abstract
stringlengths
40
681
section_names
stringlengths
11
94
article
stringlengths
4.61k
164k
Lại một năm nữa vụt qua. Vài sự kiện gây chú ý của Diễn đàn Kinh tế mùa xuân (DĐKTMX) năm 2014 đã làm cho hoạt động này “vươn lên một tầm cao mới” so với diễn đàn cùng tên năm 2013 như thế nào?
'Gặp thời thế, thế thời phải thế'
Diễn đàn Kinh tế mùa Xuân 2014 được nhóm trong bối cảnh Việt Nam đang đàm phán vào TPP Năm 2013, thành phố biển Nha Trang êm ả đã lần đầu tiên rộn lên lời phản biện dậy sóng của một số chuyên gia “cận thần” như nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sĩ Kiêm, TS Trịnh Quang Anh thuộc Tập đoàn Đầu tư Phát triển Việt Nam, PGS.TS Trần Đình Thiên và TS Tô Ánh Dương thuộc Viện Kinh tế Việt Nam. Lần đầu tiên từ thời khủng hoảng 2008, con số nợ xấu của giới ngân hàng được các chuyên gia tiết lộ lên đến nửa triệu tỷ đồng. Chỉ trước Diễn đàn kinh tế mùa xuân 2013 vài tháng, thế hệ kế nhiệm của ông Cao Sĩ Kiêm là thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình vẫn cố tâm “cưỡng chế” số nợ xấu chỉ khoảng hơn 100.000 tỷ đồng. Dù chưa đủ độ dồn nén để thốt lên một tiếng nói thống thiết từ đáy lòng, song vài con số mà những chuyên gia sống trong lòng chế độ buột miệng cũng đủ phác tả về một bức tranh dối trá được giới chính khách cầm cân nảy mực tham mưu cho Chính phủ dàn dựng. Có lẽ vì lý do “phản biện nội bộ”, sau khi DĐKTMX năm 2013 đóng cửa, không khí có vẻ đáng ngạc nhiên là đã không có một phản ứng mở chính thức nào từ phía Ngân hàng nhà nước về con số nợ xấu, khác nhiều với việc cơ quan này lập tức tuyên bố đánh giá vào đầu năm 2014 của Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s về tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam là 13% “chỉ mang tính tham khảo”. DĐKTMX năm 2013 cũng vì thế và cách nào đó có thể được ghi nhận là sự kiện phản biện đầu tiên của giới chuyên gia nhà nước, xảy đến sau một sự kiện khác chấn động hơn rất nhiều: vào tháng Giêng năm 2013, một nhóm trí thức gồm 72 người đã lần lần đầu tiên tung ra bản kiến nghị chính trị với đòi hỏi xóa bỏ điều 4 Hiến pháp về vai trò độc đảng, xây dựng cơ chế tam quyền phân lập, tổ chức trưng cầu dân ý, quân đội chỉ trung thành với Tổ quốc… Tuy chưa có nổi một diễn đàn ngoài đường phố, song giới phản biện lề trái hiển nhiên đã đi trước tất cả các diễn đàn chính thức. Không những thế, sóng xung kích của “Kiến nghị 72” còn làm nên một kích thích tố để khởi động cho chu kỳ giao thoa đầu tiên của giới phản biện giữa hai lề vào nửa đầu năm 2013. Miệng vực đen bạc Nhiều vấn đề từ nợ xấu, quản lý ngân hàng lỏng lẻo và tham nhũng từ vài năm trước tiếp tục phải xử lý. Bảy tháng sau DĐKTMX năm 2013, mùa thu Hà Nội đã càng thêm ảm đạm trước một bức tranh khác hẳn về nợ công: một diễn đàn kinh tế tiếp nối đã bật lên con số nợ công quốc gia lên tới 95% GDP, xa biệt rất nhiều so với tỷ lệ 55% GDP từ nhát cọ siêu thực trong báo cáo chính phủ. Hẳn nhiên, không cần học hết lớp ba cũng có thể tính ra độ chênh lệch giữa thực tế và báo cáo là hơn 3 lần đối với nợ xấu, và gần 2 lần đối với nợ công. Dường như chu kỳ tâm lý học phản biện đã chạm đến điểm phát tiết. Vào đầu năm 2013 khi diễn ra DĐKTMX, con số doanh nghiệp phải giải thể và phá sản trên toàn quốc đã lên tới chẵn 100.000 - theo công bố chưa hề có tiền lệ của Ủy ban thường vụ quốc hội - chiếm tới 18% tổng doanh nghiệp đăng ký hoạt động. Nhưng vào tháng 4/2014, cuộc gặp mặt của “giới tinh hoa doanh nghiệp” với Thủ tướng chính phủ đã mô tả một tiếng kêu quá sức não nề: một ước tính cho thấy có đến 300.000 doanh nghiệp dù đăng ký kinh doanh nhưng không còn hoạt động trên thực tế. Con số này thậm chí còn cao hơn hẳn số ước tính 200.000 doanh nghiệp “không có khả năng đóng thuế” mà vài chuyên gia phản biện bật ra vào đầu năm 2013. Nếu tổng số doanh nghiệp đăng ký hoạt động trên toàn quốc vẫn giữ nguyên con số khoảng 570.000, điều hiển nhiên mà các học sinh lớp ba có thể tính ra là có đến 60% doanh nghiệp biến mất trong một nền kinh tế “GDP năm sau cao hơn năm trước” và còn chưa lao đến đáy. Tháng 4/2014 cũng là thời điểm khởi động cho DĐKTMX trong năm, cũng tại một thành phố biển nhưng lại sát tầm Trung Quốc - Vịnh Hạ Long, một lần nữa, nợ xấu và nợ công lại là chủ điểm của những chuyên gia đã không còn quá e sợ công tác tổ chức và điều chuyển nhân sự của Bộ Nội vụ và Văn phòng chính phủ. Một lần nữa và còn hơn lần trước, giới chuyên gia cận thần có xu hướng độc lập hơn khi nói thẳng là nợ xấu đã chưa hề được giải quyết, hoặc chỉ được xử lý theo kiểu “bút toán”, và cái gọi là “Công ty quản lý tài sản quốc gia” cho tới nay đã chỉ mua chưa đầy 10% số nợ xấu nhưng lại chẳng biết bán cho ai… Trong khi đó, tỷ lệ nợ công trên tổng sản phẩm quốc nội đã lên gần 100%, có nghĩa là ngân sách chính phủ đang ăn thâm vào vốn của mình và hầu như các mảng an sinh xã hội đều đang đứng trên miệng vực đen hút. Thế nhưng, hiện tượng lạ lùng của DĐKTMX năm 2014 lại không chỉ là cơn ung thư di căn giai đoạn cuối mang tên “Nợ xấu - Nợ công”. Nút tối đen bạc của nền chính trị luôn làm lóe ra một thứ ánh sáng thất thường và có vẻ miễn cưỡng. Vào một ngày trời sáng ra như thế, một chuyên gia cao cấp là Trương Đình Tuyển đã lần đầu tiên phát ngôn “Đã đến lúc cần thừa nhận Xã hội dân sự”. “Thế thời phải thế” Kinh tế gia Trần Đình Thiên nói về thực trạng nợ nần nghiêm trọng Nếu vào năm 2013, Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên là người đầu tiên dám phát pháo về thực trạng nợ nần mà trái ngược hoàn toàn với ý chí “nợ công vẫn ổn định” của Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, thì vào năm nay nguyên bộ trưởng Bộ Thương mại và cũng là nguyên bí thư tỉnh ủy Nghệ An Trương Đình Tuyển đã trở thành quan chức thứ hai “thức tỉnh”, nhưng nhấn mạnh về một mảng màu cực kỳ mẫn cảm: xã hội dân sự. Thái độ thẳng thắn “thừa nhận xã hội dân sự” của ông Tuyển đã ngay lập tức gây nên một hiệu ứng chú ý sâu rộng trong cả lề trái lẫn lề phải. Nhưng sự chú ý trên còn được kiến tạo bởi tư cách chính khách. Vào thời mới nhậm chức bí thư Nghệ An, ông Trương Đình Tuyển đã có một hành động mà giới chính khách Hà Nội còn xa mới đủ can đảm: dắt xe đạp vào chợ hỏi thăm bà con tiểu thương Vinh. Được xem là một trong số ít chính khách “sạch sẽ”, khá nhiều phát ngôn và nhận định của ông Trương Đình Tuyển được báo chí nhà nước dành mối thiện cảm. Hiện là cố vấn của đoàn đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), ngay sau khi trở về từ Washington, ông Tuyển đã trở thành quan chức đầu tiên của Việt Nam dám bộc tuệch về một sự thật gan ruột “Người Mỹ cực kỳ xem trọng xã hội dân sự”, và rằng Việt Nam cần đưa xã hội dân sự như một nội dung trong cải cách thể chế. “Cải cách thể chế” lại là cụm từ nổi bật trong bản thông điệp đầu năm 2014 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mà chuyên gia cao cấp Trương Đình Tuyển không quên nhắc tới cùng với cụm từ “xã hội dân sự”. Dư luận cũng thường bắn tin rằng ông Tuyển là người có tiếng nói ảnh hưởng đến ông Dũng. Lời trần tình bất ngờ về xã hội dân sự của ông Trương Đình Tuyển tại DĐKTMX 2014 hẳn làm những ai quan tâm đến biến diễn chính trị nhớ lại cảm xúc của bà Wendy Sherman - Thứ trưởng Bộ ngoại giao Hoa Kỳ - khi nữ chính khách này viếng thăm Hà Nội vào đầu tháng 3/2014: “Xã hội dân sự là một trong những điểm thú vị nhất trong mối quan hệ giữa hai nước”. Một năm đã vụt qua. Điểm thú vị không thể phủ nhận là nhận thức của giới chuyên gia nhà nước đã đổi thay dần cả về lượng và chất. Nếu trong quá khứ đã hầu như không một quan chức nào dám nhắc đến cụm từ “xã hội dân sự” mà có thể bị quy chụp là mang quan điểm hữu khuynh hoặc nặng nề hơn là “tuyên truyền cho các thể lực thù địch”, vào cuối năm 2013 và đầu năm 2014 thậm chí đã có một sự chuyển đổi kỳ diệu về não trạng: dù chưa có bất kỳ tuyên ngôn chính thức nào, song báo đảng đã đột ngột đổi màu khi thẳng thừng biến đổi cả hệ thống luân lý kinh viện Mác - Lê: Tổ chức xã hội dân sự không chỉ tồn tại trong chủ nghĩa tư bản mà còn trong cả xã hội chủ nghĩa. 'Len lén tiệm tiến' Cựu Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển nhấn mạnh việc cần sớm thừa nhận 'xã hội dân sự' Học thuyết kinh tế - chính trị định hướng xã hội chủ nghĩa cũng vì thế đang len lén tiệm tiến vào đời sống thực tiễn, với lời phản biện năm ngoái về nợ xấu - nợ công và năm nay về xã hội dân sự… Cho dù chỉ mới vào cuối năm 2012, cụm từ khai sáng từ thế kỷ 19 như thế từng bị báo đảng coi là “thủ đoạn của diễn biến hòa bình”. Nếu không có gì thay đổi, có lẽ tình hình sẽ phát triển một cách “hòa bình” trong thời gian tới: “cải cách thể chế” sẽ dần lan ra, để ít nhất nó cũng đạt được hiệu ứng truyền thông và tạo cho dân chúng một hình ảnh khói sương mờ ảo, dù tất cả có thể vẫn chỉ là trò chơi từ ngữ. Để mặc dù không ra mặt, song hình ảnh tiếp theo là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn có thể được xem là một trong số ít chính khách cao cấp đang ngầm biểu lộ thái độ không đến nỗi quá thù địch đối với xã hội dân sự. Cũng còn một nguyên do khác, khả dĩ và dễ chấp nhận hơn: mô hình xã hội dân sự lại rất gần gũi với khái niệm “Nhà nước kiến tạo phát triển” được kết cấu đầy khó hiểu trong bản thông điệp đầu năm 2014 của người đứng đầu chính phủ. Nếu giả thiết về sự tương đồng này là hợp lý, sẽ khó có quan chức nào thuộc đảng, chính phủ và kể cả công an còn lý do để ngăn cấm sự sinh sôi nảy nở chính đáng của các hội đoàn dân sự độc lập trong lương lai gần, trong đó tất nhiên phải tính cả nghiệp đoàn lao động độc lập - như một yêu cầu không thể thiếu của người Mỹ trên bàn đàm phán TPP. Sau loạt thả tù chính trị chưa có tiền lệ vào tháng 4/2014, Việt Nam đã tiến khá gần với mối tương nhượng của TPP. Quy luật nghịch đảo cũng có thể diễn ra: càng gần gũi với TPP, mối đe dọa bị chế tài nhân quyền và các thể loại chế tài khác đến từ người Mỹ và phương Tây sẽ càng được trung hòa. Đó cũng là lối thoát cho bất kỳ chính khách nào luôn trăn trở về đường hoạn lộ của mình. Bài viết phản ánh quan điểm riêng và văn phong của tác giả, một nhà báo tự do đang sống ở Việt Nam.
Trò chơi điện tử cực kỳ nổi tiếng gần đây có tên The Last of Us - phần 2, vừa được tung ra, là một phần trong nền văn hóa pop, tưởng tượng về những ngày diệt vong cuối cùng.
Khi nhân loại tận thế tạo nên cảnh đẹp huy hoàng
Trò chơi The Last of Us là dạng game kinh dị sống sót trong thế giới xác sống (zombie), về một cặp đôi đi qua nước Mỹ thời hậu hủy diệt, do các sinh vật ăn thịt người thống trị. Giải mã tâm lý đòi giật sập tượng các nhân vật lịch sử Những không gian ngoài trời tuyệt đẹp cho thời Covid-19 Cô đơn, sinh tồn và tình yêu thương trong đại dịch Tuy nhiên, những khoảnh khắc đáng nhớ nhất trong game không phải là cảnh liều mình thoát khỏi đàn quái vật xác sống, cũng không phải những cảnh đấu súng bùng nổ với người sống sót trong hoàn cảnh hiểm nguy. Thay vào đó, nhân tố quan trọng nhất khiến game này xếp hạng bán chạy nhất vào năm 2013 và được ca ngợi là một trong những video game hay nhất mọi thời đại - lại chính từ cách tương tác tĩnh lặng trong game - và đặc biệt chính là cách tương tác đó. Ellie và Joel, nhân vật chính trong game, bạc mặt sau chuyến đi hiểm nguy và gian khổ nhằm tìm phương thức chữa trị cho căn bệnh đại dịch đã giết 60% dân số toàn cầu, khi trèo qua một nhà kho chứa xe bus bỏ hoang thì thình lình thấy nó: một chú hươu cao cổ hoang dã đang gặm lá cây keo. Từ xa, những chú hươu cao cổ khác đi lang thang qua nơi từng là sân bóng chày trong thành phố, một hình ảnh cho thấy thiên nhiên đã chiếm hữu không gian đô thị khi con người vắng bóng. Tiếng đàn guitar vang lên. Ellie và Joel dừng lại và vuốt ve con vật, ngắm nhìn thế giới mà họ không thể nhận ra được nữa. Đó là khoảnh khắc tuyệt đẹp giữa sự tàn bạo; loài người có thể gần như đã diệt vong, nhưng thiên nhiên vẫn tiếp tục tồn tại. Trong suốt bảy năm kể từ đó cho tới khi Phần Hai của trò chơi điện tử The Last of Us được ra mắt sau thời gian dài (được công bố trên Playstation 4 vào giữa tháng Sáu) những hình ảnh trong game đã bắt đầu lan tỏa trong văn hóa pop. Bình Minh Nơi Hành Tinh Khỉ (Dawn of the Planet of The Apes), Nơi Tĩnh Lặng (A Quiet Place), Chuồng Chim (Bird Box), Hủy Diệt (Annihilation), và Những Gì Còn Lại (What Still Remains) chỉ là vài tựa phim và phim truyền hình thể hiện ý tưởng về loài người diệt vong qua lăng kính tự nhiên, đưa kẻ sống sót vào hành trình khám phá ra vùng đất mà thiên nhiên đã tràn chiếm. Các cuốn sách như Chia Lìa (Severance) của Ling Ma kể chuyện về nhiều thành phố sau đại dịch trở nên trống vắng, giờ đây bị che phủ bởi rong rêu và hệ sinh thái dày đặc. Thậm chí bộ phim Avengers: Endgame cũng chơi đùa với ý tưởng hệ sinh thái trên thế giới sẽ được lợi gì khi loài người lâm vào hủy diệt: đó là phần sáng trong câu chuyện khi Thanos quét sạch nửa dân số trên Trái Đất, Captain America nói với Black Widow là giờ đây cá voi đã có thể bơi lội trở lại trên sông Hudson. Những bộ phim hủy diệt thường lấy bối cảnh ở vùng đất cháy rụi âm ỷ, đầy khói xám và bầu trời cháy đen. Nay thì chúng xảy ra trong không gian xanh biếc êm lành, nơi đời sống hoang dã bừng nở khi loài người diệt vong. Tại sao lại như vậy? Mark Digby nêu ra một thuyết. Digby là nhà thiết kế nghệ thuật đứng đằng sau bộ phim Annihilation làm nên tên tuổi Alex Garland, một bộ phim khoa học viễn tưởng gay cấn với nữ diễn viên Natalie Portman thủ vai nhà khoa học nghiên cứu môi trường tự nhiên biến dị một cách bí ẩn và đe dọa có thể tiêu hóa cả hành tinh. Ông thấy xu hướng hình ảnh này tồn tại trong nền văn hóa pop như là cách phản ánh nỗi sợ của con người trước biến đổi khí hậu. "Tôi nghĩ chúng ta đã đi đến tình cảnh mà sự kiêu ngạo của ta bị thử thách, và ta dần nhận thức được rằng trên đời còn có những thế lực mạnh hơn so với những gì ta có thể kiểm soát: chẳng hạn như tự nhiên và khoa học," ông nói. "Có một nỗi sợ là ta sẽ không còn kiểm soát được môi trường của mình nữa. Đây là cách thể hiện cho thấy ta đã mắc sai lầm ra sao, và giờ đây ta đang chứng kiến hệ quả." Trò chơi điện tử The Last of Us - Phần 2 tiếp tục câu chuyện hai người đấu tranh sinh tồn trong thế giới hậu hủy diệt xanh mướt cỏ cây "Chắc chắn có một làn sóng phim ảnh trong thập niên vừa qua khám phá yếu tố thẩm mỹ và ý tưởng này, về sự đan xen giữa hủy diệt và tự nhiên," Charles Spano đồng tình. Thế kỷ 21: Khi thế giới diễn ra như cảnh phim bom tấn Những phim Ghibli khán giả Việt mê mẩn phải xem Cuộc chiến thành Troy: Huyền thoại hay lịch sử? Ông là đồng tác giả của bộ phim khoa học viễn tưởng năm 2019 trên Netflix có tên IO: Last on Earth, nói về cô gái trẻ đơn côi trên một hành tinh đang sụp đổ. Trong bộ phim, thiên nhiên được mô tả là là "tái sinh" khi vắng bóng nhân loại: động vật và thảo mộc đã thích nghi và tìm được cách mới để sinh tồn và phát triển, sau khi loài người từ bỏ Trái Đất để tìm nơi định cư mới trên những vì sao. Bộ phim kết thúc ở trung tâm một thành phố bỏ hoang không tên tuổi, nơi thiên nhiên đã đâm chồi nảy lộc từ những khối kiến trúc bê tông cũ. "Người làm phim, dù là những phim ít có tính nghệ thuật hay phim The Avengers, đều đang nhìn thế giới trong sự hủy diệt đe dọa không thể chối cãi này. Tôi nghĩ điều đó len vào cách ta kể chuyện. Tôi nghĩ đó cũng là xuất phát điểm cho ý tưởng về hình ảnh này, và vì sao ta ngày càng coi tự nhiên và vẻ đẹp trở thành một phần trong những câu chuyện hủy diệt." Quyển sách khởi nguồn Spano, một "fan hâm mộ lớn" của trò chơi The Last of Us, đã tìm hiểu cùng một nguồn tài liệu mà nhà sáng tạo game Neil Druckmann tìm cảm hứng. Đó là quyển sách xuất bản năm 2008 có tên "The World Without Us" (Thế giới không có chúng ta), do nhà báo Alan Weisman viết. "Một biên tập yêu cầu tôi viết bài báo về điều gì sẽ xảy ra nếu nhân loại biến mất trong nháy mắt," Weisman kể lại với BBC Culture. Câu chuyện ông nghĩ về "thế giới giống với một bãi đất trống, với bọn gián chạy lung tung trên đó," thay vào đó, lại nhanh chóng trở thành câu chuyện về cách thiên nhiên sẽ phản ứng ra sao nếu không có người canh giữ thành phố, lò phản ứng hạt nhân, rừng cây và nhiều thứ khác. "Câu chuyện quá lớn so với một bài báo và trở thành quyển sách về những nơi trên thế giới như ở Chernobyl, khi con người không còn ở đó, thiên nhiên tràn vào, và ta có thể suy thêm gì từ đó." Rất nhiều nghiên cứu từ tác phẩm "The World Without Us" cung cấp thông tin để tạo ra thế giới trong game The Last of Us, trong phim IO và những hình ảnh "thiên nhiên - hủy diệt" khác trong văn hóa pop. Trong quyển sách của Weisman, ông khám phá ra rằng không có sự can dự của con người, nhà cửa có thể sẽ bị nấm mốc, cây con và vi sinh vật ăn từ trong ra ngoài, gặm nhấm dần dần trên gỗ. Không có con người bơm nước ra khỏi hệ thống tàu điện ngầm ở New York, hệ thống này sẽ bị ngập chỉ vài ngày, và cũng ngập cả đường phố. Rễ cây sẽ vươn lên và cuối cùng phá bung nhựa đường, biến đường xá thành địa hình gập ghềnh kỳ lạ. Xe hơi gỉ sét sẽ trở thành nơi sinh sôi cho sinh vật hoang dã, và hoa cỏ mọc ra từ khắp vết nứt vỉa hè và cửa sổ vỡ, thay đổi diện mạo của cả thành phố. Tất cả những thiết kế hình ảnh đó đều hiện diện trong trò chơi The Last of Us, Druckmann nói trong bộ phim tài liệu năm 2013 về quá trình thực hiện trò chơi. "The World Without Us mô tả chi tiết ta phải chiến đấu chống lại thế lực thiên nhiên hàng ngày ra sao, và khi bạn dừng lại, thiên nhiên sẽ nhanh chóng chiếm lấy lãnh địa ra sao," ông nói trong bộ phim. "Bạn sẽ nhanh chóng thấy cây cỏ mọc ra từ khắp nơi và một khi cây cỏ mọc lên thì bê tông sẽ nhanh chóng vỡ nát." Điều này dẫn đến "nghệ thuật ý tưởng tuyệt vời", như cách nhà thiết kế đứng đầu cho game tên Jacob Minkoff mô tả, là để động vật chạy thoát khỏi sở thú và sinh sôi nảy nở trong suốt 20 năm trên mảnh đất - tất các ý tưởng bắt nguồn từ nghiên cứu của Weisman. Weisman cảm thấy khá hài hước khi công trình của ông có vẻ như đã trở thành nền tảng cho rất nhiều tiểu thuyết về thời hủy diệt. "Tôi không bao giờ nghĩ cuốn The World Without Us là cuốn sách về hủy diệt, vì thế giới sẽ không diệt vong - mà nó tái tạo," ông cười lớn. Ông tò mò vì chưa từng nghe nói đến trò chơi The Last of Us trước cuộc gọi điện thoại của tôi, hay bất cứ phim hay tác phẩm văn hóa pop nào có vẻ như ảnh hưởng từ sách của ông ("Tôi không lên mạng xã hội! Tôi phải dành thời gian nhìn vào màn hình làm việc"), nhưng ông email lại sau vài ngày và nói ông đã xem qua clip về game Last of Us trên mạng và cho rằng nó là "rất nguyên bản và sáng tạo." Mục tiêu của câu chuyện hủy diệt Khi phần hai của trò chơi The Last of Us cuối cùng cũng phát hành, thì một loạt phim truyền hình của HBO lấy cảm hứng từ trò chơi đã bắt đầu được sản xuất bởi Craig Mazin, tác giả phim Chernoby, và nhiều phim và sản phẩm văn hóa pop ngày càng xuất hiện với cách tiếp cận thẩm mỹ tương tự, thì điều rõ ràng là ý tưởng về thế giới hậu hủy diệt đang được tái tưởng tượng. Sự tái tưởng tượng này hiện thời có cảm giác hợp lý đến bất ngờ, khi truyền thông bàn luận về thiên nhiên quay trở lại không gian công cộng của con người trong thời gian cách ly, từ những chú sói đồng cỏ Bắc Mỹ xuất hiện ở Cầu Cổng Vàng của San Francisco, cho đến heo rừng đi dạo quanh khu Las Ramblas nổi tiếng ở Barcelona. Sự trỗi dậy của cách kể chuyện "thế giới hủy diệt tuyệt đẹp" có thể đem lại hiệu ứng thích cực mạnh mẽ và là công cụ hữu ích tạo cảm hứng cho thế hệ chúng ta xử lý tình trạng biến đổi khí hậu, Weisman chia sẻ. "Tôi hy vọng rằng phim ảnh và trò chơi điện tử sẽ gieo hạt mầm trong mọi người," ông giải thích, và cho rằng người chơi game có thể "học được điều gì đó hữu ích khi họ chơi game." Hàm ý trong những câu chuyện khi đối sánh sự hủy diệt của loài người với hình ảnh xanh tươi là cách duy nhất ngăn thế giới không tiếp tục phát triển bằng cách sinh tồn dựa trên sự ô nhiễm từ carbon - là con người chúng ta. Đó là giá trị đạo đức mà những người chơi game và xem phim có thể vô tình thấy được, và định hình thái độ của ta về môi trường và trách nhiệm ta phải chia sẻ để cùng bảo vệ hành tinh. Tất nhiên, khi nhìn ở giác độ khác, những câu chuyện này có thể được coi là bi kịch cùng cực: chúng cảnh báo rằng điều tồi tệ nhất có khả năng xảy ra với loài người rất có thể hóa ra lại là điều tốt đẹp nhất với nơi ta gọi là nhà. Nhưng dù bạn nhận thấy ý tưởng về hành tinh hiếm hoi cư dân và bừng nở là sự hủy hoại hay dễ chịu khó tả, hay cả hai, thì cũng tốt khi ta đánh cược rằng ý tưởng này sẽ chỉ có thể trở nên nổi bật trong nền văn hóa pop khi sự lo âu của ta ngày càng tăng lên, sợ thất bại không thể kiềm chế cuộc khủng hoảng khí hậu này. Nói cách khác - ta vẫn chưa thấy được cảnh cuối cùng trong trò chơi The Last of Us. Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Culture,
"Đánh lửa!" Nick Lawson hét lớn từ buồng lái khi động cơ kép của chiếc máy bay dân dụng của chúng tôi bắt đầu phát ra tiếng ồn.
Nơi sản sinh máy bay không người lái
Trong vòng vài phút cất cánh, máy bay chạm độ cao 45.000 bộ (13km); và cơ phó Joe Brown quay máy bay một góc 50 độ. Tôi bị đẩy lại ghế của mình bởi lực hút Trái Đất và không biết nên khóc hay buồn nôn. Đây không phải một chuyến bay bình thường. Xung quanh tôi là một số sinh viên đang sẵn sàng giật lấy túi nôn và các tập vở ghi. Chiếc phi cơ Anh làm thay đổi ngành hàng không thế giới Phi cơ lớn nhất thế giới có sứ mệnh mới? Bạn có dám đi máy bay không người lái? Ông Lawson - được gọi là "giáo sư bay" - là người có một không hai trong giới hàn lâm Anh. Không chỉ tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng tới tương lai ngành hàng không, ông còn là một phi công dân dụng. Khi máy bay bắt đầu lên cao, các sinh viên của ông cất túi nôn đi và cầm bút, viết vội các dữ liệu từ màn hình số trước mặt họ. "Bạn nghĩ gì về điều này?" Lawson hỏi qua ống nghe khi ông không điều khiển máy bay. Ông là giáo sư khí động lực học và đo lường không khí ở Đại học Cranfield, đồng thời là người đứng đầu phòng thí nghiệm hàng không Quốc gia. Đại học Cranfield, nằm cách London khoảng 64km về phía bắc, cũng là một đại học độc nhất - là trường duy nhất ở châu Âu có sân bay và đội bay riêng. Học viện Hàng không học là tên ban đầu của trường, được thành lập năm 1946, nhằm cạnh tranh với Viện công nghệ California (Caltec) và Viện công nghệ Massachusetts (MIT). Bốn nhà chứa máy bay thời chiến chiếm lấy khuôn viên trường, nhắc nhở rằng trường đại học được xây dựng trên RAF Cranfield, nơi từng là căn cứ máy bay chiến đấu ban đêm trong Đệ nhị Thế chiến. Văn phòng của ông Lawson ngay cạnh đường băng, được dựng nâng cao bên trong một trong những nhà chứa máy bay cũ, nơi cũng đặt năm đường ống gió của trường Năm tới, có thể sẽ có thêm nhà chứa máy bay thứ năm ở Cranfield - một phần trong khoản đầu tư 65 triệu bảng (86 triệu đôla) để xây dựng trung tâm nghiên cứu hàng không kỹ thuật số và công nghệ (Dartec). Được đầu tư bởi những công ty như Boeing, Saab và Thales, Dartec có khả năng sẽ là trung tâm mũi nhọn của Anh trong nghiên cứu công nghệ như máy bay không người lái, quản lý giao thông hàng không bằng công nghệ số và việc ứng dụng kỹ thuật không người lái trong máy bay dân dụng. 'Sự nghiệp' kém huy hoàng của phi cơ Xô viết Tu-144 Máy bay Tây Đức đột ngột hạ cánh ở Quảng Trường Đỏ 48 giờ bất hạnh thử làm phi hành gia Theo dự án, sân bay Đệ nhị Thế chiến cũ sẽ được làm lại bề mặt và trang bị hệ thống tiếp cận mới, khu vực điều khiển số và hệ thống radar tiên tiến. Được thành lập lần đầu tiên năm 1970, phòng thí nghiệm hàng không quốc gia (The National Flying Laboratory - NFL) có tới 1.200 học sinh theo học từ ít nhất 25 trường trên thế giới. Mục đích là để đào tạo họ thiết kế máy bay trong tương lai. Phần lớn kỹ sư hàng không Anh đã bay cùng với NFL. Phòng thí nghiệm cũng tiến hành nghiên cứu cho những công ty hàng không lớn nhất thế giới, gồm có Rolls-Royce, hệ thống BAE và Airbus UK cũng như những công ty nhỏ. Khi trở lại mặt đất, với tách trà nóng trên tay ông Lawson giải thích việc ông theo đuổi công việc này trong tiếng ồn động cơ phát ra từ bên ngoài. "Tôi luôn muốn bay," ông nói. "Phòng làm việc của tôi ngay cạnh đường băng và ngày nào tôi cũng nhìn thấy người ta lên máy bay và cất cánh vào không trung. Tôi không thể cưỡng lại được." "Hai năm sau tôi cảm thấy chán nản với công việc hàn lâm vì phải dành thời gian ngày một ít cho công việc nghiên cứu và nhiều hơn cho công việc giấy tờ. Tôi quyết định nghỉ việc và trở thành phi công dân dụng." Sau đó, ông lại có cơ hội kết hợp công việc nghiên cứu và phi công ở NFL ở một vị trí hàn lâm. Ở phòng làm việc của Lawson, những bức ảnh đen trắng trên tường ghi lại các quá trình phát triển của phòng thí nghiệm. Trong một bức ảnh, 2 chiếc Jetstreams, 3 chiếc phi cơ huấn luyện Bulldog và chiếc Cranfield A1 được xếp trước nhà để máy bay. Chiếc Cranfield A1 được thiết kế và xây dựng ở Cranfield bởi sinh viên khóa Thiết kế phương tiện trên không; hiện khóa học này vẫn mở, nhưng mọi thiết kế đều được thực hiện trên máy tính. Vào tháng 9/2017, các kỹ sư của BAE và sinh viên từ khóa học chuyên về điều khiển xe tự hành, Autonomous Vehicle Dynamics & Control, của đại học Cranfield đưa ra khái niệm máy bay không người lái. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Cranfield cũng giúp thiết kế máy bay "không có cánh tà" ("flapless") đầu tiên trên thế giới, được gọi là Demon. Thiết kế này sử dụng hàng trăm thiết bị phản lực khí nhỏ xíu để kiểm soát hoạt động của máy bay. Mẫu thiết kế Airlander 10, loại máy bay hybrid được thử nghiệm lần đầu tiên trong các đường ống gió của trường, bên cạnh công nghệ 'nhìn - tránh' vốn được coi là vô cùng thiết yếu cho các loại máy bay không người điều khiển trong tương lai. Trường bay được đặt ở phía bắc London cũng trở thành điểm hoàn hảo để hạ cánh cho những ngôi sao thể thao muốn tránh cặp mắt tọc mạch của báo chí. Ngày nay, NFL có một đội bay khiêm tốn chủ yếu là Jetstream và 2 chiếc Bulldog cũ. Bulldog là loại máy bay tập huấn một động cơ, nổi tiếng bởi khoang lái hình bong bóng của nó cho phép hai người ngồi ngang hàng, cạnh nhau được. Ở phía trước một trong các nhà chứa máy bay, một chiếc Bulldog có gắn các thiết bị cảm ứng trên phần cánh nhôm. "Chúng tôi tính toán rằng khi thiết bị cảm ứng hoạt động hết công suất, chúng ta có thể tìm ra mức độ ô nhiễm của khí methane từ khu công nghiệp và từ các bãi phế liệu bằng cách chỉ cần bay thấp qua những chỗ đó," ông Lawson nói. Tàu vũ trụ dân dụng: Ước mơ không còn xa? Năm con số quyết định 100 năm tới Nghiên cứu trước đó của ông liên quan đến khí động lực học ở cánh tà của máy bay, nhưng bây giờ, ông tập trung vào việc làm thế nào sử dụng công nghệ sợi quang cảm ứng để tạo ra cánh máy bay và bánh lái có thể thích nghi và thay đổi hình dáng trong suốt chuyến bay. "Việc sử dụng chất liệu tổng hợp cho phép các thiết bị cảm ứng đi sâu vào trong cánh máy bay và bánh lái khi sản xuất," ông nói. "Sau đó bạn có thể thu thập dữ liệu và điều chỉnh thiết kế kể cả khi chúng đang ở trên không." Đây không phải khoa học lý thuyết. Ông đang làm việc với Airbus để làm điều này trong dự án Project Windy - viết tắt của Wind Design Methodology. "Chúng tôi đang tận dụng sự tiên tiến của sợi quang để có được dữ liệu chính xác hơn," ông nói. "Hệ thống sợi quang có tiềm năng vượt xa các phương pháp thu thập khác." "Bước tiếp theo là đưa công nghệ vào máy bay và tiến hành thử nghiệm." Ông cũng đang tìm cách để làm điều tương tự với Airbus Helicopters. "Chúng tôi muốn đặt thiết bị cảm ứng tiên tiến vào cánh quạt và tiến hành chuyến bay giới hạn với trực thăng," ông nói. "Điều này sẽ cho phép bạn lần đầu tiên đo hình dáng của bánh lái trực tiếp - từ đó có thể điều chỉnh, thậm chí thay đổi nó." Ông cũng đang làm một dự án tương tự khác với Rolls-Royce để sử dụng cảm ứng tiên tiến vào động cơ trong tương lai. Nhưng thách thức lớn nhất mà ông gặp phải - giống như các nhà nghiên cứu khác - là tìm kiếm nguồn tài chính và thời gian. "Phòng thí nghiệm hàng không quốc gia cần ngân sách để duy trì," ông nói. "Hiện chúng tôi chỉ có 2 phi công, nên tôi khó có thời gian để làm nghiên cứu." Hiện tại, phần lớn thu nhập của NFL đến từ các trường đại học gửi sinh viên của họ tới để đi các chuyến bay. Trong tương lai, ông dự định sẽ tăng thu nhập bằng cách sử dụng máy bay cho các cuộc thử nghiệm không vận. Có khả năng Dartec sẽ thay đổi đề tài nghiên cứu mà ông và nhóm của mình có thể làm, và cả máy bay họ sử dụng. Kế hoạch đưa ra là thay Jestream và Bulldog bằng các máy bay có turbin cánh quạt to hơn như ATR-42, King Air 350 và Grob - là các loại phi cơ hiện đang được sử dụng để đào tạo phi công quân sự cho không quân Anh. Lawson cho biết những cơ hội độc nhất mà trường Đại học với sân bay riêng mang lại cũng khiến phòng thí nghiệm của ông trở nên hấp dẫn với những người muốn thử công nghệ mới. "Hệ thống giao thông hàng không rất bảo thủ," Ông nói. "Họ không đón nhận công nghệ mới nhanh chóng, một phần vì không có nhiều nơi để họ tiến hành nghiên cứu." "Nay chúng tôi đón tiếp những tên tuổi lớn; họ mang công nghệ của họ tới trường của chúng tôi để bay thử và thử nghiệm các hệ thống xem chúng vận hành ra sao trong môi trường sân bay thực tế. Tôi không nghĩ là có bất kỳ nơi nào khác ở Anh có thể làm được điều đó." Ở đây, họ không chỉ chạy thử máy bay mà cả các thiết bị bay không người lái. Khi trở lại đường băng, ông chỉ vào một chiếc cánh đuôi đứng màu đen nhô ra sau một bức tường. Chiếc máy bay gắn với nó đã làm nên lịch sử vào tháng 7/2008 khi nó bay 800 dặm (1.290 km) mà không có sự can thiệp của con người trong dự án Astraea. Phòng thí nghiệm quản lý các máy bay và cùng quản lý các chuyến bay thử tiến hành bởi hệ thống BAE - một phần chương trình của BAE để phát triển trận đánh trên không không người lái thuộc không quân Anh. Lawson và nhóm của mình cũng đang chạy thử các cách mới để khiển khiển phương tiện không người lái (UAV). "Chúng tôi sẽ dùng máy bay của mình để thử nghiệm tiềm năng của dịch vụ mạng 4G trong hoạt động chỉ dẫn UAV," ông Christopher Bennett, nhà nghiên cứu ở Flight Testing, nói. Ông sẽ đặt thiết bị cảm ứng vào một trong những cánh đuôi đứng của chiếc máy bay để xem nó có khả năng có tốc độ tải dữ liệu xuống phù hợp không trong lúc vẫn đang chỉ dẫn hoạt động cho một thiết bị bay không người điều khiển. Vượt lên trên mọi công nghệ hiện đại, niềm cuốn hút của những người làm việc ở phòng thí nghiệm đơn giản là niềm vui khi được bay. "Nó là cách lái bay," Joe Brown, người đã từ bỏ sự nghiệp của một phi công thương mại để làm việc ở NFL, giải thích. "Khi bạn là một phi công thương mại, bạn phải bay theo đúng lộ trình. Ở đây thì bạn có thể quyết định nơi nào bạn muốn bay. Bạn có thể xoay góc 50 độ trên chuyến bay của chúng tôi." "Bạn sẽ mất việc nếu làm điều đó trên một chuyến bay thương mại." Bản tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.
Hôm mùng 9/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump có chia sẻ trên hai trang mạng xã hội, nội dung cho biết lô hàng 450.000 bộ quần áo bảo hộ y tế đã được đưa tới Mỹ để chống dịch cúm.
Việt Nam làm gì để gắn kết thêm với ông Donald Trump?
Tổng thống Donald Trump ở Hà Nội tháng Hai 2019, gặp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc Virus corona: Nhận đồ bảo hộ, Donald Trump ‘cảm ơn những người bạn ở Việt Nam’ Biển Đông: Tuyên bố 'nặng ký' của Mỹ đang khích lệ Việt Nam? Việt Nam và người Việt các nơi đóng góp từ thiện chống Covid-19 Trong đoạn chia sẻ ngắn ông có nhắc đến vai trò hợp tác của những người bạn ở Việt Nam và lời cảm ơn kết thúc ở cuối câu. Sự việc ngay lập tức được các báo ở Việt Nam đưa tin. Công chúng quốc tế cũng rất quan tâm, tính tới trưa ngày 11 tháng 4 giờ Việt Nam, thông tin chia sẻ trên Facebook đã nhận được hơn 220 nghìn lượt bày tỏ cảm xúc, hơn 10.700 lượt bình luận, hơn 17.900 lượt chia sẻ. Bài trên trang Twitter đã nhận được 98 nghìn lượt yêu thích, hơn 20,6 nghìn lượt chia sẻ và gần 9 nghìn bình luận ý kiến. Âm vang Việt Nam Để ý nhìn lại thì thấy, trong số mấy đời Tổng thống Mỹ gần đây như Obama, Bush, Clinton, có lẽ không ai nhiều lần nhắc đến tên Việt Nam như Tổng thống Trump. Ví như Tổng thống Obama, có lẽ trong cả hai nhiệm kỳ Tổng thống 8 năm, ngoài những bài phát biểu chính thức trong một vài dịp ngoại giao hoặc sự kiện có liên quan, thì tên Việt Nam được nhắc đến trong văn bản. Còn ở góc độ riêng tư cá nhân có lẽ ông Obama khi đương nhiệm không khi nào nhắc đến Việt Nam. Nhưng đối với Tổng thống Trump, dường như Việt Nam là một địa chỉ dễ nhớ, gần gũi, đáng để quan tâm. Hồi tháng 5/2019 Tổng thống Trump đã nhắc tới Việt Nam trong một phát biểu về vấn đề thương mại với Trung Quốc. Ông nói: "Nhiều công ty bị áp thuế nhập khẩu cũng sẽ rời khỏi Trung Quốc để chuyển tới Việt Nam và các nước tương tự ở Châu Á". Lời phát biểu có giá trị như một lời quảng cáo cho các doanh nghiệp về những cơ hội kinh doanh thương mại tại Việt Nam. Việt Nam muốn chuyển mình từ một nước chủ yếu làm nông Một lần khác cũng năm 2019, ông Trump có nhắc tới Việt Nam nhưng theo một nghĩa tiêu cực khi cáo buộc Việt Nam cũng là nước trục lợi về thương mại với Mỹ. Tháng 2/2019 toàn thế giới theo dõi diễn biến cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim Jong Un của Triều Tiên tại Hà Nội. Việc ông Trump đồng thuận lựa chọn Việt Nam làm nơi gặp gỡ chắc chắn đã đem đến hình ảnh tích cực của Việt Nam trên trường quốc tế. Trước đó, hồi tháng 11 năm 2017 Tổng thống Trump cũng đến Đà Nẵng dự hội nghị APEC và tranh thủ thăm Việt Nam. Có ý nghĩa gì? Dường như tên Việt Nam có tác dụng đem lại lợi ích, lợi thế cho Tổng thống Trump, cho nên trong các phát ngôn xử lý công việc ông mới viện dẫn nhắc đến. Có thể do tính cách khác biệt mạnh mẽ, ông cho rằng có thể đi ngược lại quan điểm chính sách truyền thống của các đời Tổng thống trước đó, ông muốn hóa giải bất đồng với Triều Tiên và kết thân với Việt Nam. Hoặc do những chính sách chiến lược lớn mà theo đó Việt Nam có vai trò quan trọng, như chính sách Ấn Độ Thái Bình Dương, xoay trục hướng về Châu Á để xử lý các thách thức tại đây, khẳng định lại uy thế của Mỹ ở nơi này. Đặc biệt là Mỹ đang xử lý vấn đề thương mại với quốc gia láng giềng của Việt Nam là Trung Quốc. Tựu chung lại, vì những lý do khác nhau, ông Trump hiện là người đang dành mối quan tâm thân thiện với Việt Nam. Mặc dù bản thân ông cũng là người dễ gây tranh cãi ở nước Mỹ và nhiều phát biểu của ông ấy cũng bị dư luận phản đối. Nhưng đối với Việt Nam thì thấy, trước ông Trump chưa Tổng thống nào nhiều lần nhắc đến tên Việt Nam như thế. Và sau ông ấy, liệu sẽ còn ai khác nhắc đến Việt Nam? Kinh tế Việt Nam ngày càng phụ thuộc diễn biến quốc tế Việt Nam nên làm gì? Tổng thống Trump có một chính sách lớn là muốn đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại. Và ở góc độ cá nhân dường như ông ấy lại gắn kết với Việt Nam. Điều này thành ra rất đáng phải quan tâm đối với các lãnh đạo phía Việt Nam. Vậy Việt Nam cần hành xử như thế nào trong giai đoạn hiện nay? Hiện nay nước Mỹ đang bị tấn công bởi dịch cúm, tính tới sáng ngày 11/4 nước Mỹ có tới hơn nửa triệu người mắc bệnh và gần 18.693 người tử vong. Để thấy được mức độ nghiêm trọng, có thể so sánh với một trong những trận đánh quân sự để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử nước Mỹ là trận Trân Châu Cảng, nước Mỹ bị mất khoảng 2500 người. Như thế đến nay dịch cúm đã gây ra tổn thất về người gấp 7,4 lần số thương vong ở trận Trân Châu Cảng và con số còn chưa dừng lại. Trong khi đó các nước đồng minh của Mỹ thì lại cũng khó giúp gì được khi mà chính họ cũng đang gặp khó. Còn tại Việt Nam thì tình hình dịch bệnh lại khác. Theo số liệu của Bộ y tế, tính đến sáng ngày 11/4 Việt Nam có 257 ca nhiễm, có 113 ca đang điều trị, 144 ca khỏi bệnh và chưa có trường hợp tử vong. Theo đó dịch bệnh ở Việt Nam vẫn đang trong vòng kiểm soát và chưa có thiệt hại về người. Đây là lúc Việt Nam cần lưu ý đến việc sử dụng nguồn lực của mình để hỗ trợ các nước nhằm xây dựng cho mình Quyền lực mềm. Nhìn sang Trung Quốc thì thấy, họ cũng đang hành động để tạo dựng quyền lực mềm, Trung Quốc trở thành người hỗ trợ trang thiết bị y tế cho các nước. Dù xung quanh việc đó còn có nhiều tranh cãi. Đài Loan cũng đang hành động để tạo dựng quyền lực mềm trước thế giới, họ đã chuẩn bị một ngân khoản 30 tỷ USD sẵn sàng hỗ trợ các nước cùng một câu khẩu hiệu: 'Đài Loan có thể giúp'. Nhìn lại lịch sử thì thấy, có rất ít dịp trong lịch sử để Việt Nam trở thành người giải cứu cho các nước. Lăng của Cố Chủ tịch VNDCCH Hồ Chí Minh ở Hà Nội Một lần hiếm hoi là hồi năm 1944, 1945 Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tìm cách cứu các Phi công Đồng Minh bị Nhật bắn rơi ở khu vực miền núi phía Bắc rồi đưa đường chỉ lối cho họ về lại đơn vị. Chủ tịch Hồ Chí Minh với tầm nhìn xa đã thấy được việc làm của mình sẽ giúp gây dựng mối quan hệ với lãnh đạo phe Đồng Minh và sẽ đưa đến những điều có lợi cho Việt Nam. Cho đến mấy năm gần đây Việt Nam đã gửi các đội nhóm y tế của mình tham gia lực lượng giữ gìn hòa bình của Liên Hợp Quốc ở Nam Sudan. Kết quả đã tạo hình ảnh tốt, Việt Nam trở thành một thành viên có trách nhiệm xây dựng đóng góp trong cộng đồng các quốc gia. Nay dịch cúm này chính là một dịp để Việt Nam nắm bắt cơ hội trở thành người giải cứu. Lâu nay Việt Nam đã phát triển là nhờ hai điều, người nước ngoài đến đầu tư làm ăn hoặc du lịch ở Việt Nam và người Việt Nam sang nước ngoài để lao động kiếm việc làm gửi tiền về nước. Dịch cúm hiện nay lại đảo ngược tiến trình đó, khiến công dân nước nào trở về nước ấy, đây là điều rất bất lợi cho Việt Nam. Vấn đề đặt ra là phải làm sao để khi hết dịch cúm người nước ngoài với sự khuyến khích của chính phủ nước họ sẽ quay trở lại Việt Nam đông hơn. Và người Việt Nam đi đến các nước sẽ thuận lợi hơn. Để đạt được mục đích đó, Chính phủ Việt Nam có thể gợi ý với phía Mỹ và Tổng thống Trump rằng Việt Nam sẵn sàng đưa nhân viên y tế người Việt sang hỗ trợ. Nhân lực có thể cân nhắc điều động đoàn cán bộ y tế vừa trở về từ Nam Sudan từ cuối năm 2019. Với tính cách, quan điểm và thái độ của Tổng thống Trump đối với Việt Nam, rất có thể ông ấy sẽ nhận lời. Nếu làm được việc đó thì Việt Nam sẽ đạt được mục đích là gắn kết thêm với nước Mỹ. Và quan trọng hơn là Việt Nam sẽ có tên trên bản đồ nguồn nhân lực ngành chăm sóc sức khỏe thế giới. Đây là mảng nhân lực lao động mà Việt Nam hiện nay mới đang bước đầu gây dựng nhằm cung cấp số lượng hạn chế cho đối tác bước đầu là Nhật Bản. Trong khi đó một quốc gia khác ở Đông Nam Á là Philippines từ lâu nay đang giữ thị phần rất lớn về nguồn nhân lực nhân viên y tế. Theo bài 'Xuất khẩu lao động Philippin: con dao hai lưỡi' trên báo Tuoitrethudo, thông tin cho biết nước này có tới 10 triệu lao động ở nước ngoài. Bài báo cho biết Philippines cung cấp rất lớn nguồn lao động là các y tá, điều dưỡng và các công việc khác liên quan đến chăm sóc sức khỏe, làm việc tại các bệnh viện, phòng khám, doanh nghiệp hay tại nhà riêng ở các nước. Nay Việt Nam muốn phát triển mảng cung ứng nhân lực trong lĩnh vực này thì dịch cúm chính là một cơ hội. Ngoài ra Việt Nam cũng cần phát huy thế mạnh xuất khẩu lâu nay là ngành may mặc. Chính phủ cần chỉ đạo điều hướng sản xuất gấp số lượng lớn khẩu trang và quần áo bảo hộ y tế để cung ứng cho các nước. Bằng cách đó Việt Nam sẽ tăng khả năng đóng góp cho công cuộc giải cứu thế giới khỏi dịch cúm. Và tăng mối gắn kết với vị Tổng thống của nước Mỹ, ngài Donald Trump. Bài viết thể hiện ý kiến và lối hành văn riêng của Luật sư Ngô Ngọc Trai, gửi cho BBC Tiếng Việt từ Hà Nội.
Là một gia đình có các con ở độ tuổi đi học và đang sinh sống ở Úc, cách đây vài năm, mỗi khi có khách từ Việt Nam qua chơi, tôi không biết nên vui hay buồn khi nghe mọi người trầm trồ khen các cháu nói tiếng Anh với nhau hay quá.
Duy trì tiếng Việt cho con ở nước ngoài: gian nan nhưng đáng làm
Cộng đồng người Việt hiện ở nhiều nước trên thế giới Tuổi nào tốt nhất để học một ngôn ngữ 'Làm việc bằng ngoại ngữ lợi thế hơn tiếng mẹ đẻ' 'Đừng nên phí thời gian học ngoại ngữ' Ở nước ngoài, từ khi bắt đầu đi học, trẻ em đã luôn "phải" tiếp xúc với tiếng của nước sở tại, ví dụ như tiếng Anh ở Anh, Úc, Mỹ, nên ngôn ngữ này ở các em sẽ có cơ hội phát triển, gần giống tiếng Việt với trẻ em ở Việt nam, trong khi tiếng mẹ đẻ lại có nguy cơ bị sao nhãng. Khi con trai lớn của tôi 5 tuổi, có lần cháu mách: ''Bố ơi, em cứ lấy cái bút chì knock con on my head.'' ''Con nói lại, chỉ dùng tiếng Việt thôi xem nào'', chồng tôi nhắc cháu. ''Em cứ lấy cái bút chì đập vào head của con'', cháu sửa. ''Chưa được, con nói lại lần nữa nào'', chồng tôi kiên nhẫn. ''Em cứ lấy bút chì hit vào đầu con'', cháu nói. ''Bố thấy vẫn chưa được. Hoặc con nói tiếng Anh, hoặc con nói tiếng Việt, chứ không nên trộn lẫn như thế. Con thử nói lại dùng toàn tiếng Việt xem nào.'', chồng tôi vẫn kiên định và giải thích cho cháu. Nghĩ một lúc cháu nói: ''Em cứ lấy bút chì gõ vào đầu con.'' Chị Vân và con gái út tại lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập liên đoàn các trường ngôn ngữ cộng đồng bang New South Wales, Úc Ngôn ngữ của trẻ em sinh sống ở nước ngoài ở độ tuổi bắt đầu đi học thường có kiểu "ba rọi" như vậy. Lớn hơn chút nữa, nếu không được bố mẹ nhắc nhở, các em rất dễ chuyển sang nói tiếng Anh hoàn toàn ở nhà và thấy rất khó khăn mỗi khi phải nói tiếng Việt. Có nhiều cháu khi bố mẹ nhắc nói tiếng Việt thì thường mếu máo: nhưng con không biết, con không nói được. Những lúc như thế, bố mẹ phải rất kiên nhẫn và có thể giúp con với những từ ngữ con không biết, chứ không nên dễ dàng thỏa hiệp và chuyển sang nói tiếng Anh với con. Giữ tiếng Việt cho các con giống như một cuộc chiến không cân sức giữa một bên là trường học và xã hội, nơi các cháu luôn cần sử dụng tiếng Anh và một bên chỉ có bố mẹ (và đôi khi nếu may mắn thì có sự hỗ trợ của ông bà). Muốn làm được điều này, bố mẹ cần phải rất kiên định trong việc dùng tiếng Việt ở nhà. Bố mẹ cũng có thể nói chuyện giúp con hiểu lợi ích của việc nói được tiếng Việt. "Con sẽ trở nên thông minh, học giỏi hơn nếu con nói được tiếng Việt", tôi giải thích cho con gái tôi khi cháu thắc mắc tại sao cháu phải nói tiếng Việt ở nhà. "Con sẽ giỏi hơn bạn Lilly á?", cháu hỏi. "Không, không phải là con sẽ giỏi hơn một bạn khác mà con sẽ giỏi hơn chính bản thân con khi không nói được tiếng Việt". Một lớp học của Trường Việt ngữ Inner West Não bộ hoạt động linh hoạt, tăng khả năng tập trung học tập ở trẻ em, giảm nguy cơ mất trí nhớ ở người già Ở người nói được hai hay nhiều ngôn ngữ, não bộ luôn hoạt động linh hoạt để đáp ứng nhu cầu phải chuyển từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Nghiên cứu ở nhiều nơi trên thế giới chứng minh rằng so với những trẻ em chỉ nói được một ngôn ngữ, trẻ em nói được hai hay nhiều ngôn ngữ có khả năng xử lý và phân biệt các âm thanh lời nói khác nhau tốt hơn và thích ứng linh hoạt hơn với các điều kiện học tập mới. Việc nói được hai hay nhiều ngôn ngữ còn có tác động tích cực đến trí nhớ ngắn hạn, khả năng kiểm soát ham muốn và khả năng tập trung. Trí nhớ ngắn hạn tốt giúp các em ghi nhớ các hướng dẫn tốt hơn và có thể có kết quả học tập cao hơn. Ngoài ra, một nghiên cứu ở Canada còn cho thấy ở những người cao tuổi nói được hai hay nhiều ngôn ngữ, những triệu chứng của bệnh Alzheimer và bệnh mất trí nhớ xuất hiện chậm hơn năm năm so với những người chỉ nói được một ngôn ngữ. Con gái lớn của chị Vân học làm bánh trung thu Duy trì bản sắc văn hóa Việt và xây dựng quan hệ gia đình thân thiết Một vấn đề phổ biến với nhiều gia đình sống ở nước ngoài là mỗi khi có ông bà sang chơi hoặc nói chuyện trên điện thoại với ông bà và người thân ở Việt nam, các cháu chỉ dừng lại ở "Cháu chào ông bà ạ. Ông bà có khỏe không ạ?" là hết "vốn" tiếng Việt. Bốn năm trước, ba mẹ tôi sang thăm gia đình chúng tôi khi các con tôi đang ở độ tuổi học tiểu học và mẫu giáo. Ngày đầu tiên các cháu ở nhà một mình với ông bà, tôi hỏi: "Hôm nay hai anh em ở nhà với ông bà có ổn không?", "Ổn mẹ ạ," nói rồi con trai tôi chỉ vào cái máy tính: "Con dùng Google Translate". Google Translate có thể là một giải pháp tình thế tạm thời chứ chắc không ai thích kè kè cái máy tính hay điện thoại khi muốn giao tiếp với người khác cả. Duy trì tiếng Việt giúp các thế hệ trong gia đình có thể nói chuyện, trao đổi với nhau về các nét văn hóa truyền thống, các giá trị trong cuộc sống, hay đơn giản là về lối sống hay cách cư xử trong gia đình khi có hai nền văn hóa cùng tồn tại, tránh được những xung đột không đáng có do rào cản ngôn ngữ gây ra. Một nghiên cứu về duy trì tiếng mẹ đẻ ở Mỹ dẫn câu chuyện đáng buồn của một gia đình nhập cư người Hàn quốc. Ông bố và bà mẹ bị gọi tới văn phòng dịch vụ xã hội của địa phương để trả lời các câu hỏi liên quan đến các vết bầm tím trên người bọn trẻ. Người ta tìm hiểu ra là chúng bị bố quật roi. Nguyên nhân của sự việc là do bọn trẻ nói năng và có thái độ không lễ phép với ông nội. Thực ra bọn trẻ trong gia đình này từ lâu đã không nói tiếng Hàn quốc ở nhà nhưng chúng buộc phải nói tiếng Hàn với ông khi ông sang chơi. Tuy nhiên, do lâu ngày không nói tiếng mẹ đẻ, cộng với đặc trưng của tiếng Hàn là dùng kính ngữ để thể hiện sự tôn trọng với người nói chuyện lớn tuổi hơn hoặc có địa vị cao hơn, bọn trẻ làm cho người ông cảm thấy bị xúc phạm và ông quay ra trách mắng người bố, dẫn đến kết cục đáng buồn ở trên. Ban nhạc của trường Việt ngữ Inner West biểu diễn tại Đại học Sydney Có cơ hội việc làm tốt hơn, đặc biệt là việc làm liên quan đến cộng đồng nói tiếng Việt Nói được tiếng Việt còn cho con cái chúng ta thêm lựa chọn khi xin việc làm và có cơ hội được trả lương cao hơn. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy, trong bối cảnh toàn cầu hóa các nền kinh tế như xu hướng hiện nay, các doanh nghiệp thích tuyển chọn những người nói được hai hay nhiều ngôn ngữ vì những người này linh hoạt, có hiểu biết về các nền văn hóa khác và có khả năng giao tiếp trong bối cảnh đa văn hóa và đa ngôn ngữ. Nghiên cứu ở Quebec, Canada còn cho thấy những người nói được cả tiếng Anh và tiếng Pháp có thu nhập 1.6% cao hơn những người chỉ nói được một ngôn ngữ. Ở trường Việt ngữ Inner West nơi tôi dạy tiếng Việt cho các cháu trong cộng đồng, khi nói chuyện về nghề nghiệp tương lai, tôi thường nhắc đến những ví dụ về các nhà khoa học, các ca sĩ hay đầu bếp nổi tiếng mà các cháu biết, họ lớn lên ở nước ngoài nhưng về Việt Nam làm việc và đã rất thành công. Đóng góp vào sự phát triển đa văn hóa, đa ngôn ngữ Ngoài những lợi ích cho bản thân và gia đình, nói tiếng Việt cũng đem lại lợi ích cho xã hội và cộng đồng tại các quốc gia mà người Việt đến định cư. Duy trì tiếng Việt cũng là duy trì bản sắc văn hóa Việt, góp phần vào xây dựng xã hội đa văn hóa, đa ngôn ngữ theo xu hướng chung ở các nước có số lượng dân nhập cư đông. Chính phủ Úc gần đây đã dành hàng triệu đô la vào các chương trình khuyến khích phát triển ngôn ngữ cộng đồng với hi vọng duy trì và phát triển một quốc gia đa ngôn ngữ, đa văn hóa. Duy trì được tiếng Việt cho con em ở nước ngoài là một việc làm khó khăn và đòi hỏi nhiều nỗ lực từ gia đình, cộng đồng và xã hội mà trong đó bố mẹ là những người có vai trò then chốt. Hiểu được những lợi ích của việc nói được tiếng Việt đối với cá nhân các em nhỏ cũng như gia đình và cộng đồng sẽ góp phần xây dựng một thái độ tích cực với tiếng Việt và văn hóa Việt, từ đó thúc đẩy việc sử dụng tiếng Việt và dạy con em tiếng Việt trong gia đình. Quý vị đón đọc phần tiếp theo bài viết của TS Trần Hồng Vân về kinh nghiệm duy trì tiếng Việt cho con ở nước ngoài. *Bài viết thể hiện quan điểm riêng của Tiến sĩ Trần Hồng Vân, Đại học Charles Sturt, Australia.
Bạn cảm giác là cuộc sống bị ngộp do khó bắt kịp nhịp độ quá nhanh xung quanh nhưng lại không muốn quay về thời hàng chục năm trước? Vì sao vậy?
Nét tích cực của nhịp sống quay cuồng
Ngộp trước núi công việc Đó không phải là sự tưởng tượng: hàng ngày bao quanh chúng ta là những chỉ dấu cho thấy nhịp độ cuộc sống đang tăng tốc, từ việc chúng ta cảm thấy mỗi ngày đang trôi qua nhanh như thế nào cho đến độ dài của những cảnh quay trong các bộ phim Hollywood và sự nhẫn nại khi phải đứng xếp hàng đang sụt giảm hơn bao giờ hết. Vì sao chúng ta thích mặc bộ vest? Làm sao để trở thành cặp đôi quyền lực? Làm việc thâu đêm phá cơ thể mức nào? Không ở đâu mà điều này thấy rõ hơn là ở công sở, nơi mà chúng ta phải đối mặt với chuỗi dài vô tận các thư điện tử và các cuộc họp với ít ỏi thời gian quý báu để hoàn thành công việc gì đó thật sự đem lại kết quả. Theo nghiên cứu của Jonathan B Spira, CEO công ty nghiên cứu và tư vấn về công nghệ thông tin Basex và là tác giả của cuốn Quá tải!, thì hai phần ba những người đi làm có cảm giác họ không có đủ thời gian để hoàn thành bất cứ việc gì – và 94% trong số họ sẽ có lúc nào đó cảm thấy bị “ngộp trước núi thông tin đến mức họ thấy mình bất lực”. Một khảo sát trực tuyến thực hiện trên 7.331 nhân viên ở Mỹ cho kết quả là hơn phân nửa trong số họ không thể sử dụng hết các ngày phép để đi nghỉ. Lý do thường gặp nhất là gì? Họ lo sợ một khi họ đi làm trở lại họ sẽ đối diện với một núi công việc. Chỉ riêng khối lượng thông tin mà chúng ta tiếp nhận đã có thể giết chết năng suất làm việc. Con người không có đủ khả năng để làm một lúc nhiều việc: cứ mỗi lần bạn chuyển sự quan tâm từ việc này sang việc khác – chẳng hạn trả lời email khi bạn nhận tin báo có email mới – khả năng tư duy của bạn sẽ bị giảm sút. Sự xao lãng còn hơn thế nữa: một nghiên cứu hồi năm 2005 phát hiện rằng một người bình thường chỉ có thể tập trung vào công việc trong vòng 11 phút trước khi bị gián đoạn. Một nghiên cứu nhỏ hơn mới đây cho thấy việc cấm nhân viên kiểm tra hộp thư điện tử có thể giúp họ đỡ căng thẳng và tập trung nhiều hơn. Căng thẳng tích cực Nhịp độ cuộc sống nhanh gắn liền với áp lực nhiều hơn; những ai làm việc lâu hơn ở công sở có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn và đó chỉ là một trong những nguy cơ gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Tuy nhiên, khi mà tốc độ làm việc nơi công sở tăng lên, nó cũng đem đến cho nhân viên những lợi ích quan trọng. Cuộc khảo sát thực hiện trên 7.331 người lao động ở Mỹ cho thấy quá nửa trong số họ không dùng hết tiêu chuẩn nghỉ phép hàng năm Nhịp độ cuộc sống là chủ đề của các nghiên cứu ít ỏi một cách đáng ngạc nhiên. Nghiên cứu quốc tế chuyên sâu nhất về vấn đề này là một công trình hồi năm 1999 của hai giáo sư tâm lý Robert Levine và Ara Norenzayan. Họ nhận thấy rằng việc sống ở các cộng đồng có nhịp độ nhanh cũng giúp cho con người làm việc có hiệu quả hơn và có cảm giác an lạc nhiều hơn. Cuộc chơi 'phá hoại thời chiến' nơi công sở thời bình Khi nào là thời điểm tốt nhất để nhảy việc? Khi công sở bắt nạt người độc thân Một công trình khác đi sâu vào nhịp sống ở các đô thị đã nhận thấy rằng cuộc sống tăng tốc ở các khu đô thị lớn bởi vì những nơi đó có tần suất giao tiếp xã hội nhiều hơn. Kết quả là những nơi này có tốc độ các phát minh ra đời và tạo ra của cải nhanh hơn. Có một điểm phân biệt quan trọng cần phải làm rõ ở đây mà chúng ta thường bỏ qua. Khi chúng ta nghĩ về áp lực trong công việc, chúng ta thường ngầm liên tưởng đến ‘buồn bực’, tức là dạng căng thẳng không tốt cho chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua dạng căng thẳng ngược lại – căng thẳng phấn khích – cảm giác tích cực, sung sướng khi chúng ta đương đầu và làm chủ được một công việc khó khăn. Ắt hẳn có những bằng chứng chứng minh cho căng thẳng hưng phấn. Hầu hết các khảo sát về mức độ hài lòng trong công việc ở châu Âu và Mỹ cho thấy đa số không ghét công việc của họ. Ngày nay, gần như tám trong số 10 người ở Anh nói rằng họ hài lòng ở một mức độ nào đó, gần như hài lòng hoặc hoàn toàn hài lòng với công việc của họ. Trên toàn châu Âu, 74% những người đi làm có cảm giác tương tự, trong khi ở Hoa Kỳ con số đó là 88%. Và những con số này hoặc là đang ổn định hoặc là đang tăng lên: ở Anh, tỷ lệ hài lòng trong công việc chỉ riêng trong năm ngoái đã tăng 3%, với 64% hài lòng và 16% không hài lòng, theo Viện Phát triển Nhân lực (Chartered Institute of Personnel Development). Kết quả nghiên cứu cho thấy những người thuộc các cộng đồng có nhịp sống hối hả thường làm việc năng suất hơn và có ý thức hơn về vấn đề chăm sóc đời sống cá nhân Ngay cả khi nó tăng áp lực thời gian đối với chúng ta, thế giới tăng tốc cũng làm thay đổi bản chất công việc hàng ngày của chúng ta – có khả năng khiến nó trở nên sáng tạo hơn và khiến nỗ lực của chúng ta được đền đáp xứng đáng hơn. Đồng ý là việc tự động hóa và cơ khí hóa đã giết chết nhiều công việc và chấm dứt nhiều ngành (cũng như tạo ra những ngành mới). Tuy nhiên, việc tự động hóa cũng làm biến mất những công việc nhàm chán, lặp đi lặp lại hoặc tốn nhiều sức lao động. Có thể điều chỉnh được Ở Mỹ, tỷ lệ thương tật do công việc đã giảm mạnh. Trên toàn châu Âu, tỷ lệ công nhân làm những công việc vất vả hay nguy hiểm hiện nay vào khoảng từ 1% đến 4%. Hàng hóa giờ được xe cẩu bốc dỡ thay vì công nhân bốc vác. Các tờ khai thuế được máy móc tính toán thay vì phải cần đến cả một đội nhân viên ngồi nghiên cứu giấy tờ số liệu. Và trong lúc cuộc cách mạng số đang diễn ra giúp đẩy nhanh nhiều công việc thì những công việc còn lại hoặc mới được tạo ra là những công việc có liên quan đến áp dụng sự sáng tạo để giải quyết các vấn đề hoặc quản lý các quy trình mà máy tính thực hiện. Năm 'bí kíp' giúp bạn tập trung suy nghĩ Người tài cũng cần gặp thời mới thành công? Thủ pháp tâm lý đặc biệt để tuyển lao động tốt Chẳng hạn như các phần mềm trí tuệ nhân tạo giờ đây có thể lọc qua hàng ngàn trang tài liệu pháp lý và làm nổi bật những nội dung quan trọng. Nhờ vào công nghệ này mà thời gian dành để soạn thảo một tài liệu pháp lý cho ngân hàng đã giảm từ khoảng ba tiếng đồng hồ xuống chỉ còn ba phút. Điều này giúp cho các luật sư có thể tập trung vào những công việc phức tạp hơn và có giá trị cao hơn. Nhìn rộng ra, điều mà việc tăng tốc trong cuộc sống đã làm là giảm bớt sự trì trệ. Hai tiếng nghỉ ăn trưa nhàn nhã đã được thay thế bằng các sự kiện và công việc. Điều chắc chắn là cuộc sống tăng tốc cũng có những căng thẳng và áp lực của nó. Nhưng thường là chúng ta có thể điều chỉnh được, chẳng hạn như tắt chế độ báo có email mới hay bỏ ra chút thời gian để thực hành các liệu pháp thiền định và tỉnh thức. Và nếu được cho cơ hội từ bỏ công nghệ giúp cho cuộc sống nhanh hơn, đa số trong chúng ta sẽ không muốn quay trở lại như trước. Không có gì mà chúng ta thích hơn là than thở về cuộc sống áp lực như thế nào. Nhưng chúng ta than thở gần như để nhằm phô trương – việc đi như chạy khiến chúng ta có cảm giác là mình bận rộn, quan trọng và được đánh giá cao. Mỗi khi chúng ta được chọn lựa giữa nhanh và chậm thì chúng ta đều chọn nhanh – nhưng lại vẫn muốn lúc nào cũng được than vãn về việc đó. Bản tiếng Anh bài này đã đăng trên BBC Capital.
Đã bao giờ bạn mơ được bơi cùng rùa biển, chạm tay vào con hổ, hay đến gần một con linh trưởng?
Để kỳ nghỉ của bạn không thành ác mộng cho động vật
Với một số người, việc chạm trán với những loài vật không thể ngờ ở những nơi lạ lùng là thứ đứng đầu danh sách những việc nhất định phải làm trong đời. 'Mẹ giết con vì quyền lực' trong thế giới động vật Con người, động vật và nỗi đau trước cái chết Tại sao con người phải mặc quần áo? Tuy nhiên có nguy cơ là kỳ nghỉ mơ ước cả đời của bạn có thể gây hại cho những loài động vật dễ bị tổn thương và môi trường sống của chúng. 'Vô cảm trước động vật' Là phóng viên ảnh, Emily Garthwaite đã ghi lại những cảnh động vật chịu khổ ở những điểm nóng du lịch trên khắp châu Á. Ở Jaipur, Ấn Độ, bà có bằng chứng về những nơi được gọi là 'nơi trú ẩn' nhưng lại ngược đãi những con voi và buộc chúng phải chở du khách đi chơi, bất chấp việc chúng bị stress trầm trọng. Ở Sumatra, Indonesia, Garthwaite đã chứng kiến những con tinh tinh vốn đã quen với việc được các hướng dẫn viên 'lậu' cho ăn và trở nên hết sức hung hãn để giành giật nguồn thức ăn này. Thêm nữa, từng đám đông đứng xem và ánh đèn flash từ những chiếc máy chụp hình khiến tình hình trông càng thê thảm. Những chuyến tham quan kiểu này thường được bán như một phần trong tour trọn gói. Mặc dù các công ty du lịch đã ít nhiều nỗ lực để loại bỏ những tour phi đạo đức nhất, nhưng nhu cầu khách hàng đối với việc được tiếp xúc gần gũi với động vật vẫn rất cao, bất chấp thực tế là điều đó không đem lại lợi ích gì cho chúng cả. "Người ta cảm thấy đó là quang cảnh đáng xem - người ta vô cảm trước các động vật. Du khách không nhận ra mối liên hệ giữa các con vật và trải nghiệm đó," Garthwaite nói. Bà đặt câu hỏi điều gì khiến chúng ta muốn có những tiếp xúc nhân tạo này: "Điều gì đang xảy ra ở đây vậy? Chỉ ngắm các con vật, chúng trông thế nào thì ta xem chúng như thế ấy, như vậy là chưa đủ sao? Tại sao chúng ta cần phải sờ vào chúng, tóm lấy chúng, hay cưỡi lên chúng? Dường như chúng ta muốn cần phải có sự gần gũi với chúng như thế nào đó thì mới có cảm giác chân thật." Bà Garthwaite tìm cách thể hiện mối liên hệ tình cảm giữa các chủ thể trong ảnh bà chụp với các khán giả xem ảnh. "Rất khó để cho khán giả khi xem ảnh vừa bị cuốn hút nhưng lại vừa không cảm thấy buồn bực," bà giải thích. Bằng cách đưa vào khung hình các chủ thể ở vị trí bình đẳng với nhau, bà muốn giúp khán giả suy ngẫm về những bức ảnh và hiểu được cảm giác cũng như tâm trạng của các con vật. "Tiếp xúc bằng ánh mắt thật sự quan trọng trong các bức ảnh chụp động vật, bởi vì nó cho phép khán giả thật sự nhìn vào các con vật." Du lịch có trách nhiệm Mới đây, bức ảnh của bà về một con gấu bị giam nhốt trong điều kiện kinh hoàng đã được các giám khảo cuộc thi Nhiếp ảnh gia Động vật Hoang dã của Năm rất khen ngợi. Kể từ đó những người quan tâm đã dồn dập hỏi bà về tương lai của con gấu. Gấu bị nuôi nhốt tại Tandjung Medang, Sumatra, Indonesia Thông qua nhóm làm việc về gấu Sumatra, một khu an toàn được thiết lập để chăm sóc cho nhiều con gấu được cứu ra khỏi những hoàn cảnh u ám tương tự. Hy vọng đây sẽ là một chương tích cực cho những con gấu, nhưng Garthwaite vẫn quyết tâm tiếp tục chia sẻ câu chuyện của những con gấu này để khuyến khích mọi người cân nhắc trước khi đặt tour đi du lịch. Cuộc chiến chống đánh bắt hải sản cạn kiệt Có thật con người ta 'nhân chi sơ vi bản thiện'? Những sự thật thú vị về tuyết bạn có thể chưa biết "Du khách cần phải nhớ rằng nếu bạn mua tour rẻ thì bạn sẽ nhận được thứ dịch vụ gian dối," bà cảnh báo. "Bạn nên bỏ tiền ra cho trải nghiệm vừa chân thật vừa vì lợi ích của các con vật. Lợi ích của các con vật là điều cần được ưu tiên trước hết." Các chuyên gia khuyên rằng du khách cần tìm hiểu kỹ trước khi mua tour. "Bạn có thể có những trải nghiệm thú vị với động vật hoang dã," bà Hannah Brooks từ Sở thú Chester, nói. Bà kêu gọi những người đi du lịch nên kiểm tra thành tích bảo tồn của công ty tour và cơ sở du lịch trước khi đi, và phải đảm bảo rằng đồng tiền họ bỏ ra nên được tiêu tại chỗ. "Nếu cộng đồng địa phương được hưởng lợi từ động vật hoang dã xung quanh, họ sẽ có động cơ để giữ gìn chúng," bà giải thích. Các nhà bảo tồn của Sở thú Chester làm việc nhằm thúc đẩy, nâng cao chuẩn mực chăm sóc động vật trên toàn thế giới. Bên cạnh việc chia sẻ kiến thức và kỹ năng quản lý động vật, họ phối hợp với nhân viên các sở thú để nâng cao những thông tin giáo dục được đem giới thiệu cho khách tham quan. "Rõ ràng là họ đang hoạt động rất tích cực trong công tác giáo dục, nhưng điều đó không nhất thiết có nghĩa là họ đang làm việc tích cực trong công tác giáo dục bảo tồn. Cho nên họ không đưa ra những thông điệp để giải thích tại sao các loài động vật đang bị đe dọa trong môi trường hoang dã, và mọi người cần làm gì để giúp đỡ các loài," Brooks giải thích. "Điểm mấu chốt làm thay đổi mọi thứ… chính là việc nhận ra rằng chỉ cần đưa ra thêm vài thông điệp là họ đã có thể khiến cho khách tham quan chủ động tích cực hơn trong việc tham gia công tác bảo tồn." Trình báo tội phạm Đông Nam Á là đầu mối buôn bán động vật hoang dã phi pháp, do đó Brooks đã cùng các đồng nghiệp hợp tác với các cộng đồng địa phương để tìm hiểu về động cơ tiền bạc và động cơ văn hóa phía sau hoạt động này. Indonesia giải cứu đười ươi từ nhà người dân Thông qua các chương trình giáo dục, các nhà bảo tồn khuyến khích việc theo đuổi những lựa chọn vừa làm lợi cho cộng đồng vừa bảo vệ động vật hoang dã. Đôi khi, ngay cả khi hoàn toàn thiện chí, bạn vẫn có thể bị rơi vào hoàn cảnh phải đối diện với tình trạng ngược đãi động vật. Tuy nhiên, bạn vẫn có cách để giúp ích cho động vật khi đang đi nghỉ. Sở thú Chester cũng là đối tác trong dự án phát triển ứng dụng trên điện thoại thông minh Wildlife Witness, là app du khách có thể sử dụng để trình báo những vụ buôn bán động vật hoang dã phi pháp. Ví dụ, nếu bạn thấy ai đó bán tê tê, một con cọp đau đớn trong chuồng, bạn có thể ghi lại địa điểm và các chi tiết để cho nhà chức trách có thể điều tra và can thiệp. Thay vì biến việc gặp gỡ động vật thành một sự thỏa mãn tức thì - hoàn thành một việc trong danh sách các việc phải làm trong đời, hay có hình đăng trên Instagram nhanh chóng được nhiều người yêu thích - chúng ta hãy tiếp xúc với động vật hoang dã một cách tế nhị hơn. Ngay cả nhiếp ảnh gia Garthwaite cũng khuyên hãy bỏ ống kính xuống để có thể trân trọng và tìm hiểu môi trường một cách phù hợp. Bà nhớ lại một kỷ niệm thời thơ ấu trong chuyến đi đến Công viên Động vật Hoang dã Durrell ở Jersey, nơi cha bà làm nhân viên sở thú. "Cây lá trong những chuồng nuôi rậm rạp đến nỗi không thể nhìn thấy gì cả. Nhưng từ xa tôi nhìn thấy bàn chân của một con gấu mặt ngắn và tôi mãn nguyện." Khi bạn nhẫn nại và vận dụng tất cả các giác quan thì ngay cả một cái nhìn từ xa hay chỉ nhìn thoáng qua một phần của con vật cũng làm bạn phấn khởi. Bất kể là bạn ở đâu thì việc tiếp xúc với động vật cũng cần phải được thực hiện với thái độ tôn trọng, và nên là một kỷ niệm khó quên vì những lý do đúng đắn. Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Earth.
Tháng 12/2013, cộng đồng LGBT của Ấn Độ gặp lực cản nghiêm trọng khi Tòa Tối Cao đã coi quan hệ đồng giới là một tội hình sự. Mới gần đây vào tháng 8/2015, chính phủ Ấn Độ ra lệnh cấm (được bãi bỏ có điều kiện sau vài ngày) hơn 800 trang mạng được cho là khiêu dâm với lý do đối phó với nạn phim ảnh ấu dâm và bạo lực tình dục.
Những đền chùa đậm nét sex của Ấn Độ
Những tượng có bản chất tình dục (Ảnh: Charukesi Ramadurai) Trong số 85 ngôi đền nguyên thủy chỉ còn lại có 20 ngôi đền. (Ảnh: Charukesi Ramadurai) Ấn Độ là nước đặc biệt bảo thủ trong vài thế kỷ qua do ảnh hưởng của chủ nghĩa thuần khiết của nhiều nhóm, kể cả các triều đại hồi giáo, các thống lĩnh người Anh và chính đặc giới thầy tu Brahmin của Ấn Độ. Nhưng Ấn Độ không phải luôn như vậy. Những quy ước tình dục trước thế kỷ 13 là thoáng đãng hơn nhiều, coi thể tục và tâm linh là như nhau. Một phụ nữ đi lễ ở đền (Ảnh: Charukesi Ramadurai) Tình dục là chủ để được giáo dục chính thức, và Kamasutra (luận thuyết tình dục đầu tiên của thế giới) được viết ra ở Ấn Độ cổ đại, trong khoảng thế kỷ thứ 4 Trước Công nguyên đến Thế kỷ thứ 2 Sau Công nguyên. Những tượng khắc bao kín tường phía ngoài (Ảnh: Charukesi Ramadurai) Thực tế nếu xem xét kỹ ta có thể thấy những lưu kỷ của thời kỳ thoáng đãng hơn này trên khắp đất nước. Chúng được khắc đẽo khắc trên đá dưới dạng các chủ đề tình ái ở trên tường phía dưới của Đền Mặt Trời thế kỷ 13 ở Konark, ở phía Đông của tỉnh Orissa của Ấn Độ. Khỏa thân là điểm nổi bật ở các tranh và tượng các nàng tiên tại các hang tu viện phật giáo đục sâu trong đá ở Maharashtra, hang Ajanta (thế kỷ thứ 2 Trước Công nguyên) và hang Ellora (Thế kỷ thứ 5 tới 10 Sau Công nguyên). Những thí dụ rõ nét nhất của nghệ thuật tình ái ở đền chùa Một người viếng thăm đền đứng ngắm tranh khắc trên tường (Ảnh: Charukesi Ramadurai) Tuy nhiên ta có thể thấy thí dụ được lưu giữ tốt nhất và thể hiện rõ nhất của nghệ thuật tình dục ở đền là ở thị trấn nhỏ ở Khajuraho tỉnh Madhya Pradesh miền trung Ấn Độ. Những đền Ấn giáo được đẽo rất đẹp bằng đá đã được công bố là Di Sản Thế Giới của Unesco năm 1986. Triều đại Chandela đã tạo ra các đền này khoảng từ năm 950 đến 1050, trong số 85 đền chỉ còn 22 đền. (Ảnh: Indian Photography/Getty) Khi tôi vào tới khu 6 km2 này lúc hoàng hôn mùa hè thì đá sa thạch ánh lên mầu vàng rực rỡ. Các phụ nữ người địa phương mang theo hoa tươi và hương để cầu nguyện, trong khi du khách đi dạo ở hành lang phía ngoài, trố mắt nhìn vô số các tượng được bao kín hết tường và được tạc một cách phức tạp. Đó là tượng nam và nữ thần, lính chiến và nhạc sĩ, súc vật và chim chóc. Có thể đó là cảnh thấy ở bất kỳ đền nào ở Ấn Độ. (Ảnh: Charukesi Ramadurai) Nhưng nếu nhìn kỹ hơn thì thấy nhiều tượng rất gợi tình với hình đàn ông, đàn bà và súc vật. Chúng mô tả các cảnh yêu đương cặp ba cùng lúc, truy hoan và hành vi mất nhân tính. Mặc dù tôi đã được biết trước nhưng tôi vẫn sững sờ trước tượng các cô gái và đàn ông ôm quấn lấy nhau trong các tư thế làm tình khó tả ngay sát cạnh các thần thánh mỉm cười hiền dịu và thánh thiện. Tuy một số tượng đã bị sứt mẻ và rụng chân tay nhưng tượng còn hết sức nguyên sơ nếu xét về thực tế là những đền này đã từ hơn 1000 năm tuổi. Có nhiều luận điểm khác nhau về sự tồn tại của của những chủ đề gợi tình này. Một trong những luận điểm kỳ lạ cho rằng do các vua chúa ở Chandela là môn đồ của giáo thuyết Tantric theo đó chi phối sự cân bằng giữa sức mạnh của đàn ông và đàn bà. Do đó các vua chúa cổ súy tín ngưỡng của họ tại các đền mà họ kiến tạo. (Ảnh: John McCabe/Getty) Các luận điểm khác giải thích vai trò của chính các đền vào thời bấy giờ là đền là nơi để học hỏi và để thờ phụng, đặc biệt đối với nghệ thuật cần nhiều kỹ năng, kể cả nghệ thuật làm tình. Ngoài ra một số người tin rằng việc mô tả các hoạt động tình dục ở đền được cho là điềm lành vì chúng đại diện cho sự khởi đầu mới cũng như cuộc sống mới. (Ảnh: Charukesi Ramadurai) Ngoài ra, Ấn giáo vẫn quan niệm theo truyền thống rằng tình dục là một phần rất cần thiết của cuộc sống, nó giải thích tại sao tượng tình dục đặt xen lẫn với các tượng mô tả các hoạt động đa dạng khác như cầu nguyện và chiến tranh. Việc chúng được đặt ở nơi công khai mà không ở nơi kín đáo có thể cho chúng ta thấy rằng những người tạo ra chúng cố ý để cho mọi người trông thấy. Sự cô lập giúp cho chủ đề gợi cảm này tồn tại. (Ảnh: Dushyant Thakur Photography/Getty) Điều kỳ lạ là ta không thấy lý do vì sao những đền này lại được xây dựng ở Khajuraho vì không thấy sử sách nói về một triều đại nào đã từng ở đây. Sự tồn tại của các mô-típ gợi dục này rất có thể là do sự cách biệt hàng trăm năm ở một vùng đã có thời là rừng rậm và chỉ được viên chỉ huy quân đội người Anh là TS Burt phát hiện vào năm 1883. (Ảnh: India Photography/Getty) Thực tế chính Burt cũng phải được người tùy tùng thuyết phục để thực hiện chuyến tìm kiếm này, ông đã không tin rằng sẽ tìm thấy điều gì thú vị ở điểm hẻo lánh này. Những ngôi đền quyến rũ này cũng tránh được sự thịnh nộ của giới cảnh sát tư tưởng Ấn Độ mà trong những năm gần đây đã cấm hoặc phá hủy một loạt các tạo tác văn hoá, từ các cuốn sách của Salman Rushdie cho tới các tranh vẽ của MF Hussain. (Ảnh: Print Collector/Getty) Nhưng điều mà tôi thấy hay hơn cả các tượng và lịch sử về chúng là sự việc mà toàn bộ gia đình lặng lẽ nuốt lấy từng lời của người hướng dẫn viên du lịch khi phân tích các họa tiết gợi cảm ở trên tường của ngôi đền Kandariya Mahadeva tráng lệ. Không một ai trố mắt, không một cái liếc nhìn ngượng ngùng, không một tiếng cười khúc khích. Có lẽ nghệ thuật này là không thể chê trách khi nó nằm trong khung cảnh tôn giáo. Tuy nhiên tôi tin rằng ở trong phạm vi đền Khajuraho còn có một bài học to lớn hơn về sự khoan dung của Ấn Độ. (Ảnh: Indian Photography/Getty) Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel
Những con cá bảy màu bơi quanh chân tôi trong làn nước trong suốt như pha lê ở vùng Nam Thái Bình Dương.
Lord Howe, hòn đảo 'khó tính' nhất nước Úc
Trong một chuyến đi dạo trong khu rừng nửa như rừng mưa, tôi vỗ tay và những chú chim ríu rít không biết bay chạy về phía tôi, chúng thật hiền lành trên một hòn đảo không có nhiều kẻ săn mồi. Câu chuyện kỳ lạ về lạc đà hoang tại Úc Xây nhà vào lớp băng vĩnh cửu ở cực Bắc thế giới Cuộc chiến đường biên Mỹ-Canada ít ai biết Mọi người đạp xe đạp trên con đường hẹp dài 13km, qua những đường hầm đầy bóng râm với cây cọ lơ lửng ngược trên cao và trẻ con đi bộ chân đất tới trường. Không có bảng hiệu quảng cáo, không có chìa khóa nhà, không khóa xe đạp hay sóng điện thoại tồn tại nơi đây. Thảy vài đồng xu vào một hòm tiền, tôi lấy vài quả bơ ở một quầy trái cây ven đường, nhặt lấy mặt nạ và kiếng lặn trong căn lều bỏ hoang bên bờ biển, lấy xe và gậy đánh golf tại một sân golf chín lỗ. Hiếm khi nào có hai người cùng tắm nắng trên một trong 11 bãi biển cát trắng của hòn đảo, và đám đông nhộn nhịp nhất mà tôi gặp là tại một chỗ chiên cá bán hàng tuần. Đảo Lord Howe được xếp vào danh sách Di sản Thế giới của Unesco vào năm 1982 vì vẻ đẹp và độ đa dạng sinh học của nơi này Đảo Lord Howe chỉ dài 11km và rộng 2km, một mảnh đất thôn dã có hình dạng như chiếc boomerang nằm cách Sydney 780km về hướng đông bắc. Hòn đảo ôm lấy một hồ nước xanh màu ngọc bích bao quanh bởi rạn san hô nằm ở nơi xa nhất thế giới về hướng nam. Nơi đây được vinh danh là Di sản Thế Giới Unesco vào năm 1982 vì địa hình núi lửa hùng vĩ, cùng với các loài động vật đặc hữu và các giống cây bản địa không tồn tại ở nơi nào khác trên Trái Đất. Lễ Quốc khánh của một quốc gia không tồn tại New York thừa hưởng gì từ di dân Hà Lan Nơi phải dựa vào đoàn la thồ hàng giữa lòng nước Mỹ Sau một chuyến đến thăm nơi này năm 1997, nhà lịch sử tự nhiên người Anh, Sir David Attenborough mô tả nơi đây là "quá kỳ vĩ đến mức không thể tin nổi… thuộc số ít các hòn đảo quá dễ tiếp cận, quá phi thường, nhưng vẫn chưa bị phá hoại." Tuy nhiên, mảnh đất thiên đường này nổi tiếng là nơi quá đắt đỏ khiến hầu hết dân du lịch không đủ tiền để đến trải nghiệm. Dù chỉ cách Sydney hay Brisbane chỉ hai giờ bay, nhưng vé máy bay đến Los Angeles còn rẻ hơn đến hòn đảo này. Nhà hàng rất đắt đỏ, vì hòn đảo là nơi có dịch vụ lưu trú cao cấp, có để đã đặt kín chỗ từ một năm trước. Nơi đây không có phòng nghỉ giá rẻ, cũng không có khu lều cắm trại, còn du thuyền hoàn toàn bị cấm. Liệu có phải đảo Lord Howe là hòn đảo cao cấp nhất ở Úc, cho nên chốn nghỉ ngơi cho giới siêu giàu này coi thường những du khách bình dân? Hoàn toàn không. Trong thực tế, mọi thứ hoàn toàn ngược lại. Mọi thứ ở Đảo Lord Howe cực kỳ thư thái, ngoại trừ sự nhiệt thành của dân địa phương mong muốn bảo vệ hòn đảo của họ. Hòn đảo không có người sinh sống này chỉ vừa được phát hiện vào năm 1788, và rất nhiều cư dân sống nơi đây là con cháu của những người Châu Âu định cư đầu tiên vào năm 1833. Với họ, môi trường trong lành từ lâu đã là miếng cơm manh áo trong gần một thế kỷ, từ khi du khách lần đầu tiên đặt chân đến khu hồ trên những chiếc tàu Sandringham Flying Boats vào cuối thập niên 1940. Đảo nhỏ, cho nên xe đạp là phương tiện tuyệt vời để khám phá san hô trên hồ và những bãi biển cát trắng Vào năm 1981, từ rất lâu trước khi khái niệm "du lịch sinh thái" trở thành từ ngữ thông dụng và khái niệm "quá tải du khách" trở thành điều gây khó chịu, thì khoảng 350 cư dân địa phương tỏ ý quan ngại về tình trạng hủy hoại sinh cảnh, sự xuất hiện của những loài xâm lấn, tình trạng ô nhiễm và phát triển. Kết quả là, Ủy ban Đảo Lord Howe được bầu, gồm bốn thành viên là dân địa phương và ba thành viên từ chính quyền bang New South Wales, đã giới hạn số du khách trên đảo tại bất kỳ thời điểm nào cũng không được quá 400 người. Và từ đó đến nay, quy định này vẫn tiếp tục được áp dụng. Hòn đảo có luật và chính sách môi trường nghiêm ngặt. Xe hơi chỉ được dùng cho cư dân thực sự cần đến. Ở đây không có máy lạnh. Ủy ban phải được tham vấn trước khi đốn hạ một nhánh cây hay chọn màu sơn cho nhà cửa. "Chúng tôi hay đùa rằng bạn cần giấy phép mới được đào trong vườn nhà!" một cư dân lâu năm và hướng dẫn viên du lịch ở đảo tên là Clive Wilson nói. "Chúng tôi bị cáo buộc là quan liêu đến phát khùng, nhưng mục đích của chúng tôi là bảo vệ môi trường độc đáo và mỏng manh nơi đây." Libby Grant, giám đốc khu nhà nghỉ Capella Lodge, giới thiệu cho tôi về đời sống trên đảo trong chuyến xe ngắn từ sân bay đến một khu nghỉ dưỡng chín phòng bằng một chiếc xe điện thường dùng cho sân golf. Như mọi cư dân khác, khu nhà nghỉ thu thập nước mưa dùng để uống, và sử dụng nước giếng khoan để rửa dọn và làm vườn. "Một trong những thách thức lớn nhất của chúng tôi có thể là đợi chuyến phà hai tuần một lần đến đảo, mang theo thực phẩm và nhu yếu phẩm từ đất liền," bà cho biết. May mắn thay, vườn tược trên đảo có trồng trái cây và rau củ. "Đầu bếp của chúng tôi cũng tìm kiếm rong biển từ khu đất bồi ra biển của hòn đảo, và ngư dân cung cấp cho chúng tôi cá kingfish đánh bắt tươi sống hàng ngày." Tái chế là phần quan trọng trong đời sống hàng ngày. Chất thải hữu cơ từ nhà, nhà hàng và các thùng rác công cộng và bùn cống, giấy và hộp carton xé ra được đưa thẳng đến nhà máy ủ phân thẳng đứng, một cơ sở tầm cỡ thế giới, chuyển hóa 86% rác trên đảo thành phân hữu cơ cho cộng đồng. Nhựa tái chế, nhôm và thủy tinh được chuyển về đất liền và bán cho để bù lại cho phí tàu vận tải. Những loại rác không tái chế được sẽ được nén lại và đưa về bãi rác trên đất liền vì trên đảo không còn bãi rác nào nữa. Hệ thống người dùng trả tiền làm giảm thiểu tình trạng rác thải từ hộ gia đình, nghĩa là nếu bạn mua một bộ ghế nệm mới, bạn có thể tốn đến 1.200 đô la Mỹ để chuyển bộ ghế cũ khỏi hòn đảo. Dân đến thăm đảo sẽ thấy những "hộp thành thật", bán mọi thứ từ hàng hóa trên vỉa hè đến thiết bị lặn biển Điện cũng đắt - hệ thống pin điện mặt trời để giảm thiểu sự phụ thuộc vào dầu diesel đắt tiền và gây ô nhiễm đã được lên kế hoạch hoàn tất vào năm 2020. "Chi phí cao dành cho dân đảo và doanh nghiệp là kết quả của đời sống trên đảo xa xôi ngày càng trở nên hiện đại và thân thiện với môi trường," Grant cho biết, đặc biệt khi họ đón những nhóm khách du lịch kỳ vọng có đủ tiện nghi như ở nhà trong quy mô sinh thái nghiêm ngặt của đảo Lord Howe. Tôi vớ lấy một chiếc xe đạp miễn phí từ chỗ để xe và đạp đến thị trấn nhỏ xíu trên đảo lấp ló núp bóng trong những tàng cây nhiệt đới. Có một nhà hát/trung tâm cộng đồng, một tiệm bánh, một hàng thịt và một cửa hàng tạp hóa; một bưu điện, vài cửa tiệmbán đồ lôm nhôm, và một Nhà Khách Chính phủ, nơi mỗi em bé trên đảo ra đời sẽ được công bố bằng một chiếc "tã" màu hồng hoặc xanh treo trên cột cờ. Lợi nhuận từ cửa hàng bia rượu, do Ủy ban hòn quản lý và điều hành, được đưa lại để phát triển các dự án địa phương trên đảo, nghĩa là "mở một chai bia" đúng nghĩa đen là phục vụ cộng đồng. Quang cảnh trên hòn đảo nhỏ cực kỳ đa dạng, từ rừng mưa dày đặc và núi dốc đứng, vì vậy có hàng chục hoạt động ngoài trời mà bạn có thể thưởng thức, như chơi lướt sóng, đạp xe địa hình và chơi lăn bóng trên cỏ. Tại khu đầm dài 6km, tôi thuê một chiếc thuyền kayak và đạp xe ra Đảo Thỏ, nơi tôi sẽ ăn trưa với đồ ăn mang theo. Quay trở lại bờ biển, tôi bỏ vài món đồ lặn biển trên một chiếc tàu lặn và đi vào đầm lầy đầy những loài vật nhiệt đới dòng chảy từ rạn san hô Great Barrier Reef giao thoa với vùng nước lạnh hơn ở Đảo Lord Howe. Sự pha trộn này tạo ra một hệ sinh thái những loài sinh vật và san hô cực kỳ phong phú và khác lạ mà thông thường ta không thể nào thấy chúng sống gần nhau, chẳng hạn như cá ngừ và cá hồi ôn đới bên cạnh cá nhám dẹt nhiệt đới và 86 loài san hô cứng các loại. Chiều muộn, tôi đạp xe ra bãi biển Ned's để cho thực hiện nghi thức cho cá ăn trong vịnh nông. Sáng hôm sau, tôi theo một nhóm nhỏ cùng đi bộ cả ngày lên đỉnh núi Gower cao 875m lờ mờ hiện ra ở phần mũi phía nam của đảo bên cạnh ngọn núi nhiệt đới song sinh tên là Lidgbird cũng trên đảo. Hướng dẫn viên của nhóm, Jack Shick, là dân đảo đời thứ năm và là thế hệ thứ ba làm nghề hướng dẫn leo núi. "Khoảng 170 loài chim biển và đất liền sống trên đảo hoặc đến hòn đảo nơi không có loài săn mồi nào ăn thịt chúng," anh giải thích về thiên đường cho người ngắm chim trên đảo. "Giờ tôi muốn tất cả các bạn thét lên thật to." Chúng tôi làm theo lời anh, và lập tức những chú hải âu Providence chao liệng trên đầu đột ngột đáp xuống mặt đất vì tò mò, lạch bạch đi bộ về phía chúng tôi với sải cánh mở rộng. Cuộc đi bộ càng lúc càng trở nên siêu thực khi chúng tôi đến gần đỉnh núi mù sương mây phủ trong rừng, một thế giới như trong truyện của Tolkein với những thân cây cằn cỗi và xương xẩu, với hoa phong lan và những cây dương xỉ treo lơ lửng. Nhưng càng mê say vẻ đẹp tự nhiên của Đảo Lord Howe bao nhiêu, thì tôi càng thấy xứng đáng khi trải nghiệm niềm đam mê và sự kiên định của một cộng đồng khăng khít, những người tập trung bảo vệ hòn đảo đẹp như cổ tích này. Đảo Lord Howe bao quanh một hồ đầm nước màu xanh ngọc, với rạn san hô xa xôi nhất thế giới bao quanh Tại văn phòng Ủy ban Đảo Lord Howe, tôi gặp một thành viên ủy ban và là dân đảo sáu đời, Darcelle Matassoni, người từng rời đảo để đi học và theo đuổi sự nghiệp vào năm 1998. "Sau khi sinh con gái vào năm 2014, tôi nhận ra mình sẽ thật tắc trách nếu không để cho con được lớn lên trong môi trường này," bà chia sẻ, giải thích lý do bà quyết định quay trở lại đảo vào năm sau đó, và nhận làm bảy việc bán thời gian để mưu sinh. "Tôi yêu thích khái niệm của chúng tôi với 'thiết bị' trên đảo là mặt nạ lặn, ống thở và xe đạp, rằng chúng tôi đổi rau và trái cây để lấy trứng hay cá; rằng chúng tôi sống 'theo mùa'," bà giải thích. "Và chúng tôi đã lớn lên với niềm tin cốt lõi rằng trách nhiệm của chúng tôi là bảo vệ môi trường và lối sống của mình." Ngay dưới đường, tại Bảo tàng Đảo Lord Howe hấp dẫn với các chủ đề di sản địa phương, lịch sử, xác tàu đắm và thiên nhiên, tôi tìm gặp giám tuyển Ian Hutton, nhà tự nhiên học sống ở đây và là tác giả 10 quyển sách về đảo, trong đó có quyển 'Hướng dẫn về Di sản Thế giới - Đảo Lord Howe'. "Mọi người nói về quần đảo Galápagos vì nơi đó có mối liên hệ với Darwin, nhưng sự đa dạng ở đảo Lord Howe thì phong phú hơn và nó rất nguyên vẹn. Hòn đảo ở trong tình trạng gần như nguyên thủy so với thời nó được con người tìm ra," Hutton, người sống tại đảo này từ năm 1980, giải thích. "Và tất cả chúng tôi đều hành động để đưa hòn đảo về nguyên trạng ban đầu tốt nhất như có thể." Mèo hoang, dê, heo và vào năm 2019 là chuột, đều đã bị diệt trừ tận gốc - những loài này đã hủy diệt các loài cây và động vật đặc hữu trên đảo. Động vật bản địa xuất hiện trở lại sau thời gần như bị tuyệt chủng, như loại gà rừng Lord Howe không biết bay (chỉ còn chừng 30 cá thể còn lại) và một trong những loài côn trùng hiếm nhất thế giới, bọ que Đảo Lord Howe. 11 bãi cát trắng trên đảo thường vắng người, nơi đây chỉ có 350 dân địa phương và vào bất kỳ thời điểm nào thì du khách cũng được giới hạn chỉ có thể có tối đa là 400 người tới thăm đảo Đảo Lord Howe cũng dẫn đầu thế giới trong thành tích diệt trừ các loại cỏ độc hại, giảm thiểu sự tàn phá đến 90%, nhờ một trong những dự án diệt cỏ tham vọng nhất trên đảo có người sinh sống. Từ năm 2001, lòng nhiệt thành của Hutton bắt đầu dành cho dự án Những người bạn của Đảo Lord Howe, làm việc với tình nguyện viên đến thăm đảo và dành nửa thời gian mỗi ngày giúp nhổ cỏ hoặc giúp tái tạo các khu vực cây bụi. "Đây là cách tiết kiệm hơn để đến thăm đảo, hơn nữa họ lại cảm thấy họ đang đóng góp cho tương lai hòn đảo," ông chia sẻ. "Chúng tôi đã ghi nhận 26.622 giờ làm việc tình nguyện và một số người đã quay trở lại nơi này cả chục lần hoặc hơn nữa." Người địa phương và du khách cũng có thể làm việc cùng nhau với vai trò là nhà khoa học công dân, bên cạnh các nhà bảo tồn trong Dự án Tình nguyện Bảo tồn LHI, để bảo vệ sự đa dạng sinh học trên đảo, trải dài từ khu vực đỉnh núi đến Công viên Đại dương đảo Lord Howe rộng 460km2 dưới đáy biển được thành lập năm 1999. "Chúng tôi bảo tồn Đảo Lord Howe khỏi ảnh hưởng từ du lịch mà một số nơi khác gặp phải bằng cách thực hiện chương trình bảo tồn mà cả cư dân và du khách đều có thể tham gia," quan chức điều hành du lịch trên đảo Lord Howe, Trina Shepherd, cho biết. Trong năm 2018, với lịch sử dài cùng các chương trình bảo tồn và phát triển bền vững, Ủy ban Đảo Lord Howe được nhận giải thưởng cao nhất về sinh thái của Australia, giải thưởng Gold Banksia. Các đỉnh núi lửa Gower và Lidgbird mờ mờ xa ngoài đảo Sau đó, vào mùa thu 2019, sự chú ý của cộng đồng du lịch quốc tế lần đầu tiên hướng về hòn đảo xa xôi khi nơi này được Lonely Planet xếp hạng trong nhóm 10 vùng hàng đầu phải ghé thăm vào năm 2020. Tôi tự hỏi liệu điều đó sẽ tác động ra sao đến môi trường mong manh của hòn đảo này? "Mặc dù chúng tôi tự hào với sự chỉ định của Lonely Planet," Shepherd cho biết, "nhưng chúng tôi không trông đợi bất cứ thay đổi hay tác động gì đáng kể, vì số lượng du khách của chúng tôi từ lâu đã được giới hạn." Tuy nhiên, số lượng đặt chỗ có thể phải đặt sớm từ lâu hơn nhiều vì nơi này được thế giới biết đến. "Dĩ nhiên là chúng tôi đang nhận được nhiều đề nghị hơn," bà chia sẻ. Đây là lần thứ ba tôi đến thăm Đảo Lord Howe kể từ năm 1983, và đến khi chuyến đi kết thúc tôi sửng sốt xác nhận một sự thật đáng kinh ngạc và đáng buồn là cực hiếm xảy ra trong thế giới ngày nay: đó là nơi yêu thích nhất của tôi trên Trái Đất này vẫn còn xưa cũ đáng yêu, vắng lặng, không phát triển, cuộc sống hướng về cộng đồng và thậm chí môi trường còn trong lành hơn 36 năm về trước. Đây là điều có thể trở thành hiện thực. "Những hòn đảo trong trí tưởng tượng" là tuyến bài của BBC Travel kể về hành trình đến một trong những vùng đất tuyệt đẹp, cực đoan và độc đáo nhất vì sự cô độc địa lý của chúng. Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.
Một chuyên gia chính trị học người Việt ở Pháp nói với đài BBC rằng kết quả của Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam cho thấy các góp ý của người dân trước đại hội chỉ mang tính hình thức.
'ĐCS nhìn đâu cũng thấy phản động'
Tiến sĩ Lê Đình Thông, ở Đại học Paris, từng viết một bài trên BBC hồi đầu tháng Hai với ý cho rằng tình thế hiện nay đòi hỏi Việt Nam cải tổ chính trị và Đại hội X sẽ là cơ hội tốt cho việc thực hiện. Nhưng nay ông nói kết quả ở Đại hội chứng tỏ khả năng tự thay đổi của Đảng Cộng sản Việt Nam là rất khó và rằng các góp ý trước đại hội chỉ nhằm tạo ra "hào quang dân chủ." Lê Đình Thông: Chủ đề của Đại hội X là nâng cao sự lãnh đạo của đảng để giảm tình trạng tụt hậu của đất nước. Trong thực tế, phương trình vừa kể là đồng biến hay nghịch biến? Câu trả lời là nghịch biến. Đảng càng nâng cao lãnh đạo, đất nước càng tụt hậu. Trước hết là tụt hậu về chính trị. Sự tụt hậu này sẽ tác hại đến kinh tế. Các số liệu công bố như tỷ lệ phát triển, mức thu nhập bình quân tính trên đầu người không thể che đậy được sự cơ cực của đại bộ phận nhân dân. Văn kiện của Đại hội X tiếp tục đưa ra các khẩu hiệu đã trở thành sáo mòn: ‘‘Đảng Cộng sản Việt Nam, lực lượng tiền phong của giai cấp công nhân, xây dựng chủ nghĩa xã hội tiến lên chủ nghĩa cộng sản’’. Cả ba thuật từ : công nhân, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản đều đã mất hết ý nghĩa. - Trước hết là ‘‘công nhân’’ : Ngày nay giai cấp công nhân làm việc tại các nhà máy tại Biên Hòa, Hải Phòng v.v. bị chủ nước ngoài bóc lột, phải đình công. Đảng của giai cấp công nhân không can thiệp. Nếu công nhân tổ chức được nghiệp đoàn như các nước tự do dân chủ sẽ đỡ bị bóc lột. - Tiếp theo là ‘‘chủ nghĩa xã hội ’’ : Chế độ hiện nay không còn là chủ nghĩa xã hội vì y tế, giáo dục đều phải trả tiền. - Sau cùng ‘‘chủ nghĩa cộng sản’’ chỉ là mị dân. Nếu cộng sản là phân chia tài sản đồng đều cho mọi người, đất nước ta chưa và sẽ không bao giờ là cộng sản. Các quan chức giầu có không bao giờ chịu chia bớt tiền của cho nhân dân. Theo tôi muốn cho danh chính ngôn thuận, câu này nên sửa lại là : ‘‘Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiền phong của quan chức cán bộ, từng bước khai tử chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản’’. Với chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội tiến lên chủ nghĩa cộng sản, rõ ràng là tương lai đất nước rất mịt mù. Trừ trường hợp ngoài miệng nói là xây dựng chủ nghĩa cộng sản, trong thực tế đảng cộng sản Việt Nam đào mồ chôn chủ nghĩa cộng sản. BBC:Tại Đại hội X, các ứng viên tự ứng cử vào ban chấp hành trung ương hoặc do Đại hội đều cử đều không trúng. Theo ông, điều này nói lên gì? Báo chí chính thức của Đảng công nhận việc các ứng viên tự ứng cử hoặc do Đại hội đề cử đều không trúng. Theo nguyên tắc, các ứng viên tự phát là những người có tâm huyết, thể hiện được phần nào trí tuệ tập thể. Điều này không chỉ nói lên tính phản dân chủ của Đại hội. Điều quan trọng nằm ở chỗ 1176 đại biểu đều là các đảng viên gương mẫu. 1176 đại biểu, đảng còn không tin, nói gì đến 80 triệu dân? Vì vậy, đảng nói ‘‘phát huy quyền làm chủ tập thể’’ là chỉ nói cho vui mà thôi. BBC:Các ý kiến đóng góp của người dân, trí thức, nhà khoa bảng về thay đổi thể chế chính trị, phi đảng hóa cuộc sống, có đối lập để giảm bớt tham nhũng, cho báo chí tự do kiểm soát chính phủ, đảng viên, đảng có áp dụng không Nếu không thì đến nay, chúng nằm ở đâu? Tục ngữ phương Tây có câu: chó sủa mặc chó, lạc đà cứ đi. Có cảm giác đối với đảng, lời ong tiếng ve không có tác dụng gì. Các góp ý trước đại hội chỉ nhằm tạo ra hào quang dân chủ. Mặt khác, các góp ý là một hình thức thăm dò ý kiến. Đảng dựa vào đó để biết được phần nào ý kiến người dân. Nếu ý dân là ý trời, đảng nên lấy đó để điều chỉnh hướng đi. Thực tế hoàn toàn khác. Đảng nhìn đâu cũng thấy phản động, co cụm lại tự vệ bằng cách tăng cường trấn áp. Đảng sử dụng các góp ý chỉ nhằm mục tiêu này. BBC:Con số ủy viên trung ương từ hai ngành công an và quân đội nay lên tới 25 người, cao hơn khóa trước. Điều này nói gì về xu hướng của chính phủ sắp tới, theo ông? Nhân sự nào chính sách đó. Trong số 160 ủy viên trung ương có 18 ông tướng quân đội và tất cả bộ trưởng và thứ trưởng bộ công an. Thêm vào ban nội chính trung ương, ban nghiên cứu bộ chính trị về an ninh quốc gia. Còn lại là 58 bí thư và 9 phó bí thư tỉnh ủy, bộ trưởng thông tin văn hóa cộng với báo chí truyền thanh truyền hình là 7 ủy viên. Thành phần chủ lực là quân đội và công an. Các bộ phận chuyên môn lơ thơ tơ liễu buông mành. Con số này khiến người dân có cảm tưởng đất nước đang ở vào tình trạng chiến tranh. Kháng chiến chống Pháp chăng? Hoặc là chống Mỹ cứu nước? Nếu không, hẳn là chống bá quyền Trung Quốc? Tất cả đều sai. Ngày nay đảng thân thiện với Pháp, Mỹ, hợp tác toàn diện với Trung Quốc. Không chống Pháp, Mỹ, Tầu, các ông tướng quân đội, công an dày đặc là nhằm mục đích gì? Tôi cũng muốn nói thêm rằng Đại hội X định nghĩa đảng cộng sản là tổ chức không khoan nhượng, áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ. Tập trung dân chủ thực chất chỉ là phản dân chủ, chuyên chính vô sản chỉ là cách nói che đậy của độc tài. Đại hội X ngoài việc xây dựng đền thờ chủ nghĩa cộng sản còn biến sự cố chấp trở thành hành động. Thực tế này chắc chắn không có lợi cho dân cho nước. Sau cùng, Đại hội X cho phép các đảng viên cộng sản làm kinh tế tư bản. Quy định này là con dao hai lưỡi, không biết sẽ làm lợi cho kinh tế hay chỉ làm lợi cho tham nhũng? ....................................................... Một độc giả, Lai ChâuCác ý kiến của ông Thông cũng có mặt đúng. Tuy nhiên, ông nhìn nhận bản chất hiện tượng mới chỉ dừng ở một mặt mà ông quên mất rằng bản chất của sự việc bao giờ cũng có 2 mặt: Tốt - Xấu. Theo tôi chủ nghĩa nào, đảng nào cũng vậy, mục tiêu duy nhất là phải làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ. Mà thời buổi này cũng chẳng có ai hy sinh vì lợi ích dân tộc cả đâu. Ông nào chả có quyền lợi riêng trong đó. Ông ở nước ngoài đi nhiều biết lắm chắc ông cũng hiểu. Nước to thì các quan chức chính phủ áp phe vũ khí, máy bay, dầu lửa...nước nhỏ như các quốc gia Châu Phi thì quan chức chính phủ phải cấu vào viện trợ. Hung, TP HCMCó thể mọi người có nhiều ý kiến khác nhau về nhận xét của TS Thông, nhưng chúng ta phải thừa nhận là sự trông chờ của dân chúng về sự đổi mới sau ĐH X hầu hết là thất vọng, các ý kiến đóng góp của dân truớc ĐH X qủa thực chỉ là để tạo "hào quang dân chủ" đúng như TS Thông nhận xét, chứ thực tế ý kiến của nhân dân không đưọc chú trọng. Ngay cả một số báo chí trong nước đã phải kêu lên rằng ĐH này sao cũng hao hao giống các ĐH lần trước, nhiều ý kiến tâm huyết của một số đại biều về đổi mới chỉ làm không khí của ĐH sôi động lên một chút, nhưng đều không được ĐH chú ý, thảo luận. Rốt cuộc ĐH vẫn "thành công tốt đẹp" vẫn đại diện ý chí của toàn dân. P, Hà NộiThưa Thanh Nam thế bạn hiểu thế nào là chủ nghĩa xã hội? Theo tôi chủ nghĩa xã hội là một cái gì đó rất không tưởng, mơ hồ mà ĐCS Việt Nam đang bắt 83 triệu người dân Việt Nam phải hướng đến. Hậu quả của việc 31 năm đi theo CNXH ở cả hai miền đất nước thì như bạn đã thấy nền kinh tế nước ta đang ở đâu trên bản đồ thế giới. Giáo sư Thông là trí thức vì vậy việc giúp nước của ông là góp ý là đúng rồi còn gì nữa bạn, hay bạn muốn giáo sư Thông giúp nước bằng cách chăn trâu, đào đất, cầy ruộng. Phân tích của giáo sư Thông có thể khó nghe nhưng theo tôi là hoàn toàn đúng. Thanh Nam, Hà NộiTôi xin hỏi ông Thông, ông hiểu thế nào là chủ nghĩa xã hội, chắc ông nghĩ trong chủ nghĩa xã hội thì mọi thứ phải được cào bằng hay sao? Tất cả mọi người đều phải lao động để sống và không phải ai cũng đều có cuộc sống như nhau được. Đất nước ta mới thoát khỏi chiến tranh 30 năm còn nhiều điều phải giải quyết, cần nhiều người tài để giúp nước. Vậy ông đã ở đâu khi đất nước còn khó khăn. Hay ông cũng chỉ nghĩ là ra nước ngoài sống rồi nêu ý kiến theo kiểu "góp ý". Đúng là dân chủ ở việt nam còn nhiều điều cần bàn. Nhưng mọi cái đều phải có thời gian. Đoàn Hậu, Hải PhòngNói như bạn ABC thì thật là buồn cười. "Phe bảo thủ" có thể lèn thật nhiều đ/c quân đội thì sao không đá ông Triết ra khỏi BCH? Tôi không nói là tất cả đảng viên đều là thành phần ưu tú nhất của xã hội, tôi chỉ cho rằng, ít ra họ cũng được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm quản lí. LN, New YorkMặc dù một số điểm nêu ra có thể tạm cho là đúng (ít nhất là về mặt hình thức của sự việc), lý lẽ trong bài vừa thiếu tính thực tế so với hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, vừa cũ kĩ, và đầy sự hằn học. Thành ra nó có vẻ là một bài lý sự hơn là lý luận khách quan và có tính học thuật. Có lẽ ông TS LĐT chỉ muốn giữ mãi những ấn tượng xấu chứ ko muốn cập nhật những cái mới, chỉ muốn nhìn về VN từ những góc nhìn tiêu cực nhất chứ ko muốn thừa nhận xu hướng và sự tiến bộ toàn cục. Tôi là người đang sống ở Mỹ, chưa từng là Đảng viên hay công chức gì cả, nhưng tôi thấy nhiều người ở nước ngoài buồn cười quá. Họ bàn chuyện đất nước rất hăng, nhưng toàn theo kiểu thầy bói xem voi. Một số người thì bàn chuyện chính trị theo cái văn phong mà tôi đã đọc phát ngán ở những trang web bôi bác tình hình VN hay những trang web hay bịa chuyện về ĐCSVN. Thông tin cũng toàn lấy từ đó ra cả. Người nào tỉnh táo và có chút hiểu biết thực tế cũng đều thấy ngán khi đọc lại những cái lý lẽ này đến lần thứ hai.. ABCLần này số ủy viên trong BCH TW rất nhiều ông là bộ đội, công an. Trong khi đó không có ông nào làm ngoại giao cả. Có vẻ nhu cầu bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng hiện nay đang rất cao. Cũng có giả thiết cho rằng, vì ông Nguyễn Minh Triết sẽ làm chủ tịch nước (nắm quân đội), mà ông Triết thuộc phe cấp tiến nên phe bảo thủ phải lèn thật nhiều "đồng chí" vào quân đội để tạo sức cản Thuong Nguyen, Biên HòaNói chung tình hình dân chủ ở VN hiện nay cần phải cải thiện nhiều hơn, tuy nhiên tôi nghĩ làm xáo trộn cuộc sống hiện nay sẽ không được phần đông dân chúng ủng hộ." Tôi thấy anh Hoài Nam Quãng Ninh này quen thói làm cán bộ nên mở miệng ra là hay la lối chơi trò cả vú lấp miệng em. Cứ như vậy thì làm sao đất nước khá được. Hoài Nam, Quảng NinhTôi thấy có sự hằn học thể hiện trong từng câu nói của ông "chuyên gia chính trị học này". Nói chung nó không giống các nhà nghiên cứu khoa học khác. Đoạn nói về an ninh quốc phòng ở phần cuối cũng cho thấy phần nào mức độ tư duy của ông tiến sỹ này. Tình hình Biển Đông còn rất nhiều bất ổn, rồi vấn đề Tây Nguyên. Nói chung tình hình dân chủ ở VN hiện nay cần phải cải thiện nhiều hơn, tuy nhiên tôi nghĩ làm xáo trộn cuộc sống hiện nay sẽ không được phần đông dân chúng ủng hộ. Việt Hùng, TP. HCMTôi không đồng ý với ý kiến của bạn Đoàn Hậu. Những người đứng trong hàng ngũ đảng hiện nay không phải là những thành phần ưu tú nhất, cũng không phải là những người đại diện cho dân tộc Việt Nam. Đảng chỉ đại diện cho giai cấp công nhân và nông dân như hình tượng của nền cờ máu và biểu tượng dao búa. Nhìn vào biểu tượng của lá cờ đã thấy được sự chuyên chính của đảng. Thành phần trí thức hiện nay khi học xong đại học sẽ có những lựa chọn: - Những người thật sự xuất sắc sẽ kiếm được học bổng đi nước ngòai học tập hoặc là kiếm việc làm ở một công ty nước ngoài nào đó. Cơ chế tuyển dụng và lương của cơ quan nhà nước hiện nay không bao giờ thu hút được những người tài giỏi vào cơ quan nhà nước. Chỉ có trong cơ quan nhà nước mới có tổ chức đảng, vậy đảng có thu hút được nhân tài hay không thì ai cũng biết. Chỉ có những người không xin được việc hoặc là có quan hệ với các quan chức mà phần lớn là con em cán bộ mới xin vào cơ quan nhà nước. Họ vào đó không phải vì lương, cũng chẳng phải là để đóng góp cho xã hội, mà là để nhắm vào những bổng lộc mà các vị trí này mang lại. Nói thật quí vị ở nước ngòai không hiểu rõ tình hình Việt Nam bằng dân trong nước, người dân bị kìm kẹp , bỏ đói lâu ngày nay đã có miếng ăn, nhưng vẫn còn nghèo khổ, trình độ dân trí còn rất kém. Tôi đã có điều kiện đi khắp các miền đất nước và nhận thấy : Khắp nơi dân còn đói khổ nhiều, nhưng họ rất mù về thông tin, họ lại so sánh: 80 năm đô hộ của giặc Pháp, dân mình đâu có điện để thắp sáng, vậy mà mới giải phóng có 30 năm, đảng đã kéo điện về cho bà con!!! (lời của một đảng viên ở một tỉnh miền trung), những thành phần dân cư như thế này họ có hiểu dân chủ là gì? Sau hàng loạt vụ quan chức tham nhũng bị phanh phui, lòng dân ngao ngán cùng cực, họ thật sự mất lòng tin vào thành phần lãnh đạo hiện nay. Đi đâu tôi cũng thấy rằng nhà dân thì lụp xụp, còn nhà quan chức thì đồ sộ như cung điện của các vua chúa. Taimel, Hà NộiCá nhân tôi đồng tình với ý kiến của anh Đoàn Hậu - Hải Phòng. Có thể ông TS. Lê Đình Thông ở nước ngoài nhiều quá nên mất dần đi tinh thần dân tộc Việt Nam. Ông quá xem nhẹ về An ninh Quốc phòng. Còn nhận định của ông về việc Đảng viên làm kinh tế, có thể nói là hơi có phần tiêu cực. Bởi vì bất cứ một người công dân nào cũng có quyền làm kinh tế. Chỉ có điều họ có thế làm được hay không và làm như thế nào. Nếu có khả năng làm kinh thế và không vi phạm pháp luật thì chắc không có ai phản đối vì điều này sẽ làm lợi gián tiếp tới sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Hoa hướng dương, Hà NộiBài phát biểu của tiến sĩ Lê Đình Thông rất hay, rất sâu rắc, cách đặt vấn đề của ông rất dí dỏm khiến cho bài phát biểu có sức hấp dẫn. Ngôn từ bình dân, không quá hoa mỹ và hàn lâm nhưng những nhà bình luận khác. Đọc xong thấy vui, nhưng nghĩ kĩ lại thấy buồn nhiều hơn, không biết rồi sau đây phong trào dân chủ trong nuớc sẽ ra sao? Liệu sẽ có những "chiến dịch thẳng tay" với các nhà dân chủ không? Nguyễn NamThay vì việc kêu gọi này kêu gọi kia mà trở thành một công cụ tiêu khiển. Các anh em hay bằng hành động xây dựng đất nước giàu mạnh. Trung Quốc có cần đa nguyên đa đảng đâu mà họ vẫn phát triển mạnh thế, cả thế giới phải khâm phục kể cả Hoa Kỳ. Xin được nhắc lại "dù mèo trắng hay mèo khoang miễn sao bắt được chuột." Đoàn Hậu, Hải PhòngThật sự một số ý kiến của ông Thông rất đúng như việc có sự nhầm lẫn giữa phản quốc và phản Đảng, việc Chế độ hiện nay không đúng nghĩa là Chủ nghĩa xã hội, việc quá ưu đãi doanhnghiệp mà sao lãng lợi ích công nhân. Nhưng cũng có rất nhiều ý kiến sai lệch : Đất nước ta bây giờ thanh bình thật đấy nhưng chả lẽ vậy mà bỏ quên An ninh quốc phòng? Ông Hồ Cẩm Đào có thể xây dựng quan hệ hợp tác với VN nhưng liệu người kế nhiệm ông có nghĩ thế? Giả dụ sau khi tấn công Iraq - Iran , đánh Triều tiên ông Bush nổi hứng tấn công Vn thì sao? Giả dụ mấy trùm khủng bố không sống được ở Trung đông vượt biên vào Vn thì sao? Lúc ấy mới huy đọng sức mạnh quân đội, mới cho tướng lĩnh vào BCH TW thì có còn kịp không? Còn câu kết thì mang tính cá nhân quá, người ta rầm rầm kêu gọi cho Đảng viên làm kinh tế (vào Đảng thì ít nhất cũng có trình độ hơn người vậy mà ông lại phát biểu như vậy. Có quy định cho làm kinh tế thì cũng có quy định để nghiêm trị tham nhũng. Cái câu nói về 1176 đại biểu tôi không hiểu rõ lắm, mong ông giải thích lại. Ông hiểu một cách thô thiển về Chủ nghĩa cộng sản. Cộng sản không phải là chia tài sản của mình đều cho mọi người.
Việc hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim lần hai được tổ chức tại Hà Nội vào hai ngày 27 và 28/2 khiến Việt Nam thu hút nhiều chú ý và phản ứng từ mọi giới.
Giới nhân quyền nghĩ gì về hội nghị Trump-Kim ở Hà Nội?
Đa số cho rằng đây là một cơ hội rất tốt cho Việt Nam về nhiều mặt. Tuy nhiên giới quan tâm đến tình hình nhân quyền tại Việt Nam có những nhận định riêng. Hôm 19/2, ba dân biểu liên bang Hoa Kỳ Alan Lowenthal (Dân Chủ), Chris Smith (Cộng Hòa), và Zoe Lofgren (Dân Chủ) cùng gửi một lá thư đến Tổng Thống Donald Trump, kêu gọi ông đặt vấn đề nhân quyền và tù nhân lương tâm với chính quyền Việt Nam, khi ông đến Hà Nội dự cuộc họp thượng đỉnh thứ nhì với lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un. "Địa điểm được chọn làm nơi tổ chức buổi họp thượng đỉnh giữa Hoa Kỳ và Bắc Hàn là một vinh dự cho quốc gia chủ nhà," một vinh dự mà "chính quyền Việt Nam không xứng đáng" vì ''hồ sơ nhân quyền tồi tệ'' của nước này, một đoạn trong thư nói trên viết. HRW: Nhân quyền VN 'xuống cấp nghiêm trọng' Về việc kêu gọi EU 'hoãn FTA' vì nhân quyền ở VN Quan chức Anh bị chỉ trích vì không lên án Luật ANM của VN Nhưng có phải ai cũng đồng ý với ba vị dân biểu này? Liệu việc Hà Nội được chọn là nơi tổ chức hội nghị Trump-Kim liệu có cho thế giới thấy là hồ sơ nhân quyền của một nước (bị cho là tồi tệ) không ngăn cản Việt Nam có được những bước tiến đáng kể trong hoạt động kinh doanh và diễn đàn quốc tế, và điều này khiến cho Việt Nam thấy không cần phải cải thiện nhân quyền không? BBC phỏng vấn một số người trong giới đấu tranh cho để tìm hiểu nhận định của họ. Trả lời phỏng vấn hôm 22/2, ông Nguyễn Trường Sơn, người phụ trách vận động cho khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương của tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International), nói: "Tôi không nghĩ rằng việc Việt Nam trở thành chủ nhà của hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần này thì có nghĩa là cộng đồng quốc tế đã bỏ qua các vi phạm nhân quyền diễn ra trong thời gian vừa qua." "Việc chọn Việt Nam là địa điểm của hội nghị thì cần phải có sự đồng thuận của cả Mỹ và Triều Tiên. Về phía Triều Tiên thì chúng ta biết rằng họ là quốc gia có rất ít đồng minh, đồng minh quan trọng nhất là Trung Quốc thì luôn bị cáo buộc là chống lưng và bao che, lại còn đang có chiến tranh thương mại với Mỹ, thế nên chắc chắn là hội nghị không thể diễn ra ở Trung Quốc được. Trong khi đó quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ vẫn không ngừng tiến triển trong các năm vừa qua. Và Việt Nam vốn là quốc gia đồng minh truyền thống của Triều Tiên. Thế nên, rõ ràng Việt Nam là nơi lý tưởng để tổ chức hội nghị này." Ông Sơn vạch ra: ''Có thể nhiều người lầm tưởng rằng chỉ trừng phạt, chỉ trích, cấm vận thì mới được coi là các động thái phản đối vi phạm nhân quyền. Trên thực tế, bảo vệ nhân quyền có thể được thực thi qua rất nhiều cách, và thường thì các chính phủ vẫn chọn cách mềm dẻo trước tiên, khi tiếp cận các chính phủ nước khác trong vấn đề nhân quyền. Việc Việt Nam được bầu vào hội đồng nhân quyền của Liên Hiệp Quốc năm 2013 là một ví dụ, cộng đồng quốc tế muốn Việt Nam tham gia tích cực hơn vào các định chế nhân quyền quốc tế, để giúp chính phủ Việt Nam hiểu hơn và giảm thiếu ác cảm đối với nhân quyền." ''Việc chỉ trích, trừng phạt hay cấm vận thì có thể mang lại sự thỏa mãn tức thì, thế nhưng nó cũng có tác dụng ngược là đẩy chính quyền bị trừng phạt vào thế thù ghét và hiểu sai về nhân quyền. Trong khi việc khuyến khích và tiếp cận mềm dẻo lại mất nhiều thời gian hơn và phải rất kiên nhẫn cùng với thiện chí thì mới đạt được kết quả. ' Cùng ngày, ông Phil Robertson, phó giám đốc phụ trách Châu Á của Human Rights Watch bình luận: "Việt Nam khá sắc sảo trong việc ngoại giao, và họ sẽ sử dụng bất kỳ lợi thế nào có thể để theo đuổi chính sách tránh bị chỉ trích về hồ sơ nhân quyền của mình. Các nhà lãnh đạo Việt Nam vi phạm nhân quyền chính vì họ tập trung cao độ vào việc làm câm lặng mọi thách thức đối với quyền lực của họ bằng cách đảm bảo rằng phần lớn người dân Việt Nam tiếp tục sợ hãi việc chỉ trích công khai chính phủ." "Trong khi có nhiều nhà hoạt động can đảm đã từ chối không để bị đe dọa, thì thực tế là chính phủ Việt Nam sẽ chỉ thay đổi nếu họ nhận được áp lực liên tục là phải tôn trọng quyền con người. Thật khó để mong đợi bất cứ điều gì tích cực từ ông Trump, người không quan tâm đến nhân quyền, nhưng Liên minh châu Âu và các quốc gia ủng hộ nhân quyền có cùng chí hướng khác cần phải đứng lên bảo vệ nhân quyền của Việt Nam." "Tổ chức hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên sẽ giúp Hà Nội tạm thời trông sáng lên trên sân khấu toàn cầu nhưng chúng ta phải tập trung hơn vào việc yêu cầu các loại cải cách sẽ đảm bảo Việt Nam công nhận và tôn trọng nhân quyền trong dài hạn." Ông Nguyễn Anh Tuấn, một nhà đấu tranh tại Việt Nam, hôm 24/2, nói với BBC ông không nghĩ việc Hà Nội được chọn là nơi tổ chức hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim lần hai, tự nó, là điều khiến cho giới nhân quyền phải e ngại: " Mỹ và Bắc Hàn không có quá nhiều lựa chọn ngoài Việt Nam để gặp mặt, xét các yếu tố hậu cần đi lại và những hậu ý chính trị mang tính biểu tượng. Chẳng ai giàu trí tưởng tượng tới mức nghĩ rằng thành tích nhân quyền là một trong những yếu tố cân nhắc để lựa chọn địa điểm cho những buổi gặp mặt như thế này, vậy nên bảo rằng vì thế mà đáng lo cho giới bảo vệ nhân quyền thì tôi e là hơi lo xa quá." "Nói vậy không có nghĩa là không có gì đáng quan ngại về tình hình nhân quyền Việt Nam mà trái lại, dù có hay không có hội nghị thượng đỉnh này thì chúng ta đều thấy là tình hình nhân quyền mấy năm qua đang xấu đi với nhiều người bị bắt bớ hơn, tiến trình cải cách pháp luật cho phù hợp với các cam kết quốc tế cũng đang bị trì hoãn lại. Tuy nhiên nói rằng nhân quyền thời nay không còn quan trọng nữa thì cũng không phải bởi lẽ ngay cả những chính quyền vi phạm nghiêm trọng nhân quyền nhất vẫn không dám phủ nhận nhân quyền, mà chỉ diễn giải nó theo một cách khác."
Nếu Hoa Kỳ muốn đánh bại Liên Xô trong cuộc đua đến Mặt Trăng, họ cần phải mạnh tay. Chương trình Apollo cuối cùng đã chi tới hàng tỷ đô la Mỹ.
50 năm chinh phục Mặt Trăng qua 50 con số: Mỹ vung tiền để thắng Liên Xô
25 tỷ: Tổng chi phí cho chương trình Apollo, tính bằng đô la Mỹ Vị tổng thống cam kết đưa con người lên Mặt Trăng trong thập niên đó không phải là người đam mê khám phá vũ trụ. 50 năm chinh phục Mặt Trăng qua 50 con số Chinh phục Mặt Trăng: Những người hy sinh vì Apollo Saturn V: Tên lửa đưa con người lên Mặt Trăng "Tôi không hứng thú với không gian đến mức như vậy," Tổng thống John F Kennedy nói với giám đốc Nasa, James Webb, trong cuộc gặp riêng tại Nhà Trắng vào năm 1962. "Tôi nghĩ việc đó là tốt, tôi nghĩ chúng ta nên biết về nó, chúng ta sẵn sàng chi một khoản tiền hợp lý, nhưng giờ ta đang bàn đến một chuyến viễn du hoành tráng có thể làm sập ngân khố." Cuộc đối thoại được Thư viện Tổng thống John F Kennedy công bố, tiết lộ động cơ thật của ngài tổng thống: là đánh bại Liên bang Xô Viết. "Theo ý kiến của tôi, thực hiện việc này đúng thời điểm hoặc theo thời thượng, là vì ta hy vọng đánh bại họ," ông nói, "và từ đó cho thấy đằng sau việc này, như chúng ta đã làm nhiều năm trước, ơn Chúa, ta đã qua mặt họ." Nhưng chi phí để chiến thắng trong cuộc chạy đua vào vũ trụ sẽ là khổng lồ. Tổng chi phí ước tính cho chương trình Apollo khoảng 25 tỷ đô la Mỹ, tương đương với 175 tỷ đô la Mỹ ngày nay. Vào năm 1965, quỹ đầu tư cho Nasa lên tới đỉnh điểm là khoảng 5% chi phí của chính phủ, ngày nay con số đó là một phần mười mức đó. Hàng tỷ đô đó đổ vào việc chế tạo tên lửa, tàu vũ trụ, máy tính, bộ phận điều khiển trên mặt đất và trả lương cho khoảng 400.000 nhân viên làm việc để đưa được chỉ có 12 người lên Mặt Trăng. 34: Là số % công chúng đồng ý thực hiện sứ mệnh Mặt Trăng vào năm 1967 Số tiền 25 tỷ đô chi cho việc đưa người lên Mặt Trăng liệu đã được chi xài đúng đắn? Những người Mỹ phải đóng thuế vào năm 1967 không nghĩ vậy. Dữ liệu khảo sát thời điểm đó do Roger Launius từ Bảo tàng Quốc gia về Hàng không và Không gian ở Washington DC thu thập và xuất bản trên tạp chí Chính sách Không gian (Space Policy Journal) cho thấy công chúng Hoa Kỳ không cảm thấy thuyết phục với ý tưởng cho rằng chương trình không gian là ưu tiên quốc gia. Sau sự cố gần như thảm họa xảy ra với tàu Apollo 13, sự hứng thú của công chúng với chương trình không gian giảm sút Thậm chí vào năm 1961, vào giai đoạn đỉnh cao nỗi sợ Xô Viết sẽ thôn tính không gian, thì khá nhất là công chúng có cảm giác miễn cưỡng phải chi cho chương trình Apollo. Các cuộc khảo sát vào tháng Sáu năm đó cho thấy có sự chia cắt giữa những người ủng hộ chính phủ chi cho "hành trình đưa người lên Mặt Trăng" và những người chống lại chương trình đó. Vận tốc, khoảng cách khi chinh phục Mặt Trăng Chuyện sức khoẻ, thuốc men, chữa trị trong hành trình đến Mặt Trăng Chinh phục Mặt Trăng và sự ra đời của lò vi sóng Vào 1/1967, sau vụ tàu Apollo 1 bốc cháy khiến ba phi hành gia thiệt mạng ngay trên bệ phóng, hơn nửa số người được khảo sát phản đối sứ mệnh không gian này. Chỉ ngay sau khi tàu Apollo 11 đáp xuống Mặt Trăng vào năm 1969 thì dự án mới được công chúng ủng hộ rộng rãi. Chín tháng sau đó, sau thảm họa xảy ra với tàu Apollo 13, sự ủng hộ với chương trình không gian lại giảm sút. Khi Gene Cernan và Harrison Schimitt đi bộ trên Mặt Trăng trong hành trình Apollo 17, gần 60% công chúng Mỹ tin rằng quốc gia đang chi quá nhiều cho việc khám phá không gian. Tuy nhiên đến thời điểm này, ngân sách cho hoạt động khám phá không gian đã bị cắt giảm và các sứ mệnh đến Mặt Trăng sau đó bị hủy. Thật hoang đường nếu tin rằng các sứ mệnh Apollo được thực hiện với sự ủng hộ rộng rãi từ công chúng. Nếu như các kết quả khảo sát là đáng tin cậy, thì hầu hết người Mỹ đều muốn thà là tiền tiêu vào việc khác còn hơn. 100 ngàn: Là chi phí cho một bộ đồ phi hành gia trên tàu Apollo, tính bằng đô la Mỹ Trang phục phi hành gia được thiết kế để đi bộ trên Mặt Trăng phải cần phải bền, chắc và hỗ trợ tốt. Cho nên không ngạc nhiên gì khi Nasa trao việc đó cho một hãng chuyên sản xuất áo lót phụ nữ - International Latex Corporation. Mỗi bộ trang phục may đo riêng được làm từ nhiều lớp sợi nhựa, cao su và cáp kim loại. Tất cả được phủ bằng vải nhúng Teflon, và được khâu bằng tay bởi một nhóm thợ khâu. Trang phục phi hành gia do một công ty may áo lót phụ nữ thực hiện Trang phục phi hành gia tàu Apollo có một phần balo rời chứa hệ thống hỗ trợ duy trì sự sống - và điều này trên thực tế biến cả bộ trang phục thành một dạng tàu vũ trụ. Với các khớp nối linh hoạt để phi hành gia có thể cử động tốt, trang phục này là bước tiến vượt bậc so với những thiết kế cho Gemini, chương trình không gian trước đó của Nasa. Chinh phục Mặt Trăng: Những hình ảnh đẹp nhất Apollo 11 chụp được Dùng băng dính sửa tàu vũ trụ TQ, châu Âu và tham vọng lên Mặt Trăng định cư Đưa người lên Mặt Trăng: canh bạc đầy rủi ro của Mỹ "Trang phục cho tàu Gemini thực sự là một vấn đề, và không nghi ngờ gì, hạn chế thực sự của nó là khả năng hoạt động của chúng tôi khi ra khỏi tàu tàu vũ trụ," phi hành gia Rusty Schweickart trong sứ mệnh Apollo 9 nói. Trong cuộc đi bộ trong không gian vào 3/1969, Schweikart trở thành người đầu tiên thử bộ trang phục mới, bước ra ngoài tàu vũ trụ Apollo trong quỹ đạo Trái Đất. "Nó thực sự khiến tôi độc lập so với tàu vũ trụ - tôi không bị phụ thuộc vào dây kết nối với khoang điều khiển dịch vụ mà chỉ có một sợi dây để giúp tôi không bị cuốn trôi đi," ông cho biết. "Bạn bè tôi sẽ phải chạy trên bề mặt Mặt Trăng và họ không thể lôi một sợi dây kết nối nặng trong suốt một dặm đường trên bề mặt, vì vậy chúng tôi cần phải có chiếc balo độc lập đó." Với các sứ mệnh Apollo về sau, trang phục phi hành gia được nâng cấp một lần nữa để tăng độ linh hoạt, cho phép phi hành gia ngồi trên xe địa hình trên Mặt Trăng. 388 triệu: Là chi phí chế tạo tàu đáp xuống Mặt Trăng, tính bằng đô la Mỹ Trước khi tàu Apollo 11 được phóng đến Mặt Trăng, Tổng thống Richard Nixon chuẩn bị hai bài diễn văn - một cho trường hợp thành công và một bài khác trong trường hợp các phi hành gia bị bỏ lại. "Định mệnh đã an bài cho những người đến Mặt Trăng khám phá trong hòa bình sẽ yên nghỉ lại Mặt Trăng," bài diễn văn đó viết. "Những người đàn ông dũng cảm đó, Neil Armstrong và Edwin Aldrin, biết rằng họ không có hy vọng trở về, nhưng họ biết loài người sẽ có hy vọng từ sự hy sinh của họ." Việc sản xuất ra tàu đáp Mặt Trăng tốn gần 400 triệu đô la Mỹ Chưa ai từng chế tạo một cỗ máy có thể đưa hai người đáp xuống hành tinh khác an toàn - và quan trọng hơn - là đưa họ trở về. Tàu đáp mặt trăng có khung khá mỏng manh, vách mỏng và những chiếc chân mảnh khảnh chỉ có thể vận hành trong không gian. Tàu đáp được chia làm hai phần, gọi là hai tầng, tầng hạ cánh với đế đáp và tầng cất cánh với một động cơ đưa hai phi hành gia quay trở lại tàu mẹ trong quỹ đạo Mặt Trăng. Nếu động cơ cất cánh bị hỏng thì không có cách nào đưa phi hành đoàn trở về nhà. "Đó là một trong số rất ít điểm thất bại mà chúng tôi có trong toàn bộ Chương trình Apollo," Giám đốc điều hành bay Gerry Griffin nhận định. "Khoang động cơ tàu đáp mặt trăng buộc phải hoạt động, nếu không là bạn rồi đời." Nasa ký hợp đồng với Công ty Grumman chế tạo tàu đáp với tổng chi phí 388 triệu đô la Mỹ. Nhưng quá trình chế tạo liên tục bị trì hoãn và mãi đến tháng 1/1968 mới chế tạo xong tàu đáp không người lái đầu tiên. Trong một năm, các phi hành gia tàu Apollo 9 là Jim McDivitt và Rusty Schweikart đưa tàu vũ trụ bay quanh quỹ đạo Trái Đất. Sau đó trong chuyến bay Apollo 10, Tom Stafford và Gene Gernan đưa tàu đáp đến vị trí cách bề mặt Mặt Trăng khoảng 14,2km. Trong chuyến trở về khoang điều khiển, họ gặp vấn đề nghiêm trọng. Bật hàng loạt các nút để tương thích với hệ thống định vị, Cernan và Stafford chuẩn bị tách tầng trên khỏi tầng hạ cánh. Nhưng một trong các nút bật lại ở sai vị trí và khi họ kích hoạt động cơ, chiếc tàu vũ trụ xoay vòng rối loạn và mất điều khiển. "Đồ chó đẻ!" Cernan hét lên. Buzz Aldrin điền hồ sơ thanh toán hóa đơn cho chuyến đi của ông từ Florida và quay trở về nhà, mà trong hành trình này ông có 'ghé qua' Mặt Trăng "Tôi thấy đường chân trời của Mặt Trăng hiện ra từ đủ các hướng khác nhau, tám lần trong 15 giây," ông kể lại với tôi sau đó. "Đáng sợ không? Có đấy, nếu anh có thời gian để sợ, nhưng lúc đó tôi không có thời gian để sợ." May mắn thay, Stafford chiếm quyền điều khiển tàu bằng tay và ổn định tàu vũ trụ lại. Các kỹ sư sau đó tính toán rằng chỉ thêm hai giây nữa thôi họ sẽ rơi xuống Mặt Trăng. "Chúng tôi phát hiện ra không có vấn đề gì về phần cứng, mà đó là vấn đề con người," Cernan cho biết. "Dù chúng tôi có nghĩ mình giỏi cỡ nào, dù chúng tôi đã tập đi tập lại bao nhiêu lần, thì ta vẫn có thể làm hỏng việc nếu không cẩn thận." Dù suýt chết, Cernan vẫn xin lỗi công chúng Hoa Kỳ vì đã buột ra những từ ngữ có phần khiếm nhã. 33,31: Là chi phí đi lại mà Aldrin kê khai cho hành trình đến Mặt Trăng, tính bằng đô la Mỹ Khi trở về Trái Đất, Neil Armstrong, Buzz Aldrin và Mike Collins là những người nổi tiếng nhất hành tinh. Nhưng điều đó không được phản ánh trong khoản lương họ được nhận. Tùy theo mức độ dày dặn kinh nghiệm mà mỗi phi hành gia Apollo được nhận lương từ 17.000 - 20.000 đô la Mỹ mỗi năm. Con số này tương đương với 120.000 đô la Mỹ thời nay và tương đồng với lương của các phi hành gia ở thế kỷ 21. Người dẫn chương trình truyền hình tường thuật sứ mệnh không gian có thể kiếm nhiều hơn vậy rất nhiều. Không có chi phí nguy hiểm khi bay tới Mặt Trăng, nhưng phi hành đoàn có thể kê khai chi phí đi lại. Chẳng hạn như Aldrin đã kê khai 33,31 đô la Mỹ cho chuyến đi từ nhà đến Trung tâm Hàng không có Người lái ở Houston… từ Floria đến Mặt Trăng và Hawaii. Cùng với tất cả các chi phí đó, các phi hành gia cũng được ăn chia tỷ lệ thu nhập từ hợp đồng giữa Nasa với tạp chí Life. Khi họ rời chương trình không gian, rất nhiều phi hành gia đã được các công ty mời về đảm nhiệm vị trí điều hành có lương cao. Một số người khác trở thành học giả trên truyền hình hoặc kiếm tiền bằng hình ảnh cá nhân hoặc quảng cáo sản phẩm. Sau khi bị cảm trên sứ mệnh Apollo 7, Wally Schirra trở thành gương mặt quảng cáo cho một loạt thương hiệu thuốc viên chống nghẹt mũi. Buzz Aldrin cũng quảng cáo đủ thứ từ bảo hiểm, xe hơi đến cháo yến mạch. Ngày nay, thu nhập của ông có lẽ hơn hẳn thời 1969. Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.
Khi động vật đau buồn vì cái chết của đồng loại, ta sẽ dễ dàng nhận thấy.
