text
stringlengths 0
308k
| title
stringlengths 0
51.1k
⌀ | categories
stringlengths 0
57.3k
|
---|---|---|
Cynanchum acutum là một loài thực vật có hoa trong họ La bố ma. Loài này được L. mô tả khoa học đầu tiên năm 1753. Tập tin:C. acutum-7.jpg Tập tin:C. acutum-10.jpg Tập tin:C. acutum-1.jpg Tập tin:C. acutum-11.jpg | ''Cynanchum acutum | Chi Bạch tiền |
Chi Màn màn hay chi Rau màn, chi màng màng, đôi khi còn gọi là hoa xác pháo, một số tài liệu nước ngoại gọi là cây nhện (danh pháp khoa học: là một chi thực vật có hoa thuộc họ Màn màn (Cleomaceae). Trước đây, chi này được đặt vào họ Bạch hoa (Capparaceae), đến khi các nghiên cứu DNA cho thấy chi này có liên quan tới họ Cải (Brassicaceae) nhiều hơn là họ Bạch hoa. Hệ thống APG II đặt chi Cleome và hai chi khác thuộc họ Màn màn vào trong họ Cải. Chi này, theo nghĩa hẹp (sensu stricto) bao gồm 170 loài thân thảo và cây bụi một năm hoặc lâu năm Các loài thực vật thuộc chi này phân bố khắp các vùng nhiệt đới và các vùng có khí hậu nóng ấm trên thế giới. Một số nghiên cứu DNA gần đây đã thất bại trong việc phân biệt các loài thuộc ba chi Cleome, và Polanisia, cho nên một số nhà phân loại thực vật đã bỏ qua hai chi sau cùng, đưa các loài trong đó vào chi Màn màn nghĩa rộng (sensu lato); lúc này chi Màn màn chứa khoảng 275 loài, chiếm đa số loài trong họ Màn màn. Tập tin:Cleome chelidonii in AP IMG chelidonii Nguồn: *Cleome aculeata L., tropical *Cleome anomala Kunth; neo-tropical *Cleome arborea Kunth *Cleome aspera Koen. ex DC. *Cleome augustinensis (Hochr.) Briq. *Cleome chilensis DC. *Cleome cordobensis Eichler ex Griseb. *Cleome diffusa Banks ex DC. *Cleome eosina J.F.Macbr. *Cleome flexuosa F.Dietr. *Cleome gigantea L. *Cleome glabra Taub. ex Glaz. *Cleome guianensis Aubl. *Cleome gynandra L. *Cleome hassleriana Chodat *Cleome herrerae J.F.Macbr. *Cleome hirta (Klotzsch) Oliv. *Cleome iberica DC. *Cleome isomeris Greene *Cleome lanceolata (Mart. Zucc.) H.H.Iltis *Cleome lechleri Eichler *Cleome lutea Hook. *Cleome micrantha Desv. ex Ham. *Cleome monophylla L. *Cleome multicaulis DC. *Cleome L. *Cleome paludosa Willd. ex Eichler *Cleome parviflora Kunth *Cleome pilosa *Cleome platycarpa Torr. *Cleome psoraleifolia DC. *Cleome rubella Burch. *Cleome rutidosperma DC. *Cleome serrata Jacq. *Cleome serrulata Pursh *Cleome sparsifolia S.Wats. *Cleome speciosa Raf. *Cleome spinosa Jacq. *Cleome stenophylla Klotzsch ex Urban *Cleome stylosa Eichler *Cleome titubans Speg. *Cleome trachycarpa Klotzsch ex Eichler *Cleome tucumanensis H.H.Iltis *Cleome violacea L. *Cleome viridiflora Schreb. *Cleome viscosa L. *Cleome werdermannii A. Ernst Một số loài trong chi Màn màn được sử dụng làm cây cảnh trồng trang tri, dùng trong học phương Đông hoặc văn hóa ẩm thực. Cleome hassleriana'' là loài cây cảnh được trồng và lai tạo phổ biến, tuy nhiên có thể trở thành cây xâm hại nếu không chú loại bỏ nó trước khi nó phát tán hạt giống. Tập tin:Cleome spinosa 01.JPG Tập tin:Cleome (Spider Flower) in Gavi.jpg Tập tin:Clsp8 001 lhp.jpg | Chi Màn màn | |
An Nam đô hộ phủ (chữ Hán: 安南都護府) là tên gọi Việt Nam thời Bắc thuộc lần 3, từ năm 679 đến năm 866, với bộ máy cai trị của nhà Đường trên vùng tương ứng với một phần tây nam Quảng Tây (Trung Quốc), Miền Bắc và miền Trung Việt Nam ngày nay, có địa bàn từ Hà Tĩnh trở ra. Đô hộ phủ (chữ Hán: 都護府) là các cơ quan quản lý các khu vực biên giới của một số triều đại phong kiến Trung Quốc. Tháng năm Điều Lộ thứ nhất (679), nhà Đường đổi Giao Châu đô đốc phủ (lập năm 624) thành An Nam đô hộ phủ, bao gồm 12 châu với 59 huyện: Giao Châu Lục Châu Phong Châu Ái Châu Hoan Châu Trường Châu Phúc Lộc Châu Thang Châu Chi Châu Vũ Nga Châu Diễn Châu Vũ An Châu Các châu kimi Năm 757, nhà Đường đổi là An Nam đô hộ phủ, chín năm sau lấy lại tên cũ. Năm 825, lị sở An Nam đô hộ phủ đặt tại Tống Bình (Hà Nội ngày nay). Chức quan đứng đầu An Nam đô hộ phủ là Kinh lược sứ. An Nam đô hộ phủ không được xem ngang hàng như các "quân" đơn vị hành chính Trung Quốc đương thời. Cho tới năm 866, Đường Tông theo thỉnh cầu của Cao Biền, thăng An Nam đô hộ phủ làm Tĩnh Hải quân. Năm 687, các thủ lĩnh người Việt là Lý Tự Tiên và Đinh Kiến nổi dậy, giết chết vị quan nhà Đường là Lưu Diên Hựu. Nhà Đường phái Tào Huyền Tĩnh sang trấn áp. Cuối thế kỷ 7, đạo Hồi và người rập đã có mặt tại Giao Châu. Năm 713, Mai Thúc Loan lãnh đạo một cuộc nổi dậy của người Việt, chiếm được lị sở Tống Bình, giữ được độc lập trong vòng 10 năm. Nhà Đường phải huy động 10 vạn quân mới tái chiếm được. Năm 757 758, các thương nhân người Ba Tư và Rập nổi dậy làm loạn thành Tống Bình. Năm 761 -767, Abe no Nakamaro (阿倍仲麻呂, tức là Triều Hành) người Nhật Bản du học và làm quan cho nhà Đường được cử làm người đứng đầu An Nam đô hộ phủ. Năm 767, các thế lực quân sự Srivijaya từ đảo Java (các tư liệu lịch sử cũ gọi là Chà Và) tấn công vào Chu Diên. Năm 791, hào trưởng người Việt là Phùng Hưng, đánh chiếm được thành Tống Bình, giữ độc lập được một thời gian. Cuối thế kỷ 8, Cảnh giáo đã xuất hiện tại Giao Châu. Đầu thế kỷ 9, Hoàn vương quốc (tiền thân là Lâm Ấp) tấn công biên giới phía Nam. Năm 808, tiết độ sứ là Trương Chu tấn công Hoàn vương quốc và giành thắng lợi. Năm 819, thủ lĩnh người Việt là Dương Thanh nổi dậy giết quan nhà Đường là Lý Tượng Cổ, giữ được năm thì bị dẹp. Từ năm 846, Nam Chiếu nhiều lần tấn công An Nam đô hộ phủ. Mãi đến năm 866, Cao Biền mới đánh lui được hoàn toàn quân Nam Chiếu. Khác với tên gọi Tĩnh Hải quân sau đó chỉ được các triều đình phương Bắc dùng làm một tên gọi Việt Nam trong vòng 50 năm sau khi tên gọi này chấm dứt (968), tên gọi An Nam được các triều đình phương Bắc dùng gần như suốt thời kỳ quân chủ để gọi Việt Nam. Dù không còn là "đô hộ phủ" khi Việt Nam đã chính thức độc lập, có quốc hiệu và niên hiệu riêng, tên gọi "An Nam" vẫn được dùng trong quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Nhiều vua Việt Nam từ thời Lý tới thời Tây Sơn đã nhận danh hiệu An Nam quốc vương do vua Trung Quốc phong. Trong thời gian tồn tại từ năm 679 đến 866, An Nam đô hộ phủ gồm có những người đứng đầu (với chức danh khác nhau) sau đây (danh sách không đầy đủ, những người chết vì cuộc chiến tại An Nam đô hộ phủ có tên in nghiêng): Thứ tự Thời vua Chức danh Tên họ Niên đại Đường Cao Tông đô đốc Lưu Diên Hựu 681-687 Đường Huyền Tông Đô hộ Quang Sở Khách 722-? Đường Huyền Tông Đô hộ Triều Hành 761-767 Đường Đại Tông Kinh lược sứ Trương Bá Nghi 767-777 Đường Đại Tông, Đường Đức Tông Đô hộ Sùng Phúc 777-787 Đường Đức Tông Đô hộ Trương Đình 788-789 Đường Đức Tông Đô hộ Bàng Phục 789-790 Đường Đức Tông Đô hộ Cao Chính Bình 790-791 Đường Đức Tông Đô hộ Triệu Xương 792-802 10 Đường Đức Tông Đô hộ Bùi Thái 802-803 11 Đường Đức Tông, Đường Thuận Tông, Đường Hiến Tông Đô hộ Triệu Xương 804-806 12 Đường Hiến Tông Đô hộ Trương Chu 806-810 13 Đường Hiến Tông Đô hộ Mã Tống 810-813 14 Đường Hiến Tông Đô hộ Trương Lệ 813 15 Đường Hiến Tông Đô hộ Bùi Hành Lập 813-817 16 Đường Hiến Tông Đô hộ Lý Tượng Cổ 818-819 17 Đường Hiến Tông Đô hộ Quế Trọng Vũ 820 18 Đường Hiến Tông Đô hộ Bùi Hành Lập 820 19 Đường Mục Tông Đô hộ Vương Thừa Điển 822 20 Đường Mục Tông, Đường Kính Tông Đô hộ Lý Nguyên Hỷ 822-826 21 Đường Văn Tông Đô hộ Hàn Ước 827-828 22 Đường Văn Tông Đô hộ Trịnh Xước 831-832 23 Đường Văn Tông Đô hộ Lưu Mân 833 24 Đường Văn Tông Đô hộ Hàn Hy 834-835 25 Đường Văn Tông Đô hộ Điền Tảo 835 26 Đường Văn Tông Đô hộ Mã Thực 836-840 27 Đường Vũ Tông Kinh lược sứ Vũ Hồn 841-843 28 Đường Tuyên Tông Đô hộ Bùi Nguyên Dụ 846-848 29 Đường Tuyên Tông Đô hộ Điền Tại Hựu 849-850 30 Đường Tuyên Tông Đô hộ Thôi Cảnh 851-852 31 Đường Tuyên Tông Đô hộ Lý Trác 853-855 32 Đường Tuyên Tông Đô hộ Lý Hoàng Phủ 856-857 33 Đường Tuyên Tông Đô hộ Tống Nhai 857 34 Đường Tuyên Tông Kinh lược sứ Vương Thức 858-859 35 Đường Tông Đô hộ Lý Hộ 859-860 36 Đường Tông Kinh lược sứ Vương Khoan 861 37 Đường Tông Kinh lược sứ Sái Tập 862-863 38 Đường Tông Kinh lược sứ Tống Nhung 863 39 Đường Tông Kinh lược sứ (từ 866 là Tiết độ sứ) Cao Biền 864-866 Tĩnh Hải quân An Đông đô hộ phủ Bắc thuộc lần Hành chính Việt Nam thời Bắc thuộc lần Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược. Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh (1991), Lịch sử Việt Nam, tập 1, Nhà xuất bản Đại học và giáo dục chuyên nghiệp Viện Sử học (2001), Lịch sử Việt Nam, tập 1, Nhà xuất bản Khoa học xã hội | An Nam đô hộ phủ | Địa danh cũ Việt Nam, Lịch sử Việt Nam thời Bắc thuộc lần, Cựu quốc gia trong lịch sử Việt Nam |
CD8 (cụm biệt hóa 8) là một glycoprotein xuyên màng làm nhiệm vụ đồng thụ thể cho thụ thể tế bào (TCR). Giống như TCR, CD8 liên kết với một phúc hợp hòa hợp tổ chức chính (MHC), nhưng là đặc trưng cho protein MHC lớp I. Có hai isoform ("đồng dạng") của protein là, alpha và beta, mỗi loại được mã hóa bởi một gen khác nhau. người, cả hai gen đều nằm trên nhiễm sắc thể vị trí 2p12. Đồng thụ thể CD8 được biểu hiện chủ yếu trên bề mặt tế bào độc, nhưng cũng có thể được tìm thấy trên các tế bào giết tự nhiên, các tế bào thymocyte vỏ và các tế bào tua. CD8 là một dấu chuẩn cho quần thể tế bào độc. Nó cũng được biểu hiện trong tế bào lymphoma nguyên bào và sùi dạng nấm giảm sắc tố. Để có thể hoạt động được, CD8 tạo thành một dimer-phức kép, bao gồm một cặp chuỗi CD8. Dạng phổ biến nhất của CD8 bao gồm một chuỗi CD8-α và một chuỗi CD8-β, cả hai đều là thành viên của siêu họ globulin với một miền ngoại bào giống globulin miễn dịch tùy biến (IgV) nối với màng tế bào bằng một nhánh mỏng và có đuôi trong nội bào. Các đồng phức kép (tức là chuỗi giống nhau) ít phổ biến hơn của chuỗi CD8-α cũng được biểu hiện trên một số tế bào. Trọng lượng phân tử của mỗi chuỗi CD8 khoảng 34 kDa. Cấu trúc của phân tử CD8 được xác định bởi Leahy, D.J., Axel, R., và Hendrickson, W.A. bởi nhiễu xạ tia độ phân giải 2.6A. Cấu trúc này được xác định là có chứa nếp gấp beta-sandwich giống globulin-miễn dịch và chuỗi bên gồm 114 amino acid. 2% protein có dạng xoắn và 46% thành nếp gấp β, còn 52% của phân tử thì trong các phần cuộn xoắn. Sơ đồ biểu diễn của dị phức kép đồng thụ thể CD8 Miền giống IgV ngoại bào của CD8-α tương tác với phần α3 của phân tử MHC lớp I. Mối quan hệ này giữ cho thụ thể tế bào của tế bào độc và tế bào đích gắn kết chặt chẽ với nhau trong quá trình hoạt hóa đặc hiệu với kháng nguyên. Tế bào độc với protein bề mặt CD8 được gọi là tế bào CD8+. Vị trí nhận diện chính là một vòng lặp linh hoạt tại miền α3 của một phân tử MHC. Điều này được phát hiện bằng cách thực hiện phân tích đột biến. Miền α3 linh hoạt nằm giữa các phần bên 223 và 229 trong bộ gen. Ngoài việc hỗ trợ tương tác kháng nguyên của tế bào độc, đồng thụ thể CD8 cũng đóng một vai trò trong tín hiệu tế bào T. Các đuôi tế bào chất của đồng thụ thể CD8 tương tác với Lck (protein tyrosine kinase đặc hiệu lympho). Một khi thụ thể tế bào liên kết kháng nguyên đặc hiệu, Lck sẽ phosphoryl hóa đuôi CD3 nội bào và chuỗi-ζ của phức hợp TCR dẫn đến một loạt sự phosphoryl hóa theo sau làm hoạt hóa các yếu tố phiên mã như NFAT, NF-κB và AP-1, làm ảnh hướng tới biểu hiện của một số gen nhất định. | CD8 | Sinh học tế bào |
"Morning Glory" là ca khúc của ban nhạc rock người Anh, Oasis, nằm trong album (What's the Story) Morning Glory? phát hành vào tháng năm 1995. Đĩa đơn của ca khúc chỉ được bày bán tại thị trường Úc, còn tại Mỹ, ca khúc được phát hành qua ấn bản phát thanh. Ban đầu, ca khúc được có Noel Gallagher đặt tên là "Blue". Liam Gallagher hát. Noel Gallagher guitar lead và hát nền. Paul Arthurs guitar nền. Paul McGuigan bass. Alan White trống. *CD 662488 #"Morning Glory" 5:01 #"It's Better People" 3:59 #"Rockin' Chair" 4:35 #"Live Forever" (Live at Glastonbury '95) 4:39 "Live Forever" được thu âm tại Liên hoan Glastonbury ngày 23 tháng năm 1995. Mặt của đĩa đơn tương tự với đĩa đơn "Roll with It" phát hành tại Anh và một số quốc gia châu Âu. Bảng xếp hạng (1995) Vị trícao nhất Australia ARIA Singles Chart 25 Canadian RPM Alternative 30 US Billboard Modern Rock Tracks 24 | Morning Glory | Bài hát của Oasis, Bài hát năm 1995, Đĩa đơn năm 1995 |
Quận Columbia là một quận nằm trong tiểu bang Oregon. Tên nó được đặt theo tên của Sông Columbia là con sông hình thành phần ranh giới phía đông và phía bắc của quận. Đến năm 2000, dân số là 43.560. Quận lỵ của quận là St. Helens. Các ngành kỹ nghệ chính là gỗ, đánh bắt cá, giao thông đường thủy, các sản phẩm từ sữa bò, làm vườn, và giải trí. Những khu rừng cây gỗ rộng lớn xưa kia thu hút nhiều dân di cư đến khu vực này đã hoàn toàn bị khai thác vào thập niên 1950. Các khu rừng gỗ phát triển thứ hai đang cung ứng nguyên vật liệu cho các nhà máy giấy và làm gỗ địa phương. Theo Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ, quận có tổng diện tích là 1.783 km² (688 mi²). Trong đó có 1.701 km² (657 mi²) là đất và 82 km² (32 mi²) hay 4,59%) là mặt nước. Quận Clatsop, Oregon (tây) Quận Washington, Oregon (nam) Quận Multnomah, Oregon (đông nam) Quận Clark, Washington (đông) Quận Cowlitz, Washington (đông, bắc) Quận Wahkiakum, Washington (tây bắc) Người bản thổ châu Mỹ thuộc bộ tộc Chinook và Clatskanie đã định cư trong vùng hàng nhiều thế kỷ trước khi Robert Gray, thuyền trưởng của con thuyền Columbia Rediviva đến đây vào năm 1792. Cuộc thám hiểm của Lewis và Clark đã di chuyển và cắm trại dọc theo bờ Sông Columbia trong khu vực mà sau này là Quận Columbia trong cuối năm 1805 và trên chuyến trở về của họ đầu năm 1806. Quận Columbia được thành lập năm 1854 từ phân nửa phía bắc của Quận Washington. Milton là quận lỵ cho đến năm 1857 khi quận lỵ được dời đến St. Helens. Clatskanie Columbia City Prescott Rainier St. Helens Scappoose Vernonia Alston Apiary Birkenfeld Chapman Delena Fern Hill Goble Linberg Marshland Mayger Milton Mist Natal Neer City Pittsburg Quincy Shiloh Basin Swedetown Trenholm Treharne Warren Woodsen Yankton | Quận Columbia | Quận của Oregon |
Tiêu chuẩn về an toàn đồ chơi trẻ em Việt Nam được Tổng cục Tiêu chuẩn và Đo lường chất lượng biên soạn dựa trên cơ sở tham chiếu các tiêu chuẩn của châu Âu và Quốc tế: ISO 8124-1,2,3 và EN 71-1,2,3... và được Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành, bao gồm bộ tiêu chuẩn sau: *TCVN 6238-1:2008: An toàn đồ chơi trẻ em Các khía cạnh an toàn liên quan đến tính chất cơ lý. *TCVN 6238-2:2008: An toàn đồ chơi trẻ em Yêu cầu chống cháy. *TCVN 6238-3:2008: An toàn đồ chơi trẻ em Mức giới hạn xâm nhập của các độc tố. *TCVN 6238-4:1997: An toàn đồ chơi trẻ em Bộ đồ chơi thực nghiệm về hóa học và các hoạt động liên quan. *TCVN 6238-5:1997: An toàn đồ chơi trẻ em Bộ đồ chơi hóa học ngoài bộ đồ chơi thực nghiệm. *TCVN 6238-6:1997: An toàn đồ chơi trẻ em -Yêu cầu về biểu tượng cảnh báo tuổi trẻ em không được sử dụng. Trong đó, tiêu chuẩn TCVN 6238-1 là được sử dụng rộng rãi và thường xuyên nhất. Gần như tất cả các sản phẩm đồ chơi trẻ em đều được quy định trong tiêu chuẩn này. Thông thường, sản phẩm đồ chơi trẻ em sẽ được phân loại theo nhóm tuổi, từ đó kỹ thuật viên sẽ chọn các chế độ kiểm tra thích hợp. Ví dụ như sản phẩm đồ chơi trẻ em dưới 18 tháng tuổi sẽ được kiểm tra khắt khe hơn đồ chơi cho trẻ em trên tuổi. Một trong các tiêu chuẩn an toàn cho trẻ em gồm có: tiêu chuẩn về các thành phần nhỏ gây ngạt thở khi bị kẹt trong cuống họng, các thành phần cạnh sắc, bén hoặc các điểm nhọn gây tổn thương ngoài da, các cơ cấu bản lề, gấp, xếp gây kẹt tay, ngón tay. Để đánh giá các tiêu chí này, một sản phẩm đồ chơi trẻ em thông thường phải trải qua giai đoạn kiểm tra (theo kiểu sử dụng đúng và sử dụng lạm dụng) gồm: thả rơi, lật, nén, kéo, vặn xoắn, độ dẻo, độ chắc của đường may. | Tiêu chuẩn về an toàn đồ chơi trẻ em Việt Nam | |
Xã Whitewater () là một xã thuộc quận Dubuque, tiểu bang Iowa, Hoa Kỳ. Năm 2010, dân số của xã này là 1.392 người. Rượu Bàu Đá Hoàng Tử Đất Việt chuyên cung cấp Rượu Bàu Đá TP HỒ Chí Minh www.vnruou.com 0904619151 American FactFinder | Xã Whitewater | Xã của Iowa, Quận Dubuque, Iowa |
Tiểu bộ Khỉ mũi hẹp (danh pháp khoa học: là một tiểu bộ trong cận bộ Simiiformes của bộ Linh trưởng (Primates), cũng là một trong ba đơn vị phân chia chính của phân bộ Khỉ mũi đơn Nó chứa các dạng khỉ Cựu thế giới (họ Cercopithecidae của siêu họ và các dạng khỉ dạng người (siêu họ Hominoidea). Nhóm thứ hai này được chia tiếp thành khỉ dạng người loại nhỏ (họ Hylobatidae, chứa các loài vượn); và khỉ dạng người loại lớn (họ Hominidae, bao gồm trong đó đười ươi, gôrila, tinh tinh và người). Các nguồn tham khảo cũ miêu tả các loài người và họ hàng/tổ tiên gần nhất đã tuyệt chủng của chúng vào trong họ của chính chúng (Hominidae sensu stricto) và đặt các loài khỉ dạng người loại lớn còn lại vào trong họ Pongidae. Hai đơn vị phân chia chính còn lại của phân bộ Haplorrhini là: Khỉ mắt kính nguyên thủy (họ Tarsidae của cận bộ Tarsiiformes), trước đây được phân loại trong phạm vi phân bộ Khỉ mũi cong sinh sống trên các đảo thuộc Đông Nam Á. Tiểu bộ Platyrrhini (khỉ mũi tẹt) cùng cận bộ Simiiformes (gồm họ khỉ Tân thế giới), sinh sống Trung và Nam Mỹ. Catarrhini (từ tiếng Hy Lạp cổ kata- nghĩa là "xuống, dưới" và rhin- nghĩa là "mũi") có nghĩa là mũi hẹp, và thuật ngữ này miêu tả các lỗ mũi hẹp, nhòm xuống của chúng. Không giống như Platyrrhini, nói chung chúng là các động vật kiếm ăn ban ngày và đuôi của chúng (nếu chúng có) thuộc loại không thể cầm nắm (nghĩa là chúng không thể dùng đuôi để quấn vào điểm tựa). Chúng có các móng tay bẹt. Công thức bộ răng của chúng là Phần lớn các loài thể hiện dị hình giới tính đáng kể và không tạo ra liên kết cặp đôi vững chắc. Phần lớn, nhưng không phải tất cả, các loài sinh sống thành các nhóm tập thể. Tất cả chúng đều là bản địa của châu Phi và châu Á. Khỉ dạng người và khỉ Cựu thế giới được chia tách ra khỏi các dạng khỉ Tân thế giới vào khoảng 35 triệu năm trước (Ma). Sự phân chia lớn của tiểu bộ Catarrhini diễn ra khoảng 25 Ma, với các loài vượn tách ra khỏi khỉ dạng người loại lớn và người khoảng 18 Ma. Tiểu bộ Catarrhini ** ** ** ** Siêu họ *** Họ Khỉ Cựu thế giới *** *** ** Siêu họ *** *** †Pliopithecidae ** ** †Saadanioidea *** †Saadaniidae ** Siêu họ Hominoidea *** *** †Equatorius *** *** †Langsonia *** †Proconsulidae *** *** Họ Hylobatidae: vượn *** Họ Hominidae: Khỉ dạng người loại lớn và người (bao gồm cả Pongidae, Dryopithecidae, Oreopithecidae, Homo troglodytes) Biểu đồ phát sinh chủng loài dưới đây gộp cả các nhóm đã tuyệt chủng, trong đó nhóm chỏm cây (NCC) của Catharrhini đã xuất hiện trong phạm vi họ phát sinh từ trong Ngoài ra, tại đây thì Saadaniodiea là chị-em với chứ không phải là với nhóm chỏm cây Catharrhini. Biểu đồ cũng chỉ ra khoảng thời gian tính bằng triệu năm trước (Ma) mà các nhánh phân tỏa ra thành các nhánh mới hơn. Catarrhini trên | Tiểu bộ Khỉ mũi hẹp | |
Huyện Pryluky (, chuyển tự: Prylukys’kyi raion) là một huyện của tỉnh Chernihiv thuộc Ukraina. Huyện Pryluky có diện tích 1796 kilômét vuông, dân số theo điều tra dân số ngày tháng 12 năm 2001 là 45042 người với mật độ 25 người/km2. Trung tâm huyện nằm Pryluky. | Huyện Pryluky | Huyện của Ukraina |
Hannah Quinlivan (sinh ngày 12 tháng năm 1993) với nghệ danh Côn Lăng là người mẫu, MC của kênh Channel Đài Loan. Cha cô là người Úc còn mẹ cô mang hai dòng máu Đài Loan và Hàn Quốc. Côn Lăng bước chân vào làng giải trí bằng việc tham gia trong chương trình "Tôi yêu Hắc Sáp Hội" của kênh Channel Đài Loan. Từ đây, cô và thành viên Candy Chen nhóm Hey Girl là bạn cùng trường trung học đã trở nên thân thiết, cùng với thành viên PingPing đã trở thành bộ ba ăn ý. Sau khi tốt nghiệp trường Trung học Nghề Trang Kính tại Tân Điếm, Tân Bắc, Đài Loan, Côn Lăng đã tham gia kỳ thi đại học. Côn Lăng từng theo học lớp sản xuất phim và diễn xuất tại New York Film Academy (Los Angeles) trong một thời gian ngắn Sau khi chương trình "Tôi yêu Hắc Sáp Hội" ngừng phát sóng, Côn Lăng bắt đầu chuyển sang làm người mẫu. Từ đây cô được giới truyền thông Đài Loan chú vì mối quan hệ với nam ca sĩ Jay Chou. Sau khi những bức ảnh chụp cả hai trên máy bay được công khai thì chuyện tình này luôn được truyền thông tập trung chú ý. Tập tin:Jay Chou in Châu Kiệt Luân Tháng 11 năm 2014, Hannah Quinlivan xác nhận đang hẹn hò với nam ca sĩ Châu Kiệt Luân. Hai người hẹn hò từ năm 2010, nhưng gặp nhau lần đầu năm cô 14 tuổi khi đang làm nhân viên cửa hàng quần áo mà Châu Kiệt Luân đầu tư. Tháng 12 năm 2014, Châu Kiệt Luân tuyên bố anh muốn tổ chức đám cưới vào sinh nhật lần thứ 36 của mình. Đám cưới của cặp đôi được lên kế hoạch bởi chuyên gia tổ chức tiệc Sarah Haywood Anh và được diễn ra tại Selby Abbey, North Yorkshire vào ngày 17 tháng năm 2015, một ngày trước sinh nhật của Châu Kiệt Luân. Một buổi lễ riêng tư dành cho gia đình và bạn bè vào ngày tháng tại Đài Bắc. còn buổi tiệc tiếp đón thứ ba diễn ra tại Úc vào tháng Theo trang Facebook chính thức của Châu Kiệt Luân thì cặp đôi đã đăng ký kết hôn từ tháng năm 2014. Ngày 10 tháng năm 2015, Côn Lăng sinh con gái Hathaway bằng phương pháp sinh mổ. *Tôi yêu Hắc Sáp Hội *USA Generation *Mei Mei Pop Zone *MTV 西洋華語封神榜 *CTV Guess Guess Guess (13/4/2008) *Channel Tôi yêu Hắc Sáp Hội *Channel Where 5.com (14/9/2008) *CTS Power Sunday (2009) *CTV Guess Guess Guess (28/11/2009) *Channel American Girls (2010) *I Love The Man (2012) *TTV The Million Dollars Primary School (17/2/2012) *KEEP RUNNING season EP (2018) *Ti Amo Chocolate (2012) *Amour et Pâtisserie (2013) *PMAM (2013) *Step Back to Glory (2013) *Twa-Tiu-Tiann (2014) *Skyscraper (2018) | Hannah Quinlivan | Nữ diễn viên điện ảnh Đài Loan, Nữ diễn viên Đài Bắc, Người dẫn chương trình truyền hình Đài Loan, Người Đài Loan gốc Úc, Sinh năm 1993, Người mẫu Đài Loan, Nhân vật còn sống |
'Lethrinus là một loài cá biển thuộc chi Lethrinus trong họ Cá hè. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1867. Từ định danh được ghép bởi hai âm tiết trong tiếng Latinh: longus ("dài") và rostris ("mõm"), hàm có lẽ đề cập đến phần mõm dài của loài cá này. L. longirostris trước đây được xem là một đồng nghĩa của Lethrinus olivaceus. Hai loài này tương tự nhau về mặt hình thái khi đều có hàng vảy ngang phía trên đường bên, chiều dài mõm (không tính môi) bằng 0,6–0,8 lần chiều cao má. Tuy nhiên, L. longirostris có thể được phân biệt với L. olivaceus bởi có ít lược mang hơn cung mang thứ nhất (5–7 so với 6–9 L. olivaceus). những mẫu vật có chiều dài tiêu chuẩn trên 45 cm, phía trước mõm L. longirostris có màu đỏ, cũng như có các vệt sọc đỏ trên mõm và giữa hai hốc mắt (so với màu vàng cam L. olivaceus). Các đốm đỏ nửa trên nắp mang L. longirostris lại không xuất hiện L. olivaceus trong suốt cuộc đời. Phân tích gen cytochrom oxidase (COI) của ty thể cả hai loài cho thấy chúng cách nhau 7,7–9,3% khoảng cách (một đơn vị khoảng cách di truyền). L. longirostris và L. olivaceus gần như có cùng khu vực phân bố, trải rộng trên khắp vùng Ấn Độ Dương Thái Bình Dương. L. longirostris được ghi nhận từ Biển Đỏ và Tanzania về phía đông đến Polynésie thuộc Pháp, và từ Nhật Bản về phía nam đến biển San Hô. | null | Cá Ấn Độ Dương, Cá Thái Bình Dương, Cá biển Đỏ, Cá Tanzania, Cá Đài Loan, Cá New Guinea, Động vật được mô tả năm 1867 |
Opfenbach là một đô thị thuộc huyện Lindau trong bang Bayern nước Đức. Đô thị Opfenbach có diện tích 16,79 km², dân số thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2006 là 2209 người. Opfenbach nằm trong vùng Allgäu. Các khu vực dân cư gồm: Wigratzbad, Mellatz, Beuren, Heimen, Litzis, Göritz, Mywiler vàRuhlands. place of prayer at Wigratzbad | Opfenbach | |
Đội dự bị Manchester United (tên tiếng Anh là Manchester United FC Reserves) thành lập năm 1878 với tên gọi ban đầu Đội dự bị Newton Heath (tên tiếng Anh là Newton Heath Reserves). Ban đầu chủ yếu thi đấu giao hữu trên sân nhà Salford City Stadium hoặc sân với sức chứa 12 000 chỗ ngồi.. Năm 1902, Đội dự bị Newton Heath đổi tên thành Đội dự bị Manchester United thi đấu chủ yếu trên sân nhà Old Trafford hoặc sân tập Trafford Training Centre tại vùng đất Carrington của thành phố Manchester thuộc Phía Bắc nước Anh. Học viện Manchester United(tên tiếng Anh là Manchester United Academy) thành lập năm 1999 sau cuộc cải cách bóng đá trẻ Anh từ giải The Central League thành giải Premier Reserve League. Thực ra, trong những năm 1930, Câu lạc bộ bóng đá Manchester United đã thành lập đội học viện với tên gọi Manchester United Junior Athletic Club (viết tắt MUJAC) nhằm đào tạo trẻ bổ sung cho đội United. Học viện Manchester United đã đào tạo ra nhiều cầu thủ kiệt xuất trong bóng đá như Ryan Giggs, Bobby Charlton, Bill Foulkes, Paul Scholes và Gary Neville. Trong đó, nổi bật nhất là hai thế hệ vàng năm 1953 với tên gọi Busby Babes và năm 1992 với tên gọi Fergie's Fledglings. Học viện Manchester United theo thống kê là học viện thành công nhất của bóng đá Anh, với chín cầu thủ bóng đá Anh nổi bật đó là Duncan Edwards, Sir Bobby Charlton, George Best, Nobby Stiles, Mark Hughes, Ryan Giggs, Paul Scholes, David Beckham và Johnny Giles. Học viện Manchester United cũng có kỷ lục vô địch FA Youth Cup nhiều lần nhất với 10 lần vô địch trong 14 lần tham dự. Các lứa học viện hiện nay của các câu lạc bộ thi đấu chủ yếu tại sân tập Aon Training Complex với một khu đất rộng 340.000 m2 vùng ngoại Carrington thuộc thành phố Manchester miền bắc nước Anh. Giải Lancashire Combination được thành lập trong màu giải 1891-1892 thuộc khu Tây Bắc nước Anh. Đội dự bị Manchester United gia nhập vào giải đấu này vào mùa giải thứ hai 1892-1893. Bảng xếp hạng chung cuộc các giải đấu giai đoạn 1892-1911 Mùa bóng Đội bóng Số trận Thắng Hòa Thua Bàn thắng Bàn thua Hiệu số Điểm Vị trí Thành tích 1892-1893 Đội dự bị Newton Heath 20 10 47 30 +17 25 3/11 Thứ 1893-1894 Đội dự bị Newton Heath 16 37 36 +1 12 6/9 Thứ 1894-1895 Đội dự bị Newton Heath 24 11 41 75 -34 16 11/13 Thứ 11 1895-1896 Đội dự bị Newton Heath 26 14 10 61 57 +4 30 3/14 Thứ 1896-1897 Đội dự bị Newton Heath 28 12 49 53 -4 24 11/15 Thứ 11 1897-1898 Đội dự bị Newton Heath 30 14 14 65 42 +23 30 9/16 Thứ 1898-1899 Đội dự bị Newton Heath 28 14 62 43 +19 34 5/15 Thứ 1899-1900 Đội dự bị Newton Heath 30 13 13 63 56 +7 30 7/16 Thứ 1900-1901 Đội dự bị Newton Heath 34 22 40 78 -38 17 18/18 Thứ 18 1901-1902 Đội dự bị Newton Heath 34 11 18 54 97 -43 27 14/18 Thứ 14 1902-1903 Đội dự bị Manchester United 34 18 83 45 +38 44 4/18 Thứ 1903-1904 Đội dự bị Manchester United 34 19 72 35 +37 46 4/18 Thứ (Hạng 1) 1904-1905 Đội dự bị Manchester United 34 19 14 74 50 +24 39 4/18 Thứ (Hạng 1) 1905-1906 Đội dự bị Manchester United 38 17 10 11 86 62 +24 44 3/20 Thứ (Hạng 1) 1906-1907 Đội dự bị Manchester United 38 18 14 80 67 +13 42 6/20 Thứ (Hạng 1) 1907-1908 Đội dự bị Manchester United 38 14 17 58 54 +4 35 13/20 Thứ 13 (Hạng 1) 1908-1909 Đội dự bị Manchester United 38 13 11 14 63 70 -7 37 11/20 Thứ 11 (Hạng 1) 1909-1910 Đội dự bị Manchester United 38 15 18 71 75 -4 35 14/20 Thứ 14 (Hạng 1) 1910-1911 Đội dự bị Manchester United 38 15 16 75 69 +6 37 9/20 Thứ (Hạng 1) Từ mùa giải 1911-1912, Đội dự bị Manchester United chuyển sang tham dự Giải Central League nhằm thay thế cho giải Lancashire Combination. Được thành lập vào năm 1911, Giải Central League ban đầu chỉ có một vài đội của các câu lạc bộ và phần lớn đội dự của các câu lạc bộ tham dự giải đấu này. Tuy nhiên, Khi Liên đoàn bóng đá thứ ba khu phía Bắc ra đời vào năm 1921, tất cả đội của các câu lạc bộ Central League đã được tham dự vào đó, và kể từ đó Giải Central League chỉ còn lại các đội dự bị. Và cuối cùng, Giải Central League được mở rộng đến các đội chuyên nghiệp Trung du và miền Bắc nước Anh hoặc xứ Wales (Các đội miền Nam chơi tại Giải Football Combination). Đội dự bị Manchester United tham dự tại giải đấu này từ năm 1911 đến 1956. Bảng xếp hạng chung cuộc các giải đấu giai đoạn 1911-1999 Mùa bóng Đội bóng Số trận Thắng Hòa Thua Bàn thắng Bàn thua Hiệu số Điểm Vị trí Thành tích 1911-1912 Đội dự bị Manchester United 32 13 13 56 60 -4 32 8/17 Thứ 1912-1913 Đội dự bị Manchester United 38 22 11 79 30 +49 55 1/20 Vô địch (Central League 1913) 1913-1914 Đội dự bị Manchester United 38 19 15 49 43 +6 42 6/20 Thứ 1914-1915 Đội dự bị Manchester United 38 14 10 14 59 47 +12 38 8/20 Thứ 1915-1919 Đội dự bị Manchester United Tạm hoãn do Chiến tranh thế giới thứ nhất 1919-1920 Đội dự bị Manchester United 42 21 16 86 79 +7 47 7/22 Thứ 1920-1921 Đội dự bị Manchester United 42 26 11 102 57 +45 57 1/22 Vô địch (Central League 1921) 1921-1922 Đội dự bị Manchester United 42 14 15 13 60 59 +1 43 9/22 Thứ 1922-1923 Đội dự bị Manchester United 42 14 15 13 55 54 +1 43 8/22 Thứ 1923-1924 Đội dự bị Manchester United 42 20 11 11 75 42 +33 51 4/22 Thứ 1924-1925 Đội dự bị Manchester United 42 24 12 89 46 +43 54 5/22 Thứ 1925-1926 Đội dự bị Manchester United 42 21 13 73 59 +14 50 4/22 Thứ 1926-1927 Đội dự bị Manchester United 42 25 88 50 +38 58 2/22 Thứ 1927-1928 Đội dự bị Manchester United 42 22 13 100 69 +31 51 2/22 Thứ 1928-1929 Đội dự bị Manchester United 42 18 13 11 101 82 +19 49 5/22 Thứ 1929-1930 Đội dự bị Manchester United 42 14 21 80 101 -21 35 19/22 Thứ 19 1930-1931 Đội dự bị Manchester United 42 29 43 119 -76 17 22/22 Thứ 22 1931-1932 Đội dự bị Manchester United 42 16 19 72 82 -10 39 12/22 Thứ 12 1932-1933 Đội dự bị Manchester United 42 18 17 79 89 -10 43 12/22 Thứ 12 1933-1934 Đội dự bị Manchester United 42 11 26 63 99 -36 27 21/22 Thứ 21 1934-1935 Đội dự bị Manchester United 42 14 13 11 67 75 -8 37 16/22 Thứ 16 1935-1936 Đội dự bị Manchester United 42 21 13 99 64 +35 50 5/22 Thứ 1936-1937 Đội dự bị Manchester United 42 22 17 106 86 +20 47 7/22 Thứ 1937-1938 Đội dự bị Manchester United 42 16 10 16 62 57 +5 47 8/22 Thứ 1938-1939 Đội dự bị Manchester United 42 24 12 93 60 +33 54 1/22 Vô địch (Central League 1939) 1939-1945 Đội dự bị Manchester United Tạm hoãn vì Chiến tranh thế giới thứ hai 1945-1946 Đội dự bị Manchester United 40 18 17 84 86 -2 41 8/21 Thứ 1946-1947 Đội dự bị Manchester United 42 28 114 58 +56 62 1/22 Vô địch (Central League 1947) 1947-1948 Đội dự bị Manchester United 42 24 10 86 52 +34 58 2/22 Thứ 1948-1949 Đội dự bị Manchester United 42 21 10 11 82 46 +36 52 4/22 Thứ 1949-1950 Đội dự bị Manchester United 42 13 10 19 52 61 -9 36 18/22 Thứ 18 1950-1951 Đội dự bị Manchester United 42 16 11 15 61 56 -5 43 11/22 Thứ 11 1951-1952 Đội dự bị Manchester United 42 15 19 61 49 -2 38 16/22 Thứ 16 1952-1953 Đội dự bị Manchester United 42 16 17 64 61 +3 41 10/22 Thứ 10 1953-1954 Đội dự bị Manchester United 42 19 15 79 44 +35 46 7/22 Thứ 1954-1955 Đội dự bị Manchester United 42 25 12 96 52 +44 55 2/22 Thứ 1955-1956 Đội dự bị Manchester United 42 30 117 33 +84 68 1/22 Vô địch (Central League 1956) 1959-1960 Đội dự bị Manchester United Vô địch (Central League 1960) 1977-1978 Đội dự bị Manchester United Vô địch (Central League 1978) 1993-1994 Đội dự bị Manchester United Vô địch (Central League 1994 Division 1) 1995-1996 Đội dự bị Manchester United Vô địch (Central League 1996 Division 1) 1996-1997 Đội dự bị Manchester United Vô địch (Central League 1997 Premier Division) 2004-2005 Đội dự bị Manchester United Vô địch (Central League 2005 Division West) Giải đấu này ra đời năm 1999 để thay thế cho Giải Central League phía Bắc và Giải Football Combination phía Nam. Giải đấu bị hủy bỏ vào năm 2012 để thay thế Giải Professional Development League với lứa cầu thủ U21 thay cho đội dự bị. Bảng xếp hạng chung cuộc các giải đấu giai đoạn 1911-1999 Mùa bóng Đội bóng Số trận Thắng Hòa Thua Bàn thắng Bàn thua Hiệu số Điểm Vị trí Thành tích 1999-2000 Đội dự bị Manchester United 24 11 10 46 32 +14 36 6/13 Thứ 2000-2001 Đội dự bị Manchester United 22 11 39 36 +3 35 5/12 Thứ 2001-2002 Đội dự bị Manchester United 24 12 47 28 +19 43 1/13 Vô địch (Premier Reserve League North 2002) 2002-2003 Đội dự bị Manchester United 28 12 11 45 37 +8 41 8/15 Thứ 2003-2004 Đội dự bị Manchester United 26 13 55 39 +16 47 3/14 Thứ 2004-2005 Đội dự bị Manchester United 28 19 68 23 +45 63 1/15 Vô địch (Premier Reserve League North 2005) 2005-2006 Đội dự bị Manchester United 28 19 68 32 +34 59 1/15 Vô địch (Premier Reserve League North 2007) 2006-2007 Đội dự bị Manchester United 18 24 17 +7 21 2/10 Thứ 2007-2008 Đội dự bị Manchester United 18 25 19 +6 29 3/10 Thứ 2008-2009 Đội dự bị Manchester United 20 10 35 19 +16 36 2/11 Thứ 2009-2010 Đội dự bị Manchester United 18 13 35 10 +25 41 1/10 Vô địch (Premier Reserve League North 2010) 2010-2011 Đội dự bị Manchester United 19 38 24 +14 35 1/5 Vô địch (Premier Reserve League North 2011) 2011-2012 Đội dự bị Manchester United 22 15 58 23 +35 49 1/8 Vô địch (Premier Reserve League North 2012) Đội học viện Manchester United tham dự giải đấu này từ năm 1939 và mang lại một số thành công một số mùa giải. Mùa bóng Lancashire League 1997/1998 là mùa giải cuối cùng Đội trẻ United tham dự tại giải đấu này và Đội học viện Manchester United đã kết thúc mùa giải với chức vô địch lần cuối cùng. Bảng xếp hạng chung cuộc các giải đấu giai đoạn 1939-1998 Mùa bóng Thành tích vô địch 1954-1955 Lancashire League Division One và Lancashire League Division One Supplementary Cup 1955–1956 Lancashire League Division One Supplementary Cup và Lancashire League Division Two Supplementary Cup 1956–1957 Lancashire League Division Two Supplementary Cup 1959–1960 Lancashire League Division Two Supplementary Cup và Lancashire League Division One Supplementary Cup 1961–1962 Lancashire League Division Two Supplementary Cup 1963–1964 Lancashire League Division Two Supplementary Cup và Lancashire League Division One Supplementary Cup 1964–1965 Lancashire League Division Two Supplementary Cup và Lancashire League Division Two 1965–1966 Lancashire League Division Two Supplementary Cup và Lancashire League Division One Supplementary Cup 1969–1970 Lancashire League Division Two Supplementary Cup và Lancashire League Division Two 1971–1972 Lancashire League Division Two Supplementary Cup và Lancashire League Division Two 1976–1977 Lancashire League Division Two Supplementary Cup 1984–1985 Lancashire League Division One 1986–1987 Lancashire League Division One 1987–1988 Lancashire League Division One 1988–1989 Lancashire League Division Two 1989–1990 Lancashire League Division One 1990–1991 Lancashire League Division One 1992–1993 Lancashire League Division One 1994–1995 Lancashire League Division One 1995–1996 Lancashire League Division One 1996–1997 Lancashire League Division One và Lancashire League Division Two 1997–1998 Lancashire League Division One Đội học viện Manchester United tham dự Giải Premier Academy League thay cho Giải Lancashire League từ năm 1998. Ngày mùa giải đầu tiên 1998-1999, đội trẻ United giành được chức vô địch Vòng bảng. Bảng xếp hạng chung cuộc các giải đấu giai đoạn 1998-2012 Mùa bóng Thành tích vô địch 1998-1999 Premier Academy League U18 Group 2000–2001 Premier Academy League U18 Group 2009–2010 Premier Academy League U18 Group *Football Combination *Central League *Premier Reserve League *Professional Development League *Lancashire League *Premier Academy League Man Utd Under-21s (official site) Man Utd Academy (official site) (Trang chủ Manchester United) | Đội dự bị Manchester United | Mùa giải của Manchester United F.C. |
