text
stringlengths
8
223k
length
int64
2
50.7k
Điều 3. Văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người đã tiến hành tố tụng. 1. Văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người đã tiến hành tố tụng ra quyết định áp dụng BPKCTT (trong các trường hợp được quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 28 Luật TNBTCNN và được hướng dẫn tại khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch này) là quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị cuối cùng của Chánh án Tòa án có thẩm quyền hoặc của Hội đồng xét xử theo quy định tại Điều 125 BLTTDS hoặc Điều 71 Luật Tố tụng hành chính. 2. Văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người đã tiến hành tố tụng ra bản án, quyết định mà biết rõ là trái pháp luật hoặc cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án (quy định tại khoản 4 Điều 28 Luật TNBTCNN và được hướng dẫn tại khoản 2 Điều 2 Thông tư liên tịch này) là một trong các văn bản sau đây: a) Bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật xác định người đã tiến hành tố tụng đó phạm tội ra bản án trái pháp luật hoặc tội ra quyết định trái pháp luật hoặc tội làm sai lệch hồ sơ vụ án; b) Các quyết định gồm Quyết định đình chỉ điều tra của Cơ quan điều tra theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 164 Bộ Luật tố tụng hình sự, Quyết định đình chỉ vụ án của Viện kiểm sát theo quy định tại khoản 1 Điều 169 Bộ Luật tố tụng hình sự, Quyết định đình chỉ vụ án của Tòa án theo quy định tại Điều 180 Bộ Luật tố tụng hình sự vì lý do người đã tiến hành tố tụng ra bản án, quyết định mà biết rõ là trái pháp luật hoặc cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 25 Bộ Luật hình sự. c) Quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo của Chánh án Tòa án xác định người đã tiến hành tố tụng có hành vi ra bản án mà biết rõ là trái pháp luật hoặc ra quyết định mà biết rõ là trái pháp luật hoặc cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án trong trường hợp người đã tiến hành tố tụng chưa bị khởi tố hoặc đang bị điều tra, truy tố, xét xử về những hành vi này thì bị chết. d) Quyết định xử lý kỷ luật cán bộ, công chức đối với người đã tiến hành tố tụng có hành vi ra bản án mà biết rõ là trái pháp luật hoặc ra quyết định mà biết rõ là trái pháp luật hoặc cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án trong trường hợp người đã tiến hành tố tụng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về những hành vi này.
522
Điều 4. Thủ tục ban hành văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người đã tiến hành tố tụng theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch này. 1. Trường hợp người bị thiệt hại cho rằng mình bị thiệt hại do hành vi ra bản án mà biết rõ là trái pháp luật hoặc ra quyết định mà biết rõ là trái pháp luật hoặc cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án của người đã tiến hành tố tụng nhưng người đã tiến hành tố tụng chưa bị khởi tố hoặc đang trong quá trình bị điều tra, truy tố, xét xử về những hành vi này thì bị chết, thì người bị thiệt hại có quyền khiếu nại, tố cáo tới Chánh án Tòa án quản lý người đã tiến hành tố tụng. 2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản khiếu nại, tố cáo của người khiếu nại, tố cáo, Chánh án Tòa án quản lý người đã tiến hành tố tụng xét thấy việc khiếu nại, tố cáo của người khiếu nại, tố cáo là có căn cứ, thì ban hành quyết định thành lập Hội đồng tư vấn gồm ít nhất ba thành viên giúp Chánh án xem xét hành vi ra bản án mà biết rõ là trái pháp luật hoặc ra quyết định mà biết rõ là trái pháp luật hoặc cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án của người đã tiến hành tố tụng bị khiếu nại, tố cáo. Quyết định thành lập Hội đồng tư vấn được ban hành theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này. Thành viên Hội đồng tư vấn phải có đủ điều kiện theo hướng dẫn tại các điểm b và c khoản 2 Điều 12 Thông tư liên tịch này. 3. Hội đồng tư vấn có nhiệm vụ nghiên cứu, xem xét có hay không có hành vi ra bản án mà biết rõ là trái pháp luật hoặc ra quyết định mà biết rõ là trái pháp luật hoặc cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án của người đã tiến hành tố tụng bị khiếu nại, tố cáo. Ý kiến của Hội đồng tư vấn được lập thành văn bản có chữ ký xác nhận của từng thành viên Hội đồng tư vấn. Trường hợp các thành viên Hội đồng tư vấn có ý kiến khác nhau thì văn bản báo cáo Chánh án cần ghi rõ ý kiến của từng thành viên. 4. Trên cơ sở báo cáo của Hội đồng tư vấn, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ra quyết định thành lập Hội đồng tư vấn, Chánh án Tòa án xem xét ra quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo, xác định có hay không có hành vi ra bản án mà biết rõ là trái pháp luật hoặc ra quyết định mà biết rõ là trái pháp luật hoặc cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án của người đã tiến hành tố tụng bị khiếu nại, tố cáo. Chánh án Tòa án ban hành quyết định giải quyết khiếu nại theo Mẫu số 02, kết luận nội dung tố cáo theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này. Quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo này phải được gửi ngay cho người khiếu nại, tố cáo và người đã tiến hành tố tụng bị khiếu nại, tố cáo. 5. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo của Chánh án Tòa án cấp huyện hoặc Chánh án Tòa án cấp tỉnh, người khiếu nại, tố cáo và người đã tiến hành tố tụng bị khiếu nại, tố cáo có quyền khiếu nại tới Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp của Chánh án Tòa án đã ban hành quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại của người khiếu nại, tố cáo hoặc người đã tiến hành tố tụng bị khiếu nại, tố cáo, Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp phải ban hành quyết định giải quyết khiếu nại. Quyết định của Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp là quyết định cuối cùng và phải được gửi ngay cho người khiếu nại, tố cáo, người đã tiến hành tố tụng bị khiếu nại, tố cáo và Tòa án đã ban hành quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đối với quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành vi ra bản án mà biết rõ là trái pháp luật hoặc ra quyết định mà biết rõ là trái pháp luật hoặc cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án của người đã tiến hành tố tụng thuộc Tòa án nhân dân tối cao, thì quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là quyết định cuối cùng.
892
Điều 5. Thời hiệu yêu cầu bồi thường. 1. Đối với yêu cầu bồi thường trong trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 28 Luật TNBTCNN, thời hiệu yêu cầu bồi thường là hai năm, kể từ ngày Chánh án Tòa án có thẩm quyền hoặc Hội đồng xét xử ban hành văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người đã tiến hành tố tụng quy định tại khoản 1 Điều 3 của Thông tư liên tịch này. 2. Đối với yêu cầu bồi thường trong trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 28 Luật TNBTCNN, thời hiệu yêu cầu bồi thường là hai năm, kể từ ngày văn bản xác định hành vi trái pháp luật theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch này được ban hành. Trường hợp văn bản xác định hành vi trái pháp luật là bản án, quyết định hình sự của Tòa án có thẩm quyền xác định người đã tiến hành tố tụng phạm tội ra bản án trái pháp luật hoặc tội ra quyết định trái pháp luật hoặc tội cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án thì thời hiệu yêu cầu bồi thường là hai năm, kể từ ngày bản án, quyết định hình sự đó có hiệu lực pháp luật.
226
Điều 6. Trách nhiệm báo cáo về việc giải quyết bồi thường. 1. Sau khi thực hiện việc giải quyết bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người đã tiến hành tố tụng gây ra đối với mỗi vụ việc, Tòa án có trách nhiệm bồi thường trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết bồi thường và báo cáo Tòa án cấp trên trực tiếp và Tòa án nhân dân tối cao về các nội dung sau đây để phục vụ công tác quản lý nhà nước về bồi thường: a) Thụ lý đơn yêu cầu bồi thường; b) Ban hành quyết định giải quyết bồi thường; c) Người bị thiệt hại khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về bồi thường nhà nước; d) Thực hiện thủ tục chi trả tiền bồi thường; e) Thực hiện trách nhiệm hoàn trả của người đã tiến hành tố tụng. Kèm theo báo cáo phải có bản sao các tài liệu có liên quan đến việc giải quyết bồi thường. 2. Sau khi giải quyết vụ án tranh chấp về bồi thường nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, Tòa án đã giải quyết tranh chấp gửi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật cho Tòa án cấp trên trực tiếp và Tòa án nhân dân tối cao để phục vụ công tác quản lý nhà nước về bồi thường trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính. 3. Định kỳ sáu tháng và hàng năm, Tòa án nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Tòa án nhân dân tối cao về công tác giải quyết bồi thường trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính của Tòa án các cấp địa phương mình.
325
Điều 7. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm. 1. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm được xác định theo Điều 45 Luật TNBTCNN. Trong trường hợp tài sản bị xâm phạm là quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất thì thiệt hại được bồi thường cũng được xác định theo quy định tại Điều 45 Luật TNBTCNN và các quy định của pháp luật có liên quan. 2. Thời gian tính lãi đối với các khoản tiền quy định tại khoản 4 Điều 45 Luật TNBTCNN được tính từ ngày các khoản tiền được nộp vào ngân sách nhà nước theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bị tịch thu, thi hành án, khoản tiền đã đặt để bảo đảm tại cơ quan có thẩm quyền (kê biên tài sản tranh chấp, phong tỏa tài khoản,...) đến ngày ban hành quyết định giải quyết bồi thường của Tòa án có trách nhiệm bồi thường hoặc bản án, quyết định của Tòa án về việc giải quyết vụ án tranh chấp bồi thường nhà nước.
193
Điều 8. Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. 1. Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của cá nhân Thu nhập thực tế của cá nhân quy định tại Điều 46 Luật TNBTCNN được xác định như sau: Trường hợp trước khi xảy ra thiệt hại mà người bị thiệt hại có thu nhập ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động thì căn cứ vào mức lương, tiền công của tháng liền kề của người đó trước khi xảy ra thiệt hại làm căn cứ để xác định khoản thu nhập thực tế. Trường hợp trước khi xảy ra thiệt hại mà người bị thiệt hại có việc làm và hàng tháng có thu nhập nhưng không ổn định thì lấy mức thu nhập trung bình của ba tháng liền kề trước thời điểm xảy ra thiệt hại làm căn cứ để xác định khoản thu nhập thực tế. Trường hợp trước khi xảy ra thiệt hại mà người bị thiệt hại là nông dân, ngư dân, người làm muối, người trồng rừng, người làm thuê, người buôn bán nhỏ, thợ thủ công, lao động khác có thu nhập nhưng theo mùa vụ hoặc không ổn định thì lấy mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại tại địa phương; nếu không xác định được thu nhập trung bình thì lấy mức lương tối thiểu đối với cơ quan Nhà nước tại thời điểm giải quyết bồi thường làm căn cứ để xác định khoản thu nhập thực tế. 2. Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của tổ chức Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của tổ chức quy định tại Điều 46 Luật TNBTCNN được xác định trên cơ sở thu nhập trung bình của hai năm liền kề trước thời điểm xảy ra thiệt hại và được xác định theo báo cáo tài chính hợp pháp của tổ chức; trường hợp không có báo cáo tài chính, tổ chức có thể chứng minh thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút bằng các tài liệu, chứng cứ hợp pháp khác theo quy định của pháp luật có liên quan. Trường hợp tổ chức được thành lập chưa đủ hai năm tính đến thời điểm xảy ra thiệt hại thì thu nhập thực tế của tổ chức được xác định trên cơ sở thu nhập bình quân trong thời gian hoạt động thực tế của tổ chức đó.
438
Điều 9. Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Người bị thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án có trách nhiệm bồi thường giải quyết việc bồi thường khi có văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người đã tiến hành tố tụng quy định tại Điều 3 của Thông tư liên tịch này.
58
Điều 10. Hồ sơ yêu cầu bồi thường. 1. Hồ sơ yêu cầu bồi thường bao gồm các văn bản sau đây: a) Đơn yêu cầu bồi thường theo Mẫu số 04a hoặc Mẫu số 04b ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này; b) Tài liệu, chứng cứ kèm theo bao gồm: b1) Trường hợp yêu cầu bồi thường theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 28 Luật TNBTCNN thì hồ sơ yêu cầu bồi thường phải có một trong các văn bản quy định tại khoản 1 Điều 3 của Thông tư liên tịch này. b2) Trường hợp yêu cầu bồi thường theo quy định tại khoản 4 Điều 28 Luật TNBTCNN thì hồ sơ yêu cầu bồi thường phải có một trong các văn bản quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch này và quyết định giám đốc thẩm hoặc quyết định tái thẩm hủy bản án, quyết định trái pháp luật do người đã tiến hành tố tụng đã ban hành. b3) Tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc yêu cầu bồi thường như các giấy tờ chứng minh thu nhập, giấy tờ chứng minh thiệt hại,… 2. Trường hợp vì lý do khách quan, người yêu cầu chưa thể nộp ngay đầy đủ các tài liệu, chứng cứ quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, thì người yêu cầu phải bổ sung theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết bồi thường. Trường hợp người yêu cầu đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập tài liệu, chứng cứ mà vẫn không thể tự mình thu thập được thì có thể làm văn bản yêu cầu Tòa án tiến hành thu thập tài liệu, chứng cứ nhằm bảo đảm cho việc giải quyết bồi thường đúng đắn.
311
Điều 11. Gửi và thụ lý đơn yêu cầu bồi thường. 1. Người yêu cầu bồi thường gửi 01 bộ hồ sơ yêu cầu bồi thường đến Tòa án có trách nhiệm bồi thường bằng một trong các phương thức sau đây: a) Nộp trực tiếp tại Tòa án. b) Gửi đến Tòa án qua đường bưu điện. 2. Khi nhận được hồ sơ yêu cầu bồi thường, Tòa án phải kiểm tra và xác định tính hợp lệ của đơn và các tài liệu, chứng cứ kèm theo; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì Tòa án thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu bồi thường biết để họ sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án. 3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu bồi thường và các tài liệu, chứng cứ hợp lệ, nếu xác định yêu cầu bồi thường thuộc trách nhiệm giải quyết của mình thì Tòa án đã nhận hồ sơ phải thụ lý và thông báo cho người yêu cầu bồi thường, người đã tiến hành tố tụng có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này. Trường hợp Tòa án đã nhận hồ sơ yêu cầu bồi thường, sau đó xét thấy không thuộc trách nhiệm giải quyết bồi thường của mình thì thông báo trả lại hồ sơ yêu cầu bồi thường thiệt hại theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này và hướng dẫn người yêu cầu bồi thường gửi đơn đến Tòa án có trách nhiệm giải quyết.
