url
stringlengths
31
332
title
stringlengths
10
132
text
stringlengths
675
66.4k
metadata
dict
https://www.wikihow.vn/Ch%E1%BB%AFa-l%C3%A0nh-vi%C3%AAm-mi%E1%BB%87ng
Cách để Chữa lành viêm miệng
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây viêm các mô trong miệng, ví dụ như tổn thương, lở miệng hoặc viêm lợi. Mặt khác, cũng có nhiều cách để chữa lành viêm do viêm loét miệng và các bệnh khác. Ngoài ra, có nhiều cách giúp bạn giảm cơn đau và cảm giác khó chịu do viêm miệng. Phương pháp 1 - Đối với tình trạng loét miệng Bước 1 - Tìm hiểu về tình trạng loét miệng. Loét miệng là nguyên nhân thường gặp gây viêm miệng. Loét miệng đa dạng về kích thước, hình dạng và do nhiều yếu tố khác nhau gây ra. Loét miệng có thể là do lở miệng, nhiệt miệng, nhiễm nấm men, hút thuốc lá, dùng thuốc chữa bệnh, nhiễm nấm, chấn thương và một số bệnh khác. Đi khám bác sĩ hoặc nha sĩ nếu loét miệng gây đau và kéo dài hơn 10 ngày. Bước 2 - Tránh xa một số loại thức ăn và nước uống. Viêm loét miệng sẽ gây đau và có thể kéo dài 5-14 ngày. Tránh một số loại thức ăn và thức uống sẽ giúp chữa lành viêm, giảm đau và giảm thời gian loét miệng. Để giảm tình trạng kích ứng, bạn nên tránh thức ăn và nước uống nóng, thức ăn mặn, cay hoặc hoa quả họ Cam vì những thực phẩm này có thể làm tăng kích ứng mô miệng. Những thực phẩm cần tránh bao gồm trà và cà phê nóng, ớt đỏ cay, thức ăn có nguyên liệu ớt Cayenne hoặc bột ớt, súp hoặc nước dùng mặn, hoa quả như cam và bưởi. Bước 3 - Điều trị loét miệng do thuốc lá. Loét miệng do hút thuốc lá được gọi là loét áp-tơ (hay trong tiếng Anh là Canker sore). Loét miệng có thể lành lại sau khi giảm hoặc ngừng sử dụng tất cả các sản phẩm thuốc lá. Nếu bạn tiếp tục hút thuốc, vết loét sẽ lâu lành và tái phát. Bước 4 - Chăm sóc loét miệng do nhiễm nấm men. Nhiễm nấm men vùng miệng có thể gây tưa miệng, tức là khi nấm Candida (nấm gây nhiễm nấm men sinh dục) xuất hiện trong miệng. Tưa miệng có thể gây viêm và đau miệng. Không những vậy, tưa miệng còn gây viêm loét miệng. Bạn cần dùng thuốc do bác sĩ kê đơn để chữa lành viêm miệng do nhiễm nấm men. Các thuốc này có thể dùng cho người trưởng thành và trẻ nhỏ khỏe mạnh trong 10-14 ngày, ở dạng viên ngậm, dạng lỏng hoặc dạng viên. Trẻ nhỏ và người lớn có hệ miễn dịch yếu cần điều trị bằng cách khác. Bước 5 - Đối phó với loét miệng do dùng thuốc. Một số thuốc như thuốc chữa ung thư có thể gây loét miệng. Thuốc tiêu diệt các tế bào đang phát triển nhanh nhưng không nhắm đến tế bào ung thư cụ thể nên sẽ tiêu diệt cả tế bào trong miệng (tế bào cũng phát triển và tái tạo nhanh chóng). Vết loét sẽ rất đau và có thể kéo dài hơn 2 tuần. Có thể sẽ cần dùng thuốc giảm đau thoa trực tiếp lên vết loét miệng để giảm đau do uống thuốc. Thuốc giảm đau giúp gây tê miệng nên bạn cần cẩn trọng khi ăn hoặc đánh răng sau khi thoa thuốc. Bước 6 - Chăm sóc viêm loét miệng nói chung. Nếu không chắc chắn nguyên nhân gây loét miệng, bạn có thể làm theo một số hướng dẫn chung để giảm đau và khó chịu. Ngoài những phương pháp dùng điều trị và phòng ngừa các loại viêm loét miệng cụ thể, bạn có thể: Dùng chất phủ ngoài (coating agent) để bảo vệ vết loét và giảm thiểu cơn đau khi ăn uống. Tránh ăn thức ăn sắc cạnh hoặc giòn như bánh quy, khoai tây chiên. Hạn chế hoặc không tiêu thụ đồ uống chứa cồn vì có thể gây kích ứng loét miệng. Ngoài ra, bạn cũng không nên dùng nước súc miệng hoặc thuốc xịt miệng chứa cồn. Ăn nhiều bữa nhỏ, đều đặn và cắt nhỏ thức ăn để giảm kích ứng miệng. Trao đổi với bác sĩ về việc dùng tăm bông để giảm kích ứng vật lý nếu khó đánh răng. Phương pháp 2 - Điều trị loét miệng bằng thuốc Bước 1 - Uống thuốc giảm đau. Thuốc giảm đau không kê đơn có thể giúp giảm viêm và đau do loét miệng. Có thể uống thuốc giảm đau như Acetaminophen hoặc Ibuprofen. Thuốc không chữa lành loét miệng nhưng sẽ giúp giảm đau do loét trong khi vết loét lành lại. Bạn cũng có thể dùng thuốc giảm đau thoa tại chỗ như Anbesol để giảm đau. Dùng thuốc giảm đau cho trẻ nhỏ và người lớn theo hướng dẫn. Bước 2 - Điều trị loét bằng thuốc không kê đơn. Có nhiều loại thuốc giúp hỗ trợ điều trị loét miệng. Thuốc corticosteroid thoa tại chỗ như thuốc bôi Triamcinolone hoặc Orabase, có thể giúp điều trị loét ở miệng hoặc nướu. Thuốc Blistex và Campho-Phenique giúp giảm đau do nhiệt miệng và loét áp-tơ. Thuốc phát huy hiệu quả cao nhất nếu thoa khi dấu hiệu đầu tiên của loét miệng xuất hiện. Bước 3 - Uống thuốc kê đơn. Nếu gặp vấn đề nghiêm trọng do loét miệng, bạn có thể uống thuốc kê đơn để điều trị. Bác sĩ có thể kê đơn các thuốc như Zovirax hoặc Denavir để rút ngắn thời gian chữa lành loét miệng xuống nửa ngày. Thuốc còn giúp giảm đau do phản ứng viêm. Nếu bạn bị lở miệng nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng vi-rút tại chỗ như Acyclovir, Valacyclovir và Famciclovir để giúp chữa lành lở miệng do vi-rút HPV (Herpes Simplex Virus). Phương pháp 3 - Đối phó với cơn đau do vấn đề về răng Bước 1 - Tìm hiểu về bệnh viêm nướu. Viêm nướu và bệnh nha chu là những kích ứng và viêm nhiễm các mô nướu, gây ra phản ứng viêm và đau. Viêm nướu xảy ra khi mảng bám trên răng không được vệ sinh sạch khiến vi khuẩn gây hại làm cho nướu trở nên đỏ, sưng và dễ chảy máu. Bệnh nha chu có thể khiến nướu tách khỏi răng và hình thành khoảng trống dễ bị viêm nhiễm. Vi khuẩn gây hại và phản ứng tự nhiên của cơ thể có thể phá vỡ mô liên kết giữa nướu và xương, từ đó gây viêm và đau. Bước 2 - Kiểm soát viêm nhiễm. Phương pháp điều trị viêm do viêm nướu hoặc nha chu sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm. Mục đích chính là kiểm soát viêm nhiễm - yếu tố kích ứng cơn viêm. Phương pháp điều trị bao gồm việc tự chăm sóc vệ sinh răng miệng hàng ngày: Dùng chỉ nha khoa hàng ngày Đánh răng hai lần mỗi ngày Giảm tiêu thụ đồ uống chứa cồn và giảm sử dụng nước súc miệng Giảm lượng đường tiêu thụ Bước 3 - Điều trị viêm nhiễm. Để điều trị viêm nhiễm, bác sĩ nha khoa sẽ lấy sạch mảng bám thông qua quá trình làm sạch sâu. Sau khi mảng bám được lấy đi, nướu sẽ ít chảy máu và ít sưng hơn nhưng bạn vẫn cần tiếp tục vệ sinh răng miệng thật sạch ở nhà. Nếu viêm nhiễm tiến triển, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh để giảm nhiễm trùng, từ đó giảm tình trạng viêm. Nếu thuốc và phương pháp lấy mảng bám không hiệu quả, bác sĩ có thể khuyến nghị việc phẫu thuật để vệ sinh sâu đến tận chân răng và giúp tái tạo xương cùng mô liên kết. Bước 4 - Tìm hiểu về sâu răng. Sâu răng là do nhiễm trùng gây ra những thương tổn vĩnh viễn đến bề mặt cứng của răng. Ăn vặt quá nhiều, uống nước ngọt, không đánh răng và vi khuẩn tự nhiên trong miệng có thể làm tăng nguy cơ sâu răng. Sâu răng là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất thế giới và ảnh hưởng đến mọi độ tuổi. Bước 5 - Điều trị sâu răng. Viêm và cảm giác khó chịu do sâu răng chỉ lành lại khi bạn trám vùng sâu răng. Để điều trị sâu răng, bác sĩ sẽ tiến hành trám răng. Vật liệu trám răng được làm từ nhựa composite có màu giống răng, sứ hoặc Amalgam (bạc). Vật liệu trám Amalgam bạc chứa thủy ngân nhưng vẫn được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) xem là an toàn. Tuy nhiên, nếu dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vật liệu trám Amalgam (bạc, thiếc, đồng hoặc thủy ngân), bạn có thể bị thương tổn vùng miệng. Vì vậy, nên trao đổi kỹ với bác sĩ về tình trạng dị ứng (nếu có). Nếu sâu răng tiến triển, bạn có thể cần phải bọc răng. Đây là những trang bị có thể tùy chỉnh dùng để phủ phần đầu răng. Bạn cũng có thể cần lấy tủy răng để tái tạo hoặc giữ lại răng bị thương tổn hoặc nhiễm trùng thay vì phải nhổ đi. Nếu bị thương tổn quá nghiêm trọng, răng có thể cần được nhổ đi. Nếu phải nhổ răng, bạn cần cầu răng hoặc răng thay thế để ngăn các răng khác lung lay. Bước 6 - Chăm sóc răng khi niềng răng. Niềng răng là phương pháp được các chuyên gia chỉnh hình răng mặt dùng để chỉnh lại hoặc làm thẳng răng. Niềng răng có nhiều bộ phận và có thể kích ứng vùng miệng, phần mắc cài và niềng có thể kích thích sự phát triển của bệnh loét áp-tơ. Bạn nên súc miệng bằng nước muối ấm nhiều lần mỗi ngày để giảm viêm và mau lành vết loét miệng. Ngoài ra, bạn nên: Ăn thức ăn mềm để giảm kích ứng mô viêm Tránh ăn thức ăn cay, thức uống chứa cồn, không dùng nước súc miệng, không ăn thức ăn sắc nhọn như khoai tây chiên và bánh quy Pha hỗn hợp muối nở với nước rồi thoa hỗn hợp lên vết loét áp-tơ. Phương pháp 4 - Sử dụng nguyên liệu tự nhiên Bước 1 - Uống nước. Cung cấp nước cho cơ thể rất có ích trong việc chữa viêm miệng, đặc biệt là do loét áp-tơ. Nước giúp giảm cảm giác khó chịu do viêm và chống lại nhiễm trùng. Bạn có thể dùng nước muối để giảm đau và tăng tốc độ hồi phục viêm miệng. Nếu muốn dùng nước muối, bạn hãy đổ thật nhiều muối vào cốc nước ấm rồi khuấy đều. Đổ nước muối vào miệng và súc, đặc biệt súc sao cho nước muối đến được vết loét. Sau 1 phút, nhổ nước đã súc ra và tiếp tục súc hết cốc nước. Bước 2 - Thoa lô hội. Lô hội có đặc tính chữa lành và kháng viêm tự nhiên. Lô hội chứa hóa chất saponin hoạt động như một chất kháng khuẩn. Ngoài ra, lô hội còn xoa dịu và giảm đau do viêm. Cách dùng lô hội: Chuẩn bị lá lô hội và cắt đôi theo chiều dài. Lấy phần gel bên trong lá thoa trực tiếp lên vết viêm. Thoa lô hội 3 lần mỗi ngày cho kết quả tốt nhất. Bạn cũng có thể tìm mua loại gel lô hội dùng riêng để thoa lên miệng. Thoa gel trực tiếp lên vùng viêm 3 lần mỗi ngày cho kết quả tốt nhất. Tốt nhất nên tránh nuốt phải gel lô hội. Bước 3 - Ngậm đá viên. Nước lạnh và đá viên có thể giúp giảm đau và viêm trong miệng. Cơ chế hoạt động khi ngậm đá viên tương tự như khi chườm đá viên lên vùng đầu gối bị đau, tức nhiệt độ lạnh sẽ làm giảm lượng tế bào máu tuần hoàn đến vùng chấn thương, từ đó giảm sưng và giảm đau. Cách dùng đá viên để chữa viêm miệng: Ngậm đá viên, kem hoặc đá bào Uống hoặc súc miệng với từng ngụm nước lạnh Cho đá viên vào túi nilong và chườm lên vùng viêm Bước 4 - Dùng dầu cây trà. Tinh dầu cây trà có đặc tính sát khuẩn tự nhiên giúp tiêu diệt vi khuẩn. Tinh dầu còn giúp kiểm soát nhiễm trùng và giúp vết viêm mau lành. Tinh dầu cây trà đặc biệt hữu ích đối với trường hợp viêm do viêm nướu và nha chu. Súc miệng bằng tinh dầu cây trà là cách phổ biến nhất để điều trị viêm miệng. Để pha dầu súc miệng, bạn cho 10 giọt tinh dầu vào 1/3 cốc nước. Súc miệng với tinh dầu pha loãng khoảng 30 giây rồi nhổ ra. Không nuốt tinh dầu. Súc miệng lại bằng nước sạch. Phương pháp 5 - Ngăn ngừa loét miệng tái phát Bước 1 - Ngăn ngừa lở miệng tái phát. Lở miệng phát triển khi có Arginine - một axit amin có trong thực phẩm như quả óc chó, sôcôla, hạt mè và đậu nành. Do đó, tránh tiêu thụ những thực phẩm này có thể giúp phòng ngừa lở miệng. Thay vào đó, bạn nên ăn thực phẩm chứa axit amin Lysine để chống lại ảnh hưởng của Arginine gây lở miệng. Thực phẩm giàu Lysine gồm có thịt đỏ, thịt lợn, thịt gia cầm, phô mai, trứng và men bia. Đặc biệt chú ý đến tỉ lệ Lysine và Arginine để ngăn ngừa lở miệng tái phát. Bạn có thể uống thực phẩm chức năng bổ sung Lysine mỗi ngày. Liều bổ sung tùy thuộc vào nhiều yếu tố nên tốt nhất bạn hãy trao đổi với bác sĩ. Bước 2 - Ức chế nhiễm nấm men. Bạn có thể phòng ngừa nhiễm nấm men bằng cách đánh răng hàng ngày, dùng chỉ nha khoa một lần mỗi ngày, giảm hoặc tránh dùng nước súc miệng, không dùng chung dụng cụ ăn uống có thể lây nhiễm nấm men từ người này sang người khác. Nếu bị tiểu đường hoặc đeo răng giả, bạn nên vệ sinh răng miệng thật sạch vì đây có thể là yếu tố kích thích nhiễm nấm men. Hạn chế tiêu thụ đường hoặc đồ ăn chứa men. Men cần có đường để sinh sôi và phát triển. Thực phẩm chứa men gồm có bánh mì, bia và rượu vang (đều là thực phẩm kích thích sự phát triển của men). Bước 3 - Tìm kiếm sự trợ giúp y tế. Tình trạng loét miệng có thể không đơn giản là do lở miệng hoặc loét áp-tơ. Nếu loét miệng dai dẳng, vết loét có thể là ung thư hay sự phát triển không thể kiểm soát của tế bào xâm lấn các khu vực khác và gây tổn thương mô xung quanh. Ung thư miệng có thể xảy ra ở lưỡi, môi, sàn miệng, má, ngạc mềm và ngạc cứng. Ung thư miệng có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được chẩn đoán và chữa trị. Đặc biệt chú ý nếu xuất hiện khối u hoặc mô miệng dày lên, loét miệng không lành, mảng trắng hoặc hơi đỏ trong miệng, đau lưỡi, mất răng, khó nhai, đau hàm, đau cổ họng, cảm giác ngoại vật mắc kẹt trong cổ họng. Cần có sự can thiệp ngay lập lức của bác sĩ để điều trị và chữa lành viêm miệng do loại yếu tố kích thích này. Quy trình điều trị có thể bao gồm phẫu thuật, hóa trị và xạ trị.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Ch%C4%83m-s%C3%B3c-v%E1%BA%BFt-ph%E1%BB%93ng-r%E1%BB%99p-b%E1%BB%8B-v%E1%BB%A1
Cách để Chăm sóc vết phồng rộp bị vỡ
Vết phồng rộp nổi lên khi lớp da trên cùng (biểu bì) tách ra khỏi các lớp da phía dưới. Việc này thường xảy ra do ma sát hoặc sức nóng nhưng một số bệnh về da hoặc tình trạng bệnh khác cũng làm xuất hiện vết phồng rộp. Phần nước ở giữa các lớp da gọi là huyết thanh, tạo nên hiện tượng bóng nước của vết phồng rộp. Vết phồng rộp mau lành khi nó chưa bị vỡ hoặc làm chảy nước vì lớp da bên ngoài có thể ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào vết thương và kháng viêm. Tuy nhiên, đôi khi vết phồng rộp cũng tự vỡ. Đối với vết phồng rộp bị chọc vỡ hoặc bị rách sẽ rất khó coi và đau đớn, cần phải chăm sóc kỹ lưỡng để tránh nhiễm khuẩn. Mặc dù vậy, có một vài bước đơn giản mà bạn có thể thực hiện để chăm sóc vết phồng rộp bị vỡ rồi sau đó theo dõi để đảm bảo cho vết thương mau lành. Phương pháp 1 - Xử lý vết phồng rộp Bước 1 - Rửa tay thật sạch. Dùng xà phòng có tính tẩy rửa nhẹ và nước ấm để rửa tay trước khi chạm vào vết phồng rộp. Bạn nên rửa tay trong khoảng 15-20 giây. Việc này sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn, gây viêm nhiễm cho vết phồng rộp. Bước 2 - Rửa vết phồng rộp với xà phòng tẩy rửa nhẹ và nước. Đừng chà xát vào vết phồng rộp để tránh làm rách da. Không dùng cồn, iodine hoặc nước oxy già vì những loại này có thể gây kích ứng da. Bước 3 - Để vết phồng rộp khô ráo. Hong khô tự nhiên nếu được hoặc thấm nhẹ bằng khăn. Đừng chà vết phồng rộp bằng khăn vì nó có thể làm rách da. Bước 4 - Không động đến lớp da phồng lên. Lớp da phía trên vết phồng rộp sẽ bong ra nhưng giúp bảo vệ vùng da bên dưới trong khi da lành. Nếu có thể, hãy để yên lớp da đó và chờ lớp da bên dưới lành. Nếu vết phồng rộp vỡ hoặc có bụi bẩn dưới lớp da, bạn cần phải làm sạch để tránh nhiễm khuẩn, làm vết phồng vỡ to hơn và tổn thương vùng da non bên dưới. Đầu tiên, rửa sạch khu vực xung quanh vết phồng rộp. Sau đó, tiệt trùng một cây kéo nhỏ (kéo cắt móng tay hoặc kéo y tế đều được) bằng cồn tẩy rửa. Ngoài ra, bạn cũng có thể tiệt trùng kéo bằng cách cho vào nước sôi trong 20 phút hoặc hơ kéo trên lửa đến khi đầu kéo chuyển sang màu đỏ rồi để nguội. Cẩn thận cắt để lấy miếng da chết ra. Đừng cắt quá gần vùng da non. Tốt nhất nên để lại một ít da hơn là làm tổn thương nặng hơn. Bước 5 - Bôi thuốc mỡ hoặc kem kháng khuẩn lên vùng da bị phồng rộp. Việc này giúp ngăn nhiễm khuẩn, tránh gây nguy hiểm cho vết phòng rộp bị vỡ. Thuốc mỡ hoặc kem kháng khuẩn thông thường ở hiệu thuốc là Neosporin và “thuốc mỡ với 3 lần kháng sinh”, cả hai đều có chứa neomycin, polymyxin và bacitracin. Bước 6 - Dán băng cá nhân lên vết phồng rộp. Với vết phồng rộp nhỏ, băng cá nhân thông thường là được nhưng với vết phồng rộp lớn, bạn sẽ cần gạc không dính với băng keo y tế. Nên nhớ dùng băng cá nhân và gạc không dính với vết phồng rộp bị hở. Loại gạc thông thường sẽ bị dính vào da! Băng cá nhân hydrocolloid sẽ giúp vết thương mau lành. Loại miếng dán này sẽ dính vào da nhưng không dính vào vết phồng rộp. Bước 7 - Dùng băng cá nhân đặc biệt với vết phồng rộp còn mới hoặc gây đau đớn. Nếu lớp da ở vết phồng rộp bị bong ra hoặc nếu vết phồng rộp ở chân hay vùng nhạy cảm nào đó, bạn sẽ cần dùng loại băng đặc biệt được thiết kế riêng cho vết phồng rộp. Có rất nhiều loại miếng dán với mút xốp đặc biệt, chủ yếu dành riêng cho da nhạy cảm. Bạn cũng có thể dùng miếng dán moleskin cho vết phồng rộp. Moleskin là một loại miếng dán được làm bằng chất liệu mềm. Hãy cắt 2 miếng moleskin hơi to hơn vết phồng rộp của bạn. Lấy một miếng cắt hình vòng tròn có cùng kích thước với vết phồng rộp. Dán miếng vừa cắt lên vết phồng rộp, đặt sao cho vùng “thoáng khí” ở ngay chỗ vết phồng rộp. Sau đó, dán tiếp miếng còn lại lên. Nên tránh dùng băng cá nhân dạng lỏng. Loại này sẽ phù hợp hơn với vết cắt hoặc vết rách và thường sẽ gây kích ứng hoặc viêm nhiễm nếu dùng trên vết phồng rộp. Nếu bạn nghi ngờ, hãy hỏi dược sĩ hoặc bác sĩ để được tư vấn cụ thể. Phương pháp 2 - Chăm sóc cho vết phồng rộp bị vỡ Bước 1 - Thường xuyên thay đổi miếng dán trên vết phồng rộp. Tốt nhất bạn nên đổi miếng dán hằng ngày hoặc bất kỳ lúc nào nó trở nên ẩm ướt hoặc bẩn. Mỗi khi bạn đổi miếng dán, nên nhẹ nhàng rửa sạch chỗ phồng rộp và bôi thuốc mỡ kháng sinh. Tiếp tục sử dụng miếng dán đến khi vết phồng rộp lành hoàn toàn. Bước 2 - Xử lý cảm giác ngứa khi vết phồng rộp lành. Thường thì vết phồng rộp sẽ ngứa khi lành, đặc biệt là khi nó khô nhưng điều quan trọng là bạn không nên gãi để tránh tổn thương nhiều hơn. Giữ cho vết phồng rộp thoáng mát và khô ráo là một cách giảm ngứa. Thấm ướt một miếng khăn sạch trong nước đá và đắp lên vùng da đang lành hoặc ngâm trong bồn nước lạnh. Nên nhớ rửa vùng da phồng rộp, sau đó bôi thuốc mỡ kháng sinh và dùng miếng dán băng lại. Nếu vùng da xung quanh miếng dán trở nên đỏ, sần sùi hoặc ngứa thì bạn có thể bị dị ứng với keo dán trên băng dính (hoặc với băng dính). Hãy chọn một loại khác, hoặc miếng gạc không dính tiệt trùng và băng keo y tế. Bạn có thể bôi thuốc mỡ hydrocortisone 1% vào dùng da kích ứng xung quanh vết phồng rộp để giảm ngứa nhưng đừng bôi lên vết phồng rộp. Bước 3 - Lấy miếng da bị bong ra sau khi vết thương không còn đau. Khi vùng da phía dưới vết phồng rộp dần trở nên lành và không bị mềm, bạn có thể lấy miếng da ra bằng kéo sạch đã được tiệt trùng. Bước 4 - Lưu ý dấu hiệu viêm nhiễm. Vết phồng rộp bị vỡ rất dễ viêm nhiễm nên hãy chăm sóc cẩn thận trong khi chúng lành lại. Nếu bạn thấy có dấu hiệu viêm nhiễm hoặc nếu vết phồng rộp không lành trong vài ngày, hãy đến gặp bác sĩ. Dấu hiệu viêm nhiễm gồm có: Cơn đau tăng dần xung quanh vết phồng rộp. Vết phồng rộp sưng, đỏ hoặc nóng rát. Vệt đỏ xuất hiện trên da do ảnh hưởng của vết phồng rộp, đây là dấu hiệu của nhiễm độc máu. Mủ chảy ra từ vết phồng rộp. Sốt Bước 5 - Chăm sóc y tế cho vết phồng rộp. Rất nhiều vết phồng rộp sẽ lành tự nhiên theo thời gian. Tuy nhiên, có một số trường hợp bạn nên gặp bác sĩ để kiểm tra vết phồng rộp càng sớm càng tốt. Bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ khi vết phồng rộp của bạn rơi vào các trường hợp sau: Bị nhiễm khuẩn (xem nội dung bước trên để biết dấu hiệu viêm nhiễm) Gây ra nhiều đau đớn Vết phồng rộp tái lại Xuất hiện ở chỗ lạ thường như bên trong miệng hoặc trên mí mắt Xảy ra do nhiệt, bao gồm cháy nắng hoặc bỏng. Do phản ứng dị ứng (Ví dụ, côn trùng cắn) Phương pháp 3 - Tránh cho vết phồng rộp xuất hiện Bước 1 - Mang giày vừa vặn. Ma sát là nguyên nhân phổ biến gây ra vết phồng rộp, đặc biệt là ở chân. Mang giày vừa chân sẽ giúp giảm khả năng làm cho vết phồng rộp xuất hiện. Bạn cũng có thể dùng miếng dán moleskin hoặc miếng dán đặc biệt để tránh vết phồng rộp ở bên trong gót giày nơi thường gây cọ xát. Bước 2 - Mang tất dày để tránh cho chân không bị nổi vết phồng rộp. Tất hút ẩm là lựa chọn tốt nhất vì vết phồng rộp thường xuất hiện khi da bị ẩm. Bạn cũng có thể bảo vệ chân bằng cách mang bít tất dài nếu tất thông thường không phải là lựa chọn cho bộ trang phục của bạn. Bước 3 - Giữ cho da khô. Vết phồng rộp thường xuất hiện trên da bị ẩm. Bạn có thể tìm mua gel hoặc thuốc bôi giúp ngăn ma sát lên vùng da dễ hình thành vết phồng rộp. Sản phẩm này có thể giữ cho da khô ráo và tránh cọ xát. Thử dùng phấn trẻ em không có bột talc hoặc phấn dùng cho chân để rắc vào giày và tất. Tránh dùng phấn có bột talc vì một số nghiên cứu cho biết nó có thể gây ung thư. Một số loại phấn còn có khả năng khử mùi. Bạn cũng có thể thử dùng chai xịt giày để giảm mồ hôi. Bước 4 - Đeo găng tay. Đeo găng tay đặc biệt là khi lao động chân tay nhiều như sản xuất, trồng cây hoặc xây dựng sẽ giúp tránh vết phồng rộp xuất hiện ở tay. Bạn nên đeo găng tay khi tham gia các hoạt động như nâng tạ vốn có thể khiến cho vết phồng rộp xuất hiện ở tay. Bước 5 - Tiếp xúc với ánh nắng một cách thông minh. Cháy nắng nghiêm trọng cũng có thể gây ra vết phồng rộp. Hãy bảo vệ cơ thể bằng cách mặc quần áo phù hợp, đội mũ và thoa kem chống nắng. Phồng rộp là dấu hiệu của cháy nắng cấp độ 2. Nó sẽ cần 10-21 ngày để lành.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/T%C3%ACm-h%C3%ACnh-%E1%BA%A3nh-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-c%E1%BA%A5p-ph%C3%A9p-m%E1%BB%9F-b%E1%BA%B1ng-c%C3%B4ng-c%E1%BB%A5-t%C3%ACm-ki%E1%BA%BFm-c%E1%BB%A7a-Creative-Commons
Cách để Tìm hình ảnh được cấp phép mở bằng công cụ tìm kiếm của Creative Commons
Bạn có muốn tìm các hình ảnh được cấp phép mở như các giấy phép của hệ thống Creative Commons và/hoặc các hình ảnh nằm trong phạm vi công cộng để minh họa cho các bài viết của bạn không? Bài viết này sẽ chỉ cho bạn cách làm việc đó. Phương pháp 1 - Giới thiệu công cụ tìm kiếm của Creative Commons Bước 1 - Tìm đến công cụ. Để có được công cụ tìm kiếm của Creative Commons, hãy tới địa chỉ: http://search.creativecommons.org/. Bước 2 - Các thành phần. Công cụ tìm kiếm của Creative Commons gồm các thành phần sau: : Nhập yêu cầu tìm kiếm của bạn. Đây là trường tìm kiếm, nơi bạn sẽ gõ vào bất kỳ cụm từ tìm kiếm nào bạn muốn. : Tôi muốn thứ gì đó mà tôi có thể… Đây là nơi bạn lựa chọn các giấy phép Creative Commons khác nhau cho hình ảnh bạn muốn chọn bằng cách chọn và/hoặc bỏ chọn các ô tương ứng. Có 2 ô là: Ô 1: use for commercial purposes: sử dụng cho các mục đích thương mại. Nếu bạn muốn kết quả tìm kiếm sử dụng được cho các mục đích thương mại, thì hãy chọn ô này, còn nếu không, hãy bỏ chọn. Ô 2: modify, adapt or build upon: sửa đổi, tùy biến hoặc xây dựng dựa trên. Nếu bạn muốn kết quả tìm kiếm có thể sửa đổi được, tùy biến được và xây dựng được tác phẩm phái sinh dựa trên hình ảnh gốc ban đầu, thì hãy chọn ô này, còn nếu không, hãy bỏ chọn nó. : Tìm kiếm bằng việc sử dụng. Đây là nơi bạn sẽ tiến hành tìm kiếm theo cụm từ và theo sự lựa chọn giấy phép ở các phần nêu trên bằng cách lựa chọn nhấn vào một trong số các ô có hình chữ nhật nhỏ bên dưới. Bạn sẽ thấy các ô chữ nhật nhỏ đó được xếp thành các hàng và các cột. Từng ô này có kết nối tới lệnh tìm kiếm của từng trang web tương ứng trên Internet, nơi có khả năng chứa các hình ảnh bạn muốn tìm kiếm. Bằng công cụ tìm kiếm của Creative Commons, bạn có thể có được các hình ảnh và/hoặc ở trong phạm vi công cộng từ các trang web sau: . Trang web này hiện chỉ trả về các kết quả tìm kiếm khi ở ô ‘’ bạn gõ vào cụm từ tìm kiếm bằng . . Trang web này sẽ trả về các kết quả tìm kiếm bất kể ở ô ‘’ bạn gõ vào cụm từ tìm kiếm bằng hay . . Trang web này hiện chỉ trả về các kết quả tìm kiếm khi ở ô ‘’ bạn gõ vào cụm từ tìm kiếm bằng . . Trang web này hiện chỉ trả về các kết quả tìm kiếm khi ở ô ‘’ bạn gõ vào cụm từ tìm kiếm bằng . Phương pháp 2 - Tiến hành các bước tìm kiếm Bước 1 - Gõ cụm từ cần tìm kiếm của bạn vào trường ‘Enter Your Search Query’. Giả sử bạn muốn tìm các hình ảnh hoa: Để tìm kiếm trên tất cả các trang được nêu ở trên, hãy gõ vào cụm từ : ’flower image’. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/1\/1a\/CC-Search-Tool-Searching-En.png\/460px-CC-Search-Tool-Searching-En.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/1\/1a\/CC-Search-Tool-Searching-En.png\/728px-CC-Search-Tool-Searching-En.png","smallWidth":460,"smallHeight":252,"bigWidth":728,"bigHeight":399,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&amp;redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"} Để tìm kiếm trên trang Google Images có hỗ trợ , hãy gõ cụm từ : ‘hình ảnh hoa’. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/8\/8d\/CC-Search-Tool-Searching-Vi.png\/460px-CC-Search-Tool-Searching-Vi.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/8\/8d\/CC-Search-Tool-Searching-Vi.png\/728px-CC-Search-Tool-Searching-Vi.png","smallWidth":460,"smallHeight":251,"bigWidth":728,"bigHeight":397,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&amp;redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"} Bước 2 - Chọn các giấy phép Creative Commons cho các kết quả. Giả sử bạn chọn cả 2 ô. Trong trường hợp này, bạn đã chọn các hình ảnh có giấy phép CC BY và/hoặc CC BY-SA, vì chúng: vừa sử dụng được cho các mục đích thương mại và vừa sửa đổi được, tùy biến thích nghi được và xây dựng dựa trên các hình ảnh gốc được. Bước 3 - Tiến hành tìm kiếm. Hãy tiến hành việc tìm kiếm bằng cách chọn nhấn vào một ô chữ nhật nhỏ bạn muốn trong các hàng bên dưới cụm từ ‘’ (Tìm kiếm bằng việc sử dụng), ví dụ: Nhấn vào ô chữ nhật nhỏ : Nếu cụm từ tìm kiếm được gõ vào bằng sẽ cho ra kết quả. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/a\/a9\/Flickr-Say-Yes-En2.png\/460px-Flickr-Say-Yes-En2.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/a\/a9\/Flickr-Say-Yes-En2.png\/728px-Flickr-Say-Yes-En2.png","smallWidth":460,"smallHeight":201,"bigWidth":728,"bigHeight":318,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&amp;redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"} Hãy để ý màn hình kết quả tìm kiếm, ở phần thực đơn phía trên, có cụm từ ‘’ (Sử dụng thương mại và sửa đổi là được phép). Nó thể hiện đúng các yêu cầu mà bạn đã chọn cho các hình ảnh kết quả ở bước trước. Nếu cụm từ tìm kiếm được gõ vào bằng sẽ không cho ra kết quả đúng, thay vào đó là những hình ảnh không có liên quan gì tới cụm từ bạn muốn tìm kiếm là ‘hình ảnh hoa’. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/7\/72\/Flickr-Say-No-Vi.png\/460px-Flickr-Say-No-Vi.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/7\/72\/Flickr-Say-No-Vi.png\/728px-Flickr-Say-No-Vi.png","smallWidth":460,"smallHeight":200,"bigWidth":728,"bigHeight":317,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&amp;redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"} Nhấn vào ô chữ nhật nhỏ : Dù cụm từ tìm kiếm được gõ vào bất kể là hay , bạn đều nhận được kết quả là một màn hình đầy hoa. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/b\/b8\/Google-Images-Say-Yes-En.png\/460px-Google-Images-Say-Yes-En.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/b\/b8\/Google-Images-Say-Yes-En.png\/728px-Google-Images-Say-Yes-En.png","smallWidth":460,"smallHeight":176,"bigWidth":728,"bigHeight":278,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&amp;redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"} Hãy để ý màn hình kết quả tìm kiếm, ở phần thực đơn phía trên, có cụm từ ‘’ (Được gắn nhãn để sử dụng lại cùng với việc sửa đổi), dù cụm từ tìm kiếm là hay . Nó thể hiện đúng các yêu cầu mà bạn đã chọn cho các hình ảnh kết quả ở bước trước. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/7\/72\/Google-Images-Say-Yes-Vi.png\/460px-Google-Images-Say-Yes-Vi.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/7\/72\/Google-Images-Say-Yes-Vi.png\/728px-Google-Images-Say-Yes-Vi.png","smallWidth":460,"smallHeight":176,"bigWidth":728,"bigHeight":279,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&amp;redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"} Nhấn vào ô chữ nhật nhỏ : Nếu cụm từ tìm kiếm được gõ vào bằng sẽ cho ra kết quả. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/2\/2e\/OpenClipArt-Say-Yes-En.png\/460px-OpenClipArt-Say-Yes-En.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/2\/2e\/OpenClipArt-Say-Yes-En.png\/728px-OpenClipArt-Say-Yes-En.png","smallWidth":460,"smallHeight":238,"bigWidth":728,"bigHeight":376,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&amp;redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"} Hãy để ý màn hình kết quả tìm kiếm, ở phần thực đơn dưới đáy cùng của trang kết quả, khi bạn hơ chuột lên đường liên kết có cụm từ ‘’ (Giấy phép), bạn sẽ thấy xuất hiện dòng chữ ‘’ (Openclipart 100% là phạm vi công cộng). Vì mọi hình ảnh của Open Clip Art Library đều nằm trong phạm vi công cộng nên bạn chắc chắn sử dụng chúng được trong mọi trường hợp. Nó thể hiện đúng các yêu cầu mà bạn đã chọn cho các hình ảnh kết quả ở bước trước. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/7\/71\/Open-ClipArt-Bottom-Public-Domain.png\/460px-Open-ClipArt-Bottom-Public-Domain.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/7\/71\/Open-ClipArt-Bottom-Public-Domain.png\/728px-Open-ClipArt-Bottom-Public-Domain.png","smallWidth":460,"smallHeight":202,"bigWidth":728,"bigHeight":320,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&amp;redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"} Nếu cụm từ tìm kiếm được gõ vào bằng sẽ không cho ra kết quả, thay vào đó là thông báo lỗi. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/9\/9e\/OpenClipArt-Say-No-Vi.png\/460px-OpenClipArt-Say-No-Vi.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/9\/9e\/OpenClipArt-Say-No-Vi.png\/728px-OpenClipArt-Say-No-Vi.png","smallWidth":460,"smallHeight":100,"bigWidth":728,"bigHeight":158,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&amp;redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"} Nhấn vào ô chữ nhật nhỏ : Nếu cụm từ tìm kiếm được gõ vào bằng sẽ cho ra kết quả. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/d\/d7\/Pixabay-Say-Yes-En.png\/460px-Pixabay-Say-Yes-En.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/d\/d7\/Pixabay-Say-Yes-En.png\/728px-Pixabay-Say-Yes-En.png","smallWidth":460,"smallHeight":168,"bigWidth":728,"bigHeight":266,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&amp;redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"} Hãy để ý màn hình kết quả tìm kiếm, ở phần thực đơn dưới đáy cùng của trang kết quả, có cụm từ ‘’ (Các hình ảnh tự do). Nó thể hiện đúng các yêu cầu mà bạn đã chọn cho các hình ảnh kết quả ở bước trước. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/1\/10\/Pixabay-Footer-Free-Images.png\/460px-Pixabay-Footer-Free-Images.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/1\/10\/Pixabay-Footer-Free-Images.png\/728px-Pixabay-Footer-Free-Images.png","smallWidth":460,"smallHeight":251,"bigWidth":728,"bigHeight":398,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&amp;redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"} Nếu cụm từ tìm kiếm được gõ vào bằng sẽ không cho ra kết quả, thay vào đó là thông báo không tìm thấy gì. Thậm chí Pixabay nhắc bạn hãy sử dụng trong thông báo không tìm thấy gì của mình. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/3\/3b\/Pixabay-Say-No-Vi.png\/460px-Pixabay-Say-No-Vi.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/3\/3b\/Pixabay-Say-No-Vi.png\/728px-Pixabay-Say-No-Vi.png","smallWidth":460,"smallHeight":281,"bigWidth":728,"bigHeight":445,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&amp;redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"} Phương pháp 3 - Kiểm tra giấy phép và/hoặc các quyền sử dụng của hình ảnh kết quả Bước 1 - Mở hình ảnh được chọn trong một thẻ mới. Hãy nhấn chuột phải vào hình ảnh bạn muốn chọn trong màn hình kết quả tìm kiếm để mở nó ra trong một thẻ mới trên trình duyệt web. Bước 2 - Kiểm tra lại giấy phép một lần nữa. Hãy kiểm tra lại một lần nữa giấy phép và/hoặc các quyền sử dụng của từng hình ảnh bạn định tải về để sử dụng. Cách để kiểm tra có thể giống hoặc gần giống với cách được trình bày trong bài Tìm hình ảnh được cấp phép mở bằng công cụ của Google Images. Với kết quả tìm kiếm từ : {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/c\/cb\/Flickr-Check-Image-Usage-Rights.png\/460px-Flickr-Check-Image-Usage-Rights.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/c\/cb\/Flickr-Check-Image-Usage-Rights.png\/728px-Flickr-Check-Image-Usage-Rights.png","smallWidth":460,"smallHeight":236,"bigWidth":728,"bigHeight":374,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&amp;redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"} Với kết quả tìm kiếm từ : {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/b\/b3\/Google-Images-Check-Image-Usage-Rights.png\/460px-Google-Images-Check-Image-Usage-Rights.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/b\/b3\/Google-Images-Check-Image-Usage-Rights.png\/728px-Google-Images-Check-Image-Usage-Rights.png","smallWidth":460,"smallHeight":222,"bigWidth":728,"bigHeight":352,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&amp;redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"} Với kết quả tìm kiếm từ : Không cần phải kiểm tra, vì 100% các hình ảnh của nó nằm trong phạm vi công cộng. Với kết quả tìm kiếm từ : {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/1\/16\/Pixabay-Check-Image-Usage-Rights.png\/460px-Pixabay-Check-Image-Usage-Rights.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/1\/16\/Pixabay-Check-Image-Usage-Rights.png\/728px-Pixabay-Check-Image-Usage-Rights.png","smallWidth":460,"smallHeight":227,"bigWidth":728,"bigHeight":360,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&amp;redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"} Bước 3 - Một khi đã chắc chắn về giấy phép của hình ảnh, hãy tải nó về để sử dụng. Cách tải về là có thể giống hoặc gần giống với cách được trình bày trong bài Tìm hình ảnh được cấp phép mở bằng công cụ của Google Images.
{ "is_expert": false, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Chuy%E1%BB%83n-d%E1%BA%A5u-trang-t%E1%BB%AB-m%C3%A1y-t%C3%ADnh-n%C3%A0y-sang-m%C3%A1y-t%C3%ADnh-kh%C3%A1c
Cách để Chuyển dấu trang từ máy tính này sang máy tính khác
wikiHow hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách chuyển dấu trang (bookmark) của Google Chrome hoặc Mozilla Firefox từ máy tính này sang máy tính khác. Phương pháp 1 - Trên Google Chrome Bước 1 - Cắm ổ đĩa flash (USB) vào máy tính. USB có lẽ là cách dễ nhất để chuyển dấu trang từ máy tính này sang máy tính khác một cách nhanh chóng. Nếu không có USB, bạn có thể đính kèm tập tin dấu trang vào email. Bước 2 - Mở Chrome trên máy tính. Ứng dụng nằm trong phần của trình đơn Start (Windows) hoặc thư mục (macOS). Bước 3 - Nhấp vào nút ⁝ ở góc trên bên phải trình duyệt. Một trình đơn sẽ hiện ra. Bước 4 - Chọn Bookmarks. Một trình đơn khác sẽ mở rộng. Bước 5 - Nhấp vào Bookmark manager (Trình quản lý dấu trang). Tùy chọn này nằm gần đầu trình đơn. Bước 6 - Nhấp vào nút ⁝ ở góc trên bên phải trang. Bước 7 - Nhấp vào Export Bookmarks (Xuất dấu trang). Trình duyệt tập tin của máy tính sẽ mở ra. Bước 8 - Đi đến thư mục mà bạn muốn lưu dấu trang. Nếu đang sử dụng USB, bạn cần điều hướng đến ổ đĩa flash trên trình duyệt tập tin. Nếu bạn muốn gửi email dấu trang cho chính mình, hãy đi đến thư mục (hay bất cứ vị trí nào dễ nhớ). Bước 9 - Nhấp vào Save (Lưu). Dấu trang sẽ được lưu vào thư mục đã chọn dưới dạng tập tin HTML. Sau khi tập tin được lưu xong, bạn có thể ngắt kết nối USB khỏi máy tính theo cách an toàn. Nếu bạn đang gửi email dấu trang cho chính mình, hãy mở máy khách email, soạn nội dung email, đính kèm tập tin rồi nhấp vào nút gửi. Bước 10 - Cắm USB vào máy tính mới. Nếu bạn đã gửi email dấu trang cho chính mình, hãy đăng nhập tài khoản email trên máy tính mới, mở hộp thư và tải tập tin HTML đính kèm về. Bước 11 - Mở Google Chrome trên máy tính mới. Nếu muốn nhập dấu trang vào Firefox hoặc Safari thì bạn cần mở trình duyệt tương ứng. Bước 12 - Mở Bookmark Manager trên máy tính mới. Trên Chrome, bạn hãy nhấp vào biểu tượng ở góc trên bên phải trình duyệt, chọn , sau đó nhấp vào . Nhấn Ctrl+⇧ Shift+B để mở Bookmark Manger. Nhấp vào trình đơn (Tập tin), nhấp tiếp vào (Nhập từ) rồi chọn (Tập tin dấu trang HTML). Bước 13 - Nhấp vào nút ⁝. Nếu bạn dùng Chrome thì biểu tượng này nằm ở góc trên bên phải trang. Người dùng trình duyệt khác có thể bỏ qua bước này. Bước 14 - Nhấp vào Import Bookmarks. Trình duyệt tập tin của máy tính sẽ mở ra trên Chrome. Nhấp vào (Sao lưu & nhập), sau đó chọn (Nhập dấu trang từ HTML). Tiến hành bước tiếp theo. Bước 15 - Duyệt tìm tập tin dấu trang. Nếu tập tin đã được lưu vào USB, bạn cần điều hướng đến ổ đĩa flash. Nếu tập tin được tải về từ email, hãy đi đến thư mục mà bạn đã lưu tập tin. Bước 16 - Chọn tập tin dấu trang và nhấp vào Open (Mở). Trên Safari thì bạn nhấp vào . Sau đó dấu trang sẽ được nhập vào trình duyệt mới. Phương pháp 2 - Trên Mozilla Firefox Bước 1 - Cắm USB vào máy tính. Đây có lẽ là cách dễ dàng và nhanh chóng để chuyển dấu trang sang máy tính khác. Nếu không có USB, bạn có thể đính kèm tập tin dấu trang vào email. Bước 2 - Mở Chrome trên máy tính. Ứng dụng nằm trong phần của trình đơn Start (Windows) hoặc thư mục (macOS). Bước 3 - Nhấn Ctrl+⇧ Shift+B. Bookmark Manager sẽ mở ra. Bước 4 - Nhấp vào Import & Backup. Bước 5 - Nhấp vào Export Bookmarks to HTML (Xuất dấu trang thành HTML). Trình duyệt tập tin của máy tính sẽ hiện ra. Bước 6 - Đi đến thư mục mà bạn muốn lưu dấu trang. Nếu đang sử dụng USB, bạn cần điều hướng đến ổ đĩa flash trên trình duyệt tập tin. Nếu bạn muốn gửi email dấu trang cho chính mình, hãy đi đến thư mục (hay bất cứ vị trí nào dễ nhớ). Bước 7 - Nhấp vào Save. Dấu trang sẽ được lưu vào thư mục đã chọn dưới dạng tập tin HTML. Sau khi tập tin được lưu xong, bạn có thể ngắt kết nối USB khỏi máy tính theo cách an toàn. Nếu bạn đang gửi email dấu trang cho chính mình, hãy mở máy khách email, soạn nội dung email, đính kèm tập tin rồi nhấp vào nút gửi. Bước 8 - Cắm USB vào máy tính mới. Nếu bạn đã gửi email dấu trang cho chính mình, hãy đăng nhập tài khoản email trên máy tính mới, mở hộp thư và tải tập tin HTML đính kèm về. Bước 9 - Mở Firefox trên máy tính mới. Nếu bạn muốn nhập dấu trang vào Chrome hoặc Safari thì tiến hành mở trình duyệt tương ứng. Bước 10 - Nhấn Ctrl+⇧ Shift+B. Bookmark Manager trên Firefox sẽ mở ra trên máy tính mới. Nhấp vào biểu tượng ở góc trên bên phải trình duyệt, chọn rồi nhấp vào . Nhấp vào trình đơn , nhấp tiếp vào rồi chọn . Bước 11 - Nhấp vào Import & Backup trên Firefox. Trình duyệt tập tin của máy tính sẽ mở ra. Nhấp vào biểu tượng ở góc trên bên phải trang và chọn . Tiến hành bước tiếp theo. Bước 12 - Duyệt tìm tập tin dấu trang. Nếu tập tin đã được lưu vào USB thì bạn cần điều hướng đến ổ đĩa flash. Nếu tập tin được tải về từ email, hãy đi đến thư mục mà bạn đã lưu tập tin. Bước 13 - Chọn tập tin dấu trang và nhấp vào Open. Trên Safari thì bạn nhấp vào . Sau đó dấu trang sẽ được nhập vào trình duyệt mới.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/L%C3%AAn-l%E1%BB%8Bch-%C4%91%C4%83ng-b%C3%A0i-tr%C3%AAn-Twitter-b%E1%BA%B1ng-TweetDeck
Cách để Lên lịch đăng bài trên Twitter bằng TweetDeck
Việc lên lịch đăng bài (tweet) trên Twitter sẽ hỗ trợ bạn duy trì tài khoản của mình. Thói quen này giúp bạn giữ nguyên tình trạng trực tuyến trên mạng xã hội vào những thời điểm bạn không thể lên mạng để đăng bài trong thời gian thực. Công cụ TweetDeck của Twitter cho phép bạn lên lịch cho các bài đăng vào bất kỳ thời điểm nào. Phương pháp 1 - Lên lịch cho các bài đăng (tweet) Bước 1 - Vào TweetDeck. Truy cập tweetdeck.twitter.com trong trình duyệt và đăng nhập bằng tài khoản Twitter của bạn. Nếu đã đăng nhập vào Twitter rồi, bạn không cần đăng nhập lại lần nữa. Bước 2 - Nhấp vào nút New Tweet để mở hộp Tweet. Bước 3 - Lựa chọn các tài khoản của bạn. Nhấp vào một hoặc nhiều tài khoản Twitter mà bạn muốn đăng bài. Bạn có thể tự tìm hiểu cách để thêm một tài khoản vào TweetDeck. Bước 4 - Soạn bài đăng của bạn. Đừng quên rằng giới hạn của bài đăng là 280 ký tự. Bạn được phép thêm hình ảnh vào bài đăng của mình bằng cách nhấp vào nút Add images. Hãy tự tìm hiểu cách viết một bài tweet hay để biết nên chia sẻ những gì. Bước 5 - Nhấp nút Schedule Tweet. Nút này nằm ngay dưới nút "Add images". Bước 6 - Lựa chọn thời gian và ngày tháng đăng bài. Bạn có thể chuyển sang tháng khác bằng cách nhấp vào nút >. Nhấp nút AM/PM để thay đổi giờ giấc trong ngày. Bước 7 - Lên lịch cho bài đăng của bạn. Nhấp nút Schedule Tweet at [Ngày tháng năm] để lưu lại. Vậy là xong. Phương pháp 2 - Quản lý bài đăng đã lên lịch Bước 1 - Vào TweetDeck. Truy cập tweetdeck.twitter.com trong trình duyệt của bạn và đăng nhập bằng tài khoản Twitter. Bước 2 - Nhấp vào nútAdd column ở thanh bên. Bước 3 - Lựa chọnScheduled trong màn hình hiện ra. Giờ thì một cột mới dành cho các bài đăng đã lên lịch sẽ xuất hiện trong bảng hoạt động (dashboard). Bước 4 - Chỉnh sửa bài đăng. Nhấp vào nút Edit của bài đăng. Giờ thì tiến hành chỉnh sửa bài đăng của bạn ở bên trái. Bước 5 - Xóa một bài đăng đã lên lịch nếu muốn. Nhấp vào nút Delete từ bài đăng và xác nhận việc xóa bài của mình.
{ "is_expert": false, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Ki%E1%BB%83m-tra-phi%C3%AAn-b%E1%BA%A3n-PHP
Cách để Kiểm tra phiên bản PHP
Nếu hứng thú với việc bổ sung tính năng mới cho website hay đang cố xác định một lỗi lập trình nào đó, có thể bạn sẽ phải kiểm tra phiên bản PHP mà máy chủ đang sử dụng. Bạn có thể làm được điều này bằng cách chạy một tập tin PHP đơn giản trên máy chủ. Hoặc, bạn cũng có thể kiểm tra phiên bản PHP đang được cài đặt trên máy tính cục bộ bằng cách sử dụng ứng dụng thông dịch dòng lệnh Command Prompt trên Windows hay trình giả lập Terminal trên máy Mac. Phương pháp 1 - Máy chủ Bước 1 - Mở trình soạn mã hoặc văn bản. Bạn có thể sử dụng Notepad hoặc TextEdit nhưng đừng dùng những phần mềm soạn thảo văn bản như Microsoft Word. Bước 2 - Nhập mã sau. Khi chạy trên máy chủ của bạn, đoạn mã nhỏ này sẽ trả về thông tin phiên bản của PHP. <?php echo 'Current PHP version: ' . phpversion(); ?> Bước 3 - Lưu dưới dạng tập tin PHP. Nhấp chuột vào "File" (Tập tin) → "Save as" (Lưu Dưới dạng) và đặt tên cho tập tin đó. Thêm phần đuôi .php vào cuối tên. Hãy chọn tên đơn giản, chẳng hạn như phiên bản.php. Bước 4 - Tạo một báo cáo chi tiết hơn (không bắt buộc). Tập tin ở trên sẽ cho bạn biết phiên bản hiện tại của PHP là gì. Tuy nhiên, nếu muốn nhiều thông tin hơn, chẳng hạn như thông tin về hệ thống, ngày phát hành, những lệnh sẵn có, thông tin API, v.v. bạn có thể sử dụng lệnh phpinfo(). Hãy lưu tập tin với tên thông tin.php. <?php phpinfo(); ?> Bước 5 - Tải (những) tập tin của bạn lên máy chủ. Có thể bạn sẽ phải sử dụng chương trình máy khách FTP. Cũng có thể bạn sẽ tải được thông qua bảng điểu khiển quản trị của máy chủ. Hãy để tập tin ở thư mục gốc trên máy chủ của bạn. Hãy tham khảo thêm bài viết về cách tải tập tin lên máy chủ của bạn. Bước 6 - Mở tập tin trên trình duyệt của bạn. Một khi tập tin đã được tải lên máy chủ, bạn có thể dùng trình duyệt để tải chúng. Tìm vị trí tập tin trên máy chủ. Ví dụ, nếu để chúng ở thư mục gốc của miền, hãy vào www.yourdomain.com/phiên bản.php. Để xem toàn bộ dữ liệu, vào www.yourdomain.com/thông tin.php. Phương pháp 2 - Phiên bản PHP cục bộ Bước 1 - Mở Command Prompt hoặc Terminal. Nếu PHP được cài đặt cục bộ, bạn có thể sử dụng Command Prompt hoặc Terminal để kiểm tra số phiên bản. Bạn cũng có thể làm theo cách này nếu dùng SSH để tạo kết nối từ xa đến máy chủ thông qua dòng lệnh. Windows – Nhấn ⊞ Win+R và gõ cmd. Mac – Mở Terminal từ thư mục Utilities (Tiện ích). Linux – Mở Terminal từ màn hình hoặc bằng cách nhấn Ctrl+Alt+T. Bước 2 - Nhập lệnh để kiểm tra số phiên bản của PHP. Khi chạy lệnh, phiên bản PHP đã cài đặt sẽ được hiển thị. Windows, Mac, Linux - php -v Bước 3 - Sửa lỗi số phiên bản không xuất hiện trên Windows. Một vấn đề thường gặp dành cho người sử dụng Windows là PHP không nằm trong đường dẫn hệ thống, do đó sẽ xuất hiện thông báo ‘php.exe’ is not recognized as an internal or external command, operable program or batch file (không thể xác định ‘php.exe’ là lệnh nội bộ hay lệnh ngoài, chương trình hoạt động được hay tập tin xử lý theo lô). Tìm vị trí tập tin php.exe của bạn. Đó thường là C:\php\php.exe, nhưng có thể bạn đã thay đổi nó trong lúc cài đặt. Gõ set PATH=%PATH%;C:\php\php.exe và nhấn ↵ Enter. Thay đổi vị trí thực tế của nó nếu hiện tại nó không nằm ở vị trí này. Chạy lại php -v. Lúc này bạn sẽ xem được số phiên bản.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/C%C3%B3-%C4%91%C3%B4i-ch%C3%A2n-th%E1%BB%8Dn-g%E1%BB%8Dn
Cách để Có đôi chân thọn gọn
Có phải bạn đang tìm cách để có đôi chân thon gọn? Nếu vậy, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số cách giảm mỡ và có đôi chân thon gọn. Tuy nhiên, việc giảm mỡ từng phần không hiệu quả, nên bạn cần giảm cân toàn thân. Sau đây là một vài cách giúp bạn tăng cơ giảm mỡ. Phương pháp 1 - Áp dụng các bài tập đơn giản có thể thực hiện tại bất kỳ đâu Bước 1 - Thực hiện động tác chùng chân Đây là động tác tuyệt vời giúp cho chân thon gọn. Cố gắng thêm động tác chùng chân vào bài tập rèn luyện thể lực hai lần mỗi tuần. Các bước thực hiện động tác chùng chân như sau: Đứng dang hai chân rộng bằng vai và bước một bước lớn lên phía trước. Khi bạn bước lên phía trước, hãy gập đầu gối và hạ người xuống đến khi đầu gối trước tạo thành góc 90 độ. Đảm bảo đầu gối của chân trước thẳng hàng với cổ chân. Giữ yên khoảng một giây và bước về vị trí ban đầu. Lặp lại động tác tương tự cho bên còn lại. Thực hiện 3 lượt với 10 đến 15 lần lặp lại cho mỗi bên. Bước 2 - Thực hiện động tác squat. Đây là động tác giúp cho mông và chân trở nên thon gọn, nên thích hợp để thêm vào bài tập rèn luyện thể lực hai lần mỗi tuần. Động tác squat được thực hiện như sau: Đứng dang hai chân hơi rộng hơn vai. Chầm chậm hạ mông như thể bạn sắp ngồi xuống. Duỗi thẳng hai cánh tay trước mặt để giữ thăng bằng. Bạn có thể đặt ghế ở phía sau để hỗ trợ việc tập luyện. Không để đầu gối vượt quá mũi chân khi bạn thực hiện bài tập này. Giữ nguyên tư thế khoảng vài giây khi bạn hạ mông xuống mức thấp nhất có thể. Chầm chậm nâng người lên. Lặp lại động tác 10 đến 15 lần và cố gắng hoàn thành 3 lượt. Bước 3 - Sử dụng máy đạp xe hoặc chạy xe đạp. Việc đạp xe giúp bạn đốt cháy nhiều calo với khoảng 500-600 calo mỗi giờ, nên đây là hình thức tập luyện giảm mỡ hiệu quả nhất. Tuy nhiên, bạn chỉ đạt được kết quả này nếu tập luyện đến đổ mồ hôi và nhịp tim đạt đến khoảng 70-85% mức tối đa. Bước 4 - Thực hiện động tác cơ bản trên sàn. Nằm ngửa với hai chân đặt trên sàn. Đặt tay ở hai bên cơ thể. Nâng đầu gối lên ngang tầm với mặt của bạn. Đá chân còn lại cao nhất có thể. Đặt chân xuống sàn. Đá chân 60 lần, rồi chuyển sang đá chân còn lại 60 lần. Bước 5 - Xoay chân. Nằm nghiêng bên phải và đặt cánh tay trái trên sàn ngay trước mặt để hỗ trợ và giữ thăng bằng. Nâng chân trái lên ngang hông. Giả vờ như chân đang được đặt trong thùng gỗ và dùng lực ở mũi chân xoay chân bên trong thùng gỗ. Xoay chân 60 vòng, rồi đổi chân và tiếp tục xoay 60 vòng. Bước 6 - Đi bộ mỗi ngày. Đây là bài tập đơn giản nhất cho chân. Bạn có thể dùng thêm máy đếm bước chân. Hãy cố gắng đi bộ 10.000 bước mỗi ngày. Để đi bộ đỡ mỏi chân, bạn nên mang giày đế bằng hoặc giày thể thao khi đi loanh quanh. Nếu tiếp tục cố gắng, bạn sẽ thấy kết quả trong một tháng. Bước 7 - Chạy bộ. Việc chạy bộ tiêu tốn nhiều năng lượng và từ đó hỗ trợ đốt mỡ. Cố gắng thực hiện việc này ít nhất 3 lần mỗi tuần. Tuy nhiên, bạn nên bắt đầu ở mức vừa phải và tăng dần thời gian chạy. Khi chạy bộ, hãy chọn đường chạy bằng phẳng. Đường dốc khiến cơ bắp ở chân và mông phát triển. Bước 8 - Nhảy trên bạt trampoline. Động tác nhảy đốt cháy nhiều calo và cải thiện tâm trạng. Đây là hình thức tập luyện giúp cho cơ bắp trở nên săn chắc. Phương pháp 2 - Tập luyện tại phòng tập Bước 1 - Bơi lội. Đến hồ bơi khi không quá đông người. Nếu mới tập bơi quanh hồ, bạn chỉ nên tập ở mức vừa phải. Khi bạn đã bơi khỏe hơn, hãy bơi nhiều vòng hơn. Cố gắng bơi 1-2 lần mỗi tuần. Bơi là hình thức tập luyện giúp tăng cơ và giảm mỡ. Bước 2 - Dùng bóng tập luyện. Trong khi nằm trên thảm hoặc giường, bạn sẽ đặt bóng trước mặt. Đặt hai chân lên trên bóng, nâng hông lên, và chầm chậm lăn bóng về phía hông. Thực hiện việc này đến khi bạn không thể và đảm bảo mông không chạm xuống sàn. Bước 3 - Dùng máy tập toàn thân không có độ nghiêng. Máy có độ nghiêng sẽ khiến cơ bắp ở chân phát triển. Luôn giữ độ kháng lực ở mức thấp. Phương pháp 3 - Ăn uống lành mạnh Bước 1 - Bổ sung thêm chất đạm. Chất đạm giúp bạn no lâu và góp phần làm săn chắc cơ bắp. Bạn nên thêm cá, gà và gà tây vào chế độ ăn. Bước 2 - Ăn hoa quả và rau củ mỗi ngày. Hoa quả và rau củ cung cấp chất xơ, làm giảm lượng mỡ tích tụ trong cơ thể. Bước 3 - Uống nhiều nước. Nước không chỉ hỗ trợ thải độc tố trong cơ thể, mà còn giúp cho da ẩm, mịn và căng bóng vào mùa hè. Theo hướng dẫn chung, mỗi ngày nam giới cần bổ sung khoảng 15,5 cốc (tương đương 3,7 lít) chất lỏng và nữ giới cần khoảng 11,5 cốc (tương đương 2,7 lít) chất lỏng. Tổng lượng này không nhất thiết phải toàn là nước lọc, mà còn có thể được bổ sung từ thức uống khác và thức ăn. Thông thường, bạn nên uống một cốc nước lọc hoặc thức uống ít calo trong mỗi bữa ăn và giữa các bữa ăn. Bạn cũng nên uống nước trước, trong và sau khi tập luyện. Bước 4 - Tránh thức ăn nhiều dầu mỡ và đường. Thực phẩm như bánh quy, kem, bánh bông lan và sô-cô-la không chỉ chứa đầy calo rỗng không cung cấp năng lượng cho cơ thể, mà chỉ làm cho mỡ tích tụ ở đùi. Bước 5 - Tránh thức ăn nhiều muối. Những loại thực phẩm này khiến da bị mất nước. Một vài loại thực phẩm cần tránh là lạc rang muối, bim bim, bỏng ngô và hầu hết thức ăn chế biến sẵn. Phương pháp 4 - Áp dụng một số lời khuyên khác Bước 1 - Đừng chỉ mong giảm mỡ riêng phần chân. Cơ thể chuyển mỡ thành năng lượng trong quá trình tập luyện hoặc ăn kiêng. Tuy nhiên, cơ thể sẽ tự do chuyển hóa mỡ tại bất kỳ đâu mà nó muốn, không phải luôn theo mong muốn của bạn. Việc tập luyện riêng từng vùng hoặc chỉ một vùng của cơ thể trong một lúc có ưu điểm (làm săn chắc) và khuyết điểm (khiến bạn bực tức khi mỡ không biến mất một cách thần kỳ). Đừng mong đợi việc thực hiện bài tập chân sẽ nhanh chóng làm cho chân thon gọn mà không khiến tổng lượng mỡ toàn thân giảm xuống. Bước 2 - Đừng nhịn ăn. Nhiều người muốn giảm cân thường phạm phải sai lầm này. Lý lẽ của họ là: calo tích tụ thành mỡ khi cơ thể không dùng đến chúng; thức ăn là nguồn cung cấp calo; nếu nhịn ăn, tôi sẽ nạp ít calo hơn; nếu lượng calo giảm đi, cơ thể sẽ tích tụ ít mỡ hơn. Đây là một sự hiểu lầm. Điều gì sẽ xảy ra khi bạn nhịn đói? Cơ thể tự hiểu rằng nó đang nhận ít thức ăn hơn khiến quá trình trao đổi chất diễn ra chậm hơn để tiết kiệm năng lượng, và bắt đầu đốt cháy mô cơ thay vì chất béo tích tụ vì cơ thể muốn chuẩn bị để thích nghi với tình trạng không có thức ăn. Nếu bạn muốn giảm cân bằng cách nhịn ăn (vừa khó khăn vừa khổ sở), cơ thể liền tích tụ mỡ ngay khi bạn ăn trở lại, và chắc chắn là bạn sẽ phải ăn. Tại sao lại như vậy? Vì quá trình trao đổi chất đang không hoạt động và nó cần khởi động lại. Bạn sẽ khởi động lại quá trình trao đổi chất bằng cách nào? Bằng cách ăn đúng thực phẩm ngay sau đó. Bước 3 - Cần có thời gian để nhận thấy kết quả giảm cân. Nhiều người đặt mục tiêu cụ thể và có kỷ luật thép nhưng lại quyết định bỏ cuộc bắt đầu thấy kết quả. Họ nỗ lực điên cuồng trong một tháng nhưng không thấy kết quả, và đầu hàng trong sự tuyệt vọng. Hãy luôn ghi nhớ câu “chậm mà chắc”. Cố gắng giảm 0,5-1kg mỗi tuần là mục tiêu hợp lý. Với tốc độ này, cơ bắp sẽ bắt đầu hiện rõ vào khoảng tuần thứ tám của quá trình giảm cân. Cứ thong thả và trân trọng mọi thay đổi trong lối sống. Bước 4 - Chấp nhận bản thân. Một số người có chân to vì yếu tố di truyền và bạn không thể thay đổi điều đó. Hình thức tập luyện, chế độ ăn uống hoặc phương pháp giảm cân cũng không thể giúp bạn thay đổi ngoại hình vì bẩm sinh bạn đã là như vậy. Thay vì chống đối và cố gắng trong vô vọng, bạn nên chấp nhận và yêu thương bản thân. Dù nghe có vẻ phi lý, nhưng cách này sẽ dần giúp bạn cảm thấy vui vẻ hơn. Bất kỳ ai thật sự quan tâm đến bạn đều sẽ không để tâm việc bạn có chân to hay nhỏ.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/L%C3%AAn-d%C3%A2y-%C4%91%C3%A0n-ukulele
Cách để Lên dây đàn ukulele
Dù đàn ukulele chỉ có 4 dây chứ không phải là 6 hay 12 giống như ghi-ta nhưng vẫn có thể hơi khó lên dây đàn nếu bạn mới sử dụng nhạc cụ có dây. Thật may là có nhiều cách để lên dây đàn ukulele. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn quy trình lên dây đàn ukulele sao cho âm thanh nghe hay nhất, bắt đầu từ việc ghi nhớ cao độ của các dây từ thấp đến cao tới việc lên dây. Phương pháp 1 - Tìm hiểu thiết kế của đàn Bước 1 - Ghi nhớ cao độ của các dây. Hai loại đàn ukulele phổ biến nhất hiện nay là ukulele soprano và ukulele tenor có 4 dây tương ứng với các nốt Sol-Đô-Mi-La: Nốt Sol nằm bên dưới nốt Đô trung trong khuông nhạc (nốt Sol thấp), nốt Đô trung, nốt Mi và nốt La. Độ căng của dây đàn được điều chỉnh thông qua các khóa đàn nằm phía trên đầu cần đàn. Bước 2 - Xác định vị trí các khóa đàn. Để gọi đúng tên dây đàn ukulele, cầm đàn sao cho đầu cần đàn hướng lên phía trên. Ở cạnh trên, khóa đàn thấp hơn bên tay trái của bạn là khóa chỉnh dây Sol, khóa cao hơn nó là khóa chỉnh dây Đô. Ở cạnh dưới, khóa cao hơn bên tay phải của bạn là khóa chỉnh dây Mi, khóa còn lại là khóa chỉnh dây La. Khóa đàn là thứ bạn sẽ vặn để điều chỉnh độ cao thấp của dây đàn. Hướng vặn có thể khác nhau tùy thuộc vào từng loại đàn, vì vậy nên thử trước. Thường thì hướng chỉnh khóa của các loại đàn ghi-ta là giống nhau. Để tăng cao độ, bạn chỉ cần lên dây đàn cho căng, ngược lại khi nới lỏng dây đàn thì cao độ sẽ giảm. Tuyệt đối không lên dây đàn quá căng vì dây có thể bị đứt. Bước 3 - Xác định vị trí dây đàn. Tưởng tượng bạn là một người chơi đàn thuận tay phải và đang ôm ukulele trong tay, các dây được đánh số theo thứ tự từ vị trí xa nhất đến vị trí gần bạn nhất. Dây đầu tiên là dây La, dây thứ hai là dây Mi, dây thứ ba là dây Đô và dây thứ tư là dây Sol. Bước 4 - Xác định phím đàn. Các phím được đánh dấu từ vị trí núm chỉnh dây đàn tới mặt cảm âm, phím gần núm nhất được gọi là phím 1. Để chơi nốt nhạc, dùng tay trái nhấn dây đàn sao cho áp dây vào phím, sau đó tay phải gảy dây đàn. Phương pháp 2 - Chọn cao độ cho đàn của bạn Bước 1 - Để điều chỉnh cao độ của đàn ukulele, chọn thêm một nhạc cụ để căn tiếng theo. Cách đơn giản nhất là chỉnh các nốt của ukulele sao cho nghe khớp với các nốt của nhạc cụ đó. Bạn có vài sự lựa chọn như piano, phần mềm chỉnh dây đàn trên mạng, thiết bị chỉnh dây đàn bằng điện hoặc một cây sáo chỉnh âm. Bạn chỉ cần điều chỉnh một dây (rồi dựa vào đó để chỉnh các dây còn lại) hoặc nếu cẩn thận hơn, bạn có thể dùng nhạc cụ đó để căn từng dây ukulele một. Bước 2 - Chỉnh cao độ ukulele bằng piano hoặc organ. Đầu tiên nhấn phím đàn piano sau đó gảy dây ukulele xem hai âm đã khớp với nhau chưa, nếu chưa thì vặn khóa đàn để điểu chỉnh. Bước 3 - Chỉnh cao độ ukulele bằng sáo chỉnh âm. Bạn có thể sử dụng sáo chỉnh âm nửa cung dạng tròn hoặc sáo chỉnh âm được thiết kế riêng cho ukulele trông giống như chiếc sáo quạt nhỏ. Thổi sáo rồi gảy đàn để kiểm tra âm, điều chỉnh núm đàn cho tới khi hai âm nghe khớp nhau. Bước 4 - Chỉnh cao độ ukulele bằng âm thoa. Nếu có âm thoa riêng cho mỗi dây đàn, bạn có thể gõ âm thoa để chỉnh từng dây. Nếu chỉ có một âm thoa, sử dụng nó để chỉnh một dây rồi chỉnh các dây còn lại theo dây đó. Bước 5 - Dùng thiết bị chỉnh âm chạy bằng điện để chỉnh cao độ ukulele. Có hai loại máy chỉnh âm. Loại thứ nhất sẽ nhắc nốt để bạn tự căn đàn theo. Loại thứ hai sẽ phân tích cao độ của các dây, cho bạn biết liệu âm thanh nghe có cao hơn (dây quá căng) hay thấp hơn bình thường (dây quá chùng) hay không. Đây có lẽ là cách chỉnh âm ukulele hiệu quả nhất dành cho những người mới tập chơi thường chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc phân biệt cao độ. Phương pháp 3 - Chỉnh dây Bước 1 - Chỉnh dây Sol. Chỉnh dây Sol (dây gần với bạn nhất) cho tới khi nghe chuẩn. Bước 2 - Chơi nốt La. Đặt ngón tay của bạn lên phím số hai dây Sol (khoảng trống thứ 2 của dây đầu tiên tính từ đầu cần đàn như trong hình). Đó chính là nốt La, cùng nốt với dây xa bạn nhất. Bước 3 - Chỉnh dây La. Chỉnh dây La sao cho khớp với nốt La mà bạn vừa tìm được trên dây Sol. Bước 4 - Chơi nốt Sol trên dây Mi. Đặt ngón tay bạn lên phím số ba dây Mi. Đó là nốt Sol nghe khớp với dây Sol. Nếu không, rất có thể dây Mi của bạn bị sai. Bước 5 - Chỉnh dây Mi. Chỉnh dây Mi cho đến khi khớp với dây Sol. Bước 6 - Chơi nốt Mi ở dây Đô. Đặt ngón tay bạn lên phím số bốn dây Đô. Đây sẽ là nốt Mi. Bước 7 - Chỉnh dây Đô. Chỉnh dây Đô sao cho khớp với dây Mi.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/M%E1%BB%9F-n%E1%BA%AFp-chai-bia-b%E1%BA%B1ng-ch%C3%ACa-kh%C3%B3a
Cách để Mở nắp chai bia bằng chìa khóa
Sau một ngày làm việc mệt nhọc, còn gì sướng hơn việc mở một chai bia lạnh để giải khát và thư giãn. Nhưng nếu bạn không có đồ khui chai thì làm sao mở bia? May thay, chiếc chìa khóa trong túi áo có thể là giải pháp dễ dàng cho vấn đề này. Bạn có thể dùng chìa khóa mở nắp chai dễ dàng, bất kể là dùng phương pháp bật bung nắp hoặc bẩy mép của nắp lên trước! Phương pháp 1 - Bật bung nắp chai Bước 1 - Cầm cổ chai bằng tay không thuận. Bạn cần phải cầm chặt chai để nó không trượt trong tay khi bạn đẩy chai. Không cần bóp chai quá chặt đâu, bạn chỉ cần cầm chắc tay là được! Bước 2 - Đặt một chiếc chìa khóa cứng bên dưới nắp, như chìa khóa ô tô. Công việc này không dành cho chìa khóa tủ mỏng manh hay chìa khóa nhà bằng nhôm. Chọn chiếc chìa khóa lớn và cứng như chìa ô tô hoặc chìa văn phòng cỡ lớn. Tốt nhất bạn nên chọn chìa có nhiều rãnh ở đầu để dễ dàng nhét vào bên dưới mép nắp chai. Bước 3 - Vặn chìa lên cho đến khi nghe thấy tiếng nắp chai bật ra. Di chuyển chìa khóa trong tay thuận để vặn chìa lên trên hướng về phía bạn. Động tác này cũng giống như khi bạn vặn chìa để khởi động xe. Vì chìa bị mắc bên dưới nắp chai nên nó sẽ bẩy nắp bung ra! Bước 4 - Thử tác động vào phía khác của nắp chai nếu bạn không thể bật nó ra dễ dàng. Tùy vào kiểu nắp chai, độ cứng của chìa khóa, và kinh nghiệm mở nắp bằng phương pháp này, nắp chai có thể sẽ không bật ra khi bạn thử lần đầu. Nếu không thành công, bạn hãy xoay chai tới phần khác của nắp và thử lại! Phương pháp 2 - Bẩy mép nắp chai Bước 1 - Tìm vị trí mép bị cong. Nếu có bất kỳ vị trí nào trên mép nắp chai bị vênh nhẹ thì bạn bắt đầu ở đó! Nếu không, bạn có thể chọn bất kỳ vị trí nào để bắt đầu. Bước 2 - Chèn đầu chìa khóa vào dưới mép nắp. Chèn đầu chìa khóa vào cho đến khi nó gần như nắp dưới mép nắp chai. Thường thì bạn sẽ không thể chèn vào hết mép nắp -- tất cả những gì bạn cần chỉ là một chút lực bẩy. Bước 3 - Vặn chìa khóa cho đến khi mép nắp cong lên. Vặn chìa khóa qua lại nhẹ nhàng nhưng chắc tay để làm cong mép nắp. Cẩn thận đừng nhấn mép nắp xuống chai -- mục đích của bạn là bẩy nắp hướng ra ngoài hoặc lên trên. Bước 4 - Lặp lại cho đến khi có tối thiểu 4 mép được bẩy lên. Tiếp tục vặn chìa khóa bên dưới mép cho đến khi có tối thiểu 4 vị trí được bẩy lên. Đảm bảo các vị trí này nằm gần nhau -- nắp sẽ không thể mở nếu các vị trí này phân bố đều quanh nắp. Bước 5 - Cầm chai chắc chắn bằng tay không thuận. Bạn nên cầm chai đủ chặt để không gây chấn thương cho bản thân và người xung quanh. Nhưng đừng siết chai quá chặt -- tay bạn có thể đủ mạnh để bóp vỡ chai! Bước 6 - Đẩy đầu chìa khóa vào bên dưới mép đã được bẩy cong trước đó. Đẩy đầu chìa khóa vào bên dưới mép nắp tối đa. Nếu bạn chỉ đẩy vào được một ít thì cũng không sao. Bạn chỉ cần có đủ chỗ để sử dụng chìa khóa làm đòn bẩy. Bước 7 - Bẩy chìa khóa lên cho đến khi nắp bật ra. Dùng tay thuận cầm chắc chìa khóa và bẩy lên để nắp bật ra. Cẩn thận đừng bẩy quá mạnh. Nếu bạn thao tác quá thô bạo thì đầu chai có thể bị vỡ!
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/L%C3%A0m-d%E1%BB%8Bu-da-b%E1%BB%8B-k%C3%ADch-%E1%BB%A9ng-v%C3%AC-s%E1%BB%AFa-r%E1%BB%ADa-m%E1%BA%B7t
Cách để Làm dịu da bị kích ứng vì sữa rửa mặt
Lý tưởng nhất là rửa mặt 2 lần mỗi ngày – 1 lần vào buối sáng và 1 lần vào buổi tối. Da sẽ bị khô nếu bạn chọn nhầm loại sữa rửa mặt. Tình trạng khô da có thể dẫn đến các tổn thương da, làm da nhạy cảm hơn và nổi các đốm đỏ. Sữa rửa mặt lý tưởng cần đủ mạnh để làm sạch da nhưng không quá mạnh khiến da bị bong tróc và hư tổn. Hẳn là bạn muốn tẩy sạch dầu nhờn, bụi bẩn và các chất ô nhiễm khác, trả lại làn da sạch sẽ tự nhiên. Có lẽ bạn đã hơi quá tay và bây giờ cần phải chăm sóc làn da bị rát. Có rất nhiều cách để giảm nhẹ các triệu chứng liên quan đến da khô, nhưng quan trọng nhất vẫn là chọn đúng loại sữa rửa mặt cho da. Phương pháp 1 - Làm dịu da bị kích ứng vì sữa rửa mặt Bước 1 - Rửa sạch mặt với nước ở nhiệt độ phòng. Nước quá nóng hoặc quá lạnh có thể làm tổn thương da, khiến các tế bào da bị sốc. Thay vào đó, bạn hãy sử dụng nước ở nhiệt độ phòng để rửa toàn bộ mặt. Nếu cảm thấy vẫn còn xà phóng dính trên mặt, hãy rửa thêm lần nữa. Xà phòng đọng lại trên mặt gây tắc nghẽn lỗ chân lông như dầu nhờn và lớp trang điểm gây ra, nhưng thay vì nổi mụn, da bạn sẽ yếu đi khi phải tiếp xúc quá nhiều với xà phòng. Bước 2 - Dùng kem dưỡng ẩm chất lượng cao sau khi rửa mặt. Nếu sữa rửa mặt làm da bị rát, có lẽ vì nó đã lấy đi quá nhiều dầu trên da. Kem dưỡng ẩm sẽ bổ sung các chất dầu có lợi cho da và giúp da giữ nước. Da bị mất nước gây rát ngứa, khô, tróc vảy và khó chịu. Chìa khóa để có chu trình chăm sóc da tốt chính làm kem dưỡng ẩm chất lượng. Kem dưỡng ẩm có chứa chất cấp ẩm có tác dụng rất tốt. Chọn các loại kem có chứa urea, axit alpha hydroxy được goi là axit lactic hoặc axit glycolic, glycerine, hoặc axit hyaluronic trong thành phần nguyên liệu. Nếu loại kem bạn chọn có các thành phần trên, đó là loại kem dưỡng rất tốt. Bước 3 - Đừng gãi da. Da khô thường hay bị ngứa ngáy khiến ta muốn gãi liên tục. Nhưng làm thế chỉ khiến da bị tổn thương thêm và dễ dẫn đến các bệnh nhiễm trùng da khác. Nếu da bị nhiễm trùng, bạn có thể cần phải dùng kháng sinh hoặc nhẹ nhất là tình trạng da sẽ lâu khỏi hơn. Hãy chống lại cám dỗ muốn gãi da. Dùng các cách khác để chống lại cơn ngứa. Bước 4 - Bôi lô hội lên da. Lô hội là loài thực vật tuyệt vời, có thể làm dịu da trong hầu hết các vấn đề về da – ví dụ như cháy nắng, khô và rát da. Bạn có thể tự trồng lô hội. Nếu dùng lô hội tươi, bạn chỉ cần cắt ra và bôi chất gel trong lá lên vùng da bị kích ứng. Nếu không thích dùng lô hội tươi, bạn có thể mua lô hội từ các nhà thuốc hoặc cửa hàng tạp hóa. Bước 5 - Dùng kem Vaseline để chữa da bị khô/rạn. Một trong những cách phổ biến nhất để chữa da khô (gây ra bởi sữa rửa mặt hoặc không) là kem Vaseline. Kem Vaseline có tính dịu nhẹ với da. Học viện da liễu Hoa Kỳ khuyến cáo sử dụng kem Vaseline thay vì các sản phẩm khác dành cho da khô nhạy cảm và các chứng ngứa rát phổ biến. Kem Vaseline không đắt và có thể mua được ở hầu hết các cửa hàng tạp hóa và nhà thuốc. Bước 6 - Bôi ít giấm táo lên vùng da bị rát. Giấm táo là một chất khử trùng, kháng khuẩn và ngừa nấm có tác dụng giảm ngứa. Bạn chỉ cần nhỏ một vài giọt giấm lên miếng bông gòn rồi áp lên vùng bị ngứa. Bạn có thể dùng giấm sống, hữu cơ, chưa lọc hoặc giấm đã tinh chế. Cả 2 loại đều có thể sử dụng Bước 7 - Đến gặp bác sĩ da liễu. Nếu bạn cảm thấy da vẫn còn đau, bị khô và rát trong thời gian dài, gây ra chảy máu, hãy đến gặp bác sĩ da liễu. Bác sĩ sẽ kê cho bạn chu trình vệ sinh mới hoặc đơn thuốc dành cho da. Bác sĩ cũng sẽ xác định được liệu da có gặp phải vấn đề nào nghiêm trọng hơn mà không liên quan đến sữa rửa mặt không – ví dụ như bệnh chàm hoặc chứng đỏ mặt. Phương pháp 2 - Chọn đúng sữa rửa mặt Bước 1 - Chọn sữa rửa mặt tùy vào loại da. Chúng ta thường chọn sữa rửa mặt dựa vào quảng cáo hoặc lời giới thiệu của người bạn có làn da khỏe mạnh hơn. Vấn đề là làn da mỗi người đều có sự khác biệt, do đó loại xà phòng dành cho da nhờn sẽ lấy đi quá nhiều dầu đối với người có làn da khô. Hoặc ngược lại, sữa rửa mặt dành cho da khô sẽ không làm sạch được đủ lượng lầu tiết ra cả ngày của người có da nhờn. Vậy nên hãy tự hỏi bản thân mình câu hỏi này: Da mặt bạn nhờn hay khô? Bước 2 - Chọn “loại” xà phòng rửa mặt phù hợp với bạn. Xà phòng rửa mặt có rất nhiều loại. Dạng bánh, dạng bọt, loại không tạo bọt, không chứa xà phòng, sáp rửa mặt, nước tẩy trang mi-cellar, xà phòng gốc dầu và xà phòng y tế. Hầu hết các loại trên cần sử dụng với nước mới hiệu quả. Nước tẩy trang mi-cellar đã chứa sẵn nước và chỉ cần dùng bông tẩy trang để bôi lên mặt và lau sạch. Thông thường thì xà phòng dạng bánh sẽ có độ pH hoặc nồng độ axit cao hơn nhiều so với dạng bọt hoặc dạng dung dịch. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng xà phòng dạng bánh có khả năng làm tăng vi khuẩn trên da thay vì loại bỏ chúng. Bước 3 - Chú ý kỹ đến thành phần xà phòng rửa mặt. Người ta thường cho một chút oải hương, dừa hoặc vài hợp chất khác vào sản phẩm để khiến chúng trông cao cấp hơn hoặc đơn giản là để tạo mùi. Việc này khó mà khiến da bị khô hoặc nổi mụn, nhưng vẫn có khả năng. Nếu bạn thử dùng một sản phẩm mới và thấy da xấu đi, hãy chọn xà phòng không chứa hương thơm. Bước 4 - Đừng mua xà phòng chứa các thành phần có hại như sodium lauryl sulfate và cồn. Hai thành phần này thường quá mạnh với làn da của mọi người. Sodium laureth sulfate nhẹ hơn một chút so với sodium lauryl sulfate – nhưng cả 2 chất này đều sẽ làm rát da bị nhạy cảm với xà phòng mạnh. Nếu xà phòng ưa thích của bạn chứa các thành phần xấu này trên bao bì nhưng da không bị khô, bạn có thể tiếp tục sử dụng. Chỉ cần đảm bảo rằng chúng không được liệt kê trên đầu danh sách thành phần. Các thành phần được liệt kê ở đầu danh sách có độ hàm lượng cao hơn các thành phần được liệt kê ở cuối danh sách. Bước 5 - Thử nhiều loại xà phòng khác nhau để tìm loại phù hợp nhất với loại da của bạn. Một cách kiểm tra tốt là lau mặt với miếng bông gòn thấm cồn sau khi đã rửa mặt. Nếu thấy còn dầu nhờn hoặc mỹ phẩm trang điểm dính trên bông, tức là sản phẩm đó chưa đủ mạnh. Nhớ là dầu nhờn dư hay bất cứ chất cặn nào cũng có thể là kết quả của việc rửa mặt không kỹ. Thử rửa lại lần nữa trước khi bỏ sản phẩm. Bước 6 - Xem các đánh giá sản phẩm của người dùng. Một số người tiêu dùng cho rằng giá cả cao đồng nghĩa với chất lượng tốt hơn, nhưng như đã nói ở trên, làn da mỗi người là khác nhau, nên có người sẽ thích sản phẩm đắt tiền, trong khi người khác lại không thấy phù hợp. Hãy đọc thật nhiều đánh giá sản phẩm của những người đã thử qua chúng. Xem thử họ có than phiền gì vệ việc da bị khô sau khi dùng, mùi nồng, nổi mụn, hoặc bất kỳ tình trạng da liễu nào khiến da đỏ và ngứa không. Bước 7 - Tìm lời khuyên từ chuyên gia da liễu. Da của mỗi người đều có thể thay đổi, từ nhờn đến khô, dầu và không dầu. Các yếu tố như căng thẳng, thời tiết, hoạt động thường ngày, tiếp xúc với ô nhiễm và các nguyên nhân khác có thể làm thay đổi loại da. Chuyên gia sẽ kê đơn cho bạn các loại sữa rửa mặt khác nhau phù hợp với làn da hay thay đổi của bạn.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Ng%C4%83n-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-kh%C3%A1c-ng%C3%A1y-ng%E1%BB%A7
Cách để Ngăn người khác ngáy ngủ
Một giấc ngủ ngon có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của mỗi người. Ngủ cùng giường, cùng phòng hoặc nhiều khi là cùng nhà với một người ngủ ngáy có thể khiến bạn mất ngủ và gây căng thẳng cho mối quan hệ giữa bạn và người ấy. Ngáy ngủ là một vấn đề thường gặp, xảy ra khi luồng không khí không thể di chuyển tự do qua khoang mũi và khiến cho các mô xung quanh rung động, hoặc đôi khi là do lưỡi thụt quá sâu vào cổ họng trong khi ngủ. Để ngăn ai đó ngủ ngáy, bạn có thể giúp họ điều chỉnh môi trường ngủ, thay đổi thói quen ngủ và gợi ý họ thay đổi lối sống để mọi người đều có thể ngủ ngon. Phương pháp 1 - Điều chỉnh môi trường ngủ Bước 1 - Dùng gối kê cao đầu. Kê cao đầu lên khoảng 10 cm bằng một hoặc hai chiếc gối sẽ giúp dễ thở hơn, đồng thời hỗ trợ đẩy lưỡi và hàm về phía trước. Bạn có thể mua loại gối được thiết kế đặc biệt để giúp cơ cổ được mở và thư giãn, nhờ đó giảm hoặc loại bỏ chứng ngáy ngủ. Lưu ý rằng người ngáy ngủ có thể dịch chuyển hoặc xoay người và khiến gối bị lệch đi hoặc trở lại tư thế khiến họ ngáy ngủ. Bạn có thể xử lý vấn đề này bằng cách đề nghị họ nhét bóng tennis vào sau quần áo ngủ hoặc dùng gối chống ngáy. Làm vậy sẽ khiến việc trở mình hoặc xoay người hơi khó chịu nên họ sẽ hạn chế dịch chuyển trong khi ngủ. Bước 2 - Giữ ẩm cho phòng ngủ bằng máy tạo độ ẩm. Không khí khô có thể khiến mũi và cổ họng khó chịu, dẫn đến tình trạng ngạt mũi và ngáy ngủ vào ban đêm. Nếu người ngáy ngủ bị sưng mô khoang mũi thì việc bật máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ sẽ giúp họ ít ngáy hơn. Hãy cố gắng duy trì độ ẩm trong phòng ngủ suốt đêm để đảm bảo không bị tiếng ngáy ngủ làm phiền. Bước 3 - Cân nhắc ngủ riêng phòng nếu tiếng ngáy quá to. Nhiều cặp đôi, gia đình hoặc bạn cùng phòng quyết định giải pháp tốt nhất là ngủ riêng phòng, đặc biệt là khi ngáy ngủ đã trở thành một vấn đề kinh niên. Việc ngủ riêng phòng có thể sẽ khó khăn, đặc biệt là đối với các cặp vợ chồng nếu một trong hai người cảm thấy tội lỗi hoặc bực bội khi giấc ngủ bị gián đoạn. Bạn nên dành thời gian để trò chuyện với người đó về phương án này. Hãy giải thích rằng bạn đang bị thiếu ngủ vì tiếng ngáy của người ấy và nghĩ rằng phương án tốt nhất để đảm bảo chất lượng giấc ngủ và tình cảm của hai người là ngủ riêng phòng. Ngáy ngủ là một vấn đề thể chất phát sinh từ những vấn đề thể chất khác. Người lớn nếu bị ngáy ngủ thì hoàn toàn có thể tự khắc phục bằng biện pháp y tế hoặc các biện pháp khác. Tuy nhiên, nếu các giải pháp đó không hiệu quả thì ngủ riêng phòng sẽ là lựa chọn tối ưu nhất. Nếu là cha mẹ có con ngủ ngáy thì bọn trẻ sẽ cần bạn giúp đỡ để khắc phục tình trạng ngáy ngủ của trẻ. Phương pháp 2 - Điều chỉnh thói quen ngủ Bước 1 - Làm sạch mũi trước khi ngủ. Nếu người ngủ ngáy bị ngạt mũi thì bạn có thể khuyên họ vệ sinh mũi bằng nước muối trước khi đi ngủ để dễ thở hơn. Một cách để vệ sinh mũi là dùng bình rửa mũi chuyên dụng hoặc xịt thông mũi. Liệu pháp vệ sinh mũi sẽ giúp giảm ngạt mũi và làm thông thoáng đường hô hấp trên, đồng thời làm dịu khoang mũi bị khô hoặc khó chịu. Miếng dán ngang sống mũi có thể giúp giảm âm lượng tiếng ngáy, vì dụng cụ này giúp khoang mũi được mở rộng. Tuy nhiên theo ý kiến của nhiều người thì cách này không phải lúc nào cũng loại bỏ được tiếng ngáy và không hiệu quả bằng việc làm sạch mũi. Bước 2 - Ngủ ở tư thế nằm nghiêng thay vì nằm ngửa. Chuyển tư thế ngủ sang nằm nghiêng thay vì nằm ngửa hay nằm sấp sẽ giúp làm giảm áp lực lên cổ họng và giảm ngáy ngủ. Nếu cảm thấy khó duy trì tư thế ngủ nghiêng suốt đêm, bạn có thể khâu một chiếc tất hoặc một quả bóng vào lưng áo ngủ của người ngủ ngáy. Họ sẽ thấy khó chịu khi nằm lăn lên những vật này và sẽ duy trì tư thế ngủ nghiêng. Sau vài tuần thì việc ngủ nghiêng sẽ trở thành một thói quen và bạn có thể tháo bóng tennis hoặc tất ra khỏi lưng áo ngủ của họ. Bạn cũng có thể sử dụng gối chống ngáy để người ngáy ngủ không thay đổi tư thế. Bước 3 - Gợi ý trao đổi với bác sĩ nha khoa để lắp khí cụ chống ngáy ở miệng. Những người bị ngáy ngủ có thể đến gặp nha sĩ và lắp một thiết bị tùy chỉnh để giúp mở rộng đường thở và đẩy hàm dưới và lưỡi về phía trước trong lúc ngủ. Thiết bị này có tên là MAD (máng chống ngáy). Bạn có thể đến nha sĩ làm riêng hoặc mua sẵn và tự đeo theo hướng dẫn. Khí cụ nha khoa khá đắt, đặc biệt là khi không được bảo hiểm chi trả. Bạn có thể gợi ý người đó tham khảo ý kiến của bác sĩ và chọn một giải pháp tiết kiệm hơn nếu cần. Bước 4 - Cân nhắc làm phẫu thuật để chữa ngáy ngủ. Ngáy ngủ không chỉ gây phiền hà mà còn có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như mệt mỏi vào ban ngày do thiếu ngủ ban đêm và thậm chí là các bệnh về tim mạch. Nếu người ngủ ngáy vẫn ngáy mặc dù đã điều chỉnh môi trường và thói quen ngủ thì họ có thể trao đổi với bác sĩ để dùng thiết bị y tế hoặc làm phẫu thuật. Bác sĩ có thể sẽ gợi ý cho bạn các lựa chọn sau: Dùng máy thở CPAP (máy tạo khí áp lực dương liên tục): Thiết bị này tạo ra một dòng khí áp lực dương, thổi liên tục vào mặt nạ đeo trên mũi, mũi và miệng hoặc cả khuôn mặt. Máy CPAP giúp đường thở mở thông suốt trong khi ngủ, nhưng chủ yếu được dùng để điều trị chứng ngưng thở khi ngủ. Bạn hãy cân nhắc một số nhược điểm, chẳng hạn như sự bất tiện khi di chuyển, trước khi quyết định sử dụng máy. Phẫu thuật chữa ngáy ngủ truyền thống: Là phẫu thuật giúp làm rộng đường thở bằng cách cắt bớt mô hoặc khắc phục các bất thường ở mũi, chẳng hạn như vách ngăn lệch. Phẫu thuật loại bỏ tế bào thừa tại vòm miệng và lưỡi gà bằng laser (LAUP): Thủ thuật này dùng tia laser làm ngắn lưỡi gà, chính là dải mô mềm treo ở sau họng và tạo những vết cắt nhỏ trên gạc mềm. Khi các vết cắt này lành lại thì các mô xung quanh sẽ cứng lại và ngăn chặn các rung động trong cổ họng gây ra ngáy. Phương pháp 3 - Điều chỉnh lối sống Bước 1 - Giảm cân bằng chế độ ăn uống và tập luyện. Nếu người ngáy ngủ là người thừa cân hoặc gặp các vấn đề về cân nặng thì họ cần giảm cân bằng một chế độ ăn cân bằng, lành mạnh và tập thể dục hằng ngày. Thừa cân sẽ khiến lượng mô ở vùng cổ tăng lên và thu hẹp đường thở, tạo ra tiếng ngáy to và dai dẳng hơn. Bước 2 - Khuyến khích họ không ăn quá no hoặc uống rượu khoảng một vài giờ trước khi đi ngủ. Uống rượu trước khi đi ngủ khoảng một vài giờ có thể khiến đường thở thả lỏng và rung động tạo ra âm thanh trong khi ngủ. Đồng thời, ăn quá no trước giờ đi ngủ cũng khiến bạn ngủ không ngon giấc, ngáy ngủ và thường xuyên trở mình. Theo Tổ chức giấc ngủ quốc gia Hoa Kỳ, thuốc an thần và thuốc ngủ cũng có thể khiến người dùng ngáy ngủ. Nếu người ngáy ngủ bị khó ngủ thì bạn hãy khuyên họ trao đổi với bác sĩ để tìm một phương án trị mất ngủ khác thay vì dùng thuốc. Bước 3 - Tập luyện cổ họng hằng ngày để giảm ngáy ngủ. Các bài tập cho cổ họng sẽ giúp tăng cường sức mạnh cho các cơ ở cơ quan hô hấp trên và giảm hoặc loại bỏ tình trạng ngáy ngủ. Bạn nên thực hiện các bài tập cho cổ họng đều đặn hằng ngày, bắt đầu từ một đến hai hiệp và tăng dần số hiệp theo thời gian. Khuyến khích người tập kết hợp tập cổ họng khi làm những việc khác, chẳng hạn như khi lái xe đi làm, làm việc nhà hoặc dắt chó đi dạo. Để tập cho cổ họng, bạn sẽ làm như sau: Đọc to và lặp đi lặp các nguyên âm (a-e-i-o-u) khoảng 3 phút một vài lần một ngày. Đặt đầu lưỡi lên mặt dưới răng cửa hàm trên, sau đó trượt lưỡi về sau. Thực hiện bài tập ba phút một ngày. Ngậm miệng, mím chặt môi và giữ trong 30 giây. Há miệng và đưa hàm về bên phải, giữ 30 giây. Sau đó làm tương tự với bên trái. Mở miệng và siết chặt cơ sau cổ họng một vài lần trong khoảng 30 giây. Bạn hãy soi gương để đảm bảo lưỡi gà (lơ lửng ở sau cổ họng) di chuyển lên xuống khi thực hiện động tác.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Tr%E1%BB%9F-n%C3%AAn-m%E1%BA%A3nh-mai
Cách để Trở nên mảnh mai
Giảm cân có thể rất khó khăn, nhưng duy trì cân nặng mong muốn thì còn khó hơn. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách để nhanh chóng giảm cân trước một bữa tiệc hoặc kỳ nghỉ sắp tới, đồng thời, bạn cũng sẽ biết được cách để duy trì thân hình mảnh mai khi đã đạt được mức cân nặng mong muốn. Phương pháp 1 - Giảm cân nhanh Bước 1 - Ăn ít đi và tập thể dục nhiều hơn. Chỉ đơn giản là vậy thôi! Mục tiêu là bạn sẽ đốt cháy nhiều calo hơn mức nạp vào trong một ngày. Cứ nửa cân sẽ tương đương với 3.500 calo, nghĩa là để giảm nửa cân, bạn sẽ phải tiêu hao thêm 3.500 calo so với mức nạp vào. Giảm lượng calo nạp vào bằng cách giảm khẩu phần ăn. Hãy đảm bảo là bạn đã đọc kỹ nhãn mác của thực phẩm để theo dõi được lượng calo. Ăn từng bữa nhỏ xen kẽ ăn vặt nhẹ trong ngày. Việc này sẽ giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và ngăn ngừa tình trạng tích mỡ của cơ thể. Thực hiện các bài tập vận động như chạy, đi bộ đường dài, bơi và đạp xe. Chúng sẽ giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và đốt cháy calo. Hãy nhớ rằng các bài tập thể dục sẽ đốt cháy calo, nhưng bạn không thể giảm cân chỉ nhờ vào việc tập luyện. Bước 2 - Không ăn trong vòng hai tiếng trước khi đi ngủ. Tốc độ trao đổi chất của cơ thể sẽ giảm đáng kể khi bạn ngủ, vì thế, bạn sẽ mất nhiều thời gian để tiêu hóa thức ăn hơn. Ngoài ra, khi ăn sớm, bạn sẽ có thêm năng lượng để thực hiện các hoạt động hàng ngày. Bước 3 - Không bỏ bữa. Việc bỏ bữa sẽ khiến cơ thể rơi vào trạng thái chết đói và nó sẽ phải tích mỡ nhiều hơn. Hãy coi quá trình trao đổi chất của cơ thể như một ngọn lửa và thức ăn chính là nhiên liệu đốt. Nếu bạn muốn giữ cho ngọn lửa ấy luôn cháy, hãy liên tục bỏ cành cây nhỏ, giấy báo và củi vào đó. Nếu bạn ngừng tiếp những thứ đó, lửa cuối cùng sẽ tắt. Tương tự, nếu bạn bỏ đói bản thân, quá trình trao đổi chất của cơ thể sẽ ngày càng yếu đi. Ăn bốn tới năm bữa nhỏ trong ngày sẽ tốt hơn là ăn hai tới ba bữa lớn, vì cơ thể bạn sẽ có nhiều thời gian để tiêu hóa thức ăn hơn. Cân nhắc ăn các bữa nhỏ xen kẽ ăn nhẹ. Việc này sẽ giúp quá trình trao đổi chất diễn ra liên tục trong ngày. Hãy ăn nhẹ các thực phẩm lành mạnh sau giữa các bữa chính: hoa quả như chuối hoặc táo, một cốc sữa chua Hy Lạp, một thanh dinh dưỡng, một ít cà rốt và đậu hummus hoặc một đĩa sa lát nhỏ với nước sốt nhẹ. Bước 4 - Uống nhiều nước. Bạn có biết rằng có thể con người thường nhầm lẫn giữa đói và khát không? Nếu bạn thèm đồ ăn nhưng không thật sự đói, có thể là cơ thể bạn đang thiếu nước. Bạn nên uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày. Bước 5 - Ăn hoa quả, rau củ và thịt nạc. Những thực phẩm này vừa giàu dinh dưỡng, vừa có thể cung cấp cho cơ thể lượng dưỡng chất cần thiết mà không thừa calo. Đổi từ bánh mỳ trắng và cơm sang các loại ngũ cốc nguyên cám. Cắt giảm lượng calo rỗng trong bánh mỳ, mỳ ống, đồ uống có cồn và thực phẩm chứa đường. Phương pháp 2 - Duy trì cân nặng mong muốn Bước 1 - Có chế độ ăn và luyện tập đa dạng. Cơ thể chúng ta rất nhanh quen với các chế độ ăn uống và luyện tập. Bạn có thể hạn chế tình trạng đứng cân (plateaus) và ngăn ngừa tăng cân trở lại bằng cách thay đổi kế hoạch giữ dáng. Đổi từ chế độ ăn sáu bữa nhỏ của hôm nay sang ba bữa lớn vào hôm sau. Xen kẽ các bài tập tim mạch và rèn sức bền trong tuần. Bước 2 - Ngăn ngừa tình trạng ăn quá nhiều. Việc giảm cân có thể dẫn tới trạng thái ăn nhiều quá mức. Cách tốt nhất để tránh ăn quá nhiều là hãy ăn những thứ bạn thèm với một lượng vừa phải. Nếu liên tục khiến cho cơ thể thèm thuồng món gì đó, bạn dễ có khả năng rơi vào tình trạng ăn quá mức hơn. Bước 3 - Không quay lại thói quen ăn uống cũ. Nếu đã giảm được cân, có thể dạ dày của bạn cũng đã co lại, nghĩa là bạn sẽ ăn ít đi nhưng vẫn thấy no. Bạn cần lắng nghe cơ thể và chỉ ăn vừa đủ để cảm thấy no. Nếu quay lại với thói quen ăn uống cũ khi đã giảm cân thành công, bạn chắc chắn sẽ tăng cân trở lại, không nhiều thì ít. Bước 4 - Tìm một kế hoạch ăn uống và luyện tập khả thi. Nếu lúc nào cũng thấy khổ sở thì cuối cùng, bạn sẽ từ bỏ kế hoạch ăn uống và luyện tập của mình -- đó là tất yếu. Hãy thực hiện một lối sống mà bạn thấy thoải mái. Chọn một bài tập mà bạn thích. Khi thấy vui, bạn sẽ dễ bám sát bài tập đó lâu dài hơn. Phương pháp 3 - Sử dụng các chiến thuật hàng ngày Bước 1 - Dùng đồ uống nóng. Hãy nhớ rằng đồ uống nóng như cà phê và trà có thể giúp bạn cảm thấy no lâu hơn. Nếu bạn đang muốn cắt giảm caffeine, hãy chọn loại trà đã được lọc hết caffeine. Bước 2 - Tìm các thực phẩm thay thế lành mạnh cho những món mà bạn thèm. Nếu bạn là người hảo ngọt, hãy ăn sô-cô-la đen, mật ong, sữa chua và/hoặc hoa quả thay cho kem, bánh quy và bánh ngọt. Bằng cách này, bạn sẽ thỏa mãn được cơn thèm ngọt mà không cần phải hi sinh vóc dáng của mình! Bước 3 - Làm nhật ký ăn uống. Những người làm nhật ký ăn uống và luyện tập sẽ giảm nhiều cân hơn so với những người không làm vậy. Khi theo dõi hành vi của mình, bạn sẽ dễ nhận ra thói quen và xác định được những gì hiệu quả cũng như không hiệu quả đối với bản thân. Bước 4 - Không cân hàng ngày. Việc này sẽ khiến bạn phát điên và lạc lối, bởi vì cân nặng thường sẽ dao động từ 1 kg tới 1,5 kg mỗi ngày. Bước 5 - Uống một cốc nước đầy và/hoặc một miếng hoa quả trước mỗi bữa ăn. Việc này sẽ giúp làm đầy dạ dày và bạn sẽ nhanh thấy no hơn. Bước 6 - Tìm bạn đồng hành để giảm cân. Hai bạn có thể chia sẻ ý tưởng và mẹo vặt, đồng thời, khuyến khích nhau mỗi khi một trong hai muốn bỏ cuộc. Bước 7 - Chụp ảnh "trước và sau khi giảm cân". Việc này sẽ giúp bạn duy trì động lực và đem lại cảm giác thỏa mãn vô cùng khi được chụp bức ảnh thành quả.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/%C4%82n-chu%E1%BB%91i-%C4%91%E1%BB%83-th%E1%BA%A3i-%C4%91%E1%BB%99c-%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng-ru%E1%BB%99t
Ăn chuối để thải độc đường ruột
Chuối là loại thức ăn ngon, bổ dưỡng và có nhiều lợi ích về sức khỏe, nhưng bạn có thể thải độc đường ruột bằng chuối như thế nào? Chuối chín là thức ăn giàu chất xơ có thể giúp bạn đi tiêu đều đặn và dễ dàng hơn, ngoài ra còn rất tốt cho sức khỏe đường ruột. Chúng tôi đã tổng hợp một bài hướng dẫn đơn giản về cách ăn chuối để kích thích đi tiêu và phương pháp ăn chuối trong một ngày để thải độc hệ tiêu hóa. Hãy kéo xuống xem tiếp nếu bạn đã sẵn sàng làm sạch ruột với món ăn vặt ngon lành này nhé! Phương pháp 1 - Ăn chuối để cải thiện tình trạng đại tiện Bước 1 - Chọn chuối chín vàng hoặc nâu để kích thích đi tiêu. Chuối chưa chín có màu xanh chứa nhiều chất tannin và tinh bột kháng khiến cho chất thải cứng lại và khó đi tiêu. Khi chuối chín, chất tanin và tinh bột sẽ chuyển hóa thành đường và chất xơ hòa tan có tác dụng điều hòa tiêu hóa. Với hầu hết mọi người, một quả chuối sẽ mất khoảng 30 phút để tiêu hóa hoàn toàn. Bạn có thể ăn chuối xanh chưa chín để chữa tiêu chảy hoặc đi tiêu phân lỏng. Bước 2 - Ăn các chất béo lành mạnh hoặc chất đạm cùng với một quả chuối trong bữa sáng. Một quả chuối ăn vào buổi sáng khi dạ dày rỗng sẽ kích thích nhu động ruột, nhưng lượng đường và axit trong chuối có thể gây khó chịu trong dạ dày hoặc hạ đường huyết sau đó. Bạn nên ăn một chất béo lành mạnh như bơ đậu phộng hoặc chất đạm nhẹ như sữa chua cùng với chuối để chống lại các tác dụng phụ này. Các chất béo và chất đạm sẽ làm chậm sự hấp thu của đường vào máu, qua đó giúp ổn định năng lượng và mức đường huyết trong cả ngày. Thử ăn một quả chuối nghiền trộn với mật ong trong bữa sáng để kích thích hệ tiêu hóa. Bước 3 - Ăn một quả chuối chín sau bữa ăn cuối cùng trong ngày. Chất xơ hòa tan có trong chuối sẽ đi cùng với bữa ăn trong khi tiêu hóa, giúp cho bữa ăn dễ tiêu hơn trong đêm hoặc vào buổi sáng. Hơn nữa, quả chuối ăn kèm sẽ giúp bạn no hơn nên sẽ không phải ăn vặt vào đêm khuya. Bạn cũng có thể ăn chuối trước khi đi ngủ để giúp cho bữa ăn tiêu hóa hết vào sáng hôm sau. Bước 4 - Ăn sinh tố chuối vào bất cứ lúc nào để kích thích ruột. Sinh tố là một món ăn nhanh và ngon lành để bổ sung dưỡng chất giúp hỗ trợ tiêu hóa. Chuối làm sinh tố thì tuyệt vời nhờ có hương vị thơm ngọt và kết cấu dễ xay. Làm một ly sinh tố nếu bạn cảm thấy khó đi tiêu: Xay 1 quả chuối đông lạnh, 1/2 cốc (65 g) đậu lăng đỏ nấu chín, 1/2 cốc (120 ml) sữa tách béo, 2 thìa cà phê (6 g) bột ca cao không đường, và 1 thìa cà phê (5 ml) xi rô phong tinh khiết cho đến khi sánh mịn. Xay 1 quả chuối đông lạnh, 1/2 cốc (120 ml) sữa hạnh nhân không đường, 80 ml sữa chua Hy Lạp không đường tách béo, 1 cốc (130 g) rau chân vịt baby, 1/2 cốc dứa cắt nhỏ đông lạnh, 1 thìa canh (15 g) hạt chia và 1 thìa canh (15 ml) xi rô phong tinh khiết hoặc mật ong (tùy chọn). Xay 1 quả chuối đông lạnh, 1 cốc (240 ml) sữa chua không đường tách béo, 1 cốc (130 g) rau chân vịt tươi, 1/4 quả bơ, 2 thìa canh (15 ml) nước và 1 thìa canh (15 ml) mật ong. Bước 5 - Cố gắng ăn 1-3 quả chuối mỗi ngày để cải thiện sức khỏe đường ruột nói chung. Trong chuối có các prebiotic với tác dụng nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa, từ đó tạo nên hệ vi sinh vật khỏe mạnh hơn. Khi đường ruột khỏe mạnh, việc đi tiêu cũng sẽ đều đặn và dễ dàng hơn. Các dấu hiệu cho thấy đường ruột không khỏe mạnh bao gồm tình trạng khó chịu trong dạ dày (đầy hơi, chướng bụng, táo bón), khó ngủ, thèm ngọt hoặc thường xuyên thay đổi tâm trạng. Thường xuyên ăn nhiều hơn 2-3 quả chuối một ngày có thể gây táo bón (nếu là chuối chưa chín), đầy hơi (nếu là chuối chín), buồn ngủ hoặc mất cân bằng dinh dưỡng. Chuối là nguồn cung cấp chất xơ thực vật và có hàm lượng chất béo thấp, vì vậy nó là loại thức ăn tốt để làm dịu hội chứng rò rỉ ruột (cũng như các loại rau quả khác). Chuối còn có một số tác dụng kháng khuẩn và có thể hấp thụ axít trong dạ dày. Bước 6 - Uống trà chuối để ngăn ngừa đầy hơi. Chất kali trong trà chuối sẽ giúp điều hòa mức natri trong cơ thể và cải thiện tình trạng đầy hơi do muối, nhờ đó dạ dày và ruột cũng dễ chịu hơn. Cho một quả chuối (bóc vỏ và cắt bỏ hai đầu) vào nồi 700 ml nước đang sôi và đun liu riu 15-20 phút. Lấy quả chuối ra, sau đó cho thêm quế và mật ong trước khi uống. Một cách khác là đun sôi liu riu một quả chuối trong 5-10 phút. Bên cạnh tác dụng giảm đầy hơi, trà chuối cũng giúp ngủ ngon, tăng cường sức khỏe tim và cải thiện tâm trạng. Phương pháp 2 - Phương pháp ăn chuối trong 1 ngày để thải độc ruột Bước 1 - Nạp lượng calo bình thường trong một ngày bằng chuối. Với phương pháp này, bạn sẽ chhỉ ăn chuối chín trong cả ngày để khởi động lại hệ tiêu hóa và làm sạch ruột. Ăn chuối khi đói và ngừng ăn khi đã no để tránh ăn quá ít hoặc quá nhiều. Cố gắng đừng thêm gia vị hoặc các thức ăn khác nếu có thể. Để khỏe mạnh, cơ thể cần được cung cấp nhiều loại dưỡng chất, do đó bạn chỉ nên thải độc ruột trong một ngày (hoặc nhiều nhất là 2 ngày cuối tuần). Chế độ ăn kiêng "một loại thức ăn" kéo dài sẽ có hại cho sức khỏe. Một cách khác mà bạn có thể áp dụng là chỉ ăn chuối trong bữa sáng, sau đó ăn chế độ bình thường trong thời gian còn lại trong ngày. Chuối là loại thức ăn thải độc tuyệt vời. Chất pectin trong chuối sẽ liên kết các chất độc trong máu và thải ra ngoài qua nước tiểu và chất thải. Bước 2 - Bổ sung các loại rau xanh tùy chọn để bữa ăn thêm bổ dưỡng và đa dạng. Kết hợp rau diếp, xà lách rocket, cần tây hoặc rau mầm trong chế độ ăn chuối để làm no bụng, cung cấp thêm dưỡng chất và bớt đơn điệu khi bạn áp dụng chế độ ăn toàn chuối. Thêm vào đó, độ giòn của các loại rau xanh cũng giúp cho món ăn có kết cấu ngon miệng tương phản với chuối. Nếu chế độ ăn toàn chuối làm bạn phát chán, hãy thử dùng thêm nước dừa hoặc quế để tạo thêm hương vị. Bước 3 - Uống nhiều nước để cung cấp nước cho cơ thể và hỗ trợ tiêu hóa. Trung bình, nam giới cần 15,5 cốc (3,7 lít) nước mỗi ngày, còn nữ giới cần 11,5 (2,7 lít) nước. Hãy uống nước trong mỗi bữa ăn, trong khoảng thời gian giữa các bữa ăn và bất cứ khi nào cảm thấy khát để duy trì lượng nước đầy đủ trong cơ thể trong thời gian thải độc. Sự thay đổi đột ngột trong chế độ ăn có thể làm thay đổi lượng nước lấy từ thức ăn. Bạn nên uống nhiều hơn bạn nghĩ là cần để bù lại. Bạn không bị thiếu nước nếu không cảm thấy thường xuyên khát nước và nước tiểu trong hoặc màu vàng nhạt.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Thi%E1%BA%BFt-l%E1%BA%ADp-l%E1%BA%A1i-m%C3%A1y-PS3
Cách để Thiết lập lại máy PS3
Có nhiều lý do khác nhau khiến bạn phải thiết lập lại máy chơi game Play Station 3 (PS3). Nếu trò chơi hoặc video bị đứng thì quá trình thiết lập lại nhanh sẽ giải quyết được vấn đề. Khi thay đổi TV hoặc cáp, bạn cũng phải thiết lập lại cài đặt đầu vào video. Nếu máy bị “treo” thường xuyên hay bạn gặp vấn đề với tập tin XMB thì cần sử dụng công cụ ổ đĩa cứng trong chế độ an toàn Safe Mode. Phương pháp 1 - Thiết lập lại máy PS3 bị đứng Bước 1 - Nhấn giữ nút nguồn (Power) trên máy PS3. Nếu máy PS3 bị đứng, bạn có thể tiến hành thiết lập lại bằng tay. Bạn cần thực hiện trên bảng điều khiển vì tay cầm chơi game có thể cũng bị đứng. Bước 2 - Nhấn giữ nút Power trong khoảng 30 giây. Sau khi phát ra ba tiếng “bíp” nhanh thì máy PS3 sẽ tự tắt. Bước 3 - Chờ vài giây, sau đó nhấn nút Power để bật máy trở lại. Đừng sử dụng tay cầm chơi game vì thiết bị có thể không nhận ra máy PS3. Bước 4 - Cho phép hệ thống kiểm tra lỗi. Máy PS3 sẽ tự kiểm tra lỗi trên đĩa. Quá trình này có thể mất một lúc hoặc hoàn tất rất nhanh tùy vào tình trạng lỗi. Phương pháp 2 - Cài lại thiết lập đầu vào video Bước 1 - Bạn cần chắc chắn rằng máy PS3 đã tắt. Đèn nguồn phía trước sẽ sáng màu đỏ. Nếu sau khi chuyển đổi TV hoặc cáp HDMI, bạn bật máy PS3 lên mà trên màn hình không có gì thì hãy tiến hành quá trình thiết lập này. Bước 2 - Ngắt kết nối máy PS3 và TV khỏi nguồn điện. Bước 3 - Bạn cần chắc chắn rằng máy PS3 đã được kết nối với TV bằng cáp HDMI. Bước 4 - Cắm điện lại cho máy PS3 và TV. Bước 5 - Chuyển sang đầu vào HDMI trên TV. Bước 6 - Nhấn giữ nút nguồn trên PS3 cho đến khi bạn nghe thấy tiếng “bíp” thứ hai. Quá trình này mất khoảng 5 giây. Bước 7 - Sử dụng tay cầm chơi game PS3 để hoàn tất quá trình thiết lập hình ảnh HDMI. Có thể bạn cần nhấn vào nút PS trên tay cầm chơi game để mở trình đơn thiết lập trước. Bước 8 - Điều hướng đến "Settings" (Cài đặt) → "Display Settings" (Cài đặt hiển thị). Bạn có thể thiết lập độ phân giải thích hợp tại đây. Phương pháp 3 - Khởi động Safe Mode Bước 1 - Bạn cần biết khi nào thì Safe Mode là cần thiết. Safe Mode trên PS3 cho phép bạn truy cập một số công cụ chẩn đoán và sửa chữa có khả năng khắc phục tình trạng đứng máy thường xuyên hoặc trục trặc. Bạn có thể sử dụng Safe Mode để thiết lập lại hệ thống tập tin hoặc đưa PS3 về cài đật nhà máy. Bước 2 - Sao lưu tập tin game trong máy. Trước khi thử bất kỳ thao tác khắc phục nào với hệ thống tập tin của PS3, bạn nên sao lưu lại dữ liệu để phòng trường hợp xấu. Bạn có thể sao lưu dữ liệu vào USB, hầu hết các game được lưu có dung lượng khoảng 5-20 MB. Cắm USB vào máy PS3. Mở trình đơn Game và chọn "Saved Data Utility" (Tiện ích dữ liệu đã lưu). Điều hướng đến game đầu tiên mà bạn muốn sao lưu. Nhấn nút và chọn "Copy" (Sao chép). Chọn ổ đĩa USB và chép tập tin vào. Bạn có thể lặp lại thao tác này với toàn bộ dữ liệu game trong máy mà bạn muốn sao lưu. Bước 3 - Tắt PS3. Để truy cập Safe Mode, bạn cần tắt nguồn máy PS3 trước. Bước 4 - Nhấn giữ nút Power. Tiếng “bíp” đầu tiên sẽ vang lên. Bước 5 - Tiếp tục nhấn giữ nút nguồn cho đến khi bạn nghe thấy tiếng “bíp” thứ hai và thứ ba. Hệ thống sẽ tắt nguồn và đèn chuyển sang màu đỏ. Bước 6 - Nhấn giữ nút Power lần nữa. Bạn sẽ lại nghe thấy hai tiếng “bíp” như trước đó. Bước 7 - Tiếp tục nhấn giữ nút Power cho đến khi bạn nghe thấy hai tiếng “bíp” liên tiếp. Thông báo "Connect the controller using USB and then press the PS button" (Kết nối tay cầm chơi game bằng USB rồi nhấn nút PS) sẽ hiện ra. Bước 8 - Kết nối tay cầm chơi game và khởi động. Bạn không thể sử dụng tay cầm chơi game không dây trong Safe Mode. Bước 9 - Sử dụng Safe Mode để thiết lập lại PS3. Có nhiều tùy chọn khác nhau mà bạn có thể chọn để thử khắc phục vấn đề mà máy PS3 đang gặp phải. Nếu lựa chọn nào đó không có tác dụng, hãy tiếp tục với tùy chọn kế tiếp. (Khôi phục hệ thống tập tin) - Tùy chọn này sẽ thử sửa những tập tin bị hỏng trên ổ đĩa cứng. (Xây dựng lại cơ sở dữ liệu) - Tùy chọn này sẽ sửa chữa thông tin cơ sở dữ liệu trên ổ đĩa cứng. Những tin nhắn, thông báo cũng như thư mục mà bạn đã tạo sẽ bị xóa, chỉ giữ lại tập tin. (Khôi phục hệ thống PS3) - Tùy chọn này sẽ khôi phục máy PS3 về thiết lập nhà máy và xóa hết mọi dữ liệu trên ổ đĩa cứng. Bạn cần chắc chắn rằng những nội dung cần thiết đã được sao lưu trước khi tiến hành phương pháp này.
