Dataset Preview
Full Screen
The full dataset viewer is not available (click to read why). Only showing a preview of the rows.
The dataset generation failed because of a cast error
Error code:   DatasetGenerationCastError
Exception:    DatasetGenerationCastError
Message:      An error occurred while generating the dataset

All the data files must have the same columns, but at some point there are 2 new columns ({'Advisor', 'Link'})

This happened while the csv dataset builder was generating data using

hf://datasets/VictorJuiz/thesis/Thesis_Foreign.csv (at revision 5fd77801657a0150ebc0573dbfced4f363ed0adf)

Please either edit the data files to have matching columns, or separate them into different configurations (see docs at https://hf.co/docs/hub/datasets-manual-configuration#multiple-configurations)
Traceback:    Traceback (most recent call last):
                File "/src/services/worker/.venv/lib/python3.9/site-packages/datasets/builder.py", line 2011, in _prepare_split_single
                  writer.write_table(table)
                File "/src/services/worker/.venv/lib/python3.9/site-packages/datasets/arrow_writer.py", line 585, in write_table
                  pa_table = table_cast(pa_table, self._schema)
                File "/src/services/worker/.venv/lib/python3.9/site-packages/datasets/table.py", line 2302, in table_cast
                  return cast_table_to_schema(table, schema)
                File "/src/services/worker/.venv/lib/python3.9/site-packages/datasets/table.py", line 2256, in cast_table_to_schema
                  raise CastError(
              datasets.table.CastError: Couldn't cast
              Title: string
              Link: string
              Abstract: string
              Keywords: string
              Advisor: string
              -- schema metadata --
              pandas: '{"index_columns": [{"kind": "range", "name": null, "start": 0, "' + 827
              to
              {'Title': Value(dtype='string', id=None), 'Keywords': Value(dtype='string', id=None), 'Abstract': Value(dtype='string', id=None)}
              because column names don't match
              
              During handling of the above exception, another exception occurred:
              
              Traceback (most recent call last):
                File "/src/services/worker/src/worker/job_runners/config/parquet_and_info.py", line 1324, in compute_config_parquet_and_info_response
                  parquet_operations = convert_to_parquet(builder)
                File "/src/services/worker/src/worker/job_runners/config/parquet_and_info.py", line 938, in convert_to_parquet
                  builder.download_and_prepare(
                File "/src/services/worker/.venv/lib/python3.9/site-packages/datasets/builder.py", line 1027, in download_and_prepare
                  self._download_and_prepare(
                File "/src/services/worker/.venv/lib/python3.9/site-packages/datasets/builder.py", line 1122, in _download_and_prepare
                  self._prepare_split(split_generator, **prepare_split_kwargs)
                File "/src/services/worker/.venv/lib/python3.9/site-packages/datasets/builder.py", line 1882, in _prepare_split
                  for job_id, done, content in self._prepare_split_single(
                File "/src/services/worker/.venv/lib/python3.9/site-packages/datasets/builder.py", line 2013, in _prepare_split_single
                  raise DatasetGenerationCastError.from_cast_error(
              datasets.exceptions.DatasetGenerationCastError: An error occurred while generating the dataset
              
              All the data files must have the same columns, but at some point there are 2 new columns ({'Advisor', 'Link'})
              
              This happened while the csv dataset builder was generating data using
              
              hf://datasets/VictorJuiz/thesis/Thesis_Foreign.csv (at revision 5fd77801657a0150ebc0573dbfced4f363ed0adf)
              
              Please either edit the data files to have matching columns, or separate them into different configurations (see docs at https://hf.co/docs/hub/datasets-manual-configuration#multiple-configurations)

Need help to make the dataset viewer work? Make sure to review how to configure the dataset viewer, and open a discussion for direct support.

Title
string
Keywords
string
Abstract
string
Nghiên cứu gợi ý Api trong mã nguồn Java
Java, Kỹ thuật phần mềm
Hiện nay, API là một công cụ hữu ích cho các nhà phát triển phần mềm để tích hợp các chức năng từ các thư viện bên thứ ba vào ứng dụng của họ. Nó cung cấp một tập hợp các hàm, lớp, phương thức hoặc giao thức được định nghĩa sẵn mà các nhà phát triển có thể sử dụng để truy cập các tính năng hoặc dữ liệu của một hệ thống hoặc thư viện bên ngoài. API đóng vai trò là cầu nối giữa các thành phần phần mềm khác nhau, cho phép chúng giao tiếp và trao đổi dữ liệu hiệu quả. Tuy nhiên, việc sử dụng các API không phải lúc nào cũng dễ dàng, để sử dụng các API một cách chính xác, nhà phát triển cần phải học kỹ tài liệu API và tìm kiếm các đoạn mã mẫu để hiểu cách sử dụng chúng. Nhằm hỗ trợ các nhà phát triển gọi API một cách nhanh chóng và hiệu quả, luận văn này giới thiệu MFLUTE, một phương pháp mới khai thác phân tích chương trình và ứng dụng mô hình ngôn ngữ thống kê để đề xuất các lời gọi API trong mã nguồn Java. Cụ thể, ứng với một đoạn mã chưa hoàn thành (ngữ cảnh), MFLUTE sử dụng các kỹ thuật phân tích chương trình để phân tích ngữ cảnh và tạo ra một danh sách các ứng viên API tiềm năng. Sau đó, công cụ sẽ sử dụng một mô hình ngôn ngữ để xếp hạng và đề xuất những cái có triển vọng nhất. Kết quả thử nghiệm của luận văn trên một bộ dữ liệu lớn của các dự án thực tế cho thấy MFLUTE có thể đề xuất gọi API chính xác với độ chính xác Top-1 là 71.34%. Hơn nữa, MFLUTE có thể cải thiện lên đến 12% về độ chính xác của các lời gọi đề xuất so với nghiên cứu tốt nhất hiện nay.
Cải tiến phương pháp sinh dữ liệu kiểm thử tự động từ mã nguồn
Ngôn ngữ lập trình, Kiểm thử tự động
Kiểm thử phần mềm tự động được biết đến như là một trong những giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng phần mềm, giảm thời gian và công sức của kiểm thử viên. Trong quá trình kiểm thử phần mềm, việc tự động sinh các bộ dữ liệu kiểm thử đạt độ phủ cao, có khả năng tìm lỗi với thời gian thực thi thấp là mục tiêu cần hướng đến. Luận án nghiên cứu tự động sinh dữ liệu kiểm thử từ mã nguồn và đã đạt được ba kết quả chính như sau. Luận án đề xuất phương pháp SDART - là cải tiến phương pháp DART với hai cải tiến. Cải tiến thứ nhất có mục đích giảm số lượng dữ liệu kiểm thử, giảm thời gian sinh dữ liệu kiểm thử qua việc cải thiện chiến lược tìm đường thi hành. Phương pháp này thay chiến lược tìm đường thi hành của DART bằng chiến lược tìm đường thi hành theo chiều rộng kết hợp với phân tích tĩnh. Cải tiến thứ hai mở rộng trình điều khiển kiểm thử tổng quát từ C sang C++ để hỗ trợ kiểm thử dự án C++. Sau khi cải tiến, độ phủ mã nguồn được tăng lên. Công cụ hỗ trợ và các kết quả thực nghiệm đã minh chứng cho tính đúng đắn và tính hiệu quả của phương pháp SDART. Luận án đề xuất phương pháp sinh dữ liệu kiểm thử tự động từ mã nguồn cho các dự án C/C++ sử dụng đồ thị dòng điều khiển có trọng số và phương pháp sinh dữ liệu kiểm thử từ các giá trị biên. Các phương pháp được đề xuất bao gồm phương pháp WCFT sinh dữ liệu kiểm thử từ CFG trọng số; phương pháp sinh dữ liệu kiểm thử tại biên BVTG và IBVTG; phương pháp kết hợp Hybrid là sự kết hợp WCFT và IBVTG để sinh dữ liệu kiểm thử với chi phí thời gian thấp và có khả năng phát hiện lỗi tại biên. Luận án đề xuất phương pháp tự động giả lập đơn vị mã nguồn (AS4UT) để sinh dữ liệu kiểm thử cho các hàm có chứa lời gọi hàm đến các hàm khác. Phương pháp này xem mỗi lời gọi hàm trong hàm cần kiểm thử là một biến giả lập và được thực hiện ở pha tiền xử lý CFG. Kết quả thực nghiệm cho thấy phương pháp này sinh ít bộ dữ liệu kiểm thử nhưng lại có độ phủ mã nguồn cao hơn phương pháp kiểm thử Concolic. Phương pháp AS4UT có khả năng ứng dụng cao trong thực tế vì ta có thể thực hiện đồng thời giai đoạn kiểm thử đơn vị và giai đoạn lập trình.
Algorithms and Hardware Architectures for high efficient Spiking Neural Networks = Các thuật toán và kiến trúc phần cứng cho Mạng thần kinh tăng tốc hiệu quả cao
Mạng thần kinh, Điện tử học
This thesis aims to propose efficient solutions to the above mentioned challenges. High efficient implementation of SNN on embedded platform requires a novel design for the basic neuron. We first propose a novel digital design for the Integrate-and-Fire neuron. The design must meet the criteria of being low-cost in terms of area, hence we can scale up the hardware design for larger system. To demonstrate the efficiency at a system level, we use this neuron as the core to implement a small scale, fixed 3-layers SNN network in hardware. To further improve the efficiency of the system, we then propose a novel algorithm that results in SNN network with weights in ternary format, hence reducing the memory storage requirement. We then tackle the second challenges with a novel max-pooling method for Convolutional SNNs. The dissertation covers the following key contributions: • As a first step, we proposed a simple digital design for the Integrate-and-Fire neuron. We focus on minimizing the additional features on some current stateof-the-arts works, keeping only the integration and the reset mechanism. This has resulted in a compact design with up to × 3.2 reduction in terms of area cost. To verify the efficiency of the neuron at a system level, a novel hardware architecture to implement a fully connected, 3-layers SNN network for the MNIST application is also proposed. The SNN is trained with the ANN-to-SNN conversion method and the weights used a 10-bits fixed point format. This was published in work [C2] • A novel training algorithm for SNNs with ternary weights is proposed. Such networks are named Ternary Weight Spiking Neural Networks (TW-SNN). The goal is to reduce the memory requirements for storing trained network parameters. To demonstrate the energy efficiency of the method, a novel and dedicated hardware architecture for TW-SNN is also proposed. This was published in work [J2]. • A novel max-pooling method is proposed for Convolutional SNNs. The proposed max-pooling method guarantees the accuracy of the SNNs, while is easy to implement in hardware. This was published in work [C1]. The thesis is divided into four major chapters. In chapter 1, the dissertation gives a brief introduction to SNNs and the related foundation concepts of SNNs such as the neurons, the encoding of information and the training process of SNNs. A literature review on state-of-the-art SNNs training algorithms and hardware architecture is also presented
Nghiên cứu và xây dựng hệ thống cảnh báo trượt đất sử dụng mạng cảm biến không dây
Kỹ thuật điện tử ; Mạng cảm biến không dây
Ứng dụng mạng cảm biến không dây WSN (Wireless Sensor Network) với các cột cảm biến phân bố trên sườn dốc để thu thập dữ liệu thời gian thực tham số sườn dốc. Nghiên cứu, đề xuất cải tiến nhóm giải pháp tiết kiệm năng lượng cho nút cảm biến và nâng cao độ ổn định của hệ thống phù hợp với điều kiện hoạt động cảnh báo trượt lở đất. Nghiên cứu, phát triển mô hình, giải thuật, nguyên tắc hoạt động của hệ thống cảnh báo và dự báo nguy cơ trượt lở đất do mưa. Xây dựng hệ thống quan trắc biến dạng sườn dốc, diễn biến điều kiện thủy văn trên mặt và trong thân dốc có nguy cơ trượt lở. Triển khai thử nghiệm hoạt động hệ thống trên thực địa.
Nghiên cứu chế tạo hạt nano Ag, Au và nanocomposite Au/TiO2 bằng phương pháp tương tác plasma - chất lỏng và khảo sát một số tính chất của chúng
Vật liệu ; Linh kiện
Xây dựng hệ tương tác plasma chất lỏng để chế tạo các hạt nano bạc, nano vàng, nanocomposite Au/TiO2. Nghiên cứu tính chất quang, xúc tác quang, diệt khuẩn của chúng nhằm ứng dụng trong một số ngành kỹ thuật, y học và đời sống.
Đề xuất giải pháp xấp xỉ và chính xác của điều khiển lưu lượng và đảm bảo độ tin cậy cho chuỗi chức năng dịch vụ trong Ảo hóa chức năng mạng
Mạng máy tính, Truyền thông dữ liệu, Công nghệ thông tin
Chương 1 trình bày cơ sở lý thuyết liên quan đến các vấn đề nghiên cứu của luận án bao gồm: Các kiến thức tổng quan về Ảo hóa chức năng mạng gồm công nghệ Ảo hóa và sự ra đời của Ảo hóa chức năng mạng, các đặc điểm của Ảo hóa chức năng mạng và dịch vụ mạng cũng như các thách thức nghiên cứu trong Ảo hóa các chức năng mạng; các khảo sát các nghiên cứu liên quan, trong đó tập trung đề cập đến các hướng nghiên cứu trong lĩnh vực Ảo hóa chức năng mạng và các phương pháp nghiên cứu nhằm đảm bảo hiệu năng mạng trong NFV liên quan trực tiếp đến các đề xuất sau này của luận án. Chương 2 đề xuất giải pháp điều khiển lưu lượng có xem xét sự đa dạng về loại dịch vụ và sự đa dạng về lưu lượng dữ liệu trong nhiều khoảng thời gian ứng dụng định tuyến đa đường cho lưu lượng dịch vụ nhằm đảm bảo hiệu năng mạng trong môi trường NFV. Luận án xây dựng mô hình toán học của bài toán và các giải thuật xấp xỉ. Cuối cùng là các kết quả thực nghiệm kiểm chứng tính hiệu quả của giải pháp đề xuất theo phân tích lý thuyết. Chương 3 đề xuất giải pháp triển khai dự phòng các chức năng mạng ảo hiệu quả về chi phí và đảm bảo độ tin cậy cho chuỗi chức năng dịch vụ trong điện toán biên có triển khai NFV. Cụ thể, luận án xây dựng mô hình toán học và các giải thuật hiệu quả của giải pháp đề xuất. Sau đó, tính hiệu quả của giải pháp đề xuất được kiểm chứng dựa trên các kết quả thực nghiệm.
Nghiên cứu một số kỹ thuật thích ứng miền trong dịch máy thống kê Anh-Việt.
Hệ thống thông tin, Dịch máy, Dịch máy mạng nơ-ron, Thích ứng miền., Dịch máy thống kê, Tiếng Anh, tiếng Việt
Cho đến nay, dịch máy thống kê (SMT-Statistical Machine Translation) là phương pháp dịch máy được nghiên cứu nhiều và phổ biến nhất trước khi phát triển dịch máy mạng nơ-ron (NMT-Neutral Machine Translation). Hiện nay, dịch máy NMT là cách tiếp cận hiện đại, tiên tiến nhất (State-Of-The-Art). Cả dịch máy SMT và NMT đều là các phương pháp dịch máy dựa trên dữ liệu (DDMT-Data Driven Machine Translation), cách tiếp cận này sử dụng kho ngữ liệu song song lớn (Parallel corpus) chủ yếu do con người dịch làm cơ sở để tạo ra các bản dịch. Về bản chất, phương pháp dịch máy DDMT là cách tiếp cận theo phương pháp thống kê. Vì vậy, để tạo ra một mô hình dịch máy chất lượng tốt phụ thuộc rất lớn vào số lượng và chất lượng của ngữ liệu huấn luyện. Đối với các miền có sẵn kho ngữ liệu song song lớn, chẳng hạn như miền tin tức thì chất lượng dịch thuật đạt mức cao. Tuy nhiên, trong vô số miền đặc thù khác không có kho ngữ liệu song song lớn, chẳng hạn như miền y tế hoặc miền pháp luật, chất lượng bản dịch kém đến mức có thể không chấp nhận được. Việc dịch các văn bản thuộc chuyên ngành hẹp, miền đặc thù có tập từ vựng không cùng phân bố với tập từ vựng của ngữ liệu dùng để huấn luyện mô hình đang phải đối mặt với nhiều thách thức, thích ứng miền trong dịch máy là một miền nghiên cứu nhằm giải quyết các vấn đề này để tối ưu hóa bản dịch trong một ngữ cảnh hoặc miền cụ thể. Hiện nay, các phương pháp thích ứng miền trong dịch máy theo hai hướng tiếp cận phổ biến là (1) Hướng mô hình (cải tiến mô hình trong miền đích) và (2) Hướng dữ liệu (cải tiến chất lượng hoặc tăng cường, bổ sung thêm dữ liệu miền để huấn luyện mô hình). Luận án này tập trung giải quyết các thách thức đã nêu về thích ứng miền trong dịch máy thống kê cho cặp ngôn ngữ Anh-Việt, đã đề xuất ba kỹ thuật thích ứng miền theo cả hai hướng tiếp cận trên, luận án có ba đóng góp chính, cụ thể như sau: Thứ nhất, đề xuất phương pháp tinh chỉnh bảng cụm từ (phrasetable) cho SMT, đây là cách tiếp cận theo hướng mô hình. Trong SMT, mô hình dịch (translation model - còn gọi là bảng dịch cụm từ) chứa danh sách các xác suất dịch của các cụm từ từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích theo cả hai chiều dịch, các xác suất này được học tự động từ tập dữ liệu song ngữ. Đề xuất này thực hiện phân loại miền cho các cụm từ trong bảng cụm từ, từ đó điều chỉnh, cập nhật lại xác suất dịch của các cụm từ này theo hướng ưu tiên hơn trong miền đích. Thứ hai, đề xuất phương pháp sinh tự động dữ liệu song ngữ cho dịch máy, đây là cách tiếp cận theo hướng dữ liệu, cụ thể là tăng cường, bổ sung thêm dữ liệu cho huấn luyện. Hiện nay, dịch máy NMT luôn trong tình trạng thiếu dữ liệu song ngữ để huấn luyện mô hình, việc xây dựng dữ liệu song ngữ đủ lớn luôn là một thách thức, đặc biệt dữ liệu song ngữ miền. Do đó, luận án đã đề xuất sử dụng ứng dụng Google Translate như một mô hình thành phần trong các bước của kĩ thuật dịch ngược để sinh tự động dữ liệu giả song ngữ. Đề xuất đặc biệt hiệu quả đối với các cặp ngôn ngữ hoặc miền ít tài nguyên, giảm chi phí thời gian và có được dữ liệu giả song ngữ tốt hơn so với kĩ thuật dịch ngược thông thường. Thứ ba, đề xuất phương pháp cải tiến chất lượng của dữ liệu giả song ngữ được sinh tự động ở đề xuất thứ hai, đây cũng là cách tiếp cận theo hướng dữ liệu nhưng mục đích là cải tiến chất lượng của dữ liệu cho huấn luyện. Do đầu vào của phương pháp dịch ngược là một văn bản nhưng văn bản này thường có nhiễu vì có thể chứa các lỗi về chính tả, ngữ pháp nên ảnh hưởng tới chất lượng của đầu ra. Để giảm nhiễu, luận án đề xuất sửa lỗi chính tả, ngữ pháp tự động cho văn bản đầu vào trước khi đưa vào dịch ngược. Đề xuất này góp phần cải thiện chất lượng của dữ liệu giả song ngữ được sinh tự động.
