url
stringlengths
31
332
title
stringlengths
10
132
text
stringlengths
675
66.4k
metadata
dict
https://www.wikihow.vn/L%C3%A0m-di%E1%BB%81u
Cách để Làm diều
Làm diều và thả diều là thú vui trong một ngày đẹp có gió nhẹ. Bạn có thể dễ dàng làm một con diều hình thoi đơn giản chỉ trong một buổi chiều. Trước tiên là làm khung diều, sau đó, bạn đo và cắt áo diều theo hình con thoi. Bước cuối cùng là gắn thêm dây thả và đuôi diều để nó có thể bay tốt hơn. Bạn cũng có thể trang trí con diều sau khi hoàn thành để nó trông đẹp hơn trên bầu trời. Phương pháp 1 - Làm khung diều Bước 1 - Ráp các cây que với nhau để tạo thành hình chữ T thường. Đặt cây que 50cm ngang qua cây que 60cm để tạo thành hình chữ T thường. Hai cây que này sẽ tạo thành khung của con diều. Nếu bạn muốn làm một con diều lớn hơn thì dùng que dài hơn. Đảm bảo que ngang ngắn hơn que đứng tối thiểu 10cm. Bước 2 - Cố định hai cây que với nhau bằng dây và keo. Quấn dây bện quanh giao điểm của hai cây que từ 1-2 vòng. Sau đó thắt nút sợi dây hay dây bện và dùng kéo cắt bỏ phần dây thừa. Bạn cũng có thể chấm một ít keo siêu dính vào giao điểm và ép chúng vào nhau để mối nối được chắc hơn. Khi nối, bạn phải đảm bảo hai cây que vuông góc với nhau. Que ngang phải được định vị vuông góc với que đứng. Bước 3 - Xẻ rãnh ở đầu mỗi que. Sử dụng kéo xẻ một cái rãnh ở đầu mỗi que. Các rãnh này phải nằm ngang qua bề rộng của que. Xẻ rãnh đủ sâu để sợi dây cột vào áo diều có thể lọt qua. Nếu bạn dùng que rất mỏng và dây mảnh thì có thể xiên lỗ vào đầu các que thay vì xẻ rãnh. Bước 4 - Kéo dây quanh khung diều. Quấn dây một vòng quanh rãnh trên đỉnh của khung diều. Sau đó kéo dây qua rãnh ở đầu bên phải của khung. Tiếp tục kéo dây qua rãnh ở đầu dưới của khung, và sau đó kéo dây qua đầu bên trái của khung. Cuối cùng quấn dây quanh rãnh trên đỉnh khung từ 1-2 vòng. Dùng kéo cắt bỏ phần dây thừa. Nhớ kéo dây căng nhưng không quá căng để tránh cho que không bị cong hay oằn. Sợi dây sẽ giúp khung diều giữ nguyên hình dạng khi bay trên trời. Phương pháp 2 - Đo và cắt áo diều Bước 1 - Sử dụng túi nhựa, giấy hoặc vải có bề rộng 1m để làm áo diều. Túi đựng rác loại lớn màu trắng là lựa chọn tốt nhất vì nó bền và dễ trang trí. Bạn có thể dùng giấy dán trang trí màu trắng hay giấy báo. Vải cũng có thể làm áo diều nếu bạn không có giấy hay túi nhựa, nhưng bạn nên dùng vải dày và cứng để tránh bị rách. Bước 2 - Đặt khung lên áo diều. Banh rộng tấm vật liệu dùng làm áo diều trên mặt sàn, sau đó đặt khung diều vào chính giữa. Bước 3 - Sử dụng thước để kẻ đường bao áo diều. Kê thước vào đỉnh của khung và đầu bên phải của que nằm ngang. Sử dụng bút bi hoặc bút chì kẻ một đường xiên theo thước từ đỉnh khung đến đầu bên phải que nằm ngang. Tương tự, bạn kê thước và kẻ từ đầu bên phải đến đầu dưới của que đứng, sau đó kẻ từ đầu dưới đến đầu bên trái que nằm ngang. Hoàn tất bằng cách kẻ một đường xiên từ đầu bên trái đến đỉnh khung. Bạn sẽ có một hình thoi trên tấm vải, với khung diều nằm chính giữa hình thoi đó. Bước 4 - Cắt áo diều rộng hơn đường kẻ 5cm. Sử dụng kéo cắt hình thoi khỏi tấm vải, chừa một khoảng xung quanh đường kẻ để bạn có thể quấn áo diều vào khung dễ dàng. Bây giờ bạn đã có một cái áo diều hình thoi xinh đẹp, có thể khớp vừa khít vào khung diều. Phương pháp 3 - Ráp các bộ phận của diều Bước 1 - Quấn mép áo diều lên trên khung, thoa keo và ép xuống. Thoa một lớp mỏng keo siêu dính vào khung và ép mép áo diều lên khung để giữ nó cố định. Bạn cũng có thể dùng băng keo hay băng keo điện để gắn áo diều vào khung, bằng cách dán mép áo diều vào mặt trong của nó. Đảm bảo áo diều dính chắc vào khung để tránh bị bung khi gió thổi. Bước 2 - Gắn dây thả. Sử dụng dây dài tối thiểu 50cm làm dây thả diều. Dùng kéo đâm một lỗ nhỏ ngay bên trên nơi hai cây que giao nhau. Lỗ phải đủ rộng để bạn có thể luồn dây qua. Sau đó bạn kéo một đầu dây qua lỗ và cột chặt dây quanh giao điểm. Để dây rũ xuống tự do trong khi bạn hoàn thành phần còn lại của con diều. Sau đó bạn có thể cột thêm dây vào dây thả để nó dài hơn, tùy vào chiều dài cánh tay và chiều cao của bạn. Đôi khi việc cột thêm dây vào dây thả có thể giúp diều bay thẳng đứng hơn. Bước 3 - Sử dụng đoạn dây dày dài khoảng 2m làm đuôi diều. Gắn đuôi diều vào đầu cuối của khung bằng cách quấn đuôi quanh khung nhiều vòng và thắt chặt. Sử dụng dây dày hay một dải vải làm đuôi diều. Chọn vật liệu làm đuôi diều có màu hợp với màu áo diều để con diều trông đẹp hơn khi bay. Bước 4 - Gắn các dải ruy băng vào đuôi diều, mỗi dải cách nhau 30cm. Thắt các dải ruy băng dài 5-8cm vào đuôi diều và để chúng bay tự do trên đó. Các dải ruy băng sẽ giúp đuôi diều giữ thăng bằng và diều bay thẳng. Bước 5 - Trang trí cho diều bằng bút marker hay giấy màu. Sau khi ráp diều xong, bạn hãy dùng bút marker trang trí cho diều bằng những từ ngữ hay, khích lệ tinh thần. Bạn cũng có thể dùng bút marker tô màu cho diều với các hình dạng vui nhộn như đường sọc hay chấm. Thử cắt giấy màu thành các hình xoắn ốc, tam giác hay hình tròn để dán lên áo diều. Bạn cũng có thể viết tên mình lên diều để mọi người biết nó là của bạn và bạn có thể thấy tên mình bay trên bầu trời. Bước 6 - Thả diều ở nơi không có cây cối và đường dây điện. Tìm một khu vực gần với hồ nước hay biển, vì những nơi này thường có gió mạnh để thả diều. Nắm chặt dây diều và chạy ngược hướng gió thổi. Sau đó bạn thả diều ra trong khi đang chạy để gió đẩy nó lên cao. Sử dụng dây thả để điều chỉnh con diều khi nó đang bay.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Th%E1%BB%B1c-hi%E1%BB%87n-ph%C3%A9p-tr%E1%BB%AB-c%C3%A1c-ph%C3%A2n-s%E1%BB%91
Cách để Thực hiện phép trừ các phân số
Phép trừ phân số trông có thể hơi khó hiểu lúc đầu, nhưng với một số phép nhân và phép chia cơ bản, bạn sẽ có được phép trừ đơn giản. Nếu các phân số nhỏ hơn 1, hãy đảm bảo rằng mẫu số của chúng giống nhau trước khi trừ các tử số. Nếu có hỗn số và số nguyên, hãy đổi chúng thành các phân số lớn hơn 1. Bạn cũng cần đảm bảo các mẫu số giống nhau trước khi trừ các tử số. Phương pháp 1 - Tìm bội số chung nhỏ nhất và thực hiện phép trừ Bước 1 - Liệt kê bội số của mẫu số Nếu mẫu số của các phân số khác nhau, bạn cần làm cho chúng giống nhau. Liệt kê bội số của từng mẫu số để bạn có thể tìm thấy bội số chung của cả hai mẫu số. Ví dụ: nếu bạn đang thực hiện phép tính 1/4 - 1/5, hãy liệt kê tất cả bội số của 4 và 5 và bạn sẽ tìm được 20. Vì bội số của 4 bao gồm 4, 8, 12, 16, 20 và bội số của 5 bao gồm 5, 10, 15 và 20, 20 là bội số chung nhỏ nhất của chúng. Nếu mẫu số đã giống nhau, bạn có thể bỏ qua để trừ các tử số. Bước 2 - Nhân cả tử số và mẫu số để có được mẫu số giống nhau. Sau khi tìm được bội số chung nhỏ nhất cho các phân số không giống nhau, hãy thực hiện phép nhân đối với các phân số để mẫu số của chúng trở thành bội số chung nhỏ nhất. Ví dụ: nhân 1/4 với 5 để được mẫu số là 20. Bạn cũng cần nhân tử số với 5, do đó 1/4 sẽ thành 5/20. Bước 3 - Tạo các phân số tương đương cho tất cả các phân số trong phương trình. Hãy nhớ rằng nếu bạn điều chỉnh 1 phân số trong bài toán, bạn cần điều chỉnh tất cả các phân số sao cho chúng tương đương nhau. Ví dụ: nếu bạn đã điều chỉnh 1/4 để trở thành 5/20, hãy nhân 1/5 với 4 để có được 4/20. Bài toán gốc 1/4 - 1/5 trở thành 5/20 - 4/20. Bước 4 - Trừ các tử số và giữ mẫu số giống nhau. Nếu bài toán ban đầu đã có mẫu số giống nhau hoặc bạn đã tạo ra các phân số tương đương có cùng mẫu số, hãy trừ các tử số. Viết kết quả và sau đó viết mẫu số bên dưới. Hãy nhớ không trừ các mẫu số. Ví dụ, 5/20 - 4/20 = 1/20. Bước 5 - Rút gọn kết quả. Sau khi có đáp án, hãy kiểm tra xem bạn có thể rút gọn tiếp không. Tìm ước số chung lớn nhất của tử số và mẫu số và chia cả tử số và mẫu số cho số này. Ví dụ: nếu bạn có đáp án là 24/32, thì ước số chung lớn nhất là 8. Chia cả tử số và mẫu số cho 8 ta được 3/4. Tùy thuộc vào kết quả, bạn có thể không thể rút gọn được tiếp. Ví dụ: 1/20 không thể rút gọn thêm nữa. Phương pháp 2 - Trừ các hỗn số Bước 1 - Chuyển các hỗn số thành phân số lớn hơn 1. Hỗn số là số bao gồm số nguyên và phân số. Để phép trừ được thực hiện dễ dàng hơn, hãy chuyển toàn bộ hỗn số thành phân số. Điều này có nghĩa là tử số sẽ lớn hơn mẫu số. Ví dụ, 2 3/4 - 1 1/7 sẽ thành 11/4 - 8/7. Bước 2 - Tìm mẫu số chung nếu cần thiết. Tìm bội số chung nhỏ nhất của cả hai mẫu số để tìm mẫu số giống nhau cho các phân số. Ví dụ: nếu bạn đang thực hiện phép tính 11/4 - 8/7, hãy liệt kê tất cả các bội số của 4 và 7, ta sẽ tìm được 28. Vì bội số của 4 bao gồm 4, 8, 12, 16, 20, 24, 28 và bội số của 7 bao gồm 7, 14, 21 và 28, vậy 28 là bội số chung nhỏ nhất của chúng. Bước 3 - Tạo các phân số bằng nhau nếu bạn phải thay đổi mẫu số. Bạn cần chuyển mẫu số thành bội số chung nhỏ nhất. Để làm điều này, hãy thực hiện phép nhân cả phân số. Ví dụ: để mẫu số của 11/4 trở thành 28, bạn cần nhân cả phân số với 7. Phân số sẽ trở thành 77/28. Bước 4 - Điều chỉnh tất cả các phân số trong bài toán thành phân số tương đương. Nếu bạn đã thay đổi mẫu số của 1 trong các phân số trong bài toán, bạn cần điều chỉnh các phân số khác để tỷ lệ của chúng vẫn bằng với đề bài ban đầu. Ví dụ: nếu bạn đã điều chỉnh 11/4 thành 77/28, hãy nhân 8/7 với 4 để có được 32/28. Bài toán 11/4 - 8/7 trở thành 77/28 - 32/28. Bước 5 - Trừ các tử số và giữ nguyên mẫu số. Nếu mẫu số giống nhau ngay từ đầu hoặc bạn đã chuyển đổi thành các phân số tương đương, thì bạn có thể trừ các tử số luôn. Viết kết quả và đặt lên trên mẫu số. Hãy nhớ đừng trừ mẫu số. Ví dụ, 77/28 - 32/28 = 45/28. Bước 6 - Rút gọn kết quả tìm được. Bạn cần chuyển kết quả thành một hỗn số. Hãy bắt đầu bằng cách chia tử số cho mẫu số để được số nguyên. Sau đó viết phần còn lại ra. Đây sẽ là tử số. Đặt tử số lên trên mẫu số. Rút gọn phân số nếu được. Ví dụ: 45/28 trở thành 1 17/28 vì 45 chia cho 28 được 1 dư 17.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/L%E1%BA%A5y-l%E1%BA%A1i-%C4%91i%E1%BB%87n-tho%E1%BA%A1i-b%E1%BB%8B-b%E1%BB%91-m%E1%BA%B9-t%E1%BB%8Bch-thu
Cách để Lấy lại điện thoại bị bố mẹ tịch thu
Bị bố mẹ tịch thu điện thoại là một hình phạt khá phổ biến. Bố mẹ làm vậy có thể là do bạn đang quá lạm dụng thiết bị này hoặc cũng có thể là do bạn đã phạm một lỗi nào đó khác. Điều quan trọng lúc này là bạn cần hiểu tại sao mình bị bố mẹ thu điện thoại, trao đổi với bố mẹ xem phải làm thế nào để tiếp tục được dùng điện thoại và cho bố mẹ thấy mình sẽ dùng nó một cách có trách nhiệm hơn. Phương pháp 1 - Nói chuyện với bố mẹ Bước 1 - Tìm thời điểm thích hợp. Bạn cần chọn thời gian và địa điểm phù hợp để trao đổi với bố mẹ về chuyện này. Tốt nhất là bạn nên trò chuyện ở nơi riêng tư, chẳng hạn như trên xe hoặc ở nhà. Đừng nói về việc này ngay trước khi bố mẹ đã có kế hoạch với một sự kiện nào đó. Bước 2 - Thảo luận vấn đề với bố mẹ. Hãy bình tĩnh tiếp cận họ để trình bày vấn đề. Mục tiêu của bạn là cần xác định được lý do bị bố mẹ thu điện thoại. Nếu không biết nguyên nhân thì bạn sẽ không thể tìm được giải pháp tốt nhất để lấy lại nó. Hãy cho bản thân thời gian để cân bằng cảm xúc. Đừng nói chuyện với bố mẹ khi bạn còn đang tức giận vì bị thu mất điện thoại. Bước 3 - Chủ động lắng nghe bố mẹ. Khi bố mẹ nói về việc bạn đã làm sai, hãy thực sự lắng nghe họ. Đừng vừa nghe vừa nghĩ xem mình định cãi lại thế nào. Hãy nghĩ kỹ về những gì họ nói để có thể đáp lại một cách thấu đáo và lễ phép. Bước 4 - Thể hiện cảm xúc. Hãy ngẫm lại những lời phàn nàn của bố mẹ và cho họ biết bạn cảm thấy thế nào về lỗi sai đó của mình. Hãy kể lại câu chuyện từ góc nhìn của bạn để họ hiểu rõ hơn về nguyên nhân dẫn đến lỗi sai đó. Bước 5 - Xin lỗi. Hãy thừa nhận lỗi lầm của bản thân và chân thành xin lỗi bố mẹ. Bố mẹ tịch thu điện thoại là đang muốn dạy cho bạn một bài học. Bước đầu tiên trong việc nhận thức và sửa chữa lỗi lầm là xin lỗi. Hãy cho bố mẹ thời gian để suy nghĩ và trao đổi riêng với nhau, trong lúc đó thì bạn đừng hỏi gì cả và phải thật sự kiên nhẫn. Điều này thể hiện là bạn đã trưởng thành và hiểu rằng bố mẹ cần thời gian trao đổi và cân nhắc. Tránh năn nỉ lấy lại điện thoại sau khi xin lỗi. Bạn phải hoàn thành các yêu cầu của bố mẹ để lấy lại điện thoại. Việc nài nỉ không phải là biểu hiện của sự hối lỗi chân thành. Bước 6 - Thảo luận về kế hoạch lấy lại quyền sử dụng điện thoại. Khi đã thảo luận rõ ràng vấn đề với bố mẹ thì bạn hãy đề nghị bố mẹ cho mình một kế hoạch cụ thể để có thể lấy lại điện thoại. Nhớ thảo luận về thời gian và các việc mà bạn cần làm. Phương pháp 2 - Đáp ứng nguyện vọng của bố mẹ Bước 1 - Xác định ai là người sở hữu chiếc điện thoại. Nếu bạn không trả tiền cước điện thoại thì bạn phải hiểu rằng chiếc điện thoại đó không phải của bạn. Hãy cố gắng tôn trọng các quy tắc bố mẹ đặt ra. Nếu có thắc mắc về các nguyên tắc đó thì bạn nên thẳng thắn trao đổi với bố mẹ. Bước 2 - Sửa lại lỗi sai. Bố mẹ thường sẽ đặt ra một số kỳ vọng mà bạn phải đạt được thì mới có thể lấy lại điện thoại. Hãy thực sự cố gắng và chăm chỉ để đáp ứng kỳ vọng của họ. Ví dụ, nếu việc sử dụng điện thoại của bạn khiến bố mẹ tốn thêm rất nhiều tiền, thì họ có thể sẽ yêu cầu bạn phải trả khoản phí đó. Nếu là vậy thì bạn hãy tìm việc làm thêm hoặc làm việc nhà để kiếm tiền trả cho bố mẹ. Nếu bố mẹ thu điện thoại vì kết quả học tập của bạn quá kém thì tối đến hãy học hành chăm chỉ để cải thiện kết quả học tập. Hãy dùng kết quả bài kiểm tra tiếp theo để chứng minh cho bố mẹ thấy bạn đã học hành chăm chỉ và nghiêm túc. Bước 3 - Thực hiện các yêu cầu của bố mẹ một cách nhất quán. Bạn cần chứng minh cho bố mẹ thấy là mình ghi nhận những lo lắng của bố mẹ một cách nghiêm túc và sẽ không tái phạm lỗi sai của mình. Để làm được điều này thì bạn cần luôn tuân thủ các yêu cầu của bố mẹ thay vì chỉ thực hiện chúng khi bị phạt. Điều này cũng giúp hạn chế nguy cơ bạn sẽ lại bị tịch thu điện thoại trong tương lai. Phương pháp 3 - Thể hiện trách nhiệm Bước 1 - Sử dụng điện thoại một cách có trách nhiệm. Khi được tiếp tục sử dụng điện thoại thì bạn cần sử dụng nó thật hợp lý. Hãy trao đổi với bố mẹ về những lúc bạn được và không được phép dùng điện thoại. Thảo luận về giờ giới nghiêm điện thoại. Hãy quy định chỗ sạc điện thoại vào ban đêm và thống nhất với bố mẹ xem giờ giới nghiêm vào cuối tuần hay các ngày trong tuần có khác nhau không. Tránh dùng điện thoại trong bữa ăn, trong lớp học hoặc khi đang lái xe. Việc hiểu được các nguyên tắc dùng điện thoại cơ bản này sẽ cho bố mẹ thấy bạn là người có ý thức và trách nhiệm. Bước 2 - Tránh dùng cước phí điện thoại quá định mức. Nếu không phải trả tiền điện thoại thì có thể bạn không hiểu rõ các loại cước phí dịch vụ. Nếu dùng quá định mức thì có thể cước phí điện thoại sẽ đắt hơn nên bạn cần trao đổi về điều này với bố mẹ. Hãy tìm hiểu rõ xem mỗi tháng bạn có bị giới hạn hay không giới hạn số phút gọi. Xác định xem mỗi tháng bạn có thể gửi bao nhiêu tin nhắn hay hình ảnh. Biết mỗi tháng bạn dùng hết bao nhiêu lưu lượng và làm thế nào để tránh dùng quá lưu lượng cho phép. Hỏi bố mẹ xem bạn có bị giới hạn gọi ra nước ngoài không vì cước phí cho các cuộc gọi hoặc tin nhắn gửi ra nước ngoài thường đắt hơn. Bước 3 - Tôn trọng giới hạn bố mẹ đặt ra. Khi bố mẹ đã đặt ra các giới hạn về việc sử dụng điện thoại thì bạn phải tôn trọng chúng. Đó là yếu tố then chốt để bạn không bị phạt thu điện thoại trong tương lai. Hãy sử dụng điện thoại một cách có trách nhiệm.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Ch%C3%A0o-T%E1%BA%A1m-bi%E1%BB%87t-%C4%90%E1%BB%93ng-nghi%E1%BB%87p
Cách để Chào Tạm biệt Đồng nghiệp
Dù bạn sắp chuyển sang một công việc tốt hơn hay bỏ việc thì ngày làm việc cuối cùng vẫn mang đến cho bạn nhiều cảm xúc. Hãy đặt hết tâm huyết nói lời chia tay xúc động và súc tích. Vì bạn vẫn có thể cần liên lạc với một số đồng nghiệp trong các vấn đề liên quan đến công việc hoặc cá nhân trong tương lai, nên bạn cần nói tạm biệt một cách khéo léo và lịch sự. Dù bạn chia tay trực tiếp hoặc qua email, việc nói lời chào không cần phải quá căng thẳng. Phương pháp 1 - Chào Tạm biệt Trực tiếp Bước 1 - Thông báo với mọi người bạn sẽ nghỉ việc trong thời gian tới. Ngày làm việc cuối cùng không phải là thời điểm tốt nhất để thông báo với mọi người rằng bạn sẽ không quay trở lại làm việc nữa. Bạn sẽ bị coi là quá vội vàng hoặc mất lịch sự khi đã đứng một chân ngoài cửa rồi mới gào lên "tạm biệt" trước khi cửa đóng lại. Hãy dành thời gian thông báo cho mọi người biết dự định của bạn và kế hoạch rời đi, để mọi người đều có thể nắm được tình hình. Một quy tắc chung ở đây là người quản lý cần được thông báo trước ít nhất 2 tuần, mặc dù một số quy định về thời gian thông báo nghỉ việc cụ thể đã được nêu trong hợp đồng của bạn. Hãy đảm bảo sếp của bạn là người biết đầu tiên. Sau khi thông báo với quản lý, bạn đã có thể nói với đồng nghiệp, nên hãy cho mọi người biết bất cứ khi nào bạn cảm thấy thích hợp hoặc bất cứ khi nào thuận tiện, nhưng hãy để mọi người biết trước ngày làm việc cuối cùng của bạn. Bước 2 - Nói tạm biệt trước. Hãy cân nhắc nói lời tạm biệt vào ngày trước ngày làm việc cuối cùng để ngày làm việc cuối cùng của bạn đỡ căng thẳng và gò bó, đặc biệt nếu bạn vẫn còn việc phải làm. Đợi đến ngày trước ngày làm việc cuối cùng trước khi rời đi để nói tạm biệt sẽ cho bạn cơ hội hoàn thành hết những công việc còn lại của bạn mà không bị đồng nghiệp bao quanh để tạm biệt. Khi bạn đã thông báo quyết định ra đi của mình, có nhiều khả năng đồng nghiệp sẽ rải rác đến nói tạm biệt bạn. Do đó, nói tạm biệt sẽ dễ dàng hơn nếu bạn cần hoàn thành hết các công việc. Bước 3 - Gặp mặt từng người một. Hãy thu dọn đồ đạc của mình sớm để có thời gian nói tạm biệt với từng người. Nói tạm biệt với từng người sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn vì đó sẽ là lần cuối các bạn gặp nhau với tư cách đồng nghiệp. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng nếu bạn sắp rời đi, bạn có thể coi họ là những người bạn ngoài công việc nếu bạn muốn. Hãy cân nhắc tổ chức một buổi tụ tập nhỏ cho những người đồng nghiệp thân thiết bên ngoài công sở. Nếu đồng nghiệp của bạn nghỉ việc và bạn ở lại, thì ý kiến hay nhất là nên tụ tập một thành một nhóm nhỏ đến chỗ người kia và cùng nói tạm biệt. Cách tạm biệt này sẽ khiến đồng nghiệp kia cảm thấy dễ dàng hơn vì bạn đã chủ động trước. Bước 4 - Kết nối với mọi người trước khi bạn rời đi. Hãy cố gắng kết nối với càng nhiều đồng nghiệp càng tốt trước khi bạn rời văn phòng, có thể qua phương tiện truyền thông hoặc email đều được. Kết nối với những người bạn thực sự mong muốn giữ liên lạc, nhưng đừng quan niệm mình phải kết bạn với tất cả mọi người trên Facebook để nói lời tạm biệt dễ dàng hơn. Trong vài tuần trước khi bạn rời đi, hãy bắt đầu kết nối với đồng nghiệp trên những nền tảng doanh nghiệp như LinkedIn, nếu bạn đã có tài khoản. Đây là cách tuyệt vời vừa giúp bạn có những liên lạc công việc vừa là nguồn tham khảo luôn sẵn sàng trong trường hợp bạn cần nhờ đến họ trong tương lai. Bước 5 - Hãy nói ngắn gọn. Nếu bạn làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, hãy cư xử chuyên nghiệp. Không cần phải khoa trương hoặc thủ tục rườm rà. Hãy nói với đồng nghiệp rằng bạn rất vui được làm việc chung với họ, chúc họ may mắn và nhắn họ thỉnh thoảng giữ liên lạc. Bạn không cần phải nói điều gì phức tạp hơn thế. Nếu đồng nghiệp của bạn là người nghỉ việc và bạn vẫn ở lại làm việc, hãy nhớ rằng họ còn rất nhiều người cần nói chuyện, và sẽ không muốn phải dành tới 45 phút đồng hồ để hỏi chuyện từng người. Thậm chí nếu bạn thấy buồn khi họ ra đi, hãy vẫn giữ yên lặng và hẹn họ sau nếu cần thiết. Tốt nhất là nên nói những câu như: "Phong! Thật vui vì được làm việc với nhau. Hãy để mọi chuyện khép lại ở đây. Cậu là một anh chàng tốt. Hãy kể với tớ về tình hình của cậu nhé, được không?" Bước 6 - Duy trì thái độ tích cực. Nếu bạn bị buộc phải nghỉ việc hoặc nghỉ việc trong bực bội, thì rất khó để giữ được bình tĩnh khi nói tạm biệt với đồng nghiệp. Tuy nhiên, bạn nên thử giữ bình tĩnh để thể hiện bản thân trong tâm thế chuyên nghiệp nhất. Hãy nói những lời tích cực và ngắn gọn, dù bạn đang cảm thấy khó chịu. Bạn sẽ cảm thấy vui vì mình đã làm như vậy. Bước 7 - Mời bạn bè thân thiết đi tụ tập sau giờ làm việc. Mời các bạn đồng nghiệp thân thiết tham dự một buổi tụ tập thân mật hơn sau giờ làm việc. Nơi làm việc là môi trường phức tạp: bạn có thể có một vài người bạn thực sự bạn mong muốn giữ liên lạc, nhưng cũng có một số kẻ thù công khai và một nhóm người ở đâu đó giữa hai mức này. Sẽ không có ý nghĩa gì nếu bạn tổ chức một bữa tiệc lớn mời tất cả mọi người nếu hoàn cảnh không cần thiết. Tóm lại, bạn chỉ nên mời một số bạn thân đi uống chút gì sau giờ làm hoặc đi ăn tối để giải tỏa sau một ngày làm việc và nói chuyện cởi mở. Đây là cách tuyệt vời để có thể dành thời gian với những người bạn thực sự mong muốn giữ liên lạc ngoài công việc. Phương pháp 2 - Gửi Email Tạm biệt Bước 1 - Hãy soạn một bức thư gửi cho toàn công ty. Nếu bạn muốn nói chia tay chung chung với phòng ban của mình hoặc toàn công ty, thì bạn khó có thể hoặc sẽ gặp khó khăn nếu đi chào hỏi từng phòng một, rồi cảm ơn chân thành mọi người trong công ty. Bạn nên gộp chung những người mình không thực sự quen thân rồi gửi chung một email để tăng cường niềm tự hào công ty. Một email chung có thể bao gồm nội dung như: Các bạn đồng nghiệp thân mến: Như các bạn đã biết, tôi sẽ rời khỏi vị trí [vị trí của bạn] vào ngày mai. Tôi chỉ muốn nói với các bạn rằng tôi rất vui được làm việc với tất cả các bạn. Tôi sẽ rất vui nếu vẫn được giữ liên lạc với mọi người và mọi người cũng có thể liên lạc với tôi theo địa chỉ [email của bạn] hoặc qua hồ sơ trên Linkedln của tôi. Hãy cùng chúc mừng về khoảng thời gian chúng ta đã làm việc cùng nhau. Trân trọng, [Tên bạn]. Bước 2 - Giữ giọng điệu tích cực. Bạn có thể rất dễ trở nên quá cởi mở khi viết về những khoảng thời gian khó khăn, đặc biệt nếu bạn bị sa thải. Tuy nhiên, bạn nên giữ giọng điệu tích cực để thể hiện bản thân mình với tâm thế tỏa sáng nhất có thể. Sự tích cực sẽ giúp bạn giữ mối liên lạc với đồng nghiệp dễ dàng hơn trong tương lai. Khôn ngoan nhất chính là nói tạm biệt bằng một lá thư vui vẻ cho nên bạn càng tích cực về những trải nghiệm của mình tại công ty càng tốt. Cách này đặc biệt quan trọng nếu bạn cũng gửi email này đến sếp của mình. Bước 3 - Viết email ngắn gọn và tập trung vào trọng điểm. Thư chia tay không nên là một bài luận dài dòng, mà chỉ nên dừng ở một vài câu. Bạn không cần nói rõ lý do thực sự bạn rời đi. Nếu mọi người có thắc mắc, bạn có thể khuyến khích họ liên lạc hoặc gặp mặt trực tiếp bạn. Chỉ cần đề cập rằng bạn sẽ rời đi và quyết định thử bước chân sang một công việc khác. Bước 4 - Thêm chi tiết liên lạc của mình nếu muốn. Email tạm biệt của bạn có thể kết thúc với chi tiết liên lạc của bạn. Hãy ghi rõ số điện thoại, địa chỉ email, và địa chỉ trên Linkedln để bạn có thể giữ liên lạc với đồng nghiệp. Tuy nhiên, đừng chia sẻ thông tin liên lạc cá nhân nếu bạn cảm thấy không thoải mái. Bạn có thể cân nhắc chỉ chia sẻ thông tin của mình với một vài đồng nghiệp. Một bức thư điện tử là cách dễ dàng để tiếp cận đến mọi người trong cùng nhóm và cùng chia sẻ thông tin, nên hãy chắc chắn bạn có thể gặp lại họ trong tương lai. Bước 5 - Xem lại tin nhắn trước khi gửi. Khi bạn đã xem xong bản nháp cuối cùng, hãy đọc qua để chắc chắn không còn lỗi và đúng ngữ pháp. Bạn cũng nên kiểm tra lại để chắc chắn giọng điệu của mình thân thiện và tích cực nhưng vẫn chuyên nghiệp. Chắc chắn bạn đã đề cập đến những người bạn mong muốn nhắc đến trong email. Nên đọc to email để xem có phần nào kỳ quặc không. Bước 6 - Nói chuyện trực tiếp với những người bạn thân. Nếu email cho bạn thân thông báo rằng bạn sắp nghỉ việc thì quá lạnh lùng. Trừ khi hoàn cảnh không cho phép, hãy cố gắng trực tiếp nói với họ. Trong hầu hết mọi trường hợp, bạn nên để những người quan trọng hơn biết trực tiếp, hoặc ít nhất là qua điện thoại. Nếu bạn không thể gặp từng đồng nghiệp thân thiết nhất vì một vài lý do nào đó, bạn nên gửi email cá nhân để nói với họ rằng bạn đã cảm thấy vui vẻ cỡ nào khi làm việc với họ. Hãy chắc chắn bạn cho họ thông tin liên lạc cá nhân của mình để bạn có thể liên lạc với họ bên ngoài môi trường công sở. Một ví dụ của email cá nhân có thể có nội dung như sau: [Tên đồng nghiệp] thân mến: Cậu chắc cũng nghe tin rồi, mình sắp nghỉ việc ở công ty. Mình rất vui được làm việc cùng cậu và sẽ nhớ nguồn năng lực tích cực của cậu. Mình sẽ rất vui nếu vẫn có thể giữ liên lạc với cậu và hy vọng chúng ta có thể hẹn gặp ngoài giờ làm. Cậu có thể liên lạc với tớ qua điện thoại [số điện thoại] hoặc qua [địa chỉ email]. Cảm ơn thời gian chúng ta làm việc cùng nhau! Thân mến, [Tên bạn]. Phương pháp 3 - Tránh Lỗi Thường Gặp Bước 1 - Đừng hứa hão huyền. Nếu bạn không có ý định hoặc không muốn giữ liên lạc với Hằng phòng kế toán, đừng hứa "Thỉnh thoảng tụ tập đi uống". Bên cạnh sự thật rằng bạn có thể sẽ phải làm những việc mình không muốn làm, thì bạn cũng đừng giả dối và giả tạo. Chỉ cần bạn chân thành và thành thật, không cần phải cảm thấy bất kỳ áp lực nào về việc phải lên kế hoạch gặp gỡ những người bạn không muốn gặp. Nếu bạn cảm thấy mình thô lỗ khi chỉ liên lạc với những người này mà bỏ qua những người khác. Hãy kín tiếng về kế hoạch của mình. Bạn không cần cho tất cả mọi người biết rằng bạn sẽ thường xuyên gặp một người nào đó để cùng đi xem bóng đá nếu điều đó làm xúc phạm đến những người còn lại. Bước 2 - Đừng tận dụng ngày cuối cùng để nói xấu sếp của mình. Không nên gào thét xong rồi bỏ đi. Không đả kích phỉ báng. Ngày làm việc cuối cùng của bạn nên thật yên bình, đường hoàng và nhanh gọn. Thậm chí nếu bạn cảm thấy vẫn còn vấn đề khúc mắc thì tham gia tranh cãi với sếp cũng không phải là ý hay, sếp chính là người có thể có quyền lực cản trở bạn tìm công việc tiếp theo. Hãy tỏ ra chuyên nghiệp, dù bạn không thích điều đó. Nếu bạn có điều gì đó phàn nàn cần nói ra, hãy gặp mặt trực tiếp, chỉ hai người với nhau và thể hiện càng chuyên nghiệp càng tốt. Hãy nói với sếp của mình (hoặc bất cứ ai bạn đang có vấn đề) rằng bạn muốn gặp riêng để có chuyện muốn nói. Ở một số nơi làm việc, thường có một buổi phỏng vấn trước nghỉ việc, nơi bạn có thể nói lên những băn khoăn của mình mà không phải lo lắng điều đó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến công việc. Bạn sắp bỏ việc, và bây giờ không có nghĩa lý gì nếu nói năng dè chừng. Bước 3 - Đừng mang quà đến. Bạn không cần thể hiện với đồng nghiệp của mình bằng quà cáp, nó có thể khiến một số đồng nghiệp không thoải mái. Điều đó cũng không cần thiết và hơi khoa trương. Một lần nữa cần nhấn mạnh, đây là môi trường làm việc chuyên nghiệp và bạn cũng nên cư xử một cách chuyên nghiệp. Nếu bạn thực sự cảm thấy cần phải mang thứ gì đó đến, thì chỉ một hộp bánh ngọt hoặc bánh rán cho cả văn phòng là thích hợp nhất nếu muốn đền đáp một chút gì đó, nhưng đừng cảm thấy bạn cần phải đi khắp văn phòng với một tá iPods để tạm biệt mọi người. Điều đó là không cần thiết. Nếu đồng nghiệp của bạn sắp ra đi và bạn muốn chúc họ may mắn, thì một tấm thiệp chính là cách thể hiện thân thiện tuyệt vời nhất. Một lần nữa cần nhắc lại, bạn không cần phải tặng họ cả một chiếc đồng hồ vàng. Bước 4 - Đừng nói xấu công ty với đồng nghiệp. Nếu bạn sắp rời đi, đừng nên coi đó là cơ hội ném đi tất cả nỗi thất vọng và khó chịu của mình xuống đồng nghiệp, những người sẽ phải gạt đi những điều đó sau khi bạn rời đi. Hãy cố gắng rời đi với tâm trạng vui vẻ và đừng khiến mọi người ở lại phải thấy khó chịu. Cũng như vậy, bạn cũng không nên khoe khoang về công việc mới của mình tốt cỡ nào nếu bạn bỏ việc để đến với một công việc tốt hơn. Hãy cố gắng ghi nhớ rằng đồng nghiệp của bạn sẽ vẫn phải quay lại đi làm vào thứ hai và bạn không nên để lại một môi trường làm việc buồn chán bằng sự vui sướng của mình. Bước 5 - Đừng chỉ rời đi mà không nói lời nào. Sự bí ẩn có thể tạo nên ấn tượng xấu và để lại đằng sau nhiều nghi ngờ với đồng nghiệp khác về những điều không tốt đẹp. Nếu bạn cảm thấy kỳ quặc về việc ra đi, đó là cảm xúc bạn nên vượt qua và giữ đó là việc cá nhân mình trước mọi người. Một lần nữa, đừng coi đó là vấn đề lớn: chỉ cần nói những câu ngắn gọn, dễ nghe và ra khỏi cửa. Bạn sẽ sớm hoàn thành.
{ "is_expert": false, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/T%E1%BB%B1-tin-h%C6%A1n
Cách để Tự tin hơn
Tự tin là yếu tố quan trọng để giao tiếp xã hội thoải mái, thể hiện tốt ở trường lớp và thăng tiến trong sự nghiệp. Nếu bạn thiếu tự tin, bạn nên học cách để trở nên tự tin hơn vì nó sẽ đem lại nhiều lợi ích. Bạn có thể hình thành sự tự tin bằng cách hiểu tình huống xã hội khiến bạn thiếu tự tin, sử dụng chiến thuật để cảm thấy tốt hơn về bản thân, học cách khẳng định mình trong các tình huống xã hội và duy trì thái độ tích cực. Đọc bài viết sau để học cách trở nên tự tin. Phương pháp 1 - Xác định Thách thức Bước 1 - Xây dựng nhận thức về suy nghĩ và niềm tin tiêu cực. Để trở nên tự tin hơn, bạn cần phải xác định suy nghĩ và niềm tin tiêu cực. Hãy luôn mang theo sổ tay để có thể viết ra những suy nghĩ và niềm tin tiêu cực bất cứ lúc nào chúng xuất hiện trong đầu bạn. Sau đó, xem lại những điều bạn đã viết và cố xác định nguồn gốc của những suy nghĩ này. Tình huống hay nhân vật nào là nguyên nhân của suy nghĩ và niềm tin này? Bước 2 - Xác định tình huống ảnh hưởng đến sự tự tin của bạn. Nhiều người có yếu tố tác động đến sự tự tin theo cách tiêu cực. Cố gắng xác định tình huống và địa điểm có ảnh hưởng tiêu cực đến cảm nhận của bạn về bản thân. Nhận thức được tình huống này có thể giúp bạn chỉ ra rõ ràng cảm nhận của mình. Ví dụ, bạn thấy mình mất tự tin khi đến phòng tập thể hình. Hãy thử nghĩ xem điều gì khiến bạn nghi ngờ và phán xét bản thân để giúp cải thiện sự tự tin. Liệu bạn sẽ cảm thấy tốt hơn nếu mặc quần áo khác? Sự dụng máy tập khác? Hay đến phòng tập lúc vắng người hơn? Bước 3 - Xác định xem những người khác có phải là nguyên nhân làm bạn mất tự tin. Lời phê bình từ một người bạn hay thành viên gia đình cũng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự tự tin của bạn. Nếu bạn nghĩ người đó có ảnh hưởng tiêu cực đến sự tự tin của bạn, bạn cần tìm cách đối phó với họ. Bước 4 - Xem xét lại lối sống. Tập thể dục, ăn uống điều độ, chế độ nghỉ ngơi đều có tác động đến cảm nhận về bản thân. Nếu bạn không chăm sóc tốt cho bản thân, bạn sẽ có suy nghĩ bản thân mình không xứng đáng. Hãy gửi những tín hiệu tích cực đến tâm trí bằng cách chăm sóc nhu cầu thể chất và sống khỏe mạnh. Bước 5 - Xem xét lại môi trường. Môi trường thoải mái sẽ giúp ta cảm thấy tự tin hơn. Nếu nhà bạn không sạch sẽ và mời gọi thì có thể ảnh hưởng đến cách bạn cảm nhận về bản thân. Cố hết sức để giữ cho ngôi nhà (hoặc ít nhất là phòng của bạn) sạch sẽ và ngăn nắp. Đặt những vật dụng có ý nghĩa xung quanh để giúp ngôi nhà trở nên đặc biệt. Phương pháp 2 - Trở nên Tự tin hơn Bước 1 - Sử dụng tự trò chuyện tích cực. Những khẳng định tích cực hàng ngày có thể giúp bạn trở nên tự tin hơn. Hãy dành chút thời gian trước khi đi làm hoặc đi học để nhìn mình trong gương và nói điều gì đó khích lệ bản thân. Bạn có thể nói điều bạn tin tưởng hoặc thích về bản thân. Sau đây là một vài ví dụ về khẳng định tích cực: “Tôi là người thông minh.” “Tôi là người cha tốt.” “Tôi đã hoàn thành nhiều điều quan trọng trong cuộc sống.” “Mọi người thích ở cạnh tôi.” Bước 2 - Nhận thức và thách thức suy nghĩ tiêu cực. Ai cũng có suy nghĩ tiêu cực nhưng người thiếu tự tin sẽ bị chúng lấn át. Điều quan trọng là bạn cần hiểu và thách thức suy nghĩ tiêu cực để có thể trở nên tự tin. Học cách nhận thức suy nghĩ và nói những điều bạn không chấp nhận trong suy nghĩ này. Ví dụ, bạn có suy nghĩ “Tôi là kẻ ngốc” bạn cần nhận thức đây chỉ là suy nghĩ của bản thân mình bằng cách tự nhủ rằng “Tôi có suy nghĩ rằng tôi là kẻ ngốc.” Sau đó, thách thức suy nghĩ bằng cách thay thế nó với suy nghĩ tích cực hơn, chẳng hạn như “Tôi là người thông minh.” Bước 3 - Hình dung bản thân trở nên tự tin. Hình dung là công cụ mạnh mẽ giúp bạn trở nên tự tin hơn. Để sử dụng sự hình dung, hãy nhắm mắt lại và tưởng tượng thời điểm bạn thành công với điều gì đó và cảm thấy vô cùng tự tin. Cố gắng nhớ từng chi tiết của khoảnh khắc đó, bạn ở đâu, với ai, nói gì, cảm thấy thế nào. Lập lại khoảnh khắc đó trong đầu mỗi ngày để hình thành sự tự tin của bản thân. Bước 4 - Viết ghi chú thúc đẩy sự tự tin cho bản thân. Những tờ giấy nhớ dán quanh nhà có thể giúp bạn tự tin hơn. Viết những thông điệp tích cực cho bản thân lên giấy nhớ và dán khắp nhà, ở bàn làm việc hoặc trên tủ đồ ở trường. Bạn càng nhìn thấy thông điệp tích cực thường xuyên thì càng có niềm tin vào bản thân hơn. Bạn có thể viết lên giấy nhớ như sau: “Bạn tài giỏi!” “Bạn có ý tưởng tuyệt nhất!” hoặc “Bạn đang làm tốt!” Sử dụng trí tưởng tượng của bản thân để tạo ra thông điệp khích lệ cho riêng mình. Bước 5 - Ở cạnh những người lạc quan. Mọi người xung quanh có thể tạo ra tác động lớn đến mức độ tự tin của bạn. Nếu bạn của bạn thường phê bình bạn hay có thái độ tiêu cực, thì đã đến lúc cần thay đổi. Bạn có thể trao đổi với họ về những bình luận tiêu cực hoặc thử khiến họ ngừng nói những điều làm tổn hại đến sự tự tin của bạn. Luôn ghi nhớ rằng bạn không thể thay đổi người khác. Bạn chỉ có thể thay đổi cách bạn ứng xử với mọi người. Hãy cố tỏ ra lạc quan nếu những người xung quanh bạn bi quan. Bước 6 - Chăm sóc tốt cho bản thân. Tập thể dục, thực phẩm tốt cho sức khỏe, nghỉ ngơi và thư giãn là những yếu tố quan trọng để tự tin về bản thân. Khi chăm sóc tốt cho bản thân, bạn gửi đến tâm trí tín hiệu rằng bạn xứng đáng được chăm sóc. Cần đảm bảo rằng bạn dành đủ thời gian đáp ứng những nhu cầu cơ bản như tập thể dục, ăn uống, ngủ và thư giãn. Đặt mục tiêu tập thể dục 30 phút mỗi ngày. Ăn theo chế độ cân bằng với đa dạng thực phẩm như hoa quả, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc. Ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm. Dành ít nhất 15 phút mỗi ngày để luyện tập yoga, bài tập hít thở sâu hoặc thiền. Phương pháp 3 - Khẳng định Bản thân Bước 1 - Hiểu tầm quan trọng của việc khẳng định bản thân. Đứng lên vì bản thân hay đơn giản là lên tiếng khi bạn muốn tham gia câu chuyện thể hiện rằng bạn là người tự tin. Nếu bạn thiếu tự tin, bạn sẽ thấy khó có thể khẳng định bản thân. Bằng cách xây dựng sự khẳng định, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn và mọi người sẽ nhìn nhận bạn là người tự tin. Bước 2 - Nhận thức quyền hạn của bản thân. Một phần của khẳng định bản thân là tin rằng tiếng nói của bạn xứng đáng được lắng nghe. Suy nghĩ về lý do tại sao mọi người nên nghe, tin và tôn trọng điều bạn nói. Thử viết nhật ký ghi lại suy nghĩ và cảm nhận của bản thân mà bạn không thể nói trước xã hội, trường học hay ở chỗ làm. Bước 3 - Xác định tình huống bạn cần khẳng định mình. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc khẳng định bản thân thì sẽ có những tình huống vô cùng khó khăn. Suy nghĩ xem tình huống đó là gì và tại sao nó khiến bạn không thể lên tiếng hay đứng lên vì bản thân. Ghi chép tình huống đó và điều bạn muốn thay đổi trong tương lai. Miêu tả tình huống và những người tham gia. Địa điểm và nhân vật mà bạn không thể khẳng định bản thân. Miêu tả cảm nhận của bản thân. Bạn cảm thấy thế nào khi không thể hoặc không khẳng định mình? Miêu tả điều bạn muốn thay đổi. Bạn muốn thay đổi gì về cách bạn phản ứng trong tình huống đó? Bước 4 - Luyện tập khẳng định bản thân. Trước khi khẳng định mình trong tình huống thử thách bản thân, hãy dành thời gian luyện tập thêm. Bạn có thể tự mình luyện tập hoặc nhờ bạn thân giúp đỡ. Bắt đầu diễn thử một vài tình huống đơn giản lúc bạn cần khẳng định mình rồi nâng dần độ khó. Cách để bạn khẳng định mình là lập lại những khẳng định với giọng điệu bình tĩnh, từ tốn. Ví dụ, tưởng tượng rằng bạn của bạn yêu cầu bạn đi dự tiệc cùng cô ấy vào cuối tuần và bạn không muốn đi vì cảm thấy mệt mỏi. Bạn chỉ cần nói với cô ấy rằng “Tôi không muốn đi dự tiệc. Tôi muốn ở nhà và nghỉ ngơi.” Hãy nhớ nói bằng giọng bình tĩnh. Đừng hét lên hay tỏ ra tức giận. Chỉ cần lập lại khẳng định mỗi lần cô ấy nài nỉ bạn đồng ý đi dự tiệc. Luôn ghi nhớ rằng giả lập tình huống sẽ không giống với tình huống đời thực. Cố gắng kết hợp tất cả kiểu phản ứng vào vai diễn của bạn để đảm bảo rằng bạn đã chuẩn bị tốt nhất có thể. Bước 5 - Khẳng định bản thân trong đời thực. Sau khi luyện tập và cảm thấy tự tin hơn về khả năng phát biểu và đứng lên vì bản thân, bạn có thể thử khẳng định mình trong đời thực. Cũng giống như giả lập tình huống, bạn có thể bắt đầu với tình huống đơn giản để dần dần hình thành sự tự tin cho nhiều tình huống hóc búa hơn. Thử khẳng định bản thân theo cách nhỏ bé trước, chẳng hạn như đóng góp ý kiến vào cuộc trò chuyện hoặc lên tiếng trong buổi họp. Khi trở nên tự tin hơn, bạn có thể thử khẳng định bản thân trong những tình huống phức tạp, chẳng hạn như mâu thuẫn với ai đó hoặc từ chối bạn thân hoặc đồng nghiệp. Phương pháp 4 - Thể hiện Sự tự tin trong Tình huống Xã hội Bước 1 - Học cách tiếp nhận lời khen. Khen ngợi làm dịu bớt căng thẳng giữa đôi bên và giúp sự tương tác trở nên tích cực hơn. Bạn sẽ thấy khó tiếp nhận lời khen của người khác nếu không thật sự tự tin. Có thể bạn cảm thấy khó chịu hoặc từ chối lời khen. Để trở nên tự tin hơn, bạn cần học cách chấp nhận lời khen một cách biết ơn. Lần tới khi có ai đó khen bạn, không nên từ chối nó mà hãy nói cảm ơn vì lời khen. Ví dụ, bạn có thể đáp lại lời khen bằng cách nói “Cảm ơn bạn. Tôi rất cảm kích điều này.” Hoặc chỉ đơn giản nói “Cảm ơn!”. Đảm bảo rằng bạn cũng biết cách khen ngợi người khác. Khen ngợi người khác giúp phân tán sự chú ý khỏi bản thân bạn, điều này khiến bạn trở nên tự tin hơn. Khả năng khen ngợi độc đáo sẽ giúp bạn thể hiện sự tự tin. Bước 2 - Chấp nhận rằng bạn không thể thay đổi người khác. Đôi khi người ta thiếu tự tin bởi vì họ dựa dẫm quá nhiều vào phản ứng của người khác đối với họ. Để trở nên tự tin hơn, bạn phải chấp nhận rằng bạn không thể thay đổi người khác và không thể tác động đến phản ứng của họ. Bạn chỉ có thể kiểm soát bản thân. Nỗ lực để được nhiều người chấp nhận. Tránh giảng giải cho người khác về lỗi lầm của họ và cố thay đổi họ. Bước 3 - Học cách sống lạc quan. Một phần của tự tin là thái độ lạc quan, ngay cả khi người khác cố làm bạn nản chí. Ghi nhớ rằng bạn là người kiểm soát tương lai, mục tiêu và hạnh phúc của chính bạn. Nếu người khác làm tổn hại đến sự tự tin của bạn, hãy nhắc bản thân nhớ về những thành tích và điểm đáng ngưỡng mộ của bản thân. Hãy nhìn mọi việc theo hướng lạc quan! Thử mỉm cười hoặc cười lớn, ngay cả khi bạn không muốn. Nghiên cứu chỉ ra rằng ngay cả một nụ cười gượng ép cũng giúp bạn cảm thấy lạc quan và tự tin hơn. Bước 4 - Duy trì sự bình tĩnh. Giữ bình tĩnh trong tình huống khó khăn không phải điều dễ dàng nhưng trấn tĩnh khi có tình huống xảy ra sẽ giúp bạn tự tin hơn và thể hiện cho người khác thấy bạn là người tự tin. Thử hít thở sâu khi cảm thấy choáng ngợp, căng thẳng, giận giữ hay thất vọng. Khi hít thở, chậm rãi đếm đến và rồi bắt đầu xử lý vấn đề.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/L%C3%A0m-s%E1%BA%A1ch-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-ti%E1%BB%83u-tr%C3%AAn-n%E1%BB%87m-gh%E1%BA%BF-%C3%B4-t%C3%B4
Cách để Làm sạch nước tiểu trên nệm ghế ô tô
Khi phát hiện ra vệt nước tiểu trên nệm ghế ô tô, có lẽ bạn sẽ nghĩ rằng không thể nào làm sạch được vết bẩn và mùi nước tiểu bám dai dẳng – nhưng không phải thế! Bước đầu tiên trong việc làm sạch mọi vết nước tiểu mới là nhẹ tay thấm vết bẩn bằng vải thấm hút hoặc khăn giấy cho đến khi không còn ướt để ngăn ngừa vết bẩn ngấm sâu. Sau đó, bạn có thể chọn nhiều cách để làm sạch vết bẩn, tuỳ thuộc vào ý thích của bạn, vật liệu bọc nệm và thời gian mà vết bẩn xuất hiện là bao lâu. Phương pháp 1 - Chấm dung dịch tẩy rửa lên vết bẩn Bước 1 - Mở cửa xe và đeo găng tay cao su. Mở cửa ra vào và cửa sổ xe để cho mùi nước tiểu và mùi các chất tẩy rửa không ngập tràn trong xe. Găng tay cao su sẽ rất hữu ích nếu bạn không muốn tay có mùi nước tiểu hoặc chất tẩy rửa. Bước 2 - Pha nước, giấm trắng và nước rửa bát để tạo dung dịch tẩy rửa. Pha 2 cốc (480 ml) nước lạnh với 1 thìa canh (15 ml) giấm trắng và 1 thìa canh (15 ml) nước rửa bát. Nhẹ nhàng khuấy đều các nguyên liệu. Giấm là một nguyên liệu quan trọng vì nó có công dụng khử trùng và phân huỷ axít có trong nước tiểu. Bước 3 - Thấm vết nước tiểu. Dùng động tác thấm chứ không lau hoặc chà. Nhúng giẻ vào dung dịch tẩy rửa và chấm lên vùng có vết bẩn. Đừng nhúng giẻ ướt đẫm, kẻo nệm lại bị ướt thêm. Bắt đầu từ rìa ngoài của vết bẩn và thấm vào giữa để vết bẩn khỏi bị loang ra. Bước 4 - Thấm cho dến khi vết bẩn khô. Dùng giẻ khô để thấm khô chỗ bẩn và loại bỏ dung dịch tẩy rửa. Luân phiên dùng giẻ ẩm nhúng dung dịch tẩy rửa chấm lên chỗ bẩn và dùng giẻ khô thấm cho đến khi không còn thấy rõ vết bẩn. Nếu vệt nước tiểu vẫn còn hiện rõ sau khi đã tẩy rửa bằng dung dịch, bạn có thể dùng ống nhỏ giọt để rỏ vài giọt ô xy già 3% lên vết bẩn, thêm vài giọt amoniac nếu cần. Dùng khăn sạch chấm nước lạnh lên bề mặt nệm cho đến khi loại bỏ được các hoá chất. Bước 5 - Chờ cho nệm khô. Mặc dù bây giờ nệm cũng đã khô, nhưng bạn nên hong gió thêm một thời gian để nó khô hẳn từ trong ra ngoài trước khi sử dụng. Phương pháp 2 - Xịt dung dịch tẩy rửa lên vết bẩn Bước 1 - Pha nước ô xy già, muối nở và nước rửa bát để tạo dung dịch tẩy rửa. Nếu thích dùng một phương pháp khác ít phải dùng tay hơn, bạn có thể pha dung dịch tẩy rửa để xịt trực tiếp lên vết bẩn. Hỗn hợp này gồm có 300ml nước ô xy già 3% với 3 thìa canh muối nở và 1-2 giọt nước rửa bát. Khuấy đều các nguyên liệu trong bát. Hỗn hợp này sẽ sủi bọt một chút, do đó bạn hãy chờ bọt tan trước khi rót vào bình xịt. Như vậy, dung dịch xịt ra sẽ không quá đặc và nổi bọt. Bước 2 - Mở các cửa xe. Bước này giúp cho mùi không quá nồng nặc và vết bẩn khô nhanh hơn. Bước 3 - Xịt dung dịch lên vết bẩn. Xịt dung dịch lên khắp chỗ bẩn, nhớ phủ kín vết bẩn. Chờ cho dung dịch ngấm trong 1 tiếng hoặc hơn tuỳ ý. Bước 4 - Chấm giẻ ẩm lên bề mặt nệm. Sau khi vết bẩn đã được loại bỏ, có thể vẫn còn dư lượng xà phòng hoặc ô xy già dễ bám bụi hoặc làm mất màu nệm. Bạn nên dùng giẻ ẩm để “xả sạch” các dư lượng dung dịch tẩy rửa, sau đó thấm nệm bằng khăn khô cho đến khi sạch dung dịch. Phương pháp 3 - Làm sạch nệm bọc da Bước 1 - Thấm khô vết bẩn bằng khăn giấy. Cách làm sạch nệm bọc da khác với cách làm sạch nệm bọc các vật liệu khác. Tuy nhiên, nếu phát hiện vết bẩn mới, bạn vẫn có thể dùng khăn giấy để thấm bớt độ ẩm. Chấm lên vết bẩn, nhưng đừng lau để tránh làm vết bẩn loang rộng. Bước 2 - Tháo ruột nệm ra. Nếu có thể, bạn hãy tìm dây kéo trên ghế và tháo ruột nệm ra. Vết bẩn có thể đã ngấm xuống ruột nệm, và khi đó thì mùi sẽ tích tụ ở đó nhiều nhất. Nếu nệm ghế không có dây kéo để tháo ruột nệm, bạn vẫn có thể làm theo các bước tiếp theo đây, nhưng hãy hành động càng nhanh càng tốt để vết bẩn không có thời gian ngấm sâu vào ruột nệm. Bước 3 - Làm sạch bề mặt da bằng chất tẩy rửa đồ da chuyên dụng. Rót một lượng nhỏ lên miếng bọt biển và chà theo chuyển động vòng tròn, phủ lên toàn bộ bề mặt nệm, không chỉ phủ lên vết bẩn. Mỗi khi lau rửa bề mặt có chất liệu da, bạn phải xử lý toàn bộ bề mặt nệm đến tận các cạnh nệm để tránh để lại các “vệt nước”. Bạn cần phải làm khô đều bề mặt đồ da để không có chỗ nào bị lồi lên. ”Nature’s Miracle” là sản phẩm tẩy rửa thông dụng dành cho mọi bề mặt để làm sạch các vết bẩn do nước tiểu thú cưng gây ra, vì nó có khả năng phân huỷ các hoá chất gây hại trong nước tiểu. Đối với da lộn, da nubuck hoặc da chưa hoàn thiện, bạn cần dùng các chất tẩy rửa chuyên dành cho các chất liệu này. Các loại da này có thể bị hư hại hoặc biến màu nếu bạn dùng dung dịch tẩy rửa không phù hợp. Thử trước các chất tẩy rửa trên một chỗ khuất trên bề mặt da và quan sát phản ứng của nó trước khi sử dụng trên toàn bộ bề mặt món đồ - như vậy bạn sẽ biết liệu có tác động xấu nào không. Bước 4 - Giặt phần ruột nệm bằng tay. Dùng dung dịch tẩy rửa enzyme hoặc gốc vi khuẩn và giặt ruột nệm bằng tay trong chậu hoặc bồn rửa. Bước 5 - Phơi ruột nệm cho thật khô. Nếu có thể, bạn nên phơi ruột nệm ngoài trời dưới nắng để cho khô nhanh hơn và khử mùi. Bước 6 - Hong khô bề mặt da. Đừng phơi đồ da dưới nắng, vì chất liệu da có thể bạc màu hoặc cứng lại. Bạn nên hong khô đồ da ở nơi mát mẻ trong nhà. Phương pháp 4 - Loại bỏ vết bẩn cũ Bước 1 - Pha nước, giấm trắng và xà phòng rửa bát để tạo dung dịch tẩy rửa. Nếu nước tiểu đã khô khi bạn phát hiện ra, bạn vẫn có thể áp dụng các phương pháp làm sạch vết bẩn. Đầu tiên là pha dung dịch tẩy rửa. Pha ½ cốc (120 ml) nước ấm, 1/2/ cốc (120 ml) giấm trắng và 1/2 cốc (120 ml) xà phòng rửa bát. Khuấy đều các nguyên liệu cho đến khi lên bọt. Bước 2 - Dùng bàn chải đánh răng cũ chấm bọt lên vết bẩn. Một chiếc bàn chải đánh răng cũ vừa giúp bạn khỏi tốn tiền mua dụng cụ chà rửa mới và vẫn đủ mềm để không làm hư hại bề mặt nệm. Phương pháp này cần phải chà thay vì chỉ chấm hoặc xịt dung dịch, vì vết bẩn có thể đã ngấm sâu vào nệm do nó đã có thời gian ngầm vào và khô đi. Động tác chà giúp cho dung dịch tẩy rửa ngấm vào nệm. Bước 3 - Gạt sạch lớp bọt. Bạn có thể dùng phới cao su hoặc bất cứ vật nào cứng và phẳng. Cách này sẽ giúp loại bỏ lớp bọt nhanh chóng và hiệu quả. Bước 4 - Lau sạch vết bẩn bằng giẻ ẩm. Dấp nước vào giẻ cho ẩm và chấm lên các vết bẩn để làm sạch mọi dư lượng dung dịch tẩy rửa còn sót. Bước 5 - Dùng khăn khô để lau khô nệm. Thấm bề mặt nệm bằng khăn khô cho đến khi bề mặt vừa làm sạch hoàn toàn khô ráo và nước không còn thấm sang khăn.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Ch%E1%BA%A9n-%C4%91o%C3%A1n-b%E1%BB%87nh-ph%E1%BB%95i-t%E1%BA%AFc-ngh%E1%BA%BDn-m%C3%A3n-t%C3%ADnh
Cách để Chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là thuật ngữ chung dùng để mô tả các bệnh về phổi tiến triển như viêm phế quản mãn tính và khí phế thủng. Bệnh phổi tiến triển là loại bệnh sẽ trở nặng theo thời gian. Theo thống kê, năm 2012, trên thế giới có hơn 3 triệu người chết do bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, chiếm 6% trường hợp tử vong trên toàn cầu. Hiện nay, ước tính bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ảnh hưởng đến 24 triệu người Mỹ, một nửa trong số đó có triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính mà không biết. Làm theo những bước đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và cách chẩn đoán. Phương pháp 1 - Nhận biết triệu chứng Bước 1 - Đi khám bác sĩ. Cách tốt nhất để chống lại bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (PTNMT) là đi khám bác sĩ trước khi triệu chứng xuất hiện. Lý do là vì triệu chứng bệnh thường không xuất hiện cho đến khi phổi bị tổn thương đáng kể. Hành động đúng đắn nhất đó là tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu bạn là người hút thuốc trong thời gian dài hoặc nằm trong nhóm nguy cơ cao. Triệu chứng bệnh PTNMT thường ít được phát hiện do chúng bắt đầu dần dần và tiến triển theo thời gian. Người bệnh cũng thường có xu hướng thay đổi lối sống, ví dụ như ít hoạt động hơn, để hạn chế và che giấu triệu chứng thở gấp, thay vì tiếp nhận chẩn đoán. Bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu nằm trong nhóm nguy cơ cao và có triệu chứng như ho mãn tính, thở gấp hoặc thở khò khè. Bước 2 - Cẩn thận với triệu chứng ho quá nhiều. Một khi đã xác định bản thân nằm trong nhóm nguy cơ cao, bạn có thể bắt đầu quan sát triệu chứng. Triệu chứng thường bắt đầu ở mức độ nhẹ nhưng sẽ tăng mức độ nghiêm trọng khi bệnh tiến triển. Bạn nên cẩn thận nếu có triệu chứng ho quá nhiều, triệu chứng này thường trở nặng vào buổi sáng và kéo dài hàng tháng, thậm chí hàng năm. Bạn cũng có thể ho ra một lượng nhỏ dịch nhầy vàng hoặc trong vì bệnh PTNMT dẫn đến tình trạng tăng sản sinh dịch nhầy. Hút thuốc lá làm tê liệt các lông mao (các lông nhỏ) trong đường hô hấp. Tình trạng này làm giảm lượng dịch nhầy được làm sạch từ phổi và gây ho nhiều (ho giống như cơ chế giúp giảm lượng dịch nhầy tăng lên). Dịch nhầy dính đặc cũng khó được làm sạch hơn. Bước 3 - Theo dõi tình trạng thở gấp. Một triệu chứng chính của bệnh PTNMT là thở gấp, đặc biệt là khi hoạt động thể chất. Thở gấp hay khó thở có thể là triệu chứng thấy rõ nhất của bệnh PTNMT vì triệu chứng này hiếm hơn, trong khi triệu chứng ho có thể là do nhiều nguyên nhân khác. Thở gấp giống như tình trạng thiếu không khí, hay thở hổn hển, và sẽ trở nặng khi bệnh tiến triển. Bạn cũng có thể thấy khó thở khi nghỉ ngơi hay khi không hoạt động quá nhiều. Trong trường hợp đó, có thể bạn sẽ cần phải thở oxi khi bệnh tiến triển. Bước 4 - Lắng nghe tiếng thở khò khè. Thở khò khè là một trong những triệu chứng của bệnh PTNMT. Thở khò khè tức là âm thanh giống như tiếng huýt ở tông cao khi thở. Triệu chứng xuất hiện ở một số người bệnh PTNMT, đặc biệt là khi hoạt động gắng sức hoặc khi triệu chứng trở nặng. Tiếng thở bất thường thường được nghe thấy rõ nhất khi thở ra. Co thắt phế quản hay tình trạng giảm đường kính của đường hô hấp hoặc dịch nhầy gây tắc đường hô hấp sẽ tạo ra tiếng phổi đặc trưng này. Bước 5 - Cảm nhận những thay đổi vùng ngực. Khi bệnh PTNMT tiến triển, bạn sẽ cảm thấy ngực phình to (ngực thùng), đặc biệt sẽ rõ nhất khi kiểm tra trực quan vùng ngực. Ngực phình to do phổi phình ra khiến xương sườn mở rộng để có thể chứa được lượng không khí dư thừa, từ đó khiến ngực có hình dáng giống chiếc thùng. Bạn cũng có thể gặp triệu chứng đau thắt ngực, bao gồm bất kỳ cơn đau hay tình trạng khó chịu nào ở vị trí giữa bụng trên với phần dưới cổ. Mặc dù có thể là dấu hiệu của nhiều rối loạn nhưng đau thắt ngực đi kèm với ho và thở khò khè chính là dấu hiệu của bệnh PTNMT. Bước 6 - Nhận biết sự thay đổi về thể chất. Khi bệnh PTNMT tiến triển, bạn có thể cảm nhận thấy một vài sự thay đổi về thể chất. Vùng môi và giường móng có thể tím tái do lượng oxi trong máu thấp (giảm oxi huyết). Giảm oxi huyết có thể là hậu quả của bệnh PTNMT và bạn có thể sẽ cần phải thở oxi. Người bệnh cũng có thể sụt cân không chủ ý và thường là trong giai đoạn tiến triển của bệnh. Khi bệnh PTNMT tiến triển, người bệnh sẽ cần một lượng năng lượng nhiều hơn nữa để thở. Bệnh PTNMT lấy đi phần calo thiết yếu của cơ thể mà đáng lẽ được dùng để duy trì sức khỏe. Người mắc bệnh PTNMT trong thời gian dài có thể có triệu chứng sưng bàn chân, cẳng chân hoặc sưng tĩnh mạch ở cổ. Phương pháp 2 - Chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (PTNMT) Bước 1 - Tiếp nhận xét nghiệm chức năng phổi. Trong buổi chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ bắt đầu với xét nghiệm chức năng phổi. Đo phế dung (xét nghiệm chức năng phổi phổ biến nhất) là xét nghiệm đơn giản, không xâm lấn dùng để đo lượng không khí mà phổi có thể giữ và tốc độ thở ra của phổi. Xét nghiệm đo phế dung giúp phát hiện bệnh PTNMT trước khi triệu chứng phát triển, có thể dùng để theo dõi quá trình phát triển của bệnh và theo dõi tính hiệu quả của phương pháp điều trị. Xét nghiệm đo phế dung có thể dùng để xác định giai đoạn hay đánh giá mức độ của bệnh PTNMT. Giai đoạn 1 là bệnh ở mức độ nhẹ, tức Thể tích Thở ra Tối đa trong giây đầu tiên (FEV1) >80% con số dự đoán. Ở giai đoạn này, người bệnh có thể không nhận thấy sự bất thường của chức năng phổi. Giai đoạn 2 là bệnh ở mức độ vừa, tức chỉ số FEV1 ở mức 50-79%. Đây là giai đoạn mà hầu hết người bệnh sẽ tìm đến sự trợ giúp y tế khi nhận thấy triệu chứng. Giai đoạn 3 là bệnh ở mức độ nghiêm trọng, tức chỉ số FEV1 ở mức 30-49%. Giai đoạn 4 (giai đoạn cuối cùng) là bệnh PTNMT ở mức độ rất nghiêm trọng, có chỉ số FEV1 <30%. Ở giai đoạn này, chất lượng cuộc sống của người bệnh sụt giảm và triệu chứng có thể đe dọa đến tính mạng. Hệ thống theo giai đoạn này có giá trị giới hạn trong việc dự đoán tử vong do bệnh PTNMT. Ngoài ra, bác sĩ có thể khuyến nghị các xét nghiệm khác như xét nghiệm máu, xét nghiệm mẫu đờm, đo độ bão hòa oxi, xét nghiệm tim hay xét nghiệm chức năng phổi khi đi bộ. Bước 2 - Tiếp nhận chụp X-quang vùng ngực (CXR). Bác sĩ cũng có thể tiến hành chụp X-quang ngực. Kết quả chụp X-quang ngực cho thấy những bất thường trong trường hợp bệnh PTNMT nghiêm trọng nhưng có thể không cho thấy những thay đổi ở 50% trường hợp bệnh ở mức độ vừa. Kết quả đặc trưng từ xét nghiệm chụp X-quang ngực gồm có tình trạng phình ra của phổi, tình trạng phẳng ra của vòm cơ hoành và sự giảm dần của mạch phổi khi chúng di chuyển đến vùng ngoại vi của phổi. Chụp X-quang phổi có thể giúp xác định tình trạng khí thủng và dùng để loại trừ các vấn đề khác ở phổi cũng như suy tim. Bước 3 - Tiếp nhận xét nghiệm chụp cắt lớp (CT). Chụp CT ngực là một phương pháp khác giúp chẩn đoán bệnh PTNMT. Chụp CT có thể hữu ích trong việc phát hiện tình trạng khí thủng và xác định xem phương pháp phẫu thuật có phù hợp với bạn hay không. Bác sĩ cũng có thể chụp CT để sàng lọc ung thư phổi (mặc dù chưa được thống nhất áp dụng trong y học). Phương pháp chụp CT ngực không nên dùng thường xuyên để chẩn đoán bệnh PTNMT, chỉ nên dùng khi các phương pháp khác không hiệu quả. Bước 4 - Phân tích nồng độ khí máu động mạch (ABG). Bác sĩ có thể sẽ phân tích nồng độ ABG. Đây là xét nghiệm máu để đánh giá nồng độ oxi trong máu bằng mẫu máu lấy từ động mạch. Kết quả xét nghiệm có thể cho thấy mức độ nghiêm trọng của bệnh PTNMT và mức độ ảnh hưởng của bệnh trong trường hợp của bạn. Phân tích ABG cũng có thể được dùng để xác định xem bạn có cần đến liệu pháp oxi hay không. Phương pháp 3 - Hiểu về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính Bước 1 - Tìm hiểu về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (PTNMT). PTNMT bao gồm hai bệnh chính: viêm phế quản và khí phế thủng. Có một loại viêm phế quản trong thời gian ngắn, còn viêm phế quản mãn tính mới là một trong những bệnh chính gây ra tình trạng phổi tắc nghẽn mãn tính. Viêm phế quản mãn tính được xác định bởi cơn ho kéo dài ít nhất 3 tháng trong một năm và kéo dài hai năm liên tiếp. Viêm phế quản mãn tính gây viêm và tăng sản sinh dịch nhầy trong ống phế quản hay đường dẫn khí mang không khí đến phổi. Quá trình này có thể gây tắc nghẽn đường hô hấp, dẫn đến khó thở. Khí phế thủng (một căn bệnh khác thuộc thuật ngữ phổi tắc nghẽn mãn tính) được xác định bởi tình trạng phình ra của phế nang hay các túi khí trong phổi và tình trạng phá hủy của thành túi khí. Cuối cùng, bệnh sẽ dẫn đến sự giảm trao đổi khí trong phổi, khiến người bệnh khó thở. Bước 2 - Hiểu rõ nguyên nhân. Bệnh PTNMT là do tiếp xúc trong thời gian dài với yếu tố kích thích gây tổn thương phổi. Đến nay, khói thuốc lá được xem là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh PTNMT. Hít phải khói thuốc và ô nhiễm không khí cũng góp phần gây bệnh PTNMT. Người hút xì gà, ống điếu và cần sa cũng có nguy cơ cao mắc bệnh PTNMT. Hút thuốc lá gián tiếp nghĩa là hít phải khói thuốc trong không khí do người hút thuốc nhả ra. Người bị hen suyễn, đặc biệt là nếu hút thuốc, có nguy cơ cao bị bệnh PTNMT. Có nhiều bệnh lý hiếm khác, đặc biệt là các rối loạn mô liên kết, liên quan đến bệnh PTNMT. Các bệnh lý này bao gồm tình trạng thiếu hụt alpha-1-antitrypsin (rối loạn gen dẫn đến nồng độ một loại protein cụ thể bảo vệ phổi hạ thấp) và nhiều rối loạn khác như hội chứng Marfan và hội chứng Ehlers-Danlos. Bước 3 - Hiểu rõ yếu tố nguy cơ từ môi trường. Người làm việc trong môi trường phải tiếp xúc quá nhiều với bụi bẩn và hóa chất, khí ga sẽ có nguy cơ cao bị bệnh PTNMT. Tiếp xúc trong thời gian dài với những chất độc hại này ở nơi làm việc có thể kích ứng và gây viêm phổi. Bụi từ gỗ, cotton, than đá, amiăng, silica, bột Talc, hạt ngũ cốc, cà phê, thuốc trừ sâu, thuốc hoặc bột enzym, kim loại, sợi thủy tinh có thể gây tổn thương phổi và tăng nguy cơ mắc bệnh PTNMT.</ref> Khói từ kim loại và các chất khác cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh PTNMT. Những công việc khiến bạn phải tiếp xúc nhiều với chất độc hại gồm có thợ hàn, thợ luyện kim, làm việc trong lò, làm gốm, sản xuất nhựa và sản xuất/xử lý cao su. Tiếp xúc với các chất khí như formaldehyde, ammoniac, clo, lưu huỳnh dioxit, O3 và nitơ oxit cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh PTNMT.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/%C4%90%E1%BA%A1t-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-th%C3%A0nh-t%E1%BB%B1u-l%E1%BB%9Bn-lao
Cách để Đạt được thành tựu lớn lao
Như thế nào là đạt được thành tựu lớn lao là một khái niệm khó định nghĩa. Câu hỏi về điều gì làm nên một con người vĩ đại hầu như chỉ mang tính cá nhân, và quan niệm của mỗi người một khác. Tuy vậy, vẫn có những cách thiết thực giúp bạn khởi đầu con đường vươn tới những ước vọng và mục tiêu của mình, cũng như Lão Tử, một triết gia Trung Hoa từng nói, “Hành trình ngàn dặm khởi đầu từ một bước nhỏ”. Phương pháp 1 - Đặt nền tảng cho thành tựu lớn Bước 1 - Xác định mục tiêu lớn của bạn. “Trở nên lỗi lạc” là một khái niệm khó xác định, đòi hỏi bạn phải chọn một việc nào đó thật cụ thể để phấn đấu. Nghĩ về những ưu điểm và những mặt mà bạn cần cải thiện, sau đó xác định một mục tiêu phù hợp với cá tính của bạn. Nghiên cứu cho thấy, việc đạt được mục tiêu sẽ khả quan nhất nếu bạn được làm điều mình mong muốn và sẵn sàng dốc sức để hoàn thành. Có thể bạn quyết tâm trở thành một tác giả lớn viết nên những kiệt tác văn học, hoặc một phóng viên điều tra phơi bày những khía cạnh sâu kín nhất trong tâm hồn con người. Hoặc bạn có thể quyết định tạo nên sự thay đổi và tham gia vào chính trường hay trở thành nhà hoạt động. Đầu tiên bạn có thể viết ra những mục tiêu mà bạn hằng mơ ước. Bạn chưa cần phải lo đến tính cụ thể hoặc tính khả thi của mục tiêu. Điều đó sẽ đến sớm thôi! Henry David Thoreau, một triết gia, cũng là một tác giả nổi tiếng đã từng nói: “Nếu bạn đã xây những tòa lâu đài trên không trung, công trình của bạn không hề vô ích; chúng đã ở đúng chỗ của chúng. Và bây giờ, bạn hãy đặt nền móng bên dưới.” Trong lời mở đầu bài phát biểu tại trường đại học Stanford, nhà phát minh và doanh nhân Steve Jobs nói rằng, mỗi sáng thức dậy ông tự hỏi mình “Nếu hôm nay là ngày cuối cùng được sống trong cuộc đời, liệu tôi có muốn làm việc mà tôi sắp làm hôm nay không?” Nếu câu trả lời là “Không”, ông sẽ thay đổi công việc. Có lẽ đây cũng là câu hỏi hay để bạn tự hỏi mình. Bước 2 - Xác định đúng vấn đề. Bây giờ, khi đã có bản liệt kê những điều lớn lao mà bạn mong muốn đạt được, bạn cần định rõ việc hoàn thành các mục tiêu đó để khỏi bị choáng ngợp. Cảm giác không thể chạm tới các mục tiêu rất dễ đến với bạn, nhất là vào giai đoạn mới bắt đầu. Đặt ra các mục tiêu như là điều bạn cần phấn đấu hướng đến thay vì điều mà bạn đang cố gắng từ bỏ. Bạn có nhiều khả năng hoàn thành mục tiêu hơn nếu đó là một điều tích cực! Người đã sống sót trong trại tập trung của Đức Quốc xã Viktor Frankl từng nói rằng, ông sống sót được là nhờ quyền tự do “chọn thái độ sống trong mọi hoàn cảnh, chọn cách sống cho riêng mình”. Nhờ không để Đức Quốc xã tước đi quyền tự do lựa chọn của mình, Frankl có khả năng biến một tình huống dường như không thể thành tình huống mà ông có thể kiểm soát bản thân mình - điều mà ông tin rằng đã giúp ông sống sót. Nhà vật lý lý thuyết và nhà vũ trụ học xuất chúng Stephen Hawking từng được chẩn đoán mắc bệnh xơ cứng teo cơ một bên - một dạng bệnh tế bào thần kinh vận động - khi chỉ vừa bước sang tuổi 21. Ông đã từng được tiên lượng chỉ còn sống chưa đầy hai năm. Thay vì buông xuôi, Hawking nói rằng có hai điều truyền cảm hứng cho ông để làm việc cật lực hơn: biết rằng có những người còn rơi vào hoàn cảnh tồi tệ hơn thế, và biết rằng có thể ông chỉ còn lại quỹ thời gian rất ít để hoàn thành các mục tiêu của mình. Bước 3 - Cụ thể hóa mục tiêu. Một khi đã xác định các mục tiêu theo cách tích cực, bạn cần đảm bảo mình có khả năng đạt được các mục tiêu đó. Cách tốt nhất để làm điều này là làm sao cho mục tiêu của bạn càng cụ thể càng tốt. Việc đặt ra một mục tiêu cụ thể sẽ giúp bạn không chỉ hoàn thành những điều bạn mong muốn mà còn khiến bạn hạnh phúc hơn, xét về tổng thể! Ví dụ: Tưởng tượng rằng một trong những mục tiêu của bạn là “trở thành Người Dơi”. Thay vì tự nói với bản thân rằng, “Người Dơi không có thật nên mình không thể là anh ta được”, bạn hãy tự hỏi mình có thể làm gì để giống như Người Dơi. Xác định một cách thật cụ thể phẩm chất gì ở Người Dơi mà bạn muốn học theo và đặt ra các mục tiêu để phấn đấu hướng tới các giá trị đó. Một số lựa chọn có thể là: ăn mặc giống Người Dơi và đến với các bệnh nhi ung thư. Giúp đỡ những người lâm vào hoàn cảnh ngặt nghèo bằng cách quyên góp tiền và/hoặc tham gia bếp ăn từ thiện. Trở thành cảnh sát (bạn sẽ mặc đồng phục, và hy vọng là bạn sẽ giúp đường phố sạch bóng tội phạm). Bước 4 - Có tư duy tích cực. Phương pháp tưởng tượng có thể giúp bạn đạt được thành tựu lớn lao. Các nghiên cứu cho thấy sự tưởng tượng có thể đem lại hiệu quả trong thể thao và học thuật. Sự tưởng tượng từng giúp nhiều vận động viên (như Muhammad Ali và Tiger Woods) thắng những trận quyền Anh, các cuộc đua, thậm chí là cả giải thi đấu golf. Có hai kiểu tưởng tượng cơ bản, tưởng tượng về kết quả và tưởng tượng về tiến trình. Bạn nên sử dụng kết hợp cả hai kiểu này để có kết quả tốt nhất: Tưởng tượng về kết quả là quá trình hình dung rằng bạn đang chạm tới mục tiêu mơ ước của mình. Kiểu tưởng tượng này cần phải càng chi tiết càng tốt và phải sử dụng mọi giác quan: tưởng tượng ai đang ở bên cạnh bạn khi bạn đạt được mục tiêu, mùi hương và âm thanh của khung cảnh, trang phục mà bạn mặc, nơi bạn đang đứng. Thậm chí bạn có thể vẽ ra một bức tranh hoặc các chi tiết của toàn cảnh để hỗ trợ trong phép tưởng tượng này. Tưởng tượng về tiến trình bao gồm việc hình dung mọi bước mà bạn cần thực hiện để tiến tới mục tiêu. Nghĩ về từng bước hành động dẫn tới hoàn thành mục tiêu cao cả của mình. Ví dụ, nếu muốn làm “Người Dơi (phục vụ trẻ em ở bệnh viện)”, bạn có thể nghĩ về từng bước bạn cần làm: tìm trang phục, liên hệ với các bệnh viện, luyện giọng nói cho giống Người Dơi, v.v… Bước 5 - Có hành động tích cực. Mặc dù rất có hiệu quả, nhưng sự tưởng tượng tích cực cần phải đi đôi với hành động tích cực. Bạn cần phải tích cực phấn đấu hướng tới các mục tiêu đã đặt ra thay vì chỉ ngồi tận hưởng thành tựu trong tưởng tượng. Đây là lúc mà quá trình tưởng tượng được đền bù: bạn sẽ dễ dàng thực hiện mục tiêu trong thực tế hơn khi đã hình dung ra từng bước cần làm. Nếu muốn trở thành nhà văn, bạn hãy cầm bút viết mỗi ngày, dù chỉ là một đoạn văn. Tham gia nhóm viết văn, ghi tên học vài lớp dạy viết văn ở trung tâm văn hóa cộng đồng, tham dự các cuộc thi và đưa bài viết của mình ra cho mọi người cùng đọc. Đề nghị tất cả bạn bè góp ý. Và, cũng như nhà văn lừng danh thế giới Stephen King vẫn nhắc nhở chúng ta, hãy tích cực ngay cả trong lúc gian nan: “Dừng một công việc chỉ vì nó khó khăn là một ý tồi, cho dù cái khó đó thuộc về cảm xúc hoặc tưởng tượng”. Nếu muốn trở thành người có lòng nhân hậu cao cả, bạn hãy bắt đầu từ việc nhỏ. Nếu không có nhiều tiền, bạn có thể dành thời gian cho bếp ăn từ thiện hoặc các tổ chức từ thiện ở địa phương. Dạy ngôn ngữ hoặc dạy kèm cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Bạn không nhất thiết phải có hành động lớn lao nhằm xóa bỏ nạn đói toàn cầu. Chỉ bằng cách giúp thay đổi cuộc sống của một người, bạn cũng có thể khởi động cho một hiệu ứng domino tích cực. Bước 6 - Tìm kiếm những câu chuyện về thành công của những người khác. Bạn sẽ cần phải tìm hiểu xem điều gì giúp những người khác thành đạt trên con đường mà họ đã chọn, đặc biệt là những người đang làm những điều mà bạn đang hướng tới. Thường có những điểm tương đồng xuyên suốt những câu chuyện như vậy. Vận động viên điền kinh Jesse Owens, người từng đoạt 4 huy chương vàng ở thế vận hội mùa hè năm 1936 tại Berlin, vốn xuất thân trong gia đình có đến 10 anh chị em. Ông phát hiện ra niềm đam mê chạy từ sớm và thường tập luyện vào thời gian trước giờ đến trường vì còn phải lao động sau giờ học. Owens từng phải hứng chịu thái độ phân biệt chủng tộc gay gắt trên đường chạy cả ở Mỹ và ở Đức, nhưng ông đã hoàn toàn phá bỏ được sự truyền bá về “chủng tộc Aryan thượng đẳng” ở thế vận hội 1936. Người phụ nữ đầu tiên bay vào không gian, Valentina Tereshkova, vốn là một công nhân làm việc ở xưởng dệt. Bà đã theo đuổi đam mê bộ môn nhảy dù, và chính niềm đam mê này giúp bà đánh bại được 400 ứng viên. Tereshkova kiên cường vượt qua quá trình huấn luyện nghiêm ngặt, và sau chuyến bay bà còn đạt được học vị tiến sĩ kỹ thuật. Phương pháp 2 - Đạt được các thành tựu lớn trong dài hạn Bước 1 - Giữ vững mục tiêu vì chính mình. Nếu bạn muốn có thành tựu chỉ để gây ấn tượng với những người khác, sự quyết tâm của bạn có thể sẽ lụi tàn thậm chí trước cả khi bắt đầu. Đơn giản bởi vì nhiều người đạt được thành quả vĩ đại không coi đó là lớn lao vào lúc ban đầu. Stephen King từng nói rằng cuốn tiểu thuyết đầu tiên của ông, Carrie, đã có thể không bao giờ được xuất bản. Một ngàn bản của tiểu thuyết này được bán ra trong năm đầu tiên. Tuy nhiên, như ông tiết lộ trong cuốn hồi ký On Writing, (tạm dịch “Nghiệp Văn”), ông có thể tiếp tục viết là nhờ ông làm điều đó vì niềm đam mê: “Tôi viết đơn thuần chỉ vì niềm vui sướng. Và nếu bạn có thể làm điều gì đó vì niềm vui sướng, bạn sẽ theo được mãi mãi”. Có một danh sách dài đến kinh ngạc về những tác giả nổi tiếng mọi thời đại nhưng ban đầu từng bị từ chối, thậm chí nhiều lần. Những cuốn tiểu thuyết đầu tay của Jane Austen từng bị nhiều nhà xuất bản từ chối rất nhiều lần, tuy nhiên ngày nay bà được xem như một trong những tác giả viết bằng tiếng Anh vĩ đại nhất trong vòng 200 năm trở lại đây. Frank Herbert, tác giả cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng ăn khách nhất mọi thời đại Xứ cát (Dune) từng bị từ chối đến 23 lần cho đến khi có người đồng ý xuất bản – và ngay cả khi đó họ cũng không chắc rằng họ đã có lựa chọn đúng. Câu chuyện về những thành tựu khoa học cũng là câu chuyện của những người từng bị coi là sai lầm hoặc thậm chí điên rồ, cho đến khi được thời gian và những công trình nghiên cứu chứng minh là đúng. Năm 1610, nhà thiên văn học Galileo công khai ủng hộ học thuyết của Copernican, cho rằng trái đất quay quanh mặt trời, và dù phát hiện của ông là đúng, ông cũng bị kết tội bởi tòa án dị giáo thời đó. Mãi đến năm 1992 ông mới được Vatican chính thức ân xá. Bước 2 - Học hỏi từ những sai lầm. Điều này nghe có vẻ sáo mòn, nhưng học từ những sai lầm là một tiêu chuẩn của sự vĩ đại. Những người liên tục lặp lại cùng một lỗi lầm thường không thể tiến xa. Theo nhà phát minh và là tác giả ăn khách Scott Berkun, có bốn dạng sai lầm cơ bản mà bạn cần hiểu và ngăn ngừa: Sai lầm “ngớ ngẩn” là những sự cố xảy ra tức thì: bạn gọi nhầm cà phê, bạn để quên chìa khóa ở nhà, bạn vấp ngón chân vào bậc cửa. Con người không phải là thần thánh, và do đó những sự việc như thế thỉnh thoảng sẽ xảy ra, và bạn khó có thể làm gì nhiều để tránh những lỗi này. Sai lầm “đơn giản” là những lỗi lầm có thể tránh được, nhưng vẫn xảy ra do một chuỗi những quyết định của bạn: ví dụ như bạn phải trả tiền phạt trễ hạn cho cuốn phim bạn đã thuê chỉ vì trước đó bạn không đem xe đi bảo trì, và kết quả là bạn không thể đến tiệm cho thuê video để trả đúng hạn. Bạn phải mất một chút công sức để xử lý, nhưng những lỗi như vậy có thể sửa chữa một cách khá đơn giản khi bạn đã nhận ra mình đã sai ở đâu. Sai lầm “liên lụy” đòi hỏi bạn phải nỗ lực hơn để tránh phạm lỗi, mặc dù có lẽ bạn đã biết lỗi lầm là ở đâu: bữa nào cũng ăn món thịt muối xông khói, luôn đến muộn khi đi xem phim cùng bạn bè, muốn hoàn thành cuốn tiểu thuyết nhưng không dành thời gian để viết. Để ngăn những lỗi lầm như vậy, bạn cần phải suy nghĩ và quyết tâm, bởi vì đó thường là hệ quả của các thói quen xấu. Sai lầm “phức tạp”, chà, đúng là phức tạp. Những sai lầm này thường để lại những hậu quả lớn và không có cách nào chắc chắn để tránh phạm phải lần sau: đổ vỡ trong các mối quan hệ, kinh doanh thất bại, hoặc những hành động gây hậu quả xấu không lường trước được. Tự hỏi bản thân về những sai lầm của bạn. Việc ôn lại thật chi tiết những sai lầm của chính mình quả thật không dễ chịu, nhưng điều này là cần thiết để bạn rút kinh nghiệm. Những câu hỏi như “Mình đã chủ quan như thế nào trong tình huống này?” và “Mục tiêu của mình ở đây là gì?” sẽ giúp bạn tìm ra điều gì cần thay đổi. J.K. Rowling thẳng thắn nói về thất bại đầu tiên của bà – làm mẹ đơn thân sau khi tốt nghiệp đại học, tiếp đó là không có thu nhập, các nhà xuất bản thì từ chối hết lần này đến lần khác – và coi đó là động cơ thúc đẩy mình tiếp tục sự nghiệp viết lách. Thất bại “là để gỡ bỏ thứ không cần thiết”, là một cách để bà thấy rằng bất chấp nỗi lo sợ lớn nhất đã thực sự xảy ra, bà vẫn có thể thành công.. Bạn có nhiều khả năng thành công hơn về lâu dài nếu biết tìm lời khuyên và sự hỗ trợ của người khác, chẳng hạn như nhờ người khác giúp đỡ khi bạn liên tục lặp lại cùng một sai lầm và dường như không thể thay đổi, hoặc đi tìm những lời phê bình trung thực từ người khác. Chỉ có điều bạn cần đảm bảo hỏi những người quý mến và ủng hộ bạn để nhận được những phản hồi hữu ích chứ không mang tính ác ý. Bước 3 - Không từ bỏ. Tính kiên trì và bền bỉ là những biểu hiện của sự vĩ đại. Những người như Owens có thể đã đầu hàng khi đối mặt với thái độ phân biệt chủng tộc khắc nghiệt, nhưng Owens đã không bỏ cuộc, hơn nữa còn nỗ lực đoạt được 4 huy chương vàng và phá nhiều kỷ lục. Sự kiên trì cần song hành với việc học hỏi từ những sai lầm. Hãy tiếp tục cố gắng nếu lần đầu bạn không thành công, nhưng bạn cũng cần học từ những sai lầm để lần sau có kết quả tốt hơn. Ví dụ, nếu mục tiêu của bạn là thành công trong lĩnh vực văn chương nhưng không có đại diện văn học nào nhận cuốn tiểu thuyết của bạn, bạn sẽ phải cân nhắc một số lựa chọn: có thể bạn cần viết lại (nhờ bạn thân hoặc người nhà xem lại và góp ý tưởng cho bạn), có thể bạn nên đi theo con đường tự xuất bản, hoặc bạn phải tiếp tục cố gắng. Tiểu thuyết Harry Potter của J.K. Rowling bị từ chối đến 12 lần, thậm chí người ta còn bảo bà rằng “đừng bỏ nghề kiếm sống để theo đuổi việc sáng tác”. Walt Disney từng bị sa thải khỏi nơi làm việc tại tòa soạn vì bị cho là thiếu óc tưởng tượng hoặc không có ý tưởng hay. Ông đã phải giải thể hãng phim đầu tiên của mình vì không đủ khả năng trả tiền thuê nhà, và khi ông cố gắng thuyết phục hãng phim MGM phát hành phim Chuột Mickey, người ta đã nói rằng ý tưởng về hình tượng con chuột sẽ không bao giờ ăn khách. Oprah Winfrey, người có tuổi thơ đầy gian khó và bị lạm dụng, từng bị coi là không phù hợp với lĩnh vực truyền hình và bị sa thải khỏi công việc của một phóng viên truyền hình. Cũng như Rowling và Disney, bà đã không để điều đó đánh bại mình, và hiện nay bà là một trong những phụ nữ mang tính biểu tượng và quyền lực nhất thế giới. Bước 4 - Bước ra khỏi vùng an toàn của bạn. Để đạt được điều lớn lao, bạn phải bước ra khỏi vùng an toàn của mình. Nghiên cứu đã cho thấy mỗi người đều cần một không gian ngay bên ngoài vùng an toàn của họ, gọi là “vùng lo âu tối ưu”, thúc đẩy họ tiến lên một mức cao hơn. Bạn càng sẵn sàng thách thức bản thân, vùng an toàn của bạn sẽ càng được mở rộng. Hãy bắt đầu từ việc nhỏ: thỉnh thoảng tắt hệ thống định vị GPS trên hành trình đi “phượt”, gọi một món chưa bao giờ nếm thử ở nhà hàng, bắt chuyện với một người hoàn toàn không quen biết. Cho dù không phải lúc nào cũng thành công, bạn cũng sẽ luôn học được ở đó những điều mới mẻ. Tự hỏi mình: Liệu khi nhìn lại những cơ hội trong cuộc đời mình trước khi nhắm mắt xuôi tay, bạn có hối tiếc rằng đã mình đã không nắm bắt chúng không? Điều quan trọng là phải cố gắng tách bản thân ra khỏi cảm giác của bạn trong thời điểm hiện tại, vì hầu hết mọi người thoạt đầu đều e ngại sự mạo hiểm. Tuy nhiên, sau này họ rất có thể sẽ tiếc nuối những cơ hội đó. Bạn có tin không, bằng cách chấp nhận những mạo hiểm trong vòng kiểm soát và nắm được thông tin, bạn có thể tạo nên sức bật cho bản thân trước những thách thức bất ngờ. Bước 5 - Bước ra bên ngoài. Việc bước ra và đem những tác phẩm của mình ra thế giới bên ngoài là cách duy nhất để mọi người biết và công nhận công trình của bạn. Có thể bạn có cảm giác sợ hãi khi đưa cho ai đó xem bản thảo cuốn tiểu thuyết đầu tiên của mình, hoặc đăng tác phẩm nhiếp ảnh của bạn lên mạng để mọi người cùng xem, nhưng việc bước ra để mọi người góp ý và phê bình là cách duy nhất để bạn trưởng thành và đạt được thành quả to lớn. Nếu là họa sĩ, bạn hãy tạo một website và đưa tranh lên mạng để mọi người có khái niệm về các tác phẩm của bạn. Trao đổi với các phòng tranh hoặc thậm chí là các tiệm cà phê trong cộng đồng để thuyết phục họ trưng bày vài tác phẩm của bạn. Và mạng lưới kết nối! Đến các sự kiện chuyên môn thuộc những lĩnh vực mà bạn đang cố gắng vươn tới bất cứ khi nào có thể. Nếu muốn trở thành họa sĩ tài năng, bạn hãy đến các buổi triển lãm tranh và các xưởng vẽ. Nếu muốn trở thành một học giả uyên bác, bạn hãy tham dự các buổi hội thảo có chất lượng nhất. Bạn phải xem những người khác đang làm gì và sẵn sàng nói về công việc của mình. Bước 6 - Luôn luôn học hỏi. Ngay cả khi đã thành công, bạn vẫn cần tiếp tục việc học – và không chỉ học từ những sai lầm của mình. Không ngừng tìm hiểu xem những người khác đạt được mục tiêu của họ như thế nào và suy nghĩ xem liệu có thể áp dụng vào cuộc sống của chính bạn không. Cố gắng làm cho mình tốt hơn từng ngày. Nghĩ đến việc cống hiến cho một mục đích mà bạn cho là xứng đáng, hoặc dùng kỹ năng viết lách của mình để an ủi một người bạn. Những cử chỉ đẹp và lòng trắc ẩn có thể giúp bạn cảm thấy hài lòng hơn với bản thân, và từ đó bạn sẽ có thêm tự tin khi vươn tới các mục tiêu của mình. Mở rộng sang những lĩnh vực mới. Nếu bạn đã giỏi về toán học, hãy thử bước vào lĩnh vực văn chương hoặc sử học. Nếu khiêu vũ là môn mà bạn đang rèn luyện, bạn hãy dừng một chút để học vẽ hoặc công nghệ máy tính. Quá trình học những điều mới mẻ sẽ giúp não duy trì hoạt động, không để bạn lười biếng và mở ra những con đường mới cho sự sáng tạo và phát minh. Nó cũng giúp bạn chống lại những thành kiến đã ăn sâu thành nếp, hoặc xu hướng chỉ nhìn vào những thông tin ủng hộ điều mà chúng ta vẫn tin là đúng. Việc tìm lời khuyên và học hỏi kiến thức từ những người khác còn có thể hỗ trợ cho thành quả lớn lao của bạn, cho dù họ thuộc những lĩnh vực hoàn toàn khác với bạn. Bước 7 - Đừng hành động đơn độc. Trong khi thực hiện các mục tiêu trên con đường gặt hái thành tựu to lớn, bạn luôn cần tìm kiếm sự hỗ trợ và hướng dẫn từ những người khác. Không ai đạt được điều gì đó mà không nhờ sự giúp đỡ của người khác trong cộng đồng theo cách này hay cách khác, nhờ sự dạy dỗ, nhờ những cử chỉ tốt bụng, hoặc cơ hội tiếp cận với các chương trình xã hội. Khi đã gặt hái được thành quả, bạn đừng quên quay trở lại với cộng đồng và những người từng giúp đỡ bạn, người chỉnh sửa bản thảo đầu tiên của bạn, người thuyết phục bạn bước vào đường chạy, người từng dạy bạn cách lập trình, v.v…
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Nh%E1%BA%ADn-bi%E1%BA%BFt-d%E1%BA%A5u-hi%E1%BB%87u-m%C3%A8o-s%E1%BA%AFp-ch%E1%BA%BFt
Cách để Nhận biết dấu hiệu mèo sắp chết
Trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời, mèo sẽ biểu hiện một số hành vi nhất định và bạn có thể biết được là mèo sắp chết. Mèo có thể không chịu ăn hoặc uống, giảm năng lượng và sụt cân. Nhiều con mèo theo bản năng muốn được ở một mình trong những ngày cuối cùng. Nhận biết những dấu hiệu mèo sắp chết giúp bạn dành cho mèo sự quan tâm và chăm sóc đặc biệt nhất. Phương pháp 1 - Theo dõi dấu hiệu mèo sắp chết Bước 1 - Cảm nhận nhịp tim của mèo. Nhịp tim giảm là dấu hiệu cho thấy mèo đang suy yếu và sắp chết. Nhịp tim mèo khỏe mạnh vào thường khoảng 140 -220 nhịp/phút. Nhịp tim của mèo đang bị ốm hoặc rất yếu có thể giảm xuống một phần vì mèo đang rất cận kệ cái chết. Dưới đây là cách đo nhịp tim của mèo: Dưới đây là cách để đo nhịp tim của mèo: Đặt tay lên ngực trái của mèo, ngay phía bên phải của chân trước. Sử dụng đồng hồ bấm giờ hoặc điện thoại thông minh để đếm số nhịp đập của tim mà bạn cảm nhận trong 15 giây. Nhân con số bạn đếm được với 4, bạn sẽ có nhịp tim đập của mèo trong 1 phút. Bạn cần đánh giá xem nhịp tim này đang ở mức khỏe mạnh hay dưới mức bình thường. Mèo đang suy yếu cũng có thể giảm huyết áp. Tuy nhiên, bạn cần một thiết bị đặc biệt mới có thể đo huyết áp của mèo. Bước 2 - Kiểm tra hơi thở của mèo. Mèo khỏe mạnh có thể thở 20-30 lần/phút. Nếu tim mèo bị yếu và phổi hoạt động kém hiệu quả, lượng oxy bơm vào máu sẽ bị suy giảm. Điều này sẽ khiến mèo thở gấp để giành lấy oxy và dẫn đến hậu quả mèo thở một cách khó khăn, nặng nhọc và chậm chạp vì phổi bị tràn dịch. Bạn có thể theo dõi hơi thở của mèo bằng cách: Ngồi gần mèo và lắng nghe mèo thở. Quan sát số lần bụng nhô lên và hạ xuống sau mỗi lần thở. Dùng đồng hồ bấm giờ hoặc điện thoại thông minh để đếm hơi thở trong 60 giây. Nếu thở gấp và nặng nhọc, mèo có thể nhận ít không khí hơn và đang chết dần đi. Bước 3 - Đo thân nhiệt cho mèo. Thân nhiệt của mèo khỏe mạnh vào khoảng 37,7- 39,2 độ C. Thân nhiệt của mèo sắp chết có thể thấp hơn. Tim suy yếu có thể hạ thân nhiệt mèo xuống dưới 37,7 độ C. Bạn có thể kiểm tra thân nhiệt của mèo bằng cách: Sử dụng nhiệt kế. Bạn có thể đút nhiệt kế dành cho thú nuôi vào tai mèo. Nếu không có nhiệt kế dành cho thú nuôi, bạn có thể dùng nhiệt kế trực tràng kỹ thuật số để đo thân nhiệt mèo. Bạn có thể đút nhiệt kế vào trực tràng mèo và lấy ra đọc nhiệt độ sau tiếng bíp. Nếu không có nhiệt kế, bạn có thể cảm nhận bàn chân mèo. Chân mèo mát khi chạm vào là dấu hiệu suy giảm nhịp tim. Bước 4 - Giám sát việc ăn uống của mèo. Mèo sắp chết thường bỏ ăn uống. Bạn có thể thấy đĩa thức ăn và nước uống dường như không vơi đi. Mèo cũng có thể biểu hiện dấu hiệu về thể chất do biếng ăn như sụt cân, dư da và trũng mắt. Kiểm tra chất thải của mèo. Mèo không thiết ăn uống thường ít đi vệ sinh và có nước tiểu sẫm màu. Vì quá yếu, mèo thường khó hoặc không thể kiểm soát đường tiết niệu và đường ruột, do đó bạn có thể thấy chất thải của mèo vương vãi khắp nhà. Bước 5 - Kiểm tra mùi hôi từ cơ thể mèo. Khi cơ quan bắt đầu ngưng hoạt động, độc tố trong cơ thể có thể tích tụ và gây mùi hôi ở mèo. Mèo sắp chết thường bị hôi miệng và hôi khắp người. Tình trạng này có thể ngày càng nghiêm trọng hơn vì mèo không thể đào thải độc tố. Bước 6 - Chú ý mèo khi muốn ở một mình. Trong thế giới hoang dã, một con mèo sắp chết thường nhạy cảm hơn so với những động vật ăn thịt khác, do đó có xu hướng tìm một nơi an nghỉ cuối cùng. Mèo sắp chết theo bản năng có thể trốn trong một căn phòng kín, dưới gầm nội thất hoặc đâu đó bên ngoài. Bước 7 - Đưa mèo đến phòng khám thú y. Nếu nhận thấy dấu hiệu mèo bị ốm, bạn nên đưa mèo đi khám thú y ngay lập tức. Nhiều dấu hiệu nghiêm trọng và tưởng chừng như sắp chết có thể khỏi nếu được điều trị đúng cách. Bạn nên hi vọng và đừng vội kết luận mèo sắp chết nếu thấy những dấu hiệu kể trên. Ví dụ, suy thận mãn tính là căn bệnh phổ biến ở mèo già. Triệu chứng suy thận thường rất giống với dấu hiệu sắp chết. Tuy nhiên, nếu được bác sĩ thú y can thiệp kịp thời, mèo bị suy thận mãn tính có thể sống thêm nhiều năm. Ung thư, bệnh đường tiết niệu dưới và sán dây cũng có thể được chữa khỏi khi mèo biểu hiện các triệu chứng tương tự như sắp chết. Phương pháp 2 - Giúp mèo thoải mái Bước 1 - Tham khảo ý kiến bác sĩ thú y về cách chăm sóc mèo lúc cuối đời. Nếu điều trị y tế không giúp mèo sống thêm được bao lâu nữa, bạn cần nói chuyện với bác sĩ thú y cách giúp mèo sống thoải mái hết mức có thể vào những ngày cuối đời. Tùy thuộc vào từng triệu chứng, bác sĩ thú y có thể kê đơn thuốc giảm đau, cung cấp thiết bị giúp mèo ăn và uống hoặc băng bó vết thương chó mèo. Nhiều chủ sở hữu mèo hiện này đang thực hiện chế độ "an dưỡng cuối đời tại nhà" để giúp mèo ra đi nhẹ nhàng hơn. Chủ thường chăm sóc cho mèo suốt ngày đêm để kéo dài sức khỏe và sự thoải mái cho mèo càng lâu càng tốt. Nếu không thoải mái với một hình thức điều trị nhất định, bạn có thể lên lịch hẹn gặp bác sĩ thú y thường xuyên để đáp ứng nhu cầu chăm sóc cho mèo. Bước 2 - Cung cấp cho mèo giường ấm và đệm êm. Đôi khi, những điều tốt nhất bạn có thể làm cho mèo sắp chết là cho mèo một nơi nghỉ ngơi ấm áp và dễ chịu. Khi sắp chết, mèo thường khó có thể đi lại xung quanh và dành nhiều thời gian nằm một chỗ. Bạn có thể giúp chốn ngủ yêu thích của mèo trở nên thoải mái bằng cách cung cấp thêm chăn mềm cho mèo. Đảm bảo bộ đồ giường của mèo luôn sạch sẽ. Cách vài ngày, bạn nên giặt chăn một lần bằng nước nóng. Không nên dùng bột giặt có hương thơm để tránh gây kích ứng cho mèo. Nếu mèo đi vệ sinh không kiểm soát, bạn nên lót giường bằng khăn để dễ dàng thay sau mỗi lần mèo tiểu. Bước 3 - Giúp mèo đi vệ sinh thoải mái. Đôi khi mèo có thể gặp khó khăn khi đi vệ sinh trong khay vệ sinh. Nếu mèo quá yếu và không thể đứng dậy, cứ cách vài tiếng bạn lại bế mèo ra chỗ vệ sinh một lần. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ thú y về việc thiết kế băng đeo cho mèo để giúp mèo đi vệ sinh thoải mái hơn. Bước 4 - Theo dõi mức độ đau của mèo. Mèo có thể bị đau dữ dội ngay cả khi không rên rỉ hay nao núng khi bạn chạm vào. Mèo có xu hướng chịu đau trong âm thầm nhưng quan sát cẩn thận có thể giúp bạn cảm nhận nỗi đau mà mèo đang trải qua. Bạn có thể tìm các dấu hiệu đau như: Mèo trốn tránh hơn bình thường Mèo thở hổn hển hoặc khó khăn Mèo di chuyển một cách miễn cường Mèo ăn hoặc uống ít hơn bình thường Bước 5 - Quyết định có nên an tử cho mèo hay không. Quyết định an tử cho mèo không hề dễ dàng. Thay vào đó, nhiều chủ mèo muốn mèo chết một cách tự nhiên tại nhà. Tuy nhiên, nếu mèo quá đau đớn, an tử cho mèo là một lựa chọn nhân đạo. Bạn có thể gọi cho bác sĩ thú y để giúp bạn quyết định thời gian tiến hành an tử. Bạn nên ghi lại mức độ đau đớn và khổ sở của mèo. Nếu số ngày mèo bị đau đớn và khổ sở vượt trội so với số ngày mèo có thể đứng dậy, đi lại và thở bình thường, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ thú y về cách giúp mèo kết thúc nỗi đau. Nếu bạn quyết định an tử cho mèo, bác sĩ thú y có thể cho mèo dùng thuốc an thần, sau đó là thuốc giúp mèo ra đi trong yên bình. Quá trình này thường không đau và chỉ mất khoảng 10-20 giây. Bạn có thể chọn ở bên cạnh mèo hoặc chờ đợi bên ngoài. Phương pháp 3 - Xử lý sau khi mèo chết Bước 1 - Chăm sóc phần xác của mèo. Nếu mèo chết tại nhà, bạn nên bảo quản xác mèo tại một nơi mát mẻ cho đến khi có kế hoạch hỏa táng hoặc chôn cất. Điều này đảm bảo xác mèo không bị hư hỏng hoặc gây nguy hiểm cho sức khỏe của gia đình bạn. Bạn nên cẩn thận bọc mèo trong túi nhựa (hoặc đồ đựng bằng nhựa khác), sau đó bảo quản xác mèo ở nơi mát mẻ như tủ lạnh hoặc sàn bê tông lạnh. Mèo chết bằng cách an tử thường được bác sĩ thú y bảo quản xác đúng cách. Bước 2 - Quyết định giữa hỏa táng và chôn cất. Nếu muốn hỏa táng mèo, bạn nên tham khảo bác sĩ thú y những nơi hỏa táng tại khu vực bạn sống. Nếu muốn chôn mèo, bạn nên tìm nghĩa trang dành riêng chó thú nuôi tại địa phương để chôn cất mèo. Một số nơi sẽ cho phép bạn tự chôn cất mèo trong khi điều này là bất hợp pháp ở những nơi khác. Trước khi quyết định nơi chôn cất mèo, bạn nên nghiên cứu luật địa phương. Chôn mèo trong công viên hoặc những nơi công cộng khác là bất hợp pháp. Bước 3 - Cân nhắc dịch vụ trấn an sau cái chết của thú cưng. Sự ra đi của thú cưng có thể là điều khó khăn đối với người chủ. Trải qua nỗi buồn sâu sắc khi thú cưng ra đi là điều bình thường. Bạn có thể hẹn gặp tư vấn viên giúp bạn trấn an tinh thần và vượt qua giai đoạn mất mát này. Bác sĩ thú y có thể giới thiệu cho bạn đến gặp tư vấn viên có trình độ.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/%C3%81p-d%E1%BB%A5ng-ch%E1%BA%BF-%C4%91%E1%BB%99-%C4%83n-c%C3%A2n-b%E1%BA%B1ng-dinh-d%C6%B0%E1%BB%A1ng-t%E1%BB%91t-cho-s%E1%BB%A9c-kh%E1%BB%8Fe
Cách để Áp dụng chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng tốt cho sức khỏe
Chế độ ăn cân bằng và đầy đủ dinh dưỡng là một yếu tố cần thiết cho lối sống lành mạnh. Ăn uống đúng cách giúp cung cấp tất cả dưỡng chất thiết yếu để cơ thể thực hiện chức năng ở mức tối ưu. Ngoài ra, chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng có thể tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ sự phát triển khỏe mạnh, hỗ trợ cân nặng khỏe mạnh và ngăn ngừa nhiều bệnh mãn tính như béo phì hoặc tiểu đường. Áp dụng chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng sẽ dễ dàng hơn nếu bạn lên kế hoạch và chuẩn bị trước, từ đó mang đến cho bạn những yếu tố cơ bản để duy trì cuộc sống khỏe mạnh, hạnh phúc. Phương pháp 1 - Hiểu rõ về chế độ ăn cân bằng Bước 1 - Ăn đủ thực phẩm từ 5 nhóm thực phẩm. Đây là yếu tố cần thiết nhất của chế độ ăn cân bằng. Mỗi nhóm thực phẩm sẽ cung cấp cho cơ thể từng loại vitamin, khoáng chất và nhiều dưỡng chất thiết yếu khác. Nên bổ sung thực phẩm từ 5 nhóm sau: protein, sữa động vật, ngũ cốc, hoa quả và rau củ. Ngoài ra, nên bổ sung thêm nguồn chất béo khỏe mạnh trong suốt cả ngày. Mặc dù chất béo không được xem là một nhóm thực phẩm nhưng nghiên cứu đã cho thấy việc tiêu thụ chất béo tốt cho sức khỏe (ví dụ như omega-3) với lượng vừa phải có thể hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Không tiêu thụ đủ 5 nhóm thực phẩm sẽ làm tăng nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng. Không phải tất cả dưỡng chất đều có trong một nhóm thực phẩm riêng biệt, do đó, bạn cần bổ sung thực phẩm từ cả 5 nhóm. Bước 2 - Ăn nhiều thực phẩm trong từng nhóm thực phẩm. Ngoài việc cần bổ sung đủ cả 5 nhóm thực phẩm, bạn cũng cần ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau trong từng nhóm. Mỗi loại thực phẩm sẽ cung cấp những loại vitamin, khoáng chất và dưỡng chất khác nhau. Chế độ ăn không đa dạng sẽ làm giới hạn lượng dinh dưỡng dung nạp. Điều này đặc biệt đúng đối với rau củ và hoa quả. Hai nhóm thực phẩm này giàu vitamin, khoáng chất và nhiều chất chống oxi hóa tốt cho sức khỏe. Mỗi loại rau củ quả có màu sắc khác nhau sẽ chứa một loại chất chống oxi hóa khác nhau hỗ trợ sức khỏe theo nhiều cách khác nhau. Nên tiêu thụ rau củ quả tự trồng tại địa phương vì chúng được trồng theo mùa và cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất hơn. Bước 3 - Bổ sung đúng lượng calo. Bên cạnh chế độ ăn đa dạng và bổ sung đủ những dưỡng chất được khuyến nghị, bạn cũng nên cân bằng lượng calo bổ sung mỗi ngày. Bổ sung đúng lượng calo tùy theo độ tuổi, mức độ hoạt động và giới tính sẽ giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh. Quá nhiều hoặc quá ít calo có thể dẫn đến tăng cân hoặc sụt cân không chủ đích. Nói chung, phụ nữ cần khoảng 1500 calo mỗi ngày; nam giới cần khoảng 2000 calo mỗi ngày. Lượng calo cần bổ sung sẽ khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính, mức độ hoạt động và sức khỏe tổng thể. Khi muốn tăng cân hoặc giảm cân, bạn cũng nên bổ sung lượng calo thích hợp. Nồng độ calo quá cao và quá thấp đều có thể gây ra những vấn đề về sức khỏe. Bước 4 - Tránh áp dụng chế độ ăn khắc nghiệt. Không áp dụng những chế độ ăn kiêng hướng dẫn bạn tránh tiêu thụ hoặc tiêu thụ quá nhiều một số loại thực phẩm. Chế độ ăn kiêng như vậy sẽ khiến bạn nạp quá nhiều hoặc thiếu hụt một loại dưỡng chất, dẫn đến chế độ ăn mất cân bằng. Chế độ ăn ít cacbon-hydrat chú trọng vào việc tránh hoặc hạn chế tiêu thụ thực phẩm giàu cacbon-hydrat như: hoa quả, rau củ nhiều tinh bột, đậu, ngũ cốc và chế phẩm từ sữa. Sự hạn chế về những nhóm thực phẩm này làm tăng nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng. Chế độ ăn ít chất béo tập trung tránh tiêu thụ thực phẩm giàu chất béo như: thịt nhiều chất béo, trứng, cá nhiều chất béo, sữa nguyên kem, bơ hoặc dầu. Mặc dù hạn chế tiêu thụ chất béo mang đến nhiều lợi ích nhưng chất béo cũng rất cần thiết cho quá trình hấp thụ một số loại vitamin tan trong chất béo như vitamin A hoặc D. Chế độ ăn giàu protein chú trọng vào việc tiêu thụ thực phẩm nhiều protein như: thịt gia cầm, trứng, thịt lợn, thịt bò, hải sản hoặc đậu. Nên bổ sung protein với lượng vừa phải. Nồng độ protein quá cao có thể dẫn đến suy thận. Bước 5 - Ăn vặt có chừng mực. Chế độ ăn cân bằng có thể bao gồm một số món ăn giàu calo hoặc món ăn vặt. Những thực phẩm này không nên ăn hàng ngày, nhưng không cần phải tránh tiêu thụ hoàn toàn. Có thể thỉnh thoảng ăn vặt. Món ăn vặt có thể là một món tráng miệng hoặc một cốc rượu vang. Không ăn vặt quá nhiều hoặc quá thường xuyên. Điều này sẽ dẫn đến chế độ ăn mất cân bằng, làm tăng cân hoặc góp phần gây ra các bệnh mãn tính như huyết áp cao hoặc tiểu đường. Món ăn vặt bao gồm cả thức uống chứa cồn. Mỗi ngày, phụ nữ không nên uống quá một cốc thức uống chứa cồn; nam giới không nên uống quá hai cốc. Bước 6 - Lên thực đơn bữa ăn. Để xây dựng chế độ ăn cân bằng, việc lên thực đơn có thể giúp ích. Cách này giúp bạn hình dung xem mình đã đáp ứng được những yếu tố cơ bản của chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng chưa - ví dụ như ăn một phần thực phẩm từ từng nhóm thực phẩm và đa dạng hóa nguồn thực phẩm trong tuần. Khi lên thực đơn bữa ăn, bạn cần chuẩn bị đủ bữa sáng, trưa và chiều tối. Ngoài ra, nên lên thực đơn cả món ăn nhẹ. Sau khi lên thực đơn cho vài ngày hoặc một tuần, hãy kiểm tra lại để đảm bảo bổ sung đủ và nhiều thực phẩm trong từng nhóm thực phẩm. Từ đó, bạn có thể điều chỉnh lại nếu thấy có sự thiếu hụt. Có thể tìm cách tải ứng dụng theo dõi bữa ăn trên điện thoại thông minh để lên thực đơn dễ dàng hơn. Phương pháp 2 - Duy trì chế độ ăn cân bằng Bước 1 - Bổ sung protein nạc. Protein là dưỡng chất cần thiết mà cơ thể cần với lượng tương đối lớn. Bổ sung thực phẩm giàu protein trong mỗi bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ có thể giúp đáp ứng nhu cầu protein mỗi ngày. Protein có trong nhiều loại thực phẩm, bao gồm: thịt gia cầm, thịt bò, thịt lợn, đậu, trứng, sữa động vật, đậu phụ hoặc đậu nành. Một phần protein là khoảng 90-120 g. Có thể hình dung với kích thước của một bộ bài hoặc một cuốn vở. Hầu hết phụ nữ cần khoảng 46 g protein; nam giới cần khoảng 56 g protein mỗi ngày. Chọn nguồn protein nạc hoặc ít béo nếu đang cần kiểm soát cân nặng. Nguồn thực phẩm này chứa ít calo và có thể hỗ trợ giảm cân. Protein nạc gồm có: ức gà không xương, không da; thịt gà tây phi lê; thịt bò xay 90% nạc hoặc hơn; các loại hạt không được nêm thêm muối. Bước 2 - Ăn nhiều rau củ quả. Rau củ quả chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ. Ngoài ra, rau củ quả còn là nguồn chất chống oxi hóa dồi dào mà bạn không thể bổ sung từ những thực phẩm khác. Một phần hoa quả là một miếng nhỏ hoặc 1/2 cốc hoa quả cắt nhỏ. Nói chung, nên tiêu thụ 2-3 phần hoa quả mỗi ngày. Một phần rau củ là 1-2 cốc rau. Nên bổ sung 4-5 phần rau củ mỗi ngày. Để bổ sung nhiều chất chống oxi hóa, bạn nên chọn nhiều loại rau củ với màu sắc khác nhau. Cách này giúp đa dạng hóa nguồn dưỡng chất vì hoa quả có màu sắc khác nhau sẽ chứa loại vitamin khác nhau. Bước 3 - Chọn ngũ cốc nguyên hạt 100%. Nhóm ngũ cốc bao gồm cả ngũ cốc nguyên hạt và ngũ cốc tinh chế. Nếu có thể, nguồn ngũ cốc nên chứa 50% hoặc 100% ngũ cốc nguyên hạt. Ngũ cốc nguyên hạt ít được chế biến và chứa tất cả các phần của ngũ cốc - mầm, nội nhũ và cám. Tất cả ba phần này cung cấp cho cơ thể chất xơ, protein và nhiều dưỡng chất có lợi. Một số thực phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt như ngô, hạt diêm mạch, yến mạch, gạo lứt và mì ống, bánh mì nguyên hạt 100%. Ngũ cốc tinh chế trải qua quá trình chế biến nhiều hơn và không chứa phần cám hay mầm của hạt (làm giảm giá trị dinh dưỡng). Thực phẩm từ ngũ cốc tinh chế gồm: bánh mì hoặc mì ống trắng, gạo trắng và nhiều thực phẩm khác được làm chủ yếu từ bột mì trắng. Một phần ngũ cốc nguyên hạt là 30 g hoặc 1/2 cốc. Nên tiêu thụ 2-3 phần ngũ cốc nguyên hạt mỗi ngày. Nên đảm bảo nguồn ngũ cốc hàng ngày có chứa một nửa là ngũ cốc nguyên hạt 100%. Bước 4 - Bổ sung nguồn chất béo tốt cho sức khỏe. Chất béo không được xem là một nhóm thực phẩm nhưng lại là dưỡng chất cần thiết cho chế độ ăn cân bằng. Lưu ý không nên ăn quá nhiều chất béo hoặc bổ sung quá nhiều chất béo có hại. Tập trung bổ sung chất béo tốt cho tim như omega-3 hoặc chất béo bão hòa đơn. Nghiên cứu cho thấy những loại chất béo này tăng cường sức khỏe tim mạch. Nguồn chất béo tốt gồm có: dầu ôliu hoặc ôliu, cá nhiều chất béo, quả bơ, các loại hạt hoặc dầu hạt. Một phần ăn là 1 thìa cà phê chất béo hoặc dầu. Nên bổ sung 1-2 phần ăn (không quá 2 phần ăn) mỗi ngày. Tránh hoặc hạn chế tiêu thụ chất béo không tốt cho sức khỏe như chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa. Các chất béo này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và thường có trong những thực phẩm như: thức ăn nhanh hoặc đồ chiên, thực phẩm chế biến sẵn hoặc protein động vật nhiều chất béo. Bước 5 - Uống thực phẩm chức năng. Đôi khi, bạn không thể tiêu thụ đủ cả 5 nhóm thực phẩm hoặc nguồn thực phẩm đa dạng. Nguyên nhân có thể là do dị ứng thực phẩm, nhạy cảm với thực phẩm hoặc bệnh mãn tính. Trong trường hợp đó, bạn cần bổ sung đủ lượng dưỡng chất thiết yếu thông qua nguồn khác như thực phẩm chức năng bổ sung vitamin và khoáng chất. Bạn nên bổ sung dinh dưỡng từ chế độ ăn càng nhiều càng tốt và chỉ nên sử dụng thực phẩm chức năng nếu cần thiết. Uống thực phẩm chức năng có thể giúp đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng mỗi ngày. Có thể cân nhắc bổ sung vitamin tổng hợp, canxi (đặc biệt là người dị ứng với sữa hoặc khó dung nạp lactose), dầu cá (nếu dị ứng hải sản hoặc không ăn được cá) hoặc vitamin D (khó bổ sung từ thực phẩm, có thể hấp thụ từ ánh nắng). Người ăn chay trường và theo chế độ ăn chay có thể cần uống thực phẩm chức năng bổ sung vitamin B12 hoặc sắt nếu chế độ ăn thiếu hụt những thực phẩm bổ sung hai dưỡng chất này. Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi muốn uống thực phẩm chức năng bổ sung vitamin, khoáng chất hoặc thảo mộc. Mặc dù tương đối vô hại nhưng một số loại thực phẩm chức năng có thể phản ứng nghiêm trọng với thuốc kê đơn và bệnh mãn tính. Bác sĩ sẽ hướng dẫn sử dụng loại thực phẩm chức năng an toàn và phù hợp. Tuyệt đối không dựa hoàn toàn vào thực phẩm chức năng để cung cấp dưỡng chất cho cơ thể. Tốt nhất nên tìm cách bổ sung tất cả hoặc phần lớn dưỡng chất từ thực phẩm. Bước 6 - Đi gặp chuyên gia dinh dưỡng. Việc duy trì chế độ ăn cân bằng có thể hơi khó khăn. Chuyên gia dinh dưỡng có bằng cấp sẽ giúp cung cấp cho bạn thêm thông tin, hướng dẫn và hỗ trợ bạn thay đổi chế độ ăn. Chuyên gia dinh dưỡng có bằng cấp là những người chuyên về lĩnh vực dinh dưỡng, chế độ ăn lành mạnh và giảm cân đã được cấp phép hành nghề. Có thể chủ động tìm chuyên gia dinh dưỡng hoặc nhờ bác sĩ giới thiệu.