{ "is_expert": false, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/L%C3%A0m-s%E1%BA%A1ch-v%E1%BA%BFt-keo-c%C3%B2n-l%E1%BA%A1i-t%E1%BB%AB-b%C4%83ng-d%C3%ADnh-v%E1%BA%A3i
Cách để Làm sạch vết keo còn lại từ băng dính vải
Băng dính vải rất chắc và có độ bám dính cao nhưng cũng thường để lại vết keo rất khó tẩy. May mắn là có một vài mẹo có thể giúp bạn dễ dàng làm sạch hầu hết vết keo còn dính lại. Cồn tẩy rừa và dầu ăn là hai phương pháp hiệu quả để làm bong keo, tiếp theo là dùng nước ấm và xà phòng để làm sạch hầu hết mọi bề mặt. Với các vết keo cứng đầu, bạn có thể làm nóng bằng máy sấy tóc hoặc sử dụng các sản phẩm tẩy rửa thay thế; rồi chẳng mấy chốc bề mặt món đồ sẽ sạch trở lại. Phương pháp 1 - Làm sạch vết keo bằng cồn tẩy rửa Bước 1 - Cạo vết keo bằng lưỡi dao cùn. Dao cắt bơ là lý tưởng nhất, nhưng bạn cũng có thể dùng dao trét mát-tít hoặc dao cạo an toàn có gắn dải bảo vệ. Đặt lưỡi dao nằm sát xuống mặt phẳng và từ từ trượt trên bề mặt để cạo lớp keo. Cạo nhẹ tay để tránh làm trầy xước bề mặt. Nếu sợ món đồ bị trầy xước, bạn có thể bỏ qua bước này. Bước 2 - Tẩm cồn tẩy rửa vào miếng giẻ mềm và chà lên vết keo. Tẩm ướt giẻ bằng cồn isopropyl mua ở hiệu thuốc. Nhớ dùng giẻ sạch và mềm để tránh làm hư hại bề mặt đang tẩy rửa. Chà giẻ tới lui trên bề mặt cho đến khi keo bong ra. Cồn tẩy rửa kết hợp với động tác chà xát sẽ loại bỏ phần lớn vết keo. A-xê-tôn hoặc dung dịch tẩy sơn móng tay cũng có thể dùng thay thế cho cồn tẩy rửa, nhưng các dugn dịch này dễ làm hỏng các bề mặt có sơn. Bước 3 - Cọ bề mặt dính keo bằng xà phòng và nước ấm. Pha 2 thìa canh nước rửa bát với 2 cốc nước, khuấy cho đến khi hỗn hợp nổi bọt. Nhúng giẻ mềm vào nước xà phòng và chà nhẹ lên vết keo. Tiếp tục chà cho đến khi bề mặt không còn trơn hoặc dính. Bất cứ loại xà phòng nào nhẹ hoặc trung bình đều dùng được. Tránh dùng xà phòng có công thức chuyên tẩy dầu mỡ và các vết bẩn cứng đầu. Bước 4 - Lau khô bề mặt. Dùng giẻ sạch hoặc khăn giấy thấm nước trên bề mặt vừa xử lý. Sau khi lau sạch, bề mặt phải không còn nhám ráp hoặc dính vì keo còn sót. Phương pháp 2 - Xử lý vết keo bằng dầu ăn Bước 1 - Nhúng khăn giấy vào dầu ăn và đắp lên vết keo. Nhúng khăn giấy vào bất cứ loại dầu ăn nào bạn có và đắp lên vết keo, để yên vài phút rồi bỏ ra. Bạn có thể chà hoặc cạo để loại bỏ phần lớn vết keo. Các sản phẩm khác chứa dầu cũng có hiệu quả, chẳng hạn như dầu em bé, bơ lạc hoặc mayonnaise. Cẩn thận nếu quanh đó có các vật liệu thấm hút, chẳng hạn như thảm hoặc quần áo. Dầu có thể gây ra các vết ố bẩn. Nếu không yên tâm, bạn nên dùng muối nở thay cho dầu. Bước 2 - Trộn hỗn hợp dầu dừa và muối nở. Trộn một lượng dầu dừa và muối nở bằng nhau trong bát nhỏ. Trộn kỹ đến khi hỗn hợp có kết cấu như bột nhão. Nếu không có dầu dừa, bạn có thể thử trộn muối nở hoặc giấm với nước ấm. Bước 3 - Phết hỗn hợp lên vết keo và để cho ngấm khoảng 30 phút. Nhúng giẻ mềm hoặc bàn chải đánh răng cũ vào hỗn hợp và phết lên khắp vết keo. Sau 30 phút đến 1 tiếng, bạn hãy quay lại để hoàn tất công việc làm sạch. Bước 4 - Rửa sạch hỗn hợp bằng nước ấm. Dấp nước ấm vào miếng giẻ sạch. Lượng keo còn sót sẽ bong ra khi bạn chà giẻ ẩm lên bề mặt món đồ. Bước 5 - Dùng giẻ lau khô bề mặt vừa tẩy keo. Dùng giẻ mềm hoặc khăn giấy để lau khô nước và kiểm tra vết keo còn sót. Bạn cũng có thể dùng dao hoặc dụng cụ cạo sơn để làm bong lượng keo còn lại. Phương pháp 3 - Loại bỏ các vết keo cứng đầu Bước 1 - Dùng máy sấy tóc làm nóng để loại bỏ nhanh vết keo. Dùng máy sấy tóc thổi gió nóng vào bề mặt để làm mềm vết keo. Sau 1 phút, vết keo sẽ đủ nóng để bạn có thể làm sạch. Dùng dao hoặc dụng cụ khác cẩn thận cạo vết keo. Nếu keo không sạch hẳn, bạn hãy chuyển sang phương pháp khác. Bước 2 - Xịt dầu WD-40 để xử lý vết keo trên bề mặt kim loại. Dầu WD-40 có bán tại các cửa hàng vật liệu sửa chữa nhà. Bạn có thể xịt trực tiếp lên bề mặt dính nhiều keo hoặc mảnh vải bông xù để xử lý các vết keo nhỏ. Để cho ngấm khoảng 1 phút, sau đó chà sạch bằng xà phòng và nước. Dầu WD-40 rất thích hợp để xử lý các vật liệu như bề mặt xe hơi. Đọc cảnh báo trên hộp sản phẩm để tránh dùng trên các bề mặt có thể bị ố bẩn. Kem Vaseline hoặc sáp đánh bóng xe cũng có thể dùng thay cho dầu WD-40. Bước 3 - Sử dụng sản phẩm mạnh để loại bỏ vết keo. Các sản phẩm tẩy vết keo này cũng có bán ở các cửa hàng tổng hợp và có các nhãn hiệu để loại bỏ keo dính một cách chuyên nghiệp. Sử dụng theo hướng dẫn trên nhãn. Các sản phẩm này cũng có hiệu quả khi dùng ở nhà. Bước 4 - Sử dụng áp lực nước hoặc máy phun cát để làm sạch đá và bê tông. Phương pháp này chỉ được sử dụng trên các vật liệu xây dựng kiên cố như đá, gạch và bê tông. Dùng máy phun rửa áp lực nước hoặc máy phun cát hướng vào vết keo. Bật và tắt máy từng đợt ngắn cho đến khi vết keo biến mất. Hãy thật cẩn thận khi áp dụng phương pháp này. Các thiết bị này có thể để lại vết trên hầu hết các bề mặt.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/T%E1%BB%B1-gi%E1%BB%9Bi-thi%E1%BB%87u-trong-bu%E1%BB%95i-ph%E1%BB%8Fng-v%E1%BA%A5n-vi%E1%BB%87c-l%C3%A0m
Cách để Tự giới thiệu trong buổi phỏng vấn việc làm
“Hãy chia sẻ đôi chút về bạn”. Nếu chuẩn bị đi phỏng vấn, nhiều khả năng bạn sẽ nhận được yêu cầu trên từ nhà tuyển dụng. Dù có vẻ đơn giản, nếu không chuẩn bị, ứng viên vẫn thường vấp váp với câu hỏi đó. Khi yêu cầu ứng viên tự giới thiệu, nhà tuyển dụng thật sự trông đợi một câu trả lời súc tích nhưng đủ chi tiết để họ có thể hiểu hơn về bạn, cả về mặt cá nhân lẫn chuyên môn. Hãy đọc tiếp để tìm hiểu thêm về cách chuẩn bị, luyện tập và trình bày thành công phần giới thiệu trong một buổi phỏng vấn việc làm. Phương pháp 1 - Chuẩn bị phần giới thiệu của bạn Bước 1 - Xem lại hồ sơ ứng tuyển. Đọc lại thư giới thiệu và sơ yếu lý lịch, nhớ lại bản thân đã nhấn mạnh những gì trong hồ sơ. Đánh dấu những mục mà bạn đặc biệt muốn đề cập đến hay tóm tắt trong phần giới thiệu của mình. Bước 2 - Xem lại thông báo tuyển dụng. Xác định đâu là những kỹ năng quan trọng nhất mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm và ghi chú lại để có thể kết hợp vào phần giới thiệu của bạn. Đề cập đến những điều này, nhà tuyển dụng sẽ nhớ lại lý do họ đã lựa chọn hồ sơ của bạn và cảm nhận sâu sắc hơn sự phù hợp của bạn với vị trí đó. Bước 3 - Nghĩ về những gì có thể họ sẽ muốn nghe về bạn. Hãy thành thật và là chính mình. Dù vậy, chẳng có gì là sai khi làm nổi bật những khía cạnh mà nhà tuyển dụng hứng thú nhất trong kinh nghiệm làm việc của bạn. Nghĩ về những gì họ muốn nghe cũng sẽ giúp bạn xác định đâu là những điều không nên đề cập đến hoặc chỉ nên lướt qua trong phần giới thiệu. Bước 4 - Tự đặt ra cho mình một vài câu hỏi. Để phát triển phần giới thiệu và xác định những nội dung nên được bao gồm trong đó, hãy tự đặt cho mình một vài câu hỏi. Bạn là ai? Vì sao bạn lại muốn làm việc cho công ty này? Những kỹ năng và kinh nghiệm làm việc nào giúp bạn đáp ứng được yêu cầu của vị trí đó? Bạn trông đợi sẽ gặt hái được gì trong sự nghiệp? Hãy viết ra câu trả lời và dùng chúng để hỗ trợ việc soạn thảo phần giới thiệu của bạn. Bạn có thể bắt đầu với điều tương tự như: "Tôi vừa tốt nghiệp từ ____ với tấm bằng ____". Nếu là chuyên gia giàu kinh nghiệm, bạn có thể dùng: "Tôi đã làm việc với tư cách là một ____ trong ___ năm". Bạn cũng có thể cung cấp một số thông tin cá nhân, chẳng hạn như: "Tôi là một nhạc sĩ và người yêu nhạc____ cuồng nhiệt". Sau phần mở đầu, hãy nói về kỹ năng của bạn. Chẳng hạn như: "Tôi thành thạo ____ và ____". Tiếp đó, đưa ra ví dụ về dự án mà bạn đã thực hiện, cho thấy rõ kỹ năng của bạn trong lĩnh vực đó. Cuối cùng, đề cập đến mục tiêu nghề nghiệp và chuyển sang trò chuyện về việc làm thế nào bạn có thể gặt hái được những mục tiêu ấy khi được làm việc ở công ty này. Hãy nói: "Mục tiêu của tôi là ____ và tôi rất háo hức để có thể trao đổi cùng anh/chị cách mà công ty có thể trao cơ hội để tôi ____". Bước 5 - Quyết định cách thức thu hút sự chú ý mà bạn sẽ sử dụng để bắt đầu phần giới thiệu. Hãy sáng tạo và nghĩ về những cách bắt đầu giúp người phỏng vấn nhớ được bạn. Chọn điều gì đó phù hợp với con người của bạn. Chẳng hạn như, nếu thích đọc sách, bạn có thể bắt đầu bằng việc nói rằng một nhân vật văn học nổi tiếng nào đó đại diện cho con người bạn, sau đó giải thích lý do kèm theo danh sách những kỹ năng của bản thân. Hoặc nếu bạn là một tín đồ công nghệ và muốn nhấn mạnh điều đó trong bộ kỹ năng của mình, hãy đề cập đến việc kết quả thu được là gì khi bạn tự Google bản thân và rồi dùng chúng để cung cấp thêm thông tin về bạn cũng như những kỹ năng mà bạn có. Bước 6 - Viết phần giới thiệu. Để đảm bảo rằng mình sẽ nhớ mọi điểm chính, hãy chuyển ghi chú thành đoạn giới thiệu dài (3-5 câu). Viết chính xác những gì bạn định nói. Bắt đầu với việc cung cấp những thông tin căn bản về bản thân (bạn là ai?) và rồi chuyển sang những thông tin chi tiết về kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn. Kết thúc với tuyên bố ngắn gọn về mục tiêu nghề nghiệp lớn của bạn. Phần cuối đặc biệt quan trọng, bởi đó là cơ hội để trình bày với phỏng vấn viên vì sao bạn lại là lựa chọn phù hợp mà không cần khẳng định điều đó một cách quá rõ ràng. Bước 7 - Xem xét những phần có thể đơn giản hóa và/hoặc làm rõ. Điều chỉnh đoạn giới thiệu, xác định đâu là phần có thể cần được giản lược hay làm rõ. Phần giới thiệu nên súc tích nhưng vẫn đầy đủ. Đừng quên rằng nhà tuyển dụng không chờ đợi một phần trình bày kéo dài đến mười phút về bản thân của ứng viên mà chỉ là một cái nhìn tổng quan về việc bạn là ai. Phương pháp 2 - Tập giới thiệu Bước 1 - Đọc to phần giới thiệu vài lần. Nhờ đó, bạn không chỉ chuẩn bị bản thân cho việc tự giới thiệu mà còn kiểm tra được những điểm thiếu nhất quán nhỏ hay những điều bị bỏ quên, chưa được đề cập. Bước 2 - Ghi nhớ những điểm chính trong phần giới thiệu. Dù không cần học thuộc lòng toàn bộ những gì đã viết, ít nhất bạn cũng nên ghi nhớ những điểm chính và thứ tự trình bày mong muốn. Bước 3 - Tập giới thiệu cho đến khi bạn có thể nói một cách tự nhiên và có cảm giác như đang trò chuyện. Có công mài sắt có ngày nên kim! Tập giới thiệu vài lần cho đến khi không còn cảm giác đã được luyện từ trước. Có thể bạn cũng sẽ muốn nhờ đến sự giúp đỡ của một người bạn, người sẽ lắng nghe và đưa ra phản hồi về phần giới thiệu này. Bước 4 - Cân nhắc quay lại phần tự giới thiệu. Dù việc quan sát chính mình có thể khiến bạn cảm thấy hơi kỳ quặc, nhưng nghe được mình nói thế nào và thấy được mình trông ra sao khi tự giới thiệu sẽ giúp được nhiều cho bạn. Bước 5 - Làm bản ghi nhớ những điểm trình bày chính. Viết những điểm trình bày chính vào thẻ ghi nhớ và giữ nó bên mình để có thể dễ dàng nhớ lại nội dung trước buổi phỏng vấn. Giữ thẻ này bên mình cũng giúp bạn cảm thấy yên lòng hơn bởi bạn sẽ luôn có thể nhìn vào khi căng thẳng. Bước 6 - Thư giãn. Hít thở sâu và tiến đến buổi phỏng vấn. Bạn đã chuẩn bị vô cùng tốt cho phần giới thiệu này, vì vậy bạn có thể yên lòng rằng bản thân đã sẵn sàng để tạo nên ấn tượng đầu tiên tuyệt vời. Nhưng đừng quên rằng nếu có đôi chút căng thẳng thì cũng không sao cả. Nó sẽ chỉ cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn thật sự mong muốn công việc đó. Phương pháp 3 - Trình bày phần giới thiệu Bước 1 - Bước vào cuộc phỏng vấn một cách tự tin. Đừng do dự hay đứng lóng ngóng khi được mời. Hãy đơn giản bước vào phòng một cách tự tin và ngồi trước mặt phỏng vấn viên, trừ khi có chỉ dẫn khác. Trong lúc ngồi, đừng vặn vẹo tay hay rung đùi. Những cử chỉ đó sẽ gửi thông điệp rõ ràng đến nhà tuyển dụng rằng bạn đang căng thẳng. Bước 2 - Bắt tay phỏng vấn viên. Đảm bảo bắt tay chặt (nhưng không quá mạnh) và nhanh gọn. Hai hay ba lần lắc tay là đủ. Đồng thời, hãy cố làm ấm và lau khô tay trước buổi phỏng vấn để phỏng vấn viên không bị choáng bởi đôi tay lạnh cóng, đẫm mồ hôi của bạn. Bước 3 - Mỉm cười và dễ chịu trong lần gặp đầu tiên. Có thể phỏng vấn viên sẽ muốn trò chuyện đôi chút trước khi bắt đầu phỏng vấn. Hãy chỉ mỉm cười và là chính mình. Cho đến khi phỏng vấn chính thức được bắt đầu, đừng lo lắng về việc thảo luận kỹ năng của bạn. Bước 4 - Nhìn thẳng vào mắt người phỏng vấn. Kể cả khi vô cùng căng thẳng, việc duy trì giao tiếp bằng mắt sẽ giúp bạn trông có vẻ tự tin hơn. Đừng nhìn chằm chằm mà chỉ nhìn vào mắt người phỏng vấn khi họ nói với bạn. Nhìn quanh phòng hay nhìn xuống là dấu hiệu rõ ràng cho thấy bạn đang căng thẳng. Bước 5 - Tự giới thiệu ngay. Khi được yêu cầu, đừng do dự. Dù dừng lại đôi chút khi phỏng vấn viên đặt thêm những câu hỏi khó khác hay khi cần sắp xếp suy nghĩ trong lúc đưa ra câu trả lời là hoàn toàn ổn, nhưng việc ngập ngừng trong phần “chia sẻ đôi chút về bản thân” lại hoàn toàn không nên. Ngập ngừng ngay tại giai đoạn đầu này của quá trình phỏng vấn có thể sẽ khiến phỏng vấn viên cảm thấy bạn không có sự chuẩn bị hay đơn giản là không biết rõ đâu là điểm mạnh của mình. Bước 6 - Bám sát những điểm trình bày của bạn. Đừng lan man hay thêm thắt vào phần giới thiệu mà bạn đã chuẩn bị thật kỹ càng trước khi phỏng vấn. Nói dài có thể sẽ khiến bạn bị trùng lắp khi trình bày hoặc nghe có vẻ căng thẳng. Hãy chỉ nói những gì đã được định trước cũng như luyện tập và rồi dừng lại. Phỏng vấn viên sẽ hỏi nếu muốn biết thêm hoặc cần bạn làm rõ điều gì đó. Bước 7 - Duy trì thái độ tích cực. Kể cả khi cảm thấy phần giới thiệu không được tốt như luyện tập, đừng quên rằng bạn được mời phỏng vấn vì đáp ứng yêu cầu của công việc. Đừng tự trách bởi một điều nhỏ nhặt nào đó mà bạn đã lỡ nói hay làm. Thay vào đó, hãy tập trung vào những gì mà bạn đã làm tốt.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/T%C3%ACm-rashi-(cung-m%E1%BA%B7t-tr%C4%83ng)-c%E1%BB%A7a-b%E1%BA%A1n-trong-chi%C3%AAm-tinh-Vedic
Cách để Tìm rashi (cung mặt trăng) của bạn trong chiêm tinh Vedic
Theo chiêm tinh Vedic (Ấn Độ), “rashi” của bạn là cung mặt trăng, hay là vị trí hoàng đạo của mặt trăng vào thời khắc bạn chào đời. Để tính toán rashi của mình, bạn có thể nhập ngày sinh, giờ và nơi sinh hoặc tên của bạn vào một công cụ tính toán online. Nếu bạn tin vào chiêm tinh học hoặc chỉ là tò mò về cung của bạn, hãy kiểm tra dự đoán về rashi hàng tháng hoặc hàng ngày để có cái nhìn lướt qua về tính cách, các mối quan hệ, thậm chí cả tương lai của bạn. Phương pháp 1 - Tìm rashi của bạn Bước 1 - Sử dụng công cụ tính toán online để xác định rashi của bạn. Cung mặt trời thì tương đối dễ tìm, nhưng quá trình tìm cung mặt trăng có thể là khá phức tạp. Trong khi cung mặt trời thay đổi mỗi tháng, cung mặt trăng rashi thay đổi sau mỗi 2,5 ngày. Bạn có thể dùng công cụ tính toán online hoặc đến gặp chuyên gia chiêm tinh học Vedic để tim rashi của bạn. Để tìm công cụ tính toán dựa trên thông tin ngày giờ sinh, hãy thử vào https://www.drikpanchang.com/utilities/horoscope/hindu-moonsign-calculator.html hoặc http://www.astrosage.com/moonSign.asp. Để tìm công cụ tính toán online dựa trên tên hoàng đạo, hãy thử vào http://www.astrosage.com/calculators/naamrashi.asp. Bước 2 - Nhập ngày, giờ và nơi sinh vào công cụ tính toán. Chiêm tinh vedic sử dụng các cung hoàng đạo cố định dựa trên các chòm sao thật, do đó quan trọng là bạn phải biết các chi tiết về ngày giờ và nơi sinh để đảm bảo độ chính xác. Nếu bạn có giấy khai sinh, hãy kiểm tra lại trước khi nhập thông tin vào công cụ tính toán online. Ngày, giờ và nơi sinh chính xác giúp cho các tiên đoán của chiêm tinh Vedic trở nên chi tiết và riêng biệt hơn nhiều, trong khi các tiên đoán của chiêm tinh phương Tây thì chung chung và dành cho bất cứ người nào sinh vào tháng đó. Rashi dựa trên ngày giờ và nơi sinh chi phối các lĩnh vực cốt yếu trong cuộc đời bạn, chẳng hạn như hôn nhân, các chuyến đi và công việc quan trọng. Bước 3 - Nhập tên nếu bạn không biết ngày giờ sinh. Để tìm cung hoàng đạo của mình, bạn cũng có thể dùng vài chữ cái đầu tiên hoặc các ký tự trong tên của bạn. Nhập các ký tự vào và ghi rõ cách phát âm của các ký tự đó để tìm ra cung chính xác nhất. Bạn chỉ nên dùng phương pháp này nếu không biết thông tin về ngày giờ và nơi sinh của mình . Nếu tính toán rashi bằng cả hai cách, có thể bạn sẽ nhận được 2 cung hoàng đạo không khớp nhau. Nói chung, rashi được tính dựa vào tên sẽ liên quan nhiều hơn đến sự nghiệp, nhà cửa và công việc hàng ngày. Bước 4 - Làm quen với cung hoàng đạo và 12 rashi. Các nhà chiêm tinh học Vedic mô tả cung hoàng đạo như một vòng tròn tưởng tượng 360 độ trong vũ trụ, được chia thành 12 rashi. Cung mặt trăng của bạn phụ thuộc vào việc mặt trăng nằm ở phần nào trong vòng tròn đó vào lúc bạn sinh ra. Để hiểu về cung mặt trăng của bạn, hãy nhìn qua danh sách các rashi và làm quen với ý nghĩa của chúng. 12 rashi được gọi theo tên tiếng Anh và tên Ấn Độ bao gồm Aries/Mesha (Bạch Dương), Taurus Vrishabha (Kim Ngưu), Gemini/Mithun (Song Tử), Cancer/Karka (Cự Giải), Leo/Simha/Sinh (Sư Từ), Virgo/Kanya (Xử Nữ), Libra/Tula (Thiên Bình), Scorpio/Vruschika (Bò Cạp), Sagittarius/Dhanu (Nhân Mã), Capricorn/Makar (Ma Kết), Aquarius/Kumbha (Bảo Bình), và Pisces/Meena (Song Ngư). Phương pháp 2 - Đọc và đối chiếu với rashi của bạn Bước 1 - Tìm hiểu thêm về các nét tính cách độc đáo của bạn qua rashi. Cung mặt trăng có thể hé lộ nhiều điều về bản thân bạn, từ những thứ bạn thích và ghét đến những xung đột nội tâm. Hãy tìm một nhà chiêm tinh có uy tín và đáng tin cậy và hỏi về các dự đoán rashi hàng tháng hoặc hàng ngày, trực tiếp hoặc trực tuyến, để hiểu thêm về bản thân và khám phá tính cách của bạn. Ví dụ, những người có rashi Sư Tử thường làm tốt vai trò thủ lĩnh vì họ táo bạo, nhiệt thành và quyết tâm. Những người có rashi Song Tử thường sáng tạo, tích cực và nhanh trí, nhưng họ thường khó cân bằng cảm xúc và ra quyết định. Bước 2 - Kiểm tra sự tương thích cung hoàng đạo với những người xung quanh bạn. Khi tìm hiểu về rashi của bạn và của những người trong gia đình, đồng nghiệp, bạn bè và những người quan trọng khác, bạn có thể hiểu rõ hơn về các mối quan hệ giữa bạn và họ. Nếu bạn và người thân yêu của bạn thường xung đột về một đề tài nào đó, hãy đọc các tiên đoán rashi hàng tháng của bạn và tìm các vấn đề về mâu thuẫn hoặc tương thích. Bạn cũng có thể làm bài trắc nghiệm online để xem các cung nào mà bạn tương thích nhất. Hãy ở bên cạnh những người có rashi bổ sung cho rashi của bạn! Bước 3 - Tìm xem nghề nghiệp nào phù hợp nhất với rashi của bạn. Cung mặt trăng chỉ ra những điểm mạnh và điểm yếu của bạn phù hợp với các ngành nghề đặc biệt nào đó. Các nhà chiêm tinh học sử dụng các phẩm chất này để lập một danh sách các nghề nghiệp khuyến nghị cho từng rashi. Hãy đọc qua các nghề nghiệp này và chú ý xem bạn có trùng với các phẩm chất nào trong đó không để tìm ra một nghề nghiệp thích hợp nhất. Ví dụ, những người có rashi Bạch Dương (Mesha)nhiều khả năng thành công trong các nghề nghiệp như công chức, phục vụ trong quân đội, cứu hỏa, thể dục thể thao, chế tạo và nông nghiệp. Trái lại, một người có rashi Xử Nữ (Kanya) thường có thế mạnh ở cách ngành nghề như kiểm toán, kế toán, kinh doanh, giáo viên, viết lách và bán hàng. Bạn có thể tìm thấy danh sách đầy đủ tại http://astroveda.wikidot.com/career-by-rashi. Nhớ rằng các định hướng nghề nghiệp này không phải là bất di bất dịch. Bạn có thể lấy cảm hứng từ đó, nhưng đừng cho rằng bạn phải tuân theo nó. Bước 4 - Tham khảo rashi của bạn trước khi ra các quyết định quan trọng trong cuộc đời. Các nhà chiêm tinh học Vedic tin rằng các rashi sẽ giúp bạn có cái nhìn thoáng qua về tương lai. Ví dụ, rashi của bạn có thể cho bạn biết liệu thời điểm nào đó có phải là lúc tốt nhất để khởi nghiệp, mua nhà hoặc kết hôn không. Nó sẽ giúp bạn yên tâm hơn trước khi ra một quyết định quan trọng. Ví dụ, nếu bạn đang định mua nhà và muốn biết chắc rằng các ngôi sao có thẳng hàng không, hãy xem tiên đoán rashi hàng tháng hoặc hàng ngày của bạn từ một chuyên gia chiêm tinh Vedic có uy tín.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/H%E1%BB%8Dc-c%C3%A1ch-ch%E1%BA%A5p-nh%E1%BA%ADn-chi%E1%BA%BFc-m%C5%A9i-c%E1%BB%A7a-m%C3%ACnh
Cách để Học cách chấp nhận chiếc mũi của mình
Mũi của bạn không cân đối, điều này có thể khiến bạn cho rằng nó là một trở ngại khiến bạn không thể hạnh phúc và thành công trong cuộc sống. Việc chú ý đến bản thân là 1 điều hoàn toàn bình thường, nhưng suy nghĩ này không phản ánh được những gì người khác cho là quan trọng và đáng quý nhất ở bạn. Hơn nữa, bạn vẫn có thể hạnh phúc và trở nên thu hút với một chiếc mũi không hoàn hảo. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết cách chấp nhận chiếc mũi của mình và trân trọng nét đẹp vốn có của bản thân. Phương pháp 1 - Xác định bạn cảm thấy thế nào về chiếc mũi của mình Bước 1 - Xác định lý do tại sao bạn lại quan tâm đến mũi. Mọi người thường có xu hướng bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh và quan điểm của người khác. Có thể có ai đó đã nhận xét không tốt về chiếc mũi của bạn, hoặc bạn đột nhiên nhận ra một thiếu sót về nó khiến bạn bận tâm. Hoặc là bạn đang chú ý đến mũi của người khác, như mũi của bạn bè hoặc là một siêu mẫu nổi tiếng. Viết ra suy nghĩ về chiếc mũi của bạn. Hãy tự hỏi bản thân xem bạn không thích gì ở nó. Nó quá dài, quá to, quá nhỏ, quá góc cạnh hay là quá tròn? Điều này sẽ giúp bạn nhận ra bạn đang đánh giá thế nào về bản thân mình. Bước 2 - Tìm ra ai hoặc cái gì đã làm ảnh hưởng đến suy nghĩ của bạn. Thông thường mọi người có thể nói những điều không hay về bạn, thậm chí kể cả những người thân thiết với bạn như bạn bè hay gia đình. Một trong những bước đầu tiên để chống lại những hình ảnh tiêu cực về bản thân là tìm ra người nói những điều không hay với bạn. Bởi vì đó có lẽ là người mà bạn tin tưởng và ghi nhớ lời của họ vào trong lòng. Xem xét phạm vi ảnh hưởng của những kỳ vọng và tiêu chuẩn của xã hội về một chiếc mũi hoàn hảo có thể tác động tới bạn. Cũng có thể bạn có ấn tượng mạnh về những chiếc mũi trên tạp chí, trên mạng hay trên TV. Bước 3 - Nghĩ về những tình huống ngoài xã hội nơi bạn có thể cảm thấy thoải mái với chiếc mũi của mình. Có thể là khi ở bên bạn bè hay bố mẹ. Hoặc khi bạn đang tham gia những hoạt động hay môn thể thao ưa thích, vì lúc đó bạn hoàn toàn không hề để ý đến mũi của mình. Bạn có thể cảm thấy thoải mái khi ở bên những người nhất định bởi vì bạn biết họ chấp nhận và yêu thương bạn, và cả chiếc mũi của bạn. Họ biết tất cả những khía cạnh tốt đẹp ở bạn. Hãy luôn nhớ tới điều này khi bạn bước ra ngoài xã hội. Luôn có những người chấp nhận bạn, chấp nhận con người bạn và vẻ ngoài của bạn. Bước 4 - Biết được thời điểm mà bạn có những suy nghĩ tiêu cực về ngoại hình của mình. Thông thường, suy nghĩ tiêu cực xuất phát từ việc tưởng tượng ra những viễn cảnh tồi tệ hoặc đen tối nhất. Chỉ để ý đến chiếc mũi của mình và biến nó trở thành tâm điểm của cuộc sống là một hành động tiêu cực. Có rất nhiều thứ khác tạo nên con người bạn. Chẳng hạn, suy nghĩ tiêu cực có thể là khi bạn cảm thấy bạn cần phải trang điểm thật kỹ để giấu đi chiếc mũi của mình trước khi ra ngoài. Thực tế thì, mọi người thường không để ý đến chiếc mũi của bạn chút nào. Phương pháp 2 - Nâng cao sự tự tin Bước 1 - Nhận ra rằng mũi sẽ thay đổi theo thời gian. Mũi của một người sẽ thay đổi hình dạng theo thời gian. Khi một người già đi sống mũi của họ cũng yếu đi, và mũi bắt đầu sụp xuống. Mũi có thể trông dài hơn hay to hơn một chút khi một người già đi. Cho dù hiện tại bạn có nghĩ rằng mũi của mình trông như thế nào, nó vẫn sẽ tiếp tục thay đổi, cũng như toàn bộ những bộ phận khác của cơ thể bạn. Bước 2 - Thử một bài tập về nhận thức niềm tin. Bài tập này sẽ giúp nhắc nhở chúng ta về những thứ chúng ta nghĩ là quan trọng nhất ở một người. Khi được hỏi thích gì nhất ở bản thân, chúng ta thường kể ra những đặc điểm về tính cách hơn là những đặc điểm về ngoại hình. Điều này cho chúng ta thấy rằng tính cách và tài năng quan trọng hơn ngoại hình. Ngoài ra nó cũng nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta có quyền tự xem xét bản thân theo cách nhìn của riêng mình, chứ không phải là theo các tiêu chuẩn của xã hội. Liệt kê ba đặc điểm ngoại hình bạn yêu thích. Bạn có thể tự tập cho bản thân cách suy nghĩ tích cực hơn về cơ thể của mình. Điều này sẽ giúp bạn chấp nhận chiếc mũi của mình và nhìn ra được vẻ đẹp của nó. Hãy liệt kê ra ba đặc điểm về ngoại hình bạn yêu thích. Chẳng hạn, bạn có thể nói, “Tôi thích đôi mắt của mình, lông mi tôi rất dài và ngón chân của tôi rất đẹp.” Liệt kê những nét tính cách của bản thân mà bạn yêu thích. Bạn có thể nói: “Tôi làm việc rất chăm chỉ, tôi là một người bạn tốt, và tôi rất hài hước.” Đặt hai danh sách đó cạnh nhau và sắp xếp chúng theo mức độ quan trọng. Hãy đặt một câu với mỗi đặc điểm đó. Hầu hết mọi người tham gia bài tập này có xu hướng xếp những đặc điểm về tính cách cao hơn đặc điểm về ngoại hình. Bước 3 - Tăng sự tự tin về vẻ đẹp của bản thân. Viết ra một vài đặc điểm ngoại hình bạn ưa thích một lần nữa. Nếu bạn không nghĩ ra được các ví dụ, hãy nghĩ về những điểm mà ít khiến bạn bận tâm nhất. Đặt một câu mang nghĩa tích cực với mỗi đặc điểm đó. Ví dụ, bạn có thể nói “Tôi thích đôi mắt nâu của mình, chúng lấp lánh dưới ánh đèn.” Sử dụng thông tin mà bạn đã chọn ra được để thay đổi từng chút một cách bạn chăm sóc bản thân. Nếu bạn nghĩ rằng đôi mắt là một đặc điểm ngoại hình đẹp ở bạn, hãy thử mặc quần áo làm nổi bật màu mắt. Chú tâm vào trang điểm đôi mắt của bạn. Bước 4 - Ngừng việc tự chỉ trích. Khi bạn đã xác định được nguồn gốc của những suy nghĩ tiêu cực, hãy bắt tay vào thay đổi suy nghĩ và nhận thức của bản thân về cơ thể mình. Bạn có thể nhận ra mình đang nhận xét tiêu cực về bản thân. Những lúc như vậy, hãy ghi lại những nhận xét đó. Tự hỏi bản thân những câu hỏi dưới đây: Đó có phải là một nhận xét tốt không? Mình có thể nói với một người bạn như vậy không? Nó có khiến mình cảm thấy dễ chịu không? Bước 5 - Thay thế suy nghĩ tiêu cực bằng suy nghĩ tích cực. Sau khi bạn nhận biết được bạn đang chỉ trích chính mình, hãy ngăn bản thân lại. Thay thế những suy nghĩ đó bằng những thứ tích cực. Chẳng hạn, bạn có thể nghĩ, “Mũi của tôi nom như thể chiếm toàn bộ khuôn mặt.” Tự ngăn bản thân lại và suy nghĩ tích cực: “Mũi của tôi đặc biệt. Bất cứ chiếc mũi nào khác thay vào mặt của tôi trông sẽ rất kỳ cục. Tôi rất xinh đẹp” Bước 6 - Hiểu rằng vẻ đẹp được xây dựng nên bởi xã hội. Những nền văn hóa khác nhau chứa đựng những tiêu chuẩn và quan điểm về cái đẹp khác nhau. Trong khi một nền văn hóa thích những chiếc mũi nhỏ và cao, một nền văn hóa khác có thể sẽ thích những chiếc mũi to. Vẻ đẹp là những giá trị được dựng nên bởi những nền văn hóa riêng biệt. Chẳng hạn, một vài nền văn hóa có lịch sử coi trọng việc bấm khuyên ở mũi và những vật dụng trang trí khác làm nổi bật chiếc mũi. Phương pháp 3 - Tương tác với người khác Bước 1 - Hãy lờ đi nếu ai đó trêu chọc bạn. Nhiều người trở nên ngại ngùng về chiếc mũi của mình chỉ khi có ai đó trêu chọc về nó. Hãy làm theo các bước dưới đây để lờ đi sự trêu chọc: Bình thản: Đừng thể hiện bất cứ phản ứng nào với trò trêu chọc. Hãy giữ biểu cảm thờ ơ trên khuôn mặt và đừng để cơ thể bộc lộ sự bực tức. Im lặng: Đừng đáp lại, đặc biệt là những lời hung hãn. Tránh xa: Hãy rời khỏi nơi đó. Điều này có thể là rời đi về mặt vật chất, bằng việc đi ra khỏi cửa, hay về mặt tinh thần, bằng việc quay đi và chú tâm vào hoạt động khác. Bước 2 - Hướng sự chú ý vào người khác. Lo lắng về việc mũi của bạn trông như thế nào sẽ rất tốn năng lượng. Mọi người sẽ thích bạn cho dù mũi của bạn có thế nào nếu bạn lắng nghe họ. Một cách để chắc chắn được rằng người đó không chú ý đến mũi của bạn đó là hướng cuộc nói chuyện về phía anh ấy hay cô ấy. Mọi người đều tự hào về một thứ gì đó, chẳng hạn như sự nghiệp, gia đình, tôn giáo hay niềm tin. Nếu bạn đang lo lắng rằng người đó sẽ để ý đến chiếc mũi của bạn, hãy lắng nghe thật kỹ để biết được người đó tự hào về điều gì.. Khi bạn xác định được thứ họ tự hào, hãy khen ngợi họ về chúng. Nếu có thể, hãy biến nó thành một câu đùa thân thiện. Tập trung vào người khác có thể rất khó khăn. Luyện tập được điều này sẽ giúp bạn không chú tâm vào mũi của mình trong những tình huống xã hội, cũng như giúp bạn cảm thấy tích cực và dễ mến hơn. Phương pháp 4 - Tìm kiếm sự ủng hộ Bước 1 - Hãy tìm ra những mẫu người lý tưởng với chiếc mũi đặc biệt. Mũi của bạn sẽ không tạo nên hay phá hỏng sự thành công trong cuộc sống của bạn, nhưng việc tìm được những người nổi tiếng có chiếc mũi đặc biệt cũng sẽ rất hữu ích. Đây có thể là mẫu người lý tưởng của bạn khi bạn xây dựng lòng tự tin của bản thân. Một số người nổi tiếng có chiếc mũi đặc biệt như: Barbra Streisand, Bette Midler, Andy Samberg, Sofia Coppola, Oprah Winfrey, và nhiều người khác. Bước 2 - Tâm sự với một người bạn mà bạn tin tưởng. Nói chuyện với bạn bè về những gì bạn suy nghĩ liên quan tới chiếc mũi của mình.Thông thường, khi bạn bày tỏ nỗi lo lắng của bản thân với người khác, bạn sẽ phát hiện ra rằng bạn là người duy nhất để ý đến chuyện đó. Bước 3 - Nói chuyện với người thân. Có thể ai đó trong gai đình bạn cũng có chiếc mũi giống bạn. Nói chuyện với người đó về nỗi lo của bạn. Hỏi xem liệu người đó có cảm thấy tự ti bởi vì mũi của họ hay không. Hỏi xem họ đã giải quyết điều đó như thế nào. Bước 4 - Tham gia nhóm hỗ trợ hình ảnh cơ thể. Kiểm tra quanh khu vực bạn sống xem có nhóm hỗ trợ nào tập hợp những người cùng cảm thấy không hài lòng với vẻ bề ngoài của bản thân giống bạn hay không. Bước 5 - Nói chuyện với chuyên gia tâm lý. Nếu bạn vẫn gặp vấn đề trong việc chấp nhận ngoại hình của bản thân, có thể việc nói chuyện với một chuyên gia sức khỏe tâm lý có thể sẽ có ích. Họ có thể giúp bạn giải quyết những cảm xúc liên quan tới chiếc mũi của bạn. Họ cũng có thể giúp bạn đưa ra một số giải pháp giúp bạn chấp nhận chiếc mũi của mình. Hỏi về chứng ám ảnh dị dạng. Những người mắc chứng ám ảnh dị dạng thường nghĩ rằng một bộ phận cơ thể nào đó của họ như mũi bị khuyết tật khiến cho cuộc sống của họ bị hạn chế. Bộ phận cơ thể này ảnh hưởng tới toàn bộ cuộc sống của họ.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Khi%E1%BA%BFn-b%E1%BA%A1n-trai-y%C3%AAu-m%C3%ACnh
Cách để Khiến bạn trai yêu mình
Mặc dù không thể buộc bạn trai phải yêu mình, nhưng bạn chắc chắn có thể nỗ lực để trở thành cô gái quyến rũ hơn và xây dựng mối quan hệ vững chắc với anh ấy. Điều quan trọng nhất là bạn phải sống thật với bản thân và để mọi việc diễn ra theo quy luật tự nhiên. Nếu bạn thấu hiểu, chu đáo và biết cách sống vui vẻ thì mối quan hệ sẽ sớm vươn tới một tầm cao mới trước khi bạn kịp nhận ra. Phương pháp 1 - Làm một người bạn gái tuyệt vời Bước 1 - Khiến bạn trai cảm thấy thỏa mãn với chính mình. Một trong những việc tốt nhất một người bạn gái có thể làm là khiến bạn trai cảm thấy anh ấy là một người tuyệt vời, đẹp trai, thông minh và hấp dẫn. Dù cô gái nào cũng có lúc bực mình với bạn trai nhưng bạn không nên lải nhải liên tục hoặc than phiền về những thứ bạn không ưa ở anh ấy; tập trung khen ngợi nét tính cách tốt của bạn trai và đồng thời khuyến khích anh ấy thể hiện phần tốt nhất của mình. Nếu bạn trai cảm thấy yêu quý bản thân mỗi khi ở bên bạn, chắc chắn anh ấy sẽ muốn dành thời gian cho bạn nhiều hơn. Ngược lại nếu cảm thấy thất vọng, anh ấy sẽ tự nhiên không muốn gặp bạn. Bước 2 - Không bao giờ ngừng lãng mạn. Nếu muốn mối quan hệ giữa hai người luôn mới mẻ và hấp dẫn, bạn phải luôn nhớ sự lãng mạn trong những ngày đầu hẹn hò. Cho dù không thể tỏ ra ngọt ngào và lãng mạn suốt cả ngày, nhưng bạn nên cố gắng thể hiện sự đáng yêu và tình tứ, cho bạn trai thấy anh ấy có nghĩa thế nào với bạn để duy trì sự đam mê. Sau đây là một số hành động bạn có thể làm: Viết những lời nhắn nhủ ngọt ngào để lại khi đi vắng để bạn trai hiểu bạn rất quan tâm đến anh ấy. Gửi một tin nhắn dễ thương khi anh ấy làm việc bận rộn cả ngày. Lên kế hoạch cho buổi tối hẹn hò lãng mạn tối thiểu hai lần mỗi tháng, và cố gắng ăn mặc thật đẹp. Cho anh ấy nụ hôn nồng cháy. Không nên hôn theo kiểu nhiệm vụ cần làm hằng ngày. Cho bạn trai thứ tình cảm anh ấy cần. Cho dù cả hai vừa mới trải qua một ngày dài mệt mỏi, chỉ cần ôm ấp nựng nịu cũng có thể khơi dậy ngọn lửa đó. Bước 3 - Cùng nhau khám phá những hoạt động mới. Để cuộc sống thêm vui vẻ, hai bạn có thể thử tham gia nhiều hoạt động cùng nhau, như vậy các bạn sẽ không bao giờ cạn kiệt niềm vui. Đó có thể là chuyến du lịch đến một địa điểm mới, khám phá một khu phố chưa từng đến trong thành phố, cùng nhau đăng ký vào lớp khiêu vũ, hoặc cùng đọc một quyển sách. Khi cùng nhau làm việc và vui chơi, hai bạn sẽ gắn kết hơn và yêu nhau nhiều hơn. Bạn không cần phải liên tục tìm kiếm những hoạt động mới. Chỉ cần làm một việc hoàn toàn mới sau mỗi vài tuần là được; và tìm ra một thói quen mà hai bạn yêu thích cũng là điều quan trọng. Ngẫu hứng. Nếu thức dậy vào một buổi sáng và cảm thấy thích sơn lại phòng hoặc đi tắm biển, vậy thì hai bạn cứ thế mà làm. Bước 4 - Đối xử tốt với bạn bè của bạn trai. Để thật sự giành được trái tim của bạn trai, bạn phải cho thấy mình có thể hòa đồng với bạn bè anh ấy. Bạn không nên khiến mọi việc mất vui mỗi khi có mặt, không lạnh lùng hay thô lỗ với bạn bè anh ấy vì cho rằng họ không đáng để bạn mất thời gian. Thay vào đó, bạn nên hỏi han về cuộc sống của họ, tỏ ra thân thiện khi gặp họ cho dù lúc đó bạn trai không có mặt, và cố gắng làm họ cảm thấy thoải mái. Nếu thích bạn, họ sẽ cho anh ấy biết rằng anh ấy rất may mắn khi có bạn. Nếu bạn đóng cửa với họ, họ sẽ chẳng có gì tốt đẹp để nói về bạn. Bước 5 - Dành thời gian cho bản thân. Để mối quan hệ vững bền hơn và bạn trai yêu bạn nhiều hơn, bạn phải chắc chắn mình có đủ thời gian làm việc riêng. Đó có thể là làm thơ, đi chơi với bạn bè hoặc tham gia các lớp học yoga - không quan trọng bạn làm gì mà quan trọng là bạn có thời gian phát triển bản thân. Nếu bạn là một cô gái hấp dẫn và có cuộc sống riêng, bạn trai sẽ thích bạn vì điều đó; nếu anh ấy cảm thấy như mình là trung tâm của vũ trụ thì sẽ không còn tự nhiên khi ở bên bạn. Có một cuộc sống ý nghĩa ngoài mối quan hệ yêu đương khiến bạn trai cảm thấy mình may mắn khi được bạn dành thời gian cho. Nếu bạn trai cho rằng bạn có cả ngày cho anh ấy thì anh ấy sẽ không còn chú ý đến bạn nhiều. Dành thời gian gặp gỡ bạn bè cũng là cách duy trì liên lạc với mọi người, họ giúp bạn phát triển bản thân và sống một cuộc đời toàn diện hơn. Bước 6 - Giúp đỡ khi anh ấy cần. Nếu bạn trai đang có một tuần sóng gió thì bạn có thể giúp đỡ chút ít công việc, từ việc pha cà phê cho đến đổ xăng xe nếu anh ấy không có thời gian. Hỗ trợ anh ấy có cuộc sống thoải mái hơn là bạn đang chứng minh rằng bạn quan tâm đến hạnh phúc của anh ấy, nhưng bạn cũng phải chắc chắn anh ấy đối xử với mình tương tự mà không lợi dụng bạn. Có những lúc anh ấy không muốn thừa nhận mình cần trợ giúp, nhưng hãy để ý để biết khi nào anh ấy đang khách sáo với bạn. Nếu bạn trai rõ ràng đang phải vật lộn và rất căng thẳng, bạn nên xem có thể giúp ích gì không. Bước 7 - Quyến rũ anh ấy. Nếu muốn duy trì một mối quan hệ mặn nồng, bạn nên giữ sinh hoạt trong phòng ngủ tươi mới và nóng bỏng. Bất kể bằng việc quan hệ hay chỉ hôn đơn thuần, bạn phải duy trì ngọn lửa đó cho dù đã ở với nhau sau thời gian dài. Đừng để bạn trai cảm thấy như bạn chỉ quan hệ vì anh ấy muốn, mà là vì bạn cũng thật sự thích. Tuy vậy bạn không nên chịu áp lực để làm nhiều hơn những gì mình muốn nhằm làm vui lòng anh ấy. Mỗi mối quan hệ đều có tốc độ tiến triển riêng và bạn không nên quan hệ với bạn trai nếu mình chưa sẵn sàng. Tuy nhiên, nếu hai bạn đã có đời sống tình dục thì cần dành thời gian cho khúc dạo đầu, âu yếm và ôm ấp sau khi quan hệ, như vậy hai bạn không cảm thấy bị bỏ rơi. Phương pháp 2 - Thấu hiểu Bước 1 - Cho anh ấy không gian làm việc riêng. Nếu thật sự muốn bạn trai yêu mình bạn phải tôn trọng ranh giới của anh ấy và để anh ấy là chính mình. Nếu lúc nào cũng luẩn quẩn quanh anh ấy và luôn hỏi anh ấy đang làm gì khi bạn không có mặt, khi đó bạn chỉ thể hiện là người đeo bám hoặc lệ thuộc, và bạn sẽ không thể tiến xa với bất kì chàng trai nào. Bạn nên quý trọng thời gian dành cho nhau và cả thời gian xa nhau, điều đó tốt cho cả hai để theo đuổi sở thích riêng. Hơn nữa nếu hai bạn dành nhiều thời gian cho việc riêng thì khi có thời gian bên nhau, các bạn sẽ càng quấn quít nhau hơn. Nếu bạn trai có nhiều thời gian học tập, chơi đàn hay theo đuổi các sở thích khác, anh ấy sẽ phát triển thành một người toàn diện hơn. Sự quan tâm thật sự là phải để anh ấy phát triển thành một người khỏe mạnh và hoàn mỹ. Bạn không nên để anh ấy cảm thấy như phải chịu trách nhiệm cho bạn 24/7 hoặc như bị tra tấn. Chứng minh niềm tin của bạn đối với anh ấy đủ lớn bằng cách để anh ấy có không gian riêng trong nhiều giờ mà không bị bạn làm phiền. Bước 2 - Để anh ấy dành thời gian cho bạn bè. Để bạn trai thật sự cảm kích mình thì bạn phải hiểu một sự thật là anh ấy cần thời gian cho bạn bè để tạo sự cân bằng lành mạnh trong cuộc sống. Đúng là anh ấy sẽ có ít thời gian giao du với bạn bè hơn khi có bạn trong cuộc đời, nhưng bạn không nên làm anh ấy cảm thấy có lỗi mỗi khi đi chơi với nhóm bạn hoặc buộc anh ấy dành thời gian cho mình. Cho bạn trai biết bạn đồng ý để anh ấy tiếp tục duy trì quan hệ bạn bè và muốn anh ấy có thời gian vui vẻ khi không có mặt bạn. Không thường xuyên khiến anh ấy phải lựa chọn. Nếu hai bạn dự định đi chơi thì có thể mời một số bạn bè của bạn hoặc của anh ấy cùng đi, như vậy việc đi chơi theo nhóm sẽ trở nên tự nhiên hơn. Mặc dù thời gian đi chơi riêng cũng rất quan trọng, nhưng đôi khi đây là cách để dung hòa. Khi anh ấy ra ngoài với bạn bè, bạn không nên gọi điện hay nhắn tin quá nhiều để hỏi khi nào về nhà, nếu không anh ấy sẽ cảm thấy như bạn không tin tưởng hoặc không muốn anh ấy vui vẻ. Bước 3 - Học cách thỏa hiệp. Để làm một người bạn gái biết thấu hiểu, bạn cần biết rằng mọi việc không phải lúc nào cũng diễn ra theo ý mình. Bạn nên tìm cách thỏa hiệp với bạn trai khi hai người rơi vào tình huống khó khăn và không thể tìm ra một giải pháp hài lòng cả hai. Đôi khi bạn có thể nhượng bộ anh ấy và anh ấy cũng phải nhượng bộ lại vào lúc khác. Nếu bạn trai cho rằng bạn luôn đòi làm theo ý mình nếu không sẽ bực mình với anh ấy, khi đó anh ấy khó có thể vui vẻ ở bên bạn. Nếu có chuyện gì bất đồng, các bạn phải lắng nghe lẫn nhau để hiểu liệu vấn đề đang tranh cãi đó có thật sự quan trọng với bạn trai không. Không nói năng xấc xược hay nổi nóng đến độ anh ấy không thể nói lời nào. Lấy lại bình tĩnh nếu cần trước khi tiếp tục cố gắng giải quyết vấn đề. Nếu thỉnh thoảng bạn trai có thể làm theo “ý anh ấy” - như khi hai bạn quyết định đi xem bóng đá thay vì đi mua sắm với bạn - khi đó bạn phải toàn tâm toàn ý với chuyến đi thay vì liên tục tỏ ra khó chịu. Bước 4 - Xin lỗi khi có lỗi. Nếu muốn bạn trai thật sự yêu và tôn trọng mình, bạn phải biết nhận lỗi khi có lỗi. Nhìn thẳng vào mắt anh ấy, cất điện thoại và thể hiện mình thật sự biết lỗi. Không để anh ấy nghĩ rằng bạn nói xin lỗi vì muốn điều gì đó ở anh ấy hoặc vì cảm thấy buộc phải làm vậy; cho bạn trai thấy bạn hối lỗi về những gì đã làm và quyết tâm không bao giờ tái phạm. Thừa nhận mình cũng mắc những sai sót còn quan trọng hơn việc cố gắng tỏ ra hoàn hảo để được bạn trai nể phục. Nếu bạn không phủ nhận lỗi sai của mình thì bạn trai sẽ càng đánh giá cao bạn hơn. Không nên nói “Em xin lỗi vì anh nổi nóng khi em ...” vì cách nói này đổ tội lỗi lên anh ấy. Thay vào đó, bạn hãy nhận trách nhiệm cho hành động của mình và nói “Em xin lỗi vì em đã ...”. Bước 5 - Cố gắng nhìn mọi việc ở vị trí của anh ấy. Nếu muốn trở thành người biết lý lẽ và chứng minh cho bạn trai thấy sự quan tâm của mình, đôi khi bạn phải cố gắng đặt mình vào vị trí của bạn trai để nhìn nhận tình huống từ quan điểm của anh ấy. Xem xét những điều anh ấy đang suy nghĩ có thể giúp bạn nhận ra không phải mọi việc đều rõ trắng đen như vẻ bề ngoài, và không như bạn nghĩ, anh ấy có nhiều lý do chính đáng cho những gì đã làm và nói. Ví dụ, nếu anh ấy có vẻ xa lánh trong hai tuần vừa qua, bạn nên xem xét những việc khác đang diễn ra trong cuộc sống anh ấy mà có thể dẫn đến hành động như vậy. Nếu bà nội anh ấy vừa mới qua đời, anh ấy đang gặp khó khăn tìm việc mới hoặc vừa bị cảm nặng, có lẽ anh ấy đang cảm thấy không phải là chính mình, và bạn cần hiểu rằng không phải tất cả hành vi của anh ấy đều liên quan đến bạn. Nếu biết bạn trai vừa mới trải qua một tuần khó khăn, bạn nên giúp đỡ anh ấy vượt qua bằng cách nấu bữa tối hoặc chạy việc vặt cho anh ấy. Miễn là anh ấy cũng đối xử với bạn như vậy khi bạn gặp khó khăn, đây sẽ là cách rất tốt để nói rằng bạn thật sự quan tâm đến những gì anh ấy đang trải qua. Bước 6 - Cố gắng hòa hợp với gia đình anh ấy. Để giành được tình cảm của bạn trai, bạn phải thể hiện mình quan tâm đến gia đình anh ấy, cho dù bạn rất khác biệt với họ. Cố gắng tỏ ra thân thiện, nói chuyện vui vẻ và làm một người khách chu đáo trong nhà anh ấy. Nếu mọi việc không diễn ra suôn sẻ thì bạn nên kiên nhẫn và cố gắng hết sức thay vì nói xấu họ trước mặt bạn trai hoặc thể hiện thái độ không tốt với họ; nên nhớ là cuối cùng thì bạn trai vẫn muốn một cô gái có thể hòa hợp dễ dàng vào cuộc sống anh ấy, và nếu bạn không thể ngừng bất đồng với mẹ anh ấy thì đó sẽ là ranh giới đỏ. Dĩ nhiên, nếu gia đình họ thật sự lạnh lùng và không chào đón bạn, bạn không nhất thiết phải nịnh nọt họ. Duy trì sự tôn trọng nhất định với họ và trao đổi về vấn đề này một cách tế nhị nếu bạn quyết định nói với anh ấy. Cuối cùng thì bạn phải biết rằng anh ấy hiểu gia đình mình rõ hơn nhiều so với bạn. Đừng cố gắng buộc anh ấy phải chọn lựa giữa bạn và họ. Bước 7 - Chín chắn trong giao tiếp. Một cách khác để tỏ ra là người có lý lẽ và khiến bạn trai thật sự yêu mình là phải biết cách giao tiếp như một người trưởng thành. Điều đó có nghĩa bạn sẽ nói ra lý do vì sao ngày hôm trước bạn buồn thay vì giả vờ như mọi thứ vẫn ổn, hỏi anh ấy vì sao bực mình khi anh ấy rõ ràng không ổn nhưng lại không nói ra, và đề cập đến vấn đề rắc rối mà hai người đang gặp phải một cách khéo léo và tôn trọng. Việc tạo thói quen giao tiếp chín chắn và rõ ràng có thể giúp bạn và người yêu duy trì mối quan hệ yêu thương lành mạnh. Khi cần nói chuyện nghiêm túc, việc lựa chọn thời điểm thích hợp có thể là chìa khóa thành công. Đừng khơi lên vấn đề vốn đã làm hai bạn nhức đầu trong thời gian dài ngay trước sinh nhật hoặc buổi phỏng vấn xin việc của bạn trai. Mặc dù không thể ngồi mãi để chờ cơ hội hoàn hảo đến, nhưng ít nhất bạn nên tìm một thời điểm thuận tiện nếu muốn trao đổi nghiêm túc. Lắng nghe cũng quan trọng như nói. Khi bạn trai muốn nói điều gì đó, bạn phải lắng nghe điều anh ấy nói thay vì chỉ chờ đến lượt mình nói hoặc cố gắng cắt ngang. Phương pháp 3 - Biết điều không nên làm Bước 1 - Không ghen tuông. Nếu muốn bạn trai yêu mình, bạn phải thể hiện rằng mình cảm thấy thoải mái trong mối quan hệ này. Nếu bạn liên tục nghi ngờ anh ấy, hỏi anh ấy đã đi đâu, hoặc so sánh mình với các cô gái khác, như vậy bạn chỉ cho anh ấy lý do để hoài nghi. Ngược lại, nếu bạn cảm thấy dễ chịu và nói tốt về những cô gái khác, anh ấy sẽ dễ dàng yêu bạn hơn vì bạn luôn tự tin vào bản thân. Dĩ nhiên, nếu bạn trai công khai làm điều khả nghi thì bạn có quyền ghen tuông và chất vấn. Nhưng nếu bạn thường xuyên chất vấn mỗi khi anh ấy nói chuyện với những cô gái khác hoặc cắt ngang các buổi nói chuyện đó, vấn đề sẽ bắt đầu nảy sinh. Thay vì ngồi lê đôi mách về các cô gái khác hoặc chê họ xấu, bạn nên nói điều mình thích ở họ hoặc cô gái mình vừa gặp. Bạn nên hạnh phúc với chính mình và với cuộc tình hiện tại, và quên đi những cô gái bên ngoài. Bước 2 - Không miễn cưỡng. Chuyện yêu đương không thể miễn cưỡng và không một phép lạ nào có thể khiến bạn trai yêu bạn. Tình yêu cần thời gian, và đôi khi anh ấy sẽ cảm nhận được hoặc ngược lại. Bạn có thể là cô gái hoàn hảo nhất trên thế giới, cho anh ấy mọi thứ anh ấy cần, nhưng đơn giản là anh ấy không thể có thứ tình cảm ấy dành cho bạn. Điều này rất đau đớn, nhưng tốt hơn bạn nên suy nghĩ thực tế và biết khi nào chuyện đó sẽ không xảy ra để tránh hy vọng vào một điều hão huyền. Nếu muốn cố gắng thì hãy vì lý do bạn muốn trở thành một người bạn gái tốt hơn và có một tình yêu tuyệt vời hơn. Tuy nhiên bạn không nên tìm cách thay đổi con người thật của mình chỉ để bạn trai yêu mình hơn. Sau một thời gian dài quen nhau và bạn cảm thấy như đã làm mọi thứ có thể nhưng anh ấy vẫn không đáp lại tình cảm của bạn, khi đó bạn nên tự hỏi liệu có đáng để tiếp tục mối quan hệ này không. Bước 3 - Không đẩy mối quan hệ phát triển quá nhanh. Việc ép bạn trai đẩy nhanh mối quan hệ có thể khiến tình yêu của bạn lâm vào trạng thái nguy hiểm. Cách làm này không thể giúp anh ấy phát triển tình cảm yêu đương một cách tự nhiên. Hãy cho anh ấy thời gian gặp gỡ bạn bè và gia đình, đi du lịch cuối tuần với bạn, dọn đến ở chung hoặc nói câu “Anh yêu em”. Mỗi mối quan hệ có tốc độ tiến triển riêng và bạn không nên mong đợi anh ấy nói yêu bạn sau vài tuần quen nhau, hoặc thậm chí vài tháng, nếu không bạn sẽ làm anh ấy sợ mà từ bỏ. Thật ra nếu bạn liên tục thúc ép anh ấy đẩy nhanh tiến độ và hỏi vì sao chưa giới thiệu bạn với bạn bè, hoặc mời bạn về thăm gia đình, khi đó bạn thật sự đang làm anh ấy sợ. Bạn nên tôn trọng sự thật là anh ấy cần thời gian để phát triển tình cảm. Nếu bạn phát hiện mình yêu anh ấy sau vài tuần đầu tiên, hãy suy nghĩ kỹ trước khi công bố điều này với anh ấy. Nếu cho rằng anh ấy không có cảm xúc tương tự như bạn, tốt nhất bạn đừng nói ra để làm anh ấy sợ. Bước 4 - Đừng ép anh ấy làm quá nhiều việc anh ấy không muốn. Mặc dù tình yêu là phải cho và nhận, nhưng bạn không nên ép bạn trai làm cả nghìn việc mà bạn cho rằng một người bạn trai tốt nên làm. Nếu bạn trai không phải típ người thích vận động ngoài trời thì bạn có thể rủ anh ấy du lịch một hay hai ngày, không nên ép anh ấy cắm trại cả hai tuần; nếu bạn trai không thích tập thể dục chung thì đừng ép anh ấy cùng tập yoga. Tôn trọng sự thật là có những việc anh ấy không thích làm, và chỉ làm những việc thật sự khiến cả hai vui vẻ. Đừng ép anh ấy làm điều gì đó anh ấy không thích, như sơn lại nhà cửa chỉ để chứng minh tình yêu của anh ấy với bạn. Dĩ nhiên ai cũng phải làm điều gì đó mình không muốn để phát triển mối quan hệ của họ. Bạn trai có thể muốn đi chơi với bạn bè thay vì đi mua sắm với bạn, nhưng thỉnh thoảng anh ấy cũng phải nhượng bộ. Nhưng nếu có cảm giác như bạn đang phải cố “lôi kéo” anh ấy làm mọi việc với mình thì bạn đang gặp vấn đề. Bước 5 - Không so sánh mối quan hệ của mình với mối quan hệ của người khác. Mỗi cuộc tình mỗi khác, và bạn sẽ không thể rút ra kết luận gì nếu cứ so sánh tình yêu của mình với của bố mẹ, bạn bè hay người hàng xóm. Không phải vì bạn gái của bạn và bạn trai cô ta dọn đến ở với nhau chỉ sau sáu tháng hẹn hò mà bạn cũng phải làm tương tự; không phải vì bố mẹ bạn kết hôn năm 25 tuổi mà bạn cũng phải làm theo mốc thời gian đó. Nếu quá máy móc với những việc “nên” làm khi yêu, bạn sẽ không thể hưởng thụ tình yêu đó theo đúng nghĩa. Hơn nữa, không có gì tiễn bạn trai ra đi nhanh hơn việc so sánh mối quan hệ của bạn với một mối quan hệ khác. Anh ấy sẽ cảm thấy mong muốn của bạn quá vô lý và không bao giờ đáp ứng đủ cho bạn. Bạn không bao giờ hiểu đầy đủ về cách vận hành trong quan hệ giữa hai người khác, vì vậy không nên cho rằng có thể tìm lời giải đáp cho tình yêu của bạn trong tình yêu của một cặp đôi khác. Chắc chắn bạn có thể xin lời khuyên của người khác, nhưng nên nhớ quan trọng nhất vẫn là mối quan hệ giữa bạn và bạn trai. Bước 6 - Không thay đổi mình vì anh ấy. Nếu cảm thấy phải thay đổi con người thật của mình để giành được tình yêu của anh ấy, bạn nên rút lui càng sớm càng tốt. Cho dù bạn có thể làm một số việc để giúp mối quan hệ bền vững hơn và để trở thành một người bạn gái tốt hơn, nhưng rốt cuộc cái bạn cần là một người bạn trai biết quý trọng và yêu con người thật của bạn, không phải phiên bản bóng bẩy hoàn hảo mà bạn thường gán cho một người bạn gái. Nếu thấy phải hành động hoặc ăn mặc hoàn toàn không phải là mình, bạn cần suy nghĩ lại về động cơ của mình. Bạn đang thay đổi bản thân vì đó là điều bạn trai muốn, hay vì bạn nghĩ đó là điều anh ấy muốn? Quan trọng nhất là bạn phải sống đúng với bản thân.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Tr%E1%BB%93ng-hoa
Cách để Trồng hoa
Nhà thơ Ralph Waldo Emerson từng nói, "Trái đất cười bằng những đóa hoa." Bạn có thể làm cho khu vườn nhà mình trở thành một nơi lộng lẫy và tươi vui bằng cách trồng hoa – những đóa hoa xinh đẹp như một cách bày tỏ niềm hạnh phúc của thiên nhiên. Thực hiện theo các bước dưới đây để những chốn yêu thích của bạn ngập tràn hân hoan với những đóa hoa. Phương pháp 1 - Chuẩn bị khu vườn trồng hoa Bước 1 - Tìm loại đất tốt nhất. Cũng như mọi loại cây khác, hoa cũng cần đất tốt để phát triển khỏe mạnh. Cho dù trồng hoa trong chậu hoặc trong vườn, đất tốt luôn là điều thiết yếu. Tìm hiểu loại đất thích hợp nhất cho loại hoa bạn muốn trồng, sau đó cố gắng tìm một vị trí hoặc loại đất trộn tốt nhất. Bước 2 - Chọn vị trí trồng hoa. Mặc dù hoa thường dễ trồng, nhưng không phải chỗ nào cũng có thể trồng được. Một số loài hoa rất khó trồng ở những nơi có quá nhiều ánh nắng mặt trời trực tiếp hoặc quá rợp bóng. Bạn cần tìm hiểu kiểu ánh sáng nào là tối ưu cho loài hoa bạn định trồng. Nếu có ý định trồng một loài hoa nào đó, bạn cần biết cây ưa kiểu ánh sáng nào để chọn vị trí tương ứng. Có thể bạn cần phải chọn một ví trí khác có nhiều hoặc ít ánh nắng hơn vị trí dự định ban đầu. Nếu định trồng nhiều loại hoa, bạn hãy chọn những loài hoa có cùng nhu cầu về ánh sáng/bóng râm để chúng có thể phát triển đồng đều tại cùng một vị trí. Bước 3 - Quyết định loại hoa muốn trồng. Đến trung tâm cây cảnh để chọn những loài hoa thích hợp nhất cho khu vườn nhà bạn. Trồng hoa từ hạt giống, từ cây con, từ củ hoặc cành giâm hầu như đều có cùng một quy trình, do đó bạn hãy tập trung vào những loài hoa mình thích và có thể tô điểm cho sân nhà bạn. Xem nhãn gắn trên từng chậu hoa hoặc trên gói hạt giống để đảm bảo loài hoa đó thích hợp với bạn. Tìm hiểu kích thước tối đa của cây hoa. Chúng sẽ phát triển rất to và mọc thành bụi hay vẫn tương đối nhỏ? Chúng sẽ mọc lên thành những cây cao hay bò lan ra như những dây leo? Hỏi về các giống hoa bản địa trước khi tìm các chủng loại khác. Hoa bản địa đã được biết là có thể sinh trưởng tốt trên loại đất, nhiệt độ và độ ẩm trong vùng bạn ở. Kiểm tra xem loại hoa bạn muốn trồng thuộc loài cây một năm hay quanh năm. Cây một năm chỉ nở hoa một lần trong năm và mỗi năm phải trồng lại, nhưng những đóa hoa thường tuyệt đẹp và có màu sắc rực rỡ. Cây quanh năm nở hoa hàng năm mà không cần phải trồng lại và sẽ tiếp tục phát triển lớn hơn theo thời gian. Đọc nhãn hướng dẫn để biết nhu cầu về nước tưới của hoa. Một số loài hoa cần tưới thường xuyên, số khác thỉnh thoảng mới cần tưới. Nếu muốn trồng nhiều loại hoa cùng một chỗ, bạn nên cố gắng chọn các loại hoa có cùng nhu cầu về nước. Bước 4 - Trồng đúng thời điểm. Cho dù có đất trồng hoàn hảo, vị trí trồng lý tưởng và giống hoa khỏe mạnh, vườn hoa của bạn vẫn có thể bị hỏng nếu bạn trồng không đúng thời điểm. Hầu hết các loại hoa đều không phát triển tốt trong thời tiết quá nóng hay quá lạnh, do đó thông thường tốt nhất là nên trồng vào mùa xuân, vì đây là mùa ôn hòa hơn. Trồng hoa vào mùa xuân thì hiển nhiên rồi, nhưng ngoài ra bạn cũng nên lưu ý nghệ thuật chọn đúng thời điểm trồng hoa. Ngoại trừ các loại củ và hoa dại, bạn hãy trồng hoa vào mùa thu, chờ cho đến khi qua đợt sương giá cuối cùng ít nhất hai tuần, và khoan trồng cho đến khi nhiệt độ vào ban đêm thường xuyên cao hơn nhiệt độ đóng băng. Dùng lịch nông vụ để biết thời điểm trồng hoa tốt nhất trong vùng. Các khu vực khác nhau sẽ có thời tiết khác nhau, vì vậy bạn có thể trồng các loài hoa trong khoảng thời gian từ tháng hai đến tháng bảy. Xem hướng dẫn trên gói hạt giống hoa bạn định trồng để biết thời điểm trồng tốt nhất. Phương pháp 2 - Trồng hoa Bước 1 - Đào một hốc trong đất. Nếu trồng hoa bằng hạt, thông thường bạn sẽ cần gieo hạt sâu khoảng 0,6 cm, nhưng điều quan trọng là cần xem khuyến nghị cụ thể cho loài hoa bạn muốn trồng để biết cần phải gieo hạt sâu bao nhiêu. Cây con trong chậu khi chuyển ra đất sẽ cần một hốc đất sâu vừa đủ phủ kín bộ rễ. Cây hoa không đòi hỏi phải phủ kín đất, do đó việc chôn quá sâu là không cần thiết. Bước 2 - Nhấc cây hoa ra ngoài. Bước này chủ yếu dành cho việc chuyển cây hoa trong chậu xuống đất. Khi hoa vẫn còn trong chậu nhựa, việc tưới nhiều nước có thể làm đất ướt sũng. Bạn hãy nhấc cây hoa ra khỏi chậu và nhẹ nhàng dùng ngón tay tách bầu rễ. Điều này sẽ giúp rễ của cây hoa vươn ra đất thay vì mọc chụm lại thành cụm. Bước 3 - Cung cấp dinh dưỡng cho hoa. Bổ sung một ít chất dinh dưỡng chậm tan chuyên dành cho hoa (tương tự như phân bón) để cây hoa phát triển nhanh hơn. Cho vào mỗi hốc đất vài thìa canh chất dinh dưỡng và dùng tay trộn đều vào đất. Bước 4 - Trồng cây hoa. Đặt mỗi cây vào một hốc riêng đã chuẩn bị sẵn. Dùng tay lấp đất vào chỗ trống xung quanh mỗi cây hoa và phủ kín bộ rễ. Tránh phủ quá nhiều đất lên cây; không bao giờ nên phủ đất lên thân cây hoa. Phương pháp 3 - Chăm sóc cây hoa Bước 1 - Thường xuyên tưới nước cho hoa. Trừ khi nơi bạn ở thường xuyên có mưa, nếu không, bạn nên dành thời gian tưới hoa. Dùng bình tưới gương sen tưới mỗi cây vài cốc nước; tưới sát xuống đất để tránh làm hại những bông hoa đang nở hoặc làm xói mòn đất. Bạn cũng có thể lắp đặt hệ thống tưới phun hoặc tưới nhỏ giọt để hệ thống tự động làm thay công việc của bạn. Bước 2 - Làm cỏ. Chắc hẳn bạn muốn những bông hoa làm điểm nổi bật cho khu vườn nhỏ của mình, vì vậy bạn đừng để lũ cỏ dại làm mất đi vẻ đẹp đó! Nhổ hết những cây cỏ dại xấu xí khi bạn thấy chúng xuất hiện quanh những cây hoa. Cỏ dại chẳng những không đẹp mắt mà còn hút mất chất dinh dưỡng trong đất vốn cần thiết cho hoa phát triển khỏe mạnh. Bước 3 - Loại bỏ hoa héo. Khi những bông hoa chết hoặc già và héo, bạn hãy cắt chúng đi. Việc cắt tỉa những bông hoa và lá héo sẽ giúp kích thích cây phát triển và sẽ nở ra những bông hoa đẹp hơn nữa. Bước 4 - Cắm cọc đỡ cây hoa. Nếu cây hoa của bạn mọc cao, dần dần chúng sẽ nặng và khó đứng vững một mình. Bạn có thể cắm các cành tre hoặc các cành cây có nhánh nhỏ xuống đất để các cây hoa dựa vào hoặc quấn xung quanh. Điều này đặc biệt hữu ích và cần thiết cho loại cây có dây leo mọc bằng cách quấn vào các vật xung quanh. Bước 5 - Cân nhắc di dời cây hoa. Khi tiếp tục được chăm sóc, những cây hoa có thể trở nên quá lớn so với vị trí đã chọn ban đầu. Bạn nên cân nhắc chuyển chúng ra vị trí khác rộng hơn và trồng thay vào đó những cây hoa mới. Như vậy khu vườn của bạn sẽ phát triển lớn hơn, khỏe mạnh và đẹp hơn!
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Gi%E1%BA%A3i-ph%C3%B3ng-RAM
Cách để Giải phóng RAM
Khi có quá nhiều chương trình sử dụng RAM (Random Access Memory – Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên), bạn sẽ thấy máy tính trở nên chậm chạp. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách giải phóng bộ nhớ hệ thống và giúp máy tính vận hành mượt mà trở lại. Phương pháp 1 - Đóng các chương trình cần thiết Bước 1 - Hiểu cách các chương trình sử dụng RAM. Khi vận hành, chương trình lưu trữ dữ liệu trong RAM của máy tính. Càng nhiều chương trình cùng chạy thì càng cần nhiều RAM. Cách đơn giản nhất để giải phóng RAM là đóng bớt chương trình không sử dụng. Bước 2 - Đóng cửa sổ thừa. Nếu có nhiều chương trình trên màn hình, hãy tắt bớt những cửa sổ không dùng. Ví dụ, tắt chương trình tán gẫu nếu như hiện tại bạn không có nhu cầu trò chuyện. Trình duyệt web với nhiều tab đang mở có thể chiếm lượng bộ nhớ đáng kể; bạn nên đóng những tab không dùng nữa để giải phóng RAM. Bước 3 - Đóng chương trình nền. Một số chương trình vẫn tiếp tục chạy sau khi bạn đóng cửa sổ. Bạn có thể thấy hầu hết các chương trình này trong khay hệ thống ở góc dưới, bên phải màn hình, cạnh bên đồng hồ. Hãy di con trỏ chuột lên trên biểu tượng để xem chương trình nào còn đang hoạt động. Nhấp phải vào biểu tượng để mở bảng chọn của chương trình. Hầu hết chương trình có thể được tắt hoàn toàn từ trình đơn này. Một số chương trình khác (như trình diệt vi-rút) lại không thể tắt hẳn từ thực đơn chuột phải. Bước 4 - Ngăn chương trình khởi chạy cùng Windows. Nếu có quá nhiều chương trình cùng bắt đầu với Windows, hiệu năng và tốc độ khởi động của máy tính sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Có một số cách ngăn các chương trình khởi động cùng Windows: Thay đổi thiết lập chương trình. Đa số chương trình khởi động với Windows có tùy chọn để vô hiệu hóa tính năng bắt đầu chạy khi máy tính khởi động. Hãy mở phần thiết lập (Options hay Preferences) của chương trình; tùy chọn tắt tự khởi chạy thường nằm trong mục General (Chung). Ví dụ, nhấp chuột phải vào biểu tượng Google Drive sẽ mở ra một thực đơn. Nếu bạn nhấp vào Preferences… một cửa sổ mới sẽ mở ra. Trong mục Misc. (Linh tinh) là ô đánh dấu của tùy chọn “Start Google Drive automatically when you start your computer” (Tự động khởi động Google Drive khi mở máy tính). Vô hiệu hóa dịch vụ khởi động. Mở lệnh Run bằng tổ hợp phím Windows + R. Gõ “msconfig” vào khung và nhấn enter. Cửa sổ System Configuration (Cấu hình hệ thống) sẽ mở ra. Nhấp vào thẻ Startup (Khởi động) để xem danh sách chương trình khởi chạy cùng máy tính. Bỏ chọn những ô nằm cạnh chương trình mà bạn muốn vô hiệu hóa. Bước 5 - Buộc đóng các chương trình nền. Có một số chương trình chạy dưới nền không hiển thị biểu tượng trong khay hệ thống và trong System Configuration. Để đóng các chương trình nền không thường truy cập, hãy mở Task Manager (Quản lý tác vụ). Nhấn Ctrl+Alt+Del và chọn Start Task Manager (Bắt đầu trình quản lý tác vụ). Tìm chương trình bạn muốn dừng lại. Mở thẻ Processes (Tiến trình). Tất cả tiến trình hiện đang chạy trên máy tính sẽ hiện ra. Ở cuối cửa sổ, bạn có thể thấy tỉ lệ phần trăm trong tổng số RAM đang được sử dụng. Nhấp vào mục Memory (Bộ nhớ) để sắp xếp các chương trình theo thứ tự số RAM đang chiếm. Chọn chương trình bạn muốn đóng và nhấp vào End Process (Đóng tiến trình). Một cửa sổ sẽ hiện ra hỏi rằng bạn muốn đóng hay không, đồng thời cảnh báo rằng việc tắt chương trình có thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực. Chỉ nên đóng những chương trình bạn chắc chắn muốn đóng. Việc đóng những chương trình cụ thể có thể khiến hệ thống trở nên không ổn định cho đến khi khởi động lại. Những chương trình với User Name (Tên người dùng) là “SYSTEM” cần được giữ lại để hệ thống vận hành đúng cách. Phương pháp 2 - Khởi động lại Windows Explorer Bước 1 - Mở Task Manager. Nhấn Ctrl+Alt+Del và chọn Task Manager từ danh sách tùy chọn. Cửa sổ Task Manager sẽ mở ra. Nhấp vào thẻ Processes. Bước 2 - Tìm Explorer. Windows Explorer là giao diện người dùng của hệ điều hành Windows nên khi được xóa khỏi RAM và tải lại, một số bộ nhớ có khả năng được giải phóng. Hãy tìm tập tin explorer.exe và nhấp vào End Process. Bạn có thể sắp xếp tên chương trình theo thứ tự bằng cách kích vào mục Image Name. Nếu thực hiện đúng cách, thanh tác vụ và biểu tượng màn hình nền sẽ biến mất. Bước 3 - Khởi động lại Windows Explorer. Nhấp vào thẻ 'Applications' (Ứng dụng) rồi kích vào nút 'New Task...' (Tác vụ mới). Trong cửa sổ đang mở, gõ “explorer.exe” vào trường văn bản rồi nhấp OK. Explorer sẽ mở ra, đồng thời thanh công cụ và biểu tượng màn hình sẽ xuất hiện lại. Phương pháp 3 - Những mẹo khác Bước 1 - Vô hiệu hóa Windows Defender. Nếu bạn đang mở chương trình diệt vi-rút/Spyware (phần mềm gián điệp) thì Windows Defender là không cần thiết và có thể tắt đi. Để tiến hành, mở Windows Defender từ bảng điều khiển Control Panel. Nhấp vào Tools (Công cụ), sau đó chọn Options. Bên dưới mục Administrator, bỏ đánh dấu ô “Use this program” (Dùng chương trình này) rồi nhấp vào Save (Lưu). Bước 2 - Tắt Windows Aero. Windows Aero là tập hợp giao diện đồ họa mà Windows sử dụng trên Vista và 7. Mở Control Panel và chọn Performance Information and Tools (Thông tin hiệu suất và công cụ). Trong bảng chọn bên trái, nhấp vào “Adjust visual effects” (Điều chỉnh hiệu ứng hình ảnh). Cửa sổ Performance Options (Tùy chọn hiệu suất) sẽ mở ra, bạn có thể điều chỉnh chi tiết hiển thị của Windows. Để tắt Aero, bạn chọn “Adjust for best performance” (Điều chỉnh để vận hành tốt nhất) rồi nhấp vào Apply (Áp dụng). Màn hình sẽ chuyển sang màu xám trong phút chốc khi thiết lập thay đổi. Bước 3 - Lắp đặt thêm RAM. Giá thành bộ nhớ đã giảm đáng kể theo thời gian, vì thế việc nâng cấp RAM cho máy tính cũ của bạn sẽ ít tốn kém hơn nhiều so với trước đây. Hãy tham khảo tài liệu hướng dẫn của máy tính để xác định loại RAM tương thích với hệ thống. Bạn có thể xem qua những hướng dẫn của wikiHow về việc cài đặt RAM máy tính để bàn và máy tính xách tay cỡ nhỏ. Bước 4 - Dọn dẹp bộ nhớ trên máy tính Mac OS X. Trong vấn đề này, Mac OS X có hiệu suất tương đối cao, nhưng đôi khi một số chương trình nặng sẽ dự trữ RAM và không giải phóng bộ nhớ cho dù bạn đã tắt chúng đi. Để làm sạch bộ nhớ Mac, trước tiên bạn cần khởi chạy Terminal (thường nằm trong thư mục Applications > Utilities). Bạn chỉ cần gõ "purge" vào dòng lệnh và nhấn Enter. Hệ thống sẽ thực thi trong vài phút. Bạn có thể kiểm tra lượng bộ nhớ sử dụng trước và sau khi giải phóng bằng cách mở Activity Monitor (Trình giám sát hoạt động) trong thư mục Utilities .
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/S%E1%BB%91ng-m%E1%BB%99t-Cu%E1%BB%99c-s%E1%BB%91ng-T%E1%BB%91t-nh%E1%BA%A5t-C%C3%B3-th%E1%BB%83
Cách để Sống một Cuộc sống Tốt nhất Có thể
Cảm thấy hạnh phúc và hài lòng với cuộc sống là điều mà tất cả chúng chúng đều mong muốn. Để có thể đạt được cảm xúc này, bạn sẽ muốn xây dựng cuộc sống trở nên tốt đẹp nhất có thể. Đối với bạn, điều này có nghĩa như thế nào là tùy vào bạn quyết định. Để có thể sống một cuộc sống tốt nhất, bạn cần phải xác định xem liệu yếu tố nào là quan trọng nhất đối với bạn. Một khi bạn hoàn thành quá trình này. Bạn có thể tìm kiếm phương pháp để đạt được mục tiêu và gia tăng niềm hạnh phúc của bản thân. Phương pháp 1 - Trở nên Khỏe mạnh Bước 1 - Cải thiện sức khỏe tâm thần. Tinh thần của bạn cũng quan trọng tương tự như các bộ phận khác trên cơ thể, và rèn luyện sức khỏe tâm thần là rất cần thiết. Điều này bao gồm giải quyết nhu cầu về mặt cảm xúc của bản thân. Cảm nhận được sự khỏe mạnh trong cảm xúc có thể giúp bạn nhận thấy sự thay đổi tích cực trong cuộc sống. Bạn có thể cải thiện sức khỏe tâm thần bằng cách vây quanh bản thân với những người mà bạn tin tưởng và chắc chắn rằng bạn hoàn toàn thoải mái với môi trường xung quanh. Nếu bạn đang trải nghiệm cảm xúc không vui, chẳng hạn như buồn bã hoặc cô đơn. Bạn nên tìm kiếm bác sĩ tư vấn có danh tiếng trong khu vực bạn sinh sống. Cố gắng hình thành kế hoạch thực hiện hoạt động vui tươi nào đó ít nhất là một lần mỗi tuần. Điều này có thể đơn giản như là lên lịch hẹn đi uống cà phê với bạn bè. Thiết lập kế hoạch tiến hành một điều nào đó mà bạn trông chờ có thể giúp bạn cảm thấy cân bằng hơn về mặt tâm thần. Bước 2 - Học cách đối phó với căng thẳng. Căng thẳng là một trong những vấn đề to lớn nhất mà con người phải đối mặt khi cố gắng cải thiện sức khỏe thể chất của mình. Bạn nên tìm kiếm cơ chế đối phó với tình huống khó khăn, chẳng hạn như hít thở sâu hoặc đếm đến 10. Có óc tổ chức. Lập danh sách việc cần làm hoặc xếp lịch làm việc sẽ là cách tuyệt vời để quản lý cuộc sống tất bật của bạn. Bạn có thể sử dụng phương pháp này để xoa dịu sự căng thẳng trong cuộc sống bận rộn. Bước 3 - Giữ gìn sự khỏe mạnh về mặt thể chất. Chăm sóc cơ thể là rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Người sở hữu cơ thể khỏe mạnh thường sẽ hạnh phúc và ít căng thẳng hơn. Bạn nên chăm sóc bản thân bằng cách ăn uống lành mạnh và thường xuyên tập thể dục. Vận động. Đi đến phòng tập thẩm mỹ là biện pháp tuyệt vời để trở nên mạnh khỏe và tương tác với người khác. Bạn có thể tìm phòng tập thể dục quanh khu nhà bạn. Đi bộ cũng là một cách khá tốt để cơ thể vận động mỗi ngày. Tập thể dục cũng sẽ giúp cung cấp cho bạn khoảng thời gian nghỉ ngơi cần thiết sau giờ làm việc. Ăn nhiều hoa quả và rau củ. Người có chế độ ăn uống cân bằng thường ít gặp phải vấn đề về sức khỏe hơn, chẳng hạn như lượng cholesterol cao hoặc tiểu đường. Bước 4 - Duy trì đời sống tinh thần khỏe mạnh. Sự khỏe mạnh trong đời sống tinh thần có nghĩa là trở nên hòa nhịp với niềm tin và giá trị của bản thân. Để có thể duy trì sự gắn kết về mặt tâm linh, bạn cần phải suy nghĩ về yếu tố quan trọng nhất đối với bạn và tập trung vào nó. Bạn cũng có thể xem niềm tin như là mục đích sống của mình. Hoà mình vào đời sống tinh thần cũng có nghĩa là trở nên chánh niệm. Bạn có thể sử dụng phương pháp như thiền hoặc yoga để tăng cường sức khỏe tinh thần. Bước 5 - Cải thiện mối quan hệ với mọi người xung quanh. Sự tương tác của bạn với người khác có thể tác động mạnh mẽ đến sức khỏe của bạn. Vây quanh bản thân bằng mối quan hệ tích cực sẽ khiến bạn cảm thấy hạnh phúc và ít căng thẳng hơn. Nếu bạn tiếp xúc với người tiêu cực trong cuộc sống, bạn sẽ trở nên không vui và kém khỏe khoắn. Nếu bạn đang trong mối quan hệ tình cảm, hãy biến nó thành ưu tiên hàng đầu trong việc cải thiện. Bạn nên dành thời gian chất lượng với người bạn đời của bạn và tăng cường bày tỏ sự thương yêu của mình về mặt thể chất với người đo. Bước 6 - Cải thiện các mối quan hệ khác. Mối quan hệ trong công việc của bạn cũng khá quan trọng trong việc hình thành sự khỏe mạnh tổng thể. Bạn nên cố gắng tìm kiếm điểm tương đồng với đồng nghiệp của mình để tăng cường sự gắn kết. Bạn cũng có thể tình nguyện giúp đỡ họ nếu bạn nhận thấy rằng họ đang phải đối mặt với hàng tá công việc. Tập trung vào bạn bè và gia đình. Mối quan hệ gần gũi nhất thường là mối quan hệ với bạn bè và họ hàng thân thiết. Bạn nên nhớ dành thời gian cho họ. Bước 7 - Tăng cường sức khỏe trí tuệ. Bạn cần phải tiến hành củng cố tâm trí tương tự như cách bạn củng cố cơ bắp của mình. Trở nên khỏe mạnh về mặt tri thức có nghĩa là bạn thách thức và tập trung bộ não của bạn. Bạn tò mò và muốn khám phá địa điểm và những điều mới lạ. Đi đến nơi mới mẻ. Đây là một trong các phương pháp tốt nhất để học hỏi điều mới lạ và kích thích trí não của bạn. Giải ô chữ. Có khá nhiều hoạt động mà bạn có thể thực hiện tại nhà để cải thiện não bộ. Bạn có thể giải ô chữ, chơi Sudoku, hoặc trò chơi cờ bàn đầy thử thách. Phương pháp 2 - Tiến hành Thay đổi Bước 1 - Bắt đầu lại mỗi ngày. Nếu mọi việc không diễn ra như bạn mong đợi, bạn nên giảm thiểu một số áp lực cho chính mình. Hãy nhìn nhận mỗi ngày như là một khởi đầu mới. Tư duy này sẽ giúp bạn có thể nhìn thấy sự tích cực trong cuộc sống. Bạn nên viết nhật ký vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. Viết ra suy nghĩ của bản thân có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và bắt đầu ngày mới với tâm trí tỉnh táo hơn. Bước 2 - Hãy chủ động. Để có thể thay đổi cuộc sống, bạn cần phải trở thành nguồn lực thúc đẩy sự thay đổi. Trở nên chủ động có nghĩa là bạn phải chịu trách nhiệm trước số phận của mình. Bạn đưa ra lựa chọn riêng của mình, chứ không phải là tuân theo sự lựa chọn của người khác. Khi bạn cảm thấy rằng bạn đang chịu trách nhiệm với cuộc sống của bạn, bạn sẽ bắt đầu trở nên thoải mái và tự tin hơn. Để có thể chủ động, hãy suy nghĩ về hành động cụ thể có thể giúp bạn cải thiện cuộc sống, và sau đó là tiến hành thực hiện chúng. Ví dụ, nếu bạn không vui về công việc của mình, biện pháp chủ động để có thể thay đổi sẽ là cập nhật hồ sơ xin việc của bạn và bắt đầu nộp đơn xin việc mới. Bước 3 - Hình thành thói quen mới Nếu bạn cảm thấy rằng một phần nào đó trong cuộc sống của bạn không tốt như có thể, bạn nên cố gắng tiến hành thay đổi. Có lẽ là bạn muốn cải thiện sức khỏe thể chất hoặc muốn tiết kiệm thêm nhiều tiền hơn. Cho dù là như thế nào, bạn nên tiến hành thay đổi trong cuộc sống hằng ngày để có thể nhận thức được sự cải thiện to lớn hơn. Ví dụ, hãy để dành 10,000 đồng mỗi ngày để bắt đầu quá trình tiết kiệm tiền. Thông thường, sẽ phải tốn khoảng 2 tháng để một thói quen nào đó thật sự trở thành một phần trong cuộc sống hằng ngày của bạn, vì vậy, hãy kiên trì. Bước 4 - Thiết lập mục tiêu Mục tiêu là biện pháp phản ánh sự ưu tiên của bạn và là phương pháp cụ thể mà bạn có thể thực hiện để cải thiện cuộc sống. Thiết lập mục tiêu sẽ khá hữu ích trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Sở hữu mục tiêu thực tế có thể giúp bạn hình dung về sự thay đổi mà bạn mong muốn nhận được. Hình thành mục tiêu dài hạn và ngắn hạn. Kết quả của mục tiêu ngắn hạn sẽ cung cấp cho bạn sự khuyến khích mà bạn cần để có thể kiên trì thực hiện thay đổi lâu dài. Bước 5 - Tìm kiếm niềm đam mê của bản thân. Sở hữu mục đích trong cuộc sống có thể giúp bạn sống một cuộc sống tốt nhất có thể. Bạn nên tự hỏi bản thân xem liệu bạn sẽ làm gì nếu bạn không còn phải lo lắng về vấn đề tiền bạc. Khi bạn tìm được câu trả lời, bạn đang trên đường tìm kiếm niềm đam mê của chính mình. Theo đuổi sự tò mò của bản thân. Niềm đam mê là yếu tố có một không hai của bạn, và nó chắc chắn có thể trở thành một điều gì đó đem lại sự thú vị và sự thách thức cho bạn. Ví dụ, nếu bạn yêu động vật, bạn nên tìm cách để được chăm sóc chúng. Bạn có thể tình nguyện giúp đỡ tại trại động vật trong khu vực mà bạn sinh sống. Phương pháp 3 - Tận hưởng Cuộc sống Bước 1 - Trân trọng một điều gì đó mỗi ngày. Bạn nên thật sự nỗ lực trong việc hình thành niềm vui trong cuộc sống. Một phương pháp khá đơn giản để thực hiện điều này đó là lựa chọn một hoạt động nào đó mà bạn có thể tận hưởng mỗi ngày. Nó có thể đơn giản như dành thời gian để thưởng thức tách cà phê mỗi sáng. Hoặc bạn có thể hình thành thói quen dành 30 phút vào buổi sáng để thực hiện hoạt động mà bạn thật sự yêu thích. Bước 2 - Tránh so sánh. Bạn không nên so sánh cuộc sống của bản thân với người khác. Ví dụ, nếu bạn lo lắng về tình hình tài chính, bạn nên tìm cách để tăng thêm nguồn thu nhập. Đây là hành động mà bạn có thể thực hiện để cải thiện tình hình thay vì nghĩ về người bạn sở hữu công việc có mức lương cao hơn bạn và tự hỏi tại sao bạn lại không thể kiếm được nhiều tiền như vậy. Khi bạn so sánh bản thân với người khác, bạn thường kết thúc bằng việc phán xét chính mình một cách không công bằng. Hầu hết mọi người đều sẽ so sánh bản thân với người mà chúng ta cảm nhận rằng họ sở hữu nhiều thứ hơn hoặc là họ "tốt hơn" chúng ta. Và chúng ta cũng có xu hướng so sánh bản thân với phiên bản lý tưởng nhất của người đó, phớt lờ sự thật rằng người đó cũng chỉ là một con người với những khiếm khuyết và thử thách tương tự như mọi người khác. Thay vì so sánh bản thân với người khác, bạn nên so sánh con người của bạn trong quá khứ và trong hiện tại. Bạn đã trưởng thành như thế nào trong một năm qua? Hôm nay, bạn có thể làm những việc gì mà bạn đã không thể thực hiện trước đây? So sánh bản thân với người khác chẳng khác nào so sánh quả táo với quả cam. Đây là thước đo không chính xác và không hợp lý vì mỗi người là một cá thể độc đáo riêng biệt. Quá trình này cũng phi lý như là so sánh khả năng bơi lội của bạn với cá heo. Bước 3 - Bước ra khỏi nhà. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khí trời trong lành có thể tác động tích cực đến sức khỏe của bạn, cả về mặt tinh thần lẫn thể chất. Bạn nên cố gắng dành một chút thời gian mỗi ngày (hoặc mỗi tuần) để bước ra khỏi nhà. Bạn có thể đến công viên, hoặc thực hiện một chuyến phiêu lưu cuối tuần tại khu vực lân cận. Bước 4 - Rèn luyện khả năng tự chấp nhận. Bạn nên tập trung vào đặc điểm tích cực của chính mình. Nếu bạn quá nghiêm khắc với bản thân, sẽ khó để bạn có thể tìm kiếm niềm vui trong cuộc sống. Thay vì vậy, hãy dành một chút thời gian mỗi ngày để tập trung vào điểm mạnh của mình. Bạn nên biến hành động khen tặng người khác thành thói quen. Dán lời ghi chú trên chiếc gương trong phòng tắm để nhắc nhở bản thân về sự tuyệt vời của chính mình. Bước 5 - Trở nên vui vẻ. Trân trọng tính cách trẻ con bên trong tâm hồn bạn có thể giúp bạn cảm thấy như thể bạn đang sống trọn vẹn từng phút từng giây. Hãy cố gắng thực hiện một hành động ngốc nghếch nào đó, chẳng hạn như nhảy chân sáo hoặc nhào lộn. Đừng ngần ngại khi phải cười vang. Bạn cũng có thể thiết lập thói quen chọc cười bạn bè và người thân. Sự vui vẻ của bạn chắc chắn sẽ tác động đến họ.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/X%E1%BB%AD-l%C3%BD-m%C3%B3ng-tay-m%E1%BB%8Dc-qu%E1%BA%B7p
Cách để Xử lý móng tay mọc quặp
Móng tay mọc quặp không phổ biến như móng chân mọc quặp nhưng vẫn có khả năng xảy ra, và khi đó móng tay có thể đau và nhiễm trùng. Nếu móng tay của bạn mọc quặp, một cạnh của móng sẽ mọc cong và đâm vào phần da mềm xung quanh móng tay. Bạn hãy học cách xử lý móng tay mọc quặp để giảm khó chịu và giúp vết thương lành lại. Phương pháp 1 - Sử dụng các liệu pháp tại nhà để xử lý móng tay mọc quặp Bước 1 - Nâng móng tay. Trong trường hợp móng tay mọc quặp nhẹ, bạn có thể tự nâng móng tay. Ngâm móng tay để làm mềm móng, sau đó đặt một thứ gì đó bên dưới móng để tách móng tay khỏi da sao cho móng không còn mọc chọc vào da. Thử đặt một miếng gạc nhỏ, bông gòn hoặc chỉ nha khoa bên dưới cạnh của móng tay mọc quặp. Nếu dùng bông gòn, bạn hãy lấy một miếng bông nhỏ và se giữa hai ngón tay để tạo thành một que bông dài khoảng 1,2 cm. Que bông gòn không cần quá dày, nhưng phải đủ dày để móng tách khỏi da. Dán một đầu que bông gòn vào một bên ngón tay. Dùng tay kia nhấc góc móng tay mọc quặp ra ngoài. Nhét đầu kia của que bông vào dưới góc móng và thò ra cạnh bên kia sao cho bông gòn nằm giữa da và móng, đồng thời nâng móng tách khỏi da. Bước này có thể gây đau và khó thực hiện. Việc dán một đầu bông gòn vào một bên ngón tay là để bạn nhét bông vào dưới góc móng dễ hơn. Có thể bạn cần ai đó giúp đặt bông gòn. Bước 2 - Dùng thuốc mỡ kháng sinh. Bạn có thể chấm một chút thuốc mỡ kháng sinh lên móng tay để ngăn ngừa nhiễm trùng. Dùng tăm bông bôi thuốc mỡ lên chỗ đau, sau đó dùng băng sạch băng lại. Bạn nên thay băng và bôi thêm thuốc mỡ hàng ngày. Bước 3 - Uống thuốc giảm đau không kê toa. Móng tay mọc quặp bị nhiễm trùng có thể rất đau. Để bớt đau, bạn có thể uống thuốc giảm đau không kê toa. Nhớ tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất về liều lượng dùng hàng ngày. Thử uống acetaminophen (Tylenol), ibuprofen (Advil), hoặc naproxen sodium (Aleve) để giảm đau. Phương pháp 2 - Ngâm móng tay mọc quặp Bước 1 - Ngâm móng tay trong nước ấm. Bạn có thể ngâm ngón tay trong nước ấm khoảng 15-20 phút. Cách này giúp giảm đau ở ngón tay và giảm sưng. Bạn có thể ngâm 3-4 lần một ngày. Lau móng tay thật khô sau khi ngâm. Bạn nên giữ cho móng tay mọc quặp luôn khô ráo, ngoại trừ lúc ngâm. Sau khi ngâm ngón tay, bạn nên bôi thuốc mỡ hoặc dầu lên móng tay. Bạn cũng nên thay bông hoặc băng sau khi ngâm. Bước 2 - Dùng muối Epsom. Một lựa chọn khác để xử lý móng tay mọc quặp là ngâm bàn tay trong muối Epsom. Đổ nước ấm vào bát, thêm vào 2 thìa canh muối Epsom cho mỗi lít nước và ngâm bàn tay khoảng 15-20 phút. Muối Epsom giúp giảm đau và viêm. Nếu muốn băng vết thương, bạn cần lau khô ngón tay sau khi ngâm và băng lại. Bước 3 - Ngâm nước ô xy già. Nước ô xy già thường được dùng để chống nhiễm trùng. Bạn có thể ngâm móng tay mọc quặp trong dung dịch nước ấm pha với ô xy già. Rót nửa cốc ô xy già vào nước ấm. Ngâm ngón tay trong khoảng 15-20 phút. Bạn cũng có thể tẩm ô xy già lên miếng gạc hoặc bông gòn và đắp lên móng tay. Bước 4 - Thử dùng dầu tràm trà. Dầu tràm trà có đặc tính kháng nấm và kháng khuẩn, giúp chữa lành vết thương. Khi ngâm móng tay, bạn hãy thêm 2-3 giọt dầu tràm trà vào nước ấm. Hòa một hoặc hai giọt tinh dầu tràm trà với 1 thìa canh dầu ô liu và xoa lên móng để ngăn ngừa nhiễm trùng. Dầu tràm trà còn có tác dụng giúp cho móng mềm hơn một chút. Bạn có thể pha loãng 1 giọt dầu tràm trà với 1 thìa canh dầu ô liu và thoa lên móng hàng ngày. Dầu tràm trà có thể dùng thay thế cho thuốc mỡ kháng sinh, vì có lẽ bạn không cần cả hai thứ. Sau khi dầu tràm trà đã ngấm, bạn hãy chấm một chút dầu Vicks VapoRub hoặc Mentholatum lên chỗ đau. Chất methol và long não sẽ giúp giảm đau và làm mềm móng. Dùng băng hoặc miếng gạc nhỏ để giữ menthol hoặc long não trên móng tay. Nếu sử dụng bông gòn để nâng móng tay, bạn có thể thấm một chút dầu tràm trà vào miếng bông đặt dưới móng. Phương pháp 3 - Điều trị móng tay mọc quặp bằng phương pháp y khoa Bước 1 - Đến gặp bác sĩ. Nếu móng tay mọc quặp bị nhiễm trùng hoặc không đỡ sau 5 ngày, có thể bạn cần đến bác sĩ. Bác sĩ có thể điều trị móng tay mọc quặp bằng thuốc kháng sinh bôi ngoài da. Nếu bị nhiễm trùng sâu trong ngón tay, bạn có thể được kê toa thuốc kháng sinh uống. Nếu móng tay mọc quặp là do nấm (thường xảy ra khi tình trạng này tái đi tái lại), bác sĩ có thể xác định nguyên nhân này và đưa ra cách điều trị. Bạn cần báo cho bác sĩ biết nếu: tình trạng đau quanh móng trở nặng hơn, hoặc hiện tượng đỏ và nhức lan rộng, hoặc bạn không gập được ngón tay ở bất cứ khớp nào hoặc bạn bị sốt. Các triệu chứng này cho thấy đang có vấn đề nghiêm trọng hơn. Bước 2 - Làm thủ thuật nâng móng tay. Với trường hợp móng tay mọc quặp chưa có mủ, bác sĩ có thể tiến hành nâng móng tay. Thủ thuật nâng móng tay giúp tách móng khỏi da để móng mọc bên trên da thay vì mọc đâm vào da. Khi móng tay đã được nâng lên, bác sĩ sẽ đặt một vật giữa móng và da để tách chúng ra. Thông thường, bác sĩ sẽ đặt bông gòn, chỉ nha khoa hoặc một chiếc que nhỏ bên dưới móng. Nếu móng tay của bạn bị nhiễm trùng hoặc mọc quặp nghiêm trọng, hoặc bạn không dám tự nâng móng tay, bạn có thể nhờ bác sĩ giúp. Bước 3 - Phẫu thuật cắt bỏ móng mọc quặp. Nếu tình trạng móng mọc quặp tái đi tái lại, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt bỏ móng. Thông thường nhất, bác sĩ sẽ thực hiện cắt bỏ một phần móng. Phần móng mọc quặp sẽ được cắt bỏ. Nếu đã cắt bỏ một phần móng, bạn sẽ phải theo dõi khi móng tay mọc lại để chắc rằng móng không tiếp tục mọc đâm vào da. Trong các trường hợp nghiêm trọng, có thể toàn bộ giường móng cần phải được loại bỏ bằng hóa chất hoặc liệu pháp laser. Tuy nhiên, điều này hiếm khi cần thiết đối với móng tay mọc quặp mà thường chỉ áp dụng trong trường hợp móng chân mọc quặp. Phương pháp 4 - Hiểu về tình trạng móng tay mọc quặp Bước 1 - Nhận biết các triệu chứng của tình trạng móng tay mọc quặp. Móng tay mọc quặp là móng tay có một cạnh mọc cong và đâm vào phần da mềm xung quanh móng. Áp lực gây ra khiến cho vùng da đỏ, sưng, đau, và đôi khi nhiễm trùng. Nếu móng tay mọc quặp bị nhiễm trùng, có thể chỗ đau sẽ mưng mủ và hiện tượng sưng lan xuống ngón tay. Móng tay mọc quặp có thể mọc đâm vào da mềm cả ở góc trong lẫn góc ngoài của móng. Bước 2 - Tìm hiểu nguyên nhân khiến móng tay mọc quặp. Móng tay mọc quặp thường ít gặp hơn móng chân mọc quặp; tuy nhiên, có một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Các nguyên nhân khiến móng tay mọc quặp bao gồm: Chấn thương Cắn móng tay Cắt móng tay quá sát hoặc không đều. Nhiễm nấm Móng tay mọc cong hoặc dày lên, có thể do di truyền, nhưng có thể là vấn đề của người già Bước 3 - Theo dõi khi các triệu chứng trở nặng. Hầu hết các trường hợp móng tay mọc quặp sẽ lành với các liệu pháp tại nhà và các loại thuốc thông thường. Tuy nhiên, một số trường hợp nhiễm trùng có thể trở nên nghiêm trọng. Nếu các triệu chứng trở nặng hơn, bạn cần đến gặp bác sĩ hoặc đến phòng cấp cứu ngay lập tức. Nếu móng tay có mủ, cường độ đau gia tăng hoặc hiện tượng đỏ và nhức lan rộng, không gập được ngón tay ở bất cứ khớp nào hoặc bị sốt, bạn hãy tìm sự chăm sóc y tế. Bước 4 - Ngăn ngừa móng tay mọc quặp. Bạn có thể ngăn ngừa tình trạng móng tay mọc quặp tái diễn. Không nên cắt móng tay quá sát, vì điều này có thể khiến móng tay mọc quặp. Bạn cũng nên cố gắng không làm xước hoặc xé móng tay mà nên giũa các cạnh gồ ghề lởm chởm của móng tay. Nhớ giữ khô bàn tay và móng tay. Giữ cho móng tay luôn sạch sẽ. Kiểm tra móng tay để tìm dấu hiệu móng mọc quặp nhằm xử lý sớm.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Tr%C3%B2-chuy%E1%BB%87n-Tr%C3%B4i-ch%E1%BA%A3y-v%E1%BB%9Bi-m%E1%BB%99t-C%C3%B4-g%C3%A1i-(D%C3%A0nh-cho-c%C3%A1c-Ch%C3%A0ng)
Cách để Trò chuyện Trôi chảy với một Cô gái (Dành cho các Chàng)
Chắc hẳn bạn giỏi lách qua đám đông trong phòng và đến làm quen với một cô gái để thu hút sự chú ý của cô ấy. Nhưng có bao giờ bạn cảm thấy sau vài phút mình đã không còn gì để nói không? Hoặc có thể bạn thu hết can đảm để nói chuyện với cô gái trong mộng của mình, nhưng rồi lại líu lưỡi và lúng túng khi cuộc trò chuyện bắt đầu. Cho dù là người hòa đồng hay rụt rè, bạn cũng có thể làm cho cuộc chuyện trò với một cô gái được liên tục khi đã bắt đầu, chỉ cần bạn làm theo các bước trong bài viết này. Phương pháp 1 - Giữ cho cuộc trò chuyện được liên tục Bước 1 - Gợi chuyện để mời cô ấy nói. Bạn hãy chú ý đến bối cảnh và nghĩ ra câu gì đó thích hợp. Ví dụ, đừng hỏi bừa về thiên văn học khi cô ấy đang đi sắm giày. Sau đây là vài cách để làm được điều đó: Nếu muốn bắt chuyện với một cô gái chưa quen, bạn hãy thử đưa ra lời khuyên. Ví dụ như nếu bạn thấy một cô gái xinh đẹp trong tiệm cà phê và trông nàng có vẻ như đang phân vân chưa biết gọi gì, vậy thì bạn hãy giới thiệu đồ uống yêu thích của bạn, hay nói với nàng rằng chỉ nhìn nàng là bạn sẽ đoán chính xác nàng muốn gì. Nếu đã biết cô gái ấy, bạn hãy bắt đầu bằng một điểm chung nào đó. Nếu học cùng trường, bạn hãy bình luận về các lớp học hay nói về những hoạt động ngoại khóa. Nếu cùng làm việc chung, bạn hãy bắt đầu tán chuyện về tin tức nào đó ở chỗ làm, hay nhờ cô ấy giúp bạn một tay khi bạn đang làm gì đó. Nhờ cô ấy giúp bạn những việc nho nhỏ. Ví dụ như, nhờ cô ấy trông chừng đồ cho bạn (điện thoại chẳng hạn) khi bạn ra ngoài mua đồ uống cho nàng. Con gái sẽ chú ý đến bạn hơn nếu họ làm điều gì đó cho bạn. Nó cũng làm cho các nàng cảm thấy được tin cậy và thậm chí tò mò. Hãy khen ngợi cô ấy. Nếu hôm ấy trông nàng thật tuyệt vời hay phát biểu câu gì đó hay hay trong giờ học, vậy thì hãy nói với nàng như vậy. Hãy khen mái tóc, nụ cười của nàng hay bộ đồ nàng mặc. Tránh khen những nét “nữ tính” hơn của cô ấy. Bạn hãy nhớ là lời khen của bạn phải chân thành, không giả tạo. Bước 2 - Hãy đưa ra vài câu hỏi với cô ấy. Chắc bạn muốn tỏ cho cô ấy biết bạn quan tâm đến cô ấy và đồng thời bạn cũng muốn biết cô ấy có xứng đáng với sự quan tâm của bạn không. Một câu hỏi hay sẽ khiến cô ấy suy nghĩ, cười và cùng lúc đó cũng thích bạn. Tránh những câu hỏi “có” và “không”. Câu hỏi kiểu như “Em có thích bộ phim mới ra tuần này không?” sẽ cho bạn câu trả lời “có” hoặc “không”, nhưng có thể không tạo ra được một cuộc trò chuyện nhiều ý nghĩa. Thay vào đó, bạn hãy hỏi xem cô ấy đã xem những phim nào khác và tại sao lại thích những phim đó. Kiểu câu hỏi như vậy sẽ khiến cô ấy trả lời dài hơn. Con gái thường thích những chàng trai chủ động. Thay vì chờ cô ấy hỏi, bạn hãy chủ động hỏi trước. Khi cô ấy trả lời, bạn hãy gật đầu và sau đó đưa ra ý kiến của mình. Bạn cần một cuộc trò chuyện cân bằng, qua đó bạn có thể khám phá về những điểm cốt yếu của cô ấy, đồng thời bạn cũng chia sẻ với cô ấy những điều tương tự về mình. Hãy tìm hiểu xem cô ấy say mê điều gì. Nếu bạn thích cô gái nào, thì cơ hội sẽ đến nếu bạn tìm ra điều mà nàng thực sự say mê. Hãy hỏi xem tại sao nàng lại say mê điều đó, hoặc tại sao nàng lại suy nghĩ như vậy. Hãy hỏi cô ấy những điều mà bạn thực tâm muốn biết thay vì hỏi những câu chỉ để khiến cô ấy nói chuyện. Nếu bạn không chân thành, cô ấy sẽ biết, và cuộc chuyện trò của bạn sẽ tan thành mây khói. Người ta thường thích nói chuyện về bản thân. Nếu bạn biết cô ấy say mê điều gì, cuộc chuyện trò sẽ diễn ra tự nhiên và dễ dàng. Đây là cách dễ nhất để kết nối. Bước 3 - Hãy làm cho mình trở nên hấp dẫn trong lúc nói chuyện. Bạn muốn tìm hiểu càng nhiều về cô ấy càng tốt, nhưng bạn cũng cần cho cô ấy ấn tượng tốt về bạn. Nói về chủ đề có thể khiến bạn say sưa và có sức thuyết phục. Khi nói về vấn đề nào mà bạn tin chắc, bạn sẽ có biểu hiện tốt nhất. Nếu bạn đam mê âm nhạc, vậy thì hãy nói về ban nhạc yêu thích của bạn. Nếu bạn thích làm một công việc gì đó, hãy kể với cô ấy về nó. Hãy nhớ dành thời gian tương đương cho cô ấy nói. Chắc chắn bạn muốn chia sẻ những câu chuyện về bản thân bạn, nhưng nếu bạn chỉ toàn nói về mình, cô ấy sẽ nghĩ rằng bạn ích kỷ và sẽ không nói chuyện với bạn nữa. Đừng đưa ra ý kiến về những chủ đề mà bạn hoàn toàn không hiểu biết. Mục đích của bạn là gây ấn tượng với nàng về sự dí dỏm của bạn, về cuộc trò chuyện và trí tuệ của bạn. Nếu bạn ba hoa về những điều bạn đinh ninh là thế nhưng lại không am hiểu gì về nó, bạn sẽ không được xem là thông minh lắm đâu! Bước 4 - Chấp nhận những khoảng lặng. Bạn không thể lúc nào cũng nghĩ ra được điều để nói trong suốt cuộc trò chuyện, và điều đó hoàn toàn chấp nhận được. Khoảng im lặng là một phần tự nhiên trong các cuộc hội thoại. Hãy để nàng được thoải mái bằng cách tạo ra những khoảng dừng hay thong thả trong khi bạn nói chuyện. Mỉm cười với cô ấy, nhấp một ngụm nước hay nhìn quanh phòng cho đến khi bạn nghĩ ra điều gì mới để nói. Miễn là bạn có vẻ tự tin và chăm chú, cô ấy sẽ háo hức chờ bước tiếp theo của cuộc trò chuyện. Nếu bạn có vẻ hồi hộp hoặc cứ chằm chặp nhìn xuống chân, cô ấy sẽ cảm thấy không thoải mái và có thể sẽ tạm biệt bạn. Thỉnh thoảng dừng lại trong khi trò chuyện. Khi bạn ngừng nói, trông bạn như đang cẩn thận cân nhắc những điều muốn nói. Cô ấy sẽ phải cố đoán ra bạn sẽ nói gì tiếp theo và cảm thấy buộc phải nói chuyện của mình để lấp khoảng trống. Tốc độ nói của mọi người tương đồng với nhau một cách tự nhiên. Điều này có nghĩa là người này bắt chước tốc độ nói của người kia một cách vô thức. Do đó nếu bạn nói chậm, cố ấy cũng sẽ nói chậm, và cuộc chuyện trò sẽ kéo dài hơn. Bí quyết để nói chậm là sự tự tin, chứ không phải là hồi hộp. Tin rằng khoảng dừng là cơ hội để cô ấy gây ấn tượng với bạn. Đừng cho rằng bạn cần phải nghĩ ra hết chủ đề này đến chủ đề khác trong cuộc chuyện trò. Khi dừng nói, bạn có ngụ ý mời “nàng” khởi xướng. Nếu nàng làm thế thì bạn sẽ biết rằng nàng thích thú nói chuyện với bạn. Bước 5 - Hãy giữ cho cuộc trò chuyện nhẹ nhàng. Đừng đào sâu vào những vấn đề gây tranh cãi hoặc bất cứ điều gì có thể làm cô ấy không thoải mái. Bạn cũng đừng bàn tán về người khác, vì cô ấy có thể cho rằng bạn không thực sự tốt bụng. Hãy hài hước. Nhưng đừng khai thác những truyện hài tục hoặc những điều có thể gây sốc đối với cô ấy. Hãy nhẹ nhàng và thăm dò trước khi bạn nói điều gì đó có thể khiến cô ấy cho là rẻ tiền hoặc xúc phạm. Tập kể những câu chuyện vui. Ngoài những truyện cười, người ta còn thích nghe những chuyện thú vị xảy ra với bạn. Vậy bạn hãy ghi nhớ những chuyện vui và hấp dẫn xảy ra với mình rồi tập kể những chuyện đó với bạn bè của bạn. Cập nhật về những thông tin giải trí. Hãy theo kịp tin tức mới nhất trong giới showbiz, những trào lưu mới về phim ảnh và âm nhạc. Khi biết về những gì đang diễn ra ngoài kia, bạn luôn có điều gì đó vui vui để nói. Hơn nữa bạn cũng có thể gây ấn tượng với cô ấy về những hiểu biết phong phú của bạn. Bước 6 - Chú ý ngôn ngữ cơ thể. Về phần mình, bạn hãy khéo léo giao tiếp bằng ánh mắt, ngồi thẳng người và mỉm cười một cách nhiệt thành. Khi bạn làm như thế, cô ấy sẽ cảm nhận rằng bạn đang tập trung vào cô ấy. Quan sát cử chỉ của cô ấy. Nếu nàng nhìn vào mắt bạn, chạm nhẹ vào cánh tay bạn hay nghiêng về phía bạn khi bạn nói, vậy thì bạn có thể tự tin rằng nàng đã bắt đầu thích bạn rồi đấy! Bạn cũng phải chú ý biểu hiện tốt ngôn ngữ cơ thể. Đừng khoanh tay, nhịp chân, thở dài hay rên thành tiếng. Mọi cử động trên ngụ ý rằng bạn đang chán nản hoặc không hài lòng về cô ấy. Nếu cô ấy liên tục nhìn đi chỗ khác, tay nghịch nghịch ly tách hay đồ trang sức của mình, hoặc trông như chỉ muốn "thoát đi ngay", như vậy có thể là cô ấy đã không còn hứng thú nói chuyện với bạn nữa. Bạn có thể thử nói những câu như, “Hình như hôm nay em không được vui? Trông em như đang ở tận đâu ấy”. Nếu không tìm được cảm hứng để bắt đầu lại cuộc trò chuyện, bạn hãy lịch sự chào cô ấy "Rất vui được vói chuyện với em hôm nay" và ra về. Bước 7 - Luôn chăm chú vào cô ấy. Hãy tỏ cho nàng biết rằng nàng quan trọng đối với bạn. Đừng tập trung làm nổi bật mình. Thay vào đó hãy tập trung chủ yếu vào cô ấy. Tắt điện thoại khi trò chuyện với một cô gái. Nếu bạn ra ngoài để gọi điện thoại thì khi quay vào có thể cô ấy đã đi mất. Nếu tình cờ gặp bạn bè, hãy giới thiệu bạn của mình với cô ấy nhưng tiếp tục tập trung vào cuộc trò chuyện của bạn. Cố gắng ra hiệu cho họ rằng các bạn sẽ nói chuyện vào lúc khác. Bước 8 - Kết thúc cuộc trò chuyện một cách khéo léo nếu cô ấy bảo đến lúc phải ra về. Nói với cô ấy rằng bạn rất vui khi được nói chuyện và làm quen với cô ấy. Nếu bạn cảm nhận có sự kết nối thực sự với nàng, hãy xin số điện thoại. Sáng hôm sau, bạn hãy gửi tin nhắn nói rằng bạn đã có những giờ phút tuyệt vời, và chúc nàng một ngày tốt lành. Bạn sẽ có cơ hội tiếp theo cuộc trò chuyện đầu tiên đó nếu nàng nhắn tin lại cho bạn. Một nguyên tắc rất có ích là chờ ít nhất một ngày trước khi bạn gọi điện cho nàng, nhất là khi cô ấy vừa mới biết bạn. Chắc bạn không muốn cô ấy nghĩ rằng bạn quá sốt sắng và có vẻ như quá cần, do đó tốt nhất là bạn nên chờ một ngày. Khi gọi cho cô ấy, bạn hãy nói ngắn gọn và ngọt ngào. Trừ khi cô ấy thực sự có hứng thú nói chuyện, bạn chỉ cần hỏi nàng có muốn đi xem phim hay uống cà phê không, thế là đủ. Bạn nên gây ấn tượng với nàng khi gặp mặt, vì khi đó bạn có thể ứng phó tốt hơn nếu xảy ra trục trặc. Hãy giữ thái độ dè dặt vừa phải cho đến khi bạn biết rằng cô ấy thực sự thích bạn. Nàng có thể thấy hơi kỳ lạ nếu bạn quá thúc ép trong khi nàng không như thế, do đó bạn nên duy trì sự cân bằng. Và nhớ là luôn luôn giữ cho cuộc trò chuyện được liên tục.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/L%C3%A0m-s%E1%BA%A1ch-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-ti%E1%BB%83u-m%C3%A8o-tr%C3%AAn-s%C3%A0n-g%E1%BB%97
Cách để Làm sạch nước tiểu mèo trên sàn gỗ
Nếu nhà có nuôi mèo thì có thể đôi lần bạn sẽ bắt gặp vũng nước tiểu mèo trên sàn. Nước tiểu mèo có thể làm ố sàn gỗ và để lại mùi nồng nặc. Tùy vào tuổi của mèo và loại sàn gỗ, bạn có thể dùng nhiều loại dung dịch ngăn ngừa và tẩy rửa khác nhau để làm sạch nước tiểu mèo. Phương pháp 1 - Làm sạch sàn gỗ Bước 1 - Lau sạch vũng nước tiểu mèo. Nếu là vũng nước tiểu mới, bạn hãy dùng giẻ có chất liệu thấm hút và thấm hết nước. Dùng lực vừa đủ mạnh để thấm cho khô. Nếu cần, bạn phải dùng nhiều miếng giẻ để loại bỏ càng nhiều chất bẩn trên sàn càng tốt. Bạn cũng có thể dùng khăn giấy, nhưng số lượng khăn phải đủ để lau càng khô càng tốt. Chuẩn bị sẵn giẻ lau cho đến khi chú mèo của bạn không còn đi tiểu bên ngoài hộp cát nữa. Bước 2 - Chọn hóa chất tẩy rửa phù hợp. Trên thị trường có nhiều loại hóa chất tẩy rửa. Tốt nhất là bạn nên tìm hiểu xem các loại hóa chất nào có hiệu quả nhất tùy vào loại sàn gỗ và mức độ hư hại. Thử sản phẩm lên khu vực khuất của sàn gỗ trước khi xử lý lên toàn bộ vết bẩn; tốt nhất là bạn cần đảm bảo sản phẩm tẩy rửa phải an toàn cho lớp hoàn thiện trên bề mặt sàn. Bước 3 - Sử dụng chất tẩy rửa có công thức chuyên dùng để xử lý nước tiểu thú nuôi. Một số sản phẩm như Nature’s Miracle và Urine Gone được một số trang web khuyên dùng, vì các sản phẩm này sẽ tẩy được mùi và ngăn chặn mèo đi tiểu vào chỗ cũ, tuy nhiên sẽ để lại mùi mốc nếu không được lau sạch sau đó. Bước 4 - Sử dụng ô xy già 3% và nước. Làm ẩm giẻ hoặc khăn giấy bằng hỗn hợp nước ô-xy già, sau đó phủ lên vết bẩn. Để ô-xy già trên vết bẩn trong vài tiếng hoặc qua đêm, tùy vào mức độ nghiêm trọng của vết bẩn. Đàm bảo giẻ hoặc khăn giấy không bị khô. Thỉnh thoảng kiểm tra và thường xuyên tẩm thêm nước ô-xy già nếu cần. Bạn cũng có thể phủ màng bọc ni lông lên trên, dùng băng dính để dán kín các mép ni lông. Sau vài tiếng đồng hồ, bạn có thể dùng một loại vật liệu thấm hút tốt như muối nở hoặc cát vệ sinh của mèo để loại bỏ chất lỏng trên sàn. Đầu tiên lấy khăn giấy ra, sau đó rắc vật liệu thấm hút lên vết bẩn. Tìm loại sản phẩm có tác dụng vừa hút ẩm vừa khử mùi như muối nở hoặc cát vệ sinh của mèo. Khi độ ẩm và mùi nước tiểu đã được hút hết, bạn có thể quét sạch vật liệu thấm hút hoặc muối nở và để khô. Bước 5 - Sử dụng hỗn hợp mạnh hơn gồm nước ô-xy già với vài giọt nước rửa bát và một nhúm muối nở. Với những vết bẩn tương đối nhỏ, bạn cần nhớ chỉ rót ô-xy già lên đúng vết bẩn, kiểm tra 10 phút một lần và lau khô ngay sau khi vết bẩn biến mất. Bước 6 - Sử dụng chất tẩy trắng gỗ hai thành phần peroxide, thường được gọi lá thuốc tẩy "A/B". Đây là loại thuốc tẩy gồm hai thành phần - nước ô-xy già và sodium hydroxide. Loại thuốc tẩy này có tác dụng tẩy mọi loại màu trên gỗ, vốn cũng là một nhược điểm của chất tẩy trắng gỗ hai thành phần. Chất tẩy trắng gỗ có các hướng dẫn rất cụ thể. Hai thành phần của sản phẩm được trộn chung với nhau. Bạn cần đọc hướng dẫn và cảnh báo của nhà sản xuất, vì những hóa chất này rất mạnh. Tốt nhất là bạn nên sử dụng găng tay cao su và kính bảo hộ khi làm việc, đồng thời giữ cho phòng thông thoáng. Bước 7 - Pha dung dịch nước ấm với 25-30% giấm trắng để thay thế cho các sản phẩm tẩy rửa thương mại. Giấm giúp trung hòa amoniac vốn tạo ra mùi trong nước tiểu mèo. Dung dịch này cũng tốt cho môi trường hơn so với các hóa chất mạnh. Bước 8 - Sơn bóng lại sàn gỗ. Nước tiểu mèo lâu ngày có thể ngấm vào gỗ, khi đó bạn cần phải loại bỏ bằng cách mài đi và làm lại lớp hoàn thiện trên bề mặt sàn. Mài bề mặt sàn và cùng cọ quét sơn để quét lớp sơn bóng lên sàn. Tham khảo ý kiến chuyên gia về loại giấy nhám cần dùng tùy vào loại gỗ và mức độ ngấm của nước tiểu mèo vào sàn. Dùng loại sơn bóng thích hợp với vân gỗ. Liên hệ với công ty bán sàn gỗ cho bạn, vì họ thường cung cấp bút sửa lỗi bề mặt sơn có thể giúp bạn khôi phục lại các chi tiết theo ý muốn. Cân nhắc phủ thêm một lớp sơn bóng nữa lên sàn sau khi đã làm sạch và sơn bóng lại để ngăn chặn các sự cố khác xảy ra khiến nước tiểu mèo ngấm xuống bề mặt sàn bên dưới. Bước 9 - Lặp lại các bước làm sạch sàn. Có thể bạn cần làm lại nhiều lần để hoàn toàn loại bỏ vết bẩn. Nếu thấy mùi nước tiểu mèo nhưng không biết ở đâu, bạn có thể thử dùng đèn cực tím để tìm. Đôi khi nước tiểu ngấm sâu vào lớp sàn bên dưới và không thể loại bỏ được mùi trừ khi bạn thay sàn khác. Nếu quyết định thay sàn gỗ, bạn cần phủ lớp hoàn thiện lên bề mặt sàn. Dùng chất khử mùi có bán tại các cửa hàng dành cho thú cưng. Tìm loại có thành phần enzyme để tiêu diệt vi khuẩn còn sót lại. Đảm bảo loại bỏ hoàn toàn mùi nước tiểu để mèo khỏi bị thu hút quay lại tiểu vào chỗ cũ. Phương pháp 2 - Ngăn chặn mèo đi tiểu không đúng chỗ Bước 1 - Biết mèo đi tiểu vì nguyên nhân gì. Có hai nguyên nhân khiến mèo đi tiểu: để đánh dấu lãnh thổ bằng cách rải một lượng nhỏ nước tiểu ở nhiều nơi hoặc để thải nước tiểu thành vũng lớn. Khi đi tiểu, mèo thường tìm mặt phẳng rộng, đó là lý do vì sao mặt sàn là mục tiêu hoàn hảo của chúng. Nếu nhà nuôi nhiều mèo, bạn cần cung cấp cho chúng những khu vực riêng biệt. Bước 2 - Tạo cho mèo cảm giác an tâm khi ở trong lãnh thổ của nó. Mèo sẽ đánh dấu lãnh thổ bằng nước tiểu thường xuyên hơn nếu chúng cảm thấy cần phải tuyên bố quyền sở hữu. Khi thực hiện hành vi này, mèo sẽ dựng thẳng đuôi lên và thường tiểu vào những bề mặt thẳng đứng như các bức tường. Mèo sẽ đánh dấu lãnh thổ để báo cho những con mèo khác về các thông tin như thời điểm giao phối. Việc triệt sản cho mèo có thể giúp giải quyết vấn đề này. Đóng cửa sổ, mành che và cửa ra vào để mèo của bạn không nhìn thấy những con mèo khác và sợ hãi, nếu không, chúng sẽ bắt đầu thực hiện hành vi đánh dấu lãnh thổ. Đặc biệt cẩn thận khi mèo ở trong môi trường mới. Xử lý hành vi đi tiểu của mèo trước khi nó trở thành thói quen thường ngày. Gắn thiết bị cảm biến chuyển động vào vòi phun tưới cỏ và đặt gần cửa sổ hoặc cửa ra vào để ngăn chặn những con mèo khác đến gần nhà bạn. Bước 3 - Chọn đúng loại hộp cát vệ sinh cho mèo. Mèo vốn có bản tính rất sạch sẽ và kén chọn, vì vậy việc cung cấp hộp cát sạch sẽ và thoải mái là điều then chốt để ngăn chúng đi tiểu trên sàn. Hộp cát phải có chiều dài gấp rưỡi chiều dài của mèo. Mèo cần có đủ không gian để xoay trở sau khi xong việc. Không dùng hộp cát có mái che. Hộp cát kiểu này có thể khiến mèo cảm thấy bị bao vây, hơn nữa nó còn giữ lại mùi bên trong hộp vì mái che ngăn cản không khí bên ngoài lưu thông vào hộp để làm khô cát. Nếu nhà bạn nuôi nhiều mèo, hộp cát có mái che cũng hạn chế khả năng chạy thoát của mèo khi đối đầu với con mèo khác. Bạn nên nhớ điều này vì mèo có thể tránh dùng hộp cát nếu nó cảm thấy bị mai phục khi ở bên trong hộp. Đảm bảo thành hộp cát không quá cao để mèo có thể dễ dàng bước qua. Điều này đặc biệt quan trọng đối với mèo già. Bước 4 - Một nguyên tắc cần nhớ là số lượng hộp cát phải bằng số mèo cộng thêm một. Vậy nên bạn hãy nhớ phương trình 1 mèo=2 hộp, 3 mèo=4 hộp, và cứ tiếp tục như thế. Nếu nhà có nhiều tầng, bạn nên đặt mỗi tầng một hộp cát. Nghĩ xem, khi bạn đang ở trên tầng năm, liệu bạn có muốn xuống tầng một để đi tiểu không? Bước 5 - Chọn đúng vị trí đặt hộp cát. Đảm bảo hộp cát phải được đặt ở vị trí thuận tiện đối với mèo. Không phải vị trí đặt hộp cát phù hợp với cách xếp đặt trong nhà mà mèo sẽ thích nghi theo ý bạn. Nếu chú mèo của bạn liên tục đi tiểu vào một chỗ nào đó thì khôn ngoan nhất là đặt hộp cát ở đó và dần dần di chuyển về nơi bạn muốn. Chọn vị trí an toàn và thuận tiện cho mèo. Không đặt gần chỗ ăn, dưới tầng hầm ẩm ướt, trong tủ tường hoặc gần các thiết bị điện có thể khiến mèo sợ. Nếu nhà có nuôi nhiều mèo, bạn cần để các hộp cát rải ra nhiều nơi. Không xếp các hộp cát trong cùng một phòng, vì chắc hẳn bạn không muốn mèo tránh hộp cát của nó chỉ vì để tránh chú mèo khác. Đặt mỗi khu vực yêu thích của mèo một hộp cát. Đảm bảo mỗi chú mèo trong nhà phải có một hộp cát và cộng thêm một hộp nữa. Nếu bạn chỉ nuôi một con mèo nhưng nhà lại có nhiều tầng, bạn nên đặt mỗi tầng một hộp cát. Bước 6 - Giữ vệ sinh hộp cát. Ít nhất thì bạn cũng nên loại bỏ chất thải của mèo trong hộp cát mỗi ngày hai lần, rửa sạch hộp mỗi tháng một lần. Nếu không dùng loại cát có thể xúc bỏ chất thải trong cát, bạn nên rửa sạch hộp ít nhất mỗi tuần một lần. Các chất tẩy rửa gia dụng có mùi mạnh có thể khiến mèo tránh xa hộp cát. Khi rửa hộp cát, bạn nên dùng thuốc tẩy pha thật loãng trong nước nóng hoặc xà phòng rửa bát pha thật loãng. Kiểm tra loại cát. Mèo thích loại cát không mùi, kết cấu như cát mềm, có thể đào và lấp được. Mèo cũng không thích các vật liệu có mùi hương vì khứu giác của chúng rất nhạy cảm. Các nghiên cứu đã cho thấy hầu hết mèo đều thích loại cát làm bằng vật liệu đất sét rời, có tính vón cục, không mùi, có chứa than hoạt tính. Đảm bảo lượng cát trong hộp dày khoảng 7,5 cm và bổ sung định kỳ sau mỗi lần làm vệ sinh. Cẩn thận với những hộp cát tự làm sạch công nghệ cao, vì chúng có nhiều nhược điểm. Những hộp cát kiểu này có thể làm mèo sợ hoặc dễ bị tắc. Nhược điểm chính của nó là bạn không thể theo dõi sức khỏe của mèo, do nó làm sạch mọi phần vón cục lớn trước khi bạn có dịp kiểm tra. Bước 7 - Tạo sự thoải mái cho mèo. Có nhiều yếu tố có thể khiến mèo bị stress và tránh dùng hộp cát, bao gồm chuyển chỗ ở, xây sửa nhà, có nhiều mèo trong nhà, và nói chung là thay đổi đột ngột. Bạn hãy xử lý những vấn đề như vậy để cho mèo cảm giác an toàn và thoải mái trên lãnh thổ của nó. Quan sát sự tương tác trong nhà có nuôi nhiều mèo. Sự xung đột có thể gây ra vấn đề trong việc tiểu tiện của mèo, đặc biệt nếu xung đột xảy ra gần vị trí đặt hộp cát khiến cho mèo liên tưởng hộp cát với những ký ức xấu. Đừng trừng phạt mèo vì nó đi tiểu bên ngoài hộp cát. Hình phạt không những làm cho mèo e sợ bạn mà còn khiến nó tưởng rằng mình gặp rắc rối vì đi tiểu. Bạn nên tìm hiểu xem tại sao mèo đi tiểu bên ngoài hộp cát, vì việc trừng phạt chỉ gây tác dụng ngược. Bước 8 - Hỏi ý kiến bác sĩ thú y. Bác sĩ thú y sẽ tiến hành khám sức khỏe và xét nghiệm nước tiểu để tìm ra vấn đề liên quan đến sức khỏe của mèo. Nhiễm trùng đường tiểu và các bệnh về thận là những vấn đề phổ biến khiến mèo thay đổi thói quen tiểu tiện. Tuổi tác có thể đóng vai trò quan trọng trong các vấn đề về tiểu tiện, và mèo càng già thì nước tiểu càng có mùi nồng nặc.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Sao-l%C6%B0u-cu%E1%BB%99n-camera-tr%C3%AAn-Snapchat
Cách để Sao lưu cuộn camera trên Snapchat
wikiHow hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách sao lưu ảnh từ cuộn camera (Camera Roll) trên điện thoại lên tài khoản Snapchat. Bạn có thể thực hiện trên cả thiết bị Android và iPhone, vì quá trình này chỉ yêu cầu thư mục đặc biệt dành cho Snapchat trong ứng dụng Gallery (Thư viện) của điện thoại hoặc máy tính bảng. Nếu điện thoại hoặc máy tính bảng chưa có sẵn thư mục Snapchat, bạn cần tạo mới bằng cách lưu một snap nào đó về cuộn camera. Phương pháp 1 - Tạo thư mục Snapchat trên điện thoại hoặc máy tính bảng Bước 1 - Mở Snapchat. Ứng dụng có biểu tượng màu vàng với hình bóng ma trắng bên trong, bạn có thể tìm thấy trong app drawer (Android) hoặc trên màn hình home (iPhone/iPad). Bước 2 - Cuộn xuống trang Memories. Trang này nằm bên dưới nút chụp chính và sẽ đẩy những story đã lưu vào Memories. Trên một số điện thoại/máy tính bảng, có thể bạn không cần phải cuộn xuống mà chỉ cần nhấn vào biểu tượng hai tấm ảnh chồng lên nhau để truy cập trang Memories. Bước 3 - Chọn khoảnh khắc mà bạn muốn lưu. Bước 4 - Nhấn vào biểu tượng ⁝ của snap đó. Nút này nằm ở góc trên bên phải. Bước 5 - Chọn Export Snap (Xuất snap) từ trong trình đơn bật lên. Bạn sẽ có thể xuất snap đó sang ứng dụng mà bạn chọn. Bước 6 - Nhấn vào Camera Roll hoặc Save Image (Lưu ảnh). Tùy chọn này có thể khác nhau tùy vào thiết bị. Snap sẽ được gửi đến thư mục đặc biệt nằm trong cuộn camera trên điện thoại/máy tính bảng kết nối với Snapchat. Phương pháp 2 - Đồng bộ hóa ảnh lên Snapchat từ cuộn camera Bước 1 - Mở Snapchat. Ứng dụng có biểu tượng màu vàng với hình bóng ma bên trong. Nếu ứng dụng vẫn đang mở trang Memories, hãy nhấn vào nút back cho đến khi bạn trở về màn hình chính Snapchat. Bước 2 - Nhấn vào ảnh hồ sơ ở góc trên bên trái màn hình khi bạn mở Snapchat. Bước 3 - Nhấn vào biểu tượng ở góc trên bên phải trang ảnh hồ sơ. Bước 4 - Cuộn xuống và chọn Memories. Tùy chọn này nằm bên dưới thẻ My Account trên trang Settings. Bước 5 - Chọn Import Snaps From Camera Roll (Nhập snap từ cuộn camera). Quan trọng là bạn cần thiết lập thư mục Snapchat trên cuộn camera trước khi thực hiện bước này. Nếu điện thoại/máy tính bảng chưa có thư mục Snapchat thì sẽ không có ảnh nào hiện ra khi bạn chọn Import Snaps From Camera Roll. Bước 6 - Chọn ảnh từ cuộn camera mà bạn muốn sao lưu lên tài khoản Snapchat. Nếu bạn muốn thêm tất cả ảnh từ cuộn camera vào Snapchat, hãy nhấn vào chữ (chọn tất cả) màu đỏ ở phía trên chính giữa trang. Bước 7 - Nhấn vào Import [number] Snaps (Nhập [số] snap). Đây là nút màu đỏ nằm bên dưới những ảnh mà bạn đã chọn từ cuộn camera để đồng bộ hóa lên tài khoản Snapchat
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/N%C3%B3i-%C3%ADt-%C4%91i
Cách để Nói ít đi
Nhiều người muốn học cách nói ít đi và lắng nghe nhiều hơn. Nghe nhiều hơn có thể giúp bạn thu thập thông tin, hiểu người khác hơn và học cách thể hiện bản thân một cách súc tích. Phương pháp 1 - Nói ở mức tối thiểu Bước 1 - Chỉ nói khi thấy quan trọng. Trước khi nói, hãy tự hỏi bản thân liệu điều bạn sẽ nói ra có thực sự quan trọng không. Bạn cần tránh nói khi không có đóng góp gì cho cuộc thảo luận. Mọi người có xu hướng lắng nghe những ai nói năng thận trọng. Người thường xuyên thể hiện quan điểm hay lắm chuyện về lâu dài có thể đánh mất sự chú ý của người khác. Nếu bạn có khuynh hướng nói nhiều, bạn sẽ thấy mình thường xuyên chia sẻ thông tin không cần thiết. Bước 2 - Tránh nói để lấp chỗ trống. Mọi người thường hay nói để lấp chỗ trống. Bạn có thể thấy mình nói chuyện nhằm giảm bớt sự căng thẳng trong sự im lặng ở các tình huống công việc, như ở trường học hay công sở. Đôi khi, im lặng là cần thiết và bạn không cần phải nói chỉ để lấp chỗ trống. Ví dụ, nếu bạn và đồng nghiệp cùng ở trong phòng nghỉ giải lao, bạn không nhất thiết phải nói chuyện xã giao. Nếu đồng nghiệp của bạn có vẻ không thích nói chuyện, họ sẽ không muốn giao tiếp. Trong trường hợp này, bạn chỉ cần mìm cười lịch sự hoặc giữ im lặng. Bước 3 - Nghĩ kỹ trước khi nói. Nếu bạn nói quá thường xuyên, bạn sẽ nghĩ gì nói đấy mà không có sự chọn lọc. Học nói ít đi có nghĩa là học để nghĩ về những gì sẽ nói. Trước khi nói điều gì, hãy cố gắng nghĩ trước về những từ bạn sẽ nói. Cách này sẽ giúp bạn giữ kín một số điều cho riêng mình, khiến bạn nói ít đi. Khi nói quá nhiều, mọi người thường tiết lộ thông tin đáng lẽ nên giữ kín. Khi nghĩ về một điều gì đó muốn nói, đặc biệt là chuyện rất riêng tư, bạn hãy dừng lại một chút. Nhớ rằng sau này bạn vẫn luôn có thể nói ra điều đó nhưng nếu đã trót nói ra rồi thì bạn sẽ chẳng thể giữ riêng cho mình được nữa. Bước 4 - Chú ý đến khoảng thời gian nói chuyện. Việc ước lượng mình đã nói được bao lâu rồi sẽ giúp bạn nói ít đi. Thường thì sau khoảng 20 giây nói chuyện, bạn có nguy cơ đánh mất sự chú ý của người nghe. Sau ngưỡng thời gian này, hãy chú ý đến người nghe. Tìm xem có dấu hiệu nào cho thấy họ đang giảm dần sự quan tâm hay không. Quan sát ngôn ngữ cơ thể. Người nghe có thể ngọ nguậy hoặc kiểm tra điện thoại khi họ bắt đầu thấy chán. Mắt họ sẽ chuyển sang nhìn chỗ khác. Vì vậy, hãy cố gắng gói gọn câu chuyện trong vòng 20 giây tiếp theo và dành cơ hội cho người kia chia sẻ. Thông thường, bạn không nên nói quá 40 giây mỗi lần. Nói lâu hơn sẽ khiến người nghe cảm thấy khó chịu hoặc bị lấn át. Bước 5 - Hãy xem liệu có phải bạn đang nói để lấn át sự sợ hãi không. Mọi người thường nói quá nhiều do chứng ngại giao tiếp xã hội tiềm ẩn. Hãy chú ý mỗi khi bạn nói quá nhiều. Có phải bạn đang lo sợ không? Nếu đúng, hãy tìm cách khác để giải quyết vấn đề này. Khi thấy mình nói quá nhiều, bạn hãy dừng lại và đánh giá cảm xúc của bản thân. Bạn cảm thấy thế nào? Có đang lo ngại điều gì không? Bạn có thể đếm đến 10 trong đầu hoặc hít thở sâu nếu đang lo lắng. Bạn cũng có thể tự động viên mình trước khi tham gia các sự kiện xã hội. Tự nhắc bản thân rằng lo lắng là chuyện bình thường nhưng hãy thư giãn và vui vẻ. Nếu ngại giao tiếp xã hội là vấn đề nghiêm trọng đối với bạn, hãy gặp chuyên gia trị liệu để được điều trị. Bước 6 - Tránh nói để gây ấn tượng với người khác. Mọi người có xu hướng nói quá nhiều để gây ấn tượng với người khác, đặc biệt là trong môi trường công việc. Nếu thấy mình nói nhiều, hãy suy nghĩ liệu có phải bạn đang cố gắng khoe mẽ hay không. Nếu bạn có xu hướng nói nhiều để khiến người khác chú ý, thì hãy tự nhủ rằng người khác sẽ ấn tượng với những gì bạn nói hơn là bạn nói bao lâu. Thay vì thao thao bất tuyệt về bản thân, hãy để dành những điều bạn biết vào thời điểm bạn có thể đóng góp điều gì đó giá trị trong cuộc hội thoại. Phương pháp 2 - Lắng nghe nhiều hơn Bước 1 - Chỉ tập trung vào người nói. Khi đang nói chuyện, bạn không nên ngó vào điện thoại hay nhìn lơ đãng xung quanh. Đừng nghĩ vẩn vơ về những thứ như bạn sẽ làm gì sau giờ tan công sở hay ăn gì cho bữa tối hôm ấy. Hãy hướng hoàn toàn sự chú ý vào người đang nói. Điều này sẽ giúp bạn nghe tốt hơn vì bạn tập trung vào những gì người kia đang trình bày. Hãy thường xuyên nhìn vào người đang nói. Nếu bạn cảm thấy có suy nghĩ khác đang len lỏi vào đầu, hãy tự nhắc bản thân quay trở lại thực tại và lắng nghe. Bước 2 - Duy trì sự tiếp xúc bằng mắt. Tiếp xúc bằng mắt cho thấy bạn đang chú ý. Hãy nhìn vào mắt người đối thoại khi họ nói. Giao tiếp bằng mắt thể hiện sự chú ý và sự tồn tại của bạn. Thiếu giao tiếp bằng mắt có thể bị coi là thô lỗ hoặc thờ ơ. Thiết bị điện tử, như điện thoại di động, thường khiến bạn phải để mắt, nhất là khi phát ra tiếng động hoặc có thông báo. Để điện thoại vào trong ví hoặc túi khi nói chuyện với người khác sẽ giúp bạn không bị phân tâm nữa. Tiếp xúc bằng mắt có thể giúp bạn biết liệu bạn có khiến người khác phát chán hay không. Nếu người kia không nhìn vào mắt bạn khi bạn nói, có thể bạn đang nói quá nhiều. Hãy dừng lại và nhường lời cho họ. Bước 3 - Hãy suy nghĩ về những gì người kia nói. Lắng nghe không phải là thụ động. Khi một người nào đó đang nói, việc của bạn là nghe xem họ nói gì. Cố gắng không đánh giá khi bạn đang nghe. Dù không đồng ý với những gì người kia nói, bạn cũng phải đợi đến lượt mới bày tỏ ý kiến. Đừng chỉ nghĩ cách sẽ đáp trả như thế nào khi họ đang nói. Mường tượng những gì đang trao đổi cũng sẽ có ích cho bạn. Hãy vẽ trong đầu các hình ảnh mô tả những điều mà người kia đang nói. Bạn cũng có thể bám vào những từ khóa hoặc cụm từ trong khi người kia nói. Bước 4 - Làm rõ những điều người kia đang nói. Trong các cuộc hội thoại, cuối cùng thì cũng sẽ đến lượt bạn nói. Tuy nhiên, trước khi nói, hãy làm rõ bạn đã nghe được những gì. Diễn giải theo cách của mình những gì người kia nói và đặt câu hỏi. Đừng lặp lại nguyên văn lời nói của họ. Đơn giản là diễn giải cách hiểu của bạn đối với những gì họ nói. Bạn cũng nên nhớ rằng nghe tích cực sẽ giúp bạn tập trung vào người nói và cho họ thấy bạn đang lắng nghe. Không sử dụng việc nghe tích cực như là cách để nói xen vào hay để thể hiện ý kiến của bạn. Ví dụ, bạn có thể nói: "Vậy có phải cậu bảo cậu đang lo lắng về bữa tiệc công ty sắp tới à". Sau đó, hãy đặt câu hỏi. Chẳng hạn như: "Cậu nghĩ sự căng thẳng đó là do đâu? Cậu có muốn nói chuyện về vấn đề này không?" Hãy đảm bảo thể hiện sự thông cảm và không đánh giá khi lắng nghe người kia nói. Bạn có thể bày tỏ sự tôn trọng và công nhận quan điểm của họ mà không cần phải từ bỏ quan điểm của mình. Phương pháp 3 - Tránh mắc lỗi Bước 1 - Thể hiện bản thân khi cần thiết. Đừng cho rằng nói ít đi có nghĩa là không khẳng định và thể hiện bản thân. Nếu bạn có mối lo thực sự hoặc có ý kiến quan trọng, đừng ngại nói ra. Một phần của việc nói ít đi là biết khi nào là lúc cần chia sẻ. Ví dụ, nếu bạn đang trải qua khó khăn lớn trong cuộc sống, việc chia sẻ với người khác nếu bạn cần hỗ trợ là chuyện bình thường. Việc chia sẻ cũng quan trọng nếu ý kiến của bạn có giá trị. Giả sử nếu bạn có quan điểm mạnh mẽ về điều gì đó trong công việc thì việc chia sẻ với lãnh đạo cũng như đồng nghiệp sẽ có lợi cho tất cả. Bước 2 - Đừng lạm dụng việc giao tiếp bằng mắt. Giao tiếp bằng mắt rất quan trọng nhưng có thể gây căng thẳng nếu thực hiện liên tục. Giao tiếp bằng mắt thường được gắn với sự tự tin và chăm chú, nhưng nếu quá mức thì lại có vẻ như bạn không tin tưởng. Bạn nên nhìn vào mắt người nói tầm 7 đến 10 giây rồi nhìn ra chỗ khác một lúc. Giao tiếp bằng mắt cũng có thể ít phù hợp hơn đối với một số nền văn hóa. Văn hóa Á châu có thể coi giao tiếp bằng mắt là thiếu tôn trọng. Nếu bạn gặp một người đến từ nền văn hóa khác, nhớ nghiên cứu các nghi thức xã hội liên quan đến giao tiếp bằng mắt. Bước 3 - Hãy giữ đầu óc cởi mở khi nghe người khác nói. Ai cũng có quan điểm và nhận thức riêng về những gì đúng và thông thường. Khi bạn lắng nghe chăm chú một người khác, họ có thể nói những điều bạn không đồng quan điểm. Tuy nhiên, khi đang nghe, việc quan trọng là không đưa ra nhận xét. Nếu bạn cảm thấy mình đang suy xét về ai đó thì hãy dừng lại và tự nhắc bản thân tập trung vào lời nói của người kia. Bạn có thể phân tích thông tin sau đó. Trong lúc nghe, hãy tập trung vào người nói và đừng đánh giá.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Ng%C4%83n-ng%E1%BB%ABa-s%E1%BB%8Fi-th%E1%BA%ADn-cho-ch%C3%B3
Cách để Ngăn ngừa sỏi thận cho chó
Chó thường bị sỏi thận khi nước tiểu tích tụ quá nhiều muối khoáng – các chất thường được thải ra ngoài theo nước tiểu. Muối khoáng sẽ tạo thành sỏi ở đường tiết niệu hay thận. Nguyên nhân gây sỏi thận cũng có thể là nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng thận, thuốc chữa bệnh, tuổi tác, chế độ ăn hoặc tùy thuộc vào từng giống chó. Nephrolithiasis và Uroliths là hai tên tương ứng cho tình trạng sỏi ở thận và đường tiết niệu. Sau khi tìm hiểu nguy cơ hình thành sỏi thận ở chó, bạn có thể áp dụng các bước giúp chó ngăn ngừa căn bệnh này. Phương pháp 1 - Cho chó uống đủ nước Bước 1 - Đảm bảo cho chó uống đủ nước mát và sạch. Nước giúp làm loãng nước tiểu, nhờ đó có thể hòa tan các khoáng chất đọng trong nước tiểu. Uống đủ nước còn giúp chó đi tiểu thường xuyên và đẩy các khoáng chất ra khỏi cơ thể. Thay nước cho chó mỗi ngày và rửa sạch bát nước vài lần mỗi tuần để tránh vi khuẩn. Bước 2 - Cho chó uống đúng lượng nước mỗi ngày. Lượng nước chó cần mỗi ngày tùy thuộc vào trọng lượng cơ thể. Mỗi ngày, một con chó cần khoảng 30 ml nước/0,5 kg trọng lượng cơ thể. Ví dụ, một con chó nặng 4 kg cần phải uống 1 cốc nước (240 ml) nước mỗi ngày. 10 cốc nước (2400 ml) là lượng nước cần cung cấp mỗi ngày cho một con chó nặng 40 kg. Lưu ý chó hoạt động nhiều, đang mang thai hoặc cho con bú cần uống nhiều nước hơn. Cho chó uống thêm nước khi thời tiết nóng bức. Lúc nào cũng phải cho chó uống nước mát, sạch và có nguồn gốc đáng tin cậy, đặc biệt là khi thời tiết nóng bức. Không cho chó uống nước đá khi trời lạnh. Chó không thể hấp thu đủ lượng nước từ việc ăn tuyết hay đá lạnh. Trên thực tế, ăn tuyết và đá lạnh bắt buộc cơ thể chó phải tiêu hao nhiều năng lượng hơn để làm tan tuyết /đá lạnh, do đó, làm tăng nhu cầu về nước của chó. Bước 3 - Thêm nước vào thức ăn của chó nếu chó không uống đủ nước. Nếu chó kén uống nước hoặc bạn nghi ngờ chó không tiêu thụ đủ lượng nước trong ngày, bạn có thể thêm nước ấm vào thức ăn của chó cho đến khi thức ăn và nước hòa quyện lại với nhau. Bạn cũng có thể cho chó ăn thức ăn ướt đóng hộp để bổ sung thêm nước cho cơ thể chó. Bạn chỉ cần đảm bảo cung cấp nước mát và sạch cho chó, ngay cả khi cần cho chó ăn thực phẩm ướt. Bước 4 - Cho phép chó đi tiểu thường xuyên. Cứ cách 6-8 tiếng, một con chó trưởng thành khỏe mạnh cần được đi tiểu một lần. Chó nhỏ, chó con hoặc chó bị bệnh đường tiết niệu cần đi tiểu nhiều hơn, ít nhất sau mỗi 4 tiếng. Nếu không thể dắt chó đi tiểu đúng theo nhu cầu của chó, bạn có thể tạo một cái lỗ chó để chó có thể chạy đi tiểu ở sân sau nhà, dạy cho chó cách dùng nhà vệ sinh chuyên biệt cho chó trong nhà, hoặc thuê người dắt chó đi dạo vài lần trong ngày. Quan sát chó đi tiểu ít nhất 1 lần mỗi tuần. Nước tiểu loãng và có màu vàng chứng tỏ chó khỏe mạnh bình thường. Nếu nước tiểu của chó có màu nâu hoặc đỏ hay chó biểu hiện những bất thường trong tiểu tiện, bạn nên đưa chó đi khám thú y ngay. Phương pháp 2 - Kiểm soát chế độ dinh dưỡng của chó Bước 1 - Mua thức ăn chất lượng cao cho chó. Bạn nên tìm các nhãn hiệu thức ăn có các thành phần đầu tiên là thịt (không phải phụ phẩm thịt) hoặc xin bác sĩ thú y tư vấn. Mặc dù không nhất thiết phải cung cấp cho chó một chế độ ăn đặc biệt để ngăn ngừa sỏi thận nhưng bạn vẫn nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho chó. Nhu cầu dinh dưỡng của chó tùy thuộc vào giống loài, tuổi tác và các yếu tố khác. Trao đổi với bác sĩ thú y nếu bạn không biết cách chọn thức ăn cho chó. Bước 2 - Thực hiện theo khuyến cáo của bác sĩ thú y về thức ăn cho chó. Nếu chó dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc đã từng bị bệnh sỏi thận, bạn nên thực hiện theo khuyến cáo của bác sĩ thú y về cách lựa chọn thức ăn cho chó. Bác sĩ thú y sẽ giới thiệu một chế độ ăn đặc biệt (bao gồm cả cách điều trị đặc biệt) giúp ngăn ngừa sỏi thận tái phát. Thực phẩm giàu canxi, magiê, phốt-pho và protein thường gây sỏi thận vì có thể làm tăng hàm lượng khoáng và protein trong nước tiểu. Đối với chó dễ bị sỏi thận, thực phẩm ít các chất dinh dưỡng kể trên (nhưng vẫn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng) có thể giúp ngăn ngừa hình thành sỏi thận và thậm chí có thể làm tan sỏi nhỏ. Có rất nhiều loại sỏi thận. Những loại sỏi thận phổ biến nhất là Struvites (hình thành từ magiê - amoni - phốt-pho); Canxi oxalate (hình thành từ canxi) và sỏi Axit uric (giống chó Đốm dễ bị mắc loại này). Thậm chí còn có một số loại sỏi thận hỗn hợp. Sau khi phân tích nước tiểu, bác sĩ thú y có xác định loại sỏi thận mà chó đang mắc phải và khuyến nghị thức ăn thích hợp nhất cho chó. Bước 3 - Nói chuyện với chuyên gia dinh dưỡng vật nuôi nếu bạn tự làm thức ăn cho chó. Nếu tự làm thức ăn tại nhà cho chó, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng vật nuôi để đảm bảo cung cấp đầy đủ và cân bằng vitamin và khoáng chất cho chó. Mất cân bằng khoáng chất (đặc biệt là canxi và phốt-pho) có thể gây ra các vấn đề về thận ở chó. Bác sĩ thú y cũng có thể tư vấn cho bạn cách đáp ứng tất cả các nhu cầu dinh dưỡng cho chó thông qua chế độ ăn tại nhà. Bước 4 - Cân nhắc cho chó dùng thực phẩm chức năng hỗ trợ sức khỏe đường tiết niệu. Đây là những thực phẩm chức năng giúp chó duy trì sức khỏe đường tiết niệu. Những thực phẩm chức năng này thường chứa chiết xuất nam việt quất và vô cùng có lợi cho sức khỏe đường tiết niệu. Nam việt quất giúp ngăn ngừa vi khuẩn trong nước tiểu bám vào niêm mạc đường tiết niệu. Thực phẩm chức năng có sẵn dưới dạng viên, viên nang hoặc viên nhai, giúp bổ sung thêm cho chế độ ăn thông thường của chó. Nếu chó đang mắc bệnh, hãy hỏi ý kiến bác sĩ thú y trước khi dùng thực phẩm bổ sung cho chó. Phương pháp 3 - Hiểu biết về bệnh sỏi thận Bước 1 - Nhận biết các dấu hiệu và triệu chứng sỏi thận. Trong một số trường hợp, sỏi thận ở chó không biểu hiện bất cứ một dấu hiệu rõ ràng nào. Có thể tìm thấy sỏi thận bằng cách chụp X-quang hoặc siêu âm khi khám bệnh cho chó. Trong các trường hợp khác, bác sĩ thú y sẽ dựa vào những dấu hiệu khả nghi sau để chẩn đoán sỏi thận cho chó: Đi tiểu ra máu Đi tiểu thường xuyên hơn và uống nước nhiều hơn. Tái nhiễm trùng đường tiết niệu Ăn không ngon Nôn mửa Sụt cân Khó tiểu Thiếu sức sống Đau bụng Bước 2 - Hiểu biết quá trình hình thành sỏi thận. Sỏi thận là do khoáng chất tích tụ trong nước tiểu. Thận là cơ quan hình thành nước tiểu trong cơ thể. Trong một số trường hợp, khoáng chất do nước tiểu tạo thành lẽ ra phải hòa tan nhưng lại không thể hòa tan trong nước tiểu, do đó tích tụ và hình thành nên sỏi. Những viên sỏi này có thể cực kỳ nhỏ hoặc có kích thước đủ lớn để lấp đầy các lỗ hổng trong thận. Sỏi thận dù lớn hay nhỏ đều bất thường và có khả năng gây tổn thương cho thận. Bước 3 - Tìm hiểu về tác hại của sỏi thận. Sỏi thận có thể ngăn chặn lưu thông nước tiểu của chó và làm sưng thận nếu viên sỏi quá lớn. Tắc nghẽn nước tiểu có thể dẫn đến vấn đề nghiêm trọng, thậm chí là tử vong. Vì vậy, bạn nên đưa chó đi khám thú y ngay nếu nghi ngờ chó đi sỏi thận. Sỏi thận có thể xâm lấn sang bàng quang hoặc tự hình thành trong bàng quang. Quá trình này xảy ra phổ biến hơn và bàng quang chó có thể chứa đầy sỏi. Sỏi hình thành ở vị trí nào cũng đều gây nhiễm trùng và gây nguy hiểm cho thận hoặc bàng quang. Bước 4 - Lưu ý một số giống chó dễ bị sỏi thận. Một số giống chó dễ bị sỏi thận hơn những giống khác. Bạn nên biết chó nhà bạn có thuộc những giống này hay không để có thể theo dõi các triệu chứng thường xuyên hơn. Lhasa Apso, Yorkshire Terrier và Poodles Miniature (Chó Poodle) là những giống chó dễ bị sỏi thận hình thành từ canxi và axit oxalic. Dalmatians (Chó Đốm), Yorkshire Terrier (Chó Sục Yorkshire) và English Bulldogs (Chó Bull Anh) là những giống chó dễ bị sỏi thận hình thành từ axit uric. Bước 5 - Hiểu biết phương pháp điều trị sỏi thận phổ biến. Nếu nghi ngờ chó bị sỏi thận, bạn nên đưa chó đi khám thú y càng sớm càng tốt. Chờ đợi có thể khiến sỏi thận nặng thêm. Phương pháp điều trị sỏi thận thường khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Điều trị sỏi thận thường bao gồm thuốc, thay đổi chế độ ăn và thậm chí phẫu thuật. Nếu phải phẫu thuật, bạn cần cho chó nhập viên cho đến khi chó bình phục hoàn toàn sau phẫu thuật.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Y%C3%AAu-th%C6%B0%C6%A1ng-ch%C3%B3
