text
stringlengths
8
223k
length
int64
2
50.7k
Điều 3. Giải thích từ ngữ. Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Môn thể thao Olympic: là môn thể thao được đưa vào chương trình thi đấu chính thức tại Đại hội Thể thao thế giới gần nhất diễn ra trước đó và liền kề giải thể thao quốc tế vận động viên, huấn luyện viên đạt thành tích. 2. Huấn luyện viên trực tiếp huấn luyện vận động viên: là huấn luyện viên được phân công trực tiếp huấn luyện, theo dõi, chỉ đạo các vận động viên thi đấu tại giải thể thao quốc tế.
105
Điều 4. Hình thức khen thưởng. 1. Huân chương Lao động hạng nhất, hạng nhì và hạng ba. 2. Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. 3. Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
40
Điều 5. Nguyên tắc khen thưởng và đề nghị khen thưởng. Việc khen thưởng và đề nghị khen thưởng đối với vận động viên, huấn luyện viên đạt thành tích xuất sắc tại các giải thể thao quốc tế phải tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 4 Thông tư số 21/2014/TT-BVHTTDL ngày 12 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về công tác thi đua khen thưởng ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các nguyên tắc sau: 1. Chú trọng khen thưởng các vận động viên, người trực tiếp tham gia thi đấu giành thành tích. Ưu tiên khen thưởng các vận động viên thuộc nhóm môn thể thao Olympic. 2. Việc đề nghị khen thưởng huấn luyện viên chỉ áp dụng đối với các huấn luyện viên trực tiếp tham gia huấn luyện vận động viên đạt thành tích xuất sắc. Trường hợp nhiều huấn luyện viên huấn luyện một vận động viên đạt thành tích xuất sắc, căn cứ theo mức độ đóng góp, Đội Thể thao, Đoàn Thể thao Việt Nam có trách nhiệm chọn và giới thiệu huấn luyện viên tiêu biểu để đề nghị khen thưởng. 3. Đối với các môn thi đấu tập thể, cần lựa chọn những vận động viên, huấn luyện viên tiêu biểu, điển hình có nhiều đóng góp lớn đối với thành tích chung của tập thể khi đề nghị khen thưởng cấp nhà nước. 4. Đối với vận động viên, huấn luyện viên đạt được nhiều thành tích xuất sắc trong một năm thì xem xét thành tích cao nhất của vận động viên, huấn luyện viên đó để đề nghị khen thưởng cấp nhà nước.
293
Điều 6. Tiêu chuẩn đề nghị khen thưởng Huân chương Lao động hạng nhất. 1. Vận động viên đạt huy chương Vàng tại Olympic Games hoặc Paralympic Games. 2. Huấn luyện viên trực tiếp huấn luyện vận động viên đạt huy chương Vàng tại Olympic Games.
46
Điều 7. Tiêu chuẩn đề nghị khen thưởng Huân chương Lao động hạng nhì. 1. Vận động viên đạt một trong các tiêu chuẩn sau được đề nghị khen thưởng Huân chương Lao động hạng nhì: a) Đạt huy chương Bạc tại Olympic Games hoặc Paralympic Games; b) Đạt 02 huy chương Vàng cá nhân tại một kỳ ASIAD của môn thể thao Olympic; c) Đạt huy chương Vàng tại ASIAD và phá kỷ lục Đại hội; d) Đạt 02 huy chương Vàng tại một kỳ ASIAN Para Games; đ) Đạt huy chương Vàng tại giải vô địch thế giới của môn thể thao Olympic. 2. Huấn luyện viên trực tiếp huấn luyện vận động viên đạt một trong các thành tích sau được đề nghị khen thưởng Huân chương Lao động hạng nhì: a) Đạt huy chương Bạc tại Olympic Games; b) Đạt huy chương Vàng tại Paralympic Games; c) Đạt huy chương Vàng tại giải vô địch thế giới của môn thể thao Olympic; d) Đạt 02 huy chương Vàng tại một kỳ ASIAD hoặc 03 huy chương vàng tại một kỳ ASIAN Para Games.
187
Điều 8. Tiêu chuẩn đề nghị khen thưởng Huân chương Lao động hạng ba. 1. Vận động viên đạt một trong các tiêu chuẩn sau được đề nghị khen thưởng Huân chương Lao động hạng ba: a) Đạt huy chương Đồng tại Olympic Games hoặc Paralympic Games; b) Đạt huy chương Vàng tại ASIAD hoặc ASIAN Para Games; c) Đạt 03 huy chương Vàng tại một kỳ SEA Games; d) Đạt 02 huy chương Vàng cá nhân tại một kỳ SEA Games của môn thể thao Olympic; đ) Đạt huy chương Vàng cá nhân SEA Games và phá kỷ lục SEA Games; e) Đạt huy chương Vàng tại 03 kỳ SEA Games liên tiếp của môn thi có một nội dung thi đấu; g) Đạt 03 huy chương Vàng tại một kỳ ASEAN Para Games; h) Đạt huy chương Vàng tại giải vô địch thế giới của môn thể thao Olympic. 2. Huấn luyện viên trực tiếp huấn luyện vận động viên đạt một trong các thành tích sau được đề nghị khen thưởng Huân chương Lao động hạng ba: a) Đạt huy chương Đồng tại Olympic Games hoặc huy chương Bạc tại giải vô địch thế giới của môn thể thao Olympic; b) Đạt huy chương Bạc tại Paralympic Games; c) Đạt huy chương Vàng tại ASIAD hoặc 02 huy chương Vàng tại một kỳ ASIAN Para Games; d) Đạt 05 huy chương Vàng tại một kỳ SEA Games hoặc 05 huy chương Vàng tại một kỳ ASEAN Para Games.
251
Điều 9. Tiêu chuẩn đề nghị khen thưởng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. 1. Vận động viên đạt một trong các tiêu chuẩn sau được đề nghị khen thưởng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ: a) Đạt huy chương Bạc tại một trong các kỳ Đại hội sau: ASIAD, ASIAN ParaGames; b) Đạt huy chương Vàng tại một trong các kỳ Đại hội sau: ABG, AIMAG; c) Đạt huy chương Vàng tại SEA Games; d) Đạt 02 huy chương Vàng tại một kỳ ASEAN Para Games hoặc huy chương Vàng cá nhân của môn thể thao có một nội dung thi đấu tại Đại hội; đ) Đạt huy chương Vàng tại một trong các kỳ Đại hội sau: YOG, AYGS; e) Đạt huy chương Vàng tại giải vô địch thế giới của môn thể thao không thuộc nhóm môn thể thao Olympic; g) Đạt huy chương Bạc tại giải vô địch thế giới của môn thể thao Olympic; h) Đạt huy chương Vàng tại giải vô địch Châu Á của môn thể thao Olympic; i) Đạt huy chương Vàng tại giải vô địch thể thao người khuyết tật Châu Á từng môn; k) Đạt huy chương Vàng tại giải vô địch trẻ thế giới của môn thể thao Olympic. 2. Huấn luyện viên trực tiếp huấn luyện vận động viên đạt một trong các thành tích sau được đề nghị khen thưởng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ: a) Đạt huy chương Đồng tại Paralympic Games; b) Đạt huy chương Vàng tại một trong các kỳ Đại hội sau: ASIAN Para Games, AYG, ABG, AIMAG; c) Đạt huy chương Bạc tại ASIAD hoặc huy chương Vàng tại giải vô địch Châu Á của các môn thể thao Olympic; d) Đạt 03 huy chương Vàng tại một kỳ SEA Games hoặc 03 huy chương Vàng tại một kỳ ASEAN Para Games; đ) Đạt huy chương Vàng tại giải vô địch thế giới của môn thể thao không thuộc nhóm môn thể thao Olympic.
336
Điều 10. Tiêu chuẩn khen thưởng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 1. Vận động viên đạt một trong các tiêu chuẩn sau được khen thưởng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: a) Đạt huy chương Đồng tại ASIAD hoặc ASIAN Para Games b) Đạt huy chương Bạc hoặc huy chương Đồng tại một trong các kỳ Đại hội sau: ABG, AIMAG, YOG, AYGS; c) Đạt huy chương Vàng đồng đội tại ASEAN ParaGames; d) Đạt huy chương Bạc hoặc huy chương Đồng tại ASEAN ParaGames; đ) Đạt huy chương Đồng tại giải vô địch thế giới của môn thể thao Olympic; e) Đạt huy chương Bạc hoặc huy chương Đồng tại giải vô địch thế giới của môn thể thao không thuộc nhóm môn Olympic; g) Đạt huy chương Bạc hoặc huy chương Đồng tại giải vô địch Châu Á của môn thể thao Olympic; h) Đạt huy chương Bạc hoặc huy chương Đồng tại giải vô địch thể thao người khuyết tật Châu Á từng môn; i) Đạt huy chương Vàng tại một trong các giải thể thao quốc tế sau: giải vô địch Đông Nam Á, giải vô địch trẻ thế giới của môn thể thao không thuộc nhóm môn Olympic, giải vô địch trẻ Châu Á, giải vô địch trẻ Đông Nam Á; k) Đạt huy chương Bạc hoặc huy chương Đồng tại giải vô địch trẻ thế giới; l) Đạt huy chương Vàng tại giải vô địch thể thao người khuyết tật Đông Nam Á từng môn; m) Thi đấu xuất sắc vượt qua vòng loại, đạt suất chính thức tham dự Olympic Games hoặc Paralympic Games; 2. Huấn luyện viên trực tiếp huấn luyện vận động viên đạt một trong các thành tích sau được khen thưởng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: a) Đạt huy chương Bạc hoặc huy chương Đồng tại một trong các kỳ Đại hội sau: ASIAN Para Games, AYG, ABG, AIMAG; b) Đạt huy chương Đồng tại ASIAD; c) Đạt huy chương Bạc hoặc huy chương Đồng tại giải vô địch Châu Á các môn thể thao Olympic; d) Đạt huy chương tại giải vô địch Châu Á của môn thể thao không thuộc nhóm môn thể thao Olympic; đ) Đạt huy chương tại SEA Games hoặc ASEAN Para Games; e) Đạt huy chương Vàng tại giải vô địch Đông Nam Á các môn thể thao; g) Thi đấu xuất sắc vượt qua vòng loại, đạt suất chính thức tham dự Olympic Games hoặc Paralympic Games.
438
Điều 11. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị. 1. Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị khen thưởng hợp lệ của các Đoàn, Đội thể thao, Tổng cục Thể dục thể thao có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo đề xuất, hoàn thiện hồ sơ khen thưởng trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 2. Hồ sơ khen thưởng thực hiện theo quy định tại Thông tư số 21/2014/TT-BVHTTDL ngày 12 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về công tác thi đua, khen thưởng ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 3. Tổng cục Thể dục Thể thao, Vụ Thi đua, Khen thưởng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và thực hiện Thông tư này.
148
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh. Thông tư này quy định nội dung, tổ chức hoạt động tư vấn phòng, chống HIV/AIDS, tư vấn trước và sau xét nghiệm HIV tại cơ sở y tế.
35
Điều 2. Giải thích từ ngữ. Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Giai đoạn cửa sổ là khoảng thời gian mà cơ thể người đã mang HIV, nhưng chưa sinh ra đủ kháng thể để có phát hiện được bằng các xét nghiệm thông thường. 2. Kết quả xét nghiệm HIV không xác định là việc chưa xác định được sự có mặt của kháng thể kháng HIV trong máu, có thể không nhiễm HIV hoặc đã nhiễm HIV ở giai đoạn cửa sổ. 3. Nhân viên tư vấn là người đã được đào tạo về HIV/AIDS tại các cơ sở đào tạo y khoa hoặc đã được tập huấn về tư vấn phòng, chống HIV/AIDS tại cơ sở đào tạo liên tục theo quy định tại Thông tư số 22/2013/TT-BYT ngày 09 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc đào tạo liên tục cho cán bộ y tế (sau đây gọi tắt là Thông tư số 22/2013/TT-BYT).
172
Điều 3. Nguyên tắc chung. 1. Bảo đảm tính bí mật thông tin của người được tư vấn. 2. Bảo đảm tư vấn theo đúng nội dung quy trình theo quy định của pháp luật. 3. Việc thông báo kết quả xét nghiệm dương tính thực hiện theo quy định tại Thông tư số 01/2010/TT-BYT ngày 06 tháng 01 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định trách nhiệm, trình tự thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính và Thông tư số 09/2012/TT-BYT ngày 24 tháng 5 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn giám sát dịch tễ học HIV/AIDS và giám sát các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục. 4. Bảo đảm giới thiệu chuyển gửi người có kết quả HIV dương tính đến dịch vụ chăm sóc, điều trị và dự phòng lây nhiễm HIV.
146
Điều 4. Nội dung tư vấn về dự phòng trong phòng, chống HIV/AIDS. Nội dung tư vấn chung và tư vấn đối với một số đối tượng cụ thể về dự phòng trong phòng, chống HIV/AIDS thực hiện quy định tại Điều 5 và Điều 6 Thông tư số 06/2012/TT-BYT ngày 20 tháng 4 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về điều kiện thành lập và nội dung hoạt động đối với tổ chức tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS.
84
Điều 5. Nội dung tư vấn trước và sau xét nghiệm HIV. 1. Tư vấn trước xét nghiệm: a) Giới thiệu, thảo luận lý do tư vấn, xét nghiệm HIV; b) Thảo luận các nguy cơ có khả năng lây nhiễm HIV; c) Trao đổi, giải thích về ý nghĩa và lợi ích của việc xét nghiệm HIV và biết kết quả xét nghiệm HIV. 2. Tư vấn sau xét nghiệm HIV: a) Tư vấn cho người có kết quả xét nghiệm HIV âm tính: - Giải thích kết quả xét nghiệm và ý nghĩa của giai đoạn cửa sổ; - Hướng dẫn, trao đổi các biện pháp giảm nguy cơ lây nhiễm HIV; - Tư vấn sự cần thiết tham gia các dịch vụ hỗ trợ về tinh thần, tâm lý, xã hội, chăm sóc y tế, dự phòng lây nhiễm HIV. b) Tư vấn cho người có kết quả khẳng định HIV dương tính: - Thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính; - Tư vấn hỗ trợ tinh thần, tâm lý; - Hướng dẫn cách bộc lộ tình trạng nhiễm HIV với vợ, chồng, người có quan hệ tình dục hoặc sử dụng chung bơm kim tiêm với người được tư vấn và khuyến khích người được tư vấn giới thiệu các đối tượng này và con của người được tư vấn (nếu có) đến tư vấn và xét nghiệm HIV; - Tư vấn về các biện pháp phòng lây nhiễm HIV cho người khác và trách nhiệm pháp lý đối với việc phòng lây nhiễm HIV cho người khác; - Tư vấn về lợi ích và sự cần thiết tham gia dịch vụ chăm sóc, điều trị và dự phòng lây nhiễm HIV. c) Đối với người có kết quả xét nghiệm HIV không xác định: - Giải thích ý nghĩa của kết quả xét nghiệm; - Đánh giá lại thời gian có nguy cơ phơi nhiễm HIV gần nhất của khách hàng và tư vấn việc cần thiết xét nghiệm lại HIV sau 14 ngày.
341
Điều 6. Điều kiện tổ chức hoạt động tư vấn phòng, chống HIV/AIDS trong cơ sở y tế. 1. Điều kiện về nhân sự: có ít nhất 01 nhân viên tư vấn. 2. Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị: a) Bảo đảm kín đáo, thông thoáng và đủ ánh sáng. Trường hợp thực hiện tư vấn theo hình thức tư vấn nhóm thì phải bảo đảm đủ chỗ ngồi tương ứng với số người được tư vấn; b) Có trang thiết bị tối thiểu cần thiết cho hoạt động tư vấn, gồm bàn làm việc, ghế ngồi và tài liệu truyền thông phục vụ cho việc tư vấn.
112
Điều 7. Hình thức tư vấn. 1. Hình thức tư vấn gồm: a) Tư vấn nhóm; b) Tư vấn cặp vợ, chồng hoặc hai người có quan hệ tình dục với nhau; c) Tư vấn cá nhân. 2. Việc lựa chọn hình thức tư vấn tùy thuộc vào quy mô người bệnh, nhu cầu cụ thể của mỗi người bệnh. Không áp dụng tư vấn nhóm đối với tư vấn sau xét nghiệm HIV cho người bệnh có kết quả xét nghiệm HIV dương tính.
