, chỉ số VN-Index có thời điểm giảm gần 10 điểm nhưng kết phiên lại đóng cửa trong sắc xanh, tăng 4,42 điểm (+0,4%) lên 1.096,3 điểm. Tương tự, chỉ số HNX-Index tăng 1,54 điểm (+0,68%) lên 227,27 điểm; UPCoM-Index tăng 0,21 điểm (+0,25%) lên 85,1 điểm. VN-Index thoát phiên giảm thứ 5 liên tiếp. Ảnh: DNSE. Rổ vốn hóa lớn VN30 hôm nay ghi nhận số mã tăng áp đảo lên tới 20 mã, 4 mã giữ tham chiếu và 6 mã giảm. Số mã tăng tập trung chủ yếu ở các cổ phiếu dòng ngân hàng như HDB (HDBank) tăng 3%, TCB (Techcombank) tăng 1,8%, CTG (VietinBank) tăng 1,7%. Dẫu vậy, chỉ số vẫn chịu sự đè nén của các mã dẫn đầu về vốn hóa như VHM (Vinhomes), VCB (Vietcombank), GAS (PV Gas) hay MSN (Masan). Trong khi chiều ngược lại, lực kéo đến từ HPG (Hòa Phát) và các cổ phiếu ngân hàng dẫn đầu biên độ tăng kể trên. Cổ phiếu dòng thép hôm nay chứng kiến phiên giao dịch ấn tượng khi HPG tăng 2,26%; HSG (Hòa Sen) tăng 3,61%; NKG (Thép Nam Kim) tăng 5,49% hay TLH (Thép Tiến Lên) tăng 2,24%. Các cổ phiếu vật liệu xây dựng như VGC (Viglacera), VCS (Vicostone), HTI (Hạ tầng Idico) cũng nhận được phản ứng tích cực từ thị trường. Cổ phiếu thép, ngân hàng kéo thị trường vực dậy phiên 19/12. Ảnh: Vietstock. Tương tự, dòng chứng khoán đều có biên độ tăng tốt, điển hình như SSI (Chứng khoán SSI) tăng 1,42%; VND (VNDirect) tăng 1,16%; VCI (Chứng khoán Vietcap) tăng 0,98%; SHS (Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội) tăng 2,73%; HCM (Chứng khoán HSC) tăng 1,61%; VIX (Chứng khoán VIX) tăng 2,44% hay MBS (Chứng khoán MB) tăng 2,67%. Hai mã giảm hiếm hoi là WSS của Chứng khoán Phố Wall và HBS của Chứng khoán Hòa Bình. Cổ phiếu bán lẻ lại diễn biến trái ngược khi MWG của Thế Giới Di Động tăng 2,65%; DGW của Digiworld tăng 2,42%, trong khi FRT của Bán lẻ kỹ thuật số FPT giảm 0,89%. Đáng chú ý, cổ phiếu HAG của Hoàng Anh Gia Lai giao dịch tại giá sàn từ rất sớm và không có dấu hiệu hồi phục ngay cả khi thị trường được kéo lên. Thanh khoản cổ phiếu này hôm nay đạt 27 triệu đơn vị, tương đương 346 tỷ đồng, khối lượng còn chất bán lên tới 14 triệu đơn vị. Cổ phiếu HAG bất ngờ bị bán tháo. Ảnh: DNSE. Khối ngoại hôm nay thu hẹp giá trị bán ròng xuống còn 451 tỷ đồng. Tâm điểm xuất hiện ở chiều mua khi chứng chỉ quỹ FUEVFVND không còn bị bán tháo mà được gom ròng trở lại 142 tỷ đồng. Đây có thể là tín hiệu tích cực cho thấy khối ngoại phần nào hoàn thành quá trình cơ cấu danh mục. Ngoài ra, một số mã đứng sau được khối này mua mạnh gồm DGC (Hóa chất Đức Giang) 52 tỷ đồng, VRE (Vincom Retail) 16 tỷ đồng, IDC (Idico) 16 tỷ đồng, HDB 12 tỷ đồng. Chiều ngược lại, cổ phiếu EIB của Eximbank dẫn đầu giá trị xả ròng của khối ngoại trong phiên với 161 tỷ đồng. Mã này cũng là cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất từ đầu năm đến nay với giá trị khoảng 5.300 tỷ đồng. Dù cho phép tỷ lệ sở hữu tối đa nước ngoài ở mức 30%, tỷ lệ nhà đầu tư nước ngoài đang nắm giữ cổ phần tại nhà băng này đã giảm một mạch từ 18,92% đầu năm xuống mức 2,73%. Nguyên nhân chủ yếu do Eximbank mất đi cổ đông chiến lược là Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) và chưa tìm được đối tác ngoại mới. Ngoài EIB, VNM của Vinamilk cũng bị bán 93 tỷ đồng hay các mã chứng khoán như SSI bị bán 91 tỷ đồng; HCM (-57 tỷ đồng); VND (-32 tỷ đồng); VCI (-25 tỷ đồng). Cổ phiếu HAGL giảm kịch sàn, dư bán hơn 12 triệu đơn vịCổ phiếu HAG của CTCP Hoàng Anh Gia Lai bị bán tháo "trắng bên mua" ngay trong buổi sáng. Toàn bộ giao dịch đều diễn ra theo hình thức khớp lệnh. 13:17 19/12/2023 Chứng khoán 18/12: VN-Index bị đánh bật khỏi mốc 1.100 điểm lần thứ 7Áp lực bán tập trung vào các cổ phiếu trụ khiến VN-Index điều chỉnh mạnh ngay từ đầu phiên và rời khỏi mốc 1.100 điểm sau khi giảm hơn 10 điểm. 16:36 18/12/2023 Chứng khoán tuần này có thể rung lắc mạnhCác công ty chứng khoán dự báo thị trường có thể phục hồi trong phiên đầu tuần song áp lực bán vẫn còn hiện diện, đặc biệt khi VN-Index đang chực chờ rơi khỏi mốc 1.100 điểm. 09:57 18/12/2023 Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Chứng khoán 19/12: Thị trường đảo chiều phút chót, HAG vẫn nằm sàn Chỉ số chính đại diện sàn HoSE nhận được lực kéo mạnh vào cuối phiên giao dịch khi dòng tiền đổ về các cổ phiếu vốn hóa lớn. Thị trường chứng khoán trong nước hôm nay tiếp tục vấp phải áp lực bán và được giao dịch dưới ngưỡng tham chiếu trong phần lớn thời gian giao dịch. Tưởng chừng chứng khoán Việt sẽ có phiên giảm thứ 5 liên tiếp, lực cầu tập trung vào các cổ phiếu trụ đã giúp thị trường đảo chiều vào cuối phiên. Trên sàn HoSE, chỉ số VN-Index có thời điểm giảm gần 10 điểm nhưng kết phiên lại đóng cửa trong sắc xanh, tăng 4,42 điểm (+0,4%) lên 1.096,3 điểm. Tương tự, chỉ số HNX-Index tăng 1,54 điểm (+0,68%) lên 227,27 điểm; UPCoM-Index tăng 0,21 điểm (+0,25%) lên 85,1 điểm. VN-Index thoát phiên giảm thứ 5 liên tiếp. Ảnh: DNSE. Rổ vốn hóa lớn VN30 hôm nay ghi nhận số mã tăng áp đảo lên tới 20 mã, 4 mã giữ tham chiếu và 6 mã giảm. Số mã tăng tập trung chủ yếu ở các cổ phiếu dòng ngân hàng như HDB (HDBank) tăng 3%, TCB (Techcombank) tăng 1,8%, CTG (VietinBank) tăng 1,7%. Dẫu vậy, chỉ số vẫn chịu sự đè nén của các mã dẫn đầu về vốn hóa như VHM (Vinhomes), VCB (Vietcombank), GAS (PV Gas) hay MSN (Masan). Trong khi chiều ngược lại, lực kéo đến từ HPG (Hòa Phát) và các cổ phiếu ngân hàng dẫn đầu biên độ tăng kể trên. Cổ phiếu dòng thép hôm nay chứng kiến phiên giao dịch ấn tượng khi HPG tăng 2,26%; HSG (Hòa Sen) tăng 3,61%; NKG (Thép Nam Kim) tăng 5,49% hay TLH (Thép Tiến Lên) tăng 2,24%. Các cổ phiếu vật liệu xây dựng như VGC (Viglacera), VCS (Vicostone), HTI (Hạ tầng Idico) cũng nhận được phản ứng tích cực từ thị trường. Cổ phiếu thép, ngân hàng kéo thị trường vực dậy phiên 19/12. Ảnh: Vietstock. Tương tự, dòng chứng khoán đều có biên độ tăng tốt, điển hình như SSI (Chứng khoán SSI) tăng 1,42%; VND (VNDirect) tăng 1,16%; VCI (Chứng khoán Vietcap) tăng 0,98%; SHS (Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội) tăng 2,73%; HCM (Chứng khoán HSC) tăng 1,61%; VIX (Chứng khoán VIX) tăng 2,44% hay MBS (Chứng khoán MB) tăng 2,67%. Hai mã giảm hiếm hoi là WSS của Chứng khoán Phố Wall và HBS của Chứng khoán Hòa Bình. Cổ phiếu bán lẻ lại diễn biến trái ngược khi MWG của Thế Giới Di Động tăng 2,65%; DGW của Digiworld tăng 2,42%, trong khi FRT của Bán lẻ kỹ thuật số FPT giảm 0,89%. Đáng chú ý, cổ phiếu HAG của Hoàng Anh Gia Lai giao dịch tại giá sàn từ rất sớm và không có dấu hiệu hồi phục ngay cả khi thị trường được kéo lên. Thanh khoản cổ phiếu này hôm nay đạt 27 triệu đơn vị, tương đương 346 tỷ đồng, khối lượng còn chất bán lên tới 14 triệu đơn vị. Cổ phiếu HAG bất ngờ bị bán tháo. Ảnh: DNSE. Khối ngoại hôm nay thu hẹp giá trị bán ròng xuống còn 451 tỷ đồng. Tâm điểm xuất hiện ở chiều mua khi chứng chỉ quỹ FUEVFVND không còn bị bán tháo mà được gom ròng trở lại 142 tỷ đồng. Đây có thể là tín hiệu tích cực cho thấy khối ngoại phần nào hoàn thành quá trình cơ cấu danh mục. Ngoài ra, một số mã đứng sau được khối này mua mạnh gồm DGC (Hóa chất Đức Giang) 52 tỷ đồng, VRE (Vincom Retail) 16 tỷ đồng, IDC (Idico) 16 tỷ đồng, HDB 12 tỷ đồng. Chiều ngược lại, cổ phiếu EIB của Eximbank dẫn đầu giá trị xả ròng của khối ngoại trong phiên với 161 tỷ đồng. Mã này cũng là cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất từ đầu năm đến nay với giá trị khoảng 5.300 tỷ đồng. Dù cho phép tỷ lệ sở hữu tối đa nước ngoài ở mức 30%, tỷ lệ nhà đầu tư nước ngoài đang nắm giữ cổ phần tại nhà băng này đã giảm một mạch từ 18,92% đầu năm xuống mức 2,73%. Nguyên nhân chủ yếu do Eximbank mất đi cổ đông chiến lược là Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) và chưa tìm được đối tác ngoại mới. Ngoài EIB, VNM của Vinamilk cũng bị bán 93 tỷ đồng hay các mã chứng khoán như SSI bị bán 91 tỷ đồng; HCM (-57 tỷ đồng); VND (-32 tỷ đồng); VCI (-25 tỷ đồng). Cổ phiếu HAGL giảm kịch sàn, dư bán hơn 12 triệu đơn vịCổ phiếu HAG của CTCP Hoàng Anh Gia Lai bị bán tháo "trắng bên mua" ngay trong buổi sáng. Toàn bộ giao dịch đều diễn ra theo hình thức khớp lệnh. 13:17 19/12/2023 Chứng khoán 18/12: VN-Index bị đánh bật khỏi mốc 1.100 điểm lần thứ 7Áp lực bán tập trung vào các cổ phiếu trụ khiến VN-Index điều chỉnh mạnh ngay từ đầu phiên và rời khỏi mốc 1.100 điểm sau khi giảm hơn 10 điểm. 16:36 18/12/2023 Chứng khoán tuần này có thể rung lắc mạnhCác công ty chứng khoán dự báo thị trường có thể phục hồi trong phiên đầu tuần song áp lực bán vẫn còn hiện diện, đặc biệt khi VN-Index đang chực chờ rơi khỏi mốc 1.100 điểm. 09:57 18/12/2023 Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...