Cách để Yêu thương chó
Thể hiện tình yêu thương đối với chú cún không đơn giản chỉ là yêu mến và cung cấp thức ăn hay đồ chơi cho chúng. Bạn phải gắn kết chặt chẽ và hành động vì lợi ích của thú cưng. Chú cún được nhận tình thương sẽ cảm thấy an toàn, được yêu thương, và tự tin, nhưng vẫn biết rõ và tuân theo quy tắc của vật nuôi. Nếu thực hiện đúng cách, bạn vẫn sẽ nắm quyền kiểm soát, đồng thời phát triển mối quan hệ tốt đẹp với chú cún của mình. Phương pháp 1 - Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với chú cún Bước 1 - Chăm sóc chó đúng cách. Đưa ra quy tắc và thực hiện để cho chú cún thấy rằng bạn yêu thương nó. Nguyên tắc và những yêu cầu sẽ giúp chó nhận biết hành vi nào là phù hợp hoặc không. Khi đó chúng sẽ không phải lo lắng về việc khi nào thì sẽ hoặc không gặp rắc rối. Những chú chó biết rằng chúng được yêu thương vì cảm thấy an toàn khi bạn chịu trách nhiệm chăm sóc cho chúng. Một phần trong việc chăm sóc thú cưng là thưởng cho chúng khi có hành vi tốt bằng thức ăn, sự quan tâm hoặc chơi đùa, và biết cách điều chỉnh hành vi xấu để chó không lặp lại hành động này. Bước 2 - Nhận biết tầm quan trọng của ranh giới. Vì chó ở cùng nhà với bạn, chúng phải nắm rõ nguyên tắc và tiêu chuẩn, chẳng hạn như đi vệ sinh đúng chỗ, không cắn đồ đạc, và không ăn vụng thức ăn trên bàn. Nếu không đưa ra quy định, chú cún sẽ làm bất cứ điều gì khiến bạn khó chịu. Đặt ra giới hạn cũng giúp thú cưng thích nghi với thế giới bên ngoài và không hành động nguy hiểm. Ví dụ, nếu bạn không phân định ranh giới, một ngày nào đó chú cún sẽ cắn người thân trong nhà hay nhai nát chiếc túi xách yêu thích của bạn. Bước 3 - Thực hiện quy tắc nhất quán. Khi nhận thấy chó vi phạm luật lệ, bạn không nên bỏ qua và chỉ áp dụng quy định vào lần khác. Điều này làm chú cún cảm thấy bối rối, do đó khi bạn điều chỉnh hành vi, chúng sẽ cảm thấy mâu thuẫn và khó chịu. Thậm chí chú chó sẽ thách thức bạn bằng cách gầm gừ hoặc cố tình cắn bạn. Ví dụ, nếu chú cún vi phạm quy định "không trèo lên ghế sofa", bạn nên thu hút sự chú ý để chúng nhảy xuống, sau đó thưởng vì hành động nhảy xuống. Bạn có thể chuyển hướng tập trung bằng cách cho chú chó chơi món đồ yêu thích hoặc thả đồ ăn xuống sàn. Nếu chú chó tiếp tục vi phạm, bạn nên mang dây xích cho vật nuôi trong nhà để chúng không nhảy lên ghế sofa. Ngoài ra, bạn có thể đưa nó ra khỏi phòng và đánh lạc hướng sự chú ý. Bước 4 - Đọc ngôn ngữ cơ thể. Lưu ý ngôn ngữ cơ thể của chó để hiểu rõ chúng hơn cũng như điều mà chúng muốn nói với bạn. Ví dụ, bạn nên chú ý dấu hiệu chú cún cảm thấy khó chịu. Đầu hạ thấp xuống, liếc nhìn chỗ khác, thu mình lại, và gập đuôi xuống. Những dấu hiệu này cho thấy chú cún đang cảm thấy căng thẳng và dựa vào đó bạn có thể giải quyết tình trạng của chúng. Khi hiểu được cảm giác của chú cún, bạn sẽ hành động phù hợp bằng cách đưa chúng thoát khỏi tình huống gây sợ hãi, thu hút sự chú ý bằng cách thực hiện một số bài huấn luyện, hoặc lùi lại và giảm áp lực lên thú cưng. Bước 5 - Yêu thương chó. Luôn tôn trọng và đánh giá cao tình thương mà chú cún đem lại cho cả nhà. Đối xử tốt, quan tâm chăm sóc và chu đáo trong cách hành xử với chú cún. Chó cũng là một thành viên trong nhà. Loài chó hiểu rõ tông giọng của người, vì thế bạn nên nói chuyện nhẹ nhàng, và chúng sẽ hiểu được ý nghĩa trong từng câu nói. Luôn tạo sự an tâm cho chó bằng cách không bao giờ cãi nhau với người thân trước mặt chúng. Việc chứng kiến trận xung đột có thể khiến chúng căng thẳng. Bước 6 - Dành thời gian trò chuyện với chó. Chú cún muốn nhận được tình thương từ bạn. Mỗi ngày bạn nên dành thời gian cho chó, chẳng hạn như xem tivi cùng nhau hay vuốt ve tai chó và nghỉ ngơi. Luôn trò chuyện với thú cưng để phát triển ngôn ngữ riêng cho cả hai. Bạn cũng có thể khuyến khích con cái hay người thân giao tiếp với chú cún. Đừng quên xoa nhẹ, gãi hoặc mát-xa bụng chó. Đây là cách hiệu quả nhằm thể hiện tình yêu thương đối với chúng. Nếu chó ngả đầu vào trong lòng bạn, chúng không phải muốn bạn gãi tai mà đang cố gắng tìm hiểu bạn đã đi đâu, ở với ai, và ăn món gì. Phương pháp 2 - Thiết lập môi trường an toàn và lành mạnh Bước 1 - Hình thành thông lệ. Điều này giúp chú cún có ý thức ổn định và trở nên tự tin hơn. Chúng không phải lo lắng về việc khi nào sẽ được ăn hoặc đi dạo vì những hành động này luôn diễn ra đúng thời gian. Theo cách hiểu của loài chó, thông lệ có nghĩa là biết khi nào thức dậy, đi dạo, ăn uống, và vệ sinh. Bạn nên duy trì những hoạt động này tại thời điểm cố định nhằm thể hiện tình yêu đối với vật nuôi. Các chuyên gia tin rằng chó đang đau buồn hay chán nản có thể trở nên vui vẻ bằng cách hình thành thói quen thay vì thay đổi chúng. Bước 2 - Chuẩn bị thức ăn bổ dưỡng cho chó. Thú cưng thường thích ăn vặt, nhưng bạn không nên dùng thức ăn vặt thay thế hoàn toàn cho thức ăn dinh dưỡng. Thay vào đó, bạn nên trao đổi với bác sĩ thú y về loại thức ăn bổ dưỡng và liều lượng phù hợp cho chó. Bằng cách này, chú cún của bạn sẽ có đủ vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển. Bạn có thể cho chú cún nhận thấy tình yêu thương của mình bằng cách chăm sóc sức khỏe và chỉ thỉnh thoảng cho chúng ăn vặt. Bước 3 - Chuẩn bị không gian riêng cho chó. Chú cún nên có chỗ ngủ riêng cách xa con người hoặc đồ đạc. Đây là nơi mà chúng sẽ lui về khi cảm thấy mệt mỏi và cần thư giãn hoặc bình tâm lại. Chó cần được cung cấp nơi trú ẩn an toàn có ổ nệm tiện nghi. Cân nhắc huấn luyện chó sử dụng chuồng để chúng có thể tìm nơi để ngủ nghỉ. Bạn nên che kín chuồng một phần để mô phỏng thành hang trú ẩn. Đây là nơi để chúng nghỉ ngơi khi cảm thấy căng thẳng hay mệt mỏi. Bước 4 - Cho thú cưng tập luyện nhiều. Tùy thuộc vào giống chó, việc ở nhà suốt ngày có thể sẽ khiến chú cún khó chịu. Giống chó chuyên làm việc và chăn giữ vật nuôi thường có nhiều năng lượng và cần tham gia vào các hoạt động hữu ích và giải trí. Chơi trò ném đồ vật để chú cún chạy nhảy nhiều hoặc dắt đi dạo (hoặc đi bộ, nếu cả hai muốn thử thách). Đi dạo cũng là cách để chú cún quan sát thế giới xung quanh và đánh hơi theo bản năng. Thú cưng được rèn luyện phù hợp thường có tâm trạng vui vẻ và ít gặp vấn đề hành vi như phá hoại hay bất phục tùng. Chó nhỏ thường tràn đầy năng lượng nhưng thường tiêu hao nhanh. Chúng chỉ cần đi dạo quãng ngắn là đủ. Chó lớn thường hay ở một chỗ và không thích tập luyện nhiều. Tuy nhiên bạn vẫn nên thỉnh thoảng đưa chúng ra ngoài. Bước 5 - Rèn luyện thường xuyên. Bạn có thể áp dụng chương trình huấn luyện có thưởng. Mỗi ngày thực hiên hai buổi luyện tập, mỗi buổi kéo dài từ 10 đến 20 phút, và làm cho bài học trở nên hấp dẫn. Nếu đây là lần đầu huấn luyện, bạn có thể dạy mệnh lệnh cơ bản như "ngồi," "ở yên," và "lại đây." Chú cún sẽ thích thú với việc nhận phần thưởng và thể hiện kỹ năng trước mặt những người khác trong khi học mệnh lệnh. Quá trình huấn luyện sẽ giúp chú cún kích thích trí não và là cơ hội bày tỏ sự quan tâm mà chúng yêu thích. Duy trì hoạt động tinh thần cho chó là cách để bạn thể hiện tình yêu thương đối với vật nuôi, vì điều này mang lại mục đích lẫn sự khuyến khích trong cuộc sống của chúng, và giúp chú cún luôn mong chờ đến ngày mới. Bước 6 - Khen thưởng cho chó. Cho cún cưng biết rằng chúng đang hành xử tốt bằng cách thưởng đồ ăn, khen ngợi, hoặc cho chơi đồ chơi yêu thích. Nếu cho chó ăn vặt, bạn nên chọn loại tốt cho sức khỏe và thiết kế dành riêng cho chó hoặc tự chế biến ở nhà. Nhớ thưởng cho chó vì hành vi tốt để chúng liên kết với hành động.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/C%C3%B3-%C4%90%C6%B0%E1%BB%A3c-S%E1%BB%B1-T%E1%BB%B1-Tin
Cách để Có Được Sự Tự Tin
Bạn có mong muốn mình tự tin hơn không? Có được sự tự tin rất cần thiết. Hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng tự tin là kết hợp giữa tin vào giá trị và tin vào năng lực bản thân. Bạn nên bắt đầu tin tưởng vào chính mình, vào khả năng và mục tiêu của bản thân. Nó sẽ giúp bạn đương đầu với những vấn đề khó khăn và sự căng thẳng, trong khi còn tăng thêm lòng tự tin cho bạn. Hãy có thái độ tích cực, đặt mục tiêu có thể đong đếm, có mối quan hệ với những người tự tin và sẵn sàng hỗ trợ. Từ đó bạn có thể bước đi vững chãi trên con đường hướng đến nâng cao sự tự tin cho bản thân. Phương pháp 1 - Đặt mục tiêu Bước 1 - Liệt kê các điểm mạnh của bản thân. Đây là nhiệm vụ đơn giản đưa bạn tới lối suy nghĩ tích cực về bản thân, từ đó duy trì lòng tự tin. Đúng vậy, bạn vẫn còn những khía cạnh cần cải thiện, ai cũng đều như vậy, nhưng thường thì, thiếu sự tự tin là kết quả của thiếu hụt lòng tin vào giá trị của bản thân. Liệt kê những điểm tích cực trong cuộc sống giúp bạn gạt bỏ đi những điểm tiêu cực không đáng kể. Đây là một số điểm bạn có thể liệt kê vào: Tài năng hoặc kỹ năng: Không nhất thiết phải mang tính cạnh tranh. Chỉ có nghĩa là bạn nhìn nhận bản thân mình có tài năng hoặc thuần thục trong một vài khía cạnh nào đó, như thể thao, nghệ thuật, kinh doanh hoặc sáng tạo. Đặc trưng tính cách: Ghi lại bất cứ điểm nào trong tính cách của bạn khiến bạn tự hào. Ví dụ, bạn có thể nhìn nhận bản thân mình là một người chăm chỉ, biết quan tâm hoặc giàu trí tưởng tượng. Thành tựu: Đó là những gì bạn đã đạt được khiến bản thân tự hào. Có thể là được biểu diễn trong buổi hòa nhạc, nói trước khán giả, nướng được bánh sinh nhật hoặc chạy được một quãng đường. Bước 2 - Thấu hiểu về tình trạng thiết hụt lòng tự tin của bản thân. Thông thường, sự thiết hụt này sẽ lớn lên khi bạn cảm thấy mình không được hỗ trợ hoặc lắng nghe từ mọi người trong cuộc sống hằng ngày. Điều này bắt đầu từ bạn khi còn nhỏ và có gốc rễ từ chính mối tương tác trong gia đình. Có thể bố mẹ bạn quá nghiêm khắc, đối xử khắc nghiệt hoặc trách phạt. Những kiểu hành xử đó ngăn cản phát triển sự tự tin và tạo nên những người trưởng thành luôn lo lắng, do dự và đầy sợ hãi, thiếu đi cảm nhận về giá trị bản thân. Mặc khác, những bậc phụ huynh bảo vệ con cái quá mức cũng làm hại đến con khi họ không cho phép con khóc, thất bại, thử lại và cuối cùng thành công. Phiên bản người lớn của những đứa trẻ này là luôn sợ hãi thử nghiệm những điều mới mẻ vì sợ thất bại. Ví dụ, nếu bố mẹ phê bình những nỗ lực của bạn ở trường, bạn có thể lớn lên và tin rằng mình không thông minh hoặc không có khả năng thành công trong cuộc sống. Bạn có thể tin rằng những người khác nghĩ rằng bạn không thông minh hoặc không chăm chỉ làm việc. Hoặc nếu bố mẹ bạn không bao giờ cho bạn tự đi đâu khi còn nhỏ, vì sợ bạn bị lạc hoặc bị bắt cóc, bạn có thể sẽ trải qua thời gian khó khăn khi lớn lên nếu phải đến những địa điểm không thân thuộc. Sự thật thì, thất bại hay bị lạc sẽ cho chúng ta cơ hội học hỏi. Bước 3 - Viết ra những loại tự tin bạn muốn đạt được. Bạn có muốn tự tin khi nói trước công chúng không? Diễn thuyết trước công chúng thì sao? Bạn nên viết ra những lĩnh vực mình muốn xây dựng lòng tự tin. Từ đó có thể lên kế hoạch rõ ràng hơn. Ví dụ, bạn có thể ghi ra mình muốn trình bày trước lớp trong dự án của nhóm. Hoặc viết ra mình muốn trở nên tự tin hơn khi chơi trò chơi đồng đội hoặc khi tham gia hoạt động nào đó. Bước 4 - Lên kế hoạch hành động thật đơn giản. Một khi bạn đã biết mình muốn có được sự tự tin ở lĩnh vực nào, bạn cần quyết định cụ thể phương pháp mình sẽ áp dụng để tăng sự tự tin. Bạn sẽ cần viết ra các bước trong kế hoạch hành động. Bắt đầu từ công việc nhỏ và dần dần tiến đến những tình huống hoặc tương tác thử thách hơn. Ví dụ, bạn viết ra rằng bạn muốn bắt đầu nói chuyện với ít nhất một người mỗi ngày. Hoặc, đặt một câu hỏi trong một tiết học hoặc trong nhóm. Sau đó bạn sẽ tiếp tục luyện tập bằng cách nói chuyện với thêm nhiều người hoặc đặt thêm nhiều câu hỏi. Luyện tập là một phần không thể thiếu để đạt được sự tự tin. Bạn có thể lên kế hoạch phỏng vấn 3 công việc mới vào năm tới hoặc đăng ký vào hai trường học mới. Hoặc kế hoạch hành động của bạn sẽ nhỏ hơn như là đi ra ngoài chơi với bạn bè một tuần một lần hoặc tham gia lớp học bạn hứng thú. Bước 5 - Đặt ra những mục tiêu nhỏ có thể đong đếm được. Cần đảm bảo mục tiêu sẽ được chia thành các bước chi tiết. Theo cách này, bạn có thể theo dõi tiến bộ của mình, cảm thấy thêm tự tin với những thành tích đó. Hơn nữa, nê chắc chắn các mục tiêu đều có thể quản lý và đạt được. Ví dụ, một mục tiêu có thể đong đếm được với một vài bước sẽ kiểu như thế này, "Các bước: luyện tập 6 tháng, sau đó chạy một nửa quãng đường chạy điền kinh, sau đó luyện tập thêm 3 tháng. Mục tiêu: chạy hết đường chạy điền kinh". Viết ra và lên kế hoạch cho mục tiêu của mình. Viết ra sẽ tăng cơ hội cho bạn đạt được những mục tiêu đó. Nếu bạn gặp trắc trở, hãy xem xét lại hoặc cân nhắc xem mình đã học được những gì trước khi tiếp tục. Phương pháp 2 - Có được Sự Tự tin Bước 1 - Thu thập thông tin bạn cần. Tùy thuộc vào lĩnh vực nào bạn muốn mình trở nên tự tin, bạn cần tìm các nguồn lực cần thiết. Xem xét xem bạn có cần phải được đào tạo hay đi học chính thức để đạt mục tiêu hay không. Đến cuối cùng, bạn sẽ khó có được sự tự tin để lái máy bay nếu bạn không tham gia học hay đã từng ngồi vào ghế lái phi công. Nếu bạn tham gia một khóa học chính thức, bạn sẽ có rất nhiều cơ hội được thực hành, cũng là một cách tuyệt vời để có thêm sự tự tin. Cân nhắc tìm một người hướng dẫn, tham gia một lớp học, hoặc đọc về chủ đề bạn cần học. Bạn sẽ có được những công cụ đi đến thành công. Bước 2 - Luôn tích cực và lạc quan. Để có được sự tự tin yêu cầu bạn cần tập trung và có thái độ tích cực. Nếu bạn liên tục bị phê bình hoặc nếu những nỗ lực của bạn không được chú ý, thì bạn sẽ dễ chán nản. Ghi nhận tất cả những nghi ngờ tiêu cực bạn đang có và biến chúng thành tuyên bố tích cực hoặc những thử thách cho bản thân. Tạo ra một thói quen cho bản thân có tác dụng khích lệ và khuyến khích. Ví dụ, mỗi buổi sáng khi bạn đánh răng, hãy nhìn mình trong gương, mỉm cười và nói:, “Hôm nay mình sẽ cố gắng hết sức, và mình xứng đáng có được sự tự tin!” Làm những việc bạn thực sự yêu thích. Nghe nhạc, thăm triển lãm nghệ thuật, chơi bóng rổ với vài người bạn. Hãy tìm hiểu xem mình thích làm gì và thường xuyên làm công việc đó. Nó sẽ ngăn không cho những nghi ngờ tiêu cực quay trở lại. Bước 3 - Tạo ra một mạng lưới hỗ trợ. Một môi trường tiêu cực chính là yếu tố giết chết sự tự tin. Hãy ở bên cạnh những người hỗ trợ cho nỗ lực của bạn. Nhờ đó, bạn sẽ tự do luyện tập sự tự tin mà không bị đánh giá từ những người xung quanh. Hãy để mạng lưới hỗ trợ của bạn biết rằng bạn đang cố gắng để có được sự tự tin. Nếu bạn gặp khó khăn, đừng ngần ngại nhờ bạn bè hoặc gia đình giúp đỡ hoặc hỗ trợ. Bước 4 - Nhắc nhở bản thân mình về những điểm mạnh của mình. Nhận thức được rằng bạn cũng có những điểm tích cực và phẩm chất tốt là điều vô cùng hữu ích, nhưng đừng quá nhấn mạnh và tập trung vào chúng mỗi ngày, nếu không bạn sẽ sớm bị rơi vào thói quen tự nghi ngờ và tự phê bình bản thân. Đặt danh sách những điểm mạnh ở nơi dễ nhìn để bạn có thể nhìn thấy thường xuyên. Trích dẫn một câu thần chú hoặc lời khẳng định có thể nhắc nhở bản thân về những phẩm chất và kỹ năng tốt đẹp mình sở hữu. Ví dụ, mỗi lần bạn dùng nhà vệ sinh, hãy nhìn vào gương và nói điều gì đó tốt đẹp về bản thân. Từ đó những điểm mạnh của bạn sẽ in sâu vào tâm trí và giúp bạn tăng thêm tự tin. Trước khi cả khi bạn nhận ra, bạn sẽ cảm thấy thoải mái với chính con người mình và không sợ hãi ý kiến của người khác, và đó là một trong những phẩm chất hàng đầu của một con người tự tin thực sự. Bước 5 - Đón nhận những nguy cơ đã được báo trước. Nếu bạn không có nhiều tự tin, bạn có lẽ không đón nhận nhiều nguy cơ. Mặc khác, những người quá tự tin lại gặp nhiều nguy cơ do thiếu thận trọng. Hãy tìm ra điểm cân bằng và đón nhận những nguy cơ dựa trên khả năng và bản chất thực sự của tình huống. Đón nhận những nguy cơ đã được báo trước sẽ thúc đẩy sự tự tin cho bạn và đó chính là một kết quả mĩ mãn. Đón nhận nguy cơ được định nghĩa khác nhau ở từng người. Có thể bạn muốn tham gia một tổ chức xã hội có thể khiến bạn sợ hãi, hoặc bạn có thể đón nhận nguy cơ khi phản ứng lại một người bạn cứ mè nheo với mình. Hãy cho bản thân cơ hội để tận hưởng những tình huống xã hội mới hoặc thoát ra khỏi những tình huống gây hại. Phương pháp 3 - Duy trì Tự tin Trong những Tình huống Khó khăn Bước 1 - Xử trí với lời từ chối. Bạn nên hiểu rằng từ chối là một phần của cuộc sống. Mặc dù nó gây tổn thương, nhưng bạn có thể vực bản thân dậy và tiếp tục sống cuộc sống của mình. Học cách giải quyết sự từ chối bằng thái độ nhẹ nhàng. Ví dụ, bạn nên phản ứng một cách văn minh và chấp nhận mình bị từ chối. Tôn trọng quyết định của người khác và bạn sẽ trở nên tự tin và tin tưởng vào bản thân mình. Đừng từ bỏ. Chỉ vì bạn đã thất bại trong một mối quan hệ, một lời đề nghị công việc, hoặc một lần thăng chức, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn nên ngừng cố gắng. Hãy học từ lời từ chối đó và tiếp tục tiến lên. Bước 2 - Xử trí với bắt nạt. Hãy đứng lên vì chính bản thân mình. Bắt nạt sẽ tiếp tục nhắm vào bạn nếu bạn cho phép chúng xảy ra. Thay vào đó, hãy đứng lên chống lại nó và nhờ bạn bè trợ giúp. Xử trí hiện tượng bị bắt nạt bằng thái độ tự tin và dũng cảm. Nói rõ ràng với kẻ bắt nạt cần dừng hành động đó lại ngay. Đừng chấp nhận bị bắt nạt là một phần của cuộc sống. Bắt nạt là sai trái và bạn có quyền sống mà không hề bị bắt nạt, thậm chí dù bạn có phải nói chuyện với sếp cao hơn hay hiệu trưởng nhà trường để thay đổi hoàn cảnh của mình. Bước 3 - Xử trí với một cuộc phỏng vấn công việc. Sự tự tin rất quan trọng khi bạn phỏng vấn việc làm. Các nhà tuyển dụng thường tìm kiếm những người có vẻ tự tin và có năng lực. Mặc dù bạn sẽ dễ bị ngợp hoặc lo lắng trong sự kiện quan trọng như vậy, nhưng một trong những điều tuyệt vời nhất bạn có thể làm là giả vờ mình tự tin. Khi bạn trở nên thoải mái hơn, bạn sẽ cảm thấy mình không còn phải lo nghĩ gì khi có thái độ tự tin thực sự. Lắng nghe và khẳng định bản thân trong cuộc phỏng vấn. Đừng đơn giản chỉ ngồi xuống và trả lời câu hỏi. Thay vào đó, hãy cố gắng tham gia hào hứng với người phỏng vấn và thể hiện rõ mục tiêu của mình với họ. Nhìn bạn sẽ thực sự tập trung và tự tin. Bước 4 - Xử trí khi phát biểu trước công chúng. Có rất nhiều cuốn sách viết về chủ đề chuẩn bị và có một bài phát biểu hiệu quả, nhưng theo như tương tác thực sự giữa con người, một trong những yếu tố mấu chốt của bài phát biểu trước công chúng có thành công hay không chính là sự tự tin. Bạn nên cân nhắc một số điểm sau để có được sự tự tin: Hài hước. Sự hài hước có thể giúp bạn cũng như khán giả của mình được thư giãn và giải tỏa hết căng thẳng. Khán giả sẽ cảm thấy có hứng thú và tin tưởng vào bạn. Thể hiện sự tự tin. Dù bạn không tự tin, hãy cứ dùng cử chỉ và giọng điệu của người tự tin. Hãy nói to, rõ ràng và sử dụng tay khi nói đến những điểm chính. Tránh thõng vai, nói ấm úng, hoặc khoanh tay. Giao tiếp bằng mắt. Khi bạn giao tiếp bằng mắt bạn sẽ khiến khán giả hào hứng hơn và trông bạn sẽ tự tin hơn. Cố gắng tìm kiếm một vài người trông thực sự hào hứng với bài phát biểu và tập trung vào họ, đừng tập trung vào những ai có vẻ không quan tâm. Phương pháp 4 - Tự Chăm sóc Bản thân Bước 1 - Nhận thức được tầm quan trọng của việc tự chăm sóc bản thân. Thường thì một người khi thiếu tự tin, thái độ đối với việc tự chăm sóc bản thân sẽ tụt xuống thành “Ai thực sự quan tâm cơ chứ?” Câu trả lời là chính bạn nên quan tâm. Để bản thân trượt dài trong vấn đề vệ sinh, sức khỏe, và quản lý thời gian là cách chắc chắn khiến bạn càng thiếu tự tin, và con người lý tưởng của chính bạn sẽ càng ngày càng trở nên xa rời thực tế. Khi chăm sóc bản thân mình tốt hơn, bạn sẽ có thể phá vỡ chu trình đó và thấy mình thêm tự tin. Bước 2 - Thực hành vệ sinh tốt. Dành ra một khoảng thời gian mỗi sáng để vệ sinh hằng ngày. Tắm, rửa mặt, thay quần áo, bất cứ việc gì bạn cần để sẵn sàng cho ngày mới. Khi bạn bước ra khỏi cửa, bạn nên cảm thấy mình tự tin hơn bình thường. Duy trì thói quen mỗi ngày để duy trì tự tin. Bước 3 - Chăm sóc sức khỏe bản thân. Nên có một chế độ ăn lành mạnh và đơn giản chỉ bao gồm gạo lức, trái cây, rau tươi, sữa và protein không mỡ. Hạn chế rượu bia, đồ ăn béo và ăn quá mức. Đảm bảo tập thể dục thường xuyên cả tuần. Bỏ thuốc lá, đặc biệt nếu bạn coi hút thuốc là điểm tựa trong những tình huống xã hội. Bạn nên từ bỏ thói quen này để có được sự tự tin. Bước 4 - Quản lý giấc ngủ của mình. Kế hoạch ngủ thường xuyên rất khó có thể duy trù, đặc biệt trong những năm trung học và đại học. Nhưng bạn nên cố gắng hết sức đi ngủ đúng giờ mỗi tối và thức dậy cùng giờ vào buổi sáng. Cố gắng thức dậy trước ít nhất một tiếng trước khi bạn phải ra khỏi nhà đi làm hay đi học. Bạn có thể khai sáng cho cuộc sống của chính mình trong giấc ngủ, cho nên bước đầu tiên để sắp xếp một ngày là cần đảm bảo bạn có thể thức dậy vào cùng thời điểm mỗi buổi sáng để thực hiện đúng theo kế hoạch của mình.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Tr%C3%B4ng-Th%E1%BA%A5p-h%C6%A1n-So-v%E1%BB%9Bi-Chi%E1%BB%81u-cao-Th%E1%BB%B1c-c%E1%BB%A7a-m%C3%ACnh
Cách để Trông Thấp hơn So với Chiều cao Thực của mình
Không có cách nào giúp bạn thay đổi chiều cao cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn có thân hình cao kều mà muốn trông có vẻ thấp hơn thì có vài cách để làm được điều này. Bạn có thể thay đổi cách ăn mặc, chọn giày dép, kiểu tóc và cách tương tác với mọi người để trông có vẻ thấp hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là bạn phải tự tin vào mình. Sự tự tin có thể khiến cho mọi người quên đi hình thức bên ngoài. Phương pháp 1 - Chọn quần áo có thể giúp thân hình trông thấp hơn Bước 1 - Phân chia thân hình với trang phục nhiều lớp và màu sắc khác nhau. Bất cứ thứ gì bạn có thể làm để phân chia thân hình thành nhiều đoạn thay vì nhấn mạnh vào chiều dài bằng một loại vải đều giúp bạn có vẻ thấp hơn. Bạn có thể mặc trang phục có nhiều lớp với các màu sắc và họa tiết khác nhau. Ví dụ, bạn có thể mặc chiếc áo màu hồng với một chiếc quần bò và đi giày trắng. Thậm chí bạn có thể khoác một chiếc áo len cardigan hoặc một sợi dây thắt lưng để tạo thêm một lớp nữa. Một chiếc thắt lưng có mặt khóa nổi bật hoặc một đôi giày có các chi tiết bắt mắt cũng có thể khiến thân hình bạn trông như thấp hơn. Hoặc, bạn có thể mặc hai lớp áo với màu sắc và chiều dài khác nhau. Các lớp áo dài ngắn và có màu sắc khác nhau sẽ phân chia thân hình bạn thành các đoạn, và như vậy bạn sẽ có vẻ thấp hơn. Bước 2 - Mặc quần gập gấu. Những chiếc quần gập gấu hoặc xắn gấu có thể khiến cho bạn trông như thấp hơn. Bạn hãy thử mua quần có phần gấu được may gập lên, hoặc bạn chỉ cần xắn gấu quần lên đến ngang mắt cá chân hoặc qua khỏi mắt cá một chút. Để xắn gấu quần, bạn hãy gập gấu quần lên sao cho mặt bên trong lật ra ngoài. Gập lên một hoặc hai lần, tùy ý bạn muốn chiếc quần ngắn đến đâu. Bước 3 - Mặc quần áo có sọc ngang và nhiều màu sắc. Trang phục có các sọc dọc với màu sắc khác có thể làm cho bạn dường như cao hơn. Thay vì mặc trang phục có sọc dọc và đồng màu, bạn hãy chọn sọc ngang và nhiều kiểu họa tiết cũng như màu sắc. Các đường kẻ ngang làm nổi bật chiều ngang thay vì chiều cao, và điều này sẽ giúp bạn trông thấp hơn. Trang phục theo chủ đề hải quân thường có các sọc ngang. Chiếc áo có họa tiết và màu sắc tươi sáng sẽ thu hút ánh mắt của mọi người vào phần trên cơ thể thay vì đôi chân. Một chiếc váy hoặc quần có màu sắc khác hẳn với áo sẽ giúp ngắt đoạn chiều cao của thân hình. Bạn cũng có thể cân nhắc mặc chất liệu vải dệt vân nổi (vân chéo dích dắc, hạt nổi) và áo khoác gilet. Bước 4 - Đeo thắt lưng rộng bản bên ngoài váy. Một chiếc thắt lưng rộng bản rất thích hợp khi bạn mặc váy dài và muốn mọi người quên đi chiều cao của bạn. Thắt lưng sẽ phân chia thân hình bạn làm hai phần, tạo ảo ảnh về dáng người đồng hồ cát. Thắt lưng càng to bản càng tốt. Bạn có thể dùng thắt lưng nịt bên ngoài chiếc váy dài và áo dài. Bước 5 - Thử mặc quần capri, váy ngắn và quần ống loe. Bất cứ loại trang phục nào có thể phân đoạn hình ảnh của đôi chân đều giúp bạn trông thấp hơn. Bạn có thể đạt được hiệu ứng này bằng cách mặc kiểu quần capri, váy ngắn trên đầu gối và quần bò ống loe. Những trang phục này có thể xóa đi ấn tượng về chiều dài chân. Với nam, trang phục này có thể là quần short dài. Bước 6 - Mặc áo dài. Những chiếc áo dài như áo len, áo khoác và áo sơ mi có thể giảm bớt chiều cao của bạn, miễn là nó có màu khác hẳn với quần hoặc váy. Điều này sẽ tạo hiệu ứng khiến chân của bạn trông như ngắn hơn. Bạn cũng có thể mặc chiếc áo khoác dài đến ngang eo để tách biệt chân và nửa thân trên, đặc biệt là khi bạn có phần lưng dài. Nam giới cũng có thể mặc áo dài bên ngoài quần, chẳng hạn như không cho áo vào trong quần. Nhớ mặc áo khác màu với quần. Bước 7 - Xách túi to. Chiếc túi nhỏ sẽ làm nổi bật chiều cao của bạn; trái lại, trông bạn sẽ thấp hơn nếu xách chiếc túi to. Nếu xách túi, bạn có thể chọn chiếc túi thật to để đựng đồ dùng cá nhân. Thử xách một chiếc túi slouchy lớn, túi đưa thư hoặc một kiểu túi to khác. Nếu có laptop, bạn có thể xách cặp đựng laptop cùng với các vật dụng cá nhân bỏ trong cặp thay vì xách túi. Phương pháp 2 - Chọn giày để giảm chiều cao Bước 1 - Chọn giày che bàn chân nhiều hơn. Trông bạn sẽ cao hơn nếu đôi giày của bạn để hở nhiều da ở phần trên bàn chân và quanh mắt cá chân. Thay vì thế, bạn nên chọn giày che kín bàn chân nhiều hơn hoặc che đến giữa bàn chân. Ví dụ, bạn có thể đi giày hở gót, giày oxfords, giày bốt, giày hở mũi hoặc giày xăng-đan. Bước 2 - Đi giày bệt. Giày bệt rõ ràng là lựa chọn phù hợp cho những người cao. Những đôi giày bệt, thậm chí giày thể thao có đế thấp sẽ không làm tăng chiều cao sẵn có của bạn. Bạn có thể phối nhiều kiểu trang phục với đôi giày bệt, chẳng hạn như kết hợp với quần bò ống bó. Đa phần giày nam thông thường đều là giày bệt, vì vậy bạn chỉ cần chọn một đôi giày đế mỏng là được. Hầu hết giày bệt nữ đều không có miếng lót đế giày, vì vậy nếu định đi giày bệt thì một là bạn dùng miếng lót bên trong giày, hai là không đi nhiều hoặc đứng nhiều. Đi giày bệt không có miếng lót đế giày trong thời gian dài có thể dẫn đến tổn thương, khiến bạn giảm khả năng làm việc và tận hưởng cuộc sống. Bước 3 - Chọn gót giày phù hợp. Nếu bạn muốn đi giày cao gót, bất chấp loại giày này làm tăng chiều cao, hãy chọn loại giày có quai cài vòng qua mắt cá chân. Mục đích của bạn là phân đoạn chiều dài của bàn chân, mắt cá và chân. Bạn cũng nên chọn giày cao gót có phần mũi giày tròn để giúp bàn chân trông nhỏ hơn. Giày nam thường không có quai cài vòng qua mắt cá chân, ngay cả những đôi giày có phần gót cao hơn. Nam giới muốn cao hơn một chút có thể chỉ cần đi đôi giày tây có phần gót cao hơn. Bước 4 - Đi giày bốt cao quá đầu gối. Với bạn nữ, một chiếc váy ngắn trên đầu gối phối với một đôi bốt cao qua đầu gối sẽ tạo ra sự tách biệt rõ rệt hơn giữa phần trên và phần dưới của đôi chân. Cách phối đồ này không chỉ khiến cho bạn trông thấp đi mà còn rất thời trang và giúp bạn cảm thấy tự tin. Bạn nữ có thể mặc quần short thay vì váy. Bạn chỉ cần chú ý để hở một khoảng da giữa đôi bốt và quần áo. Bước 5 - Chọn giày kiểu đối với nam giới. Mặc dù không phù hợp trong môi trường làm việc, những đôi giày kiểu của nam cũng là một gợi ý hay. Giày kiểu giúp cho bàn chân có vẻ ngắn hơn, và vì hầu hết những người cao đều có bàn chân to nên đặc điểm này cũng giúp bạn có vẻ thấp hơn. Đôi giày kiểu cũng sẽ thu hút ánh nhìn của mọi người vào bàn chân bạn thay vì nhìn vào thân hình bạn. Tìm những đôi giày có họa tiết, vân nổi và có màu sắc. Giày da thường sẽ đáp ứng được những đặc điểm này. Phương pháp 3 - Tạo kiểu tóc để trông có vẻ thấp hơn Bước 1 - Chọn kiểu tóc tầng. Vì mái tóc suôn dài tạo hiệu ứng tương tự như vải đồng màu và sọc dọc – khiến bạn dường như cao hơn – bạn nên chọn kiểu tóc phân tầng. Một mái tóc với nhiều tầng dài ngắn so le sẽ giúp đánh lạc hướng mọi người khỏi chú ý đến chiều cao của bạn. Các lọn tóc xoăn cũng có thể đạt được hiệu ứng này. Nếu có mái tóc xoăn tự nhiên, bạn có thể dùng gel để giữ nếp xoăn. Dùng máy uốn tóc, lô cuốn tóc hoặc lô cuốn nóng để uốn mái tóc thẳng tự nhiên. Thậm chí bạn chỉ cần dùng máy sấy tóc và lược tròn để tạo thành các lọn tóc dợn sóng. Bước 2 - Tạo ra các tầng tóc mà không cần cắt tóc. Nếu có mái tóc suôn dài mà không muốn cắt đi, bạn hãy thử kẹp lên theo nhiều kiểu để tạo thành các tầng tóc. Bạn có thể làm được điều này bằng cách chỉ kéo phần tóc trên đỉnh đầu về sau hoặc kẹp cao nhiều phần tóc khác nhau. Bạn cũng có thể thử dùng kỹ thuật tết tóc để tạo kiểu tóc phân tầng. Bước 3 - Tránh kiểu tóc phồng. Tránh các kiểu tóc khiến chiều cao của bạn tăng thêm vài cm như kiểu tóc pompadours và các kiểu tóc có độ phồng cao. Tuy nhiên, bạn có thể làm phồng tóc ở phần dưới đỉnh đầu và không đẩy tóc lên cao quá đầu. Tương tự, bạn cũng nên tránh các búi tóc đánh rối trên đỉnh đầu. Nếu muốn tóc dày hơn, bạn có thể dùng sản phẩm làm phồng tóc ở hai bên mặt. Phương pháp 4 - Giữ dáng điệu giúp bạn trông thấp hơn Bước 1 - Tập giữ tư thế đúng. Dáng người buông thõng có vẻ như giúp bạn trông thấp hơn, nhưng điều này là không tốt. Có thể ý của bạn là làm cho mình thấp hơn, vì tư thế buông thõng khiến lưng và vai khòm xuống. Điều này khiến bạn thấp đi vài cm nhưng cũng làm cho bạn trông có vẻ không khỏe hoặc thiếu tự tin. Dáng điệu buông thõng người trông thiếu chuyên nghiệp, thậm chí có thể gây đau và tổn thương cột sống vĩnh viễn. Thay vì thế, bạn hãy tập giữ tư thế tốt để trông có vẻ tự tin, và điều này sẽ tốt hơn cho bạn. Sự tự tin là điều then chốt khi nói về thời trang của cả nam và nữ. Ưỡn vai về phía sau và thả lỏng. Soi gương và đảm bảo rằng khi nhìn nghiêng, bạn có thể vẽ một đường thẳng từ tai đến mắt cá chân. Bước 2 - Ngồi nhiều hơn. Bạn nên tranh thủ ngồi mỗi khi có thể, đặc biệt là trong môi trường xã hội ít có người cao như bạn. Sẽ chẳng ai còn nhớ rằng bạn có thân hình cao, vì khi ngồi thì mọi người đều có chiều cao gần như tương đương nhau. Nếu bạn có phần lưng dài, hãy cố gắng tìm chiếc ghế thấp hơn những chiếc khác, hoặc tìm ghế quầy bar, ghế văn phòng có thể điều chỉnh được độ cao. Bước 3 - Đứng ở độ cao ngang bằng với mọi người. Lưu ý đến vị trí của bạn so với người đang nói chuyện với bạn. Nếu bạn đang đứng trên bục cao hơn người kia, hãy bước xuống. Cho dù bạn vẫn cao hơn người kia, nhưng nếu bạn đứng ở cùng mặt bằng với họ thì vẫn tốt hơn là đứng ở vị trí cao hơn. Ví dụ, khi dừng bước để nói chuyện với ai đó trên cầu thang, bạn hãy bước xuống vài bậc. Bước 4 - Đứng gần những người cao. Để khiến mọi người ít chú ý đến chiều cao của bạn, bạn nên đứng cạnh những người cũng cao như mình. Ví dụ, trong lớp tập gym hoặc trên sân chơi, bạn hãy tìm những người cao và kết bạn với họ. Việc tìm được những người có chiều cao tương đương cũng giúp bạn bớt mặc cảm và trở nên tự tin hơn, nhờ đó bạn cũng ít phải khòm người xuống. Nếu không tìm được người có chiều cao tương đương, bạn hãy tìm người cao nhất ở nơi đó. Phương pháp 5 - Quý trọng chiều cao của mình Bước 1 - Liệt kê các lợi thế của người cao. Nhiều người ghen tỵ với những người cao vì các lợi thế nhờ chiều cao của họ. Bạn hãy viết ra tất cả các ưu điểm của người cao mà bạn có thể nghĩ ra được và xem lại bản liệt kê đó mỗi khi bạn thấy chán nản vì chiều cao của mình. Các ưu điểm này có thể mang tính cá nhân, chẳng hạn như có sức hấp dẫn hơn với người khác phái. Các ưu điểm này cũng có thể thuộc lĩnh vực chuyên môn, chẳng hạn như có lợi thế trong các môn thể thao như bóng rổ hoặc bóng chuyền. Các ưu điểm này có thể bao gồm những hoạt động hàng ngày như lấy các món đồ đặt trên kệ cao chẳng hạn. Bước 2 - Tìm ra những phẩm chất khác khiến bạn trở nên đặc biệt. Chiều cao không phải là thứ duy nhất bạn có. Hãy nghĩ về những điều bạn quan tâm, những giá trị, những nét cá tính của bạn và viết ra. Bản liệt kê của bạn có thể bao gồm những điểm như: Gu âm nhạc, sách, phim ảnh, thời trang của bạn hoặc các ý thích cá nhân khác. Những mối quan tâm và sở thích của bạn, chẳng hạn như chơi thể thao, làm bánh, vẽ tranh, hoặc viết lách. Những điểm mà bạn đánh giá cao như siêng năng, sáng tạo và độc đáo. Các đặc điểm tính cách của bạn như chân thật, trung thành và nhân hậu. Bước 3 - Ghi lại cảm giác khi nghĩ về chiều cao của mình. Viết nhật ký là một cách tuyệt vời để giải tỏa căng thẳng và bày tỏ cảm xúc. Để diễn đạt những cảm nghĩ về chiều cao của mình, bạn hãy thử bắt đầu viết nhật ký và viết vào bất cứ lúc nào bạn cảm thấy mặc cảm vì mình quá cao. Ví dụ, nếu có ai đó trêu chọc bạn vì chiều cao, bạn có thể tả lại sự việc đã xảy ra và cảm giác của bạn lúc đó. Bước 4 - Nói chuyện với người mà bạn tin cậy. Nói chuyện về cảm giác của mình cũng có thể là một cách hữu ích để yêu quý chiều cao của mình. Bạn hãy thử tâm sự với một người bạn đáng tin cậy hoặc người thân trong gia đình. Nói chuyện với người sẵn sàng lắng nghe bạn và thông cảm với những điều mà bạn chia sẻ. Bạn còn có thể thử nói chuyện với ai đó cũng cao như bạn và hỏi xem họ có trải qua các cảm giác như bạn không. Bạn cũng có thể nói chuyện với tư vấn viên trong trường hoặc chuyên gia trị liệu nếu chiều cao quá khổ khiến bạn mất tự tin hoặc phải tránh né các tình huống nào đó. Ví dụ, nếu bạn luôn tránh tham dự các sự kiện xã hội vì ngại mình quá cao, điều đó có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/L%C3%A0m-cho-m%E1%BB%8Di-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-vui-v%E1%BA%BB
Cách để Làm cho mọi người vui vẻ
Khả năng làm cho mọi người vui vẻ là một kỹ năng tuyệt vời. Dường như bạn sẽ trở nên có sức thu hút hơn và nhiều người sẽ hướng mắt về phía bạn. Hãy làm cho mọi người xung quanh hạnh phúc bằng cách thể hiện rằng bạn quan tâm đến họ. Trò chuyện thân thiện qua việc lắng nghe nhiều hơn nói và đặt câu hỏi về mọi người. Hãy khen ngợi những thành tựu và ghi nhớ các chi tiết về cuộc sống để người khác cảm thấy họ quan trọng. Nói chung, bạn nên duy trì thái độ tích cực và khiếu hài hước. Những cảm xúc này lan tỏa đến mọi người xung quanh bạn. Phương pháp 1 - Trò chuyện thân thiện Bước 1 - Nghe nhiều hơn nói. Bạn không nên lấn át cuộc trò chuyện. Nếu bạn cứ nói huyên thuyên khi trò chuyện, người khác sẽ cảm thấy như thể bạn đang nói át giọng họ. Thay vào đó, hãy để người khác nói và chỉ lên tiếng khi họ đã nói xong. Điều này giúp bạn trở nên lịch sự và chu đáo khi quan tâm những gì mà người khác nói. Không ngắt lời khi một người đang nói. Mọi người không thích bị chen ngang. Hãy luôn để họ nói xong những gì họ đang nói. Tất nhiên, bạn vẫn trả lời nếu họ đặt câu hỏi. Tuy vậy, đừng tìm kiếm cơ hội tiếp theo để bạn lại bắt đầu nói về chính mình. Hãy để người khác nói. Bước 2 - Đặt câu hỏi về người đó. Hãy duy trì cuộc trò chuyện bằng cách hỏi ai đó về bản thân họ. Bạn nên cho họ cơ hội để cởi mở và nói về chính họ. Mọi người sẽ thích nói chuyện với ai đó chịu lắng nghe. Thậm chí câu đơn giản, “Hôm nay anh thế nào?” làm cho người khác cảm thấy bạn quan tâm đến họ. Đừng chỉ đặt những câu hỏi hời hợt. Hãy chứng minh rằng bạn đang lắng nghe bằng cách trả lời câu hỏi dựa trên những gì mà họ đã nói. Ví dụ, nếu ai đó đã kể với bạn về kỳ nghĩ của họ và họ bị xì lốp xe, bạn hãy nói, “Chà, anh đã sửa lốp xe như thế nào?” Điều này thể hiện rằng bạn không chỉ quan tâm mà còn chú ý đến câu chuyện. Bước 3 - Không nhìn điện thoại hoặc máy tính khi nói chuyện với người khác. Đừng tỏ ra bị phân tâm khi bạn trò chuyện với ai đó. Liên tục kiểm tra điện thoại hoặc máy tính làm cho bạn trở nên khiếm nhã và thờ ơ. Hãy để điện thoại xuống bàn và không nhìn vào máy tính. Hãy giao tiếp bằng mắt với người đó để họ biết rằng bạn đang chú ý. Nếu bạn thật sự cần kiểm tra điện thoại, hãy xin lỗi và nói, “Xin lỗi, tôi phải kiểm tra cái này chỉ một lát thôi”. Nếu bạn thật sự bận rộn và không có thời gian nói chuyện, hãy lịch sự nói ra. Hãy nói, “Tôi muốn nói chuyện nhiều hơn nhưng tôi phải gọi một cuộc điện thoại cho công việc. Tôi sẽ gặp anh sau”. Bước 4 - Nhiệt tình với những gì họ nói. Hãy tỏ ra hứng thú khi ai đó nói với bạn điều gì đó. Nếu họ chia sẻ một tin tốt lành hoặc một thành tựu, hãy chúc mừng họ. Một câu đơn giản, “Điều đó thật tuyệt vời!” sẽ làm cho họ cảm thấy họ thật sự đạt được gì đó và bạn quan tâm nó. Đôi khi, mọi người ngại ngùng khi bạn khen ngợi họ. Nếu họ nói, “Ồ, cũng không có gì to tát cả”, bạn có thể tiếp tục nói, “Chà chỉ là tôi vui mừng cho anh”. Cách này duy trì mối liên kết cá nhân với người khác mà không làm cho họ khó chịu. Bước 5 - Đáp lại lời khen nếu người khác khen bạn. Có thể ai đó sẽ chúc mừng hoặc khen ngợi bạn khi trò chuyện. Hãy chân thành cảm ơn họ vì lời khen, và sau đó khen lại họ. Điều này làm cho bạn trở nên lịch sự và hào phóng. Có thể một đồng nghiệp nói rằng bạn đã đề xuất một ý tưởng tuyệt vời trong cuộc họp hôm nay. Bạn có thể đáp lại, “Cảm ơn, tôi rất vui khi anh thích nó. Với kiến thức của anh, tôi chắc chắn là anh sẽ vượt trội”. Bước 6 - Tránh phê bình ý kiến của họ. Một điều chắc chắn là bạn sẽ không tán thành với ai đó về một vài niềm tin hoặc ý kiến của họ. Hãy duy trì cuộc trò chuyện thân thiện và không chỉ trích họ. Bạn nên để họ nói ra ý kiến của mình. Bằng cách này, họ sẽ tiếp tục cảm thấy an tâm và vui vẻ nói chuyện với bạn. Bạn vẫn có thể bày tỏ sự bất đồng ý kiến mà không chống đối. Hãy đơn giản nói, “Đó không phải là cách của tôi, nhưng mà tôi hiểu ý của anh”, cho thấy rằng dù bạn không đồng ý nhưng bạn công nhận họ. Nếu muốn tránh đối đầu, bạn chỉ cần phớt lờ ý kiến của họ và chuyển cuộc trò chuyện theo hướng nào khác. Phương pháp 2 - Làm cho mọi người cảm thấy quan trọng Bước 1 - Ghi nhớ những chi tiết về cuộc sống của họ. Đây là một cách hiệu quả để kết nối với mọi người và thể hiện rằng bạn thật sự quan tâm đến lời nói của họ. Nếu bạn luôn quên những gì mà họ đã nói với mình, có vẻ như bạn không lắng nghe họ. Hãy nỗ lực để ghi nhớ các chi tiết mà họ đã kể với bạn để tăng cường mối liên kết với người đó. Hỏi thăm các chi tiết. Có thể ai đó kể với bạn hôm thứ sáu rằng họ đi xem buổi hòa nhạc vào cuối tuần. Nếu bạn gặp họ vào thứ hai, hãy hỏi xem buổi hòa nhạc như thế nào. Điều này cho thấy rằng bạn đã lắng nghe và bạn quan tâm đến họ. Nếu bạn gặp khó khăn để ghi nhớ mọi việc, hãy thử một vài bài tập để tăng cường trí nhớ. Bước 2 - Thể hiện sự hứng thú bằng gợi ý không lời. Những phong cách riêng và ngôn ngữ cơ thể cho một người thấy rằng bạn đang chú ý. Gật đầu, giao tiếp bằng mắt, và thay đổi biểu hiện gương mặt theo những gì họ nói thể hiện rằng bạn tập trung vào lời nói của họ. Đừng cứ im lặng hoặc không phản ứng. Như vậy cho thấy bạn thờ ơ với cuộc trò chuyện. Nếu ai đó kể với bạn câu chuyện về điều gì đó không mong muốn đã xảy ra, hãy mở to mắt và làm vẻ mặt bị sốc. Họ sẽ cảm thấy bạn hoàn toàn tập trung vào câu chuyện. Bạn cũng có thể làm vậy khi không nói chuyện trực tiếp với ai đó. Nếu một đồng nghiệp đang thuyết trình trong phòng họp, hãy nhìn họ khi họ nói. Gật đầu khi họ đưa ra một ý hay, và ghi chú. Những hành động này làm cho người nói cảm thấy quan trọng và họ sẽ cảm kích. Bước 3 - Đưa ra lời khen có chừng mực. Những lời khen và tán dương là cách hiệu quả để làm cho ai đó cảm thấy quan trọng. Hãy dành lời khen cho người khác, tuy nhiên đừng làm quá trớn. Nếu bạn cứ liên tục khen mọi người, lời khen của bạn sẽ có vẻ không thật lòng. Hãy chân thành khi bạn khen mọi người, và sau đó nói gì đó khác. Đừng tiếp tục khen một người sau khi họ đã đón nhận lời khen của bạn. Nếu họ nói cảm ơn, bạn đừng nói, “Thật đấy, anh đã làm rất tốt”. Điều này sẽ trông như giả tạo. Bước 4 - Mang lại sự chú ý vào thành tựu của họ. Lời khen không nhất thiết phải là vấn đề riêng tư. Nếu bạn quen ai đó đã đạt được gì đó, hãy để những người khác biết. Người đó sẽ hạnh phúc khi thấy rằng những người khác coi trọng thành công của họ. Đây không cần phải là một cử chỉ trang trọng. Bạn có thể đang thuyết trình và nói, “Tôi muốn cảm ơn anh Hùng đã xuất sắc hoàn thành những số liệu này”. Câu phát biểu nhanh này mang lại cho người kia uy tín mà không đào sâu vào chủ đề. Tuy nhiên, nếu ai đó yêu cầu bạn giữ im lặng, hãy tôn trọng mong muốn của họ. Có lẽ họ muốn là người sẽ báo tin cho người khác hoặc chỉ là họ ngượng ngùng. Bước 5 - Viết thư cảm ơn nếu một người làm gì đó cho bạn. Làm cho mọi người cảm thấy được trân trọng là cách tuyệt vời để thể hiện rằng họ quan trọng. Nếu ai đó giúp đỡ bạn, hãy dành thời gian để viết thư hoặc email cảm ơn thật lòng. Bạn nên nói rõ họ đã giúp bạn như thế nào và nói rằng bạn cảm kích việc đó. Lời cảm ơn trực tiếp cũng có hiệu quả. Hãy tìm gặp người đó và cảm ơn họ. Câu nói, “Tôi chỉ muốn ghé qua và cảm ơn anh vì đã giúp đỡ”, cho thấy rằng bạn làm gì đó khác biệt vì họ. Nếu bạn không thể tìm gặp người đó, một cuộc gọi điện thoại cảm ơn cũng là cách hay. Phương pháp 3 - Lan tỏa năng lượng tích cực Bước 1 - Tránh đồn đại và nói xấu người khác. Việc lan truyền tin đồn về người khác tạo ra môi trường thù địch và ít thân thiện hơn. Nếu bạn có tiếng vì chuyện này, sẽ có ít người muốn tương tác với bạn. Hãy tránh xa chuyện tầm phào và để mọi người cảm thấy thoải mái nói chuyện với bạn. Họ sẽ vui vẻ hơn khi ở gần bạn. Đây là một tình huống cần thiết để suy nghĩ về Quy tắc Thiết Yếu. Bạn có muốn ai đó lan truyền tin đồn về bạn không? Có lẽ là không. Vì thế, đừng lan truyền tin đồn về người khác. Bước 2 - Đối xử với người khác bằng cách bạn muốn người khác đối xử với mình. Điều này được gọi là “Quy Tắc Thiết Yếu”. Nếu bạn muốn làm cho người khác hạnh phúc, hãy nghĩ về cách làm cho bạn hạnh phúc. Sau đó, đối xử với họ một cách tương ứng. Hãy sống theo quy tắc này và bạn sẽ trở thành một người dễ thương hơn nhiều. Suy nghĩ xem bạn có nói chuyện với ai đó và giễu cợt họ vì yêu thích một nhóm nhạc không. Bạn có vui vẻ nếu ai đó cư xử với bạn như vậy không? Có lẽ là không. Hãy xem xét lại hành động của mình và xin lỗi. Bước 3 - Mỉm cười Mỉm cười giúp bạn cảm thấy dễ chịu và lan tỏa sự tích cực đến mọi người xung quanh. Hãy nỗ lực để cười thường xuyên. Bạn sẽ có vẻ ngoài thân thiện hơn nhiều và mọi người thường sẽ bắt chuyện với bạn. Bất cứ khi nào bạn chào hỏi người khác, hãy mỉm cười khi nói xin chào. Đây là cách dễ dàng để lan tỏa cảm xúc tích cực hơn. Đừng cố gắng cười quá lớn. Như vậy trông sẽ không thật. Chỉ cần mở rộng khóe môi một chút sẽ làm cho bạn rạng rỡ tự nhiên. Bước 4 - Sử dụng khiếu hài hước. Sở hữu khiếu hài hước giúp làm giảm căng thẳng và duy trì thái độ tích cực. Quan trọng hơn là mọi người sẽ bị bạn thu hút nếu bạn là một người vui tính. Hãy cười thường xuyên và cố gắng làm người khác vui vẻ. Điều này sẽ lan tỏa năng lượng tích cực quanh bạn và mọi người sẽ trân trọng nó. Hãy nhớ rằng sở hữu khiếu hài hước không chỉ là nói chuyện đùa. Hơn thế nữa chính là duy trì tâm trạng vui vẻ về mọi việc. Nếu điều tiêu cực xảy ra, hãy cố gắng tìm mặt tích cực trong đó. Hãy là người lạc quan khi người khác đang bi quan. Tuy nhiên, hãy luôn nhận thức về các giới hạn cho sự hài hước. Đừng nói những câu đùa không phù hợp. Nếu người khác có vẻ không vui vì trò đùa của bạn, hãy dừng lại.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Vi%E1%BA%BFt-t%C3%B3m-l%C6%B0%E1%BB%A3c
Cách để Viết tóm lược
Đừng lo nếu bạn cần viết một đoạn tóm lược cho một bài viết học thuật. Đoạn tóm lược thường là một đoạn văn ngắn nhằm tổng kết các kết quả bạn đã đạt được, qua đó giúp người đọc có thể nhanh chóng nắm bắt được nội dung chính. Phần này sẽ nêu những gì bạn sẽ viết trong bài của mình, có thể là kết quả nghiên cứu khoa học hay bài phân tích lý thuyết. Nó sẽ cho người đọc cái nhìn khái quát về bài viết, đồng thời giúp họ xác định xem bài viết của bạn có phù hợp với nội dung mà họ đang tìm kiếm hay không. Để viết tóm lược, đầu tiên bạn cần hoàn thành bài viết, sau đó tóm tắt mục đích, đặt vấn đề, mô tả phương pháp, kết quả và kết luận. Sau khi đã hoàn thành tất cả các chi tiết, phần còn lại là chỉnh sửa phần trình bày sao cho phù hợp. Đoạn tóm lược là một cách tóm tắt những gì bạn đã làm, vì thế để viết được đoạn văn này không hề khó. Phương pháp 1 - Bắt tay vào viết tóm lược Bước 1 - Hoàn thiện bài viết trước. Đoạn tóm lược thường xuất hiện đầu tiên trong bài viết học thuật, tuy nhiên, mục đích chính của nó là tóm tắt nội dung của toàn bộ bài viết. Thay vì giới thiệu chủ đề, đây sẽ là đoạn tổng quan của tất cả các phần sẽ có trong bài viết của bạn. Vì thế, trước tiên bạn hãy hoàn thiện bài viết, sau đó mới bắt tay vào viết đoạn tóm lược. Phần đặt vấn đề và phần tóm lược là hai phần hoàn toàn khác nhau. Ở phần đặt vấn đề, bạn sẽ giới thiệu cho người đọc ý tưởng của bài viết hay vấn đề mà bài viết sẽ giải quyết, trong khi đó, phần tóm lược là phần tóm tắt lại toàn bộ bài viết, bao gồm cả phương pháp và kết quả. Dù đã biết mình sẽ viết bài như thế nào, bạn vẫn nên viết phần tóm lược cuối cùng. Như vậy, bạn sẽ có thể viết một cách chính xác và đúng với mục tiêu của phần tóm lược nhất, đó là tóm tắt lại những gì bạn đã viết. Bước 2 - Biết và hiểu những yêu cầu của một phần tóm lược chuẩn. Bài báo bạn viết thường có một hướng dẫn và yêu cầu cụ thể, chẳng hạn như để gửi đăng lên một tạp chí, là một bài tiểu luận, hay là một phần của dự án nào đó. Trước khi bắt đầu viết, hãy xem lại hướng dẫn bạn đã được đưa để xác định các điểm cần tuân thủ. Có yêu cầu về số trang tối thiểu hay tối đa không? Bạn có cần viết theo một phong cách cụ thể nào không? Bạn viết cho một người hướng dẫn hay để đăng báo? Bước 3 - Nghĩ tới người đọc. Tóm lược là đoạn văn nhằm giúp người đọc tìm được bài viết của bạn. Ví dụ, trong các bài báo khoa học, phần tóm lược giúp người đọc có thể nhanh chóng xác định được liệu rằng nghiên cứu này có phù hợp với những gì họ đang quan tâm không. Bên cạnh đó, đoạn tóm lược này cũng giúp người đọc nắm được mục đích của bài viết trong thời gian ngắn. Hãy luôn nghĩ tới người đọc khi bạn viết tóm lược. Liệu những người làm trong lĩnh vực của bạn có đọc đoạn tóm lược này không? Nếu người ngoài ngành đọc đoạn tóm lược của bạn thì họ có thể nắm được ý đồ của bạn không? Bước 4 - Xác định cách tóm lược mà bạn cần viết. Có hai dạng chính đối với đoạn tóm lược : mô tả và cung cấp thông tin. Có thể bạn đã được yêu cầu viết theo một phong cách nhất định nào đó, nếu không, bạn cần xác định dạng tóm lược nào phù hợp với bài viết của bạn. Nhìn chung, tóm lược kiểu cung cấp thông tin thường được sử dụng cho các bài viết học thuật dài, còn dạng mô tả phù hợp với các bài báo ngắn. Tóm lược kiểu mô tả sẽ nêu mục đích, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu mà không nhắc đến kết quả. Dạng tóm lược này thường dài từ 100 đến 200 từ. Tóm lược nêu thông tin cũng tương tự như việc viết một bản tóm tắt bài báo của bạn một cách ngắn gọn, súc tích, trong đó bao gồm cả phần kết quả. Kiểu viết này dài hơn kiểu mô tả, có thể chỉ là một đoạn văn nhưng cũng có thể dàn trải cả một trang giấy. Dù có sự khác nhau nhưng cả hai cách viết này đều chứa những thông tin cơ bản tương tự nhau. Sự khác nhau lớn nhất nằm ở chỗ, tóm lược kiểu cung cấp thông tin sẽ bao gồm cả kết quả và thường dài hơn tóm lược kiểu mô tả. Tóm lược kiểu phản biện ít được sử dụng, tuy nhiên có thể được yêu cầu trong một số khóa học. Tóm lược kiểu phản biện có mục đích tương tự các kiểu tóm lược khác, tuy nhiên sẽ có sự liên hệ giữa những công trình, bài viết được thảo luận và nghiên cứu của chính tác giả. Điều này cho thấy bài viết có thể sẽ đưa ra phản biện đối với các phương pháp hoặc thiết kế nghiên cứu. Phương pháp 2 - Viết tóm lược Bước 1 - Xác định mục tiêu. Lấy ví dụ bạn đang viết về mối tương quan giữa việc thiếu bữa ăn trưa ở trường và điểm số kém. Vậy tại sao mối tương quan này cần được xem xét? Người đọc cần biết được tầm quan trọng của nghiên cứu đó cũng như mục tiêu của nó. Nếu bạn chọn viết theo kiểu mô tả, hãy bắt đầu bằng việc xem xét các câu hỏi sau: Tại sao bạn lại quyết định nghiên cứu đề tài này? Bạn đã tiến hành nghiên cứu này thế nào? Bạn có được những kết quả gì? Tại sao nghiên cứu và những kết quả bạn đạt được lại quan trọng? Tại sao người đọc cần đọc hết toàn bộ bài viết của bạn ? Bước 2 - Giải thích vấn đề. Đoạn tóm lược sẽ nêu “vấn đề” mà bạn muốn hướng tới. Vì thế, hãy coi vấn đề này là một điểm đặc trưng sẽ được đề cập trong bài viết của bạn. Đôi khi bạn cũng có thể kết hợp vấn đề với động lực của mình, nhưng tốt nhất hãy phân định rõ hai điểm này. Vấn đề mà nghiên cứu của bạn muốn làm sáng tỏ hoặc muốn giải quyết là gì? Phạm vi nghiên cứu của bạn là một vấn đề chung chung hay cụ thể? Luận điểm bạn muốn trình bày hay phản biện là gì? Bước 3 - Diễn giải phương pháp. Bạn đã nêu ra động lực và vấn đề, bây giờ hãy nói về phương pháp. Phương pháp là phần mà bạn sẽ nêu ra một cách khái quát cách bạn tiến hành nghiên cứu. Hãy trình bày những gì bạn tự làm. Nếu đang tổng hợp bài viết của người khác, bạn có thể trình bày vắn tắt những bài viết đó. Thảo luận về nghiên cứu kèm theo các biến số và cách giải quyết của bạn. Mô tả những dẫn chứng bạn có để hỗ trợ cho quan điểm của bạn. Khái quát những nguồn thông tin, số liệu quan trọng nhất. Bước 4 - Mô tả kết quả (đối với tóm lược cung cấp thông tin). Ở phần này, bạn bắt đầu cho thấy sự khác biệt giữa bài tóm lược dạng mô tả và dạng cung cấp thông tin. Trong dạng thứ hai, bạn cần nêu ra những kết quả đạt được trong nghiên cứu đó. Bạn đã tìm ra những gì? Bạn đã có lời đáp nào dựa trên nghiên cứu của mình? Bạn đã đưa ra những ý giúp hỗ trợ giả thuyết hoặc luận điểm mà bạn nêu chưa? Kết quả tổng quan mà nghiên cứu của bạn đạt được là gì? Bước 5 - Kết luận. Trong phần cuối cùng của đoạn tóm lược, bạn nên đưa ra kết luận về ý nghĩa chung cũng như tầm quan trọng của toàn bài viết. Cách viết kết luận như vậy có thể áp dụng cho cả hai dạng tóm lược mô tả và tóm lược cung cấp thông tin. Tuy nhiên, bạn cần trả lời cho các câu hỏi sau đối với dạng cung cấp thông tin: Nghiên cứu của bạn có ý nghĩa thế nào? Kết quả đạt được ở dạng tổng quát hay cụ thể? Phương pháp 3 - Lên cấu trúc cho đoạn tóm lược Bước 1 - Tuân theo trật tự. Đoạn tóm lược cần trả lời được những câu hỏi cụ thể, tuy nhiên câu trả lời cũng cần được sắp xếp theo thứ tự. Lý tưởng nhất là cấu trúc đoạn tóm lược mô phỏng cấu trúc chung của bài viết, với phần ‘giới thiệu’, ‘thân bài’ và ‘kết luận’ Các tạp chí thường có hướng dẫn cụ thể về cách viết tóm lược. Nếu bạn đã biết về những tiêu chí cụ thể của tạp chí, hãy làm theo hướng dẫn đó. Bước 2 - Đưa ra những thông tin có ích. Ngoại trừ câu mở đầu thường được viết dưới dạng khái quát và mơ hồ một cách có chủ ý, phần tóm lược cần đưa ra được những thông tin giúp lý giải bài viết nói riêng và nghiên cứu của bạn nói chung. Hãy chọn từ một cách chính xác để người đọc có thể hiểu trọn vẹn những gì bạn muốn nói và không cảm thấy mơ hồ về bất cứ vấn đề nào. Tránh sử dụng các cách viết tắt hay dạng viết rút gọn trong phần tóm lược để người đọc nắm được vấn đề một cách dễ dàng. Nếu chủ đề bạn viết đã được nhiều người biết đến, bạn có thể trích dẫn tên những người hay những địa điểm cụ thể mà bài viết tập trung nói tới. Không đính kèm bảng biểu, hình minh họa hay trích dẫn dài dòng trong phần tóm lược. Những phần này sẽ khiến bạn tốn mất một lượng từ trong khoảng cho phép và thường không phải là những thông tin mà người đọc muốn biết trong phần tóm lược. Bước 3 - Viết riêng phần tóm lược. Dù đây cũng là một đoạn tổng kết, tuy nhiên bạn cần viết phần tóm lược tách biệt với bài viết. Đừng sao chép y hệt cũng như hạn chế viết lại những câu của chính mình trong những bài viết khác hay những phần khác của chính bài viết đó. Hãy viết đoạn tóm lược với những từ, cụm từ và câu hoàn toàn mới để đoạn văn thú vị hơn. Bước 4 - Sử dụng từ khóa, cụm từ khóa. Nếu phần tóm lược của bạn sẽ được đăng lên các tạp chí, hãy giúp người đọc có thể dễ dàng tiếp cận với nó. Để làm được điều đó, người đọc thường tìm kiếm trên các hệ thống dữ liệu trên mạng với hy vọng các bài báo như của bạn sẽ hiện lên. Hãy cố gắng sử dụng 5-10 từ khóa đại diện cho nghiên cứu của bạn trong phần tóm lược. Ví dụ, nếu bạn viết về sự khác biệt văn hóa trong nhận thức về tâm thần phân liệt, hãy sử dụng các từ như “tâm thần phân liệt”, “đa văn hóa”, “ràng buộc văn hóa”, “bệnh tâm thần”, và “sự chấp nhận từ xã hội”. Đây có thể là những cụm từ mà người đọc sẽ sử dụng để tìm kiếm các bài viết về chủ đề của bạn. Bước 5 - Sử dụng thông tin thực tế. Bạn muốn thu hút người khác dựa trên phần tóm lược, đó chính là phần khuyến khích họ tiếp tục đọc những chi tiết tiếp theo trong bài viết. Vì thế, đừng trích dẫn những ý tưởng hay nghiên cứu mà bạn sẽ không nêu ra trong bài viết. Việc trích dẫn các thông tin mà bạn sẽ không đề cập đến có thể khiến người đọc định hướng sai và dần dà dẫn tới làm giảm lượng người đọc bài viết của bạn. Bước 6 - Hạn chế viết quá chi tiết. Tóm lược là một đoạn tổng kết, vì thế bạn cần hạn chế nêu những điểm quá chi tiết trong nghiên cứu của mình. Bạn cũng không cần phải giải thích hay đưa ra định nghĩa của bất cứ cụm từ nào trong phần này, chỉ cần trích dẫn là đủ. Tránh diễn giải tường tận, thay vào đó hãy nêu vấn đề một cách khái quát. Không dùng tiếng lóng. Tiếng lóng sử dụng trong bài viết có thể sẽ khiến những người không có chuyên môn sâu cảm thấy bối rối, không hiểu. Bước 7 - Nhớ đọc và soát lại. Tóm lược là một đoạn viết cần được đọc và rà soát lại trước khi hoàn thành. Hãy kiểm tra lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp và đảm bảo đoạn văn này được căn chỉnh, sắp xếp một cách hợp lý. Bước 8 - Nhờ người khác nhận xét. Một trong những cách tốt nhất để biết được phần tóm lược có bao quát được bài viết của bạn hay không chính là nhờ người khác đọc và nhận xét. Hãy nhờ một người hoàn toàn không biết gì về nghiên cứu của bạn đọc phần tóm lược và nói lại với bạn những gì mà họ hiểu sau khi đọc. Bằng cách này bạn sẽ biết được liệu bạn đã liên kết được những điểm chính trong bài viết với người đọc một cách rõ ràng hay chưa. Tìm sự tư vấn từ các giáo sư, đồng nghiệp cùng lĩnh vực hay người hướng dẫn hoặc trung tâm tư vấn viết cũng là một cách có ích. Nếu bạn có thể nhờ những người này thì hãy tận dụng cơ hội của mình. Nhờ người trợ giúp cũng có thể giúp bạn biết được cách viết thông thường trong lĩnh vực của mình. Ví dụ, trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, việc sử dụng câu bị động rất phổ biến (như “thí nghiệm được thực hiện”). Tuy nhiên, trong lĩnh vực khoa học xã hội thì câu chủ động lại chiếm ưu thế.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/C%C3%B3-th%C3%A2n-h%C3%ACnh-ho%C3%A0n-h%E1%BA%A3o-%C4%91%E1%BB%83-%C4%91i-ch%C6%A1i-bi%E1%BB%83n
Cách để Có thân hình hoàn hảo để đi chơi biển
Dù muốn giảm cân hay muốn cơ thể săn chắc thì việc để có thân hình hoàn hảo đi chơi biển cũng cần một chút sức lực và kiên trì. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách có thân hình chuẩn mà không cần nhịn ăn hay tra tấn bản thân. Cảnh báo: thậm chí bạn có thể cảm thấy thú vị trong quá trình tiến hành. Phương pháp 1 - Đặt mục tiêu Bước 1 - Xác định vị trí có vấn đề. Hãy trung thực. Bạn có thực sự cần giảm cân để trở nên khỏe mạnh không? Cân nặng đã nằm trong mức lành mạnh rồi nhưng bạn vẫn muốn giảm vài cân và tập cho thân hình săn chắc? Bạn đang thiếu cân? Trả lời những câu hỏi này sẽ giúp bạn xác định đúng chế độ ăn và tập luyện cho mình. Để giảm cân, bạn chắc chắn phải thay đổi chế độ ăn. Tập luyện sẽ hỗ trợ quá trình giảm cân bằng cách thúc đẩy chuyển hóa chất. Nếu chỉ muốn cơ thể săn chắc hơn, bạn cần tập trung tập luyện và duy trì lượng calo nạp vào. Bước 2 - Lấy số đo cơ thể. Nếu chưa biết, bạn cần bắt đầu đo từ chiều cao. Dùng thước dây để xác định chu vi của (các) khu vực cần nhắm đến: bắp tay, ngực, eo, mông và đùi. Cân trọng lượng. Để có số đo chính xác nhất, bạn nên dùng cân điện tử và cân trọng lượng vào buổi sáng trước khi ăn. Bước 3 - Chính chỉ số BMI (Chỉ số Khối Cơ Thể) để xác định cân nặng lý tưởng. BMI đo lượng mỡ cơ thể dựa trên chiều cao và cân nặng. Chỉ số này được dùng để giúp bạn xác định mức cân nặng lý tưởng phù hợp với chiều cao. Có thể tính toán bằng tay hoặc dùng công cụ trực tuyến như BMI Calculator. Dù dùng cách nào thì bạn cũng cần có số đo chiều cao và cân nặng. Dùng công thức sau: Cân nặng/(Chiều cao tính bằng mét x Chiều cao tính bằng mét). Thận trọng: Vì cơ nặng hơn mỡ nên công thức BMI sẽ đánh giá tập lượng mỡ ở người có khối lượng cơ quá thấp, và đánh giá quá cao lượng mỡ ở người có khối lượng cơ cao. Phương pháp 2 - Giảm cân: Tập cardio Bước 1 - Bắt đầu chạy bộ, chạy bộ chậm, đi bộ lên dốc, đạp xe và/hoặc bơi lội thường xuyên. Các bài tập này cùng nhiều bài tập tăng nhịp tim khác sẽ giúp đốt cháy calo, tăng tốc độ chuyển hóa chất và cải thiện sức khỏe tim mạch. Tập cardio 30 phút, ít nhất 3-5 lần mỗi tuần. Nếu là thành viên phòng tập thể hình, bạn có thể tập với máy Elliptical, máy đạp xe hoặc các thiết bị tập cardio khác có sẵn tại phòng tập. Bước 2 - Thử các bài tập khác nhau để tìm ra bài tập phù hợp. Không phải ai cũng thích chạy bộ. Vì vậy, bạn nên thử các bài tập khác nhau và gắn bó với bài tập mà bản thân thích nhất. Bằng cách này, bạn sẽ dễ kiên trì tập luyện hơn. Bước 3 - Kết hợp. Nếu dễ thấy chán khi tập cardio, bạn nên thử thay đổi hình thức tập. Thay vì chạy bộ hàng ngày, bạn có thể xen kẽ chạy bộ và đạp xe. Thay đổi trong một buổi tập. Ví dụ, ở phòng tập thể hình, bạn có thể chạy trên máy chạy bộ 10 phút, đạp xe 10 phút, sau đó tập với máy Elliptical 10 phút. Cách này giúp bạn cảm thấy buổi tập 30 phút trở nên ngắn hơn. Bước 4 - Tham gia lớp tập. Hầu hết các phòng tập thể hình đều có lớp tập đạp xe, kickboxing tăng nhịp tim, Zumba,… Tập luyện theo nhóm khiến bạn thúc ép bản thân hơn, đặc biệt là nếu mới tập luyện. Bước 5 - Nhảy nhót! Đừng để việc tập luyện giống như nghĩa vụ. Nếu không có tâm trạng tập luyện, bạn có thể mở nhạc và bắt đầu nhảy múa, nhảy múa như xung quanh không có người. Bước 6 - Thay đổi đơn giản trong lối sống. Đi bộ đến nơi cần đến thay vì đi xe. Nếu đi xe, bạn nên đậu xe ở xa hơn bình thường. Làm việc nhà. Cách này giúp đốt cháy calo nhiều hơn bạn nghĩ. Nếu làm việc bàn giấy, bạn cần thường xuyên đứng lên và đi lại mỗi vài tiếng. Dùng thời gian giải lao để tập đi bộ nhanh ở ngoài văn phòng. Phương pháp 3 - Giúp cơ thể săn chắc: Bài tập cho cơ săn chắc và nâng tạ Bước 1 - Thử tập yoga và/hoặc pilate. Cả hai bài tập này đều giúp cơ thể săn chắc và khỏe mạnh hơn. Đây là bài tập lý tưởng cho nữ giới muốn có cơ dài, nạc và sợ trở nên "đô con". Bước 2 - Nhắm đến vùng cơ trung tâm. Bài tập dưới đây sẽ giúp bạn cảm nhận được cơ trung tâm như được đốt cháy: Gập bụng. Thử gập bụng trong khi chân duỗi thẳng trên không. Để tránh đau lưng, bạn nên thử gập bụng với bóng tập thể dục. Nâng cao chân. Plank. Giữ tư thế plank trong 30 giây đến 1 phút. Nên nhớ giữ cho cơ thể tạo thành một đường thẳng và hông không được hạ thấp. Bước 3 - Nhắm đến chân. Thử các bài tập sau: Squat (gánh đùi) Burpee Lunge (chùng chân). Giữ tạ đơn nặng khoảng 2-3,5 kg ở mỗi tay để tăng thêm trọng lượng. Tập với máy tập đạp xe hoặc máy Elliptical ở chế độ sức cản cao. Bước 4 - Nhắm đến cánh tay. Tập chống đẩy. Nếu không thể chống đẩy, bạn nên thử tập chống đẩy phiên bản đã biến tấu, giữ cho đầu gối chạm sàn. Dùng máy tập ép ngực hoặc ép vai. Nâng tạ tự do. Nếu muốn tạo cơ lớn, bạn nên nâng tạ nặng lặp lại vài lần. Nếu muốn tạo cơ nạc, không đô người, bạn nên nâng tạ nhẹ hơn và nhiều lần hơn. Bước 5 - Tham gia lớp tập giúp cơ thể săn chắc/dưỡng cơ thể. Hầu hết phòng tập thể hình đều có lớp tập giúp săn chắc từng vùng cơ thể, ví dụ như cơ bụng. Bước 6 - Cân nhắc việc tập với huấn luyện viên cá nhân để chú trọng vào khu vực có vấn đề. Huấn luyện viên cá nhân sẽ hướng dẫn bạn đi đúng hướng, tránh bị chấn thương và giúp bạn duy trì động lực. Phương pháp 4 - Ăn uống có khoa học Bước 1 - Giảm lượng calo nạp vào. Cách hiệu quả nhất để giảm cân là giảm lượng calo mà bạn nạp vào trong ngày. Lượng calo bạn cần để giảm cân sẽ phụ thuộc vào trọng lượng và chiều cao. Để xác định lượng calo lý tưởng cần nạp vào mỗi ngày, bạn có thể dùng công cụ tính lượng calo trực tuyến hoặc trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng. Bước 2 - Viết ra những thứ bạn ăn. Bạn có biết rằng người ghi chép nhật lý ăn uống giảm cân nhiều hơn người không có thói quen này? Nhớ ghi chép tất cả các loại thức uống, sốt chấm, sốt rưới mà bạn đã ăn khi tính lượng calo nạp vào. Bạn sẽ ngạc nhiên với lượng calo từ những thực phẩm này trong chế độ ăn. Bước 3 - Ăn protein nạc. Thịt gà và cá là thực phẩm giàu protein giúp bạn nhanh no. Nếu ăn chay, bạn có thể thử ăn đậu phụ, trứng và tương Tempeh. Bước 4 - Cắt giảm lượng cacbon-hydrat rỗng như bánh mì, mì ống và cơm. Nếu ăn những thực phẩm này, bạn nên chọn loại làm từ ngũ cốc nguyên hạt. Bước 5 - Ăn nhiều rau củ quả. Rau củ quả giàu vitamin thiết yếu, giúp bạn no và cải thiện làn da (một phần quan trọng không kém nếu bạn chuẩn bị đi biển!) Bước 6 - Tránh thức ăn rác và đồ ngọt. Nếu thèm ăn ngọt, bạn nên chọn những thực phẩm tốt cho sức khỏe như hoa quả, bơ lạc, mật ong và sôcôla đen để xoa dịu cơn thèm. Bước 7 - Tránh thức uống chứa cồn. Thức uống chứa cồn chứa nhiều calo hơn bạn nghĩ; một số loại cocktail chứa đến 700 calo. Nếu uống, bạn nên chọn rượu vang đỏ. Đối với thức uống hỗn hợp, bạn nên chọn nước soda thay vì nước uống tonic hoặc soda tonic chứa nhiều đường. Bước 8 - Uống nhiều nước. Bổ sung đủ nước giúp ngăn ngừa nhiều vấn đề về sức khỏe, từ đau đầu đến sỏi thận. Uống nước giúp làm đẹp da, cải thiện mức độ năng lượng và thậm chí là giúp bạn thấy no giữa các bữa ăn chính. Bắt đầu uống một ngụm nước nào! Bước 9 - Không bỏ bữa sáng. Bữa sáng lành mạnh là bước khởi động tuyệt vời cho quá trình chuyển hóa chất và cung cấp năng lượng mà bạn cần trong suốt cả ngày. Nên nhớ rằng ăn sáng càng sớm thì bạn càng có nhiều thời gian đốt cháy calo. Bước 10 - Tránh ăn khuya. Quá trình chuyển hóa chất chậm lại đáng kể khi bạn ngủ. Vì vậy, không nên ăn ngay trước khi đi ngủ. Phương pháp 5 - Giữ động lực Bước 1 - Tìm một người bạn cùng tập luyện hoặc cùng áp dụng chế độ ăn. Hai bạn có thể thi đua, chia sẻ bí quyết và động viên nhau khi cảm thấy mất động lực. Bước 2 - Tham gia nhóm giảm cân. Có nhiều cộng đồng trực tuyến giúp bạn theo dõi quá trình giảm cân và gặp gỡ những người có thể cùng bạn trao đổi bí quyết, câu chuyển của chính bản thân và động viên nhau. Bước 3 - Mua bộ đồ tắm và treo ở nơi nào đó trong nhà để bạn có thể thấy nó mỗi ngày. Bộ đồ tắm sẽ nhắc nhở bạn những lợi ích đang chờ đón nếu bạn tập luyện chăm chỉ. Bước 4 - Nhớ kỹ lý do vì sao bạn bắt đầu. Việc có thân hình hoàn hảo là rất khó. Nếu cảm thấy muốn từ bỏ, bạn nên thử tưởng tượng ra bản thân sau khi đạt được mục tiêu và cảm giác tự hào sau đó. Bước 5 - Thỉnh thoảng cho bản thân thời gian nghỉ ngơi. Nếu hành hạ bản thân quá, bạn sẽ dễ muốn từ bỏ, đó là bản chất của con người. Vì vậy, nếu quá thèm một miếng bánh, nên có thể cắt lấy một miếng nhỏ để thưởng thức. Để cho bản thân quá thèm chỉ khiến bạn ăn uống vô tội vạ về sau. Phương pháp 6 - Theo dõi quá trình Bước 1 - Tiếp tục cân trọng lượng cơ thể và lấy số đo cơ thể. Không cân trọng lượng hàng ngày. Thói quen này sẽ khiến bạn phát bực. Cân nặng sẽ biến động tự nhiên mỗi ngày, một phần chủ yếu là do trọng lượng từ nước. Nên nhớ rằng cơ nặng hơn mỡ. Nếu bạn tập luyện nhiều thì có thể sẽ tăng cơ. Vì vậy, số đo cơ thể quan trọng hơn so với con số trên bàn cân. Bước 2 - Chụp ảnh "Trước và Sau". Bước 3 - Xem thử quần áo vừa người không. Nếu có một chiếc quần jean hơi nhỏ, bạn có thể mặc thử sau khi áp dụng chế độ ăn kiêng và tập luyện vài tuần. Bàn cân có thể sai nhưng quần áo thì không.
{ "is_expert": false, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Ch%C4%83m-s%C3%B3c-c%C3%A2y-b%C3%A1ch-t%C3%A1n
Cách để Chăm sóc cây bách tán
Bách tán là một loài cây lá kim có xuất xứ từ đảo Norfolk nằm giữa Australia và New Zealand ở Thái Bình Dương. Mặc dù không phải là cây thông, nhưng cây bách tán trông rất giống cây thông và thường được dùng để trang trí như cây Giáng Sinh. Ở nơi hoang dã, loài cây này có thể đạt đến độ cao 60m. Cây bách tán cũng rất tuyệt vời khi được trồng trong nhà và có thể mọc cao đến 1,5m – 2,4m. Bí quyết để chăm sóc loài cây này là cung cấp nhiều độ ẩm, ánh sáng gián tiếp từ mặt trời và duy trì nhiệt độ thích hợp. Phương pháp 1 - Cung cấp dinh dưỡng cho cây Bước 1 - Trồng cây trên loại đất phù hợp. Ở nơi hoang dã, cây bách tán mọc trong đất cát và có tính axit nhẹ. Điều này có nghĩa là chúng cần đất có độ thoát nước tốt. Bạn có thể trộn các nguyên liệu sau với tỷ lệ bằng nhau: Đất trồng cây trong chậu Rêu than bùn Cát Bước 2 - Duy trì độ ẩm nhẹ trong đất. Cây bách tán ưa đất ẩm đều, tương tự như độ ẩm của miếng bọt biển vắt nước chỉ còn hơi ẩm nhưng không ướt hoặc sũng nước. Trước khi tưới, bạn nên thử độ ẩm bằng cách chọc ngón tay vào đất. Nếu thấy lớp đất 2,5 cm trên bề mặt đã khô, bạn hãy tưới nước âm ấm vào đất cho đến khi nước chảy qua các lỗ thoát dưới đáy chậu. Để cho nước thừa chảy qua lỗ thoát nước vào đĩa hứng nước bên dưới chậu. Đổ nước trong đĩa khi nước ngừng chảy. Ngay cả khi chỉ xảy ra một lần, tình trạng thiếu nước nghiêm trọng cũng có thể khiến cành và lá của cây khô kiệt, rụng xuống và không bao giờ mọc lại. Bước 3 - Đảm bảo cây nhận được nhiều ánh nắng gián tiếp. Cây bách tán cần có ánh sáng mặt trời nhiều giờ mỗi ngày, nhưng chúng không ưa ánh nắng trực tiếp. Vị trí phù hợp để đặt cây là trong phòng có nhiều cửa sổ hướng đông bắc hoặc tây bắc. Bạn cũng có thể đặt cây trong phòng có các cửa sổ hướng nam hoặc hướng tây, nhưng phải có mành che để bảo vệ cây khỏi nắng trực tiếp từ mặt trời. Các vị trí khác cũng rất phù hợp với cây bách tán là phòng tắm nắng và hiên nhà có mái che. Bước 4 - Bón phân trong suốt mùa tăng trưởng của cây. Vào mùa xuân, mùa hè và đầu mùa thu, bạn nên bón phân cho cây bách tán bằng phân bón cân đối 2 tuần một lần. Khi cây cần được tưới nước, bạn có thể pha một ít phân bón lỏng vào nước và bón cho cây. Phân bón cân đối là loại phân bón có hàm lượng ni tơ, phôtpho và kali bằng nhau. Cây bách tán không cần phân bón trong suốt thời kỳ ngủ đông vào cuối mùa thu và suốt mùa đông. Để biết khi nào cây tăng trưởng trở lại, bạn hãy quan sát các chồi mới màu xanh nhạt trên đầu cành vào mùa xuân. Phương pháp 2 - Trồng một cây bách tán khoẻ mạnh Bước 1 - Xoay cây thường xuyên. Như cây hướng dương luôn quay về mặt trời, cây bách tán sẽ mọc theo hoặc ngả về phía nguồn sáng. Để ngăn ngừa cây mọc không đều và bị lệch, mỗi tuần bạn hãy xoay chậu cây ¼ vòng. Đừng xô đẩy cây quá mạnh khi xoay chậu, vì cây bách tán không ưa bị xê dịch. Bước 2 - Duy trì nhiệt độ phù hợp. Loài cây này không ưa nhiệt độ cực đoan và sẽ không sống được khi nhiệt độ thấp hơn 2 độ C hoặc cao hơn 24 độ C quá nhiều. Nhiệt độ ban ngày lý tưởng cho cây sẽ vào khoảng 16 độ C, và nhiệt độ ban đêm sẽ mát hơn một chút, khoảng 13 độ C. Mặc dù ưa nhiệt độ mát hơn vào ban đêm, nhưng cây bách tán không thích thay đổi nhiệt độ đột ngột. Một góc có bóng râm trong phòng tắm nắng sẽ là vị trí phù hợp cho cây, vì nhiệt độ ban đêm sẽ tự nhiên hạ xuống khi mặt trời lặn. Bước 3 - Cung cấp thêm độ ẩm cho cây. Ở môi trường tự nhiên, cây bách tán mọc ở vùng nhiệt đới ven biển, nghĩa là chúng ưa không khí ẩm. Độ ẩm lý tưởng cho cây là 50%. Bạn có thể duy trì độ ẩm này bằng cách phun sương cho cây hàng ngày với nước ở nhiệt độ phòng, hoặc sử dụng máy tạo ẩm. Cung cấp thêm độ ẩm cho cây là điều đặc biệt quan trọng nếu bạn sống trong vùng khí hậu lạnh và khô. Bước 4 - Chỉ cát bỏ các tán lá chết hoặc chuyển màu nâu. Loài cây này không cần cắt tỉa tạo dáng. Bạn chỉ cần loại bỏ các cành chết hoặc các đầu cành chuyển màu nâu. Dùng kìm tỉa cây sắc để tỉa bỏ các lá chết. Khi cắt tỉa cây bách tán nghĩa là bạn cũng ngăn chặn cành cây đâm chồi tại điểm bị cắt. Thay vì kích thích cây mọc thêm chồi mới, việc cắt tỉa sẽ buộc cây phát triển ở vị trí khác, và điều này sẽ thay đổi hình dáng của cây. Phương pháp 3 - Chọn một vị trí lý tưởng Bước 1 - Tránh đặt cây nơi có gió lùa. Luồng gió nóng hay lạnh cũng đều làm rụng lá cây, do đó bạn cần chọn vị trí tránh xa cửa hút gió, quạt và cửa thông gió máy sưởi hoặc máy lạnh. Bạn cũng nên đặt cây tránh xa cửa ra vào và cửa sổ có gió lùa ở khoảng cách an toàn. Bước 2 - Tránh di chuyển cây. Hệ thống rễ của cây bách tán rất mỏng manh và dễ bị tổn thương khi cây bị di chuyển. Bạn đừng di chuyển cây trừ khi bắt buộc, và một khi đã chọn được nơi lý tưởng cho cây phát triển tươi tốt, bạn nên để cây ở đó càng lâu càng tốt. Nếu buộc phải dời cây đi chỗ khác, bạn cần thật cẩn thận và chỉ di chuyển dần dần từng đoạn ngắn. Tìm một vị trí mà cây sẽ không vô tình bị xê dịch, va chạm, lật nhào hoặc xô đẩy. Bước 3 - Thay chậu cho cây cách vài năm một lần. Bạn nên thay chậu cho cây cách 3-4 năm một lần vào mùa xuân, khi rễ cây trồi lên khỏi mặt đất. Chuẩn bị chậu mới bằng cách đổ hỗn hợp đất, cát và rêu than bùn đầy nửa chậu. Cẩn thận đào cây lên khỏi chậu cũ và đặt vào mặt đất trong chậu mới. Đổ đất vào phần còn lại của chậu và phủ kín rễ cây. Mỗi lần thay chậu, bạn hãy chọn chậu có kich thước rộng hơn chậu cũ. Chậu trồng cây phải có lỗ thoát nước dưới đáy để nước thừa thoát ra khỏi chậu. Mặc dù cây bách tán không ưa bị di chuyển, nhưng thỉnh thoảng bạn vẫn cần thay chậu cho cây và cung cấp đất mới để tạo điều kiện cho hệ thống rễ phát triển. Phương pháp 4 - Xử lý các vấn đề thường gặp Bước 1 - Giảm tưới nước nếu các cành cây rũ xuống và úa vàng. Cây bách tán ưa đất ẩm, nhưng chúng không giỏi chống chịu đất ướt. Nếu thấy các cành cây bắt đầu rũ xuống hoặc bắt đầu chuyển màu vàng, bạn hãy giảm tần suất tưới. Bạn chỉ cần tưới cây khi lớp đất 2,5 cm trên bề mặt đã khô. Các lá vàng có thể rụng nếu bạn tưới quá nhiều. Bước 2 - Điều chỉnh cách tưới nếu lá cây chuyển vàng. Các lá vàng (không kèm các cành cây rũ xuống) có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn không tưới đủ nước cho cây. Hãy tưới đẫm nước khi đất khô kiệt và cung cấp thêm độ ẩm cho cây. Bạn có thể tăng độ ẩm bằng cách phun sương cho cây mỗi ngày. Bước 3 - Cung cấp thêm ánh sáng cho cây nếu các cành dưới thấp chuyển màu nâu. Tìm các cành thấp đang chuyển màu nâu và dễ rụng. Đây là một dấu hiệu cho thấy cây không nhận được đủ ánh sáng. Bạn nên di chuyển cây đến gần cửa sổ hướng đông bắc hoặc tây bắc, cửa sổ có mành che ở hướng nam hoặc hướng tây hoặc gần phòng tắm nắng. Cây bách tán cần nhiều ánh sáng mặt trời gián tiếp. Nếu không thể cung cấp ánh sáng tự nhiên cho cây, bạn có thể dùng bóng đèn toàn phổ được thiết kế chuyên để trồng cây. Bước 4 - Điều chỉnh độ ẩm nếu lá cây rũ xuống. Lá cây rũ xuống mà không đổi màu có thể là một dấu hiệu của một số vấn đề, bao gồm độ ẩm quá cao hoặc quá thấp. Thường thì hiện tượng này báo hiệu độ ẩm quá thấp. Hãy tưới thường xuyên hơn nếu bạn ít tưới cây và thấy đất khô. Tưới ít đi nếu thấy đất ẩm và bạn thường xuyên tưới cây. Hiện tượng rũ lá cũng có thể báo hiệu rằng cây đang ở quá gần luồng gió.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/T%E1%BA%A1o-%C4%91%E1%BB%8Ba-ch%E1%BB%89-email-mi%E1%BB%85n-ph%C3%AD
Cách để Tạo địa chỉ email miễn phí
Đây là bài viết hướng dẫn cách tạo địa chỉ email mới miễn phí trên máy tính, điện thoại hoặc máy tính bảng. Có rất nhiều dịch vụ email miễn phí, và bài viết này chỉ tập trung vào một số dịch vụ đáng tin cậy và phổ biến như Gmail, Outlook.com và Yahoo! Mail. Phương pháp 1 - Tạo tài khoản Gmail trên iPhone và iPad Bước 1 - Mở Settings (Cài đặt) trên iPhone và iPad. Đây là ứng dụng có biểu tượng bánh răng trên màn hình chính. Nếu không thấy ứng dụng này, bạn có thể tìm nó trong thư mục Utilities (Tiện ích). Gmail là dịch vụ email miễn phí dạng web được cung cấp bởi Google. Bước 2 - Vuốt xuống bên dưới và chạm vào Passwords & Accounts (Mật khẩu và Tài khoản). Đây là lựa chọn đầu tiên trong nhóm cài đặt thứ 5. Bước 3 - Chạm vào Add Account (Thêm tài khoản). Lựa chọn này ở bên dưới tiêu đề "ACCOUNTS" (Tài khoản). Bước 4 - Chạm vào Google. Tùy thuộc vào cài đặt của bạn, có thể bạn cũng phải chạm vào (Tiếp tục) để mở google.com. Bước 5 - Chạm vào Create account (Tạo tài khoản). Nút này hiển thị bên dưới các trường đăng nhập. Bước 6 - Nhập tên đầy đủ và chạm vào Next (Tiếp tục). Bước 7 - Chọn ngày sinh và giới tính, rồi chạm vào Next. Bước 8 - Chọn địa chỉ email được gợi ý hoặc tạo tên theo ý thích của bạn. Nếu bạn thích một trong các lựa chọn được gợi ý, hãy chạm vào đó và chọn . Để tạo địa chỉ theo ý thích, bạn sẽ chọn "Create your own Gmail address" (Tạo địa chỉ Gmail), rồi nhập tên người dùng mà bạn thích, và chạm vào . Việc nhập tên người dùng theo ý thích sẽ tạo ra địa chỉ email với mẫu sau tênngườidù[email protected]. Tên người dùng phải có 6 ký tự trở lên. Nếu tên người dùng mà bạn nhập đã được sử dụng, Google liền hiển thị thông báo. Hãy thử thêm số hoặc cách kết hợp từ hay chữ cái khác. Bước 9 - Tạo mật khẩu và chạm vào Next. Mật khẩu mạnh nên có ít nhất 8 ký tự, bao gồm chữ cái in hoa lẫn in thường, số và ký tự đặc biệt. Bước 10 - Thêm số điện thoại nếu bạn thích. Đây là bước không bắt buộc, nhưng việc thêm số điện thoại giúp bạn khôi phục địa chỉ email trong trường hợp quên mật khẩu. Nếu muốn thêm số điện thoại, bạn chỉ cần nhập thông tin vào trường trống ở phía trên màn hình, rồi chạm vào (Có, tôi đồng ý) để xác minh số điện thoại bằng mã SMS. Hãy thực hiện theo hướng dẫn trên màn hình để nhận mã xác nhận và nhập vào trường thông tin. Chạm vào (Bỏ qua) ở cuối trang nếu bạn không muốn thêm số điện thoại. Bước 11 - Xem lại địa chỉ email mới và chạm vào Next. Nếu thông tin bị nhập sai, bạn chỉ cần chạm vào nút trở về để chỉnh sửa. Bước 12 - Xem điều khoản của Google và chạm vào I agree (Tôi đồng ý). Đó là nút ở bên dưới góc phải trang. Thao tác này xác nhận rằng bạn tuân thủ quy định của Gmail. Sau khi đồng ý, địa chỉ email sẽ được kích hoạt và sẵn sàng để sử dụng. Nếu bạn muốn dùng ứng dụng Mail trên iPhone hoặc iPad, hãy đảm bảo nút trượt bên cạnh "Mail" đã được đẩy sang vị trí On (Bật) màu xanh lá và chạm vào (Lưu). Đó là tất cả những gì bạn cần để bắt đầu. Nếu bạn thích sử dụng ứng dụng Gmail chính thức để gửi và nhận thư, hãy đẩy thanh trượt "Mail" sang vị trí Off (Tắt) màu xám và chạm vào . Tiếp theo, mở App Store, tìm kiếm gmail, chạm vào lựa chọn có bao thư màu đỏ và trắng, rồi chạm vào (Nhận) để cài đặt. Phương pháp 2 - Tạo tài khoản Gmail trên Android Bước 1 - Cài đặt ứng dụng Gmail nếu thiết bị chưa có. Vì bạn sử dụng điện thoại hoặc máy tính Android, nên bạn thường có sẵn địa chỉ Gmail - đây là địa chỉ liên kết với tài khoản Google của bạn. Nếu chưa dùng ứng dụng Gmail (hoặc bạn muốn tạo địa chỉ email thứ hai), hãy tải Gmail từ Play Store. Để tải Gmail, bạn sẽ mở ứng dụng , nhập gmail vào thanh tìm kiếm, chạm vào (có biểu tượng bao thư màu đỏ và trắng, được phát triển bởi Google) trong kết quả tìm kiếm. Chạm vào (Cài đặt) và thực hiện theo hướng dẫn trên màn hình. Bước 2 - Mở Gmail. Sau khi cài đặt ứng dụng, bạn sẽ thấy biểu tượng bao thư màu đỏ và trắng trên màn hình chính hoặc trong ngăn ứng dụng. Nếu đây là lần đầu tiên bạn mở ứng dụng, bạn sẽ phải chạm vào (Đã hiểu) hoặc nội dung tương tự trên màn hình chào mừng để tiếp tục. Bước 3 - Chạm vào Add another email address (Thêm địa chỉ email khác). Địa chỉ Gmail của tài khoản Google chính sẽ hiển thị trên trang này. Hãy chạm vào địa chỉ email đó nếu bạn muốn sử dụng. Để tạo địa chỉ email mới hoặc nhập địa chỉ khác của bạn, hãy chọn lựa chọn này. Bước 4 - Chạm vào Google trên màn hình "Set up email" (Cài đặt email). Lựa chọn này mở ra màn hình đăng nhập. Bước 5 - Chạm vào Create an Account (Tạo tài khoản) bên dưới các trường đăng nhập. Tùy thuộc vào phiên bản Android đang dùng mà có thể bạn sẽ không thấy lựa chọn này. Nếu không thấy lựa chọn, hãy chạm vào (Quên email?) và chạm vào nút trở về - bạn sẽ thấy lựa chọn cần tìm. Bước 6 - Chọn For myself (Cho tôi) trong danh sách lựa chọn. Bước 7 - Nhập tên đầy đủ của bạn và chạm vào Next. Đây là thao tác tạo tên hiển thị cho Gmail. Bước 8 - Chọn ngày sinh và giới tính, rồi chạm vào Next (Tiếp tục). Bước 9 - Chọn địa chỉ email hoặc tạo theo ý thích của bạn. Chạm vào một trong các địa chỉ email được gợi ý nếu bạn thích và chọn . Nếu bạn muốn tạo địa chỉ theo ý thích, hãy chọn (Tạo địa chỉ Gmail), rồi nhập tên người dùng mà bạn muốn, và chạm vào . Việc nhập tên người dùng theo ý thích sẽ tạo ra địa chỉ email với mẫu sau tênngườidù[email protected]. Tên người dùng phải có 6 ký tự trở lên. Nếu nhập tên người dùng đã được sử dụng, bạn sẽ thấy thông báo lỗi. Trong trường hợp này, hãy thử thêm số hoặc thay đổi vị trí của các ký tự đến khi bạn có địa chỉ hợp lệ. Bước 10 - Tạo mật khẩu và chạm vào Next. Mật khẩu mạnh nên chứa ít nhất 8 ký tự, bao gồm chữ cái in hoa lẫn in thường, số cùng với ký tự đặc biệt. Bước 11 - Xác minh số điện thoại. Bạn cần xác minh số điện thoại khi tạo địa chỉ Gmail trên Android. Hãy nhập số điện thoại, chạm vào , rồi thực hiện theo hướng dẫn trên màn hình để xác minh mã xác nhận. Mã xác nhận liền được gửi qua tin nhắn SMS. Bước 12 - Chọn liên kết tài khoản với số điện thoại. Nếu bạn muốn khôi phục địa chỉ Gmail khi bị khóa tài khoản hoặc quên mật khẩu, hãy kéo xuống bên dưới và chọn (Có, tôi đồng ý). Nếu không, hãy chạm vào (Bỏ qua). Bước 13 - Xem lại địa chỉ email và chọn Next. Nếu bạn đã nhập địa chỉ email tương đối phức tạp, có lẽ bạn nên viết lại thông tin. Bước 14 - Xem lại điều khoản của Gmail và chạm vào I agree (Tôi đồng ý). Đó là nút ở bên dưới góc phải trang. Thao tác này xác nhận rằng bạn đồng ý tuân thủ quy định của Gmail và trở về danh sách tài khoản Google - bây giờ tài khoản mới đã hiển thị cùng với tài khoản ban đầu. Bước 15 - Chạm vào TAKE ME TO GMAIL (Đưa tôi đến Gmail). Lựa chọn này ở bên dưới màn hình. Hộp thư đến của tài khoản Gmail sẽ hiển thị ngay sau thao tác này. Để chuyển đổi giữa các tài khoản email, bạn sẽ chạm vào chữ cái đầu tiên của tên hoặc ảnh đại diện ở phía trên màn hình và chọn địa chỉ email cần dùng. Phương pháp 3 - Tạo tài khoản Gmail trên máy tính Bước 1 - Truy cập https://accounts.google.com/SignUp bằng trình duyệt web. Bạn có thể dùng trình duyệt bất kỳ trên máy tính để đăng ký Gmail. Đây là dịch vụ email dạng web miễn phí được cung cấp bởi Google. Nếu dùng điện thoại hoặc máy tính bảng Android và đã tạo tài khoản Google, bạn đã có địa chỉ Gmail miễn phí. Nếu bạn muốn thêm địa chỉ email mới vào Android, hãy tham khảo cách thêm tài khoản Google trên Android. Bước 2 - Nhập tên của bạn vào trường phù hợp. Bạn sẽ nhập họ và tên vào hai trường đầu tiên của bảng thông tin. Bước 3 - Nhập tên người dùng. Sử dụng trường thứ hai bên dưới trường họ và tên để tạo tên người dùng. Đây sẽ là địa chỉ email của bạn. Ví dụ, nếu bạn nhập tên người dùng là wikiHowTravis, địa chỉ email của bạn sẽ là [email protected]. Nếu tên người dùng mà bạn nhập đã được sử dụng, Google sẽ gợi ý tên khác. Bạn có thể chấp nhận tên thay thế đó hoặc thử nhập tên khác. Bước 4 - Tạo và xác nhận mật khẩu. Bạn cần nhập mật khẩu giống nhau vào hai trường "Password" (Mật khẩu) và "Confirm" (Xác nhận). Mật khẩu mạnh nên chứa ít nhất 8 ký tự, bao gồm chữ cái in hoa lẫn in thường, số cùng với ký tự đặc biệt. Bước 5 - Nhấp vào Next. Đó là nút màu xanh dương ở bên dưới phần thông tin bên phải. Thao tác này sẽ đưa bạn đến phần tiếp theo của bảng đăng ký. Bước 6 - Nhập số điện thoại và địa chỉ email khôi phục. Cả hai thông tin này đều không bắt buộc, nhưng chúng giúp bạn khôi phục tài khoản Gmail khi lỡ mất quyền truy cập. Hãy nhập số điện thoại 10 chữ số vào trường ở đầu trang, và/hoặc địa chỉ email khôi phục (nếu có). Bước 7 - Nhập ngày sinh và giới tính. Dùng các khung lựa chọn để chọn tháng, ngày và năm sinh của bạn. Một số dịch vụ Google cũng giới hạn tuổi, nên việc nhập đúng ngày sinh rất quan trọng. Bạn cũng phải chọn giới tính (hoặc (Không tiết lộ) nếu không muốn cung cấp thông tin này). Bước 8 - Nhấp vào Next. Đây là nút màu xanh dương ở cuối bảng thông tin. Bước 9 - Nhấp vào Send (Gửi). Đó là nút màu xanh dương ở cuối bảng thông tin. Nếu đã cung cấp số điện thoại, bạn liền nhận được tin nhắn xác minh số điện thoại. Bước 10 - Xác minh số điện thoại (tùy chọn). Sau khi nhập số điện thoại, bạn được yêu cầu xác minh bằng mã gửi qua tin nhắn SMS. Hãy nhấp vào nút màu xanh dương để nhận mã. Tiếp theo, hãy nhập mã vào trường trống và chọn (Xác minh) để xác nhận. Bước 11 - Nhấp vào Yes, I'm in (Có, tôi đồng ý) hoặc Skip (Bỏ qua). Nếu bạn muốn liên kết số điện thoại với tài khoản để sử dụng các dịch vụ Google khác và khôi phục mật khẩu, hãy nhấp vào Yes, I'm in'. Nếu không muốn cung cấp thông tin, bạn có thể nhấp vào (Bỏ qua). Bước 12 - Đọc chính sách Privacy and Terms (Quyền riêng tư và Điều khoản). Trang này cung cấp thông tin về những dữ liệu mà Google thu thập và cách sử dụng chúng. Bước 13 - Kéo xuống bên dưới và nhấp vào I AGREE (Tôi đồng ý). Đó là nút màu xanh dương bên dưới chính sách Privacy and Terms. Bạn bắt buộc thực hiện bước này để tạo tài khoản. Sau khi bạn chấp thuận chính sách Privacy and Terms, tài khoản của bạn sẽ sử dụng được ngay. Phương pháp 4 - Tạo tài khoản Outlook.com trên máy tính, điện thoại hoặc máy tính bảng Bước 1 - Truy cập http://www.outlook.com bằng trình duyệt web. Bạn có thể dùng trình duyệt bất kỳ trên máy tính, điện thoại hoặc máy tính bảng để tạo địa chỉ email Outlook.com. Hiện nay, Outlook.com của Microsoft đã thay thế dịch vụ email từng có tên Hotmail. Bước 2 - Nhấp hoặc chạm vào Create free account (Tạo tài khoản miễn phí). Đó là nút màu xanh dương to hiển thị ở bên trái trang Outlook.com. Bước 3 - Nhập tên người dùng mà bạn thích và nhấp vào Next. Nhập tên người dùng tùy chọn vào trường "New Email" (Địa chỉ email mới). Ví dụ: [email protected]. Nhấp vào nút "Next" màu xanh dương khi bạn hoàn tất. Nếu bạn thích địa chỉ email [tênngườidùng]@hotmail.com, hãy nhấp vào mũi tên hướng xuống ở cuối trường đó và chọn . Nếu bạn chọn tên người dùng đã được sử dụng, Microsoft sẽ thông báo và gợi ý tên thay thế. Bước 4 - Tạo mật khẩu và chọn Next. Nhập mật khẩu mà bạn thích vào trường "Create password" (Tạo mật khẩu). Bước 5 - Nhập họ và tên của bạn, rồi chọn Next. Bạn sẽ nhập tên vào trường "First" và họ vào trường "Last". Bước 6 - Chọn vùng. Dùng khung lựa chọn để chọn quốc gia hoặc vùng mà bạn đang sống. Bước 7 - Chọn ngày sinh và nhấp vào Next. Dùng khung lựa chọn "Month" (Tháng) , "Day" (Ngày) và "Year" (Năm) để chọn ngày sinh. Nhấp vào nút "Next" màu xanh dương khi bạn sẵn sàng để tiếp tục. Bước 8 - Nhập các chữ cái mà bạn thấy trong ảnh và nhấp vào Next. Nhập lại các chữ cái mà bạn thấy trong ảnh vào trường theo yêu cầu. Đây là cách đảm bảo bạn là người thật. Sau khi xác nhận, bạn sẽ thấy hộp thư đến Outlook.com. Nếu bạn không thể đọc chữ cái trong ảnh, hãy nhấp vào (Mới) để xem ảnh mới hoặc nhấp vào (âm thanh) để nghe đọc các chữ cái. Bước 9 - Thiết lập tài khoản. Bây giờ tài khoản của bạn đã sẵn sàng để sử dụng, bạn có thể thực hiện các thiết lập sao cho phù hợp với nhu cầu. Các bước sẽ hơi khác nhau tùy thuộc vào việc bạn sử dụng máy tính, điện thoại hay máy tính bảng: Nếu sử dụng điện thoại hoặc máy tính bảng, bạn cần tải ứng dụng Outlook chính thức của Microsoft trên App Store (dành cho iPhone/iPad) hoặc Play Store (dành cho Android). Sau khi tải chương trình, hãy thực hiện theo hướng dẫn trên màn hình để đăng nhập vào tài khoản mới, và thực hiện theo các yêu cầu giúp bạn thiết lập hộp thư đến. Trên máy tính, bạn sẽ thấy phần "Get Started" (Bắt đầu) ở bên trái trang. Thẻ phía trên hiển thị "0/6 complete" (Hoàn tất 0/6) cho biết bạn cần hoàn thành 6 bước để bắt đầu. Nhấp vào thẻ đầu tiên (Chọn giao diện) để chọn kiểu giao diện và hoàn thành thẻ tiếp theo. Sau khi hoàn tất 6 thẻ, bạn có thể gửi và nhận email bằng Outlook. Phương pháp 5 - Tạo tài khoản Yahoo! Mail trên máy tính, điện thoại hoặc máy tính bảng Bước 1 - Truy cập https://login.yahoo.com/account/create bằng trình duyệt web. Yahoo! Mail là dịch vụ email miễn phí được cung cấp bởi Yahoo - một công cụ tìm kiếm phổ biến. Bạn có thể tạo tài khoản Yahoo! Mail trên máy tính, điện thoại hoặc máy tính bảng. Bước 2 - Nhập tên của bạn vào trường phù hợp. Bạn sẽ nhập đầy đủ họ tên vào trường "First Name" (Tên) và "Last Name" (Họ). Bước 3 - Nhập tên người dùng tùy chọn. Dùng hai dòng bên dưới trường họ và tên để tạo tên người dùng cho địa chỉ email. Địa chỉ email của bạn sẽ là tênngườidù[email protected]. Ví dụ, nếu bạn đã nhập wikiHowTravis địa chỉ Yahoo! Mail của bạn sẽ là [email protected]. Nếu tên người dùng mà bạn nhập đã được sử dụng, Yahoo! sẽ thông báo và gợi ý tên thay thế. Bước 4 - Tạo mật khẩu. Trường "Password" (Mật khẩu) được dùng để tạo mật khẩu. Mật khẩu mạnh nên có ít nhất 8 ký tự, bao gồm chữ cái in hoa lẫn in thường, số và ký tự đặc biệt. Bước 5 - Nhập số điện thoại. Bạn cần nhập số điện thoại 10 chữ số vào trường "Mobile Phone Number" (Số di động). Đây là thông tin dùng để xác minh tài khoản. Nếu cần, bạn sẽ khung lựa chọn bên trái số điện thoại để chọn mã vùng. Bước 6 - Nhập ngày sinh. Bạn cần chọn tháng sinh trong khung lựa chọn, rồi nhập ngày và năm sinh vào hai trường bên cạnh. Bước 7 - Nhập giới tính (tùy chọn). Nếu muốn cung cấp thông tin giới tính, bạn có thể nhập nó vào trường "Gender" (Giới tính). Bước 8 - Nhấp vào nút Continue (Tiếp tục) màu xanh dương ở cuối trang. Bước 9 - Đánh dấu vào ô Captcha và nhấp vào Continue. Đây là thao tác chứng minh bạn không phải người máy. Bước 10 - Nhấp vào Text me a verification code (Gửi mã xác minh qua tin nhắn). Như vậy, mã xác minh liền được gửi đến số điện thoại mà bạn đã cung cấp. Nếu muốn nhận mã qua cuộc gọi, bạn sẽ chọn (Gửi mã xác minh qua cuộc gọi). Bước 11 - Nhập mã xác minh trong tin nhắn và nhấp vào Verify (Xác minh). Đây là thao tác xác minh số điện thoại và tạo tài khoản. Bước 12 - Nhấp vào Done (Hoàn tất). Nút màu xanh dương này sẽ hiển thị sau khi tài khoản được tạo xong. Màn hình liền hiển thị hộp thư đến mới.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Tr%E1%BB%9F-n%C3%AAn-L%C3%A3ng-m%E1%BA%A1n
Cách để Trở nên Lãng mạn
Lãng mạn cần sự cẩn thận, tính toán hợp lý và tư duy sáng tạo. Để đạt được điều này bạn nên tìm cách thật bất ngờ và thú vị để bày tỏ tình yêu của mình. Thể hiện nó như thế nào để không “sến” hoặc thiếu chân thành là rất khó. Bạn đang muốn chứng minh mình quan tâm người ấy như thế nào, dù là trong một mối quan hệ mới hay hai bạn đã kết hôn hai mươi năm và muốn hâm nóng lại thì nếu muốn trở nên lãng mạn, hãy làm theo những bước dưới đây. Phương pháp 1 - Trở nên Chu đáo Bước 1 - Mặc dù ai cũng sẽ mỉm cười khi nhận được hoa hoặc sô-cô-la nhưng bạn vẫn có thể làm cho tình yêu của mình ngạc nhiên và cảm kích hơn nữa nếu tặng cho người ấy thứ gì đó hợp sở thích. Quà tặng kiểu này rất lãng mạn vì nó cho thấy bạn đã đặt cả tâm huyết của mình vào đó để tạo nên món quà hoàn hảo dành cho người mình yêu thương. Sau đây là một số gợi ý cho một món quà lãng mạn: Quà tặng cho người yêu âm nhạc: vé xem liveshow, đĩa CD/DVD biểu diễn hay sách về ca sỹ/nhóm nhạc người ấy hâm mộ, máy ghi âm với vài đoạn ghi âm sẵn, poster hoặc thậm chí đồ chơi về ca nhạc sỹ yêu thích của anh ấy/cô ấy. Quà tặng cho fan hâm mộ thể thao: quả bóng, mũ lưỡi trai hay áo thun với chữ ký hoặc biểu tượng đội bóng mà người yêu bạn thích, vé xem một trận đấu, vé mời talk show một vận động viên mà người ấy hâm mộ hay đơn thuần là một đĩa phim tài liệu về vận động viên ấy. Quà tặng cho người sành ăn: sách nấu ăn, tạp chí ẩm thực dài hạn, phiếu giảm giá nhà hàng, rượu ngon, phiếu đăng ký lớp học nấu ăn, dụng cụ nhà bếp mới nào đấy hoặc một cái tô thật bắt mắt. Quà tặng cho tín đồ thời trang: phiếu quà tặng thương hiệu mà người ấy yêu thích, giày hay trang phục mới từ cửa hàng quen thuộc, vé xem chương trình biểu diễn thời trang hoặc một món phụ kiện cuốn hút để phối cùng quần áo. Quà tặng cho mọt sách: sách điện tử, bookmark dễ thương với cá tính riêng, phiếu giảm giá từ cửa hàng sách, vé mời tham dự họp báo cùng tác giả yêu thích hay một quyển sách mà người ấy đang muốn mua cũng đủ khiến nửa kia thích thú. Quà tặng cho người thích hoạt động ngoài trời: Quần áo cho hoạt động mà anh ấy/cô ấy thích như leo núi hay đi bộ, mắt kính, ống nhòm, sách hướng dẫn địa điểm du lịch mới, thậm chí một chiếc ba lô mới. Bước 2 - Mang theo tình yêu cùng những dịp hò hẹn chu đáo. Tuy bất kỳ buổi hẹn hò nào được lên kế hoạch bằng tình yêu và sự quan tâm đều lãng mạn, nhưng điều đó sẽ còn lãng mạn hơn nữa nếu bạn “đo ni đóng giày” cho cuộc gặp gỡ sao cho phù hợp với nhu cầu và sở thích của đối phương. Nếu người yêu của bạn cực kỳ ghét hoạt động ngoài trời mà bạn lên kế hoạch cho một chuyến hành trình leo núi thì điều đó hẳn không mấy lãng mạn. Nếu muốn mọi thứ hoàn hảo thì bạn nên thử một số gợi ý sau: Hẹn hò dành cho người yêu âm nhạc: Đi đến buổi hòa nhạc của ca sỹ mà nửa kia yêu thích. Nếu đó là liveshow miễn phí ở công viên, hãy mang theo ít đồ ăn để vừa dã ngoại vừa xem ca nhạc. Đi cà phê nghe nhạc jazz hay acoustic cùng nhau. Tự nấu và cùng nhau dùng bữa trên nền nhạc gồm những ca khúc mà người ấy yêu thích. Nếu bạn biết chơi guitar, hãy viết một bài hát lãng mạn và biểu diễn tặng chàng/nàng. Dành ra một buổi trưa lùng sục cửa hàng băng đĩa với người yêu. Sau đó về nhà và thưởng thức thành quả. Hẹn hò dành cho người thích hoạt động ngoài trời: Cùng nhau leo núi và thưởng thức một bữa ăn ngoài trời trên đường đi. Chèo thuyền hay đạp vịt trên hồ. Đạp xe trên đường mòn. Tham gia sự kiện ngoài trời. Đi dạo hoặc chạy bộ trên bãi biển. Ngắm sao. Nhớ mang theo một chiếc kính viễn vọng nhỏ. Hẹn hò dành cho tuýp người đa cảm: Nếu hai bạn đã ở bên nhau một thời gian, hãy tái tạo lại lần hẹn hò đầu tiên và viết thư cho người ấy để xem tình cảm đã phát triển như thế nào trong thời gian qua. Dành hẳn một ngày để ghé lại những nơi yêu thích của cả hai. Gọi thức ăn và nước uống giống ngày xưa các bạn hay dùng. Vào buổi tối hãy xem lại những tấm ảnh và thư từ cũ từng viết cho nhau. Hẹn hò dành cho người sành ăn: Tự tay nấu món mà người ấy thích. Luyện tập trước vài lần khi ở một mình để món ăn được hoàn hảo. Làm bánh hay thứ gì đó thú vị như phô mai, sô-cô-la. Sắp xếp bánh, dĩa hạt các loại dùng chung với một chai rượu vang hảo hạng. Mở nhạc nhẹ, thắp nến, nấu và dùng bữa cùng nhau. Bước 3 - Để lại những dòng tin nhắn lãng mạn. Nếu bạn muốn giữ sự lãng mạn, hãy để lại vài ghi chú để người yêu thương có thể tìm thấy khi bạn không ở bên. Nếu bạn phải rời khỏi nhà sớm hơn để đi làm hay vì lí do nào khác, dán một tờ note lên gương nhà tắm với nội dung: "Chúc em một ngày tốt lành! Anh mong mau đến tối để gặp em!" chẳng hạn. Điều này chắc chắn sẽ khiến nàng mỉm cười ngay khi nhìn thấy. Sau đây là vài cách để lại ghi chú yêu thương: Để lại tin nhắn trong sách học hay quyển sách mà người ấy thích đọc. Có thể nửa kia không tìm thấy ngay, nhưng một khi vô tình thấy nó hẳn họ sẽ không thể khống chế nụ cười hạnh phúc trên gương mặt. Nếu tình yêu của bạn phải đi xa vài ngày, đặt nó trong túi xách để anh ấy/cô ấy tìm thấy khi đã đến nơi. Điều này sẽ làm nửa kia nghĩ về bạn ngay khi mở nó và hai bạn như gần nhau hơn. Thậm chí nếu bạn cảm thấy thật sự lãng mạn thì hãy viết một bức thư tình. Bước 4 - Gửi tin nhắn hoặc email quan tâm mỗi ngày. Bạn không nên nhắn tin cho người yêu của mình dồn dập cả ngày vì nó sẽ khiến họ ngạt thở và phản tác dụng, chỉ cần nhắc người ấy nhớ bạn yêu anh ấy/cô ấy như thế nào bằng email ngắn hay tin nhắn ngọt ngào để nửa kia biết bạn có quan tâm. Sau đây là vài cách để tham khảo: Gửi một thư điện tử nhanh nói gì đó như: "Lan yêu dấu, anh cứ mãi nghĩ về bữa tối ngon lành mà em nấu tối qua. Anh thật là gã đàn ông may mắn khi có em trong đời. Mong mau đến cuối tuần, anh sẽ đưa em đi ăn tối để thay lời cảm ơn. Yêu em, Tuấn." Gửi một tin nhắn ngắn rằng: “Buổi trưa của em thế nào? Anh hy vọng em vẫn tận hưởng ánh nắng mặt trời." Đừng nhắn quá nhiều – một tin nhắn mỗi ngày là đủ. Bước 5 - Giúp đỡ ân cần. Nếu muốn trở nên lãng mạn, bạn cần hiểu được người yêu nghĩ gì và biết khi nào thì người ấy cần bạn giúp đỡ để hỗ trợ những việc nhỏ. Có thể bạn cho rằng chạy ra cửa hàng tạp hóa mua giúp nửa kia ít nhu yếu phẩm lúc người ấy đang bận thì không có gì lãng mạn nhưng thật sự điều đó cho thấy rằng bạn chu đáo và bắt kịp nhu cầu của người yêu như thế nào. Hãy xem thử những việc bạn có thể làm để giúp đỡ và thể hiện mình quan tâm như thế nào: Nếu đối phương bị cảm lạnh, hãy giúp tạm trông nom thú cưng của chàng/nàng. Đi dạo, cho ăn và chăm sóc nó sẽ đỡ đần được phần nào cho người yêu. Nếu cô ấy/anh ấy bị dị ứng bạn có thể đảm nhận trách nhiệm tưới cây cho đến khi người ấy khỏe hơn. Tình yêu của bạn đang bận bù đầu bù cổ vì công việc, hãy ra ngoài mua ít thức ăn và cà phê nóng mang đến cho cô ấy/anh ấy. Nếu nửa kia nhắc đến vài việc vặt mà nàng/chàng cần làm, gây bất ngờ bằng cách làm giúp cho họ những việc đó. Phương pháp 2 - Hãy Sáng tạo Bước 1 - Viết lời yêu lên những nơi bất ngờ. Viết lên gương nhà tắm còn đọng hơi nước sau khi người yêu tắm xong là một ý hay, bất ngờ và lãng mạn. Bạn cũng có thể khắc lên cây hay chiếc bàn gỗ thuộc sở hữu của mình. Thậm chí nói nhỏ với nhân viên phục vụ nhà hàng để họ viết "I love you" bằng sô-cô-la lên trên món tráng miệng. Viết "anh/em yêu em/anh " lên cát trên bãi biển. Bước 2 - Chọn lọc và làm một đĩa CD cho người yêu. Hãy thêm vào những bài hát có ý nghĩa về tình yêu hay gợi nhắc một kỷ niệm nào đó giữa hai người. Bạn có thể để nó lại trên xe hơi của người ấy và chờ đến khi nửa kia tìm thấy chiếc đĩa trong niềm thích thú bất ngờ. Hoặc là tặng kèm đĩa CD bên trong tấm thiệp vào một dịp đặc biệt nào đấy. Bước 3 - Mát-xa cho chàng/nàng. Nếu người kia có một ngày làm việc dài và mệt mỏi, hãy mời người ấy nán lại để bạn massage lưng hoặc chân. Bạn có thể dùng thêm ít dưỡng thể hay dầu xoa bóp cho không khí thêm phần lãng mạn. Bước 4 - Làm một album ảnh. Ngày nay thì đa số ảnh của các cặp đôi đều được họ đăng tải trên mạng xã hội. In ra những tấm đặc biệt nhất và làm một quyển album nhỏ tặng người yêu như là một hiện vật nhắc nhở về những khoảnh khắc đáng nhớ mà hai bạn đã từng trải qua. Bạn có thể viết thêm bình luận phía bên dưới để làm nó thêm phần đáng yêu và ý nghĩa. Bước 5 - Tổ chức Lễ Tình Nhân vào ngày bất kỳ. Bạn không cần phải đợi đến cột mốc nào đó thì mới có thể nói lên tình yêu của mình. Hãy chọn một buổi tối ngẫu nhiên để tổ chức Lễ Tình Nhân với thiệp, hoa, thức ăn ngon và rượu. Chắc chắn người yêu của bạn sẽ không khỏi bất ngờ, thích thú và đó sẽ là một đêm vô cùng lãng mạn. Bước 6 - Tỏ tình theo kiểu cũ. Yêu cầu một bài hát trên radio dành tặng cho nửa kia của mình và chắc rằng người ấy nghe được nó. Bạn cũng có thể sáng tác một bài thơ và dán lên chai rượu mà hai bạn sắp uống. Nếu có tài hãy đàn hát tặng người ấy ở nơi công cộng – miễn là đừng khiến người ta xấu hổ. Hàng tá cách mà bạn có thể tham khảo để tỏ tình theo kiểu xưa cũ mà không trở nên quá lố bịch. Bước 7 - Hãy là một đứa trẻ. Thể hiện tình cảm theo cách ngốc nghếch một chút cũng sẽ trở nên khá lãng mạn. Cùng nhau nắm tay đi hội chợ, chơi trò chơi và tặng anh ấy/cô ấy con thú nhồi bông bạn thắng được. Hẹn hò ở viện bảo tang hay công viên nước và vui đùa như cặp đôi tuổi thiếu niên. Ai nói tuổi trẻ trôi qua rồi không thể lấy lại? Bạn có thể thể hiện tình yêu bằng cách lãng mạn như những người trẻ ở bất cứ độ tuổi nào. Sau đây là những cách trẻ con để trở nên lãng mạn: Cùng nhau làm bong bóng hình thú. Dành một buổi trưa để vẽ tranh bằng ngón tay. Ngắm pháo hoa. Làm cupcake. Xem một bộ phim thời thơ ấu. Rủ người ấy đi thả diều. Phương pháp 3 - Giữ Mọi thứ Tươi mới Bước 1 - Tình yêu sẽ không thể thiếu những đụng chạm cơ thể. Nếu bạn chạm vào người yêu và cả hai cảm thấy rung động thì không khí sẽ càng trở nên lãng mạn. Không quan trọng hai bạn đã bên nhau bao lâu, hãy ôm ấp, hôn và thể hiện tình cảm bằng những hành động khác đủ để người ấy cảm nhận được tình yêu thật sự. Bạn không nhất thiết phải nắm tay cả ngày, nhưng nếu cả hai đang đi dạo, nắm tay sẽ rất lãng mạn. Nếu xem phim cùng nhau, hãy vòng tay ôm người ấy hoặc nép sát vào nhau. Đừng để một ngày trôi qua thiếu vắng những nụ hôn dù chỉ là một chiếc hôn phớt vội. Hãy ôm người bạn yêu thường xuyên nhất có thể. Nghĩ ra những hình thức mới để tương tác cơ thể với người yêu thương. Bạn có thể cù lét anh ấy trên giường, nhẹ nhàng vuốt ve mái tóc hay ôm chặt người kia vào lòng. Bước 2 - Dành những lời khen tặng mới. Để giữ mọi thứ tươi mới, bạn không nên chỉ khen người ấy bất cứ khi nào có thể, mà còn phải nghĩ ra những cách khen tặng khác để làm cho nửa kia cảm thấy thật sự đặc biệt. Bạn vẫn có thể dựa trên những lời khen cũ – màu mắt tuyệt đẹp của nàng hay nụ cười chết người của anh ấy, bên cạnh hãy pha trộn mọi thứ và làm nó khác đi bằng cách nghĩ ra thứ gì đó mới mẻ nhằm trân trọng người yêu thương của mình. Tìm điểm gì đó mới để khen người ấy mỗi tuần. Đó có thể là một đặc điểm về ngoại hình hay nét tính cách nào đó của chàng/nàng. Luôn nghĩ về những điều mới và quan tâm nhiều hơn bạn sẽ phát hiện ra được những điểm tốt đẹp đáng trân trọng ở người yêu. Bạn có thể viết ra lời khen trên giấy nhớ và để lại đâu đó tạo sự bất ngờ. Điều này ắt sẽ rất lãng mạn. Bước 3 - Giữ vững phong độ. Nếu bạn muốn sự lãng mạn không bị tắt đi, hãy giữ mọi thứ tươi mới bằng cách chú ý đến ngoại hình của mình. Nếu qua nhiều năm mà bạn vẫn không có gì thay đổi, lười chăm chút bề ngoài, mặc mãi một kiểu quần thun, thỉnh thoảng còn quên tắm hay cạo râu thì đó không phải là cách để giữ sức hút. Cố gắng để ý một chút đến ngoại hình của mình như bạn đã từng làm khi mới gặp người ấy. Chỉn chu mỗi ngày. Tắm rửa, cạo râu, gội đầu, v.v… để trông thật sạch sẽ. Đừng bỏ qua việc ăn diện cho đêm hẹn hò. Cho dù đó là đêm hẹn thứ 500 thì bạn vẫn phải giữ mọi thứ tươi mới bằng cách thường xuyên chú ý đến ngoại hình của mình. Thử kiểu tóc, phong cách trang điểm mới hay một bộ đồ khác với những gì bạn hay mặc để tạo cảm giác thú vị và không nhàm chán. Bước 4 - Đừng bao giờ ngừng tán tỉnh. Giả sử bạn mới gặp một người, và bạn muốn người đó thích mình. Bạn sẽ làm gì để gây ấn tượng với họ? Để cho người đó thấy rằng bạn hứng thú và muốn tiến xa hơn? Hãy đối xử với nửa kia như thể anh ấy hay cô ấy vẫn độc thân còn bạn thì đang cố gắng để chiếm được tình cảm và lòng tin của người ấy. Trái ngược với sự lãng mạn là sự hời hợt. Không ai muốn cảm thấy như mình đã bị "bắt" và mọi thứ đã xong. Đừng quá chủ quan! Cứ tiếp tục cưa cẩm! Những ý tưởng lãng mạn nhất thường đến khi người ta sợ mất người họ yêu. Nhưng bạn không phải tỏ ra như mình đang trên bờ vực sắp mất đi người yêu thương để đưa cảm giác ấy vào đầu. Bước 5 - Thay đổi thói quen nhàm chán. Nhiều người bắt đầu mối quan hệ bằng sự lãng mạn, thi vị và đầy hứng khởi vì mọi thứ đều mới. Bạn chỉ vừa gặp một người và mối quan hệ đó đang dần mở ra, rồi mọi chuyện sẽ như thế nào vào hôm sau? Tuần sau? Tháng sau? Liệu chàng/nàng có gọi cho bạn? Hai bạn có hôn nhau, đưa đón và hẹn hò? Khi mối quan hệ dần ổn định và mọi thứ đi vào quỹ đạo, sẽ chẳng có gì mới nữa cả. Để trở nên lãng mạn, hãy khởi động lại những cảm xúc thuở ban đầu, làm điều khác biệt, điều gì đó mà nửa kia không hề nghĩ đến. Càng mới lạ, càng tốt! Mang chàng/nàng ra khỏi tâm trạng ảm đạm bằng một chuyến nghỉ mát cuối tuần, đột ngột dừng lại một lúc trên đường trao nhau nụ hôn sâu hay gửi một lá thư với danh sách những lý do khiến bạn yêu người ấy, thậm chí nếu hai bạn sống chung. Bước 6 - Làm cho phòng ngủ trở nên lãng mạn. Phòng ngủ càng quyến rũ bạn sẽ càng cảm thấy hứng thú để nô đùa với người ấy. Hãy chắc rằng đây là “chốn phòng the” dành cho hai người chứ không phải nơi để vứt quần áo bẩn, vỏ bánh, nơi đặt cũi em bé hay để làm việc. Bạn và người ấy có thể cùng nhau trang trí lại phòng ngủ để mọi thứ trở nên đơn giản và gợi cảm hơn nếu như bạn không có lựa chọn khác cho căn phòng ngoài để ngủ và làm tình. Kể cả việc cùng nhau "quyến rũ hóa" cho phòng ngủ thôi cũng là một điều lãng mạn và gợi cảm. Bước 7 - Lãng mạn trong phòng ngủ. Bất kể hai người đã ngủ cùng nhau nhiều năm nay hay chỉ vừa tiến xa hơn sau giai đoạn hôn thì bạn vẫn luôn phải làm cho mọi thứ trở nên lãng mạn cả khi hôn lẫn lúc quan hệ. Đừng bỏ qua việc nhìn sâu vào mắt người yêu, nói cho chàng/nàng biết họ có ý nghĩa thế nào với bạn và dành tặng những lời khen tặng mới mẻ mỗi khi hôn hay xích lại gần. Không nên đốt cháy giai đoạn mà hay dành nhiều thời gian hơn để người ấy cảm thấy mình được yêu thương. Bước 8 - Dành một ít thời gian riêng tư. Mặc dù nghe có vẻ không lãng mạn gì khi cả hai không ở bên nhau, nhưng dành ra ít thời gian riêng, thậm chí một tuần hay lâu hơn sẽ giúp bạn nhớ rằng tại sao mình yêu người ấy, cả hai sẽ thấy nhớ và trân trọng nhau hơn. Thỉnh thoảng ra ngoài với bạn bè sẽ giúp bạn cảm thấy những đêm hẹn hò cùng chàng/nàng thật quý báu. Khi ở một mình bạn thậm chí có thể cùng nhau làm một danh sách những điều mà mình nhớ về nửa kia. Hẳn sẽ là một kỷ niệm ngọt ngào. Nếu xa nhau vài tuần hoặc lâu hơn, hãy viết thư/email cho nhau, để đối phương biết bạn nhớ họ như thế nào. Bước 9 - Khám phá thế giới bên ngoài. Dù bạn có yêu thiên nhiên hay không thì làm điều này cùng nhau cũng rất lãng mạn. Các bạn có thể đi dạo buổi sáng, leo núi, rảo bước trên bãi biển hay dành ra một buổi trưa để cắm trại hoặc dạo chơi trong công viên. Dành ra ít nhất một ngày mỗi tuần để cùng nhau hoạt động ngoài trời. Đơn giản hơn chỉ cần giúp nhau chuẩn bị một bữa ăn và thưởng thức tại ban công hay hành lang sau nhà cũng đủ mang đến cảm giác lãng mạn. Không quan trọng hai bạn đang ở đâu, hoàng hôn luôn là khung cảnh tuyệt vời dành cho các cặp đôi. Phương pháp 4 - Cùng nhau Phát triển Bước 1 - Thực hiện các hoạt động kích thích nội tiết tố adrenalin. Dành thời gian cho một số hoạt động có thể tăng nội tiết tố này như đi bộ nhanh, tập yoga hay thẩm mỹ cùng nhau. Khi adrenalin trong máu tăng cao, bạn sẽ cảm thấy gợi cảm hơn, và sẽ càng lãng mạn nếu thực hiện điều này với người ấy. Nếu cả hai không thường xuyên tập thể dục với nhau thì hãy cố gắng dành ra ít nhất một buổi một tuần để cùng rèn luyện cơ thể nhằm tăng cường adrenalin. Thậm chí bạn cũng có thể thúc đẩy sự sản sinh adrenalin bằng cách cùng đi bộ đến nơi dùng bữa tối thay vì lái xe. Đăng ký học nhảy chung. Điều này không chỉ lãng mạn mà còn rất tốt cho sức khỏe. Bước 2 - Xây dựng lòng tự tôn. Nếu bạn và người ây đều tự tin vào bản lĩnh của mình thì các bạn sẽ không những chỉ cảm thấy hài lòng với bản thân mình mà còn tự hào hơn về nhau và về mối quan hệ ấy. Chúng ta có thể xây dựng lòng tự tôn bằng cách tập luyện thường xuyên, ăn uống hợp lý và hơn hết bạn phải cảm thấy tự hào về những gì mình làm và những điều khiến bạn trở nên đặc biệt. Bạn và người yêu có thể xây dựng sự tự tin cho nhau bằng những lời có cánh. Nâng cao lòng tự hào trong việc đề ra những mục tiêu ngắn hạn, dài hạn và hoàn thành nó. Bước 3 - Cùng theo đuổi những sở thích lãng mạn. Nếu bạn muốn tình cảm phát triển và kéo dài sự lãng mạn thì cả hai nên cùng theo đuổi một sở thích nào đó. Điều này sẽ giữ cho mối quan hệ luôn tươi mới và có thứ gì đó để mong chờ cùng nhau. Sau đây là một số việc các bạn có thể thử: Cùng đi học nhảy salsa, khiêu vũ hoặc nhảy thiết hài. Nếu bạn là người có máu âm nhạc, hãy viết một ca khúc song ca và cùng nhau biểu diễn nó. Học một lớp làm đồ gốm hay vẽ tranh. Nếu có sở thích viết lách, các bạn có thể sáng tác những bài thơ lãng mạn tặng nhau. Biến việc ngắm sao thành sở thích. Khám phá những vì sao cùng nhau và ngắm đôi mắt mơ màng của chàng/nàng khi nhìn lên bầu trời. Cùng học nấu ăn. Sẽ là một buổi tối lãng mạn khi hai bạn tận hưởng một bữa ăn ngon tự nấu, thưởng thức cùng rượu vang và chút nhạc jazz. Bước 4 - Thường xuyên nói cho người ấy biết cảm giác của bạn. Nếu bạn thực sự muốn tình cảm phát triển, hãy nói cho đối phương biết bạn yêu nhiều như thế nào và mối quan hệ này có ý nghĩa ra sao. Bất kể những căng thẳng, bực tức hay khó chịu mà bạn có thể cảm thấy, đừng để một ngày trôi qua vô nghĩa khi thiếu những lời yêu thương. Không có gì to tát, chỉ cần bạn yêu, hãy nói ra.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Th%C6%B0%E1%BB%9Fng-th%E1%BB%A9c-Tr%C3%A0-xanh
Cách để Thưởng thức Trà xanh
Trà xanh không chỉ là loại thức uống màu xanh và nóng hổi mà còn hơn thế nữa. Mỗi tách trà xanh chứa chất chống lão hóa, có thể ngăn chặn các vấn đề về tim mạch, tăng cường chức năng của não, và làm giảm nguy cơ nhiễm một số loại ung thư nhất định. Nhưng điều quan trọng ở đây là nên dùng trà xanh một cách hợp lý để có thể gặt hái được tất cả những lợi ích từ loại thức uống màu xanh tốt cho sức khỏe này. Phương pháp 1 - Uống Trà xanh Bước 1 - Giữ tách trà bằng tay phải trong khi dùng tay trái của bạn nâng nó từ bên dưới. Tách trà hay còn gọi là “yunomi” trong tiếng Nhật, cần phải được nâng bằng cả hai tay. Ở Nhật Bản, việc dùng cả hai tay được cho là một nghi thức lịch sự. Bước 2 - Uống trà một cách điềm tĩnh, không nên tạo ra tiếng húp sùm sụp hay bất cứ tiếng ồn nào. Tránh việc thổi trà để làm nó nguội bớt. Thay vào đó, hãy đặt tách trà lên bàn để cho trà tự nguội đi. Bước 3 - Thưởng thức trà theo sở thích và vị giác của bạn. Cuối cùng vị trà phải thật ngon và hấp dẫn, tùy theo việc bạn muốn trà có chút vị đắng hơn, vị dịu hơn, vị ngọt hơn hay vị nhạt hơn. Việc uống một tách trà hợp với khẩu vị của bạn rất quan trọng. Phương pháp 2 - Thưởng thức Trà xanh trong Bữa ăn Bước 1 - Kết hợp trà xanh với món ăn vặt có vị nhạt sẽ không đủ với vị trà. Bữa ăn nhẹ nên gồm có bánh quy bơ, bánh bông lan, hay bánh gạo loại nhỏ. Bước 2 - Hãy chọn món ăn vặt có vị ngọt nếu tách trà bạn pha có vị quá mặn. Trà xanh thích hợp với các món ăn ngọt, vì trà thường đắng hơn thức ăn, và sẽ trung hòa vị ngọt của thức ăn. Bước 3 - Thử dùng trà với mochi. Mochi là một tên gọi một loại bánh gạo nếp ở Nhật thường có dạng tròn và có nhiều màu sắc khác nhau. Mochi có hai vị đặc trưng là vị ngọt và vị mặn. Loại bánh ngọt thường được gọi là Daifuku, một loại bánh gạo nếp hình cầu chứa nhiều thành phần ngọt như đậu đỏ hay bột đậu trắng. Phương pháp 3 - Pha và Phục vụ Trà xanh Bước 1 - Pha trà xanh đúng cách. Đun nước cho tới khi nước vừa đạt tới trạng thái sắp sôi, sau đó tắt bếp và đợi khoảng 30 đến 60 giây trước khi dùng, để nước có thể tự nguội một chút. Yếu tố cần thiết để pha được một tách trà xanh ngon chính là nhiệt độ và chất lượng của nước mà bạn dùng để pha trà. Bước 2 - Rửa sạch ấm trà, nhất là loại ấm bằng gốm, bằng nước nóng. Bước này được gọi là làm nóng ấm trà, và đảm bảo rằng trà sẽ không bị nguội vì ấm trà có thể giữ nhiệt được khi pha. Bước 3 - Cho lá trà vào ấm trà đã được làm nóng. Nếu có thể, hãy dùng những lá trà mềm để có trà chất lượng tốt hơn, thay vì dùng các túi trà. Cách pha chuẩn là cho một thìa gồm 3 gram trà vào một ly nước khoảng 30 ml. Trong trường hợp bạn đang pha trà cho chính mình, thì chỉ cần dùng một thìa trà là đủ. Chỉ nên điều chỉnh lượng trà này dựa trên số người mà bạn đang phục vụ. Bước 4 - Đổ nước đã đun sôi lên lá trà và đổ ngập trà trong ấm. Thời gian ngâm trà tùy thuộc vào loại trà xanh mà bạn đang dùng. Nói chung, bạn nên ngâm trà trong khoảng 1 đến 3 phút. Khi trà đã được ngâm đủ, hãy vớt lá trà ra. Trà xanh khi ngâm quá lâu sẽ có vị đắng hơn và không còn được hài hòa. Vì vậy ngâm lá trà quá lâu không phải là ý kiến hay. Nếu trà có vị nhạt, hãy thêm vào một ít lá trà hoặc ngâm lá trà lâu hơn chút nữa. Bước 5 - Sử dụng bộ tách trà bằng gốm. Trà xanh Nhật Bản truyền thống được rót ra các tách trà nhỏ bằng gốm có lòng màu trắng. Vì vậy, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy màu trà bên trong. Việc dùng tách bằng gốm là cần thiết vì ấm và tách trà sẽ ảnh hưởng tới vị trà. Cách dùng trà truyền thống ở Nhật Bản là đặt ấm trà, bình làm mát, các tách trà, đế lót ly trà, và khăn lên trên một khay. Kích thức của những tách trà này cũng rất quan trọng, vì tách trà càng nhỏ thì chất lượng trà được phục vụ càng cao. Bước 6 - Rót trà vào tách khoảng ba lần. Trà rót lần đầu thì có vị nhạt hơn trà rót lần cuối. Cho nên, để bảo đảm vị trà ở các tách trà là như nhau, hãy rót vào mỗi tách khoảng một phần ba lượng trà vào lần rót đầu tiên. Sau đó, vòng lại rót tiếp và làm đầy hai phần ba mỗi tách, và cuối cùng làm đầy mỗi tách như nhau. Bước này gọi là “cách rót xoay vòng". Đừng bao giờ rót cho người khác một tách trà tràn đầy, vì điều này được xem là bất lịch sự. Tốt nhất là tách trà nên được làm đầy khoảng 70%. Bước 7 - Tránh việc thêm đường, sữa hay bất cứ chất phụ gia nào khác vào trà của bạn. Trà xanh có vị rất mạnh và nếu được đun sôi đúng cách, tự nó có vị rất ngon. Nếu bạn luôn uống trà có vị ngọt và đậm, thì vị của trà xanh “nguyên chất” có thể hơi khó uống lúc ban đầu, nhưng hãy thử một vài tách trà đã pha trước khi bạn đưa ra nhận xét về nó. Bước 8 - Tái sử dụng lá trà của bạn. Bạn có thể lần lượt đun các lá trà ba lần. Để thực hiện điều này, đơn giản bạn chỉ cần đổ nước nóng lên lá trà trong ấm và ngâm chúng trong khoảng thời gian như nhau.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Lo%E1%BA%A1i-b%E1%BB%8F-x%C6%B0%E1%BB%9Bc-m%C4%83ng-r%C3%B4
Cách để Loại bỏ xước măng rô
Xước măng rô là tình trạng tróc da gây khó chịu, xảy ra khi một mẩu biểu bì da tách ra khỏi móng tay. Mặc dù có kích thước nhỏ nhưng xước măng rô có thể gây đau đớn khôn cùng nếu bị mắc vào quần áo hay tóc. Ngoài ra, xước măng rô cũng có khả năng bị nhiễm trùng nên bạn cần biết cách chăm sóc và loại bỏ để tránh xước măng rô sâu hơn, phát triển sẹo, sưng và nhiễm trùng. Phương pháp 1 - Loại bỏ xước măng rô Bước 1 - Ngâm ngón tay. Ngâm ngón tay trong nước ấm khoảng 10 phút. Nước ấm giúp làm mềm da và móng tay, nhờ đó xước măng rô có thể được cắt bỏ dễ dàng hơn. Bạn có thể thêm vài giọt dầu vitamin E hoặc dầu ôliu để tăng độ ẩm khi ngâm. Bước 2 - Cắt bỏ xước măng rô. Dùng kềm cắt da sắc và sạch để cắt bỏ xước măng rô. Bạn nên cắt càng sát gốc phần da xước càng tốt. Cắt càng sát gốc càng hạn chế khả năng xước măng rô mắc vào những vật như quần áo. Không kéo và nhổ xước măng rô. Việc này sẽ khiến da đứt không đều và gây kích ứng nặng thêm ở vùng da quanh vết xước. Kéo xước măng rô còn có thể gây chảy máu. Không cắt quá nhiều da và móng hơn cần thiết. Điều này có thể gây tổn thương sâu thêm và rất dễ dẫn đến nhiễm trùng. Bước 3 - Thoa thuốc mỡ kháng khuẩn. Thuốc kháng khuẩn giúp tiêu diệt, ngăn vi khuẩn xâm nhập vào vùng da bị xước măng rô cũng như hỗ trợ chữa lành vết thương. Bạn chỉ cần thoa một ít kem lên toàn bộ khu vực bị thương. Nếu bị xước măng rô sâu, bạn nên dán băng cá nhân lên trên để ngăn vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng. Bước 4 - Dưỡng ẩm vùng da bị xước măng rô. Đối với vết xước măng rô không sâu, bạn có thể thoa dầu Vitamin E lên chỗ bị xước. Vitamin E dễ dàng hấp thụ vào da và dưỡng ẩm rất hiệu quả. Ngoài dầu vitamin E, bạn cũng có thể dùng bất kỳ chất dưỡng ẩm nào cho da tay để ngăn lớp biểu bì trở nên khô và giòn - yếu tố tăng nguy cơ xước măng rô. Thoa dầu hoặc chất dưỡng ẩm nhiều lần trong ngày, đặc biệt sau khi chạm vào nước nóng và rửa tay. Bạn có thể sử dụng các chất dưỡng ẩm khác như sáp dưỡng ẩm, mật ong, dầu ôliu và dầu dừa để chống xước măng rô cũng như dưỡng ẩm và giữ cho tay mềm. Phương pháp 2 - Ngăn ngừa xước măng rô Bước 1 - Cố gắng giữ ẩm cho giường móng. Khô là nguyên nhân chủ yếu gây xước măng rô, do đó bạn nên dưỡng ẩm cho tay bằng cách dùng lotion và/hoặc dầu dưỡng ẩm thấm sâu cho da tay. Cân nhắc đeo găng tay cao su khi làm việc với chất tẩy rửa hoặc nước để chống khô da do những chất này gây ra. Bước 2 - Loại bỏ xước măng rô khi đang còn ngắn. Thay vì chọc vào lớp biểu bì và gây kích ứng thêm cho da, bạn nên cắt bỏ xước măng rô ngay khi phát hiện. Kềm cắt da hay bấm móng tay đều có thể cắt bỏ xước măng rô hiệu quả. Cách này giúp ngăn xước măng rô mắc vào quần áo và tổn thương sâu thêm. Vùng da bị xước măng rô trở nên đỏ và sưng rất có thể đã bị nhiễm trùng, vì vậy bạn nên điều trị bằng cách ngâm vết xước trong nước nóng 3 lần mỗi ngày. Nếu không thấy cải thiện sau vài ngày, bạn nên đi khám bệnh. Bạn cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Bước 3 - Tránh cắn và chọc vào móng tay. Cắn móng có thể gây tổn thương cho móng và vùng da xung quanh, do đó tăng nguy cơ xước măng rô. Cắn móng tay còn tăng khả năng nhiễm trùng cho xước măng rô vì làm lây vi khuẩn từ miệng lên vết xước. Bước 4 - Cắt móng tay thường xuyên. Sử dụng bấm móng tay để cắt móng và ngăn móng mọc quá dài. Cách này có thể ngăn ngừa xước măng rô. Bạn cũng có thể dùng tăm làm móng Orange Stick để đẩy lớp biểu bì vào và ngăn không cho lớp biều bì chĩa ra ngoài móng. Orange Stick là cây que làm móng mảnh, với một cạnh được vát xiên dùng để đẩy lớp biểu bì vào, và một đầu nhọn để vệ sinh sạch bên dưới móng. Cân nhắc cắt móng tay sau khi ngâm mềm móng bằng nước ấm. Cách này giúp cắt móng dễ dàng hơn. Làm móng thường xuyên giúp móng tay khỏe mạnh và giữ móng mọc trong tầm kiểm soát. Bước 5 - Tránh dùng nước tẩy sơn móng Aceton. Nước tẩy sơn móng Aceton giúp chùi sơn móng tay hiệu quả nhưng có thể gây khô đáng kể cho tay và móng. Vì khô da và móng là nguyên nhân gây xước măng rô, bạn nên tránh những sản phẩm gây khô này. Cân nhắc dùng nước tẩy sơn móng ít gây khô như Ethyl Acetate, cồn Isopropyl hoặc Propylen Cacbonat. Bạn cũng có thể dùng nước chùi sơn móng bổ sung thêm chất dưỡng ẩm như Glycerin và đậu nành.