85
Điều 8. Quy trình tư vấn phòng, chống HIV/AIDS. 1. Trường hợp đối tượng chủ động đề xuất: a) Được tư vấn về dự phòng trong phòng, chống HIV/AIDS: nhân viên y tế thực hiện tư vấn cho người bệnh theo quy định tại Điều 4 Thông tư này; b) Được xét nghiệm HIV: nhân viên y tế thực hiện tư vấn cho người bệnh theo quy định tại Điều 5 Thông tư này nếu nhân viên đó đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Thông tư này. Trường hợp nhân viên y tế thực hiện tư vấn chưa đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Thông tư này thì phải giới thiệu đến nhân viên tư vấn. 2. Trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh, nhân viên y tế có trách nhiệm tư vấn hoặc giới thiệu đến nhân viên tư vấn để tư vấn thực hiện xét nghiệm HIV khi gặp các đối tượng sau: a) Người có hành vi nguy cơ cao; b) Người mắc bệnh lao; c) Người mắc các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục; d) Người nhiễm vi rút viêm gan C; đ) Phụ nữ mang thai; e) Con của người nhiễm HIV; g) Người phơi nhiễm với HIV; h) Người bệnh đã được khám lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng nhưng không phát hiện được nguyên nhân gây bệnh hoặc có các triệu chứng lâm sàng nghi ngờ nhiễm HIV theo các quy định tại Quyết định số 3003/QĐ-BYT ngày 19 tháng 8 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS. 3. Sau khi tư vấn trước xét nghiệm HIV, nếu người được tư vấn đồng ý thực hiện xét nghiệm HIV thì hướng dẫn người được tư vấn: a) Ký đồng ý làm xét nghiệm HIV vào bệnh án nếu người được tư vấn là người bệnh đang được điều trị nội trú; b) Điền và ký phiếu xác nhận đồng ý xét nghiệm HIV theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này đối nếu người được tư vấn không thuộc đối tượng quy định tại Điểm a Khoản này. 4. Đối với người dưới 16 tuổi hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì phải tư vấn cho cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của người đó (sau đây gọi là người đại diện hợp pháp), trường hợp người đại diện hợp pháp đồng ý làm xét nghiệm HIV thì hướng dẫn người đó ký giấy tờ theo quy định tại Khoản 3 Điều này. 5. Trong quá trình tư vấn, nhân viên tư vấn có trách nhiệm giới thiệu người được tư vấn đến các dịch vụ chăm sóc, điều trị và dự phòng lây nhiễm HIV phù hợp với tình trạng thực tế của người được tư vấn: a) Dịch vụ y tế: chẩn đoán, điều trị và điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội, điều trị bằng thuốc kháng HIV; dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; chẩn đoán và điều trị lao; các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục; điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; chăm sóc sức khỏe sinh sản; b) Các dịch vụ can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV và hỗ trợ xã hội khác.
583
Điều 9. Trách nhiệm của Cục Phòng, chống HIV/AIDS. 1. Hướng dẫn triển khai hoạt động tư vấn phòng, chống HIV/AIDS trong cơ sở y tế. 2. Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền các tài liệu chuyên môn phục vụ hoạt động tư vấn phòng, chống HIV/AIDS. 3. Đề xuất danh sách các đơn vị chịu trách nhiệm tập huấn tư vấn phòng, chống HIV/AIDS cho nhân viên y tế trong các cơ sở y tế trực thuộc Bộ Y tế. 4. Tổ chức kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện hoạt động tư vấn phòng, chống HIV/AIDS trên toàn quốc định kỳ hoặc đột xuất.
112
Điều 10. Trách nhiệm của Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. 1. Chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh triển khai công tác tư vấn phòng, chống HIV/AIDS trong cơ sở y tế theo đúng hướng dẫn của Thông tư này. 2. Chỉ định các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý chịu trách nhiệm tập huấn tư vấn phòng, chống HIV/AIDS bảo đảm đúng quy định tại Thông tư này và Thông tư 22/2013/TT-BYT hoặc đề nghị các đơn vị quy định tại Khoản 3 Điều 9 Thông tư này tổ chức tập huấn tư vấn phòng, chống HIV/AIDS cho các nhân viên y tế trong các cơ sở y tế trên địa bàn quản lý trong trường hợp cần thiết. 3. Kiểm tra, thanh tra và sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện hoạt động tư vấn phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.
155
Điều 11. Trách nhiệm của các cơ sở y tế. 1. Các cơ sở y tế sau đây có trách nhiệm tổ chức việc tư vấn về dự phòng trong phòng, chống HIV/AIDS cho các tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu: a) Cơ sở y tế dự phòng có chức năng phòng, chống HIV/AIDS; b) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa có chức năng điều trị bệnh truyền nhiễm, phòng khám chuyên khoa về phòng, chống HIV/AIDS. 2. Cơ sở y tế nếu có thực hiện kỹ thuật xét nghiệm HIV có trách nhiệm: a) Tổ chức việc tư vấn về dự phòng trong phòng, chống HIV/AIDS cho các tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu; b) Tổ chức việc tư vấn trước và sau xét nghiệm HIV; c) Thực hiện đầy đủ chế độ thống kê báo cáo theo quy định cho cơ quan đầu mối về thu thập số liệu báo cáo về phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn.
172
Điều 12. Điều khoản tham chiếu. Trường hợp các văn bản được dẫn chiếu trong văn bản này bị thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung sẽ thực hiện theo văn bản thay thế hoặc văn bản đã được sửa đổi, bổ sung.
43
Điều 13. Hiệu lực thi hành. 1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 4 năm 2015. 2. Bãi bỏ các quy định sau đây kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành: a) Quyết định số 647/QĐ-BYT ngày 20 tháng 02 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về Hướng dẫn tư vấn và xét nghiệm HIV tự nguyện; b) Khoản 5 Điều 1 và cụm từ “Khoản 5” tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 33/2011/TT-BYT ngày 26 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc xét nghiệm HIV bắt buộc trong một số trường hợp cần thiết để chẩn đoán và điều trị cho người bệnh.
122
Điều 14. Điều khoản chuyển tiếp. Các cơ sở y tế đang tổ chức hoạt động tư vấn phòng, chống HIV/AIDS được tiếp tục hoạt động nhưng phải củng cố, hoàn thiện để đáp ứng điều kiện của Thông tư này trước ngày 01 tháng 01 năm 2017.
48
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh. Thông tư này quy định hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
34
Điều 2. Đối tượng áp dụng. 1. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất. 2. Khách hàng sử dụng sản phẩm phái sinh lãi suất do ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài kinh doanh, cung ứng trên thị trường trong nước, bao gồm: a) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng; b) Pháp nhân (trừ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam. 3. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư này.
151
Điều 3. Giải thích từ ngữ. Tại Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Sản phẩm phái sinh lãi suất là công cụ tài chính được định giá theo biến động dự kiến về lãi suất. 2. Hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất là việc ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giao kết và thực hiện hợp đồng phái sinh lãi suất với tổ chức tài chính nước ngoài trên thị trường quốc tế nhằm mục đích phòng ngừa, hạn chế rủi ro lãi suất của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc là việc ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giao kết và thực hiện hợp đồng phái sinh lãi suất với khách hàng trên thị trường trong nước nhằm mục đích phòng ngừa, hạn chế rủi ro lãi suất của khách hàng. 3. Giao dịch gốc là các giao dịch chịu rủi ro lãi suất, gồm: Gửi tiền, nhận tiền gửi; phát hành, mua bán, đầu tư giấy tờ có giá; cho vay, vay vốn; cho thuê, thuê tài chính; các giao dịch hợp pháp khác chịu rủi ro lãi suất, trừ hồ sơ phái sinh lãi suất. 4. Giao dịch đối ứng là việc ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giao kết và thực hiện hợp đồng phái sinh lãi suất với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất trên thị trường trong nước hoặc với tổ chức tài chính nước ngoài nhằm mục đích phòng ngừa, hạn chế rủi ro lãi suất đối với hợp đồng phái sinh lãi suất đã giao kết và thực hiện với khách hàng. 5. Giá trị khoản vốn gốc là số tiền của giao dịch gốc hoặc số tiền chịu rủi ro lãi suất phát sinh từ bảng cân đối kế toán mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cần phòng ngừa, hạn chế rủi ro lãi suất. 6. Giá trị khoản vốn danh nghĩa là số tiền mà các bên giao kết hợp đồng phái sinh lãi suất thỏa thuận làm cơ sở để tính lãi phải trả, lãi được nhận, lãi ròng hoặc mức phí (nếu có); giá trị khoản vốn danh nghĩa có thể bằng hoặc nhỏ hơn giá trị khoản vốn gốc. 7. Lãi ròng hoặc lỗ ròng từng kỳ thanh toán của hợp đồng phái sinh lãi suất là chênh lệch giữa khoản tiền lãi được nhận và khoản tiền lãi phải trả trong từng kỳ thanh toán đó. 8. Lãi ròng hoặc lỗ ròng của hợp đồng phái sinh lãi suất của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là lãi ròng hoặc lỗ ròng của tất cả các kỳ đã thanh toán của hợp đồng phái sinh lãi suất đó. 9. Lãi suất tham chiếu là mức lãi suất do các bên giao kết hợp đồng phái sinh lãi suất thỏa thuận để làm căn cứ thực hiện hợp đồng phái sinh lãi suất. 10. Lãi suất quyền chọn giới hạn trần là mức lãi suất cao nhất do các bên giao kết hợp đồng quyền chọn lãi suất thỏa thuận nhằm phòng ngừa rủi ro lãi suất khi lãi suất thị trường biến động tăng. 11. Lãi suất quyền chọn giới hạn sàn là mức lãi suất thấp nhất do các bên giao kết hợp đồng quyền chọn lãi suất thỏa thuận nhằm phòng ngừa rủi ro lãi suất khi lãi suất thị trường biến động giảm. 12. Tổ chức tài chính nước ngoài bao gồm các ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, tổ chức tín dụng và tổ chức tài chính khác được thành lập và hoạt động theo pháp luật nước ngoài.
650
Điều 4. Nguyên tắc hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất. 1. Hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên tham gia giao kết và thực hiện hợp đồng phái sinh lãi suất, phù hợp với quy định tại Thông tư này và pháp luật có liên quan. 2. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất khi: a) Được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất tại Giấy phép thành lập và hoạt động, hoặc bằng văn bản riêng theo quy định của pháp luật; b) Đã ban hành văn bản quy định nội bộ về hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất phù hợp với quy định tại Thông tư này và pháp luật có liên quan, bảo đảm có cơ chế kiểm soát, kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro đối với hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất. 3. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất liên quan đến ngoại hối phải thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam về ngoại hối. 4. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài kinh doanh sản phẩm phái sinh lãi suất trên thị trường quốc tế phải thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt động; ngoại hối trên thị trường quốc tế. 5. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng sản phẩm phái sinh lãi suất do ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung ứng trên thị trường trong nước như đối với pháp nhân theo quy định tại Thông tư này và pháp luật có liên quan.
350
Điều 5. Mục đích hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất trên thị trường trong nước. 1. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất cho pháp nhân nhằm mục đích phòng ngừa, hạn chế rủi ro lãi suất cho giao dịch gốc của pháp nhân đó. 2. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác nhằm mục đích phòng ngừa, hạn chế rủi ro lãi suất cho giao dịch gốc hoặc phòng ngừa, hạn chế rủi ro lãi suất phát sinh từ bảng cân đối kế toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó.
139
Điều 6. Phạm vi hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất trên thị trường trong nước. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được kinh doanh, cung ứng các loại sản phẩm phái sinh lãi suất, bao gồm: 1. Sản phẩm lãi suất kỳ hạn (Forward rate agreement): Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giao kết hợp đồng phái sinh lãi suất với khách hàng, theo đó vào ngày giao kết hợp đồng phái sinh lãi suất các bên thỏa thuận xác định mức lãi suất kỳ hạn sẽ áp dụng trên cùng giá trị khoản vốn danh nghĩa; vào ngày đến hạn hợp đồng phái sinh lãi suất, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc khách hàng thanh toán một lần duy nhất số tiền chênh lệch giữa lãi suất kỳ hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng phái sinh lãi suất với lãi suất tham chiếu trên cùng giá trị khoản vốn danh nghĩa. 2. Sản phẩm hoán đổi lãi suất một đồng tiền (Interest rate swap): a) Sản phẩm hoán đổi lãi suất một đồng tiền (Interest rate swap): Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giao kết hợp đồng phái sinh lãi suất với khách hàng, trong đó các bên thỏa thuận định kỳ thanh toán cho nhau khoản tiền lãi bằng cùng một đồng tiền (đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ) tính theo lãi suất được nhận và phải trả đã thỏa thuận (lãi suất cố định hoặc thả nổi) trên cùng giá trị khoản vốn danh nghĩa; b) Sản phẩm hoán đổi lãi suất một đồng tiền cộng dồn (Accrual Interest Rate Swap): Là sản phẩm hoán đổi lãi suất một đồng tiền, trong đó ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng; có thỏa thuận về khoản tiền lãi được nhận hoặc phải trả được tính theo các mức lãi suất có kèm theo các điều kiện dựa trên biến động tỷ giá, lãi suất thị trường và được cộng dồn theo kỳ thanh toán đã thỏa thuận trên cùng giá trị khoản vốn danh nghĩa. 3. Sản phẩm hoán đổi lãi suất giữa hai đồng tiền hoặc hoán đổi tiền tệ chéo (Cross currency swap): a) Sản phẩm hoán đổi lãi suất giữa hai đồng tiền (Cross currency swap): Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giao kết hợp đồng phái sinh lãi suất với khách hàng, trong đó các bên thỏa thuận định kỳ thanh toán cho nhau khoản tiền lãi bằng hai đồng tiền khác nhau tính trên giá trị khoản vốn danh nghĩa; việc trao đổi hoặc không trao đổi giá trị khoản vốn danh nghĩa do hai bên thỏa thuận, trường hợp có trao đổi giá trị khoản vốn danh nghĩa ban đầu hoặc từng phần trong kỳ hoặc cuối cùng thì áp dụng theo tỷ giá cố định được thỏa thuận phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tỷ giá tại thời điểm hai bên ký kết hợp đồng phái sinh lãi suất; b) Sản phẩm hoán đổi lãi suất giữa hai đồng tiền cộng dồn (Accrual Interest Rate Swap): Là sản phẩm hoán đổi lãi suất giữa hai đồng tiền, trong đó ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng có thỏa thuận về khoản tiền lãi được nhận hoặc phải trả được tính theo các mức lãi suất có kèm theo các điều kiện dựa trên biến động tỷ giá, lãi suất thị trường và được cộng dồn theo kỳ thanh toán đã thỏa thuận trên giá trị khoản vốn danh nghĩa; việc trao đổi hoặc không trao đổi giá trị khoản vốn danh nghĩa do hai bên thỏa thuận, trường hợp có trao đổi giá trị khoản vốn danh nghĩa ban đầu hoặc từng phần trong kỳ hoặc cuối cùng thì áp dụng theo tỷ giá cố định được thỏa thuận phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tỷ giá tại thời điểm hai bên ký kết hợp đồng phái sinh lãi suất. 4. Sản phẩm quyền chọn lãi suất (Interest rate option): a) Quyền chọn lãi suất giới hạn trần (Interest Rate Option - Cap): Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giao kết hợp đồng phái sinh lãi suất với khách hàng, trong đó ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bán cho khách hàng quyền (không phải nghĩa vụ bắt buộc) được mua mức lãi suất giới hạn trần trên giá trị khoản vốn danh nghĩa tại thời điểm trước ngày đến hạn hoặc vào ngày đến hạn của hợp đồng phái sinh lãi suất nhằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro lãi suất biến động tăng. Trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng phái sinh lãi suất, khi lãi suất tham chiếu biến động tăng và cao hơn mức lãi suất giới hạn trần, nếu có yêu cầu của khách hàng, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện thanh toán cho khách hàng khoản tiền lãi được tính trên cơ sở chênh lệch giữa lãi suất tham chiếu với mức lãi suất giới hạn trần và giá trị khoản vốn danh nghĩa; trường hợp lãi suất tham chiếu thấp hơn mức lãi suất giới hạn trần, thì không phát sinh việc thanh toán giữa ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với khách hàng về chênh lệch giữa lãi tham chiếu và lãi suất giới hạn trần. Khách hàng phải trả phí cho ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo thỏa thuận tại hợp đồng phái sinh lãi suất để mua quyền chọn lãi suất giới hạn trần; khoản phí này có thể thanh toán một lần vào ngày giao dịch hoặc nhiều lần theo kỳ thanh toán lãi trong suốt thời hạn hiệu lực của hợp đồng phái sinh lãi suất theo thỏa thuận tại hợp đồng phái sinh lãi suất; b) Quyền chọn lãi suất giới hạn sàn (Interest Rate Option - Floor): Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giao kết hợp đồng phái sinh lãi suất với khách hàng, trong đó ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bán cho khách hàng quyền (không phải nghĩa vụ bắt buộc) được mua mức lãi suất giới hạn sàn trên giá trị khoản vốn danh nghĩa tại thời điểm trước ngày đến hạn hoặc vào ngày đến hạn của hợp đồng phái sinh lãi suất nhằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro lãi suất biến động giảm. Trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng phái sinh lãi suất, khi lãi suất tham chiếu biến động giảm và thấp hơn mức lãi suất giới hạn sẵn, nếu có yêu cầu của khách hàng, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện thanh toán cho khách hàng khoản tiền lãi được tính trên cơ sở chênh lệch giữa lãi suất tham chiếu với mức lãi suất giới hạn sàn và giá trị khoản vốn danh nghĩa; trường hợp lãi suất tham chiều cao hơn mức lãi suất giới hạn sàn, thì không phát sinh việc thanh toán giữa ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với khách hàng về chênh lệch giữa lãi suất tham chiếu và lãi suất giới hạn sàn. Khách hàng phải trả phí cho ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo thỏa thuận tại hợp đồng phái sinh lãi suất để mua quyền chọn lãi suất giới hạn sàn; khoản phí này có thể thanh toán một lần vào ngày giao dịch hoặc nhiều lần theo kỳ thanh toán lãi trong suốt thời hạn hiệu lực của hợp đồng phái sinh lãi suất theo thỏa thuận tại hợp đồng phái sinh lãi suất; c) Quyền chọn lãi suất kết hợp trần - sàn (Interest Rate Option - Collar): Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giao kết hợp đồng phái sinh lãi suất với khách hàng, trong đó ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bán cho khách hàng (không phải nghĩa vụ bắt buộc) được mua mức lãi suất giới hạn trần, đồng thời mua từ khách hàng quyền (không phải nghĩa vụ bắt buộc) được mua mức lãi suất giới hạn sàn, trên cùng giá trị khoản vốn danh nghĩa tại thời điểm trước ngày đến hạn hoặc vào ngày đến hạn của hợp đồng phái sinh lãi suất. Trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng phái sinh lãi suất, khi lãi suất tham chiếu biến động tăng và cao hơn mức lãi suất giới trần, nếu có yêu cầu của khách hàng, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện thanh toán cho khách hàng khoản tiền lãi được tính trên cơ sở chênh lệch giữa lãi suất tham chiếu với mức lãi suất giới hạn trần và giá trị khoản vốn danh nghĩa; khi lãi suất tham chiếu giảm và thấp hơn mức lãi suất quyền chọn sàn, nếu có yêu cầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, khách hàng phải thực hiện thanh toán cho ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khoản tiền lãi được tính trên cơ sở chênh lệch giữa lãi suất tham chiếu với mức lãi suất giới hạn sàn và giá trị khoản vốn danh nghĩa. Trường hợp lãi suất tham chiếu biến động nhưng vẫn nằm trong khoảng giới hạn giữa mức lãi suất giới hạn trần và mức lãi suất giới hạn sàn, thì không phát sinh việc thực hiện thanh toán giữa ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với khách hàng về chênh lệch giữa lãi suất tham chiếu với mức lãi suất giới hạn trần hoặc với mức lãi suất giới hạn sàn. Khách hàng và ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thỏa thuận tại hợp đồng phái sinh lãi suất về việc trả phí và mức phí phải trả.