Doanh thu phí bảo hiểm lần đầu suy giảm
Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy nửa đầu năm nay, doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường lần đầu ghi nhận tăng trưởng âm.
Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê, trong nửa đầu năm nay, doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường đã giảm gần 2% cùng kỳ. Đáng chú ý, đây là lần đầu tiên doanh thu thị trường bảo hiểm trong nước ghi nhận tăng trưởng âm kể từ khi được Tổng cục Thống kê ghi nhận số liệu từ năm 2016. Trong đó, tổng doanh thu phí bảo hiểm quý II năm nay ước đạt hơn 61.000 tỷ đồng, giảm 3,12% so với cùng kỳ năm 2022. Tính chung 6 tháng đầu năm, tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 117.000 tỷ đồng, giảm 1,62%, đánh dấu lần sụt giảm đầu tiên kể từ khi Tổng cục Thống kê công bố số liệu. TĂNG TRƯỞNG DOANH THU PHÍ BẢO HIỂM TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM Nguồn: Tổng cục Thống kê Nhãn 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 Tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm % 26 19 13 17 11 17 14 -1.62 Cũng theo công bố trước đó của cơ quan thống kê, tổng doanh thu phí bảo hiểm tính trong quý I năm nay ước đạt 59.458 tỷ đồng, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, doanh thu từ lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 19.870 tỷ đồng, tăng 15,2%; còn doanh thu phí lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ ước đạt 39.588 tỷ đồng, tăng 3,1%. Đây cũng là mức tăng trưởng thấp nhất trong nhiều năm gần đây. Nhìn về trước đó, giai đoạn nửa đầu năm giai đoạn 2016-2022, doanh thu phí bảo hiểm đều ghi nhận tốc độ tăng trưởng 11-26%. Trong đó, mảng bảo hiểm nhân thọ có mức tăng trưởng mạnh 13-35%. Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV), tính đến cuối năm 2022, Top 5 doanh nghiệp dẫn đầu về thị phần về thị phần bảo hiểm nhân thọ tại thị trường Việt Nam lần lượt gồm: Bảo Việt, Prudential, Manulife, Dai-ichi Life, và AIA. IAV cho biết, 5 doanh nghiệp trên chiếm khoảng 76% thị phần bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam. Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm phân phối qua kênh hợp tác ngân hàng chiếm khoảng 40% tổng doanh thu khai thác mới của các công ty bảo hiểm. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Bộ Tài chính: Sắp thanh tra thêm 10 doanh nghiệp bảo hiểmTừ nay đến hết năm, Bộ Tài chính sẽ thanh, kiểm tra 10 doanh nghiệp bảo hiểm, trong đó thanh, kiểm tra 6 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 4 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ. 19:07 4/7/2023 Một hãng bảo hiểm bị thanh tra có tỷ lệ huỷ hợp đồng sau năm đầu 73%Các doanh nghiệp bảo hiểm thu lớn từ kênh bán qua ngân hàng nhưng tỷ lệ huỷ hợp đồng sau năm đầu tiên đều ghi nhận trên 32%. 14:00 3/7/2023
Doanh thu phí bảo hiểm lần đầu suy giảm Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy nửa đầu năm nay, doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường lần đầu ghi nhận tăng trưởng âm. Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê, trong nửa đầu năm nay, doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường đã giảm gần 2% cùng kỳ. Đáng chú ý, đây là lần đầu tiên doanh thu thị trường bảo hiểm trong nước ghi nhận tăng trưởng âm kể từ khi được Tổng cục Thống kê ghi nhận số liệu từ năm 2016. Trong đó, tổng doanh thu phí bảo hiểm quý II năm nay ước đạt hơn 61.000 tỷ đồng, giảm 3,12% so với cùng kỳ năm 2022. Tính chung 6 tháng đầu năm, tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 117.000 tỷ đồng, giảm 1,62%, đánh dấu lần sụt giảm đầu tiên kể từ khi Tổng cục Thống kê công bố số liệu. TĂNG TRƯỞNG DOANH THU PHÍ BẢO HIỂM TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM Nguồn: Tổng cục Thống kê Nhãn 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 Tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm % 26 19 13 17 11 17 14 -1.62 Cũng theo công bố trước đó của cơ quan thống kê, tổng doanh thu phí bảo hiểm tính trong quý I năm nay ước đạt 59.458 tỷ đồng, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, doanh thu từ lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 19.870 tỷ đồng, tăng 15,2%; còn doanh thu phí lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ ước đạt 39.588 tỷ đồng, tăng 3,1%. Đây cũng là mức tăng trưởng thấp nhất trong nhiều năm gần đây. Nhìn về trước đó, giai đoạn nửa đầu năm giai đoạn 2016-2022, doanh thu phí bảo hiểm đều ghi nhận tốc độ tăng trưởng 11-26%. Trong đó, mảng bảo hiểm nhân thọ có mức tăng trưởng mạnh 13-35%. Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV), tính đến cuối năm 2022, Top 5 doanh nghiệp dẫn đầu về thị phần về thị phần bảo hiểm nhân thọ tại thị trường Việt Nam lần lượt gồm: Bảo Việt, Prudential, Manulife, Dai-ichi Life, và AIA. IAV cho biết, 5 doanh nghiệp trên chiếm khoảng 76% thị phần bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam. Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm phân phối qua kênh hợp tác ngân hàng chiếm khoảng 40% tổng doanh thu khai thác mới của các công ty bảo hiểm. Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu... Bộ Tài chính: Sắp thanh tra thêm 10 doanh nghiệp bảo hiểmTừ nay đến hết năm, Bộ Tài chính sẽ thanh, kiểm tra 10 doanh nghiệp bảo hiểm, trong đó thanh, kiểm tra 6 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 4 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ. 19:07 4/7/2023 Một hãng bảo hiểm bị thanh tra có tỷ lệ huỷ hợp đồng sau năm đầu 73%Các doanh nghiệp bảo hiểm thu lớn từ kênh bán qua ngân hàng nhưng tỷ lệ huỷ hợp đồng sau năm đầu tiên đều ghi nhận trên 32%. 14:00 3/7/2023
Cienco4 góp vốn thành lập Công ty TNHH Cảng hàng không Quảng Trị
Cienco4 góp 6,75 tỷ đồng thành lập Công ty TNHH Cảng hàng không Quảng Trị, tương ứng 15% vốn điều lệ công ty.
HĐQT Công ty CP Tập đoàn Cienco4 (UPCoM: C4G) vừa thông qua nghị quyết về việc thành lập và bổ nhiệm Người đại diện tại Công ty TNHH Cảng hàng không Quảng Trị. Cụ thể, Cienco4 sẽ góp 6,75 tỷ đồng để nắm 15% vốn điều lệ của Cảng hàng không Quảng Trị. Ông Lê Đức Thọ, Thành viên HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc Cienco4 sẽ là người đại diện ủy quyền tại Cảng hàng không Quảng Trị với phần vốn góp 2,25 tỷ đồng, tương ứng 5% vốn điều lệ. Người đại diện được ủy quyền còn lại là ông Nguyễn Xuân Toàn, đang làm việc tại Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Hạ tầng giao thông T&T, đại diện phần vốn góp 4,5 tỷ đồng, tương đương 10% vốn điều lệ. Động thái này diễn ra sau khi liên danh 2 công ty nói trên được UBND tỉnh Quảng Trị công bố quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án thành phần 2 - xây dựng cảng hàng không thuộc dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Quảng Trị theo phương thức đối tác công tư (PPP). Dự án xây dựng Cảng hàng không Quảng Trị có tổng mức đầu tư gần 6.000 tỷ đồng, được thực hiện trên diện tích hơn 265 ha. Thời gian chuẩn bị và thực hiện dự án là 2 năm. Thời gian vận hành, thu phí hoàn vốn là 47 năm 4 tháng. Về hoạt động kinh doanh, sau 3 quý từ đầu năm, Cienco4 đạt 1.788 tỷ đồng doanh thu và 103,4 tỷ lợi nhuận sau thuế, lần lượt giảm 13% và 6% so với cùng kỳ năm trước. So với kế hoạch doanh thu 4.500 tỷ và 330 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế cho cả năm, công ty này mới thực hiện được 40% kế hoạch doanh thu và 31% chỉ tiêu lợi nhuận. Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Znews tại Tủ sách kinh tế
Cienco4 góp vốn thành lập Công ty TNHH Cảng hàng không Quảng Trị Cienco4 góp 6,75 tỷ đồng thành lập Công ty TNHH Cảng hàng không Quảng Trị, tương ứng 15% vốn điều lệ công ty. HĐQT Công ty CP Tập đoàn Cienco4 (UPCoM: C4G) vừa thông qua nghị quyết về việc thành lập và bổ nhiệm Người đại diện tại Công ty TNHH Cảng hàng không Quảng Trị. Cụ thể, Cienco4 sẽ góp 6,75 tỷ đồng để nắm 15% vốn điều lệ của Cảng hàng không Quảng Trị. Ông Lê Đức Thọ, Thành viên HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc Cienco4 sẽ là người đại diện ủy quyền tại Cảng hàng không Quảng Trị với phần vốn góp 2,25 tỷ đồng, tương ứng 5% vốn điều lệ. Người đại diện được ủy quyền còn lại là ông Nguyễn Xuân Toàn, đang làm việc tại Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Hạ tầng giao thông T&T, đại diện phần vốn góp 4,5 tỷ đồng, tương đương 10% vốn điều lệ. Động thái này diễn ra sau khi liên danh 2 công ty nói trên được UBND tỉnh Quảng Trị công bố quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án thành phần 2 - xây dựng cảng hàng không thuộc dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Quảng Trị theo phương thức đối tác công tư (PPP). Dự án xây dựng Cảng hàng không Quảng Trị có tổng mức đầu tư gần 6.000 tỷ đồng, được thực hiện trên diện tích hơn 265 ha. Thời gian chuẩn bị và thực hiện dự án là 2 năm. Thời gian vận hành, thu phí hoàn vốn là 47 năm 4 tháng. Về hoạt động kinh doanh, sau 3 quý từ đầu năm, Cienco4 đạt 1.788 tỷ đồng doanh thu và 103,4 tỷ lợi nhuận sau thuế, lần lượt giảm 13% và 6% so với cùng kỳ năm trước. So với kế hoạch doanh thu 4.500 tỷ và 330 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế cho cả năm, công ty này mới thực hiện được 40% kế hoạch doanh thu và 31% chỉ tiêu lợi nhuận. Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Znews tại Tủ sách kinh tế
SSI dự báo lợi nhuận Hoa Sen giảm 84% năm nay
Theo SSI, giá thép điều chỉnh có thể ảnh hưởng đến dự phòng hàng tồn kho của Hoa Sen, khiến tỷ suất lợi nhuận quý III thấp hơn, dẫn tới lợi nhuận cả năm có thể giảm 84%.