{ "is_expert": false, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Gi%E1%BA%A3m-m%E1%BB%A1-c%C3%A1nh-tay-nhanh-ch%C3%B3ng
Cách để Giảm mỡ cánh tay nhanh chóng
Loại bỏ mỡ trên cánh tay nhanh chóng không phải là một việc dễ dàng, tuy nhiên bạn có thể làm được đấy! Cho dù bạn khó có thể triệt tiêu chỉ riêng mỡ cánh tay, nhưng bạn có thể giảm mỡ trong cơ thể để giúp cánh tay thon gọn hơn. Hãy đặt mục tiêu tập luyện phát triển cơ bắp một tuần 3 lần với tổng thời lượng 90 phút để có cánh tay khỏe đẹp. Bên cạnh đó, bạn có thể đốt mỡ bằng cách tập thêm ít nhất 75-150 phút bài tập aerobic từ cường độ vừa phải đến cường độ cao trong một tuần. Hãy xác định bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khiến mỡ tích tụ ở cánh tay, và cố gắng ngủ nhiều giờ hơn cũng như ăn theo chế độ dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Phương pháp 1 - Tập tạ để có cánh tay săn chắc Bước 1 - Tập cuốn tạ phát triển bắp tay. Đứng thẳng người và mỗi tay cầm một quả tạ đơn để lòng bàn tay hướng tới trước. Sau đó, thở ra khi chầm chạm nâng tạ tiến lại gần vai. Gập bắp tay khi bạn nâng tạ. Khi bắp tay hoàn toàn được gập lại, hãy hít vào và từ từ duỗi tay hạ tạ xuống vị trí ban đầu. Tập 2-3 lần, mỗi lần 10-15 nhịp cho mỗi cánh tay. Bước 2 - Bài tập đẩy tạ qua đầu. Bài tập này sẽ đốt calo và giúp cơ vai khỏe mạnh, săn chắc. Mỗi tay cầm một quả tạ đơn và nâng tạ lên trên vai sao cho hai lòng bàn tay hướng vào nhau. Chân đứng mở rộng bằng vai và gối hơi cong, sau đó đẩy tạ bằng hai cánh tay lên qua đầu. Giữ yên tạ trên đầu khoảng 1 giây, sau đó hạ tạ xuống trên vai và đếm đến 3. Tập 2-3 lần, mỗi lần 10-15 nhịp. Bắt đầu với mức tạ 1, 2, hoặc 5 kg, tùy vào sức mạnh và mức độ mà bạn thấy vừa sức. Bước 3 - Đứng nâng tạ hình chữ V. Bài tập này có thể giúp bạn đốt mỡ và tác động vào phần cơ vai. Mỗi tay cầm một quả tạ đơn và chân đứng mở rộng bằng vai. Bắt đầu với hai tay cầm tạ xuôi theo hai bên người và từ từ nâng hai tay thẳng lên trước ngực sao cho hai tay tạo thành chữ "V". Giữ hai tay thẳng và nâng chúng tới khi song song với sàn. Giữ yên tư thế này khoảng 1 giây, sau đó hạ tay xuống thấp hơn. Tập 2-3 lần, mỗi lần 12-15 nhịp. Bước 4 - Bài tập nằm nâng tạ. Bài tập này sẽ tác động đến cơ tam đầu (cơ tay sau) và các cơ bụng, giúp bạn đốt mỡ. Bạn cầm tạ đơn trên mỗi tay và nằm trên thảm tập, cánh tay mở rộng ngay phía trên người bạn. Đầu gối hơi cong và bàn chân duỗi thẳng, từ từ cong người lên để nâng đầu, vai, và lưng khỏi thảm tập. Giữ cánh tay thẳng và di chuyển tay nhẹ nhàng theo hình cung hướng về đầu gối. Giữ yên tư thế này khoảng 1 giây, sau đó hạ người xuống vị trí cũ. Tập 2-3 lần, mỗi lần 10-15 nhịp. Bước 5 - Tập đấm bốc với tạ nhỏ. Cầm tạ đơn trên mỗi tay, tạ tầm 0,5-1 kg, và chân đứng mở rộng bằng hông. Đưa hai tay lên trước mặt với lòng bàn tay hướng vào nhau. Đấm tay phải về phía trước, sau đó nhanh chóng rụt tay về và đấm tay trái về phía trước. Xen kẽ bài tập này khoảng 60 giây và thực hiện liên tục càng nhanh càng tốt. Phương pháp 2 - Thực hiện các bài tập khác Bước 1 - Bài tập chống đẩy hình tam giác. Bài tập này sẽ tăng cường cơ vai và cơ ngực trong khi vẫn đốt calo. Trên thảm tập, bạn thực hiện tư thế chống đẩy truyền thống với tay mở rộng bằng vai để hỗ trợ cho phần cơ thể trên. Di chuyển hai bàn tay hướng vào trong để tạo hình tam giác dưới ngực, với các ngón trỏ gặp nhau ở phần đỉnh tam giác và hai ngón tay cái tạo thành cạnh đáy tam giác. Hạ toàn bộ cơ thể xuống thấp hơn, sau đó nâng người lên lại vị trí cũ. Bài tập chống đẩy hình tam giác kết hợp các cơ bắp khác nhau tốt hơn so với hít đất truyền thống. Rèn luyện các cơ cốt lõi để giữ cơ thể thẳng đứng khi bạn vận động lên xuống. Bạn có thể thực hiện bài tập này với đôi chân mở rộng hoàn toàn, hoặc đầu gối quỳ trên nệm. Tiếp tục tập 2-3 lần, mỗi lần 10-15 nhịp. Bước 2 - Nhảy dây. Nhảy dây là bài tập tốt cho tim mạch cũng như cho cánh tay săn chắc. Khi nhảy dây, bạn hãy tính phút thay vì nhịp. Hãy mua loại dây nhảy chất lượng tốt ở phòng tập thể hình hoặc trực tuyến để nhảy dây dễ dàng hơn. Bạn nên chọn mẫu dây có tay cầm thuận tiện. Bước 3 - Bài tập với máy chèo thuyền. Sử dụng máy chèo thuyền sẽ đốt calo và giúp cánh tay thon gọn. Để sử dụng loại máy này, hãy cố định bàn chân và vươn người để cầm tay lái. Giữ lưng thẳng và đầu gối cong. Chống đẩy chân và kéo tay cầm về phía ngực. Sau đó, mở rộng cánh tay và cong đầu gối một lần nữa khi tay cầm trở lại vị trí ban đầu. Bước 4 - Tập các bài tập thể dục mềm dẻo. Bài tập thể dục mềm dẻo không liên quan đến tạ hay bất kỳ dụng cụ nào. Thay vào đó, bạn chỉ sử dụng cân nặng cơ thể để rèn luyện các cơ bắp và đốt calo. Các bài tập thể dục mềm dẻo phổ biến là nhảy dang tay chân, Burpees (bài tập giảm mỡ toàn thân kết hợp) và hít đất. Bước 5 - Tập thể dục aerobic 75-150 phút một tuần. Sự trao đổi chất chậm và thiếu vận động tim mạch có thể dẫn đến tăng cân, và tình hình sẽ càng tệ hơn khi bạn già đi. Hãy chiến đấu chống lại sự béo phì bằng cách tập các bài tập aerobic cường độ cao ít nhất 75 phút mỗi tuần để vận động cơ thể và đốt calo. Các hoạt động như đạp xe, đi bộ, bơi lội, trượt ván, chạy bộ, và trượt patin đều là những gợi ý hay. Phương pháp 3 - Cải thiện sức khỏe của bạn Bước 1 - Khám sức khỏe. Một số vấn đề sức khỏe có thể khiến mỡ tích tụ ở cánh tay và những bộ phận cơ thể khác, chẳng hạn như bệnh tuyến giáp hoặc tiểu đường. Bác sĩ có thể giúp bạn kiểm tra lượng hóc môn bằng xét nghiệm máu cơ bản để xác định xem có sự thiếu cân bằng nào không. Lượng hóc môn testosterone thấp có thể khiến cánh tay và đùi mập mạp, và phần bụng dưới to. Bác sĩ có thể kê đơn cho liệu pháp thay thế hóc môn hoặc đề xuất thay đổi cách sinh hoạt để giúp tăng lượng hóc môn testosterone của bạn. Bước 2 - Ngủ 7-9 giờ mỗi đêm. Giấc ngủ là yếu tố quan trọng để giảm mỡ và tăng cơ vì khi ngủ bạn sẽ giảm tiêu thụ năng lượng một cách hiệu quả nhất. Hãy đặt mục tiêu ngủ tầm 7-9 giờ mỗi đêm bằng cách thiết lập thói quen đi ngủ đúng giờ, bao gồm 60-90 phút để thư giãn trước khi ngủ. Trong giai đoạn này, bạn không nên sử dụng điện thoại, thay vào đó hãy thư giãn bằng cách đọc sách hoặc thiền. Ngủ 7-9 giờ mỗi đêm cũng sẽ giúp tái tạo năng lượng đủ để cải thiện sức khỏe của bạn trong ngày hôm sau. Bước 3 - Ăn theo chế độ nhiều đạm, ít béo. Thiếu protein có thể làm giảm lượng hóc môn testosterone, gây tích mỡ ở cánh tay. Chế độ ăn nhiều chất béo cũng góp phần khiến cánh tay trở nên mập mạp vì cả cơ thể tăng cân. Hãy đặt mục tiêu ăn theo chế độ dinh dưỡng giàu protein nạc và kết hợp nhiều rau. Bổ sung thực phẩm như gà, cá, sữa chua, các loại hạt, và đậu vào chế độ dinh dưỡng của bạn. Ngừng ăn thực phẩm ăn liền, thức ăn vặt có đường, gia vị và nước sốt khó tiêu.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Tr%E1%BB%93ng-c%C3%A2y-b%E1%BA%ABy-k%E1%BA%B9p-(c%C3%A2y-b%E1%BA%ABy-ru%E1%BB%93i)
Cách để Trồng cây bẫy kẹp (cây bẫy ruồi)
Cây bẫy kẹp, còn gọi là cây bẫy ruồi, là một loài cây lạ có xuất xứ từ Mỹ và phát triển mạnh trong môi trường mà hầu hết các loài cây khác đều nhanh chóng tàn lụi. Loài cây ăn thịt có những chiếc lá biết "kẹp" để bẫy côn trùng này đang được trồng ở nhiều nơi. Với một ít kiến thức và chút công chăm sóc nâng niu là bạn sẽ trồng được loài cây kỳ lạ và đẹp đẽ này để trang trí cho bậu cửa sổ hoặc khoảnh sân sau nhà. Phương pháp 1 - Mua cây Bước 1 - Tìm hiểu đôi chút về cây bẫy kẹp trước khi mua. Loài cây ăn thịt rất thú vị này có cấu tạo gồm 2 phần –thân cây có chức năng quang hợp như các loài cây thông thường và phiến lá dùng để bắt mồi. Phiến lá là phần “đầu” của cây mà ai cũng có thể dễ dàng nhận ra với hình dạng như chiếc vỏ sò màu xanh có những chiếc “răng” dài dữ tợn. Những chiếc “răng” này thực ra là những sợi lông kích hoạt, báo hiệu cho cây biết là có một con côn trùng ngon ăn đang ở gần đó. Bước 2 - Mua cây bẫy kẹp ở nhà phân phối có giấy phép. Loài cây lấy năng lượng từ protein này được bán rộng rãi đến mức bạn có thể mua được ở các siêu thị hoặc cửa hàng bán cây cảnh, nhưng nếu bạn muốn có một cây già hơn hoặc có khả năng kháng bệnh tốt hơn, hãy tìm đến các vườn ươm có uy tín. Trên mạng cũng có các trang web chuyên bán loài cây ăn thịt. Mặc dù bạn không thể chọn được chính xác cây bạn thích, nhưng họ sẽ gửi cây đến kèm theo thông tin hướng dẫn chăm sóc cây. Bước 3 - Tuyệt đối không lấy cây bẫy kẹp ở nơi hoang dã. Cây bẫy kẹp thuộc loài nguy cấp và được pháp luật bảo vệ. Bạn có thể đối mặt với án phạt, thậm chí vào tù nếu phạm luật. Phương pháp 2 - Chọn đất đáp ứng nhu cầu của cây Bước 1 - Tìm chậu trồng cây sâu để rễ cây cắm vào đất. Cây bẫy kẹp có rễ tương đối dài, do đó chúng cần được trồng trong chậu sâu. Nói chung, chậu có không gian khoảng 10 cm cho rễ cây là đạt yêu cầu. Chọn chậu cách nhiệt. Rễ cây bẫy kẹp cũng nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ, do đó tốt nhất là bạn nên chọn chậu cách nhiệt cho cây. Mặc dù chậu nhựa cũng dùng được, nhưng bạn nên tìm ở các nhà vườn bán cây cảnh để mua chậu trồng cây cách nhiệt. Chọn chậu có khả năng lọc và hấp thụ chất dinh dưỡng và các loại muối có thể có hại cho cây bẫy kẹp. Chậu đất nung không tráng men có các lỗ nhỏ li ti giúp cho rễ cây thở và đóng vai trò như tấm lọc nước. Chậu trồng cây tự tưới nước là loại phù hợp cho cây bẫy kẹp. Tuy nhiên, cây bẫy kẹp cũng không quá kén chậu. Bạn có thể dùng chậu đất nung sâu có một lỗ dưới đáy hoặc dùng xô đục vài lỗ để thoát nước. Bước 2 - Chọn đất phù hợp với nhu cầu tự nhiên của cây. Trộn rêu than bùn sphagnum và đá trân châu với tỷ lệ bằng nhau. Tuyệt đối không dùng cát biển vì trong cát có các loại muối dinh dưỡng. Đá trân châu là một dạng đá obsidian ngậm nước trông như những viên sỏi nhỏ màu trắng. Đá trân châu giúp giữ ẩm cho cây trồng trong chậu. Là loài thực vật bản địa ở những đầm lầy và các vùng đất ngập nước ở Bắc và Nam Carolina, cây bẫy kẹp ưa môi trường ẩm ướt và đất nghèo dinh dưỡng có tính axit. Độ pH lý tưởng cho cây bẫy kẹp nằm trong khoảng 4.9 đến 5.3 (đa số các loài cây thông thường ưa độ pH trung tính từ 5.8 đến 7.2). Một hỗn hợp khác mà nhiều người trồng cây bẫy kẹp cũng ưa chuộng là 5 phần rêu than bùn sphagnum trộn với 3 phần cát silica và 2 phần đá trân châu. Cát silica giúp làm thoáng khí và hỗ trợ cây phát triển khả năng chống chọi với nhiệt độ và sâu bệnh. Hơn nữa, cả cát silica (cát thạch anh) và đá trân châu đều không giải phóng vào đất các chất dinh dưỡng và khoáng chất không tốt cho loài cây ăn thịt. Rêu than bùn hoặc rêu Sphagnum là loại đất tốt nhất để trồng cây bẫy kẹp. Không sử dụng đất hữu cơ hoặc đất trồng cây thông thường, vì loại đất này sẽ làm cháy rễ và giết chết cây. Tránh bón phân cho cây bẫy kẹp, vì phân bón cũng có thể làm "cháy rễ" khiến cây bị chết. Bạn cũng không nên dùng đất giàu dinh dưỡng như đất Miracle-Grow vì loại phân bón này có chứa phân bón và phân trộn hữu cơ. Bước 3 - Để cho không khí tươi mát lưu thông liên tục. Có thể bạn muốn đặt cây bẫy ruồi trong bể cảnh thuỷ sinh để tăng độ ẩm tương đối trong không khí, nhưng đừng quên mở khe thông gió trong bể để cây có thể sử dụng các kỹ năng của nó dụ những con côn trùng tìm vào và sập bẫy. Côn trùng sống khoẻ mạnh và không mang mầm bệnh là thức ăn tốt nhất cho cây bẫy kẹp. Phương pháp 3 - Chọn nơi trồng cây Bước 1 - Đặt cây bẫy kẹp ở nơi có nhiều nắng mặt trời rọi vào trực tiếp. Trong suốt thời kỳ sinh trưởng, cây bẫy kẹp cần được chiếu sáng 12 tiếng mỗi ngày để quang hợp đúng mức và ra hoa, bao gồm 4 tiếng có ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Nhớ rằng cây càng nhận được nhiều nắng thì càng khoẻ mạnh. Hầu hết những cây bẫy kẹp sẽ khoe sắc đỏ khi chúng khoẻ mạnh và hài lòng với vị trí mà bạn chọn cho chúng. Bước 2 - Chọn một khu vực nhiều ánh sáng trong nhà cách xa các luồng gió. Ngoài nhu cầu ánh sáng, cây bẫy kẹp còn cần môi trường có độ ẩm cao và không có gió lùa. Một khu vực có nắng nhưng không có gió lùa trong nhà sẽ là nơi lý tưởng để đặt chậu cây. Bạn hãy quan sát xem ánh nắng chạm đến đâu trong nhà vào buổi sáng và buổi chiều. Nếu định đặt cây bẫy kẹp trong nhà, bạn nên chọn cửa sổ hướng đông, hướng tây hoặc hướng nam. Nhớ rằng cây cần có tối thiểu 4 tiếng nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào mỗi ngày. Bạn cũng có thể trồng cây bẫy kẹp trong bể cảnh thuỷ sinh có lỗ thông khí với đèn trồng cây hoặc đèn huỳnh quang ở gần đó. Càng ở gần ánh sáng đèn thì cây càng khoẻ mạnh. Bước 3 - Cân nhắc trồng cây ngoài trời. Bạn cũng có thể trồng cây bẫy kẹp trong vườn giữ ẩm. Nhớ trồng ở nơi có nắng mặt trời trực tiếp và không trồng trên đất giàu dinh dưỡng. Bạn có thể đặt cây bẫy kẹp gần nơi có công trình xây dựng hoặc các cây cối chịu được gió lùa để che chắn cho cây. Phương pháp 4 - Chăm sóc cây trong thời kỳ sinh trưởng Bước 1 - Nhận biết thời kỳ sinh trưởng của cây. Cây bẫy kẹp sẽ đòi hỏi nhiều nước và ánh nắng từ tháng tư đến tháng mười hoặc bất cứ khi nào bạn làm cho cây tưởng là mùa xuân. Thời kỳ sinh trưởng là lúc cây hoạt động tối đa, '‘bắt mồi’', quang hợp và đơm hoa. Hoa có thể khiến cho cây yếu đi. Bước 2 - Chỉ dùng nước tinh khiết để tưới cây. Bạn chỉ nên dùng nước tinh khiết để tưới cây; nước cất, nước khử ion và nước mưa cũng là các lựa chọn thích hợp. Nước lọc thẩm thấu ngược là lựa chọn tốt nhất, vì hầu hết các nguồn khác như nước uống đều đã được bổ sung các khoáng chất để tăng hương vị. Bước 3 - Tránh dùng nước máy nếu có thể. Có 3 1ý do khiến nước máy không tốt cho cây bẫy kẹp. Nước máy có chứa những thứ như chlorine, natri và lưu huỳnh (và các hoá chất khác) lâu dần sẽ tích lại trong đất khiến cây bị bệnh và cuối cùng sẽ chết. Hầu hết các nguồn nước máy có độ pH trong khoảng 7.9 đến 8.3. Chất chlorine giết chết phần lớn các vi sinh vật, kể cả các vi sinh vật có ích. Bước 4 - Thử nước máy nếu cần thiết. Bạn có thể dùng nước máy nếu có thể đo được mức TDS (tổng chất rắn hoà tan) bằng máy đo TDS. Nước phải có số đo TDS dưới 50 ppm mới an toàn cho cây. Bước 5 - Cung cấp nước theo nhu cầu của cây. Đừng bao giờ để cho đất khô hoàn toàn trong mùa sinh trưởng của cây. Cố gắng duy trì giá thể trồng cây sao cho luôn ẩm (nhưng không ướt sũng). Có 3 cách tưới cây để bạn lựa chọn, mỗi cách có một ưu điểm riêng: Phương pháp đặt chậu cây trong khay nước: Phương pháp này là một trong những phương pháp tưới cây tốt nhất cho cây trong mùa sinh trưởng dưới ánh nắng trực tiếp. Cây phải được trồng trong chậu có lỗ thoát nước dưới đáy. Bạn sẽ đặt chậu vào một chiếc khay đựng nước; giá thể trồng cây sẽ hút nước như sợi bấc, cung cấp lượng nước cần thiết cho cây và và tăng độ ẩm xung quanh chậu cây. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng nếu chậu cây của bạn tương đối nông (khoảng 13 cm) thì phương pháp này có thể bất lợi, vì rễ cây có thể bị ngâm nước khiến nấm hoặc vi khuẩn phát sinh. Phương pháp tưới từ bên trên: Đây là phương pháp tưới cây phổ biến nhất – tưới hoặc xịt nước vào đất xung quanh cây và chờ cho nước thoát ra dưới đáy chậu. Đất trồng cây phải luôn luôn ẩm nhưng không ướt đẫm. Điều này nghĩa là tưới cây 2 – 5 lần mỗi tháng trong mùa sinh trưởng của cây. Phương pháp dùng chậu đôi: Đây là phương pháp hiệu quả nhất để trồng cây bẫy kẹp. Đặt chậu trồng cây vào trong một chậu khác lớn hơn. Chiếc chậu bên ngoài đóng vai trò là lớp cách nhiệt bảo vệ cây khỏi sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, giúp tăng độ ẩm trong không khí và duy trì độ ẩm. Chỉ rót nước vào chậu bên ngoài bao quanh chậu trồng cây ở giữa. Chậu đất nung có lỗ li ti đặt ở trong sẽ giúp độ ẩm thấm vào và lọc các muối khoáng không có lợi. Bước 6 - Đảm bảo cây nhận đủ ánh nắng mặt trời. Như đã đề cập ở trên, cây bẫy kẹp cần ít nhất 4 tiếng ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp mỗi ngày trong suốt mùa sinh trưởng. Bên cạnh việc “ăn” côn trùng, các bẫy kẹp còn phụ thuộc vào quá trình quang hợp để sinh trưởng và khoẻ mạnh. Đặt cây vào vị trí có nắng mặt trời tối thiếu 12 tiếng mỗi ngày. Phương pháp 5 - Chăm sóc cây trong thời kỳ ngủ đông Bước 1 - Nhận biết thời kỳ ngủ đông của cây. Từ tháng 10 đến tháng 3, cây bẫy kẹp sẽ trải qua thời kỳ ngủ đông. Trạng thái ngủ đông xảy ra khi cây cây ngừng ra hoa hoặc phát triển. Nhiều cây bẫy kẹp bị chết trong thời kỳ ngủ đông vì chủ nhân của nó vẫn tiếp tục chăm sóc cây như trong thời kỳ sinh trưởng bình thường. Bước 2 - Giảm lượng nước tưới cho cây. Bạn không nên dùng phương pháp ngâm chậu trồng cây trong khay nước khi cây đang ngủ đông. Hãy tưới nước vào đất. Mặc dù trong thời kỳ sinh trưởng thì cây bẫy kẹp cần nhiều nước, nhưng nhu cầu nước sẽ giảm mạnh trong suốt thời kỳ ngủ đông. Hầu hết các cây bẫy kẹp sẽ chi cần tưới cách 10 -14 ngày một lần. Đất trồng cây cần phải khô hơn nhiều (nhưng không hoàn toàn khô kiệt). Đất ở quanh gốc cây và rễ cây phải còn hơi ẩm và phần đất còn lại phải khô. Tưới cây như những lúc khác, nhớ tưới kỹ. Khi tưới cây, bạn nên tưới vào buổi sáng để cây có thời gian khô bớt trước khi đêm xuống và nhiệt độ hạ thấp. Đừng tưới quá nhiều – chỉ tưới cho cây khi đất xung quanh gốc cây bắt đầu khô. Vi khuẩn và nấm có thể phát sinh nếu bạn tưới quá nhiều. Bước 3 - Đặt cây dưới ánh nắng mặt trời. Mặc dù thời kỳ ngủ đông thường được hiểu là thời kỳ bất hoạt của cây, nhưng cây bẫy kẹp thực ra vẫn cần quang hợp trong suốt thời kỳ ngủ đông, do đó cây của bạn vẫn cần ánh sáng. Nếu có thể, bạn hãy đem cây vào nhà và đặt cây dưới ánh sáng đèn mạnh trong thời gian cây ngủ đông. Bước 4 - Bảo vệ cây khỏi nhiệt độ băng giá nếu bạn trồng cây ngoài trời. Các biện pháp mà bạn nên thực hiện sẽ tuỳ thuộc vào khí hậu trong vùng và vị trí trồng cây ở trong nhà hay ngoài trời. Đối với cây trồng ngoài trời, bạn có 2 lựa chọn:: Nếu cây được trồng ngoài trời và sống trong vùng khí hậu tương đối ấm áp, nơi có nhiệt độ không bao giờ hạ xuống dưới -1 độ C, bạn có thể để cây ngoài trời quanh năm mà không lo cây bị rét. Nếu cây được trồng ngoài trời trong vùng khí hậu lạnh hơn, nơi thỉnh thoảng có băng giá, bạn nên trồng cây bẫy kẹp trong đất vào mùa đông (chậu cây sẽ hấp thụ nhiệt độ của không khí xung quanh). Trồng cây trong vườn giữ ẩm hoặc trong đất phù hợp với cây bẫy kẹp (xem phần 1). Bạn cũng nên phủ lá cây hoặc lớp phủ lên cây để bảo vệ cho cây trong thời tiết xấu. Bước 5 - Đem cây vào nhà nếu bạn sống trong vùng lạnh giá. Ở nơi có nhiệt độ đóng băng kéo dài, bạn sẽ phải đem cây bẫy kẹp vào nhà trong mùa đông. Đặt cây lên cửa sổ trong phòng không có máy sưởi như nhà để xe hay hàng hiên. Đây là cách tốt nhất để giữ cho cây sống sót qua mùa đông trong nhà khi ngủ đông. Nếu có thể, bạn hãy đặt cây trên bệ cửa sổ hướng nam để cây vẫn có thể tiếp tục quang hợp. Phương pháp 6 - Thực hiện các biện pháp chăm sóc cơ bản Bước 1 - Không cần cho cây ăn côn trùng. Bạn có thể cho cây ăn để cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết hoặc bón một lượng rất nhỏ phân bón giàu dinh dưỡng vào đất, hoặc thỉnh thoàng xịt phân bón dạng lỏng cho cây. Những cây bẫy kẹp trồng ngoài trời thường bắt côn trùng, châu chấu (và thỉnh thoảng cả những con vật nhỏ như ếch) là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây phát triển khoẻ mạnh hơn. Lưu ý rằng những chiếc bẫy của cây đôi khi không khép lại nếu thứ ở bên trong không động đậy. Điều này có nghĩa là bạn nên cho cây ăn mồi sống như ruồi và sâu bột. Một mẹo hữu ích khi cho cây ăn mồi sống là bỏ vào tủ đông vài phút cho con mồi lờ đờ. Mỗi lần bạn chỉ nên cho 1 hoặc 2 chiếc bẫy của cây ăn và chỉ khi cây khoẻ mạnh và cứng cáp. Nếu quyết định cho cây ăn côn trùng đã chết, bạn nên đặt con côn trùng vào bẫy và cứ 20- 30 phút xoa nhẹ chiếc bẫy cho đến khi nó khép kín. Xoa vào bẫy là để cây tưởng rằng con mồi mà nó bắt được đang cựa quậy. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng cần thiết, vì cây bẫy kẹp cũng sử dụng các thụ thể hoá học để khép lá khi nhận thấy có chất dInh dưỡng bên trong bẫy. Không cho cây ăn những thức ăn “lạ” như một mẩu bánh kẹp hoặc bánh bông lan. Hành động này có thể giết chết cây, đặc biệt nếu bạn cho cây ăn thịt, vì cây bẫy kẹp sẽ có phản ứng tiêu cực với chất béo. Chất béo và thịt đang phân huỷ là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và có thể làm hại cây bẫy kẹp. Bước 2 - Tỉa cây. Cắt tỉa cây để giúp cây khoẻ mạnh. Các lá chết có thể chặn mất ánh sáng mặt trời rọi xuống các lá non bên dưới vốn đang cần ánh sáng để phát triển. Lá cây sẽ chuyển màu nâu khi tàn – đó là những chiếc lá mà bạn cần phải loại bỏ. Bạn có thể dùng kéo nhỏ cắt bỏ các lá nâu. Nhớ đừng cắt những chiếc lá vẫn còn xanh một phần – những chiếc lá này vẫn còn khả năng quang hợp. Khi lá cây chuyển màu nâu, chúng sẽ yếu đi và rời ra. Thường thì bạn chỉ cần rứt những chiếc lá này khỏi cây. Với các lá dai hơn, bạn có thể dùng kéo cắt vải để cắt. Lưu ý rằng lá cây bẫy kẹp thường tàn cả chùm. Bước 3 - Trồng lại cây vào chậu khác. Nếu bạn thấy cây có vẻ như quá chật chội trong chậu, chia thành ra hai cây (hoặc nhiều hơn), hoặc cây khô quá nhanh thì đã đến lúc phải thay chậu cho cây. Thực hiện việc này tương tự như lúc trồng cây vào chậu ban đầu. Nhờ dùng hỗn hợp đất phù hợp (xem phần 1). Bước 4 - Cố gắng không chạm vào những chiếc bẫy của cây. Việc kích thích cây khép lại khi trong bẫy không có gì để “ăn” sẽ tiêu tốn năng lượng của cây một cách không cần thiết. Sẽ mất khoảng 2-3 tuần để những chiếc bẫy mở ra lại và sẵn sàng bắt mồi làm thức ăn. Mặc dù có thể xoa nhẹ bên ngoài chiếc bẫy sau khi bạn cho chúng ăn côn trùng, nhưng bạn nên hạn chế sờ vào cây. Đừng bao giờ cho bất cứ thứ gì vào trong bẫy của cây ngoại trừ côn trùng.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/T%E1%BB%AB-b%E1%BB%8F-H%C3%A0nh-vi-Xung-h%E1%BA%A5n-Th%E1%BB%A5-%C4%91%E1%BB%99ng
Cách để Từ bỏ Hành vi Xung hấn Thụ động
Khái niệm xung hấn thụ động lần đầu tiên xuất hiện sau Thế chiến lần thứ 2 nhằm mô tả thái độ kháng cự nhẹ nhàng của những người lính với cấp lãnh đạo. Hành vi xung hấn thụ động mang tính kháng cự hoặc thể hiện sự căm phẫn với một cá nhân nào đó một cách gián tiếp. Những người có thói quen xung hấn thụ động thường tìm cách tránh xung đột, họ che giấu sự bức xúc của mình bằng vẻ mặt hời hợt khó nhận ra, nhưng hành vi đó có thể ngấm ngầm phá hoại. Cuối cùng cơn tức giận ấy sẽ bùng phát khi mọi việc đạt tới đỉnh điểm. Nếu bạn hiểu và biết cách thay đổi khuynh hướng xung hấn thụ động đang diễn ra nội tại trong bản thân mình, khi đó bạn sẽ có biện pháp kháng cự tích cực để công việc cũng như cuộc sống xã hội thêm hạnh phúc. Phương pháp 1 - Nhận biết Dấu hiệu Xung hấn Thụ động Bước 1 - Viết nhật ký hành vi. Viết nhật ký là phương pháp hữu ích để phát hiện, đánh giá và khắc phục hành vi cá nhân. Nhật ký giúp bạn tìm ra nguyên nhân thúc đẩy hành vi, là nơi an toàn để bạn thể hiện thái độ thành thật với hành động đó và mong muốn của bạn đối với cách phản ứng của mình trong tương lai. Bước 2 - Tìm hiểu các giai đoạn của hành vi xung hấn thụ động. Có một loại hành vi xung đột thường phát triển trong suy nghĩ của người có khuynh hướng xung hấn thụ động. của chu kỳ xung đột là quá trình phát triển của các ứng xử mang tính xung hấn thụ động. Lúc này người đó thường nghĩ rằng nếu thể hiện rõ sự tức giận thì họ có thể gặp nguy hiểm và do đó nên tránh. Sau đó họ dùng các ứng xử tiêu cực để che đậy nhằm giải quyết nỗi bực dọc này. là tình trạng căng thẳng làm khuấy đảo những suy nghĩ thiếu lý trí, bắt nguồn từ các trải nghiệm vốn thường xuất hiện vào giai đoạn đầu đời. Ví dụ, nếu giáo viên yêu cầu một học sinh phát giấy bài tập cho lớp mà trước đó học sinh này đã từng bị yêu cầu làm như vậy nhưng lại không được cảm ơn, khi đó cậu bé có thể nghĩ về ký ức này. Thay vì cảm thấy vinh dự khi được nhờ, học sinh đó lại thấy tức giận vì yêu cầu của giáo viên đã khơi dậy phản ứng không tốt trước đó. xảy ra khi người đó phủ nhận sự bức xúc của mình, và hướng các cảm xúc tiêu cực về phía người khác, đồng thời dồn nén bực dọc về phía họ. của chu kỳ liên quan tới ứng xử xung hấn thụ động. Ứng xử này bao gồm (nhưng không giới hạn ở những điều sắp liệt kê): phủ nhận sự giận dữ, ít giao tiếp, lạnh nhạt, thái độ khó chịu, lưỡng lự, làm việc không hiệu quả hoặc không thể chấp nhận, và trả thù ngầm. là phản ứng của những người xung quanh. Người ta thường phản ứng tiêu cực với cách ứng xử xung hấn thụ động, và đây chính là những gì người gây xung hấn mong muốn. Nhưng phản ứng này chỉ củng cố thêm cho hành vi xung hấn tiếp tục tái diễn. Bước 3 - Nhận biết các sự cố khiến bạn có hành động xung hấn thụ động. Nếu yêu cầu bạn viết ra tất cả những lần có hành vi xung hấn thì có thể quá nhiều, do đó bạn chỉ nên tìm ra ba hay bốn dịp nào đó khiến mình trở nên xung hấn thụ động. Có một nơi mà chắc hẳn bạn đã từng rơi vào trường hợp này, đó chính là nơi làm việc. Có bốn hành vi tiêu biểu cho thói quen xung hấn thụ động ở nơi làm việc, đó là: tạm thời vâng lời, cố ý không hiệu quả, để vấn đề leo thang và chủ ý trả thù ngầm. Khi muốn nhận diện những hành vi xung hấn thụ động của mình, có một nơi rất phù hợp và cũng quan trọng để bạn khởi đầu, đó là trong đời sống của bạn tại chỗ làm. Bước 4 - Ghi nhận thông tin về những việc xảy ra. Điều quan trọng là bạn phải nhận ra và loại trừ những kiểu suy nghĩ sai lầm vốn đã phát triển trong giai đoạn đầu của cuộc đời . Để làm được điều này, trước tiên bạn phải biết suy nghĩ đó xuất hiện khi nào và như thế nào. Hãy nhớ lại những chi tiết cụ thể của hành vi. Có một cách hữu ích là bạn nên quan sát tình huống đó dưới góc độ một bên thứ ba, càng khách quan càng tốt. Nếu bắt đầu cảm thấy xúc động thì bạn hãy thở sâu, xua tan mọi suy nghĩ trước khi tiếp tục. Không trốn tránh vai trò của mình trong tình huống xảy ra sự việc. Mục đích lúc này là bạn phải xem xét tỉ mỉ vấn đề, những động lực thúc đẩy khiến xuất hiện hành vi gây hấn thụ động. Bạn cần suy nghĩ về những câu hỏi sau: Những đối tượng khác có liên quan là ai? Mối quan hệ của họ với bạn là gì (ví dụ, xếp, đồng nghiệp, bạn bè, bố mẹ, bạn cùng phòng, giáo viên)? Họ có quyền lực đối với bạn không? Họ chỉ ngang hàng với bạn hay bạn là người có quyền ra quyết định? Mọi việc diễn ra ở đâu? Ví dụ, tại nơi làm việc, ở nhà, trường học, bữa tiệc, cuộc thi đấu, hay câu lạc bộ? Chuyện xảy ra khi nào? Đôi khi thời gian cũng là một yếu tố, chẳng hạn đầu năm học hay trong kỳ nghỉ bận rộn. Sự cố nảy sinh như thế nào? Chỉ có một nguyên nhân cụ thể hay liên quan tới nhiều sự kiện? Loạt hành động và phản ứng của bạn là gì? Cuối cùng chuyện gì xảy ra? Kết quả có đúng với những gì bạn mong đợi khi thực hiện hành vi tiêu cực của mình? Phản ứng của đối phương thế nào? Bước 5 - Xem xét phản ứng gây hấn của bạn trong loạt sự kiện đã diễn ra. Thông thường cách ứng xử này sẽ thể hiện dưới dạng đối lập cố ý, tức là những gì bạn nói (thụ động) ngược lại với điều bạn thực sự làm (gây hấn). Sau đây là những biểu hiện phổ biến của hành vi xung hấn thụ động: hỗ trợ mọi người nhưng gián tiếp kháng cự, trì hoãn hoặc ngầm phá hoại thành quả đạt được trong các nhiệm vụ chung hay công việc đồng ý làm gì đó nhưng bỏ dở quá trình công việc hay giả vờ quên im lặng, không tương tác hay trả lời nhưng không cho đối phương biết lý do làm hài lòng họ trước mặt mọi người nhưng sau lưng thì khinh thường họ không thể hiện rõ ràng cảm xúc và mong muốn nhưng mong đợi người khác phải tự nhận ra chồng chéo lời khen với cách châm biếm sâu sắc, hoặc ngôn ngữ cơ thể tiêu cực than phiền về việc bị hiểu nhầm và không được người khác tôn trọng tỏ ra ủ rũ và hay cãi lý mà không đưa ra ý kiến mang tính xây dựng đổ lỗi cho người khác về mọi việc và đùn đẩy trách nhiệm chỉ trích vô lý và khinh miệt cấp lãnh đạo trước mặt đồng nghiệp phản ứng với cấp trên bằng hành động bí ẩn và thiếu trung thực đè nén cảm xúc vì sợ xung đột, thất bại hay thất vọng thể hiện sự ghen tị và tức giận với những người may mắn hơn liên tục than phiền hay than phiền quá đáng về sự xui xẻo của bản thân thường xuyên thay đổi giữa thái độ thù địch công khai và sự hối hận dự đoán kết quả xấu trước khi bắt đầu công việc Bước 6 - Tìm kiếm những nét chung trong cách ứng xử. Khi rà soát lại các hành động trong quá khứ, bạn có thấy mình thường xuyên lập đi lập lại một cách phản ứng đối với người xung quanh hay trong những tình huống nào đó? Kết quả có giống nhau không? Những người khác có phản ứng lại bạn theo cùng một cách giống nhau? Sau cùng bạn cảm thấy tốt hơn hay tệ hơn? Hãy nghĩ xem vì sao lối ứng xử này không thể giúp bạn đạt điều mình muốn. Bước 7 - Chấp nhận cảm xúc của bạn. Phủ nhận điều mình thực sự cảm nhận chính là một phần vấn đề gây ra khuynh hướng xung hấn thụ động. Bạn không muốn người khác biết mình đang tức giận, tổn thương hay hờn dỗi, vì vậy bạn cứ hành động như thể mình không có gì. Nhưng thực tế cảm xúc đó chỉ càng mãnh liệt hơn và trở nên thiếu lý trí, vì bạn chưa tìm ra một lối thoát tích cực cho chúng. Do đó điều quan trọng là bạn phải cho phép mình cảm nhận và công nhận cảm xúc này, để có thể xử lý nó theo cách lành mạnh hơn. Bước 8 - Thấu hiểu chính mình. Đây là lúc bạn cần thành thật với chính mình để hiểu được lý do bên trong khiến bạn có cảm xúc tiêu cực. Đó có phải là điều đồng nghiệp của bạn nói? Bạn có cảm thấy áp lực khi làm việc gì đó mà mình không muốn làm? Bạn không được xếp công nhận về sự đóng góp của mình trong dự án vừa qua? Theo bạn thì người bạn ấy nhận được số điểm cao hơn so với năng lực thực sự của cô ta? Hãy nhìn xuống dưới bề mặt của vấn đề để tìm ra điều bạn thực sự muốn. Phương pháp 2 - Hạn chế Khuynh hướng Xung hấn Thụ động Bước 1 - Nhận diện hành vi xung hấn thụ động. Bước đầu tiên trong quá trình kiềm chế xu hướng xung hấn thụ động là xây dựng sự tự nhận thức về hành vi. Để ý những cách ứng xử sau đây: hạn chế giao tiếp xã hội, thái độ kinh miệt, cố ý làm việc thiếu hiệu quả, cứng đầu và hay trì hoãn. Quá trình phát triển nét tính cách này chắc hẳn phải diễn ra trong thời gian dài, nó đã hằn sâu nên bạn phải quyết tâm và kiên nhẫn mới có thể thay đổi được. Bước 2 - Lắng nghe và quan sát. Giao tiếp không chỉ là việc nói chuyện một cách cởi mở và thẳng thắn, mà quan trọng không kém là bạn phải biết lắng nghe và đọc được các thông điệp không nói ra. Bạn nên xem xét những gì đối phương đang nói hoặc không nói trước hành động của bạn. Họ cũng có thể là người hay xung hấn thụ động như bạn. Nhìn mọi việc từ một góc nhìn khác để đánh giá xem bạn có phản ứng thái quá hay không? Hãy lùi lại một bước và xem xét lại tình huống đó. Bước 3 - Từ bỏ châm biếm. Châm biếm là cách tự thỏa mãn mà người có thói quen xung hấn thụ động hay dùng, nhưng chỉ làm tình hình thêm tồi tệ. Có một số cụm từ bạn nên tránh: "Sao cũng được" "Tôi ỔN mà" "Sao bạn trông thất vọng thế?" "Tôi chỉ đùa thôi" Bước 4 - Tránh thái độ vâng lời tạm thời. Trong bối cảnh môi trường công việc, một nhân viên thể hiện sự xung hấn bằng cách tạm thời vâng lời là khi anh ta đồng ý làm việc đó nhưng rồi lại hoàn thành trễ hẹn. Anh ta cố ý làm trễ bằng cách trì hoãn, đi họp trễ hay đi làm trễ, hoặc sắp xếp nhầm tài liệu quan trọng. Nhân viên thường có hành vi vâng lời tạm thời khi họ cảm thấy công việc của mình không được đánh giá cao, nhưng không biết nói lên suy nghĩ của mình sao cho phù hợp. Nếu có hành vi vâng lời tạm thời thì bạn cần xác định xem có phải vì không được đánh giá cao nên mình mới làm vậy. Loại hành vi này cũng có thể xảy ra trong gia đình. Ví dụ, bạn nói với vợ hay chồng mình rằng bạn sẽ rửa chén bát, nhưng rồi lại trì hoãn để cố tình chọc tức họ. Bước 5 - Nhận diện thái độ cố ý thiếu hiệu quả. Khi thực hiện hành vi này, người đó xem trọng cơ hội được trả thù hơn cơ hội thể hiện năng lực bản thân. Chẳng hạn như một nhân viên vẫn tiếp tục làm việc với cùng năng suất nhưng chất lượng công việc giảm xuống đáng kể. Khi bị chất vấn về vấn đề này họ thường đóng kịch mình chỉ là nạn nhân. Loại hành vi này gây tổn thất cho cả tổ chức lẫn uy tín của nhân viên đó. Khi nhận diện được cách ứng xử này, bạn có thể giảm bớt thái độ tiêu cực làm thiếu hiệu quả công việc, chắc chắn sẽ có ích cho sự nghiệp của bạn. Trong gia đình thái độ thiếu hiệu quả thể hiện dưới dạng cố ý kéo dài thời gian rửa bát đĩa, hoặc rửa không sạch để vợ hoặc chồng phải rửa lại. Bước 6 - Không để vấn đề leo thang. Để vấn đề leo thang cũng là một hành vi xung hấn thụ động, theo đó bạn từ chối đương đầu hoặc giải quyết vấn đề. Thay vào đó bạn tiếp tục để nó diễn ra phức tạp hơn cho tới khi trở thành một rắc rối lớn. Ví dụ như ở nơi làm việc, bạn trì hoãn giải quyết công việc, hoặc cố ý sử dụng sai trái ngày nghỉ ốm hay nghỉ phép. Trong bối cảnh gia đình, bạn từ chối rửa bát đĩa cho đến khi chúng chất đống tràn ra khỏi bồn rửa, đến độ cả nhà phải ăn cơm bằng đĩa giấy khi không còn bát đĩa sạch. (Với tình huống này thì vợ hay chồng bạn rất có khả năng sẽ nổi điên.) Bước 7 - Nhận diện thái độ cố ý trả thù ngầm. Cố ý trả thù ngầm là khi một người bí mật phá hoại đối tượng đã khiến họ bất mãn. Hành vi này diễn ra dưới dạng loan tin đồn thất thiệt hay có hành động phá hoại bí mật. Bạn có thể phát tán tin đồn trong văn phòng làm việc về ai đó mà bạn ghét, đánh đổi tác phong làm việc chuyên nghiệp của mình với uy tín cô ta. Khi ở nhà, bạn cố gắng giành sự ủng hộ của các con và khéo léo xúi chúng chống lại bố hay mẹ. Trong môi trường công việc, thái độ này chính là việc cố ý đánh mất khách hàng hay để tuột mất dự án nhằm “trả đũa” công ty, dù nó cũng gây tổn thất cho bạn. Phương pháp 3 - Xây dựng Thói quen Suy nghĩ Lành mạnh Bước 1 - Cần nhiều thời gian để thay đổi. Để thay đổi một thói quen hành vi mà bạn đã quen sử dụng lâu năm đòi hỏi tốn nhiều thời gian và quyết tâm. Bạn nên nhớ thay đổi là một quá trình không phải lúc nào cũng tiến triển đều đặn, do đó bạn không nên lo lắng nếu phải quay đầu trở về vị trí xuất phát và đánh giá lại hành vi của mình. Đồng thời không bao giờ làm khó chính mình nếu lỡ thất bại trong lần nỗ lực đầu tiên. Bạn càng cố gắng luyện tập vượt qua khuynh hướng hành vi xung hấn thụ động thì khả năng thành công càng cao dần. Nếu phát hiện mình đi sai hướng trong quá trình tìm cách thay đổi hành vi tiêu cực này thì bạn cần dừng lại, suy nghĩ về những gì đang diễn ra. Hãy tự hỏi mình: Bạn có biết lý do vì sao mình đang bước thụt lùi? Bạn có cần phải dừng lại và áp dụng một cách tiếp cận khác nhằm thay đổi hành vi đó? Có cảm xúc hay phản ứng tình cảm nào mà bạn chưa thể nhận ra hoặc chưa vượt qua được? Bước 2 - Học cách tỏ ra quyết đoán và thể hiện suy nghĩ một cách trung thực. Một khi biết được điều gì đang cản trở mình, bạn có thể lên tiếng nói ra những gì mình nghĩ. Luyện tập trước những điều định nói để tìm ra lời lẽ phù hợp khi không chịu sức ép của diễn biến thực tế, và để ý nghe cách mình diễn đạt. Bạn có thể tỏ ra mãnh liệt và đi thẳng vào vấn đề mà không gây tổn thương người đối diện. Loại bỏ tất cả từ ngữ mang tính đổ lỗi và truyền đạt suy nghĩ của mình một cách tích cực. Cởi mở vấn đề của bạn theo cách này có thể khiến bạn dễ bị tổn thương hơn trong thời gian đầu, nhưng từ từ bạn sẽ tự tin hơn. Ví dụ, bạn cảm thấy bực mình với ai đó ở chỗ làm vì anh ta thường xuyên lấy cốc cà phê cuối cùng mà không pha ca mới cho người khác. Bạn nên nói thẳng suy nghĩ của mình thay vì ngồi đó bực mình và cố giữ im lặng cho đến khi vấn đề lớn dần. Thử nói, "Mình thấy đó là cốc cà phê cuối cùng rồi. Anh có thể pha ca mới khi lấy cốc cuối cùng để mọi người đều có cà phê uống vào giờ nghỉ không? Cảm ơn anh!". Ở nhà bạn nên nói rõ những mong muốn của mình với chồng hoặc vợ. Nếu chồng bạn lẽ ra phải rửa bát sau bữa tối nhưng lại không làm thì bạn nói "Em biết anh mệt mỏi sau một ngày làm việc nhưng chúng ta đã thỏa thuận là nếu em nấu bữa tối thì anh sẽ rửa bát. Nếu anh thích nấu ăn và em rửa bát thì chúng ta sẽ làm như vậy, em nghĩ chúng ta phải chia sẻ trách nhiệm trong công việc nhà". Bước 3 - Hiểu rằng xung đột là bình thường. Bất đồng là điều hay xảy ra. Nhưng có những lần chạm chán không phải là xung đột, mà đơn giản chỉ là không hiểu ý nhau. Thông thường bạn sẽ không gặp bất cứ nguy hiểm nào nếu có thể tháo ngòi nổ cho cơn tức và đóng góp vào buổi thảo luận một cách xây dựng tích cực. Có khả năng cả hai bên đều không đồng ý với nhau và phải tìm ra cách nhượng bộ sao cho mang lại kết quả thuận lợi cho cả hai phía. Với cách này bạn là người chủ động kiểm soát, thay vì để hành vi xung hấn thụ động khiến vấn đề vượt quá giới hạn. Tại nơi làm việc bạn bất đồng với ai đó về cách tiếp cận một dự án. Theo bạn thì nên ngồi xuống và cùng nhau xây dựng kế hoạch, trong khi đó người đồng nghiệp chỉ muốn nhảy thẳng vào và nêu lên viễn tưởng về kết quả cuối cùng mà không cân nhắc làm thế nào để đạt được điều này. Không nên tức giận hay bực mình, bạn chỉ cần nói với anh ta rằng mình có quan điểm khác về cách xử lý vấn đề. Có khả năng các bạn không thể thống nhất về cách tiếp cận dự án, nhưng ít nhất có thể phân công lao động để tận dụng khía mạnh của cả hai người: kế hoạch của bạn và viễn tưởng của anh ta. Ở nhà bạn nên nói chuyện với vợ hay chồng mình và có thể bạn sẽ phát hiện ra rằng mình đã giao cho anh ấy một việc mà họ rất ghét làm. Cả hai bạn cần tìm ra một giải pháp để anh ấy có thể làm việc vặt khác dễ chịu hơn, và bạn phải đảm nhận công việc đó. Ví dụ, anh ấy có thể quét nhà, nấu ăn và đi đổ rác thay cho việc rửa bát. Bước 4 - Chọn sự thành công. Tránh theo đuổi kết quả tiêu cực mà nên thay đổi mục tiêu của bạn để đạt được thành công cuối cùng. Một số người thích chấp nhận thất bại sớm, vì thế họ không nâng cao các kỳ vọng, kể cả kỳ vọng vào chính bản thân mình. Nếu bạn sử dụng hành vi xung hấn thụ động ở nơi làm việc vì cảm thấy công việc không được đánh giá cao, thì khi đó bạn nên tìm niềm tự hào trong công việc đang làm. Nếu được bạn nên thay đổi để thấy thỏa mãn hơn với công việc. Bước 5 - Tự hào về thành công của bản thân. Cho dù chậm nhưng chỉ cần có sự tiến bộ thì có nghĩa bạn vẫn đang thay đổi hành vi của mình theo hướng tích cực. Từ bỏ cách ứng xử xung hấn thụ động tức là loại bỏ hành vi phòng vệ mà bạn đã quen sử dụng, vì thế nếu có cảm giác không chắc chắn lắm thì cũng là điều bình thường. Việc nói ra được những gì mình suy nghĩ chỉ giúp cho công việc thêm hiệu quả và củng cố các mối quan hệ của bạn. Phương pháp 4 - Tìm sự Giúp đỡ khi cần Bước 1 - Liệt kê những vấn đề cần sự hỗ trợ. Bạn không nên ngại khi phải viết ra những việc cần được bác sĩ tâm thần hay chuyên gia về tâm lý hỗ trợ. Gốc rễ của hành vi xung hấn thụ động thường bắt nguồn từ nguyên nhân rất sâu xa, do đó cách điều trị không chỉ đơn giản là điều chỉnh hành vi riêng lẻ đó. Liệu pháp điều trị tâm lý có thể giúp bạn vượt qua những vấn đề đã hằn sâu đó. Bước 2 - Hiểu về bệnh rối loạn nhân cách xung hấn thụ động. Người ta vẫn tranh luận về việc liệu có thể xem chứng rối loạn nhân cách xung hấn thụ động là một căn bệnh về tâm thần hay không. Một số chuyên gia về tâm thần khẳng định đó đúng là một bệnh rối loạn về nhân cách, nhưng số khác lại không đồng ý. Cho dù chứng rối loạn này có “chính thức được thừa nhận” hay không thì bạn cũng phải tìm chuyên gia tư vấn nếu cảm thấy không thể kiểm soát sự xung hấn thụ động. Bước 3 - Nhận thức về rủi ro bị trầm cảm hoặc có suy nghĩ tự tử. Nhiều nghiên cứu cho thấy những người mắc chứng rối loạn nhân cách xung hấn thụ động có tỉ lệ trầm cảm hoặc xuất hiện suy nghĩ muốn tự tử cao hơn bình thường. Nếu phát hiện mình đang phải chiến đấu với sự trầm cảm hoặc có suy nghĩ tự tử bắt nguồn từ vấn đề này thì bạn phải tìm sự giúp đỡ ngay lập tức! Bạn có thể tìm tới các cơ sở y tế về bệnh tâm thần trong khu vực, hay liên lạc với đường dây nóng hỗ trợ về vấn đề tự tử để biết thêm thông tin.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Tr%E1%BB%93ng-c%C3%A2y-thu-h%E1%BA%A3i-%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng-th%C3%A2n-c%E1%BB%A7
Cách để Trồng cây thu hải đường thân củ
Thu hải đường là loài hoa tuyệt đẹp, có hình dáng giống hoa hồng và màu sắc rất phong phú. Thu hải đường thường được trồng bằng củ vào đầu mùa xuân. Không giống những loài hoa khác, thu hải đường ưa nơi rợp bóng hơn là nơi có nhiều ánh nắng, vì vậy chúng thường được các nhà làm vườn yêu thích. Khi đã đâm chồi, cây thu hải đường có thể dễ dàng sinh trưởng ở nhiều điều kiện khí hậu khác nhau. Phương pháp 1 - Ươm cây thu hải đường Bước 1 - Mua củ thu hải đường vào giữa mùa đông. Loài cây này cần được trồng vào đầu mùa xuân, vì vậy thời điểm tốt nhất để chọn giống cây là trong mùa đông. Có hàng trăm giống thu hải đường mà bạn có thể lựa chọn, nhưng tất cả đều có cùng một cách chăm sóc. Bạn có thể tìm hiểu các giống cây qua các tập quảng cáo hoặc tìm trên mạng để quyết định nên trồng loại nào. Có trên một nghìn giống cây thu hải đường, nhưng không phải tất cả đều là loại thân củ. Các giống cây khác nhau sẽ đòi hỏi các cách chăm sóc khác nhau. Hoa thu hải đường có nhiều loại với kích cỡ đa dạng, đường kính hoa có thể từ hơn 1 cm đến 30 cm. Hoa có đủ màu, trừ màu xanh. Loại Cascading begonia như trong hình vẽ là loại lý tưởng để trồng trong chậu treo, vì chúng mọc vươn ra khỏi miệng chậu và thả xuống mặt đất. Các loại thu hải đường mọc thẳng như Nonstop begonias cao khoảng 30 cm. Bước 2 - Trồng cây thu hải đường trong nhà một tháng trước khi sương giá kéo đến. Ở bất cứ vùng khí hậu nào có nhiệt độ hạ thấp đủ để có sương giá, bạn sẽ phải ươm cây trong nhà. Nếu sống trong vùng khí hậu nhiệt đới, nơi không bao giờ có sương giá, bạn có thể trồng trực tiếp xuống đất. Nếu vùng bạn ở có mùa hè đặc biệt nóng, bạn nên trồng thu hải đường sớm hơn một chút để cây kịp cứng cáp trước khi nhiệt độ tăng đến đỉnh điểm. Bước 3 - Trồng cây trong chậu nhỏ hoặc khay. Mua loại đất trồng cây tốt có độ thoát nước cao, chẳng hạn như đất rêu than bùn. Làm ẩm đất bằng cách đổ đất vào xô và tưới nước sao cho đủ ẩm mà không ướt sũng. Đổ đất vào chậu hoặc khay mà bạn định ươm cây cho đến khi còn cách miệng chậu khoảng 1,2 cm. Chôn củ thu hải đường xuống đất, phần lõm của củ hướng lên trên, mỗi củ cách nhau khoảng 7,5 cm. Lấp một lớp đất dày khoảng 1,2 cm lên trên. Dùng chậu cỡ 15 cm để trồng tối đa 2 củ nhỏ có đường kính khoảng 2,5 – 7,5 cm, hoặc một củ to. Dùng chậu hoặc giỏ cỡ 25 cm để trồng 3 củ nhỏ. Nếu không chắc nên mua loại đất trồng nào, bạn có thể mua hỗn hợp không chứa đất và trộn 3 phần hỗn hợp với 1 phần cát xây dựng. Điều này sẽ tạo độ thoát nước thích hợp cho cây thu hải đường. Cẩn thận khi xử lý củ thu hải đường, vì chúng sẽ không nảy mầm nếu bị sứt sẹo hoặc hư hại. Tìm các chồi nhỏ xíu màu hồng hoặc vết sẹo cũ của thân cây nếu không thấy phần lõm trên củ. Đó là dấu hiệu của phần ngọn và cần phải đặt hướng lên trên. Đảm bảo chậu hoặc khay ươm phải có lỗ thoát nước. Bước 4 - Đặt khay hoặc chậu cây ở bệ cửa sổ có nắng và chờ cây nảy mầm. Củ thu hải đường cần ánh sáng mạnh, nhưng không phải ánh sáng trực tiếp; nếu không, cây sẽ bị quá nóng. Duy trì độ ẩm trong đất nhưng không ướt sũng trong khoảng 1 tháng sau. Củ thu hải đường sẽ nảy mầm trong khoảng 2-4 tuần, và bạn có thể đem ra trồng khi đã qua đợt sương giá cuối cùng. Duy trì nhiệt độ trong phòng khoảng 21 độ hoặc hơn. Nhiệt độ thấp hơn mức này sẽ ngăn cản củ nảy mầm. Nếu củ thu hải đường đâm chồi cao quá 5 cm trước khi mặt đất tan băng để có thể đem trồng bên ngoài, bạn hãy trồng lại cây vào chậu to hơn để tạo không gian cho cây tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, chậu trồng cây không cần to hơn cỡ 30 cm. Nếu định trồng cây trong chậu, bạn chỉ cần chuyển chúng sang chậu định trồng. Phương pháp 2 - Trồng cây thu hải đường Bước 1 - Chuẩn bị đất trồng cây. Bạn cần trồng thu hải đường ở nơi rợp bóng một phần, không có nắng toàn phần hoặc rợp bóng toàn phần. Một chút nắng mặt trời chiếu vào là tốt, nhưng cây sẽ khó nở hoa nếu được trồng nơi quá nhiều nắng. Những khu vực có nắng buổi sáng hoặc buổi chiều muộn là tốt nhất, vì mặt trời ít gay gắt hơn vào những khoảng thời gian này. Tìm vị trí khuất gió để những bông hoa mỏng manh sẽ không bị gió cuốn đi mất khi cây nở hoa. Khí hậu trong vùng cũng là một yếu tố quan trọng. Nếu sống trong vùng khí hậu lạnh hơn, cây thu hải đường của bạn sẽ chịu được ánh nắng tốt hơn ở những vùng khí hậu ấm. Nếu đất bị khô hoặc không thoát nước tốt, bạn có thể đào xới đất xuống độ sâu khoảng 13 cm và bổ sung phân trộn hoặc các chất hữu cơ khác để đảm bảo độ thoát nước tốt. Bước 2 - Trồng các cây thu hải đường đã đâm chồi. Đào các hốc đất sâu khoảng 5 cm, cách nhau khoảng 20 cm. Đặt cây con vào hốc đất và vỗ nhẹ đất xung quanh củ. Không chôn củ sâu quá 2,5 cm, cho dù trồng dưới đất hay trồng trong chậu. Bước 3 - Tưới cây khi đất khô. Chọc ngón tay vào đất đến độ sâu khoảng 5 cm để xem có ẩm không. Nếu đất khô và tơi, bạn nên tưới nhiều nước. Cố gắng tránh tưới vào giữa các cụm lá đang mọc, vì việc này có thể tạo điều kiện cho nấm mốc hình thành. Chú ý tưới gần gốc cây. Nếu trồng cây trong chậu, bạn nên tưới cho đến khi nước chảy ra qua các lỗ thoát nước dưới đáy chậu, và đổ nước đọng lại trong khay hoặc đĩa lót bên dưới chậu. Để có những bông hoa to và rực rỡ nhất, bạn cũng có thể bón phân hai tuần một lần với loại phân bón dành cho cây đang ra hoa theo hướng dẫn trên bao bì. Bước 4 - Thường xuyên cắt bỏ các hoa héo. Thu hải đường sẽ nở hoa trong suốt mùa, vì vậy bạn nên thăm cây thường xuyên và ngắt bỏ những bông hoa héo hoặc đã tàn. Điều này sẽ giúp cây dồn năng lượng cho những bông hoa mới. Bước 5 - Cắm cọc chống dỡ cho cây nếu cần thiết. Những giống hoa thu hải đường mọc cao có thể phát triển to đến mức ngả xuống, và việc cắm cọc có thể giúp chúng khỏi bị gãy. Cắm những cành tre hoặc cọc cách thân chính khoảng vài cm. Dùng dây thừng làm vườn buộc thân cây vào cọc. Khi cây tiếp tục mọc cao, có thể bạn cần buộc thêm để giữ cho cây khỏi ngả xuống. Phương pháp 3 - Trồng cây thu hải đường quanh năm Bước 1 - Dần dần tưới ít nước lại. Khi những cơn gió mùa thu bắt đầu đến vào tháng 11, bạn hãy giảm tưới nước dần dần cho đến khi ngừng hẳn. Điều này là để giúp cây thu hải đường bước vào trạng thái ngủ đông trong suốt mùa đông. Bạn có thể thực hiện việc này với các cây thu hải đường trồng trong vườn hoặc trong chậu. Nếu bạn sống trong vùng khí hậu nóng, việc ép cây vào trạng thái ngủ đông là không cần thiết, vì cây thu hải đường có thể sống sót qua mùa đông ngoài trời. Cắt tỉa cây vào mùa đông, và chúng sẽ mọc trở lại vào đầu mùa xuân. Bước 2 - Đào các củ lên. Dùng xẻng đào củ lên cùng bầu đất xung quanh. Đặt ở cửa sổ có nắng ở nhà kho hoặc nhà để xe trong khoảng 1 tuần để cho khô. Bảo quản củ thu hải đường trong các khay lót rêu than bùn hoặc cát, đặt nơi khô và mát trong suốt mùa đông. Không cần đào củ lên nếu bạn sống trong vùng đất không bao giờ đóng băng. Bước 3 - Trồng lại củ vào đầu mùa xuân. Trồng củ thu hải đường như lúc ban đầu, giúp chúng đâm chồi trong nhà vào mùa xuân và chuyển ra ngoài trời sau khi đợt sương giá cuối cùng kết thúc và mặt đất đã tan băng.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/%C4%90%E1%BB%95i-ng%C3%B4n-ng%E1%BB%AF-tr%C3%AAn-m%C3%A1y-t%C3%ADnh
Cách để Đổi ngôn ngữ trên máy tính
wikiHow hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách thay đổi ngôn ngữ trên máy tính. Điều này sẽ tác động đến văn bản trong các menu và cửa sổ. Bạn có thể thực hiện thao tác này trên cả máy tính Mac và Windows. Tuy nhiên, thay đổi ngôn ngữ mặc định trên máy tính sẽ không tác động đến ngôn ngữ của trình duyệt web và các chương trình khác. Phương pháp 1 - Trên Windows Bước 1 - Mở Start . Nhấp vào biểu tượng Windows ở góc dưới bên trái màn hình. Bạn cũng có thể nhấn phím Windows để mở Start. Bước 2 - Nhấp vào Settings . Biểu tượng bánh răng ở góc dưới bên trái cửa sổ Start. Bước 3 - Nhấp vào thẻ Time & language (Thời gian & ngôn ngữ). Tùy chọn này nằm giữa cửa sổ Settings. Bước 4 - Nhấp vào thẻ Region & language (Quốc gia & ngôn ngữ). Tùy chọn này nằm bên trái cửa sổ. Bước 5 - Nhấp vào Add a language (Thêm ngôn ngữ). Tác vụ này nằm cạnh dấu lớn ở giữa trang, bên dưới tiêu đề "Languages". Bước 6 - Chọn ngôn ngữ. Nhấp vào ngôn ngữ mà bạn muốn sử dụng trên máy tính. Bước 7 - Chọn một phương ngữ. Nếu sau khi chọn ngôn ngữ ưa dùng và trang với nhiều phương ngữ có sẵn ở quốc gia của bạn hiện ra, hãy nhấp vào một phương ngữ mà bạn muốn sử dụng. Có thể ngôn ngữ mà bạn chọn không có nhiều phương ngữ. Bước 8 - Nhấp vào ngôn ngữ đã thêm. Tùy chọn nằm dưới ngôn ngữ mặc định hiện hành trong mục "Languages" trên cửa sổ. Khung ngôn ngữ sẽ được mở rộng. Bước 9 - Nhấp vào Options (Tùy chọn). Nút này nằm bên dưới ngôn ngữ. Cửa sổ Options dành cho ngôn ngữ sẽ hiện ra. Bước 10 - Tải gói cài đặt ngôn ngữ. Nhấp vào (Tải xuống) phía dưới tiêu đề "Download language pack" (Tải gói ngôn ngữ) ở phía trên bên trái trang. Bước 11 - Nhấp vào Back ở góc trên bên trái màn hình. Bước 12 - Nhấp vào ngôn ngữ lần nữa, sau đó nhấp Set as default (Đặt làm mặt định). Nút này nằm phía dưới ngôn ngữ. Thao tác sẽ đưa ngôn ngữ này lên đầu mục "Languages" và đặt làm mặc định cho toàn bộ menu, ứng dụng và tùy chọn hiển thị khác được tích hợp sẵn. Bước 13 - Khởi động lại máy tính. Mở trình đơn Start, nhấp vào {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/5\/5d\/Windowspower.png","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/5\/5d\/Windowspower.png\/30px-Windowspower.png","smallWidth":460,"smallHeight":460,"bigWidth":30,"bigHeight":30,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} rồi chọn . Sau khi máy tính khởi động lại và bạn đăng nhập vào tài khoản của mình, ngôn ngữ đã chọn sẽ được thay thế. Phương pháp 2 - Trên Mac Bước 1 - Mở trình đơn Apple . Nhấp vào biểu tượng Apple ở góc trên bên trái màn hình. Một trình đơn thả xuống sẽ hiện ra. Bước 2 - Nhấp vào System Preferences (Tùy chỉnh hệ thống). Tùy chọn này ở gần đầu trình đơn thả xuống. Bước 3 - Nhấp vào Language & Region. Tùy chọn này có biểu tượng lá cờ nằm gần đầu cửa sổ System Preferences. Bước 4 - Nhấp vào dấu +. Nút này ở góc dưới bên trái khung "Preferred language:" nằm phía bên trái cửa sổ Language & Region. Một cửa sổ sẽ bật ra với nhiều ngôn ngữ khác nhau. Bước 5 - Cuộn để chọn ngôn ngữ mà bạn muốn, sau đó nhấp vào Add (Thêm). Bước 6 - Nhấp vào Use [Language] (Sử dụng [tên ngôn ngữ]). Nút xanh dương này ở góc dưới bên phải cửa sổ. Ngôn ngữ đã thêm sẽ được cài làm ngôn ngữ hiển thị mặc định trên máy tính. Nếu bạn bỏ lỡ bước này, chỉ cần nhấp và kéo ngôn ngữ mà bạn đã thêm từ dưới cùng lên đầu khung "Preferred languages" (Ngôn ngữ ưa dùng). Bước 7 - Khởi động lại máy tính Mac để áp dụng ngôn ngữ mới.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Gi%E1%BA%A3m-k%C3%ADch-th%C6%B0%E1%BB%9Bc-t%E1%BA%ADp-tin-Powerpoint
Cách để Giảm kích thước tập tin Powerpoint
WikiHow hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách giảm kích thước tập tin trình chiếu PowerPoint bằng cách nén hình ảnh của file khi sử dụng máy tính chạy hệ điều hành Windows hoặc Mac, hay bằng cách dọn dẹp dữ liệu chỉnh sửa trên máy tính Windows. Hiện tại thì không có tùy chọn nào để xóa dữ liệu chỉnh sửa của bản trình chiếu PowerPoint trên máy tính Mac. Phương pháp 1 - Nén hình ảnh trên máy tính Windows Bước 1 - Nhấp đúp vào một hình ảnh. Thẻ định dạng sẽ hiện ra đầu cửa sổ PowerPoint. Nếu tập tin PowerPoint của bạn chưa được mở, trước tiên bạn cần nhấp đúp vào file để mở nó lên. Không quan trọng bạn nhấp đúp vào hình ảnh nào vì toàn bộ chúng sẽ được mở ra trong tab riêng biệt. Bước 2 - Nhấp vào Compress Pictures (Nén Hình ảnh). Tùy chọn này nằm ngay bên dưới thẻ . Một cửa sổ sẽ bật lên. Bước 3 - Bỏ chọn ô "Apply only to this picture" (Chỉ áp dụng với hình ảnh này). Đây là tùy chọn đầu tiên, nằm đầu cửa sổ Compress Pictures. Việc vô hiệu hóa tùy chọn này sẽ đảm bảo rằng toàn bộ hình ảnh trong bản trình chiếu đều được nén. Bước 4 - Nhấp vào tùy chọn E-mail (96 ppi) nằm gần cuối cửa sổ Compress Pictures. Bước 5 - Nhấp OK. Những thiết lập nén sẽ được áp dụng với tất cả hình ảnh trong tập tin PowerPoint của bạn, nhờ đó mà kích thước toàn bộ tập tin sẽ được giảm. Phương pháp 2 - Nén hình ảnh trên máy tính Mac Bước 1 - Nhấp vào tác vụ File nằm bên trái thanh menu đầu màn hình. Nếu tập tin PowerPoint của bạn chưa được mở, trước tiên bạn cần nhấp đúp vào file để mở nó lên. Bước 2 - Nhấp vào Reduce File Size (Giảm Kích cỡ Tập tin). Tùy chọn này nằm cuối trình đơn thả xuống. Bước 3 - Nhấp vào Picture Quality (Chất lượng Hình ảnh). Một trình đơn thả xuống nữa sẽ hiện ra. Bước 4 - Nhấp vào Best for sending in e-mail (Phù hợp với việc gửi e-mail). Tùy chọn này sẽ giảm chất lượng của toàn bộ hình ảnh trong tập tin PowerPoint xuống còn 96 ppi, độ phân giải này thường thấp hơn so với hầu hết độ phân giải mặc định của hình ảnh. Bước 5 - Tích vào ô Delete cropped areas out of pictures (Xóa vùng cắt khỏi hình ảnh). Điều này sẽ đảm bảo cho toàn bộ dữ liệu không dùng đến được xóa khỏi bản trình chiếu. Bước 6 - Tích vào ô All pictures in this file (Tất cả hình ảnh trong tập tin này). Tùy chọn này sẽ áp dụng sự thay đổi của bạn đối với từng hình ảnh trong bản trình chiếu. Bước 7 - Nhấp OK. Kích thước tập tin PowerPoint của bạn sẽ được giảm một cách triệt để. Phương pháp 3 - Xóa dữ liệu chỉnh sửa trên máy tính Windows Bước 1 - Nhấp vào thẻ File nằm về phía bên trái của dòng tùy chọn đầu cửa sổ PowerPoint. Nếu tập tin PowerPoint của bạn chưa được mở, trước tiên bạn cần nhấp đúp vào file để mở nó lên. Bước 2 - Nhấp vào thẻ Options (Tùy chọn) nằm cuối danh sách tùy chọn bên trái cửa sổ. Bước 3 - Nhấp vào Advanced (Nâng cao). Tác vụ này nằm gần giữa cột tùy chọn bên tay trái. Bước 4 - Tích vào ô Discard editing data (Loại bỏ dữ liệu chỉnh sửa). Tùy chọn này ở ngay bên dưới đề mục "Image Size and Quality" (Kích thước và Chất lượng Hình ảnh) nằm lưng chừng trên cửa sổ. Những thông tin thừa từ bản trình chiếu PowerPoint của bạn sẽ bị loại bỏ. Bước 5 - Nhấp vào nút OK nằm cuối cửa sổ. Bước 6 - Nhấp vào biểu tượng "Save" hình vuông, nằm ở góc trên, bên trái màn hình. Những thay đổi của bạn sẽ được lưu lại và thiết lập "discard editing data" sẽ được áp dụng với bản trình chiếu, điều này giúp kích thước tập tin được giảm một cách toàn diện.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/C%C3%B3-l%C3%A0n-da-m%E1%BB%81m-m%E1%BB%8Bn-nh%C6%B0-da-em-b%C3%A9
Cách để Có làn da mềm mịn như da em bé
Nếu bạn muốn có làn da mềm mại như em bé, hãy bắt đầu với việc làm sạch da ít nhất một lần mỗi ngày. Tẩy tế bào da chết với đường hoặc bao tay tắm. Dùng sản phẩm dưỡng ẩm phù hợp với da của bạn mỗi ngày. Bôi kem chống nắng bất kỳ khi nào bạn phải đi ra ngoài. Phương pháp 1 - Tẩy tế bào da chết Bước 1 - Tẩy tế bào chết ba lần một tuần. Nhìn chung, tẩy tế bào chết hàng tuần sẽ làm sạch lớp da chết và giúp cho da luôn ở tình trạng tốt. Ngoài ra, khi làm sạch bụi bẩn, dầu và tế bào chết sẽ làm cho da mềm mịn như da em bé. Nếu bạn có da nhạy cảm, thì tẩy tế bào chết hai tuần một lần. Bước 2 - Cách tẩy tế bào chết như sau: Dùng sản phẩm tẩy tế bào chết. Bạn có thể mua hoặc tự làm tại nhà. Một số sản phẩm tự làm tại nhà gồm có đường và hỗn hợp đường mật ong hoặc bạn cũng có thể tìm hiểu thêm một số cách làm khác. Mua sữa tắm tẩy tế bào chết/bao tay tắm. Hoặc, sử dụng mút xốp tẩy tế bào chết. Bạn cũng có thể mua xơ mướp ở chợ để tẩy tế bào chết. Dùng bao tay tắm hoặc mút xốp nhẹ nhàng chà lên chân để lấy đi các phân tử da chết và bụi bẩn. Làm tương tự cho phần thân trên và lưng. Bạn có thể thực hiện việc này dưới vòi sen hoặc trong bồn tắm. Đừng chà quá mạnh, việc này nên được làm một cách nhẹ nhàng. Đừng dùng sản phẩm tẩy tế bào chết mạnh cho da mặt (xem hướng dẫn phía trên). Tránh tẩy tế bào chết ở vùng da nhạy cảm như ngực và cơ quan sinh dục. Bước 3 - Dùng khăn mềm thấm khô nước. Việc này cực kỳ quan trọng với da mặt vì việc chà sát sẽ làm tổn thương da. Bạn chỉ cần dùng khăn nhẹ nhàng thấm khô nước trên cơ thể. Phương pháp 2 - Dưỡng ẩm cho da Bước 1 - Chọn sản phẩm dưỡng ẩm phù hợp với da và độ tuổi của bạn. Sản phẩm bạn cần sẽ thay đổi theo thời gian vì sự biến đổi của cơ thể, nếu sản phẩm mà bạn thích không còn hiệu quả thì đây là dấu hiệu bạn cần phải chọn một sản phẩm khác vì da của bạn lão hóa và có nhu cầu chăm sóc khác. Bước 2 - Bôi sản phẩm dưỡng ẩm trước khi ra rỏi phòng tắm. Hơi nước trong phòng sẽ giúp sản phẩm dưỡng ẩm thấm vào da vì hơi nóng làm lỗ chân lông mở ra. Sản phẩm dưỡng ẩm sẽ thấm nhanh khi da còn ẩm. Dùng sản phẩm dành riêng cho da nhạy cảm. Kể cả khi da bạn không nhạy cảm, sản phẩm này cũng làm cho da mềm hơn bình thường nhưng bạn cũng phải thử nhiều sản phẩm để biết loại nào phù hợp. Phương pháp 3 - Một số sản phẩm tự làm được khuyên dùng Bước 1 - Tự làm sản phẩm tẩy tế bào chết: Rửa mặt với nước ấm. Làm hỗn hợp tẩy tế bào chết: cho 2 thìa súp mật ong, 2 thìa súp đường nâu và nửa quả chanh vào một bát nhỏ. Sau đó khuấy đều. Bôi hỗn hợp lên da trong 5 phút. Để da mềm hơn, đợi từ 10-15 phút trước khi rửa với nước ấm và dùng khăn thấm khô nước. Bước 2 - Tắm với mật ong và sữa là phương pháp “sang chảnh” để có da mềm mịn như em bé. Pha nước ấm, thêm nửa lít sữa và 3 thìa súp mật ong (sẽ không đủ để làm da bạn bết dính) và cắt 1 viên nang vitamin E đổ vào nước.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/V%C3%AC-sao-b%E1%BA%A1n-trai-t%C3%B4i-xem-phim-sex
Vì sao bạn trai tôi xem phim sex? 14 lý do có thể xảy ra và cách nói chuyện với anh ấy
Khi biết bạn trai xem phim sex, bạn có thể buồn bực, tức giận, cảm thấy như bị phản bội và mất tự tin. Những cảm giác của bạn là hoàn toàn bình thường, và chắc chắn là bạn không chỉ có một mình. Có nhiều lý do khiến bạn trai bạn xem phim sex, và anh ấy có thể bằng lòng thay đổi thói quen này nếu đó là điều cuối cùng bạn muốn. Chúng tôi ở đây để giúp bạn tìm hiểu vì sao bạn trai bạn lại xem phim sex và cung cấp cho bạn một số gợi ý để nói với anh ấy về việc này. Phương pháp 1 - Vì sao bạn trai bạn xem phim sex? Bước 1 - Anh ấy thích xem phịm sex và nghĩ rằng chẳng có gì to tát ở đây. Có thể ý thích của bạn trai bạn không liên quan gì đến bạn, và anh ấy vẫn thấy bạn hấp dẫn. Bạn có thể cảm thấy như bị phản bội và băn khoăn liệu có phải bạn không đáp ứng được cho bạn trai không, nhưng đừng để chuyện này làm bạn nghĩ rằng mình không phải là người tình hấp dẫn – hãy tin rằng bạn rất tuyệt vời. Khi biết bạn trai xem phim sex, bạn có thể cảm thấy thiếu tự tin. Bạn trai bạn không hiểu cảm giác của bạn, nhưng anh ấy có thể hiểu nếu bạn nói chuyện với anh ấy. Các chuyên gia ước tính có đến 60-70% nam giới thường xuyên xem phim sex. Bước 2 - Anh ấy xem phim sex để thủ dâm. Đây là hành vi bình thường và lành mạnh. Cả bạn và bạn trai của bạn đều cần có không gian để thủ dâm khi có nhu cầu. Với một số người, xem phim khiêu dâm là cách dễ nhất để giải tỏa. Có thể anh ấy còn cảm thấy không thể “tự xử” mà thiếu phim sex. Bạn nên tôn trọng nhu cầu thủ dâm của bạn trai vì anh ấy làm vậy là hoàn toàn bình thường và lành mạnh. Anh ấy cũng có thể bằng lòng thủ dâm mà không cần phim sex. Bạn có thể đề nghị bạn trai dùng hình ảnh hoặc video gợi cảm của bạn để tự thỏa mãn, hoặc hai bạn có thể nhắn tin sex cho nhau. Bước 3 - Anh ấy có thể cảm thấy cô đơn nếu hai bạn đang yêu xa. Ngay cả khi bạn ở bên cạnh bạn trai, đôi khi anh ấy vẫn xem phim sex để có hứng thú. Đối với một số người, phim khiêu dâm giúp họ có cảm giác ân ái và khoái cảm. Trong trường hợp này, bạn có thể giúp bạn trai bớt cô đơn bằng cách dành nhiều thời gian hơn cho anh ấy qua cuộc gọi video hoặc giúp anh ấy tìm những thú vui khác. Bước 4 - Có thể anh ấy có nhu cầu tình dục cao hơn bạn. Các cặp đôi lệch pha về nhu cầu tình dục là điều rất bình thường. Bạn trai bạn có thể cần “chuyện ấy” thường xuyên hơn bạn. Vì ham muốn không tự biến mất, anh ấy quyết định xem phim sex để giải quyết nhu cầu. Có thể anh ấy nghĩ rằng như vậy là tôn trọng ý muốn giảm bớt chuyện chăn gối của bạn. Nói chung, các anh chàng xem phim sex không nghĩ rằng họ làm gì sai. Tuy nhiên, phim sex có thể là một kiểu lừa dối nếu bạn cảm thấy như vậy. Trong trường hợp này, bạn sẽ cần nói chuyện với anh ấy để có thể vạch ranh giới trong việc này. Bước 5 - Nếu phim sex ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày hoặc các mối quan hệ của bạn trai bạn, có thể là anh ấy bị nghiện phim sex. Không phải cứ xem phim sex là nghiện, nhưng khả năng này là có. Cai nghiện phim sex tuy khó, nhưng người ta có thể làm được nếu có sự hỗ trợ. Nếu bạn nghi ngờ bạn trai nghiện phim sex, tốt nhất là phải tìm đến tư vấn tâm lý hôn nhân và gia đình. Sau đây là một số dấu hiệu cho thấy anh ấy nghiện phim sex: Anh ấy không có hứng thú quan hệ tình dục với bạn. Anh ấy đòi bạn làm theo những cảnh trong phim sex. Anh ấy lơ là công việc và trách nhiệm. Anh ấy xem phim sex như một cơ chế đối phó. Anh ấy tiêu nhiều tiền cho phim sex. Anh ấy không thể ngừng xem phim sex. Phương pháp 2 - Trao đổi với bạn trai về phim sex Bước 1 - Chọn thời gian mà bạn cảm thấy bình tĩnh. Phim sex có thể gây ra nhiều phản ứng cảm xúc, do đó sẽ hoàn toàn bình thường nếu bạn cảm thấy buồn bực, tức giận hoặc như bị phản bội. Bạn có quyền có cảm giác đó, nhưng việc lấy lại bình tĩnh trước khi nói chuyện với bạn trai sẽ giúp cuộc trò chuyện có hiệu quả. Anh ấy sẽ dễ tiếp thu những điều bạn nói hơn nếu bạn điềm tĩnh và tự chủ. Có lẽ cũng hữu ích nếu bạn tâm sự với một người bạn thân luôn ủng hộ bạn. Bước 2 - Nêu vấn đề bằng cách nói rằng bạn muốn nói chuyện về cảm giác của cả hai về phim sex. Đề tài này có thể hơi khó nói lúc ban đầu, nhưng sau đó sẽ dễ hơn. Bạn có thể nói: “Em thấy có phim sex trong lịch sử trình duyệt của anh hôm qua. Em mong là chúng ta có thể nói chuyện. Không biết anh xem phim sex có nhiều không và vì sao anh thích xem vậy?” “Anh này, mình chưa bao giờ nói chuyện về thói quen xem phim sex. Em không xem phim sex từ lâu rồi. Anh có hay xem không?” “Em bị sốc khi thấy phim sex trong điện thoại của anh hôm qua vì em nghĩ anh đã thôi xem phim sex khi mình sống với nhau. Em biết là không công bằng với anh nếu em tự suy diễn. Mình nói chuyện được không?” Bước 3 - Giải thích với bạn trai vì sao phim sex lại khiến bạn khó chịu. Giúp anh ấy nhìn mọi việc dưới góc độ của bạn. Hãy thẳng thắn nói lên cảm giác của bạn để bạn trai hiểu vì sao bạn bực bội khi anh ấy xem phim sex. Bạn có thể nói những câu như: “Khi thấy anh xem phim sex là em lại nghĩ đến những khuyết điểm của em. Em tự hỏi có phải anh muốn nhìn phụ nữ có ngực lớn hơn hoặc không có các vết rạn da không.” “Em cảm thấy bị phản bội khi biết anh xem phim sex. Với em thì đó là lừa dối vì anh tìm khoái cảm ở nơi không có em.” “Em biết nhiều người thích xem phim sex, nhưng nó làm em khó chịu.” “Em không hiểu là anh cần phim sex để thủ dâm. Anh có bằng lòng thử tìm cách nào khác không?’ Bước 4 - Diễn giải ý muốn của bạn về chuyện xem phim sex. Bạn có quyền đặt ra giới hạn của mình trong chuyện này. Hãy thảo luận các ranh giới với bạn trai để xem hai bạn có đạt được thỏa thuận không. Bạn có thể nói: “Em rất buồn bực vì anh xem phim sex. Anh có thể thay đổi thói quen khi bây giờ chúng ta đang yêu nhau không?” "Em không thích anh nhìn các phụ nữ khác, thế nên em rất muốn anh không xem phim sex nữa." “Em rất khó chịu vì chuyện này. Anh xem có thể ngừng xem phim sex vì mối quan hệ của chúng ta không?” Bước 5 - Lắng nghe bạn trai nói về cảm giác của anh ấy để hai bạn có thể thỏa hiệp với nhau. Quan trọng là bạn phải hiểu quan điểm của bạn trai, thế nên bạn hãy bảo anh ấy giải thích. Cố gắng tìm ra một giải pháp mà cả hai đều cảm thấy được tôn trọng và được lắng nghe. Bạn trai của bạn có thể không chịu ngừng xem phim sex, và đó là lựa chọn của anh ấy. Nếu anh ấy tiếp tục, có thể bạn phải xét lại xem đây có phải là rào cản trong mối quan hệ của bạn không.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/G%E1%BB%ADi-email-v%E1%BB%9Bi-Telnet
Cách để Gửi email với Telnet
Những phần mềm như Thunderbird và Outlook khiến việc gửi thư điện tử trở nên thần kỳ. Nhưng biết đâu email của bạn lại không đến được nơi cần đến. Làm thế nào để biết được điều gì xảy ra sau khi bạn nhấp nút “Send”? Có một cách đó là gửi thử email từ máy chủ bên ngoài của nhà cung cấp dịch vụ thư điện tử bằng telnet – một ứng dụng nhỏ được tích hợp trong máy tính. Bạn sẽ nhận được thông báo lỗi nếu phần mềm email không gửi thư đi. Phương pháp 1 - Kết nối máy chủ email với Telnet Bước 1 - Chuẩn bị telnet. Nếu bạn đang dùng hệ điều hành MacOS hoặc Windows XP thì phiên bản telnet đã sẵn sàng để sử dụng. Nếu là Windows Vista, Server 2008, 7, 8.1 hoặc 10, bạn cần kích hoạt telnet thì mới sử dụng được. Trên Windows Vista, Server 2008, 7 và 8.1: Nhấp vào Start Menu, chọn Control Panel. Sau đó nhấp vào Programs và chọn “Turn Windows features on or off” (Bật/tắt tính năng của Windows). Danh sách Windows Features sẽ hiện ra. Cuộn xuống để tìm “Telnet Client” rồi tích vào ô bên cạnh. Kích “OK.” Trên Windows 10: Nhấp phải vào Start Menu và chọn Programs and Features. Nhấp vào “Turn Windows features on or off” trong trình đơn bên trái. Trong danh sách bật lên, bạn tích vào ô cạnh “Telnet client” và nhấp “OK.” Bước 2 - Mở cửa sổ terminal. Quá trình này sẽ khác nhau trên Windows và Mac. Trên tất cả phiên bản Windows: Nhấn ⊞ Win+R , nhập cmd vào rồi nhấn ↵ Enter. Trên Mac: Trong Finder, bạn chọn “Applications” rồi đến “Utilities.” Sau đó, nhấp đúp vào biểu tượng “Terminal”. Bạn cũng có thể truy cập Terminal bằng cách nhập tên chương trình vào Launchpad rồi nhấp vào ứng dụng. Bước 3 - Bắt đầu kết nối telnet. Nhập telnet mail.server.com 25 vào, trong đó "mail.server.com" là tên máy chủ SMTP (giao thức truyền tải thư điện tử qua mạng Internet) của nhà cung cấp dịch vụ thư điện tử (chẳng hạn như smtp-server.austin.rr.com) và 25 là cổng (port) được sử dụng bởi dịch vụ SMTP. Bạn sẽ nhận được phản hồi với nội dung "220 mail.server.com.” Cổng 25 là cổng dành cho hầu hết máy chủ mail, nhưng một số quản trị viên mạng thường chuyển SMTP sang cổng khác như 465 (cổng an toàn) hoặc 587 (dành cho người dùng Microsoft Outlook) . Hãy hỏi quản trị viên (hoặc kiểm tra thông tin tài khoản) của bạn để biết cổng chính xác. Nếu hệ thống báo lỗi, chẳng hạn như "Cannot connect to host on port 25" (Không thể kết nối với máy chủ trên cổng 25) nhưng bạn cam đoan rằng port 25 là cổng chính xác thì có thể là máy chủ thư điện tử đang gặp sự cố. Phương pháp 2 - Gửi email Bước 1 - Chào máy chủ. Phần còn lại của quá trình này tương tự nhau trên tất cả hệ điều hành. Hãy nhập HELO yourdomain.com vào, trong đó yourdomain.com là tên miền mà bạn dùng để gửi email. Lưu ý rằng từ HELO chỉ có một chữ L. Sau đó, nhấn ↵ Enter. Bạn sẽ nhận được phản hồi với nội dung "250 mail.server.com Hello yourdomain.com pleased to meet you." Nếu không có phản hồi, hoặc bạn nhận được thông báo lỗi, hãy dùng EHLO thay vì HELO. Một số máy chủ thích EHLO hơn. Bước 2 - Nhập thông tin người gửi vào phần “tiêu đề”. Nhập mail from: [email protected] vào, nhớ sử dụng địa chỉ email của bạn. Đừng bỏ sót dấu cách phía sau mail from:. Nhấn ↵ Enter. Bạn sẽ nhận được phản hồi với nội dung đại loại như "250 Sender OK.” Nếu máy báo lỗi, hãy kiểm tra lại xem địa chỉ email mà bạn đang dùng có cùng tên miền với máy chủ hay không. Ví dụ, máy chủ sẽ không cho phép bạn gửi email với địa chỉ yahoo.com. Bước 3 - Nhập địa chỉ email người nhận vào. Gõ rcpt to: [email protected] vào, nhớ sử dụng địa chỉ email người nhận thực sự. Sau đó, nhấn ↵ Enter. Bạn sẽ nhận được thông báo dọc theo dòng trên với nội dung "250 OK – MAIL FROM [email protected] ". Nếu máy báo lỗi thì địa chỉ email mà bạn đang gửi thư có thể bị chặn. Bước 4 - Soạn thư. Bạn cần nhập vào một số lệnh để định dạng và gửi email đi. Nhập data và nhấn ↵ Enter. Trên dòng tiếp theo, bạn gõ subject: test rồi nhấn ↵ Enter hai lần. Thay “test” bằng chủ đề mà bạn muốn sử dụng. Soạn nội dung thư. Nhấn ↵ Enter khi hoàn tất. Gõ một dấu . để kết thúc thư, sau đó nhấn ↵ Enter. Bạn sẽ thấy thông báo xác nhận rằng email của bạn đã được chấp nhận hoặc đang chờ xử lý. Thông báo này sẽ khác nhau tùy vào máy chủ. Nếu bạn thấy bất kỳ thông báo lỗi nào, hãy ghi lại để liên hệ nhà cung cấp dịch vụ email. Bước 5 - Nhập quit để thoát telnet. Sau đó, nhấn ↵ Enter.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/T%E1%BA%A3i-b%E1%BA%A3n-nh%E1%BA%A1c-v%E1%BB%81-t%E1%BB%AB-MUSOPEN
Cách để Tải bản nhạc về từ MUSOPEN
Nhạc không mất tiền bản quyền - Royalty Free Music, là những gì bạn có thể có với MUSOPEN. Bạn/người thân trong gia đình bạn đang học trong trường nhạc hoặc nhạc viện? đang học nhạc cổ điển với piano, violin, thổi flute hay chơi guitar cổ điển? Bạn/người thân trong gia đình bạn đang là thủ thư trong trường nhạc hoặc nhạc viện? Bạn/người thân trong gia đình bạn không biết tìm đâu ra các bản nhạc với các nốt nhạc được in đẹp đẽ trên các trang giấy, chứ không phải được chép bằng tay, của các nhà soạn nhạc trứ danh mọi thời đại như Ludwig van Beethoven, Johann Sebastian Bach, Wolfgang Amadeus Mozart, Frédéric Chopin và vô số các nhà soạn nhạc vĩ đại và đáng kính khác? Nếu đúng là như vậy, thì bài viết này là dành cho bạn/người thân trong gia đình bạn! Phương pháp 1 - Đi tới trang bản nhạc bạn muốn chọn Bước 1 - Đi tới trang có bản nhạc bạn muốn tải về. Giả sử, bạn muốn tải về bản nhạc của nhà soạn nhạc nổi tiếng người Đức Ludwig van Beethoven trên MUSOPEN, tạm thời bỏ qua việc giới thiệu về MUSOPEN hay đăng ký tài khoản trên MUSOPEN, hãy nhanh chóng tìm đến trang của bản nhạc này. Bước 2 - Cách làm thứ nhất. Đi tới trang chủ MUSOPEN. Chọn - Bản nhạc. Bạn sẽ được đưa tới trang - Duyệt Bản Nhạc. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/6\/62\/ShM-Browse.png\/460px-ShM-Browse.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/6\/62\/ShM-Browse.png\/728px-ShM-Browse.png","smallWidth":460,"smallHeight":298,"bigWidth":728,"bigHeight":471,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&amp;redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"} Trong bảng chọn theo - Nhà soạn nhạc, hãy chọn ký tự , rồi đi xuống dưới cột đầu tiên, chọn . Hãy nhấn vào đường liên kết đó để tới trang các bản nhạc của ông. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/f\/fd\/ShM-Beethoven-Ludwid-van.png\/460px-ShM-Beethoven-Ludwid-van.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/f\/fd\/ShM-Beethoven-Ludwid-van.png\/594px-ShM-Beethoven-Ludwid-van.png","smallWidth":460,"smallHeight":433,"bigWidth":595,"bigHeight":560,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&amp;redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"} Tại trang này, bạn sẽ thấy cản bản nhạc của ông. Hãy chọn, giả sử, , ở dòng thứ 11 từ trên xuống, để mở ra trang bản nhạc này. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/f\/fc\/ShM-Beethoven-List.png\/460px-ShM-Beethoven-List.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/f\/fc\/ShM-Beethoven-List.png\/448px-ShM-Beethoven-List.png","smallWidth":460,"smallHeight":575,"bigWidth":448,"bigHeight":560,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&amp;redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"} Bước 3 - Cách làm thứ 2. Đi tới trang chủ MUSOPEN. Chọn Music Catalog - Catalog nhạc. Bạn sẽ được đưa tới trang - Nhạc không mất tiền bản quyền. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/e\/ed\/RFM-Browse.png\/460px-RFM-Browse.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/e\/ed\/RFM-Browse.png\/728px-RFM-Browse.png","smallWidth":460,"smallHeight":286,"bigWidth":728,"bigHeight":452,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&amp;redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"} Trong bảng chọn theo - Nhà soạn nhạc, hãy chọn ký tự , rồi đi xuống dưới cột đầu tiên, chọn . Hãy nhấn vào đường liên kết đó để tới trang các bản ghi nhạc của ông. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/e\/e2\/RFM-Beethoven-Ludwid-van.png\/460px-RFM-Beethoven-Ludwid-van.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/e\/e2\/RFM-Beethoven-Ludwid-van.png\/661px-RFM-Beethoven-Ludwid-van.png","smallWidth":460,"smallHeight":390,"bigWidth":661,"bigHeight":560,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&amp;redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"} Tại trang này, bạn sẽ thấy danh sách các tác phẩm của ông. Hãy chọn, giả sử, , ở dòng thứ 2 từ trên xuống, để mở ra trang của bản nhạc này. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/a\/ad\/RFM-Beethoven-List.png\/460px-RFM-Beethoven-List.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/a\/ad\/RFM-Beethoven-List.png\/475px-RFM-Beethoven-List.png","smallWidth":460,"smallHeight":542,"bigWidth":475,"bigHeight":560,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&amp;redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"} Phương pháp 2 - Làm việc với trang bản nhạc được chọn Bước 1 - Cả 2 cách nêu trên đều đã đưa bạn tới được trang bản nhạc bạn muốn chọn. Thật là tuyệt vời! Bạn có thể tải về bản nhạc ở định dạng tệp , với các nốt nhạc có thể in ra được, bằng việc nhấn vào đường liên kết (Tải về bản nhạc) để mở ra trang, nơi bạn có thể tải về bản nhạc với các nốt nhạc mà bạn mong đợi. Bước 2 - Tải về bản nhạc với các nguyên văn bản nhạc khác nhau. Trên trang này, bạn sẽ có khả năng để tải về bản nhạc, thậm chí với các phiên bản khác nhau, nhưng chúng đều ở định dạng . Với bản nhạc này, bạn có thể tải về 6 phiên bản khác nhau. Vì thế, với bản , bạn có thể chọn nhiều nhất là 6 lần, tương ứng với 6 phiên bản khác nhau của cùng bản nhạc này, được liệt kê trong bảng với tiêu đề: - Bản nhạc này có các phần sau:. Hãy lần lượt nhấn vào các nút trong cột - Nguyên văn bản nhạc, và bạn sẽ thấy những phiên bản khác nhau đó ở phần có các nốt nhạc ở trên. Cụ thể: Mặc định, bạn sẽ thấy bản nhạc như khi bạn nhấn vào nút ở cột , dòng đầu tiên, bảng (Bản nhạc này có các phần sau đây:). Bản này có 6 trang, với số trang được đánh số từ 28 tới 33, không có ghi ngày tháng nào, giống như hình ở trên. Tuy nhiên, nếu nhấn vào nút trong cột , dòng 2, bạn sẽ thấy phiên bản như trong hình minh họa. Nó khác với bản ở trên. Bản ở dòng 2 này được chép vào ngày 27/04/1810, và nó chỉ có 3 trang. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/d\/df\/RFM-Beethoven-List-FurElise-MSheet-Line2.png\/460px-RFM-Beethoven-List-FurElise-MSheet-Line2.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/d\/df\/RFM-Beethoven-List-FurElise-MSheet-Line2.png\/610px-RFM-Beethoven-List-FurElise-MSheet-Line2.png","smallWidth":460,"smallHeight":422,"bigWidth":611,"bigHeight":560,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&amp;redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"} Bạn có thể tải về phiên bản nào bạn muốn, thậm chí tất cả các phiên bản, bằng việc nhấn vào nút tải về ở cột (Tải về) tương ứng với từng phiên bản theo từng hàng trong bảng . Giả sử nếu: Bạn nhấn vào nút tải về tương ứng với hàng đầu của bảng, bạn sẽ thấy xuất hiện hộp thoại, nơi bạn có thể chỉ định thư mục để tải tệp tương ứng với phiên bản mặc định của bản nhạc được chọn về máy tính của bạn. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/8\/89\/Song-Download-Done-1.png\/460px-Song-Download-Done-1.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/8\/89\/Song-Download-Done-1.png\/728px-Song-Download-Done-1.png","smallWidth":460,"smallHeight":339,"bigWidth":728,"bigHeight":537,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&amp;redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"} Bạn nhấn vào nút tải về tương ứng với hàng thứ 2 của bảng, bạn sẽ thấy xuất hiện hộp thoại, nơi bạn có thể chỉ định thư mục để tải tệp tương ứng với phiên bản khác với phiên bản ở trên của cùng bản nhạc được chọn về máy tính của bạn. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/1\/1d\/Song-Download-Done-2.png\/460px-Song-Download-Done-2.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/1\/1d\/Song-Download-Done-2.png\/728px-Song-Download-Done-2.png","smallWidth":460,"smallHeight":351,"bigWidth":728,"bigHeight":555,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&amp;redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"} Bước 3 - Thật tuyệt vời!. Bây giờ bạn đã có thể in ra bản nhạc tuyệt vời như hình ở trên!
{ "is_expert": false, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Qu%C3%AAn-%C4%91i-Qu%C3%A1-kh%E1%BB%A9
Cách để Quên đi Quá khứ
Những sự kiện tiêu cực trong quá khứ có thể khiến cuộc sống hiện tại của bạn trở nên khó khăn. Ký ức buồn có thể khiến bạn mất ngủ hay khó lòng vượt qua. Sẽ đến lúc bạn phải bỏ lại quá khứ nếu không muốn làm ảnh hưởng tới tương lai của bạn. Và dĩ nhiên chúng ta sẽ luôn lưu giữ quá khứ trong cách chúng ta suy nghĩ, trò chuyện và tiếp nhận thế giới. Kiểm soát điều này cũng giống như việc đi trên sợi dây mà không nhìn thấy điểm kết thúc. Bằng việc thực hiện những điều sau từng bước một và suy nghĩ thoáng hơn, bạn sẽ có thể chấp nhận quá khứ như một phần của con người bạn. Bạn sẽ có thể bỏ lại những thói quen không tốt bó buộc bạn với những giấc mơ không thành hay lời hứa không được thực hiện. Phương pháp 1 - Chấp nhận Ảnh hưởng của Trải nghiệm trong Quá khứ Bước 1 - Chấp nhận những thách thức trong quá khứ. Những trải nghiệm chưa được giải quyết trong quá khứ đôi lúc có thể tạo ra ảnh hưởng lâu dài về tâm sinh lý. Trong trường hợp như vậy, việc chấp nhận rằng quá khứ của bạn đang ảnh hưởng tới quan điểm hay thói quen hiện tại của bạn là vô cùng quan trọng. Bước quan trọng đầu tiên đó là ngừng cố gắng giả vờ rằng bạn không bị ảnh hưởng bởi quá khứ. Bạn sẽ không thể vượt qua quá khứ cho tới khi bạn chấp nhận nó. Nếu một điều gì đó xảy ra gợi nhớ bạn tới một sự kiện đau buồn hay gây ra phản ứng cảm xúc mãnh liệt, cố gắng bình tĩnh chấp nhận rằng mọi chuyện đúng là như vậy. Hãy để bản thân cảm nhận điều mà bạn nghĩ về quá khứ. Các bước tiếp theo trong bài này sẽ cung cấp một số chiến lược cụ thể để trợ giúp quá trình này. Ví dụ, nếu bạn ở một nơi đông người và có điều gì đó gây cho bạn cảm xúc mãnh liệt về quá khứ, đừng cố gắng gạt chúng đi. Thay vào đó, hãy xin phép và rời khỏi đám đông. Sau đó, dành thời gian để suy ngẫm lại về quá khứ và ảnh hưởng của nó tới bạn trước khi quay lại tham gia cùng mọi người. Ảnh hưởng của những tổn thương trong quá khứ có thể đặc biệt mạnh mẽ nếu bạn không có mạng lưới hỗ trợ xã hội. Đôi lúc, tổn thương do trải nghiệm trong quá khứ gây ra có thể lớn tới mức làm ảnh hưởng đến những người bạn quan tâm. Những trải nghiệm chưa được giải quyết trong quá khứ có thể ngăn cản bạn trong việc xây dựng quan hệ với những người bạn yêu thương. Chúng cũng có thể khiến bạn mãi bận tâm với giấc mơ không bao giờ trở thành sự thật. Điều này dần dần sẽ ảnh hưởng tới quan điểm và thói quen hiện tại của bạn bằng cách khiến việc đối phó với khó khăn trong cuộc sống trở nên khó khăn hơn. Bước 2 - Hiểu được những thương tổn ảnh hưởng tới não bộ như thế nào. Những trải nghiệm đau buồn hoặc đặc biệt mạnh mẽ có thể ảnh hưởng tới hệ thần kinh của chúng ta. Thậm chí đôi khi điều này còn có thể tác động tới cấu trúc não bộ. Nếu bạn thấy mình chỉ cần "vượt qua nó", hãy nhắc nhở bản thân rằng thực tại phức tạp hơn như vậy rất nhiều. Những sự kiện đau buồn thật sự có thể thay đổi cách hoạt động của não bộ. Điều này đòi hỏi một thời gian dài để vượt qua, vì vậy hãy cho nó thời gian và cố gắng kiên nhẫn. Nghiên cứu mới đây về sinh học thần kinh chỉ ra rằng bộ não có một "độ mềm dẻo" nhất định. Khuynh hướng di truyền có thể bị thay đổi và thể hiện theo cách không thể đoán trước sau những trải nghiệm có tác động mạnh. Nói cách khác, não bộ của bạn có thể thay đổi. Đó là kết quả của gien cũng như trải nghiệm của bạn. Ảnh hưởng tâm sinh lý của trải nghiệm trong quá khứ có vẻ rất khó để vượt qua và dung hợp với cuộc sống của bạn. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng cơ thể và não bộ của bạn liên tục tái tổ chức dựa trên trải nghiệm mới. Não bộ và cơ thể bạn đã thay đổi và sẽ còn thay đổi. Bạn có thể biến thay đổi đó thành một thay đổi tích cực. Bước 3 - Chấp nhận rằng bạn không thể thay đổi những gì đã xảy ra, mà chỉ có thể thay đổi cách bạn nhìn nhận nó. Bạn không thể quay ngược quá khứ nhưng bạn có thể thay đổi cách bạn tiếp nhận và xử lý nó kể từ bây giờ. Nếu không, con người bị tổn thương của bạn sẽ mang theo nỗi đau về cảm xúc trong những trải nghiệm đã qua vào các mối quan hệ mới của bạn. Nỗ lực của bạn cần được định hướng hướng tới việc chấp nhận quá khứ và tha thứ cho những người đã làm điều xấu với bạn. Cho phép bản thân cảm nhận bất cứ cảm xúc nào bạn có về quá khứ của mình. Sau đó cố gắng buông bỏ cảm xúc này. Khi bạn giận dữ hay buồn bã về quá khứ, cố gắng nhắc nhở bản thân rằng bám lấy cảm xúc tiêu cực sẽ chỉ khiến bạn thêm tổn thương. Dù bạn có giận dữ bao nhiêu đi chăng nữa cũng không thể thay đổi điều đã xảy ra. Hãy chấp nhận cảm xúc của bản thân. Sau đó nhìn sâu vào bên trong con người bạn để tìm kiếm sự thương cảm giúp bạn tha thứ cho người đã khiến bạn tổn thương và có được sức mạnh để buông bỏ quá khứ. Quá trình này sẽ tốn thời gian và khác biệt đối với mỗi người. Các bước khác trong bài sẽ giúp bạn thực hiện quá trình này. Chìm đắm trong quá khứ có thể gây ra vấn đề mà bạn không thể tự nhận thức được. Bước 4 - Thử ngồi thiền hoặc tập yoga. Có một vài hoạt động được gọi là tập luyện thể chất có thể giúp bạn chấp nhận quá khứ. Ví dụ như thiền và yoga có thể giúp bạn phát triển các kỹ năng xử lý riêng. Các hoạt động này giúp bạn trở nên nhanh nhạy hơn với cách mà cảm xúc ảnh hưởng tới những bộ phận khác nhau trên cơ thể bạn. Yoga sẽ học hiệu quả nhất dưới sự hướng dẫn của huấn luyện viên chuyên nghiệp. Nếu bạn chưa bao giờ thử trước đây, hãy lên mạng và xem liệu có lớp cơ bản miễn phí hoặc học phí thấp tại nơi bạn ở hay không. Có rất nhiều nơi đưa ra lựa chọn với giá cả phải chăng bạn có thể sử dụng để thử yoga và xem xét liệu nó có phù hợp với bạn hay không. Thiền là hoạt động bạn có thể dễ dàng tự thực hiện tại nhà. Tìm một nơi thoải mái để ngồi khoanh chân và đặt tay lên đùi. Nhắm mắt và thở sâu. Nếu tâm trí của bạn bị xao nhãng, hãy từ từ tập trung lại vào quá trình hít thở. Thử bật một đĩa CD hoặc tệp MP3 hướng dẫn để giúp bạn trong quá trình thiền. Việc luyện tập sẽ cho bạn thời gian và không gian tâm lý để xác định những cảm xúc riêng có liên quan tới những trải nghiệm trong quá khứ. Trong quá trình làm điều đó, chúng cho phép bạn chú ý và xử lý thông qua ảnh hưởng có được trong cách cư xử và quá trình suy nghĩ của bạn. Bước 5 - Viết nhật ký. Viết về những sự kiện xảy ra hàng ngày trong cuộc sống của bạn, hoặc về quá khứ. Đây là cách tuyệt vời để vượt qua cảm xúc khó khăn. Bắt đầu buổi tối bằng việc liệt kê những sự kiện bạn đã trải qua trong suốt cả ngày. Bạn thậm chí không cần phải viết chúng dưới dạng văn kể. Cố gắng không nghĩ quá phức tạp về nó; giữ cho đầu óc thoải mái và chỉ viết ra những gì bạn cảm thấy tự nhiên. Điều này sẽ giúp bạn thoải mái với việc viết nhật ký. Sẽ dễ dàng hơn nếu viết nhật ký phát triển thành thói quen. Lúc này, bạn có thể bắt đầu viết về các trải nghiệm trong quá khứ xuất hiện trong tâm trí bạn khi viết. Tập trung vào cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Điều quan trọng nhất là để thể hiện con người bạn chứ không phải để kể một câu chuyện thú vị. Viết nhật ký về sự kiện buồn trong quá khứ có thể giúp bạn chấp nhận chúng và khiến chúng bớt xâm nhập vào cuộc sống thường ngày của bạn. Viết để biểu đạt cảm xúc có lợi về cả mặt tinh thần và thể chất. Nó giúp bạn xử lý cảm xúc cũng như khắc phục chế độ ngủ thất thường. Loại hoạt động này có thể tốn thời gian và công sức nhưng sẽ mang lại hiệu quả cao nếu bạn để nó tự bộc lộ theo cách riêng. Bước 6 - Dành thời gian với mọi người. Những trải nghiệm chưa được giải quyết trong quá khứ đôi khi có thể khiến bạn không thể tin tưởng vào người khác. Điều này khiến bạn gặp khó khăn trong việc xây dựng mối quan hệ lành mạnh. Tuy nhiên, hệ thống hỗ trợ xã hội có thể là yếu tố quan trọng nhất trong việc hàn gắn ảnh hưởng của những trải nghiệm xấu trong quá khứ. Việc cảm thấy được hỗ trợ thay vì sợ hãi khi ở bên cạnh những người khác là vô cùng quan trọng vì vậy trước hết hãy thật từ tốn; có thể chỉ là gặp một vài người bạn mới và đi uống cafe. Tham gia tình nguyện có thể là một cách tuyệt vời để giúp bạn trở nên thoải mái hơn trong việc tương tác với người khác một lần nữa. Điều này thậm chí giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn với những tổn thương của bản thân khi bạn nhìn thấy điều mà người khác phải trải qua. Bước 7 - Tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia. Nếu bạn từng cảm thấy không thể chịu đựng được hoặc hoàn toàn không kiểm soát được, hãy cân nhắc tới việc nhận trợ giúp từ những người chuyên nghiệp. Nếu việc mà bạn đang giải quyết vẫn không biến mất hay không hề cải thiện khi làm theo những bước trên, hãy nói chuyện với cố vấn tâm lý hoặc nhà trị liệu. Có những lúc trải nghiệm trong quá khứ có thể đau khổ tới mức bạn cần phải nhận sự hỗ trợ từ một ai đó đã từng có kinh nghiệm trong việc giúp đỡ những người giống như bạn trước đây. Đây là lý do chúng ta cần tới người tư vấn và nhà trị liệu. Nếu bạn không biết làm thế nào để tìm được một người thích hợp, bạn có thể nói chuyện với bác sỹ chăm sóc sức khỏe, người có thể giới thiệu chuyên gia cho bạn. Chính sách bảo hiểm của bạn có thể bao gồm số lần khám nhất định với các chuyên gia sức khỏe tâm lý. Hãy kiểm tra thông tin chi tiết về các điều khoản chính sách của bạn để hiểu thêm. Phương pháp 2 - Tạo Thói quen Mới Bước 1 - Đánh giá vòng tròn xã hội của bạn. Cân nhắc việc ngừng quan hệ với những người bạn khiến bạn đắm chìm trong quá khứ. Môi trường xã hội chúng ta sống là một phần thiết yếu trong việc quyết định con người của chúng ta. Nó cũng ảnh hưởng tới cách chúng ta dung hợp những trải nghiệm chưa được giải quyết trong quá khứ với cuộc sống hiện tại. Dành thời gian để suy nghĩ (hoặc có thể là viết nhật ký) về những người bạn dành thời gian cùng và cảm xúc mà họ mang lại cho bạn. Nếu trong cuộc sống của bạn có những người khiến bạn cảm thấy tồi tệ hay làm bạn tăng thêm thói quen xấu, hãy cân nhắc tới việc dành ít thời gian với họ hơn. Ví dụ, người thường xuyên chỉ trích bạn có lẽ không nên tiếp tục xuất hiện trong cuộc sống của bạn. Người khiến bạn khó có thể làm những điều bạn cần làm để dung hợp những trải nghiệm khó khăn trong quá khứ cũng có thể là một vấn đề. Cân nhắc tới việc kết thêm bạn mới hay ít nhất là bắt đầu thay đổi môi trường. Đây không phải là cách dễ dàng nhưng là một phương pháp rất tuyệt vời để bạn ra khỏi vòng tròn an toàn của bạn và trưởng thành. Thử một sở thích mới cùng những người bạn mới là một ý kiến không tồi. Khi bạn đã sẵn sàng, hãy phá vỡ ranh giới vòng tròn an toàn của bạn bằng việc tham gia vào một đội thể thao tại địa phương hay lớp học nghệ thuật. Những hướng đi mới cho cuộc đời của bạn sẽ dần xuất hiện. Bước 2 - Biết ơn những người đã giúp đỡ bạn. Đừng khiến bản thân khó chịu bằng việc nghĩ về người không tôn trọng hay đánh giá sai về bạn. Thay vào đó, hãy tập trung vào những người luôn đứng về phía bạn. Cho họ biết bạn thật sự cảm kích trước sự giúp đỡ của họ. Có thể việc không để ý đến mặt tiêu cực là rất khó. Nhưng những người đã giúp đỡ bạn rât xứng đáng nhận được sự quan tâm của bạn. Ở gần những người bạn tốt trong thời gian này. Nhận được sự giúp đỡ từ người xung quanh sẽ giúp bạn trở nên mạnh mẽ. Nó cho phép bạn cảm thấy đủ tự tin để đối mặt với trải nghiệm chưa được giải quyết trong quá khứ hoặc cảm xúc khó khăn mà không cảm thấy cô đơn. Khi bạn cảm thấy đang tuột dốc, hãy thử dành thời gian ở bên người bạn tin tưởng, những người có thể giúp bạn đi đúng hướng. Nếu bạn cảm thấy bạn đang chuẩn bị lặp lại thói quen xấu hoặc trên bờ tuyệt vọng, hãy gọi cho người mà bạn tin tưởng và hỏi họ có thể cùng bạn đi uống cafe hay ghé qua nhà bạn được không. Có ai đó ở bên có thể giúp bạn cảm thấy được hỗ trợ. Điều này sẽ giúp bạn vượt qua lúc khó khăn. Bước 3 - Thử phương pháp giải trừ cảm thụ có hệ thống. Phương pháp này là một quy trình dần dần làm dịu bớt phản ứng thương tổn của con người khi rơi vào hoàn cảnh đau buồn bằng cách sử dụng kỹ thuật thư giãn. Mục tiêu của phương pháp này là giúp con người có thể dần cảm thấy thoải mái hơn khi tự mình trải nghiệm hoàn cảnh khó khăn. Đây là một bước tiến mới mà bạn có thể sử dụng để bắt đầu cảm thấy thoải mái với những tình huống có thể gây ra cho bạn nhiều lo lắng. Bắt đầu bằng việc học các kỹ thuật thư giãn cơ bản, như tập hít thở sâu hoặc thiền. Sau đó, đặt bản thân vào tình huống nhắc bạn nhớ về hoàn cảnh khiến bạn cảm thấy không thoải mái. Sử dụng kỹ thuật thư giãn bạn vừa học để giữ bình tĩnh. Bắt đầu từ việc tiếp xúc ngắn với tình huống căng thẳng. Mấu chốt ở đây là phải thực hiện theo tiến độ của bản thân, tránh ép buộc bản thân quá đà. Cuối cùng bạn sẽ có khả năng đối mặt với tình huống đang khiến bạn cảm thấy đau khổ một cách thoải mái. Ví dụ, tưởng tượng rằng bạn đã từng bị tấn công và bị thương rất nặng bởi một con chó nguy hiểm. Có thể bạn sẽ bắt đầu tránh tất cả những con chó khác. Để vượt qua điều này, bạn có thể thử tới thăm nhà một người bạn có nuôi chú chó mà bạn biết rằng khá thân thiện. Sử dụng kỹ thuật thư giãn trong suốt chuyến ghé thăm nhà người bạn đó. Cố gắng ghé chơi thường xuyên, mỗi lần ở lại lâu hơn một chút. Điều này có thể sẽ rất khó khăn lúc đầu nhưng dành một chút thời gian với một chú chó không nguy hiểm có thể giúp bạn vượt qua cảm giác sợ hãi về vụ tấn công. Bước 4 - Đối mặt với nỗi sợ hãi và thay đổi thói quen của bản thân. Đôi lúc chúng ta phát triển thói quen khiến chúng ta không thể đối đầu và vượt qua trải nghiệm tồi tệ trong quá khứ. Chúng có thể khiến chúng ta không thể dung hợp ảnh hưởng của chúng với quyết định ở hiện tại. Một phần trong việc dung hòa ảnh hưởng này đó là phá bỏ thói quen để đối đầu với cảm xúc của bản thân bạn . Lấy ví dụ với trường hợp sợ chó như ở trên. Nếu bạn từng bị một chú chó tấn công, có thể bạn sẽ có thói quen đi qua đường khi bạn gặp một ai đó đang dắt chó đi dạo. Có thể đến mức bạn làm điều này mà không hề suy nghĩ. Trước mắt, nó có thể giúp bạn giảm lo lắng nhưng về lâu về dài, nó sẽ ngăn cản bạn vượt qua nỗi sợ hãi này. Dù sao đi nữa, nó cũng là một mối bất tiện. Trong trường hợp này, bạn có thể cố gắng để phá vỡ thói quen. Bạn không cần phải tìm kiếm những chú chó nhưng hãy cố gắng ngừng đi qua đường khi bạn nhìn thấy một chú chó đang đi tới. Sau khi cảm thấy thoải mái với điều đó, bạn thậm chí còn có thể hỏi một người qua đường xem bạn có thể vuốt ve chó của họ được hay không. Dần dần, điều này sẽ giúp bạn vượt qua được chấn thương về tâm lý trong quá khứ. Phương pháp giải trừ cảm thụ có hệ thống có thể hữu ích trong việc cố gắng thay đổi thói quen có hại. Đôi lúc chúng ta không nhận ra trải nghiệm xấu đã thay đổi chúng ta như thế nào. Những cố gắng của chúng ta để tránh chúng trở thành một thói quen trong cuộc sống hàng ngày. Một cách để nhận biết được thay đổi trong cách cư xử là hỏi ai đó bạn tin tưởng xem liệu họ có nhận ra bất cứ một điều kỳ lạ nào trong cách mà bạn cư xử hay không. Người khác thường có khả năng nhận ra điều mà chúng ta không thể tự mình cảm thấy. Ví dụ, sau khi chia tay, bạn có thể hỏi bạn thân nhất của bạn: "Tớ có hành động gì khác lạ kể từ khi tớ và bạn trai chia tay không?" Bước 5 - Tạo một danh sách để kiểm tra cách cư xử của bạn. Ngồi xuống và lập một danh sách những lần bạn tránh làm một điều gì đó bởi bạn sợ hoặc không muốn cảm thấy không thoải mái. Thậm chí bạn không cần phải biết tại sao lúc đó bạn lại sợ hãi. Đôi lúc viết ra cảm xúc của bạn về trải nghiệm trong quá khứ có thể là cách tốt nhất để chúng qua đi một cách thoải mái. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn không có một người bạn tốt ở bên để hỏi về cách cư xử của bản thân. Khi suy nghĩ bắt đầu tuôn trào, hãy nghĩ về cách mới bạn có thể làm để giải quyết tình huống này trong tương lai. Ví dụ, tưởng tượng rằng danh sách của bạn khiến bạn biết được rằng bạn đang ngại ngần đi chơi với bạn bè. Hãy bắt đầu mời họ tới nhà bạn chơi để bạn có thể kiểm soát được tình huống. Có thể mời những người bạn thân thiết nhất trước và sau đó hãy yêu cầu họ đi cùng một vài người mà bạn không thật sự quen biết. Hãy làm thật từ từ và đừng e ngại yêu cầu sự giúp đỡ từ người bạn tin tưởng. Sự tiến triển dần dần có thể giúp bạn dung hòa ảnh hưởng của trải nghiệm tồi tệ nhất trong quá khứ mà bạn chưa có khả năng giải quyết. Bằng việc dần dần ép buộc bản thân bạn theo cách có thể khiến bạn cảm thấy không thoải mái trước đây, những thói quen bất thường sẽ dần biến mất. Sau đó bạn có thể bắt đầu hướng tới việc thành lập thêm thói quen hữu dụng mới trong cuộc sống hằng ngày. Phương pháp 3 - Vượt qua lúc khó khăn Bước 1 - Tránh xa đồ vật khiến bạn khó chịu. Đã đến lúc cất những đồ vật gợi nhớ bạn về những trải nghiệm tồi tệ trong quá khứ vào một chiếc hộp. Lấy một chiếc hộp lớn và ném bất cứ thứ gì khiến bạn nhớ về mối quan hệ đã qua, công việc khiến bạn cảm thấy phiền muộn. Bất cứ thứ gì gợi nhớ bạn về trải nghiệm khiến bạn khó chịu cần được cất vào trong hộp. Sau một thời gian, hãy quyết định xem nên vứt hay giữ chiếc hộp này. Dù thế nào, bạn cũng đã đi đến kết luận rằng những vật trong đó đã không còn có thể ảnh hưởng tới bạn được nữa. Bước 2 - Viết hoặc nói ra cảm xúc của bạn. Viết và đặt tên cho những cảm xúc và trải nghiệm không được giải quyết có thể khiến chúng trở nên rõ ràng hơn. Điều này có thể giúp bạn kiểm soát cảm xúc bản thân tốt hơn. Ví dụ, bạn có thể viết một bức thư cho một hoặc nhiều người từng khiến bạn bị tổn thương hay người cùng trải qua khó khăn cùng bạn. Đối mặt với những người như vậy sẽ rất hữu ích, kể cả khi họ không hề có ở đó để nói chuyện cùng bạn. Bạn có thể viết hoặc đọc thơ hay văn xuôi. Bất cứ điều gì cho phép bạn bộc lộ cảm xúc mà bạn vẫn giữ từ quá khứ đều được. Cho dù từ ngữ xuất hiện trong tâm trí bạn có độc địa đến mức nào, hãy bộc lộ hết ra. Bước 3 - Quyết định cẩn thận. Trong khi bạn đang trải qua quá trình trị liệu, cố gắng lưu ý tới những việc có thể khiến bạn lặp lại thói quen trong quá khứ. Điều này có thể bao gồm liên lạc với người từng khiến bạn tổn thương. Thậm chí đôi khi việc xem một bộ phim khiến bạn nhớ về những trải nghiệm tồi tệ đã qua cũng có thể sẽ là nguy cơ. Khi bạn lâm vào hoàn cảnh như vậy, hãy sử dụng kỹ thuật đã được đề cập ở trên. Cố gắng ngừng hành động theo thói quen và thử thách bản thân làm điều gì khác. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tránh đưa ra các quyết định vội vàng có thể khiến bạn hối hận về sau. Ví dụ, hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi cắt đứt quan hệ với một ai đó trong gia đình hay gửi ai đó một lá thư đầy tức giận. Trước khi từ bỏ thứ gì đó bạn đã gắn bó trong một thời gian dài, ví dụ như công việc, hãy suy nghĩ thật cẩn thận. Một vài trong số những quyết định đó có thể là hướng đi đúng đắn mà bạn chọn sau khi cân nhắc kỹ lưỡng. Hành động này giúp bạn trở nên mạnh mẽ hơn để có thể đưa ra quyết định bình tĩnh và sáng suốt. Việc kiểm tra với một nhà trị liệu hoặc cố vấn sức khỏe tinh thần sẽ đặc biệt hữu ích. Anh ấy hoặc cô ấy thường sẽ có một vài lời khuyên giúp bạn đối mặt với những trải nghiệm gây ra cảm xúc tiêu cực. Vào lúc khó khăn, hãy nhớ rằng bạn thật sự quan tâm về ngày mai. Mục tiêu của bạn đó là xây dựng một tương lai được tín nhiệm, quan tâm và sáng tỏ, không còn bị ảnh hưởng bởi thói quen trong quá khứ. Bước 4 - Chậm nhưng chắc. Đừng hy vọng mọi thứ sẽ thay đổi chỉ sau một đêm. Bạn sẽ chỉ đạt được kết quả tốt nhất khi cho bản thân thời gian và không gian để dung hòa tác động của quá khứ với cuộc sống hiện tại. Mỗi người hồi phục với tốc độ khác nhau. Nếu bạn bắt đầu nghĩ rằng "Lẽ ra giờ mình đã phải vượt qua điều này rồi mới đúng", hãy thử thay thế suy nghĩ đó bằng: "Mình đã tiến bộ và sẽ tiếp tục như vậy".
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/%C4%82n-m%E1%BA%B7c-khi-tr%E1%BB%9Di-n%C3%B3ng
Cách để Ăn mặc khi trời nóng
Có những ngày trời nóng đến nỗi bạn có cảm giác như bị chảy ra dưới ánh nắng chói chang. Tiết trời nóng bức có thể khiến bạn khó lựa chọn trang phục, nhất là khi bạn muốn không bị ướt đẫm mồ hôi mà vẫn giữ được phong cách và vẻ thanh lịch. Bạn có thể chống nóng bằng cách chọn các chất liệu vải thoáng mát và kiểu dáng phù hợp, cuối cùng hoàn thiện bộ trang phục bằng các phụ kiện có thể giúp bạn đẩy lùi cái nóng mà trông vẫn thời trang. Phương pháp 1 - Chọn các loại vải và chất liệu thoáng mát Bước 1 - Mặc trang phục có chất liệu cotton, linen hoặc jersey. Các loại vải này không dính sát vào cơ thể hoặc khiến bạn đổ mồ hôi vì nóng. Đó cũng là các chất liệu có khả năng giữ mát tuyệt vời và dễ phối đồ ngay cả trong ngày nóng. Bạn có thể mặc các kiểu váy, áo và chân váy may bằng vải cotton và linen hoặc mặc váy jersey với kiểu dáng đơn giản có thể mặc khi trời nóng. Quần đùi cotton hoặc linen cũng là các lựa chọn phù hợp để giữ mát. Áo thun và áo sơ mi có cổ may bằng chất liệu linen hoặc jersey cũng rất tuyệt. Bước 2 - Tránh mặc các chất liệu như polyester, ni lông hoặc lụa. Các loại vải như polyester, ni lông và lụa trông đẹp nhưng không thoáng khí. Chúng sẽ khiến bạn chảy mồ hôi và giữ mùi cơ thể, khiến cho thời tiết nóng bức càng thêm khó chịu. Bạn cũng nên tránh mặc quần áo có chất liệu rayon hoặc len do chúng không có độ thoáng khí và khiến bạn đổ mồ hôi thêm khi trời nóng. Lụa cũng là loại vải không hút nước, khiến nước loang trên vải khi bạn mặc trong ngày oi bức. Tuy nhiên, nếu cần diện đẹp trong dịp nào đó, bạn có thể ưu tiên lụa hơn là các loại vải dễ dính sát vào người như polyester hay ni lông. Bước 3 - Mặc trang phục sáng màu. Khi chọn quần áo mặc trong ngày nóng, bạn nên chọn vải sáng màu. Màu phấn nhạt và các màu sáng như trắng, be và xám đều là các lựa chọn tốt, vì chúng sẽ ít hấp thụ ánh sáng mặt trời hơn các màu tối. Tránh mặc các màu tối hoặc màu đá quý như màu lục bảo, tím hoặc xanh dương. Bạn cũng không nên mặc trang phục màu đen, vì màu đen hấp thụ ánh sáng và khiến bạn càng nóng hơn. Bước 4 - Cân nhắc mặc trang phục thể thao. Nếu thường xuyên phải làm việc hoặc đi bộ ngoài trời hàng ngày trong thời tiết nóng, bạn có thể chọn trang phục thể thao thoáng khí và dễ chịu. Nhiều bộ đồ thể thao có chất liệu hút ẩm và giữ mát khi bạn đổ mồ hôi. Thường thì trang phục thể thao được thiết kế để đem lại sự thoải mái và dễ vận động. Trang phục thể thao có thể không phù hợp khi bạn làm việc trong văn phòng hoặc khung cảnh trang trọng khác. Nhưng nếu chỉ chạy vài việc lặt vặt hoặc đi dạo ngoài trời bình thường, bạn có thể mặc đồ thể thao cho thoải mái. Quần áo thể thao ngày càng có phong cách hơn với xu hướng “athleisure” (quần áo có thiết kế phù hợp cho cả thể thao và sinh hoạt thường ngày) mà bạn có thể mặc như một loại trang phục hợp mốt. Phương pháp 2 - Chọn các kiểu trang phục thoáng mát Bước 1 - Mặc các kiểu quần áo rộng rãi. Tránh các trang phục bó sát và siết chặt vào người khi bạn cử động. Nguyên tắc chung là quần áo rộng hơn thì sẽ mát hơn khi mặc trong ngày nóng bức. Quần áo rộng có một lớp không khí ngăn cách giữa da và vải. Mặc váy kiểu chữ A với cánh tay, ngực và eo rộng. Chọn những chiếc áo lửng không ôm sát phần bụng và phần thân trên. Mặc chân váy và quần đùi rộng rãi quanh eo và chân. Bước 2 - Ưu tiên quần đùi và chân váy hơn quần dài. Bạn nên chọn trang phục không che phủ chân, nhất là khi bạn muốn mát mẻ trong ngày nóng bức, chẳng hạn như những chiếc quần đùi hoặc chân váy có chất liệu thoáng khí và kiểu dáng không ôm sát chân. Tránh mặc quần dài, trừ khi do yêu cầu công việc hoặc do quy định. Nếu phải mặc quần dài, bạn hãy chọn quần may bằng vải cotton hoặc linen với kiểu rộng. Bạn cũng có thể mặc kiểu quần dài xắn gấu được để ống quần khỏi siết chặt hoặc bó sát vào chân. Bước 3 - Mặc áo không tay hoặc ngắn tay. Bạn cũng nên chọn những chiếc áo tay ngắn hoặc không tay. Nếu thường bị đổ mồ hôi, bạn có thể chọn loại áo sát nách để không thấy các vệt mồ hôi. Nhớ mặc chất liệu thoáng khí như linen hoặc cotton để cho mát và khoe cánh tay săn chắc. Nam giới thường không được lựa chọn mặc áo không tay trong văn phòng. Bạn có thể mặc áo sơ mi dài tay với chất liệu thoáng mát như chambray, một loại vải tương tự như denim nhưng nhẹ hơn. Bước 4 - Không mặc nhiều lớp trang phục. Khi muốn ăn mặc lịch sự mà vẫn mát trong ngày nóng bức, có thể bạn sẽ nghĩ ngay đến việc mặc nhiều lớp để cởi bớt từng lớp khi thấy nóng. Tuy nhiên, cách ăn mặc này sẽ khiến bạn phải ôm đồm nhiều quần áo và thường thì cũng không giúp bạn mát hơn. Thay vào đó, bạn nên chọn trang phục không phải mặc nhiều lớp. Như vậy, bạn sẽ không phải lo phải cởi bớt áo suốt ngày. Một loại trang phục phù hợp để mặc trong thời tiết nóng là váy dài, kiểu váy có thể che được chân mà bạn không phải lo cởi bớt. Váy dài cũng rất tuyệt trong những sự kiện trang trọng khi đi kèm với đôi giày cao gót, vì nó giúp bạn che kín chân nhưng vẫn mang không khí của mùa hè và phù hợp với thời tiết nóng. Bạn cũng có thể mặc áo sơ mi tay dài với quần đùi để giữ được vẻ trang nhã mà vẫn mát mẻ, hoặc phối chiếc áo khoác cardigan với váy dài vải cotton. Phương pháp 3 - Chọn các phụ kiện chống nóng Bước 1 - Đeo kính râm để bảo vệ mắt trước ánh nắng gây gắt của mặt trời. Các phụ kiện chống nóng trông vừa thời trang vừa giúp bạn đẩy lùi cái nóng. Bạn nên tìm loại kính râm có đặc tính chống tia UV và ánh sáng chói. Chọn gọng kính màu sắc tươi sáng như màu hồng đào, xanh da trời hoặc màu hồng phấn để có thêm sắc màu của mùa hè. Bước 2 - Đội mũ có vành. Mũ có vành là phụ kiện rất tuyệt để giữ mát trong thời tiết nóng, vì nó giúp bạn bảo vệ mặt dưới ánh nắng và giữ mát trong thời tiết nóng. Bạn nên tìm mũ có chất liệu cotton hoặc mũ cói. Những chiếc mũ rộng vành, mũ che nắng hoặc mũ lưỡi trai là các kiểu mũ rất phù hợp để chống nắng nóng. Bước 3 - Chọn giày thoải mái và thoáng khí. Nhiều người phải chịu đựng bàn chân sưng to và đẫm mồ hôi trong thời tiết nóng. Bạn có thể giải quyết tình trạng này bằng cách đi đôi giày thoải mái và không gò bó. Chọn đôi giày có đế giày dễ chịu làm từ chất liệu thoáng khí như vải bố hoặc cotton. Tránh đi giày có chất liệu bí hơi như da, cao su hoặc các chất liệu nhân tạo khác. Đảm bảo giày phải vừa vặn để không bị kích ứng. Bàn chân thường sưng to trong cái nóng, vì vậy có thể bạn cần chọn kiểu giày hở mũi như giày xăng đan để không khí có thể lưu thông qua bàn chân. Nếu đi giày bít mũi, bạn nên đi tất để bàn chân không bị cọ vào giày. Bước 4 - Đừng quên thoa kem chống nắng để bảo vệ da. Có lẽ một trong những phụ kiện quan trọng nhất mà bạn cần dùng trong thời tiết nắng nóng là kem chống nắng. Trước khi ra ngoài, bạn hãy thoa kem chống nắng lên tất cả các vùng da để trần dưới ánh nắng mặt trời. Kem chống nắng sẽ bảo vệ bạn khỏi các tia UV có hại và ngăn ngừa ung thư da hoặc các vấn đề khác liên quan đến da. Trong ngày rất nóng và ẩm, bạn có thể chọn loại kem chống nắng không thấm nước và có tác dụng kéo dài để lưu lại trên da lâu hơn. Bạn cũng có thể thỉnh thoảng thoa lại kem chống nắng để làn da luôn được bảo vệ khi bước ra ngoài trời.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/G%E1%BB%A1-c%C3%A0i-%C4%91%E1%BA%B7t-iTunes
Cách để Gỡ cài đặt iTunes
wikiHow hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách gỡ bỏ iTunes (cùng với các dịch vụ Apple đi kèm) khỏi máy tính. Phương pháp 1 - Trên Windows Bước 1 - Mở Start . Nhấp vào biểu tượng Windows ở góc dưới bên trái màn hình. Bước 2 - Gõ control panel vào Start. Thao tác này sẽ tìm ứng dụng Control Panel trên máy tính. Bước 3 - Nhấp vào Control Panel ở đầu cửa sổ Start. Bước 4 - Nhấp vào Uninstall a program (Gỡ cài đặt chương trình). Liên kết nằm dưới tiêu đề "Programs". Nếu Control Panel hiển thị biểu tượng dạng lưới thay vì vài biểu tượng đi cùng liên kết, hãy nhấp vào (Chương trình và tính năng). Bước 5 - Nhấp vào thẻ Publisher (Nhà phát hành) nằm trong dãy tùy chọn về tổ chức bên dưới danh sách chương trình. Các chương trình sẽ được xếp theo thứ tự bảng chữ cái theo tên nhà phát hành, nhờ đó mà những phần mềm của Apple sẽ nằm đầu cửa sổ Control Panel. Nếu nhà phát hành "Apple Inc." không hiển thị đầu trang, bạn nhấp vào lần nữa. Bước 6 - Chọn iTunes. Ứng dụng sẽ nằm đầu danh sách dịch vụ của Apple. Bước 7 - Nhấp vào Uninstall (Gỡ cài đặt). Nút này nằm bên trái dãy tùy chọn đầu danh sách chương trình. Quá trình gỡ cài đặt iTunes sẽ bắt đầu. Bước 8 - Tiến hành theo chỉ dẫn gỡ cài đặt. Bạn nhấp hai lần, sau đó đợi quá trình gỡ cài đặt iTunes hoàn tất. Nếu hệ thống yêu cầu khởi động lại, hãy nhấp vào (Khởi động lại sau). Bước 9 - Gỡ cài đặt những dịch vụ Apple khác. Nếu không muốn dính líu gì đến iTunes nữa, bạn có thể gỡ cài đặt những chương trình khác theo thứ tự dưới đây: Apple Software Update Apple Mobile Device Support Bonjour Apple Application Support (64-bit) Apple Application Support (32-bit) Bước 10 - Khởi động lại máy tính. Mở , nhấp vào nút {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/5\/5d\/Windowspower.png","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/5\/5d\/Windowspower.png\/30px-Windowspower.png","smallWidth":460,"smallHeight":460,"bigWidth":30,"bigHeight":30,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"}, nhấp tiếp vào . Sau khi máy tính khởi động lại, iTunes và tất cả phần mềm liên quan sẽ bị xóa khỏi máy tính. Phương pháp 2 - Trên Mac Bước 1 - Nhấp vào Go trong thanh menu của máy tính Mac. Nếu bạn không thấy tùy chọn , hãy nhấp vào màn hình desktop, hoặc mở Finder. Bước 2 - Nhấp vào Applications (Ứng dụng). Tùy chọn nằm trong trình đơn thả xuống . Bước 3 - Chọn iTunes. Tìm và nhấp vào biểu tượng iTunes hình nốt nhạc nhiều màu trên nền trắng để mở ứng dụng. Bước 4 - Nhấp vào File (Tập tin). Tùy chọn nằm phía trên bên trái màn hình. Bước 5 - Nhấp vào Get Info (Nhận thông tin). Tác vụ ở gần đầu trình đơn thả xuống . Bước 6 - Nhấp đúp vào thẻ Sharing & Permissions (Chia sẻ & quyền) gần cuối trình đơn thông tin iTunes. Thẻ sẽ mở rộng ra với các tùy chọn bổ sung. Bước 7 - Nhấp vào biểu tượng ổ khóa ở góc dưới bên phải cửa sổ. Bước 8 - Nhập mật khẩu administrator khi được hỏi. Điều này sẽ mở khóa menu Sharing & Permissions, cho phép bạn thay đổi quyền về chương trình. Bước 9 - Thay đổi quyền "everyone" (mọi người) thành "Read & Write" (Đọc & viết). Nhấp vào dấu bên phải tiêu đề "everyone", sau đó nhấp vào để đặt làm quyền truy cập mặc định của iTunes. Cài đặt này sẽ cho phép bạn xóa iTunes. Bước 10 - Nhấp vào biểu tượng ổ khóa lần nữa để lưu lại những thay đổi. Bước 11 - Nhấp và khéo iTunes thả vào thùng rác (Trash). Trash nằm ở góc phải thanh Dock trên máy tính Mac. Thao tác này sẽ gỡ cài đặt iTunes. Bước 12 - Dọn sạch thùng rác. Nhấp chuột lâu trên biểu tượng Trash, nhấp tiếp vào trong trình đơn bật ra và chọn khi được hỏi. Thùng rác sẽ được dọn sách hoàn toàn và xóa luôn iTunes khỏi máy tính. Có thể bạn cần khởi động lại máy tính Mac để iTunes biến mất hoàn toàn.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Xem-m%E1%BB%A5c-t%E1%BA%A3i-v%E1%BB%81-tr%C3%AAn-Iphone
Cách để Xem mục tải về trên Iphone
Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách xem mức sử dụng dung lượng của iPhone cũng như các bài nhạc và ứng dụng đã tải xuống trên iPhone. Phương pháp 1 - Xem dung lượng Bước 1 - Mở mục Cài đặt trên iPhone. Đây là biểu tượng bánh răng màu xám trên màn hình chính. Bước 2 - Nhấn Cài đặt chung (General). Nút này nằm ở phía trên cùng của trang Cài đặt. Bước 3 - Nhấn Dung lượng & Sử dụng iCloud (Storage & iCloud Usage). Bạn sẽ tìm thấy tùy chọn này ở gần cuối màn hình khi mở . Bước 4 - Nhấn Quản lý Dung lượng (Manage Storage) trong mục "Dung lượng". Đây là tùy chọn đầu tiên trên trang. Phần dưới cùng của thông tin thuộc về iCloud. Mục tải xuống từ iCloud sẽ không được lưu trữ trực tiếp trên iPhone. Bước 5 - Lướt qua phần thông tin được lưu trữ. Tại đây, bạn sẽ thấy danh sách các ứng dụng hiện có trên điện thoại. Dung lượng chiếm dụng được hiển thị ở bên phải của mỗi ứng dụng (ví dụ: 1 GB hoặc 500 MB). Vì iPhone không có thư mục "Tải xuống" ("Downloads"), nên mọi tệp tải xuống (ví dụ: tài liệu) sẽ được tính vào kích thước ứng dụng tương ứng của chúng (ví dụ: tệp đính kèm trong Tin nhắn sẽ tính vào không gian Tin nhắn chiếm dụng). Phương pháp 2 - Xem danh sách nhạc đã tải xuống Bước 1 - Mở mục Nhạc (Music) trên iPhone. Đó là biểu tượng nốt nhạc nhiều màu trên nền trắng. Bước 2 - Nhấn Nhạc đã tải về (Downloaded Music). Nó ở trên tiêu đề "Thêm gần đây" ("Recently Added") trên trang Thư viện. Bạn có thể phải nhấn () ở góc dưới bên trái của màn hình trước tiên. Bước 3 - Nhấn vào một tùy chọn. Bao gồm những mục sau đây: Bước 4 - Cuộn xuống để xem lướt qua các bản nhạc đã tải xuống. Các bài nhạc hiện có trên ổ cứng iPhone sẽ xuất hiện ở đây. Phương pháp 3 - Xem các ứng dụng đã tải xuống Bước 1 - Mở Cửa hàng ứng dụng (App Store) trên iPhone. Đó là chữ "A" màu trắng trên nền màu xanh nhạt. Bước 2 - Nhấn Cập nhật (Updates). Tùy chọn này nằm ở góc dưới bên phải của màn hình. Bước 3 - Nhấn Đã mua (Purchased). Nút này nằm ở trên cùng của màn hình. Bước 4 - Nhấn Món hàng của tôi (My Purchases). Bước 5 - Xem các ứng dụng đã tải xuống. Bất kỳ ứng dụng nào có mục ( ) ở phía bên phải đều là ứng dụng hiện có trên điện thoại, trong khi đó, các ứng dụng có hình đám mây và mũi tên hướng xuống bên cạnh là những ứng dụng được tải xuống trước đây mà không còn lưu trữ trên điện thoại của bạn nữa. Bạn cũng có thể nhấn () ở đầu trang này để xem bất kỳ ứng dụng bạn đã mua (hoặc đã tải về) trước đó mà không còn trên điện thoại nữa.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Khi%E1%BA%BFn-m%E1%BB%99t-c%C3%B4-g%C3%A1i-th%C3%ADch-b%E1%BA%A1n-tr%C3%AAn-Facebook
Cách để Khiến một cô gái thích bạn trên Facebook
Bạn đã để mắt đến cô ấy và muốn cô ấy cũng chú ý đến bạn? Ngày nay thì một trong những cách vi diệu nhất để làm được điều này là nhờ Facebook. Các bước đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng tốt, chiếm được cảm tình của cô ấy và khiến cô ấy “thích” bạn. Phương pháp 1 - Sẵn sàng làm quen Bước 1 - Trở thành bậc thầy chụp ảnh tự sướng (selfie). Nếu muốn một cô gái để ý đến bạn trên Facebook thì đầu tiên bạn phải có một tấm ảnh đại diện thật đẹp – đó sẽ là ấn tượng đầu tiên về bạn trong mắt cô ấy. Chọn một ảnh đại diện chụp rõ mặt. Nếu chưa biết nhiều về bạn, cô ấy sẽ muốn biết mặt bạn để xem có cảm tình hay không. Thay vì dùng những bức ảnh ảo diệu, bạn nên để một hình đại diện chân thực, tốt nhất là ảnh bạn cười thật tươi, ăn mặc chỉn chu và nhìn bảnh một chút. Đừng chọn những ảnh tạo dáng quá đà trước gương; không thì trông bạn sẽ giống một kẻ tự yêu bản thân mình lắm. Đảm bảo là ảnh đại diện của bạn có độ phân giải cao và được cắt vào khung hình thật đẹp. Ảnh bị mờ mà lên hình đại diện lại bị cắt mất nửa mặt thì chẳng còn gì là nghệ thuật nữa. Không dùng những ảnh kiểu như ảnh từ một năm trước, ảnh hồi còn bé và ảnh chụp với người khác. Những ảnh này bạn để vào một album riêng nhé. Bước 2 - Chọn một ảnh bìa bắt mắt. Bên cạnh ảnh đại diện thì ảnh bìa cũng góp phần tạo ấn tượng không nhỏ và cũng là chỗ để bạn phần nào thể hiện tính cách của mình. Ví dụ, bạn có thể cân nhắc dùng ảnh bìa có màu sắc phù hợp hoặc khiến ảnh đại diện trông đẹp hơn. Bạn cũng có thể để ảnh bìa là một tác phẩm nghệ thuật bạn đặc biệt yêu thích chẳng hạn. Bạn chỉ nên dùng ảnh chụp một mình để làm ảnh đại diện, tuy nhiên ảnh bìa thì bạn có thể dùng ảnh nhóm. Nếu có bạn chung với cô gái mà bạn đang muốn theo đuổi, bạn hãy chụp một bức ảnh với những người đó và đăng nó lên. Như vậy cô ấy sẽ biết được là bạn cũng chơi với những người mà cô ấy thích. Bước 3 - Cập nhật thông tin cá nhân. Hãy dành một chút thời gian để chăm chút cho mục “giới thiệu” (about) trên trang Facebook của bạn. Hãy điền thông tin một cách tỉ mỉ vào các mục nhỏ trong phần giới thiệu này, bao gồm ngày sinh nhật, trường học, nghề nghiệp của bạn,v.v. Bạn nên đặc biệt chú ý điền thông tin vào mục "sở thích" (interested in) và "tình trạng mối quan hệ" (relationship status). Hãy thể hiện bản thân mình cho cô ấy biết, đồng thời ngỏ ý là bạn còn độc thân và đang tìm kiếm nửa kia của mình. Bước 4 - Xây dựng chiến lược về những thứ bạn “thích” (like) và quan tâm. Nếu bạn biết cô ấy thích gì, bạn hãy bắt chước một vài sở thích của cô ấy. Điều này sẽ giúp các bạn trở nên gần gũi hơn khi có chung sở thích gì đó với nhau, thế nên bạn hãy điều tra xem cô ấy thích gì trước khi mở lời nói chuyện với cô ấy nhé, điều này cực kỳ quan trọng đấy. Lý tưởng nhất là khi bạn và cô ấy tự nhiên đã có những sở thích giống nhau, nhưng cũng chẳng vấn đề gì nếu bạn thêm một vài ban nhạc, chương trình truyền hình, phim ảnh, sách hoặc nhà hàng mà cô ấy thích vào danh mục những thứ bạn thích cả. Bước 5 - Đăng những điều thú vị. Bạn sẽ gây được nhiều ấn tượng và khiến cô ấy có cảm tình nhiều hơn nếu bạn tỏ ra là một người thú vị. Một cách để thể hiện điều đó là hãy khéo léo để tường Facebook nhà bạn luôn ngập tràn những điều thú vị, chẳng hạn như cập nhật những dòng trạng thái hài hước, chia sẻ những tin tức đáng chú ý hoặc đăng ảnh về những điều thú vị mà bạn đang làm. Trong số đó thì ảnh là một nội dung hấp dẫn và dễ thu hút sự chú ý của cô ấy nhất. Hạn chế đăng những thứ tấm phào về hoạt động hằng ngày của bạn, chẳng hạn như chuẩn bị đi học hay đang ôn tập kiểm tra, và bạn chỉ nên đăng mỗi ngày một lần để không làm người khác nghĩ rằng bạn quá nghiện Facebook hay internet. Phản hồi những sự kiện thú vị và để chúng xuất hiện trên tường Facebook của bạn. Hãy thể hiện bạn là một người vui vẻ thích làm những thứ vui nhộn. Lợi dụng thuật toán EdgeRank mới của Facebook bằng cách đăng những nội dung (chủ yếu là ảnh) mà bạn sẽ nhận được nhiều lượt "thích", nhờ vậy bạn sẽ luôn xuất hiện trên trang chủ Facebook của cô ấy. Bước 6 - Thiết lập cài đặt bảo mật (security settings). Bạn nên thắt chặt một chút các cài đặt bảo mật để đảm bảo những thông tin có thể khiến bạn xấu hổ hoặc không hay ho cho lắm xuất hiện trên trang cá nhân khi bạn đang muốn dùng Facebook để gây ấn tượng với cô ấy. Bạn nên tắt chức năng cho phép người khác gắn thẻ mình vào ảnh, dù là tạm thời cũng được. Làm như vậy bạn sẽ quản lý được những bức ảnh có mặt bạn mà bạn bè bạn có thể đăng. Hãy thận trọng với những nội dung mà người khác đăng lên trang cá nhân của bạn. Bạn nên chặn tất cả các bài viết có thể sẽ để lại ấn tượng xấu trong mắt cô ấy. Phương pháp 2 - Làm quen với cô ấy Bước 1 - Gửi lời mời kết bạn. Nếu bạn chưa là bạn bè với cô ấy thì việc đầu tiên bạn cần làm là kết bạn với cô ấy trên Facebook. Bạn đừng vội gửi tin nhắn làm quen mà hãy đợi xem phản ứng của cô ấy thế nào khi bạn gửi lời mời kết bạn. Khi cô ấy đã chấp nhận, bạn hãy dùng những lý do như là bạn có bạn chung với cô ấy, các bạn học cùng trường hoặc sống cùng quê để giải thích cho việc tại sao bạn lại muốn làm quen với nàng. Nếu cô ấy hỏi tại sao bạn lại gửi cho cô ấy lời mời kết bạn, hãy trả lời thành thật. Cho dù lý do đơn giản là bạn thích ảnh đại diện của cô ấy, hãy nói cho cô ấy biết và hỏi xem bạn có thể nói chuyện để hiểu hơn về cô ấy không. Biết đâu cô ấy lại có cảm tình và cũng muốn biết nhiều hơn về bạn. Duy trì một mối quan hệ đơn giản và an toàn. Bạn không nên vội vàng xin cô ấy số điện thoại hoặc tỏ ra thiếu kiên nhẫn. Nên nhớ rằng bạn vẫn đang ở giai đoạn làm quen và đừng khiến cô ấy sợ vì bạn tấn công dồn dập hoặc quá sốt sắng. Bước 2 - Bắt đầu một cuộc hội thoại. Ban đầu, tốt nhất là bạn nên nhắn tin riêng cho cô ấy để không khiến cô ấy khó chịu vì áp lực từ việc công khai với mọi người. Hãy suy nghĩ kỹ trước khi gửi tin nhắn đầu tiên. Bạn nên nói gì đó thú vị chứ đừng chỉ nói cụt lủn là “chào em”. Ví dụ, nếu ở trường vừa có sự kiện gì đó diễn ra, bạn có thể hỏi cô ấy cảm thấy sự kiện đó thế nào, hoặc nếu chương trình cô ấy thích vừa mới phát sóng, bạn có thể hỏi cô ấy đã xem nó chưa và từ đó bắt đầu nói chuyện nhiều hơn. Bước 3 - Duy trì cuộc hội thoại. Giao tiếp qua tin nhắn là một cách tuyệt vời để xem hai bạn có hợp nhau không và khiến cô ấy có cảm tình với bạn trước khi gặp mặt nhau trực tiếp. Hãy cố gắng đưa ra thông tin mới trong từng tin nhắn để duy trì cuộc hội thoại. Đợi một lát rồi hãy trả lời, đừng trả lời ngay lập tức, không thì trông bạn sẽ khá thảm đó. Hãy duy trì tần suất nói chuyện với cô ấy mỗi ngày một lần thôi để cô ấy ít nhiều có cảm giác mong chờ bạn xuất hiện. Tập trung nói về cô ấy. Đừng để cuộc hội thoại trở thành cuộc độc thoại nói về bạn. Hãy khiến cô ấy cảm thấy rằng bạn luôn muốn biết nhiều hơn về nàng. Sau một thời gian nói chuyện qua tin nhắn, bạn hãy ngỏ lời xem mình có thể chat (nói chuyện) với cô ấy qua ứng dụng messenger trên Facebook hay không. Nói chuyện qua messenger sẽ khiến cho cuộc hội thoại của hai bạn trở nên trực tiếp và “thực tế” hơn nhiều. Phương pháp 3 - Nâng cấp lên bước tiếp theo Bước 1 - Viết lên tường của cô ấy. Bạn có thể gửi cho cô ấy một hình ảnh hoặc thông tin gì đó mà cô ấy thích. Ví dụ, nếu cô ấy thích mèo, bạn có thể gửi cho cô ấy một sticker (nhãn dán) hình chú mèo thật ngộ nghĩnh. Bước 2 - Tỏ ra lịch sự. Bạn đừng dùng những lời nói thô tục hoặc gửi những câu trêu đùa lố lăng lên tường Facebook của cô ấy. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những câu bông đùa rất khó diễn đạt và hiểu được thông qua sự giao tiếp trên mạng internet. Tốt nhất là bạn không nên nói đùa quá nhiều khi trò chuyện qua tin nhắn để tránh khiến người khác khó chịu hoặc bối rối. Chính trị và tôn giáo có thể là những chủ đề nói chuyện khá thú vị, nhưng khi bạn chỉ vừa mới bắt đầu làm quen ai đó và đang cố gắng để họ có cảm tình với bạn thì không nhất thiết phải nói về những chủ đề này. Sau này khi đã thân thiết hơn thì bạn hãy nói về những vấn đề mang tính phân cực như vậy nhé. Bước 3 - Thích những gì cô ấy đăng. Bạn hãy chú ý theo dõi những bài đăng của cô ấy và nhớ ấn nút thích nhé. Để lại những bình luận quan tâm và khen ngợi, đặc biệt là khi cô ấy đăng ảnh. Tuy nhiên bạn không nên “thích” tất cả những gì cô ấy đăng, làm vậy có phần lộ liễu và hơi thái quá. Bước 4 - Gửi lời mời (invites). Bạn có thể dùng tính năng gửi lời mời để thông tin cho cô ấy khi có sự kiện thú vị nào đó sắp diễn ra; đó cũng là một cách rủ cô ấy đi chơi mà không cần liều lĩnh ngỏ lời muốn“hẹn hò” với nàng. Đây chính là bước tiếp theo khi bạn đã sẵn sàng bước ra khỏi Facebook để gặp mặt cô ấy ngoài đời thực!
