text
stringlengths 93
20.7k
|
---|
Knickerbocker glory là một loại kem sundae nhiều lớp đựng trong một chiếc ly lớn hình nón cao và thưởng thức bằng một chiếc thìa dài đặc biệt, phổ biến nhất là ở Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland.
Knickerbocker glory được mô tả lần đầu tiên vào thập niên 1920, có thể chứa kem lạnh, kem sữa, trái cây và bánh trứng đường. Các lớp có vị ngọt khác nhau này xen kẽ trong một chiếc ly cao và trên cùng là các loại xi-rô khác nhau, nhiều loại hạt, kem tươi và thường là một quả anh đào. Sự tồn tại của các lớp này, tạo ra các sọc đỏ và trắng, giúp phân biệt món này với một loại sundae cao và mang lại tên gọi cho món Knickerbocker glory. Tại nước Mỹ, món ăn này thường gọi là parfait, dù thỉnh thoảng vẫn sử dụng cái tên knickerbocker glory.
Người ta cho rằng hình thức ban đầu của kiểu Knickerbocker glory này bắt nguồn từ New York vào đầu thập niên 1900. Cái tên knickerbocker (vì nó liên quan đến món ăn) được cho là được đặt theo tên của Khách sạn Knickerbocker ở Manhattan, New York. Vào đầu thập niên 1900, khách sạn có màu hồng kem và được cư dân New York biết đến nhiều. Sau khi nó đóng cửa vào năm 1920, một món ăn cao màu hồng và kem đã được tạo ra để tôn vinh khách sạn và từ glory (vinh quang) đã được thêm vào tên gọi của món ăn. Đến thập niên 1920, món ăn này du nhập vào Vương quốc Liên hiệp Anh và được hoan nghênh nhiệt liệt. |
Heo sữa hay lợn sữa hoặc lợn bột là một con lợn con đang trong giai đoạn bú sữa mẹ được sử dụng để chế biến thành những món ăn trong ẩm thực. Người ta nuôi heo sữa không chờ trưởng thành mà đến một giai đoạn nhất định là sẽ bị giết mổ (trong độ tuổi từ hai đến sáu tuần tuổi). Cách nấu món ăn truyền thống về heo sữa thường là heo sữa quay hoặc hầm từ trong các món ăn khác nhau. Nó thường được chuẩn bị cho những dịp đặc biệt và các cuộc tụ họp, bữa tiệc.
Thịt heo sữa có vị nhạt, dịu, thơm, mềm và da nấu chín là một trong những món ăn khoái khẩu trong các món thịt lợn. Các kết cấu của thịt heo sữa có thể hơi sệt do lượng collagen trong một con lợn non cao. Trong các món ẩm thực của La Mã và Trung Hoa thời cổ, người ta đã thấy thực đơn về món heo sữa này và sau này là nhiều truyền thống ẩm thực trên thế giới đều có món này.Heo sữa hun khói là món ăn châu Âu độc đáo có hương vị thơm ngon của thịt, hòa quyện mùi khói của gỗ sồi, thịt chắc, ngọt và ngậy. Món ăn được chế biến khá cầu kỳ, từ khâu lựa chọn heo đến khâu hun khói. Heo được hun bằng gỗ sồi - một loại gỗ nhập khẩu từ châu Âu. Để tạo hương vị thơm ngon, giòn và đặc biệt thịt heo không bị nát như những món heo quay thông thường, đầu bếp sẽ xối mỡ sôi lên heo đã hun khói heo sữa hun khói là món ăn thích hợp dùng trong các bữa tiệc, hội nghị.
Heo sữa được gắn với món ăn Trư vương là món heo sữa quay đặc biệt được Từ Hi thái hậu chiêu đãi các sứ thần phương Tây trong bữa tiệc Xuân năm Giáp Tuất (1874). Đây là giống heo ở vùng Phúc Châu, nhờ ăn một thứ củ giống như củ Hoàng Tinh mọc rất nhiều ở quanh khi vực đồi núi Châu Tịch Xương tiếp cận khiến cho thịt của giống heo này trở lên thơm ngon hảo hạng. Từ Hy Thái Hậu cho mang về 60 con heo, 40 con đực và 20 con heo cái cho ăn toàn thức ăn đại bổ và uống toàn bằng nước sâm. Heo được chăn thả cho mặc sức giao hợp rồi sinh đẻ, cứ chăm sóc như vậy cho tới lớp heo thứ 3 thì lúc này chúng đã trở lên thực sự tinh khiết hấp thụ hết các tinh túy của sâm và nhung. Heo đem đãi tiệc tuổi chưa đầy 2 tháng gọi là heo sữa.
Năm ngày trước đại tiệc Từ Hy Thái Hậu sai đầu bếp chọn ra 100 con heo sữa béo tốt, không chọc tiết cũng không nhúng nước sôi nhằm tránh bị mất những tinh túy của heo theo máu khi chọc tiết. Đầu bếp đập chết thui cháy lông bỏ hết lục phủ ngũ tạng. Thịt heo được cắt thành từng lát mỏng ướp với các dược phẩm trân quý trong 3 ngày liền trước khi chưng cách thủy. Đại tiệc khai màn thực khách được thiết đãi món thịt heo thơm ngon vô cùng, xương thì mềm tục, nhiều thực khách tỏ ra thích thú với món heo này vô cùng khiến cho món đó được họ lưu truyền mãi
Heo sữa là một món hàng xuất khẩu của nhiều nước trong đó có Việt Nam tuy nhiên ở Việt Nam, vấn đề an toàn thực phẩm trong chế biến heo sữa luôn đặt ra, đã có phát hiện nhiều tấn heo sữa và một số phụ phẩm như da, mỡ,... đã bốc mùi thối được ướp lạnh (đã chết trong tình trạng bị phân hủy, thối rữa được ướp trong nhiều thùng đá trữ lạnh), đưa lên xe tải, chuẩn bị chuyển vào tiêu thụ.Nhiều báo chí phản ảnh cho rằng món ăn khoái khẩu mà hiện nay người dân thưởng thức phần lớn được làm từ những con heo sữa bị bệnh, không kiểm dịch. cơ quan chức năng ở Việt Nam đã từng phải tiêu hủy nhiều tấn heo sữa không rõ nguồn gốc hoặc từ những vùng bị dịch bệnh đã bốc mùi thối thậm chí là heo đã chết được vận chuyển vào các địa điểm tiêu thụ. có nơi nhiều con heo sữa chuẩn bị quay tại lò đã tụ huyết cầu thành những đốm đen dày đặc trên da, có con thịt đã bắt đầu phân huỷ thối rữa, có con tai, móng đã rụng nhưng vẫn được cho vào lò quay để tiêu thụ.
Hồng Kông từng doạ dừng nhập khẩu heo sữa Việt Nam do một số lô hàng thịt heo sữa xuất khẩu của một số công ty Việt Nam sang Hồng Kông bị nhiễm các chất tồn dư kháng sinh vượt quá mức cho phép. Cục Thú Y cho biết, trong nửa đầu năm 2011, số lượng thịt lợn sữa đông lạnh xuất khẩu chính ngạch sang các thị trường Hồng Kông, Malaysia là 2.584 tấn, chỉ bằng khoảng 50% so với cùng kỳ năm 2010, đặc biệt là trong tháng 6 và nửa đầu tháng 7 năm 2011, số lượng xuất khẩu đã giảm hẳn.Nguyên nhân là những tháng gần đây, giá lợn sữa trong nước tăng cao, đồng thời các nước nhập khẩu tổ chức giám sát chặt chẽ về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh đối với thịt lợn sữa nhập khẩu
Lechon hay Lechón là một từ trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là lợn sữa quay, được làm từ lợn sữa nguyên con, quay chín bằng than củi, nó còn được gọi là heo sữa quay theo kiểu Tây Ban Nha. Ngoài Philippines, món lợn quay lechón phổ biến ở nhiều nước như Dominica, Canada, Puerto Rico, Cuba, Tây Ban Nha và một số quốc gia nói tiếng Tây Ban Nha khác. Đặc sản lechón ở Philippines là món thịt lợn quay nguyên con phổ biến và được yêu thích tới mức dân địa phương còn tổ chức một lễ hội riêng cho món ăn này, và đây được xem như một nét văn hóa của Philippines.
Sau khi làm sạch lông, mổ bụng, con lợn sữa được để nguyên cả tai, đuôi, chân để ướp gia vị và quay trên than hồng trong 8 tiếng mới chín toàn bộ. Thời gian để chế biến lechón mất gần 8 tiếng. Quá trình chuẩn bị món này đặc biệt công phu. Lợn sữa phải được giết rồi mổ rộng bụng từ chân trước tới chân sau. Tay, đuôi và chân được làm sạch và để nguyên vẹn. Lông trên khắp thân lợ được cạo sạch. Đầu bếp phải kiểm tra cẩn thận để không còn lông trên con lợn trước khi ướp gia vị.
Khi đã được làm sạch, thịt lợn được ướp gia vị với tỏi giã dập, kinh giới khô, tiêu, muối và dầu điều. Lượng gia vị thường phụ thuộc vào kích cỡ của con lợn, dùng để ướp cả trong và ngoài con vật. Sau khâu này, con lợn được nhồi đầy bụng với các loại rồi để lạnh trong thùng lớn. Bước tiếp theo cũng quan trọng không kém khi quyết định độ chín của thịt chính là xiên vào que lớn và cố định con lợn để đặt lên bếp than hồng. Than dùng để nướng lợn không cần để lửa quá lớn.
Phương pháp nấu này làm cho da lợn giòn hơn và có hương vị đậm đà đặc biệt. Than hồng giúp món ăn có thêm mùi vị như "thịt xông khói" Khi quay xong, lợn được gỡ ra khỏi que xiên và để 20 - 30 phút trước khi cắt. Thời gian này để gia vị và mỡ của con lợn hòa quyện, ngập trong bụng lợn, làm thịt mềm, có độ ẩm vừa phải. Người nấu cũng phết thêm mỡ lên con lợn khiến lớp da bóng và hấp dẫn hơn. Món lechón Philippines sau khi đã nấu xong có lớp da giòn bóng hấp dẫn thực khách.
Trong khi lễ hội, những chú lợn sữa sẽ được lựa chọn vào nghi lễ này. Sau khi được chế biến sạch sẽ, bỏ hết nội tạng, những chú lợn sữa sẽ được nhồi gia vị như tương, ớt, lá me, dứa. Lớp da bên ngoài được tẩm ướp những gia vị bí truyền. Sau quy trình tẩm ướp, lợn được nướng trên hố than đỏ rực. Thời gian làm chín chú lợn kéo dài nhiều giờ. Lửa được duy trì cháy đều, nhỏ. Khi lớp da bên ngoài giòn tan như vầng cháy, vàng ruộm và thịt bên trong chín mềm, thì quy trình nướng lợn hoàn thiện.
Riêng ở vùng đảo Cebu thuộc Philippines đây nơi được mệnh danh là vùng đất có món heo quay ngon với món heo sữa quay theo kiểu Tây Ban Nha (có tên chính gốc là lechón de leche). Món ăn có vị thanh, giòn, ngọt thịt từ bên trong. Heo được quay nguyên con với phần bụng được may kín trong quá trình quay. Tùy từng vùng miền, các loại thảo mộc và gia vị được cho vào bụng khác nhau, nhưng phổ biến nhất là muối và xả. Trong quá trình quay, các loại thảo mộc sẽ hòa tan và thấm vào phần thịt. Heo được quay kín trong thời gian 2 tiếng để đảm bảo toàn bộ phần thịt bên trong được chín đều. Lớp da lechón de leche giòn tan có thể cắt bằng đầu ngón tay.
Tại Cebu (Philippines) được mệnh danh là nơi chế biến những con lợn sữa quay ngon nhất thế giới. Cebu là một đảo của Philippines đồng thời là tỉnh phát triển nhất nước này. Tuy nhiên, du khách cũng có thể tìm ăn lechón ở nhiều nơi tại Philippines, nhưng nhiều nhất vẫn vào các dịp đặc biệt, trong ngày hội hoặc dịp nghỉ lễ. Những con lợn quay thơm phức được mặc đủ mọi loại trang phục, đưa đi diễu phố và thậm chí là tổ chức lễ cưới thu hút rất nhiều khách du lịch đến với Philippines. Sức sáng tạo trong nghệ thuật nhân cách hóa ở lễ hội. Sau khi kết thúc nghi lễ, khách mời sẽ được thưởng thức món ăn đặc biệt này trong sự vui vẻ, hạnh phúc.
Món ăn có tên gọi Lechon từ xa xưa đã là món ăn sở trường của cư dân thành phố Quezon, Philippines, một đất nước có nhiều phong tục, tập quán đặc sắc, kỳ lạ. Không chỉ yêu thích món ngon này, người dân còn dành cho những chú lợn quay một tình cảm đặc biệt. Vào tháng 9 âm lịch hàng năm, người dân lại tổ chức lễ hội tôn vinh món ăn này và muốn đưa việc thưởng thức chúng trở thành nghệ thuật. Những chú lợn sữa sẽ được lựa chọn vào nghi lễ này. Bằng bí quyết đặc biệt, Lechon đã trở thành món ăn ngon không đâu sánh được. Điều thú vị là người dân sắm cho lợn quay những bộ cánh mới nhất để hóa trang chúng thành con người.
Vào tháng 9 âm lịch hàng năm, người dân lại tổ chức lễ hội tôn vinh món ăn này và muốn đưa việc thưởng thức chúng trở thành nghệ thuật, trên đường phố cũng gặp những cặp ‘vợ chồng’ lợn quay trong lễ cưới, siêu nhân, tay đua cừ khôi, hay nàng ca sĩ lợn quay, thậm chí dàn hợp xướng lợn quay hùng hậu. Những chú lợn quay được ngồi hoặc kiệu trên vai của những thanh niên to khỏe và diễu hành trên phố. Hàng ngàn người đổ về Quezon trong tâm trạng vô cùng phấn khích, tò mò, vui vẻ... Họ hò hét, tung hô lợn quay hóa trang như những vị thần đã mang đến cho họ lạc thú trong ẩm thực. |
Stracciatella (phát âm tiếng Ý: [strattʃaˈtɛlla]) là một loại gelato, bao gồm kem làm từ sữa chứa đầy những miếng sô-cô-la mịn, không đều. Ban đầu món này được tạo ra ở Bergamo, miền bắc nước Ý, tại Ristorante La Marianna vào năm 1961. Lấy cảm hứng từ món súp stracciatella, được làm từ trứng và nước dùng vốn là món ăn khá phổ biến ở Roma. Đây là một trong những hương vị gelato nổi tiếng nhất của Ý.
Nhà sản xuất tạo ra hiệu ứng này bằng cách nhỏ giọt sô-cô-la tan chảy thành kem sữa đơn giản vào cuối quá trình khuấy; sô-cô-la đông đặc ngay khi tiếp xúc với kem lạnh rồi được chia nhỏ và kết hợp với kem bằng cây vét bột. Quá trình này tạo ra các mảnh sô-cô-la có tên gọi là stracciatella. (Stracciatella trong tiếng Ý có nghĩa là 'vụn nhỏ'.) Trong lúc loại kem stracciatella theo truyền thống bao gồm sữa, kem lạnh và sô-cô-la sữa, các biến thể hiện đại cũng có thể được làm từ vani và sô-cô-la đen.
Enrico Panattoni, chủ sở hữu của La Marianna, một tiệm gelateria ở Bergamo thuộc miền bắc nước Ý, đã phát minh ra món ăn này vào năm 1961. Theo Panattoni cho biết thì ý tưởng này đến với ông sau khi chán ngấy việc khuấy trứng vào nước dùng nhằm làm hài lòng khách hàng của nhà hàng mình do họ liên tục đòi món súp stracciatella.Panattoni rất đam mê nấu ăn và làm bánh ngọt, sau nhiều lần thử nghiệm lặp đi lặp lại, ông đã phát minh ra một loại kem đặc biệt làm từ loại kem lạnh rất trắng với những miếng sô-cô-la đen không đều bên trong. Trong quá trình làm kem theo kiểu Fiordilatte, ông cho vào một lượng sô-cô-la đen nóng, nhờ vào sự đánh bông của các lưỡi dao đã làm vụn sô-cô-la khi nó đông lại. Hiệu ứng này tương tự như một trong những món ăn phổ biến nhất trong nhà hàng của ông, được đặt tên là stracciatella của người Roma.Sô-cô-la tan chảy đông đặc và vỡ vụn trong tủ đông theo mẻ gợi nhớ đến quả trứng kết dính trong nước dùng sôi sùng sục của món stracciatella Roma. Panattoni, nhà phát minh ra stracciatella cho biết: “Stracciatella của người Roma là món súp nổi tiếng nhất và đối với món này, tôi đang tìm kiếm một loại kem có thể được khách hàng của mình yêu thích và đánh giá cao. |
Almojábana là một loại bánh mì làm từ pho mát cuajada và bột ngô.
Almojábana là một loại bánh mì nhỏ, hình bánh mì có hương vị bánh tart. Nó có một số biến thể giữa Mỹ gốc Tây Ban Nha và Tây Ban Nha.
Từ nguyên bắt nguồn từ tiếng Hispano-Arab và lần lượt từ tiếng Ả Rập cổ điển "almuǧábbana" (làm bằng pho mát) và "ǧubn" (pho mát). "Al" được sử dụng làm mạo từ, "mo" trong hành động, "jabana" như trong phô mai bắt nguồn từ habn có nghĩa là phô mai trong tiếng Ả Rập (almojabana có nghĩa là phô mai).
Almojábanas được làm bằng masarepa hoặc bột ngô trắng nấu sẵn, pho mát, bơ, bột nở, muối, trứng và sữa.
Lễ hội Almojában được tổ chức tại Lares, Puerto Rico vào tháng 10.
== Tham khảo == |
Jean Trogneux là một hệ thống cửa hàng sô cô la Pháp, được điều hành qua năm thế hệ của gia đình Trogneux, và đặt tại Place Notre Dame, ở trung tâm Amiens, Pháp. Nơi đây được biết đến nhiều nhất với món macaron, món mà họ sản xuất tới hai triệu bánh mỗi năm. Cùng bảy cửa hàng bán lẻ ở Amiens, họ có cửa hàng ở các thành phố khác ở Picardie và miền bắc của Pháp - Lille , Arras và Saint-Quentin.
Trogneux có bảy cửa hàng bán lẻ ở Amiens, cũng như Lille, Arras và Saint-Quentin, ở Hauts-de-France và miền bắc nước Pháp.
Jean Trogneux sản xuất sô cô la, macaron d'Amiens, douceurs de saison, jam, pête, mật ong và các đặc sản khác trong vùng. Họ làm tới 800 sản phẩm khác nhau, và riêng trong năm 2015 đã bán được hơn hai triệu bánh macaron.
Họ đặc biệt được biết đến với món macaron, và với việc Brigitte Trogneux kết hôn với Emmanuel Macron, Tổng thống Pháp, điều này đã dẫn đến lối chơi chữ không thể tránh khỏi trên báo chí, "On avait déjà le macaron d'Amiens. Maintenant, on a aussi le Macron d'Amiens!" (Chúng ta đã có macaron của Amiens và bây giờ chúng ta cũng có Macron của Amiens!)
Hệ thống cửa hàng này được thành lập vào năm 1872 bởi Jean-Baptiste Trogneux, một người làm bánh ngọt và bánh nướng, ở Gambetta-Delambre-Duméril, trung tâm của Amiens. Con trai ông đã tạo ra công thức cho macaron d'Amiens, mà nay vẫn là sản phẩm hàng đầu của công ty.
Mẹ của Brigitte Trogneux là Simone (nhũ danh Pujol, 1910-1998) và bố là Jean Trogneux (1909-1994), người thừa hưởng Chocolaterie Trogneux, và tên công ty được đổi thành Jean Trogneux theo tên ông.
Hoạt động kinh doanh hiện nay do Jean-Alexandre Trogneux, cháu trai của Brigitteux Trogneux quản lý, và là thế hệ thứ năm phụ trách công ty gia đình.
== Tham khảo == |
Kelly's of Cornwall là một nhãn hiệu kem có trụ sở tại Bodmin, Cornwall. Công ty được thành lập vào thế kỷ 19 tại St Austell và hoạt động dưới hình thức doanhệpp gia đình trong hơn 100 năm. Công ty hiện thuộc sở hữu của tập đoàn Froneri có trụ sở tại Yorkshire. Công ty đã đạt được sự nổi tiếng trên toàn Vương quốc Liên hiệp Anh với các chương trình quảng cáo trên truyền hình quảng bá tiếng Cornwall.
Từ tháng 6 năm 2013 đến tháng 6 năm 2014, Kelly's đã sản xuất khoảng 141⁄2 triệu lít kem đông lạnh. Trong cùng khoảng thời gian đó, công ty tuyên bố rằng họ là nhà sản xuất kem lớn thứ 6 ở Vương quốc Liên hiệp Anh và dự báo doanh thu dự kiến là 23 triệu bảng Anh cho năm 2016.
Công ty là một tổ chức ủng hộ mạnh mẽ tiếng Cornwall. Vào tháng 5 năm 2016, họ đã đầu tư 2 triệu bảng Anh với công ty quảng cáo Isobel cho một chiến dịch quảng cáo trực tuyến và truyền hình nổi bật. Quảng cáo lần đầu tiên được chiếu trên truyền hình quốc gia của Anh sử dụng tiếng Cornwall, kể về một người đàn ông đang bán kem trên cánh đồng nuôi bò sữa tại Millbrook. Nó được chiếu trên truyền hình giờ vàng, bao gồm cả những quãng nghỉ trong chương trình Tìm kiếm Tài năng Anh.Sau khi Chính phủ trung ương tài trợ cho ngôn ngữ Cornwall ngừng hoạt động vào năm 2016, các đại diện của công ty đã phản đối bên ngoài Cung điện Westminster. Sau thành công của quảng cáo, các ủy viên hội đồng ở Cornwall hy vọng rằng lợi nhuận của công ty có thể được tái đầu tư vào các chương trình địa phương giúp hồi sinh ngôn ngữ này. Mark Trevethan của Cornish Language Partnership nói rằng mặc dù các quảng cáo mang tính giải trí, nhưng chúng đã đưa ra quan điểm nghiêm túc về tầm quan trọng của ngôn ngữ và sự tôn vinh văn hóa địa phương.
Let languages shout out your business benefits – bài báo trên tờ The Guardian thảo luận về lợi ích của các ngôn ngữ thiểu số |
Mực khô hay còn gọi là khô mực là một món ăn đặc trưng của ẩm thực Việt Nam được chế biến từ nguyên liệu là những con mực bằng phương pháp sấy khô hoặc phơi nắng. Sau khi đánh bắt những con mực còn tươi rói, người ta sẽ cắt con mực để banh ra, lấy hết cơ quan phủ tạng, nang mực... chỉ để lại phần thân và phần đầu rồi đem phơi nắng hoặc sấy khô cho đến khi con mực trở nên khô và cứng.
Mực khô có thể ở dạng nguyên con hoặc xé tơi thành từng sợi nhỏ. Món mực khô đặc biệt thông dụng, giữ được lâu, chế biến thành nhiều món ngon và là đặc sản tại một số vùng nhất là các vùng biển và được du khách mang về như một món quà, đặc biệt là món mực một nắng (mực ải). Mực khô rất thích hợp trong các dịp nhậu đặc biệt là mực khô nướng và dùng chung với bia.
Thành phần dinh dưỡng trong 100g ăn được của mực khô: 291 calo, 32,6g nước, 60,1g chất đạm, 4,5g chất béo, 2,5g chất đường bột, 0g chất xơ. Trong mực có chứa một số chất khoáng vi lượng rất quý như sắt, kẽm,
mangan, selen... và cả hormon nam testosterone
Một con mực khô hay khô mực đảm bảo chất lượng, thơm ngon khi đáp ứng một số yêu cầu sau:Về màu mực: Mực khô được phơi khi còn tươi sẽ có bụng màu trắng, lưng màu hồng nhạt tự nhiên và những chấm đen mờ thể hiện đúng với da của mực, mùi không tanh hay dính ướt tay. Mực khô ngon khi nướng lên, xé ra thịt bên trong cũng hồng nhạt và dẻo, dai, không vụn. Nếu là màu trắng bệch thì dễ là mực ươn đem phơi khô.
Về bề ngoài, thân mực thẳng và mình dày: Mực khô được phơi theo 2 hình thức phơi trên phiên và phơi treo. Mực khô phơi treo thường có thân thẳng mình dày (thường mực câu được phơi kiểu này), mực khô cào thường được phơi trên phiên nên mình mỏng. Mực câu ngon hơn mực cào nên có giá cao hơn. Thân thẳng, mình dày là một trong những đặc điểm rất dễ nhận biết mực khô ngon.
Về mùi vị, mùi không tanh, khi đụng vào không thấy ướt tay. Thân mực phải khô, không lưu lại mùi tanh trên tay. Đây là đặc điểm về mực khô rất quan trọng và dễ nhận biết. Về phần đầu, đầu mực khô, mực khô ngon có đầu phải gắn liền và chắc vào thân mực, râu còn nhiều có màu trắng hồng, thẳng.
Không ăn đồ mực khô rong, quà đêm vỉa hè vì dễ ăn phải mực kém chất lượng. Mực kém chất lượng hay có đốm đỏ thâm ở thân, lưng, hai mặt có những nốt màu đỏ nhạt. Đối với mực khô thượng hạng thì mực phải nguyên con mình chắc, bóng sạch, thịt dày, màu hồng sáng, to vừa phải, sờ còn hơi ẩm, đượm mùi mặn, tanh. Mực một nắng ngon, ngọt, chọn con vừa phải, mình dày có lớp cám, màu hồng tươi.
Khi mua mực về, nếu không ăn ngay thì phải bảo quản nếu không mực sẽ nhanh chóng bị giảm chất lượng và mốc, không ăn được. Việc bảo quản bằng những phương pháp đơn giản sau:
Dùng báo bọc kín mực khô, cho vào túi li lon đóng kín và bỏ vào ngăn đá tủ lạnh với nhiệt độ tốt nhất là -18 độ C.
Nên sử dụng mực khô trong vòng 4 tháng khi mua về. Khoảng 3 hoặc 4 tuần bạn nên lấy chúng ra phơi nắng trong 10-15 phút.
Không để chung mực khô với các sản phẩm tươi.
Nướng mực bằng cồn 90 độ là ngon nhất. Nướng lửa than không để lửa to vì sẽ chín ngoài, sống trong.Món phổ biến nhất với mực khô đó là mực nướng, mực khô nướng vừa thơm, vừa ngon, lại luôn được dùng để tiếp khách ngoài ra còn có món mực khô xào dứa, Khô mực chiên bơ, món cháo mực ở Sài Gòn Người Bắc hay làm món mực rối, với các nguyên liệu như trứng, giò lụa, tôm khô, thịt gà, nước dùng gà, xu hào, cà rốt, su su.
Hiệp hội người tiêu dùng bang Penang Malaysia (CAP) kêu gọi người tiêu dùng nhịn ăn mực khô vì các cuộc kiểm tra do cơ quan này tiến hành đã phát hiện loại thức ăn này chứa một hàm lượng độc tố cadmium khá cao (hàm lượng cadmium chứa trong các mẫu thử dao động từ 0,33 đến 4,33 phần triệu (ppm) trong khi theo tiêu chuẩn thực phẩm quốc gia Malaysia năm 1985 thì hàm lượng chất này không được vượt quá 1,00 ppm). Cadmium là nguyên nhân làm tăng tỉ lệ người mắc bệnh ung thư vú và ung thư tiền liệt tuyến.
Ngoài ra, với món mực nướng bằng cồn, nếu sơ suất có thể gây ra tai nạn gây nên nhiều bi kịch bởi không ít người đã bị bỏng lửa cồn do nướng mực. Nhiều trường hợp bỏng nặng không phải là người trực tiếp nướng mực khô, phần lớn là đứng, ngồi đối diện xem nướng mực, hoặc được người nướng mực nhờ đổ thêm cồn vào khi cồn đang cháy. Bất ngờ ngọn lửa xanh bùng lên, họ hoảng hốt khiến lọ cồn đổ, lửa càng lan rộng, do lửa cồn màu xanh, khó nhìn thấy nên nhiều khi lửa vẫn cháy mà người nướng mực tưởng đã tắt nên đổ thêm, lửa bùng càng nhanh và mạnh bất ngờ làm họ mất bình tĩnh để xử lý.Có người thấy lửa bùng to, lại đổ nước lạnh vào càng làm đám cháy lan rộng, bệnh nhân hoảng sợ nên trượt chân ngã, cồn bén sang gây bỏng toàn bộ phần mặt, cổ, ngực, bụng và chân tay… Do bất cẩn nên nhiều người đã bị bỏng nặng khi nướng mực. Bỏng cồn thường gây biến chứng nặng trên diện rộng cơ thể, đặc biệt nặng hơn ở vùng đường hô hấp.Khuyến cáo của Viện bỏng Quốc gia Việt Nam cho rằng không nên dùng cồn lỏng để nướng mực khô, cá khô. Nếu dùng cồn lỏng để nướng, hãy kiểm tra ngọn lửa thật kỹ, khi nó tắt hẳn mới tiếp thêm cồn. Dùng lọ cồn nhỏ, không dùng chai cồn hay can cồn lớn để tiếp. Trẻ em không nên đứng xem nướng mực, nướng cá bằng cồn.
Vì món mực khô thông dụng và được tiêu thụ nhiều nên trên thị trường ở Việt Nam xuất hiện nhiều món mực khô giả để đánh lừa người tiêu dùng, mực khô giả có thể ở nhiều dạng như cùng là loại mực nhưng kém chất lượng hơn, hoặc sử dụng một loại mực khác thậm chí là sử dụng nguyên liệu khác có hại cho sức khỏe như cao su để chế biến thành món mực khô. |
Rượu dừa là loại rượu chế từ trái dừa hoặc hoa dừa.
1. Rượu dừa: Ngâm ủ trong trái dừa từ nguyên liệu chính là rượu nếp thông thường có nồng độ cao,từ 48% Vol tới 60%Vol. Rượu được ngâm trong trái dừa ủ kín theo một quy trình kĩ thuật và thời gian nhất định trước khi xuất xưởng. Loại này khá phổ biến vì dễ làm và giá thành rẻ.
2. Rượu mật hoa dừa: được lên men hoàn toàn tự nhiên bằng nước Mật Hoa Dừa (người ta lấy mật hoa dừa giống như lấy mật bông Thốt Nốt) đó là một thứ nước chảy ra từ Hoa Dừa rất ngon và mát, dễ lên men vì có nhiều đường, nước mật hoa dừa này sau khi lên men sẽ cho ra một loại rượu nhẹ khoảng 8% Vol. Sau quá trình trưng cất và thanh lọc các độc tố trong rượu sẽ được loại rượu mật hoa dừa chính hiệu với nồng độ cồn khoảng 29% Vol. Rượu được đóng thành phẩm trong chai thủy tinh, trái dừa đã bỏ cùi (để bảo quản được lâu - tới 5 năm) hoặc trái dừa còn nguyên cùi để tăng hương vị (loại này ít vì dễ hư chỉ bảo quản được gần 1 tháng). Tuy nhiên phương pháp này không phổ biến vì quy trình phức tạp và nguyên vật liệu không sẵn có, giá còn cao.
Philippin là một trong 3 nước đứng đầu thế giới về sản lượng dừa, họ chủ yếu sản xuất rượu mật hoa dừa theo cách lên men từ mật hoa dừa và làm ra loại rượu vang danh tiếng
3. Rượu dừa lên men: Rượu lên men trong trái dừa. phương pháp này là bỏ men rượu vào trái dừa sau đó ngâm ủ với quy trình kỹ thuật nhất định. đây là phương pháp cổ truyền với cách làm phức tạp nên hầu như không còn sử dụng.
4. Rượu cây dừa: đây là phương pháp bỏ men vào thân cây dừa đang sung sức. sau một thời gian khi trái trưởng thành già cùi sẽ được trái rượu dừa chính góc. Rượu này rất thơm, ngon, nguyên chất nhưng độ rượu thấp, năng xuất thấp nên chỉ làm gia đình sử dụng. chưa thấy bán ra thị trường nên được ít người biết đến
5. Rượu lên men từ nước dừa: đây là loại rượu dùng nước dừa, nếp cộng với men rượu để lên men. phương pháp này ít được các cơ sở sử dụng vì quy trình phức tạp. Hiện tại chỉ có người dân vùng rượu Rượu Phú Lễ, Ba Tri, Bến Tre mới có sử dụng loại rượu này. nhưng chỉ quy mô nhỏ và ít người làm, rượu này kết hợp với truyền thống rượu phú lễ nên người ta thường gọi là "Rượu dừa tiến vua" hoặc "rượu dừa lên men" theo tên thông thường
Rượu dừa có vị cay nồng, ngọt dịu, mùi thơm của men rượu kết hợp với mùi thơm của cốt dừa tạo nên cảm giác dễ chịu.
Người ta có thể uống rượu dừa theo ba cách. Thứ nhất: Uống ở điều kiện bình thường. thứ hai: Uống nóng, bằng cách ủ nóng trong lò vi sóng từ ba tới năm phút hoặc nướng bằng lửa. Thứ ba: Uống lạnh, bằng cách ủ lạnh trước khi uống.
Rượu dừa phụ thuộc rất nhiều vào tính tự nhiên của lớp vỏ và lớp cơm dừa tự nhiên vì thế bất tiện cho việc bảo quản lâu. Phụ thuộc vào nhiệt độ nơi bảo quản mà trái dừa có thể giữ được nhanh hay lâu. Nhiệt độ càng nóng, rượu dừa dễ dẫn đến bay hơi (Hao rượu). Thời gian bảo quản từ ba tháng tới một năm, tùy thuộc vào nhiệt độ xung quanh. Tốt nhất là được giữ trong nhiệt độ tám độ C. |
Osechi-ryōri (kanji: 御節料理 hay お節料理; âm Hán Việt: Ngự tiết liệu lý) là bữa cỗ mừng Tết Nhật Bản. Truyền thống này khởi đầu từ thời kỳ Heian (794-1185). Osechi là thức ăn đặc biệt của người Nhật cả về hình thù lẫn nội dung đựng vào một tráp sơn để mở ra ăn dần vào mấy ngày đầu năm. Hộp tráp jūbako (重箱: trọng sương) đó là một phần không thể thiếu được của bữa osechi. Bên trong tráp thì có nhiều ô ngăn, mỗi ô có một món với vật liệu và màu mè bắt mắt. Mỗi món đều có ý nghĩa cầu phúc với những điềm tốt lành cho năm mới. Hộp jūbako về chức năng thì cũng giống như hộp bento nhưng thường là ba hay bốn khay chồng lên nhau trên cùng có nắp đậy lại và chỉ dùng trong bữa ăn osechi mà thôi. Khi dùng xong thì lại cất đi cho đến tết năm sau.
Mỗi món ăn trong bữa osechi đều có ý nghĩa đặc biệt để đón chào năm mới. Ví dụ:
Daidai (橙- Hán Việt: tranh- nghĩa là "trái cam" và cũng có nghĩa là "đắng"): món cam đắng Nhật Bản. Daidai đúng ra là một cách chơi chữ vì đồng âm với 代々: đại đại, nghĩa là "đời đời". Món cam là nói lên ý nguyện trường tồn của một gia tộc.
Datemaki (伊達巻 hoặc 伊達巻き- y đạt quyển, "quyển" có nghĩa là "cuộn"): trứng tráng cuộn với tương cá hoặc tôm nghiền. Đây là lối chơi chữ đồng âm "date/y" 伊 và "y" 衣 vốn có nghĩa là "trang phục", với ý nguyện mong ước quần áo lộng lẫy.
Kamaboko (蒲鉾: bồ mâu): chả cá luộc. Đây là cá quết nhuyễn, luộc lên rồi cắt ra từng khoanh một. Chả cá này thường nhuộm màu hồng bên ngoài, bên trong thì trắng nên khi cắt ra thì hiện cả hai màu. Trong tráp osechi thì món kamaboko được sắp xếp mỹ thuật cho có hàng lớp.
Kazunoko (数の子; Âm Hán-Việt: số - tử): món trứng cá trích. Kazu có nghĩa là "số" và "ko" nghĩa là "con trẻ". Món này tượng trưng cho lời chúc con đàn cháu đống.
Konbu (昆布; côn bố) là một loại tảo biển. Âm này gợi lên yorokobu (喜ぶ: hỷ -), có nghĩa là "vui vẻ".
Kuro-mame (黒豆: hắc đậu), đậu nành đen. Mame còn nghĩa là "khỏe mạnh", tượng trưng cho lời chúc sức khỏe cho năm mới.
Kohaku-namasu (紅白なます: hồng bạch - -), có nghĩa là "rau dưa đỏ trắng". Món này là cà rốt và củ cải xắt sợi, ngâm giấm nước quýt yuzu (cây lai giữa quýt và chanh). Hai màu trắng và đỏ đối với người Nhật là hai màu truyền thống biểu thượng niềm vui hòa hợp âm dương nhị khí.