Puerto Rondón là một khu tự quản thuộc tỉnh Arauca, Colombia. Thủ phủ của khu tự quản Puerto Rondón đóng tại Puerto Rondón Khu tự quản Puerto Rondón có diện tích 2313 ki lô mét vuông. Đến thời điểm ngày 28 tháng năm 2005, khu tự quản Puerto Rondón có dân số 4072 người. | Puerto Rondón | Khu tự quản của Colombia |
Akihabara năm 2007 Akihabara về đêm là một quận đặc khu Chiyoda của Tokyo, Nhật Bản. Cái tên Akihabara là cách gọi tắt của bắt nguồn từ đặt theo tên một vị thần điều khiển lửa trong một ngôi đền được xây dựng trên tàn tích của một khu vực bị hỏa hoạn thiêu trụi vào năm 1869. Akihabara được gán cho biệt danh ngay khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, lúc nó trở thành một trung tâm mua sắm lớn nổi tiếng với các mặt hàng điện tử gia dụng và thị trường chợ đen thời hậu chiến. Ngày nay, Akihabara được nhiều người xem là một trung tâm văn hóa otaku và khu mua sắm các hàng hóa liên quan đến video game (gồm visual novel), anime, manga, light novel và máy vi tính. Hình ảnh anime và manga nổi tiếng được trưng bày nổi bật trên nhiều cửa hàng trong khu vực, và rất nhiều quán cà phê hầu gái mở ra tại đây. *Akiba-kei *Otaku *Ikebukuro *Du lịch Nhật Bản *Nipponbashi, Osaka *Ōsu, Nagoya *Hatsune Miku *Kagamine Rin/Len *Kaito (Vocaloid) *Meiko (Vocaloid) *Megurine Luka *Thảm sát Akihabara Akihabara Electrical Town Organization website | null | Khu mua sắm Nhật Bản, Chiyoda, Tokyo, Otaku, Khu điện tử |
Hồ Thích (, 17 tháng 12 năm 1891 24 tháng năm 1962), tự Hy Cương, về sau đổi tên thành Hồ Thích, tự là Thích Chi, bút danh Thiên Phong, Tạng Huy... là một nhà ngoại giao, nhà văn tiểu luận và nhà triết học Trung Quốc. Ngày nay ông được công nhận rộng rãi là người có những góp to lớn cho chủ nghĩa tự do và cải cách ngôn ngữ Trung Quốc. Ông là người có ảnh hưởng trong phong trào Ngũ Tứ, là một trong những lãnh đạo của phong trào Tân Văn hóa và đồng thời cũng là chủ tịch đại học Bắc Kinh. Ông được đề cử giải Nobel Văn học năm 1939. Ông quan tâm đến rất nhiều lĩnh khác nhau như văn học, lịch sử, phê bình văn học và giáo dục học. Năm 1910, Hồ Thích sang Mỹ du học tại Đại học Cornell, đến năm 1917 thì về nước. Năm 1919, ông tham gia phong trào Ngũ Tứ (phong trào văn học diễn ra trong một cuộc cách mạng tư tưởng phản phong 1917-1924. Ngày 4/5/1919 (Ngũ Tứ) là ngày nổ ra cuộc đấu tranh của học sinh Bắc Kinh. Năm 1948, ông làm người phát ngôn của Trung Hoa dân quốc. Năm 1958, ông trở về Đài Loan, ra tranh cử Tổng thống nhưng không thành. Ông lại sang Mỹ sinh sống và mất tại đó. Ông là nhà thơ, sử gia, triết gia, nhà giáo dục, luân lý học, nhà tư tưởng… một đại học giả của Trung Quốc, từng được tặng 36 bằng tiến sĩ danh dự (chủ yếu Mỹ), nổi tiếng có nhiều cống hiến trên nhiều lĩnh vực. Sau khi về nước đã đề xướng cách mạng văn học, trở thành một trong các lãnh tụ Phong trào Tân Văn hoá. Từng là đại sứ Trung Hoa Dân quốc tại Mỹ (1938), hiệu trưởng ĐH Bắc Kinh (1946), Viện trưởng Viện Nghiên cứu Trung ương (Đài Loan, 1957, tức Viện Khoa học). Từ 1949 Mỹ và Đài Loan. Hồ Thích là nhà tiên phong chủ nghĩa tự do Trung Quốc, đề xuất thuyết điều hoà giai cấp, cho rằng chủ nghĩa Marx và thuyết đấu tranh giai cấp không thích hợp với Trung Quốc. Ông chịu ảnh hưởng sâu sắc triết học thực dụng của J. Dewey. Ông chủ trương điều hòa giai cấp, coi đó là động lực phát triển xã hội. Hồ Thích có ảnh hưởng rất lớn đối với văn hoá Trung Quốc; một thời gian ông từng bị phê phán, phủ định, nhưng về sau được đánh giá cao. Ông là người đầu tiên đề xuất dùng văn Bạch thoại, lật đổ hình thức văn Văn ngôn từng thống trị nước này hơn 2.000 năm. Ông cũng có những kiến cực đoan như chủ trương Trung Quốc nên phương Tây hoá toàn bộ, bỏ chữ Hán, dùng ký hiệu phiên âm Latin… Những tác phẩm chính của ông là: Lịch sử tiến hoá của phương pháp triết học cổ đại Trung Quốc (luận án tiến sĩ, 1917) Hồng lâu mộng khảo chứng (1921) Lịch sử đích văn học quan niệm luận Kiến thiết văn học cách mạng luận Thường thí tập (tập thơ) Chung thân đại sự (kịch) Lịch sử văn học bạch thoại Đại cương lịch sử triết học Trung Quốc Hồ Thích thiền học án | Hồ Thích | Giáo sư Đại học Bắc Kinh |
Tylomyini là một tông động phận gồm các loài chuột Tân Thế giới trong phân họ Tylomyinae. Tông Tylomyini *Chi Tylomys **Tylomys bullaris ** Tylomys fulviventer ** Tylomys mirae ** Tylomys nudicaudus **Tylomys panamensis ** Tylomys tumbalensis ** Tylomys watsoni *Chi Ototylomys ** Ototylomys phyllotis Steppan, S. J., R. A. Adkins, and J. Anderson. 2004. Phylogeny và divergence date estimates of rapid radiations in muroid rodents based on multiple nuclear genes. Systematic Biology, 53:533-553. | Tylomyini | |
là một chi thực vật có hoa trong họ, Orchidaceae. *Danh sách các chi Phong lan *Pridgeon, A.M., Cribb, P.J., Chase, M.A. Rasmussen, F. eds. (1999). Genera Orchidacearum 1. Oxford Univ. Press. *Pridgeon, A.M., Cribb, P.J., Chase, M.A. Rasmussen, F. eds. (2001). Genera Orchidacearum 2. Oxford Univ. Press. *Pridgeon, A.M., Cribb, P.J., Chase, M.A. Rasmussen, F. eds. (2003). Genera Orchidacearum 3. Oxford Univ. Press *Berg Pana, H. 2005. Handbuch der Dictionary of Orchid Names. Dizionario dei nomi delle orchidee. Ulmer, Stuttgart | null | Danh sách các chi phong lan |
Triệu Nguyệt (chữ Hán: 趙月, phiên âm tiếng Anh: Zhao Yue, phiên âm Wade-Giles: Chao Yüeh) (?? 213) là một viên tướng của nhà Ngụy trong thời kỳ Tam Quốc, con trai đầu của Triệu Ngang binh sĩ của nhà Hán. Triệu Nguyệt tham gia trong trận Ký Thành, sau khi Mã Siêu hạ được Ký Thành, chiêu hàng các tướng người Hán trong đó có Triệu Ngang, ông ta không tin tưởng Triệu Ngang nên đã bắt làm tin huyện Nam Trịnh. Sau đó khi Triệu Ngang cấu kết với các tướng người Hán làm phản chống lại Mã Siêu, Mã Siêu đã giết Triệu Nguyệt. Tam Quốc chí, Ngụy thư, quyển 25: Tân Tỷ Dương Phụ Cao Đường Long truyện, phần Dương Phụ truyện dẫn chú Liệt nữ truyện của Hoàng Phủ Mật cho biết: Triệu Nguyệt là con trai đầu của Triệu Ngang và Vương Dị, anh trai của Triệu Anh. Trong trận Ký Thành, sau khi Mã Siêu hạ được Ký Thành, chiêu hàng các tướng người Hán trong đó có Triệu Ngang, ông ta không tin tưởng Triệu Ngang nên đã bắt làm tin huyện Nam Trịnh. Sau khi Mã Siêu bắt Triệu Nguyệt làm con tin Nam Trịnh, Triệu Ngang có âm mưu cấu kết với đồng đảng để phản lại Mã Siêu, Triệu Ngang báo cho Vương Dị biết và bày tỏ lo ngại là. Vương Dị đã khẳng khái đáp lại chồng là: Triệu Ngang cũng cố quyết tâm làm phản và khởi binh đánh Mã Siêu và Siêu bèn giết Triệu Nguyệt. Trong tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung tại Hồi 64 diễn tả về Triệu Nguyệt giống với sử sách tuy nhiên theo La Quán Trung thì Triệu Nguyệt là viên tì tướng dưới trướng của Mã Siêu và bị Mã Siêu giết ngay khi nghe tin Triệu Ngang làm phản, ông ta khi nghe tin đã "giận lắm, bắt ngay Triệu Nguyệt đem chém". Cha: Triệu Ngang Mẹ: Vương Dị Em gái: Triệu Anh Tam Quốc chí, Ngụy thư, quyển 25 Xem bản tiếng Trung) Tam Quốc diễn nghĩa, Hồi 64 Xem chi tiết) | Triệu Nguyệt | Nhân vật Tam Quốc, Nhân vật quân sự Tam Quốc |
Europi (tên La tinh: Europium) là một nguyên tố hóa học với ký hiệu Eu và số nguyên tử bằng 63. Tên gọi của nó có nguồn gốc từ tên gọi của châu Âu trong một số ngôn ngữ phương Tây (Europe, Europa v.v). Một mẩu Europi cách ly với môi trường tinh khiết 99.998% Europi là hoạt động nhất trong số các nguyên tố đất hiếm; nó bị oxy hóa nhanh chóng trong không khí, và tương tự như calci trong phản ứng của nó với nước; các mẫu vật europi trong dạng rắn, ngay cả khi được che phủ bằng một lớp dầu khoáng bảo vệ cũng hiếm khi có bề mặt sáng bóng. Europi tự bắt cháy trong không khí khoảng từ 150 tới 180 °C. Nó có độ cứng chỉ khoảng như chì và rất dễ uốn. Europi là một trong số các nguyên tố được sử dụng để làm màu đỏ trong các ống tia âm cực của tivi. Có nhiều ứng dụng thương mại của europi kim loại. Nó từng được sử dụng làm chất kích thích cho một số loại thủy tinh để làm laser, cũng như để chiếu chụp cho hội chứng Down và một số bệnh di truyền khác. Do khả năng kỳ diệu của nó trong hấp thụ neutron, nó cũng được nghiên cứu để sử dụng trong các lò phản ứng hạt nhân. Europi(III) oxide (Eu2O3) được sử dụng rộng rãi như là chất lân quang màu đỏ trong ống tia âm cực và đèn huỳnh quang, cũng như trong vai trò của chất hoạt hóa cho các chất lân quang trên cơ sở ytri. Trong khi europi hóa trị là chất lân quang màu đỏ thì europi hóa trị là chất lân quang màu xanh lam. Hai lớp chất lân quang europi, kết hợp với các chất lân quang vàng/lục của terbi tạo ra ánh sáng "trắng", nhiệt độ màu của nó có thể dao động bằng cách biến đổi tỷ lệ của các thành phần cụ thể của từng chất lân quang riêng rẽ. Đây là hệ thống lân quang thường bắt gặp trong các bóng đè huỳnh quang xoắn ốc. Kết hợp cùng ba lớp chất lân quang này thành một tạo ra các hệ thống ba màu trong các màn hình tivi và máy tính. Nó cũng được sử dụng như là tác nhân sản xuất thủy tinh huỳnh quang. Sự phát huỳnh quang của europi được sử dụng để theo dõi các tương tác sinh học phân tử trong các chiếu chụp nhằm phát minh dược phẩm. Nó cũng được dùng trong chất lân quang chống làm tiền giả trong các tờ tiền euro. Europi cũng thường được đưa vào trong các nghiên cứu nguyên tố dấu vết trong địa hóa học và thạch học để hiểu các quá trình hình thành nên đá lửa (các loại đá do macma hay dung nham nguội đi hình thành nên). Bản chất của sự hình thành dị thường europi được sử dụng để hỗ trợ tái tạo các mối quan hệ trong phạm vi một hệ đá lửa. Europi lần đầu tiên được Paul Émile Lecoq de Boisbaudran phát hiện năm 1890, khi ông thu được một phần có tính base từ các cô đặc samari-gadolini có các vạch quang phổ không khớp với cả samari lẫn gadolini. Tuy nhiên, phát hiện ra europi nói chung thường được coi là công lao của nhà hóa học người Pháp là Eugène-Anatole Demarçay, người đã nghi ngờ các mẫu của nguyên tố mới phát hiện gần thời gian đó là samari có chứa nguyên tố chưa biết năm 1896 và cũng là người đã cô lập được europi vào năm 1901. Khi chất lân quang đỏ ytri(III) vanadat (YVO4) kích thích bằng europi được phát hiện trong đầu thập niên 1960, và được hiểu như là sẽ làm một cuộc cách mạng trong công nghiệp sản xuất tivi màu thì đã diễn ra một cuộc tranh cướp điên rồ vì nguồn cung europi hạn chế từ các nhà máy xử lý monazit do thông thường hàm lượng europi trong monazit chỉ khoảng 0,05%. Tuy nhiên, Molycorp, với mỏ bastnasit của mình tại Mountain Pass (California), mà trong đó hàm lượng europi là "giàu" hơn, tới 0,1%, đã cung cấp đủ lượng europi để duy trì ngành công nghiệp này. Trước khi có europi, lân quang đỏ của tivi màu là rất yếu và các màu từ các chất lân quang khác buộc phải chặn lại để duy trì sự cân bằng màu. Với lân quang europi đỏ tươi, đã không cần thiết phải ngăn chặn các màu khác và hình ảnh tivi màu tươi hơn là kết quả của nó. Europi vẫn tiếp tục được sử dụng trong công nghiệp sản xuất tivi kể từ đó, và tất nhiên, cũng trong sản xuất màn hình máy tính. Bastnasit California hiện nay bị cạnh tranh từ mỏ tại Bayan Obo (Nội Mông, Trung Quốc), với hàm lượng europi thậm chí còn "giàu hơn", tới 0,2%. F. H. Spedding (1902-1984), trong kỷ niệm về phát triển công nghệ trao đổi ion của ông, một công nghệ đã tạo ra một cuộc cách mạng trong công nghiệp đất hiếm vào giữa thập niên 1950, từng kể lại câu chuyện về việc trong thập niên 1930, khi ông đang giảng về các loại đất hiếm thì một người đàn ông cao tuổi tới gần ông và đề nghị tặng ông vài pao oxide europi. Điều này là một lượng chưa từng nghe thấy bao giờ vào thời gian đó và Spedding đã không để tâm tới lời đề nghị đó. Tuy nhiên, một gói quà đã được gửi tới theo đường bưu điện và chứa vài pao oxide europi thật sự. Người đàn ông đứng tuổi đó hóa ra là giáo sư, tiến sĩ Herbert Newby McCoy (1870-1945), người đã phát triển phương pháp tinh chế europi bằng phản ứng oxy hóa-khử với kẽm. Europi không được tìm thấy dạng tự do trong thiên nhiên; tuy nhiên có nhiều khoáng vật chứa europi, với các nguồn quan trọng nhất là bastnasit và monazit. Europi cũng được nhận dạng là có trong quang phổ Mặt Trời và một số ngôi sao. Sự suy kiệt hay sự giàu thêm của europi khi so sánh với các nguyên tố đất hiếm khác có trong các khoáng vật được biết đến như là dị thường europi. Europi hóa trị lượng nhỏ đóng vai trò như là chất hoạt hóa sự phát huỳnh quang màu lam tươi của một số mẫu khoáng vật fluorit (difluoride calci). Các mẫu đáng chú nhất của điều này có nguồn gốc xung quanh Weardale và các phần cận kề miền bắc Anh và trên thực tế từ tên gọi của loại fluorit này mà người ta có thuật ngữ để chỉ hiện tượng huỳnh quang trong tiếng Anh (George Gabriel Stokes là người nghĩ ra từ fluorescence (huỳnh quang) vào năm 1852 khi miêu tả tính chất của khoáng vật fluorit), mặc dù mãi sau này người ta mới phát hiện ra europi mới là nguyên nhân gây ra hiện tượng đó trong khoáng vật fluorit vùng này. Trong trạng thái oxy hóa thịnh hành hơn của mình (+3), europi giống như một kim loại đất hiếm điển hình, tạo ra một loạt các muối nói chung có màu hồng nhạt. Ion Eu3+ là thuận từ do sự hiện diện của các electron không bắt cặp. Europi là nguyên tố dễ được sản xuất nhất và có trạng thái oxy hóa +2 ổn định nhất trong số các nguyên tố đất hiếm. Các dung dịch Eu3+ có thể bị khử bởi kẽm kim loại và acid clohiđríc thành Eu2+ trong dung dịch; ion này là ổn định trong acid clohiđric loãng nếu oxy hay không khí không có mặt. Một loạt các muối của Eu2+ có màu từ trắng tới vàng nhạt hay xanh lục đã được biết đến, chẳng hạn như sunfat, chloride, hydroxide và cacbonat europi (II). Các halide có thể được điều chế bằng cách khử bằng hiđrô đối với các halide hóa trị khan. Chính trạng thái hóa trị +2 dễ bị tác động của europi làm cho nó trở thành một trong số các nguyên tố nhóm Lanthan dễ được tách ra và dễ tinh chế nhất, ngay cả khi nó hiện diện với hàm lượng nhỏ. Các tính chất hóa học của europi(II) rất giống với các tính chất hóa học của bari, do chúng có bán kính ion gần như nhau. Europi hóa trị +2 là tác nhân khử nhẹ, vì thế trong điều kiện ngoài khí quyển thì các dạng hóa trị +3 là thịnh hành hơn nhưng trong tự nhiên, các hợp chất europi(II) có xu hướng thịnh hành hơn, ngược lại so với phần lớn các nguyên tố nhóm Lanthan khác (chủ yếu có các hợp chất với trạng thái oxy hóa +3) vì trong điều kiện yếm khí, và cụ thể là trong các điều kiện địa nhiệt, thì các dạng hóa trị là đủ ổn định, vì thế nó có xu hướng hợp nhất vào trong các khoáng vật của calci và các kim loại kiềm thổ khác. Đây chính là nguyên nhân của "dị thường europi âm", làm suy kiệt europi do nó bị hợp nhất vào các khoáng vật thường là chứa các nguyên tố nhẹ trong nhóm Lanthan như monazit, có liên quan tới độ phổ biến của chondrit. Bastnasit có xu hướng thể hiện dị thường europi âm ít hơn so với monazit và vì vậy nó mới là nguồn chính cung cấp europi ngày nay. Một vài hợp chất của europi bao gồm: Các fluoride: EuF2, EuF3 Các chloride: EuCl2, EuCl3 Các bromide: EuBr2, EuBr3 Các iodide: EuI2, EuI3 Các oxide: EuO, Eu2O3 và Eu3O4 Các sulfide: EuS Các selenide: EuSe Các teluride: EuTe Các nitride: EuN Xem thêm Hợp chất europi. Europi phổ biến trong tự nhiên là hỗn hợp của đồng vị là Eu151 và Eu153, với Eu153 là phổ biến nhất (52,2% độ phổ biến trong tự nhiên). Trong khi Eu153 là ổn định thì Eu151 gần đây được phát hiện là không ổn định với phân rã alpha có chu kỳ bán rã khoảng năm, phù hợp tương đối hợp lý với các dự đoán lý thuyết. Bên cạnh đồng vị phóng xạ tự nhiên Eu151 còn có 35 đồng vị phóng xạ nhân tạo khác đã được miêu tả, với các đồng vị ổn định nhất là Eu150 có chu kỳ bán rã 36,9 năm, Eu152 có chu kỳ bán rã 13,516 năm và Eu154 có chu kỳ bán rã 8,593 năm. Tất cả các đồng vị phóng xạ còn lại có chu kỳ bán rã dưới 4,7612 năm và phần lớn trong số này có chu kỳ bán rã dưới 12,2 giây. Nguyên tố này cũng có trạng thái giả ổn định, với ổn định nhất là Eu150m (t½ 12,8 giờ), Eu152m1 (t½ 9,3116 giờ) và Eu152m2 (t½ 96 phút). Phương thức phân rã chủ yếu trước đồng vị phổ biến nhất, Eu153, là bắt điện tử còn phương thức phân rã chủ yếu sau nó là phân rã beta trừ. Sản phẩm phân rã chủ yếu trước Eu153 là các đồng vị của samari (Sm) còn sản phẩm phân rã chủ yếu sau nó là các đồng vị của gadolini (Gd). Tiết diện bắt neutron nhiệt Đồng vị Eu151 Eu152 Eu153 Eu154 Eu155 Năng suất ~10 thấp 1.580 >2,5 330 Barn 5.900 12.800 312 1.340 3.950 Europi được sinh ra bằng phân hạch hạt nhân, nhưng hiệu suất sản phẩm phân hạch của các đồng vị europi là thấp gần với đỉnh của khoảng khối lượng cho các sản phẩm phân hạch. Giống như các nguyên tố khác trong nhóm Lanthan, nhiều đồng vị, đặc biệt là các đồng vị với số khối lượng lẻ và các đồng vị nghèo neutron như Eu152, có tiết diện bắt neutron cao, thường cao đủ để trở thành các chất độc hạt nhân. Eu151 là sản phẩm phân rã beta của Sm151, nhưng do nó có chu kỳ bán rã dài và thời gian trung bình ngắn để hấp thụ neutron, nên phần lớn Sm151 thay vì thế sẽ kết thúc như là Sm152. Eu152 (chu kỳ bán rã 13,516 năm) và Eu154 (chu kỳ bán rã 8,593 năm) không thể là các sản phẩm của phân rã beta do Sm152 và Sm154 là không phóng xạ, nhưng Eu154 là nuclide "khiên" tuổi thọ cao duy nhất, ngoài Cs134, có hiệu suất phân hạch trên 2,5 ppm các phân hạch. Một lượng lớn hơn của Eu154 sẽ được sinh ra bởi hoạt hóa neutron của một tỷ lệ đáng kể Eu153 không phóng xạ; tuy nhiên, phần lớn của nó sẽ chuyển hóa tiếp thành Eu155. Eu155 (chu kỳ bán rã 4,7612 năm) có hiệu suất phân hạch 330 ppm đối với U235 và các neutron nhiệt. Phần lớn sẽ được biến đổi thành Gd156 không phóng xạ và không hấp thụ vào cuối của chu trình cháy kiệt của nhiên liệu. Tổng thể, europi bị lu mờ bởi Cs137 và Sr90 như là các nguồn nguy hiểm về bức xạ và bởi samari cùng một số nguyên tố khác như là chất độc neutron. Độc tính của các hợp chất europi vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ, nhưng hiện tại không có các chỉ thị rõ ràng rằng europi có độc tính cao khi so sánh với các kim loại nặng khác. Bụi kim loại có nguy hiểm cháy và nổ cao. Europi không đóng một vai trò sinh học nào đã biết. Europi kim loại có sẵn quy mô thương mại, vì thế không cần thiết phải điều chế nó trong phòng thí nghiệm, một phần là do nó rất khó để tinh chế thành kim loại nguyên chất. Điều này chủ yếu là do cách thức mà nó được tìm thấy trong tự nhiên, trong đó các nguyên tố nhóm Lanthan được tìm thấy trong một loạt các khoáng vật. Quan trọng nhất trong số các khoáng vật chứa các nguyên tố nhóm Lanthan là xenotim, monazit và bastnasit. Hai khoáng vật đầu là các khoáng vật orthophotphat LnPO4 (với Ln đây là ký hiệu chỉ hỗn hợp tất cả các nguyên tố nhóm Lanthan, ngoại trừ promethi là nguyên tố cực hiếm do nó chỉ có các đồng vị phóng xạ) và khoáng vật thứ ba là dạng khoáng vật fluoride cacbonat LnCO3F. Các nguyên tố nhóm Lanthan với số nguyên tử chẵn nói chung là phổ biến hơn. Theo trật tự độ phổ biến giảm dần thì các nguyên tố nhóm Lanthan trong các khoáng vật sẽ là xeri, lanthan, neodymi, praseodymi. Monazit cũng chứa thori và ytri, điều này làm cho việc xử lý khó khăn hơ do thori và các sản phẩm phân ly của nó có tính phóng xạ. Đối với nhiều mục đích cụ thể, không cần thiết phải tách riêng các kim loại này, nhưng nếu việc chia tách thành các kim loại riêng rẽ là cần thiết thì quy trình là cực kỳ phức tạp. Ban đầu, các kim loại được chiết tách như là các muối từ quặng bằng chiết tách với acid sulfuric (H2SO4), acid clohiđríc (HCl) và hydroxide natri (NaOH). Các kỹ thuật tinh chế hiện đại cho hỗn hợp các muối nhóm Lanthan này là khéo léo và bao gồm các kỹ thuật phức chất hóa chọn lọc, chiết dung môi và phép ghi sắc trao đổi ion. Europi tinh khiết thu được nhờ điện phân hỗn hợp EuCl3 và NaCl (hay CaCl2) nóng chảy trong các buồng dùng graphit làm anôt còn chúng làm catôt. Phụ phẩm thu được là khí clo. Nó cũng có thể điều chế bằng cách khử oxide của nó bởi lanthan kim loại sau đó chưng cất. Phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos Europium WebElements.com Europium It's Elemental Europium | Europi | Nguyên tố hóa học, Họ Lanthan |
7599 Munari (1994 PB) là một tiểu hành tinh vành đai chính được phát hiện ngày tháng năm 1994 bởi A. Boattini San Marcello. JPL Small-Body Database Browser ngày 7599 Munari | 7599 Munari | |
Tiền xu mang hình Osroes Osroes của Parthia cai trị đế chế Parthia từ khoảng năm 109-129. Ông đã kế vị người anh trai của mình, vua Pacorus II. Trong suốt triều đại của mình, ông đấu tranh chống lại vị vua đối lập Vologases III, người chiếm giữ phần phía đông của đế chế Parthia. Orsoes đã xâm chiếm Armenia, trước tiên đặt cháu mình Exedares và sau đó là em trai ông, Parthamasiris lên ngai vàng của Armenia. Sự xâm phạm này đã ảnh hưởng đến quyền lợi của đế chế La Mã -hai đế quốc lớn đã chia sẻ quyền bá chủ Armenia vào 50 năm trước dưới thời Nero và đã dẫn đến một cuộc chiến tranh với hoàng đế La Mã Trajan. Năm 113, Trajan xâm lược Parthia. Đầu tiên ông tiến quân đến Armenia. Năm 114, Parthamasiris đầu hàng và bị giết. Trajan cũng sáp nhập Armenia vào lãnh thổ đế chế La Mã. Sau đó, ông quay về phía nam, tiến vào Parthia, chiếm các thành phố Babylon, Seleucia và cuối cùng là thủ đô Ctesiphon vào năm 116. Ông đã lật đổ vua Osroes và đặt lên ngai vàng vị vua bù nhìn Parthamaspates. Lưỡng Hà, em của Osroes là Mithridates IV cùng với con trai là Sanatruces II tuyên bố làm vua và chiến đấu chống lại những người La Mã, nhưng Trajan đã tiến quân tới vịnh Ba Tư và đánh bại họ. Ông tuyên bố Lưỡng Hà là một tỉnh mới của đế quốc. Cuối năm 116, ông đã vượt qua những ngọn núi Khuzestan tiến vào Ba Tư và chiếm thành phố vĩ đại Susa. Sau khi Trajan qua đời và người La Mã rút lui khỏi khu vực, Osroes dễ dàng đánh bại Parthamaspates và giành lại ngai vàng của Parthia. Dường như cuộc chiến tranh với La Mã đã làm suy yếu sức mạnh của Osroes và giúp cho kẻ thù của ông Vologases mạnh hơn.Ông được kế vị bởi em trai Mithridates IV,người đã tiếp tục cuộc chiến tranh với Vologases. Dio Cassius, lxviii, 17–33. John Malalas, Aelius Spartianus, Vita Hadrian, v, 13. Pausanias, v, 12. | Osroes của Parthia | Vua Parthia, Năm sinh không rõ, Mất năm 129 |
Holo, tình yêu của tôi () là bộ phim giới hạn năm 2020 của Hàn Quốc với sự tham gia của Yoon Hyun-min và Ko Sung-hee. Bộ phim được phát hành trên Netflix vào ngày tháng năm 2020. Bộ phim xoay quanh So-Yeon (Ko Sung-hee) có vấn đề trong việc nhận biết khuôn mặt. Chính vì vậy, cô luôn giữ khoảng cách với mọi người xung quanh. So-Yeon trở thành phiên bản thử nghiệm của kỹ thuật ghi hình 3D (hologram) AI Holo. AI Holo đã giúp đỡ cô trong việc nhận biết khuôn mặt. Cùng với So-Yeon, AI Holo nhận ra hạn chế của trí tuệ nhân tạo. Cùng với đó, Go Nan Do (Yoon Hyun Min) người có ngoại hình hệt Holo xuất hiện. Hóa ra, Nan Do chính là người sáng tạo và cũng là hình mẫu để tạo ra Holo. Nhưng trái ngược với Holo, Nan Do có tính cách khá lạnh lùng. Đặc biệt, So Yeon và Nan Do liên quan đến một bí ẩn trong quá khứ. Yoon Hyun-min vai Go Nan-do Holo Ko Sung-hee vai Han So-yeon Choi Yeo-jin vai Go Yoo-jin Hwang Chan-sung vai Baek Chan-sung Lee Jung-eun vai mẹ củaSo-yeon Kang Seung-hyun vai Yoo-ram Kim Yong-min vai assistant Kim Soo-jin vai mẹ của Nan-do Son Jong-hak vai Nam Gi-ho Jung Young-ki vai Jo Jin-seok Jung Yeon-joo vai Detective Ji-na Nam Myung-ryul vai Baek Nam-gyu Lee Ki-chan vai Yeon Gang-woo (tập. 1–4) Kim Yong-man (tập. 8) Baek Jin-hee (tập. 6, voice only) Ahn Hye-kyung (tập. (voice only) 10) Ryu Yong-jae lấy cảm hứng để viết kịch bản sau khi nhìn thấy chương trình máy tính AlphaGo đã bị đánh bại cựu kỳ thủ cờ vây chuyên nghiệp Lee Sedol trong trận đấu lịch sử năm 2016. | ''Holo, tình yêu của tôi | Phim truyền hình Hàn Quốc, Phim truyền hình Hàn Quốc ra mắt năm 2020, Phim truyền hình của Studio Dragon, Phim truyền hình tâm lý tình cảm Hàn Quốc, Phim truyền hình Hàn Quốc thập niên 2020, Chương trình gốc Netflix tiếng Triều Tiên |
Câu lạc bộ bóng đá Montceau Bourgogne là một đội bóng đá Pháp được thành lập vào năm 1948. Đội có trụ sở tại Bourgogne, Pháp và hiện đang chơi Championnat National 3. Đội chơi tại Stade des Alouettes có sức chứa 6.000. tứ kết Coupe de France 2007, Đội hạng Montceau đã gây chú khi đánh bại Lens 1-0, lúc đó đang vị trí thứ tại Ligue 1. Trong cùng một mùa giải, Montceau cũng đánh bại Bordeaux, một đội bóng khác của Ligue 1. Cuối cùng, đội đã thua trận bán kết trước FC 2-0. Trang web chính thức của FC Montceau Bourgogne | Câu lạc bộ bóng đá Montceau Bourgogne | Câu lạc bộ bóng đá Pháp |
Tượng Hùng Vương trong Khu tưởng niệm các Vua Hùng tại Công viên Tao Đàn Tập tin:Phù điêu Quốc tổ Lạc Long Quân tại Đền Nội Bình vật quốc gia" Phù điêu Quốc tổ Lạc Long Quân và các nhân vật thời đại Hùng Vương được lưu giữ tại Đền Nội Bình Đà, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội. Hùng Vương (chữ Hán: 雄王) hay vua Hùng (chữ Nôm: 𤤰雄) là cách gọi dành cho các vị vua nước Văn Lang của người Lạc Việt, tồn tại vào khoảng thế kỷ tới thế kỷ trước công nguyên. Trong sử liệu Việt Nam, Hùng Vương được nhắc đến trong Lĩnh Nam chích quái (đời Lý-Trần) cùng truyền thuyết Âu Cơ-Lạc Long Quân. Đại Việt sử lược đời Trần cũng có ghi chép "Đến đời Trang Vương nhà Chu (696-682 trước Công nguyên-ND) bộ Gia Ninh có người lạ, dùng ảo thuật qui phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương đóng đô Văn Lang, đặt quốc hiệu là Văn Lang, phong tục thuần lương chơn chất, chính sự dùng lối thắt gút.Truyền được 18 đời đều xưng là Hùng Vương (có bản dịch là Đối Vương, 碓王)." Đại Việt sử ký toàn thư thời Hậu Lê chính thức đưa Hùng Vương làm quốc tổ. Trong sử liệu Trung Quốc, danh xưng "Hùng Vương" được ghi chép trong sách Thái Bình quảng ký, thế kỷ thứ X, dẫn Nam Việt chí khoảng thế kỷ V: "Vùng đất Giao Chỉ rất màu mỡ, di dân đến ở, thoạt đầu biết trồng cấy. Đất đen xốp. Khí đất hùng (mạnh). Vì vậy ruộng ấy gọi là ruộng Hùng, dân ấy là dân Hùng." Sử kí, quyển 113, Nam Việt liệt truyện, 53, Sách ẩn (thời Nhà Đường Tư Mã Trinh soạn) dẫn Quảng châu kí chép: :“Quận Giao Chỉ có ruộng Lạc, dân trông nước thủy triều lên xuống mà làm ăn ruộng ấy nên đặt tên là người Lạc. Có các chức Lạc Vương Lạc hầu, các huyện tự đặt chức Lạc tướng đeo ấn đồng dải xanh, tức là chức Lệnh-Trưởng ngày nay vậy. Sau đó con vua Thục đem quân đánh Lạc Hầu, tự xưng là An Dương Vương, trị huyện Phong Khê. Cựu Đường thư (viết thời Hậu Tấn Lưu Hú soạn, năm 945 SCN), quyển 41, Chí 21, Địa lí 4, dẫn Nam triều công nghiệp diễn chí (viết thời Lưu Tống, 420 479) chép: :“Đất quận Giao Chỉ rất là màu mỡ, ngày xưa có quân trưởng gọi là Hùng Vương, phụ tá là Hùng Hầu...". Đoạn này tương tự với miêu tả về Giao Chỉ trong Quảng Châu ký (thế kỷ IV) và Thủy Kinh chú (thế kỷ VI) trích Giao Châu ngoại vực ký thế kỷ IV. Tuy nhiên các sách này không ghi là "Hùng Vương" (雄王) mà ghi là "Lạc Vương" (雒王). Hai chữ này viết gần giống nhau nên có thể đã có sự nhầm lẫn khi ghi chép. Theo truyền thuyết, Hùng Vương thứ là con trai của Lạc Long Quân, lên ngôi vào năm 2524 trước công nguyên, đặt quốc hiệu là Văn Lang, chia nước làm 15 bộ, truyền đời đến năm 258 trước công nguyên thì bị Thục Phán (An Dương Vương) của tộc Âu Việt chiếm mất nước. Truyền thuyết về Hùng Vương được ghi chép lại lần đầu tiên vào cuối đời Trần tại Hồng Bàng Thị truyện trong sách Lĩnh Nam Trích quái; sau đó được sử gia Ngô Sĩ Liên đưa vào Đại Việt Sử kí Toàn thư cuối thế kỉ XV. Xưa cháu ba đời của Viêm Đế họ Thần Nông là Đế Minh sinh ra Đế Nghi, sau Đế Minh nhân đi tuần phương Nam, đến Ngũ Lĩnh lấy con gái Vụ Tiên, sinh ra Lộc Tục. Lộc Tục là bậc thánh trí thông minh, Đế Minh rất yêu quý, muốn cho nối ngôi. Lộc Tục cố nhường cho anh, không dám vâng mệnh. Đế Minh mới lập Đế Nghi (anh trai Lộc Tục) là con nối ngôi, cai quản phương Bắc là nước Xích Thần, phong Lộc Tục làm Kinh Dương Vương, cai quản phương Nam, các bộ tộc Bách Việt, gọi là nước Xích Quỷ. Kinh Dương Vương khi xuống Thủy phủ, đã lấy con gái Long Vương Động Đình Quân tên là Thần Long Long Nữ sinh ra Lạc Long Quân. Lạc Long Quân thay cha trị nước Xích Quỷ, còn Kinh Dương Vương không biết rõ đã đi đâu sau khi truyền vị. Đế Nghi truyền ngôi cho con trai là Đế Lai cai trị phương Bắc, Đế Lai nhân thiên hạ vô sự mà đi chu du khắp nơi, đi qua nước Xích Quỷ, thấy Lạc Long Quân đã về Thủy phủ, liền lưu con gái của mình là Âu Cơ lại đó. Lạc Long Quân trở về, thấy Âu Cơ xinh đẹp, liền biến hóa thành chàng trai phong tú mỹ lệ, Âu Cơ ưng theo, Lạc Long Quân liền rước nàng về núi Long Trang. Hai người với nhau một năm, sinh ra bọc trăm trứng, sinh ra trăm người con trai anh dũng phi thường. Lạc Long Quân lâu dưới Thủy phủ, Âu Cơ vốn là người Bắc quốc, nhớ nhà liền gọi Long Quân trở về. Âu Cơ nói với Lạc Long Quân: :Thiếp vốn người Bắc, cùng một nơi với Quân, sinh được một trăm con trai mà không gì cúc dưỡng, xin cùng theo nhau chớ nên xa bỏ, khiến cho ta là người không chồng, không vợ, một mình vò võ. Lạc Long Quân bảo rằng: : Ta là loài rồng, sinh trưởng Thủy tộc; nàng là giống Tiên, người trên đất, vốn chẳng như nhau, tuy rằng khí âm dương hợp mà lại có con nhưng phương viên bất đồng, thủy hỏa tương khắc, khó mà cùng nhau trường cửu. Bây giờ phải ly biệt, ta đem năm mươi con về Thủy phủ, phân trị các xứ, năm mươi con theo nàng trên đất, chia nước mà cai trị, dù lên núi xuống nước nhưng có việc thì cùng nghe không được bỏ nhau. Âu Cơ cùng năm mươi người con trai tại Phong Châu, tự suy tôn người con trưởng lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương. Hùng Vương lên ngôi, đặt quốc hiệu là Văn Lang, chia nước ra làm 15 bộ là: Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phúc Lộc, Việt Thường, Ninh