1,719
Điều 7. Điều kiện đối với khách hàng sử dụng sản phẩm phái sinh lãi suất do ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài kinh doanh, cung ứng trên thị trường trong nước. 1. Đối với pháp nhân sử dụng sản phẩm phái sinh lãi suất: a) Mục đích sử dụng sản phẩm phái sinh lãi suất là phòng ngừa, hạn chế rủi ro lãi suất đối với giao dịch gốc của pháp nhân đó; b) Có giao dịch gốc còn hiệu lực thực hiện, phù hợp với ngành nghề sản xuất kinh doanh và quy định của pháp luật; c) Có khả năng tài chính theo đánh giá của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất để thực hiện nghĩa vụ thanh toán phát sinh khi thực hiện hợp đồng phái sinh lãi suất; d) Thực hiện các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ theo thỏa thuận với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất. 2. Đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng sản phẩm phái sinh lãi suất: a) Mục đích sử dụng sản phẩm phái sinh lãi suất là phòng ngừa, hạn chế rủi ro lãi suất đối với giao dịch gốc hoặc phòng ngừa, hạn chế rủi ro lãi suất phát sinh từ bảng cân đối kế toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó; b) Có giao dịch gốc còn hiệu lực thực hiện, phù hợp với nội dung và phạm vi hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và quy định của pháp luật liên quan. Trường hợp phòng ngừa, hạn chế rủi ro lãi suất phát sinh từ bảng cân đối kế toán, thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có phương án phòng ngừa, hạn chế rủi ro lãi suất được người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó phê duyệt; c) Có khả năng tài chính theo đánh giá của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất để thực hiện nghĩa vụ thanh toán phát sinh khi thực hiện hợp đồng phái sinh lãi suất; d) Thực hiện các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ theo thỏa thuận với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất.
439
Điều 8. Giao dịch đối ứng. 1. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện giao dịch đối ứng với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất trên thị trường trong nước hoặc tổ chức tài chính nước ngoài để phòng ngừa, hạn chế rủi ro lãi suất cho hợp đồng phái sinh lãi suất đã cung ứng cho khách hàng trên thị trường trong nước. 2. Các loại sản phẩm phái sinh lãi suất mà ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện giao dịch đối ứng là các sản phẩm phái sinh lãi suất quy định tại Điều 6 Thông tư này. 3. Thời hạn và giá trị của giao dịch đối ứng: a) Đối với trường hợp thực hiện giao dịch đối ứng cho một hợp đồng phái sinh lãi suất mà ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã cung ứng cho khách hàng, thời hạn và giá trị của giao dịch đối ứng không vượt quá thời hạn còn lại và giá trị khoản vốn danh nghĩa của hợp đồng phái sinh lãi suất; b) Đối với trường hợp thực hiện giao dịch đối ứng cho từ hai hợp đồng phái sinh lãi suất trở lên, thời hạn và giá trị của giao dịch đối ứng không vượt quá thời hạn còn lại dài nhất của hợp đồng phái sinh lãi suất và tổng giá trị các khoản vốn danh nghĩa của các hợp đồng phái sinh lãi suất. 4. Khi thực hiện giao dịch đối ứng với tổ chức tài chính nước ngoài, ngoài các quy định tại khoản 2 và 3 Điều này, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện các quy định như sau: a) Thực hiện các quy định liên quan của pháp luật về hoạt động ngoại hối trên thị trường quốc tế; b) Thực hiện với tổ chức tài chính nước ngoài được xếp hạng tín nhiệm tối thiểu Baa/P-3 theo đánh giá xếp hạng của Moody's Investors Service hoặc BBB-/A-3 theo đánh giá xếp hạng của Standard&Poor’s hoặc BBB-/F3 theo đánh giá xếp hạng của Fitch Ratings tại thời điểm giao kết hợp đồng phái sinh lãi suất, trừ trường hợp chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện giao dịch đối ứng với ngân hàng mẹ hoặc với chi nhánh ở nước ngoài của ngân hàng mẹ.
420
Điều 9. Mục đích hoạt động kinh doanh sản phẩm phái sinh lãi suất trên thị trường quốc tế. 1. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được kinh doanh sản phẩm phái sinh lãi suất trên thị trường quốc tế trên cơ sở giao kết và thực hiện hợp đồng phái sinh lãi suất với tổ chức tài chính nước ngoài nhằm mục đích: a) Phòng ngừa, hạn chế rủi ro lãi suất đối với giao dịch gốc còn hiệu lực thực hiện. Giao dịch gốc phải phù hợp với nội dung và phạm vi hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và quy định của pháp luật liên quan; b) Phòng ngừa, hạn chế rủi ro lãi suất phát sinh từ bảng cân đối kế toán của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 2. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được kinh doanh sản phẩm phái sinh lãi suất với tổ chức tài chính nước ngoài trên thị trường quốc tế ngoài nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.
201
Điều 10. Phạm vi hoạt động kinh doanh sản phẩm phái sinh lãi suất trên thị trường quốc tế. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được kinh doanh các loại sản phẩm phái sinh lãi suất trên thị trường quốc tế theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.
54
Điều 11. Điều kiện về lựa chọn tổ chức tài chính đối với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài kinh doanh sản phẩm phái sinh lãi suất trên thị trường quốc tế. Khi kinh doanh sản phẩm phái sinh lãi suất trên thị trường quốc tế, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện với tổ chức tài chính nước ngoài được xếp hạng tín nhiệm tối thiểu Baa/P-3 theo đánh giá xếp hạng của Moody’s Investors Service hoặc BBB-/A-3 theo đánh giá xếp hạng của Standard&Poor’s hoặc BBB-/F3 theo đánh giá xếp hạng của Fitch Ratings tại thời điểm giao kết hợp đồng phái sinh lãi suất, trừ trường hợp chi nhánh ngân hàng nước ngoài kinh doanh sản phẩm phái sinh lãi suất trên thị trường quốc tế với ngân hàng mẹ hoặc chi nhánh ở nước ngoài của ngân hàng mẹ.
153
Điều 12. Giới hạn về hoạt động kinh doanh, cung ứng và sử dụng sản phẩm phái sinh lãi suất. 1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được kinh doanh, cung ứng và sử dụng sản phẩm phái sinh lãi suất khi giới hạn lỗ ròng về hoạt động kinh doanh, cung ứng và sử dụng sản phẩm phái sinh lãi suất không vượt quá 5% vốn điều lệ, vốn được cấp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trường hợp giới hạn lỗ ròng vượt 5% vốn điều lệ, vốn được cấp, thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ngừng việc giao kết các hợp đồng phái sinh lãi suất mới, báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) về nguyên nhân phát sinh lỗ, các biện pháp và thời hạn khắc phục. 2. Khi có nhu cầu giao kết hợp đồng phái sinh lãi suất mới, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xác định giới hạn lỗ ròng về hoạt động kinh doanh, cung ứng và sử dụng sản phẩm phái sinh lãi suất để làm cơ sở thực hiện phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều này. Giới hạn lỗ ròng về hoạt động kinh doanh, cung ứng và sử dụng sản phẩm phái sinh lãi suất được xác định bằng tổng lãi ròng và lỗ ròng của các hợp đồng phái sinh lãi suất còn hiệu lực cộng (+) tổng lãi ròng và lỗ ròng của các hợp đồng phái sinh lãi suất đã tất toán trong năm tài chính.
281
Điều 13. Lãi suất áp dụng trong hợp đồng phái sinh lãi suất. Các bên thỏa thuận và cam kết trong hợp đồng phái sinh lãi suất các mức lãi suất để thực hiện sản phẩm phái sinh lãi suất, đảm bảo phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về lãi suất của các giao dịch gốc tại thời điểm các bên ký kết hợp đồng.
71
Điều 14. Hợp đồng phái sinh lãi suất. 1. Hợp đồng phái sinh lãi suất được lập thành văn bản, do các bên thỏa thuận phù hợp với các quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan, trong đó tối thiểu phải có các nội dung sau: a) Tên, địa chỉ của đại diện hợp pháp của các bên giao kết hợp đồng; b) Giao dịch gốc, giá trị khoản vốn gốc, lãi suất áp dụng trong giao dịch gốc, lịch thanh toán gốc và lãi của giao dịch gốc; c) Các mức lãi suất để thực hiện sản phẩm phái sinh lãi suất; d) Kỳ hạn thanh toán, ngày thanh toán và phương thức thanh toán lãi/lỗ ròng; đ) Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng; e) Quyền và nghĩa vụ của các bên giao kết hợp đồng; g) Các trường hợp thay đổi, điều chỉnh hợp đồng; và chấm dứt hợp đồng trước hạn; h) Xử lý tranh chấp và thanh lý hợp đồng. 2. Các bên có thể thỏa thuận áp dụng Hợp đồng mẫu của Hiệp hội Hoán đổi và Phái sinh quốc tế với điều kiện các nội dung của hợp đồng phái sinh lãi suất không trái với quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.
229
Điều 15. Hồ sơ hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất. Khi thực hiện hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải lập và lưu giữ hồ sơ hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất, gồm: 1. Hợp đồng phái sinh lãi suất. 2. Các tài liệu khác liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng phái sinh lãi suất theo quy định nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, phù hợp với quy định tại Thông tư này.
113
Điều 16. Trích lập dự phòng rủi ro. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với hoạt động kinh doanh, cung ứng và sử dụng sản phẩm phái sinh lãi suất theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
59
Điều 17. Hạch toán kế toán. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hạch toán kế toán đối với sản phẩm phái sinh lãi suất theo quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam và quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hệ thống tài khoản kế toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
68
Điều 18. Báo cáo. Hàng tháng, chậm nhất vào ngày 12 tháng liền kề sau tháng báo cáo, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Chính sách tiền tệ) về hoạt động kinh doanh, cung ứng và sử dụng sản phẩm phái sinh lãi suất theo các biểu số 01 và 02 ban hành kèm theo Thông này.
70
Điều 19. Trách nhiệm của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất. 1. Thực hiện kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất theo đúng các quy định tại Thông tư này. 2. Ban hành văn bản quy định nội bộ về hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất phù hợp với quy định tại Thông tư này, các quy định của pháp luật có liên quan và chính sách về hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Văn bản quy định nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân nước ngoài phải có các nội dung: a) Điều kiện đối với khách hàng sử dụng sản phẩm phái sinh lãi suất trên thị trường trong nước; các tài liệu cần thiết của khách hàng gửi ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; b) Điều kiện đối với tổ chức tài chính nước ngoài mà ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài giao kết và thực hiện hợp đồng phái sinh lãi suất trên thị trường quốc tế; c) Phân cấp, ủy quyền, chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong việc thẩm định, phê duyệt, quyết định kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất; d) Nhận dạng, đo lường các loại rủi ro có thể phát sinh khi hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất; xây dựng quy trình và phân công trách nhiệm theo dõi, kiểm soát, đánh giá những rủi ro phát sinh; các biện pháp phòng ngừa và xử lý rủi ro, trong đó có tổng giới hạn kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các giới hạn kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất đối với một khách hàng và đối với cá nhân, tổ chức được giao phê duyệt, quyết định kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; đ) Hồ sơ và các thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất; e) Các nội dung khác theo yêu cầu quản trị nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất được an toàn, hiệu quả. 3. Ngân hàng thương mại hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất phải thực hiện quản lý và kiểm soát rủi ro tập trung tại trụ sở chính của ngân hàng thương mại. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động, kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất thực hiện quản lý và kiểm soát rủi ro theo quy định của ngân hàng mẹ hoặc được ngân hàng mẹ ủy quyền quản lý, kiểm soát rủi ro. 4. Yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin, tài liệu chứng minh đủ điều kiện sử dụng sản phẩm phái sinh lãi suất theo quy định tại Thông tư này và quy định nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất. 5. Cung cấp thông tin cho khách hàng đầy đủ, chính xác về nội dung của sản phẩm phái sinh lãi suất và các rủi ro có thể phát sinh khi sử dụng sản phẩm phái sinh lãi suất để khách hàng hiểu, xem xét quyết định việc sử dụng sản phẩm phái sinh lãi suất và có biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro. 6. Tìm hiểu các quy định của pháp luật nước ngoài và diễn biến thị trường quốc tế liên quan đến hoạt động kinh doanh sản phẩm phái sinh lãi suất, các thông tin về đánh giá xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức tài chính nước ngoài để xem xét quyết định việc giao kết và thực hiện hợp đồng phái sinh lãi suất với các tổ chức tài chính nước ngoài trên thị trường quốc tế nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh sản phẩm phái sinh lãi suất của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được an toàn, hiệu quả. 7. Trường hợp ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài kinh doanh sản phẩm phái sinh lãi suất trên thị trường quốc tế nhằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro lãi suất phát sinh từ bảng cân đối kế toán, thì ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xây dựng phương án phòng ngừa, hạn chế rủi ro lãi suất, trong đó phân tích các rủi ro lãi suất phát sinh từ bảng cân đối kế toán; phương án phòng ngừa, hạn chế rủi ro lãi suất phải được người đại diện hợp pháp của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó phê duyệt. 8. Lưu giữ hồ sơ hoạt động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất phù hợp với quy định của pháp luật.
910
Điều 20. Trách nhiệm của khách hàng sử dụng sản phẩm phái sinh lãi suất. 1. Thực hiện việc sử dụng sản phẩm phái sinh lãi suất theo đúng các quy định tại Thông tư này. 2. Đối với pháp nhân sử dụng sản phẩm phái sinh lãi suất: a) Cung cấp cho ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài: Bản gốc hoặc bản sao chứng thực hợp đồng của giao dịch gốc; các thông tin, tài liệu khác do ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất quy định để chứng minh đủ điều kiện sử dụng sản phẩm phái sinh lãi suất theo quy định tại Thông tư này. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các thông tin, tài liệu cung cấp cho ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; b) Kịp thời thông báo với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về những thay đổi liên quan đến giao dịch gốc để ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xem xét xử lý các vấn đề liên quan đến Hợp đồng phái sinh lãi suất; c) Tìm hiểu các quy định của pháp luật và diễn biến thị trường liên quan đến sản phẩm phái sinh lãi suất để xem xét quyết định việc sử dụng sản phẩm phái sinh lãi suất do ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung ứng nhằm mục đích phòng ngừa, hạn chế rủi ro lãi suất. 3. Đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng sản phẩm phái sinh lãi suất: a) Cam kết với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại hợp đồng phái sinh lãi suất hoặc tại văn bản riêng về việc: Sử dụng sản phẩm phái sinh lãi suất nhằm mục đích phòng ngừa, hạn chế rủi ro lãi suất; sẵn sàng cung cấp bản gốc hoặc bản sao chứng thực hợp đồng của giao dịch gốc hoặc phương án phòng ngừa, hạn chế rủi ro lãi suất phát sinh từ bảng cân đối kế toán theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền; b) Cung cấp các thông tin, tài liệu khác do ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất quy định để chứng minh đủ điều kiện sử dụng sản phẩm phái sinh lãi suất theo quy định tại Thông tư này; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các thông tin, tài liệu cung cấp cho ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất; c) Xây dựng và phê duyệt phương án phòng ngừa, hạn chế rủi ro lãi suất phát sinh từ bảng cân đối kế toán, trong đó có phân tích các rủi ro lãi suất; d) Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ và quy định nội bộ về quản trị rủi ro, trong đó phải có nội dung về kiểm soát, quản trị rủi ro đối với việc sử dụng sản phẩm phái sinh lãi suất; đ) Thực hiện các trách nhiệm theo quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều này.