Lợi nhuận năm 2023 của Hoa Sen dự báo chịu ảnh hưởng lớn từ xu hướng giảm giá thép trong nước và quốc tế. Ảnh: HSG. Theo báo cáo phân tích Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen (HSG) của Trung tâm phân tích đầu tư Công ty CP Chứng khoán SSI, các chuyên gia cho rằng kết quả kinh doanh niên độ 2023 (bắt đầu từ 1/10/2022 đến 30/9/2023) của Hoa Sen có thể bị ảnh hưởng lớn từ việc giá thép bị điều chỉnh giảm trong năm nay. Tại báo cáo này, các chuyên gia phân tích cho biết lợi nhuận quý II (theo niên độ tài chính kết thúc ngày 31/3 của Hoa Sen) đã trở lại mức dương 251 tỷ đồng, cao hơn 7% so với cùng kỳ, nhờ hoàn nhập dự phòng hàng tồn kho. Trong đó, việc hoàn nhập dự phòng hàng tồn kho là nhờ giá thép phục hồi, từ đó giúp cải thiện tỷ suất lợi nhuận gộp lên mức 12,9% trong quý II, so với mức 2% trong quý liền trước và 11,3% cùng kỳ năm 2022. Nhà sản xuất tôn thép này đã giảm được 466 tỷ đồng dự phòng hàng tồn kho so với quý liền trước xuống còn 185 tỷ đồng trong tháng 3, do giá HRC phục hồi với mức tăng trung bình khoảng 9% trong quý. Mặt khác, giá bán trung bình của công ty cũng tăng nhẹ 1,6% so với quý trước, nhưng giảm 14% so với cùng kỳ. Tuy vậy, sản lượng tiêu thụ của Hoa Sen vẫn yếu đặc biệt là ở thị trường trong nước, trong khi xuất khẩu đã có dấu hiệu phục hồi. SSI DỰ BÁO LỢI NHUẬN NĂM 2023 CỦA HOA SEN GIẢM 84% Kết quả kinh doanh hàng năm của Hoa Sen theo niên độ tài chính kết thúc ngày 30/9 hàng năm. Nhãn 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 Dự báo của SSI Lợi nhuận sau thuế tỷ đồng 410 653 1504 1332 409 361 1153 4313 251 41 Trong đó, sản lượng tiêu thụ trong quý vừa qua của Hoa Sen đã đạt 295.000 tấn, giảm 8% so với quý trước và thấp hơn 36% so với cùng kỳ, tương đương công suất hoạt động ở mức khá thấp khoảng 50%. Kênh tiêu thụ nội địa của nhà sản xuất này cũng tiếp tục ghi nhận đà suy yếu, với sản lượng tiêu thụ quý II giảm 37% so với cùng kỳ và giảm 17% so với quý trước, đạt 167.000 tấn, tương đương với mức đáy quý IV/2021 (thời điểm giãn cách xã hội do dịch Covid-19). Ở kênh xuất khẩu, sản lượng tiêu thụ đã ổn định ở mức 50.000 tấn trong tháng 2 và 3 so với mức đáy 32.000 tấn từ tháng 7 đến tháng 9/2022, nhưng vẫn thấp hơn 50-60% so với mức đỉnh nửa cuối năm 2021. Với các kết quả kể trên, tính chung nửa đầu niên độ tài chính 2023, Hoa Sen đã ghi nhận khoản lỗ 430 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức lãi 872 tỷ đồng trong nửa đầu niên độ tài chính 2022, với nguyên nhân chính tới từ khoản lỗ lớn quý I. Về triển vọng kinh doanh thời gian tới, SSI dự báo sản lượng xuất khẩu của Hoa Sen sẽ phục hồi ổn định, lên gần 60.000 tấn/tháng trong vài tháng tới, nhờ nhu cầu phục hồi từ Mỹ và châu Âu. Công ty cũng đã chốt đơn hàng xuất khẩu trước gần 100.000 tấn. Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu nhiều khả năng vẫn thấp hơn so với kênh nội địa do thuế nhập khẩu và chi phí vận chuyển. Mặt khác, thị trường trong nước nhiều khả năng vẫn ảm đạm do suy thoái kinh tế. Do đó, các chuyên gia kỳ vọng sản lượng tiêu thụ của Hoa Sen sẽ giảm 24% trong cả niên độ này, đạt 1,36 triệu tấn, giảm 9% so với dự báo trước đó. Tương tự, tỷ suất lợi nhuận trong thời gian tới của nhà sản xuất tôn thép này cũng được dự báo giảm do giá thép điều chỉnh. Trong đó, giá HRC trong nước đã giảm gần 12% trong 2 tháng qua, sau khi giá tại Trung Quốc giảm khoảng 14%, do dư cung tại các nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới. “Các đơn hàng được ký trước sẽ giúp Hoa Sen đảm bảo tỷ suất lợi nhuận cho kênh xuất khẩu thời gian tới. Tuy nhiên, giá thép điều chỉnh có thể ảnh hưởng kém tích cực đến dự phòng hàng tồn kho của công ty và khiến tỷ suất lợi nhuận quý III thấp hơn quý gần đây”, SSI nhận định. Các chuyên gia theo đó cũng hạ đáng kể ước tính lợi nhuận năm nay của Hoa Sen từ 263 tỷ đồng xuống 41 tỷ đồng và giảm 84% so với cùng kỳ năm trước. SSI cũng cho rằng triển vọng ngắn hạn vẫn còn nhiều thách thức và lợi nhuận còn biến động mạnh do nhu cầu nội địa yếu và giá thép thế giới điều chỉnh khiến tỷ suất lợi nhuận của Hoa Sen rất mỏng. Dragon Capital trở thành cổ đông lớn của Hoa Sen GroupVới thị giá cổ phiếu HSG đang dao động quanh mức 16.000 đồng/cổ phiếu, nhóm Dragon Capital ước chi khoảng 18 tỷ đồng cho thương vụ tăng sở hữu tại Hoa Sen Group lần này. 16:16 3/4/2023 Hoa Sen rót thêm tiền vào công ty bất động sảnCTCP Tập đoàn Hoa Sen (HSG) cho biết sẽ tăng vốn điều lệ vào CTCP Hoa Sen Yên Bái nhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và triển khai dự án. 15:41 23/2/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
SSI dự báo lợi nhuận Hoa Sen giảm 84% năm nay Theo SSI, giá thép điều chỉnh có thể ảnh hưởng đến dự phòng hàng tồn kho của Hoa Sen, khiến tỷ suất lợi nhuận quý III thấp hơn, dẫn tới lợi nhuận cả năm có thể giảm 84%. Lợi nhuận năm 2023 của Hoa Sen dự báo chịu ảnh hưởng lớn từ xu hướng giảm giá thép trong nước và quốc tế. Ảnh: HSG. Theo báo cáo phân tích Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen (HSG) của Trung tâm phân tích đầu tư Công ty CP Chứng khoán SSI, các chuyên gia cho rằng kết quả kinh doanh niên độ 2023 (bắt đầu từ 1/10/2022 đến 30/9/2023) của Hoa Sen có thể bị ảnh hưởng lớn từ việc giá thép bị điều chỉnh giảm trong năm nay. Tại báo cáo này, các chuyên gia phân tích cho biết lợi nhuận quý II (theo niên độ tài chính kết thúc ngày 31/3 của Hoa Sen) đã trở lại mức dương 251 tỷ đồng, cao hơn 7% so với cùng kỳ, nhờ hoàn nhập dự phòng hàng tồn kho. Trong đó, việc hoàn nhập dự phòng hàng tồn kho là nhờ giá thép phục hồi, từ đó giúp cải thiện tỷ suất lợi nhuận gộp lên mức 12,9% trong quý II, so với mức 2% trong quý liền trước và 11,3% cùng kỳ năm 2022. Nhà sản xuất tôn thép này đã giảm được 466 tỷ đồng dự phòng hàng tồn kho so với quý liền trước xuống còn 185 tỷ đồng trong tháng 3, do giá HRC phục hồi với mức tăng trung bình khoảng 9% trong quý. Mặt khác, giá bán trung bình của công ty cũng tăng nhẹ 1,6% so với quý trước, nhưng giảm 14% so với cùng kỳ. Tuy vậy, sản lượng tiêu thụ của Hoa Sen vẫn yếu đặc biệt là ở thị trường trong nước, trong khi xuất khẩu đã có dấu hiệu phục hồi. SSI DỰ BÁO LỢI NHUẬN NĂM 2023 CỦA HOA SEN GIẢM 84% Kết quả kinh doanh hàng năm của Hoa Sen theo niên độ tài chính kết thúc ngày 30/9 hàng năm. Nhãn 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 Dự báo của SSI Lợi nhuận sau thuế tỷ đồng 410 653 1504 1332 409 361 1153 4313 251 41 Trong đó, sản lượng tiêu thụ trong quý vừa qua của Hoa Sen đã đạt 295.000 tấn, giảm 8% so với quý trước và thấp hơn 36% so với cùng kỳ, tương đương công suất hoạt động ở mức khá thấp khoảng 50%. Kênh tiêu thụ nội địa của nhà sản xuất này cũng tiếp tục ghi nhận đà suy yếu, với sản lượng tiêu thụ quý II giảm 37% so với cùng kỳ và giảm 17% so với quý trước, đạt 167.000 tấn, tương đương với mức đáy quý IV/2021 (thời điểm giãn cách xã hội do dịch Covid-19). Ở kênh xuất khẩu, sản lượng tiêu thụ đã ổn định ở mức 50.000 tấn trong tháng 2 và 3 so với mức đáy 32.000 tấn từ tháng 7 đến tháng 9/2022, nhưng vẫn thấp hơn 50-60% so với mức đỉnh nửa cuối năm 2021. Với các kết quả kể trên, tính chung nửa đầu niên độ tài chính 2023, Hoa Sen đã ghi nhận khoản lỗ 430 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức lãi 872 tỷ đồng trong nửa đầu niên độ tài chính 2022, với nguyên nhân chính tới từ khoản lỗ lớn quý I. Về triển vọng kinh doanh thời gian tới, SSI dự báo sản lượng xuất khẩu của Hoa Sen sẽ phục hồi ổn định, lên gần 60.000 tấn/tháng trong vài tháng tới, nhờ nhu cầu phục hồi từ Mỹ và châu Âu. Công ty cũng đã chốt đơn hàng xuất khẩu trước gần 100.000 tấn. Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu nhiều khả năng vẫn thấp hơn so với kênh nội địa do thuế nhập khẩu và chi phí vận chuyển. Mặt khác, thị trường trong nước nhiều khả năng vẫn ảm đạm do suy thoái kinh tế. Do đó, các chuyên gia kỳ vọng sản lượng tiêu thụ của Hoa Sen sẽ giảm 24% trong cả niên độ này, đạt 1,36 triệu tấn, giảm 9% so với dự báo trước đó. Tương tự, tỷ suất lợi nhuận trong thời gian tới của nhà sản xuất tôn thép này cũng được dự báo giảm do giá thép điều chỉnh. Trong đó, giá HRC trong nước đã giảm gần 12% trong 2 tháng qua, sau khi giá tại Trung Quốc giảm khoảng 14%, do dư cung tại các nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới. “Các đơn hàng được ký trước sẽ giúp Hoa Sen đảm bảo tỷ suất lợi nhuận cho kênh xuất khẩu thời gian tới. Tuy nhiên, giá thép điều chỉnh có thể ảnh hưởng kém tích cực đến dự phòng hàng tồn kho của công ty và khiến tỷ suất lợi nhuận quý III thấp hơn quý gần đây”, SSI nhận định. Các chuyên gia theo đó cũng hạ đáng kể ước tính lợi nhuận năm nay của Hoa Sen từ 263 tỷ đồng xuống 41 tỷ đồng và giảm 84% so với cùng kỳ năm trước. SSI cũng cho rằng triển vọng ngắn hạn vẫn còn nhiều thách thức và lợi nhuận còn biến động mạnh do nhu cầu nội địa yếu và giá thép thế giới điều chỉnh khiến tỷ suất lợi nhuận của Hoa Sen rất mỏng. Dragon Capital trở thành cổ đông lớn của Hoa Sen GroupVới thị giá cổ phiếu HSG đang dao động quanh mức 16.000 đồng/cổ phiếu, nhóm Dragon Capital ước chi khoảng 18 tỷ đồng cho thương vụ tăng sở hữu tại Hoa Sen Group lần này. 16:16 3/4/2023 Hoa Sen rót thêm tiền vào công ty bất động sảnCTCP Tập đoàn Hoa Sen (HSG) cho biết sẽ tăng vốn điều lệ vào CTCP Hoa Sen Yên Bái nhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và triển khai dự án. 15:41 23/2/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Gemadept sắp chi thưởng hơn 300 tỷ đồng cho nhân viên xuất sắc
Cán bộ, nhân viên có thành tích xuất sắc của Gemadept chỉ cần chi 46 tỷ đồng để được mua lượng cổ phiếu GMD có giá trị thị trường lên đến hơn 324 tỷ đồng.
Hội đồng Quản trị CTCP Gemadept (HoSE: GMD) vừa thông qua việc phát hành 4,6 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn dành cho cán bộ, nhân viên có thành tích xuất sắc của công ty năm 2022 (ESPP) với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Lượng cổ phiếu này tương đương 1,5% số cổ phiếu đang lưu hành của doanh nghiệp. Theo Gemadept, việc phát hành cổ phiếu nhằm đảm bảo mang đến lợi ích và giá trị cao nhất cho tất cả các bên liên quan, giữ chân và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, tăng cường sự gắn kết với người lao động cùng đóng góp tích cực hoàn thành xuất sắc kế hoạch 5 năm 2021-2025 của công ty. Đối tượng mua cổ phiếu ưu đãi lần này là các cán bộ, nhân viên (của CTCP Gemadept và các công ty con do Gemadept sở hữu 100% vốn) đang giữ các chức danh quản lý hoặc có thành tích xuất sắc trong quá trình phát triển công ty. Đáng chú ý, trên thị trường, kết thúc phiên 29/12, cổ phiếu GMD dừng lại ở mốc 70.500 đồng/cổ phiếu, tăng hơn 60% so với đầu năm. Như vậy, giá cổ phiếu dự kiến phát hành thưởng cho nhân viên xuất sắc của Gemadept chỉ tương đương 1/7 thị giá cổ phiếu GMD đang giao dịch. Điều này đồng nghĩa nhân viên xuất sắc của Gemadet chỉ phải chi khoảng 46 tỷ đồng để mua được lượng cổ phiếu có giá trị thị trường lên đến hơn 324 tỷ đồng. Thị giá GMD đã tăng 60% trong vòng 1 năm. Ảnh: TradingView. Phương án phát hành trên dự kiến được thực hiện trong giai đoạn từ nay đến quý I/2024. Doanh nghiệp sẽ sử dụng tiền từ đợt phát hành để bổ sung vốn lưu động cho công ty. Cổ phiếu phát hành thêm sẽ bị hạn chế chuyển nhượng 2 năm kể từ ngày kết thúc đợt phát hành và sẽ được giải tỏa lần lượt 50%/năm trong hai năm kế tiếp. Các quyền lợi phát sinh từ số cổ phiếu được mua (nếu có) sẽ không bị hạn chế chuyển nhượng. Đợt phát hành lần này không thực hiện cho nhà đầu tư nước ngoài, do đó vẫn đảm bảo tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại mức 49%. Trên thực tế, Gemadept là doanh nghiệp có truyền thống phát hàng cổ phiếu thưởng cho nhân viên đều đặn hàng năm. Tháng 8 trước đó, công ty cũng đã phát hành hơn 4,5 triệu cổ phiếu cho 123 cán bộ, nhân viên có thành tích xuất sắc trong năm 2021 cũng với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Về kết quả kinh doanh, lũy kế 9 tháng đầu năm, Gemadept ghi nhận doanh thu thuần đạt hơn 2.800 tỷ đồng, không chênh lệch nhiều so với cùng kỳ. Tuy nhiên, lợi nhuận ròng thu về lại tăng mạnh 160% lên mức 2.100 tỷ đồng nhờ ghi nhận khoản lợi nhuận đột biến 1.800 tỷ từ việc chuyển nhượng toàn bộ 84,66% vốn tại Cảng Nam Hải Đình Vũ trong quý II. Vingroup mua xong 117 triệu cổ phiếu VHM từ VinpearlSau giao dịch, Vingroup nắm trực tiếp hơn 3 tỷ cổ phần Vinhomes. 12:40 30/12/2023 Tuổi mua nhà của người Việt ngày càng trẻMột khảo sát mới đây cho thấy nhóm người trẻ 22-39 tuổi sẽ là khách hàng chủ lực khi có nhu cầu mua nhà tăng cao trong năm tới. 09:46 30/12/2023 Novaland bảo lãnh khoản vay 10.000 tỷ đồng cho NovaWorld Phan ThietMBBank vừa đồng ý giải ngân tối đa 10.000 tỷ đồng cho công ty con của Novaland đầu tư vào dự án NovaWorld Phan Thiet. 19:39 29/12/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của ZNews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Gemadept sắp chi thưởng hơn 300 tỷ đồng cho nhân viên xuất sắc Cán bộ, nhân viên có thành tích xuất sắc của Gemadept chỉ cần chi 46 tỷ đồng để được mua lượng cổ phiếu GMD có giá trị thị trường lên đến hơn 324 tỷ đồng. Hội đồng Quản trị CTCP Gemadept (HoSE: GMD) vừa thông qua việc phát hành 4,6 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn dành cho cán bộ, nhân viên có thành tích xuất sắc của công ty năm 2022 (ESPP) với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Lượng cổ phiếu này tương đương 1,5% số cổ phiếu đang lưu hành của doanh nghiệp. Theo Gemadept, việc phát hành cổ phiếu nhằm đảm bảo mang đến lợi ích và giá trị cao nhất cho tất cả các bên liên quan, giữ chân và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, tăng cường sự gắn kết với người lao động cùng đóng góp tích cực hoàn thành xuất sắc kế hoạch 5 năm 2021-2025 của công ty. Đối tượng mua cổ phiếu ưu đãi lần này là các cán bộ, nhân viên (của CTCP Gemadept và các công ty con do Gemadept sở hữu 100% vốn) đang giữ các chức danh quản lý hoặc có thành tích xuất sắc trong quá trình phát triển công ty. Đáng chú ý, trên thị trường, kết thúc phiên 29/12, cổ phiếu GMD dừng lại ở mốc 70.500 đồng/cổ phiếu, tăng hơn 60% so với đầu năm. Như vậy, giá cổ phiếu dự kiến phát hành thưởng cho nhân viên xuất sắc của Gemadept chỉ tương đương 1/7 thị giá cổ phiếu GMD đang giao dịch. Điều này đồng nghĩa nhân viên xuất sắc của Gemadet chỉ phải chi khoảng 46 tỷ đồng để mua được lượng cổ phiếu có giá trị thị trường lên đến hơn 324 tỷ đồng. Thị giá GMD đã tăng 60% trong vòng 1 năm. Ảnh: TradingView. Phương án phát hành trên dự kiến được thực hiện trong giai đoạn từ nay đến quý I/2024. Doanh nghiệp sẽ sử dụng tiền từ đợt phát hành để bổ sung vốn lưu động cho công ty. Cổ phiếu phát hành thêm sẽ bị hạn chế chuyển nhượng 2 năm kể từ ngày kết thúc đợt phát hành và sẽ được giải tỏa lần lượt 50%/năm trong hai năm kế tiếp. Các quyền lợi phát sinh từ số cổ phiếu được mua (nếu có) sẽ không bị hạn chế chuyển nhượng. Đợt phát hành lần này không thực hiện cho nhà đầu tư nước ngoài, do đó vẫn đảm bảo tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại mức 49%. Trên thực tế, Gemadept là doanh nghiệp có truyền thống phát hàng cổ phiếu thưởng cho nhân viên đều đặn hàng năm. Tháng 8 trước đó, công ty cũng đã phát hành hơn 4,5 triệu cổ phiếu cho 123 cán bộ, nhân viên có thành tích xuất sắc trong năm 2021 cũng với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Về kết quả kinh doanh, lũy kế 9 tháng đầu năm, Gemadept ghi nhận doanh thu thuần đạt hơn 2.800 tỷ đồng, không chênh lệch nhiều so với cùng kỳ. Tuy nhiên, lợi nhuận ròng thu về lại tăng mạnh 160% lên mức 2.100 tỷ đồng nhờ ghi nhận khoản lợi nhuận đột biến 1.800 tỷ từ việc chuyển nhượng toàn bộ 84,66% vốn tại Cảng Nam Hải Đình Vũ trong quý II. Vingroup mua xong 117 triệu cổ phiếu VHM từ VinpearlSau giao dịch, Vingroup nắm trực tiếp hơn 3 tỷ cổ phần Vinhomes. 