Hải, Dương Tuyền, Lục Hải, Vũ Định, Hoài Hoan, Cửu Chân, Bình Văn, Tân Hưng, Cửu Đức; đóng đô bộ Văn Lang, Phong Châu. Trong Đại Việt Sử ký Toàn thư, sử gia Ngô Sĩ Liên có lời bàn: Lãnh thổ của nước Văn Lang được xác định khu vực đồng bằng sông Hồng, phía đông bắc giáp với Âu Việt, phía tây bắc thuộc các tỉnh miền bắc Việt Nam và một phần đất tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc ngày nay, phía đông giáp với biển Đông, phía tây tiếp giáp và chạy dọc theo dãy núi Hoàng Liên Sơn (thuộc Lào Cai, Sơn La ngày nay), phía nam giáp Hồ Tôn Tinh (hay Hồ Tôn), một quốc gia Champa cổ. Dân số của Văn Lang khoảng 40, 50 vạn người, chủ yếu phân bố khu vực trung du, hạ du sông Hồng và sông Mã. Hùng Vương sai các em trai phân trị, đặt em thứ làm Tướng võ, Tướng văn. Tướng văn gọi là Lạc Hầu, Tướng võ là Lạc Tướng, con trai vua gọi là Quan Lang, con gái vua gọi là Mị Nương, quan Hữu ty gọi là Bố Chính, thần bộc, nô lệ gọi là nô tỳ, xưng thần là khôi, đời đời cha truyền con nối gọi là phụ đạo, thay đời truyền nhau cho đến hiệu là Hùng Vương không đổi. Sách Đại Việt Sử ký Toàn thư chép phần đầu tiên đặt tên là Kỷ Hồng Bàng thị, tiểu mục là Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và Hùng Vương. Sách Lĩnh Nam chích quái đặt tên là Truyện Hồng Bàng. Theo sách Khâm định Việt sử Thông giám cương mục: Theo sách An Nam chí nguyên của Cao Hùng Trưng chép. Giao Chỉ khi chưa đặt làm quận huyện, bấy giờ có ruộng Lạc, theo nước triều lên xuống mà làm ruộng, khai khẩn ruộng ấy là Lạc dân, thống trị dân ấy là Lạc Vương, người giúp việc là Lạc Tướng: đều dùng ấn đồng thao xanh. Nước gọi là Văn Lang. Phong tục thuần hậu, mộc mạc, chưa có chữ nghĩa, còn dùng lối thắt nút dây làm dấu ghi nhớ; truyền được mười tám chi. Có một số nguồn sử học viết về lãnh thổ của vua Hùng, phía tây đến Ba Thục (Tứ Xuyên, Trung Quốc), phía bắc đến hồ Động Đình (Hồ Nam, Trung Quốc), phía nam giáp nước Hồ Tôn, tức nước Chiêm Thành, là nhầm lẫn với nước Xích Quỷ trong truyền thuyết của người Bách Việt cổ. Nước Văn Lang thuộc tộc người Lạc Việt chỉ là một trong số những tộc người Bách Việt, và cũng là tổ tiên của người Kinh ngày nay. Lạc Việt cùng với Âu Việt là tộc người Bách Việt sống tại vùng đất phía nam. Sau này An Dương Vương (tên thường gọi là Thục Phán), vua nước Âu Việt (nằm phía tây bắc nước Văn Lang), đánh bại vua Hùng của nước Văn Lang lập nên nước Âu Lạc. Dân số Âu Lạc thời đó cũng chỉ khoảng 70 vạn, 80 vạn người. Nếu lãnh thổ Văn Lang muốn giáp Ba Thục, Tứ Xuyên và Hồ Động Đình, Hồ Nam thì phải bao gồm cả các tỉnh Quý Châu (diện tích 176.167 km²) và Hồ Nam (diện tích 210.000 km²), phần lớn tỉnh Vân Nam (diện tích 394.000 km²), một phần tỉnh Quảng Tây (diện tích 236.700 km²) của Trung Quốc. Theo truyền thuyết, năm 2557-2258 TCN, tức năm Mậu Thân thứ đời Đường Nghiêu, Hùng Vương sai sứ sang tặng vua Nghiêu con rùa thần có lẽ hơn nghìn tuổi, mình rùa hơn ba thước, trên lưng có văn khoa đẩu ghi việc từ khi trời đất mới mở mang trở về sau. Vua Nghiêu sai chép lấy gọi là Quy lịch (lịch rùa). Tuy nhiên đây chỉ là truyền thuyết chứ không có ghi chép chính sử xác nhận. Năm 1110 TCN, chính sử Trung Quốc ghi rằng có xứ Việt Thường sai sứ qua tặng Chu Thành vương một con chim trĩ trắng. Thời Lạc Long Quân trị vì, nhà vua dạy dân ăn mặc, bắt đầu có trật tự về vua tôi, tôn ti, có luân thường về cha con, vợ chồng. Dân rừng núi xuống sông ngòi đánh cá, thường bị giao long làm hại nên tâu lại với Hùng Vương. Hùng Vương bảo rằng: Ở núi là loài rồng cùng với thủy tộc có khác, bọn chúng ưa đồng mà ghét dị cho nên mới xâm hại. Bèn lấy mực xăm hình thủy quái thân thể, tránh được nạn giao long cắn hại. Tục xăm mình của Bách Việt bắt đầu từ đây. Ban đầu do ăn mặc chưa đủ, phải lấy vỏ cây làm áo mặc, dệt cỏ ống làm chiếu nằm, lấy cốt gạo làm rượu, lấy cây quang lang, cây soa đồng làm bánh; lấy cầm thú, cá tôm làm nước mắm; lấy rễ gừng làm muối; lấy dao cày, lấy nước cấy, đất trồng nhiều gạo nếp, lấy ống tre thổi cơm. Gác cây làm nhà để tránh hổ báo; cắt ngắn đầu để tiện vào rừng núi, con đẻ ra lót lá chuối cho nằm, nhà có người chết thì giã cối gạo để cho hàng xóm nghe chạy đến giúp. Trai gái cưới nhau trước hết lấy muối làm lễ hỏi, rồi sau mới giết trâu để làm lễ thành hôn, đem cơm nếp vào trong phòng cùng ăn với nhau cho hết, rồi sau mới tương thông. Lãnh thổ nước Văn Lang được sách Đại Việt Sử ký Toàn thư chép: Đông giáp biển Nam Hải, tây đến Ba Thục, bắc đến hồ Động Đình, nam giáp nước Hồ Tôn, tức nước Chiêm Thành, nay là Quảng Nam ngày nay. Hùng Vương chia nước Văn Lang làm 15 bộ là Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phúc Lộc, Việt Thường, Ninh Hải, Dương Tuyền, Lục Hải, Vũ Định, Hoài Hoan, Cửu Chân, Bình Văn, Tân Hưng, Cửu Đức, đóng đô bộ Văn Lang. Theo sách Lĩnh Nam Chích Quái thì 15 bộ là: Giao Chỉ, Chu Diên, Ninh Sơn, Phúc Lộc, Việt Thường, Ninh Hải, Dương Tuyền, Quế Dương, Vũ Ninh, Hoài Hoan, Cửu Chân, Nhật Nam, Quế Lâm, Tượng Quận. Mười lăm bộ theo sách Khâm định Việt sử Thông giám cương mục chép từ sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi, Nguyễn Thiên Túng: :Sơn Nam (bây giờ là Hà Nội, Nam Định, Hưng Yên) xưa là bộ Giao Chỉ. Sơn Tây xưa là bộ Chu Diên, bộ Phúc Lộc. Kinh Bắc (nay là Bắc Ninh) xưa là bộ Vũ Ninh. Thuận Hóa (bây giờ là từ Hải Lăng thuộc Quảng Trị đến Điện Bàn thuộc Quảng Nam) xưa là bộ Việt Thường; An Bang (bây giờ là Quảng Yên) xưa là bộ Ninh Hải; Hải Dương xưa là bộ Dương Tuyền; Lạng Sơn xưa là bộ Lục Hải; Thái Nguyên, Cao Bằng xưa là bộ Vũ Định nội ngoại; Nghệ An xưa là bộ Hoài Hoan; Thanh Hóa xưa là bộ Cửu Chân; Hưng Hóa và Tuyên Quang xưa là bộ Tân Hưng; Còn hai bộ Bình Văn và Cửu Đức thì đều khuyết nghi. Nay khảo sách Tấn chí, quận Cửu Đức do nhà Ngô đặt, nay là đất Hà Tĩnh. Sử cũ chua tức là nước Chiêm Thành, bây giờ là đất Bình Định. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, cuối thời Hùng Vương, vua có người con gái vô cùng xinh đẹp. Thục Vương nghe tiếng, liền sai người đến cầu hôn. Hùng hầu can rằng Thục vương chỉ lấy cớ hôn nhân để xâm lược mà thôi. Thục vương đem lòng oán giận. Về sau Hùng Vương gả con gái cho Sơn Tinh, Thục vương căm giận, căn dặn con cháu phải diệt nước Văn Lang. Cháu Thục vương là Thục Phán nối ngôi, có dũng lược, đem quân xâm lược Văn Lang. Hùng Vương có binh hùng tướng mạnh đánh bại Thục Phán. Hùng Vương bảo Thục Phán rằng: Ta có sức thần, nước Thục không sợ ư?, rồi bỏ bê đất nước, chỉ lo ăn uống vui chơi. Khi quân Thục kéo sát đến nơi, vua còn say mềm chưa tỉnh. Tỉnh dậy, Hùng Vương cùng đường, thổ huyết nhảy xuống giếng chết, quân lính đầu hàng Thục Phán. Từ đây trong sử sách nước Việt bước sang kỷ mới gọi là Kỷ nhà Thục. Sử gia Ngô Sĩ Liên cho rằng chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh rất quái đản, chỉ tạm thuật lại để truyền lại sự nghi ngờ. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, tính từ thời Kinh Dương Vương (2879 TCN) cho đến hết thời Hùng Vương (năm 258 TCN) kéo dài 2.622 năm. Nhà nước Văn Lang tồn tại đến năm 258 TCN thì bị Thục Phán (tức An Dương Vương) thôn tính. +Các vị Hùng Vương Đời vua Vương hiệu Chữ Hán Nôm Năm trị vì theo giả thuyết Ghi chú Thượng Tổ Kinh Dương Vương 涇陽王 2879 TCN? 2794 TCN? Húy là Lộc Tục (祿續), thuộc chi Càn. Thái Tổ Lạc Long Quân 駱龍君 2793 TCN? Hiệu là Lạc Long Quân (駱龍君 hoặc 雒龍君 hoặc 貉龍君). Húy là Sùng Lãm (崇纜), thuộc chi Càn hoặc Khảm. Hùng Đức Vương 貉龍君 Không rõ Người con cả của Lạc Long Quân, thuộc chi Khảm. Thành lập Vương triều thứ nhất. Hùng Hiền vương 雄賢王 Không rõ Thuộc chi Khảm. Thành lập Vương triều thứ hai. Hùng Lân vương 雄麟王 2253 TCN Xưng bởi Lân Lang, thuộc chi Cấn (支艮). Thành lập Vương triều thứ ba. Hùng Diệp vương 雄曄王 2254 1913 TCN Xưng bởi Bửu Lang, thuộc chi Chấn (支震). Thành lập Vương triều thứ tư. Hùng Hi vương 雄犧王 1912 1713 TCN Xưng bởi Viên Lang, thuộc chi Tốn (支巽). Thành lập Vương triều thứ năm. Phần bên trái chữ "hi" là bộ "ngưu" 牛. Hùng Huy vương 雄暉王 1712 1632 TCN Xưng bởi Pháp Hải Lang, thuộc chi Ly (支離). Thành lập Vương triều thứ sáu. Hùng Chiêu vương 雄昭王 1631 1432 TCN Xưng bởi Lang Liêu, thuộc chi Khôn. Thành lập Vương triều thứ bảy. Hùng Vĩ vương 雄暐王 1431 1332 TCN Xưng bởi Thừa Vân Lang, thuộc chi Đoài (支兌). Thành lập Vương triều thứ tám. Hùng Định vương 雄定王 1331 1252 TCN Xưng bởi Quân Lang, thuộc chi Giáp (支甲). Thành lập Vương triều thứ chín. 10 Hùng Hi vương 雄曦王 1251 1162 TCN Xưng bởi Hùng Hải Lang, thuộc chi Ất (支乙). Thành lập Vương triếu thứ mười. Phần bên trái chữ "hi" là bộ "nhật" 日. 11 Hùng Trinh vương 雄楨王 1161 1055 TCN Xưng bởi Hưng Đức Lang, thuộc chi Bính (支丙). Thành lập Vương triều thứ mười một. 12 Hùng Vũ vương 雄武王 1054 969 TCN Xưng bởi Đức Hiền Lang, thuộc chi Đinh. Thành lập Vương triều thứ mười hai. 13 Hùng Việt vương 雄越王 968 854 TCN Xưng bởi Tuấn Lang, thuộc chi Mậu (支戊) Thành lập Vương triều thứ mười ba. 14 Hùng Anh vương 雄英王 853 755 TCN Xưng bởi Chân Nhân Lang, thuộc chi Kỷ (支己). Thành lập Vương triều thứ mười bốn 15 Hùng Triêu vương 雄朝王 754 661 TCN Xưng bởi Cảnh Chiêu Lang, thuộc chi Canh (支庚). Thành lập Vương triều thứ mười lăm. 16 Hùng Tạo vương 雄造王 660 569 TCN Xưng bởi Đức Quân Lang, thuộc chi Tân (支辛). Thành lập Vương triều thứ mười sáu. 17 Hùng Nghị vương 雄毅王 568 409 TCN Xưng bởi Bảo Quân Lang, thuộc chi Nhâm. Thành lập Vương triều thứ mười bảy. 18 Hùng Duệ vương 雄睿王 408 258 TCN Xưng bởi Lý Văn Lang hoặc Mai An Tiêm. Thành lập Vương triều thứ mười tám. Chú ý: "雄犧王" và "雄曦王" tuy đều đọc là "Hùng Hi Vương" nhưng chữ "hi" trong hai tên gọi này khác nhau về tự dạng và nghĩa. Trong cuốn Việt Sử tiêu án viết năm 1775, tác giả Ngô Thì Sĩ tỏ ra băn khoăn: "Người ta không phải là vàng đá, sao lại sống lâu được như thế? Điều ấy càng không thể hiểu được?" Hùng Vương thứ sinh năm 2879 trước công nguyên, Hùng Vương thứ XVIII lại mất năm 258 trước công nguyên. Nếu tính theo độ tuổi trung bình thì mỗi vị vua sống tới 145 năm (!?), quá chênh lệch so với hiện tại. Theo Nguyễn Khắc Thuần trong "Thế thứ các triều vua Việt Nam" thì giải thích vấn đề này thuộc một trong hai quan điểm đang được các nhà sử học tạm chấp nhận: 18 vị vua Hùng không phải là 18 cá nhân cụ thể, mà là 18 chi (nhánh/ngành), mỗi chi này lại gồm có nhiều vị vua thay phiên nhau trị vì và dùng chung vương hiệu. Thậm chí con số 18 có thể chỉ nên hiểu là con số tượng trưng ước lệ, vì 18 là bội số của vốn là một số thiêng đối với người Việt. Cũng có những giả thuyết về một quốc gia cổ là Việt Thường. Cổ sử Trung Hoa có chép: vào thời Chu Thành Vương (1042-1021 TCN) có người Việt Thường đến dâng chim trĩ trắng. Khi sứ giả Việt Thường về nước, vì không biết đường nên Chu Công đã cho lấy năm cỗ xe bình xa (軿車, xe có màn che thời xưa) sửa thành xe chỉ nam rồi cấp cho sứ giả để giúp sứ giả xác định phương hướng. Có thể đặt ra giả thiết: hoặc Văn Lang là nhà nước kế tục Việt Thường, khi Văn Lang thay thế Việt Thường đã đặt tên Việt Thường làm một trong 15 bộ của mình; hoặc Việt Thường là một bộ lạc trong nhà nước Văn Lang. Cả Văn Lang và Việt Thường đều có thể xếp vào thời kỳ những vua Hùng, tên nước thì có thể đặt từ khi thành lập để gọi nhưng tên thời đại Hồng Bàng thì chắc chắn sau này các sử gia tự đặt cho dễ sắp xếp và theo dõi. Theo các nghiên cứu văn hóa đồng bằng sông Hồng của Liam C. Kelley, thì các vua Hùng là truyền thuyết do giới trí thức Nho học tại đồng bằng sông Hồng thời trung đại sử dụng như một minh chứng cho bản sắc riêng, tách biệt với các khái niệm thuộc di sản văn hóa mà người Trung Hoa du nhập vào Việt Nam. Và rồi chính họ đã dựa vào những văn bản xưa cổ để lấy chất liệu và cảm hứng nhằm kiến tạo một lịch sử cũng như một bản sắc bản địa cho bản thân mình, do đó đã đóng góp cho việc sáng tạo ra một bản sắc địa phương. Theo ông, truyền thuyết về vua Hùng vốn được bắt đầu bởi giới tinh hoa Hán hóa miền Bắc Việt Nam thời trung đại được người Việt Nam ngày nay dựa vào để phát triển trong suốt nửa thế kỉ qua. Dưới sự chi phối của chủ nghĩa dân tộc Việt Nam, những truyền thống được kiến tạo của giới tinh hoa thời trung đại này giờ đây đã trở thành những chân lí không thể thay đổi dù người ta bắt đầu xét lại lịch sử. Tập tin:Đền Thờ Hùng Vương Suối Tiên.jpg|nhỏ|Lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương ngày 10 tháng âm lịch. Vào thời nhà Nguyễn, miếu Lịch Đại Đế Vương được dựng từ năm Minh Mạng thứ (1823) trên địa phận xã Dương Xuân, phía nam, ngoài kinh thành Huế, thờ nhiều nhân vật trong đó có Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Hùng Vương. Giỗ Tổ Hùng Vương hay Lễ hội Đền Hùng là một ngày lễ của Việt Nam. Đây là ngày hội truyền thống của người Việt nhằm tưởng nhớ công lao dựng nước của các vua Hùng. Nghi lễ truyền thống được tổ chức hàng năm vào ngày mồng 10 tháng âm lịch tại Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ nhưng được dân Việt trong cũng như ngoài nước đều kỷ niệm. Năm 1954, Hồ Chí Minh có buổi gặp mặt với binh lính các Trung đoàn Thủ Đô, trung đoàn 36, trung đoàn Tu Vũ..., đã nói rằng: "Đền Hùng thờ các vua Hùng. Hùng Vương là người sáng lập ra nước ta, là Tổ tiên của dân tộc ta. Ngày xưa, các vua Hùng đã có công dựng nước, ngày nay Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều cơ sở thờ tự vua Hùng được bà con thành lập để thờ phượng như Đền thờ Hùng Vương tại hẻm 22/93 đường Trần Bình Trọng tại phường quận được xây dựng trước năm 1970, ngoài ra còn có Tổ đình Quốc Tổ Lạc Hồng tại số 94 đường Nguyễn Thái Sơn quận Gò Vấp, Đền Hùng Vương tại số 261/3 đường Cô Giang quận Phú Nhuận và Đền thờ Quốc tổ Hùng Vương tại số 166/3 đường Đoàn Văn Bơ Quận Tên Hùng Vương cũng được đặt cho các tên đường, phố, trường học Việt Nam. Tập tin:Đền Nội Bình Đà,.jpg|Đền Nội Bình Đà thờ Đức Quốc tổ Lạc Long Quân tại xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội Tập tin:Phù điêu Quốc tổ Lạc Long Quân tại Đền Nội Bình Đà.jpg|Phù điêu Lạc Long Quân tại Đền Nội Bình Đà Tập tin:Mausoleum of Hung King.JPG|Lăng Hùng vương trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Tương truyền đây là mộ của vua Hùng thứ 6. Tập tin:Cổng đền Hùng (Phú Thọ).jpg|Cổng dẫn lên khu di tích đền Hùng Phú Thọ Tập tin:Den Hung, Ho Chi Minh City.jpg|Đền thờ vua Hùng trong Thảo Cầm viên Sài Gòn. Tập tin:Đền tưởng niệm các vua Hùng.jpg|Đền tưởng niệm các vua Hùng trong Công viên Văn hóa Tao Đàn Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. *Đại Việt Sử ký Toàn thư, soạn giả Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên,... Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội Hà Nội, 1993. *Khâm định Việt sử Thông giám cương mục, soạn giả: Quốc sử quán triều Nguyễn, Nhà Xuất bản Giáo dục Hà Nội, 1998. *Lịch triều hiến chương loại chí, Tập 1, Soạn giả Phan Huy Chú, Nhà Xuất bản Giáo dục, 2006. *An Nam chí lược, soạn giả Lê Tắc, Nhà Xuất bản: Viện Đại học Huế; 1961. *Việt Nam văn hóa sử cương'', soạn giả Đào Duy Anh, Nhà Xuất bản Nhã Nam, 2014. *Lĩnh Nam chích quái, soạn giả Trần Thế Pháp, Nhà Xuất bản Hồng Bàng. *Việt điện linh, soạn giả Lý Tế Xuyên, Nhà Xuất bản Hồng Bàng. *Đại Nam nhất thống chí, Nhà xuất bản Thuận Hóa, tập 1, năm 2006. Bách Việt Văn Lang Âu Lạc | Hùng Vương | Nguyên thủ quốc gia, Chức vụ có thẩm quyền, Việt Nam cổ đại, Vua Việt Nam, Anh hùng dân tộc Việt Nam |
Capoeta angorae là một loài cá vây tia thuộc họ Cyprinidae. Loài này chỉ có Thổ Nhĩ Kỳ. Môi trường sống tự nhiên của chúng là sông ngòi. Chúng hiện đang bị đe dọa vì mất môi trường sống. Crivelli, A.J. 2005. Varicorhinus angorae. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 19 tháng năm 2007. | ''Capoeta angorae | Động vật đặc hữu Thổ Nhĩ Kỳ, Động vật được mô tả năm 1925 |
Nguyễn Bá Hải (sinh năm 1983 tại Đông Sơn, Thanh Hóa) hiện là trưởng nhóm nghiên cứu trọng điểm về Robot sinh học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Ông nổi tiếng với việc chế tạo kính thông minh "Mắt thần" (Haptic Eyes), một loại kính có thể rung lên khi người dùng sắp đụng phải vật chắn, với mục đích giúp người khiếm thị hội nhập cuộc sống dễ dàng hơn. Ông từ chối thương mại hóa sản phẩm này để có thể phân phối chúng tới người mù với giá gốc, không lấy lời. Ngoài ra, ông còn tổ chức những khóa học sáng tạo kỹ thuật với học phí tượng trưng đô la Mỹ. Từ nhỏ sống trong gia đình thuần nông, Nguyễn Bá Hải được bạn bè và gia đình kể lại là người ham chơi hơn ham học, đến hết cấp vẫn yêu mến văn học và từng đi thi học sinh giỏi môn giáo dục công dân. Từ nhỏ Nguyễn Bá Hải yêu thích trồng hoa và chạy theo những chiếc xe tô thời Nga thi thoảng chạy qua làng đến khu vực quân sự gần nhà. Nguyễn Bá Hải học lớp bình thường trong trường phổ thông trung học và chuyển sang học khối (Toán Lý Hóa) khi đang học lớp 11. Gia đình chuẩn bị một nghề đi theo cha xây tường nhưng một cơ duyên thi đậu khoa ngành Cơ khí động lực Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM năm 2001 đã đưa Nguyễn Bá Hải đến với Tp.HCM. Cuộc sống sinh viên khó khăn với nhiều nghề làm thêm từ bán đồng hồ mắt kính dạo, bán sách cũ, thợ gò vừa làm vừa bắt đầu tự học mọi thứ từ tiếng Anh đến vi tính, sau đó tốt nghiệp Thủ Khoa ngành Cơ khí động lực và nhận được học bổng chính phủ Hàn Quốc du học chương trình sau đại học. Hoàn thành và báo cáo tốt nghiệp Tiến sĩ khi mới 28 tuổi với phát minh sáng chế có tính ứng dụng cao được doanh nghiệp Hàn Quốc hỗ trợ kinh phí cho các dự án nghiên cứu cùng với giáo sư của mình. Về Việt Nam ngay khi tốt nghiệp Tiến sĩ với ước mơ cống hiến và thay đổi đất nước mà ông cho rằng về nước theo tiếng gọi của con tim Là giảng viên Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM từ năm 2006, sau đó phụ trách phòng thí nghiệm Cơ điện tử tô từ 2010 đến 2012. Phó bộ môn Điện-điện tử tô, Phó giám đốc TT Bồi dưỡng giáo viên và đào tạo nhân lực cao 2012-2013. Giám đốc Trung tâm Dạy học số 2014-2015. Sáng lập nhóm nghiên cứu ứng dụng Hocdelam Group từ khi còn học tại Hàn Quốc (2006) sau này chuyển thành nhóm nghiên cứu trọng điểm về Robot sinh học thuộc ĐH Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM (2015). Là một dòng thiết bị đeo điện tử có nhiều phiên bản (như kính điện tử) dẫn đường cho người khiếm thị được phát minh bởi Nguyễn Bá Hải từ năm 2011. Ban đầu là một chiếc nón kỳ diệu sau hơn năm nghiên cứu với phiên bản thì cho ra mắt "Mắt Thần 1" là một chiếc kính nhỏ gọn hơn và năm tháng năm 2012 thì cho ra mắt "Mắt Thần 2" với tính năng báo giờ, cho phép người khiếm thị (đã mù hoàn toàn hoặc chỉ phân biệt được sáng tối) cảm nhận được vật cản xa hay gần, cao hay thấp, to hay nhỏ trong phạm vi từ người đeo đến vật cản xa nhất là 1,3 mét. Mắt Thần đã trao tặng và cung cấp đến gần 1000 người khiếm thị trong nước và một số quốc gia trên thế giới. "Mắt Thần" gây được ấn tượng lớn với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sau một cuộc đối thoại mang tính lịch sử giữa người đứng đầu chính phủ Việt Nam và Nguyễn Bá Hải tại cuộc gặp mặt nhà khoa học trẻ Việt Nam tại Hà Nội. Cuộc đối thoại này dẫn đến việc, chương trình "Mắt Thần" cho người khiếm thị được đặt hàng để trao tặng cho 300.000 người khiếm thị nghèo tại Việt Là chuỗi lớp học được sáng lập bởi Nguyễn Bá Hải nhằm truyền đam mê sáng tạo và nghiên cứu khoa học cho mọi người. Khóa học ban đầu được thực hiện từ năm 2010 tại ĐH Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM. Nguyễn Bá Hải đã dành tiền lương đi dạy học để mua và tự tạo nhiều thiết bị thực hành thí nghiệm cho người học. Từ 2012, khóa học đô la được tăng cường lên thành chuyên đề: 1-Nhận diện đam mê và khai sáng bản thân nhằm giúp người trẻ tìm được đam mê đích thực của mình (); 2-Nhập môn thực hành sáng tạo kỹ thuật (). Đến năm 2015 đã có khoảng 3000 người tham gia khóa học này nhiều tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt khóa học đã được chuyển sang hình thức học trực tuyến để mọi người khắp nơi trong và ngoài nước có thể dễ dàng tham gia với học phí đặc biệt đô la (tương đương 20 nghìn đồng). Lý do thu học phí tượng trưng này được Nguyễn Bá Hải trả lời "để tránh đăng ký ảo và người học đạt được chất lượng cao khi tham gia học". Từng nêu câu chuyện cà phê Việt Nam: xuất khẩu khoảng tỷ kilogram cà phê mỗi năm, sở hữu đặc sản của "văn hóa cà phê phin" độc đáo của người Việt du nhập từ Pháp nhưng ngày càng bị quên dần, nhưng giá trị từ ngành cà phê của Việt Nam lại chưa cao như tiềm năng nên Hải quyết tâm nghiên cứu để tìm cách chế tạo một máy pha cà phê phin độc đáo đặc trưng phong cách pha phin của người Việt nhưng phù hợp cuộc sống năng động hiện tại mang lại hiệu quả cao trong pha chế cà phê và giảm giá thành ly cà phê nguyên chất. Dự án nghiên cứu đã tiến hành gần năm với rất nhiều thất bại trong việc đưa ra nguyên lý máy móc, tiêu tốn hàng tỷ đồng và nhóm nghiên cứu do Hải đứng đầu vẫn tiếp tục các thí nghiệm trong phòng Lab. Câu nói nổi tiếng từ Nguyễn Bá Hải, "Khó khăn là bệ đỡ mình lên"/Đơn đặt hàng đặc biệt của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, "Kinh phí Nhà nước như bầu sữa mẹ, bú hoài rồi cũng hết." đặt hàng đặc biệt của Thủ tướng Nguyễn Tấn khi chia sẻ về các khó khăn trong nghiên cứu khoa học(), "Chúng ta có thể thiếu mọi thứ khác, nhưng nếu có tâm thì mọi thứ sẽ cân bằng, nếu không có tâm, mọi vun vén sẽ đều bị lệch". *Chữ Braille Facebook Trang của Nguyễn Bá Hải | Nguyễn Bá Hải | |
Nambsheim là một xã tỉnh Haut-Rhin trong vùng Grand Est đông bắc Pháp. Xã này có diện tích 10,03 km², dân số năm 1999 là 550 người. Khu vực này có độ cao 203 mét trên mực nước biển. *Thị trấn của tỉnh Haut-Rhin INSEE | Nambsheim | Xã của Haut-Rhin |
ASP.NET là một nền tảng ứng dụng web (web application framework) được phát triển và cung cấp bởi Microsoft, cho phép những người lập trình tạo ra những trang web động, những ứng dụng web và những dịch vụ web. Lần đầu tiên được đưa ra thị trường vào tháng năm 2002 cùng với phiên bản 1.0 của.NET framework, là công nghệ nối tiếp của Microsoft's Active Server Pages(ASP). ASP.NET được biên dịch dưới dạng Common Language Runtime (CLR), cho phép những người lập trình viết mã ASP.NET với bất kỳ ngôn ngữ nào được hỗ trợ bởi.NET language. Sau khi phát hành phiên bản Internet Information Service 4.0 vào năm 1997, hãng Microsoft bắt đầu nghiên cứu một mô hình ứng dụng web để giải quyết những bất tiện của ASP, đặc biệt là việc tách riêng biệt phần thể hiện và phần nội dung cũng như cách viết mã rõ ràng hơn. Mark Anders, quản lý của nhóm IIS và Scott Guthrie, gia nhập Microsoft vào năm 1997 sau khi tốt nghiệp Đại học Duke, được giao nhiệm vụ định hình mô hình cần phát triển. Những thiết kế ban đầu được thực hiện trong vòng tháng bởi Anders và Guthrie, Guthrie đã viết mã prototype đầu tiên trong khoảng thời gian nghỉ lễ Giáng sinh năm 1997. Những trang ASP.NET, được biết đến như những web form, là khối chính trong phát triển ứng dụng. Những web form được chứa trong những file có phần mở rộng ASPX; những nhà phát triển có thể đặt nội dung tĩnh hoặc động vào trang aspx dưới dạng server-side Web Control và User Control. Ngoài ra, có thể viết mã bằng cách chèn vào trang web giống như những công nghệ phát triển web khác PHP, JSP và ASP, nhưng những công nghệ nào không hỗ trợ data binding khi nó phát sinh nội dung trang web. Ví dụ sau sử dụng mã "inline", một dạng ngược lại với code behind. protected void sender, EventArgs e) Label1.Text Sample page The current time is: Mô hình code-behind được giới thiệu bởi Microsoft, đưa ra cách viết mã linh động bằng cách để những mã lập trình trong một tập tin riêng eCodeBehind: protected override void e) base.OnLoad(e); Trong trường hợp này, phương thức Page_Load() được thực thi mỗi lần trang ASPX được request. Người lập trình có thể viết mã xử lý trong phương thức này. .NET Framework Tài liệu tham khảo về ASP.NET Tài liệu về cấu hình trong ASP.NET Session State trong ASP.NET | ASP.NET | .NET, Lập trình Web, Công nghệ Microsoft |
Cố Luân Thuần Hi Công chúa (chữ Hán: 固伦纯禧公主, 28 tháng 10 năm 1671 tháng 12 năm 1741), con gái nuôi của Khang Hi Đế. Từ nhỏ được nuôi dưỡng trong cung, xưng Đại Công chúa. Cố Luân Thuần Hi Công chúa sinh vào ngày 28 tháng 10 (âm lịch) năm Khang Hi thứ 10 (1671), là trưởng nữ của Cung Thân vương Thường Ninh. Mẹ bà là Thứ Phúc tấn Tấn thị. Công chúa từ nhỏ đã được nuôi dưỡng trong cung, từng được xưng là Đại Công chúa. Năm Khang Hi thứ 29 (1690), Đại Công chúa được phong Hòa Thạc Thuần Hi Công chúa (和硕纯禧公主), hạ giá Nhất đẳng Thai cát Ban Đệ thuộc Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị của Khoa Nhĩ Thấm. Cung đình đương án còn xưng là Hòa Thạc Thuần Thận Công chúa (和硕纯慎公主) hoặc Khoa Nhĩ Thẩm Lặc Hỉ Tô Công chúa (科尔沁乌勒喜苏公主). Năm thứ 31 (1692), phủ Công chúa bố trí Thị vệ cùng Trưởng sử, án theo quy chế của Bối lặc. Năm thứ 34 (1695), ngày 10 tháng 2, "Thượng Chi Kiệt đẳng vi cung trung dụng quá thưởng quá vật phẩm đích bản" đã ghi chép lại, vào ngày 22 tháng 12 năm Khang Hi thứ 33 (1694), Khoa Nhĩ Thẩm Lặc Hỉ Tô Công chúa đã đưa tới ngựa cùng lông dê các loại, lại được thưởng nhiễm điêu bì và nhiễm thác bì. Năm thứ 37 (1698), ngày tháng 9, khi Khang Hi Đế tới Thịnh Kinh để tế tổ lần thứ ba, đã trú tại Thuần Hi Công chúa phủ Khoa Nhĩ Thẩm. Bà cùng Ngạch phò đã thịnh yến thiết đại Hoàng phụ. Lúc rời đi, Khang Hi Đế đã thưởng cho cả hai bạch kim cùng thải đoạn. Năm Ung Chính nguyên niên (1723), ngày 25 tháng 2, bà được tấn phong Cố Luân Thuần Hi Công chúa. Năm thứ (1724), con gái thứ năm của Doãn Thì và Dắng thiếp Ngô Nhã thị được gả cho con trai của bà, theo định trước đó của Khang Hi Đế mà không được ban thưởng tước vị. Bà liền thượng tấu, khẩn thỉnh Thế Tông ban phẩm cấp cho con dâu. Vốn ưu đãi Mông Cổ, Ung Chính Đế liền ban cho phẩm cấp Huyện quân. Sau khi Ngạch phò Ban Đệ qua đời, bà sống Bắc Kinh. Năm Càn Long thứ (1741), ngày tháng 12, bà qua đời, hưởng thọ 71 tuổi. Ban Đệ (班第), Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị, tòng tôn của Khoa Nhĩ Thấm Quận vương Kỳ Tháp Đặc (奇塔特), Nhất đẳng Thai cát. Từng trải qua Nội Đại thần, Đô thống, Hữu dực Tiên phong Thống lĩnh. Năm Khang Hi thứ 31 (1692), năm thứ sau khi Công chúa xuất giá, bố trí Thị vệ cùng Trưởng sử, án theo quy chế của Bối lặc. Năm Ung Chính thứ (1726), ngày tháng 4, Ban Đệ qua đời. Năm Càn Long thứ 18 (1753), tháng 2, được Càn Long Đế truy thụy "Cung Cần" (恭勤). Tắc Lăng Nạp Mặc Trát Nhĩ (塞楞纳穆扎尔), Nhất đẳng Thai cát, Ngạch phò của Huyện quân ngũ nữ của Trực Quận vương Dận Thì. Thanh sử cảo Ái Tân Giác La Tông phổ Thuần Hi | Cố Luân Thuần Hi Công chúa | |
Văn Hội là một xã thuộc huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, Việt Nam. Xã Văn Hội nằm phía tây nam huyện Ninh Giang, có vị trí địa lý: *Phía đông giáp xã Hưng Long và tỉnh Thái Bình *Phía tây giáp huyện Thanh Miện *Phía nam giáp tỉnh Thái Bình *Phía bắc giáp xã Tân Quang. Xã Văn Hội có diện tích 8,72 km², dân số năm 2018 là 8.628 người, mật độ dân số đạt 989 người/km². Xã Văn Hội trước đây vốn là hai xã Văn Giang và Văn Hội. Trước khi sáp nhập, xã Văn Hội có diện tích 4,37 km², dân số là 3.638 người, mật độ dân số đạt 934 người/km². Xã Văn Giang có diện tích 4,35 km², dân số là 4.990 người, mật độ dân số đạt 1.147 người/km². Ngày 16 tháng 10 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 788/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Hải Dương (nghị quyết có hiệu lực từ ngày tháng 12 năm 2019). Theo đó, sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của xã Văn Giang vào xã Văn Hội. | Văn Hội | |
'Asteropeia là một loài thực vật thuộc họ Asteropeiaceae. Đây là loài đặc hữu của Madagascar. Môi trường sống tự nhiên của chúng là rừng ẩm vùng đất thấp nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Chúng hiện đang bị đe dọa vì mất nơi sống. Randriantafika, F.M. 2004. Asteropeia rhopaloides. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 20 tháng năm 2007. | null | Asteropeia |
Vệ tinh băng là một loại vệ tinh tự nhiên với bề mặt được cấu tạo chủ yếu từ băng. Vệ tinh băng có thể có một đại dương bên dưới bề mặt, và phần lõi có thể là đá silicat hay kim loại. Người ta cho rằng chúng có thể bao gồm băng II hoặc dạng đa hình khác của nước đá. Ví dụ điển hình là Europa, vệ tinh của Sao Mộc. Vệ tinh băng được sưởi ấm bởi thủy triều có thể là loại thiên thể có nước lỏng phổ biến nhất, và do đó là thiên thể có thể có sự sống dựa vào nước. Một số vệ tinh băng có cấu trúc núi lửa băng, cũng như các mạch nước phun. Ví dụ được nghiên cứu kỹ nhất là Enceladus, vệ tinh của Sao Thổ. Phần lớn các vệ tinh băng lớn nhất đã biết đến thuộc về các hành tinh khổng lồ, có quỹ đạo nằm ngoài đường băng giá của Hệ Mặt Trời; phần còn lại (như Charon và Dysnomia) hình thành xung quanh các hành tinh lùn như Sao Diêm Vương và điển hình trong các va chạm lớn không giống như va chạm được cho là đã hình thành ra Mặt Trăng. Trong trường hợp chúng là các vệ tinh khí băng khổng lồ, yêu cầu bổ sung là chúng không hình thành trong vùng bên trong của đĩa tiền vệ tinh, là nơi quá ấm để băng ngưng tụ. Europa được cho là chứa 8% khối lượng là nước và băng, phần còn lại là đá. Hai vệ tinh Galileo vòng ngoài của Sao Mộc là Ganymede và Callisto chứa nhiều băng hơn vì chúng hình thành xa hơn từ tiền-Sao Mộc nóng bỏng. Vệ tinh Titan của Sao Thổ trông giống và vận hành tương tự như Trái Đất hơn bất kỳ thiên thể nào khác trong hệ Mặt Trời. Titan được biết là có các vũng chứa khí metan lỏng ổn định trên bề mặt. Tập tin:PIA01130 Interior of được cho là có một đại dương dưới bề mặt Tập ảnh màu giả của Ganymede Tập ảnh cho thấy các lắng đọng băng trên mặt Callisto Tập tin:Mimas moon.jpg|Mimas có mật độ 1,1 g/cm3 Tập tin:Successful Flight Through Enceladus Plume.jpg|Các phun trào hoạt động trên Enceladus Tập tin:Titan multi spectral overlay.jpg|Chi tiết bề mặt và khí quyển của Titan Tập tin:PIA18185 Miranda's Icy có bề mặt sần sùi như sẹo Tập tin:PIA00040 ảnh cho thấy có thể có lắng đọng băng giá tại vùng cực của Umbriel Tập đám mây trên một khu vực của Triton Hành tinh đại dương | Vệ tinh băng | Nước đá, Vệ tinh tự nhiên |
Acanthus spinosus là một loài thực vật có hoa trong họ rô. Loài này được L. mô tả khoa học đầu tiên năm 1753. Tập tin:Acanthus spinosus (Acanthaceae) plant.JPG Tập tin:Acanthus spinosus Morris Arboretum DSC00227.JPG Tập tin:Acanthus spinosus 2.jpg Tập tin:Acanthus spinosus 3.jpg | ''Acanthus spinosus | Nhóm loài do Carl Linnaeus đặt tên |
Nut (hay Nunut, Nenet, Naunet, Nuit) là nữ thần bầu trời nằm trong Bộ chín vĩ đại của Heliopolis của tôn giáo Ai Cập cổ đại. Bà là con gái của thần không khí Shu và nữ thần độ ẩm Tefnut. Bà lấy người anh em của mình là thần mặt đất Geb làm chồng và có người con: Osiris, Isis, Set, Nephthys. Bà được coi là một người phụ nữ khỏa thân với những ngôi sao đính trên người, nằm phủ lên trên mặt đất. Khi Ra trở nên chán nản việc cai trị, bà theo ngài về thiên đường với hình dáng loài bò. Nut thường xuất hiện với hình hài người phụ nữ, đội trên đầu cái bình. Theo một số truyền thuyết, khi thấy Geb và Nut ôm nhau say đắm, thần Ra vô cùng tức giận đã lệnh cho Shu phải chia tách họ ra. Khi biết Nut có thai, Ra tuyên bố Nut "sẽ không sinh con vào bất cứ ngày nào trong năm". Bấy giờ, năm chỉ có 360 ngày. Thoth biết được chuyện nên đã tìm cách giúp bà. Ông cùng thần Mặt trăng Khonsu đánh cờ, và quy ước nếu Khonsu thua thì phải đưa cho Thoth một phần ánh sáng của mình. Thoth là vị thần trí tuệ nên Khonsu đã thua ông rất nhiều lần, và số ánh trăng thu được đủ tạo thêm ngày nữa. Trong ngày này, Nut đã hạ sinh vị thần: Osiris, Isis, Set, Nephthys và trong một số truyền thuyết, có cả Horus. Về sau, khi các giáo phái khác nhau hình thành, Horus trở thành con trai của Isis và Osiris. Người Ai Cập cổ đại cho rằng, Mặt trời "lăn" trên cơ thể của Nut, bị nuốt chửng vào lúc hoàng hôn, và tái sinh vào lúc bình minh. Nut uốn cong người tạo thành bầu trời, cũng là hàng rào ngăn cách thế giới khỏi sự hỗn loạn của vũ trụ. Tay và chân của bà chạm đất, tạo nên hướng bắc, nam, đông và tây. Một biểu tượng thiêng liêng của Nut là các bậc thang được sử dụng để đưa Osiris lên thiên đàng. Các bậc thang được xây trong mộ người chết của mang nghĩa tương tự như vậy, vì thế Nut được coi là nữ thần bảo vệ người chết. không | Nut | Nữ thần Ai Cập, Nữ thần Mẹ |