Tai (鯛: điêu), cá điêu. Âm tai ở đây dùng gợi ý đến medetai (めでたい) có nghĩa là chào đón. Chính cá tai cũng là biểu tượng điều tốt lành. Người Nhật thường tìm mua cá này trong những dịp khao vọng.
Tazukuri (田作り: điền tác -): khô cá mòi kho nước tương. Khi viết bằng kanji, món ăn có nghĩa là "làm ruộng". Đối với nhà nông đây là ý nguyện được mùa.
Zōni (雑煮: tạp chử): món canh bánh dày, tương tự như món tteokguk của Triều Tiên hay bánh chay của người Việt nhưng vị mặn vì nấu với nước dùng hoặc nước miso.
Ebi (エビ), tôm rim với rượu sake và nước tương.
Nishiki tamago (錦卵: cẩm noãn): món trứng tráng cuộn lại nhưng lòng trắng tráng riêng, lòng đỏ tráng riêng rồi cuộn lại. Màu vàng và trắng tượng trưng cho vàng và bạc, chúc tiền tài dư dả.
Nguyên thủy, osechi gọi là o-sechi với o là một tiền tố kính ngữ và sechi (節: tiết) là một mùa; tiếng Việt có âm nôm tương đương là "tết". Theo lịch cổ thì một năm có năm (5) sekku (節句: tiết câu) và tết nguyên đán vốn du nhập từ Trung Hoa là một. Trong ba ngày tết, người Nhật cho là phải ăn những món bổ dưỡng với điềm lành. Trừ zoni phải đun nước canh thì các món kia ăn nguội để giảm việc bếp núc.
Xa xưa hơn nữa, osechi chỉ có mỗi món nimono, tức rau luộc trong nước tương pha đường hoặc rượu mirin. Thời gian trôi qua, số món ăn trong bữa osechi cứ tăng dần. Ngày nay, osechi gồm nhiều món đặc biệt, lại phân ra seiyō-osechi (西洋お節: Tây dương ngự tiết) tức các món Âu Mỹ và chōsen no osechi (朝鮮のお節: Triều Tiên ngự tiết) tức các món Triều Tiên. Đúng ra osechi là cỗ bàn nấu ở nhà sửa soạn cho ngày tết nhưng nay thì nhiều hiệu buôn kể cả 7-Eleven bày bán sẵn trong hộp đẹp đẽ, tiện dụng khách chỉ mua về mở ra ăn.
Thường thì gia đình Nhật nấu món mì toshi-koshi soba (年越し蕎麦: niên việt - kiều mạch, nghĩa đen là "sang năm mới") vào đêm Giao thừa. Sợi mì dài ngụ ý sự trường thọ, sung mãn. Họ tránh để thừa dù chỉ là một sợi mì vì cho đó là điềm gở cho năm mới. Thực tế hơn, món mì này dễ nấu để người nội trợ có dịp rảnh tay nghỉ ngơi. Sang ngày đầu năm thì cả nhà mới mở tráp osechi thưởng thức bữa ăn đặc biệt của ba ngày tết truyền thống.
"Osechi ryōri." Japan: An Illustrated Encyclopedia. Ed. Alan Campbell & David S. Noble. Tokyo: Kōdansha, 1995.
== Tham khảo == |
Choc-top (còn gọi là choc bomb ở vùng Tây Úc) là món kem nhúng sô cô la phổ biến ở cả Úc và New Zealand và theo truyền thống thường được dùng tại rạp chiếu phim. Choc bomb theo một số phương ngữ dùng để chỉ những chiếc kem phủ sô cô la cứng ở rạp chiếu phim trong khi choc top là những chiếc kem phủ sô cô la mềm và được phân phối từ những chiếc xe chở kem như Mr Whippy hiện đã ngừng hoạt động từ lâu rồi.
Choc-top truyền thống là một muỗng kem vani được bao phủ trong một lớp vỏ sô cô la sữa cứng, nằm trên đỉnh một vỏ kem ốc quế. Những biến thể của loại kem này bao gồm nhiều hương vị kem khác nhau, chẳng hạn như sô cô la, sô cô la-bạc hà, dâu tây, rượu rum và nho khô, ớt sô cô la, dâu tây và chuối. Vỏ sô cô la có thể được nạm bánh kẹo, các loại hạt nhỏ và trộn kèm với hương liệu. Ví dụ như phủ một lớp đậu phộng băm nhỏ gọi là 'hedgehog' hoặc với một nửa thanh sô cô la 'Flake' đặt ở trên cùng của kem trước khi nhúng vào thứ sô cô la được gọi là 'rocket'. Một số loại choc-top có thương hiệu bao gồm Connoisseur, Bulla và Golden North.
Mặc dù ngày nay choc-top thường được sản xuất hàng loạt, nhiều rạp chiếu phim - bao gồm cả các chuỗi kem lớn - vẫn làm loại kem này bằng tay, và chất lượng hoặc tính chất thời thượng của choc-top ở rạp chiếu phim vẫn có thể thu hút những người xem phim.
Rowena Foods, được thành lập vào năm 1990, là một trong những nhà phân phối choc-top lớn nhất cho các chuỗi rạp chiếu phim ở Úc, cho đến khi bị hãng Bulla Dairy Foods mua lại vào năm 2013.
== Tham khảo == |
Chal, hoặc Shubat (tiếng Kazakh: шұбат [ʃʊbɑ́t]), (đặc biệt là tiếng Turkmenistan và tiếng Kazakhstan) là một loại đồ uống Turkic làm từ sữa lạc đà lên men, màu trắng lấp lánh với một hương vị chua, phổ biến ở Trung Á, đặc biệt là ở Kazakhstan và Turkmenistan. Tại Kazakhstan, thức uống được biết đến với tên shubat, và là một thực phẩm mùa hè thiết yếu. Do yêu cầu chế biến và tính chất dễ hỏng, chal tỏ ra rất khó để xuất khẩu. Agaran (đã ủ men kem) được thu thập từ bề mặt của chal.
Chal lên men được cho là sở hữu virucidal và virus ức chế không tìm thấy trong sữa lạc đà tươi hoặc sữa bò, cả ở dạng lỏng và đông khô của nó - đặc tính không bị ảnh hưởng bởi thời hạn sử dụng..
Chal thường được chế biến bị bằng cách đầu tiên làm chua sữa lạc đà trong một túi da hoặc bình gốm sứ bằng cách thêm vào sữa đã chua. Trong 3-4 ngày, sữa tươi được trộn vào; món chal hoàn thành bao gồm 1/3 đến 1/5 sữa đã chua trước.
Sữa lạc đà sẽ không bị chua cho đến 72 giờ ở nhiệt độ dưới 10 °C (50 °F). Ở 30 °C (86 °F) sữa này chua trong khoảng 8 giờ (so với sữa bò, chua trong vòng 3 giờ đồng hồ). |
Kẹo dồi có xuất xứ từ huyện Nam Trực - tỉnh Nam Định. Ban đầu kẹo chỉ được bán trong các chợ ở một số làng quê trong tỉnh. Dần dần, nó đã trở thành một món quà quê, một đặc sản của vùng, tiến đến thành phố và tỏa đi nhiều nơi.Sở dĩ kẹo dồi có cái tên thú vị như vậy bởi nó mang hình dạng giống như món dồi rất được ưa chuộng tại khu vực miền Bắc.
[[Tập tin:Bánh tẻ, chè lam, kẹo lạc, kẹo dồi.jpg|nhỏ||Kẹo dồi ở đĩa thứ 3, bên trái]]
Kẹo có lớp vỏ màu trắng đục bên ngoài , bên trong lớp vỏ là phần nhân gồm những viên lạc, hay còn gọi là đậu phộng.Người ta thường ăn kèm kẹo với một ly trà nóng. Đặc biệt vào tiết trời lạnh mùa đông của khu vực phía Bắc , nhiều người nói rằng được thưởng thức món này trong thời gian ấy là thật tuyệt.
Kẹo dồi được làm từ những nguyên liệu rất đơn giản là: đường, mạch nha, vani, lạc - đậu phộng. Nhưng để làm thành một chiếc kẹo dồi thơm ngon lại không phải là điều đơn giản. Nó đòi hỏi công sức của những người làm rất nhiều.
Kẹo dồi gồm có 2 phần chính:
•Phần nhân: là hỗn hợp lạc, vani, mạch nha, đường được trộn đều, có màu vàng óng giống mật ong.•Phần vỏ: Đây là phần đã tạo nên nét đặc trưng riêng của kẹo. Người làm kẹo trước hết phải có sức khỏe tốt thì mới tạo ra được lớp vỏ kẹo ngon. Người trong nghề thường nói rằng, phải có đôi tay to khỏe như "thợ rèn", "thợ đắp đê" thì mới làm được.. Đầu tiên là đem nấu mạch nha và đường sao cho đến độ keo nhất định, không quá lỏng cũng không quá đặc rồi được những người thợ "đánh" kẹo. Công đoạn "đánh" kẹo là quan trọng nhất và cũng là công đoạn vất vả nhất. Ở các làng nghề làm kẹo truyền thống, phần mạch nha và đường sau khi nấu này sẽ được quật vào một chiếc cột cho đến khi dẻo quẹo để có thể nặn thành khối hình trụ và có màu trắng đục. Ngày nay để tiết kiệm sức lao động và cũng để tăng năng suất sản xuất thì các cơ sở sản xuất đã sử dụng "máy vật bột" để làm vỏ kẹo. Tuy nhiên thì những chiếc kẹo được làm bằng tất cả các bước thủ công luôn có vị đậm đà hơn rất nhiều.
Bước cuối cùng là dàn lớp vỏ kẹo thật mỏng ra, càng mỏng càng tốt rồi cho phần nhân đã làm vào giữa. Sau đó sẽ cuộn phần vỏ và nhân lại với nhau thành hình trụ dài. Chờ đến khi kẹo nguội đủ độ thì cắt thành những khoanh kẹo đẹp mắt. |
Pici (tiếng Ý: [ˈpiːtʃi]; phát âm tiếng Ý: [ˈpiːʃi]) là một loại pasta dày, được làm thủ công bằng tay, giống như chất béo của spaghetti. Nó có nguồn gốc Tỉnh Siena ở Toscana; ở khu vực Montalcino, chúng còn được gọi là pinci (tiếng Ý: [ˈpintʃi]).
Phần bột thường được làm từ bột mì và nước. Việc bổ sung trứng là do tùy chọn, được xác định bởi truyền thống gia đình. Ngoài ra, rau chân vịt có thể được sử dụng thay cho nước.
Bột được cán mỏng thành một tấm phẳng dày, sau đó cắt thành dải. Ở một số gia đình, dải bột được cuộn giữa một lòng bàn tay và bàn, trong khi tay kia quấn phần còn lại của dải bột. Nó cũng có thể được hình thành bằng cách lăn dải giữa hai lòng bàn tay. Cả hai phương pháp đều tạo thành một sợi mì dày, mỏng hơn một chút so với một chiếc bút chì thông thường. Không giống như spaghetti hay macaroni, loại pasta này có kích thước không đồng đều và có độ dày khác nhau dọc theo chiều dài của nó.
Nó được ăn với nhiều loại thực phẩm, đặc biệt là: |
Kem dâu tây là một hương vị của kem làm từ dâu tây hoặc hương dâu tây. Nó được làm bằng cách trộn trong dâu tây tươi hoặc hương vị dâu tây với trứng, kem, vani và đường được sử dụng để làm kem. Hầu hết kem dâu có màu hồng hoặc đỏ nhạt. Kem dâu có từ ít nhất là từ năm 1813, khi nó được phục vụ tại lễ khánh thành lần thứ hai của James Madison. Cùng với kem vani và sô cô la, dâu tây là một trong ba hương vị trong kem Neapolitan. Biến thể của kem dâu tây bao gồm kem dâu pho mát và kem dâu gợn sóng, đó là kem vani với một dải mứt dâu hoặc xi-rô. Vài bánh sandwich kem được chuẩn bị theo phong cách Neapolitan, bao gồm kem dâu tây. |
Hanabiramochi (葩餅 (Ba bính), Hanabiramochi) là một loại bánh ngọt (wagashi) của Nhật Bản, thường được thưởng thức trong ngày đầu năm mới. Món bánh này cũng được phục vụ trong tiệc trà đầu tiên trong năm.
Cái tên "hanabiramochi" có nghĩa đen là " mochi có hình cánh hoa". Hình thức ban đầu của Hanabiramochi là Hishihanabira, một món tráng miệng phục vụ Hoàng gia trong các sự kiện đặc biệt trùng với đầu năm mới.
Lần đầu tiên Hanabiramochi được làm ra là vào thời Minh Trị (8 tháng 9 năm 1868 – 30 tháng 7 năm 1912), nhưng giờ đây nó đã trở thành một loại bánh wagashi quen thuộc cho Năm Mới.
Hình dạng chính xác của hanabiramochi được xác định nghiêm ngặt theo truyền thống. Lớp vỏ bánh mochi màu trắng phẳng và tròn sẽ được gấp lại để tạo thành hình bán nguyệt và tâm bánh bắt buộc phải có màu hồng xuyên suốt, nhạt dần ở phần rìa màu trắng. Không giống như daifuku, bánh mochi loại này sẽ không được bịt kín hoàn toàn phần bên trong.
Ở giữa hanabiramochi là một lớp anko, một loại bột đậu ngọt và thường là loại màu trắng làm từ đậu xanh ngọt. Phần chính giữa là một dải mỏng sợi gobo (ngưu bàng) có hương vị ngọt ngào, nhô ra khỏi rìa hai bên của mochi .
Mỗi yếu tố trong bánh hanabiramochi đều có ý nghĩa:
Màu đỏ thể hiện qua chiếc bánh mochi trắng không chỉ phù hợp với lễ mừng năm mới mà còn gợi lên hình ảnh hoa mai/mận ( ume ) của Nhật, từ đó tượng trưng cho sự thuần khiết, kiên trì và đổi mới gắn liền với khí thế Năm Mới.
Gobo tượng trưng cho món cá ayu ép, một loài cá chỉ có ở Đông Á và tượng trưng cho lời cầu nguyện trường thọ của người Nhật Bản. |
Trà đá là một dạng đồ uống với nguyên liệu là nước trà nguội với nước đá đập vụn rất thịnh hành ở Việt Nam và phổ biến ở nhiều xứ nóng trên thế giới. Hầu hết các quán nước bình dân Việt Nam đều bán loại nước trà này với giá thành rẻ vì tính tiện lợi, dễ làm, có hương vị thơm mát và dùng giải khát rất tốt.
Khó có thể xác định trà đá xuất hiện từ bao giờ, ở Việt Nam không có khí hậu lạnh, và các dụng cụ sản xuất nước đá mới chỉ dần được phổ biến trong những thập niên cuối thế kỷ 20 nên nước trà nguội được người dân sử dụng phổ biến ở xứ nóng như miền Nam Việt Nam, trong khi người Hà Nội nói riêng và miền Bắc nói chung thường chỉ uống chè pha nóng (kể cả với mục đích giải nhiệt), từ đó sự khác nhau của văn hóa ẩm thực mỗi miền khác nhau bởi khí hậu. Khi các dụng cụ làm đá, như tủ lạnh, trở nên thịnh hành hơn thì thay vì trà nguội, một số người đã bắt đầu đập nước đá vào ly và rót nước trà vào để uống cho mát, hình thành nên món trà đá phổ biến ở miền Nam Việt Nam bởi các yếu tố như khí hậu, thời tiết, tác phong làm việc,...
Những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ 20, trà đá bắt đầu xuất hiện trong văn hóa ẩm thực của người miền Bắc Việt Nam như ở Hà Nội, cùng với món nước mía. Ban đầu nước uống này không được ủng hộ, thậm chí đã từng bị một số báo chỉ trích rằng bản chất của chè đã lạnh, thêm đá vào uống có hại cho sức khỏe vì dễ gây lạnh bụng. Tuy nhiên, thức uống này vẫn ảnh hưởng và phổ biến dần với người dân như giới trẻ bình dân (sinh viên) và lao động ngoại tỉnh về Hà Nội làm ăn. Với thời tiết nóng của miền Bắc nên trà đá được ưa chuộng vì tính giải khát và giá thành rẻ, trà đá đã là một phần của văn hóa ẩm thực miền Bắc và vẫn còn phổ biến đến ngày nay.
Vì theo văn hóa thế giới nên trà thường được uống nóng và ít khi được làm lạnh như ở vùng nhiệt đới Việt Nam. Trà đá không những đáp ứng nhu cầu giải khát mà còn với giá thành rẻ, dễ làm,...
Trà đá của người vùng Nam Trung Bộ hoặc miền Nam Việt Nam thường pha rất loãng, hầu hết chỉ còn hương vị trà nhưng không chát vị trà, với rất nhiều đá đập vụn trong cốc, sử dụng các loại trà đã được ướp hương như trà sen, trà nhài,... Trong khi đó, trà đá ở miền Bắc thường đậm vị hơn và không có mùi hương đậm như trà đá miền Nam, thường dùng đá cục to phổ biến hơn là đá vụn. Trà đá thường có thể dùng nước chè pha hoàn toàn mới với tác dụng làm trà đá hoặc nước trà xanh hãm bằng lá chè còn tươi, sau đó cho đá vào. Nhiều quán giải khát đã dùng những phần nước trà nguội hoặc đã quá nhạt, chỉ còn mùi trà mà không còn vị và bán với giá thành rẻ hơn gây bất lợi với người sử dụng. |
Phá lấu (tiếng Trung: 拍滷; Bạch thoại tự: phah-ló̍) là một món ăn khá quen thuộc xuất xứ Trung Quốc ở các tỉnh thành miền Nam Việt Nam, đặc biệt là ở Sài Gòn. Phá lấu được làm từ lưỡi, tai, ruột cho đến bao tử của heo, bò hay vịt. Phá lấu thường được ăn kèm với bánh mì, cơm, cháo...
Về món phá lấu, nhiều tài liệu cho rằng món này được hình thành từ những lần cúng kiếng, giỗ chạp của người Tiều bên Trung Hoa. Con heo cúng ăn không hết, để giữ được lâu ngày thì phải đem tẩm ướp sau bỏ vào nồi ăn dần. Nồi nước phá lấu gồm các gia vị như ngũ vị hương, quế chi, bát giác, đại hồi, tiểu hồi cùng một số vị thuốc bắc, còn phần thịt của heo bất cứ bộ phận nào cũng đều nấu phá lấu được, từ lưỡi, tai heo, ruột heo cho đến bao tử...
Phá lấu của cộng đồng người Tiều du nhập vào Sài Gòn từ rất lâu, chủ yếu ăn theo cách truyền thống từ bao đời nay là với cháo hoặc cơm!
== Tham khảo == |
Poutine (; tiếng Pháp: [putin], tiếng Pháp Quebec: [put͡sɪn] ()) là một món ăn gồm có khoai tây chiên kiểu Pháp và phô mai viên, bên trên được rưới lớp nước xốt có màu nâu. Món này bắt nguồn từ tỉnh Quebec của Canada và nổi lên vào cuối những năm 1950 ở khu vực Center-du-Québec.Tại Québec nói riêng và Canada nói chung món ăn này được tìm thấy ở khắp mọi nơi (và cũng có thể tìm thấy ở một số nơi ở miền Bắc Hoa Kỳ). Nó được bán tại các chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh quốc tế, và các quán rượu, xe bán thức ăn nhanh tại các công viên vui chơi hoặc bãi biển (thường được gọi là Cabanes à patates). Tại các nhà hàng thức ăn nhanh như McDonald , A&W , KFC, và Burger King cũng có bán món này. Ngoài ra có nhiều biến thể Poutine có thêm một số thành phần khác như thịt bò, thịt heo, thịt cừu, thịt tôm hùm, tôm sú, thỏ, trứng cá muối, và nấm.
Các món ăn có nguồn gốc từ vùng quê Quebec, Canada, vào cuối những năm thập niên 1950. Một số cộng đồng nói tiếng Pháp tuyên bố là nơi sinh ra món Poutine. Ban đầu món ăn chỉ xuất hiện ở một số địa phương, sau đó lan rộng ra toàn Canada. Món này thường được phục vụ trong những nhà hàng tại các thị trấn nhỏ, quán bar hoặc các khu trượt tuyết vì chứa nguồn năng lượng cao.
Từ điển lịch sử Canada Pháp liệt kê ít nhất 15 nghĩa khác nhau của từ "poutine" trong ngôn ngữ Quebec và Acadia, đa số nghĩa ám chỉ một món ăn; từ "poutine" với nghĩa "khoai tây chiên với pho mát và nước sốt" được hình thành từ năm 1978. Các nghĩa khác đã được dùng từ năm 1810.
Trong nhiều công thức cơ bản của món Poutine, khoai tây chiên được phủ pho mát, và rưới nước sốt thịt là phổ biến nhất.
Khoai tây chiên: Thông thường có độ dày trung bình, sau khi chiên vì thế bên trong vẫn mềm mại, trong khi bên ngoài là giòn.
Pho mát: Pho mát được sử dụng phủ lên trên bề mặt đĩa khoai tây.
Nước sốt: Thông thường sốt bò, thịt gà, gà tây, gia vị với một chút hạt tiêu, kết hợp với thịt bò và thịt gà, một biến thể có nguồn gốc ở Quebec. Các nước thịt lỏng để chảy phủ kín pho mát. Những loại nước sốt thường cũng chứa giấm hoặc một hương chua để cân bằng sự phong phú của các pho mát và khoai tây chiên. Nước sốt Poutine truyền thống (nước sốt trộn Poutine) được bán tại Quebec, Ontario, và các cửa hàng tạp hóa được làm sẵn trong lọ hoặc hộp và trong các gói hỗn hợp bột. |
Meze (cũng được gọi là mezze)() chỉ các món ăn nhỏ phục vụ như là món khai vị trong các bộ phận của Trung Đông, các nước vùng Balkans, Hy Lạp, và Bắc Phi. Ở các khu vực Hồi giáo, meze thường được phục vụ như một phần của bữa ăn nhiều món, trong khi ở Hy Lạp và Balkan, chúng được sử dụng nhiều hơn như là đồ ăn nhẹ trong khi sử dụng đồ uống hoặc nói chuyện.
Từ chỉ món ăn, Meze được tìm thấy trong từ điển về các món ăn của Đế quốc Ottoman và xuất phát từ tiếng Ba Tư مزه (mazze "hương vị, món ăn nhẹ" < mazīdan "hương vị").
Ở Thổ Nhĩ Kỳ, Meze thường bao gồm Beyaz peynir (hay pho mát trắng), kavun (dưa chín thái lát), acılı ezme (loại ớt thường ăn kèm với quả óc chó), haydari (sữa chua với thảo dược), salatası patlıcan (rau trộn để nguội có cà tím), beyin salatası (rau trộn kèm món óc), kalamar tava (mực chiên hay mực ống), midye Dolma và midye tava (hến nhồi hoặc xào), enginar (atisô), cacık (sữa chua với dưa chuột và tỏi), pilaki (thức ăn nấu chín trong một nước sốt đặc biệt), cá heo hoặc sarma (lá nho nhồi cơm hoặc với các loại rau nhồi khác, như ớt chuông), arnavut ciğeri (một món gan, ăn lạnh), salad bạch tuộc và çiğ köfte (thịt viên sống với bulgur).
Ở Hy Lạp, Síp và Balkans, mezé, mezés hoặc mezédhes (số nhiều) là những món ăn nhỏ, nóng hoặc lạnh, cay hoặc mặn. Các món hải sản như bạch tuộc nướng có thể được bao gồm, cùng với salad, trứng luộc thái lát, bánh mì tỏi, ô liu kalamata, đậu fava, rau xào, melitzanosalata (salad cà tím), taramosalata, phô mai chiên hoặc nướng, gọi là saganaki, hoặc pho mát bò,cừu,hay dê.
Các món meze phổ biến bao gồm:
Mutabbal / Babaghanoush - cà tím (cà tím) nghiền và trộn với gia vị.
Hummus - một loại nhúng hoặc lây lan làm từ đậu xanh nấu chín, nghiền
Hummus với thịt (hummus bil-lahm)
Falafel - bánh viên chiên giòn làm từ đậu xanh, đậu răng ngựa hoặc cả hai.
Tashi - Được làm từ tahini, tỏi, muối và nước chanh với rau mùi tây xắt nhỏ.
Kibbeh trong các món ăn Trung Đông, được làm từ bulghur, thịt băm nhỏ và gia vị
Kibbe Nayye - burghul, xắt nhỏ thịt cừu, và gia vị
Xúc xích thịt cừu và thịt bò cay (naqaniq / maqaniq / laqaniq và sujuk)
Phô mai Halloumi, thường được cắt lát và nướng hoặc chiên.
Souvlaki - khối thịt có kích thước cắn (thịt cừu rất phổ biến), nướng trên xiên trên than củi.
Stifado - hầm thịt bò nấu chín chậm với nhiều hành, tỏi, cà chua, quế, hạt tiêu và giấm.
Afelia - Thịt lợn thái hạt lựu ướp trong rượu với hạt rau mùi, sau đó hầm.
Lountza - Thịt lợn thăn xông khói, thường nướng.
Rau Dolma như ớt, cà tím hoặc bí nhồi với cơm, bạc hà xắt nhỏ, nước chanh, hạt tiêu, thịt băm.
Sarma (còn được gọi là Koubebkia, yaprak hoặc Mashi Warqenab) - Lá nho, nhồi cơm, bạc hà xắt nhỏ, nước chanh, hạt tiêu, thịt cừu băm nhỏ.
Sữa chua (Mast-o-Khiar ở Iran)
Tzatziki - Dip làm từ sữa chua thường, dưa chuột xắt nhỏ với tỏi băm nhỏ và lá bạc hà.
Tarama - một loại trứng cá nhúng dựa trên trứng cá chép, khoai tây nghiền và dầu ô liu. Trong giống Istanbul truyền thống của món ăn này, một phần đáng kể của trứng phải còn nguyên vẹn.
Labneh - sữa chua có vị tương tự như kem hoặc kem chua nhưng có vị chua hơn.
Shanklish - pho mát sữa bò hoặc sữa cừu
Muhammara - một hạt tiêu nóng nhúng với quả óc chó xay, vụn bánh mì, tỏi, muối, nước chanh và dầu ô liu
Pastrami - thịt bò khô, khô, khô
Tabbouleh - bulgur, rau mùi tây thái nhỏ, bạc hà, cà chua, hành lá, với nước chanh, dầu ô liu và gia vị
Fattoush - salad làm từ một số loại rau trong vườn và bánh mì pita nướng hoặc chiên.
Arugula (còn được gọi là tên lửa) salad
Salad atisô
Quả ô liu
Phô mai Tulum
Bánh mỳ cắt lát
Whitebait
Calamari
Dag Meoushan - cá hồi hun khói với hương thảo, phổ biến ở Israel đặc biệt là trong khi ăn sángỞ Syria, Lebanon và Síp, meze thường là một bữa ăn theo đúng nghĩa của nó,và còn có cả chay, thịt hoặc cá meze. Các nhóm món ăn đến bàn khoảng 4 hoặc năm món (thường là từ năm đến mười nhóm). Có một mô hình cho các món ăn: điển hình là ô liu, tahini, salad và sữa chua sẽ được phục vụ sau các món ăn với rau và trứng, sau đó là các món thịt hoặc cá nhỏ bên cạnh các món ăn kèm đặc biệt, và cuối cùng là các món ăn quan trọng hơn như cá hay thịt vỉ nướng. Các cơ sở sẽ cung cấp các đặc sản riêng của họ, nhưng mô hình vẫn giữ nguyên. Đương nhiên các món ăn phục vụ sẽ phản ánh các mùa. Ví dụ, vào cuối mùa thu,các món thường có ốc. Vì rất nhiều thực phẩm được cung cấp, dự kiến mọi món ăn sẽ được hoàn thành, nhưng được phục vụ theo ý muốn. Ăn meze Cypriot là một sự kiện xã hội.
Ở Balkan, meze rất giống với antipasti <a href="./%C4%90%E1%BB%8Ba%20Trung%20H%E1%BA%A3i" rel="mw:WikiLink" data-linkid="undefined" data-cx="{"userAdded":true,"adapted":true}">Địa Trung Hải</a> theo nghĩa là chữa các vết cắt lạnh, phô mai và salad là thành phần chủ yếu và nó thường không bao gồm các bữa ăn nấu chín. Ở Serbia, Croatia, Bosnia và Montenegro, nó bao gồm các loại phô mai cứng hoặc kem, kajmak (kem vón cục) hoặc kem smetana, salami, giăm bông và các dạng khác của "suho / suvo meso" (thịt lợn hoặc thịt bò), kulen (hương vị đu đủ,xúc xích), thịt xông khói, ajvar và bánh ngọt khác nhau; Ở Bosnia và Herzegovina, tùy thuộc vào hạn chế thực phẩm tôn giáo mà người ta tuân theo, meze loại trừ các sản phẩm thịt lợn và thay thế chúng bằng sudžuk (xúc xích khô, cay) và thịt bò được chữa khỏi giống như pastrami. Ở miền nam Croatia, Herzegovina và Montenegro các dạng thịt chữa bệnh địa trung hải hơn như pršut và panceta và các sản phẩm khu vực như ô liu là phổ biến. Các đĩa meze kiểu Albania thường bao gồm giăm bông prosciutto, salami và phô mai ướp muối, đi kèm với ớt chuông nướng (ớt tây) hoặc ô liu xanh ướp trong dầu ô liu với tỏi. Ở Bulgaria, các loại meze phổ biến là lukanka (một loại xúc xích cay), soujouk (một loại xúc xích khô và cay), sirene (một loại phô mai nước muối trắng), và salad Saladka làm từ cà chua, dưa chuột, hành tây, ớt nướng và sirene. Ở Romania, mezelic có nghĩa là món khai vị nhanh và bao gồm Zacuscă, pho mát và salamis, thường đi kèm với Țuică.
Meze thường đi kèm với đồ uống chưng cất rakı, arak (Syria), ouzo, Aragh Sagi, rakia, mastika hoặc tsipouro. Nó cũng có thể được tiêu thụ với bia, rượu vang và đồ uống có cồn khác. Síp Brandy (phục vụ gọn gàng) là một thức uống yêu thích để đi cùng với meze ở Síp, mặc dù lager hoặc rượu vang cũng được một số người ưa thích.
Ở Bulgaria, meze được phục vụ chủ yếu ở mức tiêu thụ rượu vang, rakia và mastika, nhưng cũng đi kèm với các đồ uống có cồn khác không phải là địa phương trong khu vực. Ngoài các thực phẩm địa phương truyền thống, meze có thể bao gồm các loại hạt, đồ ngọt hoặc đồ ăn nhẹ đóng gói sẵn. Thuật ngữ meze thường được áp dụng cho bất kỳ loại thực phẩm và đồ ăn nhẹ nào được tiêu thụ cùng với đồ uống có cồn. Ở Hy Lạp, meze được phục vụ trong các nhà hàng gọi là mezingopoleíon và tsipourádiko hoặc ouzerí, một loại quán cà phê phục vụ ouzo hoặc tsipouro. Một tavérna (quán rượu) hoặc estiatório (nhà hàng) cung cấp một mezé như một orektikó (món khai vị). Nhiều nhà hàng cung cấp poikilía nhà của họ ("nhiều loại") — một đĩa với một món mezédhes có thể được phục vụ ngay lập tức cho khách hàng tìm kiếm một bữa ăn nhanh hoặc nhẹ. Chủ nhà thường phục vụ mezédhes cho khách của họ tại các cuộc họp không chính thức hoặc ngẫu hứng, vì họ dễ dàng chuẩn bị. Krasnoyzédhes (nghĩa đen là "rượu-meze") là một loại rượu phù hợp với rượu vang; ouzomezédhes là meze đi với ouzo. |
Brioche (, UK: , US: , tiếng Pháp: [bʁijɔʃ]) là một loại bánh mì có nguồn gốc từ Pháp có hàm lượng bơ và trứng cao giúp bánh có lớp bánh mềm và béo ngậy. Đầu bếp Joël Robuchon mô tả nó là "nhẹ và hơi xốp, độ mịn ít hay nhiều tùy theo tỉ lệ bơ và trứng". Nó có lớp vỏ sẫm màu, vàng và bong tróc, thường nổi bật bởi lớp lòng đỏ trứng gà được phết sau khi chuẩn bị bột.
Brioche được coi là một loại Viennoiserie. Nó được làm theo cách cơ bản giống như bánh mì và có thêm nguyên liệu đa dạng hơn so với các loại bánh ngọt như có thêm trứng, bơ, và các thành phần khác (sữa, nước, kem, đôi khi là rượu mạnh) và thậm chí là đường. Brioche, cùng với hai loại bánh mì khác của Pháp là pain au lait và pain aux raisins, thường được dùng cho bữa ăn sáng hoặc vào những buổi ăn nhẹ. Brioche được nướng với trái cây hoặc sô cô la vụn. Qua nhiều biến thể của từng vùng miền khác nhau, bánh mì brioche đã được phục vụ riêng như một món ăn phụ dành cho tráng miệng.
Trong cuốn tự truyện Confessions được xuất bản vào thế kỷ 18 của Jean-Jacques Rousseau, một nhà triết học người Genève có nhắc đến cụm từ tiếng Pháp "Qu'ils mangent de la brioche"; tạm dịch: Hãy để họ ăn brioche. Cụm từ ban đầu xuất hiện trong cuốn tự truyện vốn chỉ là một giai thoại hoài niệm riêng của Rousseau và không cho thấy hàm ám chỉ đến cá nhân. Rousseau đã xuất phát câu này khi kể về một đại công chúa nào đó. Tuy nhiên, trải qua thời gian cụm từ này sau đó đã được gán cho Marie Antoinette, vợ của Louis XVI; lần đầu tiên bởi nhà báo Alphonse Karr trong Les Guêpes vào tháng 3 năm 1843. Cụm từ này đi theo danh nghĩa của Maria Antonia với hàm ý rằng, khi triều đình Pháp nhận được thông báo là những người nông dân có thể chết vì không có bánh mì để ăn, Vương hậu Maria Antonia là người đã nói "hãy để họ ăn brioche", vốn một loại bánh mì trong tình thế thông thường đã xa xỉ hơn đối với tầng lớp nông dân ở Pháp. Tuy vậy, cho đến ngày nay không có bằng chứng nào cho thấy bà đã nói câu đó. |
Bánh sừng bò còn được gọi là bánh croa-xăng (từ tiếng Pháp croissant), có nguồn gốc từ Áo, là một dạng bánh ăn sáng làm từ pâte feuilletée (bột xốp), được sản xuất từ bột mì, men, bơ, sữa, và muối.
Bánh croissant đúng kiểu phải thật xốp, giòn và có thể xé ra từng lớp mỏng nhỏ. Bên trong ruột không được đặc, ngược lại phải khá ruỗng thoáng (đó là bằng chứng men làm bột phát triển tốt). Ở Việt Nam hầu hết các tiệm bán bánh sừng bò làm theo công thức của bánh mì sữa (hoặc được gọi là bánh mì tươi). Về công thức làm bánh croissant, có thể nói là bánh này đứng giữa bánh pâté chaud (xốp) và bánh mì (ruột bánh nổi bởi men).
Bánh sừng bò rất nổi tiếng ở Pháp, nhưng nó không do người Pháp tạo ra mà nó được làm đầu tiên ở Áo. Hình dạng của nó được hình thành hoàn toàn ngẫu nhiên. Loại bánh ngọt thông dụng này xuất hiện đầu tiên vào năm 1683.
Tên bánh thuở ban đầu là Kipfel (trăng lưỡi liềm) biến thành Croissant (bánh sừng bò) vào năm 1770 khi nữ đại vương công 15 tuổi người Áo là Maria Antonia kết hôn với vị thái tử Pháp tức vua Louis XVI sau này. Những người thợ làm bánh ở Paris đã làm bánh Kipfel để tỏ lòng tôn kính công chúa, và người Pháp rất mê món bánh này. Việc người ta biết đến cái tên bánh sừng bò phổ biến hơn là do hình dạng của nó giống như cặp sừng bò.
Năm 1683 khi Đế quốc Áo và Đế quốc Ottoman đang giao chiến ác liệt thì đạo quân 100.000 quân của Thổ phá được phòng tuyến của Áo để bao vây kinh đô Viên. Trong thời gian vây hãm cả tháng trời, dân thành phố chỉ lo sợ ngày tận thế nếu thành Viên thất thủ.
Bên quân Thổ Nhĩ Kỳ thì quyết tâm sai đào hầm xuyên dưới lũy thành nhưng thợ làm bánh ca đêm người Áo may thay đã phát hiện được, và rung chuông báo động. Vì sớm phát giác mà thành Viên không thất thủ, chống chọi được cho đến khi viện quân đồng minh Ba Lan do vua Jan III Sobieski thân chinh đến cứu, giao chiến một trận quyết liệt với quân Thổ và giải vây cho thành phố.
