text
stringlengths
2
269k
USS Cook (APD-130) USS "Cook" (APD-130) là một tàu vận chuyển cao tốc lớp "Crosley", nguyên được cải biến từ chiếc DE-714, một tàu hộ tống khu trục lớp "Rudderow", và đã phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên hai anh em cùng phục vụ trong Thủy quân Lục chiến và cùng được truy tặng Huân chương Chữ thập Hải quân: Trung úy Andrew Fred Cook Jr. (1920-1942), tử trận ngày 4 tháng 11, 1942 trong Chiến dịch Guadalcanal; và Trung sĩ Dallas Harry Cook (1921-1942), tử trận ngày 18 tháng 8, 1942 khi đột kích đảo Makin. Nó đã phục vụ cho đến khi chiến tranh kết thúc, xuất biên chế năm 1946, rồi được huy động trở lại để phục vụ từ năm 1953 đến năm 1969, từng tham gia hoạt động trong cuộc Chiến tranh Việt Nam. Con tàu cuối cùng bị bán để tháo dỡ vào năm 1970. "Cook" được tặng thưởng bảy Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ tại Việt Nam. == Thiết kế và chế tạo. == Thiết kế của lớp "Crosley" dựa trên việc cải biến lớp tàu hộ tống khu trục "Rudderow". Cấu trúc thượng tầng con tàu được mở rộng, đồng thời tháo dỡ bớt vũ khí trang bị để lấy chỗ bố trí nơi nghỉ cho 162 binh lính được vận chuyển cùng khoảng 40 tấn trang bị. Hệ thống động lực tương tự như với các lớp "Buckley" và "Rudderow"; là kiểu động cơ turbine-điện General Electric, cung cấp điện năng cho mô-tơ điện để dẫn động hai trục chân vịt. Dàn vũ khí được giữ lại bao gồm một khẩu pháo /38 cal bố trí một phía trước mũi; ba khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và sáu pháo phòng không Oerlikon 20 mm; vũ khí chống ngầm gồm hai đường ray Mk. 9 để thả mìn sâu. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 15 sĩ quan và 168 thủy thủ; và con tàu được bố trí tiện nghi để vận chuyển 12 sĩ quan cùng 150 binh lính đổ bộ. "Cook" được đặt lườn như là chiếc DE-714 tại xưởng tàu của hãng Defoe Shipbuilding Co. ở Bay City, Michigan vào ngày 7 tháng 5, 1944. Một tháng trước khi hạ thủy, con tàu được xếp lại lớp như một tàu vận chuyển cao tốc vào ngày 17 tháng 7, 1944, mang ký hiệu lườn mới APD-130, rồi được hạ thủy vào ngày 26 tháng 8, 1944, được đỡ đầu bởi bà Andrew Fred Cook, mẹ của Trung úy Cook và Trung sĩ Cook. Con tàu được hoàn thiện tại xưởng tàu Todd-Johnson Dry Dock Company ở New Orleans, Louisiana và nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 25 tháng 4, 1945 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Drayton N. Hamilton. == Phần thưởng. == "Cook" được tặng thưởng bảy Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong cuộc Chiến tranh Việt Nam.
Danh sách giải thưởng và đề cử của Pimchanok Leuwisedpaiboon Dưới đây là danh sách giải thưởng và đề cử của diễn viên Thái Lan Pimchanok Leuwisedpaiboon. Năm 2017, Baifern Pimchanok vào vai diễn Karnkaew (Karn) đầy tham vọng, bán thân mình để chen chân vào tầng lớp thượng lưu trong dự án truyền hình Lhong Fai 2017. Nhờ đó cô đã giành được Giải thưởng Nataraj lần thứ 9 cho hạng mục Nữ diễn viên đột phá và Đề cử cho hạng mục Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất của bộ phim này. Năm 2019, Baifern Pimchanok một lần nữa khẳng định thực lực qua vai diễn mỹ nhân chuyển giới - Nira Kongsawad (Ni) trong tác phẩm truyền hình Chiếc lá cuốn bay, kể về cuộc đời nhân vật chuyển giới trải qua tuổi thơ bất hạnh vì bị bố và cô ruột hắt hủi, sau đó trở lại với thân phận và hình hài mới, tìm mọi cách để trả thù...đã thu hút khán giả trong và ngoài nước, trở thành bộ phim có rating cao nhất của One 31 Thái Lan năm 2019. Ngoài ra, Chiếc lá cuốn bay còn đứng thứ ba trong top 10 bộ phim Thái Lan được tìm kiếm nhiều nhất trên Google Thái năm 2019 và là một trong những bộ phim phổ biến tại Châu Á.
Nguyễn Lê Đăng Khoa Xin chào bạn tôi là Khoaa.
USS Walter X. Young (APD-131) USS "Walter X. Young" (APD-131) là một tàu vận chuyển cao tốc lớp "Crosley", nguyên được cải biến từ chiếc DE-715, một tàu hộ tống khu trục lớp "Rudderow", và đã phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên Đại úy Thủy quân Lục chiến Walter Xavier Young (1918-1942), người từng tham gia Chiến dịch Guadalcanal tại quần đảo Solomon, đã tử trận trong cuộc đổ bộ lên Gavutu vào ngày 6 tháng 6, 1942 và được truy tặng Huân chương Chữ thập Hải quân. Nó đã phục vụ cho đến khi chiến tranh kết thúc, xuất biên chế năm 1946, rồi cuối cùng bị đánh chìm như mục tiêu vào năm 1967. == Thiết kế và chế tạo. == Thiết kế của lớp "Crosley" dựa trên việc cải biến lớp tàu hộ tống khu trục "Rudderow". Cấu trúc thượng tầng con tàu được mở rộng, đồng thời tháo dỡ bớt vũ khí trang bị để lấy chỗ bố trí nơi nghỉ cho 162 binh lính được vận chuyển cùng khoảng 40 tấn trang bị. Hệ thống động lực tương tự như với các lớp "Buckley" và "Rudderow"; là kiểu động cơ turbine-điện General Electric, cung cấp điện năng cho mô-tơ điện để dẫn động hai trục chân vịt. Dàn vũ khí được giữ lại bao gồm một khẩu pháo /38 cal bố trí một phía trước mũi; ba khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và sáu pháo phòng không Oerlikon 20 mm; vũ khí chống ngầm gồm hai đường ray Mk. 9 để thả mìn sâu. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 15 sĩ quan và 168 thủy thủ; và con tàu được bố trí tiện nghi để vận chuyển 12 sĩ quan cùng 150 binh lính đổ bộ. Cái tên "Walter X. Young" thoạt tiên được dự định đặt cho chiếc DE-723, một tàu hộ tống khu trục lớp "Rudderow", nhưng kế hoạch chế tạo bị hủy bỏ vào tháng 3, 1944; nên tên này được gán lại cho chiếc DE-715, vốn được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng Defoe Shipbuilding Co. ở Bay City, Michigan vào ngày 27 tháng 5, 1944. Đang khi được chế tạo, con tàu được xếp lại lớp như một tàu vận chuyển cao tốc vào ngày 17 tháng 7, 1944, mang ký hiệu lườn mới APD-131, và được hạ thủy vào ngày 30 tháng 9, 1944, được đỡ đầu bởi bà John J. McGeeney. Con tàu nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 1 tháng 5, 1945 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Nicholas Biddle.
USS Balduck (APD-132) USS "Balduck" (APD-132) là một tàu vận chuyển cao tốc lớp "Crosley", nguyên được cải biến từ chiếc DE-716, một tàu hộ tống khu trục lớp "Rudderow", và đã phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên Hạ sĩ Thủy quân Lục chiến Remi August Balduck (1918-1942), người từng phục vụ cùng Sư đoàn 1 Thủy quân Lục chiến tại Guadalcanal, đã tử trận vào ngày 9 tháng 11, 1942 và được truy tặng Huân chương Chữ thập Hải quân. Nó đã phục vụ cho đến khi chiến tranh kết thúc, xuất biên chế năm 1946, rồi được huy động trở lại để phục vụ từ năm 1953 đến năm 1958, và được xếp lại lớp như là chiếc LPR-132. Con tàu cuối cùng bị bán để tháo dỡ vào năm 1976. == Thiết kế và chế tạo. == Thiết kế của lớp "Crosley" dựa trên việc cải biến lớp tàu hộ tống khu trục "Rudderow". Cấu trúc thượng tầng con tàu được mở rộng, đồng thời tháo dỡ bớt vũ khí trang bị để lấy chỗ bố trí nơi nghỉ cho 162 binh lính được vận chuyển cùng khoảng 40 tấn trang bị. Hệ thống động lực tương tự như với các lớp "Buckley" và "Rudderow"; là kiểu động cơ turbine-điện General Electric, cung cấp điện năng cho mô-tơ điện để dẫn động hai trục chân vịt. Dàn vũ khí được giữ lại bao gồm một khẩu pháo /38 cal bố trí một phía trước mũi; ba khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và sáu pháo phòng không Oerlikon 20 mm; vũ khí chống ngầm gồm hai đường ray Mk. 9 để thả mìn sâu. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 15 sĩ quan và 168 thủy thủ; và con tàu được bố trí tiện nghi để vận chuyển 12 sĩ quan cùng 150 binh lính đổ bộ. "Balduck"được đặt lườn như là chiếc DE-716 tại xưởng tàu của hãng Defoe Shipbuilding Co. ở Bay City, Michigan vào ngày 17 tháng 6, 1944. Đang khi được chế tạo, con tàu được xếp lại lớp như một tàu vận chuyển cao tốc vào ngày 17 tháng 7, 1944, mang ký hiệu lườn mới APD-132, và được hạ thủy vào ngày 27 tháng 10, 1944, được đỡ đầu bởi bà bà Mary Verhougstraete, mẹ của hạ sĩ Balduck. Con tàu được chuyển đến xưởng tàu của hãng Todd Johnson Shipyard ở Algiers, Louisiana để hoàn thiện, và nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ tại New Orleans, Louisiana vào ngày 7 tháng 5, 1945 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Đại úy Hải quân Robert T. Newell.
USS Burdo (APD-133) USS "Burdo" (APD-133) là một tàu vận chuyển cao tốc lớp "Crosley", nguyên được cải biến từ chiếc DE-717, một tàu hộ tống khu trục lớp "Rudderow", và đã phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên binh nhất Thủy quân Lục chiến Ronald A. Burdo (1920–1942), người từng phục vụ cùng Sư đoàn 1 Thủy quân Lục chiến trong Chiến dịch Guadalcanal và đã tử trận tại Gavutu vào ngày 7 tháng 8, 1942. Nó đã phục vụ cho đến khi Thế Chiến II kết thúc, và tiếp tục phục vụ cho đến năm 1958. Con tàu cuối cùng bị bán để tháo dỡ vào năm 1967. == Thiết kế và chế tạo. == Thiết kế của lớp "Crosley" dựa trên việc cải biến lớp tàu hộ tống khu trục "Rudderow". Cấu trúc thượng tầng con tàu được mở rộng, đồng thời tháo dỡ bớt vũ khí trang bị để lấy chỗ bố trí nơi nghỉ cho 162 binh lính được vận chuyển cùng khoảng 40 tấn trang bị. Hệ thống động lực tương tự như với các lớp "Buckley" và "Rudderow"; là kiểu động cơ turbine-điện General Electric, cung cấp điện năng cho mô-tơ điện để dẫn động hai trục chân vịt. Dàn vũ khí được giữ lại bao gồm một khẩu pháo /38 cal bố trí một phía trước mũi; ba khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và sáu pháo phòng không Oerlikon 20 mm; vũ khí chống ngầm gồm hai đường ray Mk. 9 để thả mìn sâu. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 15 sĩ quan và 168 thủy thủ; và con tàu được bố trí tiện nghi để vận chuyển 12 sĩ quan cùng 150 binh lính đổ bộ. "Burdo" nguyên được dự định chế tạo như là chiếc DE-717, nhưng được xếp lại lớp như một tàu vận chuyển cao tốc vào ngày 17 tháng 7, 1944, mang ký hiệu lườn mới APD-133, và được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng Defoe Shipbuilding Co. ở Bay City, Michigan vào ngày 26 tháng 7, 1944. Nó được hạ thủy vào ngày 25 tháng 11, 1944, được đỡ đầu bởi bà Ida J. Botts, mẹ của binh nhất Burdo. Con tàu được chuyển đến xưởng tàu của hãng Todd Johnson Shipyard ở Algiers, Louisiana để hoàn thiện, và nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ tại New Orleans, Louisiana vào ngày 2 tháng 6, 1945 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Hadlai A. Hull.
USS Kleinsmith (APD-134) USS "Kleinsmith" (APD-134) là một tàu vận chuyển cao tốc lớp "Crosley", nguyên được cải biến từ chiếc DE-718, một tàu hộ tống khu trục lớp "Rudderow", và đã phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên Thượng sĩ Charles Kleinsmith (1904-1942), người từng phục vụ cùng tàu sân bay , đã mất tích trong chiến đấu trong Trận Midway vào ngày 4 tháng 6, 1942 và được truy tặng Huân chương Chữ thập Hải quân. Nó đã phục vụ cho đến khi Thế Chiến II kết thúc, và tiếp tục phục vụ cho đến năm 1960. Con tàu được chuyển cho Đài Loan và tiếp tục phục vụ cùng Hải quân Trung Hoa dân quốc như là chiếc ROCS "Tien Shan" (APD-215) (天山-Thiên Sơn), cho đến khi ngừng hoạt động và bị tháo dỡ vào năm 1997 hoặc 1998. == Thiết kế và chế tạo. == Thiết kế của lớp "Crosley" dựa trên việc cải biến lớp tàu hộ tống khu trục "Rudderow". Cấu trúc thượng tầng con tàu được mở rộng, đồng thời tháo dỡ bớt vũ khí trang bị để lấy chỗ bố trí nơi nghỉ cho 162 binh lính được vận chuyển cùng khoảng 40 tấn trang bị. Hệ thống động lực tương tự như với các lớp "Buckley" và "Rudderow"; là kiểu động cơ turbine-điện General Electric, cung cấp điện năng cho mô-tơ điện để dẫn động hai trục chân vịt. Dàn vũ khí được giữ lại bao gồm một khẩu pháo /38 cal bố trí một phía trước mũi; ba khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và sáu pháo phòng không Oerlikon 20 mm; vũ khí chống ngầm gồm hai đường ray Mk. 9 để thả mìn sâu. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 15 sĩ quan và 168 thủy thủ; và con tàu được bố trí tiện nghi để vận chuyển 12 sĩ quan cùng 150 binh lính đổ bộ. Cái tên "Kleinsmith" thoạt tiên được dự định đặt cho chiếc DE-376, một tàu hộ tống khu trục lớp "John C. Butler", nhưng kế hoạch chế tạo bị hủy bỏ vào ngày 5 tháng 6, 1944, nên tên này được gán lại cho chiếc DE-718. Trước khi được chế tạo, con tàu được xếp lại lớp như một tàu vận chuyển cao tốc vào ngày 17 tháng 7, 1944, mang ký hiệu lườn mới APD-134, và được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng Defoe Shipbuilding Co. ở Bay City, Michigan vào ngày 30 tháng 8, 1944. Nó được hạ thủy vào ngày 27 tháng 1, 1945, được đỡ đầu bởi bà Mary Agnes Kleinsmith. Con tàu được chuyển đến xưởng tàu của hãng Todd Johnson Shipyard ở Algiers, Louisiana để hoàn thiện, và nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ tại New Orleans, Louisiana vào ngày 12 tháng 6, 1945 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Alden J. Laborde.
ROKS Chungnam Hai tàu chiến của Hải quân Cộng hòa Hàn Quốc từng được đặt cái tên ROKS "Chungnam" (충남-Trung Nam), theo tên tỉnh Chungcheong Nam: - ROKS "Chung Nam" (DE-73), nguyên là tàu hộ tống khu trục của Hoa Kỳ, trong biên chế từ năm 1963 đến năm 1984. - ROKS "Chungnam" (FF-953) là một tàu frigate lớp "Ulsan" trong biên chế từ năm 1986 đến năm 2017.
Charles-Julien Brianchon Charles-Julien Brianchon (19 tháng 12 năm 1783, Sèvres, Pháp - 29 tháng 4 năm 1864, Versailles), là nhà toán học người Pháp, người đã suy ra một định lý hình học (nay được gọi là định lý Brianchon) hữu ích trong việc nghiên cứu các tính chất của phần hình nón (hình tròn, hình elip, parabol và hypebol) và là người đã sáng tạo trong việc áp dụng nguyên tắc đối ngẫu vào hình học. == Sự nghiệp. == Năm 1804 Brianchon vào École Polytechnique ở Paris, nơi ông trở thành học trò của nhà toán học nổi tiếng người Pháp Gaspard Monge. Khi vẫn còn là sinh viên, ông đã xuất bản bài báo đầu tiên của mình, “Mémoire sur les surface Courbes du second degré” (1806; “Hồi ký về các bề mặt cong của bằng thứ hai”), trong đó ông nhận ra bản chất xạ ảnh của một định lý của Blaise Pascal, và sau đó tuyên bố định lý nổi tiếng của riêng mình: Nếu một lục giác đều ngoại tiếp một hình nón (tất cả các cạnh của hình nón), thì các đường nối các đỉnh đối diện của hình lục giác đó sẽ gặp nhau tại một điểm duy nhất. Định lý là đối ngẫu của Pascal vì phát biểu và chứng minh của nó có thể thu được bằng cách thay thế một cách có hệ thống các số hạng điểm bằng đường thẳng và thẳng hàng với đồng thời. Brianchon tốt nghiệp hạng nhất vào năm 1808 và gia nhập quân đội của Napoléon với tư cách là trung úy pháo binh. Mặc dù lòng can đảm và khả năng của anh ấy đã giúp anh ấy nổi bật trong lĩnh vực này, đặc biệt là trong Chiến tranh Bán đảo, nhưng sự khắc nghiệt của công việc phục vụ thực địa đã ảnh hưởng đến sức khỏe của anh ấy. Năm 1818, ông đạt được học vị giáo sư tại Trường Pháo binh của Lực lượng Bảo vệ Hoàng gia ở Vincennes, nơi công việc toán học của ông dần bị thay thế bởi các sở thích khác.
Dã sử Dã sử (tiếng Trung: 野史, tiếng Triều Tiên: 야사, tiếng Anh: Unofficial history) là dòng văn chương mượn hiện tượng hoặc nhân vật lịch sử nào để khai triển nhân sinh quan tác giả.
Oằn tà roằng
'Abd al-'Azim 'Anis 'Abd al-'Azim' Anis (1923–2009) () là một nhà phê bình văn hóa hàng đầu của Ai Cập và người theo chủ nghĩa Marx có liên quan đến Đảng Cộng sản Ai Cập. Ông bị giam trong các nhà tù Ai Cập từ đầu những năm 1960 do các hoạt động chính trị của mình. 'Anis kêu gọi "sự đoàn kết của tất cả các lực lượng dân tộc chủ nghĩa và tiến bộ, bao gồm cả những người cộng sản Ả Rập." Các tác phẩm của ông bao gồm các bài tiểu luận và thư viết trong tù. Ông là đồng tác giả của "Fi al-Thaqafa al-Misriyya" (V"ề văn hóa Ai Cập"), xuất bản lần đầu năm 1955, cùng với Mahmoud Amin al-'Alim.
Darwin Núñez Darwin Gabriel Núñez Ribeiro (; sinh ngày 24 tháng 6 năm 1999) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Uruguay chơi ở vị trí tiền đạo cho câu lạc bộ Liverpool tại Premier League và Đội tuyển bóng đá quốc gia Uruguay. Núñez đến từ lò đào tạo trẻ của Peñarol, được đôn lên đội một vào năm 2017. Vào tháng 8 năm 2019, anh gia nhập đội bóng Segunda División Almería. Benfica đã ký hợp đồng với anh ấy vào năm 2020 với giá chuyển nhượng kỷ lục câu lạc bộ trị giá 24 triệu euro, bản hợp đồng đắt giá nhất trong lịch sử bóng đá Bồ Đào Nha. Trong mùa giải thứ hai, anh đã giành được Bola de Prata cho danh hiệu Vua phá lưới tại Primeira Liga với 26 bàn sau 28 trận. Liverpool đã ký hợp đồng với anh ấy vào năm 2022 với giá 64 triệu bảng, con số này có thể tăng lên 85 triệu bảng. Sau khi đại diện cho Uruguay ở các cấp độ trẻ khác nhau, Núñez được gọi vào đội tuyển quốc gia lần đầu tiên vào tháng 10 năm 2019. Anh ấy đã ghi bàn trong trận ra mắt quốc tế trước Peru. == Danh hiệu. == === Câu lạc bộ. === ==== Peñarol. ==== - Uruguayan Primera División: 2017, 2018 ==== Benfica. ==== - Taça da Liga: Á quân 2021–22 === Cá nhân. === - Cosme Damião Awards – Footballer of the Year: 2021 - Primeira Liga Forward of the Month: September 2021 - Primeira Liga Player of the Month: September 2021 - SJPF Player of the Month: April 2022 - Primeira Liga Top Scorer: 2021–22 - CNID Footballer of the Year: 2022
La planta insolente La planta insolente () là một bộ phim được sản xuất bởi đạo diễn người Venezuela Román Chalbaud, phát hành năm 2017. Bộ phim tái hiện lại nhiệm kỳ tổng thống Venezuela của Cipriano Castro. Bộ phim là một bom xịt phòng vé và nhận về nhiều nhận xét tiêu cực của các nhà phê bình. == Kịch bản. == Bộ phim mô tả nhiệm kỳ của Tổng thống Venezuela Cipriano Castro. Tiêu đề của bộ phim dựa trên câu nói của ông: "The insolent plant of the foreigner has desecrated the sacred soil of the fatherland", phản ứng của ông đối với cuộc khủng hoảng Venezuela 1902–1903, khi người châu Âu phong tỏa bờ biển của Venezuela sau khi Venezuela từ chối trả nợ. == Sản xuất. == Ý tưởng cho bộ phim được đưa ra vào năm 2009, trong buổi công chiếu "Zamora: Tierra y hombres libres." Tổng thống Hugo Chávez đã đề nghị làm một bộ phim về Cipriano Castro cho Chalbaud và Luis Britto García, cả hai đều đã từng làm việc trong bộ phim với tư cách là đạo diễn và biên kịch. == Ra mắt. == Bộ phim trở thành một bom xịt phòng vé. Các rạp chiếu phim đều vắng khách và bộ phim nhanh chóng bị dừng công chiếu. == Đánh giá. == Nhà phê bình phim người Venezuela Sergio Monsalve nói rằng bộ phim cùng với "El Caracazo", "Días de poder" và "", đã làm hoen ố sự nghiệp của Chalbaud với tư cách là một nhà làm phim, nói rằng chúng được sản xuất để làm hài lòng cuộc Cách mạng Bolivar và đảng cầm quyền. Viết cho "Revista Florencia", Crissia Contreras đã chỉ trích một số khía cạnh của bộ phim, đặc biệt là kịch bản và hiệu ứng hình ảnh của nó. Contreras viết rằng các cuộc đối thoại của Cipriano Castro và Juan Vicente Gómez thiếu chiều sâu và Britto đã không miêu tả một cách chân thực hai trong số những nhân vật quan trọng nhất trong lịch sử Venezuela: Castro, lãnh đạo của , và cộng sự của ông Gómez, người cai trị Venezuela trong 27 năm và được nhà văn Francisco Herrera Luque mô tả là người sáng lập ra nhà nước Venezuela hiện đại. Crissia cũng nói rằng hiệu ứng của bộ phim quá tệ, cho thấy việc sản xuất phim của Venezuela khó mà chấp nhận được. Các diễn viên phụ, thậm chí cả các diễn viên chính, không thể hiện được các khía cạnh cơ bản của quân đội "Liberal Restorative", chẳng hạn như giọng vùng Andes.
Xua bao quân cộng nô nát thây
Dương Đình Hy Dương Đình Hy (21-10-1935) là một  nhà văn, họa sỹ Việt Nam thời hiện đại sinh ra tại Hà Tĩnh, Việt Nam. == Tiểu sử. == Ông sinh ngày 21 tháng 10 năm 1935 tại Hà Nội. Nguyên quán của ông là xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Cha ông là một viên chức thiết kế cầu đường ở Nhà ga Hà Nội của Công ty Hỏa xa Hà Nội-Vân Nam của Pháp. Năm 1940, sau khi Nhật chiếm Hà Nội, ông theo mẹ cùng 2 anh trai sơ tán về Hà Tĩnh, học ở trường làng. Năm 1953, ông được cử sang học tại Khu học xá Trung ương ở Trung Quốc. Tháng 6 năm 1956, ông về nước, dạy văn học và tâm lý học ở trường Sư phạm Hải Phòng. Giữa năm 1957, ông được Bộ Giáo dục điều lên làm cán bộ Phòng Tuyên truyền Báo chí và làm biên tập viên báo Giáo dục nhân dân của Bộ (sau chuyển thành Báo Người Giáo viên nhân dân). Năm 1961, ông được cử đi học Khoa Văn học Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Năm 1965, ông về lại Báo Người Giáo Viên Nhân Dân. Năm 1970, ông làm Trưởng phòng Văn học Nhà xuất bản Lao Động. Năm 1978, ông vào Thành phố Hồ Chí Minh, làm Phó Tổng biên tập Báo Khăn Quàng Đỏ. Năm 1981, ông làm biên kịch tại Hãng Phim Giải Phóng. Năm 1989, sau khi nghỉ hưu, ông làm cố vấn cho Tập đoàn Edouard Solé (Pháp-Tây Ban Nha), Công ty Nouvelle Europe (Pháp). Năm 1994, ông sáng lập tờ báo Mỹ nghệ Kim hoàn, tờ báo duy nhất chuyên viết về vàng bạc, đá quý và nữ trang ở Việt Nam. Ông gia nhập Đảng Cộng Sản Việt Nam năm 1959, Hội Nhà báo Việt Nam năm 1958, Hội Nhà văn Việt Nam năm 1974, Hội Điện Ảnh Việt Nam năm 1981. == Tác phẩm. == === Truyện. === ·        ĐẾN TRƯỜNG MỚI (NXB Kim Đồng-1957)        ·        GIỜ LÊN LỚP ĐẦU TIÊN (NXB Thanh Niên-1957)         ·        ĐỒNG CHÍ NỮ Y TÁ (NXB Kim Đồng-1961)                                                                ·        ĐƯỜNG DÀI (NXB Lao Động-1973)          ·        THỦY CHUNG (NXB Phụ Nữ-1975)               ·        CÁNH CHIM (NXB Phụ Nữ-1976)                                                                ·        MÙA DỨA (NXB Phụ Nữ-1978)                                                                === Thơ. === ·        Ngày Mai (NXB Lao Động-1973)         ·        Vườn Vưa (NXB Hội Nhà Văn-2007) === Truyện dịch. === ·        LỌ NƯỚC TRƯỜNG SINH (NXB Kim Đồng-1958)               ·        CUỘC PHIÊU LƯU KỲ DIỆU CỦA NILS HOLGERSSONS (NXB Kim Đồng-1975)     ·        CHUYỆN NHƯ THẾ ĐÓ (NXB Kim Đồng-2017)             ·        ALICE Ở XỨ SỞ THẦN TIÊN (NXB Kim Đồng 2019)            === Kịch bản phim. === ===== + Phim hoạt  hình. ===== ·        Ngôi sao bướng bỉnh ·        Cây đàn kỳ diệu ·        Gấu đen và hai chú thỏ ·        Điệu múa Công Con ·        Mèo sa xuống giếng ·        Voi Con làm xiếc ·        Đi tìm bạn tốt ==== + Phim tài liệu. ==== ·        Đôi cánh ·        Dưới mái trường mới (Giải 3  Liên hoan Điện ảnh Á Phi tại Ai Cập năm 1959) == Các giải thưởng văn học. == ·        Giải thưởng Đại hội Liên hoan Thanh niên thế giới năm 1955 tại Vacxôvi (Ba Lan) với bài thơ Bản chúng mình. ·        Giải thưởng cuộc thi thơ của báo Tiền Phong năm 1955 ·        Giải thưởng cuộc thi văn nghệ Đại hội thanh niên toàn quốc năm 1956. ·        Giải thưởng cuộc thi văn nghệ của Hội Phụ nữ Việt Nam năm 1956 với tập thơ Bà mẹ Hiền Lương. ·        Giải thưởng cuộc thi viết về thầy giáo và nhà trường của báo Người giáo viên nhân dân, năm 1969. ·        Giải thưởng cuộc vận động viết về đề tài công nhân do Tổng Liên đoàn Lao động và Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức, năm 1971. ·        Giải thưởng cuộc vận động viết về Thương binh liệt sĩ do Bộ Lao động thương binh xã hội và Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức, năm 1974.
ʻAtā ʻAtā là một hòn đảo nhỏ trong nhóm đảo Tongatapu của Tonga. Hòn đảo đã được sử dụng từ năm 2001 như một nhà tù mở cho tội phạm người Tonga, đặc biệt là những người ở độ tuổi vị thành niên. Năm 2002, có bảy tù nhân trên đảo, họ trồng khoai mỡ, dừa, sắn và chuối để trang trải chi phí.
Cúp bóng đá nữ Nam Mỹ 2022 Cúp bóng đá nữ Nam Mỹ 2022 "(trước đây là Giải vô địch bóng đá nữ Nam Mỹ)" sẽ là phiên bản thứ 9 của giải vô địch bóng đá nữ quốc tế chính ở Nam Mỹ, dành cho các đội tuyển quốc gia liên kết với CONMEBOL. Cuộc thi sẽ được tổ chức tại Colombia từ ngày 8 đến ngày 30 tháng 7 năm 2022. Brasil là nhà đương kim vô địch. Sau phiên bản này, giải đấu sẽ được tổ chức hai năm một lần thay vì bốn năm. Giải đấu đóng vai trò là vòng loại Nam Mỹ cho Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2023 tại Úc và New Zealand, cung cấp ba suất tham dự vòng loại trực tiếp và hai suất đá play-off cho Giải vô địch bóng đá nữ thế giới, và ba suất nữa cho (ngoài Chile, đội tự động đủ điều kiện đăng cai). Những người chiến thắng cũng sẽ thi đấu trong phiên bản đầu tiên của Vòng chung kết UEFA – CONMEBOL nữ với những người chiến thắng của UEFA nữ Euro 2022. == Địa điểm. == Các địa điểm được công bố vào ngày 16 tháng 12 năm 2021. Giải đấu sẽ được tổ chức tại ba thành phố: Cali, Bucaramanga và Armenia. == Hạt giống. == Lễ bốc thăm được tổ chức vào ngày 7 tháng 4 năm 2022, 11:00 COT (), tại Asuncion, Paraguay. == Đội hình. == Tay săn bàn hàng đầu người Brazil, Marta không thể thi đấu trong giải đấu – trước đó là nhà vô địch ba lần, cô ấy đã được thông báo vào tháng Ba để hồi phục chấn thương dây chằng đầu gối và phẫu thuật. == Vòng bảng. == Hai đội đứng đầu mỗi bảng tiến vào bán kết, còn hai đội đứng thứ ba sẽ tiến vào trận tranh vị trí thứ năm. Tất cả các trận đấu đều là theo địa phương, COT (). === Bảng A. === <onlyinclude></onlyinclude> === Bảng B. === <onlyinclude></onlyinclude> == Vòng đấu loại trực tiếp. == === Sơ đồ. === <onlyinclude></onlyinclude> === Tranh hạng 5. === Đội thắng sẽ tiến vào vòng play-off liên lục địa. === Bán kết. === Đội thắng ở bán kết sẽ tiến vào giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2023. === Tranh hạng ba. === Đội thắng sẽ tiến vào giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2023 và đội thua sẽ tiến vào vòng play-off liên lục địa. == Những đội đủ điều kiện tham dự. == === Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2023. === 3 đội bóng của Nam Mỹ giành quyền đến Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2023.
Sân vận động Bollaert-Delelis Sân vận động Bollaert-Delelis (; ) là một sân vận động bóng đá ở Lens, Pháp. Sân được xây dựng vào năm 1933. Đây là sân nhà của RC Lens. Sân vận động có sức chứa 38.058 chỗ ngồi - nhiều hơn dân số thành phố Lens khoảng 7.000 người. Ban đầu, sân vận động này được đặt theo tên của Félix Bollaert, giám đốc của Compagnie des Mines de Lens, người luôn cố gắng thúc đẩy sự phát triển của các câu lạc bộ thể thao trong thành phố Lens. Công việc xây dựng được bắt đầu vào năm 1931, nhưng Bollaert đã qua đời ngay trước khi sân vận động được khánh thành. Sân được đổi tên thành Sân vận động Bollaert-Delelis vào năm 2012, sau khi André Delelis, cựu Thị trưởng Lens và cựu Bộ trưởng Bộ Thương mại dưới thời Tổng thống François Mitterrand, qua đời. == Các trận đấu thể thao lớn. == === Giải vô địch bóng đá thế giới 1998. === Sân vận động là một trong những địa điểm tổ chức Giải vô địch bóng đá thế giới 1998, và đã tổ chức các trận đấu sau: === Giải vô địch bóng đá châu Âu 2016. === Vào tháng 5 năm 2011, sân vận động đã được lựa chọn để tổ chức Giải vô địch bóng đá châu Âu 2016. Sân đã đóng cửa trong mùa giải 2014-15 để cải tạo cho Euro 2016.
Vương Hy Cần Vương Hy Cần (; sinh tháng 6 năm 1968) là một nhà giáo dục người Trung Quốc và hiện là hiệu trưởng của Đại học Thanh Hoa, nhậm chức từ ngày 25 tháng 2 năm 2022.
Lý Tòng Quân Lý Tòng Quân (tiếng Trung: 李从军; sinh tháng 10 năm 1949) là cựu Xã trưởng Tân Hoa xã của Trung Quốc. Ông nghỉ hưu vào tháng 12 năm 2014 và người kế nhiệm Thái Danh Chiếu. == Tiểu sử. == Lý Tòng Quân sinh ra ở Lục An, tỉnh An Huy. Ông bắt đầu làm việc từ tháng 10 năm 1968, và gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) vào tháng 5 năm 1983. Năm 1985, ông lấy bằng tiến sĩ văn học tại khoa Văn học Trung Quốc của Đại học Sơn Đông. Ông là Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII và là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVII. Ông cũng là thành viên ủy ban giáo dục, khoa học, văn hóa và y tế của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc.
Suwon JS Cup 2018
Đại học Công nghệ Ninh Ba Đại học Công nghệ Ninh Ba () là một trường đại học tổng hợp cấp tỉnh nằm ở Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. == Diện tích. == Trường đại học có diện tích 428 015,77 mét vuông, trong đó 204.000 mét vuông bao gồm không gian các tòa nhà. Một khuôn viên mới đang được xây dựng và có diện tích 914 791,894 mét vuông. Trường hiện ở quận Giang Bắc. Trước đây thuộc quận Hải Thự.
Kim Min-seok (ca sĩ, sinh 1991) Kim Min-seok (tiếng Hàn: 김민석, sinh ngày 26 tháng 8 năm 1991) là một ca sĩ, nhạc sĩ người Hàn Quốc, giọng ca chính của bộ đôi Hàn Quốc MeloMance. Đĩa đơn "Drunken Confession" phát hành vào năm 2021 của anh, cũng là bản làm lại của đĩa đơn cùng tên ra mắt vào năm 2005 của ca sĩ Hàn Quốc Feel, đã dành 5 tuần ở vị trí số 1 trên bảng xếp hạng âm nhạc Gaon.
Chiến tranh Cá tuyết Chiến tranh Cá tuyết (; cũng gọi là , ; ) là một loạt các cuộc đối đầu trong thế kỷ 20 giữa Vương quốc Anh (với viện trợ từ Tây Đức) và Iceland về quyền đánh bắt cá ở Bắc Đại Tây Dương. Mỗi cuộc tranh chấp đều kết thúc với phần thắng thuộc về Iceland. Một số nhà sử học Iceland xem lịch sử đấu tranh giành quyền kiểm soát các nguồn tài nguyên biển của Iceland trong mười tập phim, hoặc mười cuộc chiến tranh cá tuyết. Thuyền đánh cá từ Anh đã đi thuyền đến vùng biển gần Iceland để đánh bắt kể từ thế kỷ 14. Các thỏa thuận được ký kết trong thế kỷ 15 đã khởi đầu cho một loạt các tranh chấp kéo dài hàng thế kỷ giữa hai nước. Nhu cầu đối với thủy sản và hậu quả là cạnh tranh về nguồn cá tăng nhanh trong thế kỷ 19. Một số nhà sử học Iceland xem lịch sử đấu tranh giành quyền kiểm soát các nguồn tài nguyên biển của Iceland trong mười giai đoạn, hoặc mười cuộc chiến tranh cá tuyết. Thuyền đánh cá từ Anh đã đi thuyền đến vùng biển gần Iceland để đánh bắt cá kể từ thế kỷ 14. Các thỏa thuận được ký kết trong thế kỷ 15 đã khởi đầu cho một loạt các tranh chấp kéo dài hàng thế kỷ giữa hai nước. Nhu cầu về hải sản và hậu quả là cạnh tranh về nguồn cá tăng nhanh trong thế kỷ 19. Các cuộc tranh chấp hoặc chiến tranh hiện đại bắt đầu vào năm 1952 sau khi Iceland mở rộng lãnh hải từ 3 thành dựa trên một phán quyết của Tòa án quốc tế. Vương quốc Anh đáp trả bằng cách cấm tàu ​​Iceland đánh cá ở các cảng của Anh. Năm 1958, sau một hội nghị của Liên Hiệp Quốc, tại đó một số quốc gia đã tìm cách mở rộng giới hạn lãnh hải của họ đến mà không đạt được thỏa thuận nào, Iceland đã đơn phương mở rộng lãnh hải của mình đến giới hạn này và cấm các hạm đội nước ngoài đánh bắt trong vùng biển này. Anh từ chối chấp nhận quyết định này. Điều này dẫn đến một loạt các cuộc đối đầu hiện đại với Vương quốc Anh và các nước Tây Âu khác diễn ra trong ba giai đoạn trong hơn 20 năm: 1958–1961, 1972–73 và 1975–76. Một mối đe dọa về thiệt hại và nguy hiểm đến tính mạng đã hiện hữu, với các tàu đánh cá của Anh được hộ tống đến ngư trường bởi Hải quân Hoàng gia trong khi Lực lượng tuần duyên Iceland cố gắng đuổi họ đi và sử dụng các hawser (dây thừng lớn) đến cắt lưới từ các thuyền của Anh; tàu của cả hai bên đều bị thiệt hại do các cuộc tấn công ramming.
Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 (số ký hiệu: 77/2015/QH13) là đạo luật được ban hành năm 2015 bởi Quốc hội Việt Nam khóa XIII quy định về đơn vị hành chính và tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính tại Việt Nam, có hiệu lực một phần hiện hành. Trên bối cảnh các cơ quan ở địa phương được quy định bởi Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân 2003, nhiều nghiên cứu đặt vấn đề và kiến nghị thay đổi, Đảng Cộng sản Việt Nam đặt ra định hướng chỉnh sửa cấu trúc chính quyền địa phương tại Đại hội X và XI, Luật này được xây dựng và ban hành, chính thức có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2016, khẳng định chính quyền địa phương gồm hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân, tách biệt chính quyền địa phương ở nông thôn và đô thị, quy định mới về "thành phố trong thành phố", đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (SAEU). Năm 2019, dựa trên đề xuất thực tế và định hướng của Đại hội XII, luật được sửa đổi, bổ sung một số điều khoản theo hướng tinh giản biên chế, mục đích là để chính quyền địa phương hoạt động linh hoạt theo tình hình những thay đổi của thực tế. Luật này gồm tám chương, 143 điều, định nghĩa và phân loại đơn vị hành chính, chính quyền địa phương; quy định những gì mà hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân được làm, nguyên tắc phải tuân theo, trách nhiệm phải chịu, đều dựa trên nhiệm vụ, quyền hạn được giao, việc phân cấp, phân quyền, ủy quyền từ trung ương đến địa phương lẫn trong phạm vi từng địa bàn. Theo đó, chính quyền địa phương có nhiệm vụ bảo đảm việc thi hành Hiến pháp 2013 và pháp luật, phụ trách quyền lực nhà nước trong phạm vi địa bàn, giao cho hội đồng nhân dân thẩm quyền ban hành chủ trương, quyết định các lĩnh vực luật định, xây dựng ủy ban nhân dân, giao cho ủy ban nhân dân thẩm quyền thực thi các chủ trương, chính sách đã được luật định. Bên cạnh đó, cơ cấu tổ chức gồm đơn vị, chức danh, bộ máy giúp việc, tiêu chí, tiêu chuẩn chính quyền địa phương theo vùng nông thôn, đô thị, hải đảo, SAEU, hoạt động của chính quyền, thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cùng tạo nên nội dung chính của luật này. == Bối cảnh. == === Tình hình chung. === Năm 2003, Quốc hội Việt Nam khóa XI ban hành Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân 2003 (Luật 2003), thay thế cho Luật 1994, là đạo luật chính quy định về chính quyền địa phương, duy trì trong giai đoạn 2003–15 và không có văn bản sửa đổi hay bổ sung nào. Trong quá trình thực thi, dựa trên thực tiễn là hoạt động của hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các cấp và yêu cầu của tình hình, nhiệm vụ theo từng giai đoạn, cơ quan giám sát đặt ra vấn đề cho rằng Luật 2003 bộc lộ những vấn đề cần được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung. Những vấn đề bao gồm: quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân cơ bản giống nhau ở cả ba cấp tỉnh, huyện, xã; chưa thể hiện tính gắn kết thống nhất giữa hai hệ thống cơ quan cùng cấp này, hội đồng nhân dân mang nặng tính hình thức; chưa phân biệt theo đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo; chưa phân định rõ thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương với địa phương, và của mỗi cấp chính quyền địa phương; chính quyền cấp xã không có khả năng thực thi một số nhiệm vụ theo luật định; và chưa quy định rõ các vấn đề do tập thể ủy ban nhân dân thảo luận, quyết định và các vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của người đứng đầu tức chủ tịch ủy ban nhân dân. Năm 2013, Hiến pháp thứ năm được ban hành, có những điểm mới về chính quyền địa phương, như: thực hiện phân công, phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước; quy định đơn vị hành chính tương đương thuộc thành phố trực thuộc trung ương; quy định việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính; quy định về tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính; quy định về phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương; về việc thực hiện nhiệm vụ được cơ quan nhà nước cấp trên giao. Trong thời kỳ này, định hướng của tổ chức chính trị cầm quyền tức Đảng Cộng sản Việt Nam là điều chỉnh lại chính quyền địa phương, phân biệt giữa chính quyền nông thôn, đô thị, hải đảo; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền các nhóm tổ chức, đơn vị. Các văn kiện của Đảng và các chính sách của Nhà nước, cao nhất ở Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X (2006), XI (2011) đề cập tới vấn đề cần đổi mới tổ chức và hoạt động bộ máy nhà nước, mục tiêu là điều chỉnh cơ cấu chính quyền địa phương cho phù hợp với những thay đổi chức năng, nhiệm vụ, phân biệt rõ những khác biệt giữa chính quyền nông thôn và chính quyền đô thị để tổ chức bộ máy phù hợp; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng và kiểm tra hoạt động của bộ máy chính quyền cơ sở. Đã có một số thí điểm trên thực tế, như không tổ chức hội đồng nhân dân huyện, quận, phường; thí điểm hợp nhất lãnh đạo cơ sở, bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch ủy ban nhân dân ở một số đơn vị hành chính; đề án mô hình chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng; đề án về đặc khu kinh tế Vân Đồn, Vân Phong, Phú Quốc, đã đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu về mô hình tổ chức chính quyền địa phương các cấp cho phù hợp. ...nâng cao chất lượng hoạt động của hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các cấp, bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc quyết định và tổ chức thực hiện những chính sách trong phạm vi được phân cấp. Nghiên cứu tổ chức, thẩm quyền của chính quyền ở nông thôn, đô thị, hải đảo. === Soạn thảo, ban hành. === Năm 2014, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam khóa XIII giao cho Chính phủ nhiệm vụ xây dựng văn bản luật mới về tổ chức chính quyền địa phương, theo đó, Chính phủ thành lập Ban soạn thảo dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương với trưởng ban là Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình, phó ban là Thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng, phối hợp với các cơ quan liên quan. Ngày 30 tháng 9 năm 2014, dựa trên nội dung của ban soạn thảo, Chính phủ trình tờ trình dự án luật này lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tiến hành phiên họp thảo luận, đưa ra các ý kiến đánh giá và sửa đổi thẩm quyền thu, chi ngân sách nhà nước của chính quyền địa phương; lựa chọn phương án hướng dẫn tiêu chuẩn, tiêu chí về thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, nhấn mạnh thẩm quyền quyết định thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh đã được chuyển từ Chính phủ sang cho Ủy ban thường vụ Quốc hội, do đó phương án hướng dẫn cần được bổ sung vào dự án. Ngoài ra, Ủy ban không đồng ý với tờ trình của Chính phủ, khi dự án soạn rằng "dự thảo luật này điều chỉnh về tổ chức đơn vị hành chính, tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã); tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt quy định", Ủy ban cho rằng SAEU cũng là một loại đơn vị hành chính của Việt Nam, vì vậy, dự thảo luật cần quy định một số vấn đề có tính nguyên tắc về SAEU, đưa đơn vị này vào luật định, đặc biệt như điều kiện, trình tự thành lập, giải thể, mô hình tổ chức chính quyền địa phương tại các đơn vị này. Đúng theo tiến độ đề ra, dự thảo luật được chỉnh sửa theo ý kiến của Ủy ban, sau đó trình Quốc hội tại kỳ họp thứ chín vào tháng 6 năm 2015, được thông qua với tỷ lệ 85,22% vào ngày 19 tháng 6, được ký chứng thực bởi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Luật được đăng công bảo số 863+864 vào ngày 26 tháng 7 năm 2015, được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ký lệnh công bố luật và chính thức có hiệu lực ngày 1 tháng 1 năm 2016. == Cấu trúc. == Luật có tám chương, 143 điều, thay thế và chấm dứt hiệu lực của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân 2003 từ ngày 1 tháng 1 năm 2016. Có điều khoản chuyển tiếp, rằng, từ ngày luật có hiệu lực thi hành cho đến khi bầu ra hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2016 – 2021, thì hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân tại các đơn vị hành chính tiếp tục giữ nguyên cơ cấu tổ chức và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật 2003. Bên cạnh đó, chấm dứt việc thực hiện thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân huyện, quận, phường; ủy ban nhân dân huyện, quận, phường nơi không tổ chức hội đồng nhân dân huyện, quận, phường tiếp tục giữ nguyên cơ cấu tổ chức và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật 2003 cho đến khi bầu ra chính quyền địa phương ở huyện, quận, phường theo quy định của Luật này. == Nội dung chính. == Luật quy định về đơn vị hành chính và tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính. Với đơn vị hành chính, gồm cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, quy định mới và đầu tiên về SAEU và thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; được phân loại gồm loại đặc biệt là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, và chia loại I, II, III cho các đơn vị còn lại. Phân loại nhằm hoạch định chính sách phát triển kinh tế – xã hội; xây dựng tổ chức bộ máy, chế độ, chính sách đối với nhân lực, dựa trên các tiêu chí về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số đơn vị hành chính trực thuộc, trình độ phát triển của các đơn vị đó. Với việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính theo thẩm quyền, cấp tỉnh thuộc về Quốc hội, cấp huyện, cấp xã thuộc về Ủy ban Thường vụ Quốc Hội, đều do Chính phủ mà cụ thể là Bộ Nội vụ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, trình đề nghị để thông qua, và đều lấy ý kiến cử tri. Theo đó, cơ quan xây dựng đề án lấy ý kiến cử tri về vấn đề này, nếu có trên 50% tổng số cử tri trên địa bàn tán thành thì sẽ hoàn thiện đề án và gửi hội đồng nhân dân ở các đơn vị hành chính có liên quan để lấy ý kiến. Trên cơ sở ý kiến của cử tri địa phương, hội đồng nhân dân ba cấp thảo luận, biểu quyết về việc tán thành hoặc không tán thành theo trình tự dưới lên trên, kết quả cấp xã được gửi đến cấp huyện, kết quả cấp huyện gửi đến cấp tỉnh, và cấp tỉnh được gửi đến Bộ Nội vụ để tổng hợp chung, báo cáo Chính phủ rồi trình Quốc hội, Ủy ban để ra quyết định cuối cùng. === Nhiệm vụ, quyền hạn. === Cấp chính quyền địa phương gồm có hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân, hợp thức hóa Điều 11, Hiến pháp 2013, trong đó hội đồng nhân dân do cử tri ở địa phương bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân; ủy ban nhân dân do hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương; và cả hai cơ quan này đều có nghĩa vụ chịu trách nhiệm trước nhân dân và cơ quan nhà nước cấp trên. Chính quyền địa phương ở nông thôn gồm chính quyền địa phương ở tỉnh, huyện, xã; và chính quyền địa phương ở đô thị gồm chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phường, thị trấn. Hội đồng nhân dân tiếp tục được bầu bởi cử tri, nhiệm kỳ năm năm, được quy định về số lượng đại biểu. Ở cấp xã: giới hạn mức 15–35 đại biểu tùy theo số dân, ít nhất 15 đại biểu thuộc về xã miền núi, vùng cao và hải đảo có từ 1.000 dân trở xuống, cao nhất thuộc về xã có trên 4.000 dân thì cứ thêm 2.000 dân được bầu thêm một đại biểu, phường có trên 8.000 dân thì cứ thêm 4.000 được bầu thêm một đại biểu. Ở cấp huyện: giới hạn mức 30–45 đại biểu, ít nhất của huyện miền núi, vùng cao, hải đảo có từ 40.000 dân trở xuống, thị xã dưới 70.000 dân, quận, huyện bình thường dưới 80.000 dân, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương dưới 100.000 dân, cao nhất ở đơn vị cấp huyện có từ 30 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc trở lên. Bầu cử ở cấp tỉnh tương tự với mức giới hạn là 50–105 đại biểu. Hội đồng nhân dân bảo đảm thi hành Hiến pháp 2013 và pháp luật; xây dựng chính cơ quan mình và cơ quan hành chính là ủy ban nhân dân, cụ thể là bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh nhất định như Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân, Chánh Văn phòng, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, các Ủy viên Ủy ban nhân dân, và Hội thẩm Tòa án nhân dân riêng cho cấp tỉnh, huyện. Bên cạnh đó là quyết định thành lập, bãi bỏ, biên chế nhân sự cho cơ quan chuyên môn, đơn vị trực thuộc ủy ban nhân dân tỉnh; quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia thôn, tổ dân phố, đặt tên, đổi tên thôn, tổ dân phố, đường, phố, quảng trường, công trình công cộng ở địa phương. Cơ quan này phụ trách việc đưa ra quyết định về kế hoạch, biện pháp cho tất cả các lĩnh vực thuộc quyền lực nhà nước trên địa bàn, theo hình thức ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Ủy ban nhân dân gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên được hội đồng nhân dân bầu, phụ trách xây dựng, trình các dự án cho tất cả lĩnh vực quản lý nhà nước, đồng thời chấp hành thực hiện các quyết định đã được ban hành này. Cơ quan này ngoài thể chế tập thể còn hoạt động theo thể chế thủ trưởng, theo đó, chủ tịch là người đứng đầu, lãnh đạo cũng như chịu trách nhiệm toàn diện đối với chính cơ quan mình và cơ quan cấp dưới, ngoài ra, có quyền điều động, đình chỉ công tác, cách chức các lãnh đạo cấp dưới trực tiếp, cũng như đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản trái pháp luật của cơ quan nội bộ hay cấp dưới trực tiếp. Ở thành phố trực thuộc trung ương, hội đồng nhân dân có tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn nhiều hơn so với các đơn vị khác. Theo đó, cơ quan này có thêm các quyền gồm: quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thành phố, bao gồm cả quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các quận, phường trực thuộc; quyết định quy hoạch về xây dựng và phát triển đô thị trong phạm vi được phân quyền; quyết định các biện pháp phát huy vai trò trung tâm kinh tế – xã hội của đô thị lớn trong mối liên hệ với các địa phương trong vùng, khu vực và cả nước; và quyết định các biện pháp quản lý dân cư ở thành phố, tổ chức đời sống dân cư đô thị, điều chỉnh dân cư theo quy hoạch. Tổ chức của cơ quan này có thêm ban đô thị, được lý giải là những đô thị tập trung, có quy mô lớn, mức độ đô thị hóa cao và có nhiều điểm đặc thù khác với các địa bàn đô thị thị xã, thành phố thuộc tỉnh; và có tối đa 105 đại biểu để phù hợp với quy mô dân số, đặc điểm, tính chất của đô thị lớn ở Hà Nội, và Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều nhất cả nước. === Phân cấp, phân quyền. === Việc phân quyền được hiểu là giao quyền lực nhà nước cho chính quyền địa phương, dựa trên các quy định luật định. Theo đó, chính quyền địa phương tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được phân quyền trong địa phận lãnh thổ mà mình quản lý, và chịu sự thanh tra, kiểm tra tính hợp hiến, hợp pháp bởi cấp trên. Những vấn đề liên quan đến phạm vi từ hai đơn vị hành chính cấp xã trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền địa phương cấp huyện; phạm vi từ hai đơn vị hành chính cấp huyện trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh; và từ hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan nhà nước ở trung ương. Việc phân cấp được hiểu là chính quyền trung ương hoặc địa phương giao nhiệm vụ và quyền hạn cho địa phương, cơ quan cấp dưới. Khi phân cấp, cấp trên phải bảo đảm các nguồn lực và điều kiện cần thiết khác để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mà mình phân cấp, hướng dẫn, kiểm tra quá trình hoạt động này và chịu trách nhiệm về kết quả; còn cấp dưới được phân cấp chịu trách nhiệm trước cấp trên về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp. Căn cứ tình hình cụ thể ở địa phương, cơ quan nhà nước ở địa phương có thể phân cấp tiếp cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan nhà nước cấp dưới thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn đã được cấp trên phân cấp nhưng phải được sự đồng ý của cấp trên đó. Ngoài ra, vấn đề liên quan là ủy quyền, trong trường hợp cần thiết, cấp trên có thể ủy quyền bằng văn bản cho ủy ban nhân dân cấp dưới hoặc chủ thể khác thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong khoảng thời gian xác định kèm theo các điều kiện cụ thể. Các vấn đề về bảo đảm nguồn lực, điều kiện cũng như trách nhiệm của ủy quyền tương tự với phân cấp, tuy nhiên, có một điểm khác là cấp dưới nhận ủy quyền không được ủy quyền tiếp cho chủ thể khác, trong khi cấp dưới nhận phân cấp có thể tiếp tục phân cấp. == Sửa đổi, bổ sung. == === So với Luật 2003. === Luật này tăng hai chương và ba điều so với Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân 2003. Về đơn vị hành chính và tổ chức, luật bổ sung thêm thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt; quy định cấp chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính đều phải có hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân, có sự phân biệt giữa chính quyền địa phương ở nông thôn và ở đô thị, tức chia thành chương riêng biệt; chia thẩm quyền thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính giữa trung ương và địa phương. Về nhiệm vụ, quyền hạn: hội đồng nhân dân được quy định rõ hơn về cơ cấu tổ chức, các chức danh Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện (số lượng là hai) và Phó Chủ tịch cấp xã (số lượng là một) hoạt động chuyên trách, trưởng các ban của cấp tỉnh, huyện có thể hoạt động chuyên trách, còn cấp phó ban cấp tỉnh, cấp huyện phải hoạt động chuyên trách, cấp xã thì hoạt động kiêm nhiệm. Với ủy ban nhân dân, không phải một số như Luật 2003 mà tất cả người đứng đầu các cơ quan chuyên môn của cơ quan này đều là ủy viên, được bầu, lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm bởi hội đồng nhân dân, và quy định số lượng chức danh lãnh đạo theo từng loại địa phương; bổ sung những điểm mới nhằm quy định chi tiết hơn về số lượng, cơ cấu thành viên ủy ban nhân dân, nguyên tắc hoạt động, phiên họp, phạm vi, trách nhiệm giải quyết công việc của các thành viên, quy định số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp theo phân loại đơn vị hành chính. Ngoài ra, luật quy định mới về Ban Dân tộc của Hội đồng nhân dân, rằng Quốc hội giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định cụ thể tiêu chí, tiêu chuẩn thành lập cơ quan này; quy định mới về ban của hội đồng nhân dân cấp xã, gồm Ban Pháp chế và Ban Kinh tế – Xã hội, trưởng, phó và các thành viên khác của hai ban này hoạt động kiêm nhiệm. === 2019. === Trong quá trình thực thi giai đoạn 2016–18, đã có những đề xuất yêu cầu tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương theo hướng quy định tiêu chí thành lập tổ chức, sắp xếp tinh gọn đầu mối, giảm cấp trung gian, quy định hợp lý số lượng cấp phó của tổ chức, giảm hợp lý số lượng đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương các cấp, thực hiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII. Theo đó, ban soạn thảo dự án sửa đổi bổ sung luật này và Luật Tổ chức Chính phủ 2015 được thành lập năm 2019, xây dựng rồi trình Quốc hội. Đến ngày 22 tháng 11 năm 2019, tại kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương, chính thức có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2020. Luật 2019 đã sửa đổi, bổ sung 38/143 điều của Luật 2015, quy định rõ khi thực hiện phân cấp, phân quyền phải gắn với hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; bảo đảm các điều kiện về ngân sách, nguồn nhân lực và các điều kiện cần thiết khác cho việc thực hiện; quy định cụ thể các trường hợp được thực hiện phân cấp, ủy quyền để tránh việc phân cấp, ủy quyền tràn lan. Về mô hình tổ chức chính quyền địa phương, Luật 2019 khẳng định chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của Việt Nam phải phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, SAEU; quy định rằng chính quyền địa phương ở quận, phường là cấp chính quyền địa phương (có hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân), có thể không phải là cấp này nếu Quốc hội quy định; và trường hợp đơn vị hành chính cấp huyện ở hải đảo chia thành các đơn vị hành chính cấp xã thì tại đơn vị hành chính cấp xã tổ chức cấp chính quyền địa phương. Về hội đồng nhân dân, Luật 2019 bổ sung tiêu chuẩn về quốc tịch đối với đại biểu, theo đó, quy định có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, giảm khung số lượng đại biểu từ 10% đến 15% ở từng loại hình đơn vị hành chính. Luật 2019 bỏ quy định Chánh Văn phòng trong Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và quy định rõ số lượng Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, chức danh cấp xã; quy định rõ nếu Trưởng ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh hoạt động chuyên trách thì có một Phó Trưởng ban, nếu không chuyên trách thì có hai Phó Trưởng ban; bổ sung thẩm quyền của hội đồng nhân dân cấp xã thông qua kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội hằng năm của cấp xã (do ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng) trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt. Ngoài ra, Luật 2019 còn bổ sung quy định về trách nhiệm của đại biểu hội đồng nhân dân với cử tri, về tiếp xúc cử trị và thôi làm nhiệm vụ đại biểu; về tổ chức lại các đơn vị hành chính không đạt tiêu chuẩn theo quy định; và về bộ máy giúp việc của chính quyền địa phương.
Sân vận động Sankyo Frontier Kashiwa Sân thuộc sở hữu của tỉnh Hitachi và còn có tên gọi là Sân vận động Hitachi Kashiwa (日立柏サッカー場). Tháng 2 năm 2018, một hợp đồng được ký kết thống nhất đổi tên sân thành Sân vận động Sankyo Frontier Kashiwa cho đến năm 2020.
An Chi An Chi (1935–) tên thật Võ Thiện Hoa, đồng thời có các bút danh Huệ Thiên, Huyện Thê, Viễn Thọ, là một học giả, nhà nghiên cứu từ nguyên học nổi tiếng của Việt Nam. Ông là người phụ trách chuyên mục Chuyện Đông chuyện Tây trên tạp chí Kiến thức ngày nay (1990–2007) và là tác giả của nhiều bộ sách nghiên cứu, phê bình từ nguyên có giá trị: "Chuyện Đông chuyện Tây", "Những tiếng trống qua cửa các nhà sấm", "Rong chơi miền chữ nghĩa", "Câu chữ Truyện Kiều"… == Tiểu sử. == An Chi tên thật là Võ Thiện Hoa, sinh ngày 27/11/1935 ở xã Bình Hòa, Gia Định, nay thuộc quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh. Từ năm 1950 đến năm 1955, ông theo học tại trường Chasseloup-Laubat (nay là trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn) với tên Pháp là Emile Pierre Lucatos. Sau Hiệp định Genève, tuy là học sinh kháng chiến không thuộc diện được đi tập kết, ông đã quyết định vượt tuyến bay ra Hải Phòng vào tháng 5/1955, trước thời hạn chấm dứt hiệp định 300 ngày. Vào thời kỳ đầu ở miền Bắc, An Chi tham gia lực lượng thanh niên xung phong xây dựng tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai và Nhà máy chè Phú Thọ, rồi học Trường Sư phạm trung cấp Trung ương (1956–1959), ra trường về dạy học cấp 2 ở Thái Bình (1959–1965). Trong thời gian này An Chi bắt đầu có hứng thú và mày mò tự học về từ nguyên. Từ năm 1966 đến năm 1975, ông trải qua nhiều công việc khác nhau như làm tạp vụ nhà ăn, thợ nguội, thợ tiện, phụ trách thư viện Trường Học sinh miền Nam số 8 ở Tam Đảo, học chính trị tại Trường 20-7 của Bộ Nội vụ ở xứ Mường (Hòa Bình)… Sau 30/4/1975, An Chi được chuyển vào Sở Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh rồi Phòng Giáo dục Quận 1 làm nhiều công tác khác nhau. Năm 49 tuổi (1984), ông về hưu non để tập trung đọc sách và nghiên cứu. Hiện nay ông cư ngụ ở nhà riêng tại quận Bình Thạnh. == Học vấn và phong cách. == Tuy không phải là người được đào tạo bài bản về ngôn ngữ và từ nguyên học (ông luôn tự nhận mình là "tay ngang," "có làm nghề dạy học," và "chỉ học đến trung cấp Sư phạm") nhưng học vấn và thái độ làm việc của An Chi được các học giả lớn của Việt Nam như Cao Xuân Hạo đánh giá rất cao. An Chi cũng được xem là có phong cách tranh luận "không vị nể" và không ngại đụng chạm đến các tác giả, học giả có tên tuổi như Nguyễn Huệ Chi, Đào Duy Anh, Đặng Thai Mai, Nguyễn Lân, Nguyễn Quảng Tuân… == Tác phẩm. == - "Chuyện Đông chuyện Tây" - "Từ Thập Nhị Chi đến 12 con giáp" - "Từ nguyên" - "Những tiếng trống qua cửa các nhà sấm" - "Câu chữ Truyện Kiều" - "Rong chơi miền chữ nghĩa"
Thử thách trốn thoát Thử Thách Trốn Thoát là một gameshow thực tế về Trốn Thoát đầu tiên ở Việt Nam, được thực hiện bởi VTV, VTVcab và Công ty TNHH Phức Hợp Truyền Thông T.H (T.H Complex Media). Chương trình thiên về giải trí và phiêu lưu, mang đậm tính trải nghiệm, nơi các thành viên phải giải mật mã để trốn thoát khỏi địa điểm được chỉ định. Sau 15 tập với 7 chủ đề khác nhau, mùa đầu tiên của Thử Thách Trốn Thoát đã khép lại với nhiều thành công rực rỡ cả về mặt truyền thông lẫn thương mại. Tập đầu tiên của chương trình được phát sóng vào 21h15 Chủ Nhật ngày 20 tháng 02 năm 2022 trên kênh Youtube chính thức của chương trình == Nội dung. == Các thành viên và khách mời trong chương trình sẽ phải cùng nhau tham gia giải đố các mật mã để cùng nhau trốn thoát khỏi các phòng thử thách của chương trình. Mỗi thử thách có một chủ đề khác nhau và các thành viên sẽ tìm hiểu chi tiết và nội dung của câu chuyện nền xuyên suốt từ các manh mối trong quá trình khám phá. Ngoài việc tìm manh mối và bẻ khóa cơ chế, các thành viên có thể cần phải tương tác với vai trò của câu chuyện do nhân viên đóng (chẳng hạn như giúp nhân vật tìm đồ vật, dẫn nhân vật trốn thoát, v.v.) để trốn thoát thành công. == Danh sách tập. == - Thử thách trốn thoát tập 1 - Thử thách trốn thoát tập 2 - Thử thách trốn thoát tập 3 - Thử thách trốn thoát tập 4 - Thử thách trốn thoát tập 5 - Thử thách trốn thoát tập 6 - Thử thách trốn thoát tập 7 - Thử thách trốn thoát tập 8 - Thử thách trốn thoát tập 9 - Thử thách trốn thoát tập 10 - Thử thách trốn thoát tập 11 - Thử thách trốn thoát tập 12 - Thử thách trốn thoát tập 13 - Thử thách trốn thoát tập 14 - Thử thách trốn thoát tập 15
Đặng Thác Đặng Thác (; c. 1911 – 17 tháng 5 năm 1966), còn được biết đến với bút danh Mã Nam Thôn (), là một nhà thơ, trí thức và nhà báo người Trung Quốc. Ông trở thành một cán bộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc và là tổng biên tập của tờ "Nhân dân Nhật báo" từ năm 1948 đến năm 1958. Ông tự sát vào năm 1966 sau những lời chỉ trích gay gắt trên tờ "Nhân dân Nhật báo", khi cuộc Cách mạng Văn hóa đang bắt đầu. == Thư mục. == - Timothy Cheek, "Propaganda and Culture in Mao's China: Deng Tuo and the Intelligentsia", Oxford University Press, 1998 - Roderick MacFarquhar: "The origins of the cultural revolution", Oxford University Press
Quái Vật Grafton Quái vật Grafton, thường được gọi là "Grafton Monster" là một dạng động vật hoặc quái thú giống người đi bằng hai chân thuộc nhóm sinh vật bí ẩn và được cho là sống lang thang ở ngoại ô thành phố Grafton, Tây Virginia. == Mô tả. == Quái vật Grafton là một sinh vật dạng người được cho là rất lớn. Được bao bọc bởi một lớp da trơn bóng màu trắng giống như hải cẩu. Trong một bài báo của Grafton Sentinel được xuất bản vào ngày 18 tháng 6 năm 1964, một thiếu niên giấu tên khẳng định sinh vật bí ẩn này cao 2m7 và vai rộng khoảng 1m2. Theo báo cáo của một số nhân chứng, Quái Vật Grafton có đầu nằm gần ngực hoặc trước ngực, điều đó giải thích vì sao một số người không thể nhìn thấy đầu của sinh vật này từ phía sau lưng. == Sự phát hiện. == Vào khoảng 11 giờ đêm ngày 16 tháng 6 năm 1964, Robert Cockrell, một nam phóng viên của báo Grafton Sentinel, đang lái xe dọc theo con sông Tygart trên đường 119, còn được gọi là Riverside Drive, trên đường đi làm về. Ở đó, Cockrell bất ngờ bắt gặp một sinh vật khổng lồ ở phía bên phải của con đường, nơi con sông Tygart tọa lạc. Theo lời kể của Cockrell, sinh vật này đang bước đi một cách chậm chạp quanh lề đường. Ngạc nhiên trước cuộc chạm trán, Cockrell điều khiển cho chiếc xe di chuyển chậm lại, và anh có thể thấy rằng sinh vật này rất to lớn, thân thể đầy cơ bắp. Nó cũng có bộ lông màu trắng, giống da của hải cẩu, và đáng lo ngại hơn nữa là anh dường như không thể nhìn thấy đầu của con vật. Sinh vật này nhanh chóng ra bị khuất khỏi tầm nhìn, và khi nhận ra vật cản là một con quái vật kỳ dị, anh ta nhanh chóng tăng tốc xe cho đến khi về đến nhà. Khi về nhà, Cockrell gọi cho hai người bạn của mình. Cockrell kể lại toàn bộ sự việc về cuộc trạm chán của mình cho hai người bạn và yêu cầu họ đi cùng anh đến địa điểm xảy ra vụ việc để điều tra. Nhưng khi quay lại địa điểm đó, tất cả những gì mà Cockrell và những người bạn tìm thấy là một bãi đất dường như đã bị dẫm đạp bởi một loài động vật to lớn nào đó. Các dấu chân khá giống người, nhưng to đến mức khó tin.
Sân vận động Ekimae Real Estate Trước đây sân có tên gọi sau đó đổi tên thành Sân vận động Best Amenity từ tháng 1 năm 2008 đến tháng 1 năm 2019. Từ ngày 1 tháng 2 năm 2019, sân có tên gọi .
Nhật báo Thanh niên Trung Quốc Nhật báo Thanh niên Trung Quốc () là tờ báo của Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc từ năm 1951 với sự độc lập về biên tập và tài chính tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đây là tờ báo được đọc nhiều thứ hai ở Trung Quốc tính đến năm 2009. Vào thập niên năm 1980, "Nhật báo Thanh niên Trung Quốc" được coi là tờ báo tốt nhất ở Trung Quốc đại lục với số lượng phát hành 5 triệu tờ một ngày. Số lượng phát hành hiện tại ước tính gần một triệu ở 40 quốc gia và khu vực.
Italian battleship Roma (1940) Roma, named after two previous ships and the city of Rome, was the third "Littorio"-class battleship of Italy's "Regia Marina" (Royal Navy). The construction of both "Roma" and her sister ship "Impero" was due to rising tensions around the world and the navy's fear that only two "Littorio"s, even in company with older pre-First World War battleships, would not be enough to counter the British and French Mediterranean Fleets. As "Roma" was laid down almost four years after the first two ships of the class, some small improvements were made to the design, including additional freeboard added to the bow. "Roma" was commissioned into the "Regia Marina" on 14 June 1942, but a severe fuel shortage in Italy at that time prevented her from being deployed; instead, along with her sister ships "Vittorio Veneto" and "Littorio", she was used to bolster the anti-aircraft defenses of various Italian cities. In this role, she was severely damaged twice in June 1943, from bomber raids on La Spezia. After repairs in Genoa through all of July and part of August, "Roma" was deployed as the flagship of Admiral Carlo Bergamini in a large battle group that eventually comprised the three "Littorio"s, eight cruisers and eight destroyers. The battle group was scheduled to attack the Allied ships approaching Salerno to invade Italy (Operation "Avalanche") on 9 September 1943, but the news of the 8 September 1943 armistice with the Allies led to the operation being cancelled. The Italian fleet was instead ordered to sail to La Maddalena (Sardinia) and subsequently to Malta to surrender to the Allies. While the force was in the Strait of Bonifacio, Dornier Do 217s of the German "Luftwaffe"'s specialist wing KG 100—armed with Fritz X radio-controlled bombs—sighted the force. The first attack failed, but the second dealt "Italia" (ex-"Littorio") and "Roma" severe damage. The hit on "Roma" caused water to flood two boiler rooms and the aft engine room, leaving the ship to limp along with two propellers, reduced power, and arc-induced fires in the stern of the ship. Shortly thereafter, another bomb slammed into the ship and detonated within the forward engine room, causing catastrophic flooding and the explosion of the number two main turret's magazines, throwing the turret itself into the sea. Sinking by the bow and listing to starboard, "Roma" capsized and broke in two, carrying 1,393 men—including Bergamini—down with her. == Contents. == - 1Background - 2Description - 3Service history - 3.1Loss - 4Wreck discovery - 5See also - 6Notes - 7Footnotes - 8References - 9External links == Background[edit]. == Further information: Littorio-class battleship The Italian leader Benito Mussolini did not authorize any large naval rearmament until 1933. Once he did, two old battleships of the "Conte di Cavour" class were sent to be modernized in the same year, and "Vittorio Veneto" and "Littorio" were laid down in 1934. In May 1935, the Italian Naval Ministry began preparing for a five-year naval building program that would include four battleships, three aircraft carriers, four cruisers, fifty-four submarines, and forty smaller ships. In December 1935, Admiral Domenico Cavagnari proposed to Mussolini that, among other things, two more battleships of the "Littorio" class be built to attempt to counter a possible Franco-British alliance—if the two countries combined forces, they would easily outnumber the Italian fleet. Mussolini postponed his decision, but later authorized planning for the two ships in January 1937. In December, they were approved and money was allocated for them; they were named "Roma" and "Impero" ("Empire"). Laid down nearly four years after "Vittorio Veneto" and "Littorio", "Roma" was able to incorporate a few design improvements. Her bow was noticeably redesigned to give "Roma" additional freeboard; partway into construction, it was modified on the basis of experience with "Vittorio Veneto" so that it had had a finer end at the waterline. She was also equipped with thirty-two rather than twenty-four 20 mm (0.79 in)/65 caliber Breda guns. == Description[edit]. == Main article: Littorio-class battleship Drawing of the "Littorio"-class battleships "Roma" was 240.68 m (789 ft 8 in) long overall and had a beam of 32.82 m (107 ft 8 in) and a draft of 9.6 m (31 ft 6 in). She was designed with a standard displacement of 40,992 long tons (41,650 t), a violation of the 35,000-long-ton (36,000 t) restriction of the Washington Naval Treaty; at full combat loading, she displaced 45,485 long tons (46,215 t). The ship was powered by four Belluzo geared steam turbines rated at 128,000 shaft horsepower (95,000 kW). Steam was provided by eight oil-fired Yarrow boilers. The engines provided a top speed of 30 knots (56 km/h; 35 mph) and a range of 3,920 nautical miles (7,260 km; 4,510 mi) at 20 knots (37 km/h; 23 mph). "Roma" had a crew of 1,830 to 1,950. "Roma" was fitted with a catapult on her stern and equipped with three IMAM Ro.43 reconnaissance float planes or Reggiane Re.2000 fighters. "Roma"'s main armament consisted of nine 381 mm (15 in) 50-caliber Model 1934 guns in three triple turrets; two turrets were placed forward in a superfiring arrangement and the third was located aft. Her secondary anti-surface armament consisted of twelve 152 mm (6 in) /55 Model 1934/35 guns in four triple turrets amidships. These were supplemented by four 120 mm (4.7 in) /40 Model 1891/92 guns in single mounts; these guns were old weapons and were primarily intended to fire star shells. "Roma" was equipped with an anti-aircraft battery that comprised twelve 90 mm (3.5 in) /50 Model 1938 guns in single mounts, twenty 37 mm (1.5 in) /54 guns in eight twin and four single mounts, and sixteen 20 mm (0.79 in) /65 guns in eight twin mounts. The ship was protected by a main armored belt that was 280 mm (11 in) with a second layer of steel that was 70 mm (2.8 in) thick. The main deck was 162 mm (6.4 in) thick in the central area of the ship and reduced to 45 mm (1.8 in) in less critical areas. The main battery turrets were 350 mm (13.8 in) thick and the lower turret structure was housed in barbettes that were also 350 mm thick. The secondary turrets had 280 mm thick faces and the conning tower had 260 mm (10.2 in) thick sides. == Service history[edit]. == "Roma" being launched, June 9, 1940 "Roma"'s keel was laid by the Italian shipbuilder "Cantieri Riuniti dell'Adriatico" on 18 September 1938, and she was launched on 9 June 1940. After just over two years of fitting-out, the new battleship was commissioned into the "Regia Marina" on 14 June 1942. She arrived in the major naval base of Taranto on 21 August, and was assigned to the Ninth Naval Division. Although "Roma" took part in training exercises and was moved to various bases including Taranto, Naples, and La Spezia, in the next year, she did not go on any combat missions as the Italian Navy was desperately short of fuel. In fact, by the end of 1942, the only combat-ready battleships in the navy were the three "Littorio"s because the fuel shortage had caused the four modernized battleships to be removed from service. When combined with a lack of capable vessels to escort the capital ships, the combat potential of the Italian Navy was virtually non-existent. "Roma" and her two sisters were moved from Taranto to Naples, on 12 November, in response to the Allied invasion of North Africa; while en route, the three battleships were attacked by the British submarine HMS "Umbra", though no hits were made. On 4 December, the United States launched a major air raid on Naples in an attempt to destroy the Italian fleet; one cruiser was destroyed and two others were damaged in the attack, as were four destroyers. Two days later, "Roma" was transferred with "Vittorio Veneto" and "Littorio" to La Spezia, where she became the flagship of the "Regia Marina". They remained here through the first half of 1943, without going on any operations. During this time, La Spezia was attacked many times by Allied bomber groups. Attacks on 14 and 19 April 1943, did not hit "Roma", but an American raid on 5 June, severely damaged both "Vittorio Veneto" and "Roma". B-17 aircraft carrying 908 kg (2,002 lb) armor-piercing bombs damaged the stationary battleships with two bombs each. "Roma" suffered from two near hits on either side of her bow. The starboard-side bomb hit the ship but passed through the side of the hull before exploding. The ship began taking on water through leaks from frames 221 to 226—an area covering about 32 square feet (3.0 m)—and through flooding from the bow to frame 212. The second bomb missed but exploded in the water near the hull. Leaks were discovered over a 30 sq ft (2.8 m) area ranging from frames 198 and 207. Approximately 2,350 long tons (2,390 t) of water entered the ship. "Roma" was damaged again by two bombs in another raid on 23–24 June. One hit the ship aft and to starboard of the rear main battery turret and obliterated several staterooms, which were promptly flooded from broken piping. The second landed atop the rear turret itself, but little damage was suffered due to the heavy armor in that location. This attack did not seriously damage "Roma" or cause any flooding, but she nevertheless sailed to Genoa for repairs. "Roma" reached the city on 1 July, and returned to La Spezia, on 13 August, once repairs were complete. === Loss[edit]. === "Roma" underway Along with many of the principal units of the Italian fleet—including "Vittorio Veneto" and "Italia" (the ex-"Littorio")—the cruisers "Eugenio di Savoia", "Raimondo Montecuccoli", and "Emanuele Filiberto Duca d'Aosta", and eight destroyers—"Roma" sailed from La Spezia with Adone Del Cima as captain and also as the flagship of Admiral Carlo Bergamini on 9 September 1943, a day after the proclamation of the 1943 Italian armistice. The group was later joined by three additional cruisers from Genoa, "Luigi di Savoia Duca degli Abruzzi", "Giuseppe Garibaldi", and "Attilio Regolo". On that same day, the fleet had been scheduled to sail towards Salerno in order to attack the Allied ships sailing to invade Italy as part of Operation Avalanche; the proclamation of the armistice on 8 September, however, had led to the cancellation of this operation. As German forces in Italy launched Operation Achse, Admiral Bergamini was ordered to leave La Spezia, in order to prevent the fleet from falling in German hands, and reach Allied-controlled ports. Due to Bergamini's initial reluctance to bring his ships to Malta (not knowing the details of the armistice and what would be the fate of the fleet once in Allied controlled ports) and to initial plans for the transfer of Victor Emmanuel III, his court and the government from Rome to La Maddalena (the destroyers "Vivaldi" and "Da Noli" sailed from Genoa and La Spezia, heading for Civitavecchia, for this purpose), the initial destination was La Maddalena, a naval base in Sardinia. Once at La Maddalena, Bergamini would receive further orders (to proceed to Malta) from Admiral Bruno Brivonesi, naval commander of Sardinia, as well as some documents regarding the conditions of the armistice for the Navy. The transfer of the king to La Maddalena was cancelled, however (he instead fled towards Pescara), and when the fleet arrived off La Maddalena, German troops had occupied that base to transfer their troops from Sardinia to Corsica, therefore the stop at La Maddalena was also cancelled and Supermarina ordered Bergamini to head for Allied-controlled Bône. The fleet then changed course, but when Germany learned that the Italian fleet was sailing towards an Allied base, the "Luftwaffe" sent Dornier Do 217s armed with Fritz X radio-controlled bombs to attack the ships. These aircraft caught up with the force when it was in the Strait of Bonifacio. A Fritz X radio-controlled bomb The Do 217s trailed the fleet for some time, but the Italian fleet did not open fire upon sighting them; they were trailing the fleet at such a distance that it was impossible to identify them as Allied or Axis, and Bergamini believed that they were the air cover promised to them by the Allies. However, an attack upon "Italia" and "Roma" at 15:37 spurred the fleet into action, as the anti-aircraft batteries onboard opened fire and all ships began evasive maneuvers. About fifteen minutes after this, "Italia" was hit on the starboard side underneath her fore main turrets, while "Roma" was hit on the same side somewhere between frames 100 and 108. This bomb passed through the ship and exploded beneath the keel, damaging the hull girder and allowing water to flood the after engine room and two boiler rooms. The flooding caused the inboard propellers to stop for want of power and started a large amount of arcing, which itself caused many electrical fires in the aft half of the ship. Losing power and speed, "Roma" began to fall out of the battle group. Around 16:02, another Fritz X slammed into the starboard side of "Roma"'s deck, between frames 123 and 136. It most likely detonated in the forward engine room, sparking flames, and causing heavy flooding in the magazines of main battery turret number two and the fore port side secondary battery turret, and putting even more pressure upon the previously stressed hull girder. Seconds after the initial blast, the number two 15-inch turret was blown over the side by a massive explosion, this time from the detonation of that turret's magazines. This caused additional catastrophic flooding in the bow, and the battleship began to go down by the bow while listing more and more to starboard. The ship quickly capsized and broke in two. According to the official inquest conducted after the sinking, the ship had a crew of 1,849 when she sailed; 596 survived with 1,253 men going down with "Roma". According to naval historian Francesco Mattesini, who cites the research of Pier Paolo Bergamini, the son of Admiral Bergamini, around two hundred men from Bergamini's staff were aboard "Roma", and were mistakenly not included in the official inquiry. These men increased the total number aboard to 2,021 and the total fatalities to 1,393. In her 15-month service life, "Roma" made 20 sorties, mostly in transfers between bases (none were to go into combat), covering 2,492 mi (4,010 km) and using 3,320 tonnes (3,270 long tons; 3,660 short tons) of fuel oil in 133 hours of sailing. == Wreck discovery[edit]. == The sunken vessel was found in June 2012, by the underwater robot "Pluto Palla", designed by Italian engineer Guido Gay. It was discovered about 30 km (19 mi) off the northern coast of Sardinia, at a depth of around 1,000 m (3,281 ft). On 10 September 2012, a memorial ceremony was held on an Italian frigate over the spot where "Roma" went down. Giampaolo Di Paola, himself a former naval officer and at the time defence minister, at the ceremony described the dead sailors as "unwitting heroes who found their place in history because they carried out their duty right until the end". == See also[edit]. == - List of ships sunk by missiles == Notes[edit]. == 1. ^ In Latin and Italian, the city's name is "Roma". [ˈroːma]. While nominally the battleship were named for the ships and the city, Whitley claims that the name was also motivated by symbolism; when together, the choice of ""Roma"" and ""Impero"" ("Empire") for the new battleships was meant to commemorate the King of Italy's crowning as the Emperor of Ethiopia in 1936, after the Second Italo-Abyssinian War. 2. ^ Whitley states that "Roma" was completed with 28 20 mm guns and the other two were originally equipped with 16, but Garzke & Dulin give 32 and 24. 3. ^ "Littorio" had been renamed on 25 July 1943, soon after the fall of Mussolini and the Fascist Party. == Footnotes[edit]. == 1. ^ Whitley, p. 171 2. ^ Knox, p. 20 3. ^ Jump up to: Garzke & Dulin, p. 404 4. ^ Garzke & Dulin, pp. 418–419, 426, 428 5. ^ Jump up to: Whitley, pp. 171–172 6. ^ Garzke & Dulin, pp. 418–419 7. ^ Garzke & Dulin, p. 435 8. ^ Jump up to: Gardiner & Chesneau, p. 289 9. ^ Bagnasco & de Toro, p. 48 10. ^ Gardiner & Chesneau, pp. 289–290 11. ^ Jump up to: Garzke & Dulin, pp. 392, 404 12. ^ Jump up to: Whitley, p. 178 13. ^ Rohwer, p. 212 14. ^ Rohwer, p. 217 15. ^ Garzke & Dulin, pp. 392, 403–404 16. ^ Garzke & Dulin, p. 403 17. ^ Jump up to: Garzke & Dulin, p. 405 18. ^ Jump up to: Fioravanzo, pp. 8–34 19. ^ Wade, p. 225 20. ^ Jump up to: Garzke & Dulin, p. 407 21. ^ Bagnasco & De Toro, pp. 273, 344 22. ^ Mattesini, pp. 529–530 23. ^ Garzke & Dulin, p. 410 24. ^ Squires, Nick (13 September 2012) "Massive Luftwaffe plane wreck 'found off Sardinian coast'". "The Telegraph". == External links[edit]. == - Roma Marina Militare website Portals: Italy Engineering World War II Battleships Coordinates: 41°9′28″N 8°17′35″E Categories: - Littorio-class battleships - World War II battleships of Italy - Battleships sunk by aircraft - World War II shipwrecks in the Mediterranean Sea - 1940 ships - Maritime incidents in September 1943 - Ships built by Cantieri Riuniti dell'Adriatico - Naval magazine explosions - Ships sunk by German aircraft == Navigation menu. == - Not logged in - Talk - Contributions - Create account - Log in - Article - Talk - Read - Edit - View history - Main page - Contents - Current events - Random article - About Wikipedia - Contact us - Donate - Help - Learn to edit - Community portal - Recent changes - Upload file - What links here - Related changes - Special pages - Permanent link - Page information - Cite this page - Wikidata item - Download as PDF - Printable version - Wikimedia Commons - Deutsch - Español - Français - Bahasa Indonesia - Italiano - 日本語 - Português - Русский - Türkçe Edit links - This page was last edited on 19 May 2022, at 06:47 (UTC). - Text is available under the Creative Commons Attribution-ShareAlike License 3.0; additional terms may apply. By using this site, you agree to the Terms of Use and Privacy Policy. Wikipedia® is a registered trademark of the Wikimedia Foundation, Inc., a non-profit organization.
Sân vận động Best Denki Nơi đây là sân nhà của câu lạc bộ Avispa Fukuoka thi đấu tại J1 League.
Saleh Al-Shehri Saleh bin Khalid bin Mohammed Al-Shehri (; sinh ngày 1 tháng 11 năm 1993) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Ả Rập Xê Út thi đấu ở vị trí tiền đạo cho câu lạc bộ Al-Hilal và đội tuyển bóng đá quốc gia Ả Rập Xê Út.