{ "is_expert": false, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/T%E1%BA%A1o-h%C3%ACnh-x%C4%83m-t%E1%BA%A1m-th%E1%BB%9Di
Cách để Tạo hình xăm tạm thời
Hình xăm tạm thời là một cách thay thế cho hình xăm thật mà ít rủi ro đang được nhiều người thuộc mọi lứa tuổi ưa chuộng. Chúng cũng rất ấn tượng trong các buổi tiệc tùng! Bạn sẽ phải bỏ chút thời gian để tạo một hình xăm tạm thời sao cho hoàn hảo, nhưng chỉ cần kiên nhẫn một chút là bạn có thể hãnh diện khoe với mọi người hình xăm dán hoặc hình xăm kim tuyến tuyệt đẹp của mình. Phương pháp 1 - Sử dụng hình xăm dán Bước 1 - Đảm bảo da sạch và khô trước khi bắt đầu dán hình xăm. Hình xăm tạm thời được làm từ mực in gốc nước, có nghĩa là nó sẽ bị cản trở bởi lớp dầu tự nhiên trên da. Bạn cần rửa sạch vùng da định dán hình xăm bằng nước và xà phòng, sau đó thấm khô bằng khăn giấy. Nếu da có nhiều mồ hôi, bạn có thể dùng cồn tẩy rửa để làm sạch dầu. Rót một chút cồn lên miếng bông để lau sạch da. Nhớ đừng làm việc này hàng ngày - cồn có thể làm khô da. Bước 2 - Chọn hình xăm. Một số hình xăm tạm thời được đóng gói riêng cho mọi người dễ chọn. Tuy nhiên, nếu hình xăm mà bạn muốn dán lại nằm trên cùng một tờ giấy với nhiều hình khác thì bạn sẽ phải tách nó ra. Dùng kéo sắc cắt vòng quanh, nhớ cẩn thận kẻo cắt phạm vào hình. Tiếp tục cắt cho đến khi hình xăm rời ra khỏi tờ giấy. Bước 3 - Tách miếng nhựa trong. Hình xăm của bạn lúc này có một lớp nhựa mỏng trong suốt bảo vệ bên ngoài. Hãy cẩn thận bóc lớp nhựa trong này ra. Bạn sẽ trông thấy phiên bản màu sắc tươi sáng với hình ảnh ngược của hình xăm mà bạn muốn dán lên da. Từ giờ trở đi, mặt có mực in mà trước đó được bảo vệ bởi lớp nhựa trong sẽ được gọi là bề mặt. Bước 4 - Úp mặt có hình dán vào da. Xác định vị trí mà bạn vừa rửa sạch để dán hình xăm, sau đó úp bề mặt của hình xăm lên da. Đừng xê dịch hình xăm – bạn cần giữ chặt tại chỗ trong khi chuyển sang bước tiếp theo. Bước 5 - Ấn một mảnh vải hoặc miếng bọt biển ẩm lên mặt giấy của hình xăm. Dùng một mảnh vải hoặc miếng bọt biển ẩm (không quá khô cũng không ướt sũng) ấn chặt lên mặt sau của hình xăm. Giữ yên tại chỗ và cố gắng đừng nhúc nhích. Bước 6 - Giữ chặt ít nhất 60 giây. Để có hình xăm sắc nét nhất, bạn cần kiên nhẫn một chút. Đừng bao giờ nghĩ đến việc bỏ mảnh vải ra khỏi cánh tay khi chưa hết 1 phút. Trong khi đó, hãy cố gắng càng ít cử động càng tốt. Bước 7 - Nhẹ nhàng bóc giấy ra. Bắt đầu từ một góc giấy để nhin hé vào hình xăm. Nếu thấy hình xăm trông kỳ lạ hoặc không dính vào da, bạn hãy ấn vải hoặc miếng bọt biển trở lại và chờ thêm 30 giây nữa. Khi đã hài lòng với hình xăm, bạn có thể từ từ bóc lớp giấy ra. Bước 8 - Chờ cho hình xăm khô. Hãy kiên nhẫn thêm khoảng 10 phút nữa. Cố gắng kìm hãm cảm giác muốn sờ vào hình xăm. Tốt nhất là ngồi yên và đừng gập duỗi cánh tay nhiều để hình xăm khỏi bị nhăn hoặc nhoè. Bước 9 - Chấm một chút lotion gốc nước lên hình xăm. Để hình xăm giữ được lâu hơn, bạn hãy cấp ẩm cho da bằng cách thoa một lớp kem hoặc lotion mỏng lên trên. Tránh dùng kem dưỡng ẩm đặc gốc dầu như sáp dầu (kem Vaseline) vì nó có thể làm nhoè hình xăm. Nếu muốn, bạn có thể rắc một chút phấn rôm lên để hình xăm trông lì hơn (và nhờ đó cũng giống thật hơn.) Phương pháp 2 - Sử dụng khuôn hình xăm kim tuyến Bước 1 - Chuẩn bị vùng da sạch và khô ráo trước khi bắt đầu. Quá trình tạo hình xăm kim tuyến theo khuôn hơi khác với dán hình xăm, nhưng nó cũng đòi hỏi da phải sạch mới dính được. Bạn cần rửa sạch da bằng nước xà phòng ấm, sau đó thấm khô bằng khăn giấy. Bước 2 - Chọn một khuôn hình xăm. Không phải khuôn hình xăm nào cũng phù hợp! Tốt nhất là bạn loại khuôn chuyên dùng cho hình xăm kim tuyến. Loại này có phần giấy dính không làm đau nhiều khi bạn bóc ra. Bạn có thể tìm mua một bộ khuôn hình xăm kim tuyến hoặc các hình riêng lẻ ở các shop quà tặng hoặc các shop làm đẹp. Dán khuôn hình xăm đã chọn vào vị trí mà bạn muốn có hình xăm. Nhớ đừng dán khuôn hình xăm vào vùng da có nhiều lông, bạn sẽ bị đau khi bóc ra. Bước 3 - Phết keo an toàn cho da lên khuôn hình xăm. Nếu bạn mua bộ khuôn vẽ hình xăm, trong đó sẽ có kèm loại keo đặc biệt chuyên dùng trên da; nếu không, bạn có thể mua riêng. Dùng cọ phết một lớp keo mỏng lên phần da hở mà khuôn hình xăm để lại, sau đó chờ cho keo khô cho đến khi keo gần như trong suốt. Bước 4 - Dùng một chiếc cọ vẽ khác để xoa kim tuyến. Giờ thì đã đến phần vui nhất rồi đây – xoa kim tuyến lên hình! Chấm cọ vẽ vào kim tuyến an toàn cho da (bất cứ loại kim tuyến mỹ phẩm nào cũng được) và chấm lên phần da ở giữa khuôn hình. Hãy vui đùa thử nghiệm bằng cách pha trộn các loại kim tuyến. Bước 5 - Bóc khuôn hình xăm. Khi đã hài lòng với lớp kim tuyến vừa xoa lên khuôn hình, bạn hãy cầm một góc của khuôn hình xăm và bóc ra khỏi da. Bóc từ từ để không làm xáo trộn hình xăm kim tuyến mới làm. Bước 6 - Phủi sạch kim tuyến thừa. Sau khi bóc khuôn hình xăm ra, bạn có thể thấy có một ít kim tuyến rơi rớt. Nếu vậy, bạn hãy dùng cọ trang điểm to (cọ đánh má hồng lá tốt nhất) để phủi sạch những hạt kim tuyến. Bạn nên ra ngoài để phủi để khỏi phải dọn dẹp kim tuyến rơi trên thảm.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Ti%C3%AAu-di%E1%BB%87t-b%E1%BB%8D-c%E1%BA%A1p
Cách để Tiêu diệt bọ cạp
Bọ cạp là loài côn trùng phá hoại nhà cửa phổ biến. Loài côn trùng thuộc lớp nhện này xuất hiện nhiều ở vùng Nam Mỹ, và các giống lớn nhất thường sống ở vùng sa mạc. Bọ cạp thích sống trong không gian tối tăm vào ban ngày và ra ngoài vào ban đêm để tìm thức ăn và nước uống. Bạn có thể tiêu diệt bọ cạp bằng cách săn chúng vào ban đêm, chặn nguồn thực phẩm và nơi trú ẩn, sử dụng động vật ăn mồi sống và dùng sản phẩm xịt diệt bọ cạp. Bài viết này sẽ hướng dẫn thêm về cách tiêu diệt bọ cạp. Phương pháp 1 - Loại bỏ nguồn thực phẩm và bít kín nhà ở Bước 1 - Loại bỏ độ ẩm dư thừa. Bọ cạp thường vào nhà để tìm nguồn nước. Vì vậy, bạn cần giữ cho sàn nhà, các góc nhà, tủ và các khoảng không gian thấp được khô ráo, không rỉ nước. Không để nước đọng thành vũng hoặc đọng trong thùng chứa bên ngoài nhà ở. Bước 2 - Loại bỏ bọ trong nhà. Bọ cạp ăn côn trùng, do đó nếu trong nhà có gián, kiến hoặc các loại bọ khác, bạn cần xử lý vấn đề trước khi tiêu diệt bọ cạp. Dưới đây là một vài cách hữu ích để giảm số lượng côn trùng trong nhà: Dọn sạch các mẩu thức ăn vụn và rửa bát đĩa ngay để côn trùng không có nguồn thức ăn. Rắc bột hàn the hoặc đất tảo cát quanh gờ chân tường và dưới các bồn rửa trong nhà; các chất tự nhiên này có tác dụng tiêu diệt côn trùng. Cân nhắc việc xịt thuốc diệt côn trùng quanh nhà để tiêu diệt côn trùng. Đọc kỹ và và sử dụng thuốc một cách thận trọng, vì một số loại thuốc diệt côn trùng gây độc hại cho người và thú nuôi. Giảm cả số lượng côn trùng bên ngoài nhà vì bọ cạp thích sống bên ngoài. Bước 3 - Loại bỏ nơi trú ẩn của bọ cạp. Bọ cạp thích trốn ở nơi tối tăm, đặc biệt là vào ban ngày. Bạn cần loại bỏ các cấu trúc trong và xung quanh nhà có thể là nơi ẩn náu thuận tiện cho bọ cạp. Tiến hành các biện pháp sau để ngăn bọ cạp bò ngang dọc trong nhà: Bảo quản hộp bìa cứng trên kệ tủ thay vì trên sàn. Không để đồ lộn xộn quanh nhà hoặc dưới giường. Sắp xếp tủ quần áo và phòng ngủ gọn gàng. Bọ cạp thích trốn trong giày và đống quần áo trên sàn. Ở bên ngoài, bạn nên cắt bớt cây bụi và tán lá mà bọ cạp có thể trốn bên dưới. Dọn sạch các đống gỗ, đá hoặc phân bón. Cắt tỉa cây leo và các vị trí trú ẩn tiềm năng khác. Bước 4 - Bít kín nhà ở. Bọ cạp có thể len lỏi qua một vết nứt kích cỡ bằng tấm thẻ tín dụng. Trám kín nhà ở là bước quan trọng để ngăn bọ cạp vào nhà. Để đảm bảo ngôi nhà được an toàn, bạn nên tiến hành các biện pháp sau nhằm giữ kín cửa ra vào, cửa sổ và nền nhà: Dùng vữa trám kín các lỗ và vết nứt trên tường, gờ chân tường hoặc nền nhà. Đảm bảo cửa sổ được đóng kín và cửa lưới được kéo kín để bọ cạp không thể bò vào. Bít kín khe dưới cửa ra vào để ngăn bọ cạp chui vào nhà từ bên dưới cánh cửa. Phương pháp 2 - Săn bọ cạp Bước 1 - Chuẩn bị đúng công cụ. Cách tốt nhất để tiêu diệt bọ cạp nhanh chóng là săn chúng vào ban đêm, khi loài này hoạt động mạnh nhất. Cách này không dành cho người yếu tim, nhưng việc tiêu diệt bọ cạp từng con một là cách hữu hiệu để giảm số lượng bọ cạp quanh nhà một cách nhanh chóng. Để săn bọ cạp, bạn cần các công cụ sau: Bóng đèn màu đen (cực tím). Bọ cạp phát sáng trong bóng tối nên bạn có thể nhìn rõ chúng bằng cách dùng bóng đèn màu đen để tìm kiếm. Dùng đèn pin hoặc đèn đội đầu có bóng đèn màu đen. Một dụng cụ dùng để tiêu diệt bọ cạp. Ở nhiều vùng bang Arizona (Mỹ), người ta dùng kẹp nhíp cán dài làm vũ khí để phá vỡ bộ xương ngoài của bọ cạp. Bạn cũng có thể dùng dao dài hoặc mang một đôi bốt dày để giẫm lên chúng. Bước 2 - Tìm kiếm bọ cạp quanh nhà. Tìm bên ngoài tường, dưới chân tường và hàng rào, dưới cây bụi và các tán lá khác, dưới đống đá, trong các vết nứt bên ngoài và gần nhà. Chiếu ánh sáng đen ở tất cả các khu vực này để khiến bọ cạp phát sáng. Bọ cạp thường không sống trong cỏ nên có thể bạn sẽ không thấy nhiều con trong bãi cỏ. Bạn có thể tìm kiếm bọ cạp trong nhà, trên gác mái, dọc theo gờ chân tường và ở nhiều khu vực khác mà bạn đã từng thấy bọ cạp. Bước 3 - Tiêu diệt bọ cạp. Dùng kẹp nhíp cán dài, dao hoặc đế bốt để tiêu diệt bọ cạp. Sau đó, bạn hãy cho xác bọ cạp vào túi rác, cột chặt và đem vứt cùng rác sinh hoạt. Bước 4 - Sử dụng một cách săn bọ cạp khác. Săn bọ cạp ban đêm bằng cách dùng đèn flash ánh sáng cực tím, thuốc xịt kiến (ví dụ như Raid) và thuốc xịt gián. Phun các sản phẩm này trực tiếp lên từng con bọ cạp. Loại thuốc phun này có khả năng kích hoạt nhanh nhất. Nếu bọ cạp leo lên tường hoặc trên trần nhà, bạn có thể phun thuốc diệt ong bắp cày (ví dụ như Raid) để tiêu diệt chúng. Phương pháp 3 - Dùng bẫy, thuốc diệt côn trùng và thuốc chống bọ cạp Bước 1 - Phun thuốc diệt côn trùng dành riêng cho bọ cạp. Phun xung quanh bên ngoài nhà một vòng có chiều rộng khoảng 180 cm. Phun lên thành của móng nhà cao khoảng 30 cm. Phun thuốc diệt côn trùng quanh cửa sổ, cửa ra vào và gờ chân tường trong nhà. Phun ở cả tầng hầm, nhà để xe ô tô và tủ quần áo. Phun thuốc vào bất kỳ đống vật liệu nào mà bọ cạp có thể trú ẩn. Bước 2 - Dùng bột thuốc diệt côn trùng tổng hợp và bột thấm nước. Các chất này sẽ tiêu diệt bọ cạp trước khi chúng có thể lẻn vào nhà. Rắc bột diệt côn trùng và bột thấm nước quanh ổ cắm điện, thiết bị bơm nước và trong gác mái. Rắc bột diệt côn trùng vào các vết nứt. Bước 3 - Gọi cho chuyên gia. Nếu tiếp tục gặp vấn đề với bọ cạp, bạn nên gọi cho trung tâm kiểm soát côn trùng. Bước 4 - Đặt bẫy dính. Loại bẫy dính được thiết kế để bắt côn trùng hoặc chuột cũng có thể dùng để bẫy bọ cạp. Đặt bẫy quanh nguồn nước và các góc tối trong nhà. Khi bắt được một con bọ cạp, bạn hãy vứt bẫy đi và đặt bẫy mới. Bước 5 - Nuôi mèo hoặc nuôi gà. Một số con mèo thích săn bọ cạp, vì vậy việc nuôi mèo thực sự có thể giúp giảm số lượng bọ cạp. Gà cũng thích ăn bọ cạp nên bạn có thể cân nhắc nuôi một con ngoài vườn. Bước 6 - Rắc quế quanh nhà. Bột quế là nguyên liệu chống bọ cạp tự nhiên. Rắc bột quế ở những nơi tối tăm, bậu cửa sổ và quanh gờ chân tường để ngăn ngừa bọ cạp.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Nh%E1%BA%ADn-bi%E1%BA%BFt-%C4%91%E1%BB%91t-ng%C3%B3n-tay-g%C3%A3y
Cách để Nhận biết đốt ngón tay gãy
Khi bị gãy đốt ngón tay, bạn có thể thấy cực kỳ đau đớn. Tình trạng này còn làm xáo trộn cuộc sống của bạn nếu bạn có nghề nghiệp đòi hỏi sử dụng bàn tay. Đôi khi bạn rất khó xác định đốt ngón tay của mình thực sự bị gãy hay chỉ bị bầm tím. Trường hợp gãy đốt ngón tay phải chăm sóc y tế, nhưng trường hợp bầm tím, thậm chí gãy xương nhẹ có thể tự lành. Bạn hãy học cách xác định gãy đốt ngón tay để tìm sự chăm sóc y tế nếu cần thiết. Phương pháp 1 - Đánh giá tình huống Bước 1 - Có cảm giác nổ. Người bị gãy đốt ngón tay thường kể lại rằng họ có cảm giác nổ hoặc tiếng tách trong bàn tay khi hiện tượng gãy xảy ra. Cảm giác nổ là do xương thực sự bị gãy hoặc các mảnh xương chệch ra khỏi vị trí ban đầu. Nếu có cảm giác này, tốt nhất là bạn nên ngừng việc đang làm và kiểm tra bàn tay. Cảm giác nổ không phải lúc nào cũng xảy ra khi xương đốt ngón tay bị gãy. Bạn có cảm giác này hay không là tùy thuộc vào độ nghiêm trọng của tình trạng gãy xương. Bước 2 - Xác định nguyên nhân gây tổn thương. Gãy đốt ngón tay thường còn được gọi là “kiểu gãy của võ sĩ quyền Anh” vì chấn thương này thường xảy ra khi người bị thương đấm vào bề mặt cứng. Có phải lúc đó bạn đang đấm vào tường hay một mặt phẳng bất động? Hoặc có thể bạn bị cuốn vào cuộc chiến với những cú đấm? Nếu đấm vào một vật cứng, rất có khả năng là bạn bị gãy xương đốt ngón tay. Ngoài ra cũng có các nguyên nhân khác ít phổ biến hơn gây gãy xương đốt ngón tay. Đốt ngón tay có thể gãy khi bạn bị ngã, vận hành máy móc hoặc tham gia các hoạt động khiến tay bị chấn thương. Hiện nay một số bác sĩ gọi tình trạng gãy đốt ngón tay là “kiểu gãy của người ẩu đả” thay vì “kiểu gãy của võ sĩ quyền Anh” vì võ sĩ quyền Anh thường ngăn ngừa gãy xương bằng cách đeo găng tay. Bạn sẽ có nhiều khả năng bị gãy đốt ngón tay hơn nếu đấm vào vật cứng bằng nắm tay trần. Bước 3 - Cảm thấy cơn đau ngay lập tức. Gãy đốt ngón tay sẽ kèm theo cảm giác đau dữ dội và ngay tức thì. Ngay sau khi xảy ra chấn thương, bạn sẽ cảm thấy nhói ở bàn tay và sau đó là cơn đau dữ dội. Tùy vào ngưỡng chịu đau của cơ thể, cảm giác này có thể làm bạn yếu sức và buộc phải ngừng việc đang làm. Nếu đốt ngón tay chỉ bị gãy nhẹ, có thể bạn không cảm thấy đau dữ dội. Tuy nhiên, bạn vẫn nên ngừng tay vì có thể bạn sẽ làm ngón tay bị tổn thương thêm. Bước 4 - Đo nhiệt độ ở bàn tay. Khi bạn bị gãy xương đốt ngón tay, máu sẽ dồn về vùng gãy xương và khiến bàn tay nóng lên. Kiểm tra nhiệt độ ở bàn tay bị thương và cả bàn tay bên kia. Nếu bàn tay bị thương ấm hơn bàn tay kia nhiều thì có lẽ đốt ngón tay của bạn đã bị gãy. Phương pháp 2 - Kiểm tra đốt ngón tay bằng mắt Bước 1 - Kiểm tra hiện tượng sưng. Nếu bị gãy, đốt ngón tay sẽ bắt đầu sưng sau khoảng 10 phút. Hiện tượng sưng sẽ xuất hiện quanh đốt ngón tay bị gãy và có thể lan ra cả bàn tay. Tình trạng sưng ở đốt ngón tay có thể rất nghiêm trọng. Bạn sẽ thấy khó cử động bàn tay nếu bị sưng nhiều. Khi đốt ngón tay bắt đầu sưng, có thể bạn có cảm giác như kim châm hoặc tê. Uống thuốc aspirin, ibuprofen hoặc các thuốc giảm đau không kê toa khác để giảm sưng và đối phó với cơn đau. Bàn tay bị sưng vù sẽ cản trở bác sĩ thăm khám. Chườm đá lên vết thương sớm có thể giúp giảm sưng. Dùng khăn giấy bọc túi đá hoặc túi rau củ đông lạnh và chườm lên ngón tay. Mỗi lần chườm khoảng 20 phút để da trở lại nhiệt độ bình thường trước khi chườm lần nữa. Bước 2 - Quan sát hiện tượng bầm tím. Hiện tượng bầm tím ở đốt ngón tay gãy sẽ xảy ra nhanh hơn so với bình thường. Khi máu chảy dồn về chỗ gãy, vùng tổn thương sẽ bắt đầu chuyển màu chỉ trong vài phút. Nó sẽ khiến vết thương rất đau đớn, thậm chí khi chỉ đụng vào đốt ngón tay gãy. Cũng có trường hợp gãy xương nhưng không bầm tím, nhưng rất hiếm. Nâng bàn tay cao lên để giảm bầm tím. Để tay cao hơn tim sẽ giúp máu chảy ra khỏi vết thương. Bước 3 - Tìm đốt ngón tay lún xuống. Một cách chắc chắn để biết đốt ngón tay gãy là nhìn thấy nó tụt xuống thấp hơn các đốt khác. Nếu có thể, bạn hãy nắm tay lại và quan sát các đốt ngón tay. Các đốt ngón tay bình thường sẽ trồi lên. Nếu bạn không nhìn thấy một đốt nào đó thì chắc chắn nó đã bị gãy. Tình trạng gãy có thể tác động tới vị trí hoặc góc độ của đốt ngón tay khiến nó tụt xuống. Bước 4 - Xác định chỗ da bị rách. Nếu xương trồi ra ngoài da thì đây là trường hợp gãy xương hở và cần phải phẫu thuật để điều trị. Bạn cần rửa sạch vùng da bằng xà phòng diệt khuẩn. Vết thương hở xung quanh chỗ xương gãy dễ nhiễm trùng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn nhiều. Việc rửa ngón tay gãy có thể sẽ đau, nhưng điều này là rất quan trọng. Đảm bảo thấm thật khô vết thương, vì độ ẩm sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Bạn cũng có thể băng vết thương bằng gạc sạch để ngăn ngừa nhiễm trùng. Loại bỏ mọi mảnh vụn khỏi vết thương. Nếu có vật nào đâm xuyên qua đốt ngón tay, bạn hãy để lại cho bác sĩ lấy ra. Phương pháp 3 - Thử khả năng vận động Bước 1 - Gập ngón tay. Cố gập ngón tay bị thương để kiểm tra tình trạng đốt ngón tay bị trật hoặc bị xoay. Nếu đốt ngón tay bị trật khớp, bạn sẽ hoàn toàn không thể gập ngón tay được vì xương sẽ di chuyển theo cách khiến bạn không thể cử động ngón tay. Nếu xương bị xoay, bạn vẫn có thể gập ngón tay, nhưng nó sẽ chỉ về phía ngón cái. Tình trạng xoay nghĩa là chiếc xương bị xoay lại khiến ngón tay gập về hướng khác so với trước kia. Nếu xương bị trật hoặc bị xoay, bạn sẽ cần được bác sĩ sắp xếp lại. Đốt ngón tay xoay hoặc trật thường mất thời gian hồi phục lâu hơn đốt ngón tay gãy thông thường. Bước 2 - Nắm bàn tay. Nếu đốt ngón tay bị gãy, bạn sẽ rất khó nắm tay. Bạn có thể kiểm tra mức độ nghiêm trọng của vết thương bằng cách cố nắm tay lại. Nếu bị gãy xương đốt ngón tay, bàn tay của bạn có thể sưng quá to hoặc quá đau nên không thể cử động các ngón tay. Bạn cũng có thể co được các ngón tay khác ngoại trừ ngón tay có đốt bị gãy. Nếu đốt ngón tay bị gãy nhưng bạn vẫn nắm tay được, có thể ngón tay bị thương sẽ không thẳng hàng với các ngón tay còn lại. Đừng cố gắng quá. Nếu bạn dùng hết sức để vượt qua cơn đau và nắm tay lại, có thể bạn sẽ bị tổn thương nặng hơn hoặc làm trật khớp thêm. Bước 3 - Cầm nắm thử một vật. Đốt ngón tay gãy sẽ giảm đáng kể sức lực của ngón tay. Bộ não sẽ dừng hoạt động của các cơ xung quanh vết thương để ngăn ngừa tổn thương thêm. Nếu bạn thấy mình không thể nắm chặt bất cứ thứ gì, có lẽ đó là do bộ não đang cố gắng bảo vệ đốt ngón tay bị gãy. Nếu chỉ bị gãy nhẹ ở đốt ngón tay, có thể bạn vẫn cầm nắm được. Tuy nhiên nếu nghi ngờ mình bị gãy xương thì bạn nên để yên. Cầm nắm một vật quá chặt có thể khiến gãy xương nặng hơn. Bước 4 - Kiểm tra cổ tay. Đốt ngón tay nằm trên xương bàn tay. Phần cuối xương bàn tay nối liền với xương cổ tay. Hai xương này nối với nhau, do đó đốt ngón tay gãy có thể ảnh hưởng đến khả năng vận động của cổ tay. Bạn hãy thử cử động cổ tay lên xuống và sang hai bên. Nếu có cảm giác đau nhói xuyên suốt bàn tay, nhiều khả năng là bạn đã bị gãy đốt ngón tay nghiêm trọng. Bước 5 - Tìm cách điều trị. Nếu nghi ngờ đốt ngón tay bị gãy, bạn cần đến bác sĩ hoặc đến phòng cấp cứu càng sớm càng tốt để được điều trị. Có thể bạn sẽ phải bó nẹp trong vài tuần cho đến khi đốt ngón tay lành lại. Bó bột thường không cần thiết đối với trường hợp gãy xương ở bàn tay và ngón tay.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/X%C3%A1c-nh%E1%BA%ADn-%C4%91%E1%BB%99-tin-c%E1%BA%ADy-c%E1%BB%A7a-m%C3%A1y-t%C3%ADnh-v%E1%BB%9Bi-iPhone
Cách để Xác nhận độ tin cậy của máy tính với iPhone
Trang wiki này sẽ hướng dẫn cách xác nhận với iPhone về độ tin cậy của máy tính với dữ liệu trên điện thoại và yêu cầu đồng bộ hóa iPhone với máy tính. Phương pháp 1 - Tin cậy vào máy tính Bước 1 - Kết nối iPhone với máy tính thông qua cáp USB. Một thông báo nhắc nhở hiển thị là có tin cậy máy tính này không, nếu máy tính chưa từng được kết nối và xác nhận độ tin cậy trước đó. Bước 2 - Mở khóa màn hình iPhone. Màn hình sẽ cần được mở khóa để xác nhận máy tính bạn đã kết nối là đáng tin cậy. Bước 3 - Nhấn Trust (Tin cậy) trên thông báo hiển thị. Bạn sẽ thấy thông báo này bật lên ngay khi mở khóa màn hình. Nếu thông báo Trust (Tin cậy) không hiển thị, nghĩa là trước đây có thể bạn đã chọn tin cậy máy tính này rồi. Nếu chưa, hãy đặt lại cài đặt Trust (Tin cậy). Bước 4 - Nhấn Continue in iTunes (Tiếp tục trong iTunes) (nếu được nhắc). Tùy thuộc vào cài đặt máy tính, bạn có thể thấy thông báo này xuất hiện sau khi nhấn mục Trust (Tin cậy). Thao tác này sẽ khởi chạy iTunes trên máy tính. Phương pháp 2 - Đặt lại cài đặt Trust (Tin cậy) Bước 1 - Mở mục Settings (Cài đặt) trên iPhone. Bạn có thể tìm thấy ứng dụng Settings (Cài đặt) trên màn hình chính. Nó có biểu tượng một chiếc bánh răng màu xám. Bước 2 - Nhấn General (Cài đặt chung). Bạn sẽ tìm thấy mục này ở đầu nhóm tùy chọn thứ ba. Bước 3 - Cuộn xuống và nhấn Reset (Đặt lại). Bước 4 - Nhấn Reset Location & Privacy (Đặt lại vị trí & quyền riêng tư). Bước 5 - Nhập mật mã nếu được nhắc. Bất kỳ máy tính đã được chọn tin cậy trước đó sẽ bị xóa khỏi bộ nhớ iPhone và bạn sẽ được nhắc tin cậy bất kỳ máy tính nào đang kết nối. Bước 6 - Kết nối iPhone với máy tính. Thông báo Trust (Tin cậy) sẽ xuất hiện sau khi mở khóa màn hình. Bước 7 - Kiểm tra cập nhật iTunes. Nếu thông báo Trust (Tin cậy) không xuất hiện, iTunes có thể đã hết hạn và không thể kết nối. Bạn có thể kiểm tra các bản cập nhật bằng trình kiểm tra cập nhật iTunes. Bước 8 - Khởi động lại iPhone. Khởi động lại iPhone có thể nhận được thông báo hiển thị. Bấm và giữ nút Power (Nguồn) và Home (Nhà) cho đến khi màn hình tắt và logo Apple xuất hiện. Sau đó thử kết nối lại khi khởi động iPhone.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Ch%C6%A1i-v%E1%BB%9Bi-C%C3%A1-lia-thia
Cách để Chơi với Cá lia thia
Cá betta, hay còn gọi là cá xiêm đá, là loài cá đẹp, rất linh hoạt và hòa đồng có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Cá betta có thể sống trong một không gian hẹp, môi trường sống nguyên thủy của chúng là những cánh đồng lúa và mương thoát nước, do đó chúng là loài cá có thể sống một mình trong chậu hoặc bể cá nhỏ như thú cưng của con người. Những con trống cần phải sống riêng để tránh xung đột. Tuy có thể sống độc lập trong không gian nhỏ nhưng chúng cũng sẽ bị buồn chán và cảm thấy cô đơn nếu không có sự kích thích. Nếu bạn nuôi một chú cá betta, hãy tạo cho nó một vài sự chú ý cần thiết bằng việc học cách làm thế nào để chơi và dạy nó làm trò. Phương pháp 1 - Thêm Tính giải trí vào Bể cá Betta Bước 1 - Bỏ một vài vật trang trí vào đáy chậu. Betta là loài cá vô cùng tò mò và chúng giải khuây bằng việc khám phá những thứ mới mẻ. Chúng cũng thích có nơi để trốn và để thư giãn trong “địa phận” của mình, vì vậy thêm một vài những đồ vật thú vị vào chậu nuôi chính là chìa khóa cho sự vui vẻ của cá betta. Những thứ được bỏ vào trong chậu cá là những thứ làm cho chậu cá thêm sinh động và phải thật sạch sẽ, không tan trong nước, không độc hại. Nếu nó đủ nhỏ và đủ sạch, bạn có thể cho nó vào trong chậu cá betta của mình. Có rất nhiều những sản phẩm dành riêng cho chậu nuôi cá betta. Bạn hãy xem xét và cho vào chậu của mình ít nhất là một cái cây giả để thú cưng của bạn có thể ẩn mình hoặc nghỉ ngơi ở trong đó. Bên cạnh việc cho cá betta những chổ để ẩn mình và khám phá, thì bạn cũng cần cho chúng đủ không gian để bơi lượn xung quanh một cách thoải mái và tự do. Đừng để chậu cá của bạn bị chật kín bởi những thứ đồ vật bên trong. Bước 2 - Nên thêm những vật chuyển động được vào mặt nước. Những đồ chơi nhỏ hay phao câu cá là ý hay. Bạn không nên phủ toàn bộ mặt nước bởi đồ chơi vì những chú betta cần phải ngoi lên để lấy không khí. Một vài món đồ thú vị nổi trên mặt nước là đủ cho cá đùa nghịch cùng. Chắc chắn rằng những món đồ chơi thú vị đó phải thật sạch sẽ trước khi cho vào chậu cá. Thả một quả bóng nhỏ bằng nhựa vào chậu cá. Và hãy xem chúng làm gì với nó! Một vài chú cá sẽ đẩy quả bóng đi xung quanh chậu. Nếu chú cá không chơi với quả bóng đó ngay, hãy cho chúng thời gian để làm quen trước đã. Bước 3 - Thỉnh thoảng hãy cho betta ăn thức ăn sống. Đât là cách rất tốt để thưởng cho chú cá của bạn. Những của hàng chuyên về cá cảnh thường cung cấp trùn sống mà hầu hết những con betta sẽ đuổi theo để ăn rất nhiệt tình. Luôn cho betta ăn với một chế độ cân bằng và đa dạng. Cho ăn quá nhiều sẽ không tốt cho cá vì loài cá này có thể nhịn đói được trong một khoảng thời gian mà không bị sao cả. Vì vậy, đừng cho cá ăn quá nhiều nếu bạn không muốn chúng bệnh. Phương pháp 2 - Chơi với chú cá Betta của bạn Bước 1 - Di chuyển ngón tay của bạn lên xuống bên ngoài chậu cá. Những chú cá sẽ di chuyển theo ngón tay của bạn. Cũng có khi, cá betta sẽ bơi theo nếu nó nhận ra bạn là người chăm sóc nó. Thử làm cho chú cá nghe theo những hình thức khác nhau mà bạn làm với ngón tay của mình. Một cái búng tay chẳng hạn? Bước 2 - Luyện cho cá betta ăn thức ăn từ tay bạn. Khi cho cá ăn, đảm bảo rằng cá sẽ bơi đến và hiểu được đó là thức ăn bạn cho nó. Một khi cá lại gần thức ăn, hãy giữ tay bạn ở trên mặt nước trong khi chúng ăn. Dần dần, bạn có thể chuyển sang giữ nhẹ thức ăn dưới nước giữa ngón cái và ngón trỏ của bạn. Khi đang huấn luyện cá, hãy cho cá ăn những thứ mà nó thích. Betta thậm chí có thể nhảy lên nếu bạn giữ giun hoặc côn trùng phía trên mặt nước một chút. Bước 3 - Dạy cho chú cá của bạn bơi, và có thể thậm chí là nhảy lên trên mặt nước hay nhảy qua một cái vòng. Làm vòng bằng một cái ống sạch hoặc một miếng nhựa dẻo. Tìm ra thứ mà cá betta thích ăn nhất, và dùng chúng làm mồi nhử. Treo cái vòng trong chậu để cá có thể bơi qua nó. Di chuyển mồi nhử để khuyến khích cá betta bơi qua vòng. Khi chú cá của bạn đã quen với việc bơi qua chiếc vòng, nâng chiếc vòng lên từng chút từng chút một cho đến khi chiếc vòng chỉ còn vừa chạm vào mặt nước. Với sự luyện tập, chú cá của bạn có thể nhảy lên mặt nước và xuyên qua chiếc vòng để lấy thức ăn. Luôn nhớ không được cho cá ăn quá nhiều. Một ít thức ăn cho việc luyện tập thì không sao, nhưng không được cho chúng ăn quá nhiều nếu không có thể sẽ dẫn đến cá bị bệnh hoặc chết. Bước 4 - Làm cho chú cá của bạn “xòe vây” ra bằng cách đặt vào chậu một tấm gương. Cho cá nhìn thấy mình trong gương một vài phút. Khi thấy mình trong gương, nó sẽ nghĩ rằng có một con cá khác ở trong bể. Cá betta trống khá hiếu chiến và luôn tranh giành lãnh thổ, vì vậy khi chúng nghĩ có một con cá khác, chúng sẽ xòe vây của mình ra. Vẫn có một số ý kiến trái chiều về việc bài luyện tập này có tốt cho cá betta hay không. Bước 5 - Tập luyện với mục tiêu là một cách khác để vui đùa với chú cá betta của bạn, và mở ra cánh cửa dẫn tới vô số cách khác để chơi với cá. Trước tiên, hãy tìm một cái que nhựa, ống hút hay cây đũa phù hợp để chọc vào bể cá. Tốt nhất bạn nên tìm thứ gì đó sáng màu, để con cá dễ dàng nhận ra. Chọc cây vào bể và khi cá chạm mũi vào đó, bạn hãy thưởng đồ ăn cho nó. Thực hiện nhiều lần mỗi ngày, cẩn thận tránh cho cá ăn quá no. Cuối cùng, bạn có thể dùng cái cây này để huấn luyện cho cá bơi qua vòng tròn, rượt theo cây và thậm chỉ là nhảy lên mặt nước. Cẩn thận đừng để cá vận động quá mệt, và luôn rửa sạch cây trước khi sử dụng.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/L%C3%A0m-keo-d%C3%A1n
Cách để Làm keo dán
Qua bài viết này bạn sẽ biết một số cách để tự làm keo dán tại nhà. Loại keo dán đơn giản nhất được làm từ bột mì và nước. Bạn cũng có thể làm keo dán từ bột ngô hoặc keo sữa. Tất cả đều rất dễ, không độc hại và phù hợp để làm thủ công bao gồm cả mô hình bồi giấy. Keo sữa tốt hơn keo làm từ bột và cũng rất thú vị khi thực hiện vì bạn có thể nghe được âm thanh do phản ứng hóa học xảy ra. Tất cả những loại keo này đều có thể thực hiện cùng với trẻ nhỏ và không mất quá nhiều thời gian. Phương pháp 1 - Làm keo đơn giản Bước 1 - Chuẩn bị nguyên liệu. Dùng cốc đong lấy 1/2 cốc bột mì và 1/3 cốc nước cho vào bát cỡ vừa. Keo bột mì đơn giản này thích hợp để dùng làm thủ công cho một bữa tiệc hoặc thứ gì đó ngắn hạn. Loại keo này không bám lâu trên đồ vật vì nó sẽ bị khô. Bước 2 - Dùng thìa trộn bột mì và nước trong một bát. Khuấy hỗn hợp đến khi đặc như bột làm bánh. Bột không nên quá đặc hoặc quá loãng. Nếu bạn cần nhiều keo, chỉ cần lấy gấp đôi nguyên liệu. Nếu bạn dùng ít keo, lấy một lượng bột mì đủ dùng, thêm một ít nước, mỗi lần 1 thìa, đến khi có kết cấu chuẩn. Bước 3 - Đun bột keo trên lửa vừa đến khi sôi. Đổ bột keo vào chảo và khuấy liên tục đến khi hỗn hợp nổi sủi tăm. Khi hỗn hợp bắt đầu sôi thì nhấc ra khỏi bếp và sử dụng khi hỗn hợp đã nguội. Bước 4 - Dùng keo ngay sau khi hoàn tất. Bạn có thể dùng cọ hoặc ngón tay để bôi keo khi làm thủ công. Keo dùng để dán giấy trên các mô hình thủ công và trang trí như làm thiệp và các sản phẩm của trẻ con. Keo có thể bị mốc sau một khoảng thời gian. Để tránh bị mốc, bạn nên làm khô keo trên mô hình bằng hơi nóng. Bước 5 - Bảo quản keo trong tủ lạnh để sử dụng sau. Giữ phần keo dư trong hộp kín và cho vào tủ lạnh. Keo có thể giữ được khoảng một hoặc hai tuần. Nếu keo bị khô, cho một ít nước ấm vào để tiếp tục sử dụng. Phương pháp 2 - Làm keo bồi giấy Bước 1 - Chuẩn bị nguyên liệu. Bạn sẽ cần bột mì, đường và nước và giấm để làm keo bồi giấy. Bạn có thể thay đổi công thức phù hợp với nhu cầu để làm lượng keo nhiều hay ít. Tỷ lệ cơ bản là 3 phần bột mì, 1 phần nước. Dùng 1 thìa giấm cho mỗi cốc bột mì mà bạn dùng. Nếu bạn muốn keo mịn, có thể rây bột trước khi thực hiện. Bước 2 - Trộn 1 cốc bột mì với 1/3 cốc đường. Khuấy đều bột mì và đường trong chảo nhỏ bằng thìa hoặc cây đánh trứng. Bước 3 - Thêm 3/4 cốc nước và 1 thìa giấm vào hỗn hợp. Khuấy hỗn hợp đến khi mịn và không bị vón cục. Bạn sẽ có kết cấu bột đặc. Khi đã mịn, cho thêm phần nước còn lại vào hỗn hợp, 1/4 hoặc 3/4 cốc tùy theo độ đặc mà bạn muốn và khuấy đều. Bước 4 - Đun trên lửa vừa. Đổ hỗn hợp vào chảo và mở bếp. Liên tục khuấy đến khi hỗn hợp đặc lại. Khi hỗn hợp bắt đầu sôi, bạn có thể tắt bếp. Bước 5 - Để keo nguội trước khi dùng. Khi hỗn hợp đã nguội, dùng nó để làm thủ công kể cả làm mô hình bồi giấy. Sau khi hoàn tất, cho keo vào hộp kín khí và bảo quản trong tủ lạnh. Keo sẽ bảo quản được 2 đến 4 tuần trong tủ lạnh. Bước 6 - Dùng keo dán thứ gì đó! Khi keo nguội, bạn có thể dùng nó để làm bồi giấy, thủ công và bất kỳ thứ gì. Loại này hoàn toàn không độc hại. Nên nhớ hong khô mô hình thủ công được làm từ loại keo này. Nếu keo vẫn còn ướt, nó sẽ nổi mốc sau một khoảng thời gian. Vì mốc sẽ xuất hiện khi có độ ẩm nên nếu bạn hong khô hoặc đun trên bếp để sấy khô sản phẩm thủ công thì sẽ ngăn được mốc. Phương pháp 3 - Keo bột ngô Bước 1 - Chuẩn bị nguyên liệu. Bạn sẽ cần bột ngô, siro ngô, giấm và nước lạnh. Ngoài ra, bạn cần chảo để đun keo và thìa để khuấy. Bước 2 - Đun ¾ cốc nước, 1 thìa giấm và 2 thìa súp siro ngô. Khuấy đều nguyên liệu trong một chảo nhỏ. Vặn lửa vừa và đun sôi hỗn hợp. Bước 3 - Trộn bột ngô. Trong khi đợi nước sôi, trộn ¼ đến ¾ cốc nước còn lại với 2 thìa súp bột ngô và khuấy đều. Bước 4 - Cho bột ngô vào nước sôi. Khi nước sôi, cẩn thận cho bột ngô vào, khuấy liên tục đến khi hỗn hợp sôi. Đun khoảng một phút sau khi sôi, sau đó lấy hỗn hợp ra khỏi bếp. Đừng để hỗn hợp sôi quá lâu hoặc bị cháy. Dùng thìa khuấy hỗn hợp liên tục khi nó sôi. Bước 5 - Để hỗn hợp nguội. Khi đã nguội, đổ hỗn hợp vào hộp có nắp và bảo quản trong tủ lạnh. Bảo quản như vậy thì keo sẽ giữ được khoảng 2 đến 4 tuần. Hiệu quả của keo sẽ tốt hơn khi bạn để nó qua một đêm trước khi dùng. Phương pháp 4 - Làm keo bột mì đơn giản không cần đun Bước 1 - Chuẩn bị nguyên liệu. Lấy 1 cốc bột mì, ½ cốc nước và 1/8 thìa muối. Bước 2 - Trộn đều hỗn hợp trong bát nhỏ. Đổ bột mì và thêm nước, mỗi lần một ít để có hỗn hợp đặc. Thêm 1 nhúm muối và trộn đều. Vậy là đã hoàn tất. Bạn có thể dùng cọ để bôi keo khi làm thủ công. Phương pháp 5 - Làm keo sữa Bước 1 - Kết hợp ½ cốc sữa không béo với 2 thìa súp giấm. Khuấy đều nguyên liệu trong một bát nhỏ và để hỗn hợp nghỉ trong 2 phút. Chất đạm trong sữa sẽ đông lại thành cục nhỏ màu trắng. Phản ứng hóa học làm chất đạm trong sữa vón lại. Phần chất lỏng còn lại gọi là nước sữa. Bước 2 - Làm đồ lọc để tách lấy nước sữa. Đặt miếng khăn giấy lên cốc có miệng to. Đẩy miếng giấy xuống khoảng giữa để nó lõm vào. Sau đó lấy dây thun cột miếng cốc và giấy để cố định giấy lọc. Chọn một cốc to để bạn có thể đổ toàn bộ hỗn hợp gồm sữa đông và nước sữa vào đó. Hoặc đổ hỗn hợp lên giấy lọc, chờ nó lọc xong và đổ phẩn còn lại. Bước 3 - Lọc sữa đông để lấy nước sữa. Cẩn thận đổ sữa đông và nước sữa lên trên miếng khăn giấy. Nước sữa sẽ chảy xuống cốc còn sữa đông sẽ ở trên mặt giấy. Cho phần sữa đông và nước sữa trên khăn giấy khoảng 5 phút để có thời gian lọc lấy nước. Bước 4 - Đặt phần sữa đông ở giữa hai miếng khăn giấy khô. Lấy phần sữa đông trên lớp giấy lọc và cho vào giữa hai miếng giấy khác. Ấn nhẹ sữa đông để nước sữa chảy ra hết. Bạn cần phải lấy hết nước sữa để làm keo. Bước 5 - Trộn sữa đông với 2 thìa nước và 1 thìa muối nở. Lấy một bát khác, cho sữa đông, nước và muối nở vào. Khuấy đều hỗn hợp. Bạn sẽ nghe được tiếng bong bóng vỡ nếu bạn chú ý lắng nghe vì phản ứng của muối nở với sữa đông tạo ra carbon dioxide. Nếu hỗn hợp không có kết cấu như keo thì thêm 1 thìa nước mỗi lần cho đến khi có kết cấu đặc tiêu chuẩn. Bước 6 - Hoàn thành.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/V%C3%A1-v%E1%BA%BFt-r%C3%A1ch-tr%C3%AAn-gh%E1%BA%BF-xe-%C3%B4-t%C3%B4
Cách để Vá vết rách trên ghế xe ô tô
Bạn rất đau lòng mỗi khi có thứ gì đó mắc vào ghế xe ô tô và làm rách qua lớp da phải không? Chúng tôi biết việc sửa chữa xe sẽ làm chiếc ví của bạn vơi đi nghiêm trọng, nhưng bạn có thể tự vá các vết rách nhỏ bất kể chất liệu ghế là gì. Có lẽ bạn có một số câu hỏi về cách sửa ghế xe, vậy hãy đọc tiếp để biết các cách sửa phổ biến và khi nào cần dùng dịch vụ chuyên nghiệp! Phương pháp 1 - Khi nào ghế xe cần được sửa chữa chuyên nghiệp? Bước 1 - Thuê dịch vụ chăm sóc xe nếu bạn không muốn vết sửa thấy được. Mặc dù bạn có thể sửa ở nhà khá dễ dàng, nhưng vết sửa vẫn thấy được ở khoảng cách nào đó. Nếu bạn định bán xe hoặc quan tâm nhiều đến ngoại hình của nội thất trong xe, sử dụng dịch vụ chăm sóc xe có thể giúp vết rách này ẩn đi hoàn toàn. Bước 2 - Mang xe đi sửa nếu vết rách da dài hơn 5 cm. Các vết rách dài khó có thể che giấu và chúng dễ rách trở lại. Nếu ghế xe bọc da, hãy đo chiều dài vết rách trước khi bắt đầu sửa. Nếu vết rách rộng hơn 1,5 cm thì bạn cũng nên đưa xe đến dịch vụ sửa chữa chuyên nghiệp. Phương pháp 2 - Vá một vết rách trên ghế ô tô tốn bao nhiêu tiền? Bước 1 - Chi phí sửa chữa tốn khoảng 35 USD tại Mỹ. Các đường may thường toạc ra sau một thời gian sử dụng, nhưng may mắn là chi phí vá vết may toạc thuộc loại rẻ nhất. Dịch vụ chăm sóc chuyên nghiệp sẽ khâu lại đường may và gia cố nên khó có thể rách trở lại. Bước 2 - Bọc lại ghế có thể tốn khoảng 250-750 USD. Đối với các vết rách lớn, dịch vụ chăm sóc xe sẽ không thể khâu hay vá và cần phải thay mới toàn bộ vải bọc. Cái giá phải trả sẽ tùy thuộc vào loại vật liệu, kích thước, và kiểu ghế. Dịch vụ chăm sóc xe có thể thay mới một tấm da bọc riêng lẻ của ghế với giá thấp hơn. Phương pháp 3 - Cách sửa vết rách trên da hay nhựa vinyl tại nhà? Bước 1 - Sử dụng bộ đồ nghề sửa vết rách trên da và nhựa vinyl. Bộ đồ nghề này có mọi thứ bạn cần, bao gồm tấm vải vá, keo, bả keo, dụng cụ bôi keo, hỗn hợp màu, và tấm phủ tạo bề mặt. Sau khi vệ sinh mặt ghế, trượt tấm vải vá xuống dưới vết rách và dán hai mép vết rách vào tấm vải. Sau đó, trộn hỗn hợp màu để có màu giống với màu ghế và thoa màu lên vết rách. Cuối cùng, dán tấm phủ tạo bề mặt lên lớp màu và chờ cho khô. Bạn có thể mua bộ đồ nghề sửa vết rách trên da và nhựa vinyl tại cửa hàng bán vật tư ô tô hay cửa hàng thủ công. Cho dù bộ đồ nghề có hướng dẫn cách pha màu nhưng màu pha ra vẫn không giống với màu ghế hoàn toàn. Nếu bộ đồ nghề được bán kèm bàn là thì bạn cần xử lý nhiệt hỗn hợp màu để giúp nó đông cứng. Ép bàn là lên tấm phủ tạo bề mặt trong 30-45 giây. Bước 2 - Vá vết rách bằng miếng dán sẽ nhanh hơn nhưng dễ nhận ra. Tìm mua miếng dán cho da hay nhựa vinyl có màu và kết cấu bề mặt giống với ghế tại cửa hàng bán đồ thủ công. Sau đó, cắt miếng dán theo hình dạng tương tự và lớn hơn vết rách một chút. Lót một tờ giấy sáp bên dưới lớp vải bọc để miếng dán không dính vào phần nệm bên trong. Sau đó, phết keo vào mặt lưng miếng dán và dán lên vết rách, chờ cho keo khô. Tránh ngồi lên ghế khi keo còn ướt để miếng dán không bong ra. Một số miếng dán đã có keo sẵn ở mặt lưng nên bạn chỉ cần cắt ra đúng kích thước, tách bỏ miếng giấy bảo vệ keo và dán lên vết rách. Phương pháp 4 - Sửa da bị nứt như thế nào? Bước 1 - Trám bả keo lên vết nứt. Vệ sinh ghế và lau khô hoàn toàn để bả keo bám dính tốt hơn. Nếu bạn sử dụng bả keo màu thì trộn hỗn hợp màu để khớp với màu ghế. Sử dụng dụng cụ trét keo để trám bả keo lên vết nứt. Miết phẳng bả keo để nó phẳng mặt với phần xung quanh. Sau đó, chờ cho bả khô hoàn toàn trước khi đánh bóng. Bạn có thể mua bả keo trám da ở cửa hàng bán vật tư ô tô. Nếu bạn dùng bả keo màu thì phải pha thuốc nhuộm để khớp với màu ghế. Bước 2 - Che vết nứt bề mặt bằng thuốc nhuộm da giống với màu ghế. Cố gắng mua thuốc nhuộm có màu gần giống với màu ghế để chỗ sửa không nổi bật. Dùng miếng mút mềm lấy một lượng thuốc nhuộm cỡ bằng đồng xu và thoa lên ghế theo chuyển động tròn. Chờ cho thuốc nhuộm khô hoàn toàn trước khi kiểm tra nếu bạn vẫn thấy được vết nứt. Nếu không có thời gian thì bạn dùng máy sấy hong khô thuốc nhuộm. Nếu bạn vẫn thấy vết nứt thì thoa thêm một lớp thuốc nhuộm lên ghế.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/L%C3%A0m-m%C3%B3n-th%E1%BB%8Bt-b%E1%BB%8Dc-tr%E1%BB%A9ng-chi%C3%AAn-x%C3%B9
Cách để Làm món thịt bọc trứng chiên xù
Món trứng Scotch (trứng bọc thịt chiên xù) là món ăn quen thuộc ở các quán rượu nhưng cũng có thể dùng làm món ăn vặt hoặc món khai vị tuyệt vời. Vì món này cần có một chút thời gian để bọc thịt, bạn sẽ phải chuẩn bị trước. Luộc trứng đến độ chín tuỳ thích và bọc trong thịt làm xúc xích ướp gia vị. Lăn trứng trong bột mì, trứng đánh tan và bột chiên xù, sau đó cho trứng đã bọc thịt vào dầu nóng và chiên đến khi có màu vàng nâu. Phương pháp 1 - Luộc trứng Bước 1 - Tập hợp và chuẩn bị mọi nguyên liệu. Bước 2 - Cho 6 quả trứng vào nồi và đổ nước cho ngập trứng. Dùng nồi có cỡ tối thiểu 2 lít và trứng ngập dưới nước lạnh khoảng 2,5 cm. Bạn có thể dùng bất cứ loại trứng nào tuỳ thích. Nhớ rằng nếu dùng trứng to, có thể bạn cần nhiều thịt xay hơn, còn nếu dùng trứng nhỏ (chẳng hạn như trứng cút), bạn có thể làm nhiều hơn 6 trứng. Bước 3 - Đun sôi nước, sau đó tắt bếp. Vặn lửa to để đun cho nước sôi mạnh. Tắt bếp và đậy nắp nồi. Bước 4 - Ngâm trứng trong nước nóng khoảng 5-8 phút. Nếu thích trứng có lòng đỏ còn lỏng, bạn hãy vớt ra sau 5 phút. Vớt ra sau 6 phút nếu muốn ăn trứng lòng đào, còn muốn trứng chín kỹ, bạn nên để trứng trong nước từ 6-8 phút. Bước 5 - Thả trứng vào nước đá và ngâm 5 phút. Chuẩn bị một bát nước đá đặt trên bàn. Dùng thìa có lỗ để vớt từng quả trứng ra khỏi nước nóng và thả vào nước đá. Để cho trứng lạnh trong 5 phút. Nước đá sẽ giúp cho trứng không chín thêm. Bước 6 - Chắt nước và bóc vỏ trứng. Lấy trứng đã lạnh ra khỏi nước đá và đập trứng trên bàn. Cẩn thận bóc vỏ trứng và rửa từng quả trứng để loại bỏ tất cả các mẩu vỏ trứng. Để trứng qua một bên trong khi bạn chuẩn bị hỗn hợp xúc xích. Phương pháp 2 - Bọc trứng trong thịt làm xúc xích Bước 1 - Trộn thịt lợn, sốt Worcestershire, mù tạt, bột nhục đậu khấu và thảo mộc. Cho 450 g thịt lợn xay làm xúc xích vào bát trộn cùng với 1 thìa canh (15 ml) sốt Worcestershire, 1 thìa canh (20g) mù tạt cay, 2 thìa cà phê (5g) tinh bột ngô, ¼ thìa cà phê (0,5g) bột vỏ nhục đậu khấu hoặc hạt nhục đậu khấu, 2 lá xô thơm băm nhỏ và 2 nhánh cỏ xạ hương băm nhỏ. Trộn cho đến khi hỗn hợp thịt hoà quyện hoàn toàn. Bạn có thể dùng các loại thịt băm ưa thích của mình, chẳng hạn như thịt gà, cừu, bò hoặc gà tây. Bước 2 - Chia hỗn hợp thịt thành 6 phần. Trải giấy nến hoặc đặt chiếc đĩa lên bàn. Dùng thìa to hoặc tay để chia hỗn hợp thịt thành 6 phần và đặt trên đĩa hoặc giấy nến. Đảm bảo chia đều các phần thịt xay. Bước 3 - Bọc 1 phần hỗn hợp thịt xay cho kín quả trứng. Lấy 1 phần thịt xay cho vào lòng bàn tay. Dùng tay kia nặn thịt thành hình tròn dẹt. Đặt một quả trứng đã bóc vỏ vào giữa và bọc thịt xung quanh toàn bộ bề mặt trứng. Tiếp tục bọc tương tự cho từng quả trứng. Đảm bảo phần vỏ bọc ngoài quả trứng có độ dày đồng đều để trứng chín đều. Phương pháp 3 - Lăn trứng trong bột chiên xù Bước 1 - Sắp xếp các nguyên liệu sữa và trứng, bột mì và bột chiên xù. Đặt 3 chiếc bát nông trên bàn. Đập quả trứng còn lại vào bát và đánh trứng với ¼ cốc (60 ml) sữa. Đong ½ cốc (60 g) bột mì vào một bát khác và cho 2 cốc (180 g) bột chiên xù Panko vào chiếc bát còn lại. Bạn có thể bỏ qua bột chiên xù và chỉ dùng bột mì, nhưng nếu vậy thì món trứng Scotch không được giòn lắm. Thay vì dùng bột chiên xù Panko, bạn có thể dùng vụn bánh mì khô, bánh bột ngô nghiền hoặc bột ngô ăn liền như Golden Morn. Bước 2 - Lăn từng quả trứng trong bột mì. Nhúng từng quả trứng đã bọc thịt vào bát bột mì. Lăn nhẹ quả trứng để bột mì phủ kín trứng. Cầm quả trứng lên và giũ cho bột rơi bớt xuống bát. Bước 3 - Nhúng từng quả trứng đã lăn bột mì vào hỗn hợp trứng. Đặt quả trứng đã lăn bột vào bát hỗn hợp trứng sữa. Lăn quả trứng vài lần để hỗn hợp trứng bao phủ quả trứng, sau đó nhấc quả trứng lên cho hỗn hợp trứng chảy bớt xuống bát. Bước 4 - Lăn từng quả trứng trong bột chiên xù. Cho các quả trứng vào bột chiên xù và lăn cho đến khi bột phủ kín quả trứng. Đặt trứng đã bọc lên đĩa trong thời gian chưa chiên. Phương pháp 4 - Chiên trứng Scotch Bước 1 - Làm lạnh trứng Scotch trong 30 phút. Đặt đĩa trứng đã bọc vào tủ lạnh để cho trứng lạnh trong khi đun nóng dầu. Bước 2 - Đun nóng lượng dầu cao khoảng 5 cm đến 177 độ C. Rót dầu thực vật hoặc dầu hạt cải vào nồi có dung tích 6 lít cho đến mức 5 cm và vặn lửa to vừa. Đặt nhiệt kế chiên vào dầu và tiếp tục đun cho đến khi dầu đạt đến 177 độ C. Nếu không có nhiệt kế, bạn có thể thả một mẩu bánh mì vào dầu để thử nhiệt độ. Dầu đủ nóng sẽ khiến cho bánh mì kêu xèo xèo và vàng nhưng không cháy. Nếu thích nướng trứng Scotch thay vì chiên, bạn hãy đặt trứng bọc thịt lên khay nướng không thoa dầu mỡ. Nướng trong lò ở nhiệt độ 204 độ C trong 35 phút. Phần thịt xay phải chín hoàn toàn. Bước 3 - Chiên một nửa số trứng Scotch trong 7 phút. Từ từ cho 3 quả trứng Scotch đã lạnh vào dầu nóng. Trứng sẽ kêu xèo xèo và chín vàng. Dùng thìa dài xoay nhẹ trứng trong khi chiên. Dùng thìa có lỗ để vớt trứng ra khi đã vàng đều tất cả các mặt. Chờ cho dầu trở lại nhiệt độ thích hợp và chiên số trứng còn lại. Thời gian chiên sẽ khác nhau tuỳ vào lượng thịt bọc từng quả trứng và độ đồng đều của lớp vỏ bọc. Nếu muốn chắc chắn thịt chín hoàn toàn, bạn hãy cho trứng đã chiên vào lò nướng đã làm nóng trước đến 190 độ C trong vài phút. Bước 4 - Làm nguội trứng Scotch 10 phút trước khi dọn ăn. Đặt trứng Scotch lên đĩa lót khăn giấy thấm bớt dầu. Chờ một lúc trước khi dọn ăn với loại sốt yêu thích của bạn, chẳng hạn như sốt cà chua hoặc sốt mù tạt. Bảo quản trứng Scotch còn thừa trong tủ lạnh đựng trong hộp kín đến 1 tuần. Bạn có thể ăn lạnh hoặc hâm lại trong lò nướng cho nóng.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Ch%E1%BB%AFa-m%C3%B3n-s%C3%BAp-b%E1%BB%8B-m%E1%BA%B7n
Cách để Chữa món súp bị mặn
Món súp của bạn có thể hỏng vì có quá nhiều muối. Bất kể là bạn đang thử nấu một món mới mà không thành công hay thất vọng vì món súp mua về quá mặn, bạn vẫn có nhiều cách chữa cho món súp bớt mặn. Bạn có thể xử lý một cách đơn giản là cho thêm chất lỏng, một ít giấm hoặc một thìa đường, hoặc nấu thêm một mẻ súp nữa không nêm muối để có một nồi súp nhiều gấp đôi với độ mặn vừa ăn. Nhớ nếm trong khi nấu súp và tránh dùng các nguyên liệu có hàm lượng muối cao khi nấu súp tại nhà để có món ăn hoàn hảo. Phương pháp 1 - Làm loãng súp Bước 1 - Dùng nước và nước hầm xương để làm loãng súp nấu bằng nước dùng. Giải pháp an toàn nhất để chữa món súp bị mặn là cho thêm chất lỏng. Thêm nước hoặc nước hầm xương từng ít một, sau đó đun sôi liu riu. Cách này sẽ giúp giảm nồng độ muối trong nước dùng. Bước 2 - Thêm kem hoặc sữa để chữa món súp nấu sữa bị mặn. Nước hoặc nước hầm xương có thể giúp món súp đỡ mặn, nhưng sữa hoặc kem sẽ giữ được độ béo và hương vị của súp. Đừng lo súp bị nhạt. Bạn có thể thêm gia vị sau. Bước 3 - Trộn mẻ súp mặn với mẻ súp không nêm muối. Nấu một nồi súp khác nhưng không cho muối, sau đó trộn hai mẻ với nhau. Cuối cùng bạn sẽ có một nồi súp nhiều gấp đôi nhưng vừa khẩu vị. Đem đông lạnh chỗ súp còn thừa bằng cách cho vào túi Ziploc rồi bỏ vào tủ đông. Bạn có thể hâm nóng súp và sử dụng nếu sau này lại cần chữa món súp bị mặn nữa! Phương pháp 2 - Thêm các nguyên liệu khác Bước 1 - Cho thêm một ít cần tây, hành tây hoặc tỏi tây để làm mới món súp. Các loại rau củ này sẽ giúp hương vị thanh hơn và chữa mặn cho món súp. Cắt nhỏ các nguyên liệu và cho vào súp, sau đó đun khoảng 30 phút. Lượng nguyên iệu mà bạn sử dụng sẽ tùy vào khẩu vị của bạn. Cách này sẽ hiệu quả nhất đối với món súp đã có nhiều rau củ. Bạn cũng có thể thử dùng vài quả cà chua tươi nghiền. Nhớ rằng các nguyên liệu mới thêm vào súp sẽ thay đổi hương vị của món súp. Bước 2 - Thêm một ít chất chua vào để đánh lừa vị giác. Bạn có thể cân bằng vị mặn bằng cách cho thêm gia vị chua. Thử thêm nước cốt chanh, giấm hoặc rượu vang để khoả lấp vị mặn. Mẹo này có tác dụng với mọi món súp hoặc món hầm. Cho gia vị chua từng ít một, và nhớ nếm sau mỗi lần cho thêm. Bước 3 - Cho vào súp 2-3 thìa cà phê (8-12 g) đường để thêm vị ngọt. Nếu món súp của bạn chỉ hơi mặn, bạn có thể cân bằng vị mặn bằng một chút đường. Nó sẽ giúp giảm cảm giác mặn. Nhớ cho từ từ từng ít một, vừa cho vừa nếm. Bước 4 - Thêm một ít tinh bột để hấp thụ muối. Người ta thường khuyên chữa món súp bị mặn bằng cách cho thêm một loại thực phẩm nhiều tinh bột như khoai tây, gạo, mì vào súp, nhưng cách này chỉ giúp bớt mặn một chút. Thử cắt một củ khoai tây thành nhiều mẩu nhỏ, cho vào nồi súp và đun liu riu trong 30 phút để giảm độ mặn. Phương pháp này có hiệu quả với các món súp hơn là món hầm, vì tinh bột có thể sẽ hút chất lỏng trong súp. Kết hợp phương pháp này với các phương pháp khác để đạt hiệu quả tốt hơn. Phương pháp 3 - Ngăn ngừa súp bị mặn Bước 1 - Nêm muối khi súp đã sôi thay vì cho vào trước. Tránh cho muối vào súp trước khi nấu. Khi súp sôi, chất lỏng sẽ bay hơi và phần còn lại sẽ mặn hơn bạn tưởng. Cho muối khi sắp nấu xong cũng có nghĩa là độ mặn của súp khi dọn ăn sẽ giống như khi bạn nêm gia vị. Súp sôi càng lâu thì sẽ càng mặn hơn. Bước 2 - Thêm từng ít muối sau mỗi lần cho một nguyên liệu vào súp. Thay vì cho muối vào một lần, bạn nên cho từ từ mỗi lần ¼ thìa cà phê (1g) muối, nhớ nếm sau mỗi lần thêm muối để cho vừa ăn. Cách này cũng giúp cho tất cả các nguyên liệu ngấm đều gia vị. Nếm súp trong khi nấu. Bước 3 - Tránh cho thêm muối vào súp nếu các nguyên liệu có hàm lượng muối cao. Nếu trong món súp có các nguyên liệu như thịt lợn muối, thịt băm hoặc các nguyên liệu chứa muối khác, có thể bạn hoàn toàn không cần cho thêm muối. Súp nấu với phô mai cũng không cần nêm lượng muối như thường lệ. Nếu nấu súp với thực phẩm đóng hộp như đậu hạt, bạn hãy thử rửa trước khi nấu. Thực phẩm đóng hộp được bảo quản trong muối, và độ mặn có thể giảm nếu bạn rửa nguyên liệu trước khi cho vào nồi súp. Bước 4 - Dùng thảo mộc tươi nêm vào súp. Thay vì chỉ nêm muối, bạn hãy thử thêm một chút thảo mộc tươi. Thảo mộc tươi giúp làm tăng hương vị cho món súp mà bạn không cần phải cho nhiều muối. Thử cho vào súp 1,5 thìa cà phê (6 g) rau mùi tây, cỏ xạ hương, oregeno hoặc hương thảo để món súp thêm đậm đà. Bạn cũng có thể sử dụng thảo mộc khô hoặc gia vị khô nếu không có sẵn thảo mộc tươi. Nhớ rằng thảo mộc khô và các hỗn hợp thảo mộc có thể chứa muối. Bước 5 - Thay bơ mặn bằng bơ nhạt trong công thức nấu ăn. Ví dụ, nếu trong công thức nấu súp có món rau củ áp chảo với bơ, bạn nên thay thế bằng bơ nhạt. Cách này sẽ giảm lượng muối trong món súp. Bạn cũng có thể thay bơ bằng dầu ôliu cho lành mạnh hơn. Bước 6 - Nấu bằng loại nước dùng ít muối để món súp khỏi bị mặn. Nước dùng không có muối sẽ có vị nhạt, nhưng nhờ vị nhạt này mà bạn có thể nêm gia vị riêng của mình. Loại nước dùng có sẵn muối sẽ khiến món súp của bạn dễ bị mặn. Đừng nêm muối khi tự nấu nước dùng tại nhà. Bạn có thể cho muối khi nấu súp. Nấu súp bằng nước dùng ít muối là điều rất quan trọng nếu các nguyên liệu khác đã có nhiều muối. Bước 7 - Để người ăn tự nêm muối vào súp của họ tùy theo khẩu vị. Mỗi người có thói quen ăn mặn nhạt khác nhau. Bạn có thể nêm thật nhạt khi nấu súp và để cho mọi người tự cho thêm muối trên bàn ăn.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/L%C3%A0m-m%C5%A9-phi-h%C3%A0nh-gia
Cách để Làm mũ phi hành gia
Hãy để cho trí tưởng tượng của bạn bay bổng bằng cách tự tạo một chiếc mũ phi hành gia cho mình. Có nhiều cách khác nhau để làm món đồ chơi này, phần lớn trong số đó đều khá đơn giản và chỉ cần một vài vật dụng trong nhà. Phương pháp 1 - Làm mũ phi hành gia bằng túi giấy Bước 1 - Vẽ một vòng tròn lớn trên một chiếc túi giấy đựng thực phẩm. Vòng tròn phải có kích thước bằng với khuôn mặt của bạn hoặc to hơn một chút. Vòng tròn này sẽ để lộ gần hết khuôn mặt. Để đặt đúng vị trí, bạn hãy chụp chiếc túi giấy vào đầu và nhờ ai đó vẽ vòng tròn trên túi giấy đồ theo khuôn mặt của bạn. Bước 2 - Cắt vòng tròn ra. Lấy túi giấy ra khỏi đầu và dùng kéo cắt rời vòng tròn. Bạn cũng có thể khoét 2 hình bán nguyệt ở góc trái và góc phải dưới đáy túi. Việc này không bắt buộc, nhưng nó có thể giúp cho túi giấy tựa trên hai vai dễ dàng hơn. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/b\/b8\/Make-a-Space-Helmet-Step-2Bullet1.jpg\/v4-460px-Make-a-Space-Helmet-Step-2Bullet1.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/b\/b8\/Make-a-Space-Helmet-Step-2Bullet1.jpg\/v4-728px-Make-a-Space-Helmet-Step-2Bullet1.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} Bước 3 - Vẽ đồ theo đầu của lõi của cuộn giấy ăn trên nắp hộp đựng bột yến mạch. Đặt đầu lõi các tông của cuộn giấy ăn vào giữa nắp hộp đựng bột yến mạch và dùng bút dạ vẽ đồ theo. Lặp lại bước này với nắp hộp yến mạch thứ hai. Bạn có thể cứ để nắp trên hộp hoặc tháo nắp hộp ra trong khi vẽ, nhưng khi cắt rời các vòng tròn thì phải tạm thời tháo nắp ra. Bước 4 - Cắt các vòng tròn thành lỗ thủng. Dùng kéo cắt theo vòng tròn vừa vẽ trên từng chiếc nắp hộp, sau đó đậy nắp lại như cũ. Có lẽ bạn phải dùng đầu nhọn của chiếc đinh hoặc mũi kéo nhọn để chọc thủng một lỗ trên nắp hộp dọc theo vòng tròn. Khi đã có lỗ thủng ban đầu, bạn có thể lách kéo vào và cắt vòng tròn như bình thường. Bước 5 - Gắn các hộp này vào túi giấy. Đặt các hộp bột yến mạch cạnh nhau phía sau túi giấy (phía không bị cắt), gần nửa dưới của túi. Dùng băng dính hoặc ghim bấm để gắn cố định hai chiếc hộp vào túi giấy. Nhớ để đầu hộp có nắp hướng lên trên. Đáy của những chiếc hộp yến mạch phải thò xuống dài hơn đáy túi giấy một đoạn tuỳ ý, nhưng nhớ là đoạn ở trên túi giấy phải đủ cao để có thể gắn chắc vào túi giấy. Bước 6 - Luồn lõi các-tông vào hộp yến mạch. Luồn một đầu lõi cuộn khăn giấy xuống qua lỗ thủng ở nắp hộp yến mạch. Dán băng dính hoặc ghim đầu lõi các-tông vào túi giấy. Lặp lại bước này với lõi cuộn khăn giấy và hộp yến mạch thứ hai. Các lõi các-tông này mô phỏng hình dạng của ống dẫn khí của bình ô xy, và các hộp yến mạch là bình khí ô xy. Bước 7 - Trang trí mũ phi hành gia tuỳ thích. Dùng bút dạ, màu sáp hoặc màu chì để vẽ và tô màu mũ theo ý thích của bạn. Bạn cũng có thể trang trí mũ phi hành gia bằng các vật liệu nhẹ như hình dán hoặc các hình bằng giấy bạc. Bước 8 - Đội chiếc mũ vừa làm. Giờ thì chiếc mũ phi hành gia của bạn đã hoàn tất. Chụp túi giấy vào đầu sao cho vòng tròn hở ở trước mặt và các hộp yến mạch ở sau lưng. Phương pháp 2 - Làm mũ phi hành gia bằng giấy bồi Bước 1 - Thổi phồng một quả bóng bay. Thổi một quả bóng bay thông thường sao cho nó phồng to hơn cỡ đầu của bạn một chút. Thắt nút đầu dưới của quả bóng cho chặt. Bước 2 - Xé giấy báo thành các dải giấy dài. Xé 5 tờ giấy báo khổ lớn thành các dải dài với chiều ngang khoảng 5-8 cm. Bước 3 - Chuẩn bị bột giấy bồi. Chuẩn bị làm bột giấy bồi nếu bạn chưa làm. Trộn 1 thìa canh (15 ml) bột ngô với 1 lít nước sôi và khuấy lên cho đến khi thành bột loãng. Bước 4 - Che phủ bề mặt sàn hoặc bàn làm việc. Trước khi bắt đầu nhúng giấy báo vào bột và dán lên quả bóng, bạn nên bảo vệ khu vực làm việc. Quá trình dán giấy bồi có thể gây bừa bộn, do đó bạn nên trải vải nhựa hoặc báo cũ lên sàn hoặc trên mặt bàn để nếu bột rỏ xuống thì sẽ dính vào vải nhựa hoặc báo thay vì bàn hoặc thảm. Bước 5 - Dán các dải giấy vào quả bóng bay. Lần lượt nhúng từng dải giấy báo vào bột và dán sát vào bề mặt quả bóng. Tiếp tục dán từng dải giấy lên quả bóng theo chiều ngang lẫn chiều dọc cho đến khi phủ kín toàn bộ quả bóng. Khi đã hoàn tất, quả bóng bay sẽ được phủ khoảng 5 lớp giấy báo. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/f\/ff\/Make-a-Space-Helmet-Step-11Bullet1.jpg\/v4-460px-Make-a-Space-Helmet-Step-11Bullet1.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/f\/ff\/Make-a-Space-Helmet-Step-11Bullet1.jpg\/v4-728px-Make-a-Space-Helmet-Step-11Bullet1.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} Phủ kín toàn bộ quả bóng, ngoại trừ một phần nhỏ ở gần chỗ thắt nút. Chỗ này cần phải hở để sau đó bạn còn lấy quả bóng ra. Bước 6 - Chờ cho khô. Đặt quả bóng đã dán giấy bồi vào nơi khô ráo, không có gió lùa. Để yên như vậy trong 24 tiếng hoặc cho đến khi bề mặt quả bóng cứng lại và khô hẳn. Lớp giấy bồi phải khô hoàn toàn trước khi bạn chuyển sang bước tiếp theo. Khí hậu nơi bạn ở sẽ ảnh hưởng đến tốc độ khô của giấy bồi. Nếu bạn sống ở vùng khí hậu khô, giấy bồi sẽ khô nhanh hơn. Ở những khu vực ẩm ướt, có thể bạn cần chờ hơn 24 tiếng mới khô. Bước 7 - Lấy quả bóng bay ra. Chọc vỡ quả bóng bằng cách dùng kim ghim châm vào phần không dán giấy bồi ở đáy quả bóng. Khéo léo lấy quả bóng đã xẹp qua lỗ thủng. Bước 8 - Cắt quả cầu giấy bồi thành hình mũ phi hành gia. Dùng kéo cắt rời đáy của quả cầu, sau đó khoét một vòng tròn để lộ khuôn mặt. Cắt từ dưới đáy hoặc đầu hở của quả cầu. Cắt rời phần đáy của quả cầu một khoảng đủ rộng sao cho bạn có thể chui đầu qua. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/d\/d6\/Make-a-Space-Helmet-Step-14Bullet1.jpg\/v4-460px-Make-a-Space-Helmet-Step-14Bullet1.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/d\/d6\/Make-a-Space-Helmet-Step-14Bullet1.jpg\/v4-728px-Make-a-Space-Helmet-Step-14Bullet1.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} Vẫn bắt đầu từ dưới đáy, cắt một hình chữ nhật ở mặt trước. Hình chữ nhật này sẽ có chiều rộng tương đương với khoảng cách giữa hai mắt (tính từ góc ngoài của mắt). Chiều dài hình chữ nhật sẽ bằng với khoảng cách từ dưới trán cho đến cằm. Bước 9 - Tô màu mũ phi hành gia. Dùng cọ tô màu để trang trí mũ theo ý thích. Bạn cũng có thể trang trí mũ phi hành gia bằng các hình bằng giấy bạc hoặc các hình dán có chủ đề không gian. Nhớ là bạn cũng có thể gắn ăng ten vào mũ phi hành gia. Chọc 2 lỗ thủng nhỏ trên đầu mũ – một ở bên trái và một ở bên phải. Luồn vào mỗi lỗ thủng một sợi kẽm nhung và dán đầu kẽm bên trong mũ để giữ cố định. Bạn có thể gắn một hạt cườm lên đầu của sợi kẽm nhung để hoàn tất hình dạng của ăng ten. Bước 10 - Đội chiếc mũ phi hành gia vừa làm được. Sau khi trang trí xong là chiếc mũ phi hành gia của bạn đã có thể đội được rồi. Phương pháp 3 - Làm mũ phi hành gia bằng xô nhựa Bước 1 - Vẽ một hình oval lên thành của một chiếc xô lớn. Hình oval này cần phải rộng tối thiểu 18 cm và cao khoảng 13 cm, hoặc đủ rộng để mọi người thấy được khuôn mặt của bạn. Dùng bút chì để vẽ phác hình oval. Đảm bảo hình oval này phải ngay ngắn với khuôn mặt khi bạn chụp chiếc xô vào đầu. Để tính toán đúng vị trí của lỗ hở, bạn có thể cầm chiếc xô úp xuống trước mặt và canh cho đáy xô ngang đỉnh đầu. Đánh dấu điểm ngang mức chân mày và điểm ngang mức môi dưới. Vẽ hình oval dựa theo các điểm đã đánh dấu. Bước 2 - Đục lỗ theo hình oval vừa vẽ. Đặt đầu nhọn của chiếc đinh vào một điểm trên đường oval bạn vừa vẽ. Dùng búa để đóng đinh vào xô vừa đủ để tạo thành một lỗ. Nhổ chiếc đinh ra khi bạn đã tạo được một lỗ thủng. Bước 3 - Cắt hình oval bằng kìm cắt dây thép. Lách đầu chiếc kìm sắc vào lỗ thủng vừa tạo ra và cẩn thận cắt rời toàn bộ hình oval theo đường vẽ. Lấy miếng nhựa hình oval vừa cắt ra và vứt đi. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/5\/56\/Make-a-Space-Helmet-Step-19Bullet1.jpg\/v4-460px-Make-a-Space-Helmet-Step-19Bullet1.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/5\/56\/Make-a-Space-Helmet-Step-19Bullet1.jpg\/v4-728px-Make-a-Space-Helmet-Step-19Bullet1.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} Nếu mép của hình oval có vẻ quá lởm chởm hoặc có thể gây nguy hiểm, bạn hãy dùng băng dính vải màu trắng dán lại. Bước 4 - Cắt 2 hình chữ nhật bằng tấm xốp để làm các thanh chằng cho mũ. Dùng thước và bút chì để kẻ hai hình chữ nhật 5x23 cm trong một tấm xốp to màu trắng. Cắt rời các hình này ra bằng dao trổ thủ công. Dùng dao trổ cắt tròn các góc dưới của cả hai hình chữ nhật. Bước 5 - Gắn tấm xốp vào xô. Dùng băng dính vải màu trắng để dán đầu trên của các tấm xốp hình chữ nhật vào bên trong chiếc mũ. Hai tấm xốp hình chữ nhật sẽ được đặt về phía sau của mũ. Khi bạn đội mũ vào, hai tấm xốp này sẽ trượt ra ngay phía sau hai vai và ở bên trên phần lưng trên. Chúng có tác dụng như các thanh chằng để giữ cho mũ nằm ngay ngắn trên đầu. Bước 6 - Quấn một chiếc khăn lau bát quanh đầu. Cuộn tròn một chiếc khăn lau bát theo chiều ngang, sau đó quấn chiếc khăn ngang trán thành một vòng. Dán hai đầu vòng với nhau bằng băng dính vải. Chiếc vòng phải đủ lỏng để bạn có thể trượt ra và đội vào đầu dễ dàng. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/9\/9e\/Make-a-Space-Helmet-Step-22Bullet1.jpg\/v4-460px-Make-a-Space-Helmet-Step-22Bullet1.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/9\/9e\/Make-a-Space-Helmet-Step-22Bullet1.jpg\/v4-728px-Make-a-Space-Helmet-Step-22Bullet1.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} Bước 7 - Gắn chiếc khăn này vào bên trong mũ. Dùng thêm băng dính vải để dán chiếc khăn đã cuộn thành vòng dưới đáy bên trong chiếc xô. Phần giữa của chiếc vòng phải khớp với phần giữa của xô. Bước 8 - Đội mũ phi hành gia. Đội chiếc mũ lên đầu sao cho phần hở nằm trước mặt. Chiếc vòng bằng khăn nằm trên đầu, và 2 thanh chằng bằng xốp ở sát phía sau hai vai. Nếu mọi thứ dường như đều đúng và chiếc mũ có vẻ như chắc chắn thì nghĩa là chiếc mũ đã hoàn thành. Phương pháp 4 - Làm mũ phi hành gia bằng nhựa trong Bước 1 - Làm ăng ten. Ăng ten gồm có một chiếc chốt gỗ ngắn, 3 chiếc vòng đệm kim loại và một viên bi gỗ. Dùng keo nóng gắn viên bi gỗ trên đầu chiếc chốt. Luồn 3 chiếc vòng đệm vào chốt từ phía dưới lên, chỉnh sao cho các vòng đệm cách 5 cm bên dưới viên bi gỗ và kết thúc ở khoảng giữa chốt. Dùng chốt gỗ có đường kính khoảng 1,2 cm. Cắt bớt sao cho chốt có độ dài khoảng 20cm. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/4\/42\/Make-a-Space-Helmet-Step-25Bullet1.jpg\/v4-460px-Make-a-Space-Helmet-Step-25Bullet1.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/4\/42\/Make-a-Space-Helmet-Step-25Bullet1.jpg\/v4-728px-Make-a-Space-Helmet-Step-25Bullet1.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} Lỗ hở trong các vòng đệm cũng phải có đường kính 1,2 cm. Các vòng đệm cần phải vừa khít với chiếc chốt. Tuy nhiên, nếu cần, bạn có thể giữ cố định các vòng đệm này bằng cách chấm một giọt keo nhỏ vào mặt dưới của từng vòng đệm. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/e\/ed\/Make-a-Space-Helmet-Step-25Bullet2.jpg\/v4-460px-Make-a-Space-Helmet-Step-25Bullet2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/e\/ed\/Make-a-Space-Helmet-Step-25Bullet2.jpg\/v4-728px-Make-a-Space-Helmet-Step-25Bullet2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} Đường kính của viên bi gỗ có thể vào khoảng 2-2,5 cm. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/5\/50\/Make-a-Space-Helmet-Step-25Bullet3.jpg\/v4-460px-Make-a-Space-Helmet-Step-25Bullet3.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/5\/50\/Make-a-Space-Helmet-Step-25Bullet3.jpg\/v4-728px-Make-a-Space-Helmet-Step-25Bullet3.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} Bước 2 - Làm chân đế của ăng ten. Dùng chiếc nắp hình vòm của chiếc cốc nhựa đựng sữa lắc hoặc các thức uống lạnh khác. Tìm một miếng gỗ tròn đủ rộng để che lỗ thủng trên chiếc nắp. Phun một vòng keo nóng trên chiếc nắp và ép miếng gỗ tròn lên keo. Bước 3 - Gắn ăng ten. Khi ăng ten và chân đế đều khô, bạn hãy chấm keo nóng vào đáy của chiếc chốt ăng ten và gắn ngay vào giữa miếng gỗ tròn trên đầu chân đế. Chờ cho cả bộ ăng ten khô hẳn trước khi chuyển sang bước tiếp theo. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/4\/40\/Make-a-Space-Helmet-Step-27Bullet1.jpg\/v4-460px-Make-a-Space-Helmet-Step-27Bullet1.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/4\/40\/Make-a-Space-Helmet-Step-27Bullet1.jpg\/v4-728px-Make-a-Space-Helmet-Step-27Bullet1.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} Bước 4 - Xịt sơn lên khắp bộ ăng ten. Chọn sơn xịt màu nhũ vàng hoặc đồng. Xịt lên toàn bộ bề mặt của ăng ten, cả sợi ăng ten và chân đế. Xịt sơn ở khu vực thông gió. Bạn cũng nên trải vải nhựa hoặc giấy báo bên dưới bộ ăng ten để ngăn ngừa sơn làm bẩn bề mặt làm việc. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/4\/40\/Make-a-Space-Helmet-Step-28Bullet1.jpg\/v4-460px-Make-a-Space-Helmet-Step-28Bullet1.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/4\/40\/Make-a-Space-Helmet-Step-28Bullet1.jpg\/v4-728px-Make-a-Space-Helmet-Step-28Bullet1.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} Bạn không cần sơn bên trong chân đế. Chờ cho sơn khô hoàn toàn. Thời gian chờ sơn khô có thể mất 12 -24 giờ, tuỳ vào loại sơn và khí hậu nơi bạn ở. Bước 5 - Gắn bộ ăng ten vào một vật đựng bằng nhựa trong cỡ lớn. Tìm một hộp nhựa trong đủ rộng để có thể chụp lên đầu an toàn. Úp hộp nhựa xuống. Dùng keo nóng gắn đáy của chân đế ăng ten vào giữa đáy của chiếc hộp nhựa. Các hộp nhựa đựng bánh xốp phô mai thường là lựa chọn tốt. Tuy nhiên, dù là dùng vật đựng kiểu nào, bạn cũng cần phải đảm bảo nó vừa với cỡ đầu của bạn và có miệng thật rộng. Nếu phần miệng hộp quá nhỏ, chiếc mũ có thể bị kẹt trên đầu hoặc khiến bạn khó thở vì thiếu không khí. Bước 6 - Quấn một sợi ruy băng nhũ vàng xung quanh phần miệng hộp. Cắt một dải ruy băng nhũ vàng đủ dài để quấn xung quanh miệng hộp nhựa. Dùng keo nóng dán ruy băng vào hộp. Dán dải ruy băng cách miệng hộp khoảng 2,5 cm hoặc sát hơn. Bước 7 - Cắt một đoạn ống mềm. Đo một đoạn ống mềm có độ dài đủ để quấn quanh miệng hộp. Dùng kéo sắc cắt chiếc ống đúng cỡ đã đo. Dùng ống mềm màu đen có đường kính khoảng 2,5 cm. Bước 8 - Dán chiếc ống. Phun một vệt keo nóng xung quanh miệng hộp. Ấn chiếc ống vào keo, quấn vòng quanh miệng hộp cho đến khi hai đầu chạm nhau. Cắt bớt đoạn ống thừa. Bước 9 - Đội chiếc mũ phi hành gia mới. Khi mọi thứ đã khô là bạn có thể đội chiếc mũ.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/L%C3%A0m-s%E1%BA%A1ch-d%C3%A2y-chuy%E1%BB%81n-b%E1%BA%A1c
Cách để Làm sạch dây chuyền bạc
Nếu muốn làm sáng dây chuyền bạc tại nhà, bạn chỉ cần một số vật liệu đơn giản như khăn vi sợi và một chút nước rửa bát hoặc muối nở. Một số món trang sức có thể dễ dàng xử lý tại nhà, nhưng một số khác cần phải nhờ đến dịch vụ chuyên nghiệp, chẳng hạn như những món đồ cổ bằng bạc, trang sức mỏng mảnh và dây chuyền gắn đá quý. Khi làm sạch bạc tại nhà, bạn có thể bắt đầu bằng phương pháp dùng xà phòng và muối nở, sau đó thử các phương pháp khác như dùng kem đánh răng và ngâm dung dịch nhôm. Phương pháp 1 - Sử dụng xà phòng và nước Bước 1 - Dùng vải không gây trầy xước. Vải vi sợi hoặc khăn lau trang sức chuyên dụng là vật liệu lý tưởng để đánh bóng dây chuyền. Những loại vải này không làm trầy xước trang sức như khăn giấy. Bạn cần dùng chất liệu mềm và không xơ để làm việc này. Thử dùng tăm bông để lau những ngóc ngách nhỏ. Bước 2 - Bắt đầu bằng một chút xà phòng. Nếu sợi dây chuyền bạc của bạn chỉ hơi bị mờ, bạn có thể thử dùng một chút nước rửa bát trước. Pha vài giọt nước rửa bát trong một cốc nước ấm, khuấy lên và nhúng khăn vào dung dịch để bắt đầu đánh bóng dây chuyền. Bước 3 - Chà dọc theo chiều vân của bạc. Có thể bạn nghĩ rằng đánh bóng bằng động tác xoay tròn là tốt nhất, nhưng thực ra việc này có thể làm trầy xước bạc. Bạn nên chà tới lui, dọc theo đường vân của bạc để giảm rủi ro trầy xước. Với dây chuyền, có lẽ bạn cần phải dùng khăn xoa nhẹ giữa hai ngón tay. Chuyển sang các phần còn sạch trên khăn để các phần bạc đã lau không bị bẩn lại. Bạn cũng có thể dùng bàn chải đánh răng mềm và sạch để chà các chi tiết nhỏ, nhưng nhớ đừng chà quá mạnh. Bước 4 - Tránh những chi tiết được ô xy hoá một cách có chủ ý. Đôi khi thợ chế tác dây chuyền cố tình để cho một số phần của dây chuyền xỉn màu để làm nổi bật các chi tiết. Nếu sợi dây chuyền của bạn có các chi tiết như vậy, bạn cần tránh đánh bóng những khu vực đó để khỏi làm mất đi vẻ đẹp của món trang sức. Phương pháp 2 - Sử dụng các chất đánh bóng khác Bước 1 - Thử dùng các chất đánh bóng khác. Nếu món trang sức bị mờ xỉn nhiều, có lẽ bạn cần dùng các sản phẩm đánh bóng trang sức để làm sạch. Bạn cũng có thể trộn hỗn hợp bột nhão bằng muối nở và nước để chà sợi dây chuyền. Một lựa chọn khác là nửa cốc nước cốt chanh với 1 thìa canh dầu ô liu. Thử dùng kem đánh răng. Nguyên liệu trong kem đánh răng có khả năng đánh bóng bạc là hydrated silica, do đó bạn hãy tìm thành phần này trong kem đánh răng; chất này có nhiều trrong loại kem đánh răng kiểm soát cao răng. Tuy nhiên, loại kem đánh răng nào cũng đều đánh bóng bạc được, mặc dù kem đánh răng dạng gel thường không hiệu quả lắm. Bước 2 - Phết kem vào bạc. Lấy một mẩu nhỏ kem cho lên dây chuyền. Nếu sợi dây chuyền có gắn đá quý hoặc đá bán quý thì phương pháp này có lẽ không hay lắm, mặc dù bạn có thể cố gắng tránh chạm vào đá. Chỉ một mẩu kem cỡ hạt đậu là đủ; bạn có thể lấy thêm kem bất cứ lúc nào cũng được. Bước 3 - Lau món trang sức bạc. Ở bước này, ban đầu bạn có thể dùng ngón tay để chà nếu muốn, nhưng chỉ nên làm vậy với loại kem tự nhiên. Lấy vải vi sợi để chà nếu bạn dùng sản phẩm đánh bóng bạc chuyên dụng. Chà kem vào bề mặt bạc, kể cả sợi xích nếu nó cũng bị mờ xỉn. Cơ bản thì cũng như chà xà phòng, chỉ khác là dùng kem. Bạn cũng có thể dùng bàn chải đánh răng mềm để chà món trang sức (dùng chiếc bàn chải mà sau đó bạn sẽ không dùng để đánh răng), nhưng đừng chải mạnh quá kẻo làm trầy xước bạc. Bước 4 - Rửa sạch bạc. Khi lớp mờ xỉn trên bề mặt bạc đã biến mất, bạn hãy rửa dây chuyền dưới vòi nước. Cẩn thận rửa sạch kem, vì chỉ một chút kem còn sót lại trông cũng rất kỳ quặc. Bạn có thể lặp lại chu trình này nếu vẫn chưa làm sạch được lớp mờ xỉn. Phương pháp 3 - Thử dùng phương pháp ngâm dung dịch nhôm Bước 1 - Chuẩn bị bát ngâm. Dùng khuôn nhôm làm bánh hoặc dùng bát lót một lớp giấy nhôm bên trong. Cho một thìa canh (15 ml) muối vào bát, sau đó thêm 1 thìa canh bột làm mềm nước HOẶC muối nở. Mặc dù cũng có người dùng phương pháp này để làm sạch dây chuyền gắn đá quý hoặc đá bán quý, nhưng chúng có thể bị hư hại, do đó tốt hơn là không nên mạo hiểm. Tương tự, tốt nhất là bạn đừng thử dùng phương pháp này cho các món đồ bạc cổ hoặc mỏng manh. Quá trình này sẽ loại bỏ hết các lớp mờ xỉn, bao gồm cả những chỗ được ô xy hoá để trang trí. Bạn cũng có thể thêm ½ cốc (120 ml) giấm trắng vào lúc này. Lưu ý rằng, giấm sẽ phản ứng với muối nở, vì vậy bạn nên trông chừng kẻo bị tràn. Bước 2 - Pha dung dịch. Tiếp theo là rót nước nóng vào bát. Rót vào bát 1 cốc (240 ml) nước là đủ. Dùng nước nóng gần sôi nhưng không cần phải sôi. Khuấy kỹ cho muối và muối nở tan hoàn toàn trong nước. Bước 3 - Thả dây chuyền vào dung dịch. Khi đã pha xong dung dịch, bạn hãy thả dây chuyền vào. Dây chuyền phải chạm vào nhôm để lớp mờ xỉn bong ra khỏi bạc và bám vào nhôm. Ngâm bạc khoảng vài phút. Bạn có thể ngâm lâu hơn một chút nếu sợi dây chuyền bị mờ xỉn nhiều. Bước 4 - Lấy dây chuyền ra. Dùng kẹp gắp hoặc nĩa lấy sợi dây chuyền ra khỏi bát. Dùng vải vi sợi đánh bóng những chỗ cần phải lau thêm. Nhớ nhẹ tay khi lau những chỗ mỏng manh. Lau khô món trang sức và cất đi.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/B%E1%BA%ADt-TV
Cách để Bật TV
wikiHow hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách bật TV chỉ với vài bước đơn giản! Phương pháp 1 - Bằng điều khiển từ xa và hộp cáp Bước 1 - Kiểm tra để chắc chắn rằng hộp cáp đã được bật trước. Quan sát hộp cáp. Thiết bị đang hiển thị số hay màn hình trống? Nếu như đang hiển thị số thì có thể là thiết bị đã được bật sẵn. Lấy điều khiển từ xa của hộp cáp. Đôi khi TV và hộp cáp sử dụng 2 điều khiển từ xa riêng biệt. Trên điều khiển từ xa Comcast, bạn cần nhấn nút "All On". Nếu remote này có thể điều khiển cả TV lẫn hộp cáp thì cả hai thiết bị sẽ bật lên cùng lúc. Nếu remote chỉ điều khiển được hộp cáp, hãy tiếp tục bước tiếp theo. Bước 2 - Nhấn nút nguồn trên điều khiển từ xa TV. Nếu TV không bật, có thể vấn đề nằm ở điều khiển từ xa. Hãy kiểm tra pin hoặc nhấn nút "TV" rồi thử lại nút nguồn lần nữa (đối với điều khiển từ xa phổ quát). Nếu TV bật lên nhưng không hiển thị kênh (chỉ có màn hình xanh hoặc dòng chữ "no signal"), bạn cần: Kiểm tra xem hộp cáp đã được bật chưa. Kiểm tra xem TV có đang ở đúng kênh để nhận tín hiệu từ hộp cáp hay chưa. Trong nhiều trường hợp, đây là kênh "0". Phương pháp 2 - Trường hợp không có remote Bước 1 - Để bật TV khi không có điều khiển từ xa, bạn chỉ cần đến gần TV và nhấn vào nút nguồn. Nếu như không tìm thấy nút nguồn, hãy tiến hành những bước sau: Đọc qua sách hướng dẫn sử dụng đi kèm TV nếu bạn vẫn còn giữ. Kiểm tra xem liệu TV có nút nguồn cảm ứng hay không. Thường thì nút này sẽ nằm ở giữa trong bảng điều khiển phía dưới TV. Kiểm tra bên trái, phải và phía trên TV, nút nguồn của một số TV sẽ nằm ở những vị trí này. Nút nguồn rất dễ nhận biết bởi kích thước, màu sắc, chú thích hoặc biểu tượng nguồn với hình tròn và đường thẳng gạch dọc. Bước 2 - Cố gắng tìm lại hoặc thay mới điều khiển từ xa của TV. Trước tiên, bạn nên cố gắng tìm nếu remote bị thất lạc. Nếu như không có remote mà bạn cũng không tìm thấy nút nguồn, hãy mua remote thích hợp dành cho TV hiện tại. Nếu remote bị hỏng, bạn có thể xem thêm trên mạng về cách sửa điều khiển từ xa.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Ki%E1%BA%BFm-ti%E1%BB%81n-Tr%E1%BB%B1c-tuy%E1%BA%BFn
Cách để Kiếm tiền Trực tuyến
Hiện nay, bạn có thể kiếm tiền trên mạng bằng rất nhiều cách. Bất kể bạn muốn kiếm tiền trực tuyến toàn thời gian hay chỉ muốn tăng thêm thu nhập, bạn luôn có rất nhiều lựa chọn. Bài viết này sẽ cung cấp một vài cách đơn giản giúp bạn kiếm tiền nhanh chóng. Phương pháp 1 - Thực hiện một số công việc trực tuyến Bước 1 - Làm khảo sát. Bạn có thể kiếm được 50-100 đô la Mỹ (1,2-2,3 triệu đồng) tiền mặt và sản phẩm mỗi tháng bằng việc thực hiện khảo sát trực tuyến. Hãy tìm các trang khảo sát bằng từ khóa “paid survey sites” (khảo sát kiếm tiền). Đăng ký nhiều trang khảo sát để tăng cơ hội được chọn thực hiện khảo sát có thù lao cao. Bạn chỉ cần đăng ký bằng địa chỉ email, và kiểm tra email thường xuyên để có thể nhanh chóng gửi phản hồi cho các đề nghị khảo sát. Hầu hết khảo sát có mức thù lao 1-3 đô la Mỹ (khoảng 23-70 nghìn đồng), và các khảo sát thường mất lên đến 45 phút để hoàn tất. Bạn cũng có thể nhận được thẻ quà tặng, sản phẩm miễn phí hoặc có cơ hội tham gia rút thăm trúng thưởng. Đừng trả phí để tham gia khảo sát. Tìm đọc chính sách quyền riêng tư trên trang web đó để bạn biết họ không bán thông tin cá nhân của mình. Bước 2 - Thử nghiệm web. Việc thử nghiệm web từ xa có nghĩa là bạn sẽ được trả phí để thao tác trên trang web mới tạo và gửi ý kiến đánh giá cho người lập web. Hầu hết những lần thử nghiệm mất khoảng 15 phút, và thù lao mà bạn nhận được có thể lên đến 10 đô la Mỹ (230 nghìn đồng) cho mỗi lần. Trong lúc thử nghiệm, bạn cần thực thi một tình huống trên trang web của khách hàng và ghi hình quá trình thao tác. Ví dụ, bạn sẽ được yêu cầu thực hiện quy trình chọn và mua hàng trên trang web của nhà bán lẻ. Bạn cần máy tính có micro, trình duyệt đã cập nhật và kết nối mạng với tốc độ cao. Các trang trả thù lao cho việc thử nghiệm web gồm có User Testing, WhatUsersDo, UserLytics, UserFeel. Bước 3 - Làm gia sư. Nhiều gia đình thích sự linh hoạt của dịch vụ gia sư trực tuyến. Tùy thuộc vào trình độ học vấn mà bạn có thể giúp học sinh tiểu học làm bài tập về nhà hoặc hỗ trợ sinh viên. Bạn cần có máy tính và mạng internet tốc độ cao. Mỗi công ty sẽ có yêu cầu khác nhau về kinh nghiệm. Một số công ty chỉ cần người “dày dạn kinh nghiệm”, nhưng số khác đòi hỏi trình độ học vấn cụ thể. Tuy nhiên, hầu hết công ty đều yêu cầu bằng đại học. Một số công ty sẽ sắp xếp học sinh/sinh viên cho bạn, còn số khác đăng hồ sơ của bạn trên trang web của họ và để khách hàng lựa chọn. Bạn có thể nhận được thù lao 9-30 đô la Mỹ (215-690 nghìn đồng) mỗi giờ dựa trên trình độ học vấn và chủ đề mà bạn dạy. Các trang thuê gia sư tiểu học gồm có Tutor.com, HomeworkHelp.com, Aim4a và Brainfuse. Kaplan thuê gia sư đã từng thi SAT và ACT. Phương pháp 2 - Tạo trang web chuyên biệt Bước 1 - Tìm hiểu cách hoạt động của trang web chuyên biệt. Loại web này chỉ tập trung vào nguồn thông tin cụ thể và đặc thù. Nội dung phải được “đo ni đóng giày”, hữu ích và thú vị với nhóm người truy cập mục tiêu. Bạn xây dựng nội dung theo từ khóa đặc biệt, và tạo thu nhập thụ động với Google Adsense hoặc thông qua đường dẫn tiếp thị liên kết. Bước 2 - Tìm lĩnh vực giúp bạn kiếm tiền. Bạn có thể bắt đầu từ sở thích của mình, và cố gắng liệt kê thật nhiều ý tưởng chuyên biệt. Hãy nghĩ về các chủ đề mà nhiều người sẽ tìm kiếm trên mạng. Một số gợi ý gồm có đam mê (như lướt sóng hoặc thể hình), nỗi sợ (chẳng hạn như sợ nhện hoặc sợ nói trước đám đông) và vấn đề (trả hết nợ nần). Bạn nên thử tìm hiểu bằng từ khóa để biết liệu có nhiều người quan tâm đến chủ đề đó hay không. Tìm hiểu xem tên miền khả dụng có giống với từ khóa không. Sử dụng công cụ tìm hiểu từ khóa để tìm hiểu thông tin. Bước 3 - Thiết lập trang. Chọn nền tảng xây dựng trang web, chẳng hạn như WordPress, Joomla hoặc Drupal. Tiếp theo, chọn tên miền và dịch vụ lưu trữ dành cho trang web của bạn. Tên miền là địa chỉ web. Dịch vụ lưu trữ web hỗ trợ kết nối trang web với mạng internet. Sau khi chọn tên miền và dịch vụ lưu trữ web, bạn sẽ vào phần điều khiển của tài khoản lưu trữ và cài đặt nền tảng web. Thiết kế web bằng cách chọn và cài đặt giao diện. Một số công ty lưu trữ web phổ biến là Bluehost và WPEngine. Bước 4 - Tạo nội dung. Bạn cần tạo nội dung có ích cho nhiều người và giúp tăng thứ hạng của web trên các công cụ tìm kiếm. Việc tìm hiểu từ khóa sẽ cho bạn biết các chủ đề được nhiều người tìm kiếm. Viết nội dung liên quan đến những chủ đề này để cải thiện thứ hạng của trang web trong công cụ tìm kiếm. Bạn không thể kiếm tiền nếu không có người truy cập trang web. Sử dụng công cụ như để tìm hiểu từ khóa. Quảng cáo để tăng lưu lượng truy cập trang web. Lập chiến dịch tiếp thị trên các trang mạng xã hội như Facebook hoặc Twitter. Bước 5 - Kiếm tiền từ trang web. Có rất nhiều cách để kiếm tiền từ trang web. Bạn có thể đặt quảng cáo trên trang web và nhận tiền khi người truy cập nhấp vào chúng. Bên cạnh đó, bạn còn có thể quảng cáo sản phẩm của chính mình hoặc của người khác, và nhận tiền khi có người đặt hàng. Với Google Adsense, bạn sẽ cài đặt mã trên trang web cho phép quảng cáo hiển thị. Bạn nhận được tiền khi có người truy cập nhấp vào các quảng cáo đó. Bạn cũng có thể bán vị trí quảng cáo trên trang web của mình. Tiếp thị liên kết nghĩa là bạn giới thiệu sản phẩm trong lĩnh vực chuyên biệt của mình. Sẽ có một đường dẫn hoặc ảnh quảng cáo sản phẩm được đặt trên trang web của bạn. Nếu người truy cập nhấp vào đó và đặt hàng, bạn sẽ nhận được tiền hoa hồng. Phương pháp 3 - Viết tự do Bước 1 - Tận dụng chuyên môn của bạn. Khi dành thời gian suy ngẫm về các trải nghiệm, bạn sẽ tìm được nhiều chủ đề để viết hơn bạn từng nghĩ. Trước tiên, liệt kê ba điều tạo nên con người của bạn, chẳng hạn như chuyên môn, sở thích đặc biệt hoặc đặc điểm tính cách. Tiếp theo, liệt kê ba điều truyền cảm hứng cho bạn, chẳng hạn như tôn giáo, giáo dục hoặc từ thiện. Cuối cùng, liệt kê ba ước mơ của bạn, chẳng hạn như kết hôn, du lịch hoặc dành thêm nhiều thời gian cho con cái. Ba danh sách này sẽ cho bạn nhiều ý tưởng để viết. Bước 2 - Học hỏi các nguyên tắc viết hiệu quả. Người viết tự do thường chỉ đăng bài viết trên internet. Nguyên tắc viết trên web sẽ hơi khác so với khi viết trên giấy. Nội dung vẫn phải có chất lượng cao và chỉn chu, nhưng phần trình bày sẽ được điều chỉnh sao cho phù hợp với độc giả trực tuyến. Văn bản trực tuyến có độ phân giải thấp, nên người đọc thường đọc lướt thay vì đọc hết từ đầu đến cuối. Hãy trình bày văn bản sao cho dễ đọc lướt bằng cách chia đoạn với những tiêu đều cụ thể và gạch đầu dòng. Đúc kết nội dung theo kiểu kim tự tháp ngược. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ viết kết luận trước và cung cấp các dẫn chứng hỗ trợ. Để có bài viết hiệu quả, bạn cần viết ngắn gọn, súc tích và sử dụng ngôn ngữ đơn giản. Đặt mục tiêu viết nội dung cho người đọc có trình độ học vấn lớp 8. Bỏ những từ ngữ hoặc thuật ngữ không cần thiết hay khó hiểu. Thêm từ khóa và cụm từ giúp tăng thứ hạng của trang web trong công cụ tìm kiếm. Bước 3 - Tìm việc. Trong giai đoạn đầu, có thể bạn phải chấp nhận viết những chủ đề mà bạn không thật sự hứng thú. Bạn cần cởi mở và sẵn lòng chấp nhận công việc không thuộc lĩnh việc yêu thích của mình. Tuy nhiên, khi tiếp tục viết, bạn không chỉ học thêm nhiều chủ đề mà còn xây dựng danh tiếng. Theo thời gian, bạn có thể chọn công việc yêu thích. Lướt mạng internet để tìm kiếm các trang web dành cho người làm việc tự do chuyên cung cấp những công việc theo hợp đồng có thể thực hiện từ xa. Bước 4 - Viết bài mẫu. Khi mới bắt đầu công việc viết lách tự do, bạn có thể khó mà nhận được việc nếu không có bài viết mẫu. Tuy nhiên, bạn sẽ có bài viết mẫu chất lượng nếu không ngại viết miễn phí. Trước tiên, bạn có thể đăng nội dung trên blog hoặc trang web cá nhân. Bên cạnh đó, bạn còn có thể viết bài cho blog của người khác. Cuối cùng, đừng ngại viết bài miễn phí để tạo dựng tên tuổi. Bước 5 - Viết bài trình bày ý tưởng. Nếu bạn muốn viết bài cho khách hàng nào đó, hãy gửi bài trình bày ý tưởng - gồm các ý chính của bài viết. Hãy viết bài trình bày ý tưởng không chỉ thể hiện chuyên môn của bạn mà còn cho thấy tâm huyết của bạn đối với chủ đề đó. Trước tiên, bạn cần tìm hiểu nhà xuất bản mà bạn chuẩn bị gửi bài trình bày ý tưởng để quen với nội dung mà họ xuất bản. Nếu có thể, bạn nên chọn một phần cụ thể và gửi bài trình bày ý tưởng đến biên tập viên phù hợp. Ngoài ra, đừng quên gửi phần giới thiệu ngắn gọn về bản thân. Bước 6 - Lập trang web hoặc blog. Việc này không chỉ thể hiện trình độ kỹ thuật của bạn, mà còn tạo điểm kết nối trực tuyến cho phép khách hàng liên hệ với bạn. Hãy thiết kế trang web dễ sử dụng và không rối mắt. Thêm những bài viết mẫu để giới thiệu các chủ đề mà bạn viết. Bố trí các bài viết mẫu sao cho dễ tìm, dễ đọc, và cung cấp thông tin giúp người truy cập dễ dàng liên lạc với bạn.. Trang blog không chỉ thể hiện trình độ kỹ thuật mà còn cho thấy khả năng viết blog của bạn. Bạn có thể viết về nhiều chủ đề khác với chủ đề viết cho khách hàng. Trên thực tế, bạn nên viết về chủ đề yêu thích. Người truy cập sẽ thấy rằng bạn không chỉ có thể viết mà còn có thể xây dựng cộng đồng trực tuyến. Trang blog đặc sắc giúp bạn có thêm nhiều lời giới thiệu và có thêm khách hàng. Phương pháp 4 - Bán hàng trực tuyến Bước 1 - Tìm đồ vật để bán. Bạn có thể thử tìm quanh nhà. Hãy dành vài ngày hoặc cuối tuần để dọn dẹp và sắp xếp đồ đạc trong nhà. Bạn cần xác định những món đồ bỏ đi, quyên góp và bán. Phân loại những món đồ cần bán. Mỗi nhóm đồ vật sẽ phù hợp với những trang web khác nhau. Bạn cũng có thể ra ngoài và mua đồ để bán trực tuyến lấy lời. Sách, đĩa CD và DVD phù hợp để bán trên Amazon. Những món đồ sưu tầm, trang phục cao cấp, và đồ điện tử nhỏ được ưa chuộng trên eBay. Craigslist thích hợp nhất cho những mặt hàng cơ bản như công cụ hoặc đồ chơi. Bước 2 - Mở tài khoản người bán. Tạo tài khoản trên Amazon, eBay và Craigslist. Đây là những nền tảng giúp người bán dễ dàng tạo tài khoản. Thông thường, bạn cần cung cấp thông tin cá nhân như tên cùng địa chỉ, và thông tin ngân hàng để tiến hành giao dịch. Người bán trên Amazon liên kết với tài khoản tiền gửi của họ, và các giao dịch bán hàng được gửi thẳng đến tài khoản tiền gửi đó. Trang eBay sẽ gửi tiền đến tài khoản tiền gửi hoặc gửi tiền vào tài khoản PayPal. Bước 3 - Đọc hướng dẫn bán hàng. Mỗi trang bán hàng có quy định những gì bạn có thể và không thể bán. Những món hàng bị cấm cũng được phân loại theo quy định của pháp luật. Nhìn chung, bạn không thể bán rượu bia, vũ khí, hợp đồng dịch vụ, động vật hoặc vé sự kiện. Hơn nữa, mặc dù không cấm, nhưng bạn vẫn cần lưu ý các giới hạn khi bán một số mặt hàng, chẳng hạn như đồ mỹ nghệ, thẻ quà tặng và phiếu quà tặng. Trang eBay, Craigslist và Amazon đều có đăng các quy định cụ thể. Bước 4 - Nghiên cứu giá bán của các mặt hàng giống với những gì bạn sắp bán. Tìm hiểu giá bán niêm yết hoặc danh sách những món giống như bạn sẽ bán. Tìm giá cao nhất lẫn thấp nhất, và bán hàng với mức giá trung bình. Nếu bạn muốn bán hàng nhanh chóng, hãy chọn mức giá thấp. Tình trạng của món hàng cũng ảnh hưởng đến mức giá. Sản phẩm có chất lượng thấp sẽ có mức giá thấp. Hơn nữa, bạn cần cân nhắc số lượng sản phẩm tương tự. Nếu phải cạnh tranh với nhiều sản phẩm cùng chủng loại, bạn nên chọn mức giá thấp hơn để bán được hàng. Bước 5 - Cân nhắc việc bán hàng theo gói. Đây là kiểu bán một loạt các sản phẩm tương tự. Ví dụ, nếu bạn có một bộ sách, tạp chí hoặc nhiều mẫu trang sức tương tự, hãy thử bán theo gói. Có thể bạn sẽ không thu được nhiều tiền như khi bán riêng từng sản phẩm. Tuy nhiên, các mặt hàng sẽ được bán nhanh hơn so với khi bán lẻ. Bước 6 - Viết phần mô tả cụ thể. Việc thêm nhiều chi tiết có thể tăng doanh số bán hàng. Vì người mua không thể xem sản phẩm trực tiếp trước khi mua, nên bạn cần cung cấp càng nhiều thông tin càng tốt để họ biết rõ về mặt hàng sắp mua. Nếu đó là sản phẩm đã qua sử dụng, hãy thành thật nói rõ tình trạng hiện tại. Đọc lại phần mô tả trước khi đăng. Viết tiêu đề chi tiết cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm, chẳng hạn như kích thước, màu sắc hoặc mẫu mã. Bước 7 - Thêm hình ảnh rõ nét của sản phẩm. Dùng nhiều hình ảnh cho thấy các góc khác nhau của sản phẩm. Tránh sử dụng phông nền bừa bộn kẻo người mua không chú ý vào sản phẩm. Dùng ánh sáng tự nhiên thay vì đèn flash. Chụp cận cảnh để người khác có thể thấy toàn bộ chi tiết của sản phẩm. Bước 8 - Cung cấp dịch vụ khách hàng tuyệt hảo. Trả lời mọi câu hỏi của người bán nhanh nhất có thể. Hãy chuyên nghiệp và lịch sự. Tương tác tích cực sẽ giúp bạn tạo thiện cảm với người mua và khiến họ quay lại mua hàng. Hơn nữa, hãy đóng gói sản phẩm cẩn thận và gửi đi nhanh chóng. Sản phẩm hư hỏng hoặc thời gian gửi hàng kéo dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của bạn. Đóng gói toàn bộ sản phẩm, đặc biệt là các mặt hàng dễ vỡ, bằng bao bì phù hợp. Gửi hàng ngay khi bạn nhận được tiền thanh toán.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/M%E1%BB%9F-T%E1%BA%ADp-tin-BIN
Cách để Mở Tập tin BIN
Nếu vừa mới tải về tập tin hình ảnh của trò chơi hay chương trình cũ từ nhiều năm về trước, bạn có thể thắc mắc làm sao để mở tập tin trên máy tính. BIN là loại tập tin cũ có chứa tất cả thông tin của đĩa CD hoặc DVD gốc. Bạn không thể trực tiếp mở tập tin BIN; Để kích hoạt nó, bạn cần phải hoặc ghi vào đĩa trắng hoặc mount vào ổ đĩa ảo. Bạn cũng có thể chuyển đổi tập tin BIN thành ISO để sử dụng nhiều chương trình ghi hoặc mount đĩa tương thích hơn. Phương pháp 1 - Ghi Tập tin BIN Bước 1 - Tìm tập tin. Nếu muốn ghi tập tin BIN vào đĩa CD hay DVD, bạn cần tập tin CUE đi kèm. Nếu có tập tin BIN nhưng không tìm thấy tập tin CUE, bạn có thể tạo ra tập tin với định dạng đó. Bước 2 - Tạo tập tin CUE (nếu không có sẵn). Mở Notepad và nhập vào dòng lệnh sau: FILE "filename.bin" BINARYTRACK 01 MODE1/2352INDEX 01 00:00:00 Thay đổi filename.bin thành tên tập tin BIN cần ghi. Giữ lại dấu ngoặc kép. Lưu tập tin vào cùng thư mục với tập tin BIN. Tập tin CUE nên được đặt tên giống hệt tập tin BIN, trừ phần mở rộng .CUE. Nhấp vào File (Tệp) → Save As (Lưu dưới dạng). Nhấp vào trình đơn thả xuống "Save as type" (Lưu thành định dạng) và chọn "All Files" (Tất cả tập tin). Tạo phần mở rộng cho tập tin là .CUE. Bước 3 - Mở chương trình ghi đĩa. Vì BIN là định dạng cũ nên chỉ có chương trình phiên bản trước đây mới có thể hỗ trợ đầy đủ, đặc biệt là đối với các tập tin BIN có nhiều track. Các chương trình phổ biến bao gồm CDRWIN, Alcohol 120%, và Nero. Bước 4 - Tải tập tin hình ảnh. Tùy thuộc vào chương trình, bạn cần tải tập tin CUE hoặc nó có thể yêu cầu tập tin BIN. Một khi tập tin hình ảnh được tải, bạn sẽ thấy phần trình bày thông tin cho thấy tập tin hình ảnh sẽ chiếm dung lượng bao nhiêu trên đĩa. Bước 5 - Bắt đầu ghi đĩa. Sau khi đã xác minh rằng hình ảnh được tải chính xác, bạn lắp đĩa trống và bắt đầu ghi. Thời gian ghi đĩa phụ thuộc vào kích thước hình ảnh, tốc độ ghi, và hiệu suất máy tính. Bước 6 - Kiểm tra đĩa. Sau khi quá trình ghi hoàn tất, bạn có thể kiểm tra đĩa bằng cách lắp vào thiết bị phát. Bạn cần đảm bảo rằng tất cả dữ liệu được tải chính xác, và bài hát sắp xếp theo đúng trật tự. Phương pháp 2 - Mount Hình ảnh Bước 1 - Cài đặt phần mềm tạo ổ đĩa ảo. Ổ đĩa ảo sẽ sao chép ổ đĩa quang học vật lý trong máy tính, và cho phép bạn "mount" tập tin hình ảnh vào đó. Điều này khiến máy tính nghĩ rằng đĩa đã được lắp vào, và hình ảnh được tải giống như khi chạy đĩa. Hiện nay có nhiều phần mềm tạo ổ đĩa ảo. WinCDEmu là một trong những phần mềm miễn phí phổ biến nhất. Nhưng bạn nên cẩn thận khi cài đặt nó vì chương trình thường hay cài thêm thanh công cụ trình duyệt và phần mềm khác mà bạn không có nhu cầu sử dụng. Việc mount hình ảnh chỉ khả dụng nếu hình ảnh được thiết kế để chạy trên máy tính. Ví dụ, nếu bạn mount hình ảnh của trò chơi điện tử console đời cũ thì không thể chạy dữ liệu được, bởi vì đĩa gốc chỉ hoạt động trên giao diện console. Windows 8 và OS X thường tích hợp sẵn phần mềm ổ đĩa ảo, nhưng bước đầu tiên tập tin BIN cần được chuyển đổi thành ISO. Bước 2 - Mount hình ảnh. Các chương trình như WinCDEmu sẽ đặt biểu tượng trong khay hệ thống. Nhấp chuột phải vào biểu tượng này, di chuột qua một trong các ổ đĩa ảo, và sau đó chọn Mount Image (Lắp Hình ảnh). Duyệt tập tin CUE trên ổ cứng. Bạn cần ghi nhớ rằng hai tập tin BIN và CUE cần phải ở cùng thư mục. Sau khi tìm thấy tập tin CUE, bạn tải tập tin để mount hình ảnh. Bước 3 - Mở đĩa. Sau khi mount hình ảnh, máy tính của bạn sẽ hoạt động như thể đĩa thật được lắp vào. Điều này có nghĩa Autoplay có thể tự kích hoạt, hoặc bạn có thể chọn thao tác sử dụng đĩa. Các tin nhắn nhận được phụ thuộc vào nội dung của đĩa cũng như thiết lập hệ thống. Sử dụng tập tin hình ảnh giống đĩa CD hay DVD mà bạn lắp vào máy tính. Phương pháp 3 - Chuyển đổi tập tin BIN sang định dạng ISO Bước 1 - Tải về chương trình chuyển đổi. Bạn cần chương trình chuyển đổi để thay đổi tập tin BIN sang ISO. Một khi chuyển đổi thành tập tin ISO, bạn có thể lắp hoặc ghi tập tin bằng nhiều chương trình hơn. Một trong những chương trình chuyển đổi miễn phí phổ biến nhất là MagicISO. Bước 2 - Mở công cụng chuyển đổi. Khởi động MagicISO và nhấp vào trình đơn (Công cụ). Chọn "BIN to ISO" (BIN sang ISO). Bước 3 - Duyệt tập tin BIN. Bước 4 - Chọn tên cho tập tin ISO mới. Bước 5 - Chuyển đổi tập tin. Nhấp vào Convert (Chuyển đổi) để chuyển tập tin BIN sang định dạng ISO. Quá trình này có thể mất vài phút. Bước 6 - Lắp tập tin ISO. Sau khi tập tin được chuyển đổi, bạn có thể lắp vào ổ đĩa ảo. Nếu đang dùng hệ điều hành Windows 8 hay OS X, bạn nhấp chuột phải vào tập tin ISO và chọn "Mount". Bước 7 - Ghi tập tin ISO. Bạn có thể ghi tập tin ISO vào đĩa bằng chương trình ghi đĩa. Bước 8 - Khai thác tập tin ISO. Bạn có thể sử dụng chương trình MagicISO để mở nội dung của tập tin ISO, cho phép bạn sao chép tập tin cụ thể bên trong kho lưu trữ.
{ "is_expert": false, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Nh%E1%BA%ADn-bi%E1%BA%BFt-tri%E1%BB%87u-ch%E1%BB%A9ng-ch%E1%BA%A5n-th%C6%B0%C6%A1ng-%C4%91%E1%BA%A7u
Cách để Nhận biết triệu chứng chấn thương đầu
Chấn thương đầu là bất kỳ chấn thương nào xảy ra ở não, hộp sọ hoặc da đầu. Các chấn thương này có thể hở hoặc kín với các mức độ từ bầm tím nhẹ đến chấn động não. Rất khó để đánh giá chính xác tình trạng chấn thương đầu nếu chỉ quan sát người bị nạn, và mọi chấn thương đầu đều có thể rất nghiêm trọng. Tuy nhiên, bằng cách kiểm tra nhanh các dấu hiệu tiềm tàng của tình trạng chấn thương đầu, bạn vẫn có thể nhận biết các triệu chứng chấn thương đầu để tìm cách chăm sóc kịp thời. Phương pháp 1 - Quan sát các dấu hiệu chấn thương Bước 1 - Hiểu về rủi ro. Chấn thương đầu có thể xảy ra với bất cứ ai khi đầu bị đụng, quẹt hoặc va đập. Người ta có thể bị chấn thương đầu trong tai nạn xe cộ, bị ngã, va đập với người khác, hoặc chỉ là bị đụng đầu. Đa số các trường hợp chấn thương đầu thường chỉ gây ra những vết thương nhẹ và không cần nằm viện, nhưng việc kiểm tra sau sự cố vẫn là cần thiết để chắc chắn rằng bạn không bị thương nghiêm trọng hoặc nguy hiểm đến tính mạng. Bước 2 - Kiểm tra tổn thương bên ngoài. Nếu bạn hay ai đó gặp tai nạn hoặc sự cố không may có liên quan đến đầu hoặc mặt, bạn cần dành vài phút để xem xét kỹ những tổn thương bên ngoài. Động tác này có thể cho bạn biết các tổn thương cần cấp cứu, sơ cứu, hoặc các tổn thương có thể trở nên trầm trọng hơn. Bạn cần đảm bảo kiểm tra kỹ lưỡng toàn bộ đầu bằng cách dùng mắt quan sát và sờ một cách nhẹ nhàng. Các dấu hiệu này có thể là: Những vết cắt hoặc vết trầy xước chảy máu, có thể chảy nhiều máu vì trên đầu có nhiều mạch máu hơn các bộ phận khác của cơ thể Mũi hoặc tai chảy máu hoặc dịch Da chuyển màu xanh đen bên dưới mắt hoặc tai Thâm tím Sưng cục, đôi khi còn gọi là “trứng ngỗng” Dị vật kẹt trong đầu Bước 3 - Quan sát các triệu chứng thực thể của chấn thương. Ngoài chảy máu và sưng còn có nhiều dấu hiệu thực thể khác cho thấy một người có thể bị chấn thương đầu, trong đó có nhiều triệu chứng cảnh báo chấn thương nghiêm trọng bên ngoài hoặc bên trong đầu. Các dấu hiệu có thể xuất hiện ngay sau chấn thương hoặc sau đó vài giờ, thậm chí vài ngày, và cần phải được chăm sóc y tế khẩn cấp. Bạn cần kiểm tra những dấu hiệu sau: Ngưng thở Đau đầu dữ dội hoặc cường độ đau tăng dần Mất thăng bằng Mất ý thức Yếu sức Không thể điều khiển tay hoặc chân Kích thước đồng tử không đều hoặc chuyển động mắt bất thường Co giật Khóc không dứt nếu là trẻ em Mất vị giác Buồn nôn hoặc nôn Cảm giác váng vất hoặc quay cuồng Ù tai tạm thời Cực kỳ buồn ngủ Bước 4 - Xem xét các dấu hiệu về nhận thức, báo hiệu sự tổn thương bên trong. Cách dễ nhất để xác định chấn thương đầu thường là xem xét các dấu hiệu thực thể, nhưng một số trường hợp có thể không xuất hiện các vết cắt hoặc sưng một cách rõ ràng, thậm chí không đau đầu. Tuy nhiên, bạn có thể nhận thấy các dấu hiệu nghiêm trọng của tình trạng chấn thương đầu. Gọi cấp cứu ngay khi có các triệu chứng về nhận thức báo hiệu chấn thương đầu sau đây: Mất trí nhớ Thay đổi tâm trạng Lẫn lộn hoặc mất phương hướng Nói líu Nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh hoặc rối loạn tâm trí. Bước 5 - Tiếp tục theo dõi các triệu chứng. Cần hiểu rằng có thể bạn không phát hiện ra triệu chứng nào cho thấy tổn thương não. Cũng có thể các dấu hiệu khá mờ nhạt và không xuất hiện trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần sau chấn thương. Do đó điều quan trọng là phải theo dõi sức khỏe của bạn hoặc của người bị thương ở đầu. Hỏi bạn bè hoặc người nhà xem họ có nhận thấy bất cứ triệu chứng tiềm tàng nào trong hành vi của bạn hoặc những dấu hiệu thực thể rõ rệt nào không, ví dụ như da bị chuyển màu. Phương pháp 2 - Chăm sóc y tế đối với các chấn thương đầu Bước 1 - Tìm sự chăm sóc y tế. Đến bác sĩ hoặc gọi dịch vụ cấp cứu ngay nếu nhận thấy bất cứ triệu chứng chấn thương đầu và/hoặc có bất cứ nghi ngờ nào. Điều này đảm bảo rằng bạn không gặp các chấn thương nghiêm trọng hoặc nguy hiểm đến tính mạng và được điều trị thích hợp. Gọi cấp cứu khi có những biểu hiện sau: chảy máu nhiều ở đầu hoặc mặt, đau đầu dữ dội, mất ý thức hoặc ngưng thở, co giật, nôn liên tục, yếu sức, lẫn lộn, kích thước đồng tử không đều, da bên dưới mắt và tai chuyển màu xanh đen. Đến gặp bác sĩ trong vòng một hoặc hai ngày khi bị chấn thương đầu nghiêm trọng, ngay cả khi vết thương không đòi hỏi phải cấp cứu. Nhớ kể cho bác sĩ biết chấn thương đã xảy ra như thế nào và bạn đã dùng các biện pháp giảm đau nào ở nhà, kể cả các loại thuốc giảm đau hoặc các biện pháp sơ cứu nào đã được áp dụng. Lưu ý rằng việc xác định chính xác loại chấn thương đầu và mức độ nghiêm trọng của nó là việc hầu như không thể khi sơ cứu ban đầu. Các chấn thương bên trong phải được chuyên gia y tế đánh giá với các phương tiện y khoa thích hợp. Bước 2 - Giữ đầu cố định. Nếu người bị chấn thương đầu còn tỉnh táo, điều quan trọng là cố định đầu của nạn nhân khi chăm sóc hoặc chờ cấp cứu. Đặt hai tay hai bên đầu nạn nhân để giữ cho đầu của họ không chuyển động và gây thêm chấn thương, đồng thời cũng để bạn có thể thực hiện sơ cứu. Cuộn áo khoác hoặc chăn và đặt sát bên đầu nạn nhân để cố định trong khi bạn thực hiện các động tác sơ cứu. Giữ nạn nhân càng bất động càng tốt trong khi hơi nâng cao đầu và vai của họ. Không tháo mũ bảo hiểm của nạn nhân để tránh chấn thương thêm. Không lay nạn nhân, ngay cả khi họ có vẻ lẫn lộn hoặc mất ý thức. Bạn có thể vỗ nhẹ, nhưng không di chuyển nạn nhân. Bước 3 - Cầm máu. Dù chấn thương nhẹ hay nặng, điều quan trọng là phải cầm máu nếu nạn nhân chảy máu. Dùng băng gạc hoặc vải sạch áp vào vết thương trong mọi trường hợp chấn thương đầu. Trừ khi nghi ngờ bị nứt sọ, bạn có thể dùng băng gạc hoặc vải sạch ép chặt lên vết thương. Trong trường hợp nghi ngờ bị nứt sọ, bạn chỉ nên đắp gạc vô trùng lên vết thương. Tránh bỏ băng gạc hoặc vải đắp trên vết thương ra. Chỉ đặt thêm gạc mới lên trên nếu máu thấm ướt gạc. Bạn cũng không nên lấy những mảnh vụn khỏi vết thương. Dùng băng gạc phủ nhẹ qua vết thương nếu thấy có nhiều mảnh vụn trong vết thương. Lưu ý rằng bạn không bao giờ được rửa vết thương trên đầu nếu thấy chảy nhiều máu hoặc vết thương quá sâu. Bước 4 - Xử lý khi bị nôn. Hiện tượng nôn có thể xảy ra khi bị chấn thương đầu. Nếu bạn đang giữ cố định đầu nạn nhân nhưng họ bắt đầu nôn, bạn cần phải đề phòng nạn nhân bị nghẹn. Lăn nạn nhân nằm nghiêng để hạn chế rủi ro bị nghẹn do nôn. Nhớ phải đỡ đầu, cổ và cột sống của nạn nhân khi bạn lăn cho họ nằm nghiêng. Bước 5 - Chườm túi nước đá để giảm sưng. Nếu chỗ chấn thương trên đầu bị sưng, bạn có thể dùng túi nước đá để giảm sưng. Động tác này có thể giúp kiềm chế sưng viêm, giảm đau hoặc cảm giác khó chịu. Chườm đá lên vết thương 20 phút mỗi lần, có thể chườm ba đến năm lần một ngày. Nhớ tìm sự chăm sóc y tế nếu tình trạng sưng không giảm trong vòng một hoặc hai ngày. Nhanh chóng gọi cấp cứu nếu vết thương ngày càng sưng nhiều, kèm theo nôn và/ hoặc đau đầu dữ dội. Dùng túi đá thương phẩm hoặc tận dụng túi rau củ hoặc trái cây đông lạnh để chườm. Nhấc túi đá ra nếu thấy quá lạnh hoặc đau. Lót khăn hoặc vải bên ngoài túi đá khi chườm để tránh khó chịu và bỏng lạnh. Bước 6 - Liên tục theo dõi nạn nhân. Khi một người bị thương ở đầu, tốt nhất là bạn nên theo dõi nạn nhân trong vài ngày hoặc cho đến khi có sự trợ giúp chuyên khoa. Bằng cách này bạn có thể kịp thời hỗ trợ khi thấy các dấu hiệu sinh tồn của nạn nhân thay đổi. Việc theo dõi cũng giúp làm yên lòng người bị thương. Quan sát mọi thay đổi trong quá trình thở và ý thức của nạn nhân. Nếu nạn nhân ngưng thở, thực hiện thủ thuật hồi sức tim phổi (CPR) nếu có thể. Tiếp tục nói chuyện để trấn an nạn nhân, qua đó bạn cũng có thể nhận ra thay đổi trong giọng nói hoặc khả năng nhận thức của họ. Đảm bảo nạn nhân bị chấn thương đầu không uống thức uống có cồn trong vòng 48 giờ. Chất cồn có thể che mờ các dấu hiệu chấn thương nghiêm trọng hoặc tình trạng trở nặng của bệnh nhân. Nhớ tìm sự chăm sóc y tế nếu bạn không chắc về bất cứ thay đổi nào của nạn nhân bị thương ở đầu.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Ch%E1%BA%A1y-file-Java-(.jar)
Cách để Chạy file Java (.jar)
WikiHow hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách mở và chạy tập tin JAR khả thi trên máy tính Windows hoặc Mac. File JAR (Java Archive – Tập tin nén Java) chứa dữ liệu có thể được sử dụng cùng với chương tình Java. Hầu hết các tập tin JAR chỉ đơn giản là phương tiện chứa dữ liệu mà chương trình khác cần để chạy Java; vì thế, bạn không thể chạy những file này và không có gì xảy ra khi nhấp đúp vào chúng. Tương tự, đa số tệp JAR khả thi được tải về như một file cài đặt với mục đích cài đặt ứng dụng hay chương trình. Do đó, nếu gặp vấn đề trong việc mở file, bạn nên kiểm tra lại xem tệp JAR của bạn có tương thích với hệ điều hành hay không. Phương pháp 1 - Trên Windows Bước 1 - Cài đặt Java Bạn không thể chạy tập tin JAR nếu Java chưa được cài đặt trên máy tính. Truy cập website https://www.java.com/en/download/ và nhấp vào nút (Tải Java Miễn phí) bên dưới phiên bản Java mới nhất, sau đó cài đặt Java khi tệp đã được tải về. Có thể bạn phải khởi động lại máy tính để Java được bổ sung đầy đủ. Bước 2 - Nhấp đúp vào tệp JAR. Nếu tập tin khả thi và bạn đã cài đặt Java thì file sẽ mở được. Nếu không, hãy tiến đến bước tiếp theo. Một cửa sổ có thể bật lên hỏi bạn muốn sử dụng chương trình nào để mở file. Khi ấy, nhấp vào rồi chọn . Bước 3 - Bạn cần chắc rằng file JAR là một tập tin khả thi. Tệp JAR mà bạn tải để thiết lập chương trình khác với tệp JAR "thư viện" vốn lưu trữ dữ liệu mà một chương trình chạy Java có thể sử dụng. Vì những tệp JAR không khả thi không có giao diện như tập tin JAR khả thi nên bạn không thể chạy được chúng. Ví dụ, nhiều file JAR trong thư mục dữ liệu của chương trình không phải là tập tin khả thi. Nếu tải tập tin JAR từ trên mạng về, bạn cần đảm bảo rằng mình nhấp đúng phiên bản dành cho Windows chứ không phải phiên bản dành cho Mac. Bước 4 - Cập nhật Java. Nếu file JAR báo lỗi sau khi bạn nhấp đúp vào, chúng ta cần cập nhật Java. Để tiến hành, bạn: Mở Start {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/0\/07\/Windowsstart.png","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/0\/07\/Windowsstart.png\/30px-Windowsstart.png","smallWidth":460,"smallHeight":460,"bigWidth":30,"bigHeight":30,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"}. Cuộn xuống và nhấp vào thư mục . Nhấp vào (Kiểm tra Cập nhật). Nhấp vào (Cập nhật Ngay bây giờ) trên thẻ (Cập nhật). Bước 5 - Nhấp đúp vào file JAR lần nữa. Nếu lần này tập tin vẫn không mở thì nghĩa là file bạn đang cố mở không khả thi, và do đó tệp không thể "chạy" theo nghĩa thông thường. Phương pháp 2 - Trên Mac Bước 1 - Cài đặt Java Bạn không thể chạy tập tin JAR nếu Java chưa được cài đặt trên máy tính. Truy cập website https://www.java.com/en/download/ và nhấp vào nút bên dưới phiên bản Java mới nhất, sau đó cài đặt Java khi tệp đã được tải về. Trong lúc cài đặt một file không phải của Apple trên máy tính Mac, bạn phải nhấp vào trong cảnh báo trước, sau đó nhấp vào , nhấp tiếp vào (Tùy chỉnh Hệ thống), nhấp vào (Bảo mật & Riêng tư), mở khóa menu, nhấp vào (Luôn Mở) nằm bên cạnh tên file, sau đó nhấp vào trong lời nhắc trước khi cài đặt tập tin. Bước 2 - Thử nhấp đúp vào file JAR. Nếu tập tin khả thi và bạn đã cài đặt Java thì file sẽ mở được. Nếu không, tiến đến bước tiếp theo. Bước 3 - Bạn cần chắc rằng file JAR là một tập tin khả thi. Tệp JAR mà bạn tải để thiết lập chương trình khác với tệp JAR "thư viện" vốn lưu trữ dữ liệu mà một chương trình chạy Java có thể sử dụng. Vì những tệp JAR không khả thi không có giao diện như tập tin JAR khả thi nên bạn không thể chạy được chúng. Ví dụ, nhiều tệp JAR trong một thư mục dữ liệu chương trình không phải là tập tin khả thi. Nếu bạn đã tải tập tin JAR từ trên mạng, bạn cần chắc rằng mình đã tải phiên bản dành cho Mac chứ không phải phiên bản của hệ điều hành khác. Bước 4 - Cập nhật Java. Nếu file JAR báo lỗi sau khi nhấp đúp vào, chúng ta cần cập nhật Java. Để tiến hành, bạn: Mở {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/f\/ff\/Macapple1.png","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/f\/ff\/Macapple1.png\/29px-Macapple1.png","smallWidth":460,"smallHeight":476,"bigWidth":29,"bigHeight":30,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"}. Nhấp vào . Nhấp vào . Nhấp vào thẻ . Nhấp vào . Bước 5 - Nhấp đúp vào tệp JAR lần nữa. Nếu lần này tập tin vẫn không mở thì nghĩa là file bạn đang cố mở không khả thi, và do đó tệp không thể "chạy" theo nghĩa thông thường.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/T%E1%BA%A3i-%E1%BB%A8ng-d%E1%BB%A5ng-v%E1%BB%81-iPad
Cách để Tải Ứng dụng về iPad
Hiện nay, có rất nhiều ứng dụng (apps) trên thị trường. Có những ứng dụng nhằm giúp cuộc sống hằng ngày dễ dàng hơn, ứng dụng hỗ trợ kinh doanh hoặc giáo dục, ứng dụng làm cho thiết bị của bạn sử dụng đỡ nhàm chán, và cả ứng dụng để giải trí. Bạn có thể tải ứng dụng từ App Store (kho lưu trữ ứng dụng) trên iPad, hoặc dùng iTunes để đồng bộ hóa ứng dụng trên máy tính. Phương pháp 1 - Dùng App Store Bước 1 - Hãy đảm bảo bạn đã kết nối mạng. Để tải ứng dụng từ App Store, bạn cần được kết nối với mạng không dây hoặc mạng di động cellular. Xem bài viết có liên quan khác để biết chi tiết cách kết nối mạng đối với iPad. Bước 2 - Kiểm tra xem bạn đã được đăng nhập bằng tài khoản Apple ID chưa. Bạn sẽ cần có Apple ID gắn với iPad của mình để có thể tải ứng dụng từ App Store. Bạn có thể kiểm tra bằng cách mở ứng dụng Settings (Cài đặt) và chọn "iTunes & App Store". Bạn sẽ thấy tài khoản Apple ID ngay phía trên của thanh menu. Nếu không thấy, hãy log in (đăng nhập) hoặc tạo tài khoản Apple ID mới. Bước 3 - Mở App Store. Đặt biểu tượng App Store trên màn hình trang chủ của iPad và ấn vào biểu tượng đó để kích hoạt. Bạn sẽ được dẫn đến trang chủ của App Store. Bước 4 - Mở trình duyệt các ứng dụng mà bạn muốn có. Dùng thanh tìm kiếm nếu muốn tìm một ứng dụng cụ thể, hoặc mở trình duyệt trong những ứng dụng được đặt sẵn nếu cần gợi ý. Khi tìm được ứng dụng bạn cần, hãy ấn vào để mở trang tải về. Bước 5 - Đọc về ứng dụng. Khi chọn một ứng dụng, bạn sẽ thấy phần mô tả và một số ảnh chụp màn hình. Bạn cũng có thể đọc đánh giá của những người đã dùng ứng dụng. Hãy sử dụng thông tin này để quyết định liệu ứng dụng đó có phải thứ bạn cần. Bước 6 - Ấn vào nút "Free" (Miễn phí) hoặc "Price" (Trả phí). Nếu ứng dụng có trả phí, sẽ có nút hiển thị giá tiền. Nếu ứng dụng không mất tiền, sẽ có nút “Miễn phí” ở đó. Ấn vào nút giá tiền để xác nhận mua ứng dụng bằng thẻ tín dụng gắn với tài khoản Apple ID của bạn (hoặc bất cứ số dư thẻ quà tặng mà bạn vừa được nhận). Khi bạn mua hoặc nhận miễn phí ứng dụng, nút "Install" (Cài đặt) sẽ xuất hiện. Bước 7 - Cài đặt ứng dụng. Ấn vào nút "Install" (Cài đặt). Ứng dụng sẽ bắt đầu được tải về iPad của bạn. Bạn có thể kiểm tra được tốc độ cài đặt bằng cách nhìn vào vòng tròn tải ứng dụng. Một số ứng dụng có dung lượng lớn sẽ cần nhiều thời gian để tải về và cài đặt. Bước 8 - Mở ứng dụng mới. Nếu vẫn đang ở trang ứng dụng App Store, bạn có thể ấn nút "Open" (Mở) xuất hiện sau khi kết thúc cài đặt. Hoặc, ứng dụng sẽ hiển thị ở trang chủ sau khi kết thúc cài đặt và bạn có thể mở ứng dụng ở đó. Phương pháp 2 - Dùng iTunes Bước 1 - Cập nhật iTunes. Để được kết quả tốt nhất và dễ dàng nhất, bạn phải đảm bảo iTunes luôn cập nhật phiên bản mới nhất. Hãy đọc hướng dẫn có liên quan để biết chi tiết về cách cập nhật iTunes. Bước 2 - Đăng nhập bằng tài khoản Apple ID. Bạn cần phải đăng nhập bằng tài khoản Apple ID để mua hoặc tải miễn phí ứng dụng trên Kho ứng dụng iTunes (iTunes App Store). Tài khoản này chính là tài khoản Apple ID đã được gắn với iPad của bạn. Để đăng nhập bằng tài khoản Apple ID, bấm → Sign In... Bước 3 - Kết nối iPad với máy tính. iPad của bạn sẽ có dây cắm USB; dùng dây này để kết nối thiết bị của bạn với máy tính. Ứng dụng iTunes sẽ tự động mở khi iPad được cắm vào máy tính; nếu không, bạn hãy chạy chương trình iTunes từ máy tính cá nhân hoặc máy Mac. Bước 4 - Tải ứng dụng từ Kho ứng dụng iTunes. Bấm vào nút "iTunes Store" ở góc trên bên phải, hoặc chọn → Home. Bấm vào Apps tab ở đầu kho ứng dụng để mở App Store. Bạn có thể tìm kiếm các ứng dụng cụ thể hoặc mở trình duyệt các ứng dụng tải nhiều nhất. Để tải ứng dụng, bấm vào nút "Free" (Miễn phí) hoặc "Price" (Có phí) trên trang ứng dụng chi tiết. Nếu ứng dụng có phí, bạn sẽ phải mua ứng dụng bằng thẻ tín dụng gắn với tài khoản Apple ID, hoặc dùng số dư thẻ quà tặng. Tuy nhiên, không phải nước nào cũng áp dụng thẻ quà tặng. Khi bạn đã mua ứng dụng hoặc bấm nút "Free" (Miễn phí), bạn có thể tải ứng dụng về máy tính. Ứng dụng mới sẽ tự động đồng bộ hóa với iPad của bạn. Bước 5 - Chọn iPad từ menu Thiết bị (Devices). Bạn có thể quản lý được ứng dụng nào sẽ được đồng bộ hóa với iPad của mình. iPad của bạn sẽ hiển thị trong mục "Devices" (Thiết bị) ở thanh công cụ. Hãy bấm nút Select (Chọn) để mở settings (cài đặt) iPad. Nếu không nhìn thấy thanh công cụ, bạn hãy bấm → Hide Sidebar. Bước 6 - Bấm vào tab "Apps" (Ứng dụng). Phần Quản lý ứng dụng (App Manager) trong iPad sẽ được mở ra. Hãy đảm bảo rằng hộp "Sync Apps" (Đồng bộ hóa ứng dụng) nằm ở phía đầu màn hình được đánh dấu. Bước 7 - Hãy chọn ứng dụng mà bạn muốn đồng bộ hóa. Hãy đánh dấu tích vào ứng dụng bạn muốn đồng bộ hóa với iPad. Không đánh dấu những ứng dụng bạn muốn xóa khỏi iPad. Bạn cũng có thể kéo và thả các ứng dụng vào màn hình mô phỏng của iPad và sắp xếp lại các ứng dụng trên đó. Bước 8 - Đồng bộ hóa các ứng dụng. Khi bạn đã chọn được ứng dụng mong muốn, bấm nút Apply ở phía cuối cửa số ứng dụng. Các ứng dụng sẽ bắt đầu đồng bộ hóa với iPad của bạn. Bạn có thể kiểm soát quá trình này qua hộp hiển thị ở phía đầu màn hình. Bước 9 - Ngắt kết nối iPad. Sau khi quá trình đồng bộ hóa kết thúc, nhấp chuột phải vào iPad trong mục "Devices" (Thiết bị) của thanh công cụ. Chọn Eject (Thoát). Việc này sẽ giúp bạn ngắt kết nối iPad khỏi máy tính một cách an toàn.
