title
stringlengths 3
124
| content
sequencelengths 1
2.23k
| metadata
dict |
---|---|---|
Quảng Trị cần hơn 1.200 tỷ đồng khắc phục sạt lở bờ sông, bờ biển | [
"<start_of_turn> <end_of_turn>",
"<start_of_turn> Sau các đợt mưa lũ vào tháng 11 vừa qua, nhiều bờ sông ở Quảng Trị tiếp tục sạt lở nghiêm trọng. Nặng nhất là bờ sông Hiếu đoạn qua các xã: Cam Hiếu, Cam Thủy và Cam Tuyền, huyện Cam Lộ bị xói, sạt lở nhiều đoạn với tổng chiều dài hơn 1,5km. Tại huyện Cam Lộ, bờ sông Trúc Khê đoạn qua xã Thanh An bị sạt lở với chiều dài khoảng 500m. Tình trạng sạt lở bờ các sông: Thạch Hãn, Vĩnh Định, Ái Tử chảy qua địa bàn các xã Triệu Long, Triệu Giang, Triệu Tài, Triệu Hòa, Triệu Trung… của huyện Triệu Phong cũng rất nghiêm trọng. Trong khi đó, tình trạng sạt lở kè biển, bờ biển cũng diễn ra nhiều năm qua ở các xã: Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh; Triệu Vân, Triệu Lăng, huyện Triệu Phong; Xâm thực biển diễn ra ngày càng nghiêm trọng dọc bờ biển các xã: Trung Giang, Gio Hải huyện Gio Linh với chiều dài hàng nghìn mét. <end_of_turn>",
"<start_of_turn> Ông Hà Sĩ Đồng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị cho biết: Giai đoạn từ năm 2020 -2023, tỉnh đã huy động 748 tỷ đồng để đầu tư xây dựng hơn 60 km kè chống sạt lở dọc bờ sông, bờ biển kết hợp phục vụ nhu cầu giao thông dân sinh. Tuy nhiên, tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn vẫn diễn biến phức tạp, ngày càng nghiêm trọng. <end_of_turn>",
"<start_of_turn> “Hiện nay tỉnh đã báo cáo với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ đã đề xuất với Thủ tướng chính phủ, các bộ ngành liên quan là 1.214 tỉ đồng để đầu tư 62,59 km chiều dài kè sông sạt lở, bờ sông và bờ biển tại khu vực sạt lở đặc biệt nguy hiểm, còn lại trong đó có các vị trí mà cử tri có sự kiến thì dã tranh thủ các nguồn khắc phục hậu quả thiên tai để khắc phục từng đoạn, phân kì, ưu tiên thứ tự để xử lí hàng năm, đảm bảo kịp thời, không để xảy ra vấn đề nguy cấp, nguy hiểm”. Ông Hà Sĩ Đồng nói. <end_of_turn>"
] | {
"date": "Thứ Tư, 18:26, 06/12/2023",
"url": "https://vov.vn/xa-hoi/quang-tri-can-hon-1200-ty-dong-khac-phuc-sat-lo-bo-song-bo-bien-post1063853.vov"
} |
Những bất ổn trong và sau tổng tuyển cử tại Bangladesh | [
"<start_of_turn> Việc Đảng Dân tộc chủ nghĩa Bangladesh (BNP) đối lập tuyên bố tẩy chay sự kiện này khiến cho kết quả của cuộc tổng tuyển cử không còn là bất ngờ, thậm chí trở nên vô nghĩa khi nó không giải quyết được những bế tắc chính trị hiện nay và tạo ra những nguy cơ bất ổn trong và sau cuộc bầu cử này. <end_of_turn>",
"<start_of_turn> Đảng Dân tộc chủ nghĩa Bangladesh ngày 3/1 đã phát động một cuộc tổng đình công kéo dài 48 giờ trên toàn quốc nhằm phong tỏa các tuyến giao thông chính của nước này và kêu gọi người dân không đi bỏ phiếu vào ngày 5/1. <end_of_turn>",
"<start_of_turn> Đảng này đang dẫn đầu một Liên minh đối lập gồm 18 đảng, yêu cầu Thủ tướng Seikh Hasina phải từ chức và mở đường cho một chính phủ lâm thời không đảng phái đứng ra giám sát bầu cử theo cơ chế cũ trước khi bị hủy bỏ 2 năm trước. <end_of_turn>",
"<start_of_turn> Một thăm dò dư luận do tờ Dhaka Tribune công bố ngày 3/1 cho thấy, Đảng Dân tộc chủ nghĩa Bangladesh giành được 37% sự ủng hộ trong khi Liên đoàn Awami cầm quyền giành được 36% sự ủng hộ. <end_of_turn>",
"<start_of_turn> Do đó, kết quả cuộc bầu cử ngày 5/1 có thể không mấy bất ngờ rằng đảng cầm quyền Liên đoàn Aoami sẽ giành chiến thắng khi đảng đối lập chính Dân tộc chủ nghĩa Bangladesh đã rút khỏi cuộc đua. <end_of_turn>",
"<start_of_turn> Nhưng cũng vì thế mà Liên minh châu Âu, Mỹ và Khối thịnh vượng chung từ chối cử quan sát viên đến cuộc tổng tuyển cử lần này vì nghi ngờ tính công bằng của cuộc bầu cử. <end_of_turn>",
"<start_of_turn> Bên cạnh đó, việc đảng Dân tộc chủ nghĩa Bangladesh tẩy chay cuộc bầu này cử cũng có nghĩa là hơn một nửa trong số 300 ghế Quốc hội sẽ không có ai tranh cử, làm suy giảm tính hợp pháp của cuộc bầu cử. Điều đó cũng khiến cuộc bầu cử khó có thể trở thành giải pháp ổn định tình hình chính trị tại một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới này. <end_of_turn>",
"<start_of_turn> Mặc dù vậy, ứng cử viên Liên đoàn Awami cầm quyền, ông Ilyas Mollah cho biết: “Đảng đối lập chính Dân tộc chủ nghĩa Bangladesh không tham gia vào cuộc bầu cử lần này nhưng theo Hiến pháp thì cuộc bầu cử vẫn phải diễn ra. Họ không tham gia tranh cử nhưng người dân vẫn nhiệt tình tham chuẩn bị bầu cử và tôi hy vọng chúng ta sẽ có một cuộc bầu cử hòa bình”. <end_of_turn>",
"<start_of_turn> Trong khi đó, những cử tri trẻ ở thủ đô Dhaka cũng bày tỏ hy vọng rằng cuộc bầu cử sẽ diễn ra trong hòa bình và lá phiếu của họ sẽ tạo được sức ảnh hưởng nhất định. <end_of_turn>",