Con người, động vật và nỗi đau trước cái chết
Hồi 8/2018, một con cá voi sát thủ non chết ở ngoài khơi Vancouver Island, và con cá mẹ, Tahelqua, đã giữ xác con con bên mình suốt 17 ngày liên tục. Những hình ảnh đó đã được loan đi trong các bản tin thời sự toàn cầu. Những lễ tang trong vương quốc động vật Hành trình từ cuộc sống bị cầm giữ đến đời tự do 'Nhà hàng Kền kền' và sứ mệnh bảo tồn loài chim châu Phi Có thật con người ta 'nhân chi sơ vi bản thiện'? Hai năm sau, tại Quỹ Bảo vệ Tinh tinh Mồ côi Hoang dã (Chimfunshi Wildlife Orphange Trust) ở Zambia, một con tinh tinh cái có tên là Noel đã cố tìm cách lau sạch răng cho đứa con nuôi đã chết của nó, tinh tinh đực non Thomas, hành vi được nhiều người cho là "nghi thức làm đám tang". Voi nổi tiếng về việc tới thăm xác chết của các thành viên trong đàn, vuốt ve những bộ xương và có lúc còn đung đưa lắc mình như thể làm lễ "tưởng niệm". Ta có thể chết vì trái tim tan nát không? Kịch tính hơn nữa, hồi 1972 Jane Goodall chứng kiến cảnh một con tinh tinh đực non có tên là Flint chết chỉ một tháng sau cái chết của mẹ nó, Flo. Con tinh tinh non đã quá đau lòng sau cái chết của mẹ, đến nỗi nó ngừng ăn uống và mọi hoạt động khác cho tới chết. Một con vật nào đó không rõ có thể "chết vì tan nát trái tim" hay không, nhưng luôn có một điều không thể nghi ngờ, đó là: "Con người chúng ta không độc quyền sở hữu tình yêu hay nỗi đau buồn - những cảm xúc này tồn tại rộng khắp trong các loài động vật khác," Tiến sỹ Barbara J. King, Giáo sư danh dự ngành Nhân chủng học tại Đại học William and Mary, tác giả cuốn Động vật đau buồn ra sao (How Animals Grieve), nói. Các khoa học gia và các nhà triết học vô cùng ngần ngại khi dùng từ "đau buồn" để mô tả cách ứng xử của động vật trước cái chết của đồng loại chúng, vì họ sợ rằng như thế là đã nhân cách hoá chúng Bản thân Darwin cho rằng các loài động vật khác có khả năng biểu hiện các cảm xúc như hạnh phúc và đau khổ, và những câu chuyện về loài voi để tang đồng loại đã được Pliny the Elder (23-79 Sau Công nguyên) ghi nhận. Con người, con sứa và giấc mơ trường sinh bất tử Vì sao một thời con người ăn thịt nhau? Khi khủng long lang thang ở Nam Cực Vậy nhưng trong gần hai thế kỷ qua, các khoa học gia và các nhà triết học đã vô cùng ngần ngại khi dùng từ "đau buồn" để mô tả cách ứng xử của bất kỳ động vật nào trước cái chết của đồng loại, bởi họ sợ rằng như thế là đã nhân cách hoá chúng - tức là gán cho chúng những thuộc tính, trạng thái tình cảm, hay ý niệm của con người. Qua quá trình nghiên cứu của mình, Tiến sỹ King bắt đầu cảm thấy rằng "chúng ta đã bị trói buộc suy nghĩ bởi những sợ hãi của mình về việc nhân cách hoá", cho nên bà đưa ra một bộ các tiêu chí như sau: "Nếu một con vật đang sống có mối quan hệ gần gũi với một con vật vừa chết trở nên từ bỏ mọi hoạt động xã hội, không ăn, ngủ, đi lại theo cách thức thông thường nó vẫn làm, và thể hiện những cảm xúc đặc trưng của loài - thì đó là lúc chúng ta ghi nhận được bằng chứng về cách thể hiện tình cảm của con vật đó trước cái chết." Ngày càng có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy sự đau buồn và để tang ở các loài động vật khác đã tăng lên rất nhiều trong thập niên qua. Tạp chí Philosophical Transactions of the Royal B đã dành nguyên cả một số để viết về phản ứng trước cái chết ở cả con người và các loài động vật khác, và đề xuất một ngành nghiên cứu hoàn toàn mới, "sự tiến hoá trong tử vong học". Mục tiêu tối thượng của ngành mới này là không chỉ đơn giản lập danh mục các loại hành vi ứng xử trong vương quốc động vật và trong các nền văn hoá của con người, mà còn nhằm "phát triển nghiên cứu chi tiết hơn về sự tiến hoá trong mọi khía cạnh liên quan tới cái chết và sự hấp hối". Sau hết, nếu như người ta nói rằng "trong lĩnh vực sinh học, không có chuyện gì có thể coi là hợp lý trừ việc tiến hoá", thì câu hỏi được đưa ra là tại sao sự đau buồn lại tồn tại? Khi để tang, cả động vật và con người đều ứng xử theo những cách thức thường là không tốt cho sự sinh tồn: co vào trạng thái cô độc, từ bỏ các hoạt động giao tiếp xã hội, ngủ ít hơn, ăn ít hơn, giao phối ít hơn; và nếu như dành nhiều thời gian quanh quẩn bên xác chết thì cũng đồng nghĩa với việc để bản thân tiếp xúc với những nguồn bệnh, đồng thời trở nên dễ bị những loài thú săn mồi tấn công hơn. Nâng lên mức ở con người, thì với số lượng đất chúng ta dùng cho các nghĩa trang, thời gian và tiền bạc ta chi cho các đám tang, và nỗi đau đớn khổ sở chúng ta phải chịu đựng khi mất người thân yêu, thì sự thống khổ thậm chí còn khiến ta kiệt quệ hơn. Tâm trạng đau buồn đem lại những lợi hại gì? Những trải nghiệm nhất định trong đời có lẽ là đau đớn, nhưng không có nghĩa là khiến ta thích nghi theo hướng không tốt. Khi ta trải qua sự đau đớn thể xác do bị cắt vào da thịt hay do bị bỏng, theo phản xạ tự nhiên mang tính tiến hoá, vết đau đó sẽ gửi tín hiệu để chúng ta đưa mình ra khỏi nguồn gây đau đớn. Cảm nhận được sự đau đớn là điều tốt. Những người sinh ra mà bẩm sinh không phản ứng với cảm giác đau sẽ chết yểu, dễ bị thương, bị nhiễm trùng triền miên. Thế nhưng tâm trạng đau buồn đem lại cho ta những gì ngoài việc khiến ta thu mình lại trước thế giới, không còn buồn quan tâm tới chuyện ăn, ngủ nữa? Việc hiểu được lý do động vật phản ứng với cái chết vào lúc nào, tại sao, và như thế nào, sẽ không chỉ dạy cho chúng ta về khả năng tri giác ở động vật, hay về sự tiến hoá của chính bản thân con người, mà nó còn giúp ta hiểu được bản chất của hiện tượng đau buồn. Việc để tang không chỉ giới hạn ở các loài thuộc họ cá voi có não lớn (như cá voi, cá heo) hay ở các loài linh trưởng, các khoa học gia đã ghi nhận được một số hình thức "phản ứng trước cái chết" ở hải cẩu, heo biển, chó hoang dingo, ngựa, chó, mèo nhà, và nhiều loài khác nữa. Trong số những ví dụ đáng kinh ngạc có câu chuyện về 27 con hươu cao cổ trưởng thành tổ chức lễ tưởng niệm cho một con non mới chết, chuyện những con voi từ năm gia đình khác nhau tới thăm xương cốt của một con voi chết, một nhóm 15 con cá heo bơi chầm chậm hộ tống một con cá heo mẹ mang theo con con đã chết, và một trường hợp kỳ lạ về hai con vịt được cứu từ một nông trại chuyên nuôi gia cầm lấy gan làm thực phẩm đã kết bạn với nhau, rồi khi một con chết, con vịt còn lại đã nằm gối đầu lên cổ con kia trong nhiều giờ đồng hồ. Tuy những loài động vật có vú thường được đưa tin nhiều hơn, nhưng phản ứng trước cái chết là thứ tâm lý tồn tại ở cả những loài động vật khác, chẳng hạn như chim. Quạ được cho là luôn thể hiện "phản ứng cảnh báo nguy hiểm" đối với các con quạ chết "Chúng tôi muốn đi xa hơn các câu chuyện vặt, và muốn nghiên cứu thử nghiệm, tìm cách hiểu giá trị của khả năng thích nghi trong việc thể hiện cảm xúc khi đồng loại chết," Tiến sỹ Kaeli Swift, người đã tiến hành các thử nghiệm về hành vi ứng xử của quạ khi nhìn thấy quạ chết, bồ câu chết và sóc chết bị bỏ vào môi trường của chúng, nói. Nếu bạn biết trước khi nào mình sẽ lìa đời 'Mầm sống' to nhất và nhỏ nhất thế giới Con người trông sẽ thế nào sau 1 triệu năm nữa? Quạ có nhiều khả năng phát ra tiếng kêu cảnh báo và kêu gọi các con quạ khác tới khi thấy con quạ khác chết nhiều hơn là khi thấy bồ câu hay sóc chết, hay thậm chí cả khi thấy các con quạ giả được để trong tư thế như chết - cho thấy quạ thể hiện "phản ứng nguy hiểm" trước quạ chết. Cách thức con người và động vật đau buồn có giống nhau? "Cách bạn để tâm tới cái chết sẽ cho bạn biết về những cách mà bản thân bạn sẽ chết - cho nên bạn thường muốn tránh những chuyện này," Tiến sỹ Swift nói. "Việc hiểu được cách thức thái độ ứng xử này bắt nguồn từ đâu sẽ giúp ta hiểu được quá trình tiến hoá của bản thân chúng ta." Từ quan điểm này, việc hiểu được các lý do khiến động vật để tang đồng loại sẽ giúp chúng ta hiểu được hành vi để tang của bản thân chúng ta. Những phản ứng của chúng ta trước cái chết có rất nhiều điểm chung với các loài động vật. Chẳng hạn như, giống với con người thì động vật cũng có những mức độ cảm xúc khác nhau khi phản ứng trước cái chết của đồng loại - cả từ mức độ cá nhân lẫn từ khía cạnh giống loài. Nhìn chung, những giống loài có giao tiếp xã hội nhiều hơn sẽ tỏ thái độ đau buồn nhiều hơn. Và hai cá thể càng gần gũi với nhau thì sự đau buồn càng sâu sắc hơn. Cá heo và cá voi là ví dụ điển hình về những loài vừa thông minh, vừa có mức độ giao tiếp xã hội cao, cho nên không ngạc nhiên gì khi chúng quan tâm tới thành viên vừa chết, mà xảy ra thường xuyên nhất là chuyện con mẹ quan tâm tới con con bị chết. Thái độ của chúng không chỉ gồm việc kéo hay đẩy xác chết như trong trường hợp cá voi mẹ Tahelqua, mà còn cả các cách ứng xử tự phát và xăng xái hơn, như nhấc lên, hạ xuống xác chết nơi bề mặt nước (như thể để giúp nó dễ thở hơn), hay lôi kéo, xoay tròn, và kéo xác chết lặn xuống. Tiến sỹ Joan Gonzalvo từ Dự án Ionian, là chương trình do Viện Nghiên cứu Tethys tài trợ, đã chứng kiến các con cá heo mũi chai 'dự tang lễ' của con non bị chết trong ba lần khác nhau, trong đó có hai lần là con cá heo mẹ mang con con đã chết theo mình trong vài ngày, và một lần là cả đàn cố tìm cách đẩy con non đang hấp hổi nổi lên, rồi cùng nhau ở lại khu vực thêm một thời gian sau khi con non chết và chìm xuống. "Đau buồn đi kèm với việc mất mát," ông nói. "Khi cá mẹ mang theo con con của nó trong nhiều ngày thì đó là bởi con con vừa mới được sinh ra, cho nên việc con non chết là bất ngờ, không lường trước. Cá mẹ cần có thêm nhiều thời gian để chấp nhận mất mát. Nhưng khi cả đàn phải chăm sóc cho một cá thể đã đau đớn vật vã một thời gian thì dẫu sao việc cá thể đó chết đi cũng là một sự giải thoát, để chúng có thể tiếp tục cuộc sống kể từ ngày đó thay vì phải mang theo một xác chết suốt tuần." Các hình thức 'để tang' khác nhau ở linh trưởng Có một điều lạ lùng là việc mang theo xác chết của con non là chuyện vô cùng phổ biến trong các loài linh trưởng. Nhiều loài linh trưởng được quan sát thấy mang theo xác con non trong hàng tuần, thậm chí hàng tháng - trong một số trường hợp đặc biệt, con mẹ thậm chí mang xác chết theo cho tới khi xác con nó hoàn toàn khô như xác ướp do nhiệt, hoặc thậm chí chỉ còn là bộ xương. Nhưng đó chỉ là một trong vài cách thức khác nhau mà các loài linh trưởng thể hiện đối với cái chết của đồng loại: chúng có thể tỏ thái độ giao tiếp thể chất với xác chết, như chải lông, làm sạch răng và nhẹ nhàng vuốt ve, hoặc có các hành vi dữ dội hơn như giật nhổ lông, dựng xác chết lên, hoặc thậm chí là ăn thịt xác chết. Việc mang theo xác chết của con non là chuyện vô cùng phổ biến trong các loài linh trưởng "Cái chết là một trong những sự kiện xã hội chấn động nhất có thể xảy ra trong một nhóm động vật sống quần cư có giao tiếp với nhau." "Tôi đã chứng kiến cảnh chăm sóc vô cùng dịu dàng, cẩn thận, tuy nhiên các con tinh tinh đực vẫn có thể hung dữ với các con khác," Tiến sỹ King, người đã quan sát tinh tinh, khỉ bonobo, đười ươi và các loài linh trưởng khác trong nhiều năm, nói. "Giống như ở người, đó là sự lẫn lộn giữa nhiều thứ, phụ thuộc vào tính cách cá nhân của từng cá thể." Thái độ ứng xử xã hội của tinh tinh khiến Tiến sỹ Edwin van Leewen từ Viện Nghiên cứu Tâm lý Ngữ học Max Planck quan tâm. Khi quan sát Noel lau chùi răng cho con nuôi của mình là tinh tinh đực non Thomas, một hành vi rất hiếm thấy trước đây, ông cảm thấy có thể giải thích được động cơ thông qua các động lực xã hội. "Tôi nghĩ rằng con tinh tinh cái đang tìm cách thể hiện sự gắn bó của nó bằng cách làm điều gì đó với xác chết của con con," ông nói. "Cái chết là một trong những sự kiện xã hội chấn động nhất trong một nhóm động vật sống quần cư có giao tiếp với nhau. Chẳng hạn như khi một cá thể trưởng thành chết, sẽ cần có thứ gì đó để củng cố sự gắn bó xã hội. Hoặc có thể là phản ứng từ cả nhóm đối với một con mẹ bị mất con là cách để chúng kết nối với nhau. Trong số các loài động vật có vú, giống như con người chúng ta, nơi mà giao tiếp xã hội đóng vai trò rất quan trọng đối với sự sinh tồn, ta sẽ thấy khả năng thể hiện cảm xúc mạnh mẽ của các cá thể trước cái chết." Với Tiến sỹ Dora Biro từ Đại học Oxford, người đã quan sát tinh tinh phản ứng trước cái chết hai lần, thì ý nghĩa của việc này còn sâu xa hơn thế. "Đứng từ quan điểm sự phát triển diễn ra theo từng thời kỳ, trẻ nhỏ cần một thời gian dài để hiểu được đầy đủ ý nghĩa của cái chết. Đó không phải là thứ mà chúng ta biết một cách tự nhiên mà là thứ ta biết thông qua những trải nghiệm," bà nói. Các nhà tâm lý học xác định là có bốn yếu tố quan trọng liên quan tới cái chết, bao gồm: sự không thể quay trở về trạng thái trước, bất động tuyệt đối (người chết không phản ứng trước bất kỳ điều gì), quan hệ nhân quả (vấn đề căn bản sinh học gây ra cái chết), và tính phổ quát (mọi sinh vật sống đều sẽ chết, kể cả bản thân bạn). "Khi nào, và theo thứ tự nào, mà chúng ta đạt được hiểu biết về những yếu tố này?" bà hỏi. "Việc biết được là con người nắm được tới đâu trong những yếu tố đó sẽ cho ta biết về nguồn gốc tiến hoá nhận thức của chúng ta." Nếu như đau buồn là điều ta chứng kiến trong các loài động vật có tính giao tiếp xã hội cao, và thường thấy nhất trong các cá thể có mối gắn bó xã hội thân thiết, thì điều này rốt cuộc cho chúng ta biết rằng nghi thức để tang là phản ứng mang tính tiến hoá để "chấp nhận sự mất mát", Tiến sỹ Gonzalvo nói. Các loài động vật thông minh và con người cần có thời gian để chấp nhận sự mất mát. Hay, nói theo ngôn ngữ giản dị thì sự đau buồn là cái giá chúng ta phải trả để đổi lấy tình yêu. Không mấy ngạc nhiên gì khi các địa điểm khảo cổ cho thấy những dấu hiệu về cái chết được thể hiện từ hơn 100 ngàn năm trước, và các nền văn hoá trên toàn cầu đều phát triển những nghi lễ phức tạp đối với cái chết từ các nghi lễ để tang cho tới việc xây dựng nghĩa địa, trang trí quan tài hay xây dựng kim tự tháp, hay thậm chí là nghi thức kỳ lạ của tộc người Toraja ở Indonesia - sống cùng xác chết của người thân, đã được đem ướp xác, trong hàng tuần lễ. Có thêm một lý do nữa khiến chúng ta cần nghiên cứu về sự đau buồn của các loài động vật khác, Tiến sỹ King nói. "Không phải là để nêu vấn đề phúc lợi của động vật mà còn là vấn đề quyền động vật nữa," bà nói. "Nếu như chúng ta hiểu rõ về những cảm xúc mà các loài động vật có thì chúng ta sẽ đặt câu hỏi về sự tồn tại của các sở thú, các lò giết mổ trên toàn thế giới, và chúng ta sẽ nghĩ lại về những hệ thống đó." Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Earth.
Hãy mường tượng cảnh này. Bạn tới sân bay. Bạn lướt từ điểm dừng đến chỗ gửi hành lý rồi đi tới cổng ra máy bay, không phải qua điểm kiểm tra quang tuyến nữa.
Làm sao để cải thiện an ninh sân bay?
Điểm kiểm tra sân bay là sự cân bằng giữa an ninh và tốc độ. Công nghệ an ninh kỹ thuật cao sẽ đọc khuôn mặt và các yếu tố cơ bản của bạn và soi túi sách tay mà không mở ra, đơn giản nhưng vẫn đảm bảo an ninh, công nghệ sẽ báo cho bên chức trách người có nghi vấn để tách họ ra. Với phần lớn hành khách không nguy hiểm thì cái cản trở duy nhất là tránh không mua một cái bánh ngọt. 'Tương lai như thế không xa đâu' Trong khi công nghệ sân bay cơ bản không thay đổi từ 1980, Bộ An Ninh Quốc Gia Mỹ đã thử nghiệm kỹ thuật nhận diện và sinh trắc học để phát hiện hành khách nghi vấn vào Mỹ. Đi một mạch liên tục từ điểm dừng đến cổng ra máy bay là điều có thể trong vòng 5-10 năm nữa, Steve Karoly, phó giám đốc công nghiệp đổi mới của Cục An Ninh Vận Tải Mỹ (TSA), nói. Điểm kiểm tra sân bay là sự cân bằng giữa an ninh và tốc độ. Hành khách cần bay nhưng an ninh phải được đảm bảo. Trên hết, thiết bị cũng cần phải tránh báo động nhầm, phân biệt được mối đe dọa thực sự với cái giống sự đe dọa mà không lấn vào điều riêng tư của hành khách. Thí dụ, mật ong và chất nổ lỏng trông giống nhau tới mức phân tử, Mark Laustra, phó chủ tịch phát triển kinh doanh thế giới của Analogic Corporation, một trong những nhà sản xuất máy dò hành lý sân bay, nói. Và những nhà sản xuất này đang chuẩn bị có những thay đổi lớn. Để laptop trong túi Sự thay đổi nào sắp tới? Máy soi hàng tia X cổ xưa sắp được thay thế bằng máy soi thấu hiện đại có máy tính hỗ trợ (CT) nghĩa là đa phần hành khách không phải bị mở hành lý. Máy soi CT đã được sử dụng cho hành lý lớn gửi kèm, nhưng nhiều nhà sản xuất đang làm nó nhỏ hơn và rẻ hơn dùng khám túi sách tay, Karoly nói. Cục An Ninh TSA đang làm việc với các công ty này để đánh giá máy soi mới ở sân bay, ông nói. Hãng Analogic có một cái mang tên ConneCT đang được xem xét phê duyệt. Cục TSA đang cộng tác với các cơ quan nước khác để dẩy nhanh việc phê duyệt kỹ thuật mới. Một số sân bay Châu Âu dùng máy soi CT cho hành lý sách tay cùng các thiết bị khác để phát hiện chất nổ lỏng, chất keo và aerosol. Qua việc học hỏi kỹ thuật này đã được sử dụng thế nào ở các nơi khác, Cục TSA nghĩ cách để áp dụng nó tại Mỹ. "Như vậy Cục TSA sẽ tiết kiệm được công sức và đầu tư hiệu quả hơn cho Mỹ," Karoly nói. Với Laustra, việc này là một bước tiến lớn về kỹ thuật nhận biết: hành khách sẽ không phải bỏ laptop và chất lỏng ra khỏi túi ở điểm kiểm tra. Nhưng Karoly nhìn xa hơn thế, an ninh sân bay đang chuẩn bị sẽ bỏ hẳn điểm kiểm tra đi. Không còn điểm kiểm tra? Hiện nay, Cục TSA bắt đầu coi an ninh như là một hệ sinh thái mà nó thậm chí bắt đầu trước khi hành khách tới sân bay và kết thúc khi hành khách tới điểm đến. Cục TSA và các đối tác đang còn mường tượng tính riêng tư sẽ như thế nào với kỹ thuật mới này, Karoly nói. Mặc dù kỹ thuật tăng tiến nhanh đang làn thay đổi quan hệ của hành khách với an ninh sân bay nhưng nhiệm vụ của Cục TSA cơ bản vẫn là như vậy. "Đôi khi người ta quên rằng chúng tôi đang ở cái ngành giúp họ an toàn," Karoly nói. "Dù trên đường đi của họ có một trạm kiểm tra, họ nghĩ nó ở đó vì một lý do nào đó. Tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ để hành khách được an toàn hơn ở sân bay và trên máy bay. Những cơ quan ở những nơi như Châu Âu và Israel có vẻ đang phát triển và áp dụng kỹ thuật nhanh hơn. "Những người chịu trách nhiệm phải thừa nhận rằng những việc đã làm được và đang tiến triển chưa nhanh tới mức cần thiết," Karoly nói. Do vậy họ đã thành lập Ban Đổi Mới trong Cục TSA để làm việc với các công ty tư, như các nhà sản xuất hoặc các hãng hàng không theo quan điểm mạnh bạo hơn đối với kỹ thuật an ninh mới. Từ khi thành lập vào tháng 2, Ban Đổi Mới đã tạo được nhiều làn sóng chuyển biến. Thí dụ về đường dây sàng lọc hành lý tự động. Tháng 3, Hãng Delta phối hợp với Ban Đổi Mới để thử nghiệm kỹ thuật đã được sử dụng 5 năm ở Châu Âu, Karoly nói. Tháng 5, đường dây này được lắp đặt để đánh giá tại sân bay quốc tế Hartsfield-Jackson Atlanta. Đang có những đổi mới bổ sung; tháng 11, hãng American Airlines thông báo có 2 đường dây tự động ở sân bay Chicago's O'Hare nhằm giảm 30% thời gian chờ đợi lấy hành lý. Nhưng cho dù nó ở Mỹ hay nơi khác, việc cải thiện cơ sở hạ tầng an ninh ở sân bay cũng là một nhiệm vụ dễ gây thoái chí. Những thay đổi khắp thế giới Cục TSA quản lý khoảng 440 sân bay Mỹ với hơn 13.000 đầu thiết bị an ninh được thiết kế để phát hiện mối nguy hiểm trên con người hay trong hành lý, Karoly nói. Khi một thiết bị ngừng hoạt động, thường xảy ra mỗi 10-15 năm, Thì Chi Cục TSA phải chọn trong một danh sách công nghệ mới được cơ quan này kiểm tra và đánh giá. Tất cả những máy móc này là của các nhà sản xuất đã có nhiều năm phát triển chúng để đáp ứng yêu cầu công nghệ của Cục TSA và tiêu chuẩn dò xét nói rõ công nghệ phải như thế nào. (Karoly không thể nói về các chi tiết này vì lý do an ninh, nhưng nói thiết bị này có thể phát hiện chất nổ). Quá trình kiểm tra xem xét xảy ra quanh năm, con số chính xác công nghệ được phê duyệt thay đổi tùy theo năm. Trước đây, cách duy nhất để công nghệ được Cục TSA phê duyệt là qua một quá trình chính thức và tiêu chuẩn hóa. Các nhà sản xuất gửi một đơn và nguyên mẫu của máy cho phòng nghiên cứu của Cục ở Atlantic City, New Jersey. Tai đây, Cục TSA kiểm tra đảm bảo rằng máy đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật của Cục để phát hiện mối đe dọa và cho cả người sử dụng máy, mọi thứ, đồng thời bàn với nhà sản xuất về các điều chỉnh nhỏ hoặc các cải tiến. Cuối cùng, công nghiệp được thử nghiệm ở một vài sân bay trên đất nước. Cả quá trình này, từ thử nghiệm đến phê duyệt, thường mất khoảng 3 năm, mặc dù đôi khi là gần 10 năm, Laustra nói; Karoly tính trung bình khoảng 3 năm. Công nghệ kiểm tra (thí dụ như máy dò chất nổ mà nó cần quệt bông vào túi hoặc tay, hoặc mày tia X kích cỡ lớn CTX 5500 mà hành khách đưa túi chạy qua trước khi kiểm tra người) được đưa vào danh sách để khi những máy hiện dùng cần được thay thế sau từng 10 năm, hoặc tương tự, thì Cục TSA tại các sân bay đơn lẻ có thể chọn công nghệ thích hợp để thay thế chúng căn cứ vào các yếu tố như năng xuất và chi phí. Sự chậm trễ nói trên, giữa đổi mới và áp dụng, giúp giải thích vì sao phải cần vài năm mới nhìn thấy công nghệ hiện đại nhất ở sân bay ở địa phương của bạn. Nhưng với tất cả những yêu cầu công nghệ tiêu chuẩn đó, Cục TSA đã không khuyến khích các công ty suy nghĩ sáng tạo về cách cải thiện an ninh. "Công nghệ đã không thay đổi từ 1980, khi chúng ta đang chống không tặc," Laustra nói. Thí dụ, nhiều sân bay còn đang dùng máy tia X 2D để dò hàng sách tay mà máy này thì hạn chế về phát hiện loại chất nổ, hoặc chỉ dùng máy dò kim loại khi người đi qua thay vì kỹ thuật sóng milimet để dò xét cơ thể hành khách. "Chúng ta chỉ có những thay đổi bổ sung nhỏ mà không có những bước nhảy lớn," Laustra nói thêm. Khi Cục TSA phê duyệt một kết quả công nghệ thì nó bật đèn xanh cho một số các nước khác. "Rất nhiều các chính phủ khác trên thế giới, đặc biệt ở Châu Á, dựa vào Cục TSA. Nó gần như tiêu chuẩn vàng về thử nghiệm và đánh giá," Laustra nói. Bất luận bạn ở đâu trên thế giới, việc qua các sân bay sẽ trở nên dễ dàng hơn, nhưng tiếc là giá những bánh ngọt chắc là vẫn sẽ rất đắt. Bài tiếng Anh đăng trên BBC Autos
Các học giả trong và ngoài nước có những nhận định khác nhau về động thái của Trung Quốc di dời giàn khoan ra khỏi vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa sau hơn hai tháng giàn khoan này được triển khai tại đây.
Giải mã việc TQ di dời giàn khoan
Việt Nam và Trung Quốc đã được gì và mất gì sau hơn hai tháng đối đầu trên Biển Đông? Vào tối hôm 15/7, phía Trung Quốc thông báo họ đã rút giàn khoan Hải Dương 981 về vị trí gần đảo Hải Nam vì lý do ‘mùa mưa bão đã đến’, theo Tân Hoa Xã. Một nhà nghiên cứu từ trong nước cho rằng đây có thể được xem là ‘thắng lợi ngoại giao’ của Việt Nam trong khi một học giả nước ngoài nhận định Trung Quốc có ‘mưu tính chính trị’ đằng sau hành động này. Trao đổi với BBC, Tiến sỹ Nguyễn Thị Lan Anh, phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Biển Đông của Học viện Ngoại giao Việt Nam, nói rằng việc Trung Quốc rút giàn khoan sớm hơn một tháng so với kế hoạch là ‘nhờ tiếng nói của Việt Nam cũng như dư luận thế giới’. “Dù trực tiếp hay gián tiếp thì rõ ràng hành động này của Trung Quốc không thể không tính đến phản ứng từ phía Việt Nam và thế giới,” bà giải thích. “Việt Nam đã làm tất cả mọi việc cần thiết về ngoại giao và dư luận thế giới cũng có những phản ứng thể hiện quan điểm về việc Trung Quốc đặt giàn khoan,” Tiến sỹ Lan Anh nói thêm. Theo bà thì Việt Nam đã ‘thắng lợi về mặt ngoại giao’ bằng ‘sự kiên trì, tuân thủ luật pháp quốc tế và thiện chí hòa bình’. Về việc Trung Quốc tuyên bố họ rút giàn khoan ‘vì mưa bão’, bà cho rằng chính quyền Trung Quốc ‘muốn giải thích với dư luận trong nước’ và ‘giữ thể diện một nước lớn’. Tuy nhiên, Tiến sỹ Lan Anh đánh giá cao động thái này của Trung Quốc. “Quan trọng là kết quả và tác động với tình hình hiện nay,” bà nói và cho rằng việc rút giàn khoan đã làm ‘giảm bớt căng thẳng và giữ thể diện cho tất cả các bên’. “Cả hai bên được coi là đã thắng lợi,” bà nói. Trung Quốc mất hình ảnh? Về lâu dài, bà Lan Anh phân tích rằng thông báo của phía Trung Quốc có nói là ‘chưa có ý định khai thác thương mại’ nên có thể trong tương lai gần Trung Quốc ‘sẽ không có động thái leo thang’. Điều này, theo bà, sẽ ‘mở đường cho thỏa thuận ổn định hơn cho Biển Đông’. Có phải Trung Quốc rút giàn khoan là vì bão? “Động thái vừa rồi của Trung Quốc cho thấy phản ứng quyết liệt của Việt Nam nên tôi không nghĩ là họ sẽ manh động tiến hành khai thác trong tương lai gần.” Về biện pháp pháp lý mà Việt Nam đang tính toán trước Trung Quốc, bà Lan Anh cho rằng động thái rút giàn khoan ‘có thể chưa tạo ra áp lực lớn hay mối nguy cơ lớn khiến Việt Nam phải cân nhắc áp dụng ngay lập tức’. Tuy nhiên, bà cho rằng biện pháp này ‘đòi hỏi quá trình cân nhắc kỹ lưỡng’ và đây là ‘một trong những biện pháp Việt Nam đã cân nhắc lâu nay’. Khi được hỏi Trung Quốc có đạt được mục tiêu hay không với việc triển khai giàn khoan Hải Dương 981, Tiến sỹ Lan Anh nhận định: “Nếu mục tiêu như Trung Quốc tuyên bố là thăm dò khảo sát thì coi như là đã đạt được. Lực lượng cảnh sát biển Việt Nam đã hành động quyết liệt trước giàn khoan Trung Quốc Còn nếu mục tiêu lớn hơn là áp đặt đường lưỡi bò thì có thể nói là thất bại. Trung Quốc đã nhận được phản ánh rất mạnh mẽ từ các quốc gia ven biển. Trung Quốc đã mất đi hình ảnh thân thiện và trỗi dậy hòa bình mà họ gầy dựng bấy lâu nay và thế giới đã biết rõ hơn về tham vọng của Trung Quốc.” ‘Lý do chính trị’ Trong khi đó, Giáo sư Carlyle Thayer, một chuyên gia của Học viện Quốc phòng Úc chuyên theo dõi tình hình Việt Nam, nhận định rằng Trung Quốc ‘có lý do chính trị’ đằng sau việc rút giàn khoan và lý do thời tiết họ đưa ra ‘chỉ là cái cớ’. “Lý do chính trị là đặc biệt quan trọng,” ông nói trong một cuộc phỏng vấn với BBC. Ông phân tích rằng Trung Quốc đưa ra quyết định này trong bối cảnh giàn khoan của họ ‘gây tác dụng ngược’ trong khu vực trong lúc Hoa Kỳ ‘tỏ dấu hiệu sẽ khởi động chiến dịch phản công chính trị’, Việt Nam đe dọa dùng biện pháp pháp lý và một số ‘thành phần ở Việt Nam đang kêu gọi phải tìm kiếm liên minh’ trong khi chuyến thăm Mỹ vào tháng Chín của Ngoại trưởng Phạm Bình Minh vẫn còn treo lơ lửng. Trung Quốc muốn 'dụ' Việt Nam đừng nhờ vả Mỹ với việc họ rút giàn khoan? Với việc rút giàn khoan thì Trung Quốc đã hóa giải những thách thức này, theo Giáo sư Thayer. Theo đó, Trung Quốc muốn gửi thông điệp là ‘chúng tôi không còn khủng hoảng hay đối đầu nữa, căng thẳng đã hạ nhiệt’. “Trung Quốc muốn lôi kéo Việt Nam vào con đường đàm phán song phương, ngăn chặn những thành phần trong Bộ Chính trị Việt Nam muốn tìm kiếm sự trợ giúp, tránh khả năng Việt Nam có hành động pháp lý, tạo cơ hội và bầu không khí thuận lợi cho Diễn đàn An ninh khu vực (ARF) sắp diễn ra,” ông phân tích. Theo Giáo sư Thayer, nếu như Mỹ đến hội nghị ARF lần này với ý muốn gây sức ép để Trung Quốc tuân thủ các chuẩn mực quốc tế trong hành động của mình thì Trung Quốc sẽ có thể nói rằng: “Đây không phải là chuyện của Mỹ. Vấn đề giờ đây đã được thảo luận song phương với Việt Nam và sự can thiệp của Mỹ chỉ làm mọi chuyện thêm phức tạp”. ‘Từ đối đầu sang chính trị’ “Cả nước Việt Nam với 90 triệu dân chỉ bằng một tỉnh cỡ trung của Trung Quốc,” ông nói, “Việt Nam có rất ít chọn lựa và khả năng xoay sở.” “Nếu Trung Quốc muốn đặt giàn khoan ở đó vô thời hạn thì Việt Nam cũng không làm gì được.” “Tuy nhiên, Trung Quốc muốn tránh hậu quả của việc đối đầu không có điểm dừng với việc cân nhắc bối cảnh quốc tế và các cuộc đàm phán cấp cao với Hoa Kỳ.” “Việc Trung Quốc thả 13 ngư dân Việt Nam là một dấu hiệu nữa cho thấy Trung Quốc giờ đây đang chuyển từ đối đầu sang bàn cờ chính trị,” ông nói thêm. Về phía các nước Asean, ông Thayer cho rằng họ đều ‘thở phào’ khi thấy căng thẳng hạ nhiệt vì họ ‘không muốn đi theo Mỹ để gây sức ép với Trung Quốc’. Về việc Trung Quốc vẫn giữ nguyên lập trường trong tranh chấp chủ quyền với Việt Nam trên Biển Đông, ông cho rằng ‘đây là điều rất rõ ràng’. Tuy nhiên, với việc Trung Quốc muốn khẳng định chủ quyền bằng cách triển khai giàn khoan thì ông Thayer cho rằng ‘họ đã không thành công’ bởi vì gặp phải ‘phản ứng hàng ngày của Việt Nam’. “Cả hai đều có thể cho rằng mình đã thắng,” ông nói. “Trung Quốc thì nói họ đã hoàn tất việc thăm dò cho mục đích thương mại còn Việt Nam thì nói rằng sự phản đối của họ đã khiến Trung Quốc phải dời giàn khoan.”
Thưa quý vị: Thực lòng mà nói các nước phương tây, họ dân chủ và người dân có quyền nhiều hơn, người dân có tiếng nói thông qua các cuộc trưng cầu dân ý và được tôn trọng, các đại biểu do họ bầu ra có trách nhiệm với lá phiếu bầu của dân, đồng tiền đóng thuế của người dân được chi tiêu rõ ràng.
Quang Huy, Hà Nội, nói về Sách trắng nhân quyền
Các hoạt động của cơ quan chính quyền được giám sát chặt chẽ do vậy cũng ít tiêu cực và tham nhũng. Nhưng nói như thế không phải là bản thân họ đã hoàn thiện mà vẫn có những việc mâu thuẫn với thành tích nhân quyền của họ: nước Mỹ tình trạng phân biệt chủng tộc : người da đen và người nhập cư châu Á. Số vụ cảnh sát da trắng bắn chết người da đen vẫn còn. Nước Mỹ sẵn sàng đánh đòn phủ đầu bất cứ nước nào mà họ nghi là khủng bố hay có nguy cơ đe dọa! nước Mỹ. Nhân quyền lớn nhất là quyền được làm người và quyền được sống, cuộc chiến tại Iraq đã làm cho hàng trăm ngàn người Iraq thiệt mạng, họ đã chết trước khi được hưởng sự tự do nhân quyền, và ngày nay họ đang sống trong một xã hội loạn lạc, bất ổn, khủng bố tràn lan. Nhà tù Iraq thì đầy ắp tù nhân, họ bị ngược đãi mà tôi tin nhiều người đều biết họ bị đối xử như loài động vật cao cấp. Rồi nữa 3 triệu nạn nhân da cam của Vn đòi quyền được sống và làm người thì lại bị toà án Mỹ bác bỏ, mặc dù sự thực về tác hại của chất da cam họ cũng đã từng thừa nhận. Tôi phản đối việc áp đặt những giá trị nhân quyền của nước này lên nước khác thông qua chiến tranh, gây bạo loạn, bao vây cấm vận, cách tiến hành như vậy chỉ! đẩy người dân nước đó vào con đường loạn lạc, nghèo nàn. Đấu tranh cho nhân quyền là để thúc đẩy quá trình dân chủ cho người dân có được cuộc sống tốt đẹp hơn, do vậy phải tiến hành đối thoại, giao lưu văn hóa và viện trợ kinh tế là cách tốt nhất để phát triển nhân quyền. Phải thừa nhận là Vn đã có tiến bộ rất nhiều về thành tích nhân quyền bằng chứng là người dân có được cuộc sống ấm no hơn, không chỉ đủ ăn đủ mặc mà còn có nhu cầu hưởng thụ cao hơn: như nhà ở, tiện nghi trong gia đình,nhu cầu tham quan du lịch. Học sinh được phổ cập đến trung học cơ sở, trẻ em dưới 6 tuổi được khám chữa bệnh miễn phí, được làm kinh tế tư nhân và nhà nước khuyến khích mọi người làm giàu chính đáng, báo trí phát triển mạnh mẽ và có tiếng nói trong việc chống tham nhũng và những tiêu cực trong xã hội, về tôn giáo nếu như chỉ đơn thuần là việc hành đạo thì được nhà nước bảo hộ, số cơ sở thờ tự được tu bổ và xây mới khang trang, các lễ hội tôn giáo được tổ chức quanh năm. Những điều đó thì những người dân Vn bình thường đều cảm nhận được. Tôi phản đối một số người lợi dụng vấn đề nhân quyền, tôn giáo, dân tộc để gây chia rẽ, và phá vỡ sự ổn định của đất nước, nhân quyền của từng cá nhân hay một nhóm người phải phù hợp với quyền lợi của cá nhân khác và suy rộng ra là cả một dân tộc. Nhân quyền là một điều tốt nhưng không phải là cái cấp thiết bây giờ, mà người dân quan tâm hơn đến việc làm giàu và đất nước phát triển để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng nghèo nàn. Trong tình hình Vn hiện nay thì sự ổn định xã hội, chính trị là rất quan trọng để có điều kiện phát triển kinh tế, có an cư thì mới lạc nghiệp và qua ý kiến của các nhà đầu tư nước ngoài thì sự ổn định chính trị tại Vn là một trong các yếu tố để họ chọn lựa Vn là điểm đầu tư. Điều kiện của các nước phát triển, nhất là phương tây, họ có một thời gian dài để phát triển nhân quyền, do vậy không thể bê nguyên si những gì họ có vào điều kiện Vn ngay mà cần có thời gian và có sự thay đổi dần dần. Các nước phương Tây hệ thống luật pháp của họ đầy đủ và hoàn thiện, việc thực thi cũng rất nghiêm túc, người dân họ có ý thức tôn trọng luật pháp. Trong khi ở Vn thì hệ thống pháp luật chưa đầy đủ , pháp luật chưa nghiêm, chưa được tôn trọng, trình độ dân trí chưa cao, nếu để có dân chủ như các nước phát triển thì sẽ dễ bị các tổ chức lôi kéo lợi dụng. Chưa kể có sự khác biệt về văn hóa phong tục, đơn cử: người phương Tây họ được quyền tự do sinh con, vì nước họ không quan niệm con trai hay con gái, và họ cũng không có ý thích đông con. thậm chí nhà nước khuyến khích sinh con vì tình trang dân số già hoặc giảm đi, trong khi ở Vn lại trong nam hơn, muốn có con trai nối dõi để thờ phụng tổ tiên, quan niệm nhiều con nhiều của, nếu cứ để người dân sinh con thoải mái thì sẽ không có đất để ở và đất nước bao giờ mới thoát nghèo, do vậy cần có quy định kế hoạch hóa gia đình . Tôi cũng ủng hộ việc nhà nước cởi mở hơn nữa để người dân có quyền nói lên tâm tư nguyện vọng của mình, tiếng nói và nguyện vọng của dân được coi trọng. Người dân có quyền tham gia nhiều hơn vào hệ thống chính trị như đưa ra các ý kiến của mình về các đường lối chính sách của nhà nước. Nhất là giám sát việc thực thi luật pháp và giám sát quan chức nhà nước, các thành viên chính phủ từ bộ trưởng và chủ tịch tỉnh trở lên, phải thường xuyên định kỳ đối thoại trực tiếp với người dân thông qua hệ thống phát thanh, truyền hình hoặc điện thoại hoặc dành thời gian để tiếp dân, lắng nghe phản ánh của người dân cũng như nguyện vọng của nhân dân, nhân dân được quyền chất vấn các thành viên chính phủ trong các kỳ họp quốc hội. Ủng hộ báo chí có tiếng nói hơn nữa và đấu tranh với những tiêu cực trong xã hội như tham nhũng, cửa quyền làm cho xã hội lành mạnh hơn. Xin cảm ơn quý vị. Tôi tin là cùng với sự phát triển kinh tế thì vấn đề dân chủ và nhân quyền của Vn cũng sẽ dân được cải thiện.
Với việc Nhà Trắng bắt đầu tiến trình chuyển giao quyền lực, và tổng thống đắc cử Biden vừa ra mắt đội ngũ, chính sách đối ngoại của ông Biden lại một lần nữa thu hút sự chú ý của dư luận.
Chính quyền Biden sẽ 'dùng liên minh để đối phó' với Trung Quốc?
Trả lời phỏng vấn của BBC News Tiếng Việt, ba nhà phân tích chính trị Adam Ni, Carl Thayer và David Hutt cùng cho là với chính quyền Biden, 'căng thẳng Mỹ-Trung sẽ tiếp tục,' nhưng ông Biden sẽ tiếp cận thách thức Trung Quốc bằng cách thu hút đồng minh để cùng hợp tác đối phó với Bắc Kinh, thay cho cách hành xử đơn phương, một mình một ngựa, của Tổng thống Trump. BBC: Chiến thắng của Biden sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ của Mỹ và chính sách của nước này với Trung Quốc như thế nào? Carl Thayer: Lưỡng đảng Mỹ đồng thuận rằng Trung Quốc là một đối thủ cạnh tranh chiến lược, và Mỹ có những bất bình chính đáng trước cạnh tranh thương mại không công bằng của Trung Quốc. Tình trạng cưỡng bức chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ, đánh cắp tài sản trí tuệ của Mỹ, cũng như trợ cấp của chính phủ Trung Quốc cho các doanh nghiệp nhà nước, cần phải được giải quyết. Căng thẳng hiện tại sẽ tiếp tục cho đến khi những vấn đề này được giải quyết xong. David Hutt: Còn phải chờ xem mới biết. Tuy nhiên tôi nghĩ rằng sự cạnh tranh Mỹ-Trung sẽ tiếp tục dưới thời Biden, mặc dù nó sẽ trở thành một tiến trình hành chánh, hơn là cách hành xử tùy hứng như dưới thời ông Trump. Tôi không lường trước được bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách của Hoa Kỳ liên quan đến Biển Đông, mà suy cho cùng là chính sách do Obama đặt ra, cũng như không thấy bất kỳ sự giảm thiểu nào của mối quan hệ Việt - Mỹ ngay cả khi Biden giảm bớt sự thù nghịch với Trung Quốc. Adam Ni: Có một đồng thuận ở Washington là nước Mỹ cần phải cứng rắn hơn với Trung Quốc, vì tầm ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc trên nhiều mặt và sự cạnh tranh giữa Trung Quốc với Mỹ. Tôi không nghĩ với chính quyền Biden, Mỹ sẽ có sự thay đổi chính sách về mặt dài hạn. Tuy nhiên, tôi nghĩ sẽ có sự khác biệt trong cách tiếp cận, ông Trump tỏ ra khá hung hăng với Trung Quốc trong thời gian gần đây. Với Biden, cách tiếp cận sẽ thiên về việc thu hút đồng minh, cùng nhau hợp tác để cạnh tranh với nước này. Ông Trump phản đối và không tin tưởng vào các tổ chức đa phương, ông ấy cũng không đối xử với đồng minh của Mỹ với sự tôn trọng mà họ xứng đáng được có, vì vậy, một nhiệm kỳ tổng thống của Biden sẽ tốt hơn cho giới lãnh đạo Hoa Kỳ và quốc tế cũng như khả năng xây dựng mạng lưới liên minh để đạt được chính sách kiềm chế sự hiếu chiến của Trung Quốc. BBC: Nếu chính sách ngoại giao củ Hoa Kỳ với Trung Quốc không có gì khác biệt, vậy với chính quyền Biden, sự căng thẳng giữa hai nước sẽ đi đến đâu? Carl Thayer: Chính quyền Biden sẽ tiếp tục đẩy lùi sự uy hiếp và bắt nạt của Trung Quốc với các quốc gia ven biển và tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc Tuần tra Hoạt động Tự do Hàng hải và các cuộc tập trận hải quân đơn phương và đa phương. Nhưng Chính quyền Biden sẽ loại bỏ những luận điệu chống Trung Quốc quá khích của Tổng thống Trump và Ngoại trưởng Mike Pompeo. Adam Ni: Với Biden, bạn sẽ có một cách tiếp cận khác, chúng ta đang ở trong một thế giới khác, một thế giới cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ. BBC: Về tương quan Mỹ - Việt, chiến thắng của ông Joe Biden sẽ ảnh hưởng như thế nào đến chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với Việt Nam, và tại sao? Carl Thayer: Chính sách của Mỹ đối với Việt Nam dưới chính quyền Biden sẽ được tiếp tục vì khuôn khổ cho quan hệ đối tác toàn diện đã có sẵn. Khuôn khổ này được thương lượng khi Barack Obama còn là tổng thống và được nâng cao dưới thời Tổng thống Trump. Sự thay đổi lớn trong mối quan hệ hai bên là các mối đe dọa về thuế quan và các biện pháp trừng phạt của Đại diện Thương mại Hoa Kỳ và Bộ Tài chính Hoa Kỳ sẽ không còn là tác nhân chính gây khó chịu trong quan hệ song phương. Chính quyền Biden sẽ hợp tác với Việt Nam để giải quyết những lo ngại của mình về khả năng tiếp cận thị trường của các công ty Mỹ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của Hoa Kỳ. Hai nước sẽ tham gia vào các cuộc đàm phán mang tính xây dựng để giải quyết các mối quan tâm của cả hai bên. Việt Nam đã phát đi tín hiệu rằng họ sẵn sàng cam kết mua dài hạn khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) của Hoa Kỳ và đầu tư vào lĩnh vực năng lượng của Hoa Kỳ trị giá hàng tỷ đôla mỗi năm. David Hutt: Tôi không mong đợi bất kỳ thay đổi cơ bản nào với chính sách Việt Nam - Hoa Kỳ dưới chính quyền Biden. Tuy nhiên, cũng có những tương phản giữa hai chính quyền. Ông Trump từng nhận xét rằng Việt Nam là "kẻ lạm dụng tồi tệ nhất" trong tương quan thương mại của Mỹ, chỉ vài tháng sau khi ông lựa chọn Hà Nội là địa điểm diễn ra các cuộc đàm phán hòa bình với Triều Tiên, và từ tháng trước Bộ Tài chính của ông Trump đã mở các cuộc điều tra về cáo buộc rửa tiền của Việt Nam. Nhưng một nhiệm kỳ tổng thống của Biden sẽ đảm bảo sự giao thương với Việt Nam, và chính sách của ông Biden sẽ dễ đoán hơn cho Hà Nội. Tuy nhiên, ông Biden có thể sẽ muốn thảo luận về nhân quyền thường xuyên hơn với Hà Nội, và có thể quay lưng lại với sự kình địch Mỹ -Trung - nhưng sự ủng hộ đối với Việt Nam đến từ lưỡng đảng và tôi không nghĩ là tổng thống Biden sẽ buông bỏ quan hệ thân thiết với Hà Nội. BBC: Chiến thắng của ông Biden cho chúng ta thấy gì về chủ nghĩa dân túy? Carl Thayer: Di sản chủ nghĩa dân túy của Donald Trump sẽ đeo bám chính quyền Biden trong nhiều năm tới và làm cho phức tạp nếu không hạn chế khả năng của Biden trong việc thay đổi các chính sách của Hoa Kỳ, từ đối đầu và khó lường sang hợp tác và dễ đoán. Ví dụ, một Thượng viện do đảng Cộng hòa kiểm soát có thể cản trở bất kỳ nỗ lực nào của Biden trong việc tái gia nhập châu Âu và khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran đạt được dưới thời Tổng thống Obama. David Hutt: Tôi khuyên những người Việt theo dõi cuộc bầu cử ở Mỹ nên giữ một thái độ cởi mở. Nền dân chủ không hoàn hảo và đôi khi rất lộn xộn, đặc biệt là khi có một người như ông Trump làm tổng thống. Rất có thể Mỹ sẽ vượt qua được thời gian đầy thử thách này này với các thể chế dân chủ còn nguyên vẹn, và Biden sẽ nhận được số phiếu phổ thông lớn nhất so với bất kỳ tổng thống Mỹ nào trong hơn một thế kỷ qua. Một số người có thể muốn so sánh nó với Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản sắp tới, nhưng đây sẽ là một việc có trật tự hơn nhiều và nghĩ rằng "nguyên tắc tập trung dân chủ" ít ra là ít hỗn loạn hơn so với nền dân chủ thực sự. Nhưng hãy nghĩ việc xử lý ý kiến của hàng trăm triệu cử tri khó khăn như thế nào, và điều này cũng quan trọng như thế nào. Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm) từ Texas Frank Snepp: 'Ông Trump không hề chống cộng sản hay chống TQ' Bầu cử 2020: Vì sao chúng tôi ủng hộ TT Trump và Đảng Cộng hoà? Cử tri ủng hộ đảng Dân chủ nói nước Mỹ đang đi sai hướng Jonathan London: '2020 là bầu cử quan trọng nhất lịch sử Hoa Kỳ' Tâm tư một nữ cử tri Mỹ gốc Việt ủng hộ Tổng thống Donald Trump Carl Thayer: 'TQ sẵn sàng đối phó với bất kỳ ai đắc cử TT Mỹ' Cử tri Mỹ ở Thái Lan: 'đi bầu để bảo vệ nền dân chủ' Cử tri Lý Văn Quý: ‘Nếu tái đắc cử, TT Trump sẽ làm nước Mỹ hùng cường’ Bấm vào để đọc thêm về bầu cử Mỹ 2020
Bản hướng dẫn nấu món cừu hầm trông giống danh sách các loại nguyên liệu hơn là một công thức nấu ăn thực sự: "Sử dụng thịt. Bạn chuẩn bị nước. Bạn thêm muối bột, bánh lúa mạch khô, hành củ, củ hành tím Ba-tư, và sữa. Bạn nghiền và thêm tỏi tây cùng tỏi vào."
Giải mã công thức nấu món ngon cổ xưa nhất thế giới
Nhưng ta không thể hỏi lại đầu bếp những phần còn thiếu trong công thức nấu ăn này: người viết ra công thức món ăn đã qua đời đâu đó chừng 4.000 năm trước. Nơi xuất xứ món mỳ sợi udon ở Nhật Tại sao ẩm thực Bolivia đáng để thưởng thức Matcha thượng hạng chỉ có duy nhất ở Nhật Bản Thay vào đó, một nhóm học giả quốc tế am hiểu về lịch sử ẩm thực, thành phần thực phẩm và nghiên cứu chữ viết hình nêm (hệ chữ viết của người Babylon do những người Sumeria cổ đại thuộc vùng Lưỡng Hà sáng chế) đã tìm hiểu để tái hiện lại món ăn này và ba món khác trong số những công thức nấu ăn cổ xưa nhất thế giới. Đây là một dạng khảo cổ ẩm thực theo đó sử dụng bảng chữ cổ từ Bộ Sưu tập Babylon tại Đại học Yale để hiểu sâu hơn về văn hóa qua góc độ ẩm thực. "Việc này cũng giống như là việc tái hiện một bản nhạc; một nốt đơn cũng có thể tạo ra điều khác biệt," Goijo Barjamovic nói và chỉ vào bảng chữ cổ cỡ quyển sách bìa mềm dưới ống kính tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Yale Peabody. Barjamovic là nhà nghiên cứu chuyên về vùng Assyria ở Đại học Havard. Ông đã biên dịch lại bảng chữ và làm việc cùng nhóm nghiên cứu liên ngành, tìm cách thực hiện công thức nấu ăn cổ xưa này. Một nhóm học giả đang tái hiện lại công thức nấu nướng cổ xưa từ một bảng chữ tượng hình cổ Ba trong số bảng chữ viết từ bộ sưu tập ở Yale có niên đại từ những năm 1730 trước Công Nguyên, và công thức thứ tư có niên đại sau thời gian đó khoảng 1.000 năm. Món trứng ruồi nước, đặc sản siêu đắt của Mexico Bánh baguette tuyệt vời của Pháp Thịt rán thành Vienna, món ăn được ghi thành luật Tất cả bốn bảng chữ đều xuất phát từ vùng Lưỡng Hà, vốn là nơi bao gồm cả đế quốc Babylon và Assyria - ngày nay là vùng phía nam và phía bắc Baghdah của Iraq, cùng nhiều phần thuộc Syria và Thổ Nhĩ Kỳ. Trong số ba bảng chữ, bảng chữ còn nguyên vẹn nhất gần giống với danh sách nguyên liệu nấu ăn trong đó có 25 công thức món hầm và súp; hai bảng chữ còn lại bao gồm thêm trên 10 công thức khác, chuyên sâu hơn vào hướng dẫn nấu nướng và cách trình bày thức ăn, nhưng phần này đã bị vỡ và không dễ đọc được. Thách thức là lần giở từng lớp lịch sử và đồng thời đảm bảo tính nguyên bản trong bối cảnh người xưa không có các nguyên liệu nấu nướng như thời hiện đại. "Đây không phải là những công thức nấu ăn đầy đủ thông tin lắm - có lẽ chỉ dài chừng bốn dòng - vì vậy bạn phải đưa ra rất nhiều giả định," Pia Sorensen, nhà hóa học ẩm thực từ Đại học Havard nói; bà đang làm việc với nghiên cứu sinh Patricia Jurado Gonzalez về Khoa học và Nấu ăn ở Trường Havard để hoàn thiện thành phần nguyên liệu sử dụng trong món ăn, bằng phương pháp tiếp cận khoa học giả thiết, kiểm soát và biến lượng. Các bản ghi chép đến từ vùng Lưỡng Hà, ngày nay là một phần Iraq, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ "Tất cả nguyên liệu ẩm thực ngày nay và 4.000 năm trước đều giống nhau: một miếng thịt cơ bản vẫn là miếng thịt. Từ quan điểm vật lý, quy trình nấu là giống nhau. Khoa học của ngày hôm nay cũng giống như khoa học của 4.000 năm trước," Jurado Gonzalez nói. Các nhà khoa học ẩm thực sử dụng những gì mà họ đã biết về khẩu vị của con người và các công đoạn chuẩn bị, vốn không thay đổi quá nhiều theo thời gian, và những thành phần họ giả định là có thể có tỷ lệ phù hợp để đoán ra gần chính xác nhất công thức nấu ăn nguyên bản. "Ý tưởng là chúng tôi sẽ dựa vào kết quả thành phẩm để xác định - nếu món ăn quá nhiều nước, đó sẽ là món súp. Thông qua việc chú ý vào các thông số nguyên liệu, chúng tôi có thể xem xét chi tiết đó là món gì" - trong hầu hết các trường hợp, đó là món hầm, Sorensen nói. Các nhà nghiên cứu tiết lộ một phần quá trình tiến hóa của món cừu hầm ngày nay vẫn thịnh hành ở Iraq, đồng thời cho người ta cái nhìn về "món ăn thượng hạng của vùng Lưỡng Hà", thể hiện đẳng cấp nấu nướng 4.000 năm tuổi, Agnete Lassen, phó giám tuyển giới thiệu Bộ sưu tập Babylon của Đại học Yale, nói. Bốn món ăn được chọn lọc từ danh sách trên bảng chữ cũng có tác dụng đặc biệt. Chẳng hạn như món súp Pashrutum là dành cho người bị cảm lạnh, Lassen nói, dù cho tên gọi của món súp lạt này, mà trong thành phần nguyên liệu chế biến có cả tỏi tây, ngò và hành củ, dịch ra có nghĩa là "giúp thư giãn". Mặt khác, món súp Elamite là một trong hai món ăn ngoại lai (còn gọi là "Zukandra") được viết trong bảng công thức nấu ăn, Barjamovic nói. Ông so sánh món này với các món "ngoại lai" phổ biến ngày nay như món lasagne, hay skyr hay món đậu gà nghiền (hummus), là những món đã được đưa khỏi nơi khai sinh và chế biến theo khẩu vị mới, và cũng là chỉ dấu cho thấy có giao thoa với văn hóa giữa các quốc gia xung quanh. "Có một khái niệm về 'ẩm thực' trong văn bản 4.000 năm tuổi này. Đó là thức ăn 'của chúng ta' và 'ngoại lai', Barjamovic nói. "Ngoại lai không có nghĩa là xấu - chỉ là khác biệt, và đôi lúc rõ ràng là đáng nấu, vì họ đã cho ta công thức." Mặc dù món súp huyết giờ đây đã hoàn toàn bị cấm theo truyền thống Hồi giáo và Do Thái giáo, nhưng món súp Elamite thì có nguồn gốc từ nơi bây giờ là Iran, và món này cũng sử dụng rau thìa là, một nguyên liệu không hề được liệt kê ở bất cứ món nào khác trong bảng chữ, Barjamovic và Lassen nói. Đây là sự khác biệt vẫn còn rõ ràng tới ngày nay: ẩm thực Iraq hiếm khi sử dụng thìa là, trong khi thìa là lại phổ biến trong món ăn của người Iran. Đây có thể là chỉ dấu cho thấy cách nấu này đã được hình thành từ hàng ngàn năm trước, Barjamovic nói. Nasrallah lưu ý khái niệm "ngoại lai" ý chỉ sự giao thương giữa hai nền văn hóa, và sự coi trọng đối với khẩu vị thường không phổ biến trong món ăn bản địa. Người Babylon có lẽ đã gắn kết hương vị của thìa là với món súp Elamite theo cách tương tự như ta cho rằng vị ngò tươi là món ăn của các cộng đồng gốc Tây Ban Nha, Nasrallah nói. Các nhà khoa học cố gắng hoàn thiện tỷ lệ thành phần nguyên liệu nấu nướng bằng cách đưa ra các giả định, kiểm soát và điều chỉnh gia giảm Cũng có những yếu tố trình diễn và kỹ năng mà đầu bếp vẫn thể hiện qua hàng ngàn năm, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh. Các đầu bếp sẽ thích thú trong việc khiến thực khách thích thú. Các đầu bếp ở vùng Lưỡng Hà cũng làm như vậy khi chuẩn bị các bữa yến tiệc công phu dành cho tầng lớp thượng lưu. Có một món ăn gần giống với món bánh nướng nhân thịt gà hầm, với một lớp bột bánh và miếng thịt gà lớn nướng trong sốt béchamel Babylon, chuyên gia sử học ẩm thực Iraq Nawal Nasrallah nói. Bà là người nghiên cứu về ẩm thực Ả-rập thời Trung cổ, nhằm kết nối bảng viết cổ đại với kỹ thuật nấu nướng sau này từ cùng vùng đất đó. Cách trình bày món ăn cũng chứa nhiều yếu tố khiến người thưởng thức ngạc nhiên, bà nói. Món thịt gà được đưa ra mời thực khách với phần phủ bánh giòn tan, mà thực khách sẽ mở ra để thấy món thịt bên trong. Đó là kỹ thuật "món ăn trong món ăn" mà Nasrallah nhận thấy lặp đi lặp lại trong sách dạy nấu ăn của người Baghdad Thế kỷ thứ 10, cuốn 'Kitab al-Tabikh' (nghĩa là "Sách dạy nấu ăn"), mô tả truyền thống ẩm thực thời Trung cổ ở địa phương, và ẩm thực Iraq thời hiện đại. "Ngày nay, trong thế giới Ả-rập và đặc biệt là ở Iraq, chúng tôi tự hào vì những món ăn kiểu nhồi nhân bên trong, chẳng hạn như món dolma. Chúng tôi có vẻ như kế thừa xu hướng trình bày ẩm thực này trong cách nấu nướng," Nasrallah nói. "Theo cách này, tôi thực sự thích thú với sự tiếp nối của ẩm thực và những gì đã tồn tại qua thời gian." Sự tinh tế trong cách nấu nướng của người Babylon thể hiện ở việc dùng nhiều nguyên liệu đầy màu sắc như bông nghệ tây hay ngò tươi, rau mùi tây và rau cải bảy màu để khiến món ăn nổi bật kích thích vị giác, cũng như sử dụng nước mắm bắt nguồn từ vùng sông Tigris và Euphrates trù phú để tạo ra hương vị umami (hương vị thịt) trong món ăn, Nasrallah nói. Các món hầm ngày nay của vùng này thường có màu đỏ từ cà chua (là thức ăn xuất hiện nhiều thế kỷ sau đó), nhưng những nguyên tố tạo hương vị như nghệ, ngò, lá bạc hà, tỏi và hành vẫn có thể nhận ra. Chẳng hạn món mỡ từ đuôi cừu béo ngậy hầm nhừ (trong tiếng Ả-rập là alya) được coi là đặc sản và là "thứ nguyên liệu không thể thiếu ở Iraq cho đến tận khoảng thập niên 1960," Nasrallah nói. "Tôi thấy xu hướng tương tự từ thời cổ đại đến ngày nay; ta không chỉ thêm muối và tiêu đen, ta còn thêm vào hàng loạt các gia vị khác để tăng hương thơm, để tăng cường vị ngon, và ta không chỉ bỏ tất cả gia vị vào cùng một lượt, mà ta thêm từng gia vị vào tùy theo giai đoạn và ta đun món hầm sôi âm ỉ," Nasrallah nói. Phần nội dung hướng dẫn cách nấu món cừu hầm thì giống như danh sách các nguyên liệu nấu nướng Món cừu hầm me-e puhadi được ăn bằng cách ta bẻ nhỏ bánh lúa mạch thả vào nước sốt, cũng giống như người ta bỏ bánh mì vào súp ngày nay. Món ăn mà các nhà khoa học nấu ra cho hương vị thịnh soạn, hấp dẫn khi ăn sau nhiều tháng thử nấu đi nấu lại, và bằng cách sử dụng phương thức gia giảm các thành phần nguyên liệu khác nhau để làm rõ những bí ẩn của công thức nấu nướng. Chẳng hạn, họ nhận ra rằng, như thành phần cây bọt xà phòng, một loại cây lâu năm thỉnh thoảng được dùng làm xà phòng nhẹ, đã bị dịch nhầm trong công thức: khi thêm thành phần này vào, dù ở hàm lượng bao nhiêu, cũng làm món ăn bị đắng, sủi bọt và không ăn được. Tương tự, thành phần gia vị nào cũng có ngưỡng: mỗi món ăn chỉ dùng một lượng muối nhất định, dù là 4.000 năm trước hay ngày nay, nếu vượt quá sẽ khiến món đó không thể ăn được nữa, họ nói. Những người thưởng thức ẩm thực thời hiện đại có thể nhận ra nhiều thành tố trong các món ăn bổ dưỡng từ nhiều nền văn hóa đã bắt nguồn từ bữa ăn của người Lưỡng Hà. Chẳng hạ như món Tuh'u, sử dụng củ cải đỏ và có nhiều nét tương đồng với món súp kem phổ biến trong ẩm thực Ashkenazi, cũng như món hầm quen thuộc với người Do Thái Iraq gọi là Kofta Shawandar Hamudh (thịt viên hầm chua ngọt với củ cải đỏ), theo Nasrallah. Tương tự, món cừu hầm cũng gợi nhắc món thịt xào trong món mỡ đuôi cừu. Một họ hàng gần của món hầm này có thể là món pacha của người Iraq, món ăn mà Nasrallah nhớ mẹ của bà thường nấu và sử dụng tất cả các phần thịt của con cừu, theo cách tương tự như trong bảng chữ mô tả. "Tôi cực kỳ ngạc nhiên khi phát hiện ra những món phổ biến ở Iraq ngày nay, như món thịt hầm, cũng là món ăn phổ biến từ thời cổ đại, vì ở Iraq ngày nay, đó là những gì có mặt trong bữa ăn hàng ngày của chúng tôi: thịt hầm và cơm với bánh mì,"Nasrallah nói. "Thật sự tuyệt vời khi ta thấy một món ăn đơn giản như vậy, với vô vàn biến lượng, đã tồn tại từ thời cổ đại đến hiện tại, và trong những công thức nấu ăn của người Babylon kia, tôi thấy thậm chí không phải là sự sơ khai, mà họ đã đạt đến trình độ tinh tế khi nấu những món đó. Ai mà biết được họ đã khởi đầu bao lâu trước đó?" Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.
Ông bầu Van Gaal thể hiện mình là một nhà cầm quân tính toán chi ly.
Hà Lan hạ Costa Rica bằng luân lưu.
Thủ thành Krul đượcHLV Van Gaal thay vào để đảm bảo Hà Lan chắc thắng hơn. Ngay trước khi trọng tài thổi còi kết thúc 120 phút thi đấu của các hiệp chính và phụ, ông kịp thời đưa thủ môn phụ Tim Krul vào thay thủ thành chính của Hà Lan nhằm đảm bảo Hà Lan có một thủ thành có đầy đủ tể lực và đối chọi với các pha sút phạt. Loạt penalty bắt đầu, Bourges sút thành công đưa tỷ số lên 1-0 cho Costa Rica. Van Persie sút trái đầu cho Hà Lan. Anh sút thành công vào góc phải khung thành Navas, mặc dù thủ thành Costa Rica đã bay đúng hướng và suýt cản phá được. Tỷ số là 1-1. Ruiz thực hiện pha sút tiếp theo và Tim Krul đổ người đẩy được. Tỷ số phạt luân lưu là 2-1 cho Hà Lan, sau khi Robben sút phạt thành công cho Hà Lan. Gonzalez sút phạt thành công loạt tiếp theo cho Costa Rica, rút ngắn tỷ số 2-2. Sneijder nâng tỷ số lên 3-2 cho Hà Lan với các cầu thủ áo da cam sút thành công cả 3 trái phạt. Bolanos sút thành công trái penalty tiếp theo cho bên ao trắng, tỷ số là 3-3. Nhưng Dirt Kuyt sút thành công trái tiếp theo và tỷ số là 4-3 cho Hà Lan. Hà Lan sút thành công cả 4 trái mà không trượt trái nào. Và số phận được định đoạt khi Umana sút không thành công trái cuối cùng, thủ thành Tim Krul đã đẩy được pha sút này. Tỷ số phạt đền là 4-3 nghiêng về Hà Lan, sau khi hai đội hòa 0-0 suốt 120 phút. Huntelaar bị thẻ vàng sau pha phạm lỗi với Navas. Phút 27, Costa Rica bùng lên tấn công liên tục. Thủ thành Cilessen phải trổ tài mới đẩy được pha dứt điểm của các cầu thủ áo trắng. Còn hai phút nữa là hết hai hiệp phụ theo giờ chính thức, Hà Lan lại tấn công dồn dập. Sneijder sút bóng bật xà ngang đối phương bật ra. Navas đã bật người rất cao nhưng không chạm được trái bóng. Trận đấu trở nên rất hào hứng. Bình luận viên của BBC bắt đầu bàn tới khả năng đá luân lưu phạt đền. Trước đó, các bình luận viên nói ông bầu Pinto đã có lý khi giữ Navas mà không thay anh trong các tình huống anh phải nằm sân. Phút 31, ông bầu Van Gaal thay thủ thành Cillessen bằng Tim Krul. Ông đã chuẩn bị cho phương án hai đội phải đá phạt đền luân lưu. Van Gaal đã tính toán rất kỹ lưỡng và ông muốn thủ thành của Hà Lan có toàn bộ thể lực để đối phó với dàn chân sút của Costa Rica. Trong khi đó, thủ thành Navas đã trải qua hơn 120 phút sóng gió, có thể thể lực của anh suy giảm. Van Gaal tung Huntelaar vào sân ở đầu hiệp phụ thứ hai với hy vọng giải quyết dứt điểm trận đấu. Phút 18 của hai hiệp phụ, Robben thực hiện pha đá phạt trực tiếp từ cánh phải, nhưng hàng thủ áo trắng phá ra. Cơn lốc màu da cam tiếp tục tăng cường độ. Trước đó, ông bầu Van Gaal đã tung dự bị chiến lược Huntelaar vào sân hòng tìm kiếm bàn thắng. Phút 19, Vlaar phá bóng ra biên khi cản đường đi bóng xuông cánh trái của tiền đạo Urena. Tiền đạo này của Costa Rica là người đã khiếu nại về pha mà anh cho là bị cản phá trái phép ở hiệp phụ thứ nhất trong vòng cấm địa của Hà Lan. Phút 21, các cầu thủ áo trắng có pha tấn công ở cánh phải, nhưng hàng thủ Hà Lan đã cướp được bóng. Huntelaar nhận thẻ vàng chỉ vài chục giây khi băng vào không chiến với thủ thành Costa Rica, cánh tay của anh chọ vào mặt của thủ thành Trung Mỹ và làm Navas phải nằm sân. So với Navas, thủ thành Cilessen của Hà Lan làm việc nhàn hơn rất nhiều. Phút 23, Costa Rica có pha đột phá bên cánh trái, Hà Lan trả lời với pha phối hợp bên cánh phải. Bóng chuyền sáng bên trái và Lens băng vào dứt điểm, nhưng Navas đã cản phá thành công. Tuy nhiên, trước đó các cầu thủ Hà Lan đã mắc lối việt vị. Hà Lan tiếp tục lấn luớt Costa Rica trong suốt hiệp phụ thứ nhất. Robben hoạt động rất tích cực. Phút 13 ở hiệp phụ thứ nhất, anh liên tiếp có hai pha dốc bóng bó vào trong. Một trong hai pha đem lại cho Hà Lan một cú sút hàng rào, nhưng lão tướng này sút bóng bật hàng rào Costa Rica bật ra. Phút 14, Ruiz chọc khe quá mạnh và dài khiến đồng đội của anh bó tay không thể bắt tốc độ trong vòng cấm địa của Hà Lan. Các cầu thủ áo vàng trả lời bằng pha phản công bên cánh phải, nhưng Kuyt không pha được pha truy cản của hậu vệ đối phương. Hiệp phụ đầu được cộng thêm 2 phút bù giờ và tỷ số đang là 0-0. Phút 16, Hà Lan bẻ gẫy một pha tấn công của các cầu thủ áo trắng. Sneijder lật cánh sang cánh phải cho Robben nhưng bóng đi hết đường biên dọc. Kuyt lật bóng vào từ cánh phải, nhưng thủ thành Navas lại đấm được bóng ra. Và đó là pha bóng cuối cùng của hiệp vụ thứ nhất. Phía Hà Lan được chờ đợi có thể sẽ tung dự bị chiến lược Huntelaar vào sân ở hiệp phụ cuối cùng. Ở hiệp phụ này, Costa Rica có một pha bóng mà họ nghĩ là cần phải được hưởng phạt đền và bình luận viên Alan Shearer tin rằng đó là một pha phạt đền bị bỏ lỡ cho Costa Rica. Thủ thành Keylor Navas và hàng thủ Costa Rica đã buộc Hà Lan đi vào đá thêm hiệp phụ. Hiệp phụ thứ nhất bắt đầu, chưa rõ Hà Lan có thể giải quyết trận đấu trong 30 phút hay không. Phút thứ hai của hiệp phụ đầu tiên, Robben bị việt vị khi băng xuống nhận pha chuyền bóng vượt tuyến của đồng đội. Đây là pha bẫy việt vị thành công thứ 10 của Costa Rica so với chỉ có 2 ở phía Hà Lan. Phút thứ ba, Hà Lan tiếp tục tăng áp lực và hưởng phá đá phạt góc. Navas lại xuất thần đổ người đẩy được cú đánh đầu cận thành của hậu vệ Vlaar phía Hà Lan. Phút thứ 5, Navas phạm sai lầm khi chọn sai điểm rơi và băng ra đấm hụt pha phạt góc của đối thủ. Tuy nhiên hậu vệ Acosta đã tung người móc bóng cứu nguy trước khi trái bóng lăn vào khung thành bỏ trống. Phút thứ 7, tiền vệ Tejeda ra sân, thay vào đó là tiền vệ Cubero. Trước đó, pha phối hợp bật tường giữa Kuyt và Robben bên cánh phải đã bất thành, nhưng có thể thấy Robben và Kuyt đã đang phối hợp rất tích cực ở cánh này. Hà Lan tấn công liên tục nhưng không thể ghi được bàn thắng nào trong hiệp hai. Hai đội bóng hòa 0-0 sau 94 phút thi đấu. Phút 92, một pha rối loạn đã diễn ra trước khung thành của Navas, pha căng ngang từ bên phải của Hà Lan đã xuyên qua một rừng chân phòng thủ của Costa Rica và bốn chân sút Hà Lan đều không thể chạm bóng. Tuy nhiên, tiền vệ Tejeda đứng sát cột dọc bên trái đã cứu được pha sút bóng Hà Lan khi thủ thành Navas đã ra khỏi khung gôn. Một loạt các cơ hội ở các phút 82, 88 trước đó cũng không giúp Hà Lan ghi bàn và có thể nói Costa Rica đã 'thoát hiểm' thành công. Hà Lan bị cầm hòa 0-0 và buộc phải bước vào đá hiệp phụ với Costa Rica, mặc dù họ đã gây sức ép liên tục, thắng thế trên phần lớn hiệp một và cả hiệp hai với cả chục cơ hội ăn bàn trông thấy được xếp đặt, nhưng bất thành. Van Persie tranh bóng với đối thủ Costa Rica. Còn dưới năm phút kết thúc hiệp hai. Hà Lan liên tục có các cơ hội nguy hiểm uy hiếp Costa Rica. Phút 86, van Persie đột phá bên cánh phải, nhưng pha dứt điểm của anh bị Navas cản phá ở góc gần. Hà Lan vẫn chưa có bàn thắng, nhưng họ có rất nhiều cơ hội nguy hiểm và là đội kiểm soát trận đấu. Diễn biến trên sân lúc này là Costa Rica đang chịu trận trước các pha công thành liên tiếp của Hà Lan. Phút 89, van Persie đặt lòng hụt một pha căng ngang rất đẹp mắt như dọn cỗ của Sneijder khi anh đối mặt với thủ thành Navas. Một cơ hội nữa bị bỏ qua bởi Hà Lan. Phút 90, Robben dốc bóng vào trong từ cánh phải và chọc khe xuống cho Van Persie, nhưng hàng thủ Costa Rica cản phá ra. Hiệp hai được công thêm 4 phút bù giờ, Robben kiếm cho Hà Lan một pha sút phạt trực tiếp từ nách phải sau khi hậu vệ Diaz phạm lỗi ngáng ngã anh. Depay (21) thi đấu khá tốt ở hiệp một, nhưng tới phút 76 anh được thay ra. Phút 76, ông bầu Van Gaal của Hà Lan rút tiền đạo Depay ra sân và thay anh bằng tiền đạo Lens. Có thể HLV Hà Lan hy vọng thể lực của Lens sẽ giúp Hà Lan tạo được đột biến ở những phút cuối hiệp hai. Hiệp hai còn khoảng mười phút, Hà lan tiếp tục khai thác cánh phải. Phút 80, Kuyt nhận đường chuyền của Robben, căng ngang cho Lens băng vào đánh đầu. Navas đẩy bóng ra rất đẹp, nhưng trước đó Lens đã rơi vào thế việt vị. Có thể nói Navas đã tự xếp mình là một trong những thủ thành chơi hay ở giải này, đặc biệt qua trận này, bên cạnh các thủ thành như Ochoa của Mexico, Tim Howard của Mỹ. Phút 81, Robben bị cản ngã ở bên ngoài vòng cấm địa sau pha đột phá mà anh di chuyển sang cánh trái. Sneijder là người thực hiện. Trước đó, Gonzalez đã bị rút thẻ vàng trong pha phạm lỗi với Robben. Sneijder sút bóng bật cột dọc trái khung thành của Navas, suýt nữa Hà Lan có bàn thắng. Nhưng trong pha này, Navas cũng đã bay đúng hướng, nhưng không thể chạm tay vào bóng. Robben quấy rối liên tục ở cánh phải của Costa Rica. Phút 65, hậu vệ Gonzales của Costa Rica bay người đánh đầu đón bóng từ một pha đá phạt trực tiếp bên cánh phải. Bóng vọt xà ngang, nhưng trước đó, Vlaar đã bắt rất chặt và cản trở pha đánh đầu này. Pha đá phạt xuất phát từ thẻ vàng mà hậu vệ Martins nhận được khi mắc lỗi ôm người với Campbell. Phút 67, ông bầu Pinto của Costa Rica đưa tiền đạo Urena vào thay Campbell. Một phút sau, Robben đá phạt góc hóc hiểm, bóng đi chìm căng ngang vòng cấm địa, nhưng không có cầu thủ áo da cam nào chạm được chân vào trái bóng. Phút 70, hậu vệ Gamboa phải rời sân ngắn, sau pha bật cao đánh đầu, anh không va chạm với ai, nhưng có thể pha bật quá mạnh khiến anh tự bị chấn thương. Phút 74, Gamboa tung người móc bóng, nhưng anh bị trọng tài thổi phạt đá cao chân với đối thủ Hà Lan. Vlaar lên tham gia tấn công và đánh đầu vọt xà sau khi nhận được đường bóng cắt mặt từ pha đá phạt trực tiếp ở cánh trái. Tỷ số vẫn là 0-0 sau 75 phút thi đấu. Robben bị hai hậu vệ của Costa Rica kẹp chặt ở cánh phải trong pha phạm lỗi của Umana. Robben hoạt động rất năng động bên cánh phải. Phút 56 anh phối hợp chọc khe cho Van Persie băng xuông, nhưng hậu vệ Gonzales đã đọc được ý đồ này và kịp thời cản phá. Phút 57, Costa Rica thử phương án tấn công với Gonzales phất một đường bóng dài vượt tuyến lên cho trung phong cắm của họ, song bóng đi qúa sâu và đến tay thủ thành Hà Lan. Dirt Kuyt thường xuyên dâng cao bên cánh phải và phối hợp với Robben. Hiệp một Kuyt đã có một số pha truyền bóng không ăn ý với đồng đội, nhưng từ đầu hiệp hai, anh đã hỗ trợ Robben quấy rối bên cánh phải Costa Rica khá mạnh. Các bình luận viên của BBC khen ngợi lão tướng Robben có thể lực rất tốt. Phút 61, trung phong Campbell của Costa Rica bị ngã trong vòng cấm địa của Hà Lan, nhưng không có hồi còi phạt nào cất lên. Chỉ vài giây sau, trung phong này bị cản phá trái phép ở ngoài vòng cấm địa. Robben và Sneijder rút về làm hàng rào. Nhưn gpha sút hàng rào của Bolanos đi căng mà thiếu chính xác, bỏng vọt quá xa và cao trên khung thành của Cilessen. Thủ thành Kaylor Navas là thần hộ mạng của Costa Rica từ đầu hiệp một trận tứ kết. Hiệp hai đã bắt đầu, chưa rõ ông bầu Hà Lan, van Gaal sẽ có điều chỉnh lối đá ra sao để Hà Lan dứt điểm tốt hơn. Bên phía Costa Rica, có thể nói họ đã có một hiệp một khá may mắn nhờ sự xuất sắc của thủ thành Kaylor Navas. Nếu không, lưới của Costa Rica có thể đã rung lên không dưới một lần. Phút 48, thủ thành Cilessen của Hà Lan bắt gọn pha căng ngang của tiền vệ Costa Rica lên tham gia tấn công. Hà Lan trả lời bằng pha đột phá bên cánh trái của Depay, nhưng bóng đi ra hết đường biên dọc. Chuyên gia bóng đá Chris Waddle bình luận với BBC: "Hà Lan ở hiệp một trông có vẻ là đội tìm kiếm chiến thắng hơn." Còn cựu thủ quân tuyển Anh, Rio Ferdinand nói với BBC: "Nếu ai đó như Huntelaar vào sân, anh ta sẽ không chờ tới hai cơ hội." Phút 52, Robben dốc bóng bên cánh phải, pha đi bóng khá dài và anh bị hậu vệ Umana cùng Diaz cản phá. Umana sau đó bị trọng tài rút thẻ vàng cảnh cáo và Robben thực hiện pha sút phạt từ cánh phải theo hướng tấn công của Hà Lan. Tuy nhiên pha căng nang của anh cho Sneijder đã không thành bàn, khi tiền vệ này sút bóng vọt xà ngang. Hậu vệ Costa Rica nhận thẻ vàng khá sớm ở hiệp một khi cản phá các đợt tấn công của Hà Lan. Hiệp một được cộng thêm một phút bù giờ. Hà Lan đã tấn công rất mạnh mẽ và đa dạng ở hiệp đầu. Tuy nhiên, tỷ số vẫn chưa được mở, mặc dù Hà Lan sở hữu 69 % lượng bóng và đẩy đội hình của Costa Rica xuống rất thấp ở hiệp đầu. Thủ thành Navas đã chơi rất xuất sắc và anh đã cứu thua không dưới ba lần cho các cầu thủ Trung Mỹ. Trong giờ nghỉ giải lao, cựu tuyển thủ New Castle, chuyên gia bóng đá Alan Shearer nói với BBC nhiều pha phản công của Hà Lan rất nguy hiểm do Costa Rica dồn lên tấn công quá đông và để dàn hộ vệ quá mỏng. Ông cảnh báo Costa Rica cần sửa chữa sai sót này nếu không muốn bị thủng lưới. Hiệp một chứng kiến nhiều pha công thành đẹp mắt và nguy hiểm của Hà Lan, quả thực, nếu không thay đổi lối đá, Costa Rica có thể sẽ bị thủng lưới ở hiệp sau. Thủ thành Navas dùng chân cản phá pha sút bóng cận thành của Depay. Phút 36, Hà Lan mở pha tấn công ở cánh phải. Trước đó, Robben bị phạm lỗi và thực hiện cú phạt trực tiếp từ xa khung thành Navas, tuy nhiên pha câu bóng của anh đi thấp và bị hàng thủ áo trắng phá ra. Phút 38, hậu vệ Diaz nhận một thẻ vàng từ trọng tài Irmatov, đây là lần cầm còi thứ 9 của ông ở World Cup. Phút 39, thủ thành Navas bay người rất đẹp và hết cỡ để cứu cho Costa Rica khỏi bàn thua từ pha đá phạt hàng rào của tiền vệ Sneijder. Bóng bay căng, bổng sát mé trong cột dọc bên phải khung thành, nhưng Navas đã đẩy được một cách xuất sắc. Tỷ số vẫn là 0-0 sau bốn mươi phút. Lúc này đội hình của Costa Rica rất thấp và biến dạng thành 5-4-1. Costa Rica cố gắng giữ kỷ luật và hạn chế các mũi tấn công rất đa dạng của các đối thủ Hà Lan. Phút 42, Robben có được chọc khe rất sắc cho Van Persie băng xuống, nhưng thủ thành Navas đã băng ra rất nhanh ôm bóng gần như trong chân của trung phong Hà Lan. Cổ động viên Costa Rica khích lệ đội nhà từ khán đài trên sân Fonte Nova. Phút 28, tiền vệ Borges lên tham gia tấn công, anh bật cao đánh đầu, nhưng pha lật bóng quá cao và anh cũng bị Martins kèm cặp chặt, nên không thể với tới trái bóng. Phút 29, Depay nhận được bóng từ cánh trái, anh tung cú sút trong vòng cấm địa, nhưng thủ thành Keylor Navas đã tỏ ra xuất sắc khi một lần nữa cản phá thành công pha dứt điểm. Tiền vệ Ruiz bên áo trắng trước đó đã có pha trả bóng ẩu tạo điều kiện cho hàng công Hà Lan cướp được bóng và suýt nữa mở được tỷ số. Phút 31, Martins tranh bóng quyết liệt cản đường đi vào trung lộ của Costa Rica. Một phút sau, Costa Rica được hưởng pha đá phạt trực tiếp từ khoảng cánh khá xa khung thành của Cillessen. Nhưng pha sút bóng như câu bổng của Bolanos quá hiền lành và thủ thành Hà Lan đã bắt bóng nhẹ nhàng. Phút 33, Robben bị hai hậu vệ áo trắng truy cản quyết liệt và không thể đón được đường chuyền vượt tuyến của đồng đội. Robben bị đối thủ Costa Rica kèm chặt trong một pha tấn công ở cánh phải. Phút 22, thủ thành Navas của Costa Rica có hai pha cứu thua tuyệt vời trước hai pha dứt điểm nặng ký lần lượt của Van Persie và Sneijder ở cánh trái. Pha dàn xếp trước đó của Dirt Kuyt từ cánh phải là rất hay. Hà Lan đã tỏ ra rất sắc sảo. Phút thứ 24, Hà Lan chuyền bóng từ sân nhà chậm rãi và bất ngờ có đường phất bóng lên rất nhanh, tuy nhiên tiền đạo Depay đã rơi vào thế việt vị. Phút 25, Kuyt căng ngang rất nguy hiểm cho van Persie băng vào, nhưng trung phong đang chơi cho Man United ở giải ngoại hạng Anh, Premier League, và ba cầu thủ áo da cam đã rơi vào thế việt vị. Tỷ số đang là 0-0, nhưng Hà Lan đá rất sắc sảo những phút này. Costa Rica vào trận tự tin và đá rất thoải mái trước Hà Lan. Trận đấu sắp bước vào phút thứ hai mươi. Diễn biến trên sân lúc này khá cân bằng. Costa Rica thi đấu rất tự tin, họ giữ tốt khoảng cách giữa các tuyến. Tranh bóng tích cực ở giữa sân cũng như khóa hai cánh, ngăn cản Hà Lan tấn công. Hà Lan có nhiều hơn tình huống tấn công nguy hiểm. Nhưng phút thứ 20, hậu vệ De Vriz của Hà Lan đã phải phá một pha căng ngang nguy hiểm của tiền đạo áo trắng. Pha tấn công cho thấy tiềm năng của Costa Rica là rất lớn và cũng minh chứng tại sao họ đã đứng đầu một bảng đấu không phải là dễ dàng ở vòng đấu bảng. Hai đội xuất phát với nhịp độ vừa phải với Hà Lan lúc đầu có một số pha triển khai nhỉnh hơn. Phút 13, Van Persie đi bóng bên cánh trái, nhưng không qua được hàng hậu vệ của Costa Rica. Hà Lan phối hợp chậm chắc bên sân nhà và tìm cách lật cánh liên tục hoặc mở các đường chuyền dài cho Robben hay Van Persie tiếp cận khung thành của Navas. Cựu tiền vệ tuyển Anh Danny Murphy nói với BBC: "Costa Rica cần lựa chọn các khoảnh khắc của họ. "Cần thông minh và đưa các mũi nhọn lên tấn công thật lẹ khi cơ hội đến. "Cho tới nay, họ đã đá khá tốt," Murphy nói với BBC. Các cổ động viên căng biểu ngữ đề nghị cầu thủ không ngã ăn vạ câu phạt đền. Trận đấu đã bắt đầu với Hà Lan thi đấu đội hình 3-4-3 với Van Persie đá giữa ở hàng công. Ông bầu Louis van Gaal đặt Daley Blind đá cánh trái. Thông thường Blind có thể đá tiền vệ giữa, nhưng Hà Lan tỏ ra rất cơ động về đội hình. Phút 08, Gongalez của Costa Rica băng ra cắt đường đi bóng ở cánh phải của Robben. Pha phạt góc sau đó do Robben thực hiện không thành công và bị hàng thủ áo trắng phá ra xa. Phút thứ 9, Robben có bóng ở cánh phải, anh bó vào trong, nhưng bị trung vệ đối phương cản phá không cho dứt điểm. Costa Rica trả lời với pha băng xuống của Bolanos, nhưng đường chuyền quá dài và tiền vệ này không theo kịp. Tuyển Hà Lan tranh tài với Costa Rica trong trận tứ kết cuối cùng ở World Cup 2014. Tuyển Hà Lan và Costa Rica tranh tài trong trận tứ kết cuối cùng ở World Cup Brazil 2014 trên sân Arena Fonte Nova tại Salvador hôm 05/7. Trước đó, ba đội Đức, Brazil và Argentina đã lấy được vé vào vòng bán kết sau khi Đức thắng Pháp 1-0, Brazil hạ Colombia 2-1 và Argentina vượt qua Bỉ với kết quả 1-0. Cả ba trận tứ kết trong hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy đều diễn ra gay cấn với các đội bóng tranh tài sát sao. Tỷ số của các trận đấu cho thấy trình độ của các đội bóng rất gần nhau ở vòng này và đội thắng chỉ có khoảng cách trước đối thủ mà họ đánh bại một bàn thua. Vào trận tứ kết cuối cùng, Hà Lan được cho là đội có lợi thế hơn về kinh nghiệm ở các vòng đấu sâu trong các World Cup, còn Costa Rica được coi như một hiện tượng của giải sau khi đã bất ngờ đứng đầu bảng D với 7 điểm ở vòng đấu bảng. Hà Lan có một xuất phát rất tốt sau khi đã thu được tối đa 9 điểm ở bảng B, đứng trên các đối thủ Chile, Tây Ban Nha và Úc, nhưng trận thắng Mexico ở vòng 16 đội nhờ cú ngã của Robben trong vòng cấm địa được cho là điều mà Costa Rica lo ngại.
Sự thiếu hụt phi công trên toàn cầu khiến nhiều hãng hàng không và học viện đang phải mở chương trình đào tạo giá rẻ hoặc miễn phí, theo Reuters.
Bạn muốn làm phi công cho Vietnam Airlines?
Phi công và tổ bay Vietnam Airlines trên Airbus A350-900 XW ở Nội Bài - hình tư liệu Lần đầu trong 15 năm, người sáng lập Học viện Epic Flight ở Florida, ông Danny Perna, không thể tìm đủ phi công Hoa Kỳ để mời làm giảng viên cho học viện. Vietnam Airlines vẫn bay thẳng Mỹ dù thua lỗ Bộ Quốc Phòng xác nhận phi công VN tử nạn ở Anh Công an Việt Nam bắt 'Dũng Phi Hổ' Phi công Việt-Mỹ: 'Kẻ thù xưa, anh em nay' Tiền thưởng 10.000 USD cũng không giúp được gì, ông nói. Cuối cùng, học viện quyết định quảng cáo một chương trình hỗ trợ một phần kinh phí cho các khóa đào tạo phi công. "Về cơ bản một khi chúng tôi bắt đầu tài trợ việc đào tạo thì nó sẽ bù đắp sự thiếu hụt của phi công ", ông nói với Reuters qua điện thoại từ Florida. "Các phi công Hoa Kỳ mới được đào tạo phải dạy tại các trường học bay để đạt được số giờ cần thiết trước khi được vào làm việc tại một hãng hàng không." "Vì vậy, đó không phải là sự thiếu hụt phi công, đó là sự thiếu hụt tài chính hoặc các khoản hỗ trợ, vì học viên không có khả năng trả kinh phí đào tạo." Cạnh tranh ngày càng gia tăng trên toàn cầu vì thiếu phi công đã đẩy mức lương lên cao và khiến các hãng hàng không không thể hoạt động hết công suất. Các phi công nói chi phí cao để trả cho các chuyến bay huấn luyện, trên 70.000 USD, là lý do chính khiến học viên đăng ký giảm mạnh, đặc biệt tại Hoa Kỳ và Úc. Nhiều ngân hàng đã tạm dừng các khoản vay cho đào tạo bay sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. "Học viên bây giờ phải xem xét tiền sẽ đến từ đâu, từ khoản vay ngân hàng khổng lồ hay từ túi bố mẹ", ông Brian Strutton, Tổng thư ký Hiệp hội Phi công của British Airlines , bày tỏ lo ngại rằng sự chuyên nghiệp đã trở nên "không thể tiếp cận". Vào tháng 6, công ty đào tạo CAE Inc dự báo rằng ngành hàng không thương mại toàn cầu cần thêm 255.000 phi công đến năm 2027 để duy trì tăng trưởng nhanh. Nhưng họ cũng nói rằng hơn một nửa số phi công cần thiết vẫn chưa bắt đầu được đào tạo. "Nhiều quốc gia đang có chung trình trạng này (như Hoa Kỳ). Họ đang thiếu hụt binh lính cho quân đội và nhân sự trong môi trường thương mại", Giám đốc điều hành Vietnam Airlines, Dương Trí Thành nói. "Vấn đề mà chúng ta thấy, và đang đầu tư vào đó, là làm thế nào để giảm chi phí hoặc thời gian để có được một phi công có chất lượng làm việc cho một hãng bay." VN thiếu cả phi công và nơi đào tạo Đến năm 2020, Việt Nam cần khoảng 2.680 phi công thương mại. Theo số liệu năm 2016 của Cục Hàng không Việt Nam được báo Người Lao Động trích dẫn , Việt Nam cần thêm 1.320 phi công. Cũng theo Cục Hàng không Việt Nam, mỗi năm Vietnam Airlines, Vietjet và Jetstar Pacific Airlines cần khoảng 200- 250 phi công. "Bên cạnh đó, nhu cầu huấn luyện nâng hạng từ lái phụ lên lái chính, từ học viên phi công đào tạo cơ bản lên lái phụ đối với các loại máy bay đang khai thác cũng cần khoảng 170-200 lượt/năm". Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam thời đó (2016), ông Lại Xuân Thanh, nói hàng không Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển rất nhanh: "Các hãng đều muốn phát triển đội máy bay trong khi chưa chuẩn bị dẫn đến tình trạng khủng hoảng thiếu nhân lực kỹ thuật cao như phi công, thợ máy…" Giải pháp lúc đó là đẩy nhanh việc thiết lập cơ sở đào tạo phi công tại Việt Nam và củng cố các cơ sở đào tạo đã được Cục Hàng không Việt Nam chứng nhận. Cũng theo Báo Người Lao Động, do thiếu hụt trầm trọng nên phi công ở Việt Nam bị ràng buộc bởi nhiều quy định khắt khe nhằm hạn chế tình trạng giành giật nhân sự cấp cao. Phi công và nhân viên tổ bay của một hãng hàng không Thổ Nhĩ Kỳ Theo đó, các phi công được cử đi đào tạo theo ngân sách của nhà nước hoặc của các hãng hàng không thường khó 'nhảy việc' vì nếu làm vậy có thể phải bồi thường hàng tỷ đồng theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam. Vẫn theo báo Việt Nam, nước này còn thiếu nơi đào tạo phi công. Tại hội thảo về đào tạo ngành hàng không lần 1 ở TPHCM hồi 2016, nhiều đại biểu cho rằng còn nhiều hạn chế trong đào tạo và huấn luyện phi công tại Việt Nam. Cơ sở đào tạo thì thiếu thiết bị để thực hành, ngoài ra là thiếu sự gắn kết giữa cơ sở đào tạo với hãng hàng không để sử dụng lao động và tập bay thực tế. Kinh nghiệm thực tế và khả năng cập nhật công nghệ mới của đội ngũ giảng viên cũng hạn chế. Không chỉ kém về trình độ kỹ thuật, sinh viên ngành hàng không tại Việt Nam còn yếu tiếng Anh khiến các hãng hàng không không tha thiết với nguồn lao động nội. Nhiều hãng tuyển sinh viên hàng không vào rồi lại phải bỏ tiền đào tạo lại, tốn kém hơn đào tạo một người mới. Nhân sự trong lĩnh vực hàng không tại Việt Nam hiện chủ yếu là người nước ngoài. Có hãng hàng không thuê 90% phi công người nước ngoài. 'Được trả tiền để được đào tạo' Theo Reuters, Air France gần đây công bố kế hoạch khởi động cái gọi là chương trình "ab initio", trả tiền để đào tạo phi công, rồi thuê họ làm việc cho hãng. Trong tháng 10, Cebu Pacific cho biết họ sẽ tài trợ cho 240 phi công nhiệt huyết. Các phi công chỉ phải trả lại phí đào tạo sau này thông qua khấu trừ lương. Trung tâm đào tạo bay Lufthansa vào 10 nói đã giảm phí chương trình đào tạo kéo dài hai năm xuống từ 100.000 Euro xuống còn 80.000 Euro (98.080 đôla). "Chúng tôi thấy sự phát triển của các chương trình tài trợ đào tạo hàng không." "Theo đó sinh viên tốt nghiệp có định hướng công việc ngay từ ngày đầu tiên", theo một quan chức CAE Inc, ông Nick Leontidis. Truyền thông VN cho hay nhiều hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines thiếu phi công và thiếu cả nơi đào tạo phi công "Hiện có 80% học viên tốt nghiệp của chúng tôi được một hãng hàng không tài trợ, nơi họ được đảm bảo có việc ngay từ khi mới tham gia khóa đào tạo." Một phát ngôn viên của Air France cho biết chương trình ab initio được triển khai lần cuối cùng cách đây 9 năm. Hãng này có kế hoạch có 100 học viên tham gia chương trình được tái triển khai vào năm 2022. Các nhà sản xuất máy bay Boeing và Airbus cho biết họ cũng mở rộng phạm vi các sản phẩm và dịch vụ đào tạo bay để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Boeing có hơn 80 chương trình mô phỏng bay đang vận hành trên toàn thế giới, trong khi Airbus đã tăng hơn gấp ba các trung tâm đào tạo bay trên toàn cầu trong năm năm qua. Airbus thậm chí đang tìm cách để tham gia vào 'cuộc chơi' ab initio, ông Laurent Martinez, giám đốc dịch vụ của hãng hàng không này cho biết. Không có giải pháp ngắn hạn Những nỗ lực này có vẻ không thể giải quyết vấn đề ngắn hạn. Nhiều hãng hàng không đang cạnh tranh, ví dụ với những hãng hàng không giàu có của Trung Quốc hiện đang gia sức thuê phi công để bành trướng các đội bay. Các hãng hàng không Trung Quốc tài trợ toàn bộ chi phí đào tạo cho phi công Trung Quốc và ký kết hợp đồng dài hạn với họ, nhưng vẫn thiếu. Ryanair trong tháng 9 đã hủy 20.000 chuyến bay do thiếu phi công dự bị do thay đổi các chính sách quản lý yếu kém trước đây. Các hãng hàng không Australia cũng phải hủy bỏ nhiều chuyến bay do thiếu phi công. Ngoài thay đổi cách tài trợ học bay, các học viện cũng nói cần suy nghĩ lại về chi phí đào tạo bay và chiến thuật tuyển dụng học viên.
Miền Trung lũ đang xuống dần, mưa giảm, nắng cũng bắt đầu lên, nhưng ngoài khơi một cơn bão dự báo đến cấp 13 đang đe dọa tốc thẳng tiếp vào chính đoạn eo này.
Chạy đua cứu trợ miền Trung VN nảy sinh nhiều vấn đề?
Ở một số nơi, quốc lộ đã lộ ra mặt đường nhưng chung quanh vẫn là nước, lái xe trong đêm chỉ có thể căn theo cọc tiêu mà đi. Thủ tướng Phúc yêu cầu 'không gây khó nhà hảo tâm' Lũ lụt VN: Hồng Thập tự lo thảm họa nhân đạo Bão lụt miền Trung Việt Nam: Người dân chưa thấy dấu ấn các lãnh đạo? Ở các vùng rốn lũ, người dân sinh sống làm rẫy trong thung lũng nên bị ngập lút nóc nhà, như các huyện của Quảng Bình, một số huyện của Quảng Trị, Hà Tĩnh, nước vẫn đang ngập sâu. Do vậy, hoạt động cứu trợ khắp Việt Nam đang diễn ra hết sức phong phú. Cứu trợ thực phẩm Năm nay, do sợ ăn mì tôm thiếu chất, bà con chuyển sang luộc bánh chưng bánh tét mang đi. Tính sơ, cả nước chắc phải vài trăm ngàn chiếc bánh đã và đang được chuyển đến người dân gặp nạn. Nhưng vài ngày qua cũng đã có hàng ngàn chiếc bánh do luộc gấp, chuyển lên xe mang đi ngay khi còn nóng, lại xếp chồng chất trong không gian bịt bùng của thùng xe, vận chuyển xa, cùng với thời tiết ẩm và nắng nóng quá cao, đã bị thiu chua mốc meo khi chưa còn đến tay người nhận. Nguyên nhân khác, theo một số người có nghề gói bánh chưng chuyên nghiệp, do việc gói bánh gấp gáp nên rất nhiều người dân hô hào xúm lại gói nhưng không mấy người biết việc, vì vậy bánh gói không chặt tay, khi luộc nước vào làm nhão, lại không kịp để nguội và rền bánh đã vội mang đi nên bánh chưng chóng hỏng. Bánh chưng, bánh tét được gói ở Hà Nội để gửi vào cho bà con miền Trung Nỗi buồn "Dân địa phương 'biết làm kinh tế'" Trong vài ngày qua, ở một huyện thuộc tỉnh Quảng Bình, một số người dân chở đò và thuyền cá nhân cũng đã dấy lên một làn sóng phẫn nộ trong những người đi cứu trợ, xôn xao khắp cả nước. Lũ miền Trung: Ca sĩ Thủy Tiên quyên góp 100 tỷ, còn Việt Nam nên sửa luật? Thượng tướng Lê Chiêm giải thích lại về câu 'cán bộ chia lương khô cứu trợ' Nhiều tài khoản và video trên mạng Facebook kể xe tải mang hàng cứu trợ đã đến nơi từ rất sớm, nhưng không thể vào được vùng ngập lũ nơi người dân đang cần cứu đói, vì các thuyền nói trên hét giá từ 2 triệu đến 5 triệu đồng/lần, một người thêm thì 400.000 đồng, nếu không trả đủ thì thuyền cứ cắm không đấy, họ cương quyết không chở. Giá này được người dân địa phương cho là gấp 4-10 lần giá ngày thường, đến mức ngay cả họ cũng thấy xấu hổ và nhục nhã. Sốt ruột vì lo cho tình trạng của nạn dân và thực phẩm trên xe, các đoàn cứu trợ đành phải chấp nhận. Nhiều người đi cứu trợ đã châm biếm "khen" những người chở thuyền nói trên là "biết làm kinh tế". Nước ngập dâng cao khiến việc phân phối, tiếp nhận hàng cứu trợ tới nhiều gia đình gặp khó khăn Một số người khác bực tức đến nỗi bảo thà ném hết hàng cứu trợ xuống sông chứ không để họ ăn chặn như vậy. Một số khác nữa quay xe tìm những nơi đường sá có thể vào được để tặng hết số hàng trên xe. Sau khi thông tin được loan ra trên mạng xã hội, có những Mạnh Thường Quân cương quyết không tiếp tục cứu trợ vùng này. Vùng nào khác cũng được, nhưng huyện này thì không. Hoạt động tự phát Cũng có một số người sau khi cả ngày vật vã tìm thuyền thì tình cờ gặp được người dân sở tại giúp đỡ đưa hàng vào cứu trợ. Hoặc các câu lạc bộ xuồng hơi, ca nô từ nhiều nơi đến chủ động cứu trợ. Tuy nhiên, việc một lúc có quá nhiều đoàn cứu trợ đổ xô đến vùng trũng lũ lụt đã khiến tình hình địa phương rối ren. Đoàn xe cứu trợ xếp hàng dài trên quốc lộ gần như cùng lúc, không có thuyền bè để vào tận vùng lụt (có khi đang nổi sóng gió), không có người hướng dẫn, thậm chí không định được địa điểm và danh sách tặng quà. Vì thế nhiều đoàn đậu xe tại chỗ, gặp ai phát nấy. Lại những đoàn cứu trợ mang theo cơm hộp hay bánh chưng nên phải tranh thủ phát thật nhanh kẻo hư hỏng. Cuối cùng, những gia đình sống ven quốc lộ có khi nhận được hàng chục lượt quà cứu trợ, trong khi những vùng dân trong sâu có khi cả 5 ngày không nhận được lần nào. Sau một tuần, đến nay các nhóm cứu trợ vẫn ùn ùn chở lương thực và thực phẩm ăn liền ra các vùng, nhưng chính người dân bản địa cũng bắt đầu lên tiếng về việc lương thực và thực phẩm đã dư thừa, nói đúng hơn là chỗ quá thừa, chỗ vẫn thiếu. Dân Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) chính thức lên tiếng không nhận bánh chưng nữa. Rủi ro trên đường cũng xảy ra. Có những nhóm đi cứu trợ bị lật thuyền, gặp tai nạn, phải kêu gọi cứu trợ lại. Nhóm cứu trợ của hai người mẫu-hoa hậu Minh Triệu và Kỳ Duyên bị hỏng toàn bộ 1.500 phần quà đã chuẩn bị sẵn, phải đi mua lại toàn bộ. Việt Nam: nhìn lại những ngày bão lũ miền Trung Vai trò của chính quyền địa phương Có những người không tìm được thuyền đưa vào vùng lụt đã trách chính quyền là vô trách nhiệm. Từ các địa phương Hà Tĩnh, Quảng Bình, các cá nhân, nhóm thiện nguyện và lãnh đạo địa phương lên tiếng bằng nhiều cách để hướng dẫn các đoàn cứu trợ tự phát. Dưới đây là một đoạn chia sẻ của bà Ngọc Thủy Nguyên, Phó Chủ tịch UBND huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình: "Kính gửi các đoàn thiện nguyện, các nhà hảo tâm Rất nhiều người dân ở các vùng bị ảnh hưởng bởi lũ lụt tại miền Trung đang đói rét, thiếu các vật dụng thiết yếu để duy trì sự sống. Nhiều mặt hàng trên địa bàn khan hiếm, mong các nhà cứu trợ mua từ xa. 1- Trong những ngày đầu rất cần: + Lương khô, mì tôm, nước uống đóng chai, sữa hộp, nếu có bánh chưng thì rất tốt. + Bếp và bình ga mini, đèn pin, nến (đèn cầy), áo phao cứu sinh, pin dự phòng, quần áo. + Thuốc thiết yếu gồm: thuốc sát trùng, rối loạn tiêu hoá, giảm đau, giảm sốt, huyết áp, thuốc bệnh da liễu, các loại dầu gió, dầu nóng. 2- Giai đoạn sau khi nước rút sẽ cần gạo, dầu ăn, muối, mì chính, nước mắm, cá khô, phèn để xử lý nước sinh hoạt, con giống, hạt giống rau củ các loại, sách vở cho các cháu đi học, tiền để mua sắm các đồ dùng thiết yếu... Người dân huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, tới nhà văn hóa địa phương nhận thực phẩm cứu trợ 3- Đối với chính quyền cấp xã: + Rất cần máy nổ để duy trì các hoạt động thông tin liên lạc, chỉ đạo, điều phối hàng hóa đến các vùng nguy cấp. + Chính quyền gặp khó khăn trong việc đưa hàng hóa tiếp tế đến người dân vì vậy rất cần các xuồng nhỏ (xuồng hơi, xuồng nhôm...) để đi vào các ngõ ngách. + Giúp chính quyền thì họ sẽ có phương tiện giúp cho người dân nhiều hơn và nhanh hơn Để tránh tình trạng hỗ trợ chồng chéo hoặc không đồng đều, chúng ta nên thông qua chính quyền để nắm thông tin hoặc nhờ họ điều phối hàng cứu trợ. Tùy từng giai đoạn và từng đối tượng mà chúng ta hỗ trợ hoặc tiếp tế cho phù hợp." Trên các hội nhóm, nhiều người đã chuyển sang quyên góp thuốc men, con giống, hạt giống và tiền để cứu trợ sau lũ, giúp đồng bào tái thiết cuộc sống. Ca sỹ Thủy Tiên và khoản tiền hơn 150 tỷ đồng Trong một diễn biến khác, cuộc tranh cãi quanh chuyến cứu trợ của ca sĩ Thủy Tiên liên quan đến số tiền kỷ lục hơn 150 tỷ đồng cũng đã xoay chiều sang hướng nên giao cho Mặt trận Tổ quốc hay cứ để ca sĩ Thủy Tiên tự thực hiện. Đa số ủng hộ việc Thủy Tiên tiếp tục tự mình phát hết số tiền đến tận tay người dân. Vì nếu giao cho Mặt trận Tổ quốc thì lên kế hoạch và phân công việc đã rất chậm chạp, mà quan trọng nhất là nhiều khả năng bị xà xẻo, không đến được trọn vẹn với nạn dân. Ở hướng ngược lại, có những người dự báo Thủy Tiên sẽ trở thành nạn nhân của chính cô, do việc không thể chi minh bạch khoản tiền quá lớn kể trên, và sẽ bị chính những người từng góp tiền lôi ra "phản dame", khiến cô mất hết uy tín. Có những người so sánh với câu chuyện cứu trợ của MC Phan Anh cách đây vài năm, khuyên cô nên lập quỹ theo pháp luật và thuê người kiểm toán. Có người khăng khăng ai cũng có máu tham, cho nên khi nắm trong tay số tiền hơn 6 triệu đô này thì sẽ dễ nổi ham muốn và tính kế cuỗm mất. Nói chung, tình hình cãi nhau của người Việt ta vẫn không bao giờ vơi cạn, không cần mục đích, chỉ cần có lý do thì trăm hoa đua nở, phong phú, mãnh liệt, đa dạng, vô cùng sôi nổi. Trong tranh cãi chín người mười ý, Mặt trận Tổ quốc không được, một mình cô Thủy Tiên cũng không ổn. Thế là có người quân sư mạng, không hổ danh hiến lên một kế hoạch là nhập cả hai làm một, thành ra "Mặt trận Tổ Tiên" - đẹp cả đôi đường! Tuy nhiên, thực tế là người thầy vĩ đại nhất. Tình hình cứu trợ đến nay chứng minh là mô hình gợi ý này, sau cái ý đùa cợt của nó, với bản chất là kết hợp chặt chẽ giữa các tổ chức chính thức và cá nhân, nhóm tự phát, NẾU được quản lý minh bạch thì sẽ phát huy tốt nhất nguồn lực xã hội để vực dậy miền Trung. Nhu cầu cứu trợ Hàng năm miền Trung đều có thiên tai lũ lụt, không lớn thì nhỏ. Ngay cả miền Tây, vùng trù phú nhất của cả nước cũng từng bị. Không chỉ thiên tai mà dịch bệnh cũng cần được cứu trợ, giúp đỡ. Lũ lụt năm nay có lẽ sẽ lại là một kỷ lục nữa trong lịch sử khổ nạn của miền Trung. Cũng như nhiều người, tôi ngồi xem lại video lũ lụt năm 1964 tràn qua miền Trung. Có 7.000 người chết trong thiên tai đó. Trong video đó, có mấy lời này của Tổng thống Trần Văn Hương khi kêu gọi cứu trợ cho nạn nhân trong trận lụt 1964, xin chép ra hầu quý vị. Xin ngẫm nghĩ và hiểu rộng hơn những tên gọi được chỉ ra. "Tôi thấy ở đó, các đồng bào lớn, nhỏ, ở các tôn giáo, Phật giáo, Công giáo, đứng chung với nhau để lo cho nạn nhân. Còn cảnh nào vui đẹp hơn, ta thấy những vị ni cô đứng cạnh các dì phước để phát cơm cho nạn nhân, để lựa quần áo cho nạn nhân. "Vì lẽ đó, tôi thành khẩn yêu cầu quý vị, làm thế nào để cho những vấn đề đang chia rẽ chúng ta không còn nữa, để cho dầu trong một thời gian này đi nữa, làm thế nào để giảm bớt đau khổ của đồng bào ở miền Trung." Bài thể hiện quan điểm riêng và văn phong của người viết.
Tháng 4/1987, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, Mikhail Gorbachev thăm Tiệp Khắc.
Alexander Yakovlev - nhà lý luận Liên Xô hết tin vào chủ nghĩa xã hội
Alexander Yakovle (phải) Như mọi chuyến đi tới các nước thuộc khối XHCN, ông Gorbachev tìm cách khuyến khích lãnh đạo nước chủ nhà cải tổ, theo mô hình perestroika và glasnost. Nhưng tại Prague, nơi quân Liên Xô đem xe tăng vào đàn áp phong trào đòi cải cách năm 1968, Gorbachev tế nhị không nhắc gì đến chuyện cũ. Nước Nga có định mệnh đi con đường Á-Âu? Belarus 'cấm cửa' phóng viên BBC và nhiều hãng quốc tế Trước khi đoàn lãnh đạo Liên Xô rời thủ đô Liên bang Tiệp Khắc, một nhà báo Phương Tây hỏi người phát ngôn cho Gorbachev: -“Ngài nghĩ cải cách 1968 của Alexander Dubcek và ý tưởng cải tổ (perestroika) cùng minh bạch (glasnost) mà Liên Xô thúc đẩy hiện nay có gì khác nhau?” -“Khác nhau 19 năm.” Câu trả lời của người phát ngôn Liên Xô gây bất ngờ cho ban lãnh đạo Tiệp Khắc nhưng làm nức lòng phe đối lập mà người lãnh đạo là Vaclav Havel đã ngồi tù lần cuối từ 1979 đến 1983. Nhưng tư duy lại về Tiệp Khắc và cuộc cải cách bất thành năm 1968 của TBT Dubceck không đến với ông Gorbachev một cách tự nhiên. Người nuôi ý tưởng về một cách nhìn khác về Đông Âu chính là Alexander Yakovlev, nhà lý luận hàng đầu của Liên Xô thời Gorbachev. Lãnh đạo lâu năm và nỗi khổ 'truyền ngôi' Vladimir Putin: 20 năm trong 20 bức ảnh Câu chuyện trên, do Victor Sebestyen kể lại trong cuốn 'Revolution 1989 – The Fall of the Soviet Empire', cũng nói đến vai trò của Yakovlev trong việc làm thay đổi tư duy của Gorbachev về đối ngoại. Từ Tiệp Khắc 1968 đến trải nghiệm lâu ở Phương Tây Trong cuốn 'The Rise and Fall of Communism', Archie Brown viết rằng Alexander Yakovlev trở thành nhân vật quan trọng thứ nhì ở Liên Xô giai đoạn cải cách của Gorbachev. “Các chuyến công du, thời gian sống ở Phương Tây của Yakovlev đã tác động mạnh đến ông”, và sau này, cùng Eduard Shevarnadze, Yakovlev đã giúp Gorbachev, người đi lên từ cấp địa phương ở Nga, thiếu kinh nghiệm quốc tế, hình thành nhãn quan về thế giới. Alexander Nikolaievich Yakovlev (1923-2005) từng chiến đấu trong Cuộc chiến Vệ quốc Vĩ đại và sau khi giải ngũ đã vào ngành giáo dục. Năm 1953, khi Stalin chết, Yakovlev đang là giáo viên trường Đảng và toàn tâm toàn ý tin tưởng vào chủ nghĩa cộng sản. Lý tưởng của ông về chủ nghĩa Marx-Lenin không hề bị lung lay kể cả trong giai đoạn Liên Xô tiết lộ các tội ác của Stalin, nhưng Yakovlev muốn tìm hiểu tận gốc rễ ý tưởng xã hội chủ nghĩa, ở cả Marx, Engels, và các nhà tư tưởng Anh, Pháp cùng thời với hai ông tổ của chủ nghĩa cộng sản. Tiếp tục học lên trong ngành lý luận của Đảng Cộng sản Liên Xô, năm 1958, Alexander Yakovlev được chọn sang Hoa Kỳ du học một năm. Trong số 17 người được cử đi sang Mỹ bằng học bổng Fulbright năm đó, 14 người là sĩ quan KGB, còn lại là đảng viên cộng sản thành tín và báo cáo lên tổ chức về mọi hoạt động của họ. Vào ĐH Columbia, Yakovlev tìm hiểu chương trình New Deal của TT Roosevelt, và bắt đầu mơ ước về một dự án tương tự nhằm cứu chủ nghĩa xã hội kiểu Liên Xô. Trở về Liên Xô, ông không hề bớt đi tinh thần bài Mỹ mà còn đăng tải nhiều bài viết phân tích những điều “sai và xấu” của chủ nghĩa đế quốc Mỹ. Năm 1968, Liên Xô và khối Hiệp ước Warsaw đem quân vào Prague bắt toàn bộ ban lãnh đạo đảng bạn, cùng TBT Alexander Dubcek và giải tán phong trào công nhân, sinh viên đòi 'chủ nghĩa xã hội có bộ mặt người'. Ở cương vị Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương của Đảng CS Liên Xô, Yakovlev được cử sang Tiệp Khắc giúp soạn thảo lại chương trình làm việc cho ban lãnh đạo mới. Nhưng tại Prague, lần đầu tiên ông nhận thức được rằng Liên Xô không thể giữ mãi cách kiểm soát Đông Âu bằng vũ lực - sau biến cố Prague 1968, quân Liên Xô rút đơn vị tác chiến khỏi thủ đô liên bang Tiệp Khắc nhưng đóng lại Slovakia đến hế̃t Chiến tranh Lạnh. Các diễn biến ở Đông Âu (Poznan, Budapest 1956, Prague 1958, Gdansk 1970), đặt ra thách thức cho Moscow là vì sao các tập thể công nhân ở quốc gia 'đồng chí' không hề ưa Liên Xô, tổ quốc của chủ nghĩa xã hội. Với Yakovlev, người quan sát tận mắt những gì xảy ra ở Tiệp Khắc, vấn đề chính là người Đông Âu tiếp tục không tin tưởng vào Liên Xô như cha ông họ căm ghét chế độ Nga hoàng chiếm đóng. Năm 1972, ở vị trí Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đầy quyền lực, Yakovlev đăng bài phê phán chủ nghĩa dân tộc Nga và chủ nghĩa dân tộc của các nước trong khối XHCN. Ý tưởng chính của ông là tinh thần quốc tế vô sản chân chính không thể để cho chủ nghĩa dân tộc, kể cả của Nga, lấn át, gây đe dọa cho 'lợi ích chung'. Thật bất ngờ cho Yakovlev, ông bị Leonid Brezhnev tước chức vụ trong Trung ương Đảng và cho chọn 'đi đày' ở nước ngoài. Alexander Yakovlev sang làm đại sứ Liên Xô tại Canada, nơi ông làm thân với gia đình thủ tướng Pierre Trudeau. Ông Trudeau đã đặt tên con trai thứ nhì là Alexandre 'Sasha', để đánh dấu tình bạn. Theo Victor Sebestyen, nhiệm kỳ đại sứ tại Canada đã thay đổi cái nhìn về chủ nghĩa tư bản của Yakovlev. Nhà lý luận cao cấp của Liên Xô hiểu rằng kinh tế tư bản và tác động của thị trường đến tiền hàng, nông sản có nhiều diện mạo khác nhau, không nhất thiết phải giống mô hình Hoa Kỳ. Tuy thế, ông vẫn ra sách, lên án “nhà nước cảnh sát Canada”, coi đó là một thứ Hoa Kỳ “áp đạt Canada làm theo”, bất chấp điều ông thừa nhận rằng Canada có những ưu điểm về nông nghiệp so với Liên Xô. Yakovlev công khai đề nghị học cách quản lý, cải cách nông nghiệp của Canada và Bí thư Đảng phụ trách nông nghiệp Mikhail Gorbachev đã thăm Canada năm 1983. Trong cả chuyến đi, ông Gorbachev được Yakovlev tháp tùng, giải thích những điều còn lạ lẫm với quan chức người Liên Xô. Trở về trung tâm quyền lực Ngay sau đó, vị TBT có đầu óc cải cách, Yuri Andropov, người cũng nắm KGB 15 năm liền, đã gọi Yakovlev về Moscow để phụ trách Viện nghiên cứu Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế (IMEMO) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô. Nhiệm vụ của ông là soạn ra các chính sách mới tạo nền tảng lý luận cho Liên Xô cải tổ. Khi Gorbachev lên làm tổng bí thư Đảng (1985), Yakovlev vào Bộ Chính trị (1987), phụ trách đối ngoại, văn hóa tư tưởng. Theo đánh giá của Victor Sebestyen thì cả nhóm cộng sự thân tín của Gorbachev, gồm Shevarnadze, Chernayev, Shakhnarazov đều chia sẻ quan điểm rằng Liên Xô phải cải tổ. Họ đã nghiên cứu mô hình Khai phóng ở Trung Quốc của Đặng Tiểu Bình, và các mô hình tổ chức của đảng cộng sản, đảng dân chủ xã hội cánh tả châu Âu. Kết luận của Yakovlev và ban lãnh đạo Liên Xô khi đó là phải cải tổ hệ thống khi còn chủ động được, trước khi khủng hoảng đẩy họ vào thế bị động. Tuy thế, việc đánh giá Liên Xô năm 1985-97 đã rơi vào khủng hoảng hay chưa hoàn toàn không rõ ràng. Một số quan điểm muốn chọn 'Con đường thứ ba', thực chất là theo đường lối xã hội dân chủ châu Âu. Một số tiếp tục ủng hộ vai trò “đàn anh” của Liên Xô với các nước Đông Âu nhưng cho rằng để làm thế thì Liên Xô cần đi đầu cả về cải tổ. Mikhail Gorbachev thậm chí còn muốn ở các nước Đông Âu xuất hiện những 'mini Gorbachev' để tự do hóa nội bộ của nước họ trong khuôn khổ khối COMECON và Hiệp ước Warsaw. Alexander Yakovlev thì tin rằng Liên Xô không nên can thiệp quân sự vào Đông Âu nữa mà cần ủng hộ các phái cộng sản cải cách ở những nước đó nhằm hướng tới chế độ đa đảng. Tất nhiên, ông vẫn tin rằng với sức mạnh của các giá trị cao cả nhất của loài người, Đảng Cộng sản Liên Xô và các đảng anh em sẽ tiếp tục có vị trí mạnh mẽ. Bầu cử chỉ là cơ hội để họ chứng tỏ đã được lòng dân. Trên thực tế, bài toán Đông Âu bế̃ tắc tới mức Liên Xô và lãnh đạo các nước Đông Âu không còn thời gian để “tiến hóa” trong quan hệ đặc thù Khi lên cầm quyền, Gorbachev được báo cáo rằng 'hóa đơn' để duy trì an ninh (sự kiểm soát của Liên Xô) ở khối Đông Âu lên tới 10 tỷ USD một năm (theo thời giá 1985 – bằng 30 tỷ năm 2020). Thêm vào đó, theo cuốn sách của Victor Sebestyen (trang 195), chi phí kinh tế Liên Xô phải bỏ ra để “bao cấp” nhằm giúp các nước Đông Âu có mức sống cao hơn Liên Xô, là 30 tỷ USD/năm (bằng 90 tỷ năm 2020). Bởi vậy, lý luận 'không can thiệp' mà Yakovlev chủ trương không chỉ đến từ lòng hảo tâm mà còn do thực tế bắt buộc. Càng can thiệp vào để 'giữ Đông Âu', gánh nặng tiền bạc cho Moscow sẽ càng cao. Cải cách kinh tế của Gorbachev và cộng sự đã không kịp cứu vãn ngân sách Liên Xô. Như chính lời Gorbachev nói thì “hệ thống cũ (kế hoạch hóa) đã tan vỡ mà kinh tế thị trường chưa đủ chín”. Thực tế sai hay lý luận sai? Hành trình lý luận, từ Leninism tới dân chủ xã hội (social democracy) của Yakovlev được các tác giả chuyên viết về Liên Xô cũ so sánh với hành trình đã trải qua của các đảng cánh tả châu Âu. Trong kinh tế thị trường của Phương Tây với lựa chọn kinh tế đa nguyên, họ đã không thể nào thuyết phục quần chúng đi theo con được độc tôn ý thức hệ và các đảng này đều phải tham gia đấu tranh nghị trường bình đẳng với nhiều đảng phái khác. Mặt khác, mâu thuẫn cơ bản của nhà nước Xô Viết, một nhà nước “của giai cấp vô sản” là bộ máy cầm quyền đã thành một giai cấp khác, một tầng lớp thống trị mới. Về lý thuyết, Liên Xô phải là “xã hội dân chủ nhất thế giới”, nhưng trên thực tế lại mang tính trấn áp không kém gì thời Nga hoàng, nhất là với các dân tộc không phải người Nga. Các nhà lý luận của Liên Xô đã luôn phải đối mặt với...hiện thực 'sai trái'. Vì xã hội liên tục chuyển hóa trái mới các dự báo của lý thuyết XHCN. Việc hiểu ra các mâu thuẫn trên, nhất là sau biến cố Prague 1968, khiến Yakovlev dần trở thành người theo đường lối dân chủ xã hội. Cách dùng biện pháp quân sự để 'uốn nắn' thực tế đời sống cho đúng 'quy luật chủ nghĩa Marx-Lenin' có giới hạn của nó, ở trong và bên ngoài biên giới Liên Xô. Sau khi Liên Xô tan rã, Yakovlev trở thành lãnh đạo Đảng Xã hội Dân chủ Nga (Russian Party of Social Democracy), ủng hộ tổng thống Boris Yeltsin. Tuy thế, đảng của ông gần như không có ảnh hưởng gì ngoài một số giới tại Moscow. Yakovlev qua đời năm 2005, và đi vào lịch sử châu Âu như 'kiến trúc sư của perestroika', cuộc cải cách bất thành chấm dứt sự tồn tại của Liên Xô. Xem thêm về Liên Xô và chủ nghĩa XH ở Đông Âu: Trước Gorbachev, lãnh đạo an ninh Liên Xô Andropov 'từng muốn cải cách' https://www.bbc.com/vietnamese/world-54599027 Covid-19 và thuyết 'Liên Xô bất tử': https://www.bbc.com/vietnamese/world-52789508
"Nguy hiểm: Bãi mìn" là hai từ có sức mạnh dữ dội đến mức khiến bạn phải dừng bước ngay lại. Công việc của Paul Heslop là bước qua những nơi như vậy.
Mối hiểm nguy chết người ngay dưới chân
Heslop là người phụ trách các chương trình Phản ứng với Bom mìn của Liên hiệp quốc (Unmas), với nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động rà phá bom mìn. Chương trình hoạt động ở 18 quốc gia, và bản thân ông cũng là một chuyên gia rà phá mìn. "Nếu đem so sánh thì rà phá bom mìn gần giống với nghề khảo cổ học, vì đó là công việc bình tĩnh, chậm rãi, lặp đi lặp lại," Heslop nói. Ông bắt đầu công việc trong lĩnh vực rà phá bom mìn 23 năm trước. Ông cho biết lái xe đến các bãi mìn nguy hiểm hơn rất nhiều so với việc dọn phá mìn. "Chúng tôi sử dụng thiết bị dò tìm kim loại để dò mìn và sau đó dùng máy xúc và thiết bị kéo để lôi nó lên. Một thợ rà phá mìn giỏi có thể tìm ra một quả mìn mỗi tuần." Lợi hại từ công trình xây dựng lấn biển Robot phá bom có phải là robot không? Mã độc 'diệt được cả tàu chiến' Một số ước tính cho thấy có khoảng 110 triệu quả mìn chôn vùi ở khoảng 60 quốc gia bị rải thiết bị nổ chết người này. Tuy nhiên, không ai thực sự biết chắc chắn con số vì có một số mìn đã bị chôn từ thời Chiến tranh Thế giới Thứ Hai, và vị trí của chúng đã bị lãng quên theo lịch sử. Nổi bật trong số các quốc gia đó là Afghanistan, nơi được cho là có số lượng mìn nhiều nhất thế giới. Tuy nhiên, số lượng mìn khổng lồ cũng có thể tìm thấy ở các quốc gia như Campuchia, Lào, Bosnia và Angola. Và mìn vẫn đang tiếp tục được sử dụng ở các điểm nóng trên thế giới như Myanmar, Libya, Syria, bao gồm cả các nhóm như tổ chức tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS). Số lượng đàn ông, phụ nữ và trẻ em thiệt mạng hoặc tàn phế vì mìn vừa tiếp tục tăng trở lại vì các cuộc xung đột này. Năm 2015, trên thế giới có khoảng 6.500 người bị chết hoặc bị thương do mìn. Hầu hết nạn nhân là dân sự và khoảng 1/3 trong số đó là trẻ em. Bất chấp những thách thức này, thật sự vẫn có thể dọn sạch mìn ở một quốc gia. Chỉ là công việc này tốn nhiều thời gian. Chernobyl: Hơn 30 năm sau thảm họa hạt nhân Liên Xô Kính 'thần kỳ' giúp người mù nhìn thấy trở lại Vì sao máy bay không sợ sấm sét? Sau 22 năm làm việc vất vả, Mozambique đã được tuyên bố là sạch mìn vào năm 2015. Hơn 200.000 quả mìn đã được dọn sạch hoặc phá hủy từ 17 triệu dặm vuông (hơn 44 triệu km2) đất ở quốc gia này. Ngày nay, hầu hết các hoạt động rà phá bom mìn đều do các tổ chức nhân đạo như Unmas hoặc Halo Trust tiến hành hoặc tài trợ. Khi xung đột kết thúc, việc của họ là huấn luyện cư dân địa phương sử dụng máy dò kim loại để tìm và dọn bom mìn. Kỹ thuật dọn sạch mìn không kịch tính như trong phim bạn thường xem. Thay vì làm nổ tung, tạo thành một hố lớn trên mặt đất như cách làm truyền thống của quân đội khi rà phá mìn, thì mục tiêu của các tổ chức nhân đạo là dọn sạch 100% mìn. Và cách này khó khăn hơn nhiều. Người ta thường nói chỉ có một thứ duy nhất đảm bảo một khu vực hoàn toàn sạch mìn là khi người rà phá có thể đi ra khỏi khu vực theo cùng cách mà họ đã đi vào. Rất nhiều bãi mìn thường được sử dụng như hàng rào bảo vệ vị trí quân sự thay cho binh lính. Không như lính gác, bãi mìn không bao giờ cần ngủ. Và khá giống như tường thành hay hào nước trong lâu đài, bãi mìn có thể được dùng để đẩy quân đội tấn công vào vị trí đáng sợ gọi là "vùng tiêu diệt". Chỉ cần rải vài quả mìn trên một cánh đồng hoặc cánh rừng là cả một vùng đất màu mỡ có thể hóa thành bãi đất tan hoang. Mối đe dọa có mìn cũng là một tác động mạnh mẽ khiến mọi người tránh xa. Sự phát triển của các kỹ thuật rà phá bom mìn đã thay đổi liên tục vì các loại mìn cũng thường xuyên được cải tiến. Tăng độ nguy hiểm chết người Thời điểm đầu tiên con người dùng đến mìn đã bị lãng quên theo thời gian. Những gì ta biết là mìn lần đầu tiên được sử dụng hồi Thế kỷ Ba sau Công Nguyên ở Trung Quốc. Năm 1277, các vị tướng cầm quân của Đế chế Trung Hoa đã dùng mìn để chống lại các chiến binh Mông Cổ xâm lăng. Có một số loại mìn khá thô sơ, nhưng một số loại thì không - chúng có thể bị kích nổ khi vó ngựa chạy qua. Mãi đến 300 năm sau loại mìn đầu tiên mới xuất hiện ở Châu Âu, do một người lính Tây Ban Nha tên Pedro Navarro. Mìn hiện đại lần đầu tiên được chế tạo trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ. Loại mìn này lấy ý tưởng từ loại bẫy mìn thô sơ, và Tướng Gabriel J Rains đã phát triển thành bãi mìn để phòng thủ vị trí của Liên Quân ít quân hơn trong Trận chiến Yorktown vào năm 1862. Sau đó nhiều năm, quân đội Đức sau đó phát triển thiết kế của Tướng Rain và lập tức dẫn đến Chiến tranh Thế giới Thứ Nhất. Từ đó chiến tranh đã thay đổi hoàn toàn so với trước. Công nghệ dùng mìn nhanh chóng được quân đội các nước sao chép lại. Nhiều năm sau, các loại mìn sát thương ngày càng trở nên nguy hiểm hơn. Trong Thế Chiến thứ Hai, người Đức phát triển mìn S-mine. Mìn này nổi tiếng với tên "Bouncing Betty" (nàng Betty nhảy lên) vì khi bị kích hoạt nó bay lên khoảng 1m trong không khí sau đó mới nổ và khiến mảnh vụn bay khắp các hướng. Mìn Claymore của quân đội Hoa Kỳ nổi tiếng với dòng chữ "phía trước đối phương" gắn trên vỏ mìn. Mìn này có thể được kích hoạt từ xa và nổ theo một hướng, làm văng các mảnh vụn như súng săn. Những ngôi nhà ma ám thời hiện đại Đập bỏ thành phố thời Liên Xô xây lại từ đầu Những thành phố kỳ quặc không bóng người ở TQ Khi những chiếc xe tăng đầu tiên xuất hiện ở Mặt trận Phía Tây trong Thế Chiến Thứ Nhất, các loại mìn chống tăng đầu tiên là sản phẩm tự chế. Tuy nhiên, vào cuối cuộc chiến, người Đức bắt đầu sản xuất hàng loạt loại mìn Flachmine 17 với vỏ bằng gỗ. Vào năm 1929, quả mìn chống tăng hiện đại đầu tiên được phát triển ở Đức. Đó là mìn Tellermine 29 có hình dạng như một đĩa bay. Đây cũng là thiết kế được nhiều thế hệ sản phẩm mìn sau này học theo. Khi mìn ngày càng trở nên tinh vi và càng nhiều, nhu cầu rà phá và dọn dẹp chúng càng trở nên cấp bách. Một trong những cách đầu tiên để dọn mìn là "Mine Roller" - một cái cày được gắn phía trước xe tăng Pháp năm 1918. Những phương pháp dựa vào xe tăng khác cũng được đưa vào thử; như đòn đập, một thiết bị kích hoạt mìn nổ phía trước bằng cách sử dụng xích kim loại xoay vòng. Thiết bị này đã được quân Đồng Minh đưa vào sử dụng rất thành công vào ngày đổ bộ D-Day. Ngày nay, hệ thống tương tự tên Aardvvark vẫn được sử dụng bởi các tổ chức rà phá bom mìn. Đối phó với mức độ tinh vi Không chỉ có công nghệ rà phá mìn phải thay đổi. Thiết bị tìm kiếm bom mìn cũng ngày càng phải trở nên tinh vi hơn. Thiết bị dò mìn cầm tay nổi tiếng do một sĩ quan người Ba Lan tên là Jozef Kosacki phát minh ra trước khi Đức xâm chiếm Ba Lan vào năm 1939 và sau đó đã được vận chuyển lậu ra ngoài trước khi Ba Lan đầu hàng. Thiết bị này lần đầu tiên được sử dụng để làm sạch bãi mìn tại El Alamein ở Libya trong chiến dịch Bắc Phi và ngày nay vẫn còn là thiết bị chính trong rà phá bom mìn. Cũng giống như loại máy dò dùng trong thời kỳ tìm vàng Iron Age, các máy dò này sử dụng điện để tạo ra một vùng từ tính. Khi quét qua một mảnh kim loại, vùng từ tính này sẽ tạo ra một vùng từ tính khác. Vùng từ tính thứ hai sẽ được máy dò nhận ra và phát ra âm thanh báo hiệu. Khi thiết bị dò tìm càng gần vật thể, âm thanh phát ra càng lớn. Đáng tiếc là máy dò hoạt động nhạy hơn trong một số loại đất và chỉ có thể cho bạn biết mảnh kinh loại đó nằm ở đâu chứ không cho biết nó là gì. Hệ quả là thiết bị này gây ra rất nhiều lần dò tìm sai. Thiết bị quét, gồm các dây xích được quét qua một motor mạnh, là một phương pháp hiệu quả để dọn mìn Đã có nhiều nỗ lực phối hợp để cấm sử dụng mìn trong vài năm qua, nhưng mìn vẫn chưa đi vào quá khứ. Năm 1997, 162 quốc gia thông qua và ký vào Hiệp ước cấm mìn, theo đó cấm việc sản xuất, dự trữ và sử dụng các loại mìn chết người được. Trong khi Hiệp ước đã làm giảm số lượng mìn được đưa vào sử dụng, thì với những nước không ký kết, đây vẫn là một ngành kinh doanh hoạt động bình thường. Các nhà sản xuất vũ khí lớn như Hoa Kỳ, Nga và Trung Quốc vẫn giữ lại những kho dự trữ mìn khổng lồ. Ấn Độ, Myanmar, Pakistan và Hàn Quốc vẫn đang sản xuất mìn - và nhiều quốc gia khác vẫn bảo lưu quyền sản xuất. "Ngày nay, các loại mìn chống con người vẫn đang được sử dụng trong chiến tranh quy ước ở những quốc gia không tham gia Hiệp định cấm mìn," Tiến sĩ Benedict Wilkinson, nhà nghiên cứu cao cấp tại Học viện Chính sách thuộc Đại học King's College London nói. "Di sản của mìn từ những cuộc xung đột trong quá khứ vẫn tiếp tục làm tổn thương nghiêm trọng người dân, và những loại thiết bị nổ tự chế khác [IEDs] giờ đang được rải như mìn bởi các nhóm vũ trang không thuộc nhà nước như IS." "Để hiểu nguy cơ từ IEDs, bạn phải hiểu chúng là vũ khí mà những người không có chọn lựa nào khác sẽ chọn sử dụng," Thiếu tướng Jonathan Shaw, cựu chỉ huy lực lượng Anh ở Iraq và Afghanistan và giờ là chủ tịch của Optima chuyên về rà phá thiết bị nổ, nói. "Với các loại mìn cơ bản, một khi bạn biết một quả mìn là loại gì, bạn sẽ biết tất cả số còn lại như thế nào. Tất cả những thứ này đều vô ích khi nói đến mìn tự chế được làm từ bất cứ thành phần gì người ta có thể tìm ra." Công nghệ cao rà mìn Thiết bị rà mìn như Heslop có thể mạnh hơn và tốt hơn thời chúng được chế tạo ra, nhưng những người lính từ thời đó vẫn có thể thấy các thiết bị đó là quen thuộc với họ. Tuy nhiên, giờ đã có những công nghệ mới được áp dụng trong Thế kỷ 21. Tại Đại học Manchester, Giáo sư Anthony Peyton vẫn đang tìm kiếm cơ sở để đặt Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Rà phá Mìn và Chất nổ (Circle) trị giá 5,5 triệu bảng Anh. Dự án của giáo sư Peyton có tên là Semis, với mục tiêu biến thiết bị dò tìm kim loại thành một thiết bị có thể nhận biết và phân loại mìn. Dự án này sẽ sớm được bắt đầu thử nghiệm. "Chúng ta đã sử dụng thiết bị dò tìm kim loại từ khi chúng được tạo ra trong Thế chiến Thứ Hai và chúng hiện vẫn là thiết bị chủ yếu được cộng đồng sử dụng," ông Peyton nói. "Cộng đồng biết chúng rõ, và hiểu chúng, nhưng các giới hạn rõ ràng cần phải xem xét. Và những gì chúng tôi đang cố gắng làm ở Circle và trong chương trình Semis là phát triển công nghệ điện từ tốt nhất và sau đó kết hợp chúng với một công nghệ khác như radar dò tìm xuyên mặt đất, thiết bị thực tế ảo dân dụng, camera đeo đầu và camera bay." Công nghệ mìn đã phát triển vượt bậc trong Đại chiến Thế giới Thứ Hai, khi hàng nghìn trái mìn đã được cài các nơi Ngày nay, quân đội Anh sử dụng hệ thống phá mìn Python. Hệ thống này bắn một lượng chất nổ mạnh, được đóng gói trông như con rắn, vào không khí và về phía bãi mìn, nơi nó sẽ phát nổ và làm kích nổ bãi mìn. Ở một số quốc gia, chó thường được sử dụng để tìm kiếm mìn vì mũi chúng nhạy thính với các hóa chất tạo ra thuốc nổ, mặc dù sự hiệu quả của chó thường phụ thuộc vào sự gắn bó của chúng với người quản lý. Một trong những sáng kiến mới nhất trong 10 năm qua là dùng radar sét xuyên mặt đất tích hợp với thiết bị tìm kiếm kim loại. Tuy nhiên, thiết bị đắt tiền này chỉ mới được quân đội đưa vào hoạt động dân sự và cũng chịu nhiều giới hạn giống thiết bị tìm kiếm kim loại khi nó có thể cho ra kết quả sai và không giúp người rà mìn định dạng được vật thể họ tìm thấy là loại mìn gì. "Trước đây không hề thiếu sự đổi mới, sáng tạo. Chỉ là do sự xuất hiện ồ ạt của các bãi mìn trong thập niên 1960, 70 và 80 mới khiến vấn đề trở thành nghiêm trọng," Lou McGrath, Giám đốc điều hành của tổ chức Find a Better Way cho biết. Đây là tổ chức từ thiện do người hùng bóng đá của Anh, Ngài Bobby Charlton, tài trợ để nghiên cứu về rà phá bom mìn, đồng thời cũng là tổ chức tài trợ cho Circle và Semis. "Trước đây, có rất nhiều công nghệ mới nghe có vẻ hay, tuy nhiên chúng vẫn gặp khó khăn khi cần phải dọn sạch mặt đất hoàn toàn." "Vấn đề là chỉ có một cách duy nhất đảm bảo mặt đất đã sạch mìn 100%, đó là bằng cách rà phá thủ công. Không ai chịu đưa con cái họ đến một ngôi trường chỉ sạch mới dọn sạch được chừng 95% mìn." "Dĩ nhiên là tôi sẽ không đi vào một khu vực chỉ mới được quét mìn," McGrath cho biết. "Thiết bị quét được sử dụng bởi nhiều tổ chức phi chính phủ, nhưng máy quét sẽ để sót mìn vì thế rất khó để nói nó đã dọn sạch 100%. Các máy này hữu dụng nếu bạn cần dọn sạch một khu vực nào đó nhanh chóng." "Cũng giống như Dự án Semis, chúng tôi đang xem xét công nghệ thực tế ảo tăng cường," Anthony Peyton cho biết. "Thiết bị thực tế ảo cho người tiêu dùng đang phát triển với tốc độ cực nhanh hiện thời và chúng tôi rất hi vọng các thiết bị như Halo có thể giúp ích cho công việc nhân đạo." "Hiện thời, rất khó nói liệu người vận hành có quét thiết bị dò tìm qua đúng khu vực hay không. Trong một chiếc nón bảo hiểm của người rà phá mìn, lẽ ra phải có một camera và thiết bị GPS để thấy họ đang nhìn gì và họ đang đứng ở đâu." Tại các nước nghèo, việc gỡ mìn thường được thực hiện bằng phương pháp thủ công "Tất cả dữ liệu này sau đó sẽ được truyền lại cho ai đó đứng cách đó 100m hoặc đứng ở phần khác ở thế giới. Bạn thậm chí có thể sử dụng công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) để xem xét các dữ liệu mà người rà phá bom mìn đang xem xét." Các nhà nghiên cứu đã cố gắng trang bị thêm vào thiết bị bay các camera cảm ứng nhiệt, vì mìn có thể xuất hiện như các điểm nóng trên mặt đất. Một số người khác đang thử biến các thiết bị bay thành thiết bị dò tìm kim loại bay với radar dò xuyên mặt đất. "Có lẽ bạn có thể làm một thiết bị bay nhảy cóc trên mặt đất?" Peyton nói. "Nó có lẽ quá nhẹ để kich hoạt một quả mìn và thậm chí nếu có thể kích hoạt thì lúc đó bạn cũng đang đứng cách đó một khoảng cách an toàn. Rốt cuộc là nếu như tất cả các chuyên gia rà mìn đều phải cầm một cây gậy có thiết bị dò mìn bên dưới, thì tại sao một cái máy lại không làm vậy?" Tuy nhiên, với Heslop, sáng tạo rẻ hơn trong việc rà phá bom mìn đã tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm của ông. Việc sử dụng hình ảnh vệ tinh để xác định bãi mìn có nghĩa là, thậm chí với Afghanistan, quốc gia nhiều mìn nhất thế giới, cũng có thể được dọn sạch sẽ vào năm 2023. Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.
Tự gọi mình là "Tổng thống thời chiến", ông Donald Trump tuyên bố Mỹ sẽ đạt được "chiến thắng toàn diện" trong cuộc chiến chống virus corona.
Virus corona: Trump đặt Mỹ vào cuộc chiến chống bệnh dịch
Tổng thống Donald Trump tự gọi mình là "Tổng thống thời chiến" Ông nói, khi hồi tưởng biện pháp thời Chiến tranh Triều Tiên, cho phép Mỹ tăng cường sản xuất các vật tư y tế quan trọng. Trong khi đó, hai nhà lập pháp trở thành những thành viên đầu tiên của Quốc hội được xác định dương tính với virus corona. Hoa Kỳ hiện có hơn 9,300 trường hợp nhiễm Covid-19, với ước tính hơn 150 trường hợp tử vong, cho đến nay. Toàn thế giới có khoảng 220,000 ca dương tính và hơn 8,800 trường hợp tử vong. Tổng thống Trump nói gì? Trong một cuộc họp báo taị Nhà Trắng, một phóng viên hỏi Tổng thống Trump rằng liệu ông có xem nước Mỹ đang đứng trước cuộc chiến tranh chống lại virus hay không. "Đó là một cuộc chiến", ông nói. "Tôi xem nó, theo một nghĩa nào đó, như một tổng thống thời chiến." Trong tuần này, ông Trump đã tổ chức các cuộc họp giao ban hàng ngày về tình trạng khẩn cấp của nước Mỹ, sau khi bị cáo buộc đã xem nhẹ sự bùng phát dịch trong giai đoạn đầu. Ông nói: "Chúng ta phải cùng nhau hy sinh, bởi vì tất cả chúng ta đều phải đối mặt với vấn đề này và chúng ta sẽ cùng nhau vượt qua. Virus là kẻ thù vô hình. Nó luôn là kẻ thù khó nhằn nhất.'' "Nhưng chúng ta sẽ đánh bại kẻ thù vô hình trên. Tôi nghĩ chúng ta sẽ làm điều đó còn nhanh hơn mình nghĩ và rồi sẽ đạt được chiến thắng toàn diện. Đó sẽ là một chiến thắng toàn diện." Nhiều nơi đóng cửa vì dịch Covid-19 Ông Trump tuyên bố ông đang ký Luật Sản xuất Quốc phòng năm 1950, cho phép tổng thống yêu cầu các doanh nghiệp giúp cung ứng các sản phẩm cần thiết cho an ninh quốc gia. Nhưng sau đó, ông nói trên Twitter rằng ông chỉ viện dẫn biện pháp trên "trong trường hợp xấu nhất trong tương lai gần". Ông Trump cũng mô tả nó như "kịch bản trong trường hợp xấu nhất", một sự cảnh báo của Bộ trưởng Tài chính Steve Mnuchin, rằng đại dịch có thể khiến tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ tăng vọt lên 20%. New York: thành phố không bao giờ ngủ thành thị trấn ma Virus corona: Vấn đề Donald Trump chưa từng phải đối mặt Các quốc gia châu Á đối mặt với làn sóng xâm nhập thứ hai của virus Tổng thống cho biết hai tàu bệnh viện của Hải quân Hoa Kỳ sẽ được đưa vào phục vụ để giúp giảm tình trạng thiếu giường bệnh. USNS Comfort dự kiến sẽ được gửi tới cảng New York, mặc dù các quan chức quốc phòng cho biết con tàu hiện đang được bảo trì ở Virginia. Chiếc tàu khác, USNS Mercy, đang được chuẩn bị để triển khai đến một địa điểm ở Bờ Tây. USNS Comfort dự kiến sẽ được gửi tới cảng New York Trong cuộc họp báo, ông Trump một lần nữa bác bỏ kiến nghị về việc ông sử dụng thuật ngữ "virus Trung Quốc" để mô tả Covid-19 là phân biệt chủng tộc. Trước đó một ngày, biên giới dài nhất thế giới giữa Mỹ và Canada, đã bị đóng cửa triệt để, ngoại trừ việc đi cấp thiết và thương mại thiết yếu. Ông Trump cũng tuyên bố sẽ có một cuộc ruồng xét mới với người di cư hoặc người xin tị nạn vượt biên giới Mỹ và Mexico. Ông nói rằng chính phủ của ông sẽ viện dẫn một đạo luật cho phép việc ngăn cản sự đi lại của công dân để ngăn chặn sự lây lan của các virus. Những dân biểu nào nhiễm virus corona? Văn phòng của Ben McAdams, một đảng viên Dân chủ tiểu bang Utah, cho biết vào tối thứ Tư, ông đã xét nghiệm dương tính với virus Covid-19. Người đàn ông 45 tuổi cho biết ông có "các triệu chứng giống như cảm lạnh nhẹ" sau khi trở về từ Washington DC vào tối thứ Bảy. Bác sĩ giới thiệu ông đến bệnh viện hôm thứ Ba để làm xét nghiệm Covid-19. Theo báo cáo, ông nhận được kết quả dương tính khi trở lại bệnh viện hôm thứ Tư. Dân biểu này cho biết ông sẽ tự cách ly cho đến khi bình phục. Mario Diaz-Balart, người theo đảng Cộng hòa ở Florida, cũng thông báo vào hôm thứ Tư rằng đã xét nghiệm dương tính với virus corona. "Tôi cảm thấy khoẻ hơn nhiều. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải nghiêm túc thực hiện điều này", người đàn ông 58 tuổi này đã tweet về việc tự cách ly tại căn hộ của mình ở Washington DC. Dân biểu Mario Diaz-Balart theo đảng Cộng hòa ở Florida Ông Balart nói rằng không có kế hoạch quay trở lại Florida, ghi nhận rằng vợ mình, Tia, có những điều kiện cơ bản "khiến cô có nguy cơ đặc biệt cao". Tin tức này có thể gây nên sự ớn lạnh và hoang mang ở Quốc hội, nơi có nhiều thành viên cao tuổi. Các dân biểu và các thượng nghị sĩ thường bắt tay các trợ lý, đồng nghiệp, cử tri và những người vận động hành lang mà họ tiếp xúc hàng ngày. Họ cũng thường có tương tác gần với người khác khi đi tàu điện ngầm chuyên dụng bên dưới khu phức hợp Capitol. Quốc hội làm gì để chống lại virus corona? Hôm thứ Tư, Tổng thống đã ký một gói cứu trợ phòng virus corona, đã được thông qua trước đó tại Thượng viện Hoa Kỳ với số phiếu 90-8. Dự luật hỗ trợ xét nghiệm miễn phí virus corona và cho phép những người bị ảnh hưởng bởi virus có được nghỉ bệnh và nghỉ vì lý do gia đình được trả lương tại các công ty có 500 nhân viên trở xuống, cũng như mở rộng trợ cấp lương thực. Tin tức này có thể gây nên sự ớn lạnh và hoang mang ở Quốc hội, nơi có nhiều thành viên cao tuổi. Theo ước tính, các điều khoản nghỉ phép được trả lương sẽ có giá 105 tỷ đôla. Nhà Trắng và Quốc hội cũng đang thảo luận về các gói kích cầu trong thời Covid-19 có thể lên tới 1,3 ngàn tỉ đôla. Ông Trump đang cân nhắc gói kích thích tài khóa trị giá hơn 1 ngàn tỷ đôla bao gồm các khoản thanh toán trực tiếp cho người dân Mỹ. Bất chấp những nỗ lực để duy trì nền kinh tế, chỉ số Dow Jones đã giảm mạnh trở lại vào thứ Tư, xoá sạch gần như các thành tựu mà nó đạt được kể từ khi ông Trump nhậm chức. Mỹ còn những động thái nào khác? Lãnh đạo của thành phố Baltimore, tiểu bang Maryland, kêu gọi các thành viên băng đảng ngừng bắn nhau, vì giường bệnh cần thiết để điều trị cho bệnh nhân nhiễm Covid-19. Sau một loạt vụ xả súng vào tối thứ Ba, Thị trưởng Jack Young nói: "Chúng tôi không thể làm tắc nghẽn hệ thống giường bệnh của bệnh viện vì các cuộc bắn nhau vô lý. Chúng tôi cần giường bệnh để điều trị cho những người bị nhiễm virus corona. "Và người bị nhiễm có thể là mẹ, bà của bạn hoặc một trong những người thân của bạn. Vì vậy, hãy cân nhắc điều đó." Trong khi đó, khi tình trạng thiếu khẩu trang ở Mỹ trở nên nghiêm trọng, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho biết các y tá có thể "sử dụng khẩu trang tự chế (ví dụ, khăn rằn, khăn quàng cổ) để chăm sóc bệnh nhân nhiễm Covid-19". Nhiều người bắt đầu tích trữ thực phẩm và không ra khỏi nhà CDC, một trong những viện y tế công cộng hàng đầu thế giới, cho biết điều này chỉ nên được thực hiện "như là phương sách cuối cùng" và thừa nhận họ "không biết" biện pháp này có thực sự bảo vệ nhân viên y tế khỏi virus hay không. Hôm thứ Tư, Sở Di trú và Hải quan Hoa Kỳ (ICE), nơi xử lý những vụ trục xuất công dân nước ngoài cho biết họ sẽ hoãn hầu hết các vụ bắt giữ trong cơn khủng hoảng virus corona. Bộ An ninh Nội địa cũng cho biết họ sẽ đình chỉ các hoạt động ở những nơi kế bên hoặc gần các cơ sở chăm sóc sức khỏe. Kể từ hôm thứ Ba, không có thêm trường hợp nào xác nhận nhiễm Covid-19 trong số 37,000 tù nhân bị giam giữ tại các cơ sở giam giữ ICE.
Tới năm 2050, dân số thế giới dự kiến sẽ đạt 9,8 tỷ người.