Thợ lò bánh từ đấy kỷ niệm ngày giải vây Viên bằng loại bánh mới mang hình trăng lưỡi liềm của địch quân Thổ theo đạo Hồi. Bánh này có tên là Kipfel (tiếng Đức nghĩa là trăng lưỡi liềm) và được dùng vừa để ăn mừng ngày chiến thắng quân Thổ, vừa đi tri ân người thợ lò bánh đã cứu lấy thành phố Viên. |
Rượu đế Gò Đen, thường được gọi tắt là Đế Gò Đen, là tên một loại rượu trắng (rượu đế), cùng với Rượu Xuân Thạnh (Trà Vinh) và Rượu Phú Lễ (Bến Tre) tạo nên Tam vị danh tửu miền Tây nổi tiếng của Việt Nam. Đây là một loại rượu được nấu từ gạo, hoặc nếp mỡ, nếp than, theo phương pháp cổ truyền, sản xuất ở địa danh Gò Đen, Bến Lức, Long An.
Đây là một loại rượu đế có nồng độ cồn rất cao, có thể lên đến 50 độ cồn, là một đặc sản của Long An nói riêng và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Cũng như nhiều loại rượu địa phương nổi tiếng trên thế giới (như rượu Mao Đài của Trung Quốc) đế Gò Đen được nhấn mạnh về vấn đề thổ nhưỡng, nên để có một sản phẩm ngon, đế Gò Đen phải được nấu tại vùng Gò Đen.
Dù theo truyền thống thì đế Gò Đen được nấu từ gạo. Tuy nhiên, ngày nay những người sàn rượu Việt Nam và thế giới thường rất chuộng loại đế Gò Đen được nấu từ gạo nếp. Tuy nhiên, số lượng sản xuất loại đế nếp này ít hơn nhiều so với loại nấu từ gạo truyền thống. Loại rượu gạo này rất nhiều địa phương ở Việt Nam nấu, (chất lượng cũng khác nhau tùy vùng), Rượu Nếp, Rượu Nếp Than.
Đặc sản Rượu Đế Gò Đen được nấu từ các lò rượu tại gia theo phương pháp truyền thống ở các vùng lân cận tại khu vực Gò đen, Long Hiệp, Mỹ Yên (huyện Bến Lức), Phước Vân, Long Cang, Long Định (huyện Cần Đước).
Cũng như nhiều thương hiệu địa phương nổi tiếng tại Việt Nam khác, đế Gò Đen cũng gặp nhiều vấn đề trong việc giữ gìn thương hiệu. Do nhu cầu quá cao của những người sành rượu đối với loại rượu đế nổi tiếng này, đã có nhiều trường hợp sản phẩm kém chất lượng cũng như bị làm giả, làm nhái, gây ảnh hưởng đến thương hiệu đế Gò Đen.
Nổi bật hiện nay là công ty cổ phần sản xuất kinh doanh rượu đế gò đen có trụ sở tại xã phước lợi, gò đen. Với khát vọng phục dựng lại làng nghề nấu rượu tại Gò Đen.
Rượu hoàn toàn được nấu thủ công theo phương pháp truyền thống, có được thời gian ủ nên rượu đầm, mùi nếp lức nguyên bản thơm tự nhiên lan tỏa từ lúc mở nắp chai, uống vào cay mà không sốc, không gắt cổ, hậu ngọt sâu.
Các chứng nhận OCOP 4 sao, Tiêu chuẩn an toàn VSTP HACCP là minh chứng tuyệt đối về mức độ đảm bảo cho người tiêu dùng khi sử dụng.
Có thể tham khảo thêm về địa chỉ rượu tin cậy tại website: degoden.vn. |
Pata giòn là một món ăn của người Philippines bao gồm móng giò hoặc chân giò heo được chiên ngập dầu và ăn kèm với nước chấm được làm từ giấm và đậu nành. Nó có thể được phục vụ trong những bữa tiệc hoặc những bữa ăn hàng ngày. Nhiều nhà hàng phục vụ món Pata rút xương. Món ăn này khá giống với Schweinshaxe của Đức. |
Dosa là một loại bánh crêpe hay bánh xèo lên men làm từ bột gạo và đậu mười. Nó là một món ăn chủ yếu tại các tiểu bang miền Nam Ấn Độ Karnataka, Tamil Nadu, Andhra Pradesh và Kerala. Món này cũng rất phổ biến ở một số nước như Malaysia, Singapore, Sri Lanka. Món này được sử dụng chủ yếu cho bữa sáng và được bày bán trong hầu hết các cửa hàng ăn đường phố.
Dosa không có nhân. Dosa được ăn kèm với một số loại nước chấm, nhưng chủ yếu là cà ri cay.
Bột gạo và đậu mười được trộn đều với nước, theo tỷ lệ 2:1 hoặc 3:1, cho đến khi hỗn hợp trở nên đặc sệt và được để qua đêm nhằm đảm bảo quá trình lên men, dậy mùi thơm cho bánh. Hạt cỏ cà ri Fenugreek cũng có thể được cho vào trong quá trình chuẩn bị nguyên liệu.
== Tham khảo == |
Cơm Volga (đôi lúc gọi là cơm Boruga) là món cơm chiên phổ biến ở Echizen, tỉnh Fukui, Nhật Bản. Đôi khi được phân loại là một trong Ba món ngon xứ Echizen cùng với oroshi soba và ekimae chuka soba, đây là một biến thể của omurice làm từ cơm chiên, sau đó phủ lên trên là trứng ốp lết và thịt lợn cốt lết vụn ; toàn bộ sau đó được phủ một lớp nước sốt đậm đà. Không có lời giải thích nào đủ chứng minh cho cái tên "cơm Volga", dù cho có nhiều giả thuyết khác nhau.
== Tham khảo == |
Trong cơ học chất lưu, nghịch lý lá trà miêu tả hiện tượng khi các mẩu nhỏ của lá trà trong tách trà dịch chuyển về trung tâm và đáy của tách (hoặc cốc, chén) trà sau khi khuấy hơn là bị đẩy về phía thành của tách, như được thấy trong máy ly tâm lồng xoáy ốc. Sự hình thành của các dòng chảy phụ trong kênh hở hình vành khuyên đã được nghiên cứu bởi Joseph Boussinesq vào đầu năm 1868. Sự dịch chuyển của các hạt gần đáy tại khúc lượn bên trong dòng sông đã được khảo cứu bằng thực nghiệm bởi A.Ya.Milovich vào năm 1913. Albert Einstein đã lần đầu tiên giải thích bằng những lập luận trên cơ sở vật lý trong một bài báo đăng năm 1926 trong đó ông giải thích nguyên nhân xói mòn của bờ sông, và bác bỏ định luật Baer.
Khi ta quấy chất lỏng sẽ khiến nó quay xung quanh trong lòng tách. Để duy trì đường cong này, cần một lực hướng về tâm (tương tự như sự căng của sợi dây khi quay vòng một vật buộc vào sợi dây). Điều này có được là do gradient áp suất hướng ra ngoài (bên ngoài áp suất cao hơn bên trong).
Tuy nhiên, gần đáy và thành phía ngoài, chất lỏng bị chậm lại do ma sát với cốc. Mặc dù có lực giả (quán tính) ly tâm nhưng yếu hơn và không thắng được gradient áp suất, do vậy những sự chênh lệch áp suất này trở lên quan trọng hơn đối với dòng thủy lực. Đây được gọi là lớp biên (boundary layer) hay cụ thể hơn là lớp Ekman.Lực quán tính ly tâm phụ thuộc vào vận tốc quay của cả khối chất lỏng dẫn đến sự phát triển một gradient áp suất hướng ra ngoài bên trong chất lỏng, ở đó áp suất cao hơn dọc theo mép thành hơn là ở giữa. Biểu hiện này tự nó chính là sự hình thành của một bề mặt tiếp xúc không khí-nước hình chảo. Gradient áp suất cung cấp các lực hướng tâm cần thiết cho chuyển động tròn khi cộng tổng trên toàn bộ chất lỏng quay.
Tuy nhiên, trong phạm vi các lớp biên nơi sự quay của chất lỏng bị làm chậm lại bởi ma sát và các hiệu ứng nhớt, lực hướng tâm do gradient áp suất chiếm ưu thế hơn các lực quán tính từ sự quay, và tạo ra một dòng chảy phụ (dòng chảy thứ cấp, secondary flow) hướng về bên trong lớp biên. Dòng chảy hội tụ về đáy của tách trà (nơi quan sát thấy các mẩu trà nằm gần nhau) và chảy ngược lên trên bề mặt. Lên cao hơn, dòng nước gặp biên giới tiếp xúc nước-không khí và chảy ngược xuống. Các mẩu quá nặng để có thể bị đẩy lên và nằm lại ở giữa tách trà. Kết hợp với dòng nước chính đang quay, sẽ quan sát thấy các mẩu lá trà chuyển động tròn xoáy ốc về đáy tách trà.
Hiện tượng này đã được ứng dụng để phát triển một kỹ thuật mới dùng để lọc tế bào hồng cầu từ huyết tương, nghiên cứu hệ thống áp suất khí quyển, và trong quá trình làm bia (brewing beer) để tách ra cặn bã bia trong lúc khuấy. |
Luk chup (tiếng Thái: ลูกชุบ, phát âm tiếng Thái: [lûːk t͡ɕʰúp]), còn được đánh vần thành look choop, là một món tráng miệng của Thái Lan bắt nguồn từ bánh hạnh nhân theo công thức chế biến của Bồ Đào Nha gọi là massapão. Người Bồ Đào Nha sử dụng hạnh nhân làm thành phần chính nhưng do không có hạnh nhân ở Thái Lan nên được thay thế bằng đậu xanh.
Xưa kia món này chỉ dành riêng cho vua chúa, hoàng tộc và hàng quan lại trong triều đình. Ngày nay, người ta có thể tìm mua luk chup tại các quầy hàng bán đồ tráng miệng nói chung ở Thái Lan. Hình dạng của luk chup được đúc thành hình dạng trái cây hoặc rau củ như xoài, ớt và cam, v.v... với màu sắc phù hợp với màu của thực phẩm mà chúng đại diện.Các thành phần điển hình trong luk chup bao gồm đậu xanh, nước cốt dừa, đường, bột thạch, nước và màu thực phẩm. Đậu, nước cốt dừa và đường được trộn thành loại bột nhão giúp tạo hình luk chup. Màu thực phẩm có thể được sơn lên món này và đôi khi người nấu còn nhúng vào lớp thạch nhằm tạo vẻ ngoài sáng bóng khiến nó trông bắt mắt hơn.Ở Việt Nam nó được gọi là Bánh đậu xanh trái cây đã xuất hiện từ rất lâu trong nền ẩm thực Việt Nam từ thế kỷ 16, chúng thường xuất hiện trong dịp Tết và dịp Lễ trong gia đình.
Từ nguyên liệu đậu xanh có thể tạo ra những loại hình trái cây vô cùng độc đáo như xoài,măng cụt,cà tím,lê...Với màu sắc bắt mắt và vị đậu xanh thơm ngọt, bánh trái cây đã trở thành món bánh đặc sắc của Việt Nam được mọi người ưa chuộng. |
Pav bhaji (tiếng Marathi: पाव भाजी) là một món ăn đường phố Ấn Độ, bao gồm cà ri rau dày (bhaji) ăn kèm với bánh mì mềm cuộn (pav). Nó có nguồn gốc ở thành phố Mumbai.
Món ăn này có nguồn gốc là món ăn nhanh vào giờ ăn trưa của công nhân nhà máy dệt ở Mumbai. Pav bhaji sau đó được phục vụ tại các nhà hàng trên khắp thành phố. Pav bhaji hiện được cung cấp tại các cửa hàng từ xe đẩy tay đơn giản đến các nhà hàng sang trọng ở Ấn Độ và trên thế giới.
Pav bhaji là một hỗn hợp gia vị gồm các loại rau nghiền trong nước sốt đặc ăn kèm với bánh mì. Các loại rau trong món cà ri thường bao gồm khoai tây, hành tây, cà rốt, ớt, đậu Hà Lan, ớt chuông và cà chua. Những người bán hàng rong thường nấu cà ri trên chảo phẳng (tava) và phục vụ món ăn nóng. Bánh mì cuộn trắng mềm là món ăn kèm thông thường của món cà ri, nhưng điều này không ngăn cản việc sử dụng các loại bánh mì khác như chapati, roti hoặc bánh mì nâu.
Các biến thể của pav bhaji bao gồm:
Cheese pav bhaji, với pho mát trên đầu bhaji
Fried pav bhaji, với pav bên trong bhaji
Paneer pav bhaji, với pho mát paneer trong bhaji
Mushroom pav bhaji, với nấm trong bhaji
Khada pav bhaji, trong đó rau ở dạng khối chứ không phải nghiền
Jain pav bhaji, không có hành và tỏi and with plantain thay thế cho khoai tây
Kolhapuri pav bhaji, sử dụng hỗn hợp gia vị phổ biến ở Kolhapur
== Tham khảo == |
Paella là một món cơm thập cẩm, rất đặc trưng của Tây Ban Nha và các nước có sử dụng tiếng Tây Ban Nha. Món ăn kiểu như ngày nay có từ giữa thế kỷ 19 gần hồ Albufera, một đầm phá tại Valencia, trên các bờ biển phía đông của Tây Ban Nha. Nhiều người không phải dân Tây Ban Nha xem paella là món ăn dân tộc của Tây Ban Nha, nhưng hầu hết người Tây Ban Nha coi nó là một món ăn của khu vực Valencia. Người Valencia là coi paella là một trong những biểu tượng xác định của họ.
Có ba biến thể loại được biết đến rộng rãi của món paella: paella Valencia (tiếng Tây Ban Nha: Paella valenciana), paella hải sản (tiếng Tây Ban Nha: paella de marisco) và paella hỗn hợp (tiếng Tây Ban Nha: paella mixta), nhưng có nhiều biến thể khác nữa. Paella Valencia bao gồm gạo trắng, rau xanh, thịt (thỏ, gà, vịt), ốc sên đất, đậu và gia vị. Hải sản paella thay thế thịt và ốc sên với hải sản và không có đậu và rau xanh. Paella hỗn hợp là sự kết hợp theo phong cách tự do gồm có hải sản, thịt, rau, và đôi khi đậu. Hầu hết các đầu bếp paella sử dụng calasparra hoặc bomba, gạo cho món ăn này. Các thành phần quan trọng khác bao gồm nghệ tây và dầu ô liu.
Món cơm này luôn được nấu trong chảo, không nấu bằng nồi. Thành phần nguyên liệu của Paella cũng vô cùng đa dạng, có thể là những loại hải sản kết hợp với thịt, thường là thịt gà.Cùng với hải sản và thịt, còn có cả rau quả. Đặc biệt là trong những thứ gia vị dành cho món Paella, có một thứ gia vị không thể thiếu, đó là bột nhụy hoa nghệ tây đắt đỏ. Bột nhụy hoa này tạo cho món cơm có màu vàng. |
Quýt (Citrus reticulata) là loài thực vật cho quả có múi nhỏ. Được xem là một loài cam chanh riêng biệt, quả thường được ăn trực tiếp hoặc trộn món xà lách trái cây. Tangerine là một nhóm trái cây có múi màu cam bao gồm các giống lai của quýt với một số nhánh bưởi.
Quýt nhỏ và dẹt, không giống như quả cam thông thường hình cầu (là loại quả lai giữa quýt và bưởi). Hương vị được xem là ngọt ngào và đậm đà hơn so với cam thường. Quả quýt chín từ rắn chắc đến hơi mềm, nặng so với kích thước quả và vỏ sần sùi. Vỏ mỏng, rời, có ít nội bì trắng, nên thường dễ bóc và tách thành từng múi. Quả lai thường có những đặc điểm này ở mức độ thấp hơn. quýt mềm và dễ bị hư do lạnh. Cây có thể được trồng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Theo các nghiên cứu di truyền, quýt là một trong những loài cam chanh nguyên thủy; thông qua nhân giống hoặc lai tạo tự nhiên, cây là tổ tiên của nhiều giống cây có múi lai ghép. Cùng với thanh yên và bưởi, quýt là tổ tiên của các giống cây lai quan trọng nhất về mặt thương mại (chẳng hạn như cam chua và ngọt, bưởi chùm cùng nhiều loại chanh và chanh vàng). Quýt cũng đã được lai với các loài cam quýt khác, chẳng hạn như chanh sa mạc và kim quất. Mặc dù quýt tổ tiên có vị đắng, nhưng hầu hết các giống quýt thương mại đều có nguồn gốc khi lai tạo với bưởi, cho quả ngọt.
Citrus reticulata là danh pháp gốc tiếng Latin, trong đó reticulata có nghĩa là "giống như lưới".
Quýt là một loại cây có kích thước vừa phải, cao khoảng 7,6 mét (25 ft). Thân cây và cành chính có gai. Lá sáng bóng, màu xanh lục và khá nhỏ. Cuống lá ngắn, gần như không cánh hoặc hơi có cánh. Hoa mọc đơn độc hay thành cụm nhỏ ở kẽ lá. Quýt thường có khả năng tự sinh sản (chỉ cần một con ong di chuyển mang phấn hoa trong cùng một bông hoa) hoặc tạo quả không hạt (không cần thụ phấn và do đó không có hạt, chẳng hạn như giống cam satsuma). Một cây quýt trưởng thành có thể cho năng suất lên 79 kilôgam (174 lb) trên quả.
Quả quýt nhỏ 40–80 mm (1,6–3,1 in). Vỏ cam, vàng cam hoặc đỏ cam. Vỏ mỏng và dễ bong ra. Dễ bóc vỏ là một lợi thế quan trọng của quýt so với các loại trái cây có múi khác. Cũng giống như các loại quả cam chanh khác, quả quýt dễ dàng tách ra thành các múi riêng lẻ. Quả có thể không hạt hoặc chứa ít hạt. Quả có vị ngọt, có thể ăn cả quả hoặc ép lấy nước.
Vào năm 2020, sản lượng quýt trên thế giới (tổng hợp cả tangerine, clementine và satsuma theo báo cáo của FAOSTAT) là 38,6 triệu tấn, dẫn đầu là Trung Quốc với 60% tổng sản lượng toàn cầu. Tây Ban Nha đã sản xuất hơn hai triệu tấn vào năm 2020, trong khi các nhà sản xuất quan trọng khác với khoảng một triệu tấn mỗi nước là Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập và Maroc.
Một quả quýt chứa 85% nước, 13% carbohydrate và một lượng chất béo và protein không đáng kể (bảng). Trong số các vi chất dinh dưỡng, chỉ có vitamin C là có hàm lượng đáng kể (32% Giá trị hàng ngày) trong khẩu phần tham chiếu 100 gam, còn tất cả các chất dinh dưỡng khác đều có hàm lượng thấp.
Ở Canada và Hoa Kỳ, chúng thường được mua trong hộp 5 hoặc 10 pound, được gói riêng trong giấy mềm màu xanh lục và được gói vào những chiếc tất Giáng sinh. Phong tục này có từ những năm 1880 khi những người Nhật nhập cư ở Canada và Hoa Kỳ bắt đầu nhận những quả quýt Nhật từ gia đình họ ở quê nhà để làm quà tặng cho Năm mới. Truyền thống lan truyền trong cộng đồng ngoài người gốc Nhật và về phía đông trên khắp đất nước: vào mỗi vụ thu hoạch tháng 11, "Những quả cam nhanh chóng được bốc dỡ và vận chuyển về miền đông bằng đường sắt. 'Orange Trains' - đoàn tàu với toa xe sơn màu cam - cảnh báo mọi người trên đường đi rằng những trái cam hấp dẫn từ Nhật Bản đã quay trở lại vào dịp lễ. Đối với nhiều người, sự xuất hiện của quýt Nhật báo hiệu mùa lễ hội bắt đầu." Truyền thống Nhật Bản này kết hợp với truyền thống châu Âu liên quan đến hành động thả tất Giáng sinh. Thánh Nicholas được cho là đã bỏ những đồng tiền vàng vào tất của ba cô gái nghèo để họ có đủ tiền đi lấy chồng. Đôi khi câu chuyện được kể với quả bóng vàng thay cho túi vàng và quả cam trở thành biểu tượng thay thế cho những quả bóng vàng này và được đặt trong tất vớ Giáng sinh ở Canada cùng với những đồng xu sô cô la bọc trong giấy vàng.
Satsuma cũng được trồng ở Hoa Kỳ từ đầu những năm 1900. Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn là nhà cung cấp chính. Hoạt động nhập khẩu cam satsuma của Hoa Kỳ đã bị đình chỉ do chiến sự với Nhật Bản trong Thế chiến II. Mặc dù chúng là một trong những hàng hóa đầu tiên của Nhật Bản được phép xuất khẩu sau khi chiến tranh kết thúc, nhưng sự thù địch còn sót lại đã dẫn đến việc đổi tên số cam này thành cam "mandarin" thay vì cam "Nhật Bản".Lô quýt đầu tiên được giao từ Nhật Bản tại cảng Vancouver, British Columbia (Canada) được chào đón bằng một lễ hội kết hợp giữa ông già Noel và các vũ công Nhật Bản —những cô gái trẻ mặc trang phục truyền thống kimono.Trong lịch sử, trái cây Giáng sinh được bán ở Bắc Mỹ chủ yếu là Dancy, nhưng bây giờ chúng thường là quả lai.
Quýt là một trong những đơn vị phân loại tổ tiên thuần chủng riêng của thực vật cho quả có múi. Loài đã phát triển ở các vùng bao gồm Nam Trung Quốc, Nhật Bản ở Đông Á và Việt Nam ở Đông Nam Á. Quýt dường như đã được thuần hóa ít nhất hai lần, ở phía bắc và phía nam dãy núi Ngũ Lĩnh, có nguồn gốc từ các phân loài hoang dã riêng biệt. Quýt hoang dã vẫn sinh sống ở đây, bao gồm cả quýt Đạo Huyện (đôi khi được đặt tên loài là Citrus daoxianensis) cũng như một số thành viên nhóm theo truyền thống được gọi là 'quýt hoang Mãng Sơn', một nhóm chung cho loại quả giống quýt dại của khu vực Mãng Sơn bao gồm cả quýt thực sự (quýt dại Mãng Sơn, phân loài phía nam) và cam rừng Mãng Sơn khác biệt về mặt di truyền và chỉ có quan hệ họ hàng xa. Quýt hoang dã được tìm thấy không có DNA của bưởi (C. maxima) pha trộn gen như trong quýt nội địa. Tuy nhiên, chúng dường như có một lượng nhỏ (~1,8%) pha trộn gen từ loài cam Nghi Xương, loài mọc hoang trong cùng khu vực.Dãy núi Ngũ Lĩnh cũng là quê hương của các cụm di truyền phía bắc và phía nam của quýt nội địa có hàm lượng đường trong quả tương tự so với họ hàng hoang dã của chúng nhưng hàm lượng axit xitric thấp hơn đáng kể (ở một số nơi gần 90 lần). Các cụm thể hiện mô hình pha trộn gen bưởi khác nhau, có lịch sử quần thể được suy luận khác nhau và có quan hệ họ hàng gần nhất với loài quýt dại khác biệt, cho thấy hai quá trình thuần hóa độc lập ở phía bắc và phía nam. Tất cả các giống thuần hóa được thử nghiệm đều thuộc về một trong hai cụm di truyền này, với các giống cây như quýt mật Nam Phong, Kishu và Satsuma có nguồn gốc từ sự kiện thuần hóa phía bắc cho quả to hơn, đỏ hơn, trong khi Quýt lá liễu, Dancy, Sunki, Cleopatra, Cam sành, Ponkan và những loại khác có nguồn gốc từ cụm phía nam nhỏ hơn, có quả màu vàng hơn.Hệ thống phân loại Tanaka chia quýt nội địa và các loại trái cây tương tự thành nhiều loài, đặt tên riêng cho các giống như quýt lá liễu (C. deliciosa), satsuma (C. unshiu), tangerine (C. tangerina). Theo hệ thống Swingle, tất cả được coi là biến thể của một loài duy nhất, Citrus reticulata . Hodgson đăt đại diện cho chúng như một số nhóm nhỏ: quýt thường (C. reticulata), satsuma, cam sành (C. nobilis), cam Địa Trung Hải (lá liễu), quả nhỏ (C. indica, C. tachibana và C. reshni) và quýt lai. Trong phân loại loài dựa trên hệ gen của Ollitrault và cộng sự, chỉ quýt thuần chủng mới thuộc C. reticulata, trong khi loài pha gen bưởi tìm được trong phần lớn quả quýt sẽ khiến chúng được xếp vào biến thể của C. aurantium.Phân tích di truyền phù hợp với quýt lục địa đại diện cho một loài duy nhất, với phần lớn sự biến đổi trong quýt là do lai tạo. Một loài riêng biệt, Citrus ryukyuensis tách ra từ các loài trên đất liền từ 2 đến 3 triệu năm trước khi bị cắt đứt do mực nước biển dâng cao tìm được đang phát triển trên đảo Okinawa, sự lai tạo tự nhiên và nông nghiệp của loài với các loài quýt trên đất liền đã tạo ra một số các giống quýt đảo độc đáo của Nhật Bản và Đài Loan, chẳng hạn như quýt Tachibana, trước đây được phân loại là một phân loài của quýt thuần chủng, trước khi cây bố mẹ được xác định, và Shekwisha. Một số ít giống trồng được phát hiện là thuần chủng trong phân tích gen nguyên thủy, bao gồm quýt Tôn Chu Sa và quýt mật Nam Phong, nhưng Wang đã phát hiện ra chúng không chỉ có sự pha trộn gen rõ rệt của cam Nghi Xương có trong tất cả các cuộc kiểm nghiệm quýt mà còn là DNA bưởi riêng biệt có trong quýt thuần hóa. Sau quá trình lai tạo ban đầu, các phép lai tự nhiên hoặc qua trồng trọt của các giống lai quýt-bưởi ban đầu với gốc quýt đã tạo ra loài quýt thường cùng đóng góp gen hạn chế từ loài bưởi, khác nhau giữa các giống thuần hóa phía bắc và phía nam. Một nhóm giống cây trồng 'có tính axit' bao gồm quýt Sunki và Cleopatra trước đây cũng được cho là thuần chủng nhưng do được phát hiện có chứa vùng nhỏ DNA của bưởi pha trộn gen nên quá chua khi ăn, nhưng được sử dụng rộng rãi làm gốc ghép và được trồng để lấy nước ép. Một nhóm quýt khác, bao gồm một số giống tangerine, satsuma và cam sành, cho thấy sự đóng góp gen lớn hơn của bưởi và xuất phát từ các giống bưởi hạn chế được lai lần nữa với cam ngọt hoặc bưởi thường. Tương tự như thế trong một số trường hợp, tạo ra các giống có năng suất từ trung bình đến cao theo mức độ lai ghép của bưởi. Do đó, quýt lai liên tục tăng tỷ lệ đóng góp gen của bưởi cùng với quýt clementine, cam chua ngọt và bưởi chùm. Quýt và giống lai của chúng được bán dưới nhiều tên khác nhau. |
Butter Brickle là một loại kẹo bơ cứng phủ sô-cô-la do nhà sản xuất kẹo John G. Woodward Co. tại Council Bluffs, Iowa bày bán lần đầu tiên vào ngày 20 tháng 11 năm 1924, và kẹo bơ cứng này dùng tạo thành hương vị cho món kem cùng tên được hãng The Fenn Bros. Ice Cream and Candy Co. sản xuất tại Sioux Falls, Nam Dakota.
Butter Brickle chính thức chào bán lần đầu tiên vào ngày 20 tháng 11 năm 1924, và được nhà sản xuất kẹo John G. Woodward Co. ở Council Bluffs, Iowa đăng ký thương hiệu vào ngày 15 tháng 5 năm 1928 chỉ dành cho kẹo chứ không phải kem. Arthur E. Dempsey, một nhà sản xuất kẹo và về sau là nhà phát minh làm việc cho hãng John G. Woodward Co. ở Council Bluffs, Iowa, có khả năng chính là người đã tạo ra loại kẹo được đem đăng ký thương hiệu Butter Brickle Riêng về món kem cùng tên Butter Brickle thì Nhà hàng Orleans Room thuộc Khách sạn Blackstone ở Omaha, Nebraska mới được ghi nhận có công tạo nên món này, vào cuối thập niên 1920.Fenn Bros. Ice Cream and Candy Co. do Henry C. Fenn và James W. Fenn thành lập vào năm 1898, nổi tiếng qua thương hiệu kẹo bơ cứng phủ sô-cô-la được đăng ký và hương vị kem kẹo bơ cứng mang tên Butter Brickle. Bên cạnh Butter Brickle ra, công ty này còn xuất xưởng thêm những loại kẹo khác như Walnut Crush, Blue Seal Nougat, Smooth Sailin’, Royal Brazils và Big Bogie (sau đổi thành Big Nougat), và kem lạnh. Các hãng làm kem hiện đang bày bán loại kem vị Butter Brickle và cái tên này vẫn còn sử dụng theo giấy phép được cấp.
Trong chương trình truyền hình Two and a Half Men, Rose đã đề nghị Charlie mang cho cô ấy một ít kem Butter Brickle. |
Bạc xỉu hay Bạc sỉu là một món đồ uống có nguồn gốc từ người Hoa sống ở vùng Sài Gòn-Chợ Lớn những năm thập niên 1950-1960 và là món thức uống phổ biến ở khu vực này và các vùng xung quanh. Bạc xỉu khá giống với cà phê sữa nhưng chỉ khác ở chỗ nếu cà phê sữa thì phần cà phê nhiều hơn phần sữa thì bạc xỉu lại ngược lại là phần sữa nhiều hơn phần cà phê, vì vậy bạc xỉu còn được gọi là cà phê trắng.
Bạc xỉu là từ của tiếng Quảng Đông, thứ ngôn ngữ người Hoa dùng phổ biến tại khu buôn bán ở Sài Gòn - Chợ Lớn thời bấy giờ. "Bạc xỉu" được gọi đầy đủ là "bạc tẩy xíu phé", bạc (白, bạch) là màu trắng, tẩy là cái ly không, xỉu (小, tiểu hay 少, thiểu) là một chút, và phé (啡, viết tắt của 咖啡) là cà phê, ý nói món đồ uống từ sữa nóng, pha thêm chút cà phê.Cách pha bạc xỉu phổ biến hiện nay có 2 cách pha nóng và đá, sao cho phân tầng sữa và cà phê nhưng có thể dễ dàng khuấy tan đều để thưởng thức
- Pha nóng: tầng bên dưới là sữa đặc, tầng giữa là sữa tươi đánh bọt, bên trên tưới một ít cà phê nóng đậm đặc để tạo màu và mùi hương.
- Pha đá: đá viên trộn đều với sữa đặc, sau đó tưới một lượng sữa tươi vừa phải (thường là vừa đủ ngập các viên đá). Cà phê đậm đặc đánh bọt mịn và tưới lên trên cùng.
Bạc xỉu là một trong những thức uống độc đáo nhất sinh ra ở Sài Gòn, là sản phẩm pha trộn của ba nền văn hóa Hoa-Việt-Pháp. Trong thời kỳ Pháp thuộc ở Việt Nam 1858-1954, cộng đồng người Hoa ở Sài Gòn có lẽ đi sớm hơn người Việt trong kinh doanh hàng quán, trong đó có cà phê. Vào thời gian đầu, cà phê đen cùng với cà phê sữa vẫn rất khó uống đối với phụ nữ và trẻ con vì họ không quen vị đắng của cà phê, nhưng mùi và vị của cà phê rất cuốn hút. Sau này công thức pha cà phê sữa ở Sài Gòn được người Hoa biến đổi theo cách giảm tỷ lệ cà phê, tăng sữa trong ly thức uống để những người khó uống cà phê nhất vẫn thấy thích thú.
Nhiều người Sài Gòn còn quả quyết, bạc xỉu ra đời để dành cho đám trẻ theo ba, hay phụ nữ theo chân bạn bè (là đàn ông) tới quán cà phê. Trẻ em hay phụ nữ không quen với vị đắng gắt của cà phê đen, nhưng cũng không thể hững hờ với mùi hương quyến rũ, bạc xỉu kết nối họ lại. Bạc xỉu có thể vừa uống nóng và vừa uống lạnh tuy nhiên nếu uống nóng thì mùi hương sẽ tuyệt vời và ngon hơn. Bạc xỉu cũng rất thích hợp khi thưởng thức chung với bánh tiêu và giò cháo quẩy.
== Tham khảo == |
Karen's Diner là một chuỗi nhà hàng theo chủ đề có địa điểm tại Úc. Nhà hàng này quảng cáo trải nghiệm ăn uống gây bức xúc có chủ ý và nhân viên được hướng dẫn cách xúc phạm khách hàng trong suốt bữa ăn của họ. Tên của nhà hàng xuất phát từ thuật ngữ tiếng lóng trên internet là Karen, được sử dụng để mô tả một người phụ nữ da trắng lớn tuổi có hình mẫu thô lỗ. Phương châm của nhà hàng là "Thức ăn ngon, dịch vụ tệ".
Chuỗi nhà hàng được thành lập tại Sydney, Úc vào năm 2021 bởi Aden Levin và James Farrell. Đây là một nhà hàng chủ đề dựa trên khái niệm về trải nghiệm ăn uống gây khó chịu, nơi khách hàng trả tiền cho nhân viên để bị xúc phạm. Ban đầu nhà hàng được lên kế hoạch là một nhà hàng pop-up (kiểu nhà hàng xây dựng và gỡ đi trong thời gian ngắn) kéo dài 6 tháng tại Quảng trường Thế giới. Ý tưởng của nhà hàng ban đầu phải nhận về nhiều phản ứng trái chiều khi làm dấy lên lo ngại về việc liệu một môi trường giao tiếp xúc phạm lẫn nhau có thể khiến nhân viên bị khách hàng ngược đãi hay không.Cái tên Karen's liên quan đến việc sử dụng tên Karen trong các meme trên internet để mô tả một phụ nữ da trắng trung niên thô lỗ hay đòi hỏi quyền lợi quá mức. Nhân viên được hướng dẫn cách làm sao để có một tính cách thô bạo và chế giễu khách hàng một cách hài hước trong bữa ăn của họ. Khách hàng phải đáp lại hành vi này bằng cách cư xử thô lỗ với nhân viên. Tuy nhiên, khách hàng và nhân viên bị cấm sử dụng những lời lẽ lăng mạ liên quan đến phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính hoặc kỳ thị đồng tính. Nhiều trong số các cuộc qua lại này bao gồm ngôn từ tục tĩu và người dưới 16 tuổi phải có người lớn đi cùng. Những khách hàng có giấy tờ tùy thân cho thấy họ tên là Karen có thể nhận được đồ uống miễn phí.Nhà hàng tập trung vào những quán ăn Mỹ vào những năm 1950 và thực đơn có bánh mì kẹp thịt và cánh gà. Nhà hàng đã trở thành một nguồn nội dung phổ biến cho mạng xã hội, đặc biệt là trên nền tảng TikTok, khi khách hàng đăng video về tương tác của họ với nhân viên. Chuỗi nhà hàng này đã mở các địa điểm tại Vương quốc Anh, Ireland và Hoa Kỳ.
Vào tháng 8 năm 2022, nhà hàng đã gây ra tranh cãi sau khi một video cho thấy một nhân viên tại chi nhánh Brisbane có hành vi không phù hợp được lan truyền trên TikTok. Trong video, một nhân viên đưa ra những nhận xét không phù hợp về một thực khách nhỏ tuổi và cáo buộc cha cô, người đi cùng thực khách nhỏ tuổi, là một kẻ ấu dâm. Người phát ngôn của Karen's Diner nói rằng họ "thất vọng" vì hành vi này và sự việc đã đi ngược lại với hướng dẫn của họ.
Một du khách viết lên tờ The Age rằng bồi bàn nói như hét vào mặt cô, cười nhạo mái tóc của con gái cô. Elizabeth McDonald, một biên tập viên mục Ẩm thực của trang Time Out Sydney đánh giá rằng nhà hàng "phù hợp với những người muốn thử nghiệm những thứ mới lạ và không chấp nhặt nếu bị đối xử thô lỗ trong lúc ăn". Alannah Maher của tờ Time Out nhận xét: "Đây thật ra là một cách thú vị để loại bỏ cảm giác khó xử kỳ quặc sau thời gian ở nhà vì lệnh phong tỏa kéo dài". |
Chế biến mứt kẹo (tiếng Anh: confectionery) là công việc chế biến và sản xuất các loại đồ ngọt nhiều đường và carbohydrat như bánh, mứt, kẹo. Nhìn chung, ngành công nghiệp được chia ra hai nhánh là chế biến bánh và chế biến kẹo ngọt. |
Cà ri gà là một món ăn phổ biến ở Nam Á, Đông Nam Á, cũng như tại Caribbean (nơi món này thường được gọi là "cà ri gà"). Món cà ri Nam Á điển hình bao gồm thịt gà hầm với củ hành tây và nước xốt cà chua, thêm hương vị với gừng, tỏi, ớt và một loạt các loại gia vị, thường gồm có bột nghệ, thì là, rau mùi, quế, bạch đậu khấu và như thế. Bên ngoài khu vực Nam Á, cà ri gà thường ướp với một hỗn hợp gia vị trước khi nấu, gọi là bột cà ri.