Nghiên cứu phân loại và xây dựng bộ dữ liệu lớp phủ đô thị tại Việt Nam
Hệ thống thông tin, Dữ liệu lớp phủ, Dữ liệu thông tin
Nghiên cứu, đánh giá các phương pháp biến đổi độ phân giải đối với dữ liệu đa nguồn trong bài toán phân loại lớp phủ đô thị tại Việt Nam. Các dữ liệu đầu vào đóng vai trò quan trọng đến kết quả phân loại lớp phủ đô thị, tuy nhiên các dữ liệu này được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau nên có độ phân giải khác nhau, đòi hỏi phải được biến đổi về cùng một độ phân giải. Quá trình biến đổi độ phân giải sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dữ liệu, vì vậy cần đánh giá các phương pháp biến đổi độ phân giải nhằm lựa chọn phương pháp phù hợp với từng loại dữ liệu. Nghiên cứu và cải tiến phương pháp phân loại lớp phủ đô thị của GLCNMO cho khu vực Việt Nam trên cơ sở lựa chọn dữ liệu và tính toán các ngưỡng phù hợp. Việc lựa chọn dữ liệu và ngưỡng phân tách chính xác ảnh hưởng rất lớn đến kết quả đầu ra. Vì vậy, các dữ liệu phải được lựa chọn và tiến hành tiền xử lý phù hợp, trong đó bao gồm quy trình tính toán chỉ số theo chu kỳ đối với dữ liệu đặc trưng (dữ liệu NDVI được tính toán từ 23 chu kỳ trong năm). Bên cạnh đó, việc nghiên cứu phương pháp tách ngưỡng tự động phù hợp với dữ liệu được lựa chọn là một bước quan trọng trong quá trình cải tiến phương pháp phân loại lớp phủ đô thị tại Việt Nam. Xây dựng bộ dữ liệu lớp phủ đô thị Việt Nam và ứng dụng trong đánh giá sự ảnh hưởng của quá trình phát triển đô thị tới vấn đề ô nhiễm bụi PM2.5 trong không khí tại Việt Nam. Các bản đồ lớp phủ đô thị Việt Nam từng năm được tính toán dựa trên phương pháp phân loại lớp phủ đô thị theo chu kỳ nhất định (3-5 năm tùy thuộc vào dữ liệu đầu vào) và được kết hợp tạo thành bộ dữ liệu. Để phát huy hiệu quả của bộ dữ liệu lớp phủ đô thị Việt Nam trong thực tiễn, trong khuôn khổ của luận án này bộ dữ liệu được ứng dụng trong đánh giá sự hưởng của quá trình mở rộng đô thị tới một vấn đề đang được quan tâm rộng rãi hiện nay đó là ô nhiễm bụi PM2.5 trong không khí.
Nghiên cứu và phát triển các phương pháp khử nhiễu ảnh CT liều thấp
Ảnh, Kỹ thuật điện tử
Nghiên cứu phát triển phương pháp khử nhiễu ảnh CT liều thấp, trong đó có sự kết hợp việc sử dụng biểu diễn thưa và các bộ lọc truyền thống, dựa trên tập các hình ảnh chất lượng cao cho trước, sao cho nhiễu được khử trong khi bảo toàn được càng nhiều chi tiết nhỏ càng tốt. Nghiên cứu áp dụng mạng nơ-ron tích chập CNN vào bài toán khử nhiễu ảnh CT liều thấp, dựa trên tập dữ liệu lớn các hình ảnh CT liều thấp, liều thường, sao cho ảnh đầu ra có chất lượng càng gần với chất lượng ảnh CT liều thường càng tốt.
Nghiên cứu phân loại và xây dựng bộ dữ liệu lớp phủ đô thị tại Việt Nam
Xây dựng bộ dữ liệu, Hệ thống thông tin
Luận án tập trung vào các mục tiêu chính sau: Nghiên cứu, đánh giá các phương pháp biến đổi độ phân giải đối với dữ liệu đa nguồn trong bài toán phân loại lớp phủ đô thị tại Việt Nam. Nghiên cứu và cải tiến phương pháp phân loại lớp phủ đô thị của GLCNMO cho khu vực Việt Nam trên cơ sở lựa chọn dữ liệu và tính toán các ngưỡng phù hợp. Xây dựng bộ dữ liệu lớp phủ đô thị Việt Nam và ứng dụng trong đánh giá sự ảnh hưởng của quá trình phát triển đô thị tới vấn đề ô nhiễm bụi PM2.5 trong không khí tại Việt Nam.
Nghiên cứu phát triển máy phát tịnh tiến không lõi sắt cho thiết bị chuyển đổi năng lượng sóng
Cơ kỹ thuật, Máy phát điện, Phát điện thủy chiều, Năng lượng sóng
Đánh giá được thực trạng các thiết bị chuyển đổi năng lượng sóng và máy phát điện tịnh tiến đang phát triển trong nước và trên thế giới. Đề xuất được một giải pháp công nghệ trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng sóng phù hợp với điều kiện kinh tế, kĩ thuật cho vùng biển nước sâu của Việt Nam. Đề xuất được phương án nâng cao cường độ từ trường trong máy phát điện tịnh tiến dùng cho thiết bị chuyển đổi năng lượng sóng. Tính toán được công suất điện đầu ra của máy phát điện tịnh tiến dựa trên thông số đầu vào của thiết bị.
Một số kỹ thuật nâng cao hiệu năng phần mềm nhúng trên bộ xử lý đa nhân
Kỹ thuật phần mềm, Công nghệ thông tin, Phần mềm nhúng -- Kỹ thuật, Bộ xử lý đa nhân
Tìm hiểu và đánh giá các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến cải tiến hiệu năng của phần mềm. Nghiên cứu các vấn đề trong xử lý song song, phân vùng dữ liệu và xử lý bất đồng bộ của phần mềm và phần mềm nhúng. Tìm hiểu môi trường phát triển phần mềm nhúng và các thư viện hỗ trợ lập trình cho các hệ thống nhúng. Đề xuất các mô hình hóa cho một số kỹ thuật nâng cao hiệu năng phần mềm nhúng trên bộ xử lý đa nhân. Cài đặt thực nghiệm và đánh giá kết quả của các kỹ thuật đề xuất.
Factors affecting students’ blended learning - a study at a university in Vietnam = những yếu tố ảnh hưởng đến việc học theo mô hình học tập kết hợp của sinh viên - nghiên cứu tại một trường đại học ở Việt Nam
Phương pháp giảng dạy, Tiếng Anh ; Mô hình học tập kết hợp
In the last few years, blended learning (BL) has become a popular delivery method in higher education, not only in Western countries but also in Asian regions as well (Kim & Bonk, 2006; Latchem & Jung, 2009, Tham & Tham, 2011) due to its advantages of integrating both traditional face-to-face and online components. Therefore, it is even considered as an inevitable trend of education all over the world, or “the single greatest unrecognized trend in higher education today” (Young, 2002, p.33). However, as a matter of fact, there is no “one-size-fits-all” model; therefore, whether the implementation of this new teaching method really brings course effectiveness with regards to students‟ outcomes and satisfaction, etc., in a particular context is still an open-ended question. Previous studies also demonstrate contradicting results about the effectiveness of blended learning. While a lot of research support that students can attain higher academic outcomes and feel more satisfied in a blended environment, many others show the opposite results. From these evidences, it is apparent that teaching and learning “influenced by more than just the teaching format” .” (Nortvig et al., 2018, p.53). Therefore, this study is expected to explore the contributing as well as the hindering factors to students‟ learning in the context of Vietnam where the number of research conducted on BL is still restricted (Huynh & Le, 2014, Ngoc et al., 2020a; Chi, Vinh, Lin., 2011). Besides, this study also aims at verifying whether the factors mentioned in literature review in other contexts all over the world also coincide with those revealed in this study or there are some unique factors in Vietnamese context. Last but not least, some recommendations can be made to minimize the negative effects of the hindering factors and enhance the effectiveness of BL implementation.
Nghiên cứu về các phương pháp học biểu diễn dữ liệu.
Biểu diễn dữ liệu -- Phương pháp ; Hệ thống Thông tin
Trình bày tổng quan về các phương pháp giảm chiều dữ liệu để xử lý các bài toán phân cụm, phân lớp và hồi quy. Trình bày các giảm chiều dữ liệu trong các bài toán phân lớp, các thuật toán học đặc trưng ẩn. Triển khai thực nghiệm để đánh giá hiệu năng của một số thuật toán học biểu diễn được sử dụng trong các thuật toán phân lớp: cây quyết định (Decision Tree Classifier/Classification and Regression Trees – CART), Support Vector Machine (SVM), Rừng ngẫu nhiên (Random Forest Classifier – RF), Gradient Boosting Classifier (GBM) vào phân tích, đánh giá trên một tập cơ sở dữ liệu có nguồn tại kho lưu trữ máy học UCI
Nghiên cứu ảnh hưởng của vết nứt tới ổn định và dao động của kết cấu tấm FGM
Vết nứt ; Kết cấu tấm FGM ; Cơ kỹ thuật
Xây dựng các phương trình chủ đạo và phương pháp giải số bài toán ổn định của tấm (đồng chất, FGM) có vết nứt đặt hoặc không đặt trên nền đàn hồi. Xây dựng các phương trình chủ đạo và phương pháp giải số bài toán dao động tự do của tấm (đồng chất, FGM) có vết nứt trên nền đàn hồi và trong môi trường nhiệt độ. Lập trình khảo sát bằng số ảnh hưởng của các tham số vết nứt đến tải tới hạn (ở mục i), tần số dao động tự do (ở mục ii) của tấm.
Phát triển kỹ thuật chắt lọc tri thức trong học suốt đời đối với miền dữ liệu văn bản
Kỹ thuật chắt lọc tri thức ; Miền dữ liệu văn bản ; Dữ liệu
Đề xuất thuật toán và MH CĐSĐ miền gần CD-AMC phát triển từ MH CĐSĐ AMC của Z. Chen và B. Liu [18] với giải pháp chắt lọc tri thức phải-đi-cùng và tri thức không-thể-đi-cùng chỉ từ các miền quá khứ gần thay vì từ tất cả các miền quá khứ [ChamNT1]. Đề xuất hai cách thức xác định miền gần đối với miền dữ liệu hiện tại (dựa trên tập từ – tập chủ đề trong CD-AMC và dựa trên các bộ phân lớp văn bản quá khứ trong CCDAMC (Classifier-based CD-AMC)), áp dụng vào tác vụ phân lớp đa nhãn tiếng Việt [ChamNT1] và tác vụ phân lớp quan điểm tiếng Anh [ChamNT2], đồng thời, tiến hành đánh giá thực nghiệm các mô hình đề xuất. Hơn nữa, luận án đã tiến hành kiểm định thống kê một mẫu theo phân phối-t (one-sample t test) về kỳ vọng quần thể giả thuyết khi chưa biết độ lệch chuẩn quần thể để minh chứng mô hình đề xuất thực sự có hiệu năng cao hơn so với AMC [ChamNT1]. Đề xuất MH CĐSĐ miền gần hướng đích TCD-AMC (Targeted CD - AMC) kết hợp MH CĐSĐ miền gần CD-AMC của luận án với mô hình chủ đề hướng đích TTM (Targeted Topic Model) của S. Wang và cộng sự [98] và áp dụng vào tác vụ phân lớp đa nhãn trích xuất khía cạnh trong khai phá quan điểm tiếng Việt [ChamNT3]. - Đề xuất mô hình HMSĐ chắt lọc tri thức tham số mô hình học sâu BiLSTM-KD-NER cho tác vụ nhận dạng thực thể y sinh tiếng Việt và tiến hành thực nghiệm kiểm chứng, đánh giá đề xuất này [ChamNT4].
Khung hình thức hỗ trợ đảm bảo chất lượng chuyển đổi mô hình
Kỹ thuật phần mềm, Chuyển đổi mô hình, Kiểm thử chuyển đổi mô hình, Kiểm thử hướng đặc tả
Đề xuất ngôn ngữ TC4MT (Test Cases for Model Transformations - TC4MT) cho phép đặc tả mức cao các loại cam kết khác nhau của bộ chuyển đổi mô hình như cam kết kiểu, cam kết hành vi và cam kết thể thức chuyển. Cam kết kiểu gồm siêu mô hình nguồn và siêu mô hình đích mô tả kiểu của dữ liệu được thao tác bởi chuyển đổi mô hình sẽ được đặc tả bởi các đồ thị kiểu. Cam kết hành vi đặt ra thêm các ràng buộc trên các mô hình đầu vào, đầu ra, quan hệ giữa chúng được đặc tả bởi các mẫu đồ thị biểu diễn các tập tiền điều kiện, hậu điều kiện và bất biến của bộ chuyển đổi mô hình. Cam kết thể thức diễn đạt sự thay đổi đồng bộ của các phần tử mô hình nguồn và mô hình đích tại mỗi bước chuyển và được diễn đạt bởi các luật chuyển tam đồ thị. Sử dụng đặc tả làm cơ sở kiểm thử, luận án đề xuất hai hướng tiếp cận chính để kiểm thử các bộ chuyển đổi mô hình: (1) Kết hợp phân vùng dựa trên cam kết kiểu và cam kết hành vi để thiết kế bộ ca kiểm thử kiểm chứng tính đúng đắn về ngữ pháp, tính bảo toàn thông tin và tính đầy đủ của bộ chuyển đổi mô hình; (2) Phân tích quan hệ phụ thuộc giữa các luật diễn đạt cam kết thể thức để thiết kế bộ ca kiểm thử, kiểm chứng một cách có hệ thống các tính chất của bộ chuyển đổi mô hình. Để đánh giá hiệu quả của các phương pháp đề xuất, luận án cài đặt một số ví dụ chuyển đổi mô hình cùng các công cụ hỗ trợ. Tiến hành phân tích kết quả kiểm thử trên các ví dụ chuyển, luận án thảo luận về tính ứng dụng của phương pháp kiểm thử đề xuất và đánh giá hiệu quả phát hiện lỗi của các tập ca kiểm thử được sinh ra từ các phương pháp đó.
Nghiên cứu ứng dụng Phương pháp CFEM trong Cơ học vật rắn biến dạng
Phương pháp CFEM, Cơ học vật rắn biến dạng
Phân tích các bài toán đàn hồi tuyền tính cơ bản bao gồm trường ứng suất biến dạng, dao động riêng cho vật liệu đồng nhất và vật liệu biến thiên theo không gian (FGM) bằng phương pháp CFEM. Phân tích cơ học phá hủy các bài toán đàn hồi tuyến tính kết cấu FGM ở dạng phẳng chịu tải trọng tĩnh và tải trọng động, bài toán lan truyền vết nứt bằng phương pháp CFEM mở rộng (X-CFEM). Phân tích bài toán phi tuyến hình học cho kết cấu 2D và 3D với vật liệu đàn hồi tuyến tính và vật liệu không nén được (Vật liệu có hệ số Poisson’s gần bằng 0.5) bằng phương pháp CFEM. Xây dựng mô tích phân số mới cho phần tử 3D, thay thế cho tích phân số Gauss truyền thống với số điểm tích phân ít hơn.
Ổn định và các đáp ứng phi tuyến của kết cấu tấm và vỏ composite gia cường các sợi nano các bon, có cơ lý tính biến đổi (FG-CNTRC)
Cơ kỹ thuật, Cơ học vật liệu, Vật liệu nano composite
Luận án đề ra các mục tiêu sử dụng phương pháp tiếp cận giải tích để nghiên cứu các nội dung sau đây: Phân tích dao động và các đáp ứng tĩnh và động lực học phi tuyến của các tấm chữ nhật FG-CNTRC. Nghiên cứu đáp ứng động lực học và dao động phi tuyến của vỏ trụ tròn FG-CNTRC chịu các loại tải khác nhau. Nghiên cứu ổn định phi tuyến của vỏ nón cụt FG-CNTRC. Từ những kết quả nghiên cứu đó, luận án đề ra mục tiêu cần đánh giá được ảnh hưởng của các yếu tố như cấu trúc hình học, tính không hoàn hảo, tham số của nền đàn hồi, lực ngoài và nhiệt độ lên lực tới hạn, các tần số dao động, cũng như tới các đáp ứng phi tuyến tĩnh và động lực học của các kết cấu FG-CNTRC.
Nghiên cứu, phát triển hệ thống vi bơm tích hợp chức năng trộn sử dụng cấu trúc vòi phun định hướng ứng dụng trong y sinh học
Kỹ thuật điện tử, Công nghệ vi cơ điện tử, Phát triển hệ thống, Hệ thống vi bơm tích hợp
Luận án thu thập và nghiên cứu các tài liệu đã công bố về vi bơm, bộ trộn, cảm biến. Nghiên cứu và đánh giá các mô hình toán học được sử dụng để tính toán, thiết kế, mô phỏng vi bơm, bộ trộn và cảm biến. Nghiên cứu, lựa chọn giải pháp, thiết kế hệ thống cảm biến điện dung cho việc xác định môi trường lưu chất sau khi trộn. Tính toán, thiết kế, mô phỏng hoạt động của vi bơm và bộ trộn sử dụng phần mềm các phần tử hữu hạn (COMSOL). Chế tạo nguyên mẫu vi bơm và tiến hành thực nghiệm khảo sát hoạt động của thiết bị. Chế tạo cảm biến điện dung tích hợp tại kênh đầu ra của vi bơm. Thiết kế và xây dựng hệ thống đo và điều khiển vi bơm/bộ trộn. Thực hiện các thử nghiệm để thu thập và phân tích dữ liệu, đánh giá và tối ưu thiết kế.