'Vũ khí' mới giúp nhà nông VN tăng sản lượng
Nông dân Việt Nam trồng cấy ba vụ lúa mỗi năm Đất thì có hạn, trong lúc việc trồng trọt dày đặc đang gây những tổn hại không thể khắc phục được cho môi trường. Những loài cây duy nhất cứu được miền ven biển VN Những 'siêu thực vật' bảo vệ sự sinh tồn cho nhân loại Chất độc chết người trong thức ăn hàng ngày Cái chết của một cảng biển Liên Xô Vậy làm thế nào để chúng ta có thể nuôi sống được cả thế giới mà không khai thác đến cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên? Trên khắp Việt Nam lúc này đang là mùa trồng trọt. Nông dân đội nón lá cấy mạ xuống ruộng bùn. Trồng lúa là lĩnh vực quan trọng cho việc cung ứng lương thực và cho nền kinh tế Việt Nam, nhưng ngành này đang khiến con người phải trả giá cho vấn đề môi trường. Các nhà nông phụ thuộc vào phân bón vô cơ có chất nitrogen, như phân đạm để tăng sản lượng. Nhưng lượng đạm dư thừa có thể bị trôi đi, gây ô nhiễm sông ngòi, biển, và cùng bốc hơi vào khí quyển nữa. Chỉ trong vòng một thập niên qua, phụ nữ đã chiếm vai trò chính nơi đồng ruộng, do nam giới nhiều người bỏ đi kiếm việc ngành xây dựng Đi hai tiếng đồng hồ về phía đông nam Hà Nội, tôi tới Tiền Hải. Thị trấn nông nghiệp khiêm tốn này là nơi có cuộc thử nghiệm quốc tế, nhằm điều tra xem liệu một biến thể vi khuẩn cố định đạm có thể giúp giảm lượng phân bón mà các nhà nông sử dụng hay không. Dẫn đầu dự án là Tiến sỹ Phạm Thị Thu Hương từ Viện Nghiên cứu Cây lương thực và Cây trồng. "Lúa gạo, giống như các loại hoa màu khác, dựa vào nguồn dinh dưỡng từ phân đạm, nhưng trên 50% số phân bón được dùng thì hoặc là bay hơi mất, hoặc là bị nước cuốn trôi đi," Tiến sỹ Hương giải thích. "Nó tạo thành chất nitrogen dioxide, có mức gây hại cao gấp 300 lần so với khí thải nhà kính carbon dioxide." Tiến sỹ Phạm Thị Thu Hương từ Viện Nghiên cứu Cây lương thực và Cây trồng Với Tiến sỹ Hương, việc đưa mạ 15 ngày tuổi trong phòng thí nghiệm ra cấy ngoài đồng là cơ hội đầu tiên để bà kiểm tra được về sự khác biệt giữa độ cao và trọng lượng của các bó mạ được xử lý thí nghiệm và không được xử lý. Mạ được xử lý là loại lên từ hạt nhúng vi khuẩn cố định đạm. Thường có trong mía đường, loại vi khuẩn này cho phép cây lúa hấp thụ đươc nitrogen trực tiếp từ không khí thay vì phải dựa vào phân bón vô cơ. "Khi cây lớn lên, có một mối quan hệ hấp thụ giữa vi khuẩn và cây lúa được hình thành," Tiến sỹ Hương nói. "Điều này cho phép vi khuẩn lấy được nitrogen trực tiếp từ không khí dưới dạng mà cây hấp thụ được." Sau 15 ngày ủ các hạt giống đã được nhúng vi khuẩn và không nhúng, nhóm nghiên cứ so sánh mạ trước khi đem cấy ngoài đồng 'Những vùng chết' 'Cuộc cách mạng xanh' thời thập niên 1960 đã dẫn tới việc sử dụng phân bón vô cơ dựa trên nitrogen, như phân đạm, và thuốc trừ sâu. Việc tăng sản lượng lương thực toàn cầu đã cứu cho hàng triệu sinh mạng khỏi nạn đói. Tuy nhiên, phân bón vô cơ được sử dụng quá mức, trở nên không hiệu quả, lượng nitrogen trôi ra sông ngòi và đại dương trở nên nhiều hơn bao giờ hết. Lượng nitrogen dư thừa đã gây ra 'những vùng chết' do nó khiến tảo phát triển quá mức, sau đó thối rữa, ngốn hết các nguồn oxy, làm chết các đời sống sinh vật biển khác Ngày nay, có hơn 500 vùng chết trên các đại dương, là con số tăng gấp bốn lần trong 50 năm qua. Nông dân Mỗi năm ba vụ, hàng triệu nông dân ở Việt Nam trồng cấy trên các cánh đồng lúa. Thu nhập hàng năm chỉ có 1.300 đô la, bà Bùi Thị Suốt trông chờ vào việc được mùa để nuôi sống gia đình. "Chúng tôi nhận thức được vấn đề ô nhiễm và môi trường, nhưng cây trồng thì cần được bón phân. Chúng tôi là nông dân, chẳng có cách nào khác," bà nói. Trong mùa gieo cấy, bà Bùi Thị Suốt dậy từ 4 giờ sáng hàng ngày để đưa mạ ra ruộng, nhặt bỏ cỏ lẫn, rồi bón phân và phun thuốc trừ sâu Giải pháp 'siêu vi khuẩn'? Với một nửa mùa màng và nông dân trên thế giới phải dựa vào phân hóa học, liệu ta có thể nuôi sống dân số thế giới ngày càng tăng mà không làm tổn hại thêm nữa tới môi trường không? Cuộc thử nghiệm của Tiến sỹ Hương tại Việt nam chỉ là một phần trong hoạt động của mạng lưới toàn cầu các khoa học gia và các doanh nghiệp, với hy vọng là công nghệ cố định đạm có thể trở thành giải pháp được không. Khoa học gia ngành sinh học, Tiến sỹ Ted Cocking từ Trung tâm Nghiên cứu Cố định Đạm cho Cây lương thực tại Anh Quốc, là người đầu tiên khám phá ra tiềm năng của loại vi khuẩn độc đáo này - Gluconacetobacter diazotrophicus, gọi tắt là Gd. Nó hoạt động rất hiệu quả trong phòng thí nghiệm, và Tiến sỹ Cocking có tham vọng đưa nó ra các cánh đồng. Hồi năm 2011, ông đã phối hợp với doanh nhân Peter Blezard. Cùng nhau, họ đã bắt đầu với một công ty có tên Azotic, là một trong các nhà tài trợ đứng sau thử nghiệm trồng lúa của Tiến sỹ Hương tại Việt Nam. Ông Blezard hy vọng Azotic sẽ bắt đầu bán loại 'siêu vi khuẩn' ở dạng lỏng và dạng bột trên thị trường Mỹ từ mùa xuân tới. "Hiện chúng tôi đang tập trung vào thử nghiệm vụ mùa ngô và đậu nành ở Mỹ và châu Âu, và thử nghiệm trên lúa gạo ở Việt Nam, Thái Lan và Philippines," ông Blezard nói. "Tại Việt Nam, chúng tôi thấy rằng lượng phân đạm được dùng đã giảm đi 50% trong lúc sản lượng lúa lại tăng 15%." Tiến sỹ Hương cho vi khuẩn cố định đạm vào nước, và trong quá trình xử lý, hạt giống sẽ được ngâm trong dung dịch này Nhà vi trùng học, Tiến sỹ Tim Mauchline từ trung tâm nghiên cứu Rothamsted Research ở Anh, nghi ngờ về khả năng công nghệ này có thể áp dụng cho mọi loại cây trồng lương thực trên toàn thế giới. "Thế giới rất rộng lớn với những vùng khí hậu, thời tiết, mùa màng, kiểu đất khác nhau," ông nói. "Nếu một viên đạn bạc có thể xử lý được mọi chuyện thì thật tuyệt, nhưng tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu viên đạn bạc làm được điều đó." Dân số ở Hà Nội dự kiến sẽ đạt 8 triệu người vào năm 2020 Tiến sỹ Hương phát hiện ra rằng ngay cả trong những điều kiện thử nghiệm tốt nhất, một số giống lúa tỏ ra phản ứng tích cực hơn với vi khuẩn so với một số giống lúa khác. Tuy nhiên, với Tiến sỹ Hương, việc thử nghiệm chính xác và kiên nhẫn sẽ đem lại kết quả xứng đáng. "Ở lần thử nghiệm đầu tiên, kết quả hoàn toàn thất bại, nhưng chúng tôi đã đem vi khuẩn vào lại phòng thí nghiệm và thử đi thử lại cho tới khi đạt được công thức thích hợp," bà nói. "Tôi hy vọng là công việc tôi làm sẽ giúp đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu, đồng thời bảo vệ được các nguồn tài nguyên thiên nhiên." Nông dân Việt Nam trên đồng lúa Loạt bài của BBC được thực hiện với sự tài trợ của quỹ Skoll Foundation. Một phần trong loạt chương trình Taking the Temperature (Bàn về Nhiệt độ) tập trung vào cuộc chiến chống lại tình trạng thay đổi khí hậu và những con người, những ý tưởng đem lại sự thay đổi. Ảnh: Derrick Evans và HạnhLy
Ông Nguyễn Thanh Giang, nhà đấu tranh dân chủ tại Việt Nam trong khoảng hai thập niên, đặt câu hỏi về những diễn biến mà ông cho là bất thường trong giai đoạn gần đây.
Lãnh đạo Việt Nam có xung khắc?
Trong cuộc phỏng vấn với BBC ngày 21/03, ông Giang, hiện sống tại Hà Nội nói "Có cái tôi thấy bất thường là tại sao trong khi chính phủ có những bước đi đáng hoan nghênh thì lại xuất hiện một cuộc đàn áp mạnh phe đấu tranh cho dân chủ". Ông nói "Trong khi chính phủ của ông Nguyễn Tấn Dũng có các bước đi tuy là dò dẫm nhưng hết sức cơ bản như việc xã hội hóa nghĩa trang Biên Hòa, đi thăm Tòa Thánh Vatican, và cho Tăng đoàn Làng Mai với Thiền Sư Thích Nhật Hạnh vào Việt Nam... thì phe bảo thủ, giáo điều, lạc hậu lại có những đòn đàn áp vỗ mặt vào những người đấu tranh dân chủ". Theo ông thì "Đây là sự biểu hiện của sự vật lộn giữa các nhận thức khác nhau rất cơ bản trong nội bộ lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam". Theo ông Nguyễn Thanh Giang thì đợt đàn áp dữ dội đang xảy ra cũng có yếu tố tất yếu là "sắp có cuộc bầu cử nên buộc chính quyền làm mạnh để bảo toàn". Ông Nguyễn Thanh Giang trả lời phỏng vấn của BBC Việt Ngữ trong bối cảnh có một số nhà đối kháng bị bắt hoặc bị sách nhiễu tại Việt Nam. Thân nhân kế? Nhận xét về việc nhà đấu tranh dân chủ Đỗ Nam Hải bị buộc phải tạm ngưng hoạt động, ông Nguyễn Thang Giang nói "Anh Đỗ Nam Hải là thanh niên có chí khí, đã có những bài viết, các hoạt động góp phần vào công cuộc đấu tranh dân chủ và tôi yêu quý con người đó". Ông nói "Kể cả chúng tôi là những người đi trước hay các anh em trẻ sau này đấu tranh dân chủ đều bị sức ép, đàn áp khốc liệt". "Đòn hiểm hóc nhất là công an tận dụng được cả sự khống chế của người thân trong gia đình như bố mẹ, vợ con". Ông nói "tôi hay nói với các anh em đấu tranh dân chủ là tôi "sợ" công an nhưng nếu có công an ở ngay trong nhà thì còn sợ hơn nữa". Ông giải thích thêm "Tức là khi bố mẹ, vợ con mình ra vào nhìn mình với cặp mắt khó chịu, thậm chí có những câu nói nặng nề thì sự khống chế tinh thần còn ghê gớm hơn nhiều lần". "Khi thấy Đỗ Nam Hải phải tạm thời qui phục thì tôi không ngạc nhiên lắm. Tôi cũng hy vọng rằng chí khí ấy không bị dập tắt hoàn toàn". Ông nói thêm "Đối với mỗi con người hoạt động chính trị và đấu tranh ở Việt Nam như Đỗ Nam Hải thì phải biết tùy cơ ứng biến, miễn là đừng bao giờ phản lại phong trào bởi nếu quay lưng lại với bạn bè thì đó là sự hèn hạ". "Thế nhưng nếu do hoàn cảnh nhất thời thì có lúc tiến mạnh, lúc vừa phải, dừng lại thậm chí lùi để tiến tới thì đó là sự uyển chuyển và tôi hy vọng là Đỗ Nam Hải biết cách đó" Bà Ngô Thị Hiền, Chủ tịch Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo cho Việt Nam, một tổ chức hoạt động ở Hoa Kỳ cũng chia sẻ quan điểm rằng có thể có sự giằng co nội bộ tại Việt Nam. Bà nói "Các vụ bắt giữ có thể liên kết với vấn đề bầu cử, nhưng cũng có thể còn là sự giằng co giữa hai phái trong đảng". "Có thể tân chính phủ nghĩ rằng làm việc chung với Hoa Kỳ là điều tốt, nhưng phái thân Trung Quốc lại dùng việc bắt bớ để làm khó trước chuyến thăm vừa rồi của ông Phạm Gia Khiêm sang Mỹ." ----------------------------------------------------------PTO, USATrả lời bạn Nguyễn Kim Luyen: Bạn dùng chữ "gân cổ bênh vực" không được lịch sự cho lắm khi tranh luận về một vấn đề. Hơn nữa ý tưởng bạn cũng không có gì mới mẻ vì đã được bàn luận rất nhiều trong vấn đề đa nguyên đa đảng. Tôi chỉ trình bày ngắn gọn thôi để bạn suy nghĩ. Phàm cái gì cũng phải tuần tự nhi tiến. Ngày xưa ta áp dụng bao cấp rồi dần dần chuyển qua cơ chế thị trường. Bây giờ thì độc đảng rồi dần dần sẽ lưỡng đảng, tam đảng, đa đảng. Tôi chỉ đặt hai vấn đề cho bạn trả lời. Thứ nhất, nếu bây giờ đột nhiên Việt Nam quyết định cho phép đa đảng, chuyện gì sẽ xảy ra? Việt Nam trong và ngoài nước hiện nay có đảng nào được coi là một đảng chính trị có chất lượng bạn chỉ cho tôi xem. Ở Mỹ thậm chí họ cho đảng Cộng Sản hoạt động nhưng tất cả phải tuân thủ những luật lệ chặt chẽ nhất là tuyệt đối cấm đoán không được có những liện hệ với nước ngoài. Tình báo Việt Nam hiện nay có khả năng cầm cự với những tổ chức tình báo khổng lồ của thế gìới như Anh, Mỹ, hoặc Trung Quốc không? Rồi thì ta sẽ có đảng thân Mỹ, thân Tung Quốc, thân Vatican, thân Nga Sô, thân Iraq v.v... và chính trị Việt Nam sẽ đi về đâu? Thứ hai, ngay cả ở Mỹ, tôi hỏi bạn suốt hơn hai trăm năm tại sao người ta gọi hệ thống chính trị Mỹ là hệ thống lưỡng đảng? Tại sao ở Mỹ không ai thành lập nổi một đảng thứ ba có thể cạnh tranh với hai đảng hiện nay? Bạn trã lời đi. Tôi không gọi bạn là tay sai của một tổ chức nào đó, vì vậy xin bạn đừng chụp mũ tôi là tay sai của chính quyền hay đang gân cổ cãi cho đảng Cộng Sản Việt Nam. Xin cám ơn bạn. Nguyễn Kim Luyen, Brussels, BelgiumĐể trả lời cho những người (vì thật lòng hay vì "nghiệp vụ" mà) gân cổ bênh vực đảng CS, lăng nhục những người đấu tranh đòi quyền sống cho chính mình, tôi xin được đơn cử một hình ảnh rất cụ thể và dễ hiểu: Quý vị còn nhớ thời kỳ bao cấp không? hồi đó tất cả mọi thứ đều được nhà nước độc quyền cung cấp qua hệ thống tem phiếu, hàng quốc doanh. Chắc mọi người còn nhớ: cá ươn, thịt ôi, gạo mốc, vải ố màu người dân vẫn phải chen chúc giành nhau mua về vì không có sự lựa chọn khác, nhiêù khi còn bị đám cán bộ thương nghiệp hoạnh họe đủ điều. Bây giờ, với cơ chế thị trường tự do, nhiều cửa hàng, đủ mọi thương hiệu, người dân tha hồ lựa chọn thứ nào rẻ nhất, tốt nhất. Và ngươì bàn hàng cũng không còn cái thái độ kẻ cả như đám cán bộ nhà nước ngày nào... Trong lãnh vực chính trị cũng vậy, "đảng ta" một mình một chợ, không cho bất cứ tổ chức nào khác cạnh tranh. Người dân thì cứ phải trợn tròng con mắt nuốt những sản phẩm của đảng dù nó có ươn, có mốc thế nào...Như vậy hỏi có bất công hay không? Vậy mà lúc nào đảng cũng tự nhận là "công bộc" của dân. Nếu đảng CS vì dân, do dân, được dân tín nhiệm thì tại sao lại sợ việc bấu cử ứng cử tự do dân chủ như các xứ văn minh Tây phương? Do Kim, HCMỞ Việt Nam một điều mà không nói ra nhưng ai cũng biết. Đó là trong Bộ Chính Trị Việt Nam luôn tồn tại hai phe đối nghịch nhau về tư tưởng và chính sách ngọai giao. Một bên có chủ trương làm bạn với Hoa Kỳ coi Hoa kỳ là đối tác tin cậy còn lại một bên có tư tưởng chống đối lại chủ trương đó và thân với Trung Quốc. Sự việc vừa rồi khi Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm sang Mỹ nhằm chuẩn bị cho chuyến đi thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, thì trong nước lại xảy ra những việc đàng áp bắt bớ những ngừơi đấu tranh cho dân chủ. Đó là sự chỉ đạo của những kẻ nhằm phá hoại chính sách chủ trương của dân tộc Việt Nam. Điều này một lần nữa thể hiện rõ trong nội bộ Đảng Cộng Sản đang tồn tại một thế lực chống lại đường lối mà nhân dân và nhà nước Việt Nam khẳng định " Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trên thế giới". Châu, Hà NộiVN cần phải biết tự mình vươn lên,phải tự biết chỉ ra những khuyết điểm,kô thể chỉ muốn hưởng sự yên bình.Muốn vươn lên thi phải vận động.Kô phải là tôi nói xấu nhưng người Việt Nam chúng ta sống quá lâu trong thời kì bao cấp rồi ,nên tính "ỳ" ăn quá sâu rồi. Bây giờ phải hi vọng vào lớp trẻ năng động hơn,táo bạo hơn.Thân Mĩ hay Trung Quốc kô quan trọng,bởi vì đấy là các dân tộc khác,kô phải là họ muốn tốt cho chúng ta,mà chỉ muốn kiểm soát đc các dân tộc khác.Các nước lớn thwongf vậy.Đặc biệt là Trung Quốc, thế của Trung Quốc đang lên mà họ lại có rất nhiều tham vọng,phải cẩn thận với anh bạn Tàu này.Bây giờ có rất nhiều! những tư tưởng ý kiến trái ngược nhau kể cả là"phản động" như nhiều người vẫn gọi. Nhưng làm sao cứ phải ngăn cấm ,phải bài nó cơ chứ.Tài giỏi là ở chỗ phải biết lắng nghe và chắt lọc những cái hay,chứ kô phải chửi bới,nói này nói nọ.Yêu đất nước dân tộc Việt Nam thì phải biết nhìn và chỉ ra khuyết điểm,phải tìm cách mà sửa chứ kô thể bằng lòng với cái đã có đc.Việt Nam chẳng là gì so với thế giới cả.Vậy chúng ta những người Việt Nam phải thay đổi nó chứ? Tran Van LanhGửi ông Phạm Văn Thoa, tp HCM. Thiết nghĩ ta không nên bực mình vì những ý kiến cho rằng mâu thuẫn này nọ trong đảng. Theo tôi đoàn kết là rất tốt. Nhưng những quan điểm đối nghicjhnhau có những lúc là cần thiết. Phạm Văn Thoa, tp HCMThiết nghĩ, đây không phải là xung khắc trong Đảng hay trong chính phủ. Nếu nhận định như vậy càng thấy sự hoang tưởng của một số nhân vật hiện nay. Bất kỳ sự tiến bộ nào cũng phải vượt qua những trở ngại. Những người hiện được báo chí nước ngoài và một số tổ chức quốc tế rêu rao là anh hùng, là nhân vật ủng hộ dân chủ, tranh đấu cho dân quyền chính là một trong những cản trở lớn nhất ở Việt Nam hiện nay. Chính họ là những người đã và đang phản bội lại đất nước mình chỉ vì một sự ảo tưởng nào đó và cũng vì sự tham lam cố chấp, muốn được chú ý. Những nhân vật này nên bị trừng phạt và lên án. Tôi cũng thực sự xấu hỗ khi mỗi ngày phải nghe và đọc đâu đó những tin tức có liên quan đến họ. Họ không đáng được nêu danh hoặc vinh danh. Nói chung đừng nhân danh vì bất cứ điều gì để làm tổn hại đất nước, làm tổn hại sự thanh bình của đất nước, chúng tôi rất cảm ơn nếu quý vị thấy được điều này. Khải MinhCám ơn bạn Trần kiến Trung, Hà Nội đã kể ra một câu truyện tưởng như chỉ có trong tác phẩm Tâm Hồn Cao Thượng (Grand Coeur) của một văn hào người Ý, để người VN cũng như người các nước hiểu rằng họ chỉ có quyền lên án sai lầm của một chính quyền, xảo trá của một đảng phái, âm mưu của một chính khách,và cảnh giác những lề thói xấu của dân tộc mình, chứ không có quyền nói xấu về đất nước và đồng bào mình, khinh bỉ sự nghèo khó, thờ ơ với những áp lực mà dân tộc mình phải gánh chịu. Trần Kiến Trung, Hà NộiTôi đã một lần sang Pháp. Tôi có gặp một người Pháp. Người này nói chuyện với tôi rất cởi mở và rất yêu đất nước và con người Việt Nam. Trong một lần một người Việt Nam có nói xấu về đất nước và con người Việt Nam trước mặt ông ta. ông ta đã tỏ thái độ và nói với người Việt Nam kia rằng. Đất nước và con người của nước ông, ông không yêu mà còn đi nói xấu họ thì làm sao ông có thể yêu đất nước và con người của nước khác và làm sao ông có thể trở thành bạn của tôi được. Và ông người Pháp kia đã không chở ông Việt Nam kia về nhà mà mặc cho người Việt Nam đi bộ cho dù lịch sự như người Pháp và xe thì đi không? Tai Ngua, Hà NộiĐọc ý kiến của Anh Trần Kiến Trung, Hà Nội, tôi tự nhủ là ai bảo người Pháp lịch sự...Người Pháp là người cho rằng chỉ có họ ở trên thế giới này thôi...Nhưng cái người mà anh đã gặp mà cho là lịch sự đó theo tôi nghĩ là ông ta kém thông minh và hiểu biết về người anh bạn Việt Nam kia, đối với người Pháp thì có thể họ vơ đũa cả nắm nên " Đất nước và con người của nước ông, ông không yêu mà còn đi nói xấu họ thì làm sao ông có thể yêu đất nước và con người của nước khác và làm sao ông có thể trở thành bạn của tôi " Nhưng đối với anh chàng VN kia thì VN bây giờ không phải là Quốc Gia đích thực của anh, vì Quốc Gia của anh đã mất đang bị CS đô hộ. Đặng Kim Lai, CanadaKhông cần ông Nguyễn Thanh Giang cho biết "Lãnh đạo Việt Nam co xung khắc". Gần đây theo lời bình phẩm của nguyên chủ tịch Quốc hội đã đề cập tới vần đề đại diện của cái quốc hội được 'nói tới' là dân chủ và công việc điều hành của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người ta cũng có thể nhìn ra có sự xung khắc giữa người lãnh đạo và đảng CSVN. Theo lời nói ra của nguyên chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn An, nhất nhất mọi điều hành phải theo đúng sự lãnh đạo của đảng, quốc hội chỉ là nơi để thăm dò ý dân. Theo ông An này, người đại diện trong quốc hội như con mắt của đảng, họ cần phải đi sát và đưa ra các báo cáo sát thực trong cuộc nhóm họp của quốc hội. Công, Hà NộiÔng Hải nhận ra nhưng điều mình làm là sai trái đã quyết gác kiếm tìm con đường lương thiện. Một số người vẫn còn cứng đầu cứng cổ sợ nhuệ khí của mình giảm nên bắt đầu có các loạt bài chấn hưng tinh thần. Điều đó ai cũng biết, ai cũng tỏ tường, tuy nhiên cách nói của ông Giang là sự phân tích ngây ngô và khập khiễng, chẳng lẽ vì đường lối ngoại giao mà lại phải làm ngơ với những kẻ vi phạm pháp luật. Tôi khuyên chân thành những người vẫn có ý định làm quân tốt cho những thế lực chống phá Việt Nam sớm tỉnh ngộ và làm những việc thiết thực, có ích cho nước nhà hơn.
Đảng Dân chủ đang ráo riết yêu cầu cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ John Bolton ra làm chứng trong phiên tòa luận tội của Tổng thống Donald Trump.
Luận tội: Liệu John Bolton có là người làm thay đổi cục diện?
Tổng thống Donald Trump trong một phiên họp tại Nhà Trắng Áp lực này tăng lên sau tường trình về một tuyên bố có khả năng khiến dư luận nổi sóng, mà John Bolton được cho là đã công bố trong một cuốn sách mới. Tờ New York Times trích dẫn một bản thảo của Bolton bị rò rỉ cho biết, Trump nói với ông rằng muốn trì hoãn việc viện trợ cho Ukraine cho đến khi nước này giúp ông điều tra chống lại đảng Dân chủ, bao gồm cả cựu Phó Tổng thống Joe Biden. Tổng thống Mỹ bác bỏ tường trình này, vốn có thể làm yếu đi phủ nhận rằng ông có động cơ đen tối khi yêu cầu Tổng thống Ukraine Volodomyr Zelensky phải mở cuộc điều tra về ông Biden, ứng cử viên tổng thống đối đầu của mình. Bolton, thuộc đảng Cộng hòa, là một anh hùng bất ngờ đối với Đảng Dân chủ. Tuy nhiên, họ tin rằng ông sẽ đóng vai trò là một nhân chứng then chốt, cung cấp bằng chứng không thể chối cãi được về hành động sai trái của Trump và giúp củng cố vụ kiện để ông Trump bị phế truất. Đảng Dân chủ từng có hy vọng tương tự vào một nhân vật khác của Washington, Robert Mueller, cựu công tố viên đặc biệt. Những nhân vật chính trong cuộc điều tra luận tội Trump Đảng Dân chủ từ chối trao đổi nhân chứng luận tội Trump Ý kiến bênh và chống việc luận tội Trump Nhưng ông Mueller trông có vẻ thiểu não khi ra làm chứng hồi tháng Năm về cuộc điều tra Nga dính líu vào bầu cử tổng thống Mỹ, và không thay đổi được suy nghĩ của nhiều người về tổng thống. John Bolton có thể khác - đảng Dân chủ hy vọng như vậy. Được đào tại tại Yale University, John Bolton, 71 tuổi, là cố vấn an ninh quốc gia từ 2018-2019. Ông đã "đích thân dính líu" vào các thỏa thuận của tổng thống với các quan chức Ukraine, theo lời luật sư của Bolton. Cựu cố vấn an ninh quốc gia Bolton ở ngay "trung tâm não bộ cho tất cả các quyết định quan trọng", Matthew Spence, cựu Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng nói. Nếu Bolton ra làm chứng, ông có thể có những lời khai chi tiết nhất từ trước đến nay về áp lực chính trị được cho là của Tổng thống Donald Trump lên Tổng thống Zelensky và quyết định đóng băng gần 400 triệu đôla viện trợ an ninh cho Ukraine. Một số nhân chứng khác đã cáo buộc rằng, các quan chức trong chính quyền Trump đã sử dụng viện trợ như một ván bài thương lượng để thúc đẩy Ukraine điều tra gia đình ông Biden. Nhưng họ đã không liên kết được một cách rõ ràng giữa Trump và việc từ chối viện trợ để đổi lấy một cuộc điều tra, hoặc cho thấy rằng cá nhân Trump đã chỉ đạo các hoạt động. Đảng Dân chủ tin rằng cựu Cố vấn An ninh Quốc gia có thể cung cấp một chứng cớ không thể chối cãi về chỉ thị của Trump cho việc dùng viện trợ quân sự để tạo áp lực lên Ukraine. Nancy Pelosi: "Tổng thống phải chịu trách nhiệm. Không ai ở trên luật pháp" "Bolton có mặt trong lúc trọng tội xảy ra", Evelyn Farkas, người từng là quan chức hàng đầu của Nga trong thời chính quyền Obama và hiện đang tranh cử với tư cách là đảng viên Dân chủ cho một ghế trong quốc hội ở New York nói. "Và ông ta biết rằng đó là một trọng tội vào thời điểm đó." Theo các tường trình, ông Bolton đã phản đối việc trì hoãn viện trợ an ninh cho Ukraine, và đã cố gắng nhưng không thành công trong việc thuyết phục tổng thống gửi tiền viện trợ quân sự trong một cuộc họp của Phòng Bầu dục. "Đây là lợi ích của nước Mỹ", cựu Cố vấn An ninh Quốc gia từng nói với Tổng thống, theo New York Times, khi ông lập luận rằng viện trợ nên được gửi đi cho Ukraine. Tiền viện trợ cuối cùng cũng được gửi đi - một ngày sau khi ông Bolton rời khỏi Nhà Trắng trong giận giữ và cay đắng. 'Báo cáo Mueller' trong 60 giây Ông Trump đã nhiều lần nói rằng không làm gì sai và các thủ tục luận tội là một "trò lừa đảo". Các luật sư của Nhà Trắng đã từ chối các yêu cầu từ các nhà lập pháp Dân chủ đòi ông Bolton và các nhân chứng khác ra làm chứng. Luật sư của Trump nói rằng, lời khai của họ sẽ vi phạm quyền bảo mật của tổng thống. Sách của John Bolton viết gì? Bolton từng công bố rằng, ông sẽ làm chứng nếu ông được triệu tập một cách hợp pháp, bỏ ngoài tai mong muốn của các luật sư Nhà Trắng, những người muốn ông giữ im lặng. Thượng nghị sĩ sẽ bỏ phiếu về vấn đề nhân chứng trong những ngày tới. Bolton chắc chắn biết rất nhiều. Bất cứ khi nào gặp ông, cho dù trong các cuộc họp ở nước ngoài hay ở Nhà Trắng, tôi (tác giả bài viết này) luôn thấy ông cầm một cuốn sổ tay. Là một nhà bình luận lâu năm trên Fox News, ông Bolton đã ghi lại những suy nghĩ của mình trên giấy khi ông còn làm việc trong Nhà Trắng. Có lẽ các ghi chú đã có ích cho hợp đồng sách được nói là trị giá hàng triệu đôla của ông với Simon & Schuster. "Bolton sẽ là một nhân chứng mạnh mẽ cho đảng Dân chủ," Jeremy Shapiro, người từng phục vụ nhiều năm với tư cách là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp trong Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, nói. "Ông ấy là một người ghi chép chăm chỉ và luôn muốn viết xuống mọi điều. Điều đó sẽ tạo thêm cho ông nhiều uy tín." John Bolton, hình chụp tháng Tư, 2019, luôn luôn cẩn thận ghi chép trong thời gian là Cố vấn An ninh Quốc gia Nhưng một số nhà quan sát của Nhà Trắng tự hỏi, liệu ông Bolton có biết nhiều như ông tỏ ra hay không; hoặc nếu ông sẵn sàng ra làm chứng thì đó chỉ là mưu đồ để bán cuốn sách của ông, "The Room Where It Happened: A White House Memoir", vốn sẽ ra mắt vào tháng tới. Ông Bolton cổ xúy đã một chính sách cứng rắn đối với Bắc Triều Tiên, Afghanistan và Iran, và tổng thống không phải lúc nào cũng đồng ý với ông. Có nhiều lúc, Bolton bị gạt ra ngoài. Đảng Dân chủ cũng đặt câu hỏi, liệu lời khai từ Bolton, bất kể hỏa lực của nó, có thể sẽ tạo ra sự khác biệt. Ông Bolton có khả năng sẽ là một diễn giả hấp dẫn hơn Mueller, người rõ ràng là rất khổ sở khi phải ra làm chứng. Luận tội: Trump 'biết rõ chuyện gì đang xảy ra' Điều tra luận tội Trump: những 'kịch bản' khả dĩ Ngược lại, Bolton thích ánh đèn sân khấu, "Ông ấy sẽ xuất hiện trên truyền hình tốt hơn Mueller," Shapiro nói. Nhưng Shapiro và những người khác tự hỏi, liệu Bolton có gây được nhiều ảnh hưởng. "Rõ ràng là tổng thống có tội như bị cáo buộc, và thật khó để tranh cãi về một chứng cớ quá hiển nhiên," ông nói. "Nhưng cũng rất rõ ràng rằng, các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa không mấy quan tâm." "Họ sẽ không bao giờ kết án ông ta về bất cứ điều gì," Jeremy Shapiro nói thêm. Cho đến nay, phiên tòa phần lớn diễn tiến theo kịch bản của nhà lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell. Nhưng trong khi nó dường như đang hướng tới việc tha bổng của tổng thống, đảng Dân chủ hy vọng cuốn sách của Bolton sẽ tạo được một bước ngoặt.
Thính giả Trần Minh từ Việt Nam gửi thư tham gia thảo luận trên diễn đàn BBC về chủ đề Nhật Ký Đặng Thuỳ Trâm như sau:
Thính giả Trần Minh tham gia diễn đàn BBC
Các bạn thân mến! Tôi là người ở miền nam, là em một người lính VNCH đã chết trong cuộc chiến. Tôi đã phải chứng kiến sự đau khổ day dứt của ba tôi cho đến khi ông trút hơi thở cuối cùng cũng vì chuyện này. Khi anh tôi vào quân ngũ tôi còn nhỏ lắm không nhớ gì nhiều.Hình ảnh cuối cùng tôi nhớ được về anh ấy là một ngày cuối tháng Giêng năm 75 thì phải, trước khi ra khỏi nhà vào 5 giờ sáng để về lại đơn vị, anh ấy có vào giường lúc tôi còn ngái ngủ hôn nhẹ lên má tôi rồi âm thầm ra đi không nói một lời nào...Anh ấy đã không bao giờ quay trở về. Phải 10 năm sau 75 tôi mới bắt đầu đọc những lá thư anh ấy viết từ chiến trường về. Bây giờ tôi xin trích một vài đoạn trong vài bức thư để các bạn hiểu một người lính VNCH nghĩ gì hầu có thể so sánh với suy nghĩ của một người cộng sản như chị Trâm ở bên kia chiến tuyến. Bản thân tôi rất tôn trọng thư và nhật ký vì ưu điểm là nó chân thật nhưng khuyết điểm của nó lại là chủ quan do đó chưa thể gọi là văn học lịch sử được vì tính khái quát và sâu sắc của nó chưa cao: Nam can Noel 1970Kính thưa ba má, Đêm nay là đêm 24/12. Ngồi trong lều, kê một thùng đạn làm bàn viết. Trên bàn có hai cây đèn cầy, một bidon nước trà, một chai rượu. Những món này con gởi mua từ trước với rất nhiều công phu. Trên bàn còn có 3 cartes de noel. Một của ba má vừa nhận được hồi chiều. Chỗ con ngồi là một nền nhà cũ nền được đắp cao, đúng như ba chúc trong thiệp. Và con ngồi một mình, vừa nhấm rượu vừa viết thơ. Chung quanh con anh em binh sĩ, người thì nằm trên võng, người thì ngồi gần bếp lửa được đốt lên vì trời lạnh. Mỗi người một ý nghĩ. Người thì quay về kỷ niệm để quên bớt hiện tại, người thì nghĩ đến vợ con. Văng vẳng từ những radio nhỏ những âm thanh giáo đường. Và nếu không có những âm thanh đó, thì không ai biết và nhớ đêm nay là đêm Noel trong chốn hoang vu này. Riêng con thì nghĩ nhiều về những năm xưa. Những đêm Noel năm nào xin ba má lên nhà giòng dự lễ. Những năm lang thang ngoài đường nhìn qua những nhà có cây sapin nhưng vẫn thấy cuộc đời đẹp và đáng sống, chưa biết lo nên lòng thảnh thơi. Những đêm sương mù với biển người tấp nập đi nhà thờ. Lúc đó chạy theo những cái vô giá trị mà không biết mình đang sống trong một khung cảnh thiên đàng. Bây giờ, hoài bão của con là được sống một cách rất tầm thường trong khung cảnh ấy. Con cũng cám ơn Thượng đế đã cho con sống những năm đẹp và đầy kỷ niệm ấy. Con cũng còn nghĩ đến những ngày vừa qua, những năm tháng sắp tới mà không thấy chỗ nào sáng sủa cả. Lúc trước mình chấp nhận hiện tại để chờ một ngày mai tươi đẹp. Bây giờ không dám mơ ước đến thế nữa. Chỉ xin Trời Phật cho ngày mai đừng xấu hơn bây giờ là đủ rồi. Năm ngoái, vào khoảng trước Noel con có trình cho ba rõ những quan niệm của con về trách nhiệm trong chiến tranh. Bao nhiêu tội lỗi rồi cuối cùng cũng đổ tội cho chiến tranh và ba đã nhắc cho con biết còn có lương tâm để phán đoán để buộc tội mình. Thưa ba trong đêm thanh tịnh này, con xin trình tiếp những cảm nghĩ của con về vấn đề đó. Con người bây giờ theo con nghĩ, không còn lương tâm nữa. Tất cả những giá trị tinh thần và đạo lý đều bị đảo ngược. Theo Victor Hugo, Dieu c'est la consience. Và giáo dục cũng đã dạy con, mình tội lỗi khi lương tâm quyết định như vậy và không có hình phạt nào bằng sự ray rứt của nó. Nhưng bây giờ sau những năm lăn lóc ngoài đời cũng như trong quân ngũ con đã nhận thấy lương tâm giảm đi rất nhiều trong những người có giáo dục đạo lý và hầu như tắt hẳn nơi những người khác. Con người bây giờ không biết sợ lương tâm như xưa nữa mà chỉ còn sợ pháp luật mà thôi. Mà pháp luật làm sao khám phá tất cả những tội lỗi được. Những tệ trạng ngày nay cũng từ đó mà ra. Con xin kể một ít mà hình như rất nhiều người đều vấp phải: Sự tham lam. Lấy của không phải của mình, ăn cắp của những kẻ khác, tham nhũng hối lộ. Nạn cướp bóc, đào ngũ trốn quân dịch không một chút thẹn thùng. Tội mãi dâm dưới nhiều hình thức (từ bà lớn ngoại tình đến những cô chơi bời) Và còn rất nhiều điều khác người ta không làm chỉ vì sợ bị bắt chớ không! phải vì không nên làm... Hoa kỳ 3-8-72...Giai đoạn 2 của cuộc huấn luyện bắt đầu nên bận rộn. Dụng cụ huấn luyện đầy đủ và huấn luyện viên không khó như ở Việt Nam nên cứ tà tà. Tụi Mỹ vì không quen nên rên dữ lắm. Chẳng hạn tuần tiễu trong rừng. Tương đối rừng ở đây thưa hơn ở VN. Chỉ có những bụi cây nho nhỏ dưới lớp cây cao, không có dây gai chằng chịt như xứ nhà. Di chuyển rất dễ nhưng những ông đồng minh vĩ đại thì rên dữ lắm vì không quen. Vấp lên vấp xuống mồ hôi lả chả. Thân xác quá to nên không lách dễ bằng người VN. Huấn luyện viên và cán bộ phần nhiều là đại uý hay thiếu tá, tận tâm vô cùng không phải chỉ tay năm ngón như bên mình. Họ chạy họ bò như khoá sinh. Tất cả đều có huy chương chiến dịch VN. Tuy nhiên vì họ là một dân tộc tự kiêu và háo thắng nên từ già đến trẻ đều hăng say. Lúc nào cũng đề cao mà không cảnh giác. Trong giờ huấn luyện họ thuật lại những trận mà họ một, VC mười mà vẫn thắng dễ dàng. Vì vậy khoá sinh rất tự tin. Quá tự tin. Và khinh địch. Có những lúc nghe họ kể mà bực mình vì VC thì cũng là người VN và con thừa biết người lính cộng sản thua ai chứ không thua người Mỹ về đánh giặc. Chẳng qua họ nghèo mà thôi. Họ huấn luyện sĩ quan để chiến đấu ở VN. Thiết lập nguyên một làng VN với 10 nóc nhà, nằm bên bờ suối. Nhà tranh,tôle, ngói. Trông đẹp mắt. Họ là một dân tộc trẻ và háo thắng nên không hiểu nỗi tại sao người Mỹ lại rút lui khỏi VN mà không đổ toàn bộ lực lượng lên Đông Dương chẳng hạn, thanh toán vấn đề trong một tháng. Họ không hiểu rằng vũ lực không phải là mạnh nhất, rằng chiến tranh mà không có chính nghĩa thì không thắng được, rằng chiến tranh là sự tiếp tục của chính trị (la guerre est la continuation de la politique) Cũng vì háo thắng nên rất thích phô trương. Huy chương chẳng hạn. Mỗi người khi nhập ngũ đều có huy chương gọi là huy chương quốc phòng. Ai cũng đeo. Họ ao ước được qua VN để có nhiều huy chương hơn. Chẳng hạn như một đại uý có rất nhiều huy chương tuy tham chiến chừng1 hay 2 năm thôi. Nếu bênmình mà có hệ thống huy chương như họ chắc không còn chỗ để đeo. Họ không hiểu khi con không đeo huy chương. Họ hỏi con và yêu cầu con đeo trong những dịp đặc biệt. Mỗi lần đeo là con nhớ những kỷ niệm chết chóc. Một huy chương là một lần những người VN đôi bên đều nằm xuống. Hoa Kỳ 15-9-1972Hôm kia con nhận được thơ ba, nhưng bận huấn luyện đi bãi cả ngày nên không tiện trả lời. Tuần này là tuần thứ 16 trong số 28 tuần ở Quantico. Con sẽ mãn khoá vào ngày 30-11-72. Cuộc huấn luyện bước qua giai đoạn 3, học tập ngoài bãi nhiều. Tuần trước thi giai đoạn 2. Một sĩ quan được đánh giá trên ba lãnh vực: Thi viết (họ gọi là acdemic) gồm chiến thuật, vũ khí v..v..,bản đồ và là phần quan trọng nhất. Phần thứ hai là Military skills(skill=habileté) gồm thể thao, chạy đoạn đương chiến binh, tác xa súng trường và súng lục. Phần thứ 3 là lãnh đạo chỉ huy. Phần này họ không đánh giá sĩ quan đồng minh. Về phần academic con có điểm trung bình 95/100 điểm rất cao đối với Mỹ và hình như con dẫn đầu trong số sĩ quan đồng minh khoảng 14 người. Về phần military skills thì thua họ. Thành thật mà nói chúng con qua đây không phải để thi đua nên chẳng học, thức khuya như những người khác. Vì vậy điểm cao làm con ngạc nhiên. Hôm qua thi đua đi bản đồ. Họ phát cho một bản đồ(boussole), bắt tìm 10 hộp đạn to bằng một máy radio trong một khu rừng độ 15 cây số vuông. Mỗi người một đường, đi từng đợt 10 người, mỗi đợt cách nhau năm phút. Họ phải chạy vì thời gian là yếu tố quan trọng trong một lộ trình xa đa số chỉ tìm được 5 điểm trên 10 được cho. Con khởi hành trong toán chót, toán 23 nghĩa là hơn một tiếng rưỡi sau toán đầu. Con tìm được cả 10 điểm, và tuy không khi nào chạy về trước tất cả các sĩ quan khác. Trong số 230 người con về thứ 15 và 14 người về trước con đều trong ở toán đi trước con từ một tiếng đồng hồ trở lên. Một điểm tốt cho Việt nam. Không có gì đáng ngạc nhiên vì con đi theo bản đồ quen. Mấy tuần vừa qua , con được dịp theo dõi thế vận hội thứ 20 trên vô tuyến truyền hình, trực tiếp từ Munich Đức Quốc bằng vệ tinh nhân tạo thật là hào hứng. Trong thế vận hội này điện tử làm việc nhiều, tất cả mesures về thời gian, khoảng cách đều đo bằng computers (máy điện tử) một cách chính xác đến 1/100 ème giây. Mấy hôm nay tin tức về những trận đánh Quảng trị cho biết TQLC/VN đã lấy lại phần lớn thị xã này. Chắc tốn xương máu nhiều... 5-2-73 Quảng trịHôm nay là mùng 3 Tết. Con vẫn ở phía bắc Quảng trị. Từ hôm ngưng bắn đến nay, chỗ con tương đối yên không đụng độ. Trong khi các đơn vị khác vẫn giao tranh đều đều. Ngày ngưng bắn quả thật là một ngày khó quên trong cuộc đời. Những ngày trước pháo kích và tấn công như mưa bão nhất là đêm cuối cùng. Hai bên bám sát nhau. Đến 8 giờ kém 5 con cho lệnh ngưng bắn. Nhưng bên kia vẫn tiếp tục cho đến 8 giờ 20 khi con cho bắn một hoả hiệu. Và từ lúc đó đến giờ không còn nghe tiếng súng nữa. Họ ra khỏi vị trí cắm cờ. Bên con cũng vậy. Những lá cờ nằm cách nhau đôi khi chỉ có hai thước. Chúng con nhào qua bên kia bắt tay, mời thuốc quên rằng cách đây 10 phút còn chém giết nhau. Ngày hôm sau con cho chấm dứt những cuộc tiếp xúc, bên nào bên ấy ở. Vì họ phái những chính trị viên ăn nói thật hay đến nói chuyên với binh sĩ thật tình đến khờ khạo của mình. Ăn nói không lại. Lâu lâu chính con qua nói chuyện thôi! hay chọc ghẹo những nữ cán bộ. Cũng may con không về TĐ2 TQLC như theo lệnh lúc đi Mỹ về. Họ bị thiệt hại rất nặng ở Cửa Việt như ba chắc đã nghe được ở đài BBC. Quảng Trị 24-2-73Con vẫn bình an. Những tuần qua tình hình có khi găng với bên kia tuy không đi đến chỗ nổ súng. Bây giờ thời yên hẳn. Nhưng cũng phải đề phòng không để họ qua mặt, chiếm đất cắm cờ. Riêng chỗ của con thì hai bên giữ nguyên vẹn như lúc ngưng bắn và họ cũng không dám ra khỏi những chỗ họ ở cũ. Có nhiều chuyện cũng buồn cười lắm. Lâu lâu họ đem những đoàn văn công đến nơi giáp nhau để diễn. Hầm hố và giao thông hào đôi bên cách nhau 20,30m, ở giữa có làm hai cổng treo cờ và một căn nhà do hai bên dựng lên để ngồi nói chuyện. Bây giờ thì con cấm không cho qua cổng hay đến nhà đó nữa. Những đoàn văn nghệ và nữ ca sĩ hát và hò. Lính mình không thích nghe chèo cổ nên chả thèm nghe mà chỉ ngồi bên này chọc ghẹo và cười. Họ cũng nói phét lắm. Bên họ mỗi đ! ại đội có hoả đầu vụ, nấu cơm gánh lên cho họ ăn. Họ nói họ ăn điều độ và đầy đủ nhưng anh nào cũng xanh xao. Con nói với họ lính của con cứ phát đồ ăn cho họ, họ muốn ăn lúc nào thì ăn không cần giờ giấc.Muốn nấu kiểu nào cũng được. Đó là tự do kiểu miền nam. Muốn ăn nói sao cũng được. Mời thuốc họ không hút, bảo là thuốc Mỹ. Không bao giờ thấy họ tự nhiên hay hồn nhiên như mình. Mình cười giỡn, đùa, chửi nhau. Họ thì không, không dám thổ lộ sợ đồng chí khác nghe... Lúc đi Mỹ con có hai người bạn. Trung uý cả, cùng đi với con. Hôm về Vn họ về đơn vị TQLC khác. Cả hai đều bị thương nặng trong những ngày tiếp theo cuộc ngưng bắn tại Cửa Việt. Như vậy là trong toán 10 người lúc trước đi học anh văn tại Sàigòn cách đây 9 tháng con là một trong hai người còn cầm súng. Tất cả những người khác đều bị loại ra khỏi vòng chiến bằng cách này hay cách khác. Có phước thì bị thương vô phước thì mất xác...
Nếu tất cả virus đều biến mất, thế giới sẽ rất khác - không hẳn là tốt hơn. Nhưng cụ thể thì điều gì sẽ xảy ra?
Sẽ ra sao nếu virus corona và tất cả các loại virus biến mất?
Virus có vẻ như tồn tại duy nhất cho một mục đích là tàn phá xã hội và khiến con người phải lâm vào cảnh khốn khổ. Tiến hành xét nghiệm virus corona khó, dễ tới đâu? Covid-19 và sự lựa chọn đau đớn cho ai được sống Covid-19 ra tay tàn độc với nam giới hơn là với phụ nữ? Chúng đã tước đi vô số mạng sống qua hàng ngàn năm, thường tiêu diệt số lượng đáng kể dân số toàn cầu - từ đại dịch cúm năm 1918 khiến từ 50 đến 100 triệu người thiệt mạng, tới ước tính 200 triệu người chết vì bệnh đậu mùa chỉ trong thế kỷ 20. Đại dịch Covid-19 hiện thời chỉ là một trong hàng loạt những cuộc tấn công chết người và không bao giờ kết thúc của virus đối với con người. Nếu được có lựa chọn thần thông vẫy đũa phép khiến toàn bộ virus biến mất khỏi cõi đời, hầu hết mọi người có lẽ sẽ nhanh chóng bắt lấy cơ hội đó, đặc biệt là trong thời điểm hiện tại. Nhưng đây có thể là sai lầm chết người - trong thực tế là sẽ tai hại chết người hơn sức công phá của bất cứ loại virus nào từng tồn tại. "Nếu tất cả mọi virus thình lình biến mất, thế giới sẽ là nơi tuyệt vời trong một ngày rưỡi, và sau đó tất cả chúng ta đều chết - vấn đề là thế," Tony Goldberg, nhà dịch tễ học từ Đại học Wisconsin-Madison, nói. "Toàn bộ những điều thiết yếu mà chúng làm được cho thế giới thì lớn hơn nhiều so với những tác hại chúng gây ra." Đa số các loại virus không gây bệnh cho con người, và rất nhiều loại đóng vai trò không thể thiếu trong việc hỗ trợ hệ sinh thái. Những loại virus khác duy trì sức khỏe sinh vật - mọi thứ từ nấm cho đến cây xanh, côn trùng và con người. "Ta sống trong sự cân bằng, trạng thái cân bằng hoàn hảo", và virus là một phần của điều đó, Susana Lopez Charreton, nhà virus học từ Đại học Tự trị Quốc gia Mexico, nói. "Tôi nghĩ rằng chúng ta đã tiêu rồi nếu không có virus." Một số loại virus duy trì sức khỏe của nấm và cây Duy trì sự sống Hầu hết mọi người không để ý tới vai trò của virus trong việc hỗ trợ sự sống trên Trái Đất, vì chúng ta có xu hướng chỉ tập trung vào các loại gây hại cho người. Những đại dịch tàn khốc và bài học thời Covid-19 Covid-19: Sai lầm chết người khi uống nước phòng bệnh Nên gọi là 'virus Vũ Hán', 'virus corona' hay tên khác? Gần như tất cả các nhà virus học đều chỉ tập trung vào các loại virus gây bệnh; chỉ mãi đến gần đây mới có một số nhà khoa học gan dạ bắt đầu tìm hiểu về các loại virus giúp chúng ta và hành tinh sinh tồn, thay vì tiêu diệt con người. "Chỉ có một nhóm nhỏ các nhà khoa học cố gắng đem lại cái nhìn cân bằng và công bằng về thế giới virus, và cho thấy những thứ đó là virus tốt," Goldberg kể. Điều mà các nhà khoa học biết chắc chắn, đó là nếu không có virus, cuộc sống và hành tinh như chúng ta biết sẽ không còn tồn tại nữa. Và thậm chí nếu ta muốn, thì có lẽ cũng không thể nào tiêu diệt hết virus trên Trái Đất. Nhưng bằng việc tưởng tượng ra thế giới sẽ ra sao nếu không có virus, ta sẽ hiểu tường tận hơn không chỉ về việc virus gắn bó chặt chẽ với sự sinh tồn của con người tới mức nào, mà còn cả khía cạnh chúng ta vẫn còn phải tìm hiểu nhiều về chúng nhiều tới mức nào. Không có virus, hành tinh như ta biết sẽ không còn tồn tại Đầu tiên, các nhà nghiên cứu không biết có bao nhiêu loại virus tồn tại. Hàng ngàn loại đã được phân loại chính thức, nhưng vẫn còn hàng triệu loại virus có thể còn tồn tại mà chúng ta chưa biết đến. Bắc Cực tan băng khiến nhiều virus cổ đại chết chóc thoát ra Covid-19: 'Bệnh nhân số 0' là ai? "Ta chỉ mới phát hiện một phần nhỏ vì người ta chưa xem xét nhiều đến chúng," Marilyn Roossinck, nhà sinh thái học về virus tại Đại học Penn State cho biết. "Thật là thiên vị - khoa học vẫn luôn nghiêng về phía tìm hiểu mầm bệnh." Các nhà khoa học cũng không biết có bao nhiêu phần trăm trong tổng số các loại virus gây hại cho con người. "Nếu bạn nhìn vào con số, thì về thống kê con số đó có thể gần ở mức số không," Curtis Suttle, nhà nghiên cứu virus môi trường tại Đại học British Columbia cho biết. "Hầu hết virus ngoài kia không gây ra mầm bệnh với những thứ mà ta quan tâm." Vai trò thiết yếu đối với hệ sinh thái Ta biết là thực khuẩn thể (phage), tức là các virus có thể gây nhiễm trùng cho vi khuẩn, là cực kỳ quan trọng. Tên của chúng đến từ tiếng Hy Lạp phagein, có nghĩa là "nuốt chửng" - và việc chúng làm là nuốt chửng. "Chúng là kẻ ăn thịt chính trong thế giới vi khuẩn," Goldberg giải thích. "Ta sẽ gặp rắc rối lớn nếu thiếu chúng." Thực khuẩn thể là tác nhân chính điều phối số lượng vi khuẩn trong đại dương và gần như trong mọi hệ sinh thái trên hành tinh này. Nếu các loại virus đột nhiên biến mất, số lượng một số loại vi khuẩn có khả năng sẽ bùng nổ, một số khác có thể bị thua cuộc và ngừng phát triển hoàn toàn. Điều này sẽ cực kỳ nguy hại cho đại dương, vốn là nơi mà 90% tất cả các sinh vật sống, tính bằng trọng lượng, là vi sinh vật. Những vi sinh vật này sản sinh ra khoảng một nửa lượng khí oxy trên Trái Đất - một quá trình diễn ra được là nhờ có virus. Trong đại dương, 90% sinh vật sống là vi sinh vật Những virus này tiêu diệt khoảng 20% tổng số lượng vi sinh học trong đại dương, và tiêu diệt khoảng 50% tổng số vi khuẩn đại dương mỗi ngày. Bằng cách loại bỏ vi sinh vật, virus đảm bảo rằng sinh vật phù du sản xuất oxy có đủ chất dinh dưỡng để có khả năng quang hợp mạnh mẽ, và cuối cùng là đảm bảo duy trì hầu hết sự sống trên Trái Đất. "Nếu ta không có cái chết, ta cũng không có sự sống, vì sự sống hoàn toàn lệ thuộc vào quá trình tái tạo vật chất," Suttle giải thích. "Virus cực kỳ quan trọng trong quá trình tái tạo đó." Các nhà nghiên cứu tìm hiểu về sâu bệnh cũng nhận thấy virus cực kỳ quan trọng trong quá trình kiểm soát số lượng của loài. Nếu một loài nào đó trở nên quá đông đúc, "virus sẽ đến và giết sạch chúng", Roossinck cho biết. "Đó là quá trình rất tự nhiên của hệ sinh thái." Quá trình này, còn được gọi là "giết kẻ thắng cuộc", cũng rất phổ biến ở nhiều loài khác, trong đó có cả con người - bằng chứng là từ các trận đại dịch. "Khi dân số trở nên quá đông đúc, virus có xu hướng nhân bản rất nhanh và tiêu diệt số dân cư đó, tạo không gian cho những thứ khác sinh tồn," Suttle nói. Nếu virus thình lình biến mất hết, thì các loài cạnh tranh có khả năng sẽ phát triển mạnh mẽ đến mức gây hại cho các loài khác. "Ta nhanh chóng mất đi rất nhiều sự đa dạng sinh học trên hành tinh," Suttle lý giải. "Ta sẽ có một số ít loài chiếm lĩnh và quét sạch mọi thứ khác." Không có virus, các nhà khoa học cho rằng ta sẽ mất rất nhiều sự đa dạng sinh học trên hành tinh Một số sinh vật phụ thuộc vào virus mới có thể sinh tồn được, hoặc giúp chúng có được chỗ đứng trong thế giới cạnh tranh. Chẳng hạn, các nhà khoa học nghi ngờ rằng virus đóng vai trò quan trọng giúp bò và các loài động vật nhai lại có thể biến cellulose trong cỏ thành đường và quá trình trao đổi chất diễn ra được, chuyển biến thành trọng lượng cơ thể và sữa. Tương tự các nhà khoa học cũng cho rằng virus có vai trò quan trọng trong việc duy trì các vi sinh vật lành mạnh trong cơ thể con người và các loài động vật khác. "Những thông tin này vẫn chưa được hiểu rõ, nhưng chúng tôi ngày càng tìm ra nhiều hơn ví dụ về tương tác gần gũi này của virus, trong vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, dù là trong hệ sinh thái cơ thể người hay môi trường," Suttle giải thích. Roossinck và đồng nghiệp của bà đã khám phá ra những bằng chứng vững chắc ủng hộ ý này. Trong một nghiên cứu, họ tìm hiểu về loại nấm mọc trên loại cỏ đặc thù ở Vườn Quốc Gia Yellowstone. Họ nhận thấy virus lây nhiễm trên cây nấm đó giúp cho cỏ có thể thích nghi được với nhiệt độ của đất trên khu vực đất địa nhiệt. "Khi ba thứ cùng hiện diện - virus, nấm và cỏ - thì cỏ có thể phát triển ngay trên khu vực đất rất nóng," Roossinck nói. "Một mình nấm sẽ không thể làm được điều đó." Ở Vườn Quốc gia Yellowstone có một loại cỏ đặc thù, có khả năng chịu được nhiệt độ cao nhờ vào virus Trong một trường hợp khác, Roossinck nhận thấy một virus lây lan trên hạt ớt jalapeno cũng giúp cây ớt bị nhiễm tránh được rệp tấn công. "Rệp bị thu hút với những cây không có virus, vì vậy rõ ràng điều này có ích," Roossinck cho biết. Bà và đồng sự đã khám phá ra nhiều loài cây và nấm cũng truyền lại virus từ thế này sang thế hệ khác. Dù vẫn chưa chỉ ra hết được chức năng của hầu hết các loại virus này, nhưng họ cho rằng bằng cách nào đó hẳn là virus có giúp đỡ vật chủ. "Nếu không, tại sao cây cối lại cứ để chúng như vậy?" Roossinck nói. Nếu tất cả các loại virus có lợi trên biến mất, cây cối và sinh vật chủ sẽ có khả năng bị yếu đi và thậm chí bị chết. Bảo vệ con người Lây nhiễm với một số loại virus thậm chí có thể giúp tiêu diệt một số mầm bệnh ở người. GB virus C, loại virus phổ biến sản sinh trong máu người là họ hàng xa và không gây bệnh với loại virus Miền Tây Sông Nile và bệnh sốt xuất huyết, thì có liên hệ với việc làm bệnh Aids chậm tiến triển ở người có nhiễm HIV. Các nhà khoa học cũng nhận thấy GB virus C có vẻ như khiến người bị mắc bệnh Ebola ít nguy cơ tử vong hơn. Tương tự, virus mụn rộp herpes cũng khiến chuột khó bị mẫn cảm hơn trước một số dạng nhiễm trùng, trong đó có bệnh dịch hạch và nhiễm khuẩn listeria (một dạng ngộ độc thực phẩm phổ biến). Cố tình làm cho con người bị nhiễm virus herpes, bệnh dịch hạch và ngộ độc listeria để lặp lại thí nghiệm trên chuột là hành động không đạo đức, nhưng tác giả nghiên cứu cho rằng phát hiện của họ với loài gặm nhấm có thể áp dụng cho người. Virus herpes làm cho chuột - và có thể cả người - khó bị mắc bệnh với một số loại vi khuẩn hơn Tuy tình trạng mang virus herpes suốt đời "thường được coi đơn giản là bị mang mầm bệnh", họ viết, nhưng các dữ liệu của họ cho thấy trong thực tế herpes sẽ tiến tới bước có "quan hệ cộng sinh" với vật chủ bằng cách đem lại một số ích lợi miễn dịch. Không có virus, con người và nhiều loài khác có thể sẽ chết vì các bệnh khác nhiều hơn. Virus cũng là một trong số phương thức trị liệu hứa hẹn nhất với một số loại bệnh. Phương thức trị liệu bằng thực khuẩn thể (phage) - chủ đề trong một nghiên cứu đáng chú ý ở Liên Xô từ hồi thập niên 1920 - sử dụng virus để tấn công một số vi khuẩn gây bệnh. Giờ đây, đó là lĩnh vực phát triển nhanh chóng, không chỉ vì tình trạng kháng kháng sinh ngày càng tăng lên mà còn vì khả năng có thể điều chỉnh phương thức điều trị để loại bỏ một số loại vi khuẩn đặc thù nào đó, thay vì quét sạch toàn bộ các loại vi khuẩn mà không chọn lọc gì theo cách mà thuốc kháng sinh thường làm. "Nhiều người có thể được cứu sống nhờ sử dụng virus trong khi kháng sinh không làm được," Suttle cho biết. Như virus oncolytic, tức là các virus thường lây nhiễm và tiêu diệt một cách có chọn lọc tế bào ung thư, cũng đang được khám phá nhiều hơn và là cách điều trị ung thư hiệu quả và ít độc hại hơn. Dù là tấn công vi khuẩn có hại hay tế bào ung thư, thì virus trị liệu đều hoạt động như "tên lửa tuần du siêu nhỏ đi vào cơ thể và nổ tung những tế bào mà ta không muốn," Goldberg giải thích. "Ta cần virus cho hàng loạt nghiên cứu và các nỗ lực phát triển công nghệ sẽ dẫn ta đến thế hệ phương pháp trị liệu kế tiếp." Vì liên tục nhân bản và biến hoá, virus cũng là kho lưu trữ khổng lồ về sáng tạo về gene. Virus nhân bản bằng cách đưa bản thân chúng xâm nhập vào tế bào vật chủ và chiếm công cụ nhân bản của tế bào. Nếu điều này xảy ra với tế bào sinh sản (trứng và tinh trùng), thì mã của virus có thể được truyền cho thế hệ kế tiếp và được tích hợp vĩnh viễn. "Tất cả các sinh vật có thể bị nhiễm virus đều có cơ hội tiếp thụ những gene lây truyền từ virus này và tận dụng lợi thế từ chúng," Goldberg giải thích. "Cài đặt DNA mới vào bộ gene là cách chính trong quá trình tiến hóa." Nói cách khác, việc virus biến mất sẽ ảnh hưởng đến tiềm năng tiến hóa của mọi loài trên hành tinh này - trong đó bao gồm cả người Homo sapiens. Các nhân tố virus đóng vai trò trong khoảng 8% bộ gene người, và nói chung bộ gene của động vật có vú có xen lẫn khoảng 100.000 di sản gene bắt nguồn từ virus. Mã virus thường thể hiện dưới dạng là các phần lạc lõng trong DNA, nhưng đôi khi nó cũng có đem lại những tính năng mới và hữu ích, thậm chí là cần thiết. Ví dụ như năm 2018, hai nhóm nghiên cứu riêng biệt đã cùng tìm ra một phát hiện cực kỳ thú vị. Một gene có nguồn gốc từ virus giúp mã hóa một protein đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành trí nhớ dài hạn, bằng cách di chuyển thông tin giữa các tế bào trong hệ thần kinh. Nhiều virus cổ xưa giúp con người có khả năng sinh con an toàn thay vì thai chết lưu Dù vậy, ví dụ đáng kinh ngạc nhất lại là về quá trình tiến hóa của nhau thai động vật có vú và thời gian thể hiện gene trong giai đoạn mang thai của con người. Các bằng chứng cho thấy con người có được khả năng sinh con nhờ vào một đoạn mã gene có từ loại virus từ thời cổ xưa, đã lây nhiễm lên tổ tiên ta từ hơn 130 triệu năm trước. Các tác giả của khám phá năm 2018 viết trên tạp chí PLOS Biology: "Thật hấp dẫn khi ta có thể suy đoán rằng quá trình mang thai của con người có thể sẽ rất khác đi - thậm chí có lẽ không tồn tại - nếu không nhờ vào các eon từ bệnh dịch do các virus cổ xưa lây nhiễm với những tổ tiên tiến hóa của ta." Các nhà nghiên cứu tin rằng những dấu ấn như vậy xảy ra xuyên suốt với tất cả các dạng thức sống đa bào. "Có lẽ rất nhiều tính năng vẫn còn chưa được biết đến," Suttle cho biết. Các nhà nghiên cứu chỉ mới bắt đầu khám phá ra cách mà virus giúp duy trì sự sống, vì họ mới chỉ bắt đầu tìm hiểu về chúng. Dù vậy, rốt cuộc là khi ta càng biết nhiều hơn về tất cả các loại virus, không chỉ các virus gây bệnh, thì ta càng được trang bị tốt hơn để tận dụng một số loại virus nhất định cho việc tốt và phát triển khả năng kháng cự chống lại các loại khác, vốn có thể dẫn đến đại dịch kế tiếp. Hơn thế nữa, hiểu rõ về sự đa dạng của hệ virus sẽ giúp ta hiểu biết sâu sắc hơn về cách mà hành tinh, hệ sinh thái và mỗi cơ thể vận hành. Như Suttle nói, "chúng ta cần phải nỗ lực hơn, cố gắng tìm hiểu xem ngoài kia có gì, bởi điều đó sẽ tốt cho chúng ta." Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.
30 năm đã qua kể từ cuộc chiến tại biên giới Việt – Trung. Trong khoảng thời gian này, quan hệ hai nước đã chuyển từ thù địch sang tương đối thân thiện và tương đối ổn định.
Biên giới Việt - Trung trong viễn cảnh khu vực
Biên giới, trong vai trò thực tế địa chính trị cho hai nước, đã định hình quan hệ Việt – Trung theo nhiều mức độ. Quả thực mối quan hệ này đã thường được xây dựng trên thực tế địa chính trị của đường biên giới. Nằm ngay cạnh một đại cường như Trung Quốc, Việt Nam thường cảm thấy đe dọa sát nách, nhất là vì miền Bắc đã là một phần của Trung Quốc trong hơn 10 thế kỷ. Biên giới không chỉ là một sự thật địa chính trị cho hai nước, mà còn là ẩn dụ biểu trưng cho sự thân mật và khoảng cách giữa Trung Quốc và Việt Nam. Bước thăng trầm Thập niên 1950 và 1960 chứng kiến đường biên giới thân thiện được củng cố bằng tình đồng chí ý thức hệ và quan hệ cá nhân mật thiết giữa cán bộ của hai hệ thống XHCN mới nổi. Khi đó, biên giới là biểu tượng của tình đoàn kết và anh em thắm đượm màu hồng. Nhưng biên giới đồng chí nhanh chóng chuyển sang thù hằn. Những đổi thay chóng mặt trong quan hệ quốc tế thập niên 1970 đã chính trị hóa đường biên giới, gắn nó vào đủ loại căng thẳng. Từ đầu thập niên 1970, hai bên cảm thấy quan hệ trở nên xa cách, mà một yếu tố chính là cuộc tranh đấu ngoại giao trong khối cộng sản. Trong lúc Trung Quốc mâu thuẫn với Liên Xô, Việt Nam lại gần hơn với Moscow. Biên giới, chỉ dấu cho sự tự chủ và sức mạnh nhà nước, biến thành lò xung đột. Những biến cố - như sự trục xuất Hoa kiều, Việt Nam thôn tính Campuchia, và các vụ chạm súng ở biên giới – đã lên đến đỉnh điểm với cuộc chiến tháng Hai 1979. Người dân Việt Nam sống ở biên giới phải sơ tán và biên giới bị đóng cửa suốt một thập niên sau đó. Sự đóng cửa không chỉ chặn mọi tiếp xúc ở cửa khẩu mà nó còn chặn mọi dạng liên hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam. Trung Quốc học gần như bị cấm tại Việt Nam; trong giai đoạn này, không ai học tiếng Hoa. Vì thế khi cửa khẩu mở lại năm 1991, Việt Nam thiếu các chuyên gia trẻ về Trung Quốc. Bình thường hóa Sau sự bình thường hóa quan hệ năm 1991, những liên hệ xuyên biên giới được gia tăng nhờ hoạt động kinh tế. Hai chính phủ khuyến khích biên mậu và du lịch. Thay thế xe tăng và lính là hàng đoàn du lịch Trung Quốc đi qua các cây cầu bắc ngang biên giới hai nước. Hàng đoàn xe tải, xe thồ, chở sản phẩm từ cả hai phía, chờ từ rạng đông ở cửa khẩu. Trong cả thập niên 1990, mậu dịch biên giới phát triển chóng mặt ở cả bình diện chính thức và phi chính thức (như buôn lậu). Một ngôn ngữ chính thống mới về “tình hữu nghị” và “quan hệ láng giềng tốt” được vẽ ra để thúc đẩy hợp tác và bình ổn hóa quan hệ song phương. Quan hệ đó dựa trên năm nguyên tắc: “tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ”, “không gây hấn”, “không can thiệp công việc nội bộ”, “bình đẳng và cùng có lợi”, và “cùng tồn tại hòa bình”. Trong giai đoạn nặng về kinh tế này, Trung Quốc và Việt Nam đã nỗ lực giải quyết khác biệt về biên giới trên bộ và biển, và các đảo ở Biển Đông. Nhiều thỏa thuận quan trọng đạt được, bao gồm việc phân định biên giới đất liền và tại Vịnh Bắc Bộ, và về hợp tác đánh cá. Các tuyên bố và thỏa thuận song phương này đã là nền tảng và hướng dẫn chính sách cho hai nước để tiếp tục cải thiện quan hệ và giảm bớt khác biệt. Nhưng tranh cãi chủ quyền về Hoàng Sa và Trường Sa vẫn là vấn đề gai góc. Quỹ đạo Trung Quốc + ASEAN Bước vào thiên niên kỷ mới, xuất hiện viễn kiến phát triển mới xuất hiện khi Trung Quốc tìm cách thúc đẩy quỹ đạo Trung Quốc + ASEAN. Một số kế hoạch khoanh vùng đặc biệt được giới thiệu từ 2004, ví dụ Khu Kinh tế “Hai hành lang, Một vành đai” (hai hành lang gồm Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, và Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng; vành đai nghĩa là khu phát triển Việt Nam – Quảng Tây – Quảng Đông và Hải Nam). Ngoài ra, còn có ý tưởng về chương trình hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ, chương trình kinh tế “Một trục, Hai cánh” (trục đi từ Nam Ninh đến Singapore; hai cánh là Tiểu vùng Sông Mekong một bên và bên kia là các khu vực cảng Nam Trung Hoa và ASEAN). Tất cả những kế hoạch này là nhằm hướng tới thành lập CAFTA (Khu vực Mậu dịch Tự do Trung Quốc – ASEAN). Để thúc đẩy những viễn kiến kinh tế này, Trung Quốc thành lập nhiều cơ chế và diễn đàn hợp tác. Trung Quốc đã tài trợ nhiều cuộc họp, hội chợ cho các viên chức và doanh nhân ASEAN. Nam Ninh, thủ phủ của Quảng Tây, đang cố gắng trở thành một thành phố quốc tế đăng cai các sự kiện liên quan việc thành lập CAFTA. Những đại kế hoạch và viễn kiến phát triển trên chắc chắn sẽ tái cấu trúc kinh tế chính trị của biên giới Việt – Trung. Thứ nhất, trong kế hoạch Trung Quốc – ASEAN, đường biên giới Việt – Trung là nút quan trọng để Trung Quốc gắn kết với phần còn lại của Đông Nam Á. Thứ hai, toàn bộ Việt Nam sẽ sớm trở thành điểm trung gian chiến lược để Trung Quốc mở rộng tiếp cận đến các nước ASEAN dựa trên tuyến đường bộ và biển. Mặc dù Việt Nam đã cảm thấy tầm quan trọng khi nằm trong vùng kinh tế, thật khó cho Việt Nam dự đoán kinh tế Việt Nam sẽ được hưởng lợi gì, đến mức độ nào, đặc biệt khi ta thấy kể từ khi mở lại đường biên giới, Việt Nam luôn chịu thâm hụt mậu dịch với Trung Quốc. Ngôn ngữ ca ngợi lợi ích của đặc khu kinh tế in sâu trong viễn kiến phát triển cơ chế chính trị khu vực của Trung Quốc. Các sơ đồ hợp tác không chỉ là kinh tế, mà còn mang tính chính trị vì Trung Quốc thường chủ động thúc giục thiết lập cơ chế rõ ràng hơn khi đàm phán về các đặc khu, mà chuyện này có lẽ sẽ góp vào sự chi phối khu vực của Trung Quốc. Biên giới (cả đất liền và biển) giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ sớm mang cả tầm quan trọng và ý nghĩa trong ngoại giao và cai trị xuyên quốc gia trong vùng. Việt Nam, một mặt thừa nhận tiềm năng kinh tế của một thị trường thương mại tự do, nhưng cũng không muốn thấy ưu thế của Trung Quốc tăng quá nhanh trong vùng. Để đạt được vai trò khu vực, Trung Quốc cần nhạy cảm chú ý hơn đến lo lắng của Việt Nam. Tương lai Trong một thập niên nữa tại vùng này, ngoại giao và cai trị xuyên quốc gia thông qua đặc khu kinh tế sẽ được nhiều chú ý hơn, cả trong giới học giả lẫn đại chúng. Trong 15 năm qua, Trung Quốc và Việt Nam đã chứng kiến một trong những giai đoạn yên bình nhất trong quan hệ song phương. Dù có áp lực của thâm hụt mậu dịch và va chạm biên giới, nhưng hai bên đã có thể bày tỏ tình láng giềng hữu hảo và giải quyết vấn đề thông qua đàm phán và hòa dịu. Nói chung, chuyển biến từ biên giới quân sư sang kinh tế đã diễn ra suôn sẻ, với việc hai nước có hàng trăm đàm phán ngoại giao, giúp nuôi dưỡng một cảm thức mới về hợp tác và kỹ năng thương thảo. Các cuộc đàm phán cũng giúp hai bên quen thuộc hơn với những xúc cảm, tâm lý của bên kia. Viễn cảnh đặc khu kinh tế sẽ có nhiều tác động đến ngoại giao của cả Trung Quốc và Việt Nam. Hai nước đều cần nhiều sự khôn ngoan để tránh xung đột, nghi kỵ cũng như cần thêm nhiều nghiên cứu về phát triển chiến lược có lợi cho cả hai một cách bình đẳng. Có lẽ một bí quyết, đã giúp có một biên giới an toàn, thịnh vượng, là hãy thay ngoại giao nhuốm màu ý thức hệ và chính trị bằng các chiến lược kinh tế tri thức mà sẽ giúp củng cố kịch bản “hai bên cùng thắng” – một kịch bản hiện đang được cả hai chính phủ nhiệt tình thúc đẩy. Về tác giả:Tiến sĩ Chan Yuk Wah đang dạy ở Khoa Nghiên cứu châu Á và Quốc tế của Chinese University of Hong Kong. Dự án nghiên cứu của bà hiện nay liên quan người Hoa ở Việt Nam.
Để đưa phi hành gia lên Mặt Trăng, Nasa đã thiết kế một tên lửa mạnh chưa từng có và bay thành công vào vũ trụ.
50 năm chinh phục Mặt Trăng qua 50 con số: Tên lửa Saturn V
Chinh phục Mặt Trăng: Những người hy sinh vì Apollo Vận tốc, khoảng cách khi chinh phục Mặt Trăng Chuyện ăn uống, vệ sinh khi đi chinh phục Mặt Trăng 111: Là chiều cao của tên lửa Saturn V, tính bằng đơn vị mét Vào đầu giờ sáng ngày 16/07/1969, JoAnn Morgan lái xe vào bãi đậu xe ở lô Pad 39a, Cape Canaveral để quan sát quá trình bơm nhiên liệu cho tên lửa Saturn V khổng lồ. Tương phản với màu đại dương tối tăm phía sau, chiếc tàu vũ trụ sáng lòa trong ánh sáng đèn hồ quang xenon và được bao phủ trong đám mây khí oxy thoát ra từ các thùng nhiên liệu. "Đó là cảnh tượng cực kỳ tráng lệ," Morgan nhớ lại. "Tôi đứng trong bãi giữ xe và quan sát cảnh đó một lúc vì nó tuyệt đẹp." Có chiều cao tương đương sáu tầng lầu, tên lửa Saturn V được xếp hạng là một trong những thành tựu kỹ thuật và công nghệ vĩ đại nhất của Thế kỷ 20. Đứng đầu nhóm chế tạo tên lửa này là Wernher von Braun, người từng chế tạo tên lửa V2 cho Hitler, và từng mơ ước làm được tên lửa đưa người đến Mặt Trăng. "Ông không chỉ có năng lực kỹ thuật," Jay Honeycutt, kỹ sư tên lửa và về sau trở thành quản lý cao cấp ở Nasa nhận định, "mà còn có khả năng lãnh đạo tuyệt vời cùng khả năng giao tiếp với quan chức chính phủ đang tài trợ cho dự án." Tên lửa Saturn V được nhà khoa học tên lửa người Đức tên Wenher von Braun (bên phải) phát triển Dùng nhiên liệu là khí oxy hoá lỏng và kerosene, tên lửa này được làm thành nhiều tầng. Phần thấp nhất, còn được gọi là tầng một, lắp đặt năm động cơ F-1 khổng lồ. Hai tầng kế tiếp - với tổng cộng thêm sáu động cơ nữa - sẽ đưa nó vào quỹ đạo. Người Âu lên vũ trụ cũng phải học tiếng Trung 48 giờ bất hạnh thử làm phi hành gia Phẫu thuật trên vũ trụ thế nào? Bên trên động cơ là khoang chứa tàu đáp xuống Mặt Trăng, rồi đến khoang dịch vụ và module điều khiển dành cho phi hành đoàn gồm ba người. Tàu Saturn V có một tên lửa thoát hiểm trên đỉnh, được thiết kế để bắn module điều khiển đến nơi an toàn nếu có sự cố xảy ra trong quá trình phóng tàu. "Yeah, bạn nghĩ, liệu thứ đó có thực sự bay được không," Honeycutt nói. "Cao vài trăm mét và sau đó chỉ còn chút xíu thứ ở đỉnh sẽ bay trở lại - quả là một thành tựu kỹ thuật ấn tượng." Tên lửa Mặt Trăng lẽ ra còn lớn hơn thế. Kế hoạch ban đầu của Nasa đề xuất phát triển một tên lửa được gọi là Nova. Được gắn tám động cơ F-1, tên lửa này sẽ mang theo một tàu vụ trụ lớn hơn, có khả năng đáp xuống Mặt Trăng và sau đó trở về Trái Đất. 2: Là vận tốc cao nhất của xe vận tải bánh xích, tính bằng đơn vị dặm/giờ Tên lửa Saturn V được lắp ráp tại Tòa nhà Lắp ráp Xe cộ (VAB), một cấu trúc quá lớn đến mức nó phải có hệ thống điều tiết thời tiết riêng. Các kỹ sư sau đó gặp phải khó khăn trong việc làm sao để đưa được tên lửa đến bãi phóng, cách đó chừng 5km. Sau đề nghị ban đầu là thả nổi tàu vũ trụ trên xà lan, người ta sau đó quyết định xây dựng cỗ máy khổng lồ sử dụng đường ray gọi là xe vận tải bánh xích. Với tám đường ray khổng lồ, điều khiển bằng 16 động cơ điện và có hai máy phát điện cung cấp năng lượng, xe vận tải bánh xích trông giống tàu biển hơn là xe. Và cũng như tàu biển, tài xế tạo thành một phần trong cả nhóm gồm nhiều người điều hành và các kỹ sư phụ trách việc điều khiển chiếc xe di chuyển chậm chạp đến bệ phóng tàu. Cực kỳ chậm. "Xe vận tải có khả năng di chuyển hai dặm mỗi giờ," tài xế Sam Dove nói. "Tuy nhiên, bạn thực sự không muốn tăng tốc đến hai dặm, đặc biệt là với khối lượng vận tải nó đang chở - tốc độ cao nhất chúng tôi từng đi là một dặm." Mặc dù tài xế ngồi trong buồng lái, nhưng trung tâm của xe vận tải bánh xích lại là ở phòng điều khiển. "Đó thực sự là bộ não và hệ thống thần kinh cho hoạt động ở đây," Dove nói. "Người thực hiện công tác kiểm tra sẽ điều khiển bộ console thứ hai tính từ phía cuối lên, và vận hành mọi thứ trên xe bánh xích." Xe vận tải bánh xích đưa tên lửa Saturn V đến địa điểm phóng với tốc độ chậm rãi và ổn định 1,6km/h Trong nhiệm vụ Apollo, người ta mất đến 16 giờ để đưa tàu vũ trụ đi vài km từ VAB đến bệ phóng. Thời gian từ bệ phóng vào quỹ đạo chỉ mất tám phút. TQ, châu Âu và tham vọng lên Mặt Trăng định cư Đưa người lên Mặt Trăng: canh bạc đầy rủi ro của Mỹ 35.000.000: là lực đẩy mà tên lửa Saturn V tạo ra, tính bằng đơn vị Newton Tên lửa Saturn V là tên lửa mạnh nhất được phóng thành công. "Tôi cảm thấy chúng tôi đang ngồi ở đầu mũi kim, một mũi kim rất lớn," Frank Borman, chỉ huy tàu Apollo 8, là chỉ huy chuyến bay có người lái đầu tiên đến Mặt Trăng, nói. "Tôi có cảm giác mình chỉ ngồi đó để được chở đi thay vì điều khiển bất cứ gì, âm thanh và sự rung lắc khiến bạn cảm nhận được sức mạnh khổng lồ." Apollo 8 được coi là một trong những nhiệm vụ táo bạo và mạo hiểm nhất trong lịch sử khám phá vũ trụ. Cùng với Borman trên khoang điều hành tàu Apollo còn có Jim Lovell và Bill Anders, những người nỗ lực hết sức cho một sứ mệnh mà xác suất thành công chỉ có 30%. Nhiệm vụ được coi là mạo hiểm vì thử nghiệm không người lái trước đó với tên lửa Saturn V - với tàu Apollo 6 - đã không diễn ra tốt đẹp. "Chuyến bay thử nghiệm mà chúng tôi thực hiện ngay trước nhiệm vụ [Apollo 8] gần như là một thảm họa," Gerry Griffin, giám đốc điều hành chuyến bay Apollo, nói. "Hầu như mọi thứ đều trục trặc." Nghiêm trọng hơn cả, đó là tên lửa bắt đầu dập mạnh - tạo ra lực trong khoang lái có thể giết chết bất cứ phi hành đoàn nào. "Chúng tôi cũng mất một số đường tiếp nhiên liệu," Griffin cho biết thêm. "Và động cơ khoang trên không chịu khởi động lại." Tên lửa Saturn V cao 111m và nặng hơn 2.950 tấn Trong tám tháng tiếp theo, đội chế tạo tên lửa của von Braun đã giải quyết tất cả mọi vấn đề, trước khi thuyết phục ban lãnh đạo Nasa rằng tên lửa Saturn V đã có thể bay an toàn. "Đó là phần can đảm của chương trình," Griffin nhận định. "Đó cũng là sự can đảm của ba người đàn ông bước vào và lái tên lửa Saturn V đầu tiên." 5: Là số tầng trên của tên lửa Saturn V trên Mặt Trăng Chỉ chín phút sau khi phóng đi, tên lửa Saturn V đã cắt bỏ tầng một và hai, bỏ chúng rơi về phía Đại Tây Dương. Tầng ba (thường được biết với cái tên dễ gây nhầm lẫn là tầng S4B), với một động cơ, đã giúp tàu vũ trụ tăng tốc đủ để bay vào quỹ đạo trước khi ngừng hoạt động. Sau khi bay một vòng rưỡi quanh Trái Đất, nhóm phi hành gia bật lại động cơ ở tầng S4B. Rồi trong một đoạn cua nổi tiếng có tên "Bay vòng chuyển qua Mặt Trăng", tên lửa đẩy tàu vũ trụ ra khỏi quỹ đạo để bay vào một quỹ đạo hướng về phía Mặt Trăng. Sau khi các phi hành gia tắt động cơ lần hai, và tàu đổ bộ mặt trăng được phóng ra từ khoang trên cùng, thì tên lửa bị bỏ lại. Nhưng vì tên lửa bay cùng vận tốc và cùng hướng với tàu vũ trụ, nếu phi hành đoàn không thay đổi quỹ đạo, thì tên lửa đã qua sử dụng kia sẽ theo họ đến Mặt Trăng. Trong vài sứ mạng Apollo đầu tiên, giải pháp của Nasa là đưa tên lửa S4B bay vào quỹ đạo Mặt Trời. Và ngày nay, tầng S4B của tàu Apollo 8, 9, 10 và 11 vẫn đang bay trong quỹ đạo Mặt Trời. Tuy nhiên tầng trên của tàu Apollo 12 đã bị lực hút Trái Đất kéo lại. Với các sứ mạng khác, Nasa có một kế hoạch giàu trí tưởng tượng hơn. Nhóm chế tạo tên lửa Saturn V đã phải thiết kế lại tên lửa để đảm bảo nó không gây ra lực quá mạnh đến mức làm chết phi hành đoàn Trong bộ các thiết bị thăm dò bề mặt Mặt Trăng Apollo (Alsep) mà các nhà du hành mặt trăng của Tàu Apollo 12 bỏ lại có máy đo địa chấn, là thiết bị chuyển tiếp dữ liệu về Trái Đất. Khi để cho tầng S4B va chạm vào bề mặt Mặt Trăng, các nhà địa chất có thể lần theo dấu địa chấn, từ đó qua đá mặt trăng để tìm hiểu cấu trúc địa chấn của mặt trăng. Khi nhiệm vụ tiến triển, và ngày càng nhiều tầng tên lửa rơi xuống, thì người ta càng có nhiều dữ liệu. Gói thử nghiệm Alsep tiếp tục gửi dữ liệu về đến tận năm 1977, khi Nasa kết thúc chương trình. 100: Là tỷ lệ phần trăm mây bao phủ trong đợt phóng tàu Apollo 12 Vào ngày 14/11/1969, bốn tháng sau khi đáp xuống Mặt Trăng, Nasa quyết định thực hiện lại hành trình. Trên tàu Apollo 12 gồm có: Pete Conrad, Dick Gordon và Alan Bean. Ngày hôm đó có vài trận mưa do khối không khí lạnh di chuyển qua miền trung California, nhưng các nhà dự đoán khí tượng vẫn chấp nhận tiến hành vụ phóng tàu và quá trình đếm ngược diễn ra suôn sẻ. Nhưng 36 giây sau khi phóng tàu, khi tên lửa Saturn V bay xuyên qua các đám mây, hệ thống điện trong khoang điều khiển bị hỏng. "Cái quái quỷ gì thế này?" Conrad thốt lên. Đó là phiên đầu tiên Gerry Griffin đóng vai trò giám đốc chuyến bay, ông trực tổng hợp phòng điều khiển bay. "Họ đã nhận được cảnh báo chính và bảng cảnh báo có đèn cho biết tình trạng hỏng hóc xảy ra ở đâu, và Conrad bắt đầu đọc các thông tin đó,"Griffin nói. "Toàn bộ bảng cảnh báo cơ bản là đã bật sáng hết." Khi tên lửa tiếp tục bay vào quỹ đạo, Griffin tìm ra một giải pháp. "Cậu trai trẻ này đến từ một trường cao đẳng nhỏ ở miền đông nam Oklahoma có tên là John Aaron, khi ấy tôi đoán là cậu chừng 25 tuổi, đã ra quyết đinh, cậu nói 'bảo ông ấy chuyển SCE sang Aux." Trong một đợt phóng, các kỹ sư phát hiện ra tên lửa Saturn V có thể tự tạo ra sét Griffin chưa bao giờ nghe nói đến nút công tắc này nhưng ông đã yêu cầu nhân viên phụ trách truyền thông tin là Gerry Carr phát lại tin nhắn tới tàu vũ trụ. "Conrad cũng chưa bao giờ nghe nói đến công tắc này, nên ông nói 'chuyển SCE sang Aux là cái quái gì vậy?' nhưng Al Bean biết công tắc đó nằm ở đâu, nó ở ngay trước mặt ông." Họ bật công tắc đó lên, khoang điều khiển nhanh chóng trở lại kết nối. Và khi các máy tính hướng dẫn được khởi động lại, phi hành đoàn tiếp tục bay đến Mặt Trăng. Sau này khi các kỹ sư phân tích vụ phóng tàu, họ khám phá ra rằng tên lửa đã tự tạo ra sét, khí thải tạo ra dòng điện giữa các hạt phân tử mang điện tích trong mây và trên mặt đất. May mắn là tia sét không ảnh hưởng đến máy tính tách riêng dùng cho tên lửa, nhờ vậy dù trải qua kịch tính, máy tính đó vẫn tiếp tục khiến tàu vũ trụ bay đúng hướng. "Thật hài hước khi nghe phi hành đoàn kể lại sau đó," Griffin cho biết. "Họ cười khúc khích, nó gần như một tai nạn trong xe hơi… chuyến hành trình vào quỹ đạo đó trở nên rất buồn cười sau đó." Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.
Báo chí Anh sáng ngày 30/01/04 ở Luân Đôn đều chạy bài và đăng ảnh trang nhất về vụ hai nhân vật cao cấp của BBC liên tiếp từ chức vào hôm qua.
BBC: bốn phương đổ mắt nhìn về
Một số tờ báo đăng kết quả các cuộc thăm dò dư luận với câu hỏi là bản báo cáo Hutton đã tác động đến thái độ của dân chúng Anh về BBC và chính phủ. Mọi tờ báo ở nước Anh đều đăng ảnh ông Greg Dyke, tổng giám đốc BBC những phút sau khi ông từ chức chiều qua, giờ Luân Đôn. Một số bức ảnh trên báo, như tờ The Independent thì đăng ảnh các nhân viên BBC biểu tình vây quanh ông Greg Dyke, đòi ông trở lại. Báo này cũng chạy dòng tựa lớn ‘Đây là BBC, người lãnh đạo đã ra đi, các nhân viên đoàn kết đứng lên’. Bài bình luận chính của báo này thì nói rằng ‘Có gì đó đáng ghê tởm về thái độ hoan hỷ tiểu nhân của của chính phủ khi thắng BBC’. Nhưng một số báo khác thì tin rằng các thành viên Hội đồng Quản trị BBC đã mất bình tĩnh trước sức ép chính trị. Báo The Times nói ông Greg Dyke đã mong đợi được người ta yêu cầu cứ giữ chức khi ông đề nghị ông từ chức. Tuy vậy sự việc đã không diễn ra như vậy. Tờ báo lá cải The Mirror thì gọi các thành viên Hội đồng Quản trị BBC là ‘nhát như thỏ đế’, rằng họ đã đầu hàng chính phủ. Tờ The Guardian thì làm một cuộc thăm dò dư luận để biết dân Anh nghĩ sao về sự việc. Báo này kết luận rằng số người tin rằng BBC nói sự thật nhiều gấp ba lần số người tin chính phủ Tony Blair. Tờ The Times thì cho rằng sau cuộc đấu này, không một bên nào thoát mà mà không sứt đầu mẻ trán. Báo này cho rằng nay cuộc thảo luận phải tập trung vào việc những ai sẽ có khả năng tốt nhất để phục hồi lại uy tín của BBC và đảm bảo được tính độc lập của cơ quan này. Báo nước ngoài Tờ Le Monde của Pháp nói BBC bị đánh bật khỏi ghế nhưng đã tỏ ra được tính độc lập của mình cũng như tính chuyên nghiệp trong suốt cuộc chiến Iraq. Bên châu Á, tờ South China Morning Post ở Hongkong cũng đăng ảnh ông Greg Dyke trên trang nhất và cho rằng báo cáo Hutton sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến BBC nhưng nếu tập đoàn truyền thông BBC bị làm yếu đi thì đó sẽ là một điều đáng buồn. Báo chí Việt Nam có đưa tin gì về vụ này. Các báo trên mạng ở Việt Nam thì đều có bài và tin, một số báo chép lại nguyên bài của BBC nhưng thay đổi tựa đề. Tờ VNExpress trích theo Reuters nhưng có tựa rằng ‘Người Anh suy giảm lòng tin vào chính phủ’ Báo này trích điều tra dư luận của tờ the Guardian nói tỷ lệ người tin vào thủ tướng Tony Blair giảm xuống còn 17% nhưng trích tờ The Times nói rằng lòng tin của dân chúng với cả BBC và chính phủ đều giảm. Tờ Tuổ̀i Trẻ trên mạng thì chạy tựa là ‘Thêm một quan chức BBC từ chức’ để nói về vụ ông Greg Dyke rời cương vị hôm qua. .................................................................................................... Tran Cui Tôi chẳng bao giờ có ý nghĩ cho là BBC là hãng truyền thông "luôn luôn đưa tin trung thực". Thực tế trong ban Việt ngữ thấy quá rõ. Tất cả các thư email phê phán Ban Việt ngữ thì bị Ban dấu nhẹm đi hết sạch chẳng bao giờ đăng tải. Lúc nào cũng ra mặt là mình trung lập. Khi tôi gửi email chỉ trích hoặc nói những điều lợi của Cộng sản, chẳng bao giờ thấy quý vị đăng lấy một mẩu. Khi tôi tham gia chỉ trích CS, quý vị nhanh chân quá mức - tôi gởi ngày hôm trước thì quý đăng ngay ngày hôm sau liền! Nên từ bỏ luận điệu "trung lập" vì ngày nay người dân thông minh hơn rất nhiều rồi. Con người mà, ai cũng vậy thôi: tốt khoe xấu che. Đừng trách móc gì CS nhiều cho mệt, hãy nhìn bản thân Vietnamese của quý vị cũng y chang vậy thôi. Lê Oanh, Tukwila Trong cuộc chiến VN, nếu bảo rằng những tin tức của BBC đã làm cho VNCH bị bại trận thì cũng hơi quá đáng, nhưng trên thực tế vì BBC được tin cậy nên tin tức, bình luận của BBC gây ảnh hưởng bất lợi cho bất cứ phe nào đang yếu thế , nhất là một cuộc chiến mà tuyên truyền cân não được tận dụng tối đa để tạo sự bất ổn. Là một người bình tĩnh, nhưng hôm nay nghe ông Đỗ Văn lập lại với ông Nguyễn Giang một câu đại ý là: nếu vì một đài BBC nhỏ bé mà bị thua thì chế độ miền Nam không bao giờ đáng sống , tôi nghe mà tủi nhục cho bản thân tôi. Ông Đỗ Văn có lý lẽ của ông khi giải thích tại sao "Chế độ miền Nam không bao giờ đáng sống", nhưng lời lẽ của ông quả đã làm tôi xấu hổ và đau xót. Tôi không dám trách ông Đỗ Văn một người lão luyện trong nghề truyền thông, mà chỉ xin các thính giả tránh đưa những ý kiến gì để ông Đỗ Văn lập lại những lời tương tự. Hãy chấp nhận ý kiến kẻ yếu là kẻ không đáng sống . Lưu Cường, Đà Lạt Mãi hôm nay, 3/2 mới nghe được bài phỏng vấn của Nguyễn Giang với cựu BTV Đỗ Văn. Tôi bàng hoàng vì ông này đã về hưu, tức là đã bước vào cái tuổi thất thập, vậy mà cũng còn cứng cựa ra phết. Quả là "ăn cây nào rào cây đấy", "hưởng lộc vua" thì dù có đầu rơi máu chảy vẫn cam tâm chịu đựng. Đầu bài phỏng vấn, ông Đỗ Văn hùng hồn giới thiệu BBC rất vĩ đại đối với thế giới. Thân bài ông ta tiếp tục đề cao sự trung thực của BBC cũng như tư cách cuả nhân viên đều là ưu việt. Nhưng khi kết luận thì ông Đỗ Văn lại quay lại chê cơ quan truyền thông BBC là "thật nhỏ bé". Đúng là một sự mâu thuẫn nghề nghiệp, thà "hi sinh vì nghề nghiệp" , hay nói cách khác đi là "cố tử thủ cái sai" cho được tiếng là có nghĩa khí. Ông Đỗ Văn quả là còn "chí khí". Nhưng cũng có thể ông Đỗ Văn già rồi nên lẩm cẩm thật. Tôi xin góp vài ý "trung thực" với quíi vị sau đây: Tôi tin và khẳng định là 90% những tin tức thời sự mà BBC đã loan là trung thực, có giá trị. Nhưng 10% không trung thực đó nó sẽ tai hại ra sao nếu không được loại bỏ? Chỉ cần một tế bào mang bệnh ung thư có thể giết chết một con người mang biết bao triệu tế bào mạnh khoẻ. Cũng vì ban lãnh đạo BBC luôn đề cao tính trung thực, đồng thời huấn luyện nhân viên theo đường lối độc lập, vì thế, không thể tránh được một số nhân viên BBC vì quá "yêu nghề" nên trở thành "quá khích" khi đưa tin. Những nhân viên "quá khích" đó luôn muốn chứng tỏ rằng họ đối lập với chính phủ. Họ cũng luôn muốn tạo thành tích về một "bản tin" mang tính "đột phá" nào đó cho bản thân. Vậy thì ban giám đốc BBC có nên hay không nên chịu trách nhiệm với hành động "nhầm lẫn" của nhân viên? Giới lãnh đạo VNCH phần đông là vô tài vô đức (trong đó có ông Nguyễn Cao Kỳ), nên Nam Việt Nam đã được "thống nhất". Không thể đổ trách nhiệm cho BBC, dù là cái trách nhiệm ấy có nhỏ hơn con kiến. Giả sử các tướng lãnh miền Nam có được một phần ý chí quyết chiến như "đảng và nhân dân ta" thôi, thì dù BBC to bằng con voi cũng chẳng ảnh hưởng gì. Tuy vậy, bỏ vấn đề BBC tuyên truyền cho cộng sản qua một bên, để nói về tính xác thực của những bản tin mà BBC đã loan trong thời gian chiến tranh Nam Bắc Việt Nam, thì liệu các ông Đỗ Văn, Lê Phúc, Vĩnh Phúc có dám khẳng định là những ký sự do các phóng viên BBC gửi từ chiến trường Việt Nam, mắt thấy tai nghe? Hay chỉ là những bài phóng sự viết trong những khách sạn sang trọng ở Sài Gòn do một sĩ quan nào đó trong quân đội bán lại với giá vài chục đô? Theo ý tôi, sự trung thực tự nó vẫn có thể bị nhiễm bệnh, vấn đề là căn bệnh ấy có được phát hiện sớm để chữa trị hay không. Tôi không phủ nhận BBC có uy tín trên thế giới, nhưng cũng không tin là tất cả nhân viên của BBC đều trung thực. Nói thế để ông Đỗ Văn và ban Việt ngữ suy nghĩ lại những phát biểu của mình, đừng tự xếp hạng cho mình ở vị trí tuyệt đối, hãy để thính giả phê bình. Sự từ chức của hai ông lớn trong BBC là một hành động cao thượng, nói thẳng ra là hai ông đã hi sinh cho "đàn em" , những thằng đàn em làm bậy. Do đó, nhân viên BBC nên hãnh diện vì có những vị giám đốc cao thượng, hơn là khăng khăng hãnh diện và tin là nhân viên BBC không hề phạm lỗi. Tôi cũng mong có được một vị cấp trên như vậy, và tôi càng mong rằng quê hương tôi có được vài vị như thế lãnh đạo đất nước VIệt Nam. Hồ Trần, LA Gởi bạn Nguyễn Văn Minh, tôi nghĩ hình như bạn đang mơ hồ trong vấn đề này. Trong vụ xử này, người ta lấy "gốc thời gian" là khi lời tuyên bố của ký giả đưa ra chứ không phải thời điểm hiện tại. Và chính tại thời điểm đó, cái sai thuộc về đài BBC (theo như kết luận của Mr. Hulton). Còn việc Tổng thống Hoa kỳ hiện đang cố "ngụy biện" về chuyện "vũ khí hủy diệt" lại là vấn đề hoàn toàn khác. Qua một vài ý kiến của các bạn trong nước. Tôi nghĩ hình như các bạn chưa có khái niệm rõ ràng về cơ cấu hành pháp, lập pháp & tư pháp của một nước dân chủ. Hình như các bạn luôn nghĩ đơn giản rằng Tổng thống hay Thủ tướng thì muốn gì thì làm... Vương Trai, Huế Thay đổi Chủ Tịch Đoàn Truyền Thông không có nghĩa là thay đổi tính độc lập của tập đoàn. Ở Một Quốc Gia mà hoạt động tư nhân và hoạt động của Chính Phủ về thông tin phải được minh bạch trước quốc dân. Mỗi biến cố dù nhỏ vẫn hoàn thiện đến mức cao nhất sự văn minh của quốc gia đó. Ông Đỗ Văn đã có vài phút với thính giả trở lại thời kỳ mà miền Nam SVHS và trí thức đã có những hoạt động quí giá vừa rực rỡ vừa có ý nghĩa, sau khi lắng nghe BBC phát tin trên sóng. Tính Trung Thực trong các nguồn tin BBC phát đi mà ông Đỗ Văn nhấn mạnh thì với lịch sử chính là nguồn gốc phát sinh những suy nghĩ về Độc Lập Tự Do về Hoà Bình mà SVHS miền nam phải có sự lựa chọn cần thiết. Nay vấn đề tiêu diệt tham nhũng đang là cơn ác mộng của quan điểm bù trừ những tháng ngày gian khổ. Cho nên Tham Nhũng ở Đây bị lọt sâu vào vòng tự tiêu diệt ... như đang dần diễn ra ... Lịch sử ghi nhận công việc của ban Việt ngữ vì hoà bình và ổn định của đất nước, khiến cho câu hỏi nóng lên. Khi nào BBC Việt ngữ luân phiên phát sóng trong Nước Việt ? Nói cách khác Hệ Truyền Thông VN ngang tầm cỡ Truyền Thông Anh quốc được không ?? Tối thứ sáu 30/1/04, 7.30 pm kênh VTV 3 xác nhận BBC là cơ quan truyền thông uy tín nhất trên thế giới. Vậy để đạt tới có uy tín về truyền thông với Thế giới của T.T VN = Hổ trợ và Nổ lực vượt thoát khỏi hàng rào Quyền Lực để có sự Độc Lập. Võ Biên Cương, tp.HCM Nói sai phải từ chức là phải rồi. Có điều là họ (BBC và chính phủ Anh) cư xử với nhau như thế có tệ quá không khi lãnh đạo của BBC do chính chính phủ Anh lựa chọn và bổ nhiệm. Người Việt, tp.HCM Phương thức lựa chọn này giống như bầu cử của Việt Nam. Miễn bình luận. David Phạm, Santa Ana Phóng viên Andrew Gillian đã nhận lỗi và xin nghỉ việc. Như vậy chứng tỏ đài BBC không hoàn toàn là vô tư, trung thực như ông Đỗ Văn đã nói. Đài BBC cũng do những con người điều khiển, nên cũng có lỗi lầm và thiên kiến. Nhân vô thập toàn mà. Phải biết nhận lỗi để sửa sai như Gillian đã làm, không nên tự hào như ông Đỗ Văn. Lê Cường ở San Jose đã nhận xét về đài BBC. Sau khi Mỹ quyốt định bỏ Việt Nam Cộng Hòa, các nước Tây Phương cũng hùa theo. Thật đúng với câu "Laugh, and the world laugh with you; weep, and you weep alone", người Việt Nam cũng có câu tương tự "phù thịch chứ không ai phù suy". Người Mỹ dùng VN như tiền đồn ngăn cộng sản mà thôi. Khi không cần nữa thì bỏ không thương tiếc. Đài BBC lúc ấy chỉ góp phần làm dễ dàng sụp đổ miền Nam tự do dân chủ còn yếu ớt, non trẻ. Như vậy không có ác ý hay sao ? Vô tư để giết hại người khác như Đỗ Văn sao ? Có nên hay không ? Hoàng Phái, Huế Kính thưa Quí đài BBC, việc hai ông Greg Dyke và Gavin Davies đứng đầu Hãng tin BBC từ chức đã khiến tốn nhiều giấy mực của độc giả BBC Vietnamese. Tôi đọc và chú ý đến hai ý kiến của Lữ Giang (Việt Nam ?) và Trần Bình Nam (L.A. Hoa kỳ). Trong đó suy nghĩ của tôi gần với ý kiến của Lữ Giang hơn. Riêng bài viết của Trần Bình Nam tôi có thêm một số ý kiến : Bài viết của ông Nam rất công phu, trích dẫn nhiều dữ liệu, thể hiện hiểu biết sâu sắc về nền chính trị ở các nước tư bản, đặc biệt là các nước đã và đang ôm mộng đế quốc như Anh và Mỹ. Tuy vậy việc ông Nam phê phán BBC thiên tả là theo “mốt”, để rồi lại cho rằng đó là “văn hóa” của BBC thì tôi thấy quả là bất cập. Thưa ông, bây giờ hệ thống các nước cộng sản đâu còn tồn tại như xưa nữa mà ông Nam nói rằng đó là “mốt”. Theo tôi trong cuộc chiến Iraq vừa qua BBC chỉ muốn tìm sự thật về bằng chứng WMD của Saddam, nhưng vô tình gây bất lợi cho phe chủ chiến Mỹ và Anh. Và nghiệt ngã thay, trong guồng máy chính trị của những kẻ mạnh đó, BBC đành phải thúc thủ, trong khi chính mình là người cố gắng đi tìm sự trung thực. Bởi vậy vụ việc này là thêm một bằng chứng nóng hổi nữa để tôi tin rằng những mỹ từ : tự do ngôn luận, dân chủ,v.v... chỉ là thành phần tô điểm cho trò chơi quyền lực kinh tế và chính trị của các nhà đại tư bản trên thế giới mà thôi. Qua vụ này tôi rất kính trọng các vị lãnh đạo BBC đã dũng cảm nhận trách nhiệm về mình khi đồng lọat từ chức do những cái gọi là “sai phạm của cấp dưới”. Đồng thời qua vụ này tôi còn niềm tin vào những con người trên khắp thế giới vẫn sáng suốt thấy được sự dối trá và xấu xa của các nhà chính trị Mỹ Anh khi họ muốn đạt mục đích nào đó. Qua đây tôi muốn nhắn nhủ với những bạn luôn tin tưởng một cách mê muội, mù quáng vào những biểu hiện bề ngoài của nền dân chủ ở các nước Anh Mỹ hãy bình tĩnh khi phát ngôn răn dạy đồng bào mình để tránh bị “việt vị” như trong môn bóng đá vậy ! Nguyễn Thúy Diễm Hồng, Melbourne Trước hết tôi xin được thành thật chia buồn cùng đài BBC về sự việc 2 xếp lớn của quí đài phải ra đi, một mất mát lớn lao đối với đài. Nhưng "Nhân vô thập toàn"mà tai nạn nghề nghiệp làm sao tránh được, vả lại cũng là một kinh nghiệm về lâu về dài cho quí đài trong tương lai được hoàn chỉnh hơn, và dù cho hiện giờ uy tín của đài có thể bị thương tổn nhưng các thính giã của quí đài ở khắp mọi nơi vẩn luôn luôn ủng hộ và trung thành đối với đài. Thưa quí đài xin được có vài ý kiến cá nhân muốn đề đạt với quí đài, dù rằng chúng tôi và đặc biệt là quí vị ở đài,chúng ta đang được sống và làm việc trên những quốc gia tự do,dân chủ và dù rằng chúng ta cũng có đầy đủ mọi thứ quyền căn bản của con người nhưng khi loan tin phát đi quí đài nên dè dặt và điều nghiên kỹ. Bởi vì tất cả các đài đều muốn lên những tin tức nóng hổi nhất và trước nhất mà có khi là những tin thất thiệt hoặc là những tin tức có lợi cho bọn khổng bố giết hại dân lành v.v... Thưa quí đài tôi cũng là một thính giả rất thích nghe đài việt ngữ BBC và tôi cũng không có ý muốn trút lên những gì không hay không đẹp cho đài. Nhưng cũng vì quí đài cho loan những tin tức không dè dặt nên đã gây bao nỗi hoang man và hỗn loạn cho đồng bào, quân đội binh lính miền nam Việt Nam và ngược lại có lợi cho việc tiến chiếm miền nam của cộng quân để đưa cả dân tộc VN phải chịu sống dưới sự cai trị của bạo quyền cộng đảng và đã gần 30 năm dưới chế độ của đảng CSVN nước Việt NAM vẫn là một trong mấy nước nghèo nàn và lạc hậu nhất thế giới... Từ Thứ, tp.HCM Trước đây tôi không biết các ông Gilligan, ông Greg Dyke & ông Gavyn Davies. Đối với tôi và 1 số thính giả Việt Nam khác thì: TIN TỨC mà BBC đưa ra đúng hay sai, có lợi cho AI (theo nhận thức của họ) quan trọng hơn nhiều so với chuyện ai là "Phóng viên / Giám đốc / Chủ tịch". Mọi suy điễn về sự ra đi của 1 người nào đó rất dễ bị cái gọi là "định kiến" (bias) chi phối. Hình như "Con cá mất là con cá to" hoặc nghĩ "Dậu đổ bìm leo"... Cho đến bây giờ BBC vẫn là BBC. Thính giả BBC chưa hề có bằng chứng rõ ràng "những người thay thế" công việc của "những người đã ra đi" không bằng khi so người tiền nhiệm ! Xin ĐỪNG BAO GIỜ NGHĨ RẰNG TỪ CHỨC LÀ 1 ĐIỀU KHÔNG TỐT ! Tôi kính trọng và tin rằng: "Khi thất bại những người Văn Minh sẽ "Từ Chức" và không đổ lỗi cho ai". Ở cương vị lãnh đạo, nếu không biết hành xử Văn Minh bạn sẽ bị mọi người phỉ nhổ! Bên cạnh quan điểm: "Mèo Đen hay Mèo Trắng cũng tốt, miễn sao nó bắt chuột" rất đáng suy nghĩ, chúng ta phải xem xét "LÀM SAO ĐỂ CÔNG CHÚNG CÓ CƠ HỘI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC" bắt chuột THAM NHŨNG của những con MÈO. Phải tôn trọng quyết định từ nhiệm của những người đáng kính dù trước đây bạn là AI. Kính chúc ông Gilligan ông Greg Dyke cùng ông Gavyn Davies sức khỏe và may mắn. Nguyễn Hữu Quý, Sài Gòn Việc "Từ chức" của Ông Gavyn Davie, chủ tịch; ông Greg Dyke, tổng giám đốc BBC, là 1 tấm gương cho các quan chức Việt Nam hiện nay. Tại một xã hội "Dân chủ, Công bằng và Văn minh" thì Từ chức không đồng nghĩa với "Bất tài" hay "Vô trách nhiệm". Đôi khi "từ chức" là một thái độ phản đối rất "lịch sự" với các "cáo buộc" trong thời buổi nhiễu nhương. Với trường hợp thể hiện tinh thần trách nhiệm lẫn tinh thần phản đối bằng "cách từ chức" này, mọi người sẽ nể trọng hơn nhiều kẻ "phấn đấu trung thành cố đấm ăn xôi". "Treo ấn từ quan" là một nét đẹp văn hóa mà nhiều bậc "thức giả" ở VN trước đây như Chu Văn An, (và hình như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến...) đã làm! Richard Trương, Bondy Những người biết tự trọng có phẩm cách và biết tự ái ở nước Anh đáng tôn trọng. Việt Hoàng, Moscow Tôi rất lấy làm tiếc về những gì đã xảy ra cho BBC. Xin được chia buồn với BBC. Có lẽ Andrew Gilligan có thiếu sót khi đưa tin, nhưng kết luận của Hutton là quá nặng nề và thiên vị Chính phủ. Hơn 50 năm qua BBC vẫn là một tiếng nói trung thực nhất trên Thế giới. BBC có công lớn trong việc duy trì nền Dân chủ ở Anh cũng như trên Thế giới. Tôi tin rằng BBC sẽ vượt qua những giờ phút khó khăn này để tiến về phía trước. Với tôi thì lòng yêu mến và quí trọng vào BBC vẫn không có gì thay đổi. BBC đã làm một việc dũng cảm mà báo chí Việt nam có muốn cũng không dám, đó là chỉ trích Chính phủ, và sẵn sàng nhận lỗi khi đưa tin sai sót. Phán quyết của Hutton sẽ là một tiền lệ xấu cho Báo giới. Phạm Tuấn, Canada Sự từ chức của 2 nhân vật cao cấp của đài BBC khiến cho tôi càng dâng lên niềm kính phục tư cách của hai vị. Trách nhiệm với những việc làm của thuộc cấp và tinh thần không cố đấm ăn xôi khi thẳng thắn xin lỗi sau phán quyết của tòa án. Một bài học đáng để cho giới chức đài SBS bên Úc khi phát chương trình VTV4, gặp sự chống đối mà vẫn cù nhầy để rồi phải nhờ dến quyết định của những người thẩm quyền mới thôi mà vẫn không nghĩ đến chuyện từ chức, coi như đó là chuyện của thiên hạ. Ðồng thời đây cũng là một bài học lớn cho giới chức ở VN ... nơi mà sự từ bỏ quyền lực chỉ để dành cho những người ... ngu mới làm ! Một lần nữa cho tôi được gởi lời kính trọng đến hai vị. Sự ra đi của hai vị hy vọng sẽ đánh thức lương tâm của những người chuyên đổ thừa những sai sót của mình là ... trách nhiệm tập thể. Nguyễn Văn Minh, tp.HCM Trong khi Mỹ đang mỗi ngày một thừa nhận sự ngụy biện của mình trong những thông tin giả tạo về "vũ khí hủy diệt" của Iraq trong cuộc chiến tranh vừa qua, thì nước Anh lại gây shock dư luận với việc chính phủ Anh bảo vệ luận điểm của mình về sự vụ trên. Thật tình tôi không biết nói sao nữa. Nhưng nói thật là về vấn đề này, tôi thấy BBC đã làm đúng - Ngài chủ tịch và ngài Tổng Giám đốc BBC hoàn toàn không có lỗi trong chuyện này, và không có lý do chính đáng gì mà phải từ chức Phạm Diễm Châu, Ontario Tôi xin chia buồn, nhưng vẫn hãnh diện về tư cách của hai vị cao cấp. Rất có tư cách, đây là tai nạn nghề nghiệp mà thôi. Mong đài vẫn đứng vững, lập trường không thay đổi. Từ vụ này, tôi có nhận xét về tính độc lập, trung thực của các anh chị, thể hiện được trong chính bối cảnh nước Anh mà thôi. Đúng như nhiều người nhận xét, quí vị nhát như thỏ đế. Sống ở xứ tự do, không ai dám động khi phát biểu hay loan tin, nhưng chỉ cần nói đến nước gốc của mình thì luôn tránh né sự thật. Buổi nói chuyện phiếm về quê ăn Tết - chỉ kể các hiện tượng xấu gặp phải khi đi xe lửa là có anh nói thôi không bàn chính trị nữa. Chắc sợ không còn chỗ đội nón. Không phê phán chính phủ mà cònsợ như thế. Cái tư cách không trung thực, tôi thấy quí vị thật mâu thuẫn với chính mình. Chào thua. Lê Cường, San Jose Đây là cái giá phải trả cho sự truyền thông thiếu lương thiện. BBC Việt ngữ đã góp phần không nhỏ vào cái loa tuyên truyền cho Cộng Sản Hà Nội . Khi lương tâm lên tiếng thì sự hèn nhát phải e dè. Ngược dòng lịch sử, vào những ngày tháng ảm đạm nhất của nhân dân Miền Nam Việt Nam tháng 4 1975, BBC đã góp phần không nhỏ, với cung cách thông tin đầy thành kiến, đã góp phần không nhỏ cho Việt Cộng Bắc Quân xâm lăng miền nam VN. Ngay cả bây giờ, đôi khi tình cờ nghe lại chương trình Việt ngữ của BBC, bàng hoàng cứ ngỡ là Tiếng Nói của Đài Hà Nội-Xã Hội Chủ Nghĩa. Lữ Giang Với những kinh nghiệm lịch sử, tôi tin rằng khi mở cuộc tấn công Iraq, cả Tổng Thống Bush lẫn thủ tướng Tony Blair đều biết rất rõ Iraq không có vũ khí giết người hàng loạt, nhưng vì quyền lợi của giới đại tư bản Hoa Kỳ, Tổng Thống Bush phải mở cuộc tấn công đó bằng mọi giá để họ có các khế ước đấu thấu quốc phòng và tái thiết. Những tin về Iraq có vũ khí giết người hàng loạt là những tin giả mà CIA được lệnh tạo ra. Nếu có thật, họ đã đưa ra trước Hội Đồng Bảo An LHQ để xin đánh Iraq rồi, không phải đơn phương hành động. Qua các tài liệu do chính phủ Hoa Kỳ mới giải mã trong những năm gần đây liên hệ đến cuộc đảo chánh lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm ngày 1.11.1963, tôi thấy đa số những báo cáo của Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở Saigon và CIA về chính phủ Ngô Đình Diệm đều là những tài liệu giả. Nhiều biến cố chống chính phủ Ngô Đình Diệm lại do chính CIA tạo ra. Mục đích của các tài liệu giả này là tạo lý do để chính phủ Hoa Kỳ lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm và đem quân vào miền Nam Việt Nam, vì chính phủ Ngô Đình Diệm chống lại việc này. Sau đó, Hoa Kỳ đã tạo ra biến cố tàu Maddox ở Vịnh Bắc Việt để lấy lý do oanh tạc miền Bắc Việt Nam. Điều này ai cũng biết. Khi những chuyện như vậy bị tố cáo, bao giờ cơ quan cấp dưới cũng phải lãnh trách nhiệm thay cấp trên. Trong vụ tin tức về vũ khí giết người hàng loạt, ở Mỹ thì cơ quan CIA sẽ phải gánh chịu trách nhiệm, còn ở Anh thì đài BBC phải nhận sai lầm. Đó là số phận nghiệt ngã của các cơ quan cấp dưới. Có thể vài chục năm sau, người ta mới xác nhận BBC đã loan tin đúng, Tổng Thống Bush và Thủ Tướng Tony Blair dối trá. Lưu Cường, Đà Lạt BBC (cả ban Việt Ngữ) đáng chê, đáng khen. Không tốt, nhưng cũng chẳng xấu . Riêng có một điều người Việt nên noi gương theo cách xử sự của cả chính phủ Anh, cũng như ban giám đốc BBC. Họ là những người biết chấp nhận chỉ trích, phê bình, cái qúi hơn cả, đó là dù có tranh cãi đỏ mặt, khi xong chuyện vẫn biết bắt tay nhau, không tìm cách trả thù vặt. Dân tộc ta, để có được cách ứng xử trên, không biết phải tốn bao thế hệ nữa. Thật đáng buồn. Tôi nghĩ, nhân dịp này ban Việt ngữ BBC cũng nên kiểm điểm lại bản thân xem, có chỗ nào trong thân thể đã bị triệu chứng ung thư chưa ? Trần Dũng, tp.HCM Tôi không hiểu "sơ hở" và "không có cơ sở" trong bản báo cáo Hutton là gì khi một phóng viên và ban biên tập trình bày phỏng vấn của một nhân chứng. Tôi cho rằng hai ông Chủ tịch và Tổng biên tập BBC là nạn nhân của sự trù dập từ chính phủ Anh. Như tôi đã nói một lần trên mục Ý Kiến Của Bạn, chính quyền nào cũng đưa ra những quy tắc về dân chủ khi những quy tắc đó có lợi cho nhà cầm quyền. Và đây là thêm một minh chứng cho suy nghĩ của tôi. Dẫu sao, qua sự việc này tôi tin uy tín của BBC chẳng những không giảm sút mà còn tăng thêm nữa và BBC sẽ vẫn giữ nguyên giá trị và tầm ảnh hưởng trong truyền thông như hàng mấy mươi năm qua. Nguyễn Quốc Bảo, Anchorage Chuyện đài BBC và ông Tony Blair cũng giống như chuyện của ông Bush tại Hoa Kỳ hôm nay. Tôi nghĩ thời gian và lịch sử sẽ cho chúng ta tìm được sự thật. Đài BBC có trung thực với những tin tức của họ không ? hay là chính quyền ông Blair và ông Bush tìm mọi cách để gây chiến với Iraq mà hôm nay phải tìm cách che giấu sự thật ? Lê Thanh Sơn, tp.HCM Vấn đề mấu chốt nằm ở chỗ ông Kelly phản ứng quá gay gắt và bất ngờ, là điều mà chính phủ Anh và đài BBC không muốn (tất nhiên nó phụ thuộc vào trạng thái tâm lý của ông Kelly). Bản báo cáo của quốc hội là rõ ràng. Nhưng sẽ tốt hơn nếu chính phủ vừa chấp nhận lời xin lỗi của BBC vừa chấp nhận để ông chủ tịch và ông tổng giám đốc quay trở lại làm việc - cả thế giới phải tôn vinh tinh thần dân chủ của Anh quốc (Sơn nghĩ vậy). Nếu ông Kelly không chết thì vấn đề không đi xa đến vậy. Vấn đề WMD của Iraq thật sự không rõ ràng (Iraq có thừa đủ thời gian để chuẩn bị mọi thứ, chưa kể có thể ông Sadam cố tình tung tin ngầm sai lạc để ngăn cản liên quân tấn công Iraq - ông còn tin chắc vào khả năng đó khi tuyên bố trả tiền chi phí cho Mỹ đưa quân về nước).Tuy nhiên sau vụ này chính phủ Anh cũng phải rút kinh nghiệm khi phải làm công tác tư tưởng cho nhân viên khi phải đối chọi với các tình huống chịu áp lực Trần Bình Nam, Los Angeles Sau khi nghe buổi phát thanh chiều ngày Thứ Sáu 30/12/04 (giờ Việt Nam) tôi xin có mấy ý kiến sau về vấn đề “Bản tin của ký giả Andrew Gilligan và bản báo cáo của thẩm phán Lord Brian Hutton” gởi đến quí đài. Sự thật về cái chết của tiến sĩ David Kelly trong bản báo cáo của Lord Hutton không quan trọng bằng câu hỏi “chính phủ Tony Blair có phóng đại tin tức để có cớ hỗ trợ Hoa Kỳ đánh Iraq không ?” Quan trọng vì nó liên quan đến vấn nạn thế giới là cuộc chiến tranh tại Iraq mà Hoa Kỳ và Anh đang dính líu vào. Chính vì sự quan trọng của nó mà không những người Anh, người Mỹ mà cả thế giới chờ đợi bản báo cáo của Lord Hutton, cũng như năm 1964 dân chúng Mỹ và thế giới chờ đợi bản báo cáo của ông chủ tịch Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ Earl Warren về vụ ám sát tổng thống John F. Kennedy. Bản báo cáo của Lord Brian Hutton kết luận rằng tiến sĩ David Kelly quả đã tự sát như một quyết định cá nhân, thủ tướng Blair không ngụy tạo tin tức, và đài BBC thiếu thận trọng trong việc loan tin. Một người sung sướng là thủ tướng Blair. Hai người nhận trách nhiệm và từ chức là ông Gavyn Davies Chủ tịch Hội đồng Quản trị BBC và ông Tổng giám đốc Greg Dyke, nhà báo Andrew Gilligan thì tự ý thôi việc. Trong khi đó Lord Richard Ryder, người tạm thời nhận chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quản trị BBC chính thức lên tiếng nhìn nhận lỗi lầm, xin lỗi bất cứ ai thanh danh bị tổn thương và cho biết sẽ thực hiện những cải tổ cần thiết kể cả việc tuyển mộ và huấn luyện nhân viên. Thắc mắc của tôi là: Bản báo cáo của Lord Hutton có trung thực không ? Ngược dòng thời gian, cách đây 40 năm, vào tháng 9 năm 1964 khi bản điều tra của Ủy ban Warren (Warren Commission) phổ biến kết luận rằng chỉ có một người đơn độc là Lee Harvey Oswald muốn giết tổng thống Kennedy và tự mình thực hiện, không có ai, không có tổ chức nào, cơ quan nào hay thế lực quốc tế nào giúp đỡ tiếp tay thì dư luận Âu châu với kinh nghiệm về các vụ ám sát chính trị đã nghi ngờ tính chính xác của bản báo cáo. Cho đến nay vẫn không có gì chính thức nói khác kết luận của bản báo cáo của ông Warren nhưng hình như có một sự đồng thuận rằng đã có những thế lực nào đó cấu kết với nhau giết tổng thống Kennedy. Và rằng Ủy ban Warren biết rõ điều này nhưng không thể nói ra. Nói ra có thể gây ra thế giới chiến tranh, một cuộc chiến tranh nguyên tử toàn diệt thế giới, hay tạo ra một khủng hoảng Hiến pháp tại Hoa Kỳ. Cho nên mọi chuyện cứ đổ lên đầu của Lee H. Oswald lúc đó đã chết là êm chuyện. Thẩm phán Brian Hutton có thể đã đứng trước một vấn nạn tương tự. Nói sự thật chăng ? Tony Blair mất uy tín hay từ chức không quan trọng. Quan trọng là làm mất căn bản của sự tham gia cuộc chiến của Anh quốc tại Iraq. Và nước Anh sẽ đi vào một ngõ cụt không lối thoát. Lord Brian Hutton đã hành động để cứu nước Anh như trước đây ông chủ tịch Earl Warren đã hành động để cứu nước Mỹ. Tôi có cảm tưởng ông Gavyn Davies, chủ tịch Hội đồng Quản trị BBC, mặc dù từ chức chỉ vài giờ sau khi bản báo cáo của Lord Brian Hutton được công bố, là người đầu tiên không tin tính trung thực của bản báo cáo của thẩm phán Hutton. Ông nói, có nhiều bằng chứng nếu dùng sẽ làm cho những kết luận của ông Hutton không đứng vững đã bị bỏ qua, và ông từ chức vì ông được dạy dỗ rằng “mình không thể làm trọng tài cho chính mình, và quyết định của trọng tài là chung quyết, và theo truyền thống hành chánh của nước Anh người đứng đầu phải chịu trách nhiệm mọi chuyện.” Có lẽ ông Chủ tịch Gavyn Davie, ông Tổng giám đốc Grey Dyke đã từ chức, và ông xử lý thường vụ Chủ tịch Hội đồng Quản trị Lord Richard Ryder đã công khai nhận lỗi cho đài BBC là họ đã tự nguyện tham gia trò chơi chính trị vì quyền lợi của nước Anh. Thế giới văn minh vận hành trên những nguyên tắc dân chủ, công khai, dựa vào lẽ phải. Nhưng quan hệ giữa các thế lực trên thế giới bước vào những thập niên cuối cùng của thế kỷ 20 trở nên càng lúc càng xoắn vào nhau thành một dây xoắn phức tạp đến độ khi cần gỡ phải dùng đến chính trị. Khởi đầu – như đã nói - là bản báo cáo của thẩm phán Warren về cái chết của tổng thống Kennedy. Rồi nhiều năm sau những điều rất tôn kính cũng bị méo mó bởi chính trị. Giải hòa bình Nobel là một. Năm 1973 Henry Kissinger và Lê Đức Thọ được giải, năm 1994 Yaser Arafat chia giải với thủ tướng Do Thái Yitzhak Rabin và bộ trưởng ngoại giao Shimon Perez, và năm 2000 tổng thống Nam Hàn Kim Đại Trọng một mình một chợ chiếm giải hòa bình. Trong những người đó may ra chỉ có thủ tướng Rabin là người chủ trương hòa bình, còn những người khác không ai xứng đáng nhận giải hòa bình Nobel. Kissinger chỉ muốn tỏ ra mình giỏi giúp Hoa Kỳ ra khỏi nước cờ bí của chiến tranh Việt Nam, Lê Đức Thọ chỉ muốn thôn tính miền nam Việt Nam, Yaser Arafat chỉ muốn phục hồi nước Palestine và tiêu diệt Do Thái và Kim Đại Trọng đã gián tiếp mua giải hòa bình Nobel với cái giá 500 triệu mỹ kim (ông Kim đã đút lót Bắc Hàn 500 triệu mỹ kim để được nhà độc tài Kim Chính Nhật đón tiếp tại Bình Nhưỡng tạo ra ảo tưởng lò thuốc súng trên bán đảo Triều Tiên đã được tháo ngòi). Không phải những người Na Uy trong ủy ban chọn lựa người được giải không biết những điều đó, nhưng họ muốn dùng uy tín của giải hòa bình Nobel để đẩy những nhân vật đó vào cái thế phải làm hòa bình. Thế giới đã đến độ bão hòa vì những mâu thuẫn quốc tế nên phương thuốc nào dùng được đều tốt cả. Bản báo cáo của Lord Brian Hutton có thể cũng chỉ là một phương thuốc cần thiết để làm cho thế giới dù còn bất công, còn mạnh hiếp yếu cũng không đến nỗi phải nổ tung. Tuy nhiên bản báo cáo của Lord Hutton cùng một lúc bắn được hai con chim. Con chim ổn định và con chim BBC. BBC có thể không đáng nhận hết mọi trách cứ như nguyên văn trách cứ nặng nề trong bản báo cáo của Lord Hutton (xã luận thiếu kiểm soát và có thái độ thiếu nghiêm chỉnh khi bị phê bình) nhưng cũng đã đến lúc BBC cần được chỉnh đốn lại. Với quy chế rộng rãi, độc lập với chính quyền có thể BBC đã đi quá xa, nghiêng về phía tả như một cái “mốt” trong các bản tin, bình luận và phỏng vấn, và cái thái độ nhẹ nhàng thiên tả này đã biến thành một thứ “văn hóa” (tôi muốn dùng chữ culture) của đài BBC, lây lan qua thế giới vụ. Gần đây không phải vô cớ mà cộng đồng người Việt tại hải ngoại vốn yêu chuộng và thích nghe chương trình Việt ngữ của đài BBC than phiền về tính cách khá một chiều của chương trình này. Đã đến lúc những người trách nhiệm BBC để mắt đến sự tuyển mộ nhân sự của các chương trình trong thế giới vụ. Nếu những người yêu chuộng tự do ngôn luận đồng ý với tờ Guardian (left-of-center) rằng BBC cần duy trì tính cách độc lập, những người này cũng đồng ý với tờ Daily Telegraph (right-of-center) rằng nếu BBC muốn duy trì qui chế độc lập cần thiết của mình BBC cần thoát ra khỏi cái khuynh hướng “nhẹ nhàng thiên tả”, cái mà tờ Daily Telegraph gọi là “an inbuilt soft-left bias”. Nguyễn Bách Xin gởi lời chia buồn với toàn thể bán bộ công nhân viên BBC về việc ra đi của phóng viên Gilligan và ông Greg Dyke cùng ông Gavyn Davies. Lệ Hà Tôi cảm thấy như có một cái gì bùi ngùi, cảm xúc... khi quí đài có sự thay đổi lớn, hai vị cao cấp nhất từ chức và đã ra đi... Nguyễn Nhi, Cần Thơ Tôi là thính giả mới của đài. Kính chúc quí đài một năm mới an khang thịnh vượng, dồi dào sức khoẻ. Sau đây tôi có ý kiến nhỏ xin đóng góp. Thông tin của quí đài rất chính xác và trung thực, nhưng một số bản tin có những từ các bạn dịch quá sát nghĩa làm nghe hơi khó chịu. Trinh, tp.HCM Andrew chỉ từ chức là quá nhẹ. Trách nhiệm của anh ta với vụ việc và với chính phủ cũng như BBC quá lớn. Thói vô trách nhiệm cũng như cá tính thích hoắng đã khiến anh ta viết loạt bài như vậy. Anh ta phải biết rằng đã có bao nhiêu người ngã xuống để cho thế giới này bình yên. Anh ta đã làm gì hay chỉ ngồi đâu đó để phá bĩnh ... Võ Chiêu, Edmonton Tôi cảm thấy tiếc khi biết 2 vị lãnh đạo của BBC phải ra đi do việc đưa tin thiếu cơ sở của phóng viên Andrew Gilligan về việc "...45 phút Irag có thể triển khai vũ khí tiêu diệt hàng loạt..." Tuy không có cơ sở, nhưng theo tôi thấy cũng không có quá sai, nếu không còn có những nội tình phức tạp khác. Nếu Iraq thực sự có vũ khí tiêu diệt hàng loạt, thì 45 phút để triển khai thì còn là quá chậm. Quý vị thử nghĩ coi, súng đạn trong chiến đấu lúc nào cũng đã phải sẳn sàng, có hiệu lệnh thì "bóp cò" chứ đâu phải đến lúc mới bắt đầu lôi ra... Việc Mỹ và Anh đã dùng tiêu đề "Vũ khí hàng loạt" làm ngọn cờ phất cao cho cuộc chiến, nay cũng bắt đầu cuốn lại và bào chữa cho cá nhân ông Saddam Husen, một nhân vật nguy hiểm v.v...cần phải tiêu diệt... Chính phủ Anh và Mỹ còn lật bàn tay trơ trẽn đến như vậy, so với sự phóng tưởng của một phóng viên thiệt không đáng vào đâu. 2 người đáng lẽ ra phải từ chức là ông Bush và ông Blair đã sai lầm quá nặng khi phải tiến hành cuộc chiến Iraq, đã mù quáng dựa vào tin tình báo "có cơ sở ??? " Tôi tin rằng BBC sẽ vững vàng hơn nữa trong tương lai về sự trung thực và vô tư vốn đã sẵn có. Tuy rất tiếc cho sự việc này, nhưng tôi rất hoan nghênh hành động dũng cảm của 2 ông Tổng Giám Đốc và Chủ tịch Hội Động Quản trị của BBC. Đây là 2 người mà ông Bush và ông Blair cần phải học hỏi nhiều hơn. Tôi cũng muốn bày tỏ sự đồng cảm đến quý Ban BBC Vietnamese, toàn thể nhân viên, và những thính giả của Đài. Hùng Huệ Nghe tin chủ tịch hội đồng quản trị cùng tổng giám đốc BBC từ chức, tôi giật mình không hiểu nó có ảnh hưởng đến tương lai của BBC Vietnamese hay không. Nhưng mà dù sao đi nữa thì đó cũng là một tin không hay và theo tôi thì nó như là một thông điệp nhắn gửi đến các cơ quan ngôn luận khắp thế giới nên có những thông tin rõ ràng trước khi phát thanh đến thính giả. Jimmy Tran, Raleigh, Hoa Kỳ Gởi Ban Việt Ngữ đài BBC Tôi rất chán đài BBC. Tự đề cao sự quan trọng của mình quá nhiều. Quan trọng hay không là để cho thính giả nhận xét. Việc phát thanh bừa bải vô trách nhiệm của đài, ông tổng giám đốc từ nhiệm là phải vì không còn uy tín nữa. Ông này xuống thì ông khác lên, không mợ thì chợ cũng đông, có gì đâu mà đài BBC làm ồn aò quá vậy, để thời gian nầy cho nhiều chương trình quan trọng khác là phải hơn. Nguyễn Đời, Pittsburgh, Hoa Kỳ Tôi xin ủng hộ hết mình đài BBC. Tôi tin là đài BBC rất trung thực và độc lập. Dám đem những nhiều sai trái ra ánh sáng cho mọi người đều biết. Xin hoan nghênh đài. Một thính giả trung thành. Ẩn danh Chúng tôi rất buồn vì sự ra đi của hai vị giám độc BBC. Rất buồn. Độc lập, vì lợi ích công chúng đặt lên hành đầu, rất đúng và công chúng đều đồng ý. Nếu đài phát thanh chỉ ‘nâng bi, đánh bóng chính phủ như đài phát thanh của cộng sản Việt Nam thì chẳng ma nào nó muốn nghe.
Thủ tướng Anh cam kết rằng tất cả người lớn ở Anh sẽ được tiêm liều vaccine chống virus corona đầu tiên vào cuối tháng 7.
Anh Quốc: Tất cả người lớn sẽ được tiêm vaccine trước ngày 31/7
Hơn 17 triệu người Anh đã được tiêm vaccine kể từ khi chương trình triển khai vaccine Covid của Vương quốc Anh bắt đầu vào tháng 12 năm 2020. Nhưng Boris Johnson nói hiện ông muốn chương trình chủng ngừa "tiến xa hơn và nhanh hơn". Ông cho biết mục tiêu hoàn tất chủng ngừa cho tất cả người lớn vào tháng 7 sẽ cho phép người dễ bị tổn thương được bảo vệ "sớm hơn", và sẽ giúp nới lỏng hơn nữa các quy định giãn cách xã hội trên khắp đất nước. Giám đốc điều hành Cơ quan Y tế Quốc gia của Anh, Ngài Simon Stevens, nói đã có "những dấu hiệu ban đầu" về việc triển khai vaccine góp phần làm giảm số người nhập viện. Thủ tướng dự kiến sẽ tổ chức cuộc họp cuối cùng với các bộ trưởng cấp cao về cách sẽ giảm bớt sự phong tỏa của nước Anh, trước khi ông đưa ra "lộ trình" đầy đủ hôm thứ Hai. Covid và nạn tử tự: những phụ nữ 'biến mất' ở Nhật Anh Quốc cam kết hiến tặng vaccine cho các nước nghèo hơn Việc cho tất cả những người dễ bị tổn thương được tiêm vaccine một cách nhanh chóng được xem là rất quan trọng trong việc giảm số người chết vì đại dịch, và giảm bớt áp lực lên Cơ quan Y tế Quốc gia. Mục tiêu trước đó của chính phủ là cho tất cả người lớn chích liều vaccine đầu tiên vào tháng 9. Kế hoạch mới có nghĩa là trước ngày 15 tháng 4, tất cả người lớn từ 50 tuổi trở lên, cũng như những người trẻ hơn với tình trạng sức khỏe tiềm ẩn khiến họ có nguy cơ cao hơn, phải được đề nghị chủng ngừa. Tuy nhiên, thứ tự ưu tiên cho những người dưới 50 tuổi vẫn chưa được vạch ra. Việc cho chích vaccine nhanh hơn có thể sẽ làm tăng kỳ vọng - và áp lực - lên việc giảm phong tỏa nhanh hơn ở Anh, nhưng chính phủ vẫn đang có thái độ rất cảnh giác. Các bộ trưởng cấp cao sẽ hoàn thiện kế hoạch hôm nay trước khi trình lên Nội các để phê duyệt vào ngày mai. Không có khả năng bất kỳ quy định giãn cách xã hội nào sẽ thay đổi trước ngày 8 tháng 3, khi chính phủ hy vọng sẽ đưa tất cả trẻ em trở lại trường. Thủ tướng từ lâu đã nói rằng đó là ưu tiên hàng đầu của ông. Nhưng có thể sẽ có một điều chỉnh nhỏ vào ngày đó để cho phép mọi người có thể gặp gỡ một người khác ngoài trời với mục đích giao tiếp thay vì chỉ để tập thể dục. Đây sẽ là sự khởi đầu trong việc cho phép mọi người lại được giao lưu với nhau, vì chính phủ nhận ra tác động của việc không gặp được người thân. Hiển nhiên có những lựa chọn khác nhau, đang được chính phủ xét kỹ trong những tuần kế tiếp. Đảng Lao động, trong khi đó, hoan nghênh việc kế hoạch chủng ngừa được xúc tiến nhanh hơn, nhưng kêu gọi chính phủ nên ưu tiên chích ngừa cho mọi người dựa trên công việc của họ. Ông Jonathan Ashworth, phụ trách về y tế của đảng đối lập nói: "Hoàn toàn hợp lý khi các giáo viên, sĩ quan cảnh sát và những nhân viên chủ chốt khác không thể ở nhà trong thời gian phong tỏa hỏi khi nào đến lượt họ được chích ngừa. "Nếu chính phủ không sắp xếp thứ tự ưu tiên theo nghề nghiệp trong giai đoạn kế tiếp, họ cần phải đặt ra lý do tại sao." Ông Ashworth cũng nói chương trình tiêm chủng cần được hỗ trợ bằng các biện pháp mạnh mẽ hơn để phá vỡ chuỗi lây nhiễm, chẳng hạn như "hỗ trợ tài chính phù hợp" cho những người phải tự cách ly, cập nhật hướng dẫn về việc che mặt và tiêu chuẩn thông gió tốt hơn ở nơi làm việc. Covid: Quán Hà Nội 'đóng ngoài, mở trong' có gây hiểu lầm? Sư Việt Nam kêu gọi tụng kinh và tạo vaccine chống Covid Khoảng 17,2 triệu người ở Vương quốc Anh đã được tiêm liều vaccine đầu tiên tại một trong 1.500 điểm tiêm chủng trên toàn quốc, và gần 600.000 người đã tiêm liều thứ hai. NHS, Dịch vụ Y tế Quốc gia của Anh, nói hơn 2/3 trong số những người từ 65 đến 69 tuổi đã tiêm liều vaccine đầu tiên - chỉ một tuần sau khi thư mời được gửi đi. Tiếp theo đó, khoảng 460.000 người ở độ tuổi 64 sẽ được mời chủng ngừa. Giáo sư Stephen Powis, thuộc Dịch vụ Y tế quốc gia Anh nói: "Hơn 14,5 triệu người trong số những người dễ bị tổn thương nhất ở Anh đã được tiêm liều vaccine Covid-19 đầu tiên một cách an toàn, và với người từ 65 đến 69 tuổi hiện cũng đủ điều kiện, chúng tôi muốn mọi người trong nhóm tuổi này xét việc biến tuần này thành tuần họ sẽ được chích ngừa." Trước đó, chính phủ đã đáp ứng cam kết cung cấp vaccine cho tất cả mọi người trong bốn nhóm ưu tiên hàng đầu - gồm những người từ 70 tuổi trở lên, cư dân tại các viện dưỡng lão, nhân viên y tế và những người cần được bảo vệ - vào ngày 15 tháng Hai. Ông Boris Johnson nói: "Đạt được 15 triệu tiêm chủng là một cột mốc quan trọng - nhưng sẽ không có chuyện lơi là, và tôi muốn thấy chương trình chủng ngừa tiến xa hơn và nhanh hơn trong những tuần tới. "Giờ đây, chúng ta sẽ hướng tới việc chích ngừa cho tất cả mọi người lớn vào cuối tháng 7, điều giúp sớm bảo vệ được những người dễ bị tổn thương nhất, và thực hiện các bước tiếp theo để giảm bớt một số quy tắc giãn cách xã hội tại chỗ." Tuy nhiên, ông nói thêm rằng "lộ trình ngừng phong tỏa" sẽ được thực hiện một cách "thận trọng và theo từng giai đoạn". Đoàn tụ gia đình và cho phép mọi người được tiếp xúc với xã hội nhiều hơn sẽ là "ưu tiên tuyệt đối" trong các biện pháp nới lỏng một khi trường học đã mở cửa trở lại, văn phòng thủ tướng nói hôm thứ Bảy. Một trong những bước đầu tiên hướng tới việc này là cư dân tại viện dưỡng lão ở Anh mỗi người sẽ được một người thăm viếng thường xuyên kể từ ngày 8 tháng Ba. Những người được đề cử đến thăm viện dưỡng lão sẽ có thể gặp gỡ và nắm tay người thân của họ trong nhà, nhưng phải mang thiết bị bảo hộ cá nhân và được xét nghiệm trước. Ở Scotland, cư dân của viện dưỡng lão sẽ được phép có tối đa hai khách thăm viếng được chỉ định, mỗi tuần một lần, theo hướng dẫn sẽ được công bố hôm thứ Tư. Chính phủ Scotland hy vọng sẽ công bố lộ trình ngừng phong tỏa vào tuần tới, nhưng Bộ trưởng Nicola Sturgeon kêu gọi mọi người không nên có kế hoạch đi thăm thân nhân trước ngày lễ Phục sinh. Xứ Wales đã thông báo nới lỏng một số quy tắc phong tỏa, nhưng Bắc Ireland đã gia hạn lệnh lưu trú tại nhà cho đến tháng Tư.
Các trang blog ở Miến Điện được dùng để vượt rào kiểm duyệt, truyền ra quốc tế những thông tin mà chính quyền quân nhân muốn giữ bí mật.
Blogger Miến Điện đưa tin biểu tình
Hình ảnh hàng dài nhà sư trong áo vàng diễu hành trên phố được truyền đi khắp mọi nơi trong một chế độ kiểm soát và thanh lọc thông tin. Nhiều tấm hình kém chất lượng và phim video quay thiếu chắc tay, nhưng từ chính những người dám mạo hiểm sử dụng điện thoại cầm tay để thể hiện quan điểm chính trị phản kháng. "Trường hợp của Miến Điện thật kỳ diệu, mạng lưới bí mật đã chuyển tin tức từ trong ra ngoài và từ ngoài vào trong" - Vincent Brussels, lãnh đạo phòng châu Á của tổ chức Phóng viên không biên giới, bình luận như vậy. Proxy thay thư tay Trước kia người ta phải chuyền tay còn nay thì dùng Internet, qua các trang đặt địa chỉ ở nơi khác (proxy) hay mạng Google, YouTube cùng tất cả những gì có thể. Công nghệ Internet chính là phương tiện chính trị tạo ra sự khác biệt giữa lần này với cuộc biểu tình trước đây vào năm 1988, bị dập tắt tàn nhẫn. Nhờ các blogger mà lần này thế giới biết được những gì đang diễn ra trên đường phố Rangoon, Mandalay và Pakokku, và muốn biết thêm nhiều thông tin mới. Ví dụ như một người viết blog ở Luân Đôn, sinh ở Miến Điện, Ko Htike đã chuyển trang nhà mà trước đây chỉ chuyên bàn chuyện văn thơ sang thành một dạng thông tấn xã để truyền tin và số người vào xem ngày càng tăng nhanh. Nhận được hình ảnh và video từ trong nước gửi ra quan hệ thống mối quan hệ bí mật, anh đưa hết lên trang mạng của mình. "Tôi có khoảng 10 người đưa tin từ trong nước, ở các điểm khác nhau, gửi tài liệu cho tôi qua cà phê Internet, qua các trang mạng miễn phí hoặc thỉnh thoảng là qua email" - Anh chia sẻ với BBC News. Mạng lưới "Tất cả các nguồn tin của tôi đều ở giữa các nhà sư, họ đi cùng với đoàn biểu tình và mỗi khi chụp được hình ảnh gì hay có tin tức gì đều chạy vào tiệm cà phê Internet để gửi cho tôi" - Anh nói. Ko Htike là một trong số rất nhiều người Miến Điện hoạt động xã hội trên mạng, mà hầu hết đều sống ở nước ngoài. Các blogger dạy nhau cách dùng kỹ thuật proxy thông qua các trang mạng như your.freedom.net và glite.sayni.net để xem các trang bị chính quyền cấm, cũng như giấu danh tánh trên mạng, trao đổi tài liệu với nhau. Internet cũng trở thành diễn đàn cho các nhóm chính trị thể hiện quan điểm thường bị cấm nói nơi công cộng. Ko Htike gặp nhóm các nhà báo tự do và không chuyên nghiệp (citizen journalist) trong một diễn đàn mạng sau đó bị đóng cửa nhưng kịp ghi lại các địa chỉ liên lạc. Thường các diễn đàn đó cũng được dùng để thông báo với các blogger về các nội dung mới như hình ảnh và phim video mới được công bố. Chính quyền lơ đãng "Chúng tôi thường dùng các trang chát như Yahoo Messenger" - Ko Htike nói. - "Khi họ gặp vấn đề họ sẽ gọi cho tôi nhưng không nói gì, chỉ để lại đường link hay mã khóa, cũng không nói gì về chuyện đó". Giới phân tích công nhận là mặc dù hiện lượng người truy cập Internet ở Miến Điện chưa vượt quá 1% dân số, chính quyền hiện nay đã quá coi thường sức mạnh của nhóm này. Theo ông Brussels từ tổ chức Báo chí không biên giới, chính quyền không còn quan tâm đến chính sách kiểm soát mạng Internet sau biến cố chính trị liên quan tới sự rút lui của thủ tướng Khin Nyunt hồi tháng Mười năm 2004. "Khin Nyunt là dân tình báo quân đội, cho nên có mạng lưới gián điệp rất lớn và thành thạo, nhưng sau khi ông ta xuống chức thì chính quyền không còn biết nhiều về vấn đề này nữa". - Ông phân tích. Thay vì kiểm soát hoàn toàn hệ thống Internet chỉ vỏn vẹn có hai nhà cung cấp, giới hạn người sử dụng, chính phủ cũng quên luôn việc thực thi luật bỏ tù 15 năm những ai không chịu đăng ký máy tính. Ko Htike nói cuộc khủng hoảng hiện nay sẽ khiến giới lãnh đạo cao cấp ý thức được mối nguy xuất phát từ các blogger. Blogger tận dụng Anh nói nhận được các email riêng, còn người biểu tình ở Miến Điện nhận được tin nhắn qua điện thoại, đưa tin sai lệch cùng đồn đoán, ví dụ như về chuyện quân đội sẽ dập tắt biểu tình. Anh tin rằng đó là việc làm của chính quyền Miến Điện, tìm cách gây ảnh hưởng tới những người biểu tình và phá trang mạng của anh để tuyên truyền phục vụ nhà nước. "Vì quá nhiều người đọc trang blog của tôi nên nếu tôi đưa tin sai sẽ làm hại họ. Chính quyền biết số hits trên trang của tôi, biết ai đang kết nối với trang này, cho nên trong cơn sợ hãi họ tìm cách kiểm soát tôi để sử dụng sức mạnh của nhóm này". - Ko Htike nói. Nếu so sánh với biện pháp của Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ người sử dụng Internet, hệ thống của Miến Điện quá giản đơn - giới chuyên gia nhận xét. "Chính quyền Miến Điện kiểm soát rất chặt mọi góc cạnh của cuộc sống nhưng không nhất quán, ví dụ như một nhà cung cấp mạng chỉ chặn các trang quốc tế, còn công ty còn lại chỉ chặn các trang trong vùng" - Ian Brown, nhà nghiên cứu an ninh mạng từ Viện Internet của đại học Oxford nhận định. Và các blogger Miến Điện rất giỏi trong việc khai thác lỗ hổng. "Đó là điều rất quan trọng, người ta muốn biết chuyện gì đang diễn ra ở Miến Điện" - Ko Htike nói. Thông qua mạng lưới bạn bè trên mạng của mình, anh cũng muốn bảo vệ cho những ai mạo hiểm tính mạng để đưa tin cho trang mạng của anh, hiện đang bị cấm ở trong nước. "Tôi theo dõi tin tức ở Miến Điện và liên tục cập nhật trang mạng. Nếu có chuyện gì xảy ra chúng tôi có thể cảnh báo họ. Chúng tôi có thể có ích bằng cách liên tục thông tin cho người ta".
Cha Nguyễn Văn Lý, một linh mục bất đồng chính kiến, bị toà án Thừa Thiên Huế kết án tám năm tù giam về tội tuyên truyền phá hoại chính quyền Cộng sản.