== Tham khảo == |
Họ Sò nứa (danh pháp khoa học: Cardiidae) là tên gọi chung cho một họ sò (chủ yếu) nhỏ, ăn được, nước mặn, thân mềm hai mảnh vỏ. Nhiều loài sò sống trong cát, bãi biển khắp thế giới. Vỏ tròn đặc trưng của sò song phương đối xứng, và có hình trái tim khi nhìn từ sau.
Các chi trong họ Cardiidae bao gồm: |
Tôm tít, tôm tích, tôm thuyền, bề bề hay tôm búa (do một số loài có càng tiến hóa thành dạng chùy), là tên được dùng để gọi nhóm giáp xác biển thuộc bộ Tôm chân miệng (Stomatopoda). Chúng không phải tôm cũng chẳng phải bọ ngựa nhưng chúng có tên trong tiếng Anh là Mantis shrimp hay tôm bọ ngựa vì chúng giống cả hai, với cặp càng giống của bọ ngựa. Tôm tít có mặt rộng rãi tại những vùng biển ôn đới và nhiệt đới trên toàn cầu. Bộ Tôm chân miệng bao gồm khoảng trên 400 loài và tất cả chúng đều nằm trong phân bộ Giáp đơn (Unipeltata). Bộ này có nhiều họ, trong đó họ Squillidae là họ có nhiều loài được dùng làm thực phẩm tại Việt Nam.
Người Assyria cổ gọi tôm tít là châu chấu biển. Tại Úc, chúng có tên là "kẻ giết tôm" (Prawn killers) và ngư dân Âu Mỹ đặt cho chúng cái tên "kẻ xé ngón cái" (Thumb splitters) do chúng có thể kẹp rách da ngón tay nếu không thận trọng khi gỡ chúng khỏi lưới, có trường hợp hiếm hoi, tôm tít có thể làm vỡ kính bể nuôi cá cảnh với một cú đánh bằng đôi càng.Tôm tít được nuôi làm vật cảnh trong bể cá cảnh nước mặn và việc nuôi cảnh này có thể đóng vai trò nhất định trong quá trình nghiên cứu đời sống còn nhiều bí ẩn của tôm tít. Tuy nhiên, nhiều người nuôi cảnh khác lại cho chúng là vật hại vì chúng có thể đục lỗ trong các bộ xương san hô chết và trốn trong đó; những mẩu san hô này thường được thu thập vì chúng rất hữu dụng trong các bể cá cảnh. Vì vậy, chuyện tôm tít còn sót trong mẩu san hô nhào ra tấn công các loài cá cảnh, tôm cảnh,... là chuyện thường xảy ra. Đồng thời chúng rất khó bắt khi đã nằm trong bể và có trường hợp tôm tít đã đập vỡ thành của các bể cá thủy tinh.
Tôm tít có thể dài tới 30 xentimét (12 in) và một số trường hợp đặc biệt thì con số này là 38 cm (15 in). Giáp đầu của tôm tít chỉ bao phủ phần sau đầu và 4 đốt đầu tiên của ngực. Màu sắc thân thay đổi tùy loài từ nâu, xanh lục, đen nhạt đến hồng, vàng nhạt; một số loài sống trong vùng biển nhiệt đới còn có màu sắc rực rỡ để được nuôi trong các bể cá. Tôm tít có 8 đôi chân, trong đó 5 đôi đầu có càng, sau đó là những đôi chân bơi. Mắt tôm tít có những cấu trúc đặc biệt, được xem là phức tạp nhất trong giới động vật. Mắt và đôi ăng ten đầu tiên được gắn nơi những đoạn di động riêng biệt tại đầu tôm. Mắt tôm tít giúp chúng phân biệt được những vật thể chung quanh như những rạng san hô, những con mồi, kể cả mồi có thân trong suốt.
Đa số các loài tôm tít sinh sống tại những vũng, hố cạn dọc các bờ biển thuộc vùng nhiệt đới và ôn đối (vùng Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương bao gồm khu vực giữa Phi châu qua đến Hawaii) tại những vùng triều giữa. Chúng sống vùi, ẩn nấp trong hang hay kẽ đá. Chúng chỉ chui ra khỏi nơi trú ẩn để tìm mồi và tùy loài có thể sinh hoạt ban ngày hoặc ban đêm. Tôm tít thuộc loại 'tôm dữ', ăn thịt sống, săn cá nhỏ, nhuyến thể và giáp xác nhỏ hơn. Chúng dùng đôi chân thứ nhì, to (thường gọi là càng) để bắt mồi. Mặc dù chúng là loài săn mồi phổ biến ở nhiều vùng nước nông nhiệt đới và cận nhiệt, giới khoa học chưa tìm hiểu được nhiều thông tin về tôm tít vì loài sinh vật này chủ yếu chỉ chui rúc trong các hang hốc chứ ít chịu ló mặt ra ngoài.
Tôm tít có tuổi thọ rất cao và thể hiện nhiều hành vi phức tạp, tỉ như các cuộc tỉ thí để giành bạn tình hay phân định thứ cấp. Một số loài sử dụng các chất phát quang trên cơ thể để ra hiệu cho đồng loại hay với các loài khác, mở rộng thêm quy mô của các tín hiệu hành vi. Chúng có thể học tốt, nhớ lâu và có thể nhận mặt những cá thể xung quanh mà chúng thường tiếp xúc. Phương pháp nhận diện dựa trên các dấu hiệu hình ảnh cũng như bởi mùi. Nhiều loài đã phát triển các hành vi xã hội phức tạp nhằm bảo vệ lãnh thổ của chúng trước các kẻ thù.
Trong suốt cuộc đời, tôm tít có thể có đến 20-30 mùa sinh sản. Tùy theo loài mà trứng có thể được chôn dưới đất hay được con cái mang dưới bụng cho đến khi trứng nở. Và cũng tùy theo loài mà con đực và con cái có thể chỉ gặp nhau để giao phối rồi hết, hoặc chúng có thể có quan hệ một vợ một chồng trong thời gian dài.Trong những loài tôm tít "chung thủy", thời gian "kết hôn" có thể lên tới 20 năm. Cặp vợ chồng sống chung trong một hang và có thể giúp đỡ nhau trong công việc. Cả vợ lẫn chồng đều tham gia vào việc chăm sóc trứng. Trong chi Pullosquilla và một số loài thuộc chi Nannosquilla, con cái sẽ đẻ hai ổ trứng, một ổ để cho chồng chăm và một ổ thì vợ lo. Trong một số loài khác, con cái lo việc chăm trứng còn con đực thì kiếm ăn cho cả gia đình. Sau khi trứng nở, giai đoạn ấu trùng dạng phiêu sinh vật của tôm con có thể kéo dài tới 3 tháng.
Mặc dù phần nhiều tôm tít thường có lối di chuyển giống như ở tôm thật sự và tôm hùm, loài tôm tít Nannosquilla decemspinosa được ghi nhận là có khả năng búng người theo một chuyển động vòng tròn thô sơ. Chúng sống ở các vùng nước nông và có nền đất cát. Vào lúc triều thấp, N. decemspinosa đối diện với nguy cơ bị mắc cạn do những chân sau ngắn của chúng không đủ khỏe để di chuyển cơ thể trong môi trường cạn không được nước nâng đỡ. Lúc này, tôm tít sẽ búng người về phía trước để lăn mình vào khu vực còn ngập nước. Theo các quan sát, N. decemspinosa thường lăn tròn liên tục nhiều lần suốt một quãng đường dài 2 mét (6,6 ft), tuy nhiên các cá thể thí nghiệm thường chỉ lăn ít hơn 1 m (3,3 ft).
Trong ẩm thực Nhật Bản, tôm tít được luộc và dùng trong các món sushi và đôi khi được ăn sống như sashimi. Chúng được người Nhật gọi là "tôm dế" (蝦蛄), cách gọi này có lẽ là do hình dạng của nó cũng có những điểm gần giống con dế trũi.
Tôm tít có mặt với số lượng phong phú ở vùng duyên hải Việt Nam. Trong ẩm thực Việt Nam, tôm tít có thể được hấp (cùng với sả, hấp cách thủy pha với bia), luộc, nướng hay phơi khô và thường được dùng với muối tiêu, nước mắm me hay thì là.
Trong ẩm thực Trung Quốc, tôm tít được chế biến trong một món gọi là (攋尿蝦, tiếng Quan Thoại pinyin: lài niào xiāmã ngôn ngữ: zho được nâng cấp thành mã: zh , tiếng Quảng Đông: laaih liu hā) vì tôm tít thường hay bắn một tia nước ra ngoài khi bốc lên khỏi nước. Sau khi nấu, thịt tôm tít ăn có vị như tôm hùm hơn là tôm bình thường. Giống như tôm hùm, vỏ tôm tít rất cứng và cần dùng nhiều lực để bẻ gãy. Thông thường chúng được rán ngập trong chảo với tỏi và tiêu cay.
Trong vùng Địa Trung Hải, loài tôm tít Squilla mantis là một món hải sản thông dụng, nhất là ở vùng duyên hải Adriatic (canocchia) và vịnh Cádiz (galera).
Ở Philippines, người dân gọi tôm tít là tatampal, hipong-dapa, alupihang-dagat và chế biến nó như tôm bình thường.
Những quan ngại thông thường về việc tiêu thụ hải sản là vấn đề đối với tôm tít vì chúng có thể sinh sống trong các vùng nước ô nhiễm. Điều này đặc biệt đúng ở Hawaii, nhất là Đại Kênh đào Ala Wai ở Waikiki khi một số cá thể tôm tít có kích thước lớn bất thường. |
Bún thịt nướng là một món ăn món ăn có nguồn gốc ở miền Nam Việt Nam, về sau đã phổ biến lan rộng tại nhiều nơi trên cả nước. Mỗi nơi đều có thể có cho mình một hương vị đặc trưng riêng tùy theo khẩu vị từng nơi. Món bún này có thể dùng làm điểm tâm, bữa chính hay bữa phụ đều phù hợp. Yêu cầu của món Bún thịt nướng là thịt được nướng vàng đều, có vị đậm đà cùng hương thơm của sả và vừng; nước mắm chua ngọt vừa ăn; và các loại rau dùng kèm đa dạng.
Nguyên liệu cần có của món Bún thịt nướng: 400g thịt nạc dăm, 800g bún tươi (sợi nhỏ), 100g hành lá, 100g đậu phộng rang, 200g cà rốt, củ cải chua, 3 thìa sả băm nhuyễn, 4 thìa nhỏ mật ong, 3 thìa canh vừng trắng, nước mắm, giấm, chanh, tỏi, ớt, xà lách, rau thơm, giá, dưa leo, muối, tiêu, đường, bột nêm, dầu ăn, que tre xiên thịt.
Hành tím, tỏi, sả băm nhuyễn, sau đó vắt lấy nước cốt.
Thịt nạc sau khi rửa sạch, thái miếng mỏng vừa ăn. Ướp vào thịt 4 thìa mật ong, 3 thìa sả băm nhuyễn, 3 thìa canh vừng, 1/2 thìa nhỏ tiêu, 1/2 thìa nhỏ muối, 1 thìa nhỏ bột nêm, 1 thìa nước cốt hành tỏi, 1 thìa nhỏ nước mắm, 1 thìa dầu ăn, hành lá. Trộn đều, để thịt tẩm thấm gia vị trong vòng 30 phút - 45 phút (có thể bọc kín thịt đặt vào tủ lạnh khoảng 2 tiếng - 3 tiếng).
Xà lách, rau thơm, giá rửa sạch. Sau đó thái nhỏ xà lách và rau thơm. Dưa leo thái nhỏ, cà rốt và củ cải chua thái sợi. Đậu phộng rang vàng, giã nhỏ.
Xếp xà lách, rau răm thái nhỏ ở đáy tô, xếp tiếp dưa leo và giá, cho tiếp vào tô là bún, bên trên để thịt nướng, cho một ít mỡ hành, rắt một ít đậu phộng cùng cà rốt và củ cải chua.
Khi dùng, ta cho nước mắm chua ngọt vào tô và trộn đều.
Ngoài ra có thể cuộn với bánh phở hoặc lá nem cuốn
Khi sơ chế: Món này thịt phải mỏng, nếu có thời gian nên cho thịt vào tủ đá khoảng 30 phút để thịt hơi cứng lại rất dễ thái mỏng. Đậu phộng rang để không bị cháy và có màu đẹp nên rang cùng với muối bọt.
Khi nướng thịt: Để thịt thấm đều gia vị, tăng mùi thơm và không bị khô nên phết nước ướp thịt lên bề mặt thịt. |
Lebkuchen, còn gọi là Lebzelten, Pfeffer-, Gewürz- hay Honigkuchen, là một loại bánh ngọt, có nhiều gia vị và có thể để lâu được. Nó có nhiều dạng và biến thể khác nhau. Trong nhiều nền văn hóa nó là một phần không thể thiếu được trong các loại bánh giáng sinh, một vài loại cũng phổ biến suốt năm tại các tại hội chợ, lễ hội. Thợ làm bánh liệt Lebkuchen vào loại bánh để lâu được.
Việc sản xuất Lebkuchen có một truyền thống lâu đời tại Đức và ở nhiều nơi là một phần của văn hóa làm bánh địa phương, trong đó một số tên được bảo vệ là đặc sản của khu vực như Nürnberger Lebkuchen, Aachener Printen hoặc Pulsnitzer Pfefferkuchen ở Đức.
Trước đây, các nhà sản xuất Lebkuchen thường làm một nghề khác hơn là thợ làm bánh, họ tự gọi mình là Lebzelter, Lebküchler, Lebküchner - những thuật ngữ mà ngày nay vẫn thường được sử dụng bởi các thợ làm bánh, mà chuyên về Lebkuchen. Cho đến ngày 3 tháng 10 năm 1990, Pfefferküchler là một nghề thủ công và ở Đông Đức. Tám năm sau đó, học nghề để trở thành thợ làm bánh chuyên môn Pfefferküchler lại được Bộ kinh tế cho dạy trở lại.
Đặc trưng của tất cả các Lebkuchen là chúng chứa rất nhiều chất ngọt (mật ong: truyền thống), nhưng được thêm vào rất ít hoặc không có nước, sữa và chất béo. Do kết cấu khô và có đường, nó có thể giữ được trong một thời gian dài. Một biểu hiện đặc trưng khác là chúng được cho nhiều gia vị nên có vị đặc biệt và ngọt ngào. Gia vị Lebkuchen điển hình là tiểu hồi cần, thì là, gừng, bạch đậu khấu, rau mùi, bông nhục đậu khấu, nhục đậu khấu, đinh hương, ớt và quế. Gia vị Lebkuchen trộn sẵn cũng được bán trên thị trường.
== Chú thích == |
Chimichanga (; tiếng Tây Ban Nha: [tʃimiˈtʃaŋɡa]) là một loại burrito chiên ngập dầu phổ biến trong nền ẩm thực Tex-Mex (Texan + Mexican), Tây Nam Mỹ. Món ăn thường được chuẩn bị bằng cách nhồi vào bánh tortilla với nhiều loại nguyên liệu khác nhau, thông thường là gạo, pho mát, đậu, machaca (thịt khô), carne adobada (thịt ướp gia vị), carne seca (thịt bò khô), thịt gà xé, sau đó gói lại. Sau đó chiên ngập dầu và có thể ăn kèm với salsa, guacamole, kem chua hay phô mai.
Những cuộc tranh luận về nguồn gốc của chimichanga vẫn không ngừng diễn ra.Các từ chimi và changa bắt nguồn từ 2 thuật ngữ của Mexico và Tây Ban Nha: chamuscado (past participle của từ chamuscar), có nghĩa là làm cháy hoặc bị cháy xém, và changa, liên quan đến chinga (dạng thứ ba hiện tại của động từ chingar), một biểu cảm bất lịch sự thể hiện sự bất ngờ hoặc một sự xúc phạm.Theo một nguồn tin thì Monica Flin, nhà sáng lập của Tucson, Arizona, nhà hàng El Charro, vô tình làm rơi một cái bánh burrito vào một cái chảo chiên ngập dầu vào năm 1922. Cô ta ngay lập tức bắn 1 câu chửi tục bằng tiếng Tây Ban Nha "chi..." (chingada), nhưng ngay lập tức ngừng lại và la lên chimichanga, một chữ tiếng Tây Ban Nha tương tự với "thingamajig".Woody Johnson, nhà sáng lập của Macayo's Mexican Kitchen, tự nhận chính mình đã phát minh ra món Chimichanga vào năm 1946 khi ông ta chiên bánh burrito bằng chảo chiên ngập dầu như một bài thử nghiệm tại nhà hàng Woody's El Nido. Món " burritos chiên" này đã cực kì nổi tiếng vào năm 1952, when Woody's El Nido trở thành Macayo's, món chimichanga là một trong những món chính trong Menu của nhà hàng. Johnson khai trương Macayo's vào năm 1952.Mặc dù không có hồ sơ chính thức ghi lại thời điểm xuất hiện của món ăn, cựu sinh viên Đại học Arizona nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Jim Griffith nay đã nghỉ hưu nhớ lại là đã nhìn thấy món chimichanga ở làng Yaqui Old [./https://en.wikipedia.org/wiki/Pascua_Yaqui_Tribe Pascua] ở Tucson vào giữa những năm 1950.Với món biến thể chivichanga, chủ yếu được sử dụng ở Mexico, một khả năng khác là có người nhập cư vào Hoa Kỳ đã mang món đó ăn theo họ, chủ yếu thông qua Nogales vào Arizona. Khả năng thứ ba là chimichanga, hay chivichanga, từ lâu đã là một phần ẩm thực địa phương của Pimería Alta ở Arizona.
Kiến thức và sự hiểu rõ về giá trị của món ăn từ từ được lan ra từ Tucson, với sự phổ biến ở những nơi khác đang tăng được tăng lên trong những thập kỷ gần đây. Mặc dù chimichanga hiện được xem như một phần của Tex-Mex, nhưng gốc rễ của nó ở Hoa Kỳ dường như là ở Hạt Pima, Arizona.Theo dữ liệu do Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ trình bày, một khẩu phần điển hình bao gồm 183 gram (6,5 ounce) thịt bò và phô mai chimichanga chứa 443 calo, 20 gram protein, 39 gram carbohydrate, 23 gram chất béo, 11 gram chất béo bão hòa, 51 miligam cholesterol và 957 miligam natri. |
Rượu nếp than là một trong những loại rượu ngon, nổi tiếng của đồng bằng sông Cửu Long và rượu nếp than từ lâu đời cũng đã được xem là một nét văn hóa của ẩm thực Việt Nam. Nếu vùng cao Tây Bắc có loại rượu ngon nổi tiếng là Táo mèo, Long An có Đế gò đen, Bình Định có Bàu đá thì đồng bằng sông Cửu Long lại có món rượu ngon nổi tiếng là Rượu nếp than. Đây là một loại rượu ngon được làm hoàn toàn bằng nếp than nên có màu nâu đỏ hoặc màu tím than. Rượu nếp than có nhiều chất dinh dưỡng vì được làm tự loại men truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Nếp than được nấu chín sau đó để nguội và trộn thật đều với men. Đem phơi trong nắng khoảng 3 ngày sau đó cho nếp vào hũ keo tiếp tục trải thêm một lớp men lên trên bề mặt của nếp. Sau hơn 3 tháng, quy trình lên men tự nhiên đã được hoàn tất thì món Rượu nếp than đã có thể dùng được.
Rượu nếp than chứa nhiều chất dinh dưỡng như: axit hữu cơ, các loại vitamin (B1, B2, PP) nên loại rượu này thường được dùng trong đầu các bữa tiệc để kích thích sự ngon miệng và dùng cho sản phụ sau khi sanh con vì nó có thể làm dễ tiêu hóa thức ăn và làm ấm bụng. Trong men gạo nếp có chứa hoạt chất Lovastatin và Ergosterol rất tốt cho tim mạch đồng thời giúp tái tạo các mạch máu.
== Tham khảo == |
Mì xào là tên gọi chỉ chung cho các món ăn được chế biến từ nguyên liệu chính là sợi mì với phương pháp xào. Đây là một trong những món ăn thông dụng trong ẩm thực đường phố ở châu Á.
Nguồn gốc của món mì xào được cho là bắt nguồn từ Trung Quốc. Món mì được nhắc đến lâu đời nhất lần đầu tiên được tìm thấy ở các địa điểm khảo cổ Chinaat, Lạt gia (喇家), thuộc văn hóa Tề gia (齐家) ở Thanh Hải, tỉnh Sơn Đông. Có thể người dân địa phương quyết định làm khô hoặc chiên ngập dầu sợi mì đã chuẩn bị để giữ được lâu hơn, nhưng người sáng chế thực sự của công thức này vẫn chưa được biết.
Các phiên bản khác nhau của công thức này dần dần lan rộng khắp châu Á, và giờ đây mỗi tỉnh hoặc khu vực châu Á sẽ có những biến thể công thức riêng bao gồm mì xào phối hợp với các nguyên liệu, gia vị khác nhau.
Các nền ẩm thực khác nhau ở châu Á làm cho gạo, lúa mì, đậu xanh, khoai tây hoặc tinh bột dong riềng, kiều mạch, acorn và mì ngô được luộc và chiên để ăn kèm với rau, thịt hoặc nước thịt. Công thức nấu ăn có thể yêu cầu mì xào giòn được phục vụ trên nước súp hoặc họ có thể yêu cầu mì luộc sau đó chiên với các gia vị khác. Mì xào bán sẵn cũng có sẵn, trước khi ăn phải được đun sôi với sữa hoặc nước dùng. Thịt, gà hoặc rau có thể được thêm vào mì chiên ngập dầu trong súp hoặc nước thịt để làm mì xào.
Mì được phục vụ như một món ăn chính với nước thịt để riêng, nhưng chúng có thể được chiên và phục vụ với nước thịt rưới lên trên. |
Bánh obwarzanek krakowski (phát âm tiếng Ba Lan: [ɔbvaˈʐanɛk kraˈkɔfskʲi], số nhiều: obwarzanki krakowskie [ɔbvaˈʐaŋkʲi kraˈkɔfskʲɛ]; cũng được đọc là obarzanek) là một loại bánh mì hình vòng bện được luộc và rắc với muối và mè hoặc hạt anh túc trước khi nướng. Bánh có ruột màu trắng, vị ngọt, mềm và dai bên dưới lớp vỏ giòn màu nâu vàng. Theo phong cách truyền thống, bánh thường được bán trên các xe đẩy dạo, và là món ăn vặt phổ biến ở thành phố Kraków của Ba Lan - nơi bánh mang vị thế của ẩm thực vùng miền có chỉ dẫn địa lý được bảo vệ. Bánh liên quan chặt chẽ nhưng khác biệt với Bánh mì vòng, bublik và Brezel.
Thuật ngữ obwarzanek krakowski là từ Ba Lan. Danh từ tiếng Ba Lan obwarzanek, hoặc obarzanek, xuất phát từ động từ obwarzać,"luộc sơ qua", đề cập đến kỹ thuật đặc biệt là luộc bột đã nhào trước khi nướng bánh. Tính từ krakowski chỉ rõ bất cứ thứ gì có nguồn gốc hoặc có liên quan đến thành phố Kraków.
Bánh obwarzanek krakowski là sản phẩm được nướng có hình tròn. Bánh có hình bầu dục hoặc thỉnh thoảng là hình tròn có một lỗ ở giữa. Bề mặt bánh được tạo hình bằng các dải bột nhào, hình tròn hoặc bầu dục vắt chéo nhau, bện xoắn ốc. Màu sắc dao động từ vàng nhạt đến nâu nhạt, với màu bóng khác nhau. Bánh obwarzanek điển hình là loại có đường kính 12–17 cm (5–7 in), dày 2–4 cm (0,8–1,6 in) và nặng 80–120 gam (3–4 oz).Các sợi bột xoắn ốc có thể nhìn thấy được của vỏ bánh là lớp bột cứng khi chạm vào và bề mặt bánh thay đổi từ mịn đến hơi thô. Lớp vỏ bên trong có màu nhạt, mềm và hơi xốp. Vị bánh ngọt là do đặc trưng của các sản phẩm bánh được luộc sơ rồi sau đó đem nướng. Obwarzanki được trang trí theo truyền thống bằng cách rắc các thành phần khác nhau như muối thô, hạt anh túc, hạt mè, hạt lanh, hạt nigella, thảo mộc hỗn hợp hoặc gia vị hỗn hợp (paprika, Carum carvi, tiêu), pho mát bào, vụn hành tây, v.v
Bột làm obwarzanki là bột mì, lên đến 30 phần trăm trong đó có thể được thay bằng bột lúa mạch đen. Với các thành phần khác, thêm vào mỗi 100 kilôgam (220 lb) bột, bao gồm:
2–3 kg (4–7 lb) chất béo,
2–4 kg (4–9 lb) đường,
1–2 kg (2–4 lb) men,
1–1,5 kg (2–3 lb) muối,
40–48 lít (9–11 gal Anh; 11–13 gal Mỹ) nước.Bột được chế biến bằng cách dùng phương pháp một giai đoạn. Khi đã trộn đều, để sang một bên chờ bột nở, mùa hè có thể mất vài phút nhưng lên đến một giờ vào mùa đông. Bột được chia thành các phần nhỏ, lăn tròn và cắt thành dải. Người thợ làm bánh xoắn hai hoặc ba dải thành hình xoắn ốc và sau đó tạo thành một vòng bằng cách xoay chúng quanh tay mình và ấn vào bàn. Chiếc bánh tròn được đặt trên một tấm ván hoặc lưới để proofing, và sau đó luộc sơ trong nước với nhiệt độ ít nhất 90 °C (194 °F) cho đến khi nổi lên trên bề mặt. Nước có thể được làm ngọt với một lượng rất nhỏ mật ong. Bánh obwarzanek sau đó được trang trí và đem nướng.Khi đã nguội, bánh obwarzanek có thể được xếp vào bao bì. Nếu xếp vào trước khi nguội, bánh sẽ nhanh chóng mất đi độ giòn và bị dai. Bánh Obwarzanki thường được bán không có bao bì và ghi nhãn.
Các tài liệu tham khảo được biết đến sớm nhất về obwarzanki là được nướng ở Kraków, cố đô hoàng gia của Ba Lan, xuất hiện trong các ghi chép thiết triều của Vua Vladislaus II Jagiełło và đương kim Hoàng hậu Hedwig. Một khoản được đưa vào ngày 2 tháng 3 năm 1394 ghi chú rằng sản phẩm dùng cả tên tiếng Ba Lan và tên tương đương của nó trong tiếng Latin thời Trung Cổ của Ba Lan, circuli, hay"những chiếc nhẫn":"dành cho hoàng hậu, cho những chiếc nhẫn của obwarzanki [pro circulis obarzankij], 1 grosz".Năm 1496, Vua John Albert ban cho hội thợ làm bánh của thành phố Kraków độc quyền việc nướng bánh mì trắng, trong đó bao gồm bánh obwarzanki. Đặc quyền này sau đó đã được xác nhận bởi tất cả các vị vua Ba Lan cho đến đời John III Sobieski. Ban đầu, bánh obwarzanki chỉ có thể được làm trong Mùa Chay bởi các thợ làm bánh được hội chỉ định đặc biệt cho mục đích này. Hội ban hành sắc lệnh năm 1611 quy định việc bán obwarzanki bên trong tường thành và việc lựa chọn các thợ làm bánh được phép bán chúng.Một thay đổi triệt để đã diễn ra ở thế kỷ 19. Vào ngày 22 tháng 1 năm 1802, một sắc lệnh đã được ký quy định rằng bất cứ thợ làm bánh nào cũng có quyền nướng bánh obwarzanki khi đến lượt ông ta làm điều này. Các thợ làm bánh được ủy quyền nướng obwarzanki đã được lựa chọn bằng cách vẽ ra các lô. Phong tục vẽ lô đó có thể đã kết thúc vào năm 1849, nhưng không có bằng chứng nào rằng việc này tiếp tục sau thời điểm đó. Điều này có nghĩa rằng theo thời gian, các quy tắc được nởi lỏng và bất cứ thợ làm bánh nào cũng có thể làm obwarzanki vào bất cứ ngày nào trong năm, và ngày nay vẫn vậy.
Obwarzanki được bán ở các quầy hàng mở cửa trước 6 giờ sáng để cư dân Kraków có thể mua khi vừa được nướng xong vào sáng sớm. Hội giám sát chất lượng và độ tươi ngon của các sản phẩm, tám trong số các thành viên của hội chịu trách nhiệm kiểm tra các quầy hàng. Bất cứ vi phạm nào cũng đều bị trừng phạt nghiêm khắc. Sau đó, mọi người bắt đầu bán obwarzanki theo các cách khác nhau. Cuối những năm 1950, họ đựng trong các giỏ đan lát để bán trực tiếp.Ở thời hiện đại, bánhobwarzanki không chỉ được bán trong các cửa hàng và tiệm bánh mà còn trên các xe đẩy ngoài đường. Có khoảng 170 đến 180 xe đẩy như vậy bán obwarzanki ở Kraków ngày nay. Trung bình trong một ngày có khoảng gần 150,000 bánh được bán ra trên thị trường Kraków.Bánh obwarzanek krakowski thường là nét đặc trưng trong các chiến dịch quảng bá Kraków. Như một biểu tưởng nổi tiếng của Kraków và Lesser Poland, bánh thường được dùng để quảng cáo nhắm vào người dân địa phương và khách du lịch. Bánh cũng đã đạt giải thưởng tại cuộc thi Nasze Kulinarne Dziedzictwo (Di sản Ẩm thực của Chúng tôi), và đã nhận được một giải thưởng tại 2003 hội chợ Nông sản Quốc tế Polagra tại Poznań. Bánh luôn là đại diện tại lễ hội bánh mì Święto Chleba, một sự kiện được tổ chức thường xuyên ở Kraków.
Bài viết này kết hợp với một vài văn bản của Council Regulation (EC) số 510/2006,"Obwarzanek krakowski"EC No. PL-PGI-005-0674 được xuất bản bởi EUR-Lex. Theo thông báo bản quyền của trang web copyright notice,"ngoại trừ trường hợp có quy định khác, việc sử dụng lại dữ liệu của EUR-Lex cho mục đích thương mại hoặc phi thương mại được cho phép với điều kiện là nguồn được thừa nhận ('© European Union, http://eur-lex.europa.eu/, 1998-2016'). Chính sách sử dụng lại của Ủy ban Châu Âu được thực hiện theo Commission Decision of ngày 12 tháng 12 năm 2011."
“obwarzanek”. Słownik języka polskiego PWN. Wydawnictwo Naukowe PWN. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2019.
Balinska, Maria (2008). The Bagel: The Surprising History of a Modest Bread. New Haven and London: Yale University Press. ISBN 978-0-300-11229-0.
Council Regulation (EC) số 510/2006,"Obwarzanek krakowski"EC No. PL-PGI-005-0674 . Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2016.
Dembińska, Maria (1999). Weaver, William Woys (biên tập). Food and Drink in Medieval Poland: Rediscovering a Cuisine of the Past. Philadelphia: University of Pennsylvania Press. ISBN 0-8122-3224-0.
Przezdziecki, Alexander (1854). “Życie domowe Jadwigi i Jagiełły: z regestrów skarbowych z lat 1388–1417” [Private Life of Hedwig and Jagiełło: From Treasury Registers of 1388–1417]. Biblioteka Warszawska (bằng tiếng Ba Lan). Warszawa: Drukarnia Stanisława Strąbskiego. 2: 299–320.
Czaja, Izabela; Gadocha, Marcin (2008). Obwarzanek krakowski: historia, tradycja, symbolika [Obwarzanek Krakowski: History, Tradition, Symbolism] (bằng tiếng Ba Lan). Kraków: Bartosz Głowacki. ISBN 9788392686705. |
Shashlik, hoặc shashlyk, là một món ăn gồm các khối thịt xiên và nướng, tương tự hoặc đồng nghĩa với shish kebab. Theo truyền thống, món có nhiều tên gọi khác ở Kavkaz và Trung Á, và từ thế kỷ 19 trở nên phổ biến với cái tên shashlik trên phần lớn Đế quốc Nga.
Từ shashlik hoặc shashlick nhập vào tiếng Anh từ shashlyk của Nga, có nguồn gốc từ tiếng Thổ Nhĩ Kỳ. Trong các tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, từ shish có nghĩa là xiên, và shishlik được dịch theo nghĩa đen là "có thể xiên được". Từ ngữ được cải biên theo tiếng Tatar Krym: "şış" (' nhổ ') bởi Zaporozhian Cossacks và du nhập vào tiếng Nga vào thế kỷ 18, từ đó lan sang tiếng Anh và các ngôn ngữ châu Âu khác. Trước đó, tên tiếng Nga cho món thịt nướng trên xiên là verchenoye, từ vertel, 'nhổ'. Shashlik đã không đến được Moscow cho đến cuối thế kỷ 19. Kể từ đó, độ phổ biến lan rộng nhanh chóng; vào những năm 1910, đây là một món chủ yếu trong các nhà hàng ở St Petersburg và đến những năm 1920, nó đã trở thành một món ăn đường phố phổ biến khắp các vùng đô thị nước Nga.
Shashlik ban đầu được nấu bằng thịt cừu, nhưng ngày nay cũng dùng thịt lợn, thịt bò hoặc thịt nai, tùy thuộc vào sở thích của địa phương và tôn giáo. Xiên được cắm vào thịt, hoặc xen kẽ các miếng thịt, mỡ và rau như ớt chuông, hành tây, nấm và cà chua. Trong Ẩm thực Iran, thịt cho shashlik (như trái ngược với các dạng khác của shish kebab) thường trong khối lớn, trong khi những nơi khác cắt dạng khối thịt kích thước trung bình khiến món tương tự như brochette. Thịt được ướp qua đêm trong nước xốt có độ chua cao như giấm, rượu khô hoặc nước ép trái cây/rau chua có thêm hành, rau thơm và gia vị.Trong khi không phải bất thường mà shashlik ngày nay được liệt kê trên menu nhà hàng, món thường được bày bán ở nhiều khu vực dưới dạng thức ăn nhanh của người bán hàng rong người rang xiên trên Mangal trên gỗ, than củi, hoặc than. Món cũng được nướng ngoài trời trong các cuộc tụ họp xã hội, tương tự như thịt nướng ở các nước nói tiếng Anh. |
Thịt cua là phần thịt được lấy từ phần thân và phần càng của con cua, phổ biến cho nhiều thịt là cua biển. Đa phần thịt cua được lấy từ loại cua được gọi là cua thịt, vì loại này sẽ cho ra nhiều thịt hơn so với cua gạch và cua đồng. Cua là loài động vật thủy sinh có mặt cả ở nước mặn và nước ngọt (sông ngòi, hồ ao, ruộng đồng). Thịt cua (kể cả cua bể, cua đồng, cáy, còng rạm, ba khía...) có chứa nhiều chất dinh dưỡng như chất đạm, chất béo, chất khoáng, các loại vitamin.
Cua biển có nhiều loại nhưng chủ yếu phân ra hai loại chính: cua gạch, cua thịt.
Cua thịt không phân biệt đực cái, là loại cua chắc, đầy thịt trong thân, càng và các chân. Một con cua thịt phải chắc, nặng, khoẻ, nhanh nhẹn, đảm bảo độ tươi ngon của các cơ thịt sau khi chế biến. Cua thịt để lâu hàng tuần không chết nhưng chất lượng thịt và tỷ lệ thịt trong cua giảm nhiều sau bốn, năm ngày (cua óp). Cua ngon nhất trong thời điểm cua lột, khi đó vỏ mềm, ngon.
Cua gạch là cua cái trưởng thành, gạch chứa đầy hai bên mai cua, tràn vào giữa yếm cua chính là trứng cua. Khi cua đầy gạch là đã sẵn sàng cho thời kỳ sinh sản. Đây cũng là lúc con cua chắc thịt, chất béo trong thịt nhiều nhất để tích năng lượng đủ cho hoạt động sinh nở. Thịt cua gạch chắc không kém cua đực ngon, lại thơm và béo, giá cua gạch thường cao hơn giá cua thịt cùng thời điểm.
Cua đồng: Các loại cua nước ngọt, cua đồng, ram, đạm, nhìn chung có cơ thể nhỏ, ít thịt, chủ yếu là để lấy riêu cua.