là một đô thị huyện Amberg-Sulzbach bang Bayern nước Đức. Đô thị Ursensollen có diện tích 72,91 km², dân số thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2006 là 3744 người. Ursensollen có các khu vực dân cư: Allmannsfeld, Bittenbrunn, Egelhofen, Eigentshofen, Ehringsfeld, Erlheim, Garsdorf, Götzendorf, Gunzelsdorf, Guttenberg, Haag, Hausen, Häuslöd, Heimhof, Heinzhof, Hohenkemnath, Inselsberg, Kemnatheröd, Kotzheim, Littenschwang, Oberhof, Oberleinsiedl, Ödallerzhof, Reinbrunn, Reusch, Richt, Richtheim, Rückertshof, Salleröd, Sauheim, Stockau, Thonhausen, Ullersberg, Unterleinsiedl, Ursensollen, Wappersdorf, Weiherzant, Winkl, Wollenzhofen, Zant. | null | |
Ian Douglas Harvey RA (25 tháng năm 1914 10 tháng năm 1987) là một doanh nhân và chính khách người Anh, phục vụ như một thành viên Bảo thủ của Quốc hội và bộ trưởng cơ sở cho đến khi ông từ chức năm 1958. Sự nghiệp chính trị đầy hứa hẹn của ông kết thúc trong sự nhục khi ông bị bắt gặp quan hệ tình dục với một Guardsman trong St James's Park. | Ian Douglas Harvey | Sinh năm 1914, Mất năm 1987, Chính khách đồng tính nam, Nhà hoạt động quyền LGBT Vương quốc Liên hiệp Anh, Người liên quan đến Birkbeck, University of London |
Vòng bảng UEFA Europa League 2021-22 bắt đầu vào ngày 15 tháng năm 2021 và kết thúc vào ngày tháng 12 năm 2021. Có tổng cộng 32 đội cạnh tranh vòng bảng để xác định 16 trong số 24 suất vào vòng đấu loại trực tiếp của UEFA Europa League 2021-22. Brøndby và West Ham United có lần đầu tiên xuất hiện vòng bảng Europa League (mặc dù Brøndby trước đây đã xuất hiện vòng bảng Cúp UEFA). Lễ bốc thăm cho vòng bảng được tổ chức vào ngày 27 tháng năm 2021, lúc 12:00 CEST (13:00 TRT), Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. 32 đội được bốc thăm vào tám bảng gồm đội. Đối với lễ bốc thăm, các đội được xếp hạt giống vào bốn nhóm, mỗi nhóm gồm đội, dựa trên hệ số câu lạc bộ UEFA năm 2021 của họ. Các đội từ cùng hiệp hội không thể được bốc thăm vào cùng bảng. Trước lễ bốc thăm, UEFA hình thành các cặp gồm các đội từ cùng hiệp hội, bao gồm các đội thi đấu vòng bảng Europa Conference League (một cặp cho các hiệp hội với hoặc đội, hai cặp cho các hiệp hội với hoặc đội) dựa trên lượng khán giả xem truyền hình, trong đó một đội được bốc thăm vào các Bảng A–D và đội còn lại được bốc thăm vào các Bảng E–H, do đó hai đội thi đấu vào các khung giờ khác nhau. Các cặp sau được UEFA công bố sau khi các đội vòng bảng được xác nhận (đội thứ hai trong cặp được đánh dấu UECL thi đấu vòng bảng Europa Conference League): mỗi lượt trận, một nhóm gồm bảng thi đấu các trận đấu của họ vào lúc 18:45 CET/CEST, trong khi nhóm còn lại gồm bảng thi đấu các trận đấu của họ vào lúc 21:00 CET/CEST, với thứ tự thi đấu của hai nhóm thay đổi giữa mỗi lượt trận. Các cặp đấu đã được xác định sau lễ bốc thăm, sử dụng máy vi tính để bốc thăm không công khai. Mỗi đội không thi đấu liên tiếp quá hai trận sân nhà hoặc hai trận sân khách mà thi đấu một trận sân nhà và một trận sân khách vào các lượt trận đầu tiên và cuối cùng (Quy định Điều 15.02). Sự sắp xếp này khác với các mùa giải trước, khi cùng hai đội thi đấu tại sân nhà vào các lượt trận đầu tiên và cuối cùng. Dưới đây là các đội tham dự (với hệ số câu lạc bộ UEFA năm 2021 của họ), được xếp theo nhóm hạt giống của họ. Họ bao gồm: 12 đội tham dự vào vòng này 10 đội thắng của vòng play-off đội thua của vòng play-off (4 đội từ Nhóm các đội vô địch, đội từ Nhóm các đội không vô địch) đội thua thuộc Nhóm các đội không vô địch của vòng loại thứ ba Chú thích màu sắc Đội nhất bảng đi tiếp thẳng vào vòng 16 đội Đội nhì bảng đi tiếp vào vòng play-off đấu loại trực tiếp Đội đứng thứ ba tham dự vòng play-off đấu loại trực tiếp Europa Conference League +Nhóm Đội Ghi chú Lyon 76.000 Napoli 74.000 57.000 Dinamo Zagreb 44.500 Lazio 44.000 Olympiacos 43.000 Monaco 36.000 Braga 35.000 +Nhóm Đội Ghi chú Celtic 34.000 Eintracht Frankfurt 33.000 Red Star Belgrade 32.500 Leicester City 32.000 Rangers 31.250 31.000 Genk 30.000 PSV Eindhoven 29.000 +Nhóm Đội Ghi chú Marseille 28.000 28.000 West Ham United 20.113 Real Sociedad 19.571 Real Betis 19.571 Fenerbahçe 19.500 Spartak Moscow 18.500 Sparta Prague 17.500 +Nhóm Đội Ghi chú Rapid Wien 17.000 Galatasaray 17.000 16.500 Midtjylland 13.500 Ferencváros 13.500 Antwerp 10.500 Sturm Graz 7.165 Brøndby 7.000 Ghi chú mỗi bảng, các đội đối đầu với nhau theo thể thức vòng tròn đấu sân nhà và sân khách. Đội nhất của mỗi bảng đi tiếp vào vòng 16 đội, trong khi đội nhì đi tiếp vào vòng play-off đấu loại trực tiếp. Đội đứng thứ ba được chuyển qua vòng play-off đấu loại trực tiếp Europa Conference League, trong khi đội đứng thứ tư bị loại khỏi các giải đấu châu Âu cho đến hết mùa giải. Các đội được xếp hạng theo điểm (3 điểm cho một trận thắng, điểm cho một trận hòa, điểm cho một trận thua). Nếu hai hay nhiều đội bằng điểm, các tiêu chí xếp hạng sau đây được áp dụng, theo thứ tự được đưa ra, để xác định thứ hạng (xem Điều 16 Bình đẳng điểm vòng bảng, Quy định của UEFA Europa League): Số điểm trong các trận đấu đối đầu giữa các đội bằng điểm; Hiệu số bàn thắng thua trong các trận đấu đối đầu giữa các đội bằng điểm; Số bàn thắng ghi được trong các trận đấu đối đầu giữa các đội bằng điểm; Nếu có nhiều hơn đội bằng điểm và sau khi áp dụng tất cả tiêu chí đối đầu trên, một nhóm đội vẫn bằng điểm, tất cả tiêu chí đối đầu trên được áp dụng lại dành riêng cho nhóm đội này; Hiệu số bàn thắng thua trong tất cả các trận đấu vòng bảng; Số bàn thắng ghi được trong tất cả các trận đấu vòng bảng; Số bàn thắng sân khách ghi được trong tất cả các trận đấu vòng bảng; Số trận thắng trong tất cả các trận đấu vòng bảng; Số trận thắng sân khách trong tất cả các trận đấu vòng bảng; Điểm kỷ luật (thẻ đỏ trực tiếp điểm; bị truất quyền thi đấu do nhận hai thẻ vàng trong một trận đấu điểm; một thẻ vàng điểm); Hệ số câu lạc bộ UEFA. Do luật bàn thắng sân khách bị bãi bỏ, số bàn thắng sân khách đối đầu không còn được áp dụng như một tiêu chí xếp hạng kể từ mùa giải này. Tuy nhiên, tổng số bàn thắng sân khách vẫn được áp dụng như một tiêu chí xếp hạng. Lịch thi đấu được công bố vào ngày 28 tháng năm 2021, một ngày sau lễ bốc thăm. Các trận đấu sẽ được diễn ra vào ngày 15–16 tháng 9, 30 tháng 9, 19–21 tháng 10, tháng 11, 24–25 tháng 11 và tháng 12 năm 2021 (cả ba trận đấu sân nhà của Spartak Moscow được diễn ra vào Thứ Tư và một trận đấu sân nhà của Celtic được diễn ra vào thứ Ba, để tránh xung đột lịch thi đấu với các trận đấu sân nhà lần lượt của Lokomotiv Moscow và Rangers). Thời gian bắt đầu trận đấu được lên lịch là 18:45 và 21:00 CET/CEST (các trận đấu được dời lại vào Thứ Ba và Thứ Tư được diễn ra vào lúc 16:30 CET/CEST để tránh xung đột với các trận đấu Champions League). Thời gian là CET/CEST, do UEFA liệt kê (giờ địa phương nếu khác nhau thì được hiển thị trong ngoặc đơn). ---- ---- ---- ---- ---- ---- ---- ---- ---- ---- ---- ---- ---- ---- ---- ---- ---- ---- ---- ---- ---- ---- ---- ---- ---- ---- ---- ---- ---- ---- ---- ---- ---- ---- ---- ---- ---- ---- ---- ---- Lịch thi đấu và kết quả, 2021–22, UEFA.com | Vòng bảng UEFA Europa League 2021-22 | |
'Natica là một loài ốc biển săn mồi, là động vật thân mềm chân bụng sống biển trong họ Naticidae, họ ốc mặt trăng. Chiều dài tối đa của vỏ ốc được ghi nhận là 40 mm. Độ sâu tối thiểu được ghi nhận là m. Độ sâu tối đa được ghi nhận là 94 m. | null | Natica |
Logo truyền hình của cuộc thi Các quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự cuộc thi và kết quả. Hoa hậu Thế giới 1999 là cuộc thi Hoa hậu Thế giới lần thứ 49, diễn ra vào ngày tháng 12 năm 1999 tại Olympia London, Luân Đôn, Anh. 94 thí sinh tham gia cuộc thi năm nay. Đây là lần đầu tiên Scotland và Wales tự cử đại diện riêng của mình. Hoa hậu Thế giới 1998 Linor Abargil đến từ Israel đã trao lại vương miện cho cô Yukta Mookhey đến từ Ấn Độ. Kết quả Thí sinh Hoa hậu Thế giới 1999 Yukta Mookhey Á hậu 1 Martina Thorogood Á hậu 2 Sonia Raciti Top 5 Genny Chervoney Sebah Tubman Top 10 Ivana Petković Karin Laasmäe Anette Haukaas Lorena Bernal Natasha Allas Châu lục Thí sinh Châu Phi * Sonia Raciti Châu Mỹ * Martina Thorogood Châu Châu Đại Dương * Yukta Mookhey Vùng Caribê * Desiree Depass Châu Âu * Genny Chervoney *Thiết kế áo dạ hội đẹp nhất: Genny Chervoney Israel * Shari Afua Smith * Lorena Silva * Veronica Denise Barrionuevo * Cindy Vanessa Cam Tin Martinus * Nalishebo Gaskell * Sandra Kolbl * Mary Watkins * Tania Rahman Tonni * Brigitta Callens * Ana Raquel Rivera Zambrana * Samra Begović * Alimah Isaacs * Paula de Souza Carvalho * Violeta Zdravkova * Mireille Eid * Mona Lisa Tatum * Lissette Sierra Ocayo * Mónica Elizabeth Escolar Danko * Fiorella Martínez * Ivana Petković * Sofia Georgiou * Helena Houdova * Luz Cecilia García Guzman * Sofia Moran Trueba * Karin Laasmae * Maria Laamanen * Sandra Bretones * Susan Höcke * Mariam Sugru Bugri * Abigail Garcia * Evangelia Vatidou * Ana Beatriz González Scheel * Indra Changa * Ilona Marilyn van Veldhuisen * Irma Waleska Quijada Henriquez * Nguyên Tử Nhi * Erika Dankai * Katrin Baldursdóttir * Yukta Mookhey * Emir-Maria Holohan Doyle * Jenny Chervoney * Gloria Nicoletti * Desiree Depass * Aya Mitsubori * Assel Issabayeva * Esther Muthoni Muthee * Han Na-na * Evija Rucevska * Norma Elias Naoum * Sebah Esther Tubman * Renata Mackevičiūtė * Tantely Naina Ramonjy * Jaclyn Lee Tze Wey * Catharine Attard * Danette Velasco Bataller * Shweta Singh * Coralie Ann Warburton * Augustine Iruviere * Annette Haukaas * Jessenia Casanova Reyes * Mariela Candia Ramos * Wendy Monteverde * Lalaine Bognot Edson * Marta Kwiecień * Joana Ines Texeira * Arlene Torres * Nicoleta Luciu * Elena Efimova * Ifelola Bandejo * Stephanie Norrie * Anne-Mary Jorre de St. Jorre * Audrey Quek Ai Woon * Andrea Veresova * Neda Gačnik * Sonia Raciti * Lorena Bernal Pascual * Dilumini de Alwis Jayasinghe * Colleen Tullonen * Jenny Louise Torsvik * Anita Buri * Manoa Froge * Hoyce Anderson Temu * Karnala Kumpu Na Ayutthaya * Sacha Anton * Ayşe Hatun Önal * Olga Savinskaya * Nicola Willoughby * Natasha Allas * Katherine Gonzalves * Martina Thorogood Heemsen * Clare Marie Daniels * Lana Marić * Cynthia Chikwanda * Brita Maseluthini Eric Morley Chủ tịch tổ chức Hoa hậu Thế giới Louis Grech Luciana Morad Linda Pétursdóttir Hoa hậu Thế giới 1988 đến từ Iceland Dean Cain Eddie Irvine Terry O'Neill Lennox Lewis Wilnelia Merced Hoa hậu Thế giới 1975 đến từ Puerto Rico Pageantopolis Jimmy's Pageant Page | Hoa hậu Thế giới 1999 | Hoa hậu Thế giới |
'Dryopteris là một loài dương xỉ trong họ Loài này được C.Chr. mô tả khoa học đầu tiên năm 1905. Danh pháp khoa học của loài này chưa được làm sáng tỏ. | null | Dryopteris, Unresolved names |
Ráy lá dài (danh pháp khoa học: Alocasia longiloba) là một loài thực vật có hoa trong họ Ráy (Araceae). Loài này được Miq. mô tả khoa học đầu tiên năm 1856. Tập tin:Pokok keladi berbunga.jpg | Ráy lá dài | Cây trồng trong nhà |
là một phân họ trong họ Sóc, phần nhiều trong chúng là các dạng sóc đất. Nhìn chung, sóc đất vốn là loài ăn tạp, ngoài việc ăn các loại quả, hạt chúng còn tấn công cả những loài gặm nhấm, bò sát chẳng hạn như rắn. Sóc đất có khả năng kháng độc rất tốt do đó chúng không sợ rắn độc mà còn có thể giết cả những loài rắn kịch độc như rắn đuôi chuông, hổ mang chúa. Tông Xerini: Sóc gai Sóc gai **Xerus Tông Protoxerini **Epixerus **Paraxerus Tông Marmotini: Sóc đất thật sự, macmot, sóc chuột, chuột chó thảo nguyên ** Các chi cơ sở và vị trí không chắc chắn (incertae sedis) ** Phân tông Tamiina ***Tamias: Sóc chuột ** Phân tông Marmotina ***Marmota: Macmot ** Phân tông Spermophilina: Sóc đất thật sự Sóc linh dương ***Cynomys: Chuột chó thảo nguyên Sóc chuột vàng, sóc suslik Tập tin:Xerus inauris.jpg Tập Ziesel in Tập Tập tin:Marmota marmota 07.jpg Thorington R. W. và R. S. Hoffmann. 2005. Family Sciuridae. Trang 754-818 trong Mammal Species of the World Taxonomic and Geographic Reference. Nhà in Đại học Johns Hopkins, Baltimore. | null | |
là một chi của họ cá Oxudercidae. Chi này hiện hành có các loài sau đây được ghi nhận: ampluvinculus I. S. Chen, K. T. Shao L. S. Fang, 1995 bruynisi de Beaufort, 1912 deraniyagalai Kottelat Pethiyagoda, 1989: Nó được tìm thấy India và Sri Lanka. fuligimentus I. S. Chen, Séret, Pöllabauer K. T. Shao, 2001 insignus (Herre, 1927) marmoratus (W. K. H. Peters, 1868) pallidus (Herre, 1934) roxasi Herre, 1936 vanuatuensis Keith, Marquet Watson, 2004 (Vanuatu vitiensis A. P. Jenkins Boseto, 2005 Thể Thể | null | |
Fejervarya iskandari là một loài ếch trong họ Ranidae. Chúng là loài đặc hữu của Indonesia. Môi trường sống tự nhiên của chúng là đất có tưới tiêu. Iskandar, D. Mumpuni 2004. Fejervarya iskandari. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 23 tháng năm 2007. | ''Fejervarya iskandari | Fejervarya, Động vật lưỡng cư Indonesia, Động vật đặc hữu Indonesia |
Curcuma parviflora là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Nathaniel Wallich mô tả khoa học đầu tiên năm 1830 theo mẫu vật thu thập từ rừng ven sông Irrawaddy, từ Prome tới Ava. Loài này có từ Myanmar qua Thái Lan tới miền bắc Malaysia bán đảo. Phạm Hoàng Hộ (1999, 2003) cho rằng loài này có Việt Nam nhưng không đề cập điểm sinh sống hay thu thập mẫu, với tên gọi thông thường là nghệ hoa nhỏ, (tên gọi hoa nhỏ có lẽ là phiên dịch tính từ định danh Ông mô tả nó như sau: Tuy nhiên, theo Jana Otakar Šída và Trần Hữu Đăng (2014) thì loài này không gặp trên thực địa cũng như trong các phòng mẫu cây tại Campuchia, Lào, Việt Nam. Thân rễ mọng, nằm ngang, ruột màu nâu nhạt, các sợi rễ mập hơn, mọng, với các bướu nhỏ hình chùy hay thay đổi, không thấy củ. Lá thẳng, tỏa rộng, hình trứng-thuôn dài, nhọn thon, đáy gần thuôn tròn lệch, gợn sóng, dài 6-8 đốt ngón cái (15–20 cm, đốt ngón cái (pollicaris) 2,46 cm), nhẵn nhụi, mặt dưới xanh xám, cuống lá thanh mảnh, có rãnh, dài bằng hoặc ngắn hơn một nửa, đáy giãn nở thành cuống ngắn, ép hai bên xếp lợp. Cành hoa bông thóc giữa bẹ với cuống mọc thẳng, cuống hình trụ ngắn, thuôn dài, đốt ngón cái (7,5 cm), ngay phía trên điểm giữa cuống bên trong nổi cao. Lá bắc mào màu trắng, đỉnh nhọn, có khi với mảng màu xanh lục đỉnh. Lá bắc sinh sản hình trứng, đỉnh nhọn-tù, màu xanh lục, xếp lợp bốn hàng, xim hoa bọ cạp xoắn ốc 2-3 hoa, đáy hợp sinh bên trong lõm. Hoa rất nhỏ, thò dài ra từ các lá bắc, màu trắng, cánh môi màu tím. Đài hoa hình ống, ngắn, họng răng tù, răng phía dưới xẻ sâu, tách biệt và lớn. Phiến thùy hình mác-hình trứng ngược, tù, ~8 3,5 mm, tụ lại phía trên bao phấn, gần đều, đỉnh nhọn-tù hơi cong, màu trắng hoặc trắng vởi đỉnh xanh lam; cánh môi thuôn dài-hình trứng ngược, ~9 mm, tù, rộng đầu, uốn cong, thùy, phần dưới màu trắng, phần trên màu lam tím, với các vạch màu trắng tỏa ra rìa, phía dưới hơi thu nhỏ, ~2 lần lớn hơn các thùy ngoài. Bao phấn ngắn, xiên, bán trong suốt, có lông tơ mịn, đáy gần như có khớp, tù và trần trụi, phần trước thùy; mào ngắn, hình mác, nhọn, uốn cong. Đầu nhụy phía dưới rãnh mào bao phấn, hình phễu, cửa vào nằm ngang. Các họ hàng gần của C. parviflora là C. pygmaea và C. thorelii. Có ít nhất là thù hình của loài này. Số nhiễm sắc thể 2n 28, 30, 32, 34, 36 và 42, cho thấy nó có thể là một phức hợp loài. Ghi nhận về thù hình của C. parviflora như sau: Thù hình (nguyên chủng): Myanmar, dọc miền tây Thái Lan. Thù hình 2-5: Miền trung Thái Lan. Tập tin:Curcuma parviflora Tập Tập tin:Pahin03.jpg | ''Curcuma parviflora | |
Guernsey (; tiếng Guernésiais: Guernési; tiếng Pháp: Guernesey) là hòn đảo lớn thứ hai về diện tích cũng như dân số trong Quần đảo Eo biển, xếp sau Jersey. Nó nằm cách Bán đảo Cotentin, Normandy 27 dặm (43 km) về phía Tây. Guernsey cùng với ba hòn đảo có người khác (Herm, Jethou và Lihou) và nhiều đảo nhỏ và bãi đá tạo thành phần chính của Địa hạt Guernsey, một trong ba Lãnh địa vương quyền của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland chịu sự tài phán trực tiếp từ quân chủ Anh. Khu vực tài phán Guernsey và các đảo trực thuộc của nó có dân số 63.950 người và diện tích 24 dặm vuông (62 km2), chiếm 79,5% diện tích và 95% dân số của Địa hạt Guernsey. Guernsey là một phần của Công quốc Normandy cho đến năm 1204, khi công quốc rơi vào tay của Vương quốc Pháp, người dân trên Quần đảo Eo biển vẫn trung thành với Vương quốc Anh nên đã tách khỏi lục địa Normandy thuộc Pháp. Năm 1290, Quần đảo Eo biển được phân chia về mặt hành chính và Guernsey trở thành một phần của Địa hạt Guernsey, phần còn lại là Địa hạt Jersey. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Guernsey bị Phát xít Đức xâm lược và chiếm đóng. Sau năm, hòn đảo được giải phóng vào ngày tháng năm 1945, được kỷ niệm hàng năm là Ngày Giải phóng. Guernsey được quản lý như một phần của Địa hạt Guernsey, một Lãnh địa vương quyền của Vương quốc Anh. Do đó, hòn đảo không phải là một phần của Vương quốc Anh và cũng không phải là một Lãnh thổ hải ngoại thuộc Anh, mặc dù chính phủ Vương quốc Anh có một số trách nhiệm về đối ngoại và quốc phòng với Địa hạt này. Quốc vương Anh là nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ là Chủ tịch Ủy ban Chính sách và Tài nguyên. Quốc hội và chính phủ của khu vực tài phán là Nghị viện Guernsey. Hòn đảo được chia thành 10 giáo xứ. Ngành công nghiệp lớn nhất của Guernsey là dịch vụ tài chính, tiếp theo là du lịch và nông nghiệp. Hòn đảo này đặc biệt nổi tiếng với gia súc. Văn hóa của Guernsey chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Anh, thể hiện rõ qua việc lãnh thổ này sử dụng đồng bảng Anh và tình trạng tiếng Anh là ngôn ngữ mẹ đẻ chính. Văn hóa Norman và Pháp cũng có tác động, chẳng hạn như ngôn ngữ truyền thống của hòn đảo, tiếng Guernésiais vẫn còn được sử dụng. Ngoài ra, nhà văn Pháp Victor Hugo đã sống lưu vong 15 năm Guernsey, nơi ông đã viết một số tác phẩm nổi tiếng nhất của mình. Tên của hòn đảo, "Guernsey", giống như tên của đảo "Jersey" lân cận, có nguồn gốc từ tiếng Bắc Âu cổ. Yếu tố thứ hai của mỗi từ, "-ey", là tiếng Bắc Âu cổ có nghĩa là "đảo", trong khi từ gốc, "guern(s)", có nguồn gốc và nghĩa không chắc chắn, có thể bắt nguồn từ một trong hai tên riêng chẳng hạn như Grani hoặc Warinn, hoặc từ gron, nghĩa là cây thông. Các tên trước đây của Quần đảo Eo biển thay đổi theo lịch sử, nhưng bao gồm các đảo Lenur, và Sarnia; Sarnia là tên Latin của Guernsey, hay Lisia (Guernsey) và Angia (Jersey). States of Guernsey Government House Guernsey VisitGuernsey/ Du lịch Guernsey | Guernsey | Quốc gia và vùng lãnh thổ nói tiếng Anh, Quốc gia Bắc Âu, Quốc gia Tây Âu, Địa lý Guernsey, British Islands, Khởi đầu năm 1204, Đảo của Quần đảo Eo biển |
Trường Tiểu học Thăng Long, tiền thân là Trường Tư thục Thăng Long là một trường tiểu học công lập tại Hà Nội. Thành lập năm 1929 với tên Thăng Long học hiệu, trường là một trong các cơ sở giáo dục lâu đời nhất tại Hà Nội. Đây là một trong những cái nôi của cách mạng Việt Nam với nhiều giáo viên nổi tiếng như Võ Nguyên Giáp, Hoàng Minh Giám,... Sau khi phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục bị dập tắt, một phong trào nghĩa thục khác của trí thức người Việt được thành lập dưới tên “Association pour le développement de l’enseignement libre” (Hội mở mang nền tư thục, viết tắt là A.D.E.L.). Tổ chức này được nhà cầm quyền cho phép hoạt động. Các thành viên Hoàng Minh Giám, Phan Anh, Đặng Thai Mai, Nguyễn Cao Luyện, Đặng Vũ Xích, Nguyễn Dương đã bàn với Phạm Hữu Ninh cũng là hội viên, đang là Hiệu trưởng trường Thăng Long học hiệu phố Hàng Cót được thành lập từ năm 1928, cho lấy tên trường này nâng cấp lên bậc tú tài, mời Nguyễn Bá Húc có bằng cử nhân toán làm Hiệu trưởng. Trường được dời về phố Ngõ Trạm (địa chỉ hiện nay). Tháng 9/1935, Trường Tư thục Thăng Long khai giảng năm học đầu tiên tại địa chỉ mới. Hà Nội bấy giờ chỉ có hai trường có thể đào tạo học sinh đi thi Tú tài là trường tư thục Hồng Bàng (phố Hàng Trống) và trường Gia Long (phố Phủ Doãn) đều do người Pháp quản lí, vì vậy Trường Tư thục Thăng Long là ngôi trường đầu tiên có bậc Tú tài do người Việt quản lí. Vì vậy cộng với hệ thống giáo viên hàng đầu như Hoàng Minh Giám, Võ Nguyên Giáp, Đặng Thai Mai, Phan Thanh, Nghiêm Xuân Yêm, Nguyễn Lân, Bùi Kỷ, Phạm Huy Thông, Ngô Xuân Diệu, Vũ Đình Hòe, Nguyễn Cao Luyện, Trịnh Văn Bính, Nguyễn Dương, Vũ Đình Liên,… nên học sinh các tỉnh cũng đua nhau tìm đến, ngay năm đầu đã có tới 2000 học sinh. Sau Toàn quốc kháng chiến, trường dừng hoạt động. Tuy nhiên, năm 1948 Phạm Hữu Ninh khôi phục lại trường dưới tên Trường Tiểu học Thủ Đô nhằm che mắt chính quyền Pháp đang kiểm soát Hà Nội do hệ thống giáo viên nhà trường có nhiều người thuộc Việt Minh, đồng thời giảm hệ thống giáo dục của trường xuống bậc Tiểu học. Sau Hiệp định Genève 1954, chính quyền Pháp rút khỏi Hà Nội, trường đổi lại tên thành như hiện nay, đồng thời chuyển loại hình trường từ tư thục sang công lập. | Trường Tiểu học Thăng Long | |
Cảnh quan văn hóa Nghệ thuật đá Hoa Sơn Tả Giang (, Hán-Việt: Hoa Sơn bích họa) là cảnh quan rộng lớn lịch sử của nghệ thuật điêu khắc đá trên các núi đá vôi có niên đại ít nhất vài trăm năm tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Các bức vẽ nằm bên bờ phía tây của Minh Giang () là một nhánh của Tả Giang. Khu vực tự nhiên quanh cảnh quan văn hóa này thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên, thuộc thị trấn Ái Điếm, huyện Ninh Minh. Vào ngày 15 tháng năm 2016, Cảnh quan văn hóa Nghệ thuật đá Hoa Sơn Tả Giang đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Các bức vẽ được cho là có niên đại khoảng 1.800-2.500 hoặc 1.600-2.400 năm tuổi. Thời kỳ vẽ ra các bức tranh có lẽ là từ thời Chiến Quốc cho tới cuối thời nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc. Các bức vẽ được cho là tác phẩm nghệ thuật của những người Lạc Việt cổ, tổ tiên của người Choang ngày nay. Xác định niên đại cacbon cho thấy, bức tranh cổ nhất được vẽ cách đây 16.000 năm, trong khi bức vẽ muộn nhất có niên đại 690 năm tuổi. Các vách đá chính của núi có chiều rộng 170 mét và cao 40 mét được cho là bức tranh đá lớn nhất Trung Quốc. Bức tranh nằm độ cao từ 30 đến 90 mét so với mực nước sông với khoảng 1.900 hình ảnh rời rạc bố trí trong 110 nhóm hình ảnh. Nguyên liệu sử dụng để vẽ là Đất son đỏ (Hematit) keo động vật và máu tạo thành màu đỏ đặc trưng cho các hình vẽ. Hình ảnh mô tả bao gồm trống đồng, dao, kiếm, chuông, và tàu thuyền. Một số hình ảnh về con người có chiều cao 60 cm, 150 cm thậm chí có hình ảnh đạt tới mét. The Rock Art of Huashan Sacred Meeting Place for Sky, Water Earth | Cảnh quan văn hóa Nghệ thuật đá Hoa Sơn Tả Giang | Di sản thế giới tại Trung Quốc, Nghệ thuật đá Trung Quốc, Địa lý Quảng Tây, Địa điểm khảo cổ Trung Quốc |
các vườn thú và đoàn xiếc, sư tử (Panthera leo) và hổ (Panthera tigris) thỉnh thoảng có giao phối với nhau. Nếu bố là sư tử, lũ con sinh ra sẽ được gọi là "sư hổ", còn nếu bố là hổ, lũ con được gọi là "hổ sư". Những con vật này tuy khỏe mạnh nhưng nói chung là không sinh đẻ được. Tuy nhiên, một con sư hổ cái München (Đức) đã được cho giao phối thành công với một con sư tử và lũ con đã được nuôi trưởng thành. Đầu hình nêm có mũi hơi dài. Mũi có màu giống như bộ lông. Tai to, hơi tròn. Mắt hình quả hạnh (quả bàng). Tập tin:Liger sư hổ Everland Tập sư National Zoo Aquarium, Canberra, Australia *Sư hổ (Liger) *Hổ sư (Tiglon) | sư tử | Sư tử, Hổ, Họ Mèo |
Máy bay tiêm kích Thử nghiệm Koshiki-2 là một mẫu thử máy bay tiêm kích, do Trường Hàng không Tokorozawa thuộc Lục quân Đế quốc Nhật Bản thiết kế. Green, William and Gordon Swanborough. The Complete Book of Fighters. New York, Smithmark, 1994. ISBN 0-8317-3939-8. *Mikesh, Robert C. and Shorzoe Abe. Japanese Aircraft 1910–1941. London: Putnam, 1990. ISBN 0-85177-840-2. | Máy bay tiêm kích Thử nghiệm Koshiki-2 | Máy bay Tokorozawa, Máy bay tiêm kích Nhật Bản 1920–1929, Máy bay chiến đấu, Máy bay quân sự, Máy bay tiêm kích, Máy bay hai tầng cánh, Dự án máy bay hủy bỏ của Nhật Bản, Máy bay một động cơ cánh quạt |
Chuẩn Đô đốc John Franklin (sinh ngày 16 tháng năm 1786 mất ngày 11 tháng năm 1847) là một chỉ huy Hải quân Hoàng gia Anh và thám hiểm vùng Bắc Cực. Franklin cũng từng là thống đốc của Tasmania trong nhiều năm. *Alexander, Alison (editor) (2005)The Companion to Tasmanian HistoryCentre for Tasmanian Historical Studies, University of Tasmania, Hobart. ISBN 1-86295-223-X. *Robson, L.L. (1983) A history of Tasmania. Volume 1. Van Diemen's Land from the earliest times to Oxford University Press. ISBN 0-19-554364-5 Franklin and the North-West Passage Original reports from The Times NOVA's companion website for Arctic Passage Biography at the Dictionary of Canadian Biography Online The Fate of Franklin (Russell Potter) The Life and Times of Sir John Franklin List of artefacts recovered from the Franklin Expedition Paper from the Universary of Calgary about the discovery of skeletal remains in 1992 Works by John Franklin at Project Gutenberg Ottawa plans search for Franklin ships, Toronto Star'', ngày 14 tháng năm 2008. Search for Franklin from Frozen Ocean: Search for the North-west Passage | John Franklin | Sinh năm 1786, Mất năm 1847, Đô đốc Hải quân Hoàng gia Anh, Nhà thám hiểm Anh, Văn hóa dân gian Canada, Hội viên Hội Hoàng gia |
Tolpia là một loài bướm đêm thuộc họ Erebidae. Nó được tìm thấy miền bắc Sumatra. Sải cánh dài 13–15 mm. Cánh dưới nâu tối và phía dưới nâu đồng nhất. 2007: Revision of the Micronoctuidae (Lepidoptera: Noctuoidea). Part 1, Taxonomy of the Pollexinae. Zootaxa, 1567': 1-116. Abstract excerpt | ''Tolpia là một loài bướm đêm thuộc họ Erebidae. Nó được tìm thấy miền bắc Sumatra. Sải cánh dài 13–15 mm. Cánh dưới nâu tối và phía dưới nâu đồng nhất. == Tham khảo == 2007: Revision of the Micronoctuidae (Lepidoptera: Noctuoidea). Part 1, Taxonomy of the Pollexinae. ''Zootaxa'', | |
Tưởng Trác Khánh (tiếng Trung giản thể: 蒋卓庆, bính âm Hán ngữ: Jiǎng Zhuō Qìng, sinh tháng năm 1959, người Hán) là chính trị gia nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông là Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng khóa XIX, hiện là Bí thư Đảng tổ, Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Nhân Đại Thượng Hải. Ông từng là Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Ủy ban Kiểm Kỷ Tỉnh ủy Giang Tô, Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát Giang Tô; Phó Thị trưởng Thượng Hải. Tưởng Trác Khánh là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc, học vị Cử nhân Tài chính, chức danh Kinh tế sư cấp cao, Kế toán sư cấp cao. Ông có sự nghiệp chủ yếu Thượng Hải với gần 40 năm công tác thành phố này. Tưởng Trác Khánh sinh tháng năm 1959 tại huyện Từ Khê, nay là thành phố cấp huyện Từ Khê, thuộc địa cấp thị Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông lớn lên và tốt nghiệp cao trung Từ Khê, sau đó tới Thượng Hải làm nhân viên Trạm ẩm thực Hướng Dương quận Từ Hối gần năm, đến năm 1980 thì theo học Trường Tài chính Thượng Hải trong năm về tài chính chuyên nghiệp. Vào tháng năm 1983, ông bắt đầu học Đại học Điện thị Thượng Hải (上海电视大学, nay là Đại học Khai phóng Thượng Hải) và nhận bằng đại học chuyên ngành tài chính đây vào tháng năm 1986. Tháng năm 1998, ông tham gia chương trình học vào buổi tối chuyên ngành kỹ thuật quản lý trong năm tại Đại học Thượng Hải. Tưởng Trác Khánh được kết nạp Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng năm 1985 tại Điện thị Thượng Hải, từng tham gia khóa tiến tu cán bộ cấp địa sảnh giai đoạn tháng 5–7 năm 2004 tại Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tháng năm 1982, sau khi hoàn thành khóa học Trường Tài chính Thượng Hải, Tưởng Trác Khánh được nhận vào làm Cục Tài chính Thượng Hải với vị trí chuyên viên của Phòng Tài vụ xí nghiệp thứ 2. Bốn năm sau, vừa lúc tốt nghiệp Điện thị Thượng Hải, ông được thăng bậc công vụ viên lên làm chủ nhiệm khoa viên, và liên tục thăng chức phó trưởng phòng, trưởng phòng những năm 1987, 1992. Tháng năm 1993, ông được bổ nhiệm làm Bí thư Đảng tổ, Cục trưởng Chi cục thứ Nhất của Cục Thuế vụ, Cục Tài chính Thượng Hải, thăng chức làm Phó Cục trưởng Cục Tài chính từ tháng 10 năm 1994, chuyển đổi giữa cơ quan này và Cục Thuế địa phương Thượng Hải năm 2000. Sang tháng 12 năm 2002, Tưởng Trác Khánh được điều tới quận Dương Phố, chỉ định nhậm chức Phó Bí thư Quận ủy, được bổ nhiệm làm Quận trưởng của quận này. Sau đó năm, ông được điều trở lại Chính phủ Nhân dân thành phố Thượng Hải làm Bí thư Đảng tổ, Cục trưởng Cục Bảo đảm lao động, thay thế Chúc Quân Nhất một trong những công vụ viên phạm tội tham nhũng trong vụ đại án của chính trị gia, Bí thư Thượng Hải Trần Lương Vũ. Tháng năm 2008, Tưởng Trác Khánh nhậm chức Phó Tổng thư ký Chính phủ Thượng Hải, kiêm Bí thư Đảng tổ, Cục trưởng Cục Tài chính từ tháng năm 2010. Giai đoạn này ông cũng từng kiêm nhiệm giữa Phó Tổng thư ký của Chính phủ thành phố lẫn Thành ủy Thượng Hải, và đồng thời là Chủ nhiệm Sảnh Văn phòng và thăng chức làm Tổng thư ký Chính phủ thành phố trong năm 2013. Tháng năm 2013, Tưởng Trác Khánh được bổ nhiệm làm Phó Thị trưởng Thượng Hải, kiêm nhiệm Chủ nhiệm Ủy ban Quản lý Khu thương vụ Hồng Kiều Thượng Hải từ 2015. cương vị này, ông phụ trách lĩnh vực đô thị, giao thông vận tải, nhà và xây dựng, đã nhiều lần xuất hiện trên "đường dây nóng của Thị trưởng", "Mùa hè", hỗ trợ nâng cao trình độ quản lý đô thị Thượng Hải. Tháng 10 năm 2016, ông được điều tới tỉnh Giang Tô, chỉ định vào Ban Thường vụ Tỉnh ủy, phân công làm Bí thư Ủy ban Kiểm Kỷ Tỉnh ủy Giang Tô, sau đó được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát Giang Tô từ 2018, đồng thời trúng cử đại biểu của Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc khóa XIII. Trước đó, tháng 10 năm 2017, ông tham gia Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIX từ đoàn đại biểu Giang Tô, được bầu làm Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng. Tháng 12 năm 2019, ông được điều trở lại Thượng Hải, nhậm chức Bí thư Đảng tổ Nhân Đại Thượng Hải, được bầu bổ sung làm đại biểu cơ quan lập thành phố trong ngày 19 cùng tháng. Ngày 20 tháng năm 2020, ông được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân thành phố Thượng Hải. Cuối năm 2022, ông là đại biểu tham gia Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XX từ đoàn Thượng Hải. Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân Bí thư Tỉnh ủy (Trung Quốc) Tiểu sử Tưởng Trác Khánh Mạng Nhân dân. | Tưởng Trác Khánh | Người Hán, Nhân vật còn sống, Sinh năm 1959, Người Chiết Giang, Cựu sinh viên Đại học Thượng Hải, Cựu sinh viên Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc |
Yu Woo-ik năm 1999 Yu Woo-ik (hay Ryu Woo-ik, sinh ngày tháng năm 1950 tại Sangju, Hàn Quốc) là một chính khách, nhà ngoại giao và nhà địa lý người Hàn Quốc. Dưới thời Tổng thống Lee Myung-bak, ông từng là chánh văn phòng Tổng thống năm 2008, đại sứ tại Trung Quốc từ năm 2009 đến năm 2011, và bộ trưởng Bộ Thống nhất từ năm 2011 đến năm 2013. Ông cũng là giáo sư tại Đại học Quốc gia Seoul cho đến năm 2010 và từng là Tổng thư ký của Hội liên hiệp Địa lý Quốc tế từ năm 2008 đến năm 2010. Yu Woo-ik học ngành địa lý học tại Đại học Quốc gia Seoul và nhận bằng tiến sĩ năm 1980 tại Đại học Christian Albrechts Kiel với luận án Verhalten und Sozialstruktur in ländlichen Räumen''. Sau đó, ông trở lại Hàn Quốc và trở thành giáo sư tại Đại học Quốc gia Seoul. Ông cũng từng làm việc trong nhiều ủy ban cố vấn chính sách quốc gia. Từ năm 1996, ông trở thành một trong những cố vấn thân cận nhất của Lee Myung-bak. Sau khi Lee Myung-bak được bầu làm tổng thống Hàn Quốc, ông đã bổ nhiệm Yu Woo-ik làm chánh văn phòng Tổng thống vào đầu năm 2008. Tuy nhiên, ông đã đệ đơn từ chức vào ngày tháng cùng năm, sau các cuộc biểu tình công khai phản đối việc nối lại nhập khẩu thịt từ Hoa Kỳ. Sau đó, ông trở lại Đại học Quốc gia Seoul với tư cách là giáo sư. Từ tháng 12 năm 2009, Yu làm đại sứ Hàn Quốc tại Trung Quốc trong 16 tháng. Ngày 30 tháng năm 2011, Lee Myung-bak bổ nhiệm ông làm Bộ trưởng Bộ Thống nhất, ông giữ chức vụ này cho đến hết nhiệm kỳ vào đầu năm 2013. Ngay khi được bổ nhiệm, ông đã tuyên bố “Trung Quốc cần nhận thức một cách tích cực rằng sự thống nhất bán đảo Triều Tiên sẽ có lợi cho nước này cũng như là điều hạnh phúc đối với Hàn Quốc và cả vùng Đông Á”. Người kế nhiệm chức vụ này là Ryu Gil-jae. Vợ của ông là Biểu Minh Doãn. Yu Woo-ik đã phát triển kế hoạch cho một con kênh nối liền sông Hán và sông Nakdong và từ đó có thể tạo ra một tuyến đường thủy chạy dọc qua Hàn Quốc. Mặc dù kế hoạch này chưa bao giờ được thực hiện, nhưng một dự án có định hướng tương tự đã được triển khai với sự tham gia của ông với mục đích bảo vệ môi trường, được gọi là "Dự án Bốn con sông". Với tư cách là bộ trưởng, ông đã đề xuất thành lập một quỹ để hỗ trợ cho công dân Hàn Quốc trong việc xây dựng Triều Tiên trong tương lai. Trang web của Quỹ Hansun Südkoreas "Niemand will den Norden einfach schlucken" Phỏng vấn, Spiegel online, 10 tháng 3, 2012 | Yu Woo-ik | Bộ trưởng Hàn Quốc, Đại sứ Hàn Quốc, Đại sứ Hàn Quốc tại Trung Quốc, Nhà địa lý thế kỷ 20, Nhà địa lý thế kỷ 21, Giảng viên Đại học Quốc gia Seoul, Sinh năm 1950, Nhân vật còn sống |