Tự động xác định quan hệ ngữ nghĩa của từ dựa trên học máy thống kê
Học bằng máy, Ngôn ngữ máy tính, Ngữ nghĩa
Mục tiêu của luận án hướng đến nâng cao hiệu năng của các mô hình tự động xác định bốn quan hệ ngữ nghĩa của từ gồm bao thuộc, đồng nghĩa, trái nghĩa, tương tự ngữ nghĩa. Những đóng góp chính của luận án như sau. Đối với bài toán xác định quan quan hệ bao thuộc, luận án đã đề xuất một cải tiến cho mô hình mạng nơ-ron có trọng số động (Dynamic Weighting Neural Network - DWN) được đề xuất bởi Anh Tuan Luu và cộng sự. Mô hình cải tiến được gọi là EDWN, có Mở đầu 5 khả năng học các vector nhúng từ chuyên biệt, các vector nhúng này được "chuyên biệt hóa" các đặc trưng về ngữ nghĩa, qua đó phù hợp cho bài toán xác định quan quan hệ bao thuộc hơn so với các mô hình nhúng từ đã được đề xuất trước đó như Word2Vec, fastText, GloVe v.v. Luận án đã xác định các đặc trưng ngữ nghĩa mức dưới từ, và đề xuất một lược đồ trích chọn những đặc trưng này. Để xác định quan hệ bao thuộc, luận án đề xuất mô hình LERC, mô hình này đã sử dụng đặc trưng đầu vào được kết hợp từ vector nhúng từ và vector đặc trưng ngữ nghĩa dưới từ. Kết quả thực nghiệm được đánh giá trên một số bộ dữ liệu chuẩn của cả tiếng Anh, tiếng Việt đã chứng minh mô hình được đề xuất trong luận án có hiệu năng cao hơn đáng kể so với các mô hình tốt nhất tại cùng thời điểm. Những đóng góp đối với bài toán này được trình bày trong [CT1], [CT8], và [CT9]. Đối với bài toán phân tách các cặp từ theo quan hệ đồng nghĩa, trái nghĩa, luận án đã đề xuất mô hình mạng nơ-ron DVASNet. Mô hình này không những sử dụng các đặc trưng phân phối của từ trong kho ngữ liệu mà còn khai thác được các thông tin về cấu trúc của từ. Kết quả thực nghiệm trên một số bộ dữ liệu chuẩn đã chứng minh mô hình DVASNet đạt hiệu năng cao hơn đáng kể so với năm mô hình cơ sở, cụ thể: theo độ đo hồi tưởng, hiệu năng của mô hình DVASNet cao hơn các mô hình cơ sở từ 22% ← 32% trên bộ dữ liệu ViCon và từ 33% ← 66% trên bộ dữ liệu ViAS-1000; theo độ đo F1, hiệu năng của mô hình DVASNet vượt trội các mô hình cơ sở từ 8% ← 15% trên bộ dữ liệu ViCon và từ 29% ← 33% trên bộ dữ liệu ViAS-1000. Những đóng góp đối bài toán này được trình bày trong [CT5], [CT6], và [CT7]. Đối với bài toán đo lường độ tương tự ngữ nghĩa của cặp từ, luận án đề xuất mô hình GraphSim để nâng cao hiệu năng đo lường độ tương tự ngữ nghĩa của cặp từ tiếng Anh dựa trên thuật toán tìm đường đi ngắn nhất trên đồ thị. Thêm nữa, luận án đề xuất mô hình ExtLeskSim, là một cải tiến của thuật toán Lesk để nó hoạt động hiệu quả hơn với đặc trưng của tiếng Việt. Đối với bài toán đo lường độ tương tự ngữ nghĩa của cặp từ song ngữ, luận án đã đề xuất một mô hình mạng nơ-ron học không gian nhúng từ song ngữ Việt - Anh. Sử dụng không gian nhúng từ song ngữ để đo lường độ tương tự ngữ nghĩa cho các cặp từ song ngữ Việt - Anh. Thêm nữa, luận án đề xuất mô hình WEWD để đo lường độ tương tự ngữ nghĩa cho các cặp từ song ngữ Việt - Anh dựa trên thông tin phân phối và định nghĩa của từ. Những đóng góp đối bài toán này được trình bày trong [CT2], [CT10], và [CT12].
Nghiên cứu chế tạo vật liệu tổ hợp graphene-ống nano cácbon với hạt nano Au, Fe3O4 ứng dụng trong cảm biến sinh học.
Linh kiện Nano, Vật liệu Nano, Hạt Nano , Cảm biến sinh học
Luận án được trình bày theo các nội dung như sau: Phần mở đầu: Trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, nội dung, đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và các đóng góp mới của luận án. Chương 1. Tổng quan: Tóm tắt kiến thức chung, quy trình tổng hợp và ứng dụng của Gr, CNTs, vật liệu tổ hợp CNTs-Gr, hạt nano kim loại và oxít kim loại, tổ hợp của các vật liệu cácbon với các hạt nano kim loại và ôxít kim loại, tổng quan lý thuyết về cảm biến sinh học điện hóa. Chương 2. Phương pháp thực nghiệm và phân tích: Trình bày quy trình chế tạo vật liệu DWCNTs, tổ hợp DWCNTs-Gr, DWCNTs-AuNPs-Gr bằng phương pháp CVD nhiệt và tổ hợp GO/DWCNTs@Fe3O4/Cs bằng phương pháp lắp ghép. Giới thiệu một số phương pháp khảo sát các tính chất đặc trưng của vật liệu như FE-SEM, HR-TEM, Raman, FT-IR, EDX, TGA, XRD và một số kỹ thuật phân tích điện hóa như CV, SWV và phân tích số liệu thực nghiệm. Chương 3. Nghiên cứu hình thái và tính chất của các loại vật liệu chế tạo được: Trình bày các kết quả nghiên cứu tổng hợp, khảo sát ảnh hưởng của một số điều kiện công nghệ lên tính chất của vật liệu DWCNTs và các vật liệu tổ hợp DWCNTs-Gr, DWCNTs-AuNPs-Gr và GO/DWCNTs@Fe3O4/Cs. Chương 4. Ứng dụng vật liệu tổ hợp trong cảm biến sinh học điện hóa: Trình bày các kết quả ứng dụng vật liệu tổ hợp DWCNTs-Gr, DWCNTs-AuNPs-Gr và GO/DWCNTs@Fe3O4/Cs trong cảm biến sinh học điện hóa để phát hiện các phần tử sinh học như CHO, ion kim loại nặng As(V) và thuốc diệt cỏ GLY.
Nghiên cứu một số phương pháp giảm chiều dữ liệu, ứng dụng trong bài toán phân lớp bệnh nhân
Cơ sở dữ liệu ; Phương pháp giảm chiều dữ liệu, Bài toán phân lớp bệnh nhân
Thứ nhất, luận án đã nghiên cứu chi tiết hai phương pháp giảm số chiều hiệu quả là Học đa hàm nhân kết hợp giảm chiều dữ liệu (MKL-DR) và Phân tích thành phần chính tăng cường (RPCA), phân tích những ưu, nhược điểm của hai phương pháp. Nghiên cứu cải tiến MKL-DR bằng cách cải thiện hiệu năng về thời gian tính toán, từ đó đề xuất thuật toán fMKL-DR. Phương pháp được đề xuất đã cải thiện đáng kể thời gian thực hiện phương pháp, fMKL-DR đã tăng tính ứng dụng của phương pháp khi các tập dữ liệu hiện nay ngày càng có xu hướng ngày càng tăng về số lượng mẫu quan sát cũng như số lượng đặc trưng. Thứ hai, luận án đã xây dựng được hai mô hình nhằm phân lớp bệnh nhân. Các mô hình này áp dụng các phương pháp fMKL-DR và RPCA nhằm giảm chiều dữ liệu. Không chỉ dừng ở giảm chiều dữ liệu, mô hình phân lớp được đề xuất còn bao gồm cả việc tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau nhằm tận dụng thông tin hữu ích trong từng loại dữ liệu riêng rẽ. Mô hình phân lớp bệnh nhân được đề xuất phù hợp khi hiện nay, mỗi đối tượng thường được quan sát ở nhiều khía cạnh, mỗi khía cạnh lại mang những thông tin hữu ích khác nhau, do đó, tích hợp thông tin từ các tập dữ liệu khác nhau đang là xu hướng của các phương pháp phân tích dữ liệu hiện đại.
Nâng cao hiệu năng các mô hình Rbf rút gọn cho bài toán phân lớp
Mô hình Rbf rút gọn, Bài toán phân lớp, Công nghệ thông tin
Nghiên cứu tổng quan, đánh giá so sánh các phương pháp huấn luyện mô hình RBF rút gọn với số ít hàm cơ sở. Nghiên cứu sẽ phân tích, gợi ý sử dụng các phương pháp huấn luyện đối với các bài toán thực tế khác nhau. Phát triển các phương pháp rút gọn số lượng hàm cơ sở trong mô hình RBF thỏa mãn hai tiêu chí độ chính xác và tốc độ thực hiện. Phát triển các phương pháp cải thiện mô hình RBF rút gọn cho phép huấn luyện hiệu quả trên các tập dữ liệu lớn hơn.
Nghiên cứu chế tạo cảm biến từ trường có kích thước micro-nano dạng cầu Wheatstone dựa trên hiệu ứng từ-điện trở dị hướng
Khoa học vật liệu ; Cảm biến từ trường -- Chế tạo
Luận án tập trung vào việc tối ưu thiết kế cấu hình nhằm nâng cao độ nhạy của cảm biến. Cụ thể, luận án không thay đổi tính chất nội tại của vật liệu mà thay đổi các thông số vật lý bên ngoài như thay đổi tính dị hướng hình dạng, thay đổi từ trường cưỡng bức (từ trường ghim)... nhằm tăng cường tính dị hướng từ đơn trục và do đó sẽ tăng cường hiệu ứng AMR và tăng cường hiệu quả hoạt động của cảm biến. Trong các thiết kế cảm biến AMR thì cảm biến dạng mạch cầu Wheatstone (Wheatstone brigde, kí hiệu là WB) [102] vừa cho độ nhạy cao vừa cho tỉ số tín hiệu/nhiễu (S/N) lớn nhờ vào đặc tính là điện trở của mạch cầu có khả năng tự bù trừ cho nhau và do đó giảm tối đa nhiễu Johnson (nhiễu nhiệt).
Chế tạo và khảo sát tính chất gia cường của lớp mạ điện nano chứa graphene
Tính chất gia cường, Lớp mà điện nano, Graphene
Luận án nghiên cứu chi tiết về tính chất gia cường của vật liệu GNPs như sự ảnh hưởng của quá trình biến tính bề mặt vật liệu và kích thước của vật liệu GNPs lên cấu trúc nano của lớp mạ điện Ni nhằm cải thiện độ cứng, tính chất chống mài mòn và chống ăn mòn của lớp mạ điện Ni, xây dựng quy trình chế tạo lớp mạ điện Ni gia cường vật liệu GNPs. Luận án được thực hiện thành công sẽ đóng góp thêm một phương pháp mạ điện kim loại gia cường vật liệu GNPs. Đây sẽ là cơ sở để ứng dụng kỹ thuật mạ điện và công nghệ nano vào việc bảo vệ bề mặt và nâng cao độ bền của kim loại, đồng thời mở ra hướng phát triển mới trong công nghiệp xi mạ với những sản phẩm được ứng dụng công nghệ nano có độ bền cao, chống mài mòn và ăn mòn tốt, giảm giá thành và chi phí sản xuất. Như vậy đây là hướng nghiên cứu mới, có tính thời sự, tầm quan trọng và có tiềm năng ứng dụng thực tế.
Phát triển mô hình tập thô phủ, tập thô mờ và áp dụng tập thô vào khai phá dữ liệu
Tập thô phủ, Tập thô mờ, Dữ liệu
Nghiên cứu, phân tích các mô hình tập thô phủ, phát hiện các vấn đề mở để tập trung xây dựng mô hình lý thuyết giải quyết vấn đề và áp dụng các mô hình này vào một số bài toán ứng dụng. Nghiên cứu, phân tích các mô hình tập thô mờ bức tranh, phát hiện các vấn đề lý thuyết cần giải quyết và áp dụng tập thô mờ bức tranh Phát triển mô hình hệ thống quyết định phủ mới (bảng quyết định phủ, bảng quyết định dàn phủ), các tính chất của các hệ thống được đề xuất và các ứng dụng của chúng trong phân lớp đa nhãn và lọc cộng tác dựa trên người dùng trong hệ thống tư vấn. Phát triển các khía cạnh bổ sung đối với tập thô mờ bức tranh (quy tắc suy diển hợp thành), các mô hình và kỹ thuật đưa tập thô mờ bức tranh vào ứng dụng
Nghiên cứu kỹ thuật biểu diễn và phân cụm vết trong phát hiện mô hình quy trình.
Hệ thống thông tin, Kỹ thuật biểu diễn
Theo định hướng trên đây, nghiên cứu của luận án hướng tới một số mục tiêu sau đây. Thứ nhất, luận án đề xuất các phương pháp biểu diễn vết giải quyết vấn đề chỉ xem xét mối quan hệ liền kề giữa các hoạt động ở khoảng cách gần. Thứ hai, luận án đề xuất phương pháp tính khoảng cách giữa các vết dựa trên mối quan hệ toàn cục của chúng với các vết còn lại. Thứ ba, luận án nghiên cứu, đề xuất thuật toán phân cụm vết khai thác được các đặc trưng riêng trong lĩnh vực khai phá quy trình. Cuối cùng, luận án nghiên cứu việc áp dụng các kết quả tiên tiến đạt được trong học sâu vào bài toán biểu diễn vết giải quyết vấn đề không gian lưu trữ và mất mát thông tin.
Development of real-time systems to detect and track on-duty injured firefighters using advanced signal processing techniques = Xây dựng hệ thống phát hiện và định vị lính cứu hỏa gặp sự cố khi làm nhiệm vụ sử dụng một số kỹ thuật xử lý tín hiệu tiên tiến
Kỹ thuật điện tử, Xử lý tín hiệu tiên tiến -- Kỹ thuật
Reviewing the related literature. Choosing the sensors and designing the proposed system, calibrating sensors, sensors fusion and map processing. Classifying activities and detecting the injured firefighter. Tracking and locating the indoor position of firefighter. Optimizing algorithms.
Machine learning-based extraction of semantic relations from biomedical literature = Trích xuất mối quan hệ ngữ nghĩa trong văn bản y sinh dựa trên học máy
Hệ thống thông tin, Công nghệ thông tin, Học máy
In this Dissertation, we consider Relation Extraction as two text mining sub-tasks, i.e., Named Entity Recognition (NER) and Relation Classification (RC). The task of biomedical named entity recognition (NER) seeks to locate named entities from free-form biomedical text and classify them into a set of pre-defined categories/types such as gene/protein, phenotype, disease, and chemical, or ‘none-ofthe-above’. Relation classification (RC) is the task of discovering semantic connections between biomedical entities
Hỏi đáp tự động sử dụng nhiều nguồn tri thức
Cơ sở dữ liệu ; Tri thức ; Hệ thống thông tin
Nghiên cứu, đề xuất phương pháp để tìm kiếm và xếp hạng các câu hỏi trong cơ sở dữ liệu liên quan đến câu hỏi mới. Nghiên cứu, đề xuất phương pháp để đánh giá độ phù hợp của các câu trả lời trong hệ thống eQA. Nghiên cứu, đề xuất phương pháp để tích hợp thêm nguồn tri thức vào mô hình học sâu để đánh giá độ tương tự giữa các câu hỏi.
Nghiên cứu tích hợp tri thức trong logic khả năng dựa trên kỹ thuật đàm phán và tranh luận
Hệ thống thông tin, Công nghệ thông tin
Khảo cứu các phương pháp biểu diễn tri thức, duyệt tri thức và tích hợp tri thức. Phát hiện tính không nhất quán trong CSTT. Khảo cứu mô hình đàm phán của J.Nash (1950) và mô hình tranh luận của Phạm Minh Dũng (1995). Đề xuất khung tích hợp CSTT ưu tiên dựa trên kỹ thuật đàm phán, bao gồm đề xuất mô hình tiên đề (hay các tính chất logic mà CSTT tích hợp cần thỏa mãn) và đề xuất quy trình làm việc cho quá trình tích hợp các CSTT ưu tiên (có thể nhất quán hoặc không) với tập ràng buộc dựa trên kỹ thuật đàm phán, trong đó tập ràng buộc đóng vai trò như là trọng tài của quá trình đàm phán (được gọi là quy trình tích hợp - đàm phán). Đề xuất khung làm việc cho quá trình tích hợp các CSTT ưu tiên (có thể nhất quán hoặc không) dựa trên kỹ thuật tranh luận. Đề xuất mở rộng, phát triển phương pháp tích hợp hai CSTTKN sử dụng hai toán tử thành phương pháp tích hợp kết hợp nhiều CSTTKN sử dụng hai toán tử. Chỉ ra điều kiện cần và đủ để quá trình tích hợp này có thể thực hiện được và các định đề của quá trình tích hợp kết hợp các CSTTKN sử dụng hai toán tử cần thỏa mãn. Xây dựng thuật toán cho quá trình tích hợp kết hợp các CSTTKN sử dụng hai toán tử. ) Đề xuất phương pháp tích hợp các CSTTKNBT theo quan điểm định đề được thực hiện thông qua việc tích hợp các phân bố không khả năng biểu trưng đặc trưng cho các CSTTKN thành phần. Đề xuất phương pháp tích hợp phân cấp các CSTTKN biểu trưng thông qua việc tích hợp phân cấp các phân bố không khả năng biểu trưng
Nhận dạng tự động cụm tín hiệu QRS trong hệ thống điện tâm đồ gắng sức
Cơ kỹ thuật, Cụm tín hiệu QRS, Điện tâm đồ
Áp dụng thuật toán lọc thích nghi vào giảm ảnh hưởng của nhiễu do dịch chuyển điện cực gây ra tới chất lượng tín hiệu ECG gắng sức. Đề xuất phương án tự động nhận dạng phức bộ QRS trong hệ thống tín hiệu ECG theo cách tiếp cận mới. Tiến hành thử nghiệm và đánh giá hiệu suất của phương án đề xuất trên cả cơ sở dữ liệu ECG gắng sức cũng như tĩnh và so sánh kết quả đạt được với một số nghiên cứu khác. Đề xuất phương pháp xác định các điểm quan trọng có trong tín hiệu ECG. Sửa đổi thuật toán để có thể sử dụng với hệ thống tín hiệu ECG có số lượng chuyển đạo bất kỳ nhằm tăng hiệu quả thuật toán
Hệ thống kiểu để ước lượng tĩnh tài nguyên sử dụng của chương trình giao dịch
Công nghệ thông tin, Kỹ thuật phần mềm
Mục tiêu nghiên cứu của luận án là phân tích các chương trình tương tranh, hỗ trợ cấu trúc giao dịch lồng nhau, và sử dụng cơ chế STM để xử lý vấn đề đồng bộ giữa các luồng (gọi tắt là chương trình giao dịch hay chương trình STM ), từ đó xây dựng một hệ thống kiểu với mục đích ước lượng tĩnh tài nguyên bộ nhớ tối đa mà các chương trình STM cần sử dụng. Hệ thống kiểu này khi được hoàn thiện có thể tích hợp vào các trình soạn thảo mã nguồn hoặc các trình biên dịch để cung cấp thông tin về lượng tài nguyên bộ nhớ mà chương trình cần sử dụng, từ đó giúp người lập trình kiểm soát được mức tiêu thụ tài nguyên bộ nhớ của chương trình và đưa ra các phương án để tối ưu chương trình. Để tập trung trình bày rõ những tính chất của cơ chế STM và giải quyết bài toán một cách tổng quát, luận án đưa ra những ngôn ngữ cốt lõi hoạt động theo cơ chế STM và lược bỏ hoặc đơn giản hóa một số tính chất của ngôn ngữ thực tế như tính kế thừa trong lập trình hướng đối tượng, vòng lặp vô hạn, hay các vấn đề về xung đột giữa các giao dịch. Từ đó, luận án xây dựng các hệ thống kiểu để tính toán trên những chương trình được viết bằng các ngôn ngữ này để đưa ra biên tài nguyên bộ nhớ mà chương trình cần sử dụng
Dao động của dầm FGM liên tục có vết nứt
Dao động, Cơ kỹ thuật, Dầm FGM liên tục
Tổng quan về vật liệu FGM, dao động của dầm liên tục đồng nhất có gối cứng; dầm đồng nhất có vết nứt; mô hình dầm FGM và dao động của dầm đơn FGM có vết nứt để từ đó rút ra vấn đề nghiên cứu cho luận án. Trình bày về cơ sở phương pháp ma trận truyền. Phương pháp ma trận truyền cổ điển và cải biên. Ảnh hưởng của gối trung gian đến tần số dao động riêng của dầm liên tục đồng nhất. Giới thiệu mô hình dầm liên tục đồng nhất có vết nứt; sự phát triển phương pháp ma trận truyền cho dầm liên tục đồng nhất có vết nứt và nghiên cứu ảnh hưởng của gối cứng và vết nứt đến tần số riêng của dầm đồng nhất liên tục. Khái quát mô hình dầm FGM có vết nứt; thiết lập các phương trình cơ bản của dầm FGM, lời giải tổng quát bài toán dao động của dầm FGM có vết nứt trong miền tần số. Áp dụng phương pháp ma trận truyền để nghiên cứu ảnh hưởng của gối cứng trung gian đến tần số của dầm FGM có vết nứt. Trình bày các kết quả chính của luận án như sau: (a) Đã phát triển phương pháp ma trận truyền để nghiên cứu dao động của FGM liên tục, nhiều nhịp có vết nứt tránh được thuật toán xác định phản lực tại các gối trung gian như trong phương pháp ma trận truyền cổ điển; (b) Đã nghiên cứu ảnh hưởng của gối trung gian đến tần số riêng của dầm đồng nhất có vết nứt và phát hiện ra rằng gối cứng trung gian làm xuất hiện một số tần số không phụ thuộc vào điều kiện biên, được gọi là tần số gối; (c) Đã nghiên cứu ảnh hưởng của gối trung gian, vị trí và độ sâu vết nứt, các tham số vật liệu FGM đến tần số riêng của dầm FGM liên tục có vết nứt
Đánh giá hiệu năng bảo mật tầng vật lý trong mạng không dây
Mạng không dây -- Bảo mật -- Hiệu năng, Bảo mật hệ thống -- Truyền thông -- An toàn thông tin, Truyền dữ liệu -- Giải pháp an toàn -- Mô hình mạng
Từ các nội dung được phân tích ở phần trên. Mục tiêu của luận án là nghiên cứu, đánh giá và tìm giải pháp nhằm nâng cao khả năng bảo mật truyền thôngvà hiệu năng hoạt động của hệ thống mạng không dây tại tầng vật lý, trong đó tập trung chính cho mô hình mạng cụ thể là mạng vô tuyến nhận thức (CRN).