290
Điều 12. Phân công cán bộ giải quyết bồi thường. 1. Ngay sau khi thụ lý đơn yêu cầu bồi thường, Chánh án Tòa án có trách nhiệm bồi thường phải ra quyết định cử người đại diện thực hiện việc giải quyết bồi thường (sau đây gọi tắt là người đại diện) theo Mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này. Trường hợp Chánh án Tòa án là người đã tiến hành tố tụng gây ra thiệt hại hoặc là người thân thích của người đã tiến hành tố tụng gây ra thiệt hại hoặc là người thân thích của người bị thiệt hại thì tập thể lãnh đạo Tòa án cùng thảo luận, thống nhất cử một cán bộ đại diện chịu trách nhiệm về việc giải quyết bồi thường. Người thân thích của người đã tiến hành tố tụng hoặc của người bị thiệt hại là vợ (hoặc chồng), ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi (bên vợ hoặc bên chồng), con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột (bên vợ hoặc bên chồng), cháu nội, cháu ngoại, con rể, con dâu, anh em kết nghĩa, quan hệ thông gia, quan hệ công tác, quan hệ kinh tế,… với người đã tiến hành tố tụng hoặc người bị thiệt hại mà có căn cứ rõ ràng chứng minh là trong cuộc sống giữa họ có mối quan hệ tình cảm thân thiết. 2. Người đại diện phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Đối với Tòa án cấp huyện thì người đại diện là Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện; đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì người đại diện là lãnh đạo cấp phòng trở lên; đối với Tòa án nhân dân tối cao thì người đại diện là lãnh đạo cấp vụ trở lên; b) Có kinh nghiệm công tác trong ngành, lĩnh vực phát sinh trách nhiệm bồi thường; c) Không phải là người thân thích của người đã tiến hành tố tụng gây ra thiệt hại hoặc của người bị thiệt hại. 3. Trong trường hợp không có người đại diện đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại điểm a khoản 2 Điều này, thì Tòa án có trách nhiệm bồi thường cử 01 Thẩm phán đại diện giải quyết bồi thường.
404
Điều 13. Xác minh thiệt hại. 1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu bồi thường, người đại diện phải tổ chức việc xác minh thiệt hại. Thời hạn xác minh thiệt hại là 20 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu bồi thường; trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn xác minh có thể kéo dài nhưng không quá 40 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu bồi thường. 2. Việc xác minh thiệt hại được thực hiện theo quy định tại Điều 18 Luật TNBTCNN. Trường hợp cần phải tiến hành định giá tài sản, giám định thiệt hại về tài sản để xác định thiệt hại về tài sản, thì Tòa án có trách nhiệm giải quyết bồi thường áp dụng tương tự quy định tại Điều 90 và Điều 92 BLTTDS và các văn bản pháp luật có liên quan. Chi phí định giá, giám định được thực hiện theo quy định của Pháp Lệnh chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng và được bảo đảm từ ngân sách Nhà nước.
210
Điều 14. Thương lượng việc bồi thường. Thương lượng việc bồi thường được thực hiện theo quy định tại Điều 19 Luật TNBTCNN. Biên bản thương lượng việc bồi thường thiệt hại thực hiện theo Mẫu số 08 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.
47
Điều 15. Ban hành quyết định giải quyết bồi thường. Ngay sau khi kết thúc việc thương lượng, người đại diện phải hoàn thành dự thảo quyết định giải quyết bồi thường để báo cáo Chánh án Tòa án có trách nhiệm bồi thường. Căn cứ vào kết quả xác minh thiệt hại, kết quả thương lượng với người bị thiệt hại và ý kiến của các cơ quan có liên quan (nếu có), Tòa án có trách nhiệm bồi thường ban hành quyết định giải quyết bồi thường theo quy định tại Điều 20 Luật TNBTCNN. Quyết định giải quyết bồi thường được ban hành theo Mẫu số 09 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này. Hiệu lực của quyết định giải quyết bồi thường được xác định theo quy định tại Điều 21 Luật TNBTCNN.
139
Điều 16. Chuyển giao quyết định giải quyết bồi thường. 1. Quyết định giải quyết bồi thường phải được gửi cho người bị thiệt hại, Tòa án cấp trên trực tiếp của Tòa án có trách nhiệm bồi thường, Tòa án nhân dân tối cao và người đã tiến hành tố tụng có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại. 2. Việc chuyển giao quyết định giải quyết bồi thường cho người bị thiệt hại được thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 16/2010/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật TNBTCNN. 3. Quyết định giải quyết bồi thường được gửi cho Tòa án cấp trên của Tòa án có trách nhiệm bồi thường và Tòa án nhân dân tối cao kèm theo báo cáo về việc giải quyết bồi thường theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch này.
166
Điều 17. Khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về bồi thường nhà nước Người bị thiệt hại có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về bồi thường nhà nước trong các trường hợp sau đây:. 1. Người bị thiệt hại không đồng ý với quyết định giải quyết bồi thường của Tòa án có trách nhiệm bồi thường được ban hành theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật TNBTCNN. 2. Hết thời hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật TNBTCNN mà Tòa án có trách nhiệm bồi thường không ra quyết định giải quyết bồi thường.
110
Điều 18. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về bồi thường nhà nước. 1. Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về bồi thường nhà nước là Tòa án nhân dân cấp huyện theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật TNBTCNN. 2. Trường hợp Tòa án nhân dân cấp huyện theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật TNBTCNN là Tòa án có trách nhiệm bồi thường thì Tòa án nhân dân cấp huyện báo cáo Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp để Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp của Tòa án đó lấy vụ án lên giải quyết theo thủ tục sơ thẩm.
113
Điều 19. Thủ tục giải quyết tranh chấp về bồi thường nhà nước. Thủ tục giải quyết tranh chấp về bồi thường nhà nước tại Tòa án được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
40
Điều 20. Chi trả tiền bồi thường. Căn cứ vào quyết định giải quyết bồi thường đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án có trách nhiệm bồi thường hoặc bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án giải quyết vụ án tranh chấp về bồi thường nhà nước, Tòa án có trách nhiệm bồi thường thực hiện việc chi trả tiền bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của Chương VI Luật TNBTCNN và văn bản hướng dẫn thi hành.
90
Điều 21. Thành lập Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả. 1. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày đã thực hiện xong việc chi trả tiền bồi thường, Chánh án Tòa án có trách nhiệm bồi thường phải ban hành quyết định thành lập Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả (sau đây gọi tắt là Hội đồng) theo Mẫu số 10 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này. Trường hợp Chánh án Tòa án là người đã tiến hành tố tụng đã gây thiệt hại thì tập thể lãnh đạo Tòa án có trách nhiệm bồi thường cùng thảo luận, thống nhất ban hành quyết định thành lập Hội đồng. 2. Thành phần Hội đồng bao gồm: a) Chủ tịch Hội đồng là Chánh án Tòa án có trách nhiệm bồi thường. Trường hợp Chánh án Tòa án là người đã tiến hành tố tụng gây ra thiệt hại hoặc là người thân thích của người đã tiến hành tố tụng gây ra thiệt hại hoặc của người bị thiệt hại thì tập thể lãnh đạo Tòa án có trách nhiệm bồi thường cùng thảo luận, thống nhất cử một Phó Chánh án là Chủ tịch Hội đồng; b) Đại diện tổ chức công đoàn của Tòa án có trách nhiệm bồi thường; c) Đại diện bộ phận tổ chức, cán bộ của cơ quan đang quản lý người đã tiến hành tố tụng gây ra thiệt hại; d) Người phụ trách công tác tài chính - kế toán của Tòa án có trách nhiệm bồi thường; đ) Chuyên gia về ngành kinh tế, kỹ thuật và pháp lý có liên quan. Trường hợp có nhiều người đã tiến hành tố tụng thuộc các Tòa án khác nhau cùng gây ra thiệt hại thì đại diện lãnh đạo của các Tòa án này phải tham gia Hội đồng. Người tham gia Hội đồng không được là người thân thích của người đã tiến hành tố tụng gây ra thiệt hại hoặc của người bị thiệt hại.
343
Điều 22. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng. Hội đồng có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: 1. Xem xét, đánh giá mức độ thiệt hại của người bị thiệt hại, mức độ lỗi của từng người đã tiến hành tố tụng gây ra thiệt hại; 2. Xác định điều kiện kinh tế của từng người đã tiến hành tố tụng gây ra thiệt hại; 3. Kiến nghị với Chánh án Tòa án có trách nhiệm bồi thường hoặc Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp nếu Chánh án Tòa án có trách nhiệm bồi thường là người gây ra thiệt hại về mức hoàn trả và phương thức hoàn trả đối với từng người gây thiệt hại; 4. Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
133
Điều 23. Ban hành quyết định hoàn trả. 1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày đã thực hiện xong việc chi trả tiền bồi thường, Chánh án Tòa án có trách nhiệm bồi thường căn cứ vào kiến nghị của Hội đồng để ban hành quyết định hoàn trả theo Mẫu số 11 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này. Trường hợp Chánh án Tòa án là người đã tiến hành tố tụng gây ra thiệt hại thì Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp có thẩm quyền ban hành quyết định hoàn trả. 2. Trường hợp người có thẩm quyền ban hành quyết định hoàn trả có ý kiến khác với kiến nghị của Hội đồng thì có quyền tự quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định đó.
139
Điều 24. Thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền hoàn trả. 1. Người có nghĩa vụ hoàn trả phải thực hiện đúng thời hạn, mức và phương thức hoàn trả ghi trong quyết định hoàn trả. 2. Trường hợp đã có một trong những văn bản quy định tại các điểm a, b khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch này xác định hành vi trái pháp luật của người đã tiến hành tố tụng, thì người đã tiến hành tố tụng có nghĩa vụ hoàn trả toàn bộ số tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại. 3. Trường hợp đã có một trong những văn bản quy định tại khoản 1, các điểm c và d khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch này xác định hành vi trái pháp luật của người đã tiến hành tố tụng, thì việc xác định mức hoàn trả của người đã tiến hành tố tụng có hành vi trái pháp luật thực hiện theo quy định của Điều 57 Luật TNBTCNN và Điều 16 Nghị định số 16/2010/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật TNBTCNN. 4. Tòa án có trách nhiệm bồi thường phải thu và nộp đầy đủ, kịp thời toàn bộ khoản tiền hoàn trả vào ngân sách nhà nước theo quy định của Luật TNBTCNN và văn bản hướng dẫn thi hành.
248
Điều 25. Xử lý người đã tiến hành tố tụng không thực hiện nghĩa vụ hoàn trả. 1. Người có nghĩa vụ hoàn trả đã được Tòa án có trách nhiệm bồi thường thông báo đến lần thứ ba về việc hoàn trả mà không thực hiện nghĩa vụ hoàn trả thì bị kỷ luật theo quy định của pháp luật. 2. Trường hợp người có nghĩa vụ hoàn trả đã chuyển công tác đến cơ quan khác trong bộ máy nhà nước thì cơ quan nhà nước đang trực tiếp quản lý người có nghĩa vụ hoàn trả có trách nhiệm đôn đốc việc thực hiện nghĩa vụ hoàn trả và quyết định biện pháp xử lý theo quy định tại khoản 1 của Điều này và thông báo với Tòa án có trách nhiệm bồi thường, người đã ra quyết định hoàn trả. 3. Trường hợp người có nghĩa vụ hoàn trả không còn làm việc trong các cơ quan nhà nước thì cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải thực hiện các biện pháp thu hồi khoản tiền hoàn trả theo quy định của pháp luật.
190
Điều 26. Xử lý trách nhiệm hoàn trả khi Tòa án có trách nhiệm bồi thường ban hành quyết định hoàn trả trong trường hợp người có trách nhiệm hoàn trả bị chết. Trường hợp Tòa án có trách nhiệm bồi thường đã ban hành quyết định hoàn trả mà người có trách nhiệm hoàn trả bị chết, thì những người thừa kế di sản của người có trách nhiệm hoàn trả phải thực hiện nghĩa vụ của người có trách nhiệm hoàn trả. Trường hợp những người thừa kế di sản của người có trách nhiệm hoàn trả không thực hiện nghĩa vụ, thì Tòa án có trách nhiệm bồi thường thực hiện các biện pháp thu hồi khoản tiền hoàn trả theo quy định của pháp luật.
129
Điều 27. Hiệu lực thi hành. 1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2012. 2. Kể từ ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành, trường hợp Tòa án xét xử người đã tiến hành tố tụng về hành vi ra bản án mà biết rõ là trái pháp luật hoặc ra quyết định mà biết rõ là trái pháp luật hoặc cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án thì Tòa án tách việc giải quyết trách nhiệm bồi thường của Nhà nước để giải quyết theo quy định của Luật TNBTCNN và các văn bản hướng dẫn thi hành. 3. Kể từ ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành, trường hợp đã có bản án, quyết định hình sự xác định người đã tiến hành tố tụng phạm tội ra bản án trái pháp luật hoặc tội ra quyết định trái pháp luật hoặc tội làm sai lệch hồ sơ vụ án mà đã giải quyết trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong bản án, quyết định hình sự đó, thì không áp dụng hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này để tách việc giải quyết trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị đối với bản án, quyết định hình sự về việc giải quyết trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (nếu có) được thực hiện theo thủ tục tố tụng hình sự.