"<start_of_turn> Anh Mohammad Sabuj Hossain chia sẻ: “Tôi mong muốn 1 người đại diện cho nhân dân phải biết nghĩ cho tất cả mọi người. Họ phải biết lắng nghe quan điểm của chúng tôi”. <end_of_turn>",
"<start_of_turn> Trong bài phát biểu vận động tranh cử ngày 3/1, Thủ tướng Hasina cam kết sẽ biến Bangladesh trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình và giải quyết những vấn nạn lâu nay của đất nước. <end_of_turn>",
"<start_of_turn> Tuy nhiên, bất ổn chính trị ở Bangladesh khiến cho mong muốn cải thiện cuộc sống của người dân trở nên khó khăn hơn. <end_of_turn>",
"<start_of_turn> Bangladesh có 154 triệu dân, quốc gia đứng hàng thứ 8 thế giới về dân số song 1/3 trong số này phải sống dưới mức nghèo khổ. <end_of_turn>",
"<start_of_turn> Trong khi đó, bạo lực chính trị đã cướp đi sinh mạng của hơn 200 người dân Bangladesh trong năm ngoái, một nửa trong số này là nạn nhân của tình trạng xung đột leo thang kể từ ngày 25/11 vừa qua khi Ủy ban bầu cử công bố ngày bỏ phiếu. <end_of_turn>",
"<start_of_turn> Giới phân tích nhận định, dưới sức ép của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Liên minh châu Âu, thị trường quan trọng miễn thuế cho gần 60% sản phẩm ngành dệt may xuất khẩu mũi nhọn của Bangladesh, và để ngăn chặn bạo lực leo thang, Thủ tướng Hasina có thể và cần phải nhượng bộ./. <end_of_turn>"
] | {
"date": "Thứ Bảy, 14:13, 04/01/2014",
"url": "https://vov.vn/the-gioi/nhung-bat-on-trong-va-sau-tong-tuyen-cu-tai-bangladesh-304343.vov"
} |
Lực lượng đối lập Bangladesh tẩy chay tổng tuyển cử | [
"<start_of_turn> Theo CCTV, lực lượng đối lập Bangladesh ngày 29/12 đã tuyên bố tẩy chay cuộc tổng tuyển cử tại Bangladesh, dự kiến diễn ra vào ngày 5/1 năm tới. Lực lượng đối lập cũng đồng thời kêu gọi Thủ tướng Sheikh Hasina phải từ chức và mở đường cho một chính phủ lâm thời ở nước này. <end_of_turn>",
"<start_of_turn> \n <end_of_turn>",
"<start_of_turn> \n <end_of_turn>",
"<start_of_turn> \nTuyên bố tẩy chay cuộc bầu cử của phe đối lập cũng đồng nghĩa với việc có hơn 300 ghế tại Quốc hội Bangladesh sẽ không được tranh cử, làm ảnh hưởng tới tính hợp pháp của cuộc bầu cử. <end_of_turn>",
"<start_of_turn> Động thái trên của phe đối lập đưa ra trong bối cảnh hàng nghìn người biểu tình tại Bangladesh ngày 29/12 đã đổ ra các đường phố của thủ đô Dhaka nhằm tẩy chay cuộc tổng tuyển cử diễn ra vào tháng 1/2014. Cảnh sát đã buộc phải dùng súng phun nước để giải tán đám đông biểu tình. Các cuộc đụng độ đã làm nhất 1 người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương. <end_of_turn>",
"<start_of_turn> Liên minh đối lập gồm 18 đảng, do đảng Dân tộc chủ nghĩa Bangladesh đứng đầu, muốn Thủ tướng Sheikh Hasina phải từ chức và mở đường cho một chính phủ lâm thời không đảng phái đứng ra giám sát bầu cử. Tuy nhiên, bà Hasina đã bác bỏ yêu cầu này vì cho rằng nó trái với Hiến pháp. <end_of_turn>",
"<start_of_turn> Trong khi đó, nhiều quốc gia, trong đó có Mỹ và Liên minh châu Âu, đã từ chối cử quan sát viên đến dự vì nghi ngờ tính công bằng của cuộc bầu cử. Bạo lực bùng phát trên khắp Bangladesh giữa cảnh sát và những người ủng hộ phe đối lập từ đầu năm đến nay đã khiến ít nhất 273 người thiệt mạng. Trong đó, gần một nửa số thương vong này xảy ra trong hai tháng gần đây./. <end_of_turn>"
] | {
"date": "Thứ Hai, 14:12, 30/12/2013",
"url": "https://vov.vn/the-gioi/luc-luong-doi-lap-bangladesh-tay-chay-tong-tuyen-cu-303566.vov"
} |
Xây dựng vùng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi quan trọng nhất là đầu ra | [
"<start_of_turn> Để phát triển chuỗi giá trị ngô và sắn, thời gian qua Tập đoàn De Heus (Hà Lan) đã khảo sát vùng nguyên liệu tại 3 tỉnh ở khu vực Tây Nguyên gồm: Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum. Qua khảo sát cho thấy, ngô và sắn còn nhiều cơ hội để gia tăng chuỗi giá trị khi tham gia vào chuỗi sản xuất thức ăn chăn nuôi, giảm áp lực từ nguồn nguyên liệu nhập khẩu. <end_of_turn>",
"<start_of_turn> Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi sản xuất trong nước hiện chỉ đáp ứng từ 30% đến 35% so với nhu cầu trong khi chi phí thức ăn chăn nuôi chiếm đến 65% đến 70% giá thành. Do vậy, nếu không chủ động nguồn nguyên liệu sẽ ảnh hưởng lớn đến giá thành sản phẩm chăn nuôi, giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp... <end_of_turn>",
"<start_of_turn> Ông Nguyễn Quang Tin, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị: “Ngô và sắn đều có những kỹ thuật canh tác có thể sản xuất ra sản phẩm cạnh tranh với các loại cây trồng khác, tuy nhiên phải tính toán được giá của sản phẩm khi sản xuất. Để thuận lợi khi triển khai, cần đưa ra giá cạnh tranh qua đó ký kết hợp đồng với nông dân và địa phương”. <end_of_turn>",