{ "is_expert": false, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Gi%C3%A0nh-l%E1%BA%A1i-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-y%C3%AAu-c%C5%A9
Cách để Giành lại người yêu cũ
Tháng đầu tiên sau khi chia tay, bạn không nên liên lạc với người ấy, và thay vào đó là tập trung vào bản thân mình. Tìm hiểu xem liệu họ có vẫn còn quan tâm đến bạn hay không, sau đó gặp gỡ họ dưới danh nghĩa bạn bè. Nếu mọi chuyện tốt đẹp, bạn có thể mời người đó trò chuyện trực tiếp với bạn. Xin lỗi và thảo luận về việc quay về bên nhau. Phương pháp 1 - Đánh giá cuộc chia tay Bước 1 - Thấu hiểu về cuộc chia tay. Hai bạn đã làm gì để góp phần vào cuộc chia tay? Hầu hết mọi vấn đề trong mối quan hệ không nảy sinh một cách bất ngờ và được tích lũy dần theo thời gian. Có nhiều khả năng đây không phải là vấn đề một chiều và đã có những dấu hiệu cho thấy nó sắp xảy đến. Bạn nên dành một chút thời gian để tư vấn lương tâm mình trước khi cố gắng giành lại người yêu cũ. Bạn vẫn phải bảo đảm rằng bạn không lãng phí thời gian hoặc năng lượng của mình cho chuyện vô ích. Theo nghiên cứu, nguyên nhân hàng đầu khiến chuyện tình cảm tan vỡ là do sự thất bại trong giao tiếp. Nếu mối quan hệ của bạn khá hạnh phúc, vấn đề này thường được sửa chữa bằng cách thiết lập kỳ vọng rõ ràng và công khai thảo luận về nỗi thất vọng trước khi nó trở thành một cuộc chiến. Các vấn đề khác có thể sẽ khá khó khăn để vượt qua, như phản bội hoặc ghen tuông; nhưng kèm theo sự nỗ lực và tư vấn, ngay cả loại vấn đề này cũng có thể được giải quyết. Bước 2 - Nhớ lại xem người nào đã khởi xướng cuộc chia tay. Có phải là bạn hay không? Nếu đúng, bạn làm vậy sau khi đã suy nghĩ cẩn thận hay là chỉ do một phút nóng giận và bây giờ bạn đang cảm thấy hối tiếc? Hay là do người yêu cũ của bạn, và họ có lý do cụ thể hay không? Đây có là quyết định chung của cả hai? Bạn cần phải hiểu rõ người nào kiểm soát cuộc chia tay và lý do vì sao nó lại diễn ra ngay từ đầu. Nếu là do bạn, và người yêu cũ của bạn phản đối việc chia tay, quay về với nhau có thể dễ dàng hơn là khi nó được khởi xướng bởi người yêu cũ của bạn từ lúc đầu. Bước 3 - Diễn giải cảm xúc của bản thân. Trong sự đau đớn và hỗn độn của việc chia tay, sẽ dễ để nhầm lẫn cảm xúc của mình, bạn có thể sẽ diễn giải cảm giác cô đơn và đau đớn như là bằng chứng cho thấy rằng bạn cần người ấy quay về với cuộc sống của bạn. Thật ra, ban đầu, hầu hết mọi người đã trải qua cuộc chia tay sẽ cảm thấy hối tiếc trước mối tình đã mất, kèm theo cảm giác lo lắng, có lỗi, trầm cảm, và cô đơn. Nhìn chung, mối quan hệ càng nghiêm túc bao nhiêu thì những cảm xúc này sẽ càng trầm trọng bấy nhiêu; cặp đôi đã kết hôn hoặc sống thử có xu hướng gặp phải cuộc chia tay tồi tệ nhất, trong khi người thường xuyên hẹn hò sẽ dễ dàng vượt qua hậu quả của cuộc chia tay hơn. Nhưng mức độ nghiêm trọng trong cảm giác của bạn không tự động có nghĩa là bạn cần phải quay về với người yêu cũ. Cố gắng trả lời những câu hỏi sau. Bạn có nhớ người yêu cũ của mình, hay là nhớ cảm giác có người yêu? Có phải người ấy khiến bạn cảm thấy tốt đẹp hơn về bản thân, yên tâm hơn về thế giới và hạnh phúc hơn? Bạn có thể hình dung bản thân ở cùng người này trong thời gian dài, ngay cả khi sự hào hứng trong tình yêu đã tắt và bạn bị mắc kẹt với thói quen hằng ngày của cuộc sống hay không? Nếu bạn chỉ nhớ cảm giác an toàn khi có một người nào đó bên cạnh và sự phấn khích của mối quan hệ đầy kịch tính, bạn có thể tìm được những yếu tố này từ người khác trong mối quan hệ lành mạnh, ổn định hơn. Điều quan trọng là bạn cần phải dành thời gian sau khi chia tay và trước khi cố gắng giành lại người yêu cũ để xác định cảm xúc của mình, và quyết định xem liệu bạn có thật sự nên ở bên người đó. Mối quan hệ đã được hàn gắn thường thiếu sự tin tưởng và có khả năng sẽ trở thành “lúc nắng lúc mưa” cùng với nhiều lần chia tay lặp đi lặp lại. Nếu bạn không chắc chắn 100% là bạn muốn ở cùng người này trong thời gian dài, bạn cần phải tránh khiến bản thân đau đớn nhiều hơn bằng cách cố gắng hết sức để quên đi người yêu cũ thay vì theo đuổi họ một lần nữa. Phương pháp 2 - Dành thời gian một mình Bước 1 - Tránh liên lạc trong tháng đầu tiên sau khi chia tay. Họ sẽ gọi cho bạn nếu họ muốn trò chuyện. Nếu không, bạn có nói gì hoặc mặc gì cũng sẽ không thay đổi được tình hình. Đôi khi, phớt lờ người yêu cũ sẽ khiến họ cảm thấy bạn hoàn toàn ổn khi không có họ và bạn đang tiến bước, và nó hoàn toàn trái ngược với điều họ muốn. Tránh liên lạc không phải là phương pháp gây hấn thụ động để khiến người ấy nhớ bạn. Nó cung cấp cho bạn thời gian để thực hiện điều bạn cần để chuẩn bị bản thân cho mối quan hệ mới (cho dù là với người cũ hay người mới!). Bạn nên dành thời gian trong tháng này để tìm hiểu bản thân mình và để cải thiện lĩnh vực mà bạn có thể đã bỏ qua trong suốt mối quan hệ với người yêu cũ. Nếu bạn góp phần vào sự tan vỡ, đây chính là thời điểm để xác định điểm yếu trong mối quan hệ của mình và cố gắng hết mình để cải thiện nó. Khoảng thời gian xa nhau cũng sẽ giúp bạn xác định giữa nỗi đau khổ thông thường sau khi chia tay và niềm đam mê thực sự trong việc được quay về bên người ấy. Hầu như mọi người đều sẽ cảm thấy buồn bã sau khi chia tay, ngay cả khi người yêu cũ của họ là một kẻ tồi tệ và hoàn toàn không hợp với họ. Khoảng thời gian ở một mình sẽ giúp bạn giải quyết những cảm xúc này. Bước 2 - Tập trung vào bản thân. Gặp gỡ bạn bè. Đắm mình trong công việc và hoạt động ngoại khóa khác. Bạn không cần phải trông như kẻ thiếu thốn hoặc như thể bạn đang chờ đợi người ấy liên lạc với bạn. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng người có thể tái giành lại cảm giác lành mạnh về bản thân sau khi chia tay sẽ hồi phục nhanh hơn từ nỗi đau có liên quan đến chuyện tình cảm. Bước 3 - Đừng nên theo đuổi người ấy trong khoảng thời gian này. Điều này có nghĩa là không gọi điện, nhắn tin, hoặc hỏi thăm xung quanh về họ. Quan trọng hơn là: không nên hỏi người ấy về lý do của cuộc chia tay hoặc liệu người ấy có đang hẹn hò người nào khác. Hành động này sẽ khiến bạn trông như đang tuyệt vọng.. Mặc dù không theo đuổi người yêu cũ trong khoảng một tháng là điều quan trọng, bạn hoàn toàn có thể đáp trả nếu người ấy theo đuổi bạn. Nói cách khác, nếu họ gọi điện cho bạn, đừng gác máy hoặc từ chối trò chuyện. Bạn không cần thiết phải cố gắng chơi trò chơi đấu trí hoặc tỏ thái độ như thể mình không phải là người dễ dãi, hành động này có thể khiến họ ngày càng trở nên xa cách với bạn, và nó hoàn toàn trái ngược với mục đích của bạn trong thời điểm này. Nếu bạn tình cờ biết tin đồn rằng người yêu cũ của bạn đang gặp gỡ người mới, bạn không nên vội kết luận hoặc cho phép sự ghen tuông xâm chiếm bạn. Bạn không được có bất kỳ hành động nào để cố gắng ngăn chặn mối quan hệ mới. Cho phép người ấy có thời gian để xác định xem liệu bạn có phải là người thật sự phù hợp; bạn không cần phải ép buộc một người nào đó ở bên bạn trong khi họ thật sự muốn ở cạnh người khác. Bước 4 - Xác định xem liệu họ có còn quan tâm. Trước khi cố gắng giành lại trái tim của người ấy, bạn cần phải biết liệu họ có còn quan tâm hay không. Biết rõ rằng người ấy vẫn còn quan tâm đến bạn là đầu mối đầu tiên quan trọng nhất gợi ý cho bạn biết rằng mọi chuyện vẫn còn có thể được hàn gắn. Bạn không cần phải xác định ngay lập tức, và bạn không nên nhờ bạn của mình điều tra thay bạn. Không nên theo đuổi người ấy ít nhất là trong vòng một tháng sau khi chia tay; thay vào đó, bạn nên tìm kiếm gợi ý tinh tế khi bạn tình cờ gặp người ấy ở trường, công ty, bài đăng trên mạng xã hội, hoặc lời nhận xét tự nguyện từ phía bạn bè mà cả hai quen biết. Bạn nên nhớ rằng một phần ba cặp đôi đang sống thử và một phần tư cặp đôi đã kết hôn đều trải nghiệm sự tan vỡ tại một thời điểm nào đó, vì vậy, nếu người ấy vẫn còn quan tâm, đây là cơ hội tốt cho thấy rằng bạn có thể giành lại người ấy. Phương pháp 3 - Giành lại người yêu cũ Bước 1 - Củng cố lòng tự trọng của mình. Nếu bạn gặp khó khăn với cảm giác thiếu thốn, có thể bạn đang thiếu hụt lòng tự trọng. Có lẽ bạn đang tìm kiếm người yêu cũ để khiến bản thân cảm thấy tốt hơn, nhưng sự thật là bạn là người duy nhất có thể thực hiện điều này. Bạn không nên xây dựng niềm hạnh phúc của mình dựa trên người khác. Nó khiến họ cảm thấy có lỗi, bị ép buộc và cuối cùng là oán giận bạn. Lòng tự trọng chính là tin rằng bạn là người có giá trị và xứng đáng. Khi bàn về mối quan hệ tình cảm, điều quan trọng là bạn cần phải cảm thấy đầy đủ và trọn vẹn với bản thân mình hơn là tìm kiếm người có thể bổ sung cho bạn hoặc khiến cuộc sống của bạn trở nên đáng giá. Để cải thiện lòng tự trọng, bạn nên tập trung vào sức mạnh của bản thân trong mọi lĩnh vực: tình cảm, xã hội, tài năng, kỹ năng, ngoại hình, và bất kỳ yếu tố nào khác quan trọng với bạn. Ví dụ, có thể bạn sở hữu bản tính biết cảm thông, khả năng khiến người khác cảm thấy được thấu hiểu, tài nướng bánh, và mái tóc đẹp. Tập trung vào sự tích cực và phớt lờ sự tiêu cực sẽ giúp bạn cảm thấy bản thân phù hợp và đáng giá, đặc biệt khi bạn kết nối phần tốt nhất của bản thân để giúp đỡ người khác. Nếu bạn cảm thấy vô dụng, hãy biến bản thân trở nên hữu dụng! Hãy tận dụng bản tính biết cảm thông và tài nướng bánh của bạn và nướng một vài chiếc bánh quy ngon lành cho những vị hàng xóm lớn tuổi. Bước 2 - Trở thành người mà người ấy đã từng yêu. Cố gắng suy nghĩ về khoảng thời gian cả hai mới bên nhau. Người ấy yêu thích điểm nào ở bạn? Có phải là trò đùa kỳ quặc của bạn, hay là sự hiểu biết tuyệt vời về phong cách. Cho dù là gì, bạn nên cố gắng thắp lên ngọn lửa như cách nó bắt đầu trước đây. Người ấy bị bạn thu hút bởi vì họ cảm thấy khá tốt khi ở bên bạn và bạn làm thỏa mãn nhu cầu tình cảm của họ. Bạn đã thay đổi như thế nào (nếu có)? Điều chỉnh thói quen xấu và sai lầm, nếu có. Trở nên tích cực quanh họ. Mỉm cười và cười vang. Luôn nhớ duy trì sự tích cực để cảm thấy tốt hơn về chính mình và khiến bản thân trở nên hấp dẫn trong mắt người khác. Bước 3 - Cải thiện ngoại hình. Tìm mua một vài bộ quần áo mới, thay đổi kiểu tóc, đến phòng tập thể dục, hoặc làm móng. Bạn nên khiến bản thân trở nên nổi bật và tươi mới như những gì mà người ấy nhớ về bạn. Mặc dù bạn không nên thay đổi chính mình để người ấy quay về (vì cuối cùng, họ cũng sẽ tiếp tục rời bỏ bạn, vì bản chất thật sự của bạn sẽ trở về tại một thời điểm nào đó), tốt nhất là bạn nên là phiên bản tốt nhất có thể của chính mình. Người ấy đã bị bạn lôi cuốn và bạn có thể tái giành lại sự lôi cuốn đó. Bước 4 - Dành thời gian với người khác. Bạn không cần phải ngủ với họ, nhưng dành thời gian với người khác sẽ cho người yêu cũ của bạn biết rằng bạn đang mở lòng trong việc tìm kiếm mối quan hệ mới. Nếu họ vẫn còn quan tâm, họ có thể quyết định rằng để đến lúc họ cần phải hành động và ngăn bạn tìm kiếm người khác. Nếu bạn không muốn hẹn hò với người khác hoặc khiến họ hiểu nhầm, bạn nên đi xem phim cùng một nhóm bạn hoặc dành thời gian với một người bạn khác phái. Chỉ cần ở cạnh người độc thân khác cũng đủ để làm người ấy ghen. Bước 5 - Đi chơi bình thường với người yêu cũ. Bạn có thể thực hiện hoạt động không ràng buộc nào đó như đi uống cùng bạn bè hoặc chơi minigolf với người ấy và một vài người bạn khác. Bạn nên thực hiện điều gì đó mà cả bạn bè và người hẹn hò lần đầu đều có thể làm. Và cho dù nó là gì, vào thời điểm này, hãy duy trì sự hài hước và bỏ qua cuộc trò chuyện nghiêm túc. Mọi mối quan hệ đều cần phải được xây dựng dựa trên nền tảng của tình bạn vững chắc, vì vậy, điều quan trọng là bạn cần phải bảo đảm rằng tình bạn của bạn vẫn còn nguyên vẹn trước khi cố gắng tiến vào lãnh thổ tình cảm. Nếu người yêu cũ của bạn đã bước vào “vùng bạn bè” (ví dụ, nếu người đó nói rằng "Anh/em không còn yêu em/anh"), bạn cần phải có khả năng tái tạo lại trải nghiệm của tình yêu bằng cách xây dựng sự thân mật với người ấy. Trong một nghiên cứu, nhà nghiên cứu cho hai người nhìn chằm chằm vào mắt nhau và sau đó trả lời câu hỏi cá nhân (như "Nỗi sợ hãi lớn nhất của bạn là gì?" và "Kỷ niệm tuyệt vời nhất của bạn trong thời thơ ấu là gì?"). Chúng có khả năng thiết lập sự gắn kết thân mật giữa những người lạ mặt, hình thành sự lôi cuốn và thậm chí là cảm giác của tình yêu. Cố gắng dành thời gian để nhìn vào mắt của người ấy, và nêu câu hỏi sâu sắc để xem liệu nó có giúp bạn đem mối quan hệ của mình về với sự gần gũi hay không. Phương pháp 4 - Thảo luận về mối quan hệ Bước 1 - Mời người ấy trò chuyện với bạn. Sau khi bạn đã dành thời gian với nhau như bạn bè, đã đến lúc cần phải trò chuyện một cách trung thực về thời gian bên nhau của cả hai và xem liệu nó có thể hình thành tương lai lãng mạn hay không. Mặc dù nhắn tin và trò chuyện thông qua máy tính là phương pháp phổ biến để giao tiếp trong mối quan hệ đã được thiết lập, cuộc thảo luận thân mật kiểu này nên diễn ra một cách trực tiếp. Bạn nên mời người yêu cũ đến dùng bữa tối hoặc đến quán cà phê mà bạn yêu thích. Bước 2 - Sử dụng quá khứ như là lợi thế. Nếu người ấy thật sự thích một trang phục nào đó của bạn, bạn nên mặc lại nó. Chia sẻ kỷ niệm nhẹ nhàng mà cả hai đã có với nhau. Gặp gỡ tại nơi quen thuộc mà hai bạn đã từng đến. Nếu người ấy mua bất kỳ một loại trang sức đặc biệt nào cho bạn, bạn có thể đeo nó khi cần phải gặp mặt người ấy để trò chuyện. Điều này sẽ gửi đi thông điệp rõ ràng rằng bạn vẫn còn tình cảm với họ. Bước 3 - Chuẩn bị sẵn từ ngữ. Điều đầu tiên bạn nói với người ấy là điều đặc biệt quan trọng. Nếu bạn nói sai từ, bạn sẽ đánh mất cơ hội giành lại người ấy. Bạn cần phải hiểu rằng ngay cả khi cả hai không còn ở bên nhau, có cơ hội là người ấy vẫn còn nuôi dưỡng cảm xúc mạnh mẽ dành cho bạn. Có khá nhiều phương pháp để bạn tiếp cận cuộc trò chuyện này, nhưng biện pháp an toàn là nói một điều gì đó như "Anh/em đã muốn trò chuyện với em/anh về mối quan hệ của hai ta và hỏi thăm xem em/anh thế nào". Bày tỏ sự hối tiếc vì mọi chuyện không diễn ra suôn sẻ giữa hai bạn và hỏi xem liệu bạn có thể trò chuyện vì bây giờ bạn đã có một vài quan điểm rõ ràng về nó. Hãy để câu chuyện tiến triển một cách tự nhiên. Nếu người ấy đang sống khá tốt và nói rằng họ đang gặp gỡ người khác, bạn không nên lãng phí thời gian của mình để cố gắng thuyết vọng họ quay về bên bạn. Nhưng nếu người ấy có vẻ như vẫn nuôi dưỡng tình cảm cho bạn, bạn có thể từ từ bàn về khả năng cho mọi việc có thêm cơ hội. Bước 4 - Xin lỗi Suy nghĩ kỹ về mọi điều bạn đã làm cũng như không làm có thể góp phần vào sự tan vỡ của mối quan hệ, và làm mới mọi chuyện bằng cách nói lời xin lỗi thích đáng với người ấy. Chịu trách nhiệm hoàn toàn cho sự xúc phạm, mà không đổ lỗi cho người ấy, viện cớ, hoặc trông chờ nhận lại lời xin lỗi (hoặc thậm chí là tha thứ). Có thể người ấy đã góp phần tạo nên tình huống, nhưng bạn không thể xin lỗi thay người khác; bạn chỉ có thể xin thứ lỗi cho chính mình. Đừng lôi kéo họ vào quá trình này và có thể lời xin lỗi của bạn sẽ được đáp lại. Tránh sử dụng từ "nhưng". "Anh/em xin lỗi, nhưng…", vì như thế có nghĩa là "Anh/em không xin lỗi". Đồng thời, không nên nói rằng "Anh/em xin lỗi vì đã khiến em/anh có cảm giác như vậy" hoặc "Anh/em xin lỗi nếu em/anh cảm thấy bị xúc phạm". Điều này sẽ trông như là bạn đang đổ lỗi cho người đó, và không phải là xin lỗi thật sự. Lời xin lỗi chân thành cần phải có kết cấu như sau: hối tiếc, trách nhiệm và biện pháp khắc phục. Bước đầu tiên cho thấy rằng bạn xin lỗi cho hành động bạn đã thực hiện. Bước thứ hai sẽ là bạn nhận trách nhiệm về mình mà không viện cớ hoặc đổ lỗi cho người khác. Bước cuối cùng là lời đề nghị được sửa chữa mọi chuyện hoặc thay đổi hành vi trong tương lai. Ví dụ: "Anh chỉ muốn xin lỗi vì đã không có mặt khi em muốn dành thời gian với anh. Chắc hẳn em cảm thấy như thể mình bị bỏ rơi. Từ bây giờ, anh sẽ cố hết sức để cùng em thực hiện nhiều hoạt động hơn để em không còn cảm thấy như vậy. Anh rất vui vì em đã cung cấp cho anh quan điểm giúp anh nhận ra điều này". Phương pháp 5 - Xây dựng mối quan hệ lành mạnh Bước 1 - Trò chuyện. Vì vấn đề trong giao tiếp là nguyên nhân chính gây nên cuộc chia tay, hai bạn cần phải cùng nhau cố gắng hết sức để luôn duy trì sự cởi mở cho quá trình giao tiếp. Khi cả hai quay về bên nhau, bạn cần phải dành thời gian để thiết lập kỳ vọng, đặc biệt trong lĩnh vực đã gặp khó khăn trước đó. Thiết lập kế hoạch để đối phó với kỳ vọng không được thỏa mãn. Ví dụ, nếu bạn chia tay với người yêu cũ vì người đó dành quá nhiều thời gian cho bạn bè, bạn nên trò chuyện một cách cởi mở về lượng thời gian phù hợp và cách bạn sẽ thương lượng với nhau nếu bạn cần nhiều thời gian hơn cho bạn bè mình. Bước 2 - Cần nhớ về nguyên nhân gây chia tay. Mối quan hệ “lúc nắng lúc mưa” có xu hướng hay thay đổi và không ổn định về mặt tình cảm. Bạn nên ghi nhớ nguyên nhân ban đầu khiến cả hai chia tay và đối phó với những vấn đề này sẽ giúp ngăn ngừa khó khăn tương tự tái diễn. Nhẹ nhàng bỏ qua lĩnh vực mà bạn đã từng bất đồng. Cho dù vấn đề gây tan vỡ có là gì, có thể nó vẫn còn là khía cạnh nhạy cảm đối với cả hai. Nếu bạn gặp khó khăn với sự ghen tuông, vấn đề gia đình, vấn đề kiểm soát, hoặc khíac cạnh cụ thể khác, bạn nên nhận thức rõ rằng chúng vẫn sẽ tồn tại khi sự mới mẻ trong mối quan hệ vừa mới được tái thiết lập qua đi. Bước 3 - Xem mối quan hệ của bạn như mối quan hệ mới. Bạn nên nhớ rằng mối quan hệ đầu tiên của cả hai đã không thành công; nó kết thúc bằng sự tan nát của con tim. Bạn nên xem lần thứ hai như là chuyện tình mới, xây dựng nguyên tắc mới để tham gia. Hãy chậm rãi. Đừng nên giả định rằng bạn cần phải tiếp tục tại điểm kết thúc của mối quan hệ trước, ví dụ, không nên ngủ cùng nhau và nói, "Anh yêu em" cho đến khi bạn đã xây dựng được sự tin tưởng. Tìm hiểu nhau. Đặc biệt nếu đã lâu kể từ khi cả hai ở bên nhau, bản chất của bạn và người ấy có thể đã thay đổi trong thời điểm này. Đừng giả định rằng bạn biết mọi thứ về người ấy. Hãy dành thời gian để tìm hiểu nhau lần nữa. Bước 4 - Cân nhắc tư vấn. Đặc biệt nếu hai bạn đã kết hôn hoặc đang trong mối quan hệ rất nghiêm túc và muốn tiếp tục nó, bạn cần đến trị liệu cặp đôi để có thể khám phá gốc rễ của vấn đề và bảo đảm rằng bạn có thể vượt qua nó. Cần nhớ rằng mối quan hệ được cứu vãn (những người đã từng chia tay và quay về lại bên nhau) có xu hướng sở hữu tỷ lệ bất mãn cao hơn, thiếu sự tin tưởng, và cuối cùng là thất bại, vì vậy, bạn cần phải chuẩn bị nỗ lực nhiều hơn cho mối quan hệ mới của bạn. Phương pháp 6 - Quyết định tiến bước Bước 1 - Quan sát dấu hiệu cho thấy rằng mối quan hệ của bạn sẽ không đem lại kết quả. Mặc dù có thể bạn sở hữu cảm giác mạnh mẽ đối với người này, đôi khi, hai người chỉ đơn giản là không hợp nhau. Nếu mối quan hệ của bạn khá độc hại, bạn cần phải tiến bước thay vì cố gắng giành lại người ấy. Một vài dấu hiệu cho thấy rằng mối quan hệ của bạn đang gặp rắc rối không thể sửa chữa bao gồm: bạo hành dưới bất kỳ hình thức nào. Nếu người yêu cũ của bạn đã hành hung bạn, hoặc ép buộc bạn phải quan hệ tình dục hoặc thực hiện điều mà bạn không cảm thấy thoải mái, người này là người bạo hành và bạn không nên cố gắng giành lại họ. thiếu tôn trọng ở cả đôi bên. Nếu bạn hoặc người yêu cũ của bạn gọi nhau bằng cái tên không hay, xem thường thành tựu của nhau, hoặc nói những điều làm mất thể diện nhau trước gia đình hoặc bạn bè, mối quan hệ này không có sự tôn trọng. Đây là mọi đặc điểm của mối quan hệ bạo hành về mặt tình cảm. Tìm người cung cấp cho bạn sự tôn trọng mà bạn đáng nhận được, và cam kết đối xử với người đó bằng sự tôn trọng tương tự. đã từngkhông chung thủy. Mặc dù một vài mối quan hệ có thể vượt qua sự phản bội, niềm tin bị phá hủy là điều rất khó để khôi phục và thậm chí nếu bạn có thể tái xây dựng nó, nó cũng sẽ dễ dàng bị phá hủy một lần nữa. Mối quan hệ đã từng trải qua sự phản bội cần nhiều sự hỗ trợ hơn dưới dạng tư vấn để sửa chữa niềm tin đã bị hủy hoại. Bước 2 - Lắng nghe bạn bè và gia đình bạn. Mặc dù, bạn có thể sẽ muốn phòng thủ, người gần gũi bên bạn và biết rõ bạn thường có cái nhìn sâu sắc về mối quan hệ của bạn. Nếu một người nào đó mà bạn biết và tin tưởng có cảm giác không tốt về mối quan hệ này, bạn cần phải xem đây là dấu hiệu cho thấy rằng vấn đề có thể xảy ra. Nếu bạn biết một người bạn hoặc người thân nào đó không thích người yêu cũ của bạn, bạn nên bảo họ ngồi xuống và thảo luận lý do vì sao. Tìm hiểu xem liệu nó có dựa trên cách đối xử của người ấy với bạn hoặc với người khác hay không, tham khảo thông tin mà bạn của bạn biết nhưng bạn lại không, hoặc bằng chứng khác có thể có ý nghĩa. Bước 3 - Chấp nhận cuộc chia tay và tiến bước Nếu các bước trên không đem lại hiệu quả cho bạn, và/hoặc bạn đã đánh giá tình huống và quyết định rằng tiếp tục cố gắng giành lại người yêu cũ là không lành mạnh hoặc thông minh, bạn nên dành thời gian cho bản thân về mặt cảm xúc để hồi phục từ trái tim tan vỡ. Theo nghiên cứu, bạn cần phải tập trung vào phần tốt nhất của mối quan hệ, đặc biệt là cách chúng giúp bạn phát triển bản thân, và cho phép mình quên đi trải nghiệm tiêu cực. Một chiến lược giúp bạn thực hiện điều này là dành 15 – 30 phút mỗi ngày trong vòng ba ngày liên tiếp để viết về khía cạnh tích cực của cuộc chia tay. Sau ba ngày, bạn nên cố gắng quên đi mối quan hệ này. Cho phép bản thân có thời gian để ở một mình, dành thời gian với gia đình, bạn bè và làm điều bạn yêu thích. Khi bạn đang trong trạng thái khỏe mạnh, bạn có thể bắt đầu tìm kiếm tình yêu một lần nữa.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/B%E1%BA%AFt-%C4%91%E1%BA%A7u-n%C3%B3i-chuy%E1%BB%87n-v%E1%BB%9Bi-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-b%E1%BA%A1n-th%C3%ADch-m%C3%A0-kh%C3%B4ng-l%C3%BAng-t%C3%BAng
Cách để Bắt đầu nói chuyện với người bạn thích mà không lúng túng
Việc nói chuyện một cách tự nhiên với người mà bạn “thầm thương trộm nhớ” thật ra không hề khó, thậm chí sẽ rất vui nếu điều đó mang đến cơ hội đi chơi cùng nhau. Hãy học cách trò chuyện với người bạn thích như một người bạn, đưa ra những nhận xét khôi hài, đặt ra những câu hỏi bất ngờ nhưng dễ trả lời để dẫn đến những liên kết lý thú hơn. Cho dù có đôi chút vụng về, việc đã có một cuộc trò chuyện thú vị sẽ khiến người ấy muốn nói chuyện với bạn nhiều hơn. Phương pháp 1 - Trước khi bắt đầu cuộc hội thoại với “người trong mộng” Bước 1 - Chờ đợi thời gian và địa điểm phù hợp để bắt đầu cuộc trò chuyện. Bạn sẽ tránh được rất nhiều sự lúng túng nếu chọn đúng thời điểm bắt chuyện. Thời gian tốt cho cuộc tán gẫu có thể là trước giờ học, trong giờ ăn trưa, lúc tan học hay sau khi một sự kiện kết thúc. Biến thời gian trống thành cơ hội để bắt đầu trò chuyện. Những nơi phù hợp để chuyện trò là trạm xe buýt, trên xe buýt/phương tiện công cộng khác, hoặc trong buổi họp mặt bạn bè. Bạn cần chắc rằng mình có đủ thời gian, ít nhất là vài phút cho cuộc trò chuyện. Có những tình huống không đủ thời gian cho cuộc trò chuyện, chẳng hạn như trước khi lớp học bắt đầu. Đây rõ ràng không phải thời điểm thích hợp vì câu chuyện sẽ bị cắt ngang bởi tiếng chuông vào lớp và mang lại cảm giác rằng bạn thật ngốc nghếch vì đã không chọn đúng lúc để bắt chuyện. Tránh bắt chuyện khi đang xếp hàng hay trong giờ chuyển tiết. Cân nhắc việc lịch trình của bạn và người ấy trùng khớp với nhau. Lên kế hoạch trò chuyện khi cả hai đều đang rảnh. Có sự kiện nào sắp diễn ra không? Nghĩ xem sắp tới có buổi khiêu vũ, tiệc tùng hay sự kiện của trường mà bạn có thể chuyện trò với anh ấy/cô ấy tại đó hay không. Bước 2 - Nói chuyện với người mà bạn “cảm nắng” như thể đã quen biết từ trước. Cuộc đối thoại có thể trở nên lúng túng khi một trong hai người tỏ ra không tự nhiên một cách thái quá với người còn lại; hoặc bạn đối xử với cô ấy/cậu ấy như một người xa lạ. Thay vào đó, hãy đối với họ bằng sự thân thiện. Mặc dù việc bạn không biết rõ về người ấy là sự thật, nhưng bạn vẫn nên nói chuyện với chàng hoặc nàng bằng giọng nói nồng ấm và thân thiện. Bạn thậm chí có thể bắt đầu cuộc hội thoại bằng một lời tự giới thiệu với giọng thân mật và ấm áp, đại loại như, “Chào bạn, mình là Nam. Hình như mình có gặp bạn ở đâu rồi thì phải?” Trong lúc nói chuyện với bạn bè, chúng ta cần cố gắng chú ý đến ngữ điệu, cử chỉ đôi tay và sự biểu cảm trên gương mặt của mình. Khi tiếp xúc với người mà bạn thích, bạn cần cố gắng trò chuyện tự nhiên và thoải mái như những người bạn. Đừng tỏ ra quá suồng sã với anh ấy hay cô ấy như thể cả hai đã thân quen từ lâu (dù không phải vậy). Chẳng hạn, không nên nói rằng “Này, dạo này cậu thế nào?”. Bước 3 - Nghĩ về những gì người ấy có thể thích nói. Nếu bạn đã biết những mối quan tâm, đời sống, bạn bè, những điều người ấy thích và không thích, vân vân, của “người trong mộng”, hãy biến sự hiểu biết ấy thành thế mạnh của mình. Khi trò chuyện, chúng ta không cần phải tập trung cụ thể vào các chủ đề ấy, nhưng bạn có thể nói về vài thứ liên quan đến chúng. Ví dụ, nếu biết chàng/nàng rất yêu biển, bạn có thể nói về hoạt động lướt sóng gần đây mà bạn đã tham gia. Không nhất thiết bạn phải nhắc về việc người ấy thích biển. Chỉ cần trò chuyện như thể bạn thích tán gẫu với một người cũng thích biển. Cuộc trò chuyện sẽ trở nên “gượng gạo” khi bạn tỏ ra mình biết quá nhiều về anh ấy hay cô ấy, điều tương tự cũng xảy ra khi bạn tỏ ra không biết tí gì về họ (trong khi đó không phải sự thật). Bước 4 - Giữ hơi thở thơm mát trước khi nói chuyện. Đây là cách đơn giản để tự tin hơn và hạn chế sự lúng túng. Mua một hộp kẹo cao su xylitol không đường và mang theo khi đi học hay đi đến nơi có thể gặp người bạn thích. Kẹo cao su không đường sẽ làm cho miệng tiết ra nước bọt, giúp hơi thở thơm tho và bạn sẽ tự tin hơn trong giao tiếp. Ăn kẹo cao su sau bữa ăn 5 phút và vài phút trước khi nói chuyện với người ấy. Nếu bạn sắp khiêu vũ hay đến nơi nào đó có thể gần gũi và riêng tư với chàng/nàng, sau khi đánh răng, bạn nên súc miệng bằng nước súc miệng bạc hà để hơi thở thơm mát hơn. Tránh ăn thức ăn khiến hơi thở có mùi như hành hoặc tỏi. Uống một cốc nước, nước sẽ cuốn trôi thức ăn và vi khuẩn, nguyên nhân khiến hơi thở có mùi. Phương pháp 2 - Bắt chuyện và trò chuyện Bước 1 - Đưa ra lời bình hài hước, nửa đùa nửa thật về nơi cả hai đang ở hay việc mà các bạn đang làm. Dùng lời nhận xét như phương tiện xua tan sự dè dặt ban đầu để bắt đầu cuộc trò chuyện. Nhìn quanh và quan sát những gì đang diễn ra. Bạn có phát hiện được điều gì thú vị hay vui nhộn không? Chẳng hạn, nếu các bạn học trong trường bán trú và đang là giờ ăn trưa mà thức ăn và nước vẫn chưa có, bạn có thể nói rằng “Ôi... lâu quá! Họ định cho chúng ta nhịn khát, hay là định bỏ đói chúng ta luôn nhỉ?” Nếu muốn bình luận về điều gì đó đơn giản, bạn nên cố gắng nói theo một cách hài hước. Kể cả nếu bạn cho rằng mình là một người phải là người khôi hài, bạn vẫn có thể tỏ ra vui tính. Tính hài hước thật sự rất thu hút với cả con trai lẫn con gái. Sự khôi hài sẽ giúp cuộc nói chuyện vui vẻ và duy trì không khí nhẹ nhàng. Đừng lo lắng, vài lời nhận xét đầu tiên mà bạn nói với người ấy không tạo nên hay phá vỡ cuộc nói chuyện. Việc bắt đầu nói chuyện còn quan trọng hơn. Vì thế đừng quá lo về sự trôi chảy, thay vào đó, hãy tập trung vào việc tiếp tục cuộc đối thoại. Bước 2 - Hỏi thông tin mới nhất về điều mà anh ấy hay cô ấy đang thực hiện, đặc biệt là nếu hai bạn có điểm chung. Sau vài câu thăm hỏi ban đầu, bạn hãy chuyển đến chủ đề mà các bạn có thể nói nhiều hơn. Chẳng hạn, hỏi về thông tin mới nhất của người ấy sẽ là ý hay nếu bạn biết một chút về người đó, hay nếu cả hai đang cùng tham dự một lớp học. Sẽ rất tốt khi bạn thừa nhận rằng mình hiểu đối phương bằng cách nói về những điểm chung của hai người. Điều này sẽ khiến cuộc hội thoại đỡ ngượng ngùng, và bạn sẽ hiểu hơn về những gì đang diễn ra với người ấy trên phương diện mà cả hai chia sẻ. Ví dụ, nếu các bạn đang học chung một lớp, bạn có thể hỏi rằng, “Bài kiểm tra giữa kỳ của bạn thế nào?” Bạn không cần phải đề cập đến chuyện bạn và người ấy học cùng lớp, trừ khi bạn không chắc rằng họ biết điều đó. Nếu muốn nhắc cho anh ấy hay cô ấy nhớ, bạn chỉ cần làm như vô tình, không có gì to tát. Chỉ cần nói “Bài thi giữa kỳ ở lớp tiếng Anh của bạn tốt không?” Không có gì kỳ lạ nếu bạn biết việc cả hai học chung. Nếu cậu ấy không biết, việc bạn nhắc về tên lớp sẽ ngầm gợi ý, có khả năng chàng hoặc nàng sẽ xin lỗi vì đã không nhận ra bạn. Bước 3 - Hỏi ý kiến của anh ấy hay cô ấy về chủ đề nào đó dễ bàn luận. Chủ đề của cuộc trò chuyện có thể thay đổi nhanh chóng, và sẽ rất tốt nếu bạn biết sắp xếp và đưa ra những câu hỏi mở, dễ trả lời. Bạn có thể bắt đầu bằng cách nói với người ấy về điều gì đó mà bạn biết hay thường làm và muốn nghe ý kiến của họ. Câu hỏi có thể liên quan đến hoàn cảnh hay việc mà cả hai đang làm. Ví dụ, nếu các bạn đang ăn táo trong bữa trưa, bạn có thể nói “Theo như tớ biết, táo nhập khẩu Granny Smith là loại táo ngon nhất trên thế giới, à nhân tiện, cậu thích loại táo nào?” Xin nhắc lại, trở nên vui tính là một cách hay để làm cuộc trò chuyện đỡ ngượng ngùng và thêm phần thú vị, đặc biệt là khi hai bạn đang nói về những chủ đề đơn giản và chỉ cần tiếp diễn câu chuyện. Không nên hỏi anh ấy hay cô ấy về chủ đề dễ gây tranh cãi. Tránh xa những vấn đề nóng như tôn giáo hoặc chính trị. Bước 4 - Hỏi người ấy về vấn đề nào đó bất ngờ nhưng dễ trả lời. Bạn cần cố gắng tạo ra một mối liên kết độc đáo dựa trên cuộc trò chuyện và cá nhân người mà bạn đang nói chuyện. Bạn có thể hỏi chàng hoặc nàng về điều gì đó đặc sắc nhưng thú vị. Chẳng hạn, “Có ai nói cậu giống với người nổi tiếng nào đó không?”. Kiểu câu hỏi này có thể khiến người ấy bật cười. Sau khi anh ấy hay cô ấy nói với bạn về người nổi tiếng trông giống họ, bạn có thể tán thành hoặc không, và nói với họ về người nổi tiếng có ngoại hình giống bạn (bạn có thể nói dối như một cách đùa vui). Tránh chào hỏi xã giao hay đặt những câu hỏi tìm hiểu. Bạn không nên hỏi những câu như “Vậy bạn từ đâu đến?” vì bạn sẽ nhận được câu trả lời mà anh ấy hay cô ấy đã phải lặp đi lặp lại nhiều lần trước đây. Kiểu trò chuyện vui nhộn sẽ giúp hai bạn cảm thấy thoải mái hơn với nhau. Bước 5 - Mở đầu bằng bất kỳ câu gì nảy ra trong đầu bạn. Nếu bạn không có nhiều cơ hội trò chuyện với “người trong mộng”, và bạn thấy điều đó đang đến rất gần, kể cả khi bạn chưa hề chuẩn bị, cứ nắm bắt bằng cách trò chuyện “ngay và luôn”. Khi “tương tư”, sự ngại ngùng luôn hiện hữu, và điều đó có thể trở thành một yếu tố dễ thương. Chính vì thế, đừng quan trọng hóa vấn đề - hãy làm điều cần làm. Biết nắm bắt là rất tốt vì điều này sẽ giúp bạn vượt qua rào cản trong tiếp xúc ban đầu. Và luôn nhớ rằng, cách mở đầu câu chuyện là vô cùng quan trọng – điều quan trọng tiếp theo là tiếp nối câu chuyện. Đôi khi, chỉ cần nghe theo những gì trái tim mách bảo, bạn sẽ có được sự tự tin của chính mình. Phương pháp 3 - Duy trì cuộc hội thoại Bước 1 - Hỏi về mối quan tâm, sở thích hay công việc. Sau khi đã kết nối với người ấy, điều bạn cần làm là bắt đầu hiểu rõ hơn về họ. Phát triển tiếp điều gì đó mà chàng/nàng từng nhắc đến, hay chính bạn đã quan sát được trong quá trình tương tác. Chẳng hạn như, “Mình thấy bạn có mấy cuốn sách trong cặp, bạn đang đọc gì thế?” Đây là một câu hỏi ít áp lực, có thể cho người ấy thấy rằng bạn quan tâm đến họ. Sau đó, hỏi tiếp những câu sau đây. Chẳng hạn, nếu anh ấy hay cô ấy tỏ ra hứng thú khi nói về sách, bạn nên hỏi/tạo ra những liên kết có liên quan đến sách. Đại loại như, “Quyển sách bạn đang đọc chắc hay lắm. Mình thì rất thích cuốn (...) của ông ấy.” Hoặc, nếu cô ấy/cậu ấy không mấy hứng thú khi nói về sách của họ, bạn có thể chuyển sang đề tài khác gợi mở hơn. Nói điều gì đó như, “Vậy tuần này bạn có dự định gì không?”. Cố gắng tránh đưa cuộc nói chuyện về những chủ đề cho thấy rằng bạn đã biết về những mối quan tâm của người ấy vì điều này sẽ khiến bạn không tự nhiên. Ví dụ, nếu bạn biết anh ấy chơi bóng đá, tránh đề cập trực tiếp về điều đó. Không nên nói rằng “Nói cho tớ nghe về giải bóng đá của cậu đi.” Thay vì thế, hãy để cuộc trò chuyện diễn ra tự nhiên. Bước 2 - Trở thành một người tích cực lắng nghe trong cuộc hội thoại. Người ấy sẽ thích nói chuyện với bạn hơn nếu bạn chăm chú lắng nghe. Sau khi cuộc đối thoại bắt đầu, bạn nên “mặt đối mặt” hoặc điều chỉnh tư thế sao cho bạn dễ dàng nghe và nhìn thấy người ấy. Chìa khóa của việc tích cực lắng nghe là thực hiện giao tiếp bằng mắt thường xuyên (không phải liên tục) trong quá trình đối thoại. Hạn chế sự phân tâm. Không nên nhắn tin hay nhìn vào điện thoại trong khi nói chuyện. Điều này sẽ khiến bạn trông có vẻ không hứng thú và bạn sẽ không thật sự lắng nghe những gì người ấy đang nói. Lặp lại ý chính trong nội dung mà người ấy nói. Điều này cho thấy rằng bạn đang nghe và cho anh ấy hay cô ấy cơ hội nói lại cho rõ. Lặp lại hầu hết những phần có ý nghĩa mà họ đã nói. Chẳng hạn, bạn có thể nói rằng “À, ý bạn là bạn mới bắt đầu vẽ gần đây thôi, nhưng lại cảm thấy như mình không thể rời bút vẽ?”. Chàng/nàng sẽ cảm thấy gắn kết với bạn vì bạn hiểu những điều quan trọng với họ. Tránh cắt ngang khi anh ấy hay cô ấy đang nói. Chúng ta rất dễ hào hứng bởi những gì muốn nói và cắt ngang khi đối phương đang nói. Nhưng, hãy cưỡng lại sự thôi thúc và chờ cho đến khi người ấy nói xong ý của họ, sau đó mới thể hiện sự hào hứng của bạn với những gì đối phương vừa nói. Tỏ ra đồng cảm. Nếu người ấy nói về điều gì đó khó khăn đang diễn ra với họ, bạn càng không nên bỏ qua cảm xúc này khi anh ấy/cô ấy bộc bạch. Bạn có thể phản ứng lại khi người ấy nói về việc thi trượt như sau “Giờ thì tớ đã hiểu lý do vì sao cậu có vẻ buồn bực khi phải làm lại bài kiểm tra ấy.” Bước 3 - Cho anh ấy hay cô ấy thấy rằng bạn đang thoải mái khi trò chuyện. Một cách để giữ cho câu chuyện gần gũi và tự nhiên là thể hiện rằng bạn đang có một khoảng thời gian trò chuyện vui vẻ. Để chứng tỏ điều này, bạn có thể thực hiện giao tiếp bằng mắt, thường xuyên cười mỉm, cười to, nghiêng nhẹ người về trước trong khi nói chuyện và sử dụng ngôn ngữ cơ thể mở. Dùng bất kỳ điệu bộ trò chuyện nào tự nhiên đối với bạn, giữ đôi tay rộng mở và không khoanh tay. Cử chỉ nghiêng đầu sang một bên là cách hay để thể hiện sự thân mật/vui tính trong lúc đang trò chuyện và tán tỉnh. Bước 4 - Lên kế hoạch đi chơi cùng nhau lần nữa, và/hoặc trao đổi số điện thoại. Nếu mọi việc suôn sẻ, hỏi xem anh ấy hay cô ấy có muốn đi chơi với bạn vào lần tới không, hoặc xin số điện thoại của họ. Sẽ hay hơn nếu bạn làm điều này vào lúc cuộc trò chuyện diễn ra được ba phần tư thời gian. Việc đề nghị gặp gỡ hay xin số điện thoại sau khi đã thiết lập những kết nối vững chắc và trước lúc cuộc trò chuyện bắt đầu trở nên mệt mỏi hay nhàm chán. Nghĩ về vài ba hoạt động có thể phù hợp với cả hai trước khi nói chuyện. Bạn có thể nói rằng, “Bạn thú vị ghê, thỉnh thoảng, bạn có muốn đi chơi với mình không?” Sau đó, gợi ý vài điều mà cả hai có thể làm cùng nhau và xin số di động của cậu ấy. Hoặc, nếu muốn an toàn hơn, bạn có thể hỏi đơn giản “Này, bạn cho mình số điện thoại được không? Mình thật sự rất thích nói chuyện với bạn.” Nếu cảm thấy cuộc nói chuyện chỉ tạm ổn, bạn có thể đợi thêm vài lần trò chuyện qua tin nhắn hay trực tiếp nữa trước khi rủ người ấy đi chơi. Bước 5 - Đưa cuộc trò chuyện trở về chủ đề mà các bạn đã từng nói. Bạn có thể nói với người ấy về điều gì đó mà chàng/nàng đã từng đề cập khi mới bắt đầu trò chuyện. Chẳng hạn, bạn có thể nói, “Vậy cậu định ôn trong bao lâu trước khi thi lại bài kiểm tra giữa kỳ?” Sau đó, dành thời gian còn lại để nói về những điều mà cả hai vừa bắt đầu. Các bạn có thể tạo ra những chuyện đùa “chỉ hai người hiểu” về những gì cả hai từng nói. Ví dụ, bạn có thể nói “Giờ thì cậu và tớ đều đã vượt qua bữa trưa này mà không có nước, tớ tin rằng chúng ta có thể vượt qua mọi thứ cùng nhau.” Việc tạo ra những chuyện đùa “chỉ hai người hiểu” sẽ đưa hai bạn xích lại gần nhau hơn thông qua những liên kết trước đó, đây là cách hay để tạo ra liên kết cuối cùng trước khi chấm dứt buổi trò chuyện đầu tiên. Bước 6 - Kết thúc cuộc trò chuyện một cách tốt đẹp. Khi cả hai đang vui vẻ và vừa cười to về điều gì đó xong, bạn nên lịch sự kết thúc cuộc nói chuyện trước khi rời đi, để lại trong anh ấy/cô ấy một ấn tượng tốt đẹp. Đừng quên nói với họ rằng bạn rất thích cuộc trò chuyện. Kết thúc cuộc hội thoại một cách ngẫu nhiên. Bạn có thể nhìn đồng hồ và nói, “Bây giờ mình phải về nhà, nhưng mình rất vui khi nói chuyện với bạn.” Nếu bạn sẽ gặp người ấy trong tương lai, hãy nói về điều đó. Chẳng hạn, “Hẹn gặp cậu trong lớp tiếng Anh nhé, mình mong là bài thi lại của bạn sẽ tốt.” Vài ngày sau, gửi một tin nhắn để chào và hỏi thăm anh ấy hay cô ấy về điều mà các bạn đã nói.
{ "is_expert": false, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/L%C3%A0m-t%C3%B3c-nhanh-d%C3%A0i-trong-m%E1%BB%99t-tu%E1%BA%A7n
Cách để Làm tóc nhanh dài trong một tuần
Có thể bạn đang cảm thấy hối tiếc về kiểu tóc vừa mới cắt hoặc đang cố gắng làm tóc mọc nhanh cho kịp với sự kiện sắp cận kề, sau đây là một số phương pháp bạn có thể thực hiện nhằm kích thích tóc mọc một cách nhanh chóng. Để tóc dài ra trong vòng một tuần, hãy thử tăng cường dưỡng chất cho tóc bằng cách mát xa da đầu, điều chỉnh thói quen chăm sóc tóc nhằm giúp da đầu tránh bị căng thẳng và hấp thu các dưỡng chất kích thích mọc tóc (chẳng hạn như protein và biotin). Độ dài mà tóc mọc được trong vòng một tuần sẽ rất hạn chế, tuy nhiên việc mang lại một chút thoải mái cho mái tóc sẽ làm chúng phát triển một cách tối đa chỉ trong thời gian ngắn. Phương pháp 1 - Sử dụng các phương pháp chăm sóc tóc Bước 1 - Mát xa da đầu bằng dầu ấm. Việc mát xa da đầu bằng các loại dầu thiên nhiên giúp cải thiện tình trạng da đầu và kích thích tóc phát triển. Dầu dừa, dầu ô liu, dầu jojoba và dầu argan đều được dùng để mát xa. Lưu ý rằng việc kích thích tóc mọc nhanh hơn bằng phương pháp này chưa được khoa học chứng minh một cách rõ ràng. Đầu tiên, làm ấm dầu trên bếp hoặc ngâm trong bát nước sôi. Kiểm tra nhiệt độ trước khi sử dụng để đảm bảo không bị quá nóng; nhiệt độ thích hợp sẽ không gây nguy hiểm cho da đầu hoặc mái tóc của bạn. Dùng các ngón tay mát xa da đầu với dầu bằng động tác xoay tròn một cách chậm rãi. Nếu có ai đó gần bên, hãy nhờ họ giúp bạn. Mát xa bằng các đầu ngón tay trong khoảng từ 15 đến 20 phút. Sau đó, thoa đều dầu lên toàn bộ mái tóc và để yên cho dầu thấm vào tóc khoảng 30 phút. Gội lại bằng dầu gội đầu nhiều lần cho đến khi thật sạch. Bước 2 - Làm mặt nạ ủ tóc. Hãy chú ý nhiều đến việc chăm sóc tóc nhằm kích thích sự phát triển của các nang tóc bằng cách ủ mặt nạ từ 1 đến 2 lần mỗi tuần. Bạn có thể tự làm mặt nạ ủ tóc tự nhiên hoặc mua tại các cửa hàng thuốc tây. Trộn 1 cốc dầu dừa với 1 thìa canh (15 ml) dầu hạnh nhân, dầu macadamia và dầu jojoba. Chải hỗn hợp lên tóc ẩm và để yên trong khoảng 10 phút. Sau đó, gội và xả tóc như bình thường. Bước 3 - Dùng dầu hải ly. Dầu hải ly được biết có tác dụng rất hiệu quả trong chăm sóc da và tóc. Sử dụng dầu hải ly làm mặt nạ ủ sẽ giúp tóc mọc nhanh và chắc khỏe hơn. Đầu tiên, mát xa da đầu với dầu hải ly và để dầu thấm sâu vào bên trong sợi tóc. Dùng mũ ủ tóc ni lông và quấn tóc lại. Bạn có thể trải một chiếc khăn lên gối để tránh không cho dầu làm bẩn gối. Ủ dầu qua đêm. Sáng hôm sau, gội và xả thật sạch như cách thông thường, lưu ý phải loại bỏ hết dầu bám trên tóc. Bước 4 - Gội đầu bằng giấm táo. Giấm táo rất có hiệu quả trong việc loại bỏ bụi bẩn, mùi hôi, lượng dầu tích tụ trên mái tóc của bạn cũng như các hóa chất còn sót lại từ các sản phẩm tạo kiểu tóc. Bạn có thể sử dụng giấm táo như một loại dầu gội tự nhiên thay thế cho dầu gội mà bạn vẫn thường dùng, hoặc sử dụng sau khi gội và xả bằng dầu xả. Thêm 2 thìa canh giấm táo vào 2 cốc nước và xả tóc bằng hỗn hợp này. Mùi giấm có khó chịu nhưng dần dần sẽ hết. Phương pháp 2 - Điều chỉnh thói quen chăm sóc tóc Bước 1 - Gội đầu bằng dầu gội từ 2 đến 3 lần trong tuần đó. Việc giảm số lần gội đầu xuống còn 2 đến 3 lần một tuần cho phép lượng dầu trên da đầu có thể thẩm thấu vào tóc. Tóc của bạn có thể tự làm ẩm và phục hồi. Nếu cảm thấy da đầu bị bết hoặc ngứa khi chỉ gội 2 đến 3 lần mỗi tuần, bạn có thể tăng số lần gội đầu. Để gội đầu đúng cách, chỉ mát xa dầu gội vào da đầu một cách nhẹ nhàng và để dầu gội chảy xuống các sợi tóc khi bạn xả lại với nước. Không giống với dầu gội, sử dụng dầu xả mỗi khi tóc ướt là điều rất quan trọng. Dầu xả có thể thay thế các chất lipit và protein trong lõi tóc, cho phép các sợi tóc mọc nhanh và chắc khỏe hơn. Bước 2 - Xả tóc lần cuối bằng nước lạnh. Việc xả tóc lần cuối bằng nước lạnh sau khi gội bằng nước ấm có thể giúp lớp biểu bì bám chặt trong da đầu và giúp tóc chắc khỏe khi tạo kiểu. Nên cân nhắc giảm độ nóng của nước khi sử dụng dầu gội và dầu xả để tránh làm tóc quá nóng vì gội trong nước nóng bốc hơi nghi ngút. Bước 3 - Tránh quấn tóc ướt bằng khăn bông. Mặc dù bạn hay có thói quen quấn và ủ tóc trong khăn sau khi khi gội đầu, nhưng điều này có thể khiến cho các sợi tóc bị đứt và tạo áp lực lên các sợi tóc. Tóc ướt rất dễ bị hư tổn, vì vậy bạn nên bỏ thói quen quấn tóc sau khi tắm; thay vào đó chỉ dùng khăn khô thấm tóc. Nếu bạn vẫn thích quấn tóc trong một chiếc khăn, có thể sử dụng những chiếc khăn mỏng làm bằng chất liệu microfiber. Những loại khăn này được làm từ chất liệu mềm, có thể giúp tóc khô mà không đứt gãy. Bước 4 - Chải tóc trước khi đi ngủ. Việc chải tóc quá nhiều mỗi ngày sẽ không tốt cho quá trình phát triển của tóc. Thay vào đó, hãy dùng lược chải qua một lượt trước khi ngủ. Điều này sẽ giúp lượng dầu phân tán khắp da đầu khiến tóc mềm mượt và trông tự nhiên hơn. Bắt đầu chải qua một lượt từ gốc đến ngọn. Chải tóc trước khi ngủ giúp khí huyết lưu thông, điều này sẽ cải thiện không ít đến sức khỏe cũng như kích thích tóc mọc nhanh. Mặc dù khoa học chưa có có bằng chứng về việc chải đầu giúp tóc mọc nhanh hơn, nhưng điều này có thể giúp cải thiện mái tóc một cách toàn diện. Bước 5 - Tránh sử dụng dụng cụ tạo kiểu bằng nhiệt độ cao. Một trong những điều gây tổn hại tóc và kiềm hãm khả năng phát triển của tóc là sử dụng những dụng cụ tạo kiểu bằng nhiệt độ cao như máy sấy, máy duỗi và máy uốn. Cố gắng hạn chế sử dụng, hoặc tốt nhất không sử dụng chúng trong quá trình chăm sóc tóc. Hãy tìm đến những phương pháp tạo kiểu tự nhiên, tránh cản trở sự phát triển của mái tóc khỏe mạnh. Nếu phải sử dụng các dụng cụ trên, bạn nên để ở nhiệt độ thấp và sử dụng gel hoặc kem dưỡng nhằm tránh làm tóc bị hư tổn. Bước 6 - Tỉa tóc. Tỉa tóc để tóc nhanh dài nghe có vẻ mâu thuẫn, nhưng thực ra thì tỉa tóc sẽ giúp chúng dài nhanh và chắc khỏe hơn. Việc tỉa tóc thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa phần tóc chẻ ngọn lan lên trên, nhờ đó bạn có thể giảm số lần cắt tóc. Chẻ ngọn là nguyên nhân gây đứt gãy ở phần trên cao của sợi tóc, tóc sẽ ngắn hơn và bạn sẽ càng phải đến tiệm cắt tóc nhiều hơn. Cách 10 -12 tuần một lần, thợ làm tóc sẽ tỉa bớt 3 mm nhằm ngăn chặn tóc bị chẻ ngọn. Cố gắng sắp xếp thời gian đến tiệm uốn tóc thường xuyên để có được một mái tóc chắc khỏe và không bị chẻ ngọn. Phương pháp 3 - Điều chỉnh Chế độ ăn uống và Thói quen Bước 1 - Bổ sung dưỡng chất cho tóc. Bổ sung các loại vitamin nhằm cải thiện mái tóc của bạn là một lựa chọn thích hợp nếu chế độ ăn uống của bạn không cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho mái tóc. Hãy dùng các loại vitamin có chữ “Dành cho tóc” như viên uống biotin, loại này có chứa các vitamin chủ yếu như biotin, vitamin C, B. Những dưỡng chất trên có thể giúp tóc dài hơn và chắc khỏe hơn. Trước khi uống bất cứ chất bổ sung nào, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ biết liều dùng thích hợp và đảm bảo không gây tác dụng phụ khi kết hợp uống với bất kỳ loại thuốc nào mà bạn đang dùng. Bước 2 - Ăn thức ăn giàu protein. Việc tăng hàm lượng protein sẽ thúc đẩy quá trình tóc phát triển và hạn chế sự gãy rụng. Thực đơn hằng ngày của bạn phải đảm bảo cân bằng thịt, cá, đậu, hạt và ngũ cốc. Nếu bạn là người ăn chay, đảm bảo phải có đủ protein thông qua các món ăn từ đậu nành, đậu các loại, hạt và ngũ cốc. Nếu bạn tuân thủ theo chế độ ăn uống giàu protein, điều quan trọng là chọn các nguồn protetin một cách thông minh. Tránh những loại thịt được chế biến sẵn hoặc các sản phẩm sữa nhiều chất béo, chúng sẽ gây ra các vấn đề khác cho sức khỏe. Đảm bảo rằng cơ thể bạn hấp thụ đầy đủ carbohydrate có trong các thực phẩm nhiều chất xơ và giàu dinh dưỡng như ngũ cốc nguyên hạt, hoa quả và rau xanh. Bước 3 - Thử phương pháp “lộn ngược”. Phương pháp này được thực hiện khi bạn để đầu thấp hơn tim, kích thích máu dồn về đầu và đồng thời khuyến khích sự phát triển của tóc. Một số người đã thử cách này và thấy được kết quả rất khả quan, tóc có thể dài ra từ 0,6 đến 1cm trong vòng một tuần. Mặc dù khoa học chưa chứng minh được điều này, tuy nhiên đây là một phương pháp vô hại mà bạn có thể áp dụng. Bạn có thể mát xa da đầu với dầu dừa trong vòng 4 phút trước khi thực hiện phương pháp lộn ngược. Bạn cũng có thể đo chiều dài mái tóc trước khi thực hiện và lập biểu đồ về sự phát triển của chúng trong vòng 1 tuần. Thực hiện phương pháp này khi nằm trên giường và để đầu ra ngoài sao cho cổ của bạn đặt trên cạnh giường. Giữ yên vị trí này trong khoảng 4 đến 5 phút mỗi ngày. Bạn cũng có thể thực hiện động tác yoga với tư thế "chó duỗi mình", vai và đầu giữ thẳng. Phần đầu thấp hơn tim, giúp máu dễ lưu thông về đầu. Kết thúc động tác lộn ngược một cách từ từ, nếu không bạn sẽ cảm thấy choáng hoặc chóng mặt. Vào cuối tuần, đo lại chiều dài của tóc và đánh dấu chiều dài mà tóc mọc được chỉ trong 1 tuần.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Tr%E1%BB%9F-th%C3%A0nh-c%C3%B4ng-d%C3%A2n-Na-Uy
Cách để Trở thành công dân Na Uy
Công dân của các quốc gia khác nói chung có thể nộp đơn để trở thành công dân Na Uy sau khi đã sinh sống hợp pháp tại quốc gia này trong 7 năm. Trừ phi bạn là công dân của quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu, điều này có nghĩa là bạn phải có giấy phép cư trú lâu dài trước khi có thể đăng ký nhập quốc tịch Na Uy. Người dân Na Uy tự hào về ngôn ngữ và văn hóa nước họ, điều này được thể hiện qua việc bạn phải học và vượt qua các bài kiểm tra về kiến thức xã hội cùng ngôn ngữ Na Uy trước khi có thể trở thành công dân của đất nước. Phương pháp 1 - Đăng ký thường trú Bước 1 - Bạn phải có giấy phép cư trú hợp lệ trong ít nhất 3 năm. Nói chung, bạn chỉ có thể đủ điều kiện đăng ký thường trú sau khi đã cư trú hợp pháp với giấy phép cư trú tại Na Uy ít nhất 3 năm. Giấy phép cư trú thường được cấp cho trường hợp làm việc hoặc học tập tại đất nước. Nếu bạn là vợ/chồng hoặc người yêu sống chung với một người Na Uy đang làm việc cho Đại sức quán hoặc Lãnh sự quán, thì bạn được miễn giấy phép cư trú. Nếu là công dân quốc gia thuộc EU, thì bạn tự động có giấy phép thường trú tại Na Uy sau 5 năm sinh sống tại đây. Bạn phải cung cấp bằng chứng rằng bạn đã sống hợp pháp tại đây 5 năm, rằng bạn đã làm việc, học tập, hoặc các hoạt động tự túc khác. Bước 2 - Lưu loát tiến Na Uy. Dù nhiều người Na Uy biết nói tiếng Anh, nếu muốn trở thành công dân thường trú ở đây, bạn phải thông làu tiếng quốc ngữ của họ. Các khóa học trực tuyến miễn phí tiếng Na Uy hiện có sẵn tại https://www.ntnu.edu/learnnow/. Có các lựa chọn khác nhau để học tiếng Na Uy miễn phí, hoặc bạn có thể đóng tiền cho các khóa học tính phí hoặc gia sư dạy kèm. Hãy tìm các liên kết dẫn đến những nguồn tài nguyên ngôn ngữ tại https://www.kompetansenorge.no/English/Immigrant-integration/#Norwegianlanguagetuition_5. Bước 3 - Làm bài kiểm tra kiến thức xã hội và ngôn ngữ Na Uy. Nếu bạn nằm trong độ tuổi 16-55, bạn phải vượt qua bài kiểm tra miệng tiếng Na Uy ở mức thấp nhất là A1, và một bài kiểm tra viết về kiến thức xã hội Na Uy bằng thứ tiếng do bạn chọn. Để tìm hiểu về bài kiểm tra tiếng Na Uy, hãy đến https://www.kompetansenorge.no/norwegian-language-test/. Tại trang này, bạn có thể đăng ký làm bài thi vào mùa hè (5 – 12 tháng 7) hoặc mùa đông (26/11 - 6/12). Trang web có bao gồm các liên kết dẫn đến tài liệu học và bài thi thử. Để đăng ký bài thi kiến thức xã hội, truy cập trang https://www.kompetansenorge.no/test-in-social-studies/. Bước 4 - Hồ sơ trong sạch. Trong 3 năm sống tại Na Uy trước khi đăng ký thường trú, bạn không được phạm tội hình sự. Bạn cũng sẽ không đủ điều kiện đăng ký thường trú nếu bị yêu cầu điều trị tâm thần không tự nguyện. Phạm tội không có nghĩa là bạn vĩnh viễn không được làm công dân Na Uy. Tuy nhiên, bạn sẽ phải chờ thêm 3 năm sau nữa tính từ ngày bị kết tội mới được nộp hồ sơ đăng ký. Bước 5 - Đăng ký hồ sơ tại Cổng đăng ký. Đa số ứng viên có thể hoàn thành đơn đăng ký thường trú tại Cổng đăng ký trực tuyến của Tổng cục Di trú Na Uy (UDI). Hãy truy cập https://selfservice.udi.no/ để tạo tài khoản. Từ tài khoản người dùng của bạn trên Cổng đăng ký, bạn có thể điền đơn xin, nộp đơn, đặt lịch hẹn, và kiểm tra tình trạng của đơn nộp. Bước 6 - Chứng minh khả năng tài chính. UDI chỉ cấp giấy thường trú cho ứng viên chứng minh họ đạt thu nhập tài chính tối thiểu theo quy định của năm trước. Năm 2018, mức quy định này là 238.784 NOK. Các yêu cầu về thu nhập tối thiểu và tài liệu chứng minh sẽ được liệt kê trong đơn đăng ký. Bạn sẽ không nhận được bất kỳ khoản an sinh xã hội nào trong thời gian cư trú trước khi nộp đơn đăng ký thường trú. Bước 7 - Trả phí đăng ký. Năm 2018, phí nộp đơn đăng ký thường trú cho người trưởng thành là 3.100 NOK. Người dưới 18 tuổi không cần nộp lệ phí. Để kiểm tra thông tin về mức phí và cách nộp tiền, hãy truy cập trang web của UDI. Nếu điền và nộp đơn đăng ký trên mạng, bạn có thể nộp phí qua mạng cùng lúc bằng thẻ Visa hoặc MasterCard. Xem lại tất cả các câu trả lời bạn đã điền trong đơn trước khi gửi. Bởi một khi đã qua tới bước thanh toán, bạn sẽ không thể quay lại chỉnh sửa bất cứ thứ gì. Bước 8 - Mang các tài liệu chứng minh đến sở cảnh sát gần nhất. Sau khi đã nộp đơn, bạn có thể đặt lịch hẹn để đến sở cảnh sát địa phương nộp các tài liệu cần thiết khác. Để tra cứu danh sách những tài liệu cần mang theo đến ngày hẹn, hãy truy cập https://www.udi.no/en/checklists-container/citizenship-travel-permanent/checklist-permanent-residence/ và trả lời một số câu hỏi về đơn nộp. Bước 9 - Chờ thông báo. Sau khi bạn đã nộp đơn, UDI sẽ bắt đầu xem xét quá trình. Giai đoạn này mất tầm 3-6 tháng để để giải quyết một đơn xin thường trú. Bạn có thể được liên lạc lại để thu thập thêm thông tin và tài liệu cần thiết trước khi hồ sơ được phê duyệt. Bạn có thể theo dõi thời gian chờ hồ sơ bằng cách truy cập https://www.udi.no/en/word-definitions/guide-to-case-processing-times-for-applications-for-permanent-residence/ và trả lời một số câu hỏi. Nếu hồ sơ bị từ chối, bạn có thể kháng cáo. Thông tin về cách thức kháng cáo sẽ bao gồm trong thông báo bạn nhận được. Bước 10 - Đặt lịch hẹn với sở cảnh sát. Nếu hồ sơ xin thường trú được duyệt, bạn phải đến sở cảnh sát gần nhất để hoàn tất quy trình và nhận thẻ thường trú. Cảnh sát sẽ lấy dấu vân tay và chụp ảnh, sau đó đặt thẻ cho bạn. Bạn cũng có thể đặt lịch hẹn trực tuyến từ Cổng đăng ký nếu đã có tài khoản thiết lập tại đây. Nếu gặp vấn đề với đặt lịch hẹn trực tuyến, hãy trực tiếp gọi cho sở cảnh sát. Bạn không thể đặt lịch hẹn qua UDI. Bước 11 - Nhận thẻ thường trú qua thư. Thẻ của bạn sẽ được gửi khi đã làm xong. Hãy chờ ít nhất 10 ngày làm việc để thẻ tới tay. Nếu có kế hoạch đi ra nước ngoài, hãy đảm bảo chừa ngày để nhận thẻ thường trú trước khi rời đất nước. Nếu không, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc quay về. Dù có ảnh của bạn trên đó, thẻ thường trú vẫn không thể xem là bằng chứng nhận diện. Khi du lịch ngoài Na Uy, bạn vẫn phải mang theo hộ chiếu. Phương pháp 2 - Đạt điều kiện nhập tịch Bước 1 - Sống tại Na Uy 7 năm. “Thời gian lưu trú” là điều kiện đầu tiên bạn phải đáp ứng để đủ điều kiện nhập quốc tịch Na Uy. Đa số ứng viên phải sống ở Na Uy với giấy phép thường trú ít nhất 7 năm không gián đoạn. Có một số ngoại lệ dành cho các nhóm ứng viên đặc biệt, như vợ/chồng của công dân Na Uy, vận động viên, hay công dân Na Uy đang sống và làm việc ở người ngoài tại Đại sứ quán hay Lãnh sự quán Na Uy. Các chuyến đi thăm ngắn ngoài đất nước cũng được cho phép mà không bị cho là gián đoạn thời gian cư trú. Tuy nhiên, nếu bạn sống bên ngoài lãnh thổ hơn 2 tháng vào bất cứ năm nào, thời gian cư trú của bạn sẽ kết thúc. Bước 2 - Duy trì hồ sơ trong sạch khi đang sống ở Na Uy. Để trở thành công dân Na Uy, bạn phải chứng minh được trong thời gian cư trú, bạn không phạm tội hình sự hoặc bị buộc điều trị tâm thần. Nếu có tiền án hình sự, bạn vẫn có thể trở thành công dân Na Uy. Tuy nhiên, thông thường bạn phải đợi. Thời gian đợi còn tùy vào hình phạt áp dụng trong bản án của bạn. Bước 3 - Có danh tính rõ ràng. Chính phủ Na Uy phải xác thực được danh tính của bạn thông qua những tài liệu đáng tin trước khi bạn đạt đủ tiêu chuẩn trở thành công dân. Trong đa số trường hợp, điều này yêu cầu bạn cung cấp hộ chiếu hợp lệ từ quốc gia quê nhà. Nếu vì lý do nào đó mà bạn không còn hộ chiếu hợp lệ, thì các giấy tờ khác, như khai sinh có thể sử dụng. Na Uy không xem các tài liệu từ những quốc gia như Iraq, Afghanistan, và Somalia là xác thực. Chủ yếu bởi vì chính phủ các quốc gia này không ổn định, hoặc vừa mới xảy ra bất ổn. Nếu bạn đến từ những quốc gia như vậy, thì sẽ phải làm thêm vài bước nữa để xác nhận danh tính. Bước 4 - Vượt qua bài kiểm tra miệng bằng tiếng Na Uy ở cấp độ A2. Để trở thành công dân Na Uy, bạn phải chứng minh trình độ tiếng Na Uy thông thạo ở cấp độ A2 trở lên. Nếu đã vượt qua bài kiểm tra của Na Uy để được cấp phép thường trú ở cấp độ A1, bạn sẽ phải thi lại để đạt cấp độ A2. Nếu vượt qua bài kiểm tra tiếng Na Uy ở cấp độ A2 khi cấp phép thường trú rồi, bạn sẽ không cần phải làm lại bài thi này nữa. Thông tin về bài kiểm tra ngôn ngữ có trên trang web Skills Norway tại https://www.kompetansenorge.no/English/. Bước 5 - Vượt qua bài kiểm tra quốc tịch Na Uy. Khi làm bài kiểm tra kiến thức xã hội để đạt giấy phép thường trú, bạn được phép làm bài kiểm tra bằng ngôn ngữ bạn chọn. Nếu chọn làm bài kiểm tra bằng ngôn ngữ của mình, bạn phải làm lại bài kiểm tra này bằng tiếng Na Uy để đủ điều kiện nhập quốc tịch. Thông tin về bài kiểm tra công dân (kiến thức xã hội) có sẵn trên trang web Skills Norway tại https://www.kompetansenorge.no/English/. Nếu bài kiểm tra công dân của bạn khi làm giấy phép thường trú là bằng tiếng Na Uy và đã đậu, bạn sẽ không cần phải làm lại bài kiểm tra này nữa khi nộp đơn xin nhập tịch. Phương pháp 3 - Nộp đơn nhập tịch Bước 1 - Hoàn tất hồ sơ. Bạn có thể đăng ký hồ sơ trên Cổng đăng ký của UDI tại https://selfservice.udi.no/. Nếu bạn đăng ký tài khoản bằng Cổng đăng ký cho đơn xin cư trú trước đó, bạn có thể dùng cùng một tài khoản đó để xin nhập tịch. Sau khi đăng nhập vào tài khoản người dùng, hãy bấm qua các bước cần thiết để hoàn thành đơn xin nhập tịch. Hãy đảm bảo câu trả lời rõ ràng và chi tiết hết mức có thể. Tất cả những chỗ được đánh dấu sao vàng phải được điền đầy đủ trước khi nộp đơn. Bước 2 - Thanh toán lệ phí. Phí đăng ký nhập tịch Na Uy vào năm 2018 là 3700 NOK. Hãy kiểm tra trang web của UDI để cập nhật mức phí gần nhất. Người dưới 18 tuổi không cần phải trả phí. Nếu nộp đơn thông qua Cổng đăng ký, bạn có thể đóng phí cùng lúc bằng thẻ Visa hoặc MasterCard. Một khi đã bấm vào nút “Đi đến thanh toán”, bạn sẽ không thể sửa chữa đơn nữa. Nếu có lỗi sai, bạn có thể chỉnh sửa khi đi đến buổi hẹn tại sở cảnh sát. Bước 3 - Mang các giấy tờ bổ sung đến sở cảnh sát. Sau khi nộp đơn, bạn có thể đặt lịch hẹn với sở cảnh sát gần nhất để nộp các tài liệu bổ sung cho những thông tin bạn khẳng định trong đơn. Các tài liệu yêu cầu có thể khác nhau, nhưng thường là giấy khai sinh, đăng ký kết hôn hoặc chứng nhận mối quan hệ, hộ chiếu, bảng khai thuế, kiểm tra lý lịch từ phía cảnh sát, chứng minh năng lực ngôn ngữ, và kết quả thi ngôn ngữ và kiến thức xã hội. Truy cập https://www.udi.no/en/checklists-container/citizenship-travel-permanent/checklist-for-citizenship/ và trả lời các câu hỏi để lấy danh sách các tài liệu bạn cần mang theo. Bước 4 - Chờ đợi phản hồi. UDI sẽ tiến hành xem xét đơn từ của bạn sau khi nhận được mọi giấy tờ bổ sung. Họ có thể gọi bạn để phỏng vấn thêm hoặc cung cấp thêm các tài liệu khác để bổ sung vào hồ sơ. Để theo dõi thời gian hồ sơ được xem xét, hãy truy cập https://www.udi.no/en/word-definitions/guide-to-case-processing-times-for-applications-for-norwegian-citizenship/ và trả lời các câu hỏi. Nếu hồ sơ bị từ chối, bạn có thể kháng cáo. Thông tin về quy trình kháng cáo sẽ được bao gồm trong thông báo từ quyết định của UDI. Bước 5 - Đặt lịch hẹn để nhận quyết định công dân. Nếu UDI duyệt hồ sơ công dân của bạn, thì bạn có thể đến nhận các giấy tờ tại sở cảnh sát gần nhất. Quyết định nhập tịch phải được nhận trong vòng 3 tháng sau khi ban hành. Sau khi nhận giấy tờ quyết định nhập tịch, bạn có thể đăng ký hộ chiếu Na Uy. Hãy mang theo thư thông báo nhập tịch đến sở cảnh sát, cùng với hộ chiếu cũ và thẻ cư trú. Bước 6 - Từ bỏ quốc tịch cũ. Na Uy không cho phép mang hai quốc tịch. Nếu muốn trở thành công dân Na Uy, bạn phải chính thức từ bỏ quốc tịch cũ. Hãy đi đến Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán gần nhất để được hướng dẫn các bước bỏ quốc tịch. Hiện chính phủ đang làm việc với đề xuất mang hai quốc tịch. Tuy nhiên, cho đến khi luật được Quốc hội thông qua, bạn vẫn phải bỏ quốc tịch cũ để trở thành công dân Na Uy. Nếu luật mới được thông qua, thì luật cũ này vẫn sẽ không thay đổi ít nhất đến 2019. Bước 7 - Tham gia lễ nhập tịch. Sau khi trở thành công dân Na Uy, bạn được mời tham dự lễ nhập tịch nơi bạn sẽ chính thức trở thành công dân Na Uy. Dù nghi lễ này là tự nguyện, nhưng cũng là sự kiện đặc biệt đối với những công dân mới như bạn đấy. Nếu không tham gia lễ nhập tịch, bạn vẫn là công dân Na Uy.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/M%E1%BA%B7c-%C4%91%E1%BB%93-cho-d%C3%A1ng-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-b%C3%A9o
Cách để Mặc đồ cho dáng người béo
Học cách mặc đồ phù hợp với dáng người là một kỹ năng quan trọng mà mỗi người cần phát triển. Dù thừa cân cũng không sao, bạn vẫn có thể mặc đồ hợp với dáng người của mình. Hãy cùng học cách làm nổi bật các nét đẹp cơ thể và trở nên tự tin hơn với trang phục bạn mặc. Phương pháp 1 - Chọn trang phục phù hợp Bước 1 - Chọn thiết kế phù hợp. Bạn nên tránh mặc các loại trang phục có sọc ngang và quá nhiều họa tiết. Chúng sẽ thu hút sự chú ý vào thân hình mà hẳn là bạn không mong muốn. Nếu bạn muốn trông gầy hơn, trang phục đồng màu sẽ là một lựa chọn an toàn. Có một nguyên tắc vàng là màu đen thường khiến bạn trông gầy và tôn dáng hơn. Bạn cũng nên mặc tông màu tối vì các màu sáng thường khiến người khác chú ý và kém hiệu quả trong việc che khuyết điểm của cơ thể. Nếu chọn trang phục có họa tiết, bạn nên chọn các họa tiết đứng. Các đường kẻ sọc hoặc họa tiết đứng chạy dọc theo chiều dài cơ thể khiến bạn trông thon thả hơn chứ không bị ngấn lên như khi mặc họa tiết kẻ ngang. Bước 2 - Mặc áo ngực đúng kích cỡ. Các số liệu thống kê cho thấy có rất nhiều phụ nữ mặc sai cỡ áo ngực. Bạn hãy đến một cửa hàng thời trang, nhờ sự giúp đỡ chuyên nghiệp để chọn cho mình một chiếc áo ngực vừa vặn. Nhân viên cửa hàng sẽ giúp bạn xác định đúng cỡ áo ngực. Áo ngực quá nhỏ sẽ khiến bạn trông nặng nề, còn áo ngực quá lớn nhìn sẽ kém gọn gàng. Một chiếc áo ngực vừa vặn cũng có thể giúp bạn thấy bớt nặng nề hơn. Bước 3 - Mua đồ lót định hình. Mặc đồ lót định hình bên trong quần áo sẽ giúp cơ thể thon gọn, tôn lên các đường cong và tạo hình cho dáng bạn đẹp hơn, nhờ vậy mà trang phục bên ngoài của bạn cũng sẽ đẹp và tôn dáng hơn. Bước 4 - Chọn phụ kiện phù hợp. Một chiếc thắt lưng bản to (không nên chọn thắt lưng bản nhỏ) sẽ giúp bạn giấu bụng hiệu quả. Một đôi khuyên tai lấp lánh hay khăn buộc đầu độc đáo cũng sẽ khiến người khác chú ý thay vì tập trung vào thân hình của bạn. Bước 5 - Chọn giày tôn dáng. Nhìn chung, giày cao đến mắt cá chân hoặc có dây buộc ở cổ chân sẽ khiến chân bạn trông ngắn hơn và làm mất đi đường nét mượt mà của cơ thể. Thay vào đó, bạn nên chọn bốt cổ cao hoặc giày búp bê. Và tất nhiên, đôi chân bạn sẽ luôn trông rất tuyệt với giày cao gót. Phương pháp 2 - Khoe vóc dáng Bước 1 - Tránh mặc quần áo rộng và váy xòe. Mọi người thường có chung suy nghĩ là mặc quần áo rộng sẽ giấu được vóc dáng thiếu cân đối. Tuy nhiên, thực tế thì chúng lại càng làm nổi bật những khuyết điểm mà bạn muốn che đậy. Mặc quần áo quá rộng sẽ khiến người khác nghĩ ngay tới việc bạn đang cố trốn tránh sau bộ quần áo của mình, và hình ảnh của bạn sẽ chẳng có gì đặc biệt. Hơn nữa, chúng có thể còn khiến bạn trông mập hơn. Bước 2 - Chọn quần vừa vặn. Thật dễ để chúng ta nghĩ rằng mặc quần rộng dù sao nhìn cũng đẹp hơn quần chật (vì chẳng ai muốn bụng mình bị ép ra như một cái bánh nướng xốp cả!). Nhưng thực tế thì cả hai lựa chọn trên đều tệ như nhau. Quần quá rộng sẽ không tôn dáng và khiến bạn trông rất đồ sộ. Hãy chọn một chiếc quần bò thật vừa vặn- hoặc nếu không thể chọn quần mua sẵn, bạn có thể đi may một chiếc theo mẫu bạn sẵn có. Một chiếc quần vừa vặn sẽ mang lại hiệu quả không ngờ đấy. Thêm vào đó, bạn nên chọn phom quần ống loe. Phần ống hơi loe rộng của kiểu quần này sẽ giúp phần hông và đùi của bạn nhìn cân đối hơn. Bước 3 - Chọn chân váy. Chân váy bút chì ôm sát đường cong tự nhiên của cơ thể nên rất phù hợp với những bạn có vòng ba nở nang. Loại chân váy này ôm sát một cách hoàn hảo, và cũng giống như phom quần ống loe, chúng giúp phần hông/đùi của bạn nhìn cân đối hơn. Bước 4 - Mặc một chiếc váy chữ A hoặc váy "nữ thần"(váy thắt chân ngực). Những dáng váy này sẽ tạo điểm nhấn cho các đường cong trên cơ thể mà không làm lộ khuyết điểm ở vùng bụng, đùi hoặc mông. Phần chân váy hơi xòe một chút sẽ đẹp hơn các kiểu váy bó sát làm phô ra những đường nét không hoàn hảo. Bạn có thể chọn một chiếc váy đắp chéo (váy quấn) - kiểu váy phù hợp với hầu hết mọi dáng người. Bước 5 - Nhấn vào vùng eo. Dù gầy hay béo, bạn hãy cứ can đảm khoe vóc dáng của mình. Hãy chọn cho mình những trang phục nhấn vào vùng eo. Ngay cả những cô nàng mũm mĩm cũng có đường nét của vòng eo như chiếc đồng hồ cát, và điều quan trọng là bạn phải cho người khác thấy điều đó. Bạn nên mặc trang mục vừa vặn và tôn dáng thay vì cố tìm cách che giấu thân hình của mình. Đừng ngần ngại nhấn vào vòng eo bằng cách khéo léo sử dụng màu sắc và họa tiết phù hợp như sọc kẻ, hay một chiếc thắt lưng nổi bật. Phương pháp 3 - Mặc đồ cho nam Bước 1 - Chọn đồ vừa vặn. Nam giới có thân hình quá khổ thường có xu hướng cho rằng mặc đồ rộng sẽ giúp họ giấu đi thân hình của mình, nhưng thực tế không phải vậy. Quần áo vừa vặn sẽ đẹp (và thoải mái) hơn! Trang phục rộng thùng thình không chỉ luộm thuộm mà còn có phần kém hấp dẫn. Tương tự như vậy, quần áo quá chật sẽ càng khiến bạn lộ khuyết điểm thừa cân. Việc mặc đồ vừa vặn là rất quan trọng. Bước 2 - Tránh mặc quần áo dày. Quần áo càng dày, nhìn bạn càng đồ sộ. Chẳng hạn như áo len hay áo sơ mi dày sẽ khiến bạn trông béo hơn thực tế. Thêm vào đó thì chúng còn khiến bạn đổ nhiều mồ hôi hơn, đây cũng là một vấn đề phổ biến mà nam giới có thân hình quá cỡ thường gặp phải. Bước 3 - Tránh mặc trang phục thường ngày. Hầu hết các loại quần áo thường ngày cho nam, chẳng hạn như quần rộng (quần baggy) và áo phông mỏng, sẽ kém hấp dẫn trên những thân hình quá khổ. Thực tế thì một chiếc quần âu vừa vặn kết hợp với áo khoác blazer sẽ đẹp hơn là khi bạn mặc quần bò và áo phông. Hãy tân trang lại trang phục thường ngày của bạn một chút bằng cách tìm những bộ đồ hấp dẫn và thoải mái hơn. Bước 4 - Mặc trang phục đơn giản. Quần áo có quá nhiều họa tiết sẽ càng nhấn mạnh và khiến người khác chú ý đến thân hình của bạn. Hãy chọn mặc những trang phục đồng màu hoặc có họa tiết đơn giản. Chúng sẽ giúp cơ thể bạn thêm gọn gàng thay vì thu hút sự chú ý của người khác. Bước 5 - Duy trì tỷ lệ cơ thể. Bạn nên chọn trang phục sao cho không ảnh hưởng đến tỷ lệ cơ thể. Ví dụ, nếu có bụng to, bạn không nên mặc quần trễ cạp dưới rốn để tránh lộ bụng. Thay vào đó, hãy kéo cạp quần cao ngang rốn để giấu bụng và duy trì tỷ lệ cơ thể cân đối. Nếu không thể kéo quần cao tới mức đó, bạn hãy thử dùng dây đeo cạp quần thay cho thắt lưng. Chúng khá là phong cách, và vấn đề của bạn sẽ được giải quyết một cách êm đẹp!
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/T%E1%BA%A1o-%C4%90%E1%BB%99ng-l%E1%BB%B1c-Gi%E1%BA%A3m-c%C3%A2n
Cách để Tạo Động lực Giảm cân
Bạn đã tự hứa lần này phải thật sự quyết tâm, và bạn đã làm được điều đó khi chỉ ăn rau xà lách, chạy bộ và nhâm nhi chút ít thanh protein trong suốt ba ngày đầu. Thế rồi chỉ vài ngày tiếp theo bạn đã thấy mình đang ngồm ngoàm ăn các cây kem Wall's, quên đi lời hứa của mình. Chuyện gì đã xảy ra? Phải chăng bạn không có đủ động lực, có lẽ là vậy, nhưng đừng lo lắng. Nếu thật sự quyết tâm bạn có thể tránh được cách ăn kiêng "bữa có bữa không", và xây dựng cho mình thói quen ăn uống lành mạnh, ổn định. Phương pháp 1 - Tạo Động lực cho Bản thân Bước 1 - Đặt ra mục tiêu thiết thực. Giả sử bạn nói "Tôi muốn giảm 20kg trong vài tuần tới", đây là mục tiêu không thiết thực vì để tăng lên 20kg không hề dễ dàng, thì vì cớ gì mà khối lượng ấy có thể ra đi nhanh đến vậy. Bạn sẽ rất dễ nản lòng nếu đặt ra các đích đến quá khó để vươn tới. Hãy nhờ một chuyên gia y khoa tư vấn để biết mình nên đặt ra mục tiêu như thế nào là phù hợp trong vài tuần hay vài tháng. Bạn hãy nhớ không nên bắt chước người khác mà áp dụng chế độ ăn hay tập luyện của họ, vì điều đó còn phụ thuộc cân nặng hiện tại của bạn, tuổi tác, cường độ hoạt động, giới tính và v.v... Cân nhắc thuê một huấn luyện viên (sẽ nói thêm về vấn đề này sau). Khi cơ thể đã trở nên gọn gàng hơn, bạn nên tìm hiểu xem mình có thể hoạt động tới mức độ nào, vì có thể bạn đang băn khoăn không biết mục tiêu nào là thiết thực. Một huấn luyện viên giỏi có thể giúp bạn xây dựng kế hoạch để đạt tới tiềm năng vận động thể chất của mình. Nói chung, cân nặng giảm càng chậm thì khả năng bạn tăng cân trở lại cũng khó hơn. Việc giảm cân quá nhanh thường là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang trong tình trạng suy kiệt, khả năng trao đổi chất suy yếu dẫn đến cảm giác khó chịu, mệt mỏi, và thông thường bạn sẽ không thể vực dậy được. Nửa ký tương đương với 3,900 ca-lo. Do đó nếu bạn cắt giảm khoảng 600 ca-lo một ngày mà không cần tăng cường vận động thể chất thì giảm được nửa ký một tuần. Bước 2 - Tìm bạn đồng hành. Bạn nên tìm một người bạn để tận dụng sức mạnh đồng đội. Khi có một người để động viên mình, một người để bạn phải lý giải cho việc mình làm hay đơn giản là cùng bạn tập luyện, thì bạn càng có nhiều động lực hơn để tiếp tục chặng đường dài phía trước. Lý tưởng nhất là một người bạn có chung mục tiêu sức khỏe. Giả sử một người phụ nữ 45 tuổi đang cố giảm 20kg với một người bạn chỉ mới 21 tuổi cần giảm 5kg, đây chắc chắn không phải là cặp bài trùng. Internet có thể là nơi để tìm bạn đồng hành cùng giảm cân. Hiện tại có nhiều trang web về giảm cân để giúp bạn tìm ra những người cùng chí hướng, điều này đặc biệt hữu ích nếu trong số bạn bè không có ai phù hợp với bạn. Nếu muốn bạn cũng có thể âm thầm theo đuổi công việc của mình. Chọn bạn phù hợp với tính cách. Nếu bạn không ưa người đó, anh ấy hay cô ấy có thể biến quá trình rèn luyện thành một trải nghiệm khó chịu và bạn sẽ không còn động lực để tiếp tục. Tùy vào chế độ dinh dưỡng của bạn, người này có thể giúp bạn xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh hơn, tập luyện nhiều hơn, hoặc cả hai. Nếu có thể tìm một người bạn cùng đi chợ thì cũng tốt! Nói chung bạn nên kết thân với người có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ hơn trong suốt quá trình, không buộc bạn phải tranh đua mệt mỏi. Bước 3 - Tham gia vào tập thể. Cho dù bạn đã có ai đó để cùng mình luyện tập thì cũng nên cân nhắc tham gia vào một tập thể, chẳng hạn một nhóm có khoảng ba mươi thành viên và một huấn luyện viên. Tuy nhiên tập thể luôn cần có kinh phí hoạt động, họ sẽ điểm danh và chính vì vậy bạn cảm thấy có lỗi nếu nghỉ học. Có rất nhiều lớp học thể dục để bạn chọn lựa. Thật ra không có bất kì lớp học nào phù hợp cho mọi đối tượng, và hiện nay chúng ta đang có rất nhiều lựa chọn so với trước đây. Vì vậy bạn không nhất thiết phải chọn các phòng tập truyền thống, nếu thích bạn có thể đăng ký học cưỡi ngựa, đá banh, hay các lớp Thái cực quyền tại công viên gần nhà. Xác định cấp độ luyện tập phù hợp. Ví dụ, các lớp tập yoga có nhiều cấp độ khác nhau, dành cho người cao tuổi, vận động viên chuyên nghiệp, thanh niên mới lớn, bố mẹ có con nhỏ v.v... Học thêm một kỹ năng mới. Có vô vàn các kỹ năng đòi hỏi vận động cơ thể để bạn khám phá, mặc dù hoàn toàn ổn nếu bạn chỉ thích đi bộ nhưng cũng có những người thích học tập thêm các kỹ năng mới. Bạn có thể theo học lớp khiêu vũ, Karate, leo núi hay múa bụng. Bước 4 - Viết nhật ký tập luyện. Khi chịu khó viết ra những tiến triển của mình thì bạn có nhiều động lực hơn để tiếp tục phấn đấu. Bạn có thể chọn bất kì cách viết nào tùy thích, nhưng ở đây chúng tôi muốn liệt kê hai cách viết: Viết nhật ký tập luyện (và ăn uống). Trong cuốn sổ này bạn ghi ra những việc đã làm hằng ngày, lượng ca-lo đốt cháy, mức tiến bộ tới đâu, và đã ăn những gì. Nếu có bạn đồng hành bạn có thể cho họ xem danh sách này để tăng thêm trách nhiệm với bản thân. Viết nhật ký tập luyện trực tuyến. Cách viết này sẽ đưa mọi thông tin rèn luyện của bạn lên thế giới Internet, mọi người có thể tùy ý đọc điều bạn viết. Viết nhật ký mạng là một bước đi sáng tạo hơn, vì nó không chỉ bao gồm các yếu tố của một cuốn nhật ký thông thường mà còn thể hiện cảm xúc của bạn, những khó khăn đang gặp phải, và cả niềm vui khi đạt được sự tiến bộ nào đó. Nhưng bạn phải kiên trì viết nhật ký trong suốt quá trình! Bước 5 - Tìm huấn luyện viên. Bạn không có ai đó để rèn nắn mình vào khuôn khổ luyện tập, mà thay vào đó thường xuyên khuyến khích bạn đi uống cà phê? Vậy thì một huấn luyện viên có thể là lựa chọn tốt nhất cho bạn. Hãy tìm ai đó có tính cách ngược với bạn, làm bạn cảm thấy bực mình đến độ muốn giả ốm ở nhà. Nói chung, bất kì phòng tập nào cũng có huấn luyện viên cho bạn, hi vọng họ sẽ cho bạn tập thử miễn phí với vài huấn luyện viên trong buổi đầu tiên. Hãy tìm một người có uy tín và chỉ làm việc với những ai hiểu rõ con đường bạn đang theo đuổi, tôn trọng mục tiêu giảm cân của mình. Bước 6 - Đăng ký tham dự một sự kiện thể thao đặc biệt. Khi lập ra một ngày "tới hạn" cho việc tập luyện thì đó sẽ trở thành một đích đến rất cụ thể để bạn hướng tới. Nhưng bạn phải chắc là mình thích làm như vậy, và sự kiện đó phù hợp với khả năng thể chất của bạn. Dưới đây là một vài ví dụ: Tham gia vào phong trào chạy bộ để quyên góp tiền cho bệnh nhân ung thư. Thi chạy với quãng đường dài 5km. Luyện tập để đi lặn trong kỳ nghỉ mát. Luyện tập để có thể đi bộ vòng quanh một công viên lớn. Đánh bại đối thủ trong một trận đấu kiếm. Khiêu vũ trong lễ cưới của con trai. Có rất nhiều chương trình hay ứng dụng giúp bạn từ một người ít vận động có thể tham gia vào các cuộc chạy đường dài, bằng cách luân phiên giữa đi bộ và chạy. Bạn hoàn toàn có thể nghỉ lấy sức giữa các đoạn đường! Các trang web như Prismarun.com và Yeuchaybo.com có rất nhiều các giải chạy bộ hiện có tại Việt Nam. Vì vậy đừng viện cớ này nọ, bạn chỉ cẩn nhấp chuột là có thể đăng ký ngay! Bước 7 - Đừng so sánh bản thân với hình ảnh của mình trong quá khứ. Đừng treo các tấm ảnh khi bạn còn trẻ, thân hình còn mảnh dẻ và cường tráng, vì chúng có thể làm bạn mất hứng. Hãy nhớ cho dù bạn thực sự giảm cân thì cũng không thể trở thành như xưa. Thật vô lý nếu bạn so sánh mình ở tuổi 50 với lúc còn là thiếu nữ: vì tuổi thiếu niên thường có sự trao đổi chất mạnh mẽ, chưa sinh con và cũng không mắc nhiều bệnh tật, ngoài ra họ có nhiều thời gian để luyện tập. Thay vào đó bạn nên treo các tấm ảnh tạo động lực và hứng thú cho mình lúc luyện tập: Các tấm hình của bạn chụp gần đây nhưng nhìn khá gọn gàng. Trong hình bạn không nhất thiết phải trông thật mảnh mai, chỉ cần trông vui vẻ, giản dị, miễn sao bạn thấy tự hào về nó và làm bạn vui mỗi khi nhìn. Vì cảm giác hạnh phúc với hình ảnh của bản thân sẽ khiến bạn chăm lo hơn cho cơ thể. Ảnh về các nơi yêu thích để kích thích mình năng động hơn: Chẳng hạn ảnh của một hòn đảo nhiệt đới nơi bạn muốn tới bơi thuyền, một bãi biển đẹp hay hình ảnh mình đang đứng tại đích đến trong một cuộc đua. Ảnh của bạn bè, gia đình và những người yêu thương. Bạn chăm sóc bản thân mình cũng đồng nghĩa bạn đang chăm sóc những người thân xung quanh. Các câu trích dẫn dễ tạo cảm hứng. Hãy tìm các câu nói có thể khuyến khích bạn tiến về phía trước, có thể lấy trong kinh thánh, phim ảnh, hay những đoạn văn trong lưu bút do bạn học viết. Bước 8 - Bỏ đi các bộ quần áo không còn mặc vừa. Có một số người sai lầm khi cố gắng ăn kiêng để có thể mặc vừa một bộ đồ nào đó (thường là chiếc váy hay quần dài), do đó họ dễ mất động lực khi cứ thử đi thử lại mà vẫn không vừa. Ngoài ra, thay vì chọn các loại quần áo để làm mình đẹp hơn, một vài người lại dựa vào thứ trang phục nào đó để xem cơ thể mình có đẹp hay không, điều này càng khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn. Cảm giác tệ hại về bản thân chỉ làm thui chột ý chí chăm sóc cơ thể. Người ta thường có ý tưởng là nếu bạn thường xuyên cảm thấy chật chội, ngứa ngáy hay khó chịu với bộ quần áo đang mặc thì đó sẽ là cách nhắc nhở bạn phải kiên trì ăn kiêng. Nhưng cảm giác khó chịu thường không thể tạo ra hứng thú, cuối cùng làm bạn cảm thấy mình thật đáng thương, xấu hổ, và càng mặc cảm về sự thừa cân của mình. Cảm giác khổ sở đó lại có khuynh hướng làm bạn ăn nhiều hơn, đồng thời chẳng buồn tập thể dục. Quần áo lẽ ra phải là nguồn tạo cảm hứng nhưng cách làm này lại biến nó thành nỗi thất vọng cho bạn. Ngoài ra còn có ý kiến cho rằng nên chọn một kích cỡ quần áo nào đó làm mục tiêu giảm cân. Tuy nhiên, kích cỡ quần áo không thể hiện một tiêu chuẩn cụ thể nào để bạn nên theo đuổi (đặc biệt đối với phụ nữ). Chỉ cần một nhát cắt là bạn có thể làm bộ quần áo vừa vặn và trông đẹp hơn. Váy có kích cỡ nhỏ như size S dành cho học sinh cấp ba hầu như không thể là mục tiêu thiết thực cho một phụ nữ đã ngoài 40 tuổi. Bạn nên có sự "khởi đầu mới" với cách lựa chọn trang phục. "Hãy từ bỏ các bộ đồ không còn vừa vặn hay tôn lên nét đẹp của bạn" và mua "vài" bộ khác có thể làm bạn "bây giờ" trông đẹp hơn. Nhờ vậy bạn sẽ cảm thấy tốt hơn về cơ thể mình trên con đường giảm cân, giúp bạn tập trung hơn vào hiện tại mà không quá lo xa. Những chiếc "quần rộng" là trường hợp ngoại lệ. Treo chiếc quần rộng trên cửa là lời nhắc nhở bạn đã tiến bộ tới đâu, nhưng phải chắc chắn điều này không làm bạn phiền lòng. Đối với một số người, chiếc quần rộng sẽ khiến họ nhớ tới thành tựu của mình, trong khi đó với người khác nó có thể là quá khứ cần lãng quên. Nếu thấy khó chịu bạn nên quẳng cái "quần rộng" ấy đi. Bước 9 - Cho gia đình, bạn bè biết về kế hoạch của bạn. Một yếu tố quan trọng trong kế hoạch giảm cân là làm mình trở nên có trách nhiệm với người khác. Thông thường, bạn có thể đưa ra những quyết định sáng suốt hơn khi biết những việc mình làm sẽ được thông báo cho người khác biết. Chính những người ở gần với bạn là người có thể khuyến khích và giúp đỡ bạn trên suốt chặng đường. Tuy nhiên, bạn không nhất thiết phải thất vọng khi bị họ phê bình. Có những người bạn không nên để họ can dự vào kế hoạch giảm cân của mình. Hoàn toàn ỔN nếu bạn cho phép những người mình thích tham gia vào kế hoạch giảm cân, nhưng cũng có người không biết đưa ra lời khuyên mang tính xây dựng, họ quá chỉ trích. Bạn nên giữ bí mật kế hoạch giảm cân với những người như vậy. Bạn chỉ nên cho một số ít người đã chọn lọc biết về kế hoạch đó. Ví dụ, khi bạn viết nhật ký mạng bằng cách tải lên Facebook những thứ mình ăn và các bài thể dục đã tập trong ngày. Nhưng liệu có phải tất cả những người trong danh sách bạn bè đều muốn biết về những gì bạn ăn? Bạn có thật sự muốn các đồng nghiệp biết mình cân nặng bao nhiêu? Và giả sử nếu hôm nay bạn nghỉ lớp khiêu vũ thì liệu em gái bạn có nói những lời khó nghe thay vì động viên bạn? Do đó tốt hơn hết bạn chỉ nên viết ra một danh sách chọn lọc. Cho người khác biết cũng là cách để họ lập kế hoạch theo chương trình giảm cân của bạn. Ví dụ, nếu bạn đang trong kế hoạch ăn kiêng và luyện tập thì bạn có thể đề nghị cuối tuần đi dạo trên bờ biển, nhưng không ghé tiệm bán kem. Bước 10 - Tìm đọc sách, nhật ký mạng và các câu chuyện về sự thành công. Khi biết được cũng có hàng trăm người khác đã trải qua tình trạng như mình sẽ khiến bạn có động lực hơn rất nhiều. Ngoài ra cũng có các câu chuyện rất cảm động nên đọc, và bạn cần thấy họ đã thành công như thế nào. Có rất nhiều trang web để bạn tìm đọc những câu chuyện như vậy. Bạn có thể vào các trang AuthenticallyEmmie.com, Canyoustayfordinner.com, và bloggingrunner.com để đọc các câu chuyện thành công về giảm cân. Đặc biệt nếu bạn không có nhiều hình mẫu lý tưởng để noi theo thì cách tốt nhất là nghe chuyện của những người khác. Họ không chỉ làm tăng động lực mà còn là nguồn cảm hứng để bạn tiếp tục. Bước 11 - Quy định hệ thống khen thưởng. Con người đã tiến hóa đến độ "chúng ta" có thể tự rèn luyện "bản thân", nhưng vẫn chưa tiến hóa đến độ chống lại được mọi sự cám dỗ. Hãy xây dựng hệ thống khen thưởng để đặt bộ não vào vòng kiểm soát. Lập hệ thống chấm điểm. Đối với mỗi quyết định sáng suốt (như về ăn uống hay tập luyện), bạn nhận được một điểm. Khi đạt được 100 điểm, bạn hãy thưởng cho mình thứ gì đó thật tuyệt vời (như đi mát xa hay mua sắm). Nhưng đừng bao giờ thưởng cho mình các phần thưởng không lành mạnh như đi ăn gà rán Kentucky, hay ăn các loại thức ăn chứa nhiều đường hơn. Vì như vậy sẽ làm uổng phí công sức bạn đã cố gắng. Bỏ tiền vào heo mỗi khi có sự tiến bộ. Mỗi khi có một ngày thực hiện theo đúng kế hoạch, bạn sẽ bỏ một ít tiền vào heo, số tiền đó sẽ dùng để mua phần thưởng cho mình. Không chỉ thưởng cho mình khi đã đạt mục tiêu! Hãy đặt ra hạn mức về số kilômét, lượng ca-lo hay cân nặng đã cắt giảm, hay số ngày bạn đã nghiêm túc thực hiện chế độ rèn luyện. Hãy thưởng cho mình một cách đều đặn để bạn còn chú ý tới chúng. Bước 12 - Quy định hệ thống trừng phạt. Cách này sẽ khiến bạn có động lực hơn mặc dù hơi khó chịu. Ví dụ, nếu bạn không thể đạt được một mục tiêu nào đó thì phải ủng hộ tiền cho các hoạt động mà bạn không thích, cho tiền ai đó trong gia đình hay phạt mình làm việc nhà. Hãy đưa một ít tiền cho bạn mình giữ (nếu bạn không chắc mình có thể giữ lời hứa). Cho họ biết nếu bạn không thể đạt được mục tiêu thì họ phải lấy tiền đó ủng hộ cho một tổ chức mà bạn không tin tưởng. Dĩ nhiên họ rất sẵn lòng làm công việc đơn giản này! Bước 13 - Dành thời gian suy nghĩ tích cực. Nếu lúc nào bạn cũng chỉ nghĩ tới việc "Mình quá mập, sẽ chẳng bao giờ khá hơn được", thì khả năng là bạn sẽ sống một cuộc đời an phận. Khi có suy nghĩ tích cực thì bạn dễ tin hơn vào ý tưởng đạt được một điều gì đó khó khăn, đơn giản vì bạn luôn cảm thấy lạc quan. Bạn biết mình có thể làm được và thực sự là vậy. Nếu việc suy nghĩ tích cực là quá khó đối với bạn (điều này hoàn toàn bình thường), bạn nên dành vài phút mỗi ngày để tập trung thay đổi cách suy nghĩ của mình. Mỗi khi suy nghĩ tiêu cực trỗi dậy, bạn nên dừng để bắt đầu lại. Bạn thích điểm gì ở mình? Những người khác thích gì ở bạn? Bạn giỏi chuyện gì? Theo thời gian suy nghĩ của bạn sẽ lạc quan hơn, cũng giống như mọi thứ khi được rèn luyện. Phương pháp 2 - Tạo Động lực để Ăn kiêng và Tập luyện Bước 1 - Giữ nhịp độ phù hợp. Bạn nên khởi đầu một cách nhẹ nhàng, đừng ép mình vào khuôn khổ nghiêm ngặt quá sớm. Điều này đặc biệt cần thiết nếu bạn vốn ít vận động trong thời gian trước đây, hoặc bạn đã có tuổi. Tập luyện cường độ nặng quá sớm có thể làm tổn hại cơ thể, bị trấn thương và làm hỏng chương trình luyện tập. Bạn chỉ nên làm việc trong khả năng để cơ thể bắt kịp nhịp độ. Nếu đã lâu không tập thể dục thì nên bắt đầu nhẹ nhàng. Hãy dành một tuần để thăm dò sức khỏe của mình. Một khi đã xác định được việc nào là dễ, việc nào là khó, bạn nên bắt đầu luyện tập tăng dần theo mức đã tìm hiểu. Bạn chỉ nên tăng 10% mỗi lần để tránh gây trấn thương. Bước 2 - Tạo sự mới mẻ và niềm vui trong tập luyện. Giả sử bạn đã ba lần chạy quãng đường dài 5km trong suốt một tuần nhưng vẫn chưa thể giảm năm cân còn lại, có thể bạn sẽ chán với cách tập luyện như vậy. Hãy đan xen tập luyện với các phương pháp khác, tham gia một lớp thể dục bạn thích, hay đặt ra mục tiêu tập luyện mới. Cách tốt nhất để giảm cân là tập các bài làm tăng nhịp tim "và" nâng tạ. Nếu bạn chỉ tập một trong hai phương pháp này thì sẽ không ổn. Nếu không thích phương pháp nào đó thì đừng nên tập. Chạy bộ là bài tập rất tuyệt nhưng nếu không thích thì bạn đừng chạy. Bạn chỉ có thể kiên trì luyện tập khi bạn thích nó, do đó hãy đầu tư thời gian và công sức vào hoạt động nào đó làm bạn hứng thú, và nó sẽ trở thành sở thích theo bạn cả đời. Thay đổi thói quen luyện tập theo chu kỳ! Cứ sau vài tháng nên thay đổi thói quen tập luyện để tránh nhàm chán, ngăn ngừa trấn thương do thường xuyên sử dụng một bộ phận nào đó. Có thể xây dựng chương trình luyện tập theo mùa. Lý tưởng nhất là chạy bộ vào mùa thu, nhưng không nên chạy vào mùa đông khi thời tiết lạnh. Bước 3 - Thay đổi cách nói về chế độ ăn của mình. Hãy nói với bản thân và những người khác rằng bạn "không" ăn những loại thức ăn nào đó, thay vì nói mình "không thể" ăn, cách nói này có thể giúp bạn thực hiện quyết tâm của mình cao hơn . Tương tự, bạn luôn xem việc luyện tập là một thói quen hằng ngày, đừng coi đó là nghĩa vụ phải làm. Bước 4 - Đếm lượng ca-lo/kilômét/bước đi. Nếu mục tiêu của bạn chỉ là giảm cân thì sẽ rất khó thấy ngay kết quả, vì vậy hãy nhìn vào các con số mà bạn tích lũy hằng ngày. Chỉ sau một tuần đi bộ bạn đã cày được hàng chục ngàn bước chân, con số đó quả thật rất ấn tượng! Đây chính là lúc bạn thấy được lợi ích của việc viết nhật ký. Khi viết ra những con số đó bạn sẽ cảm thấy mình bị rượt đuổi, mong muốn thấy các con số tăng thật nhanh. Bạn có thể tưởng tượng tuần này mình đã chạy được 24 km, cắt giảm 4,500 ca-lo và chạy 30,000 bước chân? Bạn không biết cách đếm bước chân? Thật đơn giản: Chỉ cần mua máy đếm bước chân. Bước 5 - Chỉ giới hạn ăn uống chứ không loại bỏ hoàn toàn. Khi tới siêu thị đi chợ mà bạn hoàn toàn không đoái hoài tới các quầy bán kem thì chẳng bao lâu nữa bạn sẽ gặp vấn đề. Ngày đó sẽ tới khi bạn quyết định quên đi lời hứa, từ bỏ các bài tập giảm cân và kết bạn mãi mãi với các món bánh ưa thích của mình. Để cái ngày xa xôi ấy không xuất hiện, tốt nhất bạn nên dành cho bản thân một ít không gian để thở. Đừng bao giờ nói với mình rằng "Tôi không thể ăn món ấy, tôi đang ăn kiêng", vì như vậy chỉ làm bạn cảm thấy mình bị ngược đãi. Thay vào đó bạn nên ăn 1/4 lượng thức ăn thông thường, nhưng ăn chậm, vừa ăn vừa uống nước. Uống nước nhiều hơn và ăn chậm lại tự nhiên sẽ làm giảm bớt cảm giác ngon miệng. Màu xanh da trời thường là yếu tố làm giảm ngon miệng. Vì vậy nếu bạn muốn đánh lừa mình thì hãy đặt thức ăn lên trên đĩa màu xanh. Bước 6 - Không suy nghĩ tiêu cực. Khi nói tới vấn đề giảm cân nhiều người rất dễ trở nên căng thẳng, vì quá trình này không bao giờ diễn ra nhanh chóng như mong đợi. Bạn thường cảm thấy như mình đã đầu tư 120% sức lực trong suốt hai tuần, nhưng rồi chỉ giảm được 200 gram. Chúng ta đã cố gắng rất nhiều nhưng chẳng giảm được bao nhiêu, và từ đó suy nghĩ bi quan xuất hiện. Nhưng đừng bao giờ đầu hàng! Đó chính là cách suy nghĩ làm bạn mất đi động lực. Điều bạn cần quan tâm chính là sự tiến bộ của mình. Cuốn nhật ký bạn vẫn hay viết ở đâu, sao bạn không lấy ra xem? Hãy nhớ đó là bằng chứng bạn đang đi đúng hướng, do đó hãy thường xuyên mở ra xem các con số. Bây giờ không phải là lúc bạn phải lo lắng, mà cần đưa ra những quyết định đúng đắn. Bước 7 - Đừng biện hộ cho bản thân. Nhiều người trong chúng ta thường lấy cớ "Tôi không có thời gian" hay "Tập thể dục thật chán ngắt!". Vâng, có một tin nóng sốt là: Luyện tập cường độ cao ngắt quãng có thể chỉ cần thực hiện trong vài phút nhưng đốt cháy hàng tấn ca-lo, và tất cả những cái cớ đó đều đã bị đánh bại. Để thực hiện phương pháp này, tất cả những gì bạn cần làm là tập luyện theo từng đợt với cường độ cao, xen kẽ là các khoảng thời gian nghỉ ngơi. Và khi nói bạn đang đốt ca-lo chỉ là một cách nói giảm, vì thực sự là chúng đang biến mất theo từng hơi thở. Bạn có thể áp dụng vào bất kì bài tập nào, nhưng ví dụ đơn giản nhất chính là chạy trên chiếc máy chạy bộ tại nhà. Bắt đầu đi bộ trong vài phút, sau đó tăng nhanh lên 90% nhịp tim tối đa trong suốt 30 giây, rồi lại giảm xuống tốc độ đi bộ trong một phút. Tiếp đó bạn lại tăng lên tốc độ thật nhanh trong 30 giây. Tập như vậy từ 8-10 lần. Sau đó bạn làm gì nữa? "Công việc của bạn đã xong!". Hãy nhờ bác sĩ tư vấn về chế độ luyện tập này nếu bạn có bất kì mối lo nào về sức khỏe, vì luyện tập cường độ cao ngắt quãng không có lợi cho tim. Bước 8 - Mua một số trang phục thể thao. Khi chuẩn bị tập chạy bộ, tới phòng tập hay tham gia một lớp kỹ năng nào đó, bạn nên mua các trang phục mới để tạo cảm giác hưng phấn. Bạn có thể mua đôi giày tennis, tai nghe nhạc hay bộ đồ thể thao mới. Chuẩn bị bất cứ thứ gì để việc luyện tập thêm màu sắc. Phương pháp 3 - Để Thói quen Tập luyện Phát huy Hiệu quả Bước 1 - Khen thưởng bản thân. Bạn còn nhớ hệ thống khen thưởng chúng ta đã nói ở phần trước? Vâng, bạn hãy nhớ áp dụng nó và áp dụng thường xuyên trong quá trình luyện tập. Chẳng ai nói bạn chỉ được khen thưởng mình khi đã đạt mục tiêu cuối cùng, vì vậy hãy lập nên các phần thưởng ngắn hạn. Giữ tâm trí lành mạnh bằng sự nhân nhượng. Đôi khi bạn có thể tự thưởng cho mình các món ăn. Nếu không như vậy, có thể bạn cảm thấy thứ duy nhất mình muốn trên đời là cây kem Wall's hay bịch khoai tây chiên. Do đó khi đạt tới một cột mốc nhất định bạn nên chiều chuộng bản thân một chút, nhưng đừng biến nó thành phần thưởng hằng ngày. Bước 2 - Thư giãn. Giờ đây cơ thể của bạn đã hoạt bát hơn trước nên hãy dành nhiều thời gian để thư giãn. Mỗi ngày bạn nên nghỉ ngơi nhiều hơn, chẳng hạn tắm lâu hơn hay ngủ nhiều hơn. Bạn xứng đáng được như vậy. Bước 3 - Chụp ảnh. Khi bạn đang khó khăn gượng ngồi dậy để tiếp tục luyện tập, hạy chụp lại khoảnh khắc đó để nhắc nhở mình về công việc đã làm. Hãy chụp ảnh của mình vào ngày đầu tiên và đều đặn những tuần sau đó. Cơ thể của bạn đang thay đổi ra sao? Một khi đã tiến bộ thấy rõ, có thể bạn sẽ muốn treo các tấm ảnh đó trong phòng tập hay quanh ngôi nhà của mình. Chúng làm bạn cảm thấy như mình mới đã làm được tất cả những công việc đó, vậy làm sao có thể từ bỏ bây giờ được? Bước 4 - Luyện tập thêm một thói quen lành mạnh mới. Cũng giống như khi bạn tìm cách đan xen các phương pháp luyện tập, một khi đã làm quen với lối sống lành mạnh bạn nên tập thêm cho mình một thói quen mới. Hãy thử một tuần không ăn thịt, uống vitamin hay chọn một sở thích vui chơi ngoài trời. Con người mới của bạn thích làm những gì? Nếu bạn chưa có sở thích nào thì hãy chọn nấu ăn. Đó là công việc thú vị nhất để kiểm soát những gì bạn đưa vào dạ dày. Nấu ăn không chỉ tăng cường chất lượng cuộc sống của người thân và bạn bè, mà còn giúp bạn có thêm một kỹ năng mới và có thể trực tiếp tạo ra các món ăn chất lượng cho mình. Bước 5 - Hãy đứng dậy ngay khi vấp ngã. Điều này cần ghi ở đầu trang giấy, vì chắc chắn bạn "sẽ gặp những trở ngại". "Mọi người" đều có những lúc gục ngã nên bạn sẽ không phải là trường hợp ngoại lệ, điều quan trọng là phải biết đứng dậy tiếp tục. Nếu bạn đã nghỉ một ngày thì sẽ càng khó khăn quay trở lại luyện tập nếu nghỉ luôn ngày tiếp theo. Rất khó để bạn quay trở lại trạng thái đã đạt được nếu ngừng luyện tập một thời gian. Chỉ cần nghỉ một tuần không tập cơ thể của bạn sẽ thụt lùi về thời điểm "hai tuần" trước đó. Hãy nhớ kỹ điều này khi bạn có ý định ngủ nướng vào một ngày nào đó. Chỉ cần vài ngày ngủ nướng cũng có sức ảnh hưởng lan tỏa rất lớn! Bước 6 - Giữ nhật ký về sự thành công. Viết nhật ký đòi hỏi phải tốn nhiều công sức đúng không? Nhật ký không phải nhất thiết là các trang sách mà có thể là một phần nào đó của nhật ký mạng. Nói chung bất kể bạn đang viết ở đâu thì cũng phải dành một phần để nói về những thành tựu tuyệt vời mình đã làm. Thêm các dòng viết tích cực có thể làm bạn cảm thấy phấn khởi hơn. Giả sử hôm nay bạn không có một ngày luyện tập thành công nhưng hãy tìm những điểm tốt khác. Bạn đã vượt qua được những cám dỗ nào mà trước đây không thể? Hãy nghĩ về những việc không làm bên cạnh những việc đã làm. Bước 7 - Tìm một hay hai bài hát nền khi luyện tập. Các vận động viên chuyên nghiệp thường nghe bản nhạc yêu thích khi tập, vậy tại sao bạn không kiếm một bản nhạc cho mình? Ai cũng cần một thứ gì đó để có thể nhập cuộc tốt hơn, vậy bạn thích nghe loại nhạc nào? Hãy tìm khoảng 15 bài hát yêu thích để nghe khi tập luyện. Sau đó lập thành danh sách yêu thích để tăng thêm sức mạnh tinh thần khi nghe, toàn bộ buổi tập sẽ trải qua một cách nhẹ nhàng. Bước 8 - Đem tặng quần áo "rộng" cho từ thiện. Đây là lúc bạn đã thành công! Ngôi nhà của bạn không có chỗ cho quần áo rộng vì chúng không còn tác dụng gì nữa, mục tiêu giảm cân đã được chinh phục. Hãy tặng tất cả cho một tổ chức từ thiện, không chút nuối tiếc. Xin chúc mừng bạn! Bạn có thể hiến tặng quần áo cho người khác, vậy bạn có thể cho đi thời gian và kinh nghiệm của mình không? Chắc hẳn bạn cũng phải biết cả chục người khác cũng đang gặp những khó khăn giống như mình trước đây. Vậy bạn nên giúp họ bằng cách nào?