USS Michigan (BB-27) USS "Michigan" (BB-27) , là tàu chiến thứ 2 lớp "Nam Carolina" , là con tàu thứ hai của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên để vinh danh tiểu bang thứ 26 . Nó là thành viên thứ hai trong lớp, những thiết bị đầu tiên của dreadnought được tạo ra cho Hải quân Hoa Kỳ. Nó được đặt lườn vào tháng 12 năm 1906, hạ thủy vào tháng 5 năm 1908; được đỡ đầu bởi bà FW Brooks, con gái của Bộ trưởng Hải quân Truman Newberry ; và được đưa vào hoạt động trong quân đội ngày 4 tháng 1 năm 1910. "Michigan" and "Nam Carolina" được trang bị dàn pháo bao gồm 8 khẩu 12 inch (305 mm) trong 2 tháp súng đôi; đây là dreadnought đầu tiên có cách sắp xếp điều này. "Michigan" Reserved nghiệp của mình trongHạm đội Đại Tây Dương. Nó thường xuyên đi qua bờ biển đông Hoa Kỳ vàBiển Caribe, and vào tháng 4 năm 1914, nó tham gia vào cuộc trò chuyện chiếm đóng Veracruz của Hoa Kì trong Nội chiến Mexico. Sau khi Hoa Ky tham gia Thế chiến thứ nhất vào tháng 4 năm 1917, "Michigan" được sử dụng như một tàu hộ tống và huấn luyện đoàn vận tải cho lực lượng hải quân thời chiến mở rộng nhanh chóng. Vào tháng 1 năm 1918,cột buồm đầu tiên trên tàu gãy do biển động lớn, giết chết sáu người . Năm 1919, nó chở những người lính trở về từ châu Âu. Con đã thực hiện các chuyến tàu huấn luyện vào năm 1920 và 1921, nhưng sự nghiệp của nó đã được trát lại bởi Hiệp ước Hải quân Washington được ký kết vào tháng 2 năm 1922, quy định việc xử lý "Michigan" và "Nam Carolina" . "Michigan" được ngừng hoạt động vào tháng 2 năm 1923 và bị chia cắt to get data to years. == DesignChỉnh sửa. == Bài tiết: Thiết giáp hạm lớp Nam Carolina Vẽ đường của lớp South "Carolina" "Michigan"dài tổng thể452 ft 9 in (138 m) and havechùm tia80 ft 3 in (24 m) vàmớnnước 24 ft 6 in (7 m). Nó cólượnggiãn nước 16.000 tấn (16.257 tấn) theo thiết kế và lên đến 17.617 tấn dài (17.900 tấn) khiđầy tải. Con tàu được cung cấp năng lượng bởi haiđộng cơ mở rộng bathẳng trục thẳng đứng 16.500  ihp(12.304 kW) và hơi nấu chínBabcock & Wilcox đốt than, create max speed of 18,5  kn(34 km / h; 21 dặm / giờ). Tàu con có hoạt động phạm vi là 5.000  nmi(9.260 km; 5.754 mi) ở tốc độ 10 kn (19 km / h; 12 mph). Nó có một đoàn thủy công gồm 869 sĩ quan và đàn ông. Con tàu được trang bịdàn pháo chínhbao gồm cả pháo khẩu tám Đánh dấu nòng súng cỡ 512 inch (305 mm) / 45  trong bốn tháp pháo đôion the mind, is set in twocặp siêunòng về phía trước và phía sau. Dan Danpháo thứ cấpbao gồm 22 khẩu3 inch (76 mm) / 50từng được lắp rápdãydọc theo tàu thân. As is standard forcác tàu thủ đô thời kỳ đó, nó mang một cặp ống phóng ngư lôi21 inch (533 mm) , được đặt chìm trong thân tàu của mình ở mặtrộng. Đai vỏ bọc của Michigan "dày" 12 in (305 mm) trên các ổ đạn, 10 in (254 mm) trên khoang chứa máy và 8 in (203 mm) ở các chỗ khác. Boong bọc dày từ 1,5 đến 2,5 in (38 đến 64 mm). Các pháo hỗ trợ có mặt dày 12 inch, khi các bệ đỡ có lớp giáp dày 10 inch. Lớp dày 10 inch cũng bảo vệ các casemate súng. Tháp chỉ huy có các cạnh dày 12 inch. == Service historyChỉnh sửa. == "Michigan" mặc quần áowith flags cho một cuộc gọi Duyệt binh Hải quânngoài khơi New York vào tháng 10 năm 1911 "Michigan" đượcđặt lườnvào ngày 17 tháng 12 năm 1906 tạiTập đoàn đóng tàu New York.Thân tàuthe edit of it is down the seavàongày 26 tháng 5 năm 1908. Công việclắp ráphoàn thành vào ngày 4 tháng 1 năm 1910, khi nó đượcđưato compile inHải quân Hoa Kỳ.  Sau khi đi vào hoạt động, nó được bổ nhiệm vàoHạm đội Đại Tây Dương. Sau đó, nó bắt đầu mộtchuyến du hànhdownvùng biển Caribekéo dài đến ngày 7 tháng 6. "Michigan" tham gia diễn đàn huấn luyện ngoài khơi màoNew Englandstart to the date 29 month. Tiếp theo là một chuyến đi đến châu Âu; it left Boston, Massachusetts, to the date 2 month and the point of point and includePortlandat Vuong Quoc Anh andCherbourg, Pháp. Nó đến sau ngày 8 tháng 12 và ở đó cho đến ngày 30, khi nó rời khỏi vùng biển Caribê. Con tàu toVịnh Guantánamo, Cuba vào ngày 10 tháng 1 năm 1911 và tiếp tục đi đếnNorfolk, Virginia, to bốn ngày sau đó.  Trong thời kỳ này, nhà tiên phong không hải quân tương laiJohn Henry Towerswas the server on the way as a people play the main gun. Tầm bắn xa của súng, có thể bắn xa hơn đường chân trời, thuyết phục Towers về sự cần thiết của máy bay phát hiện. Sau đó con tàu đi trên bờ biển đông trong hầu hết hai năm tiếp theo. Vào ngày 15 tháng 11 năm 1912, nó khởi động một chương trình dài hơn đếnVịnh Mexico, with stop point ofPensacola, Florida,New Orleans, LouisianaandGalveston, Texas, trên đường đi. Sau đó, nó tiếp tục đi xa hơn về phía namVeracruz, Mexico, nơi nào nó đến vào ngày 12 tháng 12. "Michigan" vẫn ở đó hai ngày trước khi bắt đầu chuyến hành trình trở về nhà; it toHampton Roadsvào ngày 20 tháng 12. Các cuộc tuần tra ngoài khơi khơi khơi dòng biển đông được tiếp tục trong nửa đầu năm 1913. Vào ngày 6 tháng 7, nó rời khỏiQuincy, Massachusetts, để thực hiện một chuyến đi khác đến vùng biển Mexico; this go is end by up byNội chiến Mexico, lợi ích của Mỹ đe dọa ở nước này. Nó đến ngoài khơi màoTampicovào ngày 15 tháng 7 và sau đó đi qua bờ biển Mexico cho đến ngày 13 tháng 1 năm 1914, khi nó khởi động đếnThành phố New York, đến nơi bảy ngày sau đó. Sau đó cô ấy chuyển trở lại Norfolk. Vào ngày 14 tháng 2, nó rời khỏi trò chơi để thực hiện chuyến đi ngắn đếnVịnh Guacanayabo, Cuba và quay lại Hampton Roads vào ngày 19 tháng 3. "Michigan" bắt đầu hành trình thứ ba đến Mexico vào ngày 16 tháng 4 để hỗ trợHoa Kỳ chiếm đóng Veracruz. Nó đến thành phố vào ngày 22 tháng 4 và phá vỡ một tập đoàn tiểu họclính thủyđánh bộ như một phần của lực lượng sử dụng đóng. Sau đó con tàu tuần tra biển trước khi khởi động đến Hoa Kỳ vào ngày 20 tháng 6. Cô ấy đến đượcDelaware Capessáu ngày sau đó. Các hoạt động du lịch Ngoài khơi bờ biển đông diễn ra bình thường trong ba năm tiếp theo.  Vào tháng 12 năm 1914, đoàn thủy thủ của con tàu đã thử nghiệm với các giám đốc điều khiển để hỗ trợ trong công việcđấu súng; giám đốc thử nghiệm đã tạo ra kết quả cải thiện đáng giá trong các cuộc kiểm tra súng được tiến hành vào đầu năm 1915.  Vào tháng 9 năm 1916, "Michigan" tiến hành bắn súng vớimàn hình cũ "Miantonomoh"làmmục tiêu, bao gồm tất cả các cuộc bắn súng ban đêm vào ngày 18. Vào ngày 21 tháng 9, trong một đợt bắn khác tại "Miantomomoh" , đạn pháo bên trái trong quả pháo bắn trước "Michigan" đã phát nổ. Khẩu súng bị đứt ở vị trí thoát khỏi pháo và mảnh vỡ từ vỏ làm hỏng dự án và tầng thượng cấu trúc. Một người đàn ông bị thương do mảnh vỡ. "Michigan" quay lạiXưởng hải quân Philadelphiato fix, to that two day after. === Thế Chiến thứ nhấtChỉnh sửa. === Cột lồng lồng của "Michigan" Vào ngày 6 tháng 4 năm 1917, Hoa Kỳ tuyên bố với Đức vềchiến dịch tác chiến tàu ngầm không hạn chếcủa họ. Do slow speed, "Michigan" day that is plug-inLực lượng Thiết giáp hạm 2, and được giao nhiệm vụ huấn luyện tân binh hải quân và hỗ trợ các đoàn tàu vận tải. Là một phần của huấn luyện viên, nó tham gia các cuộc diễn tập và các bài tập về pháo binh. Vào ngày 15 tháng 1 năm 1918, "Michigan" đang bay ngoài khơi khơiCape Hatterasđể thực hiện một trận đấu tập đoàn thì mộtcơn gió lớnand the sea is bookmarkcột buồm lồngtrước. Con lăn bánh trong vùng biển lớn trước khi quay ngược lại thì must be. Sự thay đổi hướng dẫn thẳng cột bị đứt gãy ở điểm cao nhất, nơi bị hư hại trong vụ nổ năm 1916 và vá nhiều chỗ.  Vụ tai nạn làm 6 người thiệt hại mạng và 13 người khác bị thương. "Michigan" di chuyển đến Norfolk, chuyển những người bị thương lêntàu bệnh viện "Solace", and to Xưởng quân đội Philadelphia để sửa chữa, cập bến vào ngày 22 tháng 1. Đến đầu tháng 4, "Michigan" đã hoạt động trở lại; in the next month, for the master training trainingers atVịnh Chesapeake. Khi trên một đoàn tàu rời Hoa Kỳ vào ngày 30 tháng 9, tàu sân bay bị rơi ra. Nó buộc phải rời khỏi đoàn tàu vận tải vào ngày 8 tháng 10 và quay trở lại để sửa chữa, tiếp tục hoạt động trong thời gian còn lại của cuộc chiến.  Vào tháng 11 năm 1918, Đức kýHiệp định đình chiếnterminating battle at Europe. "Michigan" đã được giao choLực lượng Tuần dương và Vận tảivào cuối tháng 12 năm 1918 để người Mỹ trở về từ châu Âu. Nó thực hiện chuyến đi vòng vào năm 1919 trong quá trình hoạt động, chuyến đi đầu tiên từ ngày 18 tháng 1 đến ngày 3 tháng 3, và chuyến thứ hai từ ngày 18 tháng 3 đến ngày 16 tháng 4, mang theo đàn 1.062 ông trong hai chuyến đi. === Chiến tranh thời kỳChỉnh sửa. === "Michigan" hấp dẫn ở tốc độ cao, c. 1918 In the month 5, "Michigan" was sent to Philadelphia tođại tukéo dài đến tháng 6. Sau đó, cô trở lại với bình thường huấn luyện. Vào ngày 6 tháng 8, nó được hạ xuống hoạt động hạn chế và đóng quân tại Xưởng hải quân Philadelphia. Vào ngày 19 tháng 5 năm 1920, nó bay đến Annapolis để đón một độitrungchuyển cho một huấn luyện viên lớn. Sau khi rời khỏi Annapolis, con tàu chạy về phía nam và quá cảnhKênh đào Panamatrước khi đi đếnHonolulu, Hawaii, nơi nó đến vào ngày 3 tháng 7. "Michigan" đã đến thăm một số căn cứ hải quân trên bờ biển phía Tây Hoa Kỳ trong suốt mùa hè: Seattle, San Francisco, San Pedro và San Diego, trước khi quay trở lại lại Annapolis vào ngày 2 tháng 9. Ba ngày sau, nó quay trở lại Philadelphia, nó tạm ngừng hoạt động. "Michigan" được tái hoạt động vào năm 1921 cho một bộ sưu tập khác đến Caribê, hành động vào ngày 4 tháng 4. Nó quay trở lại Philadelphia vào ngày 23 tháng 4;  lâu sau đó, con tàu thành một bê bối nhỏ. Sĩ quan chỉ huy của con tàu vào thời điểm đó,Clark Daniel Stearns, set up a dãy ban thủy thủ đoàn vào ngày 3 tháng 5 để xoa dịu sự căng thẳng giữa các sĩ quan và thủy thủ đoàn. Các huy chỉ của Hạm đội Đại Tây Dương và hải đội của "Michigan" đã quyết định rằng các ủy ban là mối đe dọa đối với kỷ luật và bằng chứng nhận về những ảnh hưởng của chủ nghĩa. Họ liên lạc với Edwin Denby , lúc đó là Bộ trưởng Hải quân, người giải vây cho Stearns quyền chỉ huy. Vào ngày 28 tháng 5, nó đón một trung chuyển nhóm cho một huấn luyện viên khác. This go to be given to the Chau Au, with the point stop at a sô, bao gồmChristiana, Na Uy,Lisbon, Bồ Đào Nha vàGibraltar. Nó quay trở lại Hampton Roads qua Vịnh Guantánamo vào ngày 22 tháng 8. Trong những ngày sau khi Đại chiến kết thúc, Hoa Kỳ, Anh và Nhật Bản đều đã khởi động chương trình xây dựng hải quân không chiến. Cả ba nước đều quyết định rằng một cuộc chạy đua vũ trang mới của hải quân sẽ là điều không nên xảy ra, và vì vậy đã có các tậpHội nghị Hải quân Washingtonđể thảo luận về vũ khí giới hạn, vốn được đưa raHiệp ước Hải quân Washington, được ký kết vào tháng 2 năm 1922.  Theo các điều khoản của Điều khoản II của hiệp ước, "Michigan" và em gái của cô "ở Nam Carolina" đã bị loại bỏ.  "Michigan" ra khỏi cuộc khởi động cuối cùng vào ngày 31 tháng 8, bị ràng buộc vìkẻ phá hoạisân ở Philadelphia. Nó đến ngày 1 tháng 9 và được ngừng hoạt động vào ngày 11 tháng 2 năm 1923. Nó bị tước khỏi danh sáchĐăng ký Tàu Hải quâninto day 10 months 11 and be truncated to make up the data to years.
Gangut (lớp thiết giáp hạm) Các thiết giáp hạm lớp "Gangut" , còn được gọi là "lớp Sevastopol", là những chiếc dreadnought đầu tiên được trang bị cho Hải quân Đế quốc Nga trước Chiến tranh Thế giới thứ nhất . Họ có một lịch sử thiết kế phức tạp liên quan đến một số công ty Anh , các yêu cầu đang phát triển, một cuộc thi thiết kế quốc tế và các cuộc phản đối nước ngoài. Bốn tàu được đặt hàng vào năm 1909, "Gangut" , "Poltava" , "Petropavlovsk" và "Sevastopol" . Việc xây dựng bị trì hoãn do các vấn đề tài chính cho đến khi Duma chính thức cho phép các tàu vào năm 1911. Chúng được chuyển giao từ tháng 12 năm 1914 đến tháng 1 năm 1915, mặc dù chúng vẫn cần làm việc trên tháp pháo và hệ thống điều khiển hỏa lực cho đến giữa năm 1915. Vai trò của họ là bảo vệ cửa Vịnh Phần Lan trước quân Đức, những kẻ không bao giờ cố gắng tiến vào, vì vậy các con tàu đã dành thời gian huấn luyện và hỗ trợ cho các hoạt động rà phá bom mìn . Các thủy thủ đoàn của họ đã tham gia vào cuộc binh biến chung của Hạm đội Baltic sau Cách mạng Tháng Hai năm 1917, và gia nhập những người Bolshevik vào năm sau đó. Tất cả những chiếc dreadnought ngoại trừ chiếc "Petropavlovsk" đều được đặt đóng vào cuối năm 1918 vì thiếu nhân lực và "Poltava" đã bị hư hại nghiêm trọng do hỏa hoạn trong khi cất nóc. "Petropavlovsk" được giữ lại trong nhiệm vụ bảo vệ Kronstadt và Leningrad chống lại lực lượng Anh hỗ trợ người Nga Trắng mặc dù cô cũng đã giúp ngăn chặn một cuộc binh biến do đồn trú ở Pháo đài Krasnaya Gorka diễn ra vào năm 1919. Thủy thủ đoàn của cô, và của "Sevastopol" , tham gia Cuộc nổi dậy Kronstadt vào tháng 3 Năm 1921. Sau khi nó bị nghiền nát trong máu, những con tàu đó được đặt những cái tên 'cách mạng' thích hợp, với "Petropavlovsk" được đổi tên thành "Marat" và "Sevastopol được" đổi tên thành "Parizhskaya Kommuna" . Hai tàu có thể sử dụng khác được cho hoạt động trở lại và đổi tên vào năm 1925–1926. "Gangut" được đổi tên thành "Oktyabrskaya Revolyutsiya" và "Poltava" được đổi tên thành "Frunze" . "Parizhskaya Kommuna" được sửa đổi vào năm 1928 để cải thiện khả năng giữ biển để có thể được chuyển giao cho Hạm đội Biển Đen . Đây được chứng minh là lần đầu tiên trong một loạt quá trình hiện đại hóa mà mỗi con tàu trong lớp đều được dần dần tái chế và cải tiến, ngoại trừ tàu "Frunze" . Một số đề xuất đã được đưa ra vào những năm 1930 để xây dựng lại "Frunze" , nhưng những đề xuất này đã trở nên vô ích và cô ấy đã chuẩn bị vội vàng để loại bỏ . Hai tàu của Hạm đội Baltic đã không đóng một vai trò nổi bật trong chiến tranh mùa đông , nhưng đã có của họ chống máy bay súng tăng lên đáng kể trước khi chiến dịch Barbarossa trong năm 1941. "Marat" đã cô cúi thổi tắt và "Oktyabrskaya Revolyutsiya" bị hư hỏng nặng bởi nhiều hit bom trong tháng Chín. Chiếc trước đây đã bị đánh chìm, nhưng sau đó được nâng lên và trở thành một khẩu đội nổi trong suốt Cuộc vây hãm Leningrad trong khi chiếc sau đã trải qua hơn một năm để sửa chữa. Cả hai con tàu đều bắn phá quân Đức chừng nào chúng còn trong tầm với, nhưng "Oktyabrskaya Revolyutsiya" đã không rời khỏi Kronstadt trong suốt thời gian diễn ra cuộc chiến. "Parizhskaya Kommuna" vẫn ở lại Sevastopol cho đến khi buộc phải di tản bằng cách tiến quân của quân Đức. Nó đã thực hiện một chuyến đi đến Sevastopol bị bao vây vào tháng 12 năm 1941 và thực hiện một số đợt bắn phá để hỗ trợ Cuộc tấn công Kerch từ tháng 1 đến tháng 3 năm 1942. Nó bị rút khỏi chiến đấu vào tháng 4 do ưu thế trên không của Đức khiến việc mạo hiểm một mục tiêu lớn như vậy trở nên quá nguy hiểm. . "Parizhskaya Kommuna" và "Oktyabrskaya Revolyutsiya" vẫn nằm trong danh sách hoạt động sau khi chiến tranh kết thúc mặc dù rất ít thông tin về các hoạt động của họ. Cả hai đều được phân loại lại thành 'thiết giáp hạm trường học' ( "uchebnyi lineinyi korabl" ) vào năm 1954 và bị đình công vào năm 1956 sau đó chúng dần bị loại bỏ. Có một số kế hoạch (Dự án 27) để tái tạo "Petropavlovsk" bằng cách sử dụng mũi tàu "Frunze" , nhưng chúng không được chấp nhận và chính thức bị hủy bỏ vào ngày 29 tháng 6 năm 1948. Nó được đổi tên thành "Volkhov" vào năm 1950 và phục vụ như một tàu huấn luyện cố định cho đến khi bị đình công vào năm 1953 và sau đó chia tay. "Frunze" cuối cùng đã bị loại bỏ vào năm 1949. Sau khi Chiến tranh Nga-Nhật kết thúc, Hải quân Đế quốc Nga rơi vào tình trạng bối rối. Khả năng lãnh đạo, chiến thuật và thiết kế con tàu của nó đều đã bị biến tướng bởi những thất bại lặp đi lặp lại của quân Nhật trong trận Tsushima , trận chiến ngoài khơi Ulsan và trận chiến Hoàng Hải . Hải quân đã mất khá nhiều thời gian để tiếp thu các bài học thiết kế từ chiến tranh trong khi chính phủ cải tổ Bộ Hải quân và buộc nhiều sĩ quan bảo thủ hơn của bộ này phải nghỉ hưu. Nó đã tiến hành một cuộc thi thiết kế cho một chiếc dreadnought vào năm 1906, nhưng Duma từ chối cho phép nó, muốn chi tiền để xây dựng lại Quân đội. [1]
Bokusatsu Tenshi Dokuro-chan - Shizuki Minakami == Phủỏng tiện truyền thông. == ==== Bokusatsu Tenshi Dokuro-chan 2. ==== ! width="2%" | # !! Tiêu đề !! Ngáy hàng không ban đầu
Pratt &amp; Whitney JT9D Động cơ Pratt & Whitney JT9D là động cơ phản lực tỷ số vòng quay cao đầu tiên cung cấp năng lượng cho máy bay thân rộng. Ứng dụng ban đầu của nó là Boeing 747-100, nguyên bản là "Máy bay phản lực Jumbo". Đây là động cơ phản lực cánh quạt tỷ lệ vòng qua cao đầu tiên của Pratt & Whitney. [2] == Sự phát triển. == Chương trình JT9D được khởi động vào tháng 9 năm 1965 và động cơ đầu tiên được thử nghiệm vào tháng 12 năm 1966. Nó nhận được chứng nhận FAA vào tháng 5 năm 1969 và đi vào hoạt động vào tháng 1 năm 1970 trên chiếc Boeing 747. Sau đó, nó cung cấp năng lượng cho Boeing 767, Airbus A300 và Airbus A310, và McDonnell Douglas DC-10. JT9D-7R4 cải tiến được giới thiệu vào tháng 9 năm 1982 và được phê duyệt cho ETOPS 180 phút cho các máy bay phản lực đôi vào tháng 6 năm 1985. Đến năm 2020, JT9D đã bay hơn 169 triệu giờ. Việc sản xuất ngừng vào năm 1990, [3] được thay thế bằng PW4000 mới. JT9D được phát triển từ động cơ trình diễn STF200 / JTF14. [4] Động cơ JTF14 đã được đề xuất cho chương trình C-5 Galaxy nhưng hợp đồng sản xuất đã được trao cho General Electric TF39. Lần chạy thử nghiệm đầu tiên của động cơ diễn ra trong một giàn thử nghiệm tại East Hartford, Connecticut, với chuyến bay đầu tiên của động cơ vào tháng 6 năm 1968 được đặt trên một chiếc Boeing B-52E, hoạt động như một thử nghiệm bay JT9D. [5] Năm 1968, chi phí đơn vị của nó là 800.000 đô la, [6] ngày nay là 6,2 triệu đô la. Thiết kế JT9D đã giới thiệu các công nghệ tiên tiến trong cấu trúc, khí động học và vật liệu, bao gồm hợp kim titan và hợp kim niken, để cải thiện hiệu quả sử dụng nhiên liệu và độ tin cậy so với động cơ phản lực cánh quạt trước đó của Pratt & Whitney JT3D. [3] Động cơ có quạt một cấp, một máy nén áp suất thấp ba cấp và một máy nén áp suất cao mười một cấp được kết hợp với tuabin cao áp hai cấp và tuabin áp suất thấp bốn cấp. JT9D-3, phiên bản động cơ được chứng nhận sớm nhất, nặng 8.470 lb (3.840 kg) và tạo ra lực đẩy 43.500 lbf (193 kN). [7] Pratt & Whitney gặp khó khăn với thiết kế JT9D trong chương trình thử nghiệm Boeing 747. Lỗi động cơ trong chương trình bay thử nghiệm dẫn đến việc ba mươi máy bay phải đậu bên ngoài nhà máy với các khối bê tông treo trên giá treo, chờ động cơ được thiết kế lại. Boeing và Pratt & Whitney đã làm việc cùng nhau vào năm 1969 để giải quyết vấn đề. Rắc rối bắt nguồn từ việc hình bầu dục, trong đó ứng suất trong quá trình cất cánh khiến vỏ động cơ biến dạng thành hình bầu dục dẫn đến cọ xát các đầu cánh tuabin áp suất cao. Điều này đã được giải quyết bằng cách tăng cường vỏ động cơ và thêm các liên kết lực đẩy hình ách. [8] Động cơ JT9D cung cấp năng lượng cho các sở chỉ huy trên không Boeing E-4A của USAF được đặt tên là F105. == Thiết kế. == JT9D đã giới thiệu các công nghệ tiên tiến trong cấu trúc, khí động học và vật liệu, bao gồm hợp kim titan và hợp kim niken, để cải thiện hiệu quả sử dụng nhiên liệu và độ tin cậy so với động cơ phản lực cánh quạt trước đó của Pratt & Whitney JT3D. [3] Động cơ có quạt một cấp, một máy nén áp suất thấp ba cấp và một máy nén áp suất cao mười một cấp được kết hợp với tuabin cao áp hai cấp và tuabin áp suất thấp bốn cấp. JT9D-3, phiên bản động cơ được chứng nhận sớm nhất, nặng 8.470 lb (3.840 kg) và tạo ra lực đẩy 43.500 lbf (193 kN). [7] Pratt & Whitney gặp khó khăn với thiết kế JT9D trong chương trình thử nghiệm Boeing 747. Lỗi động cơ trong chương trình bay thử nghiệm dẫn đến việc ba mươi máy bay phải đậu bên ngoài nhà máy với các khối bê tông treo trên giá treo, chờ động cơ được thiết kế lại. Boeing và Pratt & Whitney đã làm việc cùng nhau vào năm 1969 để giải quyết vấn đề. Rắc rối bắt nguồn từ việc hình bầu dục, trong đó ứng suất trong quá trình cất cánh khiến vỏ động cơ biến dạng thành hình bầu dục dẫn đến cọ xát các đầu cánh tuabin áp suất cao. Điều này đã được giải quyết bằng cách tăng cường vỏ động cơ và thêm các liên kết lực đẩy hình ách. [8] Động cơ JT9D cung cấp năng lượng cho các đài chỉ huy trên không Boeing E-4A của USAF được đặt tên là F105.
Chu Xuân Chu Xuân (chữ Hán: 朱椿; 4 tháng 4 năm 1371 – 22 tháng 3 năm 1423), được biết đến với tước hiệu Thục Hiến vương (蜀獻王), là hoàng tử của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương, hoàng đế đầu tiên của nhà Minh. == Cuộc đời. == Chu Xuân là hoàng tử thứ 11 của Minh Thái Tổ, mẹ là Quách Huệ phi (郭惠妃). Quách thị là con gái của "Trừ Dương vương" Quách Tử Hưng (郭子興). Chu Xuân là anh cùng mẹ với "Đại Giản vương" Chu Quế, "Dục vương" Chu Huệ, Vĩnh Gia Trinh Ý Công chúa và Nhữ Dương Công chúa. Chu Xuân tính tình nhân hậu, hiếu thảo, lại học sâu hiểu rộng nên vua cha gọi ông là "Thục tú tài". Khi còn ở kinh đô, ông lập một nhà để đọc sách, những lúc nhàn rỗi thường cùng các nho sĩ luận bàn kinh sử. Mùa đông năm Hồng Vũ thứ 18 (1385), Thái Tổ phong ông làm Thục vương (蜀王), năm thứ 22 ban cho thái ấp tại Thành Đô, Tứ Xuyên ngày nay. Ngoài ra, Thục vương Chu Xuân cũng rất quan tâm đến Phật giáo, thương viếng thăm Nga Mi sơn. Khi Minh Thành Tổ lên ngôi, những lần vào chầu, Thục vương Chu Xuân đều được vua anh ban thưởng hậu hĩnh gấp đôi so với các phiên vương khác. Khi em ruột của Chu Xuân là Dục vương Chu Huệ âm mưu phản nghịch, ông đã tố cáo với Thành Tổ, được vua khen ngợi. Thục vương Chu Xuân qua đời vào năm Vĩnh Lạc thứ 21, thọ 53 tuổi, được ban thụy là Hiến (獻). == Gia quyến. == === Thê thiếp. === - Thục Vương phi Lam thị (蓝氏), con gái của tướng Lam Ngọc, phong Vương phi năm Hồng Vũ thứ 18 cùng lúc với chồng. - Thứ phi Kim thị (金氏) === Hậu duệ. === Thục vương Chu Xuân có 6 con trai và 11 con gái. ==== Con trai. ==== 1. Chu Duyệt Liêm (朱悅燫; 1388 – 1409), con của Lam Vương phi, sơ phong Thế tử, mất trước khi tập tước, thụy là "Điệu Trang" (悼莊), sau truy phong làm Thục Trang vương (蜀莊王). 1. Chu Hữu Dục (朱友堉; 1401 – 1431), con trai trưởng, tập tước Thục vương, chết không con nối dõi. 2. Chu Hữu Huân (朱友壎; 1409 – 1434), con trai thứ ba, tập tước Thục vương của anh trai, chết không con nối dõi. 2. Chu Duyệt Diệu (朱悅燿; 1392 – 1433), con của Kim Thứ phi, tước phong "Hoa Dương Quận vương" (華陽郡王), thụy "Điệu Ẩn" (悼隱). Duyệt Diệu tính khí ương ngạnh, tự phụ không theo khuôn phép, từng bị cha tống giam, nhưng cháu là Hữu Dục khuyên can nên mới được tha. Tuy vậy, Diệu không tỏ ra ăn năn, lại luôn muốn tranh đoạt Vương vị với cháu mình. Minh Hiến Tông nhận thấy sự xung đột giữa hai chú cháu nên đã cho Diệu chuyển đến ở một vùng khác thuộc đất phong của Dân Trang vương Chu Biền (hoàng tử thứ 19 của Minh Thái Tổ). 3. Chu Duyệt Tuấn (朱悅燇; 1393 – 1418), tước phong "Sùng Đức Quận vương" (崇寧郡王). 4. Chu Duyệt Hân (朱悅炘; 1395 – 1411), tước phong "Sùng Khánh Quận vương" (崇慶郡王), mất sớm không con nối. 5. Chu Duyệt Thiệu (朱悅𤉎; 1395 – 1461), con của vợ thứ, sơ phong "Bảo Đức Quận vương" (保寧郡王), tập tước Thục Hòa vương (蜀和王) sau khi hai người cháu qua đời mà không con nối dõi. 6. Chu Duyệt Hy (朱悅烯; 1407 – 1460), tước phong "Vĩnh Xuyên Quận vương" (永川郡王), thụy "Trang Giản" (莊簡). ==== Con gái. ==== 1. Trường Ninh Quận chúa (长宁郡主), lấy Cao Tối. 2. Phú Thuận Quận chúa (富顺郡主), lấy Cố Chiêm. 3. Toại Ninh Quận chúa (遂宁郡主), lấy Ngô Du. 4. Giang Tân Quận chúa (江津郡主), lấy Quản Năng. 5. Ngũ nữ, mất sớm. 6. Lục nữ, mất sớm. 7. Bồ Giang Quận chúa (蒲江郡主), lấy Lôi An. 8. Kim Đường Quận chúa (金堂郡主), lấy Lý Lương. 9. Thiều Hoa Quận chúa (昭化郡主), lấy Vương Hoành. 10. Thuận Khanh Quận chúa (顺庆郡主), lấy Lư Nãi. 11. Giang An Quận chúa (江安郡主), lấy Gia Thịnh.
Nhật báo Thanh niên Nhật báo Thanh niên () là một tờ nhật báo được xuất bản tại Thượng Hải, và là nhật báo chính thức của Ủy ban Thượng Hải của Liên đoàn Thanh niên Trung Quốc. Đây là tờ báo đầu tiên dành cho giới trẻ ở Trung Quốc, việc thành lập đã được Đặng Tiểu Bình chấp thuận. Được liên kết với "Jiefang Daily" từ ngày 16 tháng 9 năm 1949 đến ngày 14 tháng 2 năm 1952. "Nhật báo Thanh niên" bị buộc phải ngừng xuất bản trong Cách mạng Văn hóa vào tháng 12 năm 1966, và hoạt động lại vào ngày 10 tháng 6 năm 1979. Vào ngày 1 tháng 1 năm 1995, chính thức trở thành nhật báo. Ngày nay, "Life Weekly" (, est. 1985), "Touch Youth" () và "Students' Post" () là ba ấn phẩm của "Nhật báo Thanh niên".
WINTER (ca sĩ) Kim Min-jeong thường được biết tới với nghệ danh Winter, là thành viên của nhóm nhạc nữ Hàn Quốc-aespa.
Chiếm đoạt ký ức Chiếm đoạt ký ức (tiếng Trung: "記憶大師", tiếng Anh: "Battle of Memories", Hán-Việt: "Ký ức đại sư") là một bộ phim điện ảnh thuộc thể loại khoa học viễn tưởng xen lẫn với tội phạm - giật gân - chính kịch của điện ảnh Trung Quốc công chiếu năm 2017 do Trần Chính Đạo viết kịch bản kiêm đạo diễn và được hãng phim Vạn Đạt hợp tác sản xuất. Bộ phim có sự tham gia của các diễn viên gồm Hoàng Bột, Từ Tịnh Lôi, Đoạn Dịch Hoành, Dương Tử San và Hứa Vỹ Ninh. Công chiếu lần đầu tại Trung Quốc từ ngày 28 tháng 4 năm 2017, bộ phim nhận về những lời đánh giá đa phần là tích cực từ các nhà phê bình phim lẫn khán giả, và được chọn là một trong những bộ phim khoa học viễn tưởng châu Á đáng xem nhất trên màn ảnh. Tại Việt Nam, bộ phim cũng được lên lịch khởi chiếu tại các cụm rạp trên toàn quốc từ ngày 5 tháng 5 cùng năm. == Nội dung. == Câu chuyện lấy bối cảnh vào năm 2025, khi y học đã đạt tới một thành tựu mới. Việc lựa chọn ghi nhớ, bỏ quên hay lấy lại ký ức trở nên vô cùng đơn giản thông qua những cuộc phẫu thuật kiểm soát ký ức. Tiểu thuyết gia Giang Phong vì những mâu thuẫn không thể hàn gắn trong cuộc hôn nhân với người vợ Trương Đại Thần, nên anh quyết định tiến hành phẫu thuật ký ức để quên đi những chuyện không vui trong suốt mười năm kết hôn, để tìm cơ hội hàn gắn lại gia đình với Đại Thần. Khi cuộc hôn nhân của cả hai trở nên tốt đẹp hơn, Giang Phong lại quyết định một lần nữa tiến hành phẫu thuật để lấy lại ký ức. Tuy nhiên mọi chuyện không giống như trong tiểu thuyết anh từng viết. Ca phẫu thuật có thể gọi là thành công nhưng cũng có thể gọi là thất bại. Giang Phong đã nhận lại được ký ức nhưng đó không phải là ký ức của anh, mà đó là ký ức của một tên sát nhân hoàn toàn xa lạ - kẻ đã giết chết Lý Huệ Lan. Vô tình thay, trong ký ức của anh cũng xuất hiện hình ảnh một người phụ nữ bí ẩn khác (gọi tắt là Vô Danh). Giang Phong chỉ có 72 giờ để tìm ra kẻ gây án và khôi phục lại trí nhớ của chính mình. Sau nhiều tình tiết rất căng thẳng, cuối cùng Giang Phong mới phát hiện ra chính thám tử tư Thẩm Hán Cường (người đã từng là cộng sự của anh trong công cuộc điều tra) mới là kẻ sát nhân thực sự. Trước đó hắn cũng đã từng sát hại thêm một cộng sự nữa của Giang Phong là chuyên viên y tế Trần San San. Cuối cùng, sau nhiều pha hỗn chiến nghẹt thở kinh hoàng, Hán Cường đã bị cảnh sát bắt giải, còn Giang Phong đã lấy lại được trí nhớ của mình. Cuối phim, anh đã gặp lại người vợ Đại Thần thân yêu và cả hai sống hạnh phúc bên nhau. == Diễn viên. == - Hoàng Bột trong vai Giang Phong, một tiểu thuyết gia muốn xóa ký ức đáng quên từ mười năm trước. Khi mối tình trở nên tốt đẹp hơn, anh muốn lấy lại ký ức đã xóa nhưng vô tình lấy nhầm ký ức của một kẻ sát nhân bí ẩn. - Từ Tịnh Lôi trong vai Trương Đại Thần, vợ của Giang Phong và là người chịu thiệt thòi nhất trong gia đình. - Đoạn Dịch Hoành trong vai Thẩm Hán Cường, thám tử tư và là người cộng sự điều tra cùng Giang Phong. - Dương Tử San trong vai Trần San San, chuyên viên y tế của Giang Phong. - Hứa Vỹ Ninh trong vai Vô Danh, người phụ nữ bí ẩn trong ký ức của Giang Phong. - Vương Chân Nhi trong vai Lý Huệ Lan, nạn nhân bí ẩn trong ký ức của Giang Phong.
Sestertius The sestertius (plural sestertii), or sesterce (plural sesterces), was an ancient Roman coin. During the Roman Republic it was a small, silver coin issued only on rare occasions. During the Roman Empire it was a large brass coin. The name "sestertius" means "two and one half", referring to its nominal value of two and a half "asses" (a bronze Roman coin, singular "as"), a value that was useful for commerce because it was one quarter of a denarius, a coin worth ten "asses". The name is derived from "semis", "half" and "tertius", "third", in which "third" refers to the third "as": the sestertius was worth two full "asses" and half of a third. English-language sources routinely use the original Latin form "sestertius", plural "sestertii"; but older literature frequently uses "sesterce", plural "sesterces", "terce" being the English equivalent of "tertius". A modern shorthand for values in sestertii is IIS (Unicode 𐆘), in which the Roman numeral "II" is followed by "S" for "semis", and the whole struck through; but because this symbol and striking through letters are not always convenient, HS may be used instead, with the horizontal bar of the 'H' representing the strike through the numeral "II", rather than the letter "H".
Động mạch ngực trong Trong giải phẫu người, động mạch ngực trong (tiếng Anh: "internal thoracic artery"; viết tắt là "ITA"), trước đây thường được gọi là động mạch vú trong (tên vẫn thường được các bác sĩ phẫu thuật sử dụng), là một động mạch cung cấp máu cho thành ngực trước và bầu ngực. Đây là một động mạch kép, với một động mạch chạy dọc theo mỗi bên của xương ức, tiếp tục phân đôi làm hai nhánh là động mạch thượng vị trên và động mạch cơ cơ hoành. == Cấu trúc. == Động mạch ngực trong bắt đầu từ bề mặt trước của động mạch dưới đòn gần điểm gốc của nó. Nó có chiều rộng từ 1 đến 2 mm. Nó di chuyển xuống dưới bên trong lồng ngực, cách khoảng 1 cm từ hai bên của xương ức, và do đó nằm chính giữa núm vú. Nó đi kèm với tĩnh mạch ngực trong. Nó chạy sâu đến cơ xiên bên ngoài bụng, nhưng ở bề mặt của dây thần kinh phế vị. Ở người lớn, động mạch ngực trong nằm gần xương ức nhất tại khoang gian sườn đầu tiên. Khoảng cách giữa động mạch này và viền bên ngoài cùng của xương ức tăng lên khi đi xuống dưới, lên đến 1,1cm đến 1,3cm ở khoang gian sườn thứ sáu. Ở trẻ em, khoảng cách này từ 0,5cm đến 1,0cm. == Các nhánh. == - Các nhánh trung thất - Nhánh tuyến ức - Động mạch ngoài tim–cơ hoành—đi với dây thần kinh cơ hoành - Nhánh xương ức - Nhánh xuyên - Mười hai nhánh khoang gian sườn mặt trước, hai trong số đó đi đến mỗi một trong sáu gian sườn trên cùng. Trong một khoang nhất định, nhánh trên đi ngang theo mặt dưới của xương sườn cho đến khi nó nối với động mạch gian sườn mặt sau tương ứng của nó. Nhánh dưới của khoang nối với nhánh phụ của động mạch gian sườn mặt sau. Sau khi đi qua khoang sườn thứ sáu, động mạch ngực trong tách thành hai nhánh cụt sau: - Động mạch cơ cơ hoành—gần như đi theo hoàn toàn mép sườn cánh - Động mạch thượng vị trên—tiếp tục đi theo đường đi của động mạch ngực trong, đi xuống thành bụng == Vai trò. == Động mạch ngực trong cung cấp máu cho thành ngực và bầu ngực. == Ý nghĩa lâm sàng. == === Sử dụng trong phẫu thuật bắc cầu. === Động mạch lồng ngực trong là mạch máu thường được bác sĩ phẫu thuật tim lựa chọn để phẫu thuật bắc cầu động mạch vành. Động mạch lồng ngực trái có khả năng co giãn lâu dài vượt trội so với tĩnh mạch hiển và động mạch khác (ví dụ động mạch quay, động mạch dạ dày–mạc nối) khi được ghép với động mạch vành đi xuống mặt trước bên trái, nói chung là mạch máu quan trọng nhất, về mặt lâm sàng, để dùng làm bắc cầu. Các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ có thể sử dụng động mạch ngực trong bên trái hoặc bên phải để tái tạo vạt tự do của vú cùng đối tượng sau khi phẫu thuật cắt bỏ vú. Thông thường sẽ nối mạch máu vi mạch ở khoang sườn thứ hai tại động mạch mà trên đó đặt vạt tự do.