"<start_of_turn> Nhấn mạnh đến việc phối hợp với doanh nghiệp trong triển khai các mô hình liên kết từ giống cây trồng, sơ chế, chế biến và thu mua nguyên liệu thông qua nông dân và các hợp tác xã, nhiều ý kiến đề nghị cần có cơ chế chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư và chuyển giao các giải pháp kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất đến nông dân. Đồng thời hỗ trợ thành lập và phát triển các hợp tác xã ngô và sắn để nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ đầu vào cho nông dân trong sản xuất, bảo quản, chế biến để mở rộng quy mô, chất lượng và giảm giá thành sản phẩm. <end_of_turn>",
"<start_of_turn> Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt cho rằng: “Tây Nguyên là vùng thuận lợi để phát triển một số loại cây trồng làm thức ăn xanh sinh khối như: ngô, sắn. Để cạnh tranh với những loại cây trồng khác ở khu vực này phải làm sao nâng cao được hiệu quả kinh tế. Muốn xây dựng được vùng nguyên liệu lớn đáp ứng quy mô công nghiệp phải xây dựng mối liên kết giữa nông dân, hợp tác xã qua đó liên kết với doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm đầu ra”. <end_of_turn>",
"<start_of_turn> Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, vai trò của ngành chăn nuôi là rất quan trọng trong tăng trưởng của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để xây dựng ngành chăn nuôi tự chủ trong bối cảnh hội nhập một trong những giải pháp là phải chủ động được nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước. Thành lập vùng nguyên liệu, quan trọng nhất là đầu ra tiêu thụ, Bộ sẽ chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu, qua đó giúp nông dân và hợp tác xã nơi triển khai dự án hưởng lợi./. <end_of_turn>"
] | {
"date": "Thứ Năm, 17:31, 05/01/2023",
"url": "https://vov.vn/kinh-te/xay-dung-vung-nguyen-lieu-thuc-an-chan-nuoi-quan-trong-nhat-la-dau-ra-post994724.vov"
} |
Tàu cao tốc đi Phú Quốc tạm ngưng hoạt động do gió lớn | [
"<start_of_turn> Sáng 22/12, ông Võ Minh Tuấn, Phó Giám đốc Cảng vụ hàng hải tỉnh Kiên Giang cho biết, do ảnh hưởng thời tiết trên vùng biển tỉnh Kiên Giang bất thường, gió Đông và Đông Bắc giật cấp 5, có lúc cấp 6 có lúc cấp 7, 8, sóng cao từ 1.75m đến 2m nên tàu, phà cao tốc từ đất liền đi một số đảo tạm ngưng hoạt động để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện. <end_of_turn>",
"<start_of_turn> Cụ thể tuyến Rạch Giá, Hà Tiên đi Phú Quốc, đảo Nam Du và ngược lại tạm ngưng hoạt động cho đến khi có thông báo mới. Riêng tuyến Rạch Giá đi Lại Sơn và ngược lại do cảng vụ nội địa quản lý nên vẫn hoạt động bình thường. <end_of_turn>",
"<start_of_turn> Sau khi nhận thông tin tàu phà tạm ngưng hoạt động do ảnh hưởng thời tiết xấu, các hãng tàu phà đã thông báo đến các đại lý và hành khách việc tàu, phà tạm ngưng hoạt động để hành khách chủ động công việc và thời gian. Đồng thời hoàn trả lại tiền vé hoặc dời sang chuyến sau khi tàu hoạt động trở lại. <end_of_turn>"
] | {
"date": "Thứ Sáu, 08:34, 22/12/2023",
"url": "https://vov.vn/xa-hoi/tau-cao-toc-di-phu-quoc-tam-ngung-hoat-dong-do-gio-lon-post1067066.vov"
} |
Trà Vinh công bố tình huống khẩn cấp sạt lở, sụp lún bờ biển | [
"<start_of_turn> Do chịu tác động của triều cường dâng cao, sóng lớn, trong đợt triều cường ngày 17-18-19 vừa qua, đoạn kè bảo vệ bờ biển ở xã Hiệp Thạnh (xây dựng từ năm 2008) đã xuất hiện nhiều vị trí sụp lún nghiêm trọng, tạo nhiều hố sâu hình lòng chảo và có khả năng phát sinh thêm trong thời gian tới. <end_of_turn>",
"<start_of_turn> Ngoài ra, nhiều khe liên kết các cấu kiện hình lục giác kè bờ đã bị hở, nguy cơ phần cát dưới lớp cấu kiện này sẽ bị cuốn trôi và sụp, lún vào các đợt triều cường sắp tới. Nếu không kịp khắc phục, nguy cơ gây vỡ kết cấu công trình, ảnh hưởng đến trực tiếp đời sống của 30 hộ dân trong khu vực. <end_of_turn>",
"<start_of_turn> Trong khi đó, bờ biển thuộc xã Trường Long Hòa cũng đang tiếp tục bị sạt lở, làm ảnh hưởng hàng trăm ha đất canh tác, đe dọa trực tiếp đến tính mạng, tài sản của 478 hộ và nhiều ha rừng ven biển. Tình trạng sạt lở còn gây mất an toàn, đe dọa đến khu thực nghiệm nuôi thủy sản của Trường Đại học Trà Vinh; trại giống thủy sản công nghệ cao Thông Thuận. <end_of_turn>",
"<start_of_turn> Để hạn chế thiệt hại gây ra, lãnh đạo UBND tỉnh Trà Vinh chỉ đạo cắm biển báo, cảnh báo các khu vực sạt lở và sụp, lún; thông báo rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng về tình hình sạt lở, sụp lún tại khu vực này để người dân chủ động phòng, tránh. <end_of_turn>",