Hàm lượng protein trong thịt cua cao hơn hẳn các loại thịt, cá khác. So với thịt động vật như gia súc, gia cầm, lượng protein cua cao hơn nhiều và dễ tiêu hoá. Trong 100g thịt cua đồng chứa 12,3% protid, 3,3% lipid, 5.040 mg% Ca, 430 mg% P, 4,7 mg% Fe, 0,01 mg% vitamin B1; 0,51 mg% vitamin B2; 2,1 mg% vitamin PP; 0,12 mg% vitamin B6; 125 mg% cholesterol; 0,25 mg% melatonin. Lượng cholesterol ở thịt cua là từ 30 – 56 mg/kg. Trong thịt cua có nhiều vitamin B, các khoáng chất như chất sắt, kali, calci, đồng Trong các loại hải sản, cua lại chứa lượng thủy ngân ít hơn các các loại cá ngừ, cá biển.
Thịt cua chứa rất nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B. Một con cua biển trung bình cung cấp đến hơn 100% nhu cầu vitamin B12 mỗi ngày. Thịt cua còn rất giàu folate (34,7mcg), vitamin B1 (0,1 mg). Thịt cua chứa nhiều kẽm và đồng. Một con cua biển có thể cung cấp khoảng 3–8% lượng sắt và kali mỗi ngày. Trong 100g thịt cua có chứa 7,6 mg kẽm đáp ứng 54% nhu cầu về kẽm của cơ thể nam giới và 84 % đối với cơ thể nữ giới mỗi ngày. Trong 100 g thịt cua có chứa tới 1,2 mg đồng, thỏa mãn khoảng 59% nhu cầu mỗi ngày về loại khoáng chất này cho cơ thể. Trong 100g thịt cua biển chứa từ 500 mg–1000 mg chất béo, trong đó đa phần là omega 3.
Thịt cua là loại thực phẩm giàu chất khoáng, axít béo omega 3 và calo. Thịt cua cung cấp lượng vitamin B12 dồi dào. Thịt cua chứa magnesi. Trong thịt cua có chứa axít béo omega 3 có khả năng giảm thiểu lượng mỡ trong máu và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Cua biển còn chứa một hàm lượng axit béo Omega 3 rất tốt cho sự phát triển của não bộ và tim mạch (85g thịt cua cung cấp từ 300–500 mg chất béo), thịt cua có hàm lượng chất béo bão hòa thấp, không chỉ chứa axit béo Omega-3 và Omega-6 mà còn có một lượng đáng kể các loại vitamin và khoáng chất như vitamin C, B2, B5, B6, B12, sắt, magnesi, phosphor, kẽm, đồng, selen.
Thịt cua biển còn chữa được một số bệnh như còi xương, đái dầm ở trẻ em, sinh huyết tán ứ, đau bụng ở phụ nữ. Cua còn có công hiệu hoạt huyết hóa ứ, tiêu thũng chỉ thống (xẹp sưng tấy, giảm đau nhức), săn gân khỏe xương. Thường dùng điều trị các vết bầm dập đả thương, ứ huyết hóa ung nhọt, trật khớp, gẫy xương. Để trẻ nhỏ cứng cáp, nhanh biết đi, người ta dùng cua đồng làm sạch, bỏ chân, càng, mai, yếm, chỉ lấy mình cua, rang nhỏ lửa cho vàng và khô. Giã nhỏ, rây lấy bột mịn. Hàng ngày, dùng bột cua quấy với bột gạo cho trẻ ăn, mỗi lần 1-2 thìa nhỏ.
Theo Đông Y: Trong Lĩnh nam bản thảo thì Điền giải là tên gọi cua đồng có vị ngọt lạnh, ít độc hay sinh phong. Nối gân, tiếp xương, chữa phong nhiệt. Trừ mụn độc lở, huyết kết thông. Tuệ Tĩnh ghi: điền giải có vị mặn, mùi tanh, tính hàn, hơi độc, tác dụng liền gân, nối xương, trị nhiệt tả, ngộ độc, máu kết cục, lở ghẻ. Sách Dược tính chỉ nam của ông ghi: điền giải có tác dụng tán tà nhiệt trong lồng ngực, thông được kinh mạch, làm cho năm tạng khỏi buồn phiền, giải được độc do thức ăn, liền được gân, thêm sức cho xương, bổ ích khí lực, tống được các vật kết đọng trong người, phá được chứng ứ huyết do vấp ngã hoặc bị đánh chấn thương, sốt rét. |
Bánh ma hoa (tiếng Trung: 麻花; Hán-Việt: Ma Hoa; bính âm: Máhuā) là món bánh rán Trung Quốc, tạo hình xoắn vặn, rán trong dầu lạc.
Truyền thuyết kể rằng Sài Văn Tấn (柴文进), một người thuộc thời Đông Hán đã phát minh ra bánh ma hoa . Nó chủ yếu được sản xuất ở huyện Hàm Dương của tỉnh Thiểm Tây, huyện Tắc Sơn của Sơn Tây, Sùng Dương của Hồ Bắc, Thiên Tân và Hồ Nam. Trong số đó, Tắc Sơn ở Sơn Tây nổi tiếng với bánh ma hoa ngọt thơm và mặn, trong khi huyện Sùng Dương ở Hồ Bắc nổi tiếng với bánh xoắn nhỏ và Thiên Tân là nổi tiếng nhất.
Trong thời Đông Hán, mọi người tổ chức lễ hội kéo dài ba ngày, trong đó họ không được phép sử dụng lửa. Việc không có lửa đồng nghĩa với việc mọi người không thể nấu ăn trong lễ hội. Để ăn, mọi người cần chuẩn bị thức ăn không dễ hư hỏng, trước lễ hội. Do đó, hình thức ban đầu của ma hoa, một loại bột chiên với mật ong, đã được phát minh ra. Bởi vì ma hoa ban đầu có thể được giữ tươi trong một thời gian dài, nên nó là một món ăn nhẹ tốt cho lễ hội.
Bánh ma hoa có vẻ ngoài vàng sáng, có thể dùng hoặc không dùng bột nở nhưng thường đặc chắc hơn dầu cháo quẩy.
Một trong những cửa tiệm nổi tiếng là cửa hàng bánh Ma Hoa trên phố 18, Thiên Tân vì cửa tiệm này nguyên gốc từ khu phố cổ từ thế kỷ 18.Món bánh này cực kỳ phổ biến ở Panama, nơi đây, nó đã trở thành món ăn "quốc dân" và mang tên ''mafá''. Món bánh này du nhập vào đây do những người nhập cư Trung Quốc trong suốt thế kỷ 19.
Có một món biến tấu của bánh ma hoa màu xanh, màu sắc và hương vị được tạo ra nhờ bột tảo biển.
Ở Việt Nam có món bánh quẩy thừng tẩm đường và cách làm tương nhự như bánh Ma Hoa; và ngon nhất là "Bánh quẩy Hồ Tây" trứ danh ở Hà Nội. |
Snickers là một nhãn bánh kẹo chuyên về các loại sô-cô-la thỏi thuộc sở hữu của công ty Mỹ, Mars, Incorporated. Bánh này bao gồm kẹo nougat phủ caramel lên trên, cùng với lạc và bọc trong sô-cô-la sữa. Snickers đạt doanh thu tiêu thụ toàn cầu hàng năm vào khoảng $2 tỷ đô la Mỹ.
Qua nhiều năm, khối lượng một thanh bánh Snickers có sự giảm dần: Tại Anh, trước năm 2009, một thanh Snickers nặng 62,5 g; năm 2009 còn 58 g; năm 2013 còn 48 g.
1970 – 1973: Snickers Munch
1990 – nay: Snickers Ice Cream bar (kem que)
1996 – 2011: Snickers Ice Cream cone (kem ốc quế)
2001 – nay: Snickers Cruncher bar (dạng thỏi, dùng tên cũ Snickers Munch ở một số thị trường, lấy tên "Cruncher" ở Ý, Đức, Rumani, Ai Cập, Ba Lan, Latvia, Áo, Slovakia, Israel, Thụy Điển, Hà Lan, Bosnia, và Bồ Đào Nha)
2002 – nay: Snickers almond bar (dạng thỏi)
2002 – 2008: Cookies Snickers
2004 – nay: Snickers Marathon energy bars (dạng thỏi)
2006 – nay: Snickers Duo
2006 – 2009, 2014 – nay: Snickers X-treme (5 gam (0,18 oz) protein/khẩu phần, không có kẹo nuga)
2007 – 2010: Snickers Dark (sô-cô-la đen)
2008: Snickers Charged (bản giới hạn, chứa caffein, taurin, và vitamin B). Dòng Snickers duy nhất có chứa các chất bổ sung năng lượng.
2008 – nay: Snickers The Lot
2009: Snickers Fudge (bản giới hạn)
2010: Snickers Maximus (bản giới hạn, chỉ có nước caramen và lạc trong nhân)
2010: More Nuts (bản giới hạn với lượng quả hạt nhiều hơn 10%)
2010: Snickers Almond
2011: Snickers Peanut Butter (đã dừng sản xuất và được thay thế bằng Snickers peanut butter Squared)
2011: Snickers Peanut Butter Squared
2011: Snickers 3x Chocolate
2012: Snickers 3x Nuts (ra mắt ở Úc)
2013: Snickers 3x Caramel
2013: More Nuts (giống như bản năm 2010)
2013: More Caramel (bản tái ra mắt của dòng Snickers Maximus)
2014: More Choc (bản giới hạn)
2017: Snickers & Hazelnut. |
Atchara (cũng được đọc là achara hoặc atsara) là món ăn có nguồn gốc từ Philippines được làm từ đu đủ xanh chưa chín được nạo rồi muối chua. Món ăn này thường được phục vụ như một món phụ cho các món chiên hoặc nướng như thịt nướng barbecue.
Cái tên atchara có nguồn gốc từ achar trong ẩm thực Ấn Độ, được truyền đến Philippines thông qua acar của Indonesia, Malaysia, và Brunei.
Thành phần chính là đu đủ chưa chín nạo. Cà rốt lát, gừng thái nhỏ, ớt chuông, hành tây và tỏi tạo thành các loại rau khác. Có thể thêm Nho khô hoặc dứa, và ớt, tiêu đen mới xay, ớt đỏ hoặc tiêu nguyên hạt để hoàn thiện. Sau đó, chúng được trộn trong hỗn hợp giấm, đường/xi-rô và muối chất bảo quản.
Hỗn hợp được đặt trong lọ kín khí, nơi nó sẽ được giữ mà không cần làm lạnh, tuy nhiên, sau khi mở ra, tốt nhất là nên giữ lạnh để duy trì hương vị của nó.
Atcharang maasim (dưa chua) - được chuẩn bị theo cách tương tự như Atchara, ngoại trừ việc không thêm đường.
Atcharang labóng (măng muối chua) - được chuẩn bị theo cách tương tự như Atchara, nhưng sử dụng măng thay vì đu đủ.
Atcharang dampalit (rau sam biển muối chua) - được làm từ rau sam biển, gọi là dampalit trong tiếng Tagalog.
Atcharang ubod (tâm cọ muối chua) - làm từ tâm cọ, còn được gọi là ubod trong tiếng Tagalog.
Atcharang sayote (su su muối chua) - được làm từ su su, ớt chuông, cà rốt và gừng. |
Kẹo mút hay là kẹo cây (tiếng Anh: lollipop hay là lolly, sucker, sticky-pop) là một loại kẹo làm chủ yếu từ đường mía cô cứng, pha hương liệu với sirô bắp gắn trên một cái que để mút hoặc liếm. Khối kẹo thường có hình tròn, hình cầu dẹp hay hình bầu dục và có nhiều màu sắc và hương vị khác nhau, đặc biệt là hương vị trái cây, có thể làm từ bột đường, cao su hay sô-cô-la. Que cây có thể làm từ gỗ, bột giấy hay là chất dẻo và thường có màu trắng.
Kẹo mút cũng là tên gọi và biểu tượng cho phiên bản 5.0 của hệ điều hành Android, xem Android Lollipop.
Kẹo mút có nhiều màu sắc và hương vị, nhất là vị trái cây. Với nhiều công ty sản xuất kẹo mút, chúng dần trở nên đa dạng về hương vị và có nhiều hình dạng. Kích thước của chúng có thể nhỏ vừa miệng hoặc rất lớn (dạng làm từ thanh kẹo to quấn thành hình tròn dẹt).
Đa số kẹo mút có thể bảo quản và ăn ở nhiệt độ phòng, trừ các biến thể làm từ đá hay kem có tẩm hương liệu.
Một số kẹo mút có nhân, ví dụ như nhân kẹo cao su hay kẹo mềm. Một số loại lạ thường chứa những thứ khác thường như ấu trùng sâu bột. Cũng có các loại kẹo có nhân không ăn được như kẹo hình đầu lâu có gắn đèn ở bên trong dùng trong dịp Halloween.
Vùng Tây Bắc Âu châu, Đức và Hà Lan, có loại kẹo mút hương salmiak.
Một số biến thể của kẹo mút là bánh mút (Cake-Pop), kem que nước (Ice pop).
Một trong những thương hiệu nổi tiếng về kẹo mút là Chupa Chups.
Cái món ngọt đầu tiên rất giống với cái mà chúng ta gọi là kẹo mút ngày nay có từ thời Trung cổ, khi các bậc quyền quý ăn món đường nấu chảy bằng một cái que.Ý tưởng về kẹo gắn trên que rất đơn giản, và có thể kẹo mút đã được sáng chế và tái sáng chế rất nhiều lần trong lịch sử. Câu chuyện về cây kẹo mút đầu tiên tại Mỹ đã bị bóp méo dần qua thời gian. Có vài nghiên cứu cho rằng kẹo mút được sáng chế trong thời kỳ Nội chiến Mỹ (1861–1865). Số khác tin một số phiên bản đã có từ đầu những năm 1800.
George Smith ở New Haven, Connecticut, người đã bắt đầu làm kẹo lớn gắn trên que năm 1908, được cho là người đầu tiên sáng chế ra kiểu kẹo mút hiện đại như thường thấy ngày nay và đăng ký tên thương mại (lollipop) năm 1931. Tên gọi Lollipop trong tiếng Anh được báo cáo là đặt dựa theo một con ngựa đua nổi tiếng, Lolly Pop. Tên gọi này cũng có thể bắt nguồn từ hai từ tiếng Anh là "lolly" (lưỡi) và "pop" (vỗ, tát). Kẹo mút được nhắc đến trong văn cảnh hiện đại từ những năm 1920. Ngoài ra, nó cũng có thể là một từ của người Di-gan, họ có truyền thống bán táo phủ kẹo bơ cứng có một cái que cắm vào để cầm. "Táo đỏ" tiếng Di-gan là loli phaba.
== Chú thích == |
Risotto là một món cơm Ý nấu với nước dùng chứa nhiều kem. Nước dùng có thể làm từ thịt, cá hoặc rau củ. Nhiều loại risotto có phô mai Parmesan, bơ và hành tây. Đây là kiểu nấu cơm phổ biến nhất ở Ý.
Risotto thường là món khai vị đầu tiên, nhưng loại risotto alla milanese (phát âm là ɾiˈzɔtːo alːa milaˈneːze), thường được ăn với một món chính tên là ossobuco alla milanese (món xương bê hầm kiểu Milan).
Các loại gạo hạt tròn, ngắn hoặc vừa, có hàm lượng amylose nhưng lại giàu chất bột amylopectin được dùng để làm risotto. Các loại gạo này có thể hấp thụ nước và tách tinh bột ra, nên chúng dẻo hơn cả gạo tẻ.
Loại gạo dùng ở Ý là gạo Arborio, Baldo, Carnaroli, Padano, Roma, và Vialone Nano. Carnaroli và Vialone Nano là loại gạo tốt và đắt nhất. Chúng có chút ít khác biệt. Gạo Carnaroli khó bị nhão hơn, nhưng gạo Vialone Nano hạt lại nhỏ hơn, nấu nhanh hơn và ngấm gia vị tốt hơn. Các loại gạo khác như Roma, Baldo, Ribe và Originario cũng có thể dùng, nhưng không tạo ra được sự dẻo mịn như kem theo kiểu truyền thống; chúng tốt hơn nên được dùng cho các món súp và các loại xôi chè. Các từ "superfino", "semifino" và "fino" là muốn nói đến kích cỡ và hình dạng của hạt gạo (chiều dài, chiều rộng) chứ không phải chất lượng gạo.
Có nhiều công thức nấu risotto với nhiều nguyên liệu khác nhau, nhưng chúng đều được nấu từ gạo với từng bước làm riêng.
Gạo đầu tiên được nấu với một loại hỗn hợp rau củ kiểu Ý (tiếng Ý: soffritto) gồm có hành tây hoặc tỏi, bơ hoặc dầu ô liu để bao hạt gạo trong một màng chất béo, gọi là tostatura; rượu vang trắng hoặc đỏ được thêm vào để hạt gạo ngấm. Khi rượu bốc hơi, lửa sẽ được vặn lớn lên mức vừa và cao, rồi nước dùng rất nóng sẽ được đổ từ từ vào; cùng lúc đó, hỗn hợp sẽ được khuấy nhẹ và liên tục: khuấy sẽ làm cho tinh bột ở vỏ hạt gạo tách ra và hòa vào nước, tạo nên một hỗn hợp mịn như kem. Tại thời điểm này, giảm lửa xuống để cho vào bơ lạnh xắt miếng vuông nhỏ, phô mai Parmigiano-Reggiano bào nhuyễn, cùng lúc cần khuấy mạnh để khiến cho hỗn hợp được mịn. Có thể tắt lửa và để món này tự chín với hơi nóng còn lại trong nồi. Món risotto hải sản thường không bỏ phô mai vào.
Một dĩa risotto đạt chuẩn phải mịn, các nguyên liệu chín và không bị cứng, các hạt gạo tách rời. Theo kiểu truyền thống, món này sẽ hơi lỏng, gọi là all'onda (nghĩa đen là "gợn sóng"). Món này được ăn trong đĩa trẹt, nên nấu mềm cho đến lúc có thể dễ dàng trải rộng món ăn trên đĩa nhưng cũng không nên có quá nhiều nước dính quanh thành đĩa. Món này phải được ăn ngay khi còn nóng, nếu không thì hơi nóng sẽ khiến cho nó trở nên khô và các hạt gạo quá mềm.
Risotto có thể dùng nhiều loại rau củ, thịt cá, hải sản và đậu, cũng như nhiều loại rượu vang và phô mai. Ngoài ra, có cả món risotto dâu tây của Ý nữa.
Bao gồm:
Risotto alla milanese. Nấu với nước hầm xương bò, tủy bò, mỡ lợn (thay vì dùng bơ) và phô mai, thêm hương vị và màu sắc với chút ít nghệ tây.
Risotto al Barolo của Piedmont được làm từ vang đỏ và có thể có xúc xích thịt và đậu Borlotti.
Risotto đen hay còn gọi là Risotto al nero di seppia làm từ mực ống còn nguyên ống mực, đây là một đặc sản của vùng Veneto region.
Risi e Bisi, nghĩa là món "gạo đậu", đây là món ăn mùa xuân của vùng Veneto, thường được ăn với muỗng chứ không phải nĩa; đúng ra đây là một loại súp nhưng nó rất đặc giống như món risotto. Món này được nấu từ đậu Hà Lan tươi non với thịt xông khói kiểu Ý (Pancetta).Bên ngoài nước Ý, món này được nấu tương tự với cách thức truyền thống nhưng với các loại hạt và ngũ cốc khác nhau như: risotto lúa mì spelt (gọi là farro risotto), risotto đại mạch. |
Tiệc kem là một sự kiện được lên kế hoạch với trọng tâm chính là món kem lạnh được đem ra phục vụ khách dự tiệc. Đây vốn là một sự kiện hoặc bữa tiệc chào mừng của khu phố thường được tổ chức vào mùa hè.
Tiệc kem là một cuộc tụ họp truyền thống bắt nguồn từ thế kỷ 18 ở Bắc Mỹ. Bữa tiệc kem đầu tiên được ghi nhận ở Mỹ là vào năm 1744, khi thống đốc thuộc địa Maryland Thomas Bladen quyết định lấy món kem phục vụ cho một bữa tiệc tối. Lần đầu tiên tiệc kem được tổ chức tại Nhà Trắng là vào năm 1802, với sự tham dự của vị Tổng thống Mỹ thứ ba Thomas Jefferson. Khi kem trở nên phổ biến hơn vào thập niên 1800, các tổ chức như trường học và nhà thờ bắt đầu tổ chức dạng tiệc này. Bắt đầu từ thập niên 1860, các sự kiện trong nhà thờ thường được trang trí theo kiểu "vườn kem" vốn khá thịnh hành trong xã hội lúc bấy giờ. Ngày nay, tiệc kem vẫn diễn ra trong giới chức chính phủ và tầng lớp thượng lưu và đã lan rộng đến mọi tầng lớp và nhiều loại hình tổ chức với sự phổ biến ngày càng tăng và sự sẵn có của kem.Tiệc kem lớn nhất thế giới được tổ chức vào ngày 30 tháng 1 năm 2019 tại Ý.
== Tham khảo == |
Dưới đây là danh sách các hương vị kem đáng chú ý. Kem là một món tráng miệng đông lạnh thường được làm từ các sản phẩm sữa, chẳng hạn như sữa, kem và thường được kết hợp với trái cây hoặc các thành phần và hương vị khác. Hầu hết các loại kem có chứa đường, một số được làm bằng chất ngọt khác.
Kem vị trái bơ
Kem thịt xông khói – một phát minh hiện đại, thường được tạo ra bằng cách thêm thịt xông khói vào sữa trứng và làm đông lạnh hỗn hợp
Kem chuối
Bastani Sonnati, một loại kem Ba Tư
Kem meme
Kem sô cô la Bỉ
Kem quả óc chó đen
Kem quả việt quất
Kem trăng xanh – một hương vị kem với màu xanh sáng, có sẵn ở Thượng Trung Tây của Hoa Kỳ
Kem nho nâu – kem với ngũ cốc ăn sáng
Kem Bubblegum - Kem có hương vị bong bóng màu hồng và những miếng bong bóng nhỏ. Thay phiên, một hương vị kem trăng xanh đôi khi cũng được sử dụng.
Kem Burgundy Cherry
Kem Butterbeer - Butterbeer là một thức uống hư cấu trong thế giới của Harry Potter. Kem được bán tại L.A., Osaka và Orlando Universal Studios trong khu vực theo chủ đề Harry Potter.
Bơ đậu phộng là nhãn hiệu đã đăng ký của hương vị kem bơ cứng và một thanh kẹo phủ sô cô la làm trung tâm giống như thanh kẹo Heath bar, được giới thiệu bởi khách sạn Blackstone ở Omaha, Nebraska vào những năm 1920. Thay vào đó, nó thường được chuẩn bị và bán dưới dạng kem có hương vị bơ vani với một ít kẹo bơ cứng thay vì một miếng của thanh Heath bar.Bơ hồ đào là một loại kem vani mịn với hương vị bơ nhẹ, với thêm hồ đào; được sản xuất bởi nhiều thương hiệu kem lớn.
Kem butterscotch
Kem than - Hương vị kem này, được tạo ra bằng cách sử dụng thành phần chính của than hoạt tính, mang lại cho hương vị một màu đen. Điều đáng chú ý nhất là được phục vụ với một hình nón đen và là một mặt hàng chủ lực của cửa hàng kem Little Damage ở Los Angeles cũng như Kem Finest Morgenstern ở New York. Hương vị than được kết hợp với các thành phần khác như horchata, hạnh nhân và dừa để che giấu hương vị của than. Mặc dù không được xác nhận bởi các nhà nghiên cứu, than hoạt tính được cho là mang lại lợi ích sức khỏe như giải độc. Hương vị kem này cũng tạo ra hiệu ứng khiến người tiêu thụ nó có đôi môi và răng đen.
Kem mía
Kem anh đào
Kem phô mai
Kem hạnh nhân sô cô la
Kem sandwich
Kem sô cô la bạc hà
Kem sô cô la
Kem sữa dừa hoặc kem kết hợp với cái dừa. Có hai loại kem sữa dừa truyền thống chính ở Indonesia, được gọi là Es Puter (kem khuấy) và Es Doger.
Kem cà phê - Phổ biến ở khu vực New England của Mỹ. Kem có hương vị cà phê đôi khi có thêm một chút hạt cà phê nguyên chất.
Kem cà phê và bánh quy
Kem taiyaki
Bột kem
Kem kẹo bông
Kem cua – một sáng tạo của Nhật Bản, nó được mô tả là có vị ngọt; đảo Hokkaido, Nhật Bản, được biết đến với việc sản xuất loại kem này.
Kem Crème brûlée - kem giàu sữa trứng và vani với đường caramel.
Đá bào Daiquiri
Kem Dreamsicle - Vani trộn hương cam.
Kem Dulce de Leche
Kem sầu riêng – Sầu riêng mọc ở nhiều khu vực thuộc Đông Nam Á. Nó thường không được phép đặt ở nơi công cộng do mùi hăng của nó. Một số người tìm thấy nó là một món ngon, trong khi những người khác không ăn được.
Kem bơ cứng Anh Quốc.
Đá bào Nhật Bản
Kem vani Pháp
Kem Fudge Ripple
Kem tỏi
Kem gừng
Goody Goody Gumdrop: Kem vani với kẹo dẻo bên trong. Chỉ tìm thấy ở New Zealand.
Kem nho
Kem hạt nhoKem trà xanh
Kem halva
Hokey pokey – một hương vị kem ở New Zealand, bao gồm kem vani đơn giản với những cục kẹo bơ cứng nhỏ, rắn
Kem mật ong hạnh nhân
Kem Jalapeño
Kem Jik Jak – một sự pha trộn của kem sô cô la, kẹo mềm, mạch nha, quế và hạnh nhân
Kem chanh
Kem hoa oải hương
Kem sữa trứng chanh
Kem thảo
Kem Lucuma - một hương vị kem phổ biến của Peru với vị của trái lêkima.
Kem Mamey
Kem xoài
Kem quả óc chó
Kem sô cô la bạc hà – bao gồm kem bạc hà với chip sô cô la nhỏ; trong một số trường hợp, rượu bạc hà được sử dụng để cung cấp các hương vị bạc hà, nhưng trong nhiều trường hợp bạc hà hoặc bạc hà hương liệu được sử dụng
Moon Mist là sự pha trộn của hương vị nho, chuối và bubblegum phổ biến ở Atlantic Canada.
Moose Tracks
Kem Mud Pie - Có các lớp kem có hương vị sô cô la và vani, một lớp fudge và các miếng bánh quy giòn.
Kem Neapolitan
Kem Nutella
Kem sồi
Kem hàu
Kem đào
Kem bơ đậu phộng
Kem bạc hà
Kem Pistachio, còn được gọi là kem hạt hồ trăn, là một hương vị kem được làm bằng hạt hồ trăn hoặc hương liệu hồ trăn.
Raspberry Ripple
Kem Piña Colada
Kem gạoKem Rocky road – mặc dù có những biến thể từ hương vị ban đầu, nhưng theo truyền thống, nó bao gồm kem sô cô la, các loại hạt và kẹo dẻo nguyên hạt hoặc hạt lựu, hoặc đôi khi được thay thế bằng marshmallow, một phiên bản lỏng hơn.
Rum và nho khô
Muối Caramel
Vừng
Spumoni
Kem mực ống
Stracciatella – một loạt gelato, bao gồm kem làm từ sữa chứa đầy những viên sô cô la mịn, không đều
Kem dâu
Kem lạnh Superman
Kem Teaberry – một hương vị đặc trưng của Pennsylvania, với hương vị tương tự như Wintergreen
Kem đuôi hổ
Kem Tin Roof - Kem vani với xoáy sô cô la được thêm và trộn với đậu phộng
Tutti frutti
Kem vani hạt - Một chút nhỏ của hạt vani được thêm vào một loại kem có hương vani.
Kem hạnh nhân vani
Kem vaniIce cream flavors
Tư liệu liên quan tới Hương vị kem tại Wikimedia Commons
Tư liệu liên quan tới Kem tại Wikimedia Commons |
Mì sợi là một thành phần thiết yếu và chủ yếu trong ẩm thực Trung Quốc. Mì Trung Quốc rất khác nhau tùy theo khu vực sản xuất, thành phần, tạo sợi, cách chế biến... Chúng là một phần quan trọng của hầu hết các món ăn trong khu vực tại Trung Quốc cũng như ở Singapore và các quốc gia Đông Nam Á khác có dân số Trung Quốc.
Mì Trung Quốc cũng đã vào các món ăn của các nước láng giềng Đông Á như Hàn Quốc (jajangmyeon) và Nhật Bản (ramen), cũng như các nước Đông Nam Á như Việt Nam (hủ tiếu và mì xào là những ví dụ về các món ăn Việt Nam có Nguồn gốc Trung Quốc), Philippines, Thái Lan và Campuchia.
Danh pháp của mì Trung Quốc có thể khó khăn do phổ rộng có sẵn ở Trung Quốc và nhiều phương ngữ của Trung Quốc được sử dụng để đặt tên cho chúng. Trong tiếng Trung, miàn (giản thể: 面; phồn thể: 麵; thường được phiên âm là "mien" hoặc "mein") dùng để chỉ mì làm từ lúa mì, trong khi fěn (粉) hoặc "vui vẻ" là mì làm từ bột gạo, tinh bột đậu xanh, hoặc thực sự là bất kỳ loại tinh bột. Mỗi loại mì có thể được hiển thị bằng bính âm cho tiếng phổ thông, nhưng ở Hồng Kông và vùng lân cận Quảng Đông, nó sẽ được biết đến bằng cách phát âm tiếng Quảng Đông ("min"). Đài Loan, Malaysia, Singapore và nhiều cộng đồng người Hoa ở nước ngoài khác ở Đông Nam Á có thể sử dụng Phúc Kiến (Min Nan) thay thế ("mee").
Bản ghi chép sớm nhất về mì là từ một cuốn sách có niên đại từ thời nhà Hán (206 TCN - 220 SCN). Mì, thường được làm từ bột mì, trở thành một loại lương thực nổi bật trong triều đại nhà Hán. Trong triều đại nhà Tống (960-1279) rất phổ biến ở các thành phố, và vẫn mở cửa suốt đêm. Trong thời kỳ trước triều đại, mì lúa mì Trung Quốc được gọi là "bánh canh" (湯餅), như được giải thích bởi học giả triều đại nhà Tống Hoàng Triều Anh (黃朝英) trong tác phẩm "Một cuộc thảo luận thú vị về các chủ đề học thuật khác nhau" (tiếng Trung: 靖康緗素雜記; bính âm: jìngkāngxiāngsùzájì, quyền 2) rằng trong thời cổ đại, các loại thực phẩm có vị trí như mì ống được gọi chung là "bing" (bánh) và phân biệt thông qua các phương pháp nấu ăn của họ. |
Thanh kem boba là loại thực phẩm đông lạnh thường được ăn dưới dạng món tráng miệng hoặc đồ ăn nhẹ. Đây là thanh kem với những miếng boba trong suốt. Loại kem này thường được làm từ sữa và kem lạnh, và có thể thêm thắt hương vị với các thành phần khác, chẳng hạn như trà xanh, trà Thái, v.v... Ý tưởng về loại kem này bắt nguồn từ trà trân châu của Đài Loan. Boba được làm từ tinh bột sắn sẽ trở nên sền sệt khi nấu chín, nhờ vào sự kết hợp của cả độ béo của kem và độ dai của boba. Thanh kem này nên được giữ đông và rã đông một chút trước khi ăn.
== Tham khảo == |
Rượu nếp là một loại rượu truyền thống của Việt Nam được làm từ nguyên liệu gạo nếp lên men và được đem đi chưng cất để lấy rượu.
Rượu nếp được làm theo quy trình khá công phu và chau chuốt: Gạo nếp sau khi được nấu chín, làm nguội thì được rắc bột bánh men và đem đi ủ. Trong quá trình ủ nấm mốc phát triển trên cơm gạo nếp và tự tạo ra một hệ enzim đường hóa, cũng chính quá trình này đã tạo cho khối gạo ủ lên men có hương thơm rất đặc trưng, hấp dẫn. Đặc biệt khâu cuối của quá trình là chưng cất rượu Nếp không sử dụng tháp cao cất cồn mà dùng thiết bị chưng cất rượu để thu rượu khoảng 40-50 độ rượu. Toàn bộ hương thơm của nguyên liệu do quá trình lên men vẫn giữ được gần như trọn vẹn trong sản phẩm. Trong quy trình sản xuất thủ công, quá trình ủ men diễn ra trong điều kiện bình thường nên thời tiết và khí hậu tại thời điểm ủ men ảnh hưởng rất lớn đến sự đồng đều và chất lượng rượu sau này. Đây là điểm hạn chế rất lớn đối với các cơ sở rượu nếp làng nghề so với nhà máy sản xuất rượu nếp với thiết bị công nghệ hiện đại.
Vodka là loại rượu chưng cất có nguồn gốc ở Đông Âu như Nga, Balan Bungari, có một sự khác biệt lớn giữa rượu Vodka và rượu gạo nếp dù chúng có độ rượu xấp xỉ nhau cũng như màu sắc trong suốt giống nhau. Sự khác biệt giữa hai loại sản phẩm có thể cảm nhận rất rõ khi thử nếm hương vị, mà điều làm nên sự khác biệt này chính là do công nghệ chế biến hai sản phẩm này hoàn toàn khác nhau và nguồn nguyên liệu cũng khác nhau. Rượu Nếp làm từ gạo nếp còn rượu Vodka có thể được làm từ nhiều nguồn nguyên liệu gốc khác nhau như gạo, sắn, ngô, khoai, ngũ cốc hay mật gỉ.
Về hương vị thì rượu Vodka là sản phẩm không có hương vì đây thực chất là cồn tinh chế sau khi chưng cất nguyên liệu gốc lên men được pha loãng thành rượu nên không còn giữ lại hương thơm của nguyên liệu và không có hậu vị. Một số loại Vodka có thể được bổ sung thêm hương nhân tạo để tạo hương cho Vodka (loại flavored Vodka). Không giống như Vodka Nga, một số sản phẩm nội địa được pha chế từ cồn chất lượng kém thì cho sản phẩm hậu vị đắng, sốc, hương tạp vì còn lẫn nhiều tạp chất.
Đối với rượu Nếp nếu được sản xuất theo công nghệ tốt thì đặc trưng nhất là vẫn giữ được hương thơm của nguyên liệu nếp sau quá trình chưng cất, và do làm từ gạo nếp nên khi nâng chén rượu lên đã cảm nhận được hương nếp hòa quyện với hương thuốc bắc, khi nhấp vào miệng là vị ngọt rượu với hậu vị đậm đà. Khi rượu Nếp được làm với thiết bị, công nghệ hiện đại sử dụng các chủng nấm mốc và nấm men thuần chủng có hoạt lực tốt, quá trình lên men được kiểm soát tốt không tạo độc tố sẽ cho ra thành phẩm an toàn không gây nguy hại cho người sử dụng. Ngoài ra, quá trình chưng cất trên thiết bị hiện chưng cất rượu hiện đại loại cổ thiên nga (swan neck) sẽ tạo được một sản phẩm rượu Nếp chất lượng cao hảo hạng, vị rượu ngọt cay, thơm nồng đậm đà rất đặc trưng, hấp dẫn.
Xét về độ ngon của Vodka và rượu nếp thì mỗi người cảm nhận khác nhau, nhưng đa số người dân Việt Nam thích rượu nếp hơn, đặc biệt là nếp quýt |
Thanh kem là một món tráng miệng đông lạnh cắm trên que hoặc thanh kẹo có chứa kem trong đó. Lớp phủ bên ngoài thường là một lớp sô-cô-la mỏng dùng để ngăn kem bị chảy và nhỏ giọt. Ở bên Anh, loại kem này còn được gọi là Choc ice. Thanh kem khác biệt với kem que ở chỗ không có bất cứ loại kem nào khác.
Lúc đầu loại kem này vốn có tên gọi "I-Scream-Bar", tức thanh kem, thanh sô-cô-la hãng Edy's Pie (tiền thân là Eskimo Pie) do một chủ hiệu thuốc tên là Chris Nelson ở Iowa phát minh ra, vốn lấy cảm hứng từ một cậu bé mang tên Douglas Ressenden lúc đó đang lưỡng lự giữa kẹo và kem. Bằng sáng chế được trao cho tác giả vào năm 1922 nhưng bị vô hiệu hóa vào năm 1928.
Một trong những quảng cáo sớm nhất cho thanh kem Eskimo Pies đã xuất hiện trên số ra ngày 3 tháng 11 năm 1921 của tờ báo Iowa City Press-Citizen.Theo công ty kem Good Humor cho biết thì chính thợ làm bánh kẹo Harry Burt mới là người phát minh ra que kem vào năm 1920, và được cấp bằng sáng chế vào năm 1923.
== Tham khảo == |
Hủ tiếu Hồ là một món ăn nổi tiếng ở Chợ Lớn, còn có tên gọi khác là "Hủ tiếu Triều Châu" do xuất xứ của nó bắt nguồn từ Triều Châu. Không như những món hủ tiếu khác, món ăn thường được dùng với cải chua và lòng heo khìa để hãm béo, và sợi hủ tiếu khá lạ mắt.