{ "is_expert": false, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Lo%E1%BA%A1i-b%E1%BB%8F-v%E1%BB%87t-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-c%E1%BB%A9ng
Cách để Loại bỏ vệt nước cứng
Nước cứng là nước với hàm lượng cao cặn khoáng như vôi, silica và canxi. Khi nước khô, cặn khoáng sẽ đọng lại, gây các đốm khó coi trên bề mặt thủy tinh hoặc gốm, đặc biệt là trong phòng tắm và nhà bếp. Nếu không muốn nhìn thấy các vết cặn nâu hoặc trắng tích tụ trong không gian sống, bạn có thể dùng giấm hoặc chất mạnh hơn để loại bỏ chúng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách làm sáng bề mặt nhà bếp và phòng tắm một cách nhanh chóng. Phương pháp 1 - Làm vệ sinh vết cặn mờ Bước 1 - Hòa dung dịch giấm. Giấm, ví dụ như giấm trắng tự nhiên và giá rẻ là công cụ tuyệt vời nhất dùng để chống lại các vệt nước cứng thường gặp để giữ cho các bề mặt không bị loang lổ. Chuẩn bị dung dịch giấm trắng hòa nước theo tỉ lệ 1:1 rồi đổ vào chai xịt. Nếu dùng chai xịt từng đựng hóa chất hoặc các thành phần khác, bạn cần rửa chai thật sạch trước khi cho hỗn hợp giấm và nước vào. Cần đảm bảo dùng giấm trắng thông thường. Giấm táo và các loại giấm khác không hiệu quả. Bước 2 - Xịt giấm lên bề mặt đóng cặn khoáng. Dù là cửa kính phòng tắm, bồn rửa hoặc gạch sàn thì bạn chỉ cần xịt giấm lên các vệt nước cứng. Giấm có mùi cay nhưng hoàn toàn an toàn khi dùng trên các bề mặt, ngoại trừ gỗ. Xịt thật kỹ lên bề mặt và đảm bảo không bỏ sót vệt nước cứng nào. Bước 3 - Dùng khăn lau sạch bề mặt. Vệt nước cứng mờ sẽ biến mất ngay. Nếu muốn, bạn có thể đổ hỗn hợp giấm vào bát rồi nhúng khăn vào để lau trên bề mặt. Bước 4 - Lau và dùng chổi quét sạch khu vực vừa xử lý. Sau đó, dùng khăn sạch lau cho khô. Cần đảm bảo lau khô hoàn toàn, nếu không nước sẽ để lại thêm nhiều vệt bẩn. Bước 5 - Làm vệ sinh vòi nước và đầu vòi hoa sen. Gỡ bộ phận sục khí của vòi nước và đầu vòi hoa sen định kỳ rồi ngâm vào giấm. Dùng bàn chải sẽ giúp làm mềm cặn khoáng cứng đầu. Bước 6 - Làm vệ sinh cả bồn cầu. Bồn cầu cũng có thể bị đóng cặn nước cứng. Giấm cũng có hiệu quả đối với loại vết cặn này. Đổ 1 1/2 cốc giấm vào bồn cầu. Dùng bàn chải chà bồn cầu để chà đến khi vệt nước cứng biến mất. Xả bồn cầu để loại bỏ hỗn hợp giấm. Phương pháp 2 - Loại bỏ lớp cặn cứng đầu Bước 1 - Thử để giấm thấm trên vệt nước cứng. Nếu để vệt nước cứng thấm và ngâm trong giấm vài phút thay vì lau ngay, giấm sẽ có thời gian phá vỡ cặn khoáng tạo thành lớp cặn. Để ngâm 5-10 phút trước khi cố lau sạch. Dùng bàn chải chà rửa để làm mềm cặn khoáng cứng. Có thể ngâm khăn trong dung dịch giấm rồi phủ lên bề mặt dính ố. Cách này hiệu quả đối với sàn phòng tắm và bồn tắm. Bước 2 - Dùng sản phẩm làm vệ sinh chứa axit hydrochloric. Tìm mua sản phẩm làm vệ sinh nhà tắm chuyên dùng để loại bỏ vệt nước cứng và cặn xà phòng. Chỉ dùng axit hydrochloric như giải pháp cuối cùng vì axit này là hóa chất mạnh. Cần đảm bảo phòng được thoáng khí, mở cửa sổ và bật quạt, sau đó xịt sản phẩm vệ sinh thích hợp lên bề mặt dính ố. Lau sạch rồi xả nước trên bề mặt. Cuối cùng lau khô. Cần đảm bảo đeo găng tay khi xử lý axit hydrochloric. Phương pháp 3 - Ngăn vệt nước cứng Bước 1 - Lau khô bề mặt sau khi dùng. Sau khi tắm hoặc bắn nước trong nhà bếp, bạn cần dùng khăn khô để lau các bề mặt. Cách này giúp lau sạch cặn khoáng trước khi chúng khô lại và để lại vệt ố. Bước 2 - Dùng bột hoặc dung dịch làm mềm nước. Có thể cho cho sản phẩm làm mềm nước vào máy giặt để ngăn cặn canxi tích tụ. Bột hoặc dung dịch làm mềm nước có bán ở các cửa hàng bán hàng hóa rắn. Bước 3 - Lắp đặt hệ thống làm mềm nước. Nếu nước quá cứng và bạn quá mệt mỏi với việc xử lý đống hỗn độn còn sót lại (hại tóc, hại da và các bề mặt trong phòng tắm), bạn nên cân nhắc việc lắp hệ thống giúp loại bỏ cặn khoáng trong nước. Hệ thống này khá đắt tiền nhưng đáng cho bạn nhằm tránh rắc rối.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Nh%E1%BA%ADn-ra-khi-ch%C3%A0ng-%C4%91ang-tr%C3%AAu-%C4%91%C3%B9a-c%E1%BA%A3m-x%C3%BAc-c%E1%BB%A7a-b%E1%BA%A1n
Cách để Nhận ra khi chàng đang trêu đùa cảm xúc của bạn
Nếu có một chàng trai chơi đùa với cảm xúc của bạn, vậy nghĩa là bạn có tình cảm với anh ta nhưng anh ta thì không. Trong trường hợp này, điều mà anh ta muốn nhận được từ mối quan hệ không giống với bạn, nhưng anh ta không thành thật về ý đồ của mình mà lại lừa dối bạn. Chàng trai như vậy có thể là một kẻ cơ hội, tranh thủ tình cảm của bạn hoặc là một kẻ trăng hoa, bắt cá hai tay. Khi bạn rơi vào tình huống này, có rất nhiều dấu hiệu cho thấy anh ta không thích bạn, nhưng khi bạn có cảm tình với ai đó, bạn sẽ rất khó để nhìn nhận tỉnh táo và thấu đáo. Hơn nữa, những kiểu người này rất giỏi thuyết phục bạn rằng họ thích bạn mỗi khi thèm muốn bạn. Vì thế, hãy chú ý tới những dấu hiệu sau đây để xem chàng trai mà bạn hẹn hò có đang chơi đùa với cảm xúc của bạn không. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm cách để giải quyết chuyện này. Phương pháp 1 - Chú ý tới những dấu hiệu lẫn lộn Bước 1 - Chú ý tới cách anh ấy thân mật với bạn. Thông thường, nếu có anh chàng nào chơi đùa bạn, anh ta sẽ trở nên rất thân mật hoặc thích động chạm thân thể khi có cơ hội lên giường với bạn. Vào lúc đó, có thể anh ta sẽ cực kì nồng nhiệt. Tuy nhiên, trước đó, có thể anh ta lại không vồn vã gì lắm. Anh ta có thể còn không muốn cầm tay bạn. Anh ta không vòng tay qua người bạn vì anh ta muốn thế. Và anh ta cũng chẳng thèm nhìn vào mắt bạn khi hai người đang đi chơi, trừ khi đó là lúc anh ta có cơ hội được lên giường cùng bạn. Ngoài ra, anh ta cũng chẳng thể hiện tình cảm gì với bạn trước mặt bạn bè hoặc người thân của anh ta. Một số ngoại lệ trong trường hợp này: đây là buổi hẹn hò đầu tiên của hai người, hoặc hai người đang ở một địa điểm mới lạ, thú vị hoặc ở ngoại ô. Những anh chàng này có thể sẽ rất nồng nhiệt ban đầu, hoặc có thể đôi lúc sẽ trở nên nồng nhiệt khi đang vui vẻ. Một số chàng trai sẽ luôn vồn vã vì cá tính của họ là vậy. Họ thường là con người sôi nổi và hướng ngoại. Bước 2 - Để ý mức độ chú ý của anh ta đối với bạn. Nếu anh ta thường có vẻ hay chú tâm tới điều gì đó khác như điện thoại, trò chơi điện tử hoặc bạn bè trong khi hai người đang đi chơi, có lẽ anh ta không thật sự thích bạn. Hoặc nếu anh ta có vẻ hơi buồn chán hoặc không hứng thú với điều bạn nói, có lẽ anh ta không hào hứng gì với mối quan hệ này. Tuy nhiên, điều ngược lại cũng có thể xảy ra. Anh ta có thể chú ý tới bạn rất nhiều khi ở bên bạn, nhưng việc này chỉ xảy ra khi anh ta tiện gặp gỡ bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể sẽ cảm thấy sự chú ý của anh ta dành cho bạn có gì đó kì quặc hoặc không tự nhiên. Anh ta có nhớ những điều bạn đã nói không? Nếu có cảm tình với bạn, có thể anh ta sẽ nhớ được điều bạn nói dễ dàng. Nếu không thích bạn, anh ta sẽ không nhớ gì hết. Bước 3 - So sánh người này với một anh chàng đã từng thực lòng thích bạn ngày xưa. Sẽ khá có ích khi bạn nghĩ tới những chàng trai năm ấy từng thật lòng quý mến bạn, và so sánh hành vi của anh ấy với người mà hiện nay có vẻ đang đùa cợt bạn. Nếu một anh chàng thật sự thích bạn, anh ta sẽ rất hào hứng với việc được ở bên bạn, hoặc anh ấy sẽ có vẻ ngại ngùng khi trò chuyện với bạn. Anh ấy sẽ giao tiếp nhiều bằng mắt với bạn hơn bình thường, anh ấy sẽ quanh quẩn bên bạn nhiều hơn mức cần thiết. Nếu anh ấy thích bạn, anh ấy sẽ thích nói chuyện với bạn hơn với những người khác. Anh ấy sẽ hỏi xem bạn đang làm gì và sẽ tìm cách để gặp lại bạn. Anh ấy sẽ có vẻ bối rối và quên hết mọi thứ xung quanh khi ở bên bạn. Ví dụ: nếu hai bạn đang nói về âm nhạc và anh ấy quên mất tên ban nhạc mà anh ấy vốn thích, chắc chắn là anh ấy rất có cảm tình với bạn. Nếu anh chàng mà bạn đang hẹn hò lúc này có vẻ không thích bạn lắm, có lẽ anh ta chỉ đang lợi dụng bạn thôi. Bước 4 - Hãy nghĩ về việc anh ta có lệ thuộc cảm xúc vào bạn không. Nếu chỉ đang đùa cợt bạn, anh ta có thể sẽ rất hào hứng nhắn tin cho bạn hôm trước, nhưng mấy hôm sau lại rất xa cách. Tình cảm của anh ta dành cho bạn dường như lên xuống rất thất thường mà không cần có vấn đề gì xảy ra. Nếu một người thật sự thích bạn, tình cảm của họ chắc chắn sẽ phụ thuộc vào bạn. Anh ấy sẽ quan tâm tới mọi việc bạn làm và sẽ buồn bã nếu bạn không vui. Anh ấy sẽ muốn bạn dành tình cảm cho anh ấy, và khi bạn thể hiện tình cảm của mình, anh ấy sẽ rất hạnh phúc. Nếu không, anh ấy sẽ rất buồn. Bước 5 - Tâm sự với người khác về chuyện này. Những người khác sẽ nắm bắt tình huống rất nhanh vì họ có thể cho bạn một cái nhìn khách quan hơn. Hãy kể cho bạn bè nghe câu chuyện của bạn và hỏi xem như vậy thì liệu anh ấy có tình cảm với bạn không. Bạn có thể phân tích rất nhiều khía cạnh trong mối quan hệ, nhưng câu hỏi quan trọng nhất mà bạn cần nêu ra là: “Liệu anh ấy có tình cảm thật với tớ không?”. Đây mới là trọng tâm của vấn đề. Nếu họ nghĩ rằng anh ta không thích bạn thì có lẽ anh ta không dành cho bạn nhiều tình cảm bằng những gì anh ta nhận được từ bạn. Hãy kể cho bạn bè nghe về những điểm đáng lưu ý trong chuyện xảy ra gần đây và đưa ra những ví dụ điển hình về những điều anh ấy nói hoặc làm. Ví dụ, bạn có thể nói: “Bọn tớ hẹn hò 5 tuần rồi mà anh ấy chỉ đi chơi với tớ 10 ngày một lần. Bọn tớ không đi chơi vào cuối tuần và tớ còn chưa gặp gỡ bạn bè của anh ấy. Lúc nào anh ấy cũng đi với bạn mà chẳng bao giờ kể với tớ là họ làm gì với nhau, cũng chẳng rủ tớ theo cùng. Khi bọn tớ đi chơi, anh ấy không nắm tay tớ hoặc có cử chỉ thân mật gì cho tới đêm muộn”. Bước 6 - Nghĩ xem anh ấy có thật lòng với bạn không. Có thể có những anh chàng không thích bạn theo cách bạn thích họ, điều đó không sao – ai cũng có lúc như vậy. Thật khó mà chịu đựng được khi tình yêu không được đền đáp, nhưng việc đó không giống với chuyện đùa cợt với tình cảm của bạn, dù cho tình cảm của bạn kiểu gì cũng bị tổn thương. Sự khác nhau giữa một người không thích bạn và một người đùa cợt với bạn chính là ở sự thành thật về tình cảm và mục đích. Nếu bạn cảm thấy anh ấy đã thành thật về bản thân, động cơ và công khai cả những người mà anh ấy đang hẹn hò lúc này, bạn nên đối xử tử tế với anh ấy. Tuy nhiên, hãy tránh xa nếu tình cảm bạn dành cho anh ấy nhiều hơn mức mà anh ấy dành cho bạn. Ngoài ra, một người đang đùa cợt với bạn sẽ hay che giấu nhiều thứ, mập mờ có chủ đích và luôn cố thu hút sự chú ý của bạn bằng chiêu trò. Những người này không muốn bạn trở thành một phần thật sự trong cuộc sống của họ, tuy nhiên, họ hay úp mở về việc biến bạn thành một phần quan trọng trong đó để lôi kéo bạn. Mặc dù nói vậy nhưng anh ta chưa hề làm vậy và cũng không giới thiệu bạn với gia đình và bạn bè của anh ta. Nếu anh ta dường như còn gặp gỡ những người khác và chẳng bao giờ kể với bạn, nhưng lại hay úp mở (hoặc nói thẳng) rằng bạn là người duy nhất anh ấy hẹn hò, có lẽ anh ta chỉ đang đùa cợt bạn thôi. Bạn có thể nhận thấy anh ấy hay lên các trang web hẹn hò hoặc luôn nói không rõ ràng về việc anh ấy đang làm gì và gặp gỡ ai. Phương pháp 2 - Nhận biết các kiểu hành vi Bước 1 - Làm biểu đổ xem mối quan hệ của bạn đang đi tới đâu. Đem lịch ra và xem hai bạn đã hẹn hò nhau được bao lâu. Nếu đã hơn một tháng mà bạn vẫn chưa gặp gỡ bạn bè của anh ta, và anh ta có vẻ lơ là hoặc xa cách trong mối quan hệ thì có lẽ hai bạn đến với nhau không phải vì cùng một mục đích. Ví dụ: anh ấy không đòi hỏi được gặp bạn nhiều hơn, không nói về tương lai chung của hai người hoặc nói về cảm xúc anh ấy dành cho bạn. Hoặc anh ta có thể nói thích bạn, nhưng điều đó lại đi kèm với các dấu hiệu cho thấy anh ta đang chơi đùa bạn. Bước 2 - Để ý những lúc anh ta rảnh và không rảnh để gặp gỡ bạn. Đây là dấu hiệu điển hình cho thấy anh ta quan tâm tới mối tình này đến đâu. Nếu anh ta chỉ đến với bạn vì tình dục hoặc vì cái tôi của bản thân, anh ta có thể sẽ chỉ muốn gặp bạn vào đêm muộn hoặc khi nào tiện cho chính mình. Anh ta có thể thường xuyên hủy hẹn với bạn, lần lữa chuyện hẹn hò hoặc không dám chắc về việc khi nào có thể rảnh rỗi để đi chơi. Hãy ghi lại những lần anh ta hủy hẹn hoặc viện cớ bận rộn. Có khả năng bạn đã nhận ra kiểu hành vi này nhưng chân tướng sự việc sẽ dễ lộ ra hơn khi bạn ghi hết ra giấy. Bước 3 - Đánh giá cảm xúc và hành vi của bạn theo thời gian. Nếu bạn luôn lo lắng về chuyện đang xảy ra, buồn phiền nghĩ ngợi xem anh ta có thích bạn không và cảm thấy bị giằng xé giữa việc thích và không tin tưởng anh ta, có lẽ mối quan hệ giữa hai bạn đang có chuyện không ổn. Nếu sau khi hẹn hò, bạn vẫn cảm thấy không an tâm, thiếu an toàn hoặc bối rối về cảm xúc của anh ta, có lẽ bạn đang dành tình cảm cho một người không có chung nhịp đập trái tim với bạn. Những người đang ở trong giai đoạn say mê cũng có thể có cảm xúc thất thường, nhưng nếu bạn thấy mình phải chịu đựng những cảm xúc ấy một mình, có thể bạn chưa đặt tình cảm vào đúng người. Nếu bạn đã từng gặp đổ vỡ trong tình cảm do vấn đề về lòng tin, hoặc bạn là người luôn nghi ngờ trong tình cảm, hoặc có vấn đề với nỗi bất an thường trực, hãy tâm sự với bạn bè và hỏi xem họ nghĩ gì. Bạn bè là những người hiểu bạn nhất và sẽ giúp bạn tìm ra vấn đề của bạn hoặc của anh ta. Bước 4 - Tin tưởng trực giác của bản thân. Trực giác của bạn về những chuyện này thường sẽ đúng nếu bạn đã từng trải qua những tình huống và cảm giác tương tự vài lần khi hẹn hò với người này. Đôi khi, lý trí của bạn cố hợp lý hóa hành vi của anh ta vì bạn muốn tin rằng mọi chuyện đều đang ổn. Nếu bạn tự hỏi: “Trực giác đang mách bảo mình điều gì?”, và câu trả lời là một điều gì đó “không ổn”, có lẽ bạn cần phải chấm dứt mối tình này trước khi lún sâu hơn. Bước 5 - Nghĩ xem ai là người chủ động hơn. Hãy xem xét ai là người chủ động gặp gỡ người còn lại hơn. Nếu đó là bạn và bạn cũng là người chủ động nhắn tin hoặc gọi điện trước, có lẽ người kia không thích bạn nhiều như bạn muốn. Hãy nhìn lại những tin nhắn cũ và xem ai là người nhắn nhiều hơn, ai nhắn lâu hơn và ai khơi mào/kết thúc trò chuyện. Qua đó, bạn sẽ thấy ai là người có hứng thú nói chuyện hơn. Nếu bạn là người chủ động hơn trong mối quan hệ này nhưng xét về nhiều mặt, anh ấy lại có vẻ rất mến bạn, có lẽ anh ấy chỉ không giỏi giao tiếp qua điện thoại thôi. Tuy nhiên, khả năng đó khá là thấp, vì ngày nay, mọi người đều kết nối rất tốt và biết cách giữ liên lạc qua điện thoại. Anh ta có thể nói rằng mình không thích dùng điện thoại, nhưng bạn sẽ thấy điều ngược lại khi ở bên anh ta. Phương pháp 3 - Ứng xử với anh ta Bước 1 - Đừng cư xử như thể bạn tin anh ta. Nếu bạn đã nhận ra rằng anh ta lừa dối bạn về việc hẹn hò với các cô nàng khác, không thẳng thắn về cảm xúc của bản thân, hoặc liên tục viện cớ bận rộn, bạn không nên tiếp tục cư xử như thể bạn tin anh ta. Bạn nên dừng trò chơi này lại và nói chuyện với anh ta. Hãy lên kế hoạch để nói chuyện và nghĩ về những điều bạn muốn nói trước khi sự việc diễn ra. Ví dụ, nếu bạn nghĩ anh ta có thể sẽ hủy hẹn ngay phút chót, bạn cần lên kế hoạch cho câu trả lời của mình từ trước. Sau đó, khi anh ta gọi và viện cớ “Anh có việc đột xuất”, hãy trả lời “Được thôi, chúng ta cần nói chuyện sớm đấy”. Đôi khi, những anh chàng tay chơi lại bị thu hút bởi các cô gái không chấp nhận trò chơi của họ. Hãy chuẩn bị tinh thần cho việc đó, và nếu anh ta có vẻ thích bạn hơn trước kia, đừng rơi vào cái bẫy thao túng của anh ta. Bạn không nên ở cạnh một người thích bạn chỉ vì bạn đã vạch trần sự lừa dối của người đó. Câu trả lời của bạn không nên là một lời buộc tội hoặc gây sự. Đừng cố khiến cho anh ta cảm thấy tội lỗi. Bạn không thể khiến anh ta thay đổi bằng cách vạch tội hoặc cãi nhau với anh ta. Hãy nhớ rằng người duy nhất mà bạn có thể kiểm soát là chính bạn. Nếu bạn đã khá chắc chắn rằng bạn sẽ thua khi cãi nhau với anh ta, hãy nghĩ về cách tránh xa anh ta một cách gián tiếp và âm thầm. Điều quan trọng nhất ở đây là phải thoát khỏi sự việc này càng sớm càng tốt. Bước 2 - Nói với anh ta rằng bạn không muốn gặp gỡ nữa. Khi cảm xúc bị đùa cợt, bạn rất dễ có xu hướng đay nghiến người kia. Nhưng nếu bạn đang đối phó với một anh chàng vốn đã lừa dối bạn về ý định của anh ta, bạn không nên hỏi anh ta về điều đó nữa, vì anh ta cũng sẽ lại nói dối khi bị buộc tội thôi. Thay vào đó, bạn nên nói với anh ta về vị trí của bạn trong mối quan hệ này và lí do bạn muốn rời đi. Ví dụ, bạn có thể nói “Em thấy trong mối quan hệ này, em thích anh nhiều hơn anh thích em, và em muốn chúng ta chia tay vì em nhận ra em cần nhiều hơn thế”. Tùy vào mức độ gần gũi của hai người mà bạn có thể nói lời chia tay qua điện thoại, tin nhắn, email hoặc gặp mặt trực tiếp. Nếu bạn gặp anh ta trực tiếp, hãy nói chuyện với anh ta vào ban ngày và vào lúc cả hai đều tỉnh táo và suy nghĩ thấu đáo. Hỏi xem anh ta có thời gian nói chuyện không và tìm một không gian công cộng để gặp gỡ. Đừng nói chuyện với anh ta về mối quan hệ này sau khi cãi nhau hoặc vào đêm khuya. Một bức email cũng có thể là lựa chọn tốt nếu bạn muốn giải thích rõ ràng về cảm giác của bản thân, hoặc nếu bạn nghĩ mối quan hệ này chưa đủ nghiêm túc đến mức cần phải chia tay nhau trực tiếp. Bước 3 - Hãy thành thật và thẳng thắn. Nếu anh ta hỏi vì sao bạn không muốn gặp anh ta nữa, hãy nói rằng bạn cảm thấy anh ta không thật lòng với bạn, và bạn có cảm xúc khác anh ta về mối quan hệ này. Hãy nói ra cảm giác của bạn, nói cụ thể về những việc anh ấy đã làm mà khiến cho bạn có cảm giác đó. Hãy dùng những câu bắt đầu bằng chủ ngữ “Em/Tôi”. Tránh nói những câu như “Anh làm em cảm thấy thiếu an toàn”, vì câu đó mang tính chất buộc tội. Thay vào đó, hãy nói cụ thể hơn và bắt đầu bằng “Em”. Bạn có thể nói: “Khi anh không nhắn tin cho em vài ngày sau khi ta gần gũi nhau, em cảm thấy rất bất an vì có vẻ như anh muốn gặp em chỉ để lên giường với em”. Đừng cố gắng đọc tâm trí của anh ta. Đừng buộc tội anh ta qua lại với các cô gái khác nếu bạn không chắc về việc đó, và đừng buộc tội anh ta cố tình cư xử tệ với bạn, bởi vì bạn không thể đọc được suy nghĩ của anh ta. Ngoài ra, những lời buộc tội đó thường sẽ gây ra cãi vã, và bạn sẽ khó mà chia tay trong êm đẹp được. Cố gắng sử dụng tông giọng tự tin và nói ra những lời lẽ chín chắn. Bước 4 - Chuẩn bị cách kết thúc cuộc trò chuyện. Đừng để cuộc trò chuyện biến thành một trận cãi nhau hoặc hồi tưởng về những giây phút vui vẻ vì chúng có thể khiến bạn quay về với anh ta. Khi bạn đã nói xong phần của mình và anh ta đã đáp lại, bạn nên rời khỏi cuộc nói chuyện. Nếu bạn nghĩ về một vài khía cạnh, anh ta vẫn là người tốt, hoặc bạn thích việc anh ta luôn đến bên bạn bất kì lúc nào, hãy cứ nói ra và kết thúc cuộc trò chuyện trong tâm thế tích cực. Bạn có thể nói rằng “Em rất thích khoảng thời gian ta ở bên nhau, nhưng em phải đi rồi”. Hoặc nếu bạn bị anh ta làm tổn thương, hãy nói “Em thấy bị tổn thương vì những chuyện không hay trong mối quan hệ này, và em cần phải rời đi thôi”’. Đừng quay lại hẹn hò với anh ta sau khi đã chia tay, đừng bỏ cuộc hoặc để điều đó ngăn cản bạn cố gắng lần nữa. Sẽ mất nhiều công sức và lòng can đảm khi kết thúc mối quan hệ với chàng trai mà bạn có cảm tình. Hãy đứng dậy và cố gắng lần nữa.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Kh%E1%BB%9Fi-%C4%91%E1%BB%99ng-t%E1%BB%AB-USB-tr%C3%AAn-Windows-7
Cách để Khởi động từ USB trên Windows 7
wikiHow hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách khởi động máy từ ổ đĩa flash USB thay vì ổ cứng trên máy tính Windows 7. Quá trình khởi động từ USB cho phép bạn thực hiện nhiều tác vụ như khởi chạy hệ điều hành nhẹ hay sử dụng dịch vụ dòng lệnh như Clonezilla. Thậm chí, bạn có thể sử dụng USB để cài đặt Windows 7 nếu cần thiết. Phương pháp 1 - Chuẩn bị để khởi động Bước 1 - Bạn cần hiểu cách thức hoạt động khi máy tính khởi động từ USB. Theo mặc định, máy tính khởi động bằng cách đọc thông tin hệ điều hành từ ổ cứng được tích hợp. Bạn có thể thay đổi thứ tự này bằng cách yêu cầu máy tính ưu tiên hạng mục USB gắn vào hơn ổ cứng được tích hợp. Cài đặt về hành vi khởi động của máy tính nằm trong trình đơn BIOS, đây là trình đơn trước khởi động mà bạn có thể truy cập bằng cách nhấn phím cụ thể đối với model máy tính vào lúc mở máy. Để khởi động từ USB, ổ đĩa flash cần được thiết lập như hạng mục có thể khởi động, đồng thời USB cũng phải cài đặt sẵn tập tin ảnh đĩa (ISO) với hệ điều hành hoặc dịch vụ tương tự. Bước 2 - Xác định phím BIOS của máy tính. Phím mà bạn nhấn để truy cập BIOS sẽ tùy vào nhà sản xuất máy tính và model sản phẩm. Bạn có thể tra cứu phím BIOS của máy tính bằng cách nhập tên model và nhà sản xuất máy tính, đi kèm từ khóa "bios key" vào công cụ tìm kiếm rồi xem kết quả. Hoặc nếu bạn còn giữ sách hướng dẫn, hãy tìm thông tin trong đó. Hầu hết máy tính đều sử dụng phím chức năng (ví dụ: F12) làm phím BIOS, tuy nhiên một số máy tính sẽ sử dụng phím hoặc . Bước 3 - Cắm USB vào máy tính. Ổ đĩa flash cần được cắm vào một trong các cổng USB hình chữ nhật trên thân máy. Cổng USB thường nằm ở cạnh bên thân laptop, đằng trước hoặc phía sau thùng máy tính để bàn. Bước 4 - Tạo USB khởi động Với USB thông thường, bạn cần sử dụng Command Prompt hoặc một trong các công cụ cài đặt Windows để tạo ổ đĩa khởi động. Bước 5 - Thêm tập tin mà bạn muốn khởi động vào USB. Sao chép tập tin ISO mà bạn muốn sử dụng để khởi động bằng cách nhấp vào tập tin rồi nhấn Ctrl+C, sau đó mở ổ đĩa flash rồi nhấn Ctrl+V để dán nội dung. Chẳng hạn, nếu bạn đang muốn cài đặt hoặc sử dụng Ubuntu Linux từ ổ đĩa flash, hãy dán tập tin ISO Ubuntu vào cửa sổ USB. Bỏ qua bước này nếu bạn đã tạo USB khởi động bằng công cụ cài đặt Windows 7 hoặc 10. Bước 6 - Lưu và đóng tất cả phiên làm việc đang mở. Trước khi tiếp tục truy cập BIOS, bạn cần lưu lại mọi phiên làm việc đang mở và đóng tất cả chương trình để tiến trình không bị mất. Phương pháp 2 - Truy cập BIOS Bước 1 - Mở Start . Nhấp vào logo Windows nhiều màu ở góc dưới bên trái màn hình. Bước 2 - Nhấp vào Shut down nằm bên phải trình đơn Start. Máy tính sẽ bắt đầu tắt. Có thể bạn cần xác nhận quyết định này. Bước 3 - Chờ máy tính tắt hoàn toàn. Sau khi máy hoàn toàn trở nên im lặng, bạn có thể tiếp tục. Bước 4 - Nhấn nút nguồn của máy tính . Máy tính sẽ bắt đầu khởi động. Bước 5 - Ngay lập tức, bắt đầu nhấn phím BIOS. Bạn cần tiến hành thật nhanh ngay khi vừa thả nút nguồn ra, đồng thời không dừng lại cho đến khi màn hình BIOS xuất hiện. Bước 6 - Dừng nhấn phím BIOS khi trang BIOS bắt đầu nạp. Trang BIOS thường có giao diện màn hình xanh với chữ trắng, tuy nhiên BIOS của bạn có thể khác đôi chút. Lúc này, bạn đã có thể thay đổi thứ tự khởi động của máy tính. Phương pháp 3 - Thay đổi thứ tự khởi động Bước 1 - Tìm phần "Boot Order" (Thứ tự khởi động). Tùy chọn này nằm trên màn hình BIOS, nhưng có thể bạn cần cuộn sang trái hoặc phải (lần lượt sử dụng phím mũi tên trái và phải) thông qua các thẻ ở đầu màn hình cho đến khi tìm được phần "Boot Order" . Có thể bạn sẽ tìm thấy phần này trong thẻ (Nâng cao), nhưng cũng có nhiều biến thể BIOS với thẻ riêng biệt. Bước 2 - Mở trình đơn "Boot Order". Nếu "Boot Order" là mục trình đơn thay vì tiêu đề, hãy chọn phần đó bằng cách sử dụng các phím mũi tên rồi nhấn ↵ Enter. Bước 3 - Chọn mục "USB". Tìm và cuộn xuống tùy chọn "USB" trong danh sách điểm khởi động. Bước 4 - Xem chú giải phím. Phần này thường nằm ở phía dưới bên phải màn hình, đôi khi cũng có thể ở phía cuối màn hình. Bước 5 - Xác định phím cần nhấn để chuyển mục được chọn lên trên. Thường thì bạn sẽ nhấn phím để chuyển mục đã chọn lên trên, tuy nhiên hãy kiểm tra thông tin chú giải phím cho chắc chắn. Bước 6 - Chuyển tùy chọn "USB" lên đầu danh sách. Nhấn phím thích hợp cho đến khi tùy chọn "USB" nằm đầu danh sách "Boot Order". Như vậy sẽ đảm bảo rằng khi bắt đầu khởi động, máy tính sẽ tìm tùy chọn USB khởi động thay vì ổ cứng như mặc định. Phương pháp 4 - Khởi động từ USB Bước 1 - Lưu lại thay đổi và thoát BIOS. Nhấn phím "Save and Exit" (Lưu và thoát) được chỉ định trong chú giải phím, sau đó nhấn phím "Confirm" khi được nhắc. Chẳng hạn, có thể bạn cần nhấn để lưu lại thay đổi rồi nhấn nhằm xác nhận rằng bạn muốn lưu và thoát. Bước 2 - Khởi động lại máy tính nếu cần thiết. Nếu máy tính không khởi động từ ổ đĩa flash USB vào lần đầu thì có thể hệ thống đã chọn ổ cứng làm điểm khởi động. Lúc này, bạn cần khởi động lại máy tính (với USB cắm sẵn) trước khi tiếp tục. Bước 3 - Chờ trình đơn của chương trình USB hiện ra. Sau khi máy tính nhận USB làm điểm khởi động, chương trình, dịch vụ hoặc trình đơn được cài sẵn trên ổ đĩa flash sẽ hiện ra. Bước 4 - Tiến hành theo hướng dẫn trên màn hình. Khi trình đơn hiện ra, bạn có thể tiếp tục khởi chạy hoặc cài đặt chương trình/dịch vụ nằm trên USB.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Mu%E1%BB%91i-c%C3%B3-di%E1%BB%87t-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-s%C3%AAn-tr%E1%BA%A7n-kh%C3%B4ng%3F
Diệt sên trần bằng muối: cách thực hiện mà không làm hại cây trồng
Bạn trông thấy những vệt nhớt bóng loáng trong nhà hoặc trên cây cối trồng ngoài vườn? Nếu bạn còn thấy các lỗ thủng với nhiều hình dạng khác nhau trên lá cây thì có lẽ thủ phạm là những con sên trần trong vườn. Có thể bạn cũng nghe nói rằng muối có tác dụng diệt sên trần, nhưng hãy tìm hiểu vài điều trước khi thử dùng mẹo này xem đó có phải là lựa chọn đúng không. Chúng tôi sẽ giải đáp một số câu hỏi thường gặp nhất để giúp bạn giải quyết sên trần trong nhà và sân vườn! Phương pháp 1 - Làm sao để sên trần bò ra khỏi cây cối để rắc muối? Bước 1 - Đặt một mảnh ván trên đất ẩm qua đêm để làm chỗ trú ẩn cho sên trần. Tưới nước lên một khoảnh đất vào chiều muộn và đặt một mảnh ván hoặc bìa các-tông trên mặt đất. Chừa khe hở bằng cách đặt tấm ván trên một viên gạch hoặc hòn đá để sên trần có thể chui vào bên dưới. Nhớ là tấm ván phải ở gần mặt đất để sên trần có thể bò lên dễ dàng. Sáng hôm sau, bạn hãy lật tấm ván lên để tìm lũ sên trần ẩn nấp ở đó. Bạn có thể bắt từng con hoặc gạt chúng khỏi tấm ván. Sên trần cần nơi tránh ánh nắng mặt trời để khỏi bị khô kiệt. Bước 2 - Ra ngoài vườn dùng tay bắt sên trần vào ban đêm. Tưới nước trong sân vào buổi chiều muộn và tưới các cây bị sên trần phá hoại. Đến khi trời tối hẳn, bạn hãy quay lại vườn với đèn pin và găng tay. Kiểm tra mặt dưới lá cây để tìm sên trần và bắt chúng. Nếu không có găng tay hoặc không muốn bắt sên trần bằng tay, bạn có thể bắt chúng bằng kẹp gắp. Phương pháp 2 - Tôi có thể dùng muối diệt sên trần như thế nào? Bước 1 - Rắc muối trực tiếp lên sên trần để ngăn chặn chúng ngay trên đường đi. Bạn có thể dùng bất cứ loại muối nào để diệt sên trần. Mỗi khi nhìn thấy một con sên bò ra xa cây, bạn chỉ cần rắc một nhúm muối lên nó. Con sên có thể bắt đầu quằn quại hoặc tiết nhiều nhớt hơn. Trong vòng vài phút, nó sẽ bị mất nước và chết. Bạn hãy bỏ xác con sên vào bao ni lông để vứt đi. Sên trần ra nhiều nhớt khi chết, do đó chúng có thể làm bẩn mặt đất hoặc sàn nhà. Tốt nhất là bạn nên dùng muối diệt sên trần ở ngoài trời, cách xa cây cối hoặc các bề mặt mà bạn muốn giữ sạch. Bước 2 - Thả sên trần vào nước muối khi bắt được chúng. Pha dung dịch muối theo tỷ lệ 7 phần nước với 1 phần muối và đổ vào lọ nhựa có nắp. Mỗi lần bắt được một con sên trần, bạn chỉ việc thả vào lọ nước muối rồi đậy nắp lại. Để sên trần trong lọ ít nhất 2 ngày trước khi bỏ vào bao ni lông và vứt vào thùng rác. Không dùng sên trần làm phân trộn, vì chúng có thể mang ký sinh trùng giun tròn nguy hiểm. Phương pháp 3 - Tôi có thể dùng cách nào khác để diệt sên trần mà không dùng muối? Bước 1 - Đặt bẫy bia để thu hút sên trần khiến chúng chết đuối. Đổ bia vào bát hoặc một vật đựng sâu và chôn trong vườn sao cho miệng bát nhô cao trên mặt đất ít nhất 2,5 cm. Mùi men của bia sẽ thu hút sên trần tìm đến và rơi vào bát chết đuối trong bia sau một đêm. Bạn có thể ra vườn kiểm tra bát bia vào sáng hôm sau và đổ đi nếu thấy có sên trần trong đó. Thay bia vài ngày một lần để bia được tươi. Bước 2 - Thả giun tròn (nematodes) vào đất để chúng xâm nhập và giết chết sên trần. Loài giun nematodes có lợi là những vi sinh vật sống trong đất và làm lây nhiễm vi khuẩn cho các loài gây hại. Bạn có thể mua giun tròn tại cửa hàng bán đồ làm vườn và trộn với nước theo hướng dẫn trên bao bì. Vào mùa xuân, bạn sẽ thả giun tròn vào buổi tối khi đất còn ấm và ẩm. Bước 3 - Thử cho sên trần ăn cám để chúng béo mập lên và bị chim ăn thịt. Rắc một ít cám vào đất xung quanh cây cối để sên trần rời khỏi lá cây. Khi sên trần ăn cám, chúng sẽ căng phồng lên và hơi thiếu nước nên khó di chuyển. Chim chóc khi phát hiện ra sên trần đang cố bỏ trốn sẽ dễ dàng vớ được bữa ăn miễn phí.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/%C4%90i%E1%BB%81u-tr%E1%BB%8B-v%E1%BA%BFt-S%E1%BB%A9a-%C4%90%E1%BB%91t
Cách để Điều trị vết Sứa Đốt
Tin tốt là vết thương do sứa đốt hiếm khi gây nguy hiểm đe dọa đến tính mạng. Còn tin xấu là sứa sẽ phóng ra hàng ngàn chiếc gai nhỏ li ti cắm vào da nạn nhân trong khi đốt và tiết nọc độc. Thông thường thì nọc độc của sứa sẽ gây khó chịu nhẹ hoặc mẩn đỏ và đau. Trong một số ít trường hợp, nọc độc của sứa có thể gây bệnh toàn thân. Nếu bạn hoặc ai đó không may bị sứa đốt thì việc hành động nhanh và quyết đoán sẽ rất hữu ích. Phương pháp 1 - Các bước xử lý tức thì Bước 1 - Biết khi nào cần gọi cấp cứu và tìm sự chăm sóc y tế. Hầu hết các vết sứa đốt không đòi hỏi phải can thiệp y tế. Tuy nhiên, nếu bạn hoặc người nào đó rơi vào các trường hợp sau đây: Vết đốt chiếm diện tích hơn một nửa cánh tay, một nửa chân, một vùng rộng ở thân trên, hoặc vết đốt ở trên mặt hoặc bộ phận sinh dục. Vết đốt gây phản ứng dị ứng nghiêm trọng, bao gồm (nhưng không giới hạn) các triệu chứng như khó thở, chóng mặt hoặc choáng váng, buồn nôn hoặc tim đập nhanh. Vết đốt là của loài sứa hộp. Nọc độc của sứa hộp cực mạnh. Loài sứa này được tìm thấy ở bờ biển nước Úc và vài nơi ở vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương và Hawaii. Sứa hộp có màu xanh dương nhạt và đầu hình vuông, hoặc "đầu thần tóc rắn medusa." Chúng có thể đạt đến chiều dài xấp xỉ 2 mét. Bước 2 - Hết sức bình tĩnh rời khỏi nước. Để tránh bị đốt thêm và bắt đầu xử lý, bạn hãy tìm cách lên bờ ngay sau khi bị đốt. Khi ra khỏi nước, hãy cố gắng đừng gãi vào chỗ bị đốt. Có thể xúc tu của sứa vẫn còn bám vào da, và bạn sẽ bị đốt thêm nếu gãi hoặc chạm vào chúng. Bước 3 - Rửa vết đốt bằng nước biển. Ngay khi ra khỏi nước, bạn hãy dùng nước biển rửa vùng da bị sứa đốt (không dùng nước ngọt) để rửa trôi mọi xúc tu còn bám vào da hoặc các mô châm. Không dùng khăn chà lên vùng da có vết đốt sau khi rửa, vì điều này có thể kích hoạt những chiếc ngòi còn lại. Bước 4 - Dội nhiều giấm lên các xúc tu ít nhất 30 giây. Để có hiệu quả tối đa, bạn có thể pha giấm với nước nóng. Đây là phương pháp sơ cứu hiệu quả nhất cho các vết đốt của nhiều loại sứa. Đảm bảo nước không nóng đến mức làm bỏng da. Vết đốt của một số loài sứa có thể đáp ứng tốt hơn khi được xử lý kết hợp nước muối và muối nở. Phương pháp 2 - Loại bỏ xúc tu của sứa khỏi da Bước 1 - Cẩn thận cạo hết các xúc tu còn lại. Sau khi rửa vết đốt, bạn hãy cạo hết các xúc tu còn sót bằng một vật nhựa, chẳng hạn như thẻ tín dụng. Không chà vải hoặc khăn lên vết đốt để cố gắng loại bỏ xúc tu, vì việc này sẽ khiến càng nhiều tế bào châm tiếp tục tiết nọc độc. Cố gắng giữ yên khi loại bỏ các xúc tu. Bạn càng cử động nhiều trong khi loại bỏ xúc tu thì nọc độc sẽ càng tiết ra nhiều hơn. Nếu có biểu hiện sốc, bạn cần nhờ ai đó gọi cấp cứu ngay, đồng thời cố gắng giữ bình tĩnh hết sức có thể. Bước 2 - Vứt bỏ tất cả các vật liệu tiếp xúc với vết đốt của sứa. Bạn cần hạn chế tối đa rủi ro vô tình bị châm lần nữa. Vứt bỏ tất cả những thứ có thể vẫn còn có các tế bào châm bám vào, chẳng hạn như các vật mà bạn dùng để cạo các xúc tu, hoặc quần áo có thể còn dính xúc tu. Bước 3 - Giảm đau bằng nhiệt. Khi các xúc tu đã được loại bỏ, bạn có thể giảm đau bằng cách ngâm vùng da bị đốt trong nước nóng (nhưng đừng quá nóng!). Nhiệt độ chỉ nên ở mức 40-45° C để tránh bị bỏng. Nghiên cứu đã cho thấy sức nóng có thể khử hoạt tính của nọc độc và giảm đau tốt hơn nước đá. Bước 4 - Trị đau bằng thuốc giảm đau. Nếu bị đau dữ dội, bạn có thể uống thuốc giảm đau với liều lượng được khuyến nghị, chẳng hạn như paracetamol hoặc ibuprofen. Ibuprofen cũng có thể giảm viêm do vết đốt. Phương pháp 3 - Tránh các sai lầm thường gặp Bước 1 - Không dùng nước tiểu để trị vết sứa đốt. Ý tưởng dùng nước tiểu để trị vết đốt của sứa có lẽ xuất phát từ những câu chuyện truyền miệng trong dân gian và trở nên phổ biến hơn sau khi loạt phim truyền Những người bạn sử dụng tình tiết này để gây cười. Không có lý do gì để bạn đi tiểu lên vết sứa đốt! Bước 2 - Tránh rửa vết sứa đốt bằng nước ngọt. Hầu hết trường hợp bị sứa đốt đều xảy ra trong nước biển. Điều này có nghĩa là các nematocysts (tế bào châm) có chứa một lượng lớn nước mặn. Bất cứ sự thay đổi nào về độ mặn trong nematocysts cũng đều khiến các tế bào châm phóng thích nọc độc. Thay vào đó, bạn hãy dùng nước mặn để rửa. Bước 3 - Không dùng chất làm mềm thịt để khử hoạt tính của các ngòi độc. Không có nghiên cứu nào cho thấy cách này thực sự có tác dụng, và có thể nó còn gây hại hại hơn là lợi. Bước 4 - Biết rằng việc bôi cồn trực tiếp lên da có thể phản tác dụng. Cũng tương tự như rửa nước ngọt, cồn có thể khiến nematocysts tiết nọc độc nhiều hơn và gây đau hơn. Phương pháp 4 - Giảm khó chịu và các bước tiếp theo Bước 1 - Làm sạch và băng các vết loét hở. Sau khi loại bỏ các xúc tu và giảm đau, bạn hãy làm sạch vùng da bị đốt bằng nước ấm. (Không cần dùng nước biển, vì nematocysts — các tế bào châm phản ứng với nước ngọt — đã bị loại bỏ.) Nếu da vẫn còn bị kích ứng hoặc rướm máu, bạn hãy đắp gạc và băng nhẹ. Bước 2 - Giữ sạch vết thương. Rửa vết thương bằng nước nóng và bôi thuốc mỡ kháng sinh như Neosporin 3 lần mỗi ngày, sau đó băng lại vết thương bằng băng và gạc. Bước 3 - Dùng thuốc kháng histamine uống hoặc bôi tại chỗ để giảm ngứa và kích ứng. Bạn có thể làm dịu những vùng da bị kích ứng bằng thuốc uống kháng histamin không kê toa hoặc kem bôi có diphenhydramine hoặc kem calamine. Bước 4 - Chờ một ngày để các triệu chứng giảm bớt, và nhiều ngày sau để hết kích ứng. Cơn đau sẽ giảm sau khi dùng thuốc 5-10 phút và hầu như hết đau sau một ngày. Nếu đả qua một ngày mà vẫn tiếp tục đau, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được điều trị. Trong một số ít trường hợp, các vết đốt của sứa có thể gây nhiễm trùng hoặc hình thành sẹo, nhưng hầu hết mọi người đều tránh được tình trạng này, ngay cả với các vết đốt rất nghiêm trọng. Trong một số trường hợp hiếm gặp, tình trạng quá mẫn với nọc độc có thể xảy ra trong một tuần hoặc nhiều tuần sau khi bị đốt. Các vết phồng rộp hoặc các tình trạng kích ứng da khác có thể xuất hiện đột ngột. Mặc dù tình trạng quá mẫn nói chung thường không nguy hiểm, nhưng sẽ tốt hơn nếu bạn đến gặp bác sĩ tổng quát hoặc bác sĩ da liễu để được điều trị.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Bi%E1%BA%BFn-r%E1%BB%A7i-th%C3%A0nh-may-trong-cu%E1%BB%99c-s%E1%BB%91ng
Cách để Biến rủi thành may trong cuộc sống
Khi cuộc đời chỉ ban cho bạn quả chanh, bạn hãy pha một ly nước chanh. Câu ngạn ngữ mà chúng ta thường nghe có ý muốn khuyên bạn tạo nên điều tốt nhất từ những tình huống không may trong cuộc sống. Nếu nhận được một thứ chua như quả chanh, bạn hãy cố gắng tìm ra vị ngọt mà nó có thể đem lại. Quả thực nói thì dễ hơn làm, tuy nhiên học cách sống lạc quan hơn khi đối mặt với nghịch cảnh là điều mà bạn có thể làm được. Phương pháp 1 - Tạo nên điều tốt nhất từ những tình huống không may Bước 1 - Tìm ra những bài học. Bạn có thể lướt qua những tình huống không may trong cuộc sống dễ dàng hơn khi biến chúng thành những bài học trong ký ức. Gần như bất cứ sự việc nào mà bạn gặp phải trong cuộc sống cũng đều có điều gì đó để bạn học hỏi. Điều này sẽ giúp bạn đối phó với các tình huống tiêu cực với một thái độ tích cực. Hãy tìm ra bài học và áp dụng những gì bạn học được cho tương lai. Khi đối mặt với một vấn đề khó khăn, bạn hãy nghĩ đó là một thách thức giúp bạn tôi luyện để trở nên mạnh mẽ hơn trong những tình huống sắp tới. Khi tự hỏi bản thân, “Mình có thể học được gì từ sự việc này?”, bạn có thể tự tin bỏ lại nó sau lưng vì biết rằng bạn sẽ có quyết định khôn ngoan hơn, tìm hiểu kỹ lưỡng hơn trên hành trình sắp tới. Bước 2 - Kiểm soát những điều trong tầm tay của bạn. Người ta thường tự nhiên có cảm giác lạc quan về tình huống không may trong cuộc sống khi kiểm soát được sự việc. Đúng là cuộc đời này có nhiều thứ vượt khỏi tầm kiểm soát của chúng ta - thời tiết và giá xăng chẳng hạn. Tuy nhiên, chúng ta nên tập trung vào những thứ nằm trong quyền kiểm soát của mình để có cái nhìn tốt đẹp hơn về cuộc sống. Thực vậy, nghiên cứu đã cho thấy trong những tình huống không may, những đối tượng có quyền kiểm soát tương đối cao thường có thái độ lạc quan hơn nhiều, ví dụ như tài xế trong tai nạn xe hơi hoặc người bị ung thư da, so với những người có rất ít quyền kiểm soát như hành khách trong tai nạn xe hơi hoặc người đeo máy trợ thính. Bước 3 - Tìm sự hỗ trợ từ xã hội. Cho dù phải đương đầu với điều gì, bạn vẫn sẽ tìm được cảm giác yên tâm hơn khi biết rằng bên cạnh mình còn có những người khác. Bất kể bạn đang gặp rắc rối về tài chính, đau khổ vì vừa chia tay cuộc tình hay đang đối phó với một căn bệnh - ở đâu đó vẫn có những người cảm thông và thấu hiểu bạn. Sự kết nối với họ có thể giúp bạn bớt cảm giác cô đơn. Bạn luôn luôn có thể trông cậy bạn bè hay người thân trong những lúc khó khăn. Tuy nhiên bạn cũng đừng ngần ngại tìm đến những lãnh tụ tôn giáo hoặc chuyên gia tư vấn. Thậm chí bạn còn có thể kết nối với những người đồng cảnh ngộ như mình ở các hội nhóm hoặc diễn đàn online. Bước 4 - Thay đổi ngôn từ. Phần đông mọi người thường không nghĩ về ý nghĩa thực sự của những lời mình nói ra. Chúng ta chỉ tùy tiện thốt ra những lời nói và những ý nghĩ u ám cứ thế kéo đến. Nghiên cứu đã cho thấy chỉ một từ tiêu cực cũng có thể kích thích các hóa chất gây stress trong não. Sau đây là những từ ngữ bạn cần loại ra khỏi kho từ vựng của mình để nâng cao tính lạc quan. Loại bỏ "phải" và thay vào đó là "sẽ" - "Hôm nay mình sẽ đến phòng gym để tập luyện." Đổi "rắc rối" thành "tình huống" - "Chúng ta cần thảo luận về tình huống này." Thay "sai lầm" bằng "bài học quý giá" – Chúng ta đều học được từ bài học quý giá của mình. Chuyển "tồi tệ" sang "không khôn ngoan" - "Hôm nay mình có lựa chọn không được khôn ngoan." Phương pháp 2 - Học cách đối phó Bước 1 - Phát triển các kỹ năng đối phó tích cực. Có lẽ bạn đã từng nghe nói, trong đa số trường hợp, bản thân tình huống không quan trọng bằng cách bạn phản ứng với nó. Người lạc quan thường có thái độ tích cực trong hành động phản ứng cũng như trong lối suy nghĩ. Chìa khóa để duy trì sự lạc quan là trang bị những kỹ năng tốt để áp dụng vào những thời điểm căng thẳng và khó khăn. Các kỹ năng đó có thể bao gồm: Nuôi dưỡng những mối quan hệ bạn bè tốt đẹp Tích cực vận động thể chất Dùng sự hài hước để nâng cao tâm trạng Dựa vào tinh thần của bản thân Tập thiền Thoát khỏi thực tại qua việc đọc sách Theo đuổi những quan tâm và sở thích Chơi với thú cưng Bước 2 - Duy trì sự bận rộn. Đừng cố đi tìm hạnh phúc, vì điều đó có thể gây tác dụng ngược. Thay vì cố gắng tìm niềm vui, bạn hãy tìm sự bận rộn. Những khoảnh khắc hạnh phúc trọn vẹn sẽ tự nhiên đến với bạn. Và những khi cảm thấy có ý nghĩ tiêu cực xuất hiện, bạn hãy chọn một kỹ năng đối phó để toàn tâm thực hiện và đưa tâm trí mình thoát khỏi những ý nghĩ khiến bạn nản lòng. Tìm sự bận rộn trong đời sống là một cách để đối phó với tính bi quan. Bước 3 - Tập thói quen biết ơn. Có một cách chắc chắn để cảm thấy lạc quan hơn về cuộc sống và hóa rủi thành lành là vun đắp lòng biết ơn. Khoa học cho thấy lòng biết ơn được thể hiện hàng ngày đem đến nhiều lợi ích, đó là có thêm hạnh phúc và công việc, bớt cô đơn và xa cách, nâng cao khả năng miễn dịch, và những vòng quay không dứt của những cử chỉ nhân ái truyền từ người này sang người khác. Đem thái độ biết ơn vào đời sống hàng ngày bằng cách để tâm đến những điều tuy nhỏ bé nhưng tuyệt vời xảy ra mỗi ngày. Vui cùng tiếng cười của trẻ thơ, rúc trong chăn ấm và đọc một quyển sách hay, thưởng thức một bữa ăn ngon hoặc ôm một người thân yêu. Tô đậm lòng biết ơn không chỉ bằng việc nhận ra mà còn ghi lại những điều diệu kỳ nho nhỏ đó. Hãy bắt đầu viết “nhật ký biết ơn”, mô tả những điều tốt đẹp nhỏ bé diễn ra trước mắt bạn mỗi ngày và đi sâu vào những sự kiện hoặc tình huống cụ thể mà bạn biết ơn. Bước 4 - Sống lành mạnh. Khi bạn chăm sóc tốt cho hạnh phúc tinh thần và thể chất của mình, bạn sẽ nhìn chiếc cốc của bạn đầy một nửa mà không phải là vơi một nửa. Một lối sống lành mạnh bao gồm: Tập thể dục đều đặn – mỗi tuần tập 5 buổi trong thời gian 30 phút Áp dụng một chế độ ăn lành mạnh với những bữa ăn cân bằng dinh dưỡng – 3-5 bữa mỗi ngày Ngủ đủ giấc - 7-9 tiếng mỗi đêm Kiểm soát stress bằng những kỹ năng đối phó Vui đùa – làm những việc khiến bạn vui cười Bước 5 - Giữ sự cân bằng. Không ai có một cuộc sống hoàn toàn tốt hoặc xấu. Sống thực tế cũng là một phần quan trọng của tinh thần lạc quan đích thực. Sự lạc quan mù quáng khi bạn nhìn mọi việc dưới lăng kính màu hồng có thể nhanh chóng làm bạn thất vọng. Và nếu không thường xuyên nhìn lại các mục tiêu để đảm bảo tính thực tế, có lẽ bạn chỉ đi đến kết cục tương tự ngày này qua tháng khác. Bước 6 - Kiềm chế những ý nghĩ so sánh. Việc so sánh cuộc sống và những thành quả của mình với những người khác là một thói quen xấu mà bạn cần từ bỏ. Sự so sánh khiến bạn cảm thấy buồn bực về bản thân, vì ngoài kia luôn có ai đó hấp dẫn hơn bạn, giàu có hơn bạn hoặc thành đạt hơn bạn. Bạn cần tập từ bỏ những ý nghĩ lý tưởng hóa và bắt đầu thực tế hơn. Thay vì từ bên ngoài nhìn vào và lý tưởng hóa cuộc sống của người khác, bạn nên có ý nghĩ thực tế hơn rằng người đó cũng có khuyết điểm và những ngày tồi tệ. Con người chúng ta không ai là hoàn hảo. Chấp nhận rằng con người còn có những điều mà bạn không thể nhìn thấy, và rồi bạn sẽ không còn thấy buồn vì những nhược điểm của chính mình nữa. Bước 7 - Giữ mối quan hệ với những người tích cực. Có một cách đảm bảo cho bạn đi đúng hướng khi đi tìm cái nhìn tươi sáng hơn – đó là dành hàng giờ, hàng ngày trong cuộc đời bạn để ở bên cạnh những người khiến bạn cảm thấy mình có giá trị và xứng đáng. Môi trường xung quanh có ảnh hưởng to lớn đến những suy nghĩ, cảm giác và hành vi của bạn. Khi có sự ủng hộ của bạn bè và người thân, bạn sẽ có cơ hội tốt nhất để phát triển. Phương pháp 3 - Thay đổi lối suy nghĩ Bước 1 - Thấy được những lợi ích khi trở thành người lạc quan. Người lạc quan – người luôn nhìn vào mặt tích cực của sự việc – thường thành công hơn về mọi mặt trong cuộc sống, từ những nhiệm vụ ở trường học, nơi làm việc đến các mối quan hệ. Họ không chỉ sống một cuộc sống thành công hơn mà còn sống lâu hơn. May mắn thay, bạn không cần phải là người có sẵn tố chất lạc quan mới có thể gặt hái được những lợi ích đó. Tính lạc quan hoàn toàn có thể học được. Các nhà nghiên cứu tin rằng tính lạc quan có thể học được qua một chuỗi các hành vi, bằng việc thể hiện những cử chỉ trìu mến, bằng những lần mạo hiểm và thất bại, và bằng việc quan sát những người lạc quan. Bước 2 - Vượt qua những nếp suy nghĩ tiêu cực. Bước đầu tiên để biến rủi thành may là nhận thức được sự tiêu cực của mình. Nếu không biết mình có xu hướng chỉ nhìn thấy mặt xấu của sự việc, bạn sẽ không thể thay đổi thói quen này. Hàng ngày bạn hãy theo dõi những ý nghĩ của mình, nhận thức được những giả định tiêu cực mà bạn thường đặt ra. Khi nhận ra một kiểu suy nghĩ tiêu cực, bạn hãy lướt qua nó bằng cách nghĩ ra và nói lên một điều gì đó tích cực hơn. Ví dụ khi bạn làm hỏng bài kiểm tra ở trường và tự đi đến kết luận “mình chẳng giỏi việc gì!”, bạn hãy chuyển ý nghĩ đó thành “Môn toán đúng là khó, nhưng mình thực sự giỏi môn văn và sử”. Nếu bạn có tính bi quan cố hữu, việc vượt qua lối suy nghĩ tiêu cực tự nhiên đó có vẻ không thành thực. Bạn hãy chống lại cảm giác giả tạo đó; dần dần mọi việc sẽ trở nên dễ dàng hơn. Bước 3 - Mường tượng trước kết quả tốt nhất có thể đạt được. Những người thành công trong nhiều lĩnh vực thường tập hình dung để tìm được thành công – trong đó có các vận động viên chuyên nghiệp và giám đốc điều hành. Phương pháp hình dung nhằm bốn mục đích: nảy ra những ý tưởng sáng tạo giúp bạn vươn tới mục tiêu mơ ước, lập trình cho não tìm kiếm và nhận biết các nguồn lực bạn cần để đi tới thành công, thu hút những con người và tình huống tích cực về phía bạn (nghĩa là kích thích luật hấp dẫn), và cho bạn động lực cần thiết để bắt tay vào hành động một cách thích hợp. Phương pháp hình dung là một kỹ thuật mà bạn có thể nắm vững dễ dàng. Dành thời gian mỗi ngày vài phút yên tĩnh. Nhắm mắt lại và tưởng tượng cuộc sống của mình khi đã đạt được những mục tiêu. Hình dung mọi sự việc xảy ra với những chi tiết thật sống động, kích thích các giác quan của bạn sao cho hình ảnh đó càng thêm chân thực. Bước 4 - Lường trước điều xấu nhất. Trở thành người lạc quan có thể thật thoải mái và hạnh phúc, nhưng nếu tính bi quan sâu thẳm trong tâm trí bạn đang vật lộn với điều đó, bạn cần dự liệu trước. Có một câu ngạn ngữ rất hay ở đây, “Tôi là người lạc quan, nhưng là người lạc quan có đem theo áo mưa”. Bạn hãy cứ mong chờ điều tốt nhất, nhưng cũng nên dự tính cho trường hợp xấu nhất xảy ra. Chiến thuật này giúp bạn cân bằng giữa tính lạc quan mới nảy nở và tính bi quan thái quá. Bạn dồn tâm sức của mình cho kết quả tốt, nhưng cũng nên chuẩn bị kế hoạch thay thế để đối phó với tình huống xấu nhất nếu nó thực sự xảy ra.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/T%C3%ADnh-Chu-vi-H%C3%ACnh-tr%C3%B2n
Cách để Tính Chu vi Hình tròn
Bất cứ khi nào bạn làm các công việc thủ công như dựng hàng rào quanh bồn hoa, hay đơn giản chỉ là giải bài toán ở trường, biết cách tìm chu vi hình tròn sẽ rất hữu ích cho việc giải quyết các vấn đề liên quan đến hình này. Phương pháp 1 - Sử dụng Đường kính Bước 1 - Viết công thức tính chu vi hình tròn dựa vào đường kính. Công thức đơn giản là: . Trong phép tính này, "C" đại diện cho chu vi hình tròn và "d" là đường kính. Diễn giải một cách chi tiết là, để tìm chu vi hình tròn, ta lấy đường kinh nhân với số pi. Bấm pi vào máy tính để biết giá trị số học của nó, xấp xỉ bằng 3,14. Bước 2 - Thay đường đã biết kính vào công thức và giải bài toán. Ví dụ đề bài như sau: bạn có một bồn hoa hình tròn đường kính 2,4 m, và bạn muốn dựng một hàng rào trắng xung quanh cách nó 1,8 m. Để tính chu vi hàng rào cần dựng, trước hết bạn cần tính tổng đường kính của bồn hoa và hàng rào là 2,4 m + 1,8 m + 1,8 m. Ta tính đường kính là 2,4 m + 1,8 m + 1,8 m = 6 m. Bây giờ đưa đường kính vào công thức và thay π bằng giá trị số học của nó: C = πd C = π x 6 m C = 18,85 m Phương pháp 2 - Sử dụng Bán kính Bước 1 - Viết công thức tính chu vi hình tròn khi biết bán kính. Bán kinh hình tròn có độ dài bằng một nửa đường kinh, vì thế đường kính có thể hiểu là 2r. Hãy luôn ghi nhớ điều đó, và ta có thể viết công thức tính chu vi dựa trên bán kính đã biết như sau: C = 2πr trong đó “r” là bán kính hình tròn. Một lần nữa, dùng máy tính để xác định giá trị số học của π, xấp xỉ bằng 3,14. Bước 2 - Thay giá trị bán kính vào phép tính để giải bài toán. Ví dụ bạn đang muốn cắt một dải giấy trang trí để bao quanh chiếc bánh vừa làm ra. Bán kính chiếc bánh là 12,7 cm. Để tính chu vi chiếc bánh, chỉ cần đưa bán kính vào phép toán: C = 2πr C = 2π x 12,7 cm C = 25,4π C = 79,8 cm
{ "is_expert": false, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Tr%E1%BB%8B-ch%E1%BB%A9ng-ra-m%E1%BB%93-h%C3%B4i-tay
Cách để Trị chứng ra mồ hôi tay
"Lòng bàn tay ướt sũng” trong bộ phim Kỳ nghỉ của Ferris Bueller có thể làm khán giả cười nghiêng ngả, nhưng bàn tay ướt mồ hôi như vậy ngoài đời thực đôi lúc sẽ khiến bạn khó xử. Đừng ngại ngần với những cái bắt tay hay đập tay; thay vào đó, bạn hãy hành động! Chỉ với một vài chiến thuật đơn giản, bạn sẽ không thấy quá khó để giữ cho bàn tay được khô ráo (hoặc ít nhất cũng bớt ướt, nếu điều đó xảy ra). Phương pháp 1 - Làm khô bàn tay ướt mồ hôi Bước 1 - Dùng phấn em bé hoặc một loại bột thấm hút khác. Một cách đơn giản, trực tiếp và có tác dụng tương đối kéo dài để loại bỏ độ ẩm không mong muốn trên bàn tay là thấm cho khô! Bạn có thể làm điều này bằng nhiều cách, bao gồm xoa bột có đặc tính thấm hút. Thử rắc một ít phấn rôm em bé vào lòng bàn tay, xoa nhẹ và đều; bạn sẽ ngay lập tức nhận thấy bàn tay mát và khô hơn. Dưới đây là một số loại bột mà bạn có thể cân nhắc sử dụng: Phấn Bột tan (talcum powder). Lưu ý là bột tan có thể gây độc nếu hít vào với số lượng lớn Tinh bột ngô (đôi khi được điều chế dành cho mục đích này ở các nước châu Mỹ la tinh với tên gọi là "maizena") Muối nở Bước 2 - Dùng sản phẩm ngăn tiết mồ hôi. Nhiều người dùng sản phẩm ngăn tiết mồ hôi vùng dưới cánh tay hàng ngày để kiểm soát mồ hôi. Bạn có tin không, sản phẩm này cũng có tác dụng tương tự nếu bạn xoa một ít vào lòng bàn tay. Dùng khăn lau khô bàn tay trước khi xoa sản phẩm ngăn tiết mồ hôi để nó giúp bạn bít kín các lỗ chân lông một cách hiệu quả. Đảm bảo sản phẩm bạn dùng là loại ngăn tiết mồ hôi chứ không phải sản phẩm khử mùi. Mặc dù thường được kết hợp thành một, nhưng hai sản phẩm này không giống nhau. Loại ngăn tiết mồ hôi chống tình trạng tiết mồ hôi, còn loại khử mùi chỉ đơn thuần kiểm soát mùi mồ hôi. Để có hiệu quả cao nhất, bạn nên dùng sản phẩm ngăn tiết mồ hôi có các thành phần hoạt chất là các hợp chất nhôm (aluminum compounds). Nhôm là một trong các hóa chất ngăn tiết mồ hôi mạnh và hiệu quả nhất. Với các trường hợp nặng, có thể bạn cần tìm hiểu về các loại thuốc ngăn tiết mồ hôi kê toa (ví dụ như Drysol) có hàm lượng nhôm cao hơn. Bước 3 - Đem theo khăn tay hoặc khăn giấy ướt chứa cồn. Với các trường hợp ra mồ hôi tay nhẹ, đôi khi bạn chỉ cần đem theo thứ gì đó để thấm nước suốt ngày là cũng đủ để trị chứng mồ hôi tay. Khăn tay vải là loại khăn dùng được nhiều lần rất tốt, còn khăn giấy ướt chứa cồn thì tiện lợi. Khăn giấy ướt chứa cồn tuy ướt nhưng thường không khiến tay bị ướt lâu. Cồn bay hơi rất nhanh và kéo theo các nguồn tạo ẩm khác trên tay. Thực tế là một số người có làn da mỏng than phiền rằng khăn giấy ướt chứa cồn khiến họ có cảm giác quá khô trên bàn tay. Bước 4 - Rửa tay thường xuyên hơn. Nếu thấy khó giữ cho tay được khô ráo, bạn có thể thử rửa tay thường xuyên. Việc rửa tay bằng xà phòng và nước có thể lấy đi chất dầu tự nhiên trên tay, tạo cảm giác khô hơn, do đó bạn có thể giữ cho tay khô về lâu dài nếu chịu khó rửa tay nhiều lần hơn mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng việc rửa tay thường xuyên đôi khi có thể khiến bàn tay quá khô, nhất là khi dùng xà phòng mạnh hoặc xà phòng có chứa chất giặt tẩy. Nếu da tay bị kích ứng hoặc quá khô vì thường xuyên rửa tay, bạn hãy đổi sang dùng xà phòng dưỡng ẩm – bàn tay khô nứt nẻ thường khó chịu hơn nhiều so với bàn tay hơi ướt vì mồ hôi. Phương pháp 2 - Ngăn ngừa bàn tay ướt mồ hôi Bước 1 - Tránh dùng lotion nhờn dính. Nếu bạn thường xuyên thoa lotion vào tay thì bàn tay khó mà tránh bị ướt. Mặc dù một số loại lotion (có chứa các hóa chất ngăn tiết mồ hôi) thực sự có thể giúp bạn làm khô bàn tay, nhưng một số loại khác (như sáp dầu) thậm chí còn khiến bàn tay ướt hoặc nhờn hơn. Nếu dùng lotion thường xuyên, bạn nên cân nhắc chuyển sang dùng loại lotion nhẹ hơn hoặc loại có công thức tạo hiệu ứng làm khô. Bước 2 - Tránh sử dụng găng tay. Găng tay hoặc các vật dụng bao bọc bàn tay có thể dẫn tới tình trạng tiết mồ hôi tay hoặc quá ẩm ướt. Găng tay giữ độ ẩm và sức nóng trong bàn tay, khiến mồ hôi tiết ra nhiều hơn và khó bay hơi hơn. Để tránh tình trạng này, bạn chỉ cần không bao bọc tay những khi có thể - như vậy độ ẩm tự nhiên trên tay sẽ dễ bay hơi hơn. Nếu trời lạnh đến mức không thể không đeo găng tay, bạn hãy thử dùng găng tay hở ngón và có chất liệu mỏng hơn, nếu có thể. Tốt nhất là những đôi găng tay này có thể giữ ấm cho bàn tay nhưng vẫn thoáng khí. Bước 3 - Tránh các thức ăn và đồ uống kích thích tiết mồ hôi. Đôi khi ngay cả những điều đơn giản như chế độ ăn cũng có thể dẫn đến mồ hôi tiết ra quá mức. Một số loại thức ăn có thể kích thích phản ứng tiết mồ hôi, vì vậy nếu bạn dễ bị ra mồ hôi tay thì tình trạng càng tệ thêm. Hãy cân nhắc tránh các đồ ăn thức uống sau nếu chúng thường xuyên có trong chế độ ăn của bạn: Thức ăn cay: Nghe có vẻ khó tin, nhưng các thức ăn cay nóng cũng kích thích phản ứng trong cơ thể tương tự như sức nóng thực sự và thường dẫn đến tình trạng tiết mồ hôi. Caffeine: Một số người đổ mồ hôi khi tiêu thụ quá nhiều caffeine vì hóa chất này kích thích hệ thần kinh, dẫn đến tình trạng bồn chồn, tăng mức hoạt động, hồi hộp, v.v… Hiệu ứng này thường mạnh nhất khi bạn uống các thức uống nóng chứa caffeine. Thức uống chứa cồn: Đối với một số người, tình trạng say rượu hoặc “chếnh choáng” có thể khiến mồ hôi tiết ra quá mức do một hiện tượng gọi là giãn mạch máu, tức là các mạch máu trong cơ thể giãn nở và tăng nhiệt độ trên da, dẫn đến cảm giác ấm nóng. Bước 4 - Giảm căng thẳng. Ở một số người, bàn tay ra mồ hôi không phải là triệu chứng của bệnh lý mà chỉ là phản ứng với tác nhân gây căng thẳng hoặc lo âu trong cuộc sống. Đối với các trường hợp này, việc loại bỏ độ ẩm trên bàn tay chỉ là giải pháp tạm thời. Để có kết quả lâu dài, người ta phải giải quyết tình trạng căng thẳng tinh thần hoặc cảm xúc ẩn sau đó. Không có phương pháp nào "đúng" để xử lý việc này; mỗi người đều có những tác nhân gây căng thẳng khác nhau, vì vậy bạn nên nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia trị liệu có giấy phép để xin lời khuyên nếu bạn cho rằng mình thuộc trường hợp này. Dưới đây là vài phương pháp thường được khuyến nghị để giảm căng thẳng: Tập yoga Tri liệu bằng phương pháp phản hồi sinh học Thiền Từ bỏ các thói quen và các chất gây hại Tạo mối kết nối xã hội nhiều hơn/đa dạng hơn Lập chế độ tập luyện mới Sắp xếp lại công việc/cuộc sống Phương pháp 3 - Áp dụng các phương pháp điều trị y khoa Bước 1 - Hỏi về thuốc ức chế phó giao cảm. Nếu tình trạng ra mồ hôi tay là nghiêm trọng và bạn không thể xử lý được bằng các liệu pháp cơ bản tại nhà hoặc thay đổi lối sống, có thể bạn nên hỏi bác sĩ về các phương pháp điều trị y khoa. Một loại thuốc có tác dụng điều trị mồ hôi tay quá mức (và khiến tay ướt) có tên gọi là thuốc ức chế phó giao cảm. Nhóm thuốc này có tác dụng ngăn chặn hoạt động của hóa chất acetylcholine trong não, một hóa chất góp phần điều khiển hoạt động tiết mồ hôi của cơ thể. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng thuốc ức chế phó giao cảm có thể gây ra một số tác dụng phụ không nhẹ, bao gồm: Thân nhiệt tăng cao Mắt nhìn mờ Táo bón Giảm tiết nước bọt Lú lẫn Buồn ngủ Bước 2 - Cân nhắc sử dụng phương pháp điện chuyển ion. Một thủ thuật tương đối nhẹ nhàng để chữa mồ hôi tay gọi là điện chuyển ion. Theo đó, bàn tay sẽ được ngâm trong nước có dòng điện nhẹ chạy qua khoảng 30 phút. Phương pháp này sẽ đóng các lỗ chân lông trên da bàn tay và giúp giảm tiết mồ hôi. Dòng điện thường không mạnh đến mức gây đau. Thông thường bạn phải trải qua nhiều buổi trị liệu để có kết quả tốt nhất. Mặc dù thường không gây tác dụng phụ, nhưng trong một số trường hợp hiếm gặp, phương pháp điện chuyển ion có thể làm khô da, kích ứng và/hoặc phồng rộp. Bước 3 - Cân nhắc tiêm botox. Các mũi tiêm botox thường được biết đến với công dụng làm đẹp, nhưng chúng cũng được sử dụng để giảm tiết mồ hôi trong một số trường hợp. Phương pháp tiêm botox được thực hiện bằng cách tiêm một lượng nhỏ độc tố botulinum toxin dưới da. Với liều lượng rất nhỏ, độc tố này sẽ làm căng da và ức chế một hóa chất kích thích tuyến mồ hôi. Tuy có thể phải tiêm nhiều lần, nhưng phương pháp tiêm botox có thể ngăn chặn tiết mồ hôi quá mức đến hơn một năm. Các tác dụng phụ của botox gồm có: Thâm tím/đỏ ở vị trí tiêm Đau đầu Các triệu chứng tương tự như cúm Các cơ bị co rút/chùng Trong trường hợp rất hiếm, các triệu chứng nguy hiểm của ngộ độc botulinum toxin (khó thở, khó nói, có vấn đề về thị lực, yếu sức) Bước 4 - Trong các trường hợp cực hiếm, bạn có thể cân nhắc phẫu thuật. Đối với trường hợp mồ hôi tay không đáp ứng với bất cứ các phương pháp điều trị nào khác và ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, phương án phẫu thuật sẽ được xem xét, mặc dù thường được coi là giải pháp cuối cùng. Phẫu thuật cắt đốt hạch giao cảm ngực qua nội soi (ETS) là kỹ thuật cắt một số dây thần kinh gây tiết mồ hôi trong bàn tay và nách. Mặc dù đôi khi được mô tả là thủ thuật "xâm lấn tối thiểu", nhưng ETS thực ra là phẫu thuật lớn cần gây mê toàn thân. Dù rất hiếm gặp, nhưng vẫn có tỷ lệ nhỏ xảy ra các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí tử vong trong phẫu ETS (cũng như bất cứ ca đại phẫu nào khác). Lưu ý rằng ETS là loại phẫu thuật vĩnh viễn; không có cách nào để đảo ngược một khi đã thực hiện phẫu thuật. Ngoài ra, một điều quan trọng bạn nên biết là phần lớn những người được phẫu thuật ETS để trị chứng mồ hôi tay hoặc nách sẽ có tình trạng "tăng tiết mồ hôi bù trừ" (mồ hôi tiết ra nhiều hơn trước) ở những vị trí khác trên cơ thể sau phẫu thuật. Phương pháp 4 - Sử dụng các liệu pháp thay thế Bước 1 - Thử ngâm bàn tay trong trà. Có một số liệu pháp "thay thế" hoặc "tự nhiên" được quảng cáo trên mạng là có tác dụng chữa chứng mồ hôi tay. Mặc dù một số bác sĩ xác nhận tác dụng của các liệu pháp này, nhưng có rất ít bằng chứng khoa học (nếu có) chứng minh tính hiệu quả của chúng. Một liệu pháp thay thế dễ dàng mà bạn có thể thử áp dụng là ngâm bàn tay vào nước trà mát hoặc hơi ấm. Để có kết quả tốt nhất, bạn nên ngâm tay trong trà (hoặc áp túi trà ướt lên tay) 30 phút mỗi ngày trong một tuần. Bước 2 - Thử dùng giấm táo. Một liệu pháp thay thế khác để chữa chứng mồ hội tay mà bạn có thể dễ dàng áp dụng là dùng giấm táo. Thử ngâm tay trực tiếp trong bát giấm táo 5 phút mỗi lần, sau đó rửa tay bằng xà phòng và nước. Lưu ý rằng chỉ riêng việc rửa tay với xà phòng và nước đôi khi cũng đã có tác dụng làm khô da (xem bên trên). Một cách khác, bạn có thể đổ nước đầy bồn tắm và thêm vào 1-2 cốc giấm trước khi bước vào ngâm. Bước 3 - Thử dùng các liệu pháp thảo mộc. Một số nguồn thông tin y học thay thế nói rằng việc sử dụng một số thảo mộc "giải độc" như turmeric (nghệ), shatavari (thiên môn chùm) và patola (mướp khía) có thể giúp giảm mồ hôi bàn tay và/hoặc bàn chân. Mặc dù một số loại thảo mộc này có thể được sử dụng trong y học cổ truyền (ví dụ như nghệ thường được sử dụng như một loại thuốc điều trị chứng khó tiêu và kháng viêm), nhưng có rất ít bằng chứng khoa học chứng minh rằng các liệu pháp này là đáng tin cậy trong điều trị chứng mồ hôi tay hoặc các bệnh lý khác. Đa phần các chương trình "giải độc" ít đem lại lợi ích rõ ràng, bạn nên lưu ý là một số đã được biết là có thể có các dụng phụ gây hại (mặc dù hiếm khi nguy hiểm). Bước 4 - Cân nhắc dùng liệu pháp vi lượng đồng căn hoặc các chương trình trị liệu. Một công cụ tìm kiếm đơn giản có thể cho ra hàng chục cái gọi là liệu pháp vi lượng đồng căn hoặc "tự nhiên" để chữa chứng mồ hôi tay. Các liệu pháp này thường ở dạng thảo mộc, vitamin, thuốc viên, thực phẩm chức năng hoặc kết hợp các dạng trên. Mặc dù thường được quảng cáo chắc nịch rằng rất hiệu quả, nhưng trong thực tế thì Ngoài ra, các sản phẩm vi lượng đồng căn không được quản lý bởi Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, do đó chúng không được đảm bảo đạt tiêu chuẩn chất lượng cao như các loại thuốc "bình thường" . Vì lẽ đó, hầu hết các bác sĩ đều khuyến cáo không nên tiêu tốn quá nhiều vào liệu pháp vi lượng đồng căn.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/S%E1%BB%AD-d%E1%BB%A5ng-YouTube-ngo%E1%BA%A1i-tuy%E1%BA%BFn
Cách để Sử dụng YouTube ngoại tuyến
Nếu bạn đang lên kế hoạch cho chuyến du ngoạn tới nơi bạn biết bạn không thể truy cập vào Internet, có lẽ bạn sẽ muốn lưu vài video ưa thích của bạn để xem ngoại tuyến. Phiên bản mới nhất của ứng dụng YouTube hỗ trợ cho việc xem ngoại tuyến, nhưng tính năng này hiện chưa sẵn có ở nhiều khu vực, bao gồm cả ở Mỹ. Nếu bạn không thể truy cập tới tính năng ngoại tuyến trong ứng dụng YouTube, thì vẫn có vài cách để bạn có được các video trong thiết bị của bạn để xem ngoại tuyến. Phương pháp 1 - Ứng dụng YouTube Bước 1 - Hãy đăng ký Khóa Nhạc trên YouTube (YouTube Music Key). Đây là điều kiện bắt buộc để tải các video nhạc từ YouTube về để xem ngoại tuyến. Đây là các định dạng video duy nhất bạn có thể lưu để xem ngoại tuyến với phương pháp này. Nếu bạn muốn lưu video YouTube ở những định dạng khác, hãy sử dụng một trong các phương pháp sau. Bạn sẽ có Khóa Nhạc YouTube bằng cách đăng ký Truy cập Tất cả Nhạc trên Google (Google Play Music All Access), nó có giá 10 USD mỗi tháng. Bước 2 - Hãy cập nhật ứng dụng của bạn. Xem ngoại tuyến chỉ sẵn có trong các phiên bản gần đây nhất của ứng dụng YouTube. Không phải khu vực nào cũng có được cập nhật chức năng xem ngoại tuyến, đó là vì tính năng này vẫn chưa được triển khai rộng rãi. Nếu phương pháp này không hiệu quả, hãy thử phương pháp dưới đây dành cho hệ điều hành đặc thù của bạn. Bước 3 - Hãy kết nối tới mạng di động. Để lưu video, trước hết bạn sẽ cần kết nối mạng. Một khi video đã được lưu để xem ngoại tuyến, bạn có thể bỏ kết nối và xem nó ngoại tuyến. Nếu bạn không thể kết nối Wifi thì bạn có thể sử dụng kết nối qua dữ liệu nếu thiết bị của bạn hỗ trợ. Bước 4 - Hãy bật ứng dụng YouTube. Hãy mở YouTube bằng cách ấn vào biểu tượng của nó. Nó có hình chữ nhật màu đỏ với các góc tròn và biểu tượng Play (Chơi) ở giữa. Bước 5 - Hãy tìm video nhạc mà bạn muốn lưu giữ. YouTube có chức năng tìm kiếm bằng việc nhấn vào nút tìm kiếm ở góc phải trên màn hình chính của ứng dụng. Hãy gõ tên video vào ô tìm kiếm, và sau đó chọn từ khóa tìm kiếm thích hợp xuất hiện ở bên dưới. Bạn cũng có thể sử dụng thanh bên cạnh, truy cập bằng cách lướt ngón tay từ cạnh bên trái vào khi đang ở màn hình chính của ứng dụng, để duyệt qua các đăng ký theo dõi kênh của bạn nếu bạn muốn tìm theo cách đó. Hãy nháy “My subscriptions” (các Đăng ký của tôi) ở ô bên trái để duyệt các video được tải lên gần đây theo các kênh bạn đã đăng ký theo dõi. Bạn cũng có thể sử dụng “History” (Lịch sử) ở thanh bên lề để xem qua các video bạn đã xem gần đây. Bạn chỉ có thể lưu các video nhạc bằng cách sử dụng phương pháp này. Bước 6 - Hãy lựa chọn một video để mở nó. Tìm kiếm sẽ hiển thị các kết quả kèm tiêu đề và các biểu tượng nhỏ của chúng. Hãy nhấn vào video bạn muốn lưu. Bước 7 - Nháy vào nút “Download” (Tải về) và chọn chất lượng. Ở góc phải dưới của cửa sổ video, bạn sẽ thấy biểu tượng mũi tên chỉ xuống dưới. Hãy nhấn vào mũi tên đó để lựa chọn chất lượng của video. Chất lượng cao hơn sẽ mất nhiều thời gian hơn để tải về. Nếu bạn không thấy nút này thì YouTube không hỗ trợ xem ngoại tuyến trong khu vực của bạn. Bạn sẽ cần phải sử dụng một trong các phương pháp được nêu ở trên để thay thế. Bước 8 - Hãy tải video về. Sau khi lựa chọn chất lượng, hãy nhấn nút “OK” ở góc phải phía dưới của cửa số pop-up lựa chọn chất lượng. Bạn cũng có thể tick vào ô “Remember my settings” (Hãy nhớ các thiết lập của tôi) để YouTube sẽ tải về cùng một chất lượng video sau này. Một màn hình pop-up khác sẽ bật ra nói với bạn rằng video đó đang được tải về và có thể truy cập được qua nút “Offline” (ngoại tuyến) ở thanh bên lề. Hãy nháy vào Dismiss (Bỏ qua) của ô pop-up đó. Để xem video đó, bạn sẽ phải chờ cho tới khi nó được tải về xong. Một thông báo sẽ xuất hiện, cho bạn biết về tiến độ tải về. Thông tin này cũng có thể được tìm thấy trong trình đơn Offline (ngoại tuyến) trong ứng dụng YouTube. Bước 9 - Hãy chơi video đó ngoại tuyến. Khi bạn ở bên ngoài và không có kết nối Internet, hãy bật ứng dụng YouTube và mở thanh bên lề trái bằng việc lướt ngón tay từ cạnh trái của điện thoại khi đang ở màn hình chính của ứng dụng. Hãy nhấn vào nút “Offline” (ngoại tuyến) ở thanh bên lề, và sau đó chọn video bạn đã lưu giữ. Video sau đó sẽ chơi trực tiếp từ bộ nhớ điện thoại của bạn. Phương pháp 2 - iPhone, iPad Bước 1 - Hãy mở App Store. Hầu hết các khu vực không có tính năng xem ngoại tuyến của YouTube. Điều này nghĩa là bạn sẽ cần phải sử dụng ứng dụng của bên thứ 3 để tải các video về. Bước 2 - Hãy tìm ứng dụng để tải video về. Các ứng dụng đó về mặt kỹ thuật không được YouTube cho phép, và thường sẽ bị xóa khỏi các kho ứng dụng. Các ứng dụng mới sẽ luôn được xếp trên đầu để chiếm chỗ của chúng, nên các ứng dụng được liệt kê ở đây có khả năng sẽ không tồn tại lâu. Hầu hết các ứng dụng tải video về làm việc rất giống nhau, nên quy trình tải về cũng tương tự nhau. Hãy tìm kiếm “trình tải video về” (video downloader) và đọc những lời nhận xét về chúng. Cho tới ngày 06/10/2015, ứng dụng tải về phổ biến nhất làm việc với YouTube là "Video Pro Movie Downloader." Bước 3 - Hãy bật ứng dụng sau khi cài đặt nó. Khi bạn bật Video Pro Movie Downloader, bạn sẽ được chào đón bằng một trình duyệt hiển thị phiên bản di động của YouTube. Bước 4 - Hãy tìm video bạn muốn tải về. Hãy tìm trên YouTube đoạn video mà bạn muốn tải về để xem sau này. Hãy nhấn vào video đó để mở trang video trên phiên bản di động của YouTube. Bước 5 - Hãy nháy “Download” (Tải về) để bắt đầu tải video đó về. Khi bắt đầu, bạn sẽ được nhắc để tải video về. Hãy nhấn “Download” (Tải về) để bắt đầu tải tệp video đó về thiết bị của bạn. Bước 6 - Hãy nhấn “Done” (Xong) để trở về màn hình ứng dụng chính. Sau khi bạn bắt đầu tải video đó về, hãy nhấn “Done” (Xong) ở góc trái trên cùng để trở về màn hình chính của Video Pro Movie Downloader. Bước 7 - Hãy nhấn “Files” (Các tệp) để xem các video được tải về của bạn. Nếu video đó còn chưa được tải xong thì nó sẽ xuất hiện trong tab “Downloads” (các Bản tải về). Bước 8 - Hãy nhấn vào video và sau đó nhấn “Save” (Lưu) để chuyển nó tới Camera Roll của bạn. Điều này sẽ cho phép bạn dễ dàng truy cập video đó từ các ứng dụng Photos (Ảnh) hoặc Videos. Bước 9 - Hãy xem các video được lưu lại của bạn ngoại tuyến. Một khi bạn đã lưu lại video, bạn có thể xem nó từ Camera Roll bất cứ lúc nào, thậm chí cả khi không có kết nối Internet. Phương pháp 3 - Android Bước 1 - Hãy tới website YouTube bằng trình duyệt của bạn. Nếu bạn muốn lưu các video để xem sau này trên Android, thì cách dễ nhất là sử dụng các website cho phép tải video Youtube. Để sử dụng nó, bạn sẽ cần địa chỉ của video bạn muốn tải về xem sau này. Bước 2 - Hãy tìm video bạn muốn tải về. Tìm trên YouTube video bạn muốn lưu lại. Hãy nhấn vào nó để tải trang video của YouTube. Bước 3 - Hãy sao chép URL (địa chỉ) video. Nhấn và giữ địa chỉ đó trong thanh URL trình duyệt của bạn. Hãy chọn “Copy” (Sao chép) từ trình đơn hiện ra. Nút sao chép có thể trông giống như 2 hình chữ nhật nằm chồng lên nhau. Bước 4 - Hãy tới website cho phép tải video Youtube. Có nhiều site cho phép bạn tải về các video của YouTube. Một trong các site phổ biến và đáng tin cậy nhất là KeepVid.com. Quy trình đó sẽ rất giống với các site của trình tải về video khác. Bước 5 - Hãy nháy vào trường URL. Trên KeepVid, nó nằm ở trên cùng của trang. Bạn có thể phải phóng to, vì site này chỉ có phiên bản cho máy để bàn. Bước 6 - Hãy nhấn và giữ trường trắng đó, rồi chọn “Paste” (Dán). Bạn sẽ dán URL được sao chép vào ô đó. Bước 7 - Hãy nhấn “Download” (Tải về) ở bên phải của ô URL. Đừng nhấn nút Download (Tải về) to bên cạnh đó, vì đây là một quảng cáo. Bước 8 - Hãy nhấn "Download MP4" (Tải về MP4) để có được chất lượng bạn muốn. Nhiều phiên bản có lẽ chỉ có tiếng nói hoặc video, nhưng thường bạn sẽ thấy một phiên bản MP4 có chất lượng 480p hoặc cao hơn. Việc nhấn vào đường liên kết Download sẽ bắt đầu tải video về thiết bị của bạn ngay lập tức. Bước 9 - Hãy xem các video được tải về. Bạn sẽ tìm các video trong thư mục Downloads mà bạn có thể truy cập bằng việc mở App Drawer và chọn "Downloads". Android của bạn sẽ có khả năng chơi các tệp video mà không có vấn đề gì, nhưng nếu tệp đó không chơi được thì hãy thử sử dụng ứng dụng VLC Player miễn phí để chơi chúng.
{ "is_expert": false, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/%C4%90%E1%BB%8Dc-%C3%BD-ngh%C4%A9-(tr%C3%B2-%E1%BA%A3o-thu%E1%BA%ADt)
Cách để Đọc ý nghĩ (trò ảo thuật)
Người ta thường tìm đến các nhà ngoại cảm và thầy bói vì họ bị mê hoặc bởi ý tưởng về khả năng đọc được ý nghĩ của người khác. Bạn có thể lợi dụng điều này để diễn màn ảo thuật khiến cho mọi người tin rằng bạn biết họ đang nghĩ gì. Bài viết này sẽ bày cho bạn ba mẹo có thể làm mọi người trố mắt ngạc nhiên. Phương pháp 1 - Đọc tên người chết Bước 1 - Mời ba người tình nguyện. Đây là một mẹo hay để trình diễn trước đám đông, vì bạn sẽ cần ba người tình nguyện giúp cho màn ảo thuật thành công. Nhớ rằng bạn phải mời đúng ba người; màn biểu diễn sẽ không có hiệu quả với hai hoặc bốn người. Tốt nhất là nên chọn người mà bạn không quen biết để cho khán giả không nghi ngờ rằng màn ảo thuật của bạn được sắp xếp trước. Bước 2 - Đưa cho mỗi người một mảnh giấy. Phần này là vô cùng quan trọng. Bạn hãy lấy một tờ giấy và xé làm ba mảnh. Đưa mảnh giấy đầu tiên có một cạnh thẳng và một cạnh lởm chởm cho người thứ nhất. Đưa cho người thứ hai mảnh giấy ở giữa có hai cạnh đều lởm chởm. Đưa cho người còn lại mảnh giấy thứ ba có một cạnh thẳng và một cạnh lởm chởm. Mẹo này có thể sẽ không thành công nếu bạn không xé một tờ giấy thành ba mảnh, do đó bạn cần chuẩn bị sẵn một tờ giấy lớn. Chú ý đến người giữ mảnh giấy có hai cạnh đều lởm chởm. Mảnh giấy này là mấu chốt của trò ảo thuật. Bước 3 - Yêu cầu mỗi người viết ra một cái tên. Người thứ nhất viết tên một người còn sống. Người thứ hai (người giữ mảnh giấy có hai cạnh lởm chởm) sẽ viết tên một người đã qua đời. Người thứ ba viết tên một người còn sống. Bước 4 - Tuyên bố rằng bạn sẽ rút ra tên của người đã chết. Biểu diễn động tác rời khỏi phòng hoặc quay lưng lại khi những người tình nguyện viết. Họ sẽ bỏ mảnh giấy của mình vào một chiếc mũ hoặc hộp, và bạn không đụng vào những mảnh giấy đó. Bước 5 - Rút tên. Yêu cầu những người tình nguyện tập trung hoàn toàn vào cái tên mà họ đã viết. Đặt chiếc mũ hoặc hộp trên đầu bạn, hoặc nhờ ai đó cầm chiếc hộp để tỏ ra rằng bạn không nhìn thấy bên trong. Tuyên bố với khán giả rằng bạn đã biết tên của người chết là gì và nhìn một cách tự tin vào người đã viết cái tên đó như thể bạn đang đọc ý nghĩ của họ. Cuối cùng, bạn hãy cho tay vào chiếc mũ và sờ tìm mảnh giấy có hai cạnh lởm chởm. Rút mảnh giấy ra với một động tác duyên dáng và đọc cái tên ghi trong đó trước sự ngạc nhiên của mọi người. Phương pháp 2 - Đoán người may mắn nhất Bước 1 - Yêu cầu các khán giả xướng tên của họ. Tuyên bố rằng bạn đang viết tên của từng người trên từng tấm thẻ và bỏ tất cả vào mũ. Đến cuối màn ảo thuật, bạn sẽ đoán ai là người may mắn nhất trong số khán giả, đồng thời viết dự đoán của bạn lên một tấm bảng. Sau đó, một người tình nguyện sẽ rút ra tên của người may mắn nhất và sẽ khớp với dự đoán của bạn. Nếu biểu diễn trước một đám đông khán giả, bạn có thể chọn mười người đầu tiên tình nguyện nói tên của họ; nếu là một nhóm nhỏ khán giả, mọi người đều có thể tham gia. Bước 2 - Viết cùng một tên trên tất cả các thẻ. Khi người đầu tiên nói tên mình, bạn hãy viết vào thẻ. Viết cùng tên đó khi người thứ hai nêu tên. Tiếp tục viết tên của người đầu tiên lên tất cả các thẻ, cho dù mọi người đang lần lượt nói tên của họ. Bỏ tất cả các thẻ vào một chiếc mũ khi viết xong. Đảm bảo những người tình nguyện không ở quá gần khi bạn đang viết, bằng không họ sẽ đoán được ý đồ của bạn. Nếu đang làm trò ảo thuật trong tiệc sinh nhật hoặc một sự kiện để tôn vinh ai đó, có thể bạn chỉ cần viết ra tên của nhân vật chính lên tất cả các thẻ để đảm bảo rằng họ được gọi là người “may mắn nhất” ở đó. Thay vì đoán ai là người may mắn nhất, bạn có thể đoán ai là người kế tiếp làm đám cưới, ai là người bí ẩn nhất, hoặc ai là người kém may mắn nhất. Điều chỉnh cho phù hợp với sự kiện và khán giả ở đó. Bước 3 - Viết dự đoán của bạn lên bảng. Sau khi mọi người đã nói tên xong và tất cả thẻ đã nằm trong mũ, bạn hãy viết tên của người đặc biệt bằng chữ to và cho khán giả xem. Tuyên bố rằng bạn biết chắc tên của người may mắn nhất trong phòng. Bước 4 - Nhờ một khán giả tình nguyện rút ra một cái tên trong chiếc mũ. Giữ chiếc mũ trên đầu người đó và yêu cầu họ rút ra một cái tên, sau đó công bố với khán giả. Mọi người sẽ ồ lên khi nghe cái tên được xướng lên. Nhớ giấu số thẻ còn lại đi ngay để mọi người không phát hiện ra mẹo của bạn. Phương pháp 3 - Chọn một lá bài Bước 1 - Cắt một lỗ nhìn trộm trên hộp đựng bộ bài. Bạn chỉ cần một bộ bài tiêu chuẩn đựng trong hộp. Lấy bộ bài ra khỏi hộp và dùng kéo bấm một lỗ nhỏ vào một trong các góc ở mặt sau của hộp. Bỏ lại bộ bài vào hộp và nhìn qua lỗ. Bạn cần phải nhìn thấy góc trên của lá bài cuối cùng trong bộ bài, nơi tiết lộ tên của lá bài. Trình diễn tiết mục của bạn với bộ bài đã được chuẩn bị sẵn. Để mặt hộp có đục lỗ ngoài tầm mắt của khán giả khi bạn chuẩn bị trình diễn. Nếu bạn tìm được hộp bài có in hình của lá bài trên đó như các bộ bài tiêu chuẩn vẫn thường có thì tốt – lỗ nhìn trộm sẽ khó trông thấy. Bước 2 - Yêu cầu một khán giả chọn một lá bài. Bắt đầu bằng việc nhờ một người xào bài vài lần. Yêu cầu họ chọn một lá bài và cho khán giả thấy, sau đó đặt lá bài vào dưới bộ bài trong khi bạn quay lưng lại. Lấy hộp đựng bộ bài ra, mặt có lỗ úp vào lòng bàn tay của bạn và bảo người đó bỏ bộ bài vào hộp. Khán giả đó chắc chắn sẽ úp bộ bài và bỏ vào hộp để bạn không trông thấy lá bài được chọn. Nếu không, bạn hãy yêu cầu họ làm lại từ đầu và chọn một lá bài mới. Bước 3 - Làm động tác như thể bạn đang đọc ý nghĩ của khán giả tình nguyện. Giơ bộ bài lên, mặt có lỗ quay về phía bạn và tuyên bố rằng bạn đang đọc ý nghĩ của họ để đoán lá bài mà họ vừa chọn. Nhìn qua lỗ để xem đó là lá bài nào, sau đó nhắm mắt lại và ngửa đầu lên trần nhà. Tuyên bố rằng bạn đã biết! Đọc tên lá bài. Bước 4 - Xác nhận lại bằng cách cho khán giả xem lá bài. Lấy bộ bài ra khỏi hộp, cẩn thận đừng để lộ mặt có lỗ và giơ lá bài về phía khán giả để họ trông thấy lá bài dưới cùng. Phương pháp 4 - Ảo thuật với cuốn từ điển Bước 1 - Trước khi trình diễn màn ảo thuật này, bạn hãy tra từ thứ 9 ở trang 108 trong cuốn từ điển. Viết từ đó lên một mảnh giấy và bỏ vào phong bì. Bỏ phong bì vào túi áo. Lưu ý rằng đây là phần quan trọng nhất của tiết mục. Nếu không thực hiện bước này, trò ảo thuật của bạn sẽ không thành công. Bước 2 - Khi trình diễn màn ảo thuật, bạn hãy mời hai khán giả tình nguyện. Đưa cuốn từ điển cho một người và đưa người kia chiếc máy tính. Bước 3 - Yêu cầu người giữ máy tính chọn một số bất kỳ có ba chữ số, điều kiện duy nhất là các chữ số không được lặp lại. Ví dụ, người đó có thể chọn số 365. Các chữ số phải khác nhau – do đó không thể là một số kiểu như 222. Bước 4 - Yêu cầu họ đảo ngược thứ tự các chữ số (theo ví dụ trên là số 563), sau đó lấy số lớn trừ đi số nhỏ (563- 365= 198), cuối cùng đảo ngược con số đáp án. Bước 5 - Yêu cầu họ cộng hai số cuối cùng. Trong ví dụ trên, đó là 198+891= 1,089. Kết quả sẽ luôn luôn là 1.089, bất kể ban đầu họ chọn con số nào. Bước 6 - Bây giờ bạn hãy hỏi họ ba con số đầu tiên là gì. Những con số này luôn luôn là 108. Yêu cầu người giữ cuốn từ điển giở đến trang 108. Bước 7 - Giờ thì bạn hãy hỏi người kia số cuối cùng là gì. Thực ra con số này sẽ luôn luôn là 9. Bước 8 - Yêu cầu người cầm cuốn từ điển nhìn vào từ thứ chín tính từ trên xuống. Nhìn chằm chằm vào người đó và diễn như thể bạn đọc được ý nghĩ của họ. Khi cảm thấy đã sẵn sàng, bạn hãy rút phong bì ra và cho mọi người thấy mảnh giấy bên trong. Khán giả sẽ rất kinh ngạc khi bạn đưa ra cùng một từ mà người tình nguyện xướng lên! Phương pháp 5 - Đoán ý nghĩ của khán giả Bước 1 - Yêu cầu một khán giả tình nguyện nghĩ đến một con số từ 1 đến 5. Đây là một mẹo rất hay khai thác một thói quen phổ biến trong tâm lý của con người. Mặc dù có vẻ như bạn cho đối tượng nhiều lựa chọn, nhưng hầu hết mọi người thường đoán cùng một thứ mà bạn sẽ đoán ở cuối màn ảo thuật trước sự thán phục của khán giả. Bắt đầu bằng việc yêu cầu người tình nguyện nghĩ về một con số bất kỳ từ 1 đến 5 nhưng không nói ra. Bước 2 - Yêu cầu họ nhân số đó với 9, sau đó cộng hai chữ số của con số đáp án với nhau. Ví dụ, nếu người tình nguyện chọn số 5 thì 9 x 5 = 45, sau đó cộng 4+5 = 9. Phép tính này họ chỉ nhẩm trong đầu, không nói ra. Bước 3 - Yêu cầu người tình nguyện trừ con số đó cho 5. Trong ví dụ trên, 9 – 5 = 4, vì vậy đến lúc này họ sẽ có con số 4 trong đầu. Bước 4 - Yêu cầu người tình nguyện chọn một chữ trong bảng chữ cái tương ứng với con số đó. Ví dụ, số 1 tương ứng với chữ A, 2 tương ứng với B, v.v… Tại thời điểm này, họ có con số 4, bất kể con số ban đầu họ chọn là gì. Như vậy, họ sẽ chọn chữ D. Bước 5 - Yêu cầu đối tượng chọn một quốc gia có tên bắt đầu bằng chữ cái đó. Phần lớn mọi người sẽ chọn Denmark (Đan Mạch). Bước 6 - Yêu cầu người tình nguyện nghĩ đến một con vật có tên bắt đầu bằng chữ cái cuối cùng trong tên của quốc gia đó. Chữ cái cuối cùng của từ "Denmark" là "K", và hầu như mọi người đều liên tưởng chữ K với kangaroo (Căng-gu-ru). Bước 7 - Yêu cầu người tình nguyện nghĩ về một màu sắc bắt đầu bằng chữ cái cuối cùng trong tên của con vật. Chữ cái cuối cùng trong từ "Kangaroo" là "O". Orange (màu cam) sẽ là màu duy nhất phổ biến bắt đầu bằng chữ O. Bước 8 - Giả vờ như bạn đọc ý nghĩ của đối tượng. Làm động tác khoa trương như nheo mắt và chỉ ngón tay vào hai thái dương. Nói với khán giả rằng bạn đang dò tìm sâu trong tâm trí của họ. Bước 9 - Làm ra vẻ bối rối và nói với đối tượng rằng bạn đang nhìn thấy một con Căng-gu-ru màu cam ở Đan Mạch. Cứ mười lần thì đến 9 lần khán giả của bạn sẽ phản ứng với sự kinh ngạc, mặc dù thỉnh thoảng bạn cũng gặp phải người chọn "Koala" (gấu túi) hoặc quốc gia "Djibouti" hoặc một phương án khác.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Bi%E1%BA%BFt-li%E1%BB%87u-M%C3%ACnh-c%C3%B3-%C4%91ang-Y%C3%AAu
Cách để Biết liệu Mình có đang Yêu
Có rất nhiều kiểu tình yêu khác nhau, nhưng lại không cách nào biết được liệu mình có thực sự đang yêu – hay đó chỉ là cảm giác nhói đau khi si mê cuồng dại nhất thời. Tuy nhiên, nếu chú tâm tới cảm xúc và hành động của mình khi ở gần người đặc biệt, bạn sẽ có thể nhận ra liệu mình có thật sự phải lòng người ấy hay không. Nếu bạn muốn biết làm điều đó thế nào, hãy làm theo những bước sau đây. Phương pháp 1 - Chú ý Điều Bạn Nghĩ Bước 1 - Xem thử liệu bạn có thể hình dung về một tương lai không có người mình thương hay không. Nếu thực sự đang yêu, bạn sẽ không gặp vấn đề gì khi nghĩ đến chuyện sau này của hai người cả. Bất kể đêm ngày, dù đang một mình hay đi với bạn bè, sự thực là bạn không thể ngưng nghĩ về người ấy - đây là dấu hiệu cho thấy bạn đang yêu, và có thể đã tìm thấy "người đó". Dù là chuyển tới thành phố mới, sinh con, đi nước ngoài một năm hay theo đuổi các mục tiêu tương lai của mình, bạn luôn mường tượng đến cảnh thực hiện những điều đó với một nửa của mình, và người ấy luôn bên cạnh bạn. Nếu không thể tưởng tượng việc sống cả cuộc đời mà thiếu vắng người kia - không chỉ là mùa hè tới, năm tới hay bất cứ khi nào - thì rất có thể bạn đã yêu thực sự. Sau đây là vài dấu hiệu khác cho thấy bạn thực sự đang yêu: Khi bạn không thể nghĩ đến chuyện bắt đầu một chương mới trong cuộc đời mà không có người thương bên cạnh, dù là công việc mới hay dọn tới chỗ ở mới. Khi bạn nghĩ đến chuyện có con nhưng không tài nào tưởng tượng được cảnh bố/mẹ đứa bé là bất kỳ ai khác ngoài người ấy. Khi bạn không thể hình dung cảnh bạn già đi mà không có người ấy bên mình. Bước 2 - Xem thử liệu bạn có thể ngưng nghĩ tới người ấy trong vài giờ được không. Khi yêu ai, không nhất thiết bạn phải quá ám ảnh về người ấy; thực ra, ngược lại là đằng khác. Nếu đang trong mối quan hệ yêu đương lành mạnh, bạn sẽ có thể xa người yêu mà không bị ám ảnh với việc cứ cách năm giây lại suy nghĩ xem bây giờ người ấy đang làm gì. Tuy nhiên, nếu bạn có thể quên bẵng người thương suốt cả tuần hay cả tháng, thì chắc là bạn thích người ta rất nhiều nhưng chưa đi đến giai đoạn yêu đâu. Sau đây là vài dấu hiệu khác cho thấy bạn thực sự đang yêu: Khi đọc sách hay xem phim mà không có người yêu, bạn có thể sẽ tự hỏi người kia sẽ nghĩ gì về nó nhỉ. Khi bạn thử quần áo mới mà không có người đặc biệt, có thể bạn sẽ nghĩ xem liệu người ta có thích dáng vẻ này của bạn hay không. Nếu bạn gọi hay nhắn tin cho người ấy chỉ vì bạn muốn chào qua hoặc nghe giọng người ta, chắc bạn đã yêu rồi. Bước 3 - Xem thử liệu bạn có thực sự coi trọng quan điểm của người ấy. Nếu thực sự đang yêu, bạn sẽ không nghĩ về người thương như một đối tượng hoàn hảo cần được tôn thờ, mà là một con người rất đỗi bình thường với những góc nhìn thú vị và ý tưởng độc đáo. Nếu thực sự đang yêu, bạn sẽ coi trọng và quan tâm tới quan điểm, suy nghĩ của người kia về những vấn đề như hướng đi tiếp theo trong sự nghiệp của bạn hay tình hình chính trị nước nhà. Dù bạn không cần phải tuyệt đối quan tâm hết thảy về mọi thứ mà người ấy đang nghĩ đến, nhưng nếu không thực tâm đánh giá cao tư tưởng của người ấy, có lẽ bạn vẫn chưa yêu. Sau đây là những dấu hiệu cho thấy bạn đã thực sự tìm thấy người phù hợp: Khi chuẩn bị quyết định một chuyện quan trọng, nếu bạn cân nhắc cả ý kiến của người ấy thì tức là tình cảm của bạn với người kia đủ nghiêm túc để được gọi là tình yêu. Khi ở trong tình huống xã hội khó khăn, nếu bạn coi trọng quan điểm của người kia về điều bạn nên làm, thì rất có thể bạn đang yêu. Nếu bạn chú ý người ấy nghĩ gì về tin tức, chính trị, nghệ thuật hay những gì quan trọng với mình, có lẽ đây chính là tình yêu. Bước 4 - Xem thử liệu người ấy có khiến bạn muốn trở thành một người tốt hơn. Nếu thật sự đang yêu, bạn sẽ không chỉ cảm thấy hoàn toàn dễ chịu khi ở bên người ấy, ngay cả khi bạn đang rất mãn nguyện với họ. Dù cảm giác hạnh phúc với mối quan hệ mình đang có và cảm giác được là con người hiện tại của mình là điều cần thiết, nhưng việc ở bên người ấy sẽ khiến bạn muốn nâng tầm cuộc sống của mình cho đến khi bạn trở thành con người hoàn hảo nhất có thể. Dưới đây là vài dấu hiệu khác cho thấy bạn thực sự đang yêu: Nếu bạn muốn đọc nhiều hơn, biết nhiều hơn, quan tâm tới nhiều lĩnh vực hơn - đơn giản là trở thành con người toàn diện, không chỉ để vừa lòng người thương mà bởi vì người ấy thực sự thúc đẩy bạn thay đổi cuộc đời mình theo cách tích cực, thì bạn có lẽ đang yêu. Nếu ở bên người ấy khiến bạn muốn nỗ lực sửa đổi những khiếm khuyết và phát triển nhân cách của mình, có lẽ bạn đang yêu. Bước 5 - Thử xem liệu ở bên người thương có cho bạn cảm giác mình đang ở bản thể tốt nhất hay không. Nếu đúng là bạn đang yêu, thì người yêu sẽ khiến bạn bộc lộ những gì tốt đẹp nhất của mình. Cuối cùng là, nếu yêu thực sự, bạn sẽ muốn ở bên người ấy cho đến tận cuối cuộc đời, vì thế người ấy nên khiến bạn cảm thấy mình đang ở trạng thái tốt nhất. Nếu bạn cảm thấy mình không bao giờ có thể là chính con người mình, hay mình thiếu sót ở mặt nào đó mỗi khi ở bên người ấy, đó không phải là yêu. Sau đây là những dấu hiệu cho thấy bạn đã vướng vào lưới tình: Ở bên người ấy khiến bạn cảm thấy mình đẹp trai hay xinh gái nhất, ngay cả khi bạn bận đồ giống hệt ngày thường. Bạn cảm thấy mình thông minh và nhạy bén nhất khi bàn luận về chủ đề nào đó cùng người ấy. Bạn cảm thấy tự tin nhất là khi ở bên người ấy, và không bao giờ phải lo lắng liệu mình có nói ra điều gì ngớ ngẩn mỗi khi chuẩn bị phát ngôn. Bước 6 - Thử xem liệu bạn có nhận ra những thiếu sót của người đó và chấp nhận chúng hay không. Khi thực sự đang yêu, bạn sẽ nhìn nhận nửa kia với tư cách một con người bình thường với những khiếm khuyết rất người chứ chẳng phải thần thánh. Nếu cứ khăng khăng cho rằng người ấy cần phải hoàn hảo, bạn đang gặp vấn đề lớn đấy. Nhưng nếu thoải mái thừa nhận rằng người yêu có thể hơi ích kỷ hay không phải người lắng nghe giỏi nhất thế giới, tức là bạn có quan điểm thực tế hơn về mối quan hệ và nhiều khả năng là đang yêu thực sự. Nhận thức về những thiếu sót của người ấy không có nghĩa là bạn không nên giúp họ sửa đổi chúng, nếu đó là điều nên làm. Nếu bạn không thể nghĩ ra hai, ba điều khiến người đặc biệt của mình trông bớt hoàn hảo, có lẽ bạn chưa nhìn nhận người ấy đúng như con người thật của họ đâu. Nếu bạn và người thương thoải mái với nhau đủ để cười vào thiếu sót của người kia, nhiều khả năng bạn thực sự đang yêu. Phương pháp 2 - Chú ý Điều Bạn Làm Bước 1 - Xem thử liệu bạn có thích thú khi giúp đỡ người thương. Tình yêu cần cho đi và nhận lại. Nếu đang yêu, bạn sẽ thích cả hai điều này. Bạn thấy vui khi làm bữa trưa, trở thành tài xế khi người ấy cần đi đâu đó, hay thậm chí là giặt đồ cho người ấy khi họ bị ốm hay khó ở. Dù đừng để bản thân bị người khác lợi dụng, bạn chẳng ngại giúp đỡ khi người yêu cần giúp một tay, và ngược lại, người ta sẽ đáp lại bằng cách giúp đỡ bạn. Sau đây thêm vài dấu hiệu khác cho thấy bạn thực sự đang yêu: Bạn vui khi được lấy cà phê cho người thương hay làm chàng ngạc nhiên với bánh ngọt mua từ cửa hàng ưa thích mà không cảm thấy bạn đang lãng phí thời gian quý báu của mình. Bạn thích dạy cho người ấy làm điều gì đó, dù là làm món burger hoàn hảo hay giải quyết một bài toán phức tạp. Bước 2 - Thử xem liệu người thương có khiến bạn cười. Tình yêu không cần phải nghiêm túc mọi nơi mọi lúc. Chắc chắn, bạn có thể dành hàng giờ nhìn vào mắt người ấy say đắm, nhưng thế mãi thì cũng chán. Nếu thực sự đang yêu, bạn sẽ có thể ngốc nghếch một chút, cười đùa với người thương và ưa thích khiếu hài hước của họ. Dù cả hai đều không cần phải là diễn viên hài để mối quan hệ trở nên suôn sẻ, nhưng có thể cười với nhau hết lần này đến lần khác thực sự rất hữu ích. Điều này cho thấy bạn cảm thấy đủ thoải mái (và hạnh phúc) bên nhau để yêu đương. Nếu người ấy có khả năng khiến bạn cười đùa ngay cả khi đang ở trong tâm trạng tồi tệ nhất, chắc là bạn đang yêu mất rồi. Bước 3 - Thử xem liệu bạn có thích làm những điều nhỏ nhặt với người thương. Tình yêu đích thực không phải giống như một tập của sô truyền hình thực tế Anh chàng Độc thân - The Bachelor - dù cùng ngồi trên trực thăng với nửa kia hay có một buổi dã ngoại lãng mạn tại vườn nho có thể sẽ vô cùng lãng mạn và là trải nghiệm tuyệt vời, nhưng tình yêu đích thực tức là bạn có thể tìm thấy niềm vui khi làm những điều nhỏ nhặt với người ấy, bất kể đi uống bia ở quán bar trên phố, mua mèo con hay dừng lại ăn kem trên đường về nhà. Sau đây là những dấu hiệu cho thấy bạn thực lòng trân quý thời gian bên người ấy: Khi bạn thích ngồi cạnh bên và cùng người ấy xem sô truyền hình ưa thích. Bạn thích ra ngoài mua kem cùng người ấy cũng nhiều như bạn thích hai người đi ăn một bữa thịnh soạn cùng nhau. Buổi tối ở bên người ấy hay thỉnh thoảng đi hẹn hò hoang phí - bạn đều thích cả. Bước 4 - Thử xem liệu bạn có cùng người ấy vượt qua những lúc khó khăn. Tình yêu không phải lúc nào cũng trải đầy hoa hồng; tuy vậy, nếu thực sự đang yêu, những ngày vui sẽ đến nhiều hơn ngày buồn và bạn có thể thoải mái ở bên người ấy trong những tình huống không như ý muốn, từ chuyện bị mất việc cho tới người thân qua đời. Những tình huống khó khăn giúp thử thách mối quan hệ của bạn có bền chặt hay không, và nếu bạn chưa từng cùng người ấy vượt qua trở ngại, thì bạn chưa có đủ thông tin để biết liệu mình đã yêu thực sự hay chưa. Nếu bạn có thể vượt qua những vấn đề nan giải trong mối quan hệ, chẳng hạn tìm cách ở bên nhau khi một trong hai có lịch trình cực kỳ bận rộn hay cùng nhau vượt qua nỗi thất vọng trong một biến cố quan trọng của cuộc đời, khi đó mối quan hệ của bạn sẽ trở nên gắn bó hơn nữa. Nếu bạn có thể trụ vững khi một người thân qua đời, rất có thể bạn đã yêu thực sự. Bước 5 - Thử xem liệu bạn có bằng lòng vượt ra ngoài phạm vi an toàn của mình vì người ấy. Nếu thực sự đang yêu, bạn sẽ sẵn lòng thử những điều mới mẻ và bất ngờ vì người ấy, dù việc đó khiến bạn hơi sợ hay khó chịu. Đây không có nghĩa là bạn nên đi qua dầu sôi lửa bỏng hay làm bản thân mất mặt chỉ để khiến người ấy yêu mình, nhưng nó có nghĩa là bạn sẽ sẵn sàng đến một nơi xa lạ ở tận Guatemala để gặp họ hàng xa của người ấy hay cùng người ấy đi leo núi một vài lần nếu chàng/nàng là tín đồ leo núi. Nếu bạn sẵn sàng làm điều mà bạn nghĩ mình sẽ không bao giờ thực hiện, ví dụ học ngoại ngữ mới hay học bơi, bởi đó là điều thực sự quan trọng với người thương, thì có lẽ là bạn đang yêu. Khi bạn dần thoải mái hơn trong những tình huống bất tiện, khi có hoặc không có người ấy ở bên, có thể bạn đang yêu. Bước 6 - Thử xem liệu bạn có sẵn lòng thỏa hiệp vì người ấy. Nếu thực sự đang yêu, bạn sẽ biết rằng không phải lúc nào mình cũng được như mong muốn. Nếu người ấy luôn phải nhượng bộ trước yêu cầu của bạn vì bạn quá cứng đầu, tức là bạn chưa yêu. Yêu nghĩa là thi thoảng bạn có được điều mình muốn và đôi khi sẽ để cho nửa kia của mình có được điều họ muốn; hoặc tìm cách khiến cả hai cùng toại nguyện. Nếu đang yêu, bạn không chỉ có thể thỏa hiệp với người yêu mà còn thấy dễ chịu khi cùng nhau quyết định, thay vì có cảm giác như thể mình chưa thực sự có được điều mình muốn. Nếu đó là tình yêu, thì cả hai người đều có thể nhượng bộ nhau, thay vì một người lúc nào cũng cố gắng làm người kia vừa lòng. Bước 7 - Thử xem liệu bạn có được là chính mình trước người ấy. Nếu thực sự đang yêu, bạn sẽ không phải trở thành một bản sao của người ấy, bắt chước mọi mối quan tâm, sở thích của chàng/nàng và gạt bỏ tất cả những gì bạn thích từ trước khi bắt đầu mối quan hệ. Thay vào đó, bạn vẫn có thể duy trì con người thật của mình khi tình yêu đơm hoa kết trái. Nếu thực sự đang yêu, bạn sẽ làm những điều sau: Cảm thấy dễ chịu khi đi chơi với bạn bè mà không có người đặc biệt ở bên, và để người ấy làm điều tương tự. Vẫn có thể duy trì những sở thích của mình như yoga hay bóng đá, dù đó là thứ người ấy không hứng thú. Hạnh phúc khi dành thời gian ở một mình thay vì lúc nào cũng cặp kè bên người ấy. Phương pháp 3 - Chú ý Điều Bạn Nói Bước 1 - Thử xem liệu bạn có nói thật những suy nghĩ của mình trước mặt người ấy. Nếu thực sự đang yêu, bạn sẽ không phải kìm nén điều gì khi trò chuyện cùng người ấy. Điều đó không có nghĩa là bạn nên kể với nửa kia từng thứ nhỏ nhặt khiến mình khó chịu hay càu nhàu chàng/nàng bởi vì bạn nghĩ mình cần phải trung thực. Ý nghĩa của nó là bạn nên cảm thấy thoải mái với mối quan hệ đủ để nói ra những gì khiến mình phiền lòng hay chia sẻ cảm xúc thật, mà không cảm thấy như thể tâm sự của mình không đáng bởi vì người ấy sẽ chán, nổi giận hay đơn giản chỉ là không quan tâm. Nếu bạn có thể kể cho bạn trai hay bạn gái chính xác cảm nhận của mình mà không cần lo lắng rằng mình nghe có vẻ trẻ con hay ngốc nghếch, có thể bạn đang yêu. Nếu bạn dễ dàng kể ra những chuyện cười dù nó dung tục đến đâu, thì bạn và người ấy đang cùng hội cùng thuyền rồi đấy. Bước 2 - Xem thử liệu bạn có cảm thấy vui sướng khi dành ra hàng giờ nói đủ thứ chuyện nhảm với người ấy. Nếu thực sự đang yêu, bạn và nửa kia không cần phải lúc nào cũng có những buổi thảo luận sâu sắc về ý nghĩa cuộc sống hay trạng thái của mối quan hệ. Rất nhiều mối tình xoay quanh những điều nhỏ nhặt, phần lớn những cuộc chuyện trò sẽ chẳng cần phải lừng lẫy năm châu hay chấn động địa cầu, và như thế đã là rất hoàn hảo rồi. Nếu thực sự đang yêu, bạn sẽ sẵn sàng mổ xẻ tập mới nhất của bộ phim "Tập Làm Người Xấu - Breaking Bad" với người yêu hay tán nhảm trong trận đấu bóng chày, và cảm thấy thế là ổn. Nếu bạn gác máy sau khi cười đùa rôm rả suốt với người yêu và tự hỏi, "Hai đứa vừa nói cái gì ấy nhỉ?" thì chắc là bạn đang yêu. Bước 3 - Xem thử liệu bạn có thoải mái bộc lộ những điểm yếu của mình trước mặt người ấy. Nếu yêu thực sự, bạn có thể dễ dàng cho người kia thấy con người thật của mình, dù đó là những mặt không hay ho cho lắm. Nếu mọi điều bạn nói đã được gọt giũa để khiến người ấy thích mình hay muốn ở bên mình nhiều hơn, tức là bạn vẫn còn giữ kẽ, chưa đủ thoải mái để tính là yêu thực sự. Nếu bạn sẵn sàng mở lòng và nói về những lỗi lầm hay bất bình trong quá khứ, rất có thể bạn đang yêu. Bạn không cần phải cho người ấy biết tất cả những điều từng khiến bạn đau lòng, nhưng sau khi kể ra bạn sẽ cảm thấy khá hơn. Khi yêu nhau, chúng ta chấp nhận lẫn nhau, kể cả những lỗi lầm, sai trái. Bước 4 - Thử xem liệu bạn có luôn tìm ra cách mới lạ để khen ngợi người ấy. Nếu thực sự đang yêu, bạn cảm thấy trong đầu niềm thôi thúc phải khen ngợi người ấy, những suy nghĩ mới mẻ cứ hiện ra trong đầu. Nếu tất cả những gì bạn nghĩ chỉ là “Nàng thật nóng bỏng” hay “Anh ấy vui tính vậy”, bạn cần đào sâu hơn để tìm ra lý do vì đâu mình lại yêu người ấy. Nếu là yêu, bạn sẽ có thể ca ngợi những điểm mạnh của nửa kia, cả bên trong lẫn bên ngoài. Nếu bạn luôn thấy mình ngạc nhiên thích thú trước những phẩm chất tốt đẹp dường như bất tận của người ấy, rất có thể bạn đang yêu. Nếu bạn thường kể cho người đặc biệt nghe những điều mình thích về người ấy, và bạn rất thật lòng, thì tức là bạn đang yêu. Bước 5 - Nếu là yêu, bạn sẽ nhận ra vẻ đẹp nội tâm của người ấy, không (chỉ) là vẻ đẹp bề ngoài.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Chi%E1%BA%BFt-xu%E1%BA%A5t-Tinh-d%E1%BA%A7u-t%E1%BB%AB-L%C3%A1-b%E1%BA%A1c-h%C3%A0
Cách để Chiết xuất Tinh dầu từ Lá bạc hà
Dầu bạc hà có rất nhiều cách sử dụng. Nó có thể dùng để tạo mùi bạc hà cho đồ uống, thêm vị bạc hà cho đồ ăn như sô cô la và được dùng trong rất nhiều những ứng dụng tự nhiên từ ngăn chặn kiến cho đến làm thông nghẹt mũi. Để tự làm bạn sẽ mất một vài tuần, nhưng lại rẻ và rất dễ thực hiện. Phương pháp 1 - Chiết xuất Tinh dầu Bạc hà Bước 1 - Chọn một loại dung dịch dùng để chiết. Rượu vốt ca, hoặc các loại rượu từ ngũ cốc có nồng độ cao khác, là tốt nhất, do có cả nước và cồn rượu giúp hoà tan dầu. Mặc dù giấm táo hoặc glycerin cũng có thể dùng thay thế, hỗn hợp cồn thuốc cuối cùng sẽ ít mạnh hơn và có thời gian sử dụng ngắn hơn. Cồn thuốc tự làm, cũng giống như tinh dầu vani mà bạn mua ở cửa hàng, thường được dùng với lượng nhỏ nên phần cồn thường không có hiệu quả đáng kể. Đối với lá bạc hà khô, dùng vốt ca có chứa 45-60% cồn rượu (90-120 proof). Đối với lá bạc hà tươi, do chúng đã có sẵn nước, dùng vốt ca hay Everclear với 90-95% cồn rượu (180-190 proof). Bước 2 - Cắt hay nghiền lá bạc hà. Cắt một bó lá bạc hà tươi thành hai hay ba miếng, hoặc nghiền lá bằng đáy cốc sạch, như vậy sẽ có nhiều tinh dầu hòa vào dung dịch hơn. Còn lá bạc hà khô thì có thể bóp vụn bằng tay, hoặc để gần như nguyên vẹn. Rửa lá bạc hà tươi trước khi cắt. Không nhất thiết phải bỏ cuống, nhưng nên loại bỏ những lá có màu tối hoặc không đều màu, do chúng có thể đã bị hỏng. Bước 3 - Đựng bạc hà và dung dịch trong một lọ kín. Nhồi vào lọ lá bạc hà, để chừa khoảng 1,5 cm nếu bạn muốn có cồn thuốc mạnh hơn. Bạn có thể dùng ít lá bạc hà hơn nếu thích, nhưng thành phẩm của bạn sẽ có ít hương thơm và mùi vị hơn. Khi đã cho vào bạc hà, đổ rượu hoặc dung dịch vào lọ sao cho phần lá ngập hoàn toàn. Đóng chặt nắp lọ. Lúc đầu phần lá có thể sẽ nổi lên. Bạn có thể đẩy chúng xuống với một cái thìa, nhưng chúng nên tự chìm sau một vài ngày. Bước 4 - Để ngâm trong một vài tuần, thỉnh thoảng lắc lên. Thời gian ngâm phụ thuộc vào độ mạnh của cồn thuốc mà bạn mong muốn, nhưng thường sẽ mất khoảng từ bốn đến tám tuần. Nhiều người thích để lọ ở nơi tối, do ánh nắng mặt trời có thể làm giảm tuổi thọ của cồn rượu. Một hay hai lần một tuần, lắc lọ trong một vài phút để đẩy nhanh quá trình hòa tan. Bạn có thể nếm thử một giọt của hỗn hợp để quyết định xem nó đã đủ mạnh với bạn chưa. Bước 5 - Lọc dung dịch vào một bình chứa bằng thủy tinh màu nâu. Đổ dung dịch qua một cái lọc cà phê để loại bỏ lá và cặn. Bảo quản cồn thuốc trong một bình chứa bằng thủy tinh màu nâu để bảo vệ nó khỏi ánh nắng mặt trời và làm tăng thời gian sử dụng. Có thể để trong sáu tháng hoặc nhiều hơn, mặc dù nó có thể dần mất đi hiệu lực theo thời gian. Nếu cồn thuốc có mùi vốt ca, hoặc không mạnh như bạn muốn, để lọ thêm một tuần nữa với đồ lọc cà phê hay một miếng vải trên nắp lọ. Một phần cồn sẽ bị bay hơi. Phương pháp 2 - Sử dụng Cồn rượu Tinh dầu Bạc hà Bước 1 - Cho một vài giọt vào đồ uống nóng. Khuấy một đến ba giọt vào cacao nóng, nước nóng, hay trà thảo dược. Nếu cồn thuốc của bạn nhẹ, bạn có thể cho thêm. Chỉ có một lượng rất nhỏ cồn rượu, nên bạn không cần phải lo lắng về việc bị say. Uống bạc hà có thể giúp với một vài triệu chứng khó tiêu, nhưng nên tránh dùng nếu bạn bị chứng trào ngược axit dạ dày, hoặc chứng thoát vị. Bước 2 - Thêm vị cho công thức bánh của bạn. Khoảng ½ thìa cà phê (2.5 ml) tinh dầu bạc hà của bạn là đủ vị cho một mẻ bánh brownies, hoặc một mẻ kẹo mềm hoặc bánh meringues. Bạn sẽ phải tự thử nghiệm số lượng cần dùng, do cồn thuốc tự làm có độ mạnh khác nhau. Đối với một số công thức, như kem phủ bánh, có thể dễ dàng trộn từng ít một và thử bằng cách nếm. Bước 3 - Ngăn côn trùng. Tinh dầu bạc hà có thể ngăn kiến, ruồi và sâu bướm, nhưng không có mấy hiệu quả với các loại chuột. Thấm ướt các miếng bông với cồn thuốc và đặt chúng ở khu vực mà côn trùng được tìm thấy. Thay các miếng bông một hoặc hai lần một tuần. Để các miếng bông ra khỏi tầm với của thú nuôi. Bước 4 - Dùng bạc hà để làm tăng khả năng ghi nhớ và tập trung. Một số nghiện cứu cho thấy tinh dầu bạc hà giúp làm tăng sự tập trung. Nhỏ cồn rượu lên quần áo và ngửi nó trước khi học, và tất nhiên trước khi làm kiểm tra, hoặc bất cứ khi nào bạn cảm thấy căng thẳng hoặc mệt mỏi. Bước 5 - Pha loãng với dầu để dùng cho da. Trộn một vài giọt vào dầu hạnh nhân, dầu ôliu, bơ hạt mỡ, hoặc bất kỳ loại dầu nào an toàn cho da để làm thuốc mỡ. Xoa lên ngực để giúp làm giảm sung huyết, hoặc lên những chỗ bị đau cơ, khớp, hoặc nổi phát ban do dị ứng cây thường xuân để làm giảm đau. Xoa lên trán và thái dương giúp chống lại cơn đau đầu do căng thẳng.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/L%C3%A0m-s%E1%BA%A1ch-ph%C3%A2n-chim
Cách để Làm sạch phân chim
Những vết phân chim không những trông bẩn mắt mà còn có tính axít, nghĩa là nó có thể gây hư hại nếu được để lâu trên các bề mặt. Thật may là hành động nhanh sẽ giúp ngăn ngừa mọi vấn đề, và việc này không khó lắm nếu bạn chịu bỏ chút sức lực. Chúng tôi đã tập hợp ở đây một số mẹo hay nhất để giúp bạn biết cách làm sạch phân chim trên nhiều bề mặt khác nhau như nệm bọc, gạch, sơn xe, bê tông, thậm chí cả quần áo. Phương pháp 1 - Làm sạch nệm bọc và thảm Bước 1 - Gột sơ qua vết bẩn. Nhúng ướt giẻ trong nước ấm gột qua vài lần để xử lý phần bẩn nhất. Do kết cấu của thảm và nệm bọc, phân chim sẽ tụ lại và đóng cứng trên mặt sợi thảm hoặc vải, nhờ đó bạn cũng dễ loại bỏ được phần lớn vết bẩn. Dùng giẻ ướt gột bằng động tác nhúm và kéo lên để loại bỏ phân chim trên thảm hoặc nệm bọc. Bước 2 - Xịt một ít dung dịch làm sạch thảm hoặc nệm. Tuỳ vào loại và chất liệu của bề mặt cần làm sạch, bạn có thể mua dung dịch tẩy rửa chuyên dụng đảm bảo an toàn cho bề mặt đó. Hầu hết các bình xịt làm sạch thảm hoặc sản phẩm tẩy rửa gia dụng đa năng là đủ dịu nhẹ cho bất cứ loại thảm nào, còn bọt làm sạch nệm bọc có thể bán ở các siêu thị. Xịt một lượng dung dịch đủ để phủ chỗ bẩn còn lại. Nếu không có sẵn bình xịt làm sạch thảm chuyên dụng, bạn cũng có thể pha dung dịch tẩy rửa bằng xà phòng giặt quần áo dịu nhẹ, giấm và nước ấm. Bước 3 - Chờ cho chất tẩy rửa bắt đầu phát huy tác dụng. Để dung dịch tẩy rửa trên vết bẩn 2-3 phút. Các hợp chất hoá học trong chất tẩy rửa sẽ bắt đầu ăn mòn vết bẩn đóng cứng, nhờ đó bạn sẽ dễ lau sạch hơn. Bước 4 - Lau sạch vết bẩn còn lại. Dùng giẻ sạch để lau lại vết bẩn lần nữa. Hiệu lực của dung dịch tẩy rửa cộng với lực kỳ cọ bằng tay là đủ để đánh bay vết bẩn trên bề mặt thảm hoặc nệm. Nếu có vệt bẩn nào còn lại sau khi kỳ cọ, bạn hãy xịt thêm dung dịch, chờ một chút, sau đó lau lại lần nữa. Cọ mạnh tay để làm sạch vết bẩn đã khô ở các lớp sợi sâu hơn của thảm càng nhiều càng tốt. Luôn luôn giặt khăn lau và khăn tắm ngay sau khi bị dính phân chim. Phương pháp 2 - Làm sạch gạch, bê tông và mái nhà Bước 1 - Làm ướt vết bẩn bằng nước ấm . Nếu phân chim dính ở nơi dễ tiếp cận, bạn hãy làm ướt bề mặt bẩn bằng nước ấm trước khi bắt đầu cọ rửa. Rót nước ấm trực tiếp lên vết bẩn hoặc nhúng giẻ vào nước ấm và đắp lên vết bẩn. Độ ấm và ẩm của nước sẽ giúp cho vết bẩn bở ra và đỡ bám chặt trên các bề mặt cứng xốp. Bước 2 - Để yên vài phút. Chờ một thời gian cho nước ấm bắt đầu làm mềm vết bẩn. Phân chim khi đã khô sẽ có kết cấu như bột đặc và có thể khó cọ sạch hơn nếu nó vẫn còn hơi cứng. Bạn nhớ làm ướt toàn bộ vết bẩn. Phân chim sẽ như mới sau khi được làm ướt và mềm ra. Bước 3 - Dùng vòi nước xịt cho sạch. Cầm đầu vòi tưới vườn cách chỗ bẩn vài bước. Mở vòi nước hết mức và hướng dòng chảy vào vết phân chim. Dòng nước liên tục sẽ làm nốt công việc mà bước làm ướt đã bắt đầu. Xịt cho đến khi vết bẩn biến mất. Nếu vòi nước có đầu điều chỉnh áp lực nước, bạn nên chỉnh nước một dòng áp lực cao để xịt bay vết bẩn. Nếu vòi nước không có đầu điều chỉnh, bạn có thể bịt ngón tay cái lên nửa vòi để chặn bớt dòng chảy để tạo áp lực. Bước 4 - Đánh bật các vệt bẩn cứng đầu bằng bàn chải. Nếu các vệt phân chim vẫn còn sau khi đã xịt bằng vòi nước, bạn sẽ xử lý bằng bàn chải cọ rửa nhỏ, cứng (chổi quét sân cũng có tác dụng); làm ướt lại nếu cần. Lông bàn chải sẽ len vào các khe kẽ trong gạch, bê tông hoặc ngói mái và làm sạch vết phân chim còn lại. Nhớ rửa sạch bàn chải sau khi sử dụng; phân chim chứa đầy vi khuẩn. Phương pháp 3 - Làm sạch bề mặt gỗ cứng, sơn xe và các bề mặt nhẵn khác Bước 1 - Đắp giẻ ướt và ấm lên vết bẩn. Nhúng giẻ vào nước nóng hoặc ấm và đắp lên chỗ bẩn. Dùng gIẻ ướt sẽ tốt hơn so với việc xịt nước ấm lên bề mặt gỗ cứng, vì vải sẽ giữ nhiệt và độ ẩm thay vì chỉ để nước chảy trên bề mặt và có thể gây hư hại. Để cho độ ẩm trong giẻ ngấm vào vết bẩn. Bước 2 - Xử lý vết bẩn bằng chất tẩy rửa chuyên dụng. Khi phân chim đã mềm, bạn có thể xử lý vết bẩn bằng sản phẩm tẩy rửa gỗ hoặc xe hơi. Nếu bề mặt nhẵn cần rửa là vinyl hoặc chất liệu tương tự, bạn có thể dùng dung dịch tẩy rửa đa năng là đủ, thậm chí bạn có thể thành công chỉ với giẻ nhúng nước ấm. Xịt hoặc chấm đủ lượng dung dịch để phủ kín vết bẩn; tránh xịt vào khu vực không bị bẩn xung quanh. Dung dịch tẩy rửa và đánh bóng cũng có tác dụng trên bề mặt ô tô. Sản phẩm này có công thức làm sạch đất, dầu và các vết cáu bẩn trên ô tô, đồng thời giúp cho bề mặt sơn sáng bóng. Sản phẩm tẩy rửa chuyên dụng được khuyên dùng để xử lý các bề mặt dễ hư hại, nhưng nếu không muốn tốn nhiều tiền, bạn cũng có thể dùng sản phẩm tự pha chế. Pha chất đánh bóng gỗ tự nhiên với nước nóng, dầu ô liu và nước cốt chanh, còn nước rửa bát pha với nước ấm sẽ tạo thành dung dịch đơn giản nhưng hiệu quả để làm sạch mặt ngoài của xe ô tô. Bước 3 - Chỉ để chất tẩy rửa trên bề mặt vài phút. Bề mặt gỗ cứng và sơn xe rất dễ hư hại, do đó bạn chỉ nên để chất tẩy rửa trên vết bẩn vài phút đủ để nó phát huy tác dụng. Nếu không, chất tẩy rửa có thể ngấm qua vết bẩn và làm ố sàn gỗ hoặc ăn mòn lớp sơn xe. Bạn không cần để chất tẩy rửa trên vết bẩn một thời gian dài, vì bề mặt cứng, nhẵn không có các lỗ nhỏ li ti, do đó chất tẩy rửa sẽ không phải ngấm qua vật liệu mới làm sạch được. Bước 4 - Nhẹ tay lau sạch vết bẩn bằng khăn mềm. Lấy một chiếc khăn ẩm khác để lau càng sạch càng tốt. Động tác lau các nhát dài và rộng là tốt nhất trong bước này. Cố gắng đừng kỳ cọ tới lui hoặc ấn quá mạnh, vì bạn có thể làm hỏng lớp hoàn thiện của bề mặt. Dùng khăn thấm khô sau khi các dấu vết còn lại đã sạch. Khăn vi sợi cực kỳ mềm và các sợi vải có khả năng khoá bụi bẩn và nước đã ngấm vào, vì vậy nó là loại khăn lý tưởng cho các công việc vệ sinh cần phải nhẹ nhàng. Cẩn thận lau khô sàn gỗ cứng cho nhanh, vì độ ẩm để lâu trên gỗ có thể làm cong hoặc bở gỗ. Phương pháp 4 - Làm sạch quần áo Bước 1 - Pha một ít xà phòng giặt dịu nhẹ với nước ấm. Rót một lượng nhỏ xà phòng lỏng giặt quần áo vào chậu nước ấm và khuấy tan. Đây là dung dịch tẩy rửa mà bạn có thể dùng để xử lý vết bẩn. Dùng ít thì tốt hơn - khoảng 1 phần xà phòng pha với 5 phần nước là quá đủ. Bước 2 - Rót dung dịch lên vết bẩn. Xà phòng giặt có khả năng đánh tan các vết bẩn khô cứng và nhờn như vết bẩn mà bạn đang đối phó. Làm mềm vết bẩn bằng dung dịch xà phòng và ngâm trong khoảng 2-3 phút. Ngâm lại nếu vết bẩn có vẻ như chưa mềm. Bước 3 - Chà sạch vết bẩn. Dùng bàn chải hoặc miếng rửa bát để chà sạch vết bẩn. Nhúng bàn chải hoặc miếng rửa bát vào dung dịch xà phòng khi cần để vết bẩn luôn ướt và có bọt. Tiếp tục chà cho đến khi vết bẩn biến mất. Nếu là vải có chất liệu mỏng manh, bạn nên dùng động tác lau, xoay tròn nhẹ nhàng để từ từ làm sạch vết bẩn, hoặc dùng mặt mềm của miếng rửa bát. Vứt miếng rửa bát đi sau khi nó hoàn thành nhiệm vụ với phân chim. Khiếp! Bước 4 - Giặt món đồ. Cho quần áo vào máy giặt và giặt ở chế độ thông thường sau khi đã chà sạch phân chim. Giặt món đồ với các loại vải cùng màu bằng nước nóng hoặc ấm. Khi lấy ra khỏi máy sấy, bạn sẽ thấy quần áo sạch như chưa từng xảy ra sự cố!