"<start_of_turn> Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với địa phương theo dõi chặt chẽ và sẵn sàng phương án ứng phó sự cố; thường xuyên cập nhật, báo cáo diễn biến sạt lở, đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo xử lý kịp thời. <end_of_turn>",
"<start_of_turn> Ông Trần Trường Giang, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Trà Vinh cho biết: “Sở NN&PTNT đã tuyên truyền, vận động người dân nâng cao nhận thức của mình. Ngoài ra, chúng tôi cũng triển khai nhiều giải pháp, về lâu dài, UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, đánh giá toàn diện, tổng thể về hiện trạng, nguyên nhân gây ra sạt lở và đề xuất những giải pháp mang tính chất toàn diện hơn. Khi đề tài hoàn thiện, chúng tôi sẽ áp dụng những giải pháp đồng bộ hơn”. <end_of_turn>"
] | {
"date": "Thứ Tư, 14:53, 29/11/2023",
"url": "https://vov.vn/xa-hoi/tra-vinh-cong-bo-tinh-huong-khan-cap-sat-lo-sup-lun-bo-bien-post1062298.vov"
} |
Đầu tư hơn 982 tỷ đồng chống xói lở bờ biển Hội An | [
"<start_of_turn> Theo đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã ký quyết định phê duyệt cho tỉnh Quảng Nam vay lại vốn vay từ Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) để thực hiện dự án chống xói lở và bảo vệ bền vững bờ biển Hội An như kiến nghị của Bộ Tài chính. Chính phủ đồng ý chủ trương đàm phán với AFD về thỏa thuận vay, thỏa thuận viện trợ cho dự án này. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về kết quả thẩm định cho vay lại vốn vay AFD của dự án. <end_of_turn>",
"<start_of_turn> Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan tiến hành đàm phán với AFD về dự thảo thỏa thuận vay, thỏa thuận viện trợ cho dự án; tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả đàm phán thỏa thuận vay, thỏa thuận viện trợ cho dự án theo quy định hiện hành và các vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền. <end_of_turn>",
"<start_of_turn> Dự án chống xói lở và bảo vệ bền vững bờ biển Hội An, tỉnh Quảng Nam có tổng mức đầu tư xây dựng 42 triệu euro (tương đương 982 tỷ đồng), do Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tài trợ. Thời gian thực hiện dự án kéo dài đến năm 2026. Dự án do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp - phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam làm chủ đầu tư. Phạm vi xây dựng công trình từ cửa sông (cầu tàu đi Cù Lao Chàm) dọc về hướng bắc đến bên phía bắc của khách sạn Victoria, dài gần 3,4 km. Mục tiêu của dự án là chống xói lở và bảo vệ bền vững bờ biển Hội An, đáp ứng nhu cầu cấp thiết về ổn định chỗ ở, phát triển kinh tế của cộng đồng dân cư khu vực dự án. <end_of_turn>",
"<start_of_turn> Dự án này còn nhằm mục đích bảo vệ đất đai, nhà cửa, tài sản và tính mạng của người dân và các cơ sở hạ tầng về du lịch, nghỉ dưỡng cho khoảng 3,2 km2 diện tích đất, hơn 1.300 hộ dân phường Cửa Đại và khu vực lân cận, nhất là khu vực ven biển. Những năm qua, tình trạng sạt lở bờ biển thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam diễn biến rất phức tạp, gia tăng về quy mô, nhiều khu nghỉ dưỡng ven biển bị xóa xổ. <end_of_turn>",
"<start_of_turn> Ông Trương Xuân Tý, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam cho biết: “Đối với tình trạng sạt lở bờ biển, hàng năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam phối hợp với các địa phương kiểm tra thực địa, tổng hợp và đề xuất UBND tỉnh Quảng Nam phân bổ nguồn lực để thực hiện giải pháp công trình. Ngoài ra, chúng tôi cũng đề xuất Trung ương bố trí nguồn lực triển khai các công trình lớn trong đề án xử lý sạt lở bờ biển”. <end_of_turn>"
] | {
"date": "Thứ Ba, 20:18, 12/12/2023",
"url": "https://vov.vn/xa-hoi/dau-tu-hon-982-ty-dong-chong-xoi-lo-bo-bien-hoi-an-post1065098.vov"
} |
Quảng Nam ghi nhận gần 100 vị trí ven sông có nguy cơ sạt lở cao | [
"<start_of_turn> <end_of_turn>",
"<start_of_turn> Đáng lo ngại nhất là tình trạng sạt lở trên lưu vực hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn tại tỉnh Quảng Nam và các nhánh nhỏ của hệ thống sông này đang diễn ra với cường độ ngày càng lớn, đe dọa phần lớn diện tích đất sản xuất, nhà ở và an toàn tính mạng của người dân. Trên toàn lưu vực hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn, hiện có hơn 19.500 hộ dân sống ven sông thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi sạt lở và khoảng 10.000 ha đất sản xuất nông nghiệp đang bị đe dọa. Trong đó, hơn 1.200 hộ dân với khoảng 4.600 nhân khẩu nằm trong vùng nguy cơ cao về sạt lở bờ sông. <end_of_turn>",
"<start_of_turn> Theo nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam, trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn đoạn qua thành phố Hội An, thị xã Điện Bàn và 2 huyện Duy Xuyên, Đại Lộc đã xuất hiện 85 điểm sạt lở, trong đó 36 điểm sạt lở lớn, đe dọa nhiều diện tích đất sản xuất, làng mạc, nhà cửa và tính mạng người dân. Ngoài khu vực lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn thì các dòng sông khác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam cũng xuất hiện nhiều điểm sạt lở lớn nhỏ, biến động theo từng đợt mưa, lũ. Ngoài tác động của thiên tai, mưa lũ, các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng khu dân cư, phát triển giao thông đã tác động đến dòng chảy khiến tình trạng sạt lở bờ sông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam diễn biến phức tạp. <end_of_turn>",
"<start_of_turn> Từ năm 2020 đến nay, tỉnh Quảng Nam đã đầu tư xây dựng 7 công trình phòng chống sạt lở bờ sông quy mô lớn nhằm khắc phục, hạn chế sạt lở, ổn định cuộc sống người dân ở khu vực này. <end_of_turn>",
"<start_of_turn> Ông Trương Xuân Tý, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: “Các địa phương thực hiện cắm biển báo, rào chắn để người dân cảnh giác đối với các khu vực ven sông có nguy cơ sạt lở cao để hạn chế thiệt hại. Trong Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, những vị trí có nguy cơ sạt lở cao sẽ được đưa vào kế hoạch xây dựng các công trình trọng điểm để triển khai thực hiện\". <end_of_turn>"
] | {
"date": "Thứ Tư, 17:56, 13/12/2023",
"url": "https://vov.vn/xa-hoi/quang-nam-ghi-nhan-gan-100-vi-tri-ven-song-co-nguy-co-sat-lo-cao-post1065279.vov"
} |
Sạt trượt, sụt lún đất hồ ở Lâm Đồng không phải do mưa | [
"<start_of_turn> Liên quan đến vụ sạt trượt, sụt lún tại hồ chứa nước Đông Thanh, xã Đông Thanh, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng), ngày 8/8, Đoàn công tác Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai do Thứ trưởng Bộ Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp dẫn đầu, cùng các chuyên gia đã đi khảo sát, kiểm tra thực địa. <end_of_turn>",
"<start_of_turn> Sau khi kiểm tra thực tế hiện trường, bước đầu đoàn công tác nhận định nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sạt trượt, sụt lún đất ở khu vực hồ chứa nước Đông Thanh không phải do mưa, mà địa chất trong khu vực này có một cung sạt trượt đã có từ trước, đến khi dự án thi công cộng với nhiều nguyên nhân tác động khác đã khiến cung sạt trượt này diễn ra nhanh hơn. Theo PGS.TS Nguyễn Châu Lân, chuyên gia và là thành viên của đoàn công tác, chính bởi kết cấu địa chất kém cộng với mạch nước ngầm đã dẫn đến hiện tượng sạt trượt. <end_of_turn>",
"<start_of_turn> “Lượng mưa ở đây không phải là nguyên nhân chính gây ra sạt trượt ở hồ này. Ở đây có một dòng chảy rất lớn đã có từ trước rồi, bình thường thì dòng chảy này sẽ chảy xuống dưới nhưng trong nhiều trường hợp dòng chảy đổi dòng và chảy trực tiếp vào khối trượt. Và khối trượt này là đất đỏ bazan khi bão hòa nước, cộng với dòng chảy ngầm thì dẫn đến nguy cơ sạt trượt càng cao. Trượt ở đây thì trượt sâu, bên trên là đất và bên dưới là tầng đá rất sâu do đó phạm vi ảnh hưởng của khối trượt là rất lớn”, PGS.TS Nguyễn Châu Lân nói. <end_of_turn>",
"<start_of_turn> Ngay khi kiểm tra thực địa, đoàn công tác đã có buổi làm việc với tỉnh Lâm Đồng về công tác phòng, chống thiên tai, đưa ra các giải pháp trước mắt và lâu dài để khắc phục tình trạng sạt trượt, sụt lún đất ở hồ chứa nước Đông Thanh. Tại đây, thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp đề nghị tỉnh Lâm Đồng cần thực hiện thêm nhiều mũi khoan để xác định chính xác khu vực bị ảnh hưởng của khối sạt trượt, trên cơ sở đó đề ra phương án xử lý hiệu quả. <end_of_turn>",
"<start_of_turn> Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp, nói: “Việc đầu tiên là khảo sát, khoan thăm dò phải rộng hơn, phía thượng lưu cũng phải khoan. Bởi khối trượt ở thượng lưu đang có chiều hướng mở rộng. Khối thượng lưu và khối hạ lưu cách nhau chưa đến 100m, nếu 2 khối sạt trượt này nhập lại thì thành một khối quá lớn khi ấy sẽ rất nguy hiểm. Thứ hai là tiếp tục quan trắc, phải quan trắc rất kỹ thì mới khẳng định được để có giải pháp sau này. Giải pháp thì tôi đề nghị là hạ tải xuống, bởi nơi này không phải do mưa là chính, mạch nước ngầm là chính thì phải hạ tải sớm. Phải tính là ‘nhẹ đỉnh nặng chân’, phải có thoát nước ngầm và nước mặt”. <end_of_turn>",
"<start_of_turn> Dự án hồ chứa nước Đông Thanh được thi công tại xã Đông Thanh, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) có dung tích thiết kế hơn 3 triệu m3, cấp nước cho 700 ha đất nông nghiệp 7.500 hộ dân. Tuy nhiên, trong quá trình đang thi công, cụ thể là ngày 1/7 vừa qua, cơ quan chức năng phát hiện trong khu vực bắt đầu xuất hiện các vết nứt, sụt lún, sạt trượt đất và có dấu hiệu lan rộng. Đến ngày 28/7, tình trạng sụt lún, sạt trượt đất nơi đây đã trở nên nghiêm trọng. Tổng cộng có 9 hộ dân bị ảnh hưởng nhà cửa và đất sản xuất trên diện tích hơn 5ha, trong đó có 4 nhà ở bị nứt móng, xé rách tường, có nguy cơ đổ sập bất kể lúc nào. Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cũng đề nghị tỉnh Lâm Đồng tỉnh cần chỉ đạo quyết liệt đảm bảo đời sống dân sinh trong khu vực hồ chứa nước, đặc biệt chú ý đến an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân. <end_of_turn>"
] | {
"date": "Thứ Ba, 18:50, 08/08/2023",
"url": "https://vov.vn/xa-hoi/sat-truot-sut-lun-dat-ho-o-lam-dong-khong-phai-do-mua-post1038043.vov"
} |
Đê sông Cầu sụt lún hàng chục mét, Bắc Ninh lên phương án sơ tán dân | [
"<start_of_turn> Theo báo cáo của Chi cục Thủy lợi (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh) và UBND thành phố Bắc Ninh, thời gian qua, tại khu dân cư ngoài bãi sông khu Vạn Phúc, phường Vạn An, TP. Bắc Ninh xuất hiện vết nứt, sụt lún, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm về người và tài sản. <end_of_turn>",
"<start_of_turn> Khu vực xảy ra sạt trượt có chiều dài đoạn khoảng 75m, các vết nứt có chiều rộng từ 5 đến 30 cm; vị trí bị lún sụt so với mặt đất hiện trạng ban đầu khoảng 30-70cm sát với khu dân cư ngoài bãi sông, có khả năng tiếp tục sạt trượt, gây mất an toàn về người, tài sản của nhân dân địa phương và an toàn đê điều. <end_of_turn>",
"<start_of_turn> Ngay sau khi xảy ra sự cố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh đã chỉ đạo cắm biển cảnh báo, làm hệ thống rào chắn, theo dõi sát diễn biến sự cố, chuẩn bị sẵn sàng đầy đủ vật tư, nhân lực, trang thiết bị cần thiết để có thể huy động ngay nếu sự cố phát triển thêm ảnh hưởng đến an toàn của người và tài sản của nhân dân và an toàn đê điều, đồng thời xây dựng phương án, kịch bản sơ tán dân khỏi khu vực sự cố. <end_of_turn>",
"<start_of_turn> Ngành chức năng cũng tập trung đánh giá sơ bộ nguyên nhân là do dòng chủ lưu khu vực này có sự biến đổi, áp sát bờ hữu (phía đối diện bờ tả là khu dân cư thuộc huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, các hộ dân sinh sống tôn tạo ra sát mép sông) kết hợp với lòng sông hẹp tạo thành các hố xói sâu áp sát bờ hữu gây ra sạt trượt. <end_of_turn>",
"<start_of_turn> Để giải quyết các vấn đề này, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các sở, ngành chức năng khẩn trương lập phương án xử lý khẩn cấp sự cố đê điều; tham mưu ý kiến chuyên gia để đảm bảo tính lâu dài, bền vững, trình UBND tỉnh phê duyệt; phối hợp với huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang thống nhất phương án giải quyết các vướng mắc, tồn tại chung tại khu vực bờ sông, ổn định dòng chảy, đảm bảo an toàn lâu dài cho bờ bãi sông, an toàn đê điều và tính mạng tài sản của nhân dân trong khu vực. <end_of_turn>",
"<start_of_turn> “UBND TP. Bắc Ninh chỉ đạo phường xem xét, tính toán đến việc quản lý, neo đậu của các tàu thuyền quanh khu vực bờ sông; tiếp tục động viên bà con nhân dân sơ tán khỏi khu vực xảy ra sự cố. Đồng thời, nghiên cứu, xem xét phương án tái định cư cho các hộ dân tại đây”, ông Tuấn nhấn mạnh. <end_of_turn>"
] | {
"date": "Thứ Năm, 14:12, 26/10/2023",
"url": "https://vov.vn/xa-hoi/de-song-cau-sut-lun-hang-chuc-met-bac-ninh-len-phuong-an-so-tan-dan-post1055057.vov"
} |
Hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ đối với 3 loại trái cây đặc sản của Tiền Giang | [
"<start_of_turn> Theo đó, có 3 loại trái cây được chọn hỗ trợ là: Mít, sầu riêng và thanh long. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang lựa chọn 30 ha sầu riêng, 58 ha mít và 50 ha thanh long của 192 nhà vườn trong tỉnh để hỗ trợ toàn diện về chuyển giao kỹ thuật canh tác và quản lí dịch hại; hỗ trợ một phần kinh phí vật tư nông nghiệp và kết nối với 3 hợp tác xã bao tiêu toàn bộ sản phẩm gồm: Hợp tác xã sầu riêng Ngũ Hiệp (huyện Cai Lậy), Hợp tác xã Mỹ Lợi A,(huyện Cái Bè), Hợp tác xã nông nghiệp sạch Hưng Thịnh Phát (huyện Chợ Gạo). <end_of_turn>",
"<start_of_turn> Tiền Giang hiện có hơn 85.000 ha vườn cây ăn trái, cho sản lượng hơn 1,6 triệu tấn trái/năm. Do đó, chương trình này sẽ hình thành vùng sản xuất cho trái sầu riêng, mít và thanh long; ứng dụng công nghệ tiến tiến, nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm, tạo nguồn nguyên liệu ổn định, đảm bảo chất lượng để phục vụ xuất khẩu. <end_of_turn>",
"<start_of_turn> Đồng thời, thúc đẩy liên kết chuỗi sản xuất – tiêu thụ sản phẩm, giúp tăng thu nhập, góp phần cải thiện đời sống của người nông dân và nâng cao năng lực quản trị của các hợp tác xã với vùng nguyên liệu được cấp mã số vùng trồng, thuận lợi hơn trong việc xuất khẩu. <end_of_turn>",