{ "is_expert": false, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/H%E1%BB%8Dc-c%C3%A1ch-ch%E1%BA%A5p-nh%E1%BA%ADn-chi%E1%BA%BFc-m%C5%A9i-c%E1%BB%A7a-m%C3%ACnh
Cách để Học cách chấp nhận chiếc mũi của mình
Mũi của bạn không cân đối, điều này có thể khiến bạn cho rằng nó là một trở ngại khiến bạn không thể hạnh phúc và thành công trong cuộc sống. Việc chú ý đến bản thân là 1 điều hoàn toàn bình thường, nhưng suy nghĩ này không phản ánh được những gì người khác cho là quan trọng và đáng quý nhất ở bạn. Hơn nữa, bạn vẫn có thể hạnh phúc và trở nên thu hút với một chiếc mũi không hoàn hảo. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết cách chấp nhận chiếc mũi của mình và trân trọng nét đẹp vốn có của bản thân. Phương pháp 1 - Xác định bạn cảm thấy thế nào về chiếc mũi của mình Bước 1 - Xác định lý do tại sao bạn lại quan tâm đến mũi. Mọi người thường có xu hướng bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh và quan điểm của người khác. Có thể có ai đó đã nhận xét không tốt về chiếc mũi của bạn, hoặc bạn đột nhiên nhận ra một thiếu sót về nó khiến bạn bận tâm. Hoặc là bạn đang chú ý đến mũi của người khác, như mũi của bạn bè hoặc là một siêu mẫu nổi tiếng. Viết ra suy nghĩ về chiếc mũi của bạn. Hãy tự hỏi bản thân xem bạn không thích gì ở nó. Nó quá dài, quá to, quá nhỏ, quá góc cạnh hay là quá tròn? Điều này sẽ giúp bạn nhận ra bạn đang đánh giá thế nào về bản thân mình. Bước 2 - Tìm ra ai hoặc cái gì đã làm ảnh hưởng đến suy nghĩ của bạn. Thông thường mọi người có thể nói những điều không hay về bạn, thậm chí kể cả những người thân thiết với bạn như bạn bè hay gia đình. Một trong những bước đầu tiên để chống lại những hình ảnh tiêu cực về bản thân là tìm ra người nói những điều không hay với bạn. Bởi vì đó có lẽ là người mà bạn tin tưởng và ghi nhớ lời của họ vào trong lòng. Xem xét phạm vi ảnh hưởng của những kỳ vọng và tiêu chuẩn của xã hội về một chiếc mũi hoàn hảo có thể tác động tới bạn. Cũng có thể bạn có ấn tượng mạnh về những chiếc mũi trên tạp chí, trên mạng hay trên TV. Bước 3 - Nghĩ về những tình huống ngoài xã hội nơi bạn có thể cảm thấy thoải mái với chiếc mũi của mình. Có thể là khi ở bên bạn bè hay bố mẹ. Hoặc khi bạn đang tham gia những hoạt động hay môn thể thao ưa thích, vì lúc đó bạn hoàn toàn không hề để ý đến mũi của mình. Bạn có thể cảm thấy thoải mái khi ở bên những người nhất định bởi vì bạn biết họ chấp nhận và yêu thương bạn, và cả chiếc mũi của bạn. Họ biết tất cả những khía cạnh tốt đẹp ở bạn. Hãy luôn nhớ tới điều này khi bạn bước ra ngoài xã hội. Luôn có những người chấp nhận bạn, chấp nhận con người bạn và vẻ ngoài của bạn. Bước 4 - Biết được thời điểm mà bạn có những suy nghĩ tiêu cực về ngoại hình của mình. Thông thường, suy nghĩ tiêu cực xuất phát từ việc tưởng tượng ra những viễn cảnh tồi tệ hoặc đen tối nhất. Chỉ để ý đến chiếc mũi của mình và biến nó trở thành tâm điểm của cuộc sống là một hành động tiêu cực. Có rất nhiều thứ khác tạo nên con người bạn. Chẳng hạn, suy nghĩ tiêu cực có thể là khi bạn cảm thấy bạn cần phải trang điểm thật kỹ để giấu đi chiếc mũi của mình trước khi ra ngoài. Thực tế thì, mọi người thường không để ý đến chiếc mũi của bạn chút nào. Phương pháp 2 - Nâng cao sự tự tin Bước 1 - Nhận ra rằng mũi sẽ thay đổi theo thời gian. Mũi của một người sẽ thay đổi hình dạng theo thời gian. Khi một người già đi sống mũi của họ cũng yếu đi, và mũi bắt đầu sụp xuống. Mũi có thể trông dài hơn hay to hơn một chút khi một người già đi. Cho dù hiện tại bạn có nghĩ rằng mũi của mình trông như thế nào, nó vẫn sẽ tiếp tục thay đổi, cũng như toàn bộ những bộ phận khác của cơ thể bạn. Bước 2 - Thử một bài tập về nhận thức niềm tin. Bài tập này sẽ giúp nhắc nhở chúng ta về những thứ chúng ta nghĩ là quan trọng nhất ở một người. Khi được hỏi thích gì nhất ở bản thân, chúng ta thường kể ra những đặc điểm về tính cách hơn là những đặc điểm về ngoại hình. Điều này cho chúng ta thấy rằng tính cách và tài năng quan trọng hơn ngoại hình. Ngoài ra nó cũng nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta có quyền tự xem xét bản thân theo cách nhìn của riêng mình, chứ không phải là theo các tiêu chuẩn của xã hội. Liệt kê ba đặc điểm ngoại hình bạn yêu thích. Bạn có thể tự tập cho bản thân cách suy nghĩ tích cực hơn về cơ thể của mình. Điều này sẽ giúp bạn chấp nhận chiếc mũi của mình và nhìn ra được vẻ đẹp của nó. Hãy liệt kê ra ba đặc điểm về ngoại hình bạn yêu thích. Chẳng hạn, bạn có thể nói, “Tôi thích đôi mắt của mình, lông mi tôi rất dài và ngón chân của tôi rất đẹp.” Liệt kê những nét tính cách của bản thân mà bạn yêu thích. Bạn có thể nói: “Tôi làm việc rất chăm chỉ, tôi là một người bạn tốt, và tôi rất hài hước.” Đặt hai danh sách đó cạnh nhau và sắp xếp chúng theo mức độ quan trọng. Hãy đặt một câu với mỗi đặc điểm đó. Hầu hết mọi người tham gia bài tập này có xu hướng xếp những đặc điểm về tính cách cao hơn đặc điểm về ngoại hình. Bước 3 - Tăng sự tự tin về vẻ đẹp của bản thân. Viết ra một vài đặc điểm ngoại hình bạn ưa thích một lần nữa. Nếu bạn không nghĩ ra được các ví dụ, hãy nghĩ về những điểm mà ít khiến bạn bận tâm nhất. Đặt một câu mang nghĩa tích cực với mỗi đặc điểm đó. Ví dụ, bạn có thể nói “Tôi thích đôi mắt nâu của mình, chúng lấp lánh dưới ánh đèn.” Sử dụng thông tin mà bạn đã chọn ra được để thay đổi từng chút một cách bạn chăm sóc bản thân. Nếu bạn nghĩ rằng đôi mắt là một đặc điểm ngoại hình đẹp ở bạn, hãy thử mặc quần áo làm nổi bật màu mắt. Chú tâm vào trang điểm đôi mắt của bạn. Bước 4 - Ngừng việc tự chỉ trích. Khi bạn đã xác định được nguồn gốc của những suy nghĩ tiêu cực, hãy bắt tay vào thay đổi suy nghĩ và nhận thức của bản thân về cơ thể mình. Bạn có thể nhận ra mình đang nhận xét tiêu cực về bản thân. Những lúc như vậy, hãy ghi lại những nhận xét đó. Tự hỏi bản thân những câu hỏi dưới đây: Đó có phải là một nhận xét tốt không? Mình có thể nói với một người bạn như vậy không? Nó có khiến mình cảm thấy dễ chịu không? Bước 5 - Thay thế suy nghĩ tiêu cực bằng suy nghĩ tích cực. Sau khi bạn nhận biết được bạn đang chỉ trích chính mình, hãy ngăn bản thân lại. Thay thế những suy nghĩ đó bằng những thứ tích cực. Chẳng hạn, bạn có thể nghĩ, “Mũi của tôi nom như thể chiếm toàn bộ khuôn mặt.” Tự ngăn bản thân lại và suy nghĩ tích cực: “Mũi của tôi đặc biệt. Bất cứ chiếc mũi nào khác thay vào mặt của tôi trông sẽ rất kỳ cục. Tôi rất xinh đẹp” Bước 6 - Hiểu rằng vẻ đẹp được xây dựng nên bởi xã hội. Những nền văn hóa khác nhau chứa đựng những tiêu chuẩn và quan điểm về cái đẹp khác nhau. Trong khi một nền văn hóa thích những chiếc mũi nhỏ và cao, một nền văn hóa khác có thể sẽ thích những chiếc mũi to. Vẻ đẹp là những giá trị được dựng nên bởi những nền văn hóa riêng biệt. Chẳng hạn, một vài nền văn hóa có lịch sử coi trọng việc bấm khuyên ở mũi và những vật dụng trang trí khác làm nổi bật chiếc mũi. Phương pháp 3 - Tương tác với người khác Bước 1 - Hãy lờ đi nếu ai đó trêu chọc bạn. Nhiều người trở nên ngại ngùng về chiếc mũi của mình chỉ khi có ai đó trêu chọc về nó. Hãy làm theo các bước dưới đây để lờ đi sự trêu chọc: Bình thản: Đừng thể hiện bất cứ phản ứng nào với trò trêu chọc. Hãy giữ biểu cảm thờ ơ trên khuôn mặt và đừng để cơ thể bộc lộ sự bực tức. Im lặng: Đừng đáp lại, đặc biệt là những lời hung hãn. Tránh xa: Hãy rời khỏi nơi đó. Điều này có thể là rời đi về mặt vật chất, bằng việc đi ra khỏi cửa, hay về mặt tinh thần, bằng việc quay đi và chú tâm vào hoạt động khác. Bước 2 - Hướng sự chú ý vào người khác. Lo lắng về việc mũi của bạn trông như thế nào sẽ rất tốn năng lượng. Mọi người sẽ thích bạn cho dù mũi của bạn có thế nào nếu bạn lắng nghe họ. Một cách để chắc chắn được rằng người đó không chú ý đến mũi của bạn đó là hướng cuộc nói chuyện về phía anh ấy hay cô ấy. Mọi người đều tự hào về một thứ gì đó, chẳng hạn như sự nghiệp, gia đình, tôn giáo hay niềm tin. Nếu bạn đang lo lắng rằng người đó sẽ để ý đến chiếc mũi của bạn, hãy lắng nghe thật kỹ để biết được người đó tự hào về điều gì.. Khi bạn xác định được thứ họ tự hào, hãy khen ngợi họ về chúng. Nếu có thể, hãy biến nó thành một câu đùa thân thiện. Tập trung vào người khác có thể rất khó khăn. Luyện tập được điều này sẽ giúp bạn không chú tâm vào mũi của mình trong những tình huống xã hội, cũng như giúp bạn cảm thấy tích cực và dễ mến hơn. Phương pháp 4 - Tìm kiếm sự ủng hộ Bước 1 - Hãy tìm ra những mẫu người lý tưởng với chiếc mũi đặc biệt. Mũi của bạn sẽ không tạo nên hay phá hỏng sự thành công trong cuộc sống của bạn, nhưng việc tìm được những người nổi tiếng có chiếc mũi đặc biệt cũng sẽ rất hữu ích. Đây có thể là mẫu người lý tưởng của bạn khi bạn xây dựng lòng tự tin của bản thân. Một số người nổi tiếng có chiếc mũi đặc biệt như: Barbra Streisand, Bette Midler, Andy Samberg, Sofia Coppola, Oprah Winfrey, và nhiều người khác. Bước 2 - Tâm sự với một người bạn mà bạn tin tưởng. Nói chuyện với bạn bè về những gì bạn suy nghĩ liên quan tới chiếc mũi của mình.Thông thường, khi bạn bày tỏ nỗi lo lắng của bản thân với người khác, bạn sẽ phát hiện ra rằng bạn là người duy nhất để ý đến chuyện đó. Bước 3 - Nói chuyện với người thân. Có thể ai đó trong gai đình bạn cũng có chiếc mũi giống bạn. Nói chuyện với người đó về nỗi lo của bạn. Hỏi xem liệu người đó có cảm thấy tự ti bởi vì mũi của họ hay không. Hỏi xem họ đã giải quyết điều đó như thế nào. Bước 4 - Tham gia nhóm hỗ trợ hình ảnh cơ thể. Kiểm tra quanh khu vực bạn sống xem có nhóm hỗ trợ nào tập hợp những người cùng cảm thấy không hài lòng với vẻ bề ngoài của bản thân giống bạn hay không. Bước 5 - Nói chuyện với chuyên gia tâm lý. Nếu bạn vẫn gặp vấn đề trong việc chấp nhận ngoại hình của bản thân, có thể việc nói chuyện với một chuyên gia sức khỏe tâm lý có thể sẽ có ích. Họ có thể giúp bạn giải quyết những cảm xúc liên quan tới chiếc mũi của bạn. Họ cũng có thể giúp bạn đưa ra một số giải pháp giúp bạn chấp nhận chiếc mũi của mình. Hỏi về chứng ám ảnh dị dạng. Những người mắc chứng ám ảnh dị dạng thường nghĩ rằng một bộ phận cơ thể nào đó của họ như mũi bị khuyết tật khiến cho cuộc sống của họ bị hạn chế. Bộ phận cơ thể này ảnh hưởng tới toàn bộ cuộc sống của họ.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Gi%C3%BAp-%C4%91%E1%BB%A1-m%E1%BB%99t-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-b%E1%BA%A1n-t%E1%BB%AB-b%E1%BB%8F-ch%E1%BA%A5t-g%C3%A2y-nghi%E1%BB%87n
Cách để Giúp đỡ một người bạn từ bỏ chất gây nghiện
Quả là khó khăn khi chứng kiến một người bạn đang vật lộn với chất chất gây nghiện. Điều không may là những chất này tác động đến não, khiến người sử dụng chúng rất khó ra các quyết định có lý trí. Điều này dẫn đến những hành vi tự hủy hoại ở một số người. Vì vậy, sự can thiệp hiệu quả là rất quan trọng đối với hạnh phúc và sức khỏe của người bạn đó. Không như nhiều người nghĩ, người ta có thể không cần phải đợi đến khi rơi xuống vực rồi mới tiếp nhận điều trị. Trên thực tế, người nghiện càng được điều trị sớm thì quá trình hồi phục sẽ càng nhanh. Vì thế việc can thiệp nên được thực hiện ngay khi phát hiện ra vấn đề. Phương pháp 1 - Nói chuyện với người đó về việc sử dụng ma túy Bước 1 - Chú ý tới những điểm đáng nghi. Nếu bạn nghi ngờ rằng bạn của bạn đang sử dụng chất gây nghiện, cho dù chỉ với liều nhỏ, thì quan trọng là phải có ai đó can thiệp sớm. Điều này có thể giúp ngăn chặn tình hình trở nên tồi tệ hơn và trở thành nghiện thực sự. Nếu đã bị nghiện, họ lại càng cần sự giúp đỡ tích cực hơn. Bước 2 - Chuẩn bị một bản liệt kê các vấn đề do chất gây nghiện gây ra. Trước khi thảo luận với bạn mình, bạn hãy viết ra mọi vấn đề liên quan đến việc sử dụng ma túy. Bản liệt kê này sẽ giúp bạn giữ sự tập trung trong suốt cuộc đối thoại. Tuy nhiên, những câu nói của bạn nên càng cụ thể càng tốt. Ví dụ, câu “Cậu sẽ phá hỏng xe nếu lái xe khi dùng thuốc” sẽ tốt hơn là, “Cậu rất vô trách nhiệm khi phê thuốc.” Bước 3 - Chọn một nơi riêng tư để nói chuyện. Đảm bảo nơi bạn chọn không có những yếu tố gây phân tâm và tôn trọng sự riêng tư của người bạn đó. Mời họ đi ăn tối ở một nhà hàng yên tĩnh có lẽ sẽ tốt hơn là cố gắng thảo luận về vấn đề này ngay giữa buổi tiệc. Ngoài ra, có thể bạn cần nói chuyện ở một nơi không phải là nhà của người bạn đó để họ không thể “đánh trống lảng” bằng các hoạt động gây xao lãng nhằm tránh né cuộc trò chuyện. Chỉ bắt đầu cuộc đối thoại khi bạn của bạn tỉnh táo. Nếu bạn cố gắng nói chuyện khi họ đang bị chất gây nghiện tác động, họ sẽ không hiểu được câu chuyện. Họ sẽ có thái độ tự vệ khi bạn bắt đầu đề cập đến mối lo ngại của bạn. Tránh buộc tội hoặc tranh cãi. Bám vào sự thực và tự nhủ mình phải bình tĩnh. Nếu họ chuyển trọng tâm sang bạn, bạn có thể đáp lại bằng cách nói những câu như, “Tớ biết là cậu không đồng ý với mọi điều tớ làm, và tớ sẽ vui lòng nói về những chuyện đó sau. Nhưng lúc này tớ rất lo cho sự an toàn của cậu”. Bước 4 - Nói với người bạn đó rằng bạn lo lắng về việc sử dụng chất gây nghiện của họ. Tất nhiên, nói thì bao giờ cũng dễ hơn làm, nhưng cuộc chuyện trò này rất quan trọng. Đảm bảo rằng bạn nêu vấn đề theo cách không phán xét. Luôn luôn bắt đầu cuộc đối thoại bằng cách cho họ biết rằng bạn lo lắng cho họ. Bạn cần cho bạn mình thấy rằng bạn thật lòng lo cho sức khỏe của họ. Nói chuyện với sự tôn trọng nhưng truyền đạt sự lo lắng của bạn một cách rõ ràng. Ví dụ, bạn có thể nói, “Phương này, hôm nay tớ đến đây là vì tớ lo cho cậu”. Bạn cũng có thể nói, “Cậu biết không, tớ cảm thấy lo lắng khi cậu hút cần sa. Cậu là bạn thân nhất và rất quan trọng đối với tớ, và tớ lo rằng việc này sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của cậu...” Tránh những câu nói mang tính chỉ trích và phán xét như “Cậu làm tớ thấy chán ghét”. Bước 5 - Chỉ ra những hậu quả tiêu cực. Tập trung vào những lập luận vững chắc và không phán xét về hành vi mà bạn chứng kiến ở người bạn đó. Không bàn luận về những gì người khác cảm thấy hoặc đã nói, vì điều đó thường sẽ không đem lại hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh khái quát hóa vấn đề như “Mọi người đều nghĩ cậu đang có vấn đề”. Dựa vào những sự việc mà bạn từng trải qua với họ. Dùng những câu mà bạn của bạn không thể chối. Ví dụ, bạn có thể nói, “Hôm qua cậu rời buổi tiệc với hai người mà cậu không quen. Tớ rất lo cho sự an toàn của cậu”. Luôn phân biệt giữa con người và hành vi của bạn mình. Tập trung vào hành vi của người bạn đó thay vì vào con người họ. Tránh những câu như, “Cậu thật là vô trách nhiệm” hoặc “Cậu đúng là tấm gương xấu cho con cái của cậu”. Nhấn mạnh sự khác nhau về các hành vi của họ khi tỉnh táo so với lúc không tỉnh táo. Ví dụ, bạn có thể nói “Tớ rất quý tính phiêu lưu của cậu. Nhưng cậu thường rất liều lĩnh và làm những việc nguy hiểm khi sử dụng thuốc”. Bước 6 - Cung cấp thông tin. Có thể bạn của bạn không xem chất gây nghiện là điều xấu, do đó việc chia sẻ những thông tin khoa học có thể giúp họ nhìn ra vấn đề. Một khi người bạn đó ý thức được rằng ma túy tác động như thế nào đến trí não, cơ thể, cuộc sống và các mối quan hệ của họ, có thể họ sẽ sẵn lòng tự ngừng sử dụng chất gây nghiện hơn. Bạn nên nghiên cứu trước khi nói chuyện để có các dẫn chứng khoa học đưa ra trong cuộc đối thoại Không buộc tội hoặc nhiếc móc bạn mình. Bạn chỉ nên chia sẻ các thông tin một cách tôn trọng. Ví dụ, bạn có thể nói, “Cậu có biết là loại ma túy molly có thể gây co giật không? Ngoài ra nó còn khiến nhịp tim đập bất thường nữa”. Bước 7 - Khuyến khích người bạn đó tìm liệu pháp điều trị. Khuyên họ nói chuyện với chuyên gia hoặc cung cấp tài liệu cho họ đọc. Bảo rằng bạn sẵn sàng đi cùng với họ đến gặp chuyên gia trị liệu hoặc đi kèm họ đến các cơ sở điều trị. Nếu biết có sự ủng hộ của bạn, họ có thể sẽ sẵn lòng tiếp nhận điều trị hơn. Ngay cả khi họ ngại ngần không muốn tìm cách điều trị, bạn vẫn có thể tìm hiểu các phương pháp điều trị cho bạn mình. Nếu bạn tìm được cơ sở điều trị nào có vẻ thích hợp với họ, nhiều khả năng họ sẽ cân nhắc đến việc điều trị hơn. Tâm sự với một người lớn mà bạn tin tưởng nếu người bạn đó chưa thành niên và họ tiếp tục sử dụng chất gây nghiện. Nhớ rằng họ có thể sẽ giận bạn, thậm chí cảm thấy bị phản bội. Tuy nhiên, việc cho người lớn biết sẽ là cách tốt nhất để giúp đỡ bạn ấy. Cuối cùng thì bạn ấy cũng sẽ quay trở lại và hiểu sự quan tâm chân thành của bạn. Tự nhắc nhở mình rằng nghiện là một căn bệnh của não và đòi hỏi phải được chữa trị. Cũng như phải đến bác sĩ khi bị bệnh, bạn của bạn sẽ cần một chuyên gia để giúp họ chữa trị chứng nghiện. Khi coi đây là một căn bệnh cần điều trị, bạn sẽ có thêm động lực để tìm kiếm sự giúp đỡ của người lớn. Bước 8 - Hỗ trợ bạn mình. Việc tìm cách nói lời đề nghị hỗ trợ có thể hơi khó, vì người bạn đó có thể không muốn nghe những điều bạn nói. Chất gây nghiện tác động đến trí não của họ, và họ có thể rơi vào mối quan hệ với bạn bè xấu. Tuy nhiên, sau đây là một vài cách mà bạn có thể giúp đỡ bạn mình: Lắng nghe. Nếu người bạn đó tâm sự với bạn, bạn hãy lắng nghe mà không phán xét. Có lẽ họ sẽ rất khó khăn khi thổ lộ về việc dùng chất gây nghiện. Nếu bạn ấy còn ở tuổi thiếu niên, bạn hãy khuyến khích bạn mình nhờ một người lớn đáng tin cậy giúp đỡ, chẳng hạn như cha mẹ, thầy cô giáo, họ hàng, chuyên viên tư vấn, mục sư hay huấn luyện viên. Khi người bạn đó đã sẵn sàng, bạn hãy giúp họ tìm một nhóm hỗ trợ hoặc chuyên viên tư vấn về lạm dụng chất ở địa phương. Phương pháp 2 - Can thiệp Bước 1 - Xây dựng một nhóm can thiệp. Nhóm này nên có từ bốn đến sáu người, gồm những người mà bạn của bạn yêu thương, ngưỡng mộ, tôn trọng hoặc phụ thuộc. Mỗi người trong nhóm phải quan tâm một cách chân thành và sẵn sàng nhìn thẳng vào người bạn đó và nói rằng bạn ấy cần được giúp đỡ. Đây sẽ không phải là một quá trình dễ dàng, vì vậy nhóm hỗ trợ sẽ phải mạnh mẽ và quyết tâm giúp đỡ người đó. Cố gắng mời một chuyên gia sức khỏe tâm thần hoặc chuyên gia về cai nghiện gia nhập nhóm. Một chuyên gia sẽ giúp cả nhóm tập trung vào các sự việc và giải pháp thay vì phản ứng theo cảm xúc mà thường không đem lại hiệu quả. Nhớ rằng sự có mặt của chuyên gia trong nhóm hỗ trợ là điều vô cùng quan trọng nếu bạn của bạn thuộc các trường hợp sau: Có tiền sử bạo lực Có tiền sử bệnh tâm thần Có tiền sử về hành vi tự sát hoặc gần đây có nói về việc tự sát Có tiền sử sử dụng nhiều thuốc hoặc các chất làm thay đổi tâm trạng Bước 2 - Lập kế hoạch. Đảm bảo có sẵn một kế hoạch cụ thể trước khi thực hiện việc can thiệp. Dành thời gian nghiên cứu về các trường hợp cụ thể để bạn quen với phương pháp điều trị hiệu quả cho những trường hợp đó. Điều này rất quan trọng, vì phương pháp điều trị sẽ thay đổi tùy vào từng loại chất gây nghiện cụ thể và mức độ nghiện. Nhớ rằng những trường hợp nghiện nặng hơn có thể cần nằm viện hoặc vào cơ sở cai nghiện nội trú. Tuy nhiên, cho dù là cai nghiện nội trú hay ngoại trú, một chương trình điều trị cụ thể phải được xác định trước khi can thiệp. Sau đây là một số ví dụ về các nguồn có thể sử dụng: Cơ sở y tế ở địa phương Các tổ chức quốc gia có các chương trình điều trị Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần Các trung tâm tư vấn và cai nghiện ma túy Đảm bảo sắp xếp công việc trước khi thực hiện các biện pháp can thiệp nếu cần thiết phải di chuyển. Bước 3 - Dự tính trước ‘’hình phạt’’. Mỗi người trong nhóm cần tính đến biện pháp cần áp dụng nếu bạn của bạn từ chối điều trị. Trường hợp này thường đòi hỏi bạn phải ra các quyết định khó khăn, bao gồm việc ngừng liên lạc một thời gian. Chuẩn bị thông báo với họ rằng bạn sẽ không liên lạc nữa cho đến khi họ đồng ý điều trị. Nhớ rằng ‘’thương cho roi cho vọt’’, nhưng mục đích cuối cùng vẫn là đem lại điều tốt cho bạn của bạn. Bước 4 - Mở cuộc họp. Nhóm hỗ trợ sẽ quyết định ngày, địa điểm và thời gian mở cuộc nói chuyện can thiệp. Cố gắng chọn lúc người đó ít bị tác động của chất gây nghiện nhất. Mỗi thành viên trong nhóm nên đến cuộc họp với một thông điệp được tập luyện trước. Trọng tâm ở đây là giúp bạn của bạn tiếp nhận điều trị. Không chất vấn trong suốt thời gian can thiệp. Người đó phải được đối xử tôn trọng trong cuộc họp. Mở một cuộc họp tập dượt trước cũng là một điều hữu ích. Trong thông điệp của mình, bạn nên nêu ra các sự việc cụ thể cho thấy tình trạng nghiện gây ra các hành vi có vấn đề. Đảm bảo lời lẽ trong thông điệp phải thể hiện sự lo lắng của bạn đối với người đó. Ví dụ, bạn có thể bắt đầu bằng câu, “Tớ rất lo khi thấy cậu dùng chất gây nghiện. Vừa mới tuần trước...” Nhớ theo sát kịch bản đã được chuẩn bị trước. Bất cứ sự cố nào cũng có thể nhanh chóng khiến cuộc can thiệp đi lạc hướng. Bạn có thể viết ghi chú và đem theo nếu cần thiết. Bước 5 - Yêu cầu quyết định ngay. Nói với bạn của bạn về chương trình điều trị và yêu cầu họ trả lời ngay. Nhóm hỗ trợ không nên cho người đó vài ngày để suy nghĩ xem có muốn tiếp nhận điều trị hay không. Việc cho họ thêm thời gian suy nghĩ chỉ củng cố ý định từ chối của họ. Trường hợp xấu hơn nữa, người bạn đó có thể lẩn trốn hoặc dùng thuốc vô độ rất nguy hiểm. Bạn phải yêu cầu họ cho câu trả lời ngay và sẵn sàng đưa họ đi điều trị ngay nếu họ đồng ý với kế hoạch. Dự tính cho trường hợp người bạn đó phản đối. Bằng cách này, nhóm hỗ trợ có thể chuẩn bị trước cách phản ứng khi điều này xảy ra. Không phải sự can thiệp nào cũng thành công, vì vậy bạn cần chuẩn bị tâm lý nếu việc diễn ra không như ý muốn. Tuy nhiên, nếu người đó phản đối kế hoạch điều trị, bạn nên áp dụng các biện pháp mà bạn đã chuẩn bị trước. Bước 6 - Tiếp tục sát cánh cùng bạn mình sau cuộc nói chuyện. Khi bạn của bạn đồng ý với kế hoạch, bạn cần đảm bảo tiếp tục hỗ trợ họ. Sự hỗ trợ có thể bao gồm việc đồng ý đi cùng với người bạn đó đến các buổi tư vấn. Bạn cũng có thể giúp họ thay đổi các thói quen vốn tạo điều kiện cho chứng nghiện. Suy nghĩ về những việc bạn có thể làm để giúp đỡ bạn của bạn trong suốt thời gian hồi phục và đề nghị giúp đỡ. Phương pháp 3 - Hỗ trợ cai nghiện Bước 1 - Nói với người bạn đó rằng bạn ủng hộ họ. Đừng mặc nhiên cho rằng họ đã biết bạn luôn ở bên cạnh. Nói với bạn mình rằng bạn tự hào về thành công của họ; phải mất rất nhiều công sức thì một người nghiện mới có thể cai nghiện thành công. Hãy cho họ biết rằng bạn vui như thế nào khi lại được ở bên cạnh một người bạn không bị ảnh hưởng của chất gây nghiện. Bạn cần phải là người biết lắng nghe. Bạn của bạn có thể sẽ rất khó khăn mới có thể từ bỏ chất gây nghiện, đặc biệt là năm đầu tiên hồi phục. Chỉ cần là người biết lắng nghe, bạn cũng trở thành nguồn hỗ trợ lớn cho họ. Không chỉ trích khi nói chuyện với họ. Chắc chắn bạn của bạn không muốn nghe bài thuyết giáo về lỗi lầm trong quá khứ của họ tồi tệ thế nào và nó làm đảo lộn cuộc sống của họ ra sao. Bước 2 - Giúp bạn mình tìm một nhóm hỗ trợ. Cùng người bạn đó lên mạng tìm một nhóm hỗ trợ ở địa phương. Việc trở thành một phần của nhóm hỗ trợ sẽ có lợi cho nhiều người nghiện đang hồi phục sau khi hoàn tất quá trình điều trị. Nhóm hỗ trợ có thể giúp ngăn chặn tình trạng tái nghiện. Việc ở bên cạnh những người cũng đang hồi phục trong một môi trường lành mạnh và ủng hộ sẽ giúp cho bạn của bạn hòa nhập lại với cuộc sống bình thường. Một số nhóm hỗ trợ tốt gồm: Alcohol Anonymous (hội những người nghiện rượu ẩn danh ở Mỹ) Crystal Meth Anonymous (hội những người nghiện ma túy đá ẩn danh ở Mỹ) Narcotics Anonymous (hội những người nghiện ẩn danh ở Mỹ) Cocaine Anonymous (hội những người nghiện cocain ẩn danh ở Mỹ) Marijuana Anonymous (hội những người nghiện cần sa ẩn danh ở Mỹ) Bạn cũng có thể nhờ bác sĩ, bạn bè hoặc tổ chức dịch vụ xã hội giới thiệu. Bước 3 - Tham gia vào các thói quen mới lành mạnh của bạn mình. Bạn của bạn cần phải xây dựng những hành vi và hoạt động mới để thay thế cho các thói quen cũ. Hãy cho họ thấy sự ủng hộ của bạn đối với một lối sống lành mạnh hơn bằng cách cùng họ tham gia vào các hoạt động như: Một số hoạt động mới có thể bao gồm: Làm việc tình nguyện Lập chế độ tập luyện mới Ghi tên một lớp học Tìm một sở thích mới Bước 4 - Duy trì môi trường không có chất gây nghiện. Đảm bảo rằng những nơi bạn và người bạn đó đến không có sự xuất hiện của chất gây nghiện. Điều rất quan trọng là bạn cần làm gương trong việc không sử dụng chất gây nghiện. Đừng uống rượu trước mặt bạn mình và cố gắng tránh đến các nhà hàng và những nơi có quầy rượu. Nếu người đó đến nhà bạn chơi, bạn hãy cất rượu vào một nơi mà họ không nhìn thấy. Việc ở giữa môi trường có các chất gây nghiện, đặc biệt là trong những năm đầu, có thể khiến bạn của bạn tái nghiện. Bạn nên tránh các môi trường có các chất gây nghiện. Ngay cả các buổi tiệc kỷ niệm cũng nên tránh sử dụng các chất gây nghiện. Nếu đến một nhà hàng có quầy rượu, bạn nên chọn bàn ở xa quầy rượu. Bạn không bao giờ nên gặp họ khi chính bạn cũng đang say rượu hoặc chịu tác động của chất gây nghiện. Bước 5 - Giúp bạn mình xây dựng các chiến lược đối phó hiệu quả. Người nghiện đang trong giai đoạn hồi phục thường dễ bị căng thẳng hơn những người khác. Sự căng thẳng có thể đến từ bất cứ mặt nào trong cuộc sống, bao gồm các mối quan hệ, gia đình, tài chính, công việc hay sức khỏe. Bạn hãy chia sẻ với bạn mình những việc họ có thể làm để giúp họ đối phó tốt hơn với những áp lực trong cuộc sống. Một số chiến lược có thể giúp ích là: Viết nhật ký Hít thở sâu Tập thể dục Thiền Bước 6 - Chú ý các dấu hiệu cảnh báo. Đừng đợi cho đến khi tình trạng tái nghiện thực sự xảy ra mới trợ giúp bạn mình. Bạn cần biết về các dấu hiệu tái nghiện và can thiệp kịp thời. Các dấu hiệu cảnh báo về tình trạng tái nghiện có thể đã xảy ra hoặc sắp xảy ra bao gồm: Người đó bắt đầu không đến các cuộc họp hỗ trợ. Họ giao du với bạn bè cũ đã từng sử dụng chất gây nghiện. Họ dùng các loại chất gây nghiện khác. Ví dụ, nếu bạn của bạn từng được điều trị cai nghiện cocain và bây giờ đang sử dụng rượu thì đó là báo động đỏ. Họ bắt đầu nói những câu như, “Dùng một lần thì cũng đâu có sao”. Họ đột ngột có những triệu chứng cai nghiện.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Ng%E1%BB%ABng-H%E1%BA%A5p-thu-C%E1%BA%A3m-x%C3%BAc-c%E1%BB%A7a-Ng%C6%B0%E1%BB%9Di-kh%C3%A1c
Cách để Ngừng Hấp thu Cảm xúc của Người khác
Nhiều người vô cùng nhạy cảm với cảm xúc của người khác. Bạn dễ dàng đồng cảm với người khác tới mức gặp phải rắc rối vì quá nhạy cảm. Bạn nên đặt ra ranh giới và học cách ưu tiên cho cảm xúc cá nhân. Như vậy bạn sẽ tạo được không gian cảm xúc, xã hội và thể chất cho riêng mình, nơi bạn có thể phát triển mà không bị ảnh hưởng tiêu cực từ cảm xúc của người khác. Phương pháp 1 - Hiểu được phản ứng của bạn với cảm xúc của người khác Bước 1 - Ngẫm xem bạn có phải là người rất nhạy cảm hay không. Một người cực kỳ nhạy cảm (HSP) là người dễ xúc động và phấn khích. Một số đặc điểm nổi bật của người cực kỳ nhạy cảm là: Giác quan nhạy bén: Bạn đánh giá cao những chi tiết 5 giác quan chú ý đến: chất liệu vải tinh tế, màu sắc đẹp, âm thanh phong phú, v.v. Sâu sắc: Bạn hiểu được ẩn ý và không vội vàng đưa ra quyết định. Nhận thức cảm xúc: Bạn hòa hợp với sức khỏe cảm xúc của bản thân và có tiềm năng chăm sóc bản thân tốt hơn nhờ sự nhận thức này. Sáng tạo: Bạn rất sáng tạo nhưng sống nội tâm. Đồng cảm với người khác: Bạn vô cùng nhạy cảm với cảm xúc của người khác. Bước 2 - Xác định nếu bạn là người “đồng cảm”. Người đồng cảm là người đặc biệt nhạy cảm với cảm xúc của người khác nói chung, nhạy cảm hơn rất nhiều so với người bình thường. Người đồng cảm là HSP, nhưng không phải HSP nào cũng là người đồng cảm. Sau đây là một số dấu hiệu nhận biết người đồng cảm: Bạn cảm nhận được sự sợ hãi, lo âu và căng thẳng từ người khác. Bạn hấp thụ những cảm giác đó vào cơ thể mình và tìm cách giải quyết như chính vấn đề của bản thân. Không nhất thiết phải là những người bạn không quen hay không thích. Bạn bị ảnh hưởng bởi bạn bè, gia đình và đồng nghiệp. Bạn nhanh chóng cảm thấy kiệt quệ, mệt mỏi và không vui khi ở trong đám đông. Tiếng ồn, mùi, nói chuyện quá mức làm kích hoạt dây thần kinh và sự lo lắng của bạn. Bạn cần ở một mình để nạp đầy năng lượng. Bạn khó có thể phân tich một cách lý trí về cảm giác của bản thân. Cảm xúc của bạn dễ dàng bị tổn thương. Bạn có bản tính vị tha, rộng lượng, có thiên hướng tâm linh và là người biết lắng nghe. Bạn có xu hướng lập kế hoạch tẩu thoát, để bỏ chạy một cách nhanh nhất, chẳng hạn như lái xe riêng tới sự kiện, v.v. Sự gần gũi trong mối quan hệ khiến bạn cảm thấy ngạt thở và mất sự riêng tư. Bước 3 - Xác định thời điểm bạn dễ bị hấp thu cảm xúc của người khác nhất. Không phải ai cũng bị ảnh hưởng từ người khác ở cùng mức độ cho dù cách thức tương tự nhau. Nhưng ai cũng có lúc bị ảnh hưởng bởi cảm xúc của những người xung quanh. Bạn hãy cố gắng tìm hiểu dạng tình huống nào mà bạn thường xuyên phải đối mặt. Theo dõi cảm xúc của bản thân khi ở cạnh người khác. Ngoài ra, hãy ghi chú lại cảm xúc xảy đến thường xuyên nhất. Cảm xúc của bạn bị ảnh hưởng khi ai đó cố gây ấn tượng với bạn? Hay chúng bị ảnh hưởng khi ai đó hăm dọa bạn? Bạn có cảm thấy quá tải khi ở trong đám đông? Bước 4 - Nhận biết những người làm tâm trạng bạn xấu đi. Những người gây khó khăn cho người đồng cảm là người hay chỉ trích, nạn nhân, người quá yêu bản thân và người kiểm soát. Những người này thường được gọi là "ma cà rồng cảm xúc". Đánh giá những người xung quanh bạn. Có người nào hay phê bình bạn không? Họ cố kiểm soát bạn không? Họ không ngừng nói về bản thân họ? Họ đã bao giờ hỏi bạn cảm thấy thế nào chưa? Khi đã biết cách phát hiện những hành vi này, bạn có thể bảo vệ bản thân khỏi chúng, nghĩa là tách biệt bản thân khỏi sự hiện hữu của họ và tự nói với chính mình, "Tôi tôn trọng bản chất của người này mặc dù tôi không thích việc anh ta đang làm". Phương pháp 2 - Đặt ranh giới với người khác Bước 1 - Xác định nhu cầu và giá trị của bản thân. Tìm ra thứ bạn thật sự cần và bạn sẽ không thỏa hiệp. Đây là ưu tiên số 1 và không thể thương lượng, chẳng hạn như sức khỏe, con cái, v.v. Một khi đã xác định được điều bạn thật sự cần để sống yên bình, hãy bắt đầu tạo lập ranh giới. Mặt khác là để xác định phạm vi linh hoạt của bạn. Điều gì khiến bạn sẵn sàng thỏa hiệp, nhượng bộ hay bỏ cuộc? Bước 2 - Thể hiện nhu cầu với người thân yêu. Khi bạn cần không gian riêng để giải quyết cảm giác và sự kìm nén của bản thân, hãy nói với họ. Việc trao đổi nhu cầu của chính bạn cũng giúp đối phương hiểu được cách hành xử của bạn. Khi họ hiểu động lực của bạn thì mối quan hệ giữa hai bên vừa được thắt chặt mà bạn vẫn có được không gian riêng tư. Bước 3 - Lên kế hoạch giải quyết tình huống khó khăn. Khi đối mặt với tình huống khó khăn, bạn nhận ra bản thân mình đang nới lỏng ranh giới quá nhiều. Bạn có thể lên kế hoạch trước để kiểm soát mọi chuyện tốt hơn. Ví dụ, bạn phản ứng thế nào khi bạn của bạn cần một người lắng nghe cô ấy phàn nàn về công việc? Bạn có thể nói “Mình mừng là cậu chia sẻ với mình về công việc, nhưng hôm nay mình chỉ có 10 phút để nói chuyện”. Sau đó hãy dành cho cô ấy đúng 10 phút. Một ví dụ khác, nếu bạn có người đồng nghiệp luôn bỏ dở dự án vào phút chót, hãy nắm bắt cơ hội này để hạn chế hấp thụ căng thẳng của họ. Bạn có thể tạo ranh giới bằng lời nói “Giờ tôi cần phải hoàn thành công việc của mình. Tôi xin lỗi nhưng tôi không thể giúp bạn”. Bước 4 - Đặt giới hạn thời gian. Nhận thức được giới hạn chịu đựng và tuân theo giới hạn đó là cách để đảm bảo tinh thần cho bản thân. Thiết lập ranh giới có ý nghĩa với những người áp đảo bạn. Ví dụ, đừng đứng một chỗ lắng nghe người khác trò chuyện 2 tiếng đồng hồ trong khi bạn chỉ chịu được 30 phút. Hãy viện cớ và rời khỏi cuộc trò chuyện. Phương pháp 3 - Tạo không gian cho riêng mình Bước 1 - Học cách tự lập. Tự tìm hiểu cảm xúc, cảm giác, mong muốn và nhu cầu của bản thân. Tỏ ra quyết đoán với người khác để có được thứ mình cần để sống vui vẻ và hết mình. Nếu bạn phụ thuộc vào người khác để xác định cảm giác và hành động của bản thân, bạn sẽ có xu hướng tiếp nhận cảm xúc và hành động của họ. Thay vào đó, hãy ưu tiên nhu cầu và mong muốn của chính mình bằng cách tìm hiểu cách tự hành động. Đừng chờ đợi sự cho phép của người khác khi hành động. Bạn có thể tự đưa ra quyết định mà không cần sự cho phép của ai cả. Hãy bắt đầu từ quyết định nhỏ. Đừng hỏi ý kiến người khác xem món đồ này có hợp với bạn không trước khi mua nó. Cứ mua nếu bạn thích. Dần dần đưa ra quyết định lớn hơn mà không có sự can thiệp của người khác. Điều này giúp hình thành sự tự tin và tạo không gian riêng để cảm giác và nhu cầu của chính bạn được tỏa sáng. Đảm bảo rằng bạn không phụ thuộc vào người khác để vượt qua tình huống khó khăn. Tự lái xe hoặc biết cách về nhà dễ dàng khi cần. Có đủ tiền để thỏa thuận thay thế khi cảm thấy choáng ngợp. Bước 2 - Tạo không gian riêng tư ngay tại nhà chung. Yêu cầu người khác tôn trọng khoảng thời gian bạn không vui vì khi đó bạn có thể hơi trẻ con. Tạo không gian riêng khi cần chạy trốn khỏi tình huống hay địa điểm khiến bạn cảm thấy dễ bị tổn thương, chẳng hạn khi mệt mỏi. Đây là điều đặc biệt quan trọng để ngăn bạn nói quá nhiều về cảm giác của đối phương., Tìm địa điểm giúp bạn cảm thấy yên bình. Giữ một tấm ảnh thác nước hay rừng rậm bên mình và lấy ra ngắm khi cảm thấy choáng ngợp. Bước 3 - Cho bản thân không gian riêng ở nơi công cộng. Tìm không gian riêng khi ở chỗ đông người chính là giúp bạn tìm không gian cho cảm xúc. Khi có nhiều người xung quanh, hãy tìm nơi ẩn náu, chẳng hạn như ngồi trong góc hay đứng cách xa. Nếu bạn là người cực kỳ nhạy cảm và đặc biệt nhạy cảm với mọi thứ xung quanh, hãy cố gắng chọn địa điểm có thể cung cấp không gian cho cảm xúc. Ví dụ, bạn đang ở trong nhà hàng, hãy tìm chiếc bàn mà bạn có thể ngồi quay lưng vào tường. Đừng ngồi bàn chính giữa, gần nhà vệ sinh hay thùng rác. Bước 4 - Phát triển cảm giác bình an trong tâm. Tìm hiểu cách thu hút bản thân trong tình huống căng thẳng bằng cách tập trung vào hơi thở hoặc tưởng tượng nơi nào đó khiến bạn hạnh phúc. Đây là cách hữu hiệu khi bạn cảm thấy mình sắp hấp thụ cảm xúc của người khác. Hít vào thở ra trong vài phút. Nó giúp bạn bình tĩnh và tiết chế nỗi sợ hãi hay cảm xúc khó khăn. Hình dung sự tiêu cực là màn sương xám thoát khỏi cơ thể, và hy vọng chính là ánh sáng vàng óng mà cơ thể tiếp nhận. Phương pháp này có thể mang lại kết quả nhanh chóng. Thử tập yoga và kỹ thuật hít thở. Những bài tập này giúp tập trung cảm xúc và tĩnh tâm khi có sóng gió xảy ra. Thói quen hít thở phát triển nhịp điệu cuộc sống của riêng bạn. Đôi khi chúng ngăn không cho lượng oxy tối ưu đi vào cơ thể vào đúng thời điểm. Hơi thở có thể thay đổi, tập yoga và kỹ thuật hít thở giúp bạn kiểm soát cảm xúc tiêu cực tốt hơn ngay khi chúng vừa mới sản sinh. Phương pháp 4 - Thay đổi tích cực để bản thân mạnh mẽ hơn Bước 1 - Nuôi dưỡng cảm xúc tích cực thúc đẩy sức mạnh nội tâm. Nếu bạn được bao bọc bởi hòa bình và tình yêu, bạn sẽ phát triển mạnh mẽ, ngược lại cảm xúc tiêu cực sẽ ăn mòn bạn. Nghiên cứu chỉ ra rằng khi bạn có cảm xúc tích cực, bạn sẽ thấy thỏa mãn với cuộc đời hơn. Nghĩ về người bạn yêu thương. Nghĩ về hơi ấm và niềm vui khi ở bên người đó. Bây giờ hãy áp dụng cảm giác đó vào người mà bạn quen biết qua loa. Tìm đặc điểm về người đó khiến bạn hạnh phúc. Sau đó áp dụng cảm xúc đó với những người xung quanh. Khi bạn học cách nhìn nhận điểm tích cực của người khác, bạn có thể hình thành cảm xúc tích cực của bản thân giúp bạn tập trung vào điều tốt đẹp trong cuộc sống, từ đó ngăn chặn sự tiêu cực. Hình thành cảm xúc tích cực. Thường xuyên mỉm cười. Khi bạn mỉm cười, não bộ sản sinh ra chất hóa học làm gia tăng sự tích cực trong tâm trí. Làm điều bạn thích. Khi được làm điều mình thích bạn sẽ có cảm giác tích cực. Bước 2 - Tìm kiếm người và tình huống tích cực. Ở cạnh người khiến bạn cảm thấy vui và được ủng hộ. Sự lạc quan và bi quan đều ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Bạn không thể loại trừ hoàn toàn sự nhạy cảm với cảm xúc của người khác, vậy nên tốt hơn là bạn nên chọn những người lạc quan thay vì bi quan. Gọi cho một người bạn luôn nhìn thấy mặt tốt của mọi người. Dành thời gian với người đồng nghiệp luôn nhìn mọi thứ theo hướng tích cực. Lắng nghe những người tràn đầy hy vọng. Tận hưởng lời cách ngôn, bài hát hay bất kỳ thứ nghệ thuật nào chất chứa hy vọng. Bước 3 - Kiểm soát sự quá tải cảm xúc. Một số người đồng cảm quá mức, hay vốn đã quá nhạy cảm với những điều xảy ra xung quanh hơn người khác, do đó họ có thể cảm thấy quá sức chịu đựng trong tình huống mà những người khác thậm chí không cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên, dù nhạy cảm thế nào, bạn không cần hấp thụ cảm xúc người khác. Nhìn nhận tình huống khiến bạn cảm thấy quá sức chịu đựng. Tách bản thân ra khỏi tình huống đó. Ví dụ, bạn biết mình sẽ hấp thụ sự căng thẳng từ những người mua sắm dịp Giáng sinh, hãy tránh đi mua sắm trong dịp này. Bước 4 - Nhìn nhận sự sáng tạo nội tâm. Người cực kỳ nhạy cảm thường có sự sáng tạo rất lớn trong hoạt động nghệ thuật. Một số nhà triết học miêu tả khả năng sáng tạo là điều cần thiết để trưởng thành và biến đổi. Sáng tạo là khả năng bất chấp ta có cầm bút vẽ hay không. Nghệ thuật, theo nghĩa này, có thể hình thành mỗi khi bạn trò chuyện với người khác, hay mỗi khi bạn nấu bữa sáng. Hãy học cách trở nên sáng tạo hơn trong cuộc sống hàng ngày. Thử nghiệm với phong cách cá nhân hay hoạt động hàng ngày. Đây là cách tuyệt vời để biến sự nhạy cảm cực độ với môi trường thành một món quà thay vì một lời nguyền. Bước 5 - Biến sự đồng cảm thành hành động tích cực. Khi bạn cảm thấy choáng ngợp bởi cảm giác của người khác, hãy biến cảm giác này thành lợi thế để theo đuổi thứ gì đó tích cực. Chọn nguyên nhân liên quan tới cảm xúc của bạn. Ví dụ, lướt qua một người vô gia cư trên phố cũng khiến người cực kỳ nhạy cảm thấy đau đớn. Cảm giác này ngăn họ đi dạo phố hay quanh khu dân cư thường xuyên để tránh khỏi sự đau đớn. Hãy biến năng lượng cảm xúc thành thứ gì đó mang tính xây dựng. Bạn có thể làm tình nguyện tại nơi tập trung người vô gia cư hoặc mua cho họ một bữa ăn. Lắng nghe câu chuyện của họ. Bước 6 - Từ bi với chính mình. Học cách sử dụng lòng nhân từ để bảo vệ bản thân khỏi cảm xúc choáng ngợp. Lòng nhân từ cho phép bạn đồng cảm với người khác, nhưng phải nhân từ với bản thân. Tức là bạn không cần cảm thấy tội lỗi vì cần nghỉ ngơi khi bị choáng ngợp. Nhận thức được bản chất con người. Không phải mình bạn cảm giác vậy. Khi nhận ra cảm giác của bạn là trải nghiệm thường thấy của con người, bạn sẽ không cảm thấy bị cô lập. Ví dụ, nếu bạn cảm thấy choáng ngợp, bạn có thể nói với bản thân rằng: “Ai cũng có lúc cảm thấy choáng ngợp”. Bước 7 - Chấp nhận bản thân Đôi khi, tính cực kỳ nhạy cảm với môi trường giúp bạn đồng điệu với mọi người xung quanh, đặc biệt khi họ là người cởi mở và hoà đồng. Đó là vì người cực kỳ nhạy cảm và đồng cảm thường là người hướng nội. Thực tế thì 70% người cực kỳ nhạy cảm là người hướng nội, vậy nên bạn có thể cảm thấy mâu thuẫn với người xung quanh., Nhưng vì sự nhạy cảm thuộc về cơ thể, bạn nên học cách chấp nhận những cảm giác này như một phần con người bạn. Bước 8 - Đặt bản thân vào nhiều tình huống khác nhau. Sự đồng cảm có xu hướng xảy ra một cách tự nhiên và sinh ra nhiều cảm xúc khác nhau tùy thuộc vào từng tình huống. Nếu hàng ngày bạn đều tiếp xúc với một vài người cụ thể thì sẽ khó để xác định chính xác loại cảm xúc được gợi ra bởi người nào. Khi bạn thử đặt mình vào tình huống mà bạn thường tránh, bạn sẽ thấy mình phản ứng khác đi. Thử một sở thích mới hay tham gia bữa tiệc mà bạn không quen nhiều người. Việc đặt mình vào môi trường mới có thể đem đến cho bạn sự tự do để phản ứng khác đi.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/V%C3%B4-hi%E1%BB%87u-h%C3%B3a-ch%E1%BA%BF-%C4%91%E1%BB%99-%E1%BA%A9n-danh-tr%C3%AAn-Android
Cách để Vô hiệu hóa chế độ ẩn danh trên Android
Mặc dù chế độ ẩn danh cung cấp nhiều tiện ích, nhưng cũng có lúc bạn muốn vô hiệu hóa tính năng này, đặc biệt là khi bạn muốn theo dõi lịch sử duyệt web của trẻ. Thật không may khi không có thao tác mặc định nào giúp bạn vô hiệu hóa chế độ ẩn danh của Google Chrome trên Android, nhưng vẫn có nhiều ứng dụng giúp ích cho bạn. Bạn thường phải trả phí cho các ứng dụng này, nhưng bạn có thể tìm ứng dụng đáng tin cậy với mức phí thấp. Bài viết này được viết dựa trên ứng dụng Incognito. Hãy đọc nội dung dưới đây để biết cách vô hiệu hóa chế độ ẩn danh trên Android. Phương pháp 1 - Vô hiệu hóa chế độ ẩn danh Bước 1 - Tải Incoquito từ Google Play Store. Tìm và chạm vào ứng dụng này trên Play Store để cài đặt. Lưu ý, bạn phải trả một khoản phí nhỏ. Tuy nhiên, chính sách hoàn phí của Google sẽ đảm bảo rằng bạn được trả lại tiền khi ứng dụng không hoạt động hiệu quả. Nếu bạn muốn thử ứng dụng khác, Incognito Away là ứng dụng có mức phí tương đương. Bước 2 - Mở ứng dụng và chấp nhận các yêu cầu. Trong lần đầu tiên mở Incoquito, ứng dụng sẽ yêu cầu quyền gửi thông báo đẩy. Bước 3 - Chạm vào nút trượt ở phía trên góc phải ứng dụng. Đây là thao tác cho phép ứng dụng vô hiệu hóa chế độ ẩn danh. Incoquito có 3 chế độ: (Tự động đóng): Đóng toàn bộ các thẻ ẩn danh khi bạn tắt màn hình điện thoại. (Chặn): Chặn các thẻ ẩn danh. Lựa chọn này có thể xem như là vô hiệu hóa chế độ ẩn danh. (Theo dõi): Cho phép duyệt web ẩn danh nhưng lưu lại toàn bộ hoạt động. Bước 4 - Mở Chrome và duyệt web. Khi chế độ (Chặn) được bật trên Incoquito, bạn thử mở chế độ ẩn danh trên Chrome. Bây giờ bạn không thể thực hiện việc này. Phương pháp 2 - Trở về trình duyệt bình thường Bước 1 - Chạm vào nút thẻ ở phía trên góc phải màn hình. Trong trường hợp bạn đang dùng trình duyệt ẩn danh trên Android, và bạn muốn trở về trình duyệt thông thường, hãy chạm vào nút thẻ ở phía trên góc phải màn hình. Bước 2 - Chạm vào nút thẻ ở phía trên màn hình. Việc chạm vào nút thẻ trên trang ẩn danh cho phép bạn xem trước toàn bộ các thẻ. Bạn sẽ thấy biểu tượng ẩn danh ở phía trên màn hình - mắt kính với mũ - và bên trái là biểu tượng thẻ. Chạm vào đó để xem các thẻ bình thường hoặc mở thẻ mới. Bước 3 - Chạm vào biểu tượng dấu cộng hoặc một trong các thẻ đã mở. Trong phần xem trước các thẻ bình thường, bạn có thể chạm vào ở phía trên góc trái để mở thẻ mới, hoặc chỉ cần mở thẻ có sẵn. Thẻ ẩn danh hiển thị đến khi bạn đóng ứng dụng Chrome, đồng thời lịch sử duyệt web ẩn anh sẽ biến mất và chỉ có lịch sử duyệt web thông thường được lưu lại.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/G%E1%BA%AFn-m%C3%B3c-l%C3%AAn-tr%E1%BA%A7n-nh%C3%A0
Cách để Gắn móc lên trần nhà
Móc thường được gắn lên trần nhà để treo các vật trang trí như rổ cây, đèn lồng, đèn pha lê, dây giấy mừng đám cưới, vân vân. Thậm chí bạn có thể treo cả chiếc xe đạp lên trần gara để tiết kiệm không gian. Tuy nhiên, gắn móc sai cách có thể làm hỏng trần nhà và vật được treo. Tùy vào trọng lượng của vật, bạn sẽ phải gắn móc vào dầm âm trần hoặc sử dụng bu lông chốt để treo vật lên trần thạch cao. Phương pháp 1 - Gắn móc vào dầm âm trần Bước 1 - Treo các vật nặng hơn 4,5kg. Các thanh dầm này có nhiệm vụ đỡ trần nhà. Đó là vị trí chắc chắn nhất để gắn móc treo các vật nặng mà không sợ làm hỏng trần nhà hoặc vật được treo. Đối với các vật nhẹ hơn 2,5kg, bạn có thể dùng móc dán. Móc dán có nhiều kích cỡ và có thể tháo ra dễ dàng mà không làm tróc lớp sơn của trần nhà. Lưu ý rằng móc dán chỉ dính được vào trần nhà phẳng, và không thể dùng cho trần nhà có độ nhám. Nếu vật rất nặng, như chiếc xe đạp, bạn nên phân phối trọng lượng trên 2 móc. Bước 2 - Mua móc vít để treo các vật nhỏ, nhẹ. Móc vít gồm có một đầu nhọn có ren, và một đầu móc uốn cong. Móc vít được bán ở hầu hết các cửa hàng kim khí và có nhiều kích thước khác nhau dựa trên trọng lượng cần treo. Móc vít có nhiều kích thước và kiểu khác nhau. Nếu món đồ của bạn nhỏ và có thể lồng vào móc dễ dàng thì sử dụng móc lỗ tròn. Đối với các vật nặng 4,5kg trở lên, sử dụng móc gắn trần cỡ lớn với chiều dài 5cm hoặc lớn hơn. Bước 3 - Mua móc tiện ích để treo các vật lớn và nặng. Móc tiện ích lớn hơn móc vít thông thường và đủ khỏe để giữ những vật như chiếc xe đạp. Chúng cũng được vặn vào dầm âm trần như móc vít. Bạn có thể mua móc tiện ích được thiết kế riêng để treo xe đạp, gọi là móc xe đạp. Chúng được bọc nhựa và có hình dạng phù hợp để móc vào bánh xe, do đó bạn có thể treo nguyên chiếc xe đạp trên trần gara. Bước 4 - Sử dụng máy dò đinh tán để tìm thanh dầm nơi bạn muốn gắn móc. Đứng lên vật gì đó để bạn có thể với tới trần nhà, cầm máy dò đinh tán áp sát trần nhà và mở máy. Rà máy xung quanh cho đến khi đèn sáng báo hiệu đã tìm thấy đinh tán. Bạn cũng có thể dùng ngón tay gõ lên trần nhà để tìm thanh dầm nếu không có máy dò đinh tán. Khu vực giữa các dầm sẽ phát ra tiếng vang và rỗng, trong khi vị trí có dầm sẽ phát ra âm thanh đặc, chắc. Nếu nhà bạn có khoảng trống hay gác mái bên trên nơi bạn muốn gắn móc và các thanh dầm lộ ra, bạn hãy quan sát hướng đặt dầm và khoảng cách giữa chúng. Bước 5 - Sử dụng bút chì đánh dấu vị trí muốn gắn móc vào dầm. Đánh một dấu tròn nhỏ bên trên vị trí có dầm nơi bạn muốn gắn móc. Rà máy dò đinh tán qua vị trí đó một lần nữa để đảm bảo đúng là vị trí có dầm. Nếu bạn định gắn 2 móc để treo một vật lớn thì gắn 1 móc trước, sau đó cầm vật cần treo giơ lên để xác định khoảng cách cần gắn móc thứ hai. Bước 6 - Dùng máy khoan khoan một lỗ dẫn đường vào thanh dầm. Chọn mũi khoan nhỏ hơn kích thước móc vít một chút. Khoan tại vị trí đã đánh dấu với độ sâu dài hơn đoạn có ren của móc vít một chút. Lỗ dẫn đường cho phép bạn vặn móc vào trần nhà bằng tay mà không bị kẹt hay gãy. Nếu lỗ quá rộng, ren của móc sẽ không có chỗ để bám vào. Nếu lỗ quá hẹp, sẽ rất khó để bạn có thể vặn móc vào hết cỡ. Bước 7 - Đặt đầu nhọn của móc vít vào lỗ và vặn móc vào hết cỡ. Cầm móc chắc tay và vặn nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ. Bạn sẽ phải nhấn mạnh tay hơn khi vít đi vào sâu. Nếu bạn không thể vặn hết vài vòng cuối cùng thì hãy dùng kìm kẹp nhẹ vào móc để vặn móc vào hết cỡ. Ngừng vặn khi phần gốc của móc đã bằng mặt với trần nhà. Nếu bạn vặn qua điểm này, móc có thể bị gãy. Phương pháp này áp dụng cho cả móc vít và móc tiện ích. Chúng được bắt vào dầm theo cùng một cách. Phương pháp 2 - Sử dụng bu lông chốt có móc Bước 1 - Dùng bu lông chốt để treo các vật nhẹ hơn 4,5kg lên trần thạch cao. Cấu tạo của bu lông chốt gồm có một con bu lông lắp xuyên qua giữa hai cánh có lò xo đóng mở và giúp phân phối trọng lượng của vật treo. Móc được gắn vào một đầu của bu lông thay cho đầu lục giác thông thường. Bu lông chốt có bán tại hầu hết các cửa hàng kim khí, trên bao bì sản phẩm có ghi trọng lượng có thể treo. Bạn có thể dùng bu lông chốt để gắn móc lên trần nhà được làm từ các vật liệu khác như ván gỗ, vữa ximăng, hay trần cách âm. Quy trình gắn tương tự như với trần thạch cao. Bước 2 - Vặn cánh chốt vào một đầu bu lông. Lắp ráp bu lông chốt theo hướng dẫn trên bao bì. Nhớ lắp cánh chốt sao cho khi bạn bóp vào thì chúng nằm xuôi theo bu lông. Một số bu lông chốt được sản xuất kèm với móc, trong trường hợp đó bạn phải vặn cánh chốt vào đầu đối diện với móc. Bước 3 - Vặn đế treo móc vào đầu còn lại nếu bu lông chốt có móc rời. Một số bu lông chốt được bán kèm với móc có đế trang trí mà có thể vặn vào bu lông. Vặn đế móc vào đầu còn lại của bu lông đối diện với cánh chốt. Loại móc được vặn vào bu lông chốt còn được gọi là móc trang trí. Nếu bạn mua bu lông chốt mà không có sẵn móc thì có thể mua móc trang trí khớp vừa với kích thước ren của bu lông chốt. Bước 4 - Sử dụng máy dò đinh tán để tìm vùng rỗng trong trần thạch cao. Đứng lên vật gì đó để bạn có thể với tới trần nhà và rà máy dò đinh tán trên trần. Bật công tắc và rà máy xung quanh cho đến khi đèn không sáng, chứng tỏ không có dầm ở đó. Bu lông chốt không thể bắt vào dầm gỗ nên bạn phải tìm khu vực rỗng để lắp đặt. Nếu bạn muốn treo đèn thì phải tìm chỗ gắn móc gần với nguồn điện thuận tiện. Bước 5 - Dùng bút chì đánh dấu chỗ cần khoan trên trần thạch cao. Vẽ một vòng tròn nhỏ bằng bút chì để xác định vị trí sẽ khoan. Đây là nơi bạn sẽ lắp bu lông chốt. Bạn sẽ khoan một cái lỗ tương đối lớn, nên đừng lo lắng về kích thước của dấu bút chì. Nó sẽ biến mất sau khi bạn khoan xong. Bước 6 - Sử dụng máy khoan khoan một lỗ qua điểm đó. Chọn mũi khoan bằng với đường kính của bu lông chốt khi hai cánh được gập xuống. Lỗ này đủ rộng để nhét bu lông qua khi hai cánh ở vị trí đóng. Bao bì của bu lông chốt thường sẽ ghi kích thước lỗ cần khoan. Nếu bao bì không ghi rõ kích thước thì bạn đo đường kính tại vị trí cánh chốt khi hai cánh được gập lại. Bước 7 - Bóp hai cánh gập lại và nhét nó qua lỗ khoan. Dùng 2 ngón tay bóp hai cánh chốt ép sát vào thân bu lông và giữ như vậy tại hai đầu cánh. Đẩy đầu chốt qua lỗ. Hai cánh sẽ mở ra khi chúng được đẩy qua không gian rỗng bên kia. Nếu hai cánh chốt không nhét vừa vào lỗ thì bạn khoan rộng hơn một chút cho đến khi vừa. Bạn sẽ cảm thấy hoặc nghe thấy tiếng hai cánh bật mở ra ở phía bên kia khi chốt được đẩy qua hết. Bước 8 - Vặn bu lông để hai cánh chốt ép chặt vào mặt trong. Cầm móc kéo nhẹ xuống dưới. Xoay bu lông theo chiều kim đồng hồ cho đến khi móc gắn chặt vào trần. Cầm móc kéo xuống sẽ khiến hai cánh chốt ép sát vào trần thạch cao trong khi bạn vặn bu lông. Móc sẽ phủ lên lỗ khoan khi bạn vặn nó vào hết cỡ.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Gi%E1%BB%AF-ph%C3%B2ng-ng%E1%BB%A7-s%E1%BA%A1ch-s%E1%BA%BD
Cách để Giữ phòng ngủ sạch sẽ
Một căn phòng sạch sẽ có thể đem lại cho bạn cảm giác thoải mái và thư thái khi ở nhà – hơn nữa bạn sẽ không phải nghe bố mẹ suốt ngày cằn nhằn về việc dọn phòng! Giữ phòng ngủ sạch sẽ nghe có vẻ to tát nhưng công việc này sẽ trở nên dễ dàng và nhanh chóng nếu bạn tạo được những thói quen tốt. Phương pháp 1 - Tổng vệ sinh Bước 1 - Nhặt quần áo trên sàn và trên giường. Quần áo nằm la liệt trên sàn, trên giường và vắt trên thành ghế sẽ khiến cho căn phòng càng thêm nhếch nhác. Bạn hãy thu dọn quần áo khắp phòng và chia thành hai loại quần áo bẩn và sạch. Bỏ quần áo bẩn vào giỏ giặt. Gấp và cất quần áo sạch. Đừng quên liếc dưới gầm giường, trên cánh cửa tủ tường và trên nóc tủ kệ khi thu dọn. Bước 2 - Thu gom và đem rác ra ngoài. Khi bận rộn với công việc, học hành và những thứ khác, bạn sẽ rất dễ để cho rác chất đống trong phòng. Cầm túi đựng rác đi quanh phòng và nhặt các mảnh giấy gói, thức ăn, báo cũ và các thứ rác khác trong phòng. Khi đã thu gom hết rác, bạn hãy trút sọt rác trong phòng vào túi đựng rác và đem ra ngoài để xe rác đến thu. Bước 3 - Dọn dẹp bát đĩa và vật dụng ăn uống. Bát đĩa, cốc tách và thức ăn cũ trong phòng có thể thu hút côn trùng, rơi vãi ra ngoài và làm bẩn phòng. Thu dọn tất cả những thứ thuộc về nhà bếp và đem bỏ vào bồn rửa hoặc máy rửa bát. Những vật dụng cần chú ý bao gồm: Bát đĩaDao, dĩa, và thìaLy cốcGiấy gói và vỏ hộp thức ănHộp đựng thức ăn Bước 4 - Giặt ga gối. Lột ga trải giường, chăn và vỏ gối trên giường. Ném tất cả các món đồ vải giặt được vào giỏ và đem vào phòng giặt. Nếu có thể tự giặt các món đồ vải trên giường, bạn hãy cho vào máy và giặt với chu trình bình thường. Nếu không, bạn có thể để lại ga gối cho người lớn giặt. Bước 5 - Trải lại ga mới. Bạn có thể lấy bộ ga mới hoặc chờ giặt và sấy bộ ga cũ. Trải vải bọc nệm trước, sau đó trải ga giường và chiếc chăn mà bạn vẫn thường dùng lên trên, tiếp theo là lồng lại vỏ gối và đặt lên giường, cuối cùng là kéo chăn hoặc tấm phủ giường phủ qua gối. Dọn giường hàng ngày. Bạn không cần phải trải lại vải bọc nệm và vỏ gối, nhưng nên sửa lại ga trải giường và chăn. Thay ga gối hai tuần một lần. Nếu thời tiết nóng nực và người đổ nhiều mồ hôi, có thể bạn phải thay ga gối thường xuyên hơn. Bước 6 - Dọn dẹp bàn học. Bàn học trong phòng ngủ thường là nơi tập kết đủ thứ bừa bộn, vì đó là nơi bạn đọc sách, làm bài tập và sử dụng vi tính. Sau đây là các bước dọn dẹp bàn học: Nhặt hết giấy tờ, mẩu ghi chú và các loại giấy rời khác vương vãi khắp nơi. Sắp xếp và cất trữ tài liệu trong kẹp hồ sơ, bìa đựng hồ sơ hoặc các ngăn tủ nhỏ. Vứt bỏ các giấy tờ vô dụng. Tái sử dụng giấy bằng nhiều cách cũng là ý rất hay nếu bạn làm được. Thu dọn bút mực, bút chì và các loại văn phòng phẩm khác, sau đó cắm vào cốc, cất vào hộp bút hoặc ngăn kéo. Cất sách và tạp chí đang để lung tung. Đem tạp chí và giấy tờ không dùng đến nơi tái chế giấy. Bước 7 - Sắp xếp tủ đầu giường. Tủ đầu giường có lẽ là nơi chứa đủ thứ lặt vặt phục vụ cho những hoạt động của bạn trước khi đi ngủ, chẳng hạn như đọc sách, nghe nhạc, tháo các phụ kiện và những thứ khác. Bạn cần dọn sạch tủ đầu giường và cất đi những thứ không nên để ở đó. Để giữ cho phòng ngủ sạch sẽ và gọn gàng, bạn hãy cất những vật dụng thường dùng trước khi đi ngủ như sách và máy tính bảng trong các ngăn kéo tủ đầu giường thay vì để trên mặt tủ. Chỉ để một vài vật dụng đơn giản trên mặt tủ như đèn bàn hoặc một khung ảnh. Bước 8 - Dọn dẹp tủ nhiều ngăn. Tủ nhiều ngăn có thể cũng là “bãi rác” cho sách vở, đồ chơi, phụ kiện, trang sức và đủ thứ linh tinh. Bạn hãy cất trang sức vào hộp hoặc ngăn kéo, đặt lại sách lên kệ, vứt rác và những thứ tạp nhạp bỏ đi, đặt lại mỹ phẩm lên bàn trang điểm hoặc cất vào hộp đựng mỹ phẩm, cất các phụ kiện và các vật dụng khác vào đúng chỗ. Giữ cho tủ ngăn nắp. Đảm bảo quần áo phải được gấp gọn gàng; đừng nhét ẩu vào ngăn kéo. Thỉnh thoảng bạn cũng nên dọn dẹp lại toàn bộ mọi thứ trong tủ. Loại ra những món đồ không dùng nữa và cất những thứ còn lại vào các ngăn kéo. Bước 9 - Sắp xếp tủ tường. Tủ tường thường là nơi bạn ném tất cả những vật dụng không muốn xử lý ngay, và bây giờ nó là nơi chứa tất cả những thứ đó. Bạn hãy xếp lại giày dép, treo quần áo lên móc, vứt bỏ rác và sắp xếp các kệ trong tủ. Kiểm tra tủ tường mỗi năm một hoặc hai lần và thanh lý mọi thứ không còn dùng đến. Tận dụng khoảng tường trống bằng cách lắp các thanh treo khăn, giá để đồ hoặc móc treo các phụ kiện. Mở rộng không gian bằng cách lắp các thanh treo quần áo cao lên. Như vậy bạn sẽ có chỗ để kê tủ nhiều ngăn hoặc kệ giày bên dưới quần áo. Cất những vật dụng thường dùng nhất ở khi vực dễ lấy nhất trong tủ. Điều này sẽ giúp bạn chuẩn bị nhanh hơn. Cân nhắc mua mắc áo mỏng để treo quần áo cho đỡ tốn không gian. Bước 10 - Lau sạch mọi thứ trong phòng. Dùng giẻ lau bụi hoặc khăn microfiber ẩm để lau sạch các góc và các đường nối giữa các bức tường, quạt trần, đèn, tủ kệ, đường tiếp giáp giữa tường với trần nhà và tất cả các đồ nội thất trong phòng. Khi đang lau dọn mà vướng phải các vật dụng, chẳng hạn như chiếc đèn bàn đặt trên tủ nhiều ngăn, bạn hãy nhấc món đồ lên để lau bên dưới. Bước 11 - Hút bụi sàn. Dùng máy hút bụi hút sạn đất trên sàn có lót thảm hoặc dùng chổi và máy hút bụi để làm sạch sàn gỗ và sàn lát gạch. Dùng đầu ống hút bụi thích hợp để làm sạch các góc đường tiếp giáp giữa tường và trần nhà, ván lát tường, các khe hở và vết nứt khác. Đừng quên di chuyển đồ đạc để có thể làm sạch bên dưới và đằng sau giường, tủ nhiều ngăn và bàn học. Bước 12 - Lau sạch cửa số và gương. Dùng nước rửa kính hoặc dung dịch gồm một phần giấm và ba phần nước xịt lên gương. Dùng khăn microfiber sạch để lau khô gương. Thực hiện như vậy với tất cả các cửa sổ trong phòng và các khung tranh ảnh bám bụi bẩn. Đặt sẵn chai nước rửa kính ở nơi dễ lấy để tiện lau gương khi cần hoặc khi bị bẩn. Điều này đặc biệt hữu ích khi trong nhà bạn có thú cưng hoặc có trẻ con hay nghịch ngợm. Phương pháp 2 - Giữ phòng ngăn nắp Bước 1 - Dọn giường hàng ngày. Một trong những việc làm quan trọng nhất mà bạn có thể làm để giữ phòng gọn gàng là dọn giường mỗi buổi sáng khi thức dậy. Sửa ga trải giường cho ngay ngắn và nhét dưới gối. Vỗ gối cho phồng lên và vuốt phẳng mặt gối. Trải chăn phẳng phiu trên giường và kéo lên phủ qua gối. Khi phòng đã được dọn dẹp sạch sẽ ngăn nắp thì việc giữ sạch phòng sẽ khá đơn giản. Bạn chỉ cần thực hiện một vài việc hàng ngày, chẳng hạn như dọn giường, để giữ cho phòng được sạch sẽ và gọn gàng. Bước 2 - Treo quần áo lên khi về đến nhà. Nhiều người thích thay quần áo thoải mái hơn khi về nhà sau một ngày dài ở trường hoặc nơi làm việc. Khi thay quần áo, bạn hãy treo áo khoác lên, ném quần áo bẩn vào giỏ, gấp và cất quần áo sạch mà bạn định mặc lại. Sau một ngày dài, có lẽ bạn chỉ muốn ném chiếc áo khoác hay quần áo thay ra xuống sàn hoặc giường. Nhưng nếu muốn giữ sạch phòng sau khi đã mất bao công sức dọn dẹp thì bạn phải cất quần áo vào đúng chỗ. Bước 3 - Bỏ quần áo bẩn vào giỏ giặt ngay. Bạn đừng bao giờ ném quần áo bẩn trên sàn, giường ngủ hoặc vứt bừa trong nhà tắm hay phòng giặt. Khi thay quần áo bẩn ra, bạn hãybỏ ngay vào giỏ giặt. Để tiện lợi hơn, bạn có thể đặt vài giỏ giặt trong nhà, tại những nơi mà bạn thường thay quần áo như phòng tắm, trong tủ tường và gần tủ quần áo. Bước 4 - Cất ngay quần áo sạch vừa giặt xong. Thường thì quần áo vừa giặt xong dễ bị bỏ quên chất đống trong giỏ thay vì được cất đi. Nhưng phải nhắc bạn lần nữa, điều này sẽ nhanh chóng khiến căn phòng trở nên bừa bãi, hơn nữa còn làm nhăn nhúm quần áo. Ngay khi lấy quần áo ra khỏi máy sấy, bạn hãy gấp phẳng phiu và cất đi hoặc treo lại vào tủ tường. Việc này cũng áp dụng cho cả ga gối trên giường và khăn tắm. Bước 5 - Không ăn trong phòng ngủ. Thức ăn để trong phòng ngủ sẽ thu hút côn trùng, gây ra các vết bẩn và các mẩu vụn rơi vãi khắp nơi, ngoài ra còn dẫn đến tình trạng bát đĩa, ly cốc dồn đống trong phòng. Thay vì vậy, bạn cần tránh đem thức ăn vào phòng ngủ, mà nên ăn uống trong bếp, kể cả ăn vặt. Nếu có ăn trong phòng, bạn cần đem hết bát đĩa, vật dụng ăn uống và thức ăn thừa vào bếp ngay. Bước 6 - Thanh lý các món đồ linh tinh. Một trong những yếu tố khiến cho căn phòng bừa bộn là có quá nhiều đồ. Để ngăn ngừa tình trạng này, bạn hãy kiểm lại mọi thứ gồm quần áo, đồ chơi, phụ kiện và các vật dụng khác để quyết định món nào nên giữ lại, món nào nên đem bán, đem quyên góp hoặc vứt đi. Để quyết định những thứ cần giữ lại và những thứ nên loại bỏ, bạn hãy xem lại những món đồ nào mình không mặc hoặc sử dụng trong vòng hơn một năm qua. Nếu có món đồ nào mà đã hơn một năm qua bạn không đụng đến thì có lẽ là bạn sẽ không thấy tiếc khi loại chúng đi. Những món đồ thích hợp để đem quyên góp bao gồm quần áo, đồ chơi, giày dép và sách. Chỉ vứt đi những thứ đã hỏng, thủng, không thể tái sử dụng hoặc tái chế. Bước 7 - Tìm chỗ cho tất cả các món đồ trong phòng. Những món đồ không có chỗ cố định thường được để lung tung khắp nơi vì bạn không biết đặt chúng vào đâu khi dọn dẹp. Bạn nên xem lại tất cả các vật dụng trong phòng và đảm bảo mỗi thứ đều có chỗ riêng của nó. Dùng giỏ hoặc các hộp đựng để sắp xếp các vật dụng cho gọn gàng hơn nếu bạn không biết để chúng vào chỗ nào. Dành một ngăn bàn học hoặc ngăn tủ để đựng những món lặt vặt không có chỗ để cố định. Bước 8 - Để lại mọi thứ vào chỗ của nó khi sau khi sử dụng. Một khi tất cả các vật dụng đều đã có chỗ trong phòng thì việc dọn dẹp sẽ trở nên dễ dàng vì bạn đã biết vật nào phải để vào đâu. Sau đây là một vài gợi ý giúp bạn đặt lại mọi thứ vào chỗ cũ: Để sách và tạp chí lên kệ sách khi đã đọc xong Treo quần áo vào tủ tường khi thay ra Bỏ lại đồ chơi vào ngăn kéo hoặc lên kệ khi chơi xong Cất giấy tờ và giấy ghi chú vào ngăn kéo hoặc bìa hồ sơ khi không dùng đến Cất các văn phòng phẩm như bút mực và kẹp giấy vào ngăn kéo sau khi sử dụng Phương pháp 3 - Tạo thói quen dọn dẹp Bước 1 - Liệt kê những việc cần làm hàng ngày. Giữ phòng sạch sẽ cũng có nghĩa là tạo thói quen tốt, và có một số việc bạn nên làm đều đặn mỗi ngày. Bạn hãy lập một danh sách những công việc hàng ngày và dán ở đâu đó dễ trông thấy. Dành ra mỗi ngày 10 phút để hoàn thành các nhiệm vụ. Những việc này bao gồm: Dọn giường Cất quần áo Dọn dẹp đồ chơi, giấy tờ và các vật dụng khác Đem rác ra ngoài Bước 2 - Lên lịch cho các công việc hàng tuần. Ngoài những bổn phận hàng ngày, bạn còn có những nhiệm vụ dọn dẹp khác cần phải làm thường xuyên. Bạn hãy liệt kê tất cả các nhiệm vụ này và lên lịch thực hiện cho từng ngày trong tuần. Sau đây là danh sách mẫu: hút bụi và lau chùi thay và giặt ga trải giường giặt, sấy, gấp và cất quần áo lau gương và cửa sổ đem rác ra ngoài dọn bàn học, tủ nhiều ngăn và tủ đầu giường dọn dẹp và sắp xếp tủ tường Bước 3 - Giặt ga trải giường hàng tuần. Lột hết ga trải giường, chăn, vải bọc nệm, vỏ gối và những đồ vải khác trên giường, bỏ vào giỏ giặt và đem vào phòng giặt để giặt. Giặt ga gối hàng tuần là việc làm cần thiết để loại bỏ bụi đất và các chất gây dị ứng khác. Bước 4 - Giặt quần áo ngay khi đã đủ mẻ giặt. Quần áo thường dễ bị bỏ quên chất đống đến vài tuần không giặt. Tuy nhiên, việc giữ cho phòng ngủ sạch sẽ cũng đồng nghĩa với việc ưu tiên xử lý quần áo bẩn. Ngay khi quần áo đã đầy giỏ giặt hoặc đã đủ một mẻ giặt, bạn hãy đem vào phòng giặt để giặt. Nhiều người cho rằng giặt quần áo theo lịch sẽ dễ hơn. Ví dụ, một số người thường giặt vào đầu tháng. Bước 5 - Đặt sọt rác trong phòng và sử dụng. Rác là nguyên nhân làm bẩn phòng rất nhanh. Để ngăn chặn điều này, bạn nên để sọt rác trong phòng ở cạnh giường hoặc bàn học và nhớ vứt rác vào đó thay vì tiện đâu vứt đấy. Ngay khi sọt rác đầy, bạn hãy đem ra ngoài để xe rác đến thu gom. Bước 6 - Hút bụi và lau chùi hàng tuần. Dùng khăn microfiber ẩm để lau mọi bề mặt đồ đạc trong phòng, bao gồm đồ nội thất, đèn, quạt, khung tranh ảnh, tủ kệ và bàn. Hút bụi sàn và ván lát chân tường để loại bỏ bụi đất. Nếu bị dị ứng hoặc nuôi thú cưng, bạn cần hút bụi và lau chùi 2-3 lần mỗi tuần. Bước 7 - Đừng trì hoãn việc dọn dẹp. Chỉ cần không dọn dẹp vài ngày là danh sách công việc phải làm đã chất đống. Trước khi bạn kịp nhận ra điều đó thì căn phòng của bạn đã bừa bộn trở lại, và trước mắt bạn là một nhiệm vụ không nhỏ. Khi đã lên lịch dọn dẹp hàng ngày hoặc hàng tuần, bạn cần thực hiện đúng theo lịch để đảm bảo tạo được thói quen tốt. Nếu vì lý do nào đó mà có một ngày không dọn dẹp được, ngày hôm sau bạn cần hoàn tất càng sớm càng tốt để công việc khỏi dồn lại. Cố gắng biến việc lau dọn thành trò chơi nếu bạn thực sự không thích công việc này. Thách thức bản thân dọn phòng càng nhanh càng tốt và cố gắng “phá kỷ lục” lần trước.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Th%E1%BA%AFt-d%C3%A2y-gi%C3%A0y
Cách để Thắt dây giày
Có lẽ bạn đã được dạy cách cột dây giày nhưng đã có ai thật sự hướng dẫn bạn cách thắt dây giày chưa? Xỏ dây giày là một cách tuyệt vời để tạo dấu ấn cá nhân cho đôi giày, đặc biệt là khi bạn mua dây giày có màu và hoạ tiết khác nhau. Hướng dẫn bên dưới là một vài kiểu xỏ dây giày phổ biến. Phương pháp 1 - Kiểu thắt hai dây chéo Bước 1 - Đặt một chiếc giày trước mặt bạn với mũi giày hướng ra phía trước. Bắt đầu xỏ dây vào lỗ đầu tiên của mỗi bên, xỏ đầu dây giày vào lỗ từ trong ra ngoài. Đảm bảo độ dài của dây giày ở hai bên đều bằng nhau. Bước 2 - Xỏ dây theo đường chéo, đưa đầu dây giày bên phải vào lỗ tiếp theo bên trái (tính từ trên xuống). Cách khác: bạn có thể xỏ dây giày từ ngoài vào trong (thay vì từ trong ra ngoài) để dây giày được xỏ đẹp hơn. Bước 3 - Xỏ đầu dây giày bên trái vào lỗ tiếp theo bên phải. Bước 4 - Tiếp tục xỏ dây giày xuống phía dưới đến khi hết lỗ. Bước 5 - Cuối cùng là cột nơ (như trong ảnh). Phương pháp 2 - Kiểu thắt ngang Bước 1 - Xỏ một đầu của dây giày qua lỗ đầu tiên bên trái (ở gần mũi giày) và đầu còn lại qua lỗ bên phải ở bên dưới (gần với gót giày). Lỗ bên phải sẽ có phần dây ngắn hơn bên trái; chỉ cần đủ dài để cuối cùng có thể cột lại. Bước 2 - Dùng đầu dây bên trái xỏ vào lỗ đối diện theo hàng ngang. Bước 3 - Kéo dây ra từ bên dưới và xỏ dây (từ bên dưới) qua lỗ tiếp theo ở phía đối diện. Bước 4 - Tiếp tục xỏ ngang qua các lỗ đến khi xỏ vào chiếc lỗ cuối cùng. Bước 5 - Cột hai đầu dây còn lại thành nơ (như trong ảnh). Phương pháp 3 - Kiểu giữ chặt gót chân Bước 1 - Thắt dây giày bằng kiểu bắt chéo nhưng sẽ dừng lại trước hai lỗ cuối cùng. Bước 2 - Kéo dây giày sang một bên và xỏ vào chiếc lỗ cùng bên. Thực hiện tương tự cho bên còn lại. Bước 3 - Xỏ dây bên trái qua vòng dây mà bạn vừa tạo ra ở bên phải. Bước 4 - Lặp lại cho phần dây ở phía bên kia. Bước 5 - Cột dây giày như vẫn thường làm và thoải mái với gót giày không còn bị trượt! Phương pháp 4 - Kiểu luân phiên thắt dây ngang Bước 1 - Xỏ một đầu dây qua lỗ đầu tiên, ở phía bên trong (lỗ bên trái gần nhất với gót của chiếc giày bên phải) và kéo dây ra ngoài một đoạn 15cm. Bước 2 - Xỏ phần dây còn lại từ bên dưới và kéo lên trên qua lỗ thứ hai bên ngoài. Bước 3 - Xỏ dây ngang qua và kéo xuống lỗ thứ hai ở phía bên trong. Bước 4 - Xỏ dây giày từ bên dưới lên lỗ thứ năm ở phía bên kia. Bước 5 - Xỏ dây giày ngang qua và kéo xuống lỗ thứ năm của bên còn lại. Bước 6 - Xỏ dây xuống và kéo lên qua lỗ thứ tư ở bên kia. Bước 7 - Xỏ dây ngang qua và kéo xuống lỗ thứ tư của bên còn lại. Bước 8 - Xỏ dây từ bên dưới và kéo lên qua lỗ thứ ba ở bên trong. Bước 9 - Xỏ dây ngang và kéo xuống qua lỗ thứ ba bên ngoài. Bước 10 - Xỏ dây từ bên dưới và kéo lên qua lỗ đầu tiên bên ngoài. Bước 11 - Nếu bạn còn dư nhiều dây ở một bên so với bên còn lại sau khi đã thắt xong thì gấp đôi phần dây dài, đặt phần đầu dây gấp bằng với phần dây ngắn, thao tác ngược quy trình để kéo dây dài ngắn lại sao cho hai bên dây đều bằng nhau. Bước 12 - Cột hai phần dây còn lại thành nơ (như trong ảnh). Phương pháp 5 - Kiểu mắt cáo Bước 1 - Dây giày được xỏ ngang qua hai lỗ đầu tiên ở gần mũi giày. Bước 2 - Bắt chéo hai dây giày và kéo dây chéo xuống dưới, xỏ từ ngoài vào trong qua cặp lỗ thứ ba tính từ hai lỗ xỏ dây đầu tiên (tức là bỏ hai cặp lỗ tiếp theo). Bước 3 - Cả hai đầu dây được xỏ xuống dưới từ trong ra ngoài qua cặp lỗ tiếp theo ở cùng bên. Bước 4 - Bắt chéo hai dây giày và kéo dây chéo lên trên, xỏ từ ngoài vào trong qua cặp lỗ thứ ba (tức là bỏ qua hai cặp lỗ tiếp theo). Bước 5 - Cả hai dây giày sẽ xỏ vào lỗ tiếp theo cùng bên từ trong ra ngoài. Bước 6 - Bắt chéo hai dây giày, xỏ xuống phía dưới từ ngoài vào trong qua cặp lỗ cuối cùng (tức là bỏ qua hai cặp lỗ tiếp theo). Phương pháp 6 - Cột nơ Bước 1 - Giữ thẳng hai đoạn dây giày còn lại. Đặt dây bên phải lên dây bên trái, sau đó đưa dây bên trái lên trên dây bên phải qua lỗ tạo ra giữa hai dây. Kéo chặt hai đầu dây. Bước 2 - Giữ dây bên phải và tạo một vòng tròn, đặt ngón tay của bạn ở giữa để giữ hình dạng. Đưa dây bên trái sang phải và vòng xuống dưới theo chuyển động tròn. Bước 3 - Sau đó đưa dây bên trái qua chiếc lỗ nhỏ. Kéo chặt hai đầu. Bước 4 - Vậy là dây giày của bạn được cột chặt!
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/%C4%82n-qu%E1%BA%A3-chanh-d%C3%A2y
Cách để Ăn quả chanh dây
Chanh dây có lẽ là một trong những loại quả ngon nhất trên thế giới. Điều khiến loại quả này tuyệt vời hơn là chúng nhỏ gọn giúp bạn dễ dàng mang theo đến bất kỳ đâu như leo núi, đi làm hoặc để trong nhà đến khi bạn muốn ăn nhẹ (chỉ cần đảm bảo bạn có dao hoặc vật nhọn nào đó để cắt). Hãy xem tiếp hướng dẫn bên dưới để biết cách chọn, chuẩn bị và chế biến chanh dây. Phương pháp 1 - Chọn chanh dây ngon Bước 1 - Quan sát vỏ của quả chanh dây. Bạn sẽ chọn chanh dây với phần vỏ hơi nhăn và có màu tím đậm - đây là những quả đã chín và rất ngọt. Bạn thường sẽ muốn chọn những quả chanh dây sạch, nhưng điều này không quan trọng vì bạn chỉ ăn phần bên trong. Vỏ chanh dây càng mềm thì quả sẽ càng chín. Bước 2 - Lắc quả chanh dây. Bạn nên cầm quả chanh dây và lắc. Nếu cảm thấy bên trong quả có nhiều nước hoặc nặng thì nghĩa là quả có nhiều hạt và nước (như vậy sẽ rất ngon). Hãy so sánh với những quả khác để biết quả nào có phần ruột đầy hơn. Bước 3 - Ngửi quả chanh dây. Bạn cũng có thể xác định hương vị của chanh dây khi ngửi. Nếu bạn có thể ngửi được hương vị nhiệt đới đậm đà, quả chanh dây đó sẽ rất ngon. Nếu bạn không ngửi thấy bất kỳ mùi gì, có lẽ chanh dây của bạn rất chua và/hoặc không có mùi vị. Phương pháp 2 - Rửa và cắt chanh dây Bước 1 - Rửa chanh dây. Sau khi mua chanh dây, bạn nhớ rửa chúng thật sạch. Mặc dù bạn không ăn phần vỏ, nhưng vẫn phải chú ý rửa thật sạch để không vô tình đưa hóa chất, vi khuẩn hoặc sâu bọ độc hại vào cơ thể. Việc này có thể xảy ra khi bạn cắt quả chanh dây chưa rửa vì dao sẽ mang theo vi khuẩn từ vỏ vào phần bên trong. Bước 2 - Cắt chanh dây. Sau khi rửa sạch, bạn sẽ đặt quả chanh dây lên thớt. Nhẹ nhàng dùng dao cắt đôi chanh dây. Lưỡi dao có răng cưa là thích hợp nhất để cắt phần vỏ cứng của quả chanh dây. Cố gắng không để cho quá nhiều nước bên trong chảy ra ngoài (vì đây là phần ngon nhất). Bước 3 - Biết phần nào nên và không nên ăn. Khi mở quả chanh dây, bạn sẽ thấy phần thịt màu cam tách rời khỏi phần vỏ trắng. Tiếp theo, bạn chỉ cần dùng thìa hoặc nĩa xúc phần thịt ra bát (hoặc cho ngay vào miệng). Đừng nạo quá sát vào vỏ vì phần này rất đắng và không ngon. Bước 4 - Bỏ vỏ sau khi ăn chanh dây và bảo quản phần quả chưa ăn. Thử dùng vỏ làm phân bón. Nếu chưa ăn hết quả chanh dây, bạn có thể đổ phần bên trong vào bát nhỏ và bọc lại bằng màng bọc thực phẩm để giữ được độ tươi. Bạn cũng có thể bọc màng bọc lên nửa quả chanh dây còn lại và cho vào tủ lạnh. Phương pháp 3 - Các ý tưởng để chế biến chanh dây Bước 1 - Thử làm nước chanh dây. Nước chanh dây là loại nước mà người cổ đại nói về ‘thức uống của những vị thần’. Bước 2 - Còn margarita hoặc martini chanh dây thì sao? Thay vì chỉ dừng lại với nước chanh dây, tại sao bạn không thử sáng tạo với những loại cocktail ngon lành? Chẳng có hại gì đâu! Bước 3 - Làm mứt chanh dây. Buổi sáng khi thức dậy, phết một ít mứt chanh dây lên bánh mì nướng, bảo đảm bạn sẽ có một ngày tuyệt vời. Bắt đầu ngày mới với chanh dây sẽ khiến bạn cảm thấy như những điều tốt đẹp đang chờ mình ở phía trước. Bước 4 - Hoặc thử làm rượu chanh dây. Hãy quên loại rượu quen thuộc từ quả mâm xôi và thử một loại mới giúp bạn có cảm giác như đang ngồi trên bãi biển ấm áp ngay cả khi ngoài trời đang rất lạnh. Bước 5 - Thử thêm chanh dây vào sữa chua. Tại sao bạn không thử tạo ra hương vị mới bằng cách thêm một ít chanh dây tươi vào món sữa chua Hy Lạp? Việc này không chỉ thêm vị ngọt cho món sữa chua mà còn khiến bạn phấn khởi.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/T%E1%BA%A1o-m%E1%BB%91i-g%E1%BA%AFn-k%E1%BA%BFt-v%E1%BB%9Bi-th%E1%BB%8F
Cách để Tạo mối gắn kết với thỏ
Thỏ là loài thú cưng rất đáng yêu, giàu tình cảm, nhưng bởi vì vốn là con mồi trong môi trường hoang dã ,thỏ có thể hay thường sợ sệt và không tin tưởng con người. Việc học cách đọc ngôn ngữ cơ thể của thỏ và đáp ứng các nhu cầu của chúng sẽ giúp bạn lấy lòng tin của thỏ và thắt chặt mối gắn kết giữa con người và thú cưng. Phương pháp 1 - Đọc ngôn ngữ cơ thể của thỏ Bước 1 - Nghe âm thanh của thỏ. Thật ngạc nhiên là thỏ phát ra nhiều loại âm thanh để diễn đạt mọi trạng thái, từ thích thú cho đến cô đơn và cả sợ hãi. Bạn hãy nghe những âm thanh mà thỏ phát ra khi bạn tiếp cận và điều chỉnh cách tương tác sao cho phù hợp với nhu cầu của nó. Có thể là trái với điều bạn tưởng, nhưng khi răng thỏ gõ vào nhau kêu lách cách nghĩa là thỏ đang dễ chịu và hài lòng. Thỏ có thể gõ răng khi được vuốt ve, cũng giống như mèo grừ grừ khi được âu yếm. Một số thỏ phát ra âm thanh này chỉ đơn giản là vì chúng cảm thấy an toàn và thoải mái trong môi trường ở nhà hay trong chuồng. Nếu chú thỏ của bạn gõ răng thì đó là dấu hiệu tốt cho thấy nó yêu mến và tin tưởng bạn. Tiếng thỏ khịt mũi được diễn giải như tiếng kêu đòi hỏi được chú ý và âu yếm hoặc biểu thị sự không hài lòng hay ngờ vực. Trong một số trường hợp, hiện tượng thỏ khịt mũi có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, nhất là khi có dịch mũi chảy ra. Nếu nghi ngờ chú thỏ của mình khịt mũi là do viêm đường hô hấp, tốt nhất là bạn nên đưa thỏ đến bác sĩ thú y khám để loại trừ mọi căn bệnh. Thỏ rên rỉ hoặc kêu ré lên thường là do đau đớn hoặc sợ hãi. Nếu chú thỏ của bạn rên rỉ hay kêu rít khi bạn nhấc nó lên thì có thể là bạn đang bế sai cách, hoặc là bạn chưa chiếm được sự tin tưởng của nó. Nghiến răng là dấu hiệu cho thấy thỏ đang đau, bệnh hoặc căng thẳng. Nếu thấy thỏ nghiến răng thì có thể là bạn đang bế sai cách khiến thỏ khó chịu, hoặc thỏ đang bị bệnh và cần phải được điều trị. Để đề phòng, bạn nên đưa thỏ đến bác sĩ thú y nếu thấy thỏ bắt đầu nghiến răng. Gầm gừ là biểu hiện của sự khó chịu hoặc sợ hãi. Nếu chú thỏ gầm gừ khi thấy bạn thì nghĩa là nó cảm thấy bị đe dọa và không muốn bị nhấc lên. Tốt nhất là bạn không nên đụng đến thức ăn, đồ chơi và khay vệ sinh của thỏ khi nó gầm gừ với bạn. Tiếng kêu thét biểu thị sự đau đớn cùng cực hoặc sợ chết khiếp. Nếu chú thỏ của bạn bắt đầu kêu thét khi được nhấc lên thì có thể nó bị thương hoặc tưởng rằng bạn sắp làm hại nó. Để chắc chắn, bạn nên đem thỏ đến cho bác sĩ thú y kiểm tra nếu thỏ bắt đầu kêu thét. Bước 2 - Quan sát ngôn ngữ cơ thể của thỏ. Cũng như tiếng âm thanh thỏ phát ra, dáng điệu và ngôn ngữ cơ thể của thỏ có thể mách cho bạn biết tâm trạng và cảm giác của thỏ. Việc học cách phân biệt một chú thỏ đang cô đơn và chú thỏ không muốn tiếp xúc có thể giúp bạn tạo dựng mối kết giao với người bạn có bộ lông tơ mềm mại này. Nhìn tai thỏ. Thỏ có thính giác rất tinh, ngoài ra chúng còn sử dụng tai như một kiểu ngôn ngữ cơ thể. Nếu hai tai thỏ hướng ra sau và để sát vào thân mình thì nghĩa là nó cảm thấy an toàn. Nếu thỏ dựng tai ra phía trước, có lẽ nó đã nghe thấy hoặc cảm thấy điều gì đó có thể đáng lo ngại hoặc không. Nếu thỏ để một tai phía trước, một tai phía sau thì thường có nghĩa là nó đã nhận thấy điều gì đó xảy ra xung quanh nhưng chưa xác định được âm thanh đó có đáng báo động hay không. Nếu hai chân sau của thỏ duỗi ra sau, điều đó cho thấy nó đang thư giãn và thoải mái. Thỏ sẽ không thể nhảy lên để chạy trốn khi duỗi chân ra sau, do đó khi nằm ở tư thế này thì nghĩa là chú thỏ tin tưởng bạn và cám thấy an toàn khi ở trong nhà. Nếu thân mình thỏ căng thẳng thì đó là dấu hiệu thỏ đang sợ hãi và lo lắng. Có lẽ bạn vừa làm gì đó khiến nó sợ hoặc có thể trong nhà bạn có thứ gì đó làm nó lo lắng. Bước 3 - Lưu ý hành vi của thỏ khi ở gần bạn. Ngoài âm thanh và ngôn ngữ cơ thể, một số chú thỏ sẽ truyền đạt những điều nó thích và không thích bằng cách phản ứng trước sự đụng chạm của con người. Hành động dùng mũi giụi vào bạn là một cách để thỏ nói rằng nó muốn được bạn chú ý và âu yếm. Khi thỏ liếm vào bạn thì nghĩa là nó rất yêu quý bạn. Thỏ không liếm vào người để lấy muối; hành vi này chỉ đơn thuần là sự giao tiếp, biểu thị sự trìu mến và tin tưởng tuyệt đối. Hành động nằm lăn người sang một bên trước mặt bạn là dấu hiệu cho một sự tin tưởng lớn lao và sự hài lòng. Nếu thỏ để lộ mí mắt trong ( hiện ra ở góc mắt) khi được nhấc lên thì nghĩa là nó rất lo lắng và khiếp sợ. Tốt nhất là bạn nên tránh bế thỏ lên nếu thấy có phản ứng như vậy – ít nhất là cho đến khi thỏ đã tin tưởng bạn hơn một chút. Phương pháp 2 - Tạo môi trường thoải mái cho thỏ trong nhà Bước 1 - Dành một không gian thoải mái cho thỏ. Chú thỏ của bạn có thể không thích được âu yếm vì nó chưa cảm thấy an toàn trong nhà bạn. Bạn có thể giúp thỏ thích nghi bằng cách tạo ra một không gian yên tĩnh, dễ chịu và có thể bảo vệ thỏ khỏi các thú cưng khác trong nhà. Thậm chí bạn có thể cho thỏ vào lồng và đặt trong một phòng riêng để tạo cảm giác an toàn, không bị xáo trộn và chấn động, mặc dù vị trí như vậy sẽ khiến sự tương tác với người ít đi và cuối cùng có thể làm cho thỏ khó thích nghi hơn với ngôi nhà của bạn. Chọn một khu vực trong nhà cho phép thỏ hàng ngày có thể tương tác và quan sát mọi người trong gia đình nhưng vẫn đủ kín đáo để chú thỏ không sợ hãi vì những hỗn loạn của cuộc sống thường nhật. Đảm bảo duy trì nhiệt độ dễ chịu trong phòng của thỏ. Hầu hết các giống thỏ cần nhiệt độ ổn định trong khoảng 15,5 đến 21 độ C. Nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn khoảng này có thể gây nguy cơ tử vong cho thỏ. Đặt chuồng thỏ ở nơi không bị nắng chiếu thẳng vào. Môi trường nhiều bóng mát sẽ giúp điều hòa nhiệt độ và giúp thỏ không bị quá nóng. Bước 2 - Tạo không gian chơi cho thỏ. Vận động là một phần quan trọng trong cuộc sống của thỏ, và giờ chơi thường là thời gian vận động tốt nhất. Nếu chuồng thỏ không đủ rộng để thỏ chạy nhảy, bạn nên tạo một khoảng không kín (tốt nhất là ở trong nhà) để thỏ chạy nhảy và chơi bên trong. Sân chơi của thỏ phải đảm bảo an toàn. Loại bỏ tất cả dây điện và các vật gia dụng khác mà bạn không muốn thỏ gặm. Nếu là sân chơi ngoài trời, bạn cần đảm bảo có rào quây kín sao cho thỏ không nhảy ra ngoài được. Để mắt đến thỏ bất cứ khi nào bạn cho nó ra khỏi chuồng. Thỏ là loài vật tò mò và có thể dễ dàng bị thương hoặc lao vào nơi nguy hiểm. Bước 3 - Cho thỏ ăn với chế độ thích hợp. Một trong những cách để làm cho thỏ thích bạn là cho thỏ ăn những thứ mà thỏ cần nhất. Thỏ cần nguồn cỏ khô liên tục, chẳng hạn như cỏ timothy (Phleum pratense) hoặc cỏ dứa (Bromus) để đảm bảo sức khỏe dạ dày-ruột của thỏ. Cho thỏ ăn thức ăn viên có công thức gồm ít nhất 15-19% hàm lượng protein và 18% chất xơ. Thỏ lớn hơn 6 tháng tuổi cần ăn 1/8 – 1/4 cốc thức ăn viên trên mỗi 2,5 kg cân nặng mỗi ngày. (Như vậy, ví dụ như một chú thỏ nặng 5 kg nên được cho ăn 1/4 – 1/2 cốc thức ăn mỗi ngày.) Cung cấp rau tươi cho thỏ. Rau diếp lá xanh đậm, lá củ cải và lá cà rốt thường là những món thỏ thích. Thỏ nên được ăn ít nhất 2 cốc rau xanh cho mỗi 3 kg cân nặng. (Như vậy, ví dụ như một chú thỏ nặng 6 kg sẽ cần ít nhất 4 cốc rau xanh mỗi ngày.) Đảm bảo thỏ luôn có nước mới và sạch để uống. Bạn có thể dùng bình nước chuyên dùng cho thỏ hoặc bát đựng nước chắc chắn, không dễ bị nghiêng lật. Bước 4 - Cho thỏ nhiều đồ chơi. Thỏ rất thích chơi đùa. Bạn có thể mua đồ chơi đặc biệt dành cho thỏ hoặc tự làm lấy. Thỏ thường cần những món đồ chơi có thể gặm nhấm, đào bới và ẩn nấp. Những chiếc hộp các-tông rỗng là những món đồ chơi rất tuyệt khi bắt đầu, nhưng bạn có thể vận dụng óc sáng tạo khi mua đồ chơi để cho giờ chơi của thỏ thêm phong phú. Phương pháp 3 - Làm thân với thỏ Bước 1 - Kiên nhẫn. Cho thỏ ra khỏi chuồng để chạy chảy khám phá. Bạn sẽ thấy ban đầu thỏ thích ẩn nấp ở nơi tối như dưới gầm ghế xô pha, giường ngủ hoặc tủ đựng bát đĩa. Nhưng thỏ là loài vật nhỏ bé hiếu kỳ, cuối cùng sẽ không cưỡng được cám dỗ phải đi ra và khám phá căn nhà mới của nó. Bạn chỉ cần cho thỏ thời gian. Khi chú thỏ của bạn đủ can đảm để ra khỏi nơi ẩn nấp và ngó nghiêng xung quanh, bạn hãy ngồi yên lặng (tốt nhất là trên sàn) và để cho thỏ đến gần bạn. Loài thỏ cực kỳ dễ thương và có bộ lông mềm mại khiến bạn chỉ muốn bế lên và vuốt ve nựng nịu, nhưng bạn đừng quên rằng thỏ vốn là con mồi trong môi trường tự nhiên, và một hai ngày đầu nó sẽ không biết bạn có ăn thịt nó hay không! Vì vậy bạn nên để nó đến với bạn trước. Đừng quay đi nếu chú thỏ hít hít và húc mũi vào người bạn. Đó là dấu hiệu tốt cho thấy chú thỏ bắt đầu tin tưởng bạn. Bước 2 - Biết cách bế thỏ sao cho đúng. Bước này thường dễ bị bỏ qua nhưng là một phần quan trọng trong việc tạo mối gắn kết với thỏ. Nếu làm không đúng, bạn có thể khiến thỏ khó chịu, vùng vẫy và tìm cách thoát ra. Điều này có thể làm cho cả bạn và thỏ đau, vì bất cứ sự va chạm mạnh nào cũng có thể gây chấn thương cổ và cột sống của thỏ. Bế nhẹ nhàng nhưng giữ chắc. Đừng siết chặt thỏ, nhưng phải đảm bảo giữ đủ chắc để thỏ không rơi hoặc vùng ra khỏi tay. Sử dụng lực tối thiểu để giữ thỏ an toàn trong cánh tay. Nâng đỡ lưng và mông thỏ. Đây là bước quan trọng trong cách bế thỏ và không nên bỏ qua. Bước 3 - Để cho thỏ tiến lại gần bạn. Nếu thỏ vẫn chưa thấy thoải mái khi được bế, chắc chắn là nó sẽ không thích bị tóm lấy và lôi ra khỏi chuồng. Thay vì kéo thỏ ra khỏi ngôi nhà nhỏ của nó, bạn hãy để nó đến với bạn. Mở cửa chuồng và chờ cho đến khi chú thỏ của bạn muốn đi ra ngoài và khám phá. Bước 4 - Dành thời gian ở một mình. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn mới đem thỏ về nhà, vì nó cần thời gian để thích nghi và làm quen với con người cũng như nơi sẽ là mái ấm của nó. Rút vào một nơi yên tĩnh và đóng kín cửa, chỉ có bạn và thỏ, không có con vật nào và không có gì làm xao lãng chú thỏ cưng của bạn. Cho thỏ phần thưởng. Điều này có thể xua tan sự nghi ngờ của một con vật đang căng thẳng, và cũng tốt cho chú thỏ của bạn. Bạn nên dùng phần thưởng lành mạnh như cà rốt bao tử (baby), một lát nhỏ táo hoặc chuối, hay một thìa nhỏ yến mạch. Cho thỏ ăn một miếng trên mặt sàn, sau đó cố gắng cho thỏ ăn từ lòng bàn tay bạn. Thực hiện việc này hàng ngày cho đến khi thỏ trở nên thoải mái khi ở bên cạnh bạn. Sự lặp lại và thói quen là chìa khóa để cho thỏ làm quen. Bước 5 - Không thúc ép thỏ. Nếu chú thỏ của bạn chưa quen với gia đình bạn và chưa thoải mái khi mọi người nựng nịu thì bạn đừng cố vuốt ve nó. Điều này sẽ chỉ làm cho thỏ bị chấn thương tâm lý và có thể khiến nó sợ bạn. Thực tế là một số thỏ không bao giờ quen được bế, vì thỏ vốn là con mồi trong môi trường hoang dã. Nếu thỏ không chịu cho bạn đụng vào, sẽ có các cách khác để bạn có thể gắn kết và xoa dịu chú thỏ đang sợ sệt. Dùng giọng nói dịu dàng để giúp thỏ bình tĩnh. Nói chuyện với thỏ thường xuyên và để cho nó quen với giọng của bạn. Thỏ là loài vật có tập tính xã hội và chúng sẽ buồn chán khi phải ngồi trong chuồng suốt cả ngày. Đôi khi, chỉ bằng cách nói chuyện với thỏ là bạn có thể khiến nó nằm xuống và nhẹ nhàng nghiến răng một cách hài lòng! Không bao giờ quát mắng thỏ. Thỏ không phải là loài vật có thể huấn luyện hoặc ép vào kỷ luật như những loài thú cưng khác. Chúng sẽ không hiểu vì sao lại bị bạn quát mắng, và việc bạn lớn tiếng với thỏ sẽ chỉ khiến nó sợ hãi. Chìa bàn tay cho thỏ hít ngửi. Nếu không quen ở bên cạnh bạn, thỏ cần phải tập làm quen với bề ngoài, mùi và giọng nói của bạn trước khi nó làm quen với việc được bế lên. Không bao giờ cử động đột ngột khi ở gần thỏ. Nó có thể sợ hãi và chạy về chuồng. Bước 6 - Thử bắt chước thỏ. Một số người có thể ngại ngùng khi thử làm điều này tại nhà, nhất là trước mặt những người khác. Nhưng một số chuyên gia về thỏ khuyên rằng việc giả vờ rửa mặt và gật gù như điệu bộ của thỏ có thể giúp xua tan sự nghi ngờ của một chú thỏ mới về đang sợ sệt. Khi nhìn thấy con người cũng hành động giống như mình, chú thỏ sẽ thấy yên tâm hơn với ngôi nhà mới. Bước 7 - Thích nghi theo giờ giấc của thỏ. Nhớ rằng loài thỏ thường năng động nhất vào lúc bình minh và hoàng hôn, và dành buổi chiều để nằm nghỉ. Nếu muốn chơi với thỏ hoặc âu yếm nó, bạn hãy chọn những khoảng thời gian thỏ nhanh nhẹn nhất và có khả năng muốn chơi nhất.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Truy-c%E1%BA%ADp-m%C3%A1y-t%C3%ADnh-t%E1%BB%AB-xa
Cách để Truy cập máy tính từ xa
Đây là bài viết hướng dẫn bạn truy cập và kiểm soát máy tính từ một máy tính khác bằng cách cài đặt phần mềm điều khiển máy tính từ xa trên cả hai máy tính. Sau khi cả hai máy tính đều được cài đặt chương trình, bạn có thể đặt một máy tính làm “máy chủ” để nó có thể được kiểm soát từ bất kỳ đâu, miễn là cả hai máy tính đều có kết nối mạng internet, được mở nguồn và được cài đặt phần mềm phù hợp. Các chương trình như TeamViewer và Chrome Remote Desktop đều có thể cài đặt được trên cả hai máy tính Windows và Mac; còn Windows Remote Desktop chỉ hoạt động trên máy tính chủ Windows (sử dụng hệ điều hành Windows 10 Professional) và được truy cập bởi máy tính Windows hoặc Mac khác. Phương pháp 1 - Sử dụng chương trình Chrome Remote Desktop Bước 1 - Cài đặt Chrome Remote Desktop trên cả hai máy tính. Đây là công cụ miễn phí của Google cho phép bạn điều khiển máy tính từ xa trên một máy tính khác. Công cụ này đòi hỏi bạn phải sử dụng trình duyệt web Google Chrome; vì vậy, nếu bạn chưa cài đặt Chrome, hãy tải chương trình từ https://www.google.com/chrome. Bạn cần hoàn thành các bước sau trên cả hai máy tính: Mở Google Chrome. Truy cập https://remotedesktop.google.com/access Nhấp vào biểu tượng mũi tên màu xanh biển và trắng. Màn hình sẽ xuất hiện cửa sổ mới đưa bạn đến trang Chrome Remote Desktop trên cửa hàng Chrome. Nhấp vào (Thêm vào Chrome) trên cửa hàng Chrome, rồi nhấp vào (Thêm tiện ích mở rộng) để xác nhận. Đóng cửa sổ cửa hàng Chrome để bạn có thể xem lại trang gốc. Nhấp vào nút (Chấp nhận & Cài đặt) màu xanh biển và trắng, rồi cho phép các quyền truy cập được tiếp tục theo yêu cầu. Nhập tên cho máy tính và nhấp vào (Tiếp tục). Nhập và xác nhận mã PIN 6 chữ số. Sau khi xác nhận, Remote Desktop sẽ khởi động. Bước 2 - Tạo mã hỗ trợ trên máy tính mà bạn muốn truy cập. Bây giờ Chrome Remote Desktop đã được cài đặt trên cả hai máy tính, bạn cần tạo mã để máy tính khác có thể sử dụng khi truy cập. Mã chỉ có hiệu lực trong 5 phút tính từ lúc tạo; vì vậy, bạn cần thực hiện việc này trước khi tạo kết nối. Sau đây là cách tạo mã trên máy tính nhận kết nối: Nhấp vào thẻ (Hỗ trợ từ xa) ở gần đầu trang. Nhấp vào nút (Tạo mã). Bước 3 - Truy cập https://remotedesktop.google.com/support trên máy tính sẽ thực hiện kết nối. Hãy nhớ rằng bạn cần thực hiện việc này bằng trình duyệt web Google Chrome. Bước 4 - Nhập mã hỗ trợ vào trường trống "Give Support" (Trao quyền hỗ trợ) và nhấp vào Connect (Kết nối). Đó là trường trống thứ hai trên trang. Một lời mời sẽ được gửi đến máy tính mà bạn muốn truy cập. Bước 5 - Nhấp vào Share (Chia sẻ) trên máy tính nhận kết nối. Sau một lúc, màn hình của máy tính ở xa sẽ hiển thị trên trình duyệt Chrome của máy tính đang kết nối. Bước 6 - Nhấp vào Stop Sharing (Dừng chia sẻ) trên máy tính đang chia sẻ để kết thúc kết nối bất kỳ lúc nào. Phương pháp 2 - Sử dụng chương trình TeamViewer Bước 1 - Truy cập https://www.teamviewer.com/en/download từ trình duyệt web. Bạn có thể sử dụng TeamViewer để điều khiển máy tính Windows hoặc Mac khác bằng máy tính đang dùng. TeamViewer là chương trình miễn phí cho sử dụng cá nhân và phi thương mại. Nếu TeamViewer xác định sai hệ điều hành của bạn, hãy nhấp vào hệ điều hành mà bạn đang dùng trong các lựa chọn hiển thị ở giữa trang. Bước 2 - Kéo thanh cuộn xuống và nhấp vào Download TeamViewer (Tải TeamViewer). Đó là nút màu xanh lá ở gần đầu trang. Thao tác này sẽ tải tập tin cài đặt TeamViewer về máy tính của bạn. Tùy thuộc vào cài đặt của trình duyệt mà bạn phải lưu tập tin hoặc chọn thư mục lưu trước khi tải tập tin về máy tính. Bước 3 - Nhấp đúp vào tập tin TeamViewer. Trên Windows, đây là tập tin cài đặt có tên "TeamViewer_Setup", còn người dùng Mac sẽ nhấp đúp vào tập tin "TeamViewer.dmg". Bước 4 - Cài đặt TeamViewer. Hãy thực hiện như sau: - Đánh dấu vào ô "Installation to access this computer remotely" (Cài đặt để truy cập máy tính này từ xa), đánh dấu vào ô "Personal / Non-commercial use" (Sử dụng cá nhân/phi thương mại) và nhấp vào (Chấp nhận - Hoàn tất). - Nhấp đúp vào tập tin cài đặt, nhấp vào , mở , nhấp vào (Tùy chọn hệ thống), nhấp vào (Bảo mật và riêng tư), nhấp vào (Tiếp tục mở) bên cạnh thông báo "TeamViewer" và nhấp vào (Mở) khi được hỏi. Hãy thực hiện theo hướng dẫn trên màn hình. Bước 5 - Xem ID của máy tính. Bên trái cửa sổ TeamViewer, bạn sẽ thấy phần "Your ID" (ID của bạn) bên dưới tiêu đề "Allow Remote Control" (Cho phép điều khiển từ xa). Bạn cần ID này để truy cập máy tính chủ. Bước 6 - Tạo mật khẩu của riêng bạn. Bạn sẽ thực hiện như sau: Di chuyển con trỏ chuột đến mật khẩu hiện tại. Nhấp vào mũi tên vòng tròn ở bên trái mật khẩu. Nhấp vào (Đặt mật khẩu cá nhân) trong trình đơn đang hiển thị. Nhập mật khẩu mà bạn muốn tạo vào trường "Password" (Mật khẩu) và "Confirm password" (Xác nhận mật khẩu). Nhấp vào . Bước 7 - Tải, cài đặt và mở TeamViewer trên máy tính thứ hai. Đây sẽ là máy tính mà bạn sẽ dùng để truy cập máy tính chủ. Bạn cũng có thể tải TeamViewer trên iPhone và Android. Bước 8 - Nhập ID của máy tính thứ nhất vào trường "Partner ID" (ID của đối tác). Trường này ở bên phải cửa sổ TeamViewer, ngay bên dưới tiêu đề "Control Remote Computer" (Điều khiển máy tính từ xa). Bước 9 - Đảm bảo ô "Remote Control" (Điều khiển từ xa) đã được đánh dấu. Nếu không, bạn sẽ nhấp vào vòng tròn bên trái lựa chọn này. Bước 10 - Nhấp vào Connect to partner (Kết nối với đối tác). Đây là lựa chọn ở gần cuối cửa sổ TeamViewer. Bước 11 - Nhập mật khẩu. Hãy nhập mật khẩu do bạn tự tạo vào phần "Allow Remote Control" (Cho phép điều khiển từ xa) của TeamViewer trên máy tính chủ. Bước 12 - Nhấp vào Log On (Đăng nhập). Đây là lựa chọn ở bên dưới cửa sổ TeamViewer Authentication (Xác thực TeamViewer). Bước 13 - Xem màn hình của máy tính đã kết nối. Sau một lúc, bạn sẽ thấy màn hình của máy tính đầu tiên hiển thị trong cửa sổ TeamViewer trên màn hình máy tính thứ hai. Sau khi thấy màn hình của máy tính chủ, bạn có thể thao tác trên đó dù đang sử dụng máy tính của bạn. Để ngắt kết nối, bạn sẽ nhấp vào ở phía trên cửa sổ TeamViewer. Phương pháp 3 - Sử dụng Windows Remote Desktop Bước 1 - Mở Start trên máy tính chủ. Nhấp vào biểu tượng Windows ở bên dưới góc trái màn hình, hoặc ấn phím Windows. Remote Desktop chỉ được dùng để kết nối máy tính sử dụng Windows 10 Pro. Nếu máy tính ở xa sử dụng phiên bản Windows 10 khác, chẳng hạn như Windows 10 Home, bạn cần sử dụng phương pháp khác. Bước 2 - Nhấp vào Settings (Cài đặt) . Đây là lựa chọn ở bên dưới góc trái trình đơn Start. Bước 3 - Nhấp vào System (Hệ thống). Đây là biểu tượng máy tính ở phía trên trang Settings. Bước 4 - Kéo thanh cuộn xuống và nhấp vào thẻ About (Thông tin). Lựa chọn này hiển thị bên dưới cột trong phần ở bên trái cửa sổ. Bạn sẽ phải di chuyển thanh cuộn bằng cách đưa con trỏ chuột sang cột này. Bước 5 - Ghi chú tên của máy tính. Thông tin này hiển thị ở phần đầu trang, ngay bên cạnh tiêu đề "PC name" (Tên của máy tính). Bạn cần tên máy tính để kết nối với máy tính thứ hai. Bước 6 - Nhấp vào System info (Thông tin hệ thống). Lựa chọn này ở bên dưới tiêu đề "Related settings" (Cài đặt liên quan) ở phía trên góc phải trang. Bạn cũng có thể tìm thấy lựa chọn này ở cuối trang nếu chưa cập nhật phiên bản Windows 10 Creator. Bước 7 - Nhấp vào Advanced system settings (Cài đặt hệ thống nâng cao). Đây là lựa chọn ở phía trên bên trái cửa sổ System. Bước 8 - Nhấp vào thẻ Remote (Từ xa). Bạn sẽ thấy lựa chọn này ở phía trên góc phải cửa sổ System Properties (Thuộc tính hệ thống). Bước 9 - Đánh dấu vào ô "Allow Remote Assistance connections to this computer" (Cho phép kết nối hỗ trợ từ xa với máy tính này). Đây là lựa chọn bên dưới tiêu đề "Remote Assistance" (Hỗ trợ từ xa) ở giữa trang. Bạn cứ bỏ qua bước này nếu ô đã được đánh dấu. Bước 10 - Nhấp vào OK, rồi thoát cửa sổ System. Thao tác này sẽ lưu các cài đặt của bạn. Bước 11 - Kéo thanh cuộn lên và nhấp vào Power & sleep (Nguồn và ngủ). Thẻ này hiển thị gần phía trên cột lựa chọn ở bên trái cửa sổ Settings. Bước 12 - Nhấp và chọn Never (Không bao giờ) cho cả hai khung lựa chọn. Đây là thao tác ngăn máy tính chủ chuyển sang chế độ ngủ hoặc tắt máy khi được kết nối từ xa. Bước 13 - Mở Remote Desktop trên máy tính thứ hai. Hãy thực hiện như sau: - Mở {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/0\/07\/Windowsstart.png","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/0\/07\/Windowsstart.png\/30px-Windowsstart.png","smallWidth":460,"smallHeight":460,"bigWidth":30,"bigHeight":30,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"}, nhập remote desktop connection và nhấp vào ứng dụng . - Tải từ App Store, mở và nhấp vào ứng dụng màu cam. Bước 14 - Nhập tên của máy tính chủ. Bạn sẽ nhập thông tin vào trường "Computer:" (Máy tính:) ở gần phía trên cửa sổ Remote Desktop. Trên Mac, trước tiên bạn sẽ nhấp vào (+ Mới) ở phía trên góc trái cửa sổ ứng dụng, rồi nhập tên của máy tính vào trường "PC Name" (Tên máy tính). Bạn cũng có thể nhập địa chỉ IP của máy tính chủ vào trường tên máy tính. Bước 15 - Nhấp vào Connect (Kết nối). Đây là lựa chọn ở bên dưới cửa sổ Remote Desktop. Khi đã có kết nối, màn hình của máy tính chủ sẽ hiển thị trong cửa sổ máy tính của bạn. Trên Mac, bạn sẽ nhấp đúp vào tên của kết nối vừa được tạo trong danh sách lựa chọn (Màn hình của tôi).