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Gi%C3%BAp-B%E1%BA%A1n-trai-B%E1%BB%8F-thu%E1%BB%91c-l%C3%A1
Cách để Giúp Bạn trai Bỏ thuốc lá
Khi bạn quan tâm đến ai đó, bạn không muốn nhìn thấy anh ấy có cách ứng xử gây hại cho bản thân và người khác. Đáng tiếc là hút thuốc có cả hai tác động đó. Sự giúp đỡ của bạn có thể khiến anh ấy dễ từ bỏ thói quen xấu này hơn. Tuy nhiên, bạn không thể buộc ai đó bỏ thuốc, mà quyết định làm việc đó hoàn toàn thuộc về anh ấy. Phương pháp 1 - Hỗ trợ một cách phù hợp Bước 1 - Đừng đưa ra các số liệu thống kê. Bạn trai của bạn biết hút thuốc có hại cho anh ấy và có thể cũng muốn bỏ thuốc. Vì vậy, sẽ không thực sự có ích nếu đưa ra các dữ kiện về bệnh tật, tuổi thọ, v.v... Thực ra, bảo ai đó đừng hút thuốc chỉ khiến họ hút nhiều hơn. Thay vào đó, bạn nên tập trung vào xu hướng hành xử của mọi người và vai trò của việc nghiện thuốc. Chỉ ra tỷ lệ hút thuốc đang giảm đều trong vài thập kỷ qua, và nhiều người đã bỏ thuốc thành công. Vì nhiều người hút thuốc chỉ để có cảm giác hòa nhập vào tập thể, việc biết được hành vi đó ngày càng không phổ biến sẽ khích lệ họ từ bỏ thuốc. Chỉ ra rằng hút thuốc nghĩa là nghiện ngập là cách có thể giúp bạn trai của bạn nhận thấy anh ấy không kiểm soát được cuộc sống của mình. Việc hút thuốc sẽ không còn hấp dẫn và anh ấy sẽ cố gắng bỏ thuốc để tự kiểm soát hơn. Bước 2 - Hiểu rằng mọi người không giống nhau. Điều đó có nghĩa là không có một phương pháp cho tất cả mọi người, mà mỗi người có mức độ và kiểu hỗ trợ khác nhau. Bạn hãy nói chuyện với bạn trai để biết anh ấy cần giúp đỡ theo kiểu gì. Bạn trai của bạn có thể gián tiếp cho thấy anh ấy muốn nói chuyện về việc bỏ thuốc. Hãy tập trung vào những đề tài anh ấy đề cập – lời khuyên của bác sĩ, một thành viên trong gia đình có bầu, một ai đó đã bỏ thuốc – để mở đầu câu chuyện. Bước 3 - Nếu điều đó không xảy ra, hãy tìm cách bắt đầu chủ đề một cách nhẹ nhàng. Có thể luật về hút thuốc hoặc thuế thuốc lá ở địa phương bạn đang thay đổi. Hãy hỏi bạn trai nghĩ gì về việc này, từ đó chuyển sang hỏi anh ấy về thói quen của mình. Bạn: Sáng nay em đọc báo thấy nói thành phố đang cấm hút thuốc trong nhà hàng. Anh ấy: Ý tưởng hay đấy. Anh không thích thức ăn ám mùi thuốc lá. Bạn: Em ngạc nhiên khi thấy anh nói vậy đấy. Nếu không hút thuốc trong thời gian lâu như thế anh có chịu được không? Anh ấy: Có chứ, thực ra, anh đang cố giảm hút thuốc. Bạn: Thật không anh? Em có thể giúp gì cho anh được? Bước 4 - Thử phương pháp cú huých. Sẽ rất khó để tìm ra được sự cân bằng phù hợp giữa việc khuyến khích bạn trai của bạn bỏ thuốc và việc hành xử theo cách anh ấy nhận thấy khi từ bỏ lựa chọn của mình. Các luật sư và chuyên gia kinh tế cho rằng phương pháp cú huých có thể khích lệ sự thay đổi trong khi vẫn để mọi người tự quyết định. Phương pháp cú huých hoạt động như sau: hãy bảo bạn trai mở tài khoản tiết kiệm và bỏ tiền đáng lẽ dùng để mua thuốc lá vào đó. (Một cái lọ đặt trên kệ bếp cũng được). Vào cuối mỗi đợt xác định trước, hãy hỏi liệu anh ấy có hút thuốc không. Nếu không, anh ấy nhận được tiền. Nếu có, tiền sẽ được dùng vào từ thiện. Một số biến thể của phương pháp này bao gồm yêu cầu từ thiện vì lý do bạn trai của bạn không ủng hộ! Nếu anh ấy có người bạn cũng đang cố gắng bỏ thuốc (hay nếu bạn đang cố gắng bỏ), họ có thể biến việc đó thành một cuộc đua tranh. Người nào không hút thuốc lâu hơn thì sẽ được tiền, người nào bỏ cuộc trước sẽ phải làm từ thiện cho tổ chức mà người thắng cuộc lựa chọn. Bước 5 - Vận động mạng lưới những người hỗ trợ. Nếu bạn trai đồng ý, hãy nói chuyện với những người bạn của bạn và mọi người trong gia đình về kế hoạch của anh ấy, và khuyến khích họ giúp đỡ. Nhắc bạn trai của bạn rằng bác sĩ cũng là một phần trong mạng lưới trợ giúp đó, và hỏi liệu anh ấy có muốn gặp bác sĩ để nói chuyện về biện pháp cai thuốc không. Bước 6 - Hãy suy nghĩ trước khi hỏi thăm. Một số người hút thuốc muốn bạn hỏi thăm tình hình cai thuốc mỗi ngày để tăng thêm động lực, trong khi những người khác lại cho rằng thói quen như vậy là xâm phạm riêng tư và phản tác dụng. Hãy hỏi bạn trai liệu việc hỏi thăm thường xuyên có ích hay có hại cho anh ấy. Bước 7 - Đặt những câu hỏi dạng mở. Hãy để bạn trai của bạn nói về trải nghiệm của anh ấy - tại sao anh ấy bắt đầu hút thuốc, việc đó khiến anh ấy cảm thấy thế nào, vì sao anh ấy muốn bỏ thuốc, điều gì khiến việc bỏ thuốc khó khăn, v.v… Cách này sẽ giúp bạn hiểu hơn mối quan hệ của anh ấy với thuốc lá, và có thể giúp anh ấy có thêm kết nối mà trước đó chưa từng làm được. Bạn: Tại sao anh hút thuốc? Anh ấy: Vì ở trường, mấy đứa lớn hơn anh hút. Bạn: Thế bây giờ thì sao? Làm gì còn lũ trẻ lớn hơn anh ở đây đâu. Anh ấy: Anh nghĩ có lẽ đã thành thói quen. Bạn: Anh có nghĩ mình sẽ hút thuốc mãi không? Anh ấy: Không, nhưng bỏ thuốc khó lắm. Bạn: Anh có thể làm được mà! Anh có muốn em lên kế hoạch cho anh không? Bước 8 - Chỉ ra những tiến bộ nhỏ. Với một người hút thuốc, thậm chí chỉ một ngày không hút thuốc là đáng để khen rồi. Hãy phát hiện và dùng điều đó làm bằng chứng cho thấy bạn trai của bạn có thể sống mà không cần thuốc lá. Những tiến bộ nhỏ như vậy sẽ giúp tăng sự tự tin của anh ấy. Bước 9 - Tập trung vào con người nói chung. Đừng để quá trình bỏ thuốc trở thành tất cả những gì bạn có trong mối quan hệ của các bạn. Thậm chí nếu anh ấy muốn bạn hỏi thăm tình hình, hãy hỏi về một ngày và cảm nghĩ chung của anh ấy. Đừng chỉ quanh quẩn với việc liệu hôm nay anh có hút thuốc hay không. Phương pháp 2 - Tập trung vào thời gian dài hạn Bước 1 - Lập kế hoạch, nhưng hãy sẵn sàng điều chỉnh kế hoạch đó. Dự kiến một ngày bỏ thuốc là động lực và khiến bạn trai của bạn tập trung vào mục tiêu đó, tuy nhiên không nên quá cứng nhắc. Nếu anh ấy dự định ngày bỏ thuốc, hãy đảm bảo anh ấy hiểu rằng dù không hoàn toàn bỏ thuốc vào ngày đó thì anh ấy cũng không phải là người thất bại. Bước 2 - Chú ý trạng thái tạm thời của các triệu chứng khi bỏ thuốc. Nhiều người sẽ trải qua những thứ như mất ngủ, khó tập trung, lo lắng, bồn chồn, cáu bẳn và trầm cảm. Những triệu chứng này thường mất đi trong vòng một hoặc hai tuần. Bằng việc nhắc bạn trai đó là triệu chứng tạm thời, bạn sẽ giúp anh ấy tin rằng anh sẽ vượt qua được. Bước 3 - Hiểu rằng bỏ thuốc là một đường cong học tập. Nhiều người phải mất vài lần mới bỏ thuốc được. Nếu bạn trai của bạn tái nghiện, hãy động viên anh ấy rút kinh nghiệm để lần sau có thể tránh được nguyên nhân hút lại. Hút thuốc là hành động học được và bỏ thuốc cũng vậy. Bước 4 - Nói chuyện về vấn đề là khi nào, không phải là nếu. Tái nghiện có thể gây ra chán nản, vì vậy hãy giải thích cho bạn trai rằng đó chỉ là vấn đề thời gian trước khi anh ấy thử lại - và trước khi anh ấy thành công. Trong thực tế, hầu hết những người bỏ thuốc đều sớm tái nghiện. Phương pháp 3 - Cung cấp những thứ làm phân tâm Bước 1 - Cung cấp đồ ăn. Mọi người hút thuốc vì nhiều lý do, một trong số đó là để đỡ buồn. Bạn trai của bạn cần có việc làm thay thế cho hút thuốc. Cân nhắc dự trữ những thứ sau ở xung quanh: Kẹo cứng để ngậm Ống hút để nhai Quả và rau củ thái nhỏ Bước 2 - Dành thời gian bên nhau. Coi việc bỏ thuốc là cái cớ để cùng nhau tham gia nhiều hoạt động hơn. Cùng làm bữa tối, đi xem phim, hay ghé thăm bảo tàng - bất cứ thứ gì giúp bạn trai quên đi việc cai thuốc. Bước 3 - Tập thể dục. Một trong những hoạt động cùng nhau thực hiện chắc chắn là hoạt động thể chất. Thể dục có thể làm giảm nhiều vấn đề trong quá trình cai thuốc, bao gồm: Lo lắng Trầm cảm Cáu bẳn Tăng cân Phương pháp 4 - Bảo vệ sức khỏe và không gian của bạn Bước 1 - Đừng nghĩ là bạn đang bị xúc phạm. Những người đang cố gắng bỏ thuốc sẽ thường xuyên cáu bẳn. Hãy hiểu rằng thái độ đó của bạn trai không phải là dành cho bạn. Tuy nhiên, bạn có quyền nhắc nhở đối với thái độ thô lỗ hoặc không tốt và tránh ra chỗ khác nếu sự cáu bẳn bị lạm dụng hết mức. Bước 2 - Đảm bảo ngôi nhà và ô tô của bạn là những không gian không khói thuốc. Điều này đặc biệt quan trọng nếu các bạn sống với nhau. Nếu bạn trai của bạn khiến bạn trở thành người hút thuốc thụ động thì cả hai có nguy cơ gặp những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Hơn nữa, những người không hút thuốc ở nhà có khả năng dễ bỏ thuốc hơn. Đừng để bật lửa hay gạt tàn ở nhà, chúng chỉ nhắc cho anh ấy về những thứ đang muốn tránh. Bước 3 - Tránh những nơi sẽ có khói thuốc. Điều này không chỉ bảo vệ hơn nữa sức khỏe của bạn, mà còn giúp bạn trai của bạn tránh hút thuốc bằng cách loại bỏ môi trường có nguy cơ gây tái hút. Bước 4 - Biết những giới hạn của bạn. Việc bạn trai bỏ thuốc quan trọng như thế nào đối với bạn? Mặc dù có những việc bạn có thể làm để giúp anh ấy bỏ thuốc, bạn cần phải nghĩ cách thực hiện nếu anh ấy không quan tâm đến việc đó. Hãy suy nghĩ liệu việc anh ấy hút thuốc có át đi tất cả những tính cách tốt đẹp khác của anh ấy không. Hầu như ai cũng có những nhược điểm lớn, một số chuyên gia cho rằng có những tính xấu không thể chấp nhận được sẽ khó sống hạnh phúc. Ngoại lệ ở đây là khiếm khuyết lớn về tinh thần và đạo đức. Hút thuốc không thuộc nhóm này nhưng lại có thể ảnh hưởng đến cuộc sống lành mạnh, lâu dài. Nếu việc đánh đổi bạn trai vì vấn đề sức khỏe khiến bạn quá đau khổ trong tương lai, có thể mối quan hệ của các bạn phải trả giá quá nhiều cho việc hút thuốc. Nếu việc hút thuốc là điểm xấu không thể chấp nhận được, anh ấy phải nhận thức được điều đó. Sẽ không công bằng khi đưa ra tối hậu thư mà anh ấy chẳng biết gì cả. Hãy nói với anh ấy rằng bạn không thể sống cùng một người nghiện thuốc, nhưng bạn tin tưởng anh ấy có thể bỏ được và muốn giúp đỡ anh thực hiện việc này.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Kh%E1%BA%AFc-ph%E1%BB%A5c-v%E1%BA%BFt-l%C3%B5m-tr%C3%AAn-t%E1%BB%A7-l%E1%BA%A1nh-th%C3%A9p-kh%C3%B4ng-g%E1%BB%89
Cách để Khắc phục vết lõm trên tủ lạnh thép không gỉ
Chiếc tủ lạnh bằng thép không gỉ tuyệt đẹp của bạn chỉ bị một vấn đề duy nhất là vết lõm đáng ghét trên bề mặt. Thay vì bực dọc đá vào tủ lạnh (đôi khi lại gây thêm vài vết móp nữa), hãy để dành năng lượng để thử khắc phục tình trạng này. Tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng không phải vết lõm nào cũng có thể khắc phục tại nhà. Để khắc phục vết lõm, thử áp dụng phương pháp hút hoặc làm nóng và lạnh. Nếu sau khi tự xử lý mà vết lõm không phục hồi nguyên trạng, hãy gọi dịch vụ chuyên nghiệp. Phương pháp 1 - Làm nóng và lạnh Bước 1 - Thổi khí nóng. Sử dụng máy sấy tóc hoặc súng khò nhiệt (nếu có). Thổi trực tiếp hơi nóng vào vết lõm trong khoảng 1 phút hoặc hơn. Kim loại cần được làm nóng trực tiếp để giãn nở. Sau khi để nguội, kim loại sẽ co lạnh và có thể vết lõm sẽ bật trở ra. Bước 2 - Sử dụng đá khô. Đá khô cực kỳ lạnh. Bạn có thể sử dụng đá khô để làm lạnh kim lại và sửa vết lõm. Tất cả những gì bạn cần làm là áp viên đá vào vết lõm, tuy nhiên hãy bọc viên đã bằng khăn mềm để tránh gây trầy xước cho tủ lạnh. Áp viên đá vào vết lõm trong khoảng 1 phút hoặc cho đến khi kim loại trở nên lạnh. Đừng quên mang găng tay bảo hộ. Đá khô cũng có khả năng gây bỏng không khác gì bếp nóng. Bước 3 - Thổi khí nén lạnh vào vết lõm. Sử dụng bình xịt khí nén mà bạn vẫn dùng để làm sạch bạn phím máy tính. Điều thú vị nằm ở chỗ: hướng dẫn sử dụng vẫn luôn nói rằng không chổng ngược bình khi xịt, nhưng nếu bạn làm điều đó thì khí nén lạnh sẽ được phun ra. Hãy chổng ngược bình và xịt vài lần vào vết lõm. Nhiệt độ của khí nén này đủ lạnh để kim loại co lại và biết đâu vết lõm sẽ tự bật ra. Không đưa tay vào khí nén lạnh vì da bạn có thể bị bỏng như khi tiếp xúc với đá lạnh. Phương pháp 2 - Dùng dụng cụ hút Bước 1 - Làm sạch vùng lõm. Một số bộ dụng cụ khắc phục vết lõm thường đi kèm dung dịch làm sạch mà đa số là cồn tẩy rửa. Hãy dùng giẻ hoặc khăn giấy thấm cồn và lau lên vùng lõm để loại bỏ bụi bẩn. Đối với phương pháp này, chúng ta sẽ sử dụng keo dính nên bề mặt vết lõm cần được làm sạch. Lớp hoàn thiện và bụi bẩn có thể làm giảm độ dính của keo. Việc làm sạch có thể khiến lớp hoàn thiện (chẳng hạn như sơn) bị tróc, vì thế hẳn đây là biện pháp sau cùng mà bạn muốn áp dụng. Bước 2 - Mua bộ dụng cụ khắc phục vết lõm dành cho ô tô. Bạn có thể mua bộ dụng cụ này trên mạng, siêu thị hoặc cửa hàng phụ tùng ô tô. Bộ sản phẩm bao gồm đầu hút để dán vào vết lõm bằng súng bắn keo nóng. Bước 3 - Dán đầu hút từ bộ dụng cụ khắc phục vết lõm ô tô. Chọn đầu hút to hơn vết lõm một chút. Sau khi làm nóng súng bắn keo, hãy cho keo ra đầu hút và dán vào vết lõm. Bạn có thể sử dụng bất kỳ loại súng bắn keo nóng nào, nhưng nhiệt độ súng càng cao thì càng hiệu quả. Bước 4 - Đặt cầu kéo lên trên. Đầu hút sẽ có ốc vít ở phía sau để bạn gắn cầu kéo. Cầu kéo có lỗ ở giữa và đĩa đệm cân bằng hai bên. Hãy gắn cầu kéo vào ốc vít trên đầu hút rồi siết nhẹ ốc. Đừng vội siết ốc quá chặt vì lúc này mọi thứ chưa nằm đúng vị trí. Bước 5 - Chỉnh đĩa đệm vào sát đầu hút. Hầu hết những dụng cụ này đều có cách để điều chỉnh hai đĩa đệm nhằm tạo đòn bẩy để bạn kéo đầu hút ra. Hãy điều chỉnh sao cho đĩa đệm gần với đầu hút ở giữa nhất có thể để lực kéo được tác động vào giữa vết lõm nhiều hơn so với viền ngoài. Bước 6 - Siết núm vặn ốc ở giữa. Bây giờ sau khi các bộ phận đã nằm đúng vị trí, bạn chỉ cần siết núm vặn ốc ở giữa. Thao tác này sẽ tác động lực vào đầu hút và từ từ kéo vết lõm ra. Cuối cùng, toàn bộ vết lõm sẽ bật trở lại. Bước 7 - Lặp lại quá trình nếu cần thiết. Phương pháp này sẽ giảm được độ sâu của vết lõm, nhưng đáng tiếc rằng quá trình này khá lâu. Hãy chuẩn bị ghế để ngồi một cách thoải mái vì có khi bạn cần lặp lại đến 10 lần để làm cho vết lõm ít gây chú ý hơn. Bước 8 - Thử dùng cây thụt bồn cầu. Đôi khi giải pháp áp dụng lực hút mà không cần keo lại có thể khắc phục được vết lõm trên tủ lạnh. Bạn có thể sử dụng một dụng cụ hút đơn giản, đó là cây thụt bồn cầu. Hãy áp cây thụt bồn cầu sạch lên vết lõm và ấn vào. Nếu may mắn, vết lõm sẽ bật ra.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/L%C3%A0m-gi%C3%A3n-qu%E1%BA%A7n-%C3%A1o-b%E1%BB%8B-co-r%C3%BAt
Cách để Làm giãn quần áo bị co rút
Chiếc áo thun hoặc chiếc quần jean yêu thích của bạn khi được cho vào máy sấy có thể bị thu nhỏ kích thước. Đây là vấn đề mà nhiều người khác cũng gặp phải, và xét về mặt kỹ thuật thì bạn không thể làm giãn quần áo. May mắn thay, bạn có thể làm giãn sợi vải để đưa trang phục về lại hình dạng ban đầu. Với hầu hết chất liệu vải, việc này có thể thực hiện một cách dễ dàng bằng nước và dầu gội dành cho em bé. Hàn the và giấm cũng giúp làm giãn chất liệu len hoặc cashmere. Bạn có thể “cứu” chiếc quần jean của mình bằng cách ngâm trong nước ấm. Sau khi giặt và sấy khô, quần áo của bạn sẽ lại vừa vặn như trước đây. Phương pháp 1 - Ngâm chất liệu dệt kim trong dầu gội dành cho em bé Bước 1 - Làm đầy bồn rửa tay với nước ấm. Nếu không có bồn rửa tay, bạn có thể dùng xô hoặc thậm chí bồn tắm. Bạn cần ít nhất 1 lít nước ấm để ngâm ngập quần áo. Đảm bảo nước có nhiệt độ phòng hoặc hơi ấm hơn để đạt hiệu quả làm giãn sợi vải. Nước lạnh không giúp bạn làm giãn quần áo. Mặt khác, bạn cũng nên tránh dùng nước nóng kẻo quần áo sẽ bị co rút và hư hỏng. Lưu ý, khi áp dụng phương pháp này, chất liệu dệt kim bao gồm cotton, len và cashmere thường đạt được hiệu quả tốt hơn các chất liệu khác. Chất liệu vải sợi được dệt chặt như lụa, tơ nhân tạo hoặc polyester sẽ khó khôi phục lại hình dáng cũ hơn. Bước 2 - Khuấy 1 thìa canh (15ml) dầu gội dành cho em bé hoặc dầu xả vào nước. Bạn có thể dùng dầu xả dịu nhẹ bất kỳ, nhưng dầu gội dành cho em bé vẫn dịu nhẹ nhất cho vải. Hãy thêm khoảng 1 thìa canh (15ml) dầu gội vào mỗi 1 lít nước mà bạn dùng. Việc khuấy thêm một ít dầu gội vẫn an toàn và thậm chí có lợi khi quần áo co rút nhiều. Dầu gội và dầu xả dịu nhẹ làm giãn sợi vải trong quần áo mà không gây hư hỏng. Điều quan trọng là bạn cần chọn sản phẩm dịu nhẹ. Nếu bạn không muốn dùng sản phẩm nào đó cho tóc thì cũng không nên mạo hiểm dùng để xử lý trang phục yêu thích của mình. Bước 3 - Ngâm trang phục trong nước khoảng 30 phút. Nếu bạn dùng dầu xả, nước sẽ không có bọt. Hãy cho quần áo bị co rút vào nước có khuấy dầu gội hoặc dầu xả. Đảm bảo quần áo chìm trong nước trước khi bắt đầu quá trình ngâm. Nước phải ấm tại thời điểm này để dầu gội hoặc dầu xả phát huy hiệu quả; vì vậy, cứ bỏ phần nước này và lấy nước mới nếu cần. Nếu muốn, bạn có thể bắt đầu kéo giãn quần áo dưới nước một cách nhẹ nhàng trong khi ngâm. Tuy nhiên, vải sẽ dễ dàng kéo giãn hơn sau khi ngâm được một lúc, nên bạn không cần thực hiện thao tác này ngay. Bước 4 - Vắt khô quần áo. Bạn sẽ cuộn quần áo lại nhưng chưa cần xả sạch dầu gội. Thay vào đó, hãy dùng lực để vắt hết nước trong quần áo. Bạn vẫn cần tiếp tục làm giãn sợi vải bằng nước xà phòng đến khi quần áo giãn hết mức. Chỉ xả sạch dầu gội khi bạn hoàn tất việc khôi phục hình dạng của trang phục. Bước 5 - Cuộn quần áo trong một chiếc khăn to. Hãy trải khăn sạch, khô trên mặt phẳng và đặt quần áo lên đó. Đảm bảo quần áo được đặt vừa vặn trong khăn. Tiếp theo, bạn sẽ từ từ cuộn một góc khăn lại. Áp lực sẽ giảm bớt lượng nước còn sót trong quần áo. Quần áo vẫn ướt nhưng không còn chảy nước khi bạn hoàn tất thao tác này. Bạn có thể giữ quần áo trong khăn khoảng 10 phút. Đừng để quá lâu kéo sợi vải sẽ giảm nhiệt khiến bạn gặp khó khăn trong việc kéo giãn! Bước 6 - Dùng tay kéo giãn quần áo để khôi phục lại hình dạng ban đầu. Mở khăn và chuyển quần áo sang chiếc khăn khô thứ hai được trải trên mặt phẳng. Dùng tay kéo các mép của quần áo còn ướt. Hãy nhẹ nhàng để tránh làm hỏng sợi vải. Quần áo sẽ không còn giống hệt như trước khi bị co rút, nhưng bạn cứ cố gắng hết sức để khôi phục lại hình dạng ban đầu. Để ước tính chính xác kích cỡ và hình dáng của trang phục cần xử lý, hãy cắt một hình mẫu. Bạn sẽ tìm trang phục có kích cỡ tương tự và dùng để cắt mẫu trên giấy nến. Bước tiếp theo là đặt trang phục lên mẫu trong khi dùng tay kéo giãn. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc kéo giãn quần áo, hãy dùng chế độ hơi nước trên bàn là. Hơi nước sẽ làm mềm chất liệu vải cứng. Bước 7 - Giữ cố định quần áo bằng sách và vật nặng khác. Quần áo lúc này vẫn được đặt trên khăn. Lần lượt xử lý từng phần của quần áo để bạn có thể giữ cố định chúng trong khi khôi phục hình dạng. Nếu không có sách nặng, bạn có thể dùng đồ chặn giấy, cốc cà phê hoặc bất kỳ thứ gì mà bạn có. Cuối cùng, quần áo của bạn phải được đặt dưới những vật nặng để tránh tình trạng xê dịch. Nếu không có sẵn vật nặng, bạn có thể giữ cố định quần áo bằng kẹp. Quần áo cần được giữ nguyên như vậy đến khi khô. Nếu quần áo bị co rút nhiều, bạn nên kiểm tra quần áo sau mỗi 30 phút và tiếp tục thao tác kéo giãn. Bước 8 - Giặt và phơi quần áo một lần nữa nếu cần. Nếu bạn muốn quần áo khô nhanh hơn, hãy phơi ngoài trời. Bạn có thể treo quần áo lên giàn phơi, móc treo quần áo hoặc đặt tại khu vực ngoài trời nào đó tránh xa sức nóng và ánh nắng trực tiếp. Bạn không cần xả sạch dầu gội, nhưng có thể giặt quần áo bằng tay như thường lệ nếu cảm thấy chất liệu vải có gì đó khác thường. Lưu ý tình trạng của quần áo trong khi phơi. Trọng lực sẽ phần nào kéo quần áo xuống, đặc biệt là khi vẫn còn ướt. Đây là yếu tố giúp cho quần áo giãn ra. Nếu quần áo vẫn chưa giãn như bạn mong muốn, hãy lặp lại thao tác xử lý trên. Có lẽ bạn cần thực hiện việc này nhiều lần nếu quần áo bị co rút nhiều. Phương pháp 2 - Dùng hàn the hoặc giấm để xử lý chất liệu len và cashmere Bước 1 - Làm đầy bồn rửa tay với nước ấm. Bạn cần ít nhất 1 lít nước ấm. Hãy đảm bảo bạn có đủ nước để ngâm quần áo. Nước cũng phải ở khoảng nhiệt độ phòng để làm giãn sợi vải mà không khiến quần áo bị hỏng. Hàn the và giấm được khuyên dùng cho chất liệu sợi từ động vật như len và cashmere. Chất liệu sợi từ thực vật như cotton cũng cho kết quả tốt khi được xử lý bằng phương pháp này, nhưng bạn không nên áp dụng cho chất liệu tổng hợp hoặc chất liệu tự nhiên được dệt chặt. Bước 2 - Khuấy ít nhất 1 thìa canh (15ml) hàn the hoặc giấm vào nước. Bạn có thể dùng khoảng 2 thìa canh (30ml) hàn the hoặc giấm nếu quần áo bị co rút nhiều. Hoặc, khuấy 1 phần giấm trắng với mỗi 2 phần nước mà bạn dùng. Cả hai nguyên liệu đều có hiệu quả làm giãn sợi vải, giúp bạn dễ dàng xử lý và đưa quần áo về lại hình dạng ban đầu. Hàn the và giấm đều là những chất tẩy rửa tương đối mạnh, nên phải được pha loãng với nước. Nếu dùng trực tiếp trên quần áo, bạn có thể làm hỏng chất liệu vải. Giấm trắng được sử dụng nhiều hơn giấm chưng cất vì trong hơn và nhẹ hơn, nhưng cả hai loại đều có hiệu quả giống nhau. Bước 3 - Ngâm quần áo bị co rút trong dung dịch khoảng 30 phút. Lúc này quần áo sẽ được ngâm trong hỗn hợp hàn the hoặc giấm. Hãy chờ đến khi quần áo mềm hơn để dễ kéo giãn. Bạn có thể bắt đầu kéo giãn quần áo trong khi ngâm, nhưng vẫn giữ quần áo trong nước. Kéo giãn quần áo bằng tay sau khi ngâm khoảng 25-30 phút và ngâm thêm 5 phút. Bước 4 - Vắt khô nước trong quần áo. Hãy thao tác nhẹ tay để tránh làm hỏng quần áo. Bạn sẽ cuộn quần áo lại và bóp nhẹ để làm giảm lượng nước. Như vậy, quần áo vẫn ướt nhưng không còn chảy nước. Đừng vội xả sạch quần áo ngay lúc này vì sẽ làm mất đi hiệu quả của hàn the hoặc giấm. Hãy chờ đến khi bạn hoàn tất thao tác kéo giãn quần áo. Bước 5 - Nhét khăn vào quần áo để làm khô. Bạn sẽ cuộn vài chiếc khăn tắm thấm hút tốt rồi cho vào bên trong quần áo bị co rút. Lúc này bạn cần sắp xếp vị trí của khăn để chúng giúp định hình quần áo. Khăn giúp cho quần áo mềm không bị co rút để bạn không phải lo lắng chuyện làm hỏng quần áo do kéo giãn bằng tay. Cuộn nhiều khăn đến khi đủ để đưa quần áo trở lại hình dạng ban đầu. Đảm bảo khăn phải phẳng và mịn vì những phần cộm của khăn có thể để lại dấu vết trên quần áo đã khô. Khăn cũng giúp thấm nước để quần áo khô nhanh hơn. Bước 6 - Hong khô quần áo ngoài trời ít nhất 15 phút. Đặt khăn trong quần áo khoảng 30 phút để làm khô quần áo. Hãy xếp thêm một ít khăn bên dưới và bên trên quần áo để đẩy nhanh quá trình làm khô. Bạn cũng có thể lắc quần áo nếu có thể giữ cố định những cuộn khăn. Kiểm tra hình dạng của quần áo trong khi hong khô. Bạn có thể hỗ trợ thêm bằng việc kéo nhẹ các mép của quần áo nếu cần. Bước 7 - Treo quần áo để hoàn tất quá trình hong khô, rồi giặt lại nếu cần. Đặt một chiếc móc quần áo vào bên trong quần áo, nhưng không lấy khăn ra. Chuyển quần áo ra ngoài trời nhưng tránh sức nóng và ánh nắng trực tiếp. Dùng giàn phơi quần áo nếu cần. Sau khi quần áo khô, bạn có thể giặt tay với nước lạnh nếu cảm thấy quần áo không mềm và mịn như ban đầu. Nếu sợ làm hỏng áo thun, bạn có thể trải quần áo lên khăn trong quá trình hong khô. Chất liệu len và cashmere rất mỏng manh nên bạn phải cẩn thận khi xử lý trang phục đắt tiền. Nếu quần áo không thay đổi nhiều, bạn cần lặp lại quy trình xử lý này nhiều lần đến khi đạt được kết quả mong muốn. Phương pháp 3 - Làm giãn quần jean bằng nước ấm Bước 1 - Đổ nước ấm vào bồn tắm. Bạn sẽ chuẩn bị lượng nước cao khoảng ⅓ bồn tắm, đủ để ngập qua chân khi bạn ngồi trong bồn. Đảm bảo bạn cảm thấy dễ chịu khi chạm vào nước. Nước lạnh và nóng không chỉ gây khó chịu mà còn làm hỏng quần jean. Nếu không có bồn tắm, bạn vẫn có thể làm giãn quần jean. Hãy cho nước ấm vào bồn rửa tay hoặc xô. Nếu chỉ cần làm giãn vài chỗ trên quần jean, bạn có thể xịt nước ấm lên đó và kéo để định hình. Bước 2 - Mặc quần jean để bắt đầu quá trình kéo giãn. Sau khi mặc quần jean, bạn sẽ kéo khóa kéo và gài nút nếu có thể. Nếu không thể mặc vừa quần jean, bạn sẽ phải giặt quần bằng tay. Bạn nhớ kéo khóa kéo và gài nút trước khi làm giãn quần jean. Cố gắng hết sức để đưa quần jean về hình dạng ban đầu. Sẽ dễ dàng hơn nếu bạn có thể mặc vừa quần jean, nhưng đôi khi việc này không khả thi. Đừng cố mặc quần jean nếu bạn cảm thấy quá chật. Bước 3 - Ngâm quần jean trong nước khoảng 15 phút. Nước làm mềm quần jean và vì bạn đang mặc quần jean nên quần sẽ tự động giãn ra. Bạn phải ngồi yên khá lâu nhưng phương pháp này sẽ phát huy hiệu quả khi bạn chịu khó ngồi trong bồn tắm. Hãy ngâm quần jean trong nước ít nhất 10 phút hoặc đến khi nước lạnh. Phần quan trọng nhất là ngâm quần jean một cách cẩn thận. Sau khi quần jean đã ướt hoàn toàn, sợi vải sẽ dễ xử lý hơn. Nếu bạn chưa sẵn sàng để ngâm mình trong nước, hãy làm ướt quần jean khoảng 10-15 phút trong bồn rửa tay hoặc dùng bình xịt. Thử mặc quần jean ngay sau đó nếu bạn thích. Bước 4 - Mặc quần jean khoảng 1 tiếng hoặc kéo giãn bằng tay. Cách đơn giản nhất để làm giãn quần jean bị co rút là mặc vào người. Hãy cẩn thận khi bạn bước ra khỏi bồn tắm với nước trên người. Nếu việc này có vẻ khó khăn, bạn có thể cởi quần jean và kéo giãn các mép quần. Cố gắng kéo giãn quần jean một cách nhẹ nhàng. Nếu bạn chọn cách mặc quần jean, hãy vận động càng nhiều càng tốt. Các động tác như đi loanh quanh, chạy bước nhỏ, kéo giãn cơ hoặc thậm chí nhún nhảy sẽ giúp làm giãn sợi vải. Tập trung vào những chỗ cần được kéo giãn. Ví dụ, nếu phải xử lý phần lưng, bạn sẽ uốn và kéo vị trí này. Bước 5 - Cởi quần jean và phơi khô. Bạn sẽ treo quần jean lên dây phơi hoặc giàn phơi quần áo. Hãy phơi quần jean ở nơi không có sức nóng và ánh nắng trực tiếp nhưng thoáng mát để hong khô quần jean. Trong khi phơi quần jean, trọng lực sẽ kéo quần jean xuống giúp cho quần giãn nhiều hơn. Không cho quần jean vào máy sấy! Sức nóng thường khiến quần áo co rút. Ánh nắng trực tiếp có thể làm phai màu quần jean.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Lu%E1%BA%ADn-%C4%91o%C3%A1n-vi%E1%BB%87c-sinh-n%E1%BB%9F-qua-t%E1%BB%AD-vi
Cách để Luận đoán việc sinh nở qua tử vi
Nếu đã từng đọc lá số tử vi hoặc lập biểu đồ sinh của mình, có lẽ bạn đã biết về cách luận đoán cuộc đời bạn dựa trên vị trí của các hành tinh. Nếu bạn đang mang thai hoặc có kế hoạch mang thai, có lẽ bạn đang tự hỏi liệu phương pháp này có thể dùng để tiên đoán về đứa con chưa ra đời của bạn không. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách đọc bản đồ sao để luận đoán về việc mang thai, sinh nở và sức khoẻ tổng thể của bạn. Lưu ý rằng chiêm tinh học không thể thay thế được lời khuyên của bác sĩ, và nhiều luận đoán có thể được hiểu theo các cách khác nhau. Phương pháp 1 - Tính biểu đồ sinh Bước 1 - Tìm ngày, giờ và nơi sinh của bạn. Khi lập biểu đồ sinh chiêm tinh, điều quan trọng là phải càng cụ thể càng tốt. Bạn cần biết ngày giờ sinh chính xác và ghi lại thông tin. Thường thì bạn có thể tìm được ngày giờ sinh trong giấy khai sinh, nhưng nếu không có thì bạn hãy gọi cho cha mẹ để hỏi cho rõ. Bạn không cần biết chính xác địa chỉ nơi bạn sinh ra – chỉ cần tên thành phố và thị trấn là đủ. Bước 2 - Điền thông tin của bạn vào biểu đồ sao trên website. Astro.com và cafeastrology.com là các website tốt để lập bản đồ sao. Hai trang web này đều miễn phí và sẽ cho bạn bản diễn giải chi tiết biểu đồ sinh của bạn với các thông tin về ngày giờ và nơi sinh. Hãy vào một trong các trang này và tạo một tài khoản, sau đó nhập thông tin vào. Một số trang có thể yêu cầu bạn cung cấp tên và giới tính để lưu vào thông tin. Tuy nhiên, những thông tin này không ảnh hưởng đến biểu đồ sinh của bạn, thế nên bạn không cần nhập nếu không muốn. Bước 3 - Chọn “biểu đồ tròn.” Biểu đồ tròn là biểu đồ dễ đọc nhất vì nó hiển thị các nhà theo trình tự thời gian. Các trang web miễn phí thường cho bạn vài sự lựa chọn, thế nên bạn lưu ý chọn biểu đồ tròn. Sau đó, hãy nhấp vào nút tạo biểu đồ sinh để tìm biểu đồ của bạn. Để luận đoán về đường con cái, thường thì bạn cần có biểu đồ sinh của người sẽ mang thai và sinh con. Tuy nhiên, bạn cũng có thể nhìn vào bản đồ sinh của bạn đời để đọc luận đoán về khả năng sinh sản của họ nếu bạn muốn. Phương pháp 2 - Tiên đoán về thụ thai và sinh nở Bước 1 - Nhìn vào ngôi nhà thứ 5 để suy đoán triển vọng về con cái. Biểu đồ sinh hình tròn sẽ chia mọi thứ theo từng nhà, mỗi phần của hình tròn đều được gắn nhãn. Mỗi nhà trong biểu đồ sinh đại diện cho một phương diện khác nhau, và ngôi nhà thứ 5 liên quan đến con cái. Nếu ngôi nhà thứ 5 được cai quản bởi sao Mộc, sao Kim và Mặt Trăng thì bạn có nhiều khả năng có con hơn. Nếu có các hành tinh như La Hầu, Kế Đô, Sao Hoả hoặc Mặt Trời, cơ hội có con của bạn có thể sẽ thấp hơn. Nhớ rằng các luận đoán chiêm tinh học không phải là các sự thật chắc chắn, và nó không thể thay thế cho các thông tin y học. Bước 2 - Kiểm tra cung của ngôi nhà thứ 5 để xem khả năng sinh sản của bạn. Bạn có thể biết cung nào ở ngôi nhà thứ 5 bằng cách xem vòng ngoài của biểu đồ sinh. Thông thường, nếu cung của ngôi nhà thứ 5 là Bọ Cạp, Song Ngư, hoặc Cự Giải, khả năng cao là bạn sẽ có nhiều con. Ngược lại, các cung như Xử Nữ, Bạch Dương và Sư Tử được coi là các cung có khả năng sinh sản kém hơn. Tất cả các cung còn lại thường cho các kết quả không thống nhất. Bước 3 - Xét ngôi nhà thứ 7, 8 và 9 để luận đoán về đời sống tình dục và sức khoẻ. Nếu những hành tinh tốt như sao Mộc, sao Kim và Mặt Trăng cai quản các ngôi nhà này, khả năng cao là bạn sẽ có thai kỳ và sinh nở khoẻ mạnh, hạnh phúc. Tuy nhiên, nếu các ngôi nhà này được cai quản bởi sao La Hầu, Kế Đô hoặc sao Hoả, có thể cơ hội mang thai hoặc sinh nở suôn sẻ của bạn sẽ thấp hơn. Bạn cũng có thể kiểm tra ngôi nhà thứ nhất vì nó biểu thị cho sức khoẻ của bạn và của các thế hệ trước. Bước 4 - Sự xuất hiện nhiều lần của sao Mộc trong biểu đồ sinh thể hiện khả năng mang thai cao hơn. Trong chiêm tinh học, sao Mộc đại diện cho sự phát triển, mở rộng, chữa lành, thịnh vượng, may mắn và phép màu. Nếu sao Mộc xuất hiện xuyên suốt biểu đồ sinh của bạn thì khả năng cao là bạn sẽ sớm mang thai hoặc có con. Bước 5 - Đoán ngày sinh của con bạn với ngôi nhà thứ 5 và thứ 9. Nếu muốn đoán ngày sinh của em bé, bạn hãy kiểm tra ngôi nhà thứ 5 và thứ 9. Nếu sao Mộc và/ hoặc sao Thổ ở trong ngôi nhà thứ 5 và/hoặc thứ 9 thì nghĩa là con bạn sẽ ra đời sau ngày bạn đọc biểu đồ khoảng 9 tháng. Ngoài ra, sao Hoả sẽ ở trong nhà thứ 5 hoặc thứ 9 của người sinh, trước khi em bé chào đời 2,5 tháng. Phương pháp 3 - Dự đoán các vấn đề không tốt Bước 1 - Kiểm tra ngôi nhà thứ 10, thứ 7 và thứ 5 để diễn giải các dấu hiệu xấu. Một số nhà chiêm tinh học cho rằng nếu Mặt Trăng ở ngôi nhà thứ 10, sao Mộc ở ngôi nhà thứ 7 và hành tinh chủ quản của nhà thứ 5 không phải là sao Mộc, bạn sẽ có nguy cơ sẩy thai cao hơn những người khác. Tuy nhiên, đừng quên rằng chiêm tinh học không thể dự đoán chính xác trong vấn đề này, và quá trình mang thai của bạn có thể vẫn ổn. Bước 2 - Nhìn vào ngôi nhà thứ 5 để xem thai kỳ của bạn sẽ như thế nào. Theo các nhà chiêm tinh học, nếu ngôi nhà thứ 5 được cai quản bởi sao La Hầu, sao Kế Đô, sao Hoả hoặc sao Thổ, có thể bạn sẽ trải qua thai kỳ hoặc quá trình sinh nở khó khăn hơn bình thường. Các hành tinh này được xem là mang điềm gở, do đó nhiều nhà chiêm tinh học tin rằng chúng biểu thị cho chuyện xấu sắp xảy ra. Lưu ý rằng chiêm tinh học không phải là bộ môn khoa học, và chỉ có bác sĩ mới có thể chẩn đoán các nguy cơ trong thai kỳ của bạn. Bước 3 - Tìm sao Thổ để dự đoán vận hạn. Sao Thổ được xem là một trong các hành tinh xấu nhất liên quan đến sinh nở. Nếu có sao Thổ mạnh trong ngôi nhà thứ 5 hoặc bất cứ vị trí nào trong biểu đồ sinh của bạn, các nhà chiêm tinh sẽ nói rằng bạn có nguy cơ gặp phải tình trạng thai chết lưu. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng chiêm tinh học không phải là bộ môn khoa học, và chỉ có bác sĩ mới có thể biết được liệu bạn có nguy cơ gặp phải tình trạng này hay không. Nếu bạn lo lắng vì bất cứ dự đoán tiêu cực nào trên đây, hãy thử dùng tinh thể và đá quý để khai thác năng lượng tốt và hoá giải vận xấu. Bạn có thể đến gặp thầy chiêm tinh để họ cho bạn lời khuyên dựa vào biểu đồ sinh của bạn.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Cung-n%C3%A0o-ph%E1%BB%95-bi%E1%BA%BFn-nh%E1%BA%A5t-v%C3%A0-hi%E1%BA%BFm-nh%E1%BA%A5t-trong-c%C3%A1c-cung-ho%C3%A0ng-%C4%91%E1%BA%A1o
Cung nào phổ biến nhất và hiếm nhất trong các cung hoàng đạo?
Khi bước vào thế giới chiêm tinh, bạn có thể thấy một cung nào đó có vẻ nhiều hơn các cung khác. Điều này là vì các cung hoàng đạo thực ra không phân bố đều – có một số cung phổ biến hơn các cung khác. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ liệt kê các cung hoàng đạo từ phố biến nhất đến hiếm gặp nhất, đồng thời mô tả đôi chút về từng cung. Bạn hãy đọc tiếp để biết thêm về các cung hoàng đạo và mức độ phổ biến của các cung nhé. Phương pháp 1 - Các cung hoàng đạo phổ biến nhất Bước 1 - Bò Cạp (23 tháng 10 – 21 tháng 11). Cung Bò Cạp được cho là cung hoàng đạo phổ biến nhất, và điều này thật tuyệt – cung hoàng đạo mạnh mẽ nhưng kín đáo này chắc chắn sẽ đem lại sự thú vị cho những nơi họ đến. Là một cung không bao giờ dễ buồn chán, Bò Cạp luôn thủ sẵn một trò nào đó trong tay áo hoặc có kế hoạch cho chuyến phiêu lưu tiếp theo của mình. 9.6% Nước Sao Diêm Vương và Sao Hỏa Bò Cạp Bước 2 - Xử Nữ (23 tháng 8 – 22 tháng 9). Là cung theo sau Bò Cạp, cung Xử Nữ cũng khá phổ biến và cực kỳ tử tế. Được xem là một trong những cung hoàng đạo thông minh nhất, họ luôn luôn có mặt để giúp bạn bè trong hoạn nạn hoặc cho lời khuyên khi ai đó cần đến. 9.4% Đất Sao Thủy Trinh nữ Bước 3 - Song Tử (21 tháng 5 – 20 tháng 6). Cung hoàng đạo vui vẻ và chan hòa này luôn là điểm nhấn của buổi tiệc. Song Tử muốn làm bạn với bạn bằng mọi cách, và họ dễ dàng hòa đồng với tất cả mọi người trong phòng. Họ yêu tự do và không bao giờ ngại thể hiện sự độc lập. 9.3% Khí Sao Thủy Cặp song sinh Bước 4 - Song Ngư (19 tháng 2 – 20 tháng 3). Ngọt ngào và nhạy cảm, Song Ngư rất đồng điệu với sự sáng tạo của họ. Thường được mệnh danh là những kẻ mộng mơ của các cung hoàng đạo, họ luôn đầy ắp các ý tưởng mới và háo hức chia sẻ với mọi người xung quanh. Họ không bao giờ nói không với một người bạn đang gặp khó khăn và luôn ở bên những người mà họ quan tâm nhất. 9.1% Nước Sao Hải Vương Cá Bước 5 - Thiên Bình (23 tháng 9 – 22 tháng 10). Thiên Bình là cung cực kỳ thông minh. Bạn thường bắt gặp họ tranh luận thân thiện với bạn bè và những người thân yêu. Họ toát ra vẻ tao nhã và sang trọng, họ say mê những con người hoặc những thứ lãng mạn và đẹp đẽ. 8.8% Khí Sao Kim Chiếc cân Bước 6 - Cự Giải (21 tháng 6 – 22 tháng 7). Cự Giải yêu không gian của mình, nhưng họ cũng không ngại cho phép người khác bước vào khi cần. Họ chăm sóc, yêu thương và luôn là một cung tuyệt vời để đồng hành với bạn trong cuộc sống. 8.5% Nước Mặt trăng Con cua Phương pháp 2 - Các cung hoàng đạo hiếm gặp nhất Bước 1 - Bảo Bình (20 tháng 1 – 18 tháng 2). Bảo Bình được ước tính là cung hiếm gặp nhất ở Hoa Kỳ. Cung hoàng đạo này không hòa lẫn vào đám đông – họ muốn nổi bật và làm việc riêng của mình. Nếu có một người cung Bảo Bình trong cuộc sống của bạn thì chắc chắn bạn sẽ biết điều đó! 6.3% Khí Sao Thiên Vương Người mang bình nước Bước 2 - Sư Tử (23 tháng 7 – 12 tháng 8). Sư Tử thích dành thời gian bổ ích ở bên những người khác. Với sự quyến rũ và thông minh, họ chưa bao giờ gặp người nào mà họ không thể nói chuyện. Cung hoàng đạo vui vẻ và hoạt bát này có thể không phải là cung phổ biến nhất, nhưng họ chắc chắn là một trong những cung được yêu thích nhất. 7.1% Lửa Mặt trời Sư tử Bước 3 - Nhân Mã (22 tháng 11 – 21 tháng 12). Nhân Mã thường là những con sói đơn độc – họ cần không gian riêng và thích tận hưởng thời gian ở một mình. Họ luôn sẵn sàng thử những điều mới lạ, và bạn có thể thấy họ luôn có sẵn kế hoạch cho chuyến phiêu lưu vòng quanh thế giới tiếp theo. 7.3% Lửa Sao Mộc Người bắn cung Bước 4 - Bạch Dương (21 tháng 3 – 19 tháng 4). Bạch Dương rất thẳng thắn, và họ không ngại nói ra chính xác những gì họ muốn. Họ rất cứng đầu, tự tin và thường tìm kiếm cho mình vị trí lãnh đạo. Đây chắc chắn là một cung mà bạn muốn có trong cuộc sống của mình. 8.1% Lửa Sao Hỏa Cừu đực Bước 5 - Ma Kết (22 tháng 12 – 19 tháng 1). Ma Kết là những người cực kỳ tập trung hướng đến mục tiêu, và họ thường tự thúc đẩy mình đạt được nhiều hơn bất cứ ai khác ở bên cạnh họ. Họ là những nhân viên làm việc cật lực và người hỗ trợ tuyệt vời, đặc biệt là với bạn bè và người thân của họ. 8.2% Đất Sao Thổ Dê biển Bước 6 - Kim Ngưu (20 tháng 4 – 20 tháng 5). Kim Ngưu rất lì và cũng cực kỳ tự tin. Họ rất quan tâm đến tiền bạc và say mê những thứ đẹp đẽ trong cuộc sống. Kim Ngưu rất trung thành và tốt bụng, do đó họ là một người bạn tuyệt vời. 8.3% Đất Sao Kim Bò đực
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Kh%E1%BA%AFc-ph%E1%BB%A5c-th%C3%B3i-L%C6%B0%E1%BB%9Di-bi%E1%BA%BFng
Cách để Khắc phục thói Lười biếng
Gọi đó là lười nhác, làm biếng, thiếu khả năng, chây lì, hoặc bất cứ thứ gì bạn muốn, nhưng không làm gì khi đáng lẽ ra có việc phải hoàn thành, đó được coi là dấu hiệu của sự yếu đuối hay trốn tránh. Đôi khi, bạn lười vì không muốn đối mặt với điều gì đó, chẳng hạn phải chọn một việc vặt chán phèo hay đụng độ căng thẳng với ai đó. Lần khác, cũng có thể là vì bạn cảm thấy bị quá sức và cho rằng công việc cần tới sự tham gia của cả đội chứ không phải riêng mình bạn. Và đôi khi cũng có lúc bạn thực sự không muốn bị làm phiền. Trong bất kỳ trường hợp nào. Chỉ đơn giản, lười biếng không phải là tính cách mà người ta muốn có. Phương pháp 1 - Làm rõ vấn đề Bước 1 - Tìm xem vấn đề thực sự ở đây là gì. Mỗi khi bắt đầu lười biếng, hãy dừng lại và đánh giá qua một chút về tình hình thực tế đang diễn ra. Lười biếng, nhìn chung, chỉ là triệu chứng, không phải bản chất vấn đề. Điều gì khiến bạn nản chí? Bạn bị mệt mỏi, quá sức, sợ hãi, tổn thương, hay chỉ đơn giản là không có hứng và mắc kẹt không có lối thoát? Rất có thể, vấn đề không nghiêm trọng như bạn tưởng, và bạn có thể vượt qua chuyện đó dễ hơn là bạn nghĩ. Cố hết sức để tìm ra nguyên nhân cản trở bạn cho dù đó có thể là bất cứ điều gì. Trong phần lớn trường hợp, đó chỉ là một chướng ngại hay chi tiết cụ thể. Tìm ra nguyên nhân là cách duy nhất để bạn có thể thực sự hiểu nó. Một khi đã xác định được rồi, bạn có thể giải quyết vấn đề hiệu quả. Bước 2 - Tập trung giải quyết vấn đề thực sự. Giờ đây, khi bạn tìm kiếm nguyên nhân khiến mình lười biếng, hãy bắt đầu tập trung vào đó. Có lẽ, đó không phải là giải pháp chớp nhoáng mà bạn vẫn tìm ra, nhưng sẽ giúp giải quyết vấn đề mãi mãi. Hãy cân nhắc những điều sau: Nếu thấy mệt, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi. Ai cũng cần thời gian yên bình. Nếu công việc hàng ngày của bạn không cho phép điều đó, bạn có thể sẽ phải hy sinh bớt một chút. Nhưng năng suất của bạn sẽ khá hơn rất nhiều. Nếu bạn quá sức, hãy dừng lại và tự hỏi. Mình có thể đơn giản hóa công việc bằng cách nào? Phân chia thành các hạng mục nhỏ hơn liệu có được không? Mình có thể một lập danh sách ưu tiên và giải quyết từng thứ một được không? Nếu còn e ngại, thì bạn e ngại điều gì? Rõ ràng, đây là điều mà bạn ước gì mình đang làm. Phải chăng bạn không muốn làm hết khả năng của mình? Lo rằng cuối cùng mình sẽ thành công rồi lại không hạnh phúc? Bạn có thấy là nỗi sợ đó rất vô lý không? Nếu bạn đang tổn thương, có lẽ câu trả lời duy nhất là thời gian. Thương tiếc, buồn khổ, những cảm xúc tiêu cực này không phải muốn là từ bỏ được. Những vết thương của bạn cần thời gian để được chữa lành. Giảm bớt áp lực lên bản thân để thôi không làm tổn thương chính mình, đó có thể chính là chất xúc tác cho sự đổi thay mà bạn hằng tìm kiếm. Nếu thấy chán chường, bạn có thể làm gì để thay đổi thói quen? Liệu bạn có thể đưa mình vào môi trường mới, hay bạn có cần vượt qua một vấn đề về tinh thần nào không? Làm sao để cải thiện cuộc sống hàng ngày? Hay thử tìm cách thỏa mãn các giác quan. Bằng âm nhạc, thức ăn, phong cảnh, âm thanh, v.v. Bước 3 - Sống gọn gàng. Xung quanh chỉ cần trông bừa bộn thôi là đã làm giảm động lực của chúng ta khá nhiều rồi. Dù thế nào, bạn cũng cần dọn dẹp một chút. Dù đó là bàn làm việc, xe hơi, cả căn nhà hay thói quen hàng ngày của bạn, hãy sắp xếp ngăn nắp. Trong tiềm thức xảy ra rất nhiều điều mà ta không kiểm soát được. Dù cho đó là một mảng màu khó chịu, khoảng mờ mờ tối và việc mất cân xứng về cách thức, hình dáng, hay khuôn mẫu, mà ở một nơi nào đó ta biết được. Bằng cách sắp xếp, bạn sẽ vượt qua chướng ngại vật nhỏ-xíu-mà-thât-mạnh ấy. Bước 4 - Kiểm soát cách bạn nói chuyện với chính mình. Đôi khi hành vi tạo nên suy nghĩ, đôi khi suy nghĩ lại tạo ra hành động. Chuẩn bị mọi tình huống và rũ bỏ màn độc thoại nội tâm tiêu cực. Nghĩ rằng "Trời ơi, mình lười quá, thật vô dụng" sẽ chẳng đưa bạn tới đâu cả. Vì vậy, hãy dừng lại. Chỉ mình bạn mới có quyền kiểm soát suy nghĩ của mình. Mỗi khi thấy mình làm việc dưới mức trung bình, hãy chuyển nó thành suy nghĩ tích cực. "Sáng nay oải thật, nhưng thôi, đến lúc chạy hết tốc lực rồi. Giờ là buổi chiều, phải tăng tốc hơn thôi!" Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy tâm trạng đột nhiên trở nên tích cực sẽ ảnh hưởng đến kết quả công việc thế nào. Bước 5 - Thực hành chánh niệm. Rất nhiều người trong số chúng ta không dành thời gian dừng lại và tận hưởng cuộc sống. Ta lướt qua một bữa ăn ngon chỉ để tới phần tráng miệng, tới rượu, chỉ để được nhanh chóng lên giường với cái bụng no căng. Ta luôn nghĩ về điều lớn lao sẽ xảy ra tiếp theo thay vì tận hưởng ngay trong khoảnh khắc tuyệt vời này, ở hiện tại. Khi bắt đầu sống trong phút giây hiện tại, chúng ta sẽ muốn tận dụng nó. Lần tới khi thấy mình nghĩ về quá khứ hay tương lai, hãy kéo bản thân trở về thực tại. Dù đó là khung cảnh xung quanh bạn, thức ăn trên đĩa, âm nhạc văng vẳng bên tai, hãy để điều đó cho bạn thấy được đi lại trên mặt đất và được sống thật tuyệt biết nhường nào. Đôi khi, dừng chân và bước chậm lại có thể tiếp thêm cho chúng ta sức mạnh để tận hưởng những gì ta đang có. Bước 6 - Nghĩ về lợi ích. Được rồi, vậy bạn đã biết là nên chú tâm vào hiện tại. Giờ thì hãy xem mình có thể làm gì để cải thiện hiện thực. Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn chớp thời cơ và hành động ngay lúc này? Điều gì sẽ xảy ra nếu buổi sáng thay vì ngủ nướng trên giường thì bạn thức dậy và tập yoga, hay nấu một bữa sáng thật ngon? Điều gì sẽ xảy ra nếu trong vòng sáu tháng tới ngày nào bạn cũng làm như vậy? Mọi chuyện sẽ rất tuyệt vời, là như vậy đấy. Hãy để những ý tưởng tích cực này lấp đầy suy nghĩ của bạn. Ắt hẳn bạn sẽ nhận ra rằng một khi mình quen dần và tăng cường các thói quen, mọi thứ đều trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Phương pháp 2 - Chuẩn bị sẵn sàng Bước 1 - Nhảy ra khỏi giường. Nghiên cứu chỉ ra rằng việc hẹn lại giờ báo thức rồi ngủ tiếp có ảnh hưởng xấu đến chúng ta. Bạn có thể nghĩ rằng nằm đó và tận hưởng chăn ấm nệm êm sẽ tiếp thêm năng lượng cho bạn khi tỉnh dậy, nhưng thực ra không phải vậy. Ngủ cố khiến bạn lại càng mệt mỏi hơn. Vì vậy, hãy tung chăn và nhảy ra giường! Bộ não sẽ làm theo những tín hiệu mà cơ thể đưa ra. Nhảy ra khỏi giường thì ắt hẳn bạn đã sẵn sàng và háo hức rồi. Thử đặt đồng hồ ở bên kia căn phòng để bạn phải ra khỏi giường mà tắt đi. Việc này sẽ khiến bạn không muốn nhấn nút chờ hoặc quay lại đi ngủ nữa. Nếu có thể nhảy thì cứ nhảy đi. Cho tuần hoàn máu lưu thông. Đó có thể là điều cuối cùng bạn muốn làm, nhưng nếu mà làm được, sau đó bạn sẽ càng nhanh nhẹn hơn thế. Bước 2 - Đặt mục tiêu khả thi. Bằng cách đặt cho mình những mục tiêu đáng giá mà lại vừa tầm, bạn sẽ có thứ để mà mong chờ. Chọn ra những gì thực sự truyền cảm hứng cho bạn, khiến tài năng và kỹ năng của bạn được tận dụng tối đa. Hãy lập danh sách những việc cần làm, cho cả việc lớn và việc nhỏ rồi đặt ưu tiên cho từng cái dựa vào thời gian cần thiết để thực hiện và tầm quan trọng của chúng với cá nhân bạn. Bạn nên tạo một cuốn nhật ký ghi lại từng ngày bạn phấn đấu để đạt được mục tiêu, ghi chép lại chính xác những điều có thể có lợi hay cản trở bạn, như một loại hoạt động hậu cần thiết thực trong quá trình phát triển bản thân, điều này có thể sẽ giúp ích cho bạn. Cân nhắc việc tạo ra một bảng kế hoạch cuộc đời để đăng tải tất cả những mục tiêu và ước mơ của mình. Hãy sáng tạo và sử dụng hình ảnh, bài báo, v.v. Một chiếc bảng như thế có thể dùng để vạch rõ giấc mơ của bạn. Mỗi ngày khi tỉnh dậy, hãy nhìn vào bảng của mình và tập trung vào nơi bạn muốn đến. Điều đó cho bạn một khởi đầu đầy cảm hứng cho ngày mới, và thúc đẩy bạn theo đuổi ước mơ của mình. Không phải ai cũng có thể có cảm hứng với bảng kế hoạch cuộc đời, nhưng vẫn còn các cách khác như lập bản đồ tư duy, ghi nhật ký, xây dựng bản tuyên ngôn về sứ mạng và truyền đạt lại cho người khác, lập lời cam kết công khai trên mạng để thực hiện điều gì đó, v.v. Bước 3 - Lập một danh sách những ước muốn, mục tiêu và động lực giúp bạn phấn đấu. Chúng sẽ tiếp thêm cho bạn sức mạnh! Nếu muốn tâm trí lúc nào cũng nghĩ về mục tiêu đòi hỏi sự quan tâm thực thụ, và danh sách này sẽ giúp tiếp thêm sức lực cho bạn qua việc bạn có thể dễ dàng theo dõi nó. Hãy đặt bản sao của danh sách mục tiêu hay nhiệm vụ này ở khắp mọi nơi: trên tủ lạnh, tủ đựng đồ, máy tính, gương phòng tắm, thậm chí là cửa phòng ngủ. Tóm lại, dán nó ở nơi mà bạn thường xuyên đi qua và trông thấy. Khi danh sách bắt đầu trở nên kha khá, bạn sẽ không muốn dừng lại. Bạn nhìn ra đích đến mà mình đang hướng tới và khả năng của mình một cách rõ ràng, cảm giác ấy thật tuyệt vời nên bạn thấy cần tiếp tục cố gắng. Nếu không, bạn sẽ thất vọng và cảm thấy tồi tệ hơn. Lập các kế hoạch trong ngày, tuần, tháng và năm để bạn có các mục tiêu nhỏ hơn, dễ đạt được hơn. Bước 4 - Thường xuyên rà soát lại tầm quan trọng và giá trị của vấn đề/mục tiêu. Không phải cứ đặt ra mục tiêu hay đối mặt với vấn đề cần giải quyết là bạn không cần cố gắng gì hết - đời không có chuyện thần tiên như vậy. Đặt ra mục tiêu hay tìm ra giải pháp thành công một phần là nhờ việc nhắc nhở bản thân tại sao chúng lại quan trọng đến vậy. Nếu đánh mất sự kiểm soát chúng, bạn sẽ dễ dàng mất tập trung và rơi vào bước đường cùng khiến mọi chuyện càng lúc càng khó khăn, và thế là tính lười biếng trỗi dậy. Việc thường xuyên xem xét lại cả tầm quan trọng và giá trị của vấn đề/mục tiêu sẽ giúp bạn luôn tập trung và tươi mới. Bạn nên nói với bản thân vài điều sau đây: Đây có phải điều mà mình thực sự có thể tiếp tục lờ đi hay trì hoãn không giải quyết hay không? Đây có phải điều mà mình có thể cải thiện tình hình bằng cách nhờ người giúp đỡ hay chia sẻ quan điểm với mình không? Mình có đang giải quyết vấn đề hay theo đuổi mục tiêu đúng hướng? (Đôi khi, bạn nên chuyển sang hướng đi mới hơn là tiếp tục làm theo cách cũ.) Có phải mình đang kỳ vọng mọi thứ quá cầu toàn không? (Tính cầu toàn có thể khiến bạn trì hoãn, để rồi rốt cuộc chả làm được việc gì nên hồn cả - vì chẳng điều gì có thể sánh được với sự mong đợi của bạn. Kết quả cuối cùng là gì? Bạn đâm chây lười vì mọi thứ "sao mà khó quá". Tránh rơi vào vòng xoáy luẩn quẩn này bằng cách cố gắng hết mình, hơn là chỉ chăm chăm mong muốn không-gì-hơn-ngoài-sự-hoàn-hảo). Bước 5 - Nói với bản thân rằng mình có thể làm gì đó. Hành động thay đổi mọi thứ. Có lúc, bạn bị động và sợ hãi; nhưng sau đó, bạn lại có thể đào sâu và thay đổi, đơn giản chỉ vì bạn tiến về phía trước, quyết định làm gì đó hay bước ra ngoài kia. Chuyện xảy ra trước đây không làm nên con người bạn - bạn luôn ở vị trí để có thể làm mới chính mình và khiến cuộc đời thay đổi. Chỉ cần bạn nghĩ như vậy và tin tưởng như vậy. Nếu bạn thực sự cảm thấy khó khăn, hãy thử bước lên phía trước, làm nhiệm vụ và nói với bản thân "Mặc kệ cái thói quen cứng người xưa cũ đó, ngay lúc này mình sẵn sàng rồi và mình làm được rất nhiều việc!" Hãy nói về hiện tại - tuyên ngôn hành động của bạn không bao gồm những gì giả định, kể lể quá khứ hay hứa hẹn tương lai. Và tuyệt đối đừng nói "giá mà" - câu đó chỉ dành cho những người không hề mong mỏi hoàn thành nhiệm vụ trong đời. Bước 6 - Đi là quần áo. Xem nào, bạn đang ngồi trên ghế, nhìn chằm chằm vào màn hình máy tính và một loạt những bảng tính tưởng tượng mà bạn ước gì chúng tự sinh ra lúc này. Từ bỏ việc đó đi. Hãy thử làm điều gì đó nhỏ nhặt thôi, chẳng hạn là quần áo. Bạn lôi bàn là, bàn kê để là quần áo, và quần áo ra, và sau năm phút là ủi, bạn sẽ nghĩ "Sao mình lại phí phạm thời gian là quần áo thế này?" Bỏ quần áo xuống, việc là ủi khiến bạn cảm thấy ý thức hơn và bắt đầu tập trung vào những điều mà bạn thực sự muốn hoàn thành. Và điểm tốt khác của việc là quần áo là gì? Bạn sẽ có một chiếc áo thẳng thớm. Tất nhiên, không nhất thiết bạn phải đi là quần áo. Thậm chí có thể là đi tắm. Đôi khi, đứng dậy và làm điều gì đó lại là trở ngại lớn nhất - những điều nhỏ nhặt giống như loại nhớt bôi trơn khiến mọi thứ có thể vận hành mượt mà hơn. Bước 7 - Tập thể dục. Thể thao thực sự có rất nhiều lợi ích, mà một trong số đó là khiến bạn cảm thấy căng tràn sức sống 24/7, suốt ngày suốt đêm. Tập thể dục kích thích tuần hoàn máu, tăng cường trao đổi chất, giúp cơ thể bạn hăng hái suốt cả ngày dài. Buổi sáng, nếu cảm thấy việc tỉnh giấc sao mà khó khăn, thì tập 15 phút thôi cũng được. Đến chiều, bạn sẽ cảm thấy năng động hơn. Chúng ta đã nhắc đến việc tập thể dục có vai trò rất lớn trong việc giữ gìn sức khỏe chưa? Khi khỏe mạnh, chúng ta cảm thấy tất cả như tuyệt vời hơn. Nếu hiện tại bạn không tập thể dục (không chỉ thể dục nhịp điệu-aerobic, mà cả tập thở - anaerobic), hãy nỗ lực tập thể dục hàng ngày. Mục tiêu thông thường là ta nên tập thể dục khoảng 150 phút mỗi tuần, nhưng nếu bạn mới bắt đầu thì cứ tùy theo sức của mình. Nói về việc giữ sức khỏe, bạn nên ăn uống lành mạnh nữa. Đồ ăn vặt không cung cấp lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể hoạt động đâu. Cơ thể thiếu năng lượng sẽ dễ dàng khiến bạn cảm thấy lười nhác và hững hờ. Nếu thấy lo lắng về lượng dinh dưỡng nạp vào cơ thể hay mức năng lượng trong cơ thể mình, đi khám bác sĩ cũng là một ý hay. Bước 8 - Thay đổi cách ăn mặc. Đôi khi, chúng ta thiếu động lực trong cuộc sống. Chỉ biết sống.Ta trở nên tự bằng lòng với công việc, đời sống thường nhật, các mối quan hệ, và trong thế giới nhỏ của mình, ta lại thấy day dứt, vì biết bản thân cần cố gắng trau dồi hơn nữa để phát triển. Cách dễ dàng nhất để bắt đầu trên con đường thay đổi ấy là gì? Hãy ăn mặc khác đi. Dù là anh chàng giao pizza ước gì được đến sàn Giao dịch Chứng khoán, hay là người cả ngày nằm dài xem tivi ước gì được thi chạy marathon ở đường đua Boston, thay đổi cách ăn mặc có thể thay đổi hành vi của bạn. Bạn không tin à, thử nghĩ mà xem: Người mặc com lê thì bạn gọi là gì? Sau một thời gian, người khoác lên mình bộ com lê cũng sẽ được những người xung quanh đối xử như quý ông thực thụ. Vì thế, thay đồ chạy bộ vào đi. Cuối cùng rồi bạn sẽ tự hỏi sao mình lại không chạy bộ cho coi. Phương pháp 3 - Hành động Bước 1 - Bắt đầu đi. Mọi chuyện đều có điểm bắt đầu, kể cả khi đó là việc gỡ đinh ra khỏi tập tài liệu bạn cần đọc hay lau màn sương mù trên kính chắn gió trước khi bạn lái xe ra đường. Vượt qua tính trì trệ ban đầu - một phản ứng tự nhiên của phần lớn những người phải đối mặt với những tình huống hay nhiệm vụ khó khăn – có thể giúp giảm nỗi khổ vì phải luôn trốn tránh nó. Nó cũng giúp phát hiện ra cách bạn giải quyết vấn đề sau này. Xử lý lượng công việc đồ sộ từng chút một sẽ tạo đà giúp bạn tích lũy tự tin để duy trì động lực và thấy rằng mọi thứ thật ra không đáng sợ đến thế. Mong một cuộc sống bằng phẳng, dễ dàng là điều không thực tế - đời thường khó khăn, nếu không muốn nói là đôi khi rất khó khăn. Nhưng đời cũng tươi đẹp, thú vị, tràn đầy bất ngờ và hy vọng. Lười biếng tức là bạn đã tự rút mình khỏi những cơ hội của cuộc đời và việc đó không khác nào tự hủy hoại bản thân. Bằng cách cải thiện thái độ của mình trước khó khăn thường nhật và học cách chịu đựng những gì ảnh hưởng đến mình, khả năng thích nghi của bạn sẽ được cải thiện, và bạn sẽ thấy mình biết sống tích cực hơn. Cả khi công việc có thể quá nhiều, khó khăn và không như mong muốn, nhưng hãy cứ bắt đầu đi. Không tranh cãi, không chống lại, không lý do lý trấu - chỉ cần từng bước gắn bó với nó mà thôi. Để tạo động lực cho bản thân, bạn hãy thử dùng luật lệ 5 giây. Khi bắt đầu cảm thấy căng thẳng hoặc muốn trì hoãn, hãy cho bản thân 5 giây để bắt đầu hoạt động. Việc này sẽ giúp bạn không ngồi lì ra đó mà phải đứng lên hành động. Bước 2 - Không nên vội vàng. Quan trọng là bạn phải chia công việc thành các bước nhỏ. Việc càng nhỏ thì càng dễ tiếp cận và dễ thực hiện. Khi bạn chủ động tìm kiếm cách thức hoàn thành nhiệm vụ hay đạt được mục tiêu, với ý thức về sự kiểm soát, và việc sử dụng phương thức phù hợp, bạn cảm thấy mình có năng lực thay vì sợ hãi. Thông thường, lười biếng tức là cảm thấy bị quá sức trước mọi thứ để rồi từ bỏ bởi lẽ rào cản tinh thần trước mặt dường như quá lớn. Giải pháp ở đây là tin vào sức mạnh của việc hoàn thành những việc nhỏ. Điều đó không có nghĩa là bạn không thể chuyển đổi qua lại giữa các nhiệm vụ của mình. Cứ thoải mái, bởi tính đa dạng giúp duy trì lòng ham thích mà. Tuy nhiên, nên xử lý từng việc nhỏ riêng lẻ, rồi nghỉ ngơi sau mỗi lần hoàn thành chứ đừng bay nhảy chỗ này chỗ nọ cùng một lúc. Ngoài ra, mỗi khi di chuyển giữa các công việc, hãy đặt ra các mốc dừng rõ ràng để khi trở lại sau giờ giải lao, bạn sẽ dễ dàng làm tiếp hơn. Người ta nói rằng những người phàn nàn rằng mình chẳng có thời gian thật ra đang phí phạm thời gian và sử dụng nó không hiệu quả, chẳng hạn làm nhiều việc một lúc. Não người hoạt động kém đi khi bị áp lực liên tục phải làm nhiều việc mà thời hạn lại gấp – hay nói cách khác, ôm đồm quá nhiều việc sẽ cản trở bạn. Hãy giải phóng bản thân bằng cách làm những việc quan trọng theo trật tự gọn gàng, mà không cần cảm thấy tội lỗi gì. Bước 3 - Động viên bản thân. Bạn là huấn luyện viên, là nguồn cảm hứng cho chính mình. Bạn có thể hướng bản thân hành động bằng cách tự kể cho mình nghe những điều thú vị và khẳng định hành động của mình. Hãy nói cho chính mình những điều như: "Mình muốn làm điều này; giờ mình đang làm đây!" và "Khi nào xong, mình nghỉ ngơi cũng được, và khoảng thời gian nghỉ ấy sẽ xứng đáng với tất cả mọi nỗ lực mình bỏ ra để hoàn thành nhiệm vụ này. " Nếu cần thiết, hãy nói to những điều ấy. Khi nói ra hành động của mình, bạn sẽ cảm thấy được khích lệ hơn. Trong ngày, hãy thường xuyên lẩm nhẩm những câu động viên, khích lệ bản thân như "Mình biết mình làm được mà." Bạn cũng có thể mường tượng ra cảnh vài việc nhất định đã được hoàn thành và cảm nhận được cảm giác mãn nguyện khi đó. Bước 4 - Nhờ giúp đỡ khi cần. Rất nhiều người mang trong mình nỗi sợ hãi vô căn cứ rằng nếu hỏi xin giúp đỡ từ người khác thì thật là sai trái. Cho dù cảm xúc này có thể bắt nguồn từ một cuộc đụng độ khốc liệt từ trước, một trải nghiệm học tập ngột ngạt hay một môi trường làm việc cạnh tranh dữ dội, đó vẫn là thái độ sống tiêu cực. Là con người, một phần của sự tồn tại của chúng ta là sự chia sẻ và tương trợ lẫn nhau. Chuyển từ "cái tôi sang cái ta" cần tập luyện đôi chút, nhưng đó là một phần quan trọng của sự phát triển và thoát khỏi cảnh phải tự vật lộn một mình. Đôi khi, có được một người khiến ta sống có trách nhiệm là động lực mà ta cần để hành động. Nếu đang cố gắng giảm cân, hãy tìm một người bạn cùng luyện tập. Người đó tạo cho ta một thứ áp lực (tích cực) mà ta không thể tự tạo cho mình. Hãy đảm bảo rằng xung quanh bạn toàn những người hỗ trợ và thúc đẩy bạn. Nếu trước giờ ta chỉ trải qua những mối quan hệ mệt mỏi, dễ dàng thấy được vì sao ta lại gặp vấn đề lười biếng. Hãy tìm đến vòng tay của những người thân cận - những người khiến bạn cảm thấy tự tin và nhờ họ hướng dẫn. Bước 5 - Thành thật với bản thân. Tránh cái ghế bành càng xa càng tốt cho đến khi bạn sẵn sàng để nghỉ ngơi. Kể cả khi ngồi xuống, cần đặt thời gian quay trở lại với công việc hay các hoạt động khác như đọc sách, giặt quần áo hay viết thư cho bạn bè,vv. Tự mình vào khuôn khổ nghĩa là làm những việc bạn nên làm, vào thời gian bạn nên làm, cho dù bạn có muốn hay không. Bất kể quá trình rèn luyện có bắt đầu sớm thế nào, đây thực sự là những bài học khó khăn nhất mà bạn phải vượt qua. Hãy đặt ra cán cân lành mạnh giữa sự khoan dung và nghiêm khắc với bản thân, và đừng quên “vui xuân không quên nhiệm vụ”. Phần thưởng sẽ trở nên tuyệt nhất khi bạn phải trông chờ chúng và khi chúng xứng đáng. Nếu cứ làm việc được 10 phút là lại đi xem TV suốt hai giờ liền, cuối cùng bạn sẽ tự làm khó chính mình. Hãy chống lại thói quen ấy. Dần dà, bạn sẽ cảm thấy khá hơn. Bước 6 - Tự khen ngợi mình trên mỗi chặng đường. Điều này nghe có vẻ tự kiêu, nhưng hãy nhớ rằng đây không phải là hội chợ phù hoa - mà đây là việc duy trì nguồn động lực cho bạn. Cứ mỗi lần bạn hoàn thành một bước, một mục tiêu nhỏ hay vượt qua một cột mốc trên đường, hãy tìm cách khích lệ bản thân. Mỗi lần cố gắng hay hoàn thành nhiệm vụ, bạn đều sẽ cảm thấy rất tuyệt vời. Ăn mừng thành tựu bằng cách nói với chính mình rằng bạn đã làm rất tốt. Nói những điều như: "Làm tốt lắm! Cứ thế mà phát huy; cứ đà này mình chẳng mấy chốc sẽ hoàn thành công việc". Chiến thắng lớn lao được tạo ra từ những thành công nhỏ liên tiếp (mà mỗi thành tựu nhỏ đều rất oai hùng), vì thế, hãy công nhận sự chăm chỉ của mình một cách thích đáng. Phương pháp 4 - Duy trì cảm hứng Bước 1 - Học cách tự thưởng bản thân mỗi khi bạn hoàn thành hay thử nghiệm điều gì đó dù rất nhỏ. Những phần thưởng thi thoảng như thế sẽ khiến công việc trở nên dễ chịu hơn và giúp bạn đi đúng hướng. Nếu xoay sở làm được điều gì đó mà hôm trước bạn chưa làm hay vì bạn còn khiếp đảm vô điều kiện, bạn xứng đáng được tự thưởng. Bằng việc khen thưởng bản thân mỗi khi hoàn thành những mục tiêu nhỏ trên con đường dẫn tới mục tiêu trọng đại, bạn đã tự tạo nên sự ủng hộ rằng mình đang đi đúng hướng. Hãy giữ cho những phần thưởng đơn giản mà hiệu quả, chẳng hạn giờ giải lao kéo dài hơn, đi xem 1 bộ phim, hay hào phóng chi tiêu cho một món ăn vặt chứa thật nhiều calo (mà chẳng mấy khi!) hay những điều tương tự thế. Hãy để dành những phần thưởng thật sự lớn lao cho thành tựu tổng thể cuối cùng. Bằng cách tự thưởng bản thân, bạn tập cho tâm trí mình chủ động nghĩ đến công việc hơn là phần thưởng. Giờ giải lao là phần thưởng và là nhu cầu cần thiết. Đừng nhầm lẫn giữa nhu cầu cần giải lao nhanh để phục hồi sức sáng tạo và độ tươi mới với thói lười biếng. Rõ ràng, đối lập với được khen thưởng đó là bị phạt. Con người phản ứng tốt nhất với sự ủng hộ tích cực, vì vậy, gắn liền với phần thưởng cũng là điều tốt nhất. Trừng phạt chính mình vì không đạt được thứ gì đó, đơn giản sẽ chỉ là phản tác dụng, tức là khẳng định suy nghĩ tồi tệ nhất mà bạn có về bản thân là mình lười biếng và vô dụng. Điều đó thực sự là phương pháp vô nghĩa, nếu đó được gọi là “phương pháp”. Bước 2 - Ghi lại mục tiêu của mình vào danh sách mục tiêu hàng tuần. Danh sách mục tiêu tuần giúp bạn luôn tập trung và hăng hái. Trên đường đi, không tránh khỏi chuyện thay đổi mục tiêu. Bạn cũng sẽ xác định được những cách hiệu quả nhất để đạt được chúng. Mục tiêu thay đổi thì danh sách của bạn cũng thay đổi. Dán danh sách này ở khắp nơi, bất kỳ nơi nào. Thử biến nó thành màn hình khóa cho thiết bị hay di động của bạn. Để làm được điều đó, hãy ghi danh mục những việc cần làm vào ứng dụng ghi chú, chụp màn hình và cài làm hình nền. Tạo ra mục tiêu ngày, mục tiêu tháng, thậm chí mục tiêu năm để tiếp tục nhìn vào mỗi ngày theo cách khác nhau. Bước 3 - Bạn cần nhận ra rằng cuộc đời xoay quanh sự đánh đổi giữa phí tổn và lợi ích. Để tận hưởng bất kỳ lợi ích nào, thường sẽ có một cái giá phải trả. Chịu đựng thường là về tinh thần, cũng có thể là vật chất và đôi khi thuộc tâm linh. Thông thường, nỗi đau gắn với cảm giác bị bỏ rơi hay đi tiếp mà không có ai bên cạnh trong khi người khác có vẻ dường như không phải chịu những thử thách tương tự như thế (dù rằng mọi người đều có những khó khăn riêng, chỉ là bạn không nhận ra mà thôi). Và nỗi đau đó có thể khiến bạn trốn tránh, xao nhãng và tìm sự an toàn trong vùng thoải mái của mình. Để vượt ra ngoài ranh giới ấy, bạn cần đối diện nỗi đau trước khi đạt được những điều lớn lao hơn. Đánh giá xem một lợi ích tiềm năng có đáng với công sức bạn bỏ ra. Nếu là xứng đáng (phần lớn là như vậy), hãy tận dụng sự trưởng thành phát triển không ngừng của mình để tạo ra sự can đảm, sức bền và tính kỷ luật cần thiết để cho bạn sức mạnh đạt được những kết quả rực rỡ. Không ai đạt được bất cứ thứ gì mà không cần tới nỗ lực và khổ đau. Bước 4 - Hãy hiểu rằng công việc là xứng đáng. Phần đông chuyên gia hay thiên tài sẽ sẵn sàng thừa nhận rằng thành tựu của họ gồm 99 phần trăm mồ hôi và một phần trăm tài năng. Tài năng mà không có kỷ luật hiếm khi đưa người ta tới đâu - thành tích nổi trội trong học tập, lĩnh vực tài chính, thể thao, nghệ thuật biểu diễn hay trong các mối quan hệ đều đòi hỏi sự chu đáo cùng nỗ lực kiên định và nhất quán, đủ vắt kiệt cả tinh thần lẫn thể chất của chúng ta. Ý chí sinh tồn và phát triển của bạn cần được chuyển thành ý chí làm việc và chịu đựng khi điều đó vừa cần thiết vừa hữu ích. Bạn sẽ không thể trở thành một doanh nhân, một vận động viên, một đầu bếp lỗi lạc hay thậm chí có được nghiệp vụ chuyên môn xuất sắc chỉ trong một đêm. Bạn sẽ thất bại và thất bại, và thất bại và thất bại. Điều đó hoàn toàn bình thường. Đó là điều tốt. Bởi như vậy nghĩa là bạn vẫn đang tiến bước. Bước 5 - Thu gọn và phân loại kế hoạch làm việc. Có quá nhiều hoạt động hoặc yếu tố gây xao nhãng trong cuộc sống hàng ngày có thể sẽ khiến bạn lảng tránh những việc cần làm. Hãy phân loại kế hoạch làm việc bằng cách nhóm các nhiệm vụ quan trọng lại và bỏ những thứ không cần thiết đi. Tắt hoặc loại bỏ những thứ gây xao lãng và tập trung vào mục tiêu của bạn. Ví dụ, nếu bạn cần thực hiện bài viết 1.000 từ vào cuối tuần nhưng cảm thấy khó mà làm nổi vì có nhiều hoạt động ngoại khóa khác, bạn hãy cân nhắc bỏ hoạt động ngoại khóa đi. Bằng cách cắt giảm mỗi tuần 1 buổi họp với thời lượng 1 tiếng, bạn sẽ có nhiều thời gian để hoàn thành mục tiêu hơn. Bước 6 - Duy trì công việc. Sẽ có những lúc mọi chuyện trở nên khó khăn; đôi khi, sau khi tự thưởng cho mình, bạn chẳng muốn trở lại với công việc chút nào. Những lúc như vậy, bạn cần để nội tâm nhắc nhở mình về mục tiêu hay đáp án mà mình cần tập trung. Ngay khi khen thưởng bản thân, hãy tận hưởng cảm nhận rằng bạn đang thành công - khi ở trong trạng thái đó (thường gọi là "trạng thái tuôn chảy") - để chuyển sang mục tiêu hay nhiệm vụ tiếp theo. Nếu bạn càng trì hoãn khởi động lại sau khi hoàn tất một nhiệm vụ hay mục tiêu nào đó, việc đi tiếp lại càng khó khăn. Hãy nhớ lại cảm giác khi mình gần như một tay hoàn thành mọi thứ, bạn cảm thấy tuyệt vời thế nào khi gặt hái được thành công. Bạn càng bắt đầu lại sớm bao nhiêu thì lại càng tự tin bấy nhiêu, và chẳng mấy chốc, bạn lại có được những cảm giác tuyệt vời nói trên. Nhờ ai đó làm người đôn đốc bạn làm việc. Ví dụ nếu bạn có mục tiêu là đi tập thể dục hàng ngày, hãy nhờ bạn bè theo dõi việc đó. Nhắn tin cho họ sau mỗi lần tập xong. Nếu bạn không đi tập, nhờ họ nhắn cho bạn để nhắc nhở bạn về mục tiêu đã đề ra. Bước 7 - Đừng từ bỏ. Tạo nên sự hứng thú là một chuyện. Nhưng duy trì động lực ấy trong những lúc gian nan, đặc biệt khi đối mặt với những vấn đề không lường trước được thì lại là chuyện khác. Cần hiểu rằng gián đoạn có xảy ra, thường là không vì lý do gì cả, và chúng sẽ cản trở nỗ lực của bạn. Thay vì để thất bại khiến bạn chán chường, hãy nhìn nhận chúng như vốn có và khước từ việc bạn bị chúng ảnh hưởng. Bạn không hề đơn độc, trong thử thách, hãy giữ mình tập trung là một trong những cách tốt nhất để đối phó và chiến thắng khó khăn. Nhắc nhở bản thân rằng mình muốn hoàn thành mục tiêu hay nhiệm vụ nhiều ra sao, hãy tìm trợ giúp khi cần thiết, lưu lại những thành quả mà mình đã đạt được và quyết không từ bỏ. Bạn sẽ làm được thôi.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Tr%E1%BB%9F-n%C3%AAn-Ho%C3%A0n-h%E1%BA%A3o
Cách để Trở nên Hoàn hảo
Không ai hoàn hảo cả. Tôi không hoàn hảo, bạn cũng không hoàn hảo, ngay cả những mỹ nhân đẹp nhất trên thế giới hay những người thành đạt nhất cũng có những điểm không hoàn hảo. Hoàn hảo không phải là một thứ gì đó có hình thù rõ ràng mà con người có thể nắm bắt được. Những gì mà bạn có thể làm là "tỏ ra" hoàn hảo trước mặt mọi người. Để biết trở nên hoàn hảo là dễ hay khó, hãy đọc qua bài viết này. Phương pháp 1 - Vẻ bề ngoài Bước 1 - Giữ cho cơ thể luôn sạch sẽ Xây dựng thói quen giữ gìn cơ thể sạch sẽ và thơm tho sẽ là nền tảng giúp bạn trở thành người hoàn hảo. Hãy nhớ luôn tắm sạch những chỗ như khuỷu tay, cổ, đầu gối vì đây là những nơi vi khuẩn thường hay tập trung nhiều nhất. Nếu bạn sở hữu một làn da trắng, vi khuẩn sẽ làm cho khuỷu tay bạn sạm màu rõ rệt. Tắm rửa hằng ngày. Bạn có thể chọn bất kỳ loại xà phòng nào mà bạn thích. Đừng gội đầu hằng ngày vì như vậy sẽ làm da đầu bị khô, tuy nhiên hãy gội đầu thường xuyên và đặc biệt là nhớ gội đầu sau khi tập thể dục. Chọn dầu gội và dầu xả phù hợp với loại tóc của bạn. Thường xuyên sử dụng thêm các loại dầu hấp tóc để làm tăng thêm độ bóng mượt cho tóc. Chải răng (và cả lưỡi nữa!) ít nhất hai lần trong ngày. Bạn nên tạo thói quen chải răng vào buổi sáng sau khi thức dậy và vào buổi tối trước khi đi ngủ. Sử dụng loại kem chải răng có chứa các thành phần làm trắng sẽ đem lại cho bạn một hàm răng trắng sáng như ngọc trai. Sau khi chải răng xong, nên dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng! Chỉ nha khoa và nước súc miệng không chỉ làm cho răng bạn sạch sẽ hơn, hơi thở thơm mát hơn mà còn làm giảm nguy cơ sâu răng và nguy cơ mắc các bệnh về nướu. Sử dụng các sản phẩm khử mùi. Sau một ngày vận động, cơ thể thường tiết ra mồ hôi và các loại mùi hôi khó chịu, vì vậy sử dụng sản phẩm khử mùi sẽ giúp bạn loại bỏ mùi cơ thể. Đừng sử dụng quá nhiều nước hoa hoặc tinh dầu thơm. Một chút ít nước hoa thì không sao nhưng nếu bạn dùng quá nhiều sẽ làm người khác cảm thấy khó chịu. Bước 2 - Ngủ đủ giấc. Ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm không chỉ cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể mà còn giúp cải thiện vẻ ngoài cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn. Chưa kể đến việc ngủ đủ giấc cũng sẽ giúp bạn tránh được các quầng thâm ở mắt. Sự trao đổi chất trong cơ thể diễn ra mạnh nhất vào lúc bạn ngủ. Có nghĩa là lúc này da bạn sẽ được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết giúp da trở nên khoẻ mạnh và sáng mịn hơn. Ngủ và trao đổi chất trong cơ thể là do cùng một hệ thần kinh ở não điều khiển. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng những người ngủ đủ giấc thường có cơ thể cân đối hơn những người không ngủ đầy đủ. Giấc ngủ giúp cho não có thời gian củng cố trí nhớ. Ngủ đủ giấc không chỉ giúp bạn nhớ lâu hơn mà còn giúp tăng cường khả năng chú ý của bạn. Và một khi khả năng chú ý được tăng cường thì bạn sẽ dễ dàng tập trung hơn (đồng nghĩa với việc giúp bạn học tập tốt hơn!). Ngủ đủ 8 tiếng một đêm cũng sẽ giúp bạn khoẻ mạnh hơn. Các vận động viên thể thao nào ngủ khoảng 10 tiếng một đêm thường sẽ ít mệt mỏi hơn trong quá trình tập luyện và họ cũng chạy nhanh hơn. Bước 3 - Chăm sóc làn da. Tuỳ thuộc vào loại da mà bạn nên có những cách chăm sóc cụ thể. Nhưng dù da bạn thuộc loại nào đi chăng nữa thì bạn cũng nên thiết lập các chế độ chăm sóc hợp lý cho da. Tìm hiểu xem da bạn thuộc loại nào. Nếu da bạn thuộc loại da khô, hãy sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có chứa nhiều chất dưỡng ẩm hơn. Nếu bạn sở hữu da dầu, hãy sử dụng những loại sản phẩm làm sạch da dịu nhẹ và không chứa dầu. Nhớ rửa mặt ít nhất một lần mỗi ngày để rửa sạch các bụi bẩn và cặn bã dư thừa trên da. Nếu bạn có mụn, hãy sử dụng các loại sản phẩm trị mụn có chứa axit salicylic hoặc benzoyl peroxit để điều trị. Nếu như các sản phẩm này không giúp da bạn hết mụn thì tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ da liễu. Đừng nặn mụn vì nặn mụn sẽ để lại sẹo trên da và mụn sẽ phát triển nhiều hơn. Nếu cần thiết bạn có thể dùng mỹ phẩm trang điểm để che đi các khuyết điểm trên da. Tuy nhiên trang điểm sẽ làm bít lỗ chân lông và có nguy cơ gây mụn nhiều hơn. Bảo vệ da khi ra nắng. Ngay cả khi bạn chỉ ra ngoài nắng 15 phút thì cũng có thể đem lại nhiều tác hại xấu cho da bạn nếu bạn không bảo vệ da. Hãy sử dụng các sản phẩm dưỡng da có chứa chất chống nắng SPF 15, SPF 30 hay cao hơn. Da trắng mịn vẫn đẹp hơn da đen, đầy tàn nhan và nếp nhăn. Đừng quên móng cũng là một phần quan trọng của da! Để móng dài hay ngắn là tuỳ bạn nhưng nhớ hãy luôn giữ sạch móng và đừng để móng sắc nhọn quá. Hãy nhớ chăm sóc cả móng chân. Bước 4 - Tạo kiểu tóc Mỗi người đều có các sở thích khác nhau về kiểu tóc. Hãy thử để các kiểu khác nhau xem bạn hợp với kiểu nào hoặc bạn có thể nhờ chuyên gia tạo kiểu tư vấn giúp. Khi bạn đã tìm được kiểu tóc ưng ý thì nhớ hãy dành thời gian chăm sóc tóc. Tỉa tóc mỗi 6 đến 8 tuần và nên dùng lược răng thưa để nhẹ nhàng gỡ bỏ những phần tóc rối. Chải tóc mạnh quá sẽ làm da đầu bị tổn thương và tóc sẽ yếu đi. Tránh dùng máy sấy tóc hoặc các biện pháp xử lý tóc bằng nhiệt khác. Nhiệt sẽ làm tóc bị khô và yếu gây nên gãy rụng. Hãy để tóc khô tự nhiên. Nam giới cũng nên sử dụng các biện pháp như trên để tránh gây hư tổn cho tóc. Bước 5 - Hãy để "mặt mộc". Trang điểm nhiều chẳng khác nào bạn muốn cho toàn thế giới thấy rằng bạn đẹp là nhờ che đậy bằng mỹ phẩm mà thôi vì thế hãy cố gắng để "mặt mộc"; không có gì đẹp bằng vẻ đẹp tự nhiên. Tuy nhiên bạn vẫn có thể: Dùng phấn để che các vết nhờn bóng trên gương mặt. Một chút phấn hồng và son gió sẽ giúp bạn tạo được vẻ hồng hào tự nhiên (mà không gây hại cho da). Sử dụng một chút mascara để làm mi cong và dài hơn. Nếu da bạn có nhiều sẹo và bạn muốn che chúng đi vì một lý do quan trọng nào đó, hãy nhớ học cách sử dụng các loại kem che khuyết điểm và phấn lót hoặc phấn nền trang điểm. Các loại mỹ phẩm này sẽ giúp da bạn trông đẹp hơn nhưng nếu dùng không đúng cách sẽ thì trông bạn sẽ rất thảm hại. Bước 6 - Lựa chọn trang phục phù hợp. Không có trang phục nào là đẹp nhất cả cho nên hãy chọn trang phục mà bạn cảm thấy thoải mái khi mặc và chọn những loại trang phục có thể giúp bạn tôn dáng. Dù bạn chọn loại trang phục nào đi chăng nữa thì cũng hãy nhớ là chúng phải sạch sẽ và phẳng phiu. Đừng mặc trang phục dơ bẩn và nhàu nát. Đừng chạy theo thời trang. Các xu hướng thời trang luôn luôn thay đổi nên nếu bạn chạy theo chúng thì bạn sẽ không tài nào bắt kịp. Thay vì vậy, hãy tạo cho mình cách ăn mặc riêng mà bạn cảm thấy phù hợp với bản thân, vừa tiết kiệm vừa có thể là chính mình. Chọn những trang phục vừa vặn và phù hợp. Trang phục chật quá sẽ làm bạn khó chịu, trang phục rộng quá sẽ làm bạn phải suốt ngày kéo lên kéo xuống cho vừa. Khi lựa chọn mua quần áo, hãy thử xoay mình ở nhiều góc độ và di chuyển nhiều tư thế xem bạn có thấy thoải mái không trước khi quyết định mua. Phương pháp 2 - Tâm hồn và Tính cách Bước 1 - Hãy tự tin. Ai ai cũng muốn ở cạnh người tự tin cả. Hãy tỏ vẻ tự tin – dù bạn có thật sự tự tin hay không – là bước đầu tiên để tạo hình ảnh đẹp trong mắt mọi người. Ngẩng cao đầu! Cử chỉ của cơ thể cho biết nhiều về bạn hơn là lời nói. Thẳng lưng và ngẩng cao đầu sẽ làm cho mọi người không rời mắt khỏi bạn. Nhìn vào mắt người đối diện. Hãy để cho đối phương biết là bạn đang chú ý đến họ. Nếu bạn quay đi ngại ngùng khi người khác nhìn bạn sẽ làm cho họ nghĩ rằng bạn là một người hay lo lắng và thiếu tự tin. Tự tin không chỉ hấp dẫn mà còn dễ làm cho người khác tin tưởng ở bạn. Bước 2 - Mỉm cười. Niềm vui có tính nhân đôi! Nếu thấy bạn là người vui vẻ và hay cười, bạn sẽ dễ dàng thu hút mọi người đến gần bạn. Khi làm người khác cảm thấy thoải mái thì chính bạn cũng cảm thấy thoải mái! Não nhận biết tín hiệu từ các cơ trên cơ thể bạn nên khi bạn cười bạn cũng sẽ thấy yêu đời hơn và từ từ bạn sẽ cảm thấy nụ cười của bạn ngày càng trở nên tự nhiên hơn. Bước 3 - Giữ cho cơ thể khoẻ mạnh. Khi tâm trạng bạn không được vui hoặc khi bạn đau ốm thì mọi chuyện cũng sẽ không diễn ra suôn sẻ. Để có thể trở nên là một người hoàn hảo, hãy giữ cho tâm trạng vui vẻ và cơ thể khoẻ mạnh. Có chế độ cân bằng dinh dưỡng hợp lý. Kết hợp nhiều loại ngũ cốc nguyên cám, hoa quả và các loại rau vào chế độ dinh dưỡng của bạn không chỉ giúp bạn giảm cân mà còn là nguồn cung cấp năng lượng tuyệt vời cho bạn cũng như tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và giúp bạn sống lâu hơn. Đừng sử dụng các loại thực phẩm đã qua chế biến sẵn – các loại thực phẩm này thường không tốt cho sức khoẻ vì chúng thường chứa nhiều loại đường hoá học cũng như không cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Tích cực vận động. Tập thể dục thể thao sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ của bạn và nó cũng giúp làm đẹp da và giúp bạn ngủ ngon hơn. Lâu lâu đi bộ cũng giúp thư thái đầu óc và giúp bạn thư giãn. Bước 4 - Yêu bản thân Để có thể trở nên xinh đẹp và tự tin, bạn phải yêu bản thân mình trước đã. Nghe có vẻ như khó để thực hiện nhưng thật sự thì trở ngại lớn nhất trong cuộc sống là lúc bạn không yêu lấy chính mình. Ghi ra giấy những tố chất tốt của bản thân. Nếu bạn không biết mình có tố chất gì tốt thì có thể hỏi bạn bè và mọi người xung quanh xem họ nghĩ thế nào về bạn. Hãy đọc nó vào buổi sáng và thêm vào danh sách những điểm tốt mới ở bản thân mà bạn nhận thấy. Hãy lạc quan! Đừng suy nghĩ tiêu cực! Các suy nghĩ tiêu cực hoàn toàn nằm trong vòng kiểm soát của bạn. Nếu cần thiết, bạn có thể viết nhật ký để giải toả căng thẳng và buồn bực. Suy nghĩ tiêu cực dễ làm bạn rơi vào tâm trạng căng thẳng và tuyệt vọng. Bước 5 - Mở mang tâm trí. Với những suy nghĩ hạn hẹp, bạn không thể thấy vẻ đẹp đến từ mọi điều đơn giản nhất trong cuộc sống. Thế giới thông tin thật rộng lớn và có thể bạn không thể nào hiểu hết được chúng. Khi bạn muốn đưa ra một ý kiến nào đấy, hãy tự đặt mình vào vị trí của những người xung quanh trước đã. Cở mở hơn với mọi thứ sẽ giúp bạn có những suy nghĩ tích cực, thấu cảm hơn với mọi người và rèn luyện tính cảm thông – những tố chất quan trọng để trở thành một người thu hút. Rèn luyện những đức tính này sẽ giúp bạn dễ dàng tha thứ cho bản thân mình hơn và dễ tha thứ cho người khác hơn. Có như vậy mọi người mới thấy rằng bạn chấp nhận bản chất thật sự của họ và họ cũng sẽ chấp nhận bạn như cách bạn chấp nhận họ vậy. Hãy thứ tha. Để tâm đến những chuyện làm bạn buồn hoặc oán trách những người làm tổn thương bạn sẽ làm cho tâm trạng bạn trở nên tồi tệ thêm. Niềm vui, sự thẳng thắn và thái độ tự tin – những nhân tố quyết định bạn có hoàn hảo hay không – là những thứ mà bạn có thể dễ dàng đạt được nếu bạn không hận thù ai hay căm hờn ai. Hãy thứ tha, quên đi mọi chuyện không hay và tiếp bước. Bạn không cần tốn thời gian cho những suy nghĩ và những việc làm mang tính tiêu cực. Con người mới của bạn, con người hoàn hảo này tốt đẹp hơn gấp nhiều lần những thứ xấu xa ấy. Phương pháp 3 - Thực hiện Bước 1 - Theo đuổi những mục tiêu bạn đề ra. Dù đó có là những mục tiêu gì đi chăng nữa thì cũng hãy cố gắng hoàn thành chúng. Nếu bạn có tham vọng và có động lực thì không ai có thể cản đường bạn được. Dù mục tiêu của bạn là gì, hãy viết chúng ra giấy. Kế đó bạn hãy viết cách để hoàn thành chúng. Mục tiêu có thể là những điều vô hình ví dụ như “Tôi muốn trở nên tự tin hơn. Trong những ngày tới tôi sẽ: 1) bắt chuyện với một người không quen biết, 2) xuất hiện trước đám đông, 3) hỏi xin số điện thoại của người tôi thích". Hoặc những điều hữu hình như là “Tháng này tôi muốn tiết kiệm được vài triệu đồng, tôi sẽ ráng nhịn ăn vặt, tôi sẽ chạy xe đạp đi làm, và làm thêm giờ mỗi ngày”. Hãy cố gắng thực hiện mục tiêu. Khi bạn hoàn thành được mục tiêu mình đề ra, bạn sẽ cảm thấy tự hào và cảm thấy mình thật sự xứng đáng. Vì nói chung, khó khăn chính để có thể trở nên hoàn hảo là học cách “tin” rằng mình hoàn hảo. Bước 2 - Thông thạo một kỹ năng. Nếu bạn là người thích sáng tạo, ca múa hát, vẽ vời thì hãy luyện tập các kỹ năng có liên quan đến chúng. Nếu bạn là người yêu thích thể thao thì hãy ra sân và bắt đầu luyện tập. Hay nếu bạn là người yêu thích kỹ thuật thì hãy tự lắp ráp một chiếc máy vi tính chẳng hạn. Thành thạo một kỹ năng nào đấy không chỉ giúp bạn tự tin hơn, giúp bạn hiểu biết nhiều hơn (dễ dàng bắt chuyện với người khác hơn) mà nó còn có thể dẫn dắt bạn đến với những cơ hội mới tốt hơn. Phối hợp các kỹ năng này để hoàn thành mục tiêu. Nếu bạn muốn kiếm tiền với những kỹ năng sẵn có thì bạn có thể làm gì để kiếm tiền? Mở một tiệm bán hàng nhỏ? Hay bán các tác phẩm hội hoạ do mình tự tay vẽ? Nếu bạn muốn giảm cân thì làm cách nào? Nấu các món ăn không dầu mỡ và ăn nhiều rau? Hay đi bộ trong công viên? Câu trả lời nằm ở sự quyết định của bạn. Bước 3 - Trau dồi kiến thức. Tính cách đa dạng của bạn mới chính là thứ quyết định chứ không phải là gương mặt xinh đẹp của bạn. Đọc tin tức thời sự sẽ giúp bạn biết thêm nhiều thông tin và bạn sẽ trở thành người dễ giao tiếp hơn. Ngoài việc trở thành người sôi nổi và hiểu biết nhiều, bạn cũng sẽ trở nên nhanh nhẹn hơn trong việc bắt chuyện và giair quyết các tình huống. Hiểu biết nhiều cũng đem lại nhiều lợi ích cho bản thân bạn nữa. Bạn sẽ có thể đưa ra những quyết định đúng đắn hơn và sẽ “nhìn xa trông rộng” hơn. Hơn nữa hiểu biết nhiều sẽ dẫn dắt bạn đến với nhiều cơ hội việc làm mới hơn và con đường thành công sẽ rộng mở hơn trước mắt bạn. Bước 4 - Tử tế với mọi người. Thông minh, tự tin và tài năng sẽ không có nghĩa gì nếu bạn không sử dụng chúng đúng cách. Hãy giúp đỡ mọi người khi cần. Thông minh và xinh đẹp thì đúng là tuyệt vời rồi, nhưng thông minh, xinh đẹp, lại còn biết cảm thông và chia sẻ lại càng thể hiện bạn là một con người hoàn hảo hơn gấp bội. Giúp đỡ mọi người. Khi bạn thấy ai đó đang cần giúp đỡ thì hãy đề nghị giúp đỡ họ, ví dụ như giúp bạn học tập hoặc giúp người khác vác đồ chẳng hạn. Đem lại niềm vui và nụ cười cho người khác cũng có nghĩa là đem lại niềm vui và nụ cười cho chính mình. Lịch sự và tôn trọng người khác. Nếu người khác không đồng ý với những ý kiến bạn đưa ra hay với những điều bạn làm thì hãy dành thời gian suy nghĩ về chúng trước khi bạn buông lời đánh giá họ. Phải dành thời gian suy nghĩ thì bạn mới có thể hiểu vì sao họ không đồng ý với bạn. "Tiếng tốt đồn gần, tiếng xấu đồn xa". Nếu bạn đối xử tốt với mọi người thì họ sẽ nói tốt về bạn và ngược lại. Hãy học tha thứ cho bản thân và cảm thông với mọi người. Nếu hôm nay ai đấy trong nhà sẽ nấu ăn thì bạn hãy rửa bát giúp, nếu ai đấy nghỉ học thì hãy giúp bạn ấy ghi lại bài vở. Hãy làm cho thế giới quanh bạn trở nên tốt đẹp hơn bằng cách đóng góp những việc nhỏ mà bạn có thể làm. Thân thiện với mọi người xung quanh thôi là chưa đủ, hãy nhớ thân tiện với môi trường nữa. Đừng xả rác hay sử dụng điện một cách thừa thãi. Tuân theo các quy định để bảo vệ môi trường và nếu có thể, hãy sử dụng các sản phẩm có thể tái chế. Bước 5 - Là một người bạn tốt Hoàn hảo không có nghĩa là bạn trở nên ích kỷ, chỉ biết đến bản thân mình mà thôi mà hoàn hảo có nghĩa là hãy nghĩ cho người khác trước tiên. Đừng lúc nào cũng làm những việc chỉ có lợi cho bản thân mà hãy nghĩ đến cảm xúc của người khác. Việc làm có lợi cho bạn chưa chắc gì đã tốt cho những người xung quanh. Lúc nào cũng nghĩ cho lợi ích của bản thân trước sẽ gây ấn tượng xấu và làm cho người khác xa lánh bạn. Giữ lới hứa. Nếu bạn hứa sẽ làm gì đấy thì hãy thực hiện. Khi đã hứa một việc gì thì bạn có trách nhiệm với lời hứa đó nên đừng thất hứa và đừng hứa những việc mà bạn không thể làm. Không có gì tệ hơn là việc bị người khác xem mình như là một kẻ dối trá và bịa chuyện. Bước 6 - Biết giá trị của bản thân. Hiểu rõ giá trị của bản thân sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định đúng đắn và giúp bạn trở thành người mà bạn muốn. Không cần phải xin lỗi khi nói ra những lời mà người khác không muốn nghe. Nếu bạn nghĩ rằng bạn đúng thì cho dù người khác có thích hay không bạn cũng không cần phải cảm thấy có lỗi. Giao du với những người có cùng quan niệm sống. "Gần mực thì đen gần đèn thì sáng" nên nếu bạn giao du với những người tiêu cực thì bạn cũng sẽ dễ dàng bị ảnh hưởng bởi các suy nghĩ tiêu cực của họ và nó sẽ ngăn bạn trở thành một người hoàn hảo.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/T%C3%ACm-th%E1%BA%A5y-H%E1%BA%A1nh-ph%C3%BAc-trong-B%E1%BA%A3n-th%C3%A2n-m%C3%ACnh
Cách để Tìm thấy Hạnh phúc trong Bản thân mình
Nhiều người không coi bản thân là nguồn gốc của hạnh phúc. Việc tìm thấy hạnh phúc trong chính mình là điều hoàn toàn có thể. Bạn có thể tiếp cận điều này bằng nhiều cách và có nhiều phương pháp bạn có thể sử dụng để tăng cảm giác hạnh phúc trong bạn. Bạn không cần tìm bên ngoài bản thân mình để khám phá ra nguồn hạnh phúc. Chỉ cần bạn dành thời gian tìm kiếm. Phương pháp 1 - Xác định Con đường Đi đến Hạnh phúc Bước 1 - Viết lại ý nghĩa của hạnh phúc đối với bạn. Vì đây là hạnh phúc của bạn, việc xác định được ý nghĩa của hạnh phúc đối với bạn là rất quan trọng. Có rất nhiều cách để viết lại ý tưởng của bạn, chỉ cần bảo đảm bạn sẽ làm điều này. Khi định nghĩa chính xác ý nghĩa của hạnh phúc với bạn bằng việc hình dung hạnh phúc trong bản thân mình, bạn đã đưa ra được một mục tiêu rõ ràng. Suy nghĩ để nhanh chóng liệt kê các ý tưởng. Đưa ra các phác họa để xây dựng ý nghĩ của bạn. Viết một bài tiểu luận để làm rõ các ý nghĩ của bạn. Bước 2 - Cố gắng tìm ra nhân tố dẫn đến ý nghĩ tích cực hoặc ý nghĩ tiêu cực. Có lẽ những ngày mưa thường làm bạn có tâm trạng tồi tệ, hay nghĩ về bài kiểm tra thường làm bạn nghĩ đến sự thất bại. Khi bạn nhận ra chúng, bạn đã ở tư thế đấu tranh với chúng và cố gắng thay đổi tâm trạng của mình. Thay vì nghĩ đến những ngày mưa khiến tâm trạng của bạn tệ thế nào, hãy suy nghĩ tích cực như "Hôm nay cây trong vườn sẽ được tưới nước mưa thỏa thuê." Bước 3 - Đặt ra mục tiêu có ý nghĩa với cá nhân bạn Nhìn nhận cuộc sống một cách kỹ càng. Xác định các giá trị của bạn. Nghĩ đến người mà bạn muốn trở thành. Sử dụng nó để đặt ra các mục tiêu có ý nghĩa với bạn. Nghiên cứu chỉ ra rằng những người đặt mục tiêu cho bản thân thường hạnh phúc khi theo đuổi những mục tiêu này. Hãy thực tế. Nhận thức hoàn cảnh và năng lực của mình khi bạn lên kế hoạch. Giữ mục tiêu của bạn theo hướng hành động. Đừng chỉ tập trung vào những thứ hay những điều mà bạn có hoặc không có. Tập trung vào những việc bạn có thể làm. Đặt mục tiêu của bạn dưới ánh sáng tích cực. Bạn có thể đạt được mục tiêu của mình nếu bạn coi đó là điều bạn cần hướng tới, không phải là điều bạn phải chống lại. Bước 4 - Hình dung “con người tốt nhất của bạn.” Điều này giúp tăng cảm giác hạnh phúc và sức khỏe. Nó bao gồm việc hình dung “bạn trong tương lai” nhìn lại quá trình hoàn thành mục tiêu và sau đó lựa chọn điều bạn cần sử dụng/học để đưa bạn đến đích. Chọn một vài mục tiêu và tưởng tượng bạn đã đạt được chúng. Bảo đảm rằng những mục tiêu có ý nghĩa cá nhân mà không chỉ là biểu tượng địa vị. Viết lại mọi chi tiết trong kịch bản của bạn. Hình dung những điểm bạn cần để thành công. Xem xét đặc điểm và kỹ năng nào bạn đã có. Phương pháp 2 - Vun trồng Hạnh phúc Bước 1 - Hình thành cách nhìn lạc quan. Bắt đầu từ việc cải thiện bản thân trong một vài lĩnh vực của cuộc sống. Chủ nghĩa bi quan thường bắt nguồn từ cảm giác bất lực. Xác định một vài khía cạnh bạn muốn thay đổi trong cuộc sống, rồi bắt tay vào cải thiện chúng. Điều này sẽ phục hồi niềm tin về năng lực của bạn trong việc tạo ra thay đổi. Nhìn nhận bản thân như nguyên nhân, không phải là kết quả. Những người lạc quan tin rằng mọi sự kiện hay kinh nghiệm tiêu cực đều có thể vượt qua. Ví dụ, nếu bạn có một ngày tồi tệ, hãy coi đó như một thử thách. Đừng để bản thân cảm thấy bị đánh bại. Bắt đầu từ tốn. Đừng cảm thấy bạn phải hoàn thành tất cả mọi việc một lúc. Bước 2 - Tập luyện biết ơn một cách chủ động. Điều này có nghĩa là tạo ra những điều ta cảm thấy biết ơn. Nhiều nghiên cứu khẳng định rằng sự biết ơn tốt cho bạn. Nó giảm sự lo lắng và trầm cảm. Lòng biết ơn giúp bạn trở nên tích cực và hạnh phúc. Nó củng cố mối quan hệ với người khác và khuyến khích lòng trắc ẩn. Một vài người bẩm sinh đã có lòng biết ơn, tuy nhiên bạn có thể rèn luyện bản thân để phát triển lòng biết ơn. Dành thời gian mỗi ngày, như trước bữa tối, để nói về những điều mà bạn biết ơn. Nhớ cảm ơn nhân viên cửa hàng, người giao hàng hay đồng nghiệp thường xuyên hơn. Bước 3 - Tha thứ và lãng quên. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sự tha thứ có rất nhiều ích lợi cho người cho đi. Sự tha thứ sản sinh cảm giác bình tĩnh hơn và có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Chế ngự căng thẳng bằng việc suy ngẫm về những cảm xúc tiêu cực sẽ giúp làm tăng hạnh phúc nói chung. Đừng chỉ tha thứ cho người khác, nhớ tha thứ cho chính mình. Bước 4 - Thiền. Mục đích của thiền là tập trung và tĩnh tâm. Đáng ngạc nhiên là bạn có thể thiền ở bất cứ nơi nào và bất cứ khi nào. Có rất nhiều loại thiền như yoga, thiền siêu việt, thiền chánh niệm. Thử các loại thiền khác nhau. Tìm trên mạng hay trao đổi với giáo viên thiền để tìm ra loại thiền phù hợp nhất cho bạn. Tạo thói quen đều đặn. Thiền phát huy tác dụng tốt nhất khi thực hiện hàng ngày vào cùng một thời điểm, vì vậy bạn hãy biến nó thành một phần quan trọng trong lịch trình. Phương pháp 3 - Đối phó với Tiêu cực Bước 1 - Đấu tranh với ý nghĩ tiêu cực. Dù từ trước đến nay bạn luôn suy nghĩ một cách tiêu cực, bạn có thể thay đổi lối suy nghĩ của mình. Mỗi khi bạn có ý nghĩ tiêu cực, đặc biệt khi bạn suy nghĩ một cách tự động, hãy ngừng lại và xem xét liệu những ý nghĩ đó có đúng hay chính xác không. Khi bạn cảm thấy mình là người thất bại, hãy nhắc nhở bản thân về thành công trong quá khứ. Nếu bạn tức giận với ai đó, thử nhìn vấn đề từ quan điểm của họ. Khi buồn, hãy xem những bộ phim hài hoặc kể một câu chuyện cười ngẫu hứng. Bước 2 - Cảm thông với chính mình. Đày đọa bản thân làm bạn cảm thấy yếu đuối và bất hạnh. Đắm chìm trong ý nghĩ tiêu cực hay cảm giác tội lỗi không thúc đẩy sự cải thiện. Nó kéo bạn lại. Hãy dành cho bản thân lòng tốt và sự hào phóng mà bạn dành cho người khác. Chăm sóc chính mình vào những ngày tồi tệ. Làm điều khiến bạn sao lãng sẽ giúp phá vỡ tâm trạng ủ rũ của bạn. Nghỉ ngơi và thư giãn. Bước 3 - Ngừng việc nhớ lại. Sự nhớ lại là việc lặp đi lặp lại suy nghĩ về những tư tưởng tiêu cực. Những khoảnh khắc, ý nghĩ, những điều mà người khác nói cứ lặp đi lặp lại trong đầu đến mức ám ảnh bạn. Nhớ lại những điều này tạo ra các suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực. Bạn càng lặp lại nó, tình hình sẽ càng trở nên tệ hơn. Việc nhớ lại quá mức có thể dẫn đến trầm cảm. Cố gắng giải quyết những vấn đề mà bạn bị ám ảnh. Thay vì cứ nghĩ về nó, hãy hành động. Thay đổi hoàn cảnh, hoặc nói với người có thể. Tập luyện việc suy nghĩ tích cực về bản thân. Nếu bạn dành nhiều thời gian nghĩ về những điểm tiêu cực của bạn, hãy chặn nó lại bằng việc tự khen mình. Nói với bản thân rằng bạn đã làm tốt và rằng bạn đã cố gắng hết sức. Bước 4 - Tìm kiếm sự hỗ trợ của chuyên gia nếu cần thiết. Có nhiều trường hợp chuyên gia có thể giúp để thúc đẩy sự tìm kiếm hạnh phúc trong bản thân bạn. Tìm chuyên gia phù hợp nhất với bạn. Bạn có thể không cần trợ giúp hoặc bạn có thể tìm đến hơn một chuyên gia. Những chuyên gia hướng dẫn về cuộc sống và cố vấn về tinh thần có thể giúp bạn trong chiến lược cho hạnh phúc trong bản thân. Các nhà trị liệu, tâm lý học là những người có đủ tiêu chuẩn để hỗ trợ các vấn đề về tâm lý.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Mu%E1%BB%91i-%C3%94-liu
Cách để Muối Ô liu
Muối ô liu là một phương thức lâu đời để biến những quả ô liu đắng thành món ăn vặt hấp dẫn với vị chua mặn hài hòa. Việc của bạn là lựa chọn cách muối phù hợp với loại ô liu bạn có. Muối bằng nước, muối bằng nước muối, muối khô hay muối bằng dung dịch kiềm sẽ mang lại mùi vị khác biệt. Muối ô liu đòi hỏi nhiều thời gian, nhưng bạn sẽ có chính xác mùi vị mà mình ưa thích nếu tự tay chuẩn bị. Thời gian muối (bằng nước): 7-10 ngày Phương pháp 1 - Muối Ô liu bằng Nước Bước 1 - Chuẩn bị ô liu xanh. Muối ô liu trong nước sẽ giúp loại bỏ chất oleuropein – một thành phần có trong ô liu khiến quả có vị đắng gắt. Ô liu xanh là ô liu non (giống như cà chua xanh) và có vị khá dịu, do đó, chỉ cần nước là đủ để xử lý. Ô liu xanh nếu để chín trên cây sẽ chuyển sang màu tím hoặc đen. Khi ô liu đã chín, nếu chỉ dùng nước sẽ không đủ để tẩy vị đắng; bạn sẽ cần chọn biện pháp khác. Bước 2 - Kiểm tra ô liu. Phải đảm bảo rằng ô liu không bị hư hại. Hãy kiểm tra các vết cắn do côn trùng hoặc chim. Nếu ô liu đã qua xử lý bằng hóa chất, bạn nên rửa sạch trước khi muối. Bước 3 - Làm vỡ ô liu. Để nước có thể ngấm vào bên trong quả, bạn cần làm vỡ ô liu. Bạn có thể làm việc này với một cái vồ gỗ hoặc cây cán bột. Chỉ cần đập nhẹ để quả ô liu càng nguyên vẹn càng tốt. Bạn có thể muốn làm vỡ thịt quả, nhưng không đập nát hoặc làm quả vỡ thành nhiều mảnh. Bạn cũng nên cẩn thận để không làm vỡ hạt. Nếu lo ngại làm hỏng hình dạng quả khi đập, bạn có thể dùng dao sắc để khứa. Dùng dao gọt khứa 3 đường ở thịt quả để nước có thể ngấm vào bên trong. Bước 4 - Cho ô liu vào trong hộp nhựa và đổ đầy nước lạnh. Dùng hộp nhựa đựng thực phẩm có nắp đậy. Lưu ý đổ nước ngập ô liu. Bạn có thể dùng đồ để nén cho ô liu luôn ngập trong nước. Đậy hờ nắp hộp và để ở nơi mát và tối. Ghi nhớ: sử dụng hộp nhựa chuyên đựng thực phẩm để thành phần hóa chất trong hộp không hòa tan vào nước muối. Bạn cũng có thể dùng lọ thủy tinh, nhưng bạn cần chắc chắn để lọ ở nơi không có ánh sáng mặt trời. Bước 5 - Thay nước. Thay nước ít nhất mỗi ngày một lần bằng nước lạnh, mới. Bạn phải nhớ làm việc này, nếu không vi khuẩn có thể sẽ phát triển và làm hỏng ô liu. Để thay nước, bạn có thể đổ ô liu ra rổ lọc, rửa sạch lọ, cho lại ô liu vào lọ và đổ đầy nước lạnh. Bước 6 - Lặp lại quá trình trên trong vòng 1 tuần. Sau một tuần thay nước hàng ngày, thử nếm một quả ô liu để xem đã đạt được độ đắng mà bạn muốn hay chưa. Nếu bạn muốn ô liu ít đắng hơn nữa, hãy đợi thêm một vài ngày (vẫn tiếp tục thay nước hàng ngày) trước khi thực hiện bước tiếp theo. Bước 7 - Làm nước muối cuối. Đây sẽ là dung dịch để bảo quản ô liu. Dung dịch này bao gồm muối, nước và giấm, vừa giúp bảo quản ô liu, vừa tạo cho ô liu có vị chua ngon. Để làm nước muối ô liu, hãy hòa các nguyên liệu sau (đủ cho 4,5 kg ô liu): 4 l nước lạnh 1 1/2 cốc muối hạt 2 cốc giấm vang trắng Bước 8 - Để ô liu ráo nước và cho vào hũ. Bạn có thể dùng hũ thủy tinh to có nắp đậy hoặc dụng cụ chứa mà bạn có. Lưu ý rửa sạch là lau khô dụng cụ chứa trước khi cho ô liu vào. Chừa lại khoảng trống 3 cm ở gần nắp đậy. Bước 9 - Đổ dung dịch nước muối ngập ô liu. Đổ nước muối vào hũ đựng sao cho ngập hết ô liu. Đậy nắp và bảo quản trong tủ lạnh. Bạn có thể cho vỏ chanh, hương thảo, tỏi nướng hoặc tiêu đen để thay đổi hương vị theo sở thích. Ô liu muối theo cách trên có thể bảo quan trong tủ lạnh 1 năm. Phương pháp 2 - Muối Ô liu bằng Nước muối Bước 1 - Chuẩn bị ô liu tươi. Cả ô liu xanh và đen đều có thể dùng để muối trong dung dịch nước muối gồm muối và nước để bảo quản ô liu và tạo vị mặn. Phương pháp này mất nhiều thời gian hơn so với muối ô liu bằng nước nhưng là phương pháp tốt nhất cho ô liu chín. Ô liu Manzanillo (Tây Ban Nha), Mission (Mỹ), và Kalamata (Hi Lạp) là những loại ô liu thường được dùng để muối theo phương pháp này. Kiểm tra ô liu để đảm bảo không có quả bị hỏng. Tìm và loại bỏ những quả có vết cắn của côn trùng hoặc chim. Nếu ô liu đã qua xử lý hóa chất, hãy rửa sạch trước khi muối. Bạn có thể phân loại ô liu theo kích thước. Một mẻ ô liu muối sẽ chín đều nếu tất cả quả ô liu có kích thước tương đồng. Bước 2 - Cắt ô liu. Để nước muối có thể ngấm vào bên trong quả, bạn cần cắt một đường trên thịt quả. Khứa một đường dọc theo chiều dài quả bằng dao sắc. Lưu ý: không cắt vào hạt. Bước 3 - Cho ô liu vào lọ thủy tinh có nắp đậy. Ô liu phải được bảo quản trong lọ có nắp đậy kín và lọ thủy tinh là lựa chọn tốt nhất. Cho ô liu vào lọ, chừa lại khoảng trống 3 cm ở phía trên. Bước 4 - Đổ nước muối ngập ô liu. Hòa 3/4 cốc muối hạt vào khoảng 4 lít nước lạnh. Đổ nước muối vào lọ sao cho ngập hết ô liu. Đậy kín lọ và bảo quản ở nơi mát và tối giống như chạn thức ăn hoặc hầm chứa. Bước 5 - Đợi 1 tuần. Trong thời gian này, ô liu sẽ bắt đầu ngậm nước muối. Để yên lọ tại nơi bảo quản để muối và nước có thể ngấm vào trong quả. Bước 6 - Để ráo ô liu. Sau 1 tuần, để ô liu ráo nước và đổ hết nước muối (nước muối lúc này toàn vị đắng). Cho lại ô liu vào lọ. Bước 7 - Ngâm ô liu trong nước muối đặc hơn. Hòa 1 1/2 cốc muối hạt vào 4 lít nước. Đổ nước muối đặc này vào lọ sao cho ngập hết ô liu. Đậy kín lọ. Bước 8 - Bảo quản ô liu trong lọ trong 2 tháng. Để lọ ở nơi mát và không có ánh nắng mặt trời. Sau 2 tháng, thử ô liu để xem độ đắng đã hợp khẩu vị của bạn chưa. Nếu chưa, thay nước muối và ngâm tiếp 1 hoặc 2 tháng nữa. Lặp lại quá trình này cho đến khi bạn hài lòng với hương vị của ô liu. Phương pháp 3 - Muối khô Bước 1 - Chuẩn bị ô liu chín. Ô liu đen, nhiều dầu có thể dùng để muối khô bằng muối. Ô liu manzanillo, mission, và kalamata là những loại ô liu thường được dùng để muối theo phương pháp này. Bạn cần đảm bảo sử dụng ô liu đã chín hẳn và có màu thẫm. Kiểm tra ô liu để chắc chắn không có quả bị hư hại. Tìm và loại bỏ những quả có vết cắn của côn trùng hoặc chim. Bước 2 - Rửa ô liu. Nếu ô liu đã qua xử lý hóa chất, bạn nên rửa sạch ô liu trước khi muối, sau đó để ô liu khô hoàn toàn. Bước 3 - Cân ô liu. Dùng cân nhỏ để biết chính xác trọng lượng của ô liu. Bạn cần khoảng 0,5 kg (1 1/2 cốc) muối hạt cho mỗi kg ô liu. Bước 4 - Chuẩn bị thùng muối. Bạn có thể sử dụng thùng đựng hoa quả bằng gỗ sâu khoảng 15 cm và có hai khe ở mỗi bên. Dùng vải bao bố lót toàn bộ mặt thùng, kể cả các thành và sau đó dùng đinh hoặc dập ghim cố định ở phía trên. Chuẩn bị một chiếc thùng khác giống như vậy. Hoặc nếu không, bạn có thể lót thùng bằng vải thưa, ga trải giường cũ hoặc khăn vải, miễn là vải có thể giữ muối ở trong thùng để hút nước chảy ra. Bước 5 - Trộn ô liu với muối. Trộn 1 1/2 cốc muối hạt với 1 kg ô liu trong bát to. Trộn đều sao cho tất cả ô liu đều tiếp xúc với muối. Không dùng muối ăn có chứa i-ốt vì sẽ làm ảnh hưởng đến vị của ô liu. Bạn cần dùng muối hạt hoặc muối ăn Kosher. Không dùng ít muối hơn vì như thế không đủ để ngăn nấm mốc phát triển. Bước 6 - Đỗ hỗn hợp vào trong thùng gỗ. Đổ toàn bộ ô liu và muối vào 1 thùng, sau đó đổ một lớp muối hạt lên trên. Dùng vải thưa đậy lên trên cùng để tránh côn trùng. Bước 7 - Để thùng gỗ ở khu vực ngoài trời có mái che. Bạn có thể đặt thùng gỗ lên một miếng bạt vì nước từ ô liu có thể chảy ra và làm bẩn mặt đất. Ngoài ra, thay vì đặt thùng gỗ trực tiếp lên mặt đất, bạn nên đặt lên trên một vài tấm gỗ để giúp không khí lưu thông tốt hơn. Bước 8 - Trộn đều ô liu sau 1 tuần. Đổ toàn bộ ô liu và muối vào một chiếc thùng sạch khác. Lắc thùng để trộn đều ô liu và muối, sau đó nhẹ nhàng đổ trở lại thùng đầu tiên. Việc này là để đảm bảo tất cả ô liu đều được muối bao phủ, đồng thời giúp bạn dễ dàng phát hiện những quả bị hỏng hoặc thối. Hãy bỏ những quả này vì bạn không thể ăn chúng. Bạn cũng nên loại bỏ những quả ô liu có đốm tròn màu trắng (có thể là nấm). Nấm thường phát triển từ cuống của quả ô liu. Kiểm tra kỹ để đảm bảo ô liu được muối chín đều. Nếu một quả ô liu có vừa có chỗ bị nhăn vừa có chỗ căng mọng, bạn nên giảm bớt lượng ô liu trước khi ngâm lại vào muối; việc này sẽ giúp những chỗ bị nhăn trở nên căng mọng. Bước 9 - Lặp lại quá trình trên mỗi tuần một lần trong vòng một tháng. Sau một tháng, nếm thử để xác định xem ô liu đã có vị như bạn muốn chưa. Nếu ô liu vẫn còn hơi đắng, tiếp tục quá trình muối khô thêm 2 tuần nữa. Bạn có thể sẽ cần từ 4 đến 6 tuần để muối chín ô liu tùy vào kích thước quả. Khi muối chín, ô liu sẽ hơi nhăn và mềm. Bước 10 - Lọc hỗn hợp. Bạn có thể đổ hỗn hợp ra một chiếc lưới lọc để lọc lấy quả ô liu hoặc nhặt trực tiếp từng quả ô liu từ thùng và giũ nhẹ để loại bỏ muối. Bước 11 - Để ô liu khô qua đêm. Trải ô liu lên khăn giấy hoặc khăn vải và để khô hoàn toàn. Bước 12 - Bảo quản ô liu. Trộn 0,5 kg muối với 10 kg ô liu, sau đó đổ vào hũ thủy tinh và đậy kín để bảo quản. Bạn có thể bảo quản ô liu trong tủ lạnh được vài tháng. Bạn cũng có thể trộn ô liu với dầu ô liu nguyên chất và gia vị để tăng thêm hương vị. Phương pháp 4 - Muối bằng Dung dịch Kiềm Bước 1 - Thận trọng khi sử dụng dung dịch kiềm vì có thể gây bỏng. Bạn nên đeo găng tay chống thấm hóa chất và kính bảo hộ khi sử dụng, và không sử dụng thùng chứa ô liu bằng nhựa hoặc kim loại (kể cả nắp đậy, vì dung dịch kiềm có khả năng hòa tan kim loại). Không áp dụng phương pháp này nếu trẻ nhỏ có khả năng lại gần nơi để ô liu hoặc dung dịch. Tiến hành muối ô liu trong phòng thoáng khí. Mở cửa sổ và bật quạt thông hơi. Bước 2 - Rửa sạch ô liu. Phương pháp này phù hợp nhất với ô liu quả to như ô liu của vùng Seville (Ý). Bạn có thể dùng ô liu xanh hoặc chín. Loại bỏ những quả ô liu bị hỏng và phân loại ô liu theo kích cỡ nếu muốn. Bước 3 - Cho ô liu vào thùng chứa kháng kiềm. Lưu ý, không sử dụng thùng kim loại; thay vào đó nên dùng thùng chứa bằng thủy tinh hoặc gốm là tốt nhất. Bước 4 - Làm dung dịch kiềm. Đổ khoảng 4 lít nước vào thùng chứa kháng kiềm, sau đó cho 30 ml kiềm vào nước. Lúc này, dung dịch sẽ lập tức nóng lên. Hãy để nguội đến khoảng 18-21 độ C trước khi cho ô liu vào. Lưu ý, thực hiện đúng quy trình là cho kiềm vào trong nước, không làm ngược lại vì có thể gây phản ứng nổ. Đong chính xác lượng nước và kiềm cần dùng. Quá nhiều kiềm sẽ không tốt cho ô liu và quá ít sẽ khiến ô liu không chín. Bước 5 - Đổ dung dịch kiềm vào thùng ô liu sao cho ngập hết quả. Dùng đĩa đè lên ô liu để ô liu ngập hoàn toàn trong dung dịch và không bị chuyển thành màu tối. Dùng vải thưa đậy lên miệng thùng. Bước 6 - Đảo đều hỗn hợp 2 tiếng một lần cho đến khi dung dịch kiềm ngấm vào trong hạt. Trong 8 tiếng đầu tiên, bạn chỉ cần đảo và sau đó đậy lại. Sau 8 tiếng, kiểm tra ô liu xem dung dịch kiềm đã ngấm vào hạt hay chưa bằng cách: đeo găng tay kháng kiềm, lấy một vài quả ô liu to nhất và dùng dao cắt một đường trên thịt quả. Nếu bạn dễ dàng cắt vào đến hạt, thịt quả mềm và có màu xanh hơi vàng đều, nghĩa là ô liu của bạn đã sẵn sàng. Nếu phần thịt quả ở gần hạt vẫn có màu xanh tái, ngâm ô liu trong dung dịch kiềm thêm vài tiếng nữa và thử lại. Lưu ý, không tiếp xúc với ô liu và dung dịch kiềm bằng tay không. Nếu không có găng tay kháng hóa chất, bạn có thể dùng thìa để lấy ô liu, để dưới vòi nước đang chảy vài phút trước khi cắt ô liu để kiểm tra. Bước 7 - Thay dung dịch kiềm nếu cần thiết. Nếu ô liu quá xanh, dung dịch kiềm có thể cần nhiều hơn 12 tiếng để thấm vào trong hạt. Trong trường hợp này, hãy đổ dung dịch kiềm đi và thay bằng dung dịch kiềm mới. Sau 12 tiếng nữa, thay dung dịch kiềm một lần nữa nếu vẫn chưa ngấm vào hạt. Bước 8 - Ngâm ô liu trong nước 2 ngày. Thay nước ít nhất 2 lần mỗi ngày. Qúa trình này là để rửa ô liu và tẩy kiềm. Mỗi lần thay nước, bạn sẽ thấy màu nước nhạt dần. Bước 9 - Thử ăn ô liu vào ngày thứ tư. Nếu ô liu có vị ngọt, béo, không đắng và không có mùi xà phòng, bạn có thể tiến hành bước tiếp theo. Nếu thấy ô liu vẫn có vị kiềm, tiếp tục ngâm nước cho đến khi ô liu không còn vị gắt và nước ngâm trong, không màu. Bước 10 - Muối ô liu trong nước muối nhạt. Cho ô liu vào hũ thủy tinh. Hòa tan 6 thìa cà phê muối hạt vào 4 lít nước và đổ vào hũ ô liu sao cho ô liu ngập hoàn toàn trong nước muối. Ngâm ô liu 1 tuần là có thể ăn. Nếu bảo quản trong tủ lạnh, bạn có thể sử dụng ô liu muối trong vài tuần.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Vi%E1%BA%BFt-th%C6%B0-h%C3%A2m-m%E1%BB%99
Cách để Viết thư hâm mộ
Nếu bạn thầm thương trộm nhớ người nổi tiếng nào đó đã lâu hay thực sự yêu thích tác phẩm của nghệ sĩ mới thì việc gửi thư hâm mộ là cách tuyệt nhất để liên lạc. Để gửi thư hâm mộ tới người nổi tiếng, bạn cần viết và gửi đúng địa chỉ. Cũng có nhiều cách khác để liên hệ với người nổi tiếng, chẳng hạn như dùng mạng xã hội và thư điện tử! Phương pháp 1 - Viết thư hâm mộ Bước 1 - Viết ngắn gọn và đi thẳng vào chủ đề. Hãy thể hiện sự tôn trọng người nổi tiếng bằng cách viết thư dài khoảng một trang. Vì họ là người bận rộn và có thể nhận rất nhiều thư hâm mộ nên độ dài một trang là hoàn toàn phù hợp cho việc đọc nhanh. Nên nhớ, chưa chắc người nổi tiếng đã đọc sang trang thứ hai nếu bạn viết thư dài hơn một trang. Nếu bạn gửi thư bằng mạng xã hội, hãy để ý đến giới hạn ký tự. Ví dụ: Nếu bạn định gửi dòng tweet tới người nổi tiếng trên trang Twitter, đừng để số lượng ký tự vượt quá 280! Bước 2 - Tự giới thiệu bản thân. Ban đầu, bạn hãy viết 2, 3 câu về bản thân, giới thiệu tên, tuổi, địa chỉ. Nói về lần đầu tiên bạn biết đến họ và họ đã có sức ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn ra sao. Đừng ngại kể câu chuyện ngắn về lần đầu tiên bạn biết đến tác phẩm của họ. Có thể viết theo kiểu tâm sự đôi chút! Nếu viết thư cho Britney Spears, bạn có thể viết như sau: “Em tên là Kate, 19 tuổi. Em là người hâm mộ nhiệt thành của chị kể từ khi em được nghe ca khúc ‘Oops, I Did It Again’ trên đài phát thanh hồi bé!” Bước 3 - Đề cập tới cuốn sách, bộ phim hay chương trình của họ mà bạn yêu thích. Hãy viết càng chi tiết càng tốt. Nói với họ lý do vì sao bạn thích cuốn sách, chương trình hay bộ phim đó và đề cập tới lời thoại hoặc phân đoạn bạn thích. Hãy nói về việc nó đã gây ảnh hưởng lớn tới bạn như thế nào. Điều này giúp tạo sự gắn kết giữa bạn với người nổi tiếng và biết đâu họ sẽ hồi âm. Ví dụ: Nếu viết thư cho nhà văn J.K.Rowling, bạn có thể viết như sau: “Cháu rất thích phần Chiếc Cốc Lửa (The Goblet of Fire) vì phần này cho cháu thấy lòng can đảm khi phải đối mặt với thử thách khó khăn có ý nghĩa như thế nào”. Bước 4 - Hỏi xin chữ ký một cách lịch sự nếu bạn gửi thư qua đường bưu điện. Nếu bạn đang viết thư, đừng ngại hỏi xin chữ ký! Hãy tỏ ra hòa nhã và viết đơn giản như sau: “Tôi sẽ rất vui nếu có thể xin chữ ký”. Luôn nhớ rằng không có gì đảm bảo là bạn sẽ nhận lại bất cứ thứ gì từ người nổi tiếng, nhưng nếu hỏi thì cũng được. Bước 5 - Cảm ơn và gửi tới họ lời chúc. Điều quan trọng là bạn cần cho người nổi tiếng thấy sự tử tế của mình trong lá thư và thể hiện niềm hạnh phúc vô bờ khi có cơ hội được trò chuyện cùng họ. Hãy viết: “Cảm ơn rất nhiều vì đã dành thời gian đọc thư của tôi” hoặc “Tôi chúc bạn thành công trong dự án sắp tới!” Thậm chí, bạn có thể hỏi cảm nghĩ để khuyến khích họ hồi âm! Điều này giúp người nổi tiếng thấy rằng bạn không chỉ xin chữ ký mà còn thực sự quan tâm đến họ. Phương pháp 2 - Gửi thư qua đường bưu điện Bước 1 - Xác định đúng địa chỉ người nhận. Hầu hết thư hâm mộ đều được gửi tới người đại diện của người nổi tiếng, nhưng vài người nổi tiếng có địa chỉ hòm thư riêng. Hãy tìm trên mạng tên của người nổi tiếng và thêm từ “địa chỉ” và “hòm thư người hâm mộ” (fan mail address). Thường thì bạn sẽ tìm ra người đại diện hay địa chỉ để gửi thư! Tìm trang chủ của người nổi tiếng và một trang bất kỳ của hội những người hâm mộ. Bạn có thể tìm được thông tin liên hệ ở cả hai trang đó. Nếu bạn thấy khó tìm địa chỉ, hãy tra tên của thứ gì đó liên quan tới dự án họ đang tham gia, chẳng hạn như lễ ra mắt phim hay chương trình truyền hình được phát sóng gần đây. Đôi khi, cả dàn diễn viên có một địa chỉ hòm thư chung dành cho người hâm mộ. Bước 2 - Bỏ thư vào phong bì và dán tem in sẵn địa chỉ nếu bạn muốn được hồi âm. Hãy gấp lá thư lại và bỏ vào phong bì. Nếu trong thư bạn đề cập tới việc xin chữ ký, hãy viết địa chỉ của bạn lên một phong bì khác và dán tem. Lồng phong bì này vào trong phong bì chứa thư bạn viết. Bằng cách đó, người nổi tiếng chỉ cần ký, bỏ vào phong bì và gửi thư lại cho bạn! Đảm bảo phong bì đủ lớn để bỏ vừa thứ bạn xin, như là ảnh kèm chữ ký. Nếu cần, bạn hãy gấp chiếc phong bì được ghi sẵn và bỏ vào phong bì chính đựng thư. Bước 3 - Đề địa chỉ lên phong bì và dán tem. Ghi tên người nhận, tên phố, thành phố, tỉnh và mã bưu chính ở phần trung tâm mặt trước phong bì. Hãy đảm bảo địa chỉ bạn ghi khớp với địa chỉ bạn tìm thấy trên mạng! Sau đó, dán tem vào vị trí góc phải trên cùng của phong bì. Nếu bạn viết thư cho người nổi tiếng ở một quốc gia khác, chẳng hạn như Pháp, Úc hay Canada, cách ghi địa chỉ có thể khác với khi bạn gửi thư cho ai đó bên Mỹ. Ví dụ: Đối với thư gửi sang Mỹ, bạn viết địa chỉ như dưới đây:Mr. John Smith1234 Main StreetNew York City, NY 10001 (Ông John Smith1234 Phố ChínhThành Phố New York, NY 10001) Phương pháp 3 - Liên hệ với người của công chúng qua mạng Bước 1 - Tìm kiếm địa chỉ hòm thư điện tử dành riêng cho công việc của người nổi tiếng để bảo mật tin nhắn. Hầu hết người nổi tiếng đều có địa chỉ hòm thư điện tử chuyên nghiệp được ghi trên trang chủ chính thức của họ. Nếu họ không có địa chỉ hòm thư điện tử công khai, hãy thử gửi thư điện tử tới người đại diện và công ty quản lý của họ. Bạn chỉ cần sao chép thư hâm mộ của bạn vào thư điện tử và gửi tới địa chỉ hòm thư có sẵn. Tránh hỏi xin chữ ký qua thư điện tử. Điều này khiến người nổi tiếng phải thực hiện nhiều thao tác hơn. Thay vào đó, hãy sử dụng thư điện tử làm phương tiện giao tiếp và xây dựng mối quan hệ với người nổi tiếng! Đảm bảo rằng bạn đặt tiêu đề đủ độc đáo để thu hút sự chú ý của họ, như là “Chúc may mắn vào Chủ Nhật tuần này!” nếu người nhận thư là một cầu thủ bóng đá. Bước 2 - Gửi tin nhắn Facebook để có thêm cơ hội được hồi âm. Tài khoản Facebook của người nổi tiếng rất phổ biến và khả năng được phản hồi là khá cao. Hãy gõ vào thanh tìm kiếm tên đầy đủ của họ để dò ra tài khoản Facebook chính chủ có dấu tích màu xanh hiện bên cạnh tên, sau đó ấn nút nhắn tin ở thanh trên cùng của trang. Tiếp theo, hãy thêm vào tin nhắn tên của họ, gõ nội dung thư hâm mộ và nhấn gửi. Đây là phương pháp tuyệt vời để nhận được hồi âm nhanh chóng cho câu hỏi dễ và bạn có thể biết khi nào người nổi tiếng đọc tin nhắn của mình. Nhớ rằng hầu hết người nổi tiếng đều thuê người quản lý trang mạng xã hội giúp họ. Tuy nhiên, câu trả lời vẫn có thể là ý tưởng của người nổi tiếng ngay cả khi ai đó gõ tin nhắn hộ họ! Bước 3 - Kết nối trên Instagram hay Twitter để tương tác với họ mỗi ngày. Hãy tìm tài khoản Instagram hoặc Twitter công khai của người đó trên mạng bằng cách tìm theo tên. Để lại lời bình luận mang tính ủng hộ ở tấm ảnh họ đăng hoặc phản hồi dòng tweet bằng một ảnh động vui nhộn. Thậm chí, bạn có thể gắn thẻ họ trong tranh nghệ thuật do chính bạn thiết kế! Hãy gửi tin nhắn trực tiếp bằng cách mở chức năng nhắn tin và gõ nghệ danh của họ vào thanh tìm kiếm để thêm họ vào tin nhắn. Sau đó, bạn hãy gõ và gửi tin nhắn. Ví dụ: Nếu bạn vẽ hoặc tô màu tranh người nổi tiếng, hãy gắn thẻ họ trong bài đăng của bạn. Nhiều người nổi tiếng như Nick Jonas, Justin Timberlake, Taylor Swift và Lady Gaga hay có thói quen phản hồi bài đăng tranh nghệ thuật do người hâm mộ thiết kế! Bạn luôn có thể biết được khi nào người nổi tiếng đọc tin nhắn mình gửi, nhưng đừng chán nản nếu họ chưa hồi âm. Họ nhận rất nhiều tin nhắn trên trang mạng xã hội hàng ngày, vì vậy rất khó để đọc hết. Bước 4 - Tỏ ra đáng tin cậy và không gửi nhiều tin nhắn. Làm cho hộp thư đến hay thông báo của ai đó đầy ắp là điều không chấp nhận được, kể cả khi họ là người nổi tiếng. Bạn chỉ nên gửi tin nhắn một lần một tuần và bình luận mỗi ảnh một lần. Đừng nói gì tiêu cực về người nổi tiếng hay người hâm mộ khác của họ trên mạng xã hội. Việc gửi quá nhiều tin nhắn hay bình luận ác ý có thể khiến người nổi tiếng chặn bạn.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/T%C4%83ng-M%E1%BA%ADt-%C4%91%E1%BB%99-X%C6%B0%C6%A1ng
Cách để Tăng Mật độ Xương
Khi nghĩ tới xương thì bạn thường liên tưởng về điều gì? Điều quan trọng bạn cần nhớ là khung xương trong cơ thể bạn không phải là loại vật chất chết và cũng không “khô cằn”. Chúng có cấu tạo từ các mô sống với chu kỳ lão hóa và tái tạo diễn ra liên tục. Khi về già sự thoái hóa xương diễn ra nhanh hơn tốc độ phục hồi của mô mới, dẫn tới giảm mật độ xương. Bạn cần kiên trì thực hiện các bước sau trong suốt cuộc đời để tăng khối lượng cũng như mật độ xương, giảm nguy cơ loãng xương, gãy và rạn xương khi bắt đầu có tuổi. Phương pháp 1 - Chọn thực phẩm có lợi cho xương Bước 1 - Tiêu thụ nhiều canxi. Canxi là khoáng chất có nhiều nhất trong cơ thể với 99% khối lượng nằm trong xương và răng. Do đó việc cung cấp đầy đủ canxi sẽ giúp xương phát triển khỏe mạnh và duy trì mật độ xương. Nhiều người Mỹ không nạp đủ canxi trong các bữa ăn hằng ngày, đặc biệt là phụ nữ. Lượng canxi khuyến cáo hấp thu mỗi ngày thay đổi tùy theo độ tuổi và giới tính của bạn. Nam giới trưởng thành dưới 70 tuổi và nữ giới dưới 50 tuổi cần ít nhất 1.000 mg canxi mỗi ngày. Con số này với nam trên 70 và nữ trên 50 tuổi là 1.200 mg. Phụ nữ đang mang thai hay cho con bú cần ít nhất 1.300 mg canxi mỗi ngày. Nguồn cung cấp canxi chủ yếu của người Mỹ là các sản phẩm làm từ sữa như sữa, phô mai và sữa chua, đây là những sản phẩm rất giàu canxi. Nếu bạn chọn sữa đậu nành, sữa hạnh nhân hay các sản phẩm thay thế khác làm từ sữa thì nên tìm loại có bổ sung canxi. Rau củ giàu canxi bao gồm củ cải, cải rổ, cải bắp Trung Quốc (cải thìa), đậu đũa, cải xoăn và bông cải xanh. Dù cũng tốt cho sức khỏe nhưng cải bó xôi không phải là nguồn cung cấp canxi tốt vì axít oxalic trong rau làm giảm khả năng hấp thụ canxi từ rau vào cơ thể. Cá mòi và cá hồi đóng hộp là nguồn cung cấp canxi tốt (xương cá trong các sản phẩm này được chế biến để ăn được). Cá mòi và cá hồi còn chứa rất nhiều axít béo omega-3 là chất thiết yếu cho não bộ. Ngoài ra chúng cũng có vitamin D để giúp cơ thể hấp thu canxi dễ hơn. Ăn sáng bằng ngũ cốc nguyên hạt ít đường, có bổ sung canxi và các chất dinh dưỡng khác. Vì nhiều người có thói quen ăn sáng bằng ngũ cốc với sữa mỗi ngày, nên đây là nguồn canxi ổn định. Canxi cũng được bào chế thành viên thực phẩm chức năng, có hai dạng chính là canxi cacbonat và canxi citrat. Bạn nên dùng canxi cacbonat cùng với thức ăn, trong khi đó canxi citrat không yêu cầu uống sau khi ăn nhưng có giá đắt hơn, phù hợp với người bị viêm loét đại tràng hoặc mắc chứng rối loạn hấp thu. Nếu bạn đã nhận đủ canxi từ bữa ăn thì không nên uống thêm thực phẩm chức năng, trừ khi được bác sĩ chỉ định. Tiêu thụ quá nhiều canxi có thể gây ra tác dụng phụ khó chịu và có khả năng hình thành sỏi thận. Bước 2 - Tiêu thụ nhiều vitamin D. Vitamin D giúp tăng khả năng hấp thu canxi của cơ thể, đó cũng là thành phần thiết yếu trong quá trình tái tạo xương. Người dưới 70 tuổi nên nạp ít nhất 600IU vitamin D mỗi ngày, với người trên 70 tuổi là 800IU. Nếu bạn có nguy cơ thiếu vitamin D thì cần xét nghiệm máu để xác định mức bổ sung cần thiết. Vitamin D không có mặt trong hầu hết các thực phẩm. Những loại cá nhiều mỡ như cá kiếm, cá hồi, cá ngừ và cá thu là nguồn cung cấp vitamin D thiên nhiên tốt nhất (và cả axít béo omega-3). Gan bò, phô mai, một số loại nấm và lòng đỏ trứng cũng chứa lượng nhỏ vitamin D. Sữa thường được bổ sung vitamin A và D. Nhiều loại thức uống và ngũ cốc cũng có bổ sung vitamin D. Bạn có thể kiểm tra thành phần dinh dưỡng của nhiều loại thực phẩm bằng cách tham khảo Cơ sở Dữ liệu Quốc gia của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ ở đây. Dành thời gian phơi nắng cũng là cách rất tốt để hấp thu vitamin D. Tia cực tím kích hoạt quá trình tổng hợp vitamin D, mặc dù với cách này thì người có mức melanin cao (da có màu tối hơn) sản xuất ra ít vitamin D hơn. Bất kì khi nào phơi nắng bạn nên thoa kem chống nắng có chỉ số SPF lớn, ít nhất là 15. Tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng phơi nắng từ 5-10 phút mỗi ngày mà không thoa kem chống nắng vẫn an toàn, nhờ đó cơ thể sản xuất ra nhiều vitamin D hơn. Vitamin D cũng được bào chế dưới dạng thực phẩm chức năng, có hai loại là D2 và D3. Cả hai loại đều có tác dụng ngang nhau với liều dùng bình thường, dù D2 có thể kém hiệu lực hơn với liều cao. Ngộ độc vitamin D hiếm khi xảy ra. Bước 3 - Ăn thực phẩm có magiê. Magiê là khoáng chất quan trọng cho mọi bộ phận trên cơ thể bao gồm cả xương, với lượng magiê trong xương chiếm khoảng 50-60% tổng lượng magiê của cơ thể. Nhiều người không nhận đủ magiê từ các bữa ăn hằng ngày. Nam giới trưởng thành cần ít nhất 400-420 mg mỗi ngày, với phụ nữ là 310-320 mg. Có nhiều nguồn thực phẩm cung cấp magiê dồi dào như: Hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng và bơ đậu phộng Rau lá xanh như cải bó xôi Ngũ cốc nguyên hạt và đậu, đặc biệt là đậu đen và đậu nành Quả bơ, khoai tây nguyên vỏ, và chuối Bước 4 - Ăn thức ăn chứa nhiều vitamin B. Thiếu hụt vitamin B12 làm giảm số lượng nguyên bào xương, là loại tế bào chịu trách nhiệm cho việc hình thành xương mới. Người thiếu vitamin B12 dễ bị gãy xương và giảm mật độ xương nhanh chóng. Người lớn cần ít nhất 2,4 mg vitamin B12 mỗi ngày. Nguồn thực phẩm cung cấp nhiều vitamin này là: Thịt nội tạng như gan và thận Thịt bò và các loại thịt đỏ khác như thịt thú rừng Thủy sản có vỏ, đặc biệt là sò và hàu Sữa, ngũ cốc bổ sung vitamin B và sản phẩm làm từ sữa Ngũ cốc và rau chứa rất ít hoặc không có vitamin B12. Men dinh dưỡng có vitamin B12. Những người ăn chay khó nhận đủ vitamin B12, do đó họ có thể uống thực phẩm chức năng dưới dạng viên con nhộng hoặc chất lỏng ngậm dưới lưỡi. Bước 5 - Cung cấp đủ vitamin C. Xương cấu thành chủ yếu từ collagen, một loại protein cung cấp “phần khung” và sau đó được canxi củng cố thêm. Vitamin C kích thích hình thành procollagen và đẩy mạnh quá trình tổng hợp collagen. Cung cấp đủ vitamin C giúp bạn tăng cường mật độ khoáng của xương, đặc biệt với phụ nữ đã mãn kinh. Nam giới trưởng thành cần ít nhất 90 mg vitamin C mỗi ngày, với phụ nữ là 75 mg. Nguồn thực phẩm cung cấp nhiều vitamin này là: Hoa quả họ cam chanh và nước ép của chúng, ớt đỏ và ớt xanh, cà chua, kiwi, dâu tây, dưa đỏ và cải Brussels Cải bắp, súp lơ, khoai tây, cải bó xôi và đậu Hà Lan Ngũ cốc và các thực phẩm có bổ sung vitamin C Hầu hết mọi người đều nhận đủ vitamin C qua thức ăn, nhưng nếu bạn cần thêm vitamin C thì có thể uống các loại thực phẩm chức năng, chẳng hạn như Ester-C®. Người hút thuốc nên tiêu thụ nhiều hơn ít nhất 35 mg so với mức khuyến cáo mỗi ngày, vì khói thuốc làm giảm vitamin C trong cơ thể. Bước 6 - Cung cấp đủ vitamin K. Vitamin K tăng mật độ xương và thậm chí giảm rủi ro gãy xương. Nam giới trưởng thành cần ít nhất 120 mg mỗi ngày, trong khi đó phụ nữ là 90 mg. Thông thường chế độ ăn có thể cung cấp đủ vitamin K, vi khuẩn trong ruột cũng sản xuất vitamin K. Vitamin này còn xuất hiện trong nhiều loại thực phẩm, nhưng có nhiều trong các thực phẩm dưới đây: Rau lá xanh như cải bó xôi, cải xoăn, bông cải xanh, cải rổ và lá củ cải Dầu thực vật, đặc biệt là dầu đậu nành và dầu lấy từ các loại hạt Hoa quả như quả mọng, nho và sung Thực phẩm lên men, đặc biệt là món ăn làm từ đậu nành lên men và phô mai Bước 7 - Theo dõi lượng vitamin E tiêu thụ. Vitamin E là chất chống ôxi hóa có tính kháng viêm, đó là thành phần quan trọng của một bữa ăn cân đối và lành mạnh. Người lớn nên hấp thu ít nhất 15mg/22,4IU vitamin E mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn phải cẩn thận với viên bổ sung vitamin E vì chúng thường cung cấp nhiều hơn 100IU mỗi liều, cao hơn rất nhiều so với lượng khuyến cáo mỗi ngày. Nhiều nghiên cứu cho biết uống thực phẩm chức năng bổ sung vitamin E làm giảm mật độ xương và quá trình hình thành xương mới. Việc nạp vitamin E từ chế độ ăn hằng ngày hầu như không gây nguy hiểm cho xương, đồng thời còn mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe. Nguồn thực phẩm tốt cung cấp vitamin E bao gồm các loại hạt, dầu thực vật, cải bó xôi, bông cải xanh, kiwi, xoài và cà chua. Bước 8 - Chú ý lượng caffein và rượu bia. Mối liên hệ giữa caffein và mật độ xương vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng, nhưng dường như một số thức uống chứa caffein có liên quan tới sự giảm mật độ xương, chẳng hạn như côla và cà phê. Những thức uống khác chứa caffein như trà đen không ảnh hưởng đến mật độ xương. Uống nhiều rượu bia không tốt cho sức khỏe nói chung, bao gồm cả xương. Lưu ý nước côla có thể gây hại cho xương nhiều hơn vì hàm lượng phốt pho có trong đó. Viện Quốc gia về Lạm dụng Rượu và Nghiện Rượu (Hoa Kỳ) cho biết thói quen uống rượu “vừa phải” hoặc “nhẹ” là cách an toàn nhất để tránh gây tổn hại cho sức khỏe. Thói quen uống lành mạnh được định nghĩa là uống không quá 3 cốc một ngày, và không quá 7 cốc mỗi tuần đối với phụ nữ. Với nam giới thì không uống quá 4 cốc trong một ngày, và không quá 14 cốc một tuần. Phương pháp 2 - Chọn lối sống lành mạnh Bước 1 - Mỗi ngày dành 30 phút tập các bài tập thể dục chịu sức nặng. Khi cơ vận động chúng đồng thời kéo theo xương, và lực kéo này giúp xây dựng mô xương. Vì vậy các bài tập thể dục chịu sức nặng có thể làm xương chắc và khỏe hơn. Sử dụng các bài tập cardio như chạy bộ, bơi lội và đạp xe để phát triển cơ và xây dựng xương. Luân phiên tập luyện với các bài tập như đi bộ nhanh, đi bộ đường dài, chơi quần vợt, hoặc thậm chí là khiêu vũ. Bước 2 - Tăng cường sức khỏe cơ bắp. Cơ bắp giúp định vị xương và tăng cường sức khỏe cơ bắp để xây dựng và duy trì mật độ xương. Nâng tạ, tập với dây kéo đàn hồi, và các bài tập sử dụng chính trọng lượng cơ thể như chống đẩy có khả năng tăng cường sức khỏe cơ bắp rất tốt. Yoga và bài tập Pilates cũng giúp người tập nâng cao sức khỏe và độ dẻo dai. Tuy nhiên những người đã bị loãng xương không nên thực hiện một số tư thế vì có rủi ro rạn xương hay gãy xương. Nếu bạn lo lắng về các yếu tố rủi ro thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ hay chuyên viên vật lý trị liệu để tìm bài tập phù hợp cho mình. Bước 3 - Nhảy vòng quanh. Trò chơi nhảy cao không chỉ dành cho trẻ em, mà đó cũng là môn thể thao tốt cho xương. Một nghiên cứu gần đây trên các phụ nữ ở thời kỳ tiền mãn kinh cho thấy chỉ cần nhảy lên 10 cái mỗi lần, ngày nhảy hai lần cũng làm tăng mật độ xương và trì hoãn quá trình loãng xương. Đứng chân trần trên sàn nhà cứng và nhảy cao nhất có thể. Nghỉ khoảng 30 giây giữa các lần nhảy. Bạn cũng có thể thử nhảy qua xà hay nhảy trên tấm bạt lò xo. Bước 4 - Cai thuốc lá. Như bạn đã biết, hút thuốc cực kỳ có hại cho sức khỏe, nhưng bạn có biết thuốc lá cũng liên quan tới rủi ro làm loãng xương không? Khói thuốc can thiệp vào khả năng sử dụng khoáng chất và chất dinh dưỡng của cơ thể. Nó có quan hệ trực tiếp với tình trạng mật độ xương thấp. Nếu bạn có hút thuốc lá thì hãy bỏ ngay để giảm nguy cơ mắc nhiều căn bệnh khác nhau. Bạn càng hút nhiều thì nguy cơ rạn xương và giảm mật độ xương càng cao. Phơi nhiễm với khói thuốc lá khi còn ở độ tuổi thiếu niên và thời kỳ đầu tuổi trưởng thành cũng làm tăng nguy cơ loãng xương sau này. Hút thuốc cũng làm giảm lượng estrogen ở phụ nữ và kéo theo yếu xương. Bước 5 - Đi khám bệnh nếu chế độ ăn và tập thể dục cũng không đủ cải thiện loãng xương. Cho dù quá trình giảm mật độ xương đã bắt đầu, bác sĩ vẫn có thể kê thuốc để giảm chậm lại. Họ dựa vào lượng vitamin và khoáng chất bạn tiêu thụ, và kết quả xét nghiệm máu để xác định nhu cầu của bạn. Estrogen và progestin giúp duy trì mật độ xương ở nam giới lẫn phụ nữ, mà quá trình lão hóa làm giảm nồng độ hai hóc môn này. Vì vậy các loại thuốc bổ sung hóc môn, bao gồm sản phẩm cung cấp estrogen giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh loãng xương. Những loại thuốc điều trị và ngăn ngừa loãng xương bao gồm ibandronate (Boniva), alendronate (Fosamax), risedronate natri (Actonel), và axít zoledronic (Reclast).