Tích hợp đặc trưng ngôn ngữ vào mô hình học thống kê cho phân tích tình cảm
Mô hình học -- Thống kê, phân tích -- Bình luận tiếng Việt, Chuẩn hóa dữ liệu -- Phân tích tình cảm -- Tiếng Việt, Tích hợp -- Đặc trưng ngôn ngữ -- Tiếng Việt
Mục tiêu nghiên cứu: trong luận án này, tác giả đặt ra hai mục tiêu chính: Thứ nhất là nghiên cứu đề xuất các phương pháp và mô hình học máy cho bài toán phân tích tình cảm, trong đó tác giả phân tích các đặc trưng ngôn ngữ được trích chọn dựa trên các mẫu có sẵn và các mẫu học tự động được tích hợp vào các mô hình học thống kê cho phân loại tính chủ quan được áp dụng cho dữ liệu Tiếng Anh và tiếng Việt; nghiên cứu về các mô hình học sâu và đề xuất phương pháp tích hợp thêm các đặc trưng ngoài cho mạng nơ-ron tích chập cho phân tích tình cảm/quan điểm theo khía cạnh. Thứ hai là nghiên cứu về dữ liệu tình cảm tiếng Việt cho bài toán phân tích tính chủ quan trên đó và đề xuất các phương pháp chuẩn hóa dữ liệu bình luận văn bản tiếng Việt để làm tăng độ chính xác cho bài toán phân tích tình cảm áp dụng cho dữ liệu tiếng Việt
Nghiên cứu, phát triển hệ thống truyền tin phục vụ quản lý và dẫn đường trên biển
Hệ thống truyền tin -- Đường biển, Quản lý đường biển -- Hệ thống truyền tin -- Dẫn đường, Phương tiện trên biển -- Hệ thống hỗ trợ
Luận án “Nghiên cứu, phát triển hệ thống truyền tin phục vụ quản lý và dẫn đường trên biển” được triển khai nghiên cứu, thực hiện nhằm đề xuất ý tưởng xây dựng hệ thống truyền thông tin biển cải tiến cũng như đề xuất một số giải pháp kỹ thuật cụ thể để tối ưu hiệu năng hệ thống. Hệ thống truyền thông tin biển cải tiến,sau đây gọi tắt là AIS+SS (AIS+băngS+vệ tinh địa tĩnh), sẽ kế thừa những ưu điểm của hệ thống AIS hiện tại về mặt quản lý và hỗ trợ phương tiện biển ở khoảng cách gần bờ. Hệ thống AIS+SS có thêm tuyến liên lạc băng S để kết nối với vệ tinh địa tĩnh nhằm nâng cao khả năng quản lý và hỗ trợ dẫn đường phương tiện biển ở khoảng cách xa bờ
Nghiên cứu phát triển hệ thống phát hiện protein dựa trên hệ thống vi lưu thao tác tập trung protein tích hợp vi cảm biến miễn dịch kiểu tụ phẳng
Hệ thống chíp -- Vi kênh tích hợp ; Thiết bị cảm biến -- Phát hiện protein
Luận án tập trung nghiên cứu phát triển một hệ thống chip vi kênh tích hợp các chức năng tập trung làm giàu protein, chọn lọc protein đặc hiệu nhằm hướng tới xây dựng và phát triển một thiết bị xét nghiệm nhỏ gọn cho ứng dụng chăm sóc và theo dõi sức khỏe tại chỗ.
Nghiên cứu đặc tính pha và chuyển pha dị thường trong mạng nano
Vật liệu nano, Linh kiện nano
Luận án khảo sát ảnh hưởng của xác suất phân bố, thăng giáng trong tương tác lên quá trình từ hóa trong mô hình Ising cho mạng vuông và mạng Shastry – Sutherland. Khảo sát giản đồ pha và các tham số trật tự đặc trưng trong mô hình Bose – Hubbard của các hạt boson dưới tác dụng điện thế ghim tuần hoàn.
Phát triển mô hình ra quyết định đa tiêu chí sử dụng tập neutrosophic khoảng và động
Hệ thống thông tin, Mô hình ra quyết định ; Mô hình ra quyết định đa tiêu chí ; Tập neutrosophic ; Tập mờ do dự ; Mô hình TOPSIS, Tích phân Choquet.
Nghiên cứu phát triển mô hình ra quyết định đa tiêu chí trong môi trường dữ liệu có tính không chắc chắn, không xác định, không nhất quán và biến động theo thời gian sử dụng tập neutrosophic để giải quyết một số vấn đề ra quyết định đa tiêu chí như: thể hiện yếu tố thời gian sử dụng tập neutrosophic khoảng, không biết thông tin trọng số, tương quan giữa những tiêu chí, sự thay đổi của bộ tiêu chí, người ra quyết định, lựa chọn theo thời gian và dữ liệu lịch sử. Các mục tiêu nghiên cứu được liệt kê chi tiết như sau: Mục tiêu 1: Nghiên cứu, tổng hợp, phân tích và đề xuất lý thuyết mở rộng của tập neutrosophic để thể hiện yếu tố thời gian trong mô hình ra quyết định đa tiêu chí. Nghiên cứu, phát triển phương pháp mở rộng cho mô hình ra quyết định dựa trên lý thuyết đã đề xuất như phương pháp TOPSIS. Mục tiêu 2: Phát triển phương pháp ra quyết định trong môi trường động xử lý một số vấn đề về thông tin trọng số: không biết thông tin trọng số, sự tương quan giữa những tiêu chí, v.v. Mục tiêu 3: Nghiên cứu, phát triển lý thuyết mở rộng của tập neutrosophic để thể hiện sự thay đổi của tập các tiêu chí, người ra quyết định, lựa chọn theo thời gian và dữ liệu lịch sử trong MCDM. Mục tiêu 4: Nghiên cứu, phát triển ứng dụng lý thuyết mở rộng tập neutrosophic và mô hình ra quyết định vào bài toán đánh giá năng lực của sinh viên
Một số phương pháp kiểm chứng các chính sách điều khiển truy cập cho hệ thống phần mềm
Kiểm chứng ; Điều khiển truy cập ; An ninh phần mềm ; Phân tích tĩnh
Trình bày các kiến thức cơ sở về an ninh phần mềm; một số mô hình chính sách điều khiển truy cập ; Triển khai chính sách điều khiển truy cập trong JavaEE... Kiểm chứng chính sách RBAC triển khai theo phương pháp an ninh lập trình. Kiểm chứng chính sách RBAC kết hơp ràng buộc cấp quyền triển khai theo phương pháp an ninh khai báo
Nghiên cứu phát triển anten mảng tuyến tính có tăng ích cao và mức búp sóng phụ thấp sử dụng mạng tiếp điện nối tiếp và thuật toán đàn Dơi
Anten mảng tuyến tính ; Sóng phụ thấp ; Mạng tiếp điện nối tiếp ; Thuật toán
Nghiên cứu và làm chủ thuật toán đàn Dơi. Đề xuất được giải pháp áp dụng thuật toán này trong bài toán thiết kế anten mảng tuyến tính đáp ứng yêu cầu cho trước về mức búp sóng phụ. Nghiên cứu đề xuất được giải pháp ứng dụng thuật toán đàn Dơi để thiết kế mạng tiếp điện sử dụng cho các anten mảng tuyến tính. Nghiên cứu đề xuất được giải pháp thiết kế anten mảng tuyến tính có tăng ích cao, mức búp sóng phụ thấp và nén mức búp sóng phụ sử dụng thuật toán đàn Dơi.
Phân tích ý định từ văn bản ngắn, trực tuyến tiếng Việt
Nhận dạng mẫu máy tính ; Tiếng Việt ; Phân tích văn bản ; Tin học ứng dụng
Toàn thể nội dung luận án bao gồm: Phần Mở đầu, phần này đề cập ý nghĩa và tính cấp thiết của luận án, tổng quan về bối cảnh nghiên cứu, động lực, mục tiêu, phạm vi, nội dung nghiên cứu, cùng những đóng góp chính của luận án. Chương 1, Tổng quan về ý định và phân tích ý định. Chương này giới thiệu về khái niệm ý định, thể hiện ý định trong văn bản, đồng thời giới thiệu về bài toán phân tích ý định từ văn bản trực tuyến cũng như các kiến thức cơ sở. Chương 2, Phân tích ý định từ văn bản trực tuyến. Chương này đưa ra khái niệm miền quan tâm và ý định hướng miền quan tâm của luận án. Từ đó phân tích và đề xuất tiến trình ba pha giải quyết bài toán phân tích ý định. Chương 3, Phát hiện ý định và xác định miền quan tâm của ý định. Chương này đề xuất các phương pháp học máy hiệu quả để giải quyết pha một (tức là bài toán phát hiện ý định), và pha hai (tức là bài toán xác định miền quan tâm của ý định). Chương 4, Trích chọn ý định từ văn bản trực tuyến theo tiếp cận học máy. Chương này đề xuất việc mô hình hóa pha ba của tiến trình ba pha về bài toán trích chọn thông tin trên dữ liệu chuỗi. Sau đó, lần lượt tiếp cận giải quyết bài toán nhờ phương pháp CRFs và Bi-LSTM-CRFs. Chương này cũng đề xuất một phương pháp hiệu quả dựa vào kỹ thuật học kết hợp để nâng cao độ chính xác của bài toán trích chọn ý định. Chương 5, Phân tích và trích chọn ý định đa miền quan tâm. Chương này trình bày phương pháp trích chọn ý định đa miền quan tâm dựa vào một bộ nhãn tổng quát do luận án đề xuất. Phần cuối của chương đưa ra những nhận định về ưu nhược điểm của bộ nhãn chung và bộ nhãn riêng. Phần Kết luận, phần này tổng hợp các kết quả chính mà luận án đóng góp.
Phát triển một số phương pháp giấu tin thuận nghịch trên ảnh đa cấp xám
Nhúng tin ; Chất lượng hình ảnh ; Giấu tin ; Hệ thống thông tin
Mục tiêu thứ nhất là tăng khả năng nhúng tin, đối với giấu tin nói chung, giấu tin thuận nghịch nói riêng, khả năng nhúng tối đa của một lược đồ luôn được quan tâm hàng đầu. Các phương pháp được đề xuất trong luận án luôn quan tâm đến việc tăng khả năng nhúng trong thuật toán của mình nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng ảnh chấp nhận được. Mục tiêu thứ hai là tăng chất lượng ảnh chứa tin, chất lượng ảnh chứa tin và khả năng nhúng luôn tỉ lệ nghịch với nhau, để duy trì chất lượng ảnh tốt nhất, luận án đề xuất các lược đồ với sự biến đổi thấp để có chất lượng ảnh tốt. Mục tiêu cuối cùng đó là giảm độ phức tạp của thuật toán giấu tin. Luận án đã đề xuất một lược đồ thủy vân với độ phức tạp thấp hơn khá nhiều so với thuật toán liên quan
A Unified View Approach to Software Development Automation = Phương pháp tiếp cận khung hình hợp nhất cho tự động hóa phát triển phần mềm
Phần mềm, Công nghệ thông tin, Tự động hóa
Propose an aDSL, named domain class specification language (DCSL), which consists in a set of annotations that express the essential structural constraints and the essential behaviour of a domain class. The design features were carefully selected from a number of authoritative software and system engineering resources and show that they form a minimum design space of the domain class.Propose a unified domain modelling approach, which uses DCSL to express both the structural and behavioural modelling elements. The dissertation chooses the UML activity diagram language for behavioural modelling and discusses how the domain-specific constructs of this language are expressed in DCSL. To demonstrate the applicability of the approach the dissertation defines the unified domain modelling patterns for tackling the design problems posed by five core UML activity flows. Define 4-property characterisation for the software that are constructed directly from the domain model. These properties are defined based on a conceptual layered software model that includes the domain model at the core, an intermediate module layer surrounding this core and an outer software layer. Propose a second aDSL, named module configuration class language (MCCL), that is used for designing module configuration classes (MCCs) in a module-based software architecture. An MCC provides an explicit class-based definition of a set of module configurations of a given class of software modules. The MCCs can easily be reused to create different variants of the same module class, without having to change the module class design. Develop set of software tools for DCSL, MCCL and the generators associated with these aDSLs. These tools were implemented as components in a software framework, named jDomainApp, which was developed as part of the research
Phân tích đáp ứng của profile cánh máy bay theo cách tiếp cận đối ngẫu
Cơ kỹ thuật ; Bài toán flutter ; Khí động học
Mục tiêu của Luận án là tập trung vào phân tích dữ liệu từ cảm biến thu được từ điện thoại của con người trong cuộc sống hàng ngày, từ đó phát hiện được các hành động của con người, đặc biệt tập trung vào hành động ngã. Để giải quyết được mục tiêu của Luận văn, chúng tôi tập trung vào giải quyết các vấn đề chính sau: Tìm hiểu và nghiên cứu các kỹ thuật phân tích dữ liệu hiện có trên thế giới. Các kỹ thuật biến đổi dữ liệu dựa trên nhiều loại cảm biến khác nhau của điện thoại. Từ đó có thể tìm được kỹ thuật phù hợp nhất để có thể áp dụng vào bài toán phát hiện hành động ngã. Từ tập dữ liệu đầu vào dựa trên cảm biến của điện thoại thông minh, có thể xây dựng được hệ thống phát hiện các hành động (đi bộ, ngồi, chạy, ngã, …) của con người trong cuộc sống hàng ngày. Nghiên cứu thuật toán tối ưu để có thể nâng cao được độ chính xác của hệ thống. Giảm thiểu tối đa sự nhầm lẫn giữa các hành động, đặc biệt là hành động bình thường và hành động ngã
Xây dựng đồ thị tái tổ hợp di truyền cho dữ liệu hệ gen
Dữ liệu, Khoa học máy tính, Hệ gen, Thuật toán
Chương 1. Giới thiệu khái quát về hệ gen người và các mạng phát sinh loài (phylogenetic networks). Sau đó là phần giới thiệu về bài toán xây dựng đồ thị ARG. Phần cuối của chương trình bày các cách tiếp cận giải bài toán xây dựng đồ thị ARG và ứng dụng của ARG trong nghiên cứu tương quan toàn hệ gen. Chương 2. Đề xuất một thuật toán xây dựng đồ thị ARG cho dữ liệu lớn hàng nghìn trình tự độ dài hệ gen người. Để làm được điều đó, chúng tôi đưa ra các nhược điểm của các cách tiếp cận hiện có, đặc biệt là những hạn chế trong thuật toán Margarita xây dựng đồ thị ARG hợp lý được đề xuất bởi Minichiello và Durbin [52], từ đó đưa ra thuật toán đề xuất nhằm khắc phục các nhược điểm đó. Các kết quả thực nghiệm ở phần sau của chương đã chứng tỏ hiệu quả của thuật toán đề xuất. Phần cuối của chương giới thiệu kết quả ứng dụng thuật toán đề xuất vào bài toán tìm vùng gen liên quan đến bệnh sốt rét ở Châu Phi trên tập dữ liệu lớn gồm 5560 trình tự trên toàn nhiễm sắc thể 11. Các kết quả trong phần này đã khẳng định thêm hiệu quả, khả năng ứng dụng của thuật toán đề xuất trong các bài toán thực tế trên dữ liệu lớn. Chương 3 của luận án giới thiệu các phương pháp nhằm cực tiểu hóa số sự kiện tái tổ hợp trong quá trình xây dựng đồ thị ARG. Cụ thể, chúng tôi đề xuất hai phương pháp: (1) kết hợp một số đặc trưng của dữ liệu; (2) kết hợp kĩ thuật sử dụng trong các phương pháp xây dựng đồ thị ARG tối thiểu với chiến lược thực hiện sự kiện tái tổ hợp đề xuất trong chương 2 để tối ưu hóa số sự kiện tái tổ hợp. Các thực nghiệm trên các bộ dữ liệu khác nhau đã chứng tỏ hiệu quả của các phương pháp đề xuất.