Quarter (tiền xu Hoa Kỳ) Quarter (còn có tên là quarter dollar hoặc twenty five cents) là đồng xu trị giá 25 xu đang lưu hành tại Hoa Kỳ, được đúc bởi Cục Đúc tiền Hoa Kỳ. Thành phần của đồng xu này kể từ năm 1965 đến nay là 91,67% đồng và 8,33% niken). Đồng xu có đường kính 0,955 inch (24,26 mm) và độ dày 0,069 inch (1,75 mm). Tính đến năm 2020, chi phí để sản xuất đồng hai mươi lăm xu (Washington) là 7,60 xu. Tất cả chi phí về vật liệu, vận chuyển và phát hành là 8,62 xu. Năm 2020, 2,76 tỉ đồng 25 xu được đúc và con số này là 2,16 tỉ đồng vào năm 2021. Riêng bốn tháng đầu năm 2022, tổng sản lượng đúc quarter đạt 808,6 triệu đồng xu. == Thành phần và kích thước. == Đồng xu quarter đầu tiên, "Draped Bust" có kích thước đường kính khoảng 27,5 mm, nặng 6,74 gram, cạnh có gờ vạch. Đồng xu này được đúc bằng bạc và đồng, với tỷ lệ bạc là 89,24%. Đồng 25 xu thiết kế "Capped Bust" giai đoạn đầu (1815-1828) có cùng các thông số như đồng xu "Draped Bust", nhưng có đường kính chỉ 27 mm. Giai đoạn từ năm 1831, đồng xu được thiết kế theo hướng giảm đường kính xuống còn 24,3 mm và đến năm 1837, hàm lượng bạc được điều chỉnh thành 90% (lúc này đồng xu nặng 6,68 gram). Các thông số kích thước, khối lượng này giữ nguyên trong giai đoạn thiết kế "Seated Liberty", kéo dài cho đến năm 1853. Một số thay đổi nhỏ trong thiết kế tác động đến khối lượng đồng xu, khiến khối lượng từ mức 6,68 gram xuống còn 6,22 gram năm 1853 và tăng trở lại thành 6,25 gram kể từ năm 1873. Đồng 25 xu không còn được đúc bằng bạc kể từ năm 1965. Động thái thay đổi thành phần đúc tiền xu do giá bạc tăng đến mức gần hoặc vượt giá trị của đồng xu. Các đồng xu bạc vào thời điểm này như dime, quarter và half dollar đều phải thay đổi thành phần. Đồng xu quarter hiện nay có thành phần là hợp kim đồng nickel, với 91,67% đồng và 8,33% niken. Trọng lượng đồng xu là 5,67 gram và đường kính đồng xu là 24,26 mm (0,955 inch). Quarter có độ dày 1,75 mm và cạnh đồng xu có 119 gờ (vạch). Gờ này được tạo ra với mục đích ban đầu là tránh việc đồng xu bị giũa để lấy hàm lượng kim loại quý. Đồng xu được thiết kế với hai lớp đồng nickel bọc lớp lõi đồng nguyên chất. Đồng xu quarter đúc cho lưu thông tại hai cơ sở đúc tiền: Denver (khắc trên đồng xu ký hiệu D) và Philadelphia (khắc trên đồng xu ký hiệu P). Trong một động thái khuyến khích việc sưu tập tiền xu, năm 2019, Cục Đúc tiền Hoa Kỳ công bố phát hành ra thị trường 10 triệu đồng xu mang ký hiệu cục đúc W, đúc tại cục đúc tiền West Point, nơi chuyên đúc các sản phẩm dành cho giới sưu tập vào lưu thông. Đây là lần đầu tiên trong suốt 227 năm đúc tiền của Cục Đúc tiền Hoa Kỳ, một đồng xu quarter mang ký hiệu cục đúc W được đưa ra dưới dạng tiền đúc dành cho lưu thông. Chương trình này được tiếp tục thực hiện vào năm 2020. == Các mẫu thiết kế và các seri. == Quarter phát hành lần đầu vào năm 1796, dù đã chính thức được cấp phép phát hành vào năm 1792. Nhu cầu của đồng xu này thấp đến mức chúng chỉ được đúc 6.146 đồng xu vào năm 1796 và không đúc thêm cho đến năm 1804. Chúng có thành phần là bạc và không ghi mệnh giá trên đồng xu. Nhằm phân biệt các đồng xu, người dân cần biết cách nhận biết chúng dựa trên kích thước và cân nặng. Năm 1804, lần đầu tiên, cục đúc tiền ghi mệnh giá vắn tắt "25 C." (viết tắt của 25 cents) trên đồng xu và cho đến năm 1838, bắt đầu phân biệt bằng cụm từ QUAR. DOL. (viết tắt của quarter dollar). Tuy Washington từng phản đối việc khắc họa các tổng thống trên đồng xu khi thiết kế tiền xu cho Hoa Kỳ năm 1796, đồng quarter bắt đầu khắc họa chân dung Washington kể từ năm 1932 nhằm đánh dấu 200 năm ngày sinh của ông. Mẫu thiết kế năm 2022 lần đầu tiên thể hiện chân dung George Washington hướng mặt về bên phải, khác với tất cả các thiết kế trước đó (từ năm 1932), chân dung ông nhìn về hướng trái. === Các thiết kế từ 1796 đến 1930. === Danh sách các mẫu thiết kế chính trước thời kỳ Washington được khắc họa trên mặt chính đồng xu, không kể các phiên bản khác nhau trong từng mẫu - Draped Bust 1796–1807 - Capped Bust "(Nữ thần Tự Do đội mũ)" 1815–1838 - Seated Liberty "(Nữ thần Tự do ngồi)" 1838–1891 - Barber 1892–1916 - Isabella quarter đồng xu kỷ niệm, phát hành năm 1893. Đây là đồng 25 xu Hoa Kỳ duy nhất được làm với mục đích sưu tập, không phải để lưu hành. - Standing Liberty "(Nữ thần Tự Do đứng)" 1916–1930 === Kỷ nguyên Washington quarter (1932–nay). === Danh sách các thiết kế quarter trong kỷ nguyên đồng xu này khắc họa hình ảnh Tổng thống Washington ở mặt trước (mặt chính) đồng xu: - Washington quarter (chân dung mặt chính của John Flanagan và hình ảnh đại bàng ở mặt sau): 1932–1998; phiên bản đặc biệt có mặt sau "Drummer Boy" (1976) nhằm kỷ niệm 200 năm lập quốc. - Seri tiền 25 xu 50 tiểu bang Hoa Kỳ, 1999–2008 - Seri tiền 25 xu đặc khu Columbia và các lãnh thổ của Hoa Kỳ, 2009 - Seri tiền 25 xu vẻ đẹp Hoa Kỳ (America the Beautiful quarters), 2010–2021 - George Washington vượt sông Delaware, 2021 - Seri tiền xu Phụ nữ Hoa Kỳ, 2022–2025 - Tiền 25 xu kỷ niệm 250 năm lập quốc Hoa Kỳ, 2026 - Seri tiền 25 xu Thể thao Giới trẻ, 2027–2030
Henry Le Họa sĩ https://henryle.info/news/interview-2.html: 'Tự do thúc đẩy tôi sáng tạo' Nghệ sĩ thị giác Henry Le nói về tư duy sáng tạo nghệ thuật dịp lần đầu anh triển lãm tác phẩm ở Italy. Họa sĩ lần đầu ra mắt triển lãm solo https://vovworld.vn/en-US/media/vietnamese-painter-holds-first-solo-exhibition-in-italy-1034769.vov ở Venice, Italy, từ ngày 2 đến 12/10. Chương trình dành cho người vào chung kết lần 14 cuộc thi Arte Laguna Prize - sự kiện diễn ra hai năm một lần. Trang http://www.artandinvestments.com/arte/chiara-canali/intervista-a-henry-le-a-cura-di-chiara-canali/?fbclid=IwAR1fnEze5Z14uFOWHaQ-xv086kRmFl5x_P7X-ZZbO9BqggpEVpOUelPGSMo phỏng vấn Henry Le (Lê Hữu Hiếu). - Anh đến với nghệ thuật như thế nào? - Tôi được tiếp xúc với nghệ thuật từ bé. Bố tôi từng là một họa sĩ. Sau đó vì hoàn cảnh, phải nuôi sống gia đình, ông buộc chọn một công việc khác. Tôi nhớ lúc lên ba, bốn tuổi, cứ mỗi dịp ngày Tết cổ truyền, bố tôi vẽ rất nhiều tranh để mang đi bán. Ngày đó, tôi thấy chúng đẹp lắm. Đến giờ, tôi vẫn còn cảm giác nguyên vẹn, thậm chí nhớ đến từng chi tiết những bức tranh bố vẽ. Tôi cũng không hiểu sao có quá nhiều thứ tôi rất dễ quên, riêng điều này lại in đậm trong tâm trí tôi đến vậy. Tôi được bố dạy hội họa, đến năm 14 tuổi bắt đầu đi học vẽ chuyên nghiệp để thi vào đại học kiến trúc. Sau đó, tôi tiếp tục được đào tạo ở trường, liên tục vẽ trong những năm làm nghề kiến trúc. Nghệ sĩ https://tuoitre.vn/henry-le-va-trien-lam-ca-nhan-dau-tien-cua-nghe-si-viet-nam-tai-y-20210930160807788.htm trên poster triển lãm Năng lượng Linh hồn tại Venice, Italy. Ảnh: Nhân vật cung cấp Nghệ sĩ Lê Hữu Hiếu đang ở Italy chuẩn bị lần đầu ra mắt triển lãm solo "Năng lượng linh hồn" tại Venice, Italy. Ảnh: Nhân vật cung cấp Anh sinh năm 1982, sống và làm việc tại Hà Nội. Nghệ sĩ từng triển lãm cá nhân tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Năm 2016, anh tham gia Art Basel Miami, phòng tranh Contemporary Art Projects ở Mỹ. - Khi nào anh nhận ra nghệ thuật không chỉ là đam mê mà còn là sự nghiệp? - Tôi thích vẽ từ bé đến lúc trưởng thành, chỉ là cách sử dụng kỹ năng vẽ ở các thời điểm hơi khác nhau. Tôi luôn ước mơ trở thành một kiến trúc sư, từng học và làm việc trong ngành này khoảng hơn 10 năm. Sau đó, tôi nhận ra việc làm kiến trúc chưa thực sự phù hợp với bản thân. Một cách tự nhiên, tôi dần đi sâu hơn vào hội họa, sắp đặt, trình diễn... Tính đến hiện tại, tôi làm nghệ sĩ tròn 10 năm. Nói nghệ thuật trở thành sự nghiệp tôi nghĩ chưa hẳn đã đúng, mà tôi coi đó là cuộc đời - một cuộc đời tôi sẽ đi đến tận cùng. Ngoài ra, những điều khác với tôi không có nhiều ý nghĩa lắm. - Anh chọn chủ đề ra sao khi sáng tạo? - Tôi không chọn một chủ đề cụ thể và bám theo nó, giống như con người tôi vậy. Tôi sống tự do và làm mọi điều theo cơ thể mách bảo, ăn khi đói, ngủ khi buồn ngủ và thức giấc khi cơ thể thấy đủ. Các đề tài thường đến bất chợt nhưng quá trình diễn giải, đi sâu vào thì rất lâu. H3- Tác phẩm sắp đặt Sự song song của các thời gian đang thực hiện tại xưởng của Hiếu Tác phẩm sắp đặt "Sự song song của các thời gian", thực hiện tại xưởng của Lê Hữu Hiếu. Ảnh: Nhân vật cung cấp Tôi chia qua quá trình sáng tác thành hai mảng. Khi bắt đầu vẽ, tôi thường giữ nhịp cơ thể ở trạng thái sung mãn, giàu năng lượng nhất. Một năm, tôi sẽ dành bốn tháng vẽ tranh, khi tôi cảm giác mọi thứ trong cơ thể và xung quanh thoải mái nhất. Tôi chuyển dần cơ thể sang trạng thái bán vô thức (chìm hẳn vào việc không suy nghĩ khi bắt đầu vẽ). Những tác phẩm tốt nhất thường rơi vào lúc tôi vô thức nhất khi vẽ. Mảng tiếp theo là ở tư duy các tác phẩm sắp đặt. Mảng này tôi sẽ dành phần thời gian còn lại trong năm để thực hiện. Công việc này đòi hỏi lượng kiến thức lớn, đa dạng theo chủ đề theo đuổi. Ví dụ, làm một bộ tác phẩm về lịch sử thì phải tìm hiểu kỹ, đọc nhiều tài liệu, cần sự tham vấn của các nhà sử học. Tôi sẽ đi đến những nơi từng diễn ra những sự kiện, tìm hiểu về con người cũng như văn hóa ở những vùng đất đó, tìm kiếm những dạng chất liệu phù hợp... Sau đó sẽ là quá trình thử nghiệm chất liệu, tìm tòi hình thức cho các tác phẩm. - Anh chịu ảnh hưởng từ những nghệ sĩ nào? - Tôi ngưỡng mộ Antoni Tàpies - họa sĩ, nhà điêu khắc người Tây Ban Nha - và học được nhiều điều từ ông. Cách ông áp dụng tinh thần văn hóa Á Đông vào tác phẩm từng ảnh hưởng tích cực đến tôi giai đoạn đầu. Nhưng nếu tôi chọn một người từ quá khứ để được gặp, đó là Marco Polo. Dù Marco là thương gia - nhà thám hiểm, với tôi, ông là một nghệ sĩ. Tôi đã đọc và xem nhiều tài liệu về ông. Quá trình nghiên cứu về Marco Polo cho tôi một cảm giác tự do, có thể đến mọi nơi, làm được mọi việc mình thích. Tôi nghĩ sống một đời tự do cũng là cách tôi được gặp ông hàng ngày. - 10 năm theo đuổi nghệ thuật khiến anh thay đổi ra sao? - 10 năm qua là một quãng thời gian quý báu, giúp tôi định hình con người, quan điểm với thế giới, đạo đức, đặt nền móng cho khát vọng. Việc tôi từ bỏ sự nghiệp kiến trúc sư, chuyển sang làm một nghệ sĩ thị giác không đến một sớm một chiều. Khi còn là kiến trúc sư, quá trình tạo ra tác phẩm không làm tôi thỏa mãn. Tôi không cảm nhận được tự do, cách sống tự nhiên, gần như bản năng của mình. Tôi bị gò bó, giới hạn. Trong khi đó, việc thử nghiệm nghệ thuật ban đầu là sở thích, về sau càng chiếm nhiều thời gian, khiến tôi thấy khoái trá với hình ảnh, hình thức, chất liệu. Kể cả khi thất bại, tôi cũng thấy thỏa mãn. H2- Không gian xưởng của nghệ sĩ tại Hà Nội Không gian xưởng của nghệ sĩ Lê Hữu Hiếu tại Hà Nội. Ảnh: Nhân vật cung cấp - Kế hoạch tương lai của anh? - 5 năm tới, tôi sẽ tham dự triển lãm nghệ thuật tại Venice Biennale và Documenta 15, đồng thời hướng đến một số triển lãm lớn trên thế giới. Năm 2022, tôi sẽ xây dựng một studio mới có diện tích khoảng 3.000m2, tôi cần một không gian lớn để thực hiện tiếp những dự án đang ấp ủ. Tôi hy vọng tình hình Covid-19 bớt phức tạp để tôi hoàn thành các dự định của.
Họa sỹ Henry Le Henry Lê tên thật là Lê Hữu Hiếu, sinh năm 1982 tại Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Anh từng tham gia nhiều triển lãm nghệ thuật trong và ngoài nước như triển lãm cá nhân Mặc năm 2014 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam; Triển lãm mỹ thuật toàn quốc năm 2015 tại Trung tâm Triển lãm quốc gia; năm 2016 anh đã tham dự Art Basel Miami cùng triển lãm Contemporary Art Projects USA và Florence Biennale lần thứ 11 tại Fortezza da Basso – Florence năm 2017. Triển lãm Soul Energy sẽ diễn ra từ ngày 2-10 đến 12-10-2021 tại Arsenale Nord Tesa 99, Ý. Với Soul Energy, triển lãm đề cập tới năng lượng lan tỏa trong tâm hồn Henry Lê, yếu tố then chốt cho phép anh đưa thế giới nội tâm của mình vào các tác phẩm nghệ thuật, thổi vào chúng những nhịp điệu, những cuộc đời riêng. Henry Lê cho biết: “Phương pháp của tôi bao gồm cả nhịp điệu và năng lượng. Nguồn năng lượng tích cực giống như một phương tiện, một chất xúc tác cho phép tôi chuyển linh hồn mình từ thế giới nội tại sang thế giới nghệ thuật”. Trong hơn mười năm qua, kiến trúc sư người Việt Henry Lê đã chọn nghiên cứu nghệ thuật là ưu tiên của cuộc đời mình, đặt nghệ thuật vào vị trí trung tâm của sự suy tưởng, ý niệm và thực hành thị giác.
Đỗ vẫn Trọn Nhà thơ/văn Đỗ Vẫn Trọn sinh ở Pleiku nhưng ông học ở Sài Gòn từ lúc tiểu học. Sau 13 lần vượt biển, ông đến được trại tị nạn Songkhla - Thái Lan vào tháng Hai năm 1981. Tháng Sáu năm 1981, ông định cư ở Anaheim - California. Từ đó, ông cộng tác với nhà thơ Du Tử Lê viết cho Tạp Chí Nhân Chứng/Tuần Báo Tay Phải và Đài phát thanh BBC, VOA... Năm 1982, ông đến San Jose xuất bản Tuần Báo Yêu, Niên Giám Điện Thoại - USA, Vien Thao TV, Saigon Radio, Vien Thao Entertainment… gọi chung là Hệ Thống Truyền Thông Viên Thao (Vien Thao Media). Sau 40 năm hoạt động liên tục trong ngành truyền thông, nhà thơ/văn Đỗ Vẫn Trọn là President/CEO của 7 Đài phát thanh tại San Jose - Orange County - Portland - Seattle - Dallas - Atlanta và Đài truyền hình Viên Thao TV phát hình khắp nước Mỹ. Ông là người Việt đầu tiên ở Hải Ngoại lập ra đài phát thanh nghe được trên xe và là sở hữu chủ 7 Radio Station, khiến giới hữu trách cơ quan kiểm thính (FCC) kinh ngạc, vì lần đầu tiên trong ngành truyền thanh có người Việt làm chủ nhiều đài phát thanh như vậy. Nhà thơ/văn Đỗ Vẫn Trọn được Tạp Chí Time và nhiều tờ báo lớn của Hoa Kỳ cũng như hai tổ chức uy tín trên thế giới là International Who’s Who of Intellectuals và International Biographical Center tại Anh Quốc ghi tên ông vào những trang sách hiếm quý về sáng kiến - văn chương và truyền thông. Tờ báo San Jose Mercury News gọi ông là “San Jose media mogul in a strange -land - Tay tổ ngành truyền thông San Jose trên mảnh đất lạ”. Tháng Sáu năm 1994, ông được tổ chức MPA và ASME của cố Tổng Thống Kenedy thành lập trao học bổng Truyền Thông để tham dự khóa học Publisher và Editor tại trường Đại học New York. Tháng Mười Một năm 2004, nhà thơ/văn Đỗ Vẫn Trọn được tổ chức New California Media trao Giải Thưởng Truyền Thông Hoa Kỳ về tùy bút và truyền thông. Giải thưởng truyền thông Hoa Kỳ NCM Awards hàng năm được xem là Giải Pulizer của truyền thông thiểu số. Tính đến nay, chỉ có hai người Việt Nam duy nhất được giải thưởng này là cố nhà báo Đỗ Ngọc Yến và nhà thơ/văn Đỗ Vẫn Trọn. Những sách đã xuất bản:  <nowiki>https://www.youtube.com/watch?v=iN8QtwmU-x8</nowiki> -    Nỗi Niềm Mang Theo (Đỗ Vẫn Trọn qua bài viết của nhà văn Mai Thảo: Mưa Mãi Mãi Về Nguồn <nowiki>https://www.youtube.com/watch?v=BLRACKeg07U</nowiki>) -    Mưa Phố Núi -    Tôi Về Trên Những Dặm Gai Đâm -    Vết Tràm (Giải thưởng văn học năm 1985) (Nhà thơ Du Tử Lê nhận định trong cuốn sách “40 Năm Văn Học Nghệ Thuật Việt/ Vực Sâu và Đỉnh Cao <nowiki>https://www.youtube.com/watch?v=OfPCc076xJk</nowiki>) Đã viết nhưng chưa xuất bản: -    Truyện dài Hôn Em Giã Biệt -    Tùy bút 40 Năm Làm Truyền Thông (Hà Túc Đạo / Thế Gian Không Tri Kỷ ... <nowiki>https://www.youtube.com/watch?v=UcG6E1pxRyY</nowiki>) -    Thư Gửi Dấu Yêu <nowiki>https://www.youtube.com/watch?v=k1G5YmPjyKY</nowiki> -    Thơ-Văn Đỗ Vẫn Trọn -    Thơ Gió Cuối Đời Khẽ Nói Một Lời Chăng Những bài thơ phổ nhạc đã thu âm, thu hình: 1.    Hạt Giống Tình (nhạc: Vũ Thành An. ca sĩ: Khánh Ly, Diễm Liên, Lều Phương Anh) <nowiki>https://www.youtube.com/watch?v=NRhUOP4rKBA</nowiki> <nowiki>https://www.youtube.com/watch?v=wYLHttY_q0Y</nowiki> <nowiki>https://www.youtube.com/watch?v=k1G5YmPjyKY</nowiki> 2.    Sợ Em Giận (nhạc: Mai Hoài thu. ca sĩ: ý lan) <nowiki>https://www.youtube.com/watch?v=m98TqiWger8</nowiki> 3.    Giòng Sông Buồn (nhạc: Từ Công Phụng. ca sĩ: Tuấn Ngọc) <nowiki>https://www.youtube.com/watch?v=4uXnGsgWgHU</nowiki> 4.    Lặng Lẽ Từng Hồi Chuông (nhạc: Mai Hoài Thu. ca sĩ: Hương Lan) <nowiki>https://www.youtube.com/watch?v=7Ue6iYPEn1U</nowiki> 5.    Dẫu Mai Sau (nhạc: Nguyên Nhu. ca sĩ: Quỳnh Lan) <nowiki>https://www.youtube.com/watch?v=S--KTFNCB7w</nowiki> 6.    Em Đi Qua (nhạc: Nguyên Nhu. ca sĩ: Ý Lan) <nowiki>https://www.youtube.com/watch?v=rqgFPx7jczI</nowiki> 7.    Khi Em Đi (nhạc: Mai Hoài Thu. ca sĩ: Tuấn Ngọc) <nowiki>https://www.youtube.com/watch?v=MqbqxKXYtGw</nowiki> 8.    Tìm Nhau Trong Xa Vội (nhạc: Mai Hoài Thu. ca sĩ: Tuấn Anh) <nowiki>https://www.youtube.com/watch?v=j0ZnwK9m3iY</nowiki>     Nhạc sĩ Vũ Thành An và tác phẩm Sài Gòn buồn của nhà thơ Đỗ Vẫn Trọn <nowiki>https://www.youtube.com/watch?v=xcBq1b44eHY</nowiki> 9.    Saigon Buồn (nhạc: Vũ Thành An. ca sĩ: Trần Thu Hà/Quỳnh Mai/Cẩm Vân) <nowiki>https://www.youtube.com/watch?v=IwUTVOUzRRQ</nowiki> <nowiki>https://www.youtube.com/watch?v=Fj2OEjx1ypQ</nowiki> <nowiki>https://www.youtube.com/watch?v=aocN5JwXfdU</nowiki> 10.     Saigon Buồn (nhạc: Mai Hoài Thu. ca sĩ: Ý Lan-Vũ Khanh)    <nowiki>https://www.youtube.com/watch?v=m-EaMllngN0</nowiki> 11.     Saigon Buồn, Giờ Giới Nghiêm (nhạc: Trần Duy Đức. ca sĩ: Khánh Ly/Ánh Nguyệt) <nowiki>https://www.youtube.com/watch?v=PqzFGgeYeoo</nowiki> <nowiki>https://www.youtube.com/watch?v=5fS0BfZvsKI</nowiki> 12.    Đêm Không Ngủ (nhạc: Song Ngọc. đây là bản nhạc cuối cùng của nhạc sĩ Song Ngọc, trước khi ông mất. Ca sĩ: Trần Thu Hà) <nowiki>https://www.youtube.com/watch?v=i32IU41AJ-s</nowiki> 13.    Nhớ Nhau (nhạc: Song Ngọc. đây là bản nhạc cuối cùng của nhạc sĩ Song Ngọc, trước khi ông mất. Ca sĩ: Diễm Liên) <nowiki>https://www.youtube.com/watch?v=3vGQqfH8iEw</nowiki> Những bài thơ phổ nhạc chưa thu âm: 1.    Chiều Xanh (nhạc: Mai Hoài Thu) 2.    Giọt Sầu Ban Mai (nhạc: Nguyễn Văn Thắng) 3.    Lặng Lẽ (nhạc: Nguyễn Văn Thắng) 4.    Rồi Mai Là Kỷ Niệm (nhạc: Mai Hoài Thu) 5.    Hãy Vô Tình (nhạc: Mai Hoài Thu) 6.    Gửi Con Trong Ngày Sinh Nhật (nhạc: Nguyễn Văn Thắng) Nhà thơ/văn Đỗ Vẫn Trọn tổ chức nhiều chương trình văn nghệ tầm cỡ và quy mô. Đặc biệt là chương trình ca nhạc trên mặt biển gọi là “Hội Ngộ Trùng Dương” bao trọn cả một đại du thuyền sang trọng dành riêng cho 3,000 người Việt khắp nơi trên thế giới hội ngộ trên biển trong 3 ngày <nowiki>https://www.youtube.com/watch?v=fmOJ53F-VAs</nowiki> <nowiki>https://www.youtube.com/watch?v=m8ZU0L3fXRE</nowiki> <nowiki>https://www.youtube.com/watch?v=B1Euyg2fvp8</nowiki> <nowiki>https://www.youtube.com/watch?v=50sDwGP8d6s</nowiki> Ngoài ra, ông còn tổ chức nhiều chương trình văn nghệ ngoài trời quy tụ hàng chục ngàn người tham dự để giúp cho thiên tai lũ lụt, những gia đình khốn khó, khuyết tật tại Việt Nam cũng như tại Hoa Kỳ. Trong tinh thần hướng thiện đó, nhà thơ/văn Đỗ Vẫn Trọn đã lập ra chương trình “Khơi Nguồn Ánh Sáng” cho 350 ngàn người mù nghèo bị đục thủy tinh thể. Tính đến nay, Hội Giúp Người Mù đã đem lại ánh sáng cho hơn 20 ngàn người mù tại 20 tỉnh thành trong nước. Cá nhân ông và bạn hữu đã đóng góp cho chương trình này trên một triệu mỹ kim. Đây là một việc làm rất ý nghĩa và tình người mà nhà thơ/văn Đỗ Vẫn Trọn theo đuổi. <nowiki>https://www.youtube.com/watch?v=LV8Kg8tLHvY</nowiki>
Lực lượng đặc nhiệm hỗn hợp 150 Lược lượng đặc nhiệm hỗn hợp 150 (Combined task force 150), một lực lượng liên minh đa quốc gia, đã được nhận nhiệm vụ chiến đấu chống hải tặc tại Somalia.
Võ Thanh Hòa Võ Thanh Hòa (sinh ngày 4 tháng 12 năm 1989) là một nam đạo diễn và diễn viên người Việt Nam. Năm 2010, anh đoạt giải "Nam diễn viên phụ xuất sắc" tại Giải Cánh diều.
USS Weiss (APD-135) USS "Weiss" (APD-135/LPR-135) là một tàu vận chuyển cao tốc lớp "Crosley", nguyên được cải biến từ chiếc DE-719, một tàu hộ tống khu trục lớp "Rudderow", và đã phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến thứ hai của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, nhưng là chiếc duy nhất hoàn tất, đặt theo tên Trung sĩ Thủy quân Lục chiến Carl Weiss (1915-1942), người từng phục vụ cùng Sư đoàn 1 Thủy quân Lục chiến tại Guadalcanal thuộc quần đảo Solomon, đã tử trận trong cuộc đụng độ gần sông Matanikau vào ngày 1 tháng 11, 1942 và được truy tặng Huân chương Chữ thập Hải quân. Nó đã phục vụ cho đến khi Thế Chiến II kết thúc, xuất biên chế năm 1949, rồi được huy động trở lại để phục vụ trong hai giai đoạn: từ năm 1950 đến năm 1958 và từ năm 1961 đến năm 1970, từng tham gia trong cả hai cuộc Chiến tranh Triều Tiên và Chiến tranh Việt nam. Con tàu được xếp lại lớp như là chiếc LPR-135, rồi cuối cùng bị bán để tháo dỡ vào năm 1976. "Weiss" được tặng thưởng ba Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Chiến tranh Triều Tiên, rồi thêm sáu Ngôi sao Chiến trận khác khi hoạt động tại Việt Nam. == Thiết kế và chế tạo. == Thiết kế của lớp "Crosley" dựa trên việc cải biến lớp tàu hộ tống khu trục "Rudderow". Cấu trúc thượng tầng con tàu được mở rộng, đồng thời tháo dỡ bớt vũ khí trang bị để lấy chỗ bố trí nơi nghỉ cho 162 binh lính được vận chuyển cùng khoảng 40 tấn trang bị. Hệ thống động lực tương tự như với các lớp "Buckley" và "Rudderow"; là kiểu động cơ turbine-điện General Electric, cung cấp điện năng cho mô-tơ điện để dẫn động hai trục chân vịt. Dàn vũ khí được giữ lại bao gồm một khẩu pháo /38 cal bố trí một phía trước mũi; ba khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và sáu pháo phòng không Oerlikon 20 mm; vũ khí chống ngầm gồm hai đường ray Mk. 9 để thả mìn sâu. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 15 sĩ quan và 168 thủy thủ; và con tàu được bố trí tiện nghi để vận chuyển 12 sĩ quan cùng 150 binh lính đổ bộ. Cái tên "Weiss" thoạt tiên được dự định đặt cho chiếc DE-376, một tàu hộ tống khu trục lớp "John C. Butler", nhưng kế hoạch chế tạo bị hủy bỏ vào ngày 5 tháng 6, 1944, nên tên này được gán lại cho chiếc DE-719. Trước khi được chế tạo, con tàu được xếp lại lớp như một tàu vận chuyển cao tốc vào ngày 17 tháng 7, 1944, mang ký hiệu lườn mới APD-135. Con tàu được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng Defoe Shipbuilding Co. ở Bay City, Michigan vào ngày 4 tháng 10, 1944, và được hạ thủy vào ngày 17 tháng 2, 1945, được đỡ đầu bởi bà Anna Weiss. Con tàu được chuyển đến xưởng tàu của hãng Todd Johnson Shipyard ở Algiers, Louisiana để hoàn thiện, và nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ tại New Orleans, Louisiana vào ngày 7 tháng 7, 1945 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Thomas D. Morris. == Phần thưởng. == "Weiss" được tặng thưởng ba Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Chiến tranh Triều Tiên, rồi thêm sáu Ngôi sao Chiến trận khác khi hoạt động tại Việt Nam.
USS Carpellotti (APD-136) USS "Carpellotti" (APD-136) là một tàu vận chuyển cao tốc lớp "Crosley", nguyên được cải biến từ chiếc DE-720, một tàu hộ tống khu trục lớp "Rudderow", và đã phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến thứ hai của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, nhưng là chiếc duy nhất hoàn tất, đặt theo tên binh nhất Thủy quân Lục chiến Louis J. Carpellotti (1918-1942), người từng phục vụ cùng Sư đoàn 1 Thủy quân Lục chiến tại khu vực quần đảo Solomon, đã tử trận trong Trận Tulagi vào ngày 7 tháng 8, 1942 và được truy tặng Huân chương Ngôi sao Bạc. Nó đã phục vụ cho đến khi Thế Chiến II kết thúc, và tiếp tục phục vụ trong giai đoạn tiếp theo cho đến khi xuất biên chế vào năm 1958. Con tàu cuối cùng bị bán để tháo dỡ vào năm 1966 == Thiết kế và chế tạo. == Thiết kế của lớp "Crosley" dựa trên việc cải biến lớp tàu hộ tống khu trục "Rudderow". Cấu trúc thượng tầng con tàu được mở rộng, đồng thời tháo dỡ bớt vũ khí trang bị để lấy chỗ bố trí nơi nghỉ cho 162 binh lính được vận chuyển cùng khoảng 40 tấn trang bị. Hệ thống động lực tương tự như với các lớp "Buckley" và "Rudderow"; là kiểu động cơ turbine-điện General Electric, cung cấp điện năng cho mô-tơ điện để dẫn động hai trục chân vịt. Dàn vũ khí được giữ lại bao gồm một khẩu pháo /38 cal bố trí một phía trước mũi; ba khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và sáu pháo phòng không Oerlikon 20 mm; vũ khí chống ngầm gồm hai đường ray Mk. 9 để thả mìn sâu. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 15 sĩ quan và 168 thủy thủ; và con tàu được bố trí tiện nghi để vận chuyển 12 sĩ quan cùng 150 binh lính đổ bộ. Cái tên "Carpellotti" thoạt tiên được dự định đặt cho chiếc DE-548, một tàu hộ tống khu trục lớp "John C. Butler", nhưng kế hoạch chế tạo bị hủy bỏ vào ngày 5 tháng 6, 1944, nên tên này được gán lại cho chiếc DE-720. Trước khi được chế tạo, con tàu được xếp lại lớp như một tàu vận chuyển cao tốc vào ngày 17 tháng 7, 1944, mang ký hiệu lườn mới APD-136. Con tàu được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng Defoe Shipbuilding Co. ở Bay City, Michigan vào ngày 31 tháng 10, 1944, và được hạ thủy vào ngày 10 tháng 3, 1945, được đỡ đầu bởi bà S. Carpellotti. Con tàu được chuyển đến xưởng tàu của hãng Todd Johnson Shipyard ở Algiers, Louisiana để hoàn thiện, và nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ tại New Orleans, Louisiana vào ngày 30 tháng 7, 1945 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân John V. Brown.
USS Bray (APD-139) USS "Bray" (DE-709/APD-139) là một tàu hộ tống khu trục lớp "Rudderow", sau đó được cải biến thành một tàu vận chuyển cao tốc lớp "Crosley", đã phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên hạ sĩ Thủy quân Lục chiến Raymond Leon Bray (1918-1942), người từng phục vụ cùng Sư đoàn 1 Thủy quân Lục chiến tại khu vực quần đảo Solomon, đã tử trận trong Trận Gavutu vào ngày 7 tháng 8, 1942 và được truy tặng Huân chương Chữ thập Hải quân. Nó đã phục vụ trong chiến tranh như một tàu hộ tống khu trục cho đến ngày 16 tháng 7, 1945, cải biến thành một tàu vận chuyển cao tốc, và tiếp tục phục vụ trong vai trò huấn luyện cho đến khi xuất biên chế vào năm 1946. Con tàu cuối cùng bị đánh chìm như mục tiêu vào năm 1965. == Thiết kế và chế tạo. == Lớp "Rudderow" có thiết kế hầu như tương tự với lớp "Buckley" trước đó; vì giữ lại kiểu động cơ turbine-điện General Electric, cung cấp điện năng cho mô-tơ điện để dẫn động hai trục chân vịt. Lớp này còn được gọi là kiểu TEV, do hệ thống động lực Turbo-Electric và cỡ pháo 5-inch (V). Thiết kế của lớp "Crosley" dựa trên việc cải biến lớp tàu hộ tống khu trục "Rudderow". Cấu trúc thượng tầng con tàu được mở rộng, đồng thời tháo dỡ bớt vũ khí trang bị để lấy chỗ bố trí nơi nghỉ cho 162 binh lính được vận chuyển cùng khoảng 40 tấn trang bị. Sau cải biến, dàn vũ khí được giữ lại bao gồm một khẩu pháo /38 cal bố trí một phía trước mũi; ba khẩu đội pháo phòng không Bofors 40 mm nòng đôi và sáu pháo phòng không Oerlikon 20 mm; vũ khí chống ngầm gồm hai đường ray Mk. 9 để thả mìn sâu. Thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 15 sĩ quan và 168 thủy thủ; và con tàu được bố trí tiện nghi để vận chuyển 12 sĩ quan cùng 150 binh lính đổ bộ. "Bray" được đặt lườn như là chiếc DE-709 tại xưởng tàu của hãng Defoe Shipbuilding Co. ở Bay City, Michigan vào ngày 27 tháng 1, 1944. Nó được hạ thủy vào ngày 15 tháng 4, 1944, được đỡ đầu bởi bà Mattie M. Bray, mẹ của hạ sĩ Bray, và nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 4 tháng 9, 1944 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân James A. Heatherington, III.
USS John C. Butler (DE-339) USS "John C. Butler" (DE-339) là một tàu hộ tống khu trục, là chiếc dẫn đầu của lớp tàu mang tên nó, từng phục vụ cùng Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên Thiếu úy Hải quân John Clarence Butler (1921–1942), phi công từng phục vụ cùng Liên đội Ném bom VB-3 trên các tàu sân bay và , đã tử trận trong trận Midway vào ngày 4 tháng 6, 1942 và được truy tăng Huân chương Chữ thập Hải quân. Nó đã phục vụ trong Thế chiến II, đặc biệt đã tham gia Trận chiến ngoài khơi Samar, và ngừng hoạt động khi chiến tranh chấm dứt; nó được huy động trở lại để phục vụ như một tàu huấn luyện từ năm 1950 đến năm 1957. Con tàu cuối cùng bị đánh chìm như một mục tiêu vào năm 1971. "John C. Butler" được tặng thưởng danh hiệu Đơn vị Tuyên dương Tổng thống cùng năm Ngôi sao Chiến trận do thành tích hoạt động trong Thế Chiến II. == Thiết kế và chế tạo. == Lớp "John C. Butler" được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu một số lượng lớn nhưng rẻ tiền của một kiểu tàu hộ tống chống tàu ngầm để hộ tống các đoàn tàu vận tải vượt đại dương. Chúng có chiều dài chung , mạn tàu rộng và mớn nước , trọng lượng choán nước tiêu chuẩn , và lên đến khi đầy tải, với một thủy thủ đoàn bao gồm 14 sĩ quan và 201 thủy thủ. Con tàu được vận hành bởi hai turbine hơi nước hộp số Westinghouse; hơi nước được cung cấp bởi hai nồi hơi "D" Express, tạo ra công suất và cho phép đạt được tốc độ tối đa . Nó có tầm hoạt động ở tốc độ đường trường . Dàn vũ khí chính bao gồm hai tháp pháo 5-inch/38 caliber đa dụng nòng đơn, được dẫn đường bởi hệ thống điều khiển hỏa lực Mark 51; vũ khí phòng không gồm hai khẩu đội Bofors 40 mm L/60 nòng đôi và mười khẩu Oerlikon 20 mm nòng đơn cũng được dẫn đường bởi hệ thống Mark 51. Ngoài ba ống phóng ngư lôi , vũ khí chống ngầm bao gồm hai đường ray thả mìn sâu, tám máy phóng mìn sâu K-gun cùng một dàn súng cối chống ngầm Hedgehog. Con tàu được trang bị sonar kiểu QC, radar dò tìm mặt biển SL và radar dò tìm không trung SA. "John C. Butler" được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng Consolidated Steel Corporation, Ltd. ở Orange, Texas vào ngày 5 tháng 10, 1943. Nó được hạ thủy vào ngày 12 tháng 11, 1943, được đỡ đầu bởi bà Walter C. Butler, mẹ của Thiếu úy Butler, và nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 31 tháng 3, 1944 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân John Edward Pace. == Phần thưởng. == Ngoài danh hiệu Đơn vị Tuyên dương Tổng thống do hoạt động dũng cảm trong Trận chiến ngoài khơi Samar, "John C. Butler" còn được tặng thưởng thêm năm Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II.
Vườn bách thảo ʻEneʻio Vườn bách thảo ‘Ene’io (EBG) là một vườn thực vật ở Tonga. Đây là vườn bách thảo đầu tiên ở quốc gia này. Khu vườn có bộ sưu tập thực vật lớn nhất và đa dạng nhất ở Vương quốc Tonga. Vườn bách thảo nằm ở Vava'u, cách Neiafu 10 phút. Nó bao gồm 22 mẫu Anh (89.000 m2) vườn tư nhân và được phát triển vào năm 1972 bởi Haniteli Fa’anunu, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Thủy sản đã nghỉ hưu. Là một nhà nông học với 38 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp (18 năm là Quản lý viên Nông nghiệp và Thực phẩm của chính phủ Tonga), Fa’anunu mang đến cho du khách các chuyến tham quan qua các khu vườn chứa hơn 100 họ thực vật và 500 loài thực vật, cả bản địa và ngoại lai. Khu vườn cũng có lối đi ra bãi biển ‘Ene’io, một bãi biển tư nhân với khu vực cắm trại.
USS Meyer Ba tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ từng được đặt cái tên USS "Meyer hoặc USS "Myers: - , tên đặt theo Bộ trưởng Hải quân George von Lengerke Meyer (1858-1918), là một tàu khu trục lớp "Clemson" trong biên chế từ năm 1919 đến năm 1929 - , tên đặt theo hạ sĩ quan Merton B. Myers (1921-1943), là một tàu vận chuyển cao tốc lớp "Crosley" trong biên chế từ năm 1945 đến năm 1947 - , tên đặt theo Chuẩn đô đốc Wayne E. Meyer (1926-2009), là một tàu khu trục tên lửa điều khiển lớp "Arleigh Burke" nhập biên chế năm 2009 và hiện vẫn đang phục vụ
Thích Hành Vũ Trương Thục Vũ (张淑武, sinh ngày 27 tháng 12 năm 1978), hay còn được biết đến với tên nghệ danh là Thích Hành Vũ (释行宇) hoặc Thích Ngạn Năng (释彦能), là một nam diễn viên, võ sư kiêm thiền sư người Trung Quốc. Ngoài công việc làm diễn viên, anh còn là một thiền sư từng làm việc tại chùa Thiếu Lâm. == Danh sách phim. == - "" (2004) - "Kung Fu Hustle" (2004) - "Dragon Tiger Gate" (2006) - "Fatal Contact" (2006) - "Flash Point" (2007) - "My Wife Is a Gambling Maestro" (2008) - "Ip Man" (2008) - "Bodyguards and Assassins" (2009) - "Black Ransom" (2010) - "Just Another Pandora's Box" (2010) - "No Limit" (2011) - "Shaolin" (2011) - "Treasure Hunt" (2011) - "" (2013) - "Princess and the Seven Kung Fu Masters" (2013) - "The Wrath of Vajra" (2013) - "Angel Warriors" (2013) - "The White Storm" (2013) - "Kung Fu Jungle" (2014) - "The Taking of Tiger Mountain" (2014) - "Keeper of Darkness" (2015) - "Oh My God" (2015) - "Super Bodyguard" (2016) - "Line Walker" (2016) - "The Deadly Reclaim" (2016) - "S.M.A.R.T. Chase" (2017) - "" (2018) - "Treasure Union" (2018) - "The Bravest Escort Group" (2018) - "The Heart" (2019)
Số phong phú Trong lý thuyết số, Số phong phú hay số dư thừa là số sao cho tổng các ước thực sự của số đó lớn hơn chính nó. Số 12 là số phong phú đầu tiên, các ước thực sự của nó là 1, 2, 3, 4 và 6 và tổng của chúng là 16. Phần mà tổng lớn hơn giá trị được gọi là độ dư. Ví dụ như 12 có độ dư bằng 4. == Định nghĩa. == Số "n" sao cho tổng các ước "σ"("n") > 2"n", hoặc tương đương (tổng ước số thực sự) "s"("n") > "n". Độ dư là giá trị của "σ"("n") − "2n" (hoặc "s"("n") − "n"). == Các ví dụ. == Danh sách 28 số phong phú đầu tiên: Ví dụ 30 có các ước thực sự của nó là 1, 2, 3, 5, 6, 10, 15. Tổng các ước này là 42 > 30 và độ dư của 30 là 42 - 30 = 12. == Tính chất. == - Số phong phú lẻ đầu tiên là số 945. - Số phong phú nhỏ nhất không chia hết bởi 2 hoặc 3 là số 5391411025, các ước số nguyên tố phân biệt của nó bao gồm 5, 7, 11, 13, 17, 19, 23, và 29 . Một thuật toán được đưa ra bởi Iannucci trong 2005 cho phép tìm số phong phú nhỏ nhất không chia hết bởi "k" số nguyên tố đầu tiên. Nếu formula_1 biểu thị số phong phú nhỏ nhất không chia hết bởi "k" số nguyên tố đầu tiên thì với mọi formula_2 ta có: - Mỗi bội của số hoàn hảo (trừ chính số đó ra) là phong phú. Ví dụ như mỗi bội của 6 và lớn hơn 6 là số phong phú vì formula_4 - Bội của số phong phú cũng là số phong phú. Ví dụ, bội của 20 (bao gồm cả 20) phong phú là bởi formula_5 - Do đó, có vô số số phong phú chẵn và lẻ. - Số phong phú không phải là bội của một số phong phú hay số hoàn hảo (tức là các ước thực sự của nó đều là số thiếu hụt) được gọi là số phong phú nguyên thủy. - Số phong phú mà độ dư của nó lớn hơn bất cứ số nào nhỏ hơn được gọi là số rất phong phú, còn nếu s(n)/n lớn hơn mọi số nhỏ hơn n thì n thay vì đó được gọi là số siêu phong phú. - Mọi số nguyên lớn hơn 20161 có thể viết thành tổng của hai số phong phú.