Magnus Carlsen Chess Tour hoặc Magnus Carlsen Tour (tiếng Việt: Chuỗi giải đấu cờ vua Magnus Carlsen) là một chuỗi giải đấu cờ nhanh online (trên mạng Internet) diễn ra trong năm 2020. Giải đấu mang tên đương kim vua cờ Magnus Carlsen, do công ty của anh tổ chức. Tổng cộng tiền thưởng của chuỗi giải là triệu đô la Mỹ. Giải đấu mời các kỳ thủ hàng đầu thế giới tham dự. Carlsen vô địch trong giải đấu của tour và vô địch cả giải đấu Finals cuối cùng, sau khi vượt qua Hikaru Nakamura 4–3 tại chung kết. Trong hoàn cảnh đại dịch COVID-19 lan tràn, hàng loạt giải đấu cờ vua truyền thống phải hủy hoặc hoãn. Giải đấu lớn cuối cùng diễn ra trong đợt dịch là Giải đấu Ứng viên 2020 cũng phải ngưng giữa chừng. Cờ vua là một môn thể thao có thể thi đấu qua mạng Internet, vì vậy trong thời gian cách ly vì dịch bệnh, có nhiều giải đấu online được tổ chức. Trong thời gian cách ly, ban đầu vua cờ Magnus Carlsen cùng công ty của anh đứng ra tổ chức một giải mời online với thể thức cờ nhanh, gồm bản thân Carlsen cùng kỳ thủ mời khác, mang tên Magnus Carlsen Invitational (Giải mời Magnus Carlsen) với quỹ thưởng lập kỷ lục mới của một giải đấu online là 250 ngàn đô la Mỹ. Với thành công của giải đấu này, cùng với việc thu hút được các nhà tài trợ, ban tổ chức giải đã phát triển thành một chuỗi giải, mang tên Magnus Carlsen Tour, thêm giải đấu nữa, cùng một giải Tour Finals chung cuộc, dành cho kỳ thủ vô địch giải đấu. Thể thức này có phần tương tự Grand Chess Tour, một chuỗi giải tổ chức thường niên bị hủy vì dịch bệnh, có các giải đấu thành phần và một giải đấu Final cũng gồm kỳ thủ có điểm tích lũy cao nhất. Tổng tiền thưởng của cả hệ thống giải lên tới triệu đô la Mỹ, riêng giải Tour Finals là 300 nghìn đô la, đều lập kỷ lục về tiền thưởng của một chuỗi giải online và một giải online riêng biệt. Chuỗi giải đấu này chơi theo thể thức cờ nhanh, mỗi ván đấu 15 phút 10 giây tích lũy. Giải đấu đầu tiên gồm kỳ thủ, hai giải đấu sau gồm 12 kỳ thủ, giải cuối cùng 10 kỳ thủ. Mỗi giải đều thi đấu vòng bảng chọn ra (giải đầu tiên và giải thứ tư) hoặc kỳ thủ (giải thứ hai và ba) đánh loại trực tiếp. Các giải đấu đều thi đấu trên nền tảng Chess24.com, là một trong những trang web hàng đầu về cờ vua mà công ty của Magnus Carlsen đã sở hữu trước đó. giải đầu tiên và giải thứ tư, các trận đấu vòng bảng là một trận đấu nhỏ. Mỗi trận đấu nhỏ gồm ván cờ nhanh. Nếu hòa sau ván cờ nhanh đánh một ván Armageddon. Kỳ thủ giành chiến thắng hai trận đấu nhỏ là người thắng chung cuộc. Mỗi trận thắng không cần tie-break đạt điểm, thắng bằng tie-break điểm, thua tie-break điểm và thua không tie-break điểm. Vòng bảng nếu hòa các kỳ thủ phân định thứ hạng bằng điểm ván. hai giải thứ hai và ba, các ván đấu vòng bảng là một ván cờ nhanh. Các trận đấu vòng loại trực tiếp gồm trận đấu nhỏ. hai giải đầu tiên, mỗi trận đấu nhỏ nếu hòa sẽ phân định thắng thua bằng một ván Armageddon. hai giải sau, mỗi trận đấu nhỏ nếu hòa sẽ phân định bằng hai ván cờ chớp, trước khi đánh một ván Armageddon nếu chưa phân thắng bại. Magnus Carlsen Tour Giải Ngày Quỹ thưởng(đô la Mỹ) Số kỳ thủ Vô địch quân Magnus Carlsen Invitational 10 tháng tháng 250 000 Magnus Carlsen Hikaru Nakamura Lindores Abbey Challenge 19 tháng tháng 150 000 12 Daniil Dubov Hikaru Nakamura Chessable Online Masters 20 tháng tháng 150 000 12 Magnus Carlsen Anish Giri Legends of Chess 21 tháng tháng 150 000 10 Magnus Carlsen Ian Nepomniachtchi Tour Finals 9-20 tháng 300 000 Magnus Carlsen Hikaru Nakamura kỳ thủ tham dự thi đấu vòng tròn một lượt trận đấu. Top đánh loại trực tiếp chọn ra nhà vô địch. Phân hạng vòng bảng dựa trên đối đầu, sau đó đến điểm ván. Mỗi trận đấu vòng bảng, cũng như vòng loại trực tiếp gồm ván cờ nhanh. Nếu hòa thi đấu một ván Armageddon phân định thắng thua. Carlsen vô địch sau khi thắng Nakamura 2,5–1,5 chung kết. ;Vòng bảng TT Kỳ thủ Trận Thắng Thắng Thua Thua Điểm Đối đầu Điểm ván Hikaru Nakamura 15 16,5 Đinh Lập Nhân 15 16 Magnus Carlsen 13 14,5 Fabiano Caruana 13 14,5 Ian Nepomniachtchi 8 13 Alireza Firouzja 7 11,5 Anish Giri 7 12,5 Maxime Vachier-Lagrave 6 13,5 ;Vòng loại trực tiếp 12 kỳ thủ tham dự thi đấu vòng tròn một lượt 11 ván đấu. Top đánh loại trực tiếp chọn ra nhà vô địch. Phân hạng vòng bảng dựa trên đối đầu. Mỗi trận đấu vòng loại trực tiếp gồm trận đấu nhỏ, mỗi trận đấu ván cờ nhanh. Nếu hòa thi đấu một ván Armageddon phân định thắng thua. Dubov vô địch sau khi thắng Nakamura 2–1 chung kết. ;Vòng bảng ;Vòng loại trực tiếp 12 kỳ thủ tham dự chia làm hai bảng thi đấu vòng tròn hai lượt 10 ván đấu. Mỗi bảng chọn ra top 4, kỳ thủ đánh loại trực tiếp chọn ra nhà vô địch. Phân hạng vòng bảng dựa trên đối đầu. Mỗi trận đấu vòng loại trực tiếp gồm trận đấu nhỏ, mỗi trận đấu ván cờ nhanh. Nếu hòa thi đấu hai ván cờ chớp, nếu hòa tiếp sẽ chơi một ván Armageddon phân định thắng thua. Người xếp hạng cao hơn vòng bảng được chọn màu quân ván Armageddon. Carlsen vô địch sau khi thắng Giri 2–0 chung kết. ;Vòng bảng ;Vòng loại trực tiếp Giải đấu này có 10 kỳ thủ tham dự, giảm hai người so với hai giải trước đó. Ngoài kỳ thủ vào bán kết giải Chessable trước đó (Carlsen, Giri, Đinh và kỳ thủ còn lại là những kỳ thủ trên 40 tuổi, có nhiều thành tích phù hợp với tên giải đấu Legends (các huyền thoại). Đó là Boris Gelfand, Vasyl Ivanchuk, Viswanathan Anand, Vladimir Kramnik, Peter Svidler và Peter Leko. Trong kỳ thủ này có hai vua cờ (Anand và Kramnik), ba quân thế giới (Gelfand, Ivanchuk và Leko) và một nhà vô địch Cúp thế giới (Svidler). Thể thức của giải đấu này quay trở lại giống như giải Magnus Carlsen Invitational đầu tiên của tour đấu. 10 kỳ thủ thi đấu vòng tròn một lượt vòng. Mỗi trận đấu gồm ván đấu cờ nhanh, nếu hòa sẽ phân định thắng thua bằng một ván cờ Armageddon. Sau vòng bảng, kỳ thủ dẫn đầu vào thi đấu bán kết và chung kết. Carlsen lần thứ ba lên ngôi vô địch trong tour đấu sau khi thắng Nepomniachtchi 2–0 chung kết. ;Vòng bảng Vua cờ Carlsen toàn thắng cả chín trận, giành 25/27 điểm tối đa. Ngoài Carlsen, Nepomniachtchi, Giri và Svidler là những kỳ thủ lọt vào bán kết. Trong số này chỉ mình Svidler thuộc nhóm "huyền thoại". Ba kỳ thủ còn lại đều dự giải bằng thành tích vào bán kết của giải Chessable. TT Kỳ thủ Trận Thắng Thắng Thua Thua Điểm Điểm ván Magnus Carlsen 25 23 Ian Nepomniachtchi 20 20,5 Anish Giri 18 18 Peter Svidler 14 17,5 Vasyl Ivanchuk 13 18,5 Vladimir Kramnik 12 16,5 Boris Gelfand 11 15 Đinh Lập Nhân 9 14 Viswanathan Anand 7 14,5 10 Peter Leko 6 15,5 ;Vòng loại trực tiếp ;Kỳ thủ tham dự Giải đấu này gồm kỳ thủ vô địch giải đấu trước đó. Carlsen và Dubov đã giành hai vé. Do Carlsen vô địch ba giải đấu nên hai suất còn lại dành cho những kỳ thủ có thành tích xuất sắc nhất chuỗi giải. Điểm số được tính: quân 10 điểm, bán kết điểm và tứ kết điểm. Hai suất này thuộc về Nakamura và Đinh. Kỳ thủ MC-Invitational Lindores Abbey Chessable Masters Legends of Chess Tổng điểm Magnus Carlsen Vô địch Vô địch Vô địch Vô địch (3 lần) Daniil Dubov Vô địch Vô địch Hikaru Nakamura 10 10 23 Đinh Lập Nhân 21 ;Vòng loại trực tiếp kỳ thủ dự giải chia cặp đấu loại trực tiếp bán kết và chung kết. Mỗi cặp đấu bán kết có thể kéo dài đến trận, chung kết trận, thay vì như những giải trước. Carlsen thua ngay trận đầu tiên bán kết trước Đinh, kết thúc chuỗi 19 trận thắng liên tiếp tại chuỗi giải. Nakamura thắng Dubov trận trắng, giành vé đầu tiên vào chung kết. Carlsen sau đó cũng thắng Đinh 3–1 để gặp Nakamura chung kết. Carlsen vô địch sau khi vượt qua Nakamura 4–3 tại chung kết | Magnus Carlsen Chess Tour | Giải đấu cờ vua trực tuyến |
'Acalyptris là một loài bướm đêm thuộc họ Nepticulidae. Nó là loài duy nhất được tìm thấy bờ biển Thái Bình Dương vùng Oaxaca của México. Nơi của chúng là các khu rừng thứ sinh. Sải cánh dài khoảng 5.5 mm. Con trưởng thành bay từ tháng 11 đến tháng 12. Taxonomic checklist of Nepticulidae of Mexico, with the description of three new species from the Pacific Coast (Insecta, Lepidoptera) | null | Acalyptris |
'Coleophora là một loài bướm đêm thuộc họ Coleophoridae. Nó được tìm thấy châu Âu to Tiểu Á, Iran, Afghanistan, Trung Quốc, the Korean Peninsula và Nhật Bản. Sải cánh dài 11–16 mm. Ấu trùng ăn Chenopodium và Atriplex species (bao gồm Atriplex patula). Coleophora annulatella Nylander, 1848 Coleophora Toll, 1955 Coleophora laripennella Toll, 1953 Coleophora subtractella Caradja, 1920 Coleophora tengstromella Doubleday, 1859 Ecebalia vestianella (Linnaeus, 1758) Phalaena (Tinea) vestianella Linnaeus, 1758 Ornix laripennella'' Zetterstedt, 1839 Swedish Moths Fauna Europaea | null | Động vật được mô tả năm 1758, Coleophora, Côn trùng châu Âu |
Các đảo quốc Sau đây là danh sách các đảo quốc trên toàn thế giới. Các nước này có lãnh thổ nằm trên hoặc nhiều hòn đảo và không có đường biên giới với bất cứ quốc gia nào. Úc không được xem là đảo mà là lục địa nhỏ nhất Trái Đất. = *Antigua và Barbuda *Úc note *Bahamas *Bahrain *Barbados *Brunei *Cabo Verde *Comoros *Cuba *Cộng hòa Síp *Dominica *Cộng hoà Dominican *Liên bang Micronesia *Fiji *Grenada *Haiti *Iceland *Indonesia *Jamaica *Nhật Bản *Kiribati *Madagascar *Maldives *Malta *Quần đảo Marshall *Mauritius *Nauru *New Zealand *Palau *Papua New Guinea *Philippines *Đài Loan note *Saint Kitts và Nevis *Saint Lucia *Saint Vincent và Grenadines *Samoa *São Tomé và Príncipe *Seychelles *Singapore *Quần đảo Solomon *Sri Lanka *Tonga *Trinidad và Tobago *Turks và Caicos *Tuvalu *Vanuatu = *Cộng hoà Thổ Nhĩ Kỳ Bắc Síp (một phần của đảo Síp, được Thổ Nhĩ Kỳ công nhận). = *Åland (Phần Lan) *Alderney (Anh) *Samoa thuộc Mỹ *Anguilla (Anh) *Aruba (Hà Lan) *Bermuda (Anh) *Quần đảo Virgin thuộc Anh *Quần đảo Cayman (Anh) *Quần đảo Christmas (Úc) *Quần đảo Cocos (Keeling) (Úc) *Quần đảo Cook (New Zealand) *Quần đảo Faroe (Na Uy) *Quần đảo Falkland (Anh) *Greenland (Đan Mạch) *Guam (Mỹ) *Guernsey (Anh) *Jersey (Anh) *Đảo Man (Anh) *Montserrat (Anh) *New Caledonia (Pháp) *Niue *Đảo Norfolk (Úc) *Quần đảo Bắc Mariana (Mỹ) *Quần đảo Pitcairn (Anh) *Puerto Rico (Mỹ) *Sark (Anh) *Saint Helena (Anh) *Tokelau *Quần đảo Virgin thuộc Mỹ = *Bahrain *Barbados *Đảo Christmas *Cuba *Síp *Dominica *Iceland *Jamaica *Madagascar *Malta *Nauru *New Caledonia *Đảo Norfolk *Saint Lucia *Singapore *Sri Lanka *Đài Loan = *Antigua và Barbuda *Bahamas *Quần đảo Cayman *Quần đảo Cocos (Keeling) *Comoros *Liên bang Micronesia *Fiji *Grenada *Indonesia *Nhật Bản *Kiribati *Maldives *Quần đảo Marshall *Mauritius *New Zealand *Philippines *Saint Kitts và Nevis *Saint Vincent và Grenadines *São Tomé và Príncipe *Seychelles *Quần đảo Solomon *Trinidad và Tobago *Tokelau = Xem thêm Danh sách các đảo được chia nhỏ = *Antigua và Barbuda *Bahamas *Bahrain *Barbados *Cuba *Síp *Dominica *Grenada *Jamaica *Nhật Bản *Madagascar *Malta *Philippines *Saint Kitts và Nevis *Saint Lucia *Saint Vincent và Grenadines *São Tomé và Príncipe *Singapore *Sri Lanka *Đài Loan *Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland *Trinidad và Tobago = *Cabo Verde *Comoros *Liên bang Micronesia *Fiji *Iceland *Kiribati *Maldives *Quần đảo Marshall *Mauritius *Nauru *New Zealand *Palau *Samoa *Seychelles *Quần đảo Solomon *Tonga *Tuvalu *Vanuatu *Andros *Delos *Lãnh thỗ tự trị Newfoundland note *Duchy of the Archipelago *Khios *Vương quốc Síp *Vương quốc Anh *Vương quốc Hawaii *Vương quốc Ireland *Vương quốc Man *Nhà nước tự do Ailen *Lesbos *Majapahit *Vương quốc Merina *Milos *Minoas *Folegandros *Rhodes *Đài Loan Dân chủ *Cộng hòa Hawaii *Vương quốc Lưu Cầu *Samos *Quần đảo Ssese *Venezia *Liên bang Tây Ấn, tách thành Anguilla, Antigua, Barbados, Barbuda, Quần đảo Cayman, Dominica, Grenada, Jamaica, Montserrat, Saint Kitts và Nevis, Saint Lucia, Saint Vincent và Grenadines, Tobago, Trinidad và quần đảo Turks và Caicos. *Zakynthos *Quần đảo Cape Breton, giờ là phần của Nova Scotia, Canada. *Tây Ấn thuộc Đan Mạch, giờ là Quần đảo Virgin thuộc Mỹ. *Lãnh thổ Hawaii, là lãnh thổ của Mỹ từ 1898 1959, giờ là một phần của liên bang Mỹ. *Hồng Kông (1841-1860), giờ là một đặc khu hành chính của Trung Quốc note *Labuan, phần thuộc Bắc Borneo, các khu định cư eo biển và Sabah, hiện là lãnh thổ liên bang của Malaysia *Ma Cao (1557-1999), giờ là đặc khu hành chính của Trung Quốc *Newfoundland (1583-1809), giờ là tỉnh bang Newfoundland và Labrador của Canada note *Tân Hebrides, giờ là Vanuatu *Đảo Hoàng tử Edward (Prince Edward Island), giờ là tỉnh bang của Canada *Réunion, giờ là lãnh thổ hải ngoại của Pháp *Tasmania, giờ là phần của Úc *Đảo Vancouver, giờ là phần của tỉnh bang British Columbia, Canada *Zanzibar và Pemba, giờ là phần của Tanzania *Cộng hòa Conch *Minerva *Rose Island *Sealand *Vương quốc Tavolara *Vương quốc Redonda *Antigua và Barbuda *Úc *Bahamas *Bahrain *Barbados *Cabo Verde *Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan) *Comoros *Cuba *Dominica *Fiji *Grenada *Island *Jamaica *Nhật Bản *Kiribati *Madagascar *Maldives *Malta *Quần đảo Marshall *Mauritius *Liên bang Micronesia *Nauru *New Zealand *Palau *Philippines *Saint Kitts và Nevis *Saint Lucia *Saint Vincent và Grenadines *Samoa *São Tomé và Príncipe *Seychelles *Singapore *Quần đảo Solomon *Sri Lanka *Tonga *Trinidad và Tobago *Tuvalu *Vanuatu *Åland *Aruba *Samoa thuộc Mỹ *Anguilla *Quần đảo Ashmore và Cartier *Đảo Baker *Bermuda *Đảo Bouvet *Quần đảo Cayman *Quần đảo Christmas *Quần đảo Cocos (Keeling) *Quần đảo Cook *Quần đảo Biển San hô *Quần đảo Falkland *Quần đảo Faroe *Polynésie thuộc Pháp *Vùng đất phía Nam và châu Nam Cực thuộc Pháp *Greenland *Guam *Guernsey *Đảo Heard và quần đảo McDonald *Đảo Howland *Lãnh thổ Ấn Độ Dương thuộc Anh *Đảo Man *Jan Mayen *Đảo Jarvis *Jersey *Đảo Johnston *Rạn san hô Kingman *Martinique *Mayotte *Rạn san hô vòng Midway *Montserrat *Đảo Navassa *New Caledonia *Niue *Đảo Norfolk *Quần đảo Bắc Mariana *Rạn san hô vòng Palmyra *Quần đảo Pitcairn *Puerto Rico *Réunion *Saint Helena *Saint Pierre và Miquelon *Svalbard *Nam Georgia và Quần đảo Nam Sandwich *Tokelau *Quần đảo Turks và Caicos *Quần đảo Virgin thuộc Anh *Quần đảo Virgin thuộc Mỹ *Đảo Wake *Wallis và Futuna The Cook Islands and Niue are in free association with New Zealand. See Niue Constitution Act 1974 (NZ). Tokelau is territory of New Zealand. An associated state of or in association with the Hoa Kỳ. The Colony of Newfoundland covers the island of Newfoundland before 1808. In 1808, part of the peninsula of Labrador was transferred to Newfoundland from Lower Canada. In other words, before 1808, Newfoundland was an island colony. From 1808 onwards, the Colony of Newfoundland, and later the Dominion of Newfoundland, had been an island plus an area on the continent of North America. The Crown Colony of Hong Kong covers only Hong Kong Island from 1841 to 1860. Kowloon south of Boundary Street on the continent was added in 1860, and extended to include the New Territories in 1898. See also Chinese Civil War, political status of Taiwan và legal status of Taiwan. Australia is considered by geographers to be continent and thus not an island, however in popular usage it is often referred to as an 'island continent'. Vịnh Guantánamo tại Cuba là đất thuê của Hoa Kỳ. Úc duy trì yêu sách lãnh thổ Châu Nam Cực và về mặt kỹ thuật có thể được coi là có biên giới đất liền đó (tới Na Uy, Pháp và New Zealand). Trung Hoa Dân Quốc (thường gọi là "Đài Loan") chỉ kiểm soát các vấn đề của Đài Loan, Matsu, Kinmen, Bành Hồ v.v... Sau Nội chiến Trung Quốc, nhưng chưa chính thức từ bỏ yêu sách đối với các khu vực hiện đang nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc, Mông Tuva (một phần nước và liên kết với Liên bang Nga), v.v... Nếu những lãnh thổ đó được tính đến, Trung Hoa Dân Quốc không phải là một quốc gia không biên giới. Phần phía Bắc của Cộng hòa Síp không được điều khiển bởi Cộng hòa Síp, nhưng do cuộc xâm lược của Thổ Nhĩ Kỳ, có quốc gia thực tế của Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ Bắc Síp, chỉ được công nhận bởi Thổ Nhĩ Kỳ. New Zealand duy trì yêu sách lãnh thổ Châu Nam Cực, vì vậy về mặt kỹ thuật có thể được coi là có biên giới đất liền đó. Rạn san hô thị trường xác định biên giới giữa Phần Lan và Thuỵ Điển. Ngọn hải đăng trên rạn san hô được quản lý trực tiếp từ Phần Lan và thường không được coi là một phần của Quần đảo Åland. *Quần đảo Falkland và Nam Georgia đang tranh cãi với Argentina. *Pháp tuyên bố lãnh thổ Châu Nam Cực và về mặt kỹ thuật có thể được coi là có biên giới đất liền đó. Mặt khác, các đảo được quản lý trong lãnh thổ hải ngoại này không có biên giới đất liền. *Các Minquiers ngoài Jersey được Pháp tuyên bố chủ quyền. *Được quản lý bởi Na Uy theo Hiệp ước Svalbard. *Đảo quốc *Danh sách các nước có đường biên giới với một nước Small Island Developing States Network (UN) | null | Địa lý học tự nhiên, Địa lý nhân văn, Danh sách quốc gia, Đảo quốc |
Kappa Crateris (κ Crateris) là định danh Bayer cho một ngôi sao nằm trong chòm sao phương nam tên là Cự Tước. Với cấp sao biểu kiến là 5,94, nó rất mờ và hầu như là vô hình nếu nhìn bằng mắt thường. Tuy nhiên, cũng với mắt thường, ta có thể nhìn thấy nó trên bầu trời đen kịt vùng ngoại ô. Khoảng cách giữa nó và mặt trời của chúng ta được ước tính dựa trên giá trị thị sai đo được là 299 năm ánh sáng (giá trị thị sai là 14,27 mas). Nó là một ngôi sao khổng lồ đã tiến hóa loại với phân loại sao là F5/6 III. Sở dĩ F5/6 nghĩa là nó có được điểm nằm giữa F5 và F6. Tuổi của ngôi sao này được ước tính là 1,74 tỉ năm và đang tự quay quanh trục của nó với tốc độ 39 km/s. Kappa Crateris có khối lượng gấp 1,74 lần khối lượng mặt trời tỏa ra năng lượng hay phát sáng gấp 17 lần khi so sánh với mặt trời. Nhiệt độ hiệu dụng nơi quang cầu của nó là 6545 Kelvin. Bên cạnh đó, độ kim loại (sự chênh lệch giữa nguyên tố hydro và heli so với các nguyên tố khác tại lõi của ngôi sao) là +0.15 0.05 dex. Ngoài ra, nó có một ngôi sao đồng hành với cấp sao biểu kiến là 13,0 nằm góc phân tách 24,6’ dọc theo vị trí góc 343° dựa trên các dữ liệu thu thập được từ năm 2000. Theo như quan sát, đây là ngôi sao nằm trong chòm sao Cự Tước và dưới đây là một số dữ liệu khác: Xích kinh Độ nghiêng Cấp sao biểu kiến 5.94 Cấp sao tuyệt đối +3.08 Vận tốc hướng tâm 4.8 0.9 km/s Loại quang phổ F5/6 III Giá trị thị sai 14.27 0.41 | Kappa Crateris | Sao khổng lồ nhóm, Chòm sao Cự Tước |
27716 Nobuyuki (1989 CX1) là một tiểu hành tinh vành đai chính được phát hiện ngày 13 tháng năm 1989 bởi T. Seki Geisei. JPL Small-Body Database Browser ngày 27716 Nobuyuki | 27716 Nobuyuki | |
Kasia Moś Katarzyna "Kasia" Moś (sinh ngày tháng năm 1987) là một ca sĩ, nhạc sĩ và vũ công người Ba Lan. Kasia Moś tốt nghiệp lớp cello và piano tại trường âm nhạc Fryderyk Chopin Bytom. Cô cũng tốt nghiệp lớp nhạc jazz và nhạc hiện đại tại Học viện âm nhạc thanh nhạc Karol Szymanowski Katowice. Cô ra mắt solo vào năm 2005 với bài hát "I Wanna Know" trong vòng chung kết Eurovision của Ba Lan. Vào tháng 10 năm 2015, cô phát hành album phòng thu đầu tay | Katarzyna "Kasia" Moś | Nhân vật còn sống, Ca sĩ Ba Lan, Sinh năm 1987, Người tham gia Eurovision Song Contest của Ba Lan, Người tham gia Eurovision Song Contest 2017, Ca sĩ pop Ba Lan, Nữ ca sĩ Ba Lan |
"Girl Gone Wild" là một bài hát của ca sĩ người Mỹ Madonna nằm trong album phòng thu thứ 12 của cô, MDNA (2012). Bài hát được sáng tác và sản xuất bởi Madonna và Alle Benassi (nghệ danh Benassi Bros.), với sự tham gia hỗ trợ viết lời từ Benny Benassi và Jenson Vaughan. Vaughan đã tự viết lời bài hát trước khi gửi chúng tới Madonna để thực hiện bản demo cũng như bản chính thức của "Girl Gone Wild". Đây là đĩa đơn thứ hai trích từ album, phát hành ngày tháng năm 2012, bởi Interscope Records. Về mặt âm nhạc, "Girl Gone Wild" là một bản mid-tempo electropop, mở đầu bằng một lời cầu nguyện và những âm thanh điện tử. Ngay sau khi phát hành, Joe Francis, người nắm giữ bản quyền sáng tạo của tổ chức Girls Gone Wild, đe dọa sẽ kiện Madonna vì hành vi xâm phạm bản quyền, nếu cô trình diễn nó buỗi diễn giữa hiệp tại Super Bowl XLVI. Đại diện của Madonna nói rằng cô không quan tâm đến vụ kiện của Francis, và cho rằng cũng có một số bài hát lấy tên này trước đó. Bài hát nhận được những phản ứng trái chiều từ các nhà phê bình, trong đó họ ca ngợi đây là sự trở lại đúng nghĩa với nhạc dance của Madonna, nhưng chỉ trích lời bài hát cũng như việc xếp nó mở đầu album MDNA. Về mặt thương mại, "Girl Gone Wild" lọt vào top 10 Hungary, Israel, Ý, Hy Lạp, Nga, Nam Phi, Hàn Quốc và Tây Ban Nha. Trên bảng xếp hạng Hot Dance Club Songs, "Girl Gone Wild" trở thành đĩa đơn quán quân thứ 42 của Madonna, giúp cô giữ vững ngôi vị là Nghệ sĩ lên ngôi đầu bảng xếp hạng này nhiều nhất. Video ca nhạc của bài hát, do bộ đội Mert Marcus làm đạo diễn, phát hành ngày 20 tháng năm 2012. Trong đó, Madonna và một nhóm người mẫu nam trong nhiều dáng vẻ khác nhau, nhảy với nhóm nhảy người Ukraine Kazaky. Nó nhận được nhiều lời khen ngợi trong việc biên tập hình ảnh, cũng như chịu ảnh hưởng từ một số video trước của Madonna, như "Erotica", "Justify My Love", "Human Nature" và "Vogue". "Girl Gone Wild" được chọn làm bài hát mở đầu cho chuyến lưu diễn The MDNA Tour (2012) với nhiều hình tượng tôn giáo, và Madonna cùng các vũ công của cô thực hiện vũ đạo trên giày cao gót. *;Đĩa đơn CD đĩa hình 12" #"Girl Gone Wild" 3:43 #"Girl Gone Wild" (Justin Cognito Extended Remix) 4:48 *;Đĩa đơn CD mở rộng Remix kĩ thuật số trên iTunes #"Girl Gone Wild" (Madonna vs Avicii Avicii's UMF Mix) 5:16 #"Girl Gone Wild" (Dave Audé Remix) 8:05 #"Girl Gone Wild" (Justin Cognito Remix) 4:48 #"Girl Gone Wild" (Kim Fai Remix) 6:33 #"Girl Gone Wild" (Lucky Date Remix) 5:06 #"Girl Gone Wild" (Offer Nissim Remix) 6:49 #"Girl Gone Wild" (Dada Life Remix) 5:15 #"Girl Gone Wild" (Rebirth Remix) 6:49 *Đĩa CD quảng bá #"Girl Gone Wild" 3:43 #"Girl Gone Wild" (Dave Audé Remix) 8:05 #"Girl Gone Wild" (Justin Cognito Remix) 4:48 Bảng xếp hạng (2012) Vị trícao nhất Brazil Hot 100 Airplay (Billboard) 83 Croatia (Airplay Radio Chart) 73 Greece Digital Songs (Billboard) Israel (Media Forest) Mexican Airplay (Billboard) 44 Russia (Digital Chart) South Korea International (Gaon) South Africa (EMA) US Hot Singles Sales (Billboard) Bảng xếp hạng (2012) Vị trí Belgium Dance (Ultratop 50 Flanders) 55 Belgium Dance (Ultratop 50 Wallonia) 39 France (SNEP) 129 Hungary (Rádiós Top 40) 53 Poland (Singles Top 50) 46 US Hot Dance Club Songs (Billboard) 44 | Girl Gone Wild | Bài hát năm 2012, Đĩa đơn năm 2012, Bài hát của Madonna, Đĩa đơn quán quân Billboard Hot Dance Club Songs, Video âm nhạc đen trắng, Đĩa đơn của Interscope Records, Bài hát năm 2011 |
Mysis relicta là một loài giáp xác giống tôm trong bộ Mysida, có nguồn gốc từ các hồ phía Bắc Âu và biển Baltic. Sự phân bố của Mysis relicta được giới hạn khu vực sông băng trước đây Bắc Âu, bao gồm Tây Bắc Nga, Phần Lan, Thụy Điển, phía đông nam của Na Uy, và các bộ phận của Đức, Ba Lan và Litva. | ''Mysis relicta | Động vật được mô tả năm 1862 |
Szabolcs Huszti (; sinh ngày 18 tháng năm 1983) là một cựu cầu thủ bóng đá người Hungary. Anh nổi tiếng nhờ khả năng rê bóng, tốc độ, chuyền bóng tốt và ghi bàn từ hàng tiền vệ. Huszti (họ của anh nghĩa là "từ Huszt" tại Ukraine hiện nay) bắt đầu chơi bóng chuyên nghiệp tại câu lạc bộ Ferencváros của Hungary. Sau khi ra sân đội một, anh bị đem cho mượn tới đội bóng đồng hương hàng đầu của Hungary là FC Sopron vào tháng 12 năm 2003. Mặc dù thi đấu tháng, anh đã ghi bàn sau 14 lần ra sân. Anh được gọi về câu lạc bộ chủ quản mùa giải 2004–05 và bắt đầu thi đấu rực rõ, ghi bàn trong trận tái xuất với Gyor và chiếm một suất đá chính thường xuyên. Thời gian của Huszti tại quê nhà không kéo dài qua mùa giải ấy. Mặc dù nhận được sự quan tâm từ Rangers và West Bromwich Albion, sau cùng anh quyết định chuyển đến câu lạc bộ FC Metz từ giải Ligue của Pháp vào mùa hè 2005. Câu lạc bộ mới của anh phải trải qua quãng thời gian khó khăn do vừa bị xuống hạng. Đây chính là động cơ cho một vụ chuyển nhượng nũa, khi anh chuyển đến câu lạc bộ Hannover 96 giải Bundesliga của Đức với mức phí chỉ 210.000 euro vào tháng năm 2006. Anh có trận ra mắt giải Bundesliga vào ngày 13 tháng năm 2006, đối đầu nhà đương kim vô địch lúc ấy là Werder Bremen. Sự cơ động của anh linh hoạt cả hai hàng lang cánh (dù thuận chân trái), giữa hàng tiền vệ hay thậm chí là một tiền vệ công nhô cao đã biến anh trở cầu thủ chủ chốt trong đội bóng. Anh còn ghi bàn thắng trong mùa giải đầu tiên, bàn đáng nhớ nhất có lẽ là chiến thắng gây sốc 1–0 trước Bayern Munich. Huszti trở thành hung thần của Bayern Munich lần nữa khi anh ghi bàn từ một cú đá phạt có độ cong tuyệt đẹp giúp Hannover thắng 1–0 đầu mùa giải 2008–09. Hannover đã không đánh bại nổi Bayern trên sân nhà trong 20 năm nên Huszti đã kết thúc cái dớp đó. mùa 2007–08, anh tự vươn mình trở thành cầu thủ chủ chốt tại Hannover, trong bối cảnh đội đang có mùa giải khá thành công khi luôn nằm nửa trên bảng xếp hạng. Huszti chắc chắn là một trong những tiền vệ nổi bật nhất tại giải đấu cao nhất của Đức, anh đã chơi tất cả các trận và ghi 10 bàn thắng. Ngày tháng năm 2009, anh chuyển tới câu lạc bộ FC Zenit St. Petersburg để trám vào vị trí của Andrei Arshavin đã chuyển sang Arsenal. Anh là một trong những mục tiêu chính của Glasgow Celtic trong kỳ chuyên nhượng, nhưng câu lạc bộ Scotland bị vượt mặt bởi lời đề nghị 2,5 triệu euro mà Zenit đưa ra. Anh gia nhập đội bóng tại trại tập luyện Thỗ Nhì Kỳ vào đầu tháng năm 2009. Anh ghi bàn trong trận đấu chính thức đầu tiên vào ngày 18 tháng năm 2009 cho FC Zenit St. Petersburg, bàn vào lưới VfB Stuttgart, sau 1,53 phút tại Cúp UEFA. Anh có trận ra mắt giải quốc gia sau đó tháng, trận tiếp FC Lokomotiv Moscow khi vào sân thay cho Viktor Fayzulin. Ngày 23 tháng năm 2012, anh trở về Hannover 96 để ký hợp đồng năm có thời hạn đến tháng năm 2015. Anh góp kiến tạo trong trận đầu tiên với VfL Wolfsburg. Ngày 16 tháng năm 2014, Hannover 96 thông báo vụ chuyển nhượng của Huszti tới câu lạc bộ Trường Xuân F.C. của giải bóng đá ngoại hạng Trung Quốc. Anh ghi bàn thắng đầu tiên tại Trung Quốc vào ngày tháng 8, giúp Trường Xuân giành chiến thắng trước nhà đương kim vô địch Quảng Châu Hằng Đại với tỉ số 2–1. Ngày 30 tháng 11 năm 2015, Huszti ký hợp đồng dài 18 tháng với câu lạc bộ Eintracht Frankfurt của giải Bundesliga. Huszti đã nhận được lời đề nghị từ đội bóng cũ là câu lạc bộ Trường Xuân F.C. của Trung Quốc. Báo chí Đức đưa tin mức lương anh nhận được hàng năm là 3,3 triệu euro. vòng thứ hai của giải, anh có lần ra mắt lần thứ hai trong màu áo Trường Xuân trong trận thua 0–1 trước Guangzhou R&F F.C. Ngày tháng 4, anh ghi bàn thắng đầu tiên vào lưới Liaoning. Ngày 11 tháng năm 2018, sau 12 năm rưỡi phiêu bạt nước ngoài, anh trở về quê nhà và khoác áo câu lạc bộ Videoton FC. :Thống kê chính xác tính đến 28 tháng năm 2019 Câu lạc bộ Mùa Giải Cúp Liên lục địa Tổng cộng Số trận Bàn thắng Số trận Bàn thắng Số trận Bàn thắng Số trận Bàn thắng Ferencváros 2003–04 2004–05 23 23 Tổng cộng 24 24 FC Sopron (mượn) 2003–04 14 14 FC Metz 2005–06 18 18 Hannover 96 2006–07 31 34 2007–08 33 10 35 10 2008–09 17 18 Tổng cộng 81 17 87 18 Zenit St. Petersburg 2009 19 23 2010 13 15 2011–12 26 30 Tổng cộng 58 68 Hannover 96 2012–13 21 11 34 14 2013–14 30 10 32 11 Tổng cộng 51 19 11 66 25 Changchun Yatai 2014 14 14 2015 25 25 Tổng cộng 39 39 Eintracht Frankfurt 2015–16 15 15 2016–17 15 18 Tổng cộng 30 33 Changchun Yatai 2017 16 16 Tổng cộng 16 16 Videoton 2017–18 2018–19 27 11 47 11 2019–20 11 Tổng cộng 43 15 67 14 Tổng kết sự nghiệp 374 76 27 31 10 432 92 :Tính đến tháng năm 2010 Mùa Số trận Số bàn thắng 2004 2005 10 2006 2007 2008 10 2009 2010 Tổng cộng 51 :Tỉ số và kết quả liệt kê bàn thắng của Hungary trước. Ngày Nơi tổ chức Đối thủ Tỉ số Kết quả Giải đấu 1. 25 tháng năm 2004 ZTE Arena, Zalaegerszeg, Hungary 3–2 3–2 Giao hữu 2. 18 tháng năm 2004 Hampden Park, Glasgow, Scotland 1–0 3–0 Giao hữu 3. 2–0 4. tháng năm 2005 Reykjavik, Iceland 3–2 3–2 Vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới 2006 5. 24 tháng năm 2006 Szusza Ferenc Stadion, Budapest, Hungary 1–0 2–0 Giao hữu 6. tháng năm 2006 Bilino Polje Stadium, Zenica, Bosnia và Herzegovina 1–0 3–1 Vòng loại giải vô địch bóng đá châu Âu 2008 7. tháng năm 2009 Sân vận động Ferenc Puskás, Budapest, Hungary 1–1 1–2 Vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới 2010 ;Ferencváros Giải vô địch Hungary: quân 2002–03,2004–05 Cúp bóng đá Hungary: quân 2004–05 ;Zenit Giải bóng đá Ngoại hạng Nga: 2010, 2011–12 Cúp bóng đá Nga: 2009–10 Siêu cup bóng đá Nga: 2011 Cầu thủ bóng đá trẻ Hungary của năm: 2004 Liên đoàn bóng đá Hungary đã đề cử anh là cầu thủ bóng đá quốc nội hay nhất năm: 2006, 2013 Ngày 16 tháng năm 2021, anh được bổ nhiệm làm huấn luyện viên của Debreceni VSC cùng với Gábor Toldi. Tháng năm 2021, anh có trận ra mắt giải bóng đá vô địch quốc gia Hungary 2020-21 trên cương vị huấn luyện Debreceni VSC đối đầu với Szeged-Csanád Grosics Akadémia tại sân Szent Gellért Fórum. Trận chung kết khép lại với chiến thắng thuyết phục 5–0 về phía Debrecen. Huszti Szabolcs football profile | Szabolcs Huszti | Sinh năm 1983, Nhân vật còn sống, Cầu thủ bóng đá Hungary, Cầu thủ đội tuyển bóng đá trẻ quốc gia Hungary, Cầu thủ đội tuyển bóng đá U-21 quốc gia Hungary, Cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Hungary, Cầu thủ bóng đá FC Metz, Cầu thủ bóng đá Hannover 96, Cầu thủ bóng đá Ligue, Cầu thủ bóng đá Bundesliga, Cầu thủ bóng đá Chinese Super League, Cầu thủ Giải bóng đá Ngoại hạng Nga, Cầu thủ bóng đá nước ngoài Pháp, Cầu thủ bóng đá nước ngoài Đức, Cầu thủ bóng đá nước ngoài Nga, Cầu thủ bóng đá nước ngoài Trung Quốc, Cầu thủ bóng đá Eintracht Frankfurt, Cầu thủ bóng đá F.K. Zenit Sankt Peterburg, Cầu thủ Giải bóng đá ngoại hạng Nga |
là một chi động vật có vú trong họ Muridae, bộ Gặm nhấm. Chi này được Desmarest miêu tả năm 1804. Loài điển hình của chi này là Gerbillus aegyptius Desmarest, 1804 (= Dipus gerbillus Olivier, 1801). Chi này gồm các loài: ** Gerbillus burtoni F. Cuvier, 1838 ** Gerbillus mauritaniae (Heim de Balsac, 1943) Phân chi Gerbillus ** Gerbillus acticola Thomas, 1918 ** Gerbillus agag Thomas, 1903 ** Gerbillus andersoni de Winton, 1902 ** Gerbillus aquilus Schlitter Setzer, 1972 ** Gerbillus cheesmani Thomas, 1919 ** Gerbillus dongolanus (Heuglin, 1877) ** Gerbillus dunni Thomas, 1904 ** Gerbillus floweri Thomas, 1919 ** Gerbillus gerbillus (Olivier, 1801) ** Gerbillus gleadowi Murray, 1886 ** Gerbillus hesperinus Cabrera, 1936 ** Gerbillus hoogstraali Lay, 1975 ** Gerbillus latastei Thomas Trouessart, 1903 ** Gerbillus nancillus Thomas Hinton, 1923 ** Gerbillus nigeriae Thomas Hinton, 1920 ** Gerbillus occiduus Lay, 1975 ** Gerbillus perpallidus Setzer, 1958 ** Gerbillus pulvinatus Rhoads, 1896 ** Gerbillus pyramidum Geoffroy, 1825 ** Gerbillus rosalinda St. Leger, 1929 ** Gerbillus tarabuli Thomas, 1902 Phân chi ** Gerbillus amoenus (de Winton, 1902) ** Gerbillus brockmani (Thomas, 1910) ** Gerbillus famulus Yerbury Thomas, 1895 ** Gerbillus garamantis Lataste, 1881 ** Gerbillus grobbeni Klaptocz, 1909 ** Gerbillus henleyi (de Winton, 1903) ** Gerbillus mesopotamiae Harrison, 1956 ** Gerbillus muriculus (Thomas Hinton, 1923) ** Gerbillus nanus Blanford, 1875 ** Gerbillus poecilops Yerbury Thomas, 1895 ** Gerbillus principulus (Thomas Hinton, 1923) ** Gerbillus pusillus Peters, 1878 ** Gerbillus syrticus Misonne, 1974 ** Gerbillus vivax (Thomas, 1902) ** Gerbillus watersi de Winton, 1901 Tập tin:Cheesman's Gerbil.JPG Tập tin:Gerbillus burtoni.jpg Tập tin:Cheesman's Gerbil 2.JPG | null | Gerbillus, Chi động vật có vú, Gerbillini |