254
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh. Nghị định này quy định chi tiết về: Quản lý tài liệu lưu trữ điện tử; thời hạn nộp lưu tài liệu lưu trữ của ngành công an, quốc phòng, ngoại giao và của ngành khác vào Lưu trữ lịch sử; một số trường hợp đặc biệt khi sử dụng tài liệu lưu trữ liên quan đến cá nhân và thẩm quyền, thủ tục cấp, thu hồi Chứng chỉ hành nghề lưu trữ.
79
Điều 2. Giải thích từ ngữ. Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Hồ sơ điện tử là tập hợp các tài liệu điện tử có liên quan với nhau về một vấn đề, một sự việc, một đối tượng cụ thể hoặc có đặc điểm chung, hình thành trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân. 2. Lập hồ sơ điện tử là việc áp dụng công nghệ thông tin nhằm liên kết các tài liệu điện tử hình thành trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, cá nhân thành hồ sơ điện tử. 3. Dữ liệu thông tin đầu vào là những thông tin mô tả các đặc tính của tài liệu như nội dung, tác giả, thời gian, định dạng, chất lượng, điều kiện và các đặc tính khác nhằm tạo thuận lợi cho quá trình thu thập, bảo quản, tìm kiếm, truy cập, quản lý và lưu trữ dữ liệu. 4. Tài liệu chuyên môn nghiệp vụ là tài liệu kỹ thuật, nghiệp vụ hình thành trong quá trình giải quyết công việc để phục vụ cho hoạt động chuyên môn nghiệp vụ hàng ngày của cơ quan, tổ chức. 5. Chứng chỉ hành nghề lưu trữ là giấy xác nhận năng lực hành nghề do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người có đủ trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và các điều kiện theo quy định của pháp luật để thực hiện các dịch vụ lưu trữ.
275
Điều 3. Xác định giá trị tài liệu lưu trữ điện tử. 1. Tài liệu lưu trữ điện tử được xác định giá trị theo nguyên tắc, phương pháp và tiêu chuẩn xác định giá trị nội dung như tài liệu lưu trữ trên các vật mang tin khác và phải đáp ứng các yêu cầu sau: a) Bảo đảm độ tin cậy, tính toàn vẹn và xác thực của thông tin chứa trong tài liệu điện tử kể từ khi tài liệu điện tử được khởi tạo lần đầu dưới dạng một thông điệp dữ liệu hoàn chỉnh; b) Thông tin chứa trong tài liệu lưu trữ điện tử có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh. 2. Tài liệu lưu trữ điện tử đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này có giá trị như bản gốc.
146
Điều 4. Tài liệu lưu trữ điện tử hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức. 1. Tài liệu lưu trữ điện tử hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức phải được lập hồ sơ, lựa chọn và bảo quản theo nghiệp vụ lưu trữ và kỹ thuật công nghệ thông tin trong hệ thống quản lý tài liệu điện tử. 2. Hệ thống quản lý tài liệu điện tử phải bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật để tài liệu lưu trữ điện tử có tính xác thực, toàn vẹn, nhất quán, an toàn thông tin, có khả năng truy cập ngay từ khi tài liệu được tạo lập. 3. Bộ Nội vụ, Bộ Thông tin và Truyền thông quy định các chức năng cơ bản; quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình xử lý công việc trong hệ thống quản lý tài liệu điện tử.
174
Điều 5. Tài liệu lưu trữ điện tử hình thành từ việc số hóa tài liệu lưu trữ trên các vật mang tin khác. 1. Tài liệu lưu trữ điện tử hình thành từ việc số hóa tài liệu lưu trữ trên các vật mang tin khác phải đáp ứng các tiêu chuẩn dữ liệu thông tin đầu vào. Cơ quan, tổ chức, cá nhân không được hủy tài liệu lưu trữ có giá trị bảo quản vĩnh viễn sau khi tài liệu đó được số hóa. 2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm sử dụng chữ ký số đối với tài liệu số hóa. 3. Chữ ký số của cơ quan, tổ chức phải đáp ứng các yêu cầu của pháp luật về giao dịch điện tử.
129
Điều 6. Tiêu chuẩn dữ liệu thông tin đầu vào. 1. Dữ liệu thông tin đầu vào phải thống nhất, phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật về công nghệ thông tin và nghiệp vụ lưu trữ. 2. Bộ Nội vụ hướng dẫn tiêu chuẩn dữ liệu thông tin đầu vào của tài liệu lưu trữ điện tử.
58
Điều 7. Thu thập tài liệu lưu trữ điện tử. 1. Trường hợp tài liệu lưu trữ điện tử và tài liệu lưu trữ giấy có nội dung trùng nhau thì thu thập cả hai loại. 2. Khi giao nhận tài liệu lưu trữ điện tử, Lưu trữ cơ quan, Lưu trữ lịch sử phải kiểm tra tính xác thực, tính toàn vẹn và khả năng truy cập của hồ sơ. Hồ sơ phải bảo đảm nội dung, cấu trúc và bối cảnh hình thành và được bảo vệ để không bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại, sửa chữa hay bị mất dữ liệu. 3. Việc thu thập tài liệu lưu trữ điện tử vào Lưu trữ cơ quan được thực hiện theo quy trình sau: a) Lưu trữ cơ quan thông báo cho đơn vị giao nộp tài liệu Danh mục hồ sơ nộp lưu; b) Lưu trữ cơ quan và đơn vị giao nộp tài liệu thống nhất về yêu cầu, phương tiện, cấu trúc và định dạng chuyển; c) Đơn vị, cá nhân giao nộp hồ sơ và dữ liệu đặc tả kèm theo; d) Lưu trữ cơ quan kiểm tra để bảo đảm hồ sơ nhận đủ và đúng theo Danh mục; dạng thức và cấu trúc đã thống nhất; liên kết chính xác dữ liệu đặc tả với hồ sơ; kiểm tra virút; đ) Lưu trữ cơ quan chuyển hồ sơ vào hệ thống quản lý tài liệu lưu trữ điện tử của cơ quan và thực hiện các biện pháp sao lưu dự phòng; e) Lập hồ sơ về việc nộp lưu tài liệu lưu trữ điện tử vào Lưu trữ cơ quan. 4. Việc thu thập tài liệu lưu trữ điện tử vào Lưu trữ lịch sử được thực hiện theo quy trình sau: a) Lưu trữ lịch sử và Lưu trữ cơ quan thống nhất Danh mục hồ sơ nộp lưu, yêu cầu, phương tiện, cấu trúc và định dạng chuyển; b) Lưu trữ cơ quan giao nộp hồ sơ và dữ liệu đặc tả kèm theo; c) Lưu trữ lịch sử kiểm tra để bảo đảm hồ sơ nhận đủ và đúng theo Danh mục; dạng thức và cấu trúc đã thống nhất; liên kết chính xác dữ liệu đặc tả với hồ sơ; kiểm tra virút; d) Lưu trữ lịch sử chuyển hồ sơ vào hệ thống quản lý tài liệu lưu trữ điện tử của Lưu trữ lịch sử và thực hiện các biện pháp sao lưu dự phòng; đ) Lập hồ sơ về việc nộp lưu tài liệu lưu trữ điện tử vào Lưu trữ lịch sử. 5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân chỉ được hủy hồ sơ, tài liệu lưu trữ điện tử sau khi việc giao nộp hồ sơ, tài liệu đó đã thành công và được Lưu trữ cơ quan hoặc Lưu trữ lịch sử kiểm tra, xác nhận. 6. Tiêu chuẩn kỹ thuật trong quá trình nộp lưu và thu thập tài liệu lưu trữ điện tử giữa Lưu trữ cơ quan với Lưu trữ lịch sử phải được thực hiện theo tiêu chuẩn về trao đổi dữ liệu theo quy định của pháp luật.
533
Điều 8. Bảo quản tài liệu lưu trữ điện tử. 1. Tài liệu lưu trữ điện tử phải được bảo quản an toàn và được chuyển đổi theo công nghệ phù hợp. 2. Lưu trữ cơ quan, Lưu trữ lịch sử phải thường xuyên kiểm tra, sao lưu để bảo đảm an toàn, tính toàn vẹn, khả năng truy cập của tài liệu lưu trữ điện tử và sử dụng các biện pháp kỹ thuật để việc phân loại, lưu trữ được thuận lợi nhưng phải bảo đảm không thay đổi nội dung tài liệu. 3. Phương tiện lưu trữ tài liệu lưu trữ điện tử phải được bảo quản trong môi trường lưu trữ thích hợp. 4. Bộ Nội vụ quy định chi tiết các yêu cầu bảo quản tài liệu lưu trữ điện tử.
136
Điều 9. Sử dụng tài liệu lưu trữ điện tử. 1. Thẩm quyền cho phép đọc, sao, chứng thực lưu trữ đối với tài liệu lưu trữ điện tử được thực hiện như đối với tài liệu lưu trữ trên các vật mang tin khác. 2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm đăng tải thông tin về quy trình, thủ tục, chi phí thực hiện dịch vụ sử dụng tài liệu lưu trữ điện tử trên trang tin điện tử của cơ quan, tổ chức. 3. Khuyến khích việc thực hiện dịch vụ sử dụng tài liệu lưu trữ điện tử trực tuyến. 4. Phương tiện lưu trữ tài liệu lưu trữ điện tử thuộc Danh mục tài liệu hạn chế sử dụng không được kết nối và sử dụng trên mạng diện rộng.
135
Điều 10. Bảo đảm an toàn và bảo mật tài liệu lưu trữ điện tử. 1. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm định kỳ kiểm tra và bảo đảm an toàn hệ thống quản lý tài liệu điện tử. 2. Cơ quan, tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn và bảo mật phù hợp với quy định của pháp luật trong việc quản lý tài liệu lưu trữ điện tử.
77
Điều 11. Hủy tài liệu lưu trữ điện tử hết giá trị. 1. Tài liệu lưu trữ điện tử hết giá trị được hủy theo thẩm quyền, thủ tục như tài liệu lưu trữ trên các vật mang tin khác hết giá trị. 2. Việc hủy tài liệu lưu trữ điện tử phải được thực hiện đối với toàn bộ hồ sơ thuộc Danh mục tài liệu hết giá trị đã được phê duyệt và phải bảo đảm thông tin đã bị hủy không thể khôi phục lại được.
89
Điều 12. Các hành vi bị nghiêm cấm. 1. Truy cập, thay đổi, giả mạo, sao chép, tiết lộ, gửi, hủy trái phép tài liệu lưu trữ điện tử. 2. Tạo ra hoặc phát tán chương trình phần mềm làm rối loạn, thay đổi, phá hoại hệ thống điều hành hoặc có hành vi khác nhằm phá hoại phương tiện quản lý tài liệu lưu trữ điện tử.
68
Điều 13. Trách nhiệm quản lý tài liệu lưu trữ điện tử. 1. Bộ Nội vụ có trách nhiệm: a) Xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch, đề án, dự án về ứng dụng công nghệ thông tin để bảo đảm quản lý thống nhất tài liệu lưu trữ điện tử theo thẩm quyền; b) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các quy định, yêu cầu, nguyên tắc, tiêu chuẩn, phương pháp lưu trữ tài liệu điện tử. 2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện việc quản lý tài liệu lưu trữ điện tử theo quy định của pháp luật. 3. Người làm lưu trữ có trách nhiệm tham mưu, đề xuất cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức thực hiện đúng quy định của pháp luật về lưu trữ tài liệu điện tử. 4. Đơn vị, bộ phận chuyên trách về công nghệ thông tin của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tham mưu, đề xuất cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức về ứng dụng công nghệ thông tin đối với việc quản lý tài liệu lưu trữ điện tử và thực hiện các biện pháp kỹ thuật để duy trì hoạt động của hệ thống quản lý tài liệu điện tử của cơ quan, tổ chức. 5. Người trực tiếp theo dõi, giải quyết công việc có trách nhiệm thực hiện các quy định về tạo lập, quản lý, lập hồ sơ điện tử trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc và giao nộp hồ sơ, tài liệu, điện tử vào Lưu trữ cơ quan. 6. Lưu trữ lịch sử có trách nhiệm thực hiện các nghiệp vụ lưu trữ đối với tài liệu lưu trữ điện tử theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
313
Điều 14. Thời hạn nộp lưu tài liệu lưu trữ của các ngành công an, quốc phòng, ngoại giao. 1. Tài liệu lưu trữ có giá trị bảo quản vĩnh viễn của các ngành công an, quốc phòng, ngoại giao phải nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử trong thời hạn 30 năm, kể từ năm công việc kết thúc, trừ tài liệu lưu trữ chưa được giải mật hoặc tài liệu lưu trữ cần thiết cho hoạt động nghiệp vụ hàng ngày. 2. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm quy định thời hạn bảo quản tài liệu của ngành sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Nội vụ; thống nhất đầu mối tổ chức việc lựa chọn tài liệu lưu trữ có giá trị bảo quản vĩnh viễn đã đến hạn nộp lưu và giao nộp vào Lưu trữ lịch sử có thẩm quyền theo quy định của Luật lưu trữ.
160
Điều 15. Thời hạn nộp lưu tài liệu lưu trữ chuyên môn nghiệp vụ của ngành khác. 1. Tài liệu chuyên môn nghiệp vụ có giá trị bảo quản vĩnh viễn của các ngành, lĩnh vực khác phải nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử trong thời hạn 30 năm, kể từ năm công việc kết thúc, trừ tài liệu lưu trữ cần thiết cho hoạt động nghiệp vụ hàng ngày của cơ quan, tổ chức. 2. Cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực có trách nhiệm quy định thời hạn bảo quản tài liệu chuyên môn nghiệp vụ sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Nội vụ; tổ chức việc lựa chọn tài liệu lưu trữ có giá trị bảo quản vĩnh viễn đã đến hạn nộp lưu và giao nộp vào Lưu trữ lịch sử có thẩm quyền theo quy định của Luật lưu trữ.