Hủ tiếu Hồ có xuất xứ từ Triều Châu, và thường được xem là một món ăn quen thuộc của người Tiều. Tuy nhiên, không ai rõ món này đã xuất hiện từ khi nào. Tên gọi của Hủ tiếu Hồ xuất phát từ cách nấu ngày xưa của người Tiều, khi nấu thì cho bột năng vào để có độ sền sệt như hồ. Nguyên liệu chế biến ban đầu gồm có cải chua, lòng heo khìa, xá bấu, hoa hồi và thuốc Bắc. Tuy nhiên sau này, để phù hợp với khẩu vị người Việt, người ta đã bỏ phần hoa hồi, thuốc Bắc, có một số nơi bỏ phần cải chua để hợp khẩu vị, và nước dùng không còn sền sệt như ngày xưa.Không giống như những món hủ tiếu khác, Hủ tiếu Hồ có sợi hủ tiếu rất to bản, và thường được cắt thành từng bằng miếng như bánh ướt.
Lòng heo được ướp sơ trước với ngũ vị hương và nước dừa, sau đó đem đi khìa với nước dừa. Cải chua được ướp thêm đường, tỏi, ớt để cho thấm và giòn. Xào xá bấu với tỏi và hầm nước lèo bằng xương trong 30 phút. Cuối cùng, trụng bánh hủ tiếu Hồ cho ra tô, múc thêm muỗng xá bấu, cải chua, lòng heo khìa lên trên và thưởng thức cùng với sa tế.
Tại Sài Gòn, có rất nhiều hàng quán bán hủ tiếu hồ nằm trong khu Chợ Lớn, nhưng trong đó nổi tiếng nhất là hai quán Đỗ Khôn Huy Đạt ở quận 8, quán Hủ tiếu Triều Châu ở quận 11, và quán Cao Văn Lầu ở Quận 6. Ngoài ra, tại quận 6 có món biến tấu là hủ tiếu hồ chay khá nổi tiếng. |
Cá lóc nướng trui là một món ăn dân dã đặc trưng cho miền đồng nước Nam Bộ Việt Nam, với hương vị độc đáo và cách chế biến rất đơn giản. Món ăn này gắn liền với quá trình khai hóa đất phương Nam của dân tộc Việt.
Đặc điểm của món cá lóc nướng trui dân dã là cá không cần sơ chế, nghĩa là không đánh vảy, không cạo nhớt, không mổ bụng, không tẩm ướp gia vị. Cá lóc vừa bắt dưới sông lên, rửa sạch, được xiên bằng một que dài từ miệng đến đuôi, sau vùi cá vào đống rơm khô rồi châm lửa đốt hoặc cắm que xuống đất lấy rơm phủ lên và đốt lửa cho đến khi tro tàn. Khi cá chín, cạo bỏ lớp vẩy đã cháy xém để lộ ra thịt cá trắng và thơm.
Riêng với cá lóc từ 700-800gr trở lên muốn cho thịt cá được chín đều hoàn toàn bạn nên vạch miệng cá ra chế nước vào trong miệng cá sao cho nước vào đầy dạ dày cá rồi mới nướng, làm như vậy khi nướng thì dưới tác động của nhiệt nước trong bụng cá sẽ sôi lên trong môi trường kín làm cho thịt cá được chín hoàn toàn, và một đòi hỏi quan trọng không kém nữa là vật liệu thui cá nhất định phải là rơm thì thịt cá mới thơm và không bị hôi khói. Cá nướng xong chỉ cần gỡ thịt chấm nước mắm chua cay ngọt theo kiểu miền Tây hoặc chấm với nước mắm me. Khi có điều kiện, cá lóc nướng trui có thể thực hiện cầu kì trên lửa than hồng, rưới mỡ hành, cá chín ăn với mắm me và thường được cuốn với bánh tráng, rau thơm các loại. |
Bánh pho mát hay bánh phô mai, bánh ngọt phô mai, bánh ngọt pho mát là một loại bánh ngọt có thể có một hoặc nhiều lớp. Lớp chính, cũng là lớp dày nhất, bao gồm một hỗn hợp gồm pho mát tươi và mềm (thường là pho mát kem hoặc ricotta), trứng, và đường. Nếu bánh có lớp đế thì lớp này thường bao gồm một lớp vỏ hoặc bánh vụn (hoặc digestive biscuit), graham crackers, pastry, hoặc bánh bông lan. Nó được nướng hoặc không (thường được giữ lạnh). Bánh pho mát thường được làm từ đường và hương vị hoặc với trái cây, whipping cream, nuts, fruit sauce, và/hoặc siro sô-cô-la. Bánh pho mát có thể có nhiều hương vị, ví dụ như dâu tây, bí ngô, chanh, hạt dẻ hoặc kẹo bơ cứng.
Dạng nguyên thủy của bánh pho mát có thể là một món ăn phổ biến vào thời Hy Lạp cổ đại thậm chí trước khi những người La Mã thông qua trong cuộc chinh phục của Hy Lạp. Tác phẩm đề cập đến bánh pho mát sớm nhất được biết đến là một tác phẩm của thầy thuốc Hy Lạp cổ Aegimus, viết về nghệ thuật làm bánh pho mát có tên (πλακουντοποιικόν σύγγραμμα—plakountopoiikon suggramma). Trong tác phẩm De Agri Cultura của Cato Già có công thức của ba loại bánh được sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo: libum và savillum và placenta. Trong ba loại bánh này thì placenta gần giống với bánh pho mát hiện đại, có vỏ bánh cứng được trộn và nướng riêng.Công thức làm bánh pho mát sớm nhất còn tồn tại đến nay từ một cuốn sách dạy nấu ăn của Anh từ năm 1390 có tên Forme of Cury. Từ cuốn sách này, đầu bếp Heston Blumenthal cho rằng bánh pho mát là một phát minh của người Anh.
== Chú thích == |
Gạo đồ là loại gạo thu được từ thóc được ngâm nước nóng hoặc sấy trong hơi nước rồi phơi khô sau đó mới được gia công chế biến qua các công đoạn chế biến khác như xay, xát, đánh bóng. Trong quá trình đồ lúa có thể được xử lý dưới áp lực hoặc chân không hoàn toàn hoặc một phần.
Quá trình đồ gạo làm thay đổi cấu trúc và sự phân bố dinh dưỡng trong hạt gạo. Gạo đồ thường được một số nước Nam Á tiêu thụ nhiều.
Quá trình đồ gạo thủ công sẽ thuận tiện hơn cho việc xát bỏ lớp cám so với đồ gạo trên dây chuyền cơ khí, do cám gạo chứa nhiều chất béo gây cản trở hoạt động của một số bộ phận máy. Quá trình xay xát gạo đồ nói chung giống như xay xát gạo thông thường.
Quá trình đồ gạo thúc đẩy các chất dinh dưỡng từ cám đi vào bên trong hạt, đặc biệt là vitamin B1, do vậy gạo trắng đồ chứa 80% dinh dưỡng so với gạo lứt.
Trong gạo đồ, tinh bột đã được gelatin hóa làm cho hạt gạo cứng hơn và bóng hơn gạo trắng. Gạo đồ thường được bổ sung một lượng sữa nhỏ để hạt không bị cứng quá. Nấu cơm gạo đồ cần thời gian lâu hơn, cơm cứng và ít dính hơn. Thông thường phải đun từ 20 đến 35 phút mới chín được.
Ở Bắc Mỹ, gạo đồ thường được nấu sơ bộ hoặc nấu chín để bán.
Tại một số quốc gia, xu hướng sử dụng gạo đồ thay cho gạo trắng đang tăng lên. Ở Brasil, năm 2007, tiêu thụ gạo đồ chiếm tới 20% tổng tiêu thụ gạo của Brazil (so với 7-10% năm 1997). Mức tiêu thụ gạo đồ tăng, đặc biệt là ở các vùng dân cư có thu nhập cao.
Đồ gạo là quá trình chế biến nước-nhiệt đối với hạt thóc, trong đó hạt gạo được nấu chín một phần. Trước tiên, hạt thóc được ngâm nước sau đó gia nhiệt để nấu và cuối cùng là làm khô hạt. |
Bindaetteok (còn gọi là nokdujeon hoặc jijim nokdu; nghĩa là "bánh đậu xanh") là một loạt biến thể của Jeon, một loại bánh xèo Triều Tiên. Nó được làm bằng đậu xanh, với hành xanh, kimchi, hoặc tiêu nấu chín trong một chảo chiên.
Bindae-tteok lần đầu tiên xuất hiện dưới cái tên binja (빈쟈) trong sách Ẩm thực tri vị phương (Hangul:음식디미방 Eumsik dimibang) một cuốn sách dạy nấu ăn năm 1670 do cung nữ Jang Gye-hyang viết.
Bingjya có lẽ được bắt nguồn từ món bánh Trung Hoa, vì từ "bing/餅" (Hán Việt: bính) ám chỉ về bánh có dạng tròn dẹt ., cách phát âm và ý nghĩa của chữ cái thứ hai là không rõ. Còn về từ nguyên tteok (떡) có nghĩa là một loại bánh dưới dạng hấp, giã, nhồi nặn và chiên; thường là một chiếc bánh gạo nhưng trong trường hợp này là một chiếc bánh xèo.
Trong thời đại Joseon (1392–1897), các hộ gia đình giàu hơn sẽ phân phát bindae-tteok cho những người nghèo hơn tụ tập bên ngoài Sungnyemun của Seoul trong thời kỳ khó khăn. Bindaetteok thường được ăn ở vùng tây bắc của Hwanghae-do và Pyeongan-do.
Bánh xèo bindae-tteok được làm từ bột nhão (bột mì và nước) cùng với rau dớn , thịt lợn, giá đỗ xanh, và không thể thiếu kimchi.
Để làm nhân cho bánh xèo bindae-tteok, người ta trộn thịt lợn xay và nêm với xì dầu, hành lá băm nhỏ, tỏi băm, tiêu đen xay và dầu mè. Giá đỗ rửa sạch, chần sơ qua, cắt khúc ngắn và nêm muối, dầu mè. Kimchi không được nhồi và vắt để loại bỏ phần sốt ớt lẫn nước thừa, sau đó cắt thành từng miếng nhỏ. Các thành phần sau đó được trộn đều .
Đậu xanh rửa sạch, ngâm nở, xay với nước, nêm chút muối để làm bột.
Bột đậu xanh được múc trên chảo nóng được thoa một lượng dầu ăn đáng kể, phủ lên trên nhân bánh, tiếp theo là một lớp bột khác đổ lên trên nhân bánh. Cuối cùng, bindae-tteok được phủ lên với những miếng ớt xanh và ớt đỏ thái lát chéo. Bánh xèo sẽ được áp chảo cả hai mặt và dùng với nước chấm gồm xì dầu, giấm, nước và hạt thông xay. |
Miến tuyến (tiếng Trung: 麵線; Bạch thoại tự: mī-sòaⁿ) (còn được đánh vần là mee sua hoặc miswa) là một loại mì muối rất mỏng được làm từ bột mì. Nó có nguồn gốc từ Phúc Kiến, Trung Quốc. Mì này khác với bún gạo và mì giấy bóng kính ở chỗ những loại mì này tương ứng được làm từ gạo và đậu xanh.
Miến tuyến được làm từ bột mì. Nấu miến tuyến thường mất ít hơn hai phút trong nước sôi, và đôi khi ít hơn đáng kể.
Miến tuyến được nấu trong các lễ hội quan trọng, và được ăn ở Trung Quốc đại lục cũng như ở Campuchia, Đài Loan, Malaysia, Indonesia, Singapore, Việt Nam, Brunei, Thái Lan và Philippines. Miến tuyến biểu thị cuộc sống lâu dài trong văn hóa Trung Quốc, và như vậy là một món ăn truyền thống trong ngày sinh nhật.Nó thường được phục vụ với các thành phần như trứng, hàu, ruột già lợn, nấm đông cô, thịt bò, hẹ tây hoặc hành lá, các loại hạt rang hoặc cá chiên.
Ở Đài Loan, có hai hình thức miến tuyến. Loại thứ nhất là trơn, trong khi loại thứ hai được hấp ở nhiệt độ cao, tạo thành caramel thành màu nâu nhạt. Đối với miến truyến được sử dụng trong ngày sinh nhật, nó đơn giản thường được phục vụ với móng giò heo (tiếng Trung: 猪腳 麵 線) trong nước dùng hầm như một truyền thống sinh nhật của người Đài Loan. Miến truyến nâu có thể được nấu trong thời gian dài mà không bị rã trong nước dùng và được dùng trong món bún hàu (tiếng Trung: 蚵仔 麵 線), một món ăn phổ biến ở Đài Loan.
== Tham khảo == |
Okinawa soba (沖縄そば, Okinawa soba) là món mỳ sợi được sản xuất tại Okinawa, Nhật Bản. Okinawa soba có nguồn gốc từ một công ty danh tiếng chuyên sản xuất mỳ sợi tại Okinawa. Tại Okinawa, đôi khi món ăn này được gọi đơn giản là soba (hay suba trong tiếng Okinawa), mặc dù tên gọi này cũng dùng để chỉ những món mỳ làm từ mạch ba góc tại khu vực chính là Nhật Bản.
Sợi mì vùng Okinawa có độ dày gần giống với kết cấu của udon, và khi được phục vụ kèm súp, nước dùng của nó tương tự như mì ramen . Ở khu vực thuộc quần đảo Yaeyama, sợi mì có xu hướng tròn hơn, nó trông hơi dẹt tại những nơi khác của tỉnh Okinawa .
Món ăn được phục vụ trong nước dùng có hương vị của konbu (rong biển ăn được), katsuobushi và thịt lợn. Lớp trên bề mặt thường là kamaboko (bánh cá), hành lá cắt lát và một lát dày của san-mai niku (三枚肉?, Chân giò heo) hầm hoặc soki (sườn lợn không xương) và thường được trang trí với beni shōga (gừng ngâm). Để thêm gia vị, thực khách có thể thêm một vài giọt kōrēgūsu, gồm ớt ngâm trong rượu gạo awamori .
Món ăn này được phân loại bao gồm:
Sōki soba (ソ ー キ そ ば) - phủ thêm xương sườn, được gọi là sōki ở Okinawa.
Tebichi soba (て び ち そ ば) - với hương vị của món thịt lợn hầm.
Ngày nay, trong tiếng Nhật, từ soba có nghĩa là kiều mạch, hay cụ thể là mì làm từ kiều mạch. Từ này có nguồn gốc là từ viết tắt của soba-mugi (kiều mạch). Từ soba có nghĩa là "bề mặt hẹp" trong tiếng Nhật cổ và soba-mugi có nghĩa là "bột mỳ". Vào khoảng thế kỷ 16, kiều mạch bắt đầu được chế biến thành những sợi mì mỏng. Phương pháp này ban đầu được gọi là soba-kiri nhưng sau đó nó được viết tắt thành soba . Soba chủ yếu được tiêu thụ ở miền đông Nhật Bản và không phổ biến ở miền tây Nhật Bản và vùng Okinawa. Mì kiều mạch lúc bấy giờ vẫn còn hiếm ở Okinawa, tại đây chúng được gọi là Nihon soba (mỳ soba của Nhật Bản) hoặc kuroi soba (mỳ soba đen).
Trong ngôn ngữ Nhật Bản hiện đại, nghĩa từ soba được mở rộng hơn, thuật ngữ này còn dùng để chỉ các loại mì sợi mỏng khác như Yakisoba (mì xào) là món mỳ không chứa kiều mạch, Shina soba, thường được gọi là Chūka soba (còn được gọi là soba của Trung Quốc), hoặc ngày nay là rāmen, một món cũng được làm từ bột mì. Okinawa soba thuộc loại này và được làm hoàn toàn từ lúa mì.
Theo quy định cạnh tranh công bằng, soba được tiêu chuẩn hóa là "loại mì chứa ít nhất 30% kiều mạch." Định nghĩa này đã gây ra một vấn đề khi Okinawa được trao trả lại cho Nhật Bản vào năm 1972. Năm 1976, Ủy ban Thương mại Công bằng của Nhật Bản đã cố gắng buộc tỉnh Okinawa bỏ tên "soba" vì soba của Okinawa không phù hợp với quy định nêu trên. Chính vì vậy, Công ty sản xuất mì Okinawa đã đàm phán với Ủy ban Thương mại Công bằng và kết quả là nó được chấp nhận là một trong số các trường hợp ngoại lệ được sử dụng từ "soba" trong các sản phẩm mỳ sợi tại đây, với tên gọi cụ thể là Okinawa soba.
Một số người đã cố gắng truy tìm nguồn gốc của Okinawa soba và cho rằng nó xuất hiện từ thời còn tồn tại Vương quốc Lưu Cầu . Khi ấy, các vị quan từ Trung Quốc có thể đã mang một loại mì làm từ lúa mì cho triều đình Lưu Cầu, mặc dù chúng không có mối liên hệ nào với ẩm thực Okinawa ngày nay. Tài liệu tham khảo đầu tiên được biết đến về Okinawa soba là vào năm 1902 vào cuối thời Minh Trị khi nó được gọi là Shina soba ( mỳ soba của Trung Quốc) như ở chính thổ Nhật Bản. Một số nhà hàng soba được biết đã hoạt động ở Naha trong thời kỳ Đại Chính và có liên kết chặt chẽ với các khu phố đèn đỏ. Các nhà hàng Soba sau đó đã bị phá hủy bởi các cuộc tấn công của Hoa Kỳ trong trận Okinawa . Sự hồi sinh của nó bắt đầu ở các doanh trại của Hoa Kỳ, nơi cung cấp các khẩu phần lúa mì cho quân đội. Vào những năm 1960, soba được phổ biến trở lại với sự ra đời của máy chế biến mì. Sự phổ biến của nó đi kèm với việc chuyển đổi, soba từ một bữa ăn chỉ được phục vụ trong nhà hàng đã chuyển sang một món có thể nấu và ăn tại nhà. Phong tục ăn soba vào đêm giao thừa bắt nguồn từ chính quốc Nhật Bản đã được du nhập vào Okinawa vào năm 1968, chỉ khác là mì kiều mạch đã được thay thế bằng mì làm từ lúa mì. Ngày nay, Okinawa soba được coi là một phần quan trọng của văn hóa truyền thống Okinawa, mặc dù nhà văn hóa dân gian Nishimura Hidemi cho rằng đó là một biểu hiện của truyền thống tân tạo . Soba đã được chấp nhận như một truyền thống địa phương ở Campo Grande thuộc bang Mato Grosso do Sul, Brazil, do trong thành phố có đến 850.000 người dân có nguồn gốc từ Okinawa.Thông thường, bạn có thể tìm thấy các nhà hàng chuyên chế biến món ăn đặc trưng này biệt dọc theo thành phố do khó tìm thấy cá biển ở vùng đó của Brazil. |
Mắm nêm, còn gọi là mắm cái, là một dạng sản phẩm lên men làm từ cá.
Cá được ướp muối, lên men, có thể được tách xương hoặc không, rồi phối trộn với một số loại phụ liệu như thính, thơm (khóm), đường...
Mắm nêm thường có hai dạng: dạng nguyên con (cá cơm, cá sơn đỏ...) và dạng xay nhuyễn (cá trích, cá nục, cá liệt...).
Cá cơm tươi rửa sạch, phơi ráo hẳn rồi trộn đều với muối, thêm thính và phụ chất sau đó xếp vào hũ, vại, đậy kín, để đến lúc mắm trở màu đỏ là mắm chín, đưa ra sơ chế thêm đường, ớt, tỏi là ăn được. Để có được mắm ngon, thì đòi hỏi người làm mắm phải có kinh nghiệm cho tỷ lệ cá – muối phù hợp, thường thì tỷ lệ khoảng một ba, tuy nhiên tùy vụ, tùy mẻ cá. Nhiều muối quá thì mắm mặn, không ngon, mà ít quá thì hư mắm. Thời gian ủ mắm cũng chỉ ước chừng là khoảng ba tháng, nhưng cũng có thể lâu hơn, sớm hơn tùy điều kiện thời tiết, môi trường.
Mắm nêm có thể ăn với hầu hết các món dân dã. Tùy thuộc vào khẩu vị vùng miền, tùy thuộc vào món ăn, cách ăn mà cách pha chế mắm khác nhau, cũng như việc lựa chọn măm nguyên con, chín dừ, xay nát nhuyễn cho thích hợp. Với món bánh tráng cuốn thịt heo chẳng hạn thì mắm sơ chế được thêm đường, tỏi, ớt băm nhuyễn vào, cho thêm dứa, chanh cho đủ vị. |
Bigoli [ˈbiːɡoli] (tiếng Veneto: bìgołi) là một loại pasta ở dạng sợi dài và dày. Ban đầu, bigoli được làm bằng bột kiều mạch, nhưng hiện nay thường được làm bằng bột mì nguyên chất, và đôi khi còn bao gồm cả trứng vịt. Sau đó, quá trình chuẩn bị được đùn qua một bigolaro, từ đó món mì này có tên như vậy.Bigoli là một thuật ngữ được sử dụng ở Veneto; một loại pasta tương tự được gọi là Pici được sản xuất tại Toscana.
Có nhiều phiên bản khác nhau về nguồn gốc của bigoli. Họ chỉ đồng ý rằng họ có nguồn gốc từ khu vực ngày nay là vùng Veneto. Một giả thuyết cho rằng, nguồn gốc của nó có từ thế kỷ 14 trong Chiến tranh Veneto-Thổ Nhĩ Kỳ. Sau khi người Thổ Nhĩ Kỳ đánh chìm nhiều con tàu của Veneto chở đầy durum, phần bột còn lại được kéo căng bằng bột mì được làm từ lúa mì thông dụng. Hỗn hợp mới được sử dụng cho bột nhào, tạo thành một sợi mì spaghetto lớn và được gọi là bigolo.
Năm 1604, một người sản xuất pasta đến từ Padua có tên là Bartolomio Veronese, được biết đến là Abbondanza, được cấp bằng sáng chế cho máy ép để làm bigoli. Đây là một thành công thực sự của bigoli.Theo một phiên bản khác, bigoli là kết quả của sự phát triển hơn nữa của một loại mì ống đã phổ biến ở vùng Đông Bắc Ý. Chúng được nhắc đến lần đầu tiên với cái tên bigoli vào thế kỷ 15, tại tòa án của Giám mục Eraclea. |
Xôi Xiêm có nguồn gốc từ Thái Lan và được du nhập vào miền Tây Việt Nam trong những năm 70 bởi một người Việt gốc Thái. Từ thời điểm du nhập tới nay xôi xiêm đã nhanh chóng trở thành món ăn được nhiều người ưa chuộng và là một trong những nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của vùng Châu Đốc, An Giang.Xôi Xiêm là một loại xôi trắng được nấu chung với nước cốt dừa. Ngoài ra khi ăn còn phủ lên một lớp hỗn hợp từ nước cốt dừa, lòng đỏ trứng, đường và bột được nấu đến khi quện lại. Một vài nơi còn thêm vào đậu xanh tán nhuyễn hoặc cho hẳn một múi sầu riêng lên mặt để tăng độ béo, ngậy khi ăn.
Nguyên liệu nấu xôi khá đơn giản bao gồm: gạo nếp Thái, bột mì, trứng vịt hoặc trứng gà, đường thốt nốt (đường đỏ). |
Sốt Worcestershire ( WUUS-tər-shər) là một loại gia vị lên men dạng lỏng có nguồn gốc từ thành phố Worcester ở Worcestershire, Anh trong nửa đầu của thế kỷ 19. Những người sáng tạo là nhà hóa học John Wheeley Lea và William Henry Perrins, người thành lập công ty Lea & Perrins. Nước sốt Worcestershire đã được coi là một tên gọi chung cho nước sốt kể từ năm 1876, khi Tòa án Công lý Tối cao của Anh ra phán quyết rằng Lea & Perrins không sở hữu nhãn hiệu của "Worcestershire".Sốt Worcestershire thường được sử dụng để tăng hương vị trong các công thức nấu ăn cũng như các loại đồ uống, bao gồm món bánh mì phô mai xứ Wales, salad Caesar, hàu Kirkpatrick và trứng nhồi. Nó là hương vị phụ và tạo ra vị umami (món mặn sau bữa ăn), hiện nay nó cũng được thêm vào các món ăn chưa từng dùng loại sốt này trước đây như thịt bò và món hầm chili con carne. Nó cũng được sử dụng trực tiếp như một loại sốt trên bít tết, bánh mì kẹp thịt và các món ăn khác và tạo hương vị cho các loại cocktail như Bloody Mary và Caesar.
Một loại nước mắm lên men được gọi là garum là nguyên liệu chủ yếu trong ẩm thực Hy Lạp - La Mã và của nền kinh tế Địa Trung Hải của Đế chế La Mã, như nhà bách khoa thế kỷ thứ nhất Pliny the Elder viết trong cuốn Historia Naturalis của ông và cuốn sách về ẩm thực La Mã thế kỷ thứ tư / thứ năm mà Apicius có dùng garum trong công thức nấu ăn của nó. Việc sử dụng nước sốt cá cơm lên men tương tự ở châu Âu có thể bắt nguồn từ thế kỷ 17.Thương hiệu Lea & Perrins được thương mại hóa vào năm 1837 và là loại nước sốt đầu tiên mang tên Worcestershire. Nguồn gốc của công thức Lea & Perrins không rõ ràng. Ban đầu bao bì ghi rằng nước sốt "đến từ công thức của một nhà quý tộc trong quận". Công ty cũng đã tuyên bố rằng: " Lord Marcus Sandys, cựu Thống đốc của Bengal đã thấy nó khi ở Ấn Độ cùng với Công ty Đông Ấn vào những năm 1830 và ủy quyền cho các tiệm thuốc lá địa phương bắt chước lại nó (sự hợp tác của John Wheely Lea và William Perrins of 63 Phố Broad, Worcester).
Theo truyền thống của công ty, khi công thức được pha chế lần đầu ở đó, sản phẩm tạo ra có vị nồng đến mức nó được coi là không thể ăn được và các thùng sốt đã bị bỏ lại dưới tầng hầm. Vài năm sau, để dọn sạch kho chứa hàng các nhà hóa học quyết định thử lại, và phát hiện ra rằng nước sốt lên men từ lâu vị đã trở nên dịu lại và rất ngon. Năm 1838, những chai "sốt Lea & Perrins Worcestershire" đầu tiên được ra mắt công chúng.
Các thành phần ban đầu trong một chai nước sốt Worcestershire được bán là:
Giấm mạch nha lúa mạch
Giấm thần
Mật đường
Đường
Muối
Cá cơm
Chiết xuất me
Hành tây (ban đầu là hẹ tây)
Tỏi
Gia vị
Hương liệuVì nhiều loại nước sốt Worcestershire có cá cơm, nên những người bị dị ứng với cá, và những người khác tránh ăn cá, chẳng hạn như những người ăn chay, sẽ không ăn. Codex Alimentarius khuyến cáo rằng thực phẩm chế biến sẵn có nước sốt Worcestershire với cá cơm phải có nhãn cảnh báo về hàm lượng cá mặc dù điều này không bắt buộc ở hầu hết các khu vực pháp lý. Bộ Nông nghiệp Mỹ đã yêu cầu thu hồi một số sản phẩm có nước sốt Worcestershire không được khai báo. Một số thương hiệu bán các loại sốt Worcestershire không chứa cá cơm, thường được dán nhãn là chay hoặc thuần chay. Nói chung, Người Do Thái chính thống không ăn cá và thịt trong cùng một món ăn, vì vậy họ không sử dụng nước sốt Worcestershire truyền thống để nêm thịt. Tuy nhiên, một số nhãn hiệu nhất định được chứng nhận là có chứa ít hơn 1/60 sản phẩm cá và có thể được sử dụng với thịt. |
Bánh quy Tortoni là một loại kem được làm từ trứng và kem có độ béo cao, thường chứa anh đào cắt nhỏ hoặc phủ lớp hạnh nhân băm nhỏ hoặc bánh macaroon vụn. Người ta cho là món này được đặt theo tên của một chủ quán cà phê người Ý ở Paris vào thế kỷ 18.Món này đã xuất hiện trong thực đơn nhà hàng ở Mỹ từ năm 1899, nếu không muốn nói là sớm hơn.
== Tham khảo == |
Cá sấy khô hay cá khô là một hình thức chế biến cá thông qua việc làm khô cá (chiết nước ra khỏi cá) để bảo quản cá được, kết quả của sấy khô sẽ cho ra các loại khô cá. Cá tươi nhanh chóng bị hư hỏng và yêu cầu đặt ra đối với một số cách có thể được tìm thấy để giữ chúng được an toàn, ăn được. Sấy khô là một phương pháp bảo quản thực phẩm hoạt động bằng cách loại bỏ nước từ thức ăn, ức chế sự tăng trưởng của vi sinh vật. Sử dụng không khí khô bằng ánh nắng mặt trời và gió đã được áp dụng từ thời cổ đại để bảo quản thực phẩm.
Nước thường được loại bỏ bằng cách bốc hơi (không khí khô, phơi nắng, xông khói), nhưng trong trường hợp của đông khô, thực phẩm đông lạnh và sau đó nước được loại bỏ bằng cách thăng hoa. Vi khuẩn, nấm men và nấm mốc cần nước trong thực phẩm để phát triển, và làm khô ngăn ngừa một cách hiệu quả từ việc chúng còn sống sót trong thực phẩm. Cá được bảo quản bằng các phương pháp truyền thống như sấy khô, xông khói và ướp muối. Các cách truyền thống lâu đời nhất của bảo quản cá là để cho gió và ánh nắng mặt trời khô nó. Cá khô nếu chế biến đúng các có thể lưu giữ một vài năm. Phương pháp này là giá rẻ và hiệu quả ở vùng khí hậu phù hợp, công việc có thể được thực hiện bởi các ngư dân và hộ gia đình, và các sản phẩm tạo ra có thể dễ dàng vận chuyển đến điểm tiêu thụ trên thị trường. |
Bún sứa là món ăn không thể thiếu và là món ăn đặc sản vùng đất Miền Trung từ Phan Thiết trở ra. Nhiều địa phương nổi tiếng với món ăn này như: Bình Định, Phan Rang – Ninh Thuận, Ninh Hòa – Khánh Hòa.
SứaSứa ăn được có hai loại: sứa tai và sứa chân. Sứa tai có hình dáng như cây nấm, mập căng trong khi sứa chân là phần tua phía dưới có dạng sợi dai và giòn hơn. Sứa tai màu trong xanh, nhiều nước, mềm, làm món ăn không ngon. Người dân nơi đây hầu hết làm bún sứa bằng loại sứa chân. Sứa chân có màu trắng đục, ăn giòn như "sụn", sứa vừa khô ráo, vừa giòn nên thực khách ai cũng thích.
Sứa vừa bắt lên được ngư dân chà rửa thật sạch phần nhớt khi còn ở ngoài biển, nên sứa ngả màu xanh pha tím rất đẹp. Về nhà người ta giã lá ổi (có chất chát) hoặc phèn chua ngâm vào cho sứa se lại, vài tiếng đồng hồ sau đem ra xả nước lạnh thật kỹ, cắt thành miếng nhỏ thì mới dùng được. Vào mùa sứa, từ khoảng cuối xuân - đầu hạ, sứa biển ở đây có rất nhiều.
RauMón bún sứa phải ăn với rau sống đủ loại, như xà lách, giá, rau thơm... thái nhỏ, bên cạnh là các hũ ớt màu, ớt hiểm, chanh...
Ngoài ra, để chế biến món bún sứa ngon thì việc chọn sứa thì một phần rất quan trọng khác nữa cũng quyết định tới món ăn chính là nước lèo. Nồi nước bún sứa ngon là nồi nước được hầm xương lợn cho thật nhừ. Dùng chảo đun dầu cho nóng vừa rồi đổ vào đó tôm tươi và cà chua (đã bỏ hột) băm nhỏ, sẽ có một thứ nước sệt màu vàng ánh dầu, sau đó đổ tất cả vào nồi nước dùng.
Bún sứa phải ăn nóng mới ngon. Ở các tiệm, bún đã được chần nước sôi, bỏ vào bát; được xếp lên trên mặt một lớp sứa, nước dùng được chan lên nóng hổi. Khi ăn, bỏ rau sống và giá vào tô, thêm một tí ớt dầu cho thật cay, cắn thêm một trái ớt hiểm thì càng ngon.
Bản thân món bún sứa có thể tìm thấy hầu hết ở Nha Trang, thế nhưng, món ăn chưa phổ biến nhiều mà chỉ bán tập trung tại những địa chỉ nhất định. Dốc Lết có món ăn này ngon bởi sứa tươi ngon và mang đậm chất đặc trưng riêng. |
Bún nước lèo là loại bún nước thịnh hành tại nhiều địa phương miền Nam Việt Nam, đặc biệt nổi tiếng tại, Sóc Trăng,Trà Vinh, Châu Đốc, Cà Mau, Bạc Liêu.
Là một đặc sản ẩm thực xuất xứ từ người Khmer, trong quá trình cộng cư của các dân tộc Khmer, Việt, Hoa và sự giao thoa trong ẩm thực, bún nước lèo trở thành món ăn chung của các dân tộc miền Nam Việt Nam với nguyên liệu, quy trình chế biến và thưởng thức, khẩu vị về cơ bản là giống nhau.Bún nước lèo nổi tiếng nhất có thể nói đến là của Sóc Trăng. Đây được xem là một trong những món ăn nổi tiếng nhất của vùng đất "Xứ Giồng" này khi có sự kết hợp hài hòa của nước dùng là mắm và thịt cá lóc của người Khmer, bắp chuối và rau muống thái sợi của người Kinh, thịt quay béo giòn của người Hoa. Bún nước lèo Sóc Trăng còn là một trong top 100 món ăn đặc sản của Việt Nam .
Gồm có: mắm (mắm cá linh hoặc cá sặc, hoặc mắm bò hóc...), bún, nước, nước dừa tươi, cá lóc, thịt heo quay, tép đất (hoặc tôm sú), nước mắm, đường, muối, bột ngọt, ớt, dấm, sả, chanh, ngải bún, rau húng quế, rau húng lủi, giá, hẹ, bắp chuối, rau muống tàu (hoặc rau muống đồng).
Lấy lượng bún khoảng hơn nửa tô cho vào vợt (loại vợt trụng mì, trụng bằng vợt vệ sinh và dễ hơn), nhúng vào nồi nước lèo đang sôi khoảng 10 giây (cho bún đủ nóng) sau đó vớt ra cho vào tô rồi múc nước lèo đổ vào tô kế tiếp để rau cải, cá, thịt, tép... lên trên, sau cùng thêm chút dấm ớt, chanh và nước mắm (nếu chưa vừa ăn). Bún nước lèo được thưởng thức lúc còn nóng.
Bún nước lèo có mặt tại nhiều địa phương miền Tây Nam Việt Nam, tuy ngon nhất và cũng nổi tiếng nhất phải kể đến bún nước lèo Châu Đốc, An Giang, một tô bún nước lèo với mùi thơm đặc trưng của ngải bún khiến nhiều người khi nhớ đến chỉ muốn xách xe chạy đi tìm ngay một quán bún nước lèo ven đường, Trà Vinh (dùng mắm bò hóc), bún nước lèo Sóc Trăng (dùng mắm cá sặc). Ngoài ra có thể kể đến bún nước lèo Cà Mau, Rạch Giá, Kiên Giang,... là một món ăn dân dã và đặc trưng cùng với sự hòa trộn ẩm thực các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer; hiện nay bún nước lèo cũng rất thịnh hành tại nhiều địa phương khác. |
Chionoecetes là một chi cua trong họ cua Oregoniidae sống ở Bắc Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Các tên khác cho cua trong chi này bao gồm "cua hoàng hậu" (ở Canada) và "cua nhện" - chúng được biết đến với tên khác nhau ở các khu vực khác nhau trên thế giới. Tên gọi chung Chionoecetes có nghĩa là cua tuyết (χιών, chion) (οιχητης, oiketes) và C. opilio là loài chính được gọi là cua tuyết.
Tên gọi Cua tuyết đề cập đến viêc chúng thường được tìm thấy ở các đại dương lạnh phía Bắc. Con cua tuyết bị bắt ở phía bắc như Bắc Băng Dương, từ Newfoundland đến Greenland và phía bắc Na Uy ở Đại Tây Dương và xuyên Thái Bình Dương, bao gồm Biển Nhật Bản, Biển Bering, Vịnh Alaska, Norton Sound và thậm chí ở phía nam California đối với loài Chionoecetes bairdi.
Có nhiều loài cua tồn tại được ghi nhận trong chi cua này gồm:
Chionoecetes angulatus Rathbun, 1893
Chionoecetes bairdi Rathbun, 1893
Chionoecetes elongatus Rathbun, 1925
Chionoecetes japonicus Rathbun, 1932
Chionoecetes opilio (Fabricius, 1788)
Chionoecetes pacificus Sakai, 1978
Chionoecetes tanneri Rathbun, 1893 |
Mắm Bò Hóc, prahok hay pro hoc (tiếng Khmer: ប្រហុក, chuyển tự prâhŏk, IPA: [prɑːhok]) là tên một loại mắm làm từ nguyên liệu chính là cá nước ngọt, do người Khmer ở Campuchia cũng như người Khmer ở Nam Bộ Việt Nam thực hiện. Đây là một loại thực phẩm tiêu biểu trong ẩm thực Khmer.