12:40 30/12/2023 Tuổi mua nhà của người Việt ngày càng trẻMột khảo sát mới đây cho thấy nhóm người trẻ 22-39 tuổi sẽ là khách hàng chủ lực khi có nhu cầu mua nhà tăng cao trong năm tới. 09:46 30/12/2023 Novaland bảo lãnh khoản vay 10.000 tỷ đồng cho NovaWorld Phan ThietMBBank vừa đồng ý giải ngân tối đa 10.000 tỷ đồng cho công ty con của Novaland đầu tư vào dự án NovaWorld Phan Thiet. 19:39 29/12/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của ZNews đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Ngân hàng rao bán một phần nhà cổ trăm tỷ của đại gia 'Huy máy nổ'
Agribank đưa ra giá khởi điểm cho bất động sản và các tài sản thế chấp, trong đó có 2.293 m2 đất tại địa chỉ 404 Điện Biên Phủ (Đà nẵng) là hơn 246 tỷ đồng.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) Chi nhánh Nam Đà Nẵng đang thông báo đấu giá nhiều tài sản, trong đó có hơn 2.200 m2 đất tại quận Thanh Khê để thu hồi một phần khoản nợ của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Lắp máy Miền Nam, trụ sở tại Khu công nghiệp Hòa Khánh (quận Liên Chiểu). Toàn bộ khoản nợ tính đến 29/6 được quy đổi theo tỷ giá ngân hàng là hơn 355 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ gốc hơn 133 tỷ đồng và hơn 3,7 triệu USD; nợ lãi là hơn 75 tỷ đồng và hơn 2,4 triệu USD. Khoản nợ trên có tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất rộng hơn 2.293 m2 tại số 404 Điện Biên Phủ (quận Thanh Khê). Tài sản này nằm trong khu nhà cổ có tên gọi Không Gian Xưa trên diện tích khoảng 5.000 m2. Khu nhà cổ này đang mở cửa kinh doanh theo mô hình nhà hàng - quán cà phê. Tài sản gắn liền trên đất là quán cà phê và nhà hàng ăn uống với không gian nhà cổ, giá trị theo giới thiệu là hơn 650 tỷ đồng. Ảnh: Không Gian Xưa. Ngoài ra, tài sản đảm bảo còn 2 hạng mục tài sản thế chấp khác của Công ty Lắp máy Miền Nam tại Khu công nghiệp Hòa Khánh. Trong đó có nhà làm việc, nhà kho, xưởng thiết bị, phòng lab, phòng máy phát điện, dây chuyển lắp ráp động cơ, dây chuyền thiết bị đúc... tại hai khu đất thuê diện tích hơn 32.000 m2. Ngân hàng Agribank đưa ra giá khởi điểm cho bất động sản này và các tài sản thế chấp trên là hơn 246 tỷ đồng. Dự kiến buổi đấu giá sẽ diễn ra vào chiều ngày 13/12. Công ty Lắp máy Miền Nam được thành lập năm 2001. Công ty do ông Lê Bá Huy, biệt danh "Huy máy nổ" làm Giám đốc và Người đại diện pháp luật. Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty này là nhà hàng ăn uống, rượu, bia, thuốc lá; quán bar, karaoke; gia công và buôn bán máy nổ; sản xuất, lắp ráp máy phát điện. Trong giai đoạn 2004-2007, ông Huy từng cho làm khách sạn Samdi Hotel và nhà hàng cùng tên, chính thức cho ra mắt thương hiệu SamdiGroup. Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Znews tại Tủ sách kinh tế FLC chốt ngày họp cổ đông bất thường bàn về kết quả tái cơ cấuĐại hội đồng cổ đông bất thường của FLC dự kiến tổ chức ngày 2/1/2024 với nội dung chính là báo cáo về kết quả tái cơ cấu tập đoàn và kế hoạch hoạt động kinh doanh năm 2024. 15:44 11/12/2023 Khoản nợ hơn 2.100 chỉ vàng SJC tiếp tục ế ẩmSau 3 lần đấu giá không có người tham gia, ngân hàng tiếp tục đấu giá toàn bộ khoản nợ là 2.149 chỉ vàng SJC của một khách hàng vay từ gần 20 năm trước. 14:25 9/12/2023 Ngân hàng đại hạ giá khoản nợ liên quan dự án Bến du thuyền Hoàng GiaSau 5 lần thông báo đấu giá, khoản nợ của chủ dự án Bến du thuyền Hoàng Gia (TP Nha Trang) đã được ngân hàng giảm từ 1.145 tỷ đồng còn 948 tỷ đồng. 18:49 8/12/2023
Ngân hàng rao bán một phần nhà cổ trăm tỷ của đại gia 'Huy máy nổ' Agribank đưa ra giá khởi điểm cho bất động sản và các tài sản thế chấp, trong đó có 2.293 m2 đất tại địa chỉ 404 Điện Biên Phủ (Đà nẵng) là hơn 246 tỷ đồng. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) Chi nhánh Nam Đà Nẵng đang thông báo đấu giá nhiều tài sản, trong đó có hơn 2.200 m2 đất tại quận Thanh Khê để thu hồi một phần khoản nợ của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Lắp máy Miền Nam, trụ sở tại Khu công nghiệp Hòa Khánh (quận Liên Chiểu). Toàn bộ khoản nợ tính đến 29/6 được quy đổi theo tỷ giá ngân hàng là hơn 355 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ gốc hơn 133 tỷ đồng và hơn 3,7 triệu USD; nợ lãi là hơn 75 tỷ đồng và hơn 2,4 triệu USD. Khoản nợ trên có tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất rộng hơn 2.293 m2 tại số 404 Điện Biên Phủ (quận Thanh Khê). Tài sản này nằm trong khu nhà cổ có tên gọi Không Gian Xưa trên diện tích khoảng 5.000 m2. Khu nhà cổ này đang mở cửa kinh doanh theo mô hình nhà hàng - quán cà phê. Tài sản gắn liền trên đất là quán cà phê và nhà hàng ăn uống với không gian nhà cổ, giá trị theo giới thiệu là hơn 650 tỷ đồng. Ảnh: Không Gian Xưa. Ngoài ra, tài sản đảm bảo còn 2 hạng mục tài sản thế chấp khác của Công ty Lắp máy Miền Nam tại Khu công nghiệp Hòa Khánh. Trong đó có nhà làm việc, nhà kho, xưởng thiết bị, phòng lab, phòng máy phát điện, dây chuyển lắp ráp động cơ, dây chuyền thiết bị đúc... tại hai khu đất thuê diện tích hơn 32.000 m2. Ngân hàng Agribank đưa ra giá khởi điểm cho bất động sản này và các tài sản thế chấp trên là hơn 246 tỷ đồng. Dự kiến buổi đấu giá sẽ diễn ra vào chiều ngày 13/12. Công ty Lắp máy Miền Nam được thành lập năm 2001. Công ty do ông Lê Bá Huy, biệt danh "Huy máy nổ" làm Giám đốc và Người đại diện pháp luật. Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty này là nhà hàng ăn uống, rượu, bia, thuốc lá; quán bar, karaoke; gia công và buôn bán máy nổ; sản xuất, lắp ráp máy phát điện. Trong giai đoạn 2004-2007, ông Huy từng cho làm khách sạn Samdi Hotel và nhà hàng cùng tên, chính thức cho ra mắt thương hiệu SamdiGroup. Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Znews tại Tủ sách kinh tế FLC chốt ngày họp cổ đông bất thường bàn về kết quả tái cơ cấuĐại hội đồng cổ đông bất thường của FLC dự kiến tổ chức ngày 2/1/2024 với nội dung chính là báo cáo về kết quả tái cơ cấu tập đoàn và kế hoạch hoạt động kinh doanh năm 2024. 15:44 11/12/2023 Khoản nợ hơn 2.100 chỉ vàng SJC tiếp tục ế ẩmSau 3 lần đấu giá không có người tham gia, ngân hàng tiếp tục đấu giá toàn bộ khoản nợ là 2.149 chỉ vàng SJC của một khách hàng vay từ gần 20 năm trước. 14:25 9/12/2023 Ngân hàng đại hạ giá khoản nợ liên quan dự án Bến du thuyền Hoàng GiaSau 5 lần thông báo đấu giá, khoản nợ của chủ dự án Bến du thuyền Hoàng Gia (TP Nha Trang) đã được ngân hàng giảm từ 1.145 tỷ đồng còn 948 tỷ đồng. 18:49 8/12/2023
Vietcombank có Người đại diện pháp luật mới
Từ ngày 2/1, ông Nguyễn Thanh Tùng, Tổng giám đốc Vietcombank, sẽ trở thành Người đại diện pháp luật mới của ngân hàng thay ông Phạm Quang Dũng.