Ksi (Kirin) Ksi ( Ѯ , ѯ ) là một chữ cái của bảng chữ cái Cyrillic ban đầu , có nguồn gốc từ chữ cái Hy Lạp Xi ( Ξ, ξ). Nó chủ yếu được sử dụng trong các từ mượn tiếng Hy Lạp, đặc biệt là các từ liên quan đến Nhà thờ . Ksi đã bị loại khỏi bảng chữ cái tiếng Nga cùng với psi , omega và yus trong Civil Script năm 1708 ( "Grazhdanka" của Peter Đại đế ), và cũng đã bị loại khỏi các ngôn ngữ thế tục khác. Nó đã được khôi phục một thời gian ngắn vào năm 1710 và cuối cùng bị loại bỏ vào năm 1735. Mặc dù nó không còn được sử dụng trong phông chữ đánh máy, nó vẫn tiếp tục được sử dụng bởi nhà thờ và vì các giáo sĩ tích cực tham gia vào các cuộc điều tra dân sự, Ksi có thể được tìm thấy trong nhiều văn bản dân sự viết tay. cho đến đầu những năm 1800. Trong Civil Script thời Peter Đại đế, ksi cũng được viết tương tự như izhitsa có đuôi. Nó đại diện cho "60" nếu được sử dụng như một số.
Uk (Kirin) Uk (Оу оу; in nghiêng: "Оу оу" ) là một biểu đồ của bảng chữ cái Cyrillic đầu tiên , mặc dù thường được coi và sử dụng như một chữ cái đơn lẻ. Nó là một khoản vay trực tiếp từ bảng chữ cái Hy Lạp , trong đó tổ hợp ⟨ου⟩ ( omicron - upsilon ) cũng được sử dụng để biểu thị / u / . Để tiết kiệm không gian, nó thường được viết dưới dạng chữ ghép thẳng đứng ( Ꙋ ꙋ), được gọi là "chuyên khảo Uk". Trong thời hiện đại, ⟨оу⟩ đã được thay thế bằng ⟨у⟩ đơn giản. == Vay mượn từ tiếng Hy Lạp. == Cả biểu đồ ngang và dọc đều được mượn từ bảng chữ cái Hy Lạp . Chữ viết tắt trong tiếng Hy Lạp Ou ( "Ȣ ȣ" ) thường được bắt gặp trong các bản viết tay thời Trung cổ của Hy Lạp và trong một số ấn bản hiện đại của văn bản cổ điển. Tiếng Hy Lạp hiện đại vẫn sử dụng ⟨ου⟩ ( omicron - upsilon ) cho / u / nhưng hiếm khi sử dụng cách ghép dọc. == Sự phát triển của việc sử dụng tiếng Uk trong tiếng Xla-vơ Đông Cổ. == Việc đơn giản hóa từ оу⟩ thành ⟨у⟩ lần đầu tiên được thực hiện trong các văn bản Đông Slavơ cổ và chỉ sau đó được chuyển sang các ngôn ngữ Nam Slav. Người ta có thể thấy sự phát triển này trong các chữ cái từ vỏ cây bạch dương Novgorod : Mức độ mà chữ cái này được sử dụng ở đây khác nhau ở hai vị trí: ở vị trí đầu từ hoặc trước một nguyên âm (trừ jers ) và sau một phụ âm. Trước khi có phụ âm, оу⟩ được sử dụng 89% trong các tác phẩm trước năm 1100. Đến năm 1200, nó được sử dụng 61%, với chữ у⟩ được sử dụng 14%; đến năm 1300, bạn đã đạt 28%, vượt qua ⟨у⟩ ở mức 45%. Từ cuối thế kỷ 14 trở đi, không có trường hợp оу⟩ nào được sử dụng ở vị trí này nữa, với у xuất hiện 95% thời gian. Việc sử dụng giảm dần sau một phụ âm. Mặc dù không có trường hợp nào sử dụng ⟨у⟩ ở vị trí này trước c. 1200, оу giảm dần từ 88% trước năm 1100 xuống 57% vào năm 1200. Tần suất оу vẫn ổn định trong khoảng 47% đến 44% cho đến năm 1400, khi nó giảm tiếp xuống 32%. Trong khi đó, việc sử dụng ⟨у⟩ tăng từ 4% vào đầu thế kỷ 13, lên 20% vào giữa thế kỷ 13, 38% vào giữa thế kỷ 14 và 58% vào đầu thế kỷ 15. == Biểu diễn trên máy tính. == Chữ Uk lần đầu tiên được biểu diễn trong Unicode 1.1.0 là U + 0478 và 0479, (Ѹ ѹ). Sau đó, người ta nhận ra rằng glyph được sử dụng cho bức thư đã không được xác định đầy đủ, và nó đã được biểu thị dưới dạng một bức thư chuyên khảo hoặc chuyên khảo trong các phông chữ được phát hành khác nhau. Cũng có một khó khăn là trong các văn bản viết, chữ cái có thể xuất hiện ở dạng viết thường (оу), viết hoa (Оу), hoặc viết hoa toàn bộ (ОУ), có thể được sử dụng cho tiêu đề. Để giải quyết sự không rõ ràng này, Unicode 5.1 đã ngừng sử dụng các điểm mã gốc, giới thiệu U + A64A và A64B, (Ꙋ ꙋ), đồng thời khuyên bạn nên soạn đồ thị bằng hai ký tự riêng lẻ ⟨о⟩ + ⟨ у⟩. Unicode 9.0 cũng đã giới thiệu U + 1C82 cũng có thể được sử dụng để soạn dạng biểu đồ (⟨ᲂ⟩ + ⟨у⟩) và U + 1C88 (ᲈ) như một biến thể của dạng chuyên khảo. Tuy nhiên, phương pháp được khuyến nghị có thể gây ra một số vấn đề về biểu diễn văn bản. Chữ У ban đầu không xuất hiện đơn lẻ trong chính tả tiếng Slav của Nhà thờ Cổ, và do đó điểm mã của nó được thay thế bằng các phông chữ máy tính Old Slavonic khác bằng các dạng digraph hoặc chuyên khảo của Uk hoặc với dạng có đuôi của Izhitsa . Izhitsa có đuôi có thể được sử dụng như một phần của đồ thị, nhưng việc sử dụng hình dạng của chữ chuyên khảo Uk như một phần của đồ thị Uk (оꙋ) là không chính xác. Chữ chuyên khảo nhỏ Uk đã được sử dụng trong Bảng chữ cái chuyển tiếp Romania để biểu thị / u / , nhưng do hạn chế về phông chữ, chữ Ȣ ligature hoặc gamma Latinh đôi khi được sử dụng thay thế.
Khoảng cách số nguyên tố Khoảng cách số nguyên tố là khoảng cách giữa hai số nguyên tố liên tiếp. Khoảng cách thứ "n", ký hiệu bởi "g" hay "g"("p") là khoảng cách giữa số nguyên tố thứ ("n" + 1) và số nguyên tố thứ "n", hay nói cách khác: Ta có "g" = 1, "g" = "g" = 2, và "g" = 4. Dãy ("g") của khoảng cách số nguyên tố hiện vẫn đang được nghiên cứu kỹ lưỡng, song nhiều bài toán và giả thuyết vẫn còn chưa được chứng minh. Danh sách 60 khoảng cách số nguyên tố đầu tiên: Theo định nghĩa của "g", mọi số nguyên tố đều có thể viết thành == Quan sát đầu tiên. == Khoảng cách số nguyên tố nhỏ nhất và duy nhất là số lẻ là khoảng cách 1 giữa 2, số nguyên tố chẵn duy nhất, và 3, số nguyên tố lẻ đầu tiên. Mọi khoảng cách số nguyên tố khác đều là số chẵn. Chỉ có duy nhất một cặp hai khoảng cách số nguyên tố liên tục bằng 2: khoảng cách "g" và "g" giữa ba số nguyên tố 3, 5, và 7. Vói bất kỳ số nguyên "n", giá trị giai thừa "n"! là tích của tất cả các số nguyên dương từ 1 tới "n". Sau đó, xét dãy Dễ nhận thấy phần tử đầu tiên chia hết cho 2, phần tử thứ hai chia hết cho 3, và tiếp tục như vậy. Do đó, đây là dãy hợp số liên tiếp, và nó phải thuộc khoảng cách giữa hai số nguyên tố có độ dài ít nhất "n". Điều này có nghĩa khoảng cách số nguyên tố có thể lớn tùy ý, hay nói dưới công thức: với bất kỳ số nguyên "N", tồn tại số nguyên "m" sao cho . Tuy nhiên, khoảng cách số nguyên tố với độ dài "n" có thể xảy ra ở các số nhỏ hơn "n"!. Lấy ví dụ chẳng hạn, khoảng cách số nguyên tố đầu tiên có độ dài lớn hơn 14 nằm giữa 523 và 541, trong khi 15! là số cực kỳ lớn, 1307674368000. == Các kết quả số học. == Thường thì tỷ lệ của  ∕ được gọi là "merit" của khoảng cách "g" . , khoảng cách số nguyên tố lớn nhất với đuôi là số có thể nguyên tố có độ dài 6966714, bao gồm 208296 chữ số của số có thể nguyên tố và merit "M" = 14.5395, được phát hiện bởi Michiel Jansen dùng phần mềm sàng phát triển bởi J. K. Andersen.. Trong khi đó, khoảng cách số nguyên tố lớn nhất với đuôi là số nguyên tố đã được chứng minh có độ dài bằng 1113106 và merit = 25.90, với 18662 chữ số trong số nguyên tố, phát hiện bởi P. Cami, M. Jansen và J. K. Andersen. , giá trị merit lớn nhất và đầu tiên lớn hơn 40, phát hiện bởi mạng Gapcoin, là 41.93878373 với số nguyên tố 87 chữ số: 293703234068022590158723766104419463425709075574811762098588798217895728858676728143227. Khoảng cách số nguyên tố của số này với số nguyên tố ngay sau đó là 8350. Tỷ lệ Cramér–Shanks–Granville được tính bằng tỷ lệ "g" / (ln("p")). Nếu ta bỏ đi tỷ lệ cao thất thường của các số nguyên tố 2, 3, 7, thì giá trị lớn nhất tính theo tỷ lệ này là 0.9206386 cho số nguyên tố 1693182318746371. Các giá trị khác có thể được xem ở .
Yery Yery , Yeru , Ery hoặc Eru (Ы ы; italics: "Ы" "ы"), thường được gọi là trong tiếng Nga hiện đại hoặc trong lịch sử và trong tiếng Slavonic Nhà thờ hiện đại, là một chữ cái trong hệ thống chữ Kirin. Nó đại diện cho nguyên âm gần không có âm trung tâm (nhiều phía sau hoặc phía trên hơn i) sau các phụ âm không viết trong (cứng) trong bảng chữ cái Belarus và Nga, và sau bất kỳ phụ âm nào trong hầu hết các tiêu chuẩn Rusyn, trong đó nó đại diện cho âm gần âm giữa trở lại nguyên âm không được bao quanh. Chữ cái này thường được viết bằng chữ latinh sang tiếng Anh và hầu hết các ngôn ngữ Tây Âu khác là : Krylov (họ, Крылов) . Cách viết đó khớp với tiếng Ba Lan, sử dụng để biểu thị một âm rất giống. Tiếng Nga được sử dụng để chuyển chữ của Ba Lan sang chữ Kirin: (). Tuy nhiên, trong tiếng Latinh cũng có thể được sử dụng cho các mục đích khác (chẳng hạn như cho , hoặc như một phần của chữ số, ví dụ: ) . == Nguồn gốc. == Giống như nhiều chữ cái Kirin khác, nó có nguồn gốc từ chữ ghép ꙑ (được biểu thị bằng Unicode là Yeru với Back Yer), được hình thành từ Yer và (trước đây được viết là không dấu chấm hoặc có hai dấu chấm) hoặc Izhe ( mà trước đây giống với ). Trong các bản thảo thời Trung cổ, nó hầu như luôn được tìm thấy dưới dạng hoặc . Dạng hiện đại lần đầu tiên xuất hiện trong các bản viết tay Nam Slav vì mất đi sự đảo ngữ của các phụ âm cuối từ và phụ âm trước, vì vậy các chữ cái và trở nên nhầm lẫn; kể từ cuối thế kỷ 14, được sử dụng trong các bản thảo Đông Slav.
Koppa (Kirin) Koppa (Ҁ ҁ; italics: "Ҁ ҁ") là một ký tự số giống như chữ cái cổ của hệ thống chữ viết Cyrillic. Hình thức của nó (và tên hiện đại) có nguồn gốc từ chữ cái Hy Lạp Koppa (Ϙ ϙ). Koppa được sử dụng như một ký tự số trong các bản viết tay Cyrillic cổ nhất, đại diện cho giá trị 90 (chính xác như tổ tiên Hy Lạp của nó đã làm). Nó đã được thay thế tương đối sớm bằng chữ cái Kirin Che (Ч ч), có hình thức tương tự và ban đầu không có giá trị số. Các ví dụ biệt lập về Ч được sử dụng như một chữ số được tìm thấy ở các khu vực Đông và Nam Slavonic ngay từ thế kỷ thứ mười một, mặc dù Koppa vẫn tiếp tục được sử dụng thường xuyên vào thế kỷ thứ mười bốn. Tuy nhiên, trong một số giống Kirin phương Tây, Koppa vẫn được giữ lại và Ч được sử dụng với giá trị 60, thay thế cho chữ cái Kirin Ksi (Ѯ ѯ). Cyrillic Koppa không bao giờ có giá trị ngữ âm và không bao giờ được sử dụng như một chữ cái bởi bất kỳ ngôn ngữ quốc gia nào sử dụng Cyrillic. Tuy nhiên, một số sách giáo khoa và từ điển hiện đại về ngôn ngữ Slavonic của Nhà thờ Cổ lại chèn ký tự này vào giữa các chữ cái khác của bảng chữ cái Cyrillic ban đầu, giữa П và Р (để tái tạo thứ tự bảng chữ cái Hy Lạp) hoặc ở cuối danh sách. == Thư mục. == - Старославянский словарь (по рукописям X—XI веков), под редакцией Р. М. Цейтлин, Р. Вечерки и Э. Благовой, Москва, “Русский язык”, 1994, (an Old Slavonic dictionary compiled by manuscripts of 10-11 c.). - Lunt, Horace G. Old Church Slavonic grammar. Berlin, New York: Mouton de Gruyter, 2001 (7th ed.), .
Trần Tuấn Kiệt (nhạc sĩ) Trần Tuấn Kiệt (sinh 24/11/1980) nguyên là Chủ tịch Hội văn học nghệ thuật của Thị xã Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp. Xuất thân từ một ca sĩ chuyên nghiệp, đồng thời ông còn được nhiều người biết đến là một nhạc sĩ nổi tiếng qua các ca khúc như: Xuân Trên Đất Việt, Tình Mãi Nước Non, Cô Gái Việt Nam, Rạng Ngời Việt Nam, Sài Gòn Ôm Một Nỗi Đau, Yêu Người Xứ Huế, Hạnh Phúc Quanh Ta (Mahamangalasuta) Tình Yêu Crowd1, Xuân Vẫn Bên Ta… == Tiểu sử và sự nghiệp. == Ông sinh ngày 24 tháng 11 năm 1980 tại Thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp trong một gia đình xuất thân nghề trồng hoa kiểng ở Làng Hoa Tân Quy Đông. Thiếu thời do gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn nên ông phải vừa học vừa làm thêm để có tiền phụ giúp gia đình và đóng học phí, đến năm lớp 9 Trường Đông Quy bị sạt lở, ông lại phải chuyển đến trường Bán công Đồ Chiểu học tiếp. Trần Tuấn Kiệt bắt đầu sinh hoạt văn nghệ từ khi còn là học sinh. Cậu bé đã giành được rất nhiều giải thưởng tiếng hát hay ở trường, sau đó được Trung tâm văn hóa Thị xã Sa Đéc mời để cộng tác diễn rất nhiều chương trình. Trong thời gian này, Trần Tuấn Kiệt đã đoạt rất nhiều giải cấp xã, phường, thị xã và đoạt 4 lần giải A cấp tỉnh Đồng Tháp. Sau khi tốt nghiệp lớp 12 xong, thì ông phải nghỉ học vì gia đình không có đủ điều kiện để ông được học tiếp lên đại học. Một mình đơn thân lên Sài Gòn tìm lại một vài người bạn thân cùng quê, từng sinh hoạt văn nghệ chung với nhau, tìm việc làm để có tiền đi học nhằm bồi dưỡng thêm kiến thức âm nhạc, thỏa lòng đam mê trên con đường nghệ thuật. Ông đăng ký học lớp thanh nhạc khóa 6 tháng tại Nhà hát Hòa Bình kết hợp với trường Cao đẳng Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh và được cấp chứng chỉ loại Giỏi khóa học tháng 6 – 12 năm 2003). Ngoài ra ông còn đến tham gia sinh hoạt văn nghệ cùng nhóm Trúc Xanh ở Nhà văn hóa Quận 6 (gồm có các nhạc sĩ, nhà thơ tên tuổi như: Hàn Châu, Dzoãn Bình, Hoàng Bửu, Huỳnh Ngọc Đông, Kông Thanh Bích, Nguyễn Ngọc Tài, Nguyễn Tuấn Khanh, Phan Thị Nguyệt Hồng, Thế Hồng Lam…). Nhưng những khó khăn trong cuộc sống đã khiến ông chật vật rất nhiều, có lúc tưởng chừng phải bỏ cả ước mơ quay trở về quê. May mắn đã đến với ông khi gặp được nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, tác giả của nhiều ca khúc nỗi tiếng như: Chiều mưa biên giới, Khúc xuân ca, Nhớ một chiều xuân, Khúc tình ca hàng hàng lớp lớp, Phiên gác đêm xuân, Lá thư người lính chiến, Sắc hoa màu nhớ, Xin đừng trách anh, Đom đóm, Niềm đau dĩ vãng, Tình cố hương, Về mái nhà xưa, Kỷ niệm vẫn xanh, Hải ngoại thương ca… Ông cũng là người dạy cho hai cô học trò ruột ca sĩ Thanh Tuyền, Giao Linh. Trần Tuấn Kiệt đã được Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đào tạo, rèn luyện trước hết để trở thành một ca sĩ chuyên nghiệp, và được học thêm nghề làm chuyên viên phòng thu thanh của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông sau 1975. Nhờ vậy mà sự nghiệp ca hát ngày thăng tiến hơn, và ông đoạt giải thưởng danh giá hơn như: Huy chương vàng ở cuộc thi "Chín Dòng Sông Hò Hẹn" tổ chức tại tỉnh Trà Vinh năm 1997 do Bộ Văn hóa Thông tin trao tặng, tại thành phố Quy Nhơn tỉnh Nha Trang, thành phố Cần Thơ tháng 10 năm 2009. Liên Hoan Âm Nhạc lần thứ lX khu vực các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long. Đoạt 2 giải B trình bày sáng tác ca khúc mới sáng tác do Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức. Ông được mời trình diễn tại những sân khấu lớn, các phòng trà, quán bar… Ở Sài Gòn và lưu diễn khắp nơi trong cả nước. Thỉnh thoảng ông cũng có dịp lưu diễn sang nước ngoài. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông còn dạy cho ông sáng tác ca khúc. Một số sáng tác đầu tay của nhạc sĩ trẻ Trần Tuấn Kiệt được báo chí, một số hãng băng dĩa, Đài truyền hình trong và ngoài nước, và rất nhiều ca sĩ nổi tiếng sử dụng, phát hành, Đài truyền hình Việt Nam VTV, Đài truyền hình TP.Hồ chí Minh HTV, TH Vĩnh Long, Đồng Nai, Bình Dương, Đồng Tháp... Hãng phim truyện Việt Nam, Game show truyền hình, cùng một số trung tâm hải ngoại như: Thúy Nga Paris, Trường Thanh Hải, Minh Chánh Entertainment). Nhưng khi con đường nghệ thuật đang thuận lợi thì ông nhận được tin ở quê nhà mẹ ông bệnh nặng có thể không qua khỏi. Thế là ông đành phải buông bỏ tất cả quay về phụ tiếp gia đình và lo cho mẹ. Khi mẹ đã khỏe lại sau thời gian dài chữa trị, ông quay lại Sài Gòn, trở về với những tụ điểm, sân khấu ca nhạc vẫn luôn mở rộng vòng tay với ông. Nhưng bất hạnh thay chưa được bao lâu thì mẹ trở bệnh, ông lại phải trở về quê và lần này xem như từ bỏ hẵn những gì vừa mới gây dựng được. Thời gian sau, ông  thi vào trường Đại học Đồng Tháp, để mong tìm được một công việc ổn định sau này, vừa có tiền trang trãi việc học hành. Tại trường Đại học Đồng Tháp. Ông được trao giấy khen sinh viên đạt thành tích xuất sắc phong trào thi đua học tập đợt 1 và 2 năm 2010 – 2011, đoạt giải nhất Tiếng hát sinh viên. Và cũng chính ở nơi đây Trần Tuấn Kiệt đã cho ra đời một ca khúc mang tên "Chuyện tình sinh viên" được giới sinh viên khắp nơi cả nước đón nhận. Phát huy sự thành công mới này ông tiếp tục sáng tác các ca khúc như: Việt Nam sáng mãi, Duyên kiếp cầm ca, Tình nghèo thủy chung,… Số phận lại lần nữa không mĩm cười với ông khi vì hoàn cảnh khó khăn ông lại phải từ bỏ ghế nhà trường trong năm học thứ hai. Sau đó ông được mời về làm việc ở Trung Tâm Văn Hóa và Hội Văn học nghệ thuật Thị xã Hông Ngự (nay thuộc Thành phố Hồng Ngự). Không bỏ cuộc và cam chịu chấp nhận số phận ông lại tiếp tục con đường học vấn và phải vừa học vừa làm và sau cùng may mắn cũng mỉm cười với ông khi nhận bằng tốt nghiệp Đại học luật Cần Thơ sau bốn năm sinh viên đầy khó nhọc. Những nhạc phẩm ông sáng tác được ca sĩ trình bày như: Xuân Trên Đất Việt (Đàm Vĩnh Hưng, Dương Hồng Loan, Tuấn Vỹ, Lê Minh Trung, Hồ Quang Lập), Xuân Vẫn Bên Ta (Đức Minh, Hồ Quang Lập, Lương Tùng Quang, Khải Đăng..), Đêm Cuối Trao Nhau (Cẩm Loan, Đoàn Minh, Giao Linh), Mai Vàng Ngày Xuân (Yến Xuân, Như Ý, Hoàng Yến…), Rạng Ngời Việt Nam (Rất nhiêu ca sĩ danh tiếng trình bày), Tình Mãi Nước Non (Trần Tuấn Kiệt cùng dàn nhạc Giao Hưởng Sài Gòn), Đêm Tần Thu (Kim Anh, Đỗ Lệ) Cành Đào Thiêng Tình Sử, Anh Viết Nhạc Làm Gì, Yêu Người Xứ Huế (Long Nhật, Lê Toàn), Đà Lạt Tình Tôi, Tình Yêu Diệu Kỳ, Vãn Lần Xin Lỗi Em (Gia Huy), Chuyện Tình Bolero (Lê Minh Trung, Lâm Ngọc Hoa), Cô Gái Việt nam (Hoa hậu Văn hóa thế giới Thái Nhã Vân), Người Tình Sa Đéc (Tiết Duy Hòa). === Huy chương. === - Huy chương vàng (Bộ văn hóa thông tin trao tặng) - Cùng rất nhiều giải thưởng cấp khu vực và tỉnh khác === Chức vụ. === Chủ tịch Hội văn học nghệ thuật Thị xã Hồng Ngự, Đồng Tháp. == Hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc. == Từ năm 2016–2022, Nhạc sĩ Trần Tuấn Kiệt rất nổi tiếng vì đã biên tập, dàn dựng nhiều chương trình đại nhạc hội, quay phim sân khấu, thực hiện MV ca nhạc tại Sài Gòn, tỉnh Đồng Tháp, Thị xã Hồng Ngự (nay thuộc Thành phố Hồng Ngự) như: Sài Gòn: Rạng Ngời Việt Nam, Tình Mãi Nước Non, Việt Nam Quê Hương Lộng Lẫy. Tỉnh Đồng Tháp: Chút Tình Gửi Về Miền Trung (Chương trình Nghệ thuật gây quỹ ủng hộ đồng bào Miền trung ngày 15 tháng 11 năm 2020 do Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp chỉ đạo thực hiện). Thị xã Hồng Ngự (nay thuộc Thành phố Hồng Ngự): Chương trình mừng Lễ Quốc Khánh 2/9 năm 2016, chương trình Hồng Ngự Trong Trái Tim Tôi ngày 21 tháng 8 năm 2018 (tưởng nhớ hai cố nhạc sĩ Tô Thanh Tùng – Tô Thanh Sơn), chương trình Họp Mặt Giao Lưu Khiêu Vũ (các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và khu vực phía Nam ngày 21 tháng 12 năm 2019. Quy tụ các band, nhóm nhạc hiphop, acoustic trong và ngoài tỉnh xây dựng phong trào văn hóa văn nghệ nhằm giúp các thanh thiếu niên có sân chơi âm nhạc lành mạnh. Chương trình văn nghệ Khánh thành Mừng Thành phố Hồng Ngự được công nhận là Thủ phủ cá tra ngày 16 tháng 12 năm 2017, chương trình 200 năm Vùng Đất Hồng Ngự, chương trình Lễ hội giao thừa mừng xuân năm 2016, 2017, 2018, 2019. Tỉnh Vĩnh Long: Giao Lưu Văn Hóa Nghệ Thuật (do Trung tâm văn hóa nghệ thuật tỉnh Vĩnh Long và Hội Văn học nghệ thuật Thị xã Hồng Ngự). Tỉnh Nghệ An: Giao Lưu Văn Hóa Văn Nghệ Giữ Gìn Và Phát Huy Bản Sắc Cộng Đồng Dân Tộc Thổ ngày 9 tháng 11 năm 2019. Tỉnh An Giang: Tham gia trại sáng tác âm nhạc viết về chủ đề Lực lượng vũ trang tỉnh An Giang, do Bộ chỉ huy quân sự tỉnh và Liên hiệp các Hội văn học tỉnh An Giang kết hợp ngày 24 tháng 6 năm 2020. Tỉnh Đắc Lắk: Tham gia trại sáng tác âm nhạc kết hợp giữa Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Đắk Lắk ngày 26, 27 tháng 7 năm 2019. Tỉnh Bình Phước: Tham gia trại sáng tác âm nhạc kết hợp giữa Hội liên hiệp văn học nghệ Đồng Tháp và tỉnh Bình Phước ngày 28, 29 tháng 7 năm 2019. Tỉnh Bình Dương: Hội văn học nghệ thuật Thị xã Hồng Ngự kết hợp với Đài phát thanh truyền hình tỉnh Bình Dương, quay phim chương trình Đờn ca tài tử nhằm duy trì và phát huy bộ môn Đờn ca tài tử của vùng đất Nam bộ… Ông là người thực hiện Album riêng dòng nhạc Nguyễn Văn Đông (Album Trái Tim Việt Nam, Nhạc Giang Sinh…Gồm nhiều tác phẩm vô cùng giá trị được sáng tác trước và sau năm 1975) được khán thính giả trong, ngoài nước yêu thích. Ngoài ra ông còn cộng tác với thành phần ca nhạc sĩ, mc, nhóm nhạc, danh hài, hoa khôi tên tuổi như: Giao Linh, Kim Anh, Sơn Tuyền, Đàm Vĩnh Hưng, Gia Huy, Lê Minh Trung, Tuấn Vỹ, Đức Minh, Yến Xuân, Hoàng Châu, Tiết Duy Hòa, Dương Hồng Loan, Thành Đại Siêu, Thẩm Thúy Hà, Châu Ngọc Tiên, Ngọc Phụng, Chế Tuấn, Chế Kha, Cẩm Loan, Đoàn Minh, Lê Như, Đào Kỳ Anh, Hồ Quang Lập, Trang Anh Thơ, Yến Ly, Đông Dương, Thu Sang, Ngô Ân, Duy Long, Thái Nhã Vân (hoa hậu Văn Hóa Thế giới 2022), Kha My (hoa hậu năm 2018 Thái Lan), Hoàng Yến (Á hậu). Nghệ sĩ: Châu Thanh, Trọng Phúc, Cẩm Tiên, Trường An, Minh Trường, Nhã Thy, Thy Nhung, Lâm Hữu Tặng. Danh hài: Tấn Beo, Khánh Nam, Thanh Đông, Bảo Na. Mc: Ngọc Tiên, Hoàng Sơn, Thanh Phương, Nguyễn Nhung, Ngọc Huyền, Thanh Hảo. Nhóm nhạc: TiTiKid, Sao Đêm, VeNus. Vũ đoàn: Gió Việt, Sắc Việt, Lee Lee. Nhạc sĩ: Dzoãn Bình, Huỳnh Ngọc Đông, Hoàng Bửu, Nguyễn Tuấn Khanh, Phạm Khiêm, Phạm Đức, Tô Thanh Sơn. Ngoài ra Nhạc sĩ Trần Tuấn Kiệt còn từng làm trưởng ban giám khảm những cuộc thi sáng tác ca khúc mới, tiếng hát hay trong và ngoài tỉnh (do phòng giáo dục Thị xã Hồng Ngự tổ chức, Ban giám khảo tại cuộc thi giao lưu, trao đổi Văn học nghệ thuật Trường trung cấp Phật học Thành phố Cần Thơ 19 tháng 11 năm 2019).
Bảng tính điểm xe đạp đường trường Việt Nam Mặc dù hệ thống thi đấu quốc gia môn Xe đạp luôn có từ 6 đến 8 giải, nhưng để đánh giá một cách chính xác hơn trình độ của các VĐV môn Xe đạp, Liên đoàn Xe đạp - Mô tô thể thao Việt Nam đã xây dựng và công bố "Bảng tính điểm các giải Xe đạp đường trường năm 2008". Với cách tính điểm mới này, thành tích của mỗi VĐV sẽ thể hiện qua số điểm đạt được ở mỗi giải đấu. Đó cũng là cơ sở giúp cho Liên đoàn Xe đạp - Mô tô thể thao Việt Nam xác định và trao Cúp cho các danh hiệu quan trọng như: VĐV xuất sắc nhất (nam và nữ), địa phương xuất sắc nhất và công nhận đội (CLB) mạnh == Năm 2008. == Dưới đây là Bảng tính điểm các giải Xe đạp đường trường năm 2008. == Năm 2015. == Dưới đây là Bảng tính điểm các giải Xe đạp đường trường năm 2015.
Danh sách đội hình cầu thủ tham dự Giải vô địch bóng đá thế giới 2022 Đây là danh sách các cầu thủ có tên trong đội hình của các cầu thủ tham dự giải vô địch bóng đá thế giới 2022, được diễn ra tại Qatar từ ngày 21 tháng 11 đến hết ngày 18 tháng 12 năm 2022. Trước khi công bố đội hình chính thức, mỗi đội tuyển quốc gia cho phép công bố một đội hình sơ bộ với số lượng các cầu thủ không giới hạn theo các huấn luyện viên. Sau đó, mỗi đội tuyển quốc gia cần phải công bố một đội hình chính thức gồm 23 cầu thủ và đội hình này sẽ được chốt trước ngày 10 tháng 11 năm 2022, ít nhất phải có ba thủ môn. Nếu một cầu thủ hay thủ môn gặp chấn thương, cầu thủ hay thủ môn khác sẽ được phép thay thế, với điều kiện là phải thay thế đúng trước trận ra quân của đội. == Bảng A. == === Ecuador. === Huấn luyện viên: Gustavo Alfaro === Hà Lan. === Huấn luyện viên: Louis van Gaal === Qatar. === Huấn luyện viên: Félix Sánchez Bas === Senegal. === Huấn luyện viên: Aliou Cissé == Bảng B. == === Anh. === Huấn luyện viên: Gareth Southgate === Iran. === Huấn luyện viên: Dragan Skočić === Hoa Kỳ. === Huấn luyện viên: Gregg Berhalter === Xứ Wales. === Huấn luyện viên: Rob Page == Bảng C. == === Argentina. === Huấn luyện viên: Lionel Scaloni === Mexico. === Huấn luyện viên: Gerardo Martino === Ba Lan. === Huấn luyện viên: Czesław Michniewicz === Ả Rập Xê Út. === Huấn luyện viên: Hervé Renard == Bảng D. == === Úc. === Huấn luyện viên: Graham Arnold === Đan Mạch. === Huấn luyện viên: Kasper Hjulmand === Pháp. === Huấn luyện viên: Didier Deschamps === Tunisia. === Huấn luyện viên: Jalel Kadri == Bảng E. == === Costa Rica. === Huấn luyện viên: Luis Fernando Suárez === Đức. === Huấn luyện viên: Hansi Flick === Nhật Bản. === Huấn luyện viên: Hajime Moriyasu === Tây Ban Nha. === Huấn luyện viên: Luis Enrique == Bảng F. == === Bỉ. === Huấn luyện viên: Roberto Martínez === Canada. === Huấn luyện viên: John Herdman === Croatia. === Huấn luyện viên: Zlatko Dalić === Maroc. === Huấn luyện viên: Vahid Halilhodžić == Bảng G. == === Brazil. === Huấn luyện viên: Tite === Cameroon. === Huấn luyện viên: Rigobert Song === Serbia. === Huấn luyện viên: Dragan Stojković === Thụy Sĩ. === Huấn luyện viên: Murat Yakin == Bảng H. == === Ghana. === Huấn luyện viên: Otto Addo === Bồ Đào Nha. === Huấn luyện viên: Fernando Santos === Hàn Quốc. === Huấn luyện viên: Paulo Bento === Uruguay. === Huấn luyện viên: Diego Alonso
Bao điều không nói Bao điều không nói (tiếng Anh: Everything I Never Told You) là cuốn tiểu thuyết đầu tay ra mắt năm 2014 của nữ tác giả người Mỹ gốc Hoa Celeste Ng. Tác phẩm đứng đầu danh sách những tác phẩm hay nhất năm 2014 của Amazon. Tiểu thuyết xoay quanh một gia đình người Mỹ gốc Hoa có cô con gái Lydia được phát hiện đã chết đuối trong một hồ nước gần nhà. Ng đã mất sáu năm và bốn bản thảo khác nhau để hoàn thiện cuốn tiểu thuyết của mình. Tại Việt Nam, tác phẩm được Nhà xuất bản Trẻ ấn hành với tên "Bao điều không nói". == Cốt truyện. == Vào ngày 3 tháng 5 năm 1977, gia đình Lee báo cáo về sự mất tích của đứa con gái thứ hai trong gia đình, Lydia. Sau vài ngày, thi thể của cô được tìm thấy trong một hồ nước ở thị trấn. Cha mẹ của Lydia, James và Marilyn, rất kinh hoàng trước cái chết của con gái họ. Trong quá trình cảnh sát vào cuộc điều tra, cha mẹ cô bé bàng hoàng phát hiện ra rằng, con gái họ không học giỏi và nổi tiếng như họ vẫn tưởng, mà sự thật là cô bé rất cô đơn trong ngôi trường của mình, hầu như không có bạn bè, cùng với đó là kết quả học tập tụt dốc không phanh. Cái chết của Lydia khiến James và Marilyn bắt đầu suy ngẫm về cuộc đời của chính họ. James từng là một đứa trẻ có tài năng đặc biệt trong học tập, nhưng gốc nhập cư người Trung Quốc khiến ông phải dành cả đời để khao khát được hòa nhập. Năm 1957, vào thời điểm James đang là ứng viên tiến sĩ tại trường Đại học Harvard và đang giảng dạy cho một lớp học nghiên cứu về văn hóa Mỹ, ông đã gặp Marilyn. Lúc bấy giờ bà đang theo học tại lớp mà James giảng dạy. Sau khi tốt nghiệp, do không đảm bảo được vị trí giảng viên tại Harvard, James quyết định đồng ý lời đề nghị từ trường Đại học Middlewood ở Ohio. Về phần Marilyn, bà sinh ra trong gia đình có mẹ là nội trợ kiêm giáo viên giảng dạy nữ công gia chánh tại trường trung học. Bà có mơ ước trở thành bác sĩ. Tuy vậy, ở nhà, Marilyn thường xuyên bị mẹ đối xử không tốt, mối quan hệ của cả hai cũng bất hòa. Nên khi gặp James và thấu hiểu sự phân biệt chủng tộc mà ông phải chịu đựng, Marilyn cảm thấy có sự đồng cảm với con người này, vì thế mà cả hai bắt đầu mối quan hệ tình cảm. Sau khi phát hiện mình có thai, Marilyn và James kết hôn chóng vánh. Cuộc hôn nhân vấp phải sự phản đối dữ dội từ mẹ Marilyn vì bà biết được James là người gốc Á. Sau khi đứa con trai đầu lòng của gia đình James chào đời, Marilyn quyết định quay lại theo đuổi con đường trở thành bác sĩ mà bà đang dang dở. Tuy nhiên, sau khi Lydia ra đời, bà phải gác lại mong muốn ấy thêm tám năm nữa. Sau khi nhận được tin mẹ qua đời, Marilyn trở về quê nhà Virginia để lo hậu sự. Trong thời gian đó, bà bất thình lình nhận ra mình đang dần trở thành một người nội trợ, theo đúng cái cách mà mẹ bà vẫn hằng ao ước. Với khát khao thoát khỏi sự sắp đặt của mệnh đời, Marilyn quyết định rời bỏ gia đình để tiếp tục việc học, nhưng James thì lại nghĩ rằng vợ mình bỏ nhà đi là do ông là người gốc Á, vì bà không chịu nổi những lời đàm tiếu cay nghiệt từ miệng lưỡi người đời. Marilyn rời nhà đi trong 9 tuần, trong thời gian đó bà phát hiện ra mình đang mang thai đứa con thứ út Hannah. Vì thế, Marilyn quyết định trở về nhà và từ bỏ ý định trở thành bác sĩ. Thay vào đó, Marilyn truyền ước mơ của mình sang cho Lydia, khuyến khích cô bé học tập, tích cực dạy cô bé những kiến thức toán học và khoa học. Về phần James, trong thời gian Marilyn bỏ nhà đi, ông bắt đầu dành nhiều sự quan tâm hơn cho Lydia, trong khi ruồng rẫy Nathan, vì sự nhút nhát và cô độc của cậu đã khiến ông nhớ lại thời thơ ấu bị bạn bè xa lánh của mình. Vì điều này, Nathan dần trở nên ghen tị với Lydia. Một ngày nọ, cậu đẩy em gái xuống hồ dù biết rõ cô bé không biết bơi. Tuy nhiên, khi nhìn cảnh tượng Lydia dễ dàng ngã xuống, Nathan bất ngờ nhận ra rằng Lydia đang chết chìm dưới sức nặng của sự kỳ vọng mà cha mẹ dành cho cô bé. Cậu lao xuống cứu Lydia và sau đó hai người trở nên thân thiết. Khi ở độ tuổi thiếu niên, Lydia bắt đầu thấu được áp lực của sự kỳ vọng mà cha mẹ dành cho mình. Cô không thể theo kịp các khóa học toán và khoa học nâng cao mà mẹ khuyến khích tham gia. Cô cũng mệt mỏi với việc giả vờ trước mặt bố rằng mình có bạn bè. Lydia bắt đầu giao du với Jack, một anh chàng hàng xóm gần nhà mà Nathan không ưa. Ngoài Jack, Lydia cũng kết thân với đám bạn gái quậy phá trong thị trấn. Còn Nathan, sau nhiều năm bị cha mẹ ruồng rẫy, Nathan có cơ hội ghi điểm trước mặt gia đình khi có thông báo cậu được nhận vào trường Harvard. Sợ bị Nathan bỏ rơi, Lydia giấu thư thông báo của nhà trường. Điều này khiến tình cảm giữa cô và anh trai rạn nứt nghiêm trọng. Lydia quyết định đến gặp Jack và bày tỏ mong muốn được quan hệ tình dục với cậu, nhưng Jack đã từ chối và thú nhận rằng người anh yêu là Nathan. Bị dồn nén bởi nhiều chuyện, Lydia nghĩ đến việc tự tử. Cô rời nhà vào lúc nửa đêm ngày hôm đó, chèo thuyền ra khỏi bến, bơi xuồng ra giữa hồ và nhảy xuống mặt nước. Câu chuyện quay về dòng thời gian hiện tại. Marilyn phát hiện ra rằng sau cái chết của Lydia, James bắt đầu ngoại tình với một trong những sinh viên gốc Hoa của mình là Louisa Chen. Lúc này, bà mới biết James luôn nghĩ rằng bà không hài lòng với cuộc hôn nhân của họ vì ông và những đứa trẻ không phải người da trắng. Sau khi James quay trở lại, hai người làm lành với nhau. Trong khi đó, Nathan đi tìm Jack, buộc cậu phải chịu trách nhiệm về cái chết của Lydia. Hai người đối mặt với nhau bên hồ. Nathan đấm Jack trước khi Hannah kịp ngăn anh trai mình lại. Nathan ngã xuống hồ và được Jack cứu. Trong thời khắc ấy, cậu nhận ra mình mãi mãi sẽ không bao giờ có thể hiểu được cái chết của em gái mình. == Giải thưởng. == Tại Giải thưởng Sách của năm do Amazon tổ chức năm 2014 "Bao điều không nói" xuất sắc vượt qua các tác phẩm của Stephen King và Hilary Mantel để giành giải nhất. Tác phẩm cũng giành giải thưởng Sách Massachusetts năm 2015, Giải thưởng Alex năm 2015 của Hiệp hội Thư viện Hoa Kỳ, Giải thưởng Hiệp hội Thủ thư Châu Á/Thái Bình Dương cho Tác phẩm văn học (hạng mục Sách hư cấu dành cho người lớn) và Giải thưởng Câu lạc bộ Sách Medici. Cuốn tiểu thuyết cũng lọt vào vòng chung kết của Giải thưởng Sách Ohioana, Giải thưởng John Creasy/New Blood Dagger cũng như Giải thưởng VCU/Cabell First Novelist. == Đón nhận. == Theo trang web tổng hợp đánh giá Bookmarks, "Bao điều không nói" nhận được nhiều đánh giá tích cực. Viết cho tờ "The New York Times", Alexander Chee mô tả cuốn tiểu thuyết là "một bức chân dung sâu sắc và chân thành về sự tranh đấu của một gia đình để giành lấy chỗ đứng trong lịch sử, cũng như sự hy vọng của một phụ nữ trẻ về việc hoàn thiện của cuộc tranh đấu đó". Tác giả Mark Lawson của tờ "The Guardian" dành lời khen cho tác phẩm, nhận định: "Ng đã cực kỳ xuất sắc trong việc miêu tả sự tàn phá mà cha mẹ có thể gây ra cho con cái và giữa cha mẹ với nhau". Lawson kết luận rằng "Bao điều không nói" xứng đáng được xếp vào hàng những tiểu thuyết hàng đầu về bệnh tâm lý gia đình như "A Map of the World" của Jane Hamilton và "What the Dead Know" của Laura Lippman". Ấn phẩm "Kirkus Reviews" thừa nhận: "Cuốn tiểu thuyết đầu tay với đầy xúc cảm phức tạp của [Celeste] Ng kéo bạn vào như một luồng điện cực mạnh và giữ chân bạn đến khi những bí mật cuối cùng [của tác phẩm] được hé lộ". == Chuyển thể thành live-action. == Nhà xuất bản LD Entertainment đã cân nhắc mua lại bản quyền của tác phẩm, giao Michael De Luca, nhà sản xuất từng được đề cử giải Oscar phối họp cùng Julia Cox trong quá trình chuyển thể kịch bản. Vào tháng 12 năm 2018, Julia Roberts được tác giả Celeste Ng lựa chọn cho vai nữ chính. Vào tháng 5 năm 2020, thời gian chờ cân nhắc mua lại bản quyền "Bao điều không nói" của LD Entertainment chính thức hết hạn. Thay vào đó, Annapurna TV đã mua lại bản quyền tác phẩm và đang lên kế hoạch đồng sản xuất cùng A-Major. Theo kế hoạch, tác phẩm sẽ được sản xuất dưới dạng một loạt phim truyền hình ngắn tập, với Megan Ellison, Sue Naegle, Patrick Chu và Ali Krug sẽ đóng vai trò điều hành sản xuất dự án cho Annapurna TV, trong khi Mary Lee đảm nhận vai trò điều hành sản xuất cho A-Major.