Mắm bò hóc được làm từ bằng cá nước ngọt, bỏ ruột, đánh vẩy, rồi giã nát. Cá sau đó để một nắng rồi đem nén trong vại với muối và gia vị. Thành phần gia vị có thể là đường, tiêu, tỏi, ớt, cơm nguội theo một tỷ lệ nhất định. Cá hơi ươn được ủ với các nguyên liệu, dằn cho rỏ nước (nước chảy ra có thể làm nước mắm) và xác cá tiếp tục được sấy tương đối khô, có thể cho thêm thính vào và tiếp tục trộn trước khi cho vào hũ phơi vài tháng là có thể sử dụng.
Mắm bò hóc được người Khmer xem như đặc sản dùng để đãi khách quý đến thăm nhà và là nguyên liệu thích hợp để làm nước lèo trong món bún nước lèo. Ở Campuchia mắm bò hóc có ba dạng chính khi dùng.
Prahok jien tức mắm bò hóc chiên là mắm đem trộn với thịt heo hoặc thịt bò và ớt rồi chiên dùng ăn kèm với dưa leo, cà tím hoặc cơm.
Prahok gop hay prahok ang là mắm trộn thịt, gói lá chuối rồi nướng lửa.
Prahok chow là mắm sống, khi dùng thì giã với sả, cà pháo, ớt vắt thêm nước chanh để làm nước chấm. |
Bánh gối (hay ở Trung Bộ gọi là bánh quai vạc và Nam Bộ gọi là bánh xếp) là một loại bánh của Việt Nam. Tránh nhầm sang bánh há cảo rán của Trung Quốc (Hán Việt: oa thiếp) và bánh Du giác; khi ăn bánh vẫn còn giòn tan như cái giòn của vỏ bánh và giàu hương vị. Bánh gối được biết tới lần đầu tại Hải Phòng và Hà Nội trước năm 1955, nghĩa là bánh gối xuất hiện như một món ăn vặt cùng thời điểm với những bánh chín tầng mây, quẩy, há cảo,...
Bánh gối cà ri (tiếng Mã Lai: Karipap, Epok-epok; tiếng Trung: 咖哩角,咖哩饺; bính âm: gālí jiǎo; tiếng Thái: กะหรี่ปั๊บ, RTGS: karipap) là một chiếc bánh nhỏ bao gồm cà ri với thịt gà và khoai tây trong vỏ bánh chiên giòn hoặc nướng. Cà ri khá dày để ngăn không cho nó chảy ra khỏi vỏ bánh.
Là món ăn nhẹ phổ biến ở Malaysia và Singapore, bánh
gối cà ri là một trong những loại với các loại nhân khác nhau, mặc dù bây giờ nó là loại phổ biến nhất. Các giống phổ biến khác bao gồm trứng, cá mòi, và hành hoặc có vị ngọt như khoai mỡ.
Bánh được thưởng thức trên khắp Brunei, Malaysia, Indonesia, Singapore, Myanmar và Thái Lan. Nó cũng có nhiều điểm tương đồng với empanada, một loại bánh ngọt phổ biến ở các quốc gia nói tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
Nhân thường là miến, mộc nhĩ, trứng, tôm. Đôi khi gồm khoai tây lát, hành, đậu, đậu lăng, macaroni hoặc mì, hạt thông,... Nếu như bạn ngán vị mặn của nhân thịt thì thay bằng bánh nhân ngọt cũng là một sự lựa chọn không tồi. Bánh sẽ có nhân là đậu xanh ngào đường, dừa nạo hay lạc, cơm sầu riêng...
Ngoài việc bánh gối có xuất xứ từ há cảo chiên của người Hoa, lại có ý kiến cho rằng bánh gối có nguồn gốc từ samosa của Ấn Độ hay từ món bánh gối empanada của ẩm thực Mỹ - Latinh.
Đúng như tên gọi Empanadas có nghĩa là "gói trong bánh mì" thì bánh Empanadas có hai phần chính quan trọng là phần vỏ bánh và phần nhân bên trong. Phần vỏ bánh thì hầu như khá giống nhau ở nhiều nước và phần lớn được làm từ bột mì, đôi khi có nơi người ta sử dụng bột ngô, bột khoai tây,... Mặc dù chưa có khẳng định chắc chắn nào về nơi bắt nguồn của bánh Empanadas, nhưng theo nhiều tài liệu ghi nhận lại thì Empanadas xuất hiện sớm nhất ở Tây Ban Nha. Trong một quyển sách dạy nấu ăn ở Catalan, Tây Ban Nha xuất bản năm 1520 thì đã có ghi chép về cách chế biến món bánh Empanadas với hương vị hải sản. Và Empanadas trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là "gói trong bánh mì".
Empanadas thường có một hình dạng phổ biến là hình bán nguyệt. Người ta sẽ cán mỏng vỏ bánh cho có hình tròn, đặt nhân lên và gấp đôi bánh lại, đồng thời ép chặt mép bánh cho 2 lớp vỏ dính vào nhau là đã ra hình bán nguyệt đẹp mắt. Tuy nhiên cũng có nơi, người ta làm bánh Empanadas theo dạng hình tròn, thay vì gấp đôi vỏ bánh lại thì người ta sử dụng 2 lớp vỏ bánh chồng lên nhau. Chính vì dạng bánh hình bán nguyệt này mà người Quảng Đông ở Trung Quốc mới đưa vào Việt Nam món há cảo chiên mà người Việt chúng ta mới có món bánh gối bây giờ.
Empanadas có 2 loại nhân cơ bản là nhân ngọt và nhân mặn. Nhân ngọt thì thường bao gồm các nguyên liệu như bơ, trứng, socola, mật ong, các loại trái cây... Nhưng loại bánh Empanadas nhân mặn thường phổ biến hơn.
Bánh Empanadas nhân mặn rất đa dạng nguyên liệu như thịt heo, bò, gà, hải sản... hoặc thậm chí có nơi người ta còn sử dụng thịt dê, thịt Ilama (loại lạc đà không bướu) để làm phần nhân bánh. Ngoài nguyên liệu chính là thịt thì nhân bánh Empanadas còn được cho thêm các nguyên liệu như khoai tây, quả oliu thái nhỏ, phô mai, trứng, rau củ... nên khá đa dạng khẩu vị cho người ăn lựa chọn.
Sau khi gói bánh Empanadas xong thì người ta sẽ cho vào lò nướng hoặc nếu không có lò nướng sẽ mang bánh Empanadas đi rán chín cũng được. Tuy nhiên, nướng bằng lò thì bánh sẽ chín đều và ít ngấy dầu hơn.
Ở hầu hết các nước phổ biến bánh Empanadas thì người ta thường sử dụng bánh này cho bữa ăn sáng, ăn xế. Đặc biệt vào dịp lễ hội thì các gia đình cũng thường làm bánh Empanadas để bữa ăn trở nên phong phú hơn.
Một trong những lý do bánh Empanadas phổ biến ở nhiều nước phương Tây có lẽ do đây là loại bánh khá dễ làm. Đặc biệt phần nhân bánh thì tùy khẩu vị, tùy đặc sản từng vùng mà người làm bánh có thể "thiên biến vạn hóa" theo sở thích riêng. Do đó, bánh Empanadas đi qua mỗi nước sẽ có vài biến thể đặc trưng riêng biệt khiến cho món bánh
này trên thế giới càng có nhiều phiên bản đa dạng, ăn hoài không thấy ngán nên số lượng người yêu chuộng nó cũng ngày càng nhiều hơn. |
Sinh miến là một loại mì Trung Quốc được tìm thấy ở Hồng Kông. Nó thường có ở các khu phố của người Tàu ở nước ngoài.
Nó được làm bằng bột mì, bột sắn, muối, kali cacbonat và nước.
Sinh miến có thể được nấu nhanh tương tự như mì ramen. Nó được biết đến với một kết cấu mền và mịn hơn. Nó có thể được ăn đơn giản hoặc với dầu mè. Có thể bổ sung các loại rau như kai-lan nếu thích. Mì có vị của lúa mì. Nó được phục vụ nóng.
== Tham khảo == |
Nước sốt thịt nướng (viết tắt thành sốt BBQ) là loại nước sốt được dùng trong ướp, phết, phụ gia hoặc ăn kèm với thịt nướng. Đây là một loại gia vị phổ biến ở miền Nam Hoa Kỳ và sử dụng cho nhiều loại thực phẩm khác nhau.Các thành phần của nước sốt rất da dạng, nhưng hầu hết đều phải có giấm, tương cà chua hoặc sốt mayonnaise (hay một hỗn hợp tương tự khác) làm chất nền, cũng như nước khói, bột hành tây, gia vị mù tạc, tiêu đen và chất ngọt đường hoặc mật đường.
Một số quan điểm cho rằng nước sốt thịt nướng đã xuất hiện tại Mỹ từ thế kỷ 17. Nước sốt cũng được đề cập trong cả văn học Anh và Pháp khoảng hơn hai trăm năm sau đó. Sốt mù tạc Nam Carolina, một loại nước sốt thịt nướng, được cho là bắt nguồn từ những người định cư Đức vào thế kỷ 18.Nước sốt thịt nướng tự làm ban đầu có nguyên liệu chủ yếu là giấm, muối và tiêu đen. Đường, nước sốt cà chua và sốt Worcestershire bắt đầu được sử dụng vào những năm 1920, đặc biệt từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, số lượng đường và nguyên liệu thêm vào đã gia tăng đáng kể.Nước sốt thịt nướng được bán ra thị trường lần đầu bởi Công ty Nước sốt thịt nướng Georgia tại Atlanta vào năm 1909. Heinz là doanh nghiệp lớn đầu tiên bán nước sốt thịt nướng đóng chai vào năm 1940. Ngay sau đó, General Foods đã cho ra mắt sản phẩm "Open Pit". Dù chỉ mới tham gia thị trường vào khoảng những năm 1960, Kraft Foods nhanh chóng trở thành công ty dẫn đầu nhờ sự quảng cáo rầm rộ. Kraft cũng bắt đầu sản xuất dầu ăn đa dụng đi kèm với các túi gia vị để làm nước sốt thịt nướng. |
Bún riêu cua là một món ăn truyền thống Việt Nam, có nguồn gốc từ vùng đồng bằng sông cửu long của Việt Nam, được biết đến rộng rãi trong nước và quốc tế . Món ăn này gồm bún (bún rối hoặc bún lá) và 'riêu cua'. Riêu cua là canh chua được nấu từ gạch cua, thịt cua giã và lọc cùng với quả dọc, cà chua, mỡ nước, giấm bỗng, nước mắm, muối, hành hoa. Bún riêu thường thêm chút mắm tôm để tăng thêm vị đậm đà, thường ăn kèm với rau sống. Đây là món ăn có vị chua thanh, ăn vào mùa hè rất mát nên được người Việt rất ưa thích. Trên các đường phố của Việt Nam có rất nhiều hàng quán bán bún riêu.
Cua đồng (thịt cua giã nhuyễn và gạch cua);
Cà chua;
Chất tạo vị chua như quả dọc;
Hành khô, hành tươi;
Đậu phụ
Các loại rau sống: tía tô, kinh giới, hoa chuối, rau muống chẻ
Giấm bỗng
Mắm tôm
Cua cái màu vàng (hoặc màu đá) được chọn và rửa sạch bóc tách mai, yếm; giã thân cua cho vài hạt muối, giã nhuyễn; vớt ra bát nước khuấy đều để hơi lắng khoảng 7-10 giây chắt phần nước vào nồi để nấu gần đến phần cái thì chắt vào rổ lọc bỏ bã cua. Còn gạch cua thì khêu lấy cho vào bát.
Cho cua xay vào một chiếc tô lớn rồi hòa nước vào, dùng tay bóp nhẹ cho thịt cua tan vào với nước. Sau đó, gạn đổ nhẹ nhàng nước vào nồi. Và cứ thế làm lặp đi lặp lại hai bước này khoảng 2 lần đến khi thấy cuối bát chỉ còn lại vỏ cua. Hòa một chút gia vị vào với nước cua vừa lọc rồi đặt lên bếp đun ở lửa vừa. Nước cua sôi được một lúc thì toàn bộ thịt cua sẽ chín, nổi lên trên. Vớt và để thịt cua riêng ra một cái bát
Phần nước dùng được làm như sau: Phần cà chua băm nhỏ, xào qua với dầu ăn ở lửa to trước rồi cho vào nồi nước cua cùng với phần cà chua thái múi cau. Đậu phụ thái thành miếng nhỏ rồi rán vàng. Cho giấm bỗng vào nồi. Phi thơm hành khô rồi đổ gạch cua vào, đảo đều và tắt bếp.
Bún riêu ốc là một món ăn đặc sản của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Có thể nói đây là món ăn dân dã rẻ tiền nhưng không kém phần hấp dẫn nhờ mùi vị thơm ngon lạ miệng và kích thích vị giác.Tuỳ theo khẩu vị, chúng ta có thể cho thêm ít mắm tôm, chút tương ớt và vắt tí chanh vào tô bún lúc còn nóng. Cách nấu tương tự như bún riêu cua, riêng với phần ốc để tan đá xong rửa sạch với rượu và gừng cho khỏi tanh, để ráo nước. Phi dầu với hành tỏi cho thơm, cho tí xíu bột nghệ vào (rất ít, 1 gói ốc chỉ cho chừng 1 đầu muỗng cà phê khoảng 1/8 muỗng cà phê, cho nhiều sẽ bị hôi), sau đó trút ốc vào nhanh tay, nêm muối, đường chút chút cho có vị đậm đà rồi tắt bếp. |
Bánh ít trần là món quà vặt của người dân miền Trung Việt Nam. Bánh có đôi phần giống như bánh nếp của người miền Bắc, nhân đậu xanh kết hợp với thịt lợn, mộc nhĩ và hạt tiêu được bao bọc bởi một lớp vỏ bánh làm từ bột nếp dẻo dai. Khi ăn bánh ít trần thường dùng kèm với một bát nước mắm chấm thật cay vị ớt để cảm nhận rõ nét vị ngon độc đáo của món bánh từ miền Trung.
== Tham khảo == |
Cua sốt tiêu đen (Black pepper crab) là một món ăn trong ẩm thực Singapore có nguyên liệu từ cua với nước sốt tiêu đen, là một trong hai món ăn cua phổ biến nhất được phục vụ trong ẩm thực Singapore, món kia là cua sốt ớt. Món cua sốt tiêu đen được làm từ cua lột và sốt với tiêu đen nhưng không giống như các món cua sốt ớt phổ biến khác, món này không được nấu trong nước sốt nên có độ sệt khô. Việc trộn cua sốt tiêu với nước sốt mít tươi đang trở nên rất phổ biến. Việc sáng tạo ra món cua sốt tiêu đen của Singapore là do Nhà hàng Hải sản Long Beach ra mắt vào năm 1959.
Một phần ăn thông thường đủ cho 3–4 người ăn sẽ có một con cua lớn thấm đẫm vị cay, ngọt, mặn đậm đà từ sốt cà chua, tiêu và gạch cua béo ngậy. Món này thường ăn kèm thêm vài chiếc bánh bao trắng để chấm kèm với sốt như một sự kết hợp khá thú vị nhất là khi cắn ngập răng món thịt cua chắc ngọt. Món cua đen sốt tiêu ngon nhất là khi ăn nóng, nếu để nguội thì món ăn sẽ tanh và giảm đi vị đậm đà cũng như mùi thơm hấp dẫn của món ăn. Ngoài ra, xét về vị, tuy cũng là cay nồng nhưng cái cay của tiêu đen hoàn toàn khác vị cay của cua xốt ớt, chỉ cay ngay khi ăn vào nhưng rất nhanh lại dịu đi chỉ còn vị cua tươi ngọt, thấm vị đậm đà, sốt tiêu cay thơm. Cua sốt tiêu đen ngon bổ dưỡng có chứa một hàm lượng protein và calci trong nguyên liệu cua. |
Sungeo-guk (Tiếng Hàn: 숭어국) là một loại súp Triều Tiên, với nguyên liệu chính là cá đối nục và tiêu đen. Súp có nước xuýt trong vắt, cho thêm muối, tỏi băm, nước gừng và hành lá xắt nhỏ.
Từ thời xa xưa, cá đối xám xám bắt được ở Bình Nhưỡng, Chungsan, Anju, Kangso, Ryonggang, Chongju, Kasan, Sunchon, Cholsan và Uiju, hiện đang ở Bắc Triều Tiên, nổi tiếng về hương vị của chúng. Những con bắt được từ Sông Đại Đồng, nơi có lượng cá đối đầu dẹt phong phú, đặc biệt nổi tiếng.Món súp là một món ăn tiêu biểu trong ẩm thực của thủ đô Bình Nhưỡng của Bắc Triều Tiên, nơi món súp có tên Taedonggang sungeoguk, có nghĩa là "súp cá đối nục từ sông Đại Đồng". Các món ăn được phục vụ như món đãi khách cho các vị khách quan trọng đến thăm Bình Nhưỡng và câu hỏi, "súp cá đối nục như thế nào?" thường được sử dụng để chào đón những người trở về từ Bình Nhưỡng.
Ngay từ thời Joseon, cá đối nục được đề cập trong cuốn sách về sinh vật học Tư Sơn Ngư (hangul: 자산어보, hanja: 玆山魚, phiên âm: Jasaneobo) như một loại cá có hương vị đặc biệt và có giá trị dinh dưỡng cao. Cá đối nục được sử dụng trong các món ăn khác nhau: nướng, hấp, trong jjigae, với mì, như jeon và hoe. Các món Cá đối nục như sungeojjim (cá đối nục hấp) được phục vụ cho những dịp đặc biệt. Hương vị của cá đối nục hơi khác nhau từ mùa này sang mùa khác. Những con cá bắt vào mùa xuân và mùa đông có vị ngọt, những con được bắt vào mùa hè không có vị nào, còn những con bắt được vào mùa thu lại có vị béo và mặn.
Bước đầu tiên là loại bỏ vảy, đầu, các cơ quan nội tạng và vi cá. Sau khi cá được làm sạch, nó sẽ được cắt thành những lát có chiều dài 5 cm. Phi lê và hạt tiêu được cho vào nồi nước sôi. Trong quá trình nấu cần phải tách bọt ra khỏi nước dùng. Khi cá đối được nấu chín, nêm thêm muối, tỏi băm và nước gừng. Súp được phục vụ trong bát, trang trí bằng hành lá cắt nhỏ hoặc đôi khi với rau mùi. |
Bánh hoa hồng trắng, còn có tên gọi kép là bánh bao - bánh vạc, là một trong những loại đặc sản nổi tiếng nhất ở phố cổ Hội An. Do khi trình bày, dĩa bánh được bày trí như một bông hồng trắng đang nở rộ, từ đó hình thành tên.
Bánh gồm hai loại, dù cùng làm từ bột gạo, nhưng có hai loại nhân khác nhau và phải ăn cùng nhau với nước chấm riêng biệt mới có thể mang lại cảm giác ngon miệng đặc trưng riêng.
Nguyên liệu chính là bột gạo, lựa chọn từ loại gạo thơm, chắc hột nhất, được ngâm, rửa thật sạch sao cho không còn vỏ trấu, hột cỏ,... Sau đó đem gạo đã được làm sạch vào nước rồi xay thành bột. Tiếp theo là công đoạn chắt lọc bột với nước mà người dân Hội An hay gọi là "bòng" bột, làm khoảng 15 đến 20 lần cho đến khi bột lắng xuống và phần nước thì trong veo, thì chắt nước ra, nhào bột lại và cho ra một thau sạch.
Phần nhân bánh gồm hai loại. Bánh bao thì sử dụng nguyên liệu chính là tôm được giã kĩ thành chả và dùng các gia vị như hành, tiêu, muối,... đem xào cùng nhau. Bánh vạc cũng sử dụng chả tôm như bánh bao nhưng có thêm thịt heo, nấm mèo, măng tre, hành lá xắt nhỏ,...
Bột sau khi được "bòng" sẽ được nhồi thành khuôn dài, nhào nặn thành cục. Dùng hai ngón tay nhúng vào chén dầu thoa đều vào hai lòng bàn tay rồi sau đó ngắt từng cục bột, dùng ngón tay vê dần cục bột sao cho vỏ bánh thật mỏng và đều rồi lấy ngón tay cái nhấn vào giữa vỏ bánh để tạo khoảng trống nhồi nhân. Nhân được nhồi vào bánh một cách tỉ mỉ, với bánh được nặn to hơn là bánh vạc, còn bánh nhỏ là bánh bao. Sau khi được nặn xong thì bánh được cho vào xửng và chưng cách thủy trên bếp lửa khoảng từ 10 đến 15 phút là có thể thưởng thức ngay. |
Xốt đào được sử dụng như một món ăn kèm trong ẩm thực Trung Quốc và các món ăn khác. Nó cũng được sử dụng trong bảo quản đào và chutney.
Sốt đào được dùng làm nước sốt tráng miệng làm lớp phủ trên bánh kếp, và các món mặn, chẳng hạn như gà nướng, tôm dừa và thịt lợn.
== Tham khảo == |
Giả cầy là một món ăn khá phổ biến của người Việt trên nhiều vùng miền của đất nước, được làm từ chân giò lợn với các nguyên liệu và gia vị tẩm ướp khiến món ăn cho hương vị gần tương tự thịt cầy. Do vậy món được gọi với tên "giả cầy" (món ăn làm giả thịt chó, "cầy" là tên dân dã để chỉ chó).
Cách chế biến giả cầy đơn giản và thích hợp với mọi người tại mọi vùng miền của đất nước. Nguyên liệu để chế biến món giả cầy gồm chân giò lợn (bao gồm thịt chân giò và phần móng giò), sả, riềng, mì chính, các loại rau gia vị, mắm tôm, cơm mẻ (hay có thể thay bằng sữa chua không đường, me quả).
Với 4 người ăn, lượng nguyên liệu gồm 1 kg giò heo, 1 củ nghệ, 1 củ riềng, 1 thìa canh mắm tôm, 1/2 bát cơm mẻ. Gia vị, nước mắm vừa đủ ăn, 1.2 kg bún hoặc cơm trắng.
Chân giò, móng giò thui vàng sậm màu cánh gián bằng lửa rơm là tốt nhất, tuy nhiên trong điều kiện thành phố có thể thui vàng đều chân giò bằng giấy báo quấn nhiều lớp, hoặc bếp gaz. Móng giò tháo khớp, chặt miếng to; thịt chân giò thái to hơn quân cờ.. Giã nhuyễn riềng, củ nghệ sau đó lọc lấy nước cốt. Mẻ giết bằng muối, khuấy với ít nước để lọc lấy nước mẻ (nếu làm từ sữa chua thì bỏ sữa ra khỏi tủ lạnh 12 tiếng, khi dùng đánh đều lên cho sánh). Mắm tôm khuấy chút nước lọc sạch sạn.
Ướp móng giò, chân giò với mắm tôm, nước riềng, nghệ, gia vị, mẻ, đậy kín cho vào tủ lạnh trong một khoảng thời gian nhất định, ít nhất là 1 tiếng đồng hồ, cho thịt ngấm đều. Thời gian ướp càng lâu món giả cầy càng ngon đậm đà.Khử dầu ăn trong chảo với hành khô cho thơm rồi xào kỹ chân giò vừa ướp.
Tùy thích nấu đặc hay loãng thành canh mà người nội trợ cho lượng nước nhiều hay ít. Tuy nhiên, thường thấy giả cầy được nấu với lượng nước vừa phải để thành phẩm sánh, sền sệt gần tương tự món nhựa mận. Đổ nước sôi xâm xấp nguyên liệu trong nồi, đun nhỏ lửa tới khi chín mềm. Tuy nhiên sẽ là một thất bại nếu món giả cầy chín nhừ quá mức khiến xương thịt nát rời. Miếng móng giò thành phẩm giả cầy cần mềm vừa phải, vẫn còn độ sần sật là được.
Nêm nếm gia vị vừa ăn, nếu chưa đủ chua có thể bổ sung thêm nước me hoặc nước cơm mẻ. Một số người giữ lại chút riềng giã nhuyễn và chỉ cho vào nồi khi món giả cầy gần được. Chút riềng này không bị hầm nhừ, nhiều hương vị khiến món giả cầy thơm ngon hơn.
Giả cầy được múc ra bát, gia thêm hành hoa, ngò gai hay húng dũi thái nhỏ, ăn nóng với bún hoặc cơm trắng. Một số rau dưa ăn kèm thích hợp cho món ăn này có thể kể đến là hành tây ngâm dấm, rau mùi, dưa chuột.
Giả cầy có thể được làm với nguyên liệu chính, thay vì chân giò lợn, là thịt ngan hay thịt vịt.
Món ăn có cách chế biến gần tương tự như giả cầy nhưng được làm từ chính thịt chó có tên gọi là nhựa mận (hay rựa mận, rượu mận tùy phương ngữ).
Từ "giả cầy" được sử dụng trong cả khẩu ngữ và văn viết với hàm ý về thứ gì đó giả hoặc không chuẩn xác, không đạt chuẩn của thứ nguyên bản, ví dụ: "vốn tiếng Anh giả cầy" (tức là trình độ tiếng Anh kém, chưa học đến nơi đến chốn), "nghệ thuật/văn nghệ giả cầy" (các loại hình "nghệ thuật" không đạt giá trị nghệ thuật, không có phẩm chất của một tác phẩm nghệ thuật). |
Tenmusu, còn được đánh vần là ten-musu, là một món ăn trong ẩm thực Nhật Bản bao gồm một nắm cơm được bọc với nori nhân tôm chiên giòn. Tenmusu đôi khi bao gồm như một phần thức ăn trong hộp bento.
Tenmusu có nguồn gốc từ vùng Mie của Nhật Bản. Trong thời hiện đại, nó được coi là một món ăn đặc sản của Nagoya, nằm ở vùng Chūbu của Nhật Bản, và là một phần của ẩm thực Nagoya. |
Bánh trôi - bánh chay, là hai loại bánh cổ truyền tại miền Bắc Việt Nam. Hai loại bánh này thường đi liền với nhau, phổ biến nhất trong dịp Tết Hàn Thực vào mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm, còn gọi là "ngày bánh trôi bánh chay".
Bột nước của gạo nếp lẫn gạo tẻ, đường phèn, nước hoa bưởi, dừa nạo, vừng (mè) đã xát vỏ. Đối với bánh chay thì thêm đỗ xanh, đường cát, bột đao hoặc bột sắn dây, chút gừng giã nhỏ vắt lấy nước.
Nữ sĩ Hồ Xuân Hương có bài thơ ví thân phận người phụ nữ ngày xưa với chiếc bánh trôi:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.Theo các độc giả và nhà phân tích nói chung cũng như những người nội trợ nói riêng, cái "bảy nổi ba chìm" mà nhà thơ đã miêu tả trong bài thơ trên, là trạng thái của những chiếc bánh nổi lập lờ khi vừa chín tới, chứ không đợi đến khi bánh nổi lâu có thể bị nát. Và cái "tấm lòng son" nói trong bài, chính là hạt đường phên màu đỏ nâu trong nhân bánh phải còn nguyên vẹn, không bị vỡ và chảy nước, ví với người con gái dù có long đong ba chìm bảy nổi, vẫn giữ tấm lòng thành thực trong tình yêu và đời sống. Thể hiện người phụ nữ thời xưa rất chung thủy, đồng thời phản ánh hành vi của người đàn ông ngày ấy. Sự chung thủy người phụ nữ thời đó, thời nay có thể gọi là một sự ngốc nghếch, không thể phản kháng hay đứng dậy đấu tranh giành công bằng mà suốt ngày chỉ luẩn quẩn bên công việc nhà. |
Bánh cáy là đặc sản của làng Nguyễn xã Nguyên Xá huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình.Bánh cáy có nhiều màu sắc. Người ta chọn loại nếp ngon (nếp cái hoa vàng). Người ta đem trộn gạo nếp đã ngâm cùng gấc để tạo màu đỏ và với quả dành dành để tạo màu vàng. Sau khi đồ xôi đem cả nồi giã thành bột dẻo như bột bánh dày, cho ra khay đợi đến khi bột khô thái thành con cáy trong bánh cáy. Cả nồi mạch nha được nhào trộn với những nguyên vật liệu trên cùng những hạt bỏng trắng tinh, đun vừa lửa đến độ dẻo cần thiết, bánh mềm, đem lèn chặt trong những chiếc khuôn bằng gỗ hình chữ nhật được lót thêm vừng, lạc, mứt bí. Khi bánh nguội, dóc khuôn lấy ra cắt thành những thanh nhỏ, đóng hộp. Trên ban thờ ngày xuân, những hộp bánh cáy được xếp bên những bánh chưng, bánh dày, mâm ngũ quả… |
Bánh mì nướng mật ong (tiếng Nhật:ハニートースト), còn được gọi là bánh mì nướng Shibuya, là một món tráng miệng của Nhật Bản có nguồn gốc từ quận Shibuya trong thời kỳ bong bóng giá tài sản của Nhật Bản, thường được phục vụ tại các quán karaoke. Món ăn cũng phổ biến ở các nơi khác trên thế giới, nổi bật nhất là Đài Loan và Singapore.
Thành phần chính của bánh mì nướng mật ong là bánh mì, tốt nhất là bánh mì gối. Bánh mì được khoét rỗng sau đó cắt thành từng khối vuông nhỏ. Sau đó, các khối và vỏ ổ bánh mì sẽ được caramel hóa bằng cách hoà với hỗn hợp bơ và mật ong rồi cho vào lò nướng cho đến khi vàng. Trong khi xếp các viên đã nướng trở lại ổ bánh, nó chứa đầy những thứ mà người ta có thể mong muốn, thông thường nhất là trái cây ướp đường, các loại hạt nướng, các loại xi-rô hoặc kem đánh bông có hương vị khác nhau. Để hoàn thiện, bánh mì nướng được phủ một lớp kem. Tuy nhiên, phiên bản Đài Loan của món ăn này đơn giản hơn, thường chỉ phủ sữa đặc, sữa trứng hoặc pho mát.
== Tham khảo == |
Lysiosquillina maculata, nghĩa trong tên tiếng Anh là tôm tít ngựa vằn, là một loài tôm tít được tìm thấy trên khắp khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương từ Đông Phi đến Galápagos và quần đảo Hawaii. Chúng có chiều dài lên đến 40 cm, L. maculata là tôm tít lớn nhất thế giới. L. maculata có thể được phân biệt từ L. sulcata bởi số lượng lớn của các răng trên đoạn cuối cùng của móng vuốt ăn thịt của nó, và bởi uropodal endopod, nửa ngại biên có màu tối L. maculata nhưng không phải ở loài L. sulcata.. |
Tổ chức các quốc gia xuất khẩu gạo (tiếng Anh: Organization of Rice Exporting Countries, viết tắt OREC) là một dự án tổ chức đa chính phủ được thành lập bởi các nước Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Lào, Myanmar và các nước xuất khẩu gạo khác. Dự án này được thế giới biết đến vào tháng 4 năm 2007 sau những công bố của các quốc gia thành viên. Các nước thành viên OREC xuất khẩu vào khoảng 70% tổng sản lượng xuất khẩu gạo thế giới. OREC có khả năng điều hòa cung cầu gạo, ổn định thị trường gạo, bao gồm các chính sách sản xuất và xuất khẩu gạo, ổn định giá gạo hế giới và giúp cho nông dân không bị thiệt hại cũng như điều hòa phân phối và phòng ngừa nạn khan hiếm gạo cũng như nạn đói, ủng hộ về mặt kỹ thuật, thương mại và chính trị cho các thành viên.
Campuchia
Lào
Myanmar
Thái Lan
Việt Nam |
Giò sống là một nguyên liệu đặc trưng của ẩm thực Việt Nam. Về cơ bản nó loại thịt lợn giã nhuyễn nhưng không đem hấp hay luộc mà để nặn viên gia vào các món canh, bún cũng như để chế biến sáng tạo nhiều món ăn khác. Giò sống còn được gọi là mọc khi vo viên để nấu món bún mọc. Giò sống được xem là đạt khi nó có màu hồng nhạt và quyện thành một khối dẻo, dai, mịn màng dễ tạo hình. Tại Việt Nam giò sống được bán dưới dạng làm sẵn tại các chợ, siêu thị. Tuy nhiên người nội trợ vẫn có thể tự làm tại nhà nếu muốn.
Không có phương pháp chế biến chung cố định cho món giò sống vì nó thay đổi tùy theo khu vực kinh nghiệm và sáng tạo của người chế biến. Về cơ bản ta cần các bước sau:
Mua thịt tươi (chú ý thịt không được đông lạnh, lợn vừa mổ xong, thịt còn nóng càng tốt), lọc hết gân. Sau đó ướp gia vị vào thịt. Thành phần ướp vào nhất thiết phải có bột năng (bột củ năng), bột nổi hay bột soda sau đó nêm nếm cho vừa miệng bằng các gia vị thông thường như muối, tiêu, nước mắm, đường và bột nêm tùy khẩu vị và trộn đều. Bỏ hỗn hợp vào xay nhuyễn nhiều lần, Về sau, khi có tủ lạnh người ta thường cho vào tủ lạnh đông đá vừa vừa cho hơi xốp rồi lấy xay tiếp, xay tới xay lui tới khi thịt có màu hồng nhạt và quyện thành một khối dẻo, dai, mịn là được. Tùy theo kinh nghiệm, người nội trợ có thể cho thêm: gừng, nấm hương, hành tím thái lát, bột khoai tây, mỡ heo tùy thích.
== Chú thích == |
Ramen (ラーメン hoặc 拉麺 (lạp miến), rāmen, IPA: [ɽaꜜːmeɴ])
là một món mì của Nhật Bản. Món này bao gồm mì làm từ lúa mì của Trung Quốc được phục vụ với thịt hoặc (thỉnh thoảng) nước dùng làm từ cá, thường có hương vị với nước tương hoặc miso, và sử dụng các lớp phủ như thịt lợn thái mỏng (叉焼, xá xíu), nori (rong biển sấy khô), menma, và hành lá.
Gần như mọi vùng ở Nhật Bản đều có biến thể ramen riêng, chẳng hạn như ramen tonkotsu (nước hầm xương heo) của Kyushu và ramen miso của Hokkaido. Mazemen là tên của một loại mì ramen không dùng với nước xúp mì mà là với nước xốt (như xốt Yakiniku), giống như mì được dùng với tương chua ngọt.
Ramen có nguồn gốc từ đâu vẫn là một câu hỏi không rõ ràng. Nhiều nguồn cho rằng ramen có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng người ta không rõ nó được du nhập vào Nhật Bản từ khi nào. Nhiều nguồn khác cho rằng nó được phát minh ở Nhật Bản vào đầu thế kỷ 20.Từ nguyên học của "Ramen" vẫn còn là một chủ đề tranh cãi. Có giả thiết cho rằng ramen là cách phát âm trong tiếng Nhật của từ gốc tiếng Trung là lạp miến (拉麺), nghĩa là "mì kéo sợi thủ công (bằng tay)." Giả thiết thứ 2 cho rằng nó xuất phát từ 老麺 (lão miến) còn một nguồn khác cho rằng ramen ban đầu là 鹵麺 (lỗ miến), mì được nấu trong nước xốt nhiều tinh bột. Giả thiết thứ 4 xuất phát từ 撈麵 (lao miến). Cho tới thập niên 1950, ramen vẫn được gọi là shina soba (支那そば, nghĩa là "soba Trung Quốc") nhưng ngày nay chūka soba (中華そば, cũng có nghĩa là "soba Trung Quốc") hoặc đơn giản là Ramen (ラーメン) thường gặp hơn, khi mà từ "支那" (shina, đọc âm Hán Việt là "chi na") mang một ý nghĩa miệt thị.Đến năm 1900, các nhà hàng phục vụ ẩm thực Trung Hoa từ Quảng Châu và Thượng Hải đã phục vụ một món mỳ ramen với sợi mỳ đơn giản (cắt chứ không kéo bằng tay), một vài đồ ăn bày kèm, và nước dùng từ xương lợn và muối. Nhiều người Hoa sống tại Nhật Bản cũng kéo các xe bán đồ ăn mang đi, bán ramen và bánh bao và gyōza cho công nhân. Đến giữa thập niên 1900, những xe bán đồ ăn này sử dụng một loại còi phát nhạc gọi là charumera (チャルメラ, xuất phát từ tiếng Bồ Đào Nha charamela) để quảng cáo sự hiện diện của họ, một thói quen mà một vài nhà hàng vẫn giữ lại thông qua một cái loa và một đoạn thu âm được lặp lại. Đến đầu thời kỳ Shōwa, ramen đã trở thành một món ăn phổ biến khi ra ngoài ăn.