Biên giới giữa tôn giáo và nhà nước
Cha Nguyễn Văn Lý là một nhà vận động đấu tranh vì dân chủ có tiếng trong khoảng 25 năm qua. Ông bị kết án tù cùng bốn nhà hoạt động khác. Nhiều người hoạt động nhân quyền nói đây chỉ là một phần trong chiến dịch thanh trừng đối lập của Đảng Cộng sản VN. Vấn đề tự do tôn giáo, và quan hệ giữa tôn giáo với chính trị, tiếp tục là chủ đề gây tranh cãi ở Việt Nam. BBC Việt Ngữ đã phỏng ông Peter Hansen, linh mục Tổng giáo phận Melbourne tại Úc và là người viết nhiều bài về Thiên Chúa giáo ở Việt Nam. Linh mục Peter Hansen lưu ý rằng các bình luận của ông chỉ giới hạn về mối quan hệ giữa nhà nước Việt Nam và Giáo hội Thiên Chúa giáo, chứ không nói về tự do tôn giáo nói chung ở Việt Nam. Peter Hansen: Theo tôi, vị thế của Giáo hội Thiên Chúa giáo, đặt trong sự kiểm soát của nhà nước, đã tiếp tục cải thiện. Những tiến triển gần đây đã làm tăng sự tự chủ của Giáo hội, được linh hoạt hơn, có nhiều khả năng hơn để tham gia đầy đủ vào xã hội dân sự. Đúng là có những cá nhân có quan hệ đối kháng với nhà nước, ví dụ như Linh mục Nguyễn Văn Lý, và họ hứng chịu phản ứng mà nhiều người sẽ xem là thái quá. Tuy nhiên, người ta không nên xem điều đó đại diện cho quan hệ nói chung giữa Giáo hội và nhà nước. Rất khó, nếu không nói là không thể, duy trì quan điểm rằng hiện nay Giáo hội Công giáo ở Việt Nam là một giáo hội bị bức hại hay bị đàn áp. Nhưng điều này không có nghĩa là Giáo hội ở Việt Nam được hoàn toàn tự do, không bị giới hạn. Nhà nước Việt Nam tiếp tục đòi quyền quản lý, cấp phép, và phần nào đó là cản trở, các hoạt động của Giáo hội. Trong một số trường hợp, Giáo hội bực bội trước những biện pháp kiểm soát và quản lý này, và chúng có thể là nguồn gốc gây ra căng thẳng. Nhưng trong vấn đề này, mối quan hệ giữa giáo hội và nhà nước không khác mấy khi so với các nước khác, ví dụ như Singapore chẳng hạn. Ở Singapore, nhà nước áp đặt sự kiểm soát tương tự đối với hoạt động tôn giáo, xem tôn giáo là phục vụ cho các yêu cầu của nhà nước, tuy vậy, Singapore lại có vẻ thoát được sự chỉ trích. BBC:Ông thấy những người hoạt động về tự do tôn giáo và phía nhà nước có gì khác nhau trong vấn đề tự do tôn giáo? Giáo hội Thiên Chúa giáo luôn luôn xác lập quyền thực thi hoạt động tôn giáo độc lập và không bị cản trở bởi nhà nước. Những con người khác nhau trong Giáo hội diễn giải nguyên tắc này theo những cách khác nhau. Ở một phía cực đoan, có những người khẳng định rằng mọi sự liên hệ giữa giáo hội và nhà nước đều hàm chứa trong đó sự vi phạm tự do tôn giáo rõ rệt. Ở một phía cực đoan còn lại, là những người chấp nhận rằng hoạt động của Giáo hội phải phục vụ lợi ích của Nhà nước. Đa số người trong Giáo hội – đặc biệt là các lãnh đạo – thường ở giữa hai thái cực này – họ tin rằng đã có nhiều tiến bộ, nhưng có lẽ nhiều vấn đề vẫn đang tồn tại. BBC:Liệu có cách nào để hai phía đến gần với nhau hơn? Mâu thuẫn giữa họ liệu có giải quyết được không? Theo tôi, các nghiên cứu học thuật ở Việt Nam trong một thập niên qua đã tạo nên sự khác biệt dễ nhận thấy khi giúp làm thay đổi thái độ chính thống đối với Thiên Chúa giáo và Giáo hội. Trong quá khứ, quan hệ giữa hai phía chủ yếu bị chi phối bởi sự thù địch chung do hoàn cảnh lịch sử. Nhiều phân tích gần đây được nhà nước tài trợ để nghiên cứu vai trò của Giáo hội trong xã hội đã tỏ ra sâu sắc hơn, và nói chung là ca ngợi đóng góp văn hóa của Thiên Chúa giáo đối với đất nước, đồng thời giảm nhẹ các khía cạnh đụng chạm của mối quan hệ giữa Thiên Chúa giáo Việt Nam và thời kì thực dân. Bên Giáo hội, chính sách cùng sống chung cùng hợp tác, phần lớn nhờ vai trò của cố Tổng Giám mục TP. HCM, Paul Nguyễn Văn Bình, đã làm được nhiều để san bằng khoảng cách và đảm bảo cho vị trí của Giáo hội trong môi trường mới. Cũng còn quá sớm để kết luận là liệu tiến trình này sẽ đi đến điểm làm cả hai phía hài lòng hay không. BBC:Ở Việt Nam, việc thờ phụng đã diễn ra khá thoải mái và tự do. Thế nhưng khi một số nhân vật tôn giáo có ý định xen vào chính trị, thì chính quyền đàn áp rất mạnh. Ông nghĩ một người theo tôn giáo có thể làm chính trị được không? Hay là giữa tôn giáo và chính trị phải có khoảng cách. Đây là vấn đề khó khăn cho cả Giáo hội và nhà nước. Ví dụ, Giáo hoàng John Paul II đã cấm giới tăng lữ dính líu vào chính trị tại Nicaragua. Lúc nào cũng rất khó để biết đâu là sự cổ vũ đúng đắn cho tự do tôn giáo và đâu là sự len lỏi không phù hợp vào địa hạt chính trị. Nhưng tôi nghĩ một ý kiến chung, mặc dù không đồng nhất, trong giáo hội là việc vận động chính phủ Mỹ không ký vào Thỏa thuận Thương mại Tự do là không đúng đắn. BBC:Trong một bài viết của mình, ông từng nhắc đến trường hợp linh mục Nguyễn Văn Lý. Xin ông cho biết đánh giá của mình. Tôi nghĩ rằng đã có một cảm giác đồng thuận ngầm trong nội bộ Giáo hội Công giáo là cả hành vi của Cha Lý lẫn cách hành xử của chính quyền Việt Nam đối với ông đều không hợp lẽ phải. Linh mục Peter Hansen tốt nghiệp thạc sĩ năm 2000 ở Đại học Monash với luận văn về lịch sử quan hệ giữa Giáo hội Công giáo và nhà nước Việt Nam. Sau đó ông lấy bằng phó tiến sĩ môn lịch sử Thiên Chúa giáo ở châu Á tại Đại học Công giáo Melbourne. ====================== Quynh Nhu, Tây Ban NhaXin cảm ơn linh mục Peter Hansen về các ý kiến của ông về mối quan hệ giữa giáo hội Công giáo và Nhà nước Việt Nam. Tôi là một Phật tử, thường an chay cầu nguyện, nhưng khi nghe tin một số nhà sư có tư tưởng đối lập với Chính phủ thì tôi đều cảm thấy không vui. Theo tôi, tôn giáo không nên xen vào chính trị. Cho dù là Đảng nào lãnh đạo đất nước đi chăng nữa, chính phủ luôn mong muốn đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc do người dân. Cuộc chiến tranh mới qua đi có hơn 30 năm, mối quan hệ Việt - Mỹ mới được bình thường hóa chưa đầy 12 năm, nói thế để cho thấy Việt Nam của chúng ta còn nhiều khó khăn và trở ngại để đi lên lắm. Dù là bậc tu hành hay dân thường đi chăng nữa, chúng ta nên đóng góp để xây dựng và cải thiện tình hình của đất nước, nhưng không phải bằng cách chống đối và gây hại cho quốc gia. Xin nhìn lại đất nước Triều Tiên hai miền chia cắt và nỗi thống ải vì xa cách người thân của họ để thấy rằng Việt Nam của chúng ta may mắn. Xin ghé mắt qua đất nước Iraq để thấy hậu quả của sự can thiệp thô bạo của nước ngoài vào nội bộ của một quốc gia. Ai cũng hiểu tại sao Việt Nam bị dòm ngó và chỉ trích nhiều hơn cách quốc gia khác (như Singapore mà linh mục Peter Hansen đã đề cập), vậy chúng ta hãy nên đoàn kết lại, cũng nhau xây dựng đất nước thì mới là điều tốt nhất. Dù ở phương xa nhưng tôi luôn trông ngóng về quê nhà và mong rằng Việt Nam sớm trở thành cường quốc trên thế giới. Xin cảm ơn Ban Biên Tập đã cho tôi cơ hội bày tỏ ý kiến của mình. Trân trọng kính chào và chúc sức khỏe. Trần Long, Nam ĐịnhQua ý kiến của linh mục Peter Hansen tôi nhận ra rằng có một bộ phận trong giáo hội không muốn nước Việt Nam phát triển(vận động chính phủ Mỹ không ký vào hiệp định thương mại tự do), điều này đi ngược lại lợi ích của người dân chúng tôi vì vậy chúng tôi không hoan nghênh những linh mục kiểu này. Tôi thấy nhà nước Việt Nam muốn can thiệp vào hoạt động của tôn giáo là rất đúng, điều đó đảm bảo rằng người dân chúng tôi đang sinh hoạt tôn giáo là vì tín ngưỡng chứ không phải phục vụ cho mấy ông cha "nửa mùa" làm chính trị.
Khi có người gọi ai đó là 'một người Samari nhân lành', có lẽ người đó biết về câu chuyện ngụ ngôn về người Samari nhân lành trong Phúc âm Luca (Gospel of Luke).
Gặp 'người Samari nhân lành' của Kinh Thánh
Câu chuyện kể rằng một người Samari đã giúp đỡ người đàn ông bị đánh đập, bị lột hết quần áo và bị bỏ mặc cho chết ở bên đường. Khái niệm gây ấn tượng của Ấn Độ về hư vô Bí ẩn dưới lòng hoang mạc Israel Những phụ nữ góa không chốn nương thân Nhưng có lẽ họ không biết rằng có hàng trăm người Samari cổ xưa ở Israel ngày nay vẫn còn sống. Tôi cảm thấy hết sức bị lôi cuốn khi nghe nói về điều này và tôi quyết định tìm cách để gặp họ khi đến Israel. Núi thiêng Gerizim Chuyến thăm đầu tiên của tôi là khi vừa bước qua thiên niên kỷ mới. Mặc dù căng thẳng vẫn dâng cao giữa người Israel và người Palestine, nhưng tôi vẫn tìm được một hướng dẫn viên đồng ý lái xe đưa tôi từ Israel đến phía bắc Bờ Tây rồi sau đó chạy lên Núi Gerizim, đến làng Kiryat Luza của người Samari. Chúng tôi chạy qua những ngôi nhà đá vôi giản dị và đến một con đường chính đầy bụi bặm. Lúc đó người hướng dẫn dừng xe ở trước một bảo tàng nhỏ hai tầng. Bên trong, nó có diện tích cỡ khoảng một phòng khách lớn, và tôi nhìn thấy cảnh tái hiện trang phục tu sỹ cổ, một mẩu bánh matza tròn (bánh mì không lên men) và một cây gia phả trong hình dáng menorah (đèn nến có bảy nhánh) - những thứ đã có từ hàng ngàn năm trước. Trên một bức tường có treo đầy những tấm ảnh những người đàn ông lớn tuổi để râu quai nón trông khắc khổ, đội khăn trùm đầu. Vị tu sỹ, vốn là người canh giữ bảo tàng, chỉ cho tôi xem một trong những tấm ảnh đó rồi nói: "Đó là cha tôi, kohen gadol, tức tu sỹ cao cấp của người Samari. Dòng dõi tu sỹ này có nguồn gốc từ Aaron, người anh trai của nhà tiên tri Moses." "Moses, đấng tiên tri nhận lãnh Mười Điều răn?" tôi hỏi. Ông gật đầu. Và đó là lúc đầu óc tôi trở nên mất bình tĩnh. Tôi bắt đầu khóc, nước mắt không ngừng chảy cho đến khi tôi rời đỉnh núi. Tôi cảm giác như là tôi đã gặp được điều gì đó hết sức cổ xưa, mãnh liệt và chân thực. Núi thiêng Gerizim là nơi có ngôi làng Kiryat Luza của người Samari Nhiều du khách đến với Núi thiêng Gerizim là người Thiên chúa giáo, do bị thu hút bởi những câu chuyện trong Tân Ước và bởi thực tế là người Samari vẫn nói thứ tiếng Hebrew cổ mà Chúa Jesus từng nói. Theo truyền thống trong Kinh Thánh, người Israel được chia thành 12 tộc nhỏ và người Samari nói rằng họ là hậu duệ của ba sắc tộc trong số này, gồm Menasseh, Ephraim và Levi. Về tấm bản đồ đặt tên cho Châu Mỹ Santorini, hòn đảo Hy Lạp xinh đẹp và nền văn minh đã mất Hòn đảo ma cựu thuộc địa của Anh giữa đại dương Sau Cuộc Đào thoát khỏi Ai Cập và 40 năm sống lang thang rày đây mai đó, Joshua đã dẫn dắt người Israel đến Núi Gerizim. Sau đó, ông đã thống nhất các tộc người này trong một buổi lễ có bao gồm việc ban phước cho Núi Gerizim (mà sau này được gọi là Núi Phước lành) và gieo lời nguyền cho Núi Ebal (Núi Rủa nguyền). Lịch sử đau thương Tôi có cảm giác như là tôi được đưa ngược trở lại thời kỳ Kinh Thánh Hebrew (là phần viết bằng tiếng Hebrew chung của Do Thái giáo và Cựu ước của Thiên chúa giáo). Khi trở về nhà ở Mỹ, tôi đã viết email cho ông Benyamim (Benny) Tsedaka, một học giả, nhà sử học và là sứ giả lưu động của người Israel Samari. Ông giải thích rằng "Có hai vương quốc cổ: Judea (Do Thái) ở phía nam, và chúng tôi là tộc người ở phương bắc. Chúng tôi rốt cuộc thì trở nên phân ly, nhưng chúng tôi có cùng chung một nguồn gốc." Ông nói rằng vào thế kỷ thứ Sáu sau Công nguyên, người Samari ở Israel có dân số 1.500.000 người. Họ bị người Hy Lạp, người La Mã, người Byzantine, người Ả Rập, quân Thánh chiến, người Mamluk và người Ottoman ngược đãi và giết hại vì đi theo đức tin của họ từ xưa. Cho đến năm 1919, chỉ còn lại người 141 Samari. Ngày nay, dân số của họ là hơn 800 người, với phân nửa sống ở Holon (phía nam Tel Aviv) và nửa còn lại sống trên núi. Họ nằm trong số nhóm tôn giáo cổ xưa nhất và nhỏ nhất trên thế giới và những bài hát của họ cũng nằm trong số cổ xưa nhất trên thế giới. Vài năm sau, trong chuyến đi đến nơi này lần thứ hai, tôi đã đến Holon để gặp Tsedaka. Cao lớn, tóc bạc với làn da nâu và sở thích thích nói đùa, hát những bài hát của Shirley Bassey và những giai điệu Broadway, ông say sưa kể về cộng đồng của mình, gọi tôi là 'achot' (em gái) và một mực đòi tôi phải gọi ông là 'ach' (anh trai). Chúng tôi đi vòng vòng ở Holon, nơi có khoảng 80 gia đình người Samari đang sinh sống và làm các công việc như luật sư, giáo viên, nhân viên ngân hàng và kỹ sư. "Không có ai là bác sỹ hết," Tsedaka giải thích, "bởi vì điều đó có nghĩa là anh phải làm việc vào ngày lễ Sabbath vốn là điều cấm ngặt." Ba điểm linh thiêng Chúng tôi tiến đến một thánh đường của người Samari, một tòa nhà nhỏ với mái ngói đỏ, tường đá vôi và đèn nến bảy nhánh nằm ở trên cửa ra vào, nơi có viết những dòng chữ tiếng Hebrew cổ. Bên trong là những chồng kinh cầu nguyện nhưng không có chỗ ngồi. Tsedaka giải thích rằng đàn ông quỳ hay ngồi trên sàn và cuốn Torah (sách thiêng) của họ có vẽ ba cái vương miện vốn tượng trưng cho ba chủng tộc khởi nguồn. Đàn ông bắt buộc phải có mặt ở thánh đường vào ngày lễ Sabbath còn phụ nữ thì tùy ý. Sách Torah của người Samari có vẽ ba vương miện tượng trưng cho ba cho chủng tộc khởi nguồn Vào chiều thứ Sáu, tức là trước ngày Sabbath, Tsedaka lái xe chở tôi từ nhà của ông ở Holon xuyên qua Bờ Tây đến ngôi nhà thứ hai của ông ở Kiryat Luza mà không xảy ra sự cố nào, mặc dù cuộc nổi dậy của người Palestine đang gây khuấy động khu vực. Người Samari sống trên đỉnh núi thiêng của họ, giữa những người Palestine ở Bờ Tây và người Do Thái ở Israel, và cố gắng làm chiếc cầu nối trung lập để tạo dựng hòa bình cho hai dân tộc. Nhiều người Samari nói tiếng Ả Rập, có tên Ả Rập bên cạnh tên tiếng Hebrew và nói cả tiếng Hebrew cổ và hiện đại. Một số người cũng nói được tiếng Anh. Tsedaka dẫn tôi đến ba địa điểm linh thiêng nhất của người Samari ở trên núi: nơi Tổ phụ Abraham đưa Isaac đến để hiến tế; 12 tảng đá nơi Joshua thống nhất các tộc sau Cuộc Đào thoát, và một tảng đá lớn, trơ trọi màu xám thẫm nơi người Israel đã dựng ngôi nhà lưu động (Tabernacle) khi họ đến xứ Israel. "Nơi đây được gọi là Đồi Vĩnh cửu," Tsedaka nói. "Đó là nơi linh thiêng trong số những nơi linh thiêng. Tôi biết người Do Thái cho rằng những sự kiện này xảy ra ở nơi khác nhưng lịch sử chúng tôi nói rằng chúng xảy ra ở đây." Chúng tôi đi vòng quanh di tích khảo cổ Núi Gerizim vốn mới được mở cửa gần đây. Hơn 500 chữ viết cổ trên đá được tìm thấy ở đây, Tsedaka nói với tôi, bên cạnh các phế tích và di tích thời Ba Tư, thời Byzatine, thời Hy Lạp và thời Samari. Ngày nay khu vực này là công viên quốc gia do Israel bảo quản. Ngày Sabbath Khi Mặt Trời lặn xuống nơi đường chân trời, chúng tôi bước vào nhà của Tsedaka để chuẩn bị cho ngày Sabbath. Tsedaka đi vào phòng ngủ, và khi ông ấy bước ra, tôi sững sờ trước sự biến đổi của ông. Ông mặc trang phục Israel cổ truyền thống: áo choàng dài màu trắng, mũ tarboosh (chiếc nón hình trụ màu đỏ và một dải băng đeo trắng cho người lớn tuổi) và dép sandal. Chúng tôi đi trên con đường chính xuống thánh đường, hòa cùng những người đàn ông và em trai khác cũng ăn mặc như Tsedaka và cùng đi về một hướng. Họ bỏ dép sandal bên ngoài cửa thánh đường. Bên trong, họ ngồi, quỳ và đứng trên thảm, đôi khi cúi đầu về hướng căn nhà cổ của tổ tiên họ. m thanh những lời cầu nguyện của họ nghe trầm và khàn. Khi họ xướng danh 'Moses', họ dùng đôi tay che mặt như cách Moses đã làm khi Thượng Đế nói chuyện với ông. Sau buổi lễ, một nhóm đàn ông lại gần tôi ở phía sau thánh đường nơi tôi đang ngồi trên một cái ghế nhựa. Họ đặt cho tôi một câu hỏi rất nài nỉ: "Cô có biết là liệu đội Maccabee Tel Aviv có thắng hay không?" Đó là đội bóng rổ yêu thích nhất của họ. Người Samari không được phép xem truyền hình hay sử dụng bất cứ thiết bị điện nào vào ngày Sabbath. Nhưng thậm chí vào ngày thiêng liêng nhất đối với họ trong tuần thì họ vẫn muốn xem đội bóng của họ trình diễn như thế nào. Tsedaka, cũng giống như những người đàn ông khác, đến thánh đường ba lần vào ngày Sabbath, bắt đầu từ lúc 03:30 sáng. Vào lúc 11h, vợ của Tsedaka, bà Miriam, dọn bữa trưa với ê hề rau trộn, hummus (bơ đậu nghiền), tahini (sốt mè), bánh mì matza tròn, đậu xanh chiên, khoai tây và lát cá bơn. Vào lúc 13h, chúng tôi quay trở lại thánh đường để dự buổi cầu nguyện có nhạc điệu trong vòng 90 phút, rồi sau đó đến thăm một số nhà dân Samari vốn là một phong tục vào ngày Sabbath. Một trong những lãnh đạo chính trị của cộng đồng có một căn phòng trang trí lộng lẫy điểm xuyết với những tấm ảnh của ông chụp với cố Chru tịch Palestine Yasser Arafat và Quốc vương Jordan Hussein. Lễ hiến tế đẫm máu "Chúng tôi sống hòa thuận với người Palestine và người Do Thái," Tsedaka nói, "và chúng tôi muốn đề xuất Núi Gerizim làm trung tâm hòa bình quốc tế." Núi thiêng Gerizim được nhắc tới trong Kinh Thánh và ngày nay là công viên quốc gia Khi mặt trời lặn, phân nửa đàn ông thực hiện nghi thức cầu nguyện cuối cùng trong ngày Sabbath trong thánh đường, còn phân nửa còn lại cầu nguyện trên bãi hiến tế trên Núi Gerizim nơi Lễ Quá hải (Vượt biển) đầy máu me đến đáng sợ của người Samari diễn ra. Mỗi năm, du khách và học giả từ khắp nơi trên thế giới đến đây để chứng kiến lễ hiến tế Paschal vốn được thực hiện như miêu tả trong Sách Xuất hành (Book of Exodus). Thầy Cả kiểm tra kỹ những con cừu của từng gia đình để đảm bảo rằng chúng không có bất kỳ khiếm khuyết nào. Tất cả những con cừu này sẽ bị giết ngay lập tức và được treo trên thanh nướng phía trên những hố lửa lớn khoét xuống đất. Đó là một nghi thức đầy máu me và những người tham dự mặc đồ trắng sẽ trét máu lên trán để đẩy lùi tử thần. Vào lúc giữa đêm, thịt cừu nướng sẽ nhanh chóng được dùng hết cùng với bánh matza và các loại rau thơm có vị chát. Các học giả và du khách từ khắp nơi trên thế giới tới chứng kiến lễ hiến tế Paschal được thực hiện theo đúng như mô tả trong Sách Xuất hành (Book of Exodus) Lần thứ ba tôi đến, vài năm sau đó nữa, Tsedaka dẫn tôi đến thành phố Nablus trên Bờ Tây để thăm Giếng Jacob. Giếng này có liên hệ đến với Thượng phụ Jacob - người cha của 12 tộc người cổ xưa của Israel, và nó được tin là nơi mà Chúa Jesus đã nói chuyện với một người phụ nữ Samari. Ngày nay, giếng nước bằng đá này nằm trong một hầm mộ chìm trên mặt đất bị khoét xuống của một tu việc Chính thống giáo Hy Lạp, và tôi đã mua một chai đựng nước giếng nhỏ bằng gốm làm đồ lưu niệm. Chúng tôi ghé qua Mộ Joseph một chút vốn cũng nằm trong Nablus. Qua nhiều năm, các tín đồ Hồi giáo, Thiên chúa giáo và Do Thái giáo đã tranh giành nhau quyền kiểm soát di tích này. Ngày nay, hỡi ôi,nơi đây chỉ còn là một căn phòng nhỏ với mái vòm được dựng lên vào thế kỷ 19. Không, không còn bằng chứng khảo cổ hiển hiện về một công trình xa xưa. "Cô thấy thế nào?" Tsedaka hỏi. "Nó giống như là mọi thứ bước ra từ các trang trong Kinh Thánh. Moses, Joshua, Jacob, Joseph, và Cuộc Đào thoát, và 12 bộ tộc… thật choáng ngợp," tôi trả lời. Tsedaka gật đầu, và nhoẻn miệng cười. Diện kiến Thầy Cả Trong chuyến thăm cuối cùng của tôi đến Núi Gerizim vào năm 2012, Tsedaka đã xin phép được cho tôi gặp với Thầy Cả, vị lãnh tụ tinh thần của người Samari ở Israel mà tôi đã nghe được là có dòng dõi qua 130 đời đến người con trai thứ hai của Aaron, người em trai của nhà tiên tri Moses. Cánh cửa bật mở ra và tôi được dắt một cách thân mật vào một phòng khách trang trí lộng lẫy. Chỉ trong vòng vài phút, vị Thầy Cả có hàm râu trắng như cước bước vào, vận trên người chiếc áo choàng xám và đội khăn trùm đầu màu đỏ. Một ông lão đáng kính trong độ tuổi ngoài bát thập. Đi theo tháp tùng là các vị cấp phó và các thành viên gia đình ông. Ông ra dấu cho tôi đến ngồi sát ông trên một chiếc ghế bành. Buổi tiếp kiến bắt đầu. "Tôi có thể làm gì cho cô?" ông hỏi với sự trịnh trọng nhã nhặn. Cuộc gặp diễn ra rất thân thiện, cho đến khi tôi nói rằng tôi đã một lần ăn thịt lạc đà. Thầy Cả bỗng tối sầm mặt và gia đình ông nhìn đi chỗ khác như thể là rất xấu hổ. "Ăn thịt lạc đà còn tệ hơn hơn là ăn thịt lợn nữa," ông thốt lên. Ông nói tôi phải chuộc lỗi và sám hối. Tôi thề rằng tôi sẽ không ăn thịt lạc đà một lần nữa. Buổi tiếp kiến rõ ràng là đã kết thúc. Hoàn toàn xìu xuống, tôi bắt đầu lỉnh ra ngoài trong tâm trạng đầy xấu hổ. Thầy Cả phá lên cười. "Gặp một người ăn lạc đà…thật là thú vị," ông nói. Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.
Một số ít người có thể nín thở lâu đến kinh ngạc, Frank Swain phát hiện. Làm sao họ làm được như vậy?
Làm sao nín thở được lâu?
Sự sống của con người phụ thuộc rất lớn vào oxygen Tháng 11 năm ngoái, Nicholas Mevoli, 32 tuổi, nằm ngửa trên mặt nước giữa biển khơi và hít một hơi dài để đẩy không khí vào đẩy hai lá phổi. Sau đó anh ấy vẫy nhẹ và lặn xuống nước và bắt đầu lặn đến Lỗ xanh Dean (Dean’s Blue Hole) – một khe dưới đáy biển ở Bahamas. Mục tiêu của Mevoli là lặn đến độ sâu hơn 70 mét và chỉ với một lần thở. Nếu không may sẽ là thảm họa đối với anh ấy. Lặn tự do Con người có thể lặn lâu bao nhiêu mà không cần trồi lên mặt nước? Con người có thể nín thở được bao lâu? Khi nhân loại đang đẩy lùi hai giới hạn cuối cùng là không gian và đại dương thì cần phải tìm hiểu làm sao chúng ta có thể tồn tại được trong môi trường không có không khí. Trong chân không, chúng ta rất dễ bất tỉnh. Hồi năm 1965, trang phục không gian bị đứt gãy đã khiến một nhân viên ở Trung tâm Không gian Johnson của Nasa bị đẩy vào môi trường chân không trong một lúc trong phòng thí nghiệm. Anh ta đã ngất xỉu trong khoảng 15 giây. Không như mọi người nghĩ, anh ta không bị nổ tung mặc dù ở môi trường áp suất thấp như vậy, các chất lỏng trong cơ thể sẽ bốc hơi ở nhiệt độ cơ thể bình thường. Điều cuối cùng mà anh ta có thể nhớ trước khi tỉnh lại là nước bọt sôi lên và bốc hơi trên đầu lưỡi. Các thợ lặn tự do, tức là lặn không cần các thiết bị thở, làm được tốt hơn thế. Thông thường thì họ có thể lặn dưới nước trong ba phút hoặc lâu hơn. Thợ lặn nắm kỷ lục lặn sâu nhất, ông Herbert Nitch, lặn xuống độ sâu 214 mét trên một tàu ngầm được thiết kế đặc biệt. Ông ở dưới nước trong khoảng thời gian bốn phút rưỡi. Các thợ lặn tự do nhờ vào một phản ứng vật lý được gọi là ‘phản xạ lặn’. Quá trình này làm chậm nhịp tim khi cơ thể lặn sâu dưới nước. Ngay cả khi chúng ta úp mặt vào nước lạnh cũng kích hoạt phản ứng này. Mặc dù những thợ lặn kiểu này đạt đến những độ sâu khó tin, con người vẫn có thể nhịn thở lâu hơn ở những môi trường bớt khắc nghiệt hơn. Dầm mình xuống một hồ bơi ở London, thợ lặn người Đan Mạch có tên là Stig Severinsen đã nhịn thở được 22 phút hồi năm 2012 và lập một kỷ lục thế giới mà đến nay vẫn chưa có ai phá được. Làm sao mà họ có thể làm được trong khi người bình thường chỉ có thể nín thở được hơn môt phút? Tất cả là ở sự chuẩn bị, tập luyện và sinh lý. Thêm ôxy và bớt CO2 Con người không thể ở được vài phút dưới mặt nước nếu không có các thiết bị hỗ trợ Trước khi lập được kỷ lục này, Severinsen đã dành 20 phút để thở gấp chỉ với khí ôxy. Điều này giúp cho cơ thể của anh ấy được lấp đầy ôxy và đẩy hết khí CO2 từ trong phổi ra ngoài. Cả hai yếu tố này đều quan trọng để giúp nhịn thở lâu. Ai cũng biết rằng nếu thiếu oxy sẽ dẫn đến tử vong, trong khi CO2 tích tụ cũng nguy hiểm không kém. Nếu cơ thể không thải được khí thừa này trong cơ thể thì sự tích tụ của nó trong máu sẽ biến máu trở thành a-xít. Cơ sẽ bị co thắt và cơ thể mất phương hướng trong khi tim đập nhanh. Cuối cùng sẽ dẫn đến tử vong. Các thợ lặn đã qua huấn luyện và các nhà vô địch về nhịn thở đã tạo được sự thích nghi của cơ thể để có thể nín thở lâu. Một nghiên cứu trên những ngư dân Brazil cho thấy những người lặn đánh bắt có phổi to hơn nhiều so với những đồng nghiệp chỉ đánh bắt trên mặt nước. Các thợ lặn mò ngọc trai nổi tiếng ở Nam Hàn và Nhật Bản được phát hiện có thêm 10% hồng cầu trong máu trong suốt quá trình lặn. Giới hạn của việc nín thở được quyết định bằng việc cơ thể bạn có thể chịu được sự thiếu ôxy và sự tích tụ CO2 đến mức nào. Cả hai yếu tố này lại bị chi phối bởi tốc độ trao đổi chất của cơ thể. Một thợ lặn dưới biển sẽ tiêu thụ nhiều ôxy hơn và thải ra CO2 nhiều hơn một người bất động dưới nước. Các thợ lặn tự do thường nói về việc cần phải tạo luyện cho đầu óc trong trạng thái thiền khi lặn để giúp làm giảm nhịp tim và để đầu óc trống rỗng để não bộ được thư giãn sâu. Giảm trao đổi chất Phổi của con người không có khả năng thở chất lỏng Ngoài ra cũng có những cách khác để kiềm chế hoạt động trao đổi chất. Khi đứa bé Michelle Funk ở Mỹ ngã vào một dòng suối lạnh giá hồi năm 1986, em đã sống sót sau khoảng 66 phút ở dưới nước. Đó là do cơ thể giảm nhiệt sâu giúp làm chậm lại quá trình trao đổi chất gần như bằng không. Nhà vô địch không có đối thủ trong việc nhịn thở thường xuyên là các động vật biển hữu nhũ như cá voi và hải cẩu. Mỗi lần chúng có thể lặn dưới nước đến một giờ đồng hồ trước khi trồi lên mặt nước. Bên cạnh việc cơ thể chúng có thể chịu được sự tích tụ CO2 cao, cơ của những sinh vật này có rất giàu myoglobin, một loại protein giúp giữ lại ôxy và đẩy chúng ra để sử dụng trong quá trình lặn. Myoglobin là chất giúp cho thịt có màu đỏ. Ở cá voi, chúng có mật độ tập trung cao đế nỗi cá voi có thịt màu đen. Điều không may là ngay cả việc tập luyện tốt nhất cũng không giúp chúng ta học được cách thích nghi cơ thể của cá voi. Vậy thì có lựa chọn nào khác cho cuộc sống không có không khí? Chúng ta có thể đi ngược quy luật một chút bằng cách thở chất lỏng thay vì thở khí trời. Nếu không phải là chất lỏng chỉ có ôxy thuần thì ở nhiệt độ -200 độ C, nó sẽ biến cơ thể chúng ta sẽ biến thành một que kem từ trong ra ngoài và phổi sẽ vỡ nát khi chúng ta cố thở. Thay vào đó, chúng ta sẽ thở bằng một loại chất lỏng giàu ôxy hòa tan. Một loại vật chất có tên gọi là PFC có thể hòa tan một nồng độ ôxy và CO2 cao. PFC cũng có thể trở thành chất lỏng ở nhiệt độ thích hợp. Thở chất lỏng Cá voi là nhà vô địch về lặn biển lâu trong một hơi thở Thở bằng chất lỏng có thể nghe giống như trong phim khoa học viễn tưởng. Tuy nhiên nó đã từng được mô tả trong bộ phim về phiêu lưu dưới đáy biển có tên là The Abyss của đạo diễn nổi tiếng James Cameron quay hồi năm 1989. Tuy nhiên nó có cơ sở từ các công trình nghiên cứu. PFC là chất không màu, không mùi và không độc như không khí và có thể giúp cho các thợ lặn chịu được áp suất cao khi thoát ra khỏi tàu ngầm gặp nạn. Các thí nghiệm trong những năm 1960 cho thấy mèo và chuột bị dìm vào chất PFC dạng lỏng có thể sống được trong nhiều ngày bằng cách thở chất lỏng giàu ôxy này. Vì chất lỏng này có chứa nhiều ôxy hơn rất nhiều lượng không khí tương đương, về mặt lý thuyết chúng ta có thể nín thở lâu hơn nhiều chỉ với một hơi PFC đầy phổi. Tuy nhiên, cấu tạo mong manh của phổi ở động vật có vú không thể chịu được lực cần thiết để đẩy bốn lít chất lỏng vào trong và ra khỏi cơ thể. Điều này khiến cho việc thở chất lỏng không được xem là một lựa chọn thay thế cho việc thở bằng không khí mặc dù thở chất lỏng đã được áp dụng trong việc chăm sóc các trẻ sinh non vốn phổi chưa có khả năng tự thở. Nếu không có công nghệ mới thì các nỗ lực lập kỷ lục mới sẽ có kết cục đáng buồn. Khi Mevoli trồi lên mặt nước sau khi lặn ba phút rưỡi và lập kỷ lục lặn không có thiết bị thở ở độ sâu 72 mét, anh ấy đã bất tỉnh không lâu sau đó. Mặc dù được chữa trị ngay lập tức anh ấy vẫn qua đời sau đó. Cái chết của anh ấy là một lời nhắc nhở nghiêm túc rằng cuộc sống tại các giới hạn vẫn đối diện muôn vàn nguy hiểm. đã được đăng trên BBC Future.
Báo Phụ Nữ thành phố Hồ Chí Minh ngày 23/9 gây xôn xao dư luận khi đăng cùng lúc hai bài lên án tập đoàn Sun Group.
Báo Phụ Nữ, Sun Group và ‘tự do báo chí’ ở Việt Nam
Cầu Vàng tại Sun World Ba Na Hills, do Sun Group đầu tư Ngắm Landmark 81, tòa nhà cao nhất Việt Nam Vingroup và tỉ phú Phạm Nhật Vượng: ‘Ngưỡng mộ, lo ngại’ Lời giới thiệu của tòa soạn, nêu quan điểm chính thức của tờ báo, nói Sun Group "được che chắn từ hạ giới có tên là im lặng của chính quyền từ trung ương đến địa phương". Do một nhóm doanh nhân người Việt trở về từ Ukraine thành lập, khởi nghiệp tại Đà Nẵng, Sun Group hiện là một tập đoàn nổi tiếng về du lịch, bất động sản… Bài báo tựa "Sun group - 'ông trời' không từ trên cao" lên án một khu du lịch của tập đoàn: "Bà Nà - nơi nghỉ mát, tĩnh dưỡng - là câu chuyện quá khứ. Còn bây giờ là chỉ riêng khu vui chơi, trải nghiệm, quay cuồng, ăn, hát, lăn lộn thỏa thuê trong diện tích hơn 60ha rừng đã bị san phẳng." Bài thứ hai lấy tựa "Sun Group, Địa Ngục Tự và ma trận chiếm lĩnh rừng quốc gia Tam Đảo". Trong bài này, phóng viên cáo buộc một nhà sư, đại đức Thích Thanh Toàn, có những hành vi "bẩn thỉu" và dường như có quan hệ thân thiết với một Phó chủ tịch Tập đoàn Sun Group. Bài báo cũng mô tả về cuộc gặp với vị Phó chủ tịch này, và sau đó, một chiếc túi Dior "với giá 2.500 euro" được Sun Group gửi cho phóng viên. Sun Group, và Đại đức Thích Thanh Toàn, chưa lên tiếng phản hồi về những cáo buộc trong hai bài báo. Chủ tịch tập đoàn Sun Group là ông Lê Viết Lam, sinh năm 1969 tại Thanh Hóa. Theo tiểu sử chính thức, năm 1993, ông Lê Viết Lam cùng ông Phạm Nhật Vượng (người sáng lập Vingroup sau này), bà Phạm Thúy Hằng và bà Phạm Thu Hương và một số người khác thành lập công ty Technocom, kinh doanh lĩnh vực thức ăn đóng gói, chủ yếu là mì ăn liền với thương hiệu Mivina. Năm 2007, ông Lam thành lập Sun Group ở Đà Nẵng, tập trung vào đầu tư xây dựng, bất động sản và du lịch nghỉ dưỡng. Công ty của ông có các khu du lịch lớn ở Việt Nam như Sun World Ba Na Hills, Sun World Danang Wonders tại Đà Nẵng, Sun World Fansipan Legend tại Lào Cai, Sun World Hon Thom Nature Park tại Phú Quốc, Sun World Halong Complex ở Quảng Ninh.. Năm 2018, báo chí nước ngoài đăng nhiều tin, hình ảnh đẹp về việc ra mắt của Cầu Vàng tại Sun World Ba Na Hills, được xem là một điểm nhấn du lịch. Sun Group cũng điều hành các khu du lịch hạng sang ở Việt Nam, như InterContinental Danang Sun Peninsula (Đà Nẵng) và JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay (Phú Quốc). Trong lĩnh vực hạ tầng giao thông vận tải, Sun Group còn gây tiếng vang với ba dự án ở Quảng Ninh. Đó là Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long và Cao tốc Hạ Long - Vân Đồn. Phản ứng trên mạng xã hội Do tầm vóc của Sun Group, hai bài của tờ Phụ Nữ thành phố Hồ Chí Minh lập tức gây tranh luận. Viết trên Facebook cá nhân, nhà báo Hàn Ni chia sẻ: "Lâu nay Sun Group, Vingroup vốn là "vùng cấm" đối với nhiều phóng viên vì các công ty này bỏ ra hàng tỷ đồng/năm để "hợp tác truyền thông" với lãnh đạo các báo nên phóng viên có viết cũng chẳng được đăng." "Đó là lý do, loạt bài điều tra của Báo Phụ Nữ lần này được đánh giá cao là vậy!" Còn bà Nguyễn Lan Anh, giám đốc điều hành của Endeavour Vietnam và có nhiều năm kinh nghiệm làm báo, cho rằng "có quá nhiều điều chưa ổn về nghiệp vụ báo chí" trong hai bài của Phụ Nữ. "Tôi hy vọng tờ Phụ Nữ sẽ thể hiện nghiệp vụ chuyên nghiệp hơn ở những bài kế tiếp," bà Lan Anh nhận định. Báo Phụ Nữ TPHCM từng chỉ trích Vingroup Tổng biên tập báo Phụ Nữ thành phố Hồ Chí Minh là bà Lê Huyền Ái Mỹ, sinh năm 1974. Tốt nghiệp đại học sư phạm ở Huế, bà Ái Mỹ làm việc ở báo Phụ Nữ từ 1997, lên đến Phó tổng biên tập phụ trách nội dung trước khi trở thành lãnh đạo cao nhất của báo năm 2014. Tháng 8/2018, báo Phụ Nữ đã từng gây dư luận khi đăng bài phê phán Vingroup, trong đó có bài "Central Park giống hệt cái 'mỏ hàn' đe dọa sông Sài Gòn". Tờ này còn đăng bài, với câu khẳng định: "Câu hỏi: công viên Vinhomes Central Park có vi phạm hành lang bảo vệ kênh, sông, rạch không? Có! Rõ ràng là lấn sông, dù họ xây dựng năm 2016, trước khi có quyết định về hành lang kênh rạch của TP.HCM." Các bài viết về Vingroup của tờ Phụ Nữ vẫn còn nguyên trên trang của họ. Báo chí Việt Nam 'có tự do' Về Sun Group, trước loạt bài của tờ Phụ Nữ, một báo khác là Người Đô Thị cũng từng đăng các bài phê phán Sun Group. Ví dụ một bài tháng 11/2018 của Người Đô Thị viết: "Dự án công viên Đại Dương Sơn Trà của tập đoàn Sun Group có dấu hiệu tái khởi động sau một thời gian im tiếng. Phải gọi thẳng bản chất của dự án này là rắp tâm chiếm nốt phần vùng biển đẹp nhất khu vực biển Đà Nẵng khi yêu cầu giao toàn bộ 100 ha đất ở khu vực Thọ Quang." Một số nhà báo tại TPHCM trao đổi với BBC, cho rằng cần có cái nhìn phân tích khác về tình hình báo chí hiện nay ở Việt Nam. Các tổ chức cổ vũ tự do báo chí như Phóng viên không biên giới thường xuyên xếp Việt Nam ở chót bảng. Còn chính phủ Việt Nam lại khẳng định Việt Nam hoàn toàn có tự do báo chí. Một nhà báo nói với BBC: "Sự thật có lẽ là màu xám, chứ không phải đen hay trắng." "Ngoại trừ các vấn đề vẫn phải chờ chính quyền cho phép như Trung Quốc, tham nhũng cấp cao…, các vấn đề khác - trong đó có điều tra về các tập đoàn tư nhân - hoàn toàn do ban biên tập các báo tự quyết định." Báo chí Việt Nam đang chịu sức ép vì mất độc giả báo in Một lý do là vì báo chí Việt Nam, từ mấy năm qua, chịu sức ép của việc ngày càng mất độc giả trong lĩnh vực báo in. Nhiều tờ báo, từng một thời bán hàng trăm ngàn bản, thì nay chứng kiến số bản in rút ngắn, trong bối cảnh ngày càng nhiều người đọc tin qua mạng và Facebook. Ngẫu nhiên, chính sức ép này buộc báo chí Việt Nam tìm kiếm các chủ đề mà độc giả quan tâm. Một mặt trái của hiện tượng này là sự nổi trội của các nội dung gây sốc - hậu trường, tình ái ngôi sao - để "câu view". Nhưng mặt khác, để duy trì độc giả, một số tờ báo cũng cố gắng làm các loạt bài điều tra của riêng họ. Một nhà báo khác, quen thuộc với loạt điều tra của tờ Phụ Nữ về Vingroup năm 2018, đồng ý. Người này cho BBC hay sau khi Phụ Nữ đăng các bài, những người phụ trách truyền thông của Vingroup quyết định không can thiệp hay gây sức ép với báo. "Vingroup muốn xóa đi ấn tượng rằng họ không cho báo chí 'nói xấu'." "Gần đây tờ Financial Times đăng bài dài về Vingroup, và sau đó, tác giả bài này vẫn đi lại vào Việt Nam, viết bài bình thường." Gần đây, viết trên BBC, cây bút Hoàng Trúc phân tích hiện tượng các báo và doanh nghiệp Việt Nam ký "hợp đồng truyền thông". "Khi đặt tôi viết bài, các tòa soạn ở Việt Nam cũng căn dặn không nêu tên các doanh nghiệp lớn như Vingroup, Sungroup, Masan, VietJet… cũng đâu trên dưới chục cái tên như vậy. Đây cũng là lý do tại sao báo chí Việt Nam thiếu những bài về chênh lệch địa tô, chúa đất mới, người dân mất đất vì dự án, những dự án tàn phá môi trường, tai nạn lao động… thậm chí chất lượng hàng hóa của một loại ô tô hiện nay cũng là điều cấm kỵ số một, còn hơn cả chúa trời, không thể nhắc đến, dù một chữ hay hình ảnh trong bài báo," tác giả viết. Theo góc nhìn này, việc điều tra các doanh nghiệp tư nhân - được phép hay không - có thể là nằm trong quyền hạn, khả năng, ý chí của ban biên tập một tờ báo. "Cái gì cũng đổ cho kiểm duyệt, cho Đảng, trong khi viết hay không viết về các nhóm lợi ích, nhiều trường hợp, chỉ là do ban biên tập có dám hay không," một nhà báo nói với BBC. Xem thêm: Phó TBT Thanh Niên bị thu thẻ nhà báo ‘Ngậm ngùi’ trong Ngày Tự do Báo chí 'Báo chí chưa có bao giờ được như hôm nay'
Trung Quốc sẽ tổ chức một trong những cuộc diễu hành quân sự lớn nhất từ ​​trước đến nay vào thứ Ba để kỷ niệm 70 năm cầm quyền của Đảng Cộng sản và Bắc Kinh hứa hẹn sẽ phô bày một loạt vũ khí tân tiến nước này tự sản xuất.
Kỷ niệm 70 năm: TQ phô bày sức mạnh quân sự vào ngày quốc khánh
Những thiết bị nào chúng ta sẽ được thấy và làm thế nào mà Trung Quốc hiện có ngân sách quốc phòng lớn thứ hai trên thế giới? Kế hoạch cho ngày 1 tháng 10 là gì? Cuộc diễu hành quân sự - một phần của một ngày lễ kỷ niệm khổng lồ - sẽ diễn ra tại Quảng trường Thiên An Môn trước quan khách, một số thành viên quần chúng được lựa chọn và 188 tùy viên quân sự từ 97 quốc gia. Mặc dù được diễu hành công khai kèm theo sự phấn khích, rất ít người dân Trung Quốc sẽ được tận mắt xem cuộc diễu hành Một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng gần đây cho biết Trung Quốc không có ý định hay cần phải "uốn cơ bắp" với màn trình diễn này, nhưng trọng tâm là thể hiện một "Trung Quốc yêu chuộng hòa bình và có trách nhiệm". Tuy nhiên, sự quy mô của cuộc diễu hành này đã khơi mào cả sự ngưỡng mộ lẫn khinh miệt. Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết 15.000 quân nhân sẽ tham gia, bao gồm 59 nhánh của quân đội và 580 thiết bị quân sự sẽ diễu hành trên đường phố và 160 máy bay sẽ bay trên không. Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ giám sát quân đội dọc theo Đại lộ Trường An - đại lộ lớn của Bắc Kinh - và sau đó, một số lực lượng diễu hành của lục quâ, không quân và lực lượng thiết giáp áo giáp sẽ đi quanh hoặc thông qua Quảng trường Thiên An Môn. Đây cũng là lần đầu tiên một đội ngũ từ lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc 8.000 người của Trung Quốc sẽ tham gia. Chúng ta sẽ thấy những thiết bị gì? Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) rõ ràng rất hào hứng với việc phô diễn các hệ thống vũ khí mới tinh vi mà họ nói tất cả đều đang hoạt động. Cuộc diễu hành lớn cuối cùng trong năm 2015 đã cho thấy nhiều màn trình diễn trên không đầy kịch tính Các nhà tuyên truyền của PLA đặc biệt chú trọng đến các tên lửa mới, có khả năng tàng hình và không cần người lái. Trong số các thiết bị chúng tôi mong đợi để xem là: Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 sẽ lướt qua bầu trời Thiên An Môn Máy bay ném bom chiến lược của Trung Quốc H6-N PLA đã nhấn mạnh rằng cuộc diễu hành cũng sẽ chứng minh các cấp độ đổi mới mới từ ngành công nghiệp quốc phòng trong nước và sự cải thiện về khả năng tấn công. Trung Quốc chi bao nhiêu cho quân sự? Sự gia tăng trong ngân sách quân sự của Trung Quốc rất đáng chú ý, và đã tăng tốc kể từ khi ông Tập công bố những cải cách lớn vào năm 2015. Trong thập kỷ qua, ngân sách quốc phòng đã tăng ít nhất 10% mỗi năm - hiện tại nó ở mức 168,2 tỷ đô la, lớn thứ hai trên thế giới. Nước chi nhiều nhất cho quân sự Trung Quốc cũng là nhà đầu tư quốc phòng lớn nhất châu Á, năm 2018 chi 56,1 tỷ đôla cho việc mua sắm và phát triển vũ khí và nghiên cứu quốc phòng, hơn 33% ngân sách quốc phòng chung của Trung Quốc. Một sách trắng quốc phòng gần đây gọi đây là chi tiêu "hợp lý và phù hợp". Trung Quốc làm giảm tầm quan trọng của mức gia tăng chi tiêu khổng lồ này bằng việc so sánh với Mỹ, nước có chi tiêu quốc phòng lớn nhất thế giới - tổng cộng là 643,3 tỷ đôla năm 2018. Chi phí đầu tư cho quân sự trên tỉ lệ % GDP. Số liệu Trung Quốc cung cấp thấp hơn hẳn số liệu của World Bank Bắc Kinh lập luận rằng mặc dù là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, chi tiêu quốc phòng của họ chưa bằng một phần tư so với Hoa Kỳ năm 2017 và chỉ tốn 100 đôla mỗi người dân - chỉ bằng 5% so với Hoa Kỳ. Vì sao TQ nghĩ sẽcần đến sức mạnh quân đội? Trung Quốc cho biết họ đang xây dựng một "quân đội mạnh" để phù hợp với vị thế quốc tế và thu hẹp khoảng cách với các quân đội hàng đầu thế giới. Trung Quốc đã nhấn mạnh vai trò là lực lượng gìn giữ hòa bình toàn cầu trong những năm gần đây Một manh mối về động lực của Bắc Kinh có thể thấy từ sách trắng, vốn ngay từ đầu đã cáo buộc Hoa Kỳ kích động và tăng cường cạnh tranh giữa các nước lớn, tăng đáng kể chi tiêu quốc phòng, đẩy mạnh phát triển phòng thủ về hạt nhân, ở vũ trụ, không gian mạng và tên lửa, và làm suy yếu sự ổn định chiến lược toàn cầu. Và ngay trên đầu danh sách các rủi ro và thách thức an ninh, tài liệu này mô tả cuộc chiến chống lại phe ly khai ngày càng gay gắt và chương trình nghị sự đòi độc lập cứng đầu của đảng Dân chủ tiến bộ cầm quyền của Đài Loan. Trung Quốc coi Đài Loan là một tỉnh ly khai, một ngày nào đó sẽ được đưa trở lại dưới sự kiểm soát của đại lục - bằng vũ lực nếu cần thiết. Thống nhất là một phần trung tâm của mục tiêu "trẻ hóa quốc gia" của Chủ tịch Tập Cận Bình, cũng là một chủ đề chính trong cuộc diễu hành. Với cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan sẽ diễn ra trong ba tháng nữa, việc phô bày các hệ thống tên lửa đạn đạo và nhấn mạnh vào các công nghệ tàng hình và tiên tiến trong cuộc diễu hành sẽ là một thông điệp răn đe. Cuộc diễu hành cũng sẽ tìm cách thể hiện quyết tâm của Trung Quốc để bảo vệ lợi ích cốt lõi của mình, bao gồm cả các yêu sách lãnh thổ đang tranh chấp ở Biển Đông. Trung Quốc đã xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng quân sự quan trọng trên các đảo san hô đang tranh chấp ở quần đảo Trường Sa Ví dụ, các hệ thống tên lửa có thể được sử dụng để bảo vệ các căn cứ không quân và hải quân mới được xây dựng trên các đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa. Trên thực tế, Trung Quốc đã bắn tên lửa đạn đạo chống hạm vào Biển Đông vào cuối tháng 6. Những khả năng này được cho là một phần trong chiến lược Chống tiếp cận, chống xâm nhập (A2AD) của Trung Quốc, nhằm ngăn chặn Mỹ tiếp cận Biển Đông. Sức mạnh quân sự TQ đến đâu so với Mỹ? Một trong những khác biệt lớn với thứ ba, trái ngược với cuộc diễu hành lớn cuối cùng ở Bắc Kinh năm 2015, sẽ là một không khí ăn mừng. Quân đội Trung Quốc còn một chặng đường dài trước khi có thể đạt tới khả năng quân sự của Mỹ Cuộc diễu hành V-Day, đánh dấu kỷ niệm 70 năm chiến thắng Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai, là một sự kiện hoàn toàn long trọng. Cuộc diễu hành này trái lại tìm cách tôn vinh những thành tựu của Trung Quốc về đổi mới quốc phòng và sản xuất nội địa. Thông điệp chính là PLA đã thực sự bước sang một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên mới của Tập Cận Bình - và sau những cải cách sâu rộng, nó có vị trí tốt để tiến tới trở thành một lực lượng hiện đại hóa vào năm 2035 và lực lượng tầm cỡ thế giới vào năm 2049. Tuy nhiên, trong khi một cuộc diễu hành quân sự xa hoa có thể thể hiện quy mô đầu tư của nó, nó không thể mô tả khả năng quân sự tổng thể của PLA. Trung Quốc cần cải thiện cơ cấu lương quân sự, chế độ hậu cần chung và đào tạo chung. Ngoài ra, chương trình cải cách quân sự đầy tham vọng của Trung Quốc liên quan đến việc đại tu cơ cấu chỉ huy và lực lượng toàn diện và tốn kém. Bất chấp sự tinh vi bắt mắt của kho vũ khí sẽ được diễu hành, PLA vẫn còn nhiều thập kỷ nữa mới đạt được khả năng quân sự gần với Mỹ. Alexander Neill là thành viên cao cấp của Đối thoại Shangri-La về an ninh châu Á Thái Bình Dương tại Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế.
Cung điện hiện ra phía đường chân trời, với mặt tiền đầy những góc cạnh và những cửa sổ mở toang hoác, quá chói chang để có thể nhìn được dưới ánh nắng như đổ lửa ở Iraq.
Khi các nhà độc tài sùng bái phế tích
Chỉ lái xe một quãng ngắn men lên con đường ngoằn ngoèo hình xoắn ốc để lên đến đỉnh, ta sẽ thấy sườn núi hiện ra với những hòn sỏi rời rạc mọc đầy những cây ô liu và cây cọ vươn mình lên ở nơi từng là một khu vườn sum suê. Tại sao độc tài lại rất ham làm thơ? Từ tường thành La Mã tới bức tường Trump Paris và 'Con đường Thứ ba' của thế giới Đống hoang tàn Đây từng là một trong những cung điện xa hoa nhất của Saddam Hussein. Bên trong, chúng ta có thể nhìn thấy dấu vết của sự tinh tế, những lối đi và khung lò sưởi được chạm khắc tuyệt đẹp, ngọn đèn chùm lộng lẫy vẫn còn treo trong phòng lớn ở lối ra vào. Nhưng giờ đây, các bức tường lỗ chỗ những hình vẽ graffiti và trẻ em địa phương đang đá bóng trong không gian vang vọng. Nhìn xuống khu phế tích Babylon, Dinh Tổng thống của Saddam Hussain rộng bằng khoảng năm sân bóng đá Trên sàn rải rác những viên thủy tinh của chiếc đèn chùm, và cung điện của một kẻ từng là nhà độc tài hét ra lửa đã trở thành một đống hoang tàn rỗng toác. Nếu chúng ta bước ra ngoài bao lơn phòng ngủ của nhà độc tài, cả một vùng bằng phẳng trải dài ra trước mặt và một đống đổ nát khác sẽ được thâu vào tầm mắt: một mớ hỗn độn những bức tường vỡ và kiến trúc cổ xưa nằm trải dài cho thấy nơi mà cách nay 2.500 năm, thành cổ Babylon từng thống trị thế giới. 'Mắt quỷ': Bí ẩn ngàn năm quyền lực Bí mật lăng mộ Tần Thủy Hoàng Bảo tàng quân sự có trung thực? Quang cảnh ấn tượng đó hiện ra trong tầm mắt không phải là do ngẫu nhiên. Khách đến thăm cung điện này ắt phải nhìn thấy những tàn tích của Babylon và rút ra sự liên hệ rằng trước mặt họ có sự hiện diện của một nhà thống trị vĩ đại mà di sản còn để lại cho cả ngàn năm sau. Saddam không phải là nhà độc tài đầu tiên lợi dụng những phế tích cổ đại theo cách này. Thật ra, mối liên hệ giữa việc lý tưởng hóa những di tích cổ xưa và nhà cai trị độc tài đã có từ lâu đời. Đó là vì những phế tích không bao giờ là những gì như chúng ta thấy ở bề ngoài: một tập hợp những bức tường sụp xuống trên nền cát. Chúng còn là nơi lưu trữ những ký ức và huyền thoại nữa. Chúng giúp tạo nên những câu chuyện về sự vĩ đại trong quá khứ trở thành điêu tàn trong thời hiện đại và tạo tiền đề cho việc tạo dựng lại những chế độ chuyên chế của quá khứ trong thời hiện đại. Sự chiếm đoạt những tàn tích như thế cũng đặt ra nguy cơ đối với chúng - và với sự tàn phá di tích cổ xưa ở Palmyra do cái gọi là Nhà nước Hồi giáo làm là một đòn giáng mới nhất, chúng ta cần phải nhớ là những nỗ lực của Saddam, và trước ông ta là Mussolini và Hitler, để 'gìn giữ' những di tích thường tước chúng ra khỏi bối cảnh - bao gồm những di tích vốn không thích hợp với thông điệp của nhà nước. Từ phòng ngủ củaa Saddam Hussain nhìn ra là quang cảnh khu phế tích còn sót lại của Babylon Iraq ngày nay sở hữu một trong bộ sưu tập những di sản khảo cổ phong phú nhất thế giới. Quan điểm thời Victoria về ham muốn tình dục đồng giới Sức nóng Hỏa giáo thổi vào Phương Tây Khi nào việc giật đổ tượng là điều chấp nhận được? Vùng đồng bằng Lưỡng Hà của hai con sông Tigris và Euphrates làm thành xương sống của đất nước là nơi có những đô thị cổ xưa nhất trên giới, trong đó có Uruk, Ur, Babylon và Nineveh. Những phế tích này từ lâu đã được các cường quốc thực dân thăm dò và cướp bóc, và các cổ vật được tìm thấy đã được đưa đi để trưng bày trong các bảo tàng nước ngoài. Vào thế kỷ 19, các bức chạm khắc từ thời Assyria ở Nineveh đã được đưa tới Bảo tàng Anh quốc, và Cổng Ishtar của Babylon bị dỡ mái ngói đem đi dựng lại ở Bảo tàng Pergamon ở Berlin. Tuy nhiên, sau khi giành được chức tổng thống Iraq, Saddam Hussein quyết định sử dụng những di tích này cho một mục đích khác: để tạo dựng sự tôn thờ sự thượng đẳng của đất nước Iraq với ông ta ở trên đỉnh. Tăng cường khảo cổ Để thực hiện được kế hoạch này, khảo cổ học có vai trò quan trọng tối thượng. Thật ra, các nhà khảo cổ học của Iraq nằm trong số những người đầu tiên mà Saddam gặp sau khi ông ta lên nắm quyền vào năm 1968. "Các cổ vật… là những di tích đáng quý nhất người dân Iraq có được," ông ta được dẫn lời nói với họ tại cuộc gặp. Những di tích này, ông ta nói, "cho thế giới thấy đất nước của chúng ta… là hậu duệ của những nền văn minh trước đây vốn có đóng góp to lớn cho nhân loại". Trong thập niên sau khi Đảng Ba'ath của Saddam nắm được quyền lực ở Iraq, ngân sách chi cho Bộ Cổ vật tăng hơn 80%. Các di chỉ khảo cổ ở Nineveh, Hatra, Nimrud, Ur, 'Aqar Quf, Samarra và Ctesiphon đều trải qua sự phục dựng quy mô. Họ đã phản kháng lại kiểm duyệt ra sao? Khám phá 'Kama Sutra' của thế giới Ả-rập Tấm hộ chiếu của một quốc gia không tồn tại Nhưng đối với Saddam, viên ngọc trên chiếc vương miện của Iraq vẫn luôn là Babylon. Babylon là một trong những đô thị vĩ đại nhất của thế giới từ thế kỷ 18 cho đến thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên. Đó từng là đô thị lớn nhất thế giới vào hai thời điểm trong lịch sử, và có lẽ là thành phố đầu tiên có số dân vượt 200.000 người. Nó bị Alexander Đại đế chiếm đóng vào thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên và có một giai đoạn hưng thịnh ngắn ngủi trước khi nó trở thành trống trơn trong những cuộc chiến sau thời trị vì của Alexander Đại đế. Sau cuộc chinh phục của Đạo Hồi trong thế giới Ả rập vào thế kỷ thứ 7, du khách đến thăm khu vực này mô tả lại rằng nó chỉ còn là tàn tích. Tái thiết Babylon Đối với Saddam, đô thị phế tích Babylon luôn có sức hấp dẫn đặc biệt. Ông ta đã ra lệnh thực hiện một kế hoạch đầy tham vọng để tái thiết những bức tường thành của Babylon với chi phí lên đến hàng triệu đô la khi mà cuộc chiến Iran-Iraq đang ở giai đoạn cao trào. Ông đã cho nâng tường thành lên độ cao không tưởng trong lịch sử là 11,5m và việc này đã hứng chịu chỉ trích từ cộng đồng khảo cổ quốc tế vốn cáo buộc ông ta là đã biến Babylon thành 'Disney của nhà chuyên chế'. Trong bước hoàn thiện, Saddam đã cho xây một hí trường theo kiểu La Mã phi lý về mặt niên đại giữa phế tích. Khi các nhà khảo cổ nói với ông rằng các vị vua cổ đại như Nebuchadnezzari đã cho in tên mình trên những viên gạch xây thành Babylon, Saddam cũng một mực đòi in tên ông ta trên những viên gạch hiện đại dùng trong việc tái thiết. Choáng ngợp trước những bức tranh do tử tù vẽ Cung điện dành cho người điên ở London Tám từ kỳ diệu làm thay đổi thế giới Những nỗ lực này đã được ông Paul Bremer, lãnh đạo lâm thời của liên quân, người cũng là đại sứ dưới chính quyền mới của Iraq sau khi Saddam bị lật đổ vào năm 2003, mô tả là 'một sự lệch lạc, một thứ quái đản thế phẩm'. Trong bối cảnh một chế độ chuyên chế, những phế tích cổ xưa làm thành một khung nền thiết yếu. Vào năm 1981, Babylon là nơi diễn ra lễ kỷ niệm một năm ngày quân Iraq tiến đánh Iran và các quan chức Iraq lúc đó đã dùng khẩu hiệu Nebuchadnasar al-ams Saddam Hussein al-yawm (ngày hôm qua là Vua Nebuchadnezzar, hôm nay là Saddam Hussein). Có lúc Saddam cho xây một mô hình khổng lồ của ông ta bằng gỗ dán đang đứng nhìn xuống cổng Ishtar của Baghdar, và trong lễ hội năm 1988, một diễn viên đóng vai vua Nebuchadnezzar đã trao cho Bộ trưởng Văn hóa Iraq một biểu ngữ tuyên bố Saddam Hussein là 'cháu trai của Nebuchadnezzar' và 'người giương ngọn cờ của vùng Lưỡng Hà". Mussolini phục hồi Rome Saddam chỉ đơn giản là làm theo bước của Mussolini. Ở nước Ý vào đầu thế kỷ 20, người tự phong mình là công tước này đã nhìn thấy những phế tích của thành Rome là một công cụ đặc biệt có sức mạnh. Mặc dù các chính quyền đi trước cũng tuyên bố họ là người thừa kế của La Mã cổ đại, phong trào phát xít của Mussolini đã đưa lý tưởng này lên một tầm cao mới. Bản thân Mussolini thường được mô tả trong các văn bản tuyên truyền như là 'Augustus mới', gợi lại vị hoàng đế La Mã vốn cho dựng lại phần lớn thành Rome dưới thời trị vì của ông. "Rome là điểm khởi đầu và điểm tham chiếu của chúng ta," Mussolini phát biểu trước đám đông trong Lễ kỷ niệm ngày ra đời của Rome vào năm 1922, không lâu sau khi ông ta lên nắm quyền. "Đó là biểu tượng của chúng ta, hoặc nếu chúng ta muốn, là huyền thoại của chúng ta. Chúng ta mơ về một nước Ý của thời đại La Mã, vốn khôn ngoan và hùng mạnh, có kỷ luật và tinh thần đế quốc. Phần lớn những gì là tinh thần sống mãi của Rome đã hồi sinh trong chính quyền phát xít." Tuy nhiên chính phủ phát xít đã gặp phải một vấn đề: từ thời cổ đại, Rome đã phát triển và đè lấp lên những phế tích, nuốt chúng vào cơ thể biến đổi không ngừng của thành phố. Người dân sinh sống giữa ngọn cột và những cây cột đổ nát, dọn chỗ để xây dựng nhà cửa và lấy đá của chúng để xây dựng công trình riêng của mình. Cả thành phố đã phát triển bằng cách che lấp lên những di tích và làm lu mờ di sản mà Chính phủ phát xít muốn dựa vào. Để giải quyết vấn đề này, Mussolini đã ra lệnh một cuộc đại khai quật, dỡ sạch các nhà cửa và toàn bộ các khu vực và tái định cư những người dân sinh sống ở đó. Ông ta cho khai quật lăng mộ của Augustus và cho xây một quảng trường phát xít xung quanh, cho giải tỏa những công trình tập trung xung quanh Nhà hát Marcellus và cũng đào nền của Đấu trường Colosseum, làm phát lộ một căn phòng dưới lòng đất và dọn sạch nơi từng có cây cỏ xanh tươi. Để lại cho thế hệ sau Vào tháng Năm năm 1938, chỉ 16 tháng trước khi Đệ nhị Thế chiến bùng nổ, Hitler đến thăm Rome. Trong chuyến thăm, Mussolini đã cho nhà độc tài của nước Đức thấy thủ đô của nước Ý đã biến đổi với những phế tích được phát lộ và hoàn tất. Hitler đi thăm thành phố vào ban đêm, và các kỹ sư của Mussolini đã chiếu sáng những phế tích vừa được phát lộ bằng pháo sáng màu đỏ để chúng càng thêm nổi bật giữa những tòa nhà hiện đại xung quanh. Hitler đã đi qua tất cả những di tích quan trọng nhất của thành Rome và kết thúc ở đấu trường Colosseum được thắp đèn sáng rực. Cuộc diễu hành của Phát xít Đức tại Nuremberg nhằm thể hiện rằng Đệ tam Đế chế sẽ tồn tại dài lâu như Đế chế La Mã Quốc trưởng nước Đức đã bị ấn tượng đúng như Mussolini hy vọng. Hitler luôn bị cuốn hút trước các di tích. Một bức vẽ Quảng trường phế tích Roman Forum của họa sỹ người Pháp Hubert Robert vào thế kỷ 18 luôn treo trên tường của văn phòng làm việc của Hitler ở Reichstag, tức tòa nhà Quốc hội Đức, và bản thân ông cũng vẽ nhiều di tích trong suốt thời gian ông ta làm họa sỹ. Hitler thường bày tỏ ác cảm với kiến trúc hiện đại và tình yêu của ông ta đối với những kiến trúc cổ điển của Rome cổ đại. "Nếu Berlin cũng có số phận như Rome," Hitler than vãn vào năm 1925, "thì một ngày nào đó những thế hệ sau này chỉ có thể chiêm ngưỡng những siêu thị của người Do Thái và khách sạn của các tập đoàn như là như là những công trình ấn tượng nhất của thời đại chúng ta, những biểu hiện văn hóa đặc trưng của thời đại chúng ta." Đối với Hitler, di tích của quá khứ là phiên bản lịch sử được lý tưởng hóa, điều mà ông ta hy vọng mình sẽ làm được trong Đệ tam Đế chế. "Hitler muốn nói rằng mục đích của các công trình của ông ấy là truyền đạt thời đại và tinh thần của ông ấy cho hậu thế," kiến trúc sư trưởng của Đệ tam Đế chế Albert Speer nhớ lại trong hồi ký. "Cuối cùng, tất cả những gì còn lại để nhắc nhở nhân loại về những kỷ nguyên vĩ đại trong lịch sử là những công trình kiến trúc hoành tráng," ông ta nhận xét. Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Culture.
Khi mà ngày càng có nhiều người muốn chuyển sang nước khác để tìm kiếm cơ hội và sự ổn định, thì các chính sách bài nhập cư và thắt chặt biên giới lại đang dẫn đến sự trỗi dậy của việc "rao bán quốc tịch".
Bạn có thể mua được quốc tịch những nước nào?
Trên một chuyến bay gần đây, tôi lơ đãng lật nhanh các trang của cuốn tạp chí chuyên dành cho hành khách, và thấy một đoạn quảng cáo khá khác thường, hứa hẹn "một chiến lược độc đáo, đảm bảo cho bạn có một tương lai thịnh vượng và an toàn." Mẩu quảng cáo này gắn với cái mà nó gọi là "có quốc tịch thông qua hoạt động đầu tư". “Nước Mỹ làm tôi xấu hổ” Hồi hương: Khó hay dễ hội nhập? Những người lao động nước ngoài rời Anh vì Brexit Tôi đã từng nghe các sáng kiến rao bán quốc tịch, và nay, được khơi gợi bởi đoạn quảng cáo, tôi băn khoăn tự hỏi liệu việc có thêm một quốc tịch nữa ngoài quốc tịch Mỹ đang có có phải là thứ tôi cần hay không. Liệu đó có phải là thứ mà mọi người, trừ những đối tượng siêu giàu đang nhắm tới không, và liệu có còn những lý do nào khác ngoài chuyện nhằm tối ưu hoá việc đóng thuế không? Và nếu quả vậy, thì tại sao? "Sự trỗi dậy toàn cầu của chủ nghĩa dân tộc cực đoan cùng tâm lý dâng cao hơn bao giờ hết đối với việc tạo ra những xã hội thiển cận đã đều góp phần tạo nên tình trạng không thể lường trước về thế giới thay đổi nhanh chóng của chúng ta," mẩu quảng cáo giải thích. Khi mà ngày càng nhiều quốc gia thắt chặt kiểm soát biên giới và các ngả đường dẫn tới khả năng nhập cư, thì một ngành công nghiệp mới đang hoạt động sôi nổi nhằm lách qua các hạn chế đó, với một mức phí tổn rất cao. Các sáng kiến nhằm trao quốc tịch các quốc gia Caribbe với mức 100 ngàn đô la mà không cần có thời gian sinh sống tại đó hiện đang là một nguồn đem lại thu nhập to lớn Khao khát trở thành công dân toàn cầu Các chương trình cấp quốc tịch thông qua hoạt động đầu tư không phải là điều gì mới mẻ. Chúng đã tồn tại từ hàng thập niên qua, chủ yếu nhằm giúp các nước tăng thu nhập. Canada và Đảo St Kitts and Nevis trên biển Caribbe đã bắt đầu các chương trình này từ hồi thập niên 1980, còn Mỹ và Anh, từ thập niên 1990. Ở nước giàu chưa hẳn dễ phát triển? Ba lời khuyên để làm việc được lâu bền ở Anh Trung Quốc thu mua không khí sạch Các yêu cầu trong mỗi chương trình cấp quốc tịch thông qua hoạt động đầu tư ở mỗi nước mỗi khác. Chúng cho phép người nước ngoài đầu tư vào các dự án bất động sản và các hoạt động kinh doanh, mua nhà, hoặc tài trợ tiền trực tiếp cho chính phủ nước họ muốn tới để đổi lấy việc được cấp visa hoặc hộ chiếu. St Kitts and Nevis ra sáng kiến vào 1984, một năm sau khi đảo này tuyên bố độc lập khỏi Anh. Mục tiêu là nhằm thu hút dòng tiền từ các nhà kinh doanh, những người quan tâm tới trị giá của các bãi biển nhiệt đới và những mức thuế thấp của nơi này. Hòn đảo vào lúc ban đầu chỉ hấp dẫn được vài trăm đơn. Thế nhưng tới 2009, được hậu thuẫn bởi chiến dịch quảng cáo, những người mang hộ chiếu của quốc đảo này đã được cho ra vào 26 quốc gia EU trong khối Schengen mà không cần visa, khiến nhu cầu kiếm quốc tịch tăng nhanh chóng. Ngành này tăng trưởng vượt bậc trong những năm gần đây. Năm 2014 trở thành năm đầu tiên Hoa Kỳ cấp hết sạch chỉ tiêu visa nhập cư theo dạng nhà đầu tư trước khi kết thúc năm tài chính. CS Global Partners đóng tại London, hãng tư vấn sáng tạo ra nội dung quảng cáo mà tôi đọc được trên máy bay, đã 'lùa' các nhà đầu tư vào thông qua tiến trình mua hộ chiếu bằng hoạt động đầu tư. Hãng nói sự quan tâm tới dịch vụ của hãng đã tăng gấp bốn lần trong năm ngoái. "Chúng tôi chắc chắn đang chứng kiến sự dịch chuyển to lớn," CEO của hãng là Micha Emmett nói. "Thị trường truyền thống vẫn tồn tại - nhưng chúng tôi thấy [người từ] các nước chưa từng quan tâm tới quốc tịch thứ hai bằng cách bỏ tiền đầu tư thì nay đang bắt đầu hỏi thăm thông tin qua dịch vụ trực tuyến của chúng tôi. Chẳng hạn như chúng tôi thấy tăng 400% trong các yêu cầu cung cấp thông tin từ khách hàng tiềm năng ở Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng Ba vừa qua." Những bãi biển cát trắng, với đòi hỏi đầu tư tối thiểu ở mức thấp và không yêu cầu đương sự phải sinh sống tại đó một thời gian, trong lúc thủ tục giải quyết nhanh chóng, là những yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư tới vùng Caribbe Những sự kiện như Anh quyết định rời khỏi EU và kết quả bầu cử tổng thống tại Hoa Kỳ trong năm 2016 đang khiến sự quan tâm càng nhiều hơn. Công dân Anh nay đang nghiêm túc tính đến các lựa chọn cho mình, Emmett nói. "Nói về những gì đã xảy ra tại Anh với chuyện Brexit, thì vào ngày kết quả bỏ phiếu được công bố, các đường dây điện thoại của chúng tôi đã reo liên tục, tôi bị mọi người chặn đường trên phố, rõ ràng là có tâm lý hoảng sợ," bà nói thêm. Sự thay đổi trong các đối tượng là khách hàng Các nhà đầu tư tư nhân từ các nền kinh tế thị trường mới nổi đang tạo ra khuynh hướng này, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF. Số liệu từ chương trình gây tranh cãi, visa dạng EB-5 của Mỹ, là chương trình cho phép người nước ngoài đầu tư vào các dự án bất động sản sớm được xét đơn xin thẻ xanh hơn, cho thấy có sự dịch chuyển về nhân khẩu học, theo Peter Joseph, giám đốc điều hành của Invest In USA, một tổ chức thương mại chuyên về lĩnh vực này, nói. 'Dân Sài Gòn thẳng tính, lương thiện' Những loài cây duy nhất cứu được miền ven biển VN Chuyến hành hương tìm bát phở 'ngon nhất Việt Nam' "Chúng tôi thấy có một vài quốc gia đang giúp làm đa dạng hóa khuynh hướng này. Trung Quốc là một nguồn [các đối tượng muốn nộp đơn] vượt trội, chiếm tới 80%, nhưng đơn từ các nước khác như Việt Nam, Ấn Độ và Brazil cũng tăng nhiều trong vài năm qua," ông nói. Paul Williams từ La Vida Golden Visas, hãng chuyên cung cấp dịch vụ xin quy chế thường trú nhân và quốc tịch thứ hai trong châu Âu, hiện đang làm việc với các khách hàng từ 50 quốc gia khác nhau. Kể từ khi Anh bỏ phiếu chọn Brexit, ông nói, ông lần đầu tiên bắt đầu thấy sự quan tâm của công dân Anh tới chuyện di cư. Quốc tịch: món hàng đắt khách Các chương trình được biết đến nhiều nhất là ở vùng Caribbe, nơi có những bãi biển cát trắng, với đòi hỏi đầu tư tối thiểu ở mức thấp và không yêu cầu đương sự phải sinh sống tại đó một thời gian, trong lúc thủ tục giải quyết nhanh chóng, là những yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư. Bạn quan tâm tới quốc tịch một nước châu Âu? Có tới gần nửa các quốc gia thành viên EU nay đưa ra một số chương trình đầu tư để đổi lấy quy chế định cư dài hạn hoặc quốc tịch Chẳng hạn như để trở thành công dân của Dominica tại Caribbe, là hòn đảo nằm giữa Guadeloupe và Martinique, bạn chỉ cần bỏ ra 100 ngàn đô la, không cần phải có bất kỳ thời gian nào sống tại hòn đảo này, và không phải chờ đợi mất thì giờ. Các chương trình như vậy tạo lực đẩy quan trọng cho nền kinh tế. Tại St. Kitt and Nevis, hộ chiếu là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất, và lượng tiền thu được từ chương trình được cho là đã giúp đưa nước này thoát khỏi tình trạng nợ nần, và thổi bùng lên cơn sốt xây dựng. Theo IMF, chương trình thu về lượng tiền tương đương 14% GDP của St Kitt trong năm 2014, còn một ước tính khác nói rằng tỷ lệ này là chiếm đến 30% trong năm 2015. Thế nhưng các nước giàu đang rao bán 'quốc tịch với mức giá nhất định'. Các chương trình tương tự của New Zealand tốn 1,5 triệu đô la New Zealand (khoảng 1,06 triệu đô la Mỹ), còn cái giá để vào Anh là 2 triệu bảng (2,58 triệu đô la Mỹ), trong lúc với 500 ngàn đô la bạn có thể vào Mỹ. Joseph nói rằng chương trình EB-5 đem lại giá trị to lớn cho nước Mỹ, trên 1 tỷ đô la được bỏ vào nền kinh tế mỗi quý. "Chúng tôi thấy sự tăng trưởng theo cấp số nhân kể từ khi nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính, 2008, tới mức tăng trên 1.200% từ 2008 cho tới nay," ông nói. Mối quan tâm ngày càng nhiều đối với chương trình nhập cư của Mỹ một phần là do nền kinh tế nước này khá ổn định trong lúc môi trường đầu tư thì an toàn, nhưng cũng một phần nhờ vào mức đầu tư tối thiểu không cao. Chương trình cấp chiếu khán dạng EB-5 đòi đương đơn bỏ 500 ngàn đô la vào các lĩnh vực thiếu việc làm và tiền mặt, nhưng những người chỉ trích nói rằng việc đặt mức đầu tư tối thiểu thấp tạo thành lỗ hổng pháp lý để các nhà phát triển dự án lợi dụng. Andrew Henderson, doanh nhân Mỹ, đã có bốn hộ chiếu và đang 'sưu tầm' cuốn thứ năm Tuy Mỹ giới hạn tổng số visa mỗi năm cấp cho chương trình là 10.000, nhưng lượng người nộp đơn thì không giới hạn. Sự quan tâm của người nước ngoài đối với nó cũng là không giới hạn. "Hiện đang có hơn 23.000 hồ sơ xin loại visa này," Joseph nói. "Đó là chỉ nói tới lượng hồ sơ đang chưa được duyệt tính vào thời điểm này." Ở nhóm được quan tâm không nhiều bằng, gồm 23 nước từ Cyprus cho tới Singapore, thì có những chương trình mời gọi đầu tư để đổi lấy quy chế cư trú dài hạn hoặc cấp quốc tịch, và đang có thêm các chương trình tương tự được đưa ra trên toàn châu Âu. Có tới gần nửa các quốc gia thành viên EU nay đưa ra một số chương trình đầu tư để đổi lấy quy chế định cư dài hạn hoặc quốc tịch. Khả năng dịch chuyển là điều then chốt Chỉ cần từ 50 ngàn đô la trở lên là ổn (tại Latvia), hoặc phải cần có tới 10 triệu đô mới đủ (ở Pháp), người nước ngoài có thể mua được địa vị pháp lý để sống, làm việc, dùng dịch vụ ngân hàng ở một số quốc gia khác. Mà nói rộng ra thì có lẽ điều quan trọng hơn chính là việc họ có thể mua được quyền đi lại không cần visa tới các nước trên thế giới. Và cũng có một hệ thống xếp hạng không chính thức đối với các loại passport được ưa chuộng nhất. "Một số người hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ xin visa, hộ chiếu xác định [giá trị] bằng số quốc gia mà người mang hộ chiếu có quyền đi lại không cần visa. Cho nên tôi nghĩ là vào lúc này thì dựa trên số liệu có sẵn, hộ chiếu Đức cho phép bạn đi tới nhiều quốc gia nhất so với hộ chiếu các nước khác trên thế giới," Emmett nói. Trong một thế giới toàn cầu hóa, quyền tự do đi lại là một yếu tố hấp dẫn mà các chương trình đó đem lại. Andrew Henderson, doanh nhân Mỹ đồng thời là sáng lập viên của Nomad Capitalist, một trang blog, chuyên phát podcast và là một công ty tư vấn, có bốn hộ chiếu và đang 'sưu tầm' cuốn thứ năm. Vị thế đa tịch cho phép ông có nhiều lựa chọn trong việc kinh doanh, ông nói. Ông nói các chương trình đầu tư tại quần đảo Comoros ở châu Phi và đảo St. Lucia ở Caribbe cho ông nhiều cơ hội làm ăn hơn, với mức thuế thấp hơn. "Với tôi, đó là chuyện làm thế nào để tôi có các cơ hội làm ăn tốt hơn, trả mức thuế dễ chịu hơn, được đối xử thoải mái hơn và đi lại tự do không cần xin visa," ông nói, và nhận xét thêm rằng ông thấy xu hướng kiếm quốc tịch qua con đường đầu tư sẽ tăng nữa. "Tôi cho rằng thế giới đang trở nên dịch chuyển nhiều hơn. Mọi người không muốn ở yên một chỗ. Họ muốn có một, hai hay ba cơ sở vì các lý do thói quen sống, vì vấn đề thuế, và đó là điều đang ngày càng trở nên dễ đạt được hơn trước." Tuy không phải ai có nhiều quốc tịch cũng sẽ cư trú ở nhiều quốc gia khác nhau, nhưng Williams nói rằng ngành công nghiệp dịch vụ về quốc tịch có thể được coi như phong vũ biểu về độ biến động, bất ổn của thế giới. Ông nói nhiều nhà đầu tư mà ông làm việc với coi những chương trình này là một dạng bảo đảm an toàn. "Hầu hết các khách hàng của chúng tôi không chuyển sang sống ở các nước mà họ đầu tư," ông nói. "Họ coi chuyện đó như một dạng bảo hiểm nhiều hơn. Họ biết là họ có cơ hội để chuyển tới sống ở nơi khác, cho nên nếu cần là họ có thể lên máy bay đi ngay được." 'Bán nước' Các chương trình này không phải không gây tranh cãi. Rốt cuộc thì liệu có phải quốc tịch là thứ để đem bán? Tại Mỹ, những người phản đối muốn xóa bỏ chương trình EB-5 với lập luận là nó quá sơ hở, không thể tiếp tục thực hiện Hồi đầu năm, tại Hoa Kỳ, hai thượng nghị sỹ Dianne Feinstein và Chuck Grassley, đề xuất một dự luật theo đó muốn xóa bỏ chương trình EB-5 với lập luận là nó quá sơ hở, không thể tiếp tục thực hiện. "Việc mở ra một cách đi đặc biệt để trao quốc tịch cho giới nhà giàu trong lúc có hàng triệu người khác đang xếp hàng chờ xin visa là sai," Feinstein nói. Những người phản đối cũng nói rằng các chương trình này trao ưu đãi một cách không công bằng cho người giàu. Họ cũng nêu ra các quan ngại về tình trạng rửa tiền, hoạt động tội phạm và việc vào các nước bằng cửa sau, né tránh được hệ thống xét duyệt di dân thông thường. Quả thực là sự đan xen giữa các khoản đầu tư lớn và các thỏa thuận kinh doanh bất động sản là cơ hội thuận lợi cho việc gian lận. Chỉ trong tháng Năm 2017 vừa qua, một cuộc điều tra của FBI đã phát hiện ra đường dây gian lận visa trị giá 50 triệu đô la liên quan tới các nhà đầu tư Trung Quốc nộp đơn theo chương trình EB-5. Hồi tháng Tư, Ủy ban Chứng khoán cáo buộc một người đàn ông tại Idaho mà họ nói là đã vung tiền của nhà đầu tư Trung Quốc vào các căn nhà mới, xe hơi và chi tiêu cho bản thân thay vì bỏ tiền vào các dự án bất động sản như mục tiêu cần đạt. Chương trình của St. Kitts and Nevis đã gặp rắc rối với Bộ Ngân khố Hoa Kỳ khi các điệp viên Iran bị phát hiện dùng hộ chiếu St. Kitts để rửa tiền cho các ngân hàng tại Tehran, vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ. Tranh cãi xoay quanh chương trình EB-5 của Mỹ lên tới nấc thang cao hơn ở Nhà Trắng, với việc công ty chuyên về bất động sản của gia đình Kushner bị cáo buộc là có xung đột quyền lợi trong việc dùng tên của con rể đồng thời là cố vấn cao cấp của tổng thống Jared Kushner để dụ các khoản đầu tư từ Trung Quốc vào một dự án phát triển địa ốc tại New Jersey. Nhưng trong một thế giới nơi các đường biên giới đang khép lại, thì nhu cầu đối với loại dịch vụ này sẽ vẫn tiếp tục tăng, các chuyên gia nói. Lời khuyên của Paul William đối với các công dân Anh đang lo lắng về Brexit là gì? Hãy chờ xem sao. "Mọi thứ đều bất ổn, nhưng họ không thể làm gì vào lúc này bởi họ vẫn đang là công dân EU," ông nói. "Trong hai năm nữa, nếu như Anh không có được các quyền tiếp cận vào EU như người Mỹ chẳng hạn, thì sẽ có rất nhiều người muốn làm gì đó." Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Capital. Làm sao để có quốc tịch Malta- - BBC Tiếng Việt
Dư luận Việt Nam đang quan tâm diễn biến quanh trạm BOT Cai Lậy (Tiền Giang), nơi nhiều người lái xe cho rằng được đặt không hợp lý trên quốc lộ 1, mức phí quá cao.
Thu phí đường bộ: Dân Trung Quốc, Anh 'cũng bức xúc'
Trung Quốc có nhiều đường thu phí nhất thế giới Một số tiếng nói cũng cho rằng cần rà soát lại toàn bộ trạm BOT trên cả nước. BBC nhìn lại những tranh cãi tương tự liên quan các tuyến đường thu phí ở Trung Quốc và Anh. BOT Cai Lậy: liệu minh bạch sẽ là giải pháp? Giải pháp chính cho BOT Cai Lậy ‘là khởi kiện’? Luật sư Thuận: BOT điều tra kỹ là 'đại án' Trung Quốc Hợp đồng xây dựng-kinh doanh-chuyển giao (gọi tắt là BOT) được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực giao thông để xây đường và cầu. Chi phí xây dựng được chia sẻ giữa nhà đầu tư tư nhân và chính quyền địa phương. Sau khi đầu tư ban đầu được hoàn lại nhờ tiền vé, quyền sở hữu được chuyển giao về cho chính quyền địa phương. Tại Trung Quốc, theo một thống kê năm 2011, trên thế giới khi đó có 140.000 đường thu phí, thì Trung Quốc đã chiếm tới 100.000. Mặc dù BOT chứng tỏ tính hiệu quả vì nhờ tới thị trường tư nhân, nhưng việc thu tiền vé cao cũng khiến nhiều dự án hạ tầng trở thành máy làm tiền cho địa phương và đối tác tư nhân. Tháng Sáu 2011, sau khi dư luận phẫn nộ về hệ thống thu phí trên đường, chính phủ Trung Quốc huy động năm bộ tiến hành chiến dịch cả năm để loại bỏ các trạm thu phí phi pháp. Nhưng chiến dịch này gặp phản kháng từ địa phương. Đường cao tốc Quảng Đông - Thâm Quyến thường được gọi là con đường "lời nhất" tại Trung Quốc. Đây là dự án liên doanh giữa chính quyền tỉnh Quảng Đông và công ty Hopewell của Hong Kong. Trả tiền đi đường bằng điện thoại ở Trung Quốc Đầu tư ban đầu, do hai bên chia sẻ, là 12,2 tỉ nhân dân tệ. Lợi nhuận nhờ thu phí từ khi mở đường năm 1997 đến 2011 là 35 tỉ tệ, trong đó Hopewell nhận 47,5%, còn Quảng Đông lấy 52,5%. Theo cuốn sách Urban China của Xuefei Ren, cho đến 2013, mặc dù dân chúng than phiền về tiền phí và kẹt xe, Quảng Đông vẫn không ngừng thu phí, cũng không giảm phí. Sáu cách chống tham nhũng để VN chọn Mỗi ngày bắt ba quan chức và hạ bệ cả thủ tướng Giá tham quan Angkor Wat tăng vọt Theo tác giả Xuefei Ren, các thành phố Trung Quốc đã đạt tiến bộ lớn về hạ tầng nhờ dùng vốn tư nhân của trong nước và nước ngoài. Nhưng mô hình phát triển dựa trên đầu tư vào hạ tầng cũng là đe dọa lớn cho sức khỏe kinh tế lâu dài của Trung Quốc. Không phải cứ làm đường là tạo ra lợi nhuận, do việc xây dựng thường nhờ các khoản vay và trả lãi cao. Thống kê của Trung Quốc năm 2013 cho thấy hệ thống đường thu phí nước này lỗ tới 66 tỉ tệ (10 tỉ đôla) vào năm đó - năm thứ ba lỗ liên tiếp - chủ yếu do phải trả nợ ngân hàng và lãi suất. Một bài báo năm 2014 của Global Times nói rằng các chính quyền địa phương Trung Quốc đứng trước thế tiến thoái lưỡng nan. Dân chúng than phiền về tiền vé, nhưng không thu tiền thì không thể trả nợ. Tính đến cuối 2013, các xa lộ dùng tiền tư nhân chiếm 36,4% tổng số đường thu phí tại Trung Quốc. Anh Quốc Anh Quốc có một số điểm thu phí đường bộ với xe hơi và xe gắn máy như Tyne Tunnel, Mersey Gateway Bridge, Dunham Bridge, xa lộ M6, Humber Bridge, Itchen Bridge...nhưng nổi tiếng nhất là Dartford Crossing qua sông Thames, gần London. Dartford Crossing designated "rural road" Nằm trên đường vành đai M25 quanh London, đây là điểm duy nhất vừa có cầu vừa có đường hầm cho xe tải và các loại xe cộ nối phía Đông Nam và đường từ Pháp sang Anh lên miền trung nước Anh (East Anglia) và phía Bắc. Đường hầm ở Dartford đã có từ nhiều thập niên nhưng vì lưu lượng xe cộ tăng nhanh, năm 1988, một dự án 'công tư phối hợp' (Private Finance Initiative) ra đời để đầu tư xây cây cầu mang tên Nữ hoàng Anh, Cầu Elizabeth II, nhằm giải tỏa một phần giao thông. Vì là đầu tư của tư nhân, cây cầu xây xong năm 1991 với trị giá thời đó là 120 triệu bảng Anh, được đặt trạm thu phí bên bờ phía Nam để bù lại chi phí cho công ty cho đến năm 2002. Vì là hợp đồng công tư phối hợp (Public-Private Parnership), sau khi hợp đồng này chấm dứt, chính phủ Anh đã tiếp thu lại các trạm thu phí mà không xóa bỏ chúng, bất chấp phản đối của dân chúng địa phương. Dartford Crossing có 50 triệu xe cộ qua lại một năm, đem về tới 80 triệu bảng tiền phí nhưng gây ra ô nhiễm cao cho khu vực dân cư xung quanh Bản thân nghị sỹ Quốc hội Anh, ông Gareth Johnson, đại diện cho Dartford, đã nêu vấn đề này lên thủ tướng Anh hồi đó, ông David Cameron, nhưng không có tác dụng ngăn lại việc tiếp tục khai thác trạm thu phí mà mỗi năm đem về cho ngân sách 75-8 triệu bảng (số liệu 2016). Chính phủ Anh đã giao lại dịch vu thu phí cho một công ty khác khai thác để kiếm tiền cho ngân sách từ 2003 và cho đến ngày nay (2017), phí qua cầu và đường hầm ở Dartford Crossing không giảm, chỉ tăng. Dù người dân địa phương được hưởng lệ phí giảm, chỉ có 20 bảng một năm cho 50 lần qua cầu, và các trạm thu phí đã bị bỏ để thay bằng camera thu tiền bằng cách đọc biển số xe và lái xe trả qua mạng, lưu lượng xe cộ ngày một tăng khiến khu vực này ô nhiễm và giao thông ách tắc thường xuyên. Điều đáng nói là trong nhiều năm liền, chính phủ Anh đã bỏ khu vực Dartford khỏi khu vực đo độ ô nhiễm không khí, với lý do đây là "vùng nông thôn" (rural area). Bảng giá phí giao thông trên xa lộ M6 ở Anh gần Birmingham hồi 2003 Thông số về ô nhiễm không khí (nitrogen dioxide) tại điểm có 50 triệu xe cộ qua lại một năm không được đưa vào các báo cáo môi trường của EU từ Anh. Sự bất thường này chỉ được điều chỉnh vào tháng 3/2017 sau khi BBC News có bài phát hiện ra điều này. Tóm lại, một khi thu phí giao thông đem lại nguồn thu cho chính quyền thì kể cả khi mô hình BOT đã hoàn tất nhiệm vụ thu hồi vốn đầu tư, các chính phủ ít khi bỏ nó, bất chấp các vấn đề như môi trường và ách tắc xe cộ. Xem thêm về Chi tiêu công và Kinh tế: TQ giảm mục tiêu tăng trưởng xuống 6,5% Ngân sách Anh : không 'chi tiêu thoải mái' Việt Nam: Tăng thuế VAT 'phải rà soát chi tiêu công' Vụ Formosa: 'Cần điều chỉnh quy chuẩn xả thải'
Thính giả Nguyen từ Hoa Kỳ gửi về thư sau bằng tiếng Anh để tham gia diễn đàn về cố chủ tịch Hồ Chí Minh:
Thính giả Nguyen từ Mỹ gửi thư cho BBC
I do not deny the fact that Ho Chi Minh is a patriot. However, I strongly oppose his way of using force to reunite Vietnam. War must be the last resort for any disagreement The war in Vietnam has created a deep wound in my heart that will probably never be healed. The images of devastated human suffering, chaotic societies, and destruction of cities and villages during the war keep coming back to my mind to form a profound resentment to any violent resolution for any conflict. Many times, I feel so sad when thinking of terrors during the war that I cry. I really want to raise a loud voice of warning to those who may think violence is a possible resolution for any disagreement. Do not be tricked by the empty word “victory”. It could be the most shameful expression human beings ever have. Be patient, be humble, think once, think twice, and think over and over for any possible peaceful solution before thinking of violence. War must be the last resort for any disagreement because it produces agony. First, loved ones suffer. Next, war is cruel and immoral. Also, war causes loss of life and livelihood. Finally violence does not work. First, war must be the last resort to avoid extreme suffering of loved ones. Because of love, most parents live their lives not for themselves, but for their children. Certain mothers who have serious health problems during pregnancy face a tough choice: to cure the illness, only one life can be saved, her life or her child’s. Those mothers determined to give up their lives to save their children’s. The affection of a mother to a child is so immense! Think of the parents’ feeling if their children are lost due to aggressive actions. It is painful to lose a loved one, and the pain of losing beloved people increases many fold in a terrible situation of warfare: terror, disaster, homelessness, depression, and chaos. In the “State of the World’s Children 1996”, UNICEF reported that every conflict is a terrible nightmare for children. The report sadly explained: In Sarajevo, where almost one child in every four has been wounded in the conflict, it found that 97 percent of children had experienced shelling nearby, twenty five percent felt ‘unbearable sorrow’ and 20 percent had terrifying dreams. Some 55 percent had been shot by snipers, and 66 percent had been in a situation where they thought they would die. (Bellany) These situations can easily happen at any time to anyone if a war is currently in their country. And there are usually huge numbers of victims. My heart was broken as I knew many soldiers and civilians had died slowly in a painful, tragic, desperate situation like “the special commando” in Phan’s story below: I dropped into a bomb crater and escaped the big bomb. Then came the baby bombs, exploding nonstop. I lay there not moving and then this guy jumped in on me, heavy as a log. I was so frightened. I stabbed him twice in the chest through his camouflage uniform, then one more in his belly, then again in the neck. He cried in pain and writhed around convulsing. I realized he’d already been badly wound before jumping in. His own artillery had flown his foot off and he was bleeding all over, even in the mouth. His hands were trying to hold in his intestines, which were spilling out of his belly and steaming. […] But this guy just moaned louder and louder, tears running down his cheeks. I was terrified and at the same time felt deep pity for him […] He blinked at me, the rain poured down his face, mixing water, tears, and blood. Outside the crater the jungle was destroyed, with trees broken and the ground devastated. Troop from both sides had withdrawn so I searched for a while and found a bag with emergency medical equipment in it and turned to go back to help him. But it‘d been silly. By then it was dark and I had no idea where the crater was. The trees around me had broken off and branches scattered all around the place. The ground was pockmarked with hundreds of craters. Where was the one I’d shared with the Saigonese? Darkness fell, the heavy rain continued … When dawn at last came and the rain eased. All the bomb craters were filled to the rim with water. Now, even after many years, whenever I see a flood I feel a sharp pang in my heart and think of my cruel stupidity. No human being deserved the torture I left him to suffer. (Bao 92-96) Bao-Ninh in his novel, The Sorrow of War would absolutely agree that the stress of losing a family member in a war is so great that at times, many people cannot bear that situation. And the tragedies of the Vietnam War are not different from any other war. I could not hold back my tears when thinking of the tragic fates of Mother Lanh and her daughter when Bao-Ninh recalled a visit to his godmother’s house”: […] my mother was here one fateful morning when an official arrived bringing a death certificate for my brother, her first son. She took the news badly, although she had feared and expected it. She had buoyed only by the expectation of her second son coming home soon. But a few hours later another courier arrived with a second death certificate, telling her my other brother, her second son, had also been killed. Mother collapsed in a faint, then lapsed into a coma. She hung on for three days without uttering another word then died. (Bao 53) Though in a safe and comfortable place, the sorrow of an American mother is not less than that of a Vietnamese’s in the war torn country. Eleanor Wimbish, of Glen Burnie, Maryland, has grieved over the death of her son, William R. Stocks, for fifteen years. To relieve her sadness, she wrote a letter to her dead son telling how much she has missed and loved him, then stuck the letter under his name on Vietnam Veteran memorial in Washington D.C. (Wimbish). The suffering of children in Sarajevo, the tragic fate of “mother Lanh”, the grievous live of Mrs. Wimbish, and the painful death of the “special commando” raise a big question: What is war for? Life or death? Happiness or misery? Next, war is cruel and immoral, which is why it should not be tolerated. War shows no mercy and can turn good-natured people into cruel soldiers. The scenarios of battles are so very horrible and disastrous that they have, at times, haunted victims and interrupted their normal life. War has no mercy on human distresses just as guns and ammunition have no conscience. When in a rage of vengeance for losses, innocent civilians, children, the elderly, and the suffered enemies alike can be targets of cruel slaughter. Many times, brutal murders occurred just because the innocent victims were on the enemy’s side. Insensitive killers may be formerly known as gracious men. It is the nature of war. It is not surprising that reports of massacres and mass graves are abundant in any war: Iraq, Kashmir, Kosovo, Sudan, Somalia, etc. The cold-hearted manslaughters at My-Lai, Thanh-Phong, and Hue in Vietnam, for examples, are among unavoidable disasters during a war. In Iraq, we all know that insurgents have brutally executed whoever associates with the U.S. as long as the hostilities can serve their goal: terrorizing the country. Victims can be a desperate, chronically unemployed father looking for a chance to support his family, a U.N. humanitarian relief worker on duty, or an impartial news reporter searching for the truth, etc. In Vietnam, at Hue city, during the brief Tet offensive’s occupation of Hue-25 days- the Vietnamese communists dreadfully murdered 2,500 people, mostly civilians. They were buried in mass graves. Another 3,500 were missing and their bodies have never been found (Massacre). At My-Lai 500 villagers were rounded up and killed (Linder). At Thanh-Phong village, twenty-one unarmed civilians were killed. And if former Senator Bob Kerry did not have the ambition to run for president, the public would never have heard of the slaughter. One may wonder how many unreported massacres happen in a war. Sadly, what the public knows about the number of massive murders in a war is merely the tip of the iceberg. Also, war is wrong because of the loss of life and livelihood. The casualties of any war are great and immeasurable, especially in a country with prolonged warfare such as Vietnam. And to be responsible for those injured, disabled veterans and civilian victims is an overwhelming burden for generations. During the Vietnam War about 2 million Vietnamese were killed, nearly one million Communist Veterans were disabled because of wounds in action (Bui 96). According to Tin Bui, a former North Vietnam Army Colonel and a former Deputy Director of a main Vietnam official daily newspaper, The People, the Vietnam government could barely support such a high number of handicapped veterans. Therefore, those veterans were left to live in poverty, hardship and misery with little benefit. He further stated that it was the government’s crime; an ungrateful act of the communist party and the government to those who sacrificed parts of their bodies, their youth; and shed their blood for the country’s interests (96). War costs not only lives and causes mournful situations; war loots people’s livelihood, destroys cities, burns villages, damages the environment, and triggers chaos in societies. The battered countries would be destined to the circle of destruction, distress, underdevelopment and poverty. What miserable victims in a war-torn country have worked hard to earn, to save and to build for years, for decades, could be heaps of rubble or burning ash in a matter of hours or days. Thirty years after the war, Vietnam’s economy is still in shambles. Consequences of warfare remain an unbearable hardship for the Vietnamese. For twenty-one years of fighting, the Vietnamese learned to kill each other, their brothers and sisters; and the skills they earned were destroying the cities and villages, the land of their father and forefather. What the Vietnamese were left with after the war amounted to rubble. And they had to build almost everything from the beginning. In addition to the destruction, the devastated situations are more tragic because the priorities of the conflicted nations are no longer the welfare of their people. Instead military expenditure and killings are the main concerns. In order to support war, the majority of the country’s resources and strengths are used to support military campaigns and defense, to purchase weapons like guns, fighting tanks, ammunition and bombs. Those war tools are used to ruin each other instead of building the nations, creating jobs, investing in education, funding health care and supporting research to improve production and quality of life. These distressful situations for chronic warfare nations have been confirmed by Mohamed Suliman of Institute for African Alternatives, in the United Kingdom, when he concluded that with persistent fighting, even a resourceful country with a small number of inhabitants like Sudan, hardly provide means of living to support its people (Suliman). Moreover, constant violence has laid enormous hardship on civilians. There would be tremendous reduction of production to support human lives and to build the country due to the fact that workers would likely be combatants. They may be unemployed in vast numbers because of displaced situations; or because their workplaces have constantly been under military operation. In Vietnam, peasants had to work diligently cultivating crops barely enough for survival. However, in certain areas, because of guerrilla’s defiance, they had to pay taxes to both governments: the local communists collected their taxes at night to support their local rebellious strategies; the Republic of Vietnam took their taxes during the day to operate the villages. In addition, their crops were often destroyed in battles. What a miserable life! Finally, war is wrong because it does not work and because people’s hearts cannot be won by force. Violence does not bring peace. Instead, hostile actions deepen the wounds of conflicts, create more enemies, and increase instability. Each suicide bombing in Israel’s territory is responded to with deadly raids in Palestinian areas. Terrorism in Iraq did not deter the Iraqis from going to the voting booths. Every attack of vengeance in India between Hindus and Muslims is returned with a similar retaliation. Military raids in Kashmir further escalated friction between India and Pakistan. Violence did not bring the two neighboring countries to the negotiation table; but the peaceful efforts from world leaders did. Three thousand years ago Buddha declared, “If hate is treated with hate, hatred piles up; if hate is treated with love, the hatred dissolves.” Can non-violent efforts ever succeed? Non-violent efforts, which cost almost nothing in comparison with the cost of warfare, have proved successful. That is how Nelson Mandela in South America ceased apartheid in South Africa. That is how Mahatma Gandhi gained independence for India from British domination. That is the way Martin Luther King Jr. won equality for ethnic minorities in the United States. The communist world collapsed by itself because democracy has demonstrated superiority. The downfall of communism has encouraged more and more prominent loyalists to the communist party to criticize their leaders for raising the Vietnam War that wasted two million lives and twenty years of conflict. If North Vietnam claimed that communism was an advantage for Vietnam, it should demonstrate success to economy and living standards instead of the advancement in violence. Once South Vietnam could recognize the North’s apparent supremacy, the efforts of reuniting Vietnam would have passed as smoothly and peacefully as the reunification of Germany. In conclusion, War must be the last resort because the sufferings and the negative impact of warfare is too great for human beings to bear. Do not be victimized by ambitious politicians. Hitler’s racism turned his country and the world into a nightmare. Polpot’s path to communist paradise was paving with 2 million murdered corpses. Ho Chi Minh’s promises for Vietnam’s future are merely products of unrealistic imagination. Mankind suffers enough with all kinds of natural disasters such as, famine, tsunami, flood, earthquake, tornado etc. Do not add man-made catastrophe to the misery. If disagreement occurs, act in a way that pleases each other. Enjoy your life and help others enjoy theirs. If you do not believe in God, it is the appropriate way to live because life is so short. If you believe in God, it is God’s will “to love your neighbor as yourself.” Once a decision for violence is made, our fates are doomed to become a nightmare for all. Works Cited Bao, Ninh. The Sorrow of War. trans. Phan Thanh Thao. Ed. Frank Palmos. New York: River Head Books, 1996: 233-53, 92-96 Bellany, Carol. “The Trauma of War: Children in War.” The State of the World Children 1996. 1996. UNICEF.2Apr. 2005 Bui, Tin. Hoa xuyen Tuyet. Paris: Turpin Press, 1995: 332- 96 Linder, Douglas “My-Lai Courts Martial 1970.” Famous American Trials. 1999. U of History-Kansas Law School. 2 Apr. 2005. . “Massacre at Hue.” 14 Apr. 2005. Wikipedia, the free encyclopedia. 6 May 2005 . Sulivan, Mohamed. “Resources.” Civil War in Sudan: The Impact of Ecological Degradation. Ed. Ali B. Ali-Dinar. African Study Center 18 Dec. 1994. U of Pennsylvania. 6 May 6, 2005 . Wimbish, Eleanor. “The tragedies of War.” Comp. Cedric Hodgeman. Vietnam: the Impossible War. Apr. 1999. 2 Apr. 2005. .
"Sau ngày 23/7/2017, tôi hỏi Vũ [Đình Duy] rằng Vũ có biết ai tham gia bắt cóc chồng tôi không. Vũ nói Vũ chỉ biết nhóm người gồm Oai, Long, Tú," bà Trần Dương Nga khai trước Tòa Thượng thẩm Berlin sáng 15/5/2018.
Vũ Đình Duy biết gì về vụ Trịnh Xuân Thanh?
Quang cảnh khu vực sảnh bên ngoài phòng xử án, Tòa Thượng thẩm Berlin "Vũ nói Vũ biết nhóm người này thông qua Oai." Trong buổi sáng phiên xử thứ năm, diễn ra vào hôm thứ Ba, vợ ông Trịnh Xuân Thanh tiếp tục ra tòa với vai trò nhân chứng. 'Slovakia đang ở thế khá kẹt với Đức' Nội dung lời khai của vợ Trịnh Xuân Thanh tại tòa Đức Tòa Đức 'nêu tướng Hưng và nhiều người VN' Đây là lần thứ hai bà Nga xuất hiện trước tòa. Trước đó, vào sáng 7/5/2018, bà đã trả lời các câu hỏi của tòa trong vòng khoảng 1 tiếng, cũng ở vị trí nhân chứng. Bị cáo duy nhất hầu tòa trong vụ này là ông Long N. H., một công dân Việt Nam sinh sống tại Cộng hòa Czech, trong nghi án 'bắt cóc ở Berlin' với nạn nhân là ông Trịnh Xuân Thanh. Bị cáo Long N. H., một công dân Việt Nam sinh sống tại Cộng hòa Czech, đang hầu tòa trong nghi án 'bắt cóc ở Berlin' Hai người đàn ông nữa, có tên là Oai và Tú được bà Nga nhắc tới, là hai trong số các đối tượng mà cáo trạng của cơ quan công tố Đức nêu là nghi phạm cùng tham gia vụ bắt cóc nêu trên. Vũ Đình Duy biết rõ vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh? Trước tòa hôm 15/5, bà Nga khai rằng Vũ Đình Duy có nói với bà đây là một vụ bắt cóc, với sự tham dự của Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin. Thời điểm Vũ Đình Duy nói là khoảng ngày 26/7/2017, bà Nga khai, tương đối sớm sau khi xảy ra vụ việc, Vụ Trịnh Xuân Thanh: Slovakia ‘triệu tập đại sứ VN’ Vali nạn nhân nữ vụ bắt cóc Berlin 'bị lục tung' Ông Long là 'tốt thí' trong vụ bắt cóc ở Berlin? Cơ quan điều tra của Đức xác định ông Trịnh Xuân Thanh đã bị một nhóm người bắt cóc vào sáng Chủ Nhật 23/7/2017 tại một công viên ở trung tâm Berlin, đưa về Sứ quán Việt Nam tại Berlin rồi sau đó về Việt Nam qua ngả nào chưa rõ. Trong phiên xử hôm 7/5, bà Nga trình bày rằng bà lần đầu tiên nghe tin chồng bà bị bắt cóc là hôm 25/7/2017, từ Sở Cảnh sát Berlin. Trong lần ra tòa thứ hai, sáng 15/5, bà nói bằng những cách riêng, ngay sau đó, bà đã tìm hiểu và được biết chồng bà sắp về đến Hà Nội trên một chuyến bay từ Moscow. Nguồn tin của bà cho biết rằng ông Thanh không đi được và nằm trên cáng khi về tới Hà Nội. Bà Nga nói trước kia từng nghe nhiều tin đồn tương tự nên chưa tin ngay mà muốn tìm hiểu thêm. "Tôi chỉ biết việc chồng tôi về VN qua truyền thông," bà nói. "Sau ngày 23/7/2017, tôi làm việc với cảnh sát Đức và phải giữ kín thông tin, với hy vọng chồng tôi vẫn còn ở châu Âu." "Cho tới tối thứ Năm [ngày 27/7/2017], người thân của tôi nói rằng đêm hôm đó [rạng sáng 28/7/2017] anh Thanh sẽ về đến Việt Nam. Tôi vẫn trả lời rằng điều đó không thể xảy ra. Tôi đã không tin cho tới lúc chồng tôi xuất hiện trên truyền hình Việt Nam." "Sau đó, qua nguồn tin một người bạn gái, tôi được nghe nói chồng tôi về Việt Nam trên một chiếc cáng, qua đường Nga, bằng máy bay của Vietnam Airlines. Chồng tôi khi đó không đi được." Ông Trịnh Xuân Thanh đã bị trao hai án tù chung thân trong hai phiên tòa sơ thẩm tại Hà Nội hồi tháng 1 và tháng 2/2018 Mối quan hệ giữa Vũ Đình Duy và Trịnh Xuân Thanh Trước đó, trong phiên xử hôm 7/5, bà Nga đã khai trước tòa về mối quan hệ giữa nhân chứng Vũ với ông Trịnh Xuân Thanh. Phiên tòa 'bắt cóc Trịnh Xuân Thanh' nêu nhiều tình tiết mới Đức xử nghi phạm vụ 'bắt cóc Trịnh Xuân Thanh' Đức 'điều tra tướng công an VN' "Vũ có quan hệ họ hàng với chồng tôi. Chồng tôi khá thân với Vũ, anh ấy coi Vũ là người thân cận, tin tưởng của mình," bà nói. Chi tiết này cũng được Vũ Đình Duy xác nhận trong buổi chiều phiên xử cùng ngày, khi ông ra tòa ở vị trí nhân chứng. Rời khỏi Việt Nam vào 10/2016, Vũ Đình Duy nói ông tới thủ đô của Ba Lan, và dành thời gian đi đi lại lại giữa hai thành phố Warsaw và Berlin. Tại Berlin, "tôi sống trong căn hộ của anh Trịnh [Xuân Thanh]," Vũ Đình Duy nói. Tuy nhiên, ông Thanh và gia đình không sống tại địa chỉ này. Ông Duy cho biết ông thường sang Berlin vào các dịp cuối tuần, ở cho tới thứ Hai hoặc đôi khi đến thứ Ba. Trong thời gian ở Berlin, Vũ Đình Duy chủ yếu dành thời gian đi đánh golf với Trịnh Xuân Thanh, tại một câu lạc bộ mà họ đã mua thẻ thành viên thay vì trả tiền cho từng lượt chơi. Vũ Đình Duy nói ông thường đặt chỗ chơi golf dưới tên ba người, gồm ông Trịnh Xuân Thanh, vợ ông Thanh là bà Trần Dương Nga, và tên mình. Lý do, ông nói, là bởi đặt cho ba người thì sẽ được chơi độc lập, không phải ghép với các nhóm khách khác, sẽ đảm bảo quyền riêng tư. "Có những lần chỉ có tôi hoặc tôi và anh Trịnh chơi, nhưng tôi vẫn đặt ba chỗ." Ông Vũ Đình Duy (trái) từng là lãnh đạo PVTEX, một trong các doanh nghiệp thua lỗ của PetroVietnam (PVN). Ông khai trước tòa Berlin rằng ông đã rời Việt Nam sang châu Âu vào 10/2016 Vũ Đình Duy và mối quan hệ với nghi phạm Đào Q. Oai Ông Vũ Đình Duy nói với tòa rằng thời ông cũng có mối quan hệ mật thiết với một trong những người bị cho là có tham gia vào vụ bắt cóc, nghi phạm Đào Q. Oai, một người Việt sinh sống tại Prague và là người chú của bị cáo đang hầu tòa tại Berlin. Vũ Đình Duy khai trước tòa rằng người có tên là ông Oai, sống tại Prague, với ông là một "người bạn thân". "Tôi biết anh ấy từ 2009. Anh ấy cùng quê với tôi, nhà ở sát nhà tôi. Không chỉ thân với Oai, tôi còn thân với tất cả các thành viên khác của gia đình anh ấy." "Vào lúc tôi quen biết Oai, anh ấy đã chủ yếu là sống tại châu Âu. Anh ấy có nói với tôi rằng đã sang châu Âu từ khoảng 1988, và kể với tôi rằng anh ấy chuyên cung cấp các dịch vụ cho người Việt ở châu Âu và ở Tiệp." "Anh ấy bảo tôi muốn gì, anh ấy cũng đáp ứng." "Chẳng hạn có một lần, hồi 2010 tôi tới Frankfurt, tôi gọi điện cho anh Oai nói cho một xe đến đón tôi sang Tiệp. Chỉ vài tiếng đồng hồ sau là đã có người mang xe tới đón tôi." Trong câu chuyện với vợ chồng Trịnh Xuân Thanh, ông Vũ Đình Duy cũng từng nhắc tới tên ông Oai, bà Nga khai trước tòa hôm 7/5. "Tôi được nghe nhắc đến một người tên là Oai nhiều lần trong các lần gặp Vũ," bà Nga nói. "Vũ nói Vũ có một người anh kết nghĩa rất thân, sống tại Prague. Vũ kể là Oai rủ Vũ sang Prague, Oai có thể lo được mọi việc cho Vũ." "Oai được gọi là 'soái' của người Việt ở Prague, rất tốt với Vũ, luôn sẵn sàng giúp đỡ Vũ." Mối quan tâm của Đào Q. Oai Sau khi rời Việt Nam sang châu Âu, Vũ Đình Duy tiếp tục giữ liên hệ với ông Oai qua Viber và Zalo, và có những lần ông Duy sang Prague thăm ông Oai. Bà Trần Dương Nga khai trước tòa rằng ít hôm sau khi chồng bà mất tích, ông Vũ Đình Duy nói với bà rằng đây là vụ bắt cóc được thực hiện với sự tham gia của Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin Theo lời khai của bà Nga, dường như nghi phạm Oai và ông Trịnh Xuân Thanh có biết nhau. "Chồng tôi và Oai từng gặp nhau một lần gì đó, khi chồng tôi còn ở Việt Nam," bà Nga nói. Bản thân bà không quen biết ông Oai mà "chỉ nghe qua những lời kể của Vũ". Tuy không có mối quan hệ gắn bó với nhau, nhưng Đào Q. Oai tỏ ra rất quan tâm tới manh mối về Trịnh Xuân Thanh, theo những gì Vũ Đình Duy khai trước tòa. Về phần mình, ông Vũ Đình Duy cũng từng nhiều lần chủ động tìm cách kết nối để ông Thanh và ông Oai gặp nhau tại Berlin và Prague. Theo lời khai của bà Nga hôm 7/5, có một lần Vũ Đình Duy rủ chồng bà đi chơi golf với sự có mặt của Oai, nhưng ông Thanh đã ngay lập tức từ chối. Chi tiết này đã được tòa hỏi cặn kẽ trong phiên thẩm vấn riêng rẽ ông Vũ Đình Duy chiều 7/5. "Khoảng hơn 10 ngày trước vụ bắt cóc anh Trịnh, tôi nhận được tin nhắn của anh Oai, nói rằng anh ấy đang từ Hamburg về, có đi qua Berlin và muốn chơi golf cùng tôi," ông Duy khai. "Tôi đồng ý và đã đặt sân." "Lúc ban đầu tôi đặt tên anh Trịnh và gọi điện hỏi anh Trịnh có muốn chơi không. Anh Trịnh nói không tham gia bởi không muốn gặp người quen của tôi vì muốn giấu tung tích." "Tôi cũng từng rủ anh Trịnh đi Prague chơi, đi thăm anh Oai, nhưng anh Trịnh nói không muốn gặp Oai." Vũ Đình Duy đã gặp những ai trước vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh? Ngoài việc đón tiếp và đi chơi golf với nhau tại Berlin, trong khoảng thời gian trước khi xảy ra vụ bắt cóc, Vũ Đình Duy và ông Oai còn gặp gỡ tại Prague. Vũ Đình Duy khai rằng khoảng giữa tháng 7/2017, ông cùng bạn gái sang Prague chơi, mục đích là "thăm người bạn thân là ông Đào [Q. Oai]". Chuyến đi diễn ra vào khoảng từ 13 đến 17/7. Có một tình tiết được tòa đặc biệt chú ý trong chuyến đi này. Đó là bữa ăn sáng giữa Vũ Đình Duy với Đào Q. Oai diễn ra một ngày trước khi ông Duy trở về Đức. "Bữa ăn này có mặt bốn người, gồm nhân chứng Vũ [Đình Duy] và ba người khác, trong đó có một nghi phạm tham gia vụ bắt cóc, và một người mà cơ quan công tố nghi ngờ rằng có thể là một quan chức an ninh cao cấp của Việt Nam," phóng viên nhật báo Taz của Đức, Sebastian Erb nói với BBC hôm 8/5/2018, ngay sau phiên thẩm vấn. "Nhân chứng Vũ khai trước tòa rằng ông ta không nhớ rõ người mà tòa nghi ngờ và hỏi đến là ai, và chúng ta không biết là ông ấy có nói thật hay không." Chỉ ít hôm sau khi xảy ra vụ bắt cóc, Vũ Đình Duy khai rằng ông nhận ra ông Đào Q. Oai là một trong những người tham gia vụ việc. "Tôi biết anh Oai có đặt phòng cho Tướng Đường Minh Hưng sau khi được cảnh sát cho xem lại video," Vũ Đình Duy khai. Tòa Đức 'nêu tướng Hưng và nhiều người VN' Đức 'điều tra tướng công an VN' 'Slovakia đang ở thế khá kẹt với Đức' Tuy nhiên, ông Duy nói, để không đánh động đối tượng, ông đã không tìm cách hỏi ông Oai về vụ việc. "Hôm 1 hoặc 3/8 gì đó, tôi không nhớ lắm, anh Oai có gọi điện cho tôi, hỏi rằng 'mày đã biết việc ông Trịnh Xuân Thanh về nước chưa?' Tôi trả lời rằng mới biết tin qua truyền thông Việt Nam và tôi không hiểu vì sao ông Trịnh về Việt Nam đầu thú." "Ông Đào [Q. Oai] nhắc tôi phải cẩn thận khi sống ở châu Âu và phải hạn chế đi lại. Chính xác là ông ấy nói, 'chơi ít thôi'." "Sau đó khoảng 2 tháng, tôi có liên hệ với anh ấy và được biết anh ấy đang ở Việt Nam." Đại sứ Dương Trọng Minh (thứ hai, từ bên phải) bị Bộ Ngoại giao Slovakia triệu lên làm việc hôm 3/5/2018 Slovakia: 'VN phải giải thích thỏa đáng vụ Trịnh Xuân Thanh' Nghi ngờ Trịnh Xuân Thanh 'bị đưa sang Slovakia' Slovakia ‘bối rối’ vì vụ Trịnh Xuân Thanh Cũng liên quan đến vụ việc, Bộ trưởng Nội vụ Slovakia, bà Denisa Sakova và Tổng trưởng Cảnh sát Tibor Gaspar đã ra điều trần trước Ủy ban An ninh và Quốc phòng về vai trò mà Đức nói là Slovakia có thể đã giúp đưa ông Trịnh Xuân Thanh ra khỏi EU, theo trang Teraz.sk hôm 15/05. Tuy nhiên, theo Chủ tịch Ủy ban An ninh và Quốc phòng, ông Anton Hrrnko, các thông tin từ hồ sơ mật của an ninh Slovakia cho thấy khả năng mà Đức nói rằng có một người đàn ông Việt Nam "nằm trên máy bay Slovakia" để ra khỏi nước này, là "khó xảy ra". Ông Anton Hrnko (Đảng CIS) nói, "không hề có một người như thế đi máy bay và toàn bộ các thành viên của đoàn Việt Nam đều được kiểm tra kỹ và không ai bị cưỡng bức lên máy bay". Giới chức Slovakia khi đó đã cho phái đoàn Bộ Công an Việt Nam do Bộ trưởng Tô Lâm dẫn đầu mượn một máy bay chính phủ để di chuyển từ Prague tới thủ đô của Slovakia là Bratislava, và từ đó đi tiếp tới Moscow. Phiên toà xét xử ông Long N. H. ở Berlin vẫn đang tiếp tục. Theo kế hoạch, sẽ còn 16 phiên xử nữa được thực hiện từ nay cho tới cuối tháng Tám.
Về mặt vật lý, mắt người có khả năng nhận biết được hàng triệu màu khác nhau. Nhưng chúng ta không nhận ra toàn bộ những màu này theo cùng một cách.
Ngôn ngữ làm thay đổi cách ta nhận biết màu sắc
Một số người không thể phân biệt các màu khác nhau - hiện tượng mù màu - do các tế bào nhạy cảm với độ ánh sáng cao ở võng mạc mắt họ bị lỗi hoặc thậm chí vắng mặt. Vì sao các nền văn minh vĩ đại lại sụp đổ Những tòa cao ốc biết 'nhảy múa' ở Nhật Bí mật về màu xanh lam hiếm của người Maya Nhưng sự phân bổ và độ tập trung của các tế bào này cũng khác nhau giữa những người có 'thị lực bình thường', khiến tất cả chúng ta khi nhìn cùng một màu sắc sẽ có cách tiếp nhận hơi khác nhau. Bên cạnh cấu trúc sinh học của từng cá thể, cảm nhận về màu sắc là thứ nhẹ về việc ta thực sự nhìn thấy gì mà nặng về việc não ta diễn giải các màu thế nào, qua đó hình thành nên thứ đồ vật hay hiện tượng nào đó có nghĩa. Cảm nhận về màu sắc chủ yếu xuất hiện bên trong đầu chúng ta và do đó mang tính chủ quan - và thiên nhiều về trải nghiệm cá nhân. Hãy thử xem trường hợp những người có cảm giác lẫn lộn (synaesthesia), là những người có thể trải nghiệm màu sắc với các chữ cái và các con số. Cảm giác lẫn lộn thường được mô tả là sự trộn lẫn các cảm giác khác nhau - khi một người có thể nhìn thấy âm thanh hay nghe thấy màu sắc. Nhưng những màu sắc mà họ nghe thấy từng lần cũng khác nhau. Ô A và B chính xác là có màu như nhau, nhưng não chúng ta lại không nghĩ thế Một ví dụ khác là hình ảnh tạo ảo giác kinh điển, hình các ô vuông của Adelson. Trong hình này, có hai ô vuông có màu sắc giống hệt nhau được đánh dấu rõ, nhưng não chúng ta lại tiếp nhận, diễn giải theo cách khác và cho rằng chúng có màu khác nhau. Vì sao các sân ga Nhật Bản lắp đèn màu xanh Kinh Thi trong đời sống và tư tưởng Trung Hoa Khi các nhà độc tài sùng bái phế tích Kể từ ngày chào đời, chúng ta đã học cách phân loại các đồ vật, màu sắc, cảm xúc, và hầu hết mọi thứ, bằng cách sử dụng ngôn ngữ. Dù mắt người có thể nhận biết được hàng ngàn màu, nhưng cách mà chúng ta nói với nhau về màu, và cách chúng ta dùng các loại màu sắc trong cuộc sống hàng ngày, khiến chúng ta phải phân số lượng khổng lồ các màu này thành những nhóm cụ thể, mang ý nghĩa nhất định nào đó. Ví dụ như các hoạ sỹ và các chuyên gia thời trang thì dùng các thuật ngữ về màu sắc để thể hiện và phân biệt các mức độ sắc màu và các khối màu đối với những thứ mà một người 'ngoại đạo' sẽ thấy là chúng chẳng có gì khác nhau. Những người làm công việc liên quan tới vải vóc hay màu sơn phân biết các khối màu khác nhau trong khi với người thường chúng ta thì chúng đều thuộc một loại Các ngôn ngữ khác nhau và các nhóm văn hoá khác nhau cũng đưa ra các dải màu sắc khác nhau. Một số ngôn ngữ, như tiếng Dani được dùng ở Papua New Guinea, và tiếng Bassa được dùng ở Liberia và Sierra Leone, chỉ có hai khái niệm là sẫm và sáng. Trong các ngôn ngữ này, sẫm được diễn giải là mát, lạnh, còn sáng là ấm. Cho nên các màu như đen, xanh dương và xanh lá được gọi chung là màu lạnh, còn các màu nhẹ như trắng, đỏ, cam và vàng được gọi chung là màu ấm. Người Warpiri sống ở Vùng Lãnh thổ Bắc Úc thậm chí còn không có từ "màu sắc". Với họ và các nhóm văn hoá tương tự khác, thì thứ mà chúng ta gọi là "màu" được mô tả bằng những từ vựng phong phú để chỉ kết cấu, cảm xúc vật lý khi ta chạm vào, và mục đích sử dụng của đồ vật mang màu sắc nào đó. Đáng chú ý là hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới đều có những định nghĩa để chỉ năm màu căn bản. Các nền văn hoá đa dạng như người Himba ở vùng đồng bằng Naminia và người Berimo ở các khu rừng nhiệt đới tốt tươi của Papua New Guinea dùng năm định nghĩa đó. Cùng với các từ sẫm, sáng và đỏ, những ngôn ngữ này có từ vàng, và một từ dùng để chỉ chung cho cả xanh dương và xanh lá. Các ngôn ngữ này không có từ riêng cho 'xanh lá' và 'xanh dương' ('green' và 'blue' trong tiếng Anh) mà dùng một từ để gộp cả hai màu này, đại khái như từ 'grue' (ghép giữa 'green' và 'blue'). Tại Papua New Guinea, người Berinmo dùng một từ duy nhất để chỉ chung cho cả màu xanh dương và màu xanh lá Về mặt lịch sử thì người xứ Wales trước đây có từ 'grue', mà trong tiếng Wales là 'glas'; tiếng Nhật và tiếng Trung cũng vậy. Ngày nay, trong toàn bộ các ngôn ngữ đó, từ 'grue' gốc đã được hạn chế lại để chỉ màu xanh dương, và có một từ riêng rẽ khác để chỉ màu xanh lá. Đây có thể là do sự phát triển ngôn ngữ, như trong trường hợp tiếng Nhật, hoặc do vay mượn từ vựng, như trong trường hợp tiếng Wales. Tiếng Nga, tiếng Hy Lạp, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và nhiều thứ tiếng khác cũng có hai từ riêng biệt để chỉ màu xanh dương - một là để nói về các khối màu sẫm, và một để nói về các khối màu sáng hơn. Cách chúng ta tiếp nhận màu sắc cũng thay đổi trong cuộc đời chúng ta. Những người nói tiếng Hy Lạp, là thứ ngôn ngữ có hai từ căn bản để mô tả màu xanh dương sáng và xanh dương sẫm ('ghalazio' và 'ble'), thì có khuynh hướng coi hai màu này càng về sau càng giống nhau hơn, sau khi họ sống đủ lâu tại Anh. Tại Anh, các màu này được mô tả chỉ bằng một từ chung là màu xanh dương. Tiếng Hy Lạp có hai từ riêng rẽ để chỉ màu xanh dương, gồm xanh nhạt và xanh sẫm Đây là bởi sau một thời gian dài sống trong môi trường nói tiếng Anh, não của những người có tiếng mẹ đẻ là tiếng Hy Lạp bắt đầu diễn giải các màu "ghalazio" và "ble" như thể chúng nằm cùng một nhóm màu sắc. Nhưng đây không phải là chuyện chỉ xảy ra với màu sắc. Trong thực tế, các ngôn ngữ khác nhau có thể gây tác động tới những cách tiếp nhận của chúng ta trong mọi lĩnh vực cuộc sống. Trong phòng thí nghiệm của chúng tôi tại Đại học Lancaster, chúng tôi đang điều tra xem việc sử dụng và tiếp xúc với các ngôn ngữ khác sẽ làm thay đổi cách thức chúng ta tiếp nhận, ý thức về các đồ vật hàng ngày như thế nào. Rốt cuộc thì điều này xảy ra bởi học một loại ngôn ngữ mới thì giống như trao cho não chúng ta khả năng diễn giải thế giới theo một cách khác - gồm cả cách chúng ta nhìn và xử lý, đánh giá màu sắc. Bài gốc đăng trên The Conversation, và được đăng lại theo giấy phép Creative Commons. Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.
Khi Gadara được tuyên bố là địa điểm khảo cổ, cư dân nơi đây được yêu cầu tái định cư, chuyển tới nơi khác sinh sống.
Gadara, thành phố cổ 'không có linh hồn' của Jordan
Theo Ahmad Alomari, một người từng sống tại đây, thì người dân lúc ra đi đã mang linh hồn của thành phố theo. Cảnh điêu tàn trong thế giới Ả-rập xưa và nay Gặp 'người Samari nhân lành' của Kinh Thánh Người Ba Tư cổ sáng tạo ra 'máy lạnh' giữa sa mạc Bộ tộc 'Hoa Nhân' đội vòng kết hoa Ả Rập Saudi "Đây là nhà tôi," Ahmad Alomari tuyên bố. Mải để ý đống đổ nát dưới chân, tôi suýt bỏ lỡ câu nói của ông. Tôi ngước nhìn vào cấu trúc xây dựng trước mặt, không có mái và được xây bằng basalt đen và đá vôi trắng. "Gượm đã, đây á?" Tôi không tin, hỏi lại. Một tia nắng vàng ngọt buổi sáng chiếu qua khung cửa và cửa sổ, rọi vào phía bên trong mọc đầy cỏ dại. Nghĩ đến bản tính vui vẻ của Alomari, tôi ngỡ ông nói đùa. Rốt cuộc thì chúng tôi đang đứng bên trong khu phế tích Gadara, nằm ở góc tây bắc của Jordan. Và, trừ khi Alomari là một bóng ma, ông chắc chắn không thể sống vào thời gian khoảng năm 63 trước Công Nguyên, khi thành phố trở thành một phần quan trọng của Decapolis nổi tiếng thời Hy Lạp - La Mã cổ đại, tức một mạng lưới hùng mạnh gồm 10 thị thành được hình thành sau khi người La Mã chinh phục Palestine Cổ đại. "Đúng vậy, chỗ này," ông nhắc lại với nụ cười rộng ngoác tới tận mang tai. "Đây là nhà tôi." Ahmad Alomari lớn lên trong một ngôi nhà được xây bằng những khối đá của đống đổ nát hoang tàn vốn từng tồn tại từ thời La Mã cổ Những cây cột đơn lẻ một thời từng chống đỡ cho ba nhà hát ngoài trời, một vương cung thánh đường và một ngôi đền nằm trên đỉnh đồi. Thứ 'nước thần' giải say rượu ở Thổ Nhĩ Kỳ 'Cuộc chiến Hummus' ở Trung Đông Dùng nước biển để trồng trọt trên sa mạc Từ nhà Alomari, tôi nhìn vào khung cảnh ấn tượng của Biển Galilee và Israel. Xa hơn một chút về phía đông, góc phía tây nam Syria trải rộng ra trước mắt. Bốn mươi bảy năm trước, Alomari được sinh ra ở chính nơi này - một ngôi nhà khiêm nhường được xây dựng từ những viên đá cổ xưa để lại bởi những cư dân thời La Mã. Nhưng địa điểm nơi có ngôi nhà thời thơ ấu của Alomari có chiều dài lịch sử từ thời Thế kỷ 7 trước Công Nguyên. Vương quốc Ptolemy (từ 305 đến 30 trước Công Nguyên) và rồi đến vương quốc Seleucids (từ 312 đến 62 trước Công Nguyên), là các quốc gia do các tướng lĩnh của Alexandre Đại đế lập ra sau khi hoàng đế băng hà, đã chiếm thành phố trước khi người La Mã kéo đến, hồi Thế kỷ 1 trước Công Nguyên. Nằm ở vị trí chiến lược dọc theo các tuyến thương mại, Gadara đã có một thời hoàng kim, nền kinh tế và văn hoá phát triển rất thịnh vượng, với giới nghệ sĩ và học giả đổ xô đến. Nhưng sau vài thế kỷ, độ nổi tiếng và tầm ảnh hưởng của Gadara bắt đầu đi xuống. Những thay đổi trong các tuyến giao thương và một loạt các trận động đất phá hủy cơ sở hạ tầng của thành phố trong Thế kỷ 8 rất có thể đã góp phần khiến Gadara trở nên hoang phế. Những gì còn lại của các công trình có từ thời La Mã đã bị bỏ mặc trong suốt cả thiên niên kỷ. Gadara có chiều dài lịch sử từ cả hai ngàn năm trước Vào cuối Thế kỷ 19, cuộc sống mới đã đến với đô thị cổ đại này. "Thời đó, cư dân nơi đây toàn là dân du mục, mục đồng và nông dân," ông Alomari giải thích. Khi một nhóm người - trong đó có tổ phụ của Alomari - phát hiện ra khung xương của thành phố từng ngự trên đỉnh đồi, nơi có cả những giếng nước và vật liệu xây dựng mà lại nằm gần ngay với vùng đất trồng trọt được, cạnh sông Yarmouk, họ quyết định chọn đó làm nơi cắm rễ dừng chân. Ông cố của Alomari rất có thể chính là một trong những người đầu tiên tới trú ngụ trong đống đổ nát này và giúp xây dựng một ngôi làng mới trên nền thành phố cổ. "Những cấu trúc này có 2.000 năm tuổi," Alomari nói, vung tay dọc theo những tảng đá tạo thành bức tường của ngôi nhà cũ của mình. "Nhưng cha tôi đã xây ngôi nhà này cách đây chưa đầy 100 năm." Vào thập niên 1960, Bộ Cổ vật của Jordan tuyên bố Gadara là một địa điểm khảo cổ. Bếp lò và các yếu tố khác không được coi là có giá trị văn hóa và lịch sử bị dỡ bỏ, còn những ngôi nhà được xây dựng bởi cộng đồng của Alomari rơi vào tình trạng hư hỏng. "Bộ Cổ vật cấm chúng tôi bảo trì nhà cửa," ông nói. "Lần khai quật đầu tiên tôi chứng kiến là vào cuối thập niên 1970," Alomari nhớ lại. Ngay sau đó, 1.500 cư dân Gadara đã được yêu cầu tái định cư tới nơi khác. Vào năm 63 trước Công Nguyên, Gadara trở thành một phần trong nhóm 10 thành phố hùng mạnh, được gọi là Decapolis, của Hy Lạp-La Mã cổ đại Một số gia đình chuyển đi gần như ngay lập tức, mua nhà hiện đại ở các thành phố Jordan gần đó như Um Qais. "Cuộc sống ở làng không phải là dễ dàng gì," Alomari giải thích. "Chúng tôi phải lấy nước từ giếng lên, giặt quần áo bằng tay. Rất là bụi bặm. Rắn và bò cạp bò khắp nơi. Mỗi tối chỉ có điện trong vài giờ mỗi tối, do một máy phát điện cung cấp." Nhưng ngay cả hồi nhỏ, Alomari đã nhận ra rằng trái tim của một nơi nằm ở chính những người sống tại đó. "Không có các gia đình, ngôi làng trở thành một cơ thể không có linh hồn." Lớn lên trong địa điểm khảo cổ, Alomari thích chia sẻ cuộc sống làng quê với du khách. Gadara từ lâu đã là nơi hành hương của người Kitô giáo. Nhiều người tin rằng đây chính là nơi Chúa Jesus đã đuổi uế linh ra khỏi hai người đàn ông sang một đàn lợn. Những gì Alomari muốn chia sẻ với người bên ngoài vẫn là những ký ức đầu tiên, những ký ức ông yêu mến. "Hồi chúng tôi còn sống ở đây, lữ khách tới thăm Gadara thường tới nhà tôi," ông nói. "Họ thường ngồi dưới mái hiên nhà, uống trà và ăn chút gì đó cùng chúng tôi." Ông đứng dậy khỏi bệ cửa sổ bằng đá, tôi bước theo sau, đi xuống những khối đá hình chữ nhật vô chủ chất đống trước nhà cũ của ông. "Lần đầu tiên tôi nói chuyện với du khách là khi tôi khoảng tám tuổi," ông nhớ lại. "Ở chỗ này này," ông nói khi chúng tôi đến gần lối vào của nhà hát La Mã đã được phục chế nằm ở mé tây của thành phố cổ. "Tôi cùng bạn bè cũng chơi trò trốn tìm ở đây," ông nói thêm, âm thanh đập vào những chiếc ghế bazalt cong cong xung quanh. Chúng tôi tiếp tục đi quanh thành phố cổ, đi qua những quầy hàng mà các thương gia bỏ hoang nằm dọc theo con đường La Mã có lát gạch, và đi lên đỉnh đồi, nơi có các cây cột đứng ở nơi từng có một vương cung thánh đường. "Chúng tôi từng chơi đá bóng ở đây," Alomari nói. "Đây chính là các cột gôn." Còn hôm nay thì chẳng có bóng dáng đứa trẻ nào đang chạy nhảy chơi đùa. Mà thật ra thì chẳng có bóng người nào khác ngoài chúng tôi ở đây cả. "Và ở kia," ông nói thêm, mắt liếc nhìn vào nơi mái hiên có thấp thoáng một số bàn ghế của thời hiện đại, "bây giờ là nhà hàng. Nhưng nó từng là trường học của tôi." Giọng Alomari trầm xuống, và tôi nhận thấy nỗi buồn xa vắng trong đó. "Khi gia đình tôi chuyển tới nhà mới ở Um Qais hồi 1987, tôi đã không chịu rời khỏi làng," Alomari nói. Khi đó ông mới 14 tuổi. "Tôi đã ở đây một mình trong ba ngày. Tôi ngủ trong căn lều, bên dưới một mái nhà, cùng với con lừa và chiếc xe đạp để dưới." Vài năm sau khi gia đình dọn tới nơi ở mới, Alomari nghe tin các nhà khảo cổ muốn tìm các trợ lý biết nói tiếng Anh để giúp việc trong quá trình khai quật. Tuy chỉ có chút vốn liếng ngôn ngữ hết sức hạn chế nhưng lòng quyết tâm trong ông thì vô bờ bến. "Họ gọi tôi tới, hỏi tôi có biết nói tiếng Anh không. Tôi biết rằng nếu tôi nói là không thì sẽ không được nhận vào." Thế là ông 'thổi' khả năng của mình lên một chút. Tuy gặp khó khăn trong giao tiếp nhưng Alomari toàn tâm toàn ý trợ giúp cho công tác khai quật và dần cải thiện tiếng Anh trong thời gian làm việc sáu tuần. Sự nỗ lực chăm chỉ của ông đã được đền đáp: ông được nhận vào làm người bảo vệ sống tại chỗ trong một bảo tàng cổ vật nhỏ đặt bên trong địa điểm khảo cổ này. "Tôi thậm chí còn không hỏi về hợp đồng hay chuyện tiền nong gì hết," Alomari nói. "Điều duy nhất tôi quan tâm là tôi cuối cùng đã có thể trở lại sống tại ngôi làng của mình." Ông đã tận dụng hầu như mọi cơ hội - làm việc với các nhà khảo cổ, chuyện trò với du khách vào ban ngày, và học mọi thứ, từ tiếng Anh cho tới việc khảo cổ, vào ban đêm. "Vào ban đêm, tôi ở trong bảo tàng có một mình, cho nên tôi đọc mọi thứ tôi kiếm được," ông nói. "Khoản lương đầu tiên của tôi là chừng 100 dinar. Tôi đã dùng một phần tư chỗ đó để mua cuốn từ điển tiếng Ả Rập-Anh đầu tiên của mình." Cuốn từ điển đó trở nên thật hữu dụng khi ông trò chuyện với đồng nghiệp, với du khách và thậm chí với cả một người đặc biệt. "Tôi phải lòng một cô gái người Đức tới thăm Um Qais," Alomari thú nhận. Hai người đã dành hầu hết kỳ nghỉ của cô bên nhau, trao đổi với nhau bằng tiếng Anh bởi không ai biết nói thứ tiếng của người kia. "Khi cô ấy trở về nhà, tôi đã viết cho cô ấy một lá thư bằng tiếng Anh - chỉ có 10 dòng thôi nhưng tôi đã phải mất đến ba, bốn tiếng đồng hồ để viết!" Rồi khi cô hồi âm bằng một lá thư dài 14 trang, ông phải vận dngj cả cuốn từ điển lẫn tâm hồn lãng mạn của mình. "Tôi bắt đầu đọc và viết thơ," Alomari vừa nói vừa mỉm cười. Alomari tiếp tục trợ giúp cho Bộ Cổ vật Jordan trong các nỗ lực bảo tồn địa điểm khảo cổ Gadara Tuy những trái tim yêu non nớt đó không bao giờ gặp lại nhau, nhưng Alomari đã tìm thấy hạnh phúc trong việc sống và làm việc ở Gadara. Nay không còn sống bên trong địa điểm khảo cổ nữa, nhưng Alomari vẫn tiếp tục giúp việc cho Bộ Cổ vật trong các nỗ lực bảo tồn, và hướng dẫn du khách đi tham quan di tích đổ nát. Thế nhưng sự thiếu vắng cuộc sống tại ngôi làng xưa cũ vẫn ám ảnh ông. Giấc mơ của Alomari là một ngày nào đó những người dân làng sẽ lại được trở về sống trong các căn nhà của mình, bên trong địa điểm này, dẫu biết rằng đây là điều không thể. Cho nên ông tìm đến phương án tối ưu tiếp theo: hợp tác với các sáng kiến du lịch dựa trên cộng đồng như Baraka Destinations và The Jordan Trail để có thể tham gia vào các trải nghiệm như cung cấp cho du khách dịch vụ ở chung với dân địa phương, homestay, hay các buổi tổ chức nấu ăn. Alomari cũng hy vọng sẽ đến một ngày ông có thể tiếp đón những vị khách của chính mình tại một khu dịch vụ homestay kiểu nông thôn mà ông đang phát triển. "Tôi đã nghĩ tên cho nó," ông nói và lại ngoác miệng cười. "Sẽ gọi nó là 'Philodemos'." Philodemus là một nhà triết học, nhà thơ của Gadara hồi Thế kỷ 1 trước Công Nguyên - không hoàn toàn khác với Alomari. "Mà anh có biết tên ông ấy có ý nghĩa gì không?" Alomari hỏi. "Philos là 'bạn' hoặc 'người yêu', còn demo là 'mọi người'." "Bạn... của mọi người," tôi nói to. Trong lúc Alomari nói viễn kiến của mình đối với việc đón chào khách tới khu nhà homestay của ông là để nhằm chia sẻ các câu chuyện, những mẩu bánh mì, tôi không thể không nhiệt thành gật đầu tán thưởng. Nếu không có mọi người và những câu chuyện, thì địa điểm khảo cổ này sẽ chỉ đơn thuần là những khối đá mà thôi. Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.
Ở Hàng Châu không có nhiều nhà hàng Việt như Thượng Hải hay Bắc Kinh, vì thế nhà hàng 'Phở Việt Sài Gòn' tạo nên điểm nhấn riêng.
Món phở Việt của ông chủ Trung Quốc ở Hàng Châu
Phở Việt ở Hàng Châu Chúng tôi đến tìm hiểu câu chuyện của ông Đới Vỹ Cường (Dai Weiqiang), người sau 13 năm làm quản lý cho khách sạn nổi tiếng Shangri-La ở Hàng Châu, đã mở ra chuỗi 'Phở Việt Sài Gòn'. Cơn sốt phở Việt cũng là một phần của hành trình đầy thú vị cho Đới Vỹ Cường tìm hiểu ẩm thực và văn hóa Việt Nam. Chuyến hành hương tìm bát phở 'ngon nhất Việt Nam' Vì sao TQ nuôi sáu tỷ con gián? Doanh thu mì ăn liền giảm tại Trung Quốc Đầu bếp cùng Obama ăn bún chả HN qua đời Đầu tiên, ông Đới cho biết cảm nhận của ông về sự khác biệt giữa phở và các loại mỳ nước của Trung Quốc: "Phở Việt Nam có sự khác biệt rất lớn so với mỳ Trung Quốc. Thứ nhất là về công nghệ chế biến, phở Việt được làm từ bột gạo, còn mỳ phía Bắc hoặc mỳ ở các vùng Giang Nam của Trung Quốc được làm từ lúa mạch. Thứ hai, mùi vị phở Việt cực kỳ thanh đạm, ít dầu mỡ và có rất nhiều loại rau ăn kèm, còn mỳ phía Bắc, mỳ ở vùng Chiết Giang hoặc ở tỉnh Sơn Tây thì dầu mỡ hơn chút." Một trào lưu, lối sống mới đang xuất hiện ở Trung Quốc tạo đà cho doanh nghiệp của ông như chính lời Đới Vỹ Cường giải thích: "Người Trung Quốc cũng khá thích các món thanh đạm, đặc biệt bây giờ người dân khá chú trọng đến vấn đề sức khỏe, các bạn trẻ thì thích giữ dáng, ăn uống nhiều rau xanh, món nhẹ, thế nên phở Việt rất phù hợp với nhu cầu của giới trẻ Trung Quốc thời này. Tôi tin rằng Phở Việt chắc chắn sẽ có tiềm năng lớn trong tương lai." Làm quen với phở còn là trải nghiệm từ các chuyến du hành. Theo ông Đới, ông biết về ẩm thực Việt Nam khi ra nước ngoài đi du lịch, và khách hàng của ông cũng là những người Trung Quốc đã từng xuất ngoại, cởi mở hơn về văn hóa. Không ít người đã nếm món phở khi đi du lịch sang Việt Nam hoặc các nước khác. 'Cả đời không quên món Phở' Ông Đới Vỹ Cường bỏ nhiều thời gian nghiên cứu về cách nấu phở Bát phở Câu nói này cứ luôn hiện lên trong suy nghĩ của ông sau khi ông xem một video của một nhà ẩm thực Hong Kong gốc Triều Châu nổi tiếng họ Sái. Đây chính là động lực để ông bắt đầu tìm hiểu về món phở Việt. Hai cuốn sách "Gia vị" và "Khải nguyên đường" chuyên về ẩm thực Việt Nam được ông Đới tìm hiểu kỹ từng chi tiết và coi như là cuốn chỉ nam cho những ngày đầu trước khi bắt tay vào xây dựng nhà hàng. Cái tên Saigon Funyo, theo cách hiểu của ông chính là Phở Việt Sài Gòn; do trong tiếng Trung không có âm nào phát âm như chữ Phở của Việt Nam nên ông tạm đặt theo cách riêng của mình "Funyo". Ông thích Sài Gòn vì thành phố này có nét giống với Thượng Hải: sầm uất, đông đúc và phát triển. Cùng với một người bạn, ông Đới Vỹ Cường đã chọn Vô Tích (Wuxi) quê hương của mình để khai trương nhà hàng "Phở Việt Sài Gòn" đầu tiên. Nội thất một quán phở của Đới Vỹ Cường Ông nhớ lại những ngày đầu mày mò, tự tìm hiểu làm thế nào để có thể bán món ăn Việt Nam: "Tôi đã gọi đến lãnh sự quán Việt Nam ở Nam Ninh và Thượng Hải để nhờ giúp đỡ và rồi tôi rất may mắn được gặp rất nhiều người ở các thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh để tìm hiểu kỹ hơn về món phở." Những lần du lịch qua Mỹ thấy món phở Việt Nam rất được yêu thích và bản thân ông bị quyến rũ bởi cái vị thanh đạm, tinh tế của phở. 'Tình yêu' phở lớn từng ngày nên ông quyết định mở nhà hàng phở mà ông tin là thực khách Trung Quốc cũng sẽ yêu thích. Để giữ được hương vị phở đúng kiểu Việt Nam, ông thuê hẳn bếp trưởng người Hong Kong gốc Việt để đứng bếp và hướng dẫn có các đầu bếp khác về vị phở, cách hầm xương, cách chọn sợi phở. Quán cũng cho đầu bếp Trung Quốc sang Việt Nam tập huấn dài ngày để trao đổi thêm kinh nghiệm. Chúng tôi thấy sự cẩn trọng và tỷ mỉ được thể hiện rõ trong việc lựa chọn nguyên liệu. Theo ông Đới thì: "Nếu không đúng mùa chúng tôi sẽ nhập trực tiếp gia vị cho phở từ Việt Nam, nếu đúng mùa chúng tôi sẽ lấy trực tiếp từ Quảng Tây. Ví dụ: chanh tươi lúc cần chuyển từ Việt Nam sang, có mùa phải mua từ Quảng Tây, hay xả, rau bạc hà có thể chuyển từ Vân Nam lên. Ngoài chuyện chăm chút về nguyên liệu, ông Đới còn đầu tư hơn về không gian trang trí và cho nhân viên mặc áo dài đội nón lá truyền thống Việt Nam. Những bức ảnh làng quê Việt Nam tạo không gian nội thất chính của nhà hàng. Quá của ông Đới đầu tư vào trang trí và cho nhân viên mặc áo dài đội nón lá truyền thống Việt Nam "Tôi cùng với sáu nhà thiết kế gồm thiết kế đồ họa, thiết kế nội thất, nhiếp ảnh gia đến tận Hà Nội để tiến hành khảo sát, vào các thôn trang làng quê nghiên cứu xem người ta nấu món phở khác thế nào so với món bún được nấu bên Quảng Tây, Vân Nam. Bởi vì chúng tôi làm trong lĩnh vực thiết kế do đó tôi cùng đoàn thiết kế dành hẳn 10 ngày để khảo sát, sau đó tiến hành tổng hợp và điều chỉnh để có bản thiết kế hoàn hảo nhất." Được biết quán của ông Đới Vỹ Cường còn giới thiệu văn hóa Việt Nam với khách hàng qua phiếu giảm giá đã được cách điệu hoá những tấm bưu thiệp về các địa danh nổi tiếng của Việt Nam. Chuỗi nhà hàng 'Phở Việt Sài Gòn' hiện đã có chín chi nhánh ở một số thành phố lớn của Trung Quốc, với doanh thu trên 3 triệu USD một năm. Các quán này phục vụ nhiều loại phở từ các vùng miền như Hà Nội, Đà Nẵng rồi cà phê sữa đá, bún thịt nướng. Đặc biệt quá có món Phở xe lửa (nguyên văn Phở nhà ga), cái tên ông Đới rất mê để liên tưởng đến cảnh người Việt ăn nhanh một tô phở rồi chạy lên tàu. Ông cũng có ý định làm sẽ làm thêm những món ăn quà vặt kiểu Việt Nam trong thời gian tới. Bài do Kim Bùi và Michiel Nonnekes thực hiện theo cách nhìn riêng và gửi tới BBC Tiếng Việt từ Hàng Châu, Trung Quốc. Các bạn có câu chuyện gì thú vị liên quan đến văn hóa Việt Nam trên thế giới, xin chia sẻ với Ban Biên tập ở địa chỉ [email protected]. Xem thêm về món ăn và ẩm thực: Nơi nào giữa châu Âu vẫn ăn thịt chó? Hong Kong: Món ăn, đền thờ và văn hóa Đông-Tây Cà phê nhuộm pin 'là thứ lần đầu được nghe'
Bỉ chỉ còn cách cúp vàng thế giới hai trận đấu nữa và rất nhiều chuyên gia đánh giá rằng đây là năm thích hợp nhất để Bỉ có thể vô địch World Cup, và Quỷ Đỏ sẽ rất khó để có cơ hội thứ hai tốt như thế này nữa.
Bỉ: Bây giờ hoặc không bao giờ
Thế hệ vàng của Bỉ tại World Cup 2018 Cách đây ít ngày, Bỉ đã xuất sắc vượt qua một trong những ứng viên sáng giá nhất của giải đấu là Brazil một cách đầy thuyết phục, thẳng tiến tới vòng bán kết. World Cup 2018: Các con phố mang tên Tuyển Anh Neymar-diễn viên xuất sắc hay cầu thủ bị 'đốn' nhiều nhất? Nhật Bản: Hình mẫu lý tưởng cho VN? Đối thủ của họ sẽ là một tuyển Pháp giàu sức trẻ và đang hừng hực khí thế để giành chiếc cup vàng thứ hai trong lịch sử. Sẽ là một trận đấu vô cùng khó khăn cho các Quỷ Đỏ, nhưng các bạn hãy cùng với BBC Tiếng Việt điểm lại hành trình tham dự World Cup 2018 của Bỉ, và rất có thể bạn sẽ đồng ý rằng họ sẽ không chịu để lép vế trước người láng giềng của mình. Ngay từ trước khi bóng lăn tại Nga, báo chí đã phải tốn rất nhiều giấy mực về quyết định triệu tập 23 cầu thủ cuối cùng của huấn luyện viên Roberto Martinez. Ngôi sao đang đạt phong độ cao là Nainggolan không được triệu tập. Thay vào đó là một Fellaini không có phong độ tốt trong hai năm trở lại đây và thường chỉ ra sân từ băng ghế dự bị ở Manchester United. Bên cạnh đó, Witsel và Carassco là những cầu thủ đang thi đấu tại giải Vô địch Quốc gia Trung Quốc cũng được triệu tập dù phong độ cũng không có gì nổi bật. Một bất ngờ khác là thần đồng một thời của Manchester United, Adnan Januzaj, cũng có mặt trong danh sách 23 cầu thủ cuối cùng tới Nga dù phong độ của anh trong màu áo Real Solciedad năm vừa rồi cũng không có gì đáng chú ý. Một cầu thủ chạy cánh khác là Nacer Chadli cũng được triệu tập dù anh mới chỉ thi đấu 6 trận mùa trước, và câu lạc bộ chủ quản của anh là West Brom đã phải xuống chơi ở giải hạng nhất của Anh. Thế anh nhưng vẫn được lựa chọn thay cho Jordan Lukaku vừa trải qua một mùa giải ấn tượng của Lazio. Các cầu thủ Bỉ cùng thể hình vượt trội Trong hai giải đấu bóng đá lớn gần nhất, World Cup 2014 và Euro 2016, Bỉ đều đã phải dừng chân ở vòng tứ kết sau khi để thua trước Argentina và Wales dù sở hữu một đội hình rất đồng đều. Điều này lý giải rất nhiều cho việc vì sao các quyết định của HLV Martinez lại chịu nhiều sự quan tâm của dư luận đến như vậy. World Cup: 'Tiên tri bạch tuộc' ở Nhật bị làm thịt Croatia và một trang sử đen tối Ở thời điểm hiện tại, nhờ có sự phát triển của nhiều trung tâm đào tạo trẻ trong nhiều năm vừa qua, Bỉ đang sở hữu một lứa cầu thủ tài năng, đang đạt độ chín của sự nghiệp, đồng đều ở cả ba tuyến. Có thể coi đây chính là thế hệ vàng của họ. Tính đến thời điểm hiện tại, đội hình "đầy tranh cãi" này của Roberto Martinez đang là đội duy nhất ở giải đấu giành chiến thắng ở tất cả các trận (5 trận) và cũng là đội dẫn đầu danh sách "phá lưới" với 14 bàn thắng. Sau 32 năm chờ đợi, kể từ World Cup 1986, đến năm nay Bỉ mới lọt tới vòng bán kết sau khi có hai trận đấu knock out đầy kịch tính trước Nhật Bản và Brazil. Tiền đạo của Manchester United, Romelu Lukaku đang đạt phong độ cao với 4 bàn thắng từ đầu giải. Hỗ trợ cho anh là Hazard và Mertens cũng như được sự tiếp bóng từ "nhạc trưởng" Kevin De Bruyne. Phần lớn các cầu thủ ở chủ chốt ở đội hình xuất phát của Bỉ hiện đang thi đấu tại giải đấu bóng đá hấp dẫn nhất hành tinh Premier League và cũng đều là hạt nhân ở các đội bóng. De Bruyne là nguồn cảm hứng cho chức vô địch năm vừa rồi của Manchester City, còn một năm trước là Hazard và Courtois đóng vai trò đầu tàu khi Chelsea lên ngôi. Kompany đã gây dựng được thương hiệu của mình khi nhiều năm liền làm đội trưởng của nửa xanh thành Manchester trong khi Vertonghen và Alderwerid đang là cặp bài trùng ở Tottenham, giúp đội bóng thi đấu thăng hoa trong những năm gần đây. Tất cả những cầu thủ này đều đã thi đấu ấn tượng ở World Cup năm nay. Bên cạnh đó là những sựa lựa chọn "gây tranh cãi" từ đầu giải đấu cũng đã tỏa sáng giúp người hâm mộ có thêm niềm tin về khả năng dùng người của vị chiến lược gia 44 tuổi. Fellaini và Chadli chính là hai người ghi bàn thắng quyết định trong chiến thắng 3-2 đầy nghẹt thở của Quỷ Đỏ trước Nhật Bản ở vòng 1/16. Januzaj ghi bàn thắng duy nhất trong chiến thắng trước Anh ở vòng bảng, giúp Bỉ vững vàng ở ngôi đầu, còn Witsel là một lá chắn thép ở khu vực giữa sân. Huyền thoại bóng đá Pháp Thiery Henry được cho sẽ là một nhân tố quan trọng giúp Bỉ đánh bại Pháp ở bán kết Bên cạnh đó, trợ lý huấn luyện viên hiện tại của họ là Thiery Henry, một huyền thoại của bóng đá Pháp và chắc chắn đây sẽ là một lợi thế không nhỏ của Bỉ trong trận đấu bán kết sắp tới, khi họ gặp chính các chú gà trống Gaulois. Đội tuyển Pháp ở thời điểm hiện tại cũng đang sở hữu nhiều nét tương đồng với Bỉ, đặc biệt là ở lứa cầu thủ trẻ tài năng và đồng đều. Vì vậy, chắc chắn người hâm mộ sẽ không thể bỏ lỡ trận đấu hấp dẫn này đươc. Thiên thời, địa lợi, nhân hòa Do cách sắp xếp nhánh đấu mà Bỉ đã rơi vào một nhánh khó hơn rất nhiều so với đội nhì bảng của họ là Anh. Tuy nhiên, lịch sử của các kỳ World Cup gần đây cũng đã chứng minh được đội nào muốn vô địch phải hạ được hai đội là Brazil và Đức, mà Bỉ thì vừa mới tiễn Brazil về nước ngay vòng đấu trước. Bỉ vs Pháp - trận đấu được kỳ vọng là chung kết sớm của WC2018 Hơn nữa, Bỉ và Pháp là hai nước láng giềng, chính vì vậy các học viện bóng đá ở Bỉ có rất nhiều chuyên gia bóng đá Pháp và ngược lại. Bản thân đội trưởng Eden Hazard đã có 7 năm thi đấu trong màu áo Lille, thuộc giải VĐQG Pháp (2 năm đào tạo trẻ, 5 năm thi đấu chuyên nghiệp), cộng thêm trợ lý Henry là huyền thoại của Pháp, cho nên chắc chắn Bỉ đã rất am hiểu đối thủ sắp tới của mình. Bản thân hai "ông hàng xóm" này cũng đã gặp nhau tới 74 trận đấu, dù cho là trên mặt trận World Cup mới chỉ có hai lần đụng độ và Pháp là đội chiếm ưu thế về yếu tố lịch sử này khi giành chiến thắng ở cả hai lần vào năm 1938 và 1986. Nhưng nếu so với đội hình của Bỉ trong quá khứ với đội hình tại thời điểm hiện tại là một sự khác biệt rõ ràng. Những cầu thủ tài năng đang thi đấu "vào form" này đã nhận được rất nhiều kỳ vọng của người hâm mộ tuyển Bỉ trong nhiều năm qua về việc viết tên Bỉ lên trên bản đồ bóng đá thế giới. Kevin De Bruyne được kỳ vọng sẽ tiếp tục tỏa sáng tại WC năm nay và là ứng cử viên sáng giá cho danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất giải đấu Những ngôi sao như Lukaku, Hazard hay De Bruyne được kỳ vọng sẽ là những người có thể giúp Bỉ một lần chạm tay vào cúp vàng danh giá và chắc chắn việc quan trọng đầu tiên họ cần làm là phải tỏa sáng để vượt qua được hòn đá tảng rất lớn là tuyển Pháp trong vòng bán kết. Nếu vượt qua được Les Bleus, đối thủ tiếp theo của Bỉ sẽ là tuyển Anh đang đạt phong độ cao nhưng lại bị các cầu thủ Bỉ quá am hiểu và bản thân HLV trưởng Martinez cũng đã có nhiều năm cầm quyền ở Premier League; hoặc là Croatia với hạt nhân là các cầu thủ tuyến giữa. Thế nhưng khu vực trung tuyến lại là sở trường của Bỉ nên chắc chắn Croatia sẽ khó có thể gây khó dễ cho De Bruyne và các đồng đội.
Tại Việt Nam, Ủy ban Kiểm tra Trung ương của Đảng Cộng sản vừa thông báo ông Chu Hảo, Giám đốc kiêm Tổng biên tập Nhà xuất bản Tri thức bị "đề nghị xem xét, thi hành kỷ luật" vì những 'vi phạm nghiêm trọng'.
GS Chu Hảo bị đề nghị kỷ luật vì 'tự diễn biến'
Ảnh chụp Giáo sư Chu Hảo hồi năm 2010. Kết luận của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương hôm 25/10 viết: "Với cương vị là Giám đốc - Tổng biên tập, đồng chí Chu Hảo chịu trách nhiệm chính về việc Nhà xuất bản Tri thức xuất bản một số cuốn sách có nội dung trái với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, vi phạm Luật Xuất bản, bị cơ quan chức năng xử lý, thu hồi và tiêu hủy". "Từng giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, đồng chí đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm, có những bài viết, phát ngôn có nội dung trái với Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đồng chí đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, 'tự diễn biến', 'tự chuyển hóa'. Vi phạm, khuyết điểm của đồng chí Chu Hảo là rất nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng, tác động xấu tới tư tưởng xã hội, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật". Tin này nhanh chóng được chia sẻ trên mạng xã hội. Có người chia buồn với ông về tin này trong lúc những người khác chúc mừng ông đã 'về với nhân dân'. Tên các cuốn sách được cho là 'nhạy cảm' được xuất bản bởi Nhà xuất bản Tri thức cũng được nhiều người nhắc đến. 'Đối trọng, không đối lập' Trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi với BBC tháng 9/2017, GS. Chu Hảo bộc lộ quan điểm của ông: "Bên cạnh nhà nước, doanh nghiệp, thì xã hội dân sự có thể là chìa khóa dẫn đến những áp lực để thay đổi thể chế. "Tôi nghĩ nếu tầng lớp trí thức chân chính, có tấm lòng với đất nước, trong ngoài nước, xây dựng ở Việt Nam một xã hội dân sự lành mạnh, làm đối trọng chứ không phải đối lập với chính quyền, để từng bước ép buộc chính quyền phải mở rộng dân chủ hơn. Từng bước làm cho người dân hiểu quyền làm người, quyền công dân, hiểu được đòi hỏi chính đáng của mình nhưng cũng phải biết nghĩa vụ thật sự của mình đối với đất nước. Và sẽ dùng lá phiếu chân chính của mình để lựa chọn tầng lớp lãnh đạo ngày một tử tế hơn." "Theo tôi đấy là con đường chúng ta phải đi đến chứ không phải là vận động bạo lực, vận động lật đổ - những con đường đó đều bế tắc. "Có lẽ tôi là một trong những người thế hệ sau kiên trì đi theo con đường của cụ Phan Chu Trinh." Chuyên gia Phạm Chi Lan và GS. Chu Hào bình luận về phát triển và cải cách tư duy ở VN. 'Người trí thức đích thực' Facebooker Ngô Thị Kim Cúc viết: CHIA SẺ CÙNG ANH CHU HẢO, NGƯỜI TRÍ THỨC ĐÍCH THỰC" và dẫn lại nội dung Thông báo của Ủy ban Kiểm tra trung ương chiều 25/10/2018 Nhà báo Hồ Bất Khuất viết trên dòng trạng thái: "TÔI ĐAU ĐỚN KHI ĐỌC " Xuất bản sách, phát ngôn trái chủ trương, ông Chu Hảo bị kỷ luật". Phải nói thế này: Tôi nhìn thấy anh Chu Hảo nhiều lần nhưng chưa bao giờ trò chuyện. Tôi chỉ ngưỡng mộ anh Chu Hảo qua những việc anh làm. Anh Chu Hảo là một trí thức, anh phải đóng góp cho đất nước, cho dân tộc, cho xã hội với tư cách ấy. Sách trái chủ trương (tôi không cần phải nói rõ chủ trương của ai, nó như thế nào) nhưng cung cấp kiến thức để con người sống đàng hoàng, tử tế hơn - nghĩa là những quyển sách có nội dung tốt, vì sự tiến bộ của loài người. Anh Chu Hảo bị kỷ luật có lẽ vì anh vẫn tham gia một tổ chức chính trị nào đấy làm hạn chế tự do của anh. Theo nhiều người hiểu thì anh vẫn là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam nên mới bị kỷ luật theo điều lệ của đảng này. Đã khá lâu rồi, tôi hiểu để làm người tự do thì không nên tham gia một tổ chức chính trị nào đấy. Những người xuất sắc nhất của nước Mỹ, có đóng góp lớn cho sự phát triển (chủ yếu trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế, xã hội...) là những người tự do, không tham gia các đảng phái chính trị. Theo tôi, anh Chu Hảo chỉ cần làm đơn xin ra khỏi Đảng, trở thành người tự do. Khi đó, anh có thể đóng góp cho sự phát triển đất nước, xã hội với tư cách là người tự do. Tôi tin vào trí thức và nhân cách của anh Chu Hảo." Ông Chu Hảo cầm cuốn sách "Dân chủ và Giáo dục' của tác giả John Dewey do Nhà xuất bản Tri thức phát hành 'Người đấu tranh cho tiến bộ xã hội' Luật sư Luân Lê trên Facebook cá nhân ca ngợi ông Chu Hảo là "người lên tiếng đấu tranh rất nhiều cho những vấn đề tiến bộ xã hội, trong đó có các bản kiến nghị bãi bỏ các điều luật, chính sách phản khoa học ảnh hưởng đến doanh nghiệp, nền kinh tế cũng như ký thư phản đối và đề nghị Quốc hội hoãn thông qua Luật Đặc khu." "Ông là một đảng viên đảng cộng sản, mặc dù vậy ông là một người tốt, có trách nhiệm với người dân và đất nước. Ông hiện đang là Giám đốc nhà xuất bản tri thức, nơi cho ra lò rất nhiều cuốn sách có giá trị về nhiều thể loại trong đó có chính trị, triết học, kinh tế mà có những lời phê phán kịch liệt và không khoan nhượng chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản. Và Ông đã vừa bị Uỷ ban Kiểm tra trung ương của đảng cộng sản kỷ luật vì đã "tự diễn biến, tự chuyển hoá, suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống. Xuất bản sách, phát ngôn đi ngược lại quan điểm, tư tưởng và đường lối của Đảng và Nhà nước. Đã vi phạm vào các điều mà đảng viên không được làm". Tuy nhiên, việc kỷ luật Ông chỉ khiến đảng càng dễ trở nên tổn thương nhiều hơn nữa, vì khi Ông không còn đứng trong hàng ngũ đảng thì Ông càng có sức mạnh hơn với nhân dân và tiếng nói của mình mà không còn bị trói buộc và kìm kẹp bởi chiếc áo đảng Ông đã từng khoác nữa." 'Sẽ được nhân dân chào đón' "Bác ạ, bác chỉ nói thẳng nói thật nhưng lại là vi phạm những điều đảng viên không được làm nên mới bị kỷ luật! Thôi, giũ áo phủi tay mà về với dân luôn đi bác! Luôn kính trọng bác", Facebooker Nguyễn Thị Oanh viết chiều 25/10. Còn Nguyễn Trường Sơn cảm ơn Giáo sư Chu Hảo về những cuốn sách và buổi hội thảo ông nhận trách nhiệm xuất bản và tổ chức. Giáo sư Chu Hảo sinh năm 1940, theo truyền thông Việt Nam. Ông từng giữ chức Thứ trưởng Bộ Khoa học công nghệ từ năm 1996 đến 2005. Năm 2005, ông xin nghỉ hưu trước thời hạn. Từ đó đến nay, ông là Giám đốc Nhà xuất bản Tri thức và Phó hiệu trưởng Đại học Phan Châu Trinh.
Các nhân viên cứu hộ tại Lebanon đang tìm kiếm hơn 100 người mất tích sau vụ nổ khủng khiếp tàn phá khu vực cảng của thủ đô Beirut hôm thứ Ba.
Vụ nổ Beirut: Tiếp tục tìm nạn nhân, một công dân VN bị thương
Beirut blast leaves extensive damage Vụ nổ đã giết chết ít nhất 100 người và làm bị thương hơn 4.000 người khác. Lebanon: Vụ nổ lớn làm 100 người chết, 4000 bị thương Có không Mùa xuân Ả Rập mới ở Trung Đông? Vụ nổ khiến toàn thành phố rung chuyển, và người ta nhìn thấy một đám mây hình nấm bùng lên phía trên khu cảng. Tổng thống Michel Aoun nói rằng vụ nổ gây ra bởi 2.750 tấn hóa chất ammonium nitrate được lưu giữ không an toàn tại một nhà kho. Ammonium nitrate là loại hóa chất được dùng làm phân bón trong nông nghiệp, và để làm chất nổ. Ông triệu tập cuộc họp nội các khẩn cấp vào hôm thứ Tư, và nói tình trạng khẩn cấp quốc gia trong hai tuần sẽ được ban bố. Lebanon chính thức để tang trong ba ngày, bắt đầu từ hôm thứ Tư. Vụ nổ lớn ở Beirut làm hơn 100 người chết, hàng ngàn bị thương Chuyện gì đã xảy ra? Vụ nổ xảy ra vào khoảng sau 18:00 giờ địa phương (15:00 GMT) hôm thứ Ba, sau khi có một đám hỏa hoạn tại khu cảng. Nhân chứng Hadi Nasrallah nói anh nhìn thấy đám cháy nhưng không nghĩ là sẽ xảy ra vụ nổ. "Tôi ù tai mất vài giây. Tôi biết rằng có chuyện không ổn xảy ra. Rồi bất thình lình kính vỡ rào rào xung quanh, kính từ chiếc xe hơi, những chiếc xe xung quanh chỗ chúng tôi, kính từ các cửa hàng, cửa hiệu, các tòa nhà. Kính vỡ rớt xuống khắp nơi," anh nói với BBC. Phóng viên Ban BBC tiếng Ả-rập Maryem Taoumi đang phỏng vấn qua video từ Beirut với một người của Cơ quan Năng lượng Bền vững Morocco vào thời điểm xảy ra vụ nổ. Đoạn video tiếp theo cho thấy cô Taoumi, nay đã an toàn, bị hất tung do sức công phá của vụ nổ (xem trong tin tweet dưới đây). Từ đảo Cyprus ở phía đông Địa Trung Hải, cách hiện trường 240km, người ta cũng cảm nhận được vụ nổ. Mọi người nói họ cảm giác như một trận động đất. Truyền thông địa phương chiếu cảnh mọi người bị mắc kẹt dưới các đống đổ nát, và các hình ảnh video cho thấy những chiếc xe hơi bị phá hỏng, các tòa nhà hư hại nghiêm trọng do vụ nổ. Con số thương vong cao Tin tức nói các bệnh viện đông cứng người bị thương. Đại sứ Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon Trần Thành Công được Thông tấn xã Việt Nam dẫn lời, cho biết một công dân Việt Nam bị thương trong vụ nổ. Người này sinh năm 1971, đang làm giúp việc cho một gia đình tại thủ đô Beirut, và bị gãy tay do đồ đạc trong nhà đổ. Hiện công dân này đang được cấp cứu. "Hiện nay, số người Việt Nam tại Lebanon là khoảng 50 người, chủ yếu làm giúp việc và nhân viên nhà hàng, có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, nhất là trong thời gian kinh tế Lebanon khủng hoảng và dịch bệnh COVID-19 diễn biến xấu," Đại sứ Trần Thành Công nói thêm. Người đứng đầu hội Hồng Thập Tự Lebanon miêu tả đây là một 'thảm họa khủng khiếp'. Tổ chức của ông nói có hơn 100 người đã thiệt mạng và công tác tìm kiếm cứu hộ đối với hơn 100 người còn đang mất tích vẫn đang diễn ra. Phóng viên BBC Rami Ruhayem nói sau vụ nổ, cảnh tượng xảy ra rất hỗn loạn khi các xe cứu thương hú còi chạy qua làn giao thông đông đúc để tới hiện trường. Phóng viên Sunniva Rose cho biết khói vẫn bốc lên trên bầu trời cho đến tận đêm muộn. "Toàn thành phố bao phủ màu đen, rất khó để đi lại. Mọi người dính đầy máu. Tôi nhìn thấy một phụ nữ 86 tuổi được bác sĩ chữa trị, và ông ấy chạy ra khỏi nhà mang theo bộ đồ cứu thương." Hầu như toàn bộ khu cảng đã bị san phẳng Điều gì gây ra vụ nổ? Giới chức nói một cuộc điều tra đang được thực hiện nhằm tìm hiểu xem điều gì đã khiến chất ammonium nitrate - lưu giữ tại một nhà kho sau khi được bốc dỡ ra từ một con tàu bị tịch thu tại cảng từ năm 2013 - phát nổ. Cựu nhân viên tình báo Anh Philip Ingram nói trong chương trình Today của BBC rằng ammonium nitrate chỉ có thể trở thành chất nổ trong một số điều kiện nhất định. Cảnh tàn phá hiện diện khắp nơi Ông Ingram nói rằng nếu được cất giữ cẩn thận thì hóa chất này tương đối an toàn, nhưng nếu để ở nơi kín và khi nhiễm một số chất khác như xăng dầu thì nó có thể phát nổ. Hội Đồng Quốc Phòng Tối cao Lebanon nói rằng những người chịu trách nhiệm về việc để xảy ra vụ nổ sẽ phải đối diện với những trừng phạt tối đa. Thời điểm nhạy cảm Vụ nổ xảy ra vào thời điểm nhạy cảm ở Lebanon. Với tình hình lây nhiễm Covid-19 gia tăng, các bệnh viện đã rất vất vả đối phó, và nay họ phải lo điều trị cho thêm hàng ngàn người bị thương. Nước này cũng đang trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế. Lebanon phải nhập khẩu hầu hết các loại thực phẩm, và lượng lớn ngũ cốc được cất tại cảng đã bị tiêu hủy, gây lo sợ là sẽ xảy ra tình trạng thiếu lương thực rộng khắp trong những ngày tới. Tương lai của bản thân khu cảng cũng đang là vấn đề. Nơi này đã bị hủy hoại nặng nề, nhiều tòa nhà, ngôi nhà trở nên không thể sử dụng được. Nhiều người dân trở thành vô gia cư. Tổng thống Aoun tuyên bố chính phủ sẽ có gói cứu trợ khẩn cấp 100 tỷ lira (66 triệu đô la Mỹ). Tuy nhiên, tác động của vụ nổ đối với nền kinh tế được cho là sẽ kéo dài. Vụ nổ xảy ra ở gần nơi là hiện trường vụ đánh bom xe khủng khiếp hồi 2005 khiến cựu Thủ tướng Rafig Hariri thiệt mạng. Phán quyết phiên xử của tòa án đặc biệt Liên Hiệp Quốc, đang diễn ra tại Hà Lan, xử bốn nghi phạm bị cho là đã tổ chức vụ tấn công ông Hariri, được trông đợi sẽ sớm được tuyên. Người biểu tình giận dữ xuống đường. Trong hình là một cuộc biểu tình hồi 10/2019 Ngay trước khi có vụ nổ, căng thẳng đã dâng cao tại Lebanon. Người dân đã xuống đường biểu tình phản đối cách thức chính phủ xử lý cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ cuộc nội chiến 1975-1990. Cũng đã có căng thẳng ở khu vực biên giới với Israel. Tel Aviv hồi tuần trước nói rằng họ đã phá tan nỗ lực của nhóm dân quân Hezbollah của Lebanon trong việc xâm nhập vào lãnh thổ Israel. Tuy nhiên một quan chức cao cấp của Israel nói với BBC rằng nước này không liên quan gì tới vụ nổ ở Beirut.
Ta thường nghĩ quan hệ yêu đương là sự hòa hợp thấu hiểu giữa hai người.
Điều gì khiến một số người 'bắt cá hai tay'?
Nhưng giờ đây, lệ thường này ngày càng bị soi xét khi nhiều người định nghĩa lại tình cảm lãng mạn. "Sự duy nhất có ý nghĩa gì đối với anh?" Amy Hart, người tham gia loạt chương trình truyền hình thực tế Love Island (Đảo Tình yêu) ở Anh hồi năm 2019, chất vấn. Nên quay lại với người yêu cũ hay bỏ đi? Dịch vụ thuê người 'cắm sừng' ở Nhật Bản Vì sao phụ nữ càng thành đạt càng dễ ly hôn Người yêu cô, Curtis Pritchard, bị dồn vào thế bí và cô biết điều đó. Anh đã hôn nhiều cô gái khác sau lưng cô. Pritchard thu mình trong chiếc ghế khi Hart hùng hồn và bình tĩnh liệt kê ra những khúc mắc trong tình yêu của họ, bắt đầu từ việc anh có thể có cảm xúc lãng mạn với hai người cùng lúc, đến chuyện cô cần anh ra sao và anh đã khiến cô hụt hẫng thế nào. Hart đang sống với quy tắc cho rằng tình yêu lãng mạn chỉ có thể xảy ra giữa hai người với nhau mà thôi, và cô cho rằng Pritchard đang phá vỡ luật chơi. Nhưng những gì mà chúng ta biết về tình yêu của con người là, về mặt lịch sử thì tình cảm đó phức tạp hơn rất nhiều so với chế độ một vợ một chồng vốn đã trở nên đương nhiên trong nhiều xã hội ngày nay. Liệu ta có thể quay trở lại với cội rễ đa thê hoặc đa phu như trước kia không? Quan hệ tình nhiều bên Việc thuận tình chấp nhận mối quan hệ nhiều bạn tình (consensual non-monogamy, viết tắt là CNM) cho phép hai người trong cặp đôi có thể thoải mái qua lại tình cảm với những người khác. Điều này bao gồm tất cả mọi thứ, từ quan hệ đa thê, đa phu cho đến thay đổi bạn tình và những thể thức khác của quan hệ "mở". Dù là dưới hình thức gì, thì một trong những điều tạo nên định nghĩa 'thuận tình chấp nhận mối quan hệ nhiều bạn tình' là hai người trong cặp đôi đó thảo luận và đồng ý với những giới hạn, chẳng hạn như họ có thể đi xa tới mức nào, và khi nào, ở đâu. Điều này có nghĩa là hành vi dại dột của Pritchard không nằm trong định nghĩa này, vì Hart chưa đồng ý. Tuy nhiên, sự tồn tại - tuy không nhiều cho lắm - của mối quan hệ đa phu hoặc đa thê trong cộng đồng có thể lý giải vì sao Pritchard hành động như vậy. Bất chấp sự phổ biến của quan hệ một vợ một chồng, nói chung con người bị ta vẫn ám ảnh về việc muốn có quan hệ tình dục với người khác ngoài bạn đời. Nhà tâm lý học Justin Lehmiller yêu cầu 4.000 người Mỹ mô tả khát khao tình dục họ muốn trong cuốn sách của ông, Hãy Nói Tôi Nghe Bạn Muốn Gì (Tell Me What You Want). Làm tình tay ba là điều được nhiều người mơ tới nhất, với một số giới hạn. Vậy quan hệ tình dục ba người là gì nếu không phải là sự đồng thuận quan hệ nhiều bạn tình? Không hẳn lúc nào cũng cần một đám đông - quan hệ tình dục ba người là một trong những mơ tưởng phổ biến nhất "Nếu tính tất cả những người đang có người yêu, thì khoảng 5% trong số đó có thể gọi là có nhiều bạn tình," Amy Muise, phó giáo sư tâm lý tại Đại học York ở Toronto, Canada, chia sẻ. Tìm tình yêu qua Tinder và các app hẹn hò Sống nghèo khổ khiến đàn ông dễ bị trầm cảm Yêu lành mạnh với bao cao su 'chay' Nhưng nếu tính cả những người muốn thử tìm để có nhiều bạn tình cùng lúc thì con số này tăng lên. "Trong cuộc sống, 21% mọi người từng có lúc duy trì mối quan hệ với không chỉ một người." 21% là tỷ lệ thấp hơn so với số hộ gia đình ở Mỹ nói ở nhà một thứ ngôn ngữ nào đó không phải là tiếng Anh (21,9%). "Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu điều này phổ biến hơn," Amy Moors, phó giáo sư tâm lý từ Đại học Chapman, California, nói. "Do kỳ vọng xã hội, nên mọi người thường trả lời theo cách bảo thủ hơn. Đó có thể là lý do vì sao mọi người thường ước tính cao hơn thực tế số lượng trái cây hay rau củ họ ăn mỗi ngày, hoặc ước tính thấp hơn thực tế lượng nước họ uống mỗi ngày." Vào lúc này, cơ hội gặp bạn tình mới bên ngoài gia đình có thể là khá ít do nhiều quốc gia đang áp dụng các biện pháp hạn chế giao tiếp xã hội, nhằm phòng chống Covid-19. Những người có nhiều bạn tình nay nhận ra rằng bản thân họ đang có nhiều thời gian hơn ở bên người chung sống cùng nhà, đồng thời phải học cách thích nghi với việc giảm bớt rất nhiều thời gian đến với những bạn tình khác. Chưa rõ điều này ảnh hưởng ra sao đến sức khỏe về lâu dài. Và, như ngành tâm lý học xã hội giải thích, trong những khoảng thời gian bình thường thì có nhiều lý do cho thấy người cùng lúc quan hệ tình cảm với nhiều bạn tình có thể được lợi một số thứ mà những người trong quan hệ một vợ một chồng không có. Quan hệ một vợ một chồng hình thành từ khi nào? Câu hỏi khi nào thì quan hệ một vợ một chồng xảy ra với con người vẫn còn là đề tài gây tranh cãi. Một số nhà nhân chủng học lấy thực tế rằng con người thời cổ đại cực kỳ lưỡng hình về mặt tính dục - tức là nam giới và nữ giới hoàn toàn khác nhau về kích cỡ, hình dáng - làm bằng chứng cho thấy có sự tồn tại của mối quan hệ đa phu/đa thê. Mức độ lưỡng hình về tính dục cao cho thấy áp lực chọn lọc tính dục là cực kỳ lớn với một hoặc cả hai giới tính. Ở một số loài như khỉ đột, các con đực to lớn hơn nhiều khả năng sẽ có lợi thế hơn về mặt tính dục, vì kích cỡ to lớn chính là lợi thế giúp chúng áp đảo các con đực khác. Chẳng hạn, với khỉ đột núi, một con đực ở thế thượng phong sẽ kiểm soát và thực hiện 70% tổng số các lần giao phối, tạo ra một quần thể xã hội đa thê (nơi nhiều cá thể cái giao phối với một cá thể đực). Lưỡng hình về tính dục không hẳn lúc nào cũng là ở vóc dáng, kích cỡ. Một số loài phô trương vẻ đẹp cơ thể hoặc những dấu hiệu chứng tỏ độ sung sức, như ở chim là bộ lông cánh lộng lẫy hay ở cá là màu tươi sáng, làm vũ khí cạnh tranh nhằm quyến rũ bạn tình, thay vì dùng vũ lực để tranh giành với các đối thủ. Sự khác biệt giữa các loài động vật này so con người, là chúng thường không có tính xã hội, vì vậy một con đực hay một con cái có thể sẽ không kiểm soát được tất cả những bạn tình tiềm năng trong khu vực. Lập luậ tương tự cũng có thể được dùng để giải thích theo hướng ngược lại - đó là sự khác biệt giữa đàn ông và đàn bà thời cổ đại khá tương tự như chúng ta ngày nay, và điều này được chứng minh qua các mẫu hóa thạch cổ khác nhau. Vì vậy, rất có thể chế độ một vợ một chồng đã xảy ra từ rất sớm. Sự đa dạng hoặc thiếu đa dạng nhiễm sắc thể Y ở con người cũng là điều được dùng để lý giải vì sao con người duy trì chế độ đa thê cho mãi đến thời gian gần đây. Một lần nữa, các nhà nhân chủng học lại phản bác bằng chứng. Tuy nhiên, một số người cho rằng sự thiếu đa dạng trong các dữ liệu về gene ở nam giới cho thấy chỉ có một số ít đàn ông có cơ hội giao phối trong quá trình tiến hóa của con người. Trong thời gian gần đây hơn, sự đa dạng này đã tăng lên, cho thấy số lượng nam giới được thực hiện hành vi giao phối hơn, nhờ chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Chế độ hôn nhân chỉ bắt đầu được áp dụng rộng rãi sau khi ý niệm về sở hữu đất đai nổi lên, đặt ra những vấn đề về thừa kế Ta biết được từ các bằng chứng khảo cổ học rằng con người cổ đại sống trong những nhóm nhỏ gồm các gia đình nhiều thế hệ. Mô hình máy tính mô phỏng xã hội săn bắn - hái lượm cho thấy nhìn chung họ cần phải quan hệ với những người bên ngoài nhóm mình để có thể duy trì nòi giống. Vì vậy, có thể là đã có dòng dịch chuyển lớn các cá nhân giữa các cộng đồng săn bắn - hái lượm khác nhau, nhằm tìm đến và giao phối với nhau. Duy trì một gia đình giữa những người có chung bộ gene giống hệt nhau là điều bất khả thi. Mô hình máy tính cho thấy xã hội săn bắn - hái lượm là dạng một vợ một chồng theo từng thời kỳ, nghĩa là các cặp đôi ở bên nhau một khoảng thời gian cho đến khi đứa con nhỏ cai sữa thì họ chuyển qua tìm bạn tình mới. Điều này cực kỳ có lợi về mặt tính dục cho đàn ông hiện đại, đó là lý do có thể lý giải vì sao đàn ông thích có quan hệ mở hơn. Nghiên cứu của Lehmiller về những khát khao tình dục cho thấy đàn ông thích làm tình tập thể (khoảng 26% nam giới, so với 8% là nữ giới). Xu hướng tương tự cũng thấy ở các dạng "tình dục cộng đồng" khác, như thích tham dự tiệc tình dục hoặc các câu lạc bộ trao đổi bạn tình (17% nam giới thích điều này so với 7% nữ giới). Tuy nhiên, những phụ nữ mơ tưởng tới chuyện này nhiều khả năng sẽ thực hiện điều đó hơn so với đàn ông. Số người trong cùng nhóm tham gia trả lời nghiên cứu nói rằng họ từng tham dự hoạt động làm tình tập thể là khoảng 12% nam giới và 6% nữ giới. Có vẻ như phụ nữ dễ tìm được cơ hội thích hợp hơn trong các phiêu lưu tình dục. Điều mà ta biết là trong khoảng 85% xã hội hiện đại trên toàn cầu, các hình thức quan hệ vượt ra ngoài khuôn khổ một vợ một chồng sẽ bị trừng phạt. Dẫu rằng trong Kinh Cựu Ước có đầy các đoạn trích dẫn về chế độ đa thê/đa phu, nhưng điều được đương nhiên chấp nhận trong hầu hết các xã hội vẫn là một vợ một chồng. Dù rằng mô hình này thời nay là phổ biến, nhưng bất kể bạn nhìn vào vấn đề này theo cách nào thì trong lịch sử, con người trước đây không sống kiểu một vợ một chồng như chúng ta bây giờ. Vậy tại sao một vợ một chồng suốt đời lại được xem là điều đương nhiên? "Rất khó để trả lời câu này một cách cô đọng mà không đề cập tới truyền thông," Moors giải thích, nhấn mạnh rằng tác động của nghệ thuật và văn hóa có ảnh hưởng đến ta trong quá trình lớn lên. "Trong hầu hết thời gian khi ta lớn lên, cha mẹ ta đã kết hôn hoặc cố gắng sống kiểu một vợ một chồng. Ở hầu hết mọi nơi trên thế giới, ta đều có chế độ hôn nhân." "Từ khi con người bắt đầu chiếm hữu và sở hữu đất đai, quan hệ hôn nhân trở nên phổ biến, bởi đó là cách rành mạch để kiểm soát tài sản, để tài sản thuộc về gia đình bạn," Moors lý giải. "Từ thời điểm đó, ta bắt đầu ưu tiên quan hệ vợ chồng và quan hệ dị tính." Quen thêm người khác có tốt không? Các nghiên cứu về quan hệ tình nhiều bên cho thấy nếu hai người trong một cặp đôi để ý tới tình dục theo mức khác nhau, thì sẽ tốt hơn nếu mỗi người có nhiều bạn tình. "Trong một mối quan hệ, thường sẽ có sự khác biệt giữa sở thích của hai người," Muise nói. "Tuy nhiên, những người có nhiều bạn tình nói chung cảm thấy được thoả mãn hơn. Nếu bạn có ham muốn tình dục với người khác, thì sẽ là lành mạnh thôi nếu như bạn đi khám phá ham muốn đó." Điều mà nghiên cứu về quan hệ tình nhiều bên còn thiếu đến nay, đó là thời gian nghiên cứu kéo dài, trong đó những nhóm người muốn tính đến chuyện mở rộng quan hệ sẽ được tiếp tục theo dõi trong nhiều năm, thậm chí từ trước khi họ có đối thoại đầu tiên với bạn đời. Một số người có thể đóng vai trò khác nhau trong mối quan hệ bạn tình; có những người là do có nhu cầu chăm sóc người khác, có những người tìm đến nhiều bạn tình vì khát khao được đáp ứng ham muốn tình dục Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã bắt đầu lấp khoảng trống đó. Trong một nghiên cứu, những người tò mò với mối quan hệ nhiều bạn tình và những người chưa bao giờ nghĩ tới chuyện đó được mời trả lời một bảng hỏi về tình yêu và mức độ thỏa mãn tình dục của họ. Ban đầu, không ai trong số họ nói chuyện với bạn đời về ý tưởng có quan hệ mở với người khác. Cuối cùng, họ được hỏi lại cùng những câu hỏi trên về việc họ cảm thấy thỏa mãn ra sao về đời sống tình cảm, và đồng thời hỏi họ có mối quan hệ mở hay chưa. "Với những người muốn có quan hệ mở và cuối cùng đã có mối quan hệ đó, thì mức độ thỏa mãn của họ cao hơn thấy rõ," Samantha Joel, phó giáo sư tâm lý xã hội từ Đại học Western ở London, Canada, cho biết. "Trong khi đó, những người nghĩ đến ý tưởng này nhưng không thực hiện, thì sự thỏa mãn của họ sụt giảm, nhưng mà giảm không đáng kể." Joel cho rằng sự thỏa mãn tăng lên ở những người chuyển qua mối quan hệ có nhiều bạn tình có thể là kết quả của hiệu ứng dây chuyền. Đời sống tình dục tốt hơn với bạn tình thứ hai khiến cho sự thỏa mãn với bạn tình thứ nhất, tức là người bạn đời chính thức, tăng lên, bởi đột nhiên áp lực trong việc chỉ có một người phải đáp ứng nhu cầu của họ đã được gỡ bỏ. "Chúng ta cũng biết rằng khi viên mãn với đời sống tình dục thì con người ta sẽ giao tiếp tốt hơn," Joel cho biết. "Những người có nhiều bạn tình nói rằng họ tâm sự cởi mở - bởi sẽ rất khó để có nhiều bạn tình nếu bạn không trao đổi với nhau về các giới hạn. Trong khi đó, giữa những cặp đôi một vợ một chồng, họ không mấy khi thảo luận về các giới hạn." Sự thỏa mãn về cảm xúc - như cảm giác yên tâm, sự chăm sóc và gần gũi - có xu hướng tăng lên theo thời gian trong các mối quan hệ thông thường. Trong khi đó, sự bất ngờ và thích thú, vốn liên quan đến sự phấn khích tình dục, sẽ giảm xuống. "Ban đầu, tình cảm rất đắm say và nồng nhiệt, nhưng dần dần nó trở nên dễ đoán," Rhonda Balzarini, nhà tâm lý học từ Đại học York cho biết. "Khó mà duy trì được sự mới mẻ cũng như sự cuồng nhiệt." Balzarini lấy ví dụ về người bạn tình chính, người mà bạn kết hôn hợp pháp, sống chung, có con và nói chung là có một số trách nhiệm liên quan đến cuộc sống hôn nhân một vợ một chồng. Với tất cả những mối lo cơm áo gạo tiền đi kèm như thế, người ta sẽ cần phải dự tính nhiều việc - khiến mối quan hệ không còn hấp dẫn về mặt tình dục nữa, bà giải thích. Người bạn tình thứ hai có thể không cần phải chia sẻ trách nhiệm gì với bạn, và vì vậy, sự cuồng nhiệt cảm xúc sẽ không bị lụi tàn. Kết quả là người thứ hai sẽ có xu hướng làm chuyện chăn gối với bạn nhiều hơn mà lại có ít cam kết, ràng buộc nhau hơn. "Nói chung, tôi nghĩ có sự điều chỉnh giữa sự mới mẻ và an toàn, và sống trong mối quan hệ nhiều bạn tình về lâu về dài là cách để có thể đồng thời thỏa mãn được cả hai nhu cầu," Joel nói. "Đó không phải là cách duy nhất, nhưng là một trong các cách và nó có tác dụng với một số người." Số cách để có mối quan hệ với nhiều bạn đời cũng đa dạng như số người đang sống theo cách này. Bạn kiểm soát sự ghen tuông ra sao? Ích lợi của mối quan hệ nhiều bạn tình có thể thấy rõ nhất khi cả hai người trong mối quan hệ chính đều ủng hộ cho hạnh phúc của người kia, Muise nói. "Nó giống như khi một người muốn bạn đời của họ được thỏa mãn đời sống tình dục, nhưng bản thân họ không nhất thiết phải là người đem đến sự thỏa mãn đó," bà giải thích. "Và một người, khi thấy bạn đời của mình muốn thành toàn cho mình thì họ sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi tìm đến người thứ ba, thứ tư để thỏa mãn nhu cầu." Điều này giải thích một khái niệm tâm lý, mà trong tiếng Anh gọi là "compersion", tức là trạng thái một người cảm thấy hài lòng khi thấy người mình yêu được thỏa mãn tình dục hoặc thăng hoa cảm xúc với một người khác. Bạn có lẽ sẽ thấy dễ hình dung hơn về khái niệm này khi thay quan hệ yêu đương, tình dục bằng một dạng quan hệ khác. Ví dụ, hãy nghĩ tới cảm giác của bạn khi nhìn người khác vui sướng mở gói quà. Vậy làm sao những người sống trong mối quan hệ chấp nhận đối phương có nhiều bạn tình khác có thể dẹp bỏ cảm giác ghen tuông? Với đàn ông, cảm giác ghen tuông dễ nổi lên hơn khi bạn tình không chung thủy về thể xác hơn là về tâm hồn, Katherine Aumer, tác giả và là nhà nghiên cứu ở Đại học Hawaii Pacific, viết. Bà là đồng tác giả một nghiên cứu về tâm lý 'compersion' trong mối quan hệ một vợ một chồng và trong các mối quan hệ nhiều bạn tình. Theo thuyết tiến hóa, thường thì người đàn ông sẽ rất muốn biết ai là cha ruột của con mình, trong khi với người phụ nữ thì việc xác định mẹ đẻ lại không phải là vấn đề gì phức tạp. Tuy nhiên, phụ nữ dễ cảm thấy ghen tuông hơn trước sự không chung thủy về mặt cảm xúc, Aumer nói. Với áp lực tiến hóa trong việc nuôi nấng con cái, phụ nữ có động cơ mạnh mẽ trong việc giữ bạn đời ở bên cạnh để người đàn ông đó chu cấp nuôi dưỡng và bảo vệ cho hai mẹ con trong thời gian họ còn phải nuôi con bằng sữa mẹ. Nếu người đàn ông đang dồn tình cảm cho một người phụ nữ khác, người mẹ có thể sẽ không được anh ta chăm sóc ở mức tốt nhất, không được anh ta bảo vệ trước các bất trắc, khó khăn có thể có. Tại sao một số người chọn cách sống có nhiều bạn tình? Có bằng chứng cho thấy một số người khéo hơn những người khác trong việc thu xếp, duy trì nhiều mối quan hệ tình cảm một lúc. Thuyết gắn bó miêu tả cảm giác về tâm trạng an toàn và bất an hình thành nên những mối quan hệ tình cảm của ta, và nó cũng có thể lý giải vì sao một số người không chấp nhận chia sẻ bạn đời với người khác. Việc chuyện trò tâm sự với nhau là yếu tố then chốt trong mối quan hệ CNM, nhưng có thể lại không được ưu tiên trong mối quan hệ một vợ một chồng Chris Fraley từ Đại học Illinois đã thu thập dữ liệu về sự gắn bó ở những người tham gia bảng hỏi trên mạng trong hai thập niên qua. Tổng số có khoảng 200.000 người đã tham gia trả lời, và rất nhiều nhà nghiên cứu khác đã dựa vào bộ dữ liệu đồ sộ này để thiết lập chuẩn mực cho nhiều kiểu hành vi khác nhau. Dựa trên những dữ liệu này, Moors cho biết bà nhận thấy những người có quan hệ tình cảm với nhiều người thì có mức độ 'gắn bó lo âu' và 'gắn bó tránh né' thấp hơn so với những người khác. Tuy nhiên, bà cũng chỉ ra rằng đây chỉ là phát hiện mang tính tương đối, bởi rất có thể là chỉ có những người cảm thấy vững tâm, không lo âu, không tránh né mới bị thu hút với lối sống như vậy. Hồ sơ tâm lý của những người có nhiều bạn tình cho thấy họ có những nhu cầu cảm xúc mà chỉ một người thì không thể nào thỏa mãn được. "Nói chung, người có nhiều mối quan hệ tình cảm có nhu cầu cao hơn bình thường," Balzarini nói. "Chúng tôi thấy rằng những người có mối quan hệ một vợ một chồng có sự cân bằng trong nhu cầu chăm sóc và hưng phấn tình dục. Nhưng ở những người có nhiều bạn tình, họ có thể có nhu cầu này cao hơn nhiều trong lúc nhu cầu kia lại thấp hơn nhiều. Họ là người cần cả hai nhu cầu cùng lúc, và rất khó mà đạt được tất cả từ một bạn đời duy nhất. Người bạn đời gắn bó, người vẫn luôn ân cần chăm sóc cho họ không hẳn là người có hấp lực tình dục đối với họ." Rất khó có thể dựng nên chân dung một người có nhiều bạn tình, theo Moors. Bà cho rằng không có tương quan nào giữa tuổi tác, thu nhập, nơi sinh sống, trình độ giáo dục, chủng tộc, dân tộc, tôn giáo hay hội nhóm liên quan đến kiểu sống có nhiều bạn tình trong nghiên cứu của bà. Những người đồng tính nữ, đồng tính nam, người song tính có xu hướng có nhiều bạn tình cùng lúc hơn so với những người khác. Nếu có điều gì trải dài suốt cuộc đời, đó là vẫn có sự kỳ thị không che giấu đối với việc có nhiều bạn tình. Moors lấy ví dụ, người ta vẫn coi tình yêu trong sáng không cần đến quan hệ thể xác, hay tình yêu vô tận dành cho gia đình là điều bình thường, nhưng vì lý do nào đó ta lại tin rằng tình yêu lãng mạn là nhất thời. "Ta đã biết cách để có mối quan hệ yêu đương gần gũi với nhiều bạn đời," bà chia sẻ. "Nhưng ta lại tin rằng tình yêu lãng mạn chỉ tồn tại hữu hạn? Bao nhiêu bạn tình tuyệt vời nhất mà bạn có thể có trong đời? Ồ, thật đáng ghê tởm nếu bạn có quá nhiều bạn tình? Nói ra như vậy nghe quả thật ngớ ngẩn." Ta đòi hỏi rất nhiều từ bạn đời. Ta kỳ vọng họ là người nâng đỡ cuộc đời ta, là bạn thân, là tri kỷ. "Chúng ta không nên đòi hỏi một người phải đáp ứng được tất cả mọi thứ," Moors nói. Có lẽ tốt hơn hết là ta nên đem nhu cầu của mình chia sớt, đòi hỏi từ nhiều người. Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.
Tân đại sứ Anh quốc Mark Kent vừa trình quốc thư lên chủ tịch nước VN Nguyễn Minh Triết hôm thứ Tư, chính thức bắt đầu nhiệm kỳ tại Việt Nam.
Đẩy mạnh hợp tác về nhiều mặt
Năm nay ông Kent 42 tuổi và là vị đại sứ trẻ tuổi nhất của Anh ở VN từ trước tới nay. Ông đã dành cho đài BBC cuộc phỏng vấn đầu tiên với báo giới trong tư cách đại sứ, trong đó ông nói về các ưu tiên hàng đầu trong nhiệm kỳ của mình. Đại sứ Mark Kent (ĐS MK): Tôi mới tới VN ngay trước kỳ Giáng Sinh vừa rồi. Tôi có vợ và hai con. Trước VN, tôi làm việc tại cơ quan đại diện của Anh tại Liên hiệp châu Âu ở Brussels. Tôi cũng từng làm việc với NATO ở Bỉ và tại sứ quán Anh ở Mexico và Brazil. Ngoài ra tôi từng đảm nhiệm công tác về nhập cư tại Bộ Ngoại giao Anh tại London. BBC: Vậy Việt Nam là nước châu Á đầu tiên mà ông tới làm việc? Đại sứ Mark Kent (ĐS MK): Đúng vậy, nước châu Á đầu tiên và cũng là nhiệm kỳ đầu tiên trong tư cách đại sứ. Tất nhiên tôi phải học hỏi nhiều. Khi tới VN, ấn tượng đầu tiên của tôi là sức sống của đất nước này, tốc độ phát triển và tiến bộ trong cuộc sống của người dân và xã hội. BBC: Thưa ông, trong nhiệm kỳ của mình ông sẽ đặt ra những trọng tâm gì? Đại sứ Mark Kent (ĐS MK): Tôi đề ra cho mình một loạt các trọng tâm. Trước nhất, là lĩnh vực giáo dục. Hiện có khoảng năm ngàn sinh viên VN đang học tập tại Anh quốc. Nhân lực là lĩnh vực tối quan trọng cho sự phát triển của VN, trong khi đó Anh lại có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này và do vậy chúng tôi mong muốn mở rộng hợp tác về giáo dục. Về quan hệ quốc tế, Việt Nam nay có vị thế mới là thành viên Hội đồng Bảo an trong hai năm tới đây. Vì vậy chúng tôi muốn có đối thoại thường xuyên và trực tiếp với VN về các vấn đề trong khuôn khổ Hội đồng Bảo an. Việt Nam cũng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình cải tổ Liên hiệp quốc, và là hình mẫu cho xu hướng Một Liên hiệp quốc. Về thương mại, VN là đối tác quan trọng trong khối ASEAN. Anh quốc sẽ có các thảo luận với ASEAN về thỏa thuận tự do thương mại giữa EU và các nước trong khối này. VN là một trong các đối tác đàm phán chính. Tôi có thể nói chung là có rất nhiều khía cạnh trong hợp tác quốc tế mà chúng tôi muốn đẩy mạnh trong quan hệ với VN. Về quan hệ song phương thì đầu tư và thương mại là hai lĩnh vực quan trọng. Anh quốc là một trong các nước châu Âu đầu tư nhiều nhất vào VN. Đầu tư của Anh ở VN theo tôi sẽ còn tiếp tục tăng. Lòng tin mà các nhà đầu tư Anh đặt vào VN tốt cho cả phía Anh và cả phía VN, có thể đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của VN. Chúng tôi hy vọng quan hệ hai bên sẽ mở rộng thêm nữa nhất là sau chuyến thăm Anh của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong tương lai gần. Ngoài các lĩnh vực kể trên, tôi cũng muốn tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên phương diện văn hóa, đấu tranh chống tội phạm, di trú, và Anh quốc cũng đang hỗ trợ VN một dự án về nâng cao năng lực quản lý nhà nước rất có hiệu quả. BBC: Di trú là một trong các lĩnh vực mới trong hợp tác Anh Việt. Ông nhìn nhận thế nào về sự hợp tác này? Đại sứ Mark Kent (ĐS MK): Trong lĩnh vực này thì cần nói rõ rằng chúng tôi muốn thúc đẩy làm sao để ngày càng nhiều người VN sang Anh du lịch, làm ăn hay học tập. Năm ngoái lượng visa nhập cảnh Anh mà chúng tôi cấp tại VN tăng 20% so với năm trước đó. Việc đi lại một cách hợp pháp giữa hai bên là điều chúng tôi muốn khuyến khích. Thế nhưng đồng thời, hai bên cần tập trung giải quyết tình trạng nhập cư trái phép vào Anh, nạn buôn người thông qua các đường dây tội phạm có tổ chức và chúng tôi muốn hợp tác chặt chẽ với giới chức VN để giải quyết vấn đề này. BBC: Anh quốc có nhiều nỗ lực để thúc đẩy nhân quyền, tự do ngôn luận và tự do báo chí trên thế giới. Tại VN, việc hợp tác trên khía cạnh này ra sao? Đại sứ Mark Kent (ĐS MK): Đúng đây là lĩnh vực mà Anh quốc muốn hợp tác thúc đẩy với các nước trên toàn thế giới. Việt Nam cũng là thành viên của nhiều hiệp ước quốc tế trong lĩnh vực này và chúng tôi trông đợi chính phủ VN nỗ lực thực hiện các cam kết của mình. Tuân thủ luật pháp là điều cần thiết cho sự phát triển của một quốc gia và tôi tin là phía VN nhận thức rõ điều này, thí dụ trong quá trình đấu tranh chống tham nhũng chẳng hạn. BBC: Thưa ông, xin ông cho biết về phương hướng hỗ trợ phát triển của Anh quốc cho VN? Đại sứ Mark Kent (ĐS MK): Trong lĩnh vực hỗ trợ phát triển, Anh quốc đã và đang hợp tác rất tích cực với chính phủ VN và tôi nghĩ là nỗ lực này được chính phủ VN đánh giá cao. Tôi hy vọng quan hệ này sẽ tiếp tục được đẩy mạnh. Chương trình Anh Việt trong lĩnh vực hỗ trợ phát triển dựa trên nguyên tắc đối tác. VN có thể trở thành hình mẫu cho các nước khác. Tuy nhiên, khi VN từ chỗ một quốc gia thu nhập thấp trở thành nước có thu nhập trung bình thì tính chất của chương trình hỗ trợ phát triển cũng sẽ phải thay đổi tương ứng với các thách thức mới đặt ra và phù hợp với bước tiến của VN.
Những điều ta chia sẻ trên truyền thông xã hội có thể phô bày những ý nghĩ sâu xa trong đầu óc ta nhiều hơn ta tưởng.
Việc chia sẻ trên Facebook bộc lộ điều gì về bạn?
Việc chia sẻ trên Facebook bộc lộ điều gì về bạn? HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH VỀ Ý TƯỞNG THAY ĐỔI THẾ GIỚI "Bạn đang nghĩ gì?" Đó là cách mà Facebook chào đón hàng ngày đối với 1,7 tỷ người sử dụng. Đó cũng là câu hỏi mà vô số các bác sỹ tâm thần, bác sỹ tâm lý và cố vấn đã hỏi khách hàng của họ vào đầu buổi khám; một câu hỏi mà ta thường hỏi một người bạn hoặc người trong gia đình khi thấy họ lo lắng. Hoạt động truyền thông xã hội của ta có thể cung cấp (rất nhiều và thường là không chủ tâm) tình trạng tâm trí của ta. Chẳng thế mà các chuyên gia chăm sóc sức khỏe tình cảm cho ta hiện đang thăm dò cách sử dụng những tín hiệu này để 'bắt mạch tình cảm' của cá nhân, cộng đồng, đất nước và thậm chí cả loài người. Đây là một trong những chủ đề được thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh về Ý tưởng Thay đổi Thế giới của BBC Future ở Sydney trong tháng 11. NHỮNG ĐIỀU ĐĂNG TRÊN TRANG TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI BỘC LỘ GÌ VỀ MÌNH? Người yêu bản thân hay dùng Facebook để cập nhật trạng thái để khoe thành tích hoặc nói say mê bàn về chế độ ăn và tập tành của mình. Thể loại post ta đăng tải và tần suất đăng tải cho biết ta là ai và điều gì đang diễn ra trong cuộc sống ta hơn chính những lời ta nói. Một nghiên cứu của 555 người sử dụng Facebook ở Mỹ cho hay người hướng ngoại thường hay đăng về những hoạt động xã hội và cuộc sống hàng ngày, và đăng thường xuyên. Những người thiếu tự tin hơn có xu thế đăng thường xuyên hơn về bạn đời lãng mạn của họ, người thần kinh bất an dùng Facebook để được tán thưởng và được chú ý, trong khi người yêu bản thân hay dùng Facebook để cập nhật trạng thái để khoe thành tích hoặc bàn say mê về chế độ ăn và tập tành của mình. Một nghiên cứu khác cho thấy rằng những người đăng rất nhiều ảnh tự chụp thường là tự yêu mình và tâm thần bất ổn hơn, trong khi những người chỉnh sửa nhiều ảnh của họ bằng kỹ thuật số có thể thiếu tự tin. NGƯỜI TA CÓ DÙNG TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI ĐỂ CHỮA BỆNH KHÔNG? Ai đã từng đổ trút lên Facebook lời mắng mỏ giận dữ hoặc đăng điều u ám vào 3 giờ sáng thì sẽ biết là có một số hình thức tự điều trị trong việc sử dụng truyền thông xã hội. Nhưng có phải đó chỉ là khóc vào khoảng trống và nó làm tăng thêm khó khăn hơn là giúp ích. Trung Tâm Sức Khỏe Tinh Thần và Giới của Mexico, ở Thành phố Mexico, có vẻ nghĩ thế, và dường như đã tiến hành một chiến dịch cảnh báo người dân rằng chia sẻ những chuyện buồn trên Facebook không phải là một cách thay thế rẻ tiền cho việc điều trị đúng đắn về tâm lý. Nhưng khoảng trống đó đang nghe đấy, và có thể có trợ giúp. Những nhà nghiên cứu đang tìm cách rà soát những cập nhật trạng thái hoặc những đăng tải trên Twitter để phát hiện báo động đỏ, thí dụ ai đó có thể có rủi ro tự vẫn. Viện Black Dog của Úc do Helen Christensen đứng đầu (bà sẽ có thuyết trình tại cuộc họp cao cấp tháng 11 nói trên) mới đây đã thực hiện một nghiên cứu sử dụng chương trình máy tính và theo dõi đăng tải trong 2 tháng đối với một số cụm từ và từ liên quan đến tự vẫn. Những nhà nghiên cứu về con người và một chương trình phần mềm sau đó đã phân loại những đăng tải nào có vẻ gây lo ngại. Cả người và máy đều có sự nhất trí cao, và việc đó mở ra khả năng là phần mềm có thể được thiết kế để xác định lời kêu cứu, và thậm chí có thể thông báo cho gia đình hoặc bác sỹ biết. Một số cộng đồng mạng cũng thừa nhận ý nghĩa quan trọng của những cảnh báo có liên quan đến tự vẫn trong việc đăng tải, và đang tổ chức mạng lưới hỗ trợ của riêng họ. Trang mạng Suicide Watch của Reddit đã được hình thành và tạo cách thức cho cộng đồng để đáp ứng và hỗ trợ các thành viên có rủi ro. Trong khi mà cảnh trao đổi hỗn loạn của cộng đồng trực tuyến vẫn không tránh khỏi sẽ có người nói khích động nhưng sẽ có nhiều đáp ứng thể hiện ước muốn thực sự giúp con người đang đau khổ. Sự bỏ bễ trao đổi truyền thông xã hội cũng có thể cho thấy tinh thần có vấn đề. Một nghiên cứu đang sử dụng ứng dụng của Bluetooth để định vị mẫu của liên kết xã hội của một người, do vậy nó có thể phát hiện được khi nào người đó tương tác ít đi với bạn bè và rút khỏi mạng lưới đó, mà điều này là một biểu hiện của sự suy sụp. TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI CÓ TIẾT LỘ NHỮNG XU HƯỚNG TÌNH CẢM LỚN HƠN? Trang mạng The We Feel theo dõi tình cảm của Twitter trên trên thế giới Cộng đồng, đất nước và nhân loại nói chung thường hay biến động lên xuống cùng với nhau. Viện Black Dog và CSIRO (cơ quan khoa học Úc) đã hợp lực để bắt mạch cảm xúc của cả hành tinh trong sáng kiến "We Feel". Bằng cách theo dõi trang mạng Twitter trên diện rộng về mặt cảm xúc và đồng thời chọn mẫu ngẫu nhiên 1% số lượng đăng, họ đã phân tích trung bình khoảng 19.000 tweet một phút để tìm xem cộng đồng Twitter cảm xúc như thế nào tại một thời điểm bất kỳ. Kết quả là một bản đồ thể hiện tỷ lệ % tương ứng với trạng thái cảm xúc khác nhau (như ngạc nhiên, vui sướng, yêu thích, buồn, tức giận, sợ hãi) ở những nơi khác nhau trên thế giới. Nó biểu lộ trạng thái cảm xúc biến động lên xuống như thế nào ứng với những sự kiện khác nhau trên thế giới và quốc gia. Dự án Hedonometer cũng nghiên cứu Twitter để có được cảm xúc tương ứng của các ngôn ngữ khác nhau, kể cả tiếng Anh, Pháp, Ả Rập và Indonesia. Khi sử dụng tin nhắn trong Twitter, báo chí, Google Books, và cả đầu đề phim, thì họ tìm ra 10.000 từ hay được sử dụng nhất trong từng ngôn ngữ, rồi họ lấy một người nói tiếng mẹ đẻ để đánh giá xếp hạng từng từ vào một thang điểm tốt xấu. Việc phân tích này cho hay chúng ta thường có xu hướng thiên tốt và hài lòng, mặc dù tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha có vẻ vui vẻ lạc quan hơn so với các tiếng còn lại. Nhóm nghiên cứu hiện đang sử dụng phương pháp tiếp cận này để phân tích mức hài lòng trung bình của Twitter, và cho biết tác động của những sự kiện như việc tranh luận tổng thống ở Mỹ (độ hài lòng giảm), việc ly dị của Brad and Angelina (cũng giảm) và việc hợp pháp hóa kết hôn cùng giới (đô hài lòng tăng). Họ cũng sử dụng phương pháp tiếp cận này để tìm xem độ hài lòng tương liên thế nào với các yếu tố khác như tình trạng kinh tế xã hội, địa dư và dân số trên khắp nước Mỹ. Vì vậy, lần tới bạn lướt trên mạng truyền thông xã hội, hãy bỏ chút thời gian ngẫm nghĩ là điều mà bạn đang đọc và chia sẻ thì đang bộc lộ điều bạn nghĩ trong đầu nhiều hơn bạn tưởng. Bài tiếng Anh đăng trên BBC Future
Một vị cựu thượng nghị sỹ dưới thời Việt Nam Cộng hòa nói ông ‘bi quan về tình hình đất nước hiện nay’ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và nói tương lai đất nước chỉ có thể thay đổi khi giáo dục phát triển và ý thức người dân được nâng cao.
'Việt Nam và Trung Quốc không thể là bạn'
Trao đổi với BBC Việt ngữ từ nhà riêng tại miền Nam California, bác sỹ Nguyễn Hữu Tiến, hiện nay đã 86 tuổi, cũng so sánh sự khác biệt trong nền chính trị của Việt Nam Cộng hòa và của nước Việt Nam thống nhất hiện nay. ‘Biết trước miền Nam sẽ mất’ Ông Tiến nói ông đã ‘tiên đoán được Việt Nam Cộng hòa sẽ mất từ nhiều năm trước năm 1975’ và khi thấy ở Ban Mê Thuột và các nơi khác rút quân từ từ thì ông đã chuẩn bị rời khỏi Việt Nam. “Tôi chạy ngược chạy xuôi, ngày nào cũng tìm đường dây, tổ chức nào đó để họ đưa mình ra ngoài,” ông kể và cho biết cuối cùng khi vào được sân bay Tân Sơn Nhất vào ngày 25/4 thì gia đình đã được một tổ chức có tên là ‘Food for the Hungry’ cho lên máy bay di tản của họ. Tình hình Sài Gòn vào lúc đó, theo lời ông Tiến, thì ‘không có gì hỗn loạn lắm’ nhưng ‘tình hình thay đổi hàng giờ’. “Tôi vào sân bay Tân Sơn Nhất thấy người ra người vô, trật tự lắm. Tôi vô căn cứ của Mỹ ở Tân Sơn Nhất thì thấy đã đầy người làm việc cho Mỹ ở đó rồi,” ông nói. “Ngày 25/4 ra vô (sân bay Tân Sơn Nhất) thong thả mặc dù có kiểm soát một chút,” ông nói thêm, “Nhưng ngay ngày hôm sau thì không vào được nữa. Có những người bạn bè khác mà tôi muốn giúp lại không vào được.” Ông mô tả cảm giác ra đi của ông và gia đình lúc đó là ‘nhục nhã’. “Tôi nghĩ tại sao mình sống trong hoàn cảnh tủi nhục như thế này: đi như một con chó hoang không biết đi đâu cả để tìm sự sống,” ông kể, “Tôi nhớ tôi ngồi khóc. Nhưng mình còn may mắc còn đi được còn biết bao nhiêu người không đi được.” “Nhưng nếu mình không đi thì mình bị đi tù rồi, Đi tù rồi thì cái gì xảy ra không biết được.” Tuy nhiên, ông Tiến không cho rằng ngày 30/4 năm 1975 là ngày ‘mất nước’ như nhiều người dân Việt Nam Cộng hòa trước đây. “Đối với tôi, tôi không dùng từ mất nước bởi vì nước Việt Nam vẫn còn, dân tộc Việt Nam vẫn còn nhưng thời cuộc thay đổi, vận nước thay đổi,” ông giải thích. “Trong giai đoạn này Đảng Cộng sản độc tài đang cai trị,” ông nói thêm, “Nhưng tôi hy vọng trong thời gian tới thời cuộc biến chuyển, dân mình ý thức được nhân quyền, quyền tự do căn bản của con người thì họ sẽ đoàn kết và họ sẽ có sự chống đối.” ‘Không có Đảng Cộng sản, Việt Nam sẽ khác’ “Cuộc chiến là một bất hạnh mà người gieo rắc là Hồ Chí Minh,” ông Tiến phân tích, “Nói thẳng thừng như vậy. Nếu Việt Nam không có Hồ Chí Minh và không có Đảng Cộng sản thì Việt Nam vẫn giành được độc lập từ lâu rồi, từ năm 1943.” “Họ (những người cộng sản) lèo lái cuộc đấu tranh sang bình diện khác,” ông nói. Theo lời ông thì Đảng Cộng sản đã ‘lợi dụng tình trạng ngu dân do thực dân Pháp tạo ra’ để lên nắm quyền. “Đảng Cộng sản lợi dụng tình trạng đó để lên với danh nghĩa đuổi thực dân để lòng người đi theo,” ông nói. Ông dẫn chứng là vào thời kỳ năm 1945 khi ông còn là một thiếu niên đã ‘bị cộng sản lừa’. “Lúc đó tôi không có ý thức chính trị, chỉ đến trường học thế thôi. Lúc Đảng Cộng sản lên năm 1945 thấy hợp lý quá. Thấy bảo gia nhập tổ chức tổ chức nhân dân tự vệ thì tôi cũng vác vậy, đội mũ, đeo ba lô đi gác,” ông nói. “Thật sự bất kỳ người dân Việt Nam cũng có tinh thần yêu nước nhưng thời còn trẻ mình cũng không biết thế nào là cộng sản,” ông nói thêm. Ông cũng kể lại việc ông bị những người cộng sản ‘bắt và giữ một đêm’ khi đem nói câu chuyện mà ông nghe người quen kể lại ở Hà Nội lúc đó ngoài Đảng Cộng sản còn có những đảng khác như đảng của ông Nguyễn Hải Thần ở phố Quán Thánh. “Sau năm 1954, đất nước chia đôi, ngoài bắc do cộng sản kiểm soát. Tôi biết ngay kinh nghiệm của tôi mình không thể sống với Đảng Cộng sản được nên cả nhà tôi di cư vào Nam,” ông kể. ‘Miền Nam còn non nớt’ Vị cựu thượng nghị sỹ này cũng cho rằng miền Nam lúc đó ‘không có ý thức chính trị’ và ‘vẫn còn non nớt trong vấn đề dựng nước’. Sau khi tốt nghiệp y khoa ra trường vào năm 1957 và bị trưng tập vào bác sỹ quân y, ông Tiến kể ông thấy ‘đất nước thanh bình’ và ông đi từ ‘Sài Gòn đến Châu Đốc, từ Châu Đốc đến Rạch Giá’ vào ban đêm mà không sợ gì cả. “Ngô Đình Diệm là người ái quốc nhưng lối cai trị của ông ấy là của một vị quan. Ông ấy nói ra mọi người chỉ nghe có thế thôi,” ông Tiến nhận xét về vị tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa, “Ông ấy có hơi thiên vị những người lương với người giáo và tin tưởng những người dòng dõi con ông cháu cha.” “Ông ấy thiên vị gia đình và đưa toàn những người thân tín trong gia đình lên. Những người ấy không cho ông ấy biết sự thực,” ông giải thích, “Lúc mới đầu không sao nhưng về sau ông ấy không nắm vững tình hình đất nước cho nên mới xảy ra vụ thượng tọa (Thích Quảng Đức) tự thiêu.” Khi được hỏi về tình trạng tham nhũng dưới thời Việt Nam Cộng hòa, ông Tiến thừa nhận là có. “Tham nhũng thì ở đâu cũng có cả. Dưới thời Việt Nam Cộng hòa cũng có tham nhũng nhưng tham nhũng chỉ có tính giới hạn và mang tính cá nhân. Không có tập thể nào, lãnh đạo nào hay đảng nào tham nhũng cả,” ông Tiến nói với hàm ý ám chỉ Đảng Cộng sản hiện nay. ‘Con cờ trên bàn cờ’ Ông Tiến nhận định hai miền Việt Nam lúc đó chỉ là ‘con cờ trên bàn cờ mà người đánh cờ là các cường quốc’. “Họ chơi nước cờ nào mình đâu có biết?’ “Chính bấy giờ người đàn anh đánh cờ là Mỹ với kế hoạch domino xem miền Nam là nút chặn cộng sản nên muốn đưa quân vào. Lúc Mỹ đưa quân vào thì chiến tranh Việt Nam không do người Việt Nam chỉ huy nữa,” ông nói. “Khi đánh nhau súng đạn, xăng nhớt hoàn toàn lệ thuộc vào Mỹ thì khi bị cắt đi lấy gì mà đánh?”, ông nói, “Thành ra là mình bị bức tử.” “Phía cộng sản không có Nga, Tàu đi kèm hoặc có đi kèm thì không có lộ liễu,” ông phân tích sự khác biệt trong chiến thuật hai miền, “Còn đằng này Mỹ rất lộ liễu. Nó đến chiếm chỗ nào thì bom napalm cháy hết cỡ.” “Thành ra quân đội mình (Việt Nam Cộng hòa) đánh anh dũng nhưng cơ quan chỉ huy cuộc chiến không phải là sỹ quan Việt Nam,” ông nói, “Khi thấy dùng Việt Nam chặn Trung Quốc không cần thiết nữa thì Mỹ cử Kissinger qua (Paris để hòa đàm với Bắc Việt).” Ông Tiến thừa nhận rằng sau ngày 30/4 năm 1975 đất nước Việt Nam có sự thống nhất, quy về một mối. Tuy nhiên, ông chỉ trích những chính sách của Đảng Cộng sản sau đó là ‘không có lương tâm’. “Thay vì nâng người bại trận lên thì lại trù yểm và diệt bằng cách này hay cách khác,” ông phân tích, “Nếu có một chính quyền quốc gia (không theo đường lối cộng sản) nghĩ đến dân đến nước thì nước Việt Nam bây giờ khá rồi chứ không ở trong tình trạng như thế này.” Tương lai đất nước Về tương lai đất nước, ông Tiến nói: “Bây giờ Đảng Cộng sản cầm quyền nhưng họ không thể cầm quyền mãi được.” Theo lời ông Tiến thì những người trong Đảng Cộng sản ‘cấu kết với nhau vơ vét tài nguyên của đất nước’ về cho bản thân và gia đình mình. Theo ông phân tích thì hai cường quốc hiện nay có thể can thiệp trực tiếp vào Việt Nam là ‘Trung Quốc và Mỹ’. “Mỹ thì bị chiến tranh Việt Nam đã ê càng lắm rồi. Bây giờ họ có thể giúp được về kinh tế, cả về mặt quân sự nhưng họ đòi hỏi thể chế Việt Nam phải có sự cải thiện. Ít nhất phải có bộ mặt dân chủ.” “Đáng quan tâm là Trung Quốc – kẻ thù truyền kiếp của người Việt Nam,” ông nói, “Người Việt Nam với người Trung Quốc không thể nào là bạn được.” “Cá lớn bao giờ cũng nuốt cá bé. Nó (Trung Quốc) ở thế mạnh. Nó cần kiếm chỗ kiếm lương thực, tài nguyên về nuôi dân nó. Nếu nó còn trục lợi được, còn ăn hiếp được thì mình vẫn bị ăn hiếp chưa nói đến chuyện nó có thể đô hộ mình.” “Khi đó thì ai cứu mình? Phải có một cường quốc có một lực tương đương. Việt Nam phải trông vào Mỹ. Lãnh đạo Việt Nam họ biết cả,” ông phân tích. “Muốn chống lại sức mạnh của Trung Quốc thì phải có điều kiện mình có dân. Dân đồng lòng thì mình không sợ gì cả,” ông nói thêm và cho biết dân chủ ở Việt Nam hiện nay ‘rỗng tuếch’ và ‘thực quyền trong tay Đảng’. Tuy nhiên, theo ông Tiến thì Đảng Cộng sản ‘không bao giờ thay đổi cả’. “Cho nên Việt Nam chỉ khá lên chỉ khi nào Đảng Cộng sản bị thay thế,” ông nói, “Nếu chính quyền Đảng Cộng sản thay đổi được thì quá tốt nhưng tôi nghĩ họ không bao giờ thay đổi mà chỉ càng sa lầy thêm.” “Tương lai Việt Nam rất là đen tối,” ông nói, “Tôi bi quan nhưng không đến nỗi. Tôi nghĩ dân tộc mình đến lúc nào đó bị nhấn quá thì sẽ nổi lên.” “Trong tương lai gần thì tôi bi quan nhưng về lâu dài nếu vận nước xoay chiều thì mình sẽ không thua gì các nước láng giềng,” ông nói. “Bây giờ tình trạng văn hóa xã hội nước mình quá suy sụp nếu muốn khôi phục lại đòi hỏi vài thế hệ. Để thay đổi văn hóa chỉ có vấn đề giáo dục là ưu tiên.” “Người Việt Nam không thua kém ai về sự thông minh, nhẫn nại, cố gắng,” ông phân tích, “Nếu mình được lãnh đạo tốt có thể khá lên được.”
Lịch sử Miền Nam Việt Nam thật kỳ lạ: hai cái mốc lịch sử ấy lại cách nhau đúng 20 năm - đánh dấu lúc khai sinh và lúc sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa. ' Tháng Tư Đen ' thứ nhất: năm 1955
VNCH: Hóa ra có tới hai 'Tháng Tư Đen'
Tổng thống Ngô Đình Diệm trong một hình tư liệu. Bên phải là cố vấn Ngô Đình Nhu, em trai ông Sau khi ông Ngô Đình Diệm nhận chức Thủ Tướng vào Hè 1954, Sàigòn dần dần chìm đắm vào cảnh nội loạn. Lý do chính yếu là Pháp nhất quyết dẹp Thủ Tướng Diệm để thành lập một chính phủ thân Pháp và bảo vệ quyền lợi của Pháp. Tình hình chính trị khó khăn tại Miền Nam từ năm 1954 kéo dài sang năm 1955. Tư lệnh quân Đội Pháp Paul Ély thuyết phục được Đại sứ Mỹ Lawton Collins rằng ông Diệm không thể lãnh đạo Miền Nam Tự Do. Ông đề nghị năm bước để thay thế Thủ tướng Diệm (chỉ mới chấp chính được mười tháng). Collins đích thân bay về Washington để áp lực cả tổng thống lẫn ngoại trưởng. Lệnh rút khỏi Huế của Tổng thống Thiệu Báo Sóng Thần chống tham nhũng trước 1975 Chợ Lớn thời VNCH và thời nay ‘Hiểu thêm’ về thế hệ người lính VNCH Sau cùng cả TT Eisenhower lẫn Ngoại Trưởng Dulles đã phải nghe theo - dù hết sức lưỡng lự. Washington gửi điện mật tới Sàigòn đồng ý cho đảo chính vào lúc Pháp đang bí mật yễm trợ lực lượng Bình Xuyên lật đổ Tổng thống Diệm. Vào mùa xuân 1955, ngoài đối phó với Pháp, ông Diệm còn có vấn đề lớn lao nữa là việc định cư gần một triệu dân di cư từ ngoài Bắc vào Nam, bất chợt làm tăng dân số Miền Nam lên 7%. Khi đưa một số dân lên khai khẩn các khu dinh điền trên cao nguyên, ông Diệm bị chỉ trích là mang người Kinh lên chiếm đất của người Thượng. Nhiều người còn dị nghị là chính quyền Ngô Đình Diệm kỳ thị Bắc Nam và thiên vị người Công Giáo. Không những tình hình chính trị mà tôn giáo tại Miền Nam thật rối ren. Vào tháng 3, các giáo phái thành lập "Mặt Trận Thống Nhất Toàn Lực Quốc Gia." Quốc trưởng Bảo Đại ủng hộ Mặt Trận và thông báo cho Mỹ là ông Diệm không còn hữu hiệu nữa. Ngày 21 tháng 3, 1950 Mặt Trận tống đạt một tối hậu thư, đòi ông Diệm trong vòng năm ngày phải thành lập chính phủ mới, gồm đại diện của các lực lượng dân chủ đối lập nếu không họ sẽ biểu tình. Thành lập xong, đại diện Mặt Trận liên lạc ngay với phía Mỹ để yêu cầu ủng hộ việc đòi ông Diệm phải thành lập chính phủ mới. Tại Sàigòn, Đại sứ Collins tuy là chống biểu tình nhưng khuyên ông Diệm phải thương thuyết để dung hòa với Mặt Trận, như vậy "có thể đổi thù thành bạn." Thoạt đầu ông Diệm đồng ý, nhưng khi các giáo phái nói là không thể điều đình về những yêu sách của họ, ông Diệm cho ông Collins biết là sẽ dùng vũ lực để giải quyết. Collins không đồng ý, trả lời rằng quân đội sẽ không ủng hộ việc dùng vũ lực và tiếp tục khuyên ông Diệm phải tìm giải pháp ôn hòa. Một quyết định táo bạo Cuối tháng 3, 1955 bầu không khí Sàigòn trở nên ngột ngạt sau khi ông Diệm ban hành sắc lệnh tách Cảnh sát Biệt khu Thủ đô ra khỏi hệ thống chỉ huy của Tổng giám đốc Cảnh sát Quốc gia Lại Văn Sang. Không thông báo cho Đại sứ Mỹ, ông Diệm bắt đầu xúc tiến kế hoạch truất chức ông Sang và tấn chiếm Trung Tâm Cảnh sát, dự định cả hai việc sẽ được thi hành vào ngày 29 tháng 3. Thế nhưng chỉ mấy giờ trước khi kế hoạch bắt đầu, Pháp biết được tin này nên gấp rút can ngăn ông Diệm, hứa sẽ tìm cách đưa quân đội Bình Xuyên ra khỏi lực luợng cảnh sát. Đại sứ Collins cũng đến gặp ông Diệm để phản đối việc dùng vũ lực. "Nếu ngài giải quyết vấn đề bằng cách này, chúng tôi sẽ bị áp lực mạnh mẽ phải ủng hộ việc thay đổi chính phủ ngài." Đêm 29 rạng 30 tháng 3, giao tranh giữa Bình Xuyên và quân đội quốc gia đã xảy ra, nhưng vào lúc 3:15 sáng, Tướng Ely áp đặt ngay lệnh ngưng chiến. Để biểu dương lực lượng, ông cho xe thiết giáp quần trên đường phố Sàigòn. Vì đã có giao tranh đem đến đổ máu và chết chóc, Pháp nhân cơ hội này sắp xếp một kế hoạch toàn bộ để dẹp ông Diệm. Một mặt thì thuyết phục Đại sứ Collins (cũng là cựu chiến hữu với Ély trong Thế Chiến II) về ông Diệm không đủ tài năng và uy tín, mặt khác thì đề với nghị Quốc trưởng Bảo Đại ở Cannes phải có hành động quyết liệt như cất chức ông Diệm, đồng thời ngấm ngầm yểm trợ lực lượng Bình Xuyên. Tháng 4/1955: năm bước để loại bỏ Thủ Tướng Diệm TT Ngô Đình Diệm trong một ảnh chụp cuối tháng 11/1955 Pháp đã thành công trong việc thuyết phục được Đại sứ Mỹ Collins. Ngày 9 tháng 4, 1955 ông Collins gửi Ngoại Trưởng Dulles một điện văn dài, đề nghị toàn bộ cách giải quyết cuộc khủng hoảng tại Sàigòn. Đề nghị này gồm hai phần: sắp xếp việc ông Diệm 'từ chức,' và thẩm định hậu quả của việc từ chức. Tóm tắt phần một như sau: Hãy xem công điện số 4448 Ngày 9 tháng 4, 1955 Việc sắp xếp cho ông Diệm từ chức gồm 5 bước đi, : 1. Giải quyết vấn đề rút Cảnh sát và Công an ra khỏi tay Bình Xuyên; 2. Thuyết phục ông Diệm từ chức; 3. Tìm người thay thế ông Diệm làm Thủ tướng; 4. Đi tới một thỏa thuận về giải pháp đối với các giáo phái; và 5. Vận động để các giáo phái chấp nhận giải pháp trên. Nửa đêm ngày 28 tháng 4 Khuyến cáo của Đại sứ rõ ràng, mạch lạc là như vậy, nhưng tại Washington phản ứng về vụ Bình Xuyên nổ súng thì lại khác. Ngay trước khi kim đồng hồ chỉ nửa đêm ngày 28 tháng 4, 1955 ở Sàigòn tức là trưa ngày 29 tháng 4 ở Washington, Ngoại trưởng Dulles nhận được tin "giao tranh đã bắt đầu giữa Quân Đội Quốc Gia và Bình Xuyên" khi ông đang ăn trưa với một số dân biểu lưỡng đảng tại Tòa Bạch Ốc: "Đây là cơ hội chúng ta đã chờ đợi để tìm hiểu xem ông Diệm có đủ can đảm và quyết tâm hành động không, và cũng để biết được Quân đội Việt Nam có trung thành với ông ta hay không," ông Dulles nói với các dân biểu, "Nếu chứng tỏ được hai điều này thì ta hết lo (we are over the hump); còn nếu như ông thất bại về một trong hai điểm thì bắt buộc ông ta phải từ chức. Dù sao chúng ta cũng sẽ có câu trả lời." TT Eisenhower chỉ thị: "Nếu như ông ta thất bại thì thật là bết bát, nhưng ta cần phải tìm hiểu ngay bây giờ hơn là để muộn về sau, xem Quân đội Quốc gia mà ta tốn phí quá nhiều để phát triển liệu có trung thành với ông ta hay không." Trong hoàn cảnh xáo trộn và trước sự chống đối ông Diệm của Đại sứ Collins, TT Eisenhower gọi ông Collins về Washington để tham khảo. Trước khi đi, ông Collins còn gửi đề nghị cho TT Eisenhower (19/04/1955) là vẫn phải thay thế ông Diệm. Rồi Collins còn đến gặp ông Diệm một lần nữa và báo cáo về Washington là ông đã nói thẳng với ông Diệm rằng chính phủ của ông ta sẽ không thể tồn tại nổi được ba tháng nữa, và nếu cứ tiếp tục như thế này thì loạn lạc là điều trông thấy. Và vì vậy, "Tôi thêm rằng bắt buộc tôi phải báo cáo cho chính phủ tôi rằng hành động của ông Diệm sẽ dẫn tới một cuộc nội chiến." Theo Collins, ông Diệm đã trả lời rằng mỗi khi ông nhân nhượng và thỏa hiệp thì vấn đề lại trở nên khó khăn hơn. Vì sợ ông Diệm lợi dụng lúc Collins không có mặt ở Sàigòn để tấn công Bình Xuyên và đặt Mỹ vào một việc đã rồi nên Collins còn căn dặn ông Diệm là "Ngài nên làm bất cứ điều gì có thể để tránh xảy ra một cuộc xung đột trong khi tôi đi vắng." Cao ủy Pháp, tướng Paul Ely (giữa) cùng ông Ngô Đình Diệm, lúc đó mang chức Thủ tướng, tại một chùa ở Chợ Lớn trong lễ Phật giáo tưởng niệm chiến sỹ trận vong Pháp - Việt tháng 1/1955 Ông Diệm nói lảng đi, phàn nàn rằng nếu như ông đã cất chức Tổng Giám Đốc Cảnh sát Lại Văn Sang ngay từ đầu thì bây giờ tình hình tại Sàigòn đã có thể kiểm soát được rồi. Chào tạm biệt, ông Collins cho ông Diệm hay là chính Quốc trưởng Bảo Đại sẽ giải nhiệm ông nếu tình hình này cứ kéo dài. Kết thúc bản báo cáo gửi Washington, Collins đề nghị: "Tôi không thấy, nhắc lại là không thấy, một giải pháp nào khác ngoài việc thay thế ông Diệm cho sớm." Bên bờ vực thẳm Đại sứ Collins về tới Washington ngày thứ Năm, 21/04. Ngày 22 tháng 4, ông dùng bữa ăn trưa với TT Eisenhower, và sau đó gặp Ngoại trưởng Dulles cùng với các đại diện Bộ Quốc Phòng và Trung ương Tình báo để 'lobby' chống ông Diệm. Ông nhắc lại quan điểm của ông một cách mãnh liệt và cứng rắn hơn trước là Mỹ phải thay thế ông Diệm và có kế họach hành động ngay tức khắc. Trước áp lực mạnh mẽ của Collins, vừa là đặc ủy của Tổng Thống, vừa là đại sứ, lại là chứng nhân có mặt tại chỗ để nhận xét, nên sau cùng ông ta đã thắng thế. Ngày 27 tháng 4, ông Dulles đã đồng ý một cách lưỡng lự. Ông chấp thuận một mật điện do Bộ Ngoại giao soạn thảo ra lệnh thay thế Thủ Tướng Diệm. Ông Young viết lại rằng: "Chẳng một ai trong chúng tôi thật sự tin tưởng vào bức điện đó, nhưng chúng tôi phải đối diện với những đề nghị mạnh mẽ của Collins và ưu thế của ông là ông ta đã đến tòa Bạch Ốc ngay hôm sau ngày ông từ Sàigon về tới Washington." Mật điện lịch sử ngày 27/04/1955: thay thế Thủ Tướng Diệm Bức điện ngày 27 tháng 4, 1955 cho phép sắp xếp thay thế Thủ Tướng Diệm trích dẫn ở phần Phụ Lục là một văn kiện lịch sử hết sức quan trọng. Nó giống như mật điện ngày 24 tháng 8, 1963 vào lúc sắp xếp việc đảo chánh. Sau đây là tóm tắt: Bộ Ngoại Giao Ngày 27/04/1955 "Tướng Collins và Ely phải thông báo cho Thủ tướng Diệm biết rằng vì lý do ông không thành lập được một chính phủ liên hiệp có cơ sở rộng rãi và ông bị người Việt chống đối, chính phủ Hoa kỳ và Pháp không còn đủ tư thế để ngăn ngừa việc ông phải từ chức. Những đức tính yêu nước của ông vẫn có giá trị tiềm năng lớn đối với Việt Nam, và chúng ta hy vọng rằng ông sẽ hợp tác với bất kỳ chinh phủ mới nào được chỉ định… " Chúng tôi tạm đề nghị một tân chính phủ như sau: 1)Nội các: quyền hành pháp đầy đủ trao cho [Trần Văn] Đỗ hoặc [Phan Huy] Quát làm thủ tướng và phó thủ tướng… 2)Hội Đồng Tư Vấn khoảng từ 25 đến 35 đại diện các phe nhóm, gồm cả các giáo phái…và 3) Quốc hội Lâm thời: một cơ chế gần như một Quốc Hội Lập Pháp, gồm những người đã trù liệu được bầu ra hay chỉ định theo lịch trình…" Dulles Bộ Ngoại giao gửi mật điện đi vào lúc 6 giờ chiều ngày 27/04 giờ Washington nhưng khi chỉ thị vừa được gửi đi là tin tức này đã lọt ra ngoài nên ông Diệm biết được và đã hành động kịp thời. Những giờ phút quyết liệt cuối tháng 4/1955 Nhà Ngô thứ nhì nằm xuống loạn lạc nổi lên Tháng 11/1963: dòng họ Ngô Đình và Kennedy 30/04: Những xui xẻo định mệnh của VNCH Cuộc chiến ít biết của quân Anh ở Việt Nam Theo tác giả Mark Moyar trong cuốn Triumph Foresaken (xuất bản năm 2006) thì: "Trong mấy giờ đồng hồ hết sức cam go sau khi gửi mật điện này, Washington nhận được rất nhiều điện văn dồn dập do Đại tá Landsdale gửi. Rồi ngay trước khi kim đồng hồ chỉ nữa đêm giờ Washington (Sàigòn là trưa) Landsdale báo cáo là "giao tranh đã bắt đầu giữa Quân đội Quốc Gia và Bình Xuyên." TT Eisenhower và Ngoại trưởng Dulles nghe vậy giật mình, quyết định hủy bỏ kế hoạch Collins nhằm dẹp ông Diệm, đồng thời ra lệnh cho Tòa Đại sứ Mỹ ở Paris và Sài gòn phải gấp rút đốt hết các mật điện nói về việc này. Về thời điểm này, tác giả nổi tiếng về lịch sử Việt Nam Joseph Buttinger trong cuốn "Vietnam, A Dragon Embattled" nhận xét: "Trong sự tranh đấu để thu hồi và bảo vệ được quyền bính, ông Diệm đã trải qua nhiều giai đoạn bất trắc và khổ cực. Tuy nhiên, cho dù cả trong những tuần lễ trước cuộc đảo chánh và ám sát ông năm 1963, ông Diệm cũng đã không bị gian lao, cay đắng bằng trong tháng 4, 1955." May mắn cho kế hoạch khai sinh VNCH Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm trong một chuyến thăm Hoa Kỳ Trước khi rời Sàigòn về Washington (ngày 20/04), theo tác giả Mark Moyar trong sách đã viện dẫn, Đại sứ Collins có nói với Cao ủy Pháp Ely rằng: "Hoa Kỳ đã quyết định ông Diệm phải từ chức." Theo sự thỏa thuận này, ngày 30 tháng 4, Ely tới gặp Quyền Đại sứ Mỹ Randolph Kidder để yêu cầu Hoa Kỳ cộng tác với Pháp trong việc dẹp ông Diệm. Lúc ấy, Kidder không biết chính sách của Washington diễn biến ra sao vì trước khi rời Sàigòn, Collins chỉ nói với Kidder là "thượng cấp còn đang bàn định về những kế hoạch mới của Hoa Kỳ tại Việt Nam," và lúc này Collins còn đang bàn bạc, vận động tại Washington. Thế nhưng, vì đã tận mắt thấy ông Diệm đang thành công, Kidder trả lời thẳng thừng cho Ely là "Không, Hoa Kỳ sẽ không cộng tác trong việc dẹp ông Diệm." Về sau, Kidder kể lại "Lúc ấy tôi thực không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải tự quyết định lấy về chính sách của Hoa Kỳ, vì nếu trả lời là "tôi không biết" thì thật là buồn cười." Tướng Ely vô cùng giận dữ và phản đối, cho rằng Hoa Kỳ đã bội ước, vì chính ông đã nhận được sự đồng ý của Tướng Collins về việc thay thế ông Diệm. Thái độ phẫn nộ của Ely cũng giống như lúc ông đã hết sức bất mãn về sự hứa hẹn của tướng Radford là sẽ can thiệp vào Điện Biên Phủ, rồi không làm như vậy. Dù Ely phản kháng, Kidder vẫn giữ nguyên lập trường là Hoa Kỳ ủng hộ ông Diệm chứ không bắt tay với Pháp để dẹp ông đi. Rất may cho Thủ Tướng Diệm và còn may hơn nữa cho việc khai sinh nền Cộng Hòa Việt Nam: cũng theo Moyar, nếu như trong buổi họp ngày 30 tháng 4, ông Kidder đã nói thật với Tướng Ely rằng: Tòa Đại sứ thực sự chưa nhận được những hướng dẫn về chính sách của Hoa kỳ đối với ông Diệm vào lúc ấy (ngoài lệnh hủy công điện ngày 27 tháng 4) thì rất có thể ông Ely đã có những biện pháp mạnh mẽ để dẹp ông Diệm hơn là đã nhân nhượng ông ta. Ngoài ra, giả như Đại sứ Collins không về Washington và có mặt tại buổi họp với Ely hôm ấy thì rất có thể là Collins đã đồng ý với Ely rồi. (Sự việc này cho ta một bài học: hành động của đại sứ Mỹ có mặt tại chỗ là hết sức quan trọng). Năm năm sau, trong một bức thư gửi TT Diệm (1960), TT Eisenhower còn nhắc tới sự cương quyết và thành công của Thủ tướng Diệm năm 1955: "Chúng tôi đã chứng kiến sự can đảm và táo bạo mà Ngài và nhân dân Việt Nam đã biểu dương để đạt tới độc lập trong một tình huống nguy hiểm đến độ nhiều người đã coi như là vô vọng. Chúng tôi còn ngưỡng mộ khi tình trạng hỗn loạn ở Miền Nam đã nhường chỗ cho trật tự, và tiến bộ đã thay thế cho tuyệt vọng, tất cả với một tốc độ thật nhanh chóng." Nền Cộng hòa của TT Ngô Đình Diệm đã vượt qua và tồn tại đến ngày 1/11/1963. Bài lấy từ trích dẫn trong cuốn sách 'Khi Đồng Minh Nhảy Vào' của Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Tiến Hưng. Ông là Cựu Tổng trưởng Kế hoạch VNCH từ năm 1973 đến 1975, phụ tá về tái thiết của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Hiện định cư tại Hoa Kỳ, ông đã xuất bản các cuốn sách Khi Đồng minh Tháo chạy (2005) và Khi Đồng minh Nhảy vào (2016). Xem bài cùng tác giả: Đà Nẵng và các bước ngoặt chiến lược của Mỹ 30/04: Những xui xẻo định mệnh của VNCH Bình Nhưỡng từng bắn hạ máy bay Mỹ thời Nixon 'The Vietnam War' và khi Hoa Kỳ vào VN Giải mã chiến lược nguyên tử của Bắc Hàn
Hai ứng viên tổng thống Mỹ là Barack Obama và Mitt Romney đã xung đột quan điểm gay gắt trong màn tranh luận thứ hai vừa kết thúc.
Hiệp đấu thứ nhì Obama-Romney
Hai ứng viên ăn miếng trả miếng quyết liệt Chủ đề của lần tranh luận này là thuế khóa, kinh tế và chính sách đối ngoại. Đương kim Tổng thống Obama của Đảng Dân chủ – xuất hiện sôi nổi sau khi được cho là đã thua trong cuộc tranh luận đầu tiên – khởi đầu ở thế tấn công. Tuy nhiên cựu thống đốc Massachusetts của Đảng Cộng hòa đã phản công quyết liệt với cáo buộc một bản sớ các lời hứa không thực hiện được và thành tích yếu kém của đối thủ. Cho đến ngày bầu cử, cả hai ứng viên sẽ còn một phiên tranh luận nữa vào ngày 22/10. Tổng thống Obama đang cố gắng duy trì cách biệt mong manh ở phần lớn trong số chín tiểu bang còn do dự được dự đoán sẽ quyết định kết quả cuộc đua vào Nhà Trắng. Một cuộc thăm dò ý kiến của Viện Gallup chỉ vài giờ trước khi cuộc tranh luận bắt đầu cho thấy Mitt Romney đang dẫn Barack Obama với tỷ lệ 50% so với 46%. Hai ứng viên đi tới đi lui trên sân khấu, vòng qua đối thủ và thường xuyên ngắt lời nhau. Cuộc tranh luận kéo dài một tiếng rưỡi tại Đại học Hofstra ở New York diễn ra dưới sự điều phối của phóng viên chính trị chính Candy Crowley của kênh truyền hình CNN. Crowley đã phải kiểm chứng các thông tin được nêu ra và thỉnh thoảng cũng ngắt lời hai ứng viên. "Thống đốc Romney và các đồng minh của ông ở Quốc hội muốn cầm giữ 98% người dân như con tin bởi vì họ muốn giảm thuế cho 2% số người còn lại." Ứng viên tổng thống Đảng Dân chủ Barack Obama Obama đĩnh đạc hơn nhiều so với hiệp tranh luận đầu tiên hồi đầu tháng ở Denver, Colorado. Tranh thủ trung lưu Mở đầu, Obama đề cập đến hành động cứu trợ của ông đối với ngành công nghiệp ô-tô và cáo buộc đối thủ là muốn ‘để cho Detroit phá sản’. Trong khi đó, Romney phủ nhận điều này và đưa ra một kế hoạch tạo 12 triệu việc làm. Hai ông đã tranh cãi gay gắt về chính sách năng lượng. Romney chỉ ra rằng giá dầu trên thực tế tăng gấp đôi chỉ trong vòng bốn năm kể từ khi Obama lên nắm quyền. Obama thì nhấn mạnh rằng nguyên nhân là do nền kinh tế đã suy sụp vào đầu năm 2009 và chế giễu rằng Romney có thể làm giảm giá xăng trở lại vì các chính sách kinh tế của ông sẽ một lần nữa làm kinh tế suy sụp. Sau đó, hai ứng viên liên tục đưa ra những lý lẽ đầy cảm xúc để tranh thủ tầng lớp trung lưu. Tổng thống Obama nói ông đã cắt giảm thuế cho các hộ gia đình trung lưu và các doanh nghiệp nhỏ trong vòng bốn năm qua. Tuy nhiên ông nói rằng nếu nước Mỹ nghiêm túc về việc cắt giảm thâm hụt thì người giàu phải nên đóng góp thêm một chút. Các cuộc tranh luận có ảnh hưởng nhất định đến lựa chọn của các cử tri Mỹ “Thống đốc Romney và các đồng minh của ông ở Quốc hội muốn cầm giữ 98% người dân như con tin bởi vì họ muốn giảm thuế cho 2% số người còn lại,” Obama phát biểu. Về phần mình, Romney phủ nhận rằng ông có kế hoạch giảm thuế cho những người giàu có nhất và nhấn mạnh rằng 5% những người thu nhập hàng đầu nên tiếp tục trả đến 60% tổng thuế như hiện nay. Obama thì nói cử tri không nghe thấy gì cụ thể về bản kế hoạch thuế ‘phác thảo’ của Romney ngoại trừ cắt giảm ngân sách cho một tổ chức kế hoạch hóa gia đình mà Đảng Cộng hòa lên án là làm tăng nạn phá thai. “Dĩ nhiên ngân sách sẽ tăng lên,” Romney phản công và đưa ra kinh nghiệm cân bằng ngân sách của ông trong công việc kinh doanh, trong khi điều hành Thế vận hội mùa đông hồi năm 2002 và khi còn là thống đốc Massachusetts. Khi được hỏi sẽ làm gì để đảm bảo thu nhập công bằng giữa nam và nữ, Obama cáo buộc Romney là đã không ủng hộ một đạo luật về thu nhập bình đẳng giới mà các dân biểu Dân chủ đã thông qua. Tổng thống lên án quan điểm của Romney rằng giới chủ nên được quyền quyết định liệu các nhân viên nữ của họ có được sử dụng các biện pháp tránh thai trong phạm vi bảo hiểm y tế của họ hay không. Romney bật lại rằng ông không tin các quan chức bàn giấy ở Washington nên can thiệp vào những vấn đề như thế. ‘Lời hứa bất thành’ Trả lời câu hỏi của một cử tọa, Obama nêu ra một danh sách những thành tựu trong bốn năm ông cầm quyền. Ông nói ông đã cắt giảm thuế cho tầng lớp trung lưu, chấm dứt chiến tranh ở Iraq, tấn công vào đầu não của al-Qaeda và tiêu diệt được Osama Bin Laden, cứu nền công nghiệp ô-tô và đưa ra chính sách cải cách y tế mang dấu ấn của ông. "Tổng thống đã cố gắng nhưng các chính sách của ông không hiệu quả." Ứng viên tổng thống Đảng Cộng hòa Mitt Romney Tuy nhiên Romney nói bốn năm vừa qua không phải màu hồng như tổng thống miêu tả. Ông cũng đưa ra một bản danh sách của riêng ông và các ‘lời hứa bất thành’ của ông Obama. Romney nói rằng tổng thống đã hứa giảm thất nghiệp xuống còn 5,4%, một chương trình nhập cư và giảm một nửa thâm hụt nhưng không làm được điều nào cả. “Tổng thống đã cố gắng nhưng các chính sách của ông không hiệu quả,” ứng viên Cộng hòa cáo buộc. Về cuộc tấn công vào lãnh sự quán Mỹ ở Libya hồi tháng trước, làm bốn nhân viên ngoại giao Mỹ trong đó có đại sứ thiệt mạng, Romney chỉ trích tổng thống đã tổ chức một sự kiện gây quỹ ở Las Vegas chỉ sau đó một ngày. Ông cáo buộc Obama đã làm cho người dân Mỹ hiểu sai rằng liệu đó có phải là một cuộc tấn công khủng bố hay không. Obama trả đũa rằng bình luận của Romney mang tính ‘xúc phạm’ khi ngụ ý rằng chính phủ của ông lợi dụng cuộc tấn công tang thương đó để chơi trò chính trị. Ông cũng cáo buộc ứng viên Cộng hòa là tìm cách kiếm chác chính trị từ bi kịch quốc gia với việc ra thông cáo báo chí sau khi sứ quán ở Libya bị tấn công. Thêm về tin này Chủ đề liên quan
Những hình ảnh video duy nhất BBC có được quay tại thành phố lớn thứ hai của Iraq, Mosul, cho thấy Nhà nước Hồi giáo (IS) kiểm soát cuộc sống hàng hàng ngày của người dân như thế nào một năm sau khi chiếm thành phố này.
Mosul: Cuộc sống dưới kiểm soát của IS
Video được Ghadi Sary của BBC bí mật quay cho thấy cảnh các đền thờ Hồi giáo nổ tung, trường học bị bỏ hoang và phụ nữ bị buộc phải mặc trang phục che kín mít từ đầu tới chân. Người dân cho biết họ đang sống trong nỗi sợ hãi bị trừng phạt theo cách giải thích cực đoan của IS về luật Hồi giáo Họ cũng mô tả những chuẩn bị của IS trước một cuộc tấn công được chờ đợi từ phái chính phủ. Sự sụp đổ của Mosul đã đánh dấu khởi đầu việc tiến quân thần tốc trên toàn miền Bắc mà người ta chứng kiến quân đội di chuyển tới và hàng trăm ngàn người buộc phải rời bỏ nhà cửa của họ. 1. Kiểm soát phụ nữ Phụ nữ tại Mosul bị buộc phải mặc trang phục che kín từ đầu tới chân Các hình ảnh video này, được quay trong vài tháng hồi năm ngoái, cho thấy sự thật cuộc sống dưới sự kiểm soát của IS. Nó cho thấy phụ nữ bị buộc phải che kín người và cả mặt mũi, mà một phụ nữ đã bị chất vấn, thách thức vì không che cả bàn tay mình. Hanaa: "IS rất nghiêm khắc về trang phục của phụ nữ. Phụ nữ phải che kín bằng vải đenn từ đầu tới chân. Tôi đã không ra khỏi nhà từ khi IS chiếm thành phố này.“ Bà kể được chồng đưa đi ăn nhà hàng và dặn phải đeo khăn che mặt. Khi tới hàng ông nói bà có thể bỏ ra vì không có sự hiện diện của IS vì nhà hàng là nơi dành cho các gia đình. Nhưng ngay lập tức chủ hàng hàng đã tới và xin chồng bà hãy nói bà tôi che mặt lại vì các chiến binh IS có thể kiểm tra đột xuất và ông sẽ bị đánh bằng roi nếu họ nhìn thấy bà không che mặt. 2. Khủng bố người thiểu số Video cũng cho thấy các ngôi nhà của cộng đồng người sắc tộc và tôn giáo thiểu số ở Mosul bị IS tịch thu. Nhiều khu dân cư từng một thời được các sắc dân thiểu số ưa chuộng nay bị bỏ hoang. Mariam, một bác sĩ phụ khoa và là một người Kitô giáo: "Tôi đã phải bỏ chạy khỏi Mosul khi thành phố này bị thất thủ. Người tôi đã thoát được nhưng tâm hồn tôi vẫn ở nơi tôi bỏ đi: đó là căn nhà với những cuốn sách của tôi. "Sau khi chuyển đến Irbil (trong khu vực Kurdistan của Iraq) tôi được tin choáng váng: IS đã bị tịch thu nhà tôi và đánh dấu nó bằng chữ 'N' (viết tắt của Nasrani - một từ được IS dùng để chỉ các tín đồ Kitô giáo)." 3. Đe dọa, trừng phạt và tra tấn Video cũng cho thấy các đền thờ Hồi giáo bị phá hủy. Người dân nói về những hình phạt tàn bạo đối với bất cứ ai làm trái cách giải thích 'thánh chiến của luật Hồi giáo, được áp đặt trên khắp "Caliphate" mà họ lập ra vài tuần sau khi chiếm được Mosul. Zaid: "Kể từ khi IS chiếm được thành phố, họ đã áp dụng ‘Luật Caliphate’, theo cách gọi của họ. Hình phạt tối thiểu là đánh đòn và được áp dụng cho những thứ như hút thuốc lá. "Trộm cắp bị trừng phạt bằng chặt một bàn tay, nam giới ngoại tình thì người phạm tội bị ném từ một tòa nhà cao tầng, và phụ nữ ngoại tình thì bị ném đá đến chết. "Các vụ trừng phạt được thực hiện ở nơi công cộng để khiến người dân sợ hãi mà họ vẫn thường bị buộc phải xem." Fouad: "Tôi đã bị IS bắt. Họ tới nhà chúng tôi để tìm bắt anh trai tôi. Khi họ không tìm được anh ấy, họ quyết định đưa tôi vào nhà tù thay thế. "Sau đó, họ tra tấn tôi. Người tra tấn tôi chỉ ngừng tay khi anh ta đã mệt. Ông đánh tôi bằng một dây cáp điện và tra tấn tôi cả về tâm lý. "Khi anh trai tôi tự nộp mình vào, họ phát hiện ra rằng những cáo buộc về ông là sai nhưng họ vẫn giữ tôi trong tù cho đến khi họ đánh giá có thể thả tôi ra. "Họ đã đánh tôi tàn bạo bằng dây cáp tới mức vẫn có thể thấy những dấu vết trên lưng tôi." 4. Cuộc sống hàng ngày bị ảnh hưởng Cuộc sống của người dân thành phố đã thay đổi tới mức không còn nhận ra được nữa. Những thước phim tiết lộ tình trạng thiếu nhiên liệu, ô nhiễm lan tràn trên diện rộng, các công trình xây dựng bị tạm dừng và nhiều trường học đóng cửa. Hisham: "Cuộc sống hàng ngày đã thay đổi tới mức không thể tả được. "Những người trong quân đội và công nhân làm việc theo ngày không còn có bất kỳ thu nhập nào vì không còn công ăn việc làm nữa. Người giàu có thì dựa vào tiền tiết kiệm của họ, những người có lương thì chỉ đủ sống, còn người nghèo thì hoàn toàn phó mặc cho lòng thương của Chúa. "Tôi bị mất việc và bị buộc phải bỏ dở việc học của mình. Giống như mọi người khác, tôi bị từ chối các quyền cơ bản của mình. Các công trình xây dựng tại Mosul bị đình chỉ "Theo IS, tất cả mọi thứ là" haram '(bị cấm) và vì vậy tôi chỉ còn biết ngồi nhà suốt ngày. Ngay cả các hoạt động giải trí đơn giản như những buổi dã ngoại cũng bị cấm tại Mosul, với lý do rằng đó là một sự lãng phí thời gian và tiền bạc. 5. Tuyên truyền và giám sát Những hình ảnh video cho thấy IS sử dụng các biện pháp ngày càng tinh vi để kiểm soát người dân thành phố và để phổ biến các thông điệp của họ. Mahmoud: "Em trai 12 tuổi của tôi vẫn tới trường mặc dù thực tế nó đã do IS điều hành. Chúng tôi nghĩ rằng không có lựa chọn nào khác, ít nhất nó có thể tiếp tục một hình thức giáo dục nào đó, và rằng có còn hơn không. "Nhưng một hôm tôi về nhà và thấy em trai tôi vẽ lá cờ của IS và ngâm nga một trong những bài hát nổi tiếng nhất của IS. Tôi điên người và bắt đầu quát mắng em tôi. "Tôi kết luận rằng mục tiêu của tổ chức này là gieo trồng những hạt giống bạo lực, hận thù và chủ nghĩa bè phái vào tâm trí của trẻ em." 6. Chiến thuật và hậu cần của IS Người ta có thể nhìn thấy các chiến binh di chuyển pháo hạng nặng - một số thu được từ tay lực lượng Iraq đã bỏ chạy - và bắn trả lại các cuộc tấn công bằng súng phòng không. Zaid: "IS biết quân đội chính phủ sẽ cố chiếm lại thành phố Mosul, vì vậy họ đang có những biện pháp đề phòng. Họ đã tàn phá thành phố bằng việc đào đường hầm, xây dựng rào chắn, gài mìn và bom, và cài cắm các tay bắn tỉa điền trên khắp thành phố. Nó sẽ gây khó khăn cho quân đội. "Chính phủ nên trang bị súng ống cho người dân địa phương để họ có thể tự bảo vệ thành phố mình. Với sự giúp đỡ của Chúa, chúng tôi sẽ đánh bại IS."
Chính phủ đang bàn việc xây cao tốc Bắc Nam, một số đoạn tuyến sẽ chuyển từ hình thức đối tác công tư sang đầu tư công.
Cao tốc Bắc Nam đứng trước nguy cơ thất bại?
Cao tốc Bắc Giang-Lạng Sơn Thương chiến Mỹ-Trung: Cơ hội 'ngàn năm một thuở' cho VN Quan hệ Việt – Trung: Phương châm 16 chữ vàng ‘vẫn ảnh hưởng lớn’ Biển Đông: Nếu Trung Quốc lập ADIZ, ‘sẽ tác động lớn về địa chính trị’ Trước đó ngày 29/5 Bộ Chính trị cũng đã họp bàn đồng ý điều chỉnh một số dự án từ hình thức thức đối tác công tư sang đầu tư từ ngân sách nhà nước. Vì sao có sự chuyển đổi như vậy? Lý do được đưa ra là để đẩy nhanh tiến độ thực hiện góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Nhưng tôi cho rằng lý do chính nằm ở chỗ khác mà nếu không thẳng thắn thừa nhận thì mục đích thúc đẩy phát triển kinh tế của dự án cao tốc Bắc Nam sẽ không thực hiện được. Nhìn lại công nghiệp hóa Ở một diễn biến khác, mới đây Nhà xuất bản tri thức cho phát hành cuốn sách 'Sự giàu và nghèo của các dân tộc' của tác giả David s. Landes. Cuốn sách khảo lược lại quá trình công nghiệp hóa của các nước châu Âu thời kỳ đầu và cung cấp một số dữ liệu đáng tham khảo về xây dựng cơ sở hạ tầng cho công nghiệp hóa. Tác giả khảo sát các nước theo hướng từ Tây sang Đông và nhận ra sự can thiệp ngày càng tăng của nhà nước trong quá trình xây dựng hạ tầng công nghiệp. Tại nước Anh ở thời kỳ công nghiệp hóa, doanh nghiệp không nhận được gì từ nhà nước, ngay cả ngân sách cho kênh rạch và đường sắt đều đến từ đầu tư tư nhân. Ở nước Pháp, chính phủ Pháp cũng tìm kiếm doanh nghiệp tư nhân để xây dựng đường sắt và từ chối mua cổ phần, nhưng chính phủ đồng ý chi trả cho đất đai và nền đường. Lý giải về khoản viện trợ chiếm khoảng 18% tổng chi phí vào đầu năm 1848, lý do đưa ra là dù sao thì đường cũng sẽ thuộc về nhà nước sau giai đoạn nhượng quyền. Ở Đức thì chính sách đan xen, tùy theo thời điểm và khu vực thực hiện dự án đường sắt, có dự án thuần túy tư nhân, nhà nước có thể hỗ trợ bằng cách cấp đất dọc theo đường sắt, có dự án nhà nước mua cổ phần, rồi xây dựng, sở hữu và vận hành. Ở Nga đường sắt được nhà nước xây dựng, sở hữu và vận hành. Tác giả cho biết về việc xây dựng tuyến đường đầu tiên từ Moscow đi St. Petersburg. Sa hoàng được đề nghị lựa chọn tuyến đường. Ông ta lấy thước và vẽ một đường thẳng giữa hai thành phố. Nhưng một đầu ngón tay bị chờm ra, nên tuyến đường được xây dựng có một khúc quanh. Càng ở các nước đi sau thì công nghiệp hóa không còn là câu chuyện riêng của các lực lượng thị trường nữa mà đó là mục tiêu thúc đẩy chủ động từ các chính phủ. Việt Nam hiện nay Hiện nay Việt Nam đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hạ tầng công nghiệp đang được thúc đẩy xây dựng, trong đó có dự án đường cao tốc Bắc Nam. Là nền kinh tế đi sau hàng thế kỷ so với các nước đi đầu công nghiệp hóa, cho nên Việt Nam học được nhiều bài học kinh nghiệm về phát triển cơ sở hạ tầng để công nghiệp hóa. Năm 1994 Luật khuyến khích đầu tư trong nước được ban hành với mục đích thu hút vốn đầu tư từ người dân và doanh nghiệp trong nước. Năm 1998 Quốc hội sửa đổi luật và lần đầu tiên quy định về các loại hình hợp tác công tư giữa nhà nước và doanh nghiệp, trong đó bao gồm các loại hình hợp tác là Hợp đồng xây dựng kinh doanh chuyển giao BOT, Hợp đồng xây dựng chuyển giao kinh doanh BTO, Hợp đồng xây dựng chuyển giao BT. Nội dung này được duy trì đến Luật đầu tư năm 2005. Đến năm 2014 Luật đầu tư được tách ra thành hai văn bản là Luật đầu tư và Luật đầu tư công, trong đó luật không còn quy định cụ thể về các loại hình BOT, BTO, BT nữa. Thay vào đó các loại hình hợp tác công tư, gọi tắt là PPP, được quy định tại Nghị định 63/2018/NĐ-CP về hướng dẫn đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Thêm nhiều loại hình hợp tác khác giữa nhà nước và doanh nghiệp xuất phát từ sự phát triển phức tạp của nền kinh tế. Đó là các loại hình Hợp đồng xây dựng sở hữu kinh doanh (BOO), Hợp đồng xây dựng chuyển giao thuê dịch vụ (BTL), Hợp đồng xây dựng thuê dịch vụ chuyển giao (BLT), Hợp đồng kinh doanh quản lý (O&M). Tác giả ở đường cao tốc Pháp Vân-Ninh Bình Bất cập chính sách BOT Từ nhiều năm qua đã có nhiều dự án xây mới cao tốc hay cải tạo đường bộ được thực hiện theo hình thức xây dựng kinh doanh chuyển giao, gọi tắt là BOT. Doanh nghiệp sau khi bỏ tiền ra làm đường cao tốc sẽ đưa vào kinh doanh thu phí, sau một thời hạn thu đủ khoản chi ban đầu thì sẽ bàn giao lại cho nhà nước quản lý. Đây là một chính sách hợp lý đúng đắn nhằm huy động nguồn vốn xã hội vào phát triển hạ tầng công nghiệp tiếp thu từ lịch sử công nghiệp hóa của nhiều nước. Nhưng quá trình thực hiện lại mắc phải các sai lầm kỹ thuật khiến làm ảnh hưởng xấu đến một phương thức huy động đầu tư đúng đắn. Mới đây công trình cao tốc đường bộ Bắc Giang - Lạng Sơn được đi vào hoạt động từ đầu năm 2020. Từ khi cao tốc này thông xe tôi đã có dăm bảy lượt đi trên tuyến đường này, biểu phí do chủ đầu tư đưa ra cho xe 5 chỗ là 2.100 đồng cho mỗi km, phí cả tuyến hết 135 nghìn đồng cho 65km đường dài. Một thực tế nhận thấy là đường vắng vẻ, cả con đường thênh thang chỉ một vài xe con chạy, vắng bóng xe tải hoặc contenner. Hầu hết các xe tải và contenner đều chạy theo đường Quốc lộ 1A cũ, mà nếu đi vào cao tốc họ sẽ mất 8100 đồng cho mỗi km, tức khoảng 526.500 nghìn đồng cho 65km đường dài. Do mức phí cao nên chủ xe và chủ hàng chấp nhận chạy theo đường cũ. Nguy cơ thất bại Cao tốc Bắc Nam có độ dài tạm cho là 2000km, nếu mức phí tạm tính 1 nghìn cho mỗi km thì phí toàn tuyến sẽ là 2 triệu, nếu mức phí 2 nghìn sẽ là 4 triệu. Đó là cho xe 5 chỗ. Còn đối với xe tải hoặc contenner thì nếu mức phí 5 nghìn/km sẽ là 10 triệu, mức 8 nghìn/km sẽ là 16 triệu. Như thế phí cầu đường lớn hơn cả chi phí cho xăng dầu, mức phí quá cao khiến cao tốc làm ra ít có xe chạy. Như thế mục đích ban đầu của việc xây cao tốc là để rút ngắn thời gian vận chuyển hàng, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm giá thành hàng xuất khẩu, tăng tính cạnh tranh cho nền kinh tế, đã không đạt được. Cho nên đây mới là lý do chính khiến Chính phủ và Bộ chính trị quyết định chuyển từ đối tác công tư sang đầu tư công đối với một số đoạn tuyến cao tốc. Việc này là nhằm để nhằm giảm phí toàn tuyến mà nếu không thì xây cao tốc xong cũng không giúp gì cho nền kinh tế. Hà Nội ngày 11/6 Nhưng ngoài việc đó ra thì liệu có còn việc nào khác cần làm để cao tốc đem lại lợi ích cho nền kinh tế? Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị ASEM Á-Âu hồi tháng 10/2018 tại trụ sở Liên minh Châu Âu ở Brussels Về giá thành xây dựng cao tốc thì thấy. Tuyến đường cao tốc Vân Đồn - Hạ Long 4 làn xe chiều dài khoảng 60km, chi phí xây dựng khoảng 12 nghìn tỷ, tính ra khoảng 200 tỷ/km. Còn cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn gồm 2 hợp phần: Hợp phần cải tạo Quốc lộ 1 với chiều dài 110 km và Hợp phần đường cao tốc làm mới với 4 làn xe và hai làn dừng khẩn cấp chiều dài 65 km. Tổng mức đầu tư toàn bộ dự án là 12.189 tỉ đồng. Tính ra mỗi km chưa đến 200 tỷ (vì có cả hợp phần cải tạo Quốc lộ 1). Mức giá thành xê dịch xung quanh mức 200 tỷ/km liệu đã hợp lý? Lưu ý là đất đã là của nhà nước lo mặt bằng, doanh nghiệp chỉ việc san nền, trải nhựa và gia cố hành lang hai bên. Tìm hiểu thì được biết mức giá trên được tính trên cơ sở Quyết định số 1161/QĐ-BXD năm 2015 của Bộ xây dựng về xuất đầu tư xây dựng công trình. Theo văn bản này thì xuất vốn đầu tư xây dựng đường ô tô cao tốc cho 4 làn xe là khoảng 131 tỷ đồng/km, còn đường 6 làn xe là khoảng 198 tỷ đồng/km. Vậy nhưng hai tuyến cao tốc Vân Đồn - Hạ Long và Bắc Giang - Lạng Sơn với 4 làn xe chạy mà xuất đầu tư lại gần với mức cho cao tốc 6 làn xe, gần 200 tỷ cho mỗi km dài. Đâu là câu trả lời cho cách tính này? Phải chăng hai làn đường dừng xe khẩn cấp được tính như hai làn đường xe chạy để thành ra cao tốc 6 làn xe? Một bất cập khác là do có sự tham gia của nhà nước nên bên cạnh yếu tố thỏa thuận tự nguyện của thị trường thì lại có những chính sách có tính chất ấn định khung về đơn giá như Quyết định số 1161/QĐ-BXD của Bộ xây dựng. Như thế nếu có doanh nghiệp nào bỏ giá thầu 100 tỷ cho mỗi km cao tốc 4 làn xe thì cũng khó mà được chấp nhận. Vì điều đó sẽ làm lộ ra rằng các bộ ngành tỉnh thành đã sai khi chấp nhận đơn giá cao cho các dự án trước đó. Bài viết thể hiện ý kiến và lối hành văn riêng của Luật sư Ngô Ngọc Trai, gửi cho BBC Tiếng Việt từ Hà Nội.
Safoora Zargar đang mang thai hơn ba tháng khi người phụ nữ này bị bắt tại thủ đô Delhi của Ấn Độ vì tham gia biểu tình phản đối luật quốc tịch gây tranh cãi.
Covid-19: Cuộc chiến chống virus tấn công tự do ở châu Á thế nào?
Safoora Zargar bị bắt vào tháng 4/2020 tại Ấn Độ Đó là ngày 10 tháng 4 năm 2020, và đại dịch mới bắt đầu bén rễ ở Ấn Độ. Lời khuyên của chính chính phủ cho biết phụ nữ mang thai đặc biệt dễ bị nhiễm trùng, nhưng trong hơn hai tháng, bị giam trong nhà tù Tihar trong tình trạng quá đông đúc. Ông trùm truyền thông Jimmy Lai quay trở lại nhà tù Năm 2021: Năm hứa hẹn những liên kết mới và khởi sắc ở Việt Nam? Ra sách 'biện pháp trừng phạt Magnitsky' do Phạm Đoan Trang thực hiện Nhân quyền Việt Nam năm 2020 - nhìn lại và hướng tới Vượt biên tới Đài Loan thất bại, 10 người Hong Kong bị án tù "Họ bảo các tù nhân khác đừng nói chuyện với tôi. Họ nói với những người tù rằng tôi là một kẻ khủng bố đã giết người theo đạo Hindu. Bây giờ những người này vẫn không biết về các cuộc biểu tình, họ không biết tôi đã bị bỏ tù vì tham gia một cuộc phản đối, "Zargar nói với phóng viên BBC Geeta Pandey ở Delhi sau khi được thả. Một đạo luật quốc tịch gây tranh cãi có thể chứng kiến hàng nghìn người tuần hành phản đối, nhưng nay với Covid-19 thì sao? Tội bị khép của Zargar là đã tham gia vào các cuộc biểu tình rộng khắp chống lại luật mà giới chỉ trích cho rằng nhắm vào cộng đồng theo đạo Islam. Các cuộc biểu tình đã thu hút tâm trí của đất nước và thu hút sự chú ý toàn cầu. Nhưng không có cuộc biểu tình nào trên đường phố đòi trả tự do cho Zargar. Không thể có: Ấn Độ là một trong những quốc gia bị khóa chặt nhất thế giới, với những người bị giam giữ trong nhà của họ. Vụ bỏ tù Zargar là một trong nhiều vụ bắt giữ diễn ra trong thời gian này. Và đó không chỉ là Ấn Độ. Các nhà hoạt động cho biết nhiều chính phủ trên khắp châu Á đã sử dụng lớp áo choàng của virus Corona để triển khai các đạo luật, thực hiện các vụ bắt giữ hoặc thúc đẩy các kế hoạch gây tranh cãi mà nếu không sẽ gây ra phản ứng dữ dội, cả trong và ngoài nước. Nhưng thay vì phản ứng dữ dội, nhiều chính phủ đã chứng kiến ​​sự nổi tiếng của họ tăng lên khi mọi người quay sang họ để tìm kiếm phương hướng trong cuộc khủng hoảng dịch bệnh. "Virus là kẻ thù và mọi người đang đứng trước một cuộc chiến. Điều này cho phép các chính phủ thông qua luật áp bức dưới danh nghĩa 'chiến đấu' chống đại dịch," Josef Benedict thuộc Civicus, một liên minh toàn cầu của các tổ chức xã hội dân sự và các nhà hoạt động nói với BBC. "Điều này có nghĩa là quyền con người và quyền công dân đã bị lùi lại một bước." Ông trùm truyền thông Hong Kong Jimmy Lai bị yêu cầu quay trở lại nhà tù Thật vậy, báo cáo mới nhất của Civicus, "Cuộc tấn công vào quyền lực nhân dân", nói khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã chứng kiến ​​"nhiều nỗ lực của nhiều chính phủ nhằm ngăn chặn bất đồng bằng cách kiểm duyệt các tin tức về lạm dụng của nhà nước, bao gồm cả thông tin liên quan việc họ xử lý đại dịch". Báo cáo trích dẫn việc tăng cường giám sát và theo dõi - hiện được sử dụng để theo dõi liên lạc - cũng như việc áp đặt các luật nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn bất kỳ lời chỉ trích nào là một số cách mà điều này xảy ra. Do nhiều biện pháp trong số này được đưa ra như một biện pháp ứng phó với đại dịch, nên có rất ít hoặc không có khả năng chống lại chúng. Báo cáo của Civicus nói rằng ít nhất 26 quốc gia trong khu vực đã chứng kiến ​​ luật pháp khắc nghiệt, trong khi 16 nước khác đã chứng kiến ​​những người bảo vệ nhân quyền bị truy tố. 'Một thông điệp ớn lạnh' Biểu tình vẫn diễn ra ở Bangkok, Thái Lan trong năm 2020 dù có dịch Covid-19 Ở Ấn Độ, ngoài Safoora, các nhà hoạt động và bảo vệ nhân quyền khác - bao gồm một linh mục Dòng Tên 83 tuổi mắc bệnh Parkinsons - đã bị buộc tội và bắt giữ vì tội 'kích động, bôi nhọ' theo luật chống khủng bố khiến gần như không thể được tại ngoại. Tình hình đã khiến một số tổ chức phải lên tiếng báo động. Năm báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc bày tỏ lo ngại khi nói rằng vụ bắt giữ dường như "được thiết kế rõ ràng để gửi một thông điệp ớn lạnh tới xã hội dân sự sôi động của Ấn Độ". Maitreyi Gupta, cố vấn pháp lý Ấn Độ cho Ủy ban Luật gia Quốc tế (ICJ), nói với BBC rằng họ đã liên tục kêu gọi chính phủ thả các tù nhân chính trị. Tuy nhiên, bất chấp áp lực của quốc tế, các vụ bắt giữ vẫn tiếp tục không suy giảm và có rất ít phản đối. Chính phủ luôn khẳng định rằng những người mà họ bắt giữ đã hành động chống lại lợi ích của đất nước và bác bỏ cáo buộc rằng họ tham gia vào một cuộc 'săn phù thủy' hay cố tình 'bới lông tìm vết'. Tại Philippines, việc bắt giữ nhà hoạt động 62 tuổi Teresita Naul - người được biết là mắc bệnh tim và hen suyễn - với tội danh 'bắt cóc, giam giữ nghiêm trọng và đốt phá hủy hoại' đã dẫn đến làn sóng phản đối kịch liệt. Đài truyền hình ABS-CBN đã buộc phải đóng cửa ở Philippines Nhưng Naul, người được diễu đi trước truyền thông với tư cách là một "lãnh đạo Cộng sản" hàng đầu, chỉ là một trong số hơn 400 người bị cáo buộc về những tội ác này, phần lớn là các nhà hoạt động và nhà báo. Những người khác, như Zara Alvarez và Randall Echanis, đã bị tấn công và giết chết. Trong khi đó, việc buộc phải đóng cửa mạng truyền thông lớn nhất đất nước ABS-CBN vào tháng 5/2020 cũng đã tước đi quyền truy cập của nhiều người vào thông tin quan trọng trong đại dịch. Tuy thế, sự nổi tiếng (do dân túy) của Tổng thống Rodrigo Duterte vẫn còn ở mức cao. Bangladesh cũng đã đóng cửa một số trang mạng chỉ trích chính phủ vì phát tán "thông tin sai lệch" trên Covid. Và ở Nepal, Bidya Shreshta, một nhà hoạt động từ cộng đồng người Newar bản địa, nói với BBC rằng chính phủ đã sử dụng đại dịch như một phương tiện để khủng bố nhóm cư dân này. Bà Shreshta cho biết trong đại dịch, các quan chức đã vi phạm lệnh của Tòa án Tối cao và tiến hành phá dỡ 46 ngôi nhà trong các khu định cư truyền thống của người Newar ở thung lũng Kathmandu, nhường chỗ cho một con đường mới. Việt Nam cũng được nhắc tên trong bài báo của tác giả Ayeshea Perera Các quan chức phớt lờ phản đối, một số trong số đó đã bị cưỡng chế phân tán đi. Chính phủ nói rằng người dân địa phương cần thông báo mối quan tâm của họ thông qua "các kênh thích hợp" và đã cam kết rằng việc xây dựng đường cao tốc sẽ được tiến hành vì nó phục vụ "lợi ích công cộng". Báo cáo của Civicus cũng trích dẫn Campuchia, Thái Lan, Sri Lanka và Việt Nam là những quốc gia đáng lo ngại vì họ đều đã thấy việc nhắm mục tiêu vào các cá nhân với các hình phạt khắc nghiệt không tương xứng - nhiều trường hợp trong số đó bị xử lý tụng vì đã 'phát tán thông tin' bị cáo buộc là sai sự thật về đại dịch. Và các quốc gia như Myanmar đã bị chỉ trích vì sử dụng "chủ nghĩa khủng bố" như một cái cớ để biện minh cho những hạn chế về quyền tự do ngôn luận. Mặc dù vậy, đôi khi hành động của chính phủ không liên quan trực tiếp đến đại dịch - nhưng liệu nó có thể xảy ra nếu không có đại dịch hay không thì không ai biết được. Tại Hong Kong, việc thông qua luật an ninh quốc gia vào tháng 6/2020 - sau khi virus này gần như làm chấm dứt các cuộc biểu tình diễn ra hàng ngày trên khắp thành phố - đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến phong trào ủng hộ dân chủ. Tại Hong Kong, các cuộc đối đầu giữa những người biểu tình đòi dân chủ và cảnh sát ngày càng trở nên bạo lực Những thứ khác chắc chắn có liên quan đến đại dịch, nhưng bề ngoài thì có vẻ vô hại hay 'lành tính'. Việc sử dụng các công nghệ giám sát ở các quốc gia như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan và Hong Kong, đã chứng tỏ hiệu quả to lớn trong việc kiểm soát virus, nhưng ICJ bày tỏ lo ngại rằng chúng có thể tiếp tục được sử dụng ngay cả khi đại dịch kết thúc. Ông Benedict cảm thấy rằng ở nhiều quốc gia trong số này, các tổ chức xã hội dân sự đã tăng cường để lấp đầy những khoảng trống mà chính phủ để lại. Và ông cũng lưu ý rằng các cuộc biểu tình vẫn đang tiếp tục ở nhiều quốc gia như các cuộc biểu tình chống chế độ quân chủ ở Thái Lan và luật tạo việc làm ở Indonesia. Tuy nhiên, tác động của nhiều đạo luật được thông qua và các vụ bắt giữ được thực hiện trong năm 2021 có thể sẽ kéo dài sau khi đại dịch kết thúc.
Trong chuyến công du Hoa Kỳ vừa qua của thủ tướng Phan Văn Khải và phái đoàn, một số sự cố đã xảy ra.
Biểu tình là quyền, nhưng bạo động không đem lại chính nghĩa
Trước hết là tại cuộc họp báo ở Seattle, một người trong phòng họp đã la lớn, nhắm vào thủ tướng Việt Nam: 'Ông là kẻ nói dố' khi ông Khải đang trả lời về những cáo buộc vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Tại thủ đô Washington, trước Nhà Trắng, ông Nguyễn Anh Tuấn, tổng biên tập báo điện tử Vietnamnet, và mấy người bạn đã bị người biểu tình nhổ nước bọt, rượt đuổi. Theo lời ông Tuấn thì ông đã bị đánh bằng cán cờ. Tại một địa điểm gần khách sạn nơi cư ngụ của phái đoàn, một quan chức Việt Nam đã bị một người biểu tình, ông Tuấn Lê, 34 tuổi, đánh trọng thương. Trong dạ tiệc chiêu đãi phái đoàn Việt Nam tại khách sạn Mayflower, một cựu chiến binh Mỹ, ông Jerry Kiley, đã hất rượu về phiá thượng nghị sĩ John McCain và thủ tướng Phan Văn Khải khi nghị sĩ McCain vừa dứt lời giới thiệu nhà lãnh đạo Việt Nam. Trong những sự cố trên, công tố viên liên bang Hoa Kỳ đã quyết định truy tố hai người, ông Tuấn Lê và ông Jerry Kiley. Những phiên tòa buộc tội đã diễn ra trong những ngày qua tại thủ đô Washington. Ông Tuấn Lê bị truy tố vì tội gây thương tích cho ông Nguyễn Quốc Huy, phó chủ nhiệm văn phòng chính phủ Việt Nam. Ông Jerry Kiley bị truy tố với tội cố ý hăm dọa, quấy nhiễu một quan chức nước ngoài, khách mời của chính phủ Hoa Kỳ và cản trở thủ tướng thi hành công vụ. Nhìn vào những sự cố trên thì hành động la lối, sỉ vả vào phái đoàn ở Seattle hay biểu tình ồn ào, lớn tiếng là cách bày tỏ sự bực tức cao độ mà không vi phạm luật pháp Hoa Kỳ. Các quan chức chính phủ Mỹ từ tổng thống trở xuống khi xuất hiện trước công chúng cũng có khi gặp sự phản đối như thế. Người gây ồn ào, làm mất trật tự được nhân viên an ninh đưa ra khỏi phòng hội và không bị phạt gì. Vấn đề Trường hợp ông Jerry Kiley thì sự phẫn uất được bày tỏ ở mức quyết liệt hơn việc dùng ngôn từ để phản đối hay sỉ nhục đối tượng. Trong phiên tòa buộc tội, ông Kiley đã từ chối nhận một tội nhẹ và đóng tiền phạt vài chục đô la. Ông cương quyết ra tòa để được trắng án vì cho việc làm của mình, tạt rượu, không nhằm chủ ý gây thương tích cho một ai mà đó chỉ là biểu tượng màu máu của đồng đội, ông dùng để nói với thượng nghị sĩ McCain và thủ tướng Khải là họ đã chết do bởi sự phản bội của những quan chức này. Trong nhiều năm qua, những hội tù nhân và người Mỹ mất tích (POW-MIA) thường phản đối và chỉ trích mạnh thượng nghị sĩ McCain và ứng viên tổng thống John Kerry. Hành động của ông Kiley là cao điểm của những chỉ trích đó. Ðây không phải là lần đầu tiên sự cố xảy đến với phái đoàn quan chức Việt Nam trong những chuyến đi công tác Hoa Kỳ. Tháng 12 năm 2001 khi phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và phái đoàn gồm nhiều bộ trưởng đến San Francisco gặp gỡ doanh nhân Việt Mỹ thì một phụ nữ Việt, bà Ðặng Nguyễn Ngọc Hạnh, từ Pháp sang, đã vào phòng họp la lớn những lời lẽ chống cộng sản, chống lại phái đoàn. Nhưng người phụ nữ này lại đem theo bùi nhùi và xăng, với ý định phóng hỏa, theo lời bị can khai trước toà là để tự thiêu, nhưng bà đã bị bắt trước khi châm mồi lửa. Công tố viên của chính phủ Hoa Kỳ truy tố bà với tội mưu toan gây thương tích cho khách của chính phủ Mỹ. Một vài hội đoàn người Việt đã đứng ra tổ chức gây quỹ pháp lý giúp cho bị can. Sau nhiều ngày tòa xử công khai ở San Francisco, chánh án đã tuyên phạt bà Ngọc Hạnh 5 năm tù ở. Trường hợp ông Tuấn Lê tòa sẽ phân xử hành động gây thương tích cho nạn nhân trong những ngày tới. Hành động bạo lực của ông, nếu tòa xét có tội, sẽ hại cho ông vì còn là một thường trú nhân. Tuy việc trả ông về Việt Nam khó xảy ra do bởi bản chất của vấn đề, nhưng ông có thể gặp khó khăn khi xin nhập tịch sau này. Trường hợp ông Bùi Ðình Thi bị truy tố về những hành động bạo lực trong trại cải tạo ở Việt Nam là một thí dụ điển hình. Dù ông Thi đã trở thành công dân Hoa Kỳ, sở di trú vẫn có quyền rút lại quyết định cho ông nhập tịch. Ngoài những sự cố làm lu mờ chính nghĩa của đoàn người biểu tình, nhiều người Mỹ gốc Việt đã làm một việc ý nghĩa bằng cách đóng góp 36 nghìn đô la để đăng 'Lời Kêu GọÏi Dân Chủ Cho Việt Nam' trên nhật báo Washington Post ngày 21 tháng 6. Ðây được coi như tiếng nói phản bác lại những điều thủ tướng Phan Văn Khải viết về tự do, dân chủ tại Việt Nam trong bài chính luận của ông đăng trên nhật báo Washington Times cùng ngày. Những cuộc biểu tình trong tinh thần ôn hòa đều gây tiếng vang. Nhất là sự tập họp đó thể hiện nguyện vọng một cách tự do, dân chủ chứ không bị mua chuộc như nhà nước thường tuyên truyền, bôi bác. Hồi ký mới phổ biến của nguyên phó thủ tướng Ðoàn Duy Thành, chương 9, có viết mỗi người tham gia biểu tình phản đối Vietnam Expo '94 ở San Francisco "được bọn phản động thuê mỗi ngày 75 USD". Nếu có thể mua được người biểu tình thì sứ quán Việt Nam đã bỏ tiền để đem người đến hoan hô các phái đoàn Việt Nam. Tuy nhiên đối với đoàn biểu tình, nếu để bạo động xảy ra, rồi bị tòa xét xử và cho đó là diển đàn phơi bày những vi phạm nhân quyền, chà đạp tự do của một nhà nước độc tài, đảng trị thì biện luận đó mất chính nghĩa, vì khởi xướng bạo lực là đã chà đạp lên luật pháp, một hành vi thường có trong những chế độ độc tài. Biểu tình là quyền của người dân một nước dân chủ. Nhưng bạo động sẽ không bao giờ nói lên được chính nghĩa. ------------------------------------------------------------------------ Hoài Lan, Bắc NinhTheo tôi biểu tình là một trong những quyền cơ bản và quan trọng của con người; là sự phản ứng của một bộ phận công chúng đối với một chính sách, quyết định hay việc làm cụ thể của lãnh đạo ở một quốc gia nào đó, buộc họ phải tự nhìn nhận lại cách lãnh đạo của mình. Ở Hoa Kỳ quyền tự do biểu tình của công dân được luật pháp ghi nhận và tôn trọng, cũng giống như ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới. Những trường hợp quá khích (vượt quá giới hạn của biểu tình)mà tác giả bài viết này ( Bùi Văn Phú) gọi là "bạo động" sẽ bị luật pháp trừng phạt. Ở Việt Nam, Hiến pháp cũng ghi nhận công dân có quyền biểu tình theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, chả có văn bản luật nào quy định về biểu tình. Vì vậy, biểu tình được chia làm hai loại: Biểu tình hợp pháp (do Đảng cộng sản chỉ đạo) và biểu tình bất hợp pháp (do người dân tự đứng ra tổ chức). Những cuộc biểu tình tự phát bị coi là bất hợp pháp hay còn gọi là "Điểm nóng chính trị" và thông thường được xử lý theo quy trình như sau: Bước 1: tìm nguyên nhân của cuộc biểu tình. Bước 2:phân loại đối tượng( người chủ mưu - người thực hiện - người a dua). Bước 3:xử lý từng loại đối tượng. Người chủ mưu sẽ bị xử lý rất nặng theo luật hình sự, người thực hiện thì tuỳ theo tính chất, mức độ mà bị xử lý(biện pháp hình sự hoặc hành chính). Người a dua thông thường áp dụng biện pháp tuyên truyền, giáo dục. Tuy nhiên, quy trình xử lý "điểm nóng" trên đây là theo kinh nghiệm chứ không hề có văn bản pháp luật nào ghi nhận. Trả lời của tác giả Bùi Văn PhúBạn đọc David Phạm ở San Jose, USA hỏi ý kiến của tôi về việc Hoa Kỳ đem quân qua tiêu diệt tập đoàn cực đoan ở Iraq và A Phú Hãn là có chính nghĩa hay không? Xin vắn tắt như sau. 1/ Sau khi Hoa Kỳ bị al-Qaeda tấn công vào ngày 11 tháng 9, đánh đuổi al-Qaeda ở A Phú Hãn là quyền tự vệ và bảo vệ đất nước của Hoa Kỳ. 2/ Trường hợp Iraq, tôi đã viết mấy bài bình luận với những điểm chính sau: Hãy để Liên Hiệp Quốc giải giới vũ khí tàn sát rộng lớn của Iraq. Hoa Kỳ không nên có hành động quân sự. Sau khi Hoa Kỳ đã vào Iraq và lật đổ Hussein, ý kiến của tôi là phải mau trao quyền cai quản cho Liên Hiệp Quốc, kẻo không sẽ sa lầy. 3/ Còn điều bạn hỏi là Việt Nam hiện nay có khước từ mọi quyền tự do, dân chủ và nhân quyền của 80 triệu đồng bào trong nước hay không? Xin được trả lời là, theo sự hiểu biết của tôi thì người dân Việt ngày nay đã được hưởng một số quyền về kinh tế, giáo dục, đi lại, cư trú, sinh hoạt tôn giáo thoải mái hơn những năm trước đây. Nhưng một số quyền khác thì người dân Việt chưa có, như quyền ra báo, ấn hành sách, hay quyền lập hội, đảng phái chính trị, tự do ứng cử vì Việt Nam hiện là một nước độc tài, độc đảng. Hiến Pháp Việt Nam ghi rõ mọi quyền chính trị do đảng cộng sản Việt Nam nắm giữ. Cám ơn bạn đã theo dõi và đóng góp ý kiến. Lê, Hà NộiMột vài kẻ quá khích - đâu cũng có, tại Việt Nam cũng có - có gì đâu mà ông phải dài dòng như thế ? David Phạm, San Jose, USATôi rất khâm phục những bài viết của ông BVP trên trang web của BBC, nhưng trong bài viết của ông kỳ này tôi có một thắc mắc mong ông trả lời. Xin ông giải thích dùm tôi sự kiện Hoa Kỳ đem toàn lực về bom đạn, kỹ thuật và khí cụ chiến tranh hiện đại nhất để tiêu diệt tập đoàn khủng bố của Osama bin Laden, đập tan chế độ hoềi giáo cực đoan Taliban của xứ A Phú Hãn (Afghanistan), và chế độ gia đình trị sắt máu của Sadam Hussein ở Iraq, là một việc làm có chính nghĩa cuả Hoa kỳ đối với dân Mỹ và thế giới hay không? Và cũng xin hỏi ông BVP rằng chế độ đang cai trị hiện nay ở VN có phải là một chế độ độc tài, toàn trị, khước từ mọi quyền tự do, dân chủ và nhân quyền của 80 triệu đồng bào trong nước hay không? Tôi và nhiều bằng hữu của tôi rất thích câu nói bất hủ của ông Đặng Tiểu Bình là "mèo đen hay mèo trắng đều very good nếu chúng bắt được chuột."
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev thăm Việt Nam từ 5 đến 7/4 trong lúc Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang dự kiến sẽ thăm Nga trong tháng Năm.
Nga nghĩ gì về quan hệ Việt-Mỹ-Trung?
Giáo sư Vladimir Kolotov phụ trách nghiên cứu Viễn Đông ở Đại học Quốc gia St Petersburg Năm nay cũng đánh dấu 65 năm quan hệ ngoại giao giữa Nga, vốn trước đây là một phần của Liên Xô, với Việt Nam. Nguyễn Hùng của BBC Tiếng Việt đã phỏng vấn Giáo sư Vladimir Kolotov từ Đại học Quốc gia St Petersburg hôm 6/4 về quan hệ Việt - Nga trong mối tương quan với Hoa Kỳ và Trung Quốc. Trước hết ông Vladimir Kolotov đánh giá về quan hệ thương mại giữa Hà Nội và Moscow: Giáo sư Vladimir Kolotov: Quan hệ phát triển rất tốt nhưng có thể phát triển tốt hơn nữa vì kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Nga và Việt Nam vẫn còn khiêm tốn. Chính vì thế mục tiêu đặt ra là tăng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nga đến năm 2020 lên 10 tỷ đô la [từ mức khoảng bốn tỷ đô la hiện nay]. Đấy cũng là chỉ số rất khiêm tốn giữa Nga và Việt Nam. BBC: Theo giáo sư tại sao kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước vẫn ở con số chưa tới bốn tỷ đô la trong năm 2014? Giáo sư Vladimir Kolotov: Chủ yếu là quan hệ giữa Nga và Việt Nam về mặt kinh tế phát triển trong những ngành như: dầu khí, năng lượng và hợp tác kỹ thuật-quân sự. Đây là ba ngành chủ yếu và đây là những chỉ số thường người ta không tính vào kim ngạch xuất nhập khẩu. Đương nhiên hợp tác quân sự giữa Nga và Việt Nam có thể nói là hơn chỉ số này. Tôi nghĩ là Nga và Việt Nam có thể hợp tác trong lĩnh vực xuất nhập khẩu máy móc, hàng may mặc, thực phẩm. Đây là những mặt hàng mà Nga bây giờ đang có nhu cầu vì lệnh trừng phạt kinh tế từ các nước phương Tây và Nga đang phải đa dạng hóa quan hệ của mình. Đây là dịp tốt để đẩy mạnh quan hệ kinh tế giữa Nga và các nước phương Đông, chủ yếu là Trung Quốc, Việt Nam và các nước khác. Quen vũ khí Nga BBC: Cụ thể quan hệ với Việt Nam có thể làm giảm nhẹ tác động của lệnh trừng phạt của các nước phương Tây như thế nào? Giáo sư Vladimir Kolotov: Có thể tăng nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam, ví dụ thực phẩm chế biến như là cá, hoa quả, thịt, cà phê... Đấy là những mặt hàng Việt Nam có thế rất mạnh trên thị trường. Thủ tướng Nga Medvedev thăm Việt Nam hồi đầu tháng Tư Bắt đầu từ năm nay Việt Nam sẽ vào liên minh thuế quan của Nga, Bạch Nga (Belarusia) và Kazakhstan và Armenia.... Điều đó sẽ đơn giản hóa thủ tục xuất nhập khẩu giữa Nga và Việt Nam và các nước khác trong liên minh thuế quan … BBC: Cụ thể liên minh đó sẽ có đòi hỏi như thế nào? Việt Nam sẽ phải tuân thủ những gì và được lợi gì từ liên minh đó? Giáo sư Vladimir Kolotov: Việt Nam sẽ được mở rộng thị phần trên thị trường của các nước đó. Đấy là những thị trường lớn. Ví dụ: Chỉ Nga đã có dân số là 145 triệu người với khả năng thanh toán cao. BBC: Riêng trong lĩnh vực quân sự Việt Nam cũng đã mua sáu tàu ngầm kilo của Nga với khoản chi phí rất cao, có lẽ tới vài tỷ đô la, vậy trong lĩnh vực vũ khí, thiết bị quân sự, ông thấy tương lai nào cho quan hệ giữa hai bên? Giáo sư Vladimir Kolotov: Về mặt quân sự tôi nghĩ triển vọng hợp tác giữa Nga và Việt Nam rất tốt vì Nga là nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ hai trên thế giới, đứng sau Mỹ và trước Trung Quốc. Tất nhiên Việt Nam không chỉ mua vũ khí của Nga mà cả của các nước khác nữa. Nhưng Việt Nam quen dùng vũ khí của Nga trong Cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, lần thứ hai rồi cuộc chiến tranh với Trung Quốc năm 1979 thì Việt Nam đã sử dụng chủ yếu vũ khí của Nga, hồi đó là của Liên Xô và bây giờ VN mua vũ khí hiện đại hơn. Tôi có thể bổ sung là: bây giờ để có thể sử dụng vũ khí hiện đại, thì sỹ quan, chiến sĩ phải có trình độ chuyên nghiệp cao. Chính vì thế mua vũ khí thì phải đào tạo đội ngũ biết cách sử dụng vũ khí đó. Ví dụ như tàu ngầm thì bây giờ sỹ quan và học viên đang học ở Nga để biết cách quản lý, khai thác những vũ khí phức tạp, tân thời. BBC: Bây giờ Việt Nam cũng đang đề nghị Hoa Kỳ bỏ toàn bộ cấm vận vũ khí sát thương để Việt Nam có thể nhập khẩu vũ khí từ Hoa Kỳ. Theo ông cái triển vọng cạnh tranh giữa Nga, Trung Quốc và Hoa Kỳ trong vấn đề xuất khẩu vũ khí sang Việt Nam sẽ như thế nào? Giáo sư Vladimir Kolotov: Nói chung là nếu như có cạnh tranh và có khả năng đa dạng hóa vũ khí hay đa dạng hóa mặt hàng nào khác cũng có cái tốt và cái xấu của nó. Nhưng mà trong ba nước nói trên về xuất khẩu vũ khí trên thế giới thì Mỹ là thứ nhất, tiếp theo là Nga và tiếp theo [nữa] là Trung Quốc. Trong Ba cường quốc đó, Nga là nước duy nhất không bao giờ dùng vũ khí chống lại Việt Nam. Nga là nước duy nhất không có mưu đồ địa chính trị chống lại Việt Nam. Hơn nữa nếu một nước xuất khẩu vũ khí thì nước nhập khẩu phụ thuộc về quốc phòng. Ví dụ như: chuyện hai tàu chiến Mistral mà Nga ứng tiền trước để Pháp đóng, Pháp đã đóng xong mà không trả lại cho Nga. Tất nhiên đối với Nga vấn đề này không ảnh hưởng gì tới quốc phòng, nhưng [Pháp] vẫn tìm cách làm khó dễ dưới áp lục của Mỹ. Nếu khách hàng nhỏ hơn, thì áp lực sẽ mạnh hơn. Đấy là chủ trương của các nước phương Tây là như thế, quan hệ không bình đẳng và tìm cách can thiệp vào chính sách nội bộ của khách hàng dưới chiêu bài nào đó. Mỹ cũng thế. Vũ khí Mỹ chiếm thị phần nào ở Việt Nam thì đấy là chỉ số phụ thuộc quốc phòng vào Mỹ chừng ấy, sẽ tìm cách can thiệp vào công việc nội bộ và dùng rất nhiều thủ đoạn. Ví dụ mua mặt hàng này nhưng phải nhường ở chỗ khác về nhân quyền, tự do tôn giáo, không được chơi với nước này, không được đi chỗ kia... Như là vừa rồi có Tướng Vincent Brooks yêu cầu Việt Nam không cho máy bay của Nga được tiếp nhiên liệu ở Cam Ranh. Đấy mới bắt đầu quan hệ về mặt quốc phòng, ngay lập tức [đã] bắt đầu can thiệp, thúc ép, đưa ra chỉ thị cần phải làm cái gì. Đấy là rủi ro cần phải chú ý, de dọa đối với chủ quyền của Việt Nam, Hà Nội có quyền lựa chọn, nhưng lựa chọn nào cũng có kết qủa và hậu quả của nó. BBC: Trong quá khứ, trong cuộc chiến hồi năm 1979, hồi đó Việt Nam và Nga [Liên Xô] cũng ký quan hệ hữu nghị và hợp tác ở cấp rất cao và có lẽ Việt Nam cũng mong muốn Liên Xô có những động thái mạnh bạo hơn nữa khi Trung Quốc tấn công vào Việt Nam. Liệu bây giờ trong quan hệ giữa Nga và Việt Nam, cứ giả sử xảy ra một cuộc chiến tương tự giữa Việt Nam và Trung Quốc thì liệu Nga có được bằng như Liên Xô cũ hoặc mạnh hơn không? Giáo sư Vladimir Kolotov: Tôi nghĩ bây giờ Nga rất coi trọng vấn đề Biển Đông. Trung Quốc và Việt Nam là hai quốc gia có thể nói là có vị trí ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Nga ở châu Á Thái Bình Dương, đây là hai đối tác chiến lược toàn diện. Chính vì thế cuộc chiến giữa Trung Quốc và Việt Nam có thể nói là phương án xấu nhất có thể xảy ra và theo ý kiến của Nga là không thể nào chấp nhận được điều đó. Nga sẽ dùng toàn bộ quyền và có thể nói là trí tuệ của mình để không cho phép phương án này xảy ra. Theo ý kiến của Nga thì trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ, hai quốc gia này hoàn toàn đủ thông thái để giải quyết vấn đề một cách hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trên cơ sở hai bên giữ uy tín và cùng có lợi. Đây không phải ý kiến của riêng tôi, vấn đề Biển Đông không đáng để xảy ra cuộc chiến tranh và hai quốc gia có nhiều điểm chung về mặt văn hóa, chính trị v.v. và điều đó [chiến tranh] có ảnh hưởng rất độc hại với Trung Quốc và Việt Nam. Khổng Tử đã nói "Quân tử dụ ư nghĩa, tiểu nhân dụ ư lợi" (君子喻于义,小人喻于利) và tôi cho rằng trong chính sách đối ngoại nói chung và trong quan hệ với cả Hà Nội và Bắc Kinh nói riêng, Nga luôn luôn coi "nghĩa" hơn "lợi". Không để chiến tranh BBC: Thực tế xảy ra là căng thẳng trên Biển Đông ở mức rất cao, chẳng hạn hè năm ngoái Trung Quốc đưa giàn khoan vào nơi Việt Nam nói rằng trong vùng lãnh thổ của mình... Giáo sư Vladimir Kolotov: Nga cũng có vai trò [trong vụ này] nhưng chủ yếu là có các cuộc đàm phán không công khai để làm dịu tình hình, để không cho phép xảy ra những sự kiện tiêu cực như là sử dụng vũ lực. Chính vì thế cuối cùng Trung Quốc rút giàn khoan từ thềm lục địa Việt Nam. Nhưng mà [ở] Hoàng Sa và Trường Sa Trung Quốc tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự, làm đảo nhân tạo. Không chỉ Trung Quốc mà Philippines, Malaysia, cả Việt Nam nước nào cũng muốn tăng cường và mở rộng sự hiện diện của mình trong vùng này, nhưng tôi nghĩ vẫn còn khả năng giải quyết vấn đề một cách hòa bình. Quan hệ Việt Trung tiềm ẩn nhiều căng thẳng Trước hết là ngành ngoại giao của các nước trực tiếp liên quan tới vấn đề này phải ra sức để giải quyết vấn đề bằng con đường ngoại giao trên cơ sở luật pháp quốc tế. Điều này hoàn toàn có thể làm được. Nga không liên quan trực tiếp đến vấn đề này, nhưng mà nếu có tình huống tiêu cực xảy ra giữa Trung Quốc và Việt Nam thì đó là điều hết sức là tác hại đến Nga vì Việt Nam và Trung Quốc là hai đối tác chiến lược toàn diện của Nga. Nga sẽ ra sức làm dịu vấn đề để không cho phép xảy ra chiến tranh. BBC: Nhưng mà cụ thể thì đối với Trung Quốc Nga có những lợi thế gì, có những điểm gì mà Nga có thể dùng để thuyết phục Trung Quốc nghe theo Nga để giữ ổn định, giữ nguyên hiện trạng hiện nay trên Biển Đông...? Giáo sư Vladimir Kolotov: Nga và Trung Quốc có mức độ tin nhau rất cao, có thể nói chưa từng thấy, chưa bao giờ trong quan hệ Nga - Trung có thời điểm như thế. Nhưng chúng tôi hợp tác an ninh chủ yếu trong không khổ của Tổ chức hợp tác Thượng Hải [SCO]. Nếu phân tích tình hình xung quanh biên giới của Trung Quốc thì chỗ nào cũng căng thẳng, chỗ nào cũng có tiềm năng xung đột về một mặt nào đó trừ biên giới với Nga. Nga và Trung Quốc là hai quốc gia có đường biên giới chung rất dài với nhau, chính vì thế có nhiều quyền lợi chung về an ninh quốc tế và chính vì thế hợp tác giữa Nga và Trung Quốc cho phép bình thường hóa cục diện an ninh ở Trung Á. Trung Quốc, tôi nghĩ, họ cũng hiểu nếu họ quá ép các nước vừa và nhỏ ở Đông Nam Á thì họ [các nước này] sẽ kêu gọi Mỹ can thiệp. Và nếu vai trò của Mỹ tăng lên trong vùng này thì điều đó coi như là sự bất lợi đối với Trung Quốc. Ở Việt Nam người ta biết có kế sách theo truyền thống cổ đại của Trung Quốc là "viễn giao cận công", nghĩa là dựa vào đối tác xa để chống lại đối tác gần. Nhưng mặt khác càng dựa vào Mỹ thì vai trò của họ càng tăng lên ở Việt Nam. Đấy không phải là phương án tối ưu cho Việt Nam vì nó sẽ ảnh hưởng tới ổn định của chế độ. BBC: Người dân trong nước, tôi theo dõi, có một bộ phận có vẻ chuộng để chính quyền thân với Mỹ hơn bởi vì với phía Mỹ mối quan hệ nó rõ ràng hơn, nó công khai và người dân người ta biết được hai nước quan hệ tới đâu trong khi với Trung Quốc và thậm chí ngay cả với Nga người ta có vẻ nói quan hệ không được rõ ràng, nó có những cái có thể nói là "đi đêm" với nhau, ký những cái mà người dân người ta không được biết. Giáo sư nghĩ sao? Giáo sư Vladimir Kolotov: Tôi hoàn toàn đồng ý với anh là người ta có ý kiến như thế và tôi cũng từng nghe nhiều lần nghe người ta phát biểu ý kiến tương tự như thế. Nhưng [khi] phân tích tình hình một cách chuyên nghiệp thì tôi nghĩ là chủ trương của Nga nó rõ ràng hơn. Nga muốn duy trì hòa bình và giải quyết vấn đề trên cơ sở pháp luật. Về mặt tâm lý thì dễ hiểu [chuyện thích] dựa vào Mỹ, nhưng về mặt khác thì được gì. Quyền lợi của Mỹ là không được cho phép Trung Quốc quá mạnh trong vùng này [châu Á Thái Bình Dương]. Nghĩa là đấy là trò chơi địa chính trị giữa hai cường quốc, chơi nhau theo [kiểu] zero sum game, ai được cái gì và ai mất cái gì. Việt Nam trong hoàn cảnh này chỉ đóng vai trò như là con tốt. Mỹ chỉ bảo vệ quyền lợi của Mỹ chứ không bảo vệ quyền lợi của Việt Nam đâu.
Tiếp tục chuỗi câu chuyện kể về những kỷ niệm liên quan biến động trong lịch sử Việt Nam 30 năm qua, chúng tôi xin giới thiệu bài của độc giả lấy nickname là M.
Ba tôi, một anh hùng giản dị
Tác giả cho biết viết lại kỷ niệm về ba mình sau khi đọc bài của bạn Đan, với hồi ức về 'những trận đánh giả, đánh thật'. Mời quý vị chia sẻ kỷ niệm của mình qua bài viết có độ dài từ 500 - 1000 chữ. Nội dung là suy nghĩ của quý vị về một khía cạnh liên quan Việt Nam 30 năm qua - cảm nhận về một Việt Nam hôm qua, hôm nay. Tôi sinh ra sau chiến tranh. Ngày bé cũng thường đánh trận giả. Những đêm hè, mấy anh em tôi thường mắc võng nằm trước hiên nhà nghe ba tôi kể chuyện đánh trận ngày xưa. Vì là con nhà địa chủ nên ba tôi dù muốn đi bộ đội thì cũng không được. Sau cùng ba tôi lấy củ khoai gọt làm triện, bôi thêm mực vào đóng giả làm con dấu. Thế là ba tôi ra chiến trường, rất hào hứng. Năm ấy ba tôi mới có 17 tuổi. Sau ba tôi có nói lại là "đất nước lâm nguy, trai tráng đã ra trận hết, mình ở nhà há không thấy hổ thẹn ư?". Ba tôi đánh nhau 10 năm thì về, quân hàm thiếu úy, chiến tích là dăm ba viên đạn vẫn găm trong người. Giải ngũ, ba tôi vào học đại học và quen mẹ tôi rồi hai người yêu nhau. Mỗi lần quét dọn nhà cửa mẹ tôi thấy nhiều huân huy chương của ba tôi vương vãi khắp nơi, biết ba tôi lại bị thương nên khuyên ba tôi đi làm các thủ tục để được hưởng chế độ trợ cấp ưu đãi. Ba tôi nhất quyết không chịu, và cự lại mẹ tôi: bao người hy sinh ngoài chiến trường, mình còn sống tới ngày hôm nay là may lắm rồi, còn đòi hỏi gì nữa? Sau này hai người lấy nhau, mẹ tôi nói là nếu ba tôi không nghĩ về bản thân thì cũng nên nghĩ về con cái, những gì mình được hưởng một cách xứng đáng thì tội gì mà cự tuyệt như vậy. Ba tôi miễn cưỡng đến phòng lao động và thương binh xã hội huyện, nhưng người ta đòi hối lộ, thế là ba tôi liền quát cho bọn họ một trận và ném luôn huân huy chương vào mặt những người đó rồi bỏ ra về. Có đến gần mười lăm năm sau, vì huân huy chương còn nhiều nên ba tôi thành công trong chuyện làm chế độ, người ta công nhận ba tôi là thương binh hạng 4/4, tháng tháng được hưởng mấy chục ngàn đồng. Mỗi năm đến dịp kỷ niệm ngày thương binh liệt sĩ 27 tháng 7 là ba tôi như trẻ lại mấy chục tuổi, đi đứng ra chiều lính tráng lắm. Bây giờ cuộc sống tốt đẹp hơn, ba tôi rất vui. Hứng lên là ba tôi lại hát vang những bài hát truyền thống của quân đội. Ba tôi thật kỳ lạ. Nóng tính nhưng hiền hậu. Tôi không ngờ được một người nhân từ như thế mà đã hàng chục phen phải dùng lê đánh giáp lá cà với lính Mỹ. Ba tôi thỉnh thoảng còn nói cả tiếng Khơme, khoe hồi đánh Mỹ qua tận bên Campuchia được gái Khơme mê tít thò lò. Rồi chuyện về Đồng Tháp Mười, rồi giải phóng miền Nam... Tôi rất tự hào về ba tôi, một con người vô danh nhưng dũng cảm. Và tự đáy lòng mình, tôi biết ơn hàng triệu con người như ba tôi, những người đã ra mặt trận, hy sinh cả xương máu để hôm nay đất nước tôi được độc lập, thống nhất. ...................................................................................... Lê Thịnh, TP. HCMTôi là một công dân VN nên có quyền tự hào về những gì cha ông tôi giành được qua mấy cuộc chiến chống xâm lược. Chiến tranh đi qua, nhưng dấu tích của nó còn ám ảnh trên đất nước, đó là hình ảnh những nạn nhân chất da cam. Tôi có dịp đi làm công tác xã hội ở một số nơi, tôi chứng kiến những số phận bất hạnh mà bản thân họ không có lỗi, mà là do hậu quả đế quốc Mỹ để lại. Nhưng với bản lĩnh kiên cường của con người VN không lùi bước, họ vẫn ngẩng cao đầu từng bước đi lên. Tôi không phủ nhận những gì đang tồn tại như tệ quan liệu, quản lý nhà nước nhiều bất cập. Nhưng nhà nước VN đang cố gắng hết mình để hoàn thiện. Tôi luôn yêu mến mảnh đất đã sinh ra tôi, và tin vào sự cố gắng của đất nước tôi. Tôi tin chắc rằng nhiều người có đồng quan điểm như tôi. Trần Nam, TP. HCMTại sao có bạn lại cứ lấy những tiến bộ so với 30 năm, 50 năm về trước để chứng minh rằng xã hội tiến bộ, chế độ tốt đẹp, lãnh đạo sáng suốt được nhỉ? Có lần tôi gặp một người Singapore, đi dạo một vòng trung tâm Sài gòn, hỏi anh ta rằng liệu VN kém Singapore khoảng 30 năm chăng ? Anh này suy nghĩ rồi lắc đầu : có lẽ trên 50 năm. Nghĩ lại thêm buồn! Hải, Hà NộiChiến tranh đã lùi xa 30 năm, đất nước non sông thu về một mối đấy là tất cả những gì mà người dân VN mong muốn! Chúng tôi những người con Miền Bắc có may mắn hơn một só người khác là chúng tôi là con cháu của những người lính chiến thắng bên kia chiến tuyến và vì thế mà luôn tự hào về lớp cha anh mình và những gì mà thế hệ tiền bối đã làm được... Giả sử Mỹ giúp các bạn chiếm được Miền Bắc thì sao nhỉ, các bạn cũng có quyền tự hào về những gì mà cha anh các bạn đã làm chứ?! Cuộc chiến tranh nào cũng có người được, người thua, chúng ta đi theo lý tưởng của riêng mình và phải luôn luôn tự hào về điều đó! Theo tôi CNXH hay CNTB cũng có mặt hay và dở của nó, ko có một XH nào toàn vẹn cả, mâu thuận trong XH luôn tồn tại, khoảng cách giàu nghè là không thể san lấp trong một XH đang phát triển! Qua 30 năm qua, phải thẳng thắn mà nhìn nhận cái mà chúng ta nhận được (à quên người VN trong nước nhận được) là rất nhiều, đời sống dần được cải thiện chưa đến mức "làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu" nhưng tỷ lệ đối nghèo đã giảm đi rất nhiều! Đất nước còn nghèo, thu nhập của Công chức còn thấp thì chuyện tha hoá, biến chất chạy theo đồng tiền trong thời buổi KTTT là không tránh khỏi, tham ô hối lộ là có (từ nhỏ đến lớn)... và nhiều tệ nạn khác nữa nhưng phải khẳng định và nhìn nhận khách quan rằng đời sống của NDLĐ đã được cải thiện rất nhiều, dân đang ngày càng giàu!!! Hãy gạt bỏ quá khứ, hướng đến tương lai! Đất nước còn khó khăn, là con cháu Lạc Hồng chúng ta cần đoàn kết xây dựng đất nước, chế độ nào cũng thế miễn chúng ta tự do đi lại, được đóng góp công sức xây dựng Tổ quốc này! Tôi yêu VN vì đó là Tổ quốc tôi là máu là thịt của tôi và gia đình tôi! Chúc các bạn sức khoẻ, thành công và hãy hướng về Đất nước này! Giấu tên, Hà NộiVậy thưa Sniper, theo bạn thì trước khi có đò thì Phật của bạn qua sông bằng gì? Ông ta cũng chẳng phải lội sông ư? và những người khác cũng phải lội sông để cuối cùng tìm ra được một chỗ nước chảy nhẹ nhất để làm bến đò! Phật nếu không phải là người đầu tư thì ngài trả 1 xu đó để làm gì bạn biết không? Để trả cho sự tìm tòi và vượt khó của những người khác đấy bạn ạ! Hùng, DenverBạn M hoàn toàn có quyền tự hào về người cha của mình. Ông ấy có một niềm tin và sẵn sàng hành động, sẵn sàng hi sinh cho niềm tin ấy. Cha của bạn M. là người hi sinh không vụ lợi. Những người như vậy mới đáng quí trọng. Còn những người chỉ nói nhiều, không làm gì nhưng lại muốn đứng ngoài dạy khôn người trong cuộc thì bạn cũng không cần để ý nhiều. Nói chung bạn Sniper không dám nói thẳng ý nghĩ của mình nhưng mọi người cũng hiểu cả. Có điều nói thì hay lắm. Làm mới khó đó bạn ạ. H, Hà NộiĐọc bài của Sniper tôi có thể nói chắc chắn rằng Bạn hoặc cha, chú Bạn đã từng là đối thủ của Ông Cụ kia và đã bị Ông cụ kia đánh cho tơi bời. Kẻ có "đầy đủ" như bạn và thừa tiền như "Phật tích ca" mà lại là kẻ bại trận, thua cả người "thiếu Iod" đến đây tôi nghĩ chẳng còn gì để bàn luận nữa. Sniper, Hoa KỳTrong kinh Phật có một câu chuyện như sau: Một hôm, Phật Tổ tới một bến đò để đi qua sông. Ngài thấy mọi người ở đó đang xúm nhau lại coi một người đang biểu diễn phép thuật (có lẽ thế). Anh ta chạy qua, chạy lại trên mặt nước, từ bên này qua bên kia sông như người ta đi trên đất bằng vậy. Ai cũng vỗ tay hoan hô ầm ĩ. Người đó biểu diễn xong, liền chạy lại chỗ Phật Tổ và hỏi: “Ngài thấy thế nào?”-“Quá hay!” - Đức Phật đáp. Anh ta tự hào nói: “Tôi đã khổ luyện mấy chục năm mới làm được đó!”. Phật Tổ trả lời: “ Nếu là ta, ta sẽ không làm như anh đâu. Ta chỉ cần trả một xu để đi qua sông. Thời gian mấy mươi năm làm việc khác có ích hơn!”. Nói xong, Ngài trả một xu cho người lái đò và xuống thuyền qua sông. Ở đời, làm việc gì (kể cả trong lĩnh vực chính trị) cũng phải tìm giải pháp tối ưu, vừa hiệu quả lại vừa tiết kiệm công sức và thời gian. Chứ cứ nhắm mắt làm bừa không cân nhắc thì chắc chắn sẽ vấp phải vô vàn khó khăn không đáng có, nhiều khi phải lâm ngõ cụt. Nếu may mà xong việc (chắc chắn là phải trầy trật hơn người khác) thì cứ tự “bơm” rằng ta can đảm, ta có “tinh thần xung phong, tinh thần vượt khó, và nhiều mỹ từ khác nữa, chứ không hề biết rằng mình dại, mình “thiếu iod”. Tôi chỉ nói thế thôi, bạn “Mờ” và bạn Bình Minh chừng nào hiểu cũng được! Bình Minh, Hà NộiThật khâm phục những con người như ba của bạn M. Khi ông đã nhận thấy lẽ phải thì luôn đi theo, cho dù khó khăn, cho dù thiệt thòi cho bản thân. Ba của bạn không cho bạn M nhiều tiền bạc, nhưng điều đáng quý mà ông để lại cho bạn chính là tinh thần. Là con một người ba anh hùng như vậy, chắc chắn bạn sẽ vượt được qua mọi khó khăn phía trước. Ngày nay nhiều người suy nghĩ rằng, khi đã xung phong làm một việc gì khó khăn hơn mọi người khác, thì xã hội phải tạo mọi điều kiện dễ dàng cho họ. Đấy không phải là tinh thần xung phong. Khi đã xung phong làm việc gì đó, cho dù có khó khăn, có người cản đường vẫn quyết tâm làm cho bằng được. Đấy mới là người VN quả cảm và chân chính. Thật đáng tiếc là ngày nay có quá nhiều người, hầu như chưa thấy đóng góp gì cho xã hội mà chỉ lớn tiếng đòi hỏi xã hội phải thế này, phải thế kia. Các anh chị hãy nhìn gương ba bạn M. Các anh chị muốn xã hội thế nào? hãy xắn tay áo lên, lao vào mà xây dựng nó như anh chị muốn. Không nên chỉ đứng ngoài phê phán, so sánh.
Từ 1954, Vườn rau Lộc Hưng đã là nơi trú ngụ của bao nhiêu gia đình, bao nhiêu thế hệ từ Bắc vào Nam khai hoang sinh sống.
Vườn rau Lộc Hưng: Nạn nhân vụ cưỡng chế Tết sẽ về đâu?
Đến sáng 9/1, toàn bộ khu vực vườn rau Lộc Hưng khoảng 48.000m2 đã bị phá hủy hoàn toàn. Sau 1975, khu vườn nằm tiếp giáp Quận 3, Quận 10, Quận Phú Nhuận và này là nơi cư ngụ của hàng trăm người, hầu hết là những người thu nhập thấp, sinh viên nghèo, những cựu tù nhân lương tâm và các thương phế binh Việt Nam Cộng hòa. Nhưng đến 2019, vườn rau xanh tươi chỉ còn là một đống hoang tàn. "Sáng nay [9/1] ra đó thì cảm giác rất là đau xót. Không phải xót của, xót tài sản, bất động sản mà là... vì nhờ nó mình mới trưởng thành tới ngày hôm nay. Bao nhiêu kỷ niệm ký ức đều gắn với vườn rau. Nên không có lời nào để diễn tả cả cái xúc khi thấy cảnh hoang toàn sau đợt cưỡng chế của nhà cầm quyền," một người dân nói với BBC. Ai là nạn nhân của vụ cưỡng chế đẫm nước mắt này? Những ai, sau đêm 8/1 thành người vô gia cư, chịu cảnh màn trời chiếu đất? Ý kiến một luật sư về vụ Vườn rau Lộc Hưng Vườn rau Lộc Hưng 'tan hoang sau cưỡng chế' Vườn rau Lộc Hưng bị 'bế quan tỏa cảng' Gia đình cựu tù chính trị anh Tú, chị Nghiên "Ba mẹ có lỗi với con, Tôm ơi!" "Cuối cùng nước mắt cũng trào ra khi thu gom những món đồ chơi của con gái bé bỏng. Đồ đạc trong nhà có thể có thứ ba quên, nhưng đồ chơi của bé ba nhớ từng thứ một." Anh Tú xin lỗi con gái 13 tháng chưa biết đọc trên trang Facebook cá nhân hôm 8/1 sau khi tổ ấm của họ bị biến thành bình điạ. Hai vợ chồng cựu tù chính trị Huỳnh Anh Tú và Phạm Thanh Nghiên là một trong những gia đình sinh sống ở khu Vườn rau Lộc Hưng. Anh Huỳnh Anh Tú từng 14 năm vào tù vì "âm mưu lật đổ chính quyền" năm 1999, chị Phạm Thanh Nghiên thì 4 năm tù vì "Tuyên truyền chống phá nhà nước", những tội danh mà các nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam cho là áp đặt khiên cưỡng. Ra tù, anh chị sống nương tựa vào nhau. Anh Tú bị chính quyền từ chối cấp giấy tờ nhân thân, không có giấy tờ để đi lại, tìm kiếm việc làm. Anh Huỳnh Anh Tú và chị Phạm Thanh Nghiên và bé Tôm "Anh ấy sống lưu đày trên chính đất nước mình," một người bạn của gia đình cho BBC biết. Sau nhiều năm trời hai vợ chồng tù nhân lương tâm tích cóp dành dụm, vay mượn để xây lên một căn nhà cấp 4, dự định tân gia vào ngày 6/1, thì đến 8/1, chiếc cần cẩu đã chạm đến nóc ngôi nhà mới xây của hai người. "Bé Tôm (con của anh Tú, chị Nghiên) bị hen suyễn trong khi bị cắt hết điện nước nên mọi người phải lao vào để đưa chị Nghiên, bé Tôm ra ngoài. Anh Tú thì cố thủ trong nhà để bảo vệ tài sản," người bạn của gia đình kể. Không lâu sau đó, anh Tú cũng bị lôi ra ngoài, chứng kiến tổ ấm của mình thành đống gạch vụn. 18 thương phế binh VNCH Cũng nương náu ở vườn rau này là ông Võ Hồng Sơn, 71 tuổi, thuộc tiểu đoàn nhảy dù Việt Nam Cộng Hòa, một trong khoảng 80 thương phế binh VNCH "mồ côi" ở Sài Gòn. "Sau năm 1975, Sài Gòn thất thủ, nó bắt tụi tôi đi cải tạo ở Tống Lê Chân. Sáu tháng sau, tôi gần chết rồi thì nó mới cho về. Rồi cũng sống bụi đời, nay đây mai đó, sau này được Dòng Chúa cứu thế, Cha Vinh Sơn mới tìm mấy người như tụi tôi, nuôi nấng, thuốc men. Tụi tôi mạnh khỏe cũng là nhờ mấy cha." Có khoảng 80 thương phế binh VNCH "mồ côi" tức không gia đình, không người thân, không nơi nương tựa tại TP HCM Năm 2014, ông may mắn được các linh mục Dòng Chúa Cứu thế, thuê nhà trọ trong khu Vườn rau, tạm cưu mang ông và một số cụ thương phế binh, hầu hết tay chân không lành lặn, sức khỏe cũng suy kiệt vì hàng chục năm lang thang, bơ vơ trên đất Sài thành. Đến giữa 2018, với chút kinh phí nhỏ, nhà thờ đã xây lên một ngôi nhà tình thương cho 18 thương phế binh mang tên Nhà thương phế binh đơn thân, rộng khoảng 220m2, với 6 phòng, mỗi phòng 4 người. "Chúng tôi ước mơ để làm sao xây đủ cho 80 ông, nhưng không có điều kiện và không gian nên mới chỉ làm khoảng đất nhỏ này," Linh mục Lê Ngọc Thanh cho BBC biết. Họ sống bình yên trong một cộng đồng nhỏ, dựa vào nhau tìm những niềm vui cho những năm cuối cùng còn lại của cuộc đời. Nhưng đến rạng sáng 8/1, mọi thứ đã khác. "Tôi đang đi bán vé số thì mấy ổng gọi điện thoại kêu về dọn đồ. Tôi về thì thấy cỡ một trăm người hình sự, áo xanh áo đỏ, vô trấn áp, bảo tụi tôi ra ngoài, bắt tụi tôi khiêng đồ ra," ông Sơn kể. "Chúng tôi kêu chúng tôi cụt chân, cụt tay không bê được, nên tụi nó vào tụi nó lấy đồ rồi quăng ra một góc. Tụi nó bắt tụi tôi ngồi đó phơi nắng đến trưa rồi bắt chúng tôi lên xe du lịch, về phường, nó bảo cho mỗi người hai triệu." Vườn rau Lộc Hưng là nhà của 18 thương phế binh VNCH "mồ côi", hầu hết đều không còn khả năng lao động "Nghe nói sẽ đưa tụi tôi về trung tâm xã hội nên tụi tôi sợ quá nên trốn về. Còn mấy ông cụt tay, cụt chân, chống nạng không trốn được, vẫn còn ở lại đó." "Làm ơn, có ai giúp đưa mấy ổng ra," ông Sơn nói. Ông Trác, 70 tuổi, từng ở trong lực lượng bộ binh VNCH, cho biết sáng 8/1 ông đang đi sửa xe, nên không biết nhà thương phế binh bị đập phá. "Mình ở trong tình trạng thế này, đã quá khổ rồi, nhưng mình thấp cổ bé họng. Chưa thấy ai như nhà nước này, ai chết thì ráng chịu." "Ngày mai tôi đâu có biết ngủ chỗ nào đâu," ông Trác nói trong một live-stream trên Facebook. Giới sinh viên nghèo và dân bán vé số Một chủ đất tại khu vườn rau Lộc Hưng cho BBC biết, ngoài những cựu tù nhân lương tâm, các thương phế binh VNCH - còn lại ở đây hầu hết là những sinh viên nghèo ở trọ và những người thu nhập thấp, những người không có giấy tờ, không có nơi nương tựa. Khi có thông tin về cuộc cưỡng chế, nhiều người thuê trọ cũng tìm cách dọn ra ngoài. "Người thuê trọ họ đành phải bỏ đi, nhưng chủ nhà trọ cũng hiểu được và thông cảm cho họ. Xung quanh vườn rau nó như một cuộc chạy loạn, người bê cái này, người vác cái kia. "Nhiều gia đình không có điều kiện xây nhà, mà họ sinh sống lâu năm, họ dựng những căn chòi, sau này tích cóp xây những căn nhà nho nhỏ, cho nên giờ họ không có nơi nào để ở nữa nên họ rất là căm phẫn." Người dân sinh sống ở khu vườn rau Lộc Hưng tụ tập cầu nguyện sau đợt cưỡng chế đầu tiên hôm 4/1 Còn đối với những người mất đất, chủ đất, thì "họ cảm thấy rất là uất ức, họ nói chính quyền làm thế này là quá độc ác". "Chưa nói đến chuyện quy hoạch đúng sai ở đây nhưng ngay lập tức cưỡng chế toàn bộ như vậy trong thời điểm trước Tết thì họ trở tay không kịp." "Mảnh đất gắn liền từ thời ông nội di cư vô, rồi cha mẹ rồi mình lớn lên gắn liền với nó. Nó vừa là ký ức vừa là tương lai của mình, gia đình và cả tình cảm sự yêu thương gói gọn trong đó," một chủ đất quay trở lại Vườn rau Lộc Hưng sáng 9/1 nói cho BBC biết. Phía chính quyền cho đến nay vẫn không đối thoại hay công bố văn bản chính thức gì với người dân. Một số đại diện người dân vẫn quyết tâm cùng một số luật sư để làm đơn đi đến các cơ quan chức năng. Sáng 9/1, những gì còn sót lại của vườn rau Lộc Hưng chỉ là đống sắt vụn, và nước mắt của những con người nghèo khó gắn bó với mảnh đất này từ bao nhiêu năm qua. BBC đã tìm cách liên hệ với Chủ tịch UBND Quận Tân Bình, và Chủ tịch UBND Phường 6, nhưng đều không được.
Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đang thực hiện một chương trình về phòng chống tham nhũng, trong lúc có ý kiến cho rằng đây chỉ là đấu đá nội bộ.
Ý kiến: Chống tham nhũng nên gắn với cải cách tư pháp
Tổng Bí thư ĐCS Nguyễn Phú Trọng, đồng thời là Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, được dẫn lời nói tại một hội nghị tại Hà Nội hôm 25/06 rằng cuộc chiến chống tham nhũng còn khó khăn, phức tạp, và chịu sức ép rất lớn từ rất nhiều phía Nhiều người lo ngại rằng khi tập trung quyền lực vào trong tay cơ quan chống tham nhũng cao quá thì đó lại trở thành công cụ chuyên chế đe dọa đến các sinh hoạt dân chủ. Từ đó nhiều người gợi ra viễn cảnh u ám chẳng mấy lạc quan về kết cục cuối cùng của chính sách này. ‘Chống tham nhũng chịu sức ép từ nhiều phía’ Cộng đồng DN thờ ơ với cải cách tư pháp? VN: Chống tham nhũng cần nhất điều gì? Tôi cho rằng có một giải pháp để giải quyết mối lo này và gia tăng giá trị ích lợi cho nhân dân. Đó là hãy gắn liền việc chống tham nhũng với những hoạt động về cải cách tư pháp. Làm như thế nào? Chúng ta biết rằng việc chống tham nhũng kết cục sẽ đưa đến việc xử lý các vụ án hình sự, và việc giải quyết các vụ án này như thế nào đó là vấn đề thuộc về tư pháp. Mới đây, bắt đầu từ năm 2018 một loạt các văn bản pháp luật hình sự mới có hiệu lực thi hành, như Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự, Luật Thi hành Tạm giữ Tạm giam, Luật Tổ chức Điều tra Hình sự, trong đó có những quy định tiến bộ mới. Đây là kết quả của những nỗ lực thúc đẩy cải cách tư pháp, như quyền im lặng, ghi âm ghi hình khi hỏi cung, vai trò lớn hơn của luật sư bào chữa, môi trường giam giữ được cải thiện. ‘Vẫn cần phải làm cho cái lò nóng lên’ Giới tư pháp đang trông mong những quy định tiến bộ này được thực hiện sẽ giúp cải thiện môi trường làm nghề. Nhưng cũng có lo ngại rằng những tiến bộ này sẽ bị chương trình về chống tham nhũng với những đòi hỏi tăng cường tính chuyên chế trấn áp sẽ vô hiệu hóa không được thực hiện. VN: Cuộc chiến chống tham nhũng ‘có đà’ làm tốt hơn Chống tham nhũng 'vì đạo đức cách mạng' Nhiều người cho rằng sự tăng cường tính chất dân chủ trong các quy trình thủ tục tư pháp sẽ chỉ làm khó khăn cho việc xử lý tham nhũng mà thôi. Tôi cho rằng ngược lại, chính quy trình làm án, chính đường lối giải quyết một vụ án hình sự lâu nay đang còn bất cập lạc hậu là rào cản cho việc xử lý tội phạm tham nhũng. Các cơ quan tư pháp đang tự trói buộc mình bằng những quy chuẩn đường lối làm án xưa cũ, biến quy trình xử lý một vụ án hình sự trở thành nơi tru khú cho tội phạm tham nhũng. Việc giải quyết án hình sự lâu nay thường đòi hỏi những bằng chứng thô để phù hợp với trình độ nhận thức thấp mà qua đó thường viện đến bạo lực, thay vì dẫn dựa vào những nguyên tắc khoa học và nhận thức duy lý nơi con người. Lấy ví dụ về một nghiệp vụ điều tra lạc hậu là nghiệp vụ ghi chép biên bản lời khai lâu nay. Thông thường người ta cứ phải moi ra được những lời khai nhận tội hoặc những lời khai báo thừa nhận hành vi đã thực hiện của bị can, để từ đó kết hợp với các chứng cứ khác người ta đưa ra suy luận về tội trạng. Ghi chép lời khai là nghiệp vụ điều tra rất lạc hậu mà trên thực tế đã có nhiều dấu hiệu của sự thoái hóa xuống cấp thông qua những hiện tượng về "lời khai sinh đôi", lời khai được đánh máy copy rồi paste. Kiểu làm án như vậy đã dẫn đến những hành vi bức cung nhục hình, hành hạ con người ta bằng môi trường giam giữ nghiệt ngã, nhân phẩm danh dự con người bị hủy hoại, mà từ đó khiến việc xử lý tuy đúng người đúng tội nhưng không có công lý. Nay đứng trước những đòi hỏi về đảm bảo thành tựu của cả hai chính sách về cải cách tư pháp và chống tham nhũng, các ban ngành cần thay đổi xác lập lại nhận thức. Đầu tiên là phải xác định rằng việc xử lý kết tội một người là một việc làm tương đối phức tạp, quy trình thủ tục tư pháp là cái tương đối khó hiểu với nhận thức của quần chúng bình dân thông thường. Tiếp đó là trả lại quy trình thủ tục tư pháp về lại với lãnh vực của tri thức dẫn dựa vào những luận lý mà nhờ đó sẽ giúp giảm đi yếu tố bạo lực. Việc thay đổi nhận thức và các nguyên tắc tư pháp sẽ giúp tạo ra hiệu quả cho hoạt động. Lấy ví dụ về việc thay đổi đường lối làm án sẽ giúp giải quyết các vụ án hình sự và giảm tránh đi các yếu tố bạo lực tiêu cực. Ví như trong việc xử lý các vụ án tham nhũng, các ban ngành hãy học hỏi cách xử lý của đất nước Singapore thời ông Lý Quang Diệu. Ông Lý Quang Diệu đã thực hiện chính sách xử lý tham nhũng thành công, biến Singapore trở thành một nước sạch sẽ hàng đầu thế giới, bằng việc sử dụng những bằng chứng về tài sản và mức sống của quan chức cao hơn mức lương có thể lý giải được, đó là bằng chứng của tham nhũng. Cách làm này đã giúp Singapore thành công và nó hoàn toàn phù hợp với nhận thức duy lý nơi con người mà đó thực ra cũng là nguồn cội của công lý. Nếu làm như vậy thì các quy định tiến bộ về cải cách tư pháp, tôn trọng quyền con người trong vòng tố tụng hình sự sẽ vẫn được đảm bảo mà không lo rằng đó là chướng ngại cho việc xử lý tham nhũng. Tư pháp tốt giúp chống tham nhũng Một nền tư pháp được cải cách sẽ trở nên chất lượng hiệu quả trong việc phát hiện và xử lý tội phạm. Đó sẽ là một công cụ cảnh báo răn đe cho những ý định tham nhũng. Cải cách tư pháp nếu làm tốt còn giúp giải quyết vấn nạn tham nhũng ngay trong chính hệ thống tư pháp, góp phần làm sạch sẽ thêm một mảng phần lớn của hệ thống bộ máy nhà nước là lĩnh vực tư pháp. Kết hợp việc chống tham nhũng và cải cách tư pháp sẽ đem đến một không gian pháp lý sạch sẽ đáng mong muốn và an toàn hơn cho các quyền công dân. Việc kết hợp có thể được thực hiện thông qua các vụ án được đông đảo nhân dân quan tâm, các ban ngành chỉ cần lồng vào việc xử lý các vụ án các hoạt động về phổ biến và thực thi nghiêm chỉnh những quy định tiến bộ về tư pháp. Hãy cho bị can được giữ quyền im lặng, hãy tạo điều kiện cho bị can được có luật sư, hãy đảm bảo đời sống nơi ngục tù không còn là địa ngục. Làm những cái đó lợi ích ruốt cuộc sẽ thuộc về nhân dân, sẽ tạo lập tính chính đáng cho hoạt động chống tham nhũng, dẹp đi những cáo cuộc đây chỉ là đấu đá nội bộ. Để rồi từ đó cùng với thời gian, việc chống tham nhũng sẽ đem lại hiệu quả kép tích cực, vừa làm sạch bộ máy vừa kiến tạo khung khổ tư pháp khoa học chuẩn mực nghiêm minh. Việc chống tham nhũng khi đó nếu bị dừng lại ở bất kỳ thời điểm nào thì cũng mang lại giá trị tích cực nhờ những bù đắp của tiến bộ tư pháp. Và nếu cuối cùng khi chính sách chống tham nhũng được dừng lại và thành công thì đó cũng là thành công của môi trường tư pháp hiệu quả văn minh, đó sẽ là kết quả tươi sáng cho nhân dân đất nước mà nếu thiếu cải đi cách tư pháp thì không thể nào có được. Bài thể hiện quan điểm và cách hành văn của tác giả, một luật sư hiện đang hoạt động tại Hà Nội.
Sau khi vua Bhumibol Adulyadej qua đời, Thái Lan đang chuẩn bị cho Thái tử Maha Vajiralongkorn lên ngôi. Sức khỏe suy giảm của vua dường như trùng với sự khởi đầu của một cuộc khủng hoảng chính trị dài cả thập niên, Serhat Uenaldi viết, và cuối cùng thì nền dân chủ Thái đã chết từ rất lâu trước khi nhà vua băng hà.
Quan điểm: Vua Thái giúp bóp nghẹt dân chủ?
Vua Thái qua đời ngày 13/10/2016 Chính vua đã giúp tiêu diệt dân chủ trong năm định mệnh 2006, khi ông ủng hộ một cuộc đảo chính quân sự chống lại Thủ tướng Thaksin Shinawatra được nhiều người ủng hộ và hoàng gia đồng ý để hình thành một nội các tạm thời. Ông Thaksin, một tỷ phú viễn thông, đã lên nắm quyền trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Ông giúp kinh tế Thái Lan phục hồi bằng cách việc đưa ra các chính sách tái phân phối mang lại lợi ích cho các khu vực trước đây bị bỏ rơi. Kết quả là, ông trở thành thủ tướng đầu tiên để hoàn thành một nhiệm kỳ đầy đủ tại nhiệm. Uy tín của ông gia tăng mạnh trong khi chế độ quân chủ lại không được như vậy. Trước đây, Vua Bhumibol từng được coi là người bảo trợ tối cao cho nông thôn Thái Lan, khởi đầu cho hàng trăm dự án phát triển. Với sự nổi trội của ông Thaksin nhiều người nhận ra rằng một nhà lãnh đạo được bầu có thể cải thiện cuộc sống của họ và dẫn đến thay đổi có tính cơ cấu. Họ không còn cảm thấy phụ thuộc vào một vị vua được cho là gười cai trị bởi quyền thừa kế. Nhưng hoàng gia Thái bắt đầu phản công, mở đường cho một phong trào chống lại ông Thaksin mà họ hình thành vào cuối năm 2005. Tuy nhiên, ôngThaksin đã chứng minh ông là người không dễ chịu khuất phục và được sự ủng hộ của đa số người Thái. Thăm dò dư luận nhiều lần cho thấy sự nổi tiếng của ông khó bị lung lay. Nếu không được vua Bhumibol chấp nhận, người ta sẽ ông không bao giờ có thể lật đổ được ông Thaksin trong cuộc đảo chính vào tháng Chín năm 2006. Lãnh đạo của cuộc đảo chính sau đó được xuất hiện trước công chúng cùng với cả nhà vua ngay sau đảo chính, một chỉ dấu rõ ràng về sự huận thuẫn của hoàng gia. Ông Thaksin sống lưu vong sau cuộc đảo chính năm 2006 Nếu dân chủ tại Thái Lan được rà soát kỹ lưỡng, chính sách kinh tế của ông Thaksin có thể hoặc không có thể được chứng minh không bền vững, và hồ sơ nhân quyền tiêu cực của ông có thể không được đa số người dân Thái chấp nhận. Điều đó đáng phải được cho cử tri quyết định. Nhưng hoàng gia Thái Lan dường như đã thực thi quyền quyết định đó thay cho dân. Nhìn theo góc độ này, có vẻ như dễ dàng để kết luận, như một số người đã làm, rằng vua Bhumibol là người có lỗi cho thực trạng hỗn loạn chính trị diễn ra sau đó. Sau cuộc đảo chính năm 2006, những lời chỉ trích ông là người chống dân chủ mạnh nhất đất nước ngày càng nhiều. Các ủng hộ viên của ông Thaksin, các nhà báo và các học giả bắt đầu để mắt tới sự can dự chính trị của ông có tính phê bình, bất chấp sự tồn tại của một luật chống phỉ báng chế độ quân chủ theo đó bỏ tù tới 15 năm cho mỗi hành vi được coi là xúc phạm nhà vua hay một thành viên của gia đình Hoàng gia Thái. Hấp lực của hoàng gia Tuy nhiên, câu hỏi liệu con người làm nên lịch sử hay lịch sử làm nên con người - trong trường hợp này là một vị vua, là câu hỏi quá lớn đối với nỗ lực đánh giá vua Bhumibol. Có thể qui trách nhiệm cho vua được không? Hay Bhumibol trên thực tế là một vị vua yếu nhưng lại là người ở trung tâm của các thế lực thậm chí còn lớn hơn cả vị thế á thánh mà ông được tôn kính? Và thường thì mọi chuyện là vậy, sự thật nằm ở giữa. Sự hỗn loạn chính trị của Thái Lan có thể được giải thích tốt nhất bởi sự tương tác giữa Vua Bhumibol, một nhân vật lãnh đạo, và xã hội Thái Lan nói chung. Điểm đáng nói là là nhà vua đáng ra không thể đầu tư cho thẩm quyền cho mình nếu thẩm quyền đó không phục vụ mục đích của đại bộ phận người dân Thái. Vua Bhumibol được cho là người có quyền lực lớn Khi Vua Bhumibol lên ngôi vào năm 1946, chế độ quân chủ Thái Lan có xuất phát điểm thấp sau cuộc cách mạng chấm dứt chế độ quân chủ tuyệt đối vào năm 1932. Vị thế ngôi sao của vua chỉ tăng khi các nhân vật độc tài quân sự lại bắt đầu tích cực vun đắp uy tín của gia đình hoàng gia để thúc đẩy chủ nghĩa bảo hoàng chống chủ nghĩa cộng sản trong những năm 1950. Các truyền thống hoàng gia đã được thiết lập mới hoặc được phục hồi, quốc vương đã về thăm các vùng nông thôn và ra cả nước ngoài, tín ngưỡng cũ của Phật giáo và Ấn giáo về sức mạnh của hoàng gia đã được nuôi dưỡng. Lấy danh vua Và đây là cách triều đại vua Bhumibol hoạt động. Quyền lực to lớn ông dường như nắm giữ theo có thể là do người Thái đã trao cho ông khi họ dựa vào hấp lực của hoàng gia như một nguồn của tính hợp pháp. Lời khuyên của vua là những gì mọi người hiểu là như vậy và điều họ hiểu là thế nào thì phụ thuộc vào lợi ích của họ. Người biểu tình ủng hộ dân chủ đòi Thaksin quay lại cầm quyền mang ảnh vua Bất cứ khi nào thành viên công đoàn tập hợp lại để chống tư nhân hóa và mang theo hình ảnh của nhà vua, bất cứ khi nào những cư dân sống ở các xóm nghèo trên đất hoàng gia nói về cội nguồn lịch sử của họ với chế độ quân chủ để chống lại việc giải tỏa mặt bằng, bất cứ khi nào một quan chức nghĩ ra một kế hoạch có sự tham khảo những lời hướng dẫn từ lời vàng y ngọc của nhà vua, bất cứ khi nào các doanh nghiệp kèm theo một biểu tượng của hoàng gia để mặt trước mặt tiền tại trụ sở chính của họ, bất cứ khi nào tướng lĩnh nói họ bảo vệ nhà vua khi thực hiện cuộc đảo chính chống lại chính phủ dân sự, thì tất cả họ đã đều củng cố vị thế của mình và lập thành quách với tâm điểm là chế độ quân chủ. Một ví dụ của thực trạng này là vua liên tục không thành công trong nỗ lực tuyên truyền cho cái gọi là tư duy "đủ". Tức là vua truyền bá một khái niệm mơ hồ của mình về một "nền kinh tế vừa đủ" - tập trung vào phát triển cân bằng và nhấn mạnh trách nhiệm môi trường và xã hội tương đương với các thước đo thông thường về tiến bộ kinh tế. Nhưng trong khi các nhà bảo môi trường và các đối thủ của nghĩa tân tự do sử dụng ý tưởng này để hậu thuẫn cho một nền kinh tế bền vững hơn và ít bị khai thác quá đà hơn, những người bảo thủ xã hội hoài cổ nói việc hoàng gia trừng phạt tầm nhìn của họ về một đất nước luôn luôn nuôi dưỡng bởi nông dân trồng lúa, là thành phần vốn hài lòng với những gì họ đang có. Đối thủ của một nhà nước phúc lợi và những người ủng hộ thị trường tự do chỉ cần nói về việc nhà vua ủng hộ mậu dịch và tiêu dùng trong bối cảnh nền kinh tế vừa đủ. Trong bài phát biểu vào ngày sinh nhật năm 1998 của ông, vua Bhumibol, nhà tư bản lớn nhất của quốc gia, đã nhanh chóng phân tích rõ rằng người dân không tiết kiệm nên quá mức và được phép tiêu thụ hàng hóa xa xỉ - một thông điệp được đón nhận trên diện rộng trong tầng lớp trung lưu và thượng lưu ở Bangkok. Và chắc chắn là không phải một mình nhà vua đã giết chết nền dân chủ Thái Lan. Đó là những người hưởng lợi từ việc ông chuẩn thuận cho đảo chính. Họ sợ rằng Thaksin là một mối đe dọa cho chế độ quân chủ, và vì thế ảnh hưởng tới tính chính danh của chính họ. Nhưng cuộc đảo chính đã không giải quyết vấn đề của họ. Trong những năm sau đó của vua, ngày càng nhiều người Thái bắt đầu đặt câu hỏi về quyền lực của nhà vua vì ông Thaksin đã thực sự bắt đầu tách xa khỏi quyền lực dựa trên hấp lực của hoàng gia đối với lãnh đạo dựa trên tính chính danh dân chủ. Kết quả là, thẩm quyền có từ việc bám vào hấp lực của hoàng gia bị suy yếu. Người ta nghi ngờ rằng quốc vương Thái Lan nối ngôi sẽ có thể khôi phục lại sự cộng sinh được điều chỉnh cẩn thận giữa chế độ quân chủ và các bộ phận khác nhau trong công chúng Thái, là đối tuợng có nhiều thập niên được hưởng lợi nhiều nhất từ những việc họ làm để hướng tới đích đó. Tin đồn về cái chết của sự cộng sinh đó có thể không bị phóng đại. Rồi thì dân chủ Thái Lan có thể cất cánh lại như một con phượng hoàng từ đống tro tàn. Serhat Uenaldi là tác giả của Working towards the Monarchy: The Politics of Space in Downtown Bangkok.
Việt Nam 'quá vội vàng' khi trao trả Trung Quốc các nghi can, nghi phạm trong vụ nhóm người từ Trung Quốc cướp súng và bắn chết, làm bị thương các sỹ quan biên phòng VN ở cửa khẩu Bắc Phong Sinh, tỉnh Quảng Ninh hôm thứ Sáu, theo ý kiến nhà quan sát từ trong nước.
'VN quá vội vàng khi trao trả nghi phạm'
Nhà chức trách Việt Nam bàn giao nhóm người cho phía Trung Quốc. Việc nhà chức trách Việt Nam bàn giao 11 người đến từ Trung Quốc, trong đó có 4 phụ nữ, 2 trẻ em, cùng 5 thi thể, ngay sau vụ bạo lực ở cửa khẩu Bắc Phong Sinh, làm 7 người thiệt mạng, trong đó có 2 sỹ quan biên phòng Việt Nam, mà không thông qua điều tra, xét xử, có thể đã bỏ qua một số nguyên tắc về 'độc lập chủ quyền quốc gia', 'tôn trọng nhân quyền' và 'nhân đạo', theo luật sư Trần Quốc Thuận. Trao đổi với BBC hôm 19/4 từ Sài Gòn, nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội nói: "Trao trả một cách gấp gáp như thế, tôi nghĩ cũng là một vấn đề phải suy nghĩ, bởi vì phải coi những người đó lý do tại sao họ sang Việt Nam, lý do là gì, bởi vì trong Hiến pháp của Việt Nam cũng nói rằng những người tị nạn chính trị vì lý do này khác, đôi khi cũng có thể xem xét, "Chứ không phải là tất cả những người nước ngoài chạy vào Việt Nam thì mình (Việt Nam) bắt và mình trao trả liền. "Nếu có một hiệp định trao trả về tội phạm thì khác, còn không biết ở đây có phải là tội phạm không, mà tôi thấy là trao trả một cách vội vàng," ông Thuận nói. 'Bộ trưởng gửi vòng hoa viếng' Hôm thứ Bảy, cơ quan thông tấn nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã nói Bộ Ngoại giao Trung Quốc xác nhận tin tức trên truyền thông nói có vụ việc nổ súng xảy ra "ở khu vực biên giới Trung Quốc - Việt Nam" và cho hay "Trung Quốc đang kiểm tra tính xác thực" của các nguồn tin. Trong khi đó, báo chí chính thức ở Việt Nam đưa tin Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phùng Quanh Thanh đã gửi vòng hoa đến Lễ truy điệu các sỹ quan biên phòng bị thiệt mạng. Trước đó, nhiều báo Việt Nam nói chính quyền Việt Nam đã bàn giao nghi phạm cho Trung Quốc ngay trong buổi chiều cùng ngày xảy ra vụ bạo lực, do nhóm được cho là người Duy Ngô Nhĩ (Uighur) theo đạo Hồi, từ Tân Cương di chuyển tới Việt Nam, gây ra. "Năm thi thể và 11 người nhập cảnh trái phép, gây ra vụ nổ súng tại cửa khẩu Bắc Phong Sinh, đã được cơ quan chức năng Việt Nam bàn giao cho Trung Quốc chiều 18/4," tờ VnExpress cho biết. "Việc bàn giao 5 thi thể và 11 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép đã được cơ quan chức năng Việt Nam và Trung Quốc hoàn tất trong chiều 18/4" tờ này trích thuật lời ông Đặng Huy Hậu, Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh nói. "Trung Quốc đã tiếp nhận toàn bộ số người này," tờ báo điện tử thuật lời thông báo của ông Hậu. Tuy nhiên, theo luật sư Trần Quốc Thuận, việc làm này cho thấy chính quyền Việt Nam đã làm sai về trình tự tư pháp, luật pháp, ông nói: "Câu chuyện đó làm không đúng quy trình, không đúng thủ tục về hoạt động tư pháp, khi đã gây án thì phải có kết luận của cơ quan điều tra cơ bản, chứ không thể chuyển giao một cách vội vàng, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh gửi vòng hoa hôm 19/4 viếng các sỹ quan biên phòng bị thiệt mạng. "Chuyển giao vội vàng có hai khả năng, khả năng thứ nhất là chuyển giao để cho bên kia người ta sẽ trừng trị, người ta có thể dùng biện pháp rất là ác độc, còn có thể có khả năng thứ hai là họ tha bổng, họ bao che, "Thì đâu phải vào một đất nước khác, gây án, rồi họ lãnh về, rồi cuối cùng không có xử gì hết, đâu có được." "Cho nên pháp luật hình sự Việt Nam điều chỉnh tất cả hành vi phạm tội trên đất nước này, đều phải xử, xét theo Bộ luật Hình sự, thì đó là quy định của Bộ luật Hình sự rồi, cho nên ở Việt Nam, nếu mà làm như vậy, thì đó là một việc làm không phù hợp với quy định của pháp luật của Việt Nam và cũng là thông lệ quốc tế." 'Đồng lõa vi phạm nhân quyền?' Theo luật sư Thuận, việc trao trả còn đặt nhà cầm quyền Việt Nam vào một nguy cơ khác tùy thuộc vào việc sau khi bị bàn giao cho Trung Quốc, nhóm người từ Trung Quốc, trong đó có 4 phụ nữ và hai thiếu nhi nhỏ tuổi, có bị chính quyền Trung Quốc vi phạm nhân quyền hay không. Luật sư nêu quan điểm: "Nếu ở Trung Quốc họ đối xử với những người đó như thế nào mà vi phạm nhân quyền, thì Việt Nam có thể cũng là đồng lõa, cái đó là đương nhiên rồi, chứ còn không thể chối cãi chuyện đó được. Cái đó nhìn thấy rõ rồi, và phải coi xem phía Trung Quốc họ đối xử thế nào." Theo cựu quan chức Văn phòng Quốc hội, việc trao trả nhóm nghi phạm cho Trung Quốc cũng làm dư luận đặt ra câu hỏi về việc liệu chính quyền Việt Nam có tự tôn trọng 'độc lập, chủ quyền' của mình hay không, khi những nghi phạm tấn công, giết người Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam không bị điều tra, xét xử ở Việt Nam, mà được quyền rời thẳng khỏi quốc gia này. Luật sư Thuận nói: "Riêng việc gây án giết chết những bộ đội Việt Nam biên phòng, những sỹ quan, những chiến sỹ, một vụ án đặc biệt nghiêm trọng như thế mà không khởi tố, không điều tra, không gì hết mà chuyển (giao) liền thì cái đó là không bình thường, "Mà cái đó người ta xem lại chủ quyền quốc gia, độc lập chủ quyền quốc gia nó như thế nào, bởi vì người ta xâm phạm, không biết những người đó từ đâu, nhưng họ từ biên giới họ qua, nhưng nguồn gốc họ ở đâu đến, ai biết được, gây án phải điều tra, không điều tra, không xác định, không khởi tố, không gì hết, mà trong vài tiếng đồng hồ chuyển giao... kể cả xác, rồi thế nọ thế kia, Việc trao trả của VN làm dấy lên quan ngại về số phận của nhóm người từ Tân Cương khi trở về TQ. "Tôi cho đó là một sự thỏa thuận, mà nếu có một sự thỏa thuận, thì nó chưa được tôn trọng chủ quyền quốc gia một cách tuyệt đối." Hôm thứ Bảy, một thành viên của Mạng lưới Blogger Việt Nam bình luận với BBC về khả năng có một 'thỏa thuận ngầm' giữa Trung Quốc và Việt Nam trong việc 'ngăn chặn, bàn giao, dẫn độ, trao đổi' những người bất đồng chính kiến khi họ chạy trốn từ một quốc gia này và tìm cách cư trú chính trị ở quốc gia kia và ngược lại. Từ Hà Nội, kỹ sư Nguyễn Lân Thắng nói: "Tôi nghĩ chuyện này là cái mà ai cũng có thể hiểu, bởi vì quan hệ chính trị giữa Việt Nam và Trung Quốc nó không chỉ thể hiện ở trên các hiệp định đã ký kết mà nó còn phụ thuộc vào sự gắn chặt ở những vấn đề chính trị còn lớn hơn rất nhiều, "Cho nên sinh mạng người dân, con người cũng không quan trọng đâu và cái quan trọng là thái độ của những người cầm quyền nó như thế nào thôi." Trước câu hỏi liệu chính quyền Việt Nam trao trả các 'nghi can, nghi phạm' vụ nổ súng ở Quảng Ninh cho Trung Quốc, vì muốn những người Việt Nam 'chạy trốn' sang Trung Quốc dù để 'tị nạn chính trị' hoặc vì bất kỳ lý do nào khác cũng sẽ được hoàn trả nhanh cho Việt Nam để xử lý hay không, blogger Lân Thắng nói: "Tôi nghĩ đây là một vấn đề rất phức tạp và nhiều năm nay, tôi biết có rất nhiều trường hợp người Việt Nam tìm cách cư trú chính trị ở nước ngoài để tránh sự trừng phạt vì những vấn đề họ hoạt động liên quan đến nhân quyền, đến dân chủ, đến những hiệp hội lao động, bảo vệ quyền lợi người lao động..., "Vấn đề ở đây không phải chỉ là chuyện người tị nạn, mà vấn đề ở đây là làm sao phải tạo ra một sự chuyển biến về nhận thức trong xã hội để người dân, chính người ở trong nước, họ có những sự tham gia đấu tranh bảo vệ những giá trị như nhân quyền, quyền con người, đấy mới là điều quan trọng để thay đổi tình hình ở Việt Nam." 'Xem lại nguyên tắc chủ quyền' Hôm 19/4, trên trang Facebook cá nhân của mình, blogger Osin, tức nhà báo Huy Đức, nêu quan điểm cho rằng vụ bạo lực gây chết người hôm thứ Sáu lẽ ra có thể đã được ngăn chặn, giảm thiểu hậu quả nếu được xử lý khác đi. Vụ cướp súng khiến 7 người chết, trong đó có 2 sỹ quan biên phòng Việt Nam ở cửa khẩu Bắc Phong Sinh. Ông Huy Đức viết: "Sẽ không có 7 người chết (trong đó có 2 bộ đội biên phòng Việt Nam) và nhiều người khác bị thương nếu những người (có thể là) Duy Ngô Nhĩ "vượt biên trái phép" đó được giữ lại điều tra và trước khi trao trả, chính quyền hai bên đàm phán các điều kiện đảm bảo an toàn cho họ. "Đành rằng, vẫn biết Hà Nội và Bắc Kinh là hai nhà nước có thể "chia sẻ" với nhau cách đối xử với những người bất đồng với chính quyền. Đành rằng, tiêu diệt một nhóm người có vũ trang thì không ai trách cứ được mình. "Nhưng, nếu 16 người vượt biên (có 4 phụ nữ và 2 trẻ em) này không bị đối xử quá lạnh lùng thì người Việt đã không phải đổ máu và bàn tay người Việt đã không phải dính máu người Duy Ngô Nhĩ." Hôm thứ Bảy, trước câu hỏi ai đứng sau quyết định của Việt Nam trao trả, gần như ngay lập tức, những nghi can, nghi phạm được cho là đến từ Tân Cương trong vụ nổ súng chống biên phòng, hải quan Việt Nam cho phía Trung Quốc, luật sư Trần Quốc Thuận nói: "Tôi không biết người đó, bởi vì họ không đưa tin người đó, nhưng người đó phải là một người có quyền lắm ở Việt Nam, họ ra lệnh phải bàn giao ngay, "Bây giờ có đường dây nóng nên họ gọi qua, gọi lại rồi bảo bàn giao ngay, thì có thể nó có một thỏa thuận nào đó, "Nhưng những thỏa thuận đó trong bàn giao như thế nào, nhưng riêng việc này là tôi xin nói là xem lại đảm bảo chủ quyền, độc lập của đất nước hay không". Được biết, gần đây tại Trung Quốc tiếp tục xảy ra các vụ bạo lực, phản kháng chính quyền trung ương ở một số vùng như Tân Cương, Tây Tạng. Trong đó, chính quyền Bắc Kinh cho hay đã phải xử lý nhiều "vụ bạo lực" được cho là do các nhóm đòi độc lập và ly khai người Hồi Giáo Duy Ngô Nhĩ gây ra, trong khi tại Tây Tạng, vẫn còn xảy ra các vụ tăng ni, phật tử tự thiêu để phản đối chính quyền TQ 'đàn áp nhân quyền' và 'đồng hóa văn hóa'.
Thay đổi chính trị nội bộ Mỹ từ đầu năm 2021 với đảng Dân chủ vừa có những chiến thắng được xác nhận ở kỳ bầu cử Tổng thống và lưỡng viện Quốc hội sẽ có tác động hay không tới cải thiện tình hình và hồ sơ nhân quyền, dân chủ và xã hội dân sự ở Việt Nam?
2021: Thay đổi chính trị Mỹ sẽ có tác động tới nhân quyền ở VN?
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng nâng ly chúc mừng trước khi dùng bữa trưa với Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 07/7/2015 tại Washington Đây là vấn đề được hai nhà quan sát nhân quyền Việt Nam trao đổi với BBC News Tiếng Việt tuần này từ trong nước và hải ngoại. Trước hết, hôm thứ Năm, 07/01/2021, từ Houston, Texax, blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đưa ra một nhận định có tính bao quát: Một Việt kiều băn khoăn 'án bất công cho Phạm Chí Dũng và đồng sự' VN: Nhóm Triều đại Việt bị bộ Công an nói là tổ chức 'khủng bố' VN xử tù các ông Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn Nhân quyền Việt Nam năm 2020 - nhìn lại và hướng tới Hỗn loạn Capitol Hill là “món quà Trump” tặng TQ? Di sản Tổng thống Trump để lại với người Việt "Những gì đang diễn ra chúng ta đều biết là tại Hoa Kỳ có hai đảng là đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ, đường lối của mỗi đảng sẽ khác nhau, trong đó mối quan tâm về dân chủ của đảng Dân chủ đa phần là sâu sát tới tình hình ở các nước khác hơn. "Trước khi mà ông Joe Biden nhậm chức tổng thống Mỹ, thì lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình và Việt Nam cũng đã kịp tặng quà cho nước Mỹ. "Nếu chúng ta kết nối các sự kiện lại với nhau, thì trong ngày 05 tháng Một, một bản án 15 năm tù giam đã được dành cho nhà báo độc lập, Tiến sỹ Phạm Chí Dũng, 11 năm dành cho blogger Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn; sau đó là vụ bắt giữ hơn 52 nhà hoạt động từ phía Hong Kong, mà trong số những người bị bắt giữ này lại có cả một công dân Hoa Kỳ là một luật sư nữa. "Thì phản ứng của Hoa Kỳ ngay sau đó, chúng ta đã thấy người dự kiến ngồi vào ghế Ngoại trưởng Hoa Kỳ theo đề nghị của ông Joe Biden, ngay lập tức lên tiếng, Phó Tổng thống đắc cử Kamala Harris cũng đã lên tiếng về vụ bắt giữ tại Hong Kong." Và trên quan điểm của một nhà quan sát từ hải ngoại, blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bình luận vào trường hợp cụ thể của Việt Nam: "Có thể thấy rằng trong những năm tới giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, vừa rồi còn có việc Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách thao túng tiền tệ nữa mà Việt Nam đang cố gắng để gỡ, bởi vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống kinh tế, xã hội, thì có lẽ rằng đây là cơ hội để các nhà hoạt động Việt Nam ở trong nước và ở phía bên ngoài, tận dụng ít nhất là hai năm đầu tiên khi mà quyền lực và ưu thế đang nằm trong tay của ông Joe Biden. "Nhưng hai năm đó tại Hoa Kỳ cũng sẽ phải mất rất nhiều thời gian để xây dựng lại, để tạo lại vị thế của Hoa Kỳ, thì ảnh hưởng ít nhất trong hai năm tới, Việt Nam, đặc biệt là Việt Nam đã tạo ra sức ép cho Hoa Kỳ bằng một loạt bản án trong năm 2020, không chỉ ba bản án cuối năm, mà trong năm 2020, việc sử dụng điều 117 - là tội tuyên truyền chống nhà nước, hay tội lật đổ chính quyền nhân dân - một cách phổ biến hơn, đó chính là lúc mà phong trào dân sự tại Việt Nam cần phải khởi động trở lại. Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cầm cờ Việt Nam khi Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc cầm cờ Mỹ khi trước cuộc họp tại Văn phòng Chính phủ ở Hà Nội vào ngày 27/2/2019 "Bởi vì sau 4 năm mà tất cả những cuộc hoạt động, tất cả các phong trào hoạt động dân sự đã bị chìm lắng, bởi vì người ta đã nghĩ rằng ông Donald Trump sẽ đánh Trung Quốc và mọi thứ sẽ thay đổi khi Trung Quốc bị sập, thì ngay bây giờ chúng ta phải xây dựng lại dựa trên những gì còn trước đó và những bản án với những người như là Phạm Chí Dũng hay Phạm Đoan Trang và hàng trăm tù nhân lương tâm khác đang chờ đợi sự lên tiếng của các nhà hoạt động trong nước. "Và hy vọng rằng với những gì đang diễn ra tại chính trường Hoa Kỳ, thì các nhà hoạt động trong nước sẽ có thêm cơ hội để cất lên tiếng nói của mình và cũng hy vọng rằng cộng đồng người Việt, kiều bào ở hải ngoại, tất cả những người Việt Nam sống bên ngoài sẽ chấp nhận rằng nước Mỹ đã có Tổng thống thứ 46, để cùng nhau tận dụng những giá trị ở chính trường Hoa Kỳ để gây sức ép và tạo điều kiện cho Việt Nam có tự do báo chí và tự do ngôn luận." 'Cần một phương pháp mới, không đi theo lối mòn' Từ Hà Nội, hôm 08/01, ông Nguyễn Hữu Vinh, cựu Thiếu tá An ninh thuộc Bộ Công an Việt Nam, cho rằng tình hình nội bộ ở chính nước Mỹ còn nhiều phức tạp, không dễ dự đoán, song bài toán dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam trong tình hình mới cần đến con đường mới, tránh 'lối mòn': "Theo tôi, từ nhiều năm rồi, những tác động của Mỹ (cả các nước phương Tây) tới nhân quyền Việt Nam là không đáng kể, nặng về hình thức. Bức tranh chung không khác mấy đối với Trung Quốc. Từ một phần tư thế kỷ qua, nhân quyền Việt Nam ngày càng bị siết chặt. Cứ mỗi dịp trước một hiệp định thương mại ký với phương Tây, hay gia nhập WTO v.v… là có chút nới ra, xong rồi lại đâu vào đó. "Thêm nữa, nội tình nước Mỹ trong mấy năm tới sẽ còn vô vàn rối ren, không ai có thể đoán trước sẽ còn xảy ra những chuyện gì, kể cả bức tranh nhân quyền của chính họ. Hai cuộc biểu tình khổng lồ liên quan bầu cử vừa qua cũng thể hiện thái độ bất mãn của người dân lên cao độ, trong đó có nhân quyền. "Cho nên, việc thay đổi chính phủ ở Mỹ cũng sẽ không có gì ảnh hưởng tới nhân quyền Việt Nam. Muốn góp phần thay đổi, phải có một phương pháp hoàn toàn khác, không thể theo lối mòn xưa nay. "Người dân Việt Nam cần kiên nhẫn tự mình tranh đấu bằng nhiều cách khác nhau cho các quyền tự do dân chủ của mình, chớ hy vọng nhiều vào bên ngoài, nhất là trong bối cảnh Mỹ, phương Tây sẽ càng phải đặt ưu tiên kinh tế lên hàng đầu trong/sau cuộc khủng hoảng vì Covid-19." Trước câu hỏi, tuy thế, liệu có thể có chuyển biến, tiến bộ hay cải thiện gì hay không về tình hình tự do, dân chủ, nhân quyền và xã hội từ bên trong Việt Nam, trước những chuyển biến về chính trị trên môi trường quốc tế, trong đó có Hoa Kỳ, ông Nguyễn Hữu Vinh đáp: "Tất cả sẽ phụ thuộc vào tình hình xã hội Việt Nam tới đây, theo tôi không liên quan gì tới chính quyền Mỹ mới, hay bang giao giữa hai nước. "Đặc biệt, vấn đề nhân quyền Việt Nam sẽ rất liên quan tới mối quan hệ Việt -Trung cùng tình hình Biển Đông. Nếu Trung Quốc gây hấn ngoài Biển Đông, nhà nước Việt Nam sẽ phải có những động thái xoa dịu lòng dân, trong đó có nhân quyền. "Nếu những cố gắng chống tham nhũng không phát huy tác dụng, nặng về hình thức, nửa vời thì lòng dân sẽ không yên, sẽ có nhiều phản ứng kiểu như kiểu vụ Đồng Tâm mà ngày 09/01 này sẽ đánh dấu tròn năm biến cố xảy ra, phía Nhà nước lại tìm cách siết chặt. "Tiện đây, tôi xin nói thêm là nhìn chung, không chỉ với những vụ xét xử đã đang được đưa ra ở thời điểm này như với nhóm các Nhà báo độc lập Việt Nam, nhóm "Hiến pháp" v.v..., cũng như những vụ bắt bớ, xét xử gần đây, việc trấn áp mạnh tay của nhà nước với những tiếng nói phản biện chỉ có thể giải quyết được tạm thời trước mắt, bề nổi, dẹp yên trước Đại hội, giảm nghi vấn tính hiệu quả của chống tham nhũng, chẳng hạn; trong khi ngược lại, nó ngày càng tích tụ mâu thuẫn xã hội, nguy cơ bùng nổ lớn, khó kiểm soát, một khi có biến động xã hội. "Người ta không nói ra, vì nhạy cảm, chứ chuyện trấn áp có tính chính trị đó cũng mang màu sắc "tư duy nhiệm kỳ" của nó, nghĩa là trong nhiệm kỳ của mình thì cứ "dẹp yên" đã, còn hậu quả ra sao thì … khóa sau gánh chịu. Và vụ Đồng Tâm theo tôi có vẻ đang là thế," ông Nguyễn Hữu Vinh, người còn được biết tới với bút danh blogger Ba Sàm, nói với BBC từ Hà Nội.
Tôi xin được nêu lên ý kiến của mình trong việc môi trường bị biến đổi.
'Khoa học gây hại cho môi trường'
Ai cũng biết các khí thải từ nhà máy năng lượng, các cơ xưởng, các phương tiện giao thông gây ô nhiễm môi trường. Người biết rõ nhất lại chính là các nhà khoa học làm công tác nghiên cứu môi trường. Thế nhưng chính những nhà khoa học này lại không bảo vệ môi trường, họ đã đi làm bằng phương tiện giao thông chạy dầu chạy xăng. Các nhà khoa học của NASA và các cơ quan vũ trụ trên thế giới chạy đua vào không gian tìm kiếm hành tinh có sự sống ngoài Trái Đất. Nhưng cho dù những hành tinh đó có dấu hiệu có sự sống đi chăng nữa con người cũng không thể sống trên đó. Họa chăng nếu có sống được thì các nhà khoa học và các chính phủ phải bỏ ra hàng đống tiền trị giá nhiều tỷ USD để cải thiện môi trường của hành tinh đó thì con người mới có thể sống trên đó. Vậy với những khoản phí lớn hàng tỷ, hàng chục tỷ, thậm chí là hàng trăm tỷ để chạy đua vào vũ trụ, tại sao họ, những nhà khoa học của NASA các cơ quan hàng không, các chính phủ không dùng tiền đó để tài trợ cho người dân mua những phương tiện giao thông chạy bằng điện và xây dựng nhà máy điện dùng sức gió hay năng lượng mặt trời? Một khi họ dùng tiền này để tài trợ cấp phương tiện giao thông sử dụng điện cho người dân đã đồng nghĩa họ đã cải thiện môi trường của Trái Đất mà không cần phải đi tìm chi hành tinh có sự sống xa xôi nào đó trong vũ trụ. Thiết nghĩ thời xa xưa đi xe ngựa xe bò vậy mà môi trường lại trong xanh. Chỉ vì muốn di chuyển nhanh hơn, tiện nghi hơn, đỡ giằng sốc hơn, những nhà sản xuất xe đã phá họai môi trường kinh khủng. Theo tôi chính những hãng xe lớn phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường. Tiếp theo đó là những người sử dụng phương tiện. Khoa học có lợi ích gì? Khoa học mang lại lợi ích gì cho con người? Câu trả lời khoa học không mang lại lợi ích gì cho con người cả. Khoa học phát triển kéo theo nhu cầu sử dụng năng lượng tăng mạnh. Năng lượng tăng mạnh phá hủy môi trường, thế là lại có những lớp nhà khoa học khác xuất hiện nghiên cứu và chế tạo thuốc điều trị bệnh cho người dân bị ảnh hưởng bởi sự ô nhiễm do những nhà khoa học khác đã tạo ra trước đó. Và chính những nhà khoa học chế tạo dược liệu này lại một phần không nhỏ phá hoại môi trường khi họ đã thải những hóa chất ra môi trường. Tiếp theo đó lại có những nhà khoa học khác về hóa chất nghiên cứu ra quy trình sử dụng chất hóa học để cải thiện môi trường, xử lý nước thải...v.v.... Vậy chính những người mang danh nhà khoa học này đã góp công phá họai môi trường sống, môi truờng tự nhiên của Trái Đất. Nếu không có những nhà khoa học này, con người sẽ không có những phương tiện, những hóa chất gây ô nhiễm môi trường như hiện nay. Ai có thể vinh danh nhà sáng chế Benz và Honda, chứ bản thân tôi, tôi không hề vinh danh họ. Mà trong tiềm thức của tôi, họ là những người khởi xướng tàn phá môi trường. Ai ủng hộ việc tìm kiếm hành tinh có sự sống ngoài vũ trụ, riêng bản thân tôi, tôi xem đó là hành động ngu ngốc, đổ hàng trăm tỷ $USD và lấy đi môi trường sống của Trái Đất để đi tìm kiếm và cải thiện môi trường của một hành tinh xa xôi vô giá trị nào đó trong tương lai là điều không thể chấp nhận được của các nhà khoa học. Khoa học đem lại cho đời sống con người ngày càng hiện đại, được cải thiện hay khoa học là vũ khí giết người hàng lọat trong tương lai qua bài toán môi trường sinh thái? Tôi ước gì Chúa Trời tạo ra một cơn đại hồng thủy khác nhấn chìm con người trong sự ngu muội mang danh khoa học để cứu lấy Trái Đất này. Chúa Trời có thể chọn 1 người thổ dân trong rừng rậm nào đó của thế kỷ 21 làm Noe thứ 2 cứu lấy Trái Đất. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả. Quý vị có ý kiến gì xin gửi về Diễn đàn BBC ở địa chỉ [email protected] nguoiviet saigonCách đặt vấn đề và kết thúc bằng một điều ước "đại hồng thủy" của tác giả Xuân Lâm thật thú vị. Theo tôi, quan trọng nhất là cách thức vận dụng, mục đích áp dụng những thành tựu khoa học do con người sáng tạo ra. Vài thập kỷ trước loài người đã nghiệm ra việc cải tạo thiên nhiên để phục vụ con người, sẽ tạo ra sự "giận dữ" của thiên nhiên và cho tác dụng ngược. Tuy nhiên vẫn tồn tại không ít những quốc gia vì mong muốn đảm bảo an ninh về năng lượng, lương thực, thặng dư ... vẫn cho xây dựng những con đập thủy điện khổng lồ, khai thác triệt để những khu rừng nguyên sinh ... tác hại thì quá rõ: lũ lụt tràn về, khí hậu thay đổi và người dân là kẻ đón nhận tất cả những cơn thịnh nộ của thiên nhiên. Nên chăng loài người chúng ta nên cởi bỏ tư tưởng biên giới, lãnh thổ, để cùng sống chung với thiên nhiên, hai bên cùng tồn tại và nuôi dưỡng nhau./. Dang, Hải Phòng Cái gì cũng có hai mặt của nó. Bạn Lâm đang đề cập tới mặt trái của khoa học, có nhiều ý cũng rất hay. Chúng ta tiếp thu các luồng ý kiến để cải thiện môi trường hiện nay. Trước tiên là thái độ: mức xâm phạm môi trường như hiện nay là báo động đỏ, mọi người phải làm ngay mọi điều để cải thiện môi trường cho bây giờ và mai sau. YACTuyên ngôn Bắc Kinh của Hội kiến trúc sư thế giới cũng đã đề cập "phát minh tai hại nhất cho thế giới không phải là bom nguyên tử mà lại là xe hơi " nhưng nếu công bằng mà nói chính con người cũng đang tham gia rút ngắn quá trình diệt vong nhưng phát triển KHKT là cần thiết và cũng chính khoa học mới có thể cải thiện được tình hình hiện nay. Van, Nhật BảnNếu bây giờ là thế kỷ 18-19 thì bài này còn có nhiều người quan tâm. Thời ấy ở Châu Âu, với sự phát triển của khoa học hiện đại, máy móc bắt đầu thay con người cho nên nhiều người bị thất nghiệp do không cạnh tranh lại máy móc, thế là một cuộc nổi loạn đập phá xảy ra. Nhiều công nhân xuống đường đập phá máy móc vì cho rằng nó là thủ phạm gây ra nạn thất nghiệp. Và về sau thì ai cũng hiểu những người tham gia đập phá đó có cái nhìn rất hạn hẹp. Tôi không biết tại sao giờ này mà BBC còn đăng bài như thế này. Không nêu tênĐề nghị bạn QT đọc ý kiến này của nhà bình luận George Will rất có tiếng, đăng trên báo Newsweek ngày 12/10 http://www.newsweek.com/id/43352/page/1 Bạn QT muốn hưởng các thành quả của văn minh nhân loại, nhưng không muốn trả một giá cho dù rẻ. Các nhà sáng chế ra computer mà bạn đang hưởng thụ với giá vô cùng rẻ đều phải chạy xe 100 km/giờ để đi làm việc, và các nhà máy điện mà bạn dùng, computer bạn xài, đều thải ra khói, khí, độc hại ít nhiều cho con người. Bạn QT có dám tự công nhận khi bệnh bạn không cần đi thầy thuốc vì cho dù thấy thuốc Nam, Bắc cũng phải đọc sách do đốn cây và các nhà máy giấy độc hại mà ra? George Will đưa thí dụ rất hay. Ai chê xe chạy mau gây tai nạn, thì hãy đặt luật chỉ được chạy vài km/giờ toàn thế giới, vậy là mỗi năm "cứu" trên 1 triệu người nay chết vì tai nạn giao thông. Nhưng như vậy sẽ gây thiệt hại kinh tế hàng ngàn tỉ đô la, đem lại nhiều cái chết hơn số 1,2 triệu xấu số kia. Vấn đề tại đây không phải là DẸP BỎ theo kiểu nhiều quan chức tại VN lên tiếng, nhưng là DUNG HÒA. Mật độ dân số Sài Gòn còn thua xa Hồng Kông, tại sao bên đó không bị kẹt xe, không bị ô nhiễm? Dân HK cũng không than phiền về giao thông, cho dù họ tự do lên tiếng. Đơn giản, đó là vì quan chức HK thông minh hơn quan chức VN không biết bao nhiêu lần. Mọi sự đều có tinh toán, công khai, không phải dấu nhẹm như việc xăng VN pha chì làm 100% dân thành phố lớn bị nhiễm độc chì ít nhiều. Quang Diệu, California-USAĐúng là khoa học tiến bộ sẽ góp phần nguy hại đến môi trường của trái đất. Nhưng đó là điều tất yếu mà sự tiến bộ văn minh loài người phải trả giá! Nếu khoa học không tiến bộ, các nhà khoa học không miệt mài đêm ngày tìm tòi khám phá những bí ẩn của vũ trụ và sinh vật thì làm sao chúng ta có thể ngồi nhà tại Hà Nội hay Sài Gòn để có thể theo dõi 1 trận bóng đá tuyệt vời đang thi thố trên sân cỏ của Anh quốc, Đức quốc, Hàn quốc v.v... ? làm sao chúng ta có thể vượt hàng nghìn cây số trên những chiếc máy bay khổng lồ đến các quốc gia khác trong vòng vài giờ đồng hồ? làm sao giúp cho tuổi thọ của con người ngày càng cao? Và thực tế nhất làm sao tôi và hàng nghìn đọc giả trên khắp năm châu có thể đọc được bài viết của bạn đang chia sẽ trên trang web cua BBC? Và làm sao trai đất này có đủ thực phẩm dinh dưỡng nuôi sống trên 6 tỷ người trên trái đất này? Hàng triệu câu hỏi liên quan trực tiếp của loài người sẽ được đặt ra nếu khoa hoc không tiến bộ không thành công. Việc gì cũng thế, cũng có cái giá của riêng nó và mang tính tương đối mà thôi. Việc chúng ta có thể làm được để giúp môi trường được sạch sẽ và chậm bị ô nhiểm: tiết kiệm sự tiêu xài vật chất và xử dụng chúng 1 cách hiệu quả, bao gồm thực phẩm ăn uống, nguyên liệu ... thí dụ: vì mỗi 1 ký thịt heo, gà chúng ta ăn là phải tốn 1 số lượng năng lượng để chế biến thực phẩm nuôi chúng và nấu chín! Một ý kiến, USAĐọc bài của bạn tôi thấy thật buồn cười. Bạn không thích sự phát triển của khoa học kỹ thuật mà lại thích sống lại thời kỳ đồ đá, cave-man. Tôi có câu hỏi này cho bạn, hiện tại bạn đang sử dụng xe gì để đi lại hàng ngày? Xe bò hay xe honda? Nếu tôi đoán không lầm hàng ngày bạn cũng tham gia vào việc hủy hoại môi trường (theo quan điểm của bạn) là sử dụng đủ loại tiện nghi do khoa học kỹ thuật phát minh ra (điện thoại, TV, radio, computer...). Bài viết của bạn chả giúp ích được gì cho việc kêu gọi bảo vệ và hoàn thiện môi sinh, ngoài việc kết tội sự phát triển của khoa học kỹ thuật ngày nay. Bạn đưa ra những lý luận thật là nhảm nhí và vô bổ. Huy NguyenThú vị , hết sức thú vị! Chuyện này nghe qua cũng tương tự như truyện một cô gái tóc vàng hoe sau khi nhìn vết thẹo do mổ ruột thừa đã chửi "thằng bác sĩ đã làm bà xấu thế này ". Q TranĐọc bài của bạn tôi thấy khá lý thú . Nó mang lối viết phóng đại không tưởng, đơn giản hoá để làm nổi bật điểm mà tác giả muốn nêu ra, làm tôi chợt nhớ lúc trước có đọc qua lối tranh luận tại sao Mỹ bỏ hàng tỷ USD vào chiến tranh Afghan giết chóc, không được lòng dân trong khi đó chỉ cần vài trăm triệu USD là có thể lập ra rất nhiều làng mạc, đường xá, trường học, v.v.. lợi hơn nhiều. Cách viết này nếu làm đúng thì rất có hiệu quả với người đọc . Họ sẽ có được ấn tượng mạnh hy vọng đủ để thay đổi được hành động trong thực tế vốn rất hạn chế. Chúc bạn thành công.
Sau khi có thêm 4 ca nhiễm trong cộng đồng, Thủ tướng yêu cầu cách ly xã hội TP Đà Nẵng.
VN: Thủ tướng yêu cầu cách ly xã hội TP Đà Nẵng từ chiều 27/7
Thủ tướng yêu cầu cách ly xã hội TP Đà Nẵng từ chiều ngày 27/7 Tại cuộc họp sáng 27/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Đà Nẵng thực hiện cách ly xã hội theo chỉ thị 16. Ông cho rằng diễn biến những ngày qua cho thấy chủng virus mới xâm nhập cơ thể rất mạnh, các bệnh nhân phải thở máy ngay khi phát hiện. "Chúng ta phải có thái độ dứt khoát, nếu không sẽ thất bại trong đợt chống dịch này", Thủ tướng nói và yêu cầu chính quyền Đà Nẵng thực hiện giãn cách xã hội toàn thành phố từ chiều 27/7, áp dụng theo chỉ thị 16. "Những dịch vụ không thiết yếu phải dừng lại. Chúng ta chưa dùng từ phong toả thành phố Đà Nẵng, nhưng phải có cấp độ cách ly xã hội", Thủ tướng nêu rõ. Báo VnExpress trích lời Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ nói, tình hình dịch bệnh của thành phố đang rất phức tạp; hiện có 12 ca nghi nhiễm và thời gian tới, qua sàng lọc có thể phát hiện thêm ca nhiễm bệnh. Tại bệnh viện có tình trạng lây nhiễm cho đội ngũ bác sĩ; chưa tìm được mối liên hệ nào giữa ba ca bệnh. Tính đến sáng ngày 27/7, Việt Nam không ghi nhận ca nhiễm mới nào sau khi phát hiện 4 ca nhiễm trong các ngày gần đây. Trong đó có thêm 3 ca ở Đà Nẵng và 1 ca ở Quảng Ngãi. Hiện có gần 12.000 người cách ly chống dịch. Vì sao các ca nhiễm mới chuyển biến nặng? Theo báo cáo của Tiểu ban điều trị, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, tình trạng của bệnh nhân 416 và 418 đều chuyển biến nặng. Cụ thể, bệnh nhân 416, 57 tuổi, có tiền sử u nang trung thất (khối u trong lồng ngực) đã phẫu thuật cách đây hai năm. Người đàn ông này khởi phát bệnh từ ngày 17/7 với biểu hiện ho, sốt. Đến ngày 20/7, bệnh nhân khám tại Bệnh viện C Đà Nẵng với triệu chứng sốt nhẹ, chụp X-quang có tổn thương phổi dạng viêm. Ngày 23/7, bệnh nhân được chuyển sang Bệnh viện Đà Nẵng sau kết quả xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2. Chỉ 2 ngày sau khi nhập viện, tình trạng sức khỏe bệnh nhân đã nghiêm trọng. Đà Nẵng áp dụng giãn cách xã hội, Quảng Ngãi có ca dương tính Covid-19: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói không để Đà Nẵng “vỡ trận” Theo đánh giá của Tiểu ban Điều trị chiều 25/7, bệnh nhân suy hô hấp, đầu chi tím nhẹ, có biến chứng nặng của hội chứng suy hô hấp tiến triển (ARDS). Bệnh nhân được chỉ định ECMO ngay trong đêm 24/7. Các bác sĩ tiên lượng các chỉ số và chức năng trong phạm vi kiểm soát, nhưng bệnh rất nặng, nguy cơ tử vong cao, khả năng phải thở máy và lọc máu liên tục, dùng ECMO trong thời gian dài. Đây là bệnh nhân Covid-19 thứ 3 tại Việt Nam phải can thiệp ECMO, sau BN19 và 91. Xe chuyên dụng khử khuẩn hóa chất tiến hành phun khu vực trước cổng Bệnh viện Đà Nẵng. Bên cạnh đó, bệnh nhân 418, 61 tuổi, cũng có nhiều bệnh nền, hiện có biến chứng suy hô hấp, suy tim cấp tổn thương thận và đang phải thở máy. Báo cáo của Tiểu ban Điều trị cũng cho biết bệnh nhân 418 có tiền sử đái tháo đường type II, tăng huyết áp. Người đàn ông này khởi phát bệnh từ ngày 11/7. Sau 7 ngày không đỡ mệt, ho khạc đờm trắng, khó thở, bệnh nhân mới nhập viện. Báo Tuổi Trẻ cũng trích lời các bác sĩ đánh giá rằng các chức năng trong phạm vi kiểm soát nhưng tiên lượng nặng, khả năng phải thở máy và lọc máu liên tục trong thời gian dài. Vì sao ào ạt đưa người ra khỏi Đà Nẵng? Thống kê lượng khách đặt chỗ qua các hãng bay từ 27 đến 31/7, Cục Hàng không Việt Nam ước tính 80.000 người đang kẹt ở Đà Nẵng. Báo VnExpress ghi nhận trong ngày 26/7, Cục Hàng không Việt Nam đã cấp phép cho các hãng Vietjet Air, Bamboo Airways, Jetstar Pacific tăng thêm 17 chuyến bay khứ hồi đến Đà Nẵng để giải tỏa khách. Vietnam Airlines đổi máy bay lớn hơn để chở nhiều khách hơn. Để giải tỏa lượng lớn hành khách, ngày 26/7 Cục đã gửi văn bản kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải cho phép duy trì các chuyến bay bình thường từ thành phố này đến các địa phương trong tối thiểu 4 ngày tới (27-31/7). Cục trưởng Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng nhận định, khách bị kẹt lại Đà Nẵng có thể hết tiền, thiếu chỗ ở, nếu không giải tỏa nhanh sẽ phát sinh thêm khó khăn. Lãnh đạo Cục Hàng không cho biết cục đã lên phương án lập cầu hàng không, yêu cầu các hãng tăng chuyến bay tối đa đến Đà Nẵng trong khả năng có thể, kể cả bay đêm để giải tỏa khách từ Đà Nẵng. Tuy nhiên, nhiều người ái ngại việc đưa người ra khỏi Đà Nẵng gấp rút có thể gây nguy cơ lây nhiễm trên toàn quốc. Trên trang cá nhân của mình, người dùng Trần Thu Nam đặt câu hỏi: "Khoảng 80.000 người tháo chạy khỏi Đà Nẵng mà không có xét nghiệm. Có thể, trong số này có người đã bị nhiễm Covid thì nguy cơ cách ly toàn xã hội có thể lại được áp dụng." Nhiều người lo ngại việc đưa người rời khỏi Đà Nẵng mà không xét nghiệm tăng nguy cơ dịch bệnh. Cụ thể, có người cho rằng dù chính quyền Đà Nẵng và Ban chỉ đạo quốc gia chống Covid-19 đã có nhiều đối sách nhanh chống như khoanh vùng, dập dịch và kiểm tra biên giới, cửa khẩu một cách chặt chẽ, yêu cầu người dân từ Đà Nẵng về khai báo y tế nhưng "khai báo chỉ mang tính hình thức. Cần xét nghiệm nhanh mới an toàn hơn". Đáng chú ý, bệnh nhân 420, 71 tuổi ở Đà Nẵng từng vào TP HCM thăm con gái trong thời gian từ 21/6 đến 8/7 tại Chung cư Lạc Long Quân (phường 5, quận 11). Ngày 12/7, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng sốt và đau ngực. Đến ngày 21/7, bệnh nhân đến khám tại khoa khám bệnh Bệnh viện C Đà Nẵng và nhập viện này vào 22/7. Ngày 25/7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng đã phối hợp với Bệnh viện C Đà Nẵng tiến hành giám sát và lấy mẫu xét nghiệm. Truyền thông Việt Nam cho biết từ 13h ngày 26/7, Đà Nẵng sẽ chính thức thi hành việc giãn cách xã hội, theo Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Trong diễn biến khác, rạng sáng 27/7, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 1, Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ (Cục CSGT) thực hiện tuần tra kiểm soát trên tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Theo đó, Công an bắt giữ 5 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam. Họ đến từ tỉnh Quý Châu, vượt biên gần 4 giờ bằng thuyền sang Lào Cai. Lập tám đoàn kiểm tra phòng dịch trên các tuyến biên giới. Trước đó, việc liên tiếp xuất hiện hàng loạt các trường hợp nhập cảnh trái phép ở Đà Nẵng, Quảng Nam và An Giang đang dấy lên lo ngại công cuộc "chống dịch như chống giặc" ở Việt Nam sẽ bị đổ vỡ. Chiều 26/7, Công an Đà Nẵng cho biết đã cùng Công an Quảng Nam bắt 1 người Trung Quốc trong đường dây đưa người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Đà Nẵng, Quảng Nam. VN: Người nhập cảnh trái phép đe dọa phòng tuyến chống dịch Covid-19 ở Đà Nẵng: Một ca dương tính, nhưng ‘tiếp tục xét nghiệm’ Báo điện tử Zing đưa tin, tại cuộc họp ngày 25/7, khi đề cập đến việc quản lý xuất nhập cảnh, trung tướng Nguyễn Văn Sơn - thứ trưởng Bộ Công an, cho rằng nếu căn cứ vào 3 vụ việc mà Công an Đà Nẵng, Công an Quảng Nam phát hiện, xử lý thì thấy tình hình quản lý nhập cảnh còn lỏng lẻo. Ông nói thêm, nguồn lây nhiễm đối với bệnh nhân dương tính Covid-19 ở Đà Nẵng tuy chưa xác định được nhưng khoảng trống về quản lý người nhập cảnh trái phép là điều cần nhìn nhận nghiêm túc và xử lý dứt điểm.
Thiết chế bầu cử cần mở rộng để cho các cử tri là kiều dân Việt Nam ở nước ngoài có thể tham gia các kỳ bầu cử Quốc hội, hội đồng nhân dân và Việt Nam cần tìm giải pháp để kiều dân thực hiện các quyền bầu cử, ứng cử của họ, theo các chuyên gia và nhà quan sát về luật pháp và Quốc hội Việt Nam.
Bao giờ VN cho kiều bào bầu cử, ứng cử?
Khoảng trên 4 triệu kiều dân Việt Nam ở hải ngoại đang sống ở khắp nơi trên thế giới. Trao đổi với BBC tại Bàn tròn trực tuyến cuối cùng trong tháng Hai mới đây, hôm 25/2/2016, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Đại biểu Quốc hội Việt Nam đề cập việc thay đổi chính sách này. Ông nói: "Tôi nghĩ rằng trong thời gian từ nay đến ngày 22/5 thì chắc là không kịp điều chỉnh. "Nhưng tôi cũng rất chia sẻ với ý kiến của Phó Giáo sư Hoàng Ngọc Giao (khách mời tại Tọa đàm) rằng các công dân Việt Nam ở nước ngoài, tức là những người Việt sống ở nước ngoài, nhưng mà vẫn còn giữ quốc tịch Việt Nam, thì theo luật vẫn hoàn toàn có quyền bầu cử và có quyền ứng cử. "Và chúng ta cũng cần phải tìm giải pháp để tổ chức cho đồng bào của chúng ta (kiều dân Việt Nam) thực hiện quyền của mình. "Nhưng ở đây, tôi cũng phải nói thật là khi mà đi vào thực hiện là cũng có những khó khăn, không phải là dễ dàng đâu. "Tôi lấy ví dụ như có một vài địa phương ở nước ngoài chỉ cần một Việt kiều treo quốc kỳ Việt Nam, hoặc là bắc cái chảo ăng-ten để mà xem các chương trình truyền hình ở trong nước, là có thể bị một nhóm những người Việt khác gây khó khăn, đập phá, rồi có thể làm những chuyện rất phức tạp. "Thế trong tình hình như thế, thì mình (Việt Nam) mà tổ chức hòm phiếu ở nước ngoài là một chuyện cực kỳ khó, khó đảm bảo kết quả." Phải nghĩ đi thôi GS. Nguyễn Minh Thuyết cho rằng nay là lúc Việt Nam cần bắt đầu phải nghĩ về chính sách đảm bảo quyền lợi cho kiều dân, công dân Việt Nam được bầu cử và ứng cử. Giáo sư Thuyết cảnh báo việc tổ chức cho kiều dân, công dân Việt Nam bầu cử, ứng cử ở hải ngoại 'không dễ dàng' do các khác biệt về chính trị v.v... Về quyền ứng cử của kiều dân, công dân Việt Nam ở hải ngoại, GS Nguyễn Minh Thuyết bình luận thêm: "Thứ hai, về quyền ứng cử, tôi cũng phải nói thật thế này, nếu như bây giờ mình có thể tạo điều kiện để người Việt Nam, có quốc tịch Việt Nam ở nước ngoài, mà tổ chức bầu cử, thì chính ở những nơi như thế, thì những người Việt Nam ở nước ngoài có thể ra ứng cử, là đại diện cho đồng bào ở khu vực ấy. "Như thế là tốt nhất, thế còn một số vị nói rằng bây giờ về trong nước ứng cử, thì trừ phi là các vị về sống hẳn ở trong nước thôi, còn nếu mình vẫn sống ở nước ngoài mà mình ứng cử ở trong nước, thì có hai chuyện xảy ra. "Một là đồng bào ở địa phương mà người ta sẽ bỏ phiếu cho mình, người ta không biết mình để người ta tin cậy, bỏ phiếu. Cái thứ hai nữa là bản thân mình mà ở nước ngoài, thì cũng không sát được với cử tri, cho nên cũng rất là khó thực hiện nhiệm vụ của Đại biểu. "Chỉ khi nào chúng ta tổ chức được cho đồng bào ở nước ngoài bỏ phiếu được, và sẽ có những người đại diện cho cộng đồng Việt Nam ở nước ngoài trong Quốc hội, thì tôi nghĩ như thế chỉ có tốt hơn thôi, bởi vì đây là một bộ phận khăng khít của dân tộc. "Và các vị đó là đại diện cho bộ phận này ở trong Quốc hội, thì các vị cũng có thể góp ý để xây dựng chính sách đối với người Việt ở nước ngoài và những chính sách xây dựng đất nước khác và có thể huy động được đồng bào đóng góp công cuộc xây dựng trong nước, thì tôi nghĩ chỉ có tốt hơn thôi. "Nhưng mà chỉ có điều là bây giờ thì phải bất đầu phải nghĩ đi thôi, chứ còn bây giờ mà không nghĩ thì 5 năm tới nó cũng sẽ không có chuyện này trở thành hiện thực." Chưa có chính sách Trước đó, tại Bàn tròn của BBC về tự ứng cử và bầu cử Quốc hội ở Việt Nam, PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển (thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam - Vusta) khẳng định Việt Nam hiện chưa có chính sách và văn bản pháp luật nào liên quan tới việc mở rộng các quyền bầu cử, ứng cử với công dân, kiều bào Việt Nam ở hải ngoại. Ông nói: "Thực tế trong hệ thống chính trị của chúng ta (Việt Nam) hiện nay, chưa thấy Quốc hội bàn đến vấn đề này, cũng chưa thấy có một văn bản hay một quy định nào rằng là phải mở rộng cái quyền bầu cử ra cho Việt kiều ở nước ngoài. PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao khẳng định kiều dân Việt Nam ở nước ngoài có quốc tịch Việt Nam hoàn toàn có quyền bầu cử và tự ứng cử trong các cuộc bầu cử Quốc hội VN. "Thì điều này chúng ta phải (nói) cho nó rạch ròi, về mặt thực tiễn thì hiện nay không thấy có quy định nào. "Về mặt chính trị, thì Đảng (Cộng sản Việt Nam) đã tuyên bố là (Việt kiều) là một bộ phận, thì đáng lẽ là phải hiện thực cái tuyên bố chính trị này bằng những quy định pháp luật cụ thể để tạo điều kiện cho đồng bào Việt kiều có thể tham gia cái nền chính trị và hoạt động chính trị của đất nước. "Thế nhưng rất tiếc là cho đến nay, tôi nghĩ là điều này cũng chưa ai đặt vấn đề và chắc cũng chẳng có thực hiện gì được ở trong cuộc bầu cử này." Hoàn toàn có quyền Trước câu hỏi làm thế nào đáp ứng được nhu cầu về tự ứng cử của kiều dân Việt Nam ở hải ngoại, PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao nêu quan điểm: "Theo tôi luật quy định là công dân Việt Nam, thế nếu như là Việt kiều ở nước ngoài vẫn vừa có quốc tịch nước ngoài, nhưng có quốc tịch Việt Nam, theo tôi, những người như vậy hoàn toàn có quyền tự ứng cử để tham gia Quốc hội Việt Nam," ông khẳng định. Được biết, ngoại trừ một số trường hợp như Việt Nam, Trung Quốc v.v..., còn lại nhiều quốc gia hiện vẫn có chính sách, luật định và có tổ chức việc bầu cử, ứng cử... cho kiều dân của các nước này ở hải ngoại trong các kỳ bầu cử của nhà nước, chính quyền, hoặc tham gia các hoạt động chính trị khác như trưng cầu dân ý v.v... Mới đây, chẳng hạn, trong kỳ bầu cử phổ thông đầu phiếu ở Myanmar, kiều dân nước này ở hải ngoại đã được tổ chức để bỏ phiếu thực hiện quyền công dân và chính trị của họ. Riêng tại Singapore, truyền thông quốc tế ghi nhận có tới khoảng 20.000 người dân Myanmar đã tham gia kỳ bầu cử tại một điểm bỏ phiếu được mở từ sáng đến chiều, trong thời gian gần một tuần lễ cùng thời điểm với bầu cử diễn ra ở trong nước. Mời quý vị theo dõi thêm về cuộc Tọa đàm của BBC với các vị khách về chủ đề này tại đây: https://youtu.be/socMFYAIzI8
Trong tất cả những phi thuyền được thiết kế để khám phá Hệ Mặt Trời, có lẽ đây là chiếc thú vị nhất. Nó không phải là phi thuyền mà là một tàu ngầm - với hình dáng một quả ngư lôi.
Khám phá vũ trụ bằng tàu ngầm
Tuy nhiên, không giống như những chiếc tàu ngầm khác, nó được thiết kế để khám phá những vùng biển ở các hành tinh khác. Điểm đến là Titan, mặt trăng lớn nhất của Sao Thổ và là nơi duy nhất bên ngoài Hệ Mặt Trời có nhiều chất lỏng trên bề mặt. Trong khi các đại dương của Trái Đất chứa đầy nước, đại dương ở Titan lại tràn ngập chất lỏng methane và ethane - những thứ mà ở Trái Đất ấm áp thường tồn tại dưới dạng khí. Titan rất lạnh, khoảng âm 180 độ, đến nỗi những chất ở dạng chất lỏng này tạo nên các môi trường có thể chứa sự sống. Những nơi tiềm năng để triển khai tàu ngầm này sẽ là một số trong nhiều hồ và đại dương lớn của Titan. Đại dương lớn nhất là Kraken Mare. Không ai biết nó sâu bao nhiêu, nhưng nhiều khả năng sẽ từ khoảng vài trăm mét và diện tích khoảng 400 nghìn cây số vuông, lớn hơn năm lần so với Hồ Superior ở Bắc Mỹ. Khó có khả năng chúng ta sẽ tìm thấy cá ngoài hành tinh đang bơi ở Kraken Mare. Thế nhưng có thể có những vi sinh vật. Trong lúc tìm kiếm sự sống, chiếc tàu ngầm sẽ phải đi qua những vùng nước lạ (hay nói đúng hơn là những vùng chất lỏng methane), khám phá thế giới ngoài hành tinh theo cách hoàn toàn khác. Tàu vũ trụ đầu tiên và cho đến nay là duy nhất từng đáp xuống Titan là tàu thám hiểm European Huygens của châu Âu, vốn đã thu thập được dữ liệu về khí quyển và các đám mây của nơi này trong chuyến hạ cánh hồi 2005. Phi thuyền đầu tiên và duy nhất cho tới nay từng đáp xuống Titan là tàu European Huygens (Hình: NASA/JPL-Caltech/University of Arizona/University of Idaho) Hơn một thập niên qua, phi thuyền Cassini của Nasa đã nghiên cứu hệ thống Sao Thổ và Titan, tìm hiểu các biển của nó bằng radar và thu thập các dữ liệu căn bản về bề mặt chất lỏng. Nhưng độ sâu của các vùng biển có chất lỏng này thì chưa được khám phá. "Chúng tôi không biết có gì ở đó," Steve Oleson, một kỹ sư tại Trung Tâm Nghiên cứu Glenn của Nasa, hiện đang dẫn đầu quy trình thiết kế tàu ngầm, nói. "Chúng tôi có thể gửi tới một chiếc thuyền, nhưng hãy nghĩ đến khi con người khám phá đại dương. Chúng ta không biết ở dưới đáy là gì." Chiếc tàu ngầm chỉ mới ở giai đoạn lên ý tưởng. Năm ngoái, các nhà nghiên cứu đã hoàn thành giai đoạn một của việc nghiên cứu - thiết kế hình dạng của chiếc tàu ngầm. Họ đã dựng lên một mẫu tàu dài sáu mét có thể thám hiểm 3.000 cây số của Kraken Mare trong 90 ngày, với tốc độ 1km/giờ. Tuy nhiên, khả năng khám phá nhiều địa điểm và môi trường là thế mạnh của tàu ngầm. Tàu tự hành Mars Opportunity chỉ đi được chưa tới 45km, và nó hoạt động đến nay đã được 12 năm. Tàu ngầm có thể khám phá phần trầm tích ở đáy biển và xem các thành phần chất trong biển thay đổi thế nào theo độ sâu. Nó có thể nghiên cứu thời tiết và bờ biển, tìm kiếm dấu hiệu của sự thay đổi mực nước biển và những tung tích về lịch sử thời tiết của Titan. Nó sẽ nghiên cứu các chất và địa hình trong một thế giới giống với Trái Đất hơn bất cứ nơi nào trong Hệ Mặt Trời. Titan và Trái Đất là hai thế giới duy nhất trong Hệ Mặt Trời có mưa rơi xuống bề mặt, lấp đầy các hồ và các biển được kết nối bởi các dòng sông và sông nhánh. Trong khi đó, khí quyển của Sao Hoả hoặc Sao Kim rất nhiều gas. Áp lực khí quyển của Titan chỉ lớn hơn Trái Đất một lần rưỡi tính ở mức ngang mực nước biển. "Về cơ bản, con người có thể bước đi trên bề mặt của Titan với áo parka dày và mặt nạ dưỡng khí," Ralph Lorenz, một nhà khoa học hành tinh tại Đại học Johns Hopkins, nói. Thế nhưng đó chưa phải là những thứ thú vị nhất. Sự sống mà chúng ta biết đến yêu cầu nước ở dạng lỏng, và các nhà khoa học nghĩ chúng ta cần một loại chất lỏng - như methane lỏng - để tạo tiền đề cho sự sống. Trong suốt hơn một thập niên, phi thuyền Cassini của NASA đã nghiên cứu hệ thống Sao Thổ và Titan (Hình: NASA/JPL-Caltech/Space Science Institute) "Về vấn đề điều này có hiệu quả hay không, đây không phải là câu hỏi mà chỉ suy luận và lý thuyết suông thì sẽ không thể giải quyết được," Jason Barnes, một nhà khoa học hành tinh ở Đại học Idaho, nói. "Chúng ta cần bước ra ngoài đó và đo đạc, thử nghiệm để biết được." Một trong những giải pháp là tìm kiếm những mẫu hoá chất có thể xác nhận sự sống. Ví dụ, phân tử tạo thành các khối protein, được gọi là acid amino, có các kết cấu là hình ảnh phản chiếu của nhau. Một acid amino có thể thuận tay trái hoặc phải, Loen giải thích, và những gì liên quan tới sự sống trên Trái Đất đều thuận tay phải. Lý thuyết ở đây là việc tìm ra một acid amino thuận tay trái hay phải ở biển trên Titan có thể là dấu hiệu của sự sống, Lorenz nói. Kế hoạch hiện nay là để cho chiếc tàu ngầm khám phá Titan một mình. Nhưng các nhà khoa học có thể sẽ gửi một tàu vũ trụ bay theo quỹ đạo để gửi tín hiệu và thông tin liên lạc về Trái Đất. Nhóm nghiên cứu sẽ cần phải suy nghĩ cách để đưa tàu ngầm đến đó. Hiện nay, họ cho rằng có thể để tàu ngầm bên trong một phi thuyền vũ trụ cỡ nhỏ, như chiếc Boeing X-37. Khí quyển của Titan đủ dày để phi thuyền có thể trượt xuống Kraken Mare, sau đó phi thuyền sẽ chìm xuống nước khi thả tàu ngầm ra. Hiện nhóm nghiên cứu vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức về kỹ thuật. Ví dụ, nitrogen tan trong biển, như carbon dioxide trong một ly Coke. Quan ngại ở đây là độ ấm của máy cung cấp ngăn lượng của tàu ngầm sẽ khiến nitrogen sủi lên. "Nếu nó sủi lên chỉ cần một chút, nghiên cứu của chúng tôi sẽ bị ảnh hưởng," Oleson nói. Thế nhưng vẫn còn khá nhiều thời gian để tìm ra câu trả lời. Nếu dự án tàu ngầm thành công, chúng tao sẽ phải đợi đến năm 2040 nó mới đi vào hoạt động. Nó sẽ khám phá Kraken Mare vào khoảng giữa thập niên 2040, vào mùa hè ở Titan, khi mặt trời chiếu sáng cả ngày và khi một đường dây liên lạc trực tiếp với Trái Đất đã được thiết lập. Bản tiếng Anh bài này đã đăng trên BBC Future.
Vào ngày 7/4/1954, Peter Duffey đồng điều khiển chiếc de Havilland Comet G-ALYY bóng loáng bốn động cơ đáp xuống sân bay Heathrow. Đây là chặng cuối cùng của chuyến bay phản lực dân dụng của Hãng Hàng không Anh Hải ngoại (BOAC) nối giữa London với Johannesburg.
Chiếc phi cơ Anh làm thay đổi ngành hàng không thế giới
Khoảng 36 giờ đồng hồ sau, với một phi hành đoàn mới trên khoang, chiếc phi cơ cất cánh từ Rome cho giai đoạn hai, hành trình khứ hồi về Nam Phi. Nó bắt đầu bay lên đạt độ cao của hành trình. Ngay sau khi bay qua Naples, phía trên hòn đảo Stromboli ở đỉnh cực nam của Ý, chiếc phi cơ vỡ tan. Phi hành đoàn bảy người cùng toàn bộ 14 hành khách thiệt mạng. Đây là vụ nổ giữa không trung lần thứ hai của Comet chỉ trong vòng ba tháng. 'Cỗ xe tăng bay' Xô-viết hồi sinh trên đất Mỹ Bạn có dám đi máy bay không người lái? Hết thời được mang theo hành lý xách tay? "Tôi vẫn không tha thứ cho những ai đã nối lại dịch vụ sau vụ tai nạn đầu tiên," Duffey, hiện đã nghỉ hưu và sống tại Canada, nói. "Họ đã đánh cược và đã thua; tôi là một trong những đồng tiền nhựa trong canh bạc đó." Chiếc Comet đầu tiên được đưa ra khỏi nhà chứa máy bay tại nhà máy de Havilland tại Hatfield, cách trung tâm London chừng 40km về phía bắc, vào tháng Bảy 1949, chỉ bốn năm sau khi kết thúc Đệ nhị Thế chiến. Các loại máy bay chở khách thời đó chỉ bay ở độ cao thấp và ngồi trên đó không mấy thoải mái. Với các khoang ngồi không được xử lý áp suất và cánh quạt chạy bằng những động cơ piston ồn ào, các phi cơ phải bay qua chứ không thể bay phía trên thời tiết. Nhiều máy bay được cải tiến từ các phi cơ ném bom thời chiến tranh hoặc từ các vận tải cơ, được mang những cái tên rất cổ điển như Tudor (một triều đại Anh, trị vì từ cuối thế kỷ 15 đến đầu thế kỷ 17), Lancastrian (người Lancaster), hay Argonaut. Thế nhưng Comet thì trông giống như một chiếc phi cơ đến từ tương lai, với thân máy bay bằng thép bóng loáng và có những bộ cánh vát về phía sau, che đi bốn động cơ phản lực. Dọc theo mỗi bên thân có những cửa sổ hình chữ nhật lớn, cho phép hành khách ngắm những hình ảnh kỳ thú dưới mặt đất từ độ cao tới 12km. "Trông nó hiện đại," Alistair Hodgson, người hướng dẫn tại Bảo tàng Hàng không de Havilland nói. "Nó sạch sẽ, trông rất khí động học và trông thấy rõ là nó có thể lướt đi trên không một cách hoàn hảo. Và tất nhiên, đó là những gì nó đã làm được." "Có câu ngạn ngữ cổ rằng ngành hàng không dân dụng nếu có được một chiếc phi cơ ổn thì ngành này sẽ cất cánh ổn," Hodgson nói. "Nó là chiếc Concorde thời đó - bay được cao hơn, nhanh hơn, êm hơn bất kỳ một loại máy bay nào khác khi đó, và nó khiến mọi loại máy bay khác đều trở nên lỗi thời." Chiếc Comet trông giống như một chiếc phi cơ đến từ tương lai nếu so với các máy bay cánh quạt thời đó Bên trong máy bay có hai khoang dành cho 36 hành khách. Khách đi hạng nhất được ngồi quanh những chiếc bàn - trông giống như là một toa xe tàu hỏa vậy. Trừ khoang lái dành cho phi công, phần còn lại của phi cơ là một khoang rộng, khu vực để hành lý (hồi đó chưa có khoang để hành lý riêng bên dưới) và nhà vệ sinh dành riêng cho bên nam và bên nữ. "Đó là những gì xảy ra khi ta để các kỹ sư thay vì các kiểm toán viên phác thảo ra thiết kế máy bay," Hodgson nói. "Nếu nhìn vào một chiếc phi cơ hiện đại thời nay, ta thấy là từng cm đều được tận dụng để phục vụ các hành khách mua vé, nhưng hồi thập niên 1940 thì chưa như thế." "Việc đi lại bằng đường hàng không khi đó là trong giai đoạn cuối cùng của thời chỉ phục vụ cho người giàu," ông nói. "Cách di chuyển chính giữa các địa điểm cách xa nhau là những chiếc phi cơ có khả năng vượt đại dương." Trên thực tế, nhiều hành khách của BOAC là các công chức có trọng trách điều hành Đế chế Anh. Sau gần hai năm bay thử nghiệm, Comet đã có chuyến bay dân dụng đầu tiên vào ngày 2/5/1952, bay qua Rome, Beirut, Khartoum, Entebbe và Livingstone, tới Johannesburg. Hành trình chỉ mất có 23 giờ đồng hồ quả là một thắng lợi to lớn. Hành khách cho biết họ được hưởng một hành trình êm ái, dịch vụ tuyệt hảo và những bữa ăn được trình bày rất bắt mắt. Không hề có một chiếc phi cơ phản lực dân dụng nào khác hoạt động vào thời điểm đó, Comet là điều khiến cả thế giới phải ghen tị. "Đội bay Comet tự coi họ là thành phần ưu tú trong BOAC," Hugh Dibley, viên phi công từng làm việc với hãng này hồi thập niên 1960, nói. "Nó thậm chí còn có cả tên gọi riêng, đặc biệt: 'Jet Speedbird'." Chiếc Comet lần đầu tiên được đưa ra khỏi nhà kho ở gần Hatfield, bắc London, hồi năm 1949 Chỉ trong vài tháng, BOAC đã bổ sung thêm các chuyến bay tới Ceylon (nay là Sri Lanka), Karachi, Singapore và Tokyo. Trong khi đó, de Havilland bắt đầu có thêm các đơn đặt hàng cho loại máy bay đáng chú ý của mình từ các hãng Pacific của Canada, Air France, và Không lực Hoàng gia Canada. Với vận tốc lên tới 500mph (807kmh), hành khách được trải nghiệm chuyến bay đáng nhớ trong đời. Nhưng hầu như không có mấy chuyến lại không có sự cố. "Trong toàn bộ thời gian tôi gắn bó với Comet 1 thì chiếc phi cơ này vẫn đang trong giai đoạn phát triển," Duffey nói. "Chúng tôi gặp hết chuyện này đến chuyện khác." Comet là loại phi cơ dân dụng đầu tiên dùng các thiết bị điều khiển bay thủy lực, với cách hoạt động rất giống với bàn đạp phanh ở xe hơi. Khi phi công di chuyển cần điều khiển, nó sẽ kích hoạt một cái bơm, khiến chất lỏng được đẩy qua một vòng các đường ống để kiểm soát bề mặt cánh máy bay. "Bốn chiếc phi cơ đầu tiên bị lỗi ở phần các bít kín các mối tiếp giáp," Duffey nói. "Chúng tôi từng phải mang theo dầu thủy lực để đổ thêm vào hệ thống." Các phi hành đoàn cũng báo cáo về là họ gặp cả những vấn đề khác nữa. Hệ thống điện và định vị thường bị nóng quá. Các cửa sổ trong buồng lái thường bị mờ hơi. Và phi cơ chỉ bay được bốn giờ đồng hồ là cần phải tiếp nhiên liệu. Thế nhưng còn có một vấn đề căn bản hơn đối với kiểu thiết kế của cần điều khiển. "Bất kể là bay với tốc độ nào thì cảm nhận của đội bay đối với bộ phận cần gạt điều khiển chiếc máy bay cũng vẫn như nhau," Duffey nói. "Điều khiển chiếc phi cơ như vậy là một điều nguy hiểm, và không nghi ngờ gì hết, tôi cho rằng điều đó đã dẫn tới một trong các vụ tai nạn." Ngày 26/10/1952, Duffey khi đó không phải lái mà đang ngồi nhấm nháp ly vang đỏ tại sân bay ở Rome sau khi đã lái chiếc Comet G-ALYZ từ Beirut, Lebanon tới. Nhìn ra ô cửa sổ, ông ngắm chiếc phi cơ trước khi nó cất cánh bay về London. Phi cơ Comet có vỏ mạ chrome bóng loáng, khiến nó trông hiện đại hơn nhiều so với các máy bay cùng thời "Chúng tôi thấy chiếc phi cơ chạy trượt ra khỏi đường băng," ông nhớ lại. "Thế là chúng tôi chạy ra, lên một chiếc xe jeep và lái tới chỗ đó, nơi chiếc phi cơ vẫn đang phát ra âm thanh phì phì. Bình xăng dưới bụng máy bay bị xé rách, nhiên liệu loang khắp nơi." Thật kỳ diệu là đã không hề xảy ra hỏa hoạn và không có ai trong số cả phi hành đoàn lẫn 35 hành khách trên khoang bị thương. "Điều mà cơ trưởng đã làm là nâng phần mũi máy bay quá cao khi cất cánh; chiếc phi cơ bị lực ma sát quá mạnh tác động vào phần cánh cho nên không nhấc mình lên được," Duffey nói. Viên phi công bị quy trách nhiệm là đã gây ra vụ tai nạn, nhưng vụ việc cũng cho thấy khiếm khuyết của thiết kế máy bay. "Vấn đề không phải chỉ là phần cánh mà là tình trạng thiếu độ nhạy của cần điều khiển, khiến cho phi công có thể kéo nó ra sau nhiều quá mức," Duffey nói. "Điều đó lẽ ra đã không bao giờ xảy ra nếu như các phi công lái thử nghiệm đã lái thử một cách cẩn thận trên chiếc phi cơ đó." Vài tháng sau, vào ngày 13/3/1953, một trục trặc tương tự xảy ra với chuyến bay khởi hành từ Karachi. Lần này là một chiếc Comet trong chuyến bay huấn luyện đã lao xuống cây cầu đá và cháy bùng. Toàn bộ 11 thành viên phi hành đoàn và các nhân viên kỹ thuật trên khoang tử nạn. Rồi trong tháng Sáu, một phi cơ khác bị hư hại tại Dakar, Senegal trong một vụ tai nạn tương tự. "Là phi công, chúng tôi bắt đầu rất lo ngại," Duffey nói. "Và chúng tôi bắt đầu chủ động quan tâm tìm hiểu xem điều gì đang xảy ra." Hành khách đi Comet được hưởng cảm giác vô cùng tiện nghi Vào 2/5/1953, 43 người thiệt mạng khi một chiếc Comet gặp nạn ngay sau khi rời Delhi, Ấn Độ. Cuộc điều tra sau đó cho thấy chiếc phi cơ đã bị vỡ ra sau khi bay vào vùng thời tiết cực xấu. Từ những vụ tai nạn này, những chỉ dẫn mới về việc cất cánh được đưa ra cho các phi công, thiết kế cánh được điều chỉnh, và những mẫu mới của chiếc máy bay được đưa ra với bộ phận radar thời tiết được lắp đặt thêm. Nhưng những điều tồi tệ vẫn tiếp tục xảy ra. "Đã có hai lỗi chết người ở mẫu máy bay này," Hodgson nói. "Đầu tiên là cách thiết kế. Vỏ máy bay được làm mỏng nhất ở mức có thể nhằm giúp giảm tải trọng tối đa." "Comet bay ở độ cao rất cao, và cần được tạo áp lực để hành khách bên trong có thể hít thở bình thường," Hodgson nói. "Mà khi làm vậy thì chiếc máy bay sẽ giống như một quả bóng bay đồ chơi được thổi phồng lên rồi lại cho xịt đi cùng lúc - cho nên nó sẽ bị vỡ rách." Vấn đề thứ hai liên quan tới các cửa sổ hình chữ nhật. "Nếu bạn có một ô hình vuông trống nằm giữa một miếng kim loại mỏng, giống như ở vỏ của một chiếc phi cơ, và nếu bạn co kéo tấm kim loại đó thì nơi bị rạn vỡ đầu tiên sẽ là ở góc của hình vuông đó," Hodgson giải thích. Vào ngày 10/1/1954, chiếc Comet G-ALYP cất cánh từ Rome, bay cao vào những đám mây. Trong cuộc điện đàm qua vô tuyến điện để báo cáo về thời tiết, việc truyền tín hiệu đột ngột bị cắt. Bên dưới, các ngư dân nói họ nghe thấy những tiếng nổ rồi sau đó là những mảnh vỡ cháy sém từ trên trời rơi xuống. Toàn bộ 29 hành khách và sáu thành viên phi hành đoàn thiệt mạng. Chiếc Boeing 707 có thân rộng rãi hơn đã chiếm lĩnh khoảng trống mà Comet để lại khi phải ngưng bay Toàn bộ các máy bay Comet của BOAC và Air France ngay lập tức được lệnh ngưng hoạt động trong lúc người ta thu tìm các mảnh vỡ và tiến hành các cuộc điều tra. Hơn 50 chỉnh sửa đối với mẫu máy bay này đã được yêu cầu thực hiện, nhưng các điều tra viên vẫn không xác định được bất kỳ nguyên do nào dẫn tới thảm họa này. "Chúng tôi đã có một loạt các cuộc họp tại Heathrow," phi công Duffey của BOAC nói. "Họ nói họ khá vững tin là họ đã xem xét hết tất cả những gì đang diễn ra." Cuộc họp được đề nghị phải biểu quyết. "Với tỷ lệ ủng hộ cao hơn tỷ lệ chống là một lá phiếu, chúng tôi quyết định đưa nó trở lại hoạt động," ông nói. "Tôi biểu quyết phản đối vì cảm thấy các chỉnh sửa đó chưa đủ để tìm ra ra lý do dẫn tới vụ nổ." Đáng buồn là ông đã chính xác. Khi chiếc Comet G-ALYY sau đó lại nổ tung giữa không trung hôm 8/4, toàn bộ các máy bay Comet trên thế giới đã một lần nữa được lệnh ngừng bay. "Chuyện đó giống như cơn động đất trong ngành hàng không, bởi ai cũng nhìn vào de Havilland và Anh Quốc như những nhà tiên phong trong lĩnh vực đi lại bằng đường hàng không nhanh hơn, cao hơn, tiện nghi hơn," Hodgson nói. "Đó là một điều bí ẩn cực lớn - tại sao những chiếc phi cơ vị lai và siêu việt đến vậy lại bỗng dưng nổ tung trên trời." "Tôi cảm thấy bất bình về chuyện họ cho nó trở lại hoạt động," Duffey nói, "tới mức tôi đã tham gia [nghiệp đoàn các phi công] Balpa gần như là toàn phần thời gian, quyết tâm làm cho ra nhẽ xem điều gì đã xảy ra với chiếc máy bay mà chúng tôi đang điều khiển." Comet tạo nên cuộc cách mạng đi lại bằng đường hàng không, tương tự như điều mà Concorde đã làm sau đó vài thập niên Một nhóm các chuyên gia tập hợp tại Royal Aircraft Establishment, một cơ quan chuyên nghiên cứu về hàng không, tại Farnborough để tiến hành cuộc điều tra vô tiền khoáng hậu về các vụ tai nạn. Tiến trình điều tra này đánh dấu sự ra đời của ngành công nghiệp điều tra các vụ tai nạn máy bay trên thế giới ngày nay. "Từ những mảnh vỡ thu được, ta thấy rõ là chiếc phi cơ đã bị nổ tung ra theo cách thức nào đó," Hodgson nói. "Nhưng ta không thể thử nghiệm một chiếc phi cơ bằng cách lặp lại vụ nổ đó, cho nên họ đã ngâm chiếc phi cơ vào một bể nước cực lớn và bắt đầu tiến hành các vụ thử nghiệm về độ bền và khả năng chịu áp lực." Sau các thử nghiệm tương đương với 9.000 giờ bay, áp suất dưới nước tác động lên thân máy bay được nâng lên hạ xuống để tạo ra những điều kiện giống như những gì nó có thể phải chịu trong quá trình bay. Rồi sau sáu tuần, áp suất đột ngột được hạ xuống. Tấm kim loại có các vết nứt quanh một trong các cửa sổ, và thân máy bay bị vỡ toang. Rõ ràng là thân máy bay quá mỏng, và các khung cửa sổ hình chữ nhật là nguồn cơn gây ra sự chênh lệch độ bền ở vỏ máy bay. Chiếc phi cơ phản lực đầu tiên của thế giới đã phải thiết kế lại toàn bộ. Với việc Comet thôi hoạt động, phần còn lại của ngành hàng không thế giới đột ngột có cơ hội đuổi bắt. "Lúc nào các đối thủ cũng đang nhòm qua vai bạn xem bạn đang làm gì," Hodgson nói. "Họ đều đang rút ra các bài học và đưa ra những thiết kế mới, trong đó tránh được các lỗi trong thiết kế của de Havilland." Với việc Comet ngưng hoạt động, chiếc phi cơ vốn làm thay đổi cách thức chúng ta di chuyển bắt đầu được thành hình tại Seattle. Cất cánh lần đầu tiên vào tháng Bảy 1954, chiếc Boeing 707 chính thức đi vào hoạt động trong năm 1958. Trở lại nước Anh, de Havilland phát triển các mẫu Comet 2 và 3, trước khi cho ra Comet 4 vào cuối năm 1958. Dài hơn, tiện nghi hơn, có công suất chở được 92 hành khách - chắc chắn hơn, mạnh hơn và với các ô cửa sổ hình oval an toàn hơn nhiều, có thể bay được tới 2.500 dặm, khiến nó trở thành mẫu lý tưởng cho các chuyến bay ở khoảng cách trung bình. Chiếc phi cơ Comet chưa bao giờ lấy lại được vị thế của mình trong thị trường máy bay, nhưng phiên bản đã chỉnh sửa vẫn tiếp tục được sử dụng cho tới 1997 Cho dù Boeing 707 giành được hầu hết các đơn đặt hàng lớn, nhưng BOAC với các phi cơ Comet 4 vẫn giành được thành tích là chiếc phi cơ phản lực dân dụng đầu tiên bay vượt Đại Tây Dương - hai lần. Vào ngày 4/10/1958, các phi cơ Comet 4 rời New York và Heathrow. Tuy chiều bay tới Mỹ phải dừng lại tiếp nhiên liệu ở Newfoundland, nhưng chiều đến London đã bay thẳng trong thời gian sáu tiếng 11 phút. Comet 4 được BOAC dùng cho tới 1965 và được hãng hàng không Anh Dan Air dùng cho tới năm 1980. Nó được cải tiến thành loại máy bay do thám vô cùng thành công của Pháp, Caravelle, và máy bay do thám Nimrod vốn vẫn tiếp tục được sử dụng trong thế kỷ này. Chiếc Comet 4 chỉ chấm dứt những ngày tung cánh của mình vào năm 1997. Duffey, viên phi công đã thoát nạn trong gang tấc trong hai vụ tai nạn chết người của Comet, đã trở thành một trong những phi công đầu tiên của British Airways lái Concorde. Ngành hàng không Anh đã không bao giờ phục hồi trở lại hoàn toàn sau thất bại đầy kịch tính của Comet. Ngày nay, nơi từng đặt nhà máy của Hatfield là một khu công nghiệp. Các văn phòng điều hành khi xưa nay là đồn cảnh sát, nơi cổng vào nay có một tiệm đồ ăn nhanh KFC, và khu nhà kho nơi đặt chiếc Comet đầu tiên cất cánh ngày xưa nay là phòng tập thể thao, còn mặt sàn nay là các sân chơi tennis. Chiếc Comet 1 nguyên bản duy nhất còn lại hiện đang được phục chế tại Bảo tàng de Havilland ở ngoại ô phía bắc London. Tuy cuối cùng thì Boeing đã chiến thắng trong cuộc đua sản xuất hàng loạt các máy bay phản lực dân dụng và sau đó là các thế hệ máy bay an toàn hơn, rẻ hơn, nhưng di sản mà nhà tiên phong Anh để lại vẫn rất sống động. Chiếc Comet trông vẫn như một chiếc máy bay của tương lai. Ngồi vào một trong những chiếc ghế bọc lớp vải lót êm ái tiện nghi trong khoang hạng nhất, bạn sẽ dễ tưởng tượng ra cảm giác của những ai được bay trên một trong những chiếc phi cơ đẹp đẽ này, bay phía trên tầng thời tiết, thư thả đọc tờ tạp chí hay nhấm nháp chút đồ uống ướp lạnh ngày xưa. Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.
Ngoài những hạn chế hà khắc đối với các nhà báo nước ngoài cố gắng đưa tin về sự thật ở vùng Tân Cương xa xôi, TQ còn có một chiến thuật mới: gọi các bài báo điều tra độc lập là "tin giả".
Áp lực và tuyên truyền của TQ - thực tế việc đưa tin về Tân Cương
Phóng viên BBC bị bám theo và bị bắt xóa các phim họ quay Vào ban đêm, trong khi di chuyển hàng giờ dọc theo các xa lộ sa mạc của Tân Cương, những chiếc xe không có biển số đã bám theo từ khoảnh khắc chúng tôi đặt chân đến sẽ tăng tốc, tiến sát một cách hết sức nguy hiểm với đèn pha chiếu sáng cực đại. Người của họ - những người không bao giờ xác định danh tính - buộc chúng tôi phải rời khỏi một thành phố bằng cách đuổi chúng tôi ra khỏi các nhà hàng và cửa hiệu, ra lệnh cho chủ hàng không được phục vụ chúng tôi. Bông ở Tân Cương đáp ứng 1/5 nhu cầu bông trên thế giới Các tường thuật mà chúng tôi công bố, bất chấp những khó khăn này, đưa ra những bằng chứng mới - phần lớn dựa trên các tài liệu chính sách của chính Trung Quốc - rằng hàng nghìn người Duy Ngô Nhĩ (Uighurs) và các dân tộc thiểu số khác đang bị buộc phải hái bông ở một vùng đất chịu trách nhiệm cho 1/5 vụ mùa bông trên thế giới. Nhưng giờ đây, truyền thông do Đảng Cộng sản Trung Quốc kiểm soát đã tung ra báo cáo riêng của họ về các bài tường thuật của chúng tôi, cáo buộc BBC phóng đại những nỗ lực cản trở chúng tôi của chính quyền Trung Quốc, và gọi đó là "tin giả". Đoạn video do China Daily - một tờ báo tiếng Anh - thực hiện, đã được đăng trên cả các trang mạng xã hội của Trung Quốc, cũng như các trang mạng quốc tế bị cấm ở Trung Quốc. Nhóm làm phim của BBC đã đến quay phim tại nhà máy dệt rộng lớn Kuqa Hannah Bailey, người chuyên nghiên cứu về việc Trung Quốc sử dụng thông tin kỹ thuật số sai lệch do nhà nước bảo trợ tại Viện Internet Oxford, cho rằng một cuộc tấn công, chỉ trích dữ dội như vậy bằng tiếng Anh, nhưng có phụ đề tiếng Trung, là điều không bình thường. Bà nói với tôi: "Nó rõ ràng đã được sản xuất cho cả người dùng quốc tế và trong nước," điều này có phần khác với những chiến lược trước đây. "Nội dung trước đây được sản xuất cho khán giả đại lục, thường chỉ trích các nước phương Tây hơn và mang tính dân tộc hơn, trong khi nội dung được sản xuất cho khán giả quốc tế lại mang một giọng điệu hòa giải hơn." Bài báo của China Daily tập trung vào một cuộc cãi lộn bên ngoài cổng trước một nhà máy dệt ở thành phố Kuqa, nơi nhóm của BBC bị bao vây bởi một nhóm các nhà quản lý và quan chức địa phương. Các cáo buộc mà bài báo này đưa ra, dựa trên đoạn ghi hình từ camera của cảnh sát có mặt tại hiện trường, dễ dàng bị bác bỏ. Một cuộc trao đổi lịch sự giữa nhóm của chúng tôi và một sĩ quan cảnh sát được bài báo sử dụng để nói rằng BBC đã phóng đại vai trò của chính quyền trong việc ngăn chúng tôi đưa tin. Nhưng tờ China Daily đã lựa chọn không đề cập việc một số cảnh quay của chúng tôi đã bị buộc phải xóa và chúng tôi bị bắt đi cùng một cảnh sát đến một địa điểm khác để bà ta có thể xem lại những bức ảnh còn lại. Và tờ này cũng không cung cấp lời giải thích về bối cảnh rộng hơn, cũng như không cho BBC bất kỳ quyền trả lời nào. Trong khoảng thời gian chưa đầy 72 giờ ở Tân Cương, chúng tôi đã bị theo dõi liên tục và trong năm lần riêng biệt, bị tiếp cận bởi những người cố gắng ngăn chúng tôi quay phim nơi công cộng, đôi khi bằng bạo lực. Trong ít nhất hai trường hợp, chúng tôi đã bị buộc tội vi phạm quyền riêng tư của những người này, lý do là họ cố gắng ngăn cản chúng tôi bằng cách đi trước máy quay của chúng tôi. Các nhân viên cảnh sát mặc sắc phục tham gia vào các "sự cố" này đã hai lần xóa cảnh quay của chúng tôi và trong một lần khác, chúng tôi bị các quan chức địa phương giữ lại một thời gian ngắn. Họ cho rằng chúng tôi vi phạm quyền của nông dân khi quay phim trên cánh đồng. Những nỗ lực tuyên truyền của Trung Quốc có thể là một dấu hiệu cho thấy họ tin rằng mức độ ảnh hưởng của việc đưa tin về Tân Cương có thể tàn phá thế nào đối với danh tiếng quốc tế của họ. Nhưng việc cố gắng tấn công - thường là kiểm duyệt - các phương tiện truyền thông phương Tây ở ngay tại Trung Quóc có một số rủi ro, trong đó có việc nó có thể tiết lộ cái nhìn thoáng qua về những câu chuyện mà nếu không sẽ nằm ngoài phạm vi biết đến của công chúng. Một bức ảnh vệ tinh, ngày tháng 5/2019, cho thấy một nhóm nhiều người được di chuyển giữa nhà máy dệt Kuqa và một trại cải tạo nằm bên cạnh, với một tháp canh và các bức tường an ninh nội bộ. Tờ China Daily, đề cập đến trại này theo thuật ngữ chính thức là "Trung tâm đào tạo nghề", nói rằng nỗ lực quay phim của chúng tôi là vô nghĩa do, họ nói, trại đóng cửa vào tháng 10/2019. Nếu đúng, điều này chỉ đơn giản chứng minh rằng trại đã hoạt động khi hình ảnh được chụp - và xác nhận này là cơ sở thuyết phục để điều tra thêm. Giờ đây, khán giả Trung Quốc và phương Tây đều có thể suy nghĩ xem những người trong bức ảnh là ai, tại sao họ lại được đưa đi giữa trại và nhà máy và liệu bất kỳ công việc nào họ làm ở đó phải hoàn toàn tự nguyện hay không. Đọc thêm về các trại tập trung bí hiểm ở Tân Cương Bông vải Tân Cương 'nhuốm màu' lao động cưỡng bức Trung Quốc đẩy mạnh chương trình chuyển đổi lao động tại Tây Tạng Video của người mẫu Uighur tiết lộ gì về trại cải tạo tập trung của TQ? Lộ tài liệu TQ 'tẩy não' cả dân tộc ở Tân Cương Trong một cuộc phỏng vấn với một trong những cảnh sát mặc đồng phục, người đã cung cấp các đoạn ghi hình từ cameran giám sát đeo trên người, đoạn video của China Daily vô tình chứng thực việc kiểm soát các nhà báo ở Tân Cương thực sự được lên kế hoạch chi tiết và nhiều tầng lớp như thế nào. Viên cảnh sát xác nhận rằng, ngay sau khi chúng tôi đến Kuqa, bà ta đã triệu tập chúng tôi đến một cuộc họp tại sảnh khách sạn của chúng tôi để đưa ra cảnh báo về "các quyền và hạn chế". Trên thực tế, nhân viên khách sạn nói rằng chúng tôi bị cấm rời khỏi khách sạn cho đến khi cuộc họp này diễn ra. Cuộc họp còn có sự tham dự của hai quan chức tuyên truyền, những người được chỉ định đi cùng trong suốt thời gian còn lại của chúng tôi ở Kuqa - thêm một chiếc xe nữa vào hàng dài các xe theo chúng tôi đến bất cứ nơi đâu. Khác xa với tin tức giả mạo, bằng chứng của chúng tôi, cùng với các thông tin tuyên truyền được thiết kế để phá hoại nó, là bằng chứng của nỗ lực phối hợp nhằm kiểm soát sự thật, được thực hiện bắt đầu từ những kẻ theo dõi mờ ám trên những chiếc xe không có biển số, cho tới cấp chính quyền quốc gia. Hơn một triệu người Hồi giáo được tin là đang bị giam giữ trong các trại tập trung ở Tân Cương Khi trở về Bắc Kinh, chúng tôi đã được triệu tập đến một cuộc họp với các quan chức khẳng định rằng chúng tôi nên xin phép chủ sở hữu của nhà máy trước khi quay phim. Chúng tôi chỉ ra rằng các quy định truyền thông riêng của Trung Quốc không cấm quay phim một tòa nhà từ đường công cộng. Trung Quốc đang ngày càng sử dụng quy trình công nhận nhà báo nước ngoài như một công cụ kiểm soát, cấp thị thực với thời hạn rút ngắn và đe dọa không gia hạn thị thực đối với những người mà các bài báo của họ không được nước này chấp thuận. Sau khi đăng tin bài, tôi được cấp một thị thực với thời hạn bị rút ngắn. Giới chức nói rõ rằng đó là kết quả việc tôi đưa tin về Tân Cương. Tờ China Daily cũng cáo buộc BBC sử dụng camera giấu kín - chúng tôi đã không làm như vậy. Và tờ này xuyên tạc đoạn ghi âm từ máy quay của cảnh sát bằng cách cho rằng bình luận của nhà sản xuất BBC Kathy Long bên ngoài nhà máy, rằng chúng tôi sẽ không sử dụng hình ảnh của một người đàn ông, thay vào đó lại liên quan đến người khác. Giả sử họ đang sở hữu bản ghi âm đầy đủ thì thật khó hiểu làm thế nào mà sai lầm này lại có thể xảy ra. Hannah Bailey từ Viện Internet Oxford cho biết, giống như các thông tin tuyên truyền trong nước của Trung Quốc, phản ứng quốc tế của họ có thể ngày càng trở nên "ngày càng nghiêm trọng và mang tính phòng thủ" hơn. "Trước đây Trung Quốc đã chứng tỏ việc sử dụng nhiều công cụ khác nhau để thao túng thông tin quốc tế và trong nước, Từ Twitter đến các cơ quan truyền thông quốc tế do nhà nước kiểm soát cho đến các nhà ngoại giao được gọi là" Chiến binh Sói "," bà nói với tôi. "Các nỗ lực nhằm làm mất uy tín của các hãng truyền thông nước ngoài cũng là một phần của bộ công cụ này." Chúng tôi đã cho China Daily cơ hội để bình luận về những sai sót trong bài báo của họ. Trong một thư trả lời, không giải đáp được các câu hỏi cụ thể của chúng tôi, họ nói rằng đã đến thăm Tân Cương và thực hiện các cuộc phỏng vấn, họ kết luận rằng "không có lao động cưỡng bức ở Tân Cương". Đoạn video tuyên truyền của họ kết thúc bằng cảnh một công nhân trong nhà máy dệt Kuqa được hỏi tại sao cô lại ở đó - một câu hỏi từ - cô ấy hẳn biết rõ - các phóng viên dưới sự kiểm soát trực tiếp của Đảng Cộng sản Trung Quốc. "Tôi đã chọn làm việc ở đây," cô nói với họ. Bên trong trại 'cải tạo tư tưởng' của Trung Quốc
Campi Flegrei, thường được dịch là "những cánh đồng cháy", là một siêu núi lửa ở Ý. Nó gồm một mạng lưới ngầm rộng lớn và phức tạp được hình thành từ hàng trăm nghìn năm trước, trải dài từ ngoại ô Naples tới phía bên dưới Địa Trung Hải.
Campi Flegrei, 'gã khổng lồ' sắp thức giấc ở Ý?
Hiện có khoảng nửa triệu người đang sống ở miệng núi lửa Campi Flegrei kéo dài bảy dặm, được hình thành sau những trận phun trào núi lửa lớn xảy ra 200.000, 39.000, 35.000 và 12.000 năm trước. 500 năm qua là khoảng thời gian khá bình yên với Campi Flegrei do không có một trận phun trào núi lửa nào kể từ năm 1538, và ngay cả lần phun trào này cũng vẫn nhỏ hơn sự kiện dẫn đến sự hình thành "Ngọn núi mới" - Monte Nuovo. Tìm thấy dấu hiệu sự sống trong hệ Mặt trời? Chiếc phi cơ bay nửa vòng Trái đất trong 30 phút Phi cơ lớn nhất thế giới có sứ mệnh mới? Pháo đài bay B-52 và sứ mệnh tìm đường lên Mặt Trăng Tuy nhiên, các sự kiện gần đây cho thấy giai đoạn bình yên này có thể sắp kết thúc. Sự gia tăng của các quá trình gây biến động và làm nóng trong miệng núi lửa đã khiến chính phủ Ý nâng mức độ đe dọa của núi lửa vào tháng 12/2016. Người ta ngày càng lo sợ rằng magma sâu bên trong Campi Flegrei có thể đạt ngưỡng "áp lực thoát tro". Khi đó, một lượng lớn tro núi lửa sẽ đột ngột truyền nhiệt vào các chất lỏng và đá thủy nhiệt bên trong. Khi xảy ra ở quy mô lớn, nó có thể gây kích hoạt phun trào. Một nghiên cứu công bố vào tháng 5/2017 tìm ra bằng chứng cho thấy siêu núi lửa đã trong quá trình chuẩn bị phun trào suốt hàng thập kỷ. Câu hỏi quan trọng ở đây không phải là liệu trận phun trào này có thể xảy ra không mà là khi nào và ở cường độ ra sao. Vịnh Naples được hình thành từ những vụ núi lửa phun trào lớn "Campi Flegrei đang trong trạng thái báo động," Antonio Costa, từ Viện nghiên cứu địa cầu và núi lửa quốc gia ở Bologna, thành viên giám sát hoạt động của siêu núi lửa, nói. "Chúng tôi dự đoán cái gọi là sự 'phun trào dữ dội Stromboli' sẽ trở nên khá là nhỏ so với lần siêu phun trào này. Tuy nhiên, không dễ dàng để nói rằng chắc chắn núi lửa sẽ phun trào trong những năm tới. Campi Flegrei đã không phun trào trong suốt những khoảng thời gian được giám sát, nên chúng ta không biết được tất cả những gì sẽ xảy ra." Một trận phun trào dữ dội Stromboli sẽ thổi đá nóng chảy và tro vài nghìn feet vào trong không khí. Đây chắc chắn là một sự kiện lớn, cần phải sơ tán hàng trăm nghìn người. Nhưng so với trường hợp của Campi Flegrei thì mức độ như thế vẫn là không đáng kể gì. Lực lượng nào bảo vệ nhà máy điện hạt nhân của Anh? Khi bị sét đánh cảm giác thế nào? Nguồn nước ngọt thế giới đang cạn dần? Trận phun trào núi lửa khét tiếng nhất là Campanian Ignimbrite, xảy ra khoảng 39.000 năm trước. Nó đã nghiền 300 km khối đá nóng chảy và phóng 70km vào tầng bình lưu cùng với khoảng 450.000 tấn khí dioxide sulphate. Đám mây bụi bay sang tận miền trung nước Nga cách đó khoảng 2.000 km. Trận phun trào xảy ra vào thời điểm mà phần lớn châu Âu đã trải qua thời kì băng hà kéo dài. Hậu quả của nó được cho là đã tàn phá một phần lớn lục địa trong nhiều thế kỷ. Toàn bộ diện tích đất, gồm cả Ý, bờ biển Địa Trung Hải và toàn bộ phía Đông châu u khi đó đã bị bao phủ bởi một lớp tro dày 20cm. Nó được cho là đã phá hủy thảm thực vật và tạo ra một sa mạc rộng lớn. Phần lớn nước Nga đã bị phủ bởi lớp tro dày 5cm, đủ để cản trở sự phát triển của thực vật trong nhiều thập kỷ và thậm chí còn lâu hơn nữa. "Chúng ta biết từ phân tích hóa học rằng tro núi lửa có chứa fluorine, vốn có tác động mạnh tới thảm thực vật, đồng thời gây ra một bệnh gọi là fluorosis (chết răng) ở động vật," Costa nói. "Điều này gián tiếp ảnh hưởng đến con người." Đồng thời, lượng lớn khí dioxide sulphate thải ra có thể làm giảm nhiệt độ của Trái Đất. Dioxide sulphate bám vào bức xạ Mặt Trời trong tầng khí quyển cao, ngăn không cho nó đến được mặt đất. Điều này đã xảy ra với trận phun trào núi lửa Pinatubo năm 1991 - một trong những trận phun trào lớn nhất ở thế kỉ 21, khiến nhiệt độ toàn cầu nhất thời giảm 0,6 độ C. Hầu hết diện tích đông Âu được bao phủ bởi một lớp tro bụi từ các vụ núi lửa phun trào Tuy nhiên, trận phun trào núi lửa Campanian Ignimbrite có tác động lớn hơn rất nhiều. Một số nhà khoa học ước tính rằng nó đã khiến nhiệt độ của châu Âu giảm 4 độ C, làm thay đổi mạnh mẽ khí hậu trong nhiều năm. Thời điểm xảy ra trận phun trào núi lửa này còn đang bị hoài nghi do nhiều nhà khảo cổ học cho rằng 39.000 năm trước là khoảng thời gian mà người anh em họ của chúng ta, người Neanderthal, bị tuyệt chủng ở châu Âu. Trận phun trào được cho là đã gây ra nhiều điều kiện môi trường khắc nghiệt ở khắp châu Âu - một trong những nguyên nhân chính khiến người Neanderthal bị tuyệt chủng, ít nhất là ở một số khu vực. Hội chứng thức dậy không biết mình đang ở đâu Con người có con mắt thứ ba? Chất độc chết người trong thức ăn hàng ngày Tuy nhiên, trong khi trận phun trào tác động lớn tới người Neanderthals, nhiều nhà khoa học tin rằng một sự kiện đơn lẻ như vậy không đủ để khiến giống người này biến mất. Bằng chứng khảo cổ cho thấy người Neanderthal tồn tại ở một số khu vực ở châu Âu trong khoảng 10.000 năm sau trận phun trào Campanian Ignimbrite. Nguyên nhân có thể là do sự phân tán tro khác nhau giữa các vùng. "Sau trận phun trào, những khu vực có dấu tích người Neanderthal chỉ được tìm thấy ở Pháp và Tây Ban Nha," Costa nói. "Điều này có thể do hai khu vực này đã không bị ảnh hưởng bởi trận phun trào, do gió đã thổi về phía đông." Còn có một tranh luận cho rằng trận phun trào đã mang lại lợi ích cho người Neanderthals do nó đã gây trì hoãn việc loài người hiện đại đến châu Âu và tranh giành tài nguyên. "Để tới phía tây châu Âu, loài người hiện đại phải đi qua Trung Đông và sa mạc rộng lớn được tạo ra bởi trận phun trào," Costa nói. "Cần hàng trăm năm để khôi phục mảnh đất này." Những thiệt hại do trận phun trào lớn, gần nhất của Campi Flegrei hiện vẫn chưa rõ, nhưng chắc chắn rằng nó không phải là siêu núi lửa duy nhất trên Trái Đất. Lịch sử địa chất của Trái Đất gồm rất nhiều sự kiện phun trào núi lửa mang tính hủy diệt. Mời quý vị đón xem phần tiếp theo:Sắp tận thế do núi lửa? Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.
"Tôi download [trò chơi Pokemon Go] bởi vì có rất nhiều bạn tôi ở Mỹ đã phát cuồng vì nó," Jon Norris nói. "Toàn là người lớn, đứng đắn chỉn chu cả, nhưng tất cả đều điên đảo vì nó."
Điều gì tạo cơn sốt Pokemon Go trên toàn cầu?
Norris, trưởng nhóm nội dung của công ty truyền thông kỹ thuật số Rocketmill ở Brighton, đang nói về trò chơi Pokemon Go. Đó là trò chơi tích hợp thực tế ảo mới trên điện thoại di động - và nó lan nhanh khắp thế giới như một cơn bão. Chỉ trong vòng chưa đầy một tuần kể từ khi có mặt ở Mỹ, trò chơi đã được tải về hàng triệu lượt. Ứng dụng trò chơi cho phép người dùng truy tìm và "bắt" các chú Pokemon ảo xuất hiện đâu đó trong thế giới đời thực xung quanh. Mặc dù chưa chính thức xuất hiện ở Anh, nhưng những người chơi hào hứng như Norris đã có thể tải ứng dụng này về thông qua một số mẹo kỹ thuật. Trò chơi này có lẽ đã không nổi tiếng nhanh đến thế nếu như nó không gây tranh cãi. Một số người lo rằng trò chơi sẽ tiếp cận được tới lượng dữ liệu rất lớn của người dùng, từ email cho đến thói quen tìm kiếm trên mạng và cả dữ liệu lưu trữ trên Google Drive - khi người dùng cho phép trò chơi tiếp cận tài khoản Google của họ trên thiết bị iOS. Người chơi có thể vô tình tìm thấy một chú Pokemon ở bất cứ đâu Vậy sự hấp dẫn cực lớn ở đây là gì? Và liệu thành công của trò chơi này có đoán trước được không? Tiếp cận ban đầu Nhà tâm lý học Andrew Przybylski tại Viện Internet Oxford là người chuyên nghiên cứu những tính năng cần thiết dẫn tới thành công của các trò chơi điện tử. Trong số đó, có các yếu tố từ việc trò chơi có đặt mức độ khó hợp lý cho người chơi hay không, cho đến việc người chơi đóng góp bao nhiêu, hoặc nuôi nhân vật trong game thế nào, tương tác xã hội ra sao với những người khác. Ông cho rằng nhân tố quan trọng là cách tiếp cận ban đầu, sao cho người chơi có cảm giác vui thích, hứng thú khi chơi. Chẳng hạn như một tính năng quan trọng của Pokemon Go là game này dựa trên những công nghệ mà đa số mọi người đã có sẵn và quen dùng, gồm điện thoại thông minh và hệ thống định vị vệ tinh (GPS), thay vì tính năng tìm bắt theo địa điểm đòi hỏi công nghệ cao hơn và có kiến thức về GPS (và thậm chí phải có thêm một loạt thiết bị 'đồ nghề' khác nữa). Rất nhiều trò chơi đã từng được đón nhận rộng rãi theo cách thức tương tự. Chẳng hạn như Snake hay Angry Birds, và rất nhiều trò chơi bắt đầu từ máy chơi game Wii, đều là các game có thể chơi một cách dễ dàng dựa trên nền công nghệ mới nhưng thân thiện, dễ sử dụng, Przybylski nói thêm. "Người ta đã rất quen thuộc với điện thoại rồi - giống như việc họ biết cách sử dụng chuyển động cơ thể để chơi tennis trên máy Wii vậy," ông giải thích. "Mọi thứ đã có sẵn rồi." Kết hợp tương tác giữa ngoài đời thật và những chú Pokemon ảo làm người chơi thích thú hơn "Bạn có thể bắt đầu chơi một cách dễ dàng," Norris đồng ý. Hoài cổ Một trong những yếu tố khác là sự hoài cổ. Trong khi với Norris, một người chưa bao giờ chơi bất kỳ một trò chơi nào khác về Pokemon trước đó, thì người hâm mộ Pokemon Go đã có những ký ức rất thú vị từ thời 1996, khi trò chơi đầu tiên trong loạt game này được phát hành. Nhưng với Przybylski, nếu một trò chơi tìm cách dựa vào sự hoài niệm để hấp dẫn người chơi thì nó phải đem đến sự mới lạ và vui vẻ cho người chơi. Pokemon Go đã đáp ứng được một số yêu cầu như vậy. "Cách duy nhất để khiến trò chơi được yêu thích là nói khiến người chơi cảm thấy tự tin, cho họ cảm giác khám phá và giúp họ kết nối với những người khác trong xã hội - nếu có ba yếu tố quan trọng đó, trò chơi sẽ có nhiều khả năng thành công," ông nói. Norris ngay lập tức chỉ ra lợi ích không ngờ của việc đi dạo vòng quanh Brighton với ứng dụng Pokemon Go trên tay. "Tất cả các trạm dừng Pokestops [vị trí để người chơi thu thập các phụ kiện trong game] đều lên quan tới những tác phẩm nghệ thuật đường phố ở Brighton," anh bình luận. Người chơi bắt gặp những tình huống thú vị "Trò chơi thực sự đã cho tôi thấy một số tác phẩm nghệ thuật mà tôi chưa từng xem trước đó." Mạng xã hội Rõ ràng là nhiều người sẵn sàng đi dạo vòng quanh vào ban đêm để tìm ra một chú Pokemon hiếm như Squirtle hay Meowth - hay thậm chí ngồi săn Pokemon khi đang chờ vợ ở phòng hộ sinh. Điều này khiến Pokemon Go trở thành một hiện tượng kỳ lạ và nó đem đến cho trò chơi một sức mạnh khác, mà có lẽ chính là thứ quan trọng nhất giúp nó thành công: Nó thực sự cung cấp chất liệu cho mạng xã hội. Vào năm 2013, nhà văn và người dẫn chương trình truyền hình người Anh Charlie Brooker nói Twitter là một trong những trò chơi video làm thay đổi thế giới. Làm sao mà Twitter lại là trò chơi video điện tử được? Theo logic của Brooker, Twitter có một giao diện hình ảnh và hệ thống tính điểm tranh đua (chẳng hạn như số người theo dõi ít hay nhiều của mỗi tài khoản). Ý tưởng rằng mạng xã hội là một trò chơi, hoặc nó có thể bị tận dụng như một trò chơi khá là khiêu khích - nhưng với một ứng dụng như Pokemon Go, ý tưởng này lại có vẻ có lý. Một phần sự nổi tiếng của trò chơi, dù là do người viết trò chơi chủ đích tạo ra hay không, có vẻ là cơ hội để chế meme và chia sẻ trải nghiệm trên những trang như Reddit, Snapchat và Imgur. Như vậy, người ta chơi Pokemon Go không chỉ trong ứng dụng trò chơi, mà còn qua cả mạng xã hội nữa. Các nhà tâm lý học bắt đầu hiểu tại sao sử dụng mạng xã hội lại thú vị đến vậy, và một phương diện đặc thù gây thích thú chính là cơ hội được điều chỉnh và thử nghiệm cảm giác của chính mình. Chúng ta cũng làm điều này ngoài đời, nhưng với môi trường trên mạng, chúng ta có khả năng khác hơn, và những tiềm năng khác hơn được tưởng thưởng, ví dụ có thêm bạn mới hay tăng mức độ tương tác. Thú vị là, có rất nhiều câu chuyện trên mạng về người chơi Pokemon Go đụng phải nhau khi đang đi săn - trò chơi rõ ràng khuyến khích tương tác xã hội qua internet và cả ngoài đời, vốn là rất hiếm gặp. Vì thế, Pokemon Go có thể là trò chơi hoàn hảo cho kỷ nguyên của mạng xã hội, Przybylski nhận định. Theo ông, sử dụng mạng xã hội khiến chúng ta được chuẩn bị sẵn sàng với trải nghiệm mới này nơi trò chơi. Trò chơi này khiến người ta đi lang thang để tìm kiếm các chú Pokemon và gặp gỡ nhau "Cuộc sống hiện đại đã huấn luyện mọi người chơi Pokemon Go," ông nói. Thực sự thì cách người ta đang chơi và bàn tán về trò chơi này trên mạng có vẻ đã nắm bắt được tinh thần câu tuyên ngôn của Mark Zukerberg rằng mạng xã hội có thể cho phép giúp "chia sẻ thông suốt" - một hoạt động xảy ra tự nhiên và đáp ứng trực tiếp nhu cầu và khát vọng của người dùng. Dĩ nhiên, vẫn chưa rõ người chơi liệu sẽ say mê Pokemon Go được bao lâu. Trò chơi vẫn còn rất mới. Nhưng với việc đạt tới thành công một cách nhanh chóng, đây là một hiện tượng nữa của việc chạm tới được một trong những khao khát cốt lõi mà nhiều người cùng chia sẻ. Pokemon Go có vẻ như chỉ mới tiết lộ một ít những yếu tố có thể tạo cảm hứng cho người chơi. Dù bạn có thích chơi game hay không thì có lẽ nó vẫn là thứ đáng để khiến bạn suy nghĩ. Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.
Bài phát biểu của Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam ông Ted Osius đưa ra tại Đại học Quốc gia Hà Nội hôm 06/3/2015 thể hiện quan điểm 'thiện chí, xây dựng' và có thể hy vọng hai bên Việt Mỹ sẽ "xây dựng, vun đắp" thiết thực cho thiện chí này, theo ý kiến nhà quan sát từ Việt Nam.
'Hy vọng Việt - Mỹ vun đắp thiện chí'
Bài phát biểu của Đại sứ Mỹ Ted Osius tại Đại học Quốc gia Hà Nội hôm 06/3/2015 được nhà quan sát đánh giá là 'xây dựng, thiện chí'. Trao đổi với BBC hôm thứ Sáu, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, nguyên thành viên Ban tư vấn Thủ tướng Chính phủ Việt Nam nói: "Tôi nghĩ rằng những bày tỏ thiện chí và hợp tác đó là một điều hết sức dễ hiểu trong bối cảnh hiện nay, và tôi hy vọng thiện chí đó sẽ được hai bên xây dựng, vun đắp và sẽ dẫn đến những hành động thiết thực để có lợi cho cả hai bên để đảm bảo hòa bình, ổn định trong khu vực và bảo vệ được chủ quyền của Việt Nam." Đại sứ Mỹ trong bài phát biểu hôm thứ Sáu nói: "Tập trung vào việc hiện đại hoá năng lực phòng thủ, Việt Nam có thể sẽ tìm đến các đối tác truyền thống của mình. Điều này có thể hiểu được. "Việt Nam cần có nhiều bạn bè – nhất là ở trong một khu vực phức tạp và năng động như thế này. Tuy nhiên, Hoa Kỳ có nhiều để đề xuất nhằm tăng cường an ninh của Việt Nam trong thời gian ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Bình luận về điểm này, Tiến sỹ Doanh bình luận: "Hiện nay Việt Nam đã có đề nghị là Việt Nam sẵn sàng mua những vũ khí sát thương của Hoa Kỳ, Việt Nam sẵn sàng hợp tác với Hoa Kỳ về một loạt lĩnh vực về phòng thủ, về trang thiết bị quân sự. "Và tôi nghĩ rằng là trong tương lai không xa hai bên có thể trao đổi để có thể thêm những sự trợ giúp của Hoa Kỳ về việc huấn luyện, đào tạo, nâng cao trình độ của các sỹ quan trong những lĩnh vực nhất định mà hiện nay Việt Nam rất cần để phát triển. "Thí dụ như chiến tranh điện tử, thí dụ như tác chiến trên biển, hay là thí dụ rất cần những thông tin về tình báo để có thể không bị bất ngờ đối với bất kỳ một cuộc tấn công nào." Đánh giá tổng thể nội dung bài phát biểu của vị Đại sứ Mỹ, Tiến sỹ Doanh nói: "Tôi đánh giá cao nội dung phát biểu ý kiến của ông Đại sứ Ted Osius ở Đại học Quốc gia Hà Nội, và tôi nghĩ rằng đây là một bài phát biểu quan trọng, thiện chí và xây dựng trong năm 2015 mà cả hai nước sẽ kỷ niệm các mối quan hệ về ngoại giao và đấy cũng là cơ hội để hai bên sẽ nâng cao hơn nữa sự hợp tác toàn diện vì lợi ích của cả hai bên." 'Táo bạo, lạc quan?' Trong bài phát biểu hôm thứ Sáu, Đại sứ Ted Osius cũng nói: "Còn nhiều điều mà hai nước chúng ta có thể cùng nhau làm để duy trì hoà bình, thịnh vượng và độc lập cho Việt Nam và cho khu vực. "Để làm được như vậy, cả hai bên sẽ cần phải có những quyết định táo bạo và hướng tới một tương lai mới, mặc dù chúng ta vẫn nhớ và thành tâm giải quyết lịch sử của mình. "Tuy chúng ta chia sẻ một lịch sử phức tạp, tôi tin rằng chúng ta cũng chia sẻ một tương lai tươi sáng." Bình luận về điều này, Giáo sư Vũ Minh Giang, đương kim Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội nói với BBC: "Cái ý táo bạo của ông Đại sứ theo tôi hiểu tức là có thể có những quyết định mà trong ý nghĩ thông thường người ta không nghĩ tới. "Hoặc là nó có những ngăn trở mà từ trước tới nay không vượt qua, thế thì nếu nó đụng tới những việc như thế thì có thể gọi là táo bạo. "Thí dụ như Việt Nam và Hoa Kỳ có thể thiết lập quan hệ thân thiết hơn là quan hệ như hiện nay, chẳng hạn như thế." Khi được hỏi liệu vị tân Đại sứ Mỹ có 'quá lạc quan' hay là không, Giáo sư Giang, người cũng từng là thành viên của Hội đồng Lý luận Trung ương của Đảng Cộng sản, nói: "Tính cách của Đại sứ mới thể hiện một người rất cởi mở trong cách nhìn nhận các vấn đề và thứ hai thể hiện rất rõ một cái năng động và rất quyết tâm trong việc thực hiện một cái gì đó mà ông mong muốn. "Tôi nhìn ở góc độ tích cực là với một cách phát biểu như thế thì tôi là một trong những người trông chờ. "Mong rằng tất cả những điều mà ông phát biểu như thế sẽ dần dần diễn ra trong thực tế, bởi vì hướng tới tương lai và mong cho quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ ngày càng phát triển tốt đẹp hơn. "Còn nói rằng như thế là có quá lạc quan hay không, thì cũng khó có cơ sở để nói điều gì hơn hay là bình luận về nhận định ấy." 'Chi tiết bất ngờ?' Đại sứ Ted Osius nói có thể hai nước có thể có những 'quyết định táo bạo' hướng tới tương lai mới. Hôm thứ Sáu, một nhà quan sát chính trị - xã hội Việt Nam từ Sài Gòn, Tiến sỹ Phạm Chí Dũng, cho rằng bài phát biểu của Đại sứ Mỹ là 'tự tin'. Ông nói: "Trong cuộc tiếp xúc với giới sinh viên của Việt Nam thì quả là ông Ted Osius đã tự tin tới mức mà đưa ra thông tin là ông Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an sẽ sớm thăm Mỹ. "Điều đó cho thấy rằng có vẻ như là ông Ted Osius không chỉ nắm được lịch trình của đoàn Việt Nam, sắp tới ông Tổng Bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng, ông Quang và có thể cả những chính sách nữa đi Mỹ, mà còn có thể dự đoán được kết quả của chuyến đi đó thành công như thế nào và thành công ở mức độ nào." Khi được hỏi có thể dự đoán những kết quả như vậy là gì, Tiến sỹ Dũng nói thêm: "Kết quả đó nó sẽ nương theo xu thế quan hệ Việt Mỹ thôi, tại vì đây là một xu thế khó có thể đảo ngược, đặc biệt khi Việt Nam đã cảm nhận được một cách rõ ràng trên lòng bàn tay về mối nguy cơ. "Và qua vụ Giàn khoan HD-981, mặc dù là một sự gây hấn hung hãn của Trung Quốc, nhưng cũng phải thừa nhận rằng Bắc Kinh đã quá chủ quan trong việc áp đặt thế lực của mình. "Thành thử điều đó làm cho một số chính khách Việt Nam còn mơ màng với Bắc Kinh trước đây, họ dường như là tỉnh ngộ, tỉnh giấc và bắt buộc phải nghĩ tới những thế lực quốc tế có thể hỗ trợ Việt Nam chẳng hạn như Mỹ. "Và đặc biệt một nguyên nhân nói về góc độ riêng tư là rất nhiều quan chức Việt Nam có tài sản, có nhà cửa, có người thân và con cái du học ở Mỹ chứ không phải là ở Trung Quốc."
Trong bài trước, chúng tôi đã tóm tắt những ý chính của tác giả Qiang Zhai về sự hình thành và đóng góp của nhóm cố vấn Trung Quốc ở Việt Nam, 1950-1952.
Cố vấn Trung Quốc và đường đến Điện Biên
Sau các tổn thất ở đồng bằng sông Hồng năm 1951, Việt Minh, theo sự cố vấn của nhóm chuyên gia Trung Quốc, mở chiến dịch Tây Bắc năm 1952. Giáp với biên giới Lào, vùng Tây Bắc là nơi lực lượng Pháp khá yếu. Việc giải phóng vùng này sẽ dỡ bỏ đe dọa từ mặt sau đối với khu Việt Bắc đồng thời mở rộng địa bàn kiểm soát cho Việt Minh. Chiến dịch Tây BắcLa Quý Ba chịu trách nhiệm hoạch định chiến dịch. (Lúc này La tạm lãnh đạo nhóm cố vấn, trong lúc Vy Quốc Thanh về Trung Quốc chữa bệnh). Ngày 16-2-1952, ông La gửi báo cáo về quân ủy trung ương Trung Quốc phác họa kế hoạch mà ông định chuẩn bị cho Việt Minh. La đề nghị trong nửa đầu năm này, Việt Minh dưỡng quân đồng thời tiếp tục chiến tranh du kích; đến nửa cuối năm, thì sẽ tấn công Nghĩa Lộ và Sơn La ở Tây Bắc. La nói tiếp khi đã chiếm được Tây Bắc, Việt Nam có thể gửi quân sang Lào vào năm sau. Chuẩn y kế hoạch của La, quân ủy trung ương Trung Quốc chỉ đạo ông trung thành với nguyên tắc “tiến chắc chắn và bảo đảm thắng lợi trong từng trận đánh” trong chiến dịch này. Lưu Thiếu Kỳ bảo La “nhất định phải giúp Lào giải phóng.” La chuyển kế hoạch cho ông Giáp và được chấp nhận. Đến tháng Tư, bộ chính trị Việt Minh thông qua chiến dịch. Ngày 14-4, La Quý Ba phác họa cho Bắc Kinh kế hoạch chiến dịch Tây Bắc: Việt Minh sẽ bắt đầu tập kích vào giữa tháng Chín với việc tấn công Nghĩa Lộ; tiếp theo sẽ đánh Sơn La; rồi chiếm phần lớn Tây Bắc vào cuối năm; và đến năm sau thì tấn công Lai Châu. Năm ngày sau, quân ủy trung ương Trung Quốc đồng ý đề xuất này với lời dặn thêm là Việt Minh chú ý vấn đề thiểu số ở Tây Bắc. Ngày 11-7, La gửi về Bắc Kinh kế hoạch chi tiết. Kế hoạch cũng bao gồm thêm yêu cầu của Việt Nam rằng Trung Quốc hãy gửi quân từ Vân Nam sang Việt Nam để điều phối chiến dịch. Ngày 22-7, quân ủy trung ương trả lời Trung Quốc giữ nguyên tắc không gửi quân sang Việt Nam, nhưng họ có thể điều động một vài đơn vị dọc biên giới để thể hiện sự ủng hộ. Ngày 31-7, La nói với quân ủy trung ương rằng Việt Minh sẽ bắt đầu mở lớp về vấn đề thiểu số cho chiến sĩ vào đầu tháng Chín trước khi tiến về Tây Bắc vào giữa tháng Chín. Ngày 8-8, quân ủy trung ương trả lời rằng còn quá sớm không nên mở đầu chiến dịch vào giữa tháng Chín, mà nên đình hoãn đến tháng Mười hoặc tháng 11 để Việt Nam đủ thời gian chuẩn bị. Đầu tháng Chín, Bộ chính trị Việt Nam mở cuộc họp và mời La tham dự. Ông Giáp tường trình sự chuẩn bị cho chiến dịch biên giới. Ông chỉ ra các khó khăn, đặc biệt liên quan cuộc tấn công Sơn La. Đến cuối tháng Chín, ông Hồ Chí Minh có chuyến thăm bí mật đến Bắc Kinh để thảo luận chiến dịch Tây Bắc cũng như chiến lược chiến thắng quân Pháp. Trung Quốc đề nghị Việt Nam nên chiếm Tây Bắc và miền bắc Lào trước tiên, và rồi đưa quân xuôi nam để đánh đồng bằng sông Hồng. Ông Hồ chấp thuận đề xuất này, và trong một bức điện gửi ông Giáp và La ngày 30-9, ông cho họ biết quyết định mà ông có với lãnh đạo Trung Quốc, rằng: chiến dịch Tây Bắc sẽ chỉ đánh Nghĩa Lộ, không bao gồm Sơn La; sau khi chiếm được Nghĩa Lộ, Việt Minh cần đặt căn cứ cách mạng tại đây. Đến đầu tháng Mười, Bộ chính trị Việt Minh thảo luận về hướng dẫn của ông Hồ và đồng ý bỏ Sơn La ra ngoài chiến dịch Tây Bắc. Lúc này, ông Giáp đã có mặt ở mặt trận Tây Bắc, và Trường Chinh thông báo cho ông Giáp về quyết định của bộ chính trị. Ngày 14-10, Việt Minh tập trung tám tiểu đoàn tấn công Nghĩa Lộ và các đồn bốt gần đó. Ngày 16-10, Vy Quốc Thanh trở lại Việt Nam để cùng La Quý Ba chỉ đạo chiến dịch Tây Bắc. Sau khi Việt Minh chiếm được Nghĩa Lộ, quân Pháp chạy khỏi Sơn La ngày 22-11. Đến ngày 10-12, Việt Minh đã giải phóng một khu vực lớn ở Tây Bắc, cho phép Việt Minh có lợi thế để tiến hành hoạt động ở Lào. Cải cách ruộng đất 1953Trong mấy năm đầu kháng chiến, Việt Minh đã duy trì chính sách trung dung – tức là giảm thuế - vì ngại rằng một cuộc cải cách ruộng đất triệt để cô lập giới địa chủ. sẽ hủy hoại tình đoàn kết kháng chiến. Tuy vậy, cuộc chiến chống Pháp khó khăn hơn dự liệu, mặc dù sức mạnh của Việt Minh tăng theo thời gian. Để nhanh kết thúc chiến cuộc và giảm gánh nặng kinh tế cho đảng, lãnh đạo Việt Minh quyết định vào cuối năm 1952 sẽ huy động nông dân cho cuộc chiến. Phần thưởng sẽ là ruộng đất cho họ. Cải cách ruộng đất phục vụ hai mục đích: loại bỏ những phần tử ‘yếu kém’ trong đảng và huy động sự ủng hộ của nông dân. Tháng Giêng 1953, đại hội lần Bốn của Đảng Lao động Việt Nam thông qua nghị quyết kêu gọi cải cách ruộng đất ở các khu giải phóng. Đảng Cộng sản Trung Quốc có nhiều kinh nghiệm về việc này, nên Việt Nam nhờ các cố vấn giúp đỡ. Mùa xuân 1953, Zhang Dequn trở thành lãnh đạo ban củng cố đảng và cải cách ruộng đất (thuộc nhóm cố vấn quân sự Trung Quốc). Để tăng lực lượng, Bắc Kinh gửi thêm 42 chuyên viên sang Việt Nam trong năm này. Nhóm cố vấn cho chiếu phim ‘Bạch Mao Nữ’, nói về cô con gái nhà nông chịu ách áp bức của địa chủ. Nhiều người lính Việt Nam đã khóc khi xem phim. Một người lính giận dữ đến nỗi khi tay địa chủ xuất hiện trên màn hình, anh nâng súng trường lên và bắn. Trong chiến dịch củng cố chính trị, nhiều người có nguồn gốc nông dân và công nhân được thăng chức. Chiến dịch đã giúp tăng tinh thần cho quân đội, chuẩn bị họ cho cuộc quyết chiến với Pháp tại Điện Biên Phủ. Cải cách ruộng đất 1953 đem lại các thay đổi lớn cả trong cơ cấu nông nghiệp và trong đảng. Trong hai năm tiếp theo, không chỉ các địa chủ thân Pháp hay trung lập, mà cả những người từng ủng hộ Việt Minh đã bị phạt, mất tài sản, đôi khi bị xử bắn. Mặc dù cải cách ruộng đất thành công trong việc thỏa mãn nhu cầu ruộng cho nông dân và huy động họ về với đảng (thể hiện qua việc 200.000 nông dân vận chuyển hàng hóa qua đèo, qua núi để giúp Việt Minh), nhưng nó cũng để lại các hậu quả. Cuộc đấu tranh giai cấp trong cải cách ruộng đất đi ngược với chính sách mặt trận thống nhất của đảng và cô lập một bộ phận quan trọng trong dân số. Mang theo tinh thần quá khích, các cố vấn Trung Quốc chịu trách nhiệm cho việc giới thiệu phương thức đấu tranh giai cấp vào Việt Nam. Tác động tiêu cực này là một lý do quan trọng cho việc Việt Nam sau này chỉ trích mô hình Trung Hoa. Đối phó kế hoạch NavarreTháng Năm 1953, tướng Henri Navarre đảm trách việc chỉ huy quân Pháp ở Đông Dương. Ông đề nghị chiến lược ba bước: bảo đảm kiểm soát vùng đồng bằng sông Hồng trong mùa thu đông 1953-54, bình định các khu do đảng Cộng sản kiểm soát ở miền trung và nam Việt Nam trong mùa xuân 1954 và mở tổng phản kích tiêu diệt cứ địa chính của Việt Minh tại miền bắc. Tháng Chín 1953, chính phủ Eisenhower của Mỹ đồng ý cho Paris 385 triệu đôla trợ giúp quân sự để thực thi kế hoạch Navarre. Ngày 13-8-1953, Việt Nam gửi điện cho Trung Quốc yêu cầu trợ giúp trong việc “xem xét tình hình và tìm hướng đi cho nỗ lực chiến tranh tương lai.” Cùng lúc đó, Việt Minh từ bỏ kế hoạch ban đầu định tập trung tại Tây Bắc và Lai Châu. Lần này, Việt Minh đề xuất tấn công đối phương tại đồng bằng sông Hồng. La Quý Ba dự cuộc họp của Bộ chính trị Việt Minh ngày 22-8. Tại đây, ông Võ Nguyên Giáp nói về các hoạt động ở khu đồng bằng, bỏ qua Lai Châu và hạ thấp tầm quan trọng của chiến dịch ở Lào. La tường trình lại cho Bắc Kinh về cuộc thảo luận. Ngày 27 và 29 tháng Tám, Bắc Kinh gửi hai bức điện cho La nhấn mạnh Việt Nam cần giữ nguyên kế hoạch ban đầu, tức là tập trung vào Tây Bắc và Lào. Bức điện ngày 29-8 nói: “Bằng cách tiêu diệt kẻ thủ ở khu vực Lai Châu, giải phóng khu miền bắc và trung Lào, và rồi mở rộng chiến trường sang miền nam Lào và Campuchia để đe dọa Sài Gòn...Việt Minh có thể ngăn chặn bớt sự hỗ trợ lính và tiền cho quân đội bù nhìn, xé lẻ quân Pháp....mở rộng chính lực lượng Việt Minh, và làm suy yếu rồi tiêu diệt kẻ thù dần dần và riêng rẽ.” Lãnh đạo Trung Quốc cho rằng nếu thực thi chiến thuật này, Việt Minh có thể chuẩn bị lực lượng cho công cuộc đánh chiếm đồng bằng sông Hồng và cuối cùng sẽ đánh bại Pháp ở Đông Dương. Hiện thời, Trung Quốc nhấn mạnh, Việt Minh cần chiếm Tây Bắc và miền bắc Lào trước khi tiến về nam. Tuân lời, nhóm cố vấn Trung Quốc đề nghị Việt Nam chọn Tây Bắc làm địa bàn chính để chiếm Lai Châu. Nhóm cố vấn nhấn mạnh đồng bằng sông Hồng chỉ là địa bàn thứ hai, nơi mà Việt Minh có thể tấn công du kích để phối hợp với địa bàn thứ nhất và lập tiền đề cho việc sau này giải phóng Hà Nội và Hải Phòng. Tháng Chín, bộ chính trị Việt Minh thảo luận kế hoạch cho mùa đông 1953-54. Ủng hộ ý tưởng của Trung Quốc, ông Hồ Chí Minh kết luận “phương hướng chiến lược không thay đổi”, nghĩa là Việt Minh sẽ tập trung vào Tây Bắc và bắc Lào. Ông phủ quyết kế hoạch của ông Giáp muốn tập trung vào đồng bằng sông Hồng. Bắc Kinh, vào ngày 10-10, thông báo cho ông Hồ rằng họ đã bổ nhiệm Vy Quốc Thanh làm tổng cố vấn quân sự và La Quý Ba làm tổng cố vấn chính trị cho Việt Minh. Sau khi quay lại Việt Nam, Vy Quốc Thanh, vào ngày 27-10, tái khẳng định đề nghị của Bắc Kinh xoay quanh chiến lược quân sự của Việt Minh. Ông cũng trao cho ông Hồ một bản chép lại kế hoạch Navarre mà Trung Quốc thu được. Sau khi xem xét, các lãnh đạo Việt Minh nói đề nghị của Trung Quốc là đúng và rằng nếu Việt Minh làm theo, họ có thể phá vỡ kế hoạch Navarre. Việc Bắc Kinh trao bản kế hoạch Navarre cho ông Hồ chứng tỏ sự hợp tác chặt chẽ trong việc chia sẻ tin tình báo giữa hai đảng Cộng sản trong cuộc chiến Đông Dương lần một. Đến giữa tháng 11, sư đoàn 316 và một phần sư đoàn 325 và 304 của Việt Minh tiến về Lai Châu. Theo đề nghị của Trung Quốc muốn tiếp cận Nam Việt Nam qua ngả Lào, chính quyền ông Hồ lúc này cũng soạn thảo kế hoạch làm đường cho năm 1954. Kế hoạch dự kiến làm nhiều con đường qua Lào. Nhưng Chu Ân Lai thấy nó quá tham vọng. Trong bức điện gửi La Quý Ba ngày 12-12, Chu nói “số nhân công đòi hỏi quá lớn” và rằng nó sẽ “làm tăng gánh nặng nhân dân và gây thiệt hại năng suất”. Chu thúc giục Việt Nam giảm bớt tầm mức kế hoạch bằng cách tập trung cho ba tuyến quan trọng nhất, gồm một đường đi qua Sầm Nưa. Sau khi nhận tin tình báo về sự di chuyển của Việt Minh về hướng Lai Châu, tướng Navarre quyết định đưa quân đến Điện Biên Phủ, một thung lũng nhỏ tại cao nguyên tây bắc, trên đường sang Luang Prabang của Lào. Khi tin này đến tai Vy Quốc Thanh, ông này đang trên đường đến Tây Bắc. Sau khi thảo luận tình hình mới với ban cố vấn, Vy Quốc Thanh đề nghị Việt Minh mở chiến dịch bao vây và tiêu diệt quân Pháp ở Điện Biên Phủ trong lúc vẫn tiếp tục duy trì kế hoạch tấn công Lai Châu. Ông cũng báo cáo kế hoạch cho Bắc Kinh. Chấp nhận đề nghị của Vy, quân ủy trung ương Trung Quốc nhấn mạnh chiến dịch Điện Biên Phủ không chỉ quan trọng về quân sự-chính trị mà có cả ảnh hưởng quốc tế. Hứa cung cấp mọi vũ khí mà Việt Nam cần, các lãnh đạo Trung Quốc chỉ thị ban cố vấn giúp Việt Nam “quyết định” và giúp đỡ việc chỉ đạo chiến dịch. Rõ ràng, Mao Trạch Đông đang nghĩ đến ngoại giao quốc tế khi xem xét diễn biến quân sự ở Việt Nam. Vào tháng Chín 1953, thế giới Cộng sản đã bắt đầu nỗ lực hòa bình. Ngày 28-9, Liên Xô kêu gọi hội nghị năm bên , gồm Trung Quốc, để xem xét các cách giảm xung đột quốc tế. Mười ngày sau, thủ tướng Chu Ân Lai ra tuyên bố ủng hộ đề nghị này. Ngày 26-11, ông Hồ Chí Minh nói với báo Thụy Điển Expressen là ông sẵn sàng thương lượng với Pháp về vấn đề Đông Dương. Mao muốn có chiến thắng ở Điện Biên Phủ để củng cố vị trí của phe Cộng sản tại bàn đàm phán. Ngày 6-12, bộ chính trị Việt Minh thông qua kế hoạch đánh Điện Biên Phủ. Chiến dịch Điện Biên Phủ được lập ra với ông Võ Nguyên Giáp làm tổng tư lệnh và Vy Quốc Thanh là trưởng cố vấn. Nhìn lại, cuộc họp tháng Chín 1953 của bộ chính trị Việt Minh là điểm bước ngoặt cho cuộc chiến. Khi xét Navarre điều động quân tại Điện Biên Phủ tháng 11 chính là để phản ứng việc Việt Minh đưa quân đến Lai Châu và bắc Lào, thì như vậy việc ông Hồ Chí Minh bác bỏ kế hoạch tập trung cho đồng bằng của ông Võ Nguyên Giáp đã đóng vai trò quan trọng. Nếu ông Hồ thực thi kế hoạch của ông Giáp, có lẽ đã không có cuộc quyết chiến Việt-Pháp ở Điện Biên Phủ. .................................................................................................................
Một người đàn ông ở độ tuổi 80 trở thành người thứ hai ở Anh tử vong sau khi xét nghiệm dương tính với virus corona.
Covid-19: Ca tử vong thứ hai tại Anh ở độ tuổi 80
Bệnh viện Đại học Milton Keynes nói các hoạt động y tế vẫn diễn ra bình thường Bệnh viện Milton Keynes nói người đàn ông, người sẵn có vấn đề sức khỏe từ trước, đã xét nghiệm dương tính với virus và qua đời ngay sau đó hôm thứ Năm, 05/3. Bệnh viện đã cách ly bất kỳ bệnh nhân hoặc nhân viên nào tiếp xúc với ông này. Virus corona: VN xác nhận ca nhiễm thứ 18; Hơn 100.000 người mắc toàn cầu Virus corona: Cách đối thoại với trẻ em về dịch bệnh Phương Phương ở Vũ Hán: 'Quan chức Trung Quốc rất giỏi đẩy trách nhiệm' Ca tử vong đầu tiên ở Vương quốc Anh liên quan đến virus đã được xác nhận vào thứ Năm, khi một phụ nữ ở độ tuổi 70 - cũng có vấn đề sức khỏe tiềm ẩn - đã qua đời trong bệnh viện. Trong một diễn biến khác, một người đàn ông người Anh đã chết vì virus vào tháng trước tại Nhật Bản sau khi bị nhiễm bệnh trên tàu du lịch hàng hải Diamond Princess. Thông tin ca tử vong tại Anh thứ hai xuất hiện khi số trường hợp được xác nhận ở Anh tăng lên 164 - mức tăng lớn nhất trong một ngày cho đến nay. Bệnh viện Milton Keynes nói các cuộc hẹn và dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bệnh viện vẫn "hoạt động bình thường". Cố vấn trưởng về y tế của chính phủ Anh, Giáo sư Chris Whitty nói rằng công việc đang được tiến hành để truy tìm những người mà người đàn ông thuộc ca tử vong thứ hai này đã tiếp xúc trước khi chết. Trong khi đó, 21 người - bao gồm 19 thành viên đoàn tiếp viên và hai hành khách - đã thử nghiệm dương tính với coronavirus trên một tàu du lịch bị cấm cập cảng ở San Francisco, California. Hơn 140 công dân Anh, nhiều người trong số đó là người già và đang lo lắng về việc cung cấp thuốc cho họ, nằm trong số những người mắc kẹt trên con tàu Grand Princess trong vụ dịch bệnh bùng phát. Quốc tịch của những người đã thử nghiệm dương tính vẫn chưa được tiết lộ. Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence nói tất cả 3.500 hành khách và đoàn tiếp viên sẽ được xét nghiệm virus. Trận đấu bóng bầu dục Six Nations giữa Scotland và Pháp ở Glasgow vào thứ Bảy, 07/03 cũng đã bị hoãn sau khi một cầu thủ người Scotland nhiễm virus. Cầu thủ này đang được điều trị và có tình trạng 'tốt', nhân viên y tế của đội cho biết, trong khi bảy thành viên khác của đội và ban quản lý đang tự cách ly. Lên tới 164 trường hợp Rửa tay bằng xà phòng kỹ, lâu trong quãng thời gian dài bằng lúc bạn hát bài mừng sinh nhật 'Happy Birthday' hai lần và tốt nhất là bằng cả nước ấm là một trong các lời khuyên phòng chống virus corona Theo số liệu mới nhất của Bộ Y tế Anh, tính đến 9:00 GMT ngày thứ Sáu, 06/3, đã có 20.338 người được xét nghiệm. Virus corona: Làm thế nào để tránh lây nhiễm 'Ghen Cô Vy' và 'Vũ điệu rửa tay' - khi nhạc và múa tham gia chống dịch COVID-19 có khiến Olympics 2020 phải hủy bỏ? Số trường hợp được xác nhận mới nhất dương tính có virus bao gồm 147 trường hợp ở Anh, 11 ở Scotland, ba ở Bắc Ireland và hai ở xứ Wales. Vào tối thứ Sáu, một người thứ tư ở Bắc Ireland được chẩn đoán có virus. Trong số các trường hợp ở Anh có: 29 ở Luân Đôn 24 ở vùng Đông nam 22 ở vùng Tây nam 21 ở Tây Bắc 13 ở Đông Bắc và Yorkshire 12 ở vùng trung du (Midlands) 11 ở phía Đông nước England 15 chưa được xác nhận Ở Scotland, có ba trường hợp ở Grampian, hai ở Fife, hai ở Forth Valley và một ở Lothian, Tayside, Ayrshire & Arran và Greater Glasgow & Clyde. Khoảng 45 trường hợp được xác nhận đã tự cách ly tại nhà, trong khi 18 người đã hồi phục. Có tới 30 trường hợp không có mối liên hệ nào với du lịch nước ngoài, mà phóng viên y tế của BBC, ông Fergus Walsh nói "cho thấy virus đang tạo được chỗ đứng vững chắc". Nhưng ông nói thêm rằng "điều đáng nhấn mạnh là bốn trong số năm người bị nhiễm bệnh sẽ bị bệnh nhẹ". Chính phủ Anh cam kết chi thêm 46 triệu bảng cho công việc khẩn cấp để đương đầu với virus corona - bao gồm nhiều kinh phí hơn để phát triển vắc-xin và tiền mặt để giúp một số vùng nông thôn dễ bị tổn thương nhất chuẩn bị cho trường hợp có bùng phát. Kinh phí sẽ tài trợ cho tám loại vắc-xin có thể đang được phát triển, cũng như cho một phòng thí nghiệm ở Bedford để cố gắng tạo ra một thử nghiệm có thể cung cấp kết quả trong vòng 20 phút. Hiện tại, các xét nghiệm mất một vài ngày để cho kết quả. Vào thứ Hai, 09/3, giới chức sẽ tổ chức một cuộc họp để thảo luận về các phương án tổ chức các sự kiện thể thao 'thi đấu kín' mà không có người hâm mộ vào dự, nếu dịch bệnh bùng phát và các cuộc tụ họp đông người sẽ bị cấm. Các diễn biến khác: Thủ tướng Anh Boris Johnson nói nước Anh đang chuẩn bị tích cực nhất từ y tế đến kinh tế để đương đầu dịch bệnh Covid-19 do virus corona gây ra Facebook đang đóng cửa văn phòng ở London vào cuối tuần sau khi phát hiện ra rằng một nhân viên ở Singapore đến thăm vào tuần trước đã được chẩn đoán nhiễm virus. Các nhân viên đã được yêu cầu làm việc tại nhà cho đến thứ Hai British Airways nói hai thành viên trong đội ngũ nhân viên của họ tại sân bay Heathrow - được cho là của nhóm hành lý - đã thử nghiệm dương tính với virus, nguyên nhân gây ra dịch bệnh Covid-19. Hai nhân viên hiện đang tự cách ly ở nhà. Khách đến thăm một bệnh viện ở Northampton đã ăn cắp các chai đựng chất lỏng vệ sinh tay hàng ngày, với những chai được lấy từ giường bệnh nhân và các lọ xịt tay gắn trên tường Công ty giao hàng Hermes công bố khoản kinh phí 1 triệu Bảng Anh để hỗ trợ các nhân viên khi họ cần tự cách ly. Động thái này đã được Liên minh GMB khen ngợi Một nhà thờ ở Devon đã bị đóng cửa để thanh tẩy sâu sau khi một giáo dân có kết quả xét nghiệm dương tính và một ngôi đền Hare Krishna gần Watford cũng đã đóng cửa vì một trường hợp có virus corona được phát hiện trong cộng đoàn tín chúng. Một số khuyến cáo nhằm phòng chống và hạn chế nhiễm và lây lan virus corona Một trung tâm xét nghiệm virus corona mới nhất đã được khai trương, lần này là ở Đông bắc xứ Wales, nơi mọi người không cần phải rời khỏi xe hơi để được kiểm tra Các chi nhánh của Starbucks và nhà điều vận xa hỏa LNER đã tạm thời cấm các loại ly, cốc tái sử dụng để đối phó với dịch bệnh Chính phủ nói Vương quốc Anh vẫn đang trong giai đoạn đầu tiên trong kế hoạch gồm bốn phần để giải quyết bùng phát virus, bao gồm: kiềm chế, trì hoãn, nghiên cứu và giảm thiểu. Nhưng các quan chức đang tăng cường công việc để chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo, một phát ngôn viên của Thủ tướng Boris Johnson nói thêm. Chính phủ vẫn đang quyết định những biện pháp nào sẽ được thực hiện trong giai đoạn trì hoãn, nhưng trước đó đã nói điều này có thể bao gồm cấm các sự kiện lớn, đóng cửa trường học, khuyến khích mọi người làm việc tại nhà và không khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Trên toàn cầu, số ca mắc virus corona hiện đã vượt qua 100.000 người, với 3.400 ca tử vong. Tại Ý, quốc gia ở châu Âu bị virus tấn công nặng nhất và đã có hơn 4.600 trường hợp nhiễm virus, chính phủ cập nhật khuyến cáo của mình với người dân. Đất nước này đã ghi nhận thêm 49 trường hợp tử vong vào thứ Sáu, 06/3, nâng tổng số lên tới 197. Du khách phát triển các triệu chứng sau khi trở về từ bất kỳ vùng nào của nước Ý - không chỉ ở miền Bắc của đất nước - nên tự cách ly, trong khi những người trở về từ khu vực cách ly nên tự cách ly ngay cả khi không có triệu chứng, các khuyến cáo chia sẻ.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Nghị quyết 18 được mô tả là thí điểm mô hình tổ chức bộ máy mới và kiêm nhiệm một số chức danh để "tinh gọn đầu mối".
VN: Vì sao chưa 'nhất thể hóa' các chức cao nhất?
Việt Nam hiện có bốn vị lãnh đạo cao nhất, được gọi là 'tứ trụ' Việc kiêm nhiệm chức danh người đứng đầu hoặc hợp nhất một số cơ quan sẽ được thí điểm ở cấp tỉnh, cấp huyện theo đó trưởng ban dân vận sẽ đồng thời là chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc; bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch hội đồng nhân dân. Ở cấp huyện xã, bí thư cấp ủy sẽ kiêm chủ tịch ủy ban nhân dân những nơi đủ điều kiện. Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với BBC hôm 27/10, nhà quan sát chính trị Quang Hữu Minh từ TP Hồ Chí Minh nói rằng nên nhất thể hoá chức danh lên cấp Trung ương, kể các các chức danh cao nhất như Chủ tịch nước và Tổng bí thư. Bàn tròn Cuối tuần bình luận ý kiến của ông Quang Hữu Minh Tinh gọn hệ thống chính trị VN: Làm được không? Đảng 'quyết' nhất thể hóa, nhưng 'căn cứ luật nào'? Bàn tròn thứ Năm: Tập tái cử, Trump sắp thăm VN Nhập Ủy ban Kiểm tra TƯ với Thanh tra Chính phủ? Trước hết, ông nói về những nội dung chính của văn kiện mới được ký này: Quang Hữu Minh: Có hai nội dung mấu chốt và một phần phụ thêm của Nghị quyết 18 về tinh giản và sắp xếp bộ máy. Một là bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, hai là hội nhập quốc tế. Và thứ ba là một phần nhỏ phụ thêm, nhằm tiết giảm chi phí, tiền lương chi trả cho thể chế. BBC: Theo nội dung của Nghị quyết 18, bước đầu chỉ áp dụng ở cấp phường xã, sau đó là tiến tới các cấp cao hơn, theo ông việc áp dụng từng bước vậy là nên hay không nên? Ông Nguyễn Phú Trọng ký Nghị quyết 18 về việc thí điểm mô hình tổ chức bộ máy mới và kiêm nhiệm một số chức danh Quang Hữu Minh: Theo tôi là nên nhất thể hoá lên cấp Trung ương kể các các chức danh cao nhất như Chủ tịch nước, Tổng bí thư. Đó là vì thứ nhất, theo xu thế hội nhập quốc tế thì phải có một người chịu trách nhiệm cho cả quốc gia. Thứ hai, sắp xếp lên tới cấp Trung ương sẽ tiết kiệm đáng kể chi phí ngân sách. Tôi tới các cơ quan cấp xã, huyện hiện nay thì có ấn tượng là họ phục vụ cũng đã tốt lên, chỉ có ở cấp tỉnh và Trung ương thì còn nhiều chồng chéo. Đó là góc nhìn của tôi, còn vấn đề thực tế thì như ở Quảng Ninh, trước đây Bí Thư tỉnh uỷ Quảng Ninh Phạm Minh Chính đã nhất thể hoá mô hình chính quyền địa phương ở Quảng Ninh lên tới cấp tỉnh. Và rõ ràng tỉnh Quảng Ninh đã phát triển nhanh hơn các tỉnh khác, cũng như là đạt được nhiều thanh tựu hơn. Thứ ba, việc nhất thể hoá này đưa tới việc phân cấp phân quyền được cụ thể hơn, dân biết được người nào là người chịu trách nhiệm cao nhất, do vậy nên làm luôn ở tầm quốc gia. Vì Đảng lãnh đạo nên Đảng phải chịu trách nhiệm. Mà Đảng là ai? Phải có cá nhân trong Đảng chịu trách nhiệm về các vấn đề của Đảng, vì thế nhất thể hoá cả bí thư, tổng bí thư và chủ tịch là cần thiết. Hội nghị TW 6 'sắp đặt lại hệ thống chính trị' Ông Trọng 'tả xung hữu đột', đảng viên thờ ơ? Sẽ thành công hơn nếu 'làm ngược' với Đảng? Trung ương 5 và vấn đề 'nhất thể hóa' BBC: Ở cấp dưới như huyện, xã thì có cả những cán bộ lãnh đạo không phải là Đảng viên, liệu khi nhất thể hoá có xảy ra việc các Đảng viên sẽ đảm nhận chức vụ của những người không phải đảng viên hoặc ngược lại không? Quang Hữu Minh: Tinh thần là sáp nhập chính quyền vào Đảng, chứ không phải Đảng vào chính quyền. Có nghĩa Bí thư kiêm Chủ tịch, chứ không phải Chủ tịch kiêm Bí thư. Phải hiểu rằng trong cuộc sáp nhập này, những người có Đảng tịch sẽ được ưu tiên hơn người ngoài Đảng. Tinh thần là chú trọng "hồng hơn là chuyên". BBC: Hiến pháp của Việt Nam thì ghi là Đảng lãnh đạo, vậy đây có phải là một bước cụ thể hoá hơn nữa vai trò của Đảng như ghi trong Hiến pháp không? Quang Hữu Minh: Tôi nhìn theo một góc độ khác. Trong diễn biến hội quốc tế cũng như xu hướng phát triển dân chủ của Việt Nam, trước đây Đảng lãnh đạo như theo Điều 4 Hiến pháp, nhưng dần dần chính phủ đã có sự độc lập tương đối của họ. Trong Đảng gọi là "chuyển hoá và đổi mới". Dần dần, các cơ quan Đảng giảm bớt ảnh hướng tới cơ quan Chính phủ. Sự tranh chấp về đường lối giữa khối Đảng và khối Chính phủ, chúng ta đã thấy rất rõ trong hai khoá X và XI vừa qua. Bây giờ Đảng thực hiện việc sáp nhập chính quyền (có nghĩa là Chính phủ) vào Đảng để giảm bớt xu hướng chính quyền hoá Đảng Cộng sản Việt Nam. Trung Quốc có ông Tập Cận Bình vừa là nguyên thủ quốc gia vừa nắm chức cao nhất trong Đảng Cộng sản Nhưng theo quy luật vận động khách quan, thì dần dần bộ phận được sáp nhập vào cũng sẽ tuân thủ theo luật chơi của dân chủ và quốc tế, tự họ lại bị phân hoá tư duy. Lúc đó sẽ lại hình thành một bộ phận "Chính phủ-Đảng" ở trong Đảng. Về mặt lý luận thì hơi rắc rối, những việc sáp nhập này không giải quyết được vấn đề đó. Việc sáp nhập này về mặt chính trị là tốt cho đất nước, nhưng về mặt Đảng thì chưa chắc đã tốt cho Đảng. Chính phủ trước cũng là từ trong Đảng mà ra, thì dù bây giờ Đảng sáp nhập lại chính phủ đó vào Đảng thì rồi cũng sẽ lại có sự phân hoá. Đây là thách thức về lý luận mà Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương nói có những vấn đề còn phải nghiên cứu, những vấn đề còn chưa rõ thì chưa thực hiện. Những vấn đề chưa rõ đó chính là tôi đã nêu ra ở trên. BBC:Nếu việc nhất thể hoá diễn ra ở cấp Trung ương, khi cả hai bên đều là Đảng viên thì những người giữ chức bí thư có được ưu tiên hơn những người giữ chức ở bên chính quyền, hay có sự khác biệt nào không? Quang Hữu Minh: Theo phân cấp quyền lực chính trị thì ở địa phương, bí thư luôn cao hơn chủ tịch. Sáp nhập như vậy thì ông bí thư sẽ kéo ghế chủ tịch lại phía mình. Cũng có những trường hợp chủ tịch sẽ ngồi luôn cả ghế bí thư nhưng rất hiếm. Ở cấp Trung ương thì khác, nó là vấn đề đường lối. Trong bối cảnh địa chính trị là Việt Nam đang phải 'đu dây' giữa Mỹ và Trung Quốc, thì sự ảnh hưởng của về đường lối của Mỹ hay Trung Quốc vào Việt Nam sẽ quyết định đến việc nhất thể hoá chức danh tổng bí thư kiêm chủ tịch nước của Việt Nam chứ không như vấn đề địa phương nữa. Trung Quốc cũng thận trọng vì trong sự ảnh hưởng đường lối của Đảng Cộng sản Trung Quốc tới Đảng Cộng sản Việt Nam, họ lo ngại rằng nếu Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước của Việt Nam mà ngả theo Mỹ thì đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ có chính sách thân Mỹ. Như vậy sẽ bất lợi cho chính sách của Trung Quốc. Mỹ cũng mong muốn nhất thể hoá để tập quyền. Đường lối mà Mỹ đang thúc đẩy ở Việt Nam là chuyển hoá Đảng Cộng sản Việt Nam. Như vậy tập quyền sẽ dễ để chuyển hoá hơn so với tản quyền. Do sự mâu thuẫn đường lối giữa hai đại cường nên Đảng Cộng sản Việt Nam phải dò dẫm, thận trọng. Trung Quốc muốn giảm rủi ro trong chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam còn Mỹ thì muốn tăng hiệu quả. Nói thẳng ra thì Trung Quốc chưa muốn Việt Nam nhất thể hoá như họ, còn Mỹ thì muốn càng nhanh càng tốt. TBT Nguyễn Phú Trọng (trái) và Chủ tịch nước Trần Đại Quang (bìa phải) là hai trong 'tứ trụ' của hệ thống chính trị Việt Nam Nhất thể hoá để có người đối thoại và chịu trách nhiệm. Cách làm việc của Mỹ là phải có người chịu trách nhiệm. Nếu Việt Nam nhất thể hoá được Tổng Bí thư và Chủ tịch nước thì Tổng thống Mỹ biết mình cần nói chuyện với ai, ai là người quyết được. Vậy ở cấp Trung ương nó là vấn đề giằng co đường lối, còn ở địa phương thì nó là hiệu lực và tinh giảm bộ máy. Phải nhìn dưới góc độ đó thì mới hiểu được toàn văn của Nghị quyết 18. BBC: Theo cơ cấu chính trị Việt Nam thì một người không có toàn quyền quyết định các vấn đề vĩ mô của đất nước mà còn phải thông qua Bộ Chính trị. Nếu việc nhất thể hoá ở Trung ương xảy ra thì vai trò của Bộ Chính trị có còn lớn như trước? Quang Hữu Minh: Nhất thể hoá như vậy thì Bộ Chính trị vẫn có thể quyết được những vấn đề còn hiệu lực ở chính sách vĩ mô, đó là việc bỏ phiếu. Tôi nghĩ cơ chế Bộ Chính trị vẫn còn hiệu quả trong việc sáp nhập mới, tuy nhiên Bộ Chính trị sẽ đóng vai trò là tham mưu và giúp việc cho Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước chứ họ không còn nhiều quyền lực như bây giờ nữa. Nhưng Đảng vẫn duy trì cơ chế Bộ Chính trị vì đó là cơ chế dân chủ trong Đảng cần thiết. Chính các Đảng viên cũng cần cơ chế dân chủ trong Đảng. Thí dụ như cựu giám đốc Sở Tư Pháp Thành phố Hồ Chí Minh Võ Văn Thôn đã từng có một lá thư phê bình Nghị quyết 244 của Bộ Chính trị về vấn đề mất dân chủ trong Đảng. Hay mới đây nhất là bà Phan Thị Mỹ Thanh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Đồng Nai phản biện lại kết luận của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương. Đó chính là nhu cầu duy trì dân chỉ trong Đảng. Nội bộ Đảng có khi còn cần dân chủ hơn nhân dân chúng tôi. Thế nên cơ chế Bộ Chính trị vẫn duy trì. Quyền lực tối cao của Bộ Chính trị vẫn có, nhưng quyền lực cá nhân của mỗi Uỷ viên sẽ bị giảm đi. Còn một việc nữa, đó là việc các đoàn thể phụ thuộc Đảng tới đây sẽ được giải quyết thế nào? Đưa ra dân thì chưa có luật về hội, mà giữ lại cho Đảng thì không có tiền nuôi. Nhưng nếu không làm thì nhân dân không tin là Đảng muốn thực sự tinh gọn bộ máy để giảm chi phí quốc gia. Đây là điều đang còn vướng mắc. Ông Quang Hữu Minh, còn được biết tới là blogger Nguyễn An Dân, làm việc trong lĩnh vực tư vấn chính trị ở Việt Nam, quí vị có thể tham khảo một số tọa đàm của BBC mà ông đã tham gia, hoặc bài vở mà mà ông đã gửi cho BBC Việt ngữ tại đây hay tại đây. Trên đây là quan điểm riêng của người trả lời phỏng vấn của BBC.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết hôm 8/10 rằng lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un sẵn sàng cho phép các thanh sát viên quốc tế vào các điểm thử hạt nhân và tên lửa.
Mỹ: Bắc Hàn sẵn sàng chào đón thanh sát viên
Lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un tiếp Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ở Bình Nhưỡng Đây là một trong các vấn đề chính còn vướng mắc của cam kết phi hạt nhân trước đó. Bắc Hàn 'sẽ không giải trừ nếu tiếp tục bị phạt' Mỹ sẵn sàng 'tái đàm phán' với Bắc Hàn Bắc Hàn vẫn tiếp tục chương trình hạt nhân? Bắc Hàn 'ngưng thử nghiệm tên lửa và hạt nhân' Trump dọa hủy thỏa thuận hạt nhân Iran Theo Reuters, Pompeo, người đã gặp ông Kim trong một chuyến đi ngắn đến Bình Nhưỡng hôm 7/10, cho biết các thanh sát viên sẽ đến thăm một cơ sở thử nghiệm động cơ tên lửa và điểm thử hạt nhân Punggye-ri ngay sau khi hai bên thống nhất về công tác hậu cần. "Có rất nhiều việc hậu cần phải hoàn tất trước khi thực hiện điều đó", Pompeo nói trong cuộc họp báo tại Seoul trước khi đi thăm Bắc Kinh. Viên chức ngoại giao hàng đầu Hoa Kỳ cũng cho biết cả hai bên "gần" đạt thỏa thuận về chi tiết của hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Bắc Hàn thứ hai theo đề xuất của ông Kim trong bức thư hồi tháng trước. Ngoại trưởng Bắc Hàn Ri Yong-ho nói Mỹ cứ nhất định theo chính sách "phi hạt nhân trước đã" Một tuần trước, Ngoại trưởng Bắc Hàn cảnh báo "không đời nào" nước ông giải trừ hạt nhân trong khi Mỹ tiếp tục áp các lệnh trừng phạt. Ri Yong-ho nói tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc rằng các biện pháp trừng phạt đào sâu thêm sự ngờ vực của Bắc Hàn về Mỹ. Bình Nhưỡng nhiều lần kêu gọi dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc và Hoa Kỳ và điều này được Nga và Trung Quốc ủng hộ. Nhưng chính quyền Trump nói rằng các biện pháp trừng phạt nên được duy trì cho đến khi Bắc Hàn tiến hành phi hạt nhân. Tổng thống Donald Trump và lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh mang tính bước ngoặt vào tháng 6/2018, tại sự kiện này ông Kim cam kết nỗ lực hướng tới giải trừ vũ khí hạt nhân. Có rất ít tiến bộ về điều này từ thời điểm đó. Lãnh đạo Kim Jong-un của Bắc Hàn đã thu hút sự quan tâm của quốc tế và khu vực trong thời gian gần đây Ông Ri nói gì? Ông cho biết Mỹ cứ nhất định theo chính sách "phi hạt nhân trước đã" và "gia tăng áp lực bằng chế tài". "Sự bế tắc gần đây là vì Mỹ vẫn giữ các biện pháp mang tính cưỡng ép mà có thể tổn hại đến việc tạo dựng lòng tin," ông Ri phát biểu. "Nếu không có bất kỳ niềm tin nào vào Mỹ thì sẽ không có sự tin tưởng đối với an ninh quốc gia của chúng tôi và trong hoàn cảnh như vậy không đời nào chúng tôi đơn phương giải trừ hạt nhân trước." "Nếu ai đó cho rằng các biện pháp trừng phạt có thể khiến chúng tôi phải quỳ gối thì đó là chuyện viễn vông và họ không biết gì về chúng tôi", ông nói thêm. Điều gì đã xảy ra kể từ cuộc gặp tại Singapore? Một thỏa thuận đạt được ở đó cho biết Bắc Hàn sẽ tiến tới giải trừ vũ khí hạt nhân nhưng không đề cập bất kỳ mốc thời gian, chi tiết hoặc cơ chế để xác minh quá trình này. Tháng trước, Tổng thống Trump cáo buộc Trung Quốc đồng minh của Trung Quốc phá hoại tiến trình phi hạt nhân do căng thẳng thương mại với Hoa Kỳ. Bắc Hàn sẵn sàng đối thoại 'bất cứ lúc nào' Trump gặp Kim ở Singapore ngày 12/6 Kim Jong-un thấy thoải mái ở Singapore Các cáo buộc đưa ra là gì? Dưới đây là những gì được truyền thông Mỹ nêu ra hồi tháng 7/2018: Các tường thuật này có độ tin cậy đến đâu? Đó "chỉ là" các tường thuật, nhưng có vẻ như chính xác, theo đánh giá của những nhà quan sát đáng nể trọng chuyên theo dõi tình hình Bắc Hàn. Thông tin được đưa ra dựa trên các nguồn ẩn danh từ giới tình báo Hoa Kỳ cũng như từ nghiên cứu của trang 38 North đối với các ảnh chụp vệ tinh địa điểm Yongbyon. Nhiên liệu khô và các bệ phóng di đông sẽ là một bước tiến lớn cho Bình Nhưỡng Các cáo buộc nghiêm trọng đến đâu? "Không hoạt động nào trong số này vi phạm tới bất kỳ thỏa thuận nào được đưa ra tại kỳ họp thượng đỉnh Singapore giữa Tổng thống Donald Trump và lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un," Vipin Narang, giáo sư ngành khoa học chính trị tại MIT và là chuyên gia về vấn đề phổ biến vũ khí hạt nhân, nói. Trong tuyên bố ra cuối kỳ họp thượng đỉnh, Bình Nhưỡng chỉ đồng ý hợp tác hướng tới việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, điều mà Bình Nhưỡng coi là một tiến trình gồm nhiều giai đoạn. Chi tiết về tiến trình này vẫn đang được hai bên bàn thảo. "Sẽ không bao giờ là chuyện đơn phương, ngay lập tức," ông Narang nói. "Cho nên Kim Jong-un tự do tiếp tục vận hành các địa điểm đã có." Tuy nhiên, các tường thuật về việc Bắc Hàn tiếp tục hoạt động hạt nhân vẫn bị coi là hành động làm xói mòn tới tinh thần cuộc họp thượng đỉnh, và gây nghi ngờ về sự thành thật của Bình Nhưỡng trong việc phi hạt nhân hóa. "Bức tranh lớn hơn ở đây là chương trình hạt nhân của Bắc Hàn vẫn tiếp diễn, được thực hiện dưới sự điều hành của Kim Jong-un, thể hiện qua bài diễn văn của ông hồi tháng Giêng, khi ông thúc giục viêc tiếp tục sản xuất đầu đạn và tên lửa đạn đạo," Ankit Panda, biên tập viên tạp chí The Diplomat nói. Ông Kim Jong-un theo dõi một vụ phóng tên lửa. Việc gây áp lực có đem lại hiệu quả không? Câu hỏi hiện nay là liệu trong thời hậu kỳ họp thượng đỉnh Singapore thì kiểu gây áp lực thế này liệu có ép Bình Nhưỡng đi vào đúng hướng được không. Từ những gì mới được công bố trong các tường thuật mới đây thì việc Bắc Hàn tiếp tục nỗ lực hạt nhân, quân sự cho thấy nước này có ý duy trì năng lực hạt nhân và tên lửa đạn đạo, thậm chí còn đang tiếp tục sản xuất các thứ vũ khí này. "Có thể là Bình Nhưỡng đang tính toán rằng bất kể thế nào thì Trung Quốc cũng đã có những hành động tối đa trong vấn đề trừng phạt Bắc Hàn. Và Hoa Kỳ thực sự không thể tiếp tục mà không có sự ủng hộ của Trung Quốc," ông Narang nói. "Kim Jong-un có thể đơn giản nói rằng 'Tôi đã làm những gì cần phải làm để phá vỡ chiến dịch gây áp lực tối đa' - và tôi cho rằng có lẽ ông ấy đã đúng."
Tiếng súng đã ngưng 45 năm. Hai cựu thù Việt Nam cộng sản và Hoa Kỳ đã trở thành đối tác tin cậy. Thế nhưng, người Việt với nhau vẫn chưa kết thúc được cuộc chiến.
45 năm sau ngày 30/04: 'Người Việt vẫn công kích lý lịch của nhau'
Sài Gòn hai hình ảnh năm 1975 và 2020 30/4: Lời của một người lớn lên ở miền Bắc Về trận Phước Long ở Tây Ninh năm 1975 Văn hóa giáo dục VNCH để lại gì? Hai bên Quốc - Cộng vẫn chưa ngưng thái độ, hành động tấn công lẫn nhau, ít ra là trong tâm trí, và trên mạng. Bên thắng cuộc chưa cao cả để thực tâm hòa giải. Khi tôi viết những dòng chữ này thì 45 năm trước hai phe Quốc Gia - Cộng Sản ở Việt Nam đã bước vào những trận cuối của cuộc chiến. Nhà nước Việt Nam Cộng Hòa đang ở trong những ngày cuối cùng của hơn 20 năm cố gắng xây dựng, ổn định. Người bác của tôi đã nằm xuống trong trận chiến cuối cùng của quân đội Việt Nam Cộng Hòa trong ngày mất tỉnh Quảng Tín (Quảng Nam bây giờ). Tuy nhiên, cuộc chiến hai bên Quốc – Cộng với nhiều người Việt vẫn chưa kết thúc. Cuộc chiến đó hôm nay không diễn ra ở Huế, Cao Nguyên Trung phần, Phước Long, Phan Rang, hay Xuân Lộc… mà đang xảy ra trên không gian mạng, trong lòng người. 45 năm đã trôi qua kể từ ngày 30/4/1975 ‘Nã đạn’ vào nhau khi có thể Một năm trước, tại buổi tiếp xúc với cộng đồng người Việt tại trung tâm thương mại Sapa, ở thành phố Prague, CH Czech, ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Việt Nam phát biểu. “Khi tôi đón ông Donald Trump vào thăm Chính phủ, thì ổng cầm lá cờ Việt Nam ổng đưa lên khỏi đầu ổng. Bà con có thấy hình ảnh đó không? Đó là gì? Là bọn phản động, lưu vong người Việt và chống chúng ta rã rời chân tay luôn”. Ông Phúc phát biểu như ở nhà. Vì đa phần người Việt tại Cộng Hòa Séc là con nhà có 'lý lịch đỏ’. Họ được chính quyền Việt Nam hiện nay cử đi học tập, xuất khẩu lao động tại Tiệp Khắc trong những năm 1980 thế kỷ trước. Lời chân thật, không được soạn trước của ông Phúc cho thấy rõ suy nghĩ thực của chính quyền Việt Nam dù nhiều năm qua họ luôn dùng các mỹ từ: “Lắng nghe hơi thở kiều bào”, “Khúc ruột ngàn dặm”, “Người Việt tại nước ngoài là bộ phận không thể tách rời của dân tộc”, “Đồng bào hải ngoại”… Cả Nghị quyết 36 về Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, cũng chỉ là công cụ của Đảng Cộng Sản kêu gọi người Việt hải ngoại về đầu tư, sơn phết cho kiểu giả vờ của chính quyền. Phát biểu của ông Phúc còn cho thấy, trong nhận thức của rất nhiều quan chức chính quyền Việt Nam vẫn xem người Việt phải rời bỏ quê hương sau ngày 30/4/1975 là “phản động”. Quan chức hàng đầu quốc gia suy nghĩ như vậy, thì chẳng lạ trên không gian mạng có đầy các cá nhân, tổ chức Bên thắng luôn sẵn sàng tấn công bên “phản động” khi có cơ hội. Bởi họ được chính quyền dạy dỗ, cấp kinh phí, hỗ trợ để phỉ báng những người bên kia chiến tuyến, hoặc có cảm tình với chính thể Việt Nam Cộng Hòa. Nạn nhân bị hứng chịu đôi khi chỉ vì cái lý lịch đang sinh sống ở các nước dân chủ phương Tây. 1975, nhiều người ra đi khỏi Sài Gòn, thì hôm nay lại nhiều Việt kiều trở về Tính từ “Phản động” chính quyền hiện nay dành cho những người từng sống dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa, phải tị nạn cộng sản, xem ra không khác mấy khi hai phe Quốc – Cộng còn đang đánh nhau. Hôm nay, những ‘viên đạn’ “Ngụy quân - ngụy quyền”, “Phản động”, “Lưu vong”, “Đu càng”, “Đồ ba que”, “Bám đít Mỹ”, “Thờ Mỹ”, “Nail tộc”, “Bò vàng”… thay vì đạn bằng đồng liên tục được bắn về phía bên kia. Cùng với đó những hình ảnh được Photoshop một cách cẩu thả, vụng về. Gần đây có thêm từ, “Tự nhục”. Tất cả chỉ để nhục mạ, phỉ báng, tấn công những người Việt không chung lý tưởng cộng sản. Bên thua cuộc không có được nhiều ‘vũ khí’ ngoài vài khẩu, “Đồ cộng sản”, “Độc tài”, “Hồ tộc”, “Chư hầu Trung Cộng”, “Bò đỏ”, “Đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy nhìn những gì cộng sản làm”, “Cộng sản nằm vùng” vì chống cộng sản không theo ý họ hoặc không phê phán chính phủ Việt Nam 'đủ mức'. Hai bên không bỏ lỡ cơ hội để tấn công, khiêu khích lẫn nhau. Phủ nhận những thành quả mà bên kia đạt được. Cựu Tổng thống Barack Obama ngồi ăn bún chả với đầu bếp Anthony Bourdain tại một nhà hàng ở Hà Nội hồi tháng 5/2016. Cơ hội để đả phá nhau thì nhiều: có có thể là một trận thắng bóng đá của đội tuyển quốc gia Việt Nam, thu hút đầu tư của Samsung, Intel, Việt Nam được bầu làm ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc… Bên thua cười cợt vào những chính sách định không hợp lòng dân của chính quyền trong nước. Kiểu, “Cộng Sản có làm gì ra hồn”. Chê bai chính quyền tạo ra bất công, điều hành kém cỏi, hoặc các khiếm khuyết xã hội đang có ở Việt Nam… Bên thắng chi phối mọi mặt của Việt Nam khiến người thua không chịu được phải chọn cách lưu vong. Về mặt tâm lý, bên thua luyến tiếc về Việt Nam Cộng Hòa, một chính thể trong hoàn cảnh chiến tranh vẫn cố gắng tôn trọng, tuân thủ các gia trị tự do, dân chủ, bình đẳng, một xã hội có nhiều tiến bộ tại châu Á cùng thời. Sau 45 năm tiếng súng đã ngưng, nhiều người Việt ở nước ngoài mà theo tôi biết vẫn chưa thể trở lại thăm quê hương, nơi họ đã sinh ra, hoặc nơi còn dòng tộc, có mồ mả ông bà, bởi họ bị chính quyền Việt Nam hiện nay không “hoan nghênh”, cho vào 'sổ đen', dùng chế độ visa để ngăn chặn nhập cảnh. Hàng vạn người thuộc diện này chẳng phải là 'khủng bố” như một số tờ báo ở Việt Nam mô tả, mà chỉ vì họ còn suy nghĩ, lời nói, hành động bị quy kết là “không thân thiện”, hoặc bị cho là “chống chính quyền Việt Nam”. Cũng có người bên thua cuộc nguyện không trở về quê hương khi nào Việt Nam vẫn còn dưới sự cai trị độc quyền của đảng Cộng Sản. Quán tính cuộc chiến tranh Việt Nam vẫn chưa chấm dứt! Buồn thay! Tổng thống Donald Trump ở Hà Nội tháng Hai 2019, gặp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc Chưa thật tâm hòa giải Cuộc chiến đẫm máu của Việt Nam với Trung Quốc nổ ra đầu năm 1979 đã kéo dài hơn 10 năm sau đó. Chiến sự làm nhiều chục ngàn người Việt bỏ mạng, thương tật. Nhiều làng mạc, thị xã dọc sáu tỉnh biên giới với Trung Quốc bị san phẳng. Có những mỏm núi biên cương bị mất về tay láng giềng phương Bắc. Mất mát cho Việt Nam vô cùng to lớn, nhưng chính quyền trong suốt nhiều năm qua chưa bao giờ chính thức có hành động kỷ niệm về cuộc chiến. Họ quyết tâm cấm đoán, đàn áp người dân tự đứng ra kỷ niệm, tưởng nhớ người Việt đã ngã xuống từ họng súng quân xâm lược Trung Quốc. Bởi sợ mất tình hữu nghị hai quốc gia. Trong khi đó, cũng chính quyền ấy lại rất phô trương, không tiếc tiền bạc, công sức để mừng chiến thắng 30/4/1975 bằng vũ lực với anh em ruột thịt mình. Cái ngày đã đẩy hàng chục triệu người Việt vào cảnh mất nước. Hàng triệu Việt người phải bỏ nước ra đi. Hàng trăm ngàn người Việt đã bỏ mình giữa biển cả, trong rừng sâu, là nạn nhân của hải tặc, bị cướp, bị hiếp. Sau chiến tranh, hàng trăm ngàn người Việt phải chịu “cải tạo”. Thực tế đi tù không bản án từ vài năm đến 17 năm như cố thiếu tướng Lê Minh Đảo. Chính quyền Việt Nam một mặt nói đang làm lành vết thương, một mặt vẫn có quán tính cố khoét sâu thêm khoảng cách giữa người Việt với nhau. Nói về ngày 30/4/1975, vào năm 2005, ông Võ Văn Kiệt, cố thủ tướng của Việt Nam đã có những lời nhân văn, rằng đây là ngày "Có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là vết thương chung của dân tộc, cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm cho nó thêm rỉ máu...”. Từ đó đến nay ta thấy có gì thay đổi hơn không? Nếu thực tâm hòa giải, chính quyền Việt Nam hiện nay cần chấm dứt kỷ niệm một cách rình rang chiến thắng 30/4/1975 của phe mình. Chưa kết thúc bởi cái lý lịch Quốc – Cộng vẫn còn Hơn 5 năm trước khi tôi làm hồ sơ xin việc làm, phải có tờ khai lý lịch do UBND xã ký và đóng dấu. Thông tin là con ai, ở chỗ nào, đã từng phạm tội chưa…Thôi cũng được để người ta biết về mình khi dữ liệu công dân chưa có như các nước phát triển. Nhưng tôi còn phải khai rõ ba mẹ tôi trước ngày 30/4/1975, ở đâu, làm gì, theo phe nào. Thiếu phần này khó được xác nhận. Tôi đi chứng lý lịch cho mình, nhưng phải khai những thứ vốn không phải của mình. Năm ngoái em gái tôi, khi tốt nghiệp đại học chuẩn bị hồ sơ đi xin việc cũng làm điều tương tự. Cái lý lịch không quá ‘đen’ vì ba tôi chỉ đi lính của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, không làm quan chức gì, và lần đó cũng chỉ cần xác nhận nhân thân để xin việc nên tôi chưa bị làm khó. Tuy nhiên, tôi đã từng chứng kiến, nghe kể không biết bao lần về người quen biết rất khó khăn trong việc xác nhận lý lịch trước khi ngồi vào chức cao hơn trong chính quyền. Cửa ải vô cùng khó khăn xác nhận lý lịch để kết nạp vào Đảng Cộng Sản, tổ chức tự cho là đại diện cho toàn dân, nhưng hóa ra không phải vậy. Một người thân của tôi mất gần ba năm, tốn không ít tiền trong việc tiệc tùng, phong bì cho cán bộ ở xã mới có được cái chứng nhận lý lịch để kết nạp đảng tại một cơ quan cấp tỉnh vì cha ông trước 1975 không theo cách mạng. Tôi có người chị cùng họ không chứng minh được lý lịch để kết nạp đảng cộng sản Việt Nam. Bởi cán bộ xã quyết không ‘làm sạch’ chức trung sĩ của ba chị trong thời chiến tranh Việt Nam và ông nội từng quan chức của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Chiến tranh Việt Nam vẫn chưa khép lại trong tâm trí, bởi nhiều người Việt vẫn đem những quan niệm thời chiến ra mạt sát, hạ nhục, công kích lẫn nhau. Bởi cái lý lịch Quốc - Cộng không cho mọi người Việt được bình đẳng như nhau. Viết những dòng này sau khi đã sang Hoa Kỳ, ra đi từ miền quê Quảng Nam, tôi ngậm ngùi nghĩ đến cuộc chiến huynh đệ tương tàn chưa kết thúc. Nó còn đó bởi người Việt vẫn chưa hết chia rẽ vì lý do cuộc chiến để ngồi lại với nhau như người trong cùng một nhà, để hướng về tương lai Việt Nam. Bài thể hiện quan điểm riêng của tác giả Võ Ngọc Ánh, sinh năm 1978 ở Quảng Nam, sống tại thành phố Tacoma, bang Washington, Mỹ được bốn năm nay. Mong quý vị chia sẻ cảm xúc, suy tư nhân 45 năm ngày 30/04/1975 trên Diễn đàn BBC News Tiếng Việt.
Chính phủ Úc lên tiếng yêu cầu phía Việt Nam sớm thả hai phóng viên trong một cuộc đối thoại nhân quyền thường niên mới đây tại Canberra.
Australia kêu gọi thả hai phóng viên
Một nguồn tin ngoại giao Australia không muốn nêu tên cho BBC Việt ngữ biết: “Chúng tôi nói với phía Việt Nam rằng việc bắt giữ hai nhà báo viết về tham nhũng đó sẽ ảnh hưởng tới vai trò giám sát của truyền thông”. Nguồn tin cấp cao này nói thêm: “Phía Việt Nam ám chỉ rằng hai phóng viên sẽ được thả trong tương lai gần khi chúng tôi nói phản đối mọi hành động ngăn cản báo chí tác nghiệp”. Hai phóng viên Nguyễn Văn Hải (báo Tuổi Trẻ) và Nguyễn Việt Chiến (báo Thanh Niên) bị bắt hồi tháng Năm vì tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Vụ bắt giữ này đã dẫn tới nhiều hệ lụy cho những người liên quan và khiến nhiều quốc gia cấp viện cho Việt Nam lên tiếng, mà Úc là nước mới nhất. Cuộc đối thoại nhân quyền trên diễn ra hồi cuối tháng Tám tại thủ đô Australia. 'Đối xử công bằng' Đây là cuộc đối thoại thường thứ sáu kể từ năm 2002, với các chủ đề chính như: tình hình nhân quyền; vấn đề người dân tộc thiểu số; tự do ngôn luận và lập hội; tự do tôn giáo và tín ngưỡng cũng như cải cách tư pháp và án tử hình ở Việt Nam. Theo nguồn tin ngoại giao trên, Australia đã cung cấp cho phía Việt Nam “một danh sách các cá nhân phía Úc quan tâm, trong đó có các nhân vật bất đồng chính kiến, luật sư hay những người hoạt động tôn giáo”. “Chúng tôi hoan nghênh một số tiến bộ về tự do tôn giáo, nhưng chúng tôi cũng nêu lên một số tồn tại, và yêu cầu phía Việt Nam đối xử công bằng với những người bị bắt vì lý do chính trị”. Đối thoại lần thứ bảy tới sẽ diễn ra tại Hà Nội vào khoảng giữa năm 2009. Ngoại trưởng Australia Stephen Smith đã có chuyến công du đầu tiên tới Việt Nam hồi tháng Bảy, nhân kỷ niệm 35 năm quan hệ Úc – Việt . Trong chuyến thăm này, ông Smith khẳng định với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm rằng “nhân quyền là một thành phần không thể tách rời của quan hệ Úc – Việt”. Việt Nam hiện là nước nhận viện trợ phát triển phát triển lớn thứ năm của Australia. Tổng viện trợ giai đoạn 2008 – 2009 sẽ vào khoảng hơn 100 triệu đôla. Thương mại hai chiều tăng gấp đôi trong năm năm qua và hiện đứng ở mức bảy tỷ đôla. Thanh NiênTôi rất buồn khi lần đầu biết được tin 02 nhà báo và 02 sĩ quan bị bắt trong vụ này.Họ là nạn nhân của một chính quyền độc Đảng lãnh đạo. Và những người lãnh đạo này tùy lúc tùy thời tùy phe phái mạnh yếu chi phối. Quyền hành.pháp luật nằm trong tay kẻ mạnh. Nếu bạn muốn thả họ ra thì hãy làm kẻ mạnh đi. vancong, hanoiTôi hỏi các vị, nhân quyền và công quyền thì cái nào cao hơn? Tự do báo chí mà vi phạm các lợi ích chung của xã hội hay của nhà nước thì chính phủ hay chính thể nào trên thế giới này ngồi nhìn? Cần phải nhận thức đúng đắn. Lợi dụng chiêu bài này là trò cũ mèm mà phương Tây và đồng minh của họ thường làm. Tóm lại là trong ruột thì cũng thối như nhau cả thôi. BUI HUY KHOAT, HnoiBắt đúng hay sai còn tuỳ theo điều tra có tội hay không. Nhưng cái dở là bắt nhà báo đã từng viết bài chống tham nhũng trong thời điểm cả xã hội đang rất quan tâm đến việc phanh phui tham nhũng. Giả sử hai nhà báo có tội thật thì phải cảnh báo họ trước, sau đó điều tra nếu đúng hãy bắt và công bố công khai họ có tội. Chứ làm kiểu này thì hình ảnh VN quyết tâm chống tham nhũng bị xấu đi rất nhiều không chỉ trong mắt nước ngoài mà ngay cả trước người dân trong nước cho đến khi trắng đen rõ ràng. Nhưng dù đen rõ ràng thì hình ảnh đã mất này chắc còn lâu mới lấy lại được. Trang Nguyen, HCMNước ngoài trong thời gian chờ chứng cứ, xét xử thì cá nhân vẫn có quyền nhờ luật sư, hoặc đóng tiền để được tại ngoại. Còn ở VN ta việc bắt giữ 2 nhà báo có " cần thiết" không? hay vẫn có thể cho tại ngoại để điều tra. Nếu họ không có tội thì thời gian bị bắt giữ ai là người chịu trách nhiệm bồi thường về thể chất lẫn tinh thần? Đảng hay Nhà nước ta? Tôi mong rằng các cấp lãnh đạo phải "sáng suốt" trong này. EveryoneCái gọi là hệ thống xã hội chủ nghĩa không còn nữa. Bức màn sắt đã được hạ xuống, bây giờ mọi sự thật của một thể chế chính trị phơi ra rõ trước mắt quốc tế. Nếu không thích nghi với hiện tại mà cứ theo cách chuyên quyền thì sẽ bị đào thải. Ha Minh, Hà NộiBạn nobody vừa không hiểu chuyện vừa tư duy sai. Không ai muốn mình bị điều khiển để mang về bất lợi cho chính bản thân mình, nếu như thế thì phải đấu tranh. Thế nhưng chính phủ Úc đang lên tiếng rất đúng lúc và đúng đắn. Kiểu gì mà lại bắt nhà báo đang tác nghiệp. Tự do ngôn luận ở đâu, tự do báo chí ở đâu. Việt Nam đang muốn trở thành nhà nước như thế nào đây, cứ xâm phạm đến hình ảnh đất nước là cấm sao? Nghĩa là xấu thì che đi, đẹp thì phô ra. Nước nào cũng muốn mình đẹp trong mắt bạn bè quốc tế, nhưng nước nào cũng có vấn đề bên trong, nếu như nói nó ra là đúng sự thật, chúng ta có thể sửa được thì nên khuyến khích. Thế mới tiến bộ được. Ha, Hà NộiMấy ông Úc không nên can gián vào việc của người khác. Không nên gắn viện trợ với dạy bảo. Còn hai nhà báo thì nên thả họ để họ trở lại với công việc. Đôi khi một nhà báo còn phát hiện ra nhiều vụ việc tiêu cực hơn cả cơ quan kiểm tra của một bộ đấy. An Ninh, Xứ NghệTôi đồng tình với ý kiến báo chí chỉ là cái xác không hồn vì tất cả đều phục vụ một nhóm người... Chinh Phuong, Nha TrangThưa bạn có nick name Nobody , vừa rồi bác Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng qua thăm và làm việc tại Hoa Kỳ, đã được Tổng Thống Hoa Kỳ là ngài George Bush hứa là Hoa Kỳ sẽ luôn ủng hộ và giúp cho Việt Nam bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ cũng như lãnh hải...! Sao Tổng Thống của một bọn Trùm Đế Quốc là Hoa Kỳ như vậy lên tiếng , rõ ràng là can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam mà tôi không thấy bạn , cũng như là các đồng chí Đảng Viên , hay Bộ Chính Trị...lên tiếng phản đối gì hết vậy??? Minh Ngoc, Brisbane, ÚcCP Úc đã từng phê bình và chỉ trích Bắc Kinh về tình trạng vi phạm nhân quyền ở TQ nên không có lý do gì sẽ bỏ qua VN khi có dịp. Vụ 2 nhà báo chỉ là một trong vô số vi phạm nhân quyền của "nội bộ" nhà nước ta nên sẽ còn nhiều chuyện để Úc phê dài dài. CP VN nên nhìn và học tập cách tôn trọng dân quyền và chia xẻ quyền lực với người dân của mình như CP Úc thì sẽ khỏi phải lo dân chúng "chống phá nhà nước". Còn nếu tiếp tục coi các quốc gia dân chủ là thế lực thù địch, kích động gây phá hoại thì CP VN đừng nên trông chờ vào viện trợ từ những nước này. Hãy tự lực cánh sinh phát triển đất nước để chứng minh tài lãnh đạo của mình. Chiêu bài lấy nội bộ dân tộc, quốc gia làm bình phong để độc quyền đảng trị đã quá cũ và lộ liễu. Nam, Ha NoiTôi không thể hiểu nổi việc bắt phóng viên của chính quyền. Chỉ có thể nói là khó hiểu. Đúng là một đất nước không còn một chút luật pháp nào hết. Luật pháp nằm trong tay những kẻ cường quyền. Hai phóng viên đó làm gì cho bản thân họ cơ chứ. Nếu có sai thì cùng lắm chỉ chịu hình thức kỷ luật. Họ chỉ vô tình đưa tin không chính xác, mà đó là tai nạn nghề nghiệp chứ có mục đích gì? Việc họ đưa tin không chính xác cũng không hề ảnh hưởng đến an ninh quốc gia hay trật tự xã hội nào hết. Nó chỉ làm công luận quan tâm hơn đến bọn tham nhũng. Vụ bắt này rõ ràng có ban tay của bọn tham nhũng. Moonwalker@Nobody: Cần phải có sự giám sát của quốc tế đối với VN, nếu không thì ĐCSVN muốn làm gì cũng được hay sao? NobodyKhông tin thông tin này là chính xác. Nếu chính xác hoặc gần gần chính xác thì anh Kevin Rudd không nên đi theo vết xe đổ của các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Hung Viet, HanoiNgười Úc họ bỏ tiền ra thì họ được đưa ra yêu cầu điều này hoàn toàn là tự nguyện. Nếu Việt Nam không thích có thể không chấp nhận yêu cầu của họ và không nhận viện trợ, không ai ép ai trong việc này được. Cũng giống như khi ta thương người bà con hay anh em vì họ nghèo khổ, ta mang tiền cho họ để họ sống và bao giờ cũng kèm theo những lời dặn dò, giáo huấn để họ sống tốt hơn và khôn ngoan hơn trong cuộc sống. Nếu họ không chịu nghe ta giáo huấn vậy sẽ làm ta không vui và không có tiền tài trợ nữa. Nếu họ cần tiền họ sẽ nghe mà suy cho cùng nghe giáo huấn cũng tốt hơn cho họ. Vừa được tiền vừa được bài học người ta còn phải bỏ tiền ra đi học cơ mà. Gia tai cua meCộng sản Việt Nam sẽ xem xét thả một số người có tên trong danh sách Úc yêu cầu, đổi lại để dễ nhận được viện trợ. Sau đó sẽ lại bắt thêm một số người khác để có sẵn hàng để thương lượng vào kỳ đối thoại sau. Vu Bao, tp.hcmTôi nghĩ trong nước chỉ đánh đòn gió, phải nhanh chóng thả những người bị bắt, đừng để bên ngoài nhúng mũi vào. Khi đó họ sẽ la lên những người được thả là do họ đấu tranh. Li Ai Guo, Đà NẵngỞ một vài đất nước độc đảng cai trị, cái quyền tự do ngôn luận từ lâu chỉ là cái xác không hồn trong một hình hài đang bị thối rữa vì bị đục khoét bởi loài dòi bọ tham nhũng. Những ngừời tìm cách tiêu diệt bọn dòi bọ đó bằng cách này hay cách khác lại bị ghép cho tội phạm pháp??? Chẳng qua tất cả các phản ứng dây chuyền đó đều là cá mè một lũ cả thôi. Điều này cũng giống như hai thằng đi ăn vụng. Thằng nhỏ ăn rủ thằng lớn cùng ăn, thằng lớn đã ăn thì phải bao che cho thằng nhỏ, thằng nhỏ mà bị đụng đến sợi lông chân là biết tay à... Tôi nghĩ việc kêu gọi thả hai phóng viên trên là tối cần thiết bởi vì "Nhất nhật tại trung thiên thu tại ngoại". Liệu có ai dám chắc rằng hai nhà báo trên không bị tra tấn về thể xác hay như tinh thần trong cảnh tù đày đó. Vì vậy tôi hoàn toàn ủng hộ tiếng nói của công lý đòi tự do cho hai nhà báo trên.
Hầu hết các chính phủ ngày nay đều quá lỗi thời.
Vì sao chính phủ sụp đổ? Cứu vãn cách nào?
Họ được tổ chức theo kiểu của cuối Thế kỷ 19, là thời mà chi phí truyền thông thì tốn kém còn dữ liệu thì khó kiếm. Do đó, các tổ chức chính phủ được phân cấp và kết cấu chặt chẽ với những chức năng cụ thể, chẳng hạn như an ninh và tư pháp. Mạng xã hội có khiến chúng ta căng thẳng? Càng dùng mạng xã hội càng tuyệt vọng? Nói dối trở thành mốt thời thượng khắp thế giới? Ngày nay, thế giới đang ngày càng kết nối chặt chẽ, di chuyển nhanh và rất phong phú về thông tin. Nhưng các chính phủ của chúng ta thì lại không. Ông Geoff Mulgan, giám đốc điều hành của Quỹ Sáng kiến Nesta, và là đồng chủ tịch Hội đồng Tương lai Toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Sáng kiến và Khởi nghiệp nói: “[Chính phủ ngày nay] rất lỗi thời về nhiều mặt. Thật xui xẻo khi các chính phủ hiện đại đã kết tinh ở một thời điểm đặc thù vốn ngày càng xa rời thực tế.” Lấy việc tham gia chính trị làm ví dụ. Ngay cả khi công nghệ và truyền thông giúp công dân có nhiều cách được lắng nghe thì việc tham gia dân chủ phần lớn vẫn còn giới hạn trong việc bỏ phiếu giữa các đảng phái vài năm một lần. Nhiều chuyên gia tin rằng một sự cải tổ tận gốc cho hệ thống này là rất cần thiết. Nghiên cứu sinh Nayef Al-Rodhan của Đại học Oxford, người đứng đầu Chương trình Địa chính trị và Tương lai Toàn cầu tại Trung tâm Chính sách An ninh Geneva, nói: “Dân chủ là một sinh vật đang tiến hóa và cần tiến bộ theo thời gian. Nếu các chính phủ không thay đổi theo thời đại, họ càng ngày càng ít có khả năng giải quyết các nhu cầu của người dân”. Điều này vốn đang xảy ra ở các nền dân chủ ổn định. Chẳng hạn ở Mỹ, 43 triệu người sống trong nghèo khó – hoặc có thể nói là vào khoảng 14% dân số, so với chỉ 11% trong năm 1973. Al-Rodhan nói: “Điều này không thể chấp nhận được cả về mặt đạo đức lẫn xã hội. Nó cũng có thể nguy hiểm. Sớm hay muộn thì những người này cũng sẽ nổi dậy và gây ra vấn đề, bởi vì họ không còn gì để mất." Tàu ngầm Nga xuống lòng Bắc Cực làm gì? Somaliland, xứ sở tiền mặt không còn tồn tại Có tiền thì không gì là không thể? Các hệ thống chính trị dựa trên bầu cử vốn hoạt động với tâm lý ngắn hạn, trong đó các quan chức có suy nghĩ đi trước thời đại chỉ một vài năm mà thôi. Hiện giờ, khi những xã hội trên khắp thế giới trở nên phức tạp, đa dạng, đòi hỏi khắt khe và kết nối nhiều hơn, thì các chính phủ thành ra còn được khuyến khích thực hiện những biện pháp khắc phục từng phần mang tính hời hợt. Nhưng hy sinh cái lâu dài cho cái ngắn hạn - ví dụ như việc để cho cơ sở hạ tầng xuống cấp như ở Đức; hay làm tăng thêm 1 tỷ đôla vào nợ quốc gia để cho phép cắt giảm thuế như ở Mỹ; hoặc chặt phá và đốt rừng già để đổi lấy nông trường như ở Indonesia – cuối cùng sẽ xảy đến với chúng ta. "Bạn có thể tiếp tục như vậy trong một thời gian dài, nhưng khi hệ thống sụp đổ, đó sẽ là một sự sụp đổ ghê gớm,” Angela Wilkinson, giám đốc cao cấp của Hội đồng Năng lượng Thế giới cho biết. Điều này không có nghĩa là chúng ta nên bãi bỏ chính phủ hoàn toàn. Mulgan chỉ ra rằng không có một xã hội với quy mô đáng kể nào vận hành tốt khi không có chính phủ. Chúng ta cũng không nên phá bỏ các hệ thống hiện có và bắt đầu hoàn toàn từ đống đổ nát. Nam Sudan gần đây đã thử làm và từ đó được gọi là quốc gia thất bại sớm nhất thế giới. “Như hầu hết bất kỳ nhiệm vụ phức tạp nào trong cuộc sống, chính phủ phụ thuộc vào năng suất, kinh nghiệm, kiến thức và năng lực - những thứ sẽ được bồi đắp qua nhiều năm,” Mulgan nói. Định hình Thay vào đó, mục tiêu cần đặt ra là tái tạo hình dạng chính phủ hiện nay thành những mô thức phù hợp hơn với cuộc sống hiện đại: định hướng theo dữ liệu và toàn cầu hóa triệt để. “Tuy nhiên, trong khi một số chính phủ bắt đầu áp dụng phương pháp đó thì số khác lại không làm tốt chút nào,” Wilkinson cho biết. Những nét tương phản có thể khá nổi bật. Ví dụ như ở Thụy Điển, học sinh tiểu học được học cách mã hóa và phát hiện những tin tức giả mạo, trong khi tại Mỹ, tổng thống hiện nay thường tích cực ủng hộ những điều dối trá. Đài Loan, Tây Ban Nha và Iceland đang nghiên cứu những cách thức dân chủ sử dụng thông tin tổng hợp, nhưng Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đang tiến tới chế độ chuyên quyền và chủ nghĩa độc tài chuyên chế. Estonia đã tự mình mở ra cánh cửa chào đón các công dân toàn cầu như là “những cư dân điện tử”, trong khi Anh đã chọn rời khỏi Liên minh Châu Âu. Nước Mỹ 'giàu có nhưng không tiến bộ'? Đã tới lúc bỏ từ “thế hệ thiên niên kỷ”? Cuộc chơi 'phá hoại thời chiến' nơi công sở thời bình Nhưng mặc dù có một số ví dụ đầy hứa hẹn về tiến bộ, Al-Rodhan cũng cho biết thêm hầu hết các chính phủ ngày nay, bao gồm ở châu Âu và Bắc Mỹ, vẫn chưa đủ tốt. "Bất chấp việc chính phủ một số nước đã đảm bảo tự do chính trị cho công dân của mình, nhiều người dân ở các nước này vẫn không được hưởng quyền lợi do sự bất bình đẳng không thể chấp nhận và khoảng cách bất bình đẳng ngày càng rộng," ông nói. Ngay cả khi một nhà lãnh đạo nói riêng hoặc toàn thể xã hội muốn thay đổi theo chiều hướng tốt hơn, họ thường không đạt được mục tiêu của mình. Tại Indonesia, việc phá rừng lấy đất trồng trọt là chuyện xảy ra khá phổ biến Làn sóng cách mạng Mùa xuân Ả Rập đã thất bại trong việc phá vỡ tình trạng tắc nghẽn và tái cơ cấu chính phủ; di sản của Barack Obama về giảm nhẹ biến đổi khí hậu, cải cách chăm sóc sức khoẻ và nhập cư chi phí thấp đã bị hủy bỏ; và Nam Phi chưa bao giờ trở thành 'quốc gia cầu vồng' mà Nelson Mandela đã mường tượng. Wilkinson cho biết cơ cấu của chính phủ có xu hướng trở thành trở ngại với việc đổi mới. Lĩnh vực tư nhân đã nổi lên một số ý tưởng về mặt làm thế nào điều này có thể thay đổi: Ví dụ như một cuộc thi do một tỷ phú Thụy Điển phát động để thiết kế một hệ thống tốt hơn dành cho việc quản trị thế giới. Nhưng như Wilkinson chỉ ra, "Chúng ta cũng cần các nhà doanh nghiệp chính trị." Tuy nhiên, các chính phủ có xu hướng không ưa thích đổi mới. Họ chờ đợi thị trường dẫn đường và sau đó tranh nhau bắt kịp. Khi quyết định được đưa ra, chúng được thực hiện trên toàn xã hội, mà không dùng thử hoặc kiểm nghiệm các ý tưởng trên những mật độ dân số nhỏ hơn trước. "Bạn không thể dùng từ 'thử nghiệm' trong chính phủ: đó là một từ nguy hiểm, bởi vì nó có nghĩa là bạn có thể thất bại," Wilkinson nói. "Nhưng chúng ta không thể chờ đợi mọi thứ trở nên hoàn hảo, và chúng ta không thể tiếp tục dùng những giải pháp của ngày hôm qua." Quốc gia thử nghiệm Một số quốc gia đang bắt đầu phá vỡ khuôn mẫu. Ở Canada, Thủ tướng Justin Trudeau đã công bố thử nghiệm sẽ là quy chuẩn cho việc ra quyết định dựa vào dữ liệu. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã cắt ra một phần ngân sách để tiến hành nghiên cứu cách điều hành chính phủ tốt hơn, và các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất cũng đã cam kết dành 1% tổng chi tiêu công dành cho cải tổ. Chính quyền điện tử: lý thuyết và thực tế Thế giới hiện đại gây ảnh hưởng não người ra sao? Tấm hộ chiếu của một quốc gia không tồn tại Mulgan nói: "Đây là một cách làm việc hoàn toàn khác với việc có người ở thủ đô soạn thảo luật sau đó áp dụng cho hàng triệu người. Cách này áp dụng cách thức khoa học cho toàn bộ chính phủ." Tuy nhiên, Slovenia có thể sẽ dẫn đầu thế giới về phương pháp này nhờ vào chương trình Tầm nhìn Slovenia được phát động vào năm 2015. Bộ trưởng Alenka Smerkolj, chịu trách nhiệm về các dự án phát triển, chiến lược và mối liên kết, cho biết: "Thế giới kết nối với nhau, kỳ vọng của người dân đang tăng lên và việc lãnh đạo đất nước càng ngày càng khó khăn hơn. Cách làm như lâu nay không còn hiệu quả nữa, và chúng ta nhận ra rằng chúng ta cần phải bắt đầu thay đổi mọi thứ." Smerkolj và các đồng nghiệp của bà nhanh chóng nhận ra rằng đó không phải chỉ đơn giản là một dự án hay chính sách thực hiện một lần, mà nó còn đòi hỏi một kế hoạch dài hạn gồm nhiều bước và mục tiêu nhỏ. Họ định ra thời điểm - 2050 - và sau đó cố gắng xác định đích đến mà Slovenia muốn hướng tới lúc đó. Thay vì tự xác định điều này, họ đã dành một năm khảo sát hơn 1.000 người Slovenia ở tất cả các tầng lớp xã hội và tổ chức nhiều hội thảo. Smerkolj nói: "Thật không dễ dàng, nhưng chúng tôi nhận thấy điều cốt yếu là bắt đầu nói chuyện với người dân và giành lại lòng tin của họ nếu bạn muốn thay đổi bất cứ điều gì trong chính phủ." Kết hợp ý kiến phản hồi đó với những phân tích về các xu hướng rộng mở hơn và những dự báo dựa vào bằng chứng, Smerkolkj và các đồng nghiệp đã trình bày 12 mục tiêu phát triển ban đầu cho năm 2030. Tất cả góp phần vào một mục tiêu cốt lõi: chất lượng cuộc sống cho mọi người. Những phương thức can thiệp trải rộng từ các cải tiến nhỏ về mặt lập pháp (ví dụ như khiến chủ sử dụng lao động dễ thuê lao động nước ngoài hơn) đến các giải pháp cho những vấn đề phức tạp, bao gồm cải cách cơ cấu và giảm thiểu biến đổi khí hậu. Smerkolj cho biết: “Dự án này thúc đẩy mọi người bắt đầu nói chuyện với nhau, và nó buộc các nhà hoạch định chính sách phải suy nghĩ về các chính sách linh hoạt hơn. Dĩ nhiên viễn cảnh rộng hơn là phương pháp này không chỉ phù hợp với Slovenia mà còn cho tất cả mọi người, cho tất cả các nước trên thế giới này." Trật tự thế giới Wilkinson và những người khác tại Govern-Mentality, một hiệp hội công chức, chuyên gia và doanh nhân, đang cố gắng hướng mọi người suy nghĩ về chính phủ của họ với cùng một tư duy sáng tạo. Bà nói: "Mục tiêu cuối cùng là tạo ra một phong trào thay đổi từ bên trong chính phủ.” Wilkinson cho biết việc chuyển đổi từ chính quyền nhà nước trung tâm sang chủ nghĩa đa trung tâm có thể là một cách để cải thiện việc quản trị chính phủ. Bà nói rằng điều đó đòi hỏi cần có các nguyên tắc hướng dẫn chung để đảm bảo tạo được môi trường hợp tác, ngăn ngừa tình trạng một thế lực nào đó sẽ chiếm ưu thế, và nỗ lực cùng nhau hướng tới các mục tiêu chung như cắt giảm khí nhà kính hoặc chiến đấu chống nghèo đói. Hệ thống có được sẽ là một hệ thống “sôi động, năng động, đa dạng và không hoàn hảo" - nhưng cuối cùng sẽ đoàn kết tất cả mọi người dưới một tầm nhìn chung, đa phần giống như những gì Slovenia đang cố thực hiện, Wilkinson phát biểu. Theo Al-Rodhan, khi thiết kế một chính phủ lý tưởng, một giải pháp then chốt khác là phải đấu tranh sao cho lòng tự trọng trở nên một phần thiết yếu của quá trình cải cách. Như ông mô tả trong cuốn sách của mình, Lịch sử Bền vững và Nhân phẩm Con người, điều này có nghĩa là cần đảm bảo sao cho cảm xúc con người và tính ích kỷ không bao giờ được coi trọng hơn chín tiêu chí cốt lõi: lẽ phải, an ninh, nhân quyền, tính chịu trách nhiệm, tính minh bạch, công lý, tạo cơ hội, đổi mới và không bỏ rơi nhóm người nào trong xã hội. Nếu trong tất cả những điều này có một vài cái thiếu đi thì hệ thống sẽ có thể hoạt động kém hoặc hoàn toàn thất bại. Lý thuyết đó đã được chứng minh trong các nghiên cứu tình huống đời thực. Ví dụ, Phần Lan khá nổi tiếng về hệ thống phúc lợi vượt trội so với các nước khác. Nhưng việc thiếu cơ hội và đổi mới đã dẫn đến sự kiệt quệ chất xám kéo dài trong hàng thập kỷ. Al-Rodhan nói: "Nếu ai đó có ý tưởng, thì hệ thống thể chế phải cho phép người đó hiện thực hóa ý tưởng đó, nếu không thì không có tăng trưởng và người dân sẽ không hài lòng. Đây đại loại giống như ‘Giấc mơ Mỹ’.” Nhưng cũng còn có những giải pháp khác nữa. Khởi phát vào đầu mùa đông này, Nesta đã tập hợp 30 chính phủ - trong đó có Singapore, Canada, Chile và Úc - thành một tập thể “nhà nước đổi mới” để giúp cải thiện quá trình đổi mới. Cùng với nhau, các chính trị gia, doanh nhân và các nhà lãnh đạo toàn cầu khác sẽ cân nhắc và thử nghiệm cách sử dụng dữ liệu và công nghệ mới để cải thiện đường lối lãnh đạo và tình trạng chung của thế giới. "Có một cách tạo ra những chính phủ thực sự tinh tường trong việc học hỏi, cải tiến và tư tưởng," Mulgan nói. "Trong 20 hoặc 30 năm tới, những chính phủ ưu việt nhất sẽ thực hiện những điều mà bây giờ chúng ta không thể hình dung được.” Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.
Như thể đại dịch Covid-19 chưa đủ, nước Mỹ từ hơn ba tuần nay bị cuốn vào một trận dịch khác trong cơn đại dịch - trận dịch chống bạo lực của cảnh sát và phân biệt chủng tộc sau cái chết tức tưởi của một người da đen dưới đầu gối của một viên cảnh sát da trắng ngày 25/5, 2020 ở thành phố Minneapolis thuộc tiểu bang Minnesota.
Người Mỹ gốc Việt trước cơn lốc chống phân biệt chủng tộc
Người Mỹ gốc Việt tại một buổi lễ nhập tịch Hoa Kỳ hồi tháng 7/2018 Cơn lốc không chỉ diễn ra tại các thành phố ở Mỹ mà đã lan ra các nước khác, như Pháp, Anh, Đức, Úc, New Zealand và vài nơi khác. Cơn lốc dường như không ngưng ở hiện tại mà còn vươn vào cả quá khứ, khi nhiều pho tượng không chỉ của phe phiến loạn Confederate đòi ly khai trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ vào giữa thế kỷ 19 bị giật đổ, mà cả những pho tượng của những nhân vật xưa tại một số thành phố ở Âu châu cũng bị chiếu cố vì đã chủ mưu, tiếp tay hay dung dưỡng nạn buôn bán nô lệ da đen và tiêu diệt các sắc dân thuộc địa vào các thế kỷ trước. Suy nghĩ của một người Mỹ gốc Việt về Black History Month Việt Kiều bị trục xuất khó có cơ hội quay lại Mỹ Việt kiều Mỹ sống với nỗi lo bị trục xuất LS gốc Việt nói gì về quy định nhập cư mới của Trump? Tất nhiên cơn lốc đã không chừa những gia đình gốc Á. Và đã hẳn người gốc Việt cũng bị cuốn vào trong đó. Hầu như mọi người quên hẳn Covid, mặc các chuyên viên y tế báo động về sự gia tăng của các ca nhiễm, của những ca phải vào bệnh viện chữa trị, về các con số tử vong. Một người bạn gửi cho tôi bản điện thư bằng tiếng Việt kèm với hình chiếc quan tài mạ vàng chở xác người đàn ông da đen chết dưới đầu gối của viên cảnh sát da trắng, đặt trong chiếc xe tang sơn trắng do ngựa kéo, đưa người quá cố tới nơi yên nghỉ cuối cùng, với những lời lẽ miệt thị, vô ý thức, như sau: ''Đang là 1 tội phạm ma túy phút chốc trở thành thiên thần, với quan tài mạ vàng, có xe ngựa kéo, không khác gì Tổng Thống, với hàng trăm nhân vật quan trọng trong đảng dân chủ, cùng hàng ngàn người tham dự.'' ''Hàng trăm viên chức Chính Phủ quì mọp dưới linh cửu của ngài để tỏ lòng thành kính và ngưỡng mộ.'' ''Quỹ tương trợ đám tang cho ngài đã quyên góp được trên 13 triệu đô la. Thành viên Dân chủ của Quốc hội Mỹ đã quỳ cầu nguyện cho ngài và phong tặng ngài là Anh Hùng liệt sỹ. Nếu đảng Dân chủ nắm đa số trong Quốc Hội, ngài sẽ được đặt tên đường. Tiểu sử của ngài tội phạm sẽ được đem dạy cho lớp trẻ. Các em sẽ theo gương ngài, không cần phải học hành. Cứ phạm tội xong vô tình tìm cách để cho cảnh sát bóp cổ chết, sẽ trở thành anh hùng đời đời đi vào lịch sử. Nếu chưa được trở thành anh hùng cũng thành triệu phú trong vài ngày. Hy vọng ngài sẽ hiển linh để giúp đảng dân chủ nắm quyền từ trên xuống dưới như ước mơ của đảng." Chắn hẳn lời "tang điếu" này đã khiến một chị bạn của tôi, một nhà truyền thông gốc Việt và là người triệt để hỗ trợ TT Trump vì tin ông chống Trung Quốc, bất nhẫn trước một viễn tượng kết quả bầu cử tổng thống sắp tới có thể ngoài ý muốn đó, đã tuyên bố là nếu ông Trump thất cử và người của đảng Dân Chủ lên, chị sẽ… dọn về Việt Nam. Ba mươi lăm năm trước, như bao người Miền Nam dạo ấy, chị đã xoay sở để di cư sang Mỹ lánh nạn cộng sản độc tài đảng trị. Tôi nghĩ chị cũng chỉ nói vậy trong cơn giận dữ. Gia đình tôi cũng không tránh khỏi chia rẽ, dù phần lớn ngấm ngầm. Cậu con lớn thuộc phe Cộng Hòa, tất nhiên là ít nhiều chia sẻ và hỗ trợ đường lối của chính quyền ông Trump, từ một số biện pháp chống dịch tới việc nhìn một cách tiêu cực các cuộc biểu tình của người da đen, mặc dù đã có sự tham dự của nhiều sắc dân khác, kể cả người gốc Á. Trong khi đó, hai cô em - một thuộc đảng Xanh, và một kín đáo hơn nên tôi không biết cô thuộc đảng nào - có quan niệm chính trị phóng khoáng, tất nhiên là bất đồng với cái gọi là chính sách chống dịch của chính quyền ông Trump. Và hai cô có thái độ bao dung hơn, nếu không nói là có cảm tình, đối với cuộc tranh đấu của người da đen nói riêng và da mầu nói chung, chống lại sự phân biệt chủng tộc. Phần tôi không thuộc đảng nào - "nonpartisan," như vẫn được ghi trên các giấy tờ bầu bán. Tôi hỗ trợ những việc làm có tính cách nhân bản, hữu ích cho xã hội nói chung, và chống lại bất cứ sự bất công đàn áp nào. Dù vậy, đôi khi giữa cậu con và tôi có những cuộc thảo luận dẫn tới bế tắc, đành đồng ý với nhau là… bất đồng ý. Các em của cậu ta thì hoàn toàn tránh tranh biện với ông anh. Thành ra, trong cơn đại dịch ghê gớm chưa từng có, giữa một nền kinh tế khủng hoảng, xã hội bất ổn, không biết tới bao giờ mới chấm dứt, mẹ con tôi hầu như không dựa được vào nhau ngoài những thăm hỏi xã giao lấy lệ. Cậu con tôi, dù vậy, không nhìn các cuộc biểu tình đòi được đối xử bình đẳng bằng cái nhìn nhiễm định kiến về mầu da, chủng tộc, mà với những bận tâm thực tiễn, chẳng hạn như, nếu tước đi những lựu đạn cay, những thế khóa cổ (chockhold), làm sao một cảnh sát khống chế được một đám người giận dữ, một kẻ tình nghi to lớn hung dữ, v.v... Tôi không có câu trả lời, chỉ nói tôi không đồng ý việc quân đội hóa cảnh sát vốn nhiệm vụ chính là bảo vệ an ninh cộng đồng. Tại sao cảnh sát mỗi khi nổ súng là phải chết người? Tại sao không chỉ bắn bị thương một kẻ tình nghi? Đó là câu hỏi thường đến trong đầu tôi mỗi khi nghe tin một cảnh sát bắn chết người, phần lớn là da đen. Tôi biết nhiều gia đình gốc Á nói chung và Việt nói riêng cũng không thuận hòa gì hơn. Trên Facebook, cô con gái út kể lại (vì tôi không dùng diễn đàn này), các cháu của tôi đang phản đối việc một cô em tôi đã đưa những hình ảnh kỳ thị người da đen lên trang của mình. Trong đám cháu này có hai cô, một sinh ra ở Pháp nhưng lớn lên tại Mỹ và một sinh ra tại Mỹ, đã tham gia Cuộc Diễn Hành của Phụ Nữ vào đầu năm 2017 phản đối ông Trump. Dường như cái hố ngăn cách thế hệ giữa các bậc cha mẹ di dân vốn bảo thủ và con cái - trưởng thành hoặc sinh ra tại Mỹ và chịu ảnh hưởng của nền giáo dục nhân bản và khai phóng, nên phóng khoáng trong các suy nghĩ về chính trị, xã hội, và cả trong việc bảo vệ môi trường - đã thêm bị khơi rộng ra trong tình huống dịch-trong-đại-dịch hiện tại." Kỳ thị da đen trong cộng đồng gốc Á có căn nguyên từ huyền thoại 'dân thiểu số mẫu mực,' mà giới lãnh đạo người da trắng đã, để đối phó với phong trào đòi dân quyền vào thập niên 1960, tạo nên để gây chia rẽ giữa người Mỹ gốc Á với các dân da mầu khác," Marina Fang viết gần đây. "Nhiều di dân gốc Á đã nhập tâm cái tinh thần ấy, đã hành xử dưới cái cảm tưởng sai lầm là cứ sống 'ngoan ngoãn' thì sẽ sớm hội nhập vào với xã hội da trắng và được nhập phe với người da trắng." Luật sư Tín Nguyễn (phải) trao đổi với hai người Mỹ gốc Việt bị trục xuất tại TP Hồ Chí Minh ngày 19/4/2018 Tác giả Fang cho rằng đây là nguyên nhân sâu xa của thái độ phân biệt mầu da của người gốc Á. Tất nhiên việc người gốc Á phân biệt hoặc cả kỳ thị người da đen cũng còn do những va chạm đưa tới xung đột kình chống lẫn nhau, từ đó thành định kiến, cũng có, song vấn đề đó ở ngoài phạm vi của bài này. Trong trường hợp người Việt thì cái nguyên nhân, theo tôi, còn sâu xa hơn là muốn làm những người gốc Á "ngoan ngoãn" để mau hội nhập. Người Việt đến Mỹ mang theo nhiều di sản quí giá có, mà không đáng gì cũng có. Quí giá thì là cái di sản Cộng Hòa (đúng nghĩa, không phải là cái lý tưởng Cộng Hòa đã bị sa đọa từ vài năm trở lại đây tại Mỹ) mà tôi đã đề cập tới trong bài "Nhìn lại hành trình dựng nước trong thời chiến: Việt Nam Cộng Hòa, 1954-1975." Di sản không đáng mang theo là tinh thần kỳ thị đối với những chủng tộc khác, trừ người da trắng. Ai thuộc thế hệ tôi, những người hiện ở lứa tuổi 70-80 gần đất xa trời, hẳn đều nhớ hồi ở Việt Nam, người Việt có thói quen gọi tất cả những người thuộc dân tộc thiểu số, phần lớn sinh sống trên cao nguyên là Mọi, không coi họ là ngang hàng với mình. Ai cũng biết con lai đã bị đối xử thế nào, dưới thời thực dân Pháp cũng như sau này trong thời kỳ quân đội Mỹ tham chiến ở Miền Nam. Các trẻ em lai Mỹ, nhất là Mỹ đen, đã bị hư hại tới độ nhiều em khi tới Mỹ trong chương trình Homecoming không còn có thể thích nghi, khoan nói tới hội nhập vào đời sống tại quê hương của cha, mặc cho các giúp đỡ của chính phủ và cơ hội học hành để tiến thân. Bởi vì, giản dị, nhiều em hồi còn ở Việt Nam không hề được cắp sách tới trường vì phải tranh sống và đương đầu với tinh thần kỳ thị. Dù đã nhiều thập niên sống tại Mỹ, chúng ta vẫn có thói quen nhìn xuống những người có mầu da đậm hơn da mình. Tôi có chị bạn kể là khi con gái chị có bạn trai là người da đen, chị buồn và lo lắm. "May sau cháu lấy một một người da trắng, lại có cấp bậc cao trong quân đội, lại vừa lên chuẩn tướng," chị hân hoan kể. Đã hẳn là chị không chịu được khi Hoa Kỳ có vị tổng thống da đen đầu tiên. Chị thù ghét vợ của ông ta tàn tệ. Tới nỗi tôi phải hỏi chị tại sao, bà ta có làm gì chị không, thì chị đáp: "Tại bà ta xấu quá"! Chị bạn này không phải là người bạn gốc Việt duy nhất của tôi ghét TT Obama vì ông đen, dù tổ tiên không phải là dân Phi châu bị người da trắng bắt cóc mang bán làm nô lệ bốn thế kỷ trước. Có chị bạn kết tội ông cựu tổng thống da đen là tham nhũng, tôi hỏi sao biết, thì chị nói khi lên làm tổng thống, hai ông bà nghèo rớt mồng tơi, mà giờ ngồi trên bạc triệu. Chị không biết, hay không muốn biết, là cái đống bạc triệu ấy phần lớn là từ giao kèo cho hai cuốn hồi ký của ông bà. Chị bạn còn bảo tôi "chờ vụ Obamagate đang ra ánh sáng" rồi khắc biết. Đấy là người gốc Việt ở Mỹ. Nhiều người Việt ở Âu châu cũng không chịu thua tinh thần kỳ thị này. Tác giả Lâm Bình Duy Nhiên, một nhà hoạt động cộng đồng sinh sống tại Thụy Sĩ, mới đây kể trong một bài viết với cái tựa vỏn vẹn chữ Mọi, một lần ông theo mấy người bạn vào một tiệm ăn Việt ăn tối: Khi chúng tôi vào, bà chủ quán nhìn anh bạn của tôi và nói lớn: - Dữ chưa, hôm nay dẫn thằng mọi nào tới vậy? Tôi hiểu liền, nên nói: - Chào cô. Bà chủ quán đớ người, chỉ tôi hỏi: - Ủa, da đen biết nói tiếng Việt hả? Anh bạn tôi vội vàng giải thích. Cô chủ quán buột miệng xin lỗi và cố giải thích vì nhìn thấy tôi "đen giống tụi da đen quá"! Sau khi kể một số những trường hợp kỳ thị mà chính mắt ông chứng kiến, tác giả thở dài: "[K]hông biết bao nhiêu lần, khi trò chuyện với những người Việt trong cộng đồng, thậm chí với những người bạn, họ vẫn thường có những suy nghĩ rất lạ lùng. Thậm chí, họ còn huyên thuyên giảng dạy cho con cái họ là đừng chơi với 'bọn da đen' ở trường vì 'chúng nó ngu, dốt và lười lắm'. Còn 'bọn Rệp' thì thôi khỏi nói, toàn là bọn khủng bố cực đoan và cũng lại... ngu dốt nên cũng cần phải tránh xa, không giao du với chúng!" Tác giả bài "Mọi" trích một câu văn (nói là của Phan Chu Trinh, và tôi ghi lại đây vì không có phương tiện để kiểm chứng): "Dân tộc nước Nam, trên lịch sử, có hai đặc tính cực đoan phản đối nhau: một là đặc tính bài ngoại và ỷ ngoại; hai là đặc tính tự tôn và tự ti. Hai đặc tính đó sẵn ở quốc dân, trong não mọi người. Mỗi cái nhân thời thế, địa vị của nó mà phát hiện, rồi trong khi phát hiện lại đều đi tới cực đoan, lại khi đã tới cực đoan, mỗi cái đều giữ lý do, chuyên cậy vào tập quán, lợi hại đều bị che lấp không thấy." Người biểu tình ở Birmingham, Alabama tháng 5/1963 Người Việt đặt chân tới Mỹ vào giữa thập niên 1970 khi cỗ bàn dân quyền dù chưa toàn hảo đã được bầy sẵn, chỉ việc ngồi vào bàn ăn. Ít ai hỏi cỗ bàn đó do đâu mà có. Đó là do những cuộc tranh đấu gian khổ đẫm máu của người da đen trong phong trào tranh đấu đòi quyền công dân vào giữa thập niên 1960. Đấy là chưa kể cuộc tranh đấu kéo dài trên bẩy thập niên của phụ nữ Mỹ đòi quyền đầu phiếu. Và cả những cuộc phấn đấu của người Mỹ gốc Á, cũng không ngoài mục đích đòi quyền con người không phân biệt chủng tộc hay cái giống. Họ phấn đấu để hoàn tất nền dân chủ chưa hoàn hảo của Hoa Kỳ vì các vị lập quốc khi viết bản Hiến Pháp 254 năm về trước chỉ mới nghĩ được tới quyền bình đẳng riêng của người đàn ông da trắng. Chính các dân thiểu số da mầu đã và đang giúp cho nền dân chủ Hiệp Chủng Quốc trở nên hiện thực và toàn hảo hơn. Những phụ nữ trong Quốc hội thứ 84th, trong năm 1955 May mắn thay giới trẻ gốc Việt không chia sẻ cái nhìn thiển cận của cha anh mình. Họ không quên nhắc nhở các bậc cha anh về việc vào cuối thập niên 1970 khi hàng trăm, chục, vạn người Việt lánh nạn cộng sản bị kẹt ở những trại tị nạn trong vùng Đông Nam Á, một nhóm trí thức da đen đã mua nguyên một trang báo của tờ New York Times để kêu gọi chính phủ Mỹ mở cửa giúp họ được định cư tại Mỹ. Trang Web diacritics.org của nhóm trẻ Diaspora of Vietnamese Artist Network cũng đã dành số đặc biệt tháng này để xác định chỗ đứng bên cạnh người da đen chống lại bạo lực của cảnh sát. Trang Pivot cũng có bài viết về người Việt và người da đen. Giới trẻ gốc Việt đã không im lặng. Tôi cảm thấy hãnh diện về họ. Cầu xin chúng ta sẽ sớm qua các cơn dịch bệnh hiện tại. [td2020-06] Nhà báo Trùng Dương là cựu Chủ nhiệm Nhật báo Sóng Thần (1971-1975), hiện đang sống tại Sacramento, Hoa Kỳ.
Mười lăm năm trước, Steven Charlier, Chủ tịch Đại học Georgia Southern, Hoa Kỳ, đã linh cảm rằng sự lôi cuốn và kỹ năng lãnh đạo của con người không thể nào thực hiện trên không gian ảo.
Sếp giỏi chưa chắc đã làm tốt khi chỉ đạo từ xa thời Covid
"Trước khi theo con đường học thuật, tôi làm việc cho IBM trong nhiều năm trong những nhóm làm việc qua mạng," ông cho biết. "Tôi có người sếp là một người tuyệt vời, một quản lý tài ba, nhưng tôi muốn phát điên với ông trong vấn đề giao tiếp. Ông ấy phản ứng chậm chạp hết sức và không trả lời email." Kiểu nhân viên có thể làm cho doanh nghiệp phá sản Khi bạn là người cầu toàn: Lợi bất cập hại Tại sao nhiều người bất tài lại được làm sếp người khác? Hạt giống của sự bực bội trong công việc đã đơm hoa kết trái, với dữ liệu mới cho thấy sự tự tin, thông minh và hướng ngoại vốn lâu nay là bệ phóng đưa những nhân viên tham vọng lên vị trí lãnh đạo là không đủ trong môi trường làm việc trực tuyến, bởi vì đơn giản là chúng không chuyển thành khả năng lãnh đạo ảo. Thay vào đó, những nhân viên biết cách tổ chức tốt công việc, đáng tin cậy và có hiệu suất sẽ cầm cương trong các nhóm làm việc ảo. Cuối cùng, những người làm được việc sẽ lãnh đạo - ít nhất là từ xa. Nghiên cứu cho thấy rằng, thay vì những người có tiếng nói năng động nhất trong bộ phận, về mặt không chính thức các nhóm làm việc ảo ủng hộ người lãnh đạo thực sự làm hoàn thành dự án. "Họ là những cá nhân giúp đỡ các thành viên khác trong bộ phận thực hiện nhiệm vụ và giữ cho bộ phận theo đúng tiến độ và tập trung vào mục tiêu," tác giả chính Radostina Purvanova, phó giáo sư về quản lý và lãnh đạo tại Đại học Drake ở bang Iowa, Mỹ, nói. Sự thăng tiến của những con ong chăm chỉ lên các vị trí lãnh đạo từ xa có thể đem đến sự chính danh - và thậm chí là sự nhẹ nhõm - cho đội ngũ các nhân viên chăm chỉ mà trong nhiều thế hệ đã chứng kiến những đồng nghiệp có sức hút vươn lên đứng đầu. Người làm được việc được đền đáp Nghiên cứu này, được đăng trên Tạp chí Kinh doanh và Tâm lý, đã theo dõi 220 nhóm làm việc tại Mỹ để xem ai trong nhóm nổi lên làm lãnh đạo trong các nhóm làm việc trực tiếp, làm việc qua mạng và hỗn hợp. Nên dựa vào cá nhân giỏi hay tập thể trung bình để thành công? Văn phòng sẽ thay đổi thế nào hậu Covid-19 Điện thoại và cuộc gọi video lên ngôi trong thời Covid-19 Các nhà nghiên cứu đã tiến hành một loạt các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm với 86 nhóm, mỗi nhóm có bốn thành viên, đồng thời theo dõi liên lạc và trải nghiệm của 134 nhóm học tập đang thực hiện dự án kéo dài một học kỳ trong một lớp đại học (sinh viên thường được dùng để thay thế cho nhân viên trong các nghiên cứu về lãnh đạo). Nghiên cứu được thực hiện trước đại dịch, tập trung vào các nhà lãnh đạo nổi lên, những người được coi là lãnh đạo và được người khác sẵn sàng chấp nhận ảnh hưởng. Đúng như dự đoán, các nhóm làm việc mặt đối mặt đã chọn những nhà lãnh đạo có cùng đặc điểm tự tin, có sức hút, có vẻ thông minh và hướng ngoại mà chúng ta thường thấy ở các lãnh đạo ở các công ty. "Những người tự thể hiện mình là có tổ chức, đáng tin cậy và có thể dựa vào được chúng tôi xem là những lãnh đạo hiệu quả," Purvanova nói. Nhưng những người được chọn là lãnh đạo từ xa là những người làm được việc vốn có khả năng lên kế hoạch, kết nối các đồng đội để trợ giúp và cung cấp nguồn lực, theo dõi các nhiệm vụ sắp tới và quan trọng nhất là hoàn thành công việc. Những nhà lãnh đạo dạng này tập trung vào mục tiêu, làm việc hiệu quả, đáng tin cậy và hữu ích. Nói cách khác, trong không gian làm việc ảo, ưu tiên chuyển từ nói sang làm. Phát hiện này là kịp thời, vì hầu hết các nhóm làm việc trực tiếp của chúng ta hiện đang hoạt động một phần hoặc hoàn toàn qua mạng trong hoàn cảnh đại dịch. "Trong các tương tác mặt đối mặt, hầu hết chúng ta rất dễ bị lung lay bởi sức hút của cá nhân," Purvanova cho biết. "Trong không gian ảo, chúng ta ít bị dao động bởi tính cách của ai đó và có thể đánh giá chính xác hơn liệu họ có thực sự có tác phong lãnh đạo quan trọng hay không. Nhiều khả năng mọi người được nhìn nhận dựa trên những gì họ thực sự làm, chứ không phải dựa trên họ là người thế nào." Charlier từ Đại học Georgia Southern không ngạc nhiên khi phát hiện ra khoảng cách lớn trong hành vi giữa lãnh đạo ngoài đời và lãnh đạo qua mạng. "Trong bất kỳ vai trò lãnh đạo nào thì cũng cần phải thiết lập được sự tin tưởng đó. Đó là tin tưởng rằng người đó sẽ làm được việc và tin tưởng rằng họ nói sự thật, thẳng thắn và trung thực. Nhưng thực hiện điều đó trên mạng như thế nào hơi khác một chút - đó là những kỹ năng hoàn toàn khác." Đặt nền móng quan trọng Nghiên cứu sự nổi lên của lãnh đạo là việc phức tạp: các nhóm hiếm khi làm việc ảo hoặc trực diện hoàn toàn, thay vào đó hoạt động trên một thang bậc hỗn hợp (ví dụ các nhóm làm việc ở cơ quan nhưng nói chuyện qua ứng dụng Slack). Trong khi đó, hành vi và đặc điểm tính cách của lãnh đạo có tác động khác nhau trên thang bậc đó và cần được theo dõi và đo lường - kể cả được báo cáo và tự báo cáo, tất cả đều theo thời gian thực. Đây là nghiên cứu quy mô đầu tiên theo dõi tất cả các chủ đề đó. Những văn phòng bí mật trốn đại dịch Covid-19 Tác hại của mô hình làm việc từ xa Năm nguyên tắc 'vàng' khiến dân chúng tin theo Nataly Lorinkova, phó giáo sư về quản lý tại Trường Kinh doanh McDonough thuộc Đại học Georgetown, nói rằng nghiên cứu này mở ra cánh cửa để khám phá sâu hơn về quan hệ với đồng nghiệp và cách quản lý cảm xúc của các lãnh đạo ảo. "Đối với tôi, đây là một nửa câu chuyện," bà nói và chỉ ra rằng mặc dù dữ liệu nghiên cứu đề cập đến mối quan hệ giữa các cá nhân, nhưng nó đo lường nhiều hơn các hành động theo nhiệm vụ, vốn chỉ là một phần nhỏ của khả năng lãnh đạo. "Bước hợp lý kế tiếp là nghiên cứu cách thành viên trong nhóm xử lý các mối quan hệ và hành xử đối với nhau và ai sẽ nổi lên trở thành lãnh đạo. Chúng tôi thực sự không biết điều đó." Chẳng hạn, một nghiên cứu tiếp nối có thể tìm hiểu xem liệu kiểu lãnh đạo làm được việc có duy trì kỹ năng giao tiếp giữa người với người theo thời gian hay không. Trong khi đó, những kiểu người hòa đồng, vốn tự nhiên đảm nhận vai trò lãnh đạo trực diện cũng không nên bi quan. Chuyển đổi thành nhà lãnh đạo từ xa thành công là điều khả thi, nhưng có thể cần trải qua những rắc rối trong quá trình điều chỉnh và 'có thể gây nản lòng đối cho những người đã quen với việc trở thành lãnh đạo các nhóm dự án và đột nhiên nhận thấy rằng mọi người không chú ý đến họ nhiều như thế', Barbara Larson, giáo sư về quản lý tại Trường Kinh doanh D'Amore-McKim thuộc Đại học Northeastern, người đi đầu về nghiên cứu các nhóm làm việc qua mạng, cho biết. Bà nhận thấy tác động của nghiên cứu rất có ý nghĩa, bao gồm nhu cầu đào tạo rộng rãi tại nơi làm việc về các nguyên lý xã hội trong không gian ảo. "Thật lý thú, nếu bạn nghĩ về nó," Larson nói. "Đột nhiên nó không chỉ còn là ai nói nhiều nhất, mà là ai đang thực sự hoàn thành công việc." Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC WorkLife.
Ba tuần sau vụ hơn 200 nữ sinh bị bắt cóc tại Nigeria, Hoa Kỳ tuyên bố gửi người tới hỗ trợ công tác tìm kiếm. Phải chăng như thế là quá ít, quá muộn?
Mỹ quá chậm trong vụ bức hại Nigeria?
Năm nay, một chiến dịch vận động đã nổ rộng khắp trên toàn cầu, khi mà hàng trăm nữ sinh trong đêm tối đã bị bắt đi từ ngôi trường nội trú ở một thị trấn miền bắc Nigeria. Các cuộc biểu tình diễn ra tại New York, Los Angeles và London, trong lúc các tấm biểu ngữ và các dòng tin sôi sục lan truyền trên mạng xã hội, và sự bất an không chỉ nhắm tới những kẻ đã thực hiện hành vi bức hại, mà còn vào cả chính phủ Nigeria do đã không quan tâm đúng mức tới vấn đề. Hôm thứ Tư, Đệ nhất Phu nhân Michelle Obama đăng dòng tweet với từ khóa #BringBackOurGirls (Hãy đem con gái chúng tôi trở về) để hòa chung tiếng nói với cuộc vận động. Sự đóng góp của bà diễn ra một ngày sau khi Hoa Kỳ tuyên bố cung cấp "một đơn vị điều phối" tại Tòa đại sứ ở Abuja, với chuyên môn, kỹ năng tổng hợp từ các cơ quan chính phủ khác nhau. Nhóm này sẽ giúp Nigeria trong lĩnh vực tình báo, quản lý điều tra, đàm phán giải cứu con tin và hỗ trợ nạn nhân. Khi được hỏi trong buổi họp báo là tại sao phải tốn nhiều thời gian đến vậy mới có quyết định cử người như trên, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry nói lời đề nghị đã được đưa ra từ trước đó. "Chúng tôi đã liên hệ ngay từ ngày đầu tiên, và Tòa đại sứ của chúng tôi đã rất chủ động liên lạc," ông nói. "Nhưng chính phủ họ có những chiến lược riêng ngay từ đầu. Chúng ta có thể đề nghị vào thảo luận, nhưng lại không thể làm gì nếu một chính phủ có cách nhìn riêng trong việc cần xử lý vấn đề thế nào." Điều đó không làm người ta thôi đặt câu hỏi vì sao phương Tây - Hoa Kỳ, Anh và Pháp đã gửi các nhóm hỗ trợ tới - lại không hành động sớm hơn. Phát ngôn nhân của Thủ tướng Anh David Cameron đã bác bỏ gợi ý này. Một số nhà bình luận đã so sánh việc huy động ngay lập nguồn lực từ nhiều quốc gia sau vụ phi cơ MH370 biến mất với việc chưa có hành động gì, tính đến nay, nhằm đối phó với vụ bức hại to lớn này. Nhưng các chuyên gia có vẻ động ý rằng Hoa Kỳ không thể làm được gì hơn. Châu Phi thường là một điểm không được phương Tây nhìn vào, nhưng vụ này thì không, theo lời Stephen Hayes, chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Phi châu đóng trụ sở tại Washington DC. "Ngay sau khi vụ bắt cóc xảy ra, lời đề nghị đã được đưa ra, nhưng lại không được tiếp nhận. Đó là đề nghị giúp đỡ diện rộng, tương tự như những gì họ đang làm lúc này." Người Nigeria, giống như người Mỹ, có sự pha trộn giữa sự kiêu ngạo và kiêu hãnh, ông nói, nhưng họ đã đổi ý khi nhận thấy sự giận dữ mạnh mẽ từ quốc tế. Ngay cả khi thừa nhận là Mỹ đã không thể triển khai sớm hơn được, thì nay cũng đang có những ngờ vực về việc liệu nhóm giúp đỡ từ Hoa Kỳ tới có thể tạo ra được cái gì khác biệt hay không. Bộ Ngoại giao từ chối công bố có bao nhiêu người trong đơn vị này, nhưng nói sẽ gồm các nhân viên quân sự và các quan chức thực thi pháp luật. Một phát ngôn nhân nói thêm rằng Bộ chỉ huy vùng Châu Phi của Hoa Kỳ, là nơi lên lạc với các nước châu Phi trong các vấn đề quân sự, cũng đang gửi tới một nhóm, và FBI đang trong tư thế sẵn sàng gửi người nếu thấy cần thiết. Cơ quan Hỗ trợ Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ (USAID) có 150 nhân viên người Mỹ và người địa phương tại Nigeria, và một phát ngôn viên USAID phát biểu từ Abuja rằng tổ chức này đã được yêu cầu giúp tư vấn tâm lý cho bất kỳ nữ sinh nào được tìm thấy. Nhưng việc đầu tiên là phải làm sao để tìm kiếm, và đó là một sứ mệnh khó khăn. Chừng hai trăm tay súng được cho là đã tham gia vào vụ bố ráp, mà gần đây nhóm Hồi giáo cực đoan Boko Haram đã lên tiếng nhận trách nhiệm. Người ta cho rằng các nữ sinh nay đã bị chia thành nhiều nhóm nhỏ và bị đưa đi phân tán trong khu rừng Sambisa rậm rạp, phủ dày 60.000 km vuông. Một nhóm nhỏ Hoa Kỳ sẽ không thay đổi được cuộc chơi mà chỉ nhằm tập trung vào phạm vi nhỏ, theo đánh giá của Richard Downie, phó giám đốc Chương trình Phi châu CSIS. Nhóm sẽ nhằm bổ sung kỹ năng cho các lực lượng an ninh Nigeria, vốn trong quá khứ đã không chặn được các vụ tấn công do phối hợp và trao đổi thông tin yếu kém. Một số thượng nghị sỹ Hoa Kỳ đang thúc giục tổng thống phải đề nghị giúp đỡ nhiều hơn nữa, chẳng hạn như công nghệ trên không, vệ tinh của Hoa Kỳ, nhưng ông Downie nói rất khó để biết người dân sẽ phản ứng ra sao đối với đề nghị từ Hoa Kỳ. "Thế giới truyền thông đã nhảy vào câu chuyện này và mạng xã hội đã rất ồn ào về việc phải làm gì để đưa các cô gái trở về. Nhưng cái phức tạp trong việc này là rất lớn và chúng tôi không muốn có hành động gây phản tác dụng hay có thể gây nguy hiểm cho các cô gái. Tôi cho rằng bất kỳ giải pháp nào cũng sẽ là tiến hành đàm phán thay vì hành động cứng rắn." Hoa Kỳ rất kiềm chế về mặt chính sách, ông Downie nói. Họ muốn được coi là đang làm điều có ý nghĩa và muốn gây áp lực để chính phủ Nigeria phải làm nhiều hơn trong việc tìm kiếm các nữ sinh, nhưng đây là quốc gia quan trọng nhất ở châu Phi và do đó, việc Hoa Kỳ sát cánh bên họ là điều rất quan trọng. Nhóm Hoa Kỳ có thể cải thiện được những điểm chưa tốt trong việc tìm kiếm các nữ sinh, nhưng không thể trông chờ việc họ tạo ra toàn bộ sự khác biệt trong việc tìm được các em hay không, Michael O'Hanlon từ Brookings Institution nói. "Tuy có chất lượng quốc tế nhưng tôi không cho rằng chúng ta có thể bước vào tìm kim đáy bể được." Hoa Kỳ sẽ không nắm được địa hình giỏi hơn người Nigeria, và chớ quên chúng ta đang nỗ lực tìm kiếm phiến quân Uganda Joseph Kony trong mấy năm mà chưa thành công, ông O'Hanlon nói. Tìm Saddam Hussein và Osama bin Laden mất rất nhiều thời gian. Cho nên việc tìm các nữ sinh không phải là chiến dịch và Hoa Kỳ có thể thực hiện trong ngày một ngày hai. Đối diện với sự lên án rộng khắp, Tổng thống Nigeria Goodluck Jonathan đảm bảo rằng ông sẽ đưa các cô gái trở về và trừng phạt thủ phạm. Đất nước ông có quan hệ hợp tác với Hoa Kỳ trong các vấn đề an ninh, với việc Hoa Kỳ hỗ trợ đào tạo cho quân đội Nigeria, nhưng các đề nghị trước đây trong việc giúp đỡ quanh vụ trộm dầu ở vùng đồng bằng Niger đã bị khước từ.
Nhạc sỹ Tôn Thất Lập khẳng định với BBC rằng phong trào sáng tác ca khúc "Hát cho đồng bào tôi nghe" có vai trò chính trị trong cuộc chiến 30 năm ở Miền Nam Việt Nam.
"Vì sao hát cho đồng bào tôi nghe?"
Tôn Thất Lập viết nhiều bài "Hát cho đồng bào tôi nghe" Ông nói phong trào có sự liên hệ với Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và chịu sự chỉ đạo của Mặt trận dù phủ nhận bản thân có tiếp xúc với cán bộ văn nghệ từ miền Bắc. Trong cuộc phỏng vấn tại Việt Nam dành cho chương trình Bấm Your World của BBC World Service với tựa Bấm Vietnam's Rock 'n' Roll War gồm hai phần được phát đi trong tháng 11 năm nay, ông so sánh nhạc Việt giữa hai miền, cũng như với với nhạc phương Tây giai đoạn 1960-1970. Trước tiên, ông nói về xuất phát điểm của phong trào văn nghệ chính trị này. Tôn Thất Lập: Phong trào "Hát cho đồng bào tôi nghe" chính thức ra mắt vào năm 1969, tháng 12/1969. Nhưng trước đó, phong trào văn nghệ trong sinh viên đấu tranh, cũng như phong trào văn nghệ của toàn bộ cả miền Nam về âm nhạc dân tộc, về những trí thức yêu nước, nói chung những phong trào văn nghệ, đã phát triển rất mạnh. Từ năm 1965, Tổng hội sinh viên Sài Gòn đã chính thức ra một nghị quyết “dùng văn nghệ để đấu tranh cho khát vọng của sinh viên, quyền lợi của sinh viên, cho phong trào hòa bình của đất nước.” Và từ đó phong trào rộng mạnh. Và tôi là người chính thức đứng ra triệu tập các nhạc sỹ trong phong trào sinh viên, để cùng nhau bàn bạc và đưa những âm nhạc này vào trong phong trào, xuống đường, đấu tranh của các trường đại học, cũng như các trường trung học ở các tỉnh phía Nam, nhất là ở Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt và Cần Thơ v.v... "Bị bắt tiếng Việt gọi là bắt cóc bỏ đĩa, cuộc biểu tình nào mình tham gia, bị bắt, rồi bắt xong, chính quyền Sài Gòn cũng phải thả ra, vì dư luận người ta đấu tranh, lên án đàn áp sinh viên" Cuối cùng trong những cao trào của phong trào sinh viên rất rộng rãi lúc đó, năm 1967, 1968, 1969, có những cuộc xuống đường của tổng hội sinh viên Việt Nam, và trong đó có cả những sinh viên quốc tế tham dự. Vào đêm Noel năm 1969, chúng tôi tập hợp lại và quyết định ra mắt phong trào văn nghệ lấy tên là phong trào “Hát cho đồng bào tôi nghe.” Cái tên này tôi lấy tên khởi từ bài hát chính của tôi là “Hát cho dân tôi nghe.” Anh em đồng ý đặt tên gọi cho phong trào là Hát cho đồng bào tôi nghe. BBC: Có thể phát những bài hát này trên đài hay không hay là chính quyền không cho phép? Chính quyền đâu có cho phép phát trên đài. Nhưng khoảng những năm 1966-1967, thì sinh viên Sài Gòn, vì nó là một tổng hội của sinh viên quốc gia, nên họ họ đấu tranh, thì chính quyền Sài Gòn cũng cho khoảng mỗi tuần cũng được phát thanh trong vòng nửa tiếng. Trong nửa tiếng đó, anh em vẫn hát những bài hát này và nói những tin tức. Nhưng về sau, qua những chương trình, thấy nó tác động mạnh quá, chính quyền cấm luôn. BBC: Ông nói là chính quyền đàn áp nhiều, nhưng tại sao họ không đàn áp và chấm dứt được phong trào đó? Khác biệt nhạc chiến tranh hai miền Nhạc sỹ Tôn Thất Lập nói về khác biệt giữa âm nhạc hai miền Nam, Bắc VN trong chiến tranh và phong trào 'Hát cho đồng bào tôi nghe.' Nghemp3 Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem. Bấm vào đây để tải Flash Player mới nhất Mở bằng chương trình nghe nhìn khác Bởi vì nó là ở trong một phong trào đấu tranh chính trị, một phong trào của nhân dân của đồng bào Sài Gòn, và cũng như các tỉnh, cho nên họ có đàn áp, nhưng đàn áp xong thì bị tất cả các thế lực của xã hội. Ví dụ như tổ chức công giáo, tổ chức phật giáo, tổ chức những người làm báo, tất cả vừa đàn áp thì bị các lực lượng tất cả đều viết bài, đăng báo, đòi công khai, đòi thả những người đó ra, bắt buộc chính quyền Sài Gòn phải thả, không thả thì các cuộc biểu tình càng lớn hơn. Dư luận xã hội quan trọng lắm, những tiếng nói. BBC: Ông bị bắt lúc nào? Tôi bị bắt trong phong trào đấu tranh. Trong cuộc xuống đường hôm 179 sinh viên Sài gòn bị bắt, tôi cũng bị bắt trong đó, đưa vào chỗ quận nhất. Sau tất cả 5 ngày, họ phải thả toàn bộ ra. Tôi đang là sinh viên Văn khoa Sài Gòn, thì tôi cũng được thả ra. Bị bắt tiếng Việt gọi là bắt cóc bỏ đĩa, cuộc biểu tình nào mình tham gia, bị bắt, rồi bắt xong, chính quyền Sài Gòn cũng phải thả ra, vì dư luận người ta đấu tranh, lên án đàn áp sinh viên. 'Bị cấm' Ông Tôn Thất Lập từng bị bắt nhưng được thả ngay khi hoạt động trong phong trào văn nghệ của ông BBC: Chính quyền có lệnh, có thông báo nào cấm đoán phong trào không? Chính quyền không chính thức ra văn bản cấm phong trào này, nhưng tất cả những hoạt động mà sinh viên những người sáng tác, ai cũng có hơn một lần bị bắt cả, bắt vào trong thì họ nói họ đang là sinh viên, thì phải thả ra. Còn họ đâu có cho mình tổ chức những chương trình. Chương trình này mình tổ chức vào cái thế dân chúng đứng ra tổ chức, ví dụ tổ chức nhưng những buổi tôi vừa nói, tổ chức ngay trong giảng đường, cái này họ cũng đàn áp. Nhưng đàn áp xong thì thôi. Phong trào lại tiếp tục, làm chỗ này, chỗ khác. Tức là bị cấm, bị bắt, nhưng cuối cùng trước khí thế đấu tranh của dân chúng, nó nằm trong phong trào của dân chúng, nên chính quyền đâu có thể làm mạnh, nếu làm mạnh hơn nữa, sẽ bị lên án. Cũng có những lần bị đàn áp, nhưng cuối cùng anh em cũng phải ra thôi. BBC: Các hành khúc của “Hát cho đồng bào tôi nghe” có khác với hành khúc ở miền Bắc “Tiếng hát át tiếng bom” hay “nhạc cách mạng” hay không? Khác chứ. Ở miền Bắc, những ca khúc đó, họ vẫn viết những hình thức điệu “marche.” Nhưng ở ngoài đó, các nhạc sỹ đều tốt nghiệp ở nước ngoài, tốt nghiệp ở Trung quốc, Liên Xô, Đức hay các trường nên họ có hình thức, kết cấu tác phẩm khác hơn, mang tính chất bác học nhiều. Còn ở trong sinh viên mình cũng cố gắng, cũng có hòa âm đàng hoàng, cấu trúc đàng hoàng, nhưng làm thế nào cho cấu trúc gọn gẽ, dễ nhớ, dễ truyền bá. BBC: Ca từ của “Hát cho dân tôi nghe” có vẻ không quá trực tiếp về chính trị và khác với một số ca khúc cách mạng được cho là “cổ võ cầm súng” ở miền Bắc? Những tác phẩm của sinh viên trong phong trào “Hát cho đồng bào tôi nghe” luôn luôn có thẩm mỹ, nó luôn hướng vào những gì mang tính khái quát, có tính chất ấn tượng, đặt những vấn đề về nhân văn, những đòi hỏi và khát khao của con người, như đòi hỏi hòa bình, cũng là khát khao của nhân loại. Không đặt vấn đề trực diện với những vấn đề có vẻ dính tới chính trị, dính tới vũ khí hay là đấu tranh. Nó đặt những vấn đề của xã hội. Cho nên thẩm mỹ, những bài hát, tuy mình nghe nó khí thế, nhưng nó không phải là có cái gì dữ dằn lắm, nó rất hào hứng, đi vào lòng người, nó hợp với tâm sinh lý của sinh viên. "Văn hóa chính thức, đàn áp trực diện, cổ súy cho chủ trương xâm lăng của Chính phủ Mỹ, Đế Quốc Mỹ, với những sự xuyên tạc, nói không đúng về sự đấu tranh của Mặt trận Giải phóng hay của đồng bào ở Miền Nam, thì cái đó, đương nhiên phải bỏ thôi" BBC: “Hát cho đồng bào tôi nghe” có tác động gì đối với xã hội và chính trị Việt Nam, theo ông? Những tác phẩm này đặt những vấn đề của đồng bào, của nhân dân, như là nhân dân đang bị sưu cao thuế nặng, đang bị áp bức, đang bị bắt đi lính, cầm súng để bắn lại người Việt của mình, cho nên đó là những vấn đề chính trị. Những tác phẩm anh em vừa hát ra, nó truyền bá ngay trước hết trong sinh viên, thanh niên, học sinh Sài Gòn và các tỉnh. Thứ hai là trong các tổ chức của đồng bào, tổ chức công giáo, Phật giáo yêu hòa bình... 'Lãnh đạo' BBC: Quan hệ giữa Mặt trận dân tộc giải phóng và “Hát cho đồng bào tôi nghe”? Có đúng là phong trào của các ông thuộc Mặt trận dân tộc giải phóng? Trong tổ chức của thanh niên và sinh viên, đương nhiên về mặt nguyên tắc, có những tổ chức của Mặt trận Dân tộc Giải phóng lãnh đạo cái đó. Còn phong trào rộng tự phát, tự ý thức, rồi nó nâng dần tư tưởng lên. Nó gặp nhau ở điểm đó. BBC: Thời đó ông có liên lạc với những đoàn văn công của Mặt trận dân tộc giải phóng không? Tôi không liên lạc, nhưng khi ra Hà Nội thì tôi gặp trực tiếp, còn ở trong đó, mình ở trong vùng Sài Gòn mà. BBC: Có thể in được các ca khúc trên tạp chí hay báo chí ở miền Nam không? In trên báo của sinh viên thì có. Còn ở đây, các tổ chức như là tờ báo Đối diện của linh mục Nguyễn Ngọc Lan thỉnh thoảng vẫn in những bài đó. Những bài thơ, những bài hát của sinh viên vẫn được in. Và khi in, có khi bị chính quyền Sài Gòn cắt đục, tức là người ta cắt nó đi, nhưng có khi nó vẫn ra được. Do cái thế đấu tranh chính trị giằng co. Khi nào mà thế của phong trào mạnh, người ta in được hết, còn không, cũng vẫn bị kiểm duyệt. BBC: Khi Việt Nam thống nhất, Đảng Cộng sản muốn thay đổi, muốn quét sạch văn hóa cũ của Sài Gòn, có một phong trào thanh lọc văn hóa của chế độ cũ? Quá trình đó như thế nào? Văn hóa chính thức, đàn áp trực diện, cổ súy cho chủ trương xâm lăng của Chính phủ Mỹ, Đế Quốc Mỹ, với những sự xuyên tạc, nói không đúng về sự đấu tranh của Mặt trận Giải phóng hay của đồng bào ở Miền Nam, thì cái đó, đương nhiên phải bỏ thôi. Còn những bài thơ, hay những ca khúc, kể cả của những người đi lính Sài Gòn, nhưng họ viết, họ để lại, bây giờ Nhà nước vẫn cho dùng tác phẩm. Chỉ trừ một vài người có những vấn đề mặt chính trị, còn những ca khúc, bây giờ dần dần cũng cho phép duyệt, hát lại những bài hát cũ. BBC: Trước 1975, chế độ Sài Gòn có muốn dùng âm nhạc để chống cộng không? Họ có các ca khúc loại đó không? Nhạc sỹ phủ nhận tiếp xúc với cán bộ văn nghệ, nghệ sỹ miền Bắc trong khi hoạt động ở miền Nam Có chứ, đương nhiên là họ viết những bài chống thẳng thừng cộng sản, chống Mặt trận Giải phóng. Chính quyền Sài Gòn viết những bài ca ngợi đi lính, như là “Một, hai, ba, chúng ta là lính Cộng hòa”, là những bài chống cộng chứ còn gì nữa. BBC: Ông còn nhớ một vài ca khúc ‘chống cộng’ nào không? Cái đó bây giờ không nhớ. Hồi trước thì mình biết. Không nhớ rõ. Những bài tình ca thì nhớ, nhưng những bài đó không nhớ. 'Thanh lọc' BBC: Có vẻ chính quyền Sài Gòn ít thuyết phục người dân đi theo đường lối của họ, trong khi ở miền Bắc lại dùng âm nhạc tuyên truyền nhiều hơn, trực tiếp hơn, ông nghĩ sao? Chính quyền Sài Gòn cũng dùng âm nhạc, dùng đủ thứ hết, nhưng vì họ không có chính nghĩa, cho nên họ nói và cuối cùng người ta thấy đây là cái tổ chức đi ngược lại đường lối của dân tộc. Người ta không nghe. BBC: Ông nghĩ gì về nhạc Rock du nhập vào Sài Gòn những năm 1960, 1970? Bản thân nhạc Rock không có tội tình gì. Nhưng khi đất nước đang lúc có chiến tranh, dân nghèo, chủ trương của Chính quyền Sài Gòn, cũng như người Mỹ bỏ tiền vào cho chính quyền Sài Gòn, muốn đưa một hình thức âm nhạc giật gân, kích động con người quên đi những cái hoàn cảnh mình đang sống. Tức là tạo nên một nền nhạc lai căng, coi như đó là nhạc số một, còn nhạc dân tộc, nhạc đấu tranh, cái đó vứt đi, quên đi. Họ vừa chống cái đó, chống âm nhạc dân tộc, chống âm nhạc của sinh viên, họ xây dựng một nền âm nhạc dùng nhạc Mỹ. Chủ yếu nhạc Mỹ là một nền âm nhạc bác học của nhân loại, trong đó nhạc Rock chỉ là một bộ phận. "Nhưng nhạc Rock để mình giải trí thì khác, còn khi cổ súy vào, để tất cả đều quay cuồng , say mê, mà quên đi tất cả những thực tế, thì đó là cái không tốt" Nhưng nhạc Rock để mình giải trí thì khác, còn khi cổ súy vào, để tất cả đều quay cuồng , say mê, mà quên đi tất cả những thực tế, thì đó là cái không tốt. Và chính như vậy cho nên Chính quyền Sài Gòn đã từng tổ chức những đêm nhạc Rock tại sân mà hồi đó gọi là sân Hoa Lư, sân bóng đá nằm bên cạnh Đài Truyền hình. Chính vợ ông Thiệu, vợ Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tới đó để trao giải thưởng, để gặp gỡ. Tức là chủ trương của nhà nước, rõ ràng, đưa những âm nhạc đó vào để làm cho sinh viên, thanh niên quay cuồng, quên đi những thực tế như là mình mất nước, đang bị đô hộ, đang bị cướp nước, đang bị đói khổ như vậy, quên đi để chạy theo cái xa hoa, mà cái đó phù phiếm. Chứ còn bản thân nhạc Rock tốt, có gì đâu. BBC: Sau 1975, có vẻ người ta cấm nhạc Rock vì nhạc Rock có quan hệ với chế độ cũ và người Mỹ phải không? Thái độ của miền Bắc đối với nhạc Rock như thế nào, theo ông? Không, nhạc Rock thì những năm đầu hòa bình, thì ngay cả dân chúng, người ta cũng chán. Rồi các nhà văn hóa, nhà nước, người ta không chủ trương phổ biến cái đó. Nhưng đó là trong vài ba năm đầu thôi, còn sau đó, thì những cái gì tốt của nhạc Rock vẫn du nhập, vẫn tổ chức biểu diễn. Cho nên ở thành phố này là nơi đầu tiên tổ chức những đêm liên hoan nhạc Pop, Rock, khắp cả nước về dự. Người ta không có chống cái đó. Nhưng những năm đầu thì dĩ nhiên vẫn đang còn khó khăn này nọ, thì không khuyến khích thôi, chứ không có cấm. Thêm về tin này Chủ đề liên quan
Ông Đinh Linh, một thi sĩ Mỹ gốc Việt khi trả lời mail cho bạn bè ở Sài Gòn rằng anh sẽ chọn ứng viên nào trong kỳ bầu cử Mỹ sắp tới.
Người Sài Gòn trong mùa bầu cử Mỹ
Ông Đinh Linh không trả lời vào câu hỏi, nhưng ông có cách trả lời khác: “ Kinh tế Mỹ sắp sập tới nơi rồi!” Không thể nói đó là câu trả lời gián tiếp cho việc ông định chọn đảng Dân Chủ, với liên doanh Barack Obama và Joseph Biden. Nhưng câu trả lời đó phản ảnh chuyện suy thoái kinh tế hiện nay có tầm quyết định đối với việc bầu tổng thống Mỹ vào đầu tháng mười một tới đây. Theo như các lần bầu tổng thống Mỹ trước đây, phần lớn người Mỹ gốc Việt có khuynh hướng ngã về phía các ứng cử viên thuộc đảng Cộng Hòa. Và người Sài Gòn quan tâm đến bầu cử Mỹ cũng có quan điểm na ná như vậy. Thật khó mà giải thích nguyên nhân người Sài Gòn thích con Voi hơn thích con Lừa. Lịch sử can hệ, và các hệ lụy của các đời tổng thống Mỹ đối với cuộc chiến Việt Nam trước đây khó mà phai nhạt. Với riêng người miền Nam, cái cảm giác bị người Mỹ bỏ rơi vẫn cón nguyên đó. Và các ông Tổng thống Mỹ qua nhiều đời, bị tai họa hay được thăng hoa do cuộc chiến ở Việt Nam, ai cũng biết gồm đủ cả Dân Chủ lẫn Cộng Hòa. Lợi nhuận kinh tế hay tinh thần dân chủ Trọng tâm việc người Việt Nam quan tâm tới bầu cử Mỹ là các lợi nhuận kinh tế do làm ăn với người Mỹ hay do các giá trị dân chủ Mỹ ? Nói về chuyện “quảng cáo” của Tổng thống Bill Clinton trong chuyến viếng thăm Việt Nam đầu tiên của một vị nguyên thủ Mỹ sau chiến tranh, ông D, một giáo chức về hưu ở Sài Gòn nói: “Tôi nhớ đại khái lời ông Clinton nói với sinh viên ở Hà Nội mà tôi được thông dịch qua tivi là: Sức mạnh của Hoa Kỳ không nằm ở kinh tế hay khoa học kỹ thuật…Sức mạnh của Hoa Kỳ chính là nền của dân chủ Hoa Kỳ." Với kinh nghiệm bản thân tôi thấy khó mà tin là người Mỹ trước sau như một, mang tinh thần dân chủ Mỹ đến với các dân tộc khác.” Bà Nguyệt Cầm, một người Mỹ gốc Việt đang về Việt Nam làm luận văn tiến sĩ văn chương. Trong một lần tranh luận ở Sài Gòn bà cho biết, bà chọn ứng cử viên Dân Chủ không phải vì những ứng cử viên của đảng này có khuynh hướng “mềm” với Việt Nam. Bà nhắc các bạn văn nghệ có khuynh hướng thích đảng Công Hòa rằng: Chính một Tổng thống của đảng Cộng Hòa đã bỏ cấm vận và bắt đầu lộ trình bình thường hóa với chính quyền Việt Nam. Bà nói tiếp. Bố chồng tôi, trong ít hôm mất gần nữa gia gia tài vì đợt suy thoái kinh tế này. Điều này làm chúng tôi nhớ đến Tổng thống Clinton, thời cực thịnh của kinh tế Mỹ.” Nhưng một người Mỹ gốc Việt khác đang sống ở Sài Gòn. Anh N. thì giải thích “ Chuyện suy thoái kinh tế Mỹ là trách nhiệm của nhiều đời Tổng thống, hay nói cách khác là quy luật đi xuống tạm thời của kinh tế tư bản. Bắt liên danh John McCain và Sarah Palin của tôi phải chịu, tôi thấy cũng oan cho họ quá!” Da màu hay da trắng Lần trước, khi John Kerry, người lính Mỹ lái giang thuyền ở đồng bằng sông Cửu Long không vào được Nhà Trắng, thì người Việt Nam cũng biết tới một một Tổng thống Mỹ phi công, “tham dự” chiến cuộc nhưng chưa từng rời nước Mỹ tới Việt Nam ngày nào. Ngày theo dõi cuộc bầu cử Mỹ năm đó. Lần đầu tiên người Sài Gòn được internet tường thuật từng giờ từng phút cuộc đua nước rút về đích rất thú vị. Tâm trạng theo dõi sô diễn chính trị năm đó dù hồi hộp, nhưng với nhiều người Việt Nam chuyện ăn thua của hai ứng viên đều diễn ra đúng ý cả. Bởi người nào thắng cũng ok, vì đương nhiên bóng dáng Việt Nam qua hình ảnh anh lính quân dịch Mỹ đương nhiên sẽ có mặt trong suốt nhiệm kỳ Tổng Thống. Nhưng lần bầu cử này khác. Có thể đây là lần cuối cùng người ta chứng kiến một Tổng thống Hoa Kỳ từng là tù nhân Hỏa Lò, một người lính trong nhiều thế hệ thanh niên Mỹ có can dự đến cuộc chiến. Và có thể đây là lần đầu tiên người Việt nam được thấy toàn diện gương mặt dân chủ Mỹ khi người Mỹ chọn một Tổng thống da màu. Tuấn Khanh, một nhạc sĩ, người thường xuyên có công việc vào ra Hoa Kỳ nói.” Tôi theo dõi bầu cử Tổng thống Mỹ từ vòng sơ bộ. Tôi ủng hộ John McCain hết mình. Obama có thể hùng biện giỏi, nhưng tôi không tin là Obama có thể làm thay đổi nước Mỹ như ông ta đã hứa.” Ông Lương, một lính VNCH hiện sống ở Tân Bình- Sài Gòn nói. Tôi có dịp đi lính chung với Mỹ. Lính Mỹ đen dù là sĩ quan cấp bậc cao hơn nhưng mỗi lần thấy lính Mỹ Trắng là sợ ra mặt, tìm cách né đi chỗ khác. Tụi nó kỳ thị ghê lắm! Bây giờ mà nếu có ông Tổng thống Mỹ da đen thì thật là chuyện hy hữu.” Càng sát ngày bầu cử. Khi tin tức trên Internet liên tục đưa tin về chuyện ứng viên Obama liên tục dẫn điểm với cách biệt khá xa. Nhiều người Sài Gòn với cảm tình một Tổng thống Cộng Hòa, và phần nào đó do “di chứng lịch sử”, họ vẫn quen nghĩ rằng nước Mỹ là của Mỹ trắng. Như L, một văn nữ nói . “ Theo dõi làm chi cho thêm chán. Theo kiểu báo đưa tin, ông da đen thắng chắc rồi.” Nhưng họa sĩ Trịnh Cung thì cười tủm tỉm.” Để coi, ngựa về ngược đó.” Chuyện ngày 4 /11 tới, nước Mỹ dù có một Tổng thống của một đảng nào đi nữa thì đối với người Việt Nam, những bước tiến trong quan hệ với Hoa Kỳ vẫn không nằm ngoài sự quan tâm về quan hệ kinh tế với cường quốc số một. Chuyện người Mỹ thời khủng hoảng ít xài đồ Việt Nam xuất khẩu, Việt kiều ít gởi tiền về, là việc can dự tới túi tiền và bao tử. Với trí thức và những người quan tâm đến tương lai của mối quan hệ sau chiến tranh của hai cựu thù xưa, thì tiến trình mà Hoa Kỳ thúc đẩy dân chủ và dân quyền ở Việt Nam coi như một sô diễn để cho có diễn. Và tất nhiên là dở ẹt. Tất nhiên chuyện bầu tổng thống Mỹ là việc của người Mỹ. Dù có thể đối với một số người thích Mỹ cho rằng bầu cử Tổng thống Mỹ chính là bầu cử Tổng thống thế giới. Với người Sài Gòn quan tâm đến bầu cử Mỹ là bởi lịch sử có khoảng thời gian dài, thể chế chính trị ở miền Nam có vận mệnh gắn với chuyện ở Mỹ người ta chọn ông Tổng thống của đảng nào, diều hâu hay bồ câu! Cuối cùng chuyện bầu Tổng thống Mỹ cũng là việc của người Mỹ. Những người Việt quan tâm thường coi đó là một sô diễn chính trị vừa hấp dẫn như đua ngựa, đá banh lại vừa lạ lẫm giữa việc chọn tổng thống của đảng này hay của đảng kia, một chuyện không hề có, và hứa hẹn sẽ không baogiờ có ở Việt Nam. Bài viết thể hiện quan điểm và hành văn cá nhân của ký giả Trần Tiến Dũng. Quý vị muốn chia sẻ ý kiến, xin gởi về địa chỉ email: [email protected]
Đây là cảnh mà giới hay bia rượu ở Hà Nội vẫn thường chứng kiến: Đồng hồ chuẩn bị điểm lúc nửa đêm là xe cảnh sát lao tới. Nhạc bị tắt và tiếng loa phóng thanh nổi lên: “Đã đến giờ đóng cửa.” Đa số mọi người ra về trong tâm trạng bực bội. Những người khác chán nản tỏa ra tìm nơi khác làm thêm một ly.
Du lịch Việt Nam: Không chỉ ăn và uống
Phố Nhà Chung, Hà Nội vào buổi tối Trong ba năm sống ở thủ đô, tôi liên tục nghe cả người địa phương lẫn khách nước ngoài phàn nàn về giờ đóng cửa sớm của các quán rượu Hà Nội. Tôi vẫn thấy khó chịu mỗi khi gặp bạn bè bên ly rượu lại không thể tránh khỏi bị lực lượng thi hành luật thiếu trí hài hước can thiệp mà không lời giải thích. Tôi cũng không hiểu vì sao mình có thể đi chơi muộn ở mọi nơi khác ở Việt Nam, trong đó có Huế (là thành phố bảo thủ hơn), nhưng trừ Hà Nội. Tôi từng nghe giải thích đây là vấn đề an ninh công cộng. Nhưng chắc rằng để mọi người vui vẻ uống rượu trong quán bar thì vẫn hơn là tụ họp ngoài phố với cảm giác bất mãn, chán nản? Và đúng là lái xe trong lúc say rượu là vấn đề lớn, nhưng có những cách hiệu quả hơn để đối phó với nạn này (mà theo ý tôi, đây là lĩnh vực cảnh sát có thể thực sự tập trung nỗ lực giải quyết). Điều này cũng không mấy hợp lý nếu nhìn từ khía cạnh kinh tế. Quán rượu và câu lạc bộ đêm ở các thành phố lớn thường làm ăn khá thịnh về đêm. Hà Nội chắc hẳn đang bỏ lỡ bộn tiền mỗi tối. Khu phố Tạ Hiện là nơi có nhiều quán bia hơi đông người Việt Nam cũng như khách du lịch Vấn đề quán rượu gần đây bắt đầu gây chú ý trên truyền thông. Một loạt bài được đưa lên mạng xã hội trong vài tuần qua, cho rằng khách du lịch chán do thiếu vắng hoạt động ban đêm. Bài báo trên tờ Dân Sinh phỏng vấn một số người nước ngoài phàn nàn về vấn đề này. Một người từ Anh nói: “Đầu tiên tôi thấy rất tò mò [về quán bar] do mọi thứ còn mới. Đến hôm thứ Hai tôi quay lại đây và gọi một chai bia. Nhưng đến ngày thứ ba, tôi bắt đầu thấy chán vì chẳng còn gì để làm.” Một du khách người Mỹ, 30 tuổi, nói anh bị vướng vào vòng luẩn quẩn “ăn đồ ăn đường phố, uống bia, tối về nhà sớm.” Anh nói thêm, tôi yêu Việt Nam, nhưng điểm đến yêu thích của tôi là Thái Lan. Tôi có khoảng thời gian rất vui ở đó và tôi sẽ quay lại vài lần nữa.” Tuy hoàn toàn hiểu được quan điểm này, tôi nghĩ những lời nói trên cho thấy vấn đề sâu hơn, đáng lo ngại hơn hiện tượng đóng quán sớm, là suy nghĩ về việc du khách đến Việt Nam chỉ để ăn và uống. Ở đất nước còn có rất nhiều điều đáng xem – phong cảnh đẹp tuyệt vời, văn hóa đầy mê hoặc, lịch sử độc đáo – thì đây là nhận xét thật đáng buồn. Theo tôi có hai vấn đền liên quan tới nhau đằng sau câu chuyện này. Trước tiên là thiếu sự đa dạng cho khách du lịch. Dù là mỗi khách du lịch có xuất thân hay mối quan tâm khác nhau thế nào đi nữa, trải nghiệm du lịch của họ ở Việt Nam gần như giống nhau. Các tour du lịch hầu như lặp lại, khách sạn và khu nghỉ dưỡng bên biển không mấy khác nhau, và vâng, hầu hết quán rượu lẫn nhà hàng đều đóng cửa sớm vào buổi tối. Dường như ít có nghiên cứu thị trường nhắm tới các nhóm khách du lịch khác nhau muốn gì khi tới Việt Nam. Thương hiệu rõ ràng Ẩm thực đường phố và bia hơi không chỉ là hoạt động duy nhất khi đi du lịch Việt Nam Vấn đề thứ hai là thiếu một bản sắc rõ nét. Ẩm thực đường phố và bia tươi Việt Nam được biết đến trên toàn thế giới, nhưng những trải nghiệm còn lại ở Việt Nam thì rất khó để định lượng, mặc dù đất nước này đã được quảng cáo vài lần qua nhiều chương trình truyền hình. Khách du lịch biết họ sẽ nhận được gì từ một kỳ nghỉ ở Thái Lan hay Malaysia, bởi những nước này đã tiêu cả đống tiền vào các chiến dịch tiếp thị và đầu tư hợp lý vào các sản phẩm và dịch vụ du lịch. Mỉa mai thay, tôi nghĩ Việt Nam cũng có ngang thế, thậm chí là hơn những điểm đến kia, nhưng thông điệp lại không mạnh mẽ bằng. Họ không có một thương hiệu rõ ràng, cụ thể. Trong phim quảng cáo gần đây của Bộ Ngoại giao - mà có lẽ lấy cảm hứng từ đoạn phim du lịch ngắn của đạo diễn người Nga, Georgy Tarasov trên Vimeo – cho thấy đã có tiến bộ rất nhiều trong lĩnh vực này. Nhưng thông điệp quảng cáo đi kèm vẫn nói Việt Nam là đất nước “hòa bình, ổn định và phát triển”, “giàu nhân văn, sức sống mạnh mẽ, không ngừng phát triển và là điểm đến hấp dẫn đối với bạn bè quốc tế.” Đây là những tình cảm đẹp khó có thể tranh cãi, nhưng chúng rất trừu tượng. Không một lời nào trong đó khẳng định được “đây là Việt Nam”. Với khách du lịch, tôi muốn gợi ý rằng, nếu bạn đã tốn khá nhiều thời gian lẫn tiền bạc để đến Việt Nam, bạn nên tìm hiểu xem có hoạt động gì khác ngoài việc ăn và uống (dù những hoạt động này cũng vui đấy). Có rất nhiều thông tin trên mạng về những địa điểm hay và những nơi không thể bỏ lỡ. Vâng, thật khó chịu quán rượu đóng cửa lúc nửa đêm, thậm chí còn sớm hơn thế. Nhưng nếu muốn thức cả đêm nhậu nhẹt thì các bạn có thể làm ở đất nước của các bạn (và chắc là tốn tiền hơn nhiều). Thể dục buổi sáng bên hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội Ở nhiều nước châu Á có văn hóa đi ngủ sớm và dậy sớm. Tôi cuối cùng cũng học được cách thích nghi với văn hóa này. Không dễ, nhưng nếu bạn làm được thì sẽ có thành quả. Việt Nam rất đẹp vào sáng sớm. Khung giờ yêu thích của tôi là khoảng 6 giờ sáng, khi trời còn mát và người đủ mọi lứa tuổi, thành phần ra tập thể dục, uống cà phê và ăn sáng cùng nhau. Với tôi, điều này cũng hay như một buổi tối thức khuya nhậu nhẹt với bạn bè. Điểm cuối cùng là, việc vấn đề này được đưa ra bàn tán rộng rãi là rất tốt. Dần dần, vấn đề trong ngành công nghiệp du lịch đã gây được chú ý trên truyền thông và chính quyền dường như đang lắng nghe. Hồi tháng Sáu, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói với báo chí rằng, giao thông nguy hiểm, thực phẩm mất vệ sinh, ô nhiễm, trộm cắp, người ăn xin và bán hàng đắt đỏ khiến khách du lịch có trải nghiệm xấu ở Việt Nam. Cho dù những vấn đề này chưa được giải quyết thấu đáo tới mức có thể thấy được hiệu quả, thì ít nhất cũng đã có bàn luận công khai. Và hy vọng rằng bài viết này sẽ thêm vào cuộc thảo luận với nhiều người bàn về nó trên bàn ăn hay bên chầu bia, ít nhất, là cho tới trước khi xe cảnh sát đến. Tác giả là một nhà báo tự do, từng sống và làm việc ở Việt Nam và đã viết cho các báo như The Guardian, The Diplomat cùng một số bài cho trang web bbcvietnamese.com.
Rất ít người trong giới quan sát chính trường Hoa Kỳ ngạc nhiên trước việc các cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy khoảng cách cuộc chạy đua tổng thống đang gần lại ở Florida.
Bầu cử 2020: Liệu ''vấn đề Latino'' của Biden có khiến ông thất cử?
Phát biểu cứng rắn của Tổng thống Trump về chế độ Havana rất được người Mỹ gốc Cuba ủng hộ Tiểu bang chiến địa quan trọng này được cho là sẽ giải quyết các tranh chấp bầu cử đầy kịch tính, kết quả của sự phân cực chính trị cực đoan của tiểu bang. Với phiếu bầu ở Florida thường được chia chính xác gần như làm đôi giữa đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa, kết quả bầu cử có thể tùy vào mức độ ủng hộ một trong hai ứng cử viên trong nhiều nhóm cử tri đa dạng và rộng lớn của tiểu bang này. Trong cuộc bầu cử 2020, ba trong số các nhóm cử tri này đang thu hút sự chú ý đặc biệt. Các mô hình bỏ phiếu giữa người Mỹ gốc Cuba, cử tri dân cao tuổi và cựu tù nhân có thể xác định ai sẽ thắng ở Florida, và có thể ảnh hưởng lớn đến quyết định ai sẽ ở Nhà Trắng vào năm tới. 1. Trump được thêm ủng hộ của dân gốc Cuba ở Miami Nhiều cư dân Miami, khu vực đô thị lớn nhất của Florida, gần đây sẽ thấy số quảng cáo bằng tiếng Tây Ban Nha từ chiến dịch tranh cử của Joe Biden gia tăng, và thường xuyên hiển thị trên màn hình máy tính hoặc TV của họ. Hàng loạt các quảng cáo của đảng Dân chủ là một phần của nỗ lực cuối cùng để giành phiếu bầu của người Tây Ban Nha trong khu vực này của tiểu bang. Nhưng đối với một số nhà quan sát, nỗ lực này có thể quá ít, quá muộn. "Đây là điều mà đảng Dân chủ lẽ ra phải làm cách đây hàng tháng và nhiều năm, chứ không phải vài chục ngày trước cuộc bầu cử", nhà thăm dò ý kiến Miami và chiến lược gia của đảng Dân chủ, Fernand Amandi nói với BBC. Kamala Harris tìm cách chinh phục các cử tri gốc Tây Ban Nha tại một nhà hàng ở Doral, Florida Một cuộc khảo sát được công bố vào đầu tháng 9 bởi công ty của ông, Bendixen & Amandi, cho thấy chiến dịch tranh cử của Tổng thống Donald Trump đang tiến vào cộng đồng người Mỹ gốc Cuba, chiếm khoảng 1/3 dân số của hạt Miami-Dade. Theo cuộc thăm dò, 68% người Mỹ gốc Cuba ở Miami nói họ sẽ bỏ phiếu cho tổng thống và chỉ 30% nói sẽ bỏ phiếu cho Biden. Năm 2012, gần một nửa số phiếu của họ đã dành cho Barack Obama và năm 2016, 41% trong số họ đã bỏ phiếu cho Hillary Clinton. Các cuộc thăm dò tổng thể vẫn cho thấy lợi thế của Biden ở quận Miami-Dade. Cuộc khảo sát của Bendixen-Amandi cho thấy Biden đang dẫn trước Trump từ 55% đến 38%. Nhưng Amandi chỉ ra rằng Biden không thể chỉ giành chiến thắng ở Miami mà cần phải thắng lớn. Tỷ lệ ủng hộ Biden hẹp ở đây có nghĩa là Trump sẽ chỉ cần một lợi thế nhỏ hơn ở vùng nông thôn và phía bắc áp đảo của đảng Cộng hòa để có được một chiến thắng chung cuộc ở Florida. Vì vậy, việc để lọt mất ngay cả một số phiếu bầu người Latinh ở Miami có thể trở thành một vấn đề lớn đối với Biden. Tổng thống Hoa Kỳ được bầu như thế nào? Một số người có thể ngạc nhiên trước sự ủng hộ Trump của người Latinh ở đây, đặc biệt là sau những tuyên bố gây tranh cãi của ông về người nhập cư Mexico không có giấy tờ. Trên thực tế, người Mỹ gốc Cuba đã có xu hướng bỏ phiếu cho Đảng Cộng hòa từ thập niên 1960, một điểm khác biệt so với đa phần người Mỹ gốc Tây Ban Nha chủ yếu nghiêng về đảng Dân chủ. Trump cũng đã vận động mạnh mẽ ở khu vực này, thường xuyên gặp gỡ các nhà lãnh đạo Mỹ gốc Cuba. Nhiều trong số những cử tri này có lịch sử gia đình được xác định là do họ trốn khỏi Cuba theo Cộng sản, đã bị thuyết phục bởi chiến dịch tranh cử của Trump mô tả đảng viên Dân chủ là những người cực đoan cánh tả. Amandi nói với BBC: "Nỗi sợ hãi mà nhóm vận động tranh cử của Trump đang gây ra về chủ nghĩa xã hội và cáo buộc tất cả các đảng viên Dân chủ là gần như cộng sản, rõ ràng đang có tác động". Cộng đồng gần 5,8 triệu người gốc Tây Ban Nha của Florida đang trở nên đa dạng hơn. Đảng Dân chủ hy vọng rằng trong tương lai, một cộng đồng người Puerto Rico đang phát triển ở Orlando có thể chống lại pháo đài của Đảng Cộng hòa Cuba ở Miami. Nhưng trong số hơn 1 triệu người Puerto Rico ở Florida, hầu hết là những người mới đến Hoa Kỳ, và nhiều người chẳng mấy trung thành với đảng nào, Dân chủ hay đảng Cộng hòa. 2. Đại dịch có thể khiến cử tri lớn tuổi ủng hộ Biden Theo Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, gần 20% người Floridians trên 65 tuổi. Maine là tiểu bang duy nhất có nhiều người cao tuổi hơn theo tỷ lệ phần trăm tổng dân số. Các ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa thường vận động tranh cử ở những nơi như The Villages, một cộng đồng hưu trí giàu có, rộng lớn, gần Orlando, nơi họ theo truyền thống được chào đón nồng nhiệt. Những cử tri lớn tuổi tại "The Villages" tổ chức một cuộc diễu hành ủng hộ Biden Tuy nhiên, mùa hè năm nay, truyền thông địa phương đưa tin về những người ủng hộ Biden tổ chức các cuộc diễu hành bằng xe gôn để cạnh tranh với các sự kiện chiến dịch được tổ chức bởi các đối thủ Đảng Cộng hòa của họ ở The Villages. Các cuộc thăm dò cho thấy đại dịch và cách chính quyền Trump đối phó với virus corona có thể làm xói mòn vị thế của đảng Cộng hòa trong lòng các cử tri lớn tuổi. Một cuộc thăm dò của NBC/Marist được công bố ngày 8/9 cho thấy Biden dẫn Trump với tỷ lệ 49% trên 48% trong số những người cao niên ở Florida. Phải so tỷ lệ trên với các cuộc thăm dò sau khi rời thùng phiếu năm 2016 khi Trump thắng nhóm tuổi này với tỷ lệ 57% trên 40% mới thấy sự thay đổi lớn. 3. Cựu tù nhân đi bầu lần đầu có thể giúp đảng Dân chủ Hôm 11/9, một phán quyết của tòa phúc thẩm liên bang khiến cho việc bỏ phiếu tháng 11 của nhiều người trong số 1,4 triệu cựu tù nhân ở Florida trở nên khó khăn hơn, nếu không muốn nói là không thể. Phán quyết tư pháp trên có tác động mạnh mẽ đến bầu cử ở tiểu bang này. "Rất nhiều cựu tù nhân này là người Mỹ gốc Phi - khoảng 90% người Mỹ gốc Phi đăng ký với đảng Dân chủ và bỏ phiếu cho các ứng cử viên đảng Dân chủ", Giáo sư Kathryn DePalo-Gould, một chuyên gia tại Đại học Quốc tế Florida của Miami, nói với BBC trong một phỏng vấn tháng Ba vừa qua. Cho đến năm 2018, Florida là một trong số ít các tiểu bang áp dụng lệnh cấm cựu tù nhân bỏ phiếu suốt đời. Một cuộc trưng cầu dân ý trên toàn tiểu bang vào năm đó đã đảo ngược lệnh cấm này. Nhưng ngay sau đó, cơ quan lập pháp tiểu bang do Đảng Cộng hòa kiểm soát đã thông qua một dự luật bổ sung, yêu cầu rằng để được bỏ phiếu, cựu tù nhân trước tiên phải thanh toán tất cả các tiền phạt được áp đặt như một phần bản án, những món tiền có thể lên tới hàng nghìn đô la. Bất chấp những thách thức pháp lý trước đó của các nhóm dân quyền, phán quyết của tòa phúc thẩm ngày 11/9 quyết định rằng biện pháp này sẽ vẫn được áp dụng. Đảng Dân chủ hiện có thể lấy được phiếu bầu của nhiều cựu tù nhận, những người phải xoay sở để thanh toán các khoản tiền phạt của họ trước tháng 11, nhưng số người có thể bỏ phiếu này ít hơn nhiều so với số đảng Dân chủ mong đợi. Bấm vào để đọc thêm về bầu cử Mỹ 2020
Phiên tòa luận tội thứ hai của Donald Trump sẽ không bắt đầu cho đến tháng sau, dựa trên thỏa thuận đạt được giữa các đảng viên Dân chủ và đảng viên Cộng hòa ở Thượng viện.
Phiên tòa luận tội Trump trì hoãn cho đến tháng sau
Các thành viên Đảng Dân chủ tại Hạ viện sẽ gửi mục luận tội "kích động nổi loạn" lên Thượng viện vào thứ Hai. Luận tội Trump: Đảng Cộng hòa tìm cách trì hoãn đến tháng Hai Đảng Cộng hòa xung đột về phiên tòa luận tội Trump Nhưng các màn tranh luận sẽ không bắt đầu cho đến tuần của ngày 8 tháng 2, cho các luật sư của ông Trump hai tuần để lập lời bào chữa. Các đảng viên Đảng Dân chủ cáo buộc cựu tổng thống đã kích động vụ bạo loạn gây chết người vào ngày 6 tháng 1 tại Điện Capitol của Mỹ. Hạ viện tuần trước đã buộc tội ông Trump kích động bạo loạn ở Điện Capitol, mở đường cho một phiên tòa ở Thượng viện. Ông sẽ là cựu tổng thống Mỹ đầu tiên bị Thượng viện đưa ra xét xử. Hạ viện thông qua luận tội Tổng thống Trump, chờ Thượng viện 'ra đòn cuối' Đảng viên Cộng hòa quay sang chỉ trích Trump Chưa từng có tổng thống nào từng bị kết án bằng những vụ kiện tụng như vậy, và nếu ông Trump bị kết tội, ông ta có thể bị cấm nắm giữ chức vụ trong chính quyền trong tương lai. Phiên tòa thứ hai của ông Trump sẽ bắt đầu vào thời điểm gần đúng một năm sau khi Thượng viện tuyên bố ông trắng án về tội lạm dụng quyền lực và cản trở Quốc hội. Vụ việc liên quan đến cáo buộc ông đã gây sức ép với Ukraine nhằm giúp ông bôi nhọ cha con Joe Biden. Nhiệm kỳ của ông Trump đã kết thúc vào thứ Tư và ông rời Washington ngay lập tức, khinh rẻ lễ nhậm chức của Joe Biden, người kế nhiệm ông. Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mỹ thuộc đảng Dân chủ, Chuck Schumer, cho biết hôm thứ Sáu rằng Hạ viện sẽ chuyển giao mục luận tội vào thứ Hai. "Thượng viện sẽ mở một phiên tòa luận tội Donald Trump. Đây sẽ là một phiên tòa đầy đủ các thủ tục. Đây sẽ là một phiên tòa công bằng", ông Schumer nói tại Thượng viện. Hành động của ông Trump trước khi cuộc bạo loạn xảy ra là trọng tâm của vụ việc. Tổng thống khi đó đã nói với những người biểu tình gần Nhà Trắng rằng hãy để tiếng nói của họ được lắng nghe một cách "ôn hòa và ái quốc" khi họ chuẩn bị diễu hành tới Điện Capitol Mỹ, nơi đặt trụ sở của Quốc hội Mỹ. Ông Trump cũng nói với họ rằng "hãy chiến đấu tới cùng". Đảng Dân chủ sẵn sàng cho việc luận tội Trump sau bạo loạn Bạo loạn ở Capitol: Đảng Dân chủ lên kế hoạch luận tội Trump Văn phòng của lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell cho biết ông rất vui vì ông Schumer đã đồng ý yêu cầu của ông để cho thêm thời giờ vào giai đoạn trước khi xét xử và phiên tòa sẽ bắt đầu vào ngày 9 tháng 2. Tuyên bố ghi: "Đặc biệt là dựa vào các quy trình nhanh chóng và tối thiểu tại Hạ viện, các đảng viên Cộng hòa đưa ra để đảm bảo các bước tiếp theo tại Thượng viện sẽ tôn trọng các quyền và quy trình tố tụng của cựu Tổng thống Trump, thiết chế của Thượng viện và văn phòng tổng thống. "Mục tiêu đó đã đạt được. Đây là một thắng lợi cho một quy trình hợp lý và sự công minh." Cảnh tượng hỗn loạn chưa từng có ở Quốc hội Mỹ Luận tội: Những điều cơ bản Đảng Cộng hòa đang yêu cầu điều gì? Ông McConnell đã yêu cầu các thành viên Đảng Dân chủ Hạ viện hoãn lại việc gửi mục luận tội lên Thượng viện cho đến ngày 28 tháng 1. Việc này sẽ khiến phiên tòa xét xử ông Trump bị đình trệ cho đến giữa tháng Hai. Nhưng Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đã cự tuyệt yêu cầu của đảng Cộng hòa cho sự trì hoãn như vậy. Ông McConnell lập luận rằng việc trì hoãn sẽ giúp Thượng viện có thêm thì giờ để phê chuẩn các quan chức nội các của Biden và thông qua dự luật kích cầu kinh tế. Đảng Cộng hòa tiếp tục làm chủ tịch các ủy ban của Thượng viện trong khi các Thượng nghị sĩ McConnell và Schumer vạch ra một thỏa thuận chia sẻ quyền lực mới, đưa ra các quy tắc cho một Thượng viện đang có 100 ghế chia đều cho hai phe. Nhà Trắng Biden nói gì? Và Tổng thống Biden cũng có vẻ gợi ra rằng ông sẽ ưng một phiên xử diễn ra chậm hơn. Ông nói với cánh phóng viên hôm thứ Sáu: "Chúng ta càng có nhiều thời gian để bật dậy và chạy đua để đối mặt với những cuộc khủng hoảng này, vậy càng tốt." Nhà Trắng sẽ không nói liệu ông Biden có nghĩ rằng ông Trump nên bị kết tội hay không. Người đến, kẻ đi - quá trình đổi chủ của Nhà Trắng Biden sẽ tuyên thệ nhậm chức khi Trump rời Nhà Trắng Thư ký báo chí Jen Psaki cho biết khi được hỏi hôm thứ Sáu rằng: "Ông ấy không còn ở Thượng viện nữa và Thượng viện cũng như Quốc hội là nơi quy kết trách nhiệm cho cựu tổng thống. Mặc dù các đảng Dân chủ hiện nắm quyền kiểm soát Thượng viện rất sít sao, họ vẫn cần sự ủng hộ của ít nhất 17 thành viên Đảng Cộng hòa để kết tội ông Trump, vì cần phải có 2/3 phiếu thuận. Một số đảng viên Cộng hòa ở Thượng viện thể hiện rằng họ sẵn lòng kết tội, nhưng đa phần đều hoài nghi về tính hợp pháp của việc xét xử một tổng thống sau khi ông ta rời nhiệm sở, hoặc nói rằng quá trình này sẽ gây chia rẽ quá mức. Hiến pháp nói gì? Các quy tắc quy định trong Hiến pháp Hoa Kỳ nói rằng trước 13:00 (Giờ miền Đông) vào hôm sau khi đệ trình một mục luận tội, Thượng viện phải họp lại để bắt đầu phiên tòa. Quan chức chánh vụ bắt đầu thủ tục kiện tụng bằng việc cảnh báo các nhà lập pháp - người sẽ trong vai trò là bồi thẩm đoàn - "im lặng, nếu không dễ bị đi tù". Sau đó, phiên tòa phải diễn ra hàng ngày - trừ Chủ nhật - cho đến khi có phán quyết. Trump giờ nơi đâu? Donald Trump rời Nhà Trắng vào sáng thứ Tư và bay trên chuyên cơ Air Force One đến câu lạc bộ chơi gôn của ông ở Palm Beach, Florida. Ông tói nơi vài phút trước khi ông Biden tuyên thệ nhậm chức ở Washington DC. Ông Trump dự kiến ​​sẽ sống tại khu nghỉ dưỡng mà ông gọi là "Nhà Trắng mùa đông" của mình, bất kể những lo ngại từ một số hàng xóm về lưu lượng giao thông gia tăng và an ninh siết chặt mà một cựu tổng thống sẽ mang đến trước cửa nhà họ. Ông đang có kế hoạch duy trì một nhóm thân cận của các cựu phụ tá Nhà Trắng tại Florida. Theo các những gì báo chí đăng, ông muốn kêu gọi 2 tỷ đôla cho thư viện tổng thống của mình và đã đưa ra ý tưởng thành lập một đảng chính trị mới gọi là Đảng Ái quốc.
Hai hôm nay, người chiếm hết “spotlight” (vị trí nổi bật) trên báo chí lẫn mạng xã hội không phải là “scandal” của một ngôi sao hạng A nào đó, cũng chẳng phải là một sự kiện gây chấn động xã hội, mà chỉ là câu chuyện của một người đàn ông trẻ tuổi, vốn vô danh trước đó bỗng chốc trở thành người hùng của cộng đồng mạng.
Từ chuyện Nguyễn Ngọc Mạnh, nghĩ về những người hùng tình cờ
Đoạn video lan truyền trên mạng cho thấy Nguyễn Ngọc Mạnh đã trèo lên phần mái tôn, tìm vị trí đón đỡ cháu bé Với hành động dũng cảm giải cứu một em bé rơi từ tầng 12 và bảo toàn mạng sống cho cháu bé, Nguyễn Ngọc Mạnh đã trở thành người hùng… tình cờ trong mắt công chúng. Việt Nam: Cúng dường tam bảo và khế ước đời mới thời Covid Giới trẻ Việt Nam quan tâm bầu cử Mỹ hơn Đại hội 13? Một hình ảnh gợi nhớ đến siêu anh hùng Spider-man với sức mạnh siêu nhiên, tưởng như chỉ có trong thế giới của truyện tranh Marvel comics và những bộ phim điện ảnh siêu anh hùng mang về tiền tấn cho Hollywood. Xã hội luôn khát khao người hùng, xưa nay vẫn vậy, những người sẵn sàng xả thân hoặc bảo vệ cho một lý tưởng cao đẹp nào đó của loài người mà họ hướng tới - nhưng đang dần mất đi, để cứu rỗi cho một cuộc sống đang trở nên thực dụng và nhiều toan tính. Và nếu đó là hình ảnh của một người hùng tình cờ (accidental hero), thì những giá trị đó càng được nhân lên gấp bội. Siêu anh hùng Spider-man (Người Nhện) khi trở thành người hùng có nói, "quyền lực càng lớn, trách nhiệm càng cao". Nguyễn Ngọc Mạnh có hành động dũng cảm cứu người bị nạn "Người hùng tình cờ" Nguyễn Ngọc Mạnh thì hình như không có quyền lực gì cả. Anh chỉ là một người lái taxi bình thường, tuy nhiên hành động bột phát nhưng đầy tính trách nhiệm (công dân) của anh trong một phút nguy nan lại trở thành biểu tượng cho lòng trắc ẩn và tình yêu thương con người. Trên mạng, lâu lâu lại có những câu chuyện, những hình ảnh nói về sự vô tâm và vô tình của con người. Một vụ tai nạn thương tâm hay cướp giật diễn ra ngay trên đường phố đông đúc, nhưng những người khác vẫn thờ ơ đi qua, vì sợ liên lụy. Một đứa bé gặp tai nạn trong một con phố chợ (clip ghi lại ở một địa danh đâu đó tại Trung Quốc từng gây chấn động trên mạng Weibo vài năm trước) nhưng đám đông người lớn vẫn vô tình bước tới như không có chuyện gì xảy ra... Vì vậy mà câu chuyện của Nguyễn Ngọc Mạnh và một vài "người hùng tình cờ" khác - những người bấp chấp nguy nan cho bản thân để giải cứu người gặp nạn đã tạo ra một niềm cảm hứng lớn cho báo chí và cộng đồng mạng, vốn luôn khao khát người hùng giữa đời thường. Tuy nhiên, sự khai thác và tôn vinh quá đà, hoặc thậm chí biến một hành động đẹp, chí công vô tư của Mạnh thành một sự tri ân kiểu... tặng thưởng bằng hiện vật (như kiểu các ngôi sao nhà ta thích quy sự tri ân... bằng tiền mặt, đòi xin số tài khoản để chuyển khoản tặng thưởng chẳng hạn) vô hình chung lại trở thành phản cảm và làm mất đi giá trị đẹp đẽ mà Mạnh đã cống hiến. Không những thế, đôi khi chúng còn tạo thành con dao hai lưỡi, biến "người hùng tình cờ" của chúng ta trở thành đối tượng bị cộng đồng mạng lôi ra mổ xẻ, phân tích và thậm chí... phán xét. Rồi thì lật lại clip để minh chứng rằng, Mạnh không hoàn toàn cứu được cháu bé, mà do một sự kỳ diệu của số phận mà thôi. Bản thân Mạnh cũng thừa nhận việc đó. Xem clip được ghi lại và đưa lên báo chí hôm nay, tôi cũng công nhận là cháu bé quá may mắn và chắc phải có một bàn tay của cõi trên nâng đỡ. Nhưng cho dù vậy, hành động bột phát nhưng đầy tính trắc ẩn của Mạnh, cách anh vượt qua tường rào, leo lên mái tôn và tính toán vị trí, điểm rơi để ôm cháu bé, rồi sau đó khi cháu rơi xuống bật nẩy lên, Mạnh lao đến ôm chầm lấy bé và đưa xuống bên dưới... hoàn toàn là những hành động đẹp đẽ của một người hùng. Cho dù anh có thực sự cứu được cháu bé hay không, thì những hành động ấy cũng đã khẳng định phẩm chất cao đẹp của người đàn ông trẻ tuổi này. Trên Facebook hiện đã có những trang fanpage được lập ra để tỏ thái độ yêu mến đối với Nguyễn Ngọc Mạnh Xem phỏng vấn của Mạnh với đài truyền hình, tôi cũng thực sự cảm tình với chàng trai này. Anh trả lời giản dị, tránh mọi sự tô vẽ của truyền thông hay công chúng. Anh nói rằng, người hùng là một điều gì đó cao siêu lắm, còn anh chỉ là một người đàn ông bình thường mà bất cứ người bình thường nào cũng có thể hành động tương tự trong tình huống đó mà thôi. Và anh muốn tiếp tục sống cuộc đời bình thường của mình. Lại càng không muốn nhận tiền hay quà của người hâm mộ. Đơn giản, việc anh cứu cháu bé không phải vì mục đích được ca ngợi hoặc nhận lại những món quà vật chất, như trả lời của anh trên báo Tuổi trẻ. Câu chuyện của Nguyễn Ngọc Mạnh hai ngày hôm nay, khiến tôi nhớ đến một bộ phim rất hấp dẫn của Hollywood mà tôi xem cách đây cũng phải hai thập niên trước, Accidental Hero (Người hùng tình cờ). Dù đều đề cập đến hai "người hùng tình cờ", hình ảnh của Mạnh và nhân vật Bernie LaPlante (Dustin Hoffman đóng tuyệt hay) trong bộ phim này hoàn toàn khác nhau về xuất xứ và động cơ. Trong Accidental Hero, Dustin Hoffman đóng vai một gã... móc túi (vì gia đình nghèo hèn, vì muốn con có điều kiện học hành...), trở thành người hùng tình cờ giải cứu vài nạn nhân may mắn sống sót của một tai nạn máy bay. Nhưng cùng với hành động nghĩa hiệp đó, anh ta cũng tranh thủ... hôi của và bỏ lại một chiếc giày của mình tại hiện trường. Để rồi sau đó, một trong những người được anh ta cứu giúp, vốn là một nữ phóng viên truyền hình nổi tiếng (Geena Davis), phối hợp với đài truyền hình của cô biến câu chuyện người hùng tình cờ ẩn danh đó trở thành câu chuyện truyền cảm hứng để... hút rating. Tặng thưởng 1 triệu đô la được trao tặng cho “accidental hero”, nhưng người hùng tình cờ của chúng ta thì đang ở tù vì... móc túi mất rồi, trong khi một tay cựu binh Việt Nam sống vất vưởng (Andy Garcia đóng), nhờ chiếc giày còn sót lại của Bernie, bỗng chốc trở thành người hùng ẩn danh vừa được một triệu đô vừa được cả xã hội tôn sùng và thần tượng... Để bán được vé, tất nhiên các tay biên kịch sừng sỏ của Hollywood không đơn thuần kể một câu chuyện người tốt việc tốt mà thêm mắm dặm muối để biến thành một câu chuyện nhiều kịch tính, lắt léo và “twist” điên đảo để khán giả đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Nhưng cuối cùng, cái thông điệp cốt lõi về "người hùng tình cờ", về cái tinh thần hướng thượng, về lòng trắc ẩn, thậm chí sự vĩ đại được bộc phát trong phút nguy nan mới là những giá trị cuối cùng mà họ hướng tới. Lâu lâu mới có một câu chuyện đẹp và truyền cảm hứng như thế. Lòng tốt cần được biết ơn, rõ rồi. Nhưng các vị mạnh thường quân và các ngôi sao lắm tiền nhiều của ạ, xin hãy tôn vinh và tri ân Mạnh thật đẹp, thật cao thượng chứ đừng nhất nhất quy lòng tốt ra thóc như thế (nhưng các vị hoàn toàn có thể dùng hiện kim đó cho những mục đích cao đẹp khác mà xã hội đang cần). Dù ai cũng cần thóc (bánh mì) để ăn. Nhưng chúng ta cũng cần cả hoa hồng nữa, cho một ngày mới mặt trời đang tỏa rạng, phải không? Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.
Phong trào Duy Tân dấy lên tại Việt Nam vào đầu thế kỷ thứ hai mươi không phải chỉ có ở miền Bắc và miền Trung mà là trên toàn quốc.
Các xu hướng chính trị Nam Bộ và Đông Du
Các nhà giầu yêu nước ở miền nam đã đóng góp một phần lớn những chi phí tài chánh cho phong trào Đông Du trong khi gần một nửa học sinh tham gia phong trào này xuất phát từ miền Nam. Khác biệt đã có từ đó Nhưng khác với miền Bắc nơi mà những nhà cải cách trong những năm đầu của thế kỷ thứ hai mươi phải đấu tranh để người ta chấp nhận việc dùng chữ quốc ngữ, tại miền Nam sau bốn thập niên dưới sự đô hộ của Pháp, giới trí thức đã quen thuộc với chữ quốc ngữ và chấp nhận nó như là một môi trường truyền bá văn học và tư tưởng. Những nhà duy tân miền Nam như Gilbert Chiếu còn đã thành công trong việc dùng những tờ báo chữ quốc ngữ như Nông Cổ Mín Đàm hoặc Lục Tỉnh Tân Văn để ngấm ngầm truyền bá những tư tưởng cách mạng. Thay vì đấu tranh trên phương diện văn hóa, các nhà duy tân miền nam tập trung vào khía cạnh kinh tế, lập ra những cơ sở kinh doanh để cạnh tranh với những thương nhân người Hoa (và ở mức độ âm thầm hơn với những cơ sở của Pháp). Các nhà giầu có ở miền nam bắt đầu bỏ tiền đầu tư thành lập những nhà máy xay lúa, xưởng làm nước mắm, họ mở khách sạn, tiệm ăn, cửa hàng buôn bán. Một số những thu nhập của các hoạt động này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động cách mạng, đặc biệt là phong trào Đông Du. Những cố gắng của phong trào mà người Pháp gọi là chủ nghĩa kinh tế quốc gia (nationalisme économique) đã lên đến cao điểm trong chiến dịch tẩy chay các cơ sở người Hoa năm 1919 và việc thành lập Công ty tài chánh An Nam mà sau này trở thành Việt Nam Ngân Hàng năm 1925. Bùi Quang Chiêu và đảng Lập Hiến Bên ngoài những hoạt động kinh tế, lợi dụng quy chế thuộc địa của Nam Kỳ cũng như sự kiện là nhiều người trong số này có quốc tịch Pháp, giới trí thức miền nam còn tìm cách hoạt động chính trị một cách công khai. Cố gắng này đã dẫn đến sự thành lập một đảng chính trị đầu tiên theo chiều hướng hiện đại - đảng Lập Hiến. Trong những năm đầu của thập niên 1920, uy tín của đảng Lập Hiến lớn đến nỗi, Nguyễn Ái Quốc ngồi tại Matxcơva đã viết thơ cho đảng Cảng Sản Pháp nói rằng nếu Nguyễn Thế Truyền đã gia nhập đảng Cộng Sản Pháp thì phải ra lệnh cho Truyền gia nhập đảng Lập Hiến để lung lạc những hoạt động của đảng này từ bên trong. Người sáng lập ra đảng Lập Hiến là Bùi Quang Chiêu. Tuy rằng chỉ trẻ hơn Phan Bội Châu có năm tuổi và cùng xuất thân từ một gia đình nho học, nhưng giữa Phan Bội Châu và Bùi Quang Chiêu là cả một sự khác biệt lớn. Năm 1872, khi Bùi Quang Chiêu ra đời thì cả miền nam đã rơi vào tay Pháp. Chính vì vậy mà ông nhận được một sự giáo dục hoàn toàn Tây học. Năm 1893, Bùi Quang Chiêu sang Pháp du học và được nhận vào trường kỹ sư canh nông Institut National Agronomique, sau đó sang Algérie tập sự một thời gian. Trở về Việt Nam, ông làm việc cho chính quyền thuộc địa với cuơng vị kỹ sư canh nông, lấy quốc tịch Pháp và bắt đầu tham gia vào các hoạt động văn hóa, đóng góp vào việc thành lập và sau này trở thành hội trưởng Hội Trí Tri. Xu hướng thỏa hiệp, thân Pháp Và đối với Sarrault, vốn đã từng là một nhà báo, báo chí là một trong những phương tiện hữu hiệu nhất để thực hiện mục tiêu chính trị và văn hóa của mình tại Đông Dương. Năm 1917, với sự giúp đỡ của Louis Marty, giám đốc sở Mật Thám Đông Dương (Sureté) Sarrault chọn được hai người đứng ra thành lập hai tờ báo, một ở Hà Nội và một ở Sài Gòn. Cả hai đều được tài trợ từ quỹ đen lấy từ ngân sách của phủ Toàn Quyền và được ra đời hầu như cùng một lúc vào tháng bảy và tháng tám năm 1917, nhưng nhắm vào hai nhóm độc giả rất khác nhau. Tờ báo xuất bản ở Hà Nội có tên là Nam Phong và nhắm vào số độc giả còn theo truyền thống nho học ở miền bắc trong khi tờ báo ở Sài Gòn có tên là Tribune Indigène có mục tiêu tranh thủ những trí thức Tây học ở miền Nam. Tuy rằng chủ nhiệm tờ Tribune Indigène là Nguyễn Phú Khai, một điền chủ giầu có đã từng du học bên Pháp và là bạn của nhà văn Pierre Loti, nhưng linh hồn của tờ báo là chủ bút Bùi Quang Chiêu. Mục tiêu của tờ báo này là tìm cách lôi kéo giới lãnh đạo trong xã hội Việt Nam ngả theo Pháp. Nhưng chỉ hai tháng sau khi tờ Tribune Indigène ra đời, tờ báo đã đăng lên một loạt bài về những đòi hỏi của giới tư bản người Việt tại Nam Kỳ của Diệp Văn Cương. Với tài sản và nền học vấn Tây phương, giới tư bản Nam Kỳ tự coi mình như là nhóm tiên phong của sự tiến bộ và là người sẽ thừa kế chính quyền của người Pháp. Tháng tư năm 1919, khi Sarrault hết nhiệm kỳ toàn quyền tại Đông Dương, tờ Tribune Indigène bắt đầu in trên trang đầu tờ báo hàng chữ “Cơ Quan của đảng Lập Hiến” báo hiệu rằng dù Sarrault không còn ở Đông Dương nữa, tờ báo sẽ vẫn còn tiếp tục tranh đấu cho quyền lợi của nhóm tư bản người Việt tại Đông Dương. Bùi Quang Chiêu và những người đồng chí với ông thành lập đảng Lập Hiến muốn dùng chính trị hợp pháp để lấy lại độc lập thay vì bạo động. Chính vì vậy Bùi Quang Chiêu đã viết trong một bài xã luận năm 1923, chống lại chủ trương của Phan Bội Châu: “Một số người chủ trương dành lại độc lập qua khẩu súng, tôi chủ trương hãy làm vậy qua văn hóa.” Công nhận sự ưu việt của văn hóa Pháp, Bùi Quang Chiêu biện luận rằng việc phổ biến các tư tưởng của Pháp chỉ có thể làm cho người Việt thắt chặt lại gần thêm với nước Pháp mà thôi. Ông đã viết trong một bài xã luận đăng trên La Tribune Indigène số ngày 7 tháng 1 năm 1918: Qua việc truyền bá những tư tưởng của Pháp vào đầu óc người Đông Dương, chúng ta không sợ gì sự thức tỉnh tinh thần quốc gia của người An Nam vì tinh thần này có thể được thỏa mãn với chế độ hiện nay vốn phù hợp với khát vọng của chúng ta hơn nhiều so với chế độ cũ. Mặc dầu Bùi Quang Chiêu bị nhiều người cho rằng ông là một tên bù nhìn của Pháp, và ông đã bị Việt Minh thủ tiêu năm 1945, nhưng thực tế ông cũng là một người yêu nước theo kiểu của ông. Trên hết, ông là một người đã nói lên được quyền lợi và ước vọng của giai cấp ông, giai cấp tư sản địa chủ miền nam, tiêm nhiễm văn hóa Pháp và tự cho rằng mình sẽ là giai cấp lãnh đạo của một nước Việt Nam mới một khi mà sứ mạng “mission civilisatrice” của Pháp hoàn thành.
Vào ngày 30/06/1908, một vụ nổ xé toang không trung phía trên một vùng rừng núi hẻo lánh ở Siberia, gần sông Podkamennaya Tunguska.
Bí ẩn vụ nổ khổng lồ ở Siberia hồi 1908
Quả cầu lửa được cho là rộng đến 50-100m. Nó tỏa trùm xuống diện tích 2.000 cây số vuông rừng taiga trong khu vực, quật đổ chừng 80 triệu thân cây. Con người trông sẽ thế nào sau 1 triệu năm nữa? Khi huyền thoại hóa ra là sự thật Trận sóng thần nhấn chìm cả một hòn đảo Mặt đất rung chuyển. Tại thị trấn gần nhất, cách đó chừng 60km, các cửa sổ nát vụn. Cư dân những nơi này thậm chí còn cảm nhận được sức nóng tỏa ra từ vụ nổ; một số người bị thổi tung lên khỏi mặt đất. May mắn là nơi xảy ra vụ nổ khủng khiếp này lại là nơi hầu như không có người ở. Không có tường thuật chính thức về con số tử vong ở người, tuy tin tức nói có một người chăn hươu ở địa phương thiệt mạng sau khi ông bị sức mạnh của vụ nổ thổi tung lên cây. Hàng trăm con tuần lộc bị chết cháy, chỉ còn trơ những bộ xương sém đen. Một nhân chứng nói "bầu trời bị chia đôi, và cao phía trên khu rừng, toàn bộ vùng trời phía bắc dường như rực lửa..." "Vào lúc đó, có một tiếng nổ lớn trên bầu trời và một vụ va chạm thần thánh... Tiếp theo sau là một tiếng động giống như như đá lăn từ trên trời xuống, hoặc như tiếng súng nổ vậy." "Sự kiện Tunguska" này vẫn là vụ mạnh nhất thuộc nhóm các vụ nổ như vậy từng được ghi nhận trong lịch sử. Nó phóng ra khối năng lượng lớn gấp 185 lần quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima (có một số ước tính cho rằng thậm chí còn cao hơn thế). Các cuộc rung chấn thậm chí còn được ghi nhận ở những nơi cách rất xa, như Anh quốc. Thế nhưng hơn một trăm năm sau đó, các nhà nghiên cứu vẫn đang đặt câu hỏi về việc điều gì đã xảy ra vào cái ngày định mệnh đó. Nhiều người tin rằng một thiên thạch hoặc một sao chổi đã gây ra vụ nổ. Tuy nhiên, hầu như không có mấy dấu vết về việc vật thể lớn từ vũ trụ được tìm thấy, mở đường cho các cách giải thích kỳ quặc hơn về vụ nổ. Vùng Tunguska của Siberia là một nơi hẻo lánh, có thời tiết thay đổi vô cùng kịch tính. Nơi đây có mùa đông dài khắc nghiệt và mùa hè rất ngắn ngủi, khi mặt đất biến đổi thành đầm lầy không thể sinh sống được, Những thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất thế giới Nếu bạn biết trước khi nào mình sẽ lìa đời Trận sóng thần nhấn chìm cả một hòn đảo Khi vụ nổ xảy ra, đã không có ai tới tận nơi để điều tra. Điều này một phần là bởi giới chức Nga có nhiều quan ngại hơn là nhu cầu đáp ứng sự tò mò của giới khoa học gia, theo Natalia Artemieva từ Viện Khoa học Hành tinh ở Tucson, Arizona, Hoa Kỳ. Xung đột chính trị ở nước này đang ngày càng tăng - Đại chiến Thế giới I và cuộc Cách mạng Nga xảy ra chỉ cách đó vài năm. "Chỉ có vài ấn phẩm báo địa phương nhắc tới nó, thậm chí là báo chí ở St Petersburg hay Moscow cũng chẳng đưa tin bài gì," bà nói. Chỉ vài thập niên sau đó, vào năm 1927, một nhóm nghiên cứu của Nga do Leonid Kulik cuối cùng đã có chuyến đi tới khu vực. Ông tình cờ đọc được một đoạn mô tả về sự kiện xảy ra trước đó 6 năm, và đã thuyết phục được giới chức Nga rằng việc có một chuyến đi như vậy là điều đáng làm. Khi ông tới nơi, những tổn hại vẫn hiển hiện rõ nét, gần 20 năm sau ngày xảy ra vụ nổ. Ông tìm thấy một khu vực rộng lớn, nơi cây cối bị san phẳng, trải rộng chừng 50km với hình dạng lạ kỳ - hình con bướm. Ông đưa ra giả thuyết rằng đã xảy ra hiện tượng sao sa nổ trong bầu khí quyển. Nhưng điều làm ông thấy thách thức là không có miệng hố nào được tạo ra do vụ nổ, hay nói rõ hơn là không hề có dấu vết của sao băng còn sót lại. Để giải thích điều này, ông cho rằng nền đất như đầm lầy quá mềm để bảo tồn những gì đâm lao xuống, và những mảnh vụn từ vụ va đập đó đã bị chôn vùi. Nếu như hồi thập niên 1920 Kulik không quan tâm thì vụ nổ này có lẽ đã bị xếp xó không được điều tra trong nhiều năm sau đó Kulik vẫn hy vọng rằng ông có thể tìm được những dấu vết sót lại, và thể hiện điều này trong bài viết của mình hồi năm 1938. "Chúng tôi cho rằng có một vụ chạm trán ở độ sâu khó có thể ít hơn 25 mét, là cú nghiền nát khối sắt niken này thành các mảnh nhỏ, mà mỗi mảnh có thể từ một đến hai tấn khối." Hành trình vẽ bản đồ đáy biển sâu Thoát chết sau khi bị nuốt chửng Lịch sử nhân loại dưới tán cây bồ đề Các nhà nghiên cứu người Nga sau đó nói rằng một sao chổi chứ không phải là sao băng đã gây ra các thiệt hại. Các sao chổi chủ yếu được tạo thành từ băng đá, khác với sao băng được hình thành từ đá, cho nên việc không tìm thấy các mảnh đá từ vũ trụ xuống là điều có thể giải thích được. Băng đá sẽ bốc hơi khi lao vào bầu khí quyển của Trái Đất, và tiếp tục bốc hơi khi lao xuống mặt đất. Nhưng cuộc tranh luận chưa kết thúc ở đó. Bởi người ta không xác định được chính xác đặc tính của vụ nổ, cho nên các giả thuyết lạ lùng khác tiếp tục được đưa ra. Một số người cho rằng vụ Tunguska có thể là do hậu quả của việc vật chất và phi vật chất va đập vào nhau. Khi việc này xảy ra, các hạt nhỏ li ti xả ra những đợt năng lượng dồn nén đậm đặc. Một giả thuyết khác thì cho rằng đó là do một vụ nổ hạt nhân. Một ý tưởng khác nữa, mang tính lập dị nhiều hơn, thì có rằng một tàu không gian của người ngoài hành tinh đã đáp xuống để tìm nước ngọt ở Hồ Baikal. Sao chổi được tạo thành hầu như chỉ từ bụi và nước đá Như quý vị có thể thấy, chẳng giả thuyết nào trong số những điều trên tỏ ra hợp lý. Thế rồi trong một cuộc thám hiểm vào năm 1958, các nhà nghiên cứu phát hiện ra những dấu vết rất nhỏ còn sót lại về chất silicate và magnetite ở khu vực. Phân tích sâu hơn cho thấy chúng có tỷ lệ nickel rất cao, một đặc tính của đá sao băng. Việc giải thích về sao băng sau cùng thì có vẻ như chính xác, và K. Florensky, tác giả của một bản báo cáo hồi 1963 về sự kiện này đã rất muốn đưa ra những giả thuyết hấp dẫn hơn: "Tuy tôi nhận thức được về những lợi thế của việc thu hút chú ý từ công chúng đối với vấn đề này, nhưng cần phải nhấn mạnh rằng những ích lợi không lành mạnh sinh ra từ kết quả của những thực tế bị bóp méo và những thông tin sai lệch không bao giờ nêu được lấy làm căn cứ cho việc đào sâu kiến thức khoa học." Thế nhưng điều này không khiến người khác dừng bước trong việc đưa ra những ý tưởng thậm chí còn mang giàu trí tưởng tượng hơn. Hồi 1973, một bài viết được công bố trên tạp chí Nature nỏi ằng một hố đen đã đâm lao vào Trái Đất, gây ra vụ nổ. Điều này nhanh chóng bị những người khác bác bỏ. Artemieva nói rằng các ý tưởng như thế thì chỉ đơn giản là sản phẩm phụ của tâm lý con người. "Con người ta thích những thứ bí mật và 'các giả thuyết' thường không nghe theo các nhà khoa học," bà nói. Một vụ nổ lớn đi kèm với việc thiếu các dấu vết còn sót lại của vật thể đến từ vũ trụ, thì chín muồi cho các kiểu đồn đoán như thế. Nhưng bà cũng nói rằng các khoa học gia cần phải phần nào chịu trách nhiệm, bởi họ đã để quá lâu mới tiến hành phân tích địa điểm xảy ra vụ nổ. Họ quan ngại nhiều hơn tới các khối thiên thạch lớn hơn, có thể hủy diệt Trái Đất, giống như thiên thạch Chicxulub đã từng. Thiên thạch này đã xóa sổ hầu như toàn bộ khủng long hồi 66 triệu năm về trước. Vào năm 2013, một nhóm nghiên cứu đã chấm dứt hầu hết các đồn đoán được đưa ra trong vài thấp niên trước đó. Nhóm các nhà nghiên cứu do Victor Kvasnytsya từ Học viện Khoa học Quốc gia Ukraine dẫn đầu đã phân tích các mẫu đá vi mô thu thập được từ nơi xảy ra vụ nổ hồi 1978. Các mẩu đá có nguồn gốc từ sao băng. Đáng chú ý là các mẫu vật mà họ phân tích được lấy từ lớp than bùn có từ 1908. Hầu hết các khối thiên thạch bay ổn định trong quỹ đạo, và được tìm thấy trong vành đai hành tinh nằm giữa sao Hỏa và sao Mộc Các mẫu phẩm có dấu vết của một loại khoáng chất carbon có tên gọi là lonsdaleite, là thành tố có cấu trúc tinh thể hầu như giống với kim cương. Người ta tin rằng khoáng chất đặc biệt này được hình thành khi một cấu trúc có chứa gra[hite, chẳng hạn như sao băng, đâm lao vào Trái Đất. "Nghiên cứu của chúng tôi đối với các mẫu vật lấy được từ Tunguska cũng như nghiên cứu của nhiều tác giả khác cho thấy nguồn gốc thiên thạch của vụ Tunguska," Kvasnytsya nói. "Chúng tôi tin rằng không có gì là huyền bí xảy ra tại Tunguska." Vấn đề chính ở đây, ông nói. là các nhà nghiên cứu đã dành quá nhiều thời gian tìm kiếm những tảng đá to. "Điều cần thiết là phải đi tìm những mẩu rất nhỏ," chẳng hạn như những mẩu mà nhóm của ông đã nghiên cứu. Nhưng đó không phải là kết luận rõ ràng. Các trận mưa sao băng thì xảy ra khá thường xuyên. Do đó, có thể có nhiều trận nhỏ đã để lại những vết tích trên mặt đất mà ta không biết. Các mẫu phẩm có nguồn gốc sao băng rất có thể là từ một trong những trận mưa sao băng đó. Một số nhà nghiên cứu cũng tỏ ra nghi ngờ việc lớp bùn thu được đúng là lớp đã tồn tại từ 1908. Ngay cả Artemieva cũng nói bà cần phải sửa lại các mô hình mà bà đã taọ ra nhằm hiểu rõ hơn về sự vắng mặt hoàn toàn của thiên thạch tại Tunguska. Phù hợp với những quan sát ban đầu của Leonid Kulik, ngày nay, người ta đạt được sự đồng thuận chung rằng sự kiện Tunguska xảy ra do một thực thể lớn từ vũ trụ, chẳng hạn như một thiên thạch hoặc một sao chổi, gây ra khi lao vào bầu khí quyển của Trái Đất. Hầu hết các thiên thạch thì ở khá ổn định trong các quỹ đạo, mà nhiều khối được tìm thấy trong vòng thiên thạch nằm giữa sao Hỏa và sao Mộc. Tuy nhiên, "nhiều phản ứng lực hấp dẫn có thể khiến chúng thay đổi quỹ đạo một cách kịch tính hơn," theo Gareth Collins từ Đại học Imperial College London, Anh Quốc. Thỉnh thoảng các thực thể đá này đi vào quỹ đạo Trái Đất, khiến chúng có thể va đập vào chúng ta. Có những lúc khối thiên thạch đi vào vùng khí quyển Trái Đất và bắt đầu tan vỡ thành từng mảnh, được gọi là sao băng. Điều khiến sự kiện Tunguska gây tác động ghê gớm tới vậy là bởi đây là một vụ cực hiếm, sự kiện mà các nhà nghiên cứu gọi là sự kiện "triệu tấn", do khối năng lượng sinh ra lớn tương đương chừng 10-15 triệu tấn thuốc nổ TNT, dẫu cho có những ước đoán còn đưa ra con số cao hơn thế. Đây cũng là lý do khiến sự kiện Tunguska thậm chí còn gây khó hiểu hơn nữa. Đây là sự kiện duy nhất ở tầm mức như vậy xảy ra trong lịch sử gần đây. "Điều này khiến chúng ta chỉ có những hiểu biết khá là hạn chế về nó," Collins nói. Artemieva nay nói rằng có những giai đoanh rõ ràng đã diễn ra, điều mà bà đã mô tả trong bản đánh giá được công bố trên tạp chí khoa học thường niên chuyên về Trái Đất và Hành tinh, Annual Review of Earth and Planetary Sciences hồi nửa đầu năm 2016. Đầu tiên, thực thể vũ trụ đi vào bầu khí quyển của chúng ta với vận tốc 9-19 dặm một giây (15-30km/giây). May mắn là bầu khí quyển bảo vệ chúng ta rất tốt. "Nó sẽ làm vỡ thành các khối đá có kích thước nhỏ hơn chiều dài một sân bóng đá," nhà nghiên cứu Bill Cooke nói - ông là người đứng đầu Cơ quan Môi trường Thiên thạch của Nasa nói. "Hầu hết mọi người nghĩ rằng chúng từ không gian lao đến và để lại một miệng hố, và sẽ có một khối đá lớn bốc khói nghi ngút trên mặt đất. Sự thực là mọi thứ diễn ra theo chiều ngược lại." Bầu khí quyển thông thường sẽ làm khối đá vỡ ra ở độ cao vài km phía trên bề mặt Trái Đất, tạo thành một cơn mưa các khối đá nhỏ hơn, và khi xuống đến mặt đất thì chúng đã nguội rồi. Trong vụ Tunguska, sao băng rơi xuống hẳn phải rất mong manh, hoặc vụ nổ phải rất mạnh, khiến toàn bộ các vết tích của nó đều bị xóa sổ khi còn cách Trái Đất 8-10km. Tiến trình này giải thích cho giai đoạn thứ hai của vụ việc. Bầu khí quyển khiến thực thể bốc hơi thành những mẩu nhỏ, cùng lúc đó năng lượng động lực học rất mạnh cũng chuyển hóa chúng thành nhiệt. "Tiến trình này tương tự như một vụ nổ hóa chất. Trong các vụ nổ mang tính quy ước, năng lượng hóa chất hoặc hạt nhân được chuyển thành nhiệt," Artemieva nói. Nói cách khác thì bất kỳ thứ gì còn sót lại của bất kỳ vật thể nào đi vào vùng khí quyển của Trái Đất đều bị biến thành bụi sao chổi trong tiến trình này. Nếu những sự kiện diễn ra theo cách này thì ta có thể giải thích được lý do thiếu vắng những khối thực thể lớn rơi từ vũ trụ xuống khu vực. "Rất khó tìm được một hạt ngũ cốc chỉ dài độ 1 millimet giữa một khu vực rộng lớn. Cần phải tìm kiếm trong bùn," Kvasnytsya nói. Do vật thể lao vào bầu khí quyển và bị vỡ vụn ra, nhiệt lượng to lớn sinh ra từ đó đã tạo thành những cơn sóng mà người ta có thể cảm nhận được từ cách đó hàng trăm km. Khi đợt bùng phát không khí này tấn công mặt đất, nó đã quật ngã toàn bộ cây cối trong phạm vị nó gây ảnh hưởng. Artemieva cho rằng đã có một cột khói khổng lồ được hình thành từ dòng khí thẳng đứng, và tiếp đến là một đám mây, "có đường kính hàng ngàn km". Nhưng câu chuyện về Tunguska vẫn chưa kết thúc. Ngay cả bây giờ, một số nhà nghiên cứu khác đã đưa ra ý kiến rằng chúng ta đã bỏ lỡ mất một manh mối hiển nhiên có thể giúp giải thích mọi chuyện. Một số người tin rằng hồ nước này được hình thành từ tác động của vụ nổ bí hiểm hồi 1908 Vào năm 2007, một nhóm Italy cho rằng một hồ nước nằm cách đó 5 dặm (8km) nằm về phía tây-bắc-bắc của trung tâm vụ nổ có thể là một miệng hố được tạo ra từ tác động của nó. Hồ Cheko, họ nói, không hề được ghi nhận trong các bản đồ có trước khi xảy ra vụ việc. Luca Gasperini từ Đại học Bologna ở Italy đã tới hồ này vào cuối thập niên 1990, và nói khó có thể giải thích được nguồn gốc của hồ nước này bằng cách nào khác. "Nay chúng tôi tin chắc rằng nó được hình thành do tác động của vụ nổ, không phải là từ chính Tunguska mà là từ một mảnh văng ra từ khối thiên thạch trong vụ nổ." Gasperini tin chắc rằng một mảnh thiên thạch lớn nằm sâu 10m bên dưới đáy hồ bị vùi dưới lớp trầm tích. "Người Nga có thể tới đó và khoan ra một cách rất dễ dàng," ông nói. Tuy thuyết của ông bị nhiều người chỉ trích gay gắt nhưng ông vẫn hy vọng rằng rồi ai đó sẽ tìm kiếm được từ đáy hồ những dấu vết còn sót lại cho thấy nguồn gốc sao băng. Ý tưởng theo đó cho rằng Hồ Cheko được tạo thành do ảnh hưởng của vụ nổ không phải là ý tưởng được nhiều người tán thưởng. Đó chỉ là một dạng lý thuyết khác, theo Artemieva. "Bất kỳ vật thể 'bí hiểm' nào ở đáy hồ này cũng đều có thể lấy lên được một cách dễ dàng - hồ không hề sau," bà nói. Collins cũng không tán thành ý tưởng của Gasperini. Vào năm 2008, ông cùng các đồng nghiệp công bố lời bác bỏ ý tưởng này, trong đó nêu rằng "các cây trưởng thành không bị ảnh hưởng gì" ở gần với hồ, lẽ ra đã bị xóa sổ nếu như có một khối đá lớn rơi xuống ở khu vực gần đó. Bất kể các chi tiết thu được cho đến nay là gì, cho đến nay ảnh hưởng của sự kiện Tunguska là điều người ta vẫn cảm nhận được. Ngày nay, các nhà thiên văn học cũng theo dõi bầu trời bằng những kính viễn vọng cực mạnh để tìm kiếm dấu hiệu về những khối đá có thể gây ra sự kiện tương tự, nhằm đánh giá mức độ rủi ro mà chúng có thể gây ra cho con người. Vào năm 2013, tại Chelyabinsk, Nga, một thiên thạch tương đối nhỏ, rộng chừng 19m đã gây ra sự gián đoạn. Điều này khiến các nhà nghiên cứu như Collins ngạc nhiên. Các mô hình của ông đã dự đoán rằng nó không gây ra thiệt hại nhiều như mức trên thực tế đã diễn ra. "Điều gây thách thức ở đây là tiến trình phá vỡ khối thiên thạch trong bầu khí quyển, từ việc giảm tốc, làm nó bốc hơi cho tới việc chuyển năng lượng của nó vào không trung, là một tiến trình rất phức tạp. Chúng tôi muốn hiểu rõ hơn về nó, để có thể dự đoán tốt hơn về những hậu quả mà các sự kiện tương tự có thể gây ra trong tương lai." Trước đây, người ta từng tin rằng các khối thiên thạch to cỡ như khối Chelyabinsk sẽ xuất hiện khoảng 100 năm một lần, trong lúc những sự kiện ở quy mô như Tunguska được cho là chỉ xảy ra một lần trong cả nghìn năm. Các con số dự đoán này nay đã được điều chỉnh. Thiên thạch cỡ như Chelyabinsk có thể xảy ra thường xuyên hơn, khoảng 10 năm một lần, còn cỡ như Tunguska có thể xảy ra khoảng 100-200 năm một lần. Sau hơn 100 năm, cây cối trong khu vực vẫn còn xiêu nghiêng Thật không may là chúng ta đang và sẽ vẫn chưa có khả năng chống cự lại những sự kiện tương tự, Kvasnytsya nói. Nếu như có một vụ nổ tương tự như Tunguska xảy ra phía trên một thành phố đông dân thì nó sẽ khiến hàng ngàn, nếu không nói là hàng triệu người, thiệt mạng, tùy thuộc vào việc nó sẽ tấn công vào nơi cụ thể nào. Nhưng không phải tin tức chỉ toàn tin xấu. Khả năng xảy ra tình huống đó là vô cùng thấp, Collins nói, đặc biệt là khi xem xét tới việc Trái Đất hầu như được nước bao phủ. "Khi sự kiện tương tự như Tunguska lại xảy ra thì khả năng là nó sẽ đánh vào nơi hầu như không có người ở." Chúng ta có thể sẽ không bao giờ tìm ra lời đáp cho câu hỏi sự kiện Tunguska do sao băng hay sao chổi gây ra, nhưng có lẽ điều đó cũng không phải là vấn đề cho lắm. Dù là sao nào thì nó cũng đều gây ra sự phá hủy nghiêm trọng, điều mà chúng ta vẫn đang nói tới dẫu cho đã hơn một thế kỷ trôi qua. Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Earth.
Sáng nay, Chủ Nhật tôi ra phố mua báo và chẳng hề ngạc nhiên khi thấy các tờ báo Anh đồng loạt chạy ảnh cả trang nhất về 'Royal baby', bé gái vừa sinh ra trong gia đình William và Kate.
Vua chúa Anh có họ tên thế nào?
Niềm hạnh phúc của Hoàng tử William và Công nương Kate với con gái - nữ công chúa mới của nước Anh - mới chào đời. Hoàng gia Anh vừa có thêm một thành viên, bé gái và người kế vị ngôi báu thứ tư. Tôi không muốn gọi họ là Hoàng tử, Nữ công tước, hay Công tôn công tằng gì cho nó nghiêm trọng bởi thực ra ở xứ sở dân chủ như Anh này, chính William và Kate đều làm hết sức để tỏ ra 'bình dân'. Đây là một nhiệm vụ không dễ cho những người thuộc nhóm 'quý hiếm' là vua chúa thời nay. Nhưng tôi cũng không quên hồi tuyên thệ nhập tịch Anh, các công dân, thần dân mới của Nữ hoàng Elizabeth II đều long trọng cam kết sẽ trung thành với bà và rất cả những người kế vị bà. Vì bé gái vừa chào đời đã nghiễm nhiên vào hàng kế vị ngai vàng Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ailen ở vị trí thứ 4, hóa ra tôi cùng hàng triệu người dân ở Anh cũng phải trung thành với baby còn chưa có tên, tính đến hôm nay 03/05. Chính thế, dù muốn hay không, có những quy luật, quy tắc tồn tại từ thời phong kiến, vượt trên cả các nguyên tắc xã hội hiện đại, khiến cho nước Anh là một nơi khá thú vị. Câu chuyện mà tôi muốn chia sẻ hôm nay sẽ tập trung vào các điều cổ điển như nguyên tắc kế vị và chuyện vì sao thành viên Hoàng tộc Anh không có họ tên bình thường như đa số chúng ta. Ai sẽ kế vị? Đầu tiên, điều làm Hoàng gia Anh khác với rất nhiều vương triều châu Âu và châu Á là nguyên tắc kế vị ngôi báu. Căn cứ vào các luật do Hoàng tộc và Nghị viện đồng ý với nhau từ cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18 như Bill of Rights (1689) hay The Act of Settlement (1701), thì ngai vàng ở Anh không nhất thiết phải truyền cho con trai. Nguyên tắc 'dòng nam' - primogeniture phổ biến ở châu Âu và cả ở Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia cho đến ngày hôm nay, chỉ áp dụng một phần tại Anh, và vì thế, Anh là nước có Nữ hoàng cầm quyền. Ta cần phân biệt hai khái niệm dù trong tiếng Anh đều gọi là 'Queen'. Những bà cầm quyền hay The Queen - Monarch là nguyên thủ quốc gia mà chữ Hán gọi là Nữ vương, khác với các Queen chỉ là hoàng hậu hay vợ của Vua (King). Cách truyền ngôi cũng rất thực tiễn, và không phân biệt con trai hay con gái, giúp loại trừ việc mất ngôi nếu không sinh được hoàng tử. Nữ hoàng hiện nay, Elizabeth II là con gái cả của vua George VI và nối ngôi cha năm 1953. Ngai vàng Anh tính từ Nữ hoàng hiện nay sẽ được truyền cho con trai cả của bà, Thái tử Charles, sau đó, là con trai của Charles tức William, rồi tiếp tục đến con trai cả của William là George (sắp hai tuổi), rồi đến em gái của George vừa chào đời. Các hoàng tử Andrew, Edward và công chúa Anna dù là con của Nữ hoàng Elizabeth II và là chú, cô của William, cũng bị đẩy dần ra rìa, và vị trí nối ngôi của họ ngày càng xa. Em của William là Hoàng tử Harry (hiện vẫn độc thân), cũng bị 'tụt hạng' sau con của William, và cho đến hôm nay chỉ còn ở vị trí 'xếp hàng kế vị' thứ 5, sau bé George và em bé vừa ra đời. Niềm vui của công chúng Anh khi nhận được tin vui từ Hoàng Gia trong dịp cuối tuần này. Nếu Công nương Kate có thêm một con nữa thì Harry còn bị đẩy tiếp xuống hàng thứ sáu. Các nữ hoàng cầm quyền ở Anh thường lấy chồng ngoại quốc: Queen Victoria lấy ông Hoàng Albert người Đức, còn ông Philip chồng Nữ hoàng hiện nay là Hoàng tử xứ Hy Lạp, nhưng nay không bao giờ có chuyện ngôi báu Anh truyền ra bên ngoài. Quốc hội Anh cũng có quyền can thiệp vào chuyện kế vị của Hoàng gia và có thể phế truất một vị vua hay nữ hoàng. Chẳng hạn Vua James II trốn sang châu Âu năm 1688 và bị Quốc hội cho là 'bỏ trống ngai vàng' nên đã đưa cùng lúc hai con của ông, Mary và William lên cầm quyền. Mục tiêu của họ là giữ ngôi báu trong tay các vua chúa Anh, chấm dứt thời kỳ ngai vàng một nước do một ông hoàng nước ngoài tới nhận như chuyện xảy ra ở khá nhiều quốc gia châu Âu khác cùng thời. Như đã nói, người Anh rất thực dụng và thực tiễn, kể cả trong chuyện triều chính. Ngoài chuyện để con gái nối ngôi và truyền ngai vàng theo dòng nữ, Anh Quốc còn giảm đi vai trò của nam và coi ai cao tuổi hơn thì kế vị trong một nhà. Chẳng hạn năm 2013, Quốc hội lại thông qua một luật không cho em trai giành ngôi trên chị gái như xưa nên cứ con cả là được ưu tiên trong bảng kế vị, dù là con trai hay con gái. Điều này cho thấy xu hướng nữ quyền được đề cao hơn và cũng giúp giảm thiểu nguy cơ để trẻ con lên làm vua. Vì thời xưa không ít khi một vị vua chỉ sinh con gái trước và mãi về sau mới có một hoàng tử. Sau khi vua qua đời người ta gạt các công chúa đã trưởng thành sang một bên và đưa một cậu bé, có khi mới vài tháng tuổi lên làm vua, và quyền lực thực tế lại rơi vào tay một quan nhiếp chính nào đó. Tóm lại ở Anh ngày nay, vương triều có nguyên tắc truyền ngôi vừa thực tiễn, vừa không phân biệt nam nữ, ai ngồi trên ngai vàng thì con cả của người đó kế vị và truyền đi tiếp, trong một nhà thì con nào sinh ra trước thì hưởng quyền kế vị trước, bất kể là nam hay nữ. Vẫn rất khác người Như đã thấy, vương triều Anh không ngừng thay đổi để tồn tại cùng xã hội hiện đại nhưng các thành viên Hoàng tộc vẫn có nhiều điều khác người thường chúng ta. Nữ hoàng Elizabeth II duyệt đội danh dự ở lâu đài Windsor Điều dễ thấy nhất là Anh Quốc không phải nền cộng hòa nên các danh hiệu quý tộc vẫn còn nguyên. Trong khi đó, ở rất nhiều nước châu Âu khác như Pháp, Đức, Ba Lan, Nga...nếu bạn thừa kế một cái tước quý tộc cha ông để lại thì cứ việc khoe trên danh thiếp nhưng không có ý nghĩa gì về mặt pháp lý cả. Nói ngắn gọn thì các tước quý tộc và họ tên của bạn là chuyện riêng tư và nhà nước không can thiệp nhưng cũng không cấm. Còn ở Anh thì khác. Danh hiệu, tước quý tộc và chuyện thừa kế chúng ra sao, đi kèm với các dinh thự, lâu đài...vẫn là đối tượng của hệ thống pháp lý. Đầu tiên là tước quý tộc loại phong tặng. Nay thì việc công chúa mới sinh sẽ được đặt tên ra sao đang là một chủ đề quan tâm trong công chúng Anh và cả giới cá cược. Tất cả các thành viên Thượng viện Anh đều có là nam tước (baron) hoặc nữ nam tước (baroness), đi kèm với danh hiệu là 'lãnh chúa một vùng'. Ví dụ ông Tony Hall, hiện là Tổng giám đốc tập đoàn BBC, có tước Lord Hall of Birkenhead. Hiển nhiên đó chỉ là tượng trưng vì ông Hall lấy tên nơi sinh là Birkenhead làm 'đất phong' thôi chứ không không có quyền gì ở cái thị trấn đó cả. Và tước này cũng chỉ trao cho ông trước khi về làm lãnh đạo BBC để ghi nhận cho các công trạng khi làm giám đốc nhà hát ballet Anh, và không được truyền lại cho ai cả. Nó không hơn các huân huy chương ở những nước theo thể chế cộng hòa là bao nhiêu và người được phong cũng không nhận thêm khoản tiền nào. Thuộc dòng quý tộc Nhưng các vị Lord thuộc dòng quý tộc Anh thật thì khác. Thứ nhất, họ vẫn có nhà, đất riêng và có quyền truyền lại cho con cháu các tài sản cùng danh hiệu, gọi là hereditary peerage. Các tước này tuy thế lại chỉ đi kèm với gia sản như lâu đài, điền trang thái ấp và một khi mất tước hiệu cũng mất luôn gia sản. Ngược lại, người ta có thể bán gia sản đi kèm tước hiệu và người mua cũng nhận tước quý tộc. Điểm khiến vua chúa, quý tộc Anh khác chúng ta nữa là họ không có họ (surname, family name) mà 'ăn theo' đất phong hoặc địa danh họ có gia sản. Ví dụ Hoàng tử Harry khi vào quân đội thì là trung uý Harry Wales, lấy nguyên cả xứ Wales làm họ. Vì Harry được bà nội phong cho làm Hoàng tử xứ Wales, Prince of Wales. Cũng như vậy, cô gái bình dân Kate Middleton khi cưới chồng, Hoàng tử William thì cũng được phong làm Nữ Công tước xứ Cambridge. Và từ đó, họ của cô này là Cambridge, giống như chồng cô, Hoàng tử William, Công tước xứ Cambridge. Và tất nhiên, cái họ Cambridge này cũng chỉ dành riêng cho Kate, và cha mẹ và hai em của cô vẫn là những người bình dân. Thứ nhì, họ tên của đại quý tộc cũng không nhất thiết phải là tên của dòng họ và điều này có thể thay đổi. Chẳng hạn cả William và Harry thuộc dòng Windsor, lấy theo tên lâu đài trụ sở riêng của bà nội họ, Nữ hoàng Elizabeth II, nên có lúc báo chí gọi đây là hai hoàng tử Windsor, có lúc là Cambridge và Wales. Hoàng tử William còn là Công tước Cambridge Thứ ba, tên họ của thành viên Hoàng tộc cũng không ảnh hưởng gì đến quyền kế vị. Các lệ tục trong việc đặt tên, họ trong hoàng gia và giới quý tộc Anh tiếp tục là một chủ đề truyền thống được công chúng bàn luận nhất là trong dịp này. Cô Zara Philips, con của công chúa Anna, sau khi lấy chồng đã nhận họ của chồng là Philips, một họ rất bình dân, nhưng vẫn có quyền xếp hàng thứ 16 trong bảng kế vị ngôi báu vì cô là cháu gái lớn nhất của Nữ hoàng. Trước năm 1917, thành viên Hoàng tộc Anh hoàn toàn không có họ và các vua chúa chỉ dùng tên Thánh cùng tước hiệu đời thứ bao nhiêu, tùy họ chọn, ví dụ như Vua James I, II, Vua Henry V, VIII, Nữ hoàng Elizabeth I... Nhưng từ sau đó, vương triều hiện nay lấy lâu đài Windsor làm họ, theo quyết định của Vua George nhằm xóa đi gốc gác từ Đức (dòng Saxe-Coburg-Gotha), nhưng cũng lại vẫn duy trì cách dùng đất phong làm họ như giới quý tộc Anh. Những thay đổi này khiến các câu chuyện về Hoàng gia vẫn có chút tính thời sự ở thế kỷ 21, khi truyền thống vẫn sống tiếp và hoà trộn với các yếu tố hiện đại. Người ta có thể thích hay không thích Hoàng gia Anh nhưng chuyện tưởng như 'cổ tích' về triều chính, danh tước, họ tên giới đại quý tộc và quý tộc ở đây ít ra cũng là một biểu tượng thú vị cho quốc gia. Hoàng gia thậm chí là một 'thương hiệu' khiến Anh Quốc vẫn có gì đó khác các quốc gia còn lại ở châu Âu và trên thế giới. Với em bé vừa chào đời, Nữ hoàng Anh quả là có 'con đàn cháu đống' và tương lai của Hoàng tộc Windsor chắc sẽ còn rất dài lâu, mạnh khoẻ.
"Phải giữ khoảng cách ít nhất 200m cách trạm săn cá voi - trong đó toàn là a-mi-ăng và phần mái có thể nổ tung theo đúng nghĩa đen," Nate Small, người dẫn dắt chuyến thám hiểm, cảnh báo khi chúng tôi chệch khỏi cung đường đã định và tiến vào những con sóng sủi bọt ở Vịnh Stromness.
Lịch sử tàn bạo của hòn đảo săn cá voi ở Nam Cực
Tôi chọn một lối đi cẩn trọng, băng qua bãi biển có đá xám, mắt hồi hộp nhìn nhưng hải cẩu gầm gừ và những con hải tượng đang nằm ngủ với thân hình bồ tượng của chúng phát ra một loạt những tiếng ợ, rống và những âm thanh gầm gừ trầm. Tắm máu cá voi Ở góc xa của vịnh, giữa khung cảnh sườn núi, bao quanh là đầm lầy, là một cụm những tòa nhà bằng sắt gợn sóng xiêu vẹo, gỉ sét. Những bông hoa bốc cháy ở Nam Phi Cuộc du hành đến Hòn đảo Thất vọng Cuộc sống ở những quốc gia sạch nhất thế giới Mái và tường mất đi những khoảng lớn và những phần còn lại khua lên từng hồi liên tục giữa những cơn gió mạnh như giông lốc. Nó trông có vẻ như là một thảm họa thiên nhiên đã xảy ra. Tôi dừng lại ở tấm biển báo ghi 'A-mi-ăng - Tránh xa' và nhìn qua màn sương đang lấn tới. Đầu ngón tay ngón chân của tôi tê cứng trong cái giá lạnh dưới không độ. Thật khó mà hình dung nơi này từng là một cộng đồng phồn thịnh, nhưng một thế kỷ trước đây Stromness là một phần của ngành công nghiệp đem lại lợi nhuận cao - và tàn nhẫn - vốn đã giúp Nam Georgia chuyển mình thành thủ đô đánh bắt cá voi ở Nam Đại Tây Dương. Trước đó trong hành trình của tôi, Seb Coulthard, hướng dẫn viên thám hiểm và là sử gia thường trú của Polar Latitudes, kể cho tôi biết làm thế nào mà Ernest Shackleton đến được Stromness vào năm 1916 sau chuyến thoát hiểm ngoạn mục. Ông đã vượt 1.300 km từ Đảo Voi, một trong những hòn đảo thuộc quần đảo Nam Shetland nằm về phía bắc bán đảo Nam Cực sau khi tàu ông bị mắc kẹt và sau đó bị băng trôi đè nát. Đối với những người thám hiểm vùng cực, trạm bắt cá voi tượng trưng cho văn minh, nhưng ngày nay, thế giới tự nhiên đang dần dần giành lại lãnh thổ. Hải cẩu trú bên cạnh một chiếc lò dùng mỡ cá voi, chim cánh cụt hoàng đế bước qua những nhà kho đang tan rã và những con chim skua (loài chim biển màu nâu đậm, hung hăng) đang dầm mình dưới những dòng suối chảy quanh co mà một thời đã tắm máu hàng chục ngàn con cá voi. Vùng đất gồ ghề, khắc nghiệt với những tảng băng vĩnh cửu, núi và vịnh, Nam Georgia là một trong những nơi xa xôi nhất Trái Đất. Lãnh thổ hải ngoại ở Nam Cực này của Anh ở Nam Đại Tây Dương nằm cách khu vực có người sinh sống gần nhất - quần đảo Falkland - khoảng 1.400 km và chỉ có thể đến được bằng đường biển. Giống như tôi, phần lớn trong số gần 18.000 du khách đến thăm hàng năm là đi du ngoạn Nam Cực. Hòn đảo này trải rộng trên diện tích 3.755 km vuông - chưa đến một phần năm lãnh thổ xứ Wales - và gần một nửa diện tích của nó bị phủ băng vĩnh cửu (mặc dù do hậu quả của biến đổi khí hậu, các tảng băng ở đây đang thu nhỏ lại nhanh chóng). Tàn tích hoang phế Bất chấp vị trí cô lập và môi trường khắc nghiệt, Nam Georgia đã từng là một phần quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Được phát hiện lần đầu vào năm 1675, hòn đảo không người ở này được thuyền trưởng James Cook tuyên bố thuộc về nước Anh vào năm 1775. Những ghi chép của ông về số lượng vô số những con hải cẩu đã làm dấy lên sự quan tâm của những người săn hải cẩu ở Anh và Mỹ. Trong khoảng thời gian hơn một thế kỷ, hải cẩu ở Nam Georgia đã bị săn bắt đến bờ tuyệt chủng. Cho đến đầu những năm 1900, săn hải cẩu không còn lợi về mặt kinh tế nữa nhưng nó nhanh chóng được thay thế bằng một ngành công nghiệp cũng đẫm máu không kém. Kỳ quan thiên nhiên 'Nhà thờ đá cẩm thạch' Fiji đã làm thay đổi lịch sử hàng không thế giới ra sao Một mình trên đảo hoang của Na Uy Một ngày sau khi đến Vịnh Stromness, tàu của tôi đã băng qua sức gió 75 nút để đến Vũng King Edward. Với các xác tàu và các tảng băng nhỏ nằm rải rác trong khi sau lưng là những dãy núi đồ sộ bị phủ mờ trong làn mưa phùn, vịnh biển trải rộng này là địa điểm đặt trạm săn cá voi đầu tiên của Nam Georgia, Grytviken. Ngày nay, đây là địa điểm có khu định cư chính trên đảo - nơi cư trú của đa số dân, mà cụ thể hơn là tại bất kỳ thời điểm nào cũng có từ 15 đến 30 người, chủ yếu là các nhà khoa học và quan chức chính quyền. Sau khi đến viếng Shackleton, người được chôn cất trong nghĩa trang nhỏ ở Grytviken, tôi được ông Finlay Raffle, người cai quản bảo tàng ở đây, đưa đi một vòng trạm săn cá voi đã hoang phế. Chúng tôi bước giữa khung cảnh thời công nghiệp với những tòa tháp lùn, những nhà kho, nhà máy điện, mê cung những đường ống kết nối với nhau và những chiếc lò to nấu bằng mỡ và xương cá voi - mọi thứ đều nhanh chóng bị gỉ sét. Dọc theo bờ biển, tàu bè bị sóng thủy triều đánh lên, nằm hỗn độn ở các góc và đang tàn phế ở các mức độ khác nhau. Xương cá voi rải đầy trên mặt đất. Vào năm 1902, nhà thám hiểm vùng vực người Na Uy Carl Anton Larsen đã dừng lại ở Nam Georgia và tình cờ phát hiện một hải cảng tự nhiên xinh đẹp. Sau khi phát hiện những chiếc nồi lớn được dùng để chiết dầu từ mỡ cá, khu vực này được đặt tên là Grytviken (trong tiếng Na Uy có nghĩa là 'Vũng Nồi'). "Họ thả neo không xa lắm nơi tàu anh đậu ngày nay," Raffle nói. "Khác biệt duy nhất là khi họ nhìn ra biển, họ nhìn thấy hàng trăm con cá voi chỉ riêng ở vịnh này." Với ngành đánh bắt cá voi ở Bắc Bán cầu xuống dốc do sự suy giảm số lượng cá voi, Larsen đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh. Ông trở lại Grytviken vào tháng 11 năm 1904 và thành lập một trạm săn cá voi vốn nhanh chóng phồn thịnh. Cho đến năm 1912, đã có thêm sáu trạm săn cá voi nữa ở Nam Georgia, bao gồm cả Stromness. Thời kỳ phồn thịnh Xém chút nữa là đâm vào một đôi hải cẩu vốn hòa lẫn không phân biệt được vào những máy móc sét gỉ, chúng tôi tiến gần tới một chiếc tàu săn cá voi cũ. Ngôi làng ẩn mình trong vách đá ở Oman Xa lộ Pamir, cung đường hoang sơ và hào hùng nhất thế giới Với động cơ hơi nước, khoang tàu được gia cố và súng bắn lao móc mạnh, tàu săn cá voi Petrel có thể bắt được tới 14 cá voi trong một chuyến ra khơi. Quay trở lại Grytviken, những con cá voi này sẽ được kéo bằng tời lên theo bờ trượt. "Máu với dầu khiến cho bề mặt nó rất trơn, do đó các công nhân sẽ mang ủng có đinh để bám chặt hơn," Raffle kể. "Họ có một con dao sả cá - một thanh dài với một lưỡi dao cong bén mà họ dùng để lấy mỡ cá ra." Toàn bộ quá trình này mất 20 phút với mỗi con cá voi. Lúc đầu, những người săn cá voi chỉ quan tâm đến mỡ cá nhưng các quy định sau đó buộc họ phải dùng toàn bộ xác cá, Raffle giải thích và chỉ ra những lưỡi dao xoay đỏ máu và một chiếc lò nấu mỡ cá nặng 24 tấn. Mặc dù thịt và xương cá được bán để làm thức ăn gia súc và phân bón, nhưng dầu cá mới là lợi nhuận thật sự. "Những loại dầu tốt nhất được dùng trong các sản phẩm thực phẩm như bơ và kem," ông nói. "Dầu loại hai được dùng trong xà phòng và mỹ phẩm trong khi loại tệ nhất được sử dụng trong sản xuất công nghiệp." Dầu cá voi cũng cung cấp chất glycerol vốn được sử dụng trong sản xuất chất nổ và dầu nhờn cao cấp cho súng trường, đồng hồ bấm giờ và các thiết bị quân sự khác. Do đó, nhu cầu dầu cá tăng vọt trong Đệ nhất và Đệ nhị Thế chiến. Vào thời hoàng kim, có đến 450 người làm việc ở Grytviken. Họ làm việc 12 giờ mỗi ngày, bảy ngày một tuần ở nhiệt độ có thể xuống tới dưới -10 độ C. Larsen rất hăm hở đáp ứng nhu cầu tâm linh của họ. Ông cho xây một nhà thờ ấn tượng theo kiến trúc tân Gothic. Tuy nhiên, theo lời Raffle, vị mục sư là người 'có ít việc nhất ở nơi này'. Thay vào đó, rạp chiếu bóng, sân bóng đá gió thổi lồng lộng và cầu nhảy trượt tuyết - giờ đây chỉ là một vài mảnh gỗ vỡ nhô ra từ ngọn đồi - được ưa chuộng hơn. Nơi bán hàng hóa cũng là nơi giải trí. "Thuốc lá là mặt hàng được ưa chuộng nhất nhưng cánh đàn ông cũng mua rất nhiều nước cologne (một loại nước hoa nhẹ)," Raffle nói. "Larsen không cho phép sử dụng bia rượu cho nên họ uống cologne. Họ cũng có máy cất rượu, và thậm chí còn có kem đánh giày, ép nó trong bánh mì và uống những giọt nhỏ xuống vốn cũng có chất cồn. Bất cứ thứ gì để cho qua thời giờ." Khu bảo tồn hải dương Raffle bỏ tôi lại ở ngôi nhà của người quản lý cũ, một tòa nhà đơn giản, sơn trắng vốn đã được chuyển thành bảo tàng. Những vật trưng bày bên trong có những con số giật mình: 175.250 con cá voi đã được chế biến ở Nam Georgia trong giai đoạn từ năm 1904 cho đến 1965 khi ngành đánh bắt cá voi suy sụp do đánh bắt quá mức và sự phát triển của ngành công nghiệp hóa dầu. Nếu chúng ta nhìn toàn bộ vùng Nam Cực và bao gồm luôn cả những 'con tàu phân xưởng' vốn chế biến cá voi luôn trên tàu thì có gần 1,5 triệu con cá voi bị tàn sát trong những năm từ 1904 cho đến 1978, khi việc săn cá voi cuối cùng cũng chấm dứt. Số lượng cá voi vẫn chưa được phục hồi. Ủy ban Cá voi Quốc tế (IWC) cho biết số lượng cá voi xanh ở Nam Bán cầu đã giảm từ mức 200.000 xuống còn vài ngàn; cá voi vây cũng có sự sụt giảm số lượng tương tự. Ước tính có 60.000 con cá voi lưng gù ở Nam Bán cầu, nhưng con số này cũng là thấp hơn nhiều so với trước thời kỳ công nghiệp khai thác cá voi. Vào tháng 9/2018, IWC có kế hoạch thành lập một khu an toàn dành cho cá voi ở nam Thái Bình Dương nhưng đã bị các nước ủng hộ săn cá voi bác bỏ. Nhật Bản sau đó còn thông báo họ sẽ nối lại việc săn cá voi thương mại lần đầu tiên trong ba thập niên, gây ra phẫn nộ trên toàn cầu. Tàu săn cá voi Petrel có thể bắt được tới 14 cá voi trong một chuyến ra khơi Không thể phủ nhận số phận của loài cá voi là đáng buồn, nhưng ở khía cạnh khác, Nam Georgia đã trở thành một hình mẫu bảo tồn khó tin. Là một trong những khu bảo tồn hải dương lớn nhất thế giới, Khu bảo tồn Hải dương Nam Georgia và Quần đảo Nam Sandwich được thành lập ở đây vào năm 2012 để bảo vệ hơn một triệu cây số vuông vùng biển xung quanh, trong khi số lượng hải cẩu đã phục hồi: hòn đảo này giờ đây là nơi cư trú của 98% số hải cẩu Nam Cực và xấp xỉ 50% số hải tượng Nam Cực. Mặc dù có số lượng các loài sinh vật đông đảo như vậy, di sản săn bắt cá voi của hòn đảo vẫn chi phối tâm trí tôi khi tàu tôi ra khỏi Grytviken. "Khi anh đi dạo quanh những chỗ này, tất cả những gì anh thấy sẽ là những chiếc nồi đun gỉ sét, những chiếc lò nấu mỡ cá và những chiếc cưa để cưa xương," Coulthard cho biết. "Có một điều mỉa mai cay đắng là đó là một ngành khủng khiếp và tàn bạo, nhưng thế giới tự nhiên đã có sự trả thù ngọt ngào bằng cách giành lại lãnh thổ. Đó là lời nhắc nhở rằng thiên nhiên không cần con người mà loài người chúng ta cần đến thế giới tự nhiên." Bản tiếng Anh bài này đã đăng trên BBC Travel.
Quan hệ Trung - Việt và cuộc rước đuốc Olympic sắp tới tại TP Hồ Chí Minh đang là vấn đề thời sự được bàn luận sôi nổi ở Việt Nam.
'Chống rước đuốc Olympic là không hay'
Trong khi có người nói tới biểu tình chống Trung Quốc công khai, thì cũng có người lại cho rằng cần tìm các hình thức bày tỏ thái độ khác. Nhà báo tự do Nguyễn Huy Cường tại Sài Gòn nói với phóng viên BBC hôm 24.04 rằng ông sẽ không tham gia biểu tình chống hay ủng hộ rước đuốc vào thứ Ba tuần tới: Nguyễn Huy Cường: Việc người ta đã làm bằng một sự duy ý chí, và bằng những lợi ích khác nữa, người ta kiên quyết làm. Cho dù có nhất trí hay không thì họ vẫn làm. Do đó, việc mình chống lại một cách đơn lẻ hoặc bày tỏ những cái khác đi thì dễ đụng phải những tổn thất vô lối. Và thái độ của nhân dân Việt Nam đối với Trung Quốc như thế nào thì nhà cầm quyền Trung Quốc họ cũng đã biết. Dù việc tổ chức cố làm cho ra thế này hay thế kia thì hệ quả nó vẫn cứ có, nó vẫn thể hiện ở nhiều mặt khác. Cho nên, thái độ đúng nhất với việc này làm im lặng. Có nghĩa là khi tập trung chống phá, hoặc làm gì đó thì sẽ mang màu sắc quá khích, dễ bị bóp nát. Nhưng nếu mình im lặng thì đó là quyền lớn nhất của mình. Im lặng không có nghĩa là tiêu cực. Một khi lễ rước đuốc này diễn ra như một trò độc diễn, chẳng có sự ủng hộ của dân chúng mà chỉ diễn ra giữa vòng vây của cảnh sát và giữa một vài người được lựa chọn thì nó vô vị lắm. Tôi nghĩ bày tỏ như thế là tích cực nhất. BBC:Trên thực tế có nhiều người không đồng ý với cách nghĩ như vậy, nhiều người đã hẹn hò nhau đi biểu tình, phản đối, bởi thế chuyện giữ im lặng hoàn toàn là không thể có được? Nguyễn Huy Cường: Tôi là người thực tế, nên tôi nhận thấy rằng là ở Việt Nam hiện nay không phải là môi trường tốt để bất kể một lực lượng nào, hay một cộng đồng nào mà bày tỏ sự không nhất trí một cách gay gắt. Ví dụ như vấn đề đất đai nông nghiệp chẳng hạn. Có một số nơi chỉ cách Hà Nội 15 cây số đường chim bay, bà con cũng biểu tình rất gay gắt, mà đấy là những vấn đề thiết thân, thế mà họ cũng không thành công. Cuối cùng họ cũng tìm cách này, cách nọ… Cho nên rằng là tinh thần của anh chị em chúng ta có cương quyết đến mấy đi nữa cũng chỉ dẫn tới việc va chạm, xô xát, rồi sẽ gặp khó khăn. Ý kiến im lặng như của tôi nói vừa rồi mới quan sát thì nó có vẻ tiêu cực, nhưng thực ra không phải thế. Tôi thấy rằng là một đằng người ta có tổ chức, có nhà nước, có đủ thứ, còn một đằng chỉ có tính tự phát thì khó mà thành công được. BBC:Những người định đi bày tỏ chính kiến của mình thì cũng không phải để đạt được một thành công nổi trội nào mà họ chỉ muốn nói lên chính kiến của họ, ông nghĩ sao về nhận xét này? Nguyễn Huy Cường: Xin trả lời thẳng với các bạn là vài tháng trước khi anh em sinh viên biểu tình chống Trung Quốc chiếm Hoàng Sa thì có hai điều thế này. Thứ nhất là, từ sâu thẳm tâm hồn mỗi người Việt Nam, ông nào, bà nào, anh nào, chị nào cũng có một chút cảnh giác, một chút kiềm khích, một chút bất phục đối với nhà cầm quyền Trung Quốc. Khi có một vấn đề thì luôn có các khuynh hướng khác nhau, nhưng riêng với Trung Quốc thì đã từ hàng ngàn năm nay rồi, kể cả những người đang được hưởng đặc quyền, đặc lợi từ phía Trung Quốc, người ta cũng chẳng ưa gì Trung Quốc cả. Nhưng không ưa là một chuyện, chống lại là chuyện khác. Điều rút ra thứ hai, hôm 9.12 tôi có tới đấy để quan sát chung thì thấy lớp trẻ Việt Nam hiện nay nói chung người ta chỉ bày tỏ trong tâm tưởng thôi, còn tham gia, dấn thân thì tôi không nói là họ lười nhác hay cầm chừng, nhưng hình như chưa phải thời điểm để họ bùng nổ. Cho nên hôm này mà có thì cũng vẫn là những nhóm tự phát, khó thành công lắm. BBC:Vậy anh bình luận thế nào về chuyện blogger Điếu Cày, một người mà chắc anh cũng có quen biết, vừa rồi bị công an bắt giữ? Nguyễn Huy Cường: Ở Việt Nam từ khoảng năm năm nay, các khuynh hướng chống đối nhà nước, chống đối đảng hình thành tương đối rõ. Trước đây thì không rõ nhưng nay có Khối 8406, có đảng này, đảng kia. Tôi có đọc một bài phỏng vấn với ông Nguyễn Cao Kỳ, có ý nói ở đời tồn tại một chân lý lạnh như thép “Anh chống tôi thì tôi tiêu diệt anh”. Bây giờ có lẽ nhà cầm quyền họ cứ thực hiện nguyên tắc rất đơn giản đó. Họ tìm cách họ loại anh ra khỏi cuộc chơi. Họ cô lập anh, họ làm cho anh hết ‘quậy’, thế thôi. Nó cũng không đến mức ghê gớm như nhiều năm trước, khi mà theo tôi biết, những người chống đối sẽ phải chịu những hình phạt ghê gớm. Nhưng bây giờ, như đồng chí Điếu Cày, anh Nguyễn Khắc Toàn, Nguyễn Vũ Bình, Phạm Hồng Sơn, anh Phương Nam v.v... nói chung là họ cô lập. Đó là mục đích của nhà nước hiện nay, và họ làm cương quyết. LTBThưa ông Thanh Bình, Úc, khi người dân Việt Nam vượt qua được nỗi sợ hãi và hít thở không khi tự do thì ông hãy chỉ cách để họ vượt qua cái "bao tử" của mình chứ? Dùng cái "không khí tự do" đó để nuôi sống cái bao tử chăng? Ông nên nhớ là giá gạo lên đến 1300USD/tấn rồi. Nếu bây giờ vào khám, công danh sự nghiệp mất hết, thì không hiểu gia đình, ngừơi thân của họ ai nuôi? Anh bạn chăng? Một xã hội sống trong câm lăng như Việt Nam thì đã sao? Kinh tế Việt Nam vẫn hơn hẳn mấy nước đuợc phương Tây "khen" là dân chủ, xã hội Việt Nam vẫn ổn định hơn mấy nuớc đuợc phương Tây "khen" là dân chủ kia ạ! Một nuớc đề cao dân chủ, nhân quyền thì chưa chắc thúc đẩy kinh tế phát triển nhưng kinh tế phát triển chắc chắn là thúc đẩy dân chủ, nhân quyền. Vậy điều các ông cần làm để thúc đẩy dân chủ, nhân quyền là làm cho Việt Nam dân giàu nuớc mạnh hơn là ngồi đó hạn chế sự phát triển của Việt Nam, ví dụ như là phản đối Việt Nam gia nhập WTO, đòi gây sức ép cấm vận Việt Nam. Vả lại ông này rõ là ngây thơ khi cho rằng chính phủ Việt Nam sẽ sử dụng công an, quân đội. Lịch sử đã chứng minh để đối phó với đám này, chính phủ Việt Nam chưa phải sự dụng đến mức đó đâu ạ. Dân phòng là đủ rồi Quang Minh SaiGonÝ kiến của Huy Cường thì nhiều người đã phản hồi. Nhưng Huy Cường dùng câu nói của ông Kỳ rằng "anh chống tôi thì tôi tiêu diệt anh" để kết luận đó là chân lý (theo Huy Cường),thì tôi nghĩ Huy Cường chưa hiểu đầy đủ "chân lý". Vì nếu thế thì ở những nước tự do, dân có quyền biểu tình chống chính phủ nhưng có ai bị giết? "Chân lý thì phải đúng mọi nơi, mọi lúc. Nó chỉ là "chân lý" của cộng sản. Linh, Hà NộiTôi đồng ý với ý kiến của nhà báo Cường. Anh phản đối hay anh ủng hộ đều là sự quan tâm đến sự kiện này. Trong hoạt động PR thì mục đích chính là để dư luận quan tâm đến sự kiện này mà thôi. Vậy tẩy chay chính là cách chúng ta nên làm đối với sự kiện này. Hơn nữa biểu tình phản đối, thậm chí manh động như ở một số nước khác có ngăn cản được họ không? Hãy thể hiện dân tộc ta là một dân tộc có văn hoá và trí tuệ. Michael Nguyen, New YorkGửi Thomasville. Tôi cảm thấy xấu hổ vì ý kiến thiển cận và chụp mũ của bạn. Người Việt là dân tộc hiền hòa, thân thiện, luôn biết cư xử với bạn bè quốc tế. Nhưng đối với những tên xâm lược đội lốt "láng riềng hữu nghị" thì ta luôn phải đề cao cảnh giác âu cũng là lẽ thường tình. Mấy nuớc mà bạn kể tên như Malaysia, Brunei và Philippines có nước nào bị Trung Quốc đời này sang đời khác xuốt mấy ngàn năm xâm lược, cướp phá, chèn ép, đàn áp hay không? Chúng ta chỉ không ưa chính phủ xâm lược Trung Quốc, xin bạn đừng đánh đồng nó với tòan thể người Hoa. Hơn nữa theo cách chụp mũ của bạn thì có lẽ người Việt ghét hết thảy các dân tộc trên thế giới, chỉ trừ vài dân tộc ở vài nước nghèo hơn mình. Ẩn danh, HuếVà có lẽ ông Nguyễn Huy Cường đã quên một câu nói của Martin Luther King: "Điều đau đớn nhất không phải là hành động và lời nói của những kẻ xấu mà chính là sự im lặng đáng sợ của những người tốt". Và ông Nguyễn Huy Cường chọn cách im lặng chỉ để được "an toàn " và " khỏi bị bóp nát". Minh Nhat, VNTheo tôi chúng ta không nên tẩy chay cuộc rước đuốc này vì dân tộc ta là dân tộc cao thượng , ưa chuộng hòa bình . Chúng ta không thể hành xử một cách hẹp hòi như vậy . Theo tôi chúng ta vẫn tổ chức lễ rước đuốc một cách hòa bình nhưng song song đó chúng ta sẽ tổ chức một cuộc tuần hành không xung đột nêu lên ý nguyện của dân tộc ta về vấn đề Trường Sa và Hoàng Sa . Thanh Binh, AustraliaKhông ủng hộ hay phản đối cũng là một cách. Mỗi người đều có quyền nêu ý kiến riêng và chọn đường đi của mình. Nhưng nếu nói như nhà văn là do biểu tình lâu nay mang tính tự phát, thiếu tổ chức nên dễ bị cô lập và vô hiệu hóa mà run sợ, nãn lòng, không nên thì tôi e là chúng ta đã tự từ bỏ cái quyền đòi hỏi chính đáng của con người. Chẳng khác nào tiếp tay và khuyến khích NN sử dụng quân đội và CA để trấn áp quyền đòi hỏi và phát biểu tự do của người dân. Một CP thực tài, thức thời phải biết tôn trọng và đề cao nhân quyền. Trấn áp bằng bạo lực để cai trị đã quá lạc hậu, lỗi thời. Một XH sống trong sợ hãi và câm lặng đã khiến cho KT đất nước và trình độ dân trí cả nước tụt thấp đến mức đau lòng. Im lặng không phải lúc nào cũng đúng. Trong hoàn cảnh nước ta, im lặng là tòng phạm là tiếp tay với những gì NN đang làm. Khi mỗi người biết vượt lên nỗi sợ hãi để cùng cất tiếng nói thì cái công cụ bạo lực trấn áp ấy sẽ bị vô hiệu hóa. Xã hội VN khi ấy mới được hít thở tự do trong lành. Lối hành xử của TQ với Tây Tạng, Dafur, với HS, TS là vô nhân đạo trái hẳn tinh thần Olympics. Hãy để người dân được tự do phát biểu chính kiến. NN rất giỏi sử dụng CA để đàn áp. Tổ chức thành công là điều rất khó. Đừng quên THẤT BẠI LÀ MẸ THÀNH CÔNG. Ẩn danhTôi không nghĩ là những người muốn chống ngọn đuốc sẽ hoàn toàn nghe theo HC, nhưng với tôi ý kiến này là hợp lý vì, thứ nhất, quan điểm đã chỉ ra một mặt tích cực"Một khi lễ rước đuốc này diễn ra như một trò độc diễn, chẳng có sự ủng hộ của dân chúng mà chỉ diễn ra giữa vòng vây của cảnh sát và giữa một vài người được lựa chọn thì nó vô vị lắm". Thứ hai, sự im lặng không phải là sự hèn yếu, mà là im lặng để chờ thời. Càng không phải như một bầy cừu mà là những con hổ cần thiết phải "nhẫn nại rình mò" con mồi để tóm được nó hiên ngang và dũng mãnh, xứng với trí tuệ và sức mạnh mình có được. Có thể ngày hôm nay anh tự hào với thế giới "mình đã chống ngọn đuốc" nhưng ngày mai khi phải thao thức ngày đêm trong song sắt, anh còn làm được gì? Điều quan trọng của thành công là tính nhẫn nại, hãy luôn nghĩ về nó, đừng vì một phút bốc đồng mà đánh đổi tương lai sự nghiệp lý tưởng đang sục sôi. Minh, MelbourneMượn ý thơ cụ Nguyễn Khuyến gửi những người tổ chức rước đuốc qua cái thành phố rực rỡ tên vàng nọ: "Khen ai khéo vẽ trò vui thế. Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu!" ThomasvilleDân Việt vốn dĩ từ lâu đã mang trong người máu hiềm khích và căm ghét người Tàu. Bất kể là vì lý do lịch sử, kinh tế hay địa lý chính trị. Mấy chục năm về trước khi còn thể chế VNCH thì dân Việt cũng chẳng ưu thích gì người Tàu vì họ làm kinh tế giỏi hơn mình, từ đó chi phối chuyện nội bộ nước mình đâm ra họ ghét. Sau này khi miền Bắc lên nắm quyền thì lại xảy ra nhiều chuyện đụng độ khác, "anh em" XHCN tẩy chay không thương tiếc. Âu cũng là vì cái cách đối nhân xử thế của người VN quá "khôn ngoan" mà để xảy ra cớ sự như vậy. Bằng chứng cho sự kì thị chủng tộc sâu đậm này là hễ cứ có cái gì liên quan đến người Tàu thì họ chống và chống rất mạnh mẽ, trong khi những nước lân bang như Malaysia, Brunei và Philippines đem cả lực lượng vũ trang đến đó thì chẳng thấy ai lên tiếng gì. Riêng Đài Loan cũng vì mang trong người cái "gốc" Tàu mà vấp phải đôi chút sự phản đối. Ngoài ra chẳng thấy ai hó hé gì tới mấy nước kia ? Chung qui những sự kiện phản đối trong thời gian vừa qua chỉ là cái cớ để người dân VN bùng phát sự hậm hực của họ từ bấy lâu nay mà thôi. HS-TS mất từ mấy chục năm về trước rồi cơ ! NPKinhChúng ta nên cho thế giới biết bộ mặt thật của Trung Quốc, cho thế giới biết rằng Trường Sa- Hoàng Sa là lãnh thổ không thể tách rồi của Việt Nam. Tony, CanadaAi cũng có lập luận như ông Cường thì ngày mất nước sẽ không xa. "Anh chống tôi thì tôi tiêu diệt anh" buồn cười nhỉ, các bạn trẻ kêu gọi chống rước đuốc chứ có phải chống đảng đâu ? Ông Cường đã đồng hoá đảng CS VN với đảng CS TQ rồi. Và các bạn trẻ cũng phân biệt rõ đây là "chống rước đuốc" chứ không phải là "chống cây đuốc" biểu tượng cho tinh thần thế vận hội. Trung Quốc đã muợn sự rước đuốc này với lịch trình có chủ ý tuyên truyền cho nên việc chống rước đuốc là điều nên làm nếu anh còn lòng yêu nước, còn việc đảng và nhà nước VN đứng về phía TQ hay nhân dân VN thì cứ xem rồi sẽ rõ. PingTheo tôi chúng ta nên đến nơi ngọn đuốc xuất hiện để vận động những người hiếu kỳ (phần đông)..."quay lưng" về phía ngọn đuốc. Một cách hành động - bất bạo động, cho Bắc Kinh thấy rằng không phải người VN nào cũng "ngoan" như chính quyền Hà Nội đâu! Linh Hoa, HNVâng, anh Cường có thể im lặng. Nhưng nếu anh/con của anh nếu có, đang học ở trường được(hay bị) yêu cầu (hay bắt buộc) phải cầm cờ ra đón ngọn đuốc, thì anh sẽ im lặng kiểu gì? Vietnamese Tôi không đồng ý! Phải tỏ thái độ để nhà cầm quyền TQ hiểu rằng không phải họ muốn làm gì thì làm! Họ đã "lờn" thông điệp lập đi lập lại của Lê Dũng rồi! Những sự phản đối tuy nhỏ nhưng cũng gây tác động cho Bắc Kinh hơn nhiều cái điệp khúc phản đối lập đị lập lại của Bộ Ngoại Giao! Ai cũng như ông Cường thì còn gì là đất nước! Đất nước của những "con cừu im lặng" giữa bầy sói đang nhe nanh? CVM, Hà nội Ông Nguyễn Huy Cường là một kẻ khôn ngoan nên đã chọn cho mình cách im lặng trước áp bức, thế cũng là phải thôi, nhưng sẽ đến lúc quyền được im lặng cũng không còn nữa bởi ông và những người như ông đang từ bỏ quyền tự do của mình. Thật buồn, ngọn đuốc Thể thao Thế giới đang soi rõ phẩm chất Người của dân Việt Nam. Cảm ơn ngọn đuốc! Le Huy Hoang MontrealVâng, khi cái nhút nhát của kẻ sĩ được xem là thông minh. PinochioTôi ủng hộ ý kiến của tác giả. Đấu tranh bất bạo động cũng là một hình thức đấu tranh, tùy vào tình hình mà chúng ta phải linh động. Tôi học được nhiều qua các bài học về lịch sử Đảng CSVN cho nên bất bạo động và bất hợp tác cũng là một cách đấu tranh tích cực. Nhưng như đã nói, người dân VN chưa thống nhất, chưa tập hợp thành một khối thật sự trong các cuộc biểu tình để tỏ thái độ của mình trước Nhà Nước. Tất cả chỉ tự phát và hoạt động đơn lẻ cho nên không có giá trị tiếng nói mạnh nào. Chỉ một thắc mắc tại sao không chọn rước đuốc ở Hà Nội mà lại tại TP.HCM? Có lẽ ở TP.HCM thì dễ kiểm soát hơn chăng?!
Chính quyền Việt Nam sẽ xem xét có nên thay đổi quốc hiệu ‘Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam’ để trở lại quốc hiệu cũ là ‘Việt Nam Dân chủ Cộng hòa’ hay không, báo chí trong nước đưa tin.
Việt Nam đề cập việc thay đổi quốc hiệu
Tên nước 'Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam' đã tồn tại hơn 30 năm qua Đây là vấn đề mà Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp vừa đề xuất với Ủy ban Thường vụ Quốc hội và tiếp đó sẽ được đưa ra bàn thảo tại Hội nghị trung ương 7 sắp tới của Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp thì việc sửa đổi này là ý kiến của nhiều người dân trong đợt góp ý cho Hiến pháp hiện đang diễn ra. Bên cạnh vấn đề quốc hiệu, trong bản báo cáo tổng hợp các góp ý cho Hiến pháp được trình lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm thứ Sáu ngày 12/4, Ủy ban này cũng nhắc đến một loạt đề xuất khác của người dân về một số chủ đề nhạy cảm khác như sự lãnh đạo của Đảng, vai trò của quân đội và thu hồi đất đai. ‘Ý kiến khác nhau’ Các vấn đề này được nhìn nhận là ‘còn nhiều ý kiến khác nhau’ nên sẽ được để ngỏ để Quốc hội và Đảng quyết định. Theo đó, đối với từng vấn đề sẽ có hai phương án: giữ nguyên như trong Dự thảo Hiến pháp sửa đổi hoặc sửa lại theo góp ý của người dân. Về Quốc hiệu được nêu trong điều 1, phương án 2 mà Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp đề xuất là: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa, độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời. Tên nước là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.” Đại biểu Dương Trung Quốc nói với BBC ông mong muốn Việt Nam trở lại chế độ dân chủ, cộng hòa Báo Dân Trí dẫn báo cáo của Ủy ban này phân tích rằng việc giữ nguyên quốc hiệu ‘xã hội chủ nghĩa’ có mặt lợi là khẳng định ‘mục tiêu phấn đấu đi lên chủ nghĩa xã hội’ đồng thời không cần phải thay đổi quốc huy và con dấu. Mặt khác, đối với người dân thì cách gọi ‘Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam’ đã rất quen thuộc. Còn cách gọi ‘dân chủ cộng hòa’ phù hợp với tình hình thực tế của đất nước là ‘định hướng xã hội chủ nghĩa’ và có khả năng đoàn kết dân tộc cũng như thân thiện hơn với cộng đồng quốc tế, cũng theo báo cáo của Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp được báo Dân Trí dẫn lại. Với cách phân tích như vậy, có thể thấy Ủy ban này gián tiếp thừa nhận quốc hiệu ‘xã hội chủ nghĩa’ gây chia rẽ người dân Việt Nam và bị cộng đồng quốc tế ác cảm. Trong một cuộc trao đổi gần đây với BBC, một đại biểu Quốc hội cũng lên tiếng cho biết quan điểm cá nhân của ông ủng hộ việc Việt Nam nên trở lại với chế độ "dân chủ, cộng hòa." Đại biểu Dương Trung Quốc nói với BBC Việt ngữ: "Rõ ràng bản hiến pháp năm 1946 được xây dựng trên một nền tảng có một sự đồng thuận rất cao khi lựa chọn chế độ dân chủ cộng hòa. "Còn mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội tôi nghĩ vẫn là mục tiêu có thể đặt ra, nhưng nó phải hết sức thực tiễn vì đó là mô hình chưa hề có. "Vì thế tôi đề nghị, tôi mong muốn là ta trở lại với chế độ dân chủ, cộng hòa," đại biểu đồng thời là nhà sử học nói. Tuy nhiên, về điều 4 khẳng định sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản vốn gây tranh cãi, báo cáo của Ủy ban này cho biết ‘tuyệt đại đa số ý kiến người dân tán thành’. Ý kiến của nhân dân về điều 4 này, có chăng, là viết gọn lại thành ‘Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội’ thay vì phải diễn giải rõ về bản chất và tư tưởng của Đảng. Ngoài ra, theo Ủy ban này, người dân cũng yêu cầu Hiến pháp viết rõ trong điều 4 này là ‘Đảng chịu sự giám sát của nhân dân’ và sự lãnh đạo của Đảng ‘chịu sự lãnh đạo của nhân dân’. Tuy nhiên ý kiến làm rõ cơ chế chịu trách nhiệm của Đảng và cơ chế để nhân dân có thể giám sát Đảng đã bị Ủy ban này bác bỏ với lập luận rằng quy định Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật đã là điều kiện đủ để dân giám sát Đảng, cũng theo Dân Trí. Trung thành với ai? Ở điều 70 quy định về sự trung thành của quân đội, báo cáo tổng hợp ý kiến của người dân cho thấy có hai luồng ý kiến tán thành và phản đối việc quy định ‘lực lượng vũ trang phải tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam’. GS Đàm Thanh Sơn cho rằng quân đội, lực lượng vũ trang phải trước hết trung thành với Tổ quốc và nhân dân Tuy nhiên ở luồng ý kiến tán thành cũng yêu cầu sắp xếp lại thứ tự ưu tiên trong sự trung thành của quân đội là với Tổ quốc, nhân dân trước rồi mới đến Đảng. Về vấn đề này, trong một trao đổi với BBC gần đây, Giáo sư Đàm Thanh Sơn đang giảng dạy tại Hoa Kỳ, thành viên khởi xướng nhóm "Cùng viết hiến pháp" bên cạnh Giáo sư Ngô Bảo Châu, trong một thư góp ý của mình gửi tới Quốc hội Việt Nam cho rằng: “Các lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ chế độ dân chủ, cùng toàn dân xây dựng đất nước”. Ông không tán thành bản dự thảo hiến pháp của chính quyền nói: “Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Đảng cộng sản Việt Nam, Tổ quốc và nhân dân”. Giáo sư nêu lý do: "Theo tôi, các lực lượng vũ trang của Việt Nam phải tuyệt đối trung thành với đất nước và nhân dân Việt Nam, do đó quy định như trong Hiến pháp hiện hành là đủ. "Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ là một bộ phận của nhân dân Việt Nam, do đó đặt cụm từ “Đảng cộng sản Việt Nam” lên trước hai từ “Tổ quốc” và “nhân dân” như trong dự thảo là không hợp lý." Về việc thu hồi đất được quy định ở điều 58, báo cáo tiếp thu ý kiến người dân cũng đề xuất không tiếp tục thu hồi đất với cả ‘dự án phát triển kinh tế-xã hội’ và bổ sung quy định ‘thu hồi phải công khai, minh bạch, công bằng và do luật định’, báo Pháp Luật TPHCM cho biết. Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp cũng tiếp thu ý kiến đóng góp về nguyên lý ‘vô tội’. Theo đó bị cáo ‘được coi là vô tội cho đến khi được chứng minh là có tội theo trình tự luật định và có bản án kết tội của tòa án’. Có một thực tế ở Việt Nam là các nhân vật bất đồng chính kiến đang bị cáo buộc ‘chống Nhà nước’ mặc dù vẫn chưa ra tòa hoặc chưa bị tòa tuyên án thì đã bị các cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhà nước khẳng định là ‘có tội’. Một điểm đáng lưu ý nữa mà Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp cũng tiếp thu là quy định ‘Hiến pháp phải được trưng cầu dân ý’ để bảo điểm quyền lập hiến của nhân dân. Về điểm này, trong cuộc trao đổi với BBC, Đại biểu Dương Trung Quốc cũng nói: "Phải có thời gian để chúng ta sửa đổi Hiến pháp một cách hoàn thiện hơn, và trước khi có thể sửa đổi bản Hiến pháp một cách căn bản, thì nên giải quyết một vấn đề đã được đặt ra trong các bản hiến pháp trước đây. Đó là quyền trưng cầu dân ý. "Trưng cầu dân ý đã được nêu lên từ lâu nhưng chưa được thực thi vì chưa có luật, vì vậy hãy nhanh chóng có luật về trưng cầu dân ý và đó là công cụ để đo được quyền phúc quyết của người dân khi bản dự thảo Hiến pháp được sửa đổi xong và để lấy ý kiến của người dân. "Thì chắc chắn bản Hiến pháp sắp tới sẽ đảm bảo tính bền vững, vì nó kế thừa nền tảng vững chắc của chế độ dân chủ, cộng hòa được xác lập từ năm 1945 và nó cũng không thay đổi định hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội, nếu chúng ta còn mong muốn," ông nói với BBC.
Với tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng mặt, Trung Quốc là nơi chiếm đến phân nửa các công trình xây dựng mới trên thế giới.
Trung Quốc, quốc gia mỗi năm có thêm một 'London mới'
Mỗi năm, nước này lại xây cất ra một diện tích mặt sàn với kích thước lớn hơn tổng diện tích London. Những không gian ngoài trời tuyệt đẹp cho thời Covid-19 Những văn phòng bí mật trốn đại dịch Covid-19 Ngôi nhà đẹp nhất thế giới Vậy họ nên xây dựng thế nào để đạt hiệu quả hơn, chống gây ô nhiễm môi trường? Ở khu vực phía bắc của thủ đô Bắc Kinh, không xa sân vận động quốc gia Tổ Chim (Bird Nest) là mấy, một tòa nhà bốn tầng màu cam đứng lặng lẽ. Nó trông không quá khác biệt so với các tòa nhà khác trong khuôn viên của Học viện Nghiên cứu Xây dựng Trung Quốc hay hàng triệu tòa nhà mọc lên mỗi năm ở nước này. Tuy nhiên, nó chỉ tiêu tốn một phần năm năng lượng so với các tòa nhà tương tự ở thành phố thủ đô. Tòa nhà này là một phần của trào lưu xây dựng hướng tới bảo vệ môi trường bền vững của Trung Quốc. Tốc độ xây dựng đáng gờm Theo một số ước tính, gần một nửa công trình xây dựng của thế giới sẽ diễn ra tại Trung Quốc trong thập niên tới. Nước này hiện xây dựng mới hai tỷ mét vuông mặt sàn mỗi năm - nếu được bố trí thành dạng nhà một tầng trên một mặt phẳng thì diện tích này sẽ lớn hơn diện tích bề mặt London 1,3 lần. Đây là một con số phi thường, nhất là khi ta biết rằng trên thế giới, các tòa nhà và ngành xây dựng xả ra khoảng 39% khí thải dioxide carbon từ lượng tiêu thụ nhiên liệu mà chúng dùng đến. Trong những năm qua, mức tăng trưởng kinh tế vũ bão của Trung Quốc đã khiến việc tiêu thụ năng lượng của các tòa nhà tăng lên đáng kể và nó đã tạo ra một thách thức to lớn cho môi trường. Từ 2001 đến 2016, nhu cầu tiêu thụ năng lượng căn bản trong lĩnh vực xây dựng của Trung Quốc đã tăng hơn gấp đôi, đạt mức tương đương với gần một tỷ tấn than. Việc xây dựng các tòa nhà, gồm từ việc dùng nguyên liệu thô và nhiên liệu trong cả quá trình cung ứng, xây cất, xả ra khoảng một phần năm tổng lượng khí thải carbon của Trung Quốc. "Điều Trung Quốc cần làm là đảm bảo cải thiện chất lượng cuộc sống con người, nhưng không phải bằng cách tăng thật nhanh mức tiêu thụ năng lượng ở các tòa nhà," nhà nghiên cứu Zhu Yingxin từ Đại học Thanh Hoa, người đã phát triển các tiêu chuẩn kiến trúc xanh ở Trung Quốc, cho biết. Làm thế nào để Trung Quốc có thể làm được nhiệm vụ nặng nề này? Giải pháp cây xanh Một trong những cách trực quan nhất để kiến trúc trở nên xanh hơn ở Trung Quốc đó là cách dễ làm nhất - chỉ việc trồng nhiều cây cối trong các tòa nhà. Kiến trúc sư người Ý, Stefano Boeri, là người tiên phong của phong cách trồng rừng theo chiều thẳng đứng. Kể từ khi ra mắt Bosco Verticale, gồm hai tòa nhà chung cư cao cấp xanh tươi ở Milan, Boeri và các đồng nghiệp để ý tới Trung Quốc như nơi để xây dựng khu rừng theo chiều thẳng đứng tiếp theo tại Nam Kinh, thủ phủ của tỉnh Giang Tô ở miền Đông Trung Quốc. Trồng cây trong các thành phố cực kỳ hữu ích để đối phó với lượng khí thải CO2 ngày càng tăng cao, cũng như giảm ô nhiễm không khí đô thị. Nhưng, tại các khu vực đô thị có mật độ xây dựng dày đặc của Trung Quốc, nơi tấc đất tấc vàng, thì việc tạo ra các khu vườn vươn lên trên chứ không phải vươn rộng ra về mặt không gian đang trở thành một lựa chọn ngày càng hấp dẫn. Xây dựng không gian xanh vươn lên cao là cách tận dụng được tối đa không gian trong lúc tiết kiệm được tối đa mặt bằng ở những khu vực đô thị "tấc đất tấc vàng" Hai tòa tháp xanh ở Nam Kinh lẽ ra sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2020, nhưng dự án đã bị chậm tiến độ bởi đại dịch Covid-19. Làm mát ngôi nhà mà không cần máy điều hòa? Người Ba Tư cổ sáng tạo ra 'máy lạnh' giữa sa mạc Lợi hại từ công trình xây dựng lấn biển Tòa tháp đôi này sẽ có 2.500 bụi cây và hơn 1.000 cây thân gỗ được trồng trên khắp các bề mặt. Hiện có khoảng 600 loài cây từ các địa phương, chẳng hạn như photinia Trung Quốc, cây anh đào và bạch quả, đang được trồng sẵn trong một vườn ươm ngoại ô, dành cho các mặt đứng của hai tòa nhà. Chúng sẽ được nuôi lớn đến độ cao từ sáu đến chín mét rồi đem đến trồng ở đây. Yibo Xu, thành viên của Công ty thiết kế Stefano Boeri Architetti, phụ trách văn phòng Thượng Hải, giải thích rằng các cây này sẽ được thử nghiệm trong hầm gió để kiểm tra sức bền của chúng trước khi được đưa lên trồng trên sân thượng và ban công của tòa tháp đôi, nhằm mục đích cải thiện khí hậu và đa dạng sinh học. Các thử nghiệm mô phỏng gió mà cây cối có thể phải đối mặt ở các độ cao khác nhau của tòa nhà là nhằm đảm bảo cây được trồng tại cao độ an toàn với kích thước của chúng, giảm nguy cơ gãy đổ trong mùa bão. Nhiều tỉnh ở Trung Quốc đã đưa ra các chính sách khuyến khích làm cho cây xanh trở thành một phần không thể thiếu của nhà cao tầng. Chẳng hạn, tại tỉnh Chiết Giang, một tòa nhà có sân vườn trên ban công có thể được miễn các không gian xanh này khỏi tổng diện tích sàn khi tính tỷ lệ lô đất. Tỷ lệ này được tính trên tổng diện tích sàn của tòa nhà (bao gồm tất cả các tầng) so với diện tích mặt bằng lô đất mà tòa nhà tọa lạc. Tỷ lệ này thấp có nghĩa là môi trường sống tốt hơn, và vì vậy tài sản có thể được bán với giá cao hơn. Điều này thực sự khuyến khích, ông Xu nói. Nhưng để có được hiệu quả cao, bạn không thể đơn giản chỉ thêm thảm thực vật vào chỗ này hay chỗ kia trong một tòa nhà, Ken Yeang, kiến trúc sư sinh thái người Malaysia lưu ý. Thay vào đó, phủ xanh một tòa nhà đòi hỏi phải lập kế hoạch cẩn thận để đảm bảo rằng cây cối được kết nối tốt với các loài khác của chúng ở gần xung quanh, môi trường sống liên hoàn có lợi cho động vật, chim và côn trùng. Mặc dù các tòa nhà xanh như thế này đòi hỏi kế hoạch tỉ mỉ, nhưng theo các kiến trúc sư, điều này là xứng đáng. "Ngày nay, chúng ta có nhiều công cụ nếu muốn giảm phát thải CO2," Boeri nói. "Song chúng ta chỉ có một cách để hấp thụ trở lại CO2 đã thải ra mà thôi." Đó là hút trở lại lượng khí carbon trong khí quyển và lưu giữ nó ở dạng khác, mà cơ chế hiệu quả nhất chính là dựa vào cây xanh. Điều này thật là tuyệt diệu; song các khu vườn theo chiều thẳng đứng ở Nam Kinh được trông đợi sẽ chỉ hấp thụ được 25 tấn CO2 mỗi năm - tương đương với lượng phát thải của 10 chuyến bay khứ hồi từ Bắc Kinh đến London. Cải thiện vật liệu xây dựng Ngay cả khi các khu vườn kiểu đó trở nên phổ biến thì vẫn cần phải làm nhiều hơn mới có thể ít nhiều tác động tới mức độ phát thải của ngành công nghiệp xây dựng Trung Quốc. Công ty xây dựng dùng công nghệ in 3D WinSun sử dụng vật liệu tái chế để làm "mực" in ra các cấu kiện của tòa nhà Trồng thảm thực vật trở thành một phần của những tòa nhà cao tầng thông thường là một cách rất dễ làm "xanh" các cao ốc, nhưng việc cải tiến vật liệu xây dựng và kỹ thuật xây dựng có thể có tác động lớn hơn nhiều về mặt phát thải carbon. Chỉ riêng xi măng thôi đã thải 8% lượng khí thải carbon toàn cầu của thế giới mỗi năm. Theo một ước tính, năm 2015 ở Trung Quốc, lượng phát thải carbon từ vật liệu xây dựng - bao gồm thép, xi măng, sắt và nhôm - cùng với lượng phát thải từ hoạt động xây dựng tương đương với việc đốt một tỷ tấn than (để dễ so sánh, thì trong 2018, Trung Quốc đã đốt 3,83 tỷ tấn than). Một cách để giảm con số phát thải carbon khổng lồ này là sử dụng vật liệu xây dựng tái chế. Nằm cách sông Dương Tử khoảng 170 dặm (270km), đoạn chảy từ Nam Kinh đến Thượng Hải, có một công ty tên là WinSun đã biến vật liệu tái chế thành cụm các tòa nhà được dựng theo công nghệ in 3D. WinSun nói họ là công ty lớn nhất trong lĩnh vực công nghệ in 3D dùng trong xây dựng. SunWin là đứa con tinh thần của Ma Yihe, một kỹ sư cơ khí chuyển sang làm doanh nhân. Với công nghệ in 3D của Ma, chỉ cần chín công nhân để làm các việc cho bảy tòa nhà trong cụm đó - một công việc theo truyền thống sẽ cần đội ngũ 200 người. Số lượng các tấm gỗ sử dụng cũng được giảm bớt, bởi máy in 3D vận hành không cần giàn giáo. Tâm điểm của cụm các tòa nhà này là "mực in" công nghệ 3D có tính bền vững mà WinSun sử dụng. Được cung cấp từ những nơi như nhà máy thép, nhà máy than và công trường xây dựng đô thị, các chất thải rắn khác nhau được phân loại, cô hạt và xử lý thành nguyên liệu đầu vào - "mực" cho máy in 3D. Chất liệu này không phải toàn bộ đều đã qua sử dụng, vì nó cũng đòi hỏi một lượng cát nhất định giống như bê tông thông thường. Chất thải của nhà máy thép là dễ xử lý nhất, ông Mã nói, và có thể được sử dụng tới 60% trong nguyên liệu cho máy in 3D ngành xây dựng. Từ tái chế đến tái sử dụng Một cách khác còn tốt hơn việc nghiền nát các chất phế thải thành nguyên liệu để tạo ra một tòa nhà mới là tái sử dụng một tòa nhà đã hiện hữu tồn tại. Tại khu đô thị mới Hùng An (Xiong'an), khoảng 60 dặm (100km) về phía tây nam Bắc Kinh, một nhà máy may bỏ hoang đã được chuyển đổi công năng thành tòa nhà văn phòng. Liu Heng, giám đốc Viện Nghiên cứu và Thiết kế Kiến trúc Xanh, là kiến trúc sư đứng sau dự án này. Ông giữ lại các cấu trúc chính của nhà máy cũ, tạo ra các bề mặt sàn mới và sử dụng những khối xi măng cũ từ tòa nhà để xây tường bao ở ngoài sân. Khí thải từ hoạt động xây dựng, bao gồm cả sử dụng nguyên liệu thô, tương đương với việc đốt cháy một tỷ tấn than trong năm 2015 Cải tiến quan trọng nhất là việc sử dụng năng lượng một cách hiệu quả; ví dụ, ông Liu lắp đặt một "bức tường rèm" để tạo thành hành lang lưu thông không khí, giúp giảm bớt mức trao đổi nhiệt giữa môi trường bên ngoài và khu văn phòng chính. Một nhân viên làm việc tại khu trung tâm từng nói với phóng viên truyền hình rằng vào mùa đông, tòa nhà có nhiệt độ khoảng 18C mà không cần máy sưởi. Trong khi tháng lạnh nhất ở Bắc Kinh nhiệt độ trung bình là -3C. Ông Liu đồng ý với ông Ma rằng công nghệ in 3D mở ra một tương lai tốt hơn cho kiến trúc, vì tốc độ xây dựng nhanh, cần ít lao động hơn và tiềm năng giảm thiểu chất thải xây dựng. "Sẽ càng tốt hơn nữa nếu như họ sử dụng một số vật liệu nhất định để tăng cường tính cách nhiệt của nhà xây bằng công nghệ in 3D," ông Liu nói thêm. Tìm cách tận dụng cấu trúc và thiết kế của một tòa nhà để làm ấm hoặc mát mà không cần đến phương tiện máy móc - được gọi là thiết kế thụ động - là điều mà kiến trúc sư Dong Mei ở Bắc Kinh nghiên cứu khám phá trong gần 20 năm qua. Một trong những dự án lớn của bà là thiết kế một tòa nhà giảng dạy cho Đại học Bắc Kinh vào 2005 - năm mà Trung Quốc ban hành hướng dẫn đầu tiên về phát triển các tòa nhà công tiết kiệm năng lượng. Tòa nhà có một hành lang trung tâm hoạt động như một giếng thu ánh sáng trên tầng 5 để giảm nhu cầu chiếu sáng nhân tạo. Nó cũng giúp giảm sử dụng điện, giữ ấm vào mùa đông và là nguồn thông gió vào mùa hè. Hành lang sử dụng hệ thống tự động bật và tắt đèn trong các phòng học của tòa nhà dựa trên cảm biến chuyển động của học sinh. Bà Dong cũng có các kế hoạch lắp đặt hệ thống mái che có thể mở ra xếp vào ở phần tường tòa nhà để kiểm soát lượng ánh sáng mặt trời làm ấm tòa nhà. Các công nghệ vốn đã giúp cho các tòa nhà ở phương Tây giảm bớt lượng khí thải carbon thấp hơn chưa chắc sẽ có tác dụng tương tự ở Trung Quốc Đó là một dự án đầy tham vọng, và những nỗ lực cuối cùng của bà Dong Mei đã không được thông qua vì trường đại học cho việc xây lắp mái che mở ra xếp vào được là quá phức tạp. Đến nay, bà Dong vẫn tiếc nuối vì đã không làm được hệ thống mái che đó. "Theo tính toán của chúng tôi thì việc đó sẽ giúp giảm bớt thời gian phải sử dụng máy lạnh xuống thấp hơn hơn một tháng mỗi năm," bà nói. Những cản trở như vậy là điều mà nhiều người gặp phải khi muốn thực hiện các giải pháp xanh, sạch của mình. "Từ chối thử nghiệm điều khác biệt" là một thử thách cam go mà ông Yeang - kiến trúc sư Malaysia - nêu ra khi được hỏi về kinh nghiệm làm việc ở Trung Quốc. Doanh nhân công nghệ in 3D Ma Yihe cho biết ông cũng gặp phải vấn đề tương tự khi đàm phán với các công ty kiến trúc truyền thống. Khác biệt Đông - Tây Sự chấp nhận cái mới một cách dè dặt tạo ra một thách thức, nhưng cũng là một lợi thế. Tiêu thụ năng lượng Trung Quốc trên mỗi đơn vị xây dựng vẫn còn thấp hơn nhiều so với các nước ở phương Tây, Zhu Yingxin từ Đại học Thanh Hoa nói. Sự khác biệt là do không đồng điệu về thói quen, văn hóa, bà nói, chẳng hạn như sở thích thông gió tự nhiên và xu hướng sử dụng mát mẻ vừa phải thay vì dùng máy điều hòa nhiệt độ tạo mức lạnh rất nhân tạo. Do vậy, nếu như những người hoạt động trong lĩnh vực xây dựng ở Trung Quốc chỉ đơn giản mà sao chép các kinh nghiệm tiết kiệm năng lượng của phương Tây - điều này thường có nghĩa là kiểm soát môi trường trong nhà chặt chẽ bằng các máy móc thiết bị - thì điều đó sẽ dẫn đến việc tăng tiêu thụ năng lượng không cần thiết, bà Zhu nói. Để triển khai kiến trúc xanh ở Trung Quốc, các công nghệ cần được thiết kế phù hợp nhất với điều kiện địa phương, bà bổ sung thêm, từ khí hậu đến văn hóa. Nhiều thiết kế thụ động thực sự, vốn không sử dụng nhiên liệu để sưởi ấm hoặc làm mát, đã tồn tại từ lâu trong các kiểu xây cất nhà truyền thống của Trung Quốc. Có những ngôi nhà được xây với những bức tường dày khoét vào núi (kiểu nhà Diêu động) ở Cao nguyên Hoàng Thổ ở miền bắc Trung Quốc, hay với kiểu sân Huệ Châu cổ ở phía nam. Nhờ những khoảng sân này mà nhiệt độ được điều hòa do phần khí nóng bốc lên cao còn phần khí mát được hút xuống dưới. Nhà Diêu động khoét vào vách núi, với những lớp tường dày xây bên ngoài Giới kiến trúc sư có thể dùng công nghệ hiện đại để cải thiện thêm nữa các thiết kế như vậy, bà Zhu nói, chẳng hạn như làm thêm tum phía trên giếng trời để giữ nhiệt vào mùa đông - theo nguyên tắc tương tự mà bà Dong đã dùng trong thiết kế hành lang có trần bằng kính của mình. Đôi khi, các thiết kế cổ đã chứa đựng mọi ưu thế của công nghệ và kiến trúc hiện đại. Bà Zhu lạc quan về tương lai của mảng kiến trúc phát triển bền vững nơi đô thị ở Trung Quốc, điều mà bà cho là một trong những lĩnh vực quan trọng đang được chính phủ và ngành công nghiệp xây dựng cổ súy. Tính đến cuối 2018, Trung Quốc đã có hơn 10.000 dự án được chứng nhận kiến trúc xanh. Hệ thống xếp hạng với mức đánh giá tối đa là ba sao sử dụng danh mục các tiêu chí để tính điểm cho các tòa nhà dựa trên việc có tiết kiệm đất, năng lượng, nước hay không, tính bảo vệ môi trường của vật liệu xây dựng, cũng như chất lượng môi trường bên trong của tòa nhà, bên cạnh các tính năng khác. Đây chưa phải là một hệ thống hoàn hảo, bà Zhu lưu ý, vì hầu hết các chứng chỉ này chỉ dựa trên thiết kế tòa nhà chứ không phải là cách tòa nhà đã xây dựng và thực sự hoạt động - nhưng có thể coi là chỉ dấu cho thấy xu hướng sắp tới. Hồi 2017, Trung Quốc đặt mục tiêu đến cuối 2020, nước này sẽ có 50% tổng số các tòa nhà mới ở đô thị được chứng nhận có thiết kế xanh. Tốc độ phát triển đô thị ở Trung Quốc quả là nhanh, mà tốc độ thay đổi cũng nhanh không kém. Nếu một nửa hoạt động xây dựng trên thế giới thực sự xảy ra tại nơi đây trong thập niên này, thì việc nâng tiêu chuẩn về tính bền vững có thể sẽ tạo tác động lớn hơn đối với lượng khí thải từ hoạt động xây dựng trên toàn cầu.. Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.
Devin Wagner, một người Mỹ, mang 10kg gạo về nhà. Ông là người Mỹ, khoảng 32 tuổi, sống ở Việt Nam hơn sáu năm rồi.
Virus corona: người Mỹ, sự coi trọng tự do và dịch Covid-19
Một siêu thị ở Việt Nam hồi đầu tháng 3/2020 Trên đường về ông đi qua một cửa hàng viết bằng tiếng Anh "Xin lỗi, không phục vụ khách nước ngoài thời điểm này", ông lưu ý trong đầu và hứa là sẽ không bao giờ vào đây sau khi cuộc khủng hoảng này chấm dứt. Devin không đọc hiểu tiếng Việt nhiều, tuy nhiên dịch Covid-19 ngày càng nghiêm trọng nên ông đang suy nghĩ nghiêm túc đến việc sẽ sống lâu dài tại Việt Nam. Ông đã chuẩn bị đủ đồ ăn cho một tháng ở nhà. Devin thấy may mắn là ở Việt Nam mua mì gói và gạo rất dễ và có thể để lâu được. Virus corona: Người Việt ở Đức may khẩu trang tặng bệnh viên, cảnh sát vì 'mốt đã đổi' Kêu gọi đổi khẩu trang N95 cho bác sỹ được nhiều hưởng ứng Liệu chính điểm mạnh của nước Mỹ sẽ biến thành điểm yếu của họ trong thời điểm dịch Covid-19? Tôi lo sợ rằng điểm mạnh của nước Mỹ trong thời điểm này sẽ biến thành điểm yếu của họ. Do đó, virus corona có thêm lợi thế để làm hại người dân Mỹ. Tôi còn nhớ hồi bé đi học, một người bạn nói với tôi rằng cha mẹ bạn ấy sắp li hôn. Tôi biết bạn ấy sẽ buồn, và… cũng sẽ được nuông chiều! Bởi khi bố mẹ li hôn, họ sẽ tranh giành quyền nuôi con bằng cách chiếm lấy tình cảm của đứa bé, thế là những món quà ngày một nhiều. Một vài người bạn của tôi cũng từng mơ ước cha mẹ li hôn để được nhận nhiều qua như vậy. Thường thì khi cha mẹ li hôn, đứa trẻ có nhiều tự do hơn. Họ không dám nghiêm khắc vì sợ đứa con không gần gũi với mình nữa, kiểu gia đình thế này thì đứa con chính là "không tặc" quản lý mối quan hệ. Hành trình vào tâm dịch và chuyện tình xuyên biên giới TQ lại lấn át ở Biển Đông, VN còn trông đợi Mỹ được không? Một bệnh viện dã chiến đang được lập ở Trung tâm hội nghị Jacob Javis, thành phố New York Ký ức này làm tôi suy nghĩ tới chính phủ Mỹ. Hai đảng lúc nào cũng tìm cách thuyết phục người dân về phe họ, không khác gì cha mẹ khi ly hôn. Họ cố gắng lôi kéo người dân bằng cách đưa ra những lời hứa họ sẽ làm được gì cho nước Mỹ. Chẳng hạn, nhà chính trị Newt Gingrich đã tranh cử cho nhiệm kỳ tổng thống Mỹ năm 2012. Để thuyết phục người dân, ông hứa "tạo ra một thuộc địa trên mặt trăng vào năm 2020 nếu ông được bầu làm tổng thống". Và tất nhiên là lời hứa lớn nhất trong chiến dịch bầu cử ban đầu của Donald Trump: "Tôi sẽ xây dựng một bức tường tuyệt vời, không một ai có thể xây những bức tường này tốt hơn tôi, tin tôi đi, tôi sẽ xây chúng rất rẻ, chúng sẽ thật lớn và vĩ đại ở biên giới phía nam của chúng ta. Và người Mexico sẽ phải trả tiền cho bức tường đó." Lời hứa là thứ rất phức tạp vì nếu họ không hứa đủ thì người dân sẽ không bỏ phiếu, hoặc nếu hứa quá nhiều sẽ gây nghi ngờ. Người thành công cuối cùng là người có chiến dịch marketing tốt nhất. Người dân Mỹ đang thực hiện giãn cách xã hội. Trong hình, một bà mẹ đưa con ra công viên Central Park ở thành phố New York hôm 30/3 Bởi thế, khi mình nuôi con không nghiêm khắc, thường xuyên nuông chiều sẽ làm đứa con sinh hư. Tuần trước, một cặp đôi béo phì đã vô cùng phẫn nộ khi họ không được tự do mua 255 lon nước ngọt trong siêu thị. Tất cả người dân Mỹ là vậy, họ muốn có tự do, bởi vậy chính phủ rất khó quản lý được họ. Trên Hiến Pháp Hoa Kỳ có ghi: "công dân Mỹ có quyền giữ và mang theo vũ khí." Vì thế lượng tội phạm liên quan đến súng ở Mỹ cao ngất ngưỡng và gần như nằm ngoài tầm kiểm soát của chính phủ. Virus corona: Thế giới khủng hoảng, cứu trợ tiền bạc bao nhiêu mới đủ? Virus corona: Trump gia hạn khoảng cách xã hội cho đến hết 30/4 Phương Tây hiện giờ đang lo lắng virus Covid-19 sẽ không dừng lại, bởi rất khó có thể thuyết phục được người dân nên làm gì. Vì vậy, rất nhiều người nổi tiếng từ ca sĩ, diễn viên cho đến cả Barack Obama phải lên phương tiện truyền thông, khẩn cầu công dân tự cách ly ở nhà. Việc này không khác gì một bà mẹ mệt mỏi thuyết phục cô con gái đi ngủ sớm vì kỳ nghỉ hè đã hết, trời đã khuya mà con gái thì cứ quậy phá lung tung. "Con ơi, đi ngủ giùm mẹ đi! Mai đi học rồi! Sáng mai phải dậy đi học đấy! Ngủ sớm là tốt cho con lắm!" "Không, con không thích đi học. Con muốn đi chơi!" Ở Việt Nam, người dân tôn trọng chính quyền hơn và cố gắng ở nhà chống lại virus Ở Việt Nam, người dân tôn trọng chính quyền hơn, họ cố gắng ở nhà chống lại virus, ngoan ngoãn, không tụ tập nhiều người. Nói như vậy không có nghĩa là tôi chê người Mỹ xấu. Tôi là người Mỹ và tôi thích như vậy. Vì tất cả mỗi người, mỗi nước đều có điểm mạnh và điểm yếu. Những người lính Đức sau chiến tranh thế giới thứ 2 đưa ra quan điểm của họ về những người lính Mỹ: "Người Mỹ là những tù nhân xấu. Một nhóm gồm 14 người Mỹ bị bắt và đưa đến trong một ngày. Khi được hỏi về đơn vị, họ đã từ chối trả lời. Họ cũng từ chối làm việc và tiếp chuyện với các sĩ quan. Mấy tay lính Mỹ đã phải kiềm nén niềm vui sướng khi nhìn thấy gương mặt đầy khó chịu của các sĩ quan."-Paul Heinman. "Người Mỹ lì lợm, nhưng chính sự tự do cho phép họ làm những điều tuyệt vời". Bệnh viện dã chiến được xây dựng trong công viên Central Park, New York. Người Mỹ rất ghét các triều đại trị vì, trong khi người Anh vẫn rất tự hào về gia đình hoàng gia và bề dày lịch sử của họ. Người Mỹ coi trong cảm giác tự do và bất cứ điều gì được coi là di sản chính trị đều nhắc nhở họ về những ngày họ nằm dưới sự kiểm soát của một ông vua, nơi họ có thể gièm pha. Người Mỹ lì lợm, nhưng chính sự tự do cho phép họ làm những điều tuyệt vời. Họ muốn tự do hơn bất cứ điều gì khác. Bạn có bao giờ tự hỏi, đất nước nào có một sự đổi mới vượt bậc nhất trong 100 năm qua? Dây chuyền sản xuất và internet từ đâu mà có? Nước Mỹ. Ai đã gửi nhân loại lên mặt trăng đầu tiên? Nước Mỹ. Và ai sẽ đưa chúng ta lên sao Hoả? Nước Mỹ. Elon Musk, nhà thiết kế SpaceX, CEO và kiến trúc sư sản phẩm của Tesla, Inc. Chuyển từ Nam Châu Phi vào Mỹ, vì: "Bất cứ khi nào tôi đọc về một công nghệ tuyệt vời, nó sẽ có xu hướng từ Hoa Kỳ, hoặc rộng hơn là Bắc Mỹ bao gồm cả Canada. Vì vậy, tôi muốn tiến bộ công nghệ thì dĩ nhiên là nên ở Hoa Kỳ." Rất tiếc, người Mỹ sẽ phải đối mặt với dịch Covid-19 một cách khủng hoảng và có thể nặng nhất thế giới. Nhưng, mình cũng nên nhớ rằng, họ rất sáng tạo và thích nghi nhanh, bạn sẽ phải ngạc nhiên đấy. * Bài thể hiện quan điểm của một người Mỹ sống ở Việt Nam, viết bằng tiếng Việt với bút danh David Xanh