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Tr%E1%BB%9F-th%C3%A0nh-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-d%E1%BA%ABn-ch%C6%B0%C6%A1ng-tr%C3%ACnh-gi%E1%BB%8Fi
Cách để Trở thành người dẫn chương trình giỏi
Người dẫn chương trình (còn gọi là MC hay em-xi) là người dẫn dắt khán thính giả trong sự kiện, tiết mục biểu diễn hoặc bữa tiệc. Thông thường, người dẫn chương trình chịu trách nhiệm giới thiệu diễn giả, thông báo và tương tác với khán giả để lịch trình buổi lễ diễn ra trơn tru hết mức có thể. Dù công việc của người dẫn chương trình dường như khá khó khăn, vẫn có vài cách giúp bạn hoàn thành xuất sắc vai trò MC cũng như thể hiện sự tự tin và trở nên thu hút nhằm tạo bầu không khí vui vẻ cho tất cả mọi người tham dự buổi lễ. Phương pháp 1 - Chuẩn bị trước sự kiện Bước 1 - Hiểu về sự kiện. Đối với tất cả các loại lễ kỷ niệm, dù là lễ thành hôn, lễ tốt nghiệp, lễ trưởng thành của người Do Thái hay chương trình thực tế trên truyền hình thì việc am hiểu về sự kiện là vô cùng quan trọng. Loại hình sự kiện giúp MC biết cần tạo nên bầu không khí như thế nào. Nắm được tình hình, điều cần nói và những gì sắp diễn ra là bí quyết để trở thành một MC giỏi. Cân nhắc gặp gỡ ban tổ chức, nắm bắt khung chương trình và xem lại chi tiết kịch bản sự kiện. Bước 2 - Nhận thức rõ trách nhiệm của bản thân. MC chịu trách nhiệm xây dựng và duy trì bầu không khí đáng mong đợi trong suốt sự kiện. Bầu không khí như vậy có thể khác nhau tùy theo từng loại hình sự kiện, dù rằng đa số chương trình cần tới MC thường mang tính chất vui vẻ và sôi động. Với vai trò MC, nhiệm vụ chính của bạn bao gồm: Đảm bảo sự kiện diễn ra thuận lợi và dẫn dắt chương trình. Thu hút sự quan tâm của khán giả và khiến họ vui vẻ. Làm cho khán giả cảm thấy được tôn trọng và tương tác với họ trong suốt sự kiện. Giúp diễn giả cảm thấy được quý mến. Đảm bảo chương trình diễn ra đúng thời gian đã ấn định. Cập nhật cho khán giả nắm được những gì đang diễn ra tại sự kiện. Bước 3 - Hiểu rõ vai trò của mình. Nghề MC đòi hỏi khiếu hài hước tuyệt vời, khả năng làm vừa lòng khán giả và kinh nghiệm nói trước công chúng. Thế nghĩa là bạn cần luôn sẵn sàng ứng biến để có thể phản ứng kịp thời trước bất kỳ tình huống nào phát sinh. Ví dụ: Có thể MC phải mua vui cho khán giả trong giây lát khi đang đợi diễn giả tiếp theo đi vệ sinh hay thay micro hỏng. Nhớ luôn tươi cười. Nụ cười đem lại bầu không khí vui tươi, thoải mái cho sự kiện và khiến MC trông hoạt bát hơn. Luôn nhớ rằng MC cũng chính là người của công chúng. Nhiệm vụ của bạn là giúp mọi người tỏa sáng tại sự kiện. Bước 4 - Nghiên cứu kỹ lưỡng. Hãy liên hệ với diễn giả chính, tìm hiểu về tiểu sử của họ và sử dụng thông tin đó để chuẩn bị phần giới thiệu. Việc nghiên cứu tiểu sử làm cho đoạn giới thiệu bạn viết nghe thân mật và chân thật hơn. Tìm hiểu xem có vị khán giả đặc biệt nào nên được xướng tên trong suốt quá trình diễn ra sự kiện hay không. Nhớ nhìn lại tên và chức danh của mọi người để biết cách giới thiệu trên sân khấu khi chuẩn bị tới lượt họ phát biểu. Bước 5 - Sắp xếp công việc một cách khoa học. Tự tạo hoặc ôn lại kịch bản chương trình có sẵn và lập thời gian biểu theo từng phút cho sự kiện. Nhớ tính đến cả thời gian lên xuống sân khấu, giới thiệu diễn giả và phần phát biểu hoặc cảm ơn từ thành phần khách mời. Cân nhắc soạn kịch bản nháp về điều bạn sắp nói trong suốt đêm diễn ra chương trình. Kịch bản này là thứ người dẫn chương trình có thể học thuộc, bên trong gồm nhiều mẩu giấy nhắc việc hoặc ý chính được vạch sẵn để MC bám theo từ đầu đến cuối sự kiện. Với tư cách là MC, bạn nên bảo trưởng ban tổ chức rằng mình sẽ chỉ chịu sự điều hành từ người phụ trách. Nếu có bất kỳ thay đổi nào liên quan tới chương trình, chỉ khi người phụ trách chấp thuận thì MC mới làm theo. Điều này làm giảm bớt tình trạng lộn xộn và không ăn ý trong suốt sự kiện, đồng thời khiến chương trình diễn ra trơn tru hơn. Phương pháp 2 - Trong suốt quá trình diễn ra sự kiện Bước 1 - Giữ bình tĩnh. MC thường phải chịu rất nhiều áp lực. Sự kiện thành công là nhờ đóng góp to lớn của MC trong việc khéo léo chèo lái chương trình. Dù bầu không khí trong quá trình sự kiện diễn ra có thể trở nên sôi động, bạn cần bình tĩnh và chú ý duy trì hình ảnh MC. Để luôn giữ bình tĩnh, hãy thử: . Việc dừng lại chỉ khiến lỗi lộ rõ hơn. Cố gắng thích ứng với hoàn cảnh và bỏ qua lỗi để tiếp tục. Nếu làm được điều này, khán giả gần như sẽ quên đi phút lầm lỡ đó. . Nhìn khán giả lúc đang nói có thể khiến bạn thêm phần lo lắng. Thay vào đó, thử hướng mắt về phía đỉnh đầu của họ nhằm giảm bớt việc nhìn nhau chằm chằm. . Nói quá nhanh chính là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy MC đang lo lắng. Nói với tốc độ như vậy có thể dẫn đến phát âm sai và lắp bắp, làm cho mọi người không hiểu gì. Tránh vội vàng và nên ngắt nghỉ một chút giữa mỗi câu. Bước 2 - Chuẩn bị cho phần mở màn sự kiện. Giới thiệu bản thân và chào mừng quý khán giả đến với sự kiện. Nhận diện rõ nhóm khán giả mục tiêu và chào đón riêng từng người. Màn chào mừng không nhất thiết phải dài dòng, nhưng thông tin đưa ra cần chính xác. Ví dụ: Bạn có thể nói “Nhiệt liệt chào mừng toàn thể thành viên trong Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã không quản ngại đường xá xa xôi, bớt chút thời gian vàng ngọc để tới tham dự chương trình của chúng ta ngày hôm nay”. Bước 3 - Giới thiệu diễn giả. MC có trách nhiệm mời các diễn giả lên sân khấu, cũng như giới thiệu những nhân vật quan trọng có mặt tại sự kiện. Diễn giả càng đặc biệt thì phần giới thiệu về họ càng cần chi tiết và ấn tượng. Khi đã giới thiệu xong, hãy xin khán giả một tràng pháo tay cổ vũ nhân vật khách mời cho đến khi họ cầm micro. Khi diễn giả phát biểu xong, tiếp tục đề nghị khán giả vỗ tay tán dương lúc họ rời sân khấu và trên đường trở lại chỗ ngồi. Một trong những trách nhiệm lớn nhất của MC là đảm bảo chương trình diễn ra đúng thời gian đã ấn định, vì vậy đừng ngại báo cho diễn giả biết nếu họ nói quá thời lượng cho phép. Bạn có thể chuyển cho họ mẩu giấy nhắc hoặc ra hiệu, chẳng hạn như giơ ngón tay trỏ lên trời rồi quay tròn để cố gắng truyền đi thông điệp “làm ơn nhanh lên chút”. Trước khi tiếp tục giới thiệu phần sau, nhớ cảm ơn diễn giả vì bài phát biểu và nhắc lại một chút về điều họ đã đề cập khi còn ở trên sân khấu. Việc đề cập lại có thể khá vui, thú vị hay sôi nổi. Điều này cho thấy MC tập trung và đồng thời khẳng định giá trị bài nói của diễn giả. Bước 4 - Kết nối các phần. Hãy pha trò một chút để liên kết phần trước với phần sau dễ dàng hơn. Trước khi sự kiện bắt đầu, bạn nên cố gắng chuẩn bị vài tư liệu như lời bình, giai thoại hay truyện cười để sử dụng giữa các phần. Bên cạnh đó, bạn nên đưa ra nhận xét về những gì vừa diễn ra. Cố tìm điều gì đó vui nhộn và ý nghĩa về diễn giả hay màn biểu diễn trước và lấy đó làm tiền đề để chuyển sang diễn giả hoặc màn biểu diễn tiếp theo. Nếu bản thân rơi vào tình huống khó xử, thử hỏi khán giả vài câu xem sao. Đó nên là kiểu câu hỏi “có” hoặc “không”, nhờ vậy, bạn có thể giúp khán giả tập trung và chú ý, đồng thời củng cố vai trò MC của mình. Điều tệ nhất là việc người dẫn chương trình không biết chuyện gì vừa xảy ra trên sân khấu. Việc này để lại ấn tượng xấu, cho thấy MC không nhận thức được những gì đang diễn ra. Nếu sự kiện chỉ kéo dài vài tiếng đồng hồ thì nên tóm tắt ngắn gọn màn biểu diễn hay bài thuyết trình vừa rồi trong khoảng thời gian trống. Bạn cũng có thể tiết lộ điều sắp diễn ra sau đó. Bước 5 - Chuẩn bị tinh thần cho mọi tình huống. Như đã đề cập ở trên, MC giỏi luôn phải sẵn sàng cho bất kỳ tình huống nào. Ai cũng biết sự kiện phát sóng trực tiếp thường gặp vài trục trặc nhỏ như: Người phục vụ làm đổ nước, bộ phận âm thanh phát nhầm nhạc hay diễn giả đến muộn vì bận đi vệ sinh. Bạn cần kiểm soát chương trình bằng cách làm khán giả bớt xao nhãng hoặc chữa cháy sự cố bất ngờ nhằm tạo bầu không khí thoải mái. Nếu có điều gì không ổn hay ai đó cư xử ngang ngược, MC vẫn phải giữ thái độ lạc quan. Cần nhớ rằng công việc của MC không phải là quở trách người khác mà là đảm bảo mọi thứ diễn ra trơn tru điều gì xảy ra đi nữa. Thái độ tiêu cực của MC trong bất kỳ tình huống nào cũng đều gây ra sự khó chịu và cực kỳ không phù hợp. Bước 6 - Kết thúc sự kiện. Phần kết sự kiện cũng nên lý thú và chân thật như phần mở màn. Thường thì khi kết thúc chương trình, MC gửi lời cảm ơn tới tất cả người tham dự, diễn giả và nghệ sĩ biểu diễn. Để giữ phép lịch sự, nên cảm ơn đội ngũ ê kíp đã giúp tổ chức sự kiện. Hãy tóm tắt diễn biến chính của chương trình và rút ra bài học, sau đó kêu gọi khán giả hành động tùy theo loại hình sự kiện. Điều này nghĩa là hẹn gặp lại khán giả lần tới, vận động quyên góp tiền hoặc khuyến khích họ tiếp tục tiên phong trong lĩnh vực nào đó. Dù là gì đi nữa, hãy mời khán giả cùng tham gia.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Nh%E1%BA%ADn-bi%E1%BA%BFt-c%C3%A1c-d%E1%BA%A5u-hi%E1%BB%87u-say-r%C6%B0%E1%BB%A3u
Cách để Nhận biết các dấu hiệu say rượu
Làm sao bạn biết ai đó đang uống quá chén, say ngà ngà hay say bí tỉ? Liệu bạn có thể đánh giá tình trạng của họ dựa vào cặp mắt đỏ ngầu, hai má hồng rực hay giọng nói lè nhè? Nhiều dấu hiệu và triệu chứng say rượu có thể dễ nhận biết nếu bạn tìm hiểu và tập quan sát. Phương pháp 1 - Nhận biết tình trạng say rượu qua các dấu hiệu thể chất Bước 1 - Quan sát cặp mắt lờ đờ hoặc vằn đỏ. Cặp mắt của một người có thể tiết lộ nhiều điều về họ và trạng thái tinh thần của họ trong một thời điểm nào đó. Cặp mắt có vẻ đờ đẫn và vằn đỏ là dấu hiệu cho thấy người đó đã uống quá nhiều rượu. Ngoài ra, mí mắt rũ xuống và khó mở to mắt cũng có thể là một dấu hiệu say rượu. Lưu ý: Mắt vằn đỏ cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng dị ứng hoặc một bệnh khác. Bạn cần hỏi họ về tình trạng dị ứng trước khi suy diễn dấu hiệu này là say rượu. Bước 2 - Chú ý đến mùi bốc ra từ người đó. Mặc dù trạng thái say được coi là do ảnh hưởng của nhiều chất khác nhau, nhưng mùi bốc ra từ người sử dụng có thể là dấu hiệu tố cáo. Cả rượu và cần sa đều có mùi rất nồng nặc và dai dẳng sau khi sử dụng. Bạn hãy thử ngửi xem người đó có hơi men hoặc mùi cần sa trong hơi thở hoặc quần áo của họ không. Đây là một trong các dấu hiệu rõ rệt nhất cho các bậc cha mẹ biết con của họ có say rượu hay không. Bước 3 - Quan sát xem họ có bị suy giảm chức năng vận động không. Người say rượu không thể thực hiện được các nhiệm vụ bình thường dễ dàng như khi tỉnh táo, chẳng hạn như bước đi trên đường thẳng, châm thuốc lá, rót rượu hoặc cầm nhặt các đồ vật. Chú ý: Chức năng vận động kém có thể là tác động của nhiều căn bệnh khác, chẳng hạn như bệnh Parkinson hoặc di chứng đột quỵ. Bước 4 - Ước lượng kích thước cơ thể của người đó. Mặc dù tác động của rượu đến mọi người đều như nhau, nhưng tốc độ ảnh hưởng của rượu sẽ khác nhau tùy vào các đặc điểm thể chất của mỗi người. Kích thước cơ thể, giới tính, tốc độ tiêu thụ, độ mạnh của rượu, lượng thức ăn và việc sử dụng thêm các chất khác đều được tính đến khi xác định tốc độ ảnh hưởng của rượu lên người uống. Ví dụ, một người nặng 70 kg sẽ chịu tác động của rượu nhanh hơn người có cân nặng 120 kg, cho dù họ uống cùng một lượng cồn như nhau. Đó là vì người to lớn hơn có thể dung nạp được nhiều chất cồn hơn do cơ thể của họ xử lý chất cồn chậm hơn. Phương pháp 2 - Nhận biết tình trạng say rượu qua các hành vi Bước 1 - Chú ý xem khả năng kiềm chế của họ có kém hơn không. Một người nói quá nhiều so với bình thường và bắt đầu mất kiểm soát trong giao tiếp có lẽ là đang say rượu. Hành vi mạnh bạo hơn bình thường – thậm chí tâm trạng thất thường – cũng là một dấu hiệu cảnh báo. Ví dụ, hành vi bùng nổ giận dữ hoặc nói những lời bình luận không thích hợp có thể cho thấy người đó đang say xỉn. Người đang say có thể tiêu tiền phóng tay hơn bình thường. Do thiếu khả năng kiềm chế, người ta thường có xu hướng tập trung vào cảm giác khoan khoái vì rượu hơn là nghĩ về trách nhiệm với tiền bạc. Họ có thể bỏ tiền mua rượu đãi những người quen biết, thậm chí cả những người lạ. Ngoài ra, nhiều người thích hút thuốc trong lúc uống rượu. Những người hút thuốc lá thường hút nhiều hơn khi uống rượu, nhưng nhiều người vốn không hút thuốc cũng châm một điếu thuốc khi đã uống rượu. Đây cũng là một biểu hiện khác cho thấy người đó đang say rượu. Bước 2 - Nghe âm lượng của người đó khi họ nói. Có nhiều biểu hiện say rượu mà bạn có thể phát hiện chỉ bằng cách chú ý cách nói của người đó. Nói quá to hoặc quá nhỏ đều có thể là các dấu hiệu say rượu. Bước 3 - Chú ý xem người đó có nói lè nhè không. Giọng nói lè nhè hầu như là dấu hiệu chắc chắn cho thấy ai đó đang say. Nếu bạn để ý thấy một người (con cái, khách hàng hoặc bất cứ ai) nói líu nhíu, nhất là khi không ai hiểu họ nói gì thì rất có thể là họ đang say rượu. Nói líu có thể là triệu chứng của bệnh lý, thậm chí là dấu hiệu đột quỵ. Bạn đừng tự động cho rằng ai đó say rượu vì họ nói líu nhíu. Bước 4 - Chú ý đến những gì người đó nói. Nếu một người phải vật lộn với từ ngữ khi nói, nói chậm hơn bình thường hoặc cứ lặp đi lặp lại lời đã nói, có thể là họ đang say xỉn. Bạn hãy chú ý đến các dấu hiệu về lời nói để xác định xem họ có quá chén hay không. Bước 5 - Quan sát các tương tác của người đó với những người khác. Khi cơn say ngày càng tăng, người ta sẽ trải qua các giai đoạn suy giảm nhận thức, dẫn đến các hành vi không phù hợp mà bình thường họ sẽ không làm. Ngôn từ thô lỗ, đùa giỡn thô tục và tán tỉnh suồng sã là các dấu hiệu của tình trạng suy giảm nhận thức, đặc biệt khi những hành vi này trái với tính cách của người đó. Ngoài ra, bạn có thể biết một người có biểu hiện nhận thức kém khi thấy họ bắt đầu nốc rượu nhanh hơn hoặc tham gia vào trò chơi thi uống rượu. Ví dụ, hành vi quấy rối tình dục, bình luận ác ý và đùa giỡn thô tục đều có thể là các dấu hiệu say rượu. Bước 6 - Xem xét tâm trạng của người đó. Những người say thường thay đổi tâm trạng rất nhanh – vừa mới vui vẻ cười nói phút trước, phút sau bỗng dưng khóc lóc và hung hăng. Nếu một người dường như đang có tâm trạng cực đoan hơn bình thường (ở cả hai thái cực) thì có thể người đó đang say xỉn. Ví dụ, nếu một người đang uống rượu và có vẻ như đang phấn chấn vui vẻ đột nhiên bắt đầu khóc lóc thì rất có thể là họ đã say. Bước 7 - Tìm các biểu hiện say rượu qua các phương tiện giao tiếp khác. Đôi khi bạn có thể biết ai đó đang say ngay cả khi không ở gần họ. Các cuộc điện thoại gọi đến. Người say rượu có thể gọi cho người yêu cũ hoặc gọi cho ai đó liên tục. Do thiếu khả năng kiềm chế, họ có thể không nhận ra rằng hành vi liên tục gọi điện là bất lịch sự hoặc làm phiền người khác, do đó họ không cảm thấy có trách nhiệm với hành động của mình. Các tin nhắn. Các dấu hiệu say rượu trong tin nhắn bao gồm viết sai chính tả khủng khiếp, lời lẽ xúc động quá mức hoặc thời điểm nhận tin nhắn (hoặc một loạt các tin nhắn) muộn bất thường. Bước 8 - Cân nhắc về ngưỡng dung nạp cồn. Nhớ rằng người ta có thể phát triển ngưỡng dung nạp cồn nhưng không có nghĩa là không say rượu về pháp lý. Điều này chỉ có nghĩa rằng chúng ta sẽ khó nhận biết người say chỉ bắng cách quan sát vẻ ngoài của họ. Với những người có tửu lượng cực kỳ cao, có lẽ cách duy nhất để đánh giá tình trạng say xỉn của họ là tính xem họ đã uống bao nhiêu rượu, nhưng cách này cũng không phải là dễ. Nếu bạn là người pha chế rượu đang phân vân không biết có nên tiếp tục phục vụ rượu cho ai đó hay không, hãy đếm số cốc rượu mà người đó đã uống. Thậm chí bạn có thể hỏi bạn bè của người đó để biết họ đã uống bao nhiêu rượu hoặc hỏi ý kiến của bạn bè họ về mức độ say của người đó. Phương pháp 3 - Giúp đỡ người say rượu Bước 1 - Cố gắng ngăn người say tiếp tục uống rượu. Khi thấy một người đang uống rượu bắt đầu có biểu hiện sa sút về thể chất, việc đầu tiên bạn cần làm là không để cho họ tiếp tục uống. Một số biểu hiện ban đầu là nói líu nhíu, cử động chậm chạp hoặc vụng về, lảo đảo, đánh rơi đồ vật (chẳng hạn như các món hàng, tiền hoặc chìa khóa) hoặc quên ý khi đang nói. Để khiến một người ngừng uống rượu, bạn hãy thử bình tĩnh nói với họ như một người bạn. Bảo rằng bạn lo lắng vì thấy họ đã uống quá chén, rằng bạn cảm thấy tối nay họ nên ngừng uống thì tốt hơn. Nếu cần, bạn có thể nài nỉ họ hãy vì tình bạn mà đừng uống nữa. Nếu họ không chịu ngừng uống, bạn nên cân nhắc dùng các biện pháp mạnh hơn. Nếu đang ở quán bar, bạn có thể bảo người pha chế rượu ngừng phục vụ cho người đó vì bạn nghĩ họ đã uống quá nhiều. Nếu đang ở không gian riêng tư như ở nhà, bạn hãy tìm cách giấu số rượu còn lại. Người đang say sẽ không tinh mắt như bình thường do các giác quan của họ đã giảm sút, vì vậy bạn sẽ làm được việc này không quá khó khăn. Bước 2 - Luôn đi kèm người say. Không để người say rượu ở một mình khi họ có biểu hiện mất khả năng kiểm soát vận động hoặc phối hợp, vì có thể họ sẽ trở thành mối nguy hiểm cho bản thân họ hoặc cho những người khác. Đi vấp váp hoặc loạng choạng, khả năng nhận biết khoảng cách kém và liên tục đánh rơi đồ vật hoặc khó khăn khi nhặt đồ vật là các dấu hiệu cho thấy mức độ say gia tăng. Bước 3 - Đưa người say về nhà. Nếu bạn thấy một người say mềm ở nơi công cộng như nhà hàng hoặc quán bar, hãy cố gắng giúp đưa họ về nhà để họ đi ngủ cho giã rượu. Bạn có thể ngỏ ý chở họ về nhà, gọi xe taxi, gọi cho người thân của họ hoặc gọi dịch vụ chở người say nếu trong khu vực có dịch vụ này. Bước 4 - Ngăn người say lái xe. Uống rượu lái xe là hành vi cực kỳ nguy hiểm – đối với tài xế say rượu và với bất cứ người nào gặp họ trên đường. Đôi khi người ta không sáng suốt khi đã uống quá chén hoặc không đánh giá đúng mức độ say của mình và quyết định lái xe, một việc mà họ hoàn toàn không nên làm. Để ngăn người say rượu lái xe, bạn có thể thử giúp họ về nhà bằng cách khác hoặc báo với người pha chế rượu hoặc cảnh sát, thậm chí giấu chìa khóa xe của họ. Bước 5 - Đảm bảo an toàn cho người say. Người say rượu thường gây nguy hiểm cho chính bản thân họ, nhất là khi họ đã vượt quá mức độ say ngà ngà. Có nhiều mối nguy hiểm xảy ra với người say rượu – đã từng có người say rượu chết vì bị sặc khi nôn. Vì vậy, nếu đã giúp đưa người say về nhà, bạn nên giúp họ nằm nghiêng để họ không bị sặc nếu có nôn ra. Nếu bạn thấy một người say mềm trái với tính cách của họ thường ngày hoặc sau khi mới uống một ly rượu thì có thể người đó đã bị bỏ thuốc. Trường hợp này xảy ra khi có ai đó đã lén bỏ thuốc vào ly rượu (thường là thuốc an thần Rohypnol) khiến họ mất khả năng điều khiển cơ bắp và không thể kháng cự khi bị xâm hại. Bước 6 - Tìm sự chăm sóc y tế nếu bạn nghĩ người đó bị ngộ độc rượu. Ngộ độc rượu là tình trạng cực kỳ nghiêm trọng do lượng cồn uống vào vượt quá khả năng xử lý của cơ thể. Trong trường hợp xấu nhất, ngộ độc rượu có thể dẫn đến tử vong. Nếu bạn nghi ngờ một người quen bị ngộ độc rượu, hãy gọi dịch vụ cấp cứu ngay lập tức. Sau đây là một số triệu chứng ngộ độc rượu: Nôn Co giật Lú lẫn Thở chậm đi Ngất xỉu Da tái nhợt Bước 7 - Lưu ý về các nguyên nhân khác. Có một số bệnh lý khiến cho một người có biểu hiện như say rượu. Ví dụ, người bị đột quỵ có thể có các triệu chứng như mặt bị xệ xuống, nói líu, lú lẫn, chóng mặt, đi loạng choạng, v.v... Nếu người đó có các biểu hiện say rượu nhưng không uống rượu và không rõ nguyên nhân, hoặc chỉ đơn giản là bạn không chắc chắn, bạn có thể thực hiện vài phép thử đơn giản để xem liệu có phải họ bị đột quỵ không. Hãy yêu cầu họ cười, giơ cả hai tay qua đầu và nói vài câu đơn giản. Nếu một bên mặt của nạn nhân xệ xuống và/hoặc họ không thể nhắc lại một câu, hoặc dường như phải tìm từ ngữ khi nói, có thể là họ bị đột quỵ và cần đươc nhanh chóng đưa đi cấp cứu. Người bị tiểu đường có thể có các dấu hiệu bị diễn giải thành “hành vi say xỉn”, nhưng thực ra là họ đang rơi vào tình trạng nhiễm ketoacidosis, thường xảy ra khi cơ thể thiếu insulin, dẫn đến các axit gọi là ketones tích tụ trong máu. Nếu bạn thấy người đó thở ra mùi hoa quả mà không uống rượu hoa quả thì có thể là họ đang ở trong tình trạng nhiễm ketoacidosis và cần phải được cấp cứu lập tức. Một số rối loạn như bệnh Parkinson, đa xơ cứng hoặc mất điều hòa đều ảnh hưởng đến chức năng vận động và khiến người bệnh có biểu hiện như say rượu hoặc khó giữ thăng bằng. Bạn đừng cho rằng ai đó khó giữ thăng bằng nghĩa là họ say rượu.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Gi%E1%BB%AF-laptop-kh%C3%B4ng-qu%C3%A1-n%C3%B3ng
Cách để Giữ laptop không quá nóng
Đa số laptop (máy tính xách tay) trở nên quá nóng là do quạt tản nhiệt dưới đế bị chặn lại khiến ổ đĩa cứng nhanh chóng yếu đi. Bằng cách áp dụng một (hoặc tất cả) phương pháp dưới đây, laptop của bạn sẽ mát hơn và vận hành ổn định. Phương pháp 1 - Giữ máy luôn mát Bước 1 - Mua đế tản nhiệt/miếng làm mát laptop. Có nhiều thương hiệu để lựa chọn (Thermaltake, Xion, Targus), bạn có thể tìm mua trên Lazada, Shopee, vân vân. Thậm chí bạn có thể mua bàn nâng hoặc giá đỡ máy tính có hệ thống thông gió. Nếu bạn không tìm được, hay không đủ điều kiện mua đế tản nhiệt, hãy đặt thứ gì đó cứng dưới laptop thay vì chất liệu mềm. Chẳng hạn, bạn có thể dùng hộp nhựa, bàn xếp hay thậm chí miếng gỗ để tạo nên bề mặt cứng, bằng phẳng và thoáng khí hơn. Không nên sử dụng laptop trên mặt phẳng mềm như ghế sofa, thảm, chăn gấp hoặc gối. Lỗ thông gió bên dưới laptop sẽ bị bí, hạn chế sự lưu thông của không khí, do đó mà máy nóng lên. Thậm chí nếu nóng quá có thể bắt lửa và gây hỏa hoạn. Bước 2 - Duy trì môi trường xung quanh mát mẻ. Bạn nên dùng laptop trong môi trường máy lạnh hoặc mát mẻ để máy nguội hơn, không bị quá nóng. Bước 3 - Cân nhắc việc sử dụng bộ tản nhiệt. Hãy dùng một thanh thép mỏng thay cho bộ làm mát rời. Cơ cấu hoạt động là laptop phải truyền đủ nhiệt sang khối kim loại thì máy mới trở nên quá nóng. Điều này đồng nghĩa với việc thanh thép càng lớn thì thời gian nóng lên càng lâu. Nhưng cách này chỉ hiệu quả nếu vỏ laptop của bạn bằng kim loại và mang đến cảm giác nóng khi sờ vào. Phương pháp 2 - Cài đặt trên máy tính Bước 1 - Cài chương trình theo dõi nhiệt độ. Bạn có thể tìm thấy trên mạng. Bước 2 - Ngừng ép xung. Nếu bạn ép xung, máy tính sẽ nóng hơn so với thông thường. Còn nếu bạn không làm thế thì không cần hạ xung vì điều này sẽ khiến máy tính bị chậm. Bước 3 - Giảm trạng thái bộ xử lý tối đa. Lưu ý rằng cách này chỉ áp dụng trên Windows. Bạn cũng có thể thực hiện trên Mac nhưng sẽ phức tạp hơn so với Windows. Nhấp chuột vào pin và chọn “more power options” (nhiều tùy chọn nguồn hơn). Nhấp vào “Change plan settings” (Thay đổi cài đặt gói) ngay trạng thái mà bạn đang sử dụng, sau đó nhấp vào “Advanced power settings” (Cài đặt nguồn nâng cao). Nhấp tiếp vào “processor power management” (quản lý bộ xử lý nguồn) rồi đến “maximum processor states” (tình trạng bộ xử lý tối đa). Đặt thông số cả hai nguồn tầm 70-90% (80% là thông số khuyến nghị). Bước 4 - Giảm độ sáng. Cách này cũng rất hiệu quả!
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/L%C3%A0m-b%C3%A1nh-pizza-b%E1%BA%B1ng-b%E1%BA%BFp-n%C6%B0%E1%BB%9Bng-barbecue
Cách để Làm bánh pizza bằng bếp nướng barbecue
Làm bánh pizza bằng bếp nướng barbecue vừa là nghệ thuật vừa mang tính khoa học. Có vài thứ bạn cần phải học dần dần, nhưng chỉ cần thực hành một chút, bạn có thể sắp đặt bếp nướng, cán bột và hoàn thành một chiếc bánh pizza ngon lành. Nếu thích, bạn còn có thể dọn bánh pizza với những món nướng khác. Phương pháp 1 - Sắp đặt bếp nướng Bước 1 - Đảm bảo bếp nướng barbecue của bạn có bộ điều nhiệt và nắp đậy. Mua bộ điều nhiệt dành cho bếp nướng tại các cửa hàng gia dụng hoặc cửa hàng tạp hóa nếu bếp của bạn không có bộ điều nhiệt. Bếp phải đạt đến và duy trì ở nhiệt độ khoảng 220 độ C mới đủ lượng nhiệt tỏa ra để nướng được phần mặt bánh. Nếu nhiệt độ quá thấp, bạn sẽ chỉ nướng được phần đế bánh từ bên dưới. Nếu bếp không có nắp đậy, bạn có thể thay bằng một chiếc khay nướng đặt úp bên trên bếp. Thử dùng bếp có vỉ nướng phẳng và rộng. Vỉ nướng có rãnh vẫn nướng được bánh pizza, nhưng sẽ khó rửa hơn. Với bếp nướng củi hoặc bếp ngoài trời, bạn sẽ cần một bộ khung bếp làm bằng gạch và một khay nướng đựng than nóng. Bước 2 - Đậy bếp nướng barbecue bằng một chiếc khay nướng úp bên trên nếu bếp của bạn không có nắp. Xếp gạch thành hai mặt tường hai bên và một mặt tường ở đằng sau bếp. Mỗi mặt tường cần có chiều cao bằng 2 viên gạch. Để hở mặt trên và mặt trước bếp. Khoảng cách giữa 2 bức tường hai bên phải đủ nhỏ để chiếc khay nướng có thể đặt chắc chắn và an toàn bên trên. Nướng bánh pizza bằng cách đặt bánh vào khoảng không bên trong các "bức tường" và đậy khay nướng bên trên để nhiệt tỏa xuống mặt bánh. Thật cẩn thận khi dùng phương pháp này để tránh bị bỏng. Lấy chiếc khay nướng đậy bên trên ra để kiểm tra sau khi nướng bánh được một lúc. Lấy bánh ra nếu thấy mặt bánh chuyển màu nâu quá nhanh. Bước 3 - Xếp gạch xung quanh bếp để tăng thêm nhiệt lượng. Nếu muốn, bạn có thể xếp gạch sạch xung quanh bếp barbecue trước khi làm nóng bếp để mô phỏng lò nướng bánh. Khi dùng gạch, bạn sẽ mất thêm thời gian để làm nóng bếp trước, nhưng nhiệt sẽ đều hơn và thích hợp để nướng bánh pizza. Dùng gạch sạch để tránh rủi ro cháy và gói gạch trong giấy thiếc để đảm bảo an toàn. Bước 4 - Làm nóng bếp trước đến nhiệt độ khoảng 300 độ C. Rửa sạch vỉ nướng bằng nước rửa bát trước và sau khi dùng. Làm nóng bếp trước ít nhất 10 -15 phút để đốt cháy mọi mẩu vụn còn sót. Nếu bếp không sạch, thức ăn sẽ bị ám mùi khói quá nhiều và hương vị của bánh pizza sẽ bị át mất. Nếu bếp barbecue của bạn không có vỉ nướng phẳng (chỉ có vỉ nướng thanh ngang hoặc có rãnh), bạn có thể nướng bánh pizza trên chảo gang dày, đá nướng bánh pizza hoặc một dụng cụ làm bếp có đáy phẳng, bền và chống cháy. Phương pháp 2 - Cán bột Bước 1 - Đặt 450 g bột làm bánh pizza lên mặt phẳng có rắc một lớp bột mỏng. Rắc một ít bột lên một mặt phẳng thích hợp như xẻng làm bánh pizza, khay làm bánh hoặc thớt. Bạn có thể mua bột làm bánh pizza ở cửa hàng hoặc tự làm bột. Nếu tự làm bột, bạn cần lưu ý rằng bột nguyên cám hoặc bột ngô mịn sẽ giàu protein hơn và dai hơn, nhưng thời gian nướng chín cũng lâu hơn. Bước 2 - Cán bột từ trong ra ngoài thành hình tròn có đường kính khoảng 30 cm. Lăn cây cán bột lên xuống dọc theo miếng bột. Đế bánh pizza loại mỏng thường dày khoảng 0,3-0,6 cm. Nhớ xoay miếng bột và cán phẳng theo càng nhiều hướng càng tốt sao cho bánh có độ dày thật đều. Thử làm đế bánh mỏng – hầu hết bánh pizza nướng trên bếp barbecue có đế bánh mỏng hơn và ít nguyên liệu sống hơn vì được nướng từ dưới lên. Một chiếc bếp barbecue có khả năng kiểm soát nhiệt tốt có thể nướng các loại bánh với các độ dày và kết cấu khác nhau; bạn sẽ phải thử nghiệm để biết loại nào là thích hợp nhất với bếp của mình. Bạn có thể nướng trước đế bánh và đem đông lạnh. Đế bánh đông lạnh vẫn ngon, vì vậy bạn hãy thử nướng một lần luôn thể. Bước 3 - Cắt nguyên liệu làm nhân bánh thành miếng có độ dày đều nhau. Chỉ nên dùng tối đa 3 loại nhân bánh. Nhân bánh pizza thông thường gồm ớt chuông xanh, hành, cà chua và nấm. Bạn cũng có thể dùng rau bina, a-ti-sô và các nguyên liệu khác ít phổ biến hơn. Nhân thịt thường gồm xúc xích heo, xúc xích bò và thịt gà. Nếu muốn đơn giản, bạn có thể làm bánh pizza bằng cách nướng bột cả hai mặt như bánh kếp, sau đó thoa dầu tỏi lên bánh và ăn hoặc kẹp với các thức ăn khác. Bước 4 - Làm chín nhân thịt sống trước khi cho lên bánh pizza. Bước này đặc biệt quan trọng khi bạn dùng hải sản và thịt gà. Hẳn là bạn không muốn chiếc bánh ra lò mà nhân vẫn còn sống. Tốt nhất là bạn đặt thịt sát rìa bánh pizza để nướng chín nhanh hơn. Ăn thịt đã nấu chín càng sớm càng tốt. Nếu còn thừa, bạn hãy bảo quản trong hộp sạch, đậy kín và đặt ở ngăn dưới của tủ lạnh ở nhiệt độ 5 độ C hoặc thấp hơn. Để riêng thịt đã nấu chín với các thức ăn chế biến sẵn và thịt sống. Bước 5 - Đặt các nguyên liệu và dụng cụ cần thiết lên một chiếc khay. Đặt hết các nguyên liệu làm nhân bánh lên khay (nguyên liệu đã cắt lát hoặc xé nhỏ), sốt, dầu ô liu, cọ quét dầu và một chiếc xẻng nấu ăn bản rộng. Kẹp gắp cũng hữu ích, tuy nhiên cũng không nhất thiết phải có. Phương pháp 3 - Nướng bánh pizza Bước 1 - Đặt miếng bánh pizza lên xẻng làm bánh pizza. Bạn cũng có thể dùng thớt gỗ, khay làm bánh hoặc một vật phẳng khác để có thể dễ dàng chuyển bột bánh pizza lên vỉ nướng barbecue. Nếu dùng bột tự làm và không nướng đế bánh trước, bạn cần cố gắng đừng để bột nở nhiều quá, nếu không bánh sẽ mềm và dễ vỡ. Bước 2 - Quét dầu ô liu lên mặt bánh. Nhẹ nhàng dùng cọ quét dầu ô liu khắp mặt bánh. Tiếp tục quét cho đến khi toàn bộ bề mặt bột được phủ một lớp dầu mỏng. Bước 3 - Đặt úp mặt bánh quét dầu ô liu xuống, đậy nắp và nướng 1-2 phút. Mở nắp bếp ra và nhẹ tay đặt bột lên vỉ nướng. Nướng khoảng 3 phút không đậy nắp, hoặc 1-2 phút nếu đậy nắp. Dùng kẹp gắp để nhấc miếng bột lên sau mỗi 30 giây. Chiếc bánh phải được nướng đến độ bánh có in dấu của vỉ nướng nhưng chưa giòn. Bước 4 - Dùng xẻng lật đế bánh lại. Luồn chiếc xẻng dưới miếng bột càng sâu càng tốt và đặt bàn tay kia lên phần mặt bánh chưa nướng. Nhẹ nhàng lật miếng bột lại trên vỉ nướng. Chiếc bánh phải lấy ra được dễ dàng mà không bị vỡ. Nếu thấy bánh mềm hoặc có vẻ dễ vỡ, bạn hãy tiếp tục nướng thêm 30 giây nữa, sau đó kiểm tra lại. Nếu bánh chỉ vàng một bên, bạn hãy dùng kẹp gắp hoặc xẻng quay bánh lại một góc 90 độ và nướng thêm 1 phút nữa. Bước 5 - Quét dầu ô liu lên mặt bánh và thêm vào một thìa sốt to. Rót một ít dầu ô liu lên cọ quét dầu và nhẹ tay quét lên mặt bánh pizza đã nướng, sau đó múc một thìa sốt rưới lên bánh, dùng lưng thìa phết đều sốt lên khắp mặt bánh. Bạn có thể dùng một hoặc hơn một thìa to sốt nếu thích ăn nhiều sốt, nhưng như vậy bánh có nguy cơ bị ướt. Bước 6 - Thêm nhân bánh và phô mai lên mặt bánh đã chín. Bắt đầu bằng cách rải đều nhân lên mặt bánh, sau đó rắc phô mai lên trên, và nếu có thịt, hãy đặt thịt lên trên lớp phô mai. Tránh để đầy ắp nhân lên mặt bánh, nhất là phô mai và các loại sốt khác nhau. Phô mai sẽ vàng và chảy rất nhanh, vì vậy nếu bạn cho quá nhiều phô mai, phần nhân có thể sẽ bị rỉ nước. Nếu bạn thêm quá nhiều phô mai, chiếc bánh có nguy cơ cháy và bị khét. Bước 7 - Nướng bánh pizza trong 3-5 phút. Sau khi cho thêm nhân bánh, bạn hãy đậy nắp lại và để cho bánh chín. Dùng khứu giác và óc phán đoán để theo dõi quá trình nướng – nếu ngửi thấy mùi cháy, bạn hãy mở nắp ra. Bạn cũng có thể dời chiếc bánh ra phần nguội hơn của vỉ nướng. Nếu bánh tiếp tục cháy cả sau khi bạn mở nắp hoặc dời bánh ra chỗ khác, bạn cần giảm nhiệt độ xuống còn khoảng 260 -290 độ C. Bước 8 - Đóng lỗ thông hơi trong 2-3 phút nếu bạn dùng bếp nướng than. Nhớ đóng các lỗ thông hơi trên nắp gần như trong toàn bộ quá trình nướng bánh. Sau 2-3 phút nướng hoặc khi phô mai bắt đầu nổi bong bóng và đáy bánh bắt đầu sém, bạn hãy dùng xẻng lấy bánh ra và đặt lên thớt trong 1-2 phút trước khi dọn lên. Lấy bánh pizza ra khi thấy phô mai đã chảy vừa đủ. Bước 9 - Cắt bánh pizza làm bốn phần. Nhẹ tay giữ rìa bánh và cắt một đường dọc giữa bánh, sau đó cắt một đường ngang để chia chiếc bánh thành bốn phần đều nhau. Bạn có thể cắt thêm 1-2 đường chéo nữa nếu muốn chia bánh thành những phần nhỏ hơn, nhưng 4 miếng là phù hợp nhất cho mỗi khẩu phần với chiếc bánh pizza cỡ này. Nếu có nhiều người cùng ăn bánh, bạn hãy nhờ mọi người giúp một tay khi nướng bánh để có thể chia sớt công việc và cùng thưởng thức bánh khi hoàn thành.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Thay-%C4%91%E1%BB%95i-m%E1%BA%ADt-kh%E1%BA%A9u-Apple-ID
Cách để Thay đổi mật khẩu Apple ID
Mật khẩu Apple ID đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ dữ liệu cá nhân. Bạn nên thay đổi mật khẩu thường xuyên theo sự hướng dẫn của bài viết dưới đây. Phương pháp 1 - Sử dụng trang web Apple ID Bước 1 - Truy cập trang web Apple ID. Bạn có thể thay đổi Apple ID trên bất kỳ thiết bị nào có kết nối internet bằng cách truy cập trang web Apple ID (appleid.apple.com). Bước 2 - Nhấp vào "Manage your Apple ID" (Quản lý Apple ID) và đăng nhập. Bạn cần nhập địa chỉ thư điện tử Apple ID và mật khẩu. Nếu bạn không nhớ mật khẩu hiện tại, nhấp vào đây. Bước 3 - Nhấp vào tùy chọn "Password and Security"(Mật khẩu và Bảo mật). Bạn có thể tìm mục này ở trình đơn bên trái. Bước 4 - Xác nhận danh tính. Bạn cần trả lời hai câu hỏi bảo mật hoặc nhập mã do Apple gửi đến thiết bị di động của bạn. Nếu không nhớ câu hỏi bảo mật, bạn cần liên lạc với Apple Support để nhận mã PIN tạm thời cho phép bạn truy cập tài khoản. Bước 5 - Nhấp vào "Change Password" (Thay đổi Mật khẩu). Bước này sẽ mở trang Change Password. Bước 6 - Nhập mật khẩu hiện tại và tạo mật khẩu mới. Trên trang Change Password, bạn cần nhập mật khẩu hiện tại, cũng như tạo mật khẩu mới. Bạn cần nhập hai lần để xác nhận mật khẩu. Phương pháp 2 - Sử dụng iPhone, iPad, hoặc iPod Bước 1 - Mở ứng dụng Settings (Cài đặt) và nhấp "iCloud." Bạn sẽ thấy Apple ID ở phía trên màn hình. Bước 2 - Nhấp vào Apple ID. Bạn sẽ được yêu cầu nhập mật khẩu và tiếp tục. Nếu không nhớ mật khẩu hiện tại, nhấp vào đây. Bước 3 - Nhấp "Password & Security." Bước này sẽ hiển thị tùy chọn mật khẩu. Bước 4 - Nhấp "Change Password." Sau đó màn hình Change Password sẽ mở ra. Bước 5 - Trả lời câu hỏi bảo mật. Những câu hỏi này có chức năng bảo vệ tài khoản. Bạn cần trả lời hai câu hỏi để thay đổi mật khẩu. Trong trường hợp đã kích hoạt xác nhận hai bước, thay vào đó bạn cần nhập mà do Apple gửi đến thiết bị. Nếu không nhớ câu hỏi bảo mật, bạn có thể điều chỉnh lại nếu có địa chỉ thư điện tử phòng bị kết nối với tài khoản. Bạn có thể cài đặt địa chỉ thư điện tử trên màn hình "Password & Security". Bước 6 - Nhập mật khẩu hiện tại và tạo mật khẩu mới. Trên trang Change Password, bạn cần nhập mật khẩu hiện tại cũng như tạo mật khẩu mới. Bạn cần nhập hai lần để xác nhận mật khẩu. Phương pháp 3 - Khôi phục mật khẩu bị mất Bước 1 - Truy cập iforgot.apple.com. Nếu không nhớ mật khẩu và cần điều chỉnh lại, bạn có thể sử dụng công cụ iForgot tại iforgot.apple.com. Bạn có thể truy cập trang web này trong bất kỳ thiết bị nào có kết nối internet. Bước 2 - Nhập Apple ID. Nhập địa chỉ thư điện tử kết nối với Apple ID vào khung trong trang iForgot và nhấp "Next" (Kế tiếp). Bước 3 - Chọn cách thức xác nhận danh tính. Tùy thuộc vài cài đặt tài khoản, bạn có thể xác nhận danh tính bằng nhiều cách khác nhau. Nếu không thể hoàn thành một trong những cách này, bạn cần liên lạc với Apple Support để họ xác nhận danh tính và cho phép bạn điều chỉnh lại mật khẩu: Bạn có thể nhận được thư gửi đến địa chỉ thư điện tử kết nối với tài khoản của bạn. Bạn có thể trả lời câu hỏi bảo mật đã cài đặt khi lập tài khoản. Nếu đã bật tính năng xác nhận hai bước, bạn có thể nhập mã được gửi vào thiết bị di động của mình. Bước 4 - Nhập ngày sinh. Bạn cần nhập ngày sinh sau khi chọn phương pháp xác nhận. Bước này giúp xác nhận danh tính của bạn. Bước 5 - Xác nhận danh tính. Sau khi nhập ngày sinh, bạn cần thực hiện phương pháp xác nhận danh tính đã chọn. Nếu chọn cách nhận thư điện tử, bạn cần nhấp vào đường dẫn "Reset Now" (Điều chỉnh Ngay bây giờ) trong thư điện tử do Apple gửi đến. Nếu chọn phương pháp trả lời câu hỏi bảo mật, bạn cần trả lời hai câu hỏi đã cài đặt khi lập tài khoản. Nếu bạn chọn cách nhận mã, nhập Recovery Key (Mã Khôi phục) và sau đó nhập mã được gửi đến thiết bị di động của mình. Bước 6 - Thay đổi mật khẩu. Sau khi xác nhận danh tính, bạn có thể thay đổi mật khẩu Apple ID. Bạn cần nhập hai lần để xác nhận. Thao tác thay đổi sẽ có hiệu lực ngay tức thì, và bạn cần nhập mật khẩu mới trên toàn bộ thiết bị Apple đã kết nối.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Gi%E1%BA%A3i-n%C3%A9n-t%E1%BA%ADp-tin-JAR
Cách để Giải nén tập tin JAR
Tập tin JAR (viết tắt của “Java Archive”) – tập tin thư mục nén. Nó cũng tương tự như tập tin Zip. Khi giải nén một tập tin Jar, nghĩa là bạn đang trích xuất nội dung trong tập tin Java Archive vào một thư mục. Sau khi xuất ra thư mục, bạn sẽ có thể truy cập từng tài liệu được lưu trữ trong tập tin Jar Archive. Chuẩn Jar rất dễ mở trên Windows nhưng chúng vốn không tương thích với hệ điều hành Mac và Linux. Vì thế, mỗi hệ điều hành sẽ có quá trình giải nén khác nhau. Phương pháp 1 - Trên Windows Bước 1 - Mở “This PC”, "Computer" hay “My Computer”. Trên Windows 10 “My Computer” sẽ là “This PC”. Windows 10: Trước tiên, nhấp vào biểu tượng File Explorer. Biểu tượng có hình bìa đựng hồ sơ màu vàng nằm trên giá để tài liệu màu xanh, nó nằm ở thanh tác vụ dưới cùng. Sau đó, chọn "This PC" từ thanh bên trái của cửa sổ. Windows 8: Nhấp phải vào khung trống. Chọn "All Apps" (Tất cả ứng dụng) từ trong thanh trình đơn dưới cùng. Điều hướng đến mục có nhãn "Windows System" (Hệ thống Windows). Nhấp đúp vào "Computer". Windows 7: Chạy trình đơn Start và chọn "My Computer". Bước 2 - Xác định ổ đĩa chứa tập tin Jar. Cửa sổ "This PC" sẽ hiển thị tất cả ổ đĩa của máy tính. Tập tin Jar được lưu tại một trong những ổ đĩa này. Hãy ghi nhớ chữ cái in hoa bên phải tên ổ đĩa. Bạn sẽ cần nhập nó vào trong môi trường dòng lệnh. Bước 3 - Điều hướng đến tập tin Jar mà bạn muốn giải nén. Bước 4 - Nhấp vào tập tin để chọn. Bước 5 - Nhấp vào thanh tìm kiếm ở đầu cửa sổ. Đường dẫn tập tin sẽ hiện ra. Bạn sẽ thấy được từng ổ đĩa và thư mục mà bạn đã mở để đi đến tập tin (trừ tên tập tin). Bước 6 - Sao chép đường dẫn tập tin. Bước 7 - Mở “Command Prompt”. Trên bàn phím, nhấn tổ hợp phím Windows + R để chạy chương trình "Run". Gõ "cmd" rồi nhấn ↵ Enter. Chương trình Command Prompt sẽ mở ra. Bước 8 - Nhập chữ cái tên ổ đĩa vào dòng lệnh. Bạn nên nhớ chữ cái này nằm bên phải tên ổ đĩa. Chẳng hạn, nếu tập tin nằm trong ổ đĩa “Local Disk (C):”, gõ “c”. Bước 9 - Nhập “d” ngay sau đó. “d” tượng trưng cho thư mục. Nên nhớ, không thêm khoảng cách vào giữa tên ổ đĩa và chữ “d”. Ví dụ: “cd”. Bước 10 - Nhập một dấu cách và dán đường dẫn tập tin vào. Chẳng hạn như: “cd C:\Program Files\Java\jdk1.7.0_79\bin”. Bước 11 - Nhấn phím Enter. Bước 12 - Nhập “jar xf” vào dòng lệnh. Đây là lệnh giải nén tập tin jar. “x” là viết tắt của từ “extract” (giải nén). “f” là viết tắt của từ “file” (tập tin). Khi kết hợp, “xf” nghĩa là bạn muốn giải nén tập tin được chỉ định trong dòng lệnh. Bước 13 - Nhấn dấu cách một lần rồi nhập nhập tên tập tin Jar vào. Chẳng hạn như: “xf myjarfile.jar”. Bước 14 - Nhấn Enter để giải nén toàn bộ tập tin Jar. Tất cả nội dung nằm trong tập tin Jar sẽ được dịch ngược và hiện ra cùng vị trí với tập tin gốc. Bước 15 - Trích xuất dữ liệu cụ thể từ tập tin Jar. Nếu bạn biết chính xác tài liệu mình cần thì không cần phải dịch ngược toàn bộ tập tin Jar. Thay vì thế, bạn có thể trích xuất tập tin mà mình muốn. Sau khi nhập “xf myjarfile.jar”, nhấn dấu cách một lần. Nhập tên tập tin cần trích xuất. Bạn cần nhập chính xác tên mà tài liệu hiển thị trong tập tin Jar. Nếu bạn muốn giải nén nhiều tài liệu, nhấn phím cách và nhập tên tập tin khác vào. Lặp lại quá trình này cho đến khi bạn liệt kê hết những tập tin cần trích xuất. Bước 16 - Nhấn phím Enter. Tất cả tài liệu mà bạn liệt kê sẽ được giải nén và xuất hiện trong cùng vị trí của tập tin Jar. Phương pháp 2 - Trên Mac Bước 1 - Nhấp chuột vào tập tin Jar để chọn. Bước 2 - Nhấp vào tên tập tin. Thao tác này cho phép bạn chỉnh sửa tên và loại tập tin. Bước 3 - Xóa đuôi “.jar” ở cuối tên tập tin. Nếu không có phần mềm phù hợp, máy tính Mac sẽ không thể giải nén nội dung từ tập tin Jar. Trong ví dụ này, tập tin Jar có tên “myjarfile.jar”. Sau khi xóa phần đuôi “.jar”, tên tập tin còn lại là “myjarfile”. Bước 4 - Thêm “.zip” vào cuối tên tập tin. Máy tính Mac có thể giải nén hoặc nén các tập tin. Vì thế, khi thay đổi loại tập tin, bạn sẽ không cần phải tải chương trình giải nén Jar. Ví dụ, chúng ta sẽ đổi thành: “myjarfile.zip”. Bước 5 - Nhấn phím Enter. Một cửa sổ với thông báo: “Are you sure you want to change the extension from “.jar” to “.zip”?” (“Bạn có chắc rằng muốn đổi phần mở rộng từ “.jar” thành “.zip”?”) sẽ hiện ra. Bước 6 - Nhấp vào Use .zip (Dùng .zip). Tập tin Jar sẽ trở thành tập tin zip. Toàn bộ tài liệu được nén trong tập tin Jar ban đầu sẽ hiện ra trong thư mục cùng tên. Phương pháp 3 - Trên Linux Bước 1 - Kéo tập tin Jar thả vào màn hình nền. Bước 2 - Nhấp phải vào tập tin. Một trình đơn sẽ bật ra. Bước 3 - Chọn “Rename” (Đổi tên). Bước 4 - Chọn toàn bộ tên tập tin. Bước 5 - Nhấp phải vào tên đang được tô sáng. Một trình đơn sẽ bật ra. Bước 6 - Chọn “Copy” (Sao chép). Chúng ta sẽ dán tên tập tin này vào trong Terminal. Bước 7 - Nhấn phím Cancel để thoát cửa sổ “Rename”. Bước 8 - Nhấp phải vào màn hình nền. Một trình đơn sẽ bật ra. Bước 9 - Chọn “Open Terminal Here” (Mở Terminal tại đây). Terminal sẽ mở ra trên màn hình. Bước 10 - Nhập “java” vào dòng lệnh. Bước 11 - Nhấn dấu cách một lần. Bước 12 - Nhập “-jar”. “-” là dấu gạch nối. Bước 13 - Nhấn dấu cách một lần nữa. Bước 14 - Chọn “Edit” (Chỉnh sửa) từ trong thanh tùy chọn đầu cửa sổ Terminal. Bước 15 - Chọn “Paste” (Dán). Bước 16 - Nhấn phím Enter. Vậy là bạn đã có thể truy cập vào nội dung của tập tin Jar.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/K%C3%ADch-th%C3%ADch-m%E1%BB%8Dc-l%C3%B4ng-m%C3%A0y
Cách để Kích thích mọc lông mày
Nếu vô tình nhổ lông mày quá tay, chắc chắn bạn sẽ muốn chúng mọc lại càng nhanh càng tốt. Mặc dù không có phép nhiệm màu nào giúp lông mày mọc lại ngay nhưng lại có nhiều cách giúp bạn đối phó. Sử dụng chì kẻ lông mày một cách khéo léo có thể khiến mọi người không chú ý đến vùng lông mày thưa thớt. Phương pháp 1 - Chờ đợi Bước 1 - Chuẩn bị tinh thần chờ nhiều tháng. Lông mày cần rất nhiều thời gian để mọc lại hoàn toàn sau khi bị nhổ quá tay. Một vài người có thể mất 6 tuần, có người mất đến cả năm thì lông mày mới trở lại hình dạng ban đầu. Tốt nhất là bạn nên chờ đợi và suy nghĩ tích cực rằng ít nhất thì bạn không phải chăm chút quá nhiều cho lông mày trong một khoảng thời gian. Bước 2 - Ngừng nhổ và tẩy lông mày. Có thể bạn đã biết nhưng xin nhấn mạnh lần nữa là nhổ hoặc tẩy quanh lông mày cũng không giúp chúng mọc lại nhanh hơn. Trên thực tế, đôi khi hành động này có thể gây tổn thương nang lông vĩnh viễn và lông mày không thể mọc trở lại. Bước 3 - Kích thích lông mày mọc thành hàng. Nếu không thể chờ lông mày mọc lại đầy đủ rồi tạo kiểu, bạn có thể thử chiến lược kích thích lông mày mọc thành hàng. Kích thích một hàng lông mày mọc và nhổ các sợi lông xung quanh. Sau khi một hàng lông mày đã mọc xong, bạn có thể kích thích hàng tiếp theo. Tiếp tục kích thích từng hàng lông mày mọc cho đến khi lông mày trở lại bình thường. Phương pháp này giúp lông mày mọc trở lại và trông gọn gàng hơn. Bạn nên chuẩn bị tinh thần vì phương pháp kích thích lông mày mọc thành hàng có thể mất khá nhiều thời gian hơn so với việc để lông mày mọc tất cả cùng lúc. Phương pháp 2 - Kích thích lông mày mọc Bước 1 - Tẩy tế bào chết. Trong khi chờ lông mày mọc, bạn có thể kích thích vùng da tại chỗ để lông mày mọc xuyên qua nhanh hơn. Dùng bàn chải lông mềm chà quanh vùng lông mày theo chuyển động tròn, loại bỏ tế bào da chết và thúc đẩy tuần hoàn máu tại vùng da đó. Bạn cũng có thể dùng sản phẩm tẩy tế bào chết. Mua sản phẩm tẩy tế bào chết tại cửa hàng hoặc tự làm hỗn hợp tẩy tế bào chết từ đường. Không chà quá mạnh mà chỉ nên chà nhẹ nhàng lên da theo chuyển động tròn. Dùng quá nhiều áp lực có thể làm yếu những sợi lông mày còn sót lại. Bước 2 - Dùng serum dưỡng lông mày. Đây là sản phẩm được thiết kế để kích thích sự phát triển ở cấp độ nang với peptit. Một số trường hợp dùng serum bình thường cũng đạt hiệu quả cao hơn. Serum dưỡng lông mày khá đắt tiền và hiệu quả tương đối chậm. Nếu muốn thử, bạn cũng có thể tìm mua serum dưỡng lông mi chứa thành phần hoạt chất tương tự và có bán sẵn ở các cửa hàng. Người ta vẫn tranh cãi về hiệu quả của serum dưỡng lông mày, do đó bạn nên lưu ý khi quyết định mua sản phẩm này. Mặc dù các loại serum được thiết kế riêng cho lông mày chưa được khoa học chứng mình là có hiệu quả, những bạn nên xem xét thông tin đánh giá của người khác nếu muốn thử mua một sản phẩm cụ thể. Bước 3 - Ăn thực phẩm nuôi dưỡng lông mày. Bạn có thể kích thích lông mày mọc tự nhiên bằng cách bổ sung đủ vitamin và khoáng chất cần thiết nhằm duy trì da, tóc khỏe mạnh. Bổ sung đầy đủ protein, vitamin nhóm B, sắt, kẽm và axit béo omega-3. Tăng cường các thực phẩm lành mạnh sau trong chế độ ăn: Quả óc chó, quả bơ và dầu ôliu Cà rốt, xoài và khoai lang Thịt nạc, cá hồi và các loại cá khác Các loại rau như rau chân vịt và cải xoăn Phương pháp 3 - Tạo kiểu lông mày trong thời gian chờ đợi Bước 1 - Dùng chì kẻ lông mày. Trong thời gian chờ đợi, bạn có thể dùng chỉ kẻ lông mày để vẽ lông mày một cách hiệu quả. Chọn màu bút chì hợp với màu lông mày hoặc nhạt hơn. Vẽ từng nét thanh, ngắn theo hướng lông mày mọc. Khi dùng chỉ kẻ lông mày, bạn nên kẻ từng nét thanh thay vì kẻ dày. Không nên kẻ lông mày nhìn quá đậm mà chỉ nên kẻ chì vào những vùng lông mày thưa thớt. Nếu muốn lông mày trông dày hơn một chút, bạn nên chọn màu chỉ kẻ đậm hơn màu lông mày. Bước 2 - Dùng bột kẻ lông mày. Bột kẻ lông mày có công thức giúp dính vào lông mày hiện tại và khiến sợi lông trông dày hơn, rậm hơn. Sản phẩm này là lựa chọn phù hợp nếu lông mày trông quá thưa thớt. Chọn màu bột hợp màu lông mày và dùng cọ phết bột theo hướng lông mày mọc. Bước 3 - Dùng sản phẩm che khuyết điểm để che những sợi lông mày lởm chởm. Khi mới bắt đầu mọc lại, lông mày có thể trông hơi lởm chởm. Thay vì nhổ đi, bạn có thể dùng một ít kem che khuyết điểm. Chọn sản phẩm không chứa hóa chất để tránh cản trở quá trình mọc lại của lông mày. Bước 4 - Thử thoa Vaseline lên lông mày trước khi đi ngủ. Thực hiện tối thiểu một tháng và kiên nhẫn chờ đợi. Loại sáp chưng cất từ dầu hỏa này sẽ giúp dưỡng da và nang lông, có thể giúp những sợi lông mày khô yếu trở nên khỏe mạnh hơn. Nếu bạn muốn lông mày nhanh chóng trông dày hơn để tham dự một sự kiện nào đó, bạn có thể thoa Vaseline ngay lúc tham dự để trông như có lông mày dày.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Duy%E1%BB%87t-s%C3%A1ch-gi%C3%A1o-khoa-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-c%E1%BA%A5p-ph%C3%A9p-m%E1%BB%9F-tr%C3%AAn-Siyavula
Cách để Duyệt sách giáo khoa được cấp phép mở trên Siyavula
Siyavula là trang chuyên về tài nguyên giáo dục mở của Nam Phi, cung cấp các sách giáo khoa được cấp phép mở từ giáo dục tiểu học cho tới trung học phổ thông, từ lớp 4 tới lớp 12. Có rất nhiều điều có thể học được từ triết lý giáo dục có sử dụng công nghệ của Siyavula. Tuy nhiên, bài viết này chỉ đề cập tới khía cạnh duyệt và tải về các cuốn sách trong catalog sách giáo khoa được cấp phép mở của Siyavula. Phương pháp 1 - Duyệt catalog sách giáo khoa được cấp phép mở của Siyavula Bước 1 - Đi tới trang chủ của Siyavula. Hãy đi tới trang chủ của Siyavula tại địa chỉ http://www.siyavula.com/index.html. Ý nghĩa của từ Siyavula. Tại trang chủ, bạn sẽ biết được ý nghĩa của từ Siyavula, theo tiếng Nguni của Nam Phi có nghĩa là ‘Chúng tôi mở. Chúng tôi đang mở’. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/5\/56\/Siyavula-Meaning.png\/460px-Siyavula-Meaning.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/5\/56\/Siyavula-Meaning.png\/495px-Siyavula-Meaning.png","smallWidth":460,"smallHeight":458,"bigWidth":495,"bigHeight":493,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&amp;redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"} Bước 2 - Đi tới trang sách giáo khoa được cấp phép mở của Siyavula. Từ trang chủ của Siyavula, hãy đi tới trang có catalog các sách giáo khoa của Siyavula tại địa chỉ: http://www.siyavula.com/work-oer.html. Sau đó hãy trượt xuống phía dưới tới mục (Catalog Mở). Bước 3 - Duyệt catalog sách giáo khoa được cấp phép mở của Siyavula. Vào thời điểm cuối tháng 12/2016, Catalog Mở này có các cuốn sách giáo khoa với các đặc tính sau đây: Các sách giáo khoa trên Siyavula gồm: (1) Khoa học tự nhiên và công nghệ cho các lớp từ 4 tới 9; (2) Khoa học vật lý cho các lớp 10, 11 và 12; (3) Khoa học đời sống cho lớp 10; (4) Toán học cho các lớp 10, 11 và 12; (5) Năng lực toán học cho lớp 10; Tất cả các sách giáo khoa trên đều có cho: Giáo viên, để hướng dẫn. Học sinh, để học. Bằng tiếng dân tộc của Nam Phi. Bằng tiếng Anh. Có thể tải về tất cả các sách giáo khoa ở các định dạng và giấy phép mở sau: PDF, với giấy phép CC BY-ND. ePUBs, với giấy phép CC BY-ND. ePUBS, với giấy phép CC BY. Phương pháp 2 - Kiểm tra giấy phép và tải về sách giáo khoa được chọn Bước 1 - Kiểm tra giấy phép của sách giáo khoa được chọn. Cũng tại trang về sách giáo khoa của Siyavula, bên dưới phần Catalog Mở là phần nêu về việc cấp phép của chúng, cụ thể như sau: CC BY-ND: Bạn được phép và được khuyến khích sao chép tự do các phiên bản đó. Bạn có thể sao chụp, in và phân phối chúng thường xuyên tùy ý bạn. Bạn có thể tải chúng về điện thoại di động, iPad, PC hoặc ổ USB của bạn. Bạn có thể đưa chúng vào đĩa CD, gửi thư điện tử đính kèm chúng hoặc tải chúng lên website của bạn. Hạn chế duy nhất là bạn không thể tùy biến thích nghi hoặc thay đổi các phiên bản đó của các sách giáo khoa, các nội dung hoặc bìa của chúng theo bất kỳ cách gì vì chúng có nhãn hiệu của Siyavula, các biểu tượng logo của các nhà tài trợ và được Bộ Giáo dục Cơ sở phê chuyển. Để có thêm thông tin, hãy tới thăm Creative Commons Attribution-NoDerivs 3.0 Unported. CC-BY: Các phiên bản cùng nội dung y hệt nhưng không có các nhãn hiệu là sẵn sàng cho bạn để chia sẻ, tùy biến thích nghi, biến đổi, sửa đổi hoặc xây dựng dựa trên nó theo bất kỳ cách gì, với yêu cầu duy nhất phải thừa nhận ghi công đúng thích hợp cho Siyavula. Để có thêm thông tin, hãy tới thăm Creative Commons Attribution 3.0 Unported. Bước 2 - Chọn sách giáo khoa và tải về. Giả sử, sách giáo khoa được chọn là cuốn Khoa học tự nhiên và công nghệ cho lớp 5. Ở phần , hãy nhấn vào hình minh họa thu nhỏ của cuốn sách này, bạn sẽ thấy hình minh họa được chuyển thành hình các gợi ý tải sách về. Ở bước này, chúng ta sẽ chọn ra vài loại của cùng một cuốn sách giáo khoa này để có thể thấy được sự khác biệt của chúng. Cách làm như sau: Hãy nhấn vào nút biểu tượng tải về trên cùng, tương ứng với việc tải sách về ở định dạng PDF với giấy phép CC BY-ND. Bạn sẽ được đưa tới màn hình của , nơi bạn có thể chọn tải về các tệp của cuốn sách giáo khoa được chọn với các lựa chọn khác nhau. Bạn sẽ thấy có 2 thư mục, tương ứng với 2 ngôn ngữ: (1)Afrikaans, và (2) English. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/0\/0e\/Siyavula-Download-1.png\/460px-Siyavula-Download-1.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/0\/0e\/Siyavula-Download-1.png\/728px-Siyavula-Download-1.png","smallWidth":460,"smallHeight":229,"bigWidth":728,"bigHeight":362,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&amp;redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"} Hãy nhấn vào English để chọn các sách giáo khoa tiếng Anh. Bạn sẽ thấy màn hình chỉ ra 4 cuốn sách tiếng Anh cho lớp 5, gồm các cuốn sách cho: {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/7\/74\/Siyavula-Download-2.png\/460px-Siyavula-Download-2.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/7\/74\/Siyavula-Download-2.png\/728px-Siyavula-Download-2.png","smallWidth":460,"smallHeight":215,"bigWidth":728,"bigHeight":341,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&amp;redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"} Lớp 5A, dành cho giáo viên. Lớp 5A, dành cho học sinh. Lớp 5B, dành cho giáo viên. Lớp 5B, dành cho học sinh. Giả sử, chúng ta sẽ chọn sách cho lớp 5B. Hãy nhấn vào dòng đầu tiên để chọn cuốn Gr5_B_Learner_Eng.pdf, là cuốn có 185 trang cho lớp 5B, dành cho học sinh, bằng tiếng Anh, ở định dạng PDF, mang giấy phép CC BY-ND. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/c\/c0\/Siyavula-Download-3.png\/460px-Siyavula-Download-3.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/c\/c0\/Siyavula-Download-3.png\/728px-Siyavula-Download-3.png","smallWidth":460,"smallHeight":235,"bigWidth":728,"bigHeight":372,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&amp;redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"} Tiếp tục nhấn nút để tải về. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/f\/f5\/Siyavula-Download-3-Done.png\/460px-Siyavula-Download-3-Done.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/f\/f5\/Siyavula-Download-3-Done.png\/728px-Siyavula-Download-3-Done.png","smallWidth":460,"smallHeight":246,"bigWidth":728,"bigHeight":390,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&amp;redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"} Tương tự, hãy nhấn vào dòng thứ 2 để chọn cuốn Gr5_B_Teacher_Eng.pdf, là cuốn có 167 trang cho lớp 5B, dành cho giáo viên, bằng tiếng Anh, ở định dạng PDF, mang giấy phép CC BY-ND. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/3\/3a\/Siyavula-Download-4.png\/460px-Siyavula-Download-4.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/3\/3a\/Siyavula-Download-4.png\/728px-Siyavula-Download-4.png","smallWidth":460,"smallHeight":245,"bigWidth":728,"bigHeight":387,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&amp;redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"} Tiếp tục nhấn nút để tải về. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/4\/4f\/Siyavula-Download-4-Done.png\/460px-Siyavula-Download-4-Done.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/4\/4f\/Siyavula-Download-4-Done.png\/728px-Siyavula-Download-4-Done.png","smallWidth":460,"smallHeight":245,"bigWidth":728,"bigHeight":388,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&amp;redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"} Bước 3 - Phân biệt sách mang các giấy phép khác nhau CC BY-ND và CC BY. Ở bước trên, chúng ta đã chọn các sách giáo khoa mang giấy phép CC BY-ND. Để có thể thấy được sự khác biệt giữa các sách giáo khoa mang giấy phép CC BY-ND với các cuốn mang giấy phép CC BY, ở phần , hãy nhấn vào cuốn Khoa học tự nhiên và công nghệ cho lớp 5, bạn sẽ thấy hình minh họa được chuyển thành hình các gợi ý tải sách về. Hãy nhấn vào nút biểu tượng tải về dưới cùng, tương ứng với việc tải sách về ở định dạng ePUBS với giấy phép CC BY. Bạn sẽ được đưa tới màn hình của Google Drive, nơi bạn có thể chọn tải về các tệp của cuốn sách giáo khoa được chọn với các lựa chọn khác nhau, nhưng đều mang giấy phép CC BY. Bạn sẽ thấy có 2 hàng, tương ứng với 2 lựa chọn: {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/f\/f3\/Siyavula-Download-2-BY.png\/460px-Siyavula-Download-2-BY.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/f\/f3\/Siyavula-Download-2-BY.png\/728px-Siyavula-Download-2-BY.png","smallWidth":460,"smallHeight":226,"bigWidth":728,"bigHeight":357,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&amp;redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"} Hàng trên, tệp: gr5-af.epub. Đây là tệp cho ngôn ngữ tiếng Nam Phi. Hàng dưới, tệp: gr5.epub. Đây là tệp tiếng Anh. Hãy nhấn vào tệp này và bạn sẽ được đưa sang màn hình khác, nơi bạn có thể tải về tệp CC BY này với các lựa chọn khác nhau, nhưng bạn không có khả năng xem trước được. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/3\/34\/Siyavula-Download-2-BY-1.png\/460px-Siyavula-Download-2-BY-1.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/3\/34\/Siyavula-Download-2-BY-1.png\/728px-Siyavula-Download-2-BY-1.png","smallWidth":460,"smallHeight":205,"bigWidth":728,"bigHeight":325,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&amp;redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"} Bạn có thể thử các chọn một trong các lựa chọn sau để tải về tệp gr5.epub: Tải về tệp gr5.epub, ở dạng một tệp nén .ZIP mà sau đó bạn sẽ phải giải nén để có được các tệp và thư mục bên trong nó. Bằng cách này, bạn không dễ để có khả năng xem được các nội dung giống như xem một cuốn sách. Bạn có thể thử để có trải nghiệm thực tế. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/f\/fa\/Siyavula-Download-2-BY-4.png\/460px-Siyavula-Download-2-BY-4.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/f\/fa\/Siyavula-Download-2-BY-4.png\/636px-Siyavula-Download-2-BY-4.png","smallWidth":460,"smallHeight":390,"bigWidth":636,"bigHeight":539,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&amp;redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"} Tải về bằng việc sử dụng ứng dụng (Trình đọc tệp epub trên đám mây) bằng cách nhấn vào dòng . Bạn sẽ thấy trình này được mở ra, tải tệp gr5.epub về ứng dụng đó rồi cho hiển thị nội dung văn bản vài trang đầu của cuốn sách, nhưng bạn hầu như sẽ không thấy gì thêm. Bạn có thể thử để có trải nghiệm thực tế. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/3\/3b\/Siyavula-Download-2-BY-11.png\/460px-Siyavula-Download-2-BY-11.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/3\/3b\/Siyavula-Download-2-BY-11.png\/728px-Siyavula-Download-2-BY-11.png","smallWidth":460,"smallHeight":274,"bigWidth":728,"bigHeight":434,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&amp;redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"} Tải về bằng việc sử dụng ứng dụng (Trình trích xuất nén) bằng cách nhấn vào dòng . Bạn sẽ thấy trình này được mở ra, tải tệp gr5.epub từ Google Drive về. Bạn sau đó sẽ phải giải nén để thấy được các tệp thành phần, nhưng là khó để bạn có thể xem các tệp đó kết hợp với nhau để tạo thành một cuốn sách hoàn chỉnh, dù bạn có thể có khả năng tùy biến thích nghi, sửa đổi các tệp đó dễ hơn. Bạn có thể thử để có trải nghiệm thực tế. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/b\/b0\/Zip-Extractor.png\/460px-Zip-Extractor.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/b\/b0\/Zip-Extractor.png\/490px-Zip-Extractor.png","smallWidth":460,"smallHeight":525,"bigWidth":491,"bigHeight":560,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&amp;redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"} Tải về bằng việc sử dụng ứng dụng (Trình chuyển đổi dựa vào đám mây) bằng cách nhấn vào dòng . Hiện hành, có lẽ đây là cách có thể giúp bạn thực sự nhìn thấy hình hài cuốn sách, dù khả năng tùy biến thích nghi nội dung cuốn sách có lẽ là không thực sự thích hợp. Cách sử dụng nó được nêu bên dưới đây. Sử dụng để tải tệp gr5.epub với giấy phép CC BY về máy của bạn. Hãy nhấn vào dòng để mở ra trang của ứng dụng này. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/0\/09\/CloudConvert-1.png\/460px-CloudConvert-1.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/0\/09\/CloudConvert-1.png\/728px-CloudConvert-1.png","smallWidth":460,"smallHeight":277,"bigWidth":728,"bigHeight":439,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&amp;redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"} Giả sử, bạn muốn chuyển đổi tệp gr5.epub thành tệp gr5.pdf để có thể sau đó sử dụng các trình xem tệp PDF xem cuốn sách đó. Hãy mở hộp combo lựa chọn định dạng () rồi chọn định dạng pdf. Khi này, bạn sẽ thấy tiêu đề của cửa sổ chuyển từ ‘’ (chuyển đổi epub sang bất kỳ điều gì) sang thành ‘’ (chuyển đổi epub sang pdf). {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/3\/3e\/CloudConvert-1B.png\/460px-CloudConvert-1B.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/3\/3e\/CloudConvert-1B.png\/728px-CloudConvert-1B.png","smallWidth":460,"smallHeight":244,"bigWidth":728,"bigHeight":386,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&amp;redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"} Nhấn vào nút (Bắt đầu chuyển đổi) để tiến hành chuyển đổi. Bạn sẽ thấy ứng dụng thông báo tiến độ chuyển đổi ở bên phải của dòng chữ (Chuyển đổi tệp sang PDF). Bạn hãy chờ một chút để quá trình chuyển đổi được hoàn tất. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/5\/52\/CloudConvert-2.png\/460px-CloudConvert-2.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/5\/52\/CloudConvert-2.png\/728px-CloudConvert-2.png","smallWidth":460,"smallHeight":243,"bigWidth":728,"bigHeight":385,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&amp;redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"} Khi quá trình chuyển đổi được hoàn tất, hãy nhấn vào nút màu xanh lá cây (Tải về) để tải tệp đã được chuyển đổi từ gr5.epub thành gr5.pdf về máy của bạn. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/b\/bc\/CloudConvert-3.png\/460px-CloudConvert-3.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/b\/bc\/CloudConvert-3.png\/728px-CloudConvert-3.png","smallWidth":460,"smallHeight":245,"bigWidth":728,"bigHeight":388,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&amp;redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"} Khi tệp với giấy phép CC BY này đã nằm trên máy tính của bạn, bạn có thể xem và/hoặc tùy biến thích nghi nó với đầy đủ các nội dung bên trong, nhưng là khác với cuốn sách giáo khoa mà bạn đã tải về trước đó với giấy phép CC BY-ND. Hình minh họa bên dưới đây là hình ghép vài trang đầu của cuốn sách mang giấy phép CC BY đó. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/b\/b8\/Siyavula-gr5-BY-All.png\/460px-Siyavula-gr5-BY-All.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/b\/b8\/Siyavula-gr5-BY-All.png\/656px-Siyavula-gr5-BY-All.png","smallWidth":460,"smallHeight":393,"bigWidth":656,"bigHeight":560,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&amp;redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"}
{ "is_expert": false, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/S%E1%BB%AD-d%E1%BB%A5ng-Que-th%E1%BB%AD-thai-t%E1%BA%A1i-Nh%C3%A0
Cách để Sử dụng Que thử thai tại Nhà
Que thử thai tại nhà hoạt động trên nguyên tắc phát hiện sự tồn tại của hóc môn HCG (human chorionic gonadotropin) trong nước tiểu phụ nữ, hóc môn này chỉ có ở phụ nữ đang mang thai. Que thử thai tại nhà có bán ở hầu hết các tiệm thuốc và bạn có thể mua trực tuyến. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng que thử thai. Phương pháp 1 - Trước khi Thử Bước 1 - Chọn que thử thai. Trên thị trường có nhiều nhãn hiệu khác nhau nhưng vấn đề không phải bạn nên chọn loại nào, vì tất cả đều hoạt động trên nguyên tắc phát hiện sự có mặt của hóc môn hCG trong nước tiểu. Khi mua bạn nên kiểm tra hạn sử dụng ghi trên hộp, hộp phải nguyên vẹn không có vết rách để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Nên mua hộp có hai que nếu bạn định thử thai sớm, vì như vậy bạn có thể thử lại một tuần sau đó nếu lần đầu cho kết quả âm tính. Một số chuyên gia ủng hộ mua que thử từ các tiệm thuốc lớn nơi có doanh số bán cao, ở đó bạn có khả năng mua được sản phẩm mới thay vì mua nhầm cái đã để trên kệ trong nhiều tháng. Tương tự, nếu bạn đã trữ sẵn que thử ở nhà trong vài tháng thì nên bỏ nó đi, đặc biệt nếu bạn để que ở nơi ấm áp và ẩm ướt thì có thể que sẽ cho kết quả sai. Một số nhãn hiệu khẳng định sản phẩm của họ có thể phát hiện thai chính xác ngay vào ngày chậm kinh, hoặc thậm chí sớm hơn. Dù sự thật là các que thử có thể đủ nhạy để phát hiện mức hCG thấp trong nước tiểu, nhưng vào giai đoạn mới thụ thai cơ thể chưa sản xuất ra đủ lượng hCG. Trong trường hợp đó kết quả có thể là âm tính mặc dù bạn đã có thai. Nhiều loại que thử thai của các thương hiệu lạ được sản xuất trong các nhà máy lớn và họ sử dụng cùng công nghệ sản xuất với các nhãn hiệu đã có tên tuổi. Do đó, đừng lo lắng về chất lượng của các nhãn hiệu mới nếu bạn muốn tiết kiệm ít tiền. Bước 2 - Biết khi nào nên thử thai. Các chuyên gia khuyên bạn nên chờ ít nhất một ngày sau khi bị trễ kinh, nhưng tốt nhất là hãy chờ một tuần sau. Điều này có thể rất khó khi tâm trạng bạn đang lo lắng muốn biết mình đã dính thai hay chưa. Nhưng việc chờ đợi sẽ cho kết quả chính xác hơn vì nồng độ hCG tăng nhanh ở phụ nữ mang thai. hCG bắt đầu sinh ra trong cơ thể sau khi trứng đã thụ tinh bám vào tử cung. Thông thường trứng thụ tinh chỉ bám vào thành tử cung vào khoảng ngày thứ 6 kể từ khi trứng và tinh trùng gặp nhau. Đó là lý do tại sao các que thử thai tại nhà không thể phát hiện ra hCG nếu bạn thử quá sớm, cho dù bạn thật sự đã thụ thai. Tốt nhất bạn nên thử thai vào sáng sớm khi nước tiểu có nồng độ hCG cao nhất. Bước 3 - Đọc hướng dẫn cẩn thận. Dù các phương pháp thử nghiệm nước tiểu tại nhà đa phần giống nhau, nhưng bạn vẫn phải làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Thông tin chi tiết có thể khác nhau đối với mỗi phép thử thai, chẳng hạn như phương pháp lấy nước tiểu, khoảng thời gian cần tiểu lên que, và các dấu hiệu được sử dụng để chỉ ra bạn có thai hay không. Tốt hơn bạn nên tìm hiểu về các ký hiệu trước khi bắt đầu thử để tránh phải vội vã dò tìm hướng dẫn đọc dấu hiệu khi có kết quả. Các sản phẩm thường có ghi hướng dẫn hay số điện thoại miễn phí cước gọi trên vỏ hộp, bạn có thể hỏi về các thắc mắc của mình, ví dụ như phương pháp thử, hay những câu hỏi về chính bản thân sản phẩm. Bước 4 - Chuẩn bị tinh thần. Thử thai tại nhà đem lại cảm giác rất hồi hộp, đặc biệt khi bạn đang mong mỏi có em bé hay ngược lại, đang sợ dính thai. Bạn có thể bí mật thử và từ từ chờ đợi bao lâu tùy thích, hoặc khi có mặt người yêu hay một người bạn thân đứng ngoài phòng tắm nói chuyện trong lúc chờ đợi. Rửa sạch tay bằng nước và xà phòng rồi cẩn thận lấy que thử ra khỏi hộp. Phương pháp 2 - Bắt đầu Thử Bước 1 - Chuẩn bị và bắt đầu! Tùy vào phương pháp thử, bạn có thể ngồi lên bồn cầu và tiểu trực tiếp vào que thử, hoặc tiểu vào một cốc nhựa nhỏ được cung cấp kèm theo. Tốt nhất bạn nên dùng mẫu thu được ở giữa dòng, tức là “sau khi” tiểu được một ít rồi bạn hãy hứng cốc hay đưa que thử vào. Nếu phương pháp thử đòi hỏi tiểu trực tiếp lên que thì bạn phải làm theo đúng hướng dẫn. Vì với một số thử nghiệm bạn cần tiểu lên que trong một khoảng thời gian cụ thể nào đó, chẳng hạn phải chính xác 5 giây không hơn không kém. Sử dụng đồng hồ bấm giờ để căn thời gian nếu cần. Khi tiểu, bạn phải chắc chắn để đầu hấp thu của que vào dòng nước tiểu và xoay mặt cửa sổ hiển thị hướng lên. Bước 2 - Sử dụng ống nhỏ giọt để cho một ít nước tiểu lên que. Đây là phương pháp sử dụng cốc nhựa, bạn hãy nhỏ nước tiểu lên đúng phần được chỉ định của que. Ngoài ra, một số nhãn hiệu que thử thai yêu cầu bạn phải nhúng đầu hấp thu của que vào cốc nước tiểu. Giữ như vậy từ 5 tới 10 giây hay theo thời gian chỉ định trong hướng dẫn. Bước 3 - Chờ đúng thời gian yêu cầu. Đặt que lên một bề mặt phẳng và sạch sẽ với mặt hiển thị kết quả hướng lên. Kết quả thường sẽ hiển thị trong khoảng 1 tới 5 phút, dù một số trường hợp có thể bạn phải chờ tới 10 phút. Hãy xem hướng dẫn để biết thời gian cụ thể cho thử nghiệm của bạn. Đừng nhìn chằm chằm vào que trong thời gian chờ vì thời gian sẽ dường như trôi qua chậm hơn, khiến bạn càng thêm lo lắng. Hãy bỏ đi làm một việc khác để tự làm phân tâm, chẳng hạn pha trà hay luyện vài bài tập thể dục ngắn. Một số loại que có biểu tượng chỉ thời gian hay một vạch hiển thị cho thấy que đang làm việc. Nếu bạn dùng loại que có chức năng này mà không thấy có dấu hiệu gì xuất hiện trên phần hiển thị thì có lẽ thử nghiệm đã thất bại, bạn phải dùng que khác để thử lại. Bước 4 - Kiểm tra kết quả. Sau khi hết thời gian chờ, bạn có thể kiểm tra kết quả. Các ký hiệu dùng để chỉ bạn có thai hay không sẽ khác nhau tùy vào loại que thử, do đó hãy đọc hướng dẫn nếu không chắc chắn. Hầu hết các loại que thử thai tại nhà đều sử dụng những ký hiệu như dấu cộng hay dấu trừ, sự thay đổi màu, hay hiện chữ “có thai”, “không có thai” trên màn hình kỹ thuật số. Đôi khi dòng chữ hay ký hiệu xuất hiện rất mờ trên màn hình, nếu xảy ra tình trạng này bạn vẫn có thể xem đó là kết quả dương tính, vì nó cho thấy hCG đã xuất hiện trong nước tiểu. Các trường hợp dương tính giả rất hiếm khi xảy ra. Bạn nên đi gặp bác sĩ để xác nhận chắc chắn về tình trạng phôi thai. Bình thường bác sĩ sẽ cho bạn thử máu để có kết luận cuối cùng. Chờ thêm một tuần nữa mà bạn vẫn chưa thấy kinh thì nên thử thai lại. Các trường hợp âm tính giả vẫn hay xảy ra, đặc biệt nếu bạn tính sai ngày rụng trứng hay tiến hành thử nghiệm quá sớm, và đó cũng là lý do que thử thai thường được bán hai que trong một hộp. Nếu lần thử thứ hai vẫn là âm tính thì bạn nên đi khám bệnh để tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng tới kinh nguyệt, hoặc làm xuất hiện các triệu chứng của việc mang thai.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Nh%E1%BA%ADn-bi%E1%BA%BFt-qu%E1%BA%A3-b%C6%A1-%C4%91%C3%A3-h%E1%BB%8Fng
Cách để Nhận biết quả bơ đã hỏng
Quả bơ được nhiều người yêu thích vì vừa ngon, vừa bổ dưỡng và lại dễ biến tấu với nhiều món ăn. Tuy nhiên, việc nhận biết khi nào quả bơ đã vừa ăn thì có thể hơi khó. Chúng ta đều biết rằng sức khoẻ có thể bị tổn hại khi người ta ăn thức ăn hỏng. Hơn nữa, một quả bơ chỉ vừa quá chín tuy vẫn ăn được nhưng hương vị sẽ rất tệ. Bạn có thể tránh bị thất vọng nếu biết cách kiểm tra quả bơ và cách bảo quản loại quả này. Phương pháp 1 - Kiểm tra quả bơ Bước 1 - Quan sát vỏ của quả bơ. Nếu trên vỏ quả bơ có các đốm mốc trông thấy hoặc mùi chua, quả bơ đó không còn ăn được nữa và cần phải vứt bỏ. Nếu quả bơ bị lõm sâu và có vết hoặc có những chỗ bị giập thì nghĩa là nó đã hỏng. Bước 2 - Nhìn màu sắc của quả bơ. Màu sắc của các giống bơ khác nhau cũng khác nhau. Giống bơ phổ biến nhất là bơ Hass thay đổi màu sắc thành màu xanh thẫm hoặc tím khi chín. Nếu quả bơ Hass đã chuyển thành màu đen thẫm thì nghĩa là nó đã chín nẫu. Hầu hết các giống bơ bán trên thị trường như Bacon, Fuerte, Gwen, Pinkerton, Reed và Zutano vẫn có màu xanh ngay cả khi đã chín. Bước 3 - Cầm quả bơ trong tay và ấn nhẹ. Cẩn thận, đừng làm giập quả bơ. Quả bơ đã chín sẽ hơi lún xuống một chút với lực ấn nhẹ. Nếu bạn chỉ ấn nhẹ mà quả bơ đã bị lõm thì đó là dấu hiệu cho thấy nó đã hỏng. Bước 4 - Kiểm tra độ chín bằng cuống của quả bơ. Nhiều người tán thành cách kiểm tra độ mềm bằng cách ấn vào hoặc bẻ cuống của quả bơ. Quả bơ dễ rụng cuống là bơ đã chín. Khi đã bẻ cuống của quả bơ, bạn sẽ trông thấy màu sắc của phần ruột bơ bên trong. Phương pháp này có thể hiệu quả khi thử độ mềm nhưng không dùng khi đánh giá màu sắc. Để đánh giá chất lượng của phần thịt quả bơ, bạn cần phải quan sát bề mặt rộng hơn trên vỏ. Nếu đang chọn mua bơ ở cửa hàng, bạn không nên kiểm tra bằng cách này. Quả bơ bị bẻ cuống có thể bị giảm chất lượng và sẽ gây thiệt hại cho người bán. Bước 5 - Cắt đôi quả bơ. Nếu bạn đã mua quả bơ thì đây là cách nhanh nhất để biết nó đã hỏng hay chưa. Thịt của quả bơ vừa chín phải có màu xanh nhạt. Đừng ăn nếu thịt quả bơ có màu đen hoặc nâu, nhưng nếu chỉ có một vài vết giập nhỏ màu nâu rải rác thì quả bơ đó vẫn ăn được. Bước 6 - Nếm thịt quả bơ. Nếu đã xem xét kỹ thịt quả bơ nhưng vẫn không chắc nó có hỏng hay không, bạn có thể nếm thử một chút phần thịt bơ màu xanh. Bơ phải có vị béo, thanh nhẹ và hơi ngọt. Nếu thấy có mùi nặng hoặc lạ thì nghĩa là nó đã hỏng. Phương pháp 2 - Giữ cho bơ được tươi Bước 1 - Bảo quản đúng cách để quả bơ không bị quá chín. Với quả bơ đã chín vừa độ nhưng chưa ăn ngay, bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh. Quả bơ chín còn nguyên có thể để được đến 3-4 ngày ở nhiệt độ phòng hoặc 7-10 ngày trong tủ lạnh. Bước 2 - Bảo quản quả bơ đã cắt để giữ độ tươi. Để bảo quản quả bơ sau khi đã cắt, bạn hãy bọc kín bằng màng bọc thực phẩm và/hoặc cất trong vật đựng kín tối đa đến 2-3 ngày. Để giữ màu xanh nhạt của bơ càng lâu càng tốt, bạn có thể rưới một lớp mỏng nước cốt chanh lên mặt cắt của quả bơ. Chất axit nhẹ sẽ giúp ngăn chặn quá trình ô xy hoá và thịt quả bơ không nhanh chóng chuyển thành màu nâu. Bơ bị ô xy hoá không có nghĩa là không ăn được. Bạn có thể dùng thìa hoặc dụng cụ khác hớt đi bề mặt màu nâu, và phần bên dưới sẽ có màu xanh nhạt. Bước 3 - Đông lạnh bơ để tránh hỏng. Để bảo quản bơ lâu hơn, bạn có thể xay thịt quả bơ với nước cốt chanh và đựng trong hộp kín. Bơ xay bảo quản được đến 4 tháng trong tủ đông.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/G%C3%B5-ph%C3%ADm-nhanh-h%C6%A1n
Cách để Gõ phím nhanh hơn
Không có bí quyết hay mẹo nào giúp bạn đánh máy nhanh hơn. Nghe có vẻ khá thất vọng, nhưng điều đó có nghĩa là ai cũng có thể đánh máy nhanh hơn bằng cách dành thời gian luyện tập. Một khi bạn đã có thể đánh máy mà không cần nhìn bàn phím, tốc độ đánh của bạn sẽ cải thiện đáng kể. Kỹ năng này không khó nhưng bạn cần có tư thế ngồi tốt và biết cách đặt tay lên phím đúng chỗ. Với chút kiên nhẫn và kiên trì, bạn sẽ sớm có thể gõ phím với tốc độ đáng kinh ngạc. Phương pháp 1 - Tư thế ngồi đúng Bước 1 - Tạo không gian thích hợp cho việc đánh máy. Cố gắng tạo cho mình một không gian thoải mái, sáng sủa, thông thoáng để ngồi đánh máy. Bạn nên có một bộ bàn ghế làm việc thay vì đặt laptop lên đùi. Thoải mái là tiêu chí quan trọng nếu bạn định ngồi làm việc trong thời gian dài. Hãy đảm bảo làm đúng những hướng dẫn trên trước khi đọc tiếp. Bước 2 - Sửa tư thế. Tư thế ngồi đúng để đánh máy là lưng phải thẳng, chân đặt trên sàn nhà giang rộng bằng vai. Cổ tay đặt ngang với bàn phím để các ngón tay có thể với tới phím dễ dàng. Đầu bạn nên hơi cúi xuống khi nhìn vào màn hình, và mắt phải cách màn hình tầm 45-70 cm. Đa số ghế văn phòng đều có thể tăng giảm độ cao. Hãy chỉnh sửa cho đến khi chỗ ngồi của bạn đạt độ cao đúng yêu cầu. Bước 3 - Đừng ngồi sụp xuống. Điều quan trọng là trong lúc làm việc, đừng để cơ thể trượt dần xuống. Bạn phải luôn giữ đúng thư thế để cổ tay không bị mỏi, vốn là thứ khiến tốc độ đánh máy giảm và mất nhịp điệu. Đừng gù lưng và vai, hãy cố thư giãn, nhưng vẫn giữ thư thế đúng. Phương pháp 2 - Đặt ngón tay vào đúng vị trí Bước 1 - Làm quen với bàn phím. Đa số bàn phím được sắp đặt theo cùng một khuôn, gọi là QWERTY, đặt theo dãy chữ cái được xếp đầu tiên tính từ bên trái sang. Nhiều loại bàn phím có cách sắp xếp phím khác phục vụ cho các mục đích khác. Đa số các phím trên bàn phím đều dùng để nhập các ký tự tương ứng mà chúng hiển thị vào vùng văn bản. Hãy mở thử một tập tin và nhấn tất cả các phím để xem chúng làm được gì. Ghi nhớ vị trí các chữ cái và dấu câu cơ bản. Bạn sẽ cần biết chính xác các phím ở đâu mà không cần nhìn bàn phím, như vậy mới có thể đánh máy nhanh hơn được. Bước 2 - Đặt tay đúng vị trí. Để đánh máy nhanh, bạn cần đặt tay và ngón tay vào một vị trí ban đầu cụ thể, đây là vị trí các ngón sẽ quay lại ở các quãng nghỉ. Tay bạn nên đặt hơi nghiêng. Đó là tay phải nghiêng về bên trái một góc khoảng 45 độ, còn tay trái nghiêng về bên phải một góc 45 độ. Tóm lại, tay bạn nên hơi cong từ cổ tay, và ngón tay đặt lên dãy phím chính home row trên bàn phím. Dãy home row mà bạn cần đặt tay lên trước bao gồm các phím sau: Ngón trỏ tay trái đặt trên phím F và chịu trách nhiệm gõ các phím: F, C, V, G, T, và 6. Ngón giữa trái đặt trên phím D và chịu trách nhiệm các phím: D, R, 5, và X. Ngón nhẫn tay trái đặt trên phím S và chịu trách nhiệm các phím: Z, E, 4, và 3. Ngón út tay trái đặt trên phím A và chịu trách nhiệm các phím: A, \, Caps Lock, 2, 1, W, Q, Tab. Shift, và Ctrl. Ngón trỏ tay phải đặt trên phím J và chịu trách nhiệm các phím: 6, 7, U, J, N, M, H, Y, và B. Ngón giữa tay phải đặt trên phím K và chịu trách nhiệm các phím: K, I, 8, và dấu phẩy. Ngón nhẫn tay phải đặt trên phím L và chịu trách nhiệm các phím: L, dấu chấm, O, và 9. Ngón út tay phải đặt lên phím chấm phẩy (;) và chịu trách nhiệm các phím: chấm phẩy, P, /, 0, ', -, =, [, ], #, Shift, Enter, Backspace, và Ctrl. Ngón cái tay trái và phải đặt trên thanh Space. Bước 3 - Nhắm mắt lại và nói to tên phím khi nhấn vào nó. Một cách hay để ghi nhớ vị trí các phím mà không cần nhìn là chỉ nhìn vào màn hình, phát âm từng chữ khi bạn gõ phím. Điều này giúp bạn ghi nhớ vị trí phím. Hãy tiếp tục quá trình cho đến khi cảm thấy không cần phải đọc thành tiếng từng chữ cái nữa. Phương pháp 3 - Kiến thức căn bản về gõ 10 ngón Bước 1 - Đo tốc độ gõ. Có nhiều cách để đo lường tốc độ đánh máy, thường là tính số từ trong mỗi phút WPM (words per minute). Cách dễ nhất là lên Google và gõ từ khóa “what's my WPM”, nhấn vào một trong những đường dẫn đầu tiên để làm bài kiểm tra. Lấy số điểm đầu tiên bạn đạt được làm chuẩn để tiếp tục cải thiện về sau. Đôi khi bạn sẽ thấy điểm số được đo bằng WAM (words a minute), chứ không phải WPM. Thật ra chẳng có gì khác biệt giữa hai thuật ngữ này. Nhớ rằng điểm WPM được đo theo một khoảng thời gian nhất định. Gõ nhiều hoặc ít hơn thời gian được cho sẽ thay đổi chỉ số WPM của bạn, nên hãy nhất quán với bài kiểm tra đã chọn và hãy quay lại kiểm tra mức độ tiến bộ sau một khoảng thời gian luyện tập. Bước 2 - Bắt đầu chậm rãi. Vấn đề của đánh máy nhanh là bạn phải đều đặn phát triển kỹ năng của mình, và kỹ năng gõ 10 ngón (gõ phím mà không cần nhìn) là cách đánh máy nhanh nhất nếu làm chủ được nó. Nếu chưa từng gõ 10 ngón, bạn sẽ cần dành chút thời gian để làm quen với nó. Nhưng một khi bạn đã có thể đánh máy mà không cần nhìn phím, tốc độ sẽ cải thiện đáng kể. Cách gõ phím này ban đầu sẽ khá xa lạ, nhưng chỉ cần kiên nhẫn luyện tập thì bạn sẽ tiến bộ. Cố gắng giới hạn phạm vi di chuyển ngón tay chỉ ở các phím nó cần gõ. Bước 3 - Bám sát quy trình luyện tập và không được nhìn xuống tay. Điều quan trọng là phải tránh nhìn bàn phím để buộc các ngón tay học thuộc bàn phím qua thao tác lặp đi lặp lại nhiều lần. Nếu mắt bạn cứ nhìn bàn phím, hãy phủ khăn lên hai tay. Có thể bạn sẽ thấy mình đánh máy còn chậm hơn ban đầu, nhưng hãy kiên trì. Một khi đã học được cách gõ 10 ngón, bạn sẽ đánh máy nhanh hơn so với dùng phương pháp truyền thống. Phương pháp 4 - Luyện tập và tiến bộ Bước 1 - Luyện tập, luyện tập, và luyện tập. Gõ 10 ngón là kỹ năng khá tinh tế để thuần thục được, nhưng một khi bạn đã đặt tay đúng vị trí và tư thế ngồi đúng cách thì con đường duy nhất là luyện tập. Hãy dành chút thời gian mỗi ngày để luyện gõ 10 ngón và cải thiện tốc độ cũng như sự chính xác. Theo thời gian, điểm số WPM của bạn sẽ tăng dần. Nếu dành 10 phút mỗi ngày để mở một tài liệu và đánh máy không ngừng nghỉ, bạn sẽ sẽ sớm nhận ra càng ngày mình càng phạm ít lỗi hơn. Bước 2 - Luyện tập bằng game trực tuyến. Có rất nhiều trang web với các trò chơi đánh máy mà bạn có thể luyện tập. Những trò chơi này sẽ cho điểm và ghi lại chỉ số WPM cho bạn, nhờ đó bạn có thể luyện tập để đánh bại kỷ lục của chính mình hoặc so tài cùng những người chơi trực tuyến khác. Bước 3 - Luyện viết chính tả. Nếu bạn không biết đánh máy nội dung gì thì có một cách luyện tập tốt là vừa nghe vừa đánh máy. Bạn có vô vàn nội dung để chọn và khiến việc luyện tập thú vị hơn nếu bạn chọn nghe đọc sách điện tử, bài giảng trực tuyến, hay một chương trình radio. Chương trình TV cũng là lựa chọn hay, hãy mở rộng trí tưởng tượng và cố làm cho quá trình luyện tập thú vị hơn. Bước 4 - Theo dõi tiến trình. Hãy kiểm tra lại tiến độ và theo dõi điểm số mỗi tuần. Bạn sẽ sớm nhận thấy sự tiến bộ. Nhưng đừng bị ám ảnh bởi chỉ số WPM; bạn hãy nghĩ tới sự thoải mái và dễ dàng mà kỹ năng đánh máy nhanh đem lại cho bạn. Bước 5 - Cân nhắc hình thức luyện tập nghiêm túc hơn. Có rất nhiều chương trình được thiết kế để dạt bạn gõ 10 ngón. Đa số những chương trình này là các khóa học hoặc trò chơi để bạn kiểm soát tốc độ và mức độ chính xác. Nếu cảm thấy muốn cải thiện kỹ năng nhanh hơn, bạn hãy cân nhắc đầu tư một chương trình học. Các chương trình dạy đánh máy rất đa dạng. Các bài hướng dẫn miễn phí trên mạng cũng rất nhiều, các chương trình dạy đánh máy miễn phí cũng có, các chương trình trả phí cũng đa dạng. Một số chương trình hay hơn những cái khác, nhưng tất cả đều nhắm vào mục tiêu cải thiện tốc độ đánh máy. Cuối cùng, tốc độ tiến bộ của bạn vẫn tùy thuộc vào thời lượng luyện tập. Bước 6 - Đừng bỏ cuộc. Hãy kiên trì, và sau một khoảng thời gian bạn sẽ sớm bắt kịp những người gõ 10 ngón nhanh nhất, những người với điểm WPM 150, và có khi lên đến 200. Kỹ năng đánh máy tốt có thể hữu dụng cho công việc và học tập. Bạn càng đánh máy nhanh và chính xác thì các nhiệm vụ được giao càng hoàn thành sớm hơn.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/C%C3%A0i-%C4%91%E1%BA%B7t-game-b%E1%BA%B1ng-torrent
Cách để Cài đặt game bằng torrent
Sử dụng Torrent là một trong những cách phổ biến nhất để chia sẻ tập tin trực tuyến. Bạn có thể tìm thấy hầu hết mọi game trên các trang torrent. Quá trình cài đặt game tải qua torrent có phức tạp hơn đôi chút so với việc cài đặt game mua về, vì bạn cần crack tính năng chống sao chép của game. Bạn nên xem kỹ tập tin README đi kèm với tập tin torrent. Phương pháp 1 - Tải Torrent Bước 1 - Tải về và cài đặt BitTorrent. Chương trình này cho phép bạn tải các tập tin torrent, vốn là một hình thức chia sẻ tập tin ngang hàng. Tập tin torrent thường có dung lượng rất nhỏ, nhưng lại được liên kết đến những tập tin lớn hơn trên ổ cứng mà bạn muốn chia sẻ với người khác. Có thể kể đến một số phần mềm torrent phổ biến như: uTorrent BitTorrent Vuze Bước 2 - Tìm kiếm tập tin torrent của game mà bạn muốn tải về. Hiện có nhiều trang web torrent trực tuyến mà bạn có thể tìm kiếm nhưng chúng tôi không thể liệt kê ở đây. Đảm bảo rằng trang torrent đó nhận được bình luận tích cực, vì điều này giúp tăng cơ may tải thành công phiên bản chơi được mà không bị virus. Cố gắng tìm kiếm torrent có nhiều "seeder". Đây là những người đang chia sẻ tập tin, và càng kết nối với nhiều người thì tốc độ tải về càng nhanh chóng hơn (lên đến tốc độ kết nối cao nhất của bạn). Bước 3 - Tải và mở tập tin torrent bằng phần mềm. Tập tin torrent có dung lượng rất nhỏ, thường thì sẽ được tải về chỉ trong vài giây. Lý do là vì tập tin torrent không chứa bất cứ dữ liệu game nào. Thay vào đó, nó cho phép bạn kết nối trực tiếp với những người dùng khác để tải nhiều phần của game rồi ghép lại với nhau sau khi tải xong. Hầu hết phần mềm torrent đều được thiết lập để tự động mở tập tin .torrent. Nếu tập tin này không được mở trong phần mềm torrent, bạn cần lựa chọn phần mềm mới cài đặt trong danh sách phần mềm. Việc tải torrent chỉ có thể được coi là hợp pháp nếu bạn đã sở hữu game đó. Nhấp vào đây để biết cách tải tập tin torrent cụ thể. Bước 4 - Chờ quá trình tải về hoàn tất. Bạn có thể sẽ phải chờ một lúc khá lâu, nhất là khi game có dung lượng rất lớn hoặc không có nhiều seeder. Nhấp vào đây để biết cách tăng tốc torrent. Phương pháp 2 - Cài đặt game Bước 1 - Tải về và cài đặt trình giải nén (nếu cần). Nhiều torrent tải về có định dạng RAR (đuôi .rar). Đây là tập tin nén yêu cầu có phần mềm đặc biệt để giải nén. Phần mềm miễn phí phổ biến nhất để mở tập tin này là 7-Zip. Bước 2 - Xác định xem định dạng tập tin của game là gì. Có hai định dạng phổ biến của game đã tải về: EXE hoặc ISO. Nếu là định dạng EXE, bạn có thể chạy tập tin cài đặt và mọi thứ sẽ được cài đặt từ bộ cài. ISO là dạng tập tin ảnh của đĩa cần được ghi (burn) hoặc lắp (mount) trên máy tính bằng ổ ảo. Hãy tự tìm hiểu cách ghi tập tin ISO vào DVD. Nhấp vào đây để biết cách lắp tập tin ISO vào ổ ảo. Bước 3 - Xem tập tin README. Hầu hết torrent game đều đi kèm với tập tin văn bản có hướng dẫn cài đặt chi tiết. Đây là thứ rất quan trọng cần phải đọc vì nhiều game yêu cầu thực hiện nhiều việc theo trình tự thì mới có thể cài đặt thành công. Bạn nên làm theo hướng dẫn trong tập tin README ngoài việc đọc bài viết này. Bước 4 - Chạy bộ cài. Bước này sẽ có khác biệt đáng kể tùy vào từng game, nhưng thường thì bạn cần chạy tập tin EXE hoặc lắp/ghi tập tin ISO và chạy bộ cài từ đĩa. Thông thường, bạn có thể chạy bộ cài giống như lúc đã mua game, nhưng nhớ là phải làm theo các hướng dẫn trong tập tin README. Bước 5 - Chạy phần mềm crack. Hầu hết game mà bạn tải về đều chống sao chép theo cách nào đó. Để tiếp tục, bạn cần nhập CD-key hoặc chạy phần mềm crack. Hầu hết torrent đều chứa phần mềm này cùng với các tập tin cài đặt, nhưng quá trình thực hiện sẽ khác biệt tùy theo từng game. Xin nhắc lại rằng bạn cần đọc kỹ tập tin README. Một số game yêu cầu bạn thay thế tập tin EXE bằng phiên bản crack trong thư mục game đã cài đặt. Bạn sẽ chạy tập tin EXE thay thế này mỗi khi muốn chơi game. Đối với một số game, bạn phải chạy phần mềm tạo mã để có được CD-key. Một vài game khác yêu cầu chạy tập tin EXE nào đó để mở khóa game. Hiếm có trường hợp bạn phải chỉnh sửa tập tin tùy chỉnh để chơi game. Bạn sẽ tìm thấy hướng dẫn trong tập tin README. Bước 6 - Chơi game. Sử dụng mọi giải pháp trong tập tin README để bắt đầu chơi game. Có thể bạn sẽ phải chạy chương trình tùy chỉnh game vào lần đầu thiết lập tùy chọn đồ họa.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Nh%E1%BA%ADn-bi%E1%BA%BFt-s%E1%BB%AFa-chua-b%E1%BB%8B-h%E1%BB%8Fng
7 dấu hiệu nhận biết sữa chua bị hỏng
Bạn đang định múc một thìa sữa chua thì bỗng nhìn thấy hạn sử dụng in trên hộp. Dù là sữa chua sắp hết hạn hoặc đã hết hạn, có lẽ là bạn cũng muốn yên tâm là nó vẫn ăn được. Nhưng làm sao để bạn biết chắc chắn? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ mách cho bạn biết tất cả các dấu hiệu của sữa chua bị hỏng để bạn có thể thưởng thức mà không lo lắng (hoặc vứt đi nếu cần). Chúng tôi cũng sẽ giải thích ý nghĩa của hạn sử dụng in trên hộp sữa chua và điều gì sẽ xảy ra khi bạn ăn phải sữa chua bị hỏng. Phương pháp 1 - Các dấu hiệu sữa chua bị hỏng hoặc không còn tốt Bước 1 - Có nhiều nước trên bề mặt sữa chua. Sữa chua bị tách nước whey một chút là bình thường, do đó nếu bạn nhìn thấy một lớp mỏng chất lỏng trên bề mặt sữa chua thì cũng không sao - bạn chỉ việc khuấy sữa chua lên (hoặc chắt nước đi) trước khi ăn. Nếu có một vũng nước hoặc lớp nước dày thì nhiều khả năng sữa chua của bạn đã giảm chất lượng. Đừng vứt đi vội - hãy kiểm tra các dấu hiệu hư hỏng khác nữa. Loại sữa chua là không quan trọng - dù là sữa chua thông thường, sữa chua tách béo hay sữa chua Hy Lạp thì các dấu hiệu hư hỏng đều như nhau. Bước 2 - Kết cấu của sữa chua lổn nhổn chứ không sánh mịn. Dùng thìa khuấy sữa chua để kiểm tra kết cấu. Nếu bạn thấy sữa chua đóng cục lợn cợn hoặc có kết cấu như thạch và khó khuấy thì nó đã qua thời gian sử dụng tốt nhất và bắt đầu bị hỏng. Bước 3 - Sữa chua có mùi chua, mùi khó chịu hoặc mùi lạ. Đưa hộp sữa chua lại gần mũi và chầm chậm hít vào. Sữa chua còn tốt sẽ có mùi thơm hoặc hầu như không mùi. Sữa chua bị hỏng sẽ có mùi chua, thiu, mùi men, hoặc chỉ là mùi lạ. Có thể bạn không chắc sữa chua của bạn có mùi lạ hay không. Nếu bạn thấy các dấu hiệu hư hỏng khác thì hãy vứt nó đi. Bước 4 - Có mốc hoặc màu lạ trên bề mặt. Dấu hiệu này có vẻ như không còn phải bàn cãi, nhưng dù sao thì bạn cũng nên nhìn kỹ - đôi khi những chỗ mốc rất nhỏ! Nếu trông thấy bất cứ mảng màu hồng, xám hoặc xù xì nào trên bề mặt sữa chua, bạn hãy vứt ngay đi. Chắc chắn là bạn không muốn ăn phải mốc - Nó có thể khiến bạn bị bệnh! Bước 5 - Sữa chua có vị chua, thiu hoặc lạ thường. Chúng tôi không khuyên bạn nếm thử, nhưng nếu bạn đã lỡ ăn một thìa trước khi nhận thấy có gì đó không ổn thì sao? Hoặc bạn đã quan sát và ngửi sữa chua thì thấy không sao nên đã cho vào miệng. Hương vị của nó sẽ cho bạn biết ngay - sữa chua bị hỏng có vị chua và khó chịu. Ăn một thìa sữa chua hỏng thì cũng không đến nỗi bị bệnh, thế nên bạn không phải lo lắng nếu có lỡ ăn một ít. Bước 6 - Hộp sữa chua bị phồng lên hoặc biến dạng. Nếu hộp sữa chua nhựa bị móp méo, có thể là sữa chua đã tiếp xúc với nhiệt hoặc độ ẩm - thế nên gần như chắc chắn là nó đã không còn tốt. Nếu niêm phong đã bị hở thì chắc chắn là bạn phải vứt sữa chua đi - rất có thể nó đã bị nhiễm bẩn. Bước 7 - Sữa chua đã để bên ngoài quá 2 tiếng. Có thể bạn để quên thực phẩm trên bàn - điều này vẫn thường xảy ra! Nếu sữa chua để ở ngoài chưa quá 2 tiếng, bạn hãy cho ngay vào tủ lạnh. Tuy nhiên, những hộp sữa chua đã để bên ngoài sẽ bị rút ngắn hạn sử dụng, do đó bạn nhớ ăn sớm. Khó biết được hạn sử dụng của sữa chua để ở nhiệt độ phòng, do đó bạn cần xem xét các dấu hiệu khác trước khi cho vào miệng. Nhiệt độ càng ấm thì sữa chua càng mau hỏng. Ví dụ, nếu bạn để sữa chua ở môi trường có nhiệt độ 32 độ C trở lên trong hơn một tiếng, hãy vứt nó đi.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Ch%E1%BA%BF-bi%E1%BA%BFn-%E1%BB%A9c-g%C3%A0-t%C3%A2y-kh%C3%B4ng-x%C6%B0%C6%A1ng
Cách để Chế biến ức gà tây không xương
Ức gà tây không xương là nguyên liệu ngon lành thay thế cho thịt gà và là lựa chọn tuyệt vời khi bạn không có thời gian để chế biến nguyên cả con gà tây. Ức gà thường có trọng lượng từ 1kg-5 kg với lượng thịt đủ phục vụ cho số đông người ăn. Nguyên liệu này rất dễ chế biến trong lò nướng hoặc nồi nấu chậm. Phần thịt trắng mềm của gà tây thích hợp với bất kỳ loại gia vị tẩm ướp nào. Phương pháp 1 - Mua và sơ chế ức gà tây Bước 1 - Mua ức gà theo trong lượng. Ức gà tây không xương thường được bán theo trọng lượng ở dạng thịt tươi hoặc đông lạnh. Ức gà tây lớn hơn nhiều so với ức gà, do đó bạn nên cân nhắc điều này khi quyết định số lượng cần mua. Một phần ức gà tây cho một người ăn thường là 100g- 200g. Thịt gà tây đã chế biến chín có thể bảo quản trong tủ lạnh rất tốt, vì vậy bạn có thể mua nhiều hơn để có phần còn thừa cho vào bánh kẹp. Nếu mua thịt tươi, bạn nên chọn ức gà có màu hồng nhạt, không có các đốm bị biến màu. Nếu mua thịt tươi đóng gói sẵn, bạn nhớ sử dụng hoặc đông lạnh trước ngày hết hạn. Chọn ức gà tây đông lạnh không có dấu hiệu bị cháy đông. Ức gà tây sống có thể trữ trong tủ đông đến 9 tháng. Bước 2 - Rã đông thịt gà tây đông lạnh. Nếu cứ cố chế biến thịt gà tây ở trạng thái đông lạnh, bạn sẽ mất rất nhiều thời gian. Phương pháp được khuyên dùng là rã đông từ từ trong tủ lạnh. Vào khoảng đêm hôm trước khi định chế biến, bạn hãy bỏ ức gà tây đông lạnh vào tủ lạnh để rã đông từ từ. Bạn sẽ cần dành ra 24 tiếng để rã đông 2kg- 2,5kg thịt ức gà tây. Để ức gà tây còn nguyên bao bì trong tủ lạnh cho đến khi rã đông. Đặt thịt vào đĩa hoặc khay để hứng nước thịt chảy ra khỏi bao bì khi thịt tan đông. Nếu không có nhiều thời gian, bạn có thể rã đông gà trong nước lạnh. Ngâm thịt gà tây còn nguyên bao bì trong chậu hoặc bồn rửa chứa nước lạnh. Thay nước ngâm thịt sau mỗi nửa giờ bằng nước lạnh. Thời gian rã đông cho mỗi nửa kg thịt trong phương pháp này là khoảng 30 phút. Cách nhanh nhất để rã đông là dùng lò vi sóng. Lấy ức gà ra khỏi bao bì, đặt vào đĩa dùng được trong lò vi sóng để hứng nước thịt chảy ra. Sử dụng công suất và thời gian rã đông thịt theo khuyến nghị trong sách hướng dẫn của nhà sản xuất. Bước 3 - Lấy thịt ra khỏi bao bì. Lấy ức gà tây ra khỏi bao sau khi rã đông. Ức gà tây tươi hoặc đông lạnh thường đựng trong túi lưới mà bạn phải lấy ra trước khi chế biến. Nếu ức gà được cuộn tròn, bạn hãy mở ra trước khi bắt đầu chế biến. Bước 4 - Cân nhắc ướp ức gà tây. Mặc dù không bắt buộc, nhưng thịt sẽ mềm và đậm đà nếu được tẩm ướp. Bạn cần làm nước ướp trước khi định chế biến 1 giờ. Chọn bất cứ loại nước ướp nào mua ở cửa hàng để ướp ức gà tây hoặc tự pha chế. Cho thịt vào hộp đựng thực phẩm và rót nước ướp lên. Mỗi 0,5 kg ức gà tây cần khoảng 1/4 cốc (60 ml) nước ướp. Ướp thịt trong 1-3 tiếng trước khi nấu nướng. Bạn có thể tự làm nhanh nước ướp bằng cách pha ½ cốc giấm, ¼ cốc dầu ô iu, 4 thìa cà phê tỏi băm, 1 thìa cà phê tiêu và ½ thìa cà phê muối cho mỗi 0,5 kg thịt. Nhớ bỏ thịt gà tây vào tủ lạnh trong thời gian ướp. Vì các phương pháp rã đông ở nhiệt độ cao (ngâm nước lạnh và dùng lò vi sóng) có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, bạn nên nấu nướng ngay sau khi rã đông nhanh. Do đó, bạn cần phải rã đông chậm trong tủ lạnh nếu muốn ướp thịt trước vài tiếng. Phương pháp 2 - Nướng ức gà tây không xương trong lò nướng Bước 1 - Làm nóng lò nướng trước đến 163 độ C. Bước 2 - Tính toán thời gian nướng. Ức gà càng lớn thì thời gian nướng càng lâu. Khi nướng ở nhiệt độ 163 độ C, thời gian nướng sẽ là 25 phút cho mỗi 0,5 kg. Với miếng ức gà tây nhỏ hơn 2kg - 3kg, bạn nên đặt thời gian nướng từ 1,5 tiếng đến 2,5 tiếng. Nếu miếng ức gà lớn hơn, cỡ 3kg - 4 kg, bạn cần nướng trong khoảng 2,5 tiếng đến 3,5 tiếng. Nếu đang ở độ cao từ 5.000 mét trở lên, bạn sẽ phải cộng thêm 5-10 phút nướng cho mỗi 0,5 kg. Bước 3 - Tấm ướp thịt. Ướp thịt ức gà tây với dầu ô liu và rắc một nhúm muối tiêu vào da gà. Nếu thích, bạn có thể rắc các gia vị khô như cỏ xạ hương, oregano, xô thơm hoặc húng quế vào thịt. Nếu muốn dùng thảo mộc tươi, bạn có thể thái sơ và nhét dưới da gà để hương vị thấm vào thịt. Nếu thích vị chanh ăn kèm với thịt gia cầm, bạn hãy cắt vài lát chanh và nhét xuống dưới da gà để lấy ra sau khi nướng. Bước 4 - Đặt gà vào khay nướng. Xịt dầu chống dính hoặc phết dầu ăn vào khay nướng để gà khỏi dính vào khay. Đặt miếng ức gà vào khay, mặt có da ngửa lên. Bước 5 - Nướng gà. Nướng ức gà tây cho đến khi nhiệt độ bên trong thịt đạt đến 68 độ C khi đo bằng nhiệt kế thịt. Nướng ở nhiệt độ thấp hơn 163 độ C sẽ giúp cho thịt ức gà không bị khô. Nếu muốn đảm bảo ức gà tây giữ được độ ẩm, thỉnh thoảng bạn nên phết nước thịt lên ức gà trong quá trình nướng. Bạn có thể dùng thìa to hoặc bơm tiêm ướp gà tây để rưới nước thịt chảy ra trong chảo lên bề mặt ức gà. Để có lớp da giòn, bạn hãy bật thanh nhiệt nướng lửa trên và nướng khoảng 5 phút sau khi nhiệt độ bên trong miếng thịt đạt đến 68 độ C. Bước 6 - Để ức gà nướng “nghỉ” ở nhiệt độ phòng trong 20 phút. Đậy giấy bạc lên ức gà và để trên bàn bếp vài phút. Trong thời gian này, nước thịt trong ức gà sẽ được rút lại vào thịt. Nếu bạn bỏ qua bước này thi thịt sẽ bị khô . Bước 7 - Cắt thịt. Dùng dao khắc cắt ức gà tây thành từng lát cỡ một phần ăn. Đặt các lát gà lên một chiếc đĩa to khi dọn lên. Phương pháp 3 - Nấu ức gà tây trong nồi nấu chậm Bước 1 - Tính toán thời gian nấu. Nối nấu chậm hoạt động ở nhiệt độ thấp hơn nhiều so với lò nướng, do đó thời gian nấu để bên trong ức gà đạt đến nhiệt độ 68 độ C cũng lâu hơn nhiều. Như vậy là bạn có thể chỉ việc bật nồi lên và quên đi trong nhiều tiếng đồng hồ khi còn bận làm những việc khác. Ức gà nhỏ cỡ 2kg - 3kg nấu ở mức "low" (thấp) trong nồi nấu chậm sẽ mất 5-6 tiếng. Ức gà lớn hơn cỡ 3kg - 5kg sẽ cần nấu trong 8-9 tiếng. Sử dụng mức "high" (cao) sẽ rút ngắn thời gian nấu tương đương với lò nướng thông thường. Bước 2 - Cho ức gà tây vào nồi nấu chậm. Nhớ rằng ức gà phải được rã đông và tháo màng bọc trước khi nấu. Bạn cũng nên bỏ da gà trước khi nấu vì da gà sẽ không thể giòn được khi chế biến trong nồi nấu chậm. Bước 3 - Nêm gia vị. Bất cứ thứ gì bạn bỏ vào nồi nấu chậm cũng sẽ được nấu liu riu với ức gà cả ngày và tạo nên thành phẩm đậm đà hương vị. Bạn có thể tự làm gia vị ướp hoặc mua gia vị ở cửa hàng. Hãy thử một trong các hỗn hợp gia vị sau: Tự trộn hỗn hợp gia vị với 1 thìa cà phê tỏi xay khô, 1 thìa cà phê muối gia vị, 1 thìa cà phê gia vị Ý và 1 thìa cà phê tiêu. Nếu không tìm được đúng loại gia vị, bạn có thể dùng một gói bột súp hành hoặc một viên súp. Hoà tan viên/gói súp trong 1 cốc nước nóng và đổ vào nồi nấu chậm. Bước 4 - Cân nhắc cho thêm rau củ và thảo mộc. Một điều rất hay ở nồi nấu chậm là nó có thể nấu đủ thứ trong một nồi mà không làm lộn xộn các nguyên liệu, vì vậy bạn cứ việc cho vào nồi mọi thứ rau củ và thảo mộc trong tủ lạnh có thời gian chín cùng với ức gà. Khoai tây, cà rốt và hành tây cũng như các loại thảo mộc như rau mùi tây, xô thơm và oregano đều là các nguyên liệu thích hợp cho món ăn này. Cắt rau củ thành các khúc lớn để khỏi bị vỡ ra nhiều trong thời gian dài. Nếu không có sẵn thào mộc tươi trong tủ lạnh hoặc trong vườn, bạn có thể thay bằng thảo mộc khô có trong tủ bếp. Bước 5 - Đổ nước ngập tất cả nguyên liệu trong nồi. Đổ nước vào nồi đủ để ngập gà để thịt gà khỏi khô trong khi nấu. Bạn cũng có thể dùng nước dùng gà thay cho nước. Bước 6 - Cài đặt mức công suất của nồi nấu chậm. Tùy vào thời gian bạn có, bạn sẽ cài đặt nồi ở công suất cao hoặc thấp. Nhớ rằng nồi nấu chậm dùng ở mức thấp sẽ mất 5-8 tiếng; nếu bạn đặt nồi ở mức cao thì thời gian nấu sẽ ngắn hơn. Bước 7 - Kiểm tra nhiệt độ bên trong thịt để chắc chắn rằng thịt đã chín kỹ. Đảm bảo nhiệt độ bên trong ức gà đạt đến tối thiểu 68 độ C khi đo bằng nhiệt kế thịt. Châm đầu nhiệt kế vào phần dày nhất của ức gà, cẩn thận đừng chọc xuyên qua cả miếng thịt. Chờ con số hiển thị trên nhiệt kế dừng lại và đọc nhiệt độ. Bước 8 - Lấy ức gà ra khỏi nồi nấu chậm và cắt lát. Đặt thịt lên thớt và dùng dao khắc cắt thành lát. Bước 9 - Hoàn thành.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/N%C3%AAn-%C4%91%E1%BB%83-d%E1%BA%A7u-g%E1%BB%99i-tr%C3%AAn-t%C3%B3c-bao-l%C3%A2u%3F
Nên để dầu gội trên tóc bao lâu?
Nói đến việc gội đầu thì hầu hết chúng ta đều nghĩ mình đã quá thành thạo rồi, nhưng thực ra gội đầu không chỉ là xoa dầu gội, xả nước, dùng dầu xả rồi xả nước lại, nhất là nếu bạn muốn có kết quả như ở tiệm. Gội đầu đúng cách là bước đầu tiên để có mái tóc sạch đẹp, và có thể bạn đang tự hỏi không biết nên để dầu gội trên tóc bao lâu khi gội (và nên gội bao lâu một lần). Đừng lo – ở đây chúng tôi sẽ giải đáp mọi câu hỏi về việc gội đầu để bạn có thể giữ cho mái tóc sạch mà vẫn không phải hy sinh độ bóng mượt và mềm mại của tóc. Phương pháp 1 - Gội đầu đúng cách là như thế nào? Bước 1 - Tập trung làm sạch da đầu thay vì thân tóc. Dầu gội thực ra dùng để xoa vào da đầu chứ không phải để xoa lên tóc. Xoa dầu gội trực tiếp lên tóc sẽ chỉ khiến tóc bị xơ và rối, hoàn toàn không tốt cho tóc. Thay vào đó, bạn chỉ nên xoa một lượng nhỏ dầu gội vào da đầu bên dưới tóc và xoa xung quanh toàn bộ da đầu, sau đó gội sạch bọt. Việc chà xát và gãi vào da đầu có thể đem lại cảm giác dễ chịu, nhưng đừng làm vậy! Hãy luôn nhẹ nhàng khi gội đầu để không làm hư tổn tóc hoặc rối tóc. Bạn không cần phải dùng nhiều dầu gội để làm sạch tóc. Dùng một lượng nhỏ dầu gội cỡ bằng quả nho là đủ! Bước 2 - Đừng xả nước rồi gội lại lần nữa. Có lẽ bạn cũng từng đọc trên chai dầu gội có hướng dẫn “xả nước rồi gội lại”. May mắn cho ví tiền của bạn (và cả những buổi sáng bận rộn nữa), bạn không cần phải gội đến hai lần. Các hướng dẫn này thường chỉ là mẹo quảng cáo để mọi người sử dụng vào mua nhiều hơn. Một lần gội kỹ bằng dầu gội là đủ sạch rồi. Bước 3 - Luôn luôn dùng dầu xả sau khi gội. Khi dùng dầu gội là bạn cũng lấy đi chất dầu tự nhiên dưỡng tóc. Để tóc khoẻ mạnh và suôn mượt, chất dầu này cần được bù lại. Đó là khi bạn cần đến dầu xả. Dầu xả giúp giảm tĩnh điện, tăng độ bóng và giúp tóc chắc khoẻ, vì vậy đây là bước cần thiết khi gội đầu. Tập trung xoa dầu xả vào đuôi tóc. Đuôi tóc thường là nơi khô nhất, và nếu bạn xoa dầu xả vào chân tóc gần da đầu thì tóc sẽ bị nặng trĩu. Phương pháp 2 - Bạn nên gội đầu bao lâu một lần? Bước 1 - Điều này tuỳ thuộc vào loại tóc. Tóc của mỗi người một khác. Gội đầu hàng ngày có thể là phù hợp với một số người, một số người khác thì nên gội đầu 1-2 lần là vừa. Nói chung, độ dày của tóc và lượng dầu mà da đầu sản xuất là các yếu tố quyết định tần suất gội đầu. Sau đây là một số hướng dẫn chung mà bạn có thể tham khảo: Với tóc mịn, mỏng hoặc tóc dầu: Gội mỗi ngày hoặc cách ngày. Với tóc dày trung bình hoặc tóc khô: Gội đầu cách 2-3 ngày một lần. Với tóc dày hoặc quăn: Gội đầu 1-2 tuần một lần. Bước 2 - Điều này còn tuỳ thuộc vào lối sống của bạn. Tóc sẽ mau bẩn hơn nếu bạn tập thể dục và đổ mồ hôi nhiều. Nếu bạn dùng nhiều sản phẩm trên tóc thì tóc cũng bị nhờn nhanh hơn so với khi không dùng. Sống trong vùng có độ ô nhiễm cao cũng có thể là nguyên nhân khiến cho tóc bạn bẩn nhanh hơn. Tất cả những điều này đều có nghĩa là bạn cần gội đầu thường xuyên hơn. Mặc dù loại tóc là yếu tố quan trọng, nhưng bạn có thể thử gội đầu với các tần suất khác nhau để biết như thế nào là phù hợp với lối sống của bạn. Có thể bạn từng nghe nói rằng gội đầu ít đi sẽ khiến da đầu ít tiết dầu hơn, nhưng thực ra đó chỉ là chuyện hoang đường! Việc sản xuất dầu được kiểm soát bởi hoóc môn, không phải do bạn gội đầu nhiều hay ít.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/In-t%E1%BB%AB-Kindle
Cách để In từ Kindle
Có thiết bị đọc sách điện tử thực sự rất tiện lợi. Thiết bị này cho phép bạn mang cả thư viện bên mình đến bất cứ nơi đâu, cung cấp nhiều tùy chọn để bạn thỏa sức tùy chỉnh và có trải nghiệm đọc tốt hết mức có thể. Tuy nhiên, có nhiều lúc bản sao kỹ thuật số không đủ đáp ứng nhu cầu, và khi đó người dùng muốn có bản in từ một phần hoặc toàn bộ sách điện tử. Cách in từ Kindle chủ yếu phụ thuộc vào việc bạn đang dùng thiết bị đọc sách điện tử Kindle thông thường hay máy tính bảng Kindle Fire. Dù các sách Kindle đều có DRM (quản lý bản quyền kỹ thuật số) để bảo vệ bản quyền và hạn chế in ấn nhưng khá dễ để gỡ bỏ giới hạn này và in tập tin bạn đã lựa chọn. Phương pháp 1 - In từ thiết bị đọc sách điện tử Kindle Bước 1 - Cắm Kindle vào máy tính. Không giống như máy tính bảng Kindle Fire HD, thiết bị Kindle thông thường không có tính năng nâng cao nào khác ngoài hiển thị sách điện tử. Bạn vẫn có thể in tài liệu từ nó, nhưng sẽ cần cắm thiết bị vào máy tính như bình thường vẫn làm. Kết nối Kindle với máy tính qua cáp USB. Trong một vài giây, máy tính của bạn sẽ nhận diện được Kindle vừa kết nối. Bước 2 - Cài đặt phần mềm gỡ bỏ DRM vào máy tính. Để chống phân phối quá mức, sách mua từ Kindle đều có tính năng bảo vệ bản quyền để hạn chế sao chép và in tập tin. Điều này khá khó chịu, nhưng có thể được gỡ bỏ nhờ có phần mềm của bên thứ ba. Thật may, cách tải về phần mềm gỡ bỏ DRM cũng đơn giản. Hãy tải về chương trình gỡ bỏ DRM phù hợp với Kindle và cài đặt nó vào máy tính của bạn. Đảm bảo rằng bạn đang tải về từ một nguồn đáng tin cậy. Nếu nhìn thấy quá nhiều nội dung marketing hoặc 'khuyến mãi đặc biệt' khi tải về thì có thể sẽ nguy hại và bạn nên dành thời gian tìm kiếm phần mềm khác. Bước 3 - Giải mã và sao chép các tập tin Kindle. Chương trình gỡ bỏ DRM sẽ tạo bản sao của tập tin sách điện tử đã lựa chọn để không còn bị bảo vệ bản quyền mà không gây ảnh hưởng đến bản gốc. Tuy nhiên, nội dung của tập tin vẫn giống với bản gốc. Sau khi chương trình gỡ bỏ được cài đặt, hãy mở nó và lựa chọn (các) tập tin bạn muốn in. Chương trình sẽ sao chép các tập tin và gỡ bỏ DRM. Bước 4 - Chuyển đổi định dạng. Khi dùng chương trình kiểu như Kindle dành cho máy tính cá nhân, bạn có thể chuyển đổi các tập tin trên đây (Kindle sử dụng định dạng độc đáo .azw) thành định dạng phổ biến kiểu như .epub hoặc .pdf. Dù bạn không thể trực tiếp in tập tin .azw qua Kindle cho máy tính cá nhân, việc chuyển đổi định dạng sẽ cho phép bạn mở tập tin bằng chương trình có tính năng in kiểu như Adobe Reader. Hệ điều hành Mac cũng có chương trình tương tự. Trước khi bạn tải về một chương trình, hãy kiểm tra mức độ tương thích với hệ điều hành. Bước 5 - Lựa chọn tập tin mong muốn từ một chương trình dễ in. Việc chuyển đổi định dạng tập tin qua Kindle cho máy tính cá nhân thường sẽ nhanh chóng và dễ dàng, vì tập tin đọc sách điện tử thường có dung lượng khá nhỏ. Từ đây, bạn nên mở chương trình hỗ trợ đọc của bên thứ ba kiểu như Adobe Reader hoặc Calibre.Sau khi chương trình hỗ trợ đọc được mở ra, hãy mở tập tin bạn định in. Nút in thường sẽ nằm ở vị trí dễ thấy. Bước 6 - In và kiểm tra tập tin của bạn. Khi nhấp vào nút in, bạn sẽ được yêu cầu nhập thông tin in cụ thể, bao gồm số bản muốn in, cách thức in: một hay hai mặt. Hãy điền đầy đủ thông tin và hoàn tất quá trình in. Nếu máy in được kết nối ổn định và có đủ mực, quá trình in sẽ diễn ra đúng như ý muốn. Sau khi các trang được in hết, hãy kiểm tra để đảm bảo rằng đã in thành công. Bạn nên đếm số trang và đảm bảo rằng tất cả các trang đều được in đủ và không bị nhòe. Có thể bạn sẽ cần thêm mực nếu có ý định in tập tin có dung lượng lớn. Nếu định in cả quyển sách, bạn nên in hai mặt để dễ dàng ghép các trang lại với nhau hơn. Phương pháp 2 - In từ Kindle Fire HD Bước 1 - Kết nối với mạng Wi-Fi. Kindle Fire HD nổi bật hơn hẳn Kindle thông thường ở chỗ nó là một chiếc máy tính bảng thay vì chỉ là thiết bị đọc sách điện tử. Bạn có thể kết nối với mạng Wi-Fi như bình thường vẫn làm trên bất cứ thiết bị nào. Hãy truy cập mạng mà máy in của bạn đã kết nối. Sau đó, Kindle Fire của bạn sẽ có thể truyền dữ liệu trực tiếp đến máy in. Sau khi thiết bị của bạn nhận đúng thông tin kết nối, nó sẽ tự động kết nối với mạng trong lần sử dụng tiếp theo. Việc kết nối mạng bằng Kindle Fire thường sẽ không gặp vấn đề gì, nhưng có nhiều khả năng là bạn sẽ được yêu cầu nhập mật khẩu Wi-Fi. Nếu bạn gặp vấn đề trong lúc thực hiện, hãy đảm bảo rằng chế độ máy bay (Airplane Mode) của thiết bị đã được tắt đi. Bước 2 - Gỡ bỏ bảo vệ DRM nếu cần thiết. Vì là máy tính bảng, Kindle Fire sẽ giúp bạn truy cập nhiều trang web và tập tin. Tập tin duy nhất có thể yêu cầu can thiệp để in là tập tin .azw mua bằng Kindle. Bạn sẽ có thể in các tập tin khác như bình thường vẫn làm với máy tính bảng thông thường. Tuy nhiên, nếu đang có ý định in sách điện tử dành riêng cho Kindle, bạn sẽ cần tải về phần mềm gỡ bỏ DRM. Phần mềm gỡ bỏ DRM dành cho ấn phẩm Kindle thường khá dễ tìm và có thể được tải trực tiếp về Kindle Fire HD của bạn. Đảm bảo rằng quá trình tải về an toàn. Thường thì bạn có thể đánh giá mức độ tin cậy của tập tin dựa theo đánh giá trên trang, số lượt tải về và bất cứ bình luận nào được đăng lên trang tải về. Bước 3 - Chuyển đổi định dạng của tập tin Kindle. Ở định dạng .azw gốc, bạn không thể mở tập tin Kindle bằng chương trình cho phép bạn chuyển đổi nó thành định dạng PDF phổ biến hơn. Với Kindle Fire HD, bạn có nhiều phương án để lựa chọn: tải phần mềm này trực tiếp về máy tính bảng, hoặc tải phần mềm về máy tính thông thường và chuyển đổi định dạng tập tin trên máy trước khi chuyển đến Kindle của bạn. Phần mềm chuyển đổi Kindle rất dễ sử dụng và thường không mất quá vài phút để hoàn tất quá trình chuyển đổi định dạng. Chương trình có tính năng này thường sẵn có cho cả Mac và máy tính cá nhân. Bước 4 - Tải về và mở ứng dụng dễ in. Không giống như thiết bị đọc sách điện tử Kindle thông thường, bạn có thể tải về chương trình hoàn chỉnh vào Kindle Fire HD của bạn. Việc này sẽ tạo thuận lợi cho lúc in, vì bạn sẽ có thể sử dụng chương trình in trực tiếp từ máy tính bảng, với điều kiện là bạn đã kết nối mạng Wi-Fi với máy in cục bộ. Dù một chương trình văn phòng thông dụng kiểu như OfficeSuite sẽ đáp ứng nhu cầu của bạn, thật ra còn có nhiều ứng dụng hỗ trợ in dành riêng cho máy tính bảng kiểu như Android và Kindle mà bạn có thể tải về và sử dụng cho mục đích tương tự. Bước 5 - Lựa chọn và chuẩn bị tập tin muốn in. Khi sử dụng ứng dụng dễ in, hãy lựa chọn tập tin bạn muốn in ra. Dù các bước thực hiện cụ thể sẽ khác nhau tùy theo chương trình bạn đang sử dụng, thường thì nút in (print) sẽ nằm ở vị trí dễ thấy. Hãy nhấn nút đó sau khi bạn đã lựa chọn tập tin và điền đầy đủ thông tin cần thiết cho việc in. Bạn sẽ được hỏi rằng muốn in bao nhiêu bản, in một hay hai mặt giấy. Giống như lúc in bất cứ thứ gì khác, việc quyết định in một hay hai mặt nên phụ thuộc vào việc văn bản dài đến cỡ nào. Nếu in một mặt thì có thể sẽ tốn giấy gấp đôi và gây khó khăn khi ghép lại nếu tập tin có dung lượng đủ lớn. Bạn sẽ cần lựa chọn máy in bạn muốn dùng. Có thể bạn sẽ hơi bối rối nếu nhiều máy in được kết nối với cùng mạng cục bộ. Hãy kiểm tra máy in xem có ID cụ thể không và tìm kiếm nó trong danh sách bạn đang chọn. Bước 6 - In và kiểm tra bản in. Nếu bạn có kết nối Wi-Fi ổn định và máy in có đủ mực, quá trình in thường sẽ không xảy ra vấn đề gì. Giống như mọi thao tác in khác, bạn nên kết thúc quy trình bằng việc kiểm tra kỹ bản in. Hãy đảm bảo rằng tất cả các trang đều đã được in đủ mực. Sau đó ghép các trang lại với nhau (bằng cái dập ghim hoặc máy đóng sách tùy theo số trang) và đặt tiêu đề cho trang đầu tiên để người đọc biết rằng họ đang cầm thứ gì trong tay.