149
Điều 16. Các trường hợp đặc biệt khi sử dụng tài liệu lưu trữ liên quan đến cá nhân. Tài liệu lưu trữ liên quan đến cá nhân đang bảo quản tại Lưu trữ lịch sử thuộc một trong các trường hợp sau đây không được sử dụng rộng rãi sau 40 năm, kể từ năm cá nhân qua đời: 1. Việc sử dụng tài liệu lưu trữ có liên quan đến cá nhân làm ảnh hưởng đến lợi ích của quốc gia, dân tộc. 2. Sử dụng tài liệu lưu trữ của cá nhân được hiến tặng, ký gửi vào Lưu trữ lịch sử khi chưa được cá nhân hoặc người đại diện hợp pháp của cá nhân đó cho phép.
122
Điều 17. Thẩm quyền cho phép sử dụng tài liệu lưu trữ liên quan đến cá nhân. Tài liệu lưu trữ quy định tại Điều 16 Nghị định này được sử dụng hạn chế khi được cấp có thẩm quyền sau đây cho phép: 1. Tài liệu bảo quản tại Lưu trữ lịch sử ở trung ương do Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định. 2. Tài liệu bảo quản tại Lưu trữ lịch sử ở cấp tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định. 3. Tài liệu lưu trữ của cá nhân ký gửi vào Lưu trữ lịch sử còn phải được cá nhân hoặc người đại diện hợp pháp của cá nhân đó cho phép.
120
Điều 18. Thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Chứng chỉ hành nghề lưu trữ. 1. Chứng chỉ hành nghề lưu trữ có giá trị 05 năm kể từ ngày cấp và có giá trị trong phạm vi toàn quốc. 2. Giám đốc Sở Nội vụ cấp, cấp lại, thu hồi Chứng chỉ hành nghề lưu trữ. 3. Bộ Nội vụ thống nhất quản lý, phát hành phôi Chứng chỉ hành nghề lưu trữ.
74
Điều 19. Kiểm tra nghiệp vụ lưu trữ. 1. Cá nhân đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ phải đạt yêu cầu tại kỳ kiểm tra nghiệp vụ lưu trữ do Bộ Nội vụ quy định. 2. Bộ Nội vụ quy định cụ thể thẩm quyền, nội dung kiểm tra nghiệp vụ lưu trữ và Giấy chứng nhận kết quả kiểm tra nghiệp vụ lưu trữ.
68
Điều 20. Hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ. 1. Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ. 2. Giấy chứng nhận kết quả kiểm tra nghiệp vụ lưu trữ. 3. Giấy xác nhận thời gian làm việc từ 05 năm trở lên trong lĩnh vực lưu trữ của cơ quan, tổ chức nơi cá nhân làm việc. Người xác nhận phải chịu trách nhiệm về sự chính xác của nội dung xác nhận. 4. Bản sao chứng thực Bằng tốt nghiệp chuyên ngành phù hợp từng lĩnh vực hành nghề, cụ thể: a) Đối với các dịch vụ bảo quản, tu bổ, khử trùng, khử axit, khử nấm mốc tài liệu lưu trữ phải có bằng tốt nghiệp chuyên ngành về lưu trữ hoặc hóa, sinh; b) Đối với dịch vụ chỉnh lý tài liệu phải có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành về văn thư, lưu trữ; trường hợp tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng về văn thư, lưu trữ do cơ quan có thẩm quyền cấp; c) Đối với dịch vụ số hóa tài liệu lưu trữ phải có bằng tốt nghiệp chuyên ngành về lưu trữ hoặc công nghệ thông tin. Trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành lưu trữ phải có chứng chỉ về công nghệ thông tin do cơ quan có thẩm quyền cấp; trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành công nghệ thông tin phải có chứng chỉ bồi dưỡng về văn thư, lưu trữ do cơ quan có thẩm quyền cấp; d) Đối với dịch vụ nghiên cứu, tư vấn, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ lưu trữ phải có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành về lưu trữ; trường hợp tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng về văn thư, lưu trữ do cơ quan có thẩm quyền cấp. 5. Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú. 6. Hai ảnh 2 x 3 cm (chụp trong thời hạn không quá 6 tháng).
359
Điều 21. Thủ tục cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ. 1. Người yêu cầu cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ gửi 01 bộ hồ sơ đến Sở Nội vụ nơi cá nhân đăng ký hộ khẩu thường trú. 2. Sở Nội vụ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ theo quy định và cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ. 3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của người yêu cầu cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ, Giám đốc Sở Nội vụ cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ cho cá nhân có đủ các điều kiện theo quy định. 4. Việc thu và sử dụng lệ phí cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
134
Điều 22. Cấp lại Chứng chỉ hành nghề lưu trữ. 1. Chứng chỉ hành nghề lưu trữ được cấp lại trong các trường hợp sau: a) Hết thời hạn sử dụng Chứng chỉ hành nghề lưu trữ; b) Bổ sung nội dung hành nghề; c) Chứng chỉ hành nghề lưu trữ bị hỏng hoặc bị mất. 2. Hồ sơ đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề lưu trữ: a) Đơn đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề lưu trữ nộp tại nơi đã cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ cũ; b) Chứng chỉ hành nghề lưu trữ cũ (trừ trường hợp Chứng chỉ bị mất); c) Bản sao chứng thực văn bằng, chứng chỉ và Giấy xác nhận thời gian làm việc trong lĩnh vực liên quan đến nội dung xin bổ sung hành nghề (đối với trường hợp xin bổ sung nội dung hành nghề). 3. Thời hạn xét cấp lại Chứng chỉ hành nghề lưu trữ như đối với trường hợp xin cấp mới. Sở Nội vụ có trách nhiệm xem xét để cấp lại Chứng chỉ hành nghề lưu trữ cho các đối tượng có đủ điều kiện theo quy định và thu lại Chứng chỉ hành nghề lưu trữ cũ (trừ trường hợp Chứng chỉ bị mất). 4. Nội dung, thời hạn của Chứng chỉ hành nghề lưu trữ cấp lại, bổ sung được ghi như sau: a) Ghi theo đúng nội dung, thời hạn của Chứng chỉ hành nghề lưu trữ cũ đối với trường hợp bị hỏng hoặc bị mất; b) Ghi bổ sung nội dung hành nghề đối với trường hợp xin bổ sung nội dung hành nghề; c) Ghi như trường hợp cấp mới Chứng chỉ hành nghề lưu trữ đối với trường hợp hết hạn Chứng chỉ hành nghề lưu trữ.
303
Điều 23. Thu hồi Chứng chỉ hành nghề lưu trữ. 1. Ngoài những trường hợp được quy định tại Khoản 3 Điều 37 Luật lưu trữ, người được cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề lưu trữ nếu thuộc một trong những trường hợp sau: a) Hành nghề không đúng với nội dung ghi trong Chứng chỉ hành nghề lưu trữ; b) Tự ý tẩy xóa, sửa chữa Chứng chỉ hành nghề lưu trữ; c) Cho mượn, cho thuê hoặc cho người khác sử dụng Chứng chỉ hành nghề lưu trữ; d) Cá nhân khai báo thông tin không trung thực trong hồ sơ xin cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ; đ) Vi phạm các quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động lưu trữ. 2. Sở Nội vụ cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ có thẩm quyền thu hồi Chứng chỉ hành nghề lưu trữ. Trường hợp phát hiện vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều 37 Luật lưu trữ hoặc quy định tại Khoản 1 Điều này thì Sở Nội vụ nơi phát hiện vi phạm thông báo cho Sở Nội vụ nơi cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ xử lý theo thẩm quyền.
210
Điều 24. Quyền, nghĩa vụ của người được cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ. 1. Được hành nghề lưu trữ trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật. 2. Hành nghề trong phạm vi Chứng chỉ hành nghề lưu trữ được cấp. 3. Không được tự ý tẩy xóa, sửa chữa; cho người khác thuê, mượn Chứng chỉ hành nghề lưu trữ. 4. Xuất trình Chứng chỉ và chấp hành các yêu cầu về thanh tra, kiểm tra khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
90
Điều 25. Trách nhiệm quản lý Chứng chỉ hành nghề lưu trữ. 1. Bộ Nội vụ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc cấp, quản lý Chứng chỉ hành nghề lưu trữ; quản lý, thống kê, tổng hợp tình hình cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ trong phạm vi cả nước. 2. Sở Nội vụ có trách nhiệm: a) Kiểm tra, thanh tra hoạt động hành nghề lưu trữ trong phạm vi địa bàn quản lý; b) Thu hồi Chứng chỉ hành nghề lưu trữ đối với người vi phạm theo quy định; xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm trong hành nghề dịch vụ lưu trữ; c) Thông tin hàng tháng trên Trang thông tin điện tử của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tình hình cấp, cấp lại, thu hồi Chứng chỉ hành nghề lưu trữ; d) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc cấp, sử dụng và quản lý Chứng chỉ hành nghề lưu trữ; đ) Lưu trữ hồ sơ gốc; đăng ký vào sổ đăng ký hồ sơ hoặc Cơ sở dữ liệu về việc cấp, cấp lại, thu hồi Chứng chỉ hành nghề lưu trữ tại địa phương; e) Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất báo cáo cơ quan có chức năng giúp Bộ Nội vụ quản lý nhà nước về lưu trữ tình hình cấp, cấp lại, thu hồi Chứng chỉ hành nghề lưu trữ.
248
Điều 26. Xử lý vi phạm. Cá nhân hành nghề lưu trữ vi phạm pháp luật về lưu trữ thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
29
Điều 27. Hiệu lực thi hành. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2013.
22
Điều 28. Tổ chức thực hiện. Bộ trưởng Bộ Nội vụ có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Nghị định này.
24
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh. Thông tư này quy định một số nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với hội thể thao quốc gia; mối quan hệ phối hợp giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và hội thể thao quốc gia trong thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực thể dục, thể thao.
68
Điều 2. Đối tượng áp dụng. 1. Thông tư này áp dụng đối với hội thể thao quốc gia và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về thể dục thể thao đối với hội thể thao quốc gia. 2. Hội thể thao quốc gia bao gồm: Ủy ban Olympic Việt Nam và các liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia.
70
Điều 3. Công nhận Ban vận động thành lập hội thể thao quốc gia. 1. Tổng cục Thể dục thể thao tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận Ban vận động thành lập hội thể thao quốc gia. 2. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp pháp, Tổng cục Thể dục thể thao có trách nhiệm trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, quyết định công nhận Ban vận động thành lập hội thể thao quốc gia; trong trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
112
Điều 4. Tham gia ý kiến về xin phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên hội thể thao quốc gia. 1. Tổng cục Thể dục thể thao có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham gia ý kiến bằng văn bản với Bộ Nội vụ về việc cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể và đổi tên hội thể thao quốc gia. 2. Tổng cục Thể dục thể thao hướng dẫn, kiểm tra, giám sát thực hiện việc thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể của hội thể thao quốc gia theo quy định của pháp luật.
121
Điều 5. Tổ chức đại hội. 1. Tổ chức các kỳ đại hội: a) Trước khi tổ chức đại hội nhiệm kỳ hoặc đại hội bất thường 30 (ba mươi) ngày làm việc, hội thể thao quốc gia gửi văn bản báo cáo theo quy định đến Bộ Nội vụ và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (qua Tổng cục Thể dục thể thao); b) Theo yêu cầu của Bộ Nội vụ, Tổng cục Thể dục thể thao có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét tham gia ý kiến bằng văn bản với Bộ Nội vụ về việc cho phép hội thể thao quốc gia tổ chức đại hội nhiệm kỳ hoặc đại hội bất thường; c) Tổng cục Thể dục thể thao hướng dẫn và tạo điều kiện để hội thể thao quốc gia tiến hành đại hội theo đúng quy định của pháp luật. 2. Nhân sự lãnh đạo của hội thể thao quốc gia: a) Theo đề nghị của hội thể thao quốc gia, Tổng cục Thể dục thể thao tham gia ý kiến với Ban chấp hành hội về việc giới thiệu cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý tham gia ứng cử vào Ban chấp hành nhiệm kỳ mới; b) Đối với nhân sự tham gia ứng cử chức danh Chủ tịch hội, nếu thuộc diện quản lý của cơ quan có thẩm quyền, Tổng cục Thể dục thể thao trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ.
283
Điều 6. Phê duyệt Điều lệ. Tổng cục Thể dục thể thao có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, tham gia ý kiến bằng văn bản với Bộ Nội vụ về việc phê duyệt Điều lệ của hội thể thao quốc gia đã được đại hội thông qua.
60
Điều 7. Kế hoạch, chương trình hoạt động của hội thể thao quốc gia. Căn cứ chiến lược, quy hoạch phát triển thể dục thể thao, kế hoạch, chương trình công tác theo nhiệm kỳ, năm công tác của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Thể dục thể thao và các tổ chức thể thao quốc tế tương ứng mà hội thể thao quốc gia là thành viên, hội thể thao quốc gia có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hoạt động của cả nhiệm kỳ và chương trình công tác năm, gửi về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (qua Tổng cục Thể dục thể thao) để tổng hợp, theo dõi.