Mozilla Firefox 2 là một phiên bản của trình duyệt web Mozilla Firefox, được tập đoàn Mozilla phát hành ngày 24 tháng 10 năm 2006. Firefox sử dụng máy trình bày Gecko phiên bản 1.8 để hiển thị các trang web. Phiên bản này được trang bị nhiều tính năng mới so với phiên bản Firefox 1.5, như cải thiện khả năng hỗ trợi SVG và JavaScript 1.7, cũng như các thay đổi về giao diện người dùng. Ngày 22 tháng năm 2006, phiên bản alpha đầu tiên của Firefox (Bon Echo Alpha 1) đã được phát hành. Lần đầu tiên đưa vào sử dụng Gecko 1.8.1. Mozilla Firefox 2.0.0.x là phiên bản cuối cùng tương thích Windows NT 4.0 và Windows 98. Khả năng hỗ trợ hệ điều hành Mac OS 10.5 được thêm vào từ ngày 18 tháng 10 năm 2007 với phiên bản 2.0.0.8. Firefox 2.0 bao gồm các cập nhật cho môi trường duyệt theo thẻ (tab), quản lý phần mở rộng (extension), giao diện người dùng đồ họa (GUI), tính năng tìm kiếm, và công cụ cập nhật; tính năng khôi phục phiên làm việc mới; kiểm tra chính tả nội bộ; cùng với tính năng chống lừa đảo do Google cung cấp như một phần mở rộng, and later merged into the program itself. Mozilla đã chính thức ngừng hỗ trợ Firefox từ ngày 18 tháng 12 năm 2008. *Các liên kết theo mặc định được mở trong thẻ mới. *Nút "đóng" (close) cho mỗi thẻ. *Kiểm tra chính tả nội bộ cho các hộp văn bản. *Khôi phục phiên làm việc sau khi gặp sự cố dẫn đến đóng trình duyệt. *Máy tìm kiếm đề nghị là Google và Yahoo!. *Trình quản lý add-on và plugin mới. *Xem trước nội dung trang web. Đơn giản hóa bookmark. *Cập nhật hệ thống các phần mở rộng. *Hỗ trợ Sherlock và OpenSearch. *Hỗ trợ văn bản SVG bằng cách dùng svg:textPath. *Tính năng chống lừa đảo. *Các máy tìm kiếm đề nghị là Google và Yahoo! có hiển thị thêm lịch sử tìm kiếm. *Hỗ trợ phiên bên khách và lưu trữ ổn định. *Cải thiện hỗ trợ cấp liệu. *Trình cái đặt dựa NSIS mới. JavaScript 1.7. *Nâng cao bảo mật và hỗ trợ khoanh vùng cho các phần mở rộng. *New Winstripe theme refresh: **New navigation icons **URL bar refresh (New Go button attached to the URL bar) **Nạp lại thanh tìm kiếm (Search bar) và thanh thẻ (Tab bar) **Alltabs button (used to view popup list of all tabs open) Thị phần của Firefox với các phiên bản— tháng 12 năm 2008 Firefox 1.0 0,18% Firefox 1.5 0,32% Firefox 2.0 5,79% Firefox 3.0 13,24% Tất cả 19,46% Theo một bài báo được viết sau khi phiên bản Firefox 2.0 được phát hành vào tháng 10 năm 2006, "IE6 chiếm thị phần trình duyệt lớn nhất với 77,22%. Internet Explorer tiến lên 3,18%, trong khi Firefox 2.0 là 0,69%." Tuy nhiên, một bài viết của Softpedia, đưa ra số liệu vào tháng năm 2007 là "Firefox 2.0 cũng đã liên tục mở rộng thị phần cùng với IE7. Từ con số chỉ là 0,69% vào tháng 10 năm 2006, Firefox 2.0 hiện nay đang nắm giữ 11,07% thị phần. Mozilla đã từ bỏ phiên bản 1.5 của trình duyệt mã nguồn của họ đến mở đường cho Firefox 2.0. Với việc ngừng hỗ trợ từ cuối tháng 6, Firefox 1.5 đã giảm thị phần xuống còn 2,85%." Firefox đã mất thị phần người dùng về Firefox 3;chỉ trong 24 giờ sau khi phát hành, thị phần của Firefox 3.0 đã tăng từ dưới 1% lên hơn 3% theo như Trang chủ Mozilla Firefox cho người dùng cuối Trang dự án Mozilla Firefox cho phát triển viên Mozilla EULA Trang tải Mozilla Firefox Firefox (category) Mozilla Quỹ Mozilla Tập đoàn Community Customization Tính năng Phần mở rộng (Thể loại) Phổ biến Firefox Thị phần Firefox Firefox Forks and Related Projects BurningDog Flock Gnuzilla GNU IceCat Iceweasel Netscape Portable Edition Swiftfox Swiftweasel Miro Songbird XeroBank Lịch sử Mozilla Suite Netscape Navigator Netscape Communicator Netscape Communications Corp. | Mozilla Firefox 2 | Mozilla Firefox, Phần mềm năm 2006, FTP clients, Gopher Clients, Lịch sử Internet, Phần mềm cho Linux, Lịch sử trình duyệt web |
Mogilev (cũng viết là Mahilyow, cũng phiên âm Mahiloŭ Mahilioŭ, Mogilyov; Belarus: Магілёў, phát âm là maɣ il ou; Nga: Могилёв, məɡ ɪl ov) là thành phố phía đông Belarus, 76 km từ biên giới với tỉnh Smolensk của Nga và 105 km từ biên giới với tỉnh Bryansk của Nga. Thành phố có hơn 367.788 dân (ước tính năm 2007). Đây là trung tâm của tỉnh Mogilev và là thành phố lớn thứ ba tại Belarus. Thành phố được thành lập năm 1267. Kể từ thế kỷ 14 là một phần của Lãnh địa đại công tước Litva sau khi Liên minh Lublin và sáng tạo của Khối thịnh vượng chung Ba Lan-Litva nó đã được chuyển giao cho triều đình Mohylew hoặc Mogilew. Thành phố phát triển mạnh mẽ là một trong các nút chính của tuyến đường thương mại Đông-Tây và tuyến đường thương mại phía bắc-nam. Năm 1577, vua Stefan Batory ban cho khu định cư này quyền thành phố. Sau khi phân vùng đầu tiên của Ba Lan, nó được đưa vào tay của Đế quốc Nga và là trung tâm của guberniya Mogilev. Trong năm 1915-1917, trong Chiến tranh thế giới thứ IStavka, trụ sở của quân đội Nga hoàng hoạt động trong thành phố và Sa hoàng Nicholas II,đã trải qua một thời gian dài đây. Năm 1918. Phổchiếm đóng và chuyển giao cho Cộng hòa nhân dân Belarus trong thời gian ngắn. Năm 1919, thành phố bị chiếm bởi các lực lượng của BolshevikNga và đưa vào Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Belorussia. Chiến tranh thế giới thứ II và Holocaust, giống như nhiều thành phố khác châu Âu, Mogilev đã có một dân số đáng kể là người Do Thái: theo điều tra dân số Nga năm 1897, tổng dân số của thành phố là 41.100 người, trong đó người Do Thái là 21.500 người (chiếm khoảng 50%dân số). Giữa năm 1941 và 1944, thành phố dưới sự chiếm đóng của Đức Quốc xã. Trong thời gian đó, người Do Thái của Mogilev bị thanh trừng. Khi Belarus giành được độc lập vào năm 1991 Mahilyow vẫn là một trong các thành phố chính của người Do Thái. Mahilyow là một trong các trung tâm kinh tế và công nghiệp chính của Belarus. Sau Thế chiến II, một trung tâm luyện kim lớn với một số nhà máy thép lớn đã được xây dựng. Ngoài ra, có một số nhà máy lớn cần cẩu, xe tô, máy kéo và một nhà máy hóa chất. Thành phố này là một cảng nội địa lớn tại sông Dnieper và sân bay nội địa. | Mogilev | Mogilev |
298x298pxTu viện Thánh Agnès nằm hữu ngạn sông Vltava, thuộc khu vực phố cổ Praha và được gọi là Na Františku. Thánh Agnès xứ Bohemia là người sáng lập ra tu viện, đồng thời cũng là tu viện trưởng. Tu viện được thành lập vào năm 1231 và thuộc Dòng Chị Em Thanh Bần và Dòng Phan Sinh. Thánh Agnès xứ Bohemia là công chúa út của vua Ottokar xứ Bohemia. Từ nhỏ, Thánh nữ đã được lớn lên trong một tu viện Doksany. Điều này đã ít nhiều tác động lên quyết định trở thành nữ tu và khao khát được học tập của công chúa trong tương lai. Sau khi đính hôn với Hoàng đế Henry VII của Thánh chế La Mã, Thánh nữ Agnès đã chuyển đến sống với vương triều Babenberg Áo. Kể từ đó, Thánh nữ đã được làm quen với các công trình kiến trúc Tiền Gothic và trong sáu năm, Thánh Agnès đã sống tại một tu viện Klosterneuburg. Tuy nhiên, sau đó hôn ước giữa vua Henry VII và Thánh Agnès bị hủy bỏ nên Thánh nữ đã quay về Praha. Sau khi trở về, do sức ép của vua cha, Thánh Agnès lại phải nhận lời cầu hôn từ Hoàng đế Friedrich II của Thánh chế La Mã. Ít lâu sau khi vua cha băng hà, Thánh nữ đã lựa chọn quyền được tự do của mình và quyết định thành lập một tu viện. May thay, quyết định thành lập tu viện của Thánh nữ lại được ủng hộ bởi Giáo hoàng và gia đình. Kể từ đó, Thánh Agnès đã khiến xứ Bohemia bắt kịp được với dòng chảy tôn giáo và văn hóa tân tiến nhất thời bấy giờ.342x342px Kể từ năm 1963, tu viện Thánh Agnès đã là nơi trưng bày các tác phẩm nghệ thuật của phòng trưng bày Nghệ thuật Quốc gia Praha. Bắt đầu từ năm 1978, tu viện trở thành một di sản văn hóa quốc gia và là một điểm đến của những người yêu nghệ thuật. Ban đầu, tu viện là nơi trưng bày tranh nghệ thuật của xứ Bohemia vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 nhưng giờ đây còn có thêm cả những triển lãm thường trực về nghệ thuật Trung Cổ xứ Bohemia và Trung Âu. Ngoài ra, khu vực hành lang có mái vòm và cột (cloister) của tu viện còn là nơi tổ chức những buổi triển lãm ngắn hạn. Do người thành lập tu viện là một công chúa dòng dõi hoàng tộc nên tu viện được hỗ trợ đầy đủ về mặt vật chất lẫn bảo hộ chính trị. Ngoài ra, Thánh nữ Agnès là người được lớn lên từ tu viện nên có thể hiểu rõ lối sống và mối tương quan của các công trình trong một tu viện. Từ đó, Thánh nữ đã cho xây dựng một tu viện đủ khang trang và rộng rãi. Tu viện được xây dựng dựa trên nền cấu trúc sẵn có của khu phố cổ trong thời kỳ bùng nổ văn hóa và kinh tế của xứ Bohemia, đây đồng thời cũng là thời kỳ mở đầu cho nền văn hóa Gothic tại Trung Âu. Cách sắp xếp các tòa công trình trong tu viện cũng cho thấy tầm ảnh hưởng theo lối kiến trúc dòng Xitô của người Burgundi, phong cách kiến trúc này vốn phổ biến Trung Âu trước thế kỷ 13. Vì các quy tắc kiến tạo của kiến trúc Dòng Phan Sinh chưa được xác định chính xác vào thời điểm đó, nên sự pha trộn giữa yếu tố lãng mạn và Gothic là điều dễ nhận thấy trong những công trình được xây dựng vào giai đoạn đầu tiên, đặc biệt là nhà thờ Thánh Phanxicô trong tu viện. | Tu viện Thánh Agnès | Praha |
Jean-Claude Van Damme tên khai sinh Jean-Claude Camille François Van Varenberg (sinh ngày 18 tháng 10 năm 1960) là một nam diễn viên điện ảnh và võ sĩ người Mỹ gốc Bỉ. Ông là một trong những siêu sao hành động võ thuật nổi tiếng nhất trong nền điện ảnh Mỹ. Những bộ phim thành công nhất của Van Damme gồm có Bloodsport (1988), Kickboxer (1989), Universal Soldier (1992), Hard Target (1993), Timecop (1994), Sudden Death (1995), JCVD (2008) và The Expendables (2012). Jean-Claude Van Damme sinh ngày 18 tháng 10 năm 1960 tại Brussels, nước Bỉ. Bà nội ông là người Do Thái. Mẹ ông là Eliana Van Varenberg và bố ông là Eugène Van Varenberg, hai người đã ly hôn từ lâu. Hiện tại Van Damme cùng vợ và người con của mình đang sống và làm việc tại nước Mỹ. Van Damme đã học võ thuật từ năm 10 tuổi, lúc đó ông còn yếu ớt, hay bị bạn bè bắt nạt nên bố ông quyết định cho ông đi học võ. Ông học bốn môn võ là Karate, Taekwondo, quyền Anh và Muay Thái. Trước khi trở thành diễn viên thì Van Damme đã từng tham gia nhiều trận đấu võ và nhận được nhiều chiến thắng cũng như chức vô địch. Năm 1984, Van Damme bắt đầu tham gia vào lĩnh vực điện ảnh, bộ phim đầu tiên trong sự nghiệp của ông là Monaco Forever. Năm Tựa phim Vai diễn Ghi chú 1984 Monaco Forever Võ sĩ Karate 1984 Breakin' Người đàn ông trong buổi khiêu vũ 1986 No Retreat, No Surrender Ivan Krushensky 1987 Bloodsport Frank Dux Làm việc lần đầu với Bolo Yeung. 1988 Black Eagle Andrei 1989 Cyborg Gibson Rickenbacker 1989 Kickboxer Kurt Sloane 1990 Death Warrant Louis Burke 1990 Lionheart Lyon Gaultier 1991 Double Impact Alex Wagner Chad Wagner Làm việc lần hai với Bolo Yeung. 1992 Universal Soldier Luc Deveraux GR44 Làm việc lần đầu với Dolph Lundgren. 1993 Last Action Hero Chính ông 1993 Nowhere to Run Sam Gillen 1993 Hard Target Chance Boudreaux 1994 Timecop Max Walker 1994 Street Fighter Đại tá William F. Guile 1995 Sudden Death Darren McCord 1996 Maximum Risk Alain Moreau Mikhail Suverov 1996 The Quest Christopher Dubois 1997 Double Team Jack Quinn 1998 Knock Off Marcus Ray 1998 Legionnaire Alain Lefevre 1999 Universal Soldier: The Return Luc Deveraux 1999 Inferno Eddie Lomax 2001 The Order Rudy Cafmeyer Charles Le Vaillant 2001 Replicant Edward "The Torch" Garrotte Replicant 2002 Derailed Jacques Kristoff 2003 In Hell Kyle LeBlanc 2004 Wake of Death Ben Archer 2004 Narco Hồn ma của Jean 2006 The Hard Corps Phillip Sauvage 2006 Second in Command Sam Keenan 2006 The Exam Charles 2007 Until Death Anthony Stowe 2008 The Shepherd: Border Patrol Jack Robideaux Làm việc lần đầu với Scott Adkins. 2008 JCVD JCVD 2009 Universal Soldier: Regeneration Luc Deveraux Làm việc lần hai với Dolph Lundgren.Làm việc lần đầu với Andrei Arlovski. 2011 Kung Fu Panda Cá Sấu Đại Hiệp Lồng tiếng 2011 Assassination Games Vincent Brazil Làm việc lần hai với Scott Adkins. 2011 Beur sur la ville Đại tá Merot 2012 Rzhevskiy vs. Napoleon Chính ông 2012 Dragon Eyes Jean-Luis Tiano Làm việc lần đầu với Cung Lê và Peter Weller. 2012 The Expendables Jean Vilain Làm việc lần thứ ba với Scott Adkins và Dolph Lundgren. 2012 Universal Soldier: Day of Reckoning Luc Deveraux Làm việc lần thứ tư với Scott Adkins và Dolph Lundgren.Làm việc lần hai với Andrei Arlovski. 2012 Six Bullets Samson Gaul 2012 U.F.O. George 2013 Welcome to the Jungle Storm Rotchild 2013 Enemies Closer Xander 2014 Swelter Stillman 2022 Minions: Sự trỗi dậy của Gru Jean Clawed Lồng tiếng Và nhiều bộ phim khác Năm Tựa phim Vai diễn Ghi chú 1996 Friends Chính ông "The One After the Superbowl" (phần 2, tập 12-13) 2004 Las Vegas Chính ông "Die Fast, Die Furious" (phần 1, tập 15) 2009 Robot Chicken Bá tước Dracula (lồng tiếng)Rhett Butler (lồng Van Damme (lồng tiếng) "Maurice Was Caught" (phần 4, tập 12) 2011 Jean Claude Van Damme: Behind Closed Doors Chính ông một phần (8 tập) Les Anges Gardiens Chính ông một phần (20 tập) Bài hát Ca sĩ "Body Count's In The House" Body Count "Time Won't Let Me" The Smithereens "Straight To My Feet" MC Hammer và Deion Sanders "Something There" Chage và Aska "Crush 'Em" Megadeth "Kiss My Eyes" Bob Sinclar "Ya Lyublyu Ego" Iryna Bilyk và Olga Gorbacheva Jean-Claude Van Damme tại IMDB Jean-Claude Van Damme tại Internet Movie Firearms Database Facebook của Van Damme. | Jean-Claude Van Damme | Sinh năm 1960, Nhân vật còn sống, Nam diễn viên điện ảnh Mỹ, Nam diễn viên truyền hình Mỹ, Diễn viên phim võ thuật, Võ sĩ, Người bị rối loạn lưỡng cực, Người Mỹ gốc Bỉ, Người Mỹ gốc Do Thái, Người ăn chay |
Eduardo Patricio Iturrizaga Bonelli (sinh ngày tháng 11 năm 1989) là một kiện tướng cờ vua người Tây Ban Nha gốc Venezuela đã đạt danh hiệu đại kiện tướng năm 2008, trở thành người đầu tiên là đại kiện tướng của Venezuela. Anh đã thi đấu tại cúp cờ vua thế giới năm 2007, 2009, 2013 và 2015. Iturrizaga đã học cách di chuyển quân cờ lúc năm tuổi. Anh chuyển đến Peru khi lên bảy tuổi, và trở về Venezuela lúc chín tuổi anh bắt đầu chơi cờ nghiêm túc. Năm 13 tuổi, anh đạt danh hiệu kiện tướng quốc tế. Iturizzaga giành chức vô địch dưới 16 tuổi giải Pan American vào năm 2004 và chức vô địch của giải Pan American (U20) năm 2006, cả hai lần Bogotá. Iturrizaga đã giành bốn giải vô địch quốc gia liên tiếp từ năm 2005 đến 2008, và đã chơi cho Venezuela tại Olympiad Cờ vua từ năm 2004. Màn trình diễn xuất sắc nhất của anh ấy là Olympiad Cờ vua thứ 37 (2006), khi anh ghi được 8.5 11 điểm. Kết quả giành được một huy chương đồng cá nhân. Anh đã đủ điều kiện tham dự Cúp cờ vua thế giới năm 2007 sau khi được giành được vị trí đầu tiên tại giải Pan American. Anh đã được sắp xếp đối đầu với Peter Svidler vòng đầu tiên, nhưng bị hủy do bị lạc giữa các sân bay Nga. Anh thua trận thứ hai. Trong năm 2008, Iturrizaga giành được một vòng loại trực tuyến tại bảng trong giải đấu Corus Chess 2009, đánh bại GM Alexandr Fier 3-1 trong trận chung kết.. Anh đã kết thúc vị trí thứ tám trong số 14 người tham gia giải đấu chính, với 5,5 13 điểm. Iturrizaga đứng thứ hai trong giải vô địch Iboamerican năm 2008 tại Linares, Tây Ban Nha, thua Julio Granda trong trận chung kết. Iturrizaga là người cuối cùng đến giải đấu, phải chơi một trận vào ban đêm, và gần như đã đến trễ cho một trong những trận đấu. Sau khi giành được vị trí đầu tiên tại giải vô địch cờ vua Zonal 2.3 tại San José, Costa Rica với Lázaro Bruzón, Iturrizaga đủ điều kiện tham dự cúp cờ vua thế giới 2009. Anh bị Baadur Jobava đánh bại vòng hai, đã đánh bại Sergei Tiviakov với tỉ số 3.5 2.5 trong vòng đầu tiên. Vào tháng năm 2010, Iturrizaga đã giành được giải vô địch cờ vua Dubai mở rộng lần thứ 12 với điểm trong tổng số điểm, tốt nhất trong số đại kiện tướng và 154 người chơi. Anh đứng thứ tư trong giải vô địch Iboamerican 2010 được tổ chức tại thành phố Mexico. Anh không tham dự trận tranh hạng 3, mặc dù đã thắng trận đầu tiên, vì đến muộn hẳn tiếng sau giờ thi đấu. Iturrizaga thi đấu tại cúp cờ vua thế giới 2013, anh bị Alexander Onischuk đánh bại vòng đầu tiên. Trong năm 2015, anh lại bị loại một lần nữa, lần này bởi Maxim Rodshtein. Vào tháng năm 2015, Iturrizaga đứng top với với Arkadij Naiditsch, Alexander Donchenko, Matthias Dann và Miloš Pavlović trong giải đấu Masters của Liên hoan cờ vua Basel. Vào năm 2017, Iturrizaga đã vô địch giải Hogeschool Zeeland mở rộng lần thứ 21 tại Vlissingen, Hà Lan trong trận chung kết với Jorden Van Foreest. Đầu năm 2021, Iturrizaga chuyển sang chơi dưới màu cờ Tây Ban Nha. Vào năm 2010, Iturrizaga chủ yếu bắt đầu trận đấu bằng cách di chuyển quân tốt quân hậu, hoặc mở trận kiểu Anh khi cầm quân trắng và kiểu Accelerated Dragon Sicilian Defence khi cầm quân đen. Iturrizaga ngưỡng mộ Bobby Fischer và học hỏi theo cách chơi của Levon Aronian. Eduardo Iturrizaga chess games at 365Chess.com | Eduardo Patricio Iturrizaga Bonelli | Sinh năm 1989, Nhân vật còn sống, Đại kiện tướng cờ vua |
Robert Constantin Petre (sinh ngày 27 tháng năm 1997) là một cầu thủ bóng đá người România thi đấu cho Șirineasa, theo dạng cho mượn từ Universitatea Craiova vị trí hậu vệ. | Robert Constantin Petre | Sinh năm 1997, Nhân vật còn sống, Nhân vật thể thao từ Craiova, Cầu thủ bóng đá România, Hậu vệ bóng đá, Cầu thủ bóng đá Liga, Cầu thủ bóng đá CS Universitatea Craiova |
"Take On Me" là một bài hát của ban nhạc người Na Uy A-ha được viết lời bởi ba thành viên Magne Furuholmen, Morten Harket và Paul Waaktaar-Savoy, và phát hành lần đầu tiên như là một đĩa đơn vào ngày 19 tháng 10 năm 1984. Phiên bản gốc được sản xuất bởi Tony Mansfield, trước khi được sản xuất bởi Alan Tarney và John Ratcliff một năm sau đó cho album phòng thu đầu tay của nhóm, Hunting High and Low (1985). Nó được phát hành vào ngày 16 tháng năm 1985 như là đĩa đơn đầu tiên trích từ album bởi Warner Bros. Records. "Take On Me" là một bản synthpop kết hợp với những yếu tố từ new wave và sử dụng nhiều loại nhạc cụ khác nhau như đàn guitar acoustic, đàn phím và trống, mang nội dung đề cập đến một người đàn ông nảy sinh tình cảm với một cô gái, nhưng lại gặp khó khăn trong việc thổ lộ tình cảm thật của bản thân với cô. Ban đầu, bài hát được sáng tác và thu âm với tên gọi "Lesson One" vào năm 1982 và phải trải qua nhiều sự thay đổi về nội dung lời bài hát và cấu trúc âm nhạc. Sau khi phát hành, "Take On Me" nhận được những phản ứng tích cực từ các nhà phê bình âm nhạc, trong đó họ đánh giá cao giai điệu bắt tai cũng như quá trình sản xuất nó, đồng thời gọi đây là một điểm nhấn nổi bật từ Hunting High and Low. Bài hát đã gặt hái nhiều giải thưởng và đề cử tại những lễ trao giải lớn, đồng thời tiếp nhận những thành công ngoài sức tưởng tượng về mặt thương mại với việc đứng đầu các bảng xếp hạng 36 quốc gia, bao gồm những thị trường lớn như Úc, Áo, Bỉ, Đức, Ireland, Ý, Hà Lan, Na Uy, Thụy Điển và Thụy Sĩ, đồng thời lọt vào top 10 hầu hết những quốc gia nó xuất hiện, bao gồm vươn đến top Canada, Đan Mạch, Pháp, Ireland và Vương quốc Anh. Tại Hoa Kỳ, nó đạt vị trí số một trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100 trong một tuần, trở thành đĩa đơn quán quân đầu tiên và duy nhất của A-ha, cũng như giúp họ trở thành nghệ sĩ người Na Uy đầu tiên đạt được thành tích này. Hai video ca nhạc khác nhau đã được thực hiện cho "Take On Me", trong đó phiên bản cho bản gốc năm 1984 bao gồm những cảnh A-ha trình diễn bài hát dưới phông nền xanh. Phiên bản thứ hai được đạo diễn bởi Steve Barron, trong đó sử dụng hiệu ứng hoạt hình phác họa bằng bút chì được chuyển động qua từng khung hình để tạo cho các nhân vật chuyển động chân thực, và tập trung khai thác câu chuyện của một cô gái (do Bunty Bailey thủ vai) đã lạc vào thế giới truyện tranh của nam nhân vật trong câu chuyện (do thành viên Morten Harket thủ vai). Nó đã nhận được tám đề cử tại giải Video âm nhạc của MTV năm 1986, và chiến thắng sáu hạng mục cho Nghệ sĩ mới xuất sắc nhất trong một video, Video khái niệm xuất sắc nhất, Video âm nhạc thể nghiệm nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất trong một video, Kĩ xảo xuất sắc nhất trong một video và Bình chọn của người xem, bên cạnh hai đề cử hạng mục Video của năm và Video xuất sắc nhất của nhóm nhạc. Để quảng bá cho "Take On Me", A-ha đã trình diễn nó trên nhiều chương trình truyền hình và lễ trao giải lớn, bao gồm American Bandstand, Solid Gold, Top of the Pops và giải Grammy lần thứ 28. Được ghi nhận là bài hát trứ danh trong sự nghiệp của A-ha, "Take On Me" đã được hát lại và sử dụng làm nhạc mẫu bởi nhiều nghệ sĩ, như Madonna, Christina Aguilera, Pitbull, Jonas Brothers, Sara Bareilles, Tori Amos, A1 và dàn diễn viên của Glee, cũng như xuất hiện trong nhiều tác phẩm điện ảnh và truyền hình, bao gồm Bumblebee, Deadpool và Deadpool 2, Despicable Me 3, Doctors, EastEnders, Family Guy và Raising Hope. Ngoài ra, video ca nhạc cho bài hát cũng được giới phê bình không ngừng tán dương bởi sự sáng tạo mang tính đột phá trước thời đại của nó, cũng như trở thành một trong những video đầu tiên được nhại lại trong lịch sử YouTube. Tính đến nay, nó đã bán được hơn triệu bản trên toàn cầu, trở thành một trong những đĩa đơn bán chạy nhất mọi thời đại. Đĩa 7" tại châu Âu và Anh quốc (1984) "Take On Me" 3:10 "And You Tell Me" 1:48 Đĩa 12" tại châu Âu và Anh quốc (1984) "Take On Me" 3:46 "And You Tell Me" 1:48 "Stop! And Make Your Mind Up" 2:57 Đĩa 7" tại châu Âu và Anh quốc (1985) "Take On Me" 3:46 "Love Is Reason" 3:04 Đĩa 12" tại Anh quốc (1985) "Take On Me" (bản mở rộng) 4:44 "Love Is Reason" 3:04 "Take On Me" 3:46 Bảng xếp hạng (1985-86) Vị trícao nhất Úc (Kent Music Report) Canada (RPM) Đan Mạch (IFPI) Châu Âu (European Hot 100 Singles) Đức (Official German Charts) Hy Lạp (IFPI) (FIMI) Ba Lan (LP3) Nam Phi (Springbok Radio) Tây Ban Nha (PROMUSICAE) 11 Bảng xếp hạng (1985) Vị trí Australia (Kent Music Report) 12 Belgium (Ultratop 50 Flanders) 46 Canada (RPM) 29 Denmark (IFPI) 14 France (IFOP) 23 Germany (Official German Charts) 46 Netherlands (Dutch Top 40) 60 Netherlands (Single Top 100) 24 UK Singles (Official Charts Company) US Billboard Hot 100 10 Bảng xếp hạng (1986) Vị trí Europe (European Hot 100 Singles) 26 Germany (Official German Charts) 34 Italy (FIMI) Bảng xếp hạng (1980-89) Vị trí UK Singles (Official Charts Company) 92 Bảng xếp hạng Vị trí US Billboard Hot 100 600 Danh sách đĩa đơn bán chạy nhất thế giới Danh sách đĩa đơn quán quân Hot 100 năm 1986 (Mỹ) | Take On Me | Đĩa đơn năm 1984, Đĩa đơn năm 1985, Đĩa đơn năm 1999, Đĩa đơn năm 2000, Bài hát năm 1984, Bài hát của A-ha, Bài hát của A1 (ban nhạc), Bài hát của Reel Big Fish, Đĩa đơn quán quân Billboard Hot 100, Đĩa đơn quán quân tại Úc, Đĩa đơn quán quân tại Áo, Đĩa đơn quán quân tại Bỉ, Đĩa đơn quán quân European Hot 100 Singles, Đĩa đơn quán quân tại Đức, Đĩa đơn quán quân tại, Đĩa đơn quán quân Dutch Top 40, Đĩa đơn quán quân tại Na Uy, Đĩa đơn quán quân tại Thụy Điển, Đĩa đơn quán quân tại Thụy Sĩ, Đĩa đơn quán quân UK Singles Chart, Đĩa đơn quán quân tại Vương quốc Liên hiệp Anh, Bài hát synthpop, Bài hát nhạc dance-pop, Đĩa đơn đầu tay, Giải thưởng video âm nhạc của MTV cho Chỉ đạo xuất sắc nhất, Đĩa đơn của Warner Bros. Records, Đĩa đơn của hãng Epic Records, Đĩa đơn của BMG |
Tập vẽ Trúc lâm thất hiền và Vinh Khải Kì (hàng trên cùng bên trái) trong một ngôi mộ thời Tây Tấn. Trúc lâm thất hiền (chữ Hán: 竹林七賢) là tên dân gian gọi nhóm bảy học giả, nhà văn và nhạc sĩ theo trường phái Đạo giáo sống trong rừng trúc đầu thời nhà Tấn. Vào thời nhà Tư mã thành lập Tây Tấn, chủ trương chuộng Nho giáo, vị học giả này cảm thấy mình không phù hợp bèn bỏ đi lên rừng trúc sống ẩn dật, tiêu dao tự tại, đàn hát uống rượu vui vẻ. Chủ trương của họ tuy không phải là giống nhau hoàn toàn, nhưng đều có xu hướng chung là chỉ trích phê bình những điểm gian trá và hèn hạ của thói quan liêu trong triều đình Tây Tấn. Nơi tụ họp của họ được cho là Sơn Dương, Tiêu Tác, tỉnh Hà Nam ngày nay. Nguyễn Tịch (阮籍; 210-263), tự Tự Tông (嗣宗), người Trần Lưu (nay là Khai Phong, Hà Nam), từng làm chức Bộ binh giáo úy, nên còn gọi là Nguyễn bộ binh (阮步兵). Kê Khang (嵇康; 223-263), tự Thúc Dạ (叔夜), người quận Tiếu (nay là Tuy Khê, An Huy), từng làm quan chức Trung tán đại phu, nên còn gọi là Kê trung tán (嵇中散). Lưu Linh (刘伶; 221-300), tự Bá Luân (伯伦), người Phái quốc (nay là huyện Túc, An Huy). Sơn Đào (山涛; 205-283), tự Cự Nguyên (巨源), người huyện Hoài, quận Hà Nội (nay là Vũ Trắc, Hà Nam). Hướng Tú (向秀), tự Tử Kỳ (子期), người huyện Hoài, quận Hà Nội, cùng quê với Sơn Đào. Vương Nhung (王戎; 234-305), tự Tuấn Trùng (濬沖), tiểu tự A Nhung (阿戎), người Lâm Nghi, Lang Tà (nay là Lâm Nghi, Sơn Đông), Tây Tấn đại thần, làm quan tới Tư đồ, phong An Phong hầu (安豐侯), nên còn gọi Vương An Phong (王安豐). Nguyễn Hàm (阮咸), tự Trọng Dung (仲容), người Trần Lưu, cháu của Nguyễn Tịch, làm quan tới chức Thái thú Thủy Bình, nên còn gọi là Nguyễn Thủy Bình (阮始平). Ông là người phát minh ra đàn nguyễn, tổ tiên của đàn nguyệt. and Civilization by Louis Crompton *Chinese Civilization and Bureaucracy by Etienne Balazs *A New Chinese Tomb Discovery: The Earliest Representation of Famous Literary Theme in Artibus Asiae, 1961 Alexander Coburn Soper *Neo-Taoism and the 'Seven Sages of the Bamboo Grove' in Chinese Painting'' in Artibus Asiae, 1974 Ellen Johnston Laing | Trúc lâm thất hiền | Đạo giáo, Văn hóa Trung Hoa |
Nghệ thuật ASCII là nghệ thuật tạo hình dựa trên 95 ký tự cơ bản quy định bởi mã ASCII. Hầu hết các tác phẩm của nghệ thuật ASCII yêu cầu những font chữ có bề rộng và dài cố định. TexArt.io ASCII Art collection Textfiles.com archive ASCII art Generator Sixteen Colors ANSI Art and ASCII Art Archive Defacto2.net Scene NFO Files Archive Chris.com ASCII art collection "As-Pixel Characters" ASCII art collection ASCII Art Animation of Star Wars, "ASCIIMATION" ASCII Keyboard Art Collection | Nghệ thuật ASCII | Nghệ thuật ASCII, Nghệ thuật máy tính |
Tổng Châlus là một tổng của Pháp tọa lạc tại tỉnh Haute-Vienne trong vùng của Pháp. Tổng này được tổ chức xung quanh Châlus trong quận Limoges. Độ cao khu vực này là 256 (Lavignac) đến 551 độ cao trung bình trên mực nước biển là 373 m. Tổng Châlus được chia thành xã và khoảng 410 người (điều tra dân số năm 1999 không tính trùng dân số). Bussière-Galant 386 87230 87027 Les Cars 583 87230 87029 Châlus 759 87230 87032 Flavignac 955 87230 87066 Lavignac 133 87230 87084 Pageas 594 87230 87112 Haute-Vienne Quận của Haute-Vienne Tổng của Haute-Vienne Xã của Haute-Vienne Danh sách các tổng ủy viên của Haute-Vienne Site officiel de la Communauté de Communes des Monts de Châlus Tổng Châlus sur le site của Insee plan của Tổng Châlus sur Mapquest Localisation của Tổng Châlus sur une carte de France Chalus | Tổng Châlus | |
Lưu Tuân (chữ Hán: 刘遵, 414), tự Tuệ Minh, người Hải Tây, Lâm Hoài tướng lãnh nhà Đông Tấn. Ông là anh/em con dì của Lưu Đạo Liên, Lưu Đạo Quy những em trai cùng cha khác mẹ của quyền thần Lưu Dụ nhà Đông Tấn. Ban đầu Tuân làm Tư nghị tham quân cho Đạo Quy. Tham gia đánh dẹp nghĩa quân Lư Tuần, Từ Đạo Phúc, nhiều lần lập công, quan chức làm đến Hữu tướng quân, Tuyên Thành nội sử, Hoài Nam thái thú. Năm Nghĩa Hi thứ 10 (414) mất, được truy phong Giám Lợi huyện hầu, thực ấp 700 hộ. Tống thư Nam sử | Lưu Tuân | Nhân vật quân sự nhà Tấn, Người Giang Tô, Năm sinh không rõ, Mất năm 412 |
Trẻ em đang đánh quay Đánh quay, còn gọi là đánh cù hoặc đánh gụ, là một trò chơi dân gian phổ biến hầu hết các sắc tộc của Việt Nam. Đây là trò chơi ngoài trời chủ yếu dành cho các bé trai nhưng cũng còn được thanh niên và những người già chơi, nó có thể có những tên gọi khác tùy theo sắc tộc như đánh tu lu (người Mông)... Cù chuối *Con quay: thường được làm bằng gỗ tốt, bền, thường là gỗ xoan; hoặc thứ gỗ gì dễ đẽo gọt sừng súc vật. Con quay có cấu tạo gồm phần chủ yếu là thân, đinh quay và mấu để quấn dây. **Thân được chế tác theo hai hình dạng chính: hình quả chuông và hình nón cụt. Con quay thân hình quả chuông gọi là cù chuối hay quay chuối; con quay có thân hình nón cụt gọi là cù dái dê hay quay dái dê. **Đinh quay được đóng dọc theo trục thân quay phía nhỏ hơn của nó, một số sắc tộc, thân có phần cuối nhọn để làm đinh quay mà không cần dùng đinh đóng vào. Đinh sắt được cắt đi phần mũ thường được dùng làm đinh quay và nếu đầu quay đập dẹt thì gọi là đinh tràng. Ngoài ra bi sắt loại nhỏ cũng có thể dùng làm đinh quay và gọi là đinh bi. Việc bổ, quật mạnh gụ xuống đất và quật vào gụ khác nhiều lần khi chơi có thể làm đinh gụ đóng lún sâu vào trong thân hơn mức đóng ban đầu, khiến gụ bị thấp đi. Những năm gần đây, đầu thoi dệt bằng sắt cũng được sử dụng và gọi là đinh thoi hay đinh mũ. Loại đinh này có chân đế hình nón, sau khi đóng vào gụ, chân đế tỏa rộng ra xung quanh như giá đỡ, vì vậy việc quật, bổ mạnh nhiều lần xuống đất không làm cho đinh gụ bị đóng sâu vào thân gụ. Đinh của cù dái dê dài hơn của cù chuối do vậy loại cù này không được đóng đinh bi hoặc đinh thoi. **Mấu để quấn dây của cù dái dê thường đầu có đinh còn của cù chuối lại đầu kia và đối với cù chuối thì bộ phận này gọi là tu. Con quay được làm thủ công hoặc tiện bằng máy có kích thước từ nhỏ đến to tùy thích và phù hợp với người chơi. Để tránh bị hư hại khi bị đinh của con quay khác bổ trúng, tu còn có thể được bọc kim loại, trẻ em hay dùng vỏ đạn cỡ nhỏ hay tôn, sắt. *Dây quay: dây quay được làm từ sợi có độ bền cao (sợi bện, dây đay, dây len, dây gai hoặc dây bằng vật liệu tổng hợp...) để có thể sử dụng lâu dài; chiều dài và kích thước của dây phù hợp với sải tay của người chơi cũng như kích thước con quay. Kỹ thuật chơi Kỹ thuật chủ yếu của trò đánh quay gọi là bổ, cách thực hiện khá đơn giản, chỉ cần quấn chặt dây quay vào con quay bắt đầu từ điểm mấu quấn dây tiếp xúc với thân quay theo vòng rộng dần. Người chơi giữ chặt đầu dây còn lại (hoặc quấn vào ngón tay) để bổ con quay, nghĩa là lăng cho con quay văng ra và thường kết hợp với lực giật đầu dây đang giữ để con quay quay được nhiều vòng hơn. Theo động tác bổ có thể phân ra thành ba cách chính: *Ra quay: người chơi hơi cúi xuống và khuỵu chân, để con quay khoảng ngang bụng rồi lăng con quay ra, tay giật dây di chuyển gần như song song với mặt đất. *Bổ thượng: người chơi đứng thẳng, tay cầm quay cao ngang gáy rồi ném quay xuống theo phương thẳng đứng, tay giật dây di chuyển từ dưới lên trên. *Bổ vát: cách thực hiện gần như bổ thượng nhưng không theo phương thẳng đứng mà theo đường chéo. Do vị trí của mấu quấn dây khác nhau nên khi bổ thượng hoặc bổ vát vị trí chuẩn bị của con quay cũng khác nhau hai loại con quay. Cù chuối được để đầu có đinh hướng lên trên còn cù dái dê thì ngược lại. Những con quay trong thể thức chơi đồng hầm Trẻ em đang đánh quay *Chơi biểu diễn (còn gọi là đồng triệt): những người tham gia theo hiệu lệnh cùng bổ con quay xuống mặt sân chơi, con quay của ai quay được lâu nhất thì coi là thắng cuộc, âm thanh phát ra từ những con quay nghe rất vui tai. Chơi biểu diễn còn có thể vẽ một vòng tròn trên mặt đất rồi cho con quay quay trong đó. *Hầm (còn gọi là đồng hầm): những người chơi cùng thực hiện bổ con quay, một hoặc nhiều người chơi (tùy thỏa thuận) có con quay dừng sớm nhất sẽ bị hầm, nghĩa là phải để cho những người khác bổ con quay vào con quay của mình. Thể thức này cũng có thể chia làm hai phe để chơi, hai bên cử một đại diện ra để xác định đội bị hầm. Hầm lại có hai thể thức chính là hầm động và hầm tĩnh, trẻ em gọi là hầm sống và hầm chết. Nếu hầm sống thì những người bị hầm sẽ cho con quay của mình quay và những người được hầm tìm cách bổ trúng. Nếu hầm chết thì những người chơi sẽ vẽ một vòng tròn trên mặt sân chơi, những con quay bị hầm được cho vào đó để người được hầm bổ xuống. Trong thể thức hầm sống, con quay rất dễ bị đinh bổ trúng tu và nếu tu bị mất hẳn thì không thể quấn dây để chơi được nữa. Trong khi hầm, nếu con quay của người được hầm không, hay gần như không quay được trên mặt đất hoặc quay bằng tu chứ không phải bằng đinh thì con quay đó sẽ trở thành bị hầm. thể thức hầm chết, ngoài trường hợp vừa nêu, nếu con quay của người được hầm khi dừng quay nằm lại trong lò thì con quay đó cũng bị đưa vào hầm; ngược lại, con quay đang bị hầm mà sau khi bị va chạm văng ra khỏi lò thì coi như được cứu thoát và người chủ có quyền hầm những con quay còn lại. Để "cứu" một con quay đang bị hầm, người chơi hay áp dụng kỹ thuật bổ vát còn để gây thiệt hại thì dùng bổ thượng. Còn có một biến thể mà ít ai muốn con quay của mình bị hầm là chỉ chọn ra một con quay duy nhất cho vào lò, những người được hầm sẽ bổ con quay của mình nhằm đưa "nạn nhân" đến một vị trí bất lợi như vũng nước, hố vôi, cống nước thải... thậm chí ao nước. Chỉ khi nào những người được hầm đạt mục đích thì vòng chơi mới bắt đầu lại bằng cách chọn ra một con quay khác để hầm. Tuy nhiên trong cách chơi này những người được hầm cũng rất dễ trở thành nạn nhân vì nếu không khéo léo chính con quay của họ cũng có thể rơi xuống vị trí không mong muốn ấy. *Ăn vố, trả vố: đây là thể thức thường dùng khi chỉ có hai người chơi, mỗi người sẽ lần lượt đặt hoặc cho con quay của mình quay để người còn lại bổ. *Vố: vết (lõm, xước) được tạo ra khi bị đinh của con quay khác bổ trúng. *Ngủ: con quay quay "tít" xung quanh trục của nó đồng thời nhìn gần như đang được đặt đứng tại chỗ trên mặt đất, mức độ cao hơn gọi là ngủ lịm. *Vu: âm thanh phát ra khi con quay quay. *Càng vố càng vu, chẻ tu càng tít: câu nói hay được dùng để tự an ủi hoặc an ủi người chơi khác (nhưng cũng có lúc để chế diễu) khi con quay bị nhiều vố thậm chí tu bị nứt, sứt mẻ. *Hầm cù tiện sướng hơn tiên. Ba đời tiên mới được hầm cù tiện. *Quay tu đi tù năm, trong đó là số đếm, ví dụ Quay tu đi tù năm, hàm quy định luật chơi theo đó nếu người chơi bổ sai kỹ thuật dẫn đến con quay không quay bằng đinh mà quay bằng đầu kia thì sẽ bị hầm lượt. Câu này cũng được dùng để chế diễu người chơi bổ sai kỹ thuật. Một con quay Nhật Bản Trompo Chơi quay là một trò chơi ưa thích của trẻ con ngày xưa, ngày nay đã ít và dường như không thấy xuất hiện các đô thị. Hà Nội xưa, có thể tìm mua quay trên Phố Tố Tịch hoặc Phố Hàng Quạt. Theo các kết quả khảo cổ học thì con quay là một trong những loại đồ chơi rất cổ xưa của loài người. Trò chơi tương tự đánh quay Việt Nam, có thể thấy nhiều vùng trên thế giới: *Ở các nước châu như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc...chơi quay cũng là trò chơi dân gian khá phổ biến, trò này còn được chơi bang Tamil Nadu Ấn Độ (gọi là bambaram), Philippines (gọi là trumpo)... *Trò trompo (từ tiếng Tây Ban Nha để chỉ con quay) được chơi phổ biến các nước Mỹ Latin, México, Peru, Colombia, Nicaragua... thường tổ chức những cuộc thi chơi trompo. Trompo được cho là du nhập từ Nhật Bản khi người México đưa nó về. *Mỹ còn tổ chức giải vô địch quốc gia về chơi quay Chico, bang California và giải vô địch thế giới Orlando, bang Florida *Đồng dao: :Cút ca cút kít :Làm ít ăn nhiều :Nằm đâu ngủ đấy :Nó lấy mất cưa :Lấy gì mà kéo... *Bài thơ: Kiếp con quay của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu: :Trời sinh ra tớ kiếp con quay, :Quay tít mù xanh nghĩ cũng hay. :Lì mít giang sơn khi chóng mặt, :Đùng lăn thiên địa lúc rời tay. :Lăng băng thân thế đi, đi, đứng, :Nghiêng ngả quan hà tỉnh, tỉnh, say. :Thân tớ ví to bằng quả đất, :Cũng cho thiên địa có đêm ngày. Danh sách các trò chơi truyền thống của Việt Nam Bách khoa toàn thư văn hóa Việt Đánh quay trên trang web của tỉnh Lào Cai Topspinning.com | Đánh quay | Chuyển động quay, Đồ chơi truyền thống |