Ông Nguyễn Thanh Tùng, Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Vietcombank. Ảnh: VCB. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Vietcombank (HoSE: VCB) vừa thông báo thay đổi chức vụ Người đại diện theo pháp luật của ngân hàng. Theo đó, từ ngày 2/1, ông Nguyễn Thanh Tùng, Thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2023-2028 kiêm Tổng giám đốc sẽ đảm nhiệm chức vụ này thay ông Phạm Quang Dũng, người vừa được Thủ tướng bổ nhiệm làm Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Trước đó, ngày 28/12/2023, Vietcombank đã phân công ông Đỗ Việt Hùng là người phụ trách hoạt động của HĐQT từ ngày 1/1 thay thế ông Dũng. Ông Nguyễn Thanh Tùng sinh năm 1974, bắt đầu làm việc tại Vietcombank từ năm 1997, kể từ khi ra trường. Ông tốt nghiệp Đại học Ngoại thương ngành Kinh tế ngoại thương và Đại học Sư phạm ngoại ngữ ngành Tiếng Anh, đồng thời là thạc sĩ Kinh tế của Đại học Tổng hợp Paris Dauphine/ESCP. Sau gần 4 năm vào Vietcombank, ông làm Thư ký Ban điều hành và Thư ký HĐQT của Hội sở chính Vietcombank. Tới cuối năm 2004, ông làm Phó chánh văn phòng kiêm Thư ký HĐQT Hội sở chính. Đến đầu năm 2008, ông được bổ nhiệm làm Chánh văn phòng Vietcombank và tới giữa năm 2013, làm Phó giám đốc chi nhánh Sở giao dịch Vietcombank. Sau đó, ông Tùng lần lượt giữ cương vị Quyền giám đốc rồi Giám đốc Vietcombank chi nhánh Tây Hồ, Giám đốc Ban khách hàng doanh nghiệp trụ sở chính, Giám đốc khối bán buôn kiêm Giám đốc ban khách hàng doanh nghiệp Trụ sở chính. Sau 27 năm công tác tại Vietcombank, ông có nhiều kinh nghiệm tại nhiều vị trí công tác quan trọng. Ông đã được giao nhiệm vụ Phó tổng giám đốc phụ trách Ban điều hành từ tháng 8/2021. Ông Tùng được HĐQT Vietcombank bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng giám đốc kể từ ngày 30/1/2023. Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về doanh nhân, câu chuyện kinh doanh, khởi nghiệp, vượt qua khó khăn, kinh nghiệm quản trị... tại Tủ sách doanh nhân. Những cuốn sách được chia sẻ bởi các doanh nhân nổi tiếng thế giới như Bill Gate, Warren Buffett, Elon Musk... Đại gia ngoại chi hàng trăm triệu USD thâu tóm mảng y tếChỉ riêng năm 2023, thị trường đã ghi nhận không ít thương vụ M&A của nhà đầu tư ngoại trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và dược phẩm với số vốn đầu tư hàng trăm triệu USD. 06:00 5/1/2024 Bảo hiểm nhân thọ lần đầu suy giảm sau hơn 10 nămTrước khủng hoảng trầm trọng về niềm tin trên thị trường, hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đối mặt với không ít khó khăn. 16:59 30/12/2023 Bầu Đức bán 99% vốn bệnh viện Hoàng Anh Gia LaiHoàng Anh Gia Lai sẽ bán 9,9 triệu cổ phần, tương đương 99% vốn điều lệ tại Bệnh viện Hoàng Anh Gia Lai để trả nợ trái phiếu. 10:56 27/12/2023
Vietcombank có Người đại diện pháp luật mới Từ ngày 2/1, ông Nguyễn Thanh Tùng, Tổng giám đốc Vietcombank, sẽ trở thành Người đại diện pháp luật mới của ngân hàng thay ông Phạm Quang Dũng. Ông Nguyễn Thanh Tùng, Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Vietcombank. Ảnh: VCB. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Vietcombank (HoSE: VCB) vừa thông báo thay đổi chức vụ Người đại diện theo pháp luật của ngân hàng. Theo đó, từ ngày 2/1, ông Nguyễn Thanh Tùng, Thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2023-2028 kiêm Tổng giám đốc sẽ đảm nhiệm chức vụ này thay ông Phạm Quang Dũng, người vừa được Thủ tướng bổ nhiệm làm Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Trước đó, ngày 28/12/2023, Vietcombank đã phân công ông Đỗ Việt Hùng là người phụ trách hoạt động của HĐQT từ ngày 1/1 thay thế ông Dũng. Ông Nguyễn Thanh Tùng sinh năm 1974, bắt đầu làm việc tại Vietcombank từ năm 1997, kể từ khi ra trường. Ông tốt nghiệp Đại học Ngoại thương ngành Kinh tế ngoại thương và Đại học Sư phạm ngoại ngữ ngành Tiếng Anh, đồng thời là thạc sĩ Kinh tế của Đại học Tổng hợp Paris Dauphine/ESCP. Sau gần 4 năm vào Vietcombank, ông làm Thư ký Ban điều hành và Thư ký HĐQT của Hội sở chính Vietcombank. Tới cuối năm 2004, ông làm Phó chánh văn phòng kiêm Thư ký HĐQT Hội sở chính. Đến đầu năm 2008, ông được bổ nhiệm làm Chánh văn phòng Vietcombank và tới giữa năm 2013, làm Phó giám đốc chi nhánh Sở giao dịch Vietcombank. Sau đó, ông Tùng lần lượt giữ cương vị Quyền giám đốc rồi Giám đốc Vietcombank chi nhánh Tây Hồ, Giám đốc Ban khách hàng doanh nghiệp trụ sở chính, Giám đốc khối bán buôn kiêm Giám đốc ban khách hàng doanh nghiệp Trụ sở chính. Sau 27 năm công tác tại Vietcombank, ông có nhiều kinh nghiệm tại nhiều vị trí công tác quan trọng. Ông đã được giao nhiệm vụ Phó tổng giám đốc phụ trách Ban điều hành từ tháng 8/2021. Ông Tùng được HĐQT Vietcombank bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng giám đốc kể từ ngày 30/1/2023. Độc giả Znews có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về doanh nhân, câu chuyện kinh doanh, khởi nghiệp, vượt qua khó khăn, kinh nghiệm quản trị... tại Tủ sách doanh nhân. Những cuốn sách được chia sẻ bởi các doanh nhân nổi tiếng thế giới như Bill Gate, Warren Buffett, Elon Musk... Đại gia ngoại chi hàng trăm triệu USD thâu tóm mảng y tếChỉ riêng năm 2023, thị trường đã ghi nhận không ít thương vụ M&A của nhà đầu tư ngoại trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và dược phẩm với số vốn đầu tư hàng trăm triệu USD. 06:00 5/1/2024 Bảo hiểm nhân thọ lần đầu suy giảm sau hơn 10 nămTrước khủng hoảng trầm trọng về niềm tin trên thị trường, hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đối mặt với không ít khó khăn. 16:59 30/12/2023 Bầu Đức bán 99% vốn bệnh viện Hoàng Anh Gia LaiHoàng Anh Gia Lai sẽ bán 9,9 triệu cổ phần, tương đương 99% vốn điều lệ tại Bệnh viện Hoàng Anh Gia Lai để trả nợ trái phiếu. 10:56 27/12/2023
LPBank có tổng giám đốc mới
Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank) vừa bổ nhiệm ông Hồ Nam Tiến, người gia nhập LPBank từ năm 2010 vào vị trí tổng giám đốc kể từ hôm nay (21/6).
Ông Hồ Nam Tiến, tân Tổng giám đốc tại LPBank. Ảnh: LPB Ngân hàng Nhà nước đã có công văn về việc chấp thuận việc bổ nhiệm chức danh Tổng giám đốc LPBank đối với ông Hồ Nam Tiến kể từ ngày 21/6. Ông Hồ Nam Tiến sinh năm 1971, có trình độ thạc sỹ ngân hàng. Ông đã có 30 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và giữ vai trò quản lý cấp cao tại các tổ chức, định chế tài chính. Ông Nam gia nhập LPBank từ năm 2010 và đã có 13 năm kinh nghiệm đảm nhận các vị trí lãnh đạo cấp cao tại đây. Trong suốt quá trình tham gia hoạt động tại nhà băng này, LPBank cho biết ông đã có nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngân hàng. Sau khi nhậm chức, vị này được HĐQT kỳ vọng sẽ dẫn dắt LPBank hoàn thành các mục tiêu chiến lược giai đoạn 2023-2028. Trong đó, chuyển đổi số, số hóa hoạt động ngân hàng được đặc biệt chú trọng để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính chất lượng cao và tối đa hóa lợi ích cho khách hàng. Vào giữa tháng 3, ông Phạm Doãn Sơn, người gia nhập LPBank từ năm 2008 đã nộp đơn xin từ nhiệm vị trí Tổng giám đốc LPBank. Sau khi ông Phạm Doãn Sơn từ nhiệm, ông Hồ Nam Tiến, Phó tổng giám đốc thường trực, là người tạm điều hành hoạt động từ ngày 17/3. Trước đó, nhà băng này cũng vừa có sự thay đổi về nhân sự cấp cao khác. Cụ thể, ông Nguyễn Đức Thụy (tức bầu Thụy) được bầu làm Chủ tịch HĐQT thay thế ông Huỳnh Ngọc Huy xin từ nhiệm theo nguyện vọng cá nhân. Sau đó vài tháng, ngân hàng tiếp nhận thêm ông Đoàn Nguyên Ngọc và ông Nguyễn Văn Thùy, lần lượt là em rể và em trai của bầu Thụy vào làm tại LPBank. Ông Thụy hiện là đại gia bất động sản có tiếng tại thị trường trong nước với nhóm công ty Thaiholdings và Thaigroup. Ngoài ra, ông cùng người thân và các công ty liên quan cũng đang là nhóm cổ đông lớn tại LPBank. Về hoạt động kinh doanh, năm nay, ban lãnh đạo LPBank trình cổ đông kế hoạch lợi nhuận trước thuế đạt 6.000 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2022. Trong đó, chỉ tiêu tổng tài sản dự kiến tăng 11,4%, đạt 375.000 tỷ đồng vào cuối năm. Các chỉ tiêu huy động vốn thị trường 1 (khách hàng tổ chức và cư dân), dư nợ tín dụng thị trường 1 dự kiến tăng lần lượt 17,9% và 16%, đạt 295.740 tỷ đồng và 273.490 tỷ đồng. Với kết quả này, ngân hàng dự kiến chi trả cổ tức với tỷ lệ 12% cho năm 2023. Kết thúc quý I, tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng đạt 3.133 tỷ đồng, trong đó thu nhập lãi thuần đạt 2.774 tỷ đồng; lãi thuần từ hoạt động dịch vụ đạt 226 tỷ đồng; lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối đạt 144 tỷ đồng... Lũy kế 3 tháng đầu năm, ngân hàng thu về tổng cộng 1.565 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, giảm 13% so với cùng kỳ năm trước, nhưng đã hoàn thành 26% kế hoạch cả năm. Lợi nhuận sau thuế đạt 1.243 tỷ đồng. LienVietPostBank chính thức đổi tên thành LPBankNgân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) vừa được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận đổi tên viết tắt thành LPBank. 14:22 15/5/2023 Agribank, Vietcombank giảm lãi suất tiết kiệm về 6,3%/nămCác ngân hàng đã đồng loạt hạ lãi suất tiền gửi kỳ hạn ngắn về mức 4,75%/năm, đồng thời hạ nhiệt thêm lãi suất tại các kỳ hạn 6 tháng trở lên. 19:00 19/6/2023 Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành lần thứ 4NHNN vừa có quyết định điều chỉnh giảm thêm một loạt mức lãi suất điều hành, áp dụng từ ngày 19/6, đánh dấu đợt giảm lãi suất điều hành lần thứ 4 từ đầu năm 2023. 13:47 16/6/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