"<start_of_turn> Ông Nguyễn Trung Quý - Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp sạch Hưng Thịnh Phát, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang chia sẻ: \"Chúng tôi đang triển khai chương trình này với các hộ nông dân, xây dựng vùng nguyên liêu sạch đạt tiêu chuẩn Global GAP. Chúng tôi tập huấn, hỗ trợ phân bón cho bà con. Thực hiện chương trình này trước hết sẽ giúp vùng nguyên liệu được nâng chuẩn lên, bà con nắm được thực hành sản xuất cho tốt. <end_of_turn>",
"<start_of_turn> Thứ hai khi vùng nguyên liệu được nhiều người biết đến, khách hàng tới nhiều bà con bán có giá hơn. Đơn vị nào muốn ký kết tiêu thụ sản phẩm thì sẵn sàng. Nói chung phải tái cơ cấu thì mình phải làm vậy chứ đâu có con đường nào khác”./. <end_of_turn>"
] | {
"date": "Thứ Hai, 16:56, 13/06/2022",
"url": "https://vov.vn/kinh-te/thi-truong/ho-tro-san-xuat-va-tieu-thu-doi-voi-3-loai-trai-cay-dac-san-cua-tien-giang-post950130.vov"
} |
Sạt lở sông Krông Nô, cần làm rõ trách nhiệm doanh nghiệp liên quan | [
"<start_of_turn> Theo ông Nguyễn Sáu, Bí thư Đảng uỷ xã Đức Xuyên, huyện Krông Nô tỉnh Đắk Nông, sông Krông Nô đang sạt bị lở hàng ngày hàng giờ, mức độ rất nghiêm trọng. Trước đây, sạt lở chủ yếu chỉ diễn ra vào mùa mưa, diện tích rất nhỏ, nhưng nay càng nắng thì càng sạt lở và diện tích ngày càng tăng. Riêng địa bàn xã đã có hơn 50ha đất sản xuất của dân bị sạt lở xuống sông. Các xã lân cận như Quảng Phú, Buôn Choáh diện tích sạt lở cũng rất lớn. <end_of_turn>",
"<start_of_turn> Theo ông Sáu, trong giai đoạn 2010-2014, trách nhiệm bồi thường sạt lở được quy cho Thủy điện Buôn Tua Srah. Tuy nhiên, giai đoạn 2015 đến nay, phía thuỷ điện Buôn Tua Srah chối bỏ trách nhiệm, địa phương không xác định được đơn vị bồi thường. Trong khi đó, sạt lở vẫn diễn ra, khiến người dân rất bức xúc. <end_of_turn>",
"<start_of_turn> “Sau khi xả nước thuỷ điện Buôn Tua Srah từ năm 2010-2014 được UBND huyện quan tâm, cùng với thuỷ điện bồi thường cho người dân 5 đợt. Nhưng từ năm 2015 đến nay đo đạc, xác định, cắm mốc xong, gần 10 năm rồi chưa có cơ quan nào đặt vấn đề bồi thường cho dân cả. Vấn đề bồi thường tồn đọng rất lâu, cử tri rất bức xúc\", ông Nguyễn Sáu cho hay. <end_of_turn>",
"<start_of_turn> Còn ông Trần Đình Hiệp, Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Đắk Nông cho biết, tình trạng sạt lở sông Krông Nô đã diễn ra nhiều năm nay, nhất là sau khi có các dự án thuỷ điện như thuỷ điện Buôn Tua Srah và thuỷ điện Chư Pông Krông. Ông Hiệp cũng xác định tình trạng sạt lở sông Krông Nô xảy ra có nguyên nhân do hoạt động khai thác cát của các doanh nghiệp do cả 2 tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông cấp phép. Sông Krông Nô ngày càng sạt lở và càng rộng ra. Theo ông Hiệp, do không xác định được trách nhiệm cụ thể của các doanh nghiệp liên quan nên việc xử lý trách nhiệm và việc đền bù cho dân đang gặp nhiều khó khăn <end_of_turn>",
"<start_of_turn> “Chính vì nguyên nhân do cả khai thác cát và thuỷ điện do đó thuỷ điện - chủ đầu tư chính là Buôn Tua Srah không thống nhất mức bồi thường mà yêu cầu tỉnh phải can thiệp để cho các đơn vị khai thác cát liên quan hai bên cùng phối hợp đền bù cho dân. Giờ khó là việc sạt lở như vậy nhưng đánh giá mức độ ảnh hưởng, bao nhiêu phần trăm của chủ đầu tư nào rất khó khăn, thuỷ điện bao nhiêu phần trăm, khai thác cát bao nhiêu phần trăm thì chưa thể đánh giá được\", ông Trần Đình Hiệp cho hay. <end_of_turn>",
"<start_of_turn> Cũng theo Giám đốc Sở TN&MT Đắk Nông, sở đang mưu cho tỉnh trình trung ương hỗ trợ dự án làm bờ kè chống sạt lở sông Krông Nô với chiều dài 5km, trị giá khoảng 250 tỷ đồng. Tuy nhiên, ông Hồ Văn Mười, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông cho rằng, sở cần cân nhắc thêm về phương án này, bởi mức độ tốn kém cao và tác dụng thấp, khó khả khi khi trình ra trung ương. Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông cũng chỉ đạo Sở TN&MT lập đoàn khảo sát, phối hợp với tỉnh Đắk Lắk xác định rõ nguyên nhân sạt lở và trách nhiệm các bên liên quan. <end_of_turn>",
"<start_of_turn> “Chúng tôi yêu cầu lập đoàn khảo sát, mời các nhà khoa học đủ trình độ về nghiên cứu, khảo sát, thậm chí mời đại diện bên tỉnh Đắk Lắk khảo sát cùng để đánh giá một cách tổng thể về nguyên nhân sạt lở và giải pháp. Đề nghị Sở TN&MT sớm lập đoàn, đánh giá về vấn đề này\", Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông cho biết. <end_of_turn>",