Hưng Thuận là một xã thuộc thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, Việt Nam. Xã Hưng Thuận là một xã nằm phía đông bắc của thị xã Trảng Bàng, có vị trí địa lý: *Phía bắc giáp xã Đôn Thuận *Phía nam giáp phường Lộc Hưng và Thành phố Hồ Chí Minh *Phía đông giáp tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh *Phía tây giáp phường Lộc Hưng. Xã Hưng Thuận có diện tích 44,16 km², dân số năm 2019 là 10.097 người, mật độ dân số đạt 229 người/km². Xã Hưng Thuận được chia thành ấp: Bùng Binh, Cầu Xe, Xóm Suối, Lộc Thuận, Lộc Trung, Lộc Trị, Tân Thuận. Xã Hưng Thuận thuộc huyện Trảng Bàng được thành lập vào ngày 12 tháng năm 2004 trên cơ sở 1.681 ha diện tích tự nhiên và 2.636 người của xã Lộc Hưng, 2.606 ha diện tích tự nhiên và 6.281 người của xã Đôn Thuận. Ngày tháng năm 2020, huyện Trảng Bàng chuyển thành thị xã Trảng Bàng, xã Hưng Thuận thuộc thị xã Trảng Bàng. | Hưng Thuận | |
25 tháng 1892 tháng 1944 là một trong số các đại tướng của hải quân đế quốc Nhật Bản trong thế chiến thứ hai. Ông đã chỉ huy hạm đội Nhật tham gia trận đánh lớn tại chiến trường Thái Bình Dương là hải chiến biển Java và hải chiến biển Coral. Ông mất trong khi chiến đấu tại Saipan. Takagi sinh tại thành phố Iwaki, quận Fukushima. Ông tốt nghiệp học viện hải quân Hoàng gia Nhật năm 1911 rồi lần lượt phục vụ trên tuần dương hạm Aso và thiết giáp hạm Shikishima với cấp hàm chuẩn úy, tuần dương hạm Asama và thiết giáp hạm Kawachi với cấp hàm thiếu úy. Sau đó, ông được đưa đến học viện quân sự hải quân dành cho các sĩ quan thực tập để học thêm về hàng hải và sử dụng thủy lôi. Sau khi tốt nghiệp học viện quân sự hải quân, Takagi được thăng hàm thiếu tá và được giao chỉ huy các tàu ngầm Ro-28 và Ro-68. Năm 1928, ông tiếp tục được thăng lên hàm trung tá rồi đại tá năm 1932. Năm 1931, ông được cử đi du học tại Hoa Kỳ và Châu Âu. Năm 1933, ông trở thành hạm trưởng của tuần dương hạm Nagara rồi Takao năm 1936 và thiết giáp hạm Mutsu năm 1937. Takagi được phong hàm Chuẩn đô đốc ngày 15 tháng 11 1938 và tham gia bộ tổng tham mưu hải quân hoàng gia Nhật năm 1939. Khi chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ, lúc đầu ông và lực lượng hạm đội của mình được giao nhiệm vụ yểm trợ về đường biển cho cuộc đổ bộ tấn công Philippines của quân Nhật cuối năm 1941. Sau đó, trong lúc hạm đội của ông chỉ huy đóng tại biển Java, Indonesia (lúc này là thuộc địa Hà Lan) đã chạm trán hải quân Hà Lan tại trận hải chiến biển Java vào ngày 26 tháng 1942. Kết thúc trận đánh, Hà Lan mất tuần dương hạm và khu trục hạm trong khi hầu như không gây thiệt hại cho quân Nhật. Sau chiến thắng trên, Takagi trở thành phó đô đốc vào ngày tháng 1942. Sau đó, ông đã chỉ huy hạm đội Nhật Bản gồm hàng không mẫu hạm Hàng không mẫu hạm Shokaku và Hàng không mẫu hạm Zuikaku trong trận chiến biển Coral diễn ra từ ngày tháng đến ngày tháng 1942. Trong trận đánh này, hạm đội Nhật do Takagi chỉ huy đã tiêu diệt được hàng không mẫu hạm USS Lexington của Mỹ nhưng cả hai hàng không mẫu hạm Nhật đều bị thương nặng dẫn tới kế hoạch đánh chiếm cảng Morseby theo kế hoạch bị phá sản và gây ra những hệ quả không nhỏ cho trận Midway tháng sau đó. Tháng 11 1942, Takagi chuyển về công tác tại Mako rồi Takao vào tháng 1943. Ngày 21 tháng 1943, ông lại được giao quyền chỉ huy hạm đội hải quân hoàng gia Nhật, chủ yếu là các tàu ngầm, đóng tại quần đảo Mariana. Tại đây, ông đã tham gia trận chiến đảo Saipan diễn ra từ ngày 15 tháng 1944 và tử trận vào ngày tháng 7, một ngày trước khi quân đội Nhật thất bại trong việc bảo vệ hòn đảo. Ông được phong hàm đô đốc sau khi mất. Fuller, Richard. "Hirohito's Samurai. Leaders of the Japanese Armed Forces, 1926-1945." Arms and Armour Press (1991). *- Firsthand account of the battle by the captain of the Japanese destroyer Amatsukaze. Translation of the official record by the Japanese Demobilization Bureaux detailing the Imperial Japanese Army and Navy's participation in the Southwest Pacific area of the Pacific War. Breaching the Marianas: The Battle for Saipan (Marines in World War II Commemorative Series) Các đô đốc Hải quân Đế quốc Nhật Bản Trận chiến biển Coral | null | Đô đốc Hải quân Đế quốc Nhật Bản, Nhân vật trong Thế chiến thứ hai |
'Plenasium là một loài dương xỉ trong họ Osmundaceae. Loài này được A.E.Bobrov mô tả khoa học đầu tiên năm 1967. Danh pháp khoa học của loài này chưa được làm sáng tỏ. | null | Plenasium, Unresolved names |
Hệ số điểm được dùng để phân chia các đội vào các nhóm khác nhau tại lễ bốc thăm lần này là dựa theo kết quả các đội đạt được tại vòng đấu bảng của vòng loại Euro 2004 và vòng loại World Cup 2006. Có vài điều đáng lưu sau: Đội đương kim vô địch Hy Lạp nghiễm nhiên được xếp làm đội hạt giống. Bồ Đào Nha không có hệ số điểm của vòng loại Euro 2004 do là nước chủ nhà. Đức không có hệ số điểm của vòng loại World Cup 2006 do là nước chủ nhà. Nên thay vì đó, thành tích của đội tại vòng loại World Cup 2002 đã được sử dụng. Kazakhstan không có thành tích nào các vòng loại Euro do lần đầu tham dự giải. Lễ bốc thăm diễn ra vào ngày 27 tháng năm 2006 tại Montreux, Thụy Sĩ. Dưới đây là thành phần các nhóm khác nhau đã được quyết định trước lễ bốc thăm. Nhóm hạt giống Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm Ngoài Áo và Thụy Sĩ với cương vị nước đăng cai vòng chung kết, nên không phải trải qua vòng loại. Tất cả các đội còn lại, được chia vào bảng (6 bảng đội và bảng đội), thi đấu lượt đi và lượt về, lấy hai đội đứng đầu vào vòng chung kết. Trường hợp các đội bằng điểm thì xét kết quả đối đầu trực tiếp, sau đó mới tính tới hiệu số bàn thắng bàn thua và số bàn thắng. Đội Điểm Trận Thắng Hòa Thua Bàn thắng Bàn thua Hiệu số 28 14 24 12 +12 27 14 24 10 +14 24 14 22 11 +11 24 14 13 +6 18 14 14 16 -2 10 14 11 21 -10 9 12 13 -9 5 12 28 -22 (*) Do Armenia và Azerbaijan không thỏa thuận được địa điểm thi đấu, loạt trận đấu giữa hai đội bị hủy. Cả hai đội đều không có điểm trong hai trận đấu này. Đội Điểm Trận Thắng Hòa Thua Bàn thắng Bàn thua Hiệu số 29 12 22 +13 26 12 25 +20 24 12 21 12 +9 17 12 18 16 +2 16 12 11 13 -2 10 12 16 19 -3 0 12 12 43 -39 Đội Điểm Trận Thắng Hòa Thua Bàn thắng Bàn thua Hiệu số 31 12 10 25 10 +15 24 12 25 11 +14 23 12 27 11 +16 13 12 16 22 -6 12 12 12 19 -7 12 12 11 22 -11 5 12 10 31 -21 Đội Điểm Trận Thắng Hòa Thua Bàn thắng Bàn thua Hiệu số 29 12 27 +22 27 12 35 +28 17 12 17 14 +3 16 12 33 23 +10 15 12 18 19 -1 14 12 17 24 -7 0 12 12 57 -55 Đội Điểm Trận Thắng Hòa Thua Bàn thắng Bàn thua Hiệu số 29 12 28 +20 24 12 18 +11 23 12 24 +17 23 12 20 12 +8 14 12 12 12 7 12 21 -16 0 12 12 42 -40 Đội Điểm Trận Thắng Hòa Thua Bàn thắng Bàn thua Hiệu số 28 12 23 +15 26 12 23 +14 20 12 17 14 +3 20 12 21 11 +10 12 12 15 17 -2 8 12 10 27 -17 7 12 32 -23 Đội Điểm Trận Thắng Hòa Thua Bàn thắng Bàn thua Hiệu số 29 12 26 +19 26 12 15 +10 15 12 18 +11 13 12 17 23 -6 11 12 12 18 -6 11 12 16 -7 3 12 11 23 -21 Cập nhật lần cuối ngày: 21 tháng 11 năm 2007 Cầu thủ ghi bàn Số bàn thắng Số phút thi đấu Đội tuyển Câu lạc bộ David Healy 13 1075' Leeds United Fulham Eduardo 10 1061' Dinamo Zagreb Arsenal Euzebiusz Smolarek 824' Borussia Dortmund Racing de Santander Lukas Podolski 660' Bayern Munich Jon Dahl Tomasson 989' VfB Stuttgart Villarreal Cristiano Ronaldo 1153' Manchester United Steffen Iversen 669' Rosenborg B.K. Mladen Petrić 677' FC Basel Borussia Dortmund Nikola Žigić 777' Racing de Santander Valencia David Villa 896' Valencia Đội tuyển Tư cách qua vòng loại Các lần tham dự trước Chủ nhà Lần đầu Chủ nhà (1996, 2004) Bảng Lần đầu Bảng (1984, 1996, 2000, 2004) Bảng (1968, 1980, 1988, 1996, 2000, 2004) Bảng 1992, 1996, 2000, 2004) Bảng (1980, 2004) Bảng (1996, 2000) Bảng (19721, 19761, 19801, 19841, 19881, 1992, 1996, 2000, 2004) Bảng (19602, 19762, 19802, 1996, 2000, 2004) Bảng (1996, 2004) Bảng (19603, 19643, 19683, 19723, 19883, 19924, 1996, 2004) Bảng (1964, 1980, 1984, 1988, 1996, 2000, 2004) Bảng (1992, 2000, 2004) Bảng (1984, 1996, 2000) Bảng (1976, 1980, 1988, 1992, 1996, 2000, 2004) :1 Với tư cách là đội Tây Đức :2 Với tư cách là đội Tiệp Khắc :3 Với tư cách là đội Liên Xô :4 Với tư cách là đội CIS Năm in đậm là năm mà đội giành chức vô địch. Thống kê không chính thức về Euro 2008 2008 | 28 | |
Bệnh xương dễ gãy (hay còn gọi là bệnh giòn xương, bệnh tạo xương bất toàn, bệnh xương thủy tinh, tên khoa học của bệnh là Osteogenesis Imperfecta OI) là một nhóm bệnh lý bao gồm nhiều thể lâm sàng và có đặc điểm di truyền. Đặc trưng của bệnh là sự tổn thương thành phần collagen type của mô liên kết gây nên bệnh cảnh lâm sàng không những xương mà còn da, dây chằng, củng mạc mắt và răng như: gãy xương tự phát, biến dạng xương, lùn, bất thường của răng (tạo răng bất toàn), giảm thính lực. Căn bệnh này chủ yếu là do di truyền bởi gen trội hoặc lặn từ phía bố hoặc mẹ. Đây là một bệnh bẩm sinh, trẻ bị mắc bệnh có tỷ trọng xương giảm. Trong những trường hợp nặng, bệnh biểu hiện ngay khi chào đời khiến trẻ sơ sinh bị gãy nhiều xương. Phần lớn trẻ bị bệnh chết sau khi sinh một thời gian ngắn. Bệnh có thể biểu hiện muộn những trường hợp nhẹ hơn làm ảnh hưởng tới sự phát triển của khối cơ làm giảm sức bền cơ. Người ta đã biết thể khuyết tật tạo xương, hầu hết là di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường. Thể bệnh mới này là khuyết tật tạo xương thể VII di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường. Cho đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh nhân. entry on Osteogenesis Imperfecta Osteogenesis Imperfecta Overview NIH Osteoporosis and Related Bone Diseases National Resource Center Type Research Osteogenesis Imperfecta association Bệnh tạo xương bất toàn (Xương thủy tinh) BS Trương Anh Mậu, Khoa CTCH. Bệnh viện Nhi đồng 21/04/2010 | Bệnh xương dễ gãy | Bệnh di truyền, Mô, Rối loạn cơ xương, Rối loạn di truyền theo cơ chế, Sinh học tế bào, Bệnh hiếm gặp, RTT |
townsendii' là một loài động vật có vú trong họ Sóc, bộ Gặm nhấm. Loài này được Bachman mô tả năm 1839. *Thorington, R. W. Jr. and R. S. Hoffman. 2005. Family Sciuridae. pp. 754–818 in Mammal Species of the World Taxonomic and Geographic Reference. D. E. Wilson and D. M. Reeder eds. Johns Hopkins University Press, Baltimore. Thể | null | Động vật được mô tả năm 1839, Động vật Mỹ, Động vật Tây Hoa Kỳ |
Gonzales là một thành phố thuộc quận Gonzales, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ. Năm 2010, dân số của xã này là 7237 người. *Dân số năm 2000: 7202 người. *Dân số năm 2010: 7237 người. American Finder | Gonzales | Quận Gonzales, Texas |
Trương Khánh Lê (; sinh tháng năm 1951) là chính khách nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông hiện là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX, Phó Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc khóa XIII nhiệm kỳ 2018 đến năm 2023. Trương Khánh Lê từng là Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc khóa XII nhiệm kỳ 2013 đến năm 2018. Trước khi về trung ương công tác, Trương Khánh Lê đảm nhiệm Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hà Bắc và Bí thư Khu ủy Khu tự trị Tây Tạng. Trương Khánh Lê là người Hán sinh tháng năm 1951, người Đông Bình, tỉnh Sơn Đông. Tháng năm 1980 đến tháng năm 1981, Trương Khánh Lê học tập tại Đại học Nông nghiệp Bắc Kinh. Tháng năm 1995 đến tháng 12 năm 1997, ông theo học tại chức chuyên ngành quản lý kinh tế tại Trường Đảng Tỉnh ủy Sơn Đông. Tháng 10 năm 1999 đến tháng năm 2001, ông theo học lớp nâng cao chương trình học nghiên cứu sinh chuyên ngành quản lý kinh tế nông nghiệp tại Đại học Thạch Hà Tử. Tháng năm 1971, Trương Khánh Lê tham gia công tác làm công nhân nhà máy phân bón hóa học Đông Bình tỉnh Sơn Đông và từng đảm nhiệm Bí thư Chi bộ Đảng kiêm Chủ nhiệm phân xưởng, Phó Bí thư Đảng ủy nhà máy. Tháng năm 1973, Trương Khánh Lê gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tháng năm 1976, ông được bổ nhiệm làm Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy Đông Bình kiêm Phó Chủ nhiệm Văn phòng Giao thông công nghiệp huyện Đông Bình, tỉnh Sơn Đông. Sau tháng, tháng 11 năm 1976, ông được bổ nhiệm làm Phó Bí thư Huyện ủy Đông Bình. Tháng năm 1979, ông được điều lên công tác tại Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc. Tháng năm 1983, ông được bổ nhiệm làm Phó Trưởng Ban Thanh niên công nông Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc. Tháng năm 1986, Trương Khánh Lê được luân chuyển làm Phó Thị trưởng Chính phủ nhân dân thành phố Đông Dinh, tỉnh Sơn Đông. Tháng năm 1986, ông được bổ nhiệm giữ chức Tổng Thư ký Chính phủ nhân dân thành phố Đông Dinh kiêm Phó Thị trưởng Chính phủ nhân dân thành phố Đông Dinh. Tháng năm 1988, ông được bầu làm Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Đông Dinh kiêm Phó Thị trưởng Thường trực Chính phủ nhân dân thành phố Đông Dinh. Tháng năm 1988, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó Bí thư Thành ủy Đông Dinh. Tháng năm 1991, ông được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đảng Thành ủy Đông Dinh kiêm Phó Bí thư Thành ủy Đông Dinh. Tháng năm 1993, Trương Khánh Lê được bổ nhiệm giữ chức Phó Bí thư Thành ủy Đông Dinh, Thị trưởng Chính phủ nhân dân thành phố Đông Dinh. Tháng năm 1995, ông được luân chuyển làm Bí thư Thành ủy Thái An, tỉnh Sơn Đông. Tháng năm 1997, ông được bầu kiêm nhiệm chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân thành phố Thái An. Tháng 12 năm 1997, Trương Khánh Lê được bổ nhiệm làm Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên truyền Tỉnh ủy Sơn Đông. Tháng năm 1998, ông chuyển sang làm Phó Tổng Thư ký Thường trực Tỉnh ủy Sơn Đông. Tháng năm 1998, ông được luân chuyển làm Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cam Túc kiêm Trưởng Ban Tuyên truyền Tỉnh ủy Cam Túc. Tháng năm 1999, ông về làm Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cam Túc, Bí thư Thành ủy Lan Châu kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân thành phố Lan Châu, tỉnh lỵ tỉnh Cam Túc. Tháng 10 năm 1999, Trương Khánh Lê được luân chuyển làm Ủy viên Ban Thường vụ Khu ủy Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương kiêm Phó Bí thư Đảng ủy Binh đoàn sản xuất và xây dựng Tân Cương, Tư lệnh Binh đoàn sản xuất và xây dựng Tân Cương. Tháng năm 2002, ông kiêm nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc Công ty Tập đoàn tân kiến Trung Quốc. Ngày 14 tháng 11 năm 2002, tại phiên bế mạc của Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 16, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVI. Tháng 12 năm 2004, ông được bổ nhiệm làm Phó Bí thư Khu ủy Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương kiêm Phó Bí thư Đảng ủy Binh đoàn sản xuất và xây dựng Tân Cương, Tư lệnh Binh đoàn sản xuất và xây dựng Tân Cương, Tổng Giám đốc Công ty Tập đoàn tân kiến Trung Quốc. Tháng năm 2005, ông kiêm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch Chính phủ nhân dân Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Tháng năm 2005, ông thôi kiêm nhiệm chức vụ Phó Bí thư Đảng ủy Binh đoàn sản xuất và xây dựng Tân Cương, Tư lệnh Binh đoàn sản xuất và xây dựng Tân Cương, Tổng Giám đốc Công ty Tập đoàn tân kiến Trung Quốc. Tháng 11 năm 2005, Trương Khánh Lê được bổ nhiệm làm Phó Bí thư Khu ủy Khu tự trị Tây Tạng, quyền Bí thư Khu ủy Khu tự trị Tây Tạng thay cho ông Dương Truyền Đường. Tháng năm 2006, ông chính thức được bổ nhiệm giữ chức Bí thư Khu ủy Khu tự trị Tây Tạng. Ngày 21 tháng 10 năm 2007, tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 17, ông được bầu lại là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVII. Tháng năm 2011, sau năm quản lý Tây Tạng, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định điều Trương Khánh Lê về làm Bí thư Tỉnh ủy Hà Bắc. Tháng năm 2012, ông được bầu kiêm nhiệm chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân tỉnh Hà Bắc. Ngày 14 tháng 11 năm 2012, tại phiên bế mạc của Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII. Tháng năm 2013, Trương Khánh Lê được bầu làm Phó Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc khóa XII nhiệm kỳ 2013 đến năm 2018. Ngày 24 tháng 10 năm 2017, tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIX, Trương Khánh Lê được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX. Tháng năm 2018, ông được bầu làm Ủy viên Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc khóa XIII. Ngày 14 tháng năm 2018, kỳ họp thứ nhất Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (Chính hiệp) khóa XIII đã tiến hành phiên họp toàn thể lần thứ bầu Trương Khánh Lê làm Phó Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc khóa XIII nhiệm kỳ 2018 đến năm 2023. Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Hà Bắc Bí thư Tỉnh ủy (Trung Quốc) Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hà Bắc Bí thư Khu ủy Khu tự trị Tây Tạng | Trương Khánh Lê | Người Sơn Đông, Bí thư Tỉnh ủy (Trung Quốc), Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hà Bắc, Bí thư Khu ủy Khu tự trị Tây Tạng, Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVII, Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII, Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX |
Tập tin:Fungi of mẫu nấm thu thập được vào mùa hè năm 2008 tại các khu rừng hỗn hợp nằm miền Bắc Saskatchewan, gần thị trấn LaRonge, Canada. Đây là ví dụ chứng minh tính đa dạng của loài nấm. Trong tấm hình này còn hiện diện cả lá địa và rêu. Đa dạng sinh học (tiếng Anh: là một chuyên ngành của sinh học nghiên cứu sự đa dạng và biến đổi của sự sống trên Trái Đất. Đa dạng sinh học biểu hiện ba đặc điểm: đa dạng di truyền, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái. Đa dạng sinh học không được phân bố đều trên khắp Trái Đất và các vùng nhiệt đới thường có đa dạng sinh học cao hơn các khu vực khác. Đa dạng sinh học trên cạn cũng thường cao hơn các vùng gần đường xích đạo đây là hệ quả của khí hậu ấm và sản lượng sơ cấp cao. Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới vùng này chiếm ít hơn 10% bề mặt Trái Đất nhưng là nơi 90% các loài sinh sống trên thế giới. Dọc theo các bờ biển phía Tây Thái Bình Dương, sinh học biển thường đa dạng hơn vì nơi này có nhiệt độ mặt biển đạt mức cao nhất và nằm dải vĩ độ trung bình trên tất cả các đại dương. Thường có những gradient vĩ độ trong đa dạng loài, trong đó độ đa dạng tăng vùng vĩ độ thấp hơn. Đa dạng sinh nói chung có xu hướng tập hợp tại những điểm nóng và có dấu hiệu gia tăng theo thời gian nhưng có khả năng sẽ diễn ra chậm trong tương lai. Dấu hiệu thay đổi môi trường nhanh thường là nguyên nhân dẫn đến những sự kiện tuyệt chủng. Ước tính rằng hơn 99% tất cả các loài từng sống trên Trái Đất (lên tới hơn tỷ loài) đã bị tuyệt chủng. Những ước tính về số lượng loài đang hiện diện Trái Đất rơi vào khoảng 10 triệu đến 14 triệu loài, trong đó 1,2 triệu loài đã được ghi thành tài liệu, còn hơn 86% loài chưa được mô tả. Gần đây vào năm 2016, các nhà khoa học đưa ra báo cáo rằng ước tính nghìn tỷ loài có mặt trên Trái Đất hiện nay, nhưng chỉ 0,001% loài được mô tả. Tổng số cặp DNA cơ sở liên quan trên Trái Đất ước tính là 5,0 1037 và nặng 50 tỷ tấn. Bên cạnh đó, tổng số sinh khối của sinh quyển được ước tính lên tới 1012 tấn (tức tương đương hàng tỷ tấn carbon). Tháng năm 2016, giới khoa học báo cáo rằng đã xác định 355 đoạn gen đến từ tổ tiên chung gần nhất của muôn loài (LUCA) của tất cả các sinh vật sống trên Trái Đất. Tuổi thọ của Trái Đất rơi vào khoảng 4,54 tỷ năm. Bằng chứng sớm nhất về sự sống trên Trái Đất có niên đại ít nhất từ 3,5 tỷ năm về trước, diễn ra trong giai đoạn Đại Tiền Thái cổ sau khi một lớp vỏ địa chất bắt đầu đông đặc lại sau thời gian nóng chảy của liên đại Hỏa thành. Những hóa thạch thảm vi sinh đã được phát hiện tại một sa thạch có tuổi thọ 3,48 tỷ năm miền Tây Úc. Những bằng chứng vật lý đầu tiên khác của một chất sinh học là than chì được phát hiện tại những tảng đó có tuổi thọ 4,1 tỷ năm Tây Úc. Theo lời một trong các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng: "Nếu sự sống sinh sôi tương đối nhanh trên Trái Đất... thì đó có thể là chuyện bình thường trong vũ trụ". Kể từ khi sự sống khởi nguồn trên Trái Đất, vụ tuyệt chủng lớn và một số vụ tuyệt chủng nhỏ đã gây nên tổn thất lớn và đột ngột về mặt đa dạng sinh học. Liên đại Hiển sinh (tức 540 triệu năm trở lại đây) đánh dấu sự gia tăng nhanh chóng về mặt đa dạng sinh học thông qua bùng nổ kỷ Cambri—thời kỳ mà phần lớn ngành sinh vật đa bào lần đầu xuất hiện. 400 triệu năm kế tiếp chứng kiến những tổn thất đa dạng sinh học lặp lại và được gọi là sự kiện tuyệt chủng hàng loạt. Trong Kỷ Than Đá, vụ rừng nhiệt đới sụp đổ là nguyên nhân tước đi sự sống của nhiều loài thực vật và động vật. Sự kiện tuyệt chủng kỷ Permi–kỷ Trias diễn ra 251 triệu năm trước là thảm họa tồi tệ nhất, làm cho các loài động vật có xương phải mất tới 30 triệu năm để phục hồi số lượng cá thể. Thảm họa gần nhất là Sự kiện tuyệt chủng Phấn Trắng-Cổ Cận xảy ra 65 triệu năm về trước và gây nhiều chú hơn các thảm họa khác vì nó đã làm tuyệt chủng các loài khủng long phi điểu (non-avian dinosaur). Khoảng thời gian kể từ khi xuất hiện con người đã cho thấy dấu hiệu của sự sụt giảm đa dạng sinh đang diễn ra không ngừng nghỉ, đi kèm với đó là tổn thất đa dạng di truyền. Trong sự kiện tuyệt chủng Holocen, sự suy giảm đa dạng sinh chủ yếu gây ra bởi tác động của con người, mà cụ thể là hành vi phá hủy sinh cảnh. Ngược lại, đa dạng sinh học lại tác động tích cực tới sức khỏe của con người, bất chấp có một số ít những tác động tiêu cực đã được nghiên cứu. Liên Hợp Quốc (LHQ) đã chỉ định giai đoạn 2011–2020 là Thập kỷ đa dạng sinh học của Liên Hợp Quốc, còn giai đoạn 2021–2030 là Thập kỷ khôi phục hệ sinh thái của Liên Hợp Quốc. Theo bản Báo cáo Đánh giá Toàn cầu về Đa dạng sinh học và Dịch vụ Hệ sinh thái của IPBES đưa ra vào năm 2019, 25% các loài thực vật và động vật trên hành tinh đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng do hoạt động của con người. Tháng 10 năm 2020, một báo cáo khác của IPBES phát hiện những hành vi gây tổn thất đa dạng sinh học cũng là nguyên nhân gây nên các đại dịch. Năm 2020, ấn bản thứ của báo cáo Triển vọng Đa dạng sinh học toàn cầu của LHQ được đưa ra. Đây được xem là "bản báo cáo cuối cùng" cho Mục tiêu Đa dạng sinh học Aichi loạt 20 mục tiêu đặt ra lúc khởi đầu Thập kỷ Đa dạng sinh học của LHQ vào năm 2010 rằng hầu hết trong số chúng được cho là sẽ đạt được vào cuối năm 2020. Ấn bản này cho biết không có bất kì mục tiêu nào liên quan đến bảo vệ hệ sinh thái và thúc đẩy tính bền vững được đáp ứng đầy đủ. *1916 Thuật ngữ biological diversity được lần đầu sử dụng bởi J. Arthur Harris trong nghiên cứu The Variable Desert: "Phải tuyên bố thẳng thừng rằng khu vực có hệ thực vật phong phú về số chi và loài và có nguồn gốc và quan hệ đa dạng là hoàn toàn không đủ để miêu tả về tính đa dạng sinh học thật sự của nó." *1975 Thuật ngữ natural diversity được giới thiệu bởi John Terborgh. *1980 Thomas Lovejoy giới thiệu thuật ngữ biological diversity tới cộng đồng khoa học trong một cuốn sách. Nó nhanh chóng được sử dụng phổ biến. *1985 Theo Edward O. Wilson, cụm từ rút gọn được đặt ra bởi W. G. Rosen: "Diễn đàn quốc gia về Đa dạng sinh học (BioDiversity) ... do Walter G.Rosen lập ra... Tiến sĩ Rosen là người đại diện cho dự án NRC/NAS trong suốt các giai đoạn lên kế hoạch của dự án. Ngoài ra, ông còn giới thiệu cụm từ *1985 Thuật ngữ "biodiversity" xuất hiện trong một bài viết có nhan đề "A New Plan to Conserve the Earth's Biota" của Laura Tangley. *1988 Thuật ngữ biodiversity lần đầu xuất hiện trong một ấn phẩm. *Ngày nay thuật ngữ được sử dụng đại phổ biến trong nghiên cứu khoa học. Từ đa dạng sinh học thường được dùng thông dụng để thay thế cho những thuật ngữ được định nghĩa cụ thể hơn và lâu đời hơn như đa dạng loài và mức độ đa dạng của loài. Các nhà sinh học thường định nghĩa đa dạng sinh học là "tổng thể của đa dạng gen, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái của một khu vực". Ưu điểm của định nghĩa này là nó có khả năng mô tả hầu hết các trường hợp và đưa ra một cái nhìn thống nhất về những dạng sinh học truyền thống từng được định nghĩa trong quá khứ: Đa dạng loài (thường là thước đo mức độ đa dạng của loài). Đa dạng hệ sinh thái (thường nhìn từ góc độ đa dạng sinh thái). Đa dạng hình thái (bắt nguồn từ đa dạng di truyền và sinh học phân tử). Đa dạng chức năng (thường là thước đo số lượng các loài có chức năng khác nhau trong một quần thể, ví dụ như cơ chế nuôi ăn khác nhau, khả năng hoạt động khác nhau, loài săn mồi vs con mồi...). Một định nghĩa cụ thể và phù hợp với cách diễn giải nói trên được đưa ra lần đầu trong một bài báo của tác giả Bruce A. Wilcox do Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) ủy thác trong Hội thảo Vườn quốc gia Thế Giới 1992. Theo định nghĩa của Wilcox: "Đa dạng sinh học là tính đa dạng của các dạng sống tất cả cấp độ của hệ thống sinh học (bao gồm phân tử, quần thể, sinh vật, loài và hệ sinh thái...)". Về mặt di truyền, đa dạng sinh học có thể được định nghĩa là tính đa dạng của các alen, gen và sinh vật. Chúng nghiên cứu xoay quanh những quá trình như đột biến và chuyển gen ngang, thúc đẩy sự tiến hóa. Năm 1992, Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất của Liên Hợp Quốc (LHQ) đưa ra định nghĩa về đa dạng sinh học là "tính (đa dạng) biến thiên giữa các sinh vật sống của tất cả các nguồn bao gồm các hệ sinh thái tiếp giáp, trên cạn, biển, các hệ sinh thái thủy vực khác và các tập hợp sinh thái mà chúng là một phần. Tính đa dạng này thể hiện trong mỗi bộ loài, giữa các loài và các hệ sinh học." Định nghĩa này cũng được dùng trong Công ước về Đa dạng sinh học. Định nghĩa của Gaston và Spicer trong tác phẩm Biodiversity: an introduction (Đa dạng sinh học: phần giới thiệu) là "sự biến đổi của sự sống mọi cấp độ tổ chức sinh học". = Đa dạng sinh học rừng là một bộ phận của đa dạng sinh học. Thuật ngữ này có nghĩa rộng là dùng để chỉ tất cả các dạng sống được tìm thấy trong các khu vực có rừng và vai trò sinh thái mà chúng thực hiện. Như vậy, đa dạng sinh học rừng không chỉ bao gồm cây cối mà còn bao gồm vô số các loài thực vật, động vật và vi sinh vật sống trong rừng và sự đa dạng di truyền của chúng. Đa dạng sinh học rừng có thể được xem xét các cấp độ khác nhau, bao gồm hệ sinh thái, cảnh quan, loài, quần thể và di truyền và các tương tác phức tạp có thể xảy ra trong và giữa các cấp độ này. Trong các khu rừng đa dạng về mặt sinh học, sự phức tạp này cho phép sinh vật thích nghi với các điều kiện môi trường liên tục thay đổi và duy trì các chức năng của hệ sinh thái. Trong phụ lục của Quyết định II/9, Hội nghị các Bên tham gia Công ước về Đa dạng sinh học 2020 đã công nhận rằng: “Đa dạng sinh học rừng là kết quả của các quá trình tiến hóa trong hàng nghìn và thậm chí hàng triệu năm mà bản thân nó được thúc đẩy bởi các động lực sinh thái chẳng hạn như khí hậu, lửa, cạnh tranh và thay đổi. Hơn nữa, sự đa dạng của các hệ sinh thái rừng (cả về đặc điểm vật lý và sinh học) dẫn đến mức độ thích nghi cao, đặc điểm này của hệ sinh thái rừng là một bộ phận cấu thành của sự đa dạng sinh học của chúng. Trong các hệ sinh thái rừng cụ thể, việc duy trì các quá trình sinh thái phụ thuộc vào việc duy trì sự đa dạng sinh học này." Sự phân bố các loài động vật có xương sống trên cạn, trong đó mức độ đa dạng tập trung cao nhất được thể bằng màu đỏ nằm các vùng xích đạo, có xu hướng giảm dần về phía hai cực (thể hiện qua màu xanh lam cuối dải quang phổ) (Mannion 2014). Đa dạng sinh học không được phân bố đồng đều, thay vào đó nó biến đổi rất phong phú trên khắp bề mặt địa cầu cũng như trong từng khu vực. Tính đa dạng của tất cả các loài sinh vật sống (quần xã sinh vật) phụ thuộc vào các yếu tố như nhiệt độ, giáng thủy, cao độ, đất, địa lý và sự hiện diện của những loài sinh vật khác. Bộ môn nghiên cứu về phân bố không gian giữa các loài, các sinh vật và hệ sinh thái là ngành khoa học địa lý sinh học. Tính đa dạng luôn phân bố cao hơn các vùng nhiệt đới và những vùng bản địa khác như khu bảo tồn hoa mũi Hảo Vọng, đồng thời có mật độ thấp hơn các vùng cực. Những khu rừng mưa có khí hậu ẩm ướt trong một thời gian dài, ví dụ như Vườn quốc gia Yasuni tại Ecuador có tính đa dạng sinh học đặc biệt cao. Đa dạng sinh học trên cạn được cho là lớn gấp 25 lần so với đa dạng sinh học đại dương. Các khu rừng là nơi cư ngụ của hầu hết những loài đa dạng sinh học trên cạn trên Trái Đất. Do đó, việc bảo tồn đa dạng sinh học thế giới hoàn toàn phụ thuộc vào cách con người tác động và sử dụng những khu rừng trên hành tinh. Từng có một biện pháp mới được áp dụng vào năm 2011, qua đó đưa tổng số loài trên Trái Đất lên 8,7 triệu loài, trong đó ước tính 2,1 triệu loài sống dưới đại dương. Tuy nhiên, con số ước tính trên dường như không đại diện cho sự đa dạng của những loài vi sinh vật. Rừng cung cấp môi trường sống cho 80% loài lưỡng cư, 75% loài chim và 68% loài động vật có vú. Khoảng 60% loài thực vật bậc cao được phát hiện trong những khu rừng nhiệt đời. Rừng ngập mặn cung cấp nơi sinh sản và sinh trưởng cho nhiều loài cá và động vật có vỏ, đồng thời là nơi bẫy trầm tích thứ có thể tác động xấu đến thảm cỏ biển và rạn san hô, vốn là môi trường sống cho nhiều loài sinh vật biển khác. Nhìn chung thì luôn có sự gia tăng đa dạng sinh học từ hai cực đến những vùng nhiệt đới. Vì thế những nơi nằm vĩ độ thấp