LPBank có tổng giám đốc mới Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank) vừa bổ nhiệm ông Hồ Nam Tiến, người gia nhập LPBank từ năm 2010 vào vị trí tổng giám đốc kể từ hôm nay (21/6). Ông Hồ Nam Tiến, tân Tổng giám đốc tại LPBank. Ảnh: LPB Ngân hàng Nhà nước đã có công văn về việc chấp thuận việc bổ nhiệm chức danh Tổng giám đốc LPBank đối với ông Hồ Nam Tiến kể từ ngày 21/6. Ông Hồ Nam Tiến sinh năm 1971, có trình độ thạc sỹ ngân hàng. Ông đã có 30 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và giữ vai trò quản lý cấp cao tại các tổ chức, định chế tài chính. Ông Nam gia nhập LPBank từ năm 2010 và đã có 13 năm kinh nghiệm đảm nhận các vị trí lãnh đạo cấp cao tại đây. Trong suốt quá trình tham gia hoạt động tại nhà băng này, LPBank cho biết ông đã có nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngân hàng. Sau khi nhậm chức, vị này được HĐQT kỳ vọng sẽ dẫn dắt LPBank hoàn thành các mục tiêu chiến lược giai đoạn 2023-2028. Trong đó, chuyển đổi số, số hóa hoạt động ngân hàng được đặc biệt chú trọng để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính chất lượng cao và tối đa hóa lợi ích cho khách hàng. Vào giữa tháng 3, ông Phạm Doãn Sơn, người gia nhập LPBank từ năm 2008 đã nộp đơn xin từ nhiệm vị trí Tổng giám đốc LPBank. Sau khi ông Phạm Doãn Sơn từ nhiệm, ông Hồ Nam Tiến, Phó tổng giám đốc thường trực, là người tạm điều hành hoạt động từ ngày 17/3. Trước đó, nhà băng này cũng vừa có sự thay đổi về nhân sự cấp cao khác. Cụ thể, ông Nguyễn Đức Thụy (tức bầu Thụy) được bầu làm Chủ tịch HĐQT thay thế ông Huỳnh Ngọc Huy xin từ nhiệm theo nguyện vọng cá nhân. Sau đó vài tháng, ngân hàng tiếp nhận thêm ông Đoàn Nguyên Ngọc và ông Nguyễn Văn Thùy, lần lượt là em rể và em trai của bầu Thụy vào làm tại LPBank. Ông Thụy hiện là đại gia bất động sản có tiếng tại thị trường trong nước với nhóm công ty Thaiholdings và Thaigroup. Ngoài ra, ông cùng người thân và các công ty liên quan cũng đang là nhóm cổ đông lớn tại LPBank. Về hoạt động kinh doanh, năm nay, ban lãnh đạo LPBank trình cổ đông kế hoạch lợi nhuận trước thuế đạt 6.000 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2022. Trong đó, chỉ tiêu tổng tài sản dự kiến tăng 11,4%, đạt 375.000 tỷ đồng vào cuối năm. Các chỉ tiêu huy động vốn thị trường 1 (khách hàng tổ chức và cư dân), dư nợ tín dụng thị trường 1 dự kiến tăng lần lượt 17,9% và 16%, đạt 295.740 tỷ đồng và 273.490 tỷ đồng. Với kết quả này, ngân hàng dự kiến chi trả cổ tức với tỷ lệ 12% cho năm 2023. Kết thúc quý I, tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng đạt 3.133 tỷ đồng, trong đó thu nhập lãi thuần đạt 2.774 tỷ đồng; lãi thuần từ hoạt động dịch vụ đạt 226 tỷ đồng; lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối đạt 144 tỷ đồng... Lũy kế 3 tháng đầu năm, ngân hàng thu về tổng cộng 1.565 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, giảm 13% so với cùng kỳ năm trước, nhưng đã hoàn thành 26% kế hoạch cả năm. Lợi nhuận sau thuế đạt 1.243 tỷ đồng. LienVietPostBank chính thức đổi tên thành LPBankNgân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) vừa được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận đổi tên viết tắt thành LPBank. 14:22 15/5/2023 Agribank, Vietcombank giảm lãi suất tiết kiệm về 6,3%/nămCác ngân hàng đã đồng loạt hạ lãi suất tiền gửi kỳ hạn ngắn về mức 4,75%/năm, đồng thời hạ nhiệt thêm lãi suất tại các kỳ hạn 6 tháng trở lên. 19:00 19/6/2023 Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành lần thứ 4NHNN vừa có quyết định điều chỉnh giảm thêm một loạt mức lãi suất điều hành, áp dụng từ ngày 19/6, đánh dấu đợt giảm lãi suất điều hành lần thứ 4 từ đầu năm 2023. 13:47 16/6/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Techcombank bán tòa nhà trụ sở cũ 191 Bà Triệu lãi hơn 730 tỷ đồng
Giao dịch bán tòa nhà trụ sở chính ở số 191 Bà Triệu (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã được Techcombank hạch toán trong quý I năm nay với doanh thu 1.775 tỷ đồng.
Đầu năm nay Techcombank đã chuyển trụ sở chính từ 191 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng về số 6 Quang Trung, quận Hoàn Kiếm. Ảnh: Ngô Nhung. Theo báo cáo tài chính quý I của Techcombank, bên cạnh những biến động tăng/giảm từ các hoạt động kinh doanh trong kỳ, nhà băng này cũng đã ghi nhận khoản thu nhập lớn từ việc bán bất động sản đầu tư, được hạch toán vào thu nhập từ hoạt động khác. Cụ thể, trong quý vừa qua, Techcombank ghi nhận hơn 2.858 tỷ đồng thu nhập từ hoạt động khác, tăng gần gấp 3 so với số thu cùng kỳ năm 2022. Trong đó, riêng khoản thu từ bán bất động sản đầu tư đã mang về cho ngân hàng 1.775 tỷ đồng (cùng kỳ không phát sinh nguồn thu này). Với giá vốn bán bất động sản đầu tư ở mức 1.044 tỷ, Techcombank đã ghi nhận khoản lãi thuần 731 tỷ đồng từ giao dịch kể trên. Được biết, khoản thu nhập và lãi thuần từ hoạt động bán bất động sản đầu tư kể trên của Techcombank đến từ giao dịch bán tòa nhà trụ sở cũ của ngân hàng tại địa chỉ 191 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Đây là một trong 2 tòa tháp văn phòng thuộc dự án Vincom Bà Triệu mà Techcombank mua lại từ Vingroup năm 2011, được ngân hàng đổi tên thành Techcombank Tower và sử dụng làm trụ sở chính từ năm 2012. Đến đầu năm nay, nhà băng này đã chuyển trụ sở chính về địa chỉ mới tại số 6 Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Trong khi đó, lộ trình chuyển trụ sở chính và chuyển nhượng tòa tháp văn phòng số 191 Bà Triệu đã được ngân hàng đưa ra từ năm 2017 và đến đầu năm nay đã ghi nhận kết quả của giao dịch chuyển nhượng này. Bên cạnh hoạt động chuyển nhượng bất động sản kể trên, trong quý I, các nguồn thu từ hoạt động dịch vụ; chứng khoán kinh doanh; góp vốn, mua cổ phần... đã đóng vai trò hỗ trợ cho kết quả kinh doanh của Techcombank khi nguồn thu từ hoạt động tín dụng bị ảnh hưởng. Cụ thể, trong quý vừa qua, Techcombank đã phải đối mặt với đà suy giảm của hoạt động cho vay, với thu nhập lãi thuần đạt 6.527 tỷ đồng, giảm gần 20% so với cùng kỳ. Trong đó, thu nhập từ lãi cho vay của ngân hàng vẫn tăng 28%, nhưng chi phí lãi vay lại tăng gần gấp 3 lần. Phải nhờ nguồn thu tăng trưởng từ các hoạt động ngoài tín dụng mà tổng thu nhập hoạt động của nhà băng này mới ghi nhận mức giảm thấp hơn (7%), đạt gần 9.300 tỷ đồng. Với chi phí hoạt động tăng gần 5% và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng 144%, lợi nhuận trước thuế quý I của Techcombank đã giảm 17% so với cùng kỳ năm trước, đạt 5.623 tỷ đồng. Theo kế hoạch kinh doanh mới được cổ đông thông qua, Techcombank đặt mục tiêu thu về 22.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế năm nay, giảm 14% so với kết quả năm 2022. Với kế hoạch này, sau quý đầu năm, ngân hàng có trụ sở chính tại số 6 Quang Trung đã hoàn thành gần 26% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm. Tính đến cuối tháng 3, Techcombank có tổng tài sản cân đối với nguồn vốn đạt trên 723.500 tỷ đồng, tăng 3,5% so với đầu năm. Trong đó, số dư cho vay khách hàng đạt 465.425 tỷ (+10,7%) và tiền gửi của khách hàng đạt gần 387.300 tỷ đồng (+8,1%). Techcombank cho biết số dư tiền gửi có kỳ hạn của ngân hàng vào khoảng 263.200 tỷ đồng (+16,5%) và số dư tiền gửi không kỳ hạn - CASA - đạt 124.100 tỷ (-6,3%). Trên báo cáo riêng lẻ, tín dụng của ngân hàng ghi nhận mức tăng trưởng 9,3%, lên 486.000 tỷ đồng trong quý I. Loạt ngân hàng tư nhân lãi nhất quý ITrong khi VPBank suy giảm mạnh kết quả lợi nhuận quý đầu năm, MBBank, Techcombank và ACB là những nhà băng tư nhân có lợi nhuận cao nhất hệ thống. 05:53 2/5/2023 Techcombank lãi hơn 5.600 tỷ đồng quý ITrước đà suy giảm của thu nhập lãi thuần nhưng phải tăng trích lập dự phòng rủi ro, lợi nhuận quý I của Techcombank đã ghi nhận mức giảm hai con số so với cùng kỳ năm trước. 11:39 26/4/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Techcombank bán tòa nhà trụ sở cũ 191 Bà Triệu lãi hơn 730 tỷ đồng Giao dịch bán tòa nhà trụ sở chính ở số 191 Bà Triệu (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã được Techcombank hạch toán trong quý I năm nay với doanh thu 1.775 tỷ đồng. Đầu năm nay Techcombank đã chuyển trụ sở chính từ 191 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng về số 6 Quang Trung, quận Hoàn Kiếm. Ảnh: Ngô Nhung. Theo báo cáo tài chính quý I của Techcombank, bên cạnh những biến động tăng/giảm từ các hoạt động kinh doanh trong kỳ, nhà băng này cũng đã ghi nhận khoản thu nhập lớn từ việc bán bất động sản đầu tư, được hạch toán vào thu nhập từ hoạt động khác. Cụ thể, trong quý vừa qua, Techcombank ghi nhận hơn 2.858 tỷ đồng thu nhập từ hoạt động khác, tăng gần gấp 3 so với số thu cùng kỳ năm 2022. Trong đó, riêng khoản thu từ bán bất động sản đầu tư đã mang về cho ngân hàng 1.775 tỷ đồng (cùng kỳ không phát sinh nguồn thu này). Với giá vốn bán bất động sản đầu tư ở mức 1.044 tỷ, Techcombank đã ghi nhận khoản lãi thuần 731 tỷ đồng từ giao dịch kể trên. Được biết, khoản thu nhập và lãi thuần từ hoạt động bán bất động sản đầu tư kể trên của Techcombank đến từ giao dịch bán tòa nhà trụ sở cũ của ngân hàng tại địa chỉ 191 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Đây là một trong 2 tòa tháp văn phòng thuộc dự án Vincom Bà Triệu mà Techcombank mua lại từ Vingroup năm 2011, được ngân hàng đổi tên thành Techcombank Tower và sử dụng làm trụ sở chính từ năm 2012. Đến đầu năm nay, nhà băng này đã chuyển trụ sở chính về địa chỉ mới tại số 6 Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Trong khi đó, lộ trình chuyển trụ sở chính và chuyển nhượng tòa tháp văn phòng số 191 Bà Triệu đã được ngân hàng đưa ra từ năm 2017 và đến đầu năm nay đã ghi nhận kết quả của giao dịch chuyển nhượng này. Bên cạnh hoạt động chuyển nhượng bất động sản kể trên, trong quý I, các nguồn thu từ hoạt động dịch vụ; chứng khoán kinh doanh; góp vốn, mua cổ phần... đã đóng vai trò hỗ trợ cho kết quả kinh doanh của Techcombank khi nguồn thu từ hoạt động tín dụng bị ảnh hưởng. Cụ thể, trong quý vừa qua, Techcombank đã phải đối mặt với đà suy giảm của hoạt động cho vay, với thu nhập lãi thuần đạt 6.527 tỷ đồng, giảm gần 20% so với cùng kỳ. Trong đó, thu nhập từ lãi cho vay của ngân hàng vẫn tăng 28%, nhưng chi phí lãi vay lại tăng gần gấp 3 lần. Phải nhờ nguồn thu tăng trưởng từ các hoạt động ngoài tín dụng mà tổng thu nhập hoạt động của nhà băng này mới ghi nhận mức giảm thấp hơn (7%), đạt gần 9.300 tỷ đồng. Với chi phí hoạt động tăng gần 5% và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng 144%, lợi nhuận trước thuế quý I của Techcombank đã giảm 17% so với cùng kỳ năm trước, đạt 5.623 tỷ đồng. Theo kế hoạch kinh doanh mới được cổ đông thông qua, Techcombank đặt mục tiêu thu về 22.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế năm nay, giảm 14% so với kết quả năm 2022. Với kế hoạch này, sau quý đầu năm, ngân hàng có trụ sở chính tại số 6 Quang Trung đã hoàn thành gần 26% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm. Tính đến cuối tháng 3, Techcombank có tổng tài sản cân đối với nguồn vốn đạt trên 723.500 tỷ đồng, tăng 3,5% so với đầu năm. Trong đó, số dư cho vay khách hàng đạt 465.425 tỷ (+10,7%) và tiền gửi của khách hàng đạt gần 387.300 tỷ đồng (+8,1%). Techcombank cho biết số dư tiền gửi có kỳ hạn của ngân hàng vào khoảng 263.200 tỷ đồng (+16,5%) và số dư tiền gửi không kỳ hạn - CASA - đạt 124.100 tỷ (-6,3%). Trên báo cáo riêng lẻ, tín dụng của ngân hàng ghi nhận mức tăng trưởng 9,3%, lên 486.000 tỷ đồng trong quý I. Loạt ngân hàng tư nhân lãi nhất quý ITrong khi VPBank suy giảm mạnh kết quả lợi nhuận quý đầu năm, MBBank, Techcombank và ACB là những nhà băng tư nhân có lợi nhuận cao nhất hệ thống. 05:53 2/5/2023 Techcombank lãi hơn 5.600 tỷ đồng quý ITrước đà suy giảm của thu nhập lãi thuần nhưng phải tăng trích lập dự phòng rủi ro, lợi nhuận quý I của Techcombank đã ghi nhận mức giảm hai con số so với cùng kỳ năm trước. 11:39 26/4/2023 Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.