Một số phương pháp xử lý và phân loại tín hiệu điện não cho các ứng dụng giao diện não – máy tính
Khoa học máy tính; Phương pháp xử lý; Tín hiệu điện não
Luận án này gồm 06 phần trong đó có Phần mở đầu, 04 chương nội dung và Phần kết luận. Phần mở đầu nêu lên tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu, mục tiêu, đóng góp khoa học và phạm vi của luận án. Chương 1 nêu tổng quan các vấn đề liên quan đến tín hiệu điện não, cơ chế sinh ra tín hiệu điện não và một số phương pháp xử lý, phân tích tín hiệu điện não. Chương 2 trình bày đề xuất phương pháp xử lý, tăng cường chất lượng tín hiệu điện não đầu vào của hệ giao diện não máy tính bằng cách khử tín hiệu điện não bất thường sinh ra do nháy mắt. Phương pháp được đề xuất kết hợp mạng học sâu tự mã hóa thưa và biến đổi wavelet để khử tín hiệu điện 18 não bất thường sinh ra do nháy mắt một cách tự động và theo thời gian thực. Chương 3 trình bày một số cách tiếp cận và đề xuất các mô hình phân loại dựa trên học máy như máy vec-tơ hỗ trợ, mạng nơ-ron nhân tạo, mạng học sâu. Chương 4 trình bày cách tiếp cận sử dụng học cộng đồng xếp ngăn để tăng cường khả năng phân loại của các phương án dựa trên học máy đã được đề xuất trong ứng dụng BCI phục vụ điều khiển thiết bị điện tử gia dụng thông minh. Phần kết luận đưa ra đánh giá tổng quát về các kết quả nghiên cứu trình bày trong luận án, các đóng góp chính của luận án và gợi ý một số hướng nghiên cứu để phát triển các nội dung đã được thảo luận trong luận án.
Một số cải tiến phương pháp kiểm chứng giả định – đảm bảo cho phần mềm dựa trên thành phần
Phần mềm ứng dụng ; Kỹ thuật phần mềm
Đề xuất một phương pháp sinh các giả định nhỏ nhất và mạnh nhất cục bộ để giảm chi phí của bài toán kiểm chứng giả định - đảm bảo. Ý tưởng chính của phương pháp đề xuất là tích hợp một biến thể của kỹ thuật trả lời các câu truy vấn thành viên vào trong thuật toán học đề xuất được cải tiến từ thuật toán của Cobleigh. Ngoài ra, phương pháp này cũng sử dụng các ứng viên cho giả định được sinh bởi thuật toán của Cobleigh làm cơ sở để phân tích. Với một ứng viên cơ sở này, để có giả định nhỏ nhất, luận án kiểm tra các ứng viên cho giả định nhỏ nhất Ai với kích thước tăng dần. Việc này được tiến hành bằng cách lấy tổ hợp chập t của các trạng thái từ tập trạng thái của Ai, với 1 < t < |Ai|. Trong các ứng viên cho giả định nhỏ nhất có cùng kích thước t, với mỗi ứng viên C (|L(C)| = n), phương pháp này kiểm tra mọi khả năng từ khả năng chỉ có một chuỗi đến khả năng có n-1 chuỗi thuộc vào L(C). Phương pháp này dừng ngay khi tìm được giả định đầu tiên thỏa mãn luật kiểm chứng giả định - đảm bảo. Do đó, giả định được sinh bởi phương pháp được đề xuất là giả định nhỏ nhất và mạnh nhất cục bộ. Một công cụ hỗ trợ cũng đã được cài đặt và thực nghiệm với một số ví dụ điển hình để minh chứng cho tính hiệu quả của phương pháp đề xuất.
Phân tích tự động mã độc trong các thiết bị nhúng trên nền Linux
Thiết bị nhúng ; Mã độc
Nghiên cứu về dịch máy và các cách tiếp cận dịch máy, khái quát về học sâu và mạng nơ ron. Tìm hiểu về mô hình Transformer, cài đặt và thử nghiệm mô hình trên tập ngữ liệu song ngữ Trung-Việt với khoảng hơn 15 ngàn câu. Kết quả thực nghiệm cho thấy phương pháp dịch áp dụng mô hình Transformer cho kết quả khả quan hơn
Phân tích và xử lý tín hiệu cho dữ liệu không đầy đủ ứng dụng trong y sinh
Xử lý tín hiệu ; Phân tích tín hiệu ; Dữ liệu không đầy đủ ; Y sinh
Luận án đã đề xuất các phương pháp và giải thuật xử lý tín hiệu không đầy đủ, ứng dụng xử lý tín hiệu y sinh, cụ thể như sau: Theo hướng chủ động thu thập dữ liệu không đầy đủ để tăng tốc độ xử lý, luận án đề xuất 02 phương pháp mới (NewCCS-MRI và CCS-SWIFT) về lấy mẫu nén (CS) tất định dựa trên hệ hỗn loạn cho hệ thống thu nhận ảnh cộng hưởng từ (MRI) truyền thống và hệ thống MRI đặc biệt SWIFT; Theo hướng khôi phục lại dữ liệu bị mất mát trong quá trình thu thập, luận án đề xuất 03 thuật toán mới (SW-PETRELS, NL-PETRELS và MS-PETRELS) nhằm cải tiến thuật toán PETRELS dùng cho ước lượng không gian của dữ liệu không đầy đủ. Từ đó, luận án đề xuất phương pháp phân tích phần tử song song (CP) thích nghi cho ten-xơ bậc 3 đối với dữ liệu không đầy đủ, cùng các thuật toán ước lượng không gian con tương ứng, áp dụng cho trích xuất thông tin và khôi phục dữ liệu điện não đồ bề mặt (EEG) không đầy đủ...
Một số bài toán tối ưu trên mạng xã hội
Khoa học máy tính; Bài toán tối ưu; Mạng xã hội
Nghiên cứu bài toán IM, IB trên các mô hình phát tán truyền thông tin. Qua đó đề xuất nghiên cứu các bài toán biến thể mới có tính ứng dụng trong thực tiễn. Đề xuất các mô hình giải quyết các bài toán trên, nghiên cứu độ phức tạp của chúng trên các mô hình lan truyền thông tin được sử dụng rộng rãi. Đề xuất các thuật toán hiệu quả để giải quyết các bài toán trên, trong đó đặc biệt chú trọng tới việc nâng cao chất lượng lời giải cũng như khả năng ứng dụng với các mạng cỡ lớn hàng trăm nghìn cho tới hàng triệu, tỷ cạnh hoặc đỉnh
Nghiên cứu nâng cao hiệu năng hoạt động của mạng ngang hàng có cấu trúc
Công nghệ thông tin, Mạng máy tính, Mạng ngang hàng có cấu trúc
Tìm hiểu một thuật toán đảm bảo cân bằng tải trong mạng ngang hàng có cấu trúc. Giải pháp đề xuất dựa trên thuật toán cân bằng tải theo ngưỡng của Ganesan kết hợp với việc bổ sung khái niệm thư mục để lưu trữ thông tin về các nút nặng tải và nhẹ tải, trong đó xem xét đến cả tải xử lý các câu truy vấn tìm kiếm một nút trong quá trình thực hiện cân bằng tải. Nghiên cứu giải pháp điều khiển tắc nghẽn tại một nút trong quá trình xử lý các truy vấn. Giải pháp đề xuất thay thế một nút bị tắc nghẽn trong bảng định tuyến của nút chuyển tiếp truy vấn bằng một nút không tắc nghẽn tốt nhất được chọn từ danh sách các nút không tắc nghẽn tiếp theo trên đường đi để tạo ra một tuyến đường mới, tránh tắc nghẽn từ nút chuyển tiếp câu truy vấn đến nút quản lý khóa. Đề xuất giải pháp sao lưu dữ liệu dựa trên việc phân cụm không gian khóa DHT để đảm bảo tính sẵn sàng của dữ liệu và hỗ trợ cân bằng tải cho hệ thống. Dữ liệu sao lưu được đặt tại các nút trong cùm cụm với nút quản lý khóa. Thuật toán đề xuất bao gồm cơ chế cập nhật thông tin giữa các nút trong cụm để đảm bảo cân bằng tải và cơ chế khôi phục dữ liệu khi có nút rời mạng, cơ chế phân cụm động, cơ chế sao lưu và khôi phục dữ liệu. Ngoài ra, thuật toán cũng bao gồm cơ chế gia nhập mạng cho phép các nút gần nhau về mặt vật lý sẽ tham gia vào cùng một cụm nhằm giảm thời gian cập nhật thông tin cụm và chi phí để duy trì dữ liệu trong cụm
Nâng cao hiệu năng thi hành các phép toán trên đồ thị
Công nghệ thông tin, Hệ thống thông tin, Phép toán trên đồ thị
Mô hình hoá quá trình xử lý các truy vấn khoảng cách ngắn nhất trên đồ thị động, quy mô lớn dựa vào lịch thi hành phép toán đồng thời và dựa vào cấu trúc dữ liệu phù hợp cho phép nâng cao hiệu năng bộ nhớ đệm cache. Đóng góp này được công bố trong công trình được đăng trên kỷ yếu hội thảo quốc tế ICCCI năm 2017. Đề xuất ba giải pháp (akGroup, akGroupPlus và bigGraph) để nâng cao hiệu năng thi hành các truy vấn đồng thời trên đồ thị động quy mô lớn với khả năng thi hành song song cả các truy vấn duyệt đồ thị lẫn cập nhật đồ thị. Cả ba giải pháp này đều dựa trên ý tưởng chính là (i) xây dựng cấu trúc dữ liệu đồ thị phù hợp để nâng cao hiệu năng của bộ nhớ đệm cache; (ii) lựa chọn hướng duyệt đồ thị một cách linh hoạt dựa không chỉ vào số lượng đỉnh con mà cả số lượng đỉnh cháu của mỗi hàng đợi; và (iii) đề xuất giải pháp song song hoá các truy vấn đồng thời, cả đối với các phép toán cập nhật lẫn truy vấn khoảng cách ngắn nhất trên đồ thị. Các kết quả này đã được chúng tôi công bố trong công trình tại hội thảo BDCAT về quản lý dữ liệu lớn năm 2016, hội thảo quốc tế ICCCI năm 2017 và công bố trong tạp chí quốc tế Transactions on Computational Collective Intelligence, Springer, năm 2018. Xây dựng hai giải thuật nâng cao hiệu năng quá trình tính độ trung tâm gần và độ trung tâm trung gian trên đồ thị quy mô lớn với giải pháp bigGraph được xây dựng dựa trên việc (i) tổ chức dữ liệu đồ thị phù hợp và (ii) song song hoá các phép tính SSSP trên mỗi đỉnh của đồ thị. Kết quả này của chúng tôi đã được công bố trong kỷ yếu hội thảo quốc tế SoICT năm 2018
Hệ thống xử lý tín hiệu điện não tự động phát hiện gai động kinh
Kỹ thuật Viễn thông, Tín hiệu điện não tự động, Công nghệ
Nghiên cứu một hệ thống đa bước phát hiện gai động kinh dựa trên việc phân tích tín hiệu EEG đơn kênh, khai thác mối liên hệ theo thời gian giữa các gai động kinh gần nhau trên từng kênh. Xây dựng một hệ thống đa bước để phát gai động kinh tự dựa trên việc phân tích tín hiệu EEG đa kênh, khai thác mối liên hệ theo không gian của các gai động kinh trên các kênh gần nhau
Phát triển thuật toán tự triển khai cho hệ thống đa robot giám sát môi trường không biết trước
Kỹ thuật điện tử, Người máy, Hệ thống đa robot
Trình bầy một phương pháp mới có tên là điều khiển phân tán đa tầng, viết tắt là HDC (Hierarchical Distributed Control), cho duy trì sự toàn vẹn mạng toàn cục của hệ thống đa robot. HDC được ứng dụng để xây dựng chiến lược tự triển khai hệ thống đa robot cho khám phá, theo dõi đa mục tiêu và bao phủ. Nghiên cứu một điều khiển phân tán đa tầng (HDC) cho duy trì sự toàn vẹn của mạng đa robot. Ứng dụng HDC được cho chiến lược tự triển khai cho theo dõi đa mục tiêu, viết tắt là MTT (Multi-Target Tracking), và bao phủ của hệ thống đa robot kết nối mạng trong môi trường không biết trước. Đề xuất thuật toán phát hiện và phân loại biên trong đó sửa lỗi biên được thực hiện bằng thuật toán mới dựa trên tiếp cận hình học
Xử lý không nhất quán trong tích hợp tri thức dựa trên logic
Công nghệ thông tin, Hệ thống thông tin, Tin học
Lựa chọn một dạng logic mô tả para-nhất quán bốn giá trị dựa trên logic mô tả ALC mở rộng; định nghĩa mô phỏng hai chiều và tương tự hai chiều dựa trên lớp logic mô tả para-nhất quán trên nền logic mô tả ALC mở rộng được lựa chọn; phát biểu và chứng minh tính chất bảo toàn và tính chất Hennessy-Milner đối với mô phỏng hai chiều và tương tự hai chiều được định nghĩa; phát biểu bài toán học khái niệm trong logic mô tả para-nhất quán bốn giá trị, đề nghị một thuật toán giải xấp xỉ bài toán học khái niệm trong logic mô tả para-nhất quán bốn giá trị và tiến hành thực nghiệm. Lựa chọn một dạng logic mô tả mờ theo ngữ nghĩa G'odel logic mô tả mờ theongữ nghĩa G'odel (một mở rộng mờ của logic mô tả ALC mở rộng với các đặc trưng được bổ sung giữa các vai trò nghịch đảo, định danh, các hạn chế về số lượng, vai trò phổ quát và khả năng phản xạ cục bộ của một vai trò); định nghĩa mô phỏng hai chiều và tương tự hai chiều đối với logic mô tả mờ được lựa chọn; định nghĩa và chứng minh tính bảo toàn và tính chất Hennessy-Milner đối với mô phỏng hai chiều và tương tự hai chiều được định nghĩa. trưng được bổ sung giữa các vai trò nghịch đảo, định danh, các hạn chế về số lượng, vai trò phổ quát và khả năng phản xạ cục bộ của một vai trò); định nghĩa mô phỏng hai chiều và tương tự hai chiều đối với logic mô tả mờ được lựa chọn; định nghĩa và chứng minh tính bảo toàn và tính chất Hennessy-Milner đối với mô phỏng hai chiều và tương tự hai chiều được định nghĩa
Chế tạo vật liệu và nghiên cứu tính chất của dây nano từ tính nền Co
Dây nano từ tính -- Nghiên cứu -- Chế tạo; Vật liệu nano -- Nghiên cứu -- Chế tạo Nơi xuất bản: Luận án TS.
Đã nghiên cứu và chế tạo được một số dây nano từ tính nền Co có cấu trúc tinh thể bằng phương pháp lắng đọng điện hóa với đường kính từ 100 - 600 nm và chiều dài từ 3,5 - 9 µm. - Dây nano Co-Ni-P có lực kháng từ Hc tăng từ 105 đến 1940 Oe khi độ pH tăng từ 2,0 đến 5,5; Hc tăng tiếp đến 2300 Oe khi tăng từ trường lắng đọng đến 2010 Oe. Các dây nano nhiều đoạn Co/Au và Co-Ni-P/Au có Hc lần lượt là khoảng 170 Oe và 1320 Oe. - Hằng số dị hướng từ hiệu dụng phụ thuộc vào chiều dài của đoạn dây từ tính Co, tăng từ 0,84 kJ/m3 đến 25,5 kJ/m3 khi chiều dài đoạn từ tính Co tăng từ 750 nm đến 3500 nm.
Nghiên cứu phát hiện mẫu chất liệu trong ảnh
Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính, Xử lý ảnh, Đồ họa
Đưa ra thuật toán phát hiện mẫu chất liệu trong ảnh dựa vào việc sử dụng đặc trưng bất biến địa phương kết hợp sử dụng kỹ thuật véctơ định vị để xác định các vị trí của mẫu chất liệu xuất hiện trong ảnh. Thuật toán đã được cài đặt thử nghiệm đạt kết quả khả quan với độ chính xác trên 90% cho các loại mẫu chất liệu có cấu trúc hình học bề mặt cao. Ứng dụng kỹ thuật phát hiện mẫu chất liệu trong ảnh cho bài toán phát hiện ảnh số giả mạo kết hợp cải tiến từ thuật toán Exact Match và Exact Match*, nhằm phát hiện được các vùng giả mạo bị thay đổi bởi phép biến đổi tỉ lệ và phép biến đổi quay mà các thuật toán khác chưa giải quyết được. Kết quả thực nghiệm cho thấy hầu hết các ảnh giả mạo dạng cắt dán trên cùng một ảnh mà các vùng giả mạo bị thay đổi bởi các phép biến đổi quay và tỉ lệ đều phát hiện được. Đề xuất biểu diễn mẫu chất liệu dựa vào nhiễu và thuật toán phát hiện mẫu chất liệu dựa vào nhiễu. Thuật toán toán được cài đặt và tỏ ra hiệu quả với các trường hợp ảnh chứa mẫu chất liệu có sự thay đổi về ánh sáng, đây cũng là một trong những thách thức của các nghiên cứu về chất liệu. Nghiên cứu kỹ thuật phát hiện mẫu chất liệu dựa vào Fractal trên cơ sở nghiên cứu sự liên quan của hình học Fractal với thuộc tính chất liệu như tính tự tương tự ở các tỉ lệ khác nhau của các vùng khác nhau trên mẫu chất liệu
Các phương pháp xây dựng ma trận biến đổi axít amin
Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính, Trí tuệ nhân tạo, Xây dựng ma trận
Đưa ra những cải tiến cho phương pháp ước lượng mô hình bằng ML để giảm thời gian chạy và tăng độ chính xác bằng cách chia tách nhỏ dữ liệu đầu vào bằng hai phương pháp ngẫu nhiên và dựa theo cấu trúc cây phân loài. Ưu điểm của thuật toán cải tiến được kiểm định bằng thực nghiệm trên các bộ dữ liệu chuẩn của Pfam và virút cúm. Đề xuất một cải tiến khác để giảm thời gian ước lượng bằng cách giảm thiểu các bước xây dựng cây và tối ưu tham số. Kết quả thực nghiệm cho thấy thời gian giảm được 2 lần so với phương pháp gốc. Xây dựng một hệ thống ước lượng tự động cung cấp cho người dùng nhiều tùy chọn và kết quả. Thực nghiệm cho thấy hiệu quả đáp ứng rất tốt của hệ thống với lượng người dùng lớn. Đề xuất mô hình FLU áp dụng cho virút cúm. Thực nghiệm cho thấy FLU tốt hơn hẳn tất cả các mô hình hiện nay khi ứng dụng vào nghiên cứu các chuỗi prôtêin của virút cúm
Kiểm thử dựa trên mô hình với cách tiếp cận mô hình hóa chuyên biệt miền
Kỹ thuật Phần mềm ; Kiểm thử ; Mô hình hóa chuyên biệt miền ; USL ; TCSL ; USLTG
Trình bày ngôn ngữ USL (Use Case Specification Language) để đặc tả rõ ràng các ca sử dụng, hướng đến khả năng sinh tự động các chế tác phần mềm (software artifacts) khác nhau trong quy trình phát triển phần mềm bằng các chuyển đổi mô hình. Ngôn ngữ được xây dựng với cách tiếp cận mô hình hóa chuyên biệt miền. Xây dựng ngôn ngữ TCSL (Test Case Specification Language) để đặc tả rõ ràng các ca kiểm thử. Phân tích một phương pháp USLTG (USL-based Test Generation) để sinh tự động các ca kiểm thử từ ca sử dụng bằng cách chuyển đổi tự động các mô hình USL vào trong một mô hình TCSL. Xây dựng bộ công cụ hỗ trợ USL cho phép tích hợp ngôn ngữ USL vào trong phương pháp phát triển phần mềm hướng mô hình. Cụ thể, bộ công cụ cung cấp trình soạn thảo để tạo các mô hình USL một các trực quan và cung cấp các bộ sinh tự động các chế tác khác nhau từ mô hình. Từ đó sinh các ca kiểm thử tự động từ các mô hình USL. Ngoài ra, trình bày các ví dụ nghiên cứu được áp dụng cho các phương pháp của luận án, cung cấp các đánh giá của ngôn ngữ USL với các ngôn ngữ đặc tả khác, và so sánh phương pháp USLTG với một số phương pháp sinh ca kiểm thử từ ca sử dụng khác
Nghiên cứu một số mô hình học ontology và ứng dụng trong miền dầu khí
Hệ thống Thông tin ; Mô hình học ontology ; Học máy ; Trí tuệ nhân tạo
Chương 1. Nghiên cứu khảo sát khái quát về ontology, xây dựng và học ontology và các kỹ thuật học ontology. Chương 2. Trình bày chi tiết một mô hình học ontology nhận diện thể hiện miền ứng dụng Y sinh dựa trên học máy Maximum Entropy-Beam Search từ tài nguyên có trong hai ontology có trước. Mô hình học máy Maximum Entropy phụ thuộc vào đặc trưng dữ liệu do đó khung mô hình làm giàu thể hiện cho hai ontology cũng có khác biệt. Chương 3. Trình bày hai mô hình học ontology dựa trên việc sử dụng các kỹ thuật khai phá dữ liệu văn bản, học máy kết hợp với các độ đo. Mô hình đầu tiên tích hợp các khái niệm và thuộc tính từ hai ontology miền dựa trên việc đo độ tương tự giữa các đối tượng theo độ đo khoảng cách Google. Mô hình thứ hai là một mô hình học máy với chỉ dữ liệu dương (và dữ liệu không gắn nhãn) nhằm làm giàu một ontology miền tiếng Việt bằng cách bổ sung thêm khái niệm và thuộc tính từ Wikipedia tiếng Việt với tập dữ liệu huấn luyện có kích thước nhỏ (số lượng dữ liệu dương ít). Chương 4. Xây dựng một khung hợp nhất niềm tin dựa trên tranh luận để khai thác ý kiến chuyên gia miền ứng dụng vào việc hiệu chỉnh, nâng cao chất lượng một ontology miền. Chương 5 . Trình bày một quy trình bảy bước xây dựng ontology dầu khí Anh - Việt. Quy trình này được xây dựng dựa trên các kết quả nghiên cứu của luận án về học ontology, về thu nhận ý kiến chuyên gia, các nguyên lý và các bước xây dựng ontology, và thực tiễn tài nguyên ontology của ngành dầu khí Việt Nam.