573
Điều 21. Hiệu lực thi hành. 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 02 tháng 3 năm 2015. 2. Bãi bỏ Quyết định số 62/2006/QĐ-NHNN ngày 29 tháng 12 năm 2006 ban hành Quy chế thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất. 3. Đối với các hợp đồng phái sinh lãi suất đã ký kết trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiếp tục thực hiện các nội dung ghi trong hợp đồng phái sinh lãi suất phù hợp với quy định của pháp luật có hiệu lực thi hành tại thời điểm ký kết hợp đồng phái sinh lãi suất đó hoặc thỏa thuận sửa đổi, bổ sung hợp đồng phái sinh lãi suất phù hợp với quy định tại Thông tư này.
142
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh. Thông tư này quy định về tiếp công dân, tiếp nhận, phân loại, xử lý và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc (sau đây gọi tắt là Ủy ban); quản lý công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và chế độ thông tin báo cáo.
75
Điều 2. Đối tượng áp dụng. Các Vụ, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác tiếp công dân, tiếp nhận, phân loại, xử lý và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban.
50
Điều 3. Nguyên tắc tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo. 1. Nguyên tắc tiếp công dân Việc tiếp công dân phải được tiến hành tại các địa điểm tiếp công dân của Ủy ban; được thực hiện khách quan, công khai, dân chủ, tôn trọng, bình đẳng, không phân biệt đối xử; thủ tục đơn giản, thuận tiện. Thời gian tiếp công dân vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần. 2. Nguyên tắc giải quyết khiếu nại, tố cáo Việc tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, đảm bảo tính khoa học, khách quan, chính xác, kịp thời. Đơn phải được gửi, chuyển, hướng dẫn đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết.
136
Điều 4. Địa điểm, thành phần tiếp công dân. 1. Địa điểm tiếp công dân của Ủy ban: a) Trụ sở Ủy ban tại Hà Nội; b) Trụ sở Vụ Địa phương II tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk; c) Trụ sở Vụ Địa phương III tại thành phố Cần Thơ; d) Trụ sở Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh. 2. Địa điểm tiếp công dân được bố trí tại nơi thuận tiện, bảo đảm điều kiện và trang bị phương tiện cần thiết để công dân đến trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh dễ dàng, thuận lợi. Phòng Tiếp công dân được bố trí khang trang, có biển ghi “Phòng Tiếp công dân”, niêm yết nội quy, lịch tiếp công dân. 3. Thành phần tiếp công dân của Ủy ban tại Hà Nội gồm: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban (sau đây gọi là Bộ trưởng, Chủ nhiệm); công chức thuộc Thanh tra Ủy ban; công chức, viên chức thuộc Ủy ban và cơ quan liên quan tham gia thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân. 4. Thành phần tiếp công dân quy định tại điểm b, c, d khoản 1 điều này, gồm 01 Lãnh đạo cấp vụ và 01 công chức được phân công tiếp công dân.
221
Điều 5. Trách nhiệm tiếp công dân. 1. Trách nhiệm của Bộ trưởng, Chủ nhiệm: a) Thành lập bộ phận tiếp công dân; quy định việc tiếp công dân phù hợp với yêu cầu, chức năng, nhiệm vụ của từng Vụ, đơn vị thuộc Ủy ban; b) Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức công tác tiếp công dân của Ủy ban; ban hành nội quy, quy chế tiếp công dân; bảo đảm các điều kiện vật chất cần thiết để tiếp công dân theo quy định; c) Trực tiếp thực hiện việc tiếp công dân ít nhất 01 ngày trong 01 tháng tại trụ sở của Ủy ban; tiếp công dân đột xuất theo đề nghị của Chánh Thanh tra Ủy ban; d) Chỉ đạo Chánh Thanh tra, Thủ trưởng vụ, đơn vị trực thuộc Ủy ban (sau đây gọi là Thủ trưởng vụ, đơn vị) phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ tiếp công dân thường xuyên, đột xuất; đ) Ủy quyền cho Chánh Thanh tra Ủy ban thực hiện nhiệm vụ thường trực công tác tiếp công dân của Ủy ban và yêu cầu Thủ trưởng vụ, đơn vị liên quan cử người tham gia tiếp công dân khi cần thiết. 2. Trách nhiệm của Thanh tra Ủy ban: a) Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, Chủ nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân của Ủy ban; b) Thực hiện việc ủy quyền của Bộ trưởng, Chủ nhiệm về công tác tiếp công dân; c) Bố trí công chức có năng lực tiếp công dân thường xuyên tại trụ sở Ủy ban; d) Tiếp nhận, phân loại, hướng dẫn, trả lời đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; gửi thông báo về việc tiếp nhận, kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cho công dân; đ) Đôn đốc các Vụ, đơn vị trực thuộc Ủy ban giải quyết khiếu nại, tố cáo khi quá thời hạn quy định nhưng chưa được giải quyết theo thẩm quyền. Đôn đốc thực hiện theo Mẫu số 09-TCD ban hành kèm theo Thông tư này; e) Chủ trì, phối hợp với các Vụ, đơn vị liên quan xây dựng lịch tiếp công dân, chuẩn bị hồ sơ, tài liệu để Bộ trưởng, Chủ nhiệm tiếp công dân. 3. Trách nhiệm của Văn phòng Ủy ban: a) Thông báo cho Thanh tra Ủy ban khi có công dân đến khiếu nại, tố cáo; chuyển đơn thư của công dân đến Thanh tra Ủy ban để xử lý theo quy định; b) Phối hợp với Thanh tra Ủy ban bố trí lịch, địa điểm để Bộ trưởng, Chủ nhiệm tiếp công dân theo quy định của pháp luật; c) Phối hợp với Thanh tra Ủy ban khi được Bộ trưởng, Chủ nhiệm ủy quyền trả lời, cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí nội dung liên quan đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của tổ chức, cá nhân theo quy định; d) Bố trí phòng tiếp công dân riêng, trang bị điều kiện vật chất, phương tiện, thiết bị, đồ dùng cần thiết và công tác bảo đảm an ninh trật tự cho các địa điểm tiếp công dân của Ủy ban theo quy định. 4. Trách nhiệm của Thủ trưởng vụ, đơn vị: a) Thủ trưởng vụ, đơn vị được giao nhiệm vụ tiếp công dân chịu trách nhiệm quản lý công tác tiếp công dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Phối hợp với Chánh Thanh tra Ủy ban tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; b) Cử công chức, viên chức có chuyên môn theo yêu cầu của Chánh Thanh tra Ủy ban để cùng phối hợp tiếp công dân; tham gia đoàn kiểm tra xử lý các vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đề nghị của Thanh tra Ủy ban hoặc theo chỉ đạo của Bộ trưởng, Chủ nhiệm. 5. Vụ trưởng Vụ Địa phương II, Vụ trưởng Vụ Địa phương III, Trưởng Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh ngoài việc thực hiện theo quy định tại khoản 4 điều này, còn có trách nhiệm sau: a) Bố trí phòng tiếp công dân, lịch tiếp công dân và công chức thường trực tiếp công dân theo quy định; b) Tùy theo yêu cầu công việc, Vụ trưởng, Trưởng Văn phòng đại diện trực tiếp thực hiện việc tiếp công dân ít nhất 01 ngày trong 01 tháng; c) Chỉ đạo các phòng chức năng trực thuộc phối hợp thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ tiếp công dân; d) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất với Lãnh đạo Ủy ban và Thanh tra Ủy ban về công tác tiếp công dân.
830
Điều 6. Trách nhiệm và quyền hạn của người tiếp công dân. 1. Trách nhiệm: a) Người tiếp công dân chỉ được tiếp công dân tại địa điểm tiếp công dân của Ủy ban theo quy định; khi tiếp công dân phải bảo đảm trang phục chỉnh tề, đeo thẻ công chức, viên chức hoặc phù hiệu theo quy định. Có thái độ đúng mực, tôn trọng công dân; không gây phiền hà, sách nhiễu hoặc cản trở, trì hoãn việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân. Không được tiết lộ những thông tin, tài liệu, bút tích của người tố cáo; b) Tiếp xúc ban đầu với công dân để nắm rõ mục đích, yêu cầu, nguyện vọng của công dân, tiếp nhận đơn, ghi chép nội dung công dân trình bày theo quy định. Đối với người dân tộc thiểu số không biết tiếng Việt thì người tiếp công dân báo cáo Thủ trưởng vụ, đơn vị mời người phiên dịch; c) Người tiếp công dân có trách nhiệm giải thích cho công dân chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước và trực tiếp hướng dẫn công dân gửi đơn đến cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết. Đối với những đơn có nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban thì gửi đến Thanh tra Ủy ban để xử lý theo quy định của pháp luật; d) Theo dõi, thống kê, tổng hợp, báo cáo về tình hình tiếp công dân. 2. Quyền hạn: a) Yêu cầu công dân nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có). Trong trường hợp có Luật sư, Trợ giúp viên pháp lý tham gia vào quá trình giải quyết khiếu nại thì người tiếp công dân yêu cầu xuất trình thẻ luật sư, thẻ trợ giúp viên pháp lý, giấy ủy quyền của người khiếu nại; b) Yêu cầu công dân trình bày đầy đủ, rõ ràng nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; cung cấp những thông tin, tài liệu, bằng chứng có liên quan đến việc khiếu nại, tố cáo; ký hoặc điểm chỉ vào biên nhận các tài liệu, giấy tờ do công dân cung cấp. Giao nhận tài liệu thực hiện theo Mẫu số 02-TCD ban hành kèm theo Thông tư này; c) Yêu cầu công dân viết thành văn bản hoặc người tiếp công dân ghi chép nội dung công dân trình bày, công dân ký xác nhận hoặc điểm chỉ vào văn bản đó; d) Từ chối tiếp công dân trong những trường hợp sau: - Vụ việc đã được giải quyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản nhưng vẫn tiếp tục khiếu nại, tố cáo kéo dài; - Khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ trưởng, Chủ nhiệm và Thủ trưởng vụ, đơn vị thuộc Ủy ban sau khi đã hướng dẫn, giải thích, trả lời theo quy định; - Những người đang trong tình trạng say do dùng chất kích thích, người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, điều khiển hành vi của mình; - Người có hành vi vi phạm nội quy, quy chế tiếp công dân; - Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật; Việc từ chối tiếp công dân thực hiện theo Mẫu số 01-TCD ban hành kèm theo Thông tư này; đ) Trường hợp công dân lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh để xúc phạm, vu cáo, đe dọa, làm mất an ninh, trật tự tại khu vực tiếp công dân thì người tiếp công dân báo cáo Chánh Thanh tra, Chánh Văn phòng, Thủ trưởng vụ, đơn vị, thông báo cho bảo vệ cơ quan để có biện pháp bảo vệ an ninh trật tự công sở và đề nghị biện pháp xử lý theo quy định.
687
Điều 7. Chế độ, chính sách đối với người tiếp công dân. Người tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định hiện hành.
39
Điều 8. Xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại địa điểm tiếp công dân. 1. Trường hợp khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không thuộc thẩm quyền giải quyết của Vụ, đơn vị mình thì người tiếp công dân trực tiếp hướng dẫn công dân hoặc đề xuất Thủ trưởng vụ, đơn vị chuyển đơn đến Thanh tra Ủy ban để xử lý theo quy định. Việc xử lý đơn khiếu nại theo Mẫu 05-TCD, đơn tố cáo theo Mẫu 08-TCD và đơn kiến nghị, phản ánh thực hiện theo Mẫu 10-XLĐ ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Trường hợp khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền giải quyết của Vụ, đơn vị mình thì người tiếp công dân đề xuất Thủ trưởng vụ, đơn vị thụ lý giải quyết theo quy định. Để xuất thụ lý thực hiện theo Mẫu số 03-TCD ban hành kèm theo Thông tư này. 3. Căn cứ vào tính chất phức tạp của vụ việc, thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết của Vụ, đơn vị mình, người tiếp công dân lập phiếu hẹn với công dân, ghi đầy đủ nội dung và những vấn đề liên quan vào số tiếp công dân để theo dõi. Ghi phiếu hẹn theo Mẫu số 04-TCD ban hành kèm theo Thông tư này. 4. Trường hợp công dân có lý do chính đáng đề nghị được gặp Bộ trưởng, Chủ nhiệm, Thủ trưởng vụ, đơn vị thì người tiếp công dân ghi lại nội dung đề nghị và báo cáo Thủ trưởng trực tiếp; ghi phiếu hẹn ngày, giờ tiếp, chuẩn bị hồ sơ liên quan; thông báo cho Văn phòng Ủy ban, đơn vị liên quan bố trí việc tiếp công dân theo quy định.
301
Điều 9. Sổ tiếp công dân. 1. Sổ tiếp công dân phải được ghi đầy đủ thông tin theo Mẫu số 06-TCD ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Quản lý và theo dõi sổ tiếp công dân: a) Thanh tra Ủy ban quản lý và theo dõi sổ tiếp công dân của Ủy ban; b) Thủ trưởng vụ, đơn vị trực thuộc Ủy ban được giao nhiệm vụ tiếp công dân phân công người quản lý, ghi sổ tiếp công dân, theo dõi, cập nhật đầy đủ thông tin theo khoản 1 điều này.
96
Điều 10. Tiếp nhận đơn. 1. Đơn được tiếp nhận từ các nguồn sau: Đơn gửi đến Bộ trưởng, Chủ nhiệm, Thủ trưởng vụ, đơn vị; qua bộ phận Văn thư cơ quan, Vụ, đơn vị; qua hộp thư góp ý, địa điểm tiếp công dân; qua cơ quan, tổ chức khác chuyển đến theo quy định của pháp luật. 2. Đơn tiếp nhận từ các nguồn quy định tại khoản 1 điều này được đánh số thứ tự vào sổ hoặc nhập vào hệ thống cơ sở dữ liệu trên máy tính của Vụ, đơn vị để quản lý, theo dõi.
102
Điều 11. Phân loại đơn. 1. Phân loại theo nội dung đơn bao gồm: a) Đơn khiếu nại; b) Đơn tố cáo; c) Đơn kiến nghị, phản ánh; d) Đơn có nhiều nội dung khác nhau. 2. Phân loại đơn đủ điều kiện xử lý, đơn không đủ điều kiện xử lý: a) Đơn đủ điều kiện xử lý phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: - Đơn dùng chữ viết là tiếng Việt, ghi rõ ngày, tháng, năm viết đơn; họ, tên, địa chỉ, chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; - Đơn khiếu nại ghi rõ tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại, nội dung và yêu cầu của người khiếu nại; - Đơn tố cáo ghi rõ nội dung tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân bị tố cáo, hành vi bị tố cáo; - Đơn kiến nghị, phản ánh ghi rõ nội dung kiến nghị, phản ánh; - Đơn chưa được cơ quan, tổ chức tiếp nhận, xử lý theo quy định của pháp luật hoặc đã được xử lý nhưng người khiếu nại, người tố cáo, kiến nghị, phản ánh được quyền khiếu nại, tố cáo tiếp theo quy định của pháp luật; b) Đơn không đủ điều kiện xử lý gồm: - Đơn không đáp ứng theo quy định tại điểm a, khoản 2 điều này; - Đơn được gửi cho nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân trong đó đã gửi đến đúng cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền giải quyết; - Đơn đã được hướng dẫn một lần về cùng nội dung và không có tình tiết mới. 3. Phân loại đơn theo thẩm quyền giải quyết: a) Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết; b) Đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết; 4. Phân loại đơn theo số lượng người khiếu nại, người tố cáo, người kiến nghị, phản ánh: a) Đơn có họ, tên, chữ ký của một người; b) Đơn có họ, tên, chữ ký của nhiều người. 5. Phân loại theo giấy tờ, tài liệu kèm theo đơn: a) Đơn có kèm theo giấy tờ, tài liệu gốc; b) Đơn không kèm theo giấy tờ, tài liệu gốc. 6. Phân loại theo thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức: a) Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban Dân tộc; b) Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan dân cử; c) Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành chính Nhà nước; d) Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan tiến hành tố tụng, thi hành án; đ) Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; tổ chức tôn giáo; e) Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị sự nghiệp công lập; g) Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của doanh nghiệp nhà nước.
518
Điều 12. Đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết. 1. Đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết và đủ điều kiện thụ lý theo quy định tại điểm a, khoản 2 và điểm a khoản 6 Điều 11 Thông tư này, không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 điều này thì người xử lý đơn đề xuất Thủ trưởng vụ, đơn vị thụ lý giải quyết và thông báo cho người khiếu nại biết. Việc đề xuất thụ lý thực hiện theo Mẫu số 11-XLĐ ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết nhưng không đủ điều kiện thụ lý theo quy định tại Điều 11 của Luật khiếu nại thì người xử lý đơn đề xuất Thủ trưởng vụ, đơn vị thông báo cho người khiếu nại biết lý do đơn không được thụ lý. Thông báo theo Mẫu số 12-XLĐ ban hành kèm theo Thông tư này. 3. Đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Vụ, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhưng quá thời hạn giải quyết theo quy định của Luật khiếu nại mà chưa được giải quyết, thì người xử lý đơn đề xuất Thủ trưởng vụ, đơn vị báo cáo Bộ trưởng, Chủ nhiệm xem xét, quyết định.