Hoàng Quang Dụ Hoàng Quang Dụ, () (sinh ngày 24 tháng 6 năm 1969) là cựu Chủ tịch Tập đoàn GOME, nhà bán lẻ điện tử tiêu dùng lớn nhất ở Trung Quốc. Ông sở hữu tài sản ròng 1,7 tỷ đô la Mỹ tính đến năm 2005, theo bảng xếp hạng những người giàu nhất thế giới của tạp chí "Forbes". Năm 2005, ông là người giàu nhất Trung Quốc theo tạp chí "Time". Ông sinh ra và lớn lên là một Kitô hữu. Năm 2006, theo quy định của pháp luật, ông buộc phải bán bớt 25% cổ phần của Tập đoàn GOME, được niêm yết tại Hồng Kông, khiến giá trị tài sản ròng của ông là 2,5 tỷ đô la Mỹ, theo một số nguồn tin. Các mục tiêu đầy tham vọng của ông bao gồm "đưa GOME trở thành một trong 500 công ty lớn nhất thế giới vào năm 2008". Hoàng Quang Dụ được liệt kê là người giàu nhất Trung Quốc đại lục năm 2007, với giá trị tài sản ròng ước tính khoảng 6,3 tỷ USD, theo Danh sách tỷ phú Trung Quốc năm 2008. Ông đã bị Dương Huệ Nghiên vượt mặt vào năm 2009, với giá trị tài sản là 7,1 tỷ USD. == Tiểu sử. == Hoàng Quang Dụ tên thật là Hoàng Tuấn Liệt, sinh ngày 24 tháng 6 năm 1969 tại thôn Phụng Hồ, khu Triều Dương, thành phố Sán Đầu, tỉnh Quảng Đông trong một gia đình nông dân nghèo.
Sân vận động Tochigi Green Ban đầu nơi đây chỉ có một khán đài bê tông duy nhất. Một khán đài bê tông mới được xây dựng đối diện khán đài chính và khánh thành vào mùa giải 2011. Sân hiện có sức chứa 18,025 khán giả.
Giải quần vợt Pháp Mở rộng 2022 - Đơn nam xe lăn Shingo Kunieda là nhà vô địch, đánh bại Gustavo Fernández trong trận chung kết, 6–2, 5–7, 7–5. Đây là danh hiệu đơn Giải quần vợt Pháp Mở rộng thứ 8 và danh hiệu đơn Grand Slam thứ 27 của Kunieda. Alfie Hewett là đương kim vô địch, nhưng thua ở vòng bán kết trước Fernández.
Giải quần vợt Pháp Mở rộng 2022 - Đơn nữ xe lăn Diede de Groot là đương kim vô địch và bảo vệ thành công danh hiệu, đánh bại Yui Kamiji trong trận chung kết, 6–4, 6–1.
Giải quần vợt Pháp Mở rộng 2022 - Đơn xe lăn quad Niels Vink là nhà vô địch, đánh bại Sam Schröder trong trận chung kết, 6–4, 7–6. Dylan Alcott là đương kim vô địch, nhưng giải nghệ vào tháng 1 năm 2022.
Giải quần vợt Pháp Mở rộng 2022 - Đôi nam xe lăn Alfie Hewett và Gordon Reid là đương kim vô địch và bảo vệ thành công danh hiệu, đánh bại Gustavo Fernández và Shingo Kunieda trong trận chung kết, 7–6, 7–6.
Giải quần vợt Pháp Mở rộng 2022 - Đôi nữ xe lăn Diede de Groot và Aniek van Koot là đương kim vô địch và bảo vệ thành công danh hiệu, đánh bại Yui Kamiji và Kgothatso Montjane trong trận chung kết, 7–6, 1–6, [10–8].
Giải quần vợt Pháp Mở rộng 2022 - Đôi xe lăn quad Sam Schröder và Niels Vink là nhà vô địch, đánh bại Heath Davidson và Ymanitu Silva trong trận chung kết, 6–2, 6–2. Andy Lapthorne và David Wagner là đương kim vô địch, nhưng thua ở vòng bán kết trước Davidson và Silva.
Giải quần vợt Pháp Mở rộng 2022 - Đôi nữ huyền thoại Nathalie Dechy và Amélie Mauresmo là đương kim vô địch, nhưng cả hai chọn không tham dự. Flavia Pennetta và Francesca Schiavone là nhà vô địch, đánh bại Gisela Dulko và Gabriela Sabatini trong trận chung kết, 1–6, 7–6, [10–6].
Nardwuar John Ruskin (sinh ngày 5 tháng 7 năm 1968), được biết đến nhiều hơn với tên Nardwuar, hoặc Nardwuar the Human Serviette, là một nhà phỏng vấn và nhạc sĩ người Canada đến từ Vancouver, British Columbia. Ông là ca sĩ chính và người chơi keyboard cho The Evaporators. Nardwuar bắt đầu làm truyền thông tại đài phát thanh CITR 101.9 FM của Đại học British Columbia ở Vancouver. Chương trình của ông được phát vào các buổi chiều thứ sáu hàng tuần kể từ tháng 10 năm 1987. Chương trình có sự kết hợp của đa dạng thể loại âm nhạc, cùng với các cuộc phỏng vấn và bình luận. Các cuộc phỏng vấn của Nardwuar thường được chiếu trên chương trình "Going Coastal" của MuchMusic, hoặc được in trong tạp chí "Chart" . Mặc dù mục tiêu yêu thích của Nardwuar là các nghệ sĩ âm nhạc, ông chia sẻ rằng mình sẵn sàng phỏng vấn bất kỳ người nổi tiếng nào. Ông cũng đôi khi xuất hiện với tư cách là người dẫn chương trình khách mời và người phỏng vấn trên CBC Radio 3 và bắt đầu chương trình hàng tuần của riêng mình trên đài phát thanh dạng tự do WFMU chạy từ năm 2009 đến năm 2013. Một cuộc phỏng vấn điển hình sẽ bắt đầu với câu "Bạn là ai?", tiếp theo là "Đến từ đâu?" nếu đối tượng không tình nguyện chia sẻ thông tin về họ. Mỗi cuộc phỏng vấn sẽ kết thúc với các câu "Keep on " ("Hãy tiếp tục nhảy trong thế giới tự do") và câu đánh nhịp "doot doola doot doo ... " của đoạn "Shave and a Haircut", mà người được phỏng vấn dự định sẽ trả lời bằng câu cuối cùng "doot doo!" trước khi Nardwuar đứng yên ngoác miệng cười cho đến khi máy quay tắt. Các cuộc phỏng vấn cũng thường kết thúc bằng việc Nardwuar hỏi người được phỏng vấn "Tại sao mọi người nên quan tâm đến [tên người được phỏng vấn]?" . Khi được yêu cầu giải thích tên của mình, Nardwuar đã nói rằng đó là "một cái tên ngớ ngẩn, ngu ngốc như Sting hoặc Sinbad"; rằng "Human" đến từ bài hát "Human Fly" của The Cramps ; và "Serviette" đó xuất phát từ thực tế là "ở Hoa Kỳ, họ không có "serviette" (một loại khăn ăn trong văn hoá Anh), họ có "napkin" (loại khăn ăn khác thường thấy hơn)". == Đầu đời. == Nardwuar sinh ra với tên khai sinh là John Ruskin tại Vancouver, British Columbia, vào năm 1968. Cha ông, Vernon, là một kỹ sư và mẹ ông Olga Ruskin (nhũ danh Bruchovsky) là một nhà báo địa phương, giáo viên lịch sử trung học và sử gia. Bà đã xuất bản cuốn sách về nhân vật lịch sử Vancouver "Gassy Jack" John Deighton. Bà Olga đã cho ông tiếp xúc với lịch sử địa phương bằng cách đưa đến các buổi toạ đàm về lịch sử. Ở trường tiểu học, Nardwuar đã giành chiến thắng trong một cuộc thi hùng biện trước đám đông và là một vận động viên chạy cự ly dài. Nardwuar học tại trường trung học Hillside ở Tây Vancouver, nơi ông là thành viên của hội học sinh. Thông qua hội học sinh, ông bắt đầu thuê các ban nhạc cho các sự kiện của trường, và thực hiện cuộc phỏng vấn đầu tiên của mình, với Art Bergmann của nhóm Poisoned. Ông được nhận vào học tại Đại học British Columbia (UBC) năm 1986, cùng năm ông đổi tên thành Nardwuar. Ông bắt đầu làm tình nguyện viên tại đài phát thanh của trường, CITR. Trong khi học lịch sử tại UBC, Nardwuar đã viết các bài báo về Cầu Cổng Sư tử ở Vancouver và vụ ám sát John F. Kennedy. Ông tốt nghiệp năm 1990 với bằng cử nhân lịch sử. == Sự nghiệp. == === Phỏng vấn các nhạc sĩ. === Nardwuar luôn nghiên cứu rất sâu và rộng các thông tin về người được phỏng vấn. Trong một cuộc phỏng vấn với Skrillex, ông đã đưa ra CD đầu tiên của nghệ sĩ này có tên "Sonny Moore". Skrillex sau đó đã chất vấn người quản lý của mình cũng như bạn gái Ellie Goulding khi đó, người tiết lộ rằng họ không hề biết về quá khứ của Skrillex. Trong một cuộc phỏng vấn với Pharrell Williams từ N.E.R.D., Nardwuar đã lôi ra một đĩa nhựa ghi âm bản thu đầu tiên của Pharrell, khiến anh ấy khựng lại và nói, “Đây là... đây là... Đây là một trong những cuộc phỏng vấn ấn tượng nhất mà tôi từng trải qua trong đời. Tôi nghiêm túc đấy." Sau đó trong cuộc phỏng vấn, Pharrell nói, "Nghiên cứu của bạn là không ai sánh kịp. Không ai sánh kịp." Trong một cuộc phỏng vấn năm 2010 với rapper Drake và nhà sản xuất 40 của anh ấy, Drake đã mô tả cuộc phỏng vấn của Nardwuar là "tuyệt nhất mà tôi từng tham gia trong suốt cuộc đời mình". Trong một cuộc phỏng vấn với Ludacris, Nardwuar đã đề cập đến một người bạn thời trung học, Vanesha, mà Ludacris đã trả lời rằng: "Cậu thật điên rồ đấy, biết không vậy?" tiếp theo là, "Làm thế quái nào mà cậu lại phát hiện ra điều đó? Cái quái gì đang diễn ra vậy?". Do phong cách ngớ ngẩn và lập dị của mình, ông đã bị tấn công bằng lời nói, đe dọa thể xác và đe dọa bởi những người như Sebastian Bach của Skid Row (người lấy cắp chiếc bánh mì yêu thích của Nardwuar), ban nhạc Quiet Riot (đã rượt đuổi Nardwuar và đội ngũ trên đường phố), Sonic Youth và Dave Rowntree của Blur. Alice Cooper, Henry Rollins, Travis Barker, Lydia Lunch, Harlan Ellison, Beck, Nas, và những người khác đã coi thường anh ta hoặc gây hấn bằng lời nói trong các cuộc phỏng vấn. Chris Fehn của Slipknot, Kid Cudi và Lil Uzi Vert (một cách vui vẻ) đã bỏ dở giữa chừng sau các cuộc phỏng vấn. Thông thường, trải nghiệm này khiến những người nổi tiếng bối rối. Các thành viên của GWAR đã cố gắng không cười khi đang diễn. Jello Biafra rất ấn tượng với phong cách phỏng vấn du kích của ông, nhưng đã tỏ ra nổi nóng trong một cuộc phỏng vấn năm 2000 khi Nardwuar bắt đầu thảo luận về vụ kiện của các cựu thành viên ban nhạc Dead Kennedys chống lại Biafra. Dave Rowntree của Blur đã xin lỗi Nardwuar vào năm 2011 vì hành vi của mình trong một cuộc phỏng vấn năm 2003, gọi đó là "một trong những điều tôi xấu hổ" và gọi hành động của mình là "bắt nạt". Nardwuar đã chấp nhận lời xin lỗi thông qua Twitter. Một số đối tượng của Nardwuar nhận biết phong cách lập dị của anh ta và xoay sở để đảo ngược tình huống, đặc biệt là Iggy Pop, David Cross, Steel Panther, Mudhoney, "Weird Al" Yankovic, Lil B và Eric Andre. Một số giải thích các trò đùa tinh nghịch của ông tỏ ra không tôn trọng một cách cố ý, bao gồm Nas và nhà làm phim khiêu dâm Al Goldstein. Henry Rollins nhận thấy Nardwuar là một người không trung thực, nói rằng “Tôi thích nhân vật mà bạn đang đóng. Tôi thích rằng bạn có thể bật và tắt nó. Thật dễ thương. " Nardwuar đã cố gắng liên lạc với Courtney Love, lần đầu tiên vào năm 1991 qua điện thoại, nói về những cây đàn guitar của Danelectro và hỏi về hộp thư PO của bà trước khi bà kết thúc cuộc trò chuyện. Sau đó, ông đã có cơ hội thực hiện một buổi phỏng vấn đầy đủ về bà sau khi lẻn vào hậu trường phòng thay đồ tại buổi trình diễn của Hole năm 1993 ở Vancouver, BC, và một lần nữa vào tháng 11 năm 1994 ở hậu trường Commodore Ballroom. Love cũng có mặt trong cuộc phỏng vấn của Nardwuar với Nirvana vào tháng 1 năm 1994 tại hậu trường của Diễn đàn Vancouver. === Phỏng vấn nhân vật không phải là nhạc sĩ. === Nardwuar cũng được biết đến là một "nhà báo du kích", thường lẻn vào các cuộc họp báo dưới vỏ bọc của một phóng viên chính thống để đối đầu với các nhà lãnh đạo chính trị hoặc những người nổi tiếng không thuộc lĩnh vực âm nhạc khác bằng những câu hỏi siêu thực hoặc khó hiểu. Các mục tiêu chính trị không ở Canada của ông bao gồm Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev, cựu Tổng thống Hoa Kỳ Gerald Ford và cựu Phó Tổng thống Hoa Kỳ Dan Quayle. Nardwuar cũng đã nhắm đến nam diễn viên Crispin Glover và người chữa bệnh bằng đức tin Ernest Angley, hỏi Angley liệu có cách nào chữa khỏi "The Summertime Blues" hay không, Angley giận dữ trả lời: "Ôi tôi ước gì bạn im đi được không. Bạn biết bản thân thậm chí còn chẳng hài hước. Bạn thật may mắn vì Chúa không đánh chết bạn đấy." === Phỏng vấn các chính trị gia Canada. === Tháng 11 năm 1997, Nardwuar cắt hết tóc và lẻn vào một hội nghị APEC để hỏi Jean Chrétien xem anh ta có ủng hộ việc xịt hơi cay của những người biểu tình bên ngoài hay không. Chrétien, dường như không biết về vụ việc và không biết thuật ngữ tiếng Anh "mace" ("gậy, chùy") và "pepper spray" ("bình xịt hơi cay", nhưng cũng có thể dịch là "rắc tiêu") được dùng để chỉ điều gì, đã trả lời bằng một câu nói đã trở nên nổi tiếng ở Canada: “Đối với tôi, hạt tiêu ("pepper") là để rắc lên đĩa." Vào tháng 6 năm 2004, Nardwuar đã thuyết phục được Paul Martin, cựu Thủ tướng Canada, thích thú chơi một ván nhanh của trò chơi "Hip Flip" của Hasbro khi ông đang trên đường tới buổi tranh cử. Sau khi Martin thắng cử, Nardwuar đã nhận xét về khả năng tiên đoán tuyệt vời của "Hip Flip", bởi vì cả hai ứng cử viên còn lại đều không thực hiện màn này. Trong một chuyến đi vận động tranh cử đến Vancouver vào tháng 12 năm 2005, Nardwuar đã kết thúc một cuộc phỏng vấn với cố lãnh đạo Đảng Dân chủ Mới Jack Layton—người trong cuộc gặp gỡ đầu tiên của họ đã được hướng dẫn chơi trò chơi và nói rằng ông sẽ luyện tập cho lần gặp mặt tiếp theo của họ—với một cú lắc hông phối hợp thành công. Thủ tướng thứ 22 Stephen Harper là ứng cử viên lớn duy nhất từ cuộc bầu cử năm 2004 chưa từng biểu diễn thành công "Hip Flip" với Nardwuar. Nardwuar đã được lực lượng bảo vệ của Harper hộ tống ra ngoài khi cố gắng bắt đầu trò chơi. Trong cuộc bầu cử liên bang Canada năm 2015, nhà lãnh đạo liên bang đầu tiên hoàn thành trò chơi Hip Flip là Justin Trudeau, người đã hoàn thành vào ngày 10 tháng 9 sau một cuộc họp báo ở Vancouver. Thủ hiến Christy Clark (đảng Tự do), Thủ hiến John Horgan (NDP) và Andrew Weaver (Đảng Xanh) đều đã thực hiện Hip Flip trong cuộc tổng tuyển cử năm 2017 của British Columbia. Trong cuộc bầu cử liên bang ở Canada năm 2019, lãnh đạo Đảng Dân chủ Mới Jagmeet Singh là người đứng đầu đảng chính trị duy nhất cố gắng thực hiện Hip Flip. Trong chiến dịch bầu cử liên bang Canada năm 2021, cả lãnh đạo Đảng Dân chủ Mới Jagmeet Singh và lãnh đạo Đảng Xanh của Canada Annamie Paul đã hoàn thành Hip Flip. == Di sản. == Video âm nhạc cho bài hát năm 2005 "Twisted Transistor " của Korn là một tác phẩm tài liệu châm biếm bao gồm một nhà làm phim tài liệu hư cấu tên "Rob Piner", người có hành vi và ngoại hình dựa trên Nardwuar. Trong một video tháng 10 năm 2012 được đăng lên YouTube có tựa đề 'Seanwuar', rapper Sean Price ăn mặc tương tự như Nardwuar, phỏng vấn Pharoahe Monch, đồng nghiệp cùng hãng thu âm Duck Down Records, bắt chước phong cách đặc biệt của Nardwuar và thực hiện cuộc phỏng vấn theo phong cách tương tự, sử dụng nhiều đặc điểm nổi bật của Nardwuar, chẳng hạn như sử dụng cách tặng quà của anh ấy và kết thúc cuộc phỏng vấn với một giao dịch bằng giọng nói từ bài 'Tutti Frutti' của Little Richard thay vì đoạn âm thanh từ 'Shave and a Haircut'. Vào tháng 1 năm 2013, Brother Ali đã phát hành một bài hát có tên "Nardwuar", để kỷ niệm cuộc phỏng vấn của anh với Nardwuar; bài hát có phần beat được lấy từ một trong những đĩa hát mà Nardwuar đã tặng Ali như một món quà. Tại Liên hoan phim South by Southwest năm 2013, đạo diễn Brent Hodge và nhà sản xuất Chris Kelly đã thực hiện một bài hồi tưởng về sự nghiệp của Nardwuar cho "Time" . Trong South by Southwest 2013, Pharrell Williams đã tinh nghịch lật ngược thế cờ và phỏng vấn Nardwuar ngay sau cuộc phỏng vấn của chính mình, cố gắng bắt chước phong cách phỏng vấn đặc trưng của Nardwuar. Trong mixtape "Innanetape" năm 2013 của mình, Vic Mensa đã nhắc đến Nardwuar trong bài hát "Tweakin' (feat. Chance the Rapper )" với lời bài hát "Thumbs up to the camera like Nardwuar" ("Giơ ngón tay cái lên trên trước máy quay như Nardwuar.") Trong khi Nardwuar đang hồi phục sau ca phẫu thuật tim, Kyle Mooney đã tạo ra một cuộc phỏng vấn giả Nardwuar với Matt Mondanile. Trong album "Top of the Line" năm 2016 của anh ấy, trong bài hát cùng tên, Rittz nhắc đến Nardwuar với lời bài hát "shit I can't recall the last 15 years wishing I could do an interview with Nardwuar" ("chết tiệt, tôi không thể nhớ lại 15 năm qua ước gì tôi có thể thực hiện một cuộc phỏng vấn với Nardwuar"). Bài hát "Night Song" trong EP "Brothers of Destruction" của The Lemon Twigs năm 2017 có dòng "we saw the highway patrol taking selfies with Nardwuar" ("chúng tôi đã thấy người tuần tra đường cao tốc chụp ảnh tự sướng với Nardwuar.") Ngày 29 tháng 9 năm 2019 được tuyên bố là "Ngày Nardwuar" tại Vancouver bởi Kennedy Stewart, Thị trưởng Vancouver. Vào năm 2019, Nardwuar đã được giới thiệu vào BC Entertainment Hall of Fame và được đặt ngôi sao trên đại sản của họ trên Phố Granville ở Trung tâm thành phố Vancouver. Lil Uzi Vert đã lấy mẫu từ cuộc phỏng vấn năm 2018 với Nardwuar cho bài hát "Futsal Shuffle 2020". Ca khúc "Merlin's Staff" từ mixtape năm 2021, "Sin City The Mixtape", của Ski Mask the Slump God có câu "They all about ya, know about ya, no Nardwuar" ("Tất cả về bạn, biết về bạn, không có Nardwuar"). == Đời tư. == === Sức khỏe. === Vào ngày 10 tháng 7 năm 1999, Nardwuar bị co giật và tê liệt tạm thời do xuất huyết não (khiến phải hủy bỏ cuộc phỏng vấn phục kích theo kế hoạch của ông về Courtney Love), nhưng nhanh chóng hồi phục. Vào ngày 6 tháng 12 năm 2015, ông bị đột quỵ và được xuất viện sáu ngày sau đó. Vào ngày 25 tháng 1 năm 2016, Nardwuar đã tiến hành phẫu thuật sửa chữa một lỗ thủng giữa hai buồng tim, có khả năng là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ của ông.
Khương Thế Hiền Người làng Thượng, xã Bình Lãng huyện Tứ Kỳ, Hải Dương.
Yeo Woon-kay Yeo Woon-kay (25 tháng 2, 1940 – 22 tháng 5, 2009) là một diễn viên và nhân vật truyền hình Hàn Quốc. Bà được biết đến qua các bộ phim Hàn Quốc như "Nàng Dae Jang Geum", "Dịch vụ gia đình, Tên tôi là Kim Sam Soon". Bà bắt đầu diễn xuất khi đang học trung học và tiếp tục diễn xuất khi đang theo học tại Đại học Hàn Quốc, nơi bà học Văn học. Bà trở nên nổi tiếng với công việc của mình ở "Daehakgeuk," hay còn gọi là Nhà hát sinh viên nghiệp dư trong những năm 1950 và 1960, cùng với các diễn viên đương thời như Lee Soon-jae. Bà ra mắt nhà hát chuyên nghiệp của mình với một đoàn kịch vào năm 1962. Từ sân khấu, bà đã có thể chuyển sang sự nghiệp truyền hình một cách thành công. Bà thường đóng vai người bà hoặc "nhân vật bà ngoại". Ví dụ như trong "Toji,the Land" năm 1986 và "Nàng Dae Jang Geum" năm 2003. Bà được chẩn đoán mắc bệnh ung thư thận vào năm 2007 khi quay bộ phim truyền hình SBS "Đức vua và tôi." Nhưng bà vẫn tiếp tục diễn xuất và bắt đầu làm việc cho bộ phim Jang-hwa và Hong-ryeon (Câu chuyện của hai chị em) của đài KBS2, cuối cùng phải ngừng sản xuất vì bệnh viêm phổi, cho thấy sự lây lan của bệnh ung thư đến phổi của bà. Bà phải vào phòng chăm sóc đặc biệt của bệnh viện vào tháng 5 năm 2009. Các báo cáo nói rằng bà rơi vào tình trạng hôn mê và phải sử dụng thiết bị hỗ trợ sự sống. Bà qua đời vào khoảng 8 giờ tối, ngày 22 tháng 5 năm 2009, tại Trung tâm Y tế Công giáo Incheon ở Incheon, Hàn Quốc. Hưởng thọ 69 tuổi.Tang lễ của bà được tổ chức tại Bệnh viện Severance. Sau khi mất, Yeo Woon-kay đã được trao giải Lifetime Achievement Award tại KBS Drama Awards năm 2009.
Manita Hang Manita Hang (Khmer: ហង្ស ម៉ានីតា, sinh ngày 7 tháng 9 năm 1998) là một người mẫu và hoa hậu người Pháp gốc Campuchia đã chiến thắng trong cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Campuchia 2022 và sẽ đại diện cho Campuchia tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2022. == Tiểu sử. == Hang sinh ra ở thành phố Phnôm Pênh. Cô sinh ra với cha là người Pháp và mẹ là người Campuchia. Hang theo học Lycée français René Descartes de Phnom Penh. Vào tháng 12 năm 2021, cô tốt nghiệp "Trường Kinh doanh CamEd" ở Phnôm Pênh với bằng cử nhân kế toán và tài chính. == Các cuộc thi sắc đẹp. == === Hoa hậu Du lịch Campuchia 2015. === Hang bắt đầu sự nghiệp thi hoa hậu từ năm 2015, cô đăng quang Hoa hậu Du lịch Campuchia 2015. === Hoa hậu Du lịch Quốc tế Đô thị 2016. === Vào ngày 18 tháng 11 năm 2016, Hang đại diện cho Campuchia tại Hoa hậu Du lịch Quốc tế Đô thị 2016 tại khách sạn Nagaworld ở Phnôm Pênh. Người chiến thắng cuộc thi là Amanda Obdam, người đại diện cho Thái Lan và lọt vào Top 10 tại Hoa hậu Hoàn vũ 2020. === Hoa hậu Hoàn vũ Campuchia 2022. === Vào ngày 15 tháng 6 năm 2022, Hằng thi đấu với 20 thí sinh khác tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Campuchia 2022 được tổ chức tại Bayon TV Steung Meanchey Studio ở Phnôm Pênh và cô đã đăng quang và được Marady Ngin trao vương miệng. === Hoa hậu Hoàn vũ 2022. === Với tư cách là Hoa hậu Hoàn vũ Campuchia, Hang sẽ đại diện Campuchia tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2022.
Sự kiện UFO Sân bay Quốc tế O'Hare 2006 Sự kiện UFO Chicago O'Hare là vụ chứng kiến vật thể bay không xác định (UFO) xảy ra vào khoảng 4 giờ 15 phút chiều ngày 7 tháng 11 năm 2006. Khi đó có 12 nhân viên làm việc cho hãng United Airlines và một nhân chứng tên Andres đến từ Torreon bên ngoài Sân bay Quốc tế Chicago O'Hare đã trình báo vụ việc cho Cục Hàng không Liên bang (FAA) nhưng bị cơ quan này từ chối điều tra thêm nữa vì chẳng có dấu hiệu UFO nào trên radar cả và gọi đây chỉ là một "hiện tượng thời tiết" mà thôi. == Diễn biến vụ việc. == Vào khoảng 16 giờ 15 phút CST ngày 7 tháng 11 năm 2006, giới chức trách liên bang tại Sân bay Quốc tế Chicago O'Hare đột nhiên nhận được báo cáo rằng nhóm mười hai nhân viên sân bay đang chứng kiến ​​một chiếc phi thuyền bằng kim loại hình đĩa bay âm thầm đỗ lơ lửng trên trên Cổng C-17 của United Airlines, sau đó vừa khoét một cái lỗ sắc cạnh trên rìa đám mây vừa bay đi mất. Một nhân viên mặt đất đang làm công việc đẩy lùi Chuyến bay 446 của United Airlines khởi hành từ Chicago đến Charlotte, North Carolina đã phát hiện ra vật thể này đầu tiên. Anh ta vội báo cho phi hành đoàn của Chuyến bay 446 biết về vật thể lạ ngay phía trên máy bay. Vật thể này còn được viên phi công, quản lý hàng không và thợ máy chứng kiến cùng lúc. Không có kiểm soát viên không lưu nào nhìn thấy vật thể này và chẳng có dấu hiệu nào về nó được hiển thị trên radar. (Đạo luật Tự do Thông tin đã công bố bản ghi báo cáo qua điện thoại của Kiểm soát viên Không lưu cho FAA). Các nhân chứng mô tả vật thể này hoàn toàn im lặng, đường kính từ 6 đến 24 foot (1,8 đến 7,3 m) và có màu xám đen. Một số nhân chứng độc lập bên ngoài sân bay cũng nhìn thấy vật thể này. Một người mô tả chiếc phi thuyền hình đĩa bay lơ lửng trên sân bay, nói rằng đó "rõ ràng không phải là mây". Theo nhân chứng này, vật thể đã bắn xuyên qua các đám mây với vận tốc lớn, để lại một cái lỗ trong xanh trên tầng mây. Lỗ hổng được cho là sẽ tự đóng lại sau đó không lâu. Theo Jon Hilkevitch của tờ "Chicago Tribune" kể lại "Chiếc đĩa được nhìn thấy rõ trong khoảng năm phút và có gần chục nhân viên United Airlines, từ phi công đến giám sát, vốn đã nghe thấy tiếng huyên thuyên trên radio và chạy ra ngoài để xem thử". == Phản ứng của giới chức trách. == Cả hãng United Airlines và Cục Hàng không Liên bang (FAA) ban đầu đều phủ nhận rằng họ có bất kỳ thông tin nào về sự kiện UFO ở O'Hare cho đến khi tờ "Chicago Tribune", cơ quan đang điều tra báo cáo, đệ đơn yêu cầu dựa theo Đạo luật Tự do Thông tin (FOIA). FAA mãi về sau mới chịu ra lệnh xem xét nội bộ các băng liên lạc không lưu nhằm tuân thủ theo yêu cầu FOIA của tờ "Chicago Tribune", qua đó họ phát hiện ra cuộc gọi của giám sát viên United cho một người quản lý FAA trong tháp sân bay liên quan đến vụ chứng kiến UFO này. Lập trường của FAA kết luận rằng vụ này là do "hiện tượng thời tiết" gây nên và vì vậy mà cơ quan này sẽ không tiến hành điều tra vụ việc. Theo nhà thiên văn học Mark Hammergren, điều kiện thời tiết vào ngày nhìn thấy UFO phù hợp cho kiểu "đám mây đục lỗ", một dạng hiện tượng thời tiết bất thường. Giới điều tra viên về UFO đã lập luận rằng việc FAA từ chối xem xét vụ việc mâu thuẫn với nhiệm vụ của cơ quan này trong hoạt động điều tra vi phạm an ninh có thể xảy ra tại các sân bay của Mỹ như trong trường hợp này; một vật thể được khá nhiều nhân viên sân bay tận mắt chứng kiến và có ít nhất một người trong số họ trình báo chính thức, đang bay lơ lửng trên một trong những sân bay bận rộn nhất thế giới. Một số nhân chứng được tờ "Chicago Tribune" phỏng vấn dường như tỏ vẻ "khó chịu" khi các quan chức liên bang từ chối điều tra chuyện này thêm nữa. == Báo cáo NARCAP. == Trung tâm Báo cáo Hàng không Quốc gia về Hiện tượng Bất thường (NARCAP) đã xuất bản một báo cáo dài 155 trang về vụ chứng kiến này và kêu gọi chính phủ điều tra và cải tiến công nghệ cảm biến năng lượng: "Bất cứ lúc nào một vật thể trong không khí có thể bay lơ lửng trong vài phút trên một sân bay đông đúc nhưng không được đăng ký trên radar hoặc được nhìn thấy trực quan từ tháp điều khiển, là mối đe dọa tiềm ẩn đối với an toàn bay". == Truyền thông đưa tin. == Câu chuyện về UFO ở sân bay Chicago O'Hare đều được nhiều nhóm truyền thông chính thống lớn đưa tin như CNN, CBS, MSNBC, Fox News, "Chicago Tribune" và NPR. Với trên một triệu lượt truy cập, câu chuyện của "Chicago Tribune" nhanh chóng giành được danh hiệu bài viết có nhiều người đọc nhất trong toàn bộ lịch sử website của tờ báo này, nhưng sau đó nhanh chóng nhạt nhòa trên màn hình radar của giới truyền thông. Không một đánh giá chính thức nào được đưa ra cho công chúng vốn đam mê nhưng cũng rất tỉnh táo, thường xuyên đi máy bay, hoặc cho những nhân viên của United trực tiếp liên quan đến vụ việc. Ngày 11 tháng 2 năm 2009, The History Channel đã phát sóng một tập của chương trình truyền hình "UFO Hunters" với tiêu đề "Aliens at the Airport" nhằm xem lại vụ việc vừa qua. Vụ việc cũng được giới thiệu trong tập "Unfriendly Skies" của bộ phim truyền hình mang tên "". == Ảnh hưởng văn hóa. == Bộ phim "UFO" cũng như một tập của phim "Boston Legal" đều nhắc đến sự kiện này.
Sự kiện UFO Căn cứ Không quân Kirtland Sự kiện UFO Căn cứ không quân Kirtland là vụ chứng kiến vật thể bay không xác định (UFO) xảy ra tại Căn cứ Không quân Kirtland ở thành phố Albuquerque, New Mexico nước Mỹ vào cuối năm 1957. Không quân Mỹ đành phải đưa ra kết luận là do các nhân chứng này nhìn nhầm một chiếc máy bay thông thường đang bay ngang qua khu căn cứ này. == Diễn biến vụ việc. == Vụ việc diễn ra khoảng 22 giờ 45 phút MST ngày 4 tháng 11 năm 1957 khi hai nhân viên điều khiển tháp không lưu của Cục Hàng không Dân dụng làm việc tại Căn cứ không quân Kirtland là R. M. Kaser và E. G. Brink bất chợt nhận thấy một luồng sáng trắng đi về phía đông vọt qua sân bay. Ánh sáng này xuất hiện theo đội hình và đoạn liên lạc ngắn qua radar được xác nhận trước khi cả hai kịp nhìn thấy một vật thể lạ tối đen lao xuống dốc ở cuối Đường băng số 26. Vật thể này tiến qua sân bay với tốc độ vừa phải và độ cao vài chục feet; qua ống nhòm, nó có vẻ cao khoảng 15–20 feet, thuôn dài theo chiều thẳng đứng và có hình dạng quả trứng, với luồng sáng trắng duy nhất nằm ở dưới đáy. Vật thể lạ tiếp cận cách tòa tháp trong vòng 3000 feet trước khi lơ lửng trong khoảng thời gian lên đến một phút; sau đó nó di chuyển về phía đông đến ranh giới căn cứ trước khi đột ngột vọt lên với tốc độ cao vào vùng trời tối sầm. Đúng lúc này, Kaser và Brink bèn gọi điện cho đơn vị Kiểm soát Tiếp cận Radar Albuquerque và được họ xác nhận có một mục tiêu đang di chuyển về phía đông trong khu vực dự kiến. Nó quay về hướng Nam, di chuyển (theo Kaser) với tốc độ rất cao, trước khi xoay quanh khu vực lân cận thuộc Trạm Dải Tần số thấp Albuquerque trong vài phút. Sau đó, mục tiêu di chuyển ngược về phía bắc theo hướng Kirtland, bay lơ lửng trên điểm đánh dấu bên ngoài phía nam của đường băng chính bắc–nam. Cuối cùng vật thể lạ vọt lên vị trí phía sau một chiếc C-46 đang rời khỏi căn cứ được nửa dặm đường và bám theo chừng 14 dặm trước khi lại bay lượn trên điểm đánh dấu bên ngoài và biến mất tăm hơi. Tổng thời gian liên lạc với radar kéo dài khoảng 20 phút. Vụ chứng kiến này được phía Không quân tiến hành điều tra gần như ngay lập tức cho Dự án Blue Book. Tiến sĩ James E. McDonald, một nhà vật lý khí quyển và nhà nghiên cứu UFO nổi tiếng đã theo dõi và phỏng vấn các nhân chứng một lần nữa vào cuối thập niên 1960, có bổ sung thêm chi tiết vụ việc (phần lớn tài liệu này đều dựa trên lời mô tả của McDonald). == Không quân điều tra. == Vài ngày sau, các nhân chứng được một viên Đại úy Shere đến từ Căn cứ không quân Ent mời phỏng vấn. Shere cho biết theo ý kiến của ông thì cả hai nhân viên kiểm soát không lưu - vốn được xác định là những người hoàn toàn đáng tin cậy, có năng lực và hơi lúng túng trong báo cáo của họ - đã thực sự nhìn thấy điều gì đó, vật thể này không thể hiện bất kỳ khả năng hoạt động nào ngoài những gì được mong đợi của một chiếc máy bay tư nhân thông thường, và vì không có lời giải thích rõ ràng nào khác, họ kết luận rằng rất có thể họ đã nhìn thấy một chiếc máy bay như vậy. Người ta ghi nhận rằng các phản hồi của radar giống hệt như của một máy bay nhỏ, củng cố quan điểm này. Shere phỏng đoán rằng phi công của chiếc máy bay đã cố gắng hạ cánh nhầm xuống Kirtland trước khi nhận ra lỗi của mình và vội vã rời đi, sau khi thực hiện một cú rẽ có thể đã bị các công trình trong khu căn cứ này che khuất một phần. Vụ việc được đưa ra với kết luận là "Có khả năng là một chiếc Máy bay". Lời giải thích này còn được sử dụng trong bản báo cáo cuối cùng của Ủy ban Condon viết về UFO, trong đó họ thống nhất với bên Không quân rằng "một chiếc máy bay tư nhân nhỏ, mạnh, bay không theo đúng bản kế hoạch bay, [...] đâm ra bối rối và cố gắng hạ cánh xuống nhầm sân bay này". == Trường hợp phát sinh. == Sự kiện Kirtland diễn ra trong bối cảnh "làn sóng" UFO làm bùng nổ cơn hoảng loạn của dân chúng trên khắp các bang miền nam nước Mỹ vào đầu tháng 11 năm 1957. Làn sóng này còn bao gồm vụ chứng kiến UFO ở Levelland, diễn ra hai ngày trước đó và một trường hợp tương tự tại Orogrande, New Mexico vào ngày 4 tháng 11 cùng năm. Những trường hợp khác có lẽ xảy ra vào năm 1980 và được ghi nhận như trong nguồn tài liệu công bố theo Đạo luật Tự do Thông tin. Những tài liệu này (thường gọi là "Tài liệu Kirtland") là nguồn gốc của một số cuộc tranh cãi kịch liệt trong giới nghiên cứu UFO, và những trường hợp khả nghi này thuộc về nhóm nhân viên Không quân và Sandia chẳng bao giờ được xác minh đầy đủ.