Phát triển các mô hình dựa trên mạng nơ-ron cho phân tích quan điểm theo khía cạnh
Khoa học máy tính ; Mạng nơ ron ; Mạng thần kinh (Tin học) ; Mạng máy tính -- Xử lý dữ liệu ; Công nghệ thông tin
Chương 1. Giới thiệu tổng quan về các vấn đề nghiên cứu trong luận án. Luận án phân tích, đánh giá chung các công trình nghiên cứu liên quan; nêu ra một số vấn đề còn tồn tại mà luận án sẽ tập trung giải quyết. Chương 2. Trình bày các ký hiệu và khái niệm liên quan, các mô hình học máy cơ sở được sử dụng trong công việc đánh giá khía cạnh của thực thể. Một số mô hình học biểu diễn cơ sở cho mức từ, mức câu và mức đoạn/văn bản cũng sẽ được trình bày. Chương 3. Trình bày nội dung, kết quả nghiên cứu hai mô hình xác định hạng và trọng số khía cạnh ẩn của thực thể. Bên cạnh đó, mô hình xác định trọng số khía cạnh chung cũng sẽ được trình bày. Chương 4. Trình bày nội dung, kết quả nghiên cứu hai mô hình học véc-tơ từ cho phân tích quan điểm theo khía cạnh. Chương 5. Trình bày nội dung, kết quả nghiên cứu mô hình tích hợp nhiều nguồn thông tin và ứng dụng trong khai thác đa véc-tơ biểu diễn từ và véc-tơ biểu diễn ký tự cho phân tích quan điểm theo khía cạnh.
Cải tiến chất lượng dịch máy thống kê Anh-Việt dựa vào đảo trật tự từ theo cây cú pháp phụ thuộc
Khoa học máy tính ; Dịch máy ; Xử lý ngôn ngữ tự nhiên ; Dịch máy thống kê
Chương 1. Nghiên cứu về dịch máy, dịch máy thống kê, dịch máy nơ-ron, mô hình thống kê dựa trên cụm từ Phrase-based SMT, phân tích cú pháp phụ thuộc và bài toán đảo. Chương 2. Trình bày nội dung, kết quả nghiên cứu về vấn đề đảo cụm trong dịch máy thống kê sử dụng các luật thủ công cho bài toán đảo trật tự từ trong dịch máy thông kê. Chương 3. Trình bày nội dung, kết quả nghiên cứu sử dụng các luật trích xuất tự động bằng phương pháp học máy với các bộ phận lớp quan hệ. Chương 4. Trình bày nội dung, kết quả nghiên cứu phương pháp sử dụng mạng nơ-ron kết hợp các thông tin ngữ cảnh. Chương 5. Trình bày ảnh hưởng của cây phân tích cú pháp phụ thuộc với chất lượng dịch máy Anh-Việt theo hướng tiếp cận tiền xử lý
Các phương pháp nhanh xây dựng cây bootstrap tiến hóa
Khoa học máy tính, Cây bootstrap -- Xây dựng, Con người -- Tiến hóa
Trong luận án này, với bài toán xây dựng cây bootstrap tiến hóa ML, chúng tôi đề xuất phương pháp UFBoot2 dựa trên phương pháp UFBoot với 4 cải tiến quan trọng. UFBoot2 cải thiện đáng kể tốc độ và độ chuẩn xác của giá trị bootstrap so với UFBoot. Hơn nữa, UFBoot2 có các cải tiến để xử lý đỉnh đa phân tốt hơn, giảm ảnh hưởng của vi phạm mô hình và mở rộng để phân tích sắp hàng các bộ gen. Với bài toán xây dựng cây bootstrap tiến hóa MP, luận án đề xuất phương pháp mới MPBoot để tìm nhanh lời giải chấp nhận được. MPBoot được phát triển từ ý tưởng của UFBoot với các điều chỉnh quan trọng để phù hợp với tiêu chuẩn MP: tính toán hiệu quả điểm MP cho cây trên sắp hàng bootstrap, vận dụng các kỹ thuật phức tạp cho tìm kiếm cây như cắt và ghép cây con (SPR), kỹ thuật ratchet và bổ sung bước tinh chỉnh tối ưu các cây bootstrap ứng viên. Chúng tôi đã kết hợp với Trung tâm Tin sinh Tích hợp Vienna, Cộng hòa Áo phát triển và tích hợp UFBoot2 vào IQ-TREE, được Zhou và cộng sự (2017) đánh giá là hệ thống mã nguồn mở tốt nhất hiện nay cho phân tích cây tiến hóa theo tiêu chuẩn hợp lý nhất; và phát triển phần mềm mã nguồn mở MPBoot cài đặt phương pháp MPBoot.
Nghiên cứu nhận dạng thực thể có tên và thực thể biểu hiện trong văn bản và ứng dụng
Công nghệ thông tin, Ngôn ngữ lập trình (Máy tính điện tử), Chương trình máy tính
- Đề xuất mô hình kết hợp nhận dạng đồng thời thực thể và các thuộc tính liên quan đến thực thể, mô hình cho phép sử dụng nhiều loại đặc trưng khác nhau nhằm tăng cường tính ngữ nghĩa và hiệu quả của quá trình nhận dạng. Một tập dữ liệu với gần 10.000 câu đã được gán nhãn thực thể và thuộc tính cũng được xây dựng phục vụ cho việc huấn luyện và đánh giá. Kết quả của mô hình nhận dạng đạt 83,39 với độ đo F1. - Xây dựng một hệ thống hỏi đáp tự động ứng dụng mô hình nhận dạng thực thể và thuộc tính đã được đề xuất. Các bước phân tích câu hỏi và trả lời câu hỏi đều cho thấy tầm quan trọng của mô hình nhận dạng thực thể đối với mô hình hỏi đáp. Kết quả của mô hình tương đối khả quan với độ đo F1 đạt 65,5. - Góp phần mở rộng khung cấu trúc thực thể y sinh, thống nhất và tổng quát lại các định nghĩa về các thực thể y sinh có liên quan đến nhau như bệnh, hóa chất, gene, sinh vật, kiểu biểu hiện và bộ phân cơ thể. Đề xuất mô hình giải quyết bài toán nhận dạng thực thể kiểu biểu hiện và các thực thể liên quan, đây là loại thực thể mới trong y sinh với các tính chất phức tạp về mặt ngữ nghĩa. Mô hình giải quyết đạt kết quả khả quan với tất các thực thể có trong lược đồ nhận dạng. - Đưa ra các so sánh, nhận định về vấn đề thích nghi miền dữ liệu đối với việc nhận dạng thực thể y sinh, các kết quả cho phép những nghiên cứu sau này về nhận dạng thực thể kiểu biểu hiện có một khung nhìn tổng quát trong quá trình chọn lựa dữ liệu huấn luyện và đánh giá. - Nâng cao chất lượng nhận dạng thực thể kiểu biểu hiện và thực thể y sinh liên quan bằng kỹ thuật lai ghép, kết hợp nhiều mô hình nhận dạng khác nhau. Luận án đề xuất 3 phương pháp lai ghép, kết hợp và đưa ra các đánh giá, nhận xét về các phương pháp này. Các kết quả đã chỉ ra được tính hiệu quả của các phương pháp lai ghép so với kỹ thuật nhận dạng đơn mô hình khi làm tăng kết quả lên 1,5% với độ đo F.
Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thiết bị thu mặt đất với cơ chế tự động phát hiện và bám vệ tinh dùng cho hệ thống thông tin vệ tinh Vinasat
Kỹ thuật điện tử, Hệ thống viễn thông, Xử lý dữ liệu
- Nghiên cứu thuật toán điều khiển bám vệ tinh hiện đang sử dụng từ đó đề xuất thuật toán tự động tìm kiếm và bám vệ tinh đảm bảo giảm thời gian bám nhanh, chính xác. Ứng dụng các kỹ thuật điều khiển mới để thiết kế, chế tạo hệ thống điều khiển anten. - Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thiết kế, chế tạo mạch trong hệ thống thu vệ tinh băng C bao gồm mạch đổi tần nhiễu thấp băng C (LNB) và máy thu vệ tinh băng L.
Nghiên cứu cải tiến các kỹ thuật rút gọn đặc trưng cho phân lớp dữ liệu
Hệ thống hiển thị thông tin, Tệp máy tính
- Đề xuất phương pháp lựa chọn đặc trưng (FRFE) dựa trên hướng tiếp cận đóng gói dựa trên cơ sở áp dụng chiến lược loại bỏ đặc trưng đệ quy và việc cải tiến hàm đánh giá đặc trưng. Hàm đánh giá đặc trưng đề xuất có đặc điểm là giúp tránh được hiện tượng quá khớp, tăng hiệu quả phân lớp và giúp cho kết quả này được ổn định hơn. Thủ tục loại bỏ đệ quy giúp thuật toán không chỉ quan tâm tới mối liên quan của các đặc trưng mà còn quan tâm tới mối tương quan giữa các đặc trưng với bộ phân lớp. Thuật toán học đề xuất nhằm tự động tìm ra tập con đặc trưng tối ưu cho mỗi bộ dữ liệu. Nhằm giải quyết vấn đề chi phí tính toán lớn, luận án đề xuất sử dụng bộ phân lớp rừng ngẫu nhiên (random forest) với khả năng xử lý song song nhằm làm giảm thời gian thực hiện của phương pháp đề xuất. Tính hiệu quả của phương pháp lựa chọn đặc trưng đề xuất đã được lý giải và kiểm chứng bằng thực nghiệm trên bộ dữ liệu tín dụng. - Đề xuất kỹ thuật trích xuất đặc trưng có tên C-KPCA (Custom-Kernel PCA) nhằm làm giảm số lượng đặc trưng dựa trên kỹ thuật hàm nhân PCA. Cải tiến chính trong đề xuất của chúng tôi là xây dựng một hàm nhân mới dựa trên việc kết hợp một số hàm nhân cơ bản. Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm trên 04 bộ dữ liệu ung thư và so sánh kết quả khi sử dụng hàm nhân đề xuất với hàm nhân cơ bản cũng như so sánh với một số phương pháp lựa chọn đặc trưng phổ biến khác. Thực nghiệm cho thấy C-KPCA cho kết quả ổn định và tốt hơn so với các phương pháp khác trong nhiều trường hợp - Luận án đóng góp vào dòng nghiên cứu trên thế giới và trong nước về rút gọn đặc trưng cho bài toán phân lớp dữ liệu thông qua các công bố: 05 bài báo khoa học được phản biện và đánh chỉ mục trong các cơ sở dữ liệu như Scopus, ISI-proceeding, và DBLP.
Phân tích ổn định tĩnh và đáp ứng động lực phi tuyến của vỏ thoải hai độ cong FGM trên nền đàn hồi
Cơ học kỹ thuật, Cơ học vật rắn biến dạng
Luận án đặt ra mục tiêu giải quyết bài toán ổn định tĩnh và động lực phi tuyến, bao gồm xác định giá trị các tải tới hạn, giá trị tần số dao động tự do, mối liên hệ biên độ - tần số của dao động tự do và dao động cưỡng bức tuyến tính và phi tuyến, các đường cong tải trọng - biên độ độ võng cũng như biên độ độ võng - thời gian của kết cấu vỏ thoải hai độ cong FGM và vỏ thoải hai độ cong FGM áp điện khi các kết cấu này chịu một số điều kiện tác dụng của các tải cơ và nhiệt. Đồng thời, luận án đi vào khảo sát ảnh hưởng của các tham số vật liệu, tham số hình học, gân gia cường, nền đàn hồi, gia số nhiệt độ, các loại tải trọng lên ổn định tĩnh và đáp ứng động lực phi tuyến của vỏ thoải hai độ cong FGM. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Xây dựng mô hình tích hợp viễn thám và GIS xác định nguy cơ tai biến lũ quét lưu vực sông Năng, tỉnh Bắc Kạn
Mô hình tích hợp viễn thám, GIS
Chương 1: tổng quan về vấn đề nghiên cứu. Chương 2: Mô hình xác định nguy cơ lũ quét. Chương 3: Đặc điểm lũ quét và các nhân tố hình thành lũ quét lưu vực sông Năng, Bắc Kạn. Chương 4: Tính toán, xác định nguy cơ lũ quét lưu vực sông Năng, tỉnh Bắc Kạn.
Ứng dụng viễn thám và GIS nghiên cứu mối quan hệ giữa biến động sử dụng đất với điều kiện tự nhiên vùng ven biển đồng bằng sông Hồng
Ứng dụng viễn thám, GIS
Đánh giá được mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên với biến động sử dụng đất khu vực ven biển đồng bằng sông Hồng thông qua hai khu vực điển hình huyện Thái Thụy (Thái Bình) và Giao Thủy (Nam Định) trên cơ sở ứng dụng viễn thám và hệ thông tin địa lý
Nghiên cứu mô hình nhân vật ảo biểu cảm trên khuôn mặt ba chiều nói tiếng Việt
Nghiên cứu mô hình nhân, Tiếng Việt
Đề xuất mô hình tạo biểu cảm khuôn mặt thể hiện trạng thái cảm xúc liên tục của nhân vật ảo. Mô hình đề xuất có khả năng tạo biểu cảm khuôn mặt tự nhiên hơn, góp phần nâng cao tính thuyết phục của nhân vật ảo. - Đề xuất mô hình biến đổi tiếng nói tiếng Việt để tạo biểu cảm trong kênh tiếng nói cho nhân vật ảo nói tiếng Việt. Mô hình đề xuất có khả năng tổng hợp tiếng nói tiếng Việt có cảm xúc từ đầu vào là tiếng nói ở trạng thái tự nhiên. - Xây dựng khuôn mặt ba chiều nói tiếng Việt có khả năng thể hiện cảm xúc trên khuôn mặt và trong tiếng nói. Khuôn mặt ba chiều này có thể được sử dụng cho nhân vật ảo nói tiếng Việt trong các ứng dụng giải trí, giáo dục, thương mại,…
Nghiên cứu nâng cao hiệu năng của hệ tìm phương sử dụng Anten không tâm pha trong môi trường các nguồn tín hiệu tương quan.
Anten, hệ tìm phương, nguồn tín hiệu tương quan
Hệ tìm phương, hay còn gọi là tìm hướng sóng đến (DOA), luôn đóng vai trò quan trọng trong các ứng dụng: thông tin, định vị, giám sát, dẫn đường, tìm kiếm cứu nạn,... Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của xử lý tín hiệu, các hệ tìm phương xử lý mảng cho phép cùng lúc ước lượng nhiều tham số (hướng sóng đến, tần số, thời gian truyền,...) của nhiều tín hiệu (cùng kênh hoặc khác kênh) trong khi hệ tìm phương truyền thống không thể. Cấu trúc của một hệ tìm phương xử lý mảng gồm hai phần cơ bản, cũng là hai phần quyết định đến hiệu năng của hệ thống, là: mảng anten và thuật toán ước lượng tham số.
Nghiên cứu một số kỹ thuật phát hiện ảnh giấu tin
Hệ thống thông tin, Kỹ thuật giấu tin, Giấu tin trong ảnh
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về giấu tin trong ảnh, phát hiện ảnh có giấu tin và các nghiên cứu liện quan. Ngoài ra, chương này còn nêu ra phương pháp đánh giá các kỹ thuật phát hiện ảnh có giấu tin theo chuẩn đánh giá độ chính xác (Precision), (...)
Nghiên cứu cải tiến một số phương pháp tra cứu ảnh sử dụng đặc trưng ảnh
Khoa học máy tính, Tra cứu ảnh, Xử lý ảnh, Đồ họa máy tính
Giới thiệu tổng quan về trích rút đặc trưng và tra cứu ảnh dựa vào đặc trưng thị giác, đưa ra một số kết luận và định hướng cho nghiên cứu. Trình bày kỹ thuật tra cứu ảnh dựa vào lược đồ màu khối HG và phương pháp cải tiến của nó là IHG. Nghiên cứu kỹ thuật (...)
Một mô hình tạo khóa học thích nghi trong đào tạo điện tử
Công nghệ thông tin, Mạng máy tính, Truyền dữ liệu, Đào taọ điện tử
Trình bày khái niệm về đào tạo điện tử, các đặc điểm của đào tạo điện tử, tóm lược lịch sử các giai đoạn phát triển của đào tạo điện tử, cũng như xu hướng phát triển trong giai đoạn hiện nay. Trình bày tóm tắt cơ sở lý thuyết học thích nghi, các phương pháp (...)