{ "is_expert": false, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Nh%E1%BA%ADn-d%E1%BA%A1ng-c%C3%A1c-v%E1%BA%BFt-c%E1%BA%AFn-c%E1%BB%A7a-c%C3%B4n-tr%C3%B9ng
Cách để Nhận dạng các vết cắn của côn trùng
Rất nhiều loài côn trùng trên trái đất có thể cắn và đốt khi có cơ hội tiếp cận con người, và có lẽ bạn sẽ chạm trán với chúng không ít lần trong đời. Côn trùng có thể cắn hoặc đốt khi bị kích động hoặc khi chúng cảm thấy bị đe dọa. Ban đầu vết cắn có thể không gây đau, nhưng thường thì sau đó sẽ xảy ra phản ứng dị ứng với nọc độc do côn trùng tiêm vào da. Việc nhận diện các vết cắn của côn trùng sẽ giúp bạn tìm cách hiệu quả nhất để điều trị các triệu chứng và cảnh giác với những nguy cơ nghiêm trọng hơn. Bạn hãy học cách nhận biết các vết cắn của côn trùng một cách chính xác để chọn cách ứng phó thích hợp. Phương pháp 1 - Nhận diện vết cắn của các loài côn trùng phổ biến Bước 1 - Nghĩ lại xem bạn bị cắn ở đâu. Mỗi loài côn trùng có nơi trú ngụ khác nhau, do đó bạn có thể xác định loài côn trùng nào đã cắn mình dựa trên tình huống mà mình vừa trải qua. Nếu bạn ở ngoài trời, nhất là nơi có nhiều cây cối, có lẽ những con côn trùng vừa cắn bạn là muỗi, ve hoặc nhện. Nếu bạn ở gần nơi có thức ăn hoặc rác, có thể là bạn đã bị ruồi cắn hoặc bị ong đốt. Nếu bạn ở trong nhà, ngồi một chỗ hoặc chơi với thú cưng thì có lẽ bọ chét là thủ phạm. Tại Hoa Kỳ, bò cạp chỉ sống ở miền nam hoặc tây nam, đặc biệt là Texas và Arizona. Vết cắn của bò cạp cực kỳ đau đớn, và thường thì rất dễ phân biệt. Nếu bạn đang ở vùng đông nam Hoa Kỳ và bị một loài côn trùng trông giống ruồi cắn như muỗi đốt, có lẽ đó là một loại ruồi ký sinh trên hươu nai. Nếu bạn bị cắn ở trên giường, có lẽ là rệp giường đã cắn bạn. Nếu bạn bị cắn khi ở trên bãi biển, nhất là ở vùng đông nam Hoa Kỳ, có lẽ đó là vết cắn của bọ chét cát. Bước 2 - Quan sát các nốt sưng đỏ, nhỏ và ngứa. Đây là triệu chứng phổ biến nhất nhìn thấy được khi bạn bị côn trùng đốt, và dựa vào các triệu chứng khác thì có thể là do các loài côn trùng khác nhau cắn. Một vết sưng đơn độc có lẽ là do muỗi đốt hay ruồi cắn. Bạn có thể nhận thấy một điểm nhỏ ở giữa một vết sưng do muỗi đốt. Vết cắn của bọ chét là các nốt sưng nhỏ và ngứa tập trung thành cụm. Bạn sẽ thường thấy các nốt này xuất hiện ở những vùng da nơi quần áo sát vào người, chẳng hạn như xung quanh eo. Vết cắn của rệp giường là các nốt sưng đỏ và ngứa, có thể phồng rộp, tập trung thành hai hoặc ba hàng. Bước 3 - Quan sát hiện tượng sưng. Các dạng khác của vết cắn hoặc chích thường là những nốt sưng trên vùng da xung quanh. Vết cắn của kiến lửa sẽ sưng (đến 1,3 cm) và có mủ. Các vết cắn có thể phồng rộp sau vài ngày. Vết chích của bò cạp có thể sưng và đỏ trên da, đồng thời gây đau hoặc tê ở vùng da bị chích. Vết chích của bò cạp có thể rất nguy hiểm và khiến phần lớn nạn nhân ngã bệnh rất nặng. Bạn phải gọi cấp cứu ngay lập tức nếu nghi ngờ bị bò cạp chích. Bước 4 - Kiểm tra các vết chích của ong mật và ong bắp cày. Vết chích của các côn trùng này sẽ ngay lập tức gây cảm giác đau nhói hoặc bỏng rát và sưng. Vết sưng sẽ có đường viền đỏ (tương tự như vết muỗi đốt) với một điểm màu trắng nhỏ nơi ngòi ong châm vào da. Có thể vùng da xung quanh cũng bị sưng. Ong mật sẽ để lại ngòi trong vết chích. Nếu bị ong mật chích, bạn cần phải lấy ngòi ong ra. Ong mật sẽ chết khi chích người vì ngòi ong bị kéo ra khỏi cơ thể ong. Đừng để nguyên ngòi ong trong da. Bạn có thể dùng một chiếc thẻ tín dụng cào lên vết chích để loại bỏ ngòi ong. Không nên dùng nhíp để cố gắp ngòi ong ra, vì việc này có thể vô tình đẩy ngòi ong vào sâu hơn. Các loài côn trùng khác như ong vò vẽ, ong bắp cày, ong bùn và ong vàng sẽ không để lại ngòi khi chích. Nếu bị ong chích và không thấy ngòi ong để lại thì có thể là bạn đã bị những loài ong này đốt. Những côn trùng này có thể chích liên tiếp nhiều lần. Bước 5 - Kiểm tra ve. Vết cắn của ve thường có màu đỏ tươi nhưng không đau, vì vậy có thể bạn sẽ bỏ sót nếu không kiểm tra. Thường thì bạn có thể phát hiện ra vết cắn với một con ve vẫn còn bám vào người. Đa phần các vết cắn của ve là vô hại, nhưng nhiều con ve mang các mầm bệnh nguy hiểm như bệnh Lyme hoặc bệnh sốt đốm Rocky Mountain. Bạn cần cẩn thận khi phát hiện thấy vết cắn của ve. Khi bị ve bám vào người, bạn cần loại bỏ chúng càng sớm càng tốt. Dùng nhíp kẹp con ve gần đầu của nó và kéo ra – đừng vặn, vì làm như vậy là bạn sẽ khiến đầu con ve rụng ra và vẫn còn bám vào da. Bạn đừng để lại đầu hoặc bất cứ phần nào của con ve bám trên da. Khi loại bỏ ve, bạn cần dùng nhíp và không dùng những thứ khác như kem Vaseline, diêm hoặc dung dịch tẩy sơn móng tay. Nếu bạn không lấy đầu ve ra được thì có lẽ nó đã ở sâu bên dưới da. Trong trường hợp đó, bạn hãy gọi cho bác sĩ để họ giúp bạn lấy nó ra. Theo dõi vùng da bị côn trùng cắn. Nếu có hiện tượng phát ban dạng mắt bò thì đây là dấu hiệu của bệnh Lyme. Bạn hãy đến bệnh viện ngay lập tức. Luôn luôn kiểm tra ve trên người sau khi ra ngoài trời ở vùng có nhiều cây cối hoặc đi qua đám cỏ cao. Loài ve ưa những nơi tối và ấm áp, vì vậy bạn cần kiểm tra khắp người. Chúng có thể nhỏ xíu như dấu chấm nên có thể bạn phải dùng kính lúp. Tê liệt do ve là một căn bệnh hiếm gặp do ve cái tiết ra một loại chất độc thần kinh gây tê liệt tạm thời. Tình trạng này sẽ hết khi con ve được lấy ra, thường xảy ra ở thú cưng và trẻ em dưới 10 tuổi. Bước 6 - Kiểm tra chấy. Chấy thường được tìm thấy trên cổ, da đầu và sau tai. Vết cắn của chấy trông như nốt mẩn đỏ trên đầu. Có lẽ bạn sẽ nhìn thấy chấy và trứng chấy trong tóc. Nếu có chấy, bạn cần gội đầu bằng dầu gội trị chấy không kê toa, đồng thời giặt toàn bộ quần áo và ga gối có thể tiếp xúc với chấy. Không dùng các loại dầu gội trị chấy nếu bạn đang mang thai. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm cách thích hợp nhất để loại bỏ chấy . Dùng mặt nạ dầu dừa cho tóc qua đêm cũng là một cách trị chấy hiệu quả cho những phụ nữ không thể sử dụng hóa chất. Bước 7 - Phân biệt các vết cắn nguy hiểm của nhện. Vết cắn của nhện hơi khác so với vết cắn của côn trùng và cần được xử lý khác. Bạn hãy kiểm tra một hoặc hai vết thương có lỗ châm nhỏ với hai dấu răng (dấu hiệu vết cắn của nhện góa phụ đen) hoặc vết cắn chuyển màu xanh hoặc tím và bắt đầu trở thành vết loét sâu (dấu hiệu vết cắn của nhện nâu ẩn dật). Nếu thấy các dấu hiệu này, bạn hãy gọi cho bác sĩ. Ngoài ra, các vết cắn ít nguy hiểm hơn của nhện có thể giống như vết chích của côn trùng. Vết cắn của nhện góa phụ đen có thể đau nhói nhưng cũng có thể không đau. Bạn hãy kiểm tra các dấu răng, hiện tượng sưng và đau tại vị trí bị cắn. Các triệu chứng cần chú ý bao gồm: co rút cơ, buồn nôn, nôn, thậm chí co giật. Vết cắn có thể bị nhiễm trùng và sưng kèm theo mủ. Bước 8 - Tìm con côn trùng đã cắn bạn. Phần lớn các vết cắn của côn trùng đều gây đau và bạn sẽ nhận ra ngay. Khi bị cắn, bạn hãy cố gắng tìm con côn trùng đó, chụp ảnh hoặc nhặt xác con côn trùng nếu nó đã chết. Việc này sẽ giúp bạn hoặc bác sĩ xác định được loài nào đã cắn bạn và các bước tiếp theo cần thực hiện. Không cố gắng bắt con côn trùng còn sống. Nhiều khả năng là bạn sẽ bị nó đốt lần nữa. Nếu con côn trùng đã chết, bạn hãy dán nó vào băng keo trong, cẩn thận đừng làm hỏng và đem đến cho người có chuyên môn xem. Phương pháp 2 - Chữa trị vết côn trùng cắn Bước 1 - Rửa vùng da bị cắn bằng xà phòng và nước. Bước này giúp làm sạch vết cắn và ngăn ngừa nhiễm trùng. Không nên thoa kem hoặc thuốc lên vết cắn nếu vùng da chưa được rửa sạch. Bước 2 - Bôi kem chống ngứa nếu vết cắn gây ngứa. Bạn hãy tìm thuốc kháng histamine không kê toa như Benadryl hoặc Chlor-Trimeton. Không gãi vết cắn, vì bạn có thể khiến vết cắn bị nhiễm trùng khi gãi. Kem, gel và lotion bôi ngoài da có thể giúp giảm ngứa, đặc biệt là các sản phẩm có chứa pramoxine hoặc benadryl. Bước 3 - Giảm sưng. Chườm lạnh bằng cách nhúng một mảnh vải vào nước lạnh hoặc bọc đá trong khăn và áp lên chỗ sưng. Nếu có thể, bạn hãy nâng cao vùng da có vết cắn để giảm lưu lượng máu đến vết thương. Bước 4 - Chữa mề đay sần. Những vết sưng đỏ, sần và ngứa có thể xuất hiện do quá mẫn cảm với vết cắn của côn trùng. Bạn có thể chữa mề đay bằng thuốc kháng histamine và thuốc steroid dùng ngoài da. Không gãi những vết sưng, vì bạn có thể để lại sẹo hoặc gây nhiễm trùng khi gãi. Bước 5 - Xử lý khi bị sốc Một số vết cắn của côn trùng có thể gây phản ứng dị ứng, một tình trạng có thể rất nguy hiểm. Các dấu hiệu của phản ứng nghiêm trọng thường bao gồm: nổi mề đay, phát ban, sưng trong cổ họng hoặc lưỡi, và khó thở. Đây là trường hợp cấp cứu, vì vậy bạn hãy gọi số 115 hoặc đến phòng cấp cứu ngay lập tức. Sử dụng bút EpiPen nếu có, vì sốc dị ứng có thể dẫn đến chết người. Bước 6 - Tìm sự chăm sóc y tế. Các hiện tượng như ngứa và sưng có thể nhanh chóng biến mất trong hầu hết trường hợp. Nếu các triệu chứng vẫn dai dẳng hoặc tiến triển xấu hơn, bạn nên liên lạc với bác sĩ để đảm bảo không xảy ra phản ứng nghiêm trọng. Nếu bạn nghi ngờ hoặc biết chắc mình bị bò cạp cắn, hãy tìm sự chăm sóc y tế ngay lập tức. Bước 7 - Chú ý các triệu chứng của các bệnh khác. Bản thân vết cắn của côn trùng có thể không nguy hiểm, nhưng có nhiều loài côn trùng mang mầm bệnh nguy hiểm. Loài ve có thể mang bệnh Lyme và bệnh sốt đốm Rocky Mountain; muỗi có thể mang virus West Nile và viêm não, và chúng có thể truyền các căn bệnh này cho con người. Bạn hãy chú ý đến các triệu chứng khác như sốt, đau nhức người và buồn nôn. Các triệu chứng trên thường là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng hơn.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/S%E1%BB%91ng-m%E1%BB%99t-Cu%E1%BB%99c-s%E1%BB%91ng-T%E1%BB%91t-nh%E1%BA%A5t-C%C3%B3-th%E1%BB%83
Cách để Sống một Cuộc sống Tốt nhất Có thể
Cảm thấy hạnh phúc và hài lòng với cuộc sống là điều mà tất cả chúng chúng đều mong muốn. Để có thể đạt được cảm xúc này, bạn sẽ muốn xây dựng cuộc sống trở nên tốt đẹp nhất có thể. Đối với bạn, điều này có nghĩa như thế nào là tùy vào bạn quyết định. Để có thể sống một cuộc sống tốt nhất, bạn cần phải xác định xem liệu yếu tố nào là quan trọng nhất đối với bạn. Một khi bạn hoàn thành quá trình này. Bạn có thể tìm kiếm phương pháp để đạt được mục tiêu và gia tăng niềm hạnh phúc của bản thân. Phương pháp 1 - Trở nên Khỏe mạnh Bước 1 - Cải thiện sức khỏe tâm thần. Tinh thần của bạn cũng quan trọng tương tự như các bộ phận khác trên cơ thể, và rèn luyện sức khỏe tâm thần là rất cần thiết. Điều này bao gồm giải quyết nhu cầu về mặt cảm xúc của bản thân. Cảm nhận được sự khỏe mạnh trong cảm xúc có thể giúp bạn nhận thấy sự thay đổi tích cực trong cuộc sống. Bạn có thể cải thiện sức khỏe tâm thần bằng cách vây quanh bản thân với những người mà bạn tin tưởng và chắc chắn rằng bạn hoàn toàn thoải mái với môi trường xung quanh. Nếu bạn đang trải nghiệm cảm xúc không vui, chẳng hạn như buồn bã hoặc cô đơn. Bạn nên tìm kiếm bác sĩ tư vấn có danh tiếng trong khu vực bạn sinh sống. Cố gắng hình thành kế hoạch thực hiện hoạt động vui tươi nào đó ít nhất là một lần mỗi tuần. Điều này có thể đơn giản như là lên lịch hẹn đi uống cà phê với bạn bè. Thiết lập kế hoạch tiến hành một điều nào đó mà bạn trông chờ có thể giúp bạn cảm thấy cân bằng hơn về mặt tâm thần. Bước 2 - Học cách đối phó với căng thẳng. Căng thẳng là một trong những vấn đề to lớn nhất mà con người phải đối mặt khi cố gắng cải thiện sức khỏe thể chất của mình. Bạn nên tìm kiếm cơ chế đối phó với tình huống khó khăn, chẳng hạn như hít thở sâu hoặc đếm đến 10. Có óc tổ chức. Lập danh sách việc cần làm hoặc xếp lịch làm việc sẽ là cách tuyệt vời để quản lý cuộc sống tất bật của bạn. Bạn có thể sử dụng phương pháp này để xoa dịu sự căng thẳng trong cuộc sống bận rộn. Bước 3 - Giữ gìn sự khỏe mạnh về mặt thể chất. Chăm sóc cơ thể là rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Người sở hữu cơ thể khỏe mạnh thường sẽ hạnh phúc và ít căng thẳng hơn. Bạn nên chăm sóc bản thân bằng cách ăn uống lành mạnh và thường xuyên tập thể dục. Vận động. Đi đến phòng tập thẩm mỹ là biện pháp tuyệt vời để trở nên mạnh khỏe và tương tác với người khác. Bạn có thể tìm phòng tập thể dục quanh khu nhà bạn. Đi bộ cũng là một cách khá tốt để cơ thể vận động mỗi ngày. Tập thể dục cũng sẽ giúp cung cấp cho bạn khoảng thời gian nghỉ ngơi cần thiết sau giờ làm việc. Ăn nhiều hoa quả và rau củ. Người có chế độ ăn uống cân bằng thường ít gặp phải vấn đề về sức khỏe hơn, chẳng hạn như lượng cholesterol cao hoặc tiểu đường. Bước 4 - Duy trì đời sống tinh thần khỏe mạnh. Sự khỏe mạnh trong đời sống tinh thần có nghĩa là trở nên hòa nhịp với niềm tin và giá trị của bản thân. Để có thể duy trì sự gắn kết về mặt tâm linh, bạn cần phải suy nghĩ về yếu tố quan trọng nhất đối với bạn và tập trung vào nó. Bạn cũng có thể xem niềm tin như là mục đích sống của mình. Hoà mình vào đời sống tinh thần cũng có nghĩa là trở nên chánh niệm. Bạn có thể sử dụng phương pháp như thiền hoặc yoga để tăng cường sức khỏe tinh thần. Bước 5 - Cải thiện mối quan hệ với mọi người xung quanh. Sự tương tác của bạn với người khác có thể tác động mạnh mẽ đến sức khỏe của bạn. Vây quanh bản thân bằng mối quan hệ tích cực sẽ khiến bạn cảm thấy hạnh phúc và ít căng thẳng hơn. Nếu bạn tiếp xúc với người tiêu cực trong cuộc sống, bạn sẽ trở nên không vui và kém khỏe khoắn. Nếu bạn đang trong mối quan hệ tình cảm, hãy biến nó thành ưu tiên hàng đầu trong việc cải thiện. Bạn nên dành thời gian chất lượng với người bạn đời của bạn và tăng cường bày tỏ sự thương yêu của mình về mặt thể chất với người đo. Bước 6 - Cải thiện các mối quan hệ khác. Mối quan hệ trong công việc của bạn cũng khá quan trọng trong việc hình thành sự khỏe mạnh tổng thể. Bạn nên cố gắng tìm kiếm điểm tương đồng với đồng nghiệp của mình để tăng cường sự gắn kết. Bạn cũng có thể tình nguyện giúp đỡ họ nếu bạn nhận thấy rằng họ đang phải đối mặt với hàng tá công việc. Tập trung vào bạn bè và gia đình. Mối quan hệ gần gũi nhất thường là mối quan hệ với bạn bè và họ hàng thân thiết. Bạn nên nhớ dành thời gian cho họ. Bước 7 - Tăng cường sức khỏe trí tuệ. Bạn cần phải tiến hành củng cố tâm trí tương tự như cách bạn củng cố cơ bắp của mình. Trở nên khỏe mạnh về mặt tri thức có nghĩa là bạn thách thức và tập trung bộ não của bạn. Bạn tò mò và muốn khám phá địa điểm và những điều mới lạ. Đi đến nơi mới mẻ. Đây là một trong các phương pháp tốt nhất để học hỏi điều mới lạ và kích thích trí não của bạn. Giải ô chữ. Có khá nhiều hoạt động mà bạn có thể thực hiện tại nhà để cải thiện não bộ. Bạn có thể giải ô chữ, chơi Sudoku, hoặc trò chơi cờ bàn đầy thử thách. Phương pháp 2 - Tiến hành Thay đổi Bước 1 - Bắt đầu lại mỗi ngày. Nếu mọi việc không diễn ra như bạn mong đợi, bạn nên giảm thiểu một số áp lực cho chính mình. Hãy nhìn nhận mỗi ngày như là một khởi đầu mới. Tư duy này sẽ giúp bạn có thể nhìn thấy sự tích cực trong cuộc sống. Bạn nên viết nhật ký vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. Viết ra suy nghĩ của bản thân có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và bắt đầu ngày mới với tâm trí tỉnh táo hơn. Bước 2 - Hãy chủ động. Để có thể thay đổi cuộc sống, bạn cần phải trở thành nguồn lực thúc đẩy sự thay đổi. Trở nên chủ động có nghĩa là bạn phải chịu trách nhiệm trước số phận của mình. Bạn đưa ra lựa chọn riêng của mình, chứ không phải là tuân theo sự lựa chọn của người khác. Khi bạn cảm thấy rằng bạn đang chịu trách nhiệm với cuộc sống của bạn, bạn sẽ bắt đầu trở nên thoải mái và tự tin hơn. Để có thể chủ động, hãy suy nghĩ về hành động cụ thể có thể giúp bạn cải thiện cuộc sống, và sau đó là tiến hành thực hiện chúng. Ví dụ, nếu bạn không vui về công việc của mình, biện pháp chủ động để có thể thay đổi sẽ là cập nhật hồ sơ xin việc của bạn và bắt đầu nộp đơn xin việc mới. Bước 3 - Hình thành thói quen mới Nếu bạn cảm thấy rằng một phần nào đó trong cuộc sống của bạn không tốt như có thể, bạn nên cố gắng tiến hành thay đổi. Có lẽ là bạn muốn cải thiện sức khỏe thể chất hoặc muốn tiết kiệm thêm nhiều tiền hơn. Cho dù là như thế nào, bạn nên tiến hành thay đổi trong cuộc sống hằng ngày để có thể nhận thức được sự cải thiện to lớn hơn. Ví dụ, hãy để dành 10,000 đồng mỗi ngày để bắt đầu quá trình tiết kiệm tiền. Thông thường, sẽ phải tốn khoảng 2 tháng để một thói quen nào đó thật sự trở thành một phần trong cuộc sống hằng ngày của bạn, vì vậy, hãy kiên trì. Bước 4 - Thiết lập mục tiêu Mục tiêu là biện pháp phản ánh sự ưu tiên của bạn và là phương pháp cụ thể mà bạn có thể thực hiện để cải thiện cuộc sống. Thiết lập mục tiêu sẽ khá hữu ích trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Sở hữu mục tiêu thực tế có thể giúp bạn hình dung về sự thay đổi mà bạn mong muốn nhận được. Hình thành mục tiêu dài hạn và ngắn hạn. Kết quả của mục tiêu ngắn hạn sẽ cung cấp cho bạn sự khuyến khích mà bạn cần để có thể kiên trì thực hiện thay đổi lâu dài. Bước 5 - Tìm kiếm niềm đam mê của bản thân. Sở hữu mục đích trong cuộc sống có thể giúp bạn sống một cuộc sống tốt nhất có thể. Bạn nên tự hỏi bản thân xem liệu bạn sẽ làm gì nếu bạn không còn phải lo lắng về vấn đề tiền bạc. Khi bạn tìm được câu trả lời, bạn đang trên đường tìm kiếm niềm đam mê của chính mình. Theo đuổi sự tò mò của bản thân. Niềm đam mê là yếu tố có một không hai của bạn, và nó chắc chắn có thể trở thành một điều gì đó đem lại sự thú vị và sự thách thức cho bạn. Ví dụ, nếu bạn yêu động vật, bạn nên tìm cách để được chăm sóc chúng. Bạn có thể tình nguyện giúp đỡ tại trại động vật trong khu vực mà bạn sinh sống. Phương pháp 3 - Tận hưởng Cuộc sống Bước 1 - Trân trọng một điều gì đó mỗi ngày. Bạn nên thật sự nỗ lực trong việc hình thành niềm vui trong cuộc sống. Một phương pháp khá đơn giản để thực hiện điều này đó là lựa chọn một hoạt động nào đó mà bạn có thể tận hưởng mỗi ngày. Nó có thể đơn giản như dành thời gian để thưởng thức tách cà phê mỗi sáng. Hoặc bạn có thể hình thành thói quen dành 30 phút vào buổi sáng để thực hiện hoạt động mà bạn thật sự yêu thích. Bước 2 - Tránh so sánh. Bạn không nên so sánh cuộc sống của bản thân với người khác. Ví dụ, nếu bạn lo lắng về tình hình tài chính, bạn nên tìm cách để tăng thêm nguồn thu nhập. Đây là hành động mà bạn có thể thực hiện để cải thiện tình hình thay vì nghĩ về người bạn sở hữu công việc có mức lương cao hơn bạn và tự hỏi tại sao bạn lại không thể kiếm được nhiều tiền như vậy. Khi bạn so sánh bản thân với người khác, bạn thường kết thúc bằng việc phán xét chính mình một cách không công bằng. Hầu hết mọi người đều sẽ so sánh bản thân với người mà chúng ta cảm nhận rằng họ sở hữu nhiều thứ hơn hoặc là họ "tốt hơn" chúng ta. Và chúng ta cũng có xu hướng so sánh bản thân với phiên bản lý tưởng nhất của người đó, phớt lờ sự thật rằng người đó cũng chỉ là một con người với những khiếm khuyết và thử thách tương tự như mọi người khác. Thay vì so sánh bản thân với người khác, bạn nên so sánh con người của bạn trong quá khứ và trong hiện tại. Bạn đã trưởng thành như thế nào trong một năm qua? Hôm nay, bạn có thể làm những việc gì mà bạn đã không thể thực hiện trước đây? So sánh bản thân với người khác chẳng khác nào so sánh quả táo với quả cam. Đây là thước đo không chính xác và không hợp lý vì mỗi người là một cá thể độc đáo riêng biệt. Quá trình này cũng phi lý như là so sánh khả năng bơi lội của bạn với cá heo. Bước 3 - Bước ra khỏi nhà. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khí trời trong lành có thể tác động tích cực đến sức khỏe của bạn, cả về mặt tinh thần lẫn thể chất. Bạn nên cố gắng dành một chút thời gian mỗi ngày (hoặc mỗi tuần) để bước ra khỏi nhà. Bạn có thể đến công viên, hoặc thực hiện một chuyến phiêu lưu cuối tuần tại khu vực lân cận. Bước 4 - Rèn luyện khả năng tự chấp nhận. Bạn nên tập trung vào đặc điểm tích cực của chính mình. Nếu bạn quá nghiêm khắc với bản thân, sẽ khó để bạn có thể tìm kiếm niềm vui trong cuộc sống. Thay vì vậy, hãy dành một chút thời gian mỗi ngày để tập trung vào điểm mạnh của mình. Bạn nên biến hành động khen tặng người khác thành thói quen. Dán lời ghi chú trên chiếc gương trong phòng tắm để nhắc nhở bản thân về sự tuyệt vời của chính mình. Bước 5 - Trở nên vui vẻ. Trân trọng tính cách trẻ con bên trong tâm hồn bạn có thể giúp bạn cảm thấy như thể bạn đang sống trọn vẹn từng phút từng giây. Hãy cố gắng thực hiện một hành động ngốc nghếch nào đó, chẳng hạn như nhảy chân sáo hoặc nhào lộn. Đừng ngần ngại khi phải cười vang. Bạn cũng có thể thiết lập thói quen chọc cười bạn bè và người thân. Sự vui vẻ của bạn chắc chắn sẽ tác động đến họ.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/B%C3%B3-ng%E1%BB%B1c
Cách để Bó ngực
Bó ngực là một cách để làm nhỏ hoặc làm phẳng ngực dành cho tất cả mọi người với mọi danh tính và trong mọi tình huống. Dù bạn đang trong quá trình chuyển giới, cần thu gọn ngực để mặc một kiểu trang phục nào đó, hoặc bạn đã quá mệt mỏi khi bị người khác chú ý, bó ngực một cách an toàn và lành mạnh có thể là giải pháp cho vấn đề của bạn. Phương pháp 1 - Dùng áo bó chuyên dụng Bước 1 - Tìm chỗ mua áo bó ngực. Có một số công ty kinh doanh trực tuyến thiết kế áo bó ngực dành riêng cho đàn ông chuyển giới. Ngoài ra, cũng có những người đàn ông chuyển giới bán lại áo bó ngực mà họ không còn mặc vừa hoặc không cần dùng tới nữa. Bạn cũng có thể tìm mua áo bó ngực từ những người buôn bán ủng hộ sự đa dạng giới tính tại địa phương. Áo bó ngực không chỉ dùng cho đàn ông chuyển giới mà còn dành cho những người đàn ông mắc chứng nữ hóa tuyến vú. Bạn có thể tìm mua áo bó ngực chuyên dùng cho người mắc chứng nữ hóa tuyến vú. Nếu bạn không đủ khả năng mua áo bó ngực, có rất nhiều chương trình mà bạn có thể đăng kí để được nhận áo bó ngực miễn phí hoặc mua với giá rẻ. Tuy nhiên, hầu hết các chương trình trao đổi đó đều nhằm giúp đỡ những người chuyển giới có hoàn cảnh khó khăn khi đang trong quá trình hoàn chỉnh giới tính. Bước 2 - Chọn áo bó ngực có kích cỡ phù hợp. Nếu bạn biết cỡ áo ngực của mình, những người bán hàng có thể giúp bạn chuyển đổi từ số đo áo ngực sang số đo áo bó ngực. Nếu bạn mua hàng trên mạng, công cụ chuyển đổi trực tuyến hoặc bảng kích cỡ áo có thể sẽ có sẵn trên trang web của người bán. Việc mua được một chiếc áo ngực vừa vặn là rất quan trọng. Mặc áo bó ngực không phải lúc nào cũng thoải mái, nhưng khi mặc nó, bạn vẫn phải có khả năng thở được. Không nên bó chặt tới mức khó thở. Bước 3 - Xác định xem bạn muốn áo bó ngực dáng dài hay lửng. Áo bó dáng lửng sẽ chỉ dài tới bụng hoặc dưới bầu ngực của bạn. Áo bó dáng dài sẽ kéo dài qua bụng và cách rốn khoảng 3cm (tùy thuộc vào vóc dáng của bạn). Áo bó ngực dáng dài rất hay bị cuộn lên và cần được chỉnh trang lại nhiều lần, trong khi đó, áo bó ngực dáng lửng ít bị cuộn lên hơn. Áo bó ngực mà bị cuộn lên có thể tạo ra những vết hằn thấy rõ qua lớp áo ngoài của bạn. Để tránh vấn đề này, bạn có thể gấp mép áo lên khoảng 3cm để áo không bị cuộn lên nữa. Hãy chọn áo bó ngực dáng dài hoặc lửng dựa vào hình dạng cơ thể và cảm giác vừa vặn của bạn. Nếu bạn đậm người, bạn có thể sẽ phù hợp với áo bó ngực dáng dài vì nó sẽ không bị cuộn lên thường xuyên. Bước 4 - Mặc áo bó ngực. Áo bó ngực được mặc khác với các loại áo ngực thông thường hoặc áo ngực thể thao. Bắt đầu như sau: Lộn trái áo bó ngực và dốc ngược nó lên. Bước vào trong áo bó ngực và kéo chân áo lên tới bụng. Kéo quai áo lên để lộn phải áo bó ngực. Luồn tay qua quai áo. Kéo chân áo ra để áo được phẳng phiu. Vài người sẽ để phần chân áo gập vào trong nhằm tránh tình trạng áo bị cuộn lên khi họ vận động. Bước 5 - Điều chỉnh ngực sao cho vừa vặn với áo. Sau khi đã mặc áo bó ngực lần đầu, bạn có thể nhận thấy mình trông như chỉ có một bầu ngực, hoặc như thể hai bầu ngực đã dính liền với nhau. Có nhiều cách để điều chỉnh áo ngực sao cho nó vừa vặn với bạn hơn: Khiến ngực trở nên phẳng hơn bằng cách đẩy hai bầu ngực tách nhau ra. Luồn tay vào trong áo bó ngực và đẩy hai bầu ngực sang hai bên. Đẩy ngực xuống để khiến nó trông phẳng hơn. Luồn tay vào trong áo để ấn ngực xuống dưới để chúng phẳng ra. Cắt hoặc điều chỉnh các chi tiết trên áo để tránh bị phồng hoặc chà xát. Áo bó ngực của bạn có thể quá dài hoặc bó quá sát nách. Bằng kéo và kim chỉ, bạn có thể điều chỉnh áo bó ngực để nó vừa vặn hơn. Điều chỉnh độ vừa vặn bằng cách thêm khóa dán, vải spandex hoặc các nguyên vật liệu khác vào áo. Có thể chân áo của bạn quá chật nhưng những phần khác lại vừa vặn hoặc chân áo luôn bị cuộn lên. Bạn có thể gắn thêm khóa dán hoặc vải spandex vào chân áo để cải thiện tình hình. Bước 6 - Sử dụng các mẹo vặt để khiến việc mặc áo bó ngực trở nên hiệu quả và thoải mái hơn. Đối với vài người, áo bó ngực có thể là chưa đủ, nhất là khi bạn có cỡ ngực lớn. Cũng có thể áo bó ngực gây khó chịu hoặc bất tiện cho bạn khi mặc. Một số mẹo nhỏ để bạn cảm thấy thoải mái hơn khi mặc áo bó ngực là: Mặc áo bên dưới áo bó ngực. Việc này sẽ khiến cảm giác khi mặc áo bó ngực trở nên thoải mái hơn và áo cũng ít bị xô lệch hơn. Mặc nhiều lớp áo để ngực trông phẳng hơn. Quần áo rộng hoặc đồ thụng có thể giúp bạn che giấu bộ ngực. Nhìn vào gương để hình dung rõ hơn về bộ ngực. Trông nó có thể sẽ lớn hơn khi bạn nhìn từ trên xuống. Vì thế, hãy chỉnh trang lại vẻ ngoài của mình theo những gì bạn thấy trong gương. Cử động, cong lưng, ngồi xuống và nhảy quanh khi đang mặc thử áo bó ngực. Lúc bạn đứng, có thể trông bạn vẫn ổn, nhưng khi bạn bắt đầu cử động, cảm giác hoặc vẻ ngoài của bạn có thể sẽ khác đi. Dùng bột ngô hoặc phấn rôm thoa lên người trước khi mặc áo bó ngực để hút bớt hơi ẩm hoặc mồ hôi. Một số kiểu áo bó ngực có thể không thoáng khí và khiến bạn đổ mồ hôi khi trời nóng hoặc khi bạn phải gắng sức làm gì đó. Bột ngô và phấn rôm có thể giúp da bạn khỏi bị kích ứng do bị áo bó chặt. Bước 7 - Luôn đề cao sự an toàn khi mặc áo bó ngực. Bạn cần phải mặc áo bó ngực một cách an toàn để bảo vệ cơ thể tránh khỏi những tổn hại và các vấn đề sức khỏe mãn tính. Áo bó quá chặt có thể khiến bạn khó thở, gãy xương sườn, làm tổn thương mô ngực theo thời gian và khiến dịch lỏng tích tụ trong ngực. Không mặc áo bó ngực nhiều hơn 8 tới 12 tiếng. Nếu bạn mặc áo bó ngực trong một khoảng thời gian dài, bạn sẽ có nguy cơ bị bầm tím và thiếu ô-xy. Bó ngực chỉ là giải pháp ngắn hạn. Việc bó ngực trong một thời gian dài có thể gây ra tổn thương mô vĩnh viễn. Nếu vì bất kì lí do gì mà bạn định bó ngực hàng ngày, hãy tìm tới các lựa chọn dài hạn an toàn hơn. Không đi ngủ mà chưa cởi áo bó ngực. Mặc áo bó ngực vào ban đêm có thể ảnh hưởng tới hô hấp và/hoặc làm kích ứng da. Không quấn thêm băng gạc hoặc băng dính quanh áo bó ngực. Thực tế, bạn nên dùng băng dính hoặc băng gạc để làm phẳng ngực. Những phương pháp đó sẽ làm hạn chế cử động cũng như làm giảm lượng ô-xy trong cơ thể. Phương pháp 2 - Mặc áo ngực thể thao Bước 1 - Tìm mua áo ngực thể thao loại tốt. Một chiếc áo ngực thể thao ôm vừa vặn sẽ làm ngực bạn phẳng ra. Bạn có thể thử mặc áo ngực thể thao nhỏ hơn một cỡ để ngực phẳng hơn nữa. Tuy nhiên, khi mặc, bạn phải cảm thấy không đau và không khó thở. Khi bạn đang mặc thử áo ngực thể thao, hãy hít thở sâu vài lần để đảm bảo áo không làm bạn khó thở. Cử động khi đang mặc áo ngực thể thao bằng cách cúi xuống, thõng vai, nhảy lên và ngồi xuống. Việc này sẽ giúp bạn biết được độ vừa vặn của áo cũng như cảm giác khi mặc áo và vận động. Khi đứng, bạn có thể thấy mình trông hoàn toàn bình thường, nhưng cảm giác có thể sẽ khác khi bạn vận động trong ngày. Tìm mua những chiếc áo ngực được làm từ chất liệu spandex. Spandex là loại vải vừa co dãn vừa ôm dáng. Không mặc áo ngực thể thao quá lâu nếu nó bó rất chặt. Nguyên tắc chung khi bó ngực là mặc áo bó không quá 8 tiếng. Bước 2 - Mặc thêm một chiếc áo ngực thể thao nữa. Nếu một chiếc áo ngực thể thao chưa làm bạn ưng ý, hãy thử mặc thêm một chiếc nữa để làm phẳng ngực. Bạn có thể thử: Mặc chiếc áo ngực thứ nhất theo cách thông thường và mặc chiếc thứ hai ngược lại. Chiếc áo ngực thứ hai sẽ có kích cỡ rộng hơn. Nếu việc mặc chiếc áo ngực thứ hai lồng ra ngoài chiếc thứ nhất là quá khó, hãy chọn áo to hơn một cỡ và thử mặc xem có vừa vặn và dễ chịu không. Bước 3 - Luôn ưu tiên sự an toàn khi bó ngực. Dù dùng bất kì phương pháp bó ngực nào, quan trọng nhất là bạn phải thực hiện an toàn. Bó ngực quá chặt hoặc trong một thời gian dài có thể làm tổn thương các mô vĩnh viễn, gây ra các vấn đề về hô hấp, các vết bầm tím và gãy xương sườn. Không dùng băng co dãn để quấn bên ngoài áo ngực thể thao. Bất kì phương pháp bó ngực nào có dùng tới băng quấn đều có thể rất nguy hiểm, gây tổn thương cho mô ngực, phổi và xương sườn. Không mặc áo ngực thể thao khi đi ngủ. Chỉ bó ngực trong thời gian tối đa là 8 tiếng. Đối với áo ngực thể thao, bạn nên lấy số đo cẩn thận để có chiếc áo vừa vặn. Một chuyên gia có thể giúp bạn tìm ra chiếc áo ngực vừa vặn với bạn và làm phẳng ngực hiệu quả. Phương pháp 3 - Dùng đai nịt bụng cao su Bước 1 - Đặt đai nịt bụng lên ngực. Quấn nó quanh ngực sao cho phần khóa dán nằm ở phía dưới cánh tay. Đai nịt bụng cao su thường được dùng để cải thiện tuần hoàn máu cho những người tập thể dục thể thao. Chúng còn được dùng để tạo hình cho vùng eo dành cho những người không có vòng eo thon gọn. Bước 2 - Cắt ngắn đai nịt bụng để nó vừa với ngực. Nếu đai nịt bụng của bạn quá dài so với số đo của ngực, hãy cắt bớt đầu không có khóa dán bằng kéo để đai vừa với ngực hơn. Bạn không nên quấn hai vòng đai quanh ngực, nếu không sẽ bị phản tác dụng. Nếu đai nịt bụng chọc vào lườn hoặc mặt trong của cánh tay, hãy dùng kéo cắt góc của đai thành đường cong. Bước 3 - Bôi kem dưỡng da và phấn rôm để giảm thiểu kích ứng. Đai nịt cao su có thể gây chà xát và làm tăng độ ẩm tại vùng ngực. Việc xức phấn rôm trước khi đeo đai nịt sẽ giúp làm giảm sự ẩm ướt. Thường xuyên bôi kem dưỡng da sau khi tháo đai nịt để bảo vệ da khỏi các vết chà xát và bị khô. Không bôi kem dưỡng da và phấn rôm cùng một lúc hoặc khi đang đeo đai nịt. Bạn có thể làm hỏng đai nịt, ngoài ra, sự kết hợp giữa kem dưỡng da và phấn rôm có thể tạo ra một hỗn hợp sệt trên da. Bước 4 - Ưu tiên sự an toàn khi đeo đai nịt bụng để bó ngực. Khi bó ngực, quan trọng nhất là sự an toàn và cơ thể phải được bảo vệ khỏi những tổn thương và các vấn đề về sức khỏe. Đai nịt quá chặt có thể khiến bạn bị khó thở, gãy xương sườn, lâu ngày có thể khiến mô ngực bị tổn thương và tụ dịch ở ngực. Không đeo đai nịt lâu hơn 8 tiếng. Nếu bạn đeo đai nịt quá lâu, bạn sẽ có nguy cơ bị bầm tím và giảm lượng ô-xy trong cơ thể. Không đi ngủ mà vẫn đeo đai nịt. Không quấn băng gạc hoặc băng dính chồng lên đai nịt. Thực tế, bạn nên dùng băng dính hoặc băng gạc để làm phẳng ngực. Những cách đó làm hạn chế cử động và giảm lượng ô-xy được hấp thụ vào cơ thể. Phương pháp 4 - Dùng các phương pháp khác Bước 1 - Mặc nhiều lớp áo bên ngoài áo bó ngực. Việc này rất hiệu quả nếu bạn đã bó ngực xong. Đây cũng là một cách để chữa cháy khi bạn không có áo bó ngực. Một chiếc áo phông hoặc áo ba lỗ bó nằm dưới một vài chiếc áo phông hoặc sơ-mi rộng có thể khiến ngực bạn trông nhỏ lại. Bạn có thể khiến ngực trông nhỏ hơn nữa bằng cách: Bước 2 - Mặc trang phục thu hút sự chú ý vào những vị trí khác ngoài ngực, hoặc khiến cho ngực trông phẳng ra. Mặc trang phục có họa tiết hoặc màu sắc để kéo sự chú ý của người khác ra khỏi vùng ngực. Áo có các họa tiết đều đặn (như kẻ ô) có thể càng nhấn mạnh vào hình thể của bạn, trong khi đó, những họa tiết tự do như rằn ri sẽ khiến đường nét cơ thể bạn khó bị lộ hơn. Áo có in biểu tượng ngay trên ngực cũng có thể khiến ngực bạn nổi bật hơn hoặc chìm đi, tùy thuộc vào chiếc áo. Các chi tiết che phủ toàn bộ áo sẽ tạo cảm giác đứng áo và khiến ngực bạn trông phẳng hơn. Áo có màu tối cũng sẽ khiến ngực bạn trông nhỏ hơn. Đeo khăn, mặc áo vest và thắt ca-ra-vát. Những phụ kiện này sẽ che bớt ngực hoặc khiến người khác bớt nhìn vào ngực bạn. Mặc trang phục có túi áo trên ngực. Thay vì nhìn vào ngực bạn, người khác có thể sẽ chú ý tới túi áo hơn. Cách này hiệu quả nhất khi bạn mặc áo thụng. Mặc áo có mũ. Áo có mũ thường rộng rãi. Một chiếc áo có mũ cỡ rộng mặc bên ngoài áo ba lỗ bó sẽ che giấu ngực hiệu quả. Bước 3 - Mặc trang phục bó chuyên dùng trong thể thao. Loại trang phục này chủ yếu được mặc để cải thiện tuần hoàn máu khi bạn luyện tập, hoặc nhằm làm giảm tình trạng căng cơ khi bạn đã tập xong. Bạn có thể tìm mua những bộ đồ thể thao bó tại các cửa hàng chuyên bán đồ thể thao tại địa phương. Áo bơi bó chặt cũng có thể đem lại hiệu quả tương tự. Tuy nhiên, áo bơi có thể phải nhỏ hơn vài cỡ mới có tác dụng và cần được cắt dọc theo đường viền để làm giảm độ bó lên chân tay.
{ "is_expert": false, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/K%E1%BA%BFt-n%E1%BB%91i-iPhone-v%E1%BB%9Bi-m%C3%A1y-t%C3%ADnh-c%E1%BB%A7a-b%E1%BA%A1n
Cách để Kết nối iPhone với máy tính của bạn
Bài viết wikiHow dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách kết nối iPhone với máy tính để bàn nhằm đồng bộ hóa hoặc sao lưu với ứng dụng iTunes, hoặc di chuyển ảnh và các dữ liệu khác. Phương pháp 1 - Kết nối qua cổng USB Bước 1 - Kết nối iPhone với máy tính để bàn. Sử dụng cáp USB đi kèm với thiết bị của bạn. Bước 2 - Mở iTunes. Đây là ứng dụng có biểu tượng là nốt nhạc. iTunes có thể chạy tự động khi bạn kết nối iPhone. Bước 3 - Nhấp chuột vào biểu tượng iPhone. Biểu tượng này sẽ xuất hiện ở góc trên bên trái cửa sổ iTunes. Bước 4 - Nhấp chuột vào nút Back Up Now (Sao lưu ngay). Thực hiện thao tác này nếu bạn muốn tạo một bản sao lưu dữ liệu của iPhone trên máy tính để bàn của bạn. Bước 5 - Chọn nội dung để đồng bộ hóa. Để làm việc này, hãy nhấp vào mục nội dung trên khung bên trái của cửa sổ, sau đó chọn hoặc bỏ chọn (Đồng bộ hóa [nội dung]) ở phía trên cùng của khung bên phải. Bước 6 - Nhấp vào nút Apply (Áp dụng). Nút này nằm ở phía dưới góc phải của cửa sổ. Thao tác này sẽ lưu lại các tùy chọn đồng bộ hóa bạn vừa chọn. Bước 7 - Nhấp vào nút Sync (Đồng bộ hóa). Nút này nằm ở phía dưới góc phải của cửa sổ. Quá trình đồng bộ hóa sẽ bắt đầu. Chọn mục "Automatically sync when this iPhone is connected" (Tự động đồng bộ hóa khi iPhone được kết nối) trong phần "Options" (Tùy chọn) của cửa sổ để đồng bộ hóa mỗi khi bạn kết nối iPhone với máy tính để bàn. Phương pháp 2 - Kết nối qua mạng không dây (Wi-Fi) Bước 1 - Kết nối iPhone với máy tính để bàn. Sử dụng cáp USB đi kèm với thiết bị. Bước 2 - Mở iTunes. Đây là ứng dụng có biểu tượng nốt nhạc. iTunes có thể chạy tự động khi bạn kết nối iPhone. Bước 3 - Nhấp chuột vào biểu tượng iPhone. Biểu tượng này sẽ xuất hiện ở góc trên bên trái cửa sổ iTunes. Bước 4 - Di chuyển đến mục "Options" (Tùy chọn). Đây là mục cuối cùng trên khung bên phải của cửa số iTunes. Bước 5 - Chọn "Sync with this iPhone over Wi-Fi" (Đồng bộ hóa iPhone qua mạng không dây). Hộp thoại này nằm bên trái của khung bên phải cửa sổ iTunes. Bước 6 - Nhấp vào nút Apply (Áp dụng). Nút này nằm ở góc phải bên dưới của cửa sổ iTunes. Đợi iPhone đồng bộ hóa xong để các thay đổi được thực hiện. Bước 7 - Ngắt kết nối iPhone khỏi máy tính để bàn. Bước 8 - Mở Cài đặt của iPhone (Settings). Đó là ứng dụng màu xám có chứa biểu tượng hình bánh răng (⚙️) và thường đặt ở màn hình chính của điện thoại. Bước 9 - Nhấn vào nút Wi-Fi. Nút này nằm gần phía trên của menu. Bước 10 - Nhấn vào mạng không dây. iPhone và máy tính của bạn cần được kết nối cùng một mạng không dây. Bước 11 - Nhấn vào phím Settings. Phím này nằm ở góc trái phía trên của màn hình. Bước 12 - Di chuyển xuống dưới và nhấn vào nút General (Cài đặt chung). Nút này nằm cạnh biểu tượng hình bánh xe màu xám (⚙️) ở phía trên menu. Bước 13 - Nhấn vào nút iTunes Wi-Fi Sync (Đồng bộ hóa iTunes qua mạng không dây). Nút này nằm gần cuối menu. Nếu có nhiều máy tính để bàn được liệt kê, bạn hãy nhấp vào máy tính mà bạn muốn đồng bộ hóa. Bảo đảm iTunes được mở sẵn trên máy tính. Bước 14 - Nhấn vào nút Sync Now (Đồng bộ hóa ngay). iPhone của bạn sẽ được đồng bộ hóa với máy tính qua mạng không dây. Phương pháp 3 - Kết nối với máy tính Mac sử dụng tính năng AirDrop Bước 1 - Nhấp chuột vào mục Finder (Tìm kiếm) trên máy tính Mac. Đó là biểu tượng màu xanh lam và xanh lam nhạt có hình mặt cười và thường được đặt ở trên thanh Dock. Cửa sổ Finder sẽ mở ra trên máy tính để bàn của bạn. Bluetooth cần được mở trên cả hai thiết bị để kết nối qua AirDrop. Bước 2 - Nhấp vào nút AirDrop. Phím này nằm trong mục "Favorites" (Mục ưa thích) trên thanh công cụ nằm ở phía bên trái của cửa sổ Finder. AirDrop là một cách hiệu quả để tạo kết nối giúp bạn di chuyển ảnh, tài liệu, và các tệp tin khác khi các thiết bị ở gần nhau (trong vòng vài mét). Bước 3 - Nhấp vào mục "Allow me to be discovered by" (Cho phép tôi được phát hiện bởi). Mục này nằm phía dưới cửa sổ Finder. Một menu thả xuống sẽ xuất hiện. Bước 4 - Nhấp vào Everyone (Mọi người). Bước 5 - Vuốt màn hình chính của iPhone lên. Trung tâm điều khiển (Control Center) sẽ hiện ra. Bước 6 - Nhấn vào AirDrop:. Nút này nằm ở bên phải Trung tâm điều khiển và sau khi nhấn vào nút đó sẽ có trạng thái tiếp nhận hiện ra, chẳng hạn như: "Everyone" (Mọi người), "Contacts Only" (Chỉ các liên hệ trong danh bạ), hoặc "Receiving Off" (Không nhận). Bước 7 - Nhấn vào Everyone. Giờ bạn có thể gửi và nhận dữ liệu giữa iPhone và máy tính để bàn của bạn. Bước 8 - Chọn tệp tin để chia sẻ. Hãy thao tác như vậy trên cả hai thiết bị. Tệp tin hoặc các trang được tạo ra hoặc lưu trữ trên ứng dụng của Apple như Photos (Ảnh), Notes (Ghi chú), Contacts (Liên hệ), Calendar (Lịch), và trình duyệt Safari hầu như lúc nào cũng có thể chia sẻ qua AirDrop. Nhiều ứng dụng của bên thứ ba cũng trang bị tính năng AirDrop. Bước 9 - Nhấn hoặc nhấp vào biểu tượng "Share" (Chia sẻ). Hãy tìm hình vuông có mũi tên hướng lên phía trên. Bước 10 - Nhấn hoặc nhấp vào AirDrop. Nút này ở gần phía trên của hộp thoại "Share". Bước 11 - Nhấn hoặc nhấp vào tên của thiết bị nhận dữ liệu. Làm tương tự với thiết bị gửi dữ liệu. Nếu bạn không nhìn thấy máy tính Mac hoặc iPhone, hãy bảo đảm thiết bị ở gần nhau (trong vòng vài mét) và tính năng AirDrop đang bật. Nếu bạn được nhắc bật Bluetooth và Wi-Fi, hãy làm theo yêu cầu. Bước 12 - Chạm hoặc nhấp vào nút Save (Lưu) trên thiết bị nhận. Bản sao của tệp tin sẽ được lưu lại trên thiết bị. Chạm hoặc nhấp vào (Mở và lưu) để xem các tệp tin mà bạn đã lưu.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/%C4%90%E1%BB%8Bnh-gi%C3%A1-th%E1%BA%BB-b%C3%A0i-Pok%C3%A9mon
Cách để Định giá thẻ bài Pokémon
Nếu bạn muốn bán thẻ bài Pokémon, điều quan trọng là phải biết cách định giá để đảm bảo bán được giá tốt. May mắn là, bài Pokémon rất dễ định giá nếu bạn biết cách nhìn hàng. Phương pháp 1 - Xác định giá trị lá bài Pokémon Bước 1 - Kiểm tra độ hiếm. Mỗi lá bài Pokémon đều có độ hiếm xác định tỷ lệ bạn có thể bắt được nó khi mua một gói thẻ bài. Đây không phải điều kiện duy nhất để định giá một lá bài nhưng là điều kiện lớn nhất. Hãy nhìn vào góc phải bên dưới lá bài để xem biểu tượng độ hiếm, vốn nằm bên cạnh số lá bài: tức là lá bài thường, còn là bài hiếm. Những thẻ bài này dễ kiếm và không có giá cao lắm trừ phi là những lá sản xuất năm 1999 hay 2000. là thẻ rất hiếm, còn hay là thẻ đặc biệt, cực hiếm. Những lá này có khả năng mang giá trị cao nhất, nên hãy tách chúng khỏi phần còn lại của bộ sưu tập. Có một số dấu hiệu nữa chứng tỏ lá bài đã được bán trong một bộ sản phẩm đặc biệt, chứ không phải gói sản phẩm thông thường. Hãy thử tìm trên lá bài dòng chữ "Promo", "Deck Kit", hay "Boxtopper" để kiểm tra giá. Những lá như thế thường nằm trong khoảng vài xu tới hơn 100 đô la, tùy vào loại sản phẩm. Bước 2 - Kiểm tra thời gian ra đời. Những lá bài được sản xuất từ những ngày đầu thường đặc biệt có giá trị, và dù là loại thường hay hiếm đều có giá khoảng 5 đô la hoặc hơn. Bất kỳ lá bài nào có dòng chữ "Wizards of the Coast" ở bên dưới lá bài từ năm 1999 hay 2000 đều đáng để xem xét. Nếu lá bài có một hoặc cả 2 đặc điểm đó, và lá bài thuộc loại rất hiếm, thì có thể được trả với giá hơn 100 đô la. Hãy nhìn vào tem phiên bản đầu tiên in bên trái phía dưới hình vẽ. Nó là số 1 bên trong vòng tròn đen, với dòng chữ "edition" tỏa tròn trên đầu. Nếu khung tranh lá bài không có đổ bóng (shadow) thì đó là loại bài "shadowless" theo giới sưu tầm nhắc tới. Bước 3 - Kiểm tra số thứ tự trong bộ sưu tập. Hãy nhìn vào số thứ tự được in ở góc phải bên dưới lá bài. Đây là một cách khác để định giá, và còn là manh mối cho bạn khám phá những điều đặc biệt khác, thường là những lá bài có giá trị: Những lá secret rare sẽ được đánh số cao hơn tổng # lá bài (thường là vậy) in trong một bộ. Ví dụ, "65/64" hay "110/105". Bài secret rare thường có giá từ vài đô cho tới hàng trăm đô la. Nếu số thứ tự bắt đầu với "SH", đó là lá bài thuộc loại "Shining Pokémon", với phong cách minh họa khác biệt. Đây cũng là những lá bài thuộc loại "Reverse Holo". Nếu không có số thứ tự, thì có thể đó là lá bài được in đời đầu. Mặc dù những lá bài không được đánh số vẫn tiếp tục được in ở Nhật một thời gian nữa, thì không có nghĩa đặc điểm này không đáng được thẩm định. Bước 4 - Những lá bài ba chiều. Bài "Holo" thường sáng bóng, được dán phôi trên mặt hình minh họa, còn "Reverse Holo" thì phần còn lại của lá bài (không phải phần tranh vẽ) phát sáng. Những lá này không hẳn luôn giá trị, nhưng một lá holo loại rất hiếm (hoặc reverse holo) cũng đáng được xếp riêng trong bộ sưu tập. Vài lá bài đặc biệt sẽ chỉ có viền được phản quang. Những lá này cũng mang giá trị tiềm năng, bạn có thể tìm hiểu theo hướng dẫn bên dưới. Bước 5 - Kiểm tra các biểu tượng hay từ khóa sau tên gọi. Pokémon ra đời trước thời HeartGold SoulSilver thường được in cấp độ sau tên ở góc phải phía trên lá bài, ví dụ, "Pikachu LV.12". Một vài Pokémon lại có ký tự đặc biệt, và những lá này thường có giá từ vài đô tới vài trăm đô la. Hãy kiểm tra tên lá bài có đi kèm , ☆, LV.X, LEGEND, hay BREAK. Những lá cực hiếm khác còn được gọi là "SP", tức "Special Pokémon" thường có tên đi kèm với ký tự cách điệu G, GL, 4, C, FB, hay M. Nhóm cuối cùng này còn được xác định một cách dễ dàng bằng logo "SP" ở góc trái bên dưới tranh minh họa của lá bài. Những con Pokémon với ký hiệu SP đi kèm này là Pokémon trong bộ Pokémon Platinum: Rising Rivals. Những con LEGEND Pokémon thường được in thành hai lá bài, vốn phải xếp hai lá cạnh nhau để ghép thành một bức tranh hoàn chỉnh. Bước 6 - Những dấu hiệu giá trị khác. Bài Pokémon được phát hành các lá đặt biệt, cực hiếm, và loại chỉ có trong sự kiện quảng bá trong nhiều năm. Phần lớn những lá này có thể xác định giá trị theo các đặc điểm đã liệt kê ở trên, nhưng có một vài lá khác biệt, và có khi rất giá trị, bởi một vài nguyên do: Những lá có hình minh họa lấp đầy cả lá bài, các thông tin khác được in đè lên trên. Những lá này còn được giới sưu tầm gọi là bài "FA". Những lá xuất hiện trong giải đấu World Championship thì có mặt sau khác biệt so với bài thường. Những lá này không được dùng để thi đấu nhưng một số có giá trị hơn 10 đô la hoặc hơn vì có giá trị sưu tầm. Phương pháp 2 - Định giá và bán bài Bước 1 - Tìm giá thẻ bài trên các trang bán bài trực tuyến. Có hàng ngàn lá bài Pokémon độc đáo và giá cả thay đổi theo thời gian tùy theo người bán, mua, và đầu cơ tích trữ. Những lá bài mới sản xuất có thể tuột giá nhanh chóng một khi chúng không còn được cho tham gia giải đấu nữa. Bởi những yếu tố này, bạn hãy truy giá của những lá đang được rao bán để xác định đúng giá hơn các hướng dẫn định giá, vốn có thể đã lỗi thời. Hãy xem thử các trang bán bài Pokémon trên eBay, hoặc tìm trên Google theo cú pháp (tên lá bài) + "selling". Nhớ kèm theo các tính năng đặc biệt đã nêu ở trên. Đa số các trang bán hàng trực tuyến sẽ để giá bán của công ty. Hãy tìm mục "buylist" để xem công ty sẽ trả bao nhiêu để mua lại bài của bạn. Nếu bạn bán cho một người chơi khác, giá bán có thể rơi vào tầm hai mức giá đó. Bước 2 - Hỏi những người chơi và sưu tầm Pokémon khác. Thường thì rất khó để tự định giá dựa theo các trang bán hàng, nhất là những lá cực hiếm vì chúng thường không được rao bán. Bạn có thể lên các diễn đàn có trao đổi bài Pokémon và đăng hình ảnh hoặc miêu tả lá bài để xin ý kiến. Bạn cũng có thể tìm một cửa hàng game hoặc đồ chơi trong khu vực để xin định giá. Cẩn thận lừa đảo. Hãy xin nhiều ý kiến về giá trị thẻ bài của bạn trước khi bán cho người lạ. Bước 3 - Chú thích tình trạng lá bài. Nếu lá bài không có tì vết, ngoại trừ một số vết trắng ở góc, thì đó là lá bài ở tình trạng tốt hoặc khá tốt, và sẽ được bán với giá cao nhất. Các công ty khác nhau sẽ có hướng dẫn khác nhau cho những lá bị hư hỏng, nhưng thường thì giá trị lá bài sẽ bị giảm nhiều lần nếu bị bạc màu, xước, hay in dấu. Nhiều người sẽ không chịu mua thẻ bài bị vẽ bậy, nhúng nước, bị sửa đổi hay rách. Bước 4 - Bán thẻ giá trị thấp theo số lượng lớn. Mọi lá bài nếu không có tính năng xác định trong phần giới thiệu sẽ khó có giá trị cao hơn vài xu lẻ. Nếu thường xuyên tra cứu, bạn sẽ thấy những lá bài hiếm của bạn, chúng ít khi hơn được 1 đô la. Các cửa hàng trực tuyến thường bán những lá bài này theo số lượng lớn, và đây là cách duy nhất bạn kiếm được nhiều tiền hơn từ những lá bài bình thường này.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/T%E1%BA%A1o-album-%E1%BA%A3nh-tr%C3%AAn-Facebook
Cách để Tạo album ảnh trên Facebook
Tạo album ảnh trên Facebook là cách tuyệt vời để chia sẻ khoảnh khắc của bạn với bạn bè theo cách thú vị và lô-gic. Chỉ mất vài phút để tạo album ảnh Facebook và bạn có thể trở lại để chỉnh sửa bộ ảnh của mình bất kỳ lúc nào. Nếu muốn bắt đầu chia sẻ kỷ niệm của mình với bạn bè, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước dưới đây. Phương pháp 1 - Tạo album ảnh Facebook Bước 1 - Truy cập trang chủ Facebook. Truy cập www.facebook.com nếu bạn chưa mở sẵn. Để đăng nhập, bạn nhập địa chỉ email và mật khẩu vào. Bước 2 - Chọn "Add Photos/Video" (Thêm ảnh/video). Tùy chọn nằm đầu thanh trạng thái trên bảng tin (News Feed) của bạn. Bước 3 - Chọn "Create Photo Album" (Tạo album ảnh). Tùy chọn nằm bên phải màn hình. Hộp thoại sẽ mở ra để bạn duyệt qua ổ đĩa cứng trên máy tính. Bước 4 - Chọn ảnh. Duyệt qua ổ đĩa cứng để tìm ảnh. Bạn cũng có thể sử dụng iPhoto (nếu có) để tìm ảnh tại đây. Sau khi bạn chọn ảnh xong, một màn hình mới sẽ hiện ra để bạn bắt đầu xây dựng album. Bạn có thể chọn từng ảnh hoặc nhiều ảnh cùng lúc: Nếu muốn chọn một ảnh, bạn nhấp vào hình và nhấn "Open" (Mở), Để chọn nhiều ảnh cùng dòng, chỉ cần nhấp vào ảnh đầu tiên rồi nhấn giữ phím Shift, sau đó nhấp tiếp vào ảnh mà bạn muốn chọn. Nếu bạn nhấp vào hai ảnh cách xa nhau thì tất cả ảnh nằm giữa sẽ tự động được chọn. Nhấp "Open" sau khi chọn xong. Bước 5 - Điền một số thông tin về album. Trong lúc chờ tải ảnh lên, bạn có thể điền một số thông tin cơ bản để giúp bạn bè hiểu thêm về album của bạn. Sử dụng những tùy chọn đầu màn hình để cung cấp thông tin như: Tiêu đề của album. Mô tả cho toàn bộ album. Nếu bạn muốn để lại lời giới thiệu hay câu nói nổi tiếng nào đó cho album, chỉ cần nhập vào khung "Say something..." (Nói gì đó...) Vị trí của ảnh chụp. Bạn có thể thêm bao nhiêu địa điểm tùy thích. Ngày của album. Nên nhớ rằng bạn có thể trở lại và thêm ảnh bất cứ lúc nào tùy thích. Để tiến hành, bạn chỉ cần nhấp vào "+ Add more photos" ở phía dưới bên trái màn hình và chọn thêm ảnh theo cách tương tự mà bạn đã thực hiện trước đó. Bước 6 - Chọn xem bạn có muốn ảnh hiển thị ở chất lượng cao hay không. Nếu muốn, bạn chỉ cần nhấp vào ô "High Quality" ở phía dưới màn hình. Album sẽ mất nhiều thời gian hơn để tải lên, bù lại ảnh sẽ hiển thị ở chất lượng cao. Bước 7 - Điền vào một số thông tin về từng ảnh. Nếu thích, bạn có thể vào từng ảnh (hoặc một số ảnh) trong album để cung cấp thêm thông tin bằng cách: Gắn thẻ người trong ảnh. Chỉ cần nhấp vào khuôn mặt của ai đó trên ảnh và nhập tên vào để gắn thẻ họ. Viết mô tả cho ảnh. Bạn có thể soạn thảo trong khung trống bên dưới bức ảnh. Thêm ngày mà ảnh được chụp. Chỉ cần nhấp vào đồng hồ nhỏ ở góc dưới bên trái ảnh để điền thông tin này. Ảnh được chụp ở đâu. Nhấp vào biểu tượng giọt nước ngược ở phía dưới bên phải và thêm địa điểm chụp bức ảnh. Bạn cũng có thể nhập tên địa điểm vào dòng "Where was this taken?" (Bức ảnh này được chụp ở đâu?) bên dưới phần mô tả. Bước 8 - Chọn thứ tự cho ảnh. Bạn có thể để nguyên, hoặc tùy chỉnh thứ tự ảnh sau khi album được tải lên. Để di chuyển hình ảnh, chỉ cần nhấp và kéo từng tấm thả vào nơi mà bạn muốn. Bạn cũng có thể nhấp vào tùy chọn "Order by date" (Sắp xếp theo ngày) ở phía trên bên phải màn hình để sắp xếp ảnh theo thứ tự thời gian dựa vào ngày giờ mà ảnh được chụp. Bước 9 - Chọn ảnh bìa cho album. Theo mặc định, ảnh đầu tiên trong album sẽ là ảnh bìa.Nếu bạn muốn thay đổi điều này, chỉ cần nhấp vào mũi tên ở phía trên bên phải ảnh rồi chọn "Make Album Cover" (Tạo ảnh bìa của album). Bước 10 - Chọn cài đặt riêng tư mà bạn muốn. Nhấp vào "Friends" (Bạn bè) hay thiết lập hiện tại ở dưới cùng, xem qua những tùy chọn và chọn chế độ mà bạn muốn. Chúng ta có những lựa chọn sau: Public (Công khai) Friends (Bạn bè) Custom (Tùy chỉnh) – tùy chọn này cho phép bạn chọn những chế độ khác như "Friends of Friends" (Bạn của bạn bè) hoặc chỉ hiển thị album với những người trong danh sách. Bước 11 - Nhấp vào "Post Photos" (Đăng ảnh). Ảnh của bạn sẽ được đăng lên Facebook. Bạn có thể trở lại album để thêm, xóa hoặc chỉnh sửa hình ảnh bất kỳ lúc nào.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/S%E1%BB%AD-d%E1%BB%A5ng-l%C3%B4-cu%E1%BB%91n-t%C3%B3c
Cách để Sử dụng lô cuốn tóc
Những búp tóc xoăn to hiện đang rất thịnh hành, nhưng đôi khi bạn khó mà tạo được những lọn tóc đẹp như ý. Dùng máy uốn tóc thì mỏi nhừ tay, mà các lọn tóc lại thường mau duỗi. Uốn tóc bằng lô cuốn tóc nghe có vẻ lạc hậu như thời bà nội bà ngoại chúng ta, nhưng có nhiều kỹ thuật để bạn đem mẹo làm đẹp cổ điển này đến thế kỷ 21! Bạn có thể uốn quăn, uốn gợn sóng hoặc làm phồng tóc bằng lô cuốn nóng, lô cuốn mút xốp hoặc cuốn tóc ướt. Phương pháp 1 - Sử dụng lô cuốn tóc nóng Bước 1 - Chọn lô cuốn tóc. Lô cuốn cỡ nhỏ sẽ tạo ra các lọn tóc xoăn chặt, lô cuốn cỡ lớn tạo thành các lọn tóc mềm gợn sóng. Lô cuốn cỡ cực lớn chỉ làm phồng tóc và uốn cho ngọn tóc cúp vào thay vì tạo các lọn tóc xoăn hoặc gợn sóng rõ rệt. Bạn phải có mái tóc dài tối thiểu ngang vai mới dùng được lô cuốn tóc lớn. Lô cuốn nóng thích hợp với hầu như mọi kiểu tóc, ngoại trừ tóc rất mỏng và thưa vốn dễ gãy. Loại lô cuốn này đặc biệt hữu ích trong việc làm mượt tóc xù. Số lượng lô cuốn tóc mà bạn cần dùng sẽ tùy thuộc vào cỡ của các lọn tóc mà bạn định uốn và cỡ đầu của bạn. Nếu muốn tạo nhiều lọn tóc xoăn chặt từ nhỏ đến vừa, bạn có thể cần một tá lô cuốn tóc hoặc nhiều hơn. Nói chung, mỗi lô cuốn tóc sẽ giữ được một phần tóc tương đương kích cỡ của nó, bất kể kết cấu hoặc độ dày của tóc. Lô cuốn nỉ có độ mịn và bóng, rất tuyệt vời cho loại tóc hay bị xù. Bạn có thể tạo các lọn tóc xoăn hoặc gợn sóng có hình dạng khác nhau bằng cách quấn tóc quanh ống cuốn nhiều lần. Ví dụ, quấn một vòng rưỡi quanh ống cuốn để tạo lọn tóc quăn hình chữ C. Khi quấn hai vòng rưỡi, bạn sẽ có lọn tóc quăn hình chữ S. Số vòng quấn được sẽ tùy thuộc vào của mái tóc và kích cỡ của lô cuốn. Bước 2 - Duỗi tóc bằng máy sấy tóc trước nếu cần thiết. Với mái tóc xoăn tít, bạn cần sấy cho tóc thẳng lại trước khi cuốn. Bước này sẽ giúp bạn tạo được những lọn tóc mượt mà và đồng đều. Bước 3 - Làm nóng lô cuốn trước. Điều quan trọng là làm nóng lô cuốn tóc đến nhiệt độ tối ưu trước khi bắt đầu cuốn tóc. Hãy tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nếu bộ lô cuốn tóc có nhiều mức nhiệt, có thể bạn phải thử nghiệm để tìm được nhiệt độ thích hợp cho tóc của bạn. Để có các lọn tóc xoắn chặt, bạn cần dùng lô cuốn cỡ nhỏ và nhiệt độ cao. Dùng lô cuốn cỡ lớn và nhiệt độ thấp nếu bạn muốn có các lọn tóc mềm và lỏng hơn. Bước 4 - Thoa sản phẩm tạo kiểu tóc kích hoạt bằng nhiệt. Bạn có thể tìm mua chai xịt hoặc kem tạo kiểu tóc kích hoạt bằng nhiệt ở hầu hết các cửa hàng bán sản phẩm làm đẹp. Sản phẩm này giúp bảo vệ tóc và giữ nếp tóc xoăn lâu hơn. Thoa đều sản phẩm lên tóc khô. Bước 5 - Chia tóc thành nhiều phần. Tạo phần tóc "mohawk" rộng khoảng 5-7,5 cm chạy từ trán đến gáy và dùng kẹp để cố định tóc. Dùng đuôi lược rẽ tóc hai bên đầu thành vài phần đều nhau và giữ cố định bằng kẹp. Bước 6 - Bắt đầu cuốn tóc ở trước trán. Chải một phần tóc rộng bằng với lô cuốn và không dày hơn 5 cm. Kéo phần tóc lên cao và ra xa đầu. Đặt ống cuốn ở đuôi tóc, quấn xuống hướng lên da đầu và kéo ra xa mặt. Giữ tóc cố định bằng kẹp. Tiếp tục với phần tóc mohawk, cuốn từ trước ra sau. Chia tóc thành các phần nhỏ và quấn vào các lô cuốn tóc, sau đó dùng kẹp để cố định tóc. Bước 7 - Tiếp theo là cuốn phần tóc hai bên đầu. Chải phần tóc, kéo tóc lên cao và ra xa đầu, sau đó đặt ống cuốn chéo góc tại đuôi tóc. Quấn chặt tóc lên đến da đầu và kẹp cố định. Tiếp tục cuốn cho hết mái tóc. Để có lọn tóc phồng cao hơn, hãy quấn các phần tóc bên trên hai bên đầu theo đường chéo. Nếu muốn tóc phồng thật cao, bạn sẽ quấn từng phần tóc theo góc 90°. Bước 8 - Để lô cuốn trên tóc cho đến khi nguội. Chờ cho các lô cuốn tóc nguội hẳn trước khi tháo ra khỏi tóc. Nếu bạn tháo các lô cuốn tóc quá sớm, các lọn tóc xoăn sẽ không giữ nếp được lâu . Lô cuốn tóc sẽ lâu nguội hơn nếu bạn có tóc rất dày và quăn, nhưng hãy kiên nhẫn. Kết quả sẽ rất xứng đáng với thời gian chờ đợi! Bước 9 - Tháo các lô cuốn tóc. Bắt đầu từ dưới tháo dần lên đỉnh đầu. Một tay giữ lô cuốn tóc, tay kia tháo kẹp tóc. Đừng kéo hoặc giật lô cuốn tóc ra khỏi tóc, vì bạn sẽ khiến lọn tóc bị rối và có thể làm hư tổn tóc. Hãy để cho lô cuốn tự rời ra khỏi lọn tóc. Bước 10 - Tạo kiểu tóc theo ý muốn. Chải các lọn tóc bằng bàn chải sẽ làm mất đi phần lớn độ quăn và tạo thành mái tóc gợn sóng lỏng lẻo. Để giữ các lọn tóc vào nếp và xoăn chặt, bạn nên nhẹ nhàng dùng các ngón tay vuốt nhẹ các lọn tóc, sau đó xịt keo giữ nếp tóc. Nếu muốn tóc phồng hơn, bạn hãy gập người cho tóc rũ xuống. Lắc đầu vài lần và dùng các ngón tay vuốt nhẹ các lọn tóc. Cách này sẽ giúp bạn có mái tóc phồng và bồng bềnh hơn. Phương pháp 2 - Sử dụng lô cuốn mút xốp Bước 1 - Chọn lô cuốn tóc. Lô cuốn mút xốp thích hợp với nhiều loại tóc, nhưng đặc biệt hữu ích với tóc mỏng manh vì nó ít làm rối hoặc gây hư tổn cho tóc. Chọn lô cuốn tóc theo kích cỡ lọn tóc mà bạn muốn uốn. Lô cuốn càng nhỏ thì lọn tóc càng chặt. Lô cuốn cỡ lớn sẽ tạo ra các lọn tóc mềm chuyển động nhẹ nhàng. Bạn cần có mái tóc dài tối thiểu đến ngang vai mới dùng được lô cuốn tóc cỡ lớn. Bạn có thể quấn tóc quanh ống cuốn tối thiểu là một vòng rưỡi. Lô cuốn cỡ lớn có thể không hiệu quả với những người có tóc rất mảnh, vì chúng sẽ quá nặng và rơi ra. Có thể bạn phải thử nghiệm vài lần mới tìm được loại lô cuốn tóc phù hợp. Bước 2 - Thoa đều keo bọt khắp mái tóc. Sử dụng sản phẩm tạo kiểu tóc quăn là đặc biệt quan trọng đối với tóc sợi mảnh hoặc rất thẳng; nếu không, các lọn tóc của bạn sẽ xẹp xuống chỉ sau vài giờ. Dùng lượng keo bọt theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm và vuốt đều khắp mái tóc ẩm sau khi dùng khăn thấm nước. Bước 3 - Chia tóc thành 4 phần. Dùng đuôi lược để thực hiện bước này cho dễ. Chia tóc sao cho bạn có một phần tóc chạy từ giữa đầu ra sau đỉnh đầu (giống kiểu tóc "mohawk"), 2 phần bên trên 2 tai và một phần phía sau đầu. Giữ cố định từng phần tóc bằng kẹp. Bạn có thể dùng bất cứ loại kẹp tóc nào để giữ các phần tóc, nhưng loại kẹp mỏ vịt mà thợ làm tóc thường dùng có bán tại các cửa hàng sản phẩm làm đẹp hoặc trên mạng. Loại kẹp này giúp bạn tách các phần tóc dễ dàng và nhanh chóng. Bước 4 - Cuốn tóc thành nhiều phần. Chiều rộng của các phần tóc sẽ dựa vào kích cỡ của lô cuốn tóc: không rộng hơn chiều rộng của lô cuốn tóc và không dày hơn 5 cm.. Chải từng phần tóc trước khi quấn. Dùng đuôi lược rẽ tóc để gỡ những chỗ rối và kéo nhẹ phần tóc ra xa da đầu. Bước 5 - Bắt đầu cuốn từ phía trước phần tóc "mohawk" (gần trán). Cuốn tóc ra xa mặt, hướng về phía sau đầu. Một tay giữ đuôi tóc, một tay quấn tóc để kéo căng phần tóc trong khi quấn. Sau khi quấn hai vòng, bạn hãy nhét ngọn tóc vào lô cuốn và quấn chặt. Nếu bạn muốn lọn tóc phồng từ trên xuống, hãy bắt đầu cách ngọn tóc khoảng 2,5 cm và quấn xuống sát da đầu. Cố định lọn tóc bằng kẹp. Nếu thích tóc thẳng ở gần da đầu, bạn có thể bắt đầu từ đoạn tóc cách da đầu khoảng 7-8 cm và quấn đến ngọn tóc, sau đó quấn lô cuốn tóc xuống đến sát da đầu. Kẹp cố định phần tóc vừa cuốn. Bước 6 - Tiếp tục cuốn tóc ở hai bên đầu. Chia mỗi phần tóc làm đôi theo chiều ngang, dùng đuôi lược để rẽ tóc ngay bên trên tai. Quấn 2 phần của mỗi phần tóc hai bên đầu (quấn ra xa mặt về phía đường viền chân tóc ở cổ) và cố định bằng kẹp. Có thể bạn muốn dùng lô cuốn tóc lớn hơn ở dưới và lô nhỏ hơn ở trên để tạo các lọn tóc đa dạng. Bước 7 - Chia tóc phía sau đầu thành 3-4 phần, tùy vào độ dày của tóc. Quấn từng phần tóc vào lô cuốn mút xốp về phía sau gáy và kẹp cố định. Bước 8 - Sấy khô để tạo nếp tóc quăn. Sấy cho đến khi tóc khô và ấm lên. Bạn cần sấy cho tóc ấm để tạo nếp tóc quăn. Để nguyên các lô cuốn tóc khoảng 15 phút, sau đó nhẹ tay tháo ra. Không dùng bàn chải tóc sau khi tháo lô cuốn tóc! Bạn sẽ phá hỏng các lọn tóc khi làm vậy. Nếu cần, bạn chỉ nên dùng các ngón tay để tách nhẹ các lọn tóc. Nếu muốn tóc phồng hơn, bạn hãy gập người để tóc rũ xuống. Lắc đầu vài lần và lùa nhẹ ngón tay qua các lọn tóc. Như vậy, bạn sẽ có mái tóc phồng và bồng bềnh hơn. Bước 9 - Xịt keo xịt tóc. Đặc biệt khi bạn có tóc thẳng tự nhiên hoặc sợi tóc rất mỏng, keo xịt tóc sẽ giúp giữ nếp tóc quăn lâu hơn. Để có mái tóc phồng hơn, bạn hãy lật ngược tóc xuống trước khi xịt keo. Bạn cũng có thể hoàn thiện từng lọn tóc bằng sáp vuốt tóc. Lấy một ít sáp vào giữa các ngón tay và lùa qua các lọn tóc. Phương pháp 3 - Sử dụng lô cuốn tóc ướt Bước 1 - Chọn lô cuốn tóc. Bạn có thể dùng nhiều kiểu lô cuốn khác nhau để cuốn tóc ướt. Lô cuốn tóc gai hoặc lô cuốn Velcro tự dính là dễ cuốn nhất, nhưng tóc dày hoặc quăn có thể bị mắc vào lô cuốn. Lô cuốn mút xốp khá dễ cuốn, nhưng độ xốp của nó sẽ khiến tóc lâu khô hơn. Kẹp tóc nam châm nhẵn có thể giữ tóc rất chặt và tạo thành các lọn tóc sắc sảo nhưng cũng khó cuốn nhất. Hãy thử nghiệm cho đến khi bạn tìm được loại lô cuốn phù hợp nhất cho tóc của bạn. Lô cuốn gai hoặc lô cuốn Velcro tự dính không nên dùng trên tóc ướt. Nếu chọn kiểu lô cuốn này, bạn nên sấy cho tóc chỉ còn hơi ẩm trước khi cuốn. Bước 2 - Gội đầu và dùng dầu xả cho tóc. Tóc sẽ khô khi bị kéo căng, vì vậy bạn nên dùng dầu gội dưỡng ẩm và dầu xả trước khi cuốn tóc ướt. Bạn có thể bóp cho tóc chảy bớt nước trong phòng tắm, nhưng đừng lau khô bằng khăn tắm. Chải tóc khi còn ướt. Bước 3 - Chia tóc thành nhiều phần. Chia hai phần tóc trái và phải ở hai bên thái dương. Bạn nên chia tóc thành 3 phần: 2 phần ở hai bên tai và 1 phần trên đỉnh đầu. Bạn cứ để yên phần tóc sau đầu ở bước này. Bước 4 - Bắt đầu quấn tóc tại đường viền chân tóc. Chải một phần tóc có chiều rộng bằng lô cuốn tóc và kéo tóc lên cao ra xa đầu. Xoa một ít gel hoặc kem làm mượt tóc khắp phần tóc, sau đó quấn tóc ra xa mặt, cuộn lô cuốn tóc xuống sát da đầu. Cố định tóc bằng kẹp tăm hoặc kẹp mỏ vịt. Bước 5 - Tiếp tục cuốn tóc. Chia tóc từng ít một thành từng phần nhỏ, xoa gel hoặc kem làm mượt tóc và quấn các lọn tóc ra xa mặt. Nếu muốn có các lọn tóc thật nhỏ và chặt, bạn hãy dùng lô cuốn nhỏ và cuốn sát vào nhau. Nếu thích các lọn tóc lớn hơn, hãy dùng lô cuốn lớn. Bước 6 - Làm khô các lọn tóc quăn. Nếu không muốn dùng nhiệt, bạn có thể chờ cho tóc khô tự nhiên trước khi tháo lô cuốn tóc. Thời gian này có thể mất vài giờ, thậm chí qua đêm. Bạn cũng có thể dùng máy sấy để sấy tóc đang cuốn. Nếu sấy tóc, bạn nên để yên lô cuốn tóc khoảng 15 phút sau khi tóc khô để làm nguội và tạo nếp cho lọn tóc.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/T%E1%BA%A1o-T%C3%A0i-li%E1%BB%87u-H%C6%B0%E1%BB%9Bng-d%E1%BA%ABn-H%E1%BB%8Dc
Cách để Tạo Tài liệu Hướng dẫn Học
Tài liệu hướng dẫn học là một công cụ bạn cần có để thoát ra khỏi căng thẳng khi đi học. Khi bạn có một quyển sách, một tập bài giảng, và một đống bài tập, bảng biểu, thật khó có thể biết nên bắt đầu từ đâu. Bằng cách học một vài mẹo sắp xếp, tìm đúng chỗ để thông tin, dùng tài liệu hướng dẫn học để tối đa hóa khả năng của bạn, việc học sẽ trở nên hiệu quả hơn rất nhiều. Xem Bước 1 để biết thêm chi tiết. Phương pháp 1 - Định dạng Tài liệu Hướng dẫn học Bước 1 - Chọn hình thức phù hợp với chức năng. Có nhiều loại tài liệu hướng dẫn học khác nhau, mỗi loại được định dạng để phù hợp với từng môn học và phong cách học. Dù bạn đang tìm loại nào thì một loại tài liệu hướng dẫn học không chỉ phù hợp với môn học mà còn thích hợp với nhu cầu cụ thể trong việc học môn đó. Hãy tổ chức thông tin thành một tài liệu hướng dẫn học dễ sử dụng nhất có thể. , hãy cân nhắc sử dụng các khối được tô màu trong tài liệu hướng dẫn học, hoặc vẽ sơ đồ ý tưởng để thông tin được viết ra dễ tiếp cận hơn. , hãy sắp xếp thông tin theo trình tự thời gian hay thứ tự chữ cái, bạn có thể học mọi thứ theo chuỗi trước khi học tiếp sang môn khác. để có thể hiểu chúng, hãy sắp xếp các ghi chú như một câu chuyện để có thể học dễ dàng hơn. Chuyển những khái niệm toán học thành một câu chuyện, và sắp xếp tài liệu hướng dẫn học thành một truyện ngắn mà bạn có thể kể lại để nhớ được việc áp dụng các công thức. , hãy dùng định dạng giúp bạn nhớ hiệu quả hơn, dù đó là thu âm các từ và định nghĩa rồi nghe lại bằng iPod trong suốt cả ngày, hay tạo ra các thẻ ghi thông tin và tự kiểm tra thường xuyên. Bước 2 - Vẽ bản đồ khái niệm để nối các ý chính và ưu tiên thông tin. Sơ đồ khái niệm liên quan đến việc viết từng ý chính vào từng hộp riêng, và kết nối các ý chính đó theo trình tự thời gian hay mức độ quan trọng. Sau đó, nối các nhánh thông tin liên quan xuất phát từ các ý chính. Phương pháp hướng dẫn học này giúp bạn thấy được cách thông tin học tập liên kết với nhau để tạo ra một khái niệm chung. Một ví dụ về bản đồ khái niệm trong chương lịch sử các chuyến bay vũ trụ liên quan đến tựa đề "Chạy đua trên vụ trụ", được chia ra làm hai hạng mục riêng biệt dành cho Hoa Kỳ và Liên Bang Xô Viết, với những số liệu liên tục về những chuyến bay, dự án, thành công và cả thất bại. Dàn ý, như bạn đôi khi phải viết để làm bài luận, là một ví dụ về bản đồ khái niệm. Nếu việc gạch đầu dòng các công việc và tổ chức thông tin theo cách mà bạn thấy hữu ích thì hãy lập dàn ý để học. Dàn ý có thể là tài liệu hướng dẫn học, nhưng chỉ khi bạn thấy điều đó dễ dàng. Nếu thấy khó thì hãy tìm cách khác. Vẽ sơ đồ thông tin kỹ thuật có thể giúp trình bày quy trình hay thủ tục dễ nhìn hơn thay vì viết ra một loạt các bước hướng dẫn. Cách này được thực hiện bằng việc bắt đầu một khái niệm chính và sắp xếp theo hướng từ trái sang phải theo cách làm nổi bật những yếu tố quan trọng theo thứ tự mà chúng sẽ xảy ra. Mốc thời gian là cách làm tốt để ghi những sự kiện có tính chất lịch sử, thường được dùng trong các môn như lịch sử, chính trị và sinh học. Bước 3 - Dùng biểu đồ so sánh để làm nổi bật điểm khác biệt trong các khái niệm chính. Tạo tài liệu hướng dẫn học bằng cách sử dụng biểu đồ hoặc bảng so sánh khi cần so sánh và đối lập các nhóm ý liên quan đến nhau. Bạn có thể dùng bảng để sắp xếp những điểm tương tự trong lịch sử hoặc sinh học, hoặc để so sánh những tác giả khác nhau trong chương trình văn học. Ví dụ như, một biểu đồ so sánh thu thập thông tin về các loài cây khác nhau có thể có tên của chúng trong những cột khác nhau với thông tin về xuất xứ, họ của cây và đặc tính của chúng trong những dòng bên dưới. Nhờ đó bạn có thể sắp xếp thông tin để nhanh chóng thực hiện việc so sánh và đánh giá. Bạn cũng có thể tận dụng các biểu đồ so sánh khi học văn, hãy đưa các nhân vật trong truyện vào các cột khác nhau với những nét tính cách hoặc thông tin khác dưới mỗi nhân vật. Tương tự, thông tin từ hai cuốn tiểu thuyết khác nhau có thể được tổ chức rõ ràng trong bảng so sánh giống như vậy. Bước 4 - Hãy dùng thẻ ghi thông tin hoặc thẻ khái niệm để ghi nhớ từ vựng. Thẻ ghi thông tin thường dùng là loại phiếu làm mục lục có kích thước 12,5 x 17,5 cm và chứa nhiều hay ít thông tin tùy bạn muốn, chúng đem lại hiệu quả tốt nhất cho việc ghi nhớ các từ độc lập, hoặc để định nghĩa các khái niệm cụ thể. Vì vậy, chúng đặc biệt hiệu quả khi học ngôn ngữ và lịch sử. Hãy viết một khái niệm quan trọng lên mặt trước của mỗi phiếu ghi mục lục, mặt đằng sau ghi bất cứ dữ kiện gì bạn muốn liên kết với khái niệm quan trọng đó. Hãy tự mình quay vòng các thẻ, hoặc dùng thẻ để tự đố mình. Để chắc chắn bạn nhớ được, lần lượt bắt đầu bằng mặt trước rồi mặt sau của thẻ. Cách này đặc biệt hiệu quả để học từ vựng tiếng nước ngoài. Bước 5 - Viết bài tự kiểm tra để học. Soạn bài kiểm tra luyện tập là cách tuyệt vời để phân tích nội dung bạn sẽ được kiểm tra bởi hai lý do: nếu bạn nghĩ điều gì sẽ được đưa vào bài kiểm tra, bạn sẽ suy nghĩ giống như giáo viên của bạn, và nếu bạn có thể đoán được câu hỏi, bạn sẽ đi trước một bước. Cố gắng tìm ra điều gì đó nếu bạn phải làm bài kiểm tra dạng câu hỏi trắc nghiệm, điền vào chỗ trống, hay trả lời câu hỏi dạng tiểu luận. Hãy chuẩn bị bằng cách viết ra các câu hỏi thuộc dạng mà bạn sẽ được kiểm tra. Nhiều giáo viên sẽ sẵn sàng cho bạn tham khảo những dạng bài kiểm tra cũ, nếu họ có. Sách giáo khoa cũng thường có những bài kiểm tra mẫu, đây là cách tuyệt vời để học. Mặc dù có thể cảm thấy căng thẳng hơn khi phải làm nhiều bài kiểm tra nhưng đó là cách tốt để học, thậm chí là cách để bạn biết trước câu hỏi gì sẽ được dùng để kiểm tra. Bước 6 - Học các hướng dẫn khác nhau. Hãy tạo một tài liệu hướng dẫn học với sự tổng hợp của các định dạng, dùng những khái niệm chính và hỗ trợ thông tin mà bạn rút ra từ tài liệu học. Bạn có thể viết nháp các tài liệu hướng dẫn học trên giấy, ra tay, hoặc dùng chương trình xử lý văn bản, bảng tính hoặc chương trình hướng dẫn học chuyên dụng trên máy tính để sắp xếp thông tin của mình. Một số sinh viên nhận thấy viết lại các ghi chú và sắp xếp thông tin thành những hướng dẫn học viết tay sẽ giúp trí nhớ kết nối với thông tin một cách thực tế hơn so với đánh máy. Trong khi việc chép lại các ghi nhớ một cách máy móc sẽ không có hiệu quả, đọc và viết lại thông tin một cách chủ động có thể giúp bạn học gấp đôi: bạn vừa học thông tin một lần khi đọc và lần nữa khi viết. Một cách khác là nếu bạn phải đánh vật với chữ viết xấu, hay đơn giản là thích làm việc trên máy tính hơn, thì cứ thoải mái đánh máy tài liệu hướng dẫn học của mình và làm cho nó trở nên sinh động như bạn muốn, in ra hoặc đọc trên điện thoại. Phương pháp 2 - Chọn Học Cái gì Bước 1 - Hỏi giáo viên của bạn về thông tin sẽ được đưa vào bài kiểm tra. Để bắt đầu học, hãy nói chuyện với người hướng dẫn, giáo sư, giáo viên hoặc nhân viên hỗ trợ kỹ thuật để định hướng nỗ lực và sự tập trung của bạn vào đúng chỗ. Nếu bạn không phải là thành phần chính trong các buổi thảo luận ở lớp, hãy đảm bảo bạn tìm ra những thông tin đã được trao đổi, đọc và bàn bạc tại các buổi thảo luận mà bài kiểm tra sẽ đề cập đến. Một số khóa học có tính chất cuốn chiếu, nghĩa là thông tin và kỹ năng học trong lớp được tích lũy dần trong toàn khóa học, trong khi một số khóa học sẽ đợi đến cuối kỳ mới kiểm tra tất cả kiến thức đã học, từng chủ đề hoặc vấn đề. Hãy hỏi giáo viên về nội dung cụ thể trong bài kiểm tra sắp tới để học và chỉ học nội dung đó. Khi không rõ phải học cái gì, hãy chú trọng vào học những thông tin hoặc kỹ năng mới. Trong khi giáo viên có thể thích đưa ra những câu hỏi cũ để kiểm tra trí nhớ của bạn, nhiều khi bạn lại bị kiểm tra những chương, bài giảng và thông tin mới học. Hầu hết giáo viên sẽ không muốn làm khó bạn. Bước 2 - Đọc qua sách và những tài liệu khác. Tùy thuộc vào lớp mà bạn đang theo học, nguồn thông tin quan trọng nhất có thể là sách và những bài tập đọc liên quan dành cho cả lớp. Nhiều quyển sách đã in đậm hoặc nhấn mạnh vào những khái niệm, kỹ năng và ý tưởng chính, quan trọng để bạn học, và đó là nguồn hỗ trợ tài liệu hướng dẫn học tuyệt vời cho bạn. Đọc lại tài liệu để khoanh vùng ý chính đưa vào tài liệu hướng dẫn học của bạn. Khi xem lại, có thể bạn thấy không cần thiết phải đọc từng từ của mỗi chương. Thay vào đó, hãy đọc lấy khái niệm chính để tự nhắc mình và đánh dấu thông tin đó để đưa vào tài liệu hướng dẫn học của bạn. Việc này tự thân sẽ là bước khởi đầu tốt để ôn tập chuẩn bị cho bài kiểm tra. Hãy tìm phần tóm tắt nội dung một chương hoặc câu hỏi để định hướng nội dung tài liệu hướng dẫn của bạn. Nếu sách liệt kê các câu hỏi hoặc các câu kiểm tra về mức độ hiểu bài, hãy ghi lại và đưa vào tài liệu hướng dẫn học. Kể cả khi giáo viên không ra bài kiểm tra dựa vào sách thì việc nắm được kiến thức đầy đủ là cách tốt để ôn tập chuẩn bị cho những câu hỏi sẽ được ra. Bước 3 - Thu thập và "diễn giải" các ghi chú trên lớp. Hãy thu thập tất cả các ghi chú về bài giảng ở lớp, bao gồm bài tập phô tô hoặc các tài liệu bổ trợ khác mà giáo viên đưa cho bạn. Tùy thuộc vào trọng tâm và nội dung khóa học, ghi chú ở lớp có thể quan trọng như sách giáo khoa và tài liệu bắt buộc đọc, nếu không muốn nói là quan trọng hơn. Đôi khi ghi chú ở lớp có thể lộn xộn, gây nhầm lẫn hoặc khó xem lại, hãy biến tài liệu hướng dẫn học thành phiên bản đầy đủ và rõ ràng hơn của những ghi chú này. Thay vì chép lại từng từ trong các ghi chú, hãy chọn ra những khái niệm chính và ý quan trọng mà giáo viên đã trao đổi từ các ghi chú đó. Biến các ghi chú thành nội dung cô đọng trong tài liệu hướng dẫn học của bạn. Nếu bạn không giỏi ghi chép, hãy hỏi bạn học cùng lớp liệu bạn có thể xem ghi chép của họ không, hãy giữ gìn những ghi chép đó thật cẩn thận và nhớ trả lại ngay sau đó. Hãy làm tương tự bằng cách ghi chép tốt và cho bạn của mình mượn để ôn tập. Bước 4 - Tìm kiếm những định nghĩa, giải thích và nguồn bổ sung. Đôi khi, đối với những môn cụ thể, tra cứu bên ngoài có thể hữu ích hoặc thậm chí là cần thiết. Nếu ghi chép của bạn và sách giáo khóa không đủ để bạn hiểu trọn vẹn một khái niệm, kỹ năng hay một dữ kiện, hãy nghiên cứu thêm để làm rõ những thuật ngữ quan trọng mà bạn không hiểu. Tìm hiểu kỹ một khái niệm cụ thể sẽ giúp bạn có cái nhìn và nắm bắt khái niệm đó một cách thống nhất để chuẩn bị cho bài kiểm tra. Nếu bạn học cho đợt thi cuối kỳ, hãy chắc chắn rằng bạn thu thập được những bài kiểm tra cũ, tài liệu hướng dẫn học và bài tập phô tô. Những tài liệu này sẽ rất tốt cho việc hướng dẫn học. Bước 5 - Tập trung vào những khái niệm chính trong từng chương và bài giảng. Xác định những khái niệm quan trọng nhất trong mỗi phần hoặc chương, đảm bảo bạn hiểu được chúng nhờ những thông tin cụ thể hơn nhưng ít quan trọng hơn. Tùy từng môn học, một số thông tin chi tiết như ngày, công thức hoặc định nghĩa có thể quan trọng nhưng kỹ năng hoặc chủ đề lại quan trọng hơn. , đảm bảo bạn nhớ được các công thức cần thiết nếu cần nhưng quan trọng hơn là tập trung vào việc áp dụng các công thức đó như thế nào. Hiểu được cách sử dụng và khi nào sử dụng công thức. Khái niệm ẩn đằng sau một công thức quan trọng hơn bản thân công thức đó. Phương pháp này cũng áp dụng với vật lý, hóa học hay các môn khoa học khác, theo đó việc đưa ra những ví dụ thực tế áp dụng vào cuộc sống sẽ rất hữu ích. , hãy chắc chắn là bạn biết tên của tất cả nhân vật trong quyển sách mà bạn sẽ được kiểm tra, nhưng nên tập trung hơn vào nội dung chính và tầm quan trọng của câu chuyện, và những chủ đề khác trong phần đọc thay vì các chi tiết cụ thể. Nếu bạn phải đề cập đến "chị gái của nhân vật chính" trong bài luận vì bạn trót quên mất tên thì cũng không vấn đề gì lắm nếu bài luận của bạn sâu sắc và viết rõ ràng. , thường sẽ phải dành nhiều thời gian để ghi nhớ các dữ kiện chính và từ vựng, nhưng hiểu được chủ đề từng thời kỳ lịch sử bạn đang học và vì sao những sự kiện đó quan trọng cũng rất cần thiết. Hiểu được mối quan hệ giữa tên và ngày giờ cũng sẽ giúp bạn tự tin hơn. Bước 6 - Ưu tiên thông tin. Cô đọng tài liệu học vào những mục có thể kiểm soát được sẽ khiến việc học dễ dàng hơn là xem toàn bộ một chương học. Hãy dùng các tiêu đề in đậm đối với các mục khác nhau và cân nhắc tổ chức thông tin dưới dạng gạch đầu dòng để tra cứu nhanh chóng và hiệu quả. Xác định, diễn giải và mô tả mối quan hệ giữa ý tưởng và khái niệm bằng các bước nhỏ trong tài liệu hướng dẫn học của bạn, hoặc bằng cách nhóm các tài liệu hướng dẫn học thành những gói thông tin để có thể học đồng thời. Nếu bạn đang ôn để kiểm tra cuối kỳ môn lịch sử, việc đưa các giai đoạn chiến tranh vào một nhóm học, hoặc tất cả thông tin về các đời tổng thống để tìm ra chủ đề chung là điều nên làm. Phương pháp 3 - Sử dụng Tài liệu Hướng dẫn học Bước 1 - Thu thập những tài liệu bạn cần học và luôn mang theo mình. Nếu bạn chắc chắn rằng mọi thứ bạn cần cho bài kiểm tra được đưa vào tài liệu hướng dẫn học, bạn có thể để sách giáo khoa ở nhà và thay vào đó, mang theo mình những tài liệu này. Điều đó đặc biệt quan trọng đối với những kỳ thi cuốn chiếu, khi mà nhiều thông tin được kiểm tra. Đọc từng chương có thể khiến bạn quá tải nhưng đọc các ghi chú đầy đủ sẽ nhanh và hiệu quả hơn. Đọc tài liệu hướng dẫn học khi trên xe buýt, hay đang xem TV hoặc chỉ cần xem lướt qua. Càng dành nhiều thời gian xem các thông tin phục vụ kiểm tra, bạn càng dễ ghi nhớ những thông tin đó. Bước 2 - Đánh dấu những nội dung khó để đọc lại lần nữa trước khi làm bài kiểm tra. Nếu bạn thấy khó khăn trong viêc nhớ một công thức nào đó, hoặc khái niệm, hãy đánh dấu chúng bằng màu nổi bật như xanh da trời chẳng hạn, và tiếp tục học phần còn lại. Nếu bạn học lại, hãy bắt đầu bằng những chỗ được bôi xanh và hãy chắc chắn rằng bạn nắm được vấn đề trước khi làm bài kiểm tra. Đây là cách tuyệt vời để nhắc bạn không chỉ cần học mà cần đưa ra những mục tiêu cụ thể để đạt được trong khi học. Bước 3 - Không chỉ học ở một nơi. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng thay đổi chỗ học sẽ giúp bạn tăng khả năng ghi nhớ thông tin. Nói cách khác, nếu bạn không làm gì ngoài việc học trong phòng ngủ, sẽ khó nhớ thông tin hơn là học ở phòng ngủ một chút, rồi ra sân học một ít, hay học trong giờ ăn trưa ở trường. Bước 4 - Lên kế hoạch học ôn. Xây dựng tài liệu hướng dẫn học càng sớm càng tốt, dành đủ thời gian để học trước khi bài kiểm tra đến quá gần. Trong một vài tuần trước khi làm bài kiểm tra, hãy chia thời gian cho các môn học khác nhau và các phần của từng môn mà bạn phải học, đảm bảo rằng bạn có đủ thời gian để học từng mảng thông tin một. Đừng để nước đến chân mới nhảy. Nếu bạn phải đánh vật với căng thẳng và có xu hướng hoảng sợ trước kỳ kiểm tra, chuẩn bị trước và đặt thời hạn hoàn thành việc học các chương hoặc chủ đề có thể là ý tưởng rất tốt. Nếu bạn biết phải nghiên cứu xong hai chương đầu trong tuần này, trước khi chuyển sang học chương 3 và 4 ở tuần tiếp theo, điều đó có nghĩa là bạn có cả tuần để làm việc đó và không cần lo lắng về nội dung chương 3 và 4 cho đến tuần sau. Chia các tài liệu cần học vào những ngăn khác nhau, và chỉ tập trung vào một tài liệu mỗi lần. Đừng chuyển qua chuyển lại giữa 5 môn học khác nhau đến khi bạn hoàn thành xong từng môn học.