118
Điều 8. Đăng cai tổ chức các đại hội, giải thể thao quốc tế. 1. Đăng cai tổ chức đại hội thể thao khu vực, châu lục và thế giới: a) Ủy ban Olympic Việt Nam có trách nhiệm xây dựng đề án, hồ sơ xin đăng cai tổ chức đại hội thể thao khu vực, châu lục và thế giới tại Việt Nam. Tổng cục Thể dục thể thao có trách nhiệm thẩm định hồ sơ xin phép đăng cai đại hội thể thao khu vực, châu lục và thế giới tại Việt Nam gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định; b) Tổng cục Thể dục thể thao có trách nhiệm hướng dẫn Ủy ban Olympic Việt Nam, các liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia xây dựng và triển khai kế hoạch tổ chức các đại hội thể thao khu vực, châu lục và thế giới tại Việt Nam; c) Tổng cục Thể dục thể thao chủ trì phối hợp với Ủy ban Olympic Việt Nam và các tổ chức có liên quan trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức đại hội. 2. Đăng cai tổ chức các giải thể thao quốc tế của từng môn thể thao: Chậm nhất vào ngày 31 tháng 10 hàng năm, liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia lập danh mục các giải thể thao quốc tế tại Việt Nam dự kiến đăng cai, tổ chức trong năm công tác tiếp theo, kèm theo hồ sơ xin phép đăng cai tổ chức giải thi đấu thể thao gửi Tổng cục Thể dục thể thao thẩm định, tổng hợp báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
311
Điều 9. Quản lý hoạt động tổ chức thi đấu thể thao. 1. Liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia có trách nhiệm trình Tổng cục Thể dục thể thao công nhận hoặc ban hành luật thi đấu của môn thể thao. 2. Liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia có trách nhiệm trình Tổng cục Thể dục thể thao thẩm định để trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt quy chế thể thao chuyên nghiệp của môn thể thao. Chủ tịch liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia ban hành quy chế thể thao chuyên nghiệp của môn thể thao sau khi được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt. 3. Liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia có trách nhiệm tổ chức, quản lý các giải thể thao quốc gia, quốc tế của môn thể thao được tổ chức tại Việt Nam sau khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép và giám sát công tác tổ chức của các giải thi đấu này theo Điều lệ đã được phê duyệt. Trong quá trình tổ chức thi đấu, liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia phải đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trong thi đấu thể thao và kịp thời báo cáo Tổng cục Thể dục thể thao những vấn đề phát sinh trong quá trình tiến hành các giải thi đấu thể thao để chỉ đạo giải quyết. 4. Căn cứ vào hệ thống giải thi đấu thể thao quốc gia hàng năm do Tổng cục Thể dục thể thao ban hành, Chủ tịch liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia phê duyệt Điều lệ giải thi đấu thể thao quy định tại khoản 3 Điều 37 Luật Thể dục, thể thao. 5. Liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia xây dựng các quy định về khen thưởng và kỷ luật trong hoạt động thi đấu thể thao trình Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao phê duyệt. 6. Liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia hướng dẫn, tạo điều kiện hoạt động chuyên môn đối với hội cổ động viên của môn thể thao; xây dựng và tổ chức thực hiện các quy định về hoạt động cổ vũ khi tổ chức các hoạt động thi đấu thể thao.
397
Điều 10. Quản lý vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài thể thao. 1. Liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia có trách nhiệm lập hồ sơ quản lý tư cách, xác nhận tư cách vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài môn thể thao theo thẩm quyền, phù hợp với quy định của tổ chức thể thao quốc tế tương ứng và báo cáo về Tổng cục Thể dục thể thao để theo dõi, kiểm tra. 2. Tổng cục Thể dục thể thao hướng dẫn liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, giáo dục chính trị tư tưởng, xây dựng quy tắc đạo đức nghề nghiệp cho vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài môn thể thao trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, phê duyệt. 3. Căn cứ tiêu chuẩn phong đẳng cấp cho vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài của môn thể thao đã được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành, liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia tổ chức xét và phong đẳng cấp cho vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài môn thể thao. 4. Hàng năm, liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia có trách nhiệm báo cáo Tổng cục Thể dục thể thao việc phong đẳng cấp cho vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài thể thao Việt Nam của liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia và của các tổ chức thể thao quốc tế.
267
Điều 11. Tham gia các đại hội thể thao, giải thể thao quốc tế. 1. Tham gia các đại hội thể thao quốc tế: a) Ủy ban Olympic Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với Tổng cục Thể dục thể thao đề xuất danh sách, thành phần của Đoàn thể thao Việt Nam tham dự các đại hội thể thao quốc tế trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, quyết định; b) Ủy ban Olympic Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện các thủ tục đăng ký và triển khai công tác chuẩn bị cho Đoàn Thể thao Việt Nam tham dự đại hội. 2. Tham gia các giải thể thao quốc tế từng môn thể thao: a) Liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng và trình Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao phê duyệt tiêu chuẩn tuyển chọn thành viên đội thể thao quốc gia của môn thể thao; b) Liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức tuyển chọn, tổng hợp đăng ký danh sách đội thể thao quốc gia của môn thể thao tương ứng tham gia thi đấu quốc tế trình Tổng cục Thể dục thể thao xem xét, quyết định; có trách nhiệm cử, quản lý đội thể thao quốc gia tham gia thi đấu quốc tế; c) Căn cứ vào lịch thi đấu hàng năm của các tổ chức thể thao quốc tế, liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia phối hợp với các đơn vị liên quan lập kế hoạch tập huấn, thi đấu của đội thể thao quốc gia trình Tổng cục Thể dục thể thao phê duyệt.
308
Điều 12. Ban hành tiêu chuẩn chuyên môn và cấp chứng chỉ đạt tiêu chuẩn chuyên môn. 1. Liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia có trách nhiệm xây dựng tiêu chuẩn chuyên môn đối với cơ sở vật chất, trang thiết bị cho tập luyện, thi đấu thể thao thành tích cao và tiêu chuẩn chuyên môn đối với vận động viên, trọng tài, huấn luyện viên, cán bộ điều hành trong môn thể thao do liên đoàn, hiệp hội quản lý, gửi Tổng cục Thể dục thể thao thẩm định, trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt. 2. Liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia tổ chức xét, cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn chuyên môn đối với cơ sở vật chất, trang thiết bị cho tập luyện và thi đấu thể thao thành tích cao và tiêu chuẩn chuyên môn đối với vận động viên, trọng tài, huấn luyện viên, cán bộ điều hành trong môn thể thao do liên đoàn, hiệp hội quản lý. 3. Tổng cục Thể dục thể thao có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn chuyên môn của các liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia, đảm bảo đúng quy định.
212
Điều 13. Ban hành tiêu chuẩn hành nghề và cấp chứng chỉ hành nghề trong môn thể thao chuyên nghiệp. 1. Căn cứ các quy định của tổ chức thể thao quốc tế mà liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia là thành viên và quy chế thể thao chuyên nghiệp của môn thể thao, liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia xây dựng tiêu chuẩn hành nghề đối với trọng tài, huấn luyện viên, vận động viên, nhà môi giới và các đối tượng hoạt động thể thao chuyên nghiệp khác, gửi Tổng cục Thể dục thể thao thẩm định, trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, phê duyệt. 2. Liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia tổ chức việc đào tạo và cấp chứng chỉ hành nghề đối với các đối tượng hoạt động thể thao chuyên nghiệp; xét công nhận chứng chỉ hành nghề đối với người Việt Nam, người nước ngoài hành nghề thể thao chuyên nghiệp tại Việt Nam đã được tổ chức thể thao quốc tế cấp chứng chỉ hành nghề; tổ chức việc thu hồi chứng chỉ hành nghề đối với các đối tượng vi phạm theo quy định. 3. Tổng cục Thể dục thể thao giám sát, kiểm tra việc thực hiện cấp chứng chỉ cho các đối tượng hành nghề thể thao chuyên nghiệp của các liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia theo quy định của pháp luật. Liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia có trách nhiệm báo cáo Tổng cục Thể dục thể thao việc cấp chứng chỉ hành nghề đối với các đối tượng hoạt động thể thao chuyên nghiệp.
282
Điều 14. Quản lý việc tham gia thực hiện các nhiệm vụ do nhà nước giao. 1. Căn cứ vào kế hoạch công tác trong năm tiếp theo của Tổng cục Thể dục thể thao, trên cơ sở xác định phù hợp với nhiệm vụ nhà nước và khả năng thực hiện, hội thể thao quốc gia gửi hồ sơ đề xuất về việc tham gia các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tham gia cung ứng các dịch vụ công và thực hiện các nhiệm vụ khác do Nhà nước giao dưới hình thức đề án hoặc kế hoạch triển khai về Tổng cục Thể dục thể thao xem xét, trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định. 2. Sau khi có quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Thể dục thể thao hướng dẫn hội thể thao quốc gia hoàn thiện đề án hoặc kế hoạch triển khai cùng dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ của nhà nước. Việc hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho hội thể thao quốc gia thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nước giao thực hiện theo quy định tại Thông tư 01/2011/TT-BTC ngày 06 tháng 01 năm 2011 của Bộ Tài chính quy định về việc hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước cho hội có hoạt động gắn với nhiệm vụ của Nhà nước giao; việc quản lý, sử dụng tài sản, tài chính của hội; quản lý việc tiếp nhận, sử dụng các nguồn tài trợ của cá nhân, tổ chức nước ngoài cho hội.
275
Điều 15. Quản lý hoạt động hợp tác quốc tế. 1. Tổng cục Thể dục thể thao hướng dẫn, tạo điều kiện để hội thể thao quốc gia tham gia các hoạt động về thể thao với các tổ chức thể thao quốc tế, Ủy ban Olympic các nước và phong trào Olympic quốc tế. 2. Tổng cục Thể dục thể thao xem xét cho ý kiến, hoặc quyết định, hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền quyết định: a) Việc gia nhập của hội thể thao quốc gia vào tổ chức thể thao quốc tế tương ứng; b) Cử cán bộ tham gia hoạt động trong các tổ chức thể thao quốc tế; c) Đăng cai tổ chức các cuộc họp, hội nghị, hoạt động thi đấu thể thao tại Việt Nam có thành phần nước ngoài tham gia; d) Đón cán bộ, chuyên gia, huấn luyện viên, trọng tài, các đoàn Thể thao nước ngoài vào thi đấu tại Việt Nam theo đề xuất của Ủy ban Olympic Việt Nam và các liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia; đ) Các quyết định quan trọng của các hội thể thao quốc gia liên quan tới bầu chọn các chức danh chủ chốt của các tổ chức thể thao quốc tế, địa điểm đăng cai các đại hội thể thao cấp khu vực, châu lục và thế giới.
232
Điều 16. Quản lý hoạt động tài chính. 1. Tổng cục Thể dục thể thao theo dõi, kiểm tra hội thể thao quốc gia thực hiện chế độ tài chính - kế toán của Nhà nước, bao gồm cả việc nộp thuế, mua các loại bảo hiểm, nộp niên liễm, lệ phí cho tổ chức thể thao quốc tế theo quy định hiện hành; thanh lý, nhượng bán các bất động sản của hội thể thao quốc gia; việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng các nguồn tài trợ cho hội thể thao quốc gia theo quy định của pháp luật về tài chính. 2. Kết thúc các hoạt động gắn với nhiệm vụ Nhà nước giao theo quy định, hội thể thao quốc gia lập báo cáo tổng hợp tình hình chi tiêu kinh phí đã được Nhà nước hỗ trợ tới Tổng cục Thể dục thể thao và cơ quan tài chính cùng cấp để theo dõi và quản lý. 3. Trong thời hạn 45 (bốn mươi lăm) ngày sau khi kết thúc năm tài chính, hội thể thao quốc gia phải báo cáo quyết toán tài chính theo quy định của Nhà nước gửi Tổng cục Thể dục thể thao và cơ quan tài chính cùng cấp.
211
Điều 17. Tổ chức thực hiện. 1. Tổng cục Thể dục thể thao có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này; định kỳ hàng quý, hàng năm tổng hợp báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 2. Tổng cục Thể dục Thể thao có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan có liên quan tiến hành thanh tra, kiểm tra các hoạt động của hội thể thao quốc gia theo quy định của pháp luật. Trường hợp phát hiện các vi phạm thì kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
112
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh. Thông tư này hướng dẫn nội dung và trách nhiệm thực hiện việc quản lý chất lượng xét nghiệm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phòng xét nghiệm.