Nghiên cứu phát hiện luật kết hợp hiếm và ứng dụng
Luật kết hợp hiếm, Luật kết hợp, Khai phá dữ liệu, Hệ thống thông tin, Công nghệ thông tin
Trình bày phát hiện luật kết hợp và luật kết hợp hiếm: phương pháp chung phát hiện luật kết hợp; phát hiện luật kết hợp từ CSDL tác vụ và định lượng; phát hiện luật kết hợp hiếm. Tìm hiểu phát hiện luật kết hợp hiếm trên cơ sở dữ liệu tác vụ: luật kết hợp (...)
Bài toán nội suy và mạng Nơron RBF
Bài toán nội suy, Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính, Mạng nơron
Giới thiệu những điểm cơ bản của bài toán nội suy hàm số và mạng nơron nhiều tầng bao gồm: nội suy đa thức cho hàm một biến, các khái niệm tiếp cận chính đối với bài toán nội suy hàm nhiều biến, giới thiệu tóm tắt về mạng nơron nhân tạo và các mạng nơron (...)
Phát triển một số phương pháp lọc thông tin cho hệ tư vấn
Khoa học máy tính, Công nghệ thông tin, Lọc thông tin, Hệ tư vấn
Giới thiệu tổng quan về lọc thông tin, các phương pháp lọc thông tin như phương pháp lọc theo nội dung, lọc cộng tác và phương pháp lọc kết hợp. Nghiên cứu phương pháp hạn chế ảnh hưởng của vấn đề dữ liệu thưa của lọc cộng tác bằng phương pháp (...)
Phương pháp tối ưu đàn kiến và ứng dụng
Khoa học máy tính, Ngôn ngữ lập trình, Phương pháp tối ưu đàn kiến, Bài toán tối ưu
Giới thiệu một phát biểu bài toán tối ưu tổ hợp dạng tổng quát. Tìm hiểu phương pháp tối ưu đàn kiến. Phân tích toán học về biến thiên vết mùi, luận án đề xuất các thuật toán mới MLAS, SMMAS và 3-LAS, hiệu quả của thuật toán được kiểm nghiệm trên hai bài (...)
Nghiên cứu phương pháp đánh giá và cải thiện hiệu năng giao thức TCP cho mạng máy tính
Giao thức TCP, Mạng máy tính, Tin học, Đánh giá giao thức TCP, ứng dụng toán học
Nghiên cứu các vấn đề cơ bản về điều khiển lưu lượng và tắc nghẽn trong giao thức TCP, việc kết nối các mạng không dây với Internet. Tầm quan trọng của đánh giá hiệu năng mạng, độ đo nhiệt năng thông dụng. Trình bày phương pháp đáng giá hiệu năng mạng bằng (...)
Echocardiography segmentation using machine learning algorithms = Phân đoạn siêu âm tim bằng thuật toán học máy
Khoa học máy tính, Công nghệ thông tin, Thuật toán học máy, Tim -- siêu âm
Phân vùng tâm thất trái từ video siêu âm tim sử dụng những tiến bộ gần đây trong lĩnh vực học sâu. Kết quả là sự cải tiến đáng kể về độ chính xác và tính nhất quán của việc phân vùng giữa các hình trong video, đồng thời cải thiện độ chính xác về việc ước lượng độ đo y khoa
Deep learning and image processing for liver cancer CT image analysis = Học sâu và xử lý hình ảnh để phân tích hình ảnh CT ung thư gan
Kỹ thuật điện tử, Hình ảnh -- Xử lý
Liver cancer is among the leading causes of death not only in Vietnam but also in the world. Therefore, researches related to liver cancer is of great necessity nowadays. This thesis focuses on the analysis of liver cancer computed tomography (CT) image using deep learning and image processing algorithms. The content of the thesis consists of two main contributions. Firstly, a pipeline is proposed for the precise segmentation of the liver and automatic quantification of the liver-lung shunt fraction to support the liver cancer treatment using Selective Internal Radiation Therapy (SIRT). The proposed pipeline combines both image segmentation and image registration technique. The registration algorithm is used to deform the liver in the contrast-enhanced CT (CECT) image to the shape of the liver in the noncontrast-enhanced CT (nCECT) image. Subsequently, the liver is precisely segmented from the deformed CECT image. The obtained liver segmentation now is also equivalent to the liver in the nCECT image. The next part of the thesis dives deeper into the registration of liver CT images, with special focus on the large deformation problem. A Convolutional Neural Network is proposed to handle the large deformabale liver CT registration by dividing the large deformation field into a chain of densely connected multi-resolution smaller deformation fields. Consequently, the liver would be deformed gradually, little-by-little until it reaches the desired shape, which is more effective than other one-time deformation methods. Besides, we also developed and packaged a liver CT image analysis toolbox. The tool has been installed in the Department of Nuclear Medicine, Hospital 108 and utilized by radiologists for long-term evaluation purposes.
Adaptive Sampling towards Efficient Representation Learning with Graph Transformer in Dynamic Graphs = Lấy mẫu thích ứng hướng tới việc học biểu diễn hiệu quả với Bộ biến đổi đồ thị trong đồ thị động
Khoa học máy tính, Công nghệ thông tin, Bộ biến đổi đồ thị
Graphs are widely used to represent data in various domains, such as social networks, recommendation systems, and biological networks. However, real-world graphs are often dynamic, meaning that they evolve over time, which poses significant challenges for representation learning methods. This thesis proposes a novel approach to address the computational challenges of learning representations of dynamic graphs using graph transformers and adaptive sampling techniques called ASDGT. The key idea of the ASDGT method is to selectively sample a subset of nodes and edges to update the graph representations, rather than updating all nodes and edges at each time step. The proposed adaptive sampling method is based on the idea that nodes that change frequently are more important to learn, and therefore should be sampled more frequently. The thesis’s contributions include the development of a novel approach for representation learning in dynamic graphs using adaptive sampling techniques and graph transformers. The proposed method produces more efficient and scalable representations of dynamic graphs, which can be applied to various domains. The thesis also provides insights into the importance of adaptive sampling techniques for efficient representation learning in dynamic graphs. We evaluated the proposed method and baselines on some popular real-world datasets, and the results demonstrate the effectiveness of ASDGT in various tasks, including node classification and link prediction.
Develop an algorithm to reconstruct the 3D model of Nguyen dynasty woodblock characters based on the 2D scanned printed image of these characters = Xây dựng thuật toán tái tạo mô hình 3D các ký tự mộc bản triều Nguyễn dựa trên ảnh in 2D của các ký tự này
Khoa học máy tính, Đồ họa máy tính, Lập trình
Tập trung giới thiều về cách tiếp cận dựa trên mô hình GAN. Tiến hành thử nghiệm và đánh giá nhằm xác định phương pháp và cách kết hợp hiệu qur đối với các thành phần chính trong mạng GAN và đã thấy rằng sự kết hợp của hàm mất mát bình phương trung bình (Mean Square Error – MSE) và hàm mất mát tương tự cấu trúc và kết cấu hình ảnh sâu (Deep Image Structure and Texture Similarity – DISTS) cho kết quả tốt hơn các hàm mất mát khác được xem xét trong nghiên cứu. Hơn nữa, việc kết hợp các ràng buộc sóng (wavelet) trên miền đặc trưng và cơ chế tự giám sát giúp giảm đáng kể các hiện vật (artifact) và nâng cao chất lượng đầu ra được tạo ra
Nghiên cứu, thiết kế hệ thống IoT cảm biến thông minh phục vụ cảnh báo va chạm tiệm cận
Va chạm tiệm cận, Cảnh báo giao thông
Tai nạn giao thông tại các khu vực có tầm nhìn hạn chế luôn là một vấn đề thách thức. Thiếu sự quan sát có thể dẫn đến các va chạm đột ngột, gây ra hậu quả nghiêm trọng. Để giải quyết vấn đề này, nghiên cứu này tập trung vào việc thiết kế hệ thống cảm biến IoT cảnh báo va chạm tiệm cận. Hệ thống bao gồm các thiết bị cảm biến và cảnh báo được lắp đặt tại các khu vực có tầm nhìn hạn chế, các thiết bị được kết nối với nhau thông qua truyền thông LoRa. Khi phát hiện nguy cơ va chạm tiềm năng, các thiết bị cảm biến sẽ gửi tín hiệu đến thiết bị cảnh báo, sau khi nhận được tín hiệu, thiết bị cảnh báo có vai trò cảnh báo âm thanh đến tài xế, giúp tài xế có thể nhận biết sự xuất hiện của các phương tiện tham gia giao thông khác. Việc sử dụng công nghệ LoRa cho phép truyền tín hiệu xa và ổn định trong môi trường phức tạp. Kết quả thực nghiệm cho thấy, hệ thống có khả năng phát hiện phương tiện giao thông ở tốc độ 60km/h, và cảnh báo về va chạm trong phạm vi 100m, với độ trễ truyền thông khoảng 0.7 giây. Nghiên cứu này đã khẳng định tiềm năng ứng dụng công nghệ LoRa trong hệ thống cảnh báo va chạm giao thông thông minh. Đây có thể là một giải pháp hiệu quả giúp giảm thiểu tai nạn giao thông, nâng cao an toàn tại các khu vực có tầm nhìn hạn chế. Với triển vọng ứng dụng rộng rãi, đây là một hướng nghiên cứu đầy tiềm năng.
Nâng cao hiệu năng mô phỏng lan truyền dịch bệnh trên đàn gia súc bằng các kỹ thuật tính toán song song
Kỹ thuật tính toán, Kỹ thuật phần mềm
BVDV (viết tắt của Bovine Viral Diarrhea Virus) là một loại virus truyền nhiễm gây bệnh ở bò, chúng gây ra tác động rất lớn về kinh tế cho ngành chăn nuôi. Đã có nhiều nghiên cứu mô phỏng sự lan truyền của dịch bệnh này với nhiều hướng tiếp cận khác nhau nhằm giúp hiểu và từ đó dự đoán được sự ảnh hưởng của dịch bệnh này. Trong đó, chúng tôi tham chiếu tới nghiên cứu của Luyuan Qi vào năm 2019 được phát triển bằng mô hình dựa trên tác tử (ABM). Chương trình mô phỏng của Qi có thời gian chạy khá lâu, vì vậy mục tiêu của nghiên cứu này bao gồm việc cải tiến hiệu năng của chương trình này bằng kỹ thuật đa luồng. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng hướng tới xây dựng ứng dụng Web giúp người sử dụng từ bất kì đâu có thể tiếp cận được chương trình mô phỏng này, từ đó cho phép họ tải lên tệp dữ liệu và nhận được kết quả mô phỏng tương ứng. Ngoài ra, việc đánh giá tính đúng đắn và hiệu quả của chương trình mô phỏng cải tiến, cũng như ứng dụng Web vừa nêu đã được thực hiện bằng các thử nghiệm và đo đạc trong nhiều điều kiện và môi trường khác nhau.
Nghiên cứu phương pháp phân tích hành vi của khách hàng
Hệ thống thông tin, Hành vi khách hàng
Luận văn đã đạt được đóng góp đề ra ban đầu trong giải quyết bài toán dự đoán hành vi khách hàng. Đầu tiên, luận văn đã phát triển một mô hình linh hoạt cho việc dự đoán đồng thời tần suất mua hàng và hành vi rời bỏ của khách hàng. Điều này mang lại giá trị lớn cho doanh nghiệp, giúp họ nắm bắt được xu hướng và động lực của khách hàng, từ đó áp dụng các chiến lược tiếp thị và quản lý khách hàng hiệu quả hơn. Thứ hai, luận văn đã giới thiệu một phương pháp trích chọn đặc trưng mới và hiệu quả thông qua hồi quy đa biến. Phương pháp này đã giúp xác định một cách chính xác các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hành vi của khách hàng. Điều này không chỉ cải thiện hiệu suất dự đoán mà còn cung cấp hiểu biết sâu sắc về các yếu tố quyết định hành vi rời bỏ và tần suất mua hàng của khách hàng
Nghiên cứu, phát triển thuật toán điều khiển phục hồi mạng đa robot chống chịu các tác động bất lợi của môi trường
Robot, Thuật toán, Kỹ thuật điện tử
Luận văn “Nghiên cứu, phát triển thuật toán điều khiển phục hồi mạng đa robot chống chịu các tác động bất lợi của môi trường” trình bày về quá trình mô hình hóa các điều kiện bất lợi từ môi trường ảnh hưởng đến mạng đa robot bằng mô hình mờ dần đa đường: Rician/Rayleigh fading. Đề xuất các chiến lược điều khiển đảm bảo chất lượng kết nối cho mạng đa robot trong môi trường tĩnh. Các chiến lược được thực hiện bằng phương pháp điều khiển phân tán dựa trên thuật toán tối ưu hóa bầy đàn và di chuyển sử dụng mô hình điều khiển hành vi. Thêm vào đó là một cơ chế tối ưu tuần tự giúp giảm việc gây ra các kết nối yếu trong mạng. Cuối cùng là chiến lược điều khiển phục hồi chất lượng mạng trong môi trường động. Chiến lược đề ra đảm bảo duy trì kết nối dựa trên việc duy trì cấu trúc liên kết tam giác và sử dụng dẫn đường nội mạng cùng robot hỗ trợ làm giảm số lượng các robot tới hạn và giải quyết vấn đề cực tiểu cục bộ. Các thí nghiệm mô phỏng đã cho thấy sự cải thiện về thông lượng, đảm bảo chất lượng kết nối và hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu của luận văn.
Phân tích và ứng dụng trích xuất thông tin ngữ nghĩa cho nâng cao hiệu quả tương tác người – robot phục vụ
Kỹ thuật viễn thông, Robot
Tương tác người – Robot là một trong những bài toán được quan tâm nhiều trong kỷ nguyên bùng nổ của trí tuệ nhân tạo. Mỗi loại robot với ứng dụng khác nhau yêu cầu mức độ linh hoạt và cách thức tương tác với người sử dụng khác nhau. Luận văn thực hiện phân tích và ứng dụng trích xuất thông tin ngữ nghĩa cho nâng cao hiệu quả tương tác giữa người và robot phục vụ. Cụ thể, trích xuất thông tin ngữ nghĩa được ứng dụng cho hệ thống xây dựng đồ thị tri thức miền bán lẻ với ngôn ngữ Tiếng Việt. Tiếp đó tích hợp đồ thị tri thức xây dựng được vào nền tảng Chatbot xây dựng trên nền tảng GPT3.5 của ChatGPT nhằm kiểm thử khả năng nâng cao hiệu quả tương tác giữa người – robot phục vụ trong lĩnh vực bán lẻ hàng hóa. Đồ thị tri thức (KG) lưu trữ thông tin dưới dạng các nút và cạnh mô tả quan hệ ngữ nghĩa giữa các nút. Cách lưu trữ này giúp đồ thị tri thức dễ dàng quản lý lượng dữ liệu khổng lồ và đa dạng trong lĩnh vực bán lẻ. Đồ thị tri thức được xây dựng trên cơ sở trích xuất thông tin ngữ nghĩa. Tác vụ nhận diện thực thể (NER) giúp trích xuất thông tin cần lưu trữ tại các nút của đồ thị. Trong khi đó, tác vụ trích xuất tương quan thực thể (RE) giúp trích xuất thông tin lưu trữ tại các cạnh của đồ thị. Luận văn đề xuất một hệ thống đầu cuối bán tự động quy trình xây dựng đồ thị tri thức trong lĩnh vực bán lẻ hàng hóa tiêu dùng với ngôn ngữ Tiếng Việt. Cụ thể, luận văn xây dựng bộ dữ liệu Tiếng Việt trong lĩnh vực bán lẻ hàng hóa tiêu dùng cho các tác vụ NER và RE. Tiếp đó ứng dụng biến thể của mô hình BERT trong việc xác định thông tin các nút và cạnh của đồ thị. Thông tin trích xuất được sau đó được biểu diễn trực quan hóa với Neo4j. Kết quả thực nghiệm đạt 0.70 với điểm F1-Score cho tác vụ nhận diện thực thể và 0.84 với điểm F1- Score cho tác vụ trích xuất tương quan thực thể. Kết quả kiểm thử việc tích hợp đồ thị vào nền tảng chatbot Jellyfish-Chatbot do học viên cùng nhóm nghiên cứu xây dựng trên cơ sở GPT-3.5 (tương ứng với ChatGPT) cho thấy việc kết hợp đồ thị tri thức giúp mô hình trò chuyện có khả năng giải đáp các câu hỏi liên quan tới lĩnh vực mua sắm hàng hóa tại các cửa hàng bán lẻ hàng tiêu dùng. Người dùng có thể sử dụng nền tảng chatbot để truy vấn các thông tin liên quan tới hàng hóa và thông tin khuyến mãi. Dữ liệu trong kho cơ sở dữ liệu đồ thị cũng có thể cập nhật thường xuyên với sự hỗ trợ của hệ thống đầu cuối xây dựng đồ thị tri thức được đề xuất.
Nghiên cứu khai thác các phương pháp đánh giá chất lượng ảnh cho cải tiến hiệu năng mã hóa H.266/VVC
Chất lượng ảnh, Kỹ thuật viễn thông
Trong thời kỳ dữ liệu lớn hiện nay, video đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục, giải trí, tiếp thị và nghiên cứu khoa học. Để đảm bảo chất lượng trải nghiệm video của người dùng, việc đánh giá chất lượng video theo góc độ cảm quan (Perceptual Video Quality Assessment - VQA) trở nên cực kỳ quan trọng. Gần đây, Netflix đã phát triển mô hình đánh giá chất lượng VMAF (Video Multimethod Assessment Fusion), một mô hình VQA toàn diện kết hợp các đặc điểm không gian và thời gian để dự đoán chất lượng cảm quan. Mô hình này có sự tương quan mạnh mẽ hơn với hệ thống thị giác người so với các phép đo thông thường như PSNR (Peak Signal to Noise Ratio) và SSIM (Structure Similarity Index). Tuy nhiên, chất lượng video cảm quan thường bị suy giảm do sự thay đổi về nội dung và tốc độ bit. Điều này dẫn đến trải nghiệm không thoải mái cho người xem. Trong bối cảnh này, nghiên cứu đề xuất một mô hình dự đoán tham số lượng tử hóa (QP - Quatization Parameter) được điều chỉnh dựa trên VMAF để mã hóa video và đạt được chất lượng cảm quan tốt hơn với tốc độ bit hợp lý. Cụ thể, quá trình tối ưu hóa RD của mã hóa video VVC được cải thiện bằng cách sử dụng điểm số VMAF để tìm bản đồ QP tối ưu. Kết quả cho thấy rằng hiệu suất nén của mã hóa VVC với phương pháp đề xuất tiết kiệm gần 1% bitrate và có chất lượng tốt hơn khi so với mã hóa truyền thống chuẩn VVC. Hơn nữa, mô hình đề xuất có thể điều chỉnh QP của video mã hóa để đạt được mức điểm VMAF sát với kỳ vọng của người dùng và mang đến chất lượng ổn định giữa các khung hình trong video
Nghiên cứu phát triển chip vi lỏng tập trung làm giàu protein
Chip vi lỏng, Kỹ thuật điện tử
Hiện nay, chip vi lỏng đang thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học trong nước và trên thế giới. Các chip này được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế để chẩn đoán và phát hiện các bệnh trên người. Trong đó, các chip phát hiện protein đang cho thấy tiềm năng lớn trong chẩn đoán và tiên lượng các bệnh ung thư. Tuy nhiên, dải thay đổi của nồng độ protein, từ vài pg/mL up dến mg/mL và số lượng lớn các protein trong một mẫu thử là các thách thức lớn trong các nghiên cứu để định lượng. Đặc biệt, sau một vài bước phân tách thì nồng độ protein có thể thấp hơn dải phát hiện của các cảm biến sinh học. Do đó, các protein cần được sắp xếp và tập trung tại một khu vực nhất định trong kênh để giải quyết vấn đề trên. Một số cơ chế tập trung protein đã được phát triển theo dạng chip vi lỏng. Trong đó, bẫy điện động học (electrokinetic trapping) là một phương pháp mà cho thấy nhiều ưu điểm bởi khả năng ứng dụng của phương pháp. Các phần tử sinh học có thể dễ dàng được bắt giữ và tập trung ở một khu vực mong muốn. Một chip tập trung dựa trên phương pháp bẫy điện động học thường có 2 vi kênh: một kênh chính cho mẫu sinh học và một kênh phụ cho dung dịch đệm. Hai vi kênh này được kết nối với nhau thông qua nhiều kênh nano được được tạo bên trong mang lọc ion. Việc tạo các kênh nano là rất quan trọng trong chế tạo chip tập trung protein. Có nhiều phương pháp để tạo ra các kênh nano đã được nghiên cứu như: ăn mòn, đánh thủng sử dụng điện áp cao và đánh thủng kết hợp các hạt nano. Tuy nhiên, các phương pháp này có các hạn chế như: độ bền liên kết giữa đế thủy tinh - chip PDMS và tính chọn lọc lâu dài của các kênh nano. Để giải quyết vấn đề này, Nafion để tạo ra một màng chọn lọc ion dễ dàng tích hợp vào cấu trúc vi lỏng phẳng để tập trung protein. Ngoải ra, chế tạo màng chọn lọc ion sử dụng dung dịch Nafion dễ dàng hơn sử dụng các phương pháp đánh thủng hay ăn mòn.