Deutsche EuroShop AG thông báo mua lại cổ phiếu quỹ
Deutsche EuroShop AG (XTRA: DEQ) - công ty đầu tư lớn trong lĩnh vực trung tâm mua sắm tại Đức - vừa thông báo về việc mua lại cổ phiếu quỹ.
Deutsche EuroShop AG là công ty phát triển bất động sản, chuyên đầu tư vào các trung tâm mua sắm. Công ty được thành lập ngày 10/10/1997 và có trụ sở tại Hamburg, Đức, hoạt động ở cả 2 thị trường trong và ngoài nước. Deutsche EuroShop AG hiện sở hữu một loạt trung tâm thương mại lớn gồm: A10 Center, Herold Center, Galeria Baltycka, Rathaus Center, Altmarkt Galerie, Billstedt Center, Phoenix Center, Stadt Galerie, Allee Center, City Point, City Arkaden, Stadt Galerie, Arkad, Main Taunus Zentrum, Rhein Neckar Zentrum, Forum, City Galerie, City Arkaden, Saarpark Center, và Olympia Center. Một trung tâm mua sắm của Deutsche EuroShop AG. Đến hết 29/12/2023, Deutsche EuroShop AG đã mua lại tổng 6.620 cổ phiếu của công ty với giá bình quân 22.4161 USD. Như vậy tổng khối lượng cổ phiếu được công ty mua lại theo kế hoạch đề ra là 12.620 cổ phiếu. Bên cạnh đó, Deutsche EuroShop AG sẽ thực hiện chi trả 1,95 EUR tiền cổ tức cho mỗi cổ phiếu mà cổ đông sở hữu. Với số lượng cổ phiếu hiện hành vào khoảng 76,4 triệu, tổng số tiền cổ tức đặc biệt dự kiến trả cho cổ đông sẽ vào khoảng hơn 149 triệu EUR, lớn hơn tổng thu nhập và dòng tiền của công ty hiện có. Với lợi suất cổ tức đến 11% - cao hơn rất nhiều mức bình quân của các công ty cùng ngành là 3,2%, Deutsche EuroShop AG nằm trong nhóm các công ty ở Đức có mức chi cổ tức cao nhất. Cổ đông đủ điều kiện nhận cổ tức sẽ phải sở hữu cổ phiếu DEQ trước ngày 9/1 và cổ tức sẽ được thanh toán vào ngày 11/1. Deutsche EuroShop AG có tổng vốn chủ sở hữu là 2,5 tỷ EUR và tổng nợ là 1,6 tỷ EUR, đưa tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu đạt mức 65%. Tổng tài sản và tổng nợ phải trả của công ty lần lượt là 4,6 tỷ EUR và 2 tỷ EUR. Lợi nhuận trước lãi và thuế (EBIT) của công ty là 218,8 triệu EUR, khiến tỷ lệ thanh toán lãi vay bằng 5,9. Công ty có tổng lượng tiền mặt và các khoản đầu tư ngắn hạn là 280,6 triệu EUR. Deutsche EuroShop AG là một phần trong quỹ đầu tư boerse.de gồm 311 cổ phiếu. Trong đợt đánh giá xu hướng tổng quan được quỹ này thực hiện vào ngày 4/1, cổ phiếu này đã được hạ mức xếp hạng từ 110 xuống còn 132, ở khu vực trung bình khá. Theo dữ liệu được boerse.de tổng hợp và đưa ra, cổ phiếu Deutsche EuroShop đã mất đi 4% giá trị mỗi năm trong vòng hơn 10 năm qua và rủi ro đầu tư vào cổ phiếu này là cao với tỷ lệ lỗ vào khoảng 2,9. Giá đóng cửa phiên giao dịch ngày 3/1 của cổ phiếu DEQ là 21,40 EUR, giảm 0,20 EUR (tương đương giảm 0,93%) so với phiên giao dịch trước đó. Báo cáo thu nhập cho năm tài chính 2023 sẽ được công ty công bố vào ngày 19/3.
Deutsche EuroShop AG thông báo mua lại cổ phiếu quỹ Deutsche EuroShop AG (XTRA: DEQ) - công ty đầu tư lớn trong lĩnh vực trung tâm mua sắm tại Đức - vừa thông báo về việc mua lại cổ phiếu quỹ. Deutsche EuroShop AG là công ty phát triển bất động sản, chuyên đầu tư vào các trung tâm mua sắm. Công ty được thành lập ngày 10/10/1997 và có trụ sở tại Hamburg, Đức, hoạt động ở cả 2 thị trường trong và ngoài nước. Deutsche EuroShop AG hiện sở hữu một loạt trung tâm thương mại lớn gồm: A10 Center, Herold Center, Galeria Baltycka, Rathaus Center, Altmarkt Galerie, Billstedt Center, Phoenix Center, Stadt Galerie, Allee Center, City Point, City Arkaden, Stadt Galerie, Arkad, Main Taunus Zentrum, Rhein Neckar Zentrum, Forum, City Galerie, City Arkaden, Saarpark Center, và Olympia Center. Một trung tâm mua sắm của Deutsche EuroShop AG. Đến hết 29/12/2023, Deutsche EuroShop AG đã mua lại tổng 6.620 cổ phiếu của công ty với giá bình quân 22.4161 USD. Như vậy tổng khối lượng cổ phiếu được công ty mua lại theo kế hoạch đề ra là 12.620 cổ phiếu. Bên cạnh đó, Deutsche EuroShop AG sẽ thực hiện chi trả 1,95 EUR tiền cổ tức cho mỗi cổ phiếu mà cổ đông sở hữu. Với số lượng cổ phiếu hiện hành vào khoảng 76,4 triệu, tổng số tiền cổ tức đặc biệt dự kiến trả cho cổ đông sẽ vào khoảng hơn 149 triệu EUR, lớn hơn tổng thu nhập và dòng tiền của công ty hiện có. Với lợi suất cổ tức đến 11% - cao hơn rất nhiều mức bình quân của các công ty cùng ngành là 3,2%, Deutsche EuroShop AG nằm trong nhóm các công ty ở Đức có mức chi cổ tức cao nhất. Cổ đông đủ điều kiện nhận cổ tức sẽ phải sở hữu cổ phiếu DEQ trước ngày 9/1 và cổ tức sẽ được thanh toán vào ngày 11/1. Deutsche EuroShop AG có tổng vốn chủ sở hữu là 2,5 tỷ EUR và tổng nợ là 1,6 tỷ EUR, đưa tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu đạt mức 65%. Tổng tài sản và tổng nợ phải trả của công ty lần lượt là 4,6 tỷ EUR và 2 tỷ EUR. Lợi nhuận trước lãi và thuế (EBIT) của công ty là 218,8 triệu EUR, khiến tỷ lệ thanh toán lãi vay bằng 5,9. Công ty có tổng lượng tiền mặt và các khoản đầu tư ngắn hạn là 280,6 triệu EUR. Deutsche EuroShop AG là một phần trong quỹ đầu tư boerse.de gồm 311 cổ phiếu. Trong đợt đánh giá xu hướng tổng quan được quỹ này thực hiện vào ngày 4/1, cổ phiếu này đã được hạ mức xếp hạng từ 110 xuống còn 132, ở khu vực trung bình khá. Theo dữ liệu được boerse.de tổng hợp và đưa ra, cổ phiếu Deutsche EuroShop đã mất đi 4% giá trị mỗi năm trong vòng hơn 10 năm qua và rủi ro đầu tư vào cổ phiếu này là cao với tỷ lệ lỗ vào khoảng 2,9. Giá đóng cửa phiên giao dịch ngày 3/1 của cổ phiếu DEQ là 21,40 EUR, giảm 0,20 EUR (tương đương giảm 0,93%) so với phiên giao dịch trước đó. Báo cáo thu nhập cho năm tài chính 2023 sẽ được công ty công bố vào ngày 19/3.