20 (album của Lương Hán Văn) 1. 20 là một album Cantopop của Lương Hán Văn. Nó được đặt tên như vậy vì đây là album phòng thu thứ 20 của anh (không kể đến các album tổng hợp và album hòa nhạc). Đây cũng là dự án kỷ niệm 20 năm của anh kể từ năm 2009. == Danh sách bài hát. == 1. Center Forward (中鋒) 2. Lazy Pronunciation Song (懶音哥) 3. Asking Why Once and Again (一再問究竟) 4. Vintage (古著) 5. Dress Circle (超等後座) 6. Love Affair (外遇) 7. I Am Afraid That I Will Fall in Love With You (我怕我會愛上你) 8. Flower Will Not Bloom (花不會盛開) 9. Center (Winning'11 Remix) 10. Lazy Song (Canton Battle Remix) 11. Growing Younger Overnight with Dicky Cheung (一夜年少, Mandopop)
Hồng Nguyên (nhà thơ) Hồng Nguyên (1924?–1951?), tên thật Nguyễn Văn Vượng là một nhà thơ Việt Nam, nổi tiếng với bài thơ "Nhớ." == Tiểu sử. == Theo nhà thờ tự, Hồng Nguyên sinh năm 1924 (một số tài liệu khác ghi là 1920 hoặc 1922) tại làng Đức Thọ Vạn, tổng Thọ Hạc, phủ Đông Sơn, nay thuộc phường Trường Thi, thành phố Thanh Hóa. Ông theo học Collège de Thanh Hoa (nay là Trường Trung học phổ thông chuyên Lam Sơn), tham gia cách mạng từ năm 1939 và trở thành thành viên của Hội truyền bá Quốc ngữ, một tổ chức hoạt động công khai của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau cách mạng, Hồng Nguyên gia nhập quân đội. Năm 1946, ông trở thành Ủy viên Ban chấp hành Hội văn hóa cứu quốc Liên khu IV. Cuối năm 1947, Hồng Nguyên bị bệnh lao phổi phải điều trị tại bệnh viện tỉnh đặt ở Hà Lũng, huyện Thọ Xuân. Ông mất năm 1951 (có tài liệu ghi là 1952 hoặc 1954), khi đang làm Trưởng ty văn hóa tỉnh Thanh Hóa. == Phong cách và nội dung sáng tác. == Hồng Nguyên làm công tác văn nghệ trong quân đội và trở thành một nhà thơ được chú ý đến trong nền thơ ca kháng chiến chống Pháp. Ông có nhiều bài thơ in trên các báo "Chiến sĩ", "Dân mới", "Sáng tạo", "Thép mới"… của Liên khu IV lúc bấy giờ. Thơ ông viết về nhiều đề tài như ca ngợi cuộc sống mới ở nông thôn, thể hiện tình cảm đối với anh bộ đội, nói lên niềm tin son sắt vào Chủ tịch Hồ Chí Minh, vào thắng lợi của cuộc kháng chiến. == "Nhớ". == "Nhớ" là bài thơ nổi tiếng nhất của Hồng Nguyên, được ông sáng tác vào năm 1948 và sau này được đưa vào tuyển tập "100 bài thơ Việt Nam hay nhất thế kỷ XX" do Trung tâm văn hoá doanh nhân và Nhà xuất bản Giáo dục tuyển chọn và công bố vào năm 2007. Bài thơ viết về người lính và tình cảm dân quân:"Lũ chúng tôi" "Bọn người tứ xứ," "Gặp nhau hồi chưa biết chữ" "Quen nhau từ buổi “Một hai”" "Súng bắn chưa quen," "Quân sự mươi bài" "Lòng vẫn cười vui kháng chiến" "Lột sắt đường tàu," "Rèn thêm đao kiếm," "Áo vải chân không," "Đi lùng giặc đánh." "Nghỉ lại lưng đèo" "Nằm trên dốc nắng" "Kỳ hộ lưng nhau ngang bờ cát trắng" "Quờ chân tìm hơi ấm đêm mưa" "- Đằng nớ vợ chưa?" "- Đằng nớ?" "- Tớ còn chờ độc lập." "Cả lũ cười vang bên ruộng bắp" "Nhìn o thôn nữ cuối nương dâu" "Đêm đó chúng tôi đi" "Nòng súng nghiêng nghiêng," "Đường mòn thấp thoáng" "Trong điếm nhỏ," "Mươi người trai tráng," "Sờ chuôi lựu đạn." "Ngồi thổi nùn rơm" "Thức vừa rạng sáng." "Nhìn trời sương nhẩm bước chúng tôi đi" "Chúng tôi đi nhớ nhất câu ni:" "Dân chúng cầm tay lắc lắc:" "“Độc lập nhớ rẽ viền chơi ví chắc!”" Xuất hiện vào thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, gần như cùng lúc với "Đèo cả" của Hữu Loan, "Tình sông núi" của Trần Mai Ninh, "Tây Tiến" của Quang Dũng, "Bên kia sông Đuống" của Hoàng Cầm, "Nhớ" của Hồng Nguyên đã giành giải nhất cuộc thi "Văn nghệ Lam Sơn". == Vinh danh. == Tên ông được đặt cho một con đường nối giữa đường Trường Thi và đường Lò Chum thuộc phường Trường Thi, thành phố Thanh Hóa. == Tác phẩm. == - "Hồn thơ Việt Nam" - "Đời anh nông dân vô Nam" - "Nhớ" - "Những khẩu hiệu trong đêm"
Nautilus (SS-136) USS "Nautilus" (SF-9 / SS-168) , một tàu ngầm thuộc lớp Kỳ "lân" biển và là một trong những " V-boat ", là con tàu thứ ba của Hải quân Hoa Kỳ mang cái tên này. == Xây dựng và vận hànhEdit. == "Nautilus" ban đầu được đặt tên và chỉ định là "V-6" (SF-9) , nhưng được thay đổi tên và có bảng phân loại ký hiệu là SC-2 vào ngày 11 tháng 2 năm 1925. Keel của nó được đặt vào ngày 10 tháng 5 năm 1927 bởi Nhà máy đóng tàu Hải quân Mare ở Vallejo , California . Nó được hạ thủy vào ngày 15 tháng 3 năm 1930 do Cô Joan Keesling hỗ trợ, và được đưa vào hoạt động vào ngày 1 tháng 7 năm 1930 do Trung tá Thomas J. Doyle Jr. chỉ huy. == DesignEdit. == Cấu hình của "V-4" , "V-5" và "V-6" là kết quả của một khái niệm chiến lược đang phát triển ngày càng nhấn mạnh khả năng chiến đấu hải quân với Nhật Bản ở vùng viễn tây Thái Bình Dương. This yếu tố và ý nghĩa của Hiệp ước Hải quân Washington năm 1922 , cho thấy sự cần thiết của các "tàu tuần dương" săn tàu tầm xa, hoặc "trinh sát chiến lược", cũng như tàu quét mìn tầm xa, có Lâu dài sức khỏe, không phải tốc độ cao, là hầu hết. quan trọng. Thiết kế có thể bị ảnh hưởng bởi "tàu tuần dương U" của Đức thuộc các lớp U- boat Kiểu U-139 và Kiểu U-151 , mặc "định V-4" , "V-5" và "V-6"đều lớn hơn những thứ này. Một súng nâng cấp được bố trí xung quanh chỉ huy và kho chứa lôi kéo dự phòng trên boong được bao gồm bên dưới và trong tầng cao cấu trúc. "V-6" và những người gần đây của nó là "V-4" ( "Argonaut" ) và "V-5" ( "Kỳ lân biển" ) ban đầu được thiết kế với động cơ diesel do MAN thiết kế lớn hơn và mạnh hơn so với động cơBusch-Sulzer đã đưa ra những chiếc áo phông trước đó, vốn là những thứ bị lỗi. . Thật không may, các cơ chế được tạo ra đặc biệt không được tạo ra sức mạnh thiết kế của họ, và một số cơ động đã phát triển các vụ nổ cacte nguy hiểm. Nhà kỹ thuật được thay thế vào năm 1941-42. Các kỹ thuật số của động cơ được tạo ra là hai động cơ diesel chính 10 xi-lanh 4 kỳ truyền động trực tiếpBuEng, được thiết kế bởiMAN  , 2.350 lực mã (1.750 kW) mỗi chiếc, với hai BuEng MAN[ 4-chu kỳ 6 -động cơ diesel phụ trợ xi lanh, 450 mã lực (340 kW) mỗi chiếc, máy phát điện 300 kw (400 mã lực) [  .  Phụ kiện động cơ dùng để ghim hoặc để tăng tốc độ bề mặt thông qua hệ thống điện-diesel cung cấp năng lượng cho các cơ điện tử . Tương tự như người của tôi được chế tạo tại Portsmouth, V-6 được chế tạo theo phương pháp đóng đinh tán một phần / hàn một phần. Korea is used to connect the vertical keel and all in the area is not important as other top of structure, the price of pipe and frame. Bên trong và bên ngoài vẫn hoàn toàn bằng đinh. == Thời gian giữa các cuộc chiến tranhChỉnh sửa. == "V-6" hoạt động ngoài khơi màoNew London, tiến hành các cuộc thử nghiệm đặc biệt trong nước, cho đến tháng 3 năm 1931. Nó đã được đổi tên thành "Nautilus" vào ngày 19 tháng 2 và mangsố hiệuSS-168 vào ngày 1 tháng 7. Nó tiến triểnTrân Châu Cảng, nó đã trở thànhsoái hạmcủa sư đoàn tàu ngầm 12 (SubDiv 12). Được bổ sung bổ sung vào Tiểu khu 13 tạiSan Diego, California, 1935–1938, sau đó tái xuất hiện tại Trân Châu Cảng, nó duy trì một lịch trình thường xuyên huấn luyện hoạt động cũng như các bài tập về đội và các vấn đề trong kỷ lục. Vào tháng 7 năm 1941, nó đi vàoNhà máy đóng tàu Hải quân Đảo Mareto hiện đại hóa - vô tuyến thiết bị, ống phóng lôi bên ngoài (hai mũi tàu và hai đuôi bắn trong súng),  động cơ trở lại (với Winton động cơ diesel),  và điều hòa không khí - cho đến mùa xuân năm sau. == Đầu tiên tuần - Trận chiến ở giữaChỉnh sửa. == Nó rờiSan Francisco, California, vào ngày 21 tháng 4 năm 1942, đến Trân Châu Cảng vào ngày 28 tháng 4. Vào ngày 24 tháng 5, "Nautilus" (do Trung úy Chỉ huyWilliam H. Brockman Jr.chỉ huy) thực hiện chuyến tuần tra cuộc chiến đầu tiên của mình, đếnĐảo Midwayto help up back up the antoàn dự kiến ​​của đội Nhật Bản. Vào lúc 07:55, ngày 4 tháng 6, khi tiếp cận ranh giới phía bắc của khu vực tuần tra của mình gần Đảo Trung Tâm, nó nhìn thấy những cột trụ ở chân trời. Các máy bay Nhật Bản cùng lúc nhìn thấy chiếc máy tính và bắt đầuđánh lạchướng. Sau khi lặn đến 100 feet (30 m), cô tiếp tục quan sát. Lúc 08:00, một nhóm gồm có các địch thủ được nhìn thấy:thiết giáp hạm "Kirishima",  tàutuần dương "Nagara",  and haitàu khu trục(is not precision, as used in the first time battle, is the sea week)  in the Cong ty. Trong vài phút, chiếc áo khoác được nhìn lại từ không và bị ném bom. Hai in the number of "the positive week" is close the window to target and nike tấn côngsâuwas drop at the distance in 1.000 size Anh (910 m). Khi kết thúc tấn công, "Nautilus" đã tiến hànhđộ sâu của kính tiềm vọng. Tàu vây cô. "Kirishima nhìn"đã thấy, cô bắn hai ống cung; một sai sót, một bỏ lỡ. Lúc 08:30, một tàu khu trục lập tức tiến về phía con thuyền, nó đã lặn xuống độ sâu 150 feet (46 m) để chờ cuộc tấn công độ sâu. Vào lúc 08:46, độ sâu của kính tiềm vọng một lần nữa được đặt hàng. Tàu thuyền và hai trong số lượng tuần dương thời gian ngoài tầm hoạt động; tiếng vang khác nhau của phần ba mã như quá chính xác để thoải mái. Lúc 09:00, kính tiềm vọng được nâng lên và mộthàng không mẫu hạmđã được nhìn thấy. "Nautilus" đã thay đổi hướng đi để đóng cửa cho một công ty tấn công. Khu trục đối phương và lúc 09:18 tấn công với sáu mũi khoan. Dioramahình ảnh mô phỏngkính tiềm vọngfrom "Nautilus" , tấn công một sân bay Nhật Bản trong Trận Midway. Đến 09:55 tiếng vang khác nhau kết nối và "Nautilus" nâng kính vọng của mình lên. Tàu sân bay, tàu hộ tống của nó và khu trục cảng đã mất biến. (Khi đó, thuyền trưởng của cô ấy không hề hay biết,tàu khu trục Nhật Bản  đang phản công "Arashi", trong lúc nóng vội nhập lại tàu sân bay, đã được theo dõi bởi tàu VB-6 của"Enterprise", do Wade McClusky chỉ huy, quay trở lại lực lượng đặc nhiệm Nhật Bản.): 53, một hàng không mẫu bị hư hại với hai hộ tống đã được nhìn thấy. Người vận chuyển được xác định là "Sōryū" , nhưng nghiên cứu sau đó cho thấy nó có thể là "Kaga" . Một giờ sau, "Nautilus" đã chuyển sang vị trí tấn công. Từ 13:59 đến 14:05, sau khi trận chiến kết thúc,"Nautilus" đã phóng to thu hút vào tàu sân bay từ độ cao dưới 3.000 kích thước Anh (2.700 m). A run run is not a public, the two run and supervisor is a problem (a problem cation forMark XIV), tác động đến các amids và bẻ đôi.  "Nautilus" báo cáo ngọn lửa xuất hiện theo chiều dài của con tàu khi trúng đạn đầu tiên, và thủy thủ đoàn bộ xương trên tàu (những người sống sót báo cáo không bị bắt cá) bắt đầu đi qua một bên, với bình khí của sức lôi cuốn. as an an toàn tính toán mạng cho các bản thủy thủ Nhật Bản. "Nautilus" đã đi đến 300 feet (91 m) khi bắt đầu một cuộc tấn công độ sâu kéo dài. Lúc 16:10, tàu ngầm đã lên đến độ sâu của kính vọng. Bay tàu sân bay, bay dọc theo chiều dài của cô ấy, đã bị bỏ rơi. Vào lúc 19:41, "Nautilus" tiếp tục tuần tra của mình, tiêu thụ 5 quả cá lôi và sống sót sau 42 lần tấn công, nhưng hoàn thành rất ít chất lượng. (Mãi về sau, tầm quan trọng của cuộc tấn công của cô ấy đối với con tàu chiến, và mối liên hệ của nó với McClusky, mới được công nhận.)  Sĩ quan chỉ huy của cô ấy đã được tặng thưởngHải quâncho hành động của mình. "Yamakaze"chìm sau khi bắt cá lôi Trong khoảng thời gian từ ngày 7 tháng 6 đến ngày 9 tháng 6, "Nautilus" bổ sung lực lượng tại Đảo Midway và sau đó tiếp tục đi về phía tây. Đến ngày 20 tháng 6, nó hoạt động ngoài khơi màoHonshūat the top of the wired of the Tiếp vậnTokyo-Quần đảo Marshall. Vào ngày 22 tháng 6, nó làm một tàu khu trục bảo vệ vào lối mònBiển Sagamingoài khơi màoŌshima. Ba ngày sau, nó đánh chìm tàu ​​khu trục"Yamakaze"và làm hư hỏng một chủ quản. In date 27 month 6, it given achiếc thuyền tamthe bottom and to the date 28 month 6, after doing a damage to a brand, trải qua lần làm hư hỏng nặng nhất, nó phải quay lại Trân Châu Cảng để sửa chữa, từ ngày 11 tháng 7 đến ngày 7 tháng 8. == Thứ hai tuần - Makin ConvertingChỉnh sửa. == Nhìn từ kính trong đảo san hô Makin Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đến Trân Châu Cảng, Hawaii vào ngày 26 tháng 8 năm 1942 trên tàu ngầm Hoa Kỳ Nautilus sau cuộc khởi động của họ trên đảo Makin "Nautilus" rời vùng biểnHawaiiđể thực hiện chuyến bay chiến đấu thứ hai, một nhiệm vụ di chuyển đặc biệt kéo dài ba tuần, ngày 8 tháng 8. Đi cùng với tàu ngầm"Argonaut"and mang theoTiểu đoàn Biệt kích thứ haidưới quyền của Trung táEvans F. Carlson(The size ofThủy quân lục chiến, hay "The Carlson kích hoạt kẻ thù"), nó đã đếnđảo san hô Makinvào ngày 16 tháng 8 để thực hiện mộtcuộc đột kíchHướng dẫn hướng dẫn chú thích của Nhật Bản từQuần đảo Solomon. Sáng sớm hôm sau, cô đưa Raiders lên bờ trên Butaritari đảo trên những chiếc xe cao su có gắn kết bên ngoài cơ sở. Lúc 07:03, nó hỗ trợ bằng súng chống lại các vị trí của đối phương tạiUkiangong PointonButaritariand bắn pháo vào tàu địch trong phá hoại, đánh chìm hai chiếc áo, một sà lan quân và một tuần tra. 10 giờ 39 phút, một máy bay xuất hiện và "Nautilus" lao xuống. Hai công ty tấn công không diễn ra vào lúc 11:30 và lúc 12:55. Vịnh sau gồm 12 chiếc, trong đó có 2 chiếc đáp xuống phá hủy để xuất quân. Viện binh khoảng 35 đã lên bờ để đạn vào quân Mỹ. Thủy quân lục chiến bắt đầu rút lui lúc 17h00. 19h, họ hạ thủy. Nhiều người không thể cầu dao nếu không có sự hỗ trợ của các tấm ván ngoài bị hư hỏng của họ. Chỉ có bảy chiếc áo choàng và ít hơn 100 người trở lại trong đêm đó. Những người còn lại, ít hơn 9 người sau đó bị bắt và bị hành quyết, phát hiện ra không còn người Nhật để chiến đấu và băng qua phá phá, sau đó họ tiến về tàu ngầm sau đêm 18 tháng 8 drop down. Nghĩ rằng tất cả những người thủy chung sống sót trên tàu, "Nautilus" và "Argonaut" lên đường đến Trân Châu Cảng, đến nơi vào ngày 25 tháng 8. == Các cuộc tuần tra thứ 3 - 5, tháng 9 năm 1942 - tháng 4 năm 1943Chỉnh sửa. == Trong tuần tra chiến tranh thứ ba, từ ngày 15 tháng 9 đến ngày 5 tháng 11, "Nautilus" quay trở lại vùng biển Nhật Bản để tham gia chuỗi phong tỏa tàu ngầm kéo dài từQuần đảo KuriletoNansei Shoto. Mặc dù biển động lớn, không bao gồm việc sử dụng kính tiềm và việc bắn cá lôi trong phần lớn cuộc tuần tra, và cố gắng học trở lại tiếp cận mục tiêu, nó đã phóng lôi và đánh chìm ba tàu Buôn "Nhật" Bản) và, in the action on the face water, đã phá hủy ba chiếc áo sơ mi phiên bản để tăng thêm 12.000 tấn vào số điểm của cô ấy. Tuy nhiên, vào ngày 12 tháng 10, cuộc tuần trở thành một trong những cuộc tuần tra nguy hiểm hơn của cô ấy, khi cô ấy lao vào độ nặng. Hai ngày sau, thủy thủ đoàn của cô ấy nhận thấy một vệt dầu nhẹ sau khi đánh thức cô ấy. Các biển trở trở lại hiện nay được bảo vệ bằng cách phá vỡ các dấu vết. Đến ngày 19 tháng 10, lỗ rỉ sắt được mở rộng đáng kể và vào ngày 20 tháng 10, tương ứng với các bước đầu tiên kể từ khi không thấm sâu, tẩy rửa không khí đã được phát hiện. "Nautilus" đang để lại dấu vết cho các cuộc tuần tra phòng thủ của Nhật Bản.Di chuyển đến một khu vực yên tĩnh hơn, ít hoạt động trên không, nó tiếp tục tuần tra cho đến ngày 24 tháng 10 khi đánh chìm "Kenun Maru" , sau đó về nhà mà không thấy máy bay địch. Nó đến đảo Midway vào ngày 31 tháng 10, thực hiện sửa chữa tạm thời và tiếp tục đi đến Trân Châu Cảng. Trong tư vấn tuần lễ, được thực hiện tạiquần đảo Solomontừ ngày 13 tháng 12 năm 1942 đến ngày 4 tháng 2 năm 1943, "Nautilus" đã quản lý 26 người lớn và ba trẻ em từCảng Teopvào ngày 31 tháng 12 và ngày 1 tháng 1, sau đó bổ sung chủ "sở hữu Yosinogawa Maru" khiến cô thiệt hại mạng và hư hỏng. mộttàu chở dầu, mộttàu chở hàngand atàu khu trục. In date 4 month 2, it toBrisbane, cho client xuống tàu và lên đường đến Trân Châu Cảng. Đến ngày 15 tháng 4, nó khởi động năm sau đó theo hướng bắc. In date 27 month 4, it given toCảng Hà Lan, Alaska, và bắt đầu hướng dẫn Tiểu đoàn Trinh sát Lâm thời của Sư đoàn Bộ binh 7 trong cuộc đổ vỡ. Sau đó, nó bắt tay với 109 hướng đạo sinh (bao gồm cả trinh sátngười bản địa Alaska của Lực lượng bảo vệ lãnh thổ Alaska) and to the date 1 month, direction toAttu. Tại đó, vào ngày 11 tháng 5, nó hạ cánh các "hành khách" của mình 5 giờ trước cuộc tấn công chính. == Các cuộc tuần tra thứ 6 - 8, tháng 9 năm 1943 - tháng 4 năm 1944Chỉnh sửa. == Xem thêm: Tiểu đoàn trinh sát đổ bộ của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ Đại tu tại Đảo Mare sử dụng gần hết mùa hè và vào ngày 16 tháng 9 "Nautilus" rời Trân Châu Cảng để dự trữ chuyến tuần tra thứ sáu hành trình sát ảnhquần đảo Gilbert, file centerTarawa,Kuma,Butaritari,AbemamaandMakin, tất cả đều được tăng cường, đặc biệt là Tarawa, kể từ chuyến tàu du lịch năm 1942 của con tàu vào vùng biển đó. Thông tin, bao gồm các bức ảnh toàn cảnh liên tục về các bờ biển và các bản chỉnh sửa biểu đồ, mà nó mang về Trân Châu Cảng vào ngày 17 tháng 10, được chứng nhận là một trong những tình huống thông báo ích nhất thu thập được về khu vực trướccuộc xâm lược Tarawa. Nó quay trở lại Tarawa vào ngày 18 tháng 11 để được thông tin vào phút cuối về thời tiết và lướt sóng, các mối nguy hiểm khi hạ cánh và kết quả của các cuộc bắn gần đây. Vào lúc 21:59, ngày 19 tháng 11, nhầm tưởng cô là kẻ thù, tàu khu trụcUSS  "Ringgold"đã bắn vào cô, phóng một quả đạn pháo 127 mm (5 inch) xuyên quathápchỉ huy, làm hỏng van cảm ứng chính. Lăn ngay khi mực nước được cấp phép, áo choàng được lắp đặt để kiểm tra độ sâu và kiểm tra thiệt hại đã bắt tay vào làm việc. Trong vòng hai giờ, sửa chữa là đủ để cho phép "Nautilus" tiếp tục với nhiệm vụ chính của mình: hạ cánh một nhóm trinh sát 78 người, bao gồm những người lính thủy đánh bộ của Đại đội trinh sát đổ bộ số 5 và một trinh sát Sát viên Úc, lên Abemama. Vào nửa đêm 20-21 tháng 11, "Nautilus" is way a single hòn đảo ở đảo Abemama Atoll, Kenna 3.000 size Anh (2.700 m) để giải phóng khách hàng của mình. Đến 15 giờ, tất cả đã vào bờ an toàn. Vào chiều ngày 22 tháng 11, "Nautilus" hỗ trợ hỏa lực cho các đơn vị tạm trú nhỏ (25 người) của phương thức ra khỏi boongke của họ. This is certificate is certificate is fine, kill the 14; tự sát lại number. In the time point of the main volume to the date 26 tháng 11, Abemama has been secure an ninh và công việc chuẩn bị để biến nó thành một căn cứ không quân độichiến dịch Quần đảo Marshallđã bắt đầu. America Maru USS Darter Destruction trên boong sau khi nó được tiếp đất và bị phá hủy bởi đạn pháo ở bãi Bombay ngoài khơi khơi Palawan Đối đầu với các hành động trong nhiệm vụ này, Chỉ huy William D. Irvin, Sĩ quan Chỉ huy của Nautilus, đã được trao tặng Dấu ấn Hải quân. "Nautilus" quay trở lại Trân Châu Cảng vào ngày 4 tháng 12 để chuẩn bị cho chuyến tuần tra tranh thứ tám của mình. Được tiến hành ở phía bắcPalauand west ofquần đảo Marianatừ ngày 27 tháng 1. Vào ngày 21 tháng 3 năm 1944, nó đánh chìmcon tàu ngoại viện "America Maru"(it has been given trở lại thành tàu vận tải vào tháng 12 năm 1943)  và làm hư hỏng ba chủ hàng. Vào ngày 26 tháng 4, "Nautilus" up to the roadBrisbane, sau đó nó khởi động vào ngày 29 tháng 5 để bắt đầu một loạt các nhiệm vụ chuyên biệt hỗ trợ các hoạt động du kích và trinh sát ởPhilippines. == Tuần thứ 9 - 14, tháng 5 năm 1944 - tháng 1 năm 1945Chỉnh sửa. == Trong tuần tra chín, từ ngày 29 tháng 5 đến ngày 11 tháng 6, nó chủ trì thuốc, dầu mỏ và kho khô choquân du kích Philippinesdưới huy hiệu của Đại tá RV Bowler trênđảo Mindanao. Trong khoảng thời gian từ ngày 12 tháng 6 đến ngày 27 tháng 6, nó vận chuyển một loại hàng hóa tương tựĐảo Negrosand give the people give up, in that there are atù binhĐức, toDarwin. Trong tuần tra thứ 11 của mình, từ ngày 30 tháng 6 đến ngày 27 tháng 7, nó làm hỏng một nhóm trinh sát và 12 tấn hàng trên Đảo Bắc Pandan, đồng thời cung cấp nhiều hàng hóa hơn cho Đại táKangleonatLeyteand Dai táAbcedeon Mindanao. Trong các tuần tra thứ 12, 13 và 14, nó quay trở lại miền trung Philippines, đổ bộ nhân viên và tư vấn tại các điểm khác nhau trên Mindanao vàLuzon, đồng thời những người có chủ sở hữuÚc. Vào ngày 25 tháng 9, trong chuyến đi đầu tiên trong số ba chuyến tuần, nó đã đếnBãi cạn Iuisan. Dending must down the download, the people go, message from, document was started and the goods of she was sent to the bờ. Tất cả các bí mật vật liệu đều bị phá hủy. Các kho dự trữ của nó đã bị nổ, đạn đạn bị nổ tung trên biển và kho đạn 152 mm (6 inch) bị bung ra. Với công việc bốc thăm chính mình, cuối cùng cô ấy cũng có thể thoát khỏi sóng gió trong vòng ba giờ, bất chấp thủy triều rút và dọn dẹp khu vực vào lúc bình minh. Trong tuần tra thứ 13 của mình, vào ngày 31 tháng 10 năm 1944, "Nautilus" đã kết thúctàu USS  "Darter", vốn mắc cạn trên một bãi đá ngầm và không thể khôi phục được. Rất nhiều lực đánh cá thử thách không làm được lôi cuốn trên sóng thần. Tuy nhiên, khẩu pháo 152 mm sáu inch (152 mm) của Nautilus đã được ghi 55 phát trúng đích, và báo cáo của cô viết rằng, "Không thể nghi ngờ rằng bất kỳ thiết bị nào ở Darter "vào lúc" 11:30 ngày this will have something value for Japan Bản - ngoại trừ là nguyên liệu. " "Nautilus" đã hoàn thành chuyến tuần tra lần thứ 14 và cuối cùng tại Darwin vào ngày 30 tháng 1 năm 1945. Từ Úc, nó đã được chuyển đếnPhiladelphia, Pennsylvania. Cho ngừng hoạt động với một chai sâm panh trên khẩu pháo 152 mm (6 inch) trước ngày 30 tháng 6, nó bị loại khỏiĐăng ký Tàu Hải quânngày 25 tháng 7 và được bán vào ngày 16 tháng 11, choCông ty Luyện kim Bắc Mỹof Philadelphia, Pennsylvania, to remove. == Giải thưởngChỉnh sửa. == - Đơn vị Tổng thống được trích dẫncho các cuộc tuần tra chiến tranh tích cực hoạt động của cô trong vùng biển làm kẻ thù kiểm soát. - Huân chương Phục vụ Quốc phòng Hoa Kỳ - Huy chương Chiến dịch Châu Á - Thái Bình Dươngvới 14ngôi sao chiến đấu - Huân chương Chiến thắng Thế chiến II Sĩ quan chỉ huy của cô, Trung úy chỉ huyWilliam H. Brockman Jrhas been trao tặngHải quânfor the action of anh ta inTrận chiến Midway.
Oops! Mr. Superstar Hit on Me Oops! Mr. Superstar Hit on Me (; ; tạm dịch: Chàng siêu sao và nàng cỏ non) là một bộ phim truyền hình Thái Lan sắp phát sóng năm 2022 với sự tham gia của Ramida Jiranorraphat (Jane) và Nawat Kulrattanarak (Pong). Bộ phim được chuyển thể từ bộ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Rose. Bộ phim được đạo diễn bởi Pin Kriengkraisakul và sản xuất bởi GMMTV cùng với On & On Infinity. Đây là một trong 22 dự án phim truyền hình cho năm 2022 được GMMTV giới thiệu trong sự kiện "GMMTV 2022 Borderless" vào ngày 1 tháng 12 năm 2021. Bộ phim sẽ được phát sóng vào lúc 20:30 (), thứ Hai và thứ Ba trên GMM 25 và có mặt trên nền tảng trực tuyến Viu vào 22:30 (ICT) cùng ngày, bắt đầu từ ngày 20 tháng 6 năm 2022. == Nội dung. == Cake (Ramida Jiranorraphat) là một chuyên gia trang điểm mới được nhận vào một đoàn sản xuất phim. Sau một lần đi quay và có tổ chức tiệc, Cake tỉnh dậy vào hôm sau và thấy mình đang trên giường cùng với Ton Narubase (Nawat Kulrattanarak) - người hiện đang "nổi như cồn" khắp châu Á. Sau đó, họ dần dần phát triển mối quan hệ của mình. Tuy nhiên, mối quan hệ lại gặp không ít trắc trở. Một phần là tuổi tác, quan trọng hơn là đời sống siêu sao cực kỳ phức tạp của Ton. Liệu Cake có chấp nhận đối mặt với thử thách và đến bên Ton? == Diễn viên. == === Diễn viên chính. === - Ramida Jiranorraphat (Jane) vai Cake - Nawat Kulrattanarak (Pong) vai Ton === Diễn viên phụ. === - Nicole Theriault vai Kanda (mẹ của Cake) - Pusit Dittapisit (Fluke) vai Nadol - Gawin Caskey (Fluke) vai D-Day - Pansa Vosbein (Milk) vai Now - Pimthong Washirakom (Dao) vai Pat - Juthapich Indrajundra (Jamie) vai Tan - Tharatorn Jantharaworakarn (Boom) vai Sunny - Thanaboon Wanlopsirinun (Na) vai Chaochao
Mary Somerset, Công tước phu nhân xứ Beaufort Victoria Constance Mary Somerset, Công tước phu nhân xứ Beaufort, CStJ (trước đây là Phu nhân Mary Cambridge, nhũ danh Công chúa Mary xứ Teck; 12 tháng 6 năm 1897 – 23 tháng 6 năm 1987) là nữ quý tộc và nữ vận động viên người Anh. Bà là con gái cả của Hầu tước thứ nhất xứ Cambridge và Phu nhân Margaret Grosvenor, đồng thời là cháu gái của Vương hậu Mary. == Thiếu thời. == Công chúa Mary xứ chào đời tại White Lodge, Công viên Richmond vào ngày 12 tháng 6 năm 1897. Bà là con thứ của Vương tử Aldolphus xứ Teck và người vợ Phu nhân Margaret Grosvenor. Chị của cha bà là Công tước phu nhân xứ York. Vào năm 1917, tại thời điểm cao trào của Chiến tranh thế giới thứ nhất, khi những người thân và họ hàng của Vua George V từ bỏ tước vị ngoại quốc, cha cô trở thành Hầu tước xứ Cambridge, Bá tước xứ Eltham và Tử tước Northallerton. Do đó, Công chúa Mary trở thành "Phu nhân Mary Cambridge." Phu nhân Mary đã từng là phù dâu trong 5 đám cưới hoàng gia: đám cưới năm 1904 của Vương tử Alexander xứ Teck với Công chúa Alice xứ Albany; đám cưới năm 1913 của Vương tử Athur xứ Connaught và Công chúa Alexandra, Nữ công tước thứ 2 xứ Fife; đám cưới năm 1914 của Công chúa Patricia xứ Connaught và Alexander Ramsay Danh dự; đám cưới năm 1922 của Công chúa Mary và Tử tước Lascelles; và đám cưới năm 1923 của Vương tử Albert, Công tước xứ York và Phu nhân Elizabeth Bowes-Lyon. == Hôn nhân. == Vào ngày 14 tháng 6 năm 1923, bà kết hôn với Henry Somerset, Hầu tước xứ Worcester tại Nhà thờ Thánh Margaret, Westminster. Sau đám cưới, bà trở thành Hầu tước phu nhân xứ Worcester và sau này là Công tước phu nhân xứ Beaufort khi bố chồng bà chết vào năm 1924. Họ không có con. == Cuộc sống về sau. == Giữa Chiến tranh thế giới thứ hai, bác bà, Thái hậu Mary miễn cưỡng quyết định tới sống cùng với Mary và chồng bà tại Dinh thự Badminton, Gloucestershire. Công tước phu nhân và chồng bà đều là những người cưỡi ngựa cừ khôi. Vào năm 1947, Công tước đã mở giải Badminton Horse Trials tại nhà mình. Mary trở thành một góa phụ vào năm 1984. Bà tiếp tục cuộc sống của mình tại Dinh thự Badminton, nơi mà bà thỉnh thoảng ngồi ở những căn phòng lớn để trả lời những câu hỏi của du khách. Mary qua đời vào ngày 23 tháng 6 năm 1987 ở tuổi 90. Bà được chôn cất tại Nhà thờ Thánh Michael và Tất cả các Thiên Thần, Badminton.
Sân vận động Shoda Shoyu Gunma
Giải Webby Giải Webby là giải thưởng thường niên của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Kỹ thuật số Quốc tế - một tổ chức bao gồm hơn hai nghìn chuyên gia trong ngành và các nhà đổi mới công nghệ, trao tặng cho những cá nhân, tổ chức, sản phẩm xuất sắc trên mạng Internet. Giải thưởng gồm các danh mục bao gồm website, quảng cáo và phương tiện, phim và video trực tuyến, các trang web và ứng dụng dành cho thiết bị di động, mạng xã hội. Mỗi hạng mục có hai danh hiệu khác nhau, một danh hiệu chính thức do các thành viên Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Kỹ thuật số Quốc tế đánh giá và một còn lại do khán giả bình chọn. Điểm đặc biệt của lễ trao giải này là người đoạt giải khi phát biểu nhận giải sẽ bị giới hạn số từ trình bày, cụ thể là chỉ được nói không quá năm từ. Là giải thưởng được ca ngợi như một "vinh dự cao nhất dành cho mạng Internet", giải Webby là một trong những giải thưởng lâu đời nhất dành cho lĩnh vực này và thường được ví như là "Giải Oscar của mạng Internet".
Sân vận động Iwagin
Sân vận động Machida GION
Giải quần vợt Pháp Mở rộng 2022 - Đôi nam huyền thoại Sébastien Grosjean và Michaël Llodra là đương kim vô địch nội dung dưới 45, nhưng chọn không thi đấu cùng nhau. Grosjean đánh cặp với Cédric Pioline. Llodra đánh cặp với Henri Leconte, nhưng bị loại ở vòng bảng. Sergi Bruguera và Goran Ivanišević là đương kim vô địch nội dung trên 45, nhưng Bruguera chọn không tham dự. Ivanišević đánh cặp với Marcos Baghdatis, nhưng bị loại ở vòng bảng. Arnaud Clément và Fabrice Santoro là nhà vô địch, đánh bại Grosjean và Cédric Pioline trong trận chung kết, 6–3, 4–6, [10–7].
Secret Invasion (phim truyền hình) Secret Invasion là một miniseries truyền hình của Mỹ do Kyle Bradstreet tạo ra cho dịch vụ phát trực tuyến Disney+, dựa trên câu truyện cùng tên theo ấn phẩm trên truyện tranh. Đây dự định là loạt phim truyền hình thứ chín trong Vũ trụ Điện ảnh Marvel (MCU) do Marvel Studios sản xuất, chia sẻ tính liên tục với các phim của loạt phim này. Bradstreet đóng vai trò biên kịch chính của bộ phim. Samuel L. Jackson đảm nhiệm đóng vai chính Nick Fury trong bộ phim, cùng với Ben Mendelsohn trong vai Talos, ngoài ra Cobie Smulders, Martin Freeman và Don Cheadle cũng sẽ xuất hiện trong phim. Bộ phim được bắt đầu phát triển vào tháng 9 năm 2020 với sự tham gia của Bradstreet và Jackson. Quá trình quay phim đã bắt đầu tại London vào tháng 9 năm 2021 và kết thúc vào cuối tháng 4 năm 2022. Quá trình quay phim bổ sung diễn ra trên khắp West Yorkshire và Liverpool, vương quốc Anh. "Secret Invasion" sẽ bao gồm sáu tập. Nó sẽ là một phần thuộc giai đoạn bốn của MCU. == Cốt truyện. == Một chủng tộc người ngoài hành tinh có thể thay đổi hình dạng, Skrulls, đã xâm nhập và hòa trộn vào tất cả mọi khía cạnh con người trên Trái đất. == Diễn viên và nhân vật. == - Samuel L. Jackson trong vai Nick Fury - Ben Mendelsohn trong vai Talos: Thủ lĩnh của tộc người Skrull và là đồng minh của Fury. - Cobie Smulders trong vai Maria Hill: Một cựu đặc vụ cấp cao của S.H.I.E.L.D., người hợp tác mật thiết với Fury. - Martin Freeman trong vai Everett K. Ross: Một Đặc vụ Cục tình báo Trung ương. - Don Cheadle trong vai James "Rhodey" Rhodes: Một sĩ quan trong Lực lượng Không quân và là một Avenger, người điều khiển bộ giáp War Machine. Ngoài ra, Kingsley Ben-Adir đã được chọn vào vai nhân vật phản diện chính, cùng với Olivia Colman, Emilia Clarke, Killian Scott, Christopher McDonald, và Carmen Ejogo vào các vai chưa được tiết lộ. Dermot Mulroney dự kiến ​​sẽ xuất hiện với tư cách là Tổng thống Hoa Kỳ Ritson. == Các tập phim. == Bộ phim bao gồm sáu tập, đạo diện bởi Thomas Bezucha và Ali Selim. Các đạo diễn được sắp xếp chia đều các tập hoặc một người sẽ chỉ đạo bốn tập và hai tập còn lại. == Sản xuất. == === Phát triển. === Vào tháng 9 năm 2020, Kyle Bradstreet được tiết lộ là đang phát triển một loạt phim truyền hình cho dịch vụ phát trực tuyến Disney+ với trọng tâm là nhân vật Nick Fury của Marvel Comics. Nhân vật này trước đây đã từng là một trong mười tài sản được công bố vào tháng 9 năm 2005 bởi Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Marvel Entertainment, Avi Arad khi được phát triển cho phim bởi studio mới thành lập Marvel Studios, sau khi Marvel nhận được tài chính để sản xuất loạt phim sẽ được phân phối của Paramount Pictures; Andrew W. Marlowe được thuê viết kịch bản cho một bộ phim của Nick Fury vào tháng 4 năm 2006. Vào tháng 4 năm 2019, sau khi Samuel L.Jackson đóng vai Nick Fury trong mười bộ phim của Vũ trụ Điện ảnh Marvel (MCU) cũng như loạt phim Truyền hình Marvel "Agents of SHIELD", Richard Newby từ "The Hollywood Reporter" cảm thấy đã đến lúc nhân vật này nhận được sự phim riêng, gọi nhân vật này là tài sản mà MCU vẫn chưa được khai thác hết. Jackson gắn bó với vai diễn lại của mình trong loạt phim của Bradstreet, với tác phẩm sau này là viết kịch bản và giữ vai trò điều hành sản xuất. Vào tháng 12 năm 2020, Chủ tịch Marvel Studios Kevin Feige chính thức công bố loạt phim mới có tựa đề "Secret Invasion", với Jackson đóng chung với Ben Mendelsohn trong vai trò Talos trong MCU của anh ấy . Bộ phim dựa trên cốt truyện truyện tranh cùng tên năm 2008–09, với Feige mô tả nó như một chuỗi sự kiện chéo sẽ gắn liền với các bộ phim MCU trong tương lai. Marvel Studios chọn làm một loạt phim "Cuộc xâm lược bí mật" thay vì một bộ phim vì nó cho phép họ làm điều gì đó khác với những gì họ đã làm trước đây. Các đạo diễn đã được sắp xếp cho loạt phim trước tháng 4 năm 2021, với Thomas Bezucha và Ali Selim gắn bó một tháng sau đó. Feige, Louis D'Esposito, Brad Winderbaum, và Jonathan Schwartz cũng là nhà sản xuất điều hành. Bộ phim sẽ bao gồm sáu tập với thời lượng 40–50 phút. === Viết kịch bản. === Feige cho biết bộ truyện sẽ không phù hợp với phạm vi của cốt truyện trong truyện tranh "Cuộc xâm lược bí mật , về số lượng nhân vật nổi bật hoặc tác động đến vũ trụ rộng lớn hơn, và lưu ý rằng truyện tranh có nhiều nhân vật hơn bộ phim giao thoa " (2019). Thay vào đó, ông mô tả "Cuộc xâm lược bí mật" như một buổi giới thiệu cho Jackson và Mendelsohn sẽ khám phá các yếu tố hoang tưởng chính trị của loạt truyện tranh "Cuộc xâm lược bí mật" rất tuyệt vời với những khúc quanh diễn ra. Jackson cho biết loạt phim sẽ khám phá một số điều đã xảy ra trong cú búng tay. === Tuyển vai. === Jackson dự kiến ​​sẽ tiếp tục vai diễn của mình trong loạt phim với tiết lộ về sự phát triển của nó vào tháng 9 năm 2020. Khi loạt phim chính thức được công bố vào tháng 12, Feige đã xác nhận việc chọn Jackson và thông báo rằng Mendelsohn sẽ đóng vai chính. Kingsley Ben-Adir được chọn vào một vai "phản diện chính" không xác định vào tháng 3 năm 2021, với Olivia Colman, Emilia Clarke và Killian Scott tham gia vào dàn diễn viên của loạt phim vào tháng 4. Tháng tiếp theo, Christopher McDonald tham gia vào dàn diễn viên với tư cách là một nhân vật mới được tạo ra, thay vì một nhân vật trong truyện tranh, người có tiềm năng xuất hiện trong các loạt phim và phim khác của MCU. Carmen Ejogo đã tham gia vào dàn diễn viên vào tháng 11 năm 2021, và vào tháng tiếp theo, Cobie Smulders sẽ trở lại MCU với vai Maria Hill. Vào tháng 2 năm 2022, các bức ảnh chụp tiết lộ rằng Don Cheadle sẽ xuất hiện trong MCU với vai trò là James "Rhodey" Rhodes trong MCU của anh ấy, cùng với Dermot Mulroney trong vai Tổng thống Hoa Kỳ Ritson. Jackson cũng xác nhận rằng Martin Freemanvà Cheadle sẽ xuất hiện trong loạt phim với Freeman đảm nhận vai trò MCU của mình là Everett K. Ross. Vào tháng 9 năm 2021, Chloe Bennet, người đóng vai Daisy Johnson / Quake trong "Agents of SHIELD" , tuyên bố rằng cô ấy không tham gia vào bộ truyện, sau khi tin đồn tràn lan cho rằng cô ấy sẽ tham gia vì sự nổi bật của nhân vật trong câu chuyện Marvel Comics và Bennet đó không còn gắn bó với thí điểm "Powerpuff Girls" trong live-action vào tháng 8 năm 2021 vì xung đột lịch trình với một dự án khác. === Quay phim. === Việc quay phim đã bắt đầu vào ngày 1 tháng 9 năm 2021 tại London, với tên gọi dự án là "Jambalaya", cùng với Bezucha và Selim đạo diễn loạt phim, và Sylvaine Dufaux và Remi Adefarasin đóng vai trò là nhà quay phim. Quá trình quay phim trước đó dự kiến ​​sẽ bắt đầu vào giữa tháng 8 năm 2021. Jackson bắt đầu quay các cảnh của anh ấy vào ngày 14 tháng 10, sau khi thực hiện bộ phim MCU "The Marvels" (2023) đang đồng thời quay ở London. Quá trình quay phim diễn ra ở West Yorkshire, Anh bao gồm cả Leeds vào ngày 22 tháng 1, Huddersfield vào ngày 24 tháng 1, và ở Halifax tại Piece Hall từ ngày 24 tháng 1 đến ngày 31 tháng 1 năm 2022. Quá trình quay phim xảy ra tại nhà ga Liverpool Street vào ngày 28 tháng 2 năm 2022. Việc quay phim kết thúc vào ngày 25 tháng 4 năm 2022. Quá trình quay phim bổ sung cũng dự kiến ​​sẽ diễn ra trên khắp Châu Âu. Jackson tiết lộ vào giữa tháng 6 năm 2022 rằng anh ấy sẽ trở lại London vào tháng 8 để thực hiện các buổi quay lại cho "Secret Invasion", sau khi làm điều tương tự cho "The Marvels". == Tiếp thị. == Những phân cảnh đầu tiên của loạt phim đã ra mắt trên Disney+ vào ngày 12 tháng 11 năm 2021. == Phát hành. == "Secret Invasion" dự kiến ​​sẽ được công chiếu trên Disney+ gồm sáu tập. Phim sẽ là một phần của giai đoạn bốn MCU.