{ "is_expert": false, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Vi%E1%BA%BFt-B%C3%A0i-lu%E1%BA%ADn
Cách để Viết Bài luận
Bài luận là một dạng bài viết học thuật phổ biến trong nhiều môn học mà học sinh sinh viên thường phải làm. Trước khi bắt đầu viết luận, bạn cần hiểu các chi tiết của đề bài để biết phải tiếp cận bài luận như thế nào và tập trung vào đâu. Khi đã chọn được chủ đề, hãy nghiên cứu và thu hẹp (các) lập luận chính mà bạn muốn nêu ra. Sau đó, bạn sẽ lập dàn ý và triển khai bài luận, bao gồm phần giới thiệu, phần thân bài và phần kết luận. Sau khi viết xong bản nháp, bạn cần dành thời gian xem lại và chỉnh sửa để đảm bảo bài luận của bạn thật thuyết phục. Phương pháp 1 - Hiểu đề bài Bước 1 - Đọc kỹ đề bài. Phong cách, cấu trúc và trọng tâm của bài luận sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào dạng bài luận mà bạn đang viết. Nếu được giao viết bài luận của một môn học, bạn cần đọc kỹ đề bài và tìm các thông tin về tính chất của bài luận. Một vài dạng luận phổ biến bao gồm: Bài luận so sánh/đối chiếu: Tập trung vào việc phân tích những điều giống và khác nhau giữa hai sự vật, ý tưởng, con người, sự kiện, nơi chốn hoặc các tác phẩm nghệ thuật. Bài luận tường thuật: Kể một câu chuyện. Bài luận tranh luận: Sử dụng các dẫn chứng và ví dụ để thuyết phục người đọc về quan điểm của tác giả. Bài luận phê bình hoặc phân tích: Xem xét chi tiết một thứ gì đó (chẳng hạn như một bài văn hoặc một tác phẩm). Dạng bài luận này có thể trả lời các câu hỏi cụ thể về một đối tượng hoặc tập trung bao quát hơn vào ý nghĩa của nó. Bài luận cung cấp kiến thức: Dạy người đọc về một chủ đề nào đó. Bước 2 - Kiểm tra các yêu cầu về định dạng và phong cách. Nếu là bài luận của một môn học hoặc được đăng tải, có thể sẽ có các yêu cầu cụ thể về phong cách và định dạng mà bạn cần tuân thủ. Hãy đọc đề bài cẩn thận để đảm bảo hiểu rõ các yêu cầu, chẳng hạn như: Độ dài của bài luận Dạng trích dẫn sử dụng trong bài luận Các yêu cầu về định dạng như cỡ lề, khoảng cách dòng, font chữ và cỡ chữ. Bước 3 - Thu hẹp chủ đề để bài luận có một trọng tâm rõ ràng. Tuỳ vào đề bài, có thể bạn được giao một chủ đề cụ thể, hay chỉ được yêu cầu viết về một đối tượng hoặc chủ đề chung chung. Nếu đề bài không cho một chủ đề cụ thể, bạn hãy dành thời gian động não. Cố gắng chọn một chủ đề riêng biệt mà bạn thấy thú vị và có nhiều điều để viết. Nếu viết bài luận nghiên cứu, bạn có thể tìm cảm hứng bằng việc đọc qua một số các nguồn tài liệu chính về chủ đề đó. Với bài luận phê bình, bạn có thể tập trung vào một đề tài đặc thù trong tác phẩm mà bạn đang bàn luận, hoặc phân tích ý nghĩa của một đoạn cụ thể. Bước 4 - Hỏi lại cho rõ nếu bạn không hiểu đề bài. Nếu bạn không chắc mình được yêu cầu viết về điều gì hoặc kết cấu bài luận như thế nào thì đừng ngại hỏi! Giáo viên của bạn có thể giải thích rõ mọi điều mà bạn không hiểu, thậm chí họ có thể cung cấp cho bạn các mẫu về thể loại mà bạn đang tìm kiếm. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc thu hẹp chủ đề, giáo viên có thế hướng dẫn hoặc giúp bạn tìm cảm hứng. Phương pháp 2 - Lập dàn bài và sắp xếp bài luận Bước 1 - Tìm một số nguồn tài liệu đáng tin cậy về chủ đề. Nếu bạn đang viết một bài luận học thuật hoặc bất cứ bài luận nào yêu cầu bạn phải chứng minh luận điểm của mình với các dẫn chứng và ví dụ, có lẽ bạn sẽ phải bỏ công tìm tòi nghiên cứu. Hãy đến thư viện hoặc lên mạng tìm các nguồn tài liệu cập nhật cung cấp các thông tin chính xác và có thể kiểm chứng về chủ đề mà bạn sắp viết. Sách và các tạp chí học thuật thường là các nguồn thông tin tốt. Ngoài các nguồn sách báo in, bạn có thể tìm được thông tin đáng tin cậy tại các cơ sở dữ liệu học thuật như JSTOR và Google Scholar. Bạn cũng có thể tim các tài liệu gốc như thư từ, lời kể của nhân chứng và ảnh chụp. Luôn xem xét các nguồn tài liệu một cách cẩn thận. Ngay cả các bài nghiên cứu của các nhà khoa học uy tín cũng có thể ẩn chứa các thành kiến, các thông tin lỗi thời, các lỗi đơn giản hoặc lập luận sai lầm. Bước 2 - Ghi chép trong khi nghiên cứu. Khi nghiên cứu về chủ đề của bài luận, bạn hãy ghi chép chi tiết các thông tin có liên quan, các ý tưởng mà bạn thấy thú vị và các vấn đề mà bạn cần khám phá thêm. Nếu định đưa vào bài luận bất cứ thông tin nào tìm được, bạn cần ghi lại chi tiết về trích dẫn đó. Điều này sẽ giúp bạn tìm lại thông tin và sử dụng trích dẫn đúng cách. Có thể sẽ hữu ích khi bạn ghi chép trên các thẻ riêng biệt hoặc nhập vào tài liệu văn bản trong máy tính để sau đó dễ dàng sao chép, dán và sắp xếp lại theo ý muốn. Thử sắp xếp các ghi chép của bạn vào các mục khác nhau để có thể nhận biết các ý tưởng mà bạn muốn nhắm vào. Ví dụ, nếu đang phân tích một truyện ngắn, bạn có thể xếp tất cả các ghi chép của mình vào một mục đề tài hoặc nhân vật riêng. Bước 3 - Chọn một câu hỏi để trả lời hoặc một vấn đề để giải quyết. Trong khi nghiên cứu, bạn có thể thu hẹp trọng tâm hơn nữa. Ví dụ, có thể bạn phát hiện ra một câu hỏi mà bạn muốn giải đáp, một lập luận hoặc một thuyết phổ biến về đề tài đó mà bạn muốn bác bỏ. Câu hỏi hoặc vấn đề này sẽ tạo thành nền tảng cho chủ đề hoặc luận cứ chính của bạn. Ví dụ, nếu bài luận của bạn viết về các yếu tố dẫn đến việc kết thúc thời đại đồ đồng ở Trung Đông cổ đại, bạn có thể tập trung vào câu hỏi “Các thảm hoạ thiên nhiên đóng vai trò gì trong sự sụp đổ của xã hội thời kỳ đồ đồng cuối?” Bước 4 - Viết một câu luận đề, trong đó tóm tắt luận cứ chính của bạn. Sau khi chọn được một câu hỏi hoặc một ý tưởng cho bài luận, bạn hãy xem lại những nghiên cứu của mình và suy nghĩ về ý chính hoặc lập luận chính mà bạn muốn nêu ra. Cố gắng tóm tắt ý chính một cách súc tích trong 1-2 câu. Đó sẽ là luận đề của bạn. Một cách dễ dàng để viết câu luận đề là trả lời ngắn gọn câu hỏi chính mà bạn muốn bàn luận. Ví dụ, nếu câu hỏi là “Các thảm hoạ thiên nhiên đóng vai trò gì trong sự sụp đổ của xã hội thời kỳ đồ đồng cuối?”, câu luận đề của bạn có thể là “Các thảm hoạ thiên nhiên xảy ra trong thời kỳ đồ đồng cuối đã tàn phá các nền kinh tế địa phương trên toàn vùng. Điều này đã mở đầu cho hàng loạt các cuộc di cư ồ ạt của các sắc dân khác nhau, tạo nên sự xung đột lan rộng mà đã góp phần gây nên sự sụp đổ của nhiều trung tâm chính trị lớn của thời kỳ đồ đồng.” Bước 5 - Lập một dàn ý để sắp xếp các ý chính. Sau khi viết một câu luận đề rõ ràng, bạn hãy liệt kê ngắn gọn các ý chính mà bạn sẽ bàn đến trong bài luận. Bạn không cần phải đưa vào nhiều chi tiết – chỉ cần viết 1-2 câu, thậm chí vài từ, để phác thảo từng ý hoặc lập luận chính. Đưa thêm vào các ý phụ với các dẫn chứng và ví dụ mà bạn sẽ sử dụng để hỗ trợ cho từng ý chính. Khi viết dàn ý, hãy tính xem bạn sẽ sắp xếp bài luận như thế nào. Ví dụ, bạn có thể đi từ các lập luận mạnh nhất đến các lập luận yếu nhất. Bạn cũng có thể bắt đầu với cái nhìn bao quát của nguồn mà bạn đang phân tích, sau đó chuyển sang giải quyết các chủ đề chính, giọng điệu và phong cách của tác phẩm. Dàn ý của bạn có thể như sau: Giới thiệu Thân bài Ý 1, kèm các dẫn chứng Ý 2, kèm các dẫn chứng Ý 3, kèm các dẫn chứng (Các) ý kiến phản biện luận điểm của bạn (Các) lập luận bác bỏ ý kiến phản biện Kết luận Phương pháp 3 - Viết nháp bài luận Bước 1 - Viết một phần giới thiệu để nêu ngữ cảnh. Sau khi viết câu luận đề và lập dàn ý, bạn sẽ viết phần giới thiệu của bài luận. Phần giới thiệu sẽ bao gồm cái nhìn bao quát ngắn gọn về chủ đề cùng câu luận đề. Đây là nơi bạn cung cấp thông tin định hướng cho người đọc và đặt bài luận của bạn vào ngữ cảnh. Ví dụ, nếu bạn viết bài luận phê bình về một tác phẩm nghệ thuật, phần giới thiệu của bạn có thể bắt đầu với vài thông tin cơ bản về tác phẩm, chẳng hạn như người sáng tác, tác phẩm được làm ra ở đâu và khi nào cùng với những mô tả ngắn gọn về tác phẩm. Từ đó, bạn sẽ giới thiệu (các) câu hỏi về tác phẩm mà bạn muốn bàn luận và trình bày luận điểm của bạn. Một phần giới thiệu tốt cũng nên có một câu chuyển tiếp ngắn kết nối với ý hoặc lập luận đầu tiên mà bạn muốn nêu ra. Ví dụ, nếu đang bàn luận về cách dùng màu trong một tác phẩm nghệ thuật, đầu tiên bạn có thể nói rằng bạn muốn bắt đầu với cái nhìn bao quát về cách dùng màu sắc tượng trưng trong các tác phẩm đương đại của các nghệ sĩ khác. Bước 2 - Trình bày (các) lập luận một cách chi tiết. Dựa vào dàn ý, bạn hãy viết một chuỗi các đoạn văn giải quyết từng ý chính mà bạn muốn trình bày. Mỗi đoạn nên bao gồm một câu chủ đề tương tự như câu luận đề nhỏ - nó giải thích ngắn gọn ý chính mà bạn muốn trình bày trong đoạn văn. Tiếp theo câu chủ đề, bạn sẽ đưa ra vài dẫn chứng thuyết phục để hỗ trợ cho ý đó. Ví dụ, câu chủ đề của bạn có thể đại loại như “Các truyện ngắn Sherlock Holmes của Arthur Conan Doyle nằm trong số các tác phẩm văn học có sức ảnh hưởng rõ rệt trong tiểu thuyết Jeeves của P. G. Wodehouse.” Sau đó, bạn có thể chứng minh bằng cách trích dẫn một đoạn có nhắc đến Sherlock Holmes. Cố gắng cho thấy các lập luận trong từng đoạn có liên quan như thế nào với luận điểm chính của bài luận. Bước 3 - Dùng các câu chuyển ý giữa các đoạn. Bài luận của bạn sẽ trôi chảy hơn nếu bạn tạo được sự kết nối hoặc chuyển tiếp mượt mà giữa các lập luận. Hãy cố gắng tìm những câu chuyển hợp lý để kết nối từng đoạn hoặc chủ đề với đoạn hoặc chủ đề trước và sau nó. Khi viết câu chuyển ý, các cụm từ chuyển tiếp có thể rất hữu ích. Ví dụ, bạn có thể sử dụng các cụm từ như “Bên cạnh đó,” “Vì thế,” “Tương tự,” “Sau đó,” hoặc “Kết quả là.” Ví dụ, nếu vừa bàn luận về cách sử dụng màu sắc để tạo sự tương phản trong một tác phẩm nghệ thuật, bạn có thể bắt đầu đoạn tiếp theo bằng câu “Bên cạnh màu sắc, hoạ sĩcũng sử dụng độ đậm nhạt của nét vẽ để phân biệt giữa các hình tĩnh và hình động trong khung cảnh.” Bước 4 - Xử lý các ý kiến phản biện. Nếu bạn đang làm bài luận tranh luận, hãy làm quen với các lập luận chống lại quan điểm của bạn. Bạn sẽ cần kết hợp các lập luận phản biện vào bài luận và nêu ra các bằng chứng thuyết phục để bác bỏ các phản biện đó. Ví dụ, khi tranh luận rằng một loại tôm nào đó tô điểm vỏ của mình bằng tảo đỏ để thu hút bạn tình, có thể bạn cần bác bỏ ý kiến phản biện cho rằng hành vi tô điểm của chúng thực ra là để cảnh báo động vật săn mồi. Bạn có thể đưa ra các dẫn chứng rằng tôm có màu đỏ trong thực tế bị ăn thịt nhiều hơn tôm không tô điểm vỏ. Bước 5 - Trích dẫn nguồn đúng cách. Nếu định sử dụng các ý tưởng của người khác hoặc thông tin lấy từ một nguồn khác, bạn sẽ phải ghi nguồn của thông tin đó. Điều này là cần thiết dù là bạn trích dẫn trực tiếp từ một nguồn khác hay chỉ tóm tắt hoặc diễn giải ý tưởng hoặc lời của họ. Cách trích dẫn nguồn thông tin sẽ khác nhau tuỳ vào dạng trích dẫn mà bạn đang sử dụng. Thông thường, bạn sẽ cần ghi tên tác giả, nhan đề và ngày xuất bản của nguồn trích dẫn và vị trí của thông tin đó, chẳng hạn như nó nằm ở trang nào. Nhìn chung, bạn không cần trích dẫn các kiến thức thông thường. Ví dụ, bạn không cần ghi nguồn khi viết “Ngựa vằn là loài động vật có vú”. Nếu trích dẫn bất cứ nguồn nào trong bài luận, bạn sẽ cần ghi một danh sách các tác phẩm được trích dẫn (hoặc thư mục) ở dưới cùng. Bước 6 - Tóm gọn lại bằng một đoạn kết luận. Để kết thúc bài luận, bạn sẽ viết một đoạn nhắc lại ý chính trong bài luận. Nói rằng các lập luận đã hỗ trợ cho luận điểm của bạn như thế nào và tóm tắt ngắn gọn về quan điểm hoặc lập luận chính của bạn. Bạn cũng có thể bàn về các câu hỏi chưa được giải đáp hoặc các ý tưởng đáng được khám phá sâu hơn. Phần kết luận nên ngắn gọn. Độ dài của phần kết luận tuỳ thuộc vào độ dài của bài luận, thường thì không dài hơn 1-2 đoạn. Ví dụ, với bài luận 1.000 từ, bạn nên viết phần kết luận dài khoảng 4-5 câu. Phương pháp 4 - Xem lại và chỉnh sửa bài luận Bước 1 - Nghỉ ngơi một chút sau khi hoàn thành bản nháp đầu tiên. Sau khi viết nháp bài luận, bạn nên nghỉ ngơi một thời gian. Như vậy, sau đó bạn sẽ có thể đọc lại với cái nhìn mới mẻ. Nếu có thể, bạn nên chờ 1-2 ngày trước khi xem lại bài luận. Nếu không có thời gian để nghỉ ngơi 2 ngày, ít nhất bạn cũng nên nghỉ vài tiếng đồng hồ để thư giãn hoặc làm một việc khác. Bước 2 - Đọc lại bản nháp để kiểm tra các lỗi hiển nhiên. Khi bạn đã sẵn sàng quay trở lại với bài luận, đầu tiên hãy đọc lại toàn bộ để tìm các vấn đề lớn. Bạn có thể thấy đọc lên thành tiếng sẽ hữu ích, vì tai của chúng ta có thể phát hiện được những thứ mà mắt không nhận ra. Nếu phát hiện ra bất cứ vấn đề nào, hãy ghi chú lại nhưng đừng cố gắng sửa ngay. Hãy tìm các vấn đề như sau: Các câu diễn đạt dài dòng Các điểm chưa được giải thích rõ ràng Các thông tin không cần thiết hoặc lạc đề Các câu chuyển ý không rõ hoặc cách sắp xếp không hợp lý Các lỗi chính tả, ngữ pháp, văn phong và dịnh dạng Ngôn ngữ hoặc giọng điệu không phù hợp (ví dụ như dùng từ lóng hoặc ngôn ngữ thông tục trong bài luận học thuật) Bước 3 - Chỉnh sửa bất cứ vấn đề lớn nào mà bạn tìm thấy. Quay lại chỉnh sửa bài luận sau khi đọc xong. Sau khi chính sửa, bạn hãy đọc lại lần nữa để đảm bảo bài luận trôi chảy và không còn sót vấn đề nào chưa sửa. Có thể bạn phải cắt bớt nội dung ở một số vị trí và thêm vào ở các vị trí khác. Có thể bạn cũng phải sắp xếp lại một số nội dung để bài luận được mạch lạc hơn. Bước 4 - Soát lại bài luận đã chỉnh sửa. Sau khi sửa bài luận, bạn hãy đọc kỹ lại lần nữa để phát hiện các lỗi nhỏ, chẳng hạn như lỗi đánh máy hoặc định dạng. Có thể bạn còn bỏ sót lỗi trong lần chỉnh sửa đầu tiên, cũng có thể có các lỗi mới xuất hiện sau khi chỉnh sửa. Có lẽ bạn sẽ dễ phát hiện lỗi khi in ra giấy hơn là nhìn trên màn hình máy tính. Đọc lại từng dòng chậm rãi và cẩn thận. Có thể cũng hữu ích nếu bạn đọc thành tiếng từng câu một.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Ch%C4%83m-s%C3%B3c-Th%E1%BB%8F-r%E1%BB%ABng-con
Cách để Chăm sóc Thỏ rừng con
Với số lượng thỏ rừng ngày càng tăng trong khu vực đô thị, xác suất phát hiện ổ thỏ ngày càng nhiều hơn bao giờ hết. Thật không may, ổ thường bị bỏ mặc không ai chăm sóc, và thỏ rừng con bị con người mang ra khỏi ổ không có khả năng tồn tại nếu không được bác sĩ thú y hoặc nhân viên bảo tồn động vật hoang dã có tay nghề cao chăm sóc. Ở nhiều quốc gia, việc chăm sóc thỏ rừng là bất hợp pháp, trừ khi bạn là nhân viên bảo tồn có giấy phép. Nếu cần phải chăm sóc thỏ con trong thời gian chờ đợi mang chúng đến bác sĩ thú y hoặc nhân viên bảo tồn động vật hoang dã, thì bạn nên đọc bài viết này để được trợ giúp thêm. Phương pháp 1 - Chuẩn bị Nơi trú ngụ cho Thỏ Bước 1 - Bạn cần xác định con thỏ thực sự cần được đưa về chăm sóc. Thỏ mẹ có thể rất kín đáo; nó rời khỏi ổ để xua đuổi thú săn mồi chứ không hề bỏ rơi con của mình. Nếu bạn tìm thấy ổ thỏ thì không nên đụng chạm vào. Nếu chúng cần được giúp đỡ (chẳng hạn như thỏ mẹ đã chết trên đường), bạn cần đưa chúng đến gặp bác sĩ thú y hoặc nhân viên bảo tồn động vật hoang dã. Thỏ đuôi bông hoang dã (wild cottontail) (Hoa Kỳ) chưa đủ tuổi cai sữa thường có đốm trắng trên trán. Một số khác khi sinh ra không hề có đốm. Một vài con thỏ sẽ còn nguyên "đốm" trong suốt cuộc đời và số khác lại mất đi sau khi trưởng thành. Việc có hoặc không có đốm chưa hẳn là bằng chứng về độ tuổi của thỏ cũng như nhu cầu cần được chăm sóc. Trong trường hợp thỏ con được đưa đi chỗ khác để tránh tình huống nguy hiểm (chẳng hạn như tránh động vật ăn thịt), thì đây chỉ là biện pháp tạm thời. Giữ thỏ con ở nơi an toàn, yên tĩnh cho đến khi nguy hiểm qua đi, sau đó đưa chúng về lại khu vực tìm thấy trước đó. Thỏ mẹ sẽ không bỏ rơi thỏ con nếu nó có mùi người. Đây là cơ hội tốt nhất để thỏ tồn tại. Tuy nhiên, nếu thỏ rừng con bị mèo tấn công, bất kỳ vết thương nhiễm trùng do móng vuốt hay răng gây ra sẽ GIẾT thỏ con trong vòng một vài ngày. Bạn cần đưa chúng đến nhân viên bảo tồn động vật hoang dã hoặc bác sĩ thú y để cung cấp kháng sinh an toàn dành cho thỏ. Bước 2 - Chuẩn bị nơi trú ngụ để thỏ ở lại đến khi nhận được sự trợ giúp. Bạn nên lấy hộp gỗ hoặc nhựa với một bên cao và đổ đất sạch không chứa thuốc trừ sâu, sau đó lót thêm một lớp cỏ khô lên trên (không dùng cỏ ướt). Đổ đất không có thuốc trừ sâu vào hộp, và phủ lên một lớp cỏ khô (không dùng cỏ ướt). Lót "ổ" hình tròn bên trong lớp cỏ khô cho thỏ con. Bạn có thể lót bằng lớp lông bám trên ổ thật hoặc lông của thỏ nhà. Không dùng lông của loài động vật khác, đặc biệt là động vật ăn thịt. Nếu không có lông thỏ, bạn có thể lót ổ bằng khăn giấy hoặc vải mềm thành một lớp dày. Đặt miếng đệm nóng, lớp đáy nóng, hoặc lồng ấp nằm dưới phần bên ổ để giữ ấm. Chỉ làm ấm một bên của hộp để thỏ con có thể di chuyển ra xa nếu cảm thấy quá nóng. Bước 3 - Đặt thỏ nhẹ nhàng vào trong ổ. Bạn có thể sử dụng găng tay để ẵm chúng. Thỏ con có thể mang bệnh và chảy máu do vết cắn. Hầu hết thỏ rừng trưởng thành đều nhiễm bọ chét, nhưng thỏ con thì không, nhưng có thể có vài con ve cần loại bỏ. Nếu cảm thấy khó chịu với loài ký sinh này, thì có thể nhờ người có kinh nghiệm xử lý. Bạn cần phải hết sức thận trọng với bọ ve vì chúng CÓ THỂ lây bệnh sang người. Tốt nhất nên giữ thỏ trong phạm vi cách xa khu vực sinh sống của con người (và động vật khác). Ngoài ra, bạn vẫn có thể cho thỏ đuôi bông con làm quen với mùi người. Chúng sẽ quay lại bản năng hoang dã khi trưởng thành. Tránh vuốt ve thỏ con quá nhiều. Điều này có thể làm chúng căng thẳng vì bị làm phiền quá mức và chết đi. Trải một ít lông, khăn giấy, vải nhung hay khăn vải lên mình thỏ để giữ ấm và an toàn. Lưu ý rằng thỏ rừng có thể truyền bệnh cho thỏ nhà. Vì vậy, bạn nên áp dụng quy trình vệ sinh cẩn thận sau khi chạm vào thỏ rừng, hoặc chất thải của chúng, đặc biệt là nếu bạn có nuôi vài con thỏ khác. Bước 4 - Đặt mái che lên trên hộp. Nếu thỏ có thể đi lại, bạn cần đậy kín hộp để chúng không thể nhảy ra ngoài. Cho dù chỉ mới vài tuần tuổi, thỏ vẫn giỏi trong việc nhảy nhót! Bạn cần đảm bảo phần hộp được che nắng. Bước 5 - Để thỏ ngủ trong hộp trong vòng 3 ngày. Sau đó, bạn có thể chuyển chúng sang chuồng nhỏ. Phương pháp 2 - Lên kế hoạch cho Thỏ ăn Bước 1 - Thỏ đuôi bông chưa mở mắt cần cho ăn sữa công thức. Nếu thỏ đã biết đi, chúng chỉ cần rau xanh tươi, cỏ khô và nước. Bạn có thể đặt thức ăn vào đĩa cạn cho thỏ lớn. Một khi ăn được rau xanh (không có thuốc trừ sâu hay thuốc diệt cỏ) và chạy nhảy, chúng đã sẵn sàng chuyển sang khu vực tốt hơn với nhiều che chắn cho loài vật nhỏ bé này. Khi chăm sóc thỏ rừng, bạn cần liên tục cho chúng ăn cỏ khô, nước và rau tươi giống như trong tự nhiên. Ngay cả những con thỏ còn nhỏ vẫn có thể nhấm nháp rau xanh và cỏ khô. Lúc đầu, thỏ con bị bỏ lại một mình thường không được cung cấp đủ nước. Bạn cần cho chúng uống Gatorade Lite thay vì Pedialyte trong vài lần ăn đầu tiên. Pedialyte tốt cho hầu hết các loài, nhưng lại cung cấp quá nhiều tinh bột dành cho thỏ. Bước 2 - Nếu thỏ con cần sữa bột công thức, bạn nên cho thỏ con uống sữa bột làm từ sữa dê. Thỏ mẹ cho con bú vào lúc hoàng hôn và bình minh trong vòng khoảng năm phút, vì vậy thỏ con (tùy thuộc vào kích thước và độ tuổi) chỉ cần được cho bú hai lần một ngày. Tuy nhiên sữa bột này không giàu dinh dưỡng như sữa mẹ, vì vậy bạn cũng nên cho thỏ con bú thường xuyên hơn. Thỏ con đang ở độ tuổi bú sữa luôn có bụng tròn nhỏ (không phải căng phình ra). Khi bụng hết tròn, thì đó là thời điểm bạn cần cho chúng bú tiếp. Hầu hết nhân viên bảo tồn thường cho thỏ uống hỗn hợp KMR (Kitten Milk Replacer-Sữa Thay thế cho Mèo) và Multi-Milk có sẵn tại cửa hàng tại khu bảo tồn. Bạn nên cho thêm Probiotic vào hỗn hợp, nếu có. Hỗn hợp này cần pha đặc vì sữa thỏ mẹ đặc hơn so với hầu hết các loài động vật có vú nhỏ khác. Điều này có nghĩa bạn cần pha khoảng 3 phần chất rắn (theo thể tích) và 4 phần nước cất. Không trực tiếp làm ấm hỗn hợp, thay vào đó nên làm ấm cách thủy: đun nước ấm và đặt bình sữa đã pha vào đó. Sử dụng ống hút sữa pipet hoặc ống tiêm gắn núm vú Miracle nhỏ kèm theo. Sử dụng ống tiêm 2,5 cc cho thỏ sơ sinh và chuyển sang ống tiêm 5 cc tương ứng với sức chứa dạ dày của thỏ tăng. Giữ thỏ con ở vị trí ngồi để không bị sặc! Bạn cần để sẵn khăn giấy bên cạnh để NHANH CHÓNG thấm khô sữa tràn vào lỗ mũi của thỏ! TUYỆT ĐỐI KHÔNG cho thỏ uống sữa bò. Sữa bò vốn dành cho bê non, không phải thỏ. Bước 3 - Không bao giờ cho thỏ ăn quá nhiều. Tình trạng chướng bụng cũng như tiêu chảy do ăn quá nhiều là nguyên nhân phổ biến gây tử vong ở thỏ rừng. Số lượng tối đa cho mỗi lần cho ăn phụ thuộc vào độ tuổi của thỏ. Bạn cần lưu ý rằng loài thỏ đuôi bông có kích thước nhỏ và chỉ nên cho ăn với lượng ít hơn tiêu chuẩn. Dưới đây là một số hướng dẫn chung liên quan đến lượng thức ăn phù hợp dành cho thỏ: Sơ sinh đến một tuần tuổi: 2-2,5 cc / ml mỗi lần cho ăn, hai lần mỗi ngày 1-2 tuần tuổi: 5-7 cc / ml mỗi lần cho ăn, hai lần mỗi ngày (ít hơn nếu thỏ còn rất nhỏ) 2-3 tuần tuổi: 7-13 cc / ml mỗi lần cho ăn, hai lần mỗi ngày (ít hơn nếu thỏ còn rất nhỏ) Khi thỏ được 2-3 tuần tuổi, bạn có thể cho chúng ăn 'cỏ đuôi mèo', cỏ yến mạch dạng viên và nước (thêm rau xanh tươi cho thỏ rừng) 3-6 tuần tuổi: 13-15cc / ml mỗi lần cho ăn, hai lần mỗi ngày (ít hơn nếu thỏ còn rất nhỏ). Bước 4 - Ngưng cho ăn vào thời điểm thích hợp. Thỏ bông thường cai sữa khoảng 3-4 tuần, vì vậy bạn không nên cho chúng bú sữa quá 6 tuần. Thỏ rừng tai dài cai sữa sau 9 tuần, vì vậy từ sau tuần thứ 9 bạn nên từ từ thay thế sữa bột bằng chuối và táo xắt thiệt nhỏ. Phương pháp 3 - Cho Thỏ sơ sinh Ăn Bước 1 - Luôn nhẹ nhàng và chậm rãi. Bạn nên để cho thỏ ăn theo tốc độ của riêng, và cẩn thận nhẹ nhàng trong khi đụng chạm vào cơ thể chúng. Nếu bạn cho thỏ ăn quá nhanh, chúng có thể bị nghẹt thở và chết. Bước 2 - Bảo vệ thỏ sơ sinh chưa mở mắt. Nếu thỏ còn quá nhỏ và mắt chỉ mới mở một phần, thì bạn có thể bọc chúng trong miếng vải nhỏ ấm áp che phần mắt và tai lại để không làm chúng sợ hãi. Bước 3 - Đưa núm vú bình sữa vào miệng thỏ. Bạn phải hết sức cẩn thận khi cho thỏ sơ sinh bú bằng cách đặt núm vú vào miệng nó. Nghiêng đầu thỏ ra sau một chút và cho núm vú vào phần răng bên. Bạn không thể đưa núm vú vào giữa răng cửa của chúng. Sau khi núm vú ở giữa răng bên, tiếp tục di chuyển từ từ ra phía trước. Nhẹ nhàng vặn chai để sữa chảy ra với lượng nhỏ. Trong vài phút, thỏ con sẽ bắt đầu mút núm vú. Tiếp tục cho thỏ con uống sữa bột khoảng 3-4 ngày, hai lần mỗi ngày, với lần bú cuối cùng là khoảng chiều tối như thói quen của thỏ mẹ. Bước 4 - Kích thích ruột thỏ sơ sinh. Thỏ bông sơ sinh cần được kích thích đi vệ sinh sau khi cho bú sữa. Bạn có thể thực hiện bằng cách nhẹ nhàng vuốt ve bộ phận sinh dục và hậu môn của thỏ sử dụng tăm bông hoặc miếng bông gòn ẩm để bắt chước hành động liếm của thỏ mẹ. Phương pháp 4 - Mang Thỏ Ra ngoài trời Bước 1 - Cho đàn thỏ dành nhiều thời gian ra ngoài ăn cỏ. Ngay sau khi thỏ con có thể đi bộ, chúng nên tập đi lại trên bãi cỏ trong vài giờ. Nhốt thỏ vào lồng thép bảo vệ. Bạn cần theo dõi chúng để giữ an toàn tránh khỏi kẻ thù và tình huống nguy hiểm khác. Bước 2 - Bắt đầu cho thỏ tự ăn uống không cần hỗ trợ. Khi thỏ bốn ngày tuổi trở lên, bạn nên đặt khay sữa và nước có nắp đậy vào chuồng. Quan sát hành động của thỏ con một cách thận trọng. Chúng nên bắt đầu ăn uống mà không cần sự giúp đỡ. Kiểm tra độ ẩm trong chuồng thỏ. Bạn cần thêm sữa bột mới thay phần sữa đổ ra ngoài nhằm đảm bảo chúng hấp thụ đầy đủ. Rót đầy sữa bột và nước vào buổi tối và buổi sáng. Bạn nên chú ý lượng cho vào để thỏ không ăn quá no. Không đổ quá nhiều nước vào khay gần chuồng thỏ vì chúng có thể chết đuối. Bước 3 - Thay đổi thức ăn mới sau 4 ngày. Sau khi thỏ con đã thành thạo trong việc ăn uống, bạn có thể thay thức ăn mới trong chuồng. Một vài loại thức ăn điển hình là: Cỏ tươi Cỏ khô Mẩu bánh mì Cỏ ba lá Cỏ đuôi mèo Táo xắt miếng Yến mạch Bước 4 - Luôn cung cấp nước sạch. Thỏ cần uống nước sạch và trong lành. Điều này giúp hỗ trợ tiêu hóa và cơ thể luôn được cung cấp đủ nước và khỏe mạnh. Phương pháp 5 - Di chuyển Thỏ Ra ngoài Thiên nhiên Bước 1 - Cho thỏ cai sữa. Khi thỏ tự ăn uống được, bạn nên ngừng cho chúng ăn sữa bột và để chúng tự ăn cỏ và các loại thực vật khác. Bạn cần đảm bảo rằng thỏ đã đủ tuổi cai sữa (3-5 tuần đối với thỏ bông và hơn 9 tuần đối với thỏ rừng tai dài). Bước 2 - Ngừng tác động lên thỏ. Thỏ cần phải chuẩn bị để thả vào tự nhiên, vì vậy bạn nên ngừng chạm vào chúng nếu có thể. Khi đó chúng ít phụ thuộc vào bạn và tự túc nhiều hơn. Bước 3 - Di chuyển thỏ ra ngoài trời trong suốt toàn bộ thời gian. Nhốt chúng vào lồng thép có mái che bên ngoài ngôi nhà của bạn. Đáy lồng nên đan dây chừa lỗ to để thỏ ăn cỏ, và kiểm tra kích thước lỗ để chúng không lọt ra ngoài được. Di chuyển lồng đến các điểm khác nhau trong sân vườn để thỏ tiếp cận nguồn thực vật mới thường xuyên. Tiếp tục cung cấp thêm loại thực vật khác ngoài cỏ. Bước 4 - Di chuyển đàn thỏ sang chuồng lớn khi chúng đã trưởng thành. Xây chuồng mới trên bãi cỏ ngoài sân vườn và tiếp tục cho đàn thỏ ăn thêm rau xanh hai lần một ngày. Chuồng nên có chỗ hở hoặc đáy đan bằng dây thép chừa lỗ và chắc chắn để tránh thú săn mồi tấn công. Bước 5 - Thả đàn thỏ vào tự nhiên. Khi thỏ có kích thước từ 20 đến 23 cm ở tư thế ngồi, thì chúng đã đủ lớn để hòa mình vào thiên nhiên hoang dã ở nơi an toàn. Trong trường hợp thỏ chưa tự túc được, bạn có thể nhốt lâu hơn một chút, nhưng không nên để chúng trưởng thành trong tình trạng bị giam cầm . Bước 6 - Gọi điện đến văn phòng bảo tồn động vật hoang dã tại địa phương để được giúp đỡ. Nếu thỏ đủ lớn để thả vào tự nhiên nhưng vẫn chưa tự túc được, thì bạn nên liên lạc cho chuyên gia. Họ có cách giải quyết tình hình cụ thể của bạn.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/C%E1%BA%AFt-bao-quy-%C4%91%E1%BA%A7u
Cách để Cắt bao quy đầu
Cắt bao quy đầu là phẫu thuật cắt bỏ lớp da bên ngoài đầu dương vật. Thủ thuật này thường được thực hiện vì lý do sức khỏe và vệ sinh cũng như các mục đích tôn giáo và nghi lễ. Nếu quan tâm đến việc cắt bao quy đầu, bạn hãy đọc tiếp về lợi ích và rủi ro cũng như kế hoạch cho việc phục hồi. Phương pháp 1 - Hiểu về phẫu thuật cắt bao quy đầu Bước 1 - Hiểu về thủ thuật cắt da quy đầu. Nếu bạn quyết định cắt bao quy đầu, bác sĩ sẽ tiến hành một thủ thuật nhanh, tương đối đơn giản để cắt bỏ vĩnh viễn phần da bao đầu dương vật. Sau thời gian hồi phục, dương vật sẽ lành lại bình thường nhưng không có phần da ngoài có thể tuột xuống như trước. Nói chung, cắt bao quy đầu thường được thực hiện cho trẻ sơ sinh, nhưng cũng có thể tiến hành trên người trưởng thành thường vì mục đích thẩm mỹ hoặc tôn giáo. Cắt bao quy đầu cũng được khuyến nghị khi bạn có các vấn đề về đường tiểu như bí tiểu hoặc nhiễm trùng nấm men tái đi tái lại ở dương vật, vì nó giúp ngăn chặn nhiễm trùng. Cắt bao quy đầu không giúp ngăn chặn các bệnh lây qua đường tình dục. Thủ thuật cắt bao quy đầu chỉ nên được thực hiện bởi bác sĩ có giấy phép. Không bao giờ nên tự cắt bao quy đầu trong bất cứ trường hợp nào, vì chỉ một sơ suất nhỏ cũng có thể dẫn đến nguy hiểm. Bước 2 - Tìm hiểu về quá trình phẫu thuật. Nếu quyết định cắt bao quy đầu, bạn nên nói chuyện với bác sĩ và hẹn một buổi để được tư vấn. Về cơ bản, thủ thuật bao gồm các bước sau: Bộ phận sinh dục sẽ được rửa sạch và chuẩn bị cho việc phẫu thuật. Bạn sẽ được gây tê bằng thuốc ức chế dẫn truyền thần kinh lưng. Bác sĩ dùng kéo cắt phần da phía trên đầu dương vật, đường rạch thứ hai sẽ được thực hiện ở bên dưới, cắt đi phần da bao xung quanh đầu dương vật. Các mép da sẽ được kéo lại và các mạch máu được thắt bằng chỉ khâu hoặc đốt điện, tức là dùng dòng điện để đốt các đầu mạch máu. Cuối cùng các mép da được khâu lại và dương vật sẽ được băng chặt cho quá trình hồi phục. Bước 3 - Hiểu về các lợi ích. Mặc dù có nhiều lợi ích về y khoa chưa được chứng thực, nhưng sự thực là hầu hết các trường hợp cắt bao quy đầu được thực hiện với mục đích tôn giáo và thẩm mỹ. Việc cắt bao quy đầu được cho là giảm rủi ro mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, nhiễm trùng đường tiết niệu và ung thư dương vật. Một số người trưởng thành cắt bao da quy đầu vì lý do vệ sinh cho rằng dương vật không cắt bao quy đầu sẽ khó giữ sạch hơn và “kém hấp dẫn” hơn so với khi đã cắt bao quy đầu. Cắt bao quy đầu giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu lên tới 90%. Cắt bao quy đầu giúp giảm nguy cơ bị viêm bao quy đầu, ung thư dương vật và ung thư tuyến tiền liệt, đồng thời giảm rủi ro nhiễm HIV 60%. Cắt bao quy đầu giúp giảm rủi ro nhiễm vi-rút HPV, và ung thư cổ tử cung ở bạn tình nữ. Cắt bao quy đầu không loại trừ khả năng bị lây bệnh qua đường tình dục. Bạn nhớ phải thực hành các biện pháp an toàn khi quan hệ, và luôn mang bao cao su. Trong một số trường hợp hiếm gặp hơn, thủ thuật cắt bao quy đầu cũng được thực hiện để chữa chứng hẹp bao quy đầu, viêm quy đầu cấp tính hoặc thắt nghẹt da quy đầu do tình trạng hẹp bao quy đầu. Bước 4 - Hiểu về các nguy cơ. Về căn bản, thủ thuật cắt bao quy đầu là việc tự nguyện cắt một phần bộ phận sinh dục, bỏ đi phần đầu nhạy cảm nhất của bao da ngoài dương vật. Cũng như bất cứ ca phẫu thuật không cấp thiết nào khác, phẫu thuật cắt bao da quy đầu cũng có rủi ro biến chứng. Thông thường được thực hiện cho trẻ sơ sinh, thủ thuật cắt bao quy đầu trên người trưởng thành thường gây khó chịu và bất tiện trong thời gian phục hồi. Đối với người trưởng thành, cắt bao quy đầu là lựa chọn cá nhân và vẫn còn gây tranh cãi. Nhiều người đã cắt bao quy đầu tỏ ra hài lòng, một số khác lại phàn nàn. Bạn nên cân nhắc các mặt lợi và hại để có lựa chọn đúng cho mình. Bước 5 - Kiểm tra các bệnh viện và cơ sở y tế ở trong vùng bạn ở. Nếu muốn được tư vấn riêng, bạn hãy tìm lời khuyên của bác sĩ điều trị. Liên lạc với bệnh viện và nói chuyện với bác sĩ khoa tiết niệu để nghe thêm ý kiến khác về lợi ích và rủi ro, đồng thời tìm hiểu về thủ thuật và quá trình hồi phục. Đối với thiếu niên và người lớn, thủ thuật cắt bao quy đầu thường được thực hiện với việc gây tê và mất 2 tuần để hồi phục. Một số bệnh viện không thực hiện phẫu thuật cắt bao quy đầu trừ khi vì lý do y khoa. Nếu quyết định cắt bao quy đầu, bạn cần tìm hiểu vài nơi để được tiến hành thủ thuật. Bước 6 - Chuẩn bị cho thủ thuật. Bạn cần đảm bảo dành thời gian phục hồi, có thể đến 2 tuần. Nếu cắt bao quy đầu vì lý do tôn giáo, bạn hãy tận dụng thời gian trước khi phẫu thuật để hoàn thành các nghi thức liên quan. Tham khảo ý kiến các thành viên khác trong cộng đồng tôn giáo để có lời khuyên và hướng dẫn. Phương pháp 2 - Phục hồi sau phẫu thuật cắt bao quy đầu Bước 1 - Giữ vùng kín sạch sẽ và khô ráo. Che vết thương bằng vật liệu chống thấm nước khi tắm trong vài ngày đầu và giữ thật sạch khi đi vệ sinh. Vết thương cần phải khô ráo để có thể mau lành. Bác sĩ sẽ có hướng dẫn cụ thể hơn và cho thuốc bôi tại chỗ, tuy nhiên nói chung bạn cần giữ vùng được phẫu thuật sạch và khô hết sức có thể. Bạn có thể được đặt ống thông đường tiểu vài ngày sau phẫu thuật để giúp dương vật khô ráo. Bác sĩ sẽ lấy ống thông ra sau khi vết thương đã lành. Bước 2 - Mặc quần lót vải cotton rộng rãi. Thay quần lót trong ngày để giữ vùng kín thật sạch. Bạn cũng nên mặc quần lót rộng rãi để giúp không khí lưu thông tốt. Tránh mặc quần jeans chật, và cân nhắc mặc quần đùi vải cotton hoặc các kiểu quần rộng khác. Bạn có thể thoa Vaseline y tế để tránh cho vết thương dính vào quần áo hay gạc. Bước 3 - Dùng thuốc theo chỉ định. Có thể bác sĩ sẽ kê toa thuốc bôi giảm đau hoặc các loại thuốc mỡ khác. Bạn cần sử dụng thường xuyên theo hướng dẫn. Bạn cũng có thể bôi thêm sáp chưng cất từ dầu mỏ (Va-dơ-lin) để tránh bị trầy xước trong thời gian phục hồi. Phương pháp 3 - Cắt bao quy đầu cho trẻ nhỏ Bước 1 - Cân nhắc về các biến chứng của thủ thuật cắt bao quy đầu. Thủ thuật này thường được thực hiện ở bệnh viện trong vài ngày sau khi em bé sinh ra, được hoàn tất với quá trình hồi phục nhanh và tương đối không đau. Bạn hãy cân nhắc xem liệu nên để con bạn sau này tự quyết định hay cắt bao quy đầu cho trẻ ngay tại bệnh viện. Nói chuyện với bác sĩ sản khoa và bác sĩ nhi khoa. Nói chung, thủ thuật sẽ được thực hiện nhanh, thời gian hồi phục nhanh chóng, việc giữ vệ sinh cho trẻ cũng tương đối đơn giản. Bước 2 - Giữ vệ sinh vết thương. Tránh lau bằng khăn giấy ướt hoặc các dung dịch vệ sinh khác. Tắm khô cho bé bằng nước xà phòng ấm trong vài ngày đầu. Một số bác sĩ nhi khoa khuyên nên che kín bộ phận sinh dục cho bé, một số khác lại khuyên nên để hở cho mau lành. Nếu muốn che một lớp gạc lên bộ phận sinh dục của trẻ, trước tiên bạn nên thoa một chút sáp chưng cất từ dầu mỏ để tránh bị trầy xước gây đau. Bước 3 - Để sắp xếp cho lễ Bris (nghi thức cắt bao quy đầu cho trẻ Do Thái), bạn hãy tìm Mohel (người chuyên cắt bao quy đầu trong đạo Do Thái). Nghi thức Bris thường không được thực hiện ở bệnh viện mà ở một địa điểm riêng. Để sắp xếp lễ Bris, bạn hãy nói chuyện với giáo sĩ Do Thái hoặc các cố vấn tôn giáo khác.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/L%C3%A0m-tr%E1%BB%A9ng-%E1%BB%91p-la
Cách để Làm trứng ốp la
Món trứng ốp la chỉ được rán một mặt với lòng đỏ còn nguyên vẹn, có màu vàng và còn lỏng. Đây là bữa sáng thơm ngon và hoàn hảo hơn khi kết hợp với một ổ bánh mì để chấm lòng đỏ! Bạn có thể dễ dàng làm món trứng ốp la tại nhà bằng chảo hoặc lò nướng. Phương pháp 1 - Rán trứng trong chảo Bước 1 - Đun 1 thìa canh (khoảng 15g) bơ bằng chảo gang hoặc chảo không dính trên bếp với lửa nhỏ. Hãy chọn chảo đủ to sao cho chứa được 2 quả trứng để chúng không bị dính vào chảo. Đặt chảo có sẵn bơ lên bếp và bật bếp để đun bơ. Nếu đó là loại chảo không có lớp chống dính, chẳng hạn như chảo với chất liệu thép cacbon, bạn sẽ cần xịt một lớp chống dính mỏng lên chảo trước khi thêm bơ. Bước 2 - Nghiêng chảo để dàn trải đều bơ trên bề mặt chảo. Bơ giúp rút ngắn thời gian rán mặt dưới của trứng và giữ được hình dạng của trứng. Hãy đảm bảo rằng bơ phủ hết gần như toàn bộ bề mặt chảo. Nếu không có bơ, bạn có thể dùng mỡ lợn, dầu ô-liu hoặc mỡ trong thịt xông khói để rán trứng. Bước 3 - Nhẹ nhàng đập 1 quả trứng vào chảo sao cho lòng đỏ vẫn còn nguyên. Khi bơ bắt đầu sủi tăm, bạn giữ quả trứng ở phía trên cách bề mặt chảo 1,5cm và từ từ tách vỏ trứng, rồi để trứng nhẹ nhàng rơi xuống bề mặt chảo nóng. Lòng trắng trứng sẽ nhanh chóng được rán chín. Nếu bạn gặp khó khăn với việc tách vỏ trứng, hãy đập trứng vào bát, kiểm tra các mảnh vụn của vỏ trứng rồi cẩn thận đổ trứng vào chảo. Bước 4 - Đập một quả trứng khác vào chảo sao cho hai lòng trắng không chạm vào nhau. Đây là lúc bạn đập thêm một quả trứng khác vào chảo. Nếu hai lòng trắng chạm vào nhau, bạn sẽ đặt mép phẳng của sạn vào giữa hai quả trứng để tách chúng ra. Hoặc, bạn có thể để lòng trắng chạm vào nhau và tách ra sau khi trứng đã chín bằng cách dùng sạn hoặc dao. Bước 5 - Dùng nắp đậy chảo và rán trứng thêm 2-3 phút. Việc đậy chảo có thể rút ngắn thời gian chế biến và đảm bảo lòng trắng trở nên cứng còn lòng đỏ vẫn lỏng. Sau 2 phút, bạn mở nắp và kiểm tra để chắc chắn bề mặt lòng trắng trứng đã chín. Nếu trứng chưa đủ chín, bạn sẽ tiếp tục đậy nắp và rán trứng thêm 30-60 giây. Bạn có thể kiểm tra độ chín của trứng bằng cách lắc chảo nhẹ nhàng để thấy lòng đỏ còn lúc lắc và lòng trắng đã cứng. Bước 6 - Cho trứng ra đĩa rồi nêm thêm muối và tiêu. Cẩn thận nghiêng chảo 45 độ ngay cạnh đĩa và quan sát khi trứng trượt khỏi chảo. Để dễ dàng kiểm soát, bạn đưa sạn xuống mỗi quả trứng và xúc ra đĩa. Thêm một ít muối và tiêu tùy theo khẩu vị rồi thưởng thức! Bạn có thể ăn trứng ốp la với cơm trắng, bánh mì hoặc chuẩn bị như một bữa sáng đầy đủ chất dinh dưỡng với thịt, khoai tây và hoa quả. Phương pháp 2 - Chế biến trứng bằng lò nướng Bước 1 - Làm nóng lò nướng đến nhiệt độ 175°C. Dùng nút vặn trên lò nướng để điều chỉnh nhiệt độ phù hợp và bắt đầu chuẩn bị thức ăn trong khi làm nóng lò. Bước này sẽ mất khoảng 10-15 phút tùy thuộc vào từng lò nướng. Bước 2 - Đun 1 thìa cà phê dầu ô-liu trong chảo an toàn cho lò nướng trên bếp với chế độ lửa vừa. Hãy kiểm tra xem bên dưới đáy chảo có nhãn “an toàn cho lò nướng” hay không. Nếu đây là loại chảo phù hợp, bạn sẽ đổ 1 thìa canh dầu ô-liu vào chảo và nghiêng chảo để dàn trải dầu trên bề mặt chảo. Tiếp theo, đặt chảo lên bếp và đun đến khi dầu bắt đầu sủi tăm. Thông thường, hầu hết chảo gang đều dùng được trong lò nướng, nhưng nhiều loại chảo chống dính và thép cacbon thì không. Bước 3 - Đập 2 quả trứng vào chảo sao cho lòng trắng không dính vào nhau. Bạn sẽ cẩn thận đập từng quả trứng vào mỗi bên của chảo. Nếu lòng trắng chạm vào nhau, hãy đặt mép phẳng của sạn vào giữa chúng để tách ra cho đến khi bạn đặt chảo vào lò nướng. Sau khi đập trứng vào chảo, bạn nhấc chảo ra khỏi bếp. Cố gắng thực hiện thao tác đập trứng vào chảo càng nhanh càng tốt nhưng vẫn giữ nguyên lòng đỏ. Bước 4 - Cho chảo vào lò nướng và nướng trứng khoảng 4 phút. Nhấc chảo ra khỏi bếp và nhẹ nhàng đặt chảo vào giữa lò nướng. Để chảo trong lò nướng đến khi lòng trắng cứng lại; bạn có thể kiểm tra bằng cách lắc nhẹ chảo. Nếu lòng đỏ vẫn lúc lắc và lòng trắng thì cứng lại, món trứng đã sẵn sàng để thưởng thức! Với một số loại lò nướng, bước này có thể mất 3 phút rưỡi; vì vậy, hãy bật đèn lò nướng và quan sát từng lòng trắng để biết khi nào chúng chín hoàn toàn. Nếu lòng đỏ bắt đầu chuyển sang màu trắng, hãy lấy chảo ra khỏi lò nướng ngay lập tức để trứng không chín quá mức. Bước 5 - Lấy trứng ra khỏi lò nướng và cho vào đĩa để nêm gia vị. Bạn nhớ đeo găng tay nhà bếp khi lấy chảo ra khỏi lò nướng, nghiêng chảo 45 độ để chuyển trứng từ chảo sang đĩa. Cuối cùng là thêm một ít muối và tiêu tùy theo khẩu vị rồi thưởng thức! Tốt nhất bạn nên thưởng thức ngay lập tức để trứng không bị nguội.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Thay-%C4%91%E1%BB%95i-t%C3%A0i-kho%E1%BA%A3n-Gmail-m%E1%BA%B7c-%C4%91%E1%BB%8Bnh
Cách để Thay đổi tài khoản Gmail mặc định
Tài khoản Gmail mặc định sẽ quy định tài khoản YouTube mặc định, lịch và nhiều ứng dụng khác của bạn. Để thay đổi tài khoản Gmail mặc định, bạn sẽ cần phải đăng xuất tất cả các tài khoản hiện tại, sau đó đăng nhập lại trên trình duyệt để lưu tài khoản mặc định mong muốn; tiếp theo, bạn có thể thêm các tài khoản khác vào tài khoản mặc định mới. Phương pháp 1 - Thay đổi tài khoản Gmail mặc định Bước 1 - Truy cập vào hộp thư đến. Đảm bảo tài khoản bạn truy cập là tài khoản mặc định trước khi thực hiện các bước tiếp theo. Bước 2 - Nhấn vào ảnh đại diện. Ảnh này nằm ở góc trên bên phải trong trang hộp thư đến. Bước 3 - Nhấn "Sign out" (Đăng xuất) trong trình đơn thả xuống. Tài khoản Gmail mặc định và tất cả các tài khoản liên kết khác sẽ được đăng xuất. Bước 4 - Chọn tài khoản bạn muốn đặt làm mặc định. Bước 5 - Nhập mật khẩu cho tài khoản. Bước 6 - Nhấn "Sign in" (Đăng nhập). Lúc này bạn đã đăng nhập vào tài khoản mặc định mong muốn, sau đó, bạn có thể thêm các tài khoản khác vào tài khoản mặc định. Phương pháp 2 - Thêm tài khoản Bước 1 - Nhấn vào ảnh đại diện. Bước 2 - Chọn "Add Account" (Thêm tài khoản) trong trình đơn thả xuống. Bước 3 - Chọn tên tài khoản bạn muốn thêm. Hoặc bạn cũng có thể nhấn tùy chọn "Add account" (Thêm tài khoản) ở dưới để thêm một tài khoản mới. Bước 4 - Nhập mật khẩu cho tài khoản muốn thêm. Nếu bạn thêm tài khoản chưa liên kết với tài khoản mặc định trước đó, bạn có thể sẽ cần nhập cả địa chỉ email. Bước 5 - Nhấn "Sign in" (Đăng nhập) khi nhập xong. Lúc này tài khoản thứ hai của bạn đã được đăng nhập và liên kết với tài khoản thứ nhất! Bạn có thể lặp lại quá trình này với nhiều tài khoản khác.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/X%E1%BB%AD-l%C3%BD-l%E1%BB%97-x%E1%BB%8F-khuy%C3%AAn-r%E1%BB%91n-nhi%E1%BB%85m-tr%C3%B9ng
Cách để Xử lý lỗ xỏ khuyên rốn nhiễm trùng
Trong khi chờ vết thương lành sau khi xỏ khuyên rốn, quan trọng là bạn phải tránh kích ứng vết thương. Ngoài ra, ngăn ngừa nhiễm trùng là điều cực kỳ cần thiết để hạn chế tối đa kích ứng ở lỗ xỏ khuyên. Biện pháp quan trọng nhất để phòng chống và điều trị nhiễm trùng là rửa vết thương thật kỹ. Bạn cũng có thể giảm viêm tấy do nhiễm trùng bằng cách bảo vệ và sát trùng lỗ xỏ khuyên. Phương pháp 1 - Giữ sạch lỗ xỏ khuyên Bước 1 - Rửa lỗ xỏ khuyên hàng ngày. Rửa vết thương thường xuyên là cách hữu hiệu nhất để đẩy nhanh quá trình hồi phục sau khi xỏ khuyên. Biện pháp này giúp rút ngắn giai đoạn đau và dễ viêm, đồng thời giúp ngăn ngừa các biến chứng nặng như nhiễm trùng. Sau khi rửa tay bằng xà phòng và nước ấm, bạn hãy dùng tăm bông hoặc viên bông gòn nhúng dung dịch muối hoặc xà phòng diệt khuẩn nhẹ dịu để rửa cả hai lỗ xỏ khuyên, nhớ rửa cả rốn nữa. Nhẹ nhàng xoay khuyên 4 lần sau khi rửa vết thương. Bạn có thể tự pha dung dịch muối bằng cách hoà tan nửa thìa cà phê muối trong 1 cốc nước ấm. Tiếp tục rửa lỗ xỏ khuyên và vùng da xung quanh mỗi ngày 1-2 lần cho đến khi giảm bớt tình trạng đỏ, sưng và rỉ dịch vốn thường xảy ra sau khi xỏ khuyên rốn. Bước 2 - Rửa lỗ xỏ khuyên mỗi lần tắm. Khi vết thương ở lỗ xỏ khuyên rốn đã lành, giữ vệ sinh thường xuyên vẫn là điều quan trọng. Bạn nên tắm dưới vòi sen thay vì tắm bồn, vì nước bồn tắm có thể chứa vi khuẩn gây nhiễm trùng lỗ xỏ khuyên. Không dùng khăn bông hoặc xơ mướp để rửa lỗ xỏ khuyên rốn. Những vật liệu này có thể là nơi trú ẩn của vi khuẩn, ngoài ra còn có thể mắc vào khuyên và gây kích ứng vết thương. Dùng xà phòng nhẹ dịu để rửa cả hai lỗ xỏ khuyên, rốn và vùng da xung quanh. Dùng vòi sen rửa sạch xà phòng. Bước 3 - Không để cho dịch tiết cơ thể tiếp xúc với lỗ xỏ khuyên. Một yếu tố gây kích ứng và là nguồn gây nhiễm trùng lỗ xỏ khuyên rốn thường gặp chính là dịch cơ thể, kể cả của bạn và của người khác. Hãy tránh để nước bọt, mồ hôi và các dịch tiết khác chảy vào rốn hoặc vùng da xung quanh lỗ xỏ khuyên. Khi đổ mồ hôi, bạn cần rửa lỗ xỏ khuyên rốn ngay khi có thể. Bước 4 - Tránh ngâm nước. Không xuống hồ nước, ngâm bồn tắm nước nóng hoặc bơi ở ao hồ tự nhiên khi lỗ xỏ khuyên chưa lành hoặc đang nhiễm trùng. Ngay cả một bể bơi sạch được bảo dưỡng tốt và đã xử lý hoá chất vẫn có thể có vi khuẩn gây nhiễm trùng hoặc kéo dài thời gian hồi phục. Bước 5 - Tuân theo các hướng dẫn giữ vệ sinh vết thương. Sau khi xỏ khuyên, bạn sẽ được chuyên viên hướng dẫn cách rửa lỗ xỏ khuyên và giúp vết thương mau lành. Hãy nhớ mọi hướng dẫn của họ và ghi lại nếu bạn sợ quên. Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng khó chịu hoặc nhiễm trùng ở lỗ xỏ khuyên, hãy gọi cho cơ sở mà bạn đã đến xỏ khuyên và hỏi họ cách xử lý. Phương pháp 2 - Giảm thiểu các yếu tố kích ứng vật lý Bước 1 - Tránh các hoạt động thể thao tiếp xúc trong 2 tuần. Lỗ xỏ khuyên rốn đặc biệt dễ bị kích ứng trong vài tuần đầu. Trong thời kỳ phục hồi quan trọng này, bạn hãy tránh mọi hoạt động tiếp xúc cơ thể, nhất là tránh các bài tập nặng vốn có thể ngăn cản quá trình hồi phục. Không chơi các môn thể thao đồng đội như bóng đá hay bóng rổ cho đến khi vết thương lành hẳn. Bạn cũng nên tránh cả các động tác giãn cơ mức độ cao trong 2 tuần như bài tập leo núi hoặc yoga. Bước 2 - Mặc quần áo rộng rãi. Lực ma sát hoặc cọ xát dù rất nhỏ cũng có thể kích ứng lỗ xỏ khuyên rốn. Trong thời gian vết thương chưa lành sau khi xỏ khuyên hoặc nhiễm trùng, bạn cần mặc trang phục rộng rãi, không liên tục chà xát hoặc ép vào lỗ xỏ khuyên. Bước 3 - Cố gắng nằm ngửa khi ngủ. Một điều bạn cần chú ý là ngăn ngừa kích ứng lỗ xỏ khuyên rốn khi nằm ngủ. Nằm nghiêng cũng được, nhưng tốt nhất là bạn nên nằm ngửa. Quan trọng nhất là tránh ngủ ở tư thế nằm sấp. Bước 4 - Đừng nghịch lỗ xỏ khuyên rốn. Nếu bạn hay đụng chạm vào lỗ xỏ khuyên, nó sẽ bị kích ứng, thậm chí dẫn đến nhiễm trùng. Đặc biệt là tránh bất giác sờ hoặc lay khuyên rốn. Khi muốn điều chỉnh trang sức hoặc chạm vào lỗ xỏ khuyên vì lý do khác, bạn nhớ phải rửa tay trước. Phương pháp 3 - Điều trị nhiễm trùng Bước 1 - Nhận biết các dấu hiệu nhiễm trùng. Vùng da xung quanh lỗ xỏ khuyên có thể đỏ, đau và/hoặc sưng trong vài tuần sau khi xỏ. Tuy nhiên, nếu những triệu chứng này kéo dài 3 tuần thì có thể vết thương đã nhiễm trùng. Tương tự, dịch màu vàng là bình thường trong 1 tuần sau khi xỏ khuyên rốn, nhưng nếu dịch vẫn tiếp tục rỉ ra, chuyển màu xanh lá hoặc có lẫn máu thì đó là dấu hiệu nhiễm trùng. Các dấu hiệu khác của nhiễm trùng bao gồm vảy đóng quá nhiều xung quanh một hoặc cả hai lỗ xỏ khuyên, đau dai dẳng hoặc xót khi chạm vào, da mẫn cảm, trông thấy lỗ xỏ khuyên qua da, trang sức lung lay hoặc lỏng ra. Nếu thấy có bất cứ triệu chứng nào trên đây, bạn hãy đến gặp bác sĩ. Bước 2 - Sát trùng vết thương bằng gạc nước muối. Chườm nước muối là một cách khác để rửa và sát trùng lỗ xỏ khuyên rốn, giúp giảm đau hoặc viêm tấy vì nhiễm trùng. Hoà tan ¼ thìa muối trong 1 cốc nước ấm ở nhiệt độ an toàn. Dùng viên bông y tế hoặc miếng gạc sạch nhúng vào dung dịch. Nằm ngửa và áp gạc nước muối lên rốn 10 phút. Chườm mỗi ngày 2 lần để diệt vi khuẩn và giảm viêm. Lau khô rốn bằng sản phẩm dùng một lần như khăn giấy. Bạn cũng có thể dùng gạc hoặc khăn vải sạch. Bước 3 - Không tháo trang sức hoặc dùng thuốc mỡ kháng sinh. Có thể bạn cảm thấy nên làm vậy, nhưng thực ra những việc này sẽ khiến vết thương lâu lành hơn. Việc tháo trang sức có thể dẫn đến các biến chứng khác, còn thuốc mỡ kháng sinh có thể giữ vi khuẩn trong lỗ xỏ khuyên. Bước 4 - Cân nhắc dùng các liệu pháp bổ sung. Dầu tràm trà, lô hội, giấm trắng và trà cúc La Mã cũng được cho là có các đặc tính chống nhiễm trùng. Mặc dù rửa nước muối là phương pháp được khuyên dùng để sát trùng lỗ xỏ khuyên, nhưng các liệu pháp trên cũng có thể giúp giảm viêm tấy và các triệu chứng nhiễm trùng. Gel lô hội có thể giúp làm dịu lỗ xỏ khuyên bị kích ứng và ngăn ngừa sẹo. Bạn có thể mua gel lô hội ở các hiệu thuốc. Bước 5 - Đến gặp bác sĩ khi bị nhiễm trùng nặng. Các liệu pháp tại nhà có thể không đủ để chữa trường hợp nhiễm trùng dai dẳng. Nếu bạn bị nhiễm trùng kéo dài hơn một tuần, hãy hẹn với bác sĩ để đến khám. Nếu vùng rốn bị sưng to, đau nhiều và/hoặc tiếp tục chảy máu hoặc tiết dịch, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/T%E1%BB%B1-l%C3%A0m-%C3%A1o-b%C3%B3-ng%E1%BB%B1c
Cách để Tự làm áo bó ngực
Nếu bạn muốn làm phẳng ngực, hãy yên tâm rằng bạn không đơn độc! Trên mạng có rất nhiều sản phẩm an toàn và dễ sử dụng dành cho mục đích này. Nhưng nếu muốn tự làm, bạn vẫn có vài sự lựa chọn. Chẳng hạn, bạn có thể biến một chiếc quần bó thành áo bó ngực. Khi mặc áo bó ngực, bạn cần lưu ý: nếu như áo quá chật hoặc chất liệu không phù hợp, các mô có thể bị thương tổn. Phương pháp 1 - Biến quần bó thành áo bó ngực Bước 1 - Mua hoặc tìm một chiếc quần bó hoặc quần tất nịt bụng. Bạn có thể sử dụng bất kỳ loại quần bó nào cho mục đích này. Nếu ngực và eo có số đo gần bằng nhau, bạn chỉ cần mua kích cỡ thông thường. Nếu không, hãy dùng thước dây để đo vòng ngực. Đặt một đầu phía trước ngực, vòng ra sau lưng cho đến khi thước dây gặp lại đầu ban nãy. Kéo nhẹ cho thước dây siết hờ trên ngực và lấy số đo nơi thước dây gặp lại điểm tham chiếu ban đầu. Bạn có thể sử dụng số đo này để chọn mua quần bó phù hợp với kích cỡ. Hãy kiểm tra bảng kích cỡ phía phía sau bao bì sản phẩm hoặc trong phần thông tin nếu bạn mua trên mạng. Bước 2 - Cắt hai ống quần. Chừa khoảng 15 đến 20 cm ống quần ở cả hai bên, sau đó dùng kéo sắc để cắt ngang qua. Lúc này quần bó sẽ trông như quần đùi. Bước 3 - Cắt một lỗ ở đáy quần để tròng đầu. Bắt đầu bằng cách xác định vị trí của đáy quần bó. Sau đó, vuốt phẳng để chiếc quần bó nằm ngay ngắn trên mặt phẳng. Dùng kéo cắt một lỗ ngay đáy quần, vừa đủ để bạn có thể tròng đầu qua. Nếu lỗ chưa đủ to để tròng đầu, hãy dùng kéo để cắt thêm cho rộng ra. Bước 4 - Tròng quần bó qua đầu như một chiếc áo thun nhỏ. Chui đầu bạn qua lỗ trên đáy quần, hai tay thì cho vào vị trí của "ống quần" đã cắt trước đó. Kéo phần lưng quần xuống ngang ngực để bó lại. Cách này hiệu quả nhất khi bạn mặc bên ngoài áo ngực thể thao. Phương pháp 2 - Sử dụng những vật liệu khác để làm áo bó ngực Bước 1 - Việc mặc nhiều lớp áo ngực thể thao không có mút cũng giúp ngực tương đối phẳng. Hãy chọn áo ngực thể thao không có mút vì loại này giúp làm phẳng ngực rất tốt. Nếu ngực tương đối lớn, bạn có thể mặc thêm một áo ngực thể thao khác để hỗ trợ. Hãy chọn áo ngực thể thao nhỏ hơn một chút, nhưng không nên quá chật vì sẽ khiến bạn khó thở. Ngoài ra, một số công ty còn sản xuất áo vest định hình giúp lưng thẳng hơn, đồng thời ép ngực lại. Bước 2 - Đai kéo giãn cột sống hay nẹp lưng là phương pháp giấu ngực khá dễ dàng. Sản phẩm này thường đi kèm với khóa velcro rất chắc chắn. Hãy đặt phần khóa velcro bên dưới cánh tay để hạn chế bị lộ, sau đó siết đai nẹp để làm phẳng ngực. Bạn có thể mua nẹp lưng ở nhà thuốc hoặc các cửa hàng dụng cụ y khoa. Vì có khóa velcro nên bạn cần mặc thêm áo rộng bên ngoài để đạt hiệu quả về thẩm mỹ. Bước 3 - Áo bó cơ là giải pháp đơn giản khác để giấu ngực. Tương tự như quần bó hoặc quần tất, áo bó cơ cũng ôm sát vào cơ thể. Khi mặc áo bó cơ, chất vải này có xu hướng làm ngực phẳng hơn. Sau đó, bạn có thể mặc bất cứ loại áo nào bên ngoài. Áo bó cơ có bán ở các cửa hàng quần áo thể thao. Nếu chỉ có quần đùi bó cơ, bạn có thể tự làm thành áo bằng cách cắt một lỗ ở đáy quần tương tự như với quần tất. Ngoài ra, bạn cũng có thể biến một chiếc áo cũ thành áo bó ngực. Để tiến hành, hãy cắt bỏ tay áo, sau đó cắt đường may ở hai bên để tạo thành hai tà áo. Hãy tròng áo vào, quấn tà áo quanh ngực chặt nhất có thể mà không gây đau hoặc khó chịu. Sau đó, buộc lại ở phía trước và nhét phần áo thừa vào phía trong ngay giữa ngực. Phương pháp 3 - Bó ngực an toàn Bước 1 - Cởi áo bó ngực ra khi ngủ. Bó ngực 24/24 có thể gây ra các vấn đề về da và triệu chứng y khoa khác. Bạn cần cho cơ thể được thả lỏng ít nhất vài giờ mỗi ngày. Nếu có thể, bạn chỉ nên mặc áo bó ngực 8 tiếng mỗi lần. Việc bó ngực chặt có thể dẫn đến những vấn đề về sức khỏe, thậm chí là gãy xương sườn. Về lâu dài, điều này thậm chí có thể gây ra thay đổi về cấu trúc xương. Hãy tận hưởng cảm giác hạnh phúc khi được là chính mình, nhưng không nhất thiết phải phụ thuộc hoàn toàn vào việc giấu ngực. Bước 2 - Tránh mặc áo bó ngực khi luyện tập, nếu có thể. Khi tập luyện, áo ngực thể thao là lựa chọn rất phù hợp, nhưng những sản phẩm khác như đai nẹp lưng hay thậm chí là quần bó sẽ tương đối khó chịu. Bạn sẽ khó mà cử động thoải mái và hít thở như bình thường. Bước 3 - Rắc phấn rôm bên trong áo bó ngực để ngăn ngừa tổn thương do cọ xát. Nếu áo bó ngực cọ xát vào da và gây mẩn đỏ, một lớp phấn phủ như phấn rôm em bé có thể khắc phục tình trạng đó. Trước khi mặc áo bó ngực, bạn chỉ cần rắc một lớp mỏng lên áo hoặc cơ thể. Bạn cũng có thể mặc áo lót chật bên dưới áo bó ngực để hạn chế sự cọ xát. Một sự lựa chọn khác là sử dụng sáp lăn dưỡng thể chống kích ứng như Body Glide, sản phẩm hoạt động như một chất khử mùi và bảo vệ làn da khỏi tình trạng cọ xát, phồng rộp do các hoạt động cường độ cao. Bạn có thể tìm mua những loại sáp lăn này trên mạng hoặc các cửa hàng mỹ phẩm. Bước 4 - Tránh sử dụng băng thun y tế hoặc băng keo để bó ngực. Những sản phẩm này không co giãn đúng cách và có thể gây nên những vấn đề nghiêm trọng. Băng keo sẽ dính không đều và có thể gây tổn hại cho da. Băng thun y tế cũng không thích hợp để quấn quanh ngực vì chất liệu này có xu hướng thít chặt hơn khi vận động nhằm bảo vệ vết thương, do đó sẽ gây ra tình trạng khó thở. Bên cạnh đó, việc bó ngực bằng những sản phẩm này cũng dễ dẫn đến tình trạng gãy xương sườn.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/%C4%90%E1%BB%91i-ph%C3%B3-v%E1%BB%9Bi-Ng%C6%B0%E1%BB%9Di-R%E1%BB%91i-lo%E1%BA%A1n-Nh%C3%A2n-c%C3%A1ch-Ch%E1%BB%91ng-%C4%91%E1%BB%91i-X%C3%A3-h%E1%BB%99i
Cách để Đối phó với Người Rối loạn Nhân cách Chống đối Xã hội
Những người có nhân cách chống đối xã hội (Sociopath) thường có vẻ rất quyến rũ và duyên dáng, nhưng một khi bạn đã hiểu họ, tính cách thật sự của họ lúc đó mới được bộc lộ. Nếu bạn có quen ai đó thích thao túng và không thương xót người khác, bạn cần phải biết cách để đối phó với họ sao cho cảm xúc của mình không bị kiệt quệ. Tranh cãi với một người bị rối loạn nhân cách chống đối xã hội sẽ không có ích lợi gì cả. Tốt hơn là bạn nên thể hiện cho họ thấy rằng bạn đủ thông minh để không bị họ lôi kéo. Phương pháp 1 - Hiểu một người bị rối loạn nhân cách chống đối xã hội Bước 1 - Nhận ra những dấu hiệu của một người bị rối loạn nhân cách chống đối xã hội. Đây là một loại bệnh rối loạn tâm lý khiến người bệnh không thể đạt tới sự thấu cảm với người khác. Dù họ có vẻ rất thân thiện và dễ mến, họ thường dùng sự quyến rũ của mình để bắt người khác làm theo ý mình. Một người bị rối loạn nhân cách dạng này thường có những nét tính cách tiêu biểu sau: Cực kỳ lôi cuốn; dường như ai cũng yêu mến họ. Không biết ăn năn; họ không cảm thấy có lỗi khi làm sai. Không có sự thấu cảm; họ không quan tâm khi ai đó bị tổn thương. Có xu hướng nói dối; họ thường xuyên nói dối như thế đó là chuyện nhỏ. Không biết yêu thương; những người thân thiết nhất với họ thường nhận ra có điều gì đó bị thiếu. Tự coi mình là trung tâm; họ cảm thấy phấn chấn khi được làm trung tâm của sự chú ý. Ảo tưởng sức mạnh; họ tự đánh giá bản thân mình tuyệt vời hơn người khác. Bước 2 - Hiểu động cơ của những người bị bệnh này. Những người mắc bệnh không có nhu cầu biến thế giới thành một nơi tốt đẹp hơn, giúp đỡ người khác hoặc trở nên đáng tin cậy trong những mối quan hệ thân thiết nhất. “Làm điều đúng đắn” không phải là động lực của họ; thay vào đó, họ muốn có quyền lực để thống trị người khác và dùng nó để giành lấy những gì mình muốn, đó là: nhiều quyền lực hơn, tiền bạc, tình dục... Cho dù một người chống đối xã hội có làm một việc gì đó tốt đẹp, họ thường sẽ có một lý do bí mật ẩn giấu đằng sau. Những người đó thường lừa dối bạn đời của mình bởi vì họ không cảm thấy tội lỗi khi làm vậy. Bước 3 - Những người bị rối loạn nhân cách chống đối xã hội thường là những chuyên gia thao túng người khác. Họ rất nguy hiểm bởi vì họ có khả năng khiến người khác làm theo ý mình. Họ thường dùng nhiều kiểu chiến lược để sai khiến người khác làm việc cho mình. Họ thường chia rẽ mọi người để giành được thứ mình muốn, hoặc khiến ai đó nói dối thay mình để che đậy sự thật. Những người này thường có một mối tình tay ba hoặc là thủ phạm phá vỡ hạnh phúc gia đình người khác. Trong công sở, họ có thể sẽ bôi nhọ đồng nghiệp để khiến mình trở nên tuyệt vời hơn trước mặt sếp. Đối với bạn bè, họ sẽ gây ra những rắc rối và gây chia rẽ nhóm bạn, còn họ sẽ hoàn toàn kiểm soát được tình hình. Bước 4 - Đừng mong đợi một người rối loạn nhân cách chống đối xã hội biết quan tâm tới cảm xúc của bạn. Họ không quan tâm nếu có ai đó đang bị lợi dụng hoặc tổn thương, bởi vì họ không cảm thấy lăn tăn gì với việc lợi dùng lòng tốt của bạn. Nét tính cách đặc trưng nhất của họ là: họ không hiểu rằng người khác cũng có cảm xúc hoặc có thể bị hành động của họ gây tổn thương. Người bị rối loạn nhân cách chống đối xã hội không thể thay đổi để trở nên biết thương xót người khác. Không có cuộc nói chuyện thẳng thắn nào hoặc bất kỳ cơ hội nào có thể biến họ trở thành một con người tốt hơn. Nếu bạn có thể tránh xa người đó đủ để nhận ra rằng: vấn đề không nằm ở mình, bạn sẽ có đủ dũng khí để đứng lên chống lại người bị rối loạn nhân cách đó. Bước 5 - Để có thể đối phó với một người mắc chứng bệnh này, hãy suy nghĩ như họ. Khi bạn nhận ra người quen của mình bị bệnh này, bạn sẽ thấy được những động lực cũng như những điểm yếu của họ. Nếu bạn cư xử với họ như với một người có tâm lý bình thường, bạn sẽ chỉ rơi vào trạng thái bối rối hoặc bị lôi kéo vào những bi kịch. Khi giao tiếp với một người bị mắc bệnh, hãy luôn tỉnh táo và tránh tìm cách nói chuyện để thay đổi người đó. Hãy nhớ rằng động lực của họ không phải là tình yêu mà là quyền lực. Do đó, bạn nên thể hiện rằng bạn sẽ không để cho họ điều khiển mình. Phương pháp 2 - Giao tiếp hiệu quả Bước 1 - Xem xét việc tránh mặt người đó hoàn toàn. Những người bị rối loạn tâm lý chống đối xã hội rất khó giao tiếp, vì thế bạn bên tránh xa người đó ra, như vậy là tốt nhất. Mối quan hệ với người đó sẽ không bao giờ cải thiện được. Nếu bạn đang hẹn hò một người có vẻ bị mắc chứng Sociopath, hoặc nếu đó là bạn bè của bạn, bạn vẫn nên mạnh mẽ chấm dứt mối quan hệ này. Việc này sẽ rất có ích nếu bạn thuộc tuýp người thấu cảm hoặc nhạy cảm. Sociopath rất hay đeo bám những người có tính cách như vậy, vì thế, hãy chạy ngay đi khi còn kịp. Trong một vài trường hợp, bạn không thể chấm dứt mối quan hệ được. Có thể người bị bệnh lại là sếp của bạn, hoặc tệ hơn là bố mẹ hoặc con cái hoặc anh em của bạn. Nếu vậy, bạn cần phải học cách giao tiếp hiệu quả khi ở bên họ. Bước 2 - Hãy luôn phòng thủ. Đừng để bản thân trở nên dễ bị tổn thương khi ở bên cạnh một người rối loạn nhân cách như vậy. Khi bạn thể hiện cảm xúc thật của mình, bạn rất dễ trở thành mục tiêu của họ, bởi vì họ sẽ nhận ra rằng bạn rất dễ bị thao túng. Khi phải giao tiếp với một người bị rối loạn nhân cách dạng này, hãy luôn thể hiện sự tự chủ. Hãy luôn thể hiện một vẻ mặt vui vẻ khi người đó hiện diện. Dù ban không cảm thấy thật sự vui vẻ, nhưng bạn không bao giờ nên thể hiện cảm xúc thật của mình cho người đó biết. Thể hiện rằng mình không dễ bị gục ngã hay tổn thương cũng rất quan trọng. Nếu hôm đó bạn cảm thấy thật sự không vui, hãy tránh mặt người đó. Bước 3 - Hãy cẩn trọng với mọi thứ mà người đó kể. Hãy nhớ rằng họ cực kỳ giỏi việc khiến người khác bộc lộ cảm xúc. Nếu bạn có thể tiên đoán được điều này, bạn sẽ tránh được sự thao túng của người đó. Hãy luôn bình tĩnh và tự nhiên, dù người đó có nói gì đi nữa.. Ví dụ, bạn đang có một buổi sáng tuyệt vời ở công ty, đột nhiên, người đồng nghiệp đó xuất hiện và nói rằng sếp đang rất tức giận vì bản báo cáo của bạn. Đừng tin điều đó cho tới khi chính sếp bạn nói ra. Có thể một người bạn trong nhóm bị bệnh này và thường kể cho bạn về một bữa tiệc mà bạn không được mời đến dự. Đừng phản ứng gì cho tới khi bạn được nghe câu chuyện này từ một người khác. Bước 4 - Hãy trò chuyện một cách bình thản. Thay vì để cho người đó nói luôn mồm, hãy lên tiếng và lái câu chuyện theo hướng bạn muốn. Như vậy, bạn có thể vừa giữ cho mình an toàn, lại vừa không để người kia có cơ hội chọc tức bạn. Hãy tỏ ý đồng tình và khen ngợi người đó bất kỳ lúc nào có thể. Hãy nói về bất kỳ chuyện gì có chủ đề an toàn và chung chung, ví dụ như chính trị, thời tiết, tin tức, thể thao... Thường xuyên thay đổi chủ đề nói chuyện (nhất là khi người đó đang nói gì đó xúc phạm bạn) và đừng để sự im lặng kéo dài quá lâu. Bước 5 - Đừng bao giờ chia sẻ những thông tin cá nhân. Đừng kể về gia đình, bạn bè, công việc, tài chính, ước mơ, mục tiêu… Những người đó muốn lợi dụng bạn, người thân của bạn, tài chính cũng như các mối quan hệ khác của bạn. Để ngăn chặn không cho họ lấy được thứ họ muốn, bạn phải thể hiện rằng mình không có những thứ mà họ cần. Nếu người đó muốn tiền của bạn, đừng để họ dễ dàng phát hiện ra là bạn có tiền. Họ có thể tra cứu sao kê tài khoản của bạn mà không có sự cho phép của bạn. Vì thế, hãy giữ thông tin về tài khoản thật an toàn. Hãy tạo ra ấn tượng rằng bạn không có nhiều tiền, cả bạn bè và người thân của bạn cũng thế, nhờ vậy, bạn sẽ không trở thành mục tiêu của họ. Nếu họ muốn quyền lực, hãy thể hiện rằng bạn chẳng có mối quan hệ nào to tát cả. Nếu họ muốn lợi dụng bạn, hãy thể hiện bản thân mình chẳng có gì cho họ lợi dụng. Bước 6 - Tránh nói về những điều khiến bạn hạnh phúc hoặc đau khổ. Nếu người đó biết những điều bạn yêu hoặc những gì bạn ghét, họ sẽ dùng thông tin đó làm vũ khí chống lại bạn. Tránh than vãn với họ, vì mọi thứ liên quan tới điểm yếu của bạn, những thứ khiến bạn đau khổ, bực mình, bối rối hoặc tổn thương đều có thể bị họ dùng để khủng bố bạn. Đừng để họ biết những lúc bạn đau buồn. Họ có thể sẽ làm lại hành động đó để khiến bạn bị tổn thương lần nữa. Phương pháp 3 - Tự bảo vệ bản thân Bước 1 - Bảo mật toàn bộ kế hoạch. Nếu người rối loạn nhân cách chống đối xã hội biết trước những kế hoạch của bạn, người đó sẽ dùng những thông tin đó để hạ nhục, xem thường, ngăn cản hoặc xúc phạm bạn. Nếu bạn đang định làm gì đó, đừng kể trước với người kia. Hãy để tới khi bạn làm xong việc rồi mới chia sẻ thông tin cho họ. Ví dụ, nếu bạn định thay đổi công việc, hãy cứ đi thi, phỏng vấn, nhận việc mới, nghỉ việc cũ trước khi chia sẻ thông tin với người mắc chứng bệnh tâm lý này. Khi mọi sự ở vào thế đã rồi, người đó sẽ không có cách nào để khiến bạn thất bại nữa. Nếu bạn ở cùng nhà hoặc làm cùng chỗ với người bị rối loạn nhân cách dạng này, hãy dùng những lúc người đó đi ra ngoài để mua sắm, thay đổi hoặc hoàn thiện việc của mình. Bước 2 - Hãy thể hiện cho người đó biết rằng bạn biết tỏng động cơ của họ. Nếu bạn muốn người đó biến khỏi cuộc đời mình mãi mãi, người đó phải nhận ra rằng bạn không phải đối tượng dễ bị thao túng. Người đó sẽ bỏ cuộc và chuyển sang một đối tượng khác dễ thao túng hơn. Đừng phản ứng nếu người đó xúc phạm bạn. Hãy bình tĩnh đề nghị giải thích khi người đó đang nói dối trắng trợn. Hãy thể hiện rằng bạn không dễ bị thao túng. Bước 3 - Đừng mắc nợ Sociopath bất cứ thứ gì. Họ thường thao túng người khác bằng cách tạo ra những tình huống khiến họ được đứng ở vị trí có quyền lực. Đừng làm bất kỳ việc gì khiến người đó có cơ sở dùng nó để điều khiển bạn sau này. Ví dụ: Đừng vay mượn tiền bạc của họ. Đừng nhận quà dưới bất kỳ hình thức nào. Nếu người đó muốn khen ngợi bạn với sếp, cứ lịch sự từ chối. Từ chối nhận sự giúp đỡ. Đừng làm bất kỳ điều gì khiến bản thân bạn cảm thấy có lỗi với họ. Bước 4 - Lưu lại những hành vi xúc phạm của họ. Nếu bạn cảm thấy người đó đang cố làm hại thanh danh của bạn, bạn nên thu thập bằng chứng của việc này. Những người đó thường khá có tiếng nên có thể sẽ không ai tin lời bạn nói, trừ khi bạn có chứng cớ để chứng minh điều ngược lại. Hãy lưu lại e-mail và những hình thức bằng chứng khác để có thể chia sẻ với các bên có liên quan trong trường hợp cần thiết. Khi thu thập bằng chứng, hãy hành động cẩn trọng. Ghi âm lời nói của người khác mà không báo cho họ biết có thể được coi là phạm pháp tại một số địa phương. Nếu bạn bị xúc phạm và cần thu thập bằng chứng, bạn có thể nói chuyện với luật sư của ình để tìm ra phương hướng tốt nhất. Bước 5 - Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ của các chuyên gia. Nếu bạn bị phụ thuộc vào người đó về mặt cảm xúc, và người đó gây ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống của bạn, bạn có thể nói chuyện với một người thứ ba không liên quan tới các bạn. Hãy tìm một bác sĩ trị liệu tâm lý để vượt qua những rắc rối và tìm ra cách tốt nhất để đối phó với người kia.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Gi%E1%BB%9Bi-thi%E1%BB%87u-di%E1%BB%85n-gi%E1%BA%A3-kh%C3%A1ch-m%E1%BB%9Di
Cách để Giới thiệu diễn giả khách mời
Phần giới thiệu có thể làm nên hoặc phá hỏng một bài phát biểu. Diễn giả khách mời dựa vào phần giới thiệu thú vị của bạn để thu hút khán giả. Một phần giới thiệu tốt cần có sự nghiên cứu về phẩm chất của diễn giả. Hãy viết bài phát biểu để giải thích những gì mà khán giả sẽ nhận được khi họ lắng nghe. Bằng cách ghi nhớ bài giới thiệu và nhiệt tình trình bày, bạn có thể làm cho bất cứ diễn giả khách mời nào cũng trở nên tuyệt vời. Phương pháp 1 - Nghiên cứu về diễn giả Bước 1 - Hỏi diễn giả xem họ muốn bạn nói những gì. Trong hầu hết trường hợp, diễn giả sẽ chuẩn bị và đưa phần giới thiệu cho bạn. Cho dù họ không chuẩn bị, họ có thể cung cấp thông tin để bạn sử dụng. Nếu không gặp được diễn giả, hãy nói chuyện với những người quen biết họ, chẳng hạn như người quen chung hoặc đồng nghiệp của họ. Nếu diễn giả cung cấp phần giới thiệu, bạn hãy sử dụng nó. Bạn nên đọc qua vài lần và chuẩn bị để trình bày thật sinh động và nhiệt tình. Bước 2 - Tìm hiểu chủ đề mà diễn giả sẽ nói. Bạn có thể đặt câu hỏi để biết trọng tâm của bài phát biểu. Diễn giả hoặc người tổ chức sự kiện có thể nói cho bạn biết. Bằng cách này, bạn sẽ có thể trau chuốt bài phát biểu nhằm giới thiệu chủ đề của diễn giả. Phần giới thiệu cần đưa ra thông tin chính xác mà khán giả có thể muốn nghe. Ví dụ, bài phát biểu sẽ nói về việc động viên các cô gái trẻ học lập trình máy tính. Bạn không nên dành thời gian để giải thích cách mà diễn giả có thể hướng dẫn những kỹ năng này cho người trưởng thành. Bước 3 - Tra cứu thông tin tiểu sử của diễn giả. Hãy nghiên cứu thông tin của diễn giả trên mạng. Các bài báo, cuộc phỏng vấn, và trang web có liên quan đến diễn giả sẽ cung cấp thông tin này. Bạn có thể gõ tên của họ vào thanh tìm kiếm và chọn lọc các chi tiết có liên quan đến bài phát biểu. Thông thường, bạn sẽ tìm thấy những dữ kiện đặc sắc phù hợp cho phần giới thiệu. Chẳng hạn như, tiểu sử của một giáo sư trên trang web của trường có thể cung cấp thông tin cho bạn rằng, “Cô Nhung đã sử dụng nghiên cứu khoa học của mình để nhận dạng 10 loài chim mới”. Hãy cố gắng tìm thông tin có liên quan đến đề tài mà họ sẽ trình bày. Các bài báo và cuộc phỏng vấn cũng sẽ cung cấp những sự thật cơ bản có ích, chẳng hạn như “Cô Nhung đã dành mùa hè vừa rồi để xây dựng trường học ở châu Phi”. Bước 4 - Tránh sử dụng thông tin nhạy cảm hoặc gây lúng túng mà không có sự đồng ý. Hãy nhớ rằng phần giới thiệu của bạn nhằm đề cao diễn giả. Các vấn đề như rắc rối pháp lý, vấn đề sức khoẻ, hoặc trục trặc gia đình đều phức tạp. Chúng làm mất thời gian và tạo hình ảnh tiêu cực. Sẽ không phù hợp khi đề cập đến sự chỉ trích công khai hoặc tranh cãi mà những người khác đã nhận định về diễn giả. Nói về gia đình của họ cũng không phải là một ý hay. Luôn xin phép diễn giả trước khi bạn sử dụng những chi tiết này. Hãy đảm bảo rằng bạn có thể giải thích vì sao nó quan trọng với phần giới thiệu. Bước 5 - Tìm những bài phát biểu khác mà diễn giả đã thực hiện. Khi bạn tìm thấy một bài phát biểu, hãy đặc biệt chú ý đến phần giới thiệu. Hãy tìm bất kỳ chi tiết nào về diễn giả mà bạn có thể sử dụng. Đọc bài phát biểu thành tiếng và tìm những phần được viết tốt. Bạn có thể phỏng theo những phần này để cải thiện phần giới thiệu của mình. Đừng sử dụng bài phát biểu của diễn giả để viết phần giới thiệu của bạn. Có lẽ lần này họ sẽ trình bày một bài phát biểu khác, vì thế bạn sẽ tạo ra sự mong đợi nhầm lẫn cho khán giả. Hãy cẩn thận nếu bạn đang sử dụng thông tin từ bài phát biểu khác vì nó là tài liệu có bản quyền và không thể được dùng mà không có sự đồng ý của diễn giả. Bước 6 - Bao gồm một chi tiết bất ngờ nếu nó phù hợp với phần giới thiệu. Bạn có thể tìm một chi tiết giúp định nghĩa tính cách của diễn giả nhưng ít được biết đến. Chi tiết đó cũng có thể là thông tin được chia sẻ giữa bạn và diễn giả. Một chi tiết bất ngờ thú vị không làm giảm trọng tâm của bài phát biểu. Trong nhiều trường hợp, nó có thể được dùng để chọc cười khán giả hoặc tôn vinh phẩm chất con người của diễn giả. Ví dụ, bạn đã gặp diễn giả khi làm việc ở trung tâm nhận nuôi chó. Hãy giới thiệu mối liên hệ này khi bắt đầu bài phát biểu. Kết thúc bằng việc khẳng định, “Tôi biết cô Nhung sẽ tạo cảm hứng cho bạn làm việc tốt hơn với các nữ sinh- cũng như chú chó của bạn”. Bước 7 - Phát âm đúng tên của diễn giả. Đảm bảo rằng bạn tìm hiểu cách phát âm đúng. Bạn có thể tìm nó trên mạng. Nếu không thể, hãy liên hệ với diễn giả, bất cứ ai mà họ biết, hoặc nhà tổ chức sự kiện. Cách phát âm sai làm cho phần giới thiệu của bạn có vẻ không chuyên nghiệp. Nó gây bối rối và ảnh hưởng xấu đến uy tín của cả bạn lẫn diễn giả. Bước 8 - Kiểm tra mọi chức danh nào của diễn giả. Việc giới thiệu diễn giả bằng chức danh phù hợp thể hiện sự chuyên nghiệp và tăng thêm uy tín cho họ. Hãy giới thiệu một bác sĩ là Bác sĩ A. Hãy giới thiệu một thẩm phán là Thẩm phán A. Có thể diễn giả có các chức danh mà bạn không biết, chẳng hạn như Sir hoặc Dame dành cho ai đó được phong tước vị bởi hoàng gia Anh. Diễn giả có thể nói cho bạn biết cách mà bạn nên giới thiệu họ. Thông tin này cũng có thể được tìm thấy trên mạng hoặc từ những người khác. Phương pháp 2 - Viết phần giới thiệu Bước 1 - Giới hạn phần giới thiệu dài dưới 3 phút. Hãy nhớ rằng việc của bạn là giới thiệu diễn giả. Phần giới thiệu không nên chiếm nhiều thời gian của sự kiện. Một vài đoạn văn ngắn là đủ. Thời gian này đủ để đề cập đến phẩm chất của diễn giả và thu hút sự quan tâm của khán giả. Bước 2 - Giải thích trình độ chuyên môn của diễn giả. Mục tiêu của phần giới thiệu là để giải thích vì sao diễn giả được chọn để diễn thuyết. Những thông tin uy tín có liên quan sẽ được nói ở đây. Hãy làm nổi bật sự chuyên nghiệp của diễn giả về đề tài. Các ví dụ về trình độ chuyên môn bao gồm tác phẩm đã xuất bản, kinh nghiệm làm việc và câu chuyện thành công. Hãy cho khán giả thấy diễn giả là người có uy tín nhưng chọn các thông tin ngắn gọn và có liên quan. Nếu diễn giả sẽ trình bày về chủ đề cải thiện làm việc nhóm, hãy nói rằng diễn giả đã thay đổi môi trường làm việc ở một vài công ty Fortune 500. Nếu bài phát biểu nói về đan len tại nhà, bạn không cần liệt kê tất cả bằng cấp, giải thưởng, hoặc kinh nghiệm làm việc tại Fortune 500. Bước 3 - Nói cho khán giả biết những gì mà họ sẽ nhận được khi lắng nghe. Nhiệm vụ của bạn là thu hút sự chú ý của khán giả. Để làm điều này, hãy nói rằng khán giả sẽ nhận được nhiều điều từ bài phát biểu. Các kiến thức nên có liên quan đến sự kiện diễn thuyết. Ví dụ, nếu chủ đề của bài phát biểu là nói chuyện trước đám đông, khán giả muốn biết họ có thể học được những gì cho cuộc sống của mình. Chẳng hạn bạn có thể nói, “Hôm nay, anh Sơn sẽ chứng minh rằng bất cứ ai cũng có thể phát biểu một cách lôi cuốn và một chút lo lắng không phải lúc nào cũng là tin xấu”. Bước 4 - Bao gồm một câu chuyện cá nhân ngắn nếu có. Khả năng là bạn được chọn để phát biểu vì bạn đã có tương tác với diễn giả. Bạn không cần phải biết rõ về diễn giả để làm điều này. Khi diễn giả tỏ ra thân thiết với bạn, khán giả sẽ nhận ra. Họ sẽ quan tâm đến bạn và muốn nghe bài phát biểu. Bạn có thể nói rằng, “Cách đây 20 năm, tôi gặp một người đàn ông và anh ấy đã thách thức tôi để trở nên tốt đẹp hơn. Anh ấy đã trở thành một người bạn tốt”. Bạn cũng có thể đưa ra một câu chuyện ngắn, chẳng hạn như “Tôi đã nghe anh Sơn phát biểu ở Miami và nó làm tôi cảm động”, hoặc, “Bác sĩ Sơn đã chia sẻ ý tưởng của mình với tôi vào sáng nay và tôi cam đoan rằng các bạn cũng sẽ thích”. Hãy thận trọng, không phóng đại vì nó có thể làm tăng sự mong đợi dành cho diễn giả. Nó có thể làm giảm sự tự tin của diễn giả nếu bạn khoe khoang quá nhiều. Bước 5 - Hạn chế hài hước. Các câu chuyện hài hước làm mất thời gian và thường gây lúng túng hoặc không liên quan đến bài phát biểu. Tuy nhiên, đôi khi chúng cũng có hiệu quả. Bạn sẽ cần cân nhắc khi dùng đến sự hài hước. Trong một vài trường hợp như sau một sự kiện buồn hoặc mệt mỏi, khán giả cần cười vui vẻ. Chẳng hạn bạn có thể nói, “Anh Sơn đã tạo cảm hứng cho tôi mạnh dạn đóng một cái tủ. Nó đã long ra chỉ sau 5 phút/ Và khi tôi đã nghe bài phát biểu của anh ấy thêm lần nữa, tôi đã học được nhiều điều đến mức có thể mở cả cửa hàng bán tủ”. Bước 6 - Giới thiệu tên của diễn giả sau cùng. Lời cuối cùng là để vỗ tay tán thưởng. Hãy viết bài phát biểu hướng tới mục tiêu đó. Đây là lúc khán giả cần thể hiện sự nhiệt tình dành cho diễn giả. Nó là phần duy nhất của bài phát biểu để bạn giới thiệu tên và chức danh của diễn giả. Ví dụ, hãy nói, “Xin cùng tôi chào đón Bác sĩ Sơn!” Bạn cũng có thể đưa ra chủ đề của bài phát biểu nếu cần thiết. Điều này có ích trong những sự kiện lớn, khi mà mọi người đến từ những địa điểm khác nhau hoặc có những diễn giả khác. Bạn cũng có thể giới thiệu diễn giả vào phần mở đầu của bài phát biểu và nhắc lại tên của họ trong suốt phần giới thiệu. Điều này giúp tạo ra sự quen thuộc với khán giả. Bước 7 - Đọc bài phát biểu thành tiếng. Hoàn thành bài phát biểu của bạn, sau đó hãy đọc lại. Hãy nghe xem nó như thế nào. Giọng điệu của bài giới thiệu nên thích hợp với hội trường. Hãy thay đổi, bỏ bớt những chi tiết hoặc từ không cần thiết. Bạn cũng có thể thử bấm giờ. Một bài phát biểu tốt sẽ nghe có vẻ trôi chảy mà không dài dòng. Suy nghĩ xem bạn sẽ phản hồi với phần giới thiệu như thế nào nếu mình là khán giả. Phương pháp 3 - Trình bày bài phát biểu Bước 1 - Thực hành phần giới thiệu. Một phần giới thiệu tốt nên được chuẩn bị cẩn thận. Hãy dành thời gian tập dượt trước khi trình bày. Việc phải phụ thuộc vào các ghi chú trên sân khấu sẽ khiến khản giả phân tâm. Thay vào đó, hãy đảm bảo rằng bạn ghi nhớ các từ ngữ và có thể nói một cách tự nhiên. Phần giới thiệu của bạn phải trôi chảy và nhiệt tình. Bạn có thể tập giới thiệu bằng nhiều cách, chẳng hạn như tự ghi âm hoặc nói trước những người quen. Khi nỗi sợ sân khấu là vấn đề, hãy thử học thuộc lòng phần giới thiệu khi nhìn vào gương. Một khi bạn cảm thấy thoải mái, hãy diễn tập trước gia đình và bạn bè. Ghi âm phần giới thiệu là cách đơn giản để nghe lại những gì mình nói khi ở một mình. Hãy nghe lại và tìm bất cứ chỗ nào cần cải thiện. Bước 2 - Thỉnh thoảng diễn tập giới thiệu trước khi lên sân khấu. Khi đợi đến lượt của mình, bạn có thể xem lại bài giới thiệu. Tập một vài lần thì được, nhưng tránh tạo áp lực cho bản thân với nhiều lần diễn tập và ghi nhớ. Hãy để bản thân cảm thấy an tâm từ việc luyện tập và sự nhiệt tình dành cho diễn giả. Nó sẽ giúp phần giới thiệu không nghe như đọc theo kịch bản. Bước 3 - Giới thiệu bản thân khi bạn bắt đầu. Việc giới thiệu tên và chức danh của bạn sẽ có ích nếu ai đó trong khán phòng không quen biết bạn. Hãy nói ngắn gọn để bạn có thể hoàn thành phần còn lại của bài giới thiệu. Hãy nhớ rằng bạn đang giới thiệu diễn giả, vì thế không cần phải giải thích dài dòng rằng bạn là ai. Nếu ai đó đã giới thiệu bạn trước đó, bạn có thể bỏ qua điều này. Hãy nói, “Xin chào quý vị khán giá. Tôi là Nguyễn Hưng và tôi là người tổ chức sự kiện này”. Khi mọi người đã quen biết bạn, chẳng hạn như bạn là giáo viên giới thiệu diễn giả phát biểu trước lớp học, bạn không cần phải làm điều này. Bước 4 - Thể hiện sự nhiệt tình khi nói. Vì đã thực hành, bạn sẽ sẵn sàng đọc phần giới thiệu với sự nhiệt tình. Hãy duy trì mức năng lượng cao. Đứng thẳng người. Tăng cường năng lượng khi bạn đọc phần giới thiệu bằng cách tăng thêm một chút âm lượng và sự tự tin. Hãy nhớ xem bạn muốn phần giới thiệu như thế nào nếu bạn là khán giả. Bạn sẽ muốn nó truyền cảm hứng để chú ý đến diễn giả. Bước 5 - Nói to và rõ. Nhiều người phát biểu trở nên lo lắng hoặc quá háo hức. Họ nói quá nhanh đến mức không nghe rõ. Bạn nên bình tĩnh lại. Điều này đảm bảo rằng khán giả có thể nghe rõ mọi phần giới thiệu của bạn. Bạn nên nhận ra rằng mỗi từ ngữ đều to rõ và có thể tiếp cận những người ở cuối khán phòng. Bước 6 - Dẫn dắt tiếng vỗ tay. Khi nói đến phần cuối, hãy đứng yên chỗ của bạn. Nhấn mạnh những lời cuối cùng. Hãy là người đầu tiên vỗ tay. Là một người giới thiệu, bạn đang hỗ trợ cho diễn giả. Khán giả sẽ làm theo sự dẫn dắt của bạn, và đối với một diễn giả, không gì tệ hại hơn so với tiếng vỗ tay yếu ớt. Bước 7 - Quay người về phía diễn giả khi họ bước lên. Bạn nên xoay người về phía họ, bàn chân hướng về ho và nhìn vào mắt họ. Dành cho diễn giả một nụ cười chân thành. Hãy đứng yên chỗ của bạn và tiếp tục vỗ tay cho đến khi họ đến gần bạn. Bước 8 - Bắt tay diễn giả. Bắt tay là một cử chỉ tích cực. Khán giả sẽ để ý điều đó. Nó là cách chào thân thiện cho thấy mối quan hệ giữa bạn và diễn giả. Tiếp tục nhìn diễn giả cho tới khi họ đến chỗ của bạn trên sân khấu. Hãy bắt tay của họ và sau đó tự tin bước đi rời khỏi sân khấu.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/T%C4%83ng-c%C6%B0%E1%BB%9Dng-Th%E1%BB%8B-l%E1%BB%B1c
Cách để Tăng cường Thị lực
Thị lực là một trong những giác quan quan trọng nhất của con người. Vì thế chúng ta phải làm tất cả những gì có thể nhằm đảm bảo đôi mắt luôn khỏe mạnh càng lâu càng tốt. May mắn thay, có một số chế độ ăn uống, lối sống, và phương pháp y tế có thể giúp chúng ta cải thiện và duy trì thị lực của mình. Phương pháp 1 - Tăng cường Thị lực bằng Dinh dưỡng Bước 1 - Tăng lượng hấp thụ lutein. Lutein là chất dinh dưỡng đôi khi được gọi là vitamin mắt. Mỗi ngày hấp thụ lên đến 12 mg lutein có thể giúp làm chậm sự tiến trình thoái hóa điểm vàng do tuổi tác và các bệnh về mắt có liên quan khác. Thực phẩm giàu lutein bao gồm: Các loại rau lá xanh. Cải xoăn, bông cải xanh, rau bina và tất cả loại rau cung cấp cho bạn nguồn lutein dồi dào. Trái cây, đặc biệt là kiwi, cam và nho. Bí đao và bí ngồi. Ngoài ra, bạn có thể dùng thuốc bổ dinh dưỡng dành cho lutein. Bạn nên uống bổ sung lutein chuyên biệt thay vì multivitamin- loại thuốc bổ chỉ chứa một lượng rất nhỏ các chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, bạn cần ghi nhớ rằng cơ thể thường hấp thụ lutein có trong thức ăn hiệu quả hơn hơn so với chất bổ sung. Bước 2 - Bổ sung axit béo omega-3 trong chế độ ăn uống của bạn. Những chất dinh dưỡng thiết yếu có thể làm chậm sự thoái hóa điểm vàng, giúp ngăn ngừa đục thủy tinh thể, và cải thiện các triệu chứng khô mắt. Các nguồn cung cấp omega-3 tốt nhất là dầu cá, đặc biệt là cá hồi và cá mòi. Ngoài ra còn có trong cá ngừ, cá thu, cá thu và hàu. Nếu không thích hoặc không thể ăn hải sản, bạn cũng có thể dùng chất bổ sung dầu cá để tăng hấp thụ omega-3. Bước 3 - Nạp nhiều vitamin A. Loại vitamin này giúp cải thiện tầm nhìn trong bóng tối và ngăn ngừa bệnh quáng gà. Một số loại thực phẩm sau đây rất giàu vitamin A. Cà rốt. Trong nhiều thập kỷ cà rốt đã được ca ngợi là thức ăn tốt cho thị lực. Chúng có hàm lượng vitamin A cao và là loại thực phẩm rất tốt để duy trì thị lực. Khoai lang. Trứng. Loại thực phẩm này cũng chứa lutein, do đó việc thêm món này vào bữa ăn sẽ phát huy tác dụng tốt cho thị lực của bạn. Bước 4 - Ăn thực phẩm giàu vitamin C. Vitamin C có khả năng làm chậm sự hình thành đục thủy tinh thể và khởi đầu của thoái hóa điểm vàng. Các loại thực phẩm sau đây là một số trong những nguồn cung cấp chất dinh dưỡng tốt nhất. Cam. Bạn nên hấp thụ vitamin C trong toàn bộ quả cam chứ không chỉ uống nước ép. Bằng cách đó, bạn có thể tránh hấp thụ thêm lượng đường có trong nước cam. Ớt vàng. Một quả ớt vàng lớn sẽ cung cấp cho bạn 500% lượng vitamin C cần thiết hàng ngày. Rau màu xanh đậm. Cải xoăn và bông cải xanh đặc biệt có chứa hàm lượng vitamin C cao. Với một cốc rau, bạn có thể hấp thụ lượng vitamin C đủ trong một ngày. Các loại quả mọng. Quả việt quất, dâu tây, dâu đen, và mâm xôi là sự lựa chọn tuyệt vời để có được vitamin C. Bước 5 - Bổ sung kẽm vào chế độ ăn của bạn. Kẽm hỗ trợ trong việc sản xuất melanin, một sắc tố giúp bảo vệ mắt. Sắc tố này giúp mắt chống lại tổn thương và làm chậm quá trình khởi phát của bệnh thoái hóa điểm vàng. Bạn có nhiều lựa chọn để bổ sung chất kẽm vào bữa ăn của mình. Động vật có vỏ. Tôm hùm, cua, và hàu đều cung cấp lượng kẽm cao. Rau lá xanh. Cùng với lutein, các loại rau này sẽ cung cấp cho cơ thể hàm lượng kẽm tốt. Quả hạch. Hạt điều, đậu phộng, hạnh nhân, quả óc chó đều có chứa chất kẽm. Bạn có dùng làm món ăn vặt trong ngày. Thịt nạc đỏ. Với số lượng nhỏ, thịt đỏ ít chất béo là một nguồn cung cấp kẽm tuyệt vời. Phương pháp 2 - Tăng cường Thị lực Thông qua Thay đổi Lối sống Bước 1 - Sử dụng máy tính đúng cách. Trong thời đại kỹ thuật số này, nhiều người dành vài giờ một ngày sử dụng máy tính hay nhìn chăm chú vào điện thoại thông minh. Điều này có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng đến thị lực của bạn. Để biết thêm chi tiết về cách tốt nhất phòng tránh và điều trị các vấn đề về thị lực có liên quan đến thiết bị kỹ thuật số liên quan, bạn có truy cập bài viết Bảo vệ Mắt Khi Sử dụng Máy tính. Bước 2 - Duy trì cân nặng bình thường. Việc áp dụng chế độ ăn uống tốt không chỉ hỗ trợ cải thiện đôi mắt của mình chỉ bằng chất dinh dưỡng. Một chế độ ăn uống cân bằng cũng sẽ giúp bạn tránh được các bệnh liên quan đến cân nặng như tiểu đường, nguyên nhân hàng đầu gây mù loà ở người trưởng thành. Trao đổi với bác sĩ của bạn để tìm ra chỉ số cân nặng lý tưởng, sau đó áp dụng chế độ ăn uống và tập thể dục để duy trì lâu dài. Bước 3 - Tránh hút thuốc. Hút thuốc có thể dẫn đến nhiều vấn đề về mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, và tổn thương thần kinh thị giác. Nó cũng có thể gây ra bệnh tiểu đường, làm tổn thương mắt. Nếu đang hút thuốc, bạn nên bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt, và nếu không có thói quen hút thuốc, bạn không nên tập thói quen xấu này. Bước 4 - Đeo kính mát khi ra ngoài. Bức xạ tia cực tím từ mặt trời có thể làm tăng nguy cơ đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng. Bạn nên mua loại kính râm có tác dụng ngăn chặn 99-100% tia UV và mang bất cứ khi nào tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Bạn có thể tìm nhãn dán "ANSI" trên kính râm để đảm bảo rằng chúng đáp ứng các hướng dẫn ANSI (Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ) và lọc ra lượng tia UV theo yêu cầu. Bước 5 - Chăm sóc kính áp tròng. Kính áp tròng bẩn có thể gây hại cho mắt của bạn và thậm chí dẫn đến nhiễm trùng mắt. Bằng cách chăm sóc kính áp tròng đúng cách, bạn có thể bảo vệ đôi mắt không bị tổn thương. Rửa kính áp tròng sau mỗi lần sử dụng bằng dung dịch làm sạch chăm sóc mắt chuyên nghiệp theo khuyến cáo. Rửa tay trước khi xử lý kính áp tròng. Điều này nhằm đảm bảo rằng bạn không truyền vi khuẩn từ tay sang kính áp tròng. Ngoài ra, bạn nên rửa bằng xà phòng không mùi dịu nhẹ. Nếu không bạn sẽ truyền hóa chất và nước hoa vào kính áp tròng và gây kích ứng mắt. Trang điểm sau khi mang kính áp tròng, và tẩy trang sau khi tháo kính ra. Không mang kính áp tròng trong khi ngủ, trừ phi chúng được thiết kế có chức năng sử dụng lâu dài. Bước 6 - Mang kính bảo hộ bất cứ khi nào bạn tiếp xúc với công cụ hoặc hóa chất. Vật thể nhỏ có thể gây tổn thương nếu bị mắc kẹt trong mắt. Bạn nên luôn luôn đeo kính bảo vệ mắt thích hợp trong bất kỳ môi trường có vật thể lạ hoặc hóa chất có khả năng rơi vào mắt. Điều này sẽ đảm bảo đôi mắt của bạn được an toàn và khỏe mạnh. Kính bảo hộ nên quấn khít quanh đầu để bảo vệ hai bên của đôi mắt. Bước 7 - Ngủ thật nhiều. Ngủ liên tục 8 tiếng sẽ giúp đôi mắt được nghỉ ngơi và tái bôi trơn. Bằng cách đó bạn sẽ thức dậy với đôi mắt tươi mới sẵn sàng cho ngày làm việc mới. Phương pháp 3 - Tăng cường Thị lực với Bài tập Mắt Bước 1 - Trao đổi với bác sĩ nhãn khoa về các bài tập dành cho mắt. Mặc dù vẫn chưa xác định rõ các bài tập mắt có thực sự cải thiện thị lực hay không, nhưng một số bác sĩ mắt thường hướng dẫn một số bài tập cho những người có vấn đề về mắt đặc biệt. Chúng bao gồm thị lực khó tập trung, nhược thị, và lác mắt. Bạn có thể hỏi bác sĩ xem liệu các bài tập mắt có phù hợp với mình, và bác sĩ có thể đề nghị một số bài tập ngoài các bài trong danh sách này. Bước 2 - Chớp mắt liên tục trong vài phút. Trong khi hành động nhấp nháy không hẳn là một bài tập, thì điều này vẫn cần thiết để có đôi mắt khỏe mạnh. Một vấn đề phổ biến là những người làm việc trên máy tính hay xem TV không nhấp nháy đủ số lần, dẫn đến khô và mỏi mắt. Bạn nên nghỉ giải lao giữa giờ và cố gắng nhấp nháy mỗi 3-4 giây trong khoảng thời gian 2 phút. Điều này sẽ giúp tái bôi trơn mắt và điều trị triệu chứng mỏi mắt. Bước 3 - Vẽ hình số 8 bằng đôi mắt của bạn. Việc dùng mắt tái tạo mô hình sẽ giúp tăng cường cơ mắt và có thể làm sắc nét thị lực. Bắt đầu vẽ con số 8. Sau khi làm quen với việc vẽ số 8 theo một hướng, bạn có thể chuyển hướng ngược lại. Sau đó, sử dụng tâm trí lật con số 8 nằm ngang trở thành biểu tượng vô tận. Vẽ biểu tượng này theo một hướng, sau đó đảo ngược lại. Khi cảm thấy mệt vì con số 8, bạn có thể chuyển sang vẽ hình dạng khác. Bước 4 - Luân phiên giữa tập trung vào đối tượng gần và xa. Bài tập này có thể giúp đôi mắt luôn tập trung khi bạn chuyển đổi tập trung vào các đối tượng ở khoảng cách khác nhau. Đặt ngón tay trước mặt cách xa khoảng 25 cm. Sau đó tập trung vào nó. Sau đó chuyển trọng tâm đến đối tượng cách xa khoảng 6 m. Thay đổi luân phiên giữa hai điểm tập trung mỗi vài giây trong khoảng 3 phút. Bước 5 - Tập trung vào bàn tay khi bạn di chuyển nó về phía khuôn mặt. Điều này sẽ giúp giữ cho đôi mắt sắc nét khi tập trung vào đối tượng di chuyển. Đưa bàn tay ra phía trước mặt với cánh tay dang rộng hoàn toàn. Đưa ngón tay cái lên và tập trung vào nó. Di chuyển ngón tay cái trở lại về phía bạn cho đến khi cách khuôn mặt 8 cm, giữ cho đôi mắt tập trung vào nó trong suốt toàn bộ thời gian. Sau đó mở rộng cánh tay một lần nữa và tiếp tục tập trung vào ngón tay cái. Phương pháp 4 - Tăng cường Thị lực bằng Phương pháp Y tế Bước 1 - Đi khám mắt thường xuyên. Bạn nên đi kiểm tra mắt ít nhất mỗi năm một lần. Bác sĩ mắt có thể tiến hành kiểm tra sức khỏe toàn diện phát hiện vấn đề có thể gây tổn hại mắt. Bạn cần nắm bắt sớm các tình trạng như đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng để tiến hành điều trị ngay. Các bác sĩ cũng có thể cung cấp kính điều chỉnh thị lực và cho bạn lời khuyên về thay đổi lối sống nhất định để bảo vệ đôi mắt. Luôn thông báo cho bác sĩ nhãn khoa biết về bất kỳ vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, ngay cả khi chúng không liên quan đến đôi mắt. Các vấn đề như huyết áp cao và bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến thị lực, và các bác sĩ mắt cần phải nắm rõ toàn bộ tiền sử sức khỏe của bạn. Bước 2 - Kiểm tra nhãn trên tất cả các loại thuốc mà bạn uống. Một số loại thuốc có tác dụng phụ hoặc tương tác thuốc có thể ảnh hưởng đến thị lực. Nếu nhận thấy thị lực thay đổi đột ngột và uống thuốc thường xuyên, bạn cần hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ về các loại thuốc đang uống. Có thể có tác dụng phụ hoặc tương tác mà bạn không nhận ra. Bước 3 - Trao đổi với bác sĩ nhãn khoa về thuốc nhỏ mắt. Nếu bạn bị khó chịu mắt kéo dài hoặc viêm, bác sĩ có thể kê một số toa thuốc. Đối với các vấn đề như khô mắt mãn tính, thì thuốc kê theo toa Restasis có thể kích thích sản xuất nước mắt. Đề cập mọi vấn đề bạn đã gặp phải khi đi khám mắt và xem liệu có toa thuốc nào phù hợp hay không. Bước 4 - Cân nhắc phẫu thuật mắt bằng tia la-de. LASIK là một thủ thuật y tế nơi mà bác sĩ phẫu thuật sử dụng tia la-de để định hình lại các phần của giác mạc. Điều này giúp tập trung mắt tốt hơn và cải thiện thị lực. LASIK có tỷ lệ thành công cao. Tuy nhiên, quy trình này khá đắt tiền, và kết quả có thể không được lâu dài. Bạn cần trao đổi với bác sĩ mắt để tìm hiểu xem liệu đây có phải là lựa chọn tốt dành cho mình hay không.