Nghiên cứu động lực học của Drone tính tới ảnh hưởng của vật nặng
Cơ kỹ thuật, Động lực học
Trong Luận văn này, ta đã tìm hiểu về mô hình hoạt động của Drone bằng cách xây dựng hệ phương trình chuyển động của Drone dựa vào hệ phương trình Euler - Newton, sau đó ta lập và giải hệ 6 phương trình vi phân chuyển động để tìm ra đáp ứng của Drone, từ đó mô phỏng chuyển động của Drone, sau đó đánh giá các ảnh hưởng như ảnh hưởng của vị trí motor, kích thước hình học cánh tay Drone, tải gió và tải trọng đến quá trình chuyển động của Drone. Mô hình động lực học của Drone được giải dựa trên phần mô phỏng Matlab Simulink. Qua các kết quả mô phỏng, ta có thể thấy mô hình đáp ứng động lực học của Drone đáng tin cậy trong khảo sát các chuyển động của Drone trên lý thuyết và trong thực tế khi có các ảnh hưởng nhiễu động. Các yếu tố ảnh hưởng bởi kết cấu của quadcopter cũng tác động đến chuyển động của nó. Các kết quả này đã được công bố trên 2 hội nghị quốc tế và quốc gia: - Nguyễn Hoàng Quân, Nguyễn Khánh Duy, Đặng Thế Ba, Nghiên cứu đáp ứng động lực học của Drone tính tới vị trí khối tâm, Hội nghị khoa học cơ học thủy khí toàn quốc lần thứ 26, Phú Yên, 27-29/07/2023. - Nguyen Hoang Quan, Nguyen Khanh Duy, Nguyen Cong Minh, Dang The Ba, Analyzing Quadcopter Dynamic Response in Relation to Weight Variation, ICEMA7, 11-13/2023, Ha Noi. Bên cạnh đó, việc đánh giá chi tiết các ảnh hưởng tới chuyển động của Drone cũng sẽ mất rất nhiều thời gian. Những kết quả ảnh hưởng trên chỉ là một phần trong những ảnh hưởng liên qua trực tiếp tới chuyển động bay của Drone. Trong thời gian tới, luận văn sẽ được mở rộng theo hướng chế tạo thử nghiệm mô hình động lực học của Drone, nghiên cứu mở rộng mô hình động lực học tính tới các yếu cố ảnh hưởng khác như tải gió, cấu hình khác… và thiết kế các bộ điều khiển Drone.
Nghiên cứu và phát triển hệ thống đo khoảng cách dựa trên kỹ thuật ToF sử dụng phương pháp lấy mẫu nén
Kỹ thuật ToF, Kỹ thuật điện tử
Trong luận văn này, em đã nghiên cứu, phát triển và mô phỏng một hệ thống đo khoảng cách sử dụng kỹ thuật Compressive sensing và kỹ thuật ToF. Hệ thống này cho phép đo khoảng cách một cách chính xác với một vài mẫu thu được từ cảm biến ánh sáng. Khác với các cảm biến ToF truyền thống, hệ thống được đề xuất trong nghiên cứu này sử dụng các cảm biến có tần số nhỏ hơn rất nhiều lần so với tần số của sóng mang. Điều này có nghĩa là các cảm biến tần số thấp với giá thành rẻ hoàn toàn có thể được khai thác và sử dụng trong thực tế, giúp cho chi phí chế tạo hệ thống rất thấp. Bên cạnh đó, thông tin khoảng cách có thể đo chính xác với một vài mẫu từ cảm biến ánh sáng, giúp cho việc lưu trữ thông tin về đối tượng cần đo nhỏ hơn nhiều lần so với số lượng mẫu cần lưu trữ của hệ thống ToF truyền thống. Việc thu nhận số ít mẫu từ vật cần đo cũng giúp quá trình thu nhận thông tin diễn ra rất nhanh và hệ thống hoàn toàn có thể được áp dụng với các vật thể di chuyển hoặc biến dạng trong thời gian ngắn. Hệ thống ToF sử dụng kỹ thuật lấy mẫu nén với sóng điều chế tần số đã khắc phục được những nhược điểm về khoảng cách đo của hệ thống tương ứng một 51xung một tần số. Giúp mở rộng khoảng đo lên nhiều lần trong khi độ phân giải vẫn được giữ không đổi. Kết quả mô phỏng của hệ thống được thực hiện với các mức nhiễu khác nhau đã chứng minh rằng sóng mang có thể được phục hồi một cách chính xác khi có nhiễu, điều này nêu bật tính khả thi tiềm tàng của hệ thống trong các ứng dụng thực tế
Xây dựng hệ thống mô phỏng dịch bệnh lan truyền trong đàn lợn được nuôi theo phương pháp cho ăn chính xác
Truyền thông dữ liệu, Mạng máy tính
Luận văn trình bày về việc xây dựng hệ thống mô phỏng dịch bệnh trong đàn lợn được nuôi theo phương pháp cho ăn chính xác. Phương pháp cho ăn chính xác sử dụng hệ thống các máng ăn liên với hệ thống máy tính để khai thác dữ liệu thu thập từ từng cá thể lợn. Dữ liệu được xử lý và phân tích dựa trên các mô hình toán học để đưa ra những dự đoán, cảnh báo cho nông dân hoặc xây dựng công thức khẩu phần ăn phù hợp với yêu cầu của từng cá thể vật nuôi tại mỗi thời điểm trong chu kỳ sản xuất. Nội dung của luận văn tập trung vào hai vấn đề chính là nâng cấp ứng dụng mô phỏng hệ thống cho ăn chính xác đã có và kết hợp mô hình dịch bệnh lan truyền vào hệ thống này. Kết quả của bộ mô phỏng được so sánh và phân tích với bộ dữ liệu thu thập trong thực tế để đánh giá tính chính xác.
Nhận dạng người dựa trên tín hiệu điện não đồ sử dụng các phương pháp học máy
Phương pháp học máy -- Nhận dạng người, Khoa học máy tính -- Tín hiệu điện não đồ
Nghiên cứu này tập trung vào việc nhận dạng người dùng dựa trên tín hiệu điện não đồ (EEG) bằng cách phân tích đặc trưng của tín hiệu EEG sử dụng các phương pháp học máy, học sâu khác nhau. Kết quả của nghiên cứu có thể sử dụng để xây dựng hệ thống nhận dạng, xác minh danh tính của một cá nhân trong một nhóm người. Trong thực tế, nhận dạng người từ tín hiệu EEG có thể sử dụng trong bảo mật kết hợp các thuộc tính sinh học như vân tay, mống mắt và giọng nói. Bên cạnh đó, kỹ thuật này có thể tích hợp vào trong các hệ thống BCI (hệ thống giao diện nãomáy tính) để tăng tính cá nhân hóa, tăng cường trải nghiệm người dùng. Luận văn tập trung vào giải quyết bàn toán nhận dạng người dựa trên tín hiệu EEG sử dụng bộ dữ liệu lớn của phòng thí nghiệm Tương tác người - máy (HMI Laboratory) được thu thập trong vòng 2 năm bao gồm dữ liệu EEG của các đối tượng người thường, người bệnh ALS và người bệnh đột quỵ, suy giảm chức năng vận động. Trước tiên luận văn áp dụng 2 mô hình học máy truyền thống và mô hình học sâu đã được đề xuất trong các nghiên cứu gần đây để so sánh kết quả giữa bộ dữ liệu đã được sử dụng trong nghiên cứu trước và bộ dữ liệu của phòng thí nghiệm. Sau đó đưa ra đề xuất cải tiến mô hình học sâu dựa trên việc tinh chỉnh tốc độ học, kết hợp các phương thức tiền xử lý chuẩn hóa dữ liệu đã giảm thời gian huấn luyện mô hình nhưng vẫn giữ được kết quả gần như không đổi so với các nghiên cứu trước đó. Kết quả thực nghiệm cho thấy là cải tiến đã đáp ứng được mục tiêu ban đầu là thời gian huấn luyện mô hình đã thấp xuống, nhưng vẫn giữ được độ chính xác tương đương.
Sinh tự động mã nguồn giao diện người dùng theo hướng tiếp cận tích hợp các thành phần bậc cao vào thiết kế hướng miền
Sinh mã nguồn tự động, Thiết kế hướng miền
Luận văn trình bày một phương pháp tự động sinh mã nguồn giao diện người dùng hỗ trợ cho quy trình phát triển phần mềm theo thiết kế hướng miền. Phương pháp được đề xuất sử dụng cơ sở lý thuyết về chuyển đổi mô hình kết hợp với kỹ thuật sinh mã nguồn tự động từ khuôn mẫu và siêu mô hình. Luận văn đã tiến hành nghiên cứu và xây dựng phương pháp để áp dụng vào một framework hỗ trợ thiết kế hướng miền có tên JDA. Với đầu vào là cấu hình ứng dụng xoay quanh một mô hình miền lõi của JDA, phương pháp cho kết quả đầu ra là mã nguồn giao diện người dùng sử dụng REST API cung cấp các chức năng quản lý dữ liệu theo miền. Cụ thể, phương pháp bao gồm hai đóng góp: 1) Đề xuất một mô hình mã nguồn giao diện người dùng tuân theo các quy tắc của thiết kế hướng miền đồng thời giải quyết các vấn đề trong sinh mã nguồn tự động; 2) Xây dựng một thuật toán sinh mã nguồn tự động từ mô hình ứng dụng của JDA và khuôn mẫu ứng dụng. Trong mô hình mã nguồn được đề xuất, luận văn sử dụng các thành phần bậc cao kết hợp với các mã nguồn cấu hình nhằm tách biệt lô-gíc miền và lô-gíc cài đặt đồng thời tối thiểu hoá và đơn giản hoá các file mã nguồn cần sinh tự động. Trong thuật toán sinh mã nguồn tự động, luận văn xây dựng và sử dụng các chú thích đánh dấu trong Java cùng với các cú pháp khai báo khuôn mẫu để tổng quát hoá cách thức chuyển đổi đổi mô hình ứng dụng của JDA thành mã nguồn giao diện người dùng. Phương pháp được áp dụng cài đặt cho mô-đun MOSAR của JDA và được minh họa, đánh giá trên các ví dụ cụ thể cho thấy kết quả khả quan trong triển khai thực tế.
Nhận diện khuôn mặt trong các điều kiện không thông thường sử dụng tái tạo khuôn mặt ba chiều
Trí tuệ nhân tạo -- Nhận diện khuôn mặt, Tái tạo khuôn mặt ba chiều
Với sự phát triển của công nghệ, các mô hình trí tuệ nhân tạo ra đời với mục đích phục vụ cho đời sống của con người. Một bài toán được đặt ra là làm thế nào để các cỗ máy có thể nhận ra danh tính con người như khi một con người nhận biết một người khác bằng hình ảnh khuôn mặt. Từ đó, công nghệ nhận diện khuôn mặt được ra đời. Luận văn này triển khai việc huấn luyện và đánh giá mô hình nhận diện khuôn mặt dựa trên các mô hình học sâu. Trong quá trình triển khai, công nghệ tái tạo khuôn mặt ba chiều sẽ được kết hợp tại bước xử lí dữ liệu. Đây là hai công nghệ đang phát triển với nhiều ứng dụng thực tiễn. Mục tiêu của luận văn nhằm cải thiện độ chính xác hay hiệu năng của mô hình học sâu với bài toán nhận diện khuôn mặt trong các điều kiện không thông thường. Nhận diện khuôn mặt vẫn luôn là một bài toán thú vị trong cộng đồng nghiên cứu trên thế giới. Nhận diện khuôn mặt được triển khai chủ yếu bởi các mô hình học sâu. Một trong những kiến trúc tiên tiến của các mô hình học sâu là dựa vào Mạng nơ-ron tích chập (Convolutional neural network – CNN). Mạng CNN được sử dụng để trích xuất các đặc trưng liên quan trên khuôn mặt và so sánh các khuôn mặt dựa trên các đặc trưng đó. Trong luận văn này, một mạng học sâu dựa trên mạng nơ-ron tích chập, gọi là Light-CNN, được huấn luyện và đánh giá trên các bộ dữ liệu CASIA-WebFace, VGG-Face2, CelebA và bộ dữ liệu V-FACE. Bộ dữ liệu CASIAWebFace, CelebA và VGG-Face2 là các bộ dữ liệu quy mô lớn được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực nhận diện khuôn mặt trong các điều kiện không thông thường. Bộ dữ liệu V-FACE là bộ dữ liệu ảnh mặt người Việt quy mô lớn được thu thập trong điều kiện không thông thường được mô phỏng trong phòng thí nghiệm. Tái tạo khuôn mặt ba chiều là một lĩnh vực tương đối mới so với nhận diện khuôn mặt. Trong luận văn này, công nghệ tái tạo khuôn mặt ba chiều được sử dụng là Deep3D. Deep3D được huấn luyện trước sử dụng mô hình học sâu ResNet50. Mô hình Light-CNN được triển khai huấn luyện và đánh giá từ đầu với hai phiên bản trước khi và sau khi có dữ liệu tái tạo khuôn mặt ba chiều của các bộ dữ liệu CelebA, CASIA-WebFace, VGG-Face2 và V-FACE. Đóng góp của luận văn bao gồm: xây dựng bộ dữ liệu V-FACE và so sánh mô hình dựa trên việc huấn luyện trên các dữ liệu khác nhau. Với cách tiếp cận theo hướng sử dụng tái tạo khuôn mặt ba chiều nhằm xử lí dữ liệu có ảnh khuôn mặt trong các điều kiện không thông thường, mô hình nhận diện khuôn mặt có thể được cải thiện về độ chính xác khi nhận diện.
Tích hợp học sâu và nền tảng điện toán đám mây Google Earth Engine nhằm giám sát biến động các trang trại điện mặt trời tại Việt Nam
Trí tuệ nhân tạo, Học sâu (Deep Learning), Điện toán đám mây
Trong bối cảnh giảm phát thải Carbon toàn cầu, công nghệ điện mặt trời đang phát triển một cách nhanh chóng. Thông tin về sử dụng công nghệ điện mặt trời được quan tâm, bao gồm cả vị trí và quy mô lắp đặt, là cơ sở để điều chỉnh và đánh giá tiềm năng của ngành năng lượng này. Việc sử dụng ảnh vệ tinh để phân đoạn tấm pin năng lượng mặt trời đã trở thành một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng, nhằm cung cấp thông tin chính xác và đáng tin cậy cho việc quản lý, theo dõi và tối ưu hóa hoạt động của các dự án năng lượng mặt trời. Tại Việt Nam, nơi có tiềm năng rất lớn cho việc phát triển năng lượng mặt đã và đang được khai thác mạnh mẽ, việc phát triển các công cụ và phương pháp tự động hóa phân đoạn tấm pin năng lượng mặt trời từ ảnh vệ tinh sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả năng lượng và bảo vệ môi trường. Học máy và phân tích dữ liệu lớn đã và đang trở nên phổ biến trong nhiều ngành khoa học. Sự thay đổi mô hình này cũng nhanh chóng phát triển trong lĩnh vực viễn thám. Các nền tảng tính toán địa lý (Geo-computational platforms) dựa trên đám mây như Google Earth Engine (GEE) đã giải quyết nhiều thách thức về quản lý dữ liệu và tính toán cũng như cung cấp một nền tảng thuận tiện cho các ứng dụng dựa trên hình ảnh vệ tinh. GEE đã được ứng dụng trong nhiều nghiên cứu khoa học cũng như áp dụng vào các hoạt động thực tế. Tuy nhiên, các kỹ thuật Học máy cổ điển như cây quyết định, máy vectơ hỗ trợ, rừng ngẫu nhiên, v.v. được cung cấp trong gói ee.Classifier của GEE chưa thực sự đạt được những kết quả như mong muốn. Các kỹ thuật này chỉ có thể đạt hiệu quả cao trong trường hợp các mẫu huấn luyện chính xác. Ngoài việc dựa vào dữ liệu đào tạo có chất lượng cao, các phương pháp này cũng cần lựa chọn các tổ hợp đặc trưng thích hợp, có thể bao gồm các đặc trưng về quang phổ, kết cấu và hình dạng, v.v. Việc lựa chọn đặc trưng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính ổn định của dự đoán.Bố cục của luận văn được tổ chức như sau: Phần 1 giới thiệu tổng quan về nghiên cứu và tình hình nghiên cứu hiện tại trong lĩnh vực phân đoạn tấm pin năng lượng mặt trời từ ảnh vệ tinh. Phần 2 trình bày về các cơ sở lý thuyết để thực hiện nghiên cứu. Phần 3 mô tả về phương pháp đề xuất, bao gồm quá trình thu thập dữ liệu, xây dựng và huấn luyện mô hình phân đoạn. Cùng với đó là lập bản đồ giám sát biến động về diện tích và sự phân bổ của các tấm pin tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong 3 năm 2020, 2021 và 2022. Cuối cùng là Phần 4, đưa ra đánh giá kết luận của nghiên cứu và các hướng phát triển trong tương lai.
End of preview.
README.md exists but content is empty. Use the Edit dataset card button to edit it.
Downloads last month
38