218
Điều 13. Đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết. 1. Đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban thì người xử lý đơn đề xuất Thủ trưởng vụ, đơn vị hướng dẫn người khiếu nại hoặc chuyển đơn đến cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết. Việc hướng dẫn chỉ thực hiện một lần theo Mẫu số 13-XLĐ, chuyển đơn thực hiện theo Mẫu số 10-XLĐ ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Đơn khiếu nại do đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên của Mặt trận, các cơ quan báo chí hoặc cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật chuyển đến nhưng không thuộc thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết thì người xử lý đơn đề xuất Thủ trưởng vụ, đơn vị gửi trả lại đơn kèm theo các giấy tờ, tài liệu (nếu có) và nêu rõ lý do trả lại đơn cho cơ quan, tổ chức, cá nhân chuyển đơn đến. Việc trả lại đơn thực hiện theo Mẫu số 14-XLĐ ban hành kèm theo Thông tư này.
201
Điều 14. Đơn khiếu nại có họ tên, chữ ký của nhiều người. Đơn khiếu nại có họ tên, chữ ký của nhiều người thuộc thẩm quyền giải quyết thì người xử lý đơn đề xuất Thủ trưởng vụ, đơn vị thụ lý để giải quyết. Việc đề xuất thực hiện theo Mẫu số 11-XLĐ ban hành kèm theo Thông tư này. Đơn khiếu nại có họ tên, chữ ký của nhiều người nhưng không thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban thì người xử lý đơn đề xuất Thủ trưởng vụ, đơn vị chuyển đơn đến cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết hoặc trả lại đơn và hướng dẫn cho một người đại diện cùng khiếu nại có họ tên, địa chỉ rõ ràng gửi đơn đến cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền giải quyết. Việc chuyển đơn thực hiện theo Mẫu số 10-XLĐ, trả lại đơn và hướng dẫn theo Mẫu số 13-XLĐ ban hành kèm theo Thông tư này.
168
Điều 15. Đơn khiếu nại có kèm theo giấy tờ, tài liệu gốc. Trường hợp đơn khiếu nại có kèm theo giấy tờ, tài liệu gốc phù hợp theo quy định của pháp luật nhưng không được thụ lý để giải quyết thì Vụ, đơn vị nhận được đơn phải trả lại cho người khiếu nại giấy tờ, tài liệu gốc đó; nếu khiếu nại được thụ lý để giải quyết thì việc trả lại giấy tờ, tài liệu gốc được thực hiện ngay sau khi ban hành quyết định giải quyết khiếu nại.
94
Điều 16. Đơn khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Đơn khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật, nhưng trong quá trình giải quyết khiếu nại có dấu hiệu vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc có tình tiết mới làm thay đổi nội dung vụ việc khiếu nại theo quy định tại Điều 20 Nghị định 75/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khiếu nại, thì người xử lý đơn phải báo cáo Thủ trưởng vụ, đơn vị, người có thẩm quyền xem xét, quyết định hoặc giải quyết lại vụ việc.
151
Điều 17. Đơn khiếu nại đối với quyết định hành chính có khả năng gây hậu quả khó khắc phục. Khi có căn cứ cho rằng việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại sẽ gây ra hậu quả khó khắc phục, thì người xử lý đơn phải kịp thời báo cáo Thủ trưởng vụ, đơn vị trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm xem xét, quyết định tạm đình chỉ hoặc kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính. Khi xét thấy lý do của việc tạm đình chỉ không còn thì phải hủy bỏ ngay quyết định tạm đình chỉ đó.
113
Điều 18. Trách nhiệm, thẩm quyền giải quyết khiếu nại. 1. Trách nhiệm và thẩm quyền của Bộ trưởng, Chủ nhiệm a) Trách nhiệm: - Giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền theo trình tự, thủ tục của Luật khiếu nại và các văn bản hướng dẫn thi hành; - Căn cứ nội dung, tính chất vụ việc khiếu nại giao Chánh Thanh tra hoặc Thủ trưởng vụ, đơn vị tiến hành kiểm tra, xác minh, kết luận và kiến nghị trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm xem xét, quyết định; - Xem xét lại vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền đã giải quyết khi có kiến nghị hoặc yêu cầu của Tổng Thanh tra Chính phủ; b) Thẩm quyền: - Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của công chức do mình quản lý trực tiếp; - Giải quyết khiếu nại mà Thủ trưởng vụ, đơn vị trực thuộc Ủy ban Dân tộc đã giải quyết lần đầu nhưng còn có khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết; - Giải quyết khiếu nại lần hai có nội dung thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết lần đầu nhưng còn có khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết; - Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các Vụ, đơn vị trực thuộc Ủy ban Dân tộc. 2. Trách nhiệm và thẩm quyền của Chánh Thanh tra Ủy ban a) Trách nhiệm: - Giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại trong phạm vi quản lý của Ủy ban; - Tổng hợp tình hình khiếu nại, giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng, Chủ nhiệm và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của Thanh tra Chính phủ; - Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng vụ, đơn vị trực thuộc Ủy ban. Trong trường hợp cần thiết thì kiến nghị Bộ trưởng, Chủ nhiệm xử lý đối với Thủ trưởng vụ, đơn vị, cá nhân thiếu trách nhiệm hoặc cố tình trì hoãn việc giải quyết đó; b) Thẩm quyền: - Giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm kiểm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng, Chủ nhiệm khi được giao; - Xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại kỷ luật công chức, viên chức thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng, Chủ nhiệm khi được giao; - Kiểm tra, thanh tra trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng vụ, đơn vị thuộc Ủy ban theo chỉ đạo của Bộ trưởng, Chủ nhiệm. Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về khiếu nại thì xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với Bộ trưởng, Chủ nhiệm xử lý; kiến nghị các biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý đối với tổ chức, cá nhân vi phạm. 3. Trách nhiệm và thẩm quyền của Thủ trưởng vụ, đơn vị a) Trách nhiệm: - Giao nhiệm vụ cho công chức, viên chức kiểm tra, xác minh, kiến nghị Thủ trưởng vụ, đơn vị giải quyết đối với khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của công chức do mình trực tiếp quản lý; - Thẩm tra, xác minh, kiến nghị Bộ trưởng, Chủ nhiệm xử lý theo thẩm quyền đối với đơn khiếu nại do đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng, Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan báo chí chuyển đến theo quy định của Luật khiếu nại; b) Thẩm quyền: Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của công chức, viên chức do mình trực tiếp quản lý.
703
Điều 19. Thủ tục giải quyết khiếu nại. 1. Trình tự, thời hạn giải quyết khiếu nại a) Trình tự: - Khi nhận được đơn khiếu nại từ các nguồn theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này thì người tiếp nhận đơn vào sổ, phân loại đơn, đề xuất với Thủ trưởng vụ, đơn vị xử lý đơn theo quy định; - Nếu đơn thuộc thẩm quyền giải quyết thì người xử lý đơn đề xuất Thủ trưởng vụ, đơn vị thụ lý giải quyết và thông báo cho người khiếu nại biết. Khi tiến hành giải quyết khiếu nại, người giải quyết phải gặp gỡ, đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại; yêu cầu người khiếu nại cung cấp bằng chứng liên quan đến vụ việc khiếu nại; tiến hành kiểm tra, xác minh, kết luận giải quyết khiếu nại, ra quyết định giải quyết khiếu nại; - Nếu đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết thì hướng dẫn người khiếu nại hoặc chuyển đơn đến cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét giải quyết và gửi thông báo cho người khiếu nại biết; b) Thời hạn: - Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền mà không thuộc một trong các trường hợp không được thụ lý giải quyết theo quy định tại Điều 11 Luật khiếu nại thì người giải quyết khiếu nại phải thụ lý giải quyết; thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức cá nhân chuyển đơn đến biết, trường hợp không thụ lý giải quyết phải nêu rõ lý do; - Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, vụ việc phức tạp không quá 45 ngày kể từ ngày thụ lý. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 45 ngày, vụ việc phức tạp không quá 60 ngày kể từ ngày thụ lý; - Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, vụ việc phức tạp không quá 60 ngày kể từ ngày thụ lý. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 60 ngày, vụ việc phức tạp không quá 70 ngày kể từ ngày thụ lý. 2. Thành phần hồ sơ gồm: a) Đơn khiếu nại theo các quy định tại Điều 11 của Thông tư này hoặc bản ghi nội dung khiếu nại, giấy ủy quyền khiếu nại (nếu có); b) Tài liệu, hiện vật, biên bản bàn giao, văn bản trả lời, tường trình, giải trình của người khiếu nại, người bị khiếu nại (nếu có); c) Biên bản kiểm tra, xác minh, kết luận, kết quả giám định, biên bản tổ chức đối thoại, hòa giải; quyết định giải quyết khiếu nại; các văn bản tài liệu, hiện vật khác liên quan đến nội dung khiếu nại, được thu thập trong quá trình thụ lý, kết luận, giải quyết vụ việc (nếu có); d) Số lượng hồ sơ 01 bộ, được đánh số trang theo thứ tự tài liệu.
536
Điều 20. Đơn tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết. Đơn tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết và đủ điều kiện thụ lý theo quy định tại điểm a, khoản 2, điểm a, khoản 6 Điều 11 Thông tư này mà không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật tố cáo thì người xử lý đơn đề xuất Thủ trưởng vụ, đơn vị quyết định thụ lý giải quyết. Việc đề xuất thụ lý đơn thực hiện theo Mẫu số 11-XLĐ ban hành kèm theo Thông tư này.
96
Điều 21. Đơn tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết. Đơn tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết thì người xử lý đơn đề xuất với Thủ trưởng vụ, đơn vị chuyển đơn và các chứng cứ, tài liệu kèm theo (nếu có) đến cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền để được giải quyết theo quy định của pháp luật. Việc chuyển đơn tố cáo thực hiện theo Mẫu số 10-XLĐ ban hành kèm theo Thông tư này.
82
Điều 22. Đơn tố cáo đảng viên. Đơn tố cáo đảng viên thuộc Đảng Ủy cơ quan Ủy ban Dân tộc vi phạm quy định, điều lệ Đảng được thực hiện theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương và hướng dẫn của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
50
Điều 23. Đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại, hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích nhà nước, cơ quan, tổ chức, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích nhà nước, cơ quan, tổ chức và sức khỏe, tính mạng, tài sản, danh dự của công dân thì người xử lý đơn báo cáo, đề xuất Thủ trưởng vụ, đơn vị, người có thẩm quyền xử lý và áp dụng biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật hoặc thông báo cho cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền kịp thời ngăn chặn, xử lý theo quy định của pháp luật.
139
Điều 24. Trách nhiệm, thẩm quyền giải quyết tố cáo. 1. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức, viên chức thuộc Vụ, đơn vị nào thì Thủ trưởng vụ, đơn vị đó có trách nhiệm giải quyết. 2. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu Vụ, đơn vị thì Bộ trưởng, Chủ nhiệm có trách nhiệm giải quyết. 3. Chánh Thanh tra Ủy ban có trách nhiệm xác minh nội dung tố cáo, kết luận nội dung xác minh, kiến nghị Bộ trưởng, Chủ nhiệm biện pháp xử lý đối với các trường hợp khi được Bộ trưởng, Chủ nhiệm giao, gồm: - Tố cáo mà Thủ trưởng vụ, đơn vị thuộc Ủy ban đã giải quyết nhưng trong quá trình giải quyết có dấu hiệu vi phạm pháp luật; - Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Thủ trưởng vụ, đơn vị thuộc Ủy ban. 4. Người xử lý đơn tố cáo phải giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo theo quy định của pháp luật, trừ khi người tố cáo đồng ý công khai. Khi cần thiết hoặc khi có yêu cầu của người tố cáo thì người xử lý đơn báo cáo Thủ trưởng vụ, đơn vị áp dụng các biện pháp cần thiết hoặc kiến nghị cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền có biện pháp bảo vệ người tố cáo, người thân thích của người tố cáo. Đơn yêu cầu bảo vệ người tố cáo theo Mẫu số 07-TCD ban hành kèm theo Thông tư này.
289
Điều 25. Thủ tục giải quyết tố cáo. 1. Trình tự, thời hạn giải quyết tố cáo a) Trình tự: - Khi nhận được đơn tố cáo từ các nguồn theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này thì người tiếp nhận đơn vào sổ, phân loại đơn, đề xuất với Thủ trưởng vụ, đơn vị xử lý đơn theo quy định; - Nếu đơn thuộc thẩm quyền giải quyết thì người xử lý đơn đề xuất Thủ trưởng vụ, đơn vị thụ lý giải quyết. Người giải quyết tố cáo tiến hành kiểm tra, xác minh, kết luận và quyết định giải quyết tố cáo, quyết định xử lý đối với người vi phạm; - Nếu đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết thì người xử lý đơn đề xuất Thủ trưởng vụ, đơn vị chuyển đơn đến cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết theo quy định; b) Thời hạn: - Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo thì người có thẩm quyền giải quyết tố cáo phải kiểm tra, xác minh họ tên, địa chỉ của người tố cáo và quyết định thụ lý hoặc không thụ lý giải quyết tố cáo, đồng thời thông báo bằng văn bản cho người tố cáo biết lý do không thụ lý (nếu có yêu cầu); trường hợp kiểm tra xác minh tại nhiều địa điểm thì có thể kéo dài thời gian nhưng không quá 15 ngày; - Thời hạn giải quyết tố cáo không quá 60 ngày, vụ việc phức tạp không quá 90 ngày kể từ ngày thụ lý, giải quyết. Trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo có thể gia hạn giải quyết một lần nhưng không quá 30 ngày, vụ việc phức tạp thì không quá 60 ngày; - Nếu đơn tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, người tiếp nhận phải đề xuất Thủ trưởng vụ, đơn vị chuyển đơn đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người tố cáo (nếu có yêu cầu). Trường hợp người đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận tố cáo hướng dẫn người tố cáo đến tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết. 2. Thành phần hồ sơ gồm: a) Đơn tố cáo theo các quy định tại Điều 11 của Thông tư này hoặc bản ghi nội dung tố cáo; b) Quyết định thụ lý giải quyết tố cáo; biên bản xác minh, kết quả giám định, thông tin, tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình giải quyết; văn bản giải trình của người bị tố cáo; báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo trong trường hợp người giải quyết tố cáo giao cho người khác tiến hành xác minh; kết luận nội dung tố cáo; quyết định xử lý, văn bản kiến nghị biện pháp xử lý (nếu có); các tài liệu khác có liên quan; c) Số lượng hồ sơ 01 bộ, được đánh số trang theo thứ tự tài liệu.
544
Điều 26. Đơn kiến nghị, phản ánh. 1. Đơn kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền giải quyết của Vụ, đơn vị thì người xử lý đơn đề xuất Thủ trưởng vụ, đơn vị thụ lý giải quyết theo quy định. Đề xuất thực hiện theo Mẫu số 11-XLĐ ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Đơn kiến nghị, phản ánh không thuộc thẩm quyền giải quyết của Vụ, đơn vị thì người xử lý đơn đề xuất Thủ trưởng vụ, đơn vị hướng dẫn hoặc chuyển đơn kèm theo tài liệu (nếu có) đến cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền giải quyết. Hướng dẫn thực hiện theo Mẫu số 13-XLĐ, chuyển đơn theo Mẫu số 10-XLĐ ban hành kèm theo Thông tư này.
127
Điều 27. Đơn có nhiều nội dung khác nhau. Đối với đơn có nhiều nội dung khác nhau thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức thì người xử lý đơn hướng dẫn người gửi đơn viết tách riêng từng nội dung để gửi đến cơ quan, đơn vị, tổ chức có thẩm quyền giải quyết. Việc hướng dẫn được thực hiện theo Mẫu số 15-XLĐ ban hành kèm theo Thông tư này.
78
Điều 28. Đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban. 1. Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan tiến hành tố tụng, thi hành án thì người xử lý đơn trình Thủ trưởng vụ, đơn vị hướng dẫn hoặc chuyển đơn đến cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật tố tụng, thi hành án và các quy định khác. Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan nhà nước quản lý ngành, lĩnh vực thì hướng dẫn công dân hoặc chuyển đơn đến cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền giải quyết theo quy định. Hướng dẫn thực hiện theo Mẫu số 13-XLĐ, chuyển đơn theo Mẫu số 10-XLĐ ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức tôn giáo nào thì hướng dẫn trực tiếp người gửi đơn đến tổ chức có thẩm quyền xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật và Điều lệ, Quy chế của tổ chức đó.
209
Điều 29. Trách nhiệm của Thanh tra Ủy ban. 1. Tham mưu với Bộ trưởng, Chủ nhiệm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban. 2. Quản lý hồ sơ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của Ủy ban theo quy định. 3. Kiểm tra, thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng vụ, đơn vị trực thuộc Ủy ban về công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. 4. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo cho công chức, viên chức được giao thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân của Ủy ban. 5. Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; tổng hợp tình hình, kết quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của đơn vị mình và các Vụ, đơn vị trực thuộc Ủy ban để báo cáo Bộ trưởng, Chủ nhiệm, Thanh tra Chính phủ, các cơ quan liên quan theo quy định. 6. Xếp lưu đơn a) Lưu đơn đối với các loại đơn sau: - Đơn không đủ điều kiện để xử lý theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 11 của Thông tư này; - Đơn khiếu nại đã hết thời hạn, thời hiệu theo quy định của pháp luật; - Đơn khiếu nại đã có quyết định giải quyết có hiệu lực pháp luật; kết luận nội dung tố cáo và quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật mà không có nội dung, tình tiết mới có thể làm thay đổi nội dung đã giải quyết; - Đơn rách nát, tấy xóa không đọc được chữ, nội dung đơn trình bày không rõ ràng; b) Thời hạn lưu trữ các loại đơn quy định tại điểm a khoản 6 điều này là 01 năm, việc tiêu hủy đơn phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
387
Điều 30. Trách nhiệm của các Vụ, đơn vị. Thủ trưởng vụ, đơn vị quản lý, mở sổ theo dõi, lưu dữ liệu trên máy tính về công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Vụ, đơn vị mình theo quy định.
51
Điều 31. Chế độ thông tin, báo cáo. 1. Việc cung cấp, tra cứu thông tin, tài liệu lưu trữ được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ, Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước và Danh mục bảo vệ bí mật của Ủy ban. 2. Thủ trưởng vụ, đơn vị trực thuộc Ủy ban có trách nhiệm báo cáo định kỳ tháng, quý, sáu tháng, năm và đột xuất về tình hình, kết quả tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và gửi báo cáo về Ủy ban Dân tộc qua Thanh tra Ủy ban để tổng hợp. Nội dung báo cáo thực hiện theo Mẫu số 16-TCD và Mẫu số 17-XLĐ ban hành kèm theo Thông tư này; Thời gian gửi báo cáo: Ngày 15 hằng tháng, tháng cuối quý, tháng 6 và tháng 12 của năm báo cáo.
152
Điều 32. Trách nhiệm thi hành. 1. Chánh Thanh tra Ủy ban có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Chánh Văn phòng Ủy ban và Thủ trưởng vụ, đơn vị trực thuộc Ủy ban tổ chức triển khai, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này. 2. Thủ trưởng vụ, đơn vị thuộc Ủy ban, các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
73
Điều 1. Quản lý và sử dụng biên chế. 1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Bộ, ngành, địa phương): a) Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc và trực thuộc trong việc quản lý và sử dụng biên chế đã thực hiện tinh giản và biên chế cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đã giải quyết nghỉ hưu đúng tuổi hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật; b) Được sử dụng tối đa không quá 50% số biên chế đã thực hiện tinh giản và 50% số biên chế giải quyết chế độ nghỉ hưu đúng tuổi hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật (trừ cán bộ, công chức cấp xã) trong năm của Bộ, ngành, địa phương để tuyển dụng mới công chức, viên chức; c) Tổng hợp biên chế cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đã thực hiện tinh giản và biên chế cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đã giải quyết nghỉ hưu đúng tuổi hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật của Bộ, ngành, địa phương mình gửi Bộ Nội vụ. 2. Các Bộ, ngành, địa phương chỉ đạo, tổ chức rà soát, kiểm tra việc quản lý và sử dụng biên chế tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc và trực thuộc; có phương án bố trí, sắp xếp biên chế sử dụng vượt so với quy định tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị sư nghiệp công lập.
306
Điều 2. Trường hợp tinh giản biên chế quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP. Cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế và cán bộ, công chức cấp xã hưởng lương từ ngân sách Nhà nước hoặc quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là cán bộ; công chức, viên chức) có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, mỗi năm có tổng số ngày nghỉ làm việc tối thiểu bằng số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006, Khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định hiện hành, cụ thể như sau: 1. Những người làm việc trong điều kiện bình thường và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm, mỗi năm có tổng số ngày nghỉ làm việc là 30 ngày. 2. Những người làm việc trong điều kiện bình thường và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm, mỗi năm có tổng số ngày nghỉ làm việc là 40 ngày. 3. Những người làm việc trong điều kiện bình thường và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên, mỗi năm có tổng số ngày nghỉ làm việc là 60 ngày. 4. Những người làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm, mỗi năm có tổng số ngày nghỉ làm việc là 40 ngày. 5. Những người làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm, mỗi năm có tổng số ngày nghỉ làm việc là 50 ngày. 6. Những người làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên, mỗi năm có tổng số ngày nghỉ làm việc là 70 ngày.
532
Điều 3. Tiền lương tháng để tính chế độ. 1. Tiền lương tháng để tính chế độ là tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội, bao gồm tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, cộng với các khoản phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và mức chênh lệch bảo lưu (nếu có), cụ thể như sau: a) Tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh được tính bằng hệ số lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh nhân với mức lương cơ sở (trước đây gọi là mức lương tối thiểu chung); b) Phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) được tính bằng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo nhân với mức lương cơ sở; c) Phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) được tính bằng tỷ lệ % được hưởng nhân với hệ số bậc lương cuối cùng trong ngạch nhân với mức lương cơ sở; d) Phụ cấp thâm niên nghề (nếu có) được tính bằng tỷ lệ % được hưởng nhân với tổng của hệ số lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh, hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có), tỷ lệ % (quy theo hệ số) của phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) và nhân với mức lương cơ sở; đ) Mức chênh lệch bảo lưu (nếu có) được tính bằng hệ số chênh lệch bảo lưu nhân với mức lương cơ sở. Hệ số tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh và phụ cấp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức được quy định tại các văn bản: Quyết định số 128-QĐ/TW ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Đảng, Mặt trận và các đoàn thể; Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây gọi tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP); Nghị định số 76/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP và Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP; Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30 tháng 9 năm 2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc phê chuẩn bảng lương chức vụ, bảng phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước; bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát; Nghị quyết số 823/2009/UBTVQH ngày 03 tháng 10 năm 2009 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11; Nghị quyết số 1003/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn bảng lương và phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước; bảng lương, phụ cấp trang phục đối với cán bộ, công chức Kiểm toán Nhà nước, chế độ ưu tiên đối với Kiểm toán viên nhà nước. Riêng đối với các đối tượng quy định tại Khoản 4 Điều 2 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP, hệ số mức lương được tính theo quy định tại bảng hệ số mức lương của viên chức quản lý chuyên trách ban hành kèm theo Nghị định số 51/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc, Kế toán trưởng trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu; trước ngày 01/5/2013 tính theo quy định tại bảng lương của thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị, bảng lương của Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng ban hành kèm theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước. Mức lương cơ sở để tính chế độ trước ngày 01 tháng 5 năm 2010 là 650.000 đồng; từ ngày 01 tháng 5 năm 2010 đến ngày 30 tháng 4 năm 2011 là 730.000 đồng; từ ngày 01 tháng 5 năm 2011 đến 30 tháng 4 năm 2012 là 830.000 đồng; từ ngày 01 tháng 5 năm 2012 đến 30 tháng 6 năm 2013 là 1.050.000 đồng; từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 là 1.150.000 đồng. Mức lương cơ sở trong các thời điểm tiếp theo do Chính phủ quy định. 2. Tiền lương tháng làm căn cứ để tính chế độ quy định tại Khoản 1 Điều 5, Khoản 2 Điều 6, Điểm b Khoản 1 Điều 7 và Khoản 4 Điều 8 Thông tư liên tịch này được tính bằng bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Khoản 1 Điều này thực lĩnh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi mình công tác của năm năm cuối (60 tháng) trước thời điểm tinh giản. Đối với những trường hợp chưa đủ năm năm công tác, thì được tính bình quân tiền lương tháng thực lĩnh của toàn bộ thời gian công tác. 3. Tiền lương tháng hiện hưởng để làm căn cứ tính các chế độ quy định tại Khoản 1 Điều 6, Điểm a Khoản 1 Điều 7 và Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 8 Thông tư liên tịch này là tiền lương của tháng liền kề trước thời điểm tinh giản biên chế.
1,049
Điều 4. Thời gian để tính chế độ. 1. Thời gian để tính chế độ là thời gian làm việc trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước và các hội được tính hưởng bảo hiểm xã hội và đóng bảo hiểm xã hội (theo sổ bảo hiểm xã hội của mỗi người), nhưng chưa hưởng trợ cấp thôi việc hoặc chưa hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần hoặc chưa hưởng chế độ phục viên, xuất ngũ. Nếu thời gian tính chế độ có tháng lẻ thì được tính tròn theo nguyên tắc dưới 3 tháng thì không tính; từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng tính là 1/2 năm; từ trên 6 tháng đến dưới 12 tháng tính tròn là 1 năm. Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn A 35 tuổi, thuộc diện tinh giản biên chế, thôi việc từ ngày 01/02/2015, có thời gian công tác đóng bảo hiểm xã hội là 9 năm và 9 tháng, hệ số lương ngạch, bậc hiện hưởng theo mã ngạch 01.003, bậc 3 (3,00) từ ngày 01/5/2012. - Tiền lương tháng để tính trợ cấp thôi việc theo thâm niên công tác cho Ông A được tính bằng bình quân tiền lương thực lĩnh của 5 năm cuối (60 tháng) kể từ 01/02/2010 đến 31/01/2015. - Diễn biến hệ số lương, mức tiền lương theo ngạch, bậc của ông A từ ngày 01/02/2010 đến 31/01/2015 như sau: + Từ ngày 01/02/2010 đến 30/4/2010 (03 tháng), hệ số lương mã ngạch 01.003, bậc 2 (2,67). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 1.735.500 đồng; + Từ ngày 01/5/2010 đến 30/4/2011 (12 tháng), hệ số lương mã ngạch 01.003, bậc 2 (2,67). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 1.949.100 đồng; + Từ ngày 01/5/2011 đến 30/4/2012 (12 tháng), hệ số lương mã ngạch 01.003, bậc 2 (2,67). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 2.216.100 đồng; + Từ ngày 01/5/2012 đến 30/6/2013 (14 tháng), hệ số lương mã ngạch 01.003 bậc 3 (3,00). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 3.150.000 đồng; + Từ ngày 01/7/2013 đến 31/01/2015 (19 tháng), hệ số lương mã ngạch là 01.003 bậc 3 (3,00). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 3.450.000 đồng. - Tiền lương bình quân thực lĩnh của 05 năm cuối (60 tháng) trước khi tinh giản là: (1.735.500 đồng x 03 tháng + 1.949.100 đồng x 12 tháng + 2.216.100 đồng x 12 tháng + 3.150.000 đồng x 14 tháng + 3.450.000 đồng x 19 tháng)/60 = 2.747.315 đồng/tháng. Tiền lương tháng để tính trợ cấp thôi việc theo thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội cho ông A là: 2.747.315 đồng. - Số năm đóng bảo hiểm xã hội để tính trợ cấp làm tròn là 10 năm. 2. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức phạm tội bị tòa án tuyên án phạt tù nhưng được hưởng án treo hoặc phạt cải tạo không giam giữ mà vẫn được cơ quan, đơn vị bố trí làm việc thì thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian thi hành án cũng được tính vào thời gian công tác để tính chế độ. 3. Thời điểm để tính tuổi đời hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi và thời gian nghỉ hưu trước tuổi được tính theo ngày tháng năm sinh. Ví dụ 2: a) Ông Nguyễn Văn G, sinh ngày 13/3/1957, thuộc diện tinh giản biên chế, thời điểm tinh giản biên chế ngày 01/3/2015, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 25 năm 2 tháng. Tại thời điểm 01/3/2015, ông G gần đủ 58 tuổi, nên ông G được hưởng chính sách về hưu trước tuổi quy định tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư liên tịch này. b) Bà Nguyễn Thị H, sinh ngày 25/02/1962, thuộc diện tinh giản biên chế, thời điểm tinh giản biên chế ngày 01/3/2015, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 23 năm. Tại thời điểm 01/3/2015, bà H đã trên 53 tuổi, nên bà H được hưởng chính sách về hưu trước tuổi quy định tại Khoản 4 Điều 5 Thông tư liên tịch này.
716
Điều 5. Chính sách về hưu trước tuổi. 1. Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP, nếu đủ 50 tuổi đến đủ 53 tuổi đối với nam, đủ 45 tuổi đến đủ 48 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên, được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi. Ngoài ra còn được hưởng các chế độ sau: a) Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm (đủ 12 tháng) nghỉ hưu trước tuổi so với quy định về tuổi tối thiểu tại Điểm b Khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006, Điểm b Khoản 1 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Trường hợp thời gian nghỉ hưu trước tuổi có số tháng lẻ không đủ năm thì tính trợ cấp như sau: a.1. Số tháng lẻ từ đủ 01 tháng đến đủ 06 tháng được trợ cấp 01 tháng tiền lương; a.2. Số tháng lẻ trên 06 tháng đến dưới 12 tháng được trợ cấp 02 tháng tiền lương. b) Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho 20 năm đầu công tác có đóng đủ bảo hiểm xã hội; c) Được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội (đủ 12 tháng) kể từ năm thứ hai mươi mốt trở đi. Ví dụ 3: Ông Nguyễn Văn Đ 52 tuổi 2 tháng, thuộc diện tinh giản biên chế, nghỉ hưu trước tuổi từ ngày 01/02/2015, có thời gian công tác đóng bảo hiểm xã hội là 28 năm 2 tháng (20 năm + 08 năm 2 tháng), trong đó ông có 16 năm làm việc ở huyện Bảo Lâm tỉnh Cao Bằng (nơi có hệ số phụ cấp khu vực 0,7), hệ số lương ngạch, bậc hiện hưởng theo mã ngạch 01.003, bậc 9 (4,98) từ ngày 01/5/2014. - Tiền lương tháng để tính trợ cấp về hưu trước tuổi cho Ông Đ được tính bằng bình quân tiền lương thực lĩnh của 5 năm cuối (60 tháng) kể từ ngày 01/02/2010 đến ngày 31/01/2015. - Diễn biến hệ số lương, mức tiền lương theo ngạch, bậc của Ông Đ từ 01/02/2010 đến 31/01/2015 như sau: + Từ 01/02/2010 đến 30/4/2010 (03 tháng), hệ số lương mã ngạch 01.003, bậc 7 (4,32). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 2.808.000 đồng; + Từ 01/5/2010 đến 30/4/2011 (12 tháng), hệ số lương mã ngạch 01.003, bậc 7 (4,32). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 3.153.600 đồng; + Từ 01/5/2011 đến 30/4/2012 (12 tháng), hệ số lương mã ngạch 01.003, bậc 8 (4,65). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 3.859.500 đồng; + Từ 01/5/2012 đến 30/6/2013 (14 tháng), hệ số lương mã ngạch 01.003, bậc 8 (4,65). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 4.882.500 đồng; + Từ 01/7/2013 đến 30/4/2014 (10 tháng), hệ số lương mã ngạch 01.003, bậc 8 (4,65). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 5.347.500 đồng; + Từ 01/5/2014 đến 31/01/2015 (09 tháng), hệ số lương mã ngạch là 01.003, bậc 9 (4,98). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 5.727.000 đồng. - Tiền lương bình quân thực lĩnh của 05 năm cuối (60 tháng) trước khi tinh giản là: [2.808.000 đồng x 3 tháng + 3.153.600 đồng x 12 tháng + 3.859.500 đồng x 12 tháng + 4.882.500 đồng x 14 tháng + 5.347.500 đồng x 10 tháng + 5.727.000 đồng x 9 tháng]/60 = 4.432.570 đồng/tháng. Tiền lương tháng để tính trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi cho Ông Đ là 4.432.570 đồng. - Số năm đóng bảo hiểm xã hội để tính trợ cấp làm tròn là 28 năm. - Ông Đ nghỉ hưu trước: 55 tuổi - 52 tuổi 2 tháng = 2 năm 10 tháng. 2 năm nghỉ hưu trước tuổi được trợ cấp số tháng tiền lương là: 2 x 3 = 06 tháng; 10 tháng lẻ nghỉ hưu trước tuổi được trợ cấp 02 tháng tiền lương. - Ông Đ được hưởng các khoản trợ cấp sau: + Trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi quy định: (6 tháng + 2 tháng) x 4.432.570 đồng = 35.460.560 đồng; + Trợ cấp do có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội là: 5 tháng x 4.432.570 đồng = 22.162.850 đồng; + Trợ cấp do có trên 20 năm đóng bảo hiểm xã hội (08 năm 02 tháng) là: 08 năm x 1/2 x 4.432.570 đồng = 17.730.280 đồng. Tổng số tiền trợ cấp ông Đ được lĩnh là: 35.460.560 đồng + 22.162.850 đồng + 17.730.280 đồng = 75.353.690 đồng. 2. Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP, nếu đủ 55 tuổi đến đủ 58 tuổi đối với nam, đủ 50 tuổi đến đủ 53 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi. Ngoài ra còn được hưởng các chế độ quy định tại Điểm b, c Khoản 1 Điều này và được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006, Điểm a Khoản 1 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Trường hợp thời gian nghỉ hưu trước tuổi có số tháng lẻ không đủ năm thì tính trợ cấp như Điểm a Khoản 1 Điều này. Ví dụ 4: Ông Nguyễn Văn B, 55 tuổi 8 tháng, thuộc diện tinh giản biên chế, nghỉ hưu trước tuổi từ ngày 01/02/2015, có thời gian công tác đóng bảo hiểm xã hội là 33 năm 9 tháng (20 năm +13 năm 9 tháng), hệ số lương hiện hưởng theo chức danh nghề nghiệp nghiên cứu viên chính (viên chức loại A2, nhóm 1), bậc 3 (5,08) từ ngày 01/5/2014; hệ số phụ cấp chức vụ 0,4 từ ngày 01/7/2013. - Tiền lương tháng để tính trợ cấp về hưu trước tuổi cho Ông B được tính bằng bình quân tiền lương thực lĩnh của 5 năm cuối (60 tháng) kể từ ngày 01/02/2010 đến ngày 31/01/2015. - Diễn biến hệ số lương, mức tiền lương theo chức danh nghề nghiệp, ngạch, bậc, phụ cấp chức vụ (gọi tắt là mức tiền lương theo ngạch, bậc) của Ông B từ ngày 01/02/2010 đến ngày 31/01/2015 như sau: + Từ ngày 01/02/2010 đến 30/4/2010 (03 tháng), hệ số lương mã ngạch 13.091, bậc 1 (4,40). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 2.860.000 đồng; + Từ ngày 01/5/2010 đến 30/4/2011 (12 tháng), hệ số lương mã ngạch 13.091, bậc 1 (4,40). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 3.212.000 đồng; + Từ ngày 01/5/2011 đến 30/4/2012 (12 tháng), hệ số lương mã ngạch 13.091, bậc 2 (4,74). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 3.934.200 đồng; + Từ ngày 01/5/2012 đến 30/6/2013 (14 tháng), hệ số lương mã ngạch 13.091, bậc 2 (4,74). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 4.977.000 đồng; + Từ ngày 01/7/2013 đến 30/4/2014 (10 tháng), hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp nghiên cứu viên chính, bậc 2 (4,74), hệ số phụ cấp chức vụ 0,4. Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 5.911.000 đồng; + Từ ngày 01/5/2014 đến 31/01/2015 (09 tháng), hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp nghiên cứu viên chính, bậc 3 (5,08), hệ số phụ cấp chức vụ 0,4. Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 6.302.000 đồng. - Tiền lương bình quân thực lĩnh của 05 năm cuối (60 tháng) trước khi tinh giản là: [(2.860.000 đồng x 3 tháng) + (3.212.000 đồng x 12 tháng) + (3.934.200 đồng x 12 tháng) + (4.977.000 đồng x 14 tháng) + (5.911.000 đồng x 10 tháng) + (6.302.000 đồng x 9 tháng)]/60 = 4.664.007 đồng/tháng. Tiền lương tháng để tính trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi cho ông B là 4.664.007 đồng. - Số năm đóng bảo hiểm xã hội để tính trợ cấp làm tròn là 34 năm. - Ông B nghỉ hưu trước: 60 tuổi - 55 tuổi 8 tháng = 4 năm 4 tháng 4 năm nghỉ hưu trước tuổi được trợ cấp số tháng tiền lương là: 4 x 3 = 12 tháng; 4 tháng lẻ nghỉ hưu trước tuổi được trợ cấp 01 tháng tiền lương. - Ông B được hưởng các khoản trợ cấp sau: + Trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi quy định: (12 tháng + 1 tháng) x 4.664.007 đồng = 60.632.091 đồng; + Trợ cấp do có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội là: 5 tháng x 4.664.007 đồng = 23.320.035 đồng; + Trợ cấp do có trên 20 năm đóng bảo hiểm xã hội (13 năm 9 tháng làm tròn là 14 năm) là: 14 năm x 1/2 x 4.664.007 đồng = 32.648.049 đồng. Tổng số tiền trợ cấp ông B được lĩnh là: 60.632.091 đồng + 23.320.035 đồng + 32.648.049 đồng = 116.600.175 đồng. 3. Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP, nếu trên 53 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nam, trên 48 tuổi đến dưới 50 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi. 4. Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP, nếu trên 58 tuổi đến dưới 60 tuổi đối với nam, nếu trên 53 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi.
1,866
Điều 6. Chính sách chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách Nhà nước. Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách Nhà nước, được hưởng các khoản trợ cấp sau: 1. Được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng. 2. Được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội (đủ 12 tháng). Ví dụ 5: Ông Nguyễn Văn A 35 tuổi, chuyển sang các tổ chức không hưởng kinh phí thường xuyên từ ngân sách Nhà nước từ ngày 01/02/2015, có thời gian công tác đóng bảo hiểm xã hội là 9 năm và 9 tháng, có hệ số lương ngạch, bậc hiện hưởng theo mã ngạch 01.003, bậc 3 là 3,00 từ ngày 01/5/2012. - Tiền lương tháng hiện hưởng là: 3,00 x 1.150.000 đồng = 3.450.000 đồng. - Tiền lương tháng để tính trợ cấp thôi việc theo thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội cho ông A được tính như ví dụ 1 là: 2.747.315 đồng. - Số năm đóng bảo hiểm xã hội để tính trợ cấp làm tròn là 10 năm. - Ông A được hưởng các khoản trợ cấp sau: + Trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng là: 3 tháng x 3.450.000 đồng = 10.350.000 đồng; + Trợ cấp theo thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội là: 1/2 x 2.747.315 đồng x 10 năm = 13.736.575 đồng. Tổng số tiền trợ cấp khi ông A chuyển sang các tổ chức không hưởng kinh phí thường xuyên từ ngân sách Nhà nước là: 10.350.000 đồng + 13.736.575 đồng = 24.086.575 đồng.
310
Điều 7. Chính sách thôi việc ngay. 1. Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP có tuổi đời dưới 53 tuổi đối với nam, dưới 48 tuổi đối với nữ và không đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch này, nếu thôi việc ngay thì được hưởng các khoản trợ cấp sau: a) Được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm; b) Được trợ cấp 1,5 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội (đủ 12 tháng). 2. Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP có tuổi đời dưới 58 tuổi đối với nam, dưới 53 tuổi đối với nữ và không đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư liên tịch này, nếu thôi việc ngay thì được hưởng các khoản trợ cấp quy định tại Điểm a, b Khoản 1 Điều này. Ví dụ 6: Bà Nguyễn Thị C 47 tuổi, nhân viên đánh máy thuộc diện tinh giản biên chế, được giải quyết thôi việc ngay từ ngày 01/02/2015, có hệ số lương ngạch, bậc hiện hưởng theo ngạch công chức loại D, ngạch nhân viên, mã ngạch 01.005, bậc 8 (2,76) từ ngày 01/5/2013, có thời gian công tác đóng bảo hiểm xã hội là 18 năm 9 tháng. - Tiền lương tháng hiện hưởng của bà C là: 2,76 x 1.150.000 đồng = 3.174.000 đồng. - Tiền lương tháng để tính trợ cấp thôi việc theo thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội cho bà C được tính bằng bình quân tiền lương tháng theo ngạch, bậc thực lĩnh của 5 năm cuối (60 tháng), kể từ ngày 01/02/2010 đến ngày 31/01/2015. - Diễn biến hệ số lương, mức tiền lương theo ngạch, bậc của bà C từ ngày 01/02/2010 đến 31/01/2015 như sau: + Từ 01/02/2010 đến 30/4/2010 (03 tháng), hệ số lương ngạch nhân viên loại C2, bậc 6 (2,40). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 1.560.000 đồng; + Từ 01/5/2010 đến 30/4/2011 (12 tháng), hệ số lương ngạch nhân viên loại C2, bậc 6 (2,40). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 1.752.000 đồng; + Từ 01/5/2011 đến 30/4/2012 (12 tháng), hệ số lương ngạch nhân viên loại C2, bậc 7 (2,58). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 2.141.400 đồng; + Từ 01/5/2012 đến 30/4/2013 (12 tháng), hệ số lương ngạch nhân viên loại C2, bậc 7 (2,58). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 2.709.000 đồng; + Từ 01/5/2013 đến 30/6/2013 (02 tháng), hệ số lương ngạch nhân viên loại C2, bậc 8 (2,76). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 2.898.000 đồng; + Từ 01/7/2013 đến tháng 31/01/2015 (19 tháng), hệ số lương ngạch nhân viên loại C2, bậc 8 (2,76). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 3.174.000 đồng. - Tiền lương bình quân của 05 năm cuối (60 tháng) trước khi tinh giản là: [(1.560.000 đồng x 03 tháng) + (1.752.000 đồng x 12 tháng) + (2.141.400 đồng x 12 tháng) + (2.709.000 đồng x 12 tháng) + (2.898.000 đồng x 02 tháng) + (3.174.000 đồng x 19 tháng)]/60 = 2.500.180 đồng/tháng. Tiền lương tháng để tính trợ cấp theo thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội cho bà C là: 2.500.180 đồng. - Số năm đóng bảo hiểm xã hội để tính trợ cấp làm tròn là 19 năm. - Bà C được hưởng các khoản trợ cấp sau: + Trợ cấp tìm việc: 03 x 3.174.000 đồng = 9.522.000 đồng; + Trợ cấp thôi việc: 1,5 x 2.500.180 đồng x 19 năm = 71.255.130 đồng. Tổng số tiền bà C được nhận khi thôi việc là: 9.522.000 đồng + 71.255.130 đồng = 80.777.130 đồng.
668
Điều 8. Chính sách thôi việc sau khi đi học nghề. Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP có tuổi đời dưới 45 tuổi, có sức khỏe, tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật, có nguyện vọng đi học nghề để tự tìm việc làm mới, thì được hưởng các chế độ sau: 1. Được hưởng nguyên tiền lương tháng hiện hưởng và được cơ quan, đơn vị đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong thời gian đi học nghề, nhưng thời gian hưởng tối đa là 06 tháng. 2. Được trợ cấp một khoản kinh phí học nghề bằng chi phí cho khóa học nghề tối đa là 06 tháng tiền lương hiện hưởng để đóng cho cơ sở dạy nghề. 3. Sau khi kết thúc học nghề được trợ cấp 03 tháng lương hiện hưởng tại thời điểm đi học để tìm việc làm. 4. Được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội (đủ 12 tháng). 5. Trong thời gian đi học nghề được tính thời gian công tác liên tục nhưng không được tính là thời gian thâm niên để nâng lương hàng năm. Ví dụ 7: Ông Nguyễn Văn Q, 35 tuổi, có hệ số lương ngạch, bậc hiện hưởng theo mã ngạch 01.003, bậc 3 (3,00) từ ngày 01/5/2013, có thời gian công tác đóng bảo hiểm xã hội 8 năm 9 tháng. Ông Q thuộc diện tinh giản biên chế, nhưng có nguyện vọng đi học nghề trong 5 tháng, lệ phí học nghề là 9.000.000 đồng từ ngày 01/02/2015. Sau khi học xong, ngày 01/7/2015, ông Q được giải quyết cho thôi việc. - Tiền lương tháng hiện hưởng là: 3,00 x 1.150.000 đồng = 3.450.000 đồng. - Tiền lương tháng để tính trợ cấp thôi việc theo thâm niên công tác cho ông Q được tính bằng bình quân tiền lương thực lĩnh của 5 năm cuối (60 tháng) kể từ 01/7/2010 đến 30/6/2015. - Diễn biến hệ số lương, mức tiền lương theo ngạch, bậc của ông Q từ 01/7/2010 đến 30/6/2015 như sau: + Từ ngày 01/7/2010 đến 30/4/2011 (10 tháng), hệ số lương mã ngạch 01.003 bậc 2 (2,67). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 1.949.100 đồng; + Từ ngày 01/5/2011 đến 30/4/2012 (12 tháng), hệ số lương mã ngạch 01.003 bậc 2 (2,67). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 2.216.100 đồng; + Từ ngày 01/5/2012 đến 30/4/2013 (12 tháng), hệ số lương mã ngạch 01.003 bậc 2 (2,67). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 2.803.500 đồng; + Từ ngày 01/5/2013 đến 30/6/2013 (02 tháng), hệ số lương mã ngạch 01.003 bậc 3 (3,0). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 3.150.000 đồng; + Từ ngày 01/7/2013 đến 30/6/2015 (24 tháng), hệ số lương mã ngạch 01.003 bậc 3 (3,0). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 3.450.000 đồng. - Tiền lương thực lĩnh của 05 năm cuối (60 tháng) trước khi tinh giản biên chế là: (1.949.100 đồng x 10 tháng + 2.216.100 đồng x 12 + 2.803.500 đồng x 12 tháng + 3.150.000 đồng x 2 tháng + 3.450.000 đồng x 24 tháng)/60 = 2.813.770 đồng. - Số năm đóng bảo hiểm xã hội để tính trợ cấp là 8 năm 9 tháng + 5 tháng đi học nghề = 9 năm 2 tháng, làm tròn là 9 năm. - Ông Q được hưởng các khoản trợ cấp sau: + Được hưởng 5 tháng tiền lương hiện hưởng trong thời gian đi học nghề: 5 x 3.450.000 đồng = 17.250.000 đồng; + Trợ cấp 9.000.000 đồng để đóng phí học nghề cho cơ sở dạy nghề; + Sau khi kết thúc học nghề, ông Q được trợ cấp: 03 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc: 3 tháng x 3.450.000 đồng = 10.350.000 đồng; Trợ cấp thôi việc theo thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội: 1/2 x 2.813.770 đồng x 9 năm = 12.661.965 đồng.
684
Điều 9. Chính sách đối với những người thôi giữ chức vụ lãnh đạo hoặc được bổ nhiệm, bầu cử vào chức vụ khác có phụ cấp chức vụ lãnh đạo mới thấp hơn do sắp xếp tổ chức. Cán bộ, công chức, viên chức do sắp xếp tổ chức thôi giữ chức vụ lãnh đạo hoặc được bổ nhiệm, bầu cử vào chức vụ mới có phụ cấp chức vụ lãnh đạo thấp hơn so với phụ cấp chức vụ lãnh đạo đang hưởng thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo đang hưởng đến hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm hoặc hết nhiệm kỳ bầu cử. Trường hợp đã giữ chức vụ theo thời hạn được bổ nhiệm hoặc nhiệm kỳ bầu cử còn dưới 06 tháng thì được bảo lưu 06 tháng.
139
Điều 10. Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp xã. Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với cán bộ, công chức, hợp đồng lao động không xác định thời hạn quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp (sau đây gọi tắt là Nghị định số 68/2000/NĐ-CP) trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp xã, được thực hiện như sau: 1. Cơ quan, đơn vị sử dụng nguồn dự toán ngân sách được giao hàng năm hoặc nguồn thu của đơn vị được để lại sử dụng theo quy định (đối với đơn vị có nguồn thu) để chi trả các chế độ sau: a) Trợ cấp một lần bằng 03 tháng tiền lương hiện hưởng cho đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 6, Điểm a Khoản 1 Điều 7 và Khoản 3 Điều 8 Thông tư liên tịch này; b) Hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho những người trong diện tinh giản biên chế trong độ tuổi quy định có nguyện vọng đi học nghề trước khi giải quyết thôi việc quy định tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư liên tịch này; c) Tiếp tục trả lương trong thời gian đi học nghề và trợ cấp khoản kinh phí học nghề cho đối tượng trong độ tuổi được tạo điều kiện cho đi học nghề quy định tại Khoản 1, 2 Điều 8 Thông tư liên tịch này. 2. Ngân sách Nhà nước cấp bổ sung kinh phí để thực hiện các chế độ còn lại.
328
Điều 11. Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với cán bộ, công chức, viên chức, hợp đồng lao động không xác định thời hạn quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP trong các đơn vị sự nghiệp công lập, được thực hiện như sau: 1. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên: Sử dụng từ nguồn thu và nguồn kinh phí hợp pháp khác của đơn vị để thực hiện các chính sách tinh giản biên chế theo quy định tại Thông tư liên tịch này. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên (theo phân loại quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập và các Nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong các lĩnh vực chuyên ngành): Sử dụng từ nguồn thu và nguồn kinh phí hợp pháp khác của đơn vị để thực hiện các chính sách tinh giản biên chế theo quy định tại Thông tư liên tịch này. 2. Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập còn lại thực hiện như sau: a) Kinh phí để thực hiện chính sách tinh giản biên chế đối với cán bộ, công chức, viên chức theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều 2 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP: - Đơn vị sử dụng nguồn thu của đơn vị, dự toán ngân sách được giao hàng năm (nếu có) và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để chi trả cho các chế độ sau: + Trợ cấp một lần bằng 03 tháng tiền lương hiện hưởng cho đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 6, Điểm a Khoản 1 Điều 7 và Khoản 3 Điều 8 Thông tư liên tịch này. + Hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho những người trong diện tinh giản biên chế trong độ tuổi quy định có nguyện vọng đi học nghề trước khi giải quyết thôi việc quy định tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư liên tịch này. + Tiếp tục trả lương trong thời gian đi học nghề và trợ cấp khoản kinh phí học nghề cho đối tượng trong độ tuổi được tạo điều kiện cho đi học nghề quy định tại Khoản 1, 2 Điều 8 Thông tư liên tịch này. - Ngân sách Nhà nước cấp bổ sung kinh phí để thực hiện các chế độ còn lại. b) Đơn vị sử dụng kinh phí từ nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước cấp chi hoạt động của đơn vị và nguồn thu để thực hiện các chính sách tinh giản biên chế đối với lao động hợp đồng không xác định thời hạn quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP.
528
Điều 12. Kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế đối với các trường hợp khác. 1. Người lao động được các đơn vị sự nghiệp công lập tuyển dụng lần đầu từ ngày 29 tháng 10 năm 2003 trở đi, thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điểm c, d Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP thì kinh phí để giải quyết chính sách tinh giản biên chế cho đối tượng này lấy từ nguồn kinh phí thường xuyên của đơn vị sự nghiệp. 2. Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với người làm việc trong biên chế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cho các Hội theo quy định tại Khoản 6 Điều 6 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP được lấy từ nguồn kinh phí hoạt động của hội (bao gồm cả nguồn ngân sách Nhà nước cấp và nguồn thu hợp pháp của hội). 3. Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với cán bộ, công chức, viên chức, hợp đồng lao động không xác định thời hạn đối với một số chức danh theo quy định của pháp luật làm việc trong cơ quan Liên đoàn lao động Việt Nam lấy từ nguồn 2% kinh phí công đoàn. 4. Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với các đối tượng quy định tại Khoản 4, 5 Điều 6 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP lấy từ nguồn Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư do sắp xếp lại công ty, doanh nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật.
274
Điều 13. Nguồn kinh phí thực hiện tinh giản biên chế theo phân cấp ngân sách hiện hành. 1. Đối với đối tượng cán bộ, công chức, viên chức, hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP do Trung ương quản lý do ngân sách Trung ương đảm bảo. 2. Đối với các đối tượng cán bộ, công chức, viên chức, hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP do địa phương quản lý do ngân sách địa phương đảm bảo theo phân cấp ngân sách hiện hành. Ngân sách Trung ương hỗ trợ các địa phương nhận bổ sung cân đối từ ngân sách Trung ương 100% nhu cầu kinh phí tinh giản biên chế do ngân sách Nhà nước cấp bổ sung.
142
Điều 14. Lập, chấp hành kinh phí. 1. Đối với các địa phương tự đảm bảo kinh phí tinh giản biên chế thì thực hiện chi trả cho đối tượng tinh giản biên chế theo chế độ quy định tại Nghị định số 108/2014/NĐ-CP và Thông tư liên tịch này, đồng thời báo cáo kết quả thực hiện theo biểu số 3, 4 kèm theo Thông tư liên tịch này về Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính. 2. Đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở Trung ương và địa phương không tự đảm bảo được kinh phí tinh giản biên chế thì căn cứ quy định tại Nghị định số 108/2014/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này, chỉ đạo Vụ (Ban) Tổ chức cán bộ, Vụ (Ban) Kế hoạch - Tài chính (đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương), Sở Nội vụ, Sở Tài chính (đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) lập danh sách đối tượng tinh giản, tính toán số tiền giải quyết chế độ; đồng thời tổng hợp số đối tượng tinh giản, lập dự toán kinh phí giải quyết chế độ theo biểu số 1a, 1b, 1c, 1d, 2 và có công văn gửi Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính. Trên cơ sở các báo cáo này, Bộ Nội vụ thẩm tra và có ý kiến bằng văn bản gửi Bộ Tài chính để có căn cứ bổ sung kinh phí (đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan khác ở Trung ương) hoặc tạm cấp kinh phí (đối với các địa phương thuộc diện được ngân sách Trung ương hỗ trợ kinh phí) để thực hiện tinh giản biên chế.
306
Điều 15. Quyết toán. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo bổ sung hoặc tạm cấp kinh phí thực hiện tinh giản biên chế, các Bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện việc chi trả các chế độ chính sách cho đối tượng tinh giản biên chế của Bộ, ngành, địa phương mình. Kết thúc đợt chi trả phải tổng hợp quyết toán kinh phí theo biểu số 5 gửi Bộ Tài chính. Trường hợp thiếu so với số đã bổ sung hoặc tạm cấp được cấp bổ sung. Trường hợp thừa so với số đã bổ sung hoặc tạm cấp thì sẽ giảm trừ vào đợt cấp kinh phí tinh giản biên chế lần sau hoặc nộp trả ngân sách Trung ương. Kinh phí giải quyết chế độ theo chính sách tinh giản biên chế nói trên phải được tổng hợp chung vào báo cáo tài chính của cơ quan, đơn vị hàng năm theo đúng quy định tại Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn.
182
Điều 16. Tổ chức thực hiện. 1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng không xác định thời hạn theo quy định có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện tinh giản biên chế bảo đảm đúng nguyên tắc và trình tự quy định tại Điều 4, 14 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP. 2. Trách nhiệm của Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: a) Xây dựng kế hoạch tinh giản biên chế trong từng năm, 7 năm và tổ chức triển khai thực hiện, trong đó phải xác định tỷ lệ tinh giản biên chế đến năm 2021 tối thiểu 10% biên chế của Bộ, ngành, địa phương được giao năm 2015; b) Tổ chức phổ biến, quán triệt chính sách tinh giản biên chế quy định tại Nghị định số 108/2014/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành đến cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc quyền quản lý; c) Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc tổ chức thực hiện tinh giản biên chế; d) Phê duyệt đề án tinh giản biên chế của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc; đ) Lập danh sách đối tượng tinh giản biên chế và dự toán kinh phí thực hiện tinh giản biên chế của Bộ, ngành, địa phương mình theo biểu số 1a, 1b, 1c, 1d, 2 gửi Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính thẩm tra, cấp kinh phí thực hiện tinh giản biên chế theo thời hạn quy định tại Điều 16 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP; e) Định kỳ vào 31 tháng 12 hàng năm, tổng hợp kết quả, đánh giá tình hình thực hiện tinh giản biên chế của Bộ, ngành, địa phương mình theo biểu số 3; tổng hợp số lượng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nghỉ hưu đúng tuổi, thôi việc theo quy định của pháp luật của Bộ, ngành, địa phương mình theo biểu số 4, gửi Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ. 3. Trách nhiệm của Vụ hoặc Ban Tổ chức - Cán bộ các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: a) Chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp (Vụ hoặc Ban Tài chính ở Trung ương, Sở Tài chính ở địa phương), Bảo hiểm xã hội trên địa bàn hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ, ngành, địa phương mình thực hiện theo đúng Nghị định số 108/2014/NĐ-CP của Chính phủ và hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này; b) Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ, ngành, địa phương xây dựng đề án tinh giản biên chế và lập danh sách đối tượng tinh giản biên chế; c) Thẩm định đề án tinh giản biên chế của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ, ngành, địa phương mình; d) Thẩm định và lập danh sách đối tượng tinh giản biên chế của Bộ, ngành, địa phương mình. Trường hợp thẩm định sai đối tượng chính sách tinh giản biên chế thì ngoài việc bị xử lý kỷ luật còn phải bồi hoàn kinh phí chi trả chính sách tinh giản biên chế theo quy định của pháp luật; đ) Tổ chức kiểm tra, thanh tra theo thẩm quyền (nếu có) việc thực hiện đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị. 4. Trách nhiệm của Bộ Nội vụ a) Thẩm tra đối tượng tinh giản biên chế trên cơ sở danh sách đối tượng tinh giản biên chế do Bộ, ngành, địa phương gửi đến và có ý kiến bằng văn bản gửi Bộ Tài chính để có cơ sở tạm cấp kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế cho Bộ, ngành, địa phương theo thời hạn quy định tại Khoản 3 Điều 20 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP; b) Đôn đốc, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện tinh giản biên chế theo quy định tại Nghị định số 108/2014/NĐ-CP; c) Căn cứ kết quả thực hiện tinh giản biên chế và giải quyết chế độ nghỉ hưu đúng tuổi hoặc thôi việc hàng năm của các Bộ, ngành, địa phương để thẩm định, tổng hợp về biên chế cán bộ, công chức, số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập của các Bộ, ngành, địa phương trong năm liền kề; d) Hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện tinh giản biên chế theo thời hạn quy định tại Khoản 4 Điều 20 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP. 5. Trách nhiệm của Bộ Tài chính a) Bố trí kinh phí để thực hiện tinh giản biên chế theo quy định tại Nghị định số 108/2014/NĐ-CP; b) Thẩm tra việc tính toán chế độ chính sách, dự toán kinh phí thực hiện tinh giản biên chế và cấp phát kinh phí để Bộ, ngành, địa phương thực hiện tinh giản biên chế theo thời hạn quy định tại Khoản 3 Điều 21 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP. 6. Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ đối với Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc tiếp nhận hồ sơ, giải quyết chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội đối với các trường hợp tinh giản biên chế theo quy định tại Nghị định số 108/2014/NĐ-CP.
1,020
Điều 1. Vị trí, chức năng. 1. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) là cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về: Chương trình, kế hoạch công tác; tổ chức, quản lý và công bố các thông tin chính thức về hoạt động của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; đầu mối Cổng Thông tin điện tử, kết nối hệ thống thông tin hành chính điện tử chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; quản lý công báo và phục vụ các hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (bao gồm cả các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo thẩm quyền; quản lý văn thư - lưu trữ và công tác quản trị nội bộ của Văn phòng. 2. Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.
203
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn. 1. Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành: a) Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; b) Văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; c) Văn bản hướng dẫn cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện); d) Văn bản quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn chức danh Trưởng, Phó đơn vị thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện. 2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành: a) Quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các đơn vị thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; b) Các văn bản khác theo sự phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 3. Tham mưu, xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: a) Tổng hợp đề nghị của các Sở, cơ quan ngang Sở, cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi chung là Sở), Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan, tổ chức liên quan; b) Kiến nghị với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đưa vào chương trình, kế hoạch công tác những vấn đề cần tập trung chỉ đạo, điều hành hoặc giao cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng đề án, dự án, dự thảo văn bản; c) Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành hoặc phê duyệt chương trình, kế hoạch công tác; d) Theo dõi, đôn đốc các Sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng; đ) Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất kết quả thực hiện; kiến nghị giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả chương trình, kế hoạch công tác; e) Kịp thời báo cáo, điều chỉnh chương trình, kế hoạch công tác, đáp ứng yêu cầu quản lý, chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 4. Phục vụ hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chuẩn bị chương trình, nội dung, phục vụ các cuộc họp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; b) Thực hiện chế độ tổng hợp, báo cáo; c) Theo dõi, đôn đốc, đánh giá kết quả thực hiện Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; d) Tổ chức công tác tiếp công dân theo quy định của pháp luật. 5. Tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau: a) Triệu tập, chủ trì các cuộc họp; b) Theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra công tác đối với các Sở; Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện; c) Thực hiện nhiệm vụ trước Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; tiếp xúc, báo cáo, trả lời kiến nghị của cử tri; d) Chỉ đạo, áp dụng biện pháp cần thiết giải quyết công việc trong trường hợp đột xuất, khẩn cấp; đ) Cải tiến lề lối làm việc; duy trì kỷ luật, kỷ cương của bộ máy hành chính nhà nước ở địa phương. 6. Tiếp nhận, xử lý, trình Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết những văn bản, hồ sơ do các cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi, trình (văn bản đến): a) Đối với đề án, dự án, dự thảo văn bản do các cơ quan trình: Kiểm tra hồ sơ, trình tự, thủ tục soạn thảo, thể thức, kỹ thuật trình bày dự thảo văn bản; tóm tắt nội dung, nêu rõ thẩm quyền quyết định, sự đồng bộ trong chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với vấn đề liên quan, đề xuất một trong các phương án: Ban hành, phê duyệt; đưa ra phiên họp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; gửi lấy ý kiến các thành viên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thông báo ý kiến của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh yêu cầu cơ quan soạn thảo hoàn chỉnh lại, lấy thêm ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định và quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trong quá trình xử lý, nếu đề án, dự án, dự thảo văn bản còn ý kiến khác nhau, chủ trì họp với cơ quan, tổ chức liên quan để trao đổi trước khi trình; b) Đối với dự thảo báo cáo, bài phát biểu: Phối hợp với các cơ quan liên quan biên tập, hoàn chỉnh theo chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; c) Đối với văn bản khác: Kiến nghị với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cơ quan liên quan triển khai thực hiện; tổ chức các điều kiện cần thiết để Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử lý theo quy định của pháp luật và nội dung văn bản đến. 7. Phát hành, quản lý, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình, kết quả thực hiện văn bản của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: a) Quản lý, sử dụng con dấu, phát hành văn bản của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; b) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình, kết quả thực hiện văn bản của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; định kỳ rà soát, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong chỉ đạo, điều hành; c) Rà soát nhằm phát hiện vướng mắc, phát sinh về thẩm quyền, hồ sơ, trình tự, thủ tục và nghiệp vụ hành chính văn phòng trong quá trình chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sửa đổi, bổ sung; hàng năm, tổng hợp, báo cáo Văn phòng Chính phủ; d) Lưu trữ văn bản, hồ sơ, tài liệu của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 8. Thực hiện chế độ thông tin: a) Tổ chức quản lý, cập nhật thông tin phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; b) Thực hiện chế độ thông tin báo cáo về hoạt động của Cổng Thông tin điện tử và kết nối hệ thống thông tin hành chính điện tử chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; c) Xuất bản, phát hành Công báo cấp tỉnh; d) Thiết lập, quản lý và duy trì hoạt động mạng tin học của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 9. Bảo đảm các điều kiện vật chất, kỹ thuật: a) Bảo đảm các điều kiện vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; b) Phục vụ các chuyến công tác, làm việc, tiếp khách của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 10. Hướng dẫn nghiệp vụ hành chính văn phòng Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tổng kết, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ hành chính văn phòng đối với Văn phòng các Sở, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện, công chức Văn phòng - Thống kê xã, phường, thị trấn. 11. Thực hiện nhiệm vụ quản trị nội bộ: a) Tổ chức thực hiện các văn bản, quy hoạch, kế hoạch do cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt liên quan đến hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; b) Tiếp nhận, xử lý văn bản do cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; ban hành và quản lý văn bản theo quy định; c) Hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật và sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; d) Nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và cải cách hành chính phục vụ nhiệm vụ được giao; đ) Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; e) Thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; g) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc; quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản được giao theo quy định; h) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao hoặc theo quy định của pháp luật.
1,716
Điều 3. Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 1. Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm có Chánh Văn phòng và không quá 03 Phó Chánh Văn phòng. Riêng Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có không quá 04 Phó Chánh Văn phòng. 2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng theo quy định của pháp luật.
91
Điều 4. Cơ cấu tổ chức. 1. Đơn vị hành chính: a) Phòng Tổng hợp; b) Phòng Kinh tế; c) Phòng Khoa giáo - Văn xã; d) Phòng Nội chính; đ) Phòng Hành chính - Tổ chức; e) Phòng Quản trị - Tài vụ; g) Ban Tiếp công dân tỉnh; h) Phòng đặc thù Đối với địa phương không đủ tiêu chí thành lập Sở Ngoại vụ thì thành lập Phòng Ngoại vụ thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Đối với địa phương có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, chưa đủ tiêu chí thành lập Ban Dân tộc thì thành lập Phòng Dân tộc hoặc bố trí công chức chuyên trách làm công tác dân tộc thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; i) Ngoài các Phòng nói trên, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được thành lập thêm không quá 02 Phòng; riêng Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập thêm không quá 03 Phòng. 2. Đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc: a) Nhà khách; b) Đơn vị sự nghiệp khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập theo quy định của pháp luật.
221
Điều 5. Biên chế công chức và số lượng người làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập. Biên chế công chức, số lượng người làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được giao trên cơ sở vị trí việc làm, gắn với chức năng, nhiệm vụ, khối lượng công việc và nằm trong tổng biên chế công chức, biên chế sự nghiệp của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do cấp có thẩm quyền giao.
89
Điều 6. Chế độ làm việc. 1. Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các đơn vị trực thuộc làm việc theo chế độ thủ trưởng, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ. 2. Chánh Văn phòng chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; là chủ tài khoản cơ quan Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 3. Phó Chánh Văn phòng giúp Chánh Văn phòng thực hiện nhiệm vụ, được Chánh Văn phòng phân công theo dõi từng lĩnh vực công việc, chịu trách nhiệm trước Chánh Văn phòng, trước pháp luật về lĩnh vực công việc được phân công. Khi Chánh Văn phòng vắng mặt, một Phó Chánh Văn phòng được Chánh Văn phòng ủy nhiệm điều hành hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 4. Trưởng các đơn vị thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Chánh Văn phòng và Phó Chánh Văn phòng phụ trách lĩnh vực về toàn bộ hoạt động của đơn vị mình. 5. Công chức, viên chức chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và phân công công việc của lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và lãnh đạo Phòng; thực hiện chế độ báo cáo theo quy chế làm việc của cơ quan.
244
Điều 7. Chế độ trách nhiệm. 1. Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm đối với những vấn đề tham mưu, đề xuất thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định. 2. Chuyên viên, lãnh đạo Phòng và lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm về ý kiến tham mưu, đề xuất của mình.
66
Điều 8. Mối quan hệ công tác. 1. Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu sự chỉ đạo, quản lý về biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Văn phòng Chính phủ. 2. Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Văn phòng Chính phủ tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. 3. Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp với Văn phòng Tỉnh ủy, Thành ủy, Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền.
170