Mã Phương Mã Phương (chữ Hán: 马芳, 1518 – 1581) là tướng lãnh nhà Minh trong lịch sử Trung Quốc. Thưở niên thiếu, ông bị bắt cóc làm nô lệ của người Mông Cổ, về sau là tướng lãnh kháng Mông nổi tiếng vào trung kỳ đời Minh, phục vụ 3 thế hệ hoàng đế: Gia Tĩnh, Long Khánh, Vạn Lịch. == Xuất thân. == Phương tự Đức Hinh, hiệu Lan Khê, người Uất Châu, Sơn Tây . Phương sanh ngày 15 tháng 5 ÂL năm Chánh Đức thứ 12 (1518). Lên 10 hoặc 11 tuổi , Phương bị mẹ kế ngược đãi nên chạy khỏi nhà, bị người Mông Cổ bắt đi. Phương không tỏ ra sợ hãi, khiến người Mông Cổ lấy làm lạ, không sát hại mà sai ông chăn ngựa. Phương riêng lấy gỗ mềm làm cung, gọt tên để bắn. A Lặc Thản hãn (Altan Khan) Yêm Đáp đi săn, cọp đến trước mặt ông ta gầm lên, bị Phương bắn một phát chết ngay. Yêm Đáp bèn trao cho Phương cung tên tốt, ngựa giỏi, để ông hầu hạ bên cạnh. Phương giả vờ chịu sai bảo, 12 năm sau, lựa dịp theo Yêm Đáp săn bắn ở ngoại vi Đại Đồng, tìm đường tắt trốn về, được quan giữ Đại Đồng là Chu Thượng Văn thu nhận. Phương được trọng dụng, thự làm đội trưởng. Phương nhiều lần lập công, đáng được nhận quan chức, nhưng ông cho rằng nhà nghèo, bèn nhận thưởng để phụng dưỡng cha già. == Sự nghiệp. == Mùa thu năm Gia Tĩnh thứ 29 (1550), quân Mông Cổ từ Cổ Bắc khẩu thâm nhập, xâm phạm Hoài Nhu, Thuận Nghĩa, Phương chém được tướng địch, được thụ chức Dương Hòa vệ Tả sở Tiểu kỳ. Người Mông Cổ tiếp tục xâm phạm Uy Viễn thuộc Sơn Tây, giấu kỵ binh ở Diêm Tràng, lấy 20 kỵ sĩ khiêu chiến. Phương biết địch lừa dối, dùng trăm kỵ binh xông vào chỗ mai phục, chia tinh nhuệ của Mông Cổ làm ba, lần lượt tấn công. Phương hăng hái vẫy vùng, buộc kỵ binh Mông Cổ lùi lại 10 dặm, chém được 90 thủ cấp. Sau đó Phương lại ngăn địch ở Tân Bình bảo. Quân Mông Cổ tấn công Dã Mã xuyên, đôi bên giao chiến cả ngày. Phương đoán địch sắp chạy, bèn đón đánh, chém giết rất nhiều. Mọi người đang vui mừng, Phương vội giục ngựa bước ra nói: “Giặc đến đấy.” Phương thúc quân Minh về giữ nơi hiểm yếu, tự mình đoạn hậu. Ít lâu sau, quân Mông Cổ quả nhiên đến, Phương ra sức chiến đấu, đẩy lui được. Tiếp đó Phương chiến đấu ở Nê Hà, đại phá địch. Ban đầu Phương được ban mũ, đai và 1 bộ quần áo, ít lâu sau được thụ chức Thí bách hộ, rồi thăng làm Chỉ huy thiêm sự ở bản vệ. Sau đó Phương chiến đấu ở Dương Quyển Câu (ngòi), Trầm Trì (ao), Sơn Hà Kiều (cầu), Lưu Gia Chủy (mỏm), Bạch Thảo Câu, An Gia Đồn Cáp Tử Đường (núi phẳng), Tẩy Mã Lâm (rừng); đều có công lớn nhất, lần lượt được thăng làm Đại Đồng Trấn Xuyên bảo Thủ bị, bản vệ Chỉ huy đồng tri, Thự Đô chỉ huy thiêm sự, sung chức Tuyên Phủ Du kích tướng quân, luận công lại được thăng thêm 1 cấp. Quân Mông Cổ xâm phạm Long Môn, Ma Dục Khẩu, Bảo An, Phương chém giết rất nhiều, được thăng thật thụ 2 cấp, ít lâu sau được thăng làm Tả tham tướng, chia giữ tây lộ của Tuyên Phủ. Sau đó Phương thất bại ở Trấn Sơn Đôn (ụ), chịu đoạt bổng; tiếp đó chiến đấu ở Phổ Gia Lương, lập công lớn nhất, được điều chia giữ đông lộ, tiến 2 trật, làm Hữu đô đốc; rồi chiến đấu ở Mã Đạo Sơn, Sóc Châu, Mã Đầu Sơn, Cô Sơn, đều có công lớn nhất, luôn trùm ba quân, nên luận công được tiến làm Tả đô đốc, ban Mãng bào. Tỳ tướng đời Minh được gia hàm Tả đô đốc, bắt đầu từ Phương. Người Mông Cổ xâm phạm Bảo Phong Sơn thuộc Ứng Châu, tây lộ của Vạn Toàn thuộc Sóc Châu, Thủy Ma Khẩu thuộc Thiên Thành, Phương giết địch rất nhiều. Năm thứ 36 (1557), Trát Tát Khắc Đồ hãn (Tumen Zasagt Khan) Đồ Môn (sử cũ quen gọi Thổ Man) xâm phạm Kế Trấn, Phương được cất nhắc làm Phó tổng binh ở đấy, chia giữ Kiến Xương. Đồ Môn xua 10 vạn kỵ binh tấn công Giới Lĩnh Khẩu, Phương cùng Tổng binh quan Âu Dương An chém vài mươi thủ cấp, bắt bọn kiêu kỵ Mãnh Khắc Thỏ 6 người. Người Mông Cổ không biết Phương ở đấy, ông bèn cởi mũ cho họ trông thấy, khiến địch kinh hãi kêu lên: “Mã thái sư đấy!” rồi lui chạy. Nghe tin chiến thắng, triều đình cho 1 con trai của Phương ấm làm Tổng kỳ. Ít lâu sau, bọn Đài cát Tân Ái, Bả Đô Nhi đem đại quân xâm nhập, giày xéo Tuân Hóa, Ngọc Điền; Phương đuổi đánh địch ở Kim Sơn Tự, Nha Hồng Kiều, giết địch rất nhiều, đuổi người Mông Cổ ra khỏi biên thùy. Nhưng châu huyện chịu nhiều tàn hại, tổng đốc Vương Dự trở xuống đều bị bắt tội, Phương cũng chịu giáng 2 cấp, biếm làm Đô đốc thiêm sự. Năm thứ 38 (1559), bọn Tân Ái xâm phạm Tuyên Phủ, Phương được dời đi giữ Tuyên Phủ. Đại quân Mông Cổ vào Sơn Tây, Phương ngày đêm đi 150 dặm, đuổi kịp địch, giao chiến 7 trận ở Tẩy Mã Lâm, Hãn Châu, Bình Lỗ, Uy Viễn, Thiên Thành, Hoài Lai, Duyên Khánh, đều giành chiến thắng, xét công lớn nhất, được thăng 2 cấp, ban đồng bạc (ngân tệ), phục nguyên hàm Tả đô đốc. Năm thứ 39 (1560), Phương nhờ nhiều lần lập công, được bái làm Tổng binh quan, đeo ấn tướng quân, trấn thủ Tuyên Phủ. Quân Mông Cổ xâm phạm Thông Châu, Phương quay về bảo vệ, nhận lệnh che chắn kinh sư. Quân Mông Cổ lui, Phương được tái tiến 1 trật. Ít lâu sau Phương cùng tổng binh Lưu Hán ra Bắc Sa Than, lật nhào sào huyệt của địch. Nhưng người Mông Cổ lại thâm nhập, Phương nhận lệnh đeo tội để chiến đấu. Tháng 7 ÂL năm thứ 45 (1566), Tân Ái đem 10 vạn kỵ binh xâm nhập tây lộ, phương đón đánh ở Mã Liên Bảo. Tòa bảo này đổ nát, mọi người xin củng cố, Phương không nghe. Mọi người xin lên đài quan sát, Phương cũng không cho. Phương mở cả 4 cửa, xếp cờ trống, lặng lẽ như chốn không người. Về chiều, người Mông Cổ đốt đuốc sáng rực như ban ngày, hò reo đến sáng. Phương nằm cả ngày không dậy. Kỵ binh Mông Cổ dò xét liên tục, chẳng nắm được gì. Hôm sau, Phương đứng bật dậy, trèo lên thành, nói với mọi người: “Quân địch phần nhiều nhớ nhà, sắp chạy rồi.” Phương xua binh đuổi đánh, đại phá địch. Trong 8 năm cuối thời Gia Tĩnh, Phương nhiều lần giao chiến với người Mông Cổ, giành hơn 20 chiến thắng. Đầu thời Long Khánh, có kẻ bày mưu cho Tân Ái: đem 5 vạn kỵ binh xâm phạm Úy Châu, dụ Phương ra, rồi đem 5 vạn kỵ binh tập kích thành Tuyên Phủ, thì có thể thành công. Phương sớm chặt cây rào quanh thành, lính Mông Cổ không thể trèo lên, đành giải vây bỏ đi. Ít lâu sau, Phương soái bọn tham tướng Lưu Đàm ra ngoài Độc Thạch Tái 200 dặm, tập kích doanh trướng của người Mông Cổ ở Trường Thủy Hải. Quân Minh về đến Độc Thạch Tái, bị quân Mông Cổ đuổi kịp ở An Tử Sơn; Phương nghênh chiến, đánh cho địch đại bại, được ban áo thêu Phi ngư, cho 1 con trai ấm làm Chánh thiên hộ. Bấy giờ Đại Đồng bị người Mông Cổ cướp bóc, còn Tuyên Phủ thì vô sự. Tổng đốc Trần Kỳ Học sợ địch quấy nhiễu Kỳ Phụ, điều binh giữ Tử Kinh Quan, buông thả cho người Mông Cổ hoành hành trong khoảng Hoài Nhân, Sơn Âm, nên chịu biếm 3 trật. Năm Long Khánh thứ 4 (1570), Phương được điều làm Đại Đồng tổng binh. Yêm Đáp tấn công Uy Viễn, gần phá được thành, gặp lúc Kỳ Học soái bọn Hồ Trấn đi cứu, mà cánh quân của Phương cũng đến; đôi bên giằng co hơn 10 ngày thì quân Mông Cổ rút lui. Phương nói với chư tướng rằng: “Đại Đồng không so được với Tuyên Phủ, địch cách ta chỉ 1 bức tường mà thôi. Giặc muốn đến thì đến, chẳng bị đau nặng thì không thôi đâu.” Phương bèn đem binh ra Hữu vệ, giao chiến tại Uy Ninh Hải Tử, đại phá địch. Phương có can đảm và mưu trí, am hiểu tình hình của người Mông Cổ, luôn đi đầu sĩ tốt. Trong năm Phương vài lần ra quân tấn công sào huyệt địch, hoặc tự mình đốc chiến, hoặc sai phái bì tướng. Phương nuôi những đứa trẻ khỏe mạnh trong nhà, khiến họ liều chết mà chiến đấu. Phương từng lệnh cho 30 người ra khỏi biên cương 400 dặm, chém giết rất nhiều, khiến người Mông Cổ chấn động. Phương bèn đem quân đến Đại Tùng Lâm, đứng ở Hưng Hòa Vệ cũ, trèo lên đài cao, diễu binh rồi về. Năm thứ 5 (1571), hai nước ký kết hòa ước, biên cương trở nên vô sự. Sau vài năm, Phương chiêu hàng hơn vạn người, đáng được thăng 1 cấp; sở tư cho rằng quan giai của ông đã trọn, khó tiến trật nữa, nên gia cấp cho ấm chức của con trai. Năm Vạn Lịch đầu tiên (1573), Duyệt thị thị lang Ngô Bách Bằng tố cáo Phương mưu lợi bất chánh, khiến ông chịu nhàn trụ. Năm thứ 3 (1575), Phương được khởi làm Tiền quân Đô đốc phủ Thiêm thư. Yêm Đáp gây hấn, đánh tiếng muốn thay đổi hòa ước; năm thứ 6 (1578), Phương được khởi dùng làm Tuyên Phủ tổng binh. Năm thứ 7 (1579), Phương phát bệnh nên xin về. Ngày 18 tháng 2 ÂL năm thứ 9 (1581), Phương mất, hưởng thọ 64 tuổi. Ngày 24 tháng 12 ÂL cùng năm, Phương được chôn cất ở Long Hổ Nhai, phía tây thành Uất Châu. == Đánh giá. == Phương gia nhập quân đội, hơn 10 năm làm đến đại soái. Phương chiến đấu ở Thiện Phòng Bảo, Sóc Châu, Đăng Ưng Sào, Cáp Tử Đường, Long Môn, Vạn Toàn hữu vệ, Đông Lĩnh, Cô Sơn, Thổ Mộc, Kiền Trang, Xóa Đạo, Trương Gia Bảo, Đắc Thắng Bảo, Đại Sa Than, lớn nhỏ khoảng 110 trận, mình chịu vài mươi vết thương, quen lấy ít đánh nhiều mà luôn giành được đại thắng. Phương chống giặc ở 2 trấn (Tuyên Phủ, Đại Đồng), đem theo thủ hạ thân tín vài mươi người, giết địch không đếm xuể, bắt tù binh và gia súc kể đến hàng vạn, oai danh chấn động biên thùy, là danh tướng một thời. Phương tính thâm trầm, quả quyết nhưng ít nói, sức mạnh hơn người, giỏi cưỡi ngựa bắn cung, ra trận luôn đi đầu tướng sĩ. Tuy Phương chất phác ít học, nhưng nhiều mưu kế, am hiểu việc binh, phủ dụ sĩ tốt có ơn tín, khiến họ liều chết xông pha chiến đấu, nên đánh đâu thắng đấy. Phương lại biết giữ gìn liêm khiết, là tướng tài hiếm có đời Minh. Thành Thạch Châu thất thủ, phó tướng Điền Thế Uy, tham tướng Lưu Bảo bị luận tội chết, Phương xin lấy ấm chức của con mình để chuộc tội cho 2 tướng, bị ngự sử đàn hặc, triều đình ban sắc răn dụ. Về sau Thế Uy lại được làm tướng, đối đãi với Phương bạc bẽo; ông không tranh chấp với hắn ta, được người hiểu biết phần nhiều khen ngợi. == Gia đình. == Các đời cụ Huấn, ông Giám, cha Văn Thông nhờ Phương hiển quý mà đều được tặng làm Đặc tiến Vinh lộc đại phu Tả đô đốc. Mẹ là Ngụy thị được tặng làm Nhất phẩm phu nhân. Nguyên phối Sư thị được phong Nhất phẩm phu nhân, vợ sau là Kỳ thị, Vương thị. Sư thị sanh Mã Đống, được làm đến Úy Châu thủ bị, giai Đô đốc. Kỳ thị sanh Mã Xuân, được làm đến Vệ chỉ huy. Vương thị sanh Mã Lâm, được làm đến Tổng binh. Lâm chỉ huy Bắc lộ quân trong trận Tát Nhĩ Hử, thua chạy về Khai Nguyên, rồi tử chiến ở đấy. Cố sự được chép phụ vào liệt truyện của cha. Lâm có 5 con trai: Nhiên, Dập, Quýnh, Hoảng, Biểu. Nhiên, Dập mất trong trận Tát Nhĩ Hử. Quýnh được làm đến Tổng binh. Hoảng được làm đến Tổng binh, Biểu được làm đến Miện Dương Châu đồng tri, đều mất về tay nghĩa quân nông dân. Gia đình Phương 3 đời làm tướng, con và cháu đều mất vì quốc nạn.
La Bibliothèque de Madame Dai La Bibliothèque de Madame Dai là nhà hàng kiêm bảo tàng tại địa chỉ 84A Nguyễn Du, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Đây vốn là thư viện ở Sài Gòn thuộc sở hữu của Bà Nguyễn Phước Đại, cựu luật sư và chính trị gia về hưu thời Việt Nam Cộng hòa, mãi sau này bà mới chuyển đổi thư viện thành nhà hàng của riêng mình vào tháng 4 năm 1975. Tổng thống Pháp François Mitterrand từng ghé qua dùng bữa tại nhà hàng này vào năm 1991. Nhà hàng này còn có cả một bảo tàng chuyên trưng bày "những mảnh gốm sứ Việt Nam, nhiều tác phẩm điêu khắc đền thờ xuất xứ từ Vương quốc Chăm Pa trước thế kỷ 15, một số đồ cổ tinh xảo của Trung Quốc, một ngôi chùa lớn của Campuchia, một bức bình phong Việt Nam và một cái đĩa sứ Imari lớn của Nhật Bản". Người ta tin rằng nhà hàng này đã phải đóng cửa vào giữa thập niên 2000 từ sau cái chết của Bà Nguyễn Phước Đại.
Liên minh Tự do Bắc Triều Tiên Liên minh Tự do Bắc Triều Tiên (tiếng Anh: "North Korea Freedom Coalition", NKFC) là tổ chức được thành lập vào năm 2003 nhằm mục đích vì nhân quyền và tự do ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Liên minh Tự do Bắc Triều Tiên bao gồm 60 tổ chức. Một số tổ chức này là các nhóm vận động, chẳng hạn như nhóm quyền phụ nữ và người tị nạn. Các nhóm khác có nền tảng tôn giáo và phụ trách hoạt động truyền giáo từ bên ngoài biên giới Bắc Triều Tiên. NKFC đã ủng hộ Đạo luật thực thi trừng phạt Bắc Triều Tiên năm 2013 (H.R. 1771; Quốc hội thứ 113), vốn là dự luật giúp Mỹ gia tăng các biện pháp cấm vận Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Tổ chức này khuyến khích người Mỹ liên hệ với các thành viên Quốc hội về dự luật này. Theo tổ chức cho biết dự luật này "định áp đặt các biện pháp trừng phạt tài chính cứng rắn, có mục tiêu đối với giới lãnh đạo Bắc Triều Tiên chịu trách nhiệm về tội ác chống lại loài người và làm giảm đáng kể tình trạng vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của nước này".
Richard B. Fitzgibbon Jr. Trung sĩ Kỹ thuật Richard Bernard Fitzgibbon Jr., USAF (ngày 21 tháng 6 năm 1920 – ngày 8 tháng 6 năm 1956) là người Mỹ đầu tiên thiệt mạng trong chiến tranh Việt Nam. Ông bị một viên phi công Mỹ khác sát hại vào ngày 8 tháng 6 năm 1956. Nhờ nỗ lực của chị gái ông là Alice Fitzgibbon Rose DelRossi, nguyên nữ tuyển cử viên của Thị trấn Stoneham, Massachusetts, tên của Fitzgibbon mới được thêm vào Đài tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam nhân Ngày Tưởng niệm vào tháng 5 năm 1999. Tiếp nối sự nghiệp của cha mình, Richard B. Fitzgibbon III gia nhập lực lượng Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ và cũng sang Việt Nam tham chiến để rồi tử trận nơi đây vào tháng 9 năm 1965. Cái chết của cha con nhà Fitzgibbons là trường hợp đầu tiên trong tổng số ba trường hợp duy nhất mà cả hai cha con đều bị giết trong chiến tranh Việt Nam. == Tiểu sử. == Richard B. Fitzgibbon Jr. sinh ngày 21 tháng 6 năm 1920 tại Stoneham, Massachusetts. Fitzgibbon vốn là cựu chiến binh Hải quân Mỹ từng trải qua Thế chiến thứ hai. Sau khi rời Hải quân, ông bèn gia nhập Không quân Mỹ, thăng dần qua các cấp bậc lên tới Trung sĩ Kỹ thuật. Fitzgibbon còn là thành viên thuộc Đoàn Cố vấn Viện trợ Quân sự (MAAG) (Phân đội 1, Phi đoàn Sứ mệnh Nước ngoài 1173), tham gia vào việc huấn luyện quân nhân của Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Fitzgibbon không bị giết trên chiến trường, mà bị một đồng nghiệp người Mỹ khác là Trung sĩ Tham mưu Edward C. Clarke sát hại tại Sài Gòn. Vào ngày bị bắn, Fitzgibbon đã khiển trách Clarke vì một sự cố trên chuyến bay ngày hôm đó. Khi Clarke không đi làm, anh bắt đầu uống rất nhiều rượu tại một câu lạc bộ trong khu căn cứ. Lúc rời khỏi câu lạc bộ, anh ta nhìn thấy Fitzgibbon ở bên kia đường đang chơi đùa và cho vài đứa địa phương kẹo. Clarke lập tức rút súng ngắn và bắn Fitzgibbon nhiều lần. Clarke chạy trốn khỏi hiện trường vụ và liên tục nổ súng vào nhóm cảnh sát đang lùng bắt mình. Trong quá trình truy đuổi, Clarke nhảy từ ban công tầng hai xuống đất khiến anh ta tử vong tại chỗ. Fitzgibbon chết vì vết thương trở nặng vào ngày 8 tháng 6 năm 1956. == Công nhận. == Trong suốt 43 năm, chính phủ Mỹ từng coi cái chết của Fitzgibbon là quá sớm để được xếp vào loại quân nhân thiệt mạng trong chiến tranh Việt Nam. Ban giám đốc Bộ Quốc phòng (DoD) quản lý Đài tưởng niệm Cựu chiến binh Việt Nam ban đầu khởi tạo cơ sở dữ liệu này vào ngày 1 tháng 1 năm 1961. Đây là do Tổng thống Lyndon B. Johnson từng tuyên bố trong bài diễn văn rằng kỹ thuật viên Cơ quan An ninh Quân đội Hạ sĩ nghiệp vụ James T. Davis đã thiệt mạng trong trận phục kích của Việt Cộng gần làng Cầu Xáng vào ngày 22 tháng 12 năm 1961, mới là "người Mỹ đầu tiên bị giết trong cuộc kháng chiến chống cộng sản xâm lược ở Việt Nam". Gia đình của Fitzgibbon đã ra sức vận động hành lang nhằm thay đổi ngày khởi công và nguyên nhân của họ được Dân biểu Hoa Kỳ Ed Markey (D, Khu vực bầu cử số 7, MA) vùng Malden, Massachusetts trình bày. Sau khi DoD xem xét ở cấp cao, ngày khởi công Đài tưởng niệm Cựu chiến binh Việt Nam được đổi thành ngày 1 tháng 11 năm 1955, ngày thành lập Đoàn Cố vấn Viện trợ Quân sự Việt Nam (MAAG). Với ngày mới này, Fitzgibbon trở thành người đầu tiên được ghi tên vào đài tưởng niệm xếp theo thứ tự thời gian, trước cả tên của Harry Griffith Cramer Jr., Dale R. Buis và Chester M. Ovnand. Tên của Fitzgibbon đã được thêm vào Bức tường Tưởng niệm Việt Nam ngày 31 tháng 5 năm 1999, và người dẫn chương trình "Today Show" là Katie Couric đã tới phỏng vấn các thành viên trong gia đình của Fitzgibbon nhân dịp này. DoD trước đó đã dời ngày bắt đầu chiến tranh Việt Nam bao gồm cái chết của Đại úy Cramer trong vụ tai nạn huấn luyện biệt kích tại Nha Trang vào ngày 21 tháng 10 năm 1957. Tên của ông đã được thêm vào "Bức tường Tưởng niệm" năm 1983, sau những nỗ lực thành công của con trai ông là Trung tá Harry G. Cramer III thuộc Quân Dự bị Lục quân Mỹ, khi đó là sĩ quan lục quân tại ngũ, để DoD thừa nhận cái chết của cha mình, cũng như sự hiện diện của lực lượng MAAG tại Việt Nam nhiều năm trước ngày được chính thức công nhận là năm 1961. Trung tá Cramer đề nghị rằng tên của cha ông chỉ cần được thêm vào viên đá trung tâm (1E) tuy không xếp theo trình tự, nhưng nó vẫn được liệt kê rõ ràng trong cuốn sách ghi niên đại tại "Bức tường Tưởng niệm" là năm 1957 chứ không phải năm 1959. Quân đội Mỹ đã tiến hành buổi lễ chính thức vào tháng 10 năm 2007 tại Học viện Quân sự Hoa Kỳ ở West Point là nơi mà Đại úy Cramer tốt nghiệp, nhằm đánh dấu kỷ niệm 50 năm ngày quân nhân Mỹ đầu tiên thiệt mạng tại Việt Nam. Mặc dù theo đúng trình tự thời gian, Fitzgibbon là nạn nhân đầu tiên trên Bức tường Tưởng niệm Cựu chiến binh Việt Nam, ông không phải là người Mỹ đầu tiên thiệt mạng tại Việt Nam. Đúng ra phải là Trung tá Albert Peter Dewey bị bắn nhầm và thiệt mạng trong một trận phục kích của quân Việt Minh vào ngày 26 tháng 9 năm 1945 trong những ngày đầu sau khi kết thúc Thế chiến thứ hai. == Gia đình. == Một trong những người con trai của Fitzgibbon, Chuẩn hạ sĩ Thủy quân lục chiến Richard B. Fitzgibbon III (11 tháng 3 năm 1944 – 7 tháng 9 năm 1965), cũng tử trận trong chiến tranh Việt Nam. Hai cha con đều được an táng tại nghĩa trang Blue Hill ở Braintree, Massachusetts. Ông và vợ Eunice Fitzgibbon Jackson có với nhau hai đứa con gái tên Trudy McDermott và Linda Compas (có con trai là cầu thủ bóng đá Mỹ Jonathan Compas). Họ có thêm một đứa con trai khác tên Robert "Bobby" Fitzgibbon về sau qua đời vào tháng 4 năm 2011. Qua bà cố của Fitzgibbon, Mary Coston Fitzgibbon, Fitzgibbon còn là anh em họ thứ ba với nghệ sĩ người Nam Phi Jeremy Wafer. == Phim tài liệu. == Vào năm 1998–2000, ABC News và TLC đã đồng sản xuất bộ phim tài liệu dài tập mang tên "Vietnam: The Soldiers' Story" (Việt Nam: Câu chuyện của những người lính). Tập phim kết thúc có tựa đề "Stories from the Wall" (Những câu chuyện từ bức tường) chính thức phát sóng vào ngày 29 tháng 5 năm 2000, một năm sau khi tên của Fitzgibbon được thêm vào Đài tưởng niệm Việt Nam. Tập phim bao gồm một phân đoạn kể về hai cha con nhà này.
Harry Griffith Cramer Jr. Đại úy Harry Griffith Cramer Jr. (ngày 24 tháng 5 năm 1926, Johnstown, Pennsylvania – ngày 21 tháng 10 năm 1957, gần Nha Trang, Việt Nam Cộng hòa) là quân nhân Mỹ từng tham chiến tại Triều Tiên và Việt Nam. Ông được coi là người lính Lục quân Mỹ đầu tiên thiệt mạng trong chiến tranh Việt Nam. Một con phố ở Fort Lewis, Washington được đặt tên nhằm vinh danh Cramer. Thi hài của ông được quân đội Mỹ an táng tại Học viện Quân sự Hoa Kỳ, West Point, New York. == Tiểu sử. == === Thân thế. === Cramer vốn xuất thân từ gia đình quân nhân. Ông nội tên Wilson Cramer từng là trung sĩ của Đoàn quân Tình nguyện Pennsylvania dưới thời Nội chiến Mỹ và cha (Harry "Coach" Cramer) từng là đại úy Đội Bộ binh Tiên phong 808 Lục quân trong Thế chiến thứ nhất. Cha ông cũng là huấn luyện viên bóng đá tại Trường Trung học Johnstown. Cả gia đình sống trong một ngôi nhà lớn xây bằng gạch ở số 321 Phố Luzerne, ngoại ô Westmont của Johnstown. Ngôi nhà vẫn đứng vững cho đến ngày nay. === Vào học West Point. === Cramer tốt nghiệp Trường Trung học Upper Yoder-Westmont vào năm 1942 ở tuổi 16. Ông định nộp đơn vào West Point nhưng chưa đủ tuổi vì vậy đành đến nhập học Học viện Quân sự Carson Long ở New Bloomfield, Pennsylvania trong một năm. Ông vào West Point năm 1943 khi mới 17 tuổi, gia nhập niên khóa 1946. Ban đầu Cramer có tên trong đội tuyển bóng đá Quân đội nhừng đành phải từ bỏ để tập trung vào việc học hành, bất chấp áp lực từ huấn luyện viên và học viên khác. Ông tốt nghiệp vào tháng 6 năm 1946 ở tuổi 20, là người trẻ nhất trong số hơn 800 học viên sĩ quan trong lớp. === Thời kỳ sau chiến tranh. === Sau khi tốt nghiệp West Point, ông theo học Khóa Cơ bản Bộ binh và Trường Nhảy dù tại Fort Benning. Khi ở đó, ông và người bạn cùng lớp là Frank "Taffy" Tucker sở hữu một chiếc máy bay hạng nhẹ Taylorcraft đã qua sử dụng. Họ thường bay xuyên quốc gia đến New Orleans hoặc Savannah vào cuối tuần, hầu như không về kịp trước giờ học thứ Hai – khiến bạn bè đặt cho ông cái biệt danh là "Hairsbreadth Harry". Chức vụ đầu tiên mà Cramer đảm nhận là Trung đội trưởng Đại đội B, Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 24 Bộ binh người Mỹ gốc Phi nổi tiếng, Sư đoàn 25 Bộ binh tại Trại Majestic, Gifu, trong thời kỳ Mỹ chiếm đóng Nhật Bản. Trại Majestic trước đây là Sân bay Kagamigahara, một căn cứ "kamikaze" trong Thế chiến thứ hai. Harry trở lại nước Mỹ đảm nhận công tác tại Fort Dix, New Jersey, trên cương vị là sĩ quan tuyển mộ lính không vận từ tháng 6 năm 1950 đến tháng 2 năm 1951. === Tham chiến tại Triều Tiên. === Khi chiến tranh Triều Tiên nổ ra năm 1950, Cramer đề nghị cấp trên cho mình tham chiến. Ông được điều động trở lại đơn vị cũ – Trung đoàn 24 – làm Trung đội trưởng rồi Đại đội trưởng Đại đội B vào tháng 3 năm 1951. Ngày 28 tháng 3 năm 1951, khi vượt sông Hàn thì đại đội của ông có tham gia tấn công một vị trí địch đóng giữ kiên cố gần Haeryong. Cuộc tấn công bị đình trệ do hỏa lực dày đặc và đơn vị của ông bị mắc kẹt sau sườn núi. Cramer đích thân cầm lưỡi lê tấn công địch ra khỏi chiến hào, cho đơn vị mình tiến lên, nhưng bị thương trước hỏa lực súng máy dữ dội. Nhờ chiến công này mà về sau ông được Tư lệnh Sư đoàn 25 là Chuẩn tướng Joseph Sladen Bradley trao tặng Huân chương Trái tim Tím và Ngôi sao Bạc vì lòng dũng cảm trên chiến trường rồi còn được thăng cấp lên đại úy. Sau ba tháng phục hồi sức khỏe tại Nhật Bản, ông trở lại mặt trận giữ chức vụ Đại đội trưởng Đại đội D (Vũ khí hạng nặng), Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 24 Bộ binh. Rồi sau ông lại bị thương một lần nữa do những mảnh đạn cối rớt trúng vai và lưng, được tặng thưởng chùm lá sồi bằng đồng vào Huân chương Trái tim Tím của mình. Mãi về sau ông mới phát hiện ra rằng cùng lúc đó thì người bạn thân nhất là Frank Tucker đã thiệt mạng trong trận chiến trên một ngọn đồi gần đó. Trung đoàn 24 Bộ binh sau cùng bị giải tán vào tháng 10 năm 1951. Từ tháng 10 năm 1951 đến tháng 4 năm 1952, ông được điều đến Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 14 Bộ binh, Sư đoàn 25. Cramer nhận ra cuộc chiến sẽ bế tắc cho đến khi hiệp định đình chiến hoặc hiệp định hòa bình được ký kết, vì vậy ông chuyển sang làm công việc quan sát trên không trong một máy bay dò tìm pháo binh. Dù là một phi công dân sự tài giỏi nhưng ông chưa bao giờ được đào tạo làm phi công quân sự. Quân đoàn Pháo binh tin rằng sĩ quan bộ binh có kinh nghiệm sẽ quan sát địa hình và có khả năng tìm ra được "điểm ẩn náu" của đối phương mà một người theo dõi tín hiệu pháo binh có thể bỏ sót. Năm 1952, ông được luân chuyển công tác tại Mỹ. Thủ trưởng đã bổ nhiệm ông vào ban tham mưu G-2 trực thuộc Đại đội Liên bộ Tư lệnh (HHC) thuộc Sư đoàn Không vận 82. Sau khi hoàn thành Khóa học Nâng cao Bộ binh tại Fort Benning, ông tham dự và vượt qua khóa học tuyển chọn Biệt kích tại Fort Bragg, North Carolina được coi là quân nhân tốt nghiệp West Point đầu tiên được tuyển chọn kiểu như vậy. Sau khi tốt nghiệp, ông được biên chế vào Liên đoàn Biệt kích số 77. Từ năm 1955 đến năm 1956, ông còn nhận chức chỉ huy trưởng Phân đội Tác chiến. === Thời kỳ mới sang Việt Nam. === Đại úy Cramer được bổ nhiệm vào Đội Huấn luyện Cơ động, Phân đội Tác chiến Biệt kích số 14 (Khu vực), MAAGV. SFOD 14 gồm 16 người, dưới vỏ bọc của "Đơn vị Quân vụ số 8251", được chuyển đến Fort Shafter, vào tháng 6 năm 1956 và ngay sau đó tới Hàn Quốc, Philippines, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam Cộng hòa. Công việc của Đội Huấn luyện Cơ động là huấn luyện các kỹ năng quân sự khác nhau cho những toán biệt kích bản địa. SFOD 14 sau đó trực thuộc Liên đoàn Biệt kích số 1 vừa mới được thành lập tại Fort Buckner, Okinawa, Nhật Bản vào ngày 24 tháng 6 năm 1957. Nhóm Huấn luyện Cơ động ban đầu do Trung tá Albert Scott Madding và Thượng sĩ Robert L. Voss chỉ huy, cho đến khi họ được triệu hồi về Okinawa làm chỉ huy trưởng và trung sĩ Liên đội Biệt kích số 1. Lãnh đạo sứ mệnh khi đó do Đại úy Cramer đảm nhận. Nhóm của ông bao gồm Thượng sĩ Francis J. "Fran" Ruddy (Trưởng toán), Thượng sĩ Fred Williamson (Trưởng liên lạc viên), Thượng sĩ Raymond LaBombard (Tác chiến & Tình báo), Trung sĩ nhất Chalmers Archer (Quân y sĩ trưởng), SFC Bobby Newman (Vũ khí), Trung sĩ nhất Lester Ruper (Quân y), Trung sĩ nhất Donald Stetson (Điện đài viên cấp cao), Trung sĩ nhất James Hanks (Điện đài viên cấp cao), Thượng sĩ Jacques Standing (Điện đài viên), và Hạ sĩ nghiệp vụ Earl Kalani (Bộc phá). Toán quân nhân dưới quyền chỉ huy của Cramer gồm toàn những cựu chiến binh dày dạn kinh nghiệm trận mạc từ Thế chiến II cho đến Triều Tiên, và những hạ sĩ quan cấp dưới đã chứng tỏ được động lực và năng lực ở mức độ cao. Tháng 9 năm 1956, họ thành lập khóa huấn luyện nhảy dù, kỹ thuật nhảy dù và biệt động quân cho Tiểu đoàn Biệt động quân Hoàng gia Thái Lan. Lúc còn ở đó, Cramer được Quân đội Hoàng gia Thái Lan trao tặng huy hiệu đôi cánh dù nhờ thành tích nổi trội trong đợt huấn luyện này. Từ tháng 6 đến tháng 11 năm 1957, họ bắt đầu huấn luyện Biệt kích Việt Nam Cộng hòa về các hoạt động phá hoại và kỹ năng liên quan. Những đợt tập trận thực tế dính dáng đến phục kích và đột kích quy mô nhỏ. Sư đoàn Khinh chiến số 15 Quân lực Việt Nam Cộng hòa tại chiến trường gần Nha Trang được dùng làm "lực lượng đối địch" cho cuộc tập trận này. Cả lớp đang trải qua hàng loạt bài tập huấn luyện thực địa trước khi tốt nghiệp vào cuối tháng 10 thì Cramer bị tai nạn trong quá trình huấn luyện vào ngày 21 tháng 10 năm 1957. Lúc đang tập trận phục kích, một người lính Việt Nam đứng sát bên Cramer sẵn sàng ném khối thuốc nổ melinite (một loại thuốc nổ cao cấp của quân đội Pháp) thì đột nhiên nó phát nổ sớm. Melinite này về sau được xác định đã bị giảm chất lượng trong quá trình bảo quản và thiếu ổn định. Cramer chết ngay lập tức trong khi các học viên khác thì bị thương nặng. == Đài tưởng niệm Cựu chiến binh Việt Nam. == Tên của Cramer được thêm vào trên "Bức tường Tưởng niệm" tháng 11 năm 1983. Đây là nhờ những nỗ lực thành công của con trai Đại úy Cramer là Trung tá Harry G. Cramer III thuộc Quân Dự bị Lục quân Mỹ, lúc đó là một sĩ quan quân đội đang tại ngũ, để Bộ Quốc phòng phải công nhận cái chết của cha mình. Con trai Đại úy Cramer đề nghị rằng tên cha mình chỉ đơn giản là được thêm vào viên đá trung tâm (1E), không theo trình tự nhưng vẫn được liệt kê rõ ràng trong cuốn sách niên đại tại "Bức tường" là năm 1957, không phải năm 1959. Tháng 10 năm 2007, phía Lục quân đã tiến hành một buổi lễ chính thức tại Học viện Quân sự Hoa Kỳ ở West Point, vốn là nơi mà Đại úy Cramer từng tốt nghiệp ra trường, nhằm đánh dấu lễ kỷ niệm 50 năm ngày quân nhân đầu tiên thiệt mạng tại Việt Nam. == Quân nhân Mỹ đầu tiên tử vong ở Việt Nam. == Cramer được coi là người tử vong đầu tiên ở Việt Nam khi người ta thêm tên này vào trong Đài tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam năm 1983. Trước đó họ chỉ tuyên bố là James T. Davis đã chết (cùng với chín người lính Việt Nam Cộng hòa) trong một trận phục kích của Việt Cộng vào ngày 22 tháng 12 năm 1961. Một số nhà sử học hiện coi nạn nhân đầu tiên là Trung sĩ Kỹ thuật Richard B. Fitzgibbon Jr. tử vong vì bị bắn sau khi tranh cãi với một viên phi công say rượu và chết vì vết thương của mình trở nặng vào ngày 8 tháng 6 năm 1956. Cramer vẫn được coi là quân nhân Mỹ đầu tiên tử vong tại Việt Nam, cũng như nạn nhân đầu tiên thuộc Liên đoàn Biệt kích số 1 mới thành lập. Các thành viên SFG số 1 đã đeo băng tay đen trong 30 ngày sau khi Cramer qua đời để tưởng nhớ người quá cố. Một khu vực thả dù ở Okinawa được đặt tên là CRAMER DZ nhằm vinh danh ông. Về sau khi Liên đoàn Biệt kích số 1 chuyển đến các cơ sở mới tại Fort Lewis vào năm 1987, họ bèn đặt tên một con phố là Đại lộ Cramer dựa theo tên ông. == Gia đình. == Harry kết hôn với Anne Charmonte Supple vùng Newburgh, New York tại Nhà nguyện Công giáo ở West Point vào ngày 25 tháng 6 năm 1947. Họ có ba người con (hai gái và một trai): - Kainan Kelly "Kai" Cramer - chủ tịch hãng Cramer & Sirras, một công ty tuyển dụng pháp lý. - Anne Quinn Cramer - Hank Cramer -- Harry Griffith Cramer III (sinh năm 1953) – Gia nhập Quân đội Mỹ vào Liên đoàn Biệt kích số 1, Lực lượng Đặc biệt Hoa Kỳ, sau này thăng lên cấp bậc trung tá. == Huân huy chương. == Cramer được trao tặng những loại huân huy chương như sau: === Giải thưởng Mỹ. === - Huy hiệu Chiến đấu Bộ binh - Ngôi sao Bạc - Trái tim Tím với cụm lá sồi màu đồng - Huân chương Chiến dịch Hoa Kỳ (Thế chiến II 1943-1945) - Huân chương Chiến thắng Thế chiến II - Huân chương Binh nghiệp với móc gài "Nhật Bản" - Huân chương Quân công Quốc phòng (Chiến tranh Triều Tiên) - Huân chương Quân công Triều Tiên với 4 Ngôi sao Đồng (Cuộc phản công đầu tiên của Liên Hợp Quốc, Cuộc tấn công mùa xuân của Quân Cộng sản Trung Quốc, Cuộc tấn công mùa hè và mùa thu của Liên Hợp Quốc, Cuộc tấn công mùa đông lần thứ hai của Triều Tiên) - Huy hiệu Tàu lượn Không vận - Huy hiệu Nhảy dù Hạng ưu (Lục quân Mỹ) === Tuyên dương đơn vị quân. === - Tuyên dương Đơn vị quân Tổng thống Lục quân hai cụm lá sồi màu đồng - Sư đoàn Bộ binh 25, Chiến tranh Triều Tiên - Tuyên dương Đơn vị quân Tổng thống Hàn Quốc - Sư đoàn Bộ binh 25, Chiến tranh Triều Tiên === Giải thưởng và huy hiệu nước ngoài. === - Huân chương Công vụ Liên Hợp Quốc với móc gài "Triều Tiên" - Huân chương Chiến dịch Việt Nam với móc gài " '60" - Huân chương Chiến công Hàn Quốc - Huy hiệu Binh chủng Nhảy dù Quân đội Hoàng gia Thái Lan - Huy hiệu Binh chủng Nhảy dù Quân lực Việt Nam Cộng hòa