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/%C4%82n-ki%C3%AAng-trong-th%E1%BB%9Di-%C4%91%E1%BA%A1i-h%E1%BB%8Dc
Cách để Ăn kiêng trong thời đại học
Tại Mỹ, cụm từ "freshman 15" dùng để ám chỉ tình trạng tăng cân vào giai đoạn đầu của thời kỳ đại học mà nhiều sinh viên năm nhất thường trải nghiệm. Đôi khi, bạn sẽ tăng nhiều hơn 15 pound (khoảng 6 kg) hoặc ít hơn. Tăng cân trong thời đại học có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, nhưng phổ biến nhất là: tăng cường ăn vặt, uống rượu bia, giảm thiểu hoạt động thể chất, và có cơ hội được ăn uống "không giới hạn". Mặc dù đại học là thời điểm để vui vẻ, học tập, và xây dựng tình bạn lâu dài, những yếu tố này cũng sẽ khiến sinh viên gặp phải tình trạng "freshman 15". Bạn có thể tránh xa hoặc giảm thiểu sự tăng cân bằng cách điều chỉnh tư tưởng và lên kế hoạch ăn uống, vận động và tham gia hoạt động xã hội. Một vài thay đổi sẽ giúp bạn giảm cân hoặc duy trì cân nặng lành mạnh trong khi vẫn có thể tận hưởng những năm tháng đại học. Phương pháp 1 - Ăn uống lành mạnh trong thời đại học Bước 1 - Gặp chuyên gia dinh dưỡng của trường đại học. Nhiều trường đại học có cung cấp chuyên gia dinh dưỡng, y tá, hoặc chuyên gia sức khỏe khác, những người có thể giáo dục và hướng dẫn bạn đến với chế độ dinh dưỡng và cân nặng lành mạnh. Bạn nên đến phòng y tế của trường (hoặc tham khảo trang web) để xem trường bạn cung cấp dịch vụ nào cho sinh viên của mình. Phối hợp cùng chuyên gia dinh dưỡng trong việc tìm kiếm kế hoạch ăn uống phù hợp với bạn. Bạn nên cân nhắc lịch học, kế hoạch ăn uống, và tùy chọn ăn tối mà bạn muốn. Họ sẽ giúp bạn xây dựng kế hoạch và ý tưởng dinh dưỡng phù hợp để bạn có thể ăn uống lành mạnh trong trường. Phòng sức khỏe và phòng y tế cũng có cung cấp nhiều dịch vụ miễn phí hoặc có giá cả khá phù hợp với sinh viên. Bước 2 - Ăn uống đều đặn và nhất quán. Điều quan trọng là bạn cần phải ăn uống một cách nhất quán trong ngày. Bạn có thể lựa chọn dùng ba bữa chính hoặc bốn đến năm bữa nhỏ mỗi ngày. Cho dù là như thế nào, bạn cần phải ăn uống đều đặn để có đủ năng lượng cho một ngày học tập. Ăn những bữa ăn đều đặn và nhất quán sẽ giúp cung cấp cho cơ thể và bộ não nguồn năng lượng ổn định. Bỏ bữa hoặc thời gian ăn uống cách nhau quá lâu sẽ khiến lượng đường huyết của bạn sụt giảm và khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, đờ đẫn, và khó tập trung. Một số nhà ăn của trường sẽ cho phép bạn được phép lựa chọn “mua mang đi” khi thời gian của bạn khá eo hẹp. Mức độ thường xuyên trong việc ăn uống của bạn sẽ do lịch học và lịch hoạt động quyết định. Xác định bữa ăn mà bạn có thể ăn tại nhà, tại nhà ăn của trường, hoặc nơi bạn sẽ cần chuẩn bị sẵn một bữa ăn hoặc đồ ăn vặt. Bạn cũng có thể viết ra kế hoạch ăn uống để theo sát lịch trình trong tuần. Bằng cách này, bạn sẽ biết rõ khi bạn cần phải chuẩn bị sẵn đồ ăn nhẹ trong lớp học hoặc khi bạn có thể ăn nhanh tại nhà ăn của trường. Chú ý đến lớp học hoặc tiết học dài. Bạn nên nhớ đem theo đồ ăn nhẹ hoặc bữa ăn nhỏ với bạn khi bạn không có giờ nghỉ giải lao để mua thức ăn. Bước 3 - Lựa chọn bữa ăn cân bằng. Nhiều trường đại học có cung cấp thực đơn ăn tối tuyệt vời cho sinh viên. Bạn sẽ có khá nhiều lựa chọn khác nhau cho phép bạn tiêu thụ bữa ăn cân bằng trong hầu hết mọi ngày. Khi lựa chọn, bạn nên nhớ bao gồm: Protein nạc. Protein sẽ tiếp thêm năng lượng cho cơ thể, khiến bạn no bụng và hỗ trợ quá trình giảm cân hoặc duy trì cân nặng. Thức ăn có chứa protein nạc gồm có: thịt gia cầm, trứng, thịt bò nạc, thực phẩm chế biến từ sữa ít béo, đậu phụ, đậu hạt và cây họ đậu. Bạn không nên chọn món ăn chiên xào hoặc được chế biến với nhiều bơ hoặc dầu để hạn chế lượng calo mà bạn tiêu thụ. Hoa quả và rau củ. Chúng có chứa rất ít calo và là một phần cần thiết cho chế độ ăn uống lành mạnh. Chúng cung cấp hầu hết mọi loại vitamin và khoáng chất mà cơ thể cần. Bạn nên lựa chọn nhiều loại rau củ quả khác nhau và có màu sắc khác nhau mỗi ngày. Ngũ cốc nguyên cám. Khi bạn lựa chọn ngũ cốc nguyên cám, bạn nên chọn loại được chế biến từ 100% ngũ cốc nguyên hạt. Chúng chứa nhiều chất xơ và dưỡng chất hơn so với loại đã được tinh chế như bánh mì trắng hoặc mỳ ống màu nhạt. Lựa chọn dành cho bạn sẽ là: gạo nâu, diêm mạch, hoặc bánh mì, mỳ ống được làm từ lúa mì nguyên hạt 100%. Bước 4 - Dự trữ thực phẩm lành mạnh trong phòng trọ của ký túc xá. Nếu có thể, bạn nên dự trữ thực phẩm tốt cho sức khỏe trong phòng trọ để ăn nhanh hoặc ăn nhẹ. Ngay cả khi bạn đang theo sát kế hoạch ăn uống hoặc ăn tối cụ thể, trữ sẵn tùy chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe tại nhà sẽ giúp bạn đi đúng hướng. Nếu phòng của bạn có một chiếc tủ lạnh nhỏ, bạn nên dự trữ thực phẩm tốt cho sức khỏe như: phô mai que ít béo, sữa chua ít béo, hoặc phó mát tươi (cottage cheese), rau củ tươi đã được thái sẵn, sốt salad ít béo, và thịt đã được chế biến. Ngoài ra, bạn cũng nên trữ sẵn thực phẩm khô và thức ăn có thể bảo quản lâu trong ký túc xá của bạn như: yến mạch đóng gói, ngũ cốc nhiều chất xơ/nhiều protein, bánh mì/bánh dùng cho món cuốn làm từ ngũ cốc nguyên cám, bơ từ đậu hạt, bánh protein, súp và đậu hạt đóng hộp ít béo/ít natri. Bước 5 - Đem theo một bình nước bên mình. Bạn nên cố gắng uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày. Đem theo bình nước có thể tái sử dụng bên mình sẽ giúp bạn luôn có sẵn nước để uống và giúp bạn đạt được mục tiêu về lượng nước mỗi ngày. Các loại chất lỏng khác giúp bạn duy trì lượng nước phù hợp cho cơ thể gồm có: nước không đường có hương vị, bột pha nước có hương vị và không chứa đường, cà phê và trà không chứa caffein, thức uống thể thao không có calo. Bước 6 - Lựa chọn một cách khôn ngoan đối với thức ăn nhiều chất béo/nhiều calo. Sẽ khó để thường xuyên lựa chọn thực phẩm lành mạnh trong trường đại học. Có khá nhiều loại thức ăn hấp dẫn tại nhà ăn của trường, tại các buổi tiệc, và nhóm học tập. Lựa chọn một cách khôn ngoan khi bạn tiêu thụ thực phẩm có hàm lượng chất béo cao, nhiều calo sẽ giúp giảm thiểu tình trạng tăng cân. Khi có thể, bạn nên đưa ra ý kiến về thức ăn mà mọi người nên gọi hoặc đem theo món ăn tốt cho sức khỏe đến buổi tiệc được tổ chức theo phong cách “đóng góp thực phẩm”. Ví dụ, bạn có thể đem món salad hoa quả hoặc một khay rau củ đến buổi tiệc. Phương pháp khác để biến đồ ăn vặt trở nên lành mạnh hơn bao gồm: gọi bánh pizza viền mỏng, chỉ có 1/2 lượng phó mát và thêm nhiều rau củ; gọi phần ăn dành cho trẻ em tại nhà hàng thức ăn nhanh thay vì phần ăn cho người lớn; dùng bánh mỳ kẹp thịt là món chính nhưng bạn nên yêu cầu thay thế khoai tây chiên bằng salad; hoặc cắt giảm một nửa khẩu phần món khai vị. Bước 7 - Hạn chế tiêu thụ rượu bia. Rượu bia là nguồn gia tăng thêm lượng calo phổ biến cho sinh viên đại học. Ngoài ra, chúng chính là "calo rỗng" không cung cấp bất kỳ một chất dinh dưỡng nào cho cơ thể bạn. Nếu bạn đang ở độ tuổi 21, bạn nên lựa chọn thức uống ít calo hơn như: bia ít calo hoặc ít carb, rượu vang hoặc thức uống có chứa khoảng 30 ml rượu mạnh mà không thêm các loại nước hoa quả hoặc thức uống chứa đường khác. Một phần thức uống sẽ cung cấp khoảng 100 calo. Thức uống mà bạn nên tránh bao gồm: bia chứa nhiều calo, rượu vang pha với nước ngọt, và thức uống được pha từ nhiều loại rượu. Nếu bạn đủ tuổi uống rượu bia, phụ nữ chỉ nên tiêu thụ không quá một ly thức uống chứa cồn mỗi ngày và nam giới không nên dùng quá hai ly. Ngoài ra, rượu bia sẽ cản trở giác quan và khả năng đưa ra quyết định đúng đắn của bạn. Từ đó khiến bạn dùng đồ ăn vặt chứa nhiều chất béo hơn. Bước 8 - Hạn chế ăn quá trễ vào buổi tối. Nhiều sinh viên thường thức khuya để học bài hoặc về nhà trễ do tham gia hoạt động xã hội. Vì đã khá lâu kể từ lần cuối cùng bạn dùng bữa, bạn sẽ muốn ăn nhẹ hoặc ăn thêm trước khi đi ngủ. Bữa ăn thêm hoặc ăn nhẹ này sẽ thêm một lượng calo đáng kể vào một ngày của bạn và khiến bạn tăng cân hoặc lâu giảm cân. Cố gắng không ăn khuya. Nếu bạn không thể thực hiện điều này, bạn chỉ nên dùng một phần nhỏ thức ăn hoặc lựa chọn loại thực phẩm lành mạnh. Ví dụ, nếu mọi người gọi bánh pizza, bạn chỉ nên ăn một mẩu bánh hoặc dùng món ăn tốt cho sức khỏe hơn mà bạn đã trữ sẵn trong phòng ký túc xá (như một thanh phô mai que và một quả táo). Cất thức ăn lành mạnh trong balô hoặc túi xách, như bánh ngũ cốc, bánh quy giòn và phó mát, v.v. Ăn đầy đủ trước khi đi chơi vào buổi tối. Bạn sẽ muốn ăn tối ít đi, tuy nhiên, hành động này có thể khiến bạn ăn vặt ngay sau đó nếu bạn đi chơi khi chưa ăn gì. Phương pháp 2 - Trở nên năng động ở trường Bước 1 - Tham gia lớp thể dục. Nhiều trường đại học cho phép bạn đăng ký tham gia khóa học thể dục. Thông thường, lớp thể dục sẽ hướng dẫn bạn về hoạt động thể chất, loại hình hoạt động khác nhau, và cách để thực hiện chúng một cách an toàn. Lớp thể dục thường bao gồm bài tập tim mạch (cardio), rèn luyện sức mạnh cơ bắp, và co giãn cơ. Đây là những bài tập bao quát và là điểm tuyệt vời để bắt đầu cho người mới học, người muốn tìm hiểu thêm về hoạt động thể chất. Lớp thể dục phổ biến mà trường đại học tổ chức gồm có: nâng tạ, khiêu vũ, võ thuật, thể dục dưới nước, yoga, và lớp học cơ bản hoặc lớp giới thiệu cho người mới bắt đầu. Bước 2 - Đến phòng tập thể dục. Bạn nên tận dụng phòng tập thể dục tại trường. Có lẽ trường của bạn sở hữu phòng tập rộng rãi và miễn phí để bạn sử dụng. Bạn nên thử qua máy chạy bộ, máy tập toàn thân, hồ bơi, hoặc những chức năng khác của phòng tập. Bạn nên thực hiện hoạt động cardio và rèn luyện sức mạnh cơ bắp trong tuần. Bạn cần cố gắng dành 150 phút để tập cardio mỗi tuần và hai ngày dành riêng cho quá trình rèn luyện sức mạnh cơ bắp. Nếu trường của bạn không có phòng tập thể dục hoặc không tổ chức lớp học aerobic, nhiều phòng tập địa phương cũng có chương trình giảm giá cho sinh viên sở hữu thẻ sinh viên còn hiệu lực. Bước 3 - Tham gia nhóm thể thao. Nhiều trường học có cung cấp thêm nhiều phương pháp khác để bạn có thể trở nên năng động và xã giao với người khác. Tham gia câu lạc bộ hoặc nhóm thể thao trong trường sẽ đem lại nhiều niềm vui hơn và cung cấp cho bạn biện pháp để trở nên năng động hơn.ref>http://www.campusexplorer.com/college-advice-tips/BD757E5F/Club-Sports-in-College/</ref> Tham khảo trang web về hoạt động dành cho sinh viên hoặc danh sách câu lạc bộ trong trường để tìm hiểu thêm thông tin về các đội thể thao khác nhau mà trường tổ chức. Có thể sẽ có nhiều câu lạc bộ cho một môn thể thao để phục vụ cho từng mức độ kỹ năng khác nhau. Câu lạc bộ thể thao phổ biến là: bóng đá, bóng chày, bóng rổ, quần vợt, và bợi lội. Bước 4 - Chọn con đường dài hơn để đến lớp. Một cách dễ dàng để bạn vận động thể chất thêm đôi chút là đi bộ đến lớp học và từ lớp học về nhà. Nếu bạn có thể và nếu nó an toàn, bạn nên chọn con đường dài hơn để đến lớp hoặc ngừng lái xe hoặc đi xe buýt đến trường. Bạn cũng có thể cân nhắc tìm mua thiết bị đo bước chân để xem liệu bạn đã bước đi bao nhiêu bước trong ngày. Hãy tận dụng cơ hội này để lên thiết lập kế hoạch tăng thêm số bước chân vào thói quen của bạn. Bước 5 - Tập thể dục tại phòng trọ trong ký túc xá. Nếu bạn không thể đến phòng tập hoặc đi bộ một quãng đường dài đến lớp, bạn nên thử tập thể dục tại phòng trọ. Có khá nhiều bài tập bạn có thể thực hiện trong không gian nhỏ mà không cần hoặc chỉ cần một ít dụng cụ. Tìm mua dây đàn hồi hoặc tạ nhẹ cân (chúng có giá thành khá rẻ). Có khá nhiều bài tập mà bạn có thể thực hiện với loại dụng cụ này để giúp bạn vận dụng sức lực và tạo cơ bắp. Bài tập bạn có thể thực hiện gồm có: bước gập gối, chống đẩy, gập bụng, cuốn cơ tay trước, nâng tạ qua đầu, hoặc chống xà kép. Hoạt động cardio sẽ là: bước gập gối, nhảy dang tay dang chân, nâng gối, hoặc chạy tại chỗ. Bạn cũng có thể tìm kiếm nhiều đoạn phim hướng dẫn miễn phí, trực tuyến không đòi hỏi nhiều dụng cụ hoặc không gian. Cố gắng thay đổi giữa hoạt động cardio và rèn luyện sức mạnh cơ bắp để tập luyện một cách bao quát hơn. Phương pháp 3 - Duy trì chế độ dinh dưỡng trong trường đại học Bước 1 - Đến gặp nhà trị liệu hành vi trong trường đại học. Duy trì chế độ dinh dưỡng hoặc kế hoạch giảm cân lành mạnh tại trường đại học sẽ khá khó khăn. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn bè của bạn không tuân theo chế độ ăn uống hoặc lối sống lành mạnh. Trò chuyện với nhà trị liệu của trường sẽ cung cấp cho bạn thêm sự hỗ trợ và sự tự tin trong việc duy trì kế hoạch ăn uống tốt cho sức khỏe. Nhiều trường đại học có cung cấp dịch vụ tư vấn miễn phí hoặc với chi phí hợp lý cho sinh viên. Bạn nên liên hệ với phòng sức khỏe của trường để xác định loại dịch vụ mà họ cung cấp cũng như giá cả. Trò chuyện với nhà trị liệu hành vi về kế hoạch ăn uống lành mạnh, mọi rào cản và khó khăn bạn phải đối mặt. Họ có thể hướng dẫn, huấn luyện, và hỗ trợ bạn. Bước 2 - Ngủ từ bảy đến chín giờ mỗi đêm. Giấc ngủ rất quan trọng trong việc đem lại cân nặng lành mạnh và hỗ trợ quá trình giảm cân. Cố gắng đi ngủ sớm để bạn có thể ngủ đủ từ bảy đến chín giờ trước khi thức giấc để đến lớp học đầu tiên. Ngủ đủ giấc cũng sẽ giúp ích cho trí nhớ, giúp ích cho khả năng lưu trữ và nhớ lại thông tin mới, và giúp bạn cải thiện thói quen học tập cũng như điểm số của mình. Bước 3 - Quản lý và giải quyết căng thẳng. Cho dù nó có là kỳ thi, sống chung với bạn cùng phòng, hoặc lớp học khó, có khá nhiều nguyên nhân gây căng thẳng cao trong đại học. Bạn cần phải quản lý và giải quyết căng thẳng, vì mức độ căng thẳng cao sẽ khiến bạn ăn vặt nhiều hơn hoặc tăng cường tiêu thụ thực phẩm nhiều chất béo. Nếu bạn cảm thấy căng thẳng đang dâng cao, bạn nên cố gắng thư giãn và xoa dịu bản thân với hoạt động giúp bạn hồi phục như: yoga, thiền, tập thể dục, trò chuyện với bạn bè hoặc nhà trị liệu, hoặc nghe nhạc. Nếu bạn nhận thấy bản thân tìm đến thức ăn khi căng thẳng, hãy nhớ lựa chọn đồ ăn vặt lành mạnh. Bạn nên dùng: cà rốt tươi và sốt hummus (sốt làm từ các loại đậu), một quả táo với bơ lạc, hoặc một phần nhỏ sữa chua Hy Lạp. Bước 4 - Tìm kiếm nhóm hỗ trợ. Đại học là nơi tuyệt vời để tìm kiếm nhiều bạn bè khác nhau cùng chia sẻ sở thích tương tự bạn. Ngoài ra, có lẽ nhiều sinh viên cũng đang phải đối mặt với tình trạng "freshman 15" và muốn theo đuổi kế hoạch ăn uống lành mạnh. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng người sở hữu nhóm hỗ trợ vững chắc sẽ dễ giảm cân hơn và duy trì nó trong thời gian dài. Họ sẽ cung cấp cho bạn sự khích lệ và động lực để đi đúng hướng. Hỏi xem liệu bạn bè hoặc bạn cùng phòng của bạn có quan tâm đến việc cùng bạn ăn uống lành mạnh và trở nên năng động hơn hay không. Hoạt động như một nhóm sẽ khiến quá trình này trở nên vui vẻ và thú vị hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo danh sách câu lạc bộ hoặc đoàn thể trong trường đại học để tìm hiểu xem liệu có bất kỳ nhóm nào tập trung vào vấn đề ăn uống lành mạnh, dinh dưỡng, hoặc hoạt động thể chất hay không.
{ "is_expert": false, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Xin-Vi%E1%BB%87c-khi-Kh%C3%B4ng-c%C3%B3-Kinh-nghi%E1%BB%87m
Cách để Xin Việc khi Không có Kinh nghiệm
Bước chân vào một ngành nghề hoặc chuyển sang một lĩnh vực mới đều yêu cầu bạn phải bắt đầu từ vị trí học việc để có thể cải thiện trình độ chuyên môn của mình. Để được tuyển vào làm trong một lĩnh vực hoàn toàn mới yêu cầu bạn phải có tự tin và động lực, tuy nhiên, hầu hết mọi người không nhận thức được tất cả những kỹ năng và trình độ chuyên môn mà họ có thể mang đến tại nơi làm việc. Hãy cùng tìm hiểu cách xin việc khi bạn chưa có kinh nghiệm. Phương pháp 1 - Bắt đầu bằng Tình nguyện viên Bước 1 - Xác định công việc hoặc ngành nghề bạn muốn làm việc. Bước 2 - Chọn công việc lý tưởng của bạn trong ngành nghề đó. Sau đó, tìm hiểu cách thức mọi người chọn được công việc lý tưởng đó, thử 2 hoặc 3 vị trí khác nhau. Bước 3 - Ứng tuyển vào vị trí thực tập sinh, được trả lương hoặc không trả lương. Tìm kiếm trên những công cụ tìm việc lớn như Vietnamworks và trang web của công ty. Bắt đầu làm thực tập sinh càng sớm càng tốt. Bước 4 - Bắt đầu từ vị trí tình nguyện viên. Nếu bạn không thể làm thực tập sinh, bạn nên làm tình nguyện viên cho tổ chức đó vào buổi tối hoặc cuối tuần. Xin làm vị trí tình nguyện viên sẽ dễ dàng hơn xin làm thực tập sinh có trả lương hoặc tín chỉ đại học. Trong một số ngành nghề, như phi chính phủ hoặc y tế, vị trí tình nguyện viên có giá trị ngang với thực tập sinh. Khi bạn bắt đầu làm tình nguyện viên, hãy xin được đảm nhận nhiều trách nhiệm hoặc đảm nhận một sáng kiến công việc nào đó. Bước 5 - Làm việc ở vị trí thực tập sinh hoặc tình nguyện viên cho đến khi bạn có được công việc chính thức. Bạn càng làm lâu trong ngành nghề đó càng tốt. Rất nhiều người bắt đầu làm tình nguyện viên sau năm đầu tiên học tập, nên họ có thể tiếp thu những kiến thức về ngành nghề đó và xác định liệu đó có phải ngành nghề phù hợp với mình hay không. Phương pháp 2 - Xác định Kỹ năng Bước 1 - Lấy một tờ giấy. Liệt kê tất cả những kỹ năng quan trọng đối với một người đi làm nói chung và một người làm trong lĩnh vực của bạn nói riêng. Liệt kê tất cả những kỹ năng máy tính của bạn. Bao gồm cả kỹ năng làm việc với hệ điều hành Windows và Mac, đánh máy trên 60 từ trong một phút, sử dụng thành thạo PowerPoint hoặc các chương trình Microsoft Office khác, lập trình trang web, viết blog, hệ thống quản lý nội dung, cơ sở dữ liệu, thiết kế đồ họa, v.v. Nếu bạn không có bất cứ kỹ năng máy tính nào, hãy tham gia những khóa học miễn phí hoặc giá rẻ ở thư viện địa phương và thêm khóa học đó vào danh sách kỹ năng của mình. Liệt kê kỹ năng giao tiếp. Bạn có kỹ năng nói trước đám đông, viết lách, đào tạo và hướng dẫn làm việc nhóm tốt. Đó là những kỹ năng bạn có thể phát triển qua các lớp luyện viết và trở thành thành viên trong câu lạc bộ phát triển kỹ năng nói trước công chúng. Định hình kỹ năng nghiên cứu và giải quyết vấn đề. Học sinh, sinh viên và những người làm blog đều có kỹ năng tìm kiếm tốt, đó là một tài sản cho công ty. Những người có kỹ năng tổ chức và quản lý văn phòng tốt có thể tự tin về kỹ năng giải quyết vấn đề xuất sắc. Bổ sung thêm kỹ năng lãnh đạo. Nếu bạn đã từng chỉ đạo một dự án trong công việc, hay qua hoạt động từ thiện hoặc trong nhóm bạn bè, bạn có thể có thêm vào kỹ năng lãnh đạo cho mình. Hãy viết ra những kinh nghiệm đòi hỏi bạn phải giao tiếp với nhiều phòng ban khác nhau hoặc tổ chức một dự án nhóm. Rất nhiều ông chủ tìm kiếm những ứng viên vừa có thể làm việc độc lập lại vừa có thể làm việc trong môi trường đội nhóm. Bước 2 - Đừng quên thêm vào những kỹ năng bạn trau dồi trong công việc trước đó, hoặc công việc làm thêm vào mùa hè, hay công việc tạm thời và những việc bạn đã giúp đỡ gia đình và bạn bè. Bước 3 - Giải thích những kỹ năng này có thể áp dụng như thế nào vào công việc hoặc ngành nghề mới. Hãy phân tích cẩn thận và sáng tạo trong bước này. Khi bạn biết mình có thể áp dụng những kỹ năng của mình như thế nào, bạn có thể giải thích nó cho ông chủ tiềm năng của mình. Phương pháp 3 - Xác định Thành tựu Bước 1 - Hãy nghĩ đến bất cứ giải thưởng nào bạn đã đạt được. Từ giải nhân viên của tháng, cho đến nhân viên bán lẻ xuất sắc, cho đến thành viên danh dự trong danh sách đề cử, các giải thưởng và danh hiệu nên được liệt kê để thể hiện sự cống hiến, đạo đức công việc nổi bật của bạn. Bước 2 - Đừng bao giờ bỏ qua những thành tựu hoặc kỹ năng bạn đã đạt được qua công việc tình nguyện viên. Mọi người đều phát triển các kỹ năng chuyên sâu trong thời gian làm tình nguyện viên. Các thành tích tình nguyện chuyên sâu sẽ thể hiện sự cống hiến cho công việc và động lực của bạn. Trong thư xin việc, bạn nên giải thích động lực để thành công của mình và nó đồng hành như thế nào trong khát khao thành công trong công việc của bạn. Bước 3 - Phát triển chuyên môn. Nếu bạn đang cố gắng bước vào những lĩnh vực như viết lách, biên tập phim hoặc thiết kế nội thất, hãy tạo ra những sản phẩm mẫu có thể thể hiện được trước ông chủ tiềm năng của bạn. Bắt đầu viết blog. Khi bạn nghiên cứu và trau dồi kiến thức, hãy viết về những phát triển mới nhất trong ngành nghề đó. Sau đó đưa trang blog đó vào trong sơ yếu lý lịch của mình. Viết các bài viết mẫu với nhiều phong cách khác nhau nếu bạn muốn trở thành một nhà văn. Đăng chúng vào danh mục trên trang web hoặc làm thành tác phẩm mẫu định dạng PDF để có thể gửi đi được. Tình nguyện làm một dịch vụ nào đó như thiết kế nội thất miễn phí cho bạn bè hoặc gia đình. Lưu lại những dự án đó và làm thành một tập danh mục. Phương pháp 4 - Viết Sơ yếu lý lịch Hiệu quả Bước 1 - Suy nghĩ lại về cách viết sơ yếu lý lịch của mình. Hầu hết mọi người đều cho rằng sơ yếu lý lịch phải đi theo một trình tự thời gian tuy nhiên đây lại không phải hình mẫu cho những ai muốn tiến vào một lĩnh vực mới. Bước 2 - Bắt đầu với những gạch đầu dòng về bản thân. Luôn nhớ phải cung cấp thêm thông tin liên lạc cụ thể. Bước 3 - Thêm mô tả ngắn gọn súc tích ngay từ ban đầu. Giải thích những kỹ năng nổi bật và điều gì đã thôi thúc bạn tiến vào lĩnh vực này trong vòng 2 đến 3 câu. Bạn cần viết về mục này sau khi đã điền xong sơ yếu lý lịch của mình. Bước 4 - Sắp xếp kinh nghiệm làm việc đi cùng với kỹ năng sẽ tốt hơn là theo trình tự thời gian làm việc. Tạo từ 4 đến 6 đầu mục, mỗi đầu mục liệt kê ít nhất 3 kỹ năng hoặc thành tựu. Đảm bảo trình độ chuyên môn bạn chọn đưa vào sơ yếu lý lịch là điểm yêu cầu ở ứng viên trong bản mô tả công việc. Hướng sơ yếu lý lịch của mình đến từng công việc. Xem lại danh sách kỹ năng và thành tựu của bản thân để tạo ra nhiều lựa chọn cho bản sơ yếu lý lịch. Luôn sử dụng động từ chủ động khi mô tả kinh nghiệm của mình. Ví dụ, nếu bạn đang nói đến kinh nghiệm vi tính của mình, bạn có thể dùng các từ như "lập trình," "đào tạo" hoặc "tạo ra" khi nói đến các chương trình. Bước 5 - Đưa phần bằng cấp và đào tạo bên dưới phần kinh nghiệm thực tiễn của bản thân. Đảm bảo bạn đưa đầy đủ tất cả thành tích học tập cũng như tên của chương trình đào tạo vào trong bản sơ yếu lý lịch. Bước 6 - Liệt kế bất cứ chức vụ nào bạn nắm giữ trong một nhóm từ thiện hoặc tổ chức ở trường học. Giữ vai trò làm chủ tịch, thư ký, chủ tịch hội đồng hoặc thủ quỹ cho một tổ chức cộng đồng có thể giúp bạn thiết lập được mạng lưới quan hệ và chứng minh được sự cống hiến của mình cho công việc. Đừng quên liệt kê bất cứ kỹ năng hoặc thành tựu nào bạn đạt được qua công việc tình nguyện này. Phương pháp 5 - Định hướng Tìm kiếm Công việc Bước 1 - Sử dụng các trang tìm việc tổng hợp như Vietnamworks, CareerBuilder, vieclam24h để bắt đầu tìm kiếm các vị trí công việc ở mức học việc. Nếu bạn tìm việc đã lâu, hãy đăng ký một lớp tìm việc ở thư viện địa phương hoặc các văn phòng đào tạo công việc. Bước 2 - Xác định phạm vi tìm kiếm ở mức từ 0 đến 2 năm kinh nghiệm. Nó giúp loại đi những công việc yêu cầu có nhiều kinh nghiệm khi bạn muốn ứng tuyển. Bước 3 - Mở rộng quan hệ tại các sự kiện cộng đồng. Hỏi về vị trí công việc mới ở các công ty. Mối quan hệ cá nhân có thể không mang đến công việc cho bạn, nhưng có thể mang đến cho bạn một cơ hội được phỏng vấn. Bước 4 - Bắt đầu từ làm việc bán thời gian. Một số công ty có thể sẽ sẵn sàng nhận người mới theo thời vụ hoặc bán thời gian. Hãy tìm kiếm công việc toàn thời gian khi bạn đã được nhận vào đó. Bước 5 - Yêu cầu một cuộc phỏng vấn. Bạn nên thuyết phục người quản lý thuê bạn nếu bạn có thể nói với họ rằng bạn có khả năng học những kỹ năng mới nhanh nhạy như thế nào và đưa cho họ ví dụ để chứng minh. Luôn tự tin và đừng bao giờ tự nguyện cho rằng mình không có kinh nghiệm. Kinh nghiệm bạn có từ những lĩnh vực khác hoặc công việc khác cũng được tính là kinh nghiệm ở bất cứ lĩnh vực nào nếu bạn có thể chứng minh mình có thể áp dụng những kỹ năng đó trong công việc mới.
{ "is_expert": false, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/L%C3%A0m-quen-v%E1%BB%9Bi-ph%E1%BB%A5-n%E1%BB%AF-trong-h%E1%BB%99p-%C4%91%C3%AAm
Cách để Làm quen với phụ nữ trong hộp đêm
So với trên tivi, phim ảnh, và âm nhạc, hộp đêm không phải là nơi lý tưởng để hẹn hò. Không phải ai cũng đến hộp đêm để tìm nửa kia của mình, và cho dù có thì họ cũng không dễ dàng bắt chuyện với người lạ. Ghi nhớ rằng làm quen với phụ nữ không phải là dùng chiêu trò hay đối xử theo một kiểu. Để làm quen với phụ nữ trong hộp đêm, bạn cần phải tuân theo một số nguyên tắc cơ bản áp dụng trong mọi trường hợp: tỏ ra tốt đẹp, tự tin, và tận hưởng niềm vui. Nếu làm được những điều này, bạn sẽ thu hút đối phương có cùng suy nghĩ với bạn. Phương pháp 1 - Thể hiện bản thân trong hộp đêm Bước 1 - Tắm rửa, cạo râu và vệ sinh sạch sẽ. Bạn cần tạo ấn tượng đầu tiên thật tốt khi gặp người khác thông qua ngoại hình của mình. Tuy nhiên bạn không cần phải nỗ lực quá nhiều để có vẻ ngoài thu hút mà chỉ cần vệ sinh thân thể, đánh răng, và mang quần áo thời trang. Khử mùi cơ thể và nếu dùng nước hoa chỉ nên với một lượng vừa phải. Tưởng tượng bạn sắp đi hẹn hò. Bạn cần phải sạch sẽ và sẵn sàng gây ấn tượng. Bước 2 - Lựa chọn trang phục sạch đẹp, thoải mái, và sành điệu. Bạn không nhất thiết phải đầu tư trang phục mới chỉ để diện đi hộp đêm. Hộp đêm là nơi bịt bùng tối tăm, và bạn đến đây không phải để trình diễn thời trang cho mọi người xem. Bạn cần phải chỉnh tề những vẫn có thể di chuyển, nhảy nhót thoải mái. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng mỗi hộp đêm có quy định riêng. Một vài nơi "yêu cầu" phải mặc com-lê hoặc áo sơ mi và quần din. Hỏi ý kiến bạn bè hoặc tìm hiểu trên internet về quy định trang phục nếu bạn không chắc phải mang quần áo như thế nào. Mỗi hộp đêm có quy định trang phục riêng, nhưng bạn có thể mang quần, áo sơ mi thắt nút, và giày phù hợp (không mang giày thể thao). Trong tủ cần có trang phục vải din màu tối dành cho hộp đêm và quán bar, vải din bạc màu và rách rưới không phù hợp với những địa điểm này và không tạo ấn tượng tốt. Đối với hộp đêm bình thường bạn có thể bỏ áo ra ngoài và xăng tay áo. Tuy nhiên, lúc đầu bạn phải bỏ áo vào quần. Đối với hộp đêm cao cấp hơn, bạn nên mang áo vét và nịt. Không nên mang quần áo màu đen, vì đèn cực tím tạo nên hình ảnh phản chiếu chân thật không hấp dẫn. Thay vào đó bạn nên chọn áo màu xanh biển, xám và màu trơn hoặc có hoa văn đơn giản để trông gọn gàng và bắt mắt. Bước 3 - Không say xỉn. Tuy rằng rượu bia là yếu tố thúc đẩy, nhưng không ai thích kẻ say rượu bia. Bạn có thể uống 2-3 cốc trong buổi đó, nhưng không nên để bản thân phải say xỉn mới có thể bắt chuyện với phụ nữ. Giữ chừng mực để có vẻ ngoài sáng sủa và mạch lạc. Bạn nên duy trì cuộc đối thoại với đối phương, nhảy không để vấp ngã, và tránh đi vệ sinh tối thiểu 30 phút một lần. Nếu cần kéo dài thời gian, bạn nên giảm xuống còn một cốc đầy trong vòng một tiếng. Bước 4 - Dẫn theo bạn bè. Bạn không muốn dành cả đêm để nói chuyện với người quen, nhưng sự có mặt của bạn bè mang lại không khí vui vẻ cũng như có người để nói chuyện khi mọi thứ trở nên kỳ quặc. Nếu bạn đi một mình và không phải là người thích giao du, mọi thứ sẽ trở nên không tự nhiên. Tuy vậy điều này vẫn có thể chấp nhận được vì bạn nên ở hộp đêm để vui vẻ, gặp gỡ mọi người, và nhảy múa. Hầu hết mọi người đều đến hộp đêm cùng bạn bè, và nếu một trong số đó tiếp xúc với ai thì cả nhóm cũng đều biết người này. Nếu có thể bạn nên đi cùng nhóm bạn có cả nam lẫn nữ. Số lượng càng nhiều thì mỗi người càng cảm thấy thoải mái hơn. Không nên gọi cả nhóm là "đoàn tùy tùng" hoặc "đoàn hỗ trợ." Điều này khiến bạn trông bức thiết và hoàn toàn chỉ muốn “chuyện ấy”. Bước 5 - Đến hộp đêm để vui vẻ trước rồi mới làm quen với phụ nữ sau. Không ai thích người chỉ muốn tìm người để quan hệ. Điều này khiến cho bạn bè lánh xa và khó chịu. Quan trọng là việc vui vẻ giúp bạn dễ gặp gỡ người khác hơn, vì bạn không cảm thấy căng thẳng và tự tin để bắt chuyện với người khác ngay cả khi mọi chuyện không có kết quả. Tận hưởng niềm vui giúp mang lại năng lượng tích cực cho bạn khiến ai cũng muốn tham gia. Phụ nữ không thích bị xem là chiếm lợi phẩm, và đàn ông không nên biến mình thành "kẻ đi săn." Sự tuyệt vọng có thể gây thất bại, ngay cả khi trong môi trường hộp đêm, phụ nữ đến để vui chơi vẫn có thể nhận ra kiểu người đàn ông tuyệt vọng. Vì thế nếu họ không có hứng thú, bạn nên ngừng lại và tìm đối tượng khác. Mong muốn gặp phụ nữ ở ngoài là điều bình thường. Nhưng nếu như chỉ đi hộp đêm để làm quen với phụ nữ trong lúc say xỉn, bạn sẽ phải thất vọng khi về nhà. Phương pháp 2 - Trò chuyện với phụ nữ tại hộp đêm Bước 1 - Thể hiện sự tự tin. Đây là một trong những điều nói thì dễ nhưng làm thì khó. Tuy nhiên, lòng tự tin chính là yếu tố quan trọng để bạn làm phụ nữ chú ý. Điều này có nghĩa là bạn cần hít thở sâu và hành động cho dù cảm thấy hồi hộp như thế nào. Chỉ cần ghi nhớ rằng tỷ lệ rủi ro cực kỳ thấp, và bạn sẽ bị từ chối. Điều này xảy ra với tất cả mọi người và cuộc sống của bạn sẽ không trở nên tồi tệ chỉ vì phụ nữ không thích nhảy nhót với bạn. Người ta thường hay từ chối bạn vì nhiều lý do, 99% không phải là lý do cá nhân. Có thể họ đã có người yêu, muốn vui chơi cùng bạn bè, cảm thấy mệt mỏi, v.v…Không nên quan trọng hóa vấn đề này mà nên tự tin mở lời với cô gái khác. Để có được sự tự tin bạn nên làm theo câu nói "giả vờ cho đến khi thành sự thật." Tỏ ra tự tin và theo thời gian bạn sẽ cảm thấy tự tin. Rất nhiều người tự tin xung quanh chúng ta vẫn đang đối mặt với sự nghi ngờ bản thân. Tuy nhiên, họ luôn có thể dùng sức mạnh ý chí nhằm gạt bỏ nghi ngờ sang một bên. Bước 2 - Làm quen với phụ nữ ở khu vực yên tĩnh không có người nào khác ở xung quanh. Phần khó khăn nhất đó là tìm được đối tượng phù hợp để nói chuyện, nhưng không nên quan trọng hóa sự việc. Tự tin bước đến quầy bar, chào hỏi cô nàng ngồi sát tường hoặc góc sàn nhảy, và trò chuyện trong lúc xếp hàng. Tập trung vào những khu vực yên tĩnh để có thể trò chuyện. Bước vào quán bar và đứng cạnh người phụ nữ mà bạn thích. Trong lúc chờ đồ uống, bạn có thể chủ động làm quen. Nói chuyện bình thường khi đang xếp hàng là cách hiệu quả để làm đối phương thoải mái, và họ sẽ tiếp tục trò chuyện với bạn khi bước vào trong. Phụ nữ ngồi ở góc phòng hoặc sàn nhảy thường dễ tiếp nhận cuộc đối thoại hơn. Di chuyển nhóm bạn lại gần các cô gái. Bạn bè xung quanh giúp mang lại sự tự tin và động lực để bắt đầu cuộc trò chuyện. Bước 3 - Cười và giới thiệu bản thân. Đây là hành động khá đơn giản nhưng lại hiệu quả. Trên thực tế, nhiều nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nụ cười nhẹ nhàng và chào hỏi là chiêu thức làm quen tốt nhất. Tuy rằng bạn cần phải chuẩn bị trước một vài chủ đề trò chuyện, nhưng để phá vỡ sự im lặng bạn chỉ cần áp dụng biện pháp đơn giản. Thường họ đã nghe những lời hoa mỹ và sẽ không cảm thấy vui vẻ hay có sức thu hút. Nếu nàng cười đáp lại và giới thiệu bản thân, bạn có thể đề nghị mời cô ấy món đồ uống. Tuy nhiên, bạn cần bảo đảm rằng trước mặt đối phương không có ly đồ uống đầy. Bước 4 - Cười, nói đùa, và trò chuyện nhẹ nhàng. Bạn không phải đang xem xét liệu đối phương có phải là một nửa của mình hay không mà chỉ đang cố gắng hâm nóng bầu không khí. Đề cập đến chủ đề liên quan đến hộp đêm, đồ uống của nàng, hoặc âm nhạc. Sự hài hước là một trong những yếu tố giúp phá vỡ sự im lặng hiệu quả, do đó hành động kể chuyện đùa cho thấy bạn là người thanh thoát, vui vẻ, và thoải mái. "Em là nghề gì?" "Thay vì công việc em thích làm gì hơn?" "Kể anh nghe về bản thân em đi." Không nên đề cập đến hôn nhân, người cũ, hoặc ràng buộc lâu dài. Đây là những câu hỏi khó và quan trọng chỉ nên được đặt ra sau khi diễn ra mối quan hệ. Ghi nhớ rằng hành động tán tỉnh chỉ nên nhẹ nhàng vui vẻ, không nên quá nghiêm trọng. Bước 5 - Không nói quá nhiều và lắng nghe nhiều hơn. Tuy nhiên lắng nghe không có nghĩa là chỉ im lặng và gật đầu mà còn là đặt câu hỏi phù hợp, xen vào cuộc đối thoại khi có câu chuyện hay ý kiến liên quan, và quan tâm đến nội dung trò chuyện của đối phương một cách nghiêm túc. Nếu nói về cuộc sống của mình và bản thân tuyệt vời như thế nà, chắn chắn bạn sẽ bị từ chối. Trả lời đầy đủ bằng cách suy nghĩ câu trả lời trước khi hỏi ý kiến hay phản ứng của nàng. Nếu cảm thấy mình đang nói chuyện hơn 1-2 phút một lần, bạn nên ngừng lại và đặt câu hỏi cho nàng. Để cuộc trò chuyện diễn ra tự nhiên. Không có quy định cho việc nói chuyện với người khác như thế nào là "đúng". Chỉ cần là chính mình, đặt câu hỏi, và để bản thân nghiêm túc quan tâm đến nội dung mà cô ấy đang nói. Nếu không, bạn nên chuyển sang đối tượng khác. Bước 6 - Khen ngợi một cách nghiêm túc và thành thật. "Em là người phụ nữ đẹp nhất anh từng gặp" là câu nói sáo rỗng và không cụ thể, cũng như nàng sẽ không tin điều này. Nhưng nếu cô ấy có đôi mắt đẹp, biết cách ăn mặc, hoặc mái tóc nổi bật, bạn có thể cho nàng biết. Không nên khen ngợi quá nhiều, nhưng chỉ cần khen nghiêm túc và chân thành là đối phương sẽ cảm thấy bạn khá hấp dẫn và cho thấy rằng bạn không phải đang là con cá mập đang săn lùng người phụ nữ đẹp nhất. Nếu nàng khen lại bạn, không nên bỏ qua hoặc phớt lờ. Cám ơn cô ấy một cách lịch sự và chấp nhận lời khen. Bước 7 - Vượt qua giới hạn tiếp xúc khi bạn đã hình thành sự thân mật. Nàng cười, nhìn vào mắt, và mỉm cười, và cách tốt nhất để nhận biết cô ấy sẵn sàng bước lên sàn nhảy đó là tiếp xúc nhẹ nhàng. Khi đứng dậy, bạn nên đặt tay nhẹ nhàng lên cánh tay hoặc lưng nàng, hoặc chạm tay tại quầy bar khi cô ấy chọc cười hoặc đưa ra tín hiệu tốt. Nếu nàng không chùn lại hoặc có vẻ khó chịu, đây là dấu hiệu của sự kết nối. Không chần chừ hoặc nắm tay lại; sự đụng chạm nhẹ nhàng lên vùng không nhạy cảm, chẳng hạn như cánh tay hoặc bàn tay là vừa đủ. Bước 8 - Thẳng thắn hỏi đối phương có muốn nhảy hay không. Đôi khi bạn chỉ cần áp dụng biện pháp đơn giản và tự tin để có được cô nàng. Sau khi cười, tiếp xúc ánh mắt, và trò chuyện, bạn có thể hướng đầu về phía sàn nhảy và đề nghị cô ấy nhảy cùng. Điều này nghe có vẻ như đề nghị hiến thận trong thời điểm này, nhưng một điệu nhảy trong hộp đêm không phải điều gì quá to tát. Bạn chỉ cần một chút tự tin và tính tình thẳng thắn: "Nhảy nào." "Anh có thể nhảy cùng em bài này không?" ”Anh thích bài này. Em muốn nhảy cùng không?” Bước 9 - Không kéo dài cuộc trò chuyện. Hộp đêm khá tối tăm, ồn ào vào nóng bức nên không phải là nơi lý tưởng để làm quen với người khác. Đề nghị nhảy và chuyển sang đối tượng khác nếu nàng từ chối. Nếu muốn trò chuyện, bạn nên đề nghị cô ấy ra ngoài hoặc chỗ khác riêng tư hơn để tiếp tục cuộc đối thoại. Bước 10 - Không nên quan trọng hóa bản thân. Hộp đêm không phải là nơi để hành động thân mật. Bạn chỉ nên vui vẻ và tán tỉnh, không nên tập trung vào việc tìm người phụ nữ trong mơ. Bạn rất dễ làm trò cười cho người khác bằng những chiêu trò cũ rích hoặc kỳ quặc bắt chước trong phim hoặc trang web hướng dẫn cách làm quen với phụ nữ. Không nên ngại ngần tự cười mình, nhảy vài điệu sôi nổi, và nói đùa về hộp đêm. Tuy nhiên, bạn chỉ nên thực hiện có chừng mực. Khiêm tốn là điều tốt, nhưng hầu hết phụ nữ không thích đi với kẻ dở hơi. Phương pháp 3 - Xin số điện thoại Bước 1 - Theo đuổi người phụ nữ sau khi bạn đã có cảm tình. Hẹn hò với nhiều người cùng lúc và mở rộng phạm vi đối tượng là những hành động không đứng đắn. Và trong nhiều trường hợp bạn sẽ bị phát hiện. Sau khi đối tượng thích mình bạn nên chú ý tới họ thay vì bạn bè của họ. Trò chuyện thân thiện với bạn bè của nàng nhưng không nên ve vãn họ. Bạn không nên chỉ bám sát vào một người mà nên dành thời gian tìm hiểu thêm về bạn bè của đối tượng. Bước 2 - Sử dụng ngôn ngữ cơ thể cởi mở, tự tin và thu hút. Người ta thường bỏ quên vũ khí tán tỉnh bí mật đó là ngôn ngữ cơ thể. Chúng cho mọi người biết ý định của bạn một cách tinh tế, giúp bạn tìm hiểu đối phương một cách chậm rãi để xem phản ứng của họ. Điều quan trọng và trước hết đó là tập trung vào dáng điệu: ưỡn ngực, cằm song song với sàn nhà, lưng thẳng. Ngoài tư thế ra, bạn nên: Xoay người về phía nàng. Bạn không nên đối mặt trực diện với nàng mà nên xoay vai và thắt lưng. Tư thế này không gây sợ hãi nhưng vẫn thân mật. Tiếp xúc ánh mắt. Nếu cảm thấy khó khăn, bạn có thể nhìn vào tai hoặc sóng mũi của nàng. Cô ấy sẽ không nhận ra sự khác biệt nhỏ này. Gật đầu và cười trong lúc đối phương nói chuyện. Tham gia vào cuộc đối thoại bằng cử chỉ cơ thể. Không nên vòng tay, nhìn sang hướng khác/nhìn xuống, hoặc nhìn chằm chằm vào không gian khi cô ấy đang nói chuyện. Bước 3 - Biết rõ khi nào cô ấy thích bạn. Có nhiều dấu hiệu cho thấy một người có hứng thú với bạn, và mỗi người có những biểu hiện khác nhau. Điều này có nghĩa là có một vài dấu hiệu rõ ràng cho thấy cô nàng muốn tiến xa hơn. Tuy nhiên, nếu cô ấy không duy trì ánh mắt thường xuyên, không đối mặt với bạn, hoặc phớt lờ cuộc đối thoại, bạn nên chuyển sang mục tiêu khác. Có thể nàng không thích bạn. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy đối phương có hứng thú với bạn: Cô ấy cười thoải mái, cười mỉm và cảm thấy thoải mái khi ở bên cạnh bạn. Cô ấy phá vỡ rào cản bằng cách chạm vào cánh tay trên của bạn. Cô ấy trêu ghẹo, đùa giỡn, hoặc chọc vui bạn. Bước 4 - Đề nghị cho số của mình trước. Sau khi nhảy múa, trò chuyện, và tận hưởng thời gian vui vẻ, bạn có thể cho nàng số điện thoại và cho nàng biết rằng bạn đã có khoảnh khắc vui vẻ. Cô nàng sẽ cho bạn số điện thoại, nhưng nếu không thì bạn cũng đã có cơ hội với đối phương. "Anh đã có thời gian vui vẻ, và muốn gặp lại em. Rảnh thì gọi cho anh nhé." "Có dịp sẽ uống cùng nhau nhé." Bước 5 - Đề nghị kéo dài buổi gặp mặt nếu bạn cảm thấy có sự liên kết. Nếu cảm thấy cả hai có tín hiệu kết nối, bạn nên duy trì tình trạng này. Cho nàng biết rằng bạn cảm thấy vui vẻ và hỏi nàng có muốn uống thêm, đưa về nhà, hoặc đi ăn khuya. Nếu cô ấy hỏi "lát nữa anh có làm gì không," đây không phải là câu hỏi bình thường: cô nàng muốn gặp bạn sau đêm nay. Cho nàng biết rằng bạn muốn nàng đi uống hoặc ghé qua nhà bạn. "Mình đến chỗ nào yên tĩnh để uống đi." "Anh chuẩn bị về đây, em có kế hoạch gì chưa?" "Đêm nay như vậy là đủ rồi. Em có thể ghé qua nhà anh nếu muốn." Bước 6 - Ghi nhớ luôn là chính mình. Có nhiều cách để thể hiện ưu điểm của bản thân, nhưng bạn sẽ chỉ thu hút đối phương nếu bộc lộ con người thật của mình. Ngay cả dưới ánh đèn mờ và trong tình trạng say, phụ nữ vẫn có thể nhận ra kẻ giả tạo, và khi đó bạn sẽ khó tiếp cận với nàng. Không phải lúc nào đi chơi bạn cũng làm quen với phụ nữ, và điều này hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên không có nghĩa là bạn không thể vui vẻ và gia tăng cơ hội của mình. Điều quan trọng là bạn không nên quá xem trọng việc bị từ chối, thay vào đó còn giúp cho người đàn ông càng mạnh mẽ và tự tin hơn. Xem việc bị từ chối là một sự tiến bộ, học hỏi từ những sai lầm trong cách tiếp cận trước đây và tập trung vào đối tượng tiếp theo. Càng bị từ chối nhiều bạn càng dễ dàng chuẩn bị cho sự từ chối tiếp theo. Người đàn ông thành công với phụ nữ là những người bị hầu hết phụ nữ từ chối. Ghi nhớ rằng ngay cả Brad Pitt cũng từng bị từ chối nhiều lần, nhưng anh ta vẫn không dừng lại hoặc cảm thấy sợ hãi phải không nào!
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/C%C3%A0i-%C4%91%E1%BA%B7t-Android-tr%C3%AAn-Kindle-Fire
Cách để Cài đặt Android trên Kindle Fire
wikiHow hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách thay hệ điều hành của máy tính bảng Kindle Fire bằng phiên bản Android linh hoạt hơn. Mặc dù về mặt kỹ thuật, Fire OS đi kèm Kindle Fire cũng là một phiên bản của Android, nhưng nếu thay thế hệ điều hành khác thì bạn sẽ có khả năng tiến hành nhiều tác vụ hơn như tải ứng dụng từ Google Play Store và cài đặt chủ đề tùy chỉnh. Bạn sẽ phải xóa sạch bộ nhớ Kindle Fire và có thể bị từ chối bảo hành vì điều này, do đó hãy tìm hiểu kỹ trước khi tiến hành. Phương pháp 1 - Chuẩn bị để cài đặt Android Bước 1 - Bạn cần chắc chắn rằng Kindle Fire có thể bẻ khóa được (root). Kindle Fire chạy hệ điều hành FireOS 5.3.1 trở về trước có thể được bẻ khóa. Để kiểm tra hệ điều hành của Kindle Fire, hãy vuốt xuống từ đầu màn hình, nhấn vào (Cài đặt), chọn (Tùy chọn thiết bị), nhấn tiếp vào (Bản cập nhật hệ thống) và xem số hệ điều hành nằm bên phải tiêu đề "Your device is running Fire OS" (Thiết bị của bạn đang chạy Fire OS). Nếu Kindle Fire đang chạy hệ điều hành mới hơn, bạn không thể root máy và vì thế sẽ không cài đặt được Android. Bạn sẽ không thể cài đặt Android trên Kindle Fire đời 2017. Bước 2 - Sao lưu tất cả dữ liệu mà bạn không muốn mất. Vì chúng ta sẽ tiến hành xóa hết bộ nhớ Kindle Fire nên bạn cần phải sao lưu toàn bộ hình ảnh, tập tin và những tác phẩm khác vào tài khoản Amazon hoặc máy tính. Bước 3 - Tải SuperTool ZIP. Trên máy tính Windows hoặc Mac, hãy tiến hành như sau: Truy cập http://rootjunkysdl.com/files/?dir=Amazon%20Fire%205th%20gen/SuperTool bằng trình duyệt web trên máy tính. Nhấp vào trong phần "File" (Tập tin). Bước 4 - Cài đặt Android Studio trên máy tính. Bạn có thể cài đặt Android Studio, môi trường dòng lệnh "adb" trên cả máy tính Windows và Mac: Truy cập https://developer.android.com/studio/ bằng trình duyệt web trên máy tính. Tích vào ô "I have read and agree..." (Tôi đã đọc và đồng ý), sau đó nhấp vào nút (Tải xuống) màu xanh. Nhấp đúp vào tập tin được tải xuống. Tiến hành theo hướng dẫn cài đặt trên màn hình. Mở Android Studio, sau đó tiến hành theo hướng dẫn trên màn hình. Bước 5 - Bật tính năng sửa lỗi trên Kindle Fire. Như vậy bạn sẽ có thể truy cập Kindle Fire trên máy tính: Vuốt xuống từ đầu màn hình, sau đó nhấn vào . Nhấn vào . Bật Developer Options (Tùy chọn nhà phát triển) bằng cách nhấn vào tiêu đề (Số bản dựng) 7 lần. Nhấn vào . Nhấn vào (Kết nối máy tính USB). Nhấn vào . Trở lại một trang rồi nhấn vào công tắc "Enable ADB" (Bật ADB). Phương pháp 2 - Bẻ khóa Kindle Fire Bước 1 - Kết nối Kindle Fire với máy tính. Cắm đầu cáp USB của Kindle Fire vào máy tính, đầu còn lại cắm vào cổng sạc trên máy đọc sách. Bước 2 - Giải nén thư mục ZIP SuperTool. Nhấp đúp vào thư mục ZIP SuperTool mà bạn vừa tải về, sau đó nhấp vào (Giải nén) ở đầu cửa sổ, chọn (Giải nén tất cả) trong thanh công cụ rồi nhấp vào . Thư mục được giải nén sẽ mở ra sau khi quá trình này hoàn tất. Trên Mac, bạn chỉ cần nhấp đúp vào thư mục ZIP SuperTool vừa tải về và chờ nội dung được giải nén. Bước 3 - Thêm các tập tin SuperTool vào thư mục Windows ADB. Nếu bạn sử dụng máy Mac, hãy bỏ qua bước này. Để thêm các tập tin SuperTool vào thư mục cài đặt ADB, bạn cần tiến hành như sau: Mở thư mục được giải nén, sau đó nhấp đúp vào thư mục "AmazonFire5thGenSuperTool". Nhấn Ctrl+A để chọn tất cả thư mục và tập tin bên trong thư mục hiện tại, sau đó nhấn Ctrl+C để sao chép. Truy cập thư mục mà bạn đã cài đặt ADB (trong hầu hết trường hợp, đường dẫn sẽ là "C:\Program Files (x86)\Android\android-sdk\platform-tools"). Dán các tập tin mà bạn vừa sao chép bằng cách nhấn Ctrl+V. Bước 4 - Mở SuperTool. Trên Windows, bạn chỉ cần nhấp đúp vào tập tin trong thư mục ADB. Nếu bạn sử dụng Mac, hãy: Mở thư mục "_MACOSX" trong cửa sổ SuperTool được giải nén. Mở Terminal (nhập terminal vào Spotlight, sau đó nhấp đúp vào ). Nhập chmod 755 sh rồi nhấn phím cách. Kéo tập tin "._3-Amazon-Fire-5th-gen-linux-mac.sh" từ thư mục "_MACOSX" và thả vào cửa sổ Terminal. Nếu không thấy tập tin này, bạn cần mở "AmazonFire5thGenSuperTool" bên trong thư mục "_MACOSX" để tìm. Nhấn ⏎ Return. Bước 5 - Chạy tùy chọn "Root device" (Bẻ khóa thiết bị). Nhấn phím trên bàn phím, nhấn ↵ Enter và tiến hành theo hướng dẫn trên màn hình. Quá trình này có thể mất hơn một tiếng để hoàn tất. Bước 6 - Chạy tùy chọn "Google Play Store". Nhấn phím trên bàn phím, nhấn ↵ Enter và tiến hành theo hướng dẫn trên màn hình nếu cần thiết. Bước 7 - Cài đặt FlashFire. Ứng dụng này cho phép bạn cài đặt ROM tùy chỉnh trên Kindle Fire. Để tiến hành, hãy nhấn phím , nhấn ↵ Enter và tiến hành theo hướng dẫn trên màn hình. Bước 8 - Ngắt kết nối an toàn và rút thiết bị Android ra. Sau khi hoàn tất quá trình cài đặt nhiều gói khác nhau cho Kindle Fire, thiết bị đã được bẻ khóa; lúc này, bạn có thể ngắt kết nối máy đọc sách khỏi máy tính và tải xuống các tập tin cài đặt cần thiết. Phương pháp 3 - Tải xuống các tập tin cài đặt Bước 1 - Mở trình duyệt web của Kindle Fire. Bạn cần tải hai thư mục ZIP từ các trang web khác nhau: gói Google Appsvà ROM hệ điều hành Android. Bước 2 - Mở trang web GApps. Truy cập https://opengapps.org/ bằng trình duyệt web của Kindle Fire. Bước 3 - Tích vào ô "5.1" nằm trong cột "Android". Đây là hệ điều hành được sử dụng bởi ROM mà bạn sẽ tải xuống. Bước 4 - Tích vào ô "nano" nằm trong cột "Variant" (Biến thể). Thao tác này nhằm đảm bảo rằng bạn sẽ chỉ tải những ứng dụng cần thiết, điều này rất quan trọng vì dung lượng lưu trữ của Kindle Fire thường khá hạn chế. Bước 5 - Nhấn vào nút "Download" màu cam và trắng nằm cuối trang. Bước 6 - Mở trang ROM Android Nexus. Truy cập https://androidfilehost.com/?w=files&flid=48493 bằng trình duyệt web trên Kindle Fire. Bước 7 - Cuộn xuống đến phiên bản gần đây nhất. Đây là tiêu đề ROM cuối cùng trên trang. Kể từ tháng 9 năm 2018, phiên bản mới nhất có tựa đề là "lp-fire-nexus-rom-ford-standalone-20180602.zip". Bước 8 - Nhấn vào nút Download nằm bên phải tiêu đề ROM. Bước 9 - Nhấn vào nút Click Here to Start Download màu xanh lá nằm giữa trang. Tập tin ZIP của ROM sẽ bắt đầu tải xuống Kindle Fire. Bước 10 - Chờ cho các tập tin tải xuống. Sau khi cả hai thư mục đều hoàn tất quá trình tải xuống và nằm trong thư mục "Downloads" của Kindle Fire, bạn có thể tiếp tục bước cuối cùng là cài đặt Android. Phương pháp 4 - Cài đặt Android Bước 1 - Kiểm tra để chắc chắn rằng Kindle Fire đầy pin và đang được cắm sạc. Để đạt được kết quả tối ưu, Kindle Fire cần được sạc đầy 100% và tiếp tục kết nối với nguồn điện trước khi bạn tiến hành cài đặt Android. Bước 2 - Mở FlashFire. Nhấn vào ứng dụng FlashFire với biểu tượng tia sét trắng trên nền đỏ. Bước 3 - Nhấn vào dấu nằm phía dưới bên phải màn hình. Một trình đơn sẽ hiện ra. Bước 4 - Nhấn vào Wipe (Xóa). Tùy chọn này nằm trong trình đơn. Một trình đơn khác sẽ bật lên. Bước 5 - Tích vào những ô cần thiết. Bạn cần tích vào các ô sau nếu như chưa được chọn và bỏ chọn những ô còn lại trên trang: (Dữ liệu hệ thống) (Ứng dụng bên thứ ba) (Bộ nhớ đệm Dalvik) Bước 6 - Nhấn vào nút ở góc trên bên phải trình đơn bật lên. Bước 7 - Nhấn vào dấu lần nữa rồi chọn Flash ZIP or OTA. Tùy chọn này nằm trong trình đơn. Một cây tập tin sẽ hiện ra. Bước 8 - Chọn thư mục ZIP của ROM. Đi đến thư mục mà bạn đã lưu thư mục ZIP ROM, sau đó nhấn vào thư mục ZIP để chọn. Có thể bạn cần nhấn vào hoặc để chọn thư mục này. Thông thường, bạn có thể tìm thấy ROM trong thư mục "Download". Bước 9 - Thiết lập các tùy chọn cài đặt dành cho ROM. Bỏ đánh dấu ô "Auto-mount" và "Mount /system read/write" rồi nhấn vào dấu {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/5\/5a\/Android7done.png","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/5\/5a\/Android7done.png\/30px-Android7done.png","smallWidth":460,"smallHeight":460,"bigWidth":30,"bigHeight":30,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"}. Bước 10 - Nhấn vào dấu lần nữa rồi chọn Flash ZIP or OTA. Cây tập tin sẽ hiện ra lại. Bước 11 - Chọn thư mục ZIP GApps. Đi đến thư mục mà bạn đã lưu thư mục GApps sau khi tải xuống rồi chọn thư mục đó. Bước 12 - Bỏ đánh dấu ô "Auto-mount" nằm trong trình đơn. Bước 13 - Tích vào ô "Mount /system read/write" nằm trong trình đơn. Khác với thư mục ROM, tùy chọn này phải được đánh dấu. Bước 14 - Nhấn vào dấu ở góc trên bên phải màn hình. Bạn sẽ trở lại với trang chính FlashFire. Bước 15 - Kéo tùy chọn Wipe lên đầu danh sách. Việc này nhằm đảm bảo rằng máy tính bảng sẽ bị xóa sạch trước khi các tác vụ khác trong danh sách diễn ra. Có thể bạn cần nhấn vào dấu {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/0\/0a\/Android_Google_New.png","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/0\/0a\/Android_Google_New.png\/30px-Android_Google_New.png","smallWidth":460,"smallHeight":460,"bigWidth":30,"bigHeight":30,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} trước để kéo lên. Bước 16 - Nhấn vào tùy chọn FLASH nằm giữa trang. ROM Android sẽ bắt đầu cài đặt trên Kindle Fire. Bước 17 - Chờ cho Kindle Fire ngừng nhấp nháy. Thời gian này có thể sẽ mất từ vài phút đến hơn một giờ, vì thế hãy cắm sạc Kindle Fire trong suốt quá trình. Sau khi màn hình khóa của thiết bị Android hiện ra, bạn có thể bắt đầu sử dụng Kindle Fire như máy tính bảng Android.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/%C4%90%E1%BB%91i-ph%C3%B3-v%E1%BB%9Bi-ch%E1%BB%A9ng-nghi%E1%BB%87n-c%E1%BB%9D-b%E1%BA%A1c
Cách để Đối phó với chứng nghiện cờ bạc
Bệnh nghiện cờ bạc gắn liền với việc thiếu khả năng kiềm chế chơi cờ bạc, có thể dẫn đến các vấn đề về tâm lý, tài chính, nghề nghiệp và những hậu quả pháp lý. Hành vi cờ bạc có thể kích thích hệ thống “tự thưởng” của não, tương tự như các chứng nghiện khác, khiến thói quen này rất khó bỏ. Tuy nhiên, bạn có thể đối phó với chứng nghiện cờ bạc một cách hiệu quả bằng cách nhận ra vấn đề của mình, đương đầu với nó và kiểm soát các tác nhân kích thích cũng như tiếp nhận sự giúp đỡ. Phương pháp 1 - Nhận ra vấn đề cờ bạc của mình Bước 1 - Nhận biết hành vi của bạn chính xác là gì. Thừa nhận vấn đề là bước đầu tiên quan trọng trong việc đối phó với nó. Nếu ban đầu bạn nhận ra các dấu hiệu của vấn đề thì sau đó bạn có thể học cách điều chỉnh hành vi. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nghiện cờ bạc bao gồm: cảm giác sung sướng khi đánh bạc, càng đánh càng lớn, luôn ám ảnh với việc cờ bạc, hồi tưởng lại trải nghiệm cờ bạc trong quá khứ (thông qua tưởng tượng hoặc kể chuyện), dùng cờ bạc như một cách để trốn chạy những rắc rối hoặc các cảm xúc tiêu cực, cảm thấy tội lỗi hoặc hối hận sau khi tham gia cờ bạc, và liên tục thất bại trong nỗ lực đoạn tuyệt với cờ bạc. Các vấn đề xã hội khác liên quan đến cờ bạc bao gồm: cắt xén thời gian dành cho công việc hoặc gia đình để cờ bạc, giấu giếm hoặc nói dối về việc cờ bạc của mình, vay tiền hoặc trộm cắp để cờ bạc. Bước 2 - Chấp nhận hậu quả đến từ thói cờ bạc của bạn. Cờ bạc quá độ có thể gây nhiều rắc rối, gồm các vấn đề về mối quan hệ, tài chính, luật pháp, lo lắng về nghề nghiệp (mất việc), sử dụng chất kích thích, sức khỏe kém và các vấn đề sức khỏe tâm thần (như chứng trầm cảm). Bạn có bớt xén thời gian làm việc để cờ bạc không? Bạn có tiêu vượt quá khả năng của mình bằng việc đốt hết tiền vào cờ bạc mà lẽ ra dành để trả tiền thuê nhà, trả góp hoặc thanh toán các hóa đơn khác? Bạn có dùng thẻ tín dụng để đánh bạc không? Bạn có giấu giếm về việc số tiền đã tiêu vào đâu sau khi cờ bạc không? Liệt kê danh sách mọi hậu quả mà bạn phải gánh chịu do thói cờ bạc. Ngoài ra, bạn cũng nên chỉ ra những người mà bạn đã làm họ tổn thương do thói cờ bạc của bạn, chẳng hạn như người thân hoặc bạn bè. Bước 3 - Hiểu mối nguy hại của thói cờ bạc. Nhận thức về những nguy hại của việc cờ bạc có thể khuyến khích mọi người cân nhắc các hậu quả trước khi quyết định tham gia cờ bạc. Cờ bạc quá độ có thể dẫn đến trầm cảm, lo âu, hung hăng, tăng nguy cơ tự sát, gây ra các vấn đề trong mối quan hệ và các chứng bệnh liên quan đến stress. Cờ bạc cũng làm gia tăng mức stress (thông qua hormone gây stress là cortisol), tăng nhịp tim, có thể dẫn đến các rủi ro về sức khỏe. Bệnh nghiện cờ bạc có thể dẫn đến sự sút giảm kỹ năng ra quyết định và khả năng đánh giá các hậu quả từ hành động của bản thân. Bước 4 - Trung thực về thói quen cờ bạc của bạn. Không giấu giếm về tài chính hoặc việc đánh bạc của mình. Hãy trung thực với chính mình và những người khác về số tiền đã đổ vào việc đánh bạc. Thanh toán các hóa đơn ngay lập tức khi bạn có số tiền dành cho việc đó. Cộng tổng số tiền thua và luôn giữ bản đối chiếu. Khi cộng các khoản thua bạc, liệt kê những thứ mà lẽ ra bạn có thể mua được với số tiền đó, hoặc các khoản nợ lẽ ra có thể trang trải được. Thừa nhận với bản thân và những người khác về thói quen cờ bạc của bạn. Phương pháp 2 - Kiểm soát các tác nhân kích thích cờ bạc Bước 1 - Xác định những tác nhân kích thích và đối phó với chúng. Việc biết các tác nhân kích thích là gì có thể giúp bạn đối phó tốt hơn với cảm giác thôi thúc lao vào cờ bạc. Những tác nhân như ý nghĩ, cảm giác, tình huống và hành vi có thể khiến bạn muốn chơi cờ bạc. Ví dụ, việc ở giữa những bạn bè hay đánh bạc là một tác nhân kích thích mạnh mẽ đối với nhiều người nghiện cờ bạc. Xác định những tác nhân kích thích qua việc ghi nhật ký những suy nghĩ của bạn. Khi ý nghĩ muốn đánh bạc xuất hiện, bạn hãy ngừng ngay lại và ghi lại những suy nghĩ (ý nghĩ về cờ bạc), cảm giác (có lẽ sự buồn chán cũng là một tác nhân kích thích cờ bạc), và những cách mà bạn sẽ đối phó với các tác nhân đó. Có phải các cảm xúc tiêu cực như stress hoặc phiền muộn dẫn bạn đến với cờ bạc? Nếu là thế, có thể bạn cần tìm các cách khác để đối phó với những cảm xúc đó. Có phải bạn thường chơi cờ bạc khi muốn tìm sự hứng khởi? Nếu là vậy, sự buồn chán có thể là một tác nhân kích thích lớn đối với bạn. Bạn có thể làm cho mình bận rộn bằng cách tham gia vào các hoạt động lý thú (và an toàn) khác để thỏa mãn nhu cầu phấn khích của bạn. Thử nghe nhạc. Âm nhạc có thể giúp bạn thanh thản và thư giãn để giảm cơn bốc đồng và đối phó với các tác nhân kích thích cờ bạc. Bước 2 - Không đặt mình vào hoàn cảnh cờ bạc. Người có vấn đề về cờ bạc không thể đánh bạc một cách có lý trí vì họ có thể bị tác động bởi sự thúc đẩy của adrenaline, liên quan đến “sự săn đuổi”. Rất khó kiểm soát nếu cảm giác đến từ một hoạt động nào đó choán hết tâm trí bạn. Nếu được bạn bè rủ đến casino chơi, bạn hãy thú thực với mình và với những người khác rằng, đối với bạn trò đánh bạc đã vượt quá mức độ tiêu khiển. Bạn hãy đề nghị một hoạt động hoặc lựa chọn khác ngoài trò chơi đặc biệt này. Khi mới bắt đầu hồi phục, bạn cần tránh cả việc đi ngang qua các khu cờ bạc. Tránh đến những nơi khuyến khích đánh bạc như Las Vegas, Nevada. Nếu cứ ở giữa môi trường cờ bạc thì bạn sẽ khó mà cưỡng lại cảm giác thôi thúc muốn đặt cược. Bước 3 - Thay đổi suy nghĩ của bạn về chuyện cờ bạc. Các thói quen suy nghĩ tiêu cực như các niềm tin phi lý, ảo tưởng về sự kiểm soát và thuyết sai lầm của người nghiện cờ bạc có thể dẫn đến việc gia tăng hành vi cờ bạc. Giảm bớt những suy nghĩ tiêu cực này bằng cách xác định và điều chỉnh chúng. Ảo tưởng về sự kiểm soát là điều thường thấy ở những người nghiện cờ bạc. Họ tin rằng bằng cách nào đó họ có thể điều khiển kết quả của trò chơi. Để chống lại ý nghĩ này, bạn hãy tự nhắc mình rằng không có chiến lược nào hoặc mưu mẹo nào có thể kiểm soát được kết quả. Bạn không thể điều khiển được trò chơi (cho dù là bài tây, bài poker online, cá cược các trận đấu thể thao hoặc đua ngựa, hoặc máy đánh bạc). Mỗi lần gieo xúc xắc là tùy thuộc vào sự ngẫu nhiên. Thuyết sai lầm của người đánh bạc là khi người đó tin rằng một sự kiện ngẫu nhiên sẽ khó xảy ra do một sự kiện trước đó. Ví dụ, một người có thể tin rằng anh ta ít có khả năng thua một ván bài nào đó bởi vì anh ta vừa thua ở ván trước; do đó anh ta nghĩ rằng lần này khả năng thắng của mình sẽ cao. Tuy nhiên, thống kê cho thấy các khả năng xảy ra cũng y hệt như trước. Sự mê tín cũng là một thói quen suy nghĩ phổ biến gắn liền với cờ bạc. Bạn có thể tin rằng sự ngẫu nhiên mang một ý nghĩa nào đó. Ví dụ, nếu bạn đánh cược trong trò đua ngựa, có lẽ bạn sẽ chọn bất kỳ một con ngựa có cái tên đặc biệt nào đó vì bạn tin rằng nó may mắn. Hãy tự nhắc nhở mình rằng lối suy nghĩ mê tín đến từ các sự kiện ngẫu nhiên xảy ra trùng hợp; nó thực sự không có gì là may mắn. Giảm các hành vi liều lĩnh bằng cách suy nghĩ một cách logic về hậu quả và kết quả của tình huống. Mỗi khi muốn cờ bạc, bạn hãy nghĩ về số tiền bạn đã mất và có thể mất nếu bạn đánh cược. Bước 4 - Chuẩn bị sẵn những lời để nói với mình mỗi khi bạn lại muốn cờ bạc. Việc đặt ra những điều để tự nói với bản thân mỗi khi cơn nghiện cờ bạc nổi lên có thể giúp bạn có một chiến lược khi cần đến; chiến lược này có thể giúp hạn chế hoặc xóa sạch mong muốn cờ bạc của bạn. Bạn có thể bắt đầu bằng cách tự nhủ, “Đánh bạc là quá liều lĩnh. Mình biết rằng một khi đã bắt đầu là mình không ngừng lại được. Mình phải tránh tuyệt đối”. Xem xét các ý tưởng khác nhau để nói với bản thân và chọn những ý tưởng nào có hiệu quả nhất. Bạn có thể viết lên những tấm bìa nếu bạn có thể quên mất. Như vậy bạn có thể lấy ra và đọc to lên mỗi khi dâng trào thôi thúc muốn lao vào cờ bạc. Bước 5 - Hạn chế sử dụng chất kích thích. Việc sử dụng chất kích thích, bao gồm rượu và thuốc kích thích có liên quan đến sự gia tăng hành vi cờ bạc. Việc uống rượu và dùng thuốc kích thích hạ thấp khả năng kiềm chế và ra các quyết định hợp lý. Tránh uống quá nhiều rượu. Một vài ly có thể không hại gì, tùy vào tửu lượng và cân nặng của bạn, nhưng chè chén say sưa là một yếu tố rủi ro lớn trong việc cờ bạc. Khă năng đối phó và chống lại cảm giác thôi thúc sẽ giảm đáng kể nếu bạn đang say xỉn. Bước 6 - Tăng khả năng chế ngự cơn bốc đồng. Một số người nghiện cờ bạc có thể gặp vấn đề rõ rệt trong việc kiềm chế sự thôi thúc. Những cơn bốc đồng cũng giống như sự thèm khát, chúng tự động thúc giục chúng ta làm điều gì đó như đánh bạc chẳng hạn. Khi sự thôi thúc cờ bạc xuất hiện, bạn hãy ngừng lại và hít một hơi thay vì lao vào hành động ngay lập tức. Lùi lại một bước để xem xét các suy nghĩ và cảm giác của bạn. Bạn đang có những ý nghĩ gì? Bạn đang cảm thấy thế nào? Tìm những phương pháp đối phó hoặc các hoạt động khác mà bạn có thể tham gia. Thực hiện những việc có hiệu quả đối với bạn. Bước 7 - Kiểm soát tâm trạng. Các cảm xúc tiêu cực, đặc biệt là trầm cảm và lo âu, có thể liên quan trực tiếp đến hành vi cờ bạc ở một số người. Hãy học những cách khác tốt hơn để đối phó với những cảm xúc tiêu cực. Thử kiểm soát cảm xúc bằng cách viết ra, diễn tả bằng hội họa hoặc khiêu vũ, hoặc tâm sự với ai đó. Phương pháp 3 - Tiếp nhận sự giúp đỡ và hỗ trợ Bước 1 - Tiếp nhận sự hỗ trợ từ xã hội. Sự hỗ trợ từ xã hội là một yếu tố không tách rời của quá trình điều trị chứng nghiện cờ bạc. Nói với gia đình về vấn đề của bạn nếu họ chưa biết. Bạn có thể nói, “Anh muốn nói cho em biết là anh có khó khăn trong việc kiềm chế cờ bạc. Anh biết là việc này gây rắc rối cho anh và anh muốn ngừng lại. Anh rất cảm kích nếu em hỗ trợ anh”. Nói với bạn bè về vấn đề của bạn và cho họ biết thông tin. Họ có thể giúp bạn tránh các tác nhân kích thích. Bạn có thể nói, “Này cậu, mình chỉ muốn cho cậu biết rằng mình có vấn đề về cờ bạc và mình muốn đoạn tuyệt với nó. Nếu bạn có thể hỗ trợ mình trong chuyện này thì tốt quá”. Như vậy bạn bè của bạn sẽ hiểu nếu bạn không muốn đến casino hoặc Las Vegas. Bước 2 - Gia nhập nhóm hỗ trợ. Các nhóm hỗ trợ có thể cung cấp cho bạn một môi trường an toàn để thảo luận về vấn đề nghiện cờ bạc của bạn. Họ cũng có thể giúp bạn gặp gỡ với những người cũng đang phải vật lộn với những vấn đề như bạn; những cuộc gặp gỡ đó có thể đem lại sự thoải mái và giúp bạn cảm thấy bớt cô đơn trong quá trình phục hồi. Ví dụ, Gamblers Anonymous là một chương trình 12 bước có phạm vi trên toàn thế giới và đã giúp đỡ nhiều người có vấn đề về thói nghiện cờ bạc. Bước 3 - Nói chuyện với chuyên gia trị liệu. Chứng nghiện cờ bạc có thể vượt khỏi tầm kiểm soát nếu: nó ảnh hưởng đến mối quan hệ, tài chính, đời sống nghề nghiệp hoặc học tập, càng ngày bạn càng dốc thời gian và năng lượng vào cờ bạc, thất bại trong việc cố gắng cắt đứt với cờ bạc, bạn cố giấu gia đình hoặc những người khác, bạn phải viện đến hành vi trộm cắp hoặc lừa đảo để có tiền cờ bạc, hoặc bạn phải nài xin người khác cứu bạn khỏi cảnh ngặt nghèo vì đã đốt tiền vào cờ bạc. Những kiểu vấn đề như vậy cần phải tính đến, và sự giúp đỡ chuyên môn luôn sẵn có nếu bạn chịu mở lòng. Liên lạc với công ty bảo hiểm y tế để biết danh sách những chuyên gia trị liệu chấp nhận thanh toán bằng bảo hiểm. Nếu không có bảo hiểm y tế, bạn có thể tìm kiếm các phòng khám sức khỏe tâm thần tính phí thấp, phí linh hoạt hoặc miễn phí trong khu vực bạn ở. Hỏi chuyên gia trị liệu những câu như: các liệu pháp tốt nhất cho chứng nghiện cờ bạc của tôi là gì? Tôi có nên đến bác sĩ tâm thần, bác sĩ tâm lý, chuyên gia tư vấn về chứng nghiện hoặc các chuyên gia sức khỏe tâm thần khác không? Bước 4 - Thăm dò các phương pháp điều trị khác nhau. Việc hiểu biết các cách điều trị có thể áp dụng sẽ giúp bạn quyết định cách nào có hiệu quả với bạn và nhu cầu của bạn. Liệu pháp hành vi là một hình thức điều trị phổ biến cho các vấn đề cờ bạc. Cách điều trị này dùng sự tiếp xúc có hệ thống với hành vi mà bạn muốn từ bỏ (cờ bạc) và dạy bạn kỹ năng để giảm sự thôi thúc cờ bạc. Liệu pháp nhận thức – hành vi (CBT) là một hình thức trị liệu hiệu quả khác, tập trung vào việc nhận diện những niềm tin phi lý, tiêu cực và không lành mạnh, thay vào đó là những niềm tin tích cực và lành mạnh. Bước 5 - Cân nhắc sử dụng thuốc. Uống thuốc do bác sĩ kê toa cũng là một lựa chọn nếu bạn thấy những nỗ lực kiểm soát chứng cờ bạc của mình không có tác dụng. Thuốc chống trầm cảm và ổn định tâm trạng có thể giúp điều trị các chứng bệnh thường đi kèm với chứng nghiện cờ bạc, nhưng có lẽ không trực tiếp chữa trị chứng bệnh này. Trao đổi về các lựa chọn của bạn với bác sĩ (bác sĩ tổng quát) hoặc bác sĩ tâm thần.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Vi%E1%BA%BFt-b%C3%A0i-t%E1%BB%B1-lu%E1%BA%ADn
Cách để Viết bài tự luận
Khi được viết tốt, bài tự luận có thể làm lay động và truyền cảm hứng cho người đọc. Nó có thể khiến họ trở nên rối bời, bấp bênh và trăn trở. Để viết tự luận hiệu quả, trước hết, bạn phải hiểu được cấu trúc của nó. Tiếp đến, bạn cần tìm ý tưởng cho bài tự luận để có thể sẵn sàng khi ngồi xuống và bắt tay vào viết nháp. Phương pháp 1 - Bắt đầu với bài tự luận Bước 1 - Tìm góc nhìn cho bài viết của bạn. Cuộc sống của bạn có thể không đầy ắp những câu chuyện thú vị hay kịch tính, nhưng không sao cả. Bài tự luận của bạn vẫn có thể hấp dẫn người đọc, miễn là bạn tìm được một lăng kính phù hợp. Hãy tìm cho mình một góc nhìn độc nhất hoặc thú vị về trải nghiệm hay khoảnh khắc nào đó trong đời. Đó có thể sẽ là một chủ đề sâu sắc và ý nghĩa cho bài luận của bạn. Chẳng hạn như, bạn có thể viết về việc đi lên từ thất bại. Đó có thể là lúc bạn thất bại trong bài kiểm tra đột xuất ở trường. Tại thời điểm đó, bài kiểm tra có vẻ không thực sự quan trọng nhưng rồi bạn nhận ra rằng nó đã buộc bạn phải xem xét lại các mục tiêu của bản thân và tạo động lực để bạn phấn đấu và có được điểm số tốt hơn. Ở một phương diện nào đó, thất bại nhỏ này đã đem lại cho bạn sự kiên gan và quyết tâm cần có. Bước 2 - Viết về một khoảnh khắc đặc biệt. Bài tự luận tốt là bài viết có thể khai thác được những trải nghiệm đặc biệt, trải nghiệm tạo nên những mâu thuẫn trong cuộc đời của bạn. Đó là một cách để bạn có thể đào sâu vì sao và làm thế nào mà trải nghiệm ấy lại làm tổn thương hay thách thức bạn đến vậy. Hãy xem nó như một nơi để thảo luận về thời khắc quan trọng nào đó trong đời và suy ngẫm về tác động của nó đến cuộc sống của bạn. Đó có thể là khoảnh khắc dường như không đáng nói nhưng rồi lại ảnh hưởng to lớn đến cuộc sống của bạn, chẳng hạn như lần đầu tiên bạn biết thế nào là phẫn nộ khi chỉ là một đứa trẻ hay biểu cảm trên khuôn mặt mẹ khi bà biết rằng bạn là người đồng tính. Hãy cố đào sâu vào lý do vì sao bạn cảm thấy bị tổn thương hay buộc phải vượt qua thử thách của khoảnh khắc ấy trong bài luận của mình. Đừng quên rằng những thời khắc chứa đựng cảm xúc mãnh liệt thường thu hút người đọc hơn. Việc phản ứng mãnh liệt với một khoảnh khắc cụ thể cho phép bạn say mê viết về nó và khiến người đọc cảm thấy hứng thú với bài luận của bạn. Bước 3 - Viết về sự kiện cụ thể đã thổi bùng lên cảm xúc của bạn. Bạn cũng có thể khai thác sự kiện để lại ấn tượng mãi không phai nhòa trong bạn. Thường thì bài tự luận là những suy nghẫm về một sự kiện nào đó xảy ra và làm thay đổi cuộc sống của bạn theo một cách thức nào đó. Sự kiện càng khác lạ, bài luận càng dễ thu hút người đọc. Chẳng hạn như, đó có thể là cái ngày mà bạn phát hiện ra rằng bố đã phản bội mẹ hay cái tuần mà bạn đã đau khổ vì sự ra đi của người thân yêu. Hãy nghĩ về những trải nghiệm đầy khó khăn đã góp phần tạo nên con người bạn của ngày hôm nay. Cũng có thể bạn sẽ muốn viết về chủ đề hay sự kiện có vẻ tươi vui hơn, chẳng hạn như lần đầu đi tàu lượn siêu tốc hay trải qua kỳ nghỉ trên du thuyền cùng người ấy. Dù lựa chọn của bạn là gì thì nó cũng cần khơi gợi lên cảm xúc mạnh mẽ trong bạn, từ giận dữ đến bối rối và niềm vui vô bờ. Bước 4 - Hãy nghĩ đến người mà ở mức độ nào đó, không được hòa hợp với bạn. Có thể bạn sẽ muốn khai thác mối quan hệ căng thẳng với người ấy trong bài tự luận. Đó là người mà bạn dần trở nên xa cách hay lạ lẫm. Hoặc đó cũng có thể là người mà quan hệ giữa bạn và người đó luôn khó khăn và phức tạp: hãy đi sâu vào lý do của sự khó khăn và phức tạp ấy trong bài tự luận. Chẳng hạn như đó có thể là lý do vì sao bạn và mẹ dừng nói chuyện với nhau từ nhiều năm trước hay nguyên nhân khiến bạn không còn thân thiết với người bạn từ thời thơ ấu. Bạn cũng có thể nhìn lại những mối tình đã qua và tự hỏi vì sao chúng lại thất bại hay vì sao mối quan hệ với thầy giáo lại trở nên khó chịu đến vậy. Bạn cũng có thể viết về một người thân thiết với bạn. Chẳng hạn như thời khắc thử thách trong mối quan hệ giữa bạn và người bạn thân. Bước 5 - Phản ứng lại trước những sự việc đang diễn ra. Những bài tự luận tốt không chỉ viết về những điều đặc biệt, chẳng hạn như trải nghiệm của bạn, mà còn xét đến những điều chung chung như vấn đề thời sự hay vấn đề lớn hơn. Bạn có thể tập trung vào một chủ đề hay vấn đề thời sự nào đó mà bạn cảm thấy hứng thú, như việc phá thai hay trại người tị nạn và xem xét chúng dưới góc nhìn cá nhân của bạn. Tự đặt câu hỏi về sự kiện thời sự. Ví dụ như sự kiện đó có liên quan thế nào đến trải nghiệm cá nhân của bạn? Bạn có thể khai thác những sự kiện hay vấn đề xã hội đương thời thế nào với suy nghĩ, trải nghiệm và cảm xúc cá nhân của mình? Lấy ví dụ về trại tị nạn của người Syria ở châu Âu. Trong trường hợp này, bạn có thể tập trung vào địa vị của chính bạn với tư cách là người nhập cư ở Mỹ và cách mà trải nghiệm đó góp phần định hình nên con người hiện tại của bạn. Điều này cho phép bạn khai thác sự kiện đương thời dưới lăng kính cá nhân thay vì chỉ nhìn từ xa, với góc nhìn của một nhà báo. Bước 6 - Lập dàn ý. Bài tự luận thường được chia thành từng phần, bao gồm mở bài, thân bài và kết luận. Cụ thể như sau: Phần mở bài hay phần giới thiệu nên bao hàm trong đó “mồi nhử”, lời mở đầu được dùng để thu hút sự chú ý của người đọc. Nó cũng cần có luận đề mang tính tường thuật: sự kiện quan trọng trong bài hay đề tài kết nối trải nghiệm của bạn với ý tưởng lớn lao hơn thường được bắt đầu từ đây. Thân bài bao gồm luận chứng hỗ trợ cho luận đề tường thuật và/hay những đề tài chính trong bài viết của bạn. Thường thì chúng được viết dưới dạng trải nghiệm và cảm nhận của bạn về những trải nghiệm của bản thân. Bạn cũng nên lồng ghép thời gian trong phần thân bài để người đọc ý thức được thời gian và cách thức sự kiện nào đó đã diễn ra. Kết bài nên có lời kết cho những sự kiện và trải nghiệm được bàn đến trong bài. Bạn cũng nên bao gồm bài học rút ra từ trải nghiệm của mình hay cách thức mà những trải nghiệm đó đã làm thay đổi cuộc sống của bạn. Trước đây, bài tự luận thường có tất cả năm đoạn, một đoạn cho phần mở bài, ba đoạn thân bài và một cho phần kết. Tuy nhiên, bạn có thể có sử dụng nhiều hoặc ít hơn, miễn là bài tự luận của bạn có kết cấu ba phần như đã đề cập ở trên. Phương pháp 2 - Viết bài tự luận Bước 1 - Mở đầu với một khung cảnh hấp dẫn. Bạn nên bắt đầu bài tự luận với phần giới thiệu hấp dẫn và lôi cuốn. Những nhân vật then chốt cũng như (những) chủ đề trung tâm của bài luận cần được giới thiệu ở đây. Đồng thời, câu hỏi hay vấn đề trung tâm cũng cần được trình bày. Đừng mở đầu bài viết bằng cách giải thích chính xác bạn đang định đề cập đến vấn đề gì, chẳng hạn như: “Trong bài viết này, tôi sẽ thảo luận về mối quan hệ căng thẳng với mẹ". Thay vào đó, hãy lôi kéo người đọc mà vẫn đưa ra được đủ thông tin cần thiết với câu mở đầu của bạn. Bạn có thể bắt đầu bằng một khung cảnh cụ thể với những nhân vật chủ chốt của bài luận, khung cảnh cho phép bạn thảo luận về câu hỏi hay chủ đề trung tâm. Nhờ đó, bạn sẽ giới thiệu ngay được đến người đọc các nhân vật và mâu thuẫn trung tâm của bài tự luận. Ví dụ, nếu viết về mối quan hệ căng thẳng cùng mẹ, bạn có thể tập trung vào một ký ức cụ thể mà ở đó, cả hai bất đồng quan điểm hay xung đột. Đó có thể là thời điểm mẹ và bạn to tiếng vì một vấn đề dường như rất nhỏ hay tranh cãi về một bí mật gia đình. Với bài tự luận, bạn nên dùng câu chủ động thay vì bị động mỗi khi có thể. Bước 2 - Viết bằng góc nhìn hay giọng văn của riêng bạn. Với bài tự luận, bạn vẫn được quyền có cách nhìn hay giọng văn riêng. Cũng như những loại bài viết khác, bài tự luận thường thành công hơn khi người viết sử dụng giọng văn đem lại sự thú vị và nhiều thông tin cho người đọc. Nghĩa là bạn nên dùng từ, cấu trúc và giọng điệu để tạo nên lời kể lôi cuốn trong bài luận. Giọng văn có thể mang tính hội thoại, như cách mà bạn sẽ trò chuyện cùng người bạn thân hay một thành viên trong gia đình. Hoặc, nó có thể mang tính nội hàm và chất chứa nhiều suy tư hơn, khi mà bạn chất vấn những giả định và suy nghĩ của chính mình về chủ đề của bài luận. Nhiều bài tự luận được viết ở ngôi thứ nhất, sử dụng đại từ nhân xưng “tôi”. Bạn có thể viết ở thì hiện tại để câu chuyện có tính thời sự. Hoặc, bạn có thể dùng thì quá khứ để có thể trình bày nhiều hơn về những sự kiện hay khoảnh khắc nào đó. Bạn nên sử dụng các đoạn mô tả với nhiều giác quan sinh động nhằm giúp người đọc kết nối được với cảm nhận riêng của bạn. Việc dùng đến xúc giác, mùi vị, hình ảnh và âm thanh khi mô tả có thể giúp người đọc bị thuyết phục bởi câu chuyện của bạn và cảm thấy như đang ở đó cùng bạn. Bước 3 - Phát triển các tuyến nhân vật một cách chi tiết và toàn diện. Đừng quên mô tả nhân vật qua hình dáng bên ngoài và cả nội hàm bên trong. Kể cả khi lấy cảm hứng từ trải nghiệm thực tế, bạn vẫn nên cân nhắc những yếu tố trong văn kể chuyện như cốt truyện và nhân vật. Việc sử dụng những yếu tố đó trong bài tự luận sẽ giúp bạn giữ chân được người đọc và bài viết được mượt mà. Dựa vào ký ức về sự kiện được đề cập đến, bạn cũng có thể bao gồm lời thoại của các nhân vật trong bài luận của mình. Tuy nhiên, bạn nên giới hạn các đoạn hội thoại trong khoảng vài dòng mỗi trang: quá nhiều hội thoại có thể khiến bài luận đi lạc hướng và thiên về tiểu thuyết hơn. Bước 4 - Bao gồm cốt truyện trong bài luận của bạn. Bạn cũng nên có ý thức về cốt truyện trong bài luận của mình: theo đó, chuỗi những sự kiện hay khoảnh khắc sẽ dẫn đến nhận thức hay mâu thuẫn ở cuối bài viết. Nhìn chung, các sự kiện trong bài luận nên được trình bày theo trình tự thời gian để người đọc có thể dễ dàng theo dõi. Bạn có thể sử dụng phác thảo cốt truyện để tổ chức bài viết. Những điểm chính trong cốt truyện sẽ là các luận chứng hỗ trợ cho câu hỏi hay vấn đề trung tâm của bạn. Bước 5 - Tập trung vào việc hé mở những sự thật sâu xa hơn. Tựu chung lại, những trải nghiệm của bạn ẩn chứa ý nghĩa sâu xa gì? Hãy thảo luận về trải nghiệm của bạn một cách trung thực và hiếu kỳ, cố khai phá sự thật ẩn sâu bên trong hay những điều mà mãi về sau, bạn mới có thể nhận ra. Thường thì những bài tự luận xuất sắc nhất luôn cố phơi bày những sự thật khiến người viết cảm thấy không thoải mái hay khó để đề cập đến. Đừng quên rằng dù thoạt nhìn, trải nghiệm nào đó dường như ẩn chứa mọi kịch tính cần thiết để làm nguyên liệu cho một bài tự luận hay nhưng đôi khi, đó lại là những chi tiết đã quá quen thuộc với người đọc. Hãy thận trọng với những trải nghiệm quen thuộc, chứa đựng cảm xúc mà có thể, người đọc từng được thưởng thức trước đó. Chẳng hạn như, việc viết về sự ra đi đột ngột của người thân nghe có vẻ quan trọng và sâu sắc với bạn. Nhưng nhiều khả năng người đọc đã biết phải trông chờ gì ở một bài viết như thế hoặc có thể họ sẽ không cảm được như cách của bạn bởi họ không biết nhiều về người đã mất như bạn. Thay vào đó, hãy thử khai thác sự thật sâu xa hơn là “Tôi buồn vì người thân đã mất”. Hãy nghĩ về việc người ấy ý nghĩa thế nào với bạn và người ấy đã có tác động ra sao đến cuộc sống của bạn, cả tích cực lẫn tiêu cực. Nhờ đó, có thể bạn sẽ hé mở được những điều sâu sắc hơn và có một bài tự luận tốt hơn. Phương pháp 3 - Hoàn thiện bài luận Bước 1 - Thử dùng những kiểu mẫu và thủ pháp văn học khác nhau. Bạn có thể làm bài viết của mình sinh động hơn bằng cách thử nghiệm với những kiểu mẫu và thủ pháp mới, chẳng hạn như phép ẩn dụ, phép lặp và nhân cách hóa. Khi bạn sử dụng thủ pháp văn học và cho người đọc thấy bạn có thể kể câu chuyện của mình tốt đến mức nào, bài tự luận của bạn sẽ xuất sắc hơn rất nhiều. Ví dụ như, bạn có thể dùng phép ẩn dụ để diễn tả cảm xúc tại thời điểm tiết lộ giới tính của mình với mẹ. Bạn có thể dùng những từ như “một bức tường sừng sững, không thể chọc thủng” để diễn tả khuôn mặt của bà. Hoặc bạn có thể dùng phép so sánh, chẳng hạn như “bà sững người và lặng đi, cứ như sét đánh ngang tai vậy”. Bước 2 - Đọc to bài tự luận. Khi đã hoàn thành bản nháp đầu tiên, ban nên đọc lại toàn bộ xem bài luân của bạn nghe như thế nào. Bạn có thể đọc một mình hoặc đọc cho một khán giả biết cảm thông và chia sẻ. Khi đọc, bạn nên đánh dấu những câu khó hiểu hoặc không rõ ràng và những câu có vẻ hụt hơi so với phần còn lại của bản nháp. Bạn cũng nên đảm bảo là các nhân vật được phát triển tốt và bài luận được viết dựa trên một cấu trúc hay cốt truyện nhất định. Hãy cân nhắc xem liệu bạn đã chạm được đến sự thật ẩn sâu bên trong hay chưa và nếu chưa thì bạn có thể làm gì để đến được đó. Đó chính là mục tiêu cuối cùng của việc chỉnh sửa. Bước 3 - Đọc lại, kiểm tra lỗi và chỉnh sửa. Khi đã có một bản nháp tốt, giờ là lúc để ngồi xuống, kiểm tra lỗi và chỉnh sửa. Bạn có thể xem xét lại những ghi chú trong lúc tự đọc to bài luận cũng như phản hồi từ những độc giả đáng tin cậy. Khi chỉnh sửa, bạn nên xem xét liệu nội dung của bài có đủ đặc sắc hay không, bạn có đang viết về chủ đề mà bạn thực sự hứng thú và liệu người đọc có hiểu được bài viết của bạn hay không. Đừng gây bối rối cho người đọc: điều đó có thể sẽ khiến họ không đủ kiên nhẫn để đọc hết tác phẩm của bạn. Bạn cũng nên đảm bảo rằng trọng tâm và chủ đề của bài luận được trình bày một cách rõ ràng. Trải nghiệm của bạn nên tập trung vào câu hỏi, vấn đề hay chủ đề trung tâm. Nhờ đó, có được một bài luận tốt và súc tích. Tránh dựa vào chức năng kiểm tra lỗi chính tả của các phần mềm soạn thảo để phát hiện toàn bộ lỗi chính tả và ngữ pháp trong bài luận của bạn.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Th%C3%AAm-font-ch%E1%BB%AF-m%E1%BB%9Bi-v%C3%A0o-InDesign
Cách để Thêm font chữ mới vào InDesign
Bạn có thể sử dụng Adobe InDesign để tạo ra nhiều tài liệu in ấn như sách, áp phích, tờ rơi và sách quảng cáo. Nếu cài đặt phông chữ mới trên máy tính, bạn có thể dùng nó trong InDesign và nhiều ứng dụng khác nữa. Nếu đang sử dụng phiên bản InDesign 2019 trở lên, bạn có thể cài đặt phông chữ miễn phí từ Adobe mà không cần thoát ứng dụng. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách thêm phông chữ mới trên máy tính Windows hoặc macOS và sử dụng nó trong InDesign. Phương pháp 1 - Thêm phông chữ Adobe trong InDesign 2019 Bước 1 - Mở InDesign trên máy tính. Nó nằm trong thư mục Applications trên Mac và trong trình đơn Start trên Windows. Phiên bản InDesign 2019 cho phép bạn kích hoạt hàng nghìn phông chữ miễn phí chưa có bản quyền ngay trong ứng dụng. Bước 2 - Nhấp vào Find More trong thẻ Character. Nếu bạn không nhìn thấy thẻ này, hãy nhấn ⌘ Cmd+T (trên Mac) hoặc Ctrl+T (trên máy tính cá nhân) để mở nó. Nút nằm ở ngay dưới trình đơn lựa chọn phông chữ. Bước 3 - Lướt xem danh sách phông chữ. Phông chữ nằm trong danh sách đều có thể được tải về miễn phí. Bạn có thể nhìn thấy phần xem trước từng phông chữ trong danh sách bằng cách di con trỏ chuột vào tên phông chữ. Bước 4 - Nhấp vào nút Download bên cạnh phông chữ. Từng phông chữ đều đi kèm với biểu tượng đám mây tương ứng ở bên phải tên phông chữ. Nếu bạn nhìn thấy biểu tượng đám mây có mũi tên trỏ xuống ở bên cạnh phông chữ thì nghĩa là phông chữ đó chưa được cài đặt. Hãy nhấp vào biểu tượng để tải nó về. Mũi tên trên đám mây sẽ biến thành dấu tích khi phông chữ sẵn sàng được sử dụng trong InDesign. Phông chữ được cài đặt cũng có sẵn trong Illustrator 2019 và nhiều ứng dụng khác của Adobe. Phương pháp 2 - Tải về phông chữ mới trên Mac Bước 1 - Tải phông chữ về máy tính. Nhiều trang web có nhiều phông chữ miễn phí mà bạn có thể tải về cho mục đích sử dụng cá nhân. Bạn có thể sử dụng công cụ tìm kiếm ưa thích để tìm ra các trang web như thế và lướt xem bộ sưu tập phông chữ. Khi bạn tìm thấy phông chữ, hãy nhấp vào nút để lưu nó vào máy tính. Một số trang tải phông chữ phổ biến là https://www.dafont.com, https://www.1001freefonts.com, và https://www.myfonts.com. InDesign hỗ trợ cho các loại phông chữ sau: OpenType, TrueType, Type 1, Multiple Master, và Composite. Nếu phông chữ bạn đang tải về yêu cầu lựa chọn định dạng trước khi tải, hãy lựa chọn một trong những định dạng đó. Nếu dự án InDesign của bạn có tính thương mại (chẳng hạn như là quảng cáo, xuất bản phẩm trả phí, trang web được thiết kế để sinh lợi nhuận, quảng cáo trên mạng xã hội), thường thì bạn sẽ cần mua bản quyền từ tác giả của phông chữ. Bước 2 - Đóng InDesign. Trước khi cài đặt phông chữ, hãy lưu lại phần việc đang làm trong InDesign và đóng ứng dụng nếu bạn chưa thực hiện điều này. Bước 3 - Mở Finder trên Mac. Nó có hình hai khuôn mặt tươi cười khác màu nằm trong thanh Dock. Bước 4 - Tìm đến thư mục chứa phông chữ đã tải về. Nếu để mặc định, tập tin đã tải về sẽ được lưu vào thư mục . Nếu tập tin đã tải về được nén (thường có đuôi là .zip), hãy nhấp đúp vào nó để giải nén. Phông chữ đã tải về thường có đuôi là .otf hoặc .ttf. Bước 5 - Nhấp đúp vào tập tin phông chữ. Đây là bước mở cửa sổ hộp thoại hiển thị phần xem trước phông chữ. Bước 6 - Nhấp vào Install Font (Cài đặt phông chữ). Nút màu xanh nước biển này nằm ở góc dưới bên phải cửa sổ hộp thoại. Đây là bước cài đặt phông chữ trên Mac. Bước 7 - Mở InDesign. Nó nằm trong thư mục Applications (Ứng dụng). Phông chữ đã cài đặt giờ sẽ hiện ra trong trình đơn Font trong thẻ Character. Bạn có thể lướt xem nhiều phông chữ trong InDesign. Phương pháp 3 - Tải về phông chữ mới trên máy tính cá nhân Bước 1 - Tải phông chữ về máy tính. Nhiều trang web có nhiều phông chữ miễn phí mà bạn có thể tải về cho mục đích sử dụng cá nhân. Hãy sử dụng công cụ tìm kiếm ưa thích để tìm ra các trang web như thế và lướt xem bộ sưu tập phông chữ. Khi bạn tìm thấy phông chữ mình cần, hãy nhấp vào nút để lưu nó vào máy tính. InDesign hỗ trợ cho các loại phông chữ sau: OpenType, TrueType, Type 1, Multiple Master, và Composite. Nếu phông chữ bạn đang tải về yêu cầu lựa chọn định dạng trước khi tải, hãy lựa chọn một trong những định dạng đó. Nếu dự án InDesign của bạn có tính thương mại (chẳng hạn như là quảng cáo, xuất bản phẩm trả phí, trang web được thiết kế để sinh lợi nhuận, quảng cáo trên mạng xã hội), thường thì bạn sẽ cần mua bản quyền từ tác giả của phông chữ. Một số trang tải về phông chữ phổ biến là https://www.dafont.com, https://www.1001freefonts.com, và https://www.myfonts.com. Bước 2 - Đóng InDesign. Trước khi cài đặt phông chữ, hãy lưu lại phần việc đang làm trong InDesign và đóng ứng dụng nếu bạn chưa thực hiện điều này. Bước 3 - Nhấp chuột phải vào trình đơn Start và lựa chọn File Explorer. Đây là bước mở trình duyệt tập tin của máy tính cá nhân. Bước 4 - Tìm đến thư mục chứa phông chữ đã tải về. Nếu để mặc định, tập tin đã tải về sẽ được lưu vào thư mục . Nếu tập tin đã tải về được nén (thường có đuôi là .zip), hãy nhấp đúp vào tập tin, lựa chọn , sau đó nhấp vào . Đây là bước giải nén thư mục chứa phông chữ hoặc giải nén từng tập tin phông chữ riêng lẻ. Phông chữ đã tải về thường có đuôi là .otf hoặc .ttf. Bước 5 - Nhấp đúp vào tập tin phông chữ và lựa chọn Install. Giờ thì phông chữ sẽ được cài đặt. Bước 6 - Mở InDesign. Nó thường nằm trong trình đơn Start. Phông chữ đã cài đặt giờ sẽ hiện ra trong trình đơn Font trong thẻ Character.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/K%E1%BA%BFt-B%E1%BA%A1n-tr%C3%AAn-Snapchat
Cách để Kết Bạn trên Snapchat
Snapchat, một trong những ứng dụng mạng xã hội phổ biến nhất trên thế giới, càng vui hơn khi bạn có những người bạn để cùng xài ứng dụng này! Thêm một người bạn vào danh sách liên lạc trên Snapchat rất dễ dàng. Nếu bạn biết tên tài khoản của người đó, việc này chỉ mất vài giây. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể thêm bạn bằng cách dò tìm từ danh bạ điện thoại. Phương pháp 1 - Các bước Bước 1 - Lưu thông tin bạn bè vào danh bạ điện thoại. Có hai cách để thêm bạn bè trên ứng dụng Snapchat — bạn có thể thêm trực tiếp từ danh bạ điện thoại hoặc tìm bằng tên tài khoản. Cả hai cách đều rất đơn giản. Với phương pháp thứ nhất, người mà bạn muốn thêm sẽ cần phải ở trong danh bạ liên lạc của điện thoại trước khi bạn có thể bắt đầu. Thêm nữa, người bạn đó cũng cần phải cài đặt và đăng ký tài khoản để sử dụng ứng dụng Snapchat. Bạn không thể kết bạn với một ai đó trên Snapchat khi mà họ chưa cài ứng dụng đó. Nếu người bạn đó đã ở trong danh bạ điện thoại của bạn và có sử dụng ứng dụng, bạn đã sẵn sàng để kết bạn trên Snapchat với họ. Bước 2 - Một cách khác, hỏi trực tiếp tên tài khoản của bạn mình. Nếu người mà bạn muốn kết bạn không nằm trong danh bạ điện thoại, bạn vẫn có thể tìm người đó trên Snapchat nếu bạn biết tên tài khoản của họ. Liên lạc ngay với bạn của mình để biết thông tin này — bạn sẽ cần nhớ chính xác tên tài khoản để có thể kết bạn. Nếu bạn đã có tên tài khoản của họ và đã sẵn sàng để kết bạn với họ, hãy đọc tiếp. Bước 3 - Cài đặt ứng dụng Snapchat và tạo một tài khoản. Trước khi bạn bắt đầu, bạn sẽ cần phải chắc chắn là ứng dụng Snapchat đã được cài đặt và hoạt động trên điện thoại hoặc thiết bị di động của bạn. Thêm vào đó, bạn sẽ cần một tài khoản đã đăng ký với Snapchat để có thể kết bạn với mọi người (và ngược lại). Nếu bạn chưa cài ứng dụng Snapchat, bạn có thể tải từ cửa hàng ứng dụng iTunes hoặc cửa hàng Google Play. Nếu bạn đã cài sẵn ứng dụng nhưng chưa tạo tài khoản, xem hướng dẫn cách tạo tài khoản. Phương pháp 2 - Thêm Bạn từ Danh bạ Điện thoại Bước 1 - Vuốt qua trình đơn "Find Friends" (Tìm bạn). Khi bạn mở Snapchat, màn hình đầu tiên bạn thấy sẽ là màn hình máy ảnh. Từ đây, vuốt qua phải hai màn hình'.' Bạn sẽ bỏ qua màn hình "My Friends" (Bạn của tôi), đây là danh sách những người mà bạn đã kết nối trên Snapchat, và chuyển qua màn hình "Find Friends" để tìm bạn. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/d\/da\/Add-Friends-on-Snapchat-Step-4-Version-3.jpg\/v4-460px-Add-Friends-on-Snapchat-Step-4-Version-3.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/d\/da\/Add-Friends-on-Snapchat-Step-4-Version-3.jpg\/v4-728px-Add-Friends-on-Snapchat-Step-4-Version-3.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} Một cách khác để đến màn hình Find Friends là chạm vào nút có biểu tượng hình người kế bên góc trên bên phải có dấu "+" ở màn hình "My Friends". Bước 2 - Ấn vào thẻ sổ tay ở phía trên bên phải. Gần ngay phần đầu màn hình, bạn sẽ thấy hai biểu tượng: một biểu tượng nét vẽ hình người với dấu "+" kế bên và một biểu tượng hình quyển sổ tay. Ấn vào lựa chọn thứ hai. Bước 3 - Bấm chọn "Continue" (Tiếp tục) sau khi đồng hồ đếm ngược xong. Snapchat không cho bạn quét danh bạ điện thoại ngay lập tức — ứng dụng sẽ cho bạn xem một đoạn tóm tắt quyền chối bỏ trách nhiệm. Đọc và tiếp tục bằng cách ấn vào nút "Continue" (Tiếp tục) sẽ xuất hiện ở dưới đáy màn hình sau vài giây. Snapchat khuyến khích bạn xem lại chính sách riêng tư trước khi cho phép ứng dụng truy cập danh bạ của bạn. Bạn có thể xem chính sách này trực tuyến ở đây. Bước 4 - Ấn "Okay" (Đồng ý) để tiếp tục. Bước 5 - Ấn vào nút "+" kế bên mỗi người mà bạn muốn kết bạn. Snapchat sẽ hiển thị một danh sách những người có trong danh bạ điện thoại của bạn và đồng thời cũng dùng Snapchat. Chọn ký hiệu dấu "+" màu xám cạnh mỗi tên để thêm người đó làm bạn bè trên Snapchat. Dấu tích màu tím xuất hiện có nghĩa là bạn đã thêm người đó làm bạn bè. Phương pháp 3 - Thêm Bạn thông qua Tên tài khoản Bước 1 - Đi tới màn hình "Find Friends" (Tìm Bạn). Đây là màn hình mà bạn đã thấy ở phương pháp trên — vuốt phải hai lần từ màn hình chụp ảnh. Bước 2 - Ấn vào biểu tượng kính hiển vi. Nó sẽ mở ra một ô gõ chữ. Nhập vào tên tài khoản Snapchat của người bạn muốn thêm (nhớ nhập chính xác) và ấn "OK" hoặc ấn biểu tượng kính hiển vi (có thể sẽ hơi khác tùy thuộc vào điện thoại) để bắt đầu tìm kiếm. Nói rõ hơn, để có thể tìm thấy họ trên Snapchat bằng cách này — biết tên thật hoặc số điện thoại là không đủ. Liên lạc trực tiếp với bạn mình nếu không biết chắc chắn tên tài khoản của họ. Bước 3 - Ấn vào dấu "+" để thêm bạn. Ngay khi Snapchat xác định được người đó, tên của họ sẽ xuất hiện dưới thanh tìm kiếm. Nhấp vào dấu "+" kế bên tên người đó để thêm bạn trên Snapchat. Chú ý bạn phải kết bạn với ai đó trước khi có thể nhận tin nhắn hình ảnh từ họ — trước khi bạn làm việc này, bất cử ảnh nào họ gửi cho bạn sẽ bị chuyển vào danh sách "ảnh chờ" phía dưới tên họ. Bước 4 - Kết bạn với bất cứ ai đã thêm bạn ở màn hình "Find Friends". Nếu bạn không nhập gì vào ô tìm kiếm ở phía trên cùng của màn hình "Find Friends", bạn sẽ thấy một danh sách người dùng Snapchat đã kết nối với bạn. Bất kể ai đã kết bạn với bạn (nhưng bạn chưa kết bạn ngược lại) sẽ có biếu tượng dấu "+" màu xám kế bên tên người đó. Ấn vào biểu tượng này để thêm bạn với người bạn muốn. Snapchat có những con "bots" — những tài khoản người dùng được điều khiển bằng máy tính, sẽ cố gắng gửi quảng cáo cho bạn. Để tránh phiền phức, không kết bạn với người bạn không biết.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/V%C6%B0%E1%BB%A3t-qua-N%E1%BB%97i-s%E1%BB%A3-M%E1%BA%A5t-%C4%91i-Ng%C6%B0%E1%BB%9Di-th%C3%A2n-y%C3%AAu
Cách để Vượt qua Nỗi sợ Mất đi Người thân yêu
Mất đi người thân yêu là quá trình khá khó khăn bất kể mọi hoàn cảnh. Vượt qua nỗi sợ mất đi người thân yêu là quá trình khá riêng tư. May mắn thay, có khá nhiều kỹ thuật đã được nghiên cứu có thể giúp ích được cho bạn chẳng hạn như suy nghĩ thực tế hơn về cái chết, đối phó với nỗi sợ mất mát, và nhận sự hỗ trợ từ phía xã hội. Phương pháp 1 - Suy nghĩ Một cách Thực tế về Cái chết Bước 1 - Nhận thức được rằng nỗi sợ về cái chết là điều bình thường. Hầu hết mọi người đều sợ người thân của họ sẽ ra qua đời tại một thời điểm nào đó. Ngoài ra, mọi người đều sẽ phải trải nghiệm cảm giác mất đi người thân yêu trong cuộc sống. Theo lý thuyết quản lý nỗi sợ hãi, suy nghĩ về cái chết của người mà bạn yêu thương có thể hình thành nỗi sợ hãi gây tê liệt. Nghĩ về sự qua đời của người khác cũng sẽ nhấn mạnh về cái chết của bản thân. Bạn nên biết rằng bạn không phải là người duy nhất gặp phải tình trạng này. Bạn sẽ nhận được sự đồng cảm từ phía người khác bởi vì có lẽ là họ đã từng gặp phải vấn đề tương tự như tình huống của bạn. Nếu có thể, hãy chia sẻ cảm giác của bản thân với người đã từng phải đối phó với sự mất mát và nó sẽ giúp bạn cảm thấy rằng cảm xúc của bạn đang được ủng hộ và được xác nhận. Nhìn nhận nỗi sợ và cảm giác của bản thân. Hãy tự nói với bản thân rằng “Sợ hãi và buồn bã là điều bình thường. Chúng chỉ là phản ứng tự nhiên trước tình huống”. Bước 2 - Tập trung vào yếu tố mà bạn có thể kiểm soát. Nếu bạn đang phải chăm sóc cho người thân bị ốm, quá trình này có thể làm tăng thêm lo lắng, đau buồn, gánh nặng, và khiến bạn mất tự do. Mặc dù chắc hẳn bạn sẽ muốn cố gắng hết sức để giúp đỡ người thân yêu, bạn sẽ không thể nào kiểm soát khoảng thời gian sống của họ. Thay vì vậy, hãy chú tâm vào hành động mà bạn có thể thực hiện trước mắt, chẳng hạn như dành thời gian cho họ hoặc đối phó với nỗi sợ và nỗi buồn một cách lành mạnh. Suy nghĩ về yếu tố nằm mà bạn có khả năng kiểm soát trong tình huống hiện tại. Ví dụ, bạn có thể kiểm soát hành vi của bản thân – hành động mà bạn lựa chọn thực hiện trong tình huống này. Bạn có thể tập trung vào việc nỗ lực hết sức để an ủi và chăm sóc cho người mà bạn yêu thương. Đồng thời, bạn cũng nên chú ý xoa dịu bản thân và bày tỏ cảm xúc của mình với người thân yêu để xử lý sự đau buồn. Ngừng suy nghĩ về nhân tố mà bạn không thể kiểm soát. Biện pháp hình dung và tưởng tượng có thể giúp bạn đạt được cái nhìn toàn cục về yếu tố mà bạn có thể và không thể kiểm soát. Hãy tưởng tượng rằng bạn đặt hết mọi sự sợ hãi của mình trên một chiếc lá đang trôi theo dòng nước. và quan sát chúng ngày một trôi xa dần. Thiết lập giới hạn. Nếu bạn phải chăm sóc cho người thân yêu đang bị ốm, quá trình này có thể hình thành nhiều sự khó khăn khác nhau bao gồm tâm trạng không thể chịu đựng, lo âu và trầm cảm. Chỉ nên làm những điều trong khả năng của bản thân, và nên nhớ dành thời gian để chăm sóc chính mình. Có lẽ bạn sẽ cần phải thiết lập ranh giới với mọi người để bảo toàn cho khoảng thời gian được ở một mình này. Sử dụng biện pháp chánh niệm để tập trung chú ý vào khoảnh khắc hiện tại. Chúng ta sợ hãi bởi vì chúng ta thường suy nghĩ về tương lai và những việc có thể xảy ra thay vì chú tâm vào hiện tại và hành động mà chúng ta có thể thực hiện trong thời điểm trước mắt. Bạn nên chịu trách nhiệm trước sự việc đang diễn ra trong lúc này (khi bạn đang đọc bài viết này)! Bước 3 - Chấp nhận mất mát. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi con người bày tỏ sự chấp nhận trước cái chết nói chung, họ sẽ dễ dàng đối phó với mất mát và nhanh chóng hồi phục hơn. Bạn có thể bắt đầu luyện tập khả năng này bằng cách liệt kê danh sách mọi cảm xúc và suy nghĩ khó khăn liên quan đến sự mất mát. Viết ra suy nghĩ và nỗi sợ chân thật nhất và tiến hành chấp nhận từng yếu tố một. Bạn có thể nói với bản thân rằng "Mình chấp nhận sự sợ hãi và nỗi đau của bản thân. Mình chấp nhận rằng một ngày nào đó, mình có thể sẽ mất đi người này. Sẽ rất khó khăn, nhưng mình chấp nhận rằng mất mát là một phần của cuộc sống". Nhắc nhở bản thân rằng cái chết là một phần của cuộc sống. Không may mắn thay, mất mát cũng là vấn đề mà hầu hết mọi người đều phải đối mặt trong cuộc đời. Bước 4 - Suy nghĩ tích cực về thế giới. Khi con người tin rằng thế giới hoàn toàn công bằng và đúng đắn, họ thường sẽ nhanh chóng hồi phục hơn và ít gặp khó khăn hơn khi mất đi người thân yêu. Một biện pháp để suy nghĩ tiêu cực về thế giới đó là nhận thức rõ về vòng tuần hoàn của cuộc sống và rằng cả sự sống lẫn cái chết đều là quá trình hoàn toàn tự nhiên. “Có sinh thì phải có diệt”. Bạn nên cố gắng nhận thức vẻ đẹp trong cuộc sống và cái chết. Vòng tuần hoàn của cuộc sống rất tuyệt vời và là điều mà chúng ta cần phải trân trọng và biết ơn. Khi một người nào đó qua đời, một người khác sẽ lại có cơ hội được sống. Rèn luyện lòng biết ơn. Bạn có thể nói một điều gì đó với bản thân chẳng hạn như "Mình có thể sẽ mất đi người mà mình yêu thương, nhưng ít ra bây giờ, mình vẫn còn có thể dành thời gian cho người đó. Mình sẽ tập trung vào điều này và trân trọng khoảng thời gian mà mình có. Mình rất biết ơn từng phút giây mà mình có với người đó". Chúng ta cũng có khả năng lựa chọn bày tỏ lòng biết ơn về việc mọi người, bao gồm cả người thân yêu của chúng ta, đều có cơ hội được trải nghiệm cuộc sống. Nếu người mà bạn yêu thương đang đau đớn, bạn nên tập trung suy nghĩ rằng người đó sẽ không còn phải chịu đựng cơn đau này sau khi qua đời. Hãy nhìn nhận một sự thật rằng cho dù là niềm tin của người đó (và của bạn) có như thế nào, người đó cũng sẽ được yên nghỉ. Phương pháp 2 - Đối phó với Nỗi sợ Mất mát Bước 1 - Sử dụng nguồn lực mà bạn có. Sở hữu nguồn lực đối phó trước mất mát không tương xứng có thể hình thành sự khó khăn cao độ và đau buồn mãn tính sau khi mất đi người thân yêu. Vì vậy, xây dựng cơ chế đối phó khi bạn cảm thấy sợ hãi trước khả năng mất đi người thân yêu là điều rất quan trọng. Con người thường có biện pháp để đối phó với các loại tâm trạng cụ thể khác nhau chẳng hạn như lo sợ, mất mát, đau buồn, và thất vọng. Một vài ví dụ về phương pháp tích cực để đối phó với nỗi sợ mất đi người thân yêu bao gồm tập thể dục, viết lách, nghệ thuật, hoạt động gắn liền với thiên nhiên, hành vi liên quan đến tôn giáo/tâm linh (chẳng hạn như cầu nguyện) và âm nhạc. Xử lý cảm xúc một cách phù hợp; cho phép bản thân cảm nhận chúng và trút bầu tâm sự nếu cần. Mức độ trầm cảm nặng (trước cái chết của người thân yêu) đòi hỏi bạn phải thiết lập quá trình điều chỉnh tốt hơn đối với mất mát một khi nó xảy ra. Khóc cũng là hành động lành mạnh và bình thường để trút bỏ nỗi buồn và sự sợ hãi bị dồn nén. Viết nhật ký về nỗi sợ. Viết ra mọi suy nghĩ và cảm xúc của bản thân về việc mất đi người mà bạn yêu thương. Bước 2 - Hít thở sâu. Nếu bạn nhận thấy bản thân đang hốt hoảng hoặc lo lắng cực độ về suy nghĩ mất đi người thân yêu, hít thở sâu sẽ giúp bạn giảm thiểu phản ứng sinh lý học của bản thân (thở dốc, tăng nhịp tim, v.v) và giúp bạn cảm thấy bình tĩnh hơn. Ngồi hoặc nằm với tư thế thoải mái tại nơi phù hợp. Hít sâu không khí vào phổi một cách chậm rãi qua mũi và thở ra bằng miệng. Tập trung hoàn toàn vào nhịp hít thở. Chú ý đến bụng/cơ hoành khi nó di chuyển lên xuống trong quá trình hít thở. Bước 3 - Củng cố lòng tự trọng và sự độc lập của bản thân. Lòng tự trọng cao là nhân tố giúp bảo vệ bạn trước những khó khăn trong quá trình đối phó với vấn đề liên quan đến cái chết. Tuy nhiên, vấn đề trong mối quan hệ chẳng hạn như mâu thuẫn và lệ thuộc quá mức vào nhau có thể khiến bạn trở nên dễ bị tác động bởi sự đau buồn mãn tính sau khi người mà bạn yêu thương qua đời. Bạn cần phải độc lập hơn và thiết lập kế hoạch để xây dựng cuộc sống độc lập. Tin tưởng rằng mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng hơn và bạn sẽ có khả năng đối phó với chúng. Bước 4 - Tạo dựng ý nghĩa và mục đích trong cuộc sống. Tin tưởng rằng thế giới này có ý nghĩa (hoặc một thời điểm) nào đó có thể giúp con người đối phó với cái chết và giảm thiểu nỗi sợ mất đi người thân yêu. Có mục đích sống có nghĩa là sống vì những lý do cụ thể nào đó (chẳng hạn như gia đình, sự nghiệp, để giúp đỡ thế giới, đền ơn cộng đồng, v.v) thay vì chỉ đơn thuần là cố gắng tồn tại hoặc sống sót. Nếu cuộc sống của bạn có mục đích rõ ràng, bạn có thể tập trung vào điều mà bạn có thể đạt được và tiến bước khi người bạn yêu thương qua đời. Biện pháp này sẽ giúp đảm bảo rằng bạn sẽ tiếp tục sống vì mục đích nào đó ngay cả khi người thân yêu của bạn không còn ở bên bạn. Hãy nhớ rằng bạn là thành viên đáng giá trong xã hội. Tập trung vào hành động mà bạn có thể thực hiện để đóng góp cho thế giới. Bạn có giúp đỡ người khác? Bạn có tử tế với người lạ? Bạn có quyên góp cho từ thiện hoặc cống hiến thời gian của mình cho công việc tình nguyện? Nhận thức rõ những thuộc tính này có thể giúp bạn biết rằng bạn là người có mục đích sống cụ thể, và có thế tiếp tục thực hiện nó ngay cả khi bạn đã mất đi người thân yêu. Trong tương lai, bạn thậm chí có thể dành tặng một vài hoạt động hoặc dự án nào đó cho người mà bạn yêu thương đã qua đời. Cố gắng tìm hiểu ý nghĩa của cái chết. Một ví dụ của quá trình này đó là cái chết là một phần tất yếu của cuộc sống, hoặc cái chết chỉ đơn giản là cánh cổng mở ra một không gian hoặc một thế giới khác (chẳng hạn như niềm tin vào kiếp sau). Cái chết có ý nghĩa như thế nào đối với bạn? Liệu người mà bạn yêu thương có tiếp tục sống ở thế giới bên kia? Hoặc liệu sự đóng góp của người đó cho xã hội vẫn sẽ sống mãi? Bước 5 - Liên lạc với thế lực cao hơn. Thế lực cao hơn có thể là bất kỳ một yếu tố nào đó to lớn và mạnh mẽ hơn bạn. Bạn nên thiết lập sự kết nối hoặc suy nghĩ về tôn giáo, tín ngưỡng, hoặc thế giới quan giúp bạn đối phó với chủ đề có liên quan đến cái chết. Nếu bạn không phải là người sùng đạo hoặc không tin vào thượng đế tối cao, bạn có thể tập trung vào nguồn lực mạnh mẽ hơn bạn chẳng hạn như thiên nhiên (mặt trăng và biển cũng khá mạnh mẽ). Thế lực cao hơn bạn cũng có thể là một nhóm người nào đó (vì một nhóm người luôn sẽ mạnh hơn từng cá nhân riêng lẻ). Viết thư cho những yếu tố hùng mạnh này để bày tỏ nỗi sợ hãi về việc mất đi người mà bạn yêu thương. Cầu nguyện với thế lực này về cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Tham khảo về kết quả mà bạn mong muốn (chẳng hạn như giúp người thân yêu của bạn vượt qua bệnh tật, hoặc cầu xin cho người đó không phải chịu đựng nữa, v.v). Phương pháp 3 - Tăng cười Sự hỗ trợ Xã hội Bước 1 - Trân trọng khoảng thời gian mà bạn có với người thân yêu của mình. Nếu người mà bạn yêu thương vẫn còn sống, bạn nên dành thời gian chất lượng cho họ trong những ngày cuối đời. Trò chuyện với họ về kỷ niệm của cả hai, cũng như về những điểm mà bạn quý trọng ở họ. Nhớ nhấn mạnh vào cảm giác của bản thân dành cho họ. Hãy nói với họ rằng bạn rất yêu họ. Quá trình trò chuyện trong khoảng thời gian cuối đời này có thể sẽ rất khó khăn, nhưng bạn nên nhớ trình bày mọi điều mà bạn muốn để không phải hối tiếc sau này. Bạn có thể viết ra mọi thứ trước khi nói với người thân yêu của bạn. Bước 2 - Chia sẻ với thành viên trong gia đình. Sự gắn bó và hỗ trợ liên tục từ phía thành viên trong gia đình trong thời điểm mất mát sẽ giúp bạn có thể chịu đựng cảm xúc khó khăn liên quan đến sự mất mát. Nếu bạn muốn chia sẻ với người nhà hoặc với bạn bè, bạn nên hỏi ý kiến của họ trước. Có lẽ bạn không phải là người duy nhất cần đến sự ủi an. Vây quanh bản thân với người thân và xây dựng sự đoàn kết thông qua quá trình trò chuyện về kỷ niệm hoặc cùng nhau thực hiện hoạt động nào đó. Bước 3 - Giải bày tâm sự với người mà bạn tin tưởng. Không phải chỉ riêng sự tương tác trong gia đình mới có thể giúp làm giảm nỗi sợ mất đi người thân yêu, nhưng mối quan hệ bên ngoài phạm vi gia đình cũng khá hữu ích trong việc làm tăng khả năng đối phó tích cực với sự mất mát có thể xảy ra. Bàn luận về cảm xúc và suy nghĩ của bản thân với người khác để giảm thiểu sự sợ hãi và lo âu sẽ khá hữu ích. Nếu bạn là người sùng đạo, bạn có thể chia sẻ với người đứng đầu tôn giáo của bạn để họ an ủi bạn và giúp bạn tìm kiếm lời cầu nguyện thích hợp. Bước 4 - Giúp đỡ người khác. Không chỉ riêng chúng ta cần đến sự hỗ trợ từ phía xã hội khi đang lo lắng về sự ra đi của một ai đó, nhưng giúp đỡ người khác cũng là biện pháp tuyệt vời để có thể cảm thấy tốt hơn. Trò chuyện với con cái của bạn về cái chết. Nếu bạn có con, bạn nên nhớ dành thời gian đặc biệt để nói về chủ đề này. Hầu hết mọi thư viện công cộng đều có sách dành riêng cho trẻ em có thể giúp bạn và lũ trẻ nhà bạn tìm hiểu về cái chết với thái độ bình thản hơn. Bước 5 - Duy trì mối quan hệ với người đã mất. Một trong những nỗi lo sợ lớn nhất mà con người sở hữu khi nghĩ đến cái chết của người thân yêu đó là đây cũng sẽ là sự kết thúc của mối quan hệ mà giữa họ. Tuy nhiên, nó vẫn sẽ sống mãi, trong ký ức, trong lời cầu nguyện, trong cảm xúc và suy nghĩ của bạn về người đó. Tập trung vào sự thật là mối quan hệ và sự liên kết giữa bạn và người đó sẽ không thể nào mất đi.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/%C6%AF%E1%BB%9Bp-b%C3%ADt-t%E1%BA%BFt