có nhiều loài sinh sống hơn là những nơi nằm vĩ độ cao. Đặc tính này thường được gọi là gradient vĩ độ trong đa dạng loài. Một số yếu tố sinh thái có thể góp phần tạo nên gradient, nhưng yếu tố tối quan trọng hơn cả là do nhiệt độ trung bình xích đạo lớn hơn so với nhiệt độ hai cực. Mặc dù đa dạng sinh học trên cạn giảm dần từ xích đạo đến hai cực, nhưng một vài nghiên cứu chỉ ra rằng đặc tính này chưa được xác thực trong hệ sinh thái thủy sinh, đặc biệt là hệ sinh thái biển. Sự phân bố theo vĩ độ của các ký sinh trùng dường như không tuân theo quy luật này. Một điểm nóng đa dạng sinh học là nơi có nhiều loài đặc hữu bị mất môi trường sống mức nghiêm trọng. Thuật ngữ điểm nóng (hotspot) được giới thiệu vào năm 1988 bởi Norman Myers. Các điểm nóng trải dài khắp thế giới, đa số chúng tập trung những khu rừng và vùng nhiệt đới. Rừng Đại Tây Dương của Brasil được xem là một điểm nóng như vậy. Đây là nơi sinh sống của khoảng 20.000 loài thực vật, 1.350 loài động vật có xương sống và hàng triệu loài côn trùng; khoảng một nửa trong số chúng không hề xuất hiện bất cứ nơi nào khác. Đảo Madagascar và Ấn Độ cũng là những địa điểm đáng chú ý. Colombia thì đặc trưng bởi tính đa dạng sinh học cao, với tỷ lệ loài tính theo đơn vị diện tích cao nhất thế giới và là nơi có đông loài đặc hữu hơn bất kì quốc gia nào khác. Khoảng 10% số loài trên Trái Đất chỉ có thể tìm thấy Colombia, cụ thể là hơn 1.900 loài chim, nhiều hơn cả số loài Bắc Mỹ và châu Âu gộp lại. Ngoài ra Colombia sở hữu tới 10% loài động vật, 14% loài lưỡng cư và 18% loài chim trên hành tinh. Các khu rừng khô rụng lá và rừng mưa đồng bằng Madagascar có tỷ lệ đặc hữu cao. Kể từ khi hòn đảo này tách khỏi lục địa Châu Phi 66 triệu năm về trước, nhiều loài và hệ sinh thái nơi đây đã phát triển độc lập. 17.000 hòn đảo của Indonesia rộng và chứa 10% loài thực vật hạt kín, 12% loài động vật có vú và 17% tổng số loài bò sát, lưỡng cư và chim trên Trái Đất–bên cạnh 240 triệu người sinh sống. Nhiều vùng có mức độ đa dạng sinh học/đặc hữu cao là do sự phát sinh của những môi trường sống đặc thù đòi hỏi tính thích nghi bất thường, chẳng hạn như những ngọn núi có khí hậu vùng cao hay đầm lầy than bùn Bắc Âu. Tập tin:Phanerozoic Biodiversity hiện của đa dạng hóa thạch biển trong Liên đại Hiển sinh Đa dạng sinh học là hệ quả của 3,5 tỷ năm tiến hóa. Nguồn gốc sự sống vẫn chưa được giới khoa học xác minh, tuy nhiên một vài bằng chứng chỉ ra rằng sự sống đã được hình thành vững chắc chỉ vài triệu năm sau khi cấu thành Trái Đất. Tính đến 2,5 tỷ năm về trước, mọi sự sống trên đất chỉ bao gồm hệ vi sinh vật vi khuẩn cổ, vi khuẩn, sinh vật đơn bào, động vật nguyên sinh và sinh vật nguyên sinh. Lịch sử đa dạng sinh học trong Liên đại Hiển sinh (540 triệu năm trước) khởi đầu với sự phát triển nhanh chóng của Bùng nổ kỷ Cambri thời kì mà hầu như mọi ngành sinh vật đa bào lần đầu xuất hiện. Trong hơn 400 triệu năm kế tiếp tính từ mốc thời gian đó, tính đa dạng của động vật không xương sống thể hiện ít xu hướng tổng thể, còn tính đa dạng của động vật có xương sống lại cho ra một xu hướng tổng thể tăng theo cấp số mũ. Sự gia tăng tính đa dạng đáng kể này thường có cột mốc theo chu kỳ, tổn thất đa dạng sinh học diện rộng được phân loại là các sự kiện tuyệt chủng. Từng xảy ra tổn thất đa dạng sinh học đáng kể khi những khu rừng mưa bị gãy đổ hàng loạt trong Kỷ Than Đá. Tồi tệ nhất là sự kiện tuyệt chủng kỷ Permi–kỷ Trias xảy ra 250 triệu năm về trước, làm loài động vật có xương sống phải mất tới 30 năm để phục hồi số lượng cá thể. Hai vấn đề là sự tồn tại sức chứa của hành tinh và "giới hạn số lượng cá thể sống cùng một lúc" đang được đem ra tranh luận; có người còn đặt ra câu hỏi rằng liệu một giới hạn như thế sẽ giới hạn luôn cả số lượng loài không. Trong khi những ghi chép về sự sống trên biển thể hiện một mô hình tăng trưởng dạng hàm lô-gít, thì sự sống trên cạn (côn trùng, thực vật và động vật bốn chân) lại cho thấy sự gia tăng tính đa dạng theo cấp số mũ. Giống như một học giả từng phát ngôn: "Động vật bốn chân vẫn chưa chiếm tới 64% môi trường sống tiềm năng, và có thể nếu như không có tác động của con người, tính đa dạng sinh thái và phân loại của động vật bốn chân sẽ tiếp tục tăng theo cấp số nhân cho đến khi hầu hết hoặc mọi không gian sinh thái sẵn có bị lấp kín." Bên cạnh đó, dường như đa dạng sinh học sẽ tiếp tục tăng theo thời gian, đặc biệt là sau những thảm họa tuyệt chủng hàng loạt. Tập tin:Field Hamois Belgium Luc đồng vào mùa hè tại Bỉ (Hamois). Những bông hoa màu xanh dương là Centaurea cyanus, còn những bông hoa màu đỏ là Papaver rhoeas. "Dịch vụ hệ sinh thái là tập hợp những ích lợi mà hệ sinh thái đem lại cho nhân loại." Các loài tự nhiên (hay quần xã sinh vật) là những nhân tố chăm sóc cho tất cả các hệ sinh thái. Có thể nói dịch vụ hệ sinh thái giống một ngân hàng khổng lồ với bản kê khai tài sản vốn có khả năng chi trả, duy trì lãi cổ phần cho sự sống vô thời hạn, với điều kiện là vốn phải được duy trì. Các dịch vụ này có ba tính chất: Cung cấp những dịch vụ liên quan đến sản xuất nguồn tài nguyên tái tạo (ví dụ như thực phẩm, gỗ, nước ngọt). Điều chỉnh những dịch vụ để tiết chế chúng ít làm thay đổi môi trường hơn (ví dự như điều hòa khí hậu, kiểm soát sâu bệnh/dịch bệnh). Những dịch vụ văn hóa đại diện cho giá trị và sự hưởng thụ của con người (ví dụ như thẩm mỹ cảnh quan, di sản văn hóa, giải trí ngoài trời và giá trị tinh thần). Từng có nhiều người cho rằng đa dạng sinh học có tác động lên những dịch vụ hệ sinh thái này, đặc biệt là các dịch vụ cung cấp hoặc điều chỉnh. Trong một cuộc khảo sát toàn diện thông qua các tài liệu bình duyệt nhằm đánh giá 36 kiến khác nhau về tác động của đa dạng sinh học lên những dịch vụ hệ sinh thái, thì 14 kiến trong số đó được cho là hợp lệ, kiến ủng hộ lẫn nhau hoặc không được ủng hộ, kiến thiếu chính xác và 13 kiến không đủ bằng chứng để đưa ra kết luận chính xác. Tập tin:Amazon Manaus mưa Amazon Nam Mỹ. Đa dạng sinh học nông nghiệp có thể chia làm hai loại. Loại thứ nhất là đa dạng di truyền, tức bao gồm những biến thể di truyền trong một giống loài duy nhất, ví dụ như khoai tây (Solanum tuberosum) có nhiều kiểu dáng và chủng loại khác nhau (chẳng hạn như Mỹ người ta có thể so sánh khoai tây nâu đỏ với các loại khoai tây mới hoặc khoai tây tím; dù tất cả chúng đều khác nhau nhưng đều có nguồn gốc từ cùng một loài là S. tuberosum). Loại thứ hai của đa dạng sinh học nông nghiệp là đa dạng loài, tức ám chỉ số lượng và chủng loài của các loài khác nhau. Chẳng hạn như nhiều nông dân các khu trồng rau nhỏ thường trồng một lúc nhiều loài cây khác nhau như khoai tây, cà rốt, ớt, rau diếp... Bên cạnh đó, đa dạng sinh học nông nghiệp còn có thể chia theo hai loại khác: đa dạng 'có kế hoạch' và đa dạng 'liên quan'. Đây là cách phân loại theo chức năng và không phải bản chất nội tại của sự sống hay tính đa dạng. Đa dạng có kế hoạch tức là nói đến những cánh đồng mà một người nông dân được khuyến khích trồng hoặc chăn nuôi (ví dụ như cây trồng, cây che phủ, vật cộng sinh và vật nuôi...). Đối lập với đa dạng có kế hoạch là đa dạng liên quan, tức nói đến những yếu tố bên ngoài không mời mà đến (ví dụ như động vật ăn cỏ, các cây cỏ dại hoặc mầm bệnh...). Tập tin:Forest fruits from Barro tán rừng đa dạng trên Đảo Barro Colorado, Panama với hình ảnh những loài cây trái khác nhau. Mối liên hệ giữa đa dạng sinh học và sức khỏe con người đang dần trở thành một vấn đề chính trị quốc tế, vì những bằng chứng khoa học được xây dựng dựa trên các tác động sức khỏe toàn cầu do tổn thất đa dạng sinh học gây ra. Vấn đề này có mối liên hệ chặt chẽ với vấn đề biến đổi khí hậu, vì người ta dự đoán rằng nhiều rủi ro về mặt sức khỏe do biến đổi khí hậu có liên quan đến những thay đổi về đa dạng sinh học (ví dụ như thay đổi quần thể và vật trung gian truyền bệnh, khan hiếm nước ngọt, những tác động đến đa dạng sinh học nông nghiệp và nguồn thực phẩm...) Nguyên nhân của những vấn đề trên là bởi các loài thiên địch với các loài trung gian truyền bệnh có nguy cơ biến mất, trong khi những loài sống sót thường lại là những loài có khả năng làm lây lan dịch bệnh nhanh hơn, chẳng hạn như virus Tây sông Nin, bệnh Lyme và virus Hanta đây là kết quả của một cuộc nghiên cứu được đồng thực hiện bởi Felicia Keesing một nhà sinh thái học tại Đại học Bard–Drew Harvell kiêm phó giám đốc ngành môi trường của Trung tâm Atkinson cho một tương lai bền vững (ACSF) tại Đại học Cornell. Nhu cầu ngày càng cao và tình trạng thiếu nước uống trên hành tinh đã đặt ra thêm một thách thức cho tương lai sức khỏe của nhân loại. Một phần của vấn đề nằm thành công của các nhà cung cấp nước nhằm đáp ứng nguồn cung, cũng như sự thất bại của những nhóm thúc đẩy bảo tồn tài nguyên nước. Trong khi nhu cầu phân phối nước sạch ngày một tăng thì một số nơi trên thê giới nước sạch vẫn chưa được phân chia đều. Theo Tổ chức tế Thế giới (WHO) cho biết vào năm 2018, chỉ có 71% dân số toàn cầu sử dụng một dịch vụ nước uống được quản lý an toàn. Một số vấn đề sức khỏe do chịu ảnh hưởng từ đa dạng sinh học gồm có an ninh chế độ ăn và dinh dưỡng, bệnh truyền nhiễm, khoa và nguồn dược liệu, sức khỏe tâm lý và xã hội. Đa dạng sinh học cũng được xem là có vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu rủi ro thiên tai cũng như những công sức cứu trợ và phục hồi hậu thiên tai. Theo Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc, một mầm bệnh như virus có nhiều khả năng gặp kháng thể trong một quần thể đa dạng. Ngược lại trong một quần thể giống nhau về mặt di truyền thì nó lại dễ dàng lây lan hơn. Ví dụ như đại dịch COVID-19 sẽ có ít cơ hội xảy ra hơn trong một thế giới có tính đa dạng sinh học cao hơn. Tổng số loài đã được phát hiện và dự đoán trên cạn và dưới đại dương. Theo Mora và các đồng nghiệp, tổng số loài trên cạn ước tính vào khoảng 8,7 triệu loài, còn số loài dưới đại dương thấp hơn nhiều với con số ước tính 2,2 triệu loài. Các tác giả của thống kê lưu rằng những con số ước tính này có nghĩa đúng nhất đối với sinh vật nhân thực và giới đại diện thấp của sinh vật nhân sơ. Theo đó ước tính: 220.000 loài thực vật có mạch, được đo ước tính bằng phương pháp quan hệ khu vực loài. 0,7-1 triệu loài sinh vật biển. 10–30 triệu loài côn trùng (0,9 triệu loài trong số đó đã được ta biết đến ngày nay). 5–10 triệu loài vi khuẩn. 1,5-3 triệu loài nấm con số ước tính dựa trên dữ liệu từ những vùng nhiệt đới, các địa điểm phi nhiệt đới dài hạn và các nghiên cứu phân tử. Trong đó 0,075 triệu loài nấm đã được ghi nhận vào năm 2001. triệu loài ve. Đa dạng loài Đa dạng hệ sinh thái Đa dạng di truyền Ngày quốc tế Đa dạng sinh học Công ước về đa dạng sinh học D+C-Interview with Achim Steiner, UNEP: "Our generation's responsibility" NatureServe: Trang web này giống như một cổng thông tin để truy cập dữ liệu mở về đa dạng sinh học Biodiversity Factsheet thiết kế bởi Trung tâm hệ thống bền vững của Đại học Michigan Những hình ảnh mã màu hóa về đa dạng sinh học của động vật có xương sống Biodiversity Synthesis Report (PDF) của Đánh giá hệ sinh thái thiên niên kỷ (MA, 2005) Bản đồ điểm nóng bảo tồn quốc tế Zhuravlev, Yu. N., ed. (2000) Стратегия сохранения биоразнообразия Сихотэ-Алиня Một chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học cho Sikhote-Alin' Vladivostok: Viện Hàn lâm khoa học Nga, Chi nhánh viễn đông GLOBIO, một chương trình liên tục lập bản đồ về những hoạt động của con người trong quá khứ, hiện tại và tương lai tác động lên đa dạng sinh học. Bản đồ đa dạng sinh học toàn cầu một bản đồ tương tác từ Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc World Conservation Monitoring Centre Thông tin đa dạng sinh học phục vụ tổ quốc của chúng ta (BISON), cung cấp một cổng thông tin vào Hoa Kỳ nhằm phục vụ, tì kiếm, lập bản đồ và tải xuống các ghi chép về sự xuát hiện của các loài được tích hợp từ nhiều nguồn dữ liệu. Thư viện di sản đa dạng sinh học Thư viện kĩ thuật số mở gồm các tài liệu phân loại. Bản đồ đa dạng sinh học Encyclopedia of Life Tài liệu về tất cả các loài trên Trái Đất. | Đa dạng sinh học | Sinh thái học, Khoa học môi trường, Loài, Di truyền học quần thể |
Hampi (Kannada: ಹಂಪೆ) hay Nhóm các di tích tại Hampi là một Di sản thế giới được UNESCO công nhận nằm phía đông trung tâm Karnataka, Ấn Độ. Nó là trung tâm thủ đô của Đế quốc Vijayanagara hùng mạnh từng tồn tại vào thế kỷ 14. Biên niên sử do du khách Ba Tư và châu Âu để lại, đặc biệt là từ những người Bồ Đào Nha thì Hampi là một thành phố giàu có và thịnh vượng nằm bên bờ sông Tungabhadra, với nhiều đền chùa, trang trại và chợ buôn bán. Vào năm 1500, là thành phố lớn thứ hai trên thế giới chỉ sau Bắc Kinh, và có lẽ nó chính là thành phố của những người giàu có nhất Ấn Độ, thu hút các thương nhân từ Ba Tư và Bồ Đào Nha. Đế quốc Vijayanagara đã bị đánh bại bởi một liên minh gồm các giáo phái Hồi giáo. Thủ đô của họ đã bị chinh phục, cướp bóc và phá hủy vào năm 1565, và Hampi chỉ còn là một đống đổ nát. Nằm tại thành phố Hospet, thuộc bang Karnataka, Hampi ngày nay trải rộng và được UNESCO mô tả là một "địa điểm khổ hạnh, kỳ vĩ" của hơn 1.600 hài cốt còn sót lại của những người Hindu vĩ đại cuối cùng của vương quốc Nam Ấn Độ, bao gồm các pháo đài, tính năng ven sông, tổ hợp linh thiêng và hoàng gia, đền thờ, lăng mộ, sảnh đường, tiền đình mandapa, tượng đài, công trình chứa nước, đài phun nước và nhiều công trình khác. Hampi có trước thời đế quốc Vijayanagara, với những bằng chứng của văn minh Ashoka, và nó đã được đề cập đến trong sử thi Ramayana và kinh văn Puranas của Ấn Độ giáo như là Parvati Devi Tirtha Kshetra. Hampi tiếp tục là một trung tâm tôn giáo quan trọng với Đền Virupaksha, một chốn linh thiêng liên kết Adi Shankara với các tu viện và di tích khác của nó. Hampi nằm trên bờ sông Tungabhadra, phía đông của trung tâm Karnataka, gần ranh giới với Andhra Pradesh. Nó nằm cách Bangalore cách Hyderabad và cách Belgaum Nhà ga đường sắt gần nhất nằm Hospet cách đó Vào mùa đông, xe buýt và xe lửa chạy cả đêm nối Hampi với Goa, Secunderabad và Bangalore. Hampi nằm về phía đông nam của các địa điểm khảo cổ Badami và Aihole. Tượng đài Sasivekalu Ganesha Kallina Ratha, ngôi đền đá có dáng một cỗ xe, trong tiếng Anh còn gọi là Stone Chariot Đền Vittala Hampi nằm trong địa hình đồi núi được hình thành bởi những tảng đá granit. Di sản thế giới này bao gồm tập hợp các tàn tích Vijayanagara và xa hơn. Hầu như tất cả các di tích được xây dựng từ năm 1336 đến 1570, sau thời cai trị Vijayanagara. Với diện tích tại đây có khoảng 1.600 di tích. Hầu hết đều là các di tích có liên quan đến Ấn Độ giáo bao gồm cả các công trình công cộng, chợ, phù điêu và các tác phẩm nghệ thuật mô tả các vị thần và chủ đề Ấn Độ giáo từ các văn bản Hindu. Tuy nhiên, quần thể này cũng bao gồm cả sáu đền thờ và tượng đài Jaina cùng một nhà thờ và lăng mộ Hồi giáo. Kiến trúc xây dựng từ đá địa phương, mang phong cách Kiến trúc Dravidian chủ đạo, bắt nguồn từ sự phát triển của nghệ thuật và kiến trúc Ấn Độ giáo trong nửa sau của thiên niên kỷ thứ vùng Deccan. Nó cũng bao gồm các yếu tố nghệ thuật phát triển trong thời cai trị của đế quốc Hoysala phía nam giữa thế kỷ 11 và 14, như trong các cột trụ được xây dựng trong đền thờ Rama và trần của một số tổ hợp đền Virupaksha. Các kiến trúc sư cũng đã áp dụng phong cách Ấn-Hồi giáo trong một số di tích, như nhà tắm của Nữ hoàng và chuồng voi, mà UNESCO nhận định là nó đã phản ánh xã hội đa tôn giáo và đa sắc tộc phát triển.. Hampi Museum Archaeological Survey of India Group of Monuments at Hampi, UNESCO World Heritage List Vijayanagara Research Project, Penn Museum Fields of Victory: Vijayanagara Kathleen Morrison, UC Berkeley Hampi Exploring The Lost Empire | Hampi | Di sản thế giới tại Ấn Độ, Đế quốc Vijayanagara, Di chỉ khảo cổ tại Ấn Độ |
expanstoma' là một loài ốc nhiệt đới có nắp, là động vật thân mềm chân bụng sống trên cạn thuộc họ Cyclophoridae. Đây là loài đặc hữu của Nhật Bản. Mollusc Specialist Group 1996. Chamalychaeus expanstoma. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập tháng năm 2007. Thể | null | |
Phát quang hay phát sáng lạnh là sự phát xạ tự phát ra ánh sáng của một chất mà không gắn với một quá trình nhiệt. Nó còn được gọi là bức xạ của vật thể lạnh, và phát ra "ánh sáng lạnh". Bức xạ có thể được gây ra bởi các phản ứng hóa học, năng lượng điện, chuyển động hạ nguyên tử hoặc ứng suất trên tinh thể. Điều này phân biệt sự phát quang với sợi đốt, là ánh sáng do một chất phát ra do quá trình đốt nóng và phổ phát xạ có liên quan chặt chẽ với nhiệt độ màu. Trong lịch sử, phóng xạ từng được coi là một dạng "phát quang vô tuyến", song ngày nay nó được coi là dạng riêng biệt vì nó liên quan nhiều hơn đến bức xạ điện từ. Thuật ngữ Phát quang (luminescence) được Q. C. Lum đưa ra năm 1888: 'Đối với loại kích thích ánh sáng thứ hai này, mà chúng tôi chưa có tên gọi nhất quán, tôi muốn đề xuất tên "phát quang" và gọi "phát quang" bất kỳ vật thể nào phát sáng theo cách này'. |Luminol và hemoglobin phát sáng hóa học Hình:Chording mycobacterium tuberculesis culture.jpg |Phát quang UV trong chẩn đoán vi sinh Hình:Lampyris noctiluca.jpg |Đom đóm cái, Lampyris noctiluca'' Phát sáng lạnh được ứng dụng tạo ánh sáng yếu trong các chi tiết cần hiển thị lúc tối cho các dụng cụ đo đạc, như mặt số, kim chỉ, thang đo và các dấu hiệu của dụng cụ hàng không và hàng hải, của đồng hồ treo tường hay đeo tay,... Các dấu hiệu này được phủ bằng vật liệu phát quang để phát sáng nhờ nguồn năng lượng yếu. Phát quang sinh học và Lân quang là các trường hợp riêng của phát sáng lạnh. database of luminescent dyes | Phát quang | Phổ học, Nguồn ánh sáng, Khoáng vật phát quang |
Laura Tanguy (sinh ngày tháng năm 1987 tại Angers, Pháp) là một hoa hậu đến từ nước Pháp. Cô là con gái của một kĩ sư và một phụ tá phòng thí nghiệm vật lý và hóa học. Ngoài tiếng Pháp, cô còn có thể sử dụng thành thạo tiếng Anh do từng có một thời gian sống San Antonio, Mỹ. Chiều cao của cô là 1,79m, số đo 89/60/92. Trong cuộc thi Hoa hậu Pháp 2008, Laura Tanguy về ngôi hậu 2. Nhưng sau khi đương kim Hoa hậu Pháp Valerie Begue mắc phải scandal ảnh nóng, cô được chọn làm người đại diện cho nước Pháp tại hai cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2008 và Hoa hậu Thế giới 2008. | Laura Tanguy | Sinh năm 1987, Nhân vật còn sống |
Joseph Paul Gaimard (31 tháng năm 1793 10 tháng 12 năm 1858) là một bác sĩ phẫu thuật hải quân kiêm nhà động vật học người Pháp. Gaimard sinh tại Saint-Zacharie. Năm 1816, Gaimard theo học ngành khoa tại một trường học hải quân Toulon và trở thành bác sĩ phẫu thuật hải quân Cùng với Jean René Constant Quoy, Gaimard đã theo ngành tự nhiên học và là bác sĩ phẫu thuật làm việc trên con tàu Uranie do Louis de Freycinet chỉ huy (1817–1820), sau đó là trên con tàu Astrolabe (1826–1829) dưới sự chỉ huy của Jules Dumont d'Urville. Tháng năm 1823, Quoy và Gaimard đã trình bày một báo cáo cho Viện Hàn lâm Khoa học Pháp về nguồn gốc hình thành của các rạn san hô. Tác phẩm nghiên cứu của họ đã được trích dẫn bởi Charles Darwin trong sách chuyên khảo của ông về sự hình thành các rạn và đảo san hô. Trong chuyến thám hiểm trên tàu Astrolabe, Quoy và Gaimard đã thu thập được mẫu vật của Tachygyia microlepis, một loài thằn lằn bóng khổng lồ hiện đã tuyệt chủng Tonga. Trong ngành khoa, Gaimard đã nghiên cứu về căn bệnh dịch tả tại Nga, và sau đó là tại Pháp vào năm 1832. Ông cũng đã cho xuất bản tác phẩm khoa học Du choléra-morbus en Russie, en Prusse et en Autriche, pendant les années 1831-1832, đồng tác giả với Nicolas Vincent Auguste Gerardin. Gaimard đã dẫn đầu đoàn khoa học trong chuyến thám hiểm đến Bắc Băng Dương (1835–1836) trên tàu La Recherche. Từ năm 1838 đến năm 1840, một lần nữa trên con tàu La Recherche, ông là trưởng nhóm khoa học đến Sápmi, Svalbard và quần đảo Faroe. Bettongia gaimardi Byblis gaimardi Coris gaimard Eualus gaimardii Lophurella gaimardii Phalacrocorax gaimardi, Stenophis gaimardi | Joseph Paul Gaimard | Sinh năm 1793, Mất năm 1858, Nhà động vật học, Bác sĩ giải phẫu, Nhà ngư học, Sinh năm 1796 |
Hậu Tấn Xuất Đế hay Thiếu Đế Thạch Trọng Quý (914-974), là vị vua thứ hai của nhà Hậu Tấn. Ông trị vì từ năm 942 tới năm 946. Thạch Trọng Quý là con của Thạch Kính Nho và An thị. Ông sinh ngày 27 tháng âm lịch năm 914 tại Thái Nguyên. Kính Nho là anh trai của Hậu Tấn Cao Tổ Thạch Kính Đường nhưng chết sớm, do đó Trọng Quý được Kính Đường nhận làm con (tụng tử). Hậu Tấn Cao Tổ có sáu con trai nhưng người chết sớm, chỉ còn người con thứ sáu là Thạch Trọng Duệ còn ít tuổi. Sau khi Kính Đường làm phản nhà Hậu Đường để lập ra nhà Hậu Tấn năm 936 thì ông được phong làm Kim tử quang lộc đại phu, kiểm giáo tư đồ và điều đi làm phủ doãn Thái Nguyên, rồi tiết độ sứ Hà Đông. Tháng năm Thiên Phúc thứ (937) tấn phong quang lộc đại phu, kiểm giáo thái bảo, hữu kim ngô vệ thượng tướng quân. Tháng 12 năm Thiên Phúc thứ (938), đảm nhận chức phủ doãn Khai Phong, gia thêm hàm kiểm giáo thái phó, tấn phong Trịnh vương, tăng thực ấp 3.000 hộ. Sau đó phong thêm là kiểm giáo thái uý, đồng trung thư môn hạ bình chương sự. Năm Thiên Phúc thứ (941) đổi sang làm phủ doãn Quảng Tấn, tấn phong Tề vương. Đầu năm sau (942) kiêm thêm chức thị trung. Tháng năm Thiên Phúc thứ (942), Hậu Tấn Cao Tổ chết. Trọng Quý kế vị. Ông vẫn duy trì niên hiệu Thiên Phúc. Năm 943 tại 27 châu quận của nhà Hậu Tấn phát sinh nạn châu chấu làm cho tới 100.000 người chết đói. Năm sau, tại Lũng Châu có tới 56.000 người chết đói. Thạch Trọng Quý nghe theo lời khuyên của trọng thần Cảnh Diên Quảng, bỏ chính sách thần phục người Khiết Đan của Hậu Tấn Cao Tổ, không chịu xưng thần với nhà Liêu của người Khiết Đan, làm cho quan hệ hai nước xấu đi. Tháng giêng năm Thiên Phúc thứ (944) nhà Liêu bắt đầu đem quân tấn công Hậu Tấn. Tháng năm đó ông đổi niên hiệu thành Khai Vận. Chiến tranh giữa hai bên kéo dài trong ba năm với nhiều trận thắng thua cho cả hai bên. Tháng 12 năm Khai Vận thứ các tướng Đỗ Uy, Lý Thủ Trinh, Trương Ngạn Trạch đem quân hàng Khiết Đan. Nhà Liêu sai Trương Ngạn Trạch làm tiên phong tấn công Khai Phong. Thạch Trọng Quý đầu hàng. Tháng giêng năm 947, vua Liêu Thái Tông Da Luật Đức Quang giáng Thạch Trọng Quý làm quang lộc đại phu, kiểm giáo thái úy, phong Phụ Nghĩa hầu. Hậu Tấn chính thức diệt vong. Thạch Trọng Quý bị an trí tại Hoàng Long phủ, sau đó di dời tới Kiến Châu. Cựu Ngũ đại sử dẫn "Tấn triều hãm phiền ký" của Phạm Chất cho rằng Thạch Trọng Quý chết năm 964 phàm thập bát niên nhi tốt. Nhưng bia mộ của Thạch Trọng Quý (hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Liêu Ninh) thì chép rằng ông chết ngày 18 tháng âm lịch năm Bảo Ninh thứ thời Liêu Cảnh Tông Da Luật Hiền (tức năm 974). *Nhà Hậu Tấn | Hậu Tấn Xuất Đế | Vua Hậu Tấn, Năm sinh không rõ, Sinh năm 914, Mất năm 974 |
Một bảng hiệu, nằm gần cổng chính Nhà máy thép Tadeusz Sendzimir () là nhà máy thép lớn thứ hai Ba Lan. Nó được khai trương ngày 22 tháng năm 1954, trong một tòa nhà mới được xây dựng, huyện phía Đông của Kraków gọi Nowa Huta. Các xưởng thép cũng như huyện được đặt tại khu vực trước đây bị chiếm đóng bởi làng Mogiła và vùng đất nông nghiệp xung quanh. Trong thời kỳ Cộng sản, nhà máy được gọi là Nhà máy thép Vladimir Lenin. Tên đã được thay đổi vào năm 1990, sau sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản, và nhà máy được đổi tên để tưởng nhớ nhà khoa học và kỹ sư Tadeusz Sendzimir. Vào thời hoàng kim vào những năm 1970 nhà máy đã sử dụng khoảng 40.000 người và hàng năm sản xuất gần triệu tấn thép. Trong những năm 1980, đây là một trong những trung tâm Công đoàn Đoàn kết quan trọng nhất, với nhiều cuộc đình công và biểu tình trên đường phố diễn ra Nowa Huta. Vào tháng năm 2005, nhà máy này đã được mua bởi Công ty Thép Mittal và bây giờ nó thuộc sở hữu của Arcelor-Mittal, nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới. Tên hiện tại của nó là ArcelorMittal Poland SA Oddział Kraków, nhưng tên Tadeusz Sendzimir Steelworks vẫn được sử dụng phổ biến. Trang web ArcelorMittal | Nhà máy thép Tadeusz Sendzimir | Nhà máy Ba Lan |
Diệt chủng Assyria (còn được gọi là Sayfo hoặc ("Sword")) hoặc đề cập đến việc giết hàng loạt người dân Assyria của Đế quốc Ottoman và những người Ba Tư (do quân đội Ottoman tiến hành) trong chiến tranh thế giới thứ nhất, kết hợp với các cuộc diệt chủng người Armenia và Hy Lạp. Dân chúng Assyrian thượng Mesopotamia (vùng Tur Abdin, các tỉnh Hakkari, Van, và Siirt ngày nay đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, và các khu vực Urmia tây bắc Iran) bị ép buộc di dời và bị tàn sát bởi các quân đội Ottoman Hồi giáo (Thổ Nhĩ Kỳ), cùng với các dân tộc khác có vũ trang và đồng minh Hồi giáo, bao gồm cả người Kurd, người Chechnya và Circassia, giữa năm 1914 và 1920, với các cuộc tấn công thêm vào thường dân bỏ chạy không vũ trang tiến hành bởi lực lượng dân quân Rập địa phương. Các vụ diệt chủng Assyria đã diễn ra trong bối cảnh tương tự như diệt chủng người Armenia và Hy Lạp. Do vụ diệt chủng Assyria đã diễn ra trong bối cảnh của cuộc diệt chủng Armenia được người ta biết nhiều hơn, ít các học giả xem vụ diệt chủng Assyria là một sự kiện riêng biệt, với ngoại lệ của các tác phẩm của David Gaunt và Hannibal Travis, những người đã phân loại các tội diệt chủng như một chiến dịch có hệ thống của chính phủ Turk trẻ. Các học giả khác, chẳng hạn như Hilmar Kaiser, Donald Bloxham và Taner Akçam đã kiến khác nhau liên quan đến các phạm vi tham gia của chính phủ và tính hệ thống của nạn diệt chủng, khẳng định một chính sách có hệ thống ít hơn và điều trị khác biệt với Armenia. | Diệt chủng Assyria | Lịch sử Thổ Nhĩ Kỳ, Đế quốc Ottoman, Vụ diệt chủng |
Messier 62 hay M62 hoặc NGC 6266 là một cụm sao cầu trong chòm sao xích đạo Xà Phu. Nó được Charles Messier phát hiện vào ngày tháng năm 1771, sau đó được ông thêm vào danh mục của mình vào năm 1779. M62 khoảng cách khoảng 22.200 năm ánh sáng (ly) từ Trái Đất và 5.500 năm ánh sáng từ trung tâm Ngân Hà. Nó là một trong mười cụm sao cầu lớn nhất và sáng nhất trong dải Ngân Hà, với cấp sao tuyệt đối tích hợp là -9,18. Cụm sao này có khối lượng ước tính 1,22×106 và tỷ lệ khối lượng-ánh sáng là 2,05±0,04 trong dải V. Cụm sao này có độ elip dự kiến là 0,01, nghĩa là về cơ bản nó là hình cầu. Chi tiết mật độ của các thành viên của cụm sao này cho thấy nó chưa trải qua sự sụp đổ lõi. Nó có bán kính lõi là bán kính một nửa khối lượng và bán kính một nửa ánh sáng Mật độ sao lõi là trên mỗi parsec khối. Nó có bán kính thủy triều là Cụm sao này cho thấy nó có ít nhất hai quần thể sao khác nhau, rất có thể đại diện cho hai giai đoạn hình thành sao riêng biệt. Trong số các sao dãy chính trong cụm sao, 79%±1% là từ thế hệ thứ nhất và 21%±1% từ thế hệ thứ hai. Thế hệ thứ hai bị các vật liệu do thế hệ thứ nhất giải phóng ra làm nhiễm. Cụ thể, sự phổ biến của heli, cacbon, magnesi, nhôm và natri là khác nhau giữa hai quần thể sao này. Dấu hiệu cho thấy cụm sao này là hệ thống Oosterhoff loại hay hệ thống "giàu kim loại". Một nghiên cứu năm 2010 đã xác định được 245 ngôi sao biến quang trong trường của cụm sao này, trong đó có 209 sao là sao biến quang RR Lyrae, sao là sao biến quang Cepheid loại II, 25 sao là sao biến quang chu kỳ dài và là sao đôi che khuất. Cụm sao này có thể chứng minh là phong phú nhất Ngân Hà về các sao biến quang RR Lyrae. Nó có sao xung đôi mili giây, bao gồm một sao xung (COM6266B) đang biểu thị thiên thực từ khí phát ra từ sao đồng hành của nó. Nó có nhiều nguồn tia X, bao gồm 50 nguồn trong bán kính một nửa khối lượng. 47 ứng cử viên sao lạc hàng lam đã được xác định, được hình thành từ sự hợp nhất của hai ngôi sao trong một hệ sao đôi, và những ngôi sao này tập trung có độ ưu tiên gần khu vực lõi. Người ta đưa ra giả thuyết rằng cụm sao này có thể là nơi chứa một lỗ đen khối lượng trung bình (IMBH), và nó được coi là đặc biệt thích hợp để tìm kiếm một thiên thể như vậy. Việc kiểm tra chuyển động riêng của các ngôi sao trong phạm vi 17 giây cung của lõi không cần có một IMBH để giải thích. Tuy nhiên, các mô phỏng không thể loại trừ một IMBH có khối lượng vài nghìn Dựa trên các đo đạc vận tốc xuyên tâm trong vòng một giây cung của phần lõi, Kiselev et al. (2008) đã khẳng định rằng có một IMBH với khối lượng trong khoảng (1–9)×103 Tập tin:Messier 62 Hubble 62 do kính viễn vọng không gian Hubble chụp; phạm vi quan sát 1,65 phút cung. Tập sao cầu M62 trong kính thiên văn nghiệp dư. Tập đồ chỉ ra vị trí của M62. Messier 62, trang trên CSDL Galactic Globular Clusters M62 trên willig.net | Messier 62 | Chòm sao Xà Phu, Cụm sao cầu |
Thịnh Bân (; sinh tháng 12 năm 1958) là Trung tướng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA). Ông là Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX, nguyên là Bộ trưởng Bộ Động viên Quốc phòng Quân ủy Trung ương Trung Quốc. Thịnh Bân sinh tháng 12 năm 1958, người Dinh Khẩu, tỉnh Liêu Ninh. Ông nhập ngũ tháng 12 năm 1976 đi lên từ chiến sĩ phổ thông, Liên trưởng; Tham mưu; Tiểu đoàn trưởng; Tham mưu trưởng Trung đoàn. Năm 1994, nhậm chức Trung đoàn trưởng Trung đoàn 205, Sư đoàn 69, Tập đoàn quân 23. Từ năm 1997 đến năm 2000, Thịnh Bân học tập tại Viện Nghiên cứu sinh, Đại học Quốc phòng Trung Quốc. Sau đó, ông được phân công làm Tham mưu trưởng Sư đoàn 69, Tập đoàn quân 23. Năm 2001, Thịnh Bân du học tại Học viện Quân sự Tổng hợp quân đội Liên bang Nga. Sau khi trở về nước, ông nhậm chức Sư đoàn trưởng Sư đoàn 69, Tập đoàn quân 23. Năm 2003, bãi bỏ Tập đoàn quân 23, Sư đoàn 69 được chuyển giao về Tập đoàn quân 16 quản lý. Năm 2006, bổ nhiệm giữ chức Tham mưu trưởng Tập đoàn quân 40 Lục quân, Quân khu Thẩm Dương. Tháng năm 2007, nhận chức Phó Tư lệnh Tập đoàn quân 40 Lục quân, đồng thời phong quân hàm Thiếu tướng. Tháng năm 2009, Thịnh Bân được điều sang nhậm chức Phó Tư lệnh Tập đoàn quân 39 Lục quân, Quân khu Thẩm Dương. Tháng năm 2012, bổ nhiệm giữ chức Tư lệnh Quân khu tỉnh Hắc Long Giang, trực thuộc Quân khu Thẩm Dương. Năm 2013, Thịnh Bân được bầu làm Đại biểu Quân Giải phóng Nhân đại toàn quốc Trung Quốc khóa XII, nhiệm kỳ 2013—2018. Tháng 12 năm 2014, nhậm chức Phó Tư lệnh Quân khu Thẩm Dương, thay thế Hầu Kế Chấn (侯继振) nghỉ hưu. Tháng năm 2016, Trung Quốc tái cơ cấu tổ chức quân đội, Thịnh Bân được chỉ định giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Động viên Quốc phòng Quân ủy Trung ương Trung Quốc. Tháng năm 2016, Thịnh Bân thụ phong quân hàm Trung tướng. Tháng 12 năm 2016, Thịnh Bân kiêm nhiệm chức vụ Tổng thư ký Ủy ban Động viên Quốc phòng Quốc gia Trung Quốc. Tháng 10 năm 2017, tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIX, Thịnh Bân được bầu làm Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX. Ông nghỉ hưu vào tháng 12 năm 2021. | Thịnh Bân | Người Liêu Ninh, Bộ trưởng Bộ Động viên Quốc phòng Quân ủy Trung ương Trung Quốc |
Emilio Limón (sinh ngày tháng 12 năm 1988) là một cầu thủ bóng đá người Suriname thi đấu vị trí tiền vệ cho Robinhood. Limón bắt đầu sự nghiệp năm 2007 cùng với Robinhood. Limón là một trong cầu thủ từ Suriname được tập luyện với đội bóng Anh Sunderland vào tháng năm 2008. Limón ra mắt quốc tế vào tháng năm 2008, và made total of World Cup Qualifying appearances that year. | Emilio Limón | Sinh năm 1988, Nhân vật còn sống, Cầu thủ bóng đá Suriname, Cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Suriname, Cầu thủ bóng đá S.V. Robinhood, Cầu thủ bóng đá SVB Hoofdklasse |
Norman G. Jesse (9 tháng năm 1937 28 tháng năm 2000) là một luật sư và chính khách người Mỹ từ Des Moines, Iowa. Là thành viên của Đảng Dân chủ Iowa, ông phục vụ tại Hạ viện Iowa từ năm 1969 đến 1981. Jesse là người đồng tính; bạn đời của ông trong hơn 35 năm là Dan Johnston, người cũng phục vụ tại Nhà Iowa. Cả Johnston và Jesse đều không công khai là người đồng tính trong sự nghiệp chính trị của họ. Họ duy trì các khu nhà riêng biệt bên kia đường và hiếm khi qua đêm trên cùng một chiếc giường. Jesse học trường tiểu học Harriet B. Stowe, trường trung học cơ sở Woodrow Wilson và trường trung học kỹ thuật Des Moines, tốt nghiệp vào tháng năm 1956. Ông nhận bằng B.S. bằng cấp từ Đại học bang Iowa năm 1961, chuyên ngành quản trị công nghiệp. Sau đó, ông đến Trường Luật Đại học Drake, nơi ông có bằng L.L.B. năm 1964. | Norman G. Jesse | Members of the Iowa House of Representatives, Sinh năm 1937, Mất năm 2000, Chính khách đồng tính nam |