"<start_of_turn> Vấn đề sạt lở sông và việc không làm rõ được trách nhiệm của các đơn vị khai thác cát và thủy điện, là một trong những bất cập lớn trong quản lý mà lãnh đạo các xã ở huyện Krông Nô đã phản ánh tới Thường trực tỉnh ủy Đắk Nông. Trước đó, Đài TNVN cũng đã nhiều lần đề cập tình trạng sạt lở trên sông Krông Nô diễn ra nghiêm trọng nhưng hoạt động khai thác cát vẫn diễn ra tại các điểm sạt lở, vi phạm quy định tại Nghị định 23 của Chính phủ quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông. <end_of_turn>"
] | {
"date": "Thứ Năm, 08:47, 16/11/2023",
"url": "https://vov.vn/xa-hoi/sat-lo-song-krong-no-can-lam-ro-trach-nhiem-doanh-nghiep-lien-quan-post1059468.vov"
} |
Dân sống bên bờ sạt lở, dự án di dân chậm triển khai | [
"<start_of_turn> Sau đợt lũ lịch sử cuối năm 2020, sông Nhùng, đoạn qua xã Hải Lâm, huyện Hải Lăng xuất hiện hàng chục điểm sạt lở, có đoạn bờ sông ăn sát móng nhà dân, tạo ra những hàm ếch sâu cả chục mét. Ảnh hưởng của bão số 5 và số 6 mới đây, nước lũ tiếp tục xói sâu vào bờ. <end_of_turn>",
"<start_of_turn> Ông Hồ Ngọc Tuân, ở xã Hải Lâm, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị cho biết, hễ có mưa lũ là cả nhà phải lo sơ tán đi nơi khác: “Mức độ sạt lở hàng năm xảy ra liên tục. Mỗi năm cứ lấn dần sâu vào, luôn cả tuyến này và ảnh hưởng đến con đường này. Nước chảy qua rất mạnh, đe dọa đến tính mạng con người. Khi có mưa lũ là bà con được cảnh báo để chủ động phòng tránh”. <end_of_turn>",
"<start_of_turn> Vùng trũng Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị hiện phát sinh gần 20 điểm sạt lở nặng, tập trung ở các xã Hải Lâm, Hải Quy, Hải Chánh, Hải Thượng... Nhiều tuyến giao thông, cầu cống bị hư hỏng, hàng chục héc ta đất nông nghiệp bị cuốn trôi. Sông Thạch Hãn đoạn qua huyện Triệu Phong và thị xã Quảng Trị cũng có 20 đoạn sạt lở nặng. Tại thôn Trà Liên Tây, xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong, dù được nhà nước đầu tư xây dựng kè chống sạt lở nhưng sau 2 đợt lũ nhỏ mới đây, cả đoạn bờ kè bất ngờ đổ sụp xuống sông. <end_of_turn>",
"<start_of_turn> Ông Bùi Duy Bình, nhà ở sát mép sông thôn Trà Liên Đông, xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong cho biết, mỗi lần có mưa lũ là bà con thấy bất an: “Trước đó, từ ngay bờ rào này ra tới chân móng kè là 13m, lũ vừa rồi sạt từ bờ rào xuống còn khoảng 1,5 mét. Người dân ở ven bờ sông cảm thấy bất an, sợ sạt lở vào tới nhà không có đất để làm nhà ở. Mỗi lần di chuyển nhà phải có tiền mới làm nhà ở được”. <end_of_turn>",
"<start_of_turn> Người dân sống thấp thỏm bên bờ sông bị sạt lở, trong khi tại thôn Phước Mỹ, xã Triệu Giang, Dự án Khu tái định cư di dân ra khỏi vùng ngập lụt 3 xã Triệu Thượng, Triệu Long và Triệu Giang, huyện Triệu Phong đầu tư xây dựng 10 năm nay vẫn dở dang. Một phần mặt bằng của khu tái định cư này đã biến thành “rừng” trồng keo. <end_of_turn>",
"<start_of_turn> Ông Bùi Văn Trúc, Trưởng Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng và phát triển Quỹ đất huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị cho biết, dự án có tổng mức đầu tư hơn 29 tỷ đồng, trong đó vốn Trung ương 20 tỷ đồng. Quá trình triển khai đúng vào thời điểm cắt giảm đầu tư công nên dự án tạm dừng. <end_of_turn>",
"<start_of_turn> Tương tự, sau nhiều năm triển khai và điều chỉnh, gia hạn, Dự án đầu tư xây dựng công trình di dân khẩn cấp ra khỏi vùng ngập lụt và sạt lở bờ sông Thạch Hãn tại xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị vẫn chưa hoàn thành. Dự án khởi động năm 2016, bố trí di dời khẩn cấp 60 hộ với 300 khẩu vùng ngập lụt và sạt lở bờ sông Thạch Hãn, đến nay chậm tiến độ do nhà thầu thiếu năng lực. <end_of_turn>",
"<start_of_turn> Ông Lê Quang Lam, Chi cục Trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Quảng Trị cho biết, toàn tỉnh có khoảng 100 km bờ sông bị sạt lở, ảnh hưởng đến cuộc sống của 2.360 hộ dân, trong đó có gần 600 hộ đang sống trong vùng nguy hiểm cần di dời hoặc xây kè bảo vệ. Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Trị đã ban hành Nghị quyết về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Kè chống xói lở khẩn cấp các đoạn sông, giai đoạn 2022- 2025 với tổng số vốn đầu tư 95 tỷ đồng. <end_of_turn>",
"<start_of_turn> “Các địa phương, cơ quan liên qua đang triển khai khắc phục sạt lở lớn tại các điểm xung yếu trên các sông Thạch Hãn, Bến Hải, Ô Lâu. Các địa phương tiếp tục rà soát các vị trí xung yếu, những vị trí nào đang triển khai thi công phải khẩn trương hoàn thành. Các điểm xung yếu tiến hành rào chắn, bảo vệ, khuyến cáo người dân đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ”, ông Lê Quang Lam nói./. <end_of_turn>"
] | {
"date": "Thứ Sáu, 06:15, 15/10/2021",
"url": "https://vov.vn/xa-hoi/dan-song-ben-bo-sat-lo-du-an-di-dan-cham-trien-khai-897952.vov"
} |