36
Điều 2. Giải thích từ ngữ. Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Phòng xét nghiệm là các khoa, phòng hoặc đơn vị xét nghiệm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp nhận mẫu xét nghiệm lấy từ người và các nguồn liên quan khác để thực hiện xét nghiệm, cung cấp thông tin trực tiếp phục vụ cho công tác khám bệnh, chữa bệnh, nghiên cứu khoa học và đào tạo. 2. Quản lý chất lượng xét nghiệm là các hoạt động phối hợp để định hướng và kiểm soát của phòng xét nghiệm về chất lượng xét nghiệm, bao gồm lập kế hoạch, kiểm soát, bảo đảm và cải tiến chất lượng xét nghiệm. 3. Đánh giá chất lượng xét nghiệm nội bộ là hoạt động tự kiểm tra và đánh giá chất lượng xét nghiệm có tổ chức, kế hoạch trong phòng xét nghiệm với mục đích xem xét của lãnh đạo nhằm đánh giá chất lượng thực hiện các xét nghiệm, tìm ra các vấn đề không phù hợp để đề ra các biện pháp phòng ngừa, khắc phục và cải tiến. 4. Quy trình thực hành chuẩn (SOP) xét nghiệm là tập hợp các hướng dẫn chi tiết có tính bắt buộc để thực hiện các bước của một quy trình. 5. Chương trình nội kiểm là hệ thống kiểm tra chất lượng trong nội bộ một phòng xét nghiệm nhằm theo dõi và giám sát mọi khía cạnh của quá trình thực hiện xét nghiệm tại phòng xét nghiệm, bảo đảm các kết quả xét nghiệm có đủ độ tin cậy trước khi trả cho khách hàng và đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời nếu có sai sót; nhằm mục đích đánh giá hệ thống phòng xét nghiệm (phương pháp đo lường, thuốc thử và hóa chất, trang thiết bị, trình độ tay nghề của kỹ thuật viên). 6. Chương trình ngoại kiểm là kiểm soát chất lượng, đối chiếu và so sánh kết quả xét nghiệm của một phòng xét nghiệm với kết quả xét nghiệm của nhiều phòng xét nghiệm khác trên cùng một mẫu, so sánh với kết quả của các phòng xét nghiệm tham chiếu trong nước hoặc quốc tế nhằm không ngừng nâng cao chất lượng xét nghiệm và góp phần cung cấp bằng chứng công nhận phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc tế. 7. Quy trình trước xét nghiệm là các bước từ khi nhận được yêu cầu xét nghiệm và kết thúc khi bắt đầu thực hiện quy trình xét nghiệm, bao gồm bước chuẩn bị người bệnh, chỉ định xét nghiệm, thu thập mẫu hoặc lấy mẫu xét nghiệm ban đầu, lưu trữ bảo quản và vận chuyển mẫu đến phòng xét nghiệm. 8. Quy trình xét nghiệm là các bước phân tích mẫu xét nghiệm. 9. Quy trình sau xét nghiệm là các bước bắt đầu từ khi quy trình xét nghiệm kết thúc, bao gồm kiểm tra hệ thống, ghi nhận hoặc giải thích kết quả xét nghiệm, quyết định công bố kết quả xét nghiệm, lưu trữ kết quả và mẫu đã được phân tích. 10. Khách hàng là tổ chức hay cá nhân nhận kết quả xét nghiệm hay dịch vụ của phòng xét nghiệm, có thể là khách hàng trong hoặc ngoài cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
573
Điều 3. Hệ thống quản lý chất lượng xét nghiệm. 1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phòng xét nghiệm thực hiện việc xét nghiệm đối với các mẫu xét nghiệm; phối hợp thực hiện các công việc, kế hoạch với trung tâm kiểm chuẩn xét nghiệm được Bộ Y tế quyết định, cho phép thành lập hoạt động để bảo đảm chất lượng xét nghiệm tại phòng xét nghiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. 2. Phòng xét nghiệm tham chiếu là phòng xét nghiệm thuộc cơ sở khám bệnh chữa bệnh hoặc phòng xét nghiệm khác được Bộ Y tế quyết định công nhận, có trách nhiệm thực hiện các xét nghiệm tham chiếu và cung cấp kết quả xét nghiệm tham chiếu theo yêu cầu của Bộ Y tế, Sở Y tế, theo đề nghị của trung tâm kiểm chuẩn xét nghiệm trong công tác kiểm chuẩn căn cứ quy mô nhiệm vụ và năng lực của phòng xét nghiệm tham chiếu. Trong thời gian giữ vai trò là phòng xét nghiệm tham chiếu, phòng xét nghiệm sẽ chịu sự giám sát chất lượng của Bộ Y tế và trung tâm kiểm chuẩn xét nghiệm. Định kỳ ba năm một lần, Bộ Y tế đánh giá công nhận lại phòng xét nghiệm tham chiếu. 3. Trung tâm kiểm chuẩn xét nghiệm có vai trò là đơn vị thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ nhằm bảo đảm chất lượng xét nghiệm tại các phòng xét nghiệm thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (gồm cả phòng xét nghiệm tham chiếu). Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, trung tâm kiểm chuẩn xét nghiệm triển khai thực hiện: các chương trình ngoại kiểm; giám sát chất lượng các phòng xét nghiệm; tham vấn chuyên môn về kiểm chuẩn và quản lý chất lượng; sử dụng kết quả xét nghiệm tham chiếu của phòng xét nghiệm tham chiếu làm căn cứ trong công tác kiểm chuẩn xét nghiệm. 4. Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, y tế ngành thực hiện quản lý nhà nước, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phòng xét nghiệm và các phòng xét nghiệm tham chiếu trong quản lý chất lượng xét nghiệm; chỉ đạo hoạt động chuyên môn của các trung tâm kiểm chuẩn xét nghiệm. Bộ Y tế đánh giá và công nhận phòng xét nghiệm là phòng xét nghiệm tham chiếu đối với một hoặc nhiều loại xét nghiệm.
438
Điều 4. Nội dung quản lý chất lượng xét nghiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. 1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện quản lý chất lượng xét nghiệm phù hợp với chính sách pháp luật, tuyên bố (cam kết) chất lượng, mục tiêu chất lượng, quy mô, điều kiện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và của phòng xét nghiệm. 2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xây dựng kế hoạch và lộ trình thực hiện quản lý chất lượng xét nghiệm đạt và duy trì theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phòng xét nghiệm sau khi được Bộ Y tế ban hành, khuyến khích đạt được các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn quốc tế về phòng xét nghiệm. 3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải công khai công tác kiểm chuẩn xét nghiệm của đơn vị để cơ quan quản lý, khách hàng, cộng đồng biết và giám sát.
166
Điều 5. Nội dung quản lý chất lượng của phòng xét nghiệm. 1. Có kế hoạch quản lý chất lượng xét nghiệm hằng năm và kế hoạch 5 năm về thực hiện quản lý chất lượng xét nghiệm được lãnh đạo cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phê duyệt, lồng ghép với kế hoạch hằng năm và kế hoạch 5 năm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. 2. Có tuyên bố (cam kết) chất lượng, mục tiêu chất lượng, kế hoạch chất lượng, kiểm soát chất lượng, bảo đảm chất lượng và cải tiến chất lượng xét nghiệm. 3. Biên soạn, xây dựng, thực hiện theo sổ tay chất lượng, bao gồm các quy trình thực hành chuẩn (SOP) cho tất cả quy trình chuyên môn kỹ thuật của phòng xét nghiệm. Rà soát, điều chỉnh và cải tiến (nếu cần) sổ tay chất lượng mỗi năm một lần. 4. Xây dựng và thực hiện chương trình nội kiểm do lãnh đạo cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phê duyệt, có hệ thống ghi chép, lưu trữ, phát hiện sự cố và biện pháp khắc phục, phòng ngừa sự cố. 5. Tham gia các chương trình ngoại kiểm theo chuyên ngành, theo Quy định phân công phụ trách hoạt động chuyên môn kiểm chuẩn xét nghiệm của Bộ Y tế và được khuyến khích tham gia các chương trình ngoại kiểm quốc tế đã được công nhận. 6. Xây dựng bộ chỉ số chất lượng xét nghiệm phù hợp với điều kiện của phòng xét nghiệm và của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: a) Bộ chỉ số về chất lượng xét nghiệm của đơn vị để phấn đấu đạt được, để đánh giá việc duy trì và cải tiến chất lượng liên tục được xây dựng theo quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này; b) Định kỳ ít nhất mỗi năm một lần điều chỉnh các chỉ số chất lượng.
327
Điều 6. Nội dung bảo đảm thực hiện quản lý chất lượng của phòng xét nghiệm. 1. Thực hiện các yêu cầu về tổ chức: a) Có sơ đồ tổ chức, mô tả công việc, ghi rõ vai trò và chức năng, nhiệm vụ của từng nhân viên y tế; b) Phòng xét nghiệm có lưu trữ hồ sơ nhân sự của tất cả nhân viên y tế (bản sao); c) Nhân viên y tế của phòng xét nghiệm có trách nhiệm triển khai, thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng phòng xét nghiệm. 2. Thiết lập hệ thống tài liệu, hồ sơ quản lý chất lượng xét nghiệm: a) Thiết lập hệ thống quản lý tài liệu, hồ sơ, khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài liệu, hồ sơ của phòng xét nghiệm; b) Thực hiện quy trình kiểm soát tài liệu, hồ sơ nhằm giúp hệ thống tài liệu, hồ sơ được lưu trữ khoa học, thuận lợi cho việc kiểm soát, theo dõi, tra cứu và sử dụng; c) Bảo đảm sổ tay chất lượng dễ được tiếp cận và sử dụng, lưu trữ tất cả hồ sơ kỹ thuật. 3. Đào tạo: a) Có kế hoạch và thực hiện đào tạo về quản lý chất lượng cho nhân viên y tế định kỳ hằng năm; b) Phòng xét nghiệm tham gia các hoạt động đào tạo về quản lý chất lượng thuộc lĩnh vực chuyên môn của phòng. 4. Giám sát và đánh giá: a) Có kế hoạch và thực hiện giám sát, đánh giá chất lượng xét nghiệm nội bộ, các hoạt động chuyên môn hằng ngày; b) Có kế hoạch và thực hiện giám sát, đánh giá sau đào tạo cho tất cả nhân viên y tế; c) Có kế hoạch và thực hiện giám sát, đánh giá, dự phòng các sự cố có thể xảy ra; d) Giám sát, đánh giá việc sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng các trang thiết bị và hóa chất trong xét nghiệm; đ) Tham gia xây dựng kế hoạch và thực hiện, giám sát, đánh giá liên khoa hoặc phòng xét nghiệm (nếu có).
364
Điều 7. Trách nhiệm của lãnh đạo cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phòng xét nghiệm. 1. Chỉ đạo thực hiện và tổ chức thực hiện đúng các nội dung quản lý chất lượng xét nghiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và của phòng xét nghiệm. 2. Thiết lập hệ thống tổ chức xây dựng và ban hành các văn bản về quản lý chất lượng phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị mình; xây dựng sơ đồ cấu trúc hệ thống quản lý chất lượng xét nghiệm song song với cấu trúc hệ thống hành chính và kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. 3. Phê duyệt kế hoạch quản lý chất lượng xét nghiệm của đơn vị. 4. Bảo đảm nguồn lực thích hợp cho quản lý chất lượng xét nghiệm, bao gồm: nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí để triển khai kế hoạch đã được phê duyệt và kinh phí thường xuyên gồm: a) Thực hiện, duy trì và cải tiến chất lượng xét nghiệm; b) Đào tạo nhân lực phòng xét nghiệm; c) Bảo đảm chất lượng phòng xét nghiệm; d) Xây dựng và phê duyệt các quy định, quy trình hướng dẫn, tổ chức đào tạo cho các nhân viên có liên quan; đ) Tổ chức đánh giá việc thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng xét nghiệm. 5. Phân công ít nhất một nhân viên y tế quản lý chất lượng xét nghiệm tại phòng xét nghiệm, tùy theo quy mô, điều kiện thực tế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và phòng xét nghiệm.
276
Điều 8. Trách nhiệm của trưởng phòng xét nghiệm. 1. Tổ chức thực hiện quản lý chất lượng phòng xét nghiệm, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, kế hoạch của phòng xét nghiệm về quản lý chất lượng xét nghiệm, phối hợp với phòng (hoặc tổ) quản lý chất lượng bệnh viện, tham mưu cho lãnh đạo cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về toàn bộ công tác quản lý chất lượng phòng xét nghiệm. 2. Xây dựng kế hoạch hằng năm và 5 năm về nội dung quản lý chất lượng xét nghiệm để trình lãnh đạo cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xem xét, phê duyệt. 3. Trực tiếp chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nội dung kế hoạch quản lý chất lượng xét nghiệm đã được phê duyệt. Định kỳ 6 tháng một lần xem xét việc triển khai thực hiện kế hoạch năm về quản lý chất lượng xét nghiệm, chủ động đề xuất các điều chỉnh phù hợp. 4. Chỉ đạo và trực tiếp thực hiện theo dõi, kiểm tra và giám sát chất lượng xét nghiệm; phát hiện, đề xuất giải pháp và quản lý những trường hợp sai sót hoặc có nguy cơ xảy ra sai sót trong quá trình quản lý chất lượng xét nghiệm tại phòng xét nghiệm. 5. Chỉ đạo và xây dựng sổ tay chất lượng của phòng xét nghiệm, các quy trình thực hành chuẩn (SOP) để trình lãnh đạo cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xem xét, ban hành. 6. Tổ chức nghiên cứu khoa học, xây dựng và trình lãnh đạo cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phê duyệt kế hoạch đào tạo tại chỗ hoặc gửi nhân viên y tế của phòng xét nghiệm và các phòng liên quan khác đi đào tạo về quản lý chất lượng xét nghiệm. 7. Lồng ghép việc quản lý chất lượng phòng xét nghiệm với các hoạt động của khoa hoặc phòng liên quan khác trong nghiên cứu khoa học, đào tạo cho nhân viên y tế của phòng xét nghiệm. 8. Tiếp nhận các thông tin, xử lý và tham mưu với lãnh đạo cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phản hồi phù hợp và kịp thời với khách hàng sử dụng dịch vụ xét nghiệm.
381
Điều 9. Trách nhiệm của nhân viên quản lý chất lượng tại phòng xét nghiệm. 1. Tổng hợp, tham mưu cho trưởng phòng xét nghiệm trong triển khai các nội dung về quản lý chất lượng xét nghiệm. 2. Xây dựng kế hoạch và nội dung quản lý chất lượng xét nghiệm của phòng, trình lãnh đạo phòng xét nghiệm xem xét, quyết định để trình lãnh đạo cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xem xét, phê duyệt. 3. Tổ chức thực hiện chương trình nội kiểm và tham gia chương trình ngoại kiểm để theo dõi, giám sát, đánh giá chất lượng công tác xét nghiệm và phát hiện, đề xuất giải pháp can thiệp kịp thời nhằm quản lý những trường hợp sai sót, có nguy cơ sai sót trong các quy trình xét nghiệm. 4. Thu thập, tổng hợp, phân tích dữ liệu, quản lý và bảo mật thông tin liên quan đến hoạt động phòng xét nghiệm. 5. Phối hợp và hỗ trợ các khoa hoặc phòng liên quan khác trong việc triển khai quản lý chất lượng xét nghiệm. 6. Tổng kết, báo cáo định kỳ hằng tháng, quý và năm về hoạt động và kết quả quản lý chất lượng xét nghiệm với trưởng phòng xét nghiệm, trưởng phòng (hoặc tổ trưởng) quản lý chất lượng bệnh viện và lãnh đạo cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. 7. Là đầu mối tham mưu để thực hiện các công việc liên quan với các tổ chức đánh giá, cấp chứng nhận phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc tế.
269
Điều 10. Trách nhiệm của các khoa lâm sàng. 1. Trưởng khoa chịu trách nhiệm chung, điều dưỡng trưởng chỉ đạo kỹ thuật lấy mẫu. Mỗi khoa cử người chịu trách nhiệm về các công việc: lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển mẫu và nhận kết quả xét nghiệm. 2. Trách nhiệm của các thành viên tại khoa liên quan: a) Giúp lãnh đạo khoa triển khai thực hiện đầy đủ nội dung quản lý chất lượng xét nghiệm của khoa; b) Tham gia các công việc và các lớp đào tạo về quản lý chất lượng xét nghiệm có liên quan.
102
Điều 11. Hiệu lực thi hành. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 3 năm 2013.
21
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư 21:. 1. Sửa đổi, bổ sung Điều 1 như sau: “
23
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh 1. Thông tư này quy định hoạt động cho vay, đi vay; mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 2. Hoạt động điều hòa vốn giữa ngân hàng hợp tác xã với các quỹ tín dụng nhân dân; hoạt động cho vay, đi vay giữa các quỹ tín dụng nhân dân với nhau; hoạt động cho vay, đi vay giữa các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam của cùng một ngân hàng nước ngoài; hoạt động thấu chi trên tài khoản thanh toán giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và hoạt động cho vay đảm bảo khả năng thanh toán giao dịch chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán giữa ngân hàng thanh toán do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước lựa chọn với các thành viên của Trung tâm lưu ký chứng khoán là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.”. 2. Sửa đổi, bổ sung Điều 3 như sau: a) Sửa đổi khoản 1 như sau: “1. Giao dịch cho vay, đi vay là giao dịch mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (bên cho vay) thực hiện giao hoặc cam kết giao cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác (bên vay) một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.” b) Bổ sung các khoản 16, 17, 18 như sau: “16. Gia hạn khoản vay là việc bên cho vay chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian ngoài thời hạn cho vay đã quy định trong hợp đồng cho vay khi bên vay có đề nghị kéo dài thời hạn trả nợ do không có khả năng trả đầy đủ hoặc một phần nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay đúng thời hạn và được bên cho vay xem xét, đánh giá là có khả năng trả nợ trong khoảng thời gian gia hạn. 17. Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ là việc bên cho vay và bên vay thỏa thuận việc thay đổi các kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi đã quy định trong hợp đồng cho vay trên cơ sở đề nghị của bên vay và được bên cho vay xem xét, đánh giá bên vay có khả năng trả nợ theo các kỳ hạn được hai bên thỏa thuận điều chỉnh. 18. Chuyển nợ quá hạn là việc bên cho vay chuyển toàn bộ hoặc một phần số dư nợ gốc của khoản vay thành nợ quá hạn do bên vay không trả nợ đầy đủ hoặc một phần nợ gốc và/hoặc lãi đúng thời hạn và không được bên cho vay chấp thuận gia hạn khoản vay hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ”. 3. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 4  như sau: “Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, tại thời điểm thực hiện giao dịch đi vay, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được có các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày trở lên tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác, trừ trường hợp được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép đi vay”. 4. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 5 như sau: “3. Các giao dịch bằng đồng Việt Nam giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là thành viên của Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng phải thực hiện thanh toán qua Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng, trừ các trường hợp sau: a) Các giao dịch ngoài thời gian hoạt động của Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng; b) Các giao dịch chuyển tiền trả nợ gốc và lãi của khoản vay; c) Các giao dịch không thực hiện việc chuyển tiền gốc của khoản vay d) Việc chuyển tiền để thực hiện giao dịch mua, bán có kỳ hạn trái phiếu đã niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán được thực hiện theo các quy định hiện hành của pháp luật về chứng khoán.”. 5. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 6 như sau: “2. Tất cả các thỏa thuận thực hiện giao dịch phải được xác nhận bằng văn bản (gọi là giấy xác nhận giao dịch) hoặc các hình thức xác nhận khác được hai bên thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật.”. 6. Sửa đổi, bổ sung khoản 2, khoản 3 Điều 8 như sau: “2. Chỉ được thực hiện tại trụ sở chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Trụ sở chính của tổ chức tín dụng thực hiện phê duyệt, cấp hạn mức giao dịch, ký hợp đồng giao dịch với khách hàng và được ủy quyền bằng văn bản cho chi nhánh thực hiện việc giải ngân, chuyển tiền thanh toán, quản lý khoản cho vay, đi vay. 3. Tự chịu trách nhiệm về quyết định cho vay (trừ trường hợp bên đi vay vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này), đi vay của mình” 7. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 như sau: “
919
Điều 9. Mục đích cho vay, đi vay Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cho vay, đi vay lẫn nhau để bù đắp thiếu hụt tạm thời dự trữ bắt buộc, khả năng chi trả và kinh doanh vốn trên cơ sở cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và an toàn hoạt động cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”. 8. Sửa đổi, bổ sung Điều 10 như sau: “
87
Điều 10. Thời hạn cho vay Thời hạn cho vay giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tối đa dưới 01 năm, trừ trường hợp tổ chức tín dụng cho vay đối với công ty cho thuê tài chính là công ty con của tổ chức tín dụng đó”. 9. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 15 như sau: a) Bỏ gạch đầu dòng thứ 4. b) Sửa đổi, bổ sung gạch đầu dòng thứ 5 như sau: "- Phương thức cho vay, đi vay”. c) Bổ sung sau gạch đầu dòng thứ 5 như sau: "- Ngày đến hạn”. 10. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 16 như sau: “Gia hạn khoản vay; điều chỉnh kỳ hạn trả nợ; miễn lãi, điều chỉnh lãi suất cho vay; chuyển nợ quá hạn”. 11. Bỏ điểm d khoản 2
148
Điều 17. 12. Sửa đổi, bổ sung Điều 22 như sau: “
12
Điều 22. Thời hạn mua, bán Thời hạn mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tối thiểu là 01 ngày và tối đa là dưới 01 năm, trừ trường hợp tổ chức tín dụng mua có kỳ hạn giấy tờ có giá đối với công ty cho thuê tài chính là công ty con của tổ chức tín dụng đó”. 13. Sửa đổi, bổ sung Điều 28 như sau: a) Sửa đổi, bổ sung câu dẫn khoản 1 như sau: “1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/09/2012. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được lùi thời hạn áp dụng quy định tại Điều 10 và Điều 22 Thông tư này đối với các khách hàng là các công ty cho thuê tài chính, công ty tài chính tiêu dùng đến hết ngày 30/06/2013 (tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cho vay, mua có kỳ hạn giấy tờ có giá với các công ty cho thuê tài chính, công ty tài chính tiêu dùng với kỳ hạn từ 01 năm trở lên đến hết ngày 30/06/2013). Các văn bản, quy định sau đây hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành:” b) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau: “3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được thực hiện các hoạt động gửi tiền, nhận tiền gửi (trừ tiền gửi thanh toán và các giao dịch gửi tiền, nhận tiền gửi có kỳ hạn tối đa là 03 tháng) tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành. Việc gửi tiền, nhận tiền gửi có kỳ hạn tối đa là 03 tháng giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện theo các quy định sau: a) Phải có quy định nội bộ về quy trình nghiệp vụ, quy trình quản lý rủi ro đối với các hoạt động gửi tiền, nhận tiền gửi (bao gồm quy định về đánh giá tín nhiệm khách hàng, quy trình xác định hạn mức gửi tiền, quy trình thực hiện giao dịch gửi tiền, nhận tiền gửi) đảm bảo an toàn, đúng quy định. b) Tại thời điểm thực hiện giao dịch nhận tiền gửi, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được có các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày trở lên tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác, trừ trường hợp được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép nhận tiền gửi. c) Chỉ được thực hiện tại trụ sở chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Trụ sở chính của tổ chức tín dụng thực hiện phê duyệt, cấp hạn mức gửi tiền, ký hợp đồng giao dịch với khách hàng và được ủy quyền bằng văn bản cho chi nhánh thực hiện việc gửi/nhận tiền thanh toán, quản lý khoản tiền gửi. d) Việc chuyển tiền để thực hiện các giao dịch gửi tiền có kỳ hạn bằng đồng Việt Nam (trừ các giao dịch chuyển trả tiền gửi và lãi tiền gửi) giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là thành viên của Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng phải thực hiện thanh toán qua Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng, trừ trường hợp các giao dịch này thực hiện trong thời gian Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng không hoạt động. đ) Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tự xem xét thỏa thuận áp dụng phương thức gửi tiền, nhận tiền gửi từng lần, theo hạn mức hoặc theo các phương thức khác đảm bảo thực hiện giao dịch an toàn hiệu quả, tuân thủ đúng quy định của pháp luật hiện hành”. c) Sửa đổi khoản 4 như sau: “4. Các giao dịch đã thực hiện trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành trên cơ sở các hợp đồng cho vay, đi vay; mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có giá và hợp đồng gửi tiền nhận tiền gửi đã ký giữa các tổ chức tín dụng chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện theo đúng thỏa thuận đã ký. Đối với các giao dịch gửi tiền, nhận tiền gửi đến hạn sau ngày Thông tư này có hiệu lực, nếu được xem xét gia hạn thì thời gian gia hạn tối đa là 03 tháng.".
809
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng. 1. Thông tư này hướng dẫn về trình tự, thủ tục và điều kiện tiếp nhận, chuyển giao, tiếp tục thi hành án đối với người đang chấp hành án phạt tù. 2. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam; cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài liên quan đến tiếp nhận, chuyển giao, tiếp tục thi hành án đối với người đang chấp hành án phạt tù.
87
Điều 2. Nguyên tắc tiếp nhận, chuyển giao. 1. Phù hợp với Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. 2. Vì mục đích nhân đạo nhằm tạo thuận lợi cho người đang chấp hành án phạt tù cơ hội được tiếp tục chấp hành phần hình phạt tù còn lại tại nước mà họ mang quốc tịch hoặc nước khác đồng ý tiếp nhận. 3. Ưu tiên áp dụng điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Trường hợp không có điều ước quốc tế thì áp dụng nguyên tắc “có đi có lại” nhưng không được trái với pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.
125
Điều 3. Giải thích từ ngữ. Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. “Tiếp nhận” là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tiếp nhận công dân Việt Nam bị kết án phạt tù có thời hạn hoặc tù chung thân ở nước chuyển giao để tiếp tục chấp hành án tại Việt Nam; 2. “Chuyển giao” là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chuyển người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn hoặc tù chung thân tại các cơ sở giam giữ của Việt Nam cho nước tiếp nhận để tiếp tục chấp hành án tại nước đó; 3. “Người đang chấp hành án phạt tù” là nguời đang chấp hành hình phạt tù tại các cơ sở giam giữ trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc lãnh thổ nước chuyển giao; 4. “Tòa án nhân dân có thẩm quyền” là Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú cuối cùng ở Việt Nam của người đang chấp hành án phạt tù ở nước chuyển giao hoặc nơi người nước ngoài đang chấp hành án phạt tù tại Việt Nam; 5. “Cơ sở giam giữ” là trại giam, trại tạm giam hoặc nơi giam giữ khác trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc lãnh thổ nước chuyển giao; 6. “Trường hợp đặc biệt” quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 50 Luật tương trợ tư pháp được hiểu là một trong những trường hợp sau đây: a) Để phục vụ yêu cầu đối ngoại giữa Việt Nam và nước tiếp nhận; b) Người đang chấp hành án phạt tù đang bị bệnh nặng đến mức không thể tiếp tục chấp hành án được là người mắc một trong các bệnh sau: ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ chướng, lao nặng độ 4 kháng thuốc, bại liệt, suy tim độ 3 trở lên, suy thận độ 4 trở lên, HIV chuyển giai đoạn AIDS đang có các nhiễm trùng cơ hội và có tiên lượng xấu..., có kết luận của bệnh viện cấp tỉnh trở lên về việc người đang chấp hành án phạt tù bị bệnh nặng; 7. “Người được phép cư trú không thời hạn tại nước tiếp nhận” quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 50 Luật tương trợ tư pháp được hiểu là những người được phép đến, nhập cảnh và lưu lại lâu dài tại nước tiếp nhận; 8. “Người thân thích của người đang chấp hành án phạt tù” quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 50 Luật tương trợ tư pháp gồm: ông, bà nội, ngoại; bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ (hoặc chồng); bố, mẹ nuôi hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp; anh, chị, em ruột; anh, chị em vợ (hoặc chồng); cô, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột của người đang chấp hành án phạt tù đó có nơi cư trú chính trên lãnh thổ của nước tiếp nhận.
519
Điều 4. Thẩm quyền của cơ quan, tổ chức trong hoạt động chuyển giao, tiếp nhận. 1. Bộ Công an có thẩm quyền sau: a) Tiếp nhận, yêu cầu chuyển giao; b) Kiểm tra hồ sơ ban đầu; yêu cầu bổ sung hồ sơ (nếu cần thiết). Trường hợp khi xem xét hồ sơ đề nghị chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù trong các cơ sở giam giữ do mình quản lý, Bộ Công an thấy người đó chưa đủ điều kiện xem xét chuyển giao theo quy định tại Khoản 2 Điều 50 hoặc thuộc một trong các trường hợp từ chối chuyển giao theo quy định tại Điều 51 Luật tương trợ tư pháp thì Bộ Công an thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu chuyển giao và người đang chấp hành án phạt tù đó về khả năng từ chối chuyển giao. Trường hợp hồ sơ đề nghị tiếp nhận người đang chấp hành án phạt tù do các cơ sở giam giữ nước ngoài quản lý, nếu xét thấy chưa đủ điều kiện tiếp nhận hoặc chưa đầy đủ thủ tục hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều 50, Điều 52 và Điều 53 Luật tương trợ tư pháp thì Bộ Công an thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước đề nghị về khả năng từ chối tiếp nhận hoặc yêu cầu nước đề nghị tiếp nhận cung cấp đầy đủ thông tin theo quy định. 2. Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xem xét, quyết định áp dụng nguyên tắc “có đi có lại” trong tiếp nhận, chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù; chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự và cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là cơ quan đại diện Việt Nam) liên quan đến việc chuyển giao, tiếp nhận người đang chấp hành án phạt tù. 3. Cơ quan đại diện Việt Nam trợ giúp cho các cơ quan có thẩm quyền ở trong nước trong quan hệ với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài liên quan tới việc chuyển giao, tiếp nhận người đang chấp hành án phạt tù. 4. Tòa án nhân dân cấp tỉnh, nơi người được đề nghị chuyển giao về Việt Nam có nơi cư trú cuối cùng hoặc nơi người nước ngoài đang chấp hành án phạt tù tại Việt Nam xem xét, quyết định việc tiếp nhận, chuyển giao hoặc từ chối tiếp nhận, chuyển giao. 5. Tòa án nhân dân tối cao xem xét kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với các quyết định tiếp nhận, chuyển giao hoặc từ chối tiếp nhận, chuyển giao của Tòa án nhân dân cấp tỉnh. 6. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh tham gia phát biểu quan điểm tại phiên họp xem xét tiếp nhận, yêu cầu chuyển giao, thực hiện chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp trong hoạt động tiếp nhận, chuyển giao, tiếp tục thi hành án đối với người đang chấp hành án phạt tù.
557
Điều 5. Tiếp nhận, chuyển giao theo nguyên tắc “có đi có lại”. 1. Việc tiếp nhận, chuyển giao theo đề nghị của phía Việt Nam a) Trên cơ sở đề nghị của nguời đang chấp hành án phạt tù hoặc người đại diện hợp pháp của người đó, Bộ Công an lập hồ sơ đề nghị tiếp nhận, chuyển giao theo quy định của pháp luật và có văn bản đề nghị Bộ Ngoại giao xem xét, quyết định việc áp dụng nguyên tắc “có đi có lại”, đồng thời gửi bản sao hồ sơ và văn bản cho Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao để nghiên cứu phối hợp. Trong văn bản gửi Bộ Ngoại giao cần nêu rõ sự cần thiết áp dụng nguyên tắc “có đi có lại” với nước hữu quan, sự phù hợp của hồ sơ theo quy định của Luật tương trợ tư pháp và Thông tư này. b) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Ngoại giao có văn bản đề nghị Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có ý kiến bằng văn bản về sự cần thiết áp dụng nguyên tắc “có đi có lại”, sự phù hợp của hồ sơ đối với quy định tại các điều 50, 52 và 53 của Luật tuơng trợ tư pháp. c) Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao có ý kiến bằng văn bản. d) Trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày nhận được ý kiến bằng văn bản của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Ngoại giao chủ trì xem xét việc áp dụng nguyên tắc “có đi có lại”. Trường hợp áp dụng nguyên tắc “có đi có lại”, Bộ Ngoại giao thông báo bằng văn bản cho Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao biết, đồng thời có công hàm kèm theo hồ sơ liên quan gửi cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài. Trường hợp không áp dụng nguyên tắc “có đi có lại”, Bộ Ngoại giao gửi trả lại hồ sơ cho Bộ Công an và nêu rõ lý do, đồng thời thông báo bằng văn bản cho Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao. đ) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của phía nước ngoài về việc áp dụng nguyên tắc “có đi có lại”, Bộ Ngoại giao có văn bản thông báo cho Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao biết, phối hợp. 2. Việc tiếp nhận, chuyển giao theo đề nghị của phía nước ngoài a) Trường hợp Bộ Ngoại giao nhận được đề nghị tiếp nhận, chuyển giao của phía nước ngoài mà giữa Việt Nam và nước đó chưa có điều ước quốc tế liên quan đến việc tiếp nhận, chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù và chưa có thỏa thuận hoặc tiền lệ về việc áp dụng nguyên tắc “có đi có lại” về vấn đề này, Bộ Ngoại giao có văn bản kèm theo hồ sơ (nếu có) đề nghị Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao (bản chính), Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp phối hợp xem xét việc áp dụng nguyên tắc “có đi có lại”. b) Trường hợp Bộ Công an nhận được đề nghị tiếp nhận, chuyển giao của phía nước ngoài mà giữa Việt Nam và nước đó chưa có điều ước quốc tế liên quan đến tiếp nhận, chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù và chưa có thỏa thuận hoặc tiền lệ về việc áp dụng nguyên tắc “có đi có lại”, Bộ Công an có văn bản kèm theo bản sao hồ sơ (nếu có) đề nghị Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, quyết định việc áp dụng nguyên tắc “có đi có lại”. Trong văn bản cần nêu rõ ý kiến của Bộ Công an về sự cần thiết áp dụng nguyên tắc “có đi có lại”, sự phù hợp của hồ sơ đối với quy định tại các điều 50, 52 và 53 Luật tương trợ tư pháp. Trong trường hợp này, Bộ Ngoại giao có văn bản, trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp phối hợp có ý kiến về sự cần thiết áp dụng nguyên tắc “có đi có lại”, sự phù hợp của hồ sơ đối với quy định tại các điều 50, 52 và 53 Luật tương trợ tư pháp. c) Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Ngoại giao, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp phải có ý kiến bằng văn bản. d) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao xem xét và quyết định việc áp dụng nguyên tắc “có đi có lại” và trả lời bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài có yêu cầu và gửi một bản sao văn bản đó cho Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp để phối hợp. Trường hợp đồng ý áp dụng nguyên tắc “có đi có lại”, trên cơ sở hồ sơ do phía nước ngoài đã gửi, các cơ quan liên quan thực hiện việc tiếp nhận, chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù theo quy định.
1,075
Điều 6. Điều kiện tiếp nhận người đang chấp hành án phạt tù. Người đang chấp hành án phạt tù ở nước chuyển giao chỉ có thể được tiếp nhận về Việt Nam để tiếp tục chấp hành phần hình phạt tù còn lại khi có đủ các điều kiện sau đây: 1. Là công dân Việt Nam; 2. Có nơi thường trú cuối cùng ở Việt Nam; 3. Hành vi phạm tội mà người đó bị kết án ở nước ngoài cũng cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật Việt Nam; 4. Vào thời điểm tiếp nhận yêu cầu chuyển giao, thời hạn chưa chấp hành án phạt tù phải còn ít nhất là 01 (một) năm; trong trường hợp đặc biệt, thời hạn này còn ít nhất là 06 (sáu) tháng; 5. Bản án đối với người được đề nghị chuyển giao về Việt Nam đã có hiệu lực pháp luật và không còn thủ tục tố tụng nào đối với người đó tại nước chuyển giao; 6. Nước chuyển giao và người bị kết án đều đồng ý với việc chuyển giao. Trong trường hợp người bị kết án phạt tù là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần thì phải có sự đồng ý của người đại diện hợp pháp của người đó; 7. Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam có quyết định đồng ý tiếp nhận đã có hiệu lực pháp luật.
249
Điều 7. Hồ sơ đề nghị tiếp nhận chuyển giao. Hồ sơ đề nghị tiếp nhận chuyển giao phải được lập thành 03 (ba) bộ theo các quy định tại các điều 52 và 53 Luật tương trợ tư pháp trừ trường hợp điều ước quốc tế về chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù mà Việt Nam và nước chuyển giao là thành viên có quy định khác.
71
Điều 8. Xác định quốc tịch Việt Nam của người đang chấp hành án phạt tù. Khi nhận được yêu cầu tiếp nhận chuyển giao, cơ quan đầu mối của Bộ Công an phối hợp với cơ quan có thẩm quyền của Bộ Tư pháp xác minh quốc tịch Việt Nam của người đang chấp hành án phạt tù. Trình tự, thủ tục xác minh quốc tịch thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.
79
Điều 9. Trình tự, thủ tục nhận yêu cầu chuyển giao; xem xét, quyết định việc tiếp nhận. 1. Công dân Việt Nam phạm tội và bị kết án phạt tù chung thân hoặc tù có thời hạn tại nước ngoài có nguyện vọng được chuyển giao về Việt Nam để tiếp tục chấp hành phần hình phạt còn lại thì có thể làm đơn (hoặc thông qua người đại diện hợp pháp) trình bày nguyện vọng đó với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài hoặc Bộ Công an nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc cơ quan đại diện Việt Nam. 2. Trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày nhận được đơn xin được chuyển giao của người đang chấp hành án phạt tù, Cơ quan đại diện Việt Nam chuyển đơn, hồ sơ cho Bộ Công an để vào sổ hồ sơ. 3. Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu tiếp nhận chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, Bộ Công an vào sổ hồ sơ và kiểm tra hồ sơ theo quy định tại các điều 52 và 53 Luật tương trợ tư pháp. Bộ Công an có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước chuyển giao cung cấp thông tin bổ sung vào hồ sơ. Sau 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày gửi văn bản yêu cầu bổ sung thông tin mà không nhận được thông tin bổ sung thì Bộ Công an gửi trả hồ sơ cho nước chuyển giao và nêu rõ lý do, đồng thời gửi cho người đang chấp hành án phạt tù có yêu cầu tiếp nhận về Việt Nam (hoặc người đại diện hợp pháp của người đó) biết. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Bộ Công an chuyển ngay cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền 02 (hai) bộ hồ sơ để xem xét, quyết định có tiếp nhận chuyển giao về Việt Nam hay không. 4. Trong thời hạn 10 (mười) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu tiếp nhận do Bộ Công an chuyển đến, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền phải thụ lý và thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Trong thời hạn chuẩn bị xem xét yêu cầu tiếp nhận, Tòa án nhân dân có thẩm quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài làm rõ những điểm chưa rõ trong hồ sơ yêu cầu tiếp nhận. Văn bản yêu cầu và văn bản trả lời được gửi thông qua Bộ Công an. 5. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày thụ lý, tùy từng trường hợp mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh ra một trong các quyết định sau: a) Xem xét yêu cầu tiếp nhận khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 50 Luật tuơng trợ tư pháp và Điều 6 của Thông tư này; b) Đình chỉ việc xem xét yêu cầu tiếp nhận và trả hồ sơ cho Bộ Công an trong trường hợp không thuộc thẩm quyền hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài hoặc người yêu cầu rút yêu cầu chuyển giao hoặc vì các lý do khác mà việc xem xét không thể tiến hành được. 6. Tòa án nhân dân cấp tỉnh xem xét yêu cầu tiếp nhận trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ tại Khoản 3 Điều này và chuyển ngay một bộ hồ sơ cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. 7. Việc xem xét yêu cầu tiếp nhận đuợc tiến hành tại phiên họp do Hội đồng gồm 03 (ba) thẩm phán trong đó có 01 (một) thẩm phán làm chủ tọa và có sự tham gia của kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. 8. Hội đồng xem xét yêu cầu tiếp nhận làm việc theo trình tự quy định tại Khoản 4 Điều 55 Luật tương trợ tư pháp. 9. Chậm nhất là 10 (mười) ngày, kể từ ngày ra quyết định tiếp nhận hoặc từ chối tiếp nhận, Tòa án nhân dân cấp tỉnh gửi quyết định cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp để xem xét việc có kháng nghị hay không; đồng thời gửi cho Bộ Công an để thông báo cho phía nước ngoài biết. 10. Quyết định tiếp nhận, từ chối tiếp nhận có hiệu lực pháp luật bao gồm: a) Quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị; b) Quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm. 11. Trường hợp quyết định đồng ý tiếp nhận, trong thời hạn năm (05) ngày, kể từ ngày nhận được quyết định tiếp nhận có hiệu lực pháp luật, Chánh án Tòa án đã ra quyết định sơ thẩm ra các quyết định sau đây: a) Quyết định thi hành quyết định tiếp nhận; b) Quyết định tiếp tục thi hành án phạt tù tại Việt Nam; c) Quyết định chuyển đổi hình phạt theo quy định tại Điều 19 Thông tư này trong trường hợp tính chất và thời hạn của hình phạt nước chuyển giao đã tuyên không tương thích với quy định của pháp luật Việt Nam.
902
Điều 10. Xác minh sự đồng ý của người được chuyển giao. Trong trường hợp cần thiết, trước khi có quyết định tiếp nhận chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, Bộ Công an cử cán bộ đến nước chuyển giao hoặc ủy quyền cho cơ quan đại diện Việt Nam tại nước chuyển giao để xác định xem người đó có đồng ý một cách tự nguyện và với nhận thức đầy đủ về những hệ quả pháp lý của việc chuyển giao hay không.
88
Điều 11. Tổ chức tiếp nhận người đang chấp hành án phạt tù. 1. Sau khi nhận được quyết định thi hành quyết định tiếp nhận, Cơ quan Quản lý thi hành án hình sự Bộ Công an trao đổi thống nhất với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước chuyển giao về thời gian, địa điểm, cách thức tiếp nhận và tổ chức việc tiếp nhận, áp giải người được chuyển giao về cơ sở giam giữ nơi người đó sẽ tiếp tục thi hành án phạt tù tại Việt Nam. 2. Thành phần Đoàn tiếp nhận người đang chấp hành án phạt tù gồm có: a) Đại diện Cơ quan Quản lý thi hành án hình sự Bộ Công an làm Trưởng đoàn; b) Cảnh sát hỗ trợ tư pháp. 3. Việc tiếp nhận người đang chấp hành án phạt tù từ nước chuyển giao phải được lập thành biên bản gồm 03 (ba) bản bằng tiếng Việt, 03 (ba) bản tiếng Anh và 03 (ba) bản bằng tiếng của nước tiếp nhận; có chữ ký xác nhận của đại diện các cơ quan có trách nhiệm quy định tại Khoản 2 Điều này và đại diện cơ quan có thẩm quyền của nước chuyển giao. 4. Thủ trưởng Cơ quan Quản lý thi hành án hình sự Bộ Công an quyết định và chỉ định cơ sở giam giữ tiếp tục thi hành án đối với người đang chấp hành án phạt tù có quyết định tiếp nhận.
253
Điều 12. Thông báo về quyền được yêu cầu chuyển giao. 1. Khi tuyên bản án và hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân, Tòa án nhân dân đã xét xử sơ thẩm, phúc thẩm có trách nhiệm thông báo cho bị cáo là các đối tượng nêu tại điểm a Khoản 2 Điều 50 Luật tương trợ tư pháp biết về quyền được yêu cầu chuyển giao. 2. Hàng năm, Bộ Công an thực hiện việc thông báo cho người đang chấp hành án phạt tù là người nước ngoài đang chấp hành án tại các cơ sở giam giữ do Bộ Công an quản lý biết về quyền được yêu cầu chuyển giao.
117
Điều 13. Hồ sơ yêu cầu chuyển giao. Hồ sơ yêu cầu chuyển giao và tài liệu kèm theo được quy định tại các điều 52 và 53 của Luật tương trợ tư pháp và các quy định trong điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam và phía nước ngoài là thành viên.
56