Theo chuyên gia ramen Osaki Hiroshi, cửa hàng ramen chuyên biệt đầu tiên được mở tại Yokohama vào năm 1910.Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, bột mỳ rẻ tiền nhập khẩu từ Hoa Kỳ tràn vào thị trường Nhật Bản. Cùng thời điểm đó, hàng triệu quân nhân Nhật đã trở về từ Trung Quốc và lục địa Đông Á từ sau Chiến tranh Trung - Nhật. Nhiều người trong số những người trở về đã trở nên quen thuộc với các món ăn Trung Quốc và sau đó mở ra các nhà hàng Trung Quốc trên khắp Nhật Bản. Việc ăn ramen, trong khi đó đang phổ biến, vẫn còn là một dịp đặc biệt mà yêu cầu phải ra ngoài đường để đi ăn.
Năm 1958, mỳ ăn liền được phát minh bởi Andō Momofuku, nhà sáng lập và là chủ tịch người Nhật Bản gốc Đài Loan của Nissin Foods, hiện được điều hành bởi người con trai Andō Kōki. Được mệnh danh là phát minh vĩ đại nhất thể kỷ 20 của Nhật Bản trong một cuộc thăm dò của Nhật Bản, ramen ăn liền cho phép bất cứ ai có thể làm ra một phiên bản món ăn gần giống chỉ đơn giản bằng cách thêm nước sôi.
Bắt đầu từ thập niên 1980, ramen đã trở thành một biểu tượng văn hóa của Nhật Bản và đã được nghiên cứu trên toàn thế giới từ nhiều góc độ. Đồng thời, các phiên bản địa phương của ramen đã được đưa ra thị trường quốc gia và thậm chí có thể được sắp xếp theo tên khu vực của họ. Một bảo tàng ramen đã được mở cửa tại Yokohama vào năm 1994.
Có một loạt các loại món ramen tồn tại ở Nhật Bản, với sự khác biệt về địa lý và nhà cung cấp cụ thể, ngay cả trong các phân loại chia sẻ cùng tên. Ramen có thể được phân loại bởi hai thành phần chính: sợi mỳ và nước dùng.
Trong khi các phiên bản ramen tiêu chuẩn luôn có sẵn trên khắp Nhật Bản từ thời kỳ Đại Chính, vài thập kỷ qua đã cho thấy một sự gia tăng của các biến thể mang tính địa phương. Một số trong đó đã trở nên nổi tiếng trên toàn quốc có thể kể đến như:
Sapporo, thủ phủ của Hokkaido, đặc biệt nổi tiếng với loại ramen của họ. Hầu hết người dân Nhật Bản đều nhắc tới Sapporo với món mỳ miso ramen đậm đà của nó, món ăn được phát minh tại đây và là món ăn lý tưởng cho mùa đông khắc nghiệt và nhiều tuyết của Hokkaido. Món miso ramen của Sapporo thường được bày kèm với ngô ngọt, bơ, giá đỗ, thịt lợn băm nhỏ và tỏi, và đôi khi có cả hải sản địa phương như sò điệp, mực ống và cua. Hakodate, một thành phố khác của Hokkaido, thì nổi tiếng với ramen vị muối của họ, trong khi Asahikawa ở phía Bắc hòn đảo phục vụ một biến thể với vị nước tương. Ở Muroran, nhiều nhà hàng ramen phục vụ món Muroran curry ramen.Kitakata ở phía bắc đảo Honshu được biết đến với món mỳ có sợi mỳ khá dày, dẹt và xoăn, phục vụ với nước dùng từ thịt lợn và niboshi. Khu vực này trong phạm vi thành phố cũ có số lượng bình quân đầu người cao nhất của các cơ sở ramen. Ramen có sự nổi bật trong khu vực như vậy đến mức độ, từ soba thường dùng để nhắc đến ramen, không phải là soba thực sự mà được nhắc tới như nihon soba ("soba Nhật Bản").
Ramen kiểu Tokyo gồm sợi mỳ xoăn hơi mỏng, phục vụ với nước dùng từ thịt gà với hương vị đậu nành. Nước dùng phong cách Tokyo thường có sự hiện diện của dashi, khi mà các cơ sở ramen lâu đời ở Tokyo thường có nguồn gốc từ các cửa tiệm bán soba. Đồ ăn bày kèm tiêu chuẩn thường có hành lá băm nhỏ, menma, thịt lợn thái lát, kamaboko, trứng, nori và rau bina. Ikebukuro, Ogikubo và Ebisu là ba khu vực ở Tokyo được biết đến với loại ramen của họ.
Ramen đặc trưng của Yokohama được gọi là Ie-kei (家系). Nó bao gồm sợi mỳ dày và rất thẳng, phục vụ với nước dùng từ thịt lợn có hương vị đậu nành tương tự như tonkotsu. Đồ ăn bày kèm thường có thịt lợn quay (xá xíu), rau bina luộc, vài tấm nori, thường có hành hoa (negi) thái nhỏ, và một quả trứng luộc lòng đào hoặc chín hẳn. Theo truyền thống, khách sẽ được yêu cầu độ mềm của sợi mỳ, độ đậm của nước dùng và lượng dầu mà họ muốn.
Wakayama ramen ở vùng Kansai có nước dùng được nấu từ nước tương và xương lợn.Hakata ramen có nguồn gốc từ quận Hakata của thành phố Fukuoka ở Kyushu. Nó có nước dùng tonkotsu đục và đậm đà từ xương lợn, và sợi mỳ khá mỏng, không xoắn và đàn hồi. Thông thường, những đồ ăn kèm bày trên đặc trưng như tỏi nghiền, beni shoga (gừng muối), hạt mè, và mù tạt xanh muối cay (karashi takana) được để trên bàn cho khách tự phục vụ. Các quầy hàng ramen ở Hakata và Tenjin đều rất nổi tiếng ở Nhật Bản. Các xu hướng gần đây đã làm cho Hakata ramen trở thành một trong những loại mỳ phổ biến nhất ở Nhật Bản, và một số chuỗi nhà hàng chuyên về Hakata ramen có thể được tìm thấy trên khắp đất nước.
Có một số món mỳ chịu ảnh hưởng từ Trung Quốc có liên quan ở Nhật Bản. Các món sau thường được phục vụ bên cạnh ramen trong các cơ sở bán ramen. Chúng không bao gồm các món mỳ được coi như món ăn truyền thống của Nhật Bản, như soba hoặc udon, những món hầu như không bao giờ bán trong cùng một nhà hàng như ramen.
Nagasaki champon. Món này có sợi mỳ dày hơn ramen nhưng mỏng hơn udon. Champon được bày kèm một số loại nguyên liệu khác nhau, hầu hết là hải sản, được xào và nấu tươi sống trong một loại sốt từ tinh bột. Các nguyên liệu đã xào được đổ trực tiếp vào phần mỳ đã nấu, với phần sốt đồng thời đóng vai trò nước dùng.
Tan-men là một món mỳ nước có vị dịu, thường là vị muối, phục vụ với một hỗn hợp rau củ xào và hải sản/thịt lợn. Không nên nhầm lẫn với tantan-men (xem bên dưới).
Wantan-men có sợi mỳ thẳng dài và hoành thánh, phục vụ với nước dùng có vị dịu, thường là vị muối.
Abura soba ("mỳ dầu"). Về cơ bản, ramen và các đồ bày kèm được phục vụ mà không có nước canh, nhưng có một lượng nhỏ xốt dầu đậu nành thay thế.
Tsuke-men ("mỳ nhúng"). Sợi mỳ và nước canh được phục vụ trong các bát riêng biệt. Thực khách sẽ nhúng mỳ vào nước canh trước khi ăn. Món này có thể phục vụ nóng hoặc lạnh.
Tantan-men (担担麺). phiên bản Nhật hoá của đam đam miến, một đặc sản của Tứ Xuyên. Ramen nằm trong nước dùng màu đỏ, có vị cay của ớt và vừng, thường chứa thịt lợn băm nhỏ, trang trí với hành lá và ớt xắt nhỏ, và thi thoảng bày kèm với những món như rau bina hoặc cải chíp (chingensai).
Sūrātanmen hoặc sanrātanmen (酸辣湯麺, "mỳ trong súp chua cay") rất giống món súp chua cay Tứ Xuyên phục vụ với sợi mỳ dài. Các nguyên liệu bày kèm được xào và một chất làm đặc được thêm vào, trước khi hỗn hợp được đổ vào nước canh và mỳ.
Hiyashi-chūka (冷やし中華, "món nguội Trung Hoa"). Cũng gọi là reimen, đặc biệt là ở miền tây Nhật Bản. Một món ramen nguội mùa hè trên một đĩa bày nhiều loại đồ ăn kèm (thường là trứng ốp la, thịt nguội, dưa chuột và cà chua, tất cả đều thái lát) và phục vụ với một loại xốt đậu nành có dấm và karashi (mù tạt Nhật Bản). Nó được chế biến lần đầu ở Ryutei, một nhà hàng Trung Quốc ở Sendai.
Ramen được phục vụ ở nhiều loại nhà hàng và địa điểm khác nhau, bao gồm cả các quán rượu izakaya, các quán cafe ăn trưa, quán kinh doanh karaoke và khu vui chơi giải trí. Tuy nhiên, những món ramen có chất lượng tốt nhất thường chỉ có ở những nhà hàng ramen-ya chuyên biệt.
Khi mà các nhà hàng ramen-ya (ラーメン屋 hoặc 拉麺屋 (lạp miến ốc), rāmen-ya) chủ yếu phục vụ các món ramen, họ thường thiếu sự đa dạng trong menu. Bên cạnh ramen, một vài món thường có sẵn trong một nhà hàng ramen-ya bao gồm cơm chiên (gọi là Chahan hoặc Yakimeshi), gyoza (há cảo) và bia.
Ramen đã trở nên phổ biến ở Trung Quốc, nơi nó được gọi là rìshì lāmiàn (日式拉麺, "lạp miến kiểu Nhật"). Các chuỗi nhà hàng phục vụ ramen Trung Quốc một cách rõ ràng bên cạnh các món ăn Nhật Bản như tempura và yakitori, những món theo truyền thống không được phục vụ cùng nhau ở Nhật Bản. Tại Hàn Quốc, ramen được gọi là ramyeon (라면). Có nhiều phiên bản khác nhau, ví dụ như ramyeon vị kimchi. Trong khi thường được phục vụ với các loại rau củ như cà rốt và hành là hoặc trứng, một vài nhà hàng phục vụ các biến thể của ramyeon có những nguyên liệu thêm vào như há cảo mandu, tteok hoặc phô mai. Tại Trung Á, món ăn này (được gọi là laghman) có sợi mỳ dày hơn và vị cay đáng kể hơn.
Bên ngoài châu Á, có các nhà hàng chuyên về đồ ăn kiểu Nhật như mỳ ramen, đặc biệt là ở các khu vực có nhu cầu lớn về ẩm thực châu Á. Ví dụ, Wagamama, một chuỗi nhà hàng tại Anh chuyên phục vụ món ăn châu Á, có phục vụ một món mỳ nước ramen. Jinya Ramen Bar có phục vụ tonkotsu ramen tại Mỹ và Canada.
Bảo tàng Shin-Yokohama Raumen Museum là một bảo tàng độc đáo về ramen, đặt tại quận Shin-Yokohama của Kōhoku-ku, Yokohama.
Tại Akihabara, các máy bán hàng tự động phân phối ramen ấm trong một hộp bằng thép, gọi là ramen kan (らーめん缶, ramen kan). Sản phẩm này được sản xuất bởi một nhà hàng ramen nổi tiếng và chứa mỳ, nước canh, menma và thịt lợn. Nó được thiết kế như một món ăn nhanh, và bao gồm một nĩa nhựa nhỏ gấp được. Có vài loại hương vị như tonkotsu và cà ri.
Orkin, Ivan (2013). Ivan Ramen: Love, Obsession, and Recipes from Tokyo's Most Unlikely Noodle Joint. Berkeley, Calif.: Ten Speed Press. ISBN 9781607744467. OCLC 852399997. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2014.
“The art of the slurp (or, How to eat ramen)”. The Splendid Table. ngày 4 tháng 4 năm 2014. Bản gốc lưu trữ 14 tháng Mười năm 2016. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2014. Phỏng vấn với tác giả. |
Giò cháo quẩy, hay dầu cháo quẩy, là một loại thực phẩm phổ biến ở châu Á làm từ bột mì, pha thêm bột nở, rán vừa chín có dạng một cặp gồm thanh bánh dài có kích thước bằng chiếc xúc xích nhỏ dính nhau, ăn bùi và giòn. Quẩy được dùng kèm theo các món ăn như: phở, bún, miến, mì, cháo...
Tại Quảng Đông, giò cháo quẩy 油炸鬼 (Yau ja gwai, phiên âm Hán-Việt: Du tạc quỷ) có nghĩa là quỷ sứ bị rán bằng dầu - dầu thiêu quỷ. Theo truyền thuyết Trung Quốc thì cái tên này bắt nguồn từ câu chuyện Nhạc Phi bị vợ chồng Tần Cối và Vương thị hãm hại. Để nguyền rủa hai vợ chồng Tần Cối, người Trung Quốc làm một món ăn gồm hai viên bột dài giống hình người được rán trong dầu, tượng trưng cho hình tượng vợ chồng Tần Cối là hai quỷ sứ bị rán trong vạc dầu ở địa ngục.Trong hai tên tiếng Việt giò cháo quẩy và dầu cháo quẩy hai chữ giò/dầu và quẩy là từ âm Hán-Việt (thường gọi âm như vậy là một loại của âm Nôm) của (油) và quỷ (鬼). Giò cháo quẩy là tên bắt nguồn từ tiếng Quảng Đông.
Trộn đều bột mì, bột nở, đường, muối, nước rồi nhồi với trứng gà và ủ trong khoảng 1 giờ. Vo khối bột thành dạng dài rồi cán thành từng đoạn cỡ 8 – 10 cm. Chồng hai đoạn bột tạo thành một chiếc giò cháo quẩy sau đó thả vào chảo dầu sôi, hất qua lại đến khi quẩy có màu vàng là vừa. Giò cháo quẩy vừa chiên xong ăn có vị giòn và bùi.
Tại Việt Nam, giò cháo quẩy thường được dùng kèm với cháo (Hà Nội, Sài Gòn), phở, (Hà Nội, Nam Định), bún, hủ tiếu... hoặc ăn kèm với nước chấm pha từ nước mắm, giấm, đường & đu đủ xanh. Tại Trung Quốc, Hương Cảng, Đài Loan quẩy thường được dùng để ăn kèm với cháo hoặc ăn sáng với sữa đậu nành. Quẩy cũng là món ăn sáng phổ biến ở nhiều nước châu Á khác như Miến Điện, Lào, Thái Lan, Singapore,... |
Bigos (phát âm tiếng Ba Lan: [ˈbʲiɡɔs] Bee-goss; tiếng Belarus: бігас, bihas, hay бігус, bihus, tiếng Litva: bigusas) là một món hầm có xuất xứ từ Ba Lan, xuất hiện lần đầu thế kỉ 17. Nó là sự kết hợp của dưa cải Đức, bắp cải, khoai tây, nấm và các loại thịt khác nhau, trong đó thịt lợn là phổ biến hơn cả, cùng thịt hun khói và xúc xích truyền thống của Ba Lan, nhưng ngày nay bigos cũng có thể chứa thịt hoang dã hoặc vịt. Hương liệu chế biến đi kèm có tỏi, hành tây, lá nguyệt quế. Quá trình xỏ lỗ mất hai đến bốn ngày khi được chuẩn bị theo truyền thống Ba Lan và cho hương vị của từng thành phần đủ thời gian để trộn lẫn với nhau. Bigos thường được phục vụ vào đêm vọng Giáng sinh ở Ba Lan. Bigos còn được biết đến với tên gọi "Thức ăn của những người thợ săn" bởi đây luôn là món ăn được thợ săn chuẩn bị và mang đi trước các chuyến đi săn lâu khỏi gia đình. Đây cũng là món ăn truyền thống trong ẩm thực phía tây Belarus và Litva, vì những vùng này từng là một phần của Khối thịnh vượng chung Ba Lan-Litva. |
Agar ( hoặc ), hoặc agar-agar, là một chất giống như thạch, làm từ tảo đỏ.Agar là một hỗn hợp của hai thành phần: agarose polysaccharide mạch thẳng, và một hỗn hợp không đồng nhất của các phân tử nhỏ hơn gọi là agaropectin. Nó tạo thành cấu trúc hỗ trợ trong thành tế bào của một số loài tảo, và được giải phóng khi đun sôi. Những tảo được gọi là agarophytes, và thuộc về phylum Rhodophyta (tảo đỏ).Agar đã được sử dụng như một thành phần trong các món tráng miệng ở khắp châu Á, và cũng là chất nền vững chắc để chứa môi trường nuôi cấy cho công việc vi sinh. Agar có thể được sử dụng như một chất nhuận tràng, một chất ức chế sự thèm ăn, một chất thay thế gelatin cho người ăn chay, một chất làm đặc cho Xúp, trong bảo quản trái cây, kem lạnh và các món tráng miệng khác, như một chất làm trong trong sản xuất bia, giấy và vải định cỡ.Chất tạo gel trong agar là một polysaccharide không phân nhánh thu được từ thành tế bào của một số loài tảo đỏ, chủ yếu từ tengusa (Gelidiaceae) và ogonori (Gracilaria). Đối với mục đích thương mại, nó có nguồn gốc chủ yếu từ ogonori. Về mặt hóa học, agar là một polyme được tạo thành từ các tiểu đơn vị của đường galactose.
Agar có thể đã được phát hiện tại Nhật Bản vào năm 1658 bởi Mino Tarōzaemon (美濃 太郎左衞門), một chủ quán trọ hiện nay ở Fushimi-ku, Kyoto, người, theo truyền thuyết, được cho là đã vứt bỏ súp rong biển thừa và nhận thấy rằng nó đông lại sau một đêm đông lạnh giá. Trong những thế kỷ sau, agar đã trở thành một chất tạo gel phổ biến trong một số món ăn Đông Nam Á.Agar lần đầu tiên được phân tích hóa học vào năm 1859 bởi nhà hóa học người Pháp Anselme Payen, người đã thu được agar từ tảo biển Gelidium corneum.Bắt đầu từ cuối thế kỷ 19, agar bắt đầu được sử dụng nhiều như một môi trường rắn để nuôi cấy các loại vi khuẩn khác nhau. Agar lần đầu tiên được mô tả để sử dụng trong vi sinh vào năm 1882 bởi nhà vi sinh vật học người Đức Walther Hesse, một trợ lý làm việc trong phòng thí nghiệm của Robert Koch, theo gợi ý của vợ ông là Fannie Hesse. Agar nhanh chóng thay thế gelatin làm nền của môi trường vi sinh, do nhiệt độ nóng chảy cao hơn, cho phép vi sinh vật được nuôi cấy ở nhiệt độ cao hơn mà không cần môi trường hóa lỏng.Với việc sử dụng mới trong vi sinh, sản lượng thạch nhanh chóng tăng lên. Hoạt động sản xuất này tập trung vào Nhật Bản, nơi sản xuất hầu hết agar trên thế giới cho đến Thế chiến thứ hai. Tuy nhiên, với sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều quốc gia buộc phải thành lập các ngành công nghiệp thạch trong nước để tiếp tục nghiên cứu vi sinh vật. Vào khoảng thời gian Chiến tranh thế giới thứ hai, khoảng 2.500 tấn agar được sản xuất hàng năm. Vào giữa những năm 1970, sản lượng trên toàn thế giới đã tăng đáng kể lên khoảng 10.000 tấn mỗi năm. Kể từ đó, sản lượng agar biến động do các quần thể rong biển không ổn định và đôi khi bị sử dụng quá mức.
Từ "agar" bắt nguồn từ agar-agar, tên tiếng Mã Lai của tảo đỏ (Gigartina, Gracilaria) mà từ đó thạch được sản xuất. Nó còn được gọi là Kanten (tiếng Nhật: 寒天) (từ cụm từ kan -zarashi tokoro ten (寒曬心太) hoặc "agar tiếp xúc lạnh"), cỏ Trung Quốc, rêu Tích lan hoặc rêu Jaffna. Gracilaria lichenoides được gọi cụ thể là agal-agal hoặc Ceylon agar.
Agar bao gồm một hỗn hợp của hai polysaccharid: agarose và agaropectin, với agarose chiếm khoảng 70% hỗn hợp. Agarose là một polyme mạch thẳng, được tạo thành từ các đơn vị lặp lại của agarobiose, một disaccharide được tạo thành từ D-galactose và 3,6-anhydro-L-galactopyranose. Agaropectin là một hỗn hợp không đồng nhất của các phân tử nhỏ hơn xuất hiện với số lượng ít hơn và được tạo thành từ các đơn vị xen kẽ của D-galactose và L-galactose được biến đổi nhiều với các nhóm phụ có tính axit, chẳng hạn như sulfat và pyruvate.Agar có hiện tượng hyteresis, tan chảy ở 85 °C (358 K, 185 °F) và đông đặc từ 32–40 °C (305–313 K, 90–104 °F). Tính chất này tạo ra sự cân bằng phù hợp giữa dễ tan chảy và độ ổn định gel tốt ở nhiệt độ tương đối cao. Vì nhiều ứng dụng khoa học yêu cầu ủ ở nhiệt độ gần với nhiệt độ cơ thể con người (37o C), agar thích hợp hơn các chất làm đông đặc khác tan chảy ở nhiệt độ này, chẳng hạn như gelatin.
Định nghĩa của agar tại Wiktionary |
Vegetarian bee hoon là một món mì của Singapore. Nó là sự kết hợp giữa bún, chả giò, đậu phụ chiên và thịt giả được làm từ gluten. Thông thường, bee hoon được chiên trước và cho vào một thùng lớn, khi có đơn đặt hàng, các nguyên liệu đã nấu chín khác sẽ được thêm vào bee hoon. |
Nước mắm Phan Thiết là tên gọi chung các loại nước mắm xuất xứ từ Phan Thiết, một địa phương có nghề làm nước mắm truyền thống.
Nước mắm Phan Thiết thuộc loại "lão làng" và đã có mặt ở hầu hết tại các thị trường trong nước. Nước mắm Phan Thiết đã có từ thời Phan Thiết có tên là Tổng Đức Thắng (1809). Những nhà làm nước mắm khi đó đã làm được nhiều nước mắm và bán ở Đàng Ngoài. Đến đầu thế kỷ 20, nước mắm Phan Thiết đã có một nhãn hiệu nổi tiếng là nước mắm Liên Thành, được bán rộng rãi trong Nam ngoài Trung.
Về mặt thương hiệu, từ năm 2007, tên gọi này đã được luật hoá khi Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận đăng ký bảo hộ vô thời hạn trên lãnh thổ Việt Nam để chứng nhận xuất xứ cho các loại nước mắm được chế biến theo đúng tiêu chuẩn chất lượng và An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) trong địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, ngoài Việt Nam, trước đó 8 năm, từ ngày 1 tháng 6 năm 1999 một công ty tên là Kim Seng, trụ sở tại California (Mỹ) đã đăng ký thương hiệu "nước mắm nhỉ thượng hạng Phan Thiết" tại Văn phòng bản quyền sáng chế và nhãn hiệu thương mại Hoa Kỳ .
Nước mắm Phan Thiết chủ yếu được làm từ cá cơm và nhiều loài các khác tùy vào mỗi lần tàu về và muối hạt.
Có nhiều loại cá cơm như cá cơm sọc tiêu, cơm than, cơm đỏ, sọc phấn, phấn chì, cơm lép... nhưng ngon nhất là cá cơm than và sọc tiêu. Cá cơm, xuất hiện từ tháng tư cho đến tháng tám âm lịch, là loại cá nhỏ, con to chỉ bằng ngón tay út hay bằng chiếc đũa, nhưng phân rã thành mắm nhanh, nên thời gian thành nước mắm cũng ngắn. Tuy nhiên, nhiều nhà làm nước mắm lâu năm cho biết chất lượng còn phụ thuộc vào thời gian đánh bắt cá, nhất là cá tháng tám, con nào cũng đều béo mập thì nước mắm mới ngon và đạt độ đạm cao nhất.
Khác biệt chung nhất, dễ nhận thấy nhất của nước mắm Phan Thiết so với nước mắm Phú Quốc và các vùng khác là màu vàng rơm (nếu nguyên liệu là cá cơm) hay màu nâu nhạt (cá nục), trong sánh, có mùi thơm nồng và vị ngọt đậm do đạm cao . Khác biệt đó của nước mắm Phan Thiết được giải thích vì quá trình ủ chượp dưới trời nắng và gió - nhiệt độ trung bình cao, độ ẩm thấp tác động tích cực đến cơ chế lên men - điều mà khó có địa phương nào được ưu đãi như vùng cực Nam Trung bộ.
Ngay trong làng nghề nước mắm ở Phan Thiết, cũng có 3 khu vực sản xuất nước mắm ít nhiều khác nhau:
Khu vực phường Thanh Hải: Chủ yếu là các hàm hộ (nhà làm nước mắm) nhỏ, sản phẩm nước mắm vừa mặn, có màu cánh gián đẹp (nhưng để lâu dễ bị xuống màu), độ đạm trung bình. Tại đây còn sản xuất ra các sản phẩm gốc mắm như: mắm nêm, mắm tôm, mắm ruốc...
Khu chế biến nước mắm Phú Hài: Đây là khu vực sản xuất quy mô tương đối lớn, sản phẩm nước mắm có độ mặn truyền thống.
Khu vực phường Hàm Tiến-Mũi Né: nước mắm tại khu vực này có thể nói là tốt nhất vì nguyên liệu làm từ cá cơm và không có phụ gia. Tuy nhiên, sản phẩm sản xuất ra rất hạn chế. |
Marshmallow là một loại kẹo dạng dẻo như cao su với thành phần chính là đường, nước và gelatin, phẩm màu, một số còn có trứng (albumin) và các phụ gia khác. Marshmallow tự nhiên thường có màu trắng và chỉ bao gồm 2 thành phần chính là đường và gelatin.
Vị ngọt của marshmallow chủ yếu là do đường sucrose (còn gọi là đường mía). Khác với loại đường trắng tinh luyện dùng trong ăn uống hàng ngày, loại đường này không bị mất đi các khoáng chất như calci, magnesi, kali và sắt. Có thể ăn trực tiếp kẹo marshmallow hoặc kết hợp với đồ uống, hay dùng để trang trí bánh ngọt, nướng kèm với bánh quy xốp và socola. Khi cho vào bánh ngot, marshmallow tạo độ dai và mềm cho bánh. |
Shawarma (; tiếng Ả Rập: شاورما) là một món ăn của ẩm thực Trung Đông bao gồm phần thịt được cắt mỏng, xếp chồng lên nhau như hình nón và được nướng quay chậm rãi theo trục dọc như Döner Kebab. Thịt Shawarma gốc là thịt cừu nhưng ngày nay Shawarma còn có thể là thịt gà (bao gồm cả gà tây), thịt bò và thịt bê. Những miếng thịt lát mỏng dần dần được cắt ra trong khi đang quay. Shawarma là một trong những ẩm thực đường phố nổi tiếng nhất thế giới, đặc biệt là ở Ai Cập và những quốc gia thuộc khu vực Levant và bán đảo Ả Rập.
Shawarma là từ Ả Rập được dựng từ çevirme, trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ có nghĩa là “quay”, ám chỉ đến trục quay rô-ti.
Mặc dù việc nướng thịt theo chiều ngang đã xuất hiện từ thời cổ đại, kỹ thuật nướng các lát thịt theo trục thẳng đứng và cắt ra chỉ mới xuất hiện lần đầu vào thế kỷ 19 ở đế quốc Ottoman, bây giờ là Thổ Nhĩ Kỳ, Döner Kebab xuất hiện từ đây. Cả gyros của Hy Lạp và Shawarma đều dựa trên Döner Kebab của người Thổ Nhĩ Kỳ. Shawarma lại là món ăn dẫn đến sự phát triển của một món ăn khác của người Mexico vào đầu thế kỷ 20 là tacos al pastor khi người Liban nhập cư đến đây.
Shawarma được chuẩn bị từ những lát mỏng thịt cừu, thịt bê, thịt bò, thịt gà hoặc gà tây được ướp gia vị. Các lát được xếp chồng lên nhau trên một trục đứng khoảng 60 cm (20 in). Mỡ cừu có thể được thêm vào để cung cấp thêm chất béo, làm cho hương vị Shawarma trở nên ngon hơn. Mô tơ từ từ quay trục đứng đã xếp chồng những lát thịt trước một bộ phận làm nóng, nướng phần ngoài của những lát thịt. Sau đó những miếng thịt được cắt ra khỏi trục quay. Shawarma được phủ lên bánh mì dẹt như pita hay laffa, kẹp thêm cà chua thái hạt lựu, dưa chuột, hành tây, rau ngâm, sốt tahini hay sốt xoài amba và cho thêm một số gia vị như thì là, thảo quả, nghệ và ớt bột, ở một số vùng là baharat. Một số nhà hàng có thể thêm ớt nướng, cà tím hay khoai tây chiên như món ăn kèm.Ở Israel, Shawarma được làm với thịt gà tây đen và được phục vụ với sốt tahini, không phục vụ sốt sữa chua vì ăn thịt với sữa sẽ phạm luật ăn uống của người Do Thái.
== Chú thích == |
Tarte tropézienne, hay còn được biết đến với tên gọi La Tarte de Saint-Tropez, là một loại bánh ngọt tráng miệng bao gồm một nửa brioche chứa đầy kem chanh và vani, phủ đường ngọc trai. Món ăn này được tạo ra vào năm 1955 bởi một người bán bánh kẹo Ba Lan tên là Alexandre Micka, một chủ cửa hàng pâtisserie ở Saint-Tropez, nơi ông chuyển đến vào năm 1945, chỉ một thời gian ngắn sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Micka đã điều chỉnh một công thức của chính gia đình mình (truyền thuyết nói rằng đó là công thức của người bà của ông) để tạo ra phiên bản tarte tropézienne đầu tiên vào năm 1952. Vài năm sau, nữ diễn viên Brigitte Bardot phát hiện ra tình yêu với bánh ngọt khi cô ấy đang ở Saint-Tropez để quay bộ phim And God Created Woman. Trên thực tế, nó được đặt theo tên của cô ấy và được phổ biến rộng rãi sau khi cô ấy "phát hiện ra" nó. Năm 1973, Micka chính thức đăng ký nhãn hiệu.
Cửa hàng bánh ngọt nguyên bản của Micka, La Tarte Tropézienne, vẫn còn tồn tại. Micka đã học công thức từ người bà Ba Lan của mình. Kể từ những năm 1970, món tráng miệng tương tự cũng đã trở nên phổ biến ở Praha, nơi nó được gọi là "bánh Praha" (Pražský koláč). Người ta không biết liệu chiếc bánh này có được nướng ở Bohemia sớm hơn ở Pháp hay không. |
Hành phi là một loại phụ phẩm dùng để làm gia vị trong các món ăn được chế biến bằng phương pháp phi hành cho đến khi thơm giòn và ngả màu vàng. Ở Việt Nam, hành phi có thể hiểu là hành khô phi thơm cho vào thức ăn. Hành phi là món phụ gia không thể thiếu cho những món ăn như bánh cuốn, xôi, cơm rang, hủ tiếu, bún riêu v.v., thậm chí một số nhà hàng còn mua hành phi như một nguyên liệu chế biến các món xào. Việc sản xuất hành phi ở quy mô lớn để cung ứng cho thị trường chế biến đồ ăn trở thành nghề được ưa chuộng ở một số vùng, địa phương Việt Nam
Trong ẩm thực việc sử dụng hành củ khô băm vụn, đập dập và khử dầu, mỡ trong chảo cho thật thơm trước khi sử dụng dầu, mỡ đó để chế biến các món ăn xào, rán là vô cùng phổ biến tại khắp các nền ẩm thực toàn thế giới. Tại Việt Nam, việc phi hành đã được nâng lên mức quy mô lớn hơn một chảo hành phi thông thường cho một món ăn trong bếp ăn gia đình, để có thể trở thành một sản phẩm hành phi đúng nghĩa thuần túy dùng để rắc, trộn phối vào rất nhiều món ăn khác, giúp gia tăng hương vị đặc biệt cho món ăn.
Muốn hành ngon phải chọn loại thật già, củ trơn bóng. Sau khi lột vỏ, rửa sạch, hành được đem đi xắt mỏng, phơi hơi héo cho bớt nước và có thể tẩm ướp với một chút bột hoặc không, rồi đem chiên đến khi vàng giòn trong chảo mỡ hay dầu ăn. Kỹ thuật chiên công phu, phải canh lửa cho đều và để tránh bị cháy khét, phải chọn đúng thời điểm hành vừa chớm vàng là vớt khỏi chảo (vì hành sau khi vớt ra vẫn tiếp tục chín vàng đậm hơn với lượng dầu, mỡ còn rất nóng ngấm trong hành).
Yếu tố quyết định cho hành phi thơm ngon, đạt chất lượng còn phụ thuộc vào dầu chiên. Sau khi chiên khoảng vài lần dầu, mỡ không được sử dụng lại mà phải thay thế.Mỗi ngày, những cơ sở phi hành ở Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra thị trường hàng chục tấn hành phi thành phẩm. Hành phi sau đó được làm gia vị cho rất nhiều món ăn tại quán xá bình dân cho đến những nhà hàng sang trọng ở khách sạn cao cấp.
Hành phi giòn, ngọt và có mùi thơm, nhất là lúc những lát hành đang được phi trên chảo dầu sôi, chúng dậy mùi trở lại khi gặp thức ăn nóng. Người ta dùng hành phi làm gia vị không chỉ để cốt lấy mùi thơm. Hành phi là một trong những loại gia vị dinh dưỡng trong thành phần hành phi có đạm, có béo, có đường và có cả một số loại vitamin...Khi ăn, những lát hành phi tác động đến 5 giác quan con người. Trước đây vai trò chính của những lát hành phi không phải là gia vị mà chúng chỉ giúp khử mùi. Ở Việt Nam trước đây, dầu mỡ không được tinh luyện, chế biến mà lại dùng đi dùng lại nhiều lần nên chúng cho những mùi khó chịu như mùi ôi, mùi khê v.v... nên trước khi sử dụng dầu mỡ người ta lại phi sơ một chút hành để khử mùi. Bây giờ hành phi đóng vai trò của một loại gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn. Hành phi được sử dụng phổ biến như một loại gia vị và thực phẩm ăn kèm trong các món như xôi, hủ tiếu, cơm rang, bánh bột lọc, bánh cuốn, bún riêu, bún thang, bún mọc, cơm hến, hải sản nướng.
Các chuyên gia cảnh báo, hành phi bán sẵn có thể gây bệnh gan, ung thư vì được chế biến bởi dầu, mỡ kém chất lượng, bảo quản không đúng cách. việc sử dụng dầu mỡ thối hoặc chiên đi chiên lại nhiều lần không những không đảm bảo vệ sinh mà còn mất an toàn trong thực phẩm. Hành phi bằng mỡ tái chế có thể gây nguy hại tức thời đến tính mạng con người. Nếu nguyên liệu bẩn, quy trình chế biến bẩn, người sản xuất không dùng bảo hộ lao động, không găng tay, khẩu trang, lại không được khám sức khoẻ thì đương nhiên sản xuất ra những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Việc chiên bằng mỡ tái chế, chiên đi chiên lại nhiều lần sẽ tạo nên các độc tố có hại đến gan, thận, não, có thể gây ngộ độc thực phẩm và về lâu dài có thể gây ung thư.Dầu từ hố ga đem bán cho các cơ sở chế biến dầu đen, thậm chí giao thẳng cho cơ sở phi hành. trong dầu nguyên liệu, để lắng thành dầu đen bán cho các cơ sở phi hành - có lẫn rất nhiều tạp chất Người sản xuất hành phi thường tận dụng thêm cả hành tây, khoai tây đã thối. Khi đó người làm hành phi sẽ trộn thêm với một ít hành củ xịn để làm mùi hoặc có thể pha thêm với một số loại bột khác. Khi chiên giòn người ăn không thể phát hiện được hành phi có mùi lạ. Để sản xuất hành thành phẩm, một lượng lớn phế phẩm nảy sinh: Vỏ hành tây, vỏ khoai, sắn. Hầu hết phế phẩm này được đổ ra đồng ruộng, phần khác đem ra thùng rác đổ cùng rác thải làm bốc mùi nồng nặc, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân xung quanhNgoài khâu chế biến kém vệ sinh, các hộ kinh doanh đều dùng dầu đã qua sử dụng để phi hành. Đặc biệt, các chảo dầu được tái sử dụng nhiều lần ngả màu đen quánh, bốc mùi hôi mua dầu từ những người bán dầu dạo. Nguồn nguyên liệu này vốn được xuất bán từ các công ty sản xuất mì gói hoặc các loại thực phẩm vốn cần đến việc chiên sấy bằng dầu.
== Chú thích == |