Cách để Ướp bít tết
Món bít sẽ mềm và thơm ngon hơn sau khi được ướp. Hương vị ngọt và mặn mà của nước ướp sẽ hòa quyện với thịt sau khi bạn cất bít tết ướp vào tủ lạnh. Chờ cho đến khi chế biến, bạn sẽ có món bít tết đậm đà và thơm lựng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách ướp bít tết với 3 công thức ướp vô cùng thơm ngon. Phương pháp 1 - Ướp bít tết Bước 1 - Chọn miếng bít tết. Những miếng thịt dai và/hoặc ít béo như sườn, thăn, diềm, bụng dưới, mông và phần thịt nối giữa thịt thăn và sườn là những miếng thịt lý tưởng để ướp trước khi chế biến món bít tết. Nước ướp sẽ ngấm vào thịt, nhờ đó giúp thịt thơm ngon và mềm hơn. Ướp sẽ làm hỏng những miếng thịt hảo hạng như đầu thăn, bít tết loại một, thịt thăn chữ T, thăn nõn (phi lê bò) và thăn ngoại. Những miếng thịt này đã đủ tuyệt vời, do đó bạn không cần phải ướp thêm. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về các loại thịt bò trên mạng. Bước 2 - Khía sâu khoảng 1/2 độ dày miếng thịt để nước ướp ngấm vào thịt nhanh hơn. Nước ướp sẽ hòa quyện với thịt khi axit từ nước ướp phá vỡ cơ và mô liên kết, tuy nhiên quá trình này xảy ra rất chậm. Nếu miếng thịt dày, bên ngoài miếng thịt sẽ bị chua trước khi nước ướp kịp ngấm vào bên trong. Nói chung, bề mặt thịt tiếp xúc với nước ướp càng nhiều thì nước ướp càng dễ ngấm vào thịt hơn. Bước 3 - Pha nước ướp. Nước ướp cơ bản bao gồm nước chua (để phá vỡ cơ thịt), dầu và các hương liệu khác như chất tạo ngọt, rau thơm và/hoặc gia vị. Nước ướp có thể vừa mặn vừa ngọt, có hương vị Ý hoặc hương vị thịt nướng, tùy vào sở thích của bạn. Bạn có thể chọn nước ướp đóng chai hoặc tự pha nước ướp từ các nguyên liệu sau: Hầu hết các loại nước ướp đều sử dụng nước chua (có tính axit) làm mềm thịt như rượu vang, giấm hoặc nước cốt chanh. Tuy nhiên, bạn không nên dùng quá nhiều. Nước chua có thể phá vỡ (biến tính) liên kết protein nhưng nếu thịt bò ngâm trong nước chua có nồng độ axit cao (pH ≤5) trong hơn 2 tiếng sẽ gây phản tác dụng. Điều đó có nghĩa là liên kết protein sẽ càng khít chặt hơn, hút hết độ ẩm từ thịt và làm cho thịt dai hơn. Bên cạnh đó, gừng, kiwi, đu đủ và dứa có chứa các enzyme làm mềm. Bạn cũng không nên cho quá nhiều những nguyên liệu trên vào thịt để tránh làm thịt dai hơn. Các sản phẩm từ sữa như sữa chua Hy Lạp và sữa bơ cũng giúp làm mềm thịt bằng cách nào đó vẫn chưa được làm rõ. Có nhiều khả năng là do thành phần axit lactic bên trong. Bước 4 - Cho thịt vào hộp đựng và rưới nước ướp lên. Bạn có thể sử hộp nhựa, thủy tinh hoặc sứ. Đổ lượng nước sốt vừa đủ sao cho nước sốt phủ hoàn toàn miếng thịt. Bạn không cần sợ đổ quá nhiều nước ướp. Ướp trong túi có khóa vuốt lớn rất tiện lợi vì lượng nước sốt cần dùng để bao phủ hoàn toàn thịt thường ít hơn khi để thịt trong bát. Nếu không có nhiều thời gian, bạn có thể chà xát nước ướp lên thịt để nước ướp ngấm nhanh hơn. Còn không, bạn có thể chờ cho nước ướp tự ngấm vào thịt. Bước 5 - Cho thịt đã ướp vào tủ lạnh. Đậy kín hộp thịt, sau đó cho vào tủ lạnh trong 2-24 tiếng, tùy thuộc vào khả năng ngấm của nước ướp. Bước 6 - Chế biến thịt. Chắt hết lượng nước ướp còn thừa, để thịt ở nhiệt độ phòng sau đó nướng vỉ, nướng lò, chiên, hoặc nấu tùy vào công thức mà bạn chọn. Phương pháp 2 - Pha nước ướp bít tết Bước 1 - Pha nước ướp giấm Balsamic. Đây là loại nước ướp cổ điển mang đến hương vị thơm ngon nhất cho thịt. Sự kết hợp hoàn hảo giữa hương vị ngọt và mặn sẽ làm bạn chảy nước bọt. Muốn pha nước ướp giấm Balsamic bạn có thể trộn những nguyên liệu sau: 2 cọng hẹ tây có kích cỡ vừa phải, băm nhỏ 1 thìa lá cỏ xạ hương khô 3 thìa đường nâu sẫm (đóng gói) 1/4 cốc nước tương (xì dầu) 3 thìa nước sốt Worcestershire 2 thìa giấm Balsamic 1/3 cốc dầu thực vật Bước 2 - Thử nước ướp từ muối và tiêu. Ướp bít tết bằng muối và tiêu qua đêm sẽ tạo điều kiện cho nước ướp ngấm sâu vào miếng thịt, nhờ đó bạn có thể thưởng thức được vị cay mặn mà từ bên trong miếng thịt khi chế biến. Dưới đây là những gì bạn cần cho loại nước ướp này: 1 1/2 thìa cà phê muối 2 thìa cà phê hạt tiêu tươi xay 1 thìa cà phê muối tỏi 1/4 cốc nước 1/4 cốc dầu thực vật hoặc dầu hạt cải 2 thìa giấm trắng Bước 3 - Pha nước ướp Ý từ mật ong. Loại nước ướp này không những hoàn hảo cho món bít tết mà còn có thể sử dụng cho cả thịt gà hoặc thịt lợn. Trộn đều những nguyên liệu sau rồi đổ lên bít tết còn sống: 1 1/2 cốc nước sốt ướp bít tết 1 thìa nước tương (xì dầu) 1/3 cốc sốt salad kiểu Ý 1/3 cốc mật ong 1/2 thìa cà phê bột tỏi
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/%C4%90%E1%BB%95i-m%C3%A0u-v%C4%83n-b%E1%BA%A3n-trong-HTML
Cách để Đổi màu văn bản trong HTML
Mặc dù bạn có thể thay đổi màu sắc văn bản bằng cách sử dụng thẻ <font> trong HTML, nhưng cách này không còn được hỗ trợ trên HTML5. Thay vào đó, bạn nên sử dụng CSS cơ bản để xác định màu sắc mà văn bản sẽ hiển thị trong các thành tố khác nhau trên trang web. CSS cũng sẽ đảm bảo cho trang web của bạn tương thích được với mọi trình duyệt. Phương pháp 1 - Sử dụng CSS Bước 1 - Mở tập tin HTML lên. Cách tốt nhất để thay đổi màu sắc cho văn bản là sử dụng CSS. Thuộc tính HTML <font> lỗi thời không còn được hỗ trợ trên chuẩn HTML5. Phương pháp khả dụng hơn là dùng CSS để định kiểu của các thành tố. Cách này cũng khá hiệu quả với những stylesheet rời (tệp CSS được nhúng vào HTML). Các ví dụ bên dưới là dành cho tập tin HTML chèn thêm stylesheet. Bước 2 - Đặt con trỏ chuột bên trong thẻ <head>. Nếu đang dùng stylesheet rời, sẽ phải định nghĩa kiểu mẫu bên trong thẻ này. Bước 3 - Gõ <style> để tạo một stylesheet rời. Khi thẻ <style> nằm bên trong thẻ <head>, CSS bên trong thẻ <style> sẽ được áp dụng cho bất kỳ thành tố thích hợp trên trang. Sau khi hoàn tất, phần mở đầu tập tin HTML của bạn sẽ gần giống với ví dụ này: <!DOCTYPE html> <html> <head> <style> </style> </head> Bước 4 - Nhập thành tố văn bản mà bạn muốn thay đổi màu sắc. Phần <style> sẽ được sử dụng để định nghĩa cách diện mạo của thành tố khác biệt trên trang. Ví dụ, nếu muốn đổi kiểu của toàn bộ phần nội dung trên trang, bạn gõ như sau: <!DOCTYPE html> <html> <head> <style> body { } </style> </head> Bước 5 - Nhập thuộc tính color: vào phần chọn thành tố. Thuộc tính color: sẽ cho trang web biết màu sắc văn bản cần áp dụng cho thành tố đó. Trong ví dụ này, chúng ta sẽ thay đổi thành tố mặc định đối với tất cả văn bản trên trang, cũng chính là toàn bộ nội dung chính của trang: <!DOCTYPE html> <html> <head> <style> body { color: } </style> </head> Bước 6 - Nhập vào một màu sắc cho văn bản. Có ba cách để nhập màu sắc: theo tên, theo giá trị hex và theo giá trị RGB. Ví dụ, để nhập màu xanh dương, bạn có thể gõ blue, rgb(0, 0, 255) hoặc #0000FF. <!DOCTYPE html> <html> <head> <style> body { color: red; } </style> </head> Bước 7 - Thêm nhiều phần chọn khác để thay đổi màu sắc của nhiều thành tố. Bạn có thể sử dụng những phần chọn khác nhau để thay đổi màu sắc văn bản đối với các phần khác trong trang: <!DOCTYPE html> <html> <head> <style> body { color: red; } h1 { color: #00FF00; } p { color: rgb(0,0,255) } </style> </head> <body> <h1>Đề mục này sẽ có màu xanh lá.</h1> <p>Đoạn văn này sẽ có màu xanh dương.</p> Phần nội dung này sẽ có màu đỏ. </body> </html> Bước 8 - Định nghĩa một lớp CSS thay vì thay đổi một thành tố. Bạn có thể định nghĩa một lớp, sau đó áp dụng định nghĩa đó cho bất kỳ thành tố nào, nằm ở bất cứ đâu trong trang để thêm lớp phong cách hiển thị. Ví dụ, trong tệp sau, lớp ".redtext" sẽ làm cho mỗi thành tố mà nó áp dụng hiển thị dưới mẫu văn bản màu đỏ: <!DOCTYPE html> <html> <head> <style> .redtext { color: red; } </style> </head> <body> <h1 class="redtext">Đề mục này sẽ có màu đỏ</h1> <p>Đoạn văn này sẽ hiển thị bình thường.</p> <p class="redtext">Đoạn văn này sẽ có màu đỏ</p> </body> </html> Phương pháp 2 - Sử dụng thuộc tính kiểu nội tuyến Bước 1 - Mở tập tin HTML lên. Bạn có thể sử dụng thuộc tính kiểu nội tuyến để thay đổi một thành tố duy nhất trong trang. Cách này có thể hữu dụng nếu bạn muốn nhanh chóng đổi kiểu một hoặc hai thành tố, nhưng nó không được khuyến khích để áp dụng trên diện rộng. Đối với những thay đổi một cách toàn diện về kiểu, bạn nên sử dụng phương pháp trước. Bước 2 - Tìm thành tố mà bạn muốn thay đổi trong tệp. Bạn có thể sử dụng thuộc tính kiểu nội tuyến để đổi màu chữ với bất kỳ thành tố nào. Chẳng hạn, nếu bạn muốn đổi màu một đề mục cụ thể, xác định vị trí đề mục đó: <!DOCTYPE html> <html> <body> <h1>Đây là đề mục mà bạn muốn đổi màu</h1> </body> </html> Bước 3 - Thêm thuộc tính kiểu cho thành tố. Gõ style="" bên trong thẻ mở cho thành tố mà bạn muốn thay đổi: <!DOCTYPE html> <html> <body> <h1 style="">Đây là đề mục mà bạn muốn đổi màu</h1> </body> </html> Bước 4 - Nhập thuộc tính color: vào trong dấu"". Ví dụ: <!DOCTYPE html> <html> <body> <h1 style="color:">Đây là đề mục mà bạn muốn đổi màu</h1> </body> </html> Bước 5 - Gõ màu sắc mà bạn muốn gán cho văn bản. Có ba cách biểu đạt màu sắc. Bạn có thể gõ tên màu sắc bằng tiếng Anh, nhập giá trị RGB hoặc là giá trị hex. Chẳng hạn, để đổi văn bản thành màu vàng, bạn có thể gõ yellow;, rgb(255,255,0); hoặc #FFFF00;: <!DOCTYPE html> <html> <body> <h1 style="color:#FFFF00;">Đề mục này bây giờ sẽ là màu vàng</h1> </body> </html>
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/C%E1%BA%A7m-N%C6%B0%E1%BB%9Bc-m%E1%BA%AFt
Cách để Cầm Nước mắt
Khóc khi căng thẳng hoặc buồn phiền là hành động hoàn toàn bình thường, nhưng nếu không muốn khóc hoặc không muốn ai nhìn thấy bạn khóc, bạn có thể áp dụng một số cách để cầm nước mắt. Để làm được như vậy, bạn cần thực hiện một số thay đổi về mặt thể chất hoặc tinh thần để không còn chú ý vào những gì khiến bạn buồn và tập trung vào những điều tích cực hơn. Tuy nhiên, nếu việc này không hiệu quả, bạn cũng có thể che giấu nước mắt trong chốc lát để cho bản thân thêm thời gian và tự trấn an trước khi tập trung vào việc khác. Dù là trong trường hợp nào, hãy nhớ rằng bạn đang trải qua việc hoàn toàn bình thường và bạn sẽ cảm thấy tốt hơn. Phương pháp 1 - Cầm nước mắt bằng hoạt động thể chất Bước 1 - Tập trung vào hơi thở. Khóc là phản ứng được gây ra bởi trạng thái cảm xúc dâng trào; và cảm giác thả lỏng có được từ việc hít thở sẽ giúp bạn cầm nước mắt. Có lẽ bạn vừa nghĩ đến một kỷ niệm buồn, bạn vừa kết thúc một mối quan hệ tình cảm, hoặc biến cố nào đó vừa xảy ra trong cuộc sống của bạn. Giữ bình tĩnh là việc quan trọng giúp bạn ngừng khóc. Tập trung vào hơi thở như khi thiền là một cách kiểm soát cảm xúc và lấy lại cảm giác bình yên trong lòng. Khi bạn cảm thấy như sắp khóc, hãy hít vào thật chậm và thật sâu bằng mũi, rồi thở ra thật chậm bằng miệng. Hành động này làm tan cảm giác nghẹn ở cổ họng khi bạn muốn khóc, và góp phần làm ổn định suy nghĩ và cảm xúc của bạn. Thử đếm đến 10. Hít vào bằng mũi khi bạn đếm một nhịp. Thở ra bằng miệng trước khi đếm nhịp tiếp theo. Đếm là cách giúp bạn tập trung hoàn toàn vào hơi thở thay vì sự việc khiến bạn khóc. Chỉ với một lần hít thở sâu cũng có thể giúp bạn lấy lại bình tĩnh khi đối mặt với việc gì đó khiến bạn muốn khóc. Hãy hít một hơi thật sâu, rồi giữ hơi thở trong chốc lát, và thở ra. Lúc này, bạn chỉ tập trung vào luồng khí đi vào và đi ra khỏi phổi. Việc hít thở sâu cũng cho bạn một khoảng dừng trước khi đối diện với nguyên nhân gây ra nỗi buồn. Bước 2 - Di chuyển mắt để nuốt nước mắt. Khi bạn muốn khóc nhưng không muốn người khác biết cảm xúc của mình, việc di chuyển mắt có thể giúp bạn cầm nước mắt. Một số nghiên cứu cho biết việc chớp mắt cũng giúp cho nước mắt ngừng tuôn rơi. Hãy chớp mắt vài lần để mắt không còn bị nhòe vì nước mắt. Đưa mắt qua lại hoặc đảo mắt vài lần. Chỉ thực hiện việc này khi bạn biết không ai đang nhìn mình. Bên cạnh hiệu quả khiến bạn phân tâm (vì phải tập trung di chuyển mắt), việc này cũng giúp cho nước mắt không chảy xuống. Nhắm mắt. Đây là hành động cho bạn thêm một chút thời gian để xử lý những gì đang diễn ra. Nhắm mắt kết hợp hít thở sâu sẽ giúp bạn lấy lại bình tĩnh và tập trung vào việc cầm nước mắt. Bước 3 - Chuyển động cơ thể để không tập trung vào chuyện buồn. Khi bạn sắp khóc, hãy chuyển sự chú ý sang việc khác. Khiến bản thân phân tâm bằng chuyển động của cơ thể là một cách giúp bạn ngừng khóc. Bóp đùi hoặc bóp hai tay. Chỉ cần bóp đủ mạnh để bạn không còn nghĩ đến sự việc khiến mình muốn khóc. Bạn cũng có thể bóp vật gì đó, chẳng hạn như đồ chơi giúp giảm căng thẳng, gối, một phần vạt áo hoặc tay của người thân yêu. Đưa lưỡi lên vòm miệng hoặc răng. Bước 4 - Thả lỏng cơ mặt. Cau mày hoặc nhăn mặt có thể khiến bạn trông như sắp khóc vì biểu cảm khuôn mặt có thể ảnh hưởng đến cảm xúc. Để cầm nước mắt, bạn cần giữ biểu cảm khuôn mặt bình thản trong mọi tình huống khiến bạn muốn khóc. Thả lỏng mày và phần cơ quanh miệng để bạn không trông như đang lo lắng hoặc đau buồn. Nếu bạn có thể ra khỏi tình huống đó trong vài phút, hãy thử mỉm cười để ngừng khóc. Một vài nghiên cứu cho biết việc mỉm cười có thể làm thay đổi tâm trạng theo hướng tích cực kể cả khi bạn không muốn cười. Bước 5 - Xua tan cảm giác nghẹn ở cổ họng. Một trong những phần khó nhất của việc cầm nước mắt là làm sao để hết cảm giác nghẹn ở cổ họng trước điều khiến bạn muốn khóc. Khi cơ thể cảm thấy căng thẳng, hệ thần kinh tự chủ sẽ phản ứng bằng cách mở thanh môn - phần cơ bắp kiểm soát việc mở từ phía sau cổ họng đến thanh quản. Thanh môn mở ra là nguyên nhân tạo nên cảm giác nghẹn ở cổ họng khi bạn cố gắng nuốt. Uống một ngụm nước để giải tỏa căng thẳng xuất hiện khi thanh môn được mở ra. Việc uống nước giúp cho các cơ ở cổ họng được thả lỏng (và làm dịu hệ thần kinh). Nếu không có nước, bạn có thể hít thở chậm và nuốt chậm rãi vài lần. Hít thở là cách giúp bạn thư giãn, còn việc nuốt chậm ra hiệu cho cơ thể biết không cần phải mở thanh môn. Ngáp. Đây là cách thả lỏng cơ cổ họng, góp phần làm mất cảm giác nghẹn ở cổ họng khi thanh môn mở ra. Phương pháp 2 - Ngừng khóc bằng cách đánh lạc hướng sự chú ý Bước 1 - Tập trung vào việc khác. Đôi khi bạn có thể cầm nước mắt bằng cách chuyển sự chú ý sang thứ khác. Ví dụ, bạn đánh lạc hướng sự chú ý bằng cách thực hiện các phép tính đơn giản trong đầu. Việc cộng vài số nhỏ hoặc nhẩm đọc bảng cửu chương trong đầu sẽ khiến bạn không còn chú ý đến sự việc buồn phiền và giúp bạn lấy lại bình tĩnh. Hoặc, bạn có thể nghĩ đến lời bài hát yêu thích. Việc nhớ lời và hát nhẩm trong đầu là cách giúp bạn không nghĩ đến chuyện buồn. Cố gắng nghĩ đến lời bài hát tươi vui để cải thiện tâm trạng. Bước 2 - Nghĩ đến chuyện vui vẻ. Mặc dù việc này có vẻ khó khi bạn đang đối mặt với chuyện khiến mình muốn khóc, nhưng việc nghĩ đến điều vui nhộn thực sự có thể giúp bạn ngừng khóc. Hãy nghĩ đến điều gì đó đã khiến bạn cười sảng khoái trong quá khứ, chẳng hạn như một kỷ niệm vui, một đoạn phim, hoặc câu chuyện hài hước mà bạn từng nghe. Cố gắng mỉm cười khi nghĩ về chuyện vui nào đó. Bước 3 - Tự nhủ rằng bạn là một người mạnh mẽ. Động viên bản thân khi bạn sắp khóc có thể giúp bạn vượt qua chuyện đó. Hãy nói với bản thân rằng bạn được phép buồn, nhưng bạn không thể buồn ngay lúc này. Nhắc lại lý do bạn không thể khóc ngay bây giờ - bạn không muốn khóc trước mặt người lạ, hoặc bạn muốn làm chỗ dựa vững chắc cho ai đó, v.v. Bạn vẫn cho bản thân được cảm nhận nỗi buồn, nhưng bạn cần sự vững vàng tại thời điểm này. Nhớ rằng bạn là một người tuyệt vời luôn được bạn bè và người thân yêu thương. Nghĩ về điều bạn đã đạt được trong cuộc sống, cùng với những gì bạn mong đạt được trong tương lai. Tuy nhiên, việc này có thể khiến bạn khóc nhiều hơn! Nghiên cứu cho biết việc nói những lời động viên tích cực với bản thân có rất nhiều lợi ích sức khỏe bên cạnh hiệu quả xoa dịu nỗi buồn. Đây là việc đem đến nhiều lợi lạc cho cuộc sống của bạn, chẳng hạn như tăng khả năng miễn dịch đối với bệnh cảm lạnh thông thường, giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, cải thiện khả năng đối phó với các tình huống khó khăn và giảm nguy cơ tử vong do đau tim. Bước 4 - Làm việc gì đó khiến bạn bị phân tâm. Khi bạn muốn cầm nước mắt, đừng tiếp tục nghĩ về chuyện khiến bạn rơi nước mắt. Khiến bản thân phân tâm là cách giúp bạn tạm quên chuyện buồn - nhưng bạn vẫn cần đối mặt với chuyện đó vào lúc khác. Mở bộ phim mà bạn muốn xem (hoặc bộ phim kinh điển yêu thích). Nếu không thích xem phim, bạn có thể đọc quyển sách yêu thích hoặc xem một tập của chương trình tivi mà bạn thích. Đi dạo để thả lỏng đầu óc. Thường thì ra ngoài hít thở không khí là cách đánh lạc hướng suy nghĩ rất tuyệt vời - hãy tập trung cảm nhận vẻ đẹp của khung cảnh xung quanh và cố gắng tránh nghĩ về điều khiến bạn buồn. Tập thể dục. Chất endorphin được sản sinh từ việc tập thể dục sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn khi đang buồn. Tập thể dục cũng khiến bạn tập trung vào việc đang làm thay vì cảm xúc của bạn. Phương pháp 3 - Khóc mà không ai biết Bước 1 - Bịa ra nguyên nhân khiến bạn chảy nước mắt. Mặc dù những người xung quanh có thể nhận ra lời nói dối vô hại của bạn, nhưng việc này giúp bạn lấy lại bình tĩnh. Nói rằng bạn đang gặp phải tình trạng dị ứng nghiêm trọng. Đây là lời biện minh quen thuộc cho việc khóc, vì tình trạng dị ứng thường khiến mắt bị đỏ và chảy nước mắt. Ngáp và nói “mỗi lần mình ngáp là nước mắt lại chảy ròng ròng”. Nói rằng có lẽ bạn bị ốm. Thông thường, khi ai đó bị ốm, mắt của họ sẽ trông như nhòe đi. Viện cớ ốm cũng là cách giúp bạn rời khỏi tình huống hiện tại. Bước 2 - Lén lau nước mắt. Nếu bạn không thể cầm nước mắt, lén lau nước mắt là cách giúp bạn ngừng khóc. Giả vờ như bạn đang cố lấy bụi ra khỏi hốc mắt, rồi lau nước mắt đọng ở mép mi dưới. Nhẹ nhàng ấn ngón trỏ vào hốc mắt cũng là một cách lau nước mắt. Giả vờ hắt hơi và đưa khuỷu tay lên che mặt (như vậy bạn có thể dùng cánh tay lau nước mắt). Nếu bạn không thể giả vờ hắt hơi, hãy nói “mình muốn hắt hơi mà không được”. Bước 3 - Rời khỏi tình huống. Nếu gặp phải tình huống tiêu cực khiến bạn muốn khóc, bạn nên tìm cách rời khỏi. Điều này không có nghĩa là bạn sẽ lao nhanh ra khỏi đó. Khi gặp chuyện khiến bạn không vui, bạn có thể xin phép rời khỏi phòng trong một lúc. Việc tạm tránh những gì khiến bạn muốn khóc sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn và có thể cầm nước mắt. Bằng cách tạm lánh mặt, bạn đang tách khỏi vấn đề đó cả về thể chất lẫn tinh thần. Khi bạn có thể ra ngoài, hãy hít thở thật sâu. Như vậy, bạn sẽ không còn muốn khóc nữa. Phương pháp 4 - Khóc và vượt qua chuyện khiến bạn khóc Bước 1 - Khóc. Đôi khi bạn chỉ cần khóc và không cần cảm thấy tội lỗi. Khóc là hành động hoàn toàn tự nhiên của con người. Kể cả khi bạn cố gắng cầm nước mắt trong một lúc, bạn vẫn cần để bản thân được buồn vào lúc khác. Hãy tìm một nơi yên tĩnh mà bạn có thể ngồi một mình và cho phép bản thân được khóc thỏa thích. Khóc cũng có lợi cho sức khỏe tinh thần và thể chất. Cơ thể sẽ có cơ hội thải độc tố khi bạn khóc. Sau khi khóc, bạn cũng cảm thấy vui vẻ hơn và bớt căng thẳng. Lưu ý, khóc là dấu hiệu của sức mạnh tinh thần, không phải sự yếu đuối. Bước 2 - Tìm hiểu nguyên nhân khiến bạn khóc hoặc muốn khóc. Dành thời gian nghĩ về điều khiến bạn khóc hoặc muốn khóc là một việc quan trọng. Khi tìm được nguyên nhân, bạn có thể phân tích chi tiết hơn và tìm ra giải pháp hoặc cách cải thiện tâm trạng. Hãy nghĩ về chuyện khiến bạn muốn khóc. Có người hoặc tình huống nào khiến bạn cảm thấy như vậy không? Có chuyện gì xảy ra gần đây khiến bạn buồn không (chẳng hạn như chia tay với người yêu, người thân yêu qua đời)? Hoặc còn có lý do nào khác khiến bạn phải liên tục cố gắng nuốt nước mắt? Nếu không thể tìm ra nguyên nhân khiến bạn khóc, bạn có thể trao đổi với chuyên gia trị liệu tâm lý để được giúp đỡ. Nếu bạn khóc nhiều hoặc thường xuyên muốn khóc, có lẽ bạn đang bị trầm cảm và cần được điều trị. Bước 3 - Viết nhật ký. Viết suy nghĩ ra giấy là cách giúp bạn sắp xếp chúng và cảm thấy tốt hơn. Bên cạnh đó, việc này cũng giúp bạn đối mặt với tình trạng căng thẳng, lo âu và trầm cảm. Để có kết quả tốt nhất, bạn nên dành vài phút mỗi ngày để viết suy nghĩ và cảm xúc của mình. Bạn có thể sắp đặt bố cục của nhật ký theo ý thích và viết những gì mình muốn. Nếu người nào đó khiến bạn muốn khóc, hãy thử viết một lá thư cho họ. Việc trút hết tâm sự vào giấy có thể dễ dàng hơn việc nói ra bằng lời. Kể cả khi bạn không gửi thư cho người đó, bạn vẫn cảm thấy tốt hơn sau khi bộc bạch cảm xúc và suy nghĩ của mình. Bước 4 - Trò chuyện với ai đó. Sau khi khóc, bạn nên tâm sự với người nào đó về việc đã xảy ra. Hãy nói với bạn thân, người thân hoặc chuyên gia trị liệu tâm lý về chuyện khiến bạn muốn khóc. Như người xưa có câu “một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, người tâm sự cùng bạn có thể góp ý giúp bạn giải quyết khó khăn trước mắt. Trò chuyện với người khác cũng giúp bạn cảm thấy mình không cô đơn trong tình huống đó. Nếu bạn cảm thấy như đang gánh cả thế giới trên vai, hãy tâm sự với ai đó và để họ giúp bạn phân loại suy nghĩ lẫn cảm xúc. Trò chuyện với chuyên gia trị liệu tâm lý rất hữu ích cho người gặp phải tình trạng trầm cảm, lo âu, mất mát, vấn đề về sức khỏe, vấn đề tình cảm, v.v. Cân nhắc việc gặp gỡ chuyên gia trị liệu tâm lý nếu bạn vẫn tiếp tục khóc hoặc nếu bạn muốn trò chuyện với ai đó trong môi trường an toàn và riêng tư. Bước 5 - Đánh lạc hướng suy nghĩ bằng những việc bạn yêu thích. Dành thời gian cho những sở thích là cách giúp bạn có thêm góc nhìn mới trong giai đoạn khó khăn. Hãy dành một ít thời gian mỗi tuần cho các sở thích của bạn. Kể cả khi bạn cảm thấy như không thể hòa nhập hoàn toàn với cuộc sống xung quanh vì chuyện buồn phiền đang gặp phải, bạn cũng sẽ sớm bắt gặp bản thân trở nên vui vẻ và cười sảng khoái. Ở cạnh những người khiến bạn vui. Hãy làm những việc bạn thích như đi dã ngoại, vẽ vời, v.v. Đến bữa tiệc và gặp gỡ người mới, hoặc cùng bạn bè trưng diện và tự tổ chức tiệc. Cho bản thân được đắm chìm trong những hoạt động khiến bạn bận rộn là một cách tuyệt vời để tạm quên nỗi buồn.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Lo%E1%BA%A1i-b%E1%BB%8F-ch%E1%BA%A5t-nh%E1%BA%A7y-trong-c%E1%BB%95-h%E1%BB%8Dng
Cách để Loại bỏ chất nhầy trong cổ họng
Ho giúp loại bỏ chất nhầy nên bạn không nên nhịn ho. Nên súc miệng với nước ấm pha muối và uống nhiều nước. Bên cạnh đó, bạn có thể áp dụng phương pháp xông hơi hoặc dùng thuốc thích hợp. Ngoài ra, có thể cân nhắc việc dùng nguyên liệu tự nhiên và tránh những thực phẩm kích thích sản sinh chất nhầy như chế phẩm từ sữa. Cuối cùng, bạn nên xác định nguyên nhân gây chất nhầy (ví dụ như dị ứng) và tìm cách điều trị. Phương pháp 1 - Phương pháp điều trị cơ bản Bước 1 - Loại bỏ đờm hoặc chất nhầy trong cổ họng bằng cách ho. Nếu chất nhầy tích tụ trong cổ họng, bạn có thể ho để đẩy chất nhầy ra ngoài. Tìm một nơi riêng tư như phòng tắm và cố gắng ho hoặc khạc nhổ để đẩy dịch nhầy khỏi cổ họng. Không nên ho quá mạnh hoặc quá nhiều để tránh gây thương tổn. Bước 2 - Súc miệng với nước muối ấm. Hòa tan một thìa cà phê muối vào 240 ml nước ấm. Đổ nước vào miệng, ngửa đầu ra sau (không được nuốt nước muối) và bắt đầu súc sao cho nước tiếp cận đến sâu trong cổ họng. Bước 3 - Uống nhiều nước suốt cả ngày. Uống nước đúng cách giúp pha loãng dịch nhầy trên thành cổ họng khi nước di chuyển xuống thực quản. Bạn có thể uống các loại nước giúp làm loãng chất nhầy đã được chứng minh hiệu quả như: Trà ấm từ mật ong và chanh. Trà mật ong và chanh nên là lựa chọn thường xuyên. Tính axit của chanh rất tốt trong việc phá vỡ chất nhầy, còn mật ong sẽ tạo lớp bảo vệ cho cổ họng. Súp ấm. Súp gà là lựa chọn được yêu thích vì nước dùng loãng và giúp giảm chất nhầy. Lưu ý nên ăn súp loãng thay vì súp đặc và quá béo. Nước mát. Uống càng nhiều nước càng tốt để bổ sung đủ nước cho cơ thể. Bước 4 - Thử xông hơi. Xông hơi và để hơi ấm di chuyển xuống xoang và cổ họng có thể giúp làm loãng dịch nhầy tích tụ bên trong. Xông hơi bằng cách: Trùm khăn lên đầu và hít lấy hơi nước đang tỏa lên từ nước ấm. Để tăng hiệu quả, bạn có thể ủ một ít trà (trà hoa cúc La Mã là tốt nhất) trong nồi lớn, sau đó úp mặt phía trên nồi (phải thật cẩn thận) và hít lấy hơi nước. Tắm nước ấm. Nếu tắm lâu, bạn nên dưỡng ẩm cho da sau khi tắm vì nước ấm sẽ lấy mất đi lớp dầu và độ ẩm cần thiết cho da. Dùng máy tạo độ ẩm/máy tạo hơi nước. Bật máy tạo độ ẩm để bơm không khí ẩm vào phòng. Cẩn thận và không nên bơm quá nhiều hơi ẩm vào không khí. Bước 5 - Dùng thuốc giúp giảm bớt chất nhầy. Thuốc gốc như Mucinex có bán sẵn để giúp làm loãng chất nhầy. Nên tìm mua thuốc có dán nhãn "thuốc long đờm", tức giúp loại bỏ đờm hoặc chất nhầy. Bước 6 - Loại bỏ chất nhầy trên lưỡi bằng cây cạo lưỡi. Đặt cây cạo lưỡi lên phía sau lưỡi, sau đó từ từ kéo cây về phía trước. Lau sạch cây và lặp lại nhiều lần cho đến khi lưỡi sạch. Phương pháp này có thể loại bỏ chất nhầy ở sâu trong miệng. Bạn có thể mua cây cạo lưỡi tại tiệm thuốc tây hay mua trực tuyến. Phương pháp 2 - Thử dùng nguyên liệu thảo mộc và nguyên liệu tự nhiên Bước 1 - Dùng tinh dầu khuynh diệp. Từ lâu, tinh dầu khuynh diệp đã được dùng làm thảo mộc giúp giảm chất nhầy. Cách sử dụng hiệu quả nhất là thoa dầu dẫn (như dầu dừa) lên vùng ngực trên, sau đó thoa thêm vài giọt tinh dầu khuynh diệp. Ban đầu, phương pháp này có thể khiến bạn ho nhiều hơn nhưng sau đó sẽ giúp làm loãng chất nhầy trong cổ họng. Cho vài giọt tinh dầu khuynh diệp vào máy tạo hơi nước cũng là một cách hiệu quả. Nên nhớ không được uống tinh dầu khuynh diệp. Bước 2 - Cho bột nghệ vào nước để hỗ trợ đường tiêu hóa. Nghệ hoạt động như một chất khử trùng. Hòa tan 1 thìa bột nghệ và 1 thìa mật ong vào 240 ml nước nóng. Uống nước nghệ nhiều lần cho kết quả tốt nhất. Bước 3 - Ăn thức ăn cay để giúp dịch nhầy loãng ra và chảy ra ngoài. Có rất nhiều thực phẩm cay có thể giúp giảm dịch nhầy, ví dụ như: Mù tạt hoặc củ cải ngựa Ớt, ví dụ như ớt Jalapeno hoặc Anaheim Gừng hoặc tỏi Phương pháp 3 - Tránh thức ăn và tác nhân kích ứng tạo chất nhầy Bước 1 - Tránh xa sữa và chế phẩm từ sữa. Mặc dù có nhiều bằng chứng trái chiều về việc chế phẩm từ sữa làm tăng dịch nhầy nhưng tốt nhất bạn nên tránh sữa nếu cho rằng dịch nhầy tăng lên sau khi dùng. Nguyên nhân được cho là do lượng chất béo cao trong sữa khiến dịch nhầy đặc lại và kích ứng hơn. Bước 2 - Tránh xa chế phẩm từ đậu nành. Mặc dù giàu protein và tốt cho sức khỏe nhưng chế phẩm từ đậu nành, ví dụ như sữa đậu nành, đậu phụ, tương đậu nành có thể làm tăng độ nhớt của chất nhầy và gây tích tụ dịch nhầy. Nếu có thể, tốt nhất bạn nên tránh sử dụng chế phẩm từ đậu nành cho an toàn. Bước 3 - Bỏ thuốc lá. Lại có thêm một lý do nữa nếu bạn chưa bỏ thuốc lá. Hút thuốc lá gây kích ứng cổ họng, làm suy yếu chức năng hô hấp và gây tắc nghẽn. Bước 4 - Tránh các tác nhân kích ứng khác như hóa chất mạnh hoặc sơn. Sơn và sản phẩm vệ sinh gia dụng như Ammonia có thể kích ứng mũi và cổ họng, tăng tiết dịch nhầy. Phương pháp 4 - Chẩn đoán vấn đề Bước 1 - Xác định xem bạn có bị cảm lạnh không. Bạn có biết vì sao cảm lạnh lại đi kèm với tình trạng tiết dịch nhầy dai dẳng không? Dịch nhầy thực hiện 2 chức năng đó là: Bao phủ các cơ quan bên trong cơ thể, giữ ẩm và ngăn các cơ quan này khô đi. Hoạt động như lớp bảo vệ đầu tiên để chống lại tác nhân ô nhiễm và vi khuẩn (chúng thường bị mắc kẹt trong dịch nhầy trước khi xâm nhập vào phần còn lại của cơ thể). Bước 2 - Xác định xem có bị hội chứng chảy dịch mũi sau không. Hội chứng chảy dịch mũi sau là khi cơ thể sản sinh quá nhiều dịch nhầy khiến dịch nhầy chảy xuống cổ họng thay vì chảy ra khỏi mũi. Hội chứng chảy dịch mũi sau có thể là do cảm lạnh hoặc dị ứng, do dùng một số thuốc (bao gồm thuốc cho người bị cao huyết áp), lệch vách ngăn mũi và khói từ tác nhân kích ứng. Đi khám bác sĩ ngay nếu nước mũi có mùi hôi hoặc chảy nước mũi kéo dài hơn 10 ngày. Bước 3 - Xác định xem dịch nhầy có phải là do dị ứng theo mùa hoặc phản ứng dị ứng hay không. Dị ứng có thể kích thích tiết chất nhầy. Dịch nhầy do dị ứng thường trong suốt, trong khi dịch nhầy do cảm lạnh hoặc cảm cúm thường có màu vàng hơi xanh. Nếu nghi ngờ bị dị ứng, bạn nên tránh ra ngoài vào những ngày có lượng phấn hoa trong không khí cao và tránh xa: Rêu mốc Lông thú nuôi Mạt bụi Bước 4 - Xác định xem việc mang thai có khiến tình trạng tiết dịch nhầy trầm trọng hơn không. Mang thai có thể là một trong những yếu tố làm tăng tiết dịch nhầy. Mặc dù không thể uống thứ gì khác ngoài thuốc chữa tắc nghẽn như Claritin nhưng bạn cũng sẽ thoải mái hơn khi biết rằng tình trạng tăng tiết dịch nhầy sẽ không kéo dài mãi. Bước 5 - Đánh giá xem chất nhầy trên lưỡi có phải là nấm không. Nếu hầu hết chất nhầy dường như nằm phía sau lưỡi thì đó có thể là dấu hiệu của nấm miệng do nấm candida gây ra. Bạn cũng có thể thấy các triệu chứng sau: Vết loét trắng trên lưỡi, mặt trong má, lợi, amidan, và vòm trên của miệng. Ửng đỏ Nóng Đau Mất vị giác Cảm thấy như có bông gòn trong miệng
{ "is_expert": false, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Thu-nh%E1%BB%8F-tr%C3%AAn-Mac
Cách để Thu nhỏ trên Mac
Cách nhanh nhất để phóng to cửa sổ nào đó (chẳng hạn như trình duyệt web) trên máy Mac là nhấn tổ hợp phím Command và + (cộng) để phóng to, hoặc – (trừ) để thu nhỏ. Tuy nhiên, ngoài ra còn có nhiều tùy chọn thu phóng khác bao gồm thao tác trên bàn cảm ứng (trackpad) và các tổ hợp phím tắt bổ sung. wikiHow hôm nay sẽ hướng dẫn bạn những cách khác nhau để thu phóng trên máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay macOS. Phương pháp 1 - Sử dụng tổ hợp phím tắt để phóng to cửa sổ Bước 1 - Mở cửa sổ mà bạn muốn phóng to. Nếu như chỉ cần phóng to/thu nhỏ trong một cửa sổ ứng dụng, chẳng hạn như Safari hoặc Pages, bạn có thể sử dụng tổ hợp phím tắt trên bất kỳ máy Mac nào mà không cần điều chỉnh cấu hình đặc biệt. Bước 2 - Nhấn ⌘ Command++ để phóng to. Khi nhấn giữ những phím này cùng lúc, nội dung trên cửa sổ sẽ được phóng to để bạn dễ dàng xem hơn. Tiếp tục nhấn phím + (cộng) để phóng to đến mức mà bạn muốn. Bước 3 - Nhấn ⌘ Command+- để thu nhỏ. Cửa sổ đang mở sẽ bắt đầu thu nhỏ lại. Tương tự như khi phóng to, bạn có thể tiếp tục nhấn phím - (trừ) để thu nhỏ đến mức cần thiết. Phương pháp 2 - Sử dụng tổ hợp phím tắt để thu phóng toàn màn hình Bước 1 - Nhấp vào trình đơn Apple . Nếu muốn sử dụng bàn phím để thu phóng toàn bộ màn hình (thay vì chỉ một cửa sổ), bạn có thể áp dụng phương pháp này để thiết lập tổ hợp phím tắt trợ năng (Accessibility). Bắt đầu bằng cách nhấp vào trình đơn Apple ở góc trên bên trái màn hình. Bước 2 - Nhấp vào System Preferences (Tùy chỉnh hệ thống) từ trong trình đơn. Bước 3 - Nhấp vào biểu tượng Accessibility. Tùy chọn này có biểu tượng người màu xanh và trắng nằm gần cuối cửa sổ. Bước 4 - Nhấp vào trình đơn Zoom (Thu phóng) nằm trong khung bên trái. Tùy chọn này có biểu tượng màn hình nền với kính lúp tròn ở góc trên bên trái. Bước 5 - Tích vào ô "Use keyboard shortcuts to zoom" (Sử dụng phím tắt để thu phóng) ở đầu khung bên phải. Bước 6 - Nhấn ⌥ Option+⌘ Command+8 để bật/tắt phím tắt trợ năng. Tổ hợp phím tắt thu phóng toàn màn hình chỉ khả dụng khi bạn bật tính năng này. Có thể bạn sẽ thấy chế độ này hữu ích khi xem hình ảnh mịn. Tính năng này giúp các cạnh của đối tượng được thu phóng trông mềm mại hơn, đồng thời làm cho văn bản trở nên dễ đọc. Hãy sử dụng tổ hợp phím để bật/tắt tính năng này. Bước 7 - Nhấn ⌥ Option+⌘ Command+= để phóng to toàn bộ màn hình. Tiếp tục nhấn giữ tổ hợp phím này cho đến khi màn hình đạt kích thước mà bạn mong muốn. Bước 8 - Nhấn ⌥ Option+⌘ Command+- để thu nhỏ toàn bộ màn hình. Tương tự như khi phóng to, bạn có thể tiếp tục nhấn giữ các phím này cho đến khi đạt kích cỡ phù hợp. Phương pháp 3 - Sử dụng thao tác trên bàn cảm ứng Bước 1 - Di chuyển con trỏ chuột đến vị trí mà bạn muốn. Bạn có thể sử dụng bàn cảm ứng của laptop hoặc Magic Trackpad gắn ngoài để thu phóng nhanh chỉ bằng cử chỉ ngón tay đơn giản. Bắt đầu bằng cách di chuyển con trỏ chuột đến vị trí mà bạn muốn thu nhỏ. Bước 2 - Cùng lúc đặt hai ngón tay lên bàn cảm ứng. Thực hiện thao tác này ngay vị trí mà bạn muốn phóng to/thu nhỏ. Bước 3 - Di chuyển hai ngón tay ra xa nhau để phóng to. Thay vì chụm hai ngón tay thì thao tác này ngược lại. Bạn có thể lặp lại chuyển động này để phóng to hơn nếu muốn. Bước 4 - Chụm hai ngón tay vào nhau trên bàn cảm ứng để thu nhỏ. Tương tự như khi phóng to, bạn cũng có thể lặp lại thao tác chụm để thu nhỏ cho đến khi đạt mức cần thiết. Phương pháp 4 - Sử dụng phím bổ trợ với chuột hoặc trackpad Bước 1 - Bật tùy chọn Scroll Gesture with Modifier Keys (Thao tác cuộn với phím bổ trợ). Với chuột tích hợp con lăn vật lý, chuột có bề mặt cảm ứng đa điểm (chẳng hạn như Apple Magic Mouse) hoặc bàn cảm ứng laptop, bạn có thể sử dụng để thu phóng trên bất kỳ cửa sổ nào bằng cách kết hợp với phím "bổ trợ". Bạn cần nhấn phím bổ trợ (ví dụ: Command) và đồng thời cuộn con lăn/bề mặt cảm ứng lên hoặc xuống để thu/phóng. Sau đây là cách bật tính năng này: Nhấp vào trình đơn Apple và chọn . Nhấp vào biểu tượng (hình người màu xanh và trắng). Nhấp vào trong khung bên trái. Tích vào ô "Use scroll gesture with modifier keys to zoom" (Sử dụng cử chỉ cuộn với các phím bổ trợ để thu phóng). Chọn phím bổ trợ, chẳng hạn như hoặc . Chọn kiểu thu phóng từ trong trình đơn: Nhấp vào (Toàn màn hình) để phóng to hoặc thu nhỏ toàn bộ màn hình khi bạn sử dụng những thao tác này. Nhấp vào (Chia đôi màn hình) để xem với chế độ phóng đại (hoặc không được phóng đại) ở một bên màn hình. Nhấp vào (Ảnh trong ảnh) nếu bạn chỉ muốn phóng to một phần màn hình tại vị trí con trỏ chuột. Bước 2 - Nhấn phím bổ trợ khi bạn đã sẵn sàng để phóng to hoặc thu nhỏ. Chẳng hạn nếu bạn chọn phím Control, hãy nhấn giữ phím này. Bước 3 - Cuộn con lăn chuột lên trên để phóng to. Nếu bạn đang sử dụng Magic Mouse hoặc bàn cảm ứng laptop, hãy vuốt lên trên bề mặt bằng hai ngón tay. Bước 4 - Cuộn con lăn chuột xuống dưới để thu nhỏ. Trên Magic Mouse hoặc trackpad, hãy vuốt xuống bằng hai ngón tay.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/X%C3%B3a-H%C3%ACnh-x%C4%83m-T%E1%BA%A1m-th%E1%BB%9Di
Cách để Xóa Hình xăm Tạm thời
Không chỉ hấp dẫn các em nhỏ, hình xăm tạm thời còn rất được ưa chuộng cho các bữa tiệc hóa trang và là lựa chọn tối ưu cho một buổi tối đẹp trời, khi bạn bỗng nhiên nổi hứng muốn làm mới mình với một vẻ ngoài thật ngầu mà lại không phải bận tâm về những “hình xăm thật”. Dù lý do là gì thì những hình xăm tạm thời này cũng sẽ tự bong ra và lẽ tất nhiên, bạn sẽ muốn xóa bỏ chúng. Hãy cùng tham khảo một vài cách tẩy hình xăm tạm thời hữu hiệu dưới đây. Phương pháp 1 - Chà xát Bước 1 - Bôi một lượng nhỏ dầu dưỡng da em bé lên hình xăm. Chú ý rằng hầu hết các hình xăm tạm thời có thể không bị tác động bởi xà phòng và nước, nên nhìn chung, dầu là cách hữu hiệu nhất để làm sạch chúng. Ngoài ra một chút kem tẩy da chết cũng có thể đem lại hiệu quả tương tự cho bạn. Một giải pháp khác đó là sử dụng các sản phẩm đặc biệt có chứa silicon, chuyên dùng để tẩy hình xăm tạm thời như Limisan. Hay một lựa chọn khác là cồn iso (một loại chất tẩy rửa). Lưu ý là bạn chỉ cần chấm một lượng nhỏ vào bông gòn hay khăn giấy là đủ, và chất này có thể gây cảm giác hơi bỏng rát. Nếu không có dầu dưỡng da em bé, bạn có thể thay bằng dầu oliu. Bước 2 - Bôi dầu dưỡng da em bé lên hình xăm rồi giữ nguyên trong một phút. Khoảng thời gian này giúp dầu ngấm vào da và hình xăm nên sẽ dễ tẩy sạch hơn. Bước 3 - Dùng một mảnh vải kì mạnh vào vị trí hình xăm. Kiên trì như vậy, hình xăm của bạn sẽ dần vón cục, bong ra, và cuối cùng được tẩy sạch hoàn toàn. Bạn có thể dùng khăn giấy thay thế khăn lau. Bước 4 - Rửa sạch dầu còn bám trên da bằng nước ấm và xà phòng. Dùng khăn nhẹ nhàng lau khô tay. Phương pháp 2 - Bóc ra với Băng dính Bước 1 - Lấy vài đoạn băng dính. Lưu ý là băng dính trong sẽ hiệu quả hơn là băng dính giấy và băng dính chặn sơn. Gắn một đầu của các miếng băng dính vào cạnh bàn. Bước 2 - Dán chặt băng dính vào hình xăm của bạn. Dùng 1 ngón tay miết dọc theo miếng băng dính. Bước 3 - Khi bạn bóc miếng băng dính ra, hình xăm sẽ được lột ra theo. Bạn có thể sẽ phải lặp lại quá trình này vài lần, nhất là đối với những hình xăm lớn Bước 4 - Sau khi đã tẩy sạch hoàn toàn hình xăm, chà một viên đá lạnh vào vị trí hình xăm vừa lột ra để giảm vết đỏ trên da do băng dính để lại. Phương pháp 3 - Dùng Kem Lạnh Bước 1 - Phủ một lớp kem lạnh hết bề mặt hình xăm. Bước 2 - Để kem ngấm vào da trong vòng ít nhất 1 giờ để đạt hiệu quả cao nhất. Bước 3 - Kì sạch hình xăm với khăn lau. Dùng nước ấm và xà phòng để làm sạch kem lạnh còn bám trên da. Phương pháp 4 - Dùng Dung dịch Tẩy móng tay Bước 1 - Làm ướt bông gòn bằng dung dịch tẩy móng tay. Nếu không có dung dịch này, bạn có thể dùng cồn tẩy rửa thay thế. Bước 2 - Dùng bông gòn tẩm dung dịch tẩy trên chà lên hình xăm sau đó kì mạnh để hình xăm bong ra. Tùy thuộc vào kích cỡ hình xăm mà bạn có thể phải tẩm thêm dung dịch hoặc thay bông gòn vài lần. Bước 3 - Rửa sạch da bằng nước ấm và xà phòng. Dùng khăn lau làm sạch vùng da có hình xăm ban đầu. Nước ấm và xà phòng sẽ loại bỏ hết axeton trong dung dịch tẩy móng tay còn sót lại. Phương pháp 5 - Dùng Dung dịch Tẩy trang Bước 1 - Tẩm dung dịch tẩy trang vào một miếng bông gòn. Bước 2 - Chà nhẹ lên khắp hình xăm tạm thời. Bước 3 - Rửa sạch với xà phòng và nước ấm. Bước 4 - Hong khô hoặc chấm nhẹ bằng khăn mềm. Bước 5 - Lặp lại vài lần nếu thấy cần thiết.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Tr%E1%BB%9F-th%C3%A0nh-m%E1%BB%99t-%C4%91%E1%BB%A9a-tr%E1%BA%BB-ngoan
Cách để Trở thành một đứa trẻ ngoan
Điểm khác biệt giữa một đứa trẻ "ngoan" và một đứa trẻ "hư" là gì? Có lẽ ông già Noel có thể chỉ ra sự khác biệt, tuy nhiên đối với chúng ta nhận biết điều này không phải lúc nào cũng dễ dàng. Bạn có "giỏi" lắng nghe? Thể hiện lòng tôn trọng? Bạn có học hành chăm chỉ? Bạn có thực hiện tất cả điều này, và hơn thế nữa? Cho dù việc trở thành một đứa trẻ ngoan có ý nghĩa như thế nào đi chăng nữa, thì nó không có nghĩa là phải trở nên hoàn hảo. Dù vậy, sự ngoan ngoãn sẽ bao gồm những đức tính như lòng từ bi, thấu hiểu, tính tự lập và sự biết ơn. Bạn có thể nghĩ về điều này theo cách: những đứa trẻ ngoan thường hướng đến mục tiêu trở thành những người hạnh phúc, thành đạt. Các bậc phụ huynh sẽ luôn trân quý những đứa trẻ "ngoan" này. Phương pháp 1 - Cư xử phù hợp Bước 1 - Nhận trách nhiệm. Thật dễ để nói rằng một đứa trẻ ngoan sẽ biết nghe lời bố mẹ (và những người lớn khác) và làm theo những việc được bảo ban. Điều này thường đúng, nhưng điều quan trọng hơn là trẻ em nên học cách chịu trách nhiệm về những gì chúng làm. Khi một đứa trẻ nỗ lực hết sức mình, bạn cần chấp nhận rằng có những việc bạn phải làm, vì lợi ích của bản thân và cả những người khác. Mục đích của việc trở thành một đứa trẻ ngoan không phải là làm cho cha mẹ ít phiền muộn hơn (mặc dù họ sẽ hoan nghênh điều đó). Những đứa trẻ ngoan sẽ học được những đức tính giúp chúng hạnh phúc, thành công và trở thành người "tốt". Ví dụ, bạn cần chịu trách nhiệm về việc làm bài tập về nhà và hoàn tất việc nhà, mà không cần phải liên tục nhắc nhở hay chống đối. Điều này sẽ giúp bạn trở nên năng động hơn, tự lập và thành công hơn trong công việc và cuộc sống như một người trưởng thành. Bước 2 - Kiềm chế cảm xúc. Mỗi người chúng ta (bao gồm cả người lớn) sẽ có đôi lúc tức giận, buồn bực, cáu bẩn hoặc căng thẳng. Không có cách nào chối bỏ hay trốn tránh những cảm xúc này, và điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Tuy nhiên, bạn có thể nghiên cứ việc nhận diện và kiềm chế cảm xúc của mình hiệu quả hơn. Học cách kiểm soát cơn giận là một trong những bài học quan trọng nhất dành cho trẻ em. Khi cảm thấy cơn giận sắp tuôn trào, các bước đơn giản như hít thở sâu, hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng, và đếm đến năm có thể giúp bạn bình tĩnh và chế ngự cơn giận. Sau đó, bạn có thể suy nghĩ thông suốt hơn về ngyên nhân hình thành cơn giận và những hành động bạn có thể làm khác đi vào lần tới để kiểm soát nó. Tuy nhiên, cơn giận không kiểm soát không phải lúc nào cũng là nguyên nhân hình thành các hành vi sai trái. Thi thoảng trẻ sẽ hành động bộc phát khi bực tức, buồn bã, thất vọng hoặc cô đơn. Bạn có thể trải qua những cảm xúc này nếu bị bắt nạt ở trường, bị loại khỏi một nhóm sinh hoạt hoặc bị bạn bè hắt hủi. Khi cảm thấy buồn bã, hãy nói chuyện với một người lớn tuổi mà bạn tin tưởng. Nếu có thể tâm sự với bố mẹ về cảm xúc của mình, mối quan hệ giữa bạn với họ có thể được cải thiện. Dù vậy, không có gì đáng xấu hổ khi tìm kiếm sự giúp đỡ từ một cố vấn hoặc chuyên gia khác nếu bạn thật sự cần điều đó. Bước 3 - Trung thực và đáng tin cậy. "Những cậu bé và cô bé ngoan luôn nói sự thật." Bạn có thể đã nghe điều này, và nó thường đúng. Tuy nhiên, với cái nhìn bao quát hơn thì tính trung thực chính là một phần quan trọng trong việc xây dựng các mối quan hệ dựa trên niềm tin. Điều này sẽ giúp ích cho bạn lúc còn trẻ cũng như khi trưởng thành. Mối quan hệ lành mạnh đòi hỏi sự tin tưởng, và niềm tin sẽ được xây dựng dựa trên tính trung thực. Bạn muốn nói dối bố mẹ để tránh bị phạt hoặc tránh làm họ buồn. Tuy nhiên, cách này thường không mấy hiệu quả và nó sẽ cản trở việc phát triển một mối quan hệ trưởng thành hơn với họ. Dù bố mẹ buồn bã đến mức nào khi nghe sự thật là bạn đã thi trượt vì bạn không học bài, ăn cắp một thanh kẹo trong cửa hàng, chế nhạo một cậu bạn học dễ bị tổn thương, v.v. - họ cũng sẽ cảm thấy tự hào về sự thành khẩn của bạn. Đây là một dấu hiệu quan trọng của sự trưởng thành và niềm tin. Bước 4 - Đón nhận những khiếm khuyết và rút kinh nghiệm từ những sai lầm. Ngay cả những đứa trẻ ngoan ngoãn nhất cũng mắc rất nhiều sai lầm. Đây là một phần của quá trình trưởng thành và làm người. Điều quan trọng là cách bạn đối phó với những khiếm khuyết của mình. Rút kinh nghiệm từ những sai lầm là dấu hiệu của sự trưởng thành và chắc chắn sẽ được bố mẹ đánh giá cao. Nếu bạn không hoàn thành tốt một kỳ thi quan trọng vì thiếu chuẩn bị, bạn có sẵn sàng thừa nhận tầm quan trọng của việc học hay không? Nếu bạn có lý do để đôi co với mẹ ở nơi công cộng, bạn có hiểu tầm quan trọng của việc thể hiện lòng kính trọng? Khi một đứa trẻ chín chắn, trưởng thành mắc phải những sai lầm như vậy, nó sẽ rút kinh nghiệm và trở nên tiến bộ hơn. Ngay cả những bậc bố mẹ khó tính nhất cũng sẽ chấp nhận một số lỗi lầm của con cái họ, đặc biệt nếu chúng không tái phạm những sai lầm thêm lần nữa. Bố mẹ nào cũng muốn nhìn thấy con họ lớn lên và trưởng thành. Rút kinh nghiệm từ những sai lầm thay vì tái phạm luôn là một dấu hiệu tích cực. Bước 5 - Học cách tự giải quyết vấn đề. Những đứa trẻ bị coi là trẻ "hư" do những hành vi sai trái thường gặp rắc rối trong việc giải quyết các vấn đề của chúng theo cách thích hợp. Tâm trạng rối bời và bực dọc thường dẫn đến những quyết định sai lầm. Tuy nhiên việc có thể nhận biết và giải quyết vấn đề sẽ giúp bạn tự lập và tự tin. Hãy nhớ rằng bố mẹ đã rất tự hào khi bạn tự xếp hình hoặc viết tên của chính mình? Ngay cả khi bạn tìm tòi cách tháo tủ bếp và bày bừa khắp mọi nơi, có lẽ bố mẹ vẫn sẽ tự hào về bạn, bởi vì họ biết tầm quan trọng của việc tự lập và kỹ năng giải quyết vấn đề trong thế giới người lớn. Đối với trẻ em, mọi rắc rối thường xảy ra do mâu thuẫn với một đứa trẻ khác. Về cách hướng dẫn dành cho trẻ để giải quyết xung đột, hãy cân nhắc tham khảo http://www.cyh.com/HealthTopics/HealthTopicDetailsKids.aspx?p=335&np=287&id=1521. Các bước giải quyết vấn đề bao gồm: Thấu hiểu. Hãy để những người trong cuộc bày tỏ rõ vấn đề gặp phải. Tránh làm mọi thứ tồi tệ hơn. Đừng la hét, xúc phạm hoặc đánh nhau với (những) đứa trẻ khác, cho dù bạn có buồn thế nào. Giữ bình tĩnh và tháo gỡ từng vấn đề. Cùng nhau giải quyết. Giải bày cảm xúc của bạn về cuộc xung đột với những lời như "Tôi cảm thấy tức giận khi ..." hoặc "Tôi cần cảm thấy ...". Sau đó chăm chú lắng nghe lời giải bày của những đứa trẻ khác. Tìm giải pháp. Nghĩ ra các giải pháp khả thi khác nhau, và chọn một giải pháp phù hợp nhất với nhu cầu của các bên liên quan. Bước 6 - Biết khi nào nên nhờ giúp đỡ. Như chúng ta vừa thảo luận, học cách nhận biết và tự giải quyết vấn đề là một kỹ năng quan trọng đối với trẻ em (và cả người lớn). Tuy nhiên, khả năng nhận biết và chấp nhận khi cần giúp đỡ trong việc xử lý vấn đề cũng quan trọng không kém. Sẽ chẳng ích gì khi bạn "bỏ qua" bài tập toán về nhà mà không cố gắng tự mình tìm lời giải. Nhưng cũng chẳng ích gì khi không chịu nhờ vả khi cần vì bạn cứ khăng khăng tự làm mọi thứ. Không một đứa trẻ (hoặc người lớn) nào có thể tự giải quyết mọi vấn đề. Bố mẹ luôn muốn hỗ trợ khi bạn cần, và sẽ xem thiện ý muốn nhờ vả của bạn như một dấu hiệu tích cực. Tuy nhiên, đừng hy vọng họ sẽ giải quyết mọi vấn đề cho bạn - dù cho bạn chưa thực sự trưởng thành. Làm thế nào để biết khi nào nên tiếp tục cố gắng tự giải quyết vấn đề và khi nào nên nhờ giúp đỡ? Không có công thức bí mật nào cả; bạn phải tin tưởng vào chính mình để đưa ra quyết định. Bạn đã nỗ lực hết mình để giải quyết các vấn đề hay chưa? Bạn có ý tưởng về việc đối phó với vấn đề không? Nếu vậy thì đây là thời điểm thích hợp để nhờ đến sự trợ giúp. Phương pháp 2 - Thể hiện lòng quan tâm Bước 1 - Đối xử với người khác theo cách bạn muốn được đối xử. Nhiều người xem đây là "nguyên tắc vàng," và nó thực sự là một nguyên tắc quý giá để noi theo. Đối với trẻ em, việc đối xử với bố mẹ, bạn bè và gia đình và những người khác tuân theo những điều chỉ dẫn này thể hiện sự chín chắn và trưởng thành của bản thân. Trước khi cùng a dua trêu chọc một đứa trẻ trong lớp, hãy đặt mình vào tình cảnh của người đó và cảm nhận. Hoặc, trước khi nổi giận trước lời yêu cầu giặt giũ của mẹ, hãy nghĩ về cảm giác khi bạn cần sự giúp đỡ từ phía mẹ và bị bà từ chối. Những đứa trẻ ngoan thường đối xử với bố mẹ bằng sự kính trọng. Chúng cũng đối xử với người khác tương tự như thế, điều đó thể hiện sự tôn kính dành cho bố mẹ. Bạn sẽ nhận được sự tôn trọng bằng cách tôn trọng người khác trước. Dù khó thế nào chăng nữa, nguyên tắc này cũng nên áp dụng trong cách đối xử với em trai (hoặc chị gái) của bạn! Bước 2 - Học cách nhận biết cảm xúc của người khác. Nếu bạn biết được cảm xúc và phản ứng của người khác, bạn sẽ có nhiều lợi thế trong việc quyết định cách hành xử trong trường hợp đó. Ví dụ, nếu bố mẹ gặp căng thẳng về việc chi trả các hóa đơn hàng tháng, thì có lẽ đây không phải là thời điểm thích hợp để bạn vòi vĩnh một món đồ chơi điện tử hoặc đôi giày mới. Hoặc, nếu anh trai bạn đang buồn khi bị loại khỏi đội bóng chày, thì tốt nhất bạn không nên trêu chọc anh ấy về việc thiếu kỹ năng thể thao. Bạn thực sự có thể tập "đọc" trạng thái cảm xúc của người khác bằng cách nghiên cứu khuôn mặt của họ. Hãy đến một nơi công cộng như trung tâm mua sắm, và thử tập nhận diện cảm xúc của người lạ thông qua nét mặt của họ. Nhận biết được cảm xúc của người khác là điều quan trọng để thể hiện sự đồng cảm, đó là cốt lõi của ba bước đầu tiên này (đối xử với người khác theo cách bạn muốn được đối xử, đọc cảm xúc của người khác và thể hiện lòng từ bi). Tuy nhiên, sự đồng cảm có ý nghĩa nhiều hơn khi bạn có thể đọc vị cảm xúc của người khác và "đặt mình vào vị trí của họ." Điều này có nghĩa là bạn coi trọng người khác và cảm xúc của họ và đối xử với họ bằng sự tôn trọng, ngay cả khi họ không cùng quan điểm với bạn. Bước 3 - Thể hiện sự quan tâm và lòng từ bi. Khi ai đó đang đau buồn, hay cần được trợ giúp, hãy tự mình làm điều gì đó để giúp đỡ họ. Thế giới luôn hoan nghênh những người từ bi, hay giúp đỡ người khác. Vậy tại sao lại không bắt đầu khi còn là một đứa trẻ? Một phần của quá trình trưởng thành là học cách mở rộng “vùng quan tâm.” Khi còn bé, bạn thường chỉ nghĩ đến nhu cầu và mong muốn của riêng mình (một cái bánh quy, một món đồ chơi mới, v.v.). Khi lớn lên một chút, bạn bắt đầu nghĩ nhiều hơn về cảm xúc và nhu cầu của những người thân thiết, như gia đình và bạn bè. Cuối cùng, bạn bắt đầu nhận ra rằng xung quanh bạn đang có nhiều người cần sự giúp đỡ. Suy nghĩ về những điều nhỏ nhặt bất kỳ mà bạn có thể thực hiện để giúp đỡ, từ việc nâng cao nhận thức đến việc sẵn sàng tạo ra những thay đổi trong cuộc sống cá nhân. Ví dụ, hãy nghĩ về những điều tốt đẹp bạn có thể làm đơn giản như ủng hộ những chiếc hộp không dùng đến trong tủ bếp của bạn cho các bếp ăn từ thiện để giúp đỡ những người kém may mắn. Bạn có thể thể hiện lòng từ bi trong cuộc sống hàng ngày bằng việc đứng ra bênh vực cho một đứa trẻ đang bị bắt nạt, và kết bạn với nó (có thể chỉ cần nói "Bạn có muốn chơi cùng mình không?). Hoặc, bạn có thể nhờ bố mẹ mua thêm một suất ăn ở quầy bán đồ ăn nhanh bên đường và đưa cho những người vô gia cư mà bạn đi qua trên đường đến nhà hàng. Ngay cả những việc nhỏ bạn làm cũng có thể ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người khác. Bước 4 - Bày tỏ lòng biết ơn đến những người đã giúp đỡ bạn. Khi bạn ý thức hơn về cách thức giúp đỡ người khác, bạn cũng nên nhận thức được những người đã giúp đỡ bạn. Hãy bày tỏ lòng biết ơn về sự giúp đỡ của họ dành cho bạn. Đây chắc chắn là đức tính của một "đứa trẻ ngoan", và là một phần quan trọng để trở thành một người có trách nhiệm và hạnh phúc. Là một đứa trẻ, bạn nên bày tỏ lòng biết ơn đối với bố mẹ trước tiên. Dành chút thời gian và nghĩ về tất cả những điều họ đã làm cho bạn. Viết ra nếu cần. Một món quà hoặc vật kỷ niệm biểu lộ lòng biết ơn sẽ gây được thiện cảm, tuy nhiên thỉnh thoảng bạn chỉ cần bày tỏ một "lời cảm ơn" sẽ làm ấm lòng bố mẹ. Để "nâng cao chuẩn mực" trong việc thể hiện lòng biết ơn, hãy trình bày chính xác lý do bạn biết ơn: "Cảm ơn Mẹ, vì đã luôn dành thời gian để giúp con giải toán. Mẹ đã giúp con cải thiện điểm số và con rất biết ơn về điều đó."
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Luy%E1%BB%87n-t%E1%BA%ADp-m%E1%BA%AFt
Cách để Luyện tập mắt
Chúng ta đều biết tầm quan trọng của việc giữ gìn sức khỏe thể chất thông qua hoạt động và duy trì thói quen tập luyện thường xuyên. Nhưng bạn có biết là bạn cũng có thể tập luyện cho mắt không? Các bài tập mắt có tác dụng tăng cường sức khỏe cơ mắt, cải thiện khả năng tập trung, chuyển động mắt, và kích thích trung tâm thị lực của não. Không có bằng chứng khoa học nào cho thấy tập luyện mắt có khả năng cải thiện tầm nhìn, nhưng nó có thể tác động đến các vấn đề liên quan đến mắt mà bạn đang mắc phải và duy trì mức độ thị lực hiện tại. Phương pháp 1 - Chuẩn bị tập luyện mắt Bước 1 - Trao đổi với chuyên gia thị lực về tập luyện mắt. Không có thông tin khoa học nào cho thấy tập luyện mắt có tác dụng cải thiện tầm nhìn. Vì thế trước khi áp dụng, bạn nên tìm đến chuyên gia thị lực để kiểm tra mắt. Chuyên gia sẽ phát hiện nếu bạn có vấn đề liên quan đến mắt. Trước khi tập luyện mắt, bạn nên hỏi chuyên gia thị lực xem liệu các bài tập này có hiệu quả đối với mắt bạn hay không. Ghi nhớ rằng tập luyện mắt không có tác dụng chữa trị hay khắc phục các vấn đề về mắt như cận thị, lão thị (không có khả năng thay đổi tiêu điểm từ xa đến gần), hoặc loạn thị (mờ mắt do kết cấu giác mạc). Hầu hết các chuyên gia thị lực không tin tập luyện mắt có thể giúp bạn "chữa khỏi tật khúc xạ". Bạn có thể áp dụng những bài tập này trong trường hợp không bị các bệnh về mắt vốn có thể trở nên trầm trọng hơn nếu sử dụng mắt liên tục. Tuy nhiên nếu mắc bệnh nghiêm trọng như đục thủy tinh thể, mù một hoặc hai mắt, hay tổn thương giác mạc đang hồi phục, bạn không nên thực hiện những bài tập này. Bước 2 - Vuốt mắt bằng lòng bàn tay. Cách này giúp làm giảm tác nhân kích thích mắt và não. Nhắm mắt và ấn nhẹ để giúp phân phối đều màng nước mắt và thư giãn đôi mắt. Ngồi thoải mái trên ghế. Chà xát hai lòng bàn tay vào nhau để tạo nhiệt. Nhắm mắt và khum lòng bàn tay che hai mắt. Không đè lên nhãn cầu và không bịt kín mũi để tạo sự thông thoáng trong lúc áp lòng bàn tay lên mắt. Không để ánh sáng chiếu vào mắt qua kẽ ngón tay hoặc cạnh bên của lòng bàn tay và mũi. Ánh sáng sẽ kích thích thay vì thư giãn mắt, và ngăn cản quá trình thư giãn. Hình dung bóng đêm sâu thẳm và tập trung vào nó. Thở sâu thật chậm và đều trong lúc mường tượng khung cảnh yên bình, chẳng hạn bãi biển vắng người, hồ nước trong xanh, hay ngọn núi sừng sững. Sau khi nhìn thấy một màu đen, bạn có thể bỏ tay ra khỏi mắt. Lặp lại động tác úp lòng bàn tay ba phút hoặc hơn. Bước 3 - Mát-xa mắt. Cách này giúp cải thiện tuần hoàn máu quanh mắt và khuôn mặt, cũng như để chuẩn bị luyện tập mắt. Chườm gạc nóng và lạnh: Nhúng một chiếc khăn vào nước ấm và một chiếc khăn vào nước lạnh. Đắp khăn ấm lên mặt sao cho phủ trên lông mày, mí mắt đang nhắm, và gò má. Sau ba phút, mở khăn ấm ra và đắp khăn lạnh lên mặt. Chườm luân phiên hai loại khăn theo ý muốn và kết thúc bằng khăn lạnh. Sự biến đổi nhiệt độ trên khuôn mặt gây co và giãn mạch, sự thay đổi sinh lý này giúp kích thích khuôn mặt cũng như vùng da xung quanh mắt. Mát-xa mặt toàn diện: Nhúng khăn vào nước ấm. Lau cổ, trán và má bằng khăn, sau đó dùng đầu ngón tay mát-xa nhẹ trán và mắt nhắm lại. Mát-xa mí mắt: Rửa sạch tay, sau đó nhắm mắt và mát-xa theo đường tròn bằng ngón tay từ một đến hai phút. Ấn thật nhẹ lên mắt trong lúc mát-xa. Lực ấn nhẹ sẽ giúp kích thích mắt. Phương pháp 2 - Luyện tập mắt Bước 1 - Tăng cường tiêu điểm xa và gần mắt. Bài tập này có tác dụng tăng cường cơ mắt và duy trì mức thị lực hiện tại. Ngồi trên ghế hoặc đứng trước tường có bề mặt trống. Đặt ngón tay cái trước mặt khoảng 25 cm và tập trung vào nó. Ngoài ra bạn có thể tập trung vào vật thể cách xa 1,5 đến 3 mét khoảng 10-15 giây. Sau đó tập trung vào vật thể cách 3-6 mét trước mặt bạn nhưng không di chuyển đầu. Tập trung vào vật thể khoảng 10-15 giây. Sau 10-15 giây, tập trung lại vào ngón tay cái. Thực hiện thao tác này 5 lần. Bước 2 - Tập phóng đại với mắt. Đây là bài luyện tập trung mắt có hiệu quả, vì bạn phải liên tục điều chỉnh cách tập trung vào vật thể trong khoảng cách cố định. Ngồi ở tư thế thoải mái. Kéo giãn cánh tay với ngón tay cái giơ lên như dấu hiệu tán thành. Tập trung vào ngón tay. Sau đó đưa ngón tay lại gần bạn, tập trung cho đến khi ngón tay ở trước mặt khoảng 15 cm. Đưa ngón tay cái ra xa lần nữa cho đến khi cánh tay duỗi ra hoàn toàn. Lặp lại bài tập này thêm ba lần nữa, mỗi tuần một lần. Ngoài ra bạn có thể tập bài này bằng cách giữ cây bút chì trước mặt với khoảng cách bằng cánh tay. Sau đó di chuyển cánh tay từ từ lại gần mũi. Đưa mắt theo cây bút cho đến khi không thể tập trung được nữa. Bước 3 - Vẽ hình số tám bằng mắt. Đây là bài tập có tác dụng trong việc rèn luyện kiểm soát chuyển động vật lý của mắt. Tưởng tượng hình số 8 lớn trên sàn nhà cách 3 mét. Dùng mắt vẽ con số 8 chậm rãi. Vẽ theo một đường trong vài phút, sau đó vẽ theo đường ngược lại trong vài phút. Bước 4 - Tập chuyển động mắt nhịp nhàng. Những bài tập này có tác dụng tăng cường sức mạnh của mắt và kết hợp tay-mắt. Thực hiện bài chuyển động thanh. Bài này kiểm tra khả năng của não khi tập trung nhìn vào một vật thể, duy trì thăng bằng và phối hợp. Đứng trước hàng rào, cửa sổ có chấn song, hoặc vật thể có các đường dọc cách đều nhau. Tập trung vào vào vật thể ở khoảng cách xa phía bên kia thanh. Thư giãn cơ thể và chuyển đổi trọng lượng từ chân này sang chân kia. Hít thở đều và thư giãn. Nhớ phải chớp mắt trong lúc thực hiện bài tập này. Tiếp tục từ hai đến ba phút. Thực hiện bài chuyển động tròn. Bài tập này giúp tăng cường tầm nhìn ngoại vi. Tập trung vào vật thể ở khoảng cách gần sát mặt đất. Xoay theo hướng dẫn của bài tập chuyển động thanh. Tập trung ánh nhìn vào cùng vật thể, dùng tầm nhìn ngoại vi quan sát xung quanh trong lúc xoay. Tiếp tục khoảng 2 đến 3 phút. Bước 5 - Thực hiện bài tập mắt định hướng. Di chuyển mắt theo nhiều hướng khác nhau là cách hiệu quả để luyện tập mắt. Đứng hoặc ngồi thẳng. Nhìn thẳng. Sau đó nhìn sang trái nhưng không xoay đầu. Tập trung vào vật thể mà bạn thấy. Tiếp theo nhìn sang phải. Di chuyển mắt qua lại năm lần. Lặp lại động tác này ba lần. Nhìn xuống nhưng không di chuyển đầu. Tập trung vào vật thể rồi nhìn lên. Tập trung vào đối tượng. Lặp lại ba lần. Nhìn thẳng không di chuyển đầu. Sau đó nhìn xuống và sang trái. Tập trung vào vật thể. Di chuyển mắt theo đường chéo và nhìn lên trên và bên phải. Tập trung vào đối tượng. Lặp lại năm lần. Nhìn thẳng và thực hiện tương tự động tác nhìn xuống và sang phải, sau đó nhìn lên và sang trái. Lặp lại chu trình ba lần. Bước 6 - Kết thúc bài tập bằng động tác úp lòng bàn tay. Luôn kết thúc bằng động tác úp lòng bàn tay lên mắt để thư giãn mắt sau khi hoạt động cường độ cao. Ngoài ra bạn có thể kết thúc bài tập mắt bằng cách nhắm mắt và giữ trong không gian tối, yên tĩnh khoảng vài phút. Để cho mắt thư giãn và nghỉ ngơi.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/X%C3%B3a-Cydia-kh%E1%BB%8Fi-iPhone/iPod-Touch
Cách để Xóa Cydia khỏi iPhone/iPod Touch
Cydia là một ứng dụng cho phép thiết bị iOS bẻ khóa (jailbreak) tìm và tải những ứng dụng hoặc tinh chỉnh (tweak) dành riêng cho thiết bị bẻ khóa. Nếu không muốn sử dụng Cydia nữa, bạn có thể gỡ cài đặt hoặc xóa hoàn toàn bản jailbreak khỏi thiết bị. Nếu không thích Cydia, bạn chỉ cần gỡ cài đặt ứng dụng. Nếu bạn định đem thiết bị đến trung tâm Apple, hãy xóa hoàn toàn bản jailbreak để không bị từ chối bảo hành. Phương pháp 1 - Xóa gói Cydia và ứng dụng Bước 1 - Mở Cydia. Bạn có thể xóa Cydia khỏi thiết bị mà vẫn giữ lại bản jailbreak. Thiếu Cydia, thiết bị sẽ không thể khởi động vào chế độ an toàn (safe mode) khi có vấn đề xảy ra với bản jailbreak. Bước 2 - Nhấn vào thẻ "Installed" (Đã cài đặt) phía cuối màn hình. Danh sách toàn bộ gói đã được cài đặt sẽ mở ra. Bước 3 - Nhấn vào tweak hoặc ứng dụng mà bạn muốn xóa khỏi thiết bị. Trang Details (Chi tiết) của tùy chọn sẽ mở ra. Bước 4 - Nhấn vào nút "Modify" (Tùy chỉnh) ở góc trên bên phải và chọn "Remove" (Xóa). Mục này sẽ được thêm vào hàng đợi gỡ cài đặt. Bước 5 - Nhấn vào "Continue Queuing" (Tiếp tục xếp hàng) để chọn thêm những gói khác vào hàng đợi gỡ cài đặt. Bước 6 - Lặp lại quá trình này cho đến khi bạn đã chọn tất cả gói cần xóa. Trở lại với thẻ "Installed" sau khi bạn đã hoàn tất hàng đợi. Bước 7 - Nhấn vào nút "Queue" (Hàng đợi) và nhấn "Confirm" (Xác nhận). Tất cả các gói mà bạn đã chọn sẽ bị xóa. Bước 8 - Trở lại với thẻ "Installed" và chọn danh sách "User" (Người dùng). Danh sách những gói quan trọng nhất sẽ hiện ra. Bước 9 - Gỡ cài đặt gói "Cydia Installer" (Trình cài đặt Cydia). Mở trang chi tiết của "Cydia Installer"" và nhấn vào "Modify". Chọn "Remove" rồi nhấn "Confirm" để xác nhận. Sau khi Cydia được gỡ cài đặt, thiết bị sẽ khởi động lại. Phương pháp 2 - Xóa bản jailbreak Bước 1 - Kết nối thiết bị iOS với máy tính. Sử dụng cáp USB để kết nối iPhone, iPad hoặc iPod Touch vào máy tính. Sau khi bạn xóa hoàn toàn bản jailbreak, các tweak và ứng dụng sẽ bị xóa khỏi thiết bị. Bước 2 - Mở iTunes nếu ứng dụng không tự mở. Chúng ta sẽ sử dụng iTunes để sao lưu và khôi phục thiết bị về cài đặt nhà máy, việc này nhằm xóa bản jailbreak cũng như toàn bộ dấu vết của Cydia. Dữ liệu của bạn vẫn còn, riêng dữ liệu của các tweak jailbreak sẽ bị mất. Bước 3 - Chọn thiết bị iOS ở phía trên cửa sổ iTunes. Cửa sổ Summary (Chung) sẽ mở ra. Bước 4 - Chọn "This computer" (Máy tính này) và nhấp vào nút . Back Up Now Bản sao lưu đầy đủ của thiết bị sẽ được tạo và lưu vào ổ cứng trên máy tính. Quá trình sao lưu này mất khoảng vài phút để hoàn thành. Bước 5 - Nhấp vào nút . Restore iPhone/iPad/iPod... iTunes sẽ yêu cầu bạn xác nhận trước khi quá trình khôi phục diễn ra. Thiết bị iOS sẽ mất vài phút để xóa hoàn toàn. Bước 6 - Nạp lại bản sao lưu sau khi quá trình khôi phục hoàn tất. Sau khi khôi phục thiết bị, iTunes sẽ cho bạn chọn giữa thiết lập thiết bị như mới hoặc khôi phục bản sao lưu. Hãy chọn bản sao lưu mà bạn vừa tạo và khôi phục lại. Toàn bộ dữ liệu và thiết lập trước đó sẽ được khôi phục (trừ bản jailbreak, Cydia, các tweak và ứng dụng Cydia mà bạn đã cài đặt). Quá trình khôi phục bản sao lưu sẽ mất vài phút. Bạn có thể theo dõi tiến trình trên màn hình thiết bị iOS.
{ "is_expert": false, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/K%E1%BA%BFt-n%E1%BB%91i-TV-Hisense-v%E1%BB%9Bi-%C4%91i%E1%BB%87n-tho%E1%BA%A1i
Cách để Kết nối TV Hisense với điện thoại
wikiHow hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách chiếu nội dung trên điện thoại lên Smart TV Hisense. Vì Hisense là TV thông minh dựa trên nền tảng Android, nên người dùng iPhone sẽ cần sử dụng bộ chuyển đổi HDMI hoặc chiếu lên trình phát đa phương tiện kỹ thuật số khác (ví dụ: Apple TV, Chromecast, Roku). Phương pháp 1 - Trên Android Bước 1 - Mở phần cài đặt của TV Hisense. Để tiến hành, bạn hãy nhấn vào nút trên điều khiển từ xa (remote) và chọn biểu tượng bánh răng. Bước 2 - Chọn System (Hệ thống) nằm trong cột bên trái. Bước 3 - Chọn Network (Mạng). Bước 4 - Đặt ″Network Configuration″ (Cấu hình mạng) thành ″Wireless″ (Mạng không dây). Nếu tùy chọn này đã được chọn sẵn, bạn có thể bỏ qua bước này. Bước 5 - Đặt ″Anyview Stream″ thành ″On″ (Bật). Nếu bạn thấy từ ″On″ bên dưới tiêu đề ″Anyview Stream″ thì có thể bỏ qua bước này. Nếu không, hãy chọn và chuyển công tắc sang vị trí ngay. Tùy vào model máy mà có thể bạn cần chọn thay vào đó. Bước 6 - Kết nối thiết bị Android với cùng mạng Wi-Fi của TV Hisense. Bước 7 - Mở ứng dụng Google Home trên Android. Ứng dụng có biểu tượng ngôi nhà cầu vồng nằm trên màn hình home hoặc app drawer. Bước 8 - Nhấn vào biểu tượng Menu ≡ ở góc trên bên trái màn hình. Bước 9 - Nhấn vào Cast screen / audio (Chiếu màn hình / âm thanh). Bước 10 - Nhấn vào Cast screen / audio lần nữa. Danh sách các thiết bị Android mà bạn có thể kết nối sẽ hiện ra. Bước 11 - Chọn TV Hisense từ trong danh sách. Thiết bị Android sẽ bắt đầu chiếu lên màn hình TV. Để ngừng chiếu bất kỳ lúc nào, bạn có thể kéo khay thông báo xuống từ đầu màn hình home, nhấn vào thông báo (Chiếu màn hình) và chọn (Ngắt kết nối). Phương pháp 2 - Trên iPhone Bước 1 - Mua bộ chuyển đổi HDMI-to-Lightning. Những bộ chuyển đổi này có một đầu là cổng Lightning iPhone tiêu chuẩn và đầu còn lại là cổng HDMI cái. Hoặc bạn có thể sử dụng dây vật lý kết nối từ thiết bị đa phương tiện kỹ thuật số khác (như Apple TV, Roku, Amazon Fire stick hoặc Chromecast) đến TV, sau đó mở ứng dụng chính thức của thiết bị cụ thể để tương tác với TV. Bước 2 - Cắm đầu Lightning của bộ chuyển đổi vào iPhone. Bước 3 - Cắm đầu cáp HDMI còn lại của bộ chuyển đổi vào TV. Cáp HDMI có đầu nối tương tự ở hai đầu. Hãy kết nối một đầu với bộ chuyển đổi, đầu còn lại cắm vào cổng HDMI có sẵn trên TV. Bước 4 - Nhấn nút INPUT trên remote TV Hisense. Danh sách toàn bộ các nguồn đầu vào sẽ hiện ra. Bước 5 - Chọn cổng HDMI mà bạn đã kết nối với iPhone. Sử dụng các phím mũi tên để điều hướng và nhấn để chọn iPhone. Vậy là iPhone sẽ được kết nối với TV.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/T%E1%BA%A1o-%C4%91%E1%BB%8Ba-ch%E1%BB%89-email-mi%E1%BB%85n-ph%C3%AD
Cách để Tạo địa chỉ email miễn phí
Đây là bài viết hướng dẫn cách tạo địa chỉ email mới miễn phí trên máy tính, điện thoại hoặc máy tính bảng. Có rất nhiều dịch vụ email miễn phí, và bài viết này chỉ tập trung vào một số dịch vụ đáng tin cậy và phổ biến như Gmail, Outlook.com và Yahoo! Mail. Phương pháp 1 - Tạo tài khoản Gmail trên iPhone và iPad Bước 1 - Mở Settings (Cài đặt) trên iPhone và iPad. Đây là ứng dụng có biểu tượng bánh răng trên màn hình chính. Nếu không thấy ứng dụng này, bạn có thể tìm nó trong thư mục Utilities (Tiện ích). Gmail là dịch vụ email miễn phí dạng web được cung cấp bởi Google. Bước 2 - Vuốt xuống bên dưới và chạm vào Passwords & Accounts (Mật khẩu và Tài khoản). Đây là lựa chọn đầu tiên trong nhóm cài đặt thứ 5. Bước 3 - Chạm vào Add Account (Thêm tài khoản). Lựa chọn này ở bên dưới tiêu đề "ACCOUNTS" (Tài khoản). Bước 4 - Chạm vào Google. Tùy thuộc vào cài đặt của bạn, có thể bạn cũng phải chạm vào (Tiếp tục) để mở google.com. Bước 5 - Chạm vào Create account (Tạo tài khoản). Nút này hiển thị bên dưới các trường đăng nhập. Bước 6 - Nhập tên đầy đủ và chạm vào Next (Tiếp tục). Bước 7 - Chọn ngày sinh và giới tính, rồi chạm vào Next. Bước 8 - Chọn địa chỉ email được gợi ý hoặc tạo tên theo ý thích của bạn. Nếu bạn thích một trong các lựa chọn được gợi ý, hãy chạm vào đó và chọn . Để tạo địa chỉ theo ý thích, bạn sẽ chọn "Create your own Gmail address" (Tạo địa chỉ Gmail), rồi nhập tên người dùng mà bạn thích, và chạm vào . Việc nhập tên người dùng theo ý thích sẽ tạo ra địa chỉ email với mẫu sau tênngườidù[email protected]. Tên người dùng phải có 6 ký tự trở lên. Nếu tên người dùng mà bạn nhập đã được sử dụng, Google liền hiển thị thông báo. Hãy thử thêm số hoặc cách kết hợp từ hay chữ cái khác. Bước 9 - Tạo mật khẩu và chạm vào Next. Mật khẩu mạnh nên có ít nhất 8 ký tự, bao gồm chữ cái in hoa lẫn in thường, số và ký tự đặc biệt. Bước 10 - Thêm số điện thoại nếu bạn thích. Đây là bước không bắt buộc, nhưng việc thêm số điện thoại giúp bạn khôi phục địa chỉ email trong trường hợp quên mật khẩu. Nếu muốn thêm số điện thoại, bạn chỉ cần nhập thông tin vào trường trống ở phía trên màn hình, rồi chạm vào (Có, tôi đồng ý) để xác minh số điện thoại bằng mã SMS. Hãy thực hiện theo hướng dẫn trên màn hình để nhận mã xác nhận và nhập vào trường thông tin. Chạm vào (Bỏ qua) ở cuối trang nếu bạn không muốn thêm số điện thoại. Bước 11 - Xem lại địa chỉ email mới và chạm vào Next. Nếu thông tin bị nhập sai, bạn chỉ cần chạm vào nút trở về để chỉnh sửa. Bước 12 - Xem điều khoản của Google và chạm vào I agree (Tôi đồng ý). Đó là nút ở bên dưới góc phải trang. Thao tác này xác nhận rằng bạn tuân thủ quy định của Gmail. Sau khi đồng ý, địa chỉ email sẽ được kích hoạt và sẵn sàng để sử dụng. Nếu bạn muốn dùng ứng dụng Mail trên iPhone hoặc iPad, hãy đảm bảo nút trượt bên cạnh "Mail" đã được đẩy sang vị trí On (Bật) màu xanh lá và chạm vào (Lưu). Đó là tất cả những gì bạn cần để bắt đầu. Nếu bạn thích sử dụng ứng dụng Gmail chính thức để gửi và nhận thư, hãy đẩy thanh trượt "Mail" sang vị trí Off (Tắt) màu xám và chạm vào . Tiếp theo, mở App Store, tìm kiếm gmail, chạm vào lựa chọn có bao thư màu đỏ và trắng, rồi chạm vào (Nhận) để cài đặt. Phương pháp 2 - Tạo tài khoản Gmail trên Android Bước 1 - Cài đặt ứng dụng Gmail nếu thiết bị chưa có. Vì bạn sử dụng điện thoại hoặc máy tính Android, nên bạn thường có sẵn địa chỉ Gmail - đây là địa chỉ liên kết với tài khoản Google của bạn. Nếu chưa dùng ứng dụng Gmail (hoặc bạn muốn tạo địa chỉ email thứ hai), hãy tải Gmail từ Play Store. Để tải Gmail, bạn sẽ mở ứng dụng , nhập gmail vào thanh tìm kiếm, chạm vào (có biểu tượng bao thư màu đỏ và trắng, được phát triển bởi Google) trong kết quả tìm kiếm. Chạm vào (Cài đặt) và thực hiện theo hướng dẫn trên màn hình. Bước 2 - Mở Gmail. Sau khi cài đặt ứng dụng, bạn sẽ thấy biểu tượng bao thư màu đỏ và trắng trên màn hình chính hoặc trong ngăn ứng dụng. Nếu đây là lần đầu tiên bạn mở ứng dụng, bạn sẽ phải chạm vào (Đã hiểu) hoặc nội dung tương tự trên màn hình chào mừng để tiếp tục. Bước 3 - Chạm vào Add another email address (Thêm địa chỉ email khác). Địa chỉ Gmail của tài khoản Google chính sẽ hiển thị trên trang này. Hãy chạm vào địa chỉ email đó nếu bạn muốn sử dụng. Để tạo địa chỉ email mới hoặc nhập địa chỉ khác của bạn, hãy chọn lựa chọn này. Bước 4 - Chạm vào Google trên màn hình "Set up email" (Cài đặt email). Lựa chọn này mở ra màn hình đăng nhập. Bước 5 - Chạm vào Create an Account (Tạo tài khoản) bên dưới các trường đăng nhập. Tùy thuộc vào phiên bản Android đang dùng mà có thể bạn sẽ không thấy lựa chọn này. Nếu không thấy lựa chọn, hãy chạm vào (Quên email?) và chạm vào nút trở về - bạn sẽ thấy lựa chọn cần tìm. Bước 6 - Chọn For myself (Cho tôi) trong danh sách lựa chọn. Bước 7 - Nhập tên đầy đủ của bạn và chạm vào Next. Đây là thao tác tạo tên hiển thị cho Gmail. Bước 8 - Chọn ngày sinh và giới tính, rồi chạm vào Next (Tiếp tục). Bước 9 - Chọn địa chỉ email hoặc tạo theo ý thích của bạn. Chạm vào một trong các địa chỉ email được gợi ý nếu bạn thích và chọn . Nếu bạn muốn tạo địa chỉ theo ý thích, hãy chọn (Tạo địa chỉ Gmail), rồi nhập tên người dùng mà bạn muốn, và chạm vào . Việc nhập tên người dùng theo ý thích sẽ tạo ra địa chỉ email với mẫu sau tênngườidù[email protected]. Tên người dùng phải có 6 ký tự trở lên. Nếu nhập tên người dùng đã được sử dụng, bạn sẽ thấy thông báo lỗi. Trong trường hợp này, hãy thử thêm số hoặc thay đổi vị trí của các ký tự đến khi bạn có địa chỉ hợp lệ. Bước 10 - Tạo mật khẩu và chạm vào Next. Mật khẩu mạnh nên chứa ít nhất 8 ký tự, bao gồm chữ cái in hoa lẫn in thường, số cùng với ký tự đặc biệt. Bước 11 - Xác minh số điện thoại. Bạn cần xác minh số điện thoại khi tạo địa chỉ Gmail trên Android. Hãy nhập số điện thoại, chạm vào , rồi thực hiện theo hướng dẫn trên màn hình để xác minh mã xác nhận. Mã xác nhận liền được gửi qua tin nhắn SMS. Bước 12 - Chọn liên kết tài khoản với số điện thoại. Nếu bạn muốn khôi phục địa chỉ Gmail khi bị khóa tài khoản hoặc quên mật khẩu, hãy kéo xuống bên dưới và chọn (Có, tôi đồng ý). Nếu không, hãy chạm vào (Bỏ qua). Bước 13 - Xem lại địa chỉ email và chọn Next. Nếu bạn đã nhập địa chỉ email tương đối phức tạp, có lẽ bạn nên viết lại thông tin. Bước 14 - Xem lại điều khoản của Gmail và chạm vào I agree (Tôi đồng ý). Đó là nút ở bên dưới góc phải trang. Thao tác này xác nhận rằng bạn đồng ý tuân thủ quy định của Gmail và trở về danh sách tài khoản Google - bây giờ tài khoản mới đã hiển thị cùng với tài khoản ban đầu. Bước 15 - Chạm vào TAKE ME TO GMAIL (Đưa tôi đến Gmail). Lựa chọn này ở bên dưới màn hình. Hộp thư đến của tài khoản Gmail sẽ hiển thị ngay sau thao tác này. Để chuyển đổi giữa các tài khoản email, bạn sẽ chạm vào chữ cái đầu tiên của tên hoặc ảnh đại diện ở phía trên màn hình và chọn địa chỉ email cần dùng. Phương pháp 3 - Tạo tài khoản Gmail trên máy tính Bước 1 - Truy cập https://accounts.google.com/SignUp bằng trình duyệt web. Bạn có thể dùng trình duyệt bất kỳ trên máy tính để đăng ký Gmail. Đây là dịch vụ email dạng web miễn phí được cung cấp bởi Google. Nếu dùng điện thoại hoặc máy tính bảng Android và đã tạo tài khoản Google, bạn đã có địa chỉ Gmail miễn phí. Nếu bạn muốn thêm địa chỉ email mới vào Android, hãy tham khảo cách thêm tài khoản Google trên Android. Bước 2 - Nhập tên của bạn vào trường phù hợp. Bạn sẽ nhập họ và tên vào hai trường đầu tiên của bảng thông tin. Bước 3 - Nhập tên người dùng. Sử dụng trường thứ hai bên dưới trường họ và tên để tạo tên người dùng. Đây sẽ là địa chỉ email của bạn. Ví dụ, nếu bạn nhập tên người dùng là wikiHowTravis, địa chỉ email của bạn sẽ là [email protected]. Nếu tên người dùng mà bạn nhập đã được sử dụng, Google sẽ gợi ý tên khác. Bạn có thể chấp nhận tên thay thế đó hoặc thử nhập tên khác. Bước 4 - Tạo và xác nhận mật khẩu. Bạn cần nhập mật khẩu giống nhau vào hai trường "Password" (Mật khẩu) và "Confirm" (Xác nhận). Mật khẩu mạnh nên chứa ít nhất 8 ký tự, bao gồm chữ cái in hoa lẫn in thường, số cùng với ký tự đặc biệt. Bước 5 - Nhấp vào Next. Đó là nút màu xanh dương ở bên dưới phần thông tin bên phải. Thao tác này sẽ đưa bạn đến phần tiếp theo của bảng đăng ký. Bước 6 - Nhập số điện thoại và địa chỉ email khôi phục. Cả hai thông tin này đều không bắt buộc, nhưng chúng giúp bạn khôi phục tài khoản Gmail khi lỡ mất quyền truy cập. Hãy nhập số điện thoại 10 chữ số vào trường ở đầu trang, và/hoặc địa chỉ email khôi phục (nếu có). Bước 7 - Nhập ngày sinh và giới tính. Dùng các khung lựa chọn để chọn tháng, ngày và năm sinh của bạn. Một số dịch vụ Google cũng giới hạn tuổi, nên việc nhập đúng ngày sinh rất quan trọng. Bạn cũng phải chọn giới tính (hoặc (Không tiết lộ) nếu không muốn cung cấp thông tin này). Bước 8 - Nhấp vào Next. Đây là nút màu xanh dương ở cuối bảng thông tin. Bước 9 - Nhấp vào Send (Gửi). Đó là nút màu xanh dương ở cuối bảng thông tin. Nếu đã cung cấp số điện thoại, bạn liền nhận được tin nhắn xác minh số điện thoại. Bước 10 - Xác minh số điện thoại (tùy chọn). Sau khi nhập số điện thoại, bạn được yêu cầu xác minh bằng mã gửi qua tin nhắn SMS. Hãy nhấp vào nút màu xanh dương để nhận mã. Tiếp theo, hãy nhập mã vào trường trống và chọn (Xác minh) để xác nhận. Bước 11 - Nhấp vào Yes, I'm in (Có, tôi đồng ý) hoặc Skip (Bỏ qua). Nếu bạn muốn liên kết số điện thoại với tài khoản để sử dụng các dịch vụ Google khác và khôi phục mật khẩu, hãy nhấp vào Yes, I'm in'. Nếu không muốn cung cấp thông tin, bạn có thể nhấp vào (Bỏ qua). Bước 12 - Đọc chính sách Privacy and Terms (Quyền riêng tư và Điều khoản). Trang này cung cấp thông tin về những dữ liệu mà Google thu thập và cách sử dụng chúng. Bước 13 - Kéo xuống bên dưới và nhấp vào I AGREE (Tôi đồng ý). Đó là nút màu xanh dương bên dưới chính sách Privacy and Terms. Bạn bắt buộc thực hiện bước này để tạo tài khoản. Sau khi bạn chấp thuận chính sách Privacy and Terms, tài khoản của bạn sẽ sử dụng được ngay. Phương pháp 4 - Tạo tài khoản Outlook.com trên máy tính, điện thoại hoặc máy tính bảng Bước 1 - Truy cập http://www.outlook.com bằng trình duyệt web. Bạn có thể dùng trình duyệt bất kỳ trên máy tính, điện thoại hoặc máy tính bảng để tạo địa chỉ email Outlook.com. Hiện nay, Outlook.com của Microsoft đã thay thế dịch vụ email từng có tên Hotmail. Bước 2 - Nhấp hoặc chạm vào Create free account (Tạo tài khoản miễn phí). Đó là nút màu xanh dương to hiển thị ở bên trái trang Outlook.com. Bước 3 - Nhập tên người dùng mà bạn thích và nhấp vào Next. Nhập tên người dùng tùy chọn vào trường "New Email" (Địa chỉ email mới). Ví dụ: [email protected]. Nhấp vào nút "Next" màu xanh dương khi bạn hoàn tất. Nếu bạn thích địa chỉ email [tênngườidùng]@hotmail.com, hãy nhấp vào mũi tên hướng xuống ở cuối trường đó và chọn . Nếu bạn chọn tên người dùng đã được sử dụng, Microsoft sẽ thông báo và gợi ý tên thay thế. Bước 4 - Tạo mật khẩu và chọn Next. Nhập mật khẩu mà bạn thích vào trường "Create password" (Tạo mật khẩu). Bước 5 - Nhập họ và tên của bạn, rồi chọn Next. Bạn sẽ nhập tên vào trường "First" và họ vào trường "Last". Bước 6 - Chọn vùng. Dùng khung lựa chọn để chọn quốc gia hoặc vùng mà bạn đang sống. Bước 7 - Chọn ngày sinh và nhấp vào Next. Dùng khung lựa chọn "Month" (Tháng) , "Day" (Ngày) và "Year" (Năm) để chọn ngày sinh. Nhấp vào nút "Next" màu xanh dương khi bạn sẵn sàng để tiếp tục. Bước 8 - Nhập các chữ cái mà bạn thấy trong ảnh và nhấp vào Next. Nhập lại các chữ cái mà bạn thấy trong ảnh vào trường theo yêu cầu. Đây là cách đảm bảo bạn là người thật. Sau khi xác nhận, bạn sẽ thấy hộp thư đến Outlook.com. Nếu bạn không thể đọc chữ cái trong ảnh, hãy nhấp vào (Mới) để xem ảnh mới hoặc nhấp vào (âm thanh) để nghe đọc các chữ cái. Bước 9 - Thiết lập tài khoản. Bây giờ tài khoản của bạn đã sẵn sàng để sử dụng, bạn có thể thực hiện các thiết lập sao cho phù hợp với nhu cầu. Các bước sẽ hơi khác nhau tùy thuộc vào việc bạn sử dụng máy tính, điện thoại hay máy tính bảng: Nếu sử dụng điện thoại hoặc máy tính bảng, bạn cần tải ứng dụng Outlook chính thức của Microsoft trên App Store (dành cho iPhone/iPad) hoặc Play Store (dành cho Android). Sau khi tải chương trình, hãy thực hiện theo hướng dẫn trên màn hình để đăng nhập vào tài khoản mới, và thực hiện theo các yêu cầu giúp bạn thiết lập hộp thư đến. Trên máy tính, bạn sẽ thấy phần "Get Started" (Bắt đầu) ở bên trái trang. Thẻ phía trên hiển thị "0/6 complete" (Hoàn tất 0/6) cho biết bạn cần hoàn thành 6 bước để bắt đầu. Nhấp vào thẻ đầu tiên (Chọn giao diện) để chọn kiểu giao diện và hoàn thành thẻ tiếp theo. Sau khi hoàn tất 6 thẻ, bạn có thể gửi và nhận email bằng Outlook. Phương pháp 5 - Tạo tài khoản Yahoo! Mail trên máy tính, điện thoại hoặc máy tính bảng Bước 1 - Truy cập https://login.yahoo.com/account/create bằng trình duyệt web. Yahoo! Mail là dịch vụ email miễn phí được cung cấp bởi Yahoo - một công cụ tìm kiếm phổ biến. Bạn có thể tạo tài khoản Yahoo! Mail trên máy tính, điện thoại hoặc máy tính bảng. Bước 2 - Nhập tên của bạn vào trường phù hợp. Bạn sẽ nhập đầy đủ họ tên vào trường "First Name" (Tên) và "Last Name" (Họ). Bước 3 - Nhập tên người dùng tùy chọn. Dùng hai dòng bên dưới trường họ và tên để tạo tên người dùng cho địa chỉ email. Địa chỉ email của bạn sẽ là tênngườidù[email protected]. Ví dụ, nếu bạn đã nhập wikiHowTravis địa chỉ Yahoo! Mail của bạn sẽ là [email protected]. Nếu tên người dùng mà bạn nhập đã được sử dụng, Yahoo! sẽ thông báo và gợi ý tên thay thế. Bước 4 - Tạo mật khẩu. Trường "Password" (Mật khẩu) được dùng để tạo mật khẩu. Mật khẩu mạnh nên có ít nhất 8 ký tự, bao gồm chữ cái in hoa lẫn in thường, số và ký tự đặc biệt. Bước 5 - Nhập số điện thoại. Bạn cần nhập số điện thoại 10 chữ số vào trường "Mobile Phone Number" (Số di động). Đây là thông tin dùng để xác minh tài khoản. Nếu cần, bạn sẽ khung lựa chọn bên trái số điện thoại để chọn mã vùng. Bước 6 - Nhập ngày sinh. Bạn cần chọn tháng sinh trong khung lựa chọn, rồi nhập ngày và năm sinh vào hai trường bên cạnh. Bước 7 - Nhập giới tính (tùy chọn). Nếu muốn cung cấp thông tin giới tính, bạn có thể nhập nó vào trường "Gender" (Giới tính). Bước 8 - Nhấp vào nút Continue (Tiếp tục) màu xanh dương ở cuối trang. Bước 9 - Đánh dấu vào ô Captcha và nhấp vào Continue. Đây là thao tác chứng minh bạn không phải người máy. Bước 10 - Nhấp vào Text me a verification code (Gửi mã xác minh qua tin nhắn). Như vậy, mã xác minh liền được gửi đến số điện thoại mà bạn đã cung cấp. Nếu muốn nhận mã qua cuộc gọi, bạn sẽ chọn (Gửi mã xác minh qua cuộc gọi). Bước 11 - Nhập mã xác minh trong tin nhắn và nhấp vào Verify (Xác minh). Đây là thao tác xác minh số điện thoại và tạo tài khoản. Bước 12 - Nhấp vào Done (Hoàn tất). Nút màu xanh dương này sẽ hiển thị sau khi tài khoản được tạo xong. Màn hình liền hiển thị hộp thư đến mới.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/%E1%BA%A8n-n%E1%BA%A5p
Cách để Ẩn nấp
Dù đang chơi trò trốn tìm hay cố gắng tránh né một người gây phiền nhiễu nào đó, hoặc chỉ là muốn trêu đùa bạn bè, đôi khi bạn cần có kỹ năng ẩn nấp. Chỗ trốn là nơi có thể che kín cả người, chẳng hạn như đằng sau ghế sofa, dưới đống quần áo, trong tủ tường hoặc một khoảng trống tương tự. Một khi đã chọn được chỗ ẩn nấp hoàn hảo, bạn phải im lặng, cố không động đậy và thu người lại càng nhỏ càng tốt để không bị nhìn thấy và tránh bị phát hiện. Phương pháp 1 - Ẩn mình sao cho hiệu quả Bước 1 - Tránh khỏi tầm nhìn của người tìm. Người ta thường lướt ánh mắt từ trái sang phải khi đang tìm kiếm thứ gì đó, vì vậy bạn cần chọn vị trí cao hơn hoặc thấp hơn tầm mắt. Như vậy, bạn sẽ tìm được chỗ trốn ít lộ hơn, và nếu có cử động thì bạn cũng khó bị phát hiện hơn. Khi bước vào khu vực định lẩn trốn, hãy để ý xem ánh mắt của bạn sẽ tự nhiên nhìn vào điểm nào để tránh khu vực đó. Bước 2 - Thu người lại càng nhỏ càng tốt. Ngay khi bạn chọn được nơi ẩn nấp, hãy khom người, cúi xuống hoặc ngồi xuống và thu gọn tay chân vào sát người. Nếu bạn trốn ở khoảng hẹp, hãy đứng thẳng người và buông hai cánh tay sát bên sườn. Thân hình bạn càng chiếm ít không gian bao nhiêu thì bạn càng khó bị trông thấy bấy nhiêu. Thu gọn người vẫn là ý hay cả khi bạn trốn ở một nơi che được cả thân người. Giả sử khi đang nấp sau ghế sofa, bạn sẽ ít có rủi ro bị phát hiện hơn nếu bạn cuộn tròn người lại như quả bóng thay vì duỗi thẳng người. Bước 3 - Không động đậy. Giữ yên khi đã vào tư thế thu người nhỏ hết sức có thể. Bạn có thể tưởng tượng mình là một bức tượng hoặc một món đồ nội thất vậy. Hết sức cố gắng không nhúc nhích cho đến khi bạn biết người kia đã ở cách bạn một khoảng an toàn. Cố nhịn gãi ngứa hoặc sửa lại tóc tai quần áo dù chúng có khiến bạn khó chịu đến mấy. Mắt người có khả năng phát hiện ra sự chuyển động trước tất cả mọi thứ khác, đặc biệt là trong bóng tối. Một cử động không đúng lúc sẽ vô tình tố cáo vị trí bạn đang trốn. Bước 4 - Giữ im lặng. Khi đang ẩn nấp, đừng phát ra bất cứ tiếng động nào mà có thể tránh được. Cố gắng nín ho, hắt xì, hắng giọng hoặc phát ra âm thanh nào có thể khiến bạn bị lộ. Ngay cả tiếng quần áo sột soạt cũng có thể tiết lộ chỗ ẩn nấp của bạn. Thở thật khẽ bằng cách mở miệng và thở thật sâu, chậm rãi. Như vậy hơi thở sẽ bớt ồn hơn nhiều so với hơi thở hổn hển vì hồi hộp hoặc thở qua mũi. Đừng nói chuyện nếu bạn đang trốn cùng một chỗ với người khác. Không chỉ phát ra tiếng động khi nói chuyện, bạn còn có thể bị phân tâm và không nhận ra nếu có người tiến đến gần. Bước 5 - Nguỵ trang bằng những thứ xung quanh. Không phải lúc nào bạn cũng có thể trốn vào tủ tường hoặc chui xuống gầm bàn. Khi rơi vào tình huống ở nơi trống trải và không có vật nào to lớn để trốn đằng sau, bạn hãy nằm xuống, vớ lấy bất cứ thứ gì quanh đó và phủ lên người. Lớp phủ trên người bạn sẽ giúp bạn tạm thời tránh bị nhìn thấy cho đến khi tìm được chỗ trốn tốt hơn. Bạn có thể chui xuống dưới đống chăn hoặc quần áo bẩn nếu đang trốn trong phòng ngủ, hoặc rúc vào đống lá cây khi đang ở ngoài trời. Những thứ bạn tìm được có thể che phủ tạm thời nhưng không phải là giải pháp để ẩn nấp lâu. Bước 6 - Sẵn sàng rời khỏi vị trí nếu có nguy cơ bị phát hiện. Cho dù chỗ nấp của bạn có tốt đến mấy thì vẫn có rủi ro ai đó tình cờ bắt gặp không sớm thì muộn. Nếu bạn có linh cảm trò chơi thế nào cũng sẽ kết thúc tại chỗ bạn đang nấp, hãy chờ cơ hội thuận tiện để bỏ chạy hoặc di chuyển đến vị trí kín đáo khác. Việc di chuyển có thể đánh động người đang truy tìm bạn, thế nên hãy chờ cho đến khi họ đi xa đủ để không nghe thấy bước chân của bạn. Thay vì lao vội sang chỗ nấp khác, bạn hãy di chuyển chậm rãi và nhẹ nhàng hết sức có thể. Nghe có vẻ không hợp lý lắm, nhưng làm vậy thì bạn sẽ ít phát ra tiếng động hơn và tránh được rủi ro trượt chân hoặc va phải vật nào đó. Phương pháp 2 - Tìm chỗ nấp trong nhà Bước 1 - Bò vào gầm giường. Nếu đang ở trong phòng ngủ và cần phải biến mất nhanh chóng, bạn hãy bò vào gầm giường. Nằm sấp hoặc ngửa dưới gầm giường và đừng cử động. Khi hé nhìn vào phòng, kẻ đi tìm bạn sẽ không trông thấy thứ gì bất thường. Nếu là giường có chân cao, người kia có thể sẽ nhìn thấy bạn hoặc cái bóng của bạn. Nấp dưới gầm giường là chiến thuật khá quen thuộc, thế nên bạn hãy chuẩn bị chạy trốn nếu chẳng may bị phát hiện. Bước 2 - Nấp trong tủ tường. Tủ tường thực sự là nơi ẩn nấp đáng tin cậy. Nó đủ rộng để hầu như ai cũng có thể dễ dàng vào được, hơn nữa đôi khi còn có áo khoác và những thứ trang phục khác có thể che chắn được cho bạn. Vì tủ tường ít khi được mở ra, có khả năng người kia sẽ không nghĩ đến việc tìm bạn ở đó. Mở và đóng cửa tủ khe khẽ thôi để không gây ra tiếng động. Nếu bạn chơi trò trốn tìm đang lúc gay cấn thì đừng trốn trong tủ tường, trừ khi không còn lựa chọn nào khác. Tủ tường là chỗ trốn khá dễ đoán. Bước 3 - Nấp sau ghế sofa. Nếu bạn nghe thấy tiếng người kia sắp vào phòng, hãy ngồi thụp xuống đằng sau chiếc ghế sofa và quỳ xuống để thu người lại. Có thể người kia sẽ chỉ nhìn lướt qua và bỏ đi vì nghĩ rằng bạn không ở đó. Nhớ là chiếc ghế sofa bạn đang nấp phải hướng ra phía cửa phòng để bạn không bị lộ. Bạn cũng có thể cuộn người lại sau chiếc ghế đôi, ghế bành hoặc tấm nệm nếu không có ghế sofa dài nào ở đó. Mặt sau của ghế sofa hoàn toàn trống trải, thế nên nó không phải là lựa chọn tốt để ẩn nấp lâu. Bước 4 - Lách vào sau rèm cửa. Lách người vào khoảng trống giữa rèm cửa và cửa sổ, sau đó thả rèm xuống trước mặt. Đứng thẳng và khép hai cánh tay hai bên sườn để người đang đi tìm bạn không phát hiện được manh mối đáng ngờ nào phía sau tấm rèm. Bàn chân của bạn thường sẽ lộ ra dưới chân rèm, vì vậy hãy cân nhắc chuyển sang chỗ nấp khác sau một thời gian ngắn. Bước 5 - Nhảy vào bồn tắm. Nếu bồn tắm có cánh cửa cứng, hãy khép vào. Nếu không, bạn hãy nằm xuống để trốn sau thành của bồn tắm. Nếu người đó chỉ nhìn quanh hú hoạ xem có thấy bạn không thì cách này có lẽ sẽ hữu ích. Đừng nhảy vào bồn tắm đứng có cửa kính trong, vì nó sẽ không che chắn được gì. Cẩn thận kẻo hất văng bánh xà phòng hoặc làm đổ chai dầu gội trong bồn tắm; không khéo thì bạn dễ bị bắt được lắm! Bước 6 - Lách vào một khoảng hẹp. Nếu bạn có thân hình nhỏ, hãy tìm xem gần đó có ngăn tủ, hốc tường hoặc giá sách nào ở chỗ khuất mà bạn có thể chui vào được không. Hầu như ngôi nhà nào ít ra cũng có vài ngóc ngách ở những nơi khuất, vì vậy bạn cũng sẽ có vài lựa chọn nếu chịu chật chội một chút. Một vài chỗ trốn thông minh là rương chứa đồ, thùng các-tông và giỏ đựng đồ giặt. Đừng bao giờ trốn trong vật đựng có khoá hoặc phải tháo chốt ra mới mở được. Bạn có rủi ro bị nhốt luôn trong đó và bị ngạt thở, nhất là khi bạn chỉ có một mình và không ai nghe được tiếng kêu cứu của bạn. Tuyệt đối không cố chui vào khoảng trống quá nhỏ đối với bạn. Nếu chẳng may bị kẹt thì vấn đề bạn gặp phải còn lớn hơn là bị tìm thấy. Bước 7 - Lên gác mái hoặc xuống tầng hầm. Những khu vực này thường chất đầy các thùng hộp, đồ nội thất cũ và các ngóc ngách mà làm nơi ẩn nấp thì tuyệt vời. Thường thì không ai muốn phiền phức đi tìm kiếm đằng sau, bên dưới và xung quanhh từng món đồ cả, vậy nên có lẽ bạn sẽ không bị phát hiện. Nhiều người rất sợ lên gác mái và xuống tầng hầm, điều này cũng đồng nghĩa là họ thậm chí còn chẳng dám vào đó tìm bạn. Tầng hầm và gác mái thường rất bụi bặm, do đó bạn nên thở bằng miệng để tránh hắt xì. Phương pháp 3 - Ẩn nấp ngoài trời Bước 1 - Trèo lên cây. Tìm những cây có tán lá dày – chúng sẽ là vật che chắn rất tốt. Vì chỗ nấp của bạn sẽ cao hơn nhiều so với tầm nhìn của một người trung bình, kẻ đang săn tìm bạn có lẽ sẽ còn bận lùng sục những điểm ngang mặt đất để đoán xem bạn đã đi đâu. Nếu bạn ngồi trên cành cây thấp, đừng buông thõng chân xuống ở chỗ mà kẻ kia có thể nhìn thấy. Vẫn là nguyên tắc đó khi bạn ẩn nấp trên cây: giữ im lặng và không cử động. Tiếng lá cây sột soạt có thể chỉ điểm chỗ trốn của bạn. Bước 2 - Núp trong bụi cây. Bạn không nhất định phải vào chui vào bụi cây. Trong hầu hết các tình huống, bạn chỉ cần ngồi thụp xuống và nấp đằng sau là được. Cũng giống như trốn trên cây, bạn cần tránh những cử động đột ngột có thể làm lay động bụi cây và bị lộ. Cẩn thận với các bụi cây có gai hoặc lá nhọn. Nếu không cẩn thận, bạn có thể bị cào xước khi trèo vào trèo ra. Bước 3 - Trốn vào trong nhà để xe hoặc nhà kho. Những nơi này thường tối và hơi đáng sợ, cũng có nghĩa là người kia có lẽ sẽ không dám đánh liều vào trong đó tìm bạn. Và cái hay nhất là trong đó thường để nhiều dụng cụ, xe cộ và máy móc xung quanh mà bạn có thể ẩn nấp. Đừng trốn trong nhà để xe hoặc nhà kho trên đất của người khác. Bạn có thể gặp rắc rối nếu bị phát hiện xâm nhập. Đừng trốn dưới gầm xe con hoặc xe tải, ý tưởng này không hay chút nào. Bước 4 - Nấp bên dưới hàng hiên. Ở nhiều ngôi nhà, khu vực bên dưới các bậc thang trước hoặc sau nhà có các khoảng trống được xây liền vào đó để chứa đồ. Hãy tìm cách vào dưới hàng hiên của ngôi nhà mà bạn đang định trốn. Bạn có thể trông thấy một cánh cửa hay cánh cổng nhỏ, hoặc bạn có thể lách vào qua một khe hở bên hông nhà. Cảnh giác với những sinh vật nguy hiểm khi bạn trốn dưới hàng hiên. Những khoảng trống tối tăm và ẩm ướt thường là nơi trú ẩn của rắn, nhện, chuột và những con vật đáng sợ khác. Bước 5 - Nằm yên trong đống lá cây. Lá cây rụng là phương tiện nguỵ trang tự nhiên tuyệt vời. Bạn có thể chui vào đống lá cây mới cào và đắp thêm lá rụng lên trên cho đến khi kín cả người. Đám bạn của bạn sẽ chẳng mảy may nghi ngờ đâu – trừ khi bạn quyết định nhảy ra doạ cho họ sợ mất vía! Ném một hòn đá hoặc chọc gậy vào đống lá trước khi chui vào để đảm bảo không có con thú hoang nào đang trú ẩn trong đó. Các đống lá cây có thể là mảnh đất màu mỡ cho nấm mốc và vi khuẩn phát triển, đặc biệt khi ẩm ướt, vì vậy bạn cần tránh phủ kín mặt và đừng ở trong đó lâu quá. Bước 6 - Ẩn mình trong bóng tối. Bóng tối là nơi ẩn náu cuối cùng. Nếu bạn không có chỗ nào khác để trốn, hãy dựa vào sự che chở của bóng tối, nơi mà bạn sẽ trở nên vô hình với những kẻ săn tìm. Cho dù không hoàn toàn được che khuất, nhưng bạn vẫn có thể chìm vào khung cảnh xung quanh và lén di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác. Mặc quần áo đen cũng là cách hoà lẫn vào môi trường hơn. Nếu người kia cầm đèn pin đi tìm bạn, hãy cố gắng tìm một vật to để nấp phía sau khi họ đến gần.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/X%E1%BB%AD-l%C3%BD-N%E1%BA%A1n-nh%E1%BA%ADn-B%E1%BB%8B-%C4%90i%E1%BB%87n-gi%E1%BA%ADt
Cách để Xử lý Nạn nhận Bị Điện giật
Điện giật xảy ra khi dòng điện chạy qua cơ thể. Hậu quả của điện giật có thể rất khác nhau, từ tê rần cho đến chết ngay lập tức. Biết điều cần làm khi gặp trường hợp điện giật có thể đem lại sự khác biệt giữa sự sống và cái chết. Phương pháp 1 - Đảm bảo An toàn Bước 1 - Quan sát khu vực tai nạn một cách cẩn thận. Có thể bạn sẽ muốn lao ngay vào cứu người, thế nhưng, nếu nguy cơ điện giật vẫn còn, bạn sẽ chỉ làm bị thương chính mình. Hãy dành chút thời gian đánh giá hiện trường và lưu ý bất kỳ mối nguy hiểm rõ ràng nào. Kiểm tra nguồn điện. Quan sát liệu nạn nhân có còn tiếp xúc với nguồn điện hay không. Nhớ rằng dòng điện có thể đi từ nạn nhân vào bạn. Không bao giờ dùng nước, kể cả khi có đám cháy, bởi nước có thể dẫn điện. Không tiến vào khu vực có sự hoạt động của thiết bị điện khi sàn đang ướt. Dùng bình chữa cháy dành riêng cho cháy điện. Bình chữa cháy điện được dán nhãn C, BC hoặc ABC. Bước 2 - Gọi cấp cứu. Nhanh chóng gọi giúp đỡ là rất quan trọng. Càng gọi sớm, trợ giúp sẽ đến càng nhanh. Khi gọi, hãy cố giải thích tình huống một cách bình tĩnh và rõ ràng hết mức có thể. Giải thích tình huống giật điện và tình huống khẩn cấp liên quan để đội cấp cứu có được sự chuẩn bị tốt nhất. Cố đừng hoảng loạn. Giữ bình tĩnh hết mức có thể sẽ giúp bạn truyền đạt thông tin một cách chính xác. Nói rõ ràng. Dịch vụ cấp cứu cần thông tin chính xác và rõ ràng. Nói quá nhanh có thể dẫn đến hiểu nhầm, làm tốn thời gian quý giá một cách vô ích. Cung cấp chính xác địa chỉ và số điện thoại của bạn. Hầu hết quốc gia đều có số điện thoại khẩn cấp dễ nhớ. Dưới đây là một vài ví dụ: Việt Nam - 115 Mỹ, Canada - 911 Anh - 999 Úc - 000 Bước 3 - Ngắt nguồn điện. Nếu có thể làm một cách an toàn, hãy ngắt nguồn điện. Đừng cố cứu ai đó gần đường dây cao thế. Để ngắt điện, hộp điện, cầu dao hay tủ cầu chì là lựa chọn đầu tiên. Hãy thực hiện theo các bước dưới đây để ngắt nguồn điện bằng cầu dao tự động: Mở hộp cầu dao. Tìm hộp vuông có tay điều khiển, nằm ở phía trên của tủ cầu chì. Nắm tay cầm và kéo nó về phía còn lại, tương tự như với công tác đèn. Thử bật một bóng đèn hoặc thiết bị điện nào khác để chắc chắn rằng điện đã được ngắt. Bước 4 - Cách li nạn nhân khỏi nguồn điện. Đừng đụng vào họ, kể cả khi sử dụng thiết bị không dẫn điện, nếu dòng điện chưa được ngắt. Một khi chắc chắn rằng không còn dòng điện, dùng thanh gỗ, cao su hay bất kỳ dụng cụ không dẫn điện nào khác để cách li nạn nhân. Ví dụ về vật liệu cách điện bao gồm kính, đồ sứ, nhựa và giấy. Bìa các tông cũng là vật liệu cách điện phổ biến có thể được sử dụng. Vật liệu dẫn điện - cho phép dòng điện chạy qua - bao gồm đồng, nhôm, vàng và bạc. Trong trường hợp nạn nhân bị sét đánh, chạm vào họ là an toàn. Phương pháp 2 - Hỗ trợ Nạn nhân Bước 1 - Đặt nạn nhân ở tư thế phục hồi. Đặt nạn nhân bị điện giật ở tư thế phục hồi sẽ đảm bảo đường thở của họ được thông suốt. Hãy tuân thủ những bước dưới đây để đặt nạn nhân ở tư thế phục hồi một cách chính xác: Gập cánh tay gần bạn một góc thích hợp so với cơ thể. Bàn tay kia đặt dưới một bên của đầu. Lưng bàn tay chạm má. Cong gối ở xa bạn một góc thích hợp. Lăn nạn nhân qua một bên. Cánh tay ở trên sẽ đỡ lấy đầu. Nâng cằm nạn nhân và kiểm tra đường thở. Ở lại với nạn nhân và quan sát hơi thở của họ. Một khi đã đưa về tư thế phục hồi, đừng di chuyển nạn nhân bởi điều đó có thể khiến tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn. Bước 2 - Đắp chăn cho nạn nhân và chờ đợi. Nạn nhân sẽ nhanh chóng bị mất nhiệt. Do đó, bạn nên dùng chăn lưới để giữ ấm cho người bị nạn. Cùng chờ cấp cứu đến. Đừng che chắn khi cơ thể nạn nhân có vết thương lớn hoặc vết bỏng chưa được xử lý. Nhẹ nhàng khi đắp chăn lên người nạn nhân. Khi cấp cứu đến, cho họ thông tin bạn có. Giải thích thật nhanh nguồn gây nguy hiểm. Lưu ý mọi vết thương bạn biết và thời gian tai nạn. Đừng cố can thiệp khi người bị nạn đã được tiếp nhận. Bước 3 - Nói chuyện với nạn nhân. Cố nói chuyện với nạn nhân để nắm rõ hơn tình trạng của họ. Tìm hiểu được càng nhiều, bạn sẽ càng trở nên hữu ích hơn. Hãy chú ý mọi phản ứng của người bị nạn và sẵn sàng thông tin lại khi cấp cứu đến. Tự phán đoán và đồng thời, hỏi nạn nhân điều gì đã xảy ra. Hỏi liệu họ có khó thở hay bị đau ở bất kỳ vị trí nào hay không. Hỏi vị trí bắt nguồn cơn đau. Nhờ đó, bạn có thể sẽ xác định được mọi vết thương hay vết bỏng. Nếu nạn nhân bất tỉnh, kiểm tra đường thở và lắng nghe hơi thở của họ. Bước 4 - Kiểm tra cơ thể. Kiểm tra cơ thể nạn nhân, bắt đầu từ đầu và di chuyển xuống cổ, ngực, tay, bụng và chân. Để ý mọi vết bỏng hoặc vết thương dễ nhận thấy khác. Báo với đội phản ứng khẩn cấp khi họ tới. Đừng điều chỉnh hay di chuyển bất kỳ vùng bị đau hay chấn thương nào. Đừng chạm vào vết bỏng. Di chuyển nạn nhân có thể trầm trọng thêm tổn thương. Bước 5 - Cầm máu. Nếu nạn nhân bị chảy máu, hãy cố cầm hoặc làm chậm sự mất máu. Dùng khăn sạch ép trực tiếp lên vết thương. Tiếp tục ép cho đến khi máu dừng chảy. Khi khăn bị thấm máu, đừng thay mà hãy đắp thêm một lớp khăn khác lên phía trên. Nâng tay hoặc chân bị chảy máu lên cao hơn vị trí của tim. Đừng di chuyển nếu nghi ngờ bị gãy. Một khi đã cầm được máu, bọc khăn bằng băng để cố định chúng. Chờ cấp cứu đến, cung cấp thông tin về vết thương và những xử lý của bạn. Bước 6 - Gọi lại cho dịch vụ cấp cứu nếu nạn nhân có chuyển biến xấu. Khi nhận thấy tình trạng của nạn nhân có bất kỳ sự thay đổi gì hoặc phát hiện bất kỳ vết thương mới nào, hãy gọi lại cho cấp cứu và xin chỉ dẫn. Cập nhật thông tin sẽ giúp đội cấp cứu hành động tốt hơn. Khi tình hình xấu đi, tổng đài có thể sẽ ưu tiên tình huống của bạn. Nếu nạn nhân ngừng thở, tổng đài có thể sẽ cho bạn biết cách thực hiện hồi sức tim phổi (CPR). Đừng hoảng loạn, hãy thực hiện đúng mọi chỉ dẫn được đưa ra. Phương pháp 3 - Thực hiện CPR Không qua Huấn luyện Một cách An toàn Bước 1 - Nhớ kiểm tra ABC (airway - đường thở, breathing - hơi thở, circulatory - tuần hoàn). Trong tình huống khẩn cấp, kiểm tra đường thở, hơi thở và hệ tuần hoàn của nạn nhân trước khi thực hiện CPR là rất quan trọng. Quy trình này còn được gọi là ABC. Bạn có thể kiểm tra bằng cách thực hiện những bước sau đây: Kiểm tra đường thở của nạn nhân. Tìm kiếm dấu hiệu tổn thương hay bất kỳ sự cản trở nào. Kiểm tra nhịp thở. Hãy quan sát để nhận biết liệu nạn nhân có thở bình thường hay không bằng cách đặt tai gần mũi và miệng nạn nhân, lắng nghe mọi hơi thở. Không thực hiện CPR khi nạn nhân đang thở hoặc ho. Tiến hành CPR nếu nạn nhân không thở. Khi nạn nhân ngừng thở, bạn cần bắt đầu thực hiện CPR ngay lập tức. Bước 2 - Đánh giá thần kinh. Dù sẽ được kiểm tra lại bởi chuyên gia y tế, việc xác định mức phản ứng ở người bị nạn và chuyển thông tin cho đội cấp cứu sẽ rất hữu ích. Tình trạng thần kinh được chia làm bốn mức sau: A - tỉnh táo (alert). Nạn nhân tỉnh, có khả năng giao tiếp và ý thức được mọi thứ xung quanh. V - trả lời (voice responsive). Nạn nhân có thể đáp ứng bằng lời với câu hỏi nhưng có thể họ không đủ tỉnh táo hoặc nhận thức được điều đang diễn ra. P - phản ứng đau (pain responsive). Nạn nhân có một số phản ứng với kích thích đau. U - không phản ứng (unresponsive). Nạn nhân mất ý thức và không phản ứng với câu hỏi hay kích thích đau. Nếu nạn nhân hôn mê, bạn có thể tiến hành CPR. Đừng dùng kỹ thuật CPR cho người đã tỉnh và thở được. Bước 3 - Vào vị trí. Bạn và nạn nhân cần ở những vị trí thích hợp khi tiến hành CPR. Hãy tuân thử những bước dưới đây để chắc rằng cả hai đã ở đúng vị trí cho việc ép tim: Đặt nạn nhân nằm ngửa và nghiêng đầu về sau. Quỳ gối gần vai nạn nhân. Đặt gan bàn tay lên vị trí trung tâm, giữa hai đầu ngực. Đặt tay còn lại lên trên. Khuỷu tay thẳng, vai nằm thẳng phía trên bàn tay. Bước 4 - Bắt đầu ép xuống. Sau khi đã vào đúng vị trí, giờ đây bạn có thể bắt đầu ép tim. Ép tim có thể cứu sống người bị nạn, đảm bảo máu đã được oxy hóa tiếp tục được bơm lên não. Không chỉ cánh tay mà hãy dùng sức nặng cả phần trên của cơ thể khi ép thẳng xuống ngực. Ép xuống ít nhất 5 cm. Ép mạnh, với tốc độ 100 lần ép một phút. Tiếp tục cho đến khi nạn nhân thở trở lại hoặc cấp cứu đến. Phương pháp 4 - Xử lý Bỏng Bước 1 - Tìm đến chăm sóc y tế cho nạn nhân bị điện giật. Kể cả bỏng nhẹ trong trường hợp bị điện giật cũng cần chăm sóc y tế. Đừng tự điều trị cho nạn nhân. Hãy gọi cấp cứu hoặc đưa họ đến bệnh viện gần nhất. Bước 2 - Xác định khu vực bỏng. Vết thương do bỏng có một số đặc điểm nhất định để nhận dạng. Hãy tìm kiếm những vết thương có một hay một số biểu hiện dưới đây: Da đỏ. Da bị lóc ra. Phồng rộp. Sưng tấy. Da trắng hoặc hóa than. Bước 3 - Rửa sạch vết bỏng. Điện sẽ thường chạy vào và rời khỏi cơ thể ở hai vị trí khác nhau. Hãy dùng hết khả năng, kiểm tra nạn nhân thật kỹ. Một khi đã xác định được, hãy làm mát vết bỏng bằng nước lạnh trong mười phút. Chỉ dùng nước sạch để tránh bất kỳ nguy cơ nhiễm trùng nào. Đừng dùng đá, nước nóng hay nước lạnh, bất kỳ loại kem hay dung dịch thuốc mỡ nào. Da cháy nhạy cảm với nhiệt đó quá nóng hoặc quá lạnh và kem có thể gây khó khăn cho việc phục hồi. Bước 4 - Dỡ bỏ quần áo và đồ trang sức. Dỡ bở quần áo và đồ trang sức gần vết bỏng là rất quan trọng, giúp ngăn ngừa nguy cơ tổn thương thêm. Một số quần áo hay đồ trang sức có thể vẫn còn nóng do điện giật và có thể gây tổn thương nạn nhân.. Đừng cố lấy mảnh giấy hoặc vải nóng chảy bị dính vào vết bỏng. Khi bị bỏng, đừng dùng chăn thường đắp cho nạn nhân bởi nó có thể dẫn đến nhiễm trùng. Bước 5 - Che chắn vết bỏng. Che chắn sẽ giúp bảo vệ vùng bị bỏng khỏi nguy cơ tổn thương thêm và giảm rủi ro nhiễm trùng. Cố dùng một trong những vật liệu sau: Băng gạc tiệt trùng Vải sạch Tránh dùng khăn tắm hoặc chăn Đừng dùng băng dán Bước 6 - Chờ cấp cứu. Một khi nạn nhân đã ổn định, bạn nên ở cùng và trấn an họ. Đừng quên cập nhật thông tin về viêc xử lý vết bỏng cho đội cấp cứu. Giữ điện thoại bên mình để phòng trường hợp cần gọi gấp. Cố gắng theo dõi tình trạng của bị nạn và đừng để họ một mình.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }