image
imagewidth (px) 77
500
| title
stringlengths 3
75
| text
stringlengths 57
14.6k
|
---|---|---|
Đặng Lê Nguyên Vũ | Đặng Lê Nguyên Vũ (sinh ngày 10 tháng 2 năm 1971) là một doanh nhân Việt Nam. Ông là người sáng lập, chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Trung Nguyên, Việt Nam. Ông là người được National Geographic Traveller và Forbes Asia vinh danh là "Vua Cà phê Việt Nam".
Trưởng thành từ kinh doanh cà phê, Đặng Lê Nguyên Vũ muốn nâng dần ý nghĩa của việc kinh doanh cà phê từ kinh doanh thuần túy đến đạo cà phê, đưa Việt Nam thành thánh địa cà phê toàn cầu. |
|
Phaolô Nguyễn Thái Hợp | Phaolô Nguyễn Thái Hợp (sinh ngày 2 tháng 2 1945) là một giám mục Công giáo tại Việt Nam. Ông từng đảm trách vai trò giám mục chính tòa tiên khởi của Giáo phận Hà Tĩnh trực thuộc Giáo tỉnh Hà Nội, cũng như chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình, trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2019. Khẩu hiệu giám mục của ông là: "Sự thật và Tình yêu". Ngoài tiếng mẹ đẻ là tiếng Việt, ông có thể giao tiếp bằng tiếng Anh, Pháp, Ý, Tây Ban Nha.
Giám mục Hợp sinh ngày 2 tháng 2 năm 1945 tại Nghệ An và năm 19 tuổi vào tập viện Dòng Đa Minh tại Vũng Tàu, bắt đầu con đường tu tập. Đến ngày 8 tháng 8 năm 1972, ông được thụ phong linh mục dòng Đa Minh tại Sài Gòn, sau đó lại tiếp tục theo học tại Đại học Fribourg (Thụy Sĩ) và tốt nghiệp Tiến sĩ Triết học Tây Phương vào năm 1978. Từ năm 1978 đến 1979, ông theo học chính trị kinh doanh tại Đại học Genève, Thụy Sĩ. Sau đó, ông được cử sang Peru làm giáo sư tại Phân khoa Thần học Lima từ năm 1981 – 1986. Trong khoảng thời gian ở Peru, linh mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp còn giữ các chức vụ như giáo sư và giám đốc Học vụ của Học viện Thần học Gioan XXIII, trung tâm nghiên cứu Bartolomé de Las Casas, Lima. Năm 1994, ông tốt nghiệp Tiến sĩ Thần học Luân lý tại Phân khoa Thần học Đức Mẹ Lên Trời ở São Paulo, Brasil và về làm giáo sư tại Phân khoa Xã hội thuộc Đại học Giáo hoàng Thánh Tôma Aquinô, Angelicum, Roma từ năm 1996 đến 2004.
Từ năm 2004, ông về Việt Nam giữ chức giám đốc học vụ của Tỉnh Dòng Đa Minh Việt Nam và là thành viên của Ủy ban Giáo lý Đức tin trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam. Từ năm 2006, ông là thành viên của Ủy ban Từ vựng Công giáo, chủ nhiệm Câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình. Ngày 13 tháng 5 năm 2010, linh mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp được Giáo hoàng Biển Đức XVI bổ nhiệm làm Giám mục chính tòa giáo phận Vinh thay cho Giám mục Phaolô Maria Cao Đình Thuyên nghỉ hưu. Tại Đại hội lần thứ XI của Hội đồng Giám mục Việt Nam (tháng 10 năm 2010), Ủy ban Công lý và Hòa bình được thành lập và ông được bầu làm chủ tịch của ủy ban này và giữ chức vụ này đến năm 2019.
Ngày 13 tháng 5 năm 2016, Giám mục Nguyễn Thái Hợp viết thư chung nói về tình trạng cá chết bất thường tại miền Trung gây tranh cãi. Thư Chung của Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp kêu gọi người dân và chính phủ tìm ra nguyên nhân cá chết, đồng thời cũng phân tích rõ những tác hại của việc cá chết với môi trường biển và đất, cũng như những tác hại nếu con người ăn phải những con cá chết do nhiễm độc. VTV nhận định giám mục Hợp kích động giáo dân chống chính quyền Việt Nam.
Giám mục Nguyễn Thái Hợp trở thành giám mục Tiên khởi Giáo phận Hà Tĩnh vào cuối năm 2018, khi Tòa Thánh tách giáo phận mới này từ giáo phận Vinh. Ông chính thức nhậm chức vào tháng 2 năm 2019. Ngày 19 tháng 3 năm 2021, Giáo hoàng Phanxicô đã chấp thuận đơn từ nhiệm của giám mục Nguyễn Thái Hợp. Đồng thời, Tòa Thánh bổ nhiệm Giám mục Louis Nguyễn Anh Tuấn, làm Giám quản Tông tòa Giáo phận Hà Tĩnh. |
|
Yến Trang | Nguyễn Yến Trang (sinh ngày 15 tháng 4 năm 1984) là một ca sĩ, diễn viên điện ảnh người Việt Nam. |
|
Hà Văn Thùy | Hà Văn Thùy (sinh năm 1944) là một nhà văn, nhà báo, nhà phê bình văn học người Việt Nam. |
|
Phan Huy Quát | Phan Huy Quát (1908 - 1979) tự Châu Cử, quê quán Hà Tĩnh, là Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa từ ngày 16 tháng 2 năm 1965 đến ngày 5 tháng 6 năm 1965. Phan Huy Quát đồng thời là thành viên Đại Việt Quốc dân Đảng và Tổng trưởng Quốc phòng Quốc gia Việt Nam. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 ông tổ chức vượt biên nhưng bị phát hiện, bị tuyên án tù và mất trong nhà lao Chí Hòa ngày 27 tháng 4 năm 1979 do bệnh viêm gan.
Ông có bằng Tiến sĩ ngành Y khoa. |
|
Nguyễn Ngọc Thơ | Nguyễn Ngọc Thơ (26 tháng 5 năm 1908 – 12 tháng 6 năm 1976)<ref name="vietbao.com">Chú thích web|url=https://vietbao.com/a196640/cuoc-doi-pho-tong-thong-nguyen-ngoc-tho|tiêu đề=Tiểu sử phó tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ|url-status=live</ref> là Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa từ tháng 11 năm 1963 đến cuối tháng 1 năm 1964 khi chức vụ này được một hội đồng quân sự lập nên sau một vụ Đảo chính Việt Nam Cộng hòa 1963|đảo chính lật đổ và giết hại Tổng thống Ngô Đình Diệm. Trước đó, ông đã từng là Phó Tổng thống của chánh quyền Ngô Đình Diệm nhưng có ít quyền lực thực tế do các em trai của ông Diệm là Ngô Đình Nhu và Ngô Đình Cẩn đã nắm giữ quân đội và cảnh sát mật riêng. Ông không được phép tham gia vào việc quyết định chính sách. |
|
Nguyễn Văn Thể | Nguyễn Văn Thể (sinh ngày 27 tháng 11 năm 1966) là một chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện là Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương. Ông từng là Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016-2021 thuộc đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Sóc Trăng. Ông từng là Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam (2013-2015). Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, ông hiện là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, từng là Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng nhiệm kỳ 2015-2017 trước khi trở thành Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải. |
|
Dương Lâm | Dương Lâm (chữ Hán: 楊琳; 1851–1920), hiệu Vân Hồ, Quất Đình, tự Thu Nguyên, Mộng Thạch, là quan nhà Nguyễn, một danh sĩ Việt Nam cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Ông nổi tiếng về tài văn chương, tính tình tao nhã, lại là một nhà giáo có biệt tài. |
|
Hương Giang (nghệ sĩ) | Nguyễn Ngọc Hiếu, sau đổi thành Nguyễn Hương Giang (sinh ngày 29 tháng 12 năm 1991 tại Hà Nội), thường được biết đến với nghệ danh Hương Giang, là một nữ ca sĩ, diễn viên, người mẫu kiêm người dẫn chương trình người Việt Nam. |
|
Ngọc Huyền | Ngọc Huyền, tên khai sinh Vũ Hà Ngọc Huyền (sinh ngày 28 tháng 6 năm 1970) là nghệ sĩ cải lương người Mỹ gốc Việt. Ngọc Huyền từng đoạt nhiều giải thưởng lớn tại Việt Nam, nhận danh hiệu nghệ sĩ ưu tú và được đánh giá là người đã "đưa cải lương bứt phá khỏi các khuôn mẫu cũ để tiếp cận nhịp sống của thời đại". Suốt thời gian dài, Ngọc Huyền thường xuyên xuất hiện trên các kênh truyền hình trong những chương trình cải lương và các sân khấu lớn tại Việt Nam. |
|
Phạm Văn Đồng | Phạm Văn Đồng (1 tháng 3 năm 1906 – 29 tháng 4 năm 2000), bí danh Anh Tô, là một nhà cách mạng, nhà ngoại giao và chính khách người Việt Nam. Ông từng giữ chức Thủ tướng đầu tiên của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1976 (từ năm 1981 gọi là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng) cho đến khi nghỉ hưu năm 1987. Trước đó ông từng giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1955 đến năm 1976.
Phạm Văn Đồng là vị Thủ tướng Việt Nam tại vị lâu nhất (1955 – 1987) và là học trò, cộng sự thân thiết của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông có tên gọi thân mật là Tô, đây từng là bí danh của ông. Ông còn có tên gọi là Lâm Bá Kiệt khi làm Phó chủ nhiệm cơ quan Biện sự xứ tại Quế Lâm (chủ nhiệm là Hồ Học Lãm). |
|
Micae Hồ Đình Hy | Tập tin:St Michael HDHy.jpg|nhỏ|phải|160px|Micae Hồ Đình Hy
Micae Hồ Đình Hy (胡廷僖, 1808-1857) là một tín hữu Công giáo tại Việt Nam|Công giáo Việt Nam, giữ chức Quan chế nhà Nguyễn|quan thái bộc trong Nhà Nguyễn|Triều Nguyễn. Ông tử đạo thời vua Tự Đức và đã được Giáo hoàng Gioan Phaolô II phong làm Thánh (Kitô giáo)|thánh của Giáo hội Công giáo Rôma vào năm 1988. |
|
Dương Ngọc Thái | Dương Ngọc Thái (sinh ngày 26 tháng 6 năm 1979 tại Thành phố Hồ Chí Minh, quê gốc tại Quảng Ngãi) được biết là một nam ca sĩ người Việt Nam, chuyên hát về dòng nhạc trữ tình dân ca. |
|
Trần Văn Trà | Trần Văn Trà (15 tháng 9 năm 1919 – 20 tháng 4 năm 1996) tên thật là Nguyễn Chấn. Ông là Thượng tướng trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Uỷ viên Thường vụ Quân uỷ trung ương, Tư lệnh Quân giải phóng Miền nam, Phó Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh. |
|
Hộ Pháp | Hộ pháp hay Thần Tăng (chữ Nho: 護法, sa. dharmapāla, pi. dhammapāla) theo nhà Phật, nhất là phái Kim cương thừa (sa. vajrayāna) hay Thần Thánh là những vị thần bảo vệ Phật pháp và Phật tử. Những ai nguyện noi theo Thành tựu pháp (sa. sādhana) mà đọc câu Chân ngôn thì đều được các vị thần đó phù hộ. Ngoài ra các vị Hộ Thế (chữ Nho: 護世, sa. lokapāla), tức những vị thần (Thiện Thần) nguyện theo Phật cũng có chức năng như Hộ pháp. Phật giáo Việt Nam liệt kê nhiều vị thần như Phạm Thiên, Đế Thích, Kiên Lao, Địa Kỳ, Thiên Lý Nhãn, Thiên Lý Nhĩ trong danh sách hộ pháp nhưng trong chùa thì có hai dạng chính. |
|
Hôn nhân | Hôn nhân là sự kết hợp được pháp luật và xã hội chấp nhận, thường là giữa một người đàn ông và một người phụ nữ, được điều chỉnh bởi luật pháp, quy tắc, phong tục, tín ngưỡng quy định quyền và nghĩa vụ của các bên và của con cái họ (nếu có) Hôn nhân là sự kết hợp của các cá nhân về mặt tình cảm, xã hội, và hoặc tôn giáo một cách hợp pháp. Hôn nhân có thể là kết quả của tình yêu. Hôn nhân là một mối quan hệ cơ bản trong gia đình ở hầu hết xã hội. Về mặt xã hội, lễ cưới thường là sự kiện đánh dấu sự chính thức bắt đầu của hôn nhân. Về mặt luật pháp, đó là việc đăng ký kết hôn với cơ quan Nhà nước.
Hôn nhân thường là sự kết hợp giữa một người đàn ông được gọi là chồng và một người phụ nữ được gọi là vợ. Ngoài ra còn tồn tại một số biến dị của hôn nhân khác như: Hôn nhân đa thê là việc một người đàn ông có thể kết hôn với nhiều vợ cùng lúc, hôn nhân đồng tính là việc hai người cùng giới tính kết hôn, hôn nhân tạm là việc 2 người chung sống như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn, tảo hôn là việc người chưa đủ tuổi nhưng vẫn kết hôn, hôn nhân cận huyết là 2 người có họ hàng gần kết hôn với nhau... Tuy nhiên, hôn nhân 1 vợ - 1 chồng vẫn là loại hình hôn nhân cơ bản nhất, được pháp luật công nhận ở mọi quốc gia và mọi thời đại, trong khi các biến dị khác (hôn nhân đa thê, Hôn nhân tạm, hôn nhân đồng tính) thì chỉ được chấp nhận ở một số ít quốc gia trong một số giai đoạn lịch sử, vì những kiểu hôn nhân biến dị đó tạo ra tác hại lâu dài cho văn hóa, đạo đức xã hội và trẻ em.
Ở Việt Nam, Điều 36 Hiến pháp năm 2013 quy định "Hôn nhân là sự kết hợp đặc biệt dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng". Như vậy có nghĩa rằng Nhà nước Việt Nam chỉ công nhận hôn nhân giữa 1 nam và 1 nữ, các biến dị khác như hôn nhân đồng tính, hôn nhân đa thê hoặc tảo hôn đều là vi hiến, và Luật hôn nhân và gia đình không công nhận những kiểu biến dị đó. |
|
Địa Tạng | Địa Tạng hay Địa Tạng Vương (skt. क्षितिगर्भ, Kṣitigarbha; tiếng Trung: 地藏; bính âm: Dìzàng; Wade–Giles: Ti-tsang; jap. 地蔵, Jizō; tib. ས་ཡི་སྙིང་པོ, sa'i snying po, kor.: 지장, 지장보살, ji jang, ji jang bosal) hay Địa Tạng vương Bồ tát là một vị Bồ-tát được tôn thờ trong Phật giáo Đông Á, thường được mô tả như một tỉ-khâu phương Đông. Địa Tạng Vương Bồ tát là một trong Sáu vị bồ tát quan trọng của Phật giáo Đại thừa, năm vị còn lại là các vị Quan Thế Âm Bồ tát, Đại Thế Chí Bồ tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ tát, Phổ Hiền Bồ tát và Di Lặc Bồ tát. Địa Tạng Bồ-tát được biết đến bởi lời nguyện cứu độ tất cả chúng sinh trong lục đạo luân hồi vào thời kỳ sau khi Phật Thích-ca Mâu-ni nhập Niết-bàn cho đến khi Bồ-tát Di Lặc hạ sinh, và nguyện không chứng Phật quả nếu địa ngục chưa trống rỗng (Địa ngục không trống, Thề không thành Phật). Do đó, Địa Tạng thường được xem như là vị Bồ-tát của chúng sinh dưới địa ngục hay là giáo chủ của cõi U Minh.
Trong văn hóa Nhật Bản, Địa Tạng là Bồ-tát hộ mệnh cho trẻ em, cũng như bảo vệ các vong linh của trẻ em hoặc bào thai chết yểu. Địa Tạng thường được mô tả là một tỳ kheo trọc đầu với vầng hào quang, một tay cầm tích trượng để mở cửa địa ngục và đánh tan mọi sự đau khổ, tay kia cầm ngọc Như Ý tượng trưng cho ánh sáng xua tan bóng đêm. Địa Tạng vương ở Trung Quốc và Việt Nam được khắc họa tượng cưỡi trên con linh thú Đế Thính (hay Thiện Thính) có hình dáng như con kỳ lân có một sừng, một số khắc họa linh khuyển Đế Thính này trông như một con sư tử tuyết Tây Tạng màu lam trông giống như một con chó ngao Tây Tạng (ngao Tạng).
Những tranh tượng ở Trung Quốc và Việt Nam cũng khắc họa Địa Tạng Vương Bồ tát đội mũ thất phật và mặc cà sa đỏ vốn là hình ảnh tu sĩ Phật giáo Bắc Truyền, hình tượng nhân vật Đường Tăng trong tiểu thuyết Tây Du Ký rất giống hình tượng này. Ngoài ra, Địa Tạng vương rất dễ nhầm lẫn với Mục-kiền-liên vì có nhiều điểm tương đồng về trang phục (mặc áo cà sa) và tay đều cầm tích trượng. Ở Việt Nam, khi người ta điêu khắc thì có sự phân biệt, khi Địa Tạng sẽ đội mũ thất phật, trong khi đó Mục-kiền-liên thì không đội mão, Địa Tạng thường được điêu khắc ngồi trên tòa sen hoặc cưỡi Đề Thính, trong khi Mục-kiền-liên thì đứng, ông không ngồi mà luôn ở thế đứng, một đặc điểm phân biệt là Mục-kiền-liên tay trái không cầm gì hoặc cầm bình bát, trong khi Địa Tạng tay trái sẽ cầm viên ngọc Như Ý. |
|
Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2017 | Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2017 là cuộc thi Hoa hậu Hòa bình Quốc tế lần thứ 5 được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Vinpearl, Phú Quốc, Kiên Giang, Việt Nam vào ngày 25 tháng 10 năm 2017. Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2016 - Ariska Putri Pertiwi đến từ Indonesia đã trao vương miện cho người kế nhiệm, cô María José Lora đến từ Peru.
Cuộc thi có tổng cộng 77 thí sinh tranh tài. Đây là cuộc thi Hoa hậu Hòa bình Quốc tế cuối cùng được phát sóng trên Kênh 7. Bắt đầu từ ấn bản tiếp theo, Nawat Itsaragrisil đã ngừng hợp tác với các kênh truyền hình và chuyển sang phát sóng trực tiếp cuộc thi trên nền tảng Facebook, Youtube và các trang mạng xã hội khác. |
|
Tăng Xán | Đại sư Tăng Xán (zh. ''sēngcàn'' 僧璨, ja. ''sōsan'', 529-613) là Thiền sư Trung Quốc, Tổ thứ ba của Thiền tông, nối pháp Huệ Khả|Nhị tổ Huệ Khả và là thầy của Đạo Tín|Tứ tổ Đạo Tín. Sau khi được ấn khả chứng minh|ấn khả, Sư lang thang đây đó, sống ẩn dật không ai biết. Ngoài Thiền sư Đạo Tín, Sư có truyền pháp cho một vị tăng người Ấn Độ là Tì-ni-đa-lưu-chi, người sau này đem Thiền tông sang Việt Nam. Sư cũng là tác giả của ''Tín tâm minh'', một tác phẩm trứ danh, rất phổ biến trong giới thiền. |
|
Động Sơn Lương Giới | Động Sơn Lương Giới (zh. dòngshān liángjiè 洞山良价, ja. tōzan ryōkai, năm 807 - ngày 8 tháng 3 năm 869) là Thiền sư Trung Quốc đời Đường, pháp tự của Thiền sư Vân Nham Đàm Thạnh. Cùng với môn đệ là Tào Sơn Bản Tịch, sư sáng lập tông Tào Động - một dòng Thiền vẫn còn lưu truyền đến ngày nay tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam và được truyền sang phương Tây. Sư quyền khai Ngũ vị để giáo hóa học đồ, đời sau gọi là Động Sơn ngũ vị. |
|
Trần Sỹ Thanh | Trần Sỹ Thanh (sinh năm 1971) là chính khách Việt Nam. Ông hiện là Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội. Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, Bí thư Ban Cán sự đảng UBND Thành phố Hà Nội.
Ông từng giữ các chức vụ như: Phó Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước Việt Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk, Phó Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang, Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Tổng Kiểm toán Nhà nước. |
|
Lê Hoàng Diệp Thảo | Lê Hoàng Diệp Thảo là một nữ doanh nhân, nữ tướng cà phê Việt Nam. Bà là đồng sáng lập Tập đoàn Trung Nguyên và trực tiếp điều hành Tập đoàn này từ năm 1998 - 2014. Bà có công lớn trong việc đưa Trung Nguyên và G7 trở thành thương hiệu cà phê hàng đầu Việt Nam và vươn ra thế giới.
Hiện nay, bà là người sáng lập và điều hành thương hiệu cà phê King Coffee, dưới sự dẫn dắt của bà, thương hiệu King Coffee đã có mặt tại hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Nga, UAE v.v…
Bà đang cho triển khai 2 dự án lớn cho cộng đồng là Women Can Do hướng tới hỗ trợ 100,000 phụ nữ khởi nghiệp năm 2025 và Happy Farmers với mục đích mang đến đời sống tốt đẹp hơn cho bà con nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên.
Tháng 12/2021, tại Dubai Expo 2020, bà ra mắt tự truyện truyền cảm hứng mang tên The Queen of King Coffee (dịch: Nữ hoàng của King Coffee) - cuốn sách chia sẻ về kinh nghiệm quản lý và kinh doanh thực tế của bà Diệp Thảo với tư cách là người sáng lập và giám đốc điều hành của King Coffee, nguồn cảm hứng cho tất cả phụ nữ và doanh nhân trẻ có ước mơ thành công trong kinh doanh. Sách phiên bản tiếng Anh đang được bán trên Amazon (https://www.amazon.com/Queen-King-Coffee-Hoang-Diep-ebook/dp/B09P12DFRX)
Với những đóng góp cho xã hội và ngành cà phê, năm 2020, bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã được tạp chí Global Brands Magazine (UK) trao tặng giải thưởng “Most Admired CEO in Vietnam” (CEO được ngưỡng mộ nhất tại Việt Nam) trong lĩnh vực Food & Beverage. Cũng trong năm 2020, bà được bầu vào vị trí Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (VICOFA) khóa IX (2017-2020). Năm 2022, bà được tạp chí Global Business Review của UAE bầu chọn là “Doanh nhân Việt Nam của năm 2022”.
Năm 2023, bà được Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC bầu chọn là “Top 50 GLOBAL Professional & Career Women”. |
|
Nhiếp Vinh Trăn | Viên chức
|tên=Nhiếp Vinh Trăn <br> 聂荣臻
|hình=Tập tin:Marshal Nie Rongzhen.jpg|250px
|chú thích hình=Nguyên soái Nhiếp Vinh Trăn
|ngày sinh=29 tháng 12 năm 1899
|ngày mất=14 tháng 5 năm 1992
(92 tuổi)
|nơi sinh=Giang Tân, Tứ Xuyên (nay là Giang Tân, Trùng Khánh)
|nơi mất=Bắc Kinh
| chức vụ = Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc
| bắt đầu = 1945
| kết thúc = 1987
| trưởng chức vụ = Chủ tịch
| trưởng viên chức = Mao Trạch Đông (1937 - 1976)<br/>Hoa Quốc Phong (1976 - 1981<br/>Đặng Tiểu Bình (1981 - 1989)
| chức vụ 2 = Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc
| bắt đầu 2 = 17 tháng 1 năm 1975
| tiền nhiệm 2 =
| kế nhiệm 2 =
| trưởng chức vụ 2 = Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc|Ủy viên trưởng
| trưởng viên chức 2 = Chu Đức (1959 - 1976)<br/>Tống Khánh Linh (1975 - 1978)<br/>Diệp Kiếm Anh (1978 - 1983)
| chức vụ 3 = Bộ Tham mưu liên hợp Quân ủy Trung ương Trung Quốc|Tổng tham mưu trưởng Bộ Tổng tham mưu Quân ủy Trung ương Đảng
| bắt đầu 3 = 1950
| kết thúc 3 = 1954
| tiền nhiệm 3 = Từ Hướng Tiền
| kế nhiệm 3 = Túc Dụ
| chức vụ 4 = Phó Tổng lý Quốc vụ viện|Phó Thủ tướng Quốc vụ viện
| bắt đầu 4 = 18 tháng 4 năm 1959
| trưởng chức vụ 4 = Thủ tướng
| trưởng viên chức 4 = Chu Ân Lai
| chức vụ 5 = Thị trưởng Bắc Kinh
| bắt đầu 5 = 8 tháng 9 năm 1949
| tiền nhiệm 5 = Diệp Kiếm Anh
| kế nhiệm 5 = Bành Chân
| trưởng chức vụ 5 = Bí thư Thành ủy
| trưởng viên chức 5 = Bành Chân
| chức vụ 6 = Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học kỹ thuật quốc gia
| bắt đầu 6 = 1958
| kết thúc 6 = 1970
| tiền nhiệm 6 = Chức vụ thành lập
| kế nhiệm 6 =
| trưởng chức vụ 6 = Thủ tướng
| trưởng viên chức 6 = Chu Ân Lai
| chức vụ 7 = Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa VIII, IX, X, XI, XII
| bắt đầu 7 = 28 tháng 9 năm 1956
| kết thúc 7 = tháng 9 năm 1985
| trưởng chức vụ 7 =
| trưởng viên chức 7 =
|biệt danh=
|phục vụ=Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc
|thuộc=Tập tin:Danghui.svg|16px Đảng Cộng sản Trung Quốc
|năm phục vụ=1923 - 1989
|cấp bậc= Tập tin:中华人民共和国元帅肩章(PRC marshal's epaulet).JPG|20pxNguyên soái Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
|đơn vị=
|chỉ huy=Sư đoàn trưởng Bát lộ quân <br> Tham mưu trưởng lục quân phương Bắc
|tham chiến=Chiến tranh Bắc phạt <br> Vạn lý Trường chinh <br> Bách đoàn đại chiến <br> Nội chiến Trung Quốc|Nội chiến Quốc Cộng
|khen thưởng=Huân chương Độc lập
|gia đình=
|công việc khác=Chính trị gia, nhà văn
|chữ ký=
Nhiếp Vinh Trăn (chữ Hán giản thể|giản thể: 聂荣臻, chữ Hán phồn thể|phồn thể: 聶榮臻, bính âm Hán ngữ|bính âm: ''Niè Róngzhēn'', Wade-Giles: ''Nieh Jung-chen''; 29 tháng 12 năm 1899 - 14 tháng 5 năm 1992) là một trong "Nguyên soái Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa|thập đại nguyên soái" của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.
Nhiếp Vinh Trăn sinh ra tại huyện Giang Tân tỉnh Tứ Xuyên (nay là quận Giang Tân, Trùng Khánh), là một người được ăn học tử tế, con trai của một gia đình giàu có.
Năm 1920, Nhiếp Vinh Trăn tham gia một nhóm sinh viên Trung Quốc ở Pháp trong một chương trình du học-lao động, nơi đó cậu học kỹ thuật công trình và trở thành một người được che chở (''protégé'') của Chu Ân Lai. Chu Ân Lai đã tuyển mộ cậu vào năm 1921 khi Nhiếp Vinh Trăn đang học khoa học kỹ thuật ở Bỉ, và cậu đã gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1923. Nhiếp đã tốt nghiệp Cao đẳng Hồng Quân Liên Xô và Trường quân sự Hoàng Phố|Học viện Quân sự Hoàng Phố, và ban đầu công tác với các chức danh: cán bộ chính trị của Khoa Chính trị Hoàng Phố, nơi Chu Ân Lai làm giám đốc, và trong Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc|Hồng quân Trung Quốc.
Trong cuộc Chiến tranh Trung-Nhật lần 2, đầu tiên ông đã được bổ nhiệm làm sư đoàn phó sư đoàn 115 của Bát Lộ Quân, với chỉ huy là Lâm Bưu, và cuối thập niên 1930, ông được phong làm chỉ huy chiến trường gần gũi thành trì Sơn Tây (Trung Quốc)|Sơn Tây của Diêm Tích Sơn (阎锡山). Trong cuộc Nội chiến Trung Quốc ông đã chỉ huy Quân chiến trường phía bắc Trung Quốc, và với cấp phó của mình là Từ Hướng Tiền, lực lượng của ông đã đánh bại các lực lượng của Phó Tác Nghĩa ở Thiên Tân gần Bắc Kinh. Sau đó từ tháng 8/1949 đến năm 1951 ông giữ chức Thị trưởng thành phố Bắc kinh.
Trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên, Nhiếp tham gia trong nhóm ra quyết định chỉ huy cấp cao, hoạch định chiến dịch và chia sẻ trách nhiệm huy động chiến tranh. Nhiếp được phong làm nguyên soái năm 1955 và sau này đảm trách Chương trình vũ khí hạt nhân Trung Quốc. Ông được cử giữ chức Phó chủ tịch Ủy ban Quốc phòng, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương, Phó thủ tướng kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học kỹ thuật quốc gia...
Ông đã bị thanh trừng trong thời kỳ Cách mạng văn hóa.
Năm 1979, Nhiếp được giao làm phó tư lệnh Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979|chiến dịch tấn công Việt Nam. |
|
Huỳnh Thị Nhân | Huỳnh Thị Nhân (10 tháng 11 năm 1952, quê quán tại huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh). Bà từng là Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X. Bà từng đảm nhiệm các chức vụ: Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Bộ Tài chính, Thứ trưởng Thường trực Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Phó Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.
Bà là Thạc sĩ kinh tế chuyên ngành kinh tế học phát triển. |
|
Trịnh Thị Ngọc Trúc | Lê Thần Tông Trịnh hoàng hậu (chữ Hán: 黎神宗鄭皇后, 1595 - 1660), họ Trịnh (鄭氏), tên thật Ngọc Trúc (玉竹), là một Hoàng hậu của nhà Lê trung hưng, vợ của Lê Thần Tông trong lịch sử Việt Nam.
Đương thời, bà nổi tiếng là một người uyên bác và sùng đạo, thường chú tâm nghiên cứu bộ Kim cương kinh|Kim cang, sùng phật giáo|đạo Phật, được dân chúng xưng tụng là ''Bà chúa Kim Cương''. |
|
Tiên Giác Hải Tịnh | Tiên Giác - Hải Tịnh (1788 - 1875, chữ nho: 先覺 - 海淨) là một thiền sư Việt Nam thuộc Lâm Tế tông|tông Lâm Tế, đời thứ 37. Sư từng trụ trì chùa Từ Ân ở Gia Định, làm Tăng cang chùa Thiên Mụ ở Huế, và được đánh giá là một nhà sư ''"có đức độ được ca ngợi khắp miền, trải qua 73 năm hành đạo, không lúc nào nhà sư quên đi sự hưng suy của đạo pháp"''<ref>Theo Thiền Hòa tử Huệ Chí, tr. 66.</ref>. |
|
Nguyễn Linh Nga | Nguyễn Linh Nga (sinh ngày 3 tháng 1 năm 1982) là một nữ đạo diễn điện ảnh người Việt. Cô được biết tới qua các tác phẩm phim mang chủ đề về con người Việt Nam với phong cách phân tích tâm lý nhân vật. Cô là đạo diễn của Inside this peace, bộ phim về nạn nhân chất độc da cam được trình chiếu khắp nước Mỹ và đoạt các giải quan trọng như giải "Phim tài liệu xuất sắc" tại Liên hoan phim Phụ nữ California 2019, giải "Huân chương danh dự" tại Liên hoan phim Impact DOCs Awards 2019 và nhận đề cử giải "Phim tài liệu xuất sắc" của Liên hoan phim Action On Film International Film Festival của Mỹ. Ngoài ra, Linh Nga cũng đoạt nhiều giải thưởng điện ảnh khác và là nhà thành lập hãng phim 9669 Films, LLC. |
|
Mạc Can | Lê Trung Can (sinh 14 tháng 4 năm 1945), thường được biết đến với nghệ danh Mạc Can là một nghệ sĩ, nhà văn, nhà ảo thuật Việt Nam. Ông nổi tiếng là một nghệ sĩ đa tài, tham gia vào nhiều lĩnh vực hoạt động nghệ thuật như đóng hài, đóng phim, biểu diễn ảo thuật và viết văn. Ngoài ra ông còn làm MC cho các chương trình ca nhạc thiếu nhi, nổi tiếng là cuốn video "Út Cưng" do Trùng Dương Audio-Video thực hiện năm 1995. |
|
Hà Sĩ Phu | Hà Sĩ Phu (tên thật: Nguyễn Xuân Tụ, sinh ngày 22 tháng 4 năm 1940 tại huyện Thuận Thành, Bắc Ninh) là một nhà khoa học tự nhiên, nhà văn, tiến sĩ người Việt Nam. Ông là người bất đồng chính kiến với chính phủ Việt Nam, là một trong bốn thành viên ban đầu của Nhóm Thân hữu Đà Lạt (ba người kia là Mai Thái Lĩnh, nhà thơ Bùi Minh Quốc và nhà văn Tiêu Dao Bảo Cự). |
|
Nguyễn Hữu Tiến (nhà cách mạng) | Tập tin:Nguyenhuutien.jpg|nhỏ|Nguyễn Hữu Tiến
Nguyễn Hữu Tiến (1901–1941), tên khai sinh Trương Xuân Trinh, còn gọi là "Thầy giáo Hoài" hay "Hải Đông", Xứ ủy Nam Kỳ|Xứ ủy viên Nam Kỳ là nhà cách mạng và là Đảng viên cộng sản Việt Nam. Ông được cho là tác giả của mẫu Quốc kỳ Việt Nam nhưng xung quanh nhận định này còn nhiều tranh luận. |
|
Nguyễn Nho Trung | Nguyễn Nho Trung (sinh ngày 25 tháng 5 năm 1963) là chính trị gia người Việt Nam. Ông từng giữ chức vụ Ủy viên Ban thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng. |
|
Đỗ Xuân Tuyên | Đỗ Xuân Tuyên (sinh năm 1966) là chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện là Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế, Bí thư Đảng ủy Bộ Y tế, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế. |
|
Giuse Nguyễn Đức Cường | Giuse Nguyễn Đức Cường (sinh ngày 14 tháng 10 năm 1953) là một giám mục người Việt, hiện đảm trách vai trò giám mục chính tòa Giáo phận Thanh Hóa và Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam nhiệm kỳ 2022 - 2025. Trước đó, ông cũng đảm nhiệm vai trò Chu tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình trong nhiệm kỳ 2019 - 2022. Trước khi được bổ nhiệm làm giám mục, ông là một linh mục thuộc Giáo phận Đà Lạt.
Giám mục Nguyễn Đức Cường sinh tại Thanh Hóa, sau đó gia đình di cư vào Nam đến vùng đất thuộc Giáo phận Đà Lạt. Quá trình tu học của ông kéo dài 23 năm, qua các giai đoạn Tiểu chủng viện Simon Hòa Đà Lạt, Đại Chủng viện Minh Hòa Đà Lạt, Đại học Công giáo Đà Lạt và Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn. Năm 1992, ông được thụ phong linh mục bởi Tổng giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình.
Quay trở về Đà Lạt, ông trải qua nhiều chức vụ khác nhau cho đến khi trở thành linh mục Giáo hạt Madagui. Ở phương diện quốc gia, ông đảm nhiệm nhiều trọng trách: Phó Trưởng Ban Giáo lý Giáo tỉnh Sài Gòn, Thành viên Ủy ban Giáo lý Đức tin thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, Trưởng Ban Giáo lý Giáo tỉnh Sài Gòn, Phó Ban Giáo lý toàn quốc.
Ngày 25 tháng 4 năm 2018, Tòa Thánh công bố quyết định chọn linh mục Nguyễn Đức Cường làm Giám mục chính tòa Giáo phận Thanh Hóa. Lễ tấn phong cho Tân giám mục đã được tổ chức vào ngày 27 tháng 6 năm 2018 lúc 7 giờ sáng, tại Nhà thờ chính tòa Thanh Hóa và được trực tiếp trên website Giáo phận. |
|
Nguyễn Xuân Sơn (thiếu tướng 2018) | Tập tin:Trung tướng Nguyễn Xuân Sơn.jpg|nhỏ
Nguyễn Xuân Sơn (sinh 1968) là một sĩ quan cấp cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Trung tướng Quân đội nhân dân Việt Nam thế kỷ 21|Trung tướng, hiện đang giữ chức Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Trường Sĩ quan Lục quân 2<ref>Chú thích web|url=http://dantri.com.vn/kinh-doanh/co-tinh-trang-can-bo-bao-ke-tiep-tay-cho-nan-buon-lau-20151225143845063.htm|tiêu đề=Có tình trạng cán bộ bảo kê, tiếp tay cho nạn buôn lậu</ref><ref>Chú thích web|url=http://tapchiqptd.vn/vi/ky-niem-70-nam-tap-chi-quoc-phong-toan-dan-ra-so-dau-tien-41948-42018/ban-doc-cong-tac-vien-voi-tap-chi-quoc-phong-toan-dan/11537.html|tiêu đề=Thiếu tướng NGUYỄN XUÂN SƠN, Chính ủy Quân đoàn 4</ref> |
|
Hà Hương | Hà Thị Thu Hương (sinh ngày 2 tháng 7 năm 1982 tại Hải Dương, thường được biết đến với nghệ danh Hà Hương) là một nữ diễn viên múa ballet người Việt Nam. Tuy nhiên, cô được biết đến rộng rãi và ghi dấu ấn đậm nét trong lòng công chúng với vai nhân vật phản diện Nguyệt trong bộ phim dài 9 tập "Phía trước là bầu trời" phát sóng năm 2001.
Sau 17 năm lên sóng lần đầu, năm 2018, hình tượng của Nguyệt một lần nữa gây ảnh hưởng và tạo ra một cơn sốt trên mạng xã hội. |
|
Nguyễn Quang Thuấn | Nguyễn Quang Thuấn (sinh năm 1959) là giáo sư, tiến sĩ kinh tế người Việt Nam. Ông hiện là Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch hội đồng chỉ đạo biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam. Ông nguyên là Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, một trong 16 thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc nhiệm kì 2016–2020.
Tại kỳ họp ngày 18-19/10/2022, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Quang Thuấn, lúc đó là Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương. |
|
Việt Tú (đạo diễn) | Nguyễn Việt Tú (sinh ngày 17 tháng 2 năm 1977 tại Hà Nội), thường được biết đến với nghệ danh Việt Tú, là một nam đạo diễn, nhà biên kịch, nhà tổ chức sự kiện kiêm nhà sản xuất sân khấu người Việt Nam. Bắt đầu sự nghiệp của mình vào năm 1995, anh trực tiếp đạo diễn cho nhiều chương trình âm nhạc có tên tuổi, trong đó đáng kể nhất là liveshow Nhật thực vào năm 2002 và loạt video âm nhạc trong chương trình VTV Bài hát tôi yêu. Ở tuổi 26, anh đã trở thành tổng đạo diễn cho lễ khai mạc và bế mạc của Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 22 vào năm 2003.
Là đạo diễn hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất âm nhạc tại Việt Nam, Việt Tú được chọn là tổng đạo diễn đầu tiên của chương trình Sao Mai điểm hẹn (2004) và khai sinh ra Con đường âm nhạc (2005), song song đó còn tổ chức các buổi hòa nhạc và lưu diễn cho các ca sĩ hàng đầu như Tùng Dương, Rain, Hồ Ngọc Hà, Trần Thu Hà và Phạm Thu Hà. Tiếp nối thành công, anh trở thành người được lựa chọn uy tín trong các chương trình trình diễn nghệ thuật có quy mô lớn. Là đạo diễn thành công nhất tại Giải thưởng Âm nhạc Cống hiến với 5 lần đoạt giải và 8 lần đề cử, anh từng được trao giải thưởng đột phá cho Nhật thực và 2 lần giành giải của chương trình VTV Bài hát tôi yêu.
Năm 2011, anh thành lập Dream Studio, trực tiếp sản xuất các sản phẩm âm nhạc cho các nghệ sĩ trong và ngoài nước, trong đó tiêu biểu nhất là album Classic Meets Chillout (2012) và chương trình thực cảnh đầu tiên của Việt Nam mang tên Thuở ấy Xứ Đoài (2017). Chương trình biểu diễn hàng tuần Tứ Phủ (2015–2019) sân khấu hóa Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam do công ty Viet Theater của anh thực hiện cũng nhận được đánh giá tích cực của khán giả khi luôn nằm trong top 3 những điểm đến văn hóa hàng đầu cho du khách quốc tế tại Thủ đô. Các tác phẩm chương trình sự kiện của anh thường được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhiều lần lựa chọn là "Sự kiện văn hóa tiêu biểu của năm". |
|
Nguyễn Văn Quảng | Nguyễn Văn Quảng (sinh năm 1969 tại Cát Hải, Hải Phòng) là chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng. |
|
Đạo Hà Mòn | File:Kazan moscow.jpg|nhỏ|phải|Maria|Đức Mẹ Maria, nhân vật trung tâm của Đạo Hà Mòn
Đạo Hà Mòn còn gọi là "tà đạo Hà Mòn", "tà đạo Y Gyin" hay "Công giáo Đề-ga" là tên gọi để chỉ một hiện tượng tôn giáo xuất hiện từ cuối năm 1999 tại các làng thuộc xã Hà Mòn, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum. Phong trào này xuất hiện do một số người dân tộc thiểu số như Y Gyin, Y Kách, A Níp... dựa trên niềm tin về cứu thế của Thiên chúa giáo, tung tin "Đức Mẹ hiện hình". Chính quyền Việt Nam coi đây là tà giáo, lợi dụng hoạt động tôn giáo để lồng ghép âm mưu chống phá chính quyền, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Vào cuối năm 1999, bà Y Gyin, sinh năm 1942, dân tộc Người Ba Na|Ba Na Rơ Ngao tại làng Kơ Tu, xã Hơ Moong (Hà Mòn), huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum, là tín đồ Thiên chúa giáo nhưng lại chuyên hành nghề thầy cúng, thầy mo đã nghĩ ra chuyện mình được "Đức Mẹ hiển linh trao cho sứ mệnh truyền giáo" để lôi kéo người dân địa phương đi theo. Y Gyin tuyên bố nhìn thấy "Đức mẹ Maria hiện hình" trên nóc nhà vào lúc 12 giờ đêm ngày 20 tháng 12 năm 1999 và mình được chọn làm sứ giả để phán truyền cho loài người.
Đạo Hà Mòn không có giáo lý riêng, nội dung tài liệu tuyên truyền thực chất là giáo lý, giáo luật, kinh thánh của đạo Công giáo. Các đối tượng cốt cán đã tự biên soạn thêm lời giáo huấn của Đức Mẹ như "Sứ điệp của Đức Mẹ Maria", "Thông điệp Đức Mẹ hiện hình" để lôi kéo giáo dân từ bỏ sinh hoạt đạo Công giáo cùng các phong tục tập quán truyền thống của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên để theo đạo. Có nhiều nơi người theo đạo còn tự nhận là ''Công giáo Đêga'' tương tự như trước đây FULRO đã dựng lên Tin lành Đêga để tập hợp lực lượng thực hiện mục đích chính trị của mình.
Nhằm xóa bỏ "tà đạo Hà Mòn", các lực lượng chức năng ở Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk đã phối hợp đấu tranh, đồng thời vận động quần chúng tích cực tham gia bài trừ. Từ cuối năm 2012 đến nay, lần lượt các đối tượng cầm đầu đã bị bắt. Bbà Y Gyin lĩnh án 3 năm tù; các đối tượng cốt cán khác như A Tách, A Hyum, Runh, Jơnh, Byưk, Đinh Lứ và Đinh Hrôn lần lượt nhận những hình phạt từ 7 đến 11 năm tù. |
|
Tùng Dương | Nguyễn Tùng Dương (sinh ngày 18 tháng 9 năm 1983 tại Bắc Ninh, quê gốc Quảng Trị), thường được biết đến với nghệ danh Tùng Dương là một nam ca sĩ người Việt Nam. Anh được biết đến từ cuộc thi Sao Mai điểm hẹn năm 2004, trong đó anh đã giành chiến thắng với giải thưởng do Hội đồng nghệ thuật bình chọn. Những ca khúc mà anh thể hiện trong cuộc thi, phần lớn là các sáng tác mang phong cách dân gian đương đại của Lê Minh Sơn, đã được anh đưa vào album đầu tay mang tên Chạy trốn (2004).
Sau khi tạm dừng hát nhạc Lê Minh Sơn, Tùng Dương có những thử nghiệm với sáng tác của các nhạc sĩ khác như Ngọc Đại, Như Huy, Giáng Son, Lưu Hà An..., và tham gia hai chương trình 'Vọng nguyệt' của nhạc sĩ Quốc Trung cùng 'Gió bình minh' của Đỗ Bảo và Nhất Lý. Tiếp tục cộng tác với Đỗ Bảo, Tùng Dương cho ra mắt album thứ hai, Những ô màu khối lập phương (2007), album với nền hòa âm New Age đã giành chiến thắng ở hạng mục "Album của năm" trong Giải Cống Hiến 2007.
Album thứ ba của Tùng Dương theo phong cách âm nhạc điện tử trên nền nhạc giao hưởng, Li ti (2010), được thực hiện với sự cộng tác của nhạc sĩ Nguyễn Công Phương Nam và ê-kíp ở Đức, đã giúp anh nhận hai giải "Ca sĩ của năm" và "Album của năm" ở Giải Cống hiến 2010. Anh còn giành được thành công ở chương trình Bài hát Việt với những ca khúc chiếm thứ hạng cao do anh biểu diễn, đặc biệt hai ca khúc quán quân năm 2007 ("Con cò") và 2009 ("Đồng hồ treo tường"). Những chương trình biểu diễn chung gần đây của anh với Thanh Lam, Lê Cát Trọng Lý và Nguyên Lê cũng giành được sự chú ý của báo giới và công chúng.
Tùng Dương được biết đến như là một nghệ sĩ tìm tòi, thể nghiệm những thể loại âm nhạc mới, như electronic và New Age. Mặt khác, anh cũng chịu sự chỉ trích từ một bộ phận công chúng vì phong cách biểu diễn và trang phục khác thường. Tùng Dương thể hiện nhiều thể loại khác nhau, trong đó có pop, jazz, dân gian đương đại, New Age, electronic, world music và cả những sáng tác nhạc cách mạng, nhạc tiền chiến và tình khúc 1954-1975. |
|
Khánh Linh | Phạm Khánh Linh (sinh ngày 29 tháng 8 năm 1983), thường được biết đến với nghệ danh Khánh Linh, là một nữ ca sĩ người Việt Nam, từng giành được 3 đề cử giải Cống hiến. Là em gái của cố nhạc sĩ Ngọc Châu và con gái của danh ca Vũ Dậu, cô được biết đến là người có giọng hát cao và trong sáng.
Lần đầu sớm được công chúng biết đến khi thể hiện sáng tác của anh ruột là nhạc sĩ Ngọc Châu, "Cô Tấm ngày nay" – nhạc phim truyền hình Chuyện nhà Mộc (1998). Thành công từ Sao Mai 2003 cùng thời Hoàng Tùng và Ngọc Khuê. Được sự giúp đỡ từ anh trai, Khánh Linh bứt phá khi phát hành album phòng thu đầu tay Họa mi hót trong mưa (2004). Trong đó phần lớn đã trở thành các ca khúc tiêu biểu như "Họa mi hót trong mưa", "Điều không thể mất", "Tạm biệt"; đặc biệt là "Cô Tấm ngày nay" cũng được cô đưa vào. Cùng năm, cô góp mặt trong Cánh cung của Đỗ Bảo và dự án Nhật thực 2 của Ngọc Đại.
Năm 2005, ca khúc "Ban mai xanh" do cô trình bày tạo nên hiện tượng gắn theo là sự thành công của bộ phim truyền hình cùng tên ra mắt năm 2005. Tiếp tục cộng tác với Ngọc Châu, Khánh Linh ra mắt phòng thu thứ 2, Ban mai xanh (2006). Trong đó, đặc biệt thành công với ca khúc "Giấc mơ trưa" được nhạc sĩ Giáng Son viết riêng cho cô. Sau đó năm 2007, phiên bản mới của ca khúc và "Phố khuya" đã được Khánh Linh trình bày trong album phòng thu đầu tay Giáng Son. Tháng 11 cùng năm, cô chuyển mình sang địa hạt contemporary pop music với album phòng thu thứ 3, Sau cơn mưa do nhạc sĩ Lê Minh Sơn biên tập. Ngày 5 tháng 1 năm 2008, đặt dấu ấn trong sự nghiệp với liveshow đầu tay Khánh Linh... hát tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Tới 6 năm sau, Khánh Linh cộng tác với nhạc sĩ Dương Cầm sản xuất album phòng thu thứ 4, Giấc mơ mang tên mình (2013).
Sau 3 năm, Khánh Linh phát hành EP Mùa yêu (2016), được cho là khởi đầu từ sự trở lại giữa cô và Ngọc Châu. Năm 2017, cô thể hiện "Hạnh phúc mong manh" nhạc phim truyền hình Sống chung với mẹ chồng. Khánh Linh đánh dấu sự cá tính đột phá trong album phòng thu thứ 5, Ngài (2017) theo thể loại nhạc điện tử, rock và semi-classical music, đã mang về cho cô đề cử giải Cống hiến đầu tiên trong sự nghiệp tại hạng mục "Album của năm". Năm 2019, cô thể hiện "Chàng Điềm" nhạc phim điện ảnh Trạng Quỳnh. Năm 2020, Linh bắt tay cùng nhạc sĩ Võ Thiện Thanh thử nghiệm phong cách nhạc phim đương đại Hollywood, nhạc kịch, new age trong album phòng thu thứ 6, Khanh Linh’s Journey . Album đã nhận được nhiều phản ứng tích cực từ giới chuyên môn và giúp cô ghi nhận thêm 2 đề cử "Ca sĩ của năm" và "Album của năm" tại Giải thưởng Âm nhạc Cống hiến lần thứ 16, cùng 1 đề cử "Nhạc sĩ của năm" cho Võ Thiện Thanh. |
|
Trần Văn Giáp | Trần Văn Giáp (陳文玾, 1898 hay 1902–1973), tự Thúc Ngọc là một học giả Việt Nam thế kỷ 20. |
|
Mạc Mậu Hợp | Mạc Mậu Hợp (chữ Hán: 莫茂洽, 1560 – tháng 1 năm 1593) là vị hoàng đế Đại Việt thứ năm của nhà Mạc thời Nam – Bắc triều trong lịch sử Việt Nam. Ông lên ngôi năm 1562 lúc mới 2 tuổi và qua đó trở thành vua trẻ thứ hai lúc lên ngôi. Ông trị vì cho đến khi truyền ngôi cho con là Mạc Toàn năm 1592, tổng cộng 30 năm.
Lên ngôi lúc còn rất nhỏ, thời kì trị vì đầu của Mạc Mậu Hợp được Khiêm vương Mạc Kính Điển nhiếp chính, đối trọng được với họ Trịnh đang phò nhà Lê Trung hưng ở phía Nam. Nhưng sau khi Khiêm vương mất, nhà Mạc do Mạc Mậu Hợp nắm dần suy yếu và thời kì của ông chứng kiến sự suy vong trực tiếp của triều đại nhà Mạc. Khi quân Nam triều dưới sự chỉ huy của Trịnh Tùng bắc tiến, Mạc Mậu Hợp thua chạy, đánh mất thành Đông Kinh. Sau đó, ông bị quân Nam triều bắt khi đang giả làm sư và bị Trịnh Tùng xử tử.
Nhà Mạc khởi nghiệp từ năm 1527 thời Thái Tổ Mạc Đăng Dung đến 1592 đời Mạc Mậu Hợp mới tạm ngừng, vừa đúng 65 năm ở ngôi ngự trị suốt cả miền Bắc, lấy thành Đông Kinh làm kinh đô. Duy từ cái chết của Mạc Mậu Hợp năm 1593 trở đi, con cháu họ Mạc bắt đầu suy tàn, phải rời khỏi Thăng Long để lên chiếm cứ từ Trung du và duyên hải miền Bắc lên đến Cao Bằng cho tới 1677 thì bị diệt hẳn. |
|
Vũ Đại Thắng | Vũ Đại Thắng (sinh năm 1975) là chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình.<ref name=":0">Chú thích web|url=http://baoquankhu4.com.vn/chinh-tri/khai-mac-dai-hoi-dai-bieu-dang-bo-quan-khu-4-lan-thu-xi-nhie.html|tựa đề=Khai mạc Đại hội Đại biểu Đảng bộ Quân khu 4 lần thứ XI|tác giả=|họ=|tên=|ngày=|website=|url lưu trữ=|ngày lưu trữ=|url hỏng=|ngày truy cập=</ref> Ông nguyên là Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam (2014-2018), nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư. |
|
Nguyễn Hải Trâm | Nguyễn Hải Trâm (sinh năm 1975) là nữ Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao người Việt Nam. Bà hiện giữ chức vụ Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Bà nguyên là Vụ trưởng Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án tham nhũng, chức vụ (Vụ 5), Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Bà từng giữ chức vụ Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Ninh (2018-2019), Chánh Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Việt Nam (2016-2018). |
|
Vân Dung | Lê Vân Dung (sinh ngày 11 tháng 10 năm 1975), thường được biết đến với nghệ danh Vân Dung, là một nữ diễn viên kiêm nghệ sĩ hài người Việt Nam. Cô được công chúng biết đến từ khi tham gia chương trình "Đời cười" của Nhà hát Tuổi trẻ, tiếp đó là ''Gặp nhau cuối năm'', ''Gặp nhau cuối tuần'' và ''Gala Cười|Gala cười'' của Đài Truyền hình Việt Nam. |
|
Huỳnh Hiền Năng | Huỳnh Hiền Năng (sinh ngày 07 tháng 07 năm 1989 tại Phan Thiết, Bình Thuận) là một nhà sản xuất âm nhạc, nhạc sĩ, ca sĩ người Việt Nam. Từng nhận đề cử giải Giải thưởng Âm nhạc Cống hiến|Cống Hiến, 2 lần liên tiếp đề cử top 20 nhạc sĩ của năm Zing Music Awards.
Ngoài ra Huỳnh Hiền Năng còn là nhạc sĩ Việt Nam đầu tiên có bài hát được sử dụng trong phim Điện ảnh Hoa Kỳ|Hollywood (''Sinh nhật chết chóc|Happy Death Day'').<ref>Chú thích web| url = http://hoahoctro.vn/tin-tuc/ca-khuc-so-nho-cua-nhac-si-tre-huynh-hien-nang-bat-ngo-xuat-hien-trong-phim-hollywood | tiêu đề = Ca khúc "Số nhọ" của nhạc sĩ trẻ Huỳnh Hiền Năng bất ngờ xuất hiện trong phim Hollywood| tác giả 1 = | ngày = | ngày truy cập = ngày 17 tháng 7 năm 2018| nơi xuất bản= Hoahoctro.vn | ngôn ngữ = </ref> |
|
Lê Công Phụng | Viên chức
| tên =Lê Công Phụng
| hình = Le Cong Phung.jpg
| miêu tả =
| nơi sinh = Nguyên Bình, Tĩnh Gia, Thanh Hóa, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
| nơi ở =
| ngày chết =
| nơi chết =
| chức vụ = Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao
| bắt đầu =tháng ba|tháng 3 năm 2004
| kết thúc = 29 tháng 8|29 tháng 08 năm 2007
| tiền nhiệm = Nguyễn Tâm Chiến
| kế nhiệm = Nguyễn Quốc Cường (Nam Định)|Nguyễn Quốc Cường
| địa hạt = Việt Nam
| phó chức vụ =
| phó viên chức =
| chức vụ 2 = Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ
| bắt đầu 2 = 29 tháng 8 năm 2007
| kết thúc 2 = 1 tháng 9 năm 2011
| tiền nhiệm 2 = Nguyễn Tâm Chiến
| kế nhiệm 2 = Nguyễn Quốc Cường (Nam Định)|Nguyễn Quốc Cường
| nghề =
| đạo = Không
| tên ký =
| họ hàng =
| vợ =1
| chồng =
| kết hợp dân sự =
| con = 2
| chú thích =
Lê Công Phụng (sinh ngày 20 tháng 2 năm 1948 tại Thanh Hóa), từng là Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ|Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hoa Kỳ; Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao (Việt Nam)|Bộ Ngoại giao Việt Nam, Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ về biên giới, lãnh thổ với Trung Quốc, Trưởng ban Biên giới. |
|
Nguyễn Vinh Sơn | *Giải Mai Vàng cho "Đạo diễn điện ảnh-phim truyền hình"
Nguyễn Vinh Sơn (sinh ngày 9 tháng 6 năm 1953 tại Huế) là một đạo diễn người Việt Nam. Ông nổi tiếng với bộ phim truyền hình Đất phương Nam|Đất Phương Nam – bộ phim dài tập đầu tiên của Việt Nam được xuất khẩu sang Hoa Kỳ|Mỹ và được đón nhận đông đảo.
Năm 2008, bộ phim điện ảnh Trăng nơi đáy giếng|''Trăng nơi đáy giếng'' do ông làm đạo diễn đã xuất sắc giành giải Giải Bông Sen cho phim truyện điện ảnh|Giải Bông Sen Bạc cho phim truyện điện ảnh tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 16. Phim cũng đoạt nhiều giải thưởng khác trên thế giới <ref>chú thích web | url = https://thanhnien.vn/van-hoa/dao-dien-nguyen-vinh-son-doat-giai-tai-lhp-madrid-346114.html | tiêu đề = Đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn đoạt giải tại LHP Madrid | author = | ngày = | ngày truy cập = 26 tháng 7 năm 2018 | nơi xuất bản = Báo Thanh Niên | ngôn ngữ = </ref> |
|
Bộ Ngoại giao (Việt Nam) | Bộ Ngoại giao Việt Nam là cơ quan của Chính phủ Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đối ngoại, gồm: Công tác ngoại giao, biên giới, lãnh thổ quốc gia, công tác đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, quản lý các cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài và hoạt động của các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật.
Bộ được thành lập ngày 28 tháng 8 năm 1945. Bộ trưởng hiện nay là ông Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII. |
|
Bộ Tư pháp (Việt Nam) | Bộ Tư pháp là cơ quan của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. |
|
Đỗ Quốc Sam | Đỗ Quốc Sam (1929–2010) là một Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học, nguyên Đại biểu Quốc hội Việt Nam, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ trưởng đầu tiên của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, khi Bộ này được đổi tên sang từ Ủy ban Kế hoạch nhà nước (cơ quan ngang Bộ, tiền thân). |
|
Thanh tra Chính phủ | Thanh tra Chính phủ là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ Việt Nam, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước; thực hiện hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. |
|
Ủy ban Dân tộc (Việt Nam) | Ủy ban Dân tộc là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ Việt Nam có chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban Dân tộc theo quy định của pháp luật. |
|
Diva Việt Nam | Diva Việt Nam là một danh hiệu giới truyền thông Việt Nam phong tặng cho bốn nữ ca sĩ là Thanh Lam, Hồng Nhung, Mỹ Linh và Trần Thu Hà. Khái niệm này được dùng để chỉ những giọng ca nữ có giọng hát tốt và kĩ thuật, cống hiến lâu năm, vững bền, tạo nên được một trường phái âm nhạc riêng và có sức ảnh hưởng lớn đến nền nhạc nhẹ nước nhà. Danh hiệu được phổ biến vào Việt Nam từ đầu thập niên 2000. |
|
Lê Văn Kim | Lê Văn Kim (1918-1987) nguyên là một cựu tướng lĩnh gốc Pháo binh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Trung tướng. Ông xuất thân từ trường Sĩ quan Trù bị chuyên ngành tại Pháp vào thời điểm mới xảy ra Thế chiến 2. Tuy nhiên, ông chỉ phục vụ chuyên môn của mình một thời gian ngắn. Sau này, hầu hết thời gian tại ngũ ông chuyên về lĩnh vực Tham mưu và Quân huấn. Là một trong số ít sĩ quan được thăng cấp tướng ở thời kỳ Đệ Nhất Cộng hòa (Thiếu tướng năm 1956). Ông là em rể của tướng Trần Văn Đôn và đã cùng với tướng Dương Văn Minh là bộ ba tổ chức cuộc đảo chính năm 1963 lật đổ chính quyền Tổng thống Ngô Đình Diệm và kết thúc trong "Vụ ám sát ông Ngô Đình Diệm và người em trai là ông Ngô Đình Nhu". |
|
Danh sách giải thưởng và đề cử của Đông Nhi | Mai Hồng Ngọc (sinh ngày 13 tháng 10 năm 1988), thường được biết đến với nghệ danh Đông Nhi, là một nữ ca sĩ, nhạc sĩ, diễn viên kiêm nhà sản xuất thu âm người Việt Nam. Trong suốt sự nghiệp âm nhạc của mình, cô đã giành được rất nhiều giải thưởng, bao gồm "Ca sĩ của năm" tại Giải thưởng Âm nhạc Cống hiến năm 2019, có sáu lần liên tiếp giành giải "Nữ ca sĩ được yêu thích nhất" của Zing Music Awards từ năm 2011 đến năm 2016, bốn lần giành giải "Nữ ca sĩ nhạc nhẹ" của giải Mai Vàng, một giải "Ca sĩ Việt Nam xuất sắc nhất châu Á" của giải thưởng MAMA và "Ca sĩ Đông Nam Á xuất sắc nhất" của giải thưởng âm nhạc MTV EMA 2016. Cô đoạt giải "Big Apple Music Awards" (BAMA) và được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trao bằng khen về những cống hiến trong âm nhạc.
Vào năm 2017, Đông Nhi được trang MTV Asia lựa chọn là gương mặt Asia Spotlight tháng 7. Mục đích nhằm quảng bá hình ảnh của cô tại các quốc gia Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Việt Nam và Úc. |
|
Kim Cương (nghệ sĩ) | Kim Cương (sinh ngày 25 tháng 1 năm 1937) là một nữ diễn viên kịch nói, diễn viên điện ảnh, soạn giả, biên kịch, trưởng đoàn kịch nói Kim Cương, nổi tiếng của Việt Nam từ trước 1975. Bà nổi tiếng từ những năm 1960 trong lĩnh vực kịch nói. Tác phẩm kinh điển làm nên tên tuổi của Bà đó là "Lá sầu riêng" do Bà đóng vai chính kiêm soạn giả. Bà là con gái của người nghệ sĩ tài danh, vị tổ của bộ môn cải lương - Bảy Nam. |
|
Vũ Văn Hiền (chính khách) | Vũ Văn Hiền (1910 - 1961) là một nhà báo, chính khách, chuyên gia về Luật và Tài chính Việt Nam. Ông đồng sáng lập báo Thanh Nghị dưới thời Pháp thuộc, và là Bộ trưởng Bộ Tài chính trong chính phủ Trần Trọng Kim. |
|
Nguyễn Ngọc Huy | Nguyễn Ngọc Huy (1924-1990) là một chính khách Việt Nam Cộng hòa và một nhà thơ, nhà văn người Việt Nam. Ông là một trong những người sáng lập đảng Tân Đại Việt và là Tổng thư ký đầu tiên của đảng này. Ông cũng là Tổng thư ký của Phong trào Quốc gia Cấp tiến và là một thành viên trong phái đoàn Việt Nam Cộng hòa tham dự Hòa đàm Paris. |
|
Cao Minh Đạt | Cao Minh Đạt (sinh ngày 22 tháng 4 năm 1975) là một nam diễn viên Việt Nam, được biết đến như là gương mặt diễn viên điện ảnh Việt Nam trong những năm của thập niên 2000. Các vai diễn nổi bật của anh như Bác sĩ Trần Tạo (Blouse trắng), Khiêm (Vòng xoáy tình yêu), Phong (Tình yêu còn lại) và đặc biệt là Cậu Ba Khải Duy (Tiếng sét trong mưa). |
|
Hồng Châu (diễn viên) | Hồng Châu (sinh ngày 25 tháng 6 năm 1979) là một nữ diễn viên người Mỹ gốc Việt. Cô được biết đến nhiều nhất qua màn hóa thân nữ y tá Liz trong bộ phim The Whale (2022) với hàng loạt đề cử giải thưởng danh giá, trong đó có giải Oscar, giải SAG và giải BAFTA. Bước đột phá đầu tiên trong sự nghiệp được giới chuyên môn công nhận của Hồng Châu đến từ vai diễn Trần Ngọc Lan – một nhà hoạt động chính trị bị cụt chân trong bộ phim khoa học viễn tưởng Downsizing (2017) đã giúp cô ghi tên vào danh sách đề cử giải Quả cầu vàng cho nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất. Tạp chí Variety vào năm 2022 nhận định "Hồng Châu rất sung sức trong những năm gần đây" và đã có "một bước ngoặt được hoan nghênh" nhờ màn trình diễn ấn tượng trong hai tác phẩm Watchmen (2019) và Homecoming (2018–2020).
Giai đoạn đầu sự nghiệp, cô chủ yếu góp mặt ở một số phim truyền hình với tư cách khách mời cho đến khi được giao vai diễn chính thức đầu tiên trong series Treme (2010–2013) và phim điện ảnh Inherent Vice (2014) khi đang ở độ tuổi 30. Sau Downsizing, cô bắt đầu nhận được nhiều lời mời xuất hiện trên màn ảnh hơn với đa dạng vai trò, nổi bật nhất trong đó phải kể đến như American Woman và Driveways. Đến năm 2022, Hồng Châu tiếp tục được giới phê bình đánh giá cao nhờ lối nhập vai linh hoạt qua nhiều dự án điện ảnh chất lượng như Showing Up, The Menu và The Whale.
Hồng Châu sinh trưởng trong một gia đình có cha mẹ là người Việt Nam sống trong trại tị nạn tại Thái Lan sau khi rời đất nước vào cuối những năm 1970. Một nhà thờ Công giáo Việt Nam tại thành phố New Orleans thuộc tiểu bang Louisiana đã bảo trợ cho gia đình cô chuyển đến Hoa Kỳ. Châu theo học chuyên ngành về điện ảnh tại Viện Đại học Boston trước khi chính thức theo đuổi sự nghiệp diễn xuất chuyên nghiệp sau này. |
|
Phạm Hồng Minh (diễn viên) | Phạm Hồng Minh (sinh năm 1972 tại Hải Phòng) là một nam diễn viên điện ảnh và truyền hình Việt Nam. Anh được biết đến nhiều nhất và nổi tiếng với vai kĩ sư Hoàng trong bộ phim dài tập "Kẻ không cầu may" của đạo diễn Bạch Diệp năm 2000, và vai Tùng trong bộ phim dài tập Đất và người của đạo diễn Nguyễn Hữu Phần năm 2002. |
|
Bùi Anh Tuấn (nhà kinh tế) | Bùi Anh Tuấn (sinh năm 1964) là phó giáo sư, tiến sĩ kinh tế, một nhà nghiên cứu kinh tế của Việt Nam. Ông hiện là Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương, một trường hàng đầu của Việt Nam về kinh tế và kinh doanh. Ông có nhiều công trình nghiên cứu về ứng dụng kinh tế trong các lĩnh vực chính sách, giáo dục và lao động. |
|
Nguyễn Quang Dũng (đạo diễn) | Nguyễn Quang Dũng (sinh ngày 18 tháng 12 năm 1978) là một nam đạo diễn, nhà biên kịch kiêm nhà sản xuất điện ảnh người Việt Nam. Được xem là một trong những nhà làm phim xuất sắc nhất tại Việt Nam, anh được khán giả biết đến qua các tác phẩm Nụ hôn thần chết (2008), Mỹ nhân kế (2013), Tháng năm rực rỡ (2018), Tiệc trăng máu (2020), Giấc mơ của mẹ, Em và Trịnh và Trịnh Công Sơn (2022) và Đất rừng phương Nam (2023). |
|
Giấy dó | Giấy dó là loại giấy được sản xuất từ vỏ những cây dó (như dó giấy, dó liệt...), theo quy trình thủ công được truyền lại qua nhiều thế hệ ở một số làng nghề ở Việt Nam. Giấy được dùng cho vẽ tranh trong mỹ thuật dân gian Việt Nam, đặc biệt là để làm giấy điệp cho tranh Đông Hồ, hay lưu giữ các tài liệu, nhờ vào nhiều ưu điểm, nổi bật nhất là độ bền theo thời gian. |
|
Lý Diệu Văn | Lý Diệu Văn (tiếng Trung: 李耀文; bính âm: Lĭ Yàowén; 1 tháng 5 năm 1918 – 10 tháng 4 năm 2018) là Đô đốc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.
Lý Diệu Văn sinh tại Vinh Thành, tỉnh Sơn Đông, ông tham gia cách mạng ở tuổi 16 và gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc ở tuổi 19 và đã chiến đấu nhiều trận đánh với tư cách là sĩ quan quân đội cấp cao của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc trong Nội chiến Trung Quốc, Chiến tranh Triều Tiên và trận chiến biển Trung Quốc-Việt Nam. Ông được trao tặng quân hàm Thiếu tướng ở tuổi 37 và quân hàm Thượng tướng tháng 9 năm 1988. Ông từng giữ chức vụ Chính ủy Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (Hải quân PLA) từ năm 1980 đến năm 1990, Phó Chính ủy Quân khu Tế Nam từ năm 1965 đến năm 1970 và Chủ nhiệm Chính trị Quân khu Tế Nam từ năm 1955 đến năm 1968. Trong Cách mạng Văn hóa, ông gia nhập ngành ngoại giao và đảm nhận nhiều chức vụ khác nhau ở Bộ Ngoại giao, trong đó có Thứ trưởng Bộ Ngoại giao (1970–1972), Đại sứ Trung Quốc tại Tanzania (1972–1975) và Đại sứ Trung Quốc tại Madagascar (1975–1976).
Ông là Ủy viên dự khuyết Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XI, Ủy viên chính thức Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XII (1982 - 1987) và Ủy viên Ủy ban Cố vấn Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. |
|
Bùi Thị Thu Thảo | Bùi Thị Thu Thảo (sinh ngày 29 tháng 4 năm 1992 tại Hà Tây) là một vận động viên nhảy xa Việt Nam. Thành tích đáng chú ý nhất của cô là đạt huy chương vàng tại Giải vô địch điền kinh Châu Á 2017 và Đại hội Thể thao châu Á 2018 và huy chương bạc tại Đại hội Thể thao châu Á 2014.
Thành tích tốt nhất của cô đạt được là 6,68 mét đạt được tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á diễn ra tại Kuala Lumpur 2017, hiện tại chính là kỷ lục quốc gia. |
|
La Thụy Khanh | Viên chức
|name= La Thụy Khanh
|birth_date= 31 tháng 5 năm 1906
|birth_place= Nam Sung, tỉnh Tứ Xuyên, Nhà Thanh
|death_place= Heidelberg, Tây Đức
| chức vụ = Phó Tổng lý Quốc vụ viện|Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc
| bắt đầu = 18 tháng 4 năm 1959
| tiền nhiệm =
| kế nhiệm =
| trưởng chức vụ =
| trưởng viên chức =
| chức vụ 2 = Tổng thư ký Ủy ban Quân sự Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
| bắt đầu 2 = 1977
| kết thúc 2 = 1978
| chức vụ 3 = Bộ trưởng Bộ Công an Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
| bắt đầu 3 = 1949
| kết thúc 3 = 17 tháng 9 năm 1959
| tiền nhiệm 3 = Đầu tiên
| kế nhiệm 3 = Tạ Phú Trị
| chức vụ 4 = Bộ Tham mưu liên hợp Quân ủy Trung ương Trung Quốc|Tổng tham mưu trưởng Bộ Tổng tham mưu Quân Giải phóng Nhân dân
| bắt đầu 4 = 1959
| kết thúc 4 = 1965
| tiền nhiệm 4 = Hoàng Khắc Thành
| kế nhiệm 4 = Dương Thành Vũ
|image=Luo Ruiqing.jpg
|caption= La Thụy Khanh
|nickname=
|serviceyears=1928–1966
|rank= Đại tướng
|commands=
|branch= Tập tin:People's Liberation Army Flag of the People's Republic of China.svg|22px Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc<br>Tập tin:Flag_of_the_People's_Police_of_the_People's_Republic_of_China.svg|22px Cảnh sát nhân dân Trung Quốc
|battles=Bắc phạt (1926-1928)|Bắc phạt, Vạn lý Trường chinh, Đại chiến Bách Đoàn, Nội chiến Trung Quốc, Chiến tranh Triều Tiên, Chiến tranh Trung-Ấn, Chiến tranh Việt Nam
|awards=
* Tập tin:Order of Bayi 1st Class.svg|25px Huân chương Bát Nhất (Huy chương hạng Nhất)
* Tập tin:Order of Independence and Freedom 1st Class.svg|25px Huân chương Độc lập và Tự do (Huy chương hạng Nhất)
* Tập tin:Order of Liberation 1st Class.svg|25px Huân chương Giải phóng (Huy chương hạng Nhất)
* Anh hùng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên
|laterwork= Chính khách, nhà văn
Chinese
|s=罗瑞卿
|t=羅瑞卿
|p=Luó Ruìqīng
|w=Lo Jui-ch'ing
La Thụy Khanh (31 tháng 5 năm 1906 — 3 tháng 8 năm 1978) là một sĩ quan quân đội, chính khách nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Đại tướng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Ông tạo ra bộ máy an ninh và cảnh sát của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sau chiến thắng của Đảng Cộng sản trong cuộc nội chiến với vai trò là Bộ trưởng Bộ Công an đầu tiên từ năm 1949 đến năm 1959 và sau đó giữ chức vụ Tổng Tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc từ năm 1959 đến năm 1965, đạt được chiến thắng quân sự trong chiến tranh Trung-Ấn.
Mặc dù là một cộng sự thân thiết và ủng hộ Mao Trạch Đông trong nhiều thập kỷ, La Thụy Khanh đã bị nhắm đến và thanh trừng trong Cách mạng Văn hóa, mà ông phản đối ngay từ đầu. |
|
Hoa hậu Trái Đất 2018 | Hoa hậu Trái Đất 2018 là cuộc thi Hoa hậu Trái Đất lần thứ 18, được tổ chức vào ngày 3 tháng 11 năm 2018 tại Mall of Asia Arena, Pasay, Philippines. Chủ đề của cuộc thi là "Goddesses of the Earth" (tạm dịch: "Nữ thần của Trái Đất"). Cuộc thi có 87 thí sinh tham dự. Hoa hậu Trái Đất 2017 Karen Ibasco đến từ Philippines đã trao lại vương miện cho người kế nhiệm Nguyễn Phương Khánh đến từ Việt Nam. Đây là lần đầu tiên Việt Nam chiến thắng tại đấu trường sắc đẹp này. |
|
Trần Lập (nhạc sĩ) | Trần Quyết Lập (12 tháng 12 năm 1974 – 17 tháng 3 năm 2016), thường được biết đến với nghệ danh Trần Lập, là một nhạc sĩ kiêm ca sĩ người Việt Nam. Là trưởng nhóm và cũng là người thành lập ban nhạc rock Bức Tường, anh giữ cương vị này từ khi thành lập đến khi tan rã lần đầu vào năm 2006. Với vai trò trưởng nhóm, Lập đảm nhận công việc sáng tác chính với hơn 30 ca khúc, đặc biệt với tác phẩm "Đường đến ngày vinh quang" cùng các thành viên trong nhóm đã đưa Bức Tường trở thành ban nhạc rock có số lượng người hâm mộ lớn nhất tại Việt Nam.
Vào thời điểm dòng nhạc rock tại Việt Nam đang trong thời kỳ sơ khai, Lập và ban nhạc của anh đã đặt những nền móng đầu tiên cho dòng nhạc này tại Việt Nam. Âm nhạc và cuộc đời của Lập được đánh giá là một sự "nhất quán cao". TLập qua đời ngày 17 tháng 3 năm 2016 sau một thời gian điều trị ung thư. |
|
Ngọc Hiệp (diễn viên) | Nguyễn Ngọc Hiệp (NSƯT, sinh ngày 30/11/1965) là nữ diễn viên, đạo diễn và nhà sản xuất phim người Việt Nam. Chị được biết đến qua các phim điện ảnh như: Dấu ấn của quỷ (1992), Tây Sơn hiệp khách, Vũ khúc con cò, Lạc cầm, Đoạt hồn (2014), Đảo của dân ngụ cư (2017). Về lĩnh vực truyền hình, chị từng tham gia trong các phim như: Những nẻo đường phù sa, Giữa dòng, Đất trắng, Cõi tình, Cánh buồm ảo ảnh, Cô gái xấu xí (2009), Phượng Khấu (2020). |
|
Nguyễn Văn Thiệu | Nguyễn Văn Thiệu (5 tháng 4 năm 1923 – 29 tháng 9 năm 2001) là một sĩ quan, chính khách người Việt Nam, người từng giữ chức tổng thống Việt Nam Cộng hòa, Chủ tịch Đảng Dân chủ và Mặt trận Quốc gia Dân chủ Xã hội trong giai đoạn 1967–1975. Trong cương vị một trung tướng bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Nguyễn Văn Thiệu được hội đồng tướng lĩnh bầu làm Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia, trở thành Quốc trưởng Việt Nam Cộng hòa vào năm 1965. Là một chính trị gia theo đường lối chống cộng mạnh mẽ, ông đắc cử tổng thống sau khi giành chiến thắng trong một cuộc bầu cử diễn ra vào năm 1967 và nắm giữ cương vị này cho đến khi từ chức chỉ vài ngày trước khi chính quyền Sài Gòn đầu hàng chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong sự kiện 30 tháng 4 năm 1975.
Sinh ra tại Phan Rang, duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam, Nguyễn Văn Thiệu ban đầu gia nhập lực lượng Việt Minh vào năm 1945, nhưng ông đào ngũ và tìm đường vào Sài Gòn chỉ một năm sau đó. Tại đây, ông gia nhập lực lượng Quân đội Quốc gia Việt Nam thuộc Liên hiệp Pháp. Sau khi người Pháp rút khỏi Đông Dương, Quân đội Quốc gia dần chuyển đổi thành Quân lực Việt Nam Cộng hòa còn Nguyễn Văn Thiệu trở thành Chỉ huy trưởng Trường Võ bị Đà Lạt trước khi được thăng cấp đại tá và trở thành một tư lệnh sư đoàn. Tháng 11 năm 1963, Nguyễn Văn Thiệu tham gia đảo chính lật đổ anh em Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu. Sau đó, ông được thăng cấp bậc thiếu tướng và bắt đầu tham chính. Nền chính trị Việt Nam Cộng hòa bước vào một giai đoạn bất ổn khi các cuộc đảo chính thường xuyên diễn ra. Bằng cách hành xử khôn khéo, Nguyễn Văn Thiệu leo lên vị trí hàng đầu trong bộ máy quyền lực Sài Gòn giữa lúc các sĩ quan xung quanh ông vướng vào những cuộc đấu đá và thanh trừng nội bộ. Năm 1965, tại thời điểm Nguyễn Văn Thiệu được Hội đồng Quân lực bầu vào chức vụ quốc trưởng thì nền chính trị miền Nam đã dần ổn định trở lại.
Năm 1967, quá trình chuyển dịch từ chính quyền quân sự thành một chính phủ dân sự ở miền Nam Việt Nam được lên kế hoạch. Sau những cuộc tranh giành quyền lực ngay bên trong nội bộ quân đội, Nguyễn Văn Thiệu, trong liên danh cùng Nguyễn Cao Kỳ, tham gia tranh cử tổng thống và giành chiến thắng. Tuy nhiên, căng thẳng bên trong bộ máy lãnh đạo ngày càng trở nên rõ rệt. Nguyễn Văn Thiệu tìm cách vô hiệu hóa Nguyễn Cao Kỳ bằng việc loại bỏ những người ủng hộ ông Kỳ ra khỏi các vị trí trọng yếu trong quân đội và nội các. Để nắm chắc phần thắng trong cuộc bầu cử năm 1971, Nguyễn Văn Thiệu tiến hành áp đặt các quy định mới, ngăn cấm quyền tham gia tranh cử của hầu hết ứng cử viên. Số người còn lại, trong đó có Nguyễn Cao Kỳ, đều tự rút tư cách ứng cử viên vì biết trước rằng cuộc bầu cử sẽ có gian lận. Là ứng cử viên duy nhất tham gia tranh cử tổng thống, Nguyễn Văn Thiệu tái đắc cử với 94% số phiếu.
Trong thời gian nắm quyền, Nguyễn Văn Thiệu bị chỉ trích là đã làm ngơ trước tệ nạn tham nhũng tràn lan. Ông cũng bị cáo buộc là chỉ bổ nhiệm những người trung thành với mình thay vì những sĩ quan có năng lực vào các vị trí chỉ huy trong quân đội. Trong Chiến dịch Lam Sơn 719 năm 1971 và Chiến dịch Xuân – Hè 1972, Quân lực Việt Nam Cộng hòa phải hứng chịu những tổn thất nặng nề do sự thiếu năng lực của các tướng lĩnh dưới trướng ông Thiệu. Sau khi Hiệp định Paris được ký kết vào năm 1973, chính quyền Sài Gòn tiếp tục chống cự thêm hai năm trước khi Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam phát động tổng tấn công. Trước sức tấn công mạnh mẽ của đối phương, Nguyễn Văn Thiệu, trên cương vị tổng tư lệnh, đã mắc phải những sai lầm chiến lược bao gồm quyết định rút quân hoàn toàn khỏi Cao nguyên Trung phần và dẫn đến những cuộc tháo chạy hỗn loạn lẫn sự tan rã dây chuyền của hàng loạt cứ điểm quân sự. Tuy tuyên bố tái ngũ với cấp bậc trung tướng và sẽ tiếp tục chiến đấu sau khi từ chức, nhưng Nguyễn Văn Thiệu đã bí mật rời khỏi Việt Nam, di tản ra nước ngoài rồi cuối cùng định cư ở Hoa Kỳ cho đến khi qua đời. |
|
Thanh Vân Hugo | Nguyễn Thanh Vân (nghệ danh: Thanh Vân Hugo, sinh ngày 29 tháng 12 năm 1985 tại Hà Nội) là nữ diễn viên truyền hình, người dẫn chương trình kiêm người mẫu ảnh Việt Nam. Cô lần đầu được công chúng biết đến qua sê-ri truyền hình Nhật ký Vàng Anh (2006). Ngoài ra, Thanh Vân còn làm MC cho các chương trình truyền hình như: Chúc bé ngủ ngon, Tình yêu của tôi, Chinh phục, Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 11, Vietnam's Got Talent, Vì bạn xứng đáng, VTV Awards - Điểm hẹn 2017.
Biệt danh Vân Hugo hay Thanh Vân Hugo xuất hiện từ khi cô dẫn chương trình trò chơi thiếu nhi tương tác qua điện thoại Vui cùng Hugo (2004-2006) của Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội. |
|
Hoa hậu Việt Nam 2018 | Hoa hậu Việt Nam 2018 là cuộc thi Hoa hậu Việt Nam lần thứ 16 do báo Tiền Phong phối hợp cùng công ty Sen Vàng tổ chức với chủ đề "Ánh sáng". Đêm chung kết diễn ra vào ngày 16 tháng 9 năm 2018 tại Nhà thi đấu Phú Thọ, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh. Cuối đêm chung kết, Hoa hậu Việt Nam 2016 Đỗ Mỹ Linh đã trao vương miện cho người kế nhiệm Trần Tiểu Vy đến từ Quảng Nam.
Năm nay sẽ là lần đầu tiên trong lịch sử cuộc thi, Hoa hậu và các Á hậu trở thành các đại diện của Việt Nam tham gia các đấu trường sắc đẹp quốc tế, bao gồm Hoa hậu Thế giới, Hoa hậu Hòa bình Quốc tế và Hoa hậu Quốc tế. |
|
Trần Tiểu Vy | *Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Trần Tiểu Vy (sinh ngày 23 tháng 8 năm 2000) là một diễn viên, người mẫu và hoa hậu người Việt Nam. Cô đạt danh hiệu Hoa hậu Việt Nam 2018, đại diện Việt Nam tại Hoa hậu Thế giới 2018 và lọt Top 5 Hoa hậu Nhân ái Thế giới 2018. |
|
Kiều Minh Tuấn | Kiều Minh Tuấn (sinh ngày 26 tháng 2 năm 1988) là một nam diễn viên người Việt Nam.
Anh được biết đến và nổi tiếng qua các tác phẩm điện ảnh như: Bụi đời Chợ Lớn (2013), Scandal: Hào quang trở lại (2014), Em chưa 18 (2017), Lật mặt: Ba chàng khuyết (2018), Hạnh phúc của mẹ (2019), Anh trai yêu quái (2019), Nắng 3: Lời hứa của cha (2020), Chị Mười Ba: Ba ngày sinh tử (2020), Tiệc trăng máu (2020), Chìa khóa trăm tỷ (2022). |
|
Dương Văn Dương | Dương Văn Dương (còn gọi là Ba Dương; 1900 – 20 tháng 2 năm 1946) là thủ lĩnh của lực lượng quân sự Bộ đội Bình Xuyên trong kháng chiến chống Pháp giai đoạn 1945–1946. Ông sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở tỉnh Bến Tre. Trong những năm 1920, Ba Dương trở thành thủ lĩnh Lực lượng Bình Xuyên, sau đó biến thành một tổ chức gồm những toán cướp trên sông chuyên moi tiền bảo vệ từ những du khách đi thuyền tam bản qua kênh rạch đến bến tàu Chợ Lớn. Chuyên trộm cướp từ người giàu và đem về chia cho dân nghèo, Lực lượng Bình Xuyên trở thành những người hùng trong con mắt người dân bản xứ cư trú trong rừng.
Năm 1936, Dương bắt đầu hoạt động phạm pháp khi nhận bảo kê cho các bến xe Tây Ninh – Phnôm Pênh, Sài Gòn. Đến năm 1940, ông trở thành một trong những thủ lĩnh của giới lục lâm thảo khấu Nam Kỳ thời bấy giờ. Khi Đế quốc Nhật Bản xâm chiếm Việt Nam năm 1940, Ba Dương đứng ra chỉ huy nhóm Thanh niên cảm tử đoàn tổ chức kháng chiến chống quân Nhật cùng em trai Năm Hà và một số đàn em Bảy Viễn, Mười Trí. Sau khi quân Nhật đầu hàng quân Đồng Minh năm 1945, ông hợp tác với Việt Minh chống lại sự cai trị của quân Anh–Pháp. |
|
Anh Tuấn (biên tập viên) | Vũ Anh Tuấn (sinh ngày 13 tháng 10 năm 1974), thường được biết đến với tên gọi Anh Tuấn, là một nam biên tập viên, nhà sản xuất truyền hình kiêm người dẫn chương trình truyền hình người Việt Nam. Là một người có kiến thức âm nhạc sâu rộng, anh được biết đến nhiều với vai trò là biên tập viên các chương trình của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), cũng như làm người dẫn chương trình cho các chương trình Sao Mai điểm hẹn và Trò chơi âm nhạc. |
|
Đỗ Thị Ngọc Châm | Đỗ Thị Ngọc Châm là một cựu cầu thủ bóng đá nữ và huấn luyện viên nữ Việt Nam. Khi còn thi đấu cô từng gặt hái nhiều thành công trong màu áo câu lạc bộ Hà Nội I cũng như đội tuyển quốc gia, trong đó có huy chương bạc bóng đá nữ tại Sea Games 24, danh hiệu vô địch bóng đá nữ quốc gia 2008-2009 và nổi bật là quả bóng vàng Việt Nam 2008. Hiện cô là nhà sáng lập kiêm quản lý Trung tâm Bóng đá Cộng đồng CFF, chuyên đào tạo cho các cầu thủ nhí từ 5-15 tuổi. |
|
Nguyễn Bình | Tiểu sử quân nhân
|tên=Nguyễn Bình
|hình=Tuong Nguyen Binh.jpg
|tên thật= Nguyễn Phương Thảo
|chú thích hình= Trung tướng Nguyễn Bình năm 1950
|nơi sinh= Giai Phạm, Yên Mỹ, Hưng Yên, Liên Bang Đông Dương
|nơi mất= Srê Dốc, Sê San, Xtung Treng, Campuchia
|biệt danh= Ba Thảo, Ba Bình, Độc nhãn tướng quân
|phục vụ=
|thuộc=
|năm phục vụ=1926-1951
|cấp bậc=Tập tin:TrungtuongVNDCCH.gif|25px Trung tướng Quân đội nhân dân Việt Nam|Trung tướng
|đơn vị=
|chỉ huy=Tổng chỉ huy chiến trường Nam Bộ<br />Phó Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ
|tham chiến=
|khen thưởng= Huân chương Quân công hạng nhất (truy tặng)<br />Huân chương Hồ Chí Minh (truy tặng)<br />Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (truy tặng)
|gia đình= Hoàng Thị Thanh (vợ)
Nguyễn Phương Chiến (con trai)
|công việc khác=
|chữ ký=
Nguyễn Bình (1908 - 1951) là Trung tướng Quân đội nhân dân Việt Nam|Trung tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, lãnh đạo quân dân miền Nam Việt Nam chiến tranh Đông Dương|kháng chiến chống Pháp. |
|
Đào Văn Bình | Tập tin:The President, Smt. Pratibha Devisingh Patil is being welcomed by Shri Dao Van Bins, Vice Chancellor of the Peoples Committee of Hanoi during her visit to the Birla Children's Village in Hanoi, Vietnam on November 26, 2008.jpg|nhỏ|Tổng thống Ấn Độ Pratibha Patil và Đào Văn Bình
Đào Văn Bình là đại biểu quốc hội Việt Nam khoá XIII. Khi trúng cử thì ông là Ủy viên Ban thường vụ Thành ủy Hà Nội|Thành ủy Hà nội, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội. Ông trúng cử với tỷ lệ phiếu là 74,23 phần trăm. Ông ở đoàn đại biểu quốc hội Hà Nội, từng là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tây.<ref>chú thích web |url=http://dbqh.na.gov.vn/daibieu/23/2769/%C4%90ao-Van-Binh.aspx |title=Thông tin đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13 |date= |author= |last= |first= |authorlink= |author2= |last2= |first2= |authorlink2= |format= |work= |publisher=Quốc hội Việt Nam |pages= |language= |access-date = ngày 3 tháng 12 năm 2017 |archiveurl=https://web.archive.org/web/20171204061326/http://dbqh.na.gov.vn/daibieu/23/2769/%C4%90ao-Van-Binh.aspx |archivedate = ngày 4 tháng 12 năm 2017 |url-status=dead </ref> |
|
Trần Đại Quang | Trần Đại Quang (12 tháng 10 năm 1956 – 21 tháng 9 năm 2018) là Chủ tịch nước thứ 8 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 2 tháng 4 năm 2016 cho đến ngày ông qua đời (ngày 21 tháng 9 năm 2018). Ông xuất thân Đại tướng Công an nhân dân Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công an nhiệm kỳ 2011–2016. Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, ông từng là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, XII; Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương và Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên từ 2011 đến 2016. Trần Đại Quang còn là Giáo sư ngành Khoa học an ninh, Tiến sĩ Luật học. |
|
Phạm Tuân | Phạm Tuân (sinh ngày 14 tháng 2 năm 1947) là phi công, phi hành gia người Việt, tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông là người đầu tiên của Việt Nam và châu Á bay lên vũ trụ vào năm 1980 trong chương trình Interkosmos của Liên Xô. |
|
Tổ khúc Carmen | Tổ khúc Carmen là một tác phẩm âm nhạc cho dàn nhạc biểu diễn, thuộc thể loại tổ khúc, gồm nhiều bản nhạc được trích và chuyển thể từ vở ôpêra Cacmen của Georges Bizet, do người bạn của ông là Ernest Guiraud tiến hành biên soạn và tổ chức công diễn.
Tên gốc của tác phẩm này bằng tiếng Pháp là Carmen Suites (phát âm quốc tế: /ˈkar.men swiːt/, phiên âm Việt: Cac-men xuýt), được sử dụng phổ biến trong nhiều nước có hệ mẫu tự la-tinh, trong đó có Việt Nam. Tổ khúc này được đánh giá là trung thành với bản tổng phổ gốc của Bizet.
Nếu opera Carmen của nhạc sĩ thiên tài người Pháp Bizet là tác phẩm đã vạch ra một thời đại mới trong lịch sử âm nhạc thế giới – như nhiều người đã đánh giá, thì tổ khúc Carmen do Guiraud biên soạn đã chắp cánh và thêm hào quang cho kiệt tác này. |
|
Lê Thành Ân | Lê Thành Ân (thường gọi là Lê Ân) sinh năm 1954, tại tỉnh Gò Công, Việt Nam, là viên chức ngoại giao cao cấp hàng Tham tán công sứ, Tổng lãnh sự, lãnh sự quán Mỹ tại thành phố Hồ chí Minh. |
|
Thu Trang | Trần Ngọc Thu Trang, thường được biết đến với nghệ danh Thu Trang (sinh ngày 23 tháng 9 năm 1984), là một nữ diễn viên kiêm nhà sản xuất phim người Việt Nam. Cô được biết đến qua các vai diễn từ các bộ phim như Em là bà nội của anh, 798Mười, Tiệc trăng máu, Gia đình là số 1 và Thập Tam Muội. |
|
Trấn Thành | Huỳnh Trấn Thành (sinh ngày 5 tháng 2 năm 1987), thường được biết đến với nghệ danh Trấn Thành, là một nam diễn viên, nghệ sĩ hài, người dẫn chương trình truyền hình, doanh nhân kiêm nhà làm phim người Việt Nam gốc Hoa. Anh bắt đầu sự nghiệp với vai trò người dẫn chương trình sau khi đoạt giải ba cuộc thi Én Vàng 2006. |
|
Hoa hậu Trái Đất 2007 | Hoa hậu Trái Đất 2007 là cuộc thi Hoa hậu Trái Đất lần thứ 7 được tổ chức tại Nhà hát Trường Đại học Philippines ở Thành phố Quezon, Philippines vào ngày 11 tháng 11 năm 2007. Ngoài ra, cuộc thi còn có một phần thi đặc biệt tại thành phố Nha Trang, Việt Nam với sự tham gia của 30 thí sinh, kéo dài từ ngày 30 tháng 10 đến ngày 1 tháng 11. Cuộc thi năm nay quy tụ 88 người đẹp tham dự. Dẫn chương trình cho cuộc thi là một VJ của MTV châu Á, Greg "Utt" Panichkul với Hoa hậu Trái Đất 2004 Priscilla Meirelles và Ginger Conejero dẫn dắt trong hậu trường. Vương miện đã thuộc về Jessica Trisko, đến từ Canada. Cô được trao vương miện bởi Hoa hậu Trái Đất 2006 đến từ Chile, Hil Hernández. Đây là lần đầu tiên Canada chiến thắng tại đấu trường sắc đẹp này và cũng là lần thứ ba tại Tứ đại Hoa hậu sau khi Natalie Glebova đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ 2005. |
|
Ngô Sơn Đỉnh | Tập tin:Weightlifting at the 2018 Summer Youth Olympics – Boys' 56 kg 859 (cropped).jpg|thumb
Ngô Sơn Đỉnh (sinh 2001) là một vận động viên cử tạ Việt Nam. Tại Thế vận hội Trẻ|Đại hội Thể thao Olympic trẻ diễn ra ở Buenos Aires (Argentina) năm 2018, anh giành được Huy chương Vàng ở hạng cân 56 kg nam môn cử tạ. |
|
Phương Anh (ca sĩ sinh 1993) | Trần Thị Phương Anh (sinh ngày 15 tháng 4 năm 1993) thường được biết đến với nghệ danh Phương Anh Bolero, là một nữ ca sĩ thành công với dòng nhạc Bolero Việt Nam|Bolero, trữ tình và là chị ruột của nữ ca sĩ Phương Ý (sinh ngày 21 tháng 3 năm 1996) - Thần Tượng Bolero 2019.<ref>chú thích web | url = https://thanhnien.vn/van-hoa/phuong-anh-tu-co-be-tinh-le-den-ca-si-duoc-yeu-thich-dong-nhac-bolero-1045890.html | tiêu đề = Phương Anh: Từ cô bé tỉnh lẻ đến ca sĩ được yêu thích dòng nhạc bolero | author = | ngày = 22 tháng 1 năm 2019 | ngày truy cập = 20 tháng 1 năm 2020 | nơi xuất bản = Báo Thanh Niên | ngôn ngữ = </ref><ref>chú thích web | url = https://maivang.nld.com.vn/mai-vang/trao-giai-mai-vang-lan-thu-26-2020-nhieu-dau-an-y-nghia-20210115215426357.htm | tiêu đề = Lễ trao giải mai vàng lần thứ 26 năm 2020 | ngôn ngữ = </ref> |
|
Danh sách đĩa nhạc của Hồ Ngọc Hà | Dưới đây là danh sách đĩa nhạc của ca sĩ thu âm người Việt Nam Hồ Ngọc Hà. |
|
Trần Tuấn Việt | Trần Tuấn Việt là một nhiếp ảnh gia người Việt Nam, được mệnh danh là người đưa hình ảnh Việt Nam ra thế giới. Anh nổi tiếng với những bức ảnh về Việt Nam được đăng trên tạp chí, sách ảnh và niên giám của National Geographic. Trần Tuấn Việt cũng là nhiếp ảnh gia thực hiện dự án "Kỳ quan Việt Nam" do Google phối hợp với Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam triển khai trên Google Arts & Culture
, hệ thống thư viện số lớn nhất thế giới. Anh hiện là nhiếp ảnh gia của cộng đồng nhiếp ảnh National Geographic. |
|
Danh sách bài hát quán quân Bài hát yêu thích năm 2012 | Dưới đây là danh sách bài hát quán quân bảng xếp hạng Bài Hát Yêu Thích của Việt Nam năm 2012. |
|
Nguyễn Thị Ngọc Phượng | Giáo sư Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng (sinh năm 1944) là một nhà y khoa nổi tiếng người Việt Nam; hiện là Phó Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam/đioxin Việt Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam Quận 2. Bà nguyên là Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ (Thành phố Hồ Chí Minh), Viện trưởng Viện Tim TP. Hồ Chí Minh.. Bà cũng là một chính khách, từng là Đại biểu Quốc hội khóa VII, Phó Chủ tịch Quốc hội khóa VIII, Phó Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại Quốc hội khóa 1992 - 1997, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hồ Chí Minh. Để tôn vinh những đóng góp và thành tựu của bà trong lĩnh vực sản phụ khoa, Nhà nước Việt Nam đã phong tặng cho bà danh hiệu Anh hùng Lao động và Thầy thuốc Nhân dân. |
|
Nguyễn Thị Nguyệt | Nguyễn Thị Nguyệt (sinh ngày 15 tháng 10 năm 1950 tại Quỳnh Lương, Quỳnh Lưu, Nghệ An) là kỹ sư điện người Việt Nam với các công trình nghiên cứu, tính toán, thiết kế công nghệ chế tạo máy biến áp loại 110kV, 220kV, 500kV đầu tiên trong nước. Báo chí nhắc đến Nguyệt là "Người phụ nữ vàng ngành điện". Công trình của Nguyệt và cộng sự là giải pháp giúp tiết kiệm hàng trăm tỉ đồng cho ngân sách nhà nước Việt Nam. Năm 2006 Chủ tịch nước Việt Nam phong tặng Nguyệt danh hiệu Anh hùng Lao động. |
|
Võ Văn Vân | Tập tin:Portrait of Võ Văn Vân, Việt Nam Thọ Thế, 1935 (cropped).jpg|nhỏ|Ông Võ Văn Vân
Võ Văn Vân sinh năm 1884 tại xã An Sơn, huyện Thuận An (định hướng)|Thuận An, tỉnh Bình Dương. Ông là một Lương Y. |
|
Bùi Phương Nga | *Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2018<br>(Top 10)
*Swinburne Việt Nam
| nơi sinh = Ba Vì, Hà Nội , Việt Nam
| ngày mất =
| nơi mất =
| năm hoạt động = 2018 - nay
| tổ chức = Hoa hậu Việt Nam
| nổi tiếng =
| notable works =
| infobox = (Alive)
| an táng =
| cư trú = Hà Nội
| quốc gia = Việt Nam
| tên khác =
| dân tộc = Kinh
| quốc tịch = Việt Nam
| education =
| tên gốc =
| đảng phái =
| người hôn phối =
Bùi Phương Nga (sinh ngày 16 tháng 11 năm 1998) là Á hậu 1 của cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2018. Đại diện Việt Nam tại Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2018<ref name ="DÂN TRÍ">Chú thích web|url = https://dantri.com.vn/video/bui-phuong-nga-tham-du-hoa-hau-hoa-binh-the-gioi-2018-87303.htm | tiêu đề = Bùi Phương Nga tham dự Hoa hậu hòa bình thế giới 2018 | tác giả 1 = | ngày = | ngày truy cập = 21 tháng 10 năm 2018| publisher = Báo Diễn đàn Dân Trí Việt Nam | ngôn ngữ = vi</ref> và vào Top 10 chung cuộc nhờ khán giả bình chọn. Cô cũng từng là Hoa khôi Gương mặt trang bìa của Báo Sinh viên Việt Nam. |
|
Văn Phượng | Nhiều vấn đề|
Văn Phượng (sinh ngày 7 tháng 5 năm 1988), là một nữ diễn viên người Việt Nam. Năm 2021, cô đoạt giải "Nữ diễn viên được yêu thích nhất" tại Giải Mai Vàng|Lễ trao giải Mai Vàng với vai Diệu trong phim ''Mẹ ghẻ (phim truyền hình)|Mẹ ghẻ''.<ref>Chú thích web|url=https://ngoisao.net/van-phuong-lan-dau-doat-giai-dien-vien-duoc-yeu-thich-nhat-4221569.html|tiêu đề=Văn Phượng lần đầu đoạt giải 'Diễn viên được yêu thích nhất'|website=NGOISAO.NET</ref> |
|
Vinh Sơn Phạm Hiếu Liêm | Vinh Sơn Phạm Hiếu Liêm (còn được gọi là Vinh Sơn Lê Quang Liêm, Vinh Sơn Hòa Bình, Vicente de la Paz 1732 – 1773) là một linh mục Dòng Đa Minh và là một vị thánh tử đạo Việt Nam. |