{ "is_expert": false, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Pha-m%C3%A0u-s%C6%A1n
Cách để Pha màu sơn
Việc tạo ra tông màu cam hoặc hồng hoàn hảo có thể là một trở ngại đối với người mới làm quen với kỹ thuật pha màu và không biết phải bắt đầu kết hợp màu ra sao. May mắn thay, hầu hết các màu trong quang phổ đều có thể được tạo ra bằng vài màu cơ bản. Bên cạnh đó, việc tìm hiểu vòng tròn màu sẽ giúp bạn có nền tảng cần thiết để tạo ra bất kỳ sắc độ màu nào như mong muốn. Phương pháp 1 - Pha các màu bậc hai Bước 1 - Chuẩn bị dụng cụ pha màu. Bạn sẽ cần khay và bay pha màu hoặc cọ trước khi bắt đầu thực hiện. Dùng bay pha màu sẽ cho thành phẩm đều hơn và đồng nhất hơn so với khi dùng cọ. Nếu dùng cọ, bạn nhớ rửa sạch cọ sau mỗi lần pha màu. Chắc hẳn bạn không muốn để cho bất kỳ màu nào lẫn vào hai màu mà mình đang pha. Dùng xà phòng và nước để làm sạch sơn acrylic, hoặc xăng trắng không mùi hay nhựa thông để làm sạch sơn dầu. Bạn có thể pha màu trong lọ thay vì dùng khay màu nếu có ý định chuẩn bị sơn để sử dụng sau. Pha màu là một kỹ năng có được từ việc tập luyện và thử nghiệm. Hãy thử tập pha màu với lượng sơn khác nhau và nhiều sự kết hợp khác nhau để làm quen với cách pha trộn màu. Bước 2 - Bắt đầu với ba màu cơ bản. Tất cả các màu khác đều bắt nguồn từ các màu cơ bản là đỏ, xanh dương và vàng. Những màu này không thể được tạo ra bằng cách pha trộn từ những màu khác. Xem các màu này như là màu “gốc” sẽ giúp bạn dễ nhớ hơn. Bạn có thể cân nhắc việc mua một lượng lớn sơn màu cơ bản so với các sơn màu khác. Các tuýp sơn lớn thường có dung tích 200ml. Chất lượng sơn được chia thành hai loại: dành cho học sinh và dành cho người vẽ chuyên nghiệp. Sản phẩm dành cho học sinh thường rẻ hơn, nhưng chất lượng thấp hơn sơn dành cho người vẽ chuyên nghiệp khi xét về độ bền, cường độ màu và các yếu tố khác. Sơn dành cho học sinh cũng có thể làm thay đổi tỷ lệ cần thiết để tạo ra màu cụ thể nào đó; vì vậy, bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi mua sản phẩm. Bước 3 - Kết hợp màu vàng và xanh dương để tạo ra xanh lá. Lấy lượng màu vàng và xanh dương bằng nhau rồi khuấy đều bằng cọ hoặc bay pha màu để tạo ra màu xanh lá. Việc dùng lượng màu không bằng nhau có thể khiến cho màu xanh lá ngả sang màu có tỷ lệ nhiều hơn trong hai màu xanh dương hoặc vàng. Màu xanh dương và vàng đều có sắc độ nóng và lạnh. Màu vàng tông lạnh trông hơi xanh lá, còn màu vàng tông nóng trông hơi cam. Để có màu xanh lá sáng hơn, bạn sẽ dùng màu vàng và màu xanh dương tông lạnh có một ít sắc độ màu xanh lá. Nếu màu xanh lá vừa pha có vẻ tối, có lẽ là vì bạn đã dùng màu vàng cam tông nóng hoặc màu xanh dương pha tím tông nóng. Bước 4 - Kết hợp màu vàng và đỏ để tạo màu cam. Lấy lượng màu vàng và đỏ bằng nhau rồi khuấy đều bằng cọ hoặc bay pha màu để tạo ra màu cam. Việc dùng lượng màu không bằng nhau có thể khiến cho màu cam ngả sang màu có tỷ lệ nhiều hơn trong hai màu vàng hoặc đỏ. Tương tự như xanh dương và vàng, màu đỏ cũng có sắc độ nóng và lạnh. Màu đỏ tông nóng trông hơi cam, còn màu đỏ tông lạnh trông hơi tím. Để có màu cam tươi, bạn sẽ chọn màu vàng cam và màu đỏ cam tông nóng. Bước 5 - Pha màu tím bằng màu xanh dương và đỏ. Lấy lượng màu xanh dương và đỏ bằng nhau rồi khuấy đều bằng cọ hoặc bay pha màu để tạo ra màu tím. Việc dùng lượng màu không bằng nhau có thể khiến cho màu tím ngả sang màu có tỷ lệ nhiều hơn trong hai màu xanh dương hoặc đỏ. Cũng giống như các tông màu khác, màu xanh dương cũng có sắc độ nóng và lạnh. Màu xanh dương tông nóng trông hơi tím, còn tông lạnh thì trông hơi xanh lá. Để có màu tím tươi, bạn sẽ kết hợp màu đỏ tông lạnh có sắc độ tím với màu xanh dương tông nóng có sắc độ tím. Nếu màu tím được tạo ra có vẻ tối, có lẽ là vì bạn đã dùng màu đỏ cam tông nóng hoặc màu xanh dương tông lạnh có pha xanh lá. Bước 6 - Dùng sơn trắng hoặc đen để thay đổi độ sáng, độ bão hòa và độ tối của sơn. Độ sáng và độ tối biểu thị mức độ sáng tối của màu. Độ bão hòa chính là độ "đậm" hoặc nhạt của màu sắc. Hãy thử kết hợp một ít màu sơn trắng hoặc đen để tạo ra sự khác biệt cho các màu cơ bản. Bạn cũng có thể làm nhạt màu sơn bằng cách thêm một ít màu vàng, hoặc thêm một ít màu xanh dương để màu đậm hơn. Màu đen và trắng có phải là màu cơ bản hay không vẫn là một vấn đề còn đang được tranh cãi. Đối với việc pha màu, điều quan trọng mà bạn cần nhớ là một số sắc độ đen có thể được tạo ra từ những màu sơn khác, nhưng không có sự kết hợp màu nào có thể tạo ra màu trắng. Bước 7 - Bảo quản những màu mà bạn đã pha. Đổ sơn vào dụng cụ bảo quản có thể đóng kín, chẳng hạn như lọ, nếu bạn chưa định sử dụng ngay. Bạn sẽ dùng những màu này để sơn hoặc để tạo ra màu bậc ba. Hộp nhựa có nắp đậy kín là một lựa chọn thích hợp khi bạn không có sẵn lọ. Nếu không có dụng cụ bảo quản sơn, bạn cần đậy kín khay màu bằng màng bọc thực phẩm và cho vào tủ lạnh (hoặc tủ đông nếu bảo quản sơn dầu). Bạn cũng có thể đặt khăn ướt lên dụng cụ bảo quản sơn để giữ độ ẩm của sơn cho đến khi cần sử dụng. Phương pháp 2 - Pha màu bậc ba Bước 1 - Bắt đầu thực hiện với màu bậc hai. Đây là những màu được pha từ màu cơ bản, bao gồm: tím, xanh lá và cam. Bạn có thể dùng màu bậc hai tự pha hoặc mua màu sơn tại các cửa hàng mỹ thuật. Bên cạnh đó, bạn nhớ chuẩn bị thêm màu cơ bản để sử dụng. Khi mua sơn ở cửa hàng, bạn cần đảm bảo chọn mua màu "xanh lá", "tím" hoặc "cam" chuẩn. Đừng mua màu có pha lẫn màu khác, chẳng hạn như cam đỏ hoặc xanh lá pha xanh dương. Bước 2 - Kết hợp màu cơ bản và màu bậc hai để tạo ra màu bậc ba. Lấy lượng màu cơ bản và màu bậc hai bằng nhau rồi khuấy đều bằng cọ hoặc bay pha màu. Việc dùng lượng màu không bằng nhau có thể khiến cho thành phẩm ngả sang màu có tỷ lệ nhiều hơn trong hai màu cơ bản hoặc màu bậc hai. Thử với các tỷ lệ màu khác nhau. Bạn hãy thử lấy nhiều màu xanh dương hơn màu tím và xem kết quả ra sao. Lưu ý rằng tên của các màu bậc ba thường được đặt dựa trên màu cơ bản, chẳng hạn như "xanh lá pha vàng" Bước 3 - Tạo ra toàn bộ 6 màu bậc ba. Mỗi màu bậc ba đều được tạo ra theo cách giống nhau với tỷ lệ màu bằng nhau. Các thương hiệu sơn thường có hỗn hợp sắc tố màu hơi khác; vì vậy, bạn đừng lo nếu kết quả pha màu không như bạn mong muốn. Tổng cộng có 6 màu bậc ba như sau: Xanh lá pha vàng Xanh lá pha xanh dương Tím pha xanh dương Tím đỏ Cam đỏ Cam vàng Phương pháp 3 - Pha màu nâu, đen, màu trung tính và nhiều màu khác Bước 1 - Kết hợp một màu bậc ba với một màu cơ bản để tạo ra màu nâu. Cụ thể là bạn sẽ pha màu bậc ba với một màu cơ bản không được dùng để pha màu bậc ba đã chọn. Trong trường hợp pha màu nâu, tỷ lệ mỗi màu sơn sẽ ảnh hưởng đến sắc độ của thành phẩm. Thêm tỷ lệ lớn màu nóng, chẳng hạn như đỏ sẽ tạo ra màu nâu với sắc độ nóng hơn. Dùng tỷ lệ lớn màu lạnh, chẳng hạn như xanh dương và xanh lá sẽ tạo ra màu nâu rất đậm, gần như là màu đen. Bước 2 - Kết hợp các màu bổ sung để tạo ra màu đen. Màu bổ sung là những màu ở vị trí đối nhau trên vòng tròn màu. Ví dụ như màu đỏ và xanh lá hoặc xanh dương và cam. Việc kết hợp những màu này sẽ tạo ra hỗn hợp màu đen hơi ngả sang một trong những màu đã dùng để pha màu. Đây là được xem là màu đen được tạo ra từ các màu sắc khác. Màu xanh dương đậm và nâu có thể tạo ra màu đen đậm được điều chỉnh thành tông lạnh hoặc tông nóng tùy thuộc vào tỷ lệ sơn. Lưu ý rằng việc mua tuýp sơn màu đen chuẩn sẽ giới hạn việc pha màu bằng màu đen đó. Bước 3 - Kết hợp màu cơ bản, màu tương đồng và màu bổ sung để tạo ra màu xám. Màu tương đồng là màu ở cạnh một màu cụ thể nào đó trên vòng tròn màu. Chẳng hạn như màu tương đồng của xanh lá là vàng và xanh xương. Việc thêm màu tương đồng vào một màu có hỗn hợp màu bổ sung sẽ trung hòa độ đậm của màu và tạo ra màu xám hơn. Thêm màu trắng để làm sáng màu của hỗn hợp đến khi bạn hài lòng với màu xám đang có. Màu đậm thường dễ pha vào màu nhạt hơn là ngược lại. Hãy thêm một ít hỗn hợp màu xám vào màu trắng và sau đó tăng dần nếu cần thiết. Bước 4 - Dùng vòng tròn màu. Với ba nhóm màu chính có sẵn, bạn sẽ tận dụng từng màu để tạo ra bất kỳ màu nào như mong muốn. Khi không chắc phải kết hợp màu như thế nào, bạn nên tham khảo vòng tròn màu. Hãy xem màu đó ở vị trí nào trên vòng tròn màu và kết hợp hai màu cơ bản tạo ra màu đó. Dùng màu trắng (hoặc vàng) để làm sáng màu. Dùng màu bổ sung của một màu nào đó để chuyển màu thành màu xám. Để làm tối một màu, bạn cần dùng thêm một trong các màu cơ bản tạo ra màu đó, tùy thuộc vào việc bạn muốn màu đó ngả sang sắc độ nào.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/M%E1%BB%9F-chai-r%C6%B0%E1%BB%A3u-s%C3%A2m-banh
Cách để Mở chai rượu sâm banh
Mở chai sâm banh là nghi lễ kỷ niệm quan trọng. Hiệu ứng của nó thì tuyệt vời, nhưng việc mở rượu sâm banh sẽ không dễ dàng nếu bạn chưa bao giờ làm điều này. Bạn phải vặn chai, giữ nắp trước khi từ từ đẩy ra khỏi chai. Nhớ cầm chặt nắp chai nếu bạn không muốn sâm banh bắn ra ngoài! Cố gắng sao cho chai sâm banh khi mở ra phát ra tiếng "xì" thay vì "bốp." Phương pháp 1 - Mở chai Bước 1 - Bóc lớp giấy bạc và khung dây thép. Đầu tiên, bạn hãy xé lớp giấy bạc xung quanh nắp chai, sau đó tháo móc dây để gỡ phần khung dây bảo vệ nắp chai. Nhẹ nhàng và từ tốn. Giữ ngón tay cái trên nắp để tránh làm bật nút chai. Chỉ tháo phần khung dây khi chuẩn bị mở chai! Nếu không, nút chai có thể bật ra khi bạn chưa sẵn sàng mở. Khung dây có tác dụng bảo vệ nút chai. Bước 2 - Giữ chai đúng cách. Dùng tay thuận nắm chặt thân chai. Ấn chặt lòng bàn tay kia vào phần nút chai nhô ra. Đặt phần đáy chai tựa vào hông. Nếu dùng tay phải giữ chai, bạn nên đặt đáy chai lên hông phải hoặc phía bên phải thân mình. Cân nhắc dùng khăn giữ nút chai. Cách này giúp bạn tận dụng sự ma sát để dễ dàng giữ chặt nút chai nếu nó bắn ra khỏi chai. Khăn cũng có tác dụng ngăn rượu trào ra ngoài. Bước 3 - Xoay chai và giữ nút chai. Nhẹ nhàng xoay chai tới lui bằng tay thuận. Dùng tay kia giữ chặt nút chai. Khi nút chai xoay, bạn hãy từ từ tăng dần khoảng cách giữa hai tay cho đến khi tay thuận nằm ở giữa thân chai. Bước 4 - Mở chai. Lựa chọn hiệu ứng mà bạn muốn đạt được. Nếu đang ở trong nhà hoặc có nhiều người xung quanh, bạn nên mở nắp từ tốn nhằm tránh gây thương tích. Nếu muốn tạo hiệu ứng mưa sâm banh hoành tráng, bạn có thể mở chai với sức bật mạnh và hướng nút chai lên trên không trung. Nếu mở sâm banh trong nghi lễ trang trọng, bạn nên tạo hiệu ứng "xì" thay vì "bốp." Mở nhẹ nhàng. Xoay chậm lại khi nút chai sắp bật ra. Giữ chặt nút chai. Ấn ngón tay cái từ dưới mép nút chai cho đến khi nó trượt nhẹ nhàng ra khỏi chai. Vẫn giữ chặt nút chai và "bắt lấy nút chai" để không bị bay ra ngoài. Bạn nên thực hiện một cách nhẹ nhàng để không tạo tiếng nổ. Nổ ấn tượng: Dùng ngón cái đẩy nút ra ngoài từ dưới mép. Lắc chai để khuấy mạnh các bon nếu bạn muốn tạo hiệu ứng mạnh. Hướng chai ra xa người và những người khác cũng như bất kỳ vật dụng dễ vỡ gần đó. Không nên áp dụng phương pháp này cho đến khi bạn đã làm quen với việc mở sâm banh nhẹ nhàng! Phương pháp 2 - Tuân theo nguyên tắc sâm banh Bước 1 - Ướp lạnh chai rượu trước khi mở. Cất chai rượu trong tủ lạnh, tủ mát, hoặc xô đá. Ướp lạnh tối thiểu vài tiếng để phần rượu bên trong lạnh hoàn toàn. Cách này không những làm tăng hương vị, mà còn giúp cho sâm banh không bị bắn tung tóe. Bước 2 - Mở chai cẩn thận trong nghi lễ trang trọng. Giữ chặt nắp chai để tránh không bắn ra ngoài. Nhẹ nhàng xoay chai thay vì xoay nút cho đến khi nút gần bật ra khỏi chai. Lắng nghe tiếng "thở" rất nhẹ của nút chai khi đang lỏng ra. Sau đó, bạn hãy dùng toàn bộ lòng bàn tay kéo ra một cách tinh tế. Giữ nút trên chai đã mở trong vài giây để không trào bọt ra ngoài. Nếu phục vụ sâm banh, bạn nên áp dụng nguyên tắc mở chai thật nhẹ nhàng. Không để rượu trào ra ngoài và nắp chai bay tứ tung. Tập luyện cho đến khi bạn có thể mở rượu mà không gây "hỗn độn". Bước 3 - Không lắc mạnh chai. Sâm banh là thức uống có ga được cất trữ dưới áp lực. Khi bạn lắc mạnh chai, áp lực sẽ tăng lên mức nguy hiểm. Mở chai sâm banh dưới áp lực cao có thể gây trào rượu mạnh và khiến cho nắp chai bay lên với tốc độ cao. Trong trường hợp vô tình lắc mạnh chai, bạn nên để yên từ một đến hai giờ để rượu ổn định lại. CO2 sẽ nhanh chóng hấp thụ ngược lại vào trong rượu nếu được ướp lạnh. Bước 4 - Rót chậm. Sâm banh là thức uống có ga, và bọt sủi lên rất nhanh khi rót vào cốc. Không nên làm tràn và phí rượu sâm banh, đặc biệt khi đang phục vụ cho người khác! Đặt cốc thẳng đứng. Không nghiêng cốc trong khi rót. Rót sâm banh đầy một phần ba cốc, sau đó rót thêm rượu vào từng gốc. Không để miệng chai chạm vào miệng ly. Sâm banh thường được cất trong hầm rượu, và trong một số tình huống thì việc này có thể khiến mọi người e ngại vì cốc rượu có thể bị nhiễm bẩn.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/t%E1%BA%A1o-t%C3%A0i-kho%E1%BA%A3n-Spotify-Premium
Cách để tạo tài khoản Spotify Premium
Bài viết này sẽ giúp bạn biết cách tạo tài khoản Spotify Premium. Bạn có thể đăng kí qua trang web Spotify hay ứng dụng điện thoại trên thiết bị Android; hiện tại, bạn không thể đăng kí qua iPhone hay iPad. Phương pháp 1 - Trên thiết bị Android Bước 1 - Mở Spotify. Ảnh đại diện của app Spotify là một hình tròn màu xanh lá với các đường màu đen trên nền đen. Nếu bạn chưa đăng nhập vào Spotify, chạm vào nút (đăng nhập) và điền tên đăng nhập và mật khẩu. Bạn cũng có thể đăng nhập bằng tài khoản Facebook. Nếu bạn chưa có tài khoản, chạm vào (tạo tài khoản) và làm theo hướng dẫn trên màn hình. Bước 2 - Chạm vào nút Your Library (kho nhạc). Nút này nằm ở ở thanh bar cuối màn hình. Bước 3 - Nhấn vào Cài đặt . Chạm vào nút hình bánh răng ở góc phải màn hình để mở giao diện Cài đặt (Settings). Bước 4 - Chạm vào nút PREMIUM. Nút "Premium" (Go premium) là một nút to ở góc màn hình. Bước 5 - Nhấn GET PREMIUM (dùng Premium). Nút này có màu trắng và ở ngay giữa màn hình. Bước 6 - Chọn phương thức thanh toán. Sau khi bấm vào nút "DÙNG PREMIUM", bạn sẽ lựa chọn cách thanh toán ở giữa trang: Nhấn vào để sử dụng thẻ tín dụng credit hay thẻ ghi nợ debit. Chạm vào để sử dụng PayPal. Bước 7 - Điền zip code. Ở mục "Hãy điền zip code của bạn" (Please enter your zip code), điền mã vùng của địa chỉ thẻ ngân hàng của bạn (billing address). Mã vùng của thẻ ngân hàng có thể khác mã vùng nơi bạn sinh sống. Bước 8 - Chọn nút CONTINUE (tiếp tục). Nó là nút màu xanh lá ở cuối trang. Bước 9 - Điền phương thức thanh toán. Điền số thẻ ngân hàng, tên chủ thẻ, ngày hết hạn và mã bảo mật thẻ. Nếu bạn trả tiền bằng PayPal, bạn sẽ điền địa chỉ email và mật khẩu PayPal rồi làm theo hướng dẫn trên màn hình. Bước 10 - Chạm vào nút CONTINUE. Nó là nút màu xanh lá ở cuối màn hình: sau bước này, bạn chính thức có tài khoản Spotify Premium. Spotify sẽ tính phí bạn 59.000đ mỗi tháng. Phương pháp 2 - Trên máy tính Bước 1 - Mở Spotify. Đường link https://www.spotify.com/premium/ sẽ dẫn bạn đến trang đăng kí Spotify Premium. Bước 2 - Nhấn vào nút START FREE TRIAL (bắt đầu dùng thử miễn phí). Nó là nút màu xanh ở giữa trang. Nếu bạn đã đăng nhập vào tài khoản Spotify, trang đăng ký Premium sẽ tự động hiện ra. Bước 3 - Điền thông tin đăng nhập và hoặc chọn nút LOG IN WITH FACEBOOK (đăng nhập bằng Facebook). Nếu bạn tạo tài khoản Spotify với địa chỉ email và mật khẩu, bạn điền thông tin ấy vào để đăng nhập. Nếu bạn dùng địa chỉ Facebook để đăng ký tài khoản, bạn chọn nút và làm theo hướng dẫn trên màn hình. Nếu bạn chưa có tài khoản Spotify, chọn nút (đăng ký) và làm theo hướng dẫn trên màn hình để tạo tài khoản. Bước 4 - Nhấn vào nút LOG IN. Chọn nút màu xanh ở bên phải màn hình. Bạn sẽ đăng nhập vào tài khoản Spotify của bạn và tiếp tục đăng kí tài khoản Spotify Premium. Bước 5 - Chọn phương thức thanh toán. Kéo trang xuống, bạn sẽ thấy thanh bar này ở giữa màn hình: Chọn để sử dụng thẻ tín dụng credit hay thẻ ghi nợ debit. Chọn nếu bạn muốn thanh toán qua PayPal. Bước 6 - Điền phương thức thanh toán. Nhập số thẻ ngân hàng, ngày hết hạn, số bảo mật và mã vùng. Nếu bạn sử dụng PayPal, nhập zip code (mã vùng) PayPal, chọn nút "Tiếp tục" (Continue), điền địa chị email và mật khẩu, rồi làm theo hướng dẫn hiện ra. Bước 7 - Lướt xuống và nhấp chuột vào nút START 30-DAY TRIAL NOW (bắt đầu dùng thử 30 ngày ngay bây giờ). Nó là nút màu xanh biển ở cuối trang: sau bước này, bạn chính thức có tài khoản Spotify Premium. Sau 30 ngày, bạn sẽ bị tính phí 59.000đ (hay $9,99) hàng tháng cho đến khi bạn huỷ đăng ký Premium.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/%C4%90%C3%A1p-l%E1%BA%A1i-l%E1%BB%9Di-chia-bu%E1%BB%93n
Cách để Đáp lại lời chia buồn
Khi mất đi người thân, bạn sẽ cần nhiều thời gian để chữa lành vết thương lòng. Bạn bè và gia đình có thể an ủi bạn thông qua thiệp chia buồn, thư từ, tin nhắn trên mạng, và vòng hoa. Hãy nhớ rằng mọi người gửi lời chia buồn vì họ quan tâm và yêu thương bạn. Khi sẵn sàng, bạn cần biết cách đáp lại những tin nhắn và hành động tử tế đó. Phương pháp 1 - Tìm hiểu bạn nên nói gì Bước 1 - Đáp lại lời chia buồn trực tiếp bằng lời “cảm ơn” chân thành. Mọi người hiểu rằng bạn sẽ xúc động hoặc đau khổ. Khi họ nói “Tôi rất tiếc vì sự mất mát của bạn”, họ chỉ muốn bạn biết rằng họ đang an ủi bạn, và sẽ không mong đợi cuộc trò chuyện dài hơn. Lời “cảm ơn” đơn giản sẽ thích hợp. Bạn cũng có thể đáp lại ngắn gọn, “Tôi rất cảm kích”, hoặc “Anh thật là tử tế”. Nếu họ quen biết người đã khuất và cũng đang đau buồn, bạn có thể công nhận điều đó bằng cách đáp lại, “Chắc anh cũng rất buồn”. Bước 2 - Viết tin nhắn đơn giản và chân thành cho những ai đã gửi thiệp hoặc quà tặng. Nếu trả lời tin nhắn trên mạng hoặc viết thiệp, bạn không cần phải dài dòng. Hãy cảm ơn người nhận vì sự cảm thông hoặc sự an ủi của họ. Bạn có thể đề cập đến một chi tiết cụ thể, chẳng hạn như vòng hoa mà họ đã gửi hoặc họ đã tham dự buổi tưởng nhớ. Đây là một ví dụ cho tin nhắn cảm ơn: “Cảm ơn chị vì đã bày tỏ sự cảm thông trong khoảng thời gian khó khăn này đối với gia đình chúng tôi. Tôi thật lòng cảm kích vòng hoa tươi thắm mà chị đã gửi. Đối với tôi, tình cảm và sự an ủi của chị rất có ý nghĩa”. Nếu bạn đang trả lời một lá thư, hãy chọn cách kết thư dựa trên mối quan hệ của bạn với người nhận. Nếu đó là một thành viên gia đình hoặc người bạn thân, bạn có thể viết “Thương mến” hoặc “Thân mến”. Nếu họ là ai đó mà bạn không quen thân, chẳng hạn như bạn bè hoặc đồng nghiệp của người đã khuất, bạn có thể viết “Thân ái” hoặc “Trân trọng”. Bước 3 - Trả lời tin nhắn khi bạn sẵn sàng. Một vài người đáp lại lời chia buồn trong vài tuần để giúp họ chữa lành vết thương lòng nhanh hơn. Nếu bạn chưa sẵn sàng để phản hồi, hãy dành thêm thời gian để đau buồn. Thử viết một vài phản hồi sau 2 đến 3 tháng. Nếu vẫn còn thấy khó khăn, bạn có thể nhờ một người bạn giúp đỡ. Phương pháp 2 - Trả lời thư và tin nhắn Bước 1 - Gửi bức thư ngắn hoặc thiệp viết tay lại cho người đã gửi thư cho bạn. Có thể bạn sẽ nhận được mọi loại thư từ ngắn và thiệp chia buồn. Nếu bạn nhận được những lá thư viết tay chân thành, hãy dành thời gian để tự tay viết thư trả lời. Nếu bạn nhận được thiệp chia buồn chung chung có ký tên, thông thường bạn không cần phải trả lời. Bước 2 - Đáp lại bằng thiệp in sẵn được cung cấp bởi nhà tổ chức tang lễ là giải pháp đơn giản. Nếu bạn không thể viết những phản hồi cá nhân, hãy sử dụng thiệp cảm ơn mà các nhà tổ chức tang lễ thường cung cấp. Những thiệp này thường có tin nhắn cảm ơn người nhận vì đã bày tỏ sự cảm thông. Nếu bạn muốn đáp lại thiệp cảm ơn đơn giản bằng một lá thư dài, hãy viết tin nhắn trong thiệp rằng bạn sẽ viết thư riêng tư hơn khi có thể. Bước 3 - Đăng tải phản hồi trên trang web tang lễ để đáp lại những ai đã gửi tin nhắn. Nhiều nhà tang lễ cung cấp cáo phó trực tuyến, nơi mà mọi người có thể đăng tải lời chia buồn cũng như bình luận công khai. Bạn có thể tự mình trả lời tất cả những tin nhắn trên trang web tang lễ, cảm ơn mọi người vì những lời tử tế của họ. Đây là một ví dụ về tin nhắn mà bạn có thể đáp lại: “Cảm ơn tất cả mọi người vì sự quan tâm và những lời cầu nguyện. Gia đình chúng tôi trân trọng sự tử tế đó trong khoảng thời gian khó khăn này”. Bước 4 - Đăng tải trên mạng xã hội để cảm ơn những người đã gửi lời chia buồn trực tuyến. Ngày nay, việc bày tỏ lời chia buồn trên mạng ngày càng phổ biến. Nếu bạn nhận được một vài tin nhắn hoặc bình luận trên mạng, chẳng hạn như Facebook, bạn có thể đăng tin nhắn cảm ơn những người tử tế vì họ đã gửi lời chia buồn. Nếu những người bạn Facebook gửi thiệp hoặc gọi điện thoại sau khi nhắn tin trên mạng, bạn nên dành thời gian đáp lại bằng thiệp cảm ơn riêng. Bước 5 - Cảm ơn ai đó bằng email nếu đó là cách bạn thường liên lạc. Việc gửi email có thể được xem là không mang tính cá nhân. Tuy nhiên, nếu một người bạn hoặc người thân đã gửi lời chia buồn bằng email, và đó là cách bạn thường trao đổi, cũng bình thường khi bạn trả lời bằng email. Nếu người đó đã tham dự tang lễ hoặc gửi thư viết tay, bạn có thể gọi điện thoại cho họ hoặc đáp lại bằng bức thư ngắn.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Nh%E1%BA%ADn-bi%E1%BA%BFt-tri%E1%BB%87u-ch%E1%BB%A9ng-b%E1%BB%87nh-tim-m%E1%BA%A1ch-v%C3%A0nh
Cách để Nhận biết triệu chứng bệnh tim mạch vành
Bệnh tim mạch vành (coronary heart disease-CHD), còn được gọi là bệnh tim thiếu máu cục bộ, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Người ta cũng thường gọi bệnh này là bệnh động mạch vành (coronary artery disease-CAD) vì nguyên nhân chính là do động mạch bị tắc nghẽn. Khi động mạch tim bị tắc, lưu lượng máu dẫn đến các cơ quan trong cơ thể sẽ giảm, kéo theo tình trạng thiếu ôxi và chất dinh dưỡng cần thiết. Nhiều người khá quen với triệu chứng đau thắt ngực nhưng bệnh tim có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Nếu biết các yếu tố rủi ro và triệu chứng liên quan của bệnh động mạch vành, bạn có thể kiểm soát hoặc thậm chí giảm nguy cơ mắc bệnh này. Phương pháp 1 - Phát hiện triệu chứng Bước 1 - Để ý các cơn đau ngực. Đau thắt ngực là dấu hiệu sớm cho thấy bệnh tim mạch vành đang phát triển. Đau thắt ngực thường được mô tả là cơn đau kỳ lạ và khó giải thích ở vùng ngực. Một số người cho biết nó gây khó chịu, thắt chặt, bị đè nặng hay bị ép, nóng, đau, tê buốt hay đầy ở lồng ngực. Cơn đau có thể lan tới cổ, hàm, lưng, vai trái và cánh tay trái. Vì những vùng này có chung đường đi của dây thần kinh nên cảm giác đau thường sẽ lan đến đó. Cơn đau ngực cũng có thể xuất hiện trong các hoạt động hằng ngày, khi bạn ăn nhiều, làm việc quá sức hoặc khi xúc động mạnh. Nếu bệnh động mạch vành là nguyên nhân gây đau ngực thì cơn đau đó là kết quả của tình trạng quá ít máu chảy về tim. Điều này thường xảy ra khi nhu cầu về lưu lượng máu tăng đến đỉnh điểm, vì thế có liên quan đến chứng đau thắt ngực và hoạt động thể chất ở giai đoạn sớm. Đau thắt ngực thường biểu hiện với các triệu chứng liên quan khác, bao gồm khó thở hay thở gấp, chóng mặt hay trống ngực, mệt mỏi, ra mồ hôi (đặc biệt là mồ hôi lạnh), khó chịu dạ dày và nôn. Bước 2 - Tìm dấu hiệu đau ngực không điển hình. Đau ngực không điển hình có biểu hiện triệu chứng như bụng khó chịu, khó thở, mệt mỏi, chóng mặt, tê buốt, buồn nôn, nhức răng, khó tiêu, yếu ớt, bồn chồn và ra mồ hôi, các triệu chứng này có thể xuất hiện mà không đi kèm cơn đau ngực thông thường. Phụ nữ và người bệnh tiểu đường thường dễ gặp các triệu chứng của đau ngực không điển hình hơn. Đau ngực không điển hình cũng có tần suất xảy ra “không ổn định”, nghĩa là nó có thể bộc phát lúc bạn nghỉ ngơi chứ không chỉ lúc làm việc gắng sức, và có nguy cơ cao dẫn đến nhồi máu cơ tim. Bước 3 - Giám sát tình trạng khó thở. Khó thở thường xảy ra trong giai đoạn cuối của bệnh. Bệnh tim mạch vành giảm khả năng bơm máu của tim đi khắp cơ thể và dẫn đến tắc mạch máu. Nếu tình trạng này diễn ra ở phổi bạn sẽ thấy khó thở. Cho bác sĩ biết nếu bạn phải thở gấp khi làm những công việc đơn giản như đi bộ, làm vườn hay làm việc vặt trong nhà. Bước 4 - Chú ý nhịp tim bất thường. Người ta còn gọi hiện tượng nhịp tim bất thường là chứng loạn nhịp tim. Hiện tượng này được mô tả giống như tim bỏ lỡ một nhịp đập hoặc đôi khi đập nhanh hơn một lúc rồi trở lại bình thường. Bạn cũng có thể cảm thấy nhịp đập bất thường khi bắt mạch. Nếu sự bất thường này đi kèm với đau ngực, bạn phải đi cấp cứu ngay. Đối với bệnh động mạch vành, loạn nhịp tim xảy ra khi lưu lượng máu giảm và ảnh hưởng đến xung lực điện ở tim. Dạng loạn nhịp tim nguy hiểm nhất có liên quan đến bệnh tim mạch vành là hiện tượng tim ngừng đập đột ngột, nghĩa là tim không đập bất thường mà ngừng hoàn toàn. Hiện tượng này thường dẫn đến tử vong trong vài phút nếu không thể kích hoạt tim hoạt động lại, thông thường bằng máy khử rung tim. Bước 5 - Lưu ý là bệnh tim mạch vành có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim. Biến chứng xấu nhất của bệnh tim mạch vành là nhồi máu cơ tim. Bệnh nhân giai đoạn cuối của bệnh có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim. Cơn đau ngực khi đó trở nên dữ dội hơn, bạn rất khó thở, cảm thấy buồn nôn, bồn chồn và mồ hôi lạnh toát ra nhiều. Bạn phải gọi xe cứu thương ngay lập tức nếu cho rằng mình hay người thân đang bị nhồi máu cơ tim. Đôi khi nhồi máu cơ tim là dấu hiệu đầu tiên cho thấy bạn mắc bệnh tim mạch vành. Cho dù trước đây bạn chưa bao giờ biểu hiện triệu chứng của bệnh tim nhưng hãy đi khám bệnh ngay nếu gặp bất kì dấu hiệu đau ngực nào hoặc thấy khó thở, vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh tim mạch vành. Đôi khi hiện tượng nhồi máu cơ tim xuất hiện với các triệu chứng không điển hình như bồn chồn, sợ có điều gì không hay xảy ra, hoặc trĩu nặng trong ngực. Bạn cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt nếu có bất kì triệu chứng bất thường nào xuất hiện đột ngột. Phương pháp 2 - Nhận biết yếu tố rủi ro Bước 1 - Xem xét tuổi tác. Nguyên nhân khiến động mạch bị tổn thương và thu hẹp có thể chỉ là vì tuổi tác, những người từ 55 tuổi trở lên có nguy cơ cao hơn. Dĩ nhiên, những lựa chọn không có lợi cho sức khỏe như chế độ ăn nghèo nàn hoặc ít vận động đi kèm với tuổi tác cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh này. Bước 2 - Xem xét giới tính. Nói chung đàn ông dễ mắc bệnh tim mạch vành hơn phụ nữ. Tuy nhiên, ngay cả phụ nữ cũng có rủi ro cao hơn khi họ đến tuổi mãn kinh. Phụ nữ thường cũng có ít triệu chứng nặng và không điển hình của bệnh này. Họ có khuynh hướng đau nhói và nóng hơn trong ngực, dễ bị đau ở cổ, hàm, cổ họng, bụng hoặc lưng. Nếu bạn là phụ nữ và có cảm giác bất thường hay đau trong ngực hoặc vai, hoặc nếu bạn khó thở, hãy cho bác sĩ biết vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh tim mạch vành. Bước 3 - Kiểm tra tiền sử gia đình. Trường hợp bạn có bất kì một người thân cận huyết nào có tiền sử mắc bệnh tim, bạn có nguy cơ mắc bệnh động mạch vành cao hơn. Bạn có nguy cơ cao nhất nếu có bố hoặc anh em trai được chẩn đoán mắc bệnh tim trước tuổi 55, hoặc nếu có mẹ hay chị em gái được chẩn đoán trước tuổi 65. Bước 4 - Xem xét việc sử dụng nicotine. Thuốc lá là một trong những thủ phạm chính trong hầu hết các ca bệnh tim mạch vành. Thuốc lá chứa nicotine và cacbon mônôxít, cả hai chất đều buộc tim và phổi làm việc nhiều hơn. Các hóa chất khác trong thuốc lá có thể làm tổn thương vách động mạch tim. Theo các nghiên cứu thì khi bạn hút thuốc, nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành sẽ tăng thêm 25%. Ngay cả thuốc lá điện tử cũng có ảnh hưởng tương tự với tim. Vì sức khỏe bạn nên tránh mọi hình thức sử dụng nicotine. Bước 5 - Kiểm tra huyết áp. Huyết áp cao liên tục có thể gây xơ vữa động mạch, giảm tiết diện lưu thông máu và buộc tim phải làm việc nhiều hơn để tuần hoàn máu trong cơ thể, dẫn đến rủi ro mắc bệnh tim mạch vành cao hơn. Huyết áp bình thường nằm trong khoảng 90/60 - 120/80 mmHg. Huyết áp không phải là giá trị cố định mà có thể thay đổi chỉ trong thời gian ngắn. Bước 6 - Đối với bệnh nhân tiểu đường. Những người mắc bệnh tiểu đường có máu sệt hơn, vì vậy tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đi khắp cơ thể. Họ cũng có vách tâm nhĩ của tim dày hơn, điều đó có nghĩa đường dẫn trong tim dễ bị tắc nghẽn hơn. Bước 7 - Cố gắng giảm cholesterol. Cholesterol cao dẫn đến tích tụ mảng bám trên vách tâm nhĩ, đồng thời chất béo sẽ tích tụ nhiều hơn trong mạch máu, khiến tim hoạt động chậm chạp và dễ dàng mắc bệnh. Mức LDL (còn gọi là cholesterol “xấu”) cao và mức HDL (cholesterol “tốt”) thấp đều dẫn đến xơ vữa động mạch. Bước 8 - Xem xét cân nặng. Béo phì (BMI từ 30 trở lên)) thường làm các yếu tố rủi ro thêm trầm trọng vì tình trạng này gắn liền với cao huyết áp, cholesterol cao và khả năng phát triển bệnh tiểu đường. Bước 9 - Đánh giá mức độ căng thẳng. Stress khiến tim làm việc nhiều hơn vì mỗi khi bạn căng thẳng tim sẽ đập nhanh và mạnh hơn. Những người thường xuyên trong trạng thái căng thẳng dễ có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim. Stress tăng rủi ro hình thành huyết khối và cũng kích thích cơ thể sản xuất ra hóc môn khiến huyết áp tăng. Áp dụng các phương pháp xả stress lành mạnh như yoga, thái cực quyền và thiền. Tập các bài tập làm tăng nhịp tim hằng ngày không chỉ giúp tim khỏe mạnh mà còn có tác dụng xả stress. Tránh sử dụng các chất không lành mạnh như rượu bia, caffein, nicotine hoặc thức ăn vặt để xả stress. Liệu pháp mát xa có thể giúp bạn đối phó với căng thẳng. Phương pháp 3 - Điều trị triệu chứng bệnh tim mạch vành Bước 1 - Hẹn gặp bác sĩ. Nếu bạn đang bị đau ngực dữ dội hoặc cho rằng đó là nhồi máu cơ tim, gọi điện cho xe cứu thương hoặc đến phòng cấp cứu ngay lập tức. Đối với các triệu chứng nhẹ hơn thì bạn nên đi khám bệnh càng sớm càng tốt. Bất kể trường hợp nào thì chuyên gia y tế cũng có thể chẩn đoán bệnh tim mạch vành chính xác hơn nhờ có đủ trang thiết bị y tế. Mô tả các triệu chứng thật chi tiết cho bác sĩ, bao gồm yếu tố thúc đẩy, bất kể việc gì làm tình trạng sức khỏe xấu đi, và thời gian kéo dài của triệu chứng. Bước 2 - Kiểm tra mức độ stress. Đối với các ca ít khẩn cấp bác sĩ có thể yêu cầu kiểm tra mức độ stress để chẩn đoán bệnh tim mạch vành. Để thực hiện bài kiểm tra này bạn phải giám sát nhịp tim trong khi tập thể dục (thường là chạy trên máy tập) và tìm dấu hiệu bất thường của lưu lượng máu. Bước 3 - Kết nối với máy theo dõi tim. Máy đo điện tâm đồ (ECG hoặc EKG) có chức năng giám sát liên tục hoạt động của tim. Bác sĩ thường dùng máy này để tìm những thay đổi liên quan đến thiếu máu cục bộ (tim nhận không đủ máu). Bước 4 - Xét nghiệm men tim. Nếu bạn đang được theo dõi tim trong bệnh viện thì nhân viên y tế có thể sẽ kiểm tra nồng độ men tim có tên troponin được tim tiết ra khi bị tổn thương. Xét nghiệm men tim được tiến hành ba lần cách nhau tám tiếng. Bước 5 - Chụp X-quang. Trong khi cấp cứu, bác sĩ sử dụng ảnh chụp X-quang để tìm dấu hiệu tim phình đại hoặc có chất lỏng tụ trong phổi do suy tim. Trong một số trường hợp, ngoài việc theo dõi tim bác sĩ cũng yêu cầu chụp x-quang. Bước 6 - Xét nghiệm đặt ống thông tim. Nếu các kết quả xét nghiệm khác cho thấy dấu hiệu bất thường nào đó, bạn có thể phải thảo luận với bác sĩ tim mạch về xét nghiệm đặt ống thông tim. Họ sẽ đặt một ống thông có thuốc nhuộm vào động mạch đùi (động mạch lớn nằm ở bẹn và đi xuống chân). Kỹ thuật này cho phép họ thu được hình chụp động mạch vành (hình ảnh máu chảy trong động mạch). Bước 7 - Uống thuốc. Nếu bác sĩ cảm thấy trường hợp của bạn không cần phẫu thuật thì bạn sẽ được kê thuốc uống để kiểm soát bệnh động mạch vành. Phương pháp tích cực kiểm soát cholesterol đã cho thấy hiệu quả làm co ngót một số mảng bám trong động mạch vành (vữa động mạch), do đó bác sĩ sẽ tìm một loại thuốc giảm cholesterol phù hợp với bạn. Nếu bạn cũng bị cao huyết áp thì bác sĩ phải kê một trong nhiều loại thuốc trị cao huyết áp hiện có trên thị trường, dựa vào tiền sử bệnh cụ thể của bạn. Bước 8 - Thảo luận về phẫu thuật đặt ống thông bong bóng. Đối với các động mạch bị thu hẹp nhưng chưa tắc, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật đặt ống thông bong bóng. Họ luồn một ống thông nhỏ với một đầu có gắn bong bóng vào trong động mạch bị hẹp, sau đó thổi căng quả bóng này tại vị trí bị co hẹp để đẩy mảng bám ép vào thành động mạch, giúp phục hồi lưu lượng máu chảy qua đó. Lưu lượng máu tăng sẽ làm giảm chứng đau ngực do thiếu máu và hạn chế tổn thương cho tim. Trong thủ thuật này bác sĩ sẽ đặt một khung lưới kim loại nhỏ vào động mạch để giữ động mạch luôn mở sau khi đặt ống thông xong. Đặt khung lưới kim loại vào động mạch vành đôi khi được thực hiện như là một thủ thuật riêng. Bước 9 - Thủ thuật khoan phá mảng xơ vữa. Khoan phá mảng xơ vữa là cách can thiệp không cần phẫu thuật để thông tắc động mạch. Thủ thuật này sử dụng một máy khoan rất nhỏ được bọc kim cương để tách mảng bám khỏi động mạch, được thực hiện một cách riêng rẽ hoặc áp dụng bổ sung vào thủ thuật đặt ống thông. Đây là phương pháp có thể áp dụng cho những bệnh nhân có rủi ro cao hoặc lớn tuổi. Bước 10 - Phẫu thuật bắc cầu. Nếu động mạch chính bên trái của tim (hoặc kết hợp của hai hay nhiều động mạch) bị tắc nghiêm trọng, khi đó bác sĩ tim mạch có thể lựa chọn phẫu thuật bắc cầu. Thủ thuật này yêu cầu phải lấy các mạch máu khỏe mạnh ở chân, tay, ngực hay bụng để ghép bắc cầu qua đoạn bị tắc trong tim. Đây là một phẫu thuật lớn, bệnh nhân thường phải trải qua hai ngày trong phòng chăm sóc đặc biệt và phải nằm viện cả tuần. Phương pháp 4 - Phòng ngừa bệnh tim mạch vành Bước 1 - Cai thuốc lá. Nếu là người hút thuốc lá thì việc đầu tiên bạn cần làm để đề phòng bệnh tim mạch vành là cai thuốc. Hút thuốc tạo nhiều áp lực lên tim, tăng huyết áp và dẫn đến các biến chứng về tim mạch. Những người hút một gói thuốc mỗi ngày có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cao gấp hai lần người không hút. Khoảng 20% các ca tử vong liên quan đến bệnh tim tại Mỹ có nguyên nhân từ thuốc lá. Bước 2 - Kiểm tra huyết áp định kỳ. Thật ra bạn có thể kiểm tra huyết áp hằng ngày ngay tại nhà. Nhờ bác sĩ tư vấn về loại thiết bị đo huyết áp phù hợp nhất với bạn. Hầu hết các thiết bị đo huyết áp tại nhà đều có quy trình đo là đặt thiết bị lên cổ tay, giữ cổ tay trước mặt ngang tầm tim và đọc giá trị huyết áp đo được. Hỏi bác sĩ để biết huyết áp lúc nghỉ bao nhiêu là bình thường, họ sẽ cho bạn một giá trị tiêu chuẩn để so sánh với giá trị đo được. Bước 3 - Tập thể dục đều đặn. Bệnh tim mạch vành là một vấn đề thuộc về tim mạch nên bạn phải tập các bài tập nâng cao sức khỏe tim mạch. Một số bài tập cho tim là chạy bộ, đi bộ nhanh, bơi lội, đạp xe hoặc bất kì cách tập nào làm tăng nhịp tim. Bạn nên tập ít nhất 30 phút mỗi ngày. Nhờ bác sĩ tư vấn trước khi bắt đầu bất kì chế độ luyện tập nào để đảm bảo nó phù hợp với sức khỏe và thể chất của bạn. Họ có thể đề xuất một số điều chỉnh sao cho chế độ tập phù hợp với nhu cầu của bạn. Bước 4 - Duy trì chế độ ăn lành mạnh. Chế độ ăn lành mạnh nên có những thực phẩm tốt cho tim, đồng thời giữ cân nặng và cholesterol ở mức độ phù hợp. Một chế độ ăn cân đối nên có: Nhiều hoa quả và rau chứa đầy đủ lượng vitamin và khoáng chất cần cho mỗi ngày Protein gầy như cá và thịt gà không da Các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt, bao gồm bánh mì nguyên cám, gạo lứt và diêm mạch. Sản phẩm sữa ít béo như sữa chua. Ăn ít hơn 3 gam muối mỗi ngày để giảm nguy cơ phát triển bệnh cao huyết áp Bước 5 - Ăn cá ít nhất hai lần mỗi tuần. Cụ thể, bạn nên ăn những loại cá giàu axít béo omega-3 vì axít béo omega-3 giúp giảm viêm trong cơ thể, nhờ đó giảm nguy cơ viêm mạch máu dẫn đến bệnh tim. Cá chứa axít béo omega-3 bao gồm: Cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá hồi không di cư và cá trích Bước 6 - Tránh ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo. Nếu bạn lo lắng về sức khỏe tim thì nên tránh xa các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa. Chúng làm tăng lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) hay còn gọi là cholesterol "xấu" và gây thuyên tắc động mạch, dẫn đến bệnh tim. Các nguồn thực phẩm chứa chất béo bão hòa là thịt đỏ, kem, bơ, phô mai, kem chua và những sản phẩm chế biến với mỡ lợn. Các sản phẩm chiên ngập dầu cũng thường chứa nhiều chất béo bão hòa. Chất béo chuyển hóa thường có trong thực phẩm chiên và đã qua chế biến. Chất béo dạng rắn được sản xuất từ dầu thực vật đã trải qua quá trình hiđrô hóa một phần cũng là nguồn cung cấp chất béo chuyển hóa. Tiêu thụ chất béo từ cá và ôliu. Loại chất béo này chứa nhiều axít béo omega-3 có thể giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim và rủi ro mắc bệnh tim. Bạn cũng nên tránh ăn nhiều hơn một quả trứng mỗi ngày, đặc biệt khi bạn đang gặp khó khăn trong việc kiểm soát lượng cholesterol. Nói chung ăn trứng là tốt nhưng ăn quá nhiều có thể tăng rủi ro bị suy tim và mắc bệnh tim. Khi ăn trứng bạn không nên ăn chung với chất béo khác như chất béo từ phô mai hay bơ.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/T%C3%ADnh-di%E1%BB%87n-t%C3%ADch-h%C3%ACnh-tr%C3%B2n
Cách để Tính diện tích hình tròn
Một trong những bài toán phổ biến của môn hình học là tính diện tích của một hình tròn dựa trên thông tin đã biết. Công thức tính diện tích hình tròn là: A = π r 2 {\displaystyle A=\pi r^{2}} . Công thức này khá đơn giản, bạn chỉ cần biết giá trị của bán kính là sẽ tính được diện tích hình tròn. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải luyện tập cách chuyển đổi một số đơn vị dữ liệu đã cho thành những số hạng có thể áp dụng vào công thức này. Phương pháp 1 - Dùng bán kính để tìm diện tích Bước 1 - Xác định bán kính của hình tròn. Bán kính là độ dài từ tâm đến cạnh của hình tròn. Dù bạn đo theo bất cứ hướng nào, bán kính vẫn là như nhau. Bán kính cũng chính là một nửa đường kính hình tròn. Đường kính là đoạn thẳng đi qua tâm và nối hai phía đối diện của hình tròn với nhau. Đề bài thường cho sẵn bán kính. Hơi khó để xác định chính xác tâm của hình tròn, trừ khi nó đã được cho sẵn trên hình vẽ đề bài cung cấp. Trong ví dụ này, giả sử đề bài cho bạn bán kính hình tròn là 6 cm. Bước 2 - Bình phương bán kính. Công thức tính diện tích hình tròn là A = π r 2 {\displaystyle A=\pi r^{2}} , trong đó biến r {\displaystyle r} đại diện cho bán kính. Biến này được bình phương lên. Đừng nhầm lẫn và bình phương toàn bộ biểu thức. Ví dụ: một hình tròn có bán kính, r = 6 {\displaystyle r=6} , ta có r 2 = 36 {\displaystyle r^{2}=36} . Bước 3 - Nhân với pi. Pi là một hằng số toán học đại diện cho tỉ lệ giữa chu vi và đường kính hình tròn. Nó được ký hiệu bằng chữ cái Hy lạp π {\displaystyle \pi } . Sau khi làm tròn theo số thập phân, π {\displaystyle \pi } gần bằng 3,14. Giá trị số thập phân đúng thật ra còn kéo dài vô tận. Thông thường, để trình bày diện tích hình tròn một cách chính xác, chúng ta sẽ viết đáp số theo ký hiệu π {\displaystyle \pi } . Với ví dụ về hình tròn có bán kính là 6 cm, diện tích sẽ được tính như sau: A = π r 2 {\displaystyle A=\pi r^{2}} A = π 6 2 {\displaystyle A=\pi 6^{2}} A = 36 π {\displaystyle A=36\pi } hay A = 36 ( 3 , 14 ) = 113 , 04 {\displaystyle A=36(3,14)=113,04} Bước 4 - Trình bày đáp án. Nhớ rằng khi tính toán diện tích, đơn vị phải luôn được trình bày kèm theo dấu “bình phương” (đọc là vuông). Nếu bán kính được tính bằng xăng-ti-mét, diện tích sẽ là xăng-ti-mét vuông. Nếu bán kính được tính theo mét, diện tích sẽ là mét vuông. Bạn cũng cần biết đề yêu cầu chúng ta trình bày đáp số như thế nào: theo ký hiệu π {\displaystyle \pi } hay tính ra số thập phân làm tròn? Nếu như không biết, hãy trình bày theo cả hai cách. Đối với hình tròn có bán kính 6 cm, diện tích sẽ là 36 π {\displaystyle \pi } cm hay 113,04 cm. Phương pháp 2 - Tính diện tích theo đường kính Bước 1 - Đo hay viết lại đường kính. Trong một số bài toán hay tình huống, bạn sẽ không biết được bán kính. Thay vào đó, bạn sẽ chỉ biết độ dài đường kính của hình tròn. Nếu đường kính được vẽ trong sơ đồ bài toán, bạn có thể dùng thước để đo. Hoặc, bài toán sẽ cho sẵn độ dài của đường kính. Giả sử, bạn có hình tròn với đường kính 20 cm. Bước 2 - Chia đôi đường kính. Nhớ rằng đường kính dài gấp đôi bán kính. Vì thế, bất kể đề bài cho bạn giá trị đường kính là bao nhiêu, chỉ cần chia đôi nó ra bạn sẽ có được bán kính. Theo ví dụ trên, hình tròn với đường kính 20 cm sẽ có bán kính là 20/2 = 10 cm. Bước 3 - Áp dụng công thức dính diện tích cơ bản. Sau khi chuyển đổi đường kính thành bán kính, đây là lúc bạn sử dụng công thức A = π r 2 {\displaystyle A=\pi r^{2}} để tính diện tích hình tròn. Gán giá trị của bán kính vào và tiến hành phép tính còn lại như sau: A = π r 2 {\displaystyle A=\pi r^{2}} A = π 10 2 {\displaystyle A=\pi 10^{2}} A = 100 π {\displaystyle A=100\pi } Bước 4 - Trình bày giá trị của diện tích. Xin nhắc lại, đơn vị diện tích của hình tròn sẽ đi cùng với dấu “bình phương”. Trong ví dụ này, đường kính được tính bằng cm, vì thế, bán kính cũng được tính bằng cm. Vậy, diện tích sẽ được tính theo cm vuông. Đáp số ở đây sẽ là 100 π {\displaystyle 100\pi } cm. Bạn cũng có thể cung cấp một số thập phân bằng cách thay 3,14 cho π {\displaystyle \pi } . Kết quả của biểu thức là (100)(3,14) = 314 cm. Phương pháp 3 - Dùng chu vi để tính diện tích Bước 1 - Tìm hiểu về công thức biến đổi. Nếu biết chu vi đường tròn, bạn có thể dùng công thức biến đổi để tìm diện tích hình tròn đó. Công thức biến đổi này gán thẳng giá trị chu vi để tính diện tích, bạn không cần phải tìm bán kính. Công thức mới là: A = C 2 4 π {\displaystyle A={\frac {C^{2}}{4\pi }}} Bước 2 - Đo hoặc viết ra chu vi. Trong một số tình huống ngoài thực tế, bạn không thể đo đường kính hay bán kính một cách chính xác. Rất khó để ước lượng tâm của hình tròn nếu đường kính hay tâm của hình tròn đó không được định sẵn. Đối với một số vật thể có hình tròn – chẳng hạn như một chiếc chảo nướng pizza hay chảo rán – bạn có thể dùng thước dây để đo chu vi, chính xác hơn nhiều so với việc đo đường kính. Trong ví dụ này, giả sử bạn có hình tròn (hay một vật hình tròn) với chu vi là 42 cm. Bước 3 - Sử dụng mối quan hệ giữa chu vi và bán kính để biến đổi công thức. Chu vi của một đường tròn bằng pi nhân với đường kính hay C = π d {\displaystyle C=\pi d} . Tiếp theo, nhớ lại rằng đường kính bằng hai lần bán kính, hay d = 2 r {\displaystyle d=2r} . Bạn có thể kết hợp hai biểu thức này để tạo ra mối quan hệ sau: C = π 2 r {\displaystyle C=\pi 2r} . Sắp xếp lại biểu thức nhằm cô lập biến r r {\displaystyle r} , ta có: C = π 2 r {\displaystyle C=\pi 2r} C 2 π = r {\displaystyle {\frac {C}{2\pi }}=r} ….. (chia hai bên cho 2 π {\displaystyle \pi } ) Bước 4 - Thay vào công thức tính diện tích hình tròn. Tận dụng mối quan hệ giữa chu vi và bán kính, bạn sẽ tạo ra được bản sửa đổi của công thức tính diện tích hình tròn. Thay biểu thức cuối cùng vào công thức tính diện tích ban đầu, ta có: A = π r 2 {\displaystyle A=\pi r^{2}} …..(công thức tính diện tích ban đầu) A = π ( C 2 π ) 2 {\displaystyle A=\pi ({\frac {C}{2\pi }})^{2}} ….. (thay biểu thức của r vào) A = π ( C 2 4 π 2 ) {\displaystyle A=\pi ({\frac {C^{2}}{4\pi ^{2}}})} …..(bình phương phân số) A = C 2 4 π {\displaystyle A={\frac {C^{2}}{4\pi }}} …..(đơn giản π {\displaystyle \pi } ở tử số và mẫu số) Bước 5 - Áp dụng công thức biến đổi để tính diện tích. Áp dụng công thức biến đổi được viết lại với chu vi thay vì bán kính cùng với thông tin mà bạn có để tìm diện tích chính xác. Gán giá trị của chu vi vào và tiến hành tính toán như sau: Trong ví dụ này, bạn có chu vi C = 42 {\displaystyle C=42} cm. A = C 2 4 π {\displaystyle A={\frac {C^{2}}{4\pi }}} A = 42 2 4 π {\displaystyle A={\frac {42^{2}}{4\pi }}} …..(thay giá trị vào) A = 1764 4 π {\displaystyle A={\frac {1764}{4\pi }}} .….(tính 42) A = 441 π {\displaystyle A={\frac {441}{\pi }}} …..(chia cho 4) Bước 6 - Đưa ra đáp án. Trừ khi chu vi mà bạn có là bội số của π {\displaystyle \pi } , nếu không thì kết quả của bạn sẽ là một phân số với π {\displaystyle \pi } là mẫu số. Đáp án này không sai. Bạn nên trình bày đáp số tính diện tích theo kiểu này, hoặc là tính đáp số xấp xỉ bằng cách thay pi bằng 3,14. Trong ví dụ này, hình tròn với chu vi 42 cm sẽ có diện tích là 441 π {\displaystyle {\frac {441}{\pi }}} cm Nếu muốn tính ra số thập phân, ta có 441 π = 441 3 , 14 = 140 , 4 {\displaystyle {\frac {441}{\pi }}={\frac {441}{3,14}}=140,4} . Diện tích gần bằng 140 cm. Phương pháp 4 - Tính diện tích bằng hình quạt Bước 1 - Xác định thông tin đã biết hay đã cho. Một số bài toán sẽ cho bạn thông tin về hình quạt của hình tròn và đề bài sẽ yêu cầu bạn tính diện tích toàn phần của hình tròn đó. Đọc kỹ đề bài một cách cẩn thận và tìm xem có thông tin nào tương tự như, “Một hình quạt của hình tròn O có diện tích là 15 π {\displaystyle \pi } cm. Tính diện tích của hình tròn O.” Bước 2 - Xác định hình quạt đã cho. Hình quạt của hình tròn là một phần chia của hình tròn. Một hình quạt được xác định bằng cách vẽ hai đường bán kính từ tâm đến cạnh của đường tròn. Khoảng trống giữa hai bán kính đó chính là hình quạt. Bước 3 - Tính góc ở tâm của hình quạt. Dùng thước đo góc để đo góc giữa tạo ra bởi hai bán kính. Đặt cạnh đáy của thước đo góc dọc theo một đường bán kính, trung tâm của thước trùng với tâm hình tròn. Sau đó đọc số đo góc nằm ở vị trí của bán kính thứ hai tạo thành hình quạt. Chắc rằng bạn đo đúng góc nhỏ giữa hai bán kính chứ không phải góc lớn hơn nằm phía ngoài. Thông thường, bài toán mà bạn đang giải sẽ cho bạn số liệu này. Tổng của góc nhỏ và góc lớn sẽ là 360 độ. Trong một số bài toán, đề bài sẽ cho bạn số đo góc. Ví dụ: “Góc ở tâm của hình quạt là 45 độ”, nếu không có số liệu, bạn sẽ phải tiến hành đo. Bước 4 - Áp dụng công thức biến đổi để tính diện tích. Khi bạn biết diện tích của hình quạt và số đo góc ở tâm của nó, bạn có thể áp dụng công thức biến đổi để tìm diện tích của hình tròn: A c i r = A s e c 360 C {\displaystyle A_{cir}=A_{sec}{\frac {360}{C}}} A c i r {\displaystyle A_{cir}} là diện tích toàn phần của hình tròn A s e c {\displaystyle A_{sec}} là diện tích của hình quạt C {\displaystyle C} là số đo góc ở tâm Bước 5 - Nhập các giá trị mà bạn biết và tính diện tích. Trong ví dụ này, bạn đã có góc ở tâm là 45 độ và hình quạt có diện tích là 15 π {\displaystyle \pi } . Thay những số liệu này vào công thức và tiến hành như sau: A c i r = A s e c 360 C {\displaystyle A_{cir}=A_{sec}{\frac {360}{C}}} A c i r = 15 π 360 45 {\displaystyle A_{cir}=15\pi {\frac {360}{45}}} A c i r = 15 π ( 8 ) {\displaystyle A_{cir}=15\pi (8)} A c i r = 120 π {\displaystyle A_{cir}=120\pi } Bước 6 - Đưa ra đáp án. Trong ví dụ này, hình quạt bằng 1/8 diện tích toàn phần của hình tròn. Vậy, diện tích toàn phần của hình tròn là 120 π {\displaystyle \pi } cm. Diện tích hình quạt ban đầu được cho theo π {\displaystyle \pi } , vì thế, bạn nên trình bày diện tích của toàn bộ hình tròn theo cách tương tự. Nếu bạn muốn trình bày đáp án theo dạng số, thực hiện phép tính 120 x 3,14, kết quả là 376,8 cm.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/V%C6%B0%E1%BB%A3t-qua-M%E1%BB%99t-ng%C3%A0y-T%E1%BB%93i-t%E1%BB%87
Cách để Vượt qua Một ngày Tồi tệ
Bất kỳ ai trong số chúng ta cũng đã từng gặp phải những ngày tồi tệ. Cho dù là ngày tồi tệ xuất phát từ một vấn đề với người nào đó trong công ty hoặc trường học, từ việc đạt điểm số không tốt hoặc thời tiết bên ngoài không đẹp, chúng ta đều từng phải trải qua nó. Điều quan trọng là bạn cần phải cố gắng vượt qua ngày tồi tệ đó và loại bỏ cảm xúc tiêu cực để bạn có thể cảm thấy sảng khoái hơn khi thức dậy vào sáng hôm sau. Phương pháp 1 - Giải tỏa Cảm xúc Tiêu cực Bước 1 - Tìm nơi yên tĩnh, hoặc cách ly bản thân khỏi không gian của sự tiêu cực. Điều quan trọng là bạn cần phải cho phép bản thân có thời gian để xử lý cảm xúc tiêu cực mà bạn đang trải nghiệm. Nếu bạn gặp phải một ngày không vui tại công sở, bạn có thể đóng cửa văn phòng làm việc của bạn và tắt đèn để hình thành một không gian tĩnh lặng cho bản thân. Hoặc nếu bạn đang trải qua một ngày khó khăn tại trường học, hãy tìm đến nơi yên tĩnh trong thư viện hoặc ngoài công viên gần trường. Bạn cần tìm không gian yên ắng và biệt lập để bạn có thể xử lý cảm xúc và giải tỏa bất kỳ một sự căng thẳng hoặc lo lắng nào. Cố gắng tìm nơi không có điện thoại, không máy vi tính, không đồng nghiệp hoặc bạn bè vì đây có thể là tác nhân gây gián đoạn cho bạn. Bước 2 - Thực hiện bài tập ngẫm nghĩ trong vòng 5 phút. Một khi bạn đã tìm được vị trí tĩnh lặng, nơi mà bạn sẽ không thể bị quấy rầy, bạn có thể tiến hành thực hiện một bài tập nhanh để giải thoát bất kỳ một cảm xúc hoặc suy nghĩ tiêu cực nào. Nhắm mắt lại và ngồi yên trong vòng 30 giây. Tập trung vào nhịp thở. Hít thở sâu bằng mũi. Cố gắng hít thở chậm để bạn có thể hít vào và thở ra theo từng nhịp dài và sâu. Thực hiện bước này trong khoảng 1 phút. Tiếp tục hít thở chậm và sâu trong 2 phút tiếp theo. Hãy tự hỏi bản thân những câu sau: “Cơ thể của mình đang cảm thấy như thế nào? Căng thẳng? Đau đớn?” “Bản thân mình đang cảm thấy ra sao? Giận dữ? Buồn bã?” “Mình đang suy nghĩ về điều gì? Sự kiện nào dẫn đến một ngày tồi tệ như thế này? Mình có thể làm gì để cải thiện ngày của mình?”. Dành thêm 1 phút để ngồi và hít thở. Sau khi 5 phút tập luyện kết thúc, bạn có thể mở mắt. Bước 3 - Chấp nhận rằng ngày hôm nay có thể không phải là ngày dành cho bạn. Cố gắng ép bản thân vui vẻ trong khi tâm trạng đang không được vui sẽ chỉ khiến bạn cảm thấy buồn bực hơn. Vì thế, thay vì cố gắng chống lại một ngày tồi tệ, nhận thức được rằng bạn đang gặp phải khoảng thời gian khó khăn có thể giúp bạn chấp nhận và xử lý nó. Bước 4 - Cố gắng xác định nguồn gốc của cảm xúc tiêu cực. Nhìn lại cảm xúc tiêu cực mà bạn đang trải nghiệm, và suy nghĩ về những điều có thể đã khiến bạn có một ngày không vui. Có phải là vì bạn cảm thấy căng thẳng với công việc? Lo lắng về bài kiểm tra? Thất vọng về một người nào đó mà bạn biết? Cố gắng tóm tắt nguồn gây nên một ngày tệ hại trong ba từ hoặc ít hơn. Ví dụ: “Buồn vì Lan” hoặc “căng với khách”. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng hành động diễn đạt cảm xúc thông qua từ ngữ có thể giúp giảm thiểu đáng kể ảnh hưởng của các cảm xúc đó. Đôi khi, ngày tồi tệ không xuất phát từ một nguyên nhân rõ ràng. Vì vậy, nếu bạn đang gặp khó khăn với việc xác định nguồn gốc cụ thể nào đó của khoảng thời gian không vui mà bạn đang phải trải qua, không nên ép bản thân đưa ra câu trả lời. Bạn chỉ cần đơn giản nhận thức được rằng bạn đang buồn bã và tập trung vào việc tích cực cố gắng xử lý cảm xúc của bản thân. Bước 5 - Chia sẻ cảm xúc của chính mình với một người nào đó mà bạn tin tưởng. Sẽ dễ để bạn bị cuốn vào việc chôn giấu tâm trạng đen tối của bản thân, đặc biệt trong môi trường xã hội bận rộn như văn phòng hoặc lớp học. Nhưng bạn nên tránh giấu diếm cảm xúc của mình, đặc biệt nếu bạn không thể rời khỏi phòng hoặc tách bản thân ra khỏi một tình huống nào đó. Hãy nói với đồng nghiệp hoặc người mà bạn thường làm việc chung rằng “Nghe này các bạn, cho dù là vì lý do gì thì hôm nay tôi cũng cảm thấy không được vui. Tôi không biết lý do vì sao, nhưng các bạn đã không làm sai điều gì cả. Tôi xin lỗi trước nếu tôi có nhỡ phản ứng không phải với các bạn”. Nếu bạn cùng lớp hoặc bạn bè có mặt quanh bạn, bạn có thể giải thích với họ rằng ngày hôm nay bạn không cảm thấy tích cực, vì vậy, bạn có thể sẽ nổi nóng hoặc nhạy cảm quá mức với những lời nhận xét của họ. Bạn cũng có thể liên lạc với người yêu hoặc người bạn thân và chia sẻ về ngày không vui của mình để cảm thấy nhẹ nhõm hơn. Nhưng hãy cẩn thận tránh chửi rủa người yêu hoặc bạn bè của bạn. Chỉ nên chia sẻ chi tiết về một ngày của bạn, cảm xúc của bạn trước sự kiện không vui, và sau đó cố gắng chuyển hướng cuộc trò chuyện. Bước 6 - Nhìn nhận một cách toàn diện về ngày tồi tệ của bạn. Một khi bạn đã chấp nhận sự hiện diện của một ngày tồi tệ và cố gắng xác định nguồn gốc của sự lo âu hoặc căng thẳng, bạn nên suy nghĩ về ngày của bạn một cách toàn diện hơn. Suy nghĩ xem liệu ngày hôm nay sẽ ảnh hưởng gì đến ngày mai hoặc tuần sau. Hãy tự hỏi bản thân rằng: Ngày tồi tệ này có ảnh hưởng gì đến 5 ngày sau hoặc 5 năm sau hay không? Mình có thể học được gì từ tình huống này? Mình có thể thực hiện hành động hoặc tiến hành từng bước nhỏ nhặt nào để bắt đầu thay đổi ngày không vui này? Bày tỏ lòng biết ơn với những gì mà bạn có và nhìn nhận về ngày tồi tệ một cách toàn diện có thể giúp bạn giảm thiểu suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực. Sử dụng ngày không vui này như là cơ hội để học tập cũng là một cách để bạn hình thành sự thay đổi tích cực hơn về một ngày của bạn. Suy nghĩ về hành động mà bạn có thể thực hiện để thay đổi những gì đang xảy ra trong ngày của bạn cũng có thể giúp bạn nhận thấy rằng bạn đang cố gắng tích cực chống lại cảm xúc tiêu cực và cải thiện tư duy của bạn. Phương pháp 2 - Tập thể dục và Ăn uống Bước 1 - Chạy bộ nhanh, chạy bộ chậm, hoặc đi dạo. Một trong những biện pháp tốt nhất để vượt qua một ngày tồi tệ đó là tập thể dục. Thật ra, nghiên cứu đã chỉ ra rằng thường xuyên tập thể dục có thể tăng cường mức năng lượng của bạn và giúp bạn đối phó với căng thẳng. Tập trung vào các hoạt động khác sẽ giúp bạn ngừng suy nghĩ về ngày không vui của bản thân và cũng giúp bạn vượt qua bất kỳ một cảm xúc tiêu cực nào mà bạn có thể đang phải trải nghiệm. Tập thể dục về mặt thể chất và cho phép tinh thần được nghỉ ngơi. Tập bài tập cardio (bài tập tốt cho tim mạch) trong vòng ít nhất là 30 phút, hoặc dành 10 phút để tập thể dục nhanh. Nếu bạn không thể đi đến phòng tập, bạn có thể thực hiện những hoạt động đơn giản chẳng hạn như đi thang bộ thay vì đi thang máy hoặc đi dạo vào giờ nghỉ trưa. Bước 2 - Luyện tập tư thế yoga phục hồi. Bài tập thể dục liên tục và nhịp nhàng, chẳng hạn như đi bộ, bơi lội, khiêu vũ, và yoga, rất tốt để thư giãn trí não và cơ thể. Các bài tập này cũng bao gồm chuyển động tới tấp, vì vậy, bạn bị buộc phải tập trung vào hoạt động khác thay vì suy nghĩ về ngày tồi tệ của bạn. Yoga phục hồi sẽ giúp thư giãn cơ thể và giúp cơ thể có thể tự hồi phục. Nhưng bạn không cần phải đến lớp học yoga để tập yoga. Thay vào đó, bạn có thể tập yoga khi đang ngồi trên ghế tại bàn làm việc của bạn. Tư thế hoa sen là tư thế ngồi thiền truyền thống và có thể điều chỉnh, vì vậy, bạn có thể luyện tập tư thế này ngay tại bàn làm việc của bạn. Ngồi thoải mái trên ghế, giữ cho cổ và sống lưng luôn thẳng. Bắt chéo chân sao cho bạn ngồi với tư thế khoanh chân trên ghế. Đặt bàn tay trên đùi, lòng bàn tay ngửa, chạm đầu ngón tay cái và đầu của bất kỳ một ngón tay nào khác với nhau. Hít thở sâu bằng mũi trong 10 - 15 nhịp thở. Bài tập này không chỉ giúp cho tâm trí của bạn trở nên bình tĩnh mà còn giải tỏa bất kỳ sự căng cơ nào tại khu vực xương sống của bạn do phải ngồi cả ngày tại bàn làm việc. Bạn cũng có thể thử qua tư thế thư giãn để xoa dịu tâm trí. Khoanh tay và đặt tay trên bàn hoặc một bề mặt phẳng nào đó. Tựa đầu trên tay và hít thở sâu. Nhắm mắt và giữ yên tư thế này trong 10 - 15 nhịp thở. Bước 3 - Lựa chọn thực phẩm lành mạnh hơn là thực phẩm giúp bạn cảm thấy thoải mái. Theo một nghiên cứu gần đây, khi chúng ta gặp phải một ngày không vui hoặc đang trong tâm trạng không tốt, cảm giác thèm ăn của chúng ta sẽ có thể được thỏa mãn với thực phẩm tốt cho sức khỏe tương tự như loại thực phẩm giúp chúng ta thoải mái hơn. Mặc dù, bạn có thể sẽ muốn chộp lấy thanh sôcôla hoặc một cốc cà phê đá to khi đối mặt với một ngày tồi tệ, bạn nên nhớ rằng bạn có thể lựa chọn thực phẩm lành mạnh hơn để cải thiện tâm trạng của bạn. Nếu sôcôla là thực phẩm giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn, bạn nên chọn dùng sôcôla đen. Sôcôla đen có hàm lượng phenylalanine cao. Loại enzyme này được cho là rất tốt để điều trị trầm cảm và lo lắng vì nó giúp tăng cường sử sản xuất serotonin và dopamine trong não của bạn. Bước 4 - Ăn thực phẩm giàu axit béo Omega-3 và vitamin D. Ví dụ, cá hồi và hạt óc chó. Những chất dinh dưỡng này được cho rằng có thể tăng cường lượng serotonin trong não, một loại chất dẫn truyền thần kinh đem lại “cảm giác tốt đẹp”. Bước 5 - Lựa chọn loại carb có nhiều chất xơ và có lượng glycemic thấp, chẳng hạn như bỏng ngô. Chúng ta thường tiêu hóa thực phẩm chẳng hạn như bỏng ngô một cách chậm rãi, vì vậy, nó cung cấp nguồn nhiên liệu giàu chất dinh dưỡng và không gây hạ đường huyết liên quan đến các loại carb khác chẳng hạn như bánh quy và bánh ngọt. Bước 6 - Dùng thực phẩm chứa nhiều magiê, kali, và vitamin B6, chẳng hạn như chuối hoặc táo. Vitamin B6 làm tăng lượng serotonin trong não đem lại nguồn năng lượng và hy vọng là cũng có thể giúp xoa dịu tâm trạng hoặc một ngày tồi tệ của bạn. Phương pháp 3 - Tự Chăm sóc Bản thân Bước 1 - Tập hít thở sâu. Tập hít thở có thể giúp làm giảm mức độ căng thẳng và khiến bạn bình tĩnh hơn sau khi trải qua một ngày tồi tệ. Ngồi tại nơi yên tĩnh, thẳng lưng, và thử tập qua hai bài tập hít thở sau: Bài tập kích thích hơi thở: Bài tập này khá tốt khi bạn đang cảm thấy đờ đẫn hoặc kiệt sức sau một ngày không vui và muốn làm bản thân tỉnh táo hơn. Hít vào và thở ra một cách nhanh chóng thông qua đường mũi, ngậm miệng nhưng hãy nhớ thư giãn. Nhịp hít thở của bạn cần phải diễn ra trong khoảng thời gian như nhau, nhưng càng ngắn càng tốt. Đừng ngần ngại khi phải phát ra âm thanh trong quá trình thực hiện bài tập này. Thực hiện ba chu kỳ hít vào và thở ra trong vòng 1 giây. Cơ hoành của bạn, nằm ngay bên dưới xương sườn, sẽ nhấp nhô lên xuống một cách nhanh chóng tương tự như nhịp thở của bạn. Trong lần đầu tiên, hãy thực hiện bài tập này trong 15 giây. Bạn sẽ có thể cảm thấy choáng váng đôi chút trong vòng 1 phút sau khi hoàn tất bài tập. Tiếp tục hít thở như bình thường sau khi hoàn tất 15 giây đầu tiên của bài tập. Bạn có thể tiếp tục tập luyện, tăng thêm 5 giây cho đến khi bạn có thể tiến hành bài tập trọn 1 phút. Bài tập 4-7-8: Bài tập hít thở này rất tốt để đem lại sự bình tĩnh và loại bỏ căng thẳng. Chạm đầu lưỡi của bạn vào mặt răng cửa phía trên. Thở ra bằng miệng, tạo thành âm thanh như tiếng rít. Ngậm miệng lại và hít vào từ mũi trong vòng 4 nhịp đếm. Nín thở trong vòng 7 nhịp đếm. Sau đó, thở ra bằng miệng, tạo nên âm thanh của tiếng rít trong vòng 8 nhịp đếm. Tiếp tục hít vào và lặp lại chu kỳ trong 3 lần để hoàn tất 4 nhịp thở. Bạn nên chắc chắn rằng bạn không phát ra âm thanh nào khi hít không khí vào từ mũi và tạo nên âm thanh của tiếng rít khi thở ra bằng miệng. Bước 2 - Tập trung vào hoạt động sáng tạo. Nhiều chuyên gia đã tìm thấy mối liên kết giữa việc thể hiện cảm xúc thông qua sự sáng tạo và sức khỏe tổng thể. Trở nên sáng tạo cho phép bạn nhìn lại trải nghiệm của mình, bao gồm cả một ngày không vui mà bạn đã gặp, và bộc lộ cảm xúc theo cách độc đáo hoặc thú vị. Hoạt động sáng tạo có thể là vẽ tranh, chơi nhạc hoặc khiêu vũ, hoặc thậm chí một điều gì đó đơn giản như là nấu một bữa tối sáng tạo. Hoạt động sáng tạo không nhất thiết phải là một điều nào đó mà bạn giỏi. Ý tưởng ở đây là bạn sẽ biến đổi cảm xúc tiêu cực của mình thành hoạt động cho phép bạn cảm thấy tốt hơn và bộc lộ cảm xúc của bản thân. Bước 3 - Gây xao nhãng cho bản thân với điều mà bạn thích. Nó có thể là lắng nghe album nhạc yêu thích trong xe ô tô khi hạ cửa sổ xe xuống, hoặc một đoạn phim trên Youtube về một loài động vật đáng yêu nào đó mà bạn không thể nào ngừng theo dõi. Đôi khi, cười vang có thể là cách để bạn có được cái nhìn toàn cục hơn về một ngày tồi tệ của mình và loại bỏ tâm trạng không vui của bạn. Bước 4 - Dành thời gian với bạn bè và gia đình. Một phương pháp khác để bản thân không hình thành suy nghĩ tiêu cực đó chính là tìm đến sự ủng hộ của gia đình và bạn bè. Hãy cùng nhau thực hiện một hoạt động vui vẻ nào đó, chẳng hạn như một buổi tối chơi trò chơi hoặc chơi bowling, đi uống một chút gì đó để xả hơi, hoặc chỉ đơn giản là mời bạn bè đến nhà để dùng trà. Dành thời gian cho người thân yêu là cách tuyệt vời để cải thiện tâm trạng của bạn và ngăn bạn không tập trung vào suy nghĩ tiêu cực hoặc vào một ngày tệ hại của bản thân. Bước 5 - Ngủ ngon và ngủ đủ giấc. Một trong những biện pháp tốt nhất để hồi phục sau một ngày không vui và bắt đầu một ngày mới với tư tưởng tươi sáng hơn đó chính là ngủ một giấc ngủ thật ngon trong 8 giờ. Đi ngủ theo giờ giấc thông thường của bạn, tắt mọi thiết bị điện tử trên giường, và tập trung vào việc thư giãn để bạn có thể nghỉ ngơi. Bạn nên nghỉ ngơi đầy đủ và làm mới mình để chuẩn bị cho ngày hôm sau, và hy vọng là mọi việc sẽ trở nên tốt đẹp và vui vẻ hơn.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/B%C3%A0y-t%E1%BB%8F-s%E1%BB%B1-t%C3%B4n-tr%E1%BB%8Dng
Cách để Bày tỏ sự tôn trọng
Thái độ tôn trọng đóng vai trò then chốt trong việc duy trì những mối quan hệ mật thiết của mỗi người. Việc học cách tôn trọng những nỗ lực, khả năng, ý kiến và các đặc tính của người khác sẽ giúp bạn thành công và hạnh phúc trong đời sống xã hội. Sự tôn trọng bản thân có thể giúp bạn tự tin tiến đến tạo thói quen tôn trọng và chia sẻ với những người xung quanh. Phương pháp 1 - Tôn trọng những cố gắng của người khác Bước 1 - Thể hiện lòng biết ơn. Thường xuyên cảm ơn sự trợ giúp và ủng hộ của mọi người. Điều quan trọng là bạn cần nhớ tất cả những người đã từng giúp đỡ mình trong cuộc sống. Hãy bày tỏ sự tôn trọng bằng những lời cảm ơn. Cho dù không có lý do rõ ràng để cảm ơn, nhưng việc thường xuyên tỏ lòng biết ơn rất có ý nghĩa với mọi người. Bạn có thể gửi thư, gọi điện, gửi email và tin nhắn đến những người đã lâu không liên lạc. Sẽ không mất quá vài phút để bạn bày tỏ tấm lòng của mình. Nhớ cảm ơn những người sau: Cha mẹ Anh chị em Đồng nghiệp Bạn học Bạn bè Thầy cô giáo Hàng xóm Bước 2 - Khen ngợi thành quả của mọi người. Khi thấy ai đó thành công, bạn hãy để tâm đến điều đó, tán dương tài năng và thành quả của họ. Học cách công nhận sự nỗ lực cũng như những điều họ đạt được và khen ngợi một cách chân thành. Lời khen ngợi nói riêng với người đó sẽ có vẻ chân thành hơn. Thay cho phản ứng đầu tiên là “Tại sao mình không được như vậy?”, bạn hãy nói “Thật là mừng cho cậu ấy!” Một thái độ tích cực sẽ kéo sự chú ý ra xa bạn và giúp lan tỏa những điều tốt đẹp. Nếu một người mà bạn quý mến đang trải qua giai đoạn khó khăn hoặc dường như ít được tán dương hơn những người khác, bạn có thể khen ngợi sự nỗ lực, thái độ hoặc các phẩm chất tích cực khác ở họ. Bước 3 - Chân thành. Cảm ơn và khen ngợi người khác là điều quan trọng, nhưng người ta thường không đánh giá cao những lời nịnh nọt. Bạn cần chân thành khi nói lời cảm ơn và bày tỏ sự tôn trọng những nỗ lực của những người khác. Hãy thể hiện điều này từ đáy lòng mình. Ngay cả những lời nói đơn giản như “Lúc nào gặp chị cũng vui” cũng mang nhiều ý nghĩa và biểu lộ sự tôn trọng. Bạn không cần phải nói những lời hoa mỹ. Bước 4 - Giữ đúng lời hứa. Nếu bạn hứa đến một sự kiện hoặc có kế hoạch với ai đó, hãy thực hiện phần việc của bạn. Giữ đúng lời hứa là một biểu hiện của sự tôn trọng thời gian của người khác, đồng thời tỏ ra rằng bạn hết sức cố gắng đến đó vì họ. Bạn cần tôn trọng những nỗ lực của người khác bằng cách luôn đúng giờ, có sự chuẩn bị và nhiệt tình. Luôn luôn chuẩn bị sẵn sàng khi đi làm, đi học hoặc tập thể thao. Sửa soạn trước tài liệu và hoàn thành các nhiệm vụ cần làm. Thể hiện sự tôn trọng mọi người bằng cách không làm lãng phí thời gian của họ. Có thể bạn nghĩ rằng từ chối ai đó là thiếu tôn trọng, nhưng bạn cũng phải học cách giữ sự kiên định và suy nghĩ thực tế về khả năng của mình. Bạn sẽ rất khó được tôn trọng nếu không giữ đúng lời hứa. Bước 5 - Ngỏ ý giúp đỡ mọi người. Chủ động giúp đỡ khi thấy ai đó có vẻ đang cần, nhất là khi bạn không có nghĩa vụ phải làm như vậy. Tình nguyện giúp bạn bè di chuyển nơi ở hoặc nán lại muộn một chút để dọn dẹp sau các sự kiện của trường. Đừng chỉ giới hạn trong những bổn phận của mình. Ngay cả việc dạy đứa em làm bài tập hoặc giúp bố mẹ quét sân dù không được sai bảo cũng là một cách thể hiện sự tôn trọng. Nếu bạn bè hoặc người hàng xóm của bạn có vẻ đang buồn phiền chán nản hoặc đang trải qua giai đoạn khó khăn, bạn hãy khích lệ họ khi cần thiết. Một lời động viên “Bạn làm được mà” có thể đem lại sự thay đổi to lớn cho những người đang vật lộn với khó khăn. Bước 6 - Tôn trọng khả năng của người khác. Đôi khi sự giúp đỡ thái quá cũng là biểu hiện của sự thiếu tôn trọng. Có những lúc bạn cần lùi lại và để cho người khác chứng tỏ bản thân và tự xử lý các tình huống nằm trong tầm kiểm soát cũng như giải quyết các rắc rối của họ. Cố gắng nhận biết khi nào mọi người có thể tự làm việc của họ, chuyên tâm vào việc của bạn và dành cho họ sự tôn trọng mà họ xứng đáng được nhận. Việc an ủi một người vừa trải qua mối tình tan vỡ sẽ khác xa với việc khăng khăng đòi giúp ai đó nấu mì gói. Phương pháp 2 - Tôn trọng ý kiến của người khác Bước 1 - Biết lắng nghe Tập lắng nghe một cách tích cực để thể hiện với mọi người rằng bạn tôn trọng những quan điểm và ý kiến của họ. Tập trung và yên lặng khi người khác nói, đồng thời dành thời gian suy nghĩ tích cực về những điều họ nói. Một điều rất thường gặp là chúng ta chỉ chờ đến lượt mình nói mà không thực sự lắng nghe xem người kia nói gì. Cho dù có bất đồng ý kiến, bạn cũng nên cố gắng suy nghĩ và thấu hiểu quan điểm của người kia trước khi đáp lại. Bạn đang biểu lộ sự tôn trọng bằng cách lắng nghe và để cho họ bày tỏ ý kiến của mình. Kết quả có thể sẽ khiến bạn rất ngạc nhiên. Bước 2 - Đặt nhiều câu hỏi. Để tỏ ra tôn trọng ý kiến của ai đó, bạn hãy hỏi họ. Đặt những câu hỏi mở và dẫn dắt để cho thấy bạn thực sự quan tâm đến ý kiến của họ và đang lắng nghe họ nói. Điều này không có nghĩa là bạn xoi mói chuyện riêng của người khác hay không tin tưởng họ. Bạn có thể hỏi thêm khi thấy họ có vẻ còn có điều để nói. Thay vì hỏi sâu vào chi tiết, bạn hãy hỏi ý kiến của người đó về một chủ đề cụ thể. Nếu có người kể một câu chuyện nào đó, hãy hỏi “Rồi bạn cảm thấy thế nào?” Dù cho rằng mình biết, bạn vẫn nên để họ nói điều đó với bạn. Hãy để cho họ kể về mình. Học cách khuyến khích mọi người tham gia trò chuyện. Nếu thấy ai đó có vẻ ít nói trong khi cả nhóm trò chuyện, bạn hãy hỏi người đó một câu cụ thể để mở cánh cửa giao tiếp. Không cần phải thu hút sự chú ý bằng những câu như “Sao Duy im lặng quá vậy”, bạn chỉ cần hỏi “Duy thấy đội bóng HAGL thế nào?" Bước 3 - Tìm hiểu về cách nhìn nhận của những người khác. Việc học cách đồng cảm với những người có những trải nghiệm và quan điểm khác với mình sẽ giúp bạn biết cách bày tỏ sự tôn trọng. Bạn hãy tự hào về quan điểm và ý kiến của mình, nhưng đừng cho rằng mọi người cũng cảm thấy như bạn và đừng đặt họ vào tình thế lúng túng. Bạn cần có thái độ ôn hòa và tìm hiểu xem người kia từ đâu đến trước khi chia sẻ ý kiến của bạn để biết cách phản ứng phù hợp. Người ta rất dễ thốt ra những lời bình luận vô tình như “bóng đá là trò ngớ ngẩn”, nhưng bạn làm sao biết được liệu ai đó có người ông vừa mất sống bằng nghề trọng tài bóng đá và vô cùng yêu môn thể thao này? Bước 4 - Cẩn thận khi tranh luận. Đôi khi việc nói lên ý kiến của mình cũng là một cách tôn trọng trí tuệ của người khác. Mặt khác, có những lúc bạn cũng nên giữ lại những ý kiến của mình trong đầu và tránh những cuộc cãi vã không cần thiết có thể khiến mọi người nổi nóng. Mềm dẻo khi đưa ra các ý kiến tranh luận. Nếu bạn nghĩ rằng việc phát triển bóng đá ở trường đại học chỉ ngốn hàng đống tiền vô ích, hãy nêu vấn đề với thái độ tôn trọng và nói lên điều đó, cho dù có người sẽ không tán thành: “Tôi thấy lo là tiền đang đổ quá nhiều vào các môn thể thao học đường mà lẽ ra nên dành cho các thứ khác quan trọng hơn. Bạn thấy thế nào?” Tỏ ra tôn trọng ý kiến của người khác bằng cách chia sẻ ý kiến của bạn và lắng nghe những lý lẽ của họ. Có lẽ việc tranh cãi hàng trăm lần với ông bác của bạn về vấn đề hôn nhân đồng tính sẽ chẳng có lợi gì. Bạn có nhất thiết phải khơi ra chủ đề này khi cả nhà đang quây quần ăn tối không? Bước 5 - Đưa ra ý kiến không tán thành với thái độ tôn trọng. Khi bất đồng ý kiến với ai đó, bạn nên làm điều này với sự bình tĩnh và xử trí cuộc đối thoại một cách khéo léo. Hãy tôn trọng cách nhìn nhận của người kia. Đừng lăng mạ quan điểm hay ý kiến của họ, cho dù bạn không đồng ý với họ. Cố gắng tìm những điểm chung giữa bạn và người kia trước khi đưa ra ý kiến khác. Khen ý kiến của họ trước, sau đó nêu ý kiến của bạn. Chỉ một câu đơn giản như “Đó cũng là ý hay, nhưng tôi lại nghĩ khác một chút…” cũng có thể khiến cho người kia sẵn sàng lắng nghe bạn. Lý lẽ của bạn nên cụ thể, tránh những ngôn từ có tính xúc phạm như “Anh nói sai bét” hay “Vớ vẩn”. Phương pháp 3 - Tôn trọng bản thân Bước 1 - Chăm sóc bản thân. Để thể hiện sự tôn trọng bản thân, bạn cần cố gắng dành sự quan tâm cho mình như cho mọi người. Đừng nhanh chóng thay đổi ý kiến và mong muốn của mình vì người khác. Bạn xứng đáng được tôn trọng. Biết khi nào cần kêu gọi sự giúp đỡ. Bạn cần tôn trọng năng lực và kỹ năng của bản thân, nhưng cũng nên biết khi nào sự việc vượt ngoài khả năng của mình. Đừng tự gây khó khăn cho mình hơn mức cần thiết. Thỉnh thoảng tự đãi mình những món quà hoặc các chuyến đi mà bạn xứng đáng được hưởng. Dành thời gian cho bạn bè hoặc cho các hoạt động lý thú những khi rỗi rãi. Bước 2 - Tránh các hành vi tự hủy hoại. Thói quen rượu chè quá độ hoặc tự ti sẽ khiến bạn mòn mỏi cả về thể xác lẫn tinh thần. Hãy cố gắng phấn đấu hoàn thiện bản thân và ở bên cạnh những người đem lại cho bạn sự động viên khích lệ và những lời khuyên hữu ích. Bạn bè của bạn có phải là những người mà bạn mong muốn được ở bên cạnh không? Có bao giờ họ chỉ trích bạn hay hạ thấp bạn không? Hãy cân nhắc đến sự thay đổi. Bước 3 - Giữ gìn sức khỏe. Đi khám sức khỏe định kỳ để đảm bảo có cơ thể khỏe mạnh và cân đối. Chú ý điều trị ngay khi có vấn đề về sức khỏe và đừng trì hoãn khi có “tin xấu”. Việc tránh né phòng khám bác sĩ vì bạn không thích sẽ không thể hiện sự tôn trọng bản thân và sức khỏe của bạn. Tập thể dục thường xuyên và ăn uống lành mạnh. Bắt đầu tạo thói quen đơn giản như đi bộ vài cây số mỗi ngày hoặc thực hiện vài động tác giãn cơ nhẹ nhàng để kết nối với cơ thể và giữ gìn sức khỏe. Cắt giảm những thức ăn không lành mạnh và ăn nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng. Bước 4 - Đứng lên bảo vệ mình. Khi muốn có được thứ gì đó, bạn hãy bước ra và nắm bắt lấy nó. Đừng để nỗi lo sợ đụng chạm đến người khác cản trở bạn hành động vì một cuộc sống tốt đẹp hơn và đạt được những điều tích cực cho bản thân. Hãy chia sẻ ý kiến của mình với mọi người. Nếu muốn thay đổi nghề nghiệp, thành lập ban nhạc hoặc bắt đầu làm diễn viên ở tuổi 40, bạn cứ làm đi. Hãy quyết định và đi theo đến cùng. Bước 5 - Nuôi hoài bão. Chúng ta thường chìm vào những điều nhàm chán trong cuộc sống mà nhiều khi lại là do chúng ta tự tạo ra. Bạn nên lập các kế hoạch và những bước cụ thể để thực hiện những dự định của mình. Phác thảo con đường phát triển của bản thân để không ngừng vươn lên trong cuộc sống và tận hưởng cảm giác mãn nguyện. Thể hiện sự tôn trọng bản thân bằng cách trở thành con người tuyệt vời nhất có thể. Cân nhắc lập bản kế hoạch năm năm để phấn đấu vươn tới nơi bạn muốn đến. Nếu bạn còn đang đi học, kế hoạch học đại học của bạn là gì? Bạn có dự định gì sau khi tốt nghiệp? Làm sao bạn đạt được những mục tiêu đó trong thực tế? Nếu đang đi làm thì bạn có hài lòng về nghề nghiệp đó không? Bạn có yêu công việc mình đang làm không? Bạn sẽ phải đánh đổi điều gì cho niềm đam mê của mình? Mất bao lâu để bạn có thể đạt được mục đích đó? Nó có khả thi không? Bạn hãy trung thực trả lời các câu hỏi trên và lập kế hoạch để đi đến thành công. Phương pháp 4 - Tôn trọng "kẻ thù" Bước 1 - Đừng xét đoán người khác trước khi bạn tìm hiểu về họ. Nghĩ tốt về người khác, ngay cả đối với những người gây cho bạn ấn tượng xấu từ ban đầu. Mỗi người trong chúng ta đều có những vấn đề riêng phải đối phó. Bạn hãy nghĩ rằng họ có lý do khi có biểu hiện, hành động và niềm tin như vậy. Bước 2 - Hãy quý mến mọi người. Thật quá dễ dàng để có lý do ghét bỏ, xem thường họ hoặc xua đuổi ai đó; nhưng bạn đừng làm như vậy. Hãy tìm những tia sáng và sự ấm áp ở mọi người. Hãy quý mến họ, và nhờ đó bạn sẽ dễ dàng thể hiện sự tôn trọng hơn. Diễn giải những thói tật của người khác thành những ưu điểm để bạn có thể thay đổi thái độ. Thay vì nghĩ, “Người này thật ba hoa và tự cao tự đại”, bạn hãy nói “Người này dám nói thẳng những điều anh ta nghĩ. Tôi thích cá tính đó”. Bước 3 - Nếu bạn không thể nói những câu ngọt ngào ...ồ, vậy thì bạn biết rồi đấy . Đôi khi chúng ta phải kiềm chế. Hãy học cách phân biệt giữa cuộc nói chuyện thẳng thắn với cuộc cãi vã không đâu. Bạn sẽ giữ được sự tỉnh táo và được mọi người tôn trọng khi biết cách giữ im lặng. Đừng chuốc rắc rối vào thân. Bước 4 - Tập trung lo việc của mình. Đừng xen vào chuyện của người khác và gây thù chuốc oán không cần thiết. Thông thường người ta sinh ra nhiều chuyện và dễ bị ghét là vì họ không có nhiều thứ để bận tâm. Hãy giữ cho mình bận rộn và lấp đầy cuộc sống với những hoạt động thú vị để bạn không còn thời gian và năng lượng nhìn ngó xem người hàng xóm đang làm gì hay bạn cùng lớp làm bài tập về nhà như thế nào. Chọn những sở thích mới và bớt thời gian lên Facebook. Theo dõi cuộc sống của những người khác trên Facebook cũng là một thú vui để tiêu khiển, nhưng nó cũng làm nảy sinh sự ghen tỵ và bực bội không cần thiết. Bước 5 - Quan tâm đến mọi người. Tỏ ra lạnh lùng thờ ơ với những người mà bạn không thích có thể là cách dễ nhất để tránh đối đầu với họ, nhưng điều đó cũng có thể là biểu hiện của thái độ nhẫn tâm và không lịch thiệp, đặc biệt là khi ở trường hoặc tại nơi làm việc mà mọi người đều thích cảm giác được cùng tham gia. Bạn không cần phải chơi thân với họ, nhưng hãy tỏ thái độ tôn trọng bằng cách quan tâm đến mọi người. Cố gắng thử giao tiếp với những người mà bạn không đặc biệt yêu quý. Một câu chào hỏi “Bạn khỏe không?” ít nhất cũng tỏ ra rằng bạn đang cố gắng, thậm chí có thể thay đổi cả lối suy nghĩ của bạn.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Tr%E1%BB%93ng-C%C3%A2y-th%C3%B4ng
Cách để Trồng Cây thông
Thông là một giống cây thường xanh đa dạng về chủng loại. Cây thông con cần được chăm sóc đặc biệt và bảo vệ nghiêm ngặt khỏi các loài động vật cũng như ánh nắng khắc nghiệt trong suốt những năm đầu tiên. Một khi đã cứng cáp hơn, cây thông có thể tự phát triển trong nhiều thập kỷ. Bạn chỉ nên trồng cây thông bằng hạt khi thật sự quyết tâm và sẵn sàng chấp nhận khó khăn, nếu không, tốt nhất bạn nên mua cây giống để trồng sẽ có tỷ lệ thành công cao hơn. Phương pháp 1 - Trồng Cây thông giống Bước 1 - Chọn giống thông phù hợp nhất với loại đất và điều kiện thời tiết nơi bạn ở. Một số loại thông thường được sử dụng làm cảnh bao gồm thông trắng, thông Bắc Mỹ và thông Scotland. Hãy hỏi người bán về điều kiện môi trường cần thiết nếu như bạn sống ở nơi có khí hậu hoặc độ cao khác với nơi bán cây giống. Bước 2 - Bạn cần quyết định xem nên chọn cây giống rễ trần hay cây có bầu đất. Cây thông giống rễ trần nên được trồng vào cuối mùa thu và mùa đông, khi cây ngủ đông. Cây giống có bầu đất có thể trồng vào bất cứ thời điểm nào, tuy nhiên cây cần được che chắn vào những tháng hè nóng nhất để tránh ánh nắng cũng như bổ sung nước để tránh mất nước. Đa số cây giống có thể bảo quản được nhiều tuần ở nhiệt độ 2 – 3 ºC nhưng bạn nên hỏi kĩ người bán phòng trường hợp giống cây mà bạn mua có điều kiện bảo quản đặc biệt. Bước 3 - Tưới nước và sắp xếp lại phần rễ nếu cần. Phần rễ cây cần được giữ ẩm cho đến lúc trồng nhưng không được ngâm rễ trong nước. Việc này có thể làm chết cây. Nếu rễ đan thành một khối đặc ôm lấy bầu đất, hãy nhẹ hàng chỉnh lại những nhánh rễ chính để chúng có thể lan rộng ra. Một số giống cây con thường được bán cùng với một bầu đất nhỏ bao xung quanh rễ. Hãy cố gắng giữ cho lượng đất không bị rơi ra khi sắp xếp lại rễ cây. Bước 4 - Chọn khu vực phù hợp để trồng cây. Mỗi cây thông đều cần có khoảng không thoáng, không có các cây con cũng như hệ thống rễ ngầm của cây to ở xung quanh. Bạn hãy chọn địa điểm mà cây có thể tiếp nhận ánh sáng trực tiếp ngay cả trong những khoảng thời gian lạnh nhất trong ngày. Nếu bạn không thể trồng cây thông ở nơi có bóng râm ở hướng tây của cây, hãy xem hướng dẫn dưới đây để tạo ra bóng mát nhân tạo cho cây. Cát và mùn là hỗn hợp phù hợp nhất cho cây thông nhưng bạn chỉ nên trộn những loại mùn hữu cơ thích hợp như rong rêu nếu đất trồng cây là loại đất sét cứng. Chọn một khu đất thoát nước tốt. Một hố sâu 30 cm ngập đầy nước phải được thoát nước trong vòng 12 giờ. Nếu không, bạn cần lắp đặt một hệ thống thoát nước cho cây. Bước 5 - Chọn ngày để trồng cây. Không nên trồng cây vào ngày nhiều gió, khô hanh hoặc nhiệt độ trên 30 ºC. Đất có thể không chịu được nước hoặc băng đá vào ngày bạn trồng cây, cũng không thể chịu được khô hạn. Bước 6 - Đào một hố rộng hơn so với phần rễ và lót một lớp đất trộn với phân xuống đáy hố. Nên chọn đất có chất lượng tốt nhất, rải xuống đáy hố một lớp dày khoảng 10 cm sau khi đào. Nên đảm bảo hố đủ rộng để lấp kín rễ ngay cả khi đã thêm lớp đất lót phía dưới. : hãy liên hệ với công ty môi trường để xem vị trí các đường nước dây ngầm ở đâu trước khi đào hố trồng cây. Cố gắng trồng cây ở độ cao tương đương so với vườn ươm. Nếu chưa chắc chắn, tốt nhất bạn nên trồng cây ở độ cao cao hơn thay vì thấp hơn. Nếu muốn trồng nhiều hơn 1 cây thông, hãy trồng chúng cách nhau từ 3 tới 4 mét để cây có thể trưởng thành mà không bị cản. Một số loài thông có thể cần nhiều không gian hơn, ví dụ như thông Úc lớn. Bước 7 - Bỏ túi bầu hoặc lớp bao quấn quanh cây. Mặc dù vải bao và các hợp chấp hữu cơ khác có thể phân hủy và có thể để lại khi trồng cây, tuy nhiên bạn vẫn nên cẩn thận gỡ bỏ lớp bao để tạo điều kiện thuận lợi cho cây phát triển. Bước 8 - Nhẹ nhàng đặt phân rễ cây xuống hố và phủ đất lên trên. Lấp đất vào đầy hố, trong khi xúc đất thường xuyên dùng xẻng đập xuống để nén chặt đất, chú ý không dẫm bằng chân. Xúc đất vào trong hố cho đến khi bằng với mặt đất xung quanh hoặc thấp hơn một chút trong trường hợp bạn sống ở nơi có khí hậu khô hạn, như vậy nước sẽ có thể chảy vào gốc cây. Nếu cần, bạn có thể nhờ người giữ cho cây thẳng đứng trong khi lấp đất cho cây. Bước 9 - Chỉ cắm cọc nếu như cây không thể tự đứng được. Bạn chỉ nên cắm cọc cho cây nếu như nơi bạn trồng cây thường có gió to bất chợt. Nếu bạn sợ rằng gió có thể làm đổ cây, hãy dùng một hoặc hai cái cọc buộc với nhau, chú ý để đủ không gian cho cây sinh trưởng. Tránh buộc dây vòng trực tiếp quanh cây. Bước 10 - Bảo vệ cây thông con khỏi ánh nắng mặt trời. Bạn có thể tạo ra tấm chắn nắng để bảo vệ cây thông con từ vải bạt hoặc tấm gỗ dán. Nhưng tốt hơn hết, bạn nên trồng cây ở nơi có bóng mát của các cây lớn hoặc từ các tòa nhà xung quanh. Nên tìm nơi có bóng mát ở phía tây của cây, mặt trời khi ở hướng này sẽ tỏa ra nhiệt độ nóng nhất trong ngày. Phương pháp 2 - Chăm sóc Cây thông con Bước 1 - Thường xuyên rải lớp bồi quanh gốc cây. Mùn cưa là chất bồi vừa rẻ vừa tốt cho cây thông. Rải một lớp mùn dày khoảng vài centimet xung quanh cây trừ khu vực xung quanh gốc. Mặc dù lớp bồi giúp hạn chế cỏ dại và tạo điều kiện thuận lợi cho cây phát triển, bạn vẫn nên nhổ bỏ cỏ dại hoặc các loại cây nhỏ mọc xung quanh nếu có. Không nên dùng tấm chắn bằng nilon ở dưới lớp mùn. Cây cần có không khí và nước để hấp thụ dinh dưỡng từ lớp mùn. Bước 2 - Lượng nước cần thiết cho cây phụ thuộc vào giống thông mà bạn trồng, điều kiện thời tiết và đất. Thay vì thực hiện theo một chỉ dẫn nhất định, bạn nên chú ý đến việc làm ẩm đất xung quanh cây, đây là một vài gợi ý dành cho bạn: Đất có cảm giác ẩm và khi cầm lên, nếu không bị rời ra thì không cần tưới thêm nước bởi nếu tưới quá nhiều nước cũng có thể làm rễ bị ngập úng. Bạn chỉ cần tưới nước khi đất khá khô và vỡ vụn ra, tưới đến khi nào đất ẩm trở lại. Tưới nhiều nước vào mùa thu để cây có thể tích trữ nước cho mùa đông. Tưới nước bổ sung trong suốt mùa đông sẽ giúp cây tránh bị khô héo, cực kỳ nguy hiểm khi cây ưa thời tiết ẩm. Bước 3 - Bảo vệ cây thông con khỏi các loại động vật. Một tấm tránh nắng bằng gỗ dán cũng có thể có tác dụng xua đuổi động vật. Tuy nhiên, nếu bạn sống ở khu vực có nhiều huơu hoặc các loại động vật hoang dã lớn khác, bạn nên dùng các ống nhựa hoặc hàng rào lưới quây xung quanh cây con. Bước 4 - Bảo vệ cây thông non khỏi côn trùng gây hại. Cây thông có thể thu hút một số loại côn trùng gây hại như mọt, các côn trùng ăn gỗ như bọ cánh cứng ăn vỏ cây, và con xén tóc làm lây lan giun tròn. Dù chúng có thể làm cây bị chết hoặc không, thiệt hại chắc chắn là có. Nhiều sinh vật gây hại có thể được kiểm soát bằng hóa chất, bạn có thể phun hóa chất diệt nấm và côn trùng vào cây non. Để có thể tiêu diệt sinh vật gây hại, bạn có thể phải phun thuốc nhiều lần vì giai đoạn ấu trùng của côn trùng có thể vẫn sống dưới lớp vỏ cây và không bị ảnh hưởng gì. Bạn cũng có thể ngăn ngừa sinh vật gây hại bằng cách chăm cây thật tốt. Hãy giữ cho cây luôn khỏe mạnh, vì ví dụ, sinh vật gây hại sẽ ít có khả năng tấn công các cây non khỏe mạnh hơn. Hãy trồng cây ở đất trung bình để cây có bộ rễ chắc khỏe, thường xuyên kiểm tra cây để cắt bỏ các cành héo hoặc đã chết. Việc trồng các giống cây thông (như thông trắng) kèm với các cây thân gỗ hoặc dưới tán của các cây thân gỗ khác có thể bảo vệ chúng khỏi loài bọ cây vân sam. Tốt nhất là hãy loại bỏ những cây đã bị hư hại, dễ bị nhiễm bệnh. Luôn nhổ bỏ và tiêu hủy những cây đã chết vì bọ ăn gỗ. Bước 5 - Chỉ cắt tỉa các cành chết hoặc sâu bệnh. Cây thông không cần phải cắt tỉa để điều chỉnh sự sinh trưởng của cây, thậm chí việc này có thể ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng của cây. Bạn chỉ cần cắt các cành chết hoặc sâu bệnh ở sát gốc cây nhất để tạo thành các mấu nằm giữa tán cây và gốc. Phương pháp 3 - Trồng Cây thông từ Hạt Bước 1 - Nắm được quy trình này sẽ kéo dài bao lâu.Trồng cây thông từ hạt là một quy trình kéo dài và đầy thử thách. Bạn cần phải thu hoạch hạt khi quả thông chín, đa phần vào mùa xuân. Bạn cần phải chuẩn bị ươm hạt trong vòng từ 30 đến 60 ngày phụ thuộc vào giống cây và khí hậu theo quy trình sau đây trước khi trồng cây vào trong chậu. Cây con sẽ sinh trưởng rất chậm và có thể phải cần một năm mới có thể trồng ra bên ngoài mà không có nguy cơ bị chết. Trong khi đa số quả thông chín vào khoảng từ tháng Tám đến tháng Mười, một số loài thông như thông Scotland phải đển tháng Ba mới có quả chín. Khí hậu ở nơi bạn sống cũng là một yếu tố quan trọng. Hãy đọc kỹ miêu tả về quả thông chín để biết mình cần chọn quả thông như thế nào. Xem phần Trồng Cây thông từ Cây giống để biết phương pháp trồng cây nhanh và đơn giản hơn. Bước 2 - Thu hoạch quả thông. Quả thông có hai loại: quả thông đực và thông cái. Chỉ có quả thông cái mới có hạt. Hãy chọn những quả thông to với những mắt chưa mở hẳn. Nếu các mắt đã xòe hẳn ra, các hạt thông ở trong có thể đã rơi hết ra ngoài. Bạn có thể nhặt quả thông rụng hoặc hái trực tiếp trên cây bằng cách vặn nhẹ quả thông cho quả rời khỏi cành. Quả thông cái thường nằm ở những cành cao nên có thể bạn sẽ cần đến thang hoặc sào để hái quả. Chọn những quả thông có màu nâu hoặc tía bởi những quả thông có màu xanh là quả chưa chín và hạt chưa thể dùng được. Những cây thông có nhiều quả sẽ cho hạt có chất lượng hơn. Bước 3 - Phơi quả thông trên mặt phẳng khô và ấm. Nếu có thể, hãy phơi khô quả thông trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời cho các mắt thông mở ra để bạn có thể lấy hạt. Bạn có thể làm ấm phòng để đẩy nhanh công đoạn này nhưng không nên để nhiệt độ vượt quá 45 ºC. Bước 4 - Tách hạt. Mỗi mắt thông thường có một hoặc hai hạt bên trong, đôi khi hạt có thêm một “cánh” mỏng để dễ bắt gió. Lắc quả thông trong một chiếc khay có bọc vải thô hoặc lưới dày khoảng 1 cm để hạt rơi ra khỏi lưới. Lắc nhẹ tấm bạt để có thể thu được hạt thông dễ dàng hơn. Bạn có thể dùng nhíp để gắp những hạt dính chặt ra hoặc không thì chỉ cần lấy thêm hạt từ vài quả thông nữa là được. Bước 5 - Cho hạt vào trong một chiếc lọ đổ sẵn nước lọc và ngâm từ 24 đến 48 giờ. Dùng nước ở nhiệt độ phòng. Việc này không chỉ cung cấp nước cho hạt bắt đầu phát triển mà còn là cách kiểm tra xem hạt nào có khả năng nảy mầm. Những hạt chắc, có chất lượng tốt sẽ dần dần chìm xuống đáy lọ. Các hạt rỗng và hỏng sẽ nổi lên trên. Cắt thử một vài hạt to nhất nổi lên để kiểm tra xem có đúng là hạt rỗng thật hay không. Nếu hạt chắc ở bên trong, hãy đợi lâu hơn một chút để hạt tiếp túc chìm xuống đáy. Bỏ tất cả những hạt nổi lên trên sau khi hoàn thành bước này. Những hạt này hoàn toàn không thể sử dụng được. Các vườn ươm quy mô lớn thường cho túi hạt chảy dưới vòi nước chảy để loại bỏ mầm nấm bệnh lây nhiễm. Việc này rất khó để thực hiển ở nhà tuy nhiên bạn có thể chú ý thay nước sau 12 giờ hoặc 24 giờ một lần. Bước 6 - Quyết định xem có nên cất trữ hạt trước khi trồng hay không. Hạt thông mới được thu hoạch vào mùa thu có thể đem đi trồng ngay lập tức. Tuy nhiên cũng rất tốt nếu như hạt thông mới được ủ trong môi trường đặc biệt giúp tăng tốc độ nảy mầm và giảm khả năng hạt bị thối sau khi trồng. Cách ủ hạt mô phỏng điều kiện tự nhiên lý tưởng này được gọi là . Các loại thông khác nhau lại thích hợp với những điều kiện khác nhau. Bạn nên tra cứu loại thông mà bạn gieo trồng trong sách nhận dạng cây trồng theo khu vực hoặc tìm trên mạng nếu có cũng như tìm hiểu xem quy trình “phân tầng hạt giống” kéo dài bao lâu. Nếu bạn không thể tìm được những thông tin này, phương pháp dưới đây cũng sẽ rất hiệu quả miễn là bạn có thể kiểm tra sự phát triển của hạt thường xuyên. Nhìn chung, thông có thể mọc ở những vùng có khí hậu tương đối ấm ở phía nam (nhưng không phải ở những nơi quá cao) thường không cần phân tầng trước khi gieo trồng, chỉ cần bảo quản tại nơi khô thoáng ở nhiệt độ phòng. Trong khi đó những loại thông sống ở nơi có khí hậu lạnh và khắc nghiệt hơn sẽ không thể phát triển nếu thiếu công đoạn ủ trong môi trường lạnh, ẩm. Bước 7 - Đối với số lượng hạt thông ít, hãy ủ hạt trong giấy ăn ẩm. Nếu bạn có một nắm hạt giống hoặc ít hơn, đây là phương pháp dễ áp dụng nhất. Chồng giấy ăn lên thành một xấp dày từ 3 đến 6 mm. Chỉ cho đủ nước để làm ẩm toàn bộ xấp giấy, sau đó, cầm một góc tập giấy dựng đứng lên để nước thừa có thể chảy ra hết. Rải hạt lên một nửa mặt giấy, sau đó gập đôi tập giấy lại che kín hạt. Cho tập giấy vào một túi đựng thực phẩm có khóa kéo hoặc túi nhựa tương tự và cất vào ngăn mát tủ lạnh ở nhiệt độ 5 ºC. Bạn có thể chèn một cọng rơm hoặc ống nhựa vào miệng túi trước khi kéo khóa để cho không khí có thể lưu thông và đảm bảo môi trường có đủ ôxy. : hạt thông hấp thụ dinh dưỡng sau nhiều tuần để trong môi trường tối, ấm trước khi được đưa vào tủ lạnh. Thời gian ủ ấm của mỗi loại thông thay đổi đáng kể phụ thuộc vào chủng loại cây. Bạn nên tìm kiếm thông tin cụ thể trên mạng nếu bạn xác định được hạt thông của mình thuộc loại nào. Bước 8 - Đối với số lượng hạt lớn, hãy ủ hạt trong một túi vải mỏng. Ngay sau khi hoàn thành công đoạn ngâm hạt, cho tối đa 0,2 kg hạt vào một túi vải thưa vuông hoặc vải chất liệu mềm khác và buộc lại. Treo hoặc giữ túi trong một phút cho nước thừa chảy hết ra. Lồng túi vải đựng hạt vào một túi nhựa và buộc miệng túi lại để nước tiếp tục chảy ra và hạt không bị ngập nước. Treo túi trong ngăn mát tủ lạnh ở nhiệt độ 5 ºC. : Nếu bạn có thể xác định được giống thông mà bạn đang trồng, hãy tra cứu thông tin trên mạng về “quy trình phân tầng” cho giống cây đó. Bạn cũng nên để túi hạt ở nơi ấm áp trước khi cho vào trong tủ lạnh. Bước 9 - Kiểm tra sự nảy mầm của hạt đều đặn hàng tuần. Hạt giống khi bắt đầu nảy mầm sẽ tách vỏ và rễ sẽ chồi lên. Tùy vào từng giống thông và từng hạt, quá trình này sẽ kéo dài trong khoảng từ 3 tuần tới vài năm, dù vậy, bạn cũng không cần phải ủ hạt lâu tới mức ấy trước khi gieo trồng. Đối với những hạt không nảy mầm sau nhiều tuần, bạn có thể kích thích bằng cách để khô hạt sau đó lặp lại quy trình ủ hạt. Nếu thời vụ gieo trồng đã qua hoặc nếu bạn muốn cất trữ hạt đến sang năm, hãy để khô lớp vỏ hạt nhưng vẫn hơi ẩm ở trong và cất hạt vào trong tủ lạnh. Thường xuyên kiểm tra để đảm bảo hạt không bị nảy mầm. Bước 10 - Gieo hạt vào các ống hoặc chậu cùng với hỗn hợp đất trồng cây. Hạt thông rất dễ bị nhiễm bệnh và bị các loài gặm nhấm phá hoại nếu được trồng trong đất ở ngoài trời. Hãy cố gắng tìm mua ống nhựa được thiết kế để trồng cây thông bởi đây là cách tốt nhất để kích thích rễ phát triển dài, hỗ trợ cho sự phát triển của cây. Nếu không có ống trồng cây, bạn có thể thay thế bằng các chậu nhỏ cũng rất hiệu quả. Thay vì sử dụng đất thông thường, hãy dùng hỗn hợp giá thể chuyên để trồng thông hoặc tự trộn hỗn hợp với 80% vỏ thông và 20% mùn rêu. Ấn hạt xuống đất với phần rễ hướng xuống dưới. Nếu bạn vẫn để cây trong nhà, hãy đặt chậu lên một chiếc bàn cao để tránh chuột tấn công. Bước 11 - Chăm sóc cây con. Thực hiện theo những hướng dẫn ở phần Chăm sóc Cây thông con để biết phương pháp chăm sóc thích hợp nhất. Với mức điều kiện ánh sáng và nước thích hợp, sau một hoặc hai năm tùy thuộc vào từng giống cây, cây con đã sẵn sàng để được chuyển sang ống hoặc chậu cao hơn. Cây thông sinh trưởng tốt trong điều kiện nhiều ánh sáng, tuy nhiên cây thông con cũng khá nhạy cảm và dễ bị tổn thương trong khoảng thời gian nóng nhất trong ngày. Hãy đặt cây ở nơi có bóng mát vào buổi chiều ví dụ ở gần cửa sổ hướng đông. Luôn cung cấp đủ độ ẩm cho cây nhưng không được để cây úng nước. Chuyển cây cẩn thận sang chậu to hơn sau khi cây đạt độ cao 5 cm đối với ống trồng thông cỡ nhỏ và 10 đến 15 cm đối với ống hoặc chậu cỡ trung bình.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/L%C3%A0m-m%E1%BA%A5t-gi%E1%BB%8Dng-n%C3%B3i
Cách để Làm mất giọng nói
Khản giọng hoặc mất giọng hoàn toàn xảy ra do tình trạng gọi là viêm thanh quản. Có nhiều nguyên nhân gây viêm thanh quản, do đó bạn sẽ có nhiều lựa chọn nếu muốn làm mất giọng nói vì mục đích nào đó. Tuy nhiên, bạn nên thận trọng khi làm việc này – quá trình làm mất giọng nói thường đi kèm với tình trạng đau rát và và/hoặc kích ứng. Hãy bắt đầu với bước 1 dưới đây. Lưu ý: xem bài Cách để lấy lại giọng sau khi bị mất nếu bạn muốn tìm cách để lấy lại giọng nói sau khi đã mất giọng. Phương pháp 1 - Các phương pháp được khuyến nghị Bước 1 - Nói, nói và nói. Cách trực tiếp nhất để làm mất giọng chỉ đơn giản là sử dụng thanh quản cho đến khi không thể dùng được nữa. Các hoạt động phát âm như nói, la hét, hát, v.v… đòi hỏi các dây thanh âm của thanh quản rung nhẹ nhàng – khi sử dụng quá nhiều, các dây thanh âm có thể bị viêm và cản trở các hoạt động này. Bạn hãy thử liên tục nói với âm lượng lớn một cách hợp lý mỗi khi có thể. Nếu kiên trì, giọng nói của bạn cuối cùng sẽ bắt đầu khàn đi. Nếu đang tìm các cơ hội để nói to trong thời gian dài, bạn hãy thử đăng ký lớp học nói trước công chúng, hoặc chỉ cần đến những câu lạc bộ hay các quán bar ồn ào để nói chuyện. Bước 2 - Hát. Hoạt động hát có thể tác động mạnh lên dây thanh âm – hát thật to hoặc hát với khoảng âm thật thấp hay thật cao cũng đều có tác động tương tự. Những nguy cơ này càng gia tăng nếu bạn không phải là ca sĩ được huấn luyện hoặc có kinh nghiệm. Vì vậy, để làm hỏng giọng, bạn có thể thử hát với âm lượng to nhất với khoảng âm khó hát. Hiển nhiên là bạn sẽ muốn tăng hiệu quả bằng cách không khởi động trước khi hát. Nếu thấy ngượng khi hát to, bạn có thể hát khi ngồi trong phòng đóng kín cửa. Sẽ không ai biết bạn đang hát. Bước 3 - Ho. Mặc dù không hiếm trường hợp người ta bị cảm lạnh và ho đến mất giọng, nhưng bạn không cần bị cảm lạnh mà vẫn ho được. Những cơn ho liên tục sẽ kích thích thanh quản và cuối cùng sẽ gây viêm và dẫn đến mất giọng. Bạn có thể thử kết hợp ho với một trong những cách trong bài viết này để có hiệu ứng tối đa. Cũng như la hét và hát, việc ho quá nhiều trong thời gian dài có thể gây đau dai dẳng và tổn thương cổ họng. Bước 4 - Mở miệng. Như đã đề cập ở trên, cổ họng khô rất dễ bị tổn thương. Để đẩy nhanh quá trình làm mất giọng, bạn nên mở miệng suốt ngày để cho miệng và họng khô đi. Cách này đặc biệt công hiệu nếu bạn sống trong vùng khí hậu khô. Nếu sợ mọi người trông thấy bộ dạng kỳ quặc của mình, bạn hãy mở miệng trong lúc ngủ để không ai nhìn thấy. Bước 5 - Đừng uống nước. Các dây thanh âm được bôi trơn tốt là kẻ thù của bất cứ ai muốn làm mất giọng nói. Thực tế là những người làm nghề nói và hát chuyên nghiệp luôn có cốc nước trên sân khấu để bảo vệ dây thanh âm. Nếu bạn muốn mất giọng thì hãy làm ngược lại! làm dịu dây thanh âm bằng cách nhấp nước sau khi bạn nói chuyện, la hét hoặc hát. Bạn cần thực hiện một cách hợp lý khi áp dụng nguyên tắc này – đừng kiêng mọi chất lỏng đến mức cơ thể bị mất nước. Nếu muốn tìm một chất lỏng thay thế cho nước để làm khô cổ hơn, bạn hãy thử uống nước có vị chua hoặc có chứa sữa (xem bên dưới để biết thêm thông tin). Bước 6 - Ăn thức ăn có tính a-xít và/hoặc sữa. Một số thức ăn và đồ uống, đặc biệt là thức ăn thật chua (chanh, giấm, v.v…) và các sản phẩm sữa có thể sinh ra đàm trong cổ họng. Mặc dù đàm không kích thích dây thanh âm, nhưng nó có thể gây ho. Do đó, nếu muốn làm mất giọng, bạn hãy thử sử dụng các loại thức ăn đồ uống này kết hợp với một trong các phương pháp khác. Bước 7 - Uống nước thật lạnh. Một số người nhận thấy rằng nước thật lạnh cũng có hiệu ứng sinh ra đàm, tương tự như thức ăn và nước uống có tính a-xít. Thử uống một cốc nước đá để thử tác động lên cổ họng – nếu thấy cổ họng có nhiều đàm sau khi uống nước lạnh, bạn có thể dùng cách này để kích thích ho. Phương pháp 2 - Các phương pháp không được khuyến khích Bước 1 - La hét. Dây thanh âm càng làm việc nhiều thì càng bị căng thẳng. Hành động la hét sẽ làm căng dây thanh âm hơn là nói chuyện bình thường, dẫn đến khản giọng và mất tiếng trong một thời gian. Để có kết quả tối đa, bạn có thể thử hét to hết sức có thể. Tuy nhiên bạn cần nhớ rằng la hét như vậy có thể khiến bạn bị đau rát, thậm chí gây tổn thương lâu dài. Nếu bạn sợ làm phiền người khác, hãy thử tham dự một sự kiện mà mọi người được khuyến khích la hét, ví dụ như một sự kiện thể thao hoặc buổi trình diễn nhạc rock. Bước 2 - Cố tình bị cảm lạnh. Thông thường người ta hay bị mất tiếng sau khi bị cảm lạnh. Nếu thực sự có ý định làm mất tiếng, bạn hãy cân nhắc đặt mình vào tình huống có thể bị cảm. Ví dụ, bạn có thể ở bên cạnh một người bạn bị cảm và ngủ ít hơn bình thường. Tất nhiên là việc cố tình bị cảm có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ không hề dễ chịu, bao gồm sốt, buồn nôn, đau nhức, và nói chung là rất khó chịu, vì thế bạn hãy tránh xa virus cúm trừ khi bạn thực sự nghiêm túc về việc làm mất giọng nói! Không cần nói thì ai cũng biết là: Cố tình phơi nhiễm các bệnh nghiêm trọng không bao giờ là ý hay. Bạn nên dùng lý trí trong việc này. Bước 3 - Kích thích dị ứng. Dị ứng được biết đến là nguyên nhân gây kích thích cổ họng và làm khản tiếng trong một số trường hợp. Nếu có tiền sử dị ứng nhẹ và bị đau cổ họng do dị ứng, bạn có thể tiếp xúc với các dị ứng nguyên để làm mất giọng. Ví dụ, nếu bị dị ứng mùa do phấn hoa, bạn có thể đi ra công viên và ngửi vài bông hoa! Nếu bị dị ứng nghiêm trọng, bạn đừng đùa với lửa bằng cách kích thích phản ứng dị ứng chỉ để làm mất giọng nói. Cơn dị ứng nghiêm trọng có thể gây chết người. Bước 4 - Không cho giọng nói nghỉ ngơi. Dần dần, cơ thể sẽ tự chữa lành cổ họng bị kích ứng. Nếu muốn mất giọng nói, bạn đừng để cho điều này xảy ra! Càng ít để thanh quản nghỉ ngơi thì bạn càng nhanh mất tiếng. Bạn cần gia tăng sự mệt mỏi! Tuy nhiên, hãy nhớ rằng làm như vậy là bạn đang mạo hiểm với giọng nói của mình. Việc làm cho giọng khàn đi (đặc biệt là làm đi làm lại nhiều lần trong thời gian dài) có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho giọng nói. Ví dụ, nhiều ca sĩ một thời từng hát rất khỏe bị mất giọng sau nhiều năm ca hát.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Gi%C3%A2m-c%C3%A0nh-hoa-h%E1%BB%93ng
Cách để Giâm cành hoa hồng
Bạn có thể trồng được một mùa hoa hồng mới tuyệt đẹp bằng cách giâm cành. Cũng như đối với nhiều loài cây khác, điều quan trọng khi trồng hoa hồng là chọn vị trí có ánh nắng và đất ẩm. Hãy cắt những cành khỏe mạnh, cứng cáp ngay bên trên một bộ lá để tạo điều kiện tốt nhất cho chúng phát triển. Nhúng cành hồng vào hoóc môn kích thích ra rễ để giúp rễ mọc nhanh hơn. Khi được cung cấp đủ độ ẩm, chẳng bao lâu cành hoa hồng của bạn sẽ có bộ rễ mạnh mẽ. Phương pháp 1 - Cắt cành Bước 1 - Cắt cành chéo một góc 45 độ bên trên bộ lá đầu tiên. Khi đã chọn được một cành tươi tốt, bạn hãy cắt sao cho cành có độ dài khoảng 15-20 cm. Dùng kéo cắt cây hoặc dao sắc cắt chéo góc 45 độ ngay bên trên bộ lá đầu tiên. Cố gắng cắt vào buổi sáng để cành cây có đủ độ ẩm. Rửa kỹ dụng cụ bằng cồn tẩy rửa trước khi sử dụng. Bước 2 - Cắm các cành hồng vào nước. Một điều cực kỳ quan trọng là giữ ẩm cho các cành hồng để chúng không bị khô trước khi trồng. Ngay sau khi cắt, bạn cần cắm các cành hồng vào nước ở nhiệt độ phòng cho đến lúc cắm cành xuống đất . Nếu có thể, tốt nhất là bạn nên giâm cành ngay sau khi cắt. Bước 3 - Cắt bỏ hết lá, ngoại trừ các lá trên cùng. Bạn đã cắt cành ngay bên trên một bộ lá, do đó chỉ những chiếc lá trên cùng mới nên giữ lại. Cắt bỏ số lá còn lại bằng kéo cắt cây hoặc kéo sắc. Bước 4 - Nhúng đầu cắt của cành hồng vào bột hoóc môn kích thích ra rễ. Bước này không bắt buộc, nhưng nhiều người sử dụng bột hoóc môn để kích thích cành mọc rễ. Nhớ làm ướt đoạn cuối cành hồng trước khi nhúng vào bột. Vỗ nhẹ cho bột thừa rơi xuống. Rửa sạch dụng cụ bằng cồn tẩy rửa lần nữa khi đã dùng xong. Phương pháp 2 - Chọn cành tốt và đất phù hợp Bước 1 - Chọn vị trí có nắng mặt trời để giâm cành. Vị trí giâm cành đặc biệt quan trọng nếu bạn quyết định trồng cây ngoài trời. Chọn nơi có nắng, nhưng không phải nắng trực tiếp – bạn cần giữ cho cành cây không bị khô kiệt. Giâm cành hồng vào chậu trồng cây cũng được, nhưng chậu phải đủ sâu và rộng để có đủ không gian cho cành phát triển. Nếu bạn tìm được vị trí có nắng và ở gần ống thoát nước hoặc các nguồn nước khác thì tốt, vì điều này sẽ giúp duy trì độ ẩm trong đất. Chọn chậu trồng cây sâu ít nhất 15 cm. Bước 2 - Chuẩn bị luống đất hoặc chậu cây để giâm cành. Để trồng cành hoa hồng, bạn cần có hỗn hợp đất gồm cát và đá trân châu. Hỗn hợp đất phải có độ thoát nước tốt, và hãy nhớ xới đất trước đến độ sâu khoảng 10-15 cm. Bạn cần có dụng cụ làm vườn để xới đất, chẳng hạn như chĩa làm vườn hoặc xẻng để đánh tơi đất. Cát và đá trân châu có bán ở các cửa hàng cung cấp vật liệu làm vườn hoặc trên mạng. Một kg đá trân châu khoảng 50 ngàn; cát thường rẻ hơn, nhưng giá cả còn tùy vào khối lượng. Bước 3 - Chọn cành khỏe mạnh và cứng cáp. Khi cắt cành hồng để trồng, bạn cần chọn các cành dài, cứng cáp, khỏe mạnh, tức là không bị héo úa hoặc chuyển màu nâu. Các cành bánh tẻ được cắt vào cuối mùa xuân và đầu mùa hè sẽ mau đâm rễ hơn, vì vậy bạn hãy chọn các cành non và dẻo. Phương pháp 3 - Giâm cành Bước 1 - Giâm cành hoa hồng vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Một số người thích trồng cành hoa hồng vào những tháng lạnh, những người khác lại chờ đến đầu mùa hè. Việc giâm cành hoa hồng có thể thực hiện vào bất cứ mùa nào, nhưng lưu ý rằng các cành giâm phải được giữ ẩm liên tục, do đó chúng sẽ bị khô nhanh hơn nếu bạn trồng vào mùa hè trong vùng khí hậu nóng. Vì lý do này, mùa mưa có thể là lựa chọn tốt nhất. Bước 2 - Chọc một lỗ trong đất để cắm các cành hồng. Dùng que hoặc bút chi để chọc một lỗ trong đất sâu khoảng 8-10 cm cho mỗi cành hồng. Đảm bảo các lỗ này phải đủ rộng để lớp bột kích thích ra rễ không bị gạt đi mất khi bạn cắm cành xuống đất. Bước 3 - Cắm các cành hồng xuống đất. Nhẹ tay cắm cành hồng xuống đất, sâu khoảng vài cm hoặc đến một nửa chiều dài cành. Nén đất xung quanh cành cây sau khi đã cắm vào đúng vị trí. Nếu muốn trồng nhiều cành, bạn nên cắm các cành theo hàng, cách nhau khoảng 15-20 cm. Bước 4 - Giữ ẩm cho các cành giâm. Yếu tố quan trọng nhất để giâm cành hồng thành công chính là duy trì độ ẩm. Nếu thời tiết nóng, bạn sẽ phải tưới nước đều đặn mỗi ngày vài lần để giúp rễ cây phát triển mạnh. Để đảm bảo đất luôn giữ được độ ẩm, bạn có thể trùm bao ni lông xung quanh cành khi đã tưới xong. Bao ni lông sẽ tạo thành ngôi nhà kính tí hon cho các cành hồng. Bước 5 - Theo dõi các cành giâm để đảm bảo chúng có đủ nước và mọc rễ. Chú ý đến các cành hồng vừa trồng để đảm bảo chúng không bao giờ bị khô kiệt và đang đâm rễ. Bạn có thể thử xem rễ có mọc không bằng cách kéo nhẹ cành. Nếu có lực cản nhẹ sau 1-2 tuần kể từ khi bạn cắm cành xuống đất thì nghĩa là rễ đang phát triển tốt.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Ghi-nh%E1%BB%9B-S%E1%BB%91-Pi
Cách để Ghi nhớ Số Pi
Pi là tỉ số giữa chu vi và đường kính (đường kính bằng 2 lần bán kính) của một vòng tròn. Tính toán số pi là một cách phổ biến để đánh giá sức mạnh tính toán của những siêu máy tính, và các nhà toán học giờ đây biết rằng có xấp xỉ 10 ngàn tỷ chữ số của pi. Người nắm giữ kỷ lục thế giới có thể đọc hàng chục ngàn chữ số, và nhà phẫu thuật thần kinh kiêm giáo sư Andriy Slyusarchuk tuyên bố nhớ được 30 triệu chữ số, mà phải mất 347 ngày đọc liên tục. Thật ấn tượng! Phương pháp 1 - Nhóm các Chữ số Bước 1 - Tạo một biểu đồ. Viết ra số pi tùy theo bao nhiêu chữ số bạn hi vọng ghi nhớ. Sau khi viết ra, nhóm các chữ số lại theo nhóm chẵn bằng bút chì trong ngoặc đơn. Bắt đầu với các nhóm có bốn chữ số : (3.141)(5926)(5358)(9793)(2384)(6264)(3383),… Bước 2 - Bắt đầu từng bước một. Cách dễ nhất để nhớ bất cứ thứ gì là bắt đầu với một nhóm nhỏ sau đó tiến dần lên. Giống như với cử tạ hay chạy nước rút, bạn có các hiệp và các lần, và bạn không muốn tập quá sức bằng cách cố nhồi 100 con số vào đầu cùng một lúc. Bắt đầu bằng việc ghi nhớ bốn nhóm bốn chữ số. Bạn có thể tiến dần lên mười nhóm bốn chữ số, mỗi lần chỉ nhớ thêm một nhóm bốn chữ số. Sau đó tăng gấp đôi lên bằng cách ghi nhớ năm nhóm tám chữ số. Số lượng chữ số vẫn giữ nguyên nhưng bạn sẽ có thể nâng khả năng ghi nhớ bằng cách đưa vào những "nhóm" lớn hơn. Bước 3 - Ghi nhớ lần xuất hiện đầu tiên của các số từ 0-9. Việc này sẽ giúp bạn nhớ được số nào sẽ xuất hiện tiếp theo nếu cần trích dẫn số pi. Ví dụ, bạn có thể nhớ rằng số đầu tiên sau dấu phẩy là 1, và số thứ 32 sau dấu phẩy là 0. Bước 4 - Thử nhóm số theo dãy số điện thoại. Phần lớn các kỹ năng ghi nhớ hay "gợi nhớ" hoạt động theo nguyên tắc nhớ những thứ khác, như số điện thoại, thì dễ hơn là một chuỗi phức tạp các chữ số. Nếu bạn tiến dần lên nhóm số pi vào các nhóm gồm mười chữ số, bạn có thể sắp xếp chúng thành dãy số điện thoại để dễ nhớ hơn: Hoa (314)159-2653, Linh (589)793-2384, Nga (626)433-8327,... Hãy đặt tên cho chúng theo bảng chữ cái để đảm bảo sau khi ghi nhớ được 260 chữ số đầu bạn có thể quay lại và hoàn thành cả cuốn "danh bạ." Bước 5 - Đưa vào chi tiết để điều phối danh sách. Đây là cách để những người chuyên nghiệp có thể không chỉ nhớ các chữ số theo thứ tự mà còn có thể chủ động dẫn ra một nhóm các số xác định. Hãy thử dùng tên với số chữ cái tương ứng với con số đầu tiên trong dãy: Anh (314)159-2653. Hãy thử dùng tên thật và liên tưởng những sự việc thực tế với tên trong danh sách, hay thậm chí bịa ra thứ gì đó về mỗi người. Bạn liên kết những con số càng chặt chẽ với danh sách tên trong đầu thì nhớ số càng dễ. Bạn cũng có thể kết hợp kỹ thuật này với hệ thống lớn và kỹ thuật liên kết đưa ra dưới đây. Bước 6 - Giữ những nhóm này trên thẻ nhớ. Mang thẻ nhớ bên mình trong ngày và cố gắng đọc thuộc. Khi bạn có thể đọc thuộc mỗi nhóm một cách tự nhiên, tiếp tục đưa vào những nhóm khác cho tới khi bạn đạt được mục tiêu. Phương pháp 2 - Sử dụng Từ và Âm Thay thế Bước 1 - Viết thành câu theo "phong cách số pi." Trong phong cách số pi, số lượng chữ cái trong mỗi từ đại diện cho chữ số tương ứng trong pi. Ví dụ, "Đau ê chân" = 314 theo phong cách pi. Vào năm 1996, Mike Keith viết một truyện ngắn tên là "Cadaeic Cadenza" trong đó khoảng 3800 chữ số của pi được mã hóa. Keith cũng phát triển một phương pháp sử dụng những từ dài hơn 10 chữ cái để đại diện cho dãy số. Bước 2 - Viết thơ theo phong cách số pi. Thơ pi là một bài thơ mã hóa số pi trong từ ngữ của nó, sử dụng phương pháp theo phong cách pi. Chúng có đặc trưng là gieo vần cho mục đích ghi nhớ và có tiêu đề ba chữ cái, đại diện cho số 3 ở vị trí đầu tiên của số pi. Một bài thơ pi: "Bây giờ tôi sẽ gieo vần, / Bằng số chữ, được hướng dẫn. / Cố sáng tạo, / Nảy ra và nhớ mãi. / Chiều rộng trong vòng tròn, / Hiện ra trong mịt mùng." Bước 3 - Gieo vần để ghi nhớ. Nhiều kỹ năng gợi nhớ trong trường đã phát triển qua năm tháng để giúp ghi nhớ những chữ số đầu tiên của pi: "cô-sin, séc, tang, sin/ Ba chấm một bốn một năm chín." Phương pháp gợi nhớ này dựa trên việc sử dụng vần và mẫu lặp để gợi lại những số đã ghi nhớ. Nhiều bài hát ghi nhớ khác cũng sử dụng cùng một kỹ thuật: "Nếu số có thiên đường / Chắc hẳn chúng có thần / 3.14159 / 26535." Giai điệu ABC, còn được biết tới là "Cừu đen Baa-Baa," hay "Sao nhỏ lấp lánh": 3 1 4 1 5 9 2 / 6 5 3 5 8 9 / 7 9 3 2 3 8 4 / 6 2 6 4 3 3 8 / 3 2 7 9 5 0 2 / 8 8 4 1 9 7 1 Hãy thử viết một bài hát hay gieo vần để giúp bạn ghi nhớ.. Bước 4 - Hãy thử học hệ thống lớn. Biến thể của hệ thống lớn được sử dụng bởi một số người nhớ giỏi nhất thế giới. Kỹ thuật phức tạp phi thường này bao gồm thay thế mỗi chữ số hoặc nhóm chữ số bằng một từ tương ứng gần giống về mặt ngữ âm, và cuối cùng dựng thành một câu chuyện hay một chuỗi liên kết từ những từ này.
{ "is_expert": false, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/T%E1%BA%A3i-v%E1%BB%81-Microsoft-Word
Cách để Tải về Microsoft Word
Đây là bài viết hướng dẫn bạn cách để tải Microsoft Word trên máy tính, điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng. Nếu bạn sử dụng máy tính để bàn, Microsoft Word là chương trình có sẵn trong bộ Microsoft Office. Mặc dù Microsoft Office có thu phí, nhưng bạn có thể dùng thử miễn phí phiên bản đầy đủ của phần mềm này trong 30 ngày. Phương pháp 1 - Mua Office 365 Bước 1 - Truy cập https://products.office.com/en-us/word bằng trình duyệt web. Thao tác này đưa bạn đến trang sản phẩm của Microsoft. Bạn không thể đặt mua riêng Microsoft Word, mà phải mua cả bộ sản phẩm Microsoft Office. Nếu bạn cần giải pháp dài hạn nhưng không có đủ điều kiện chi trả cho Office, hãy kéo thanh cuộn xuống cuối bài viết để xem phần "Thử các lựa chọn miễn phí". Bước 2 - Nhấp vào TRY FOR FREE (Dùng thử miễn phí). Một trình đơn sẽ hiển thị tại đây. Nếu bạn không muốn dùng thử trong 30 ngày, hãy nhấp vào (Mua ngay). Bước 3 - Nhấp vào For home (Dành cho gia đình). Nếu bạn đã nhấp vào , danh sách các lựa chọn mua hàng sẽ hiển thị. Hãy nhấp vào bên dưới phiên bản mà bạn muốn để thêm nó vào giỏ hàng, nhấp vào (Thanh toán) và chuyển sang bước 5. Bước 4 - Nhấp vào TRY 1-MONTH FREE (Dùng thử 1 tháng miễn phí). Đây là lựa chọn cho phép bạn dùng thử Office 365 trong một tháng trước khi đặt mua. Dù đã chọn dùng thử miễn phí, bạn vẫn phải nhập thông tin thẻ tín dụng để tải chương trình. Việc thu phí chỉ diễn ra sau khi thời hạn dùng thử kết thúc. Bước 5 - Đăng nhập tài khoản Microsoft. Nếu bạn được yêu cầu đăng nhập, hãy thực hiện theo hướng dẫn trên màn hình. Nếu không có tài khoản, bạn cần tạo tài khoản theo hướng dẫn. Bước 6 - Thêm phương thức thanh toán. Nhấp vào (Thêm phương thức thanh toán) hoặc trình đơn "Payment method" (Phương thức thanh toán), chọn phương thức thanh toán mà bạn muốn dùng, rồi thực hiện theo hướng dẫn trên màn hình để nhập thông tin thanh toán. Bước 7 - Thực hiện theo hướng dẫn trên màn hình để tải Office. Sau khi phương thức thanh toán đã được xác nhận, bạn có thể tải chương trình cài đặt Office xuống máy tính Windows hoặc Mac. Chương trình cài đặt thường được lưu trong thư mục Downloads sau khi tải về. Bước 8 - Mở chương trình cài đặt và thực hiện theo hướng dẫn trên màn hình. Nếu bạn sử dụng Windows, chương trình cài đặt sẽ tự động hiển thị. Nếu sử dụng máy tính Mac, bạn cần nhấp đúp vào tập tin có tên bắt đầu bằng "Microsoft Office" và kết thúc với đuôi "pkg" trong thư mục , rồi thực hiện theo hướng dẫn trên màn hình để cài đặt Office. Bước 9 - Hủy đăng ký dùng thử trước khi hết thời hạn một tháng (tùy chọn). Nếu bạn không muốn trả phí cho Office, hãy nhớ hủy đăng ký dùng thử trước khi thẻ tín dụng của bạn bị thu phí. Bạn sẽ hủy đăng ký dùng thử theo cách sau: Truy cập https://account.microsoft.com/services và đăng nhập. Nhấp vào (Hủy) trong phần đăng ký dùng thử Office 365 và thực hiện theo hướng dẫn trên màn hình. Phương pháp 2 - Tải về và cài đặt lại Office 365 hoặc 2019 Bước 1 - Truy cập https://www.office.com/ bằng trình duyệt web. Sử dụng phương pháp này khi bạn đã trả phí cho Microsoft Office 365 hoặc 2019 và cần tải lại phần mềm. Nếu bạn chưa đăng nhập, hãy đăng nhập ngay bằng việc sử dụng tài khoản đã đăng ký Office. Bước 2 - Nhấp vào Install Office (Cài đặt Office) hoặc Install Office Apps (Cài đặt ứng dụng Office). Lựa chọn hiển thị tại đây sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại tài khoản mà bạn dùng để đăng nhập. Bước 3 - Nhấp vào Install (Cài đặt) hoặc chọn Office. Nhắc lại, mỗi loại tài khoản sẽ có những lựa chọn khác nhau. Nếu đã đăng ký trả phí cho Office 365, có lẽ bạn phải nhấp vào trước khi thấy một trong các lựa chọn này. Bước 4 - Thực hiện theo hướng dẫn trên màn hình để tải chương trình cài đặt. Bạn phải nhấp vào hoặc (Lưu tập tin) để bắt đầu quá trình tải về. Bước 5 - Cài đặt Office. Nếu bạn sử dụng Windows, chương trình cài đặt thường tự động hiển thị. Hãy thực hiện theo các yêu cầu xuất hiện trên màn hình để hoàn tất quy trình. Nếu sử dụng máy tính Mac, bạn sẽ mở thư mục Downloads và nhấp đúp vào chương trình cài đặt (tập tin có tên bắt đầu bằng "Microsoft" và kết thúc với đuôi "pkg"). Việc còn lại là thực hiện theo hướng dẫn trên màn hình để cài đặt lại ứng dụng. Phương pháp 3 - Tải Word trên iPhone hoặc iPad Bước 1 - Mở App Store . Đây là ứng dụng có trên màn hình chính. Word phiên bản di động là ứng dụng hoàn toàn miễn phí. Bước 2 - Chạm vào Search (Tìm kiếm). Lựa chọn này hiển thị ở bên dưới góc phải. Bước 3 - Nhập Microsoft word vào thanh tìm kiếm và chạm vào Search. Bạn sẽ thấy danh sách các kết quả liên quan hiển thị tại đây. Bước 4 - Chạm vào GET (Nhận) bên cạnh "Microsoft Word". Đó là biểu tượng màu xanh biển với tập tài liệu màu trắng có chữ "W" ở bên trong. Thao tác này sẽ tải Word xuống iPhone hoặc iPad. Nếu bạn được yêu cầu sử dụng Touch ID hoặc phương pháp khác để xác minh danh tính, hãy thực hiện theo hướng dẫn trên màn hình. Bước 5 - Mở Microsoft Word. Biểu tượng của ứng dụng sẽ được thêm vào màn hình chính của bạn sau khi quá trình tải về hoàn tất. Bạn chỉ cần chạm vào biểu tượng để mở ứng dụng. Phương pháp 4 - Tải Word trên Android Bước 1 - Mở Play Store . Đây là ứng dụng có trên màn hình chính hoặc trong ngăn ứng dụng. Word phiên bản di động là ứng dụng hoàn toàn miễn phí. Bước 2 - Nhập Microsoft word vào thanh tìm kiếm và chạm vào ↵ Enter. Bạn sẽ thấy danh sách các kết quả liên quan. Bước 3 - Chạm vào INSTALL (Cài đặt) bên cạnh "Microsoft Word". Đây là biểu tượng màu xanh biển với tập tài liệu màu trắng có chữ "W" ở bên trong. Thao tác này sẽ tải ứng dụng xuống Android. Sau khi quá trình tải về hoàn tất, biểu tượng của ứng dụng được thêm vào ngăn ứng dụng (và có thể là trên màn hình chính, tùy thuộc vào thiết lập của bạn). Phương pháp 5 - Thử các lựa chọn miễn phí Bước 1 - Sử dụng Microsoft Office trực tuyến. Microsoft Office cung cấp chương trình Word miễn phí cho người dùng trực tuyến. Mặc dù phiên bản này không có đầy đủ tính năng như phiên bản trả phí, nhưng vẫn có thể giúp bạn hoàn thành việc soạn thảo văn bản. Hãy xem bài viết này để biết thêm chi tiết. Bước 2 - Tải bộ chương trình miễn phí. Bạn có thể sử dụng một số ứng dụng văn phòng miễn phí dành cho gia đình, học sinh - sinh viên hoặc doanh nghiệp nhỏ - hầu hết các chương trình này đều cho phép bạn tạo, mở và lưu văn bản Microsoft Word. Mặc dù không có đầy đủ tính năng như Microsoft Office, nhưng các bộ chương trình văn phòng miễn phí thường có đầy đủ tính năng cơ bản cho người dùng muốn soạn thảo văn bản, xử lý bản tính hoặc tạo nội dung thuyết trình. Sau đây là vài lựa chọn miễn phí được nhiều người biết đến: Open Office LibreOffice Bước 3 - Sử dụng Google Docs trực tuyến. Google Docs là ứng dụng soạn thảo văn bản trực tuyến miễn phí cho phép bạn mở, chỉnh sửa và lưu tập tin theo định dạng Microsoft Word. Hãy tìm hiểu thêm thông tin để biết cách sử dụng.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/C%E1%BA%AFt-m%C3%B3ng-tay-v%C3%A0-m%C3%B3ng-ch%C3%A2n
Cách để Cắt móng tay và móng chân
Cắt móng tay và móng chân là một việc rất quan trọng. Nếu mọc quá dài và không được tỉa gọn thì móng sẽ rất nhọn, lởm chởm và rất nguy hiểm. Bạn không cần phải cắt móng quá ngắn nhưng cần cắt tỉa cho gọn gàng sau mỗi vài tuần để đảm bảo móng mọc chắc khỏe. Hãy đọc tiếp bài viết này để biết những lời khuyên và phương pháp mà bạn có thể dùng để chăm sóc bộ móng. Phương pháp 1 - Chuẩn bị để cắt móng Bước 1 - Rửa tay và chân. Ngâm móng khoảng vài phút trước khi cắt – việc này sẽ làm cho móng mềm và dễ dàng cắt hơn. Nếu móng ít giòn thì cũng ít bị nứt. Lau khô tay và chân sau khi rửa. Bạn có thể cắt móng khi vẫn còn ướt nhưng bạn sẽ dễ kiếm soát đường cắt hơn khi móng đã khô. Bước này vô cùng quan trọng với móng chân. Móng chân thường dày và cứng hơn móng tay, đặc biệt là ngón cái. Bước 2 - Chọn dụng cụ cắt. Bạn có thể dùng đồ bấm móng hoặc kéo cắt móng tay. Việc lựa chọn dụng cụ sẽ phụ thuộc vào sở thích của từng người. Hãy cân nhắc ưu điểm và nhược điểm của từng dụng cụ trong khi chọn: Đồ bấm móng khá rẻ tiền, dễ sử dụng và được bày bán khắp nơi. Đồ bấm móng sẽ giúp bạn cắt dọc theo đường cong của móng, rất tiện lợi khi đồ bấm khớp với móng nhưng sẽ rất khó chịu khi đầu bấm quá to hoặc quá nhỏ. Đồ bấm móng chân thường có đầu bấm to hơn và không quá cong để vừa vặn với độ dày của móng và tránh tình trạng móng bị quặp. Kéo cắt móng tay ít phổ biến hơn đồ bấm móng, nhưng một số người lại thích sử dụng loại này. Bạn sẽ cần phải khéo léo hơn khi cắt móng bằng kéo. Tuy nhiên, bạn sẽ dễ dàng kiểm soát khi muốn cắt theo đường cong. Như tên gọi của dụng cụ này, kéo cắt móng tay thường thích hợp để chăm sóc bộ móng tay. Bạn sẽ cần dùng đồ bấm móng to hơn cho móng chân. Các cơ sở y tế khuyên chúng ta không nên dùng vật nhọn như dao, dao cạo hoặc kéo thông thường để cắt móng vì chúng quá nguy hiểm. Nếu để các dụng cụ này trượt khỏi tay thì chúng sẽ làm tổn thương vùng da xung quanh móng. Bước 3 - Đảm bảo đồ bấm móng của bạn phải sạch. Nếu có thể, hãy mua bộ dụng cụ cắt móng và sử dụng riêng từng bộ cho móng tay và móng chân. Làm sạch dụng cụ cắt móng thường xuyên với sản phẩm tiệt trùng để giữ vệ sinh. Nước rửa bát hoặc xà phòng diệt khuẩn đều hiệu quả: bạn chỉ cần ngâm dụng cụ cắt móng khoảng 10 phút trong bát nước xà phòng nóng. Bước 4 - Chọn nơi dùng để cắt móng thật cẩn thận. Bạn cần dành riêng một chỗ để gom các mẫu móng vụn vừa cắt vì bạn sẽ làm người khác khó chịu nếu để móng vụn rơi khắp sàn. Có thể cắt móng ngay tại thùng rác hoặc thùng ủ phân bón. Để tay hoặc chân phía trên thùng trong khi cắt và đừng quên nhặt phần móng vụn rơi ra ngoài. Đừng cắt móng ở nơi công cộng và tránh không cắt móng khi ở cạnh những người đang trò chuyện. Bạn có thể dùng móng tay và móng chân để ủ phân bón. Mặc dù chỉ là một ít móng nhưng chúng là vật thể hữu cơ và sẽ tự phân hủy. Đừng ủ phân bón bằng móng giả (acrylic) hoặc móng đã được sơn vì các vật liệu nhân tạo không thể phân hủy. Phương pháp 2 - Cắt móng Bước 1 - Cắt móng thường xuyên nhưng đừng quá tích cực. Móng mọc dài khoảng 2,5mm mỗi tháng, tức là sẽ cần 3-6 tháng để móng mọc hoàn chỉnh. Nếu bạn cắt móng thường xuyên – chẳng hạn như mỗi một hoặc hai tuần – thì không cần lo lắng về việc móng mọc quá dài hoặc không đều. Nếu móng làm cho phần khóe bị đau thì có thể là móng đã bị quặp; bạn nên cắt bỏ phần móng gây đau đớn đó trước khi nó quặp sâu vào trong nhưng sẽ an toàn hơn khi bạn nhờ người có chuyên môn y tế. Bước 2 - Cát móng tay. Mục đích của việc cắt móng là cắt bỏ "phần mọc dài" ra khỏi móng: phần cong, trắng đục ở đầu ngón tay. Cắt ngang phần móng và tỉa tròn các góc để giữ cho móng chắc khỏe. Với cách cắt ngang, bạn sẽ giảm được nguy cơ hình thành móng quặp. Nếu bạn thích gảy đàn ghi-ta bằng đầu ngón tay thì nên nuôi móng tay dài. Để từng móng của bàn tay dùng để gảy đàn mọc dài khoảng 1,5 đến 2mm. Bước 3 - Cắt từng mẩu móng nhỏ. Bạn chỉ nên cắt từng mẩu nhỏ trên móng; đừng cố gắng cắt toàn bộ phần móng dài chỉ trong một lần cắt. Móng chân thường có hình ô-van, và nếu cắt trong một lần thì sẽ làm mất hình ô-van đó. Bước 4 - Cắt móng chân. Dùng kỹ thuật tương tự như khi cắt móng tay để cắt móng chân. Móng chân thường dày hơn móng tay nên bạn không thể dùng đồ bấm móng quá nhỏ. Cắt móng theo đường ngang nhưng nếu cắt quá sâu thì bạn có thể bị thương, và với người bị bệnh tiểu đường thì có thể phải nhập viện. Nếu được, bạn không nên dùng cùng một bộ bấm móng cho móng tay và móng chân để tránh lây nhiễm vi khuẩn giữa chân và tay. Bước 5 - Cẩn thận đừng cắt móng quá sâu. Đôi khi bạn vẫn sẽ muốn tiếp tục cắt móng (vì sự tiện lợi, thẩm mỹ hoặc sự ép buộc) kể cả sau khi đã cắt bỏ phần móng dài. Tuy nhiên, nếu cắt móng quá sâu, bạn sẽ để lộ phần da nhạy cảm dưới móng và tăng nguy cơ viêm nhiễm. Cố gắng cắt móng bằng với phần đầu ngón tay hoặc cắt nhưng vẫn để lại một phần móng đục nhỏ. Phương pháp 3 - Giũa móng Bước 1 - Giũa móng sau khi cắt. Bạn không nhất thiết phải giũa móng nhưng bước này sẽ giúp tạo hình cho móng theo ý của bạn. Khi cắt móng, bạn sẽ để lại phần mép lởm chởm nhưng rất dễ giũa cho móng bằng phẳng. Dùng đồ giũa móng, đá bọt hoặc bất kỳ bề mặt cứng, nhám nào để giũa. Móng tay lởm chởm sẽ móc vào quần áo, tất và tất da. Nếu bạn để móng móc vào thứ nào đó thì chúng có thể rách hoặc hỏng. Bước 2 - Chờ móng khô. Bạn cần chờ đến khi móng đã khô và cứng. Giũa móng ướt sẽ làm cho móng gồ ghề và không đều sau khi khô dẫn đến tình trạng móng bị xước và nứt. Bước 3 - Giũa móng. Dùng dụng cụ giũa móng để tạo hình cho móng và giữ cho mép móng bằng phẳng. Luôn giũa móng thật nhẹ, bằng một đường dài từ hai bên đến giữa móng. Dùng mặt nhám giúp tạo hình móng trước nếu bạn muốn giũa cho móng ngắn hơn, sau đó dùng mặt mịn hơn để giũa cho nhẵn. Móng nên có hình gần như tam giác hoặc ô-van mà không nhọn hoắt. Như vậy móng sẽ khó bị gãy. Móng sẽ yếu đi nếu bạn giũa quá sâu vào góc và mép. Bước 4 - Kiểm tra móng trong khi thực hiện. Khi cắt hoặc giũa móng, bạn nên thường xuyên kiểm tra các móng để đảm bảo móng có cùng độ dài và hình dạng giống nhau. Đảm bảo móng phải nhẵn; móng nhọn hoặc xù xì sẽ làm bạn bị thương và gây bất tiện trong cuộc sống hằng ngày. Tiếp tục cắt và giũa đến khi các móng đều nhau.
{ "is_expert": false, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/C%E1%BA%ADp-nh%E1%BA%ADt-phi%C3%AAn-b%E1%BA%A3n-Android-tr%C3%AAn-m%C3%A1y-t%C3%ADnh-b%E1%BA%A3ng
Cách để Cập nhật phiên bản Android trên máy tính bảng
Bài viết này hướng dẫn bạn cách cập nhật hệ điều hành trên máy tính bảng Android. Phương pháp 1 - Cập nhật máy tính bảng thông qua Wi-Fi Bước 1 - Kết nối máy tính bảng với Wi-Fi. Thực hiện bằng cách trượt phía trên màn hình và nhấp vào nút Wi-Fi. Nếu thiết bị không tự động kết nối, chọn kết nối Wi-Fi và nhập mật khẩu nếu có. Cập nhật Android thông qua Wi-Fi là cách đơn giản phổ biến nhất. Bước 2 - Vào mục Settings (Cài đặt) của máy tính bảng. Mục thường có hình bánh răng (⚙️) nhưng cũng có thể là ứng dụng trông như các thanh trượt. Bước 3 - Nhấp General (Chung). Thẻ nằm phía trên màn hình. Bước 4 - Kéo xuống và nhấp About Device (Về Thiết bị). Mục này ở gần dưới trình đơn. Bước 5 - Nhấp Update (Cập nhật). Mục nằm phía trên trình đơn, và tùy theo phiên bản Android hiện hành sẽ có tên gọi "Software Update" (Cập nhật Phần mềm) hoặc "System Firmware Update" (Cập nhật Chương trình Hệ thống). Bước 6 - Nhấp Check for Updates (Kiểm tra Cập nhật). Máy tính bảng sẽ tìm cập nhật hệ thống có sẵn. Mỗi phiên bản Android phù hợp với từng thiết bị. Máy tính bảng của bạn sẽ chỉ tìm phiên bản cập nhật tích hợp với thiết bị. Bước 7 - Nhấp Update. Nếu có phiên bản cập nhật, nút này sẽ xuất hiện phía trên trình đơn. Bước 8 - Nhấp Install (Cài đặt). Nút cũng có tên gọi "Reboot and Install" (Khởi động lại và Cài đặt) hoặc "Install System Software" (Cài đặt Phần mềm Hệ thống). Bước này bắt đầu tiến trình tải về và cài đặt. Khi hoàn thành cài đặt, máy tính bảng sẽ khởi động lại với cập nhật mới. Phương pháp 2 - Cập nhật máy tính bảng bằng máy tính Bước 1 - Truy cập trang web chính thức của nhà sản xuất máy tính bảng bằng trình duyệt máy tính. Sau đó theo đường dẫn đến trang hỗ trợ và tải về. Có thể bạn phải nhập thông tin thiết bị chi tiết hoặc đăng ký máy tính bảng truy cập phiên bản cập nhật phần mềm. Bước 2 - Tải về và cài đặt phần mềm quản lý thiết bị. Mỗi phần mềm của từng nhà sản xuất có tên và chức năng khác nhau. Ví dụ, phần mềm quản lý thiết bị Samsung có thên gọi "Kies," còn Motorola là "MDM," v.v... Bước 3 - Quay lại trang web chính thức của nhà sản xuất máy tính bảng. Sau đó quay lại trang hỗ trợ và tải về. Bước 4 - Tìm phiên bản cập nhật có sẵn. Các phiên bản cập nhật này có ở dạng tập tin tải về mà bạn có thể cài đặt bằng phần mềm quản lý thiết bị của nhà sản xuất. Bước 5 - Kết nối máy tính bảng với máy tính. Dùng cáp nối của thiết bị. Thông thường đây là cáp nối USB sang micro USB. Bước 6 - Mở ứng dụng quản lý thiết bị. Bước 7 - Tìm lệnh cập nhật. Lệnh thường xuất hiện trong thẻ hoặc trình đơn thả xuống dọc theo phía trên màn hình. Ví dụ trong Kies, lệnh nằm dưới trình đơn thả xuống "Tools" (Công cụ). Bước 8 - Nhấp vào lệnh cập nhật. Thao tác này bắt đầu tiến trình cập nhập. Tuân theo lệnh trên màn hình để hoàn thành tiến trình. Phương pháp 3 - Bẻ khóa máy tính bảng Bước 1 - Sao lưu thiết bị. Thực hiện bước này trong trường hợp bạn muốn khôi phục quá trình bẻ khóa sau này. Bẻ khóa cho phép bạn cài đặt phiên bản Android không tương thích với thiết bị. Phiên bản Android từ nhà sản xuất thường hạn chế. Khi đó bạn không thể cài đặt chương tình không phù hợp với dòng máy tính bảng của mình. Phòng khi phiên bản Android không tương thích với thiết bị, việc sao lưu cho phép bạn khôi phục lại cài đặt chế độ nhà sản xuất ban đầu của thiết bị. Bước 2 - Tìm phần mềm bẻ khóa trên mạng. Sử dụng trình duyệt trên máy tính tìm phần mềm bẻ khóa được thiết kế sử dụng cho dòng máy tính bảng cụ thể. Bước 3 - Tải về phần mềm. Làm theo hướng dẫn trên màn hình để tải và cài đặt phần mềm bẻ khóa vào máy tính. Bước 4 - Kết nối máy tính bảng với máy tính. Dùng cáp nối của thiết bị. Thông thường đây là cáp USB sang micro USB. Bước 5 - Mở phần mềm bẻ khóa. Bước 6 - Bắt đầu tiến trình bẻ khóa. Làm theo lệnh trên màn hình trong phần mềm bẻ khóa để hoàn tất tiến trình. Nếu phần mềm không có hướng dẫn, bạn có thể tìm hướng dẫn bẻ khóa máy tính bảng trên mạng. Bước 7 - Khởi động lại máy tính bảng. Bây giờ máy tính bảng sẽ chạy trên phiên bản Android mà bạn mới cài đặt.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Ch%C4%83m-s%C3%B3c-chim-ra-r%C3%A0ng-b%E1%BB%8B-b%E1%BB%8F-r%C6%A1i
Cách để Chăm sóc chim ra ràng bị bỏ rơi
Chim ra ràng là chim con mới ra khỏi tổ. Nếu bạn bắt gặp chim ra ràng, thường thì nó hoàn toàn ổn và bạn không cần giúp đỡ. Tuy nhiên, nếu bạn thấy chú chim không ổn và muốn giúp đỡ nó thì có một vài điều bạn có thể làm. Điều quan trọng nhất là bạn cần chăm sóc kỹ cho chim để nó có thể trở về môi trường sống tự nhiên khi đã đủ cứng cáp và khỏe mạnh để tự sinh tồn. Phương pháp 1 - Xác định chim cần giúp đỡ hay không Bước 1 - Xác định xem đó là chim non hay chim ra ràng. Chim ra ràng là chim con đã có đủ lông và tự rời khỏi tổ nhưng vẫn được chim bố mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc. Đây là một giai đoạn tự nhiên trong quá trình phát triển của chim, tuy nhiên chúng ta thường hiểu nhầm, vì phần lớn chim ra ràng chúng ta gặp thực ra không cần giúp đỡ. Mặt khác, chim non cần được ở trong tổ. Chúng chưa có đủ lông và chưa thể đứng hay đậu trên cành. Nếu bạn tìm thấy chim non chứ không phải chim ra ràng, nhiều khả năng nó sẽ cần bạn giúp đỡ. Bước 2 - Để chim một mình, trừ khi nó đang gặp nguy hiểm, chẳng hạn như bị đe dọa bởi thú săn mồi hay phương tiện giao thông. Chim mới ra ràng rời khỏi tổ và sống dưới mặt đất là bình thường. Trên thực tế, trong giai đoạn này chúng vẫn được chim bố mẹ nuôi dưỡng. Tuy nhiên, nếu thấy chim ra ràng ở dưới mặt đất gặp nguy hiểm, bạn nên đặt nó lên cây để tránh các mối đe dọa. Chim ra ràng đã biết đậu, nên bạn có thể đặt nó lên một cành hoặc bụi cây cao hơn mặt đất một chút. Nếu chú chim ở trong sân, bạn cần giữ chó và mèo trong nhà. Lưu ý, chim non còn rất non nớt và trên mình không có lông, nên nó sẽ khó sống sót khi ở ngoài tổ. Bước 3 - Không chạm vào chim ra ràng trừ khi nó thực sự cần giúp đỡ. Bạn nên để chú chim một mình và theo dõi nó một lúc từ xa. Bạn cần để ý đến tiếng chim và những chú chim khác xung quanh. Rất có thể chim bố mẹ sẽ quay lại thăm chim con trong vòng 1 giờ. Phương pháp 2 - Di chuyển chim ra ràng Bước 1 - Rửa tay trước và sau khi tiếp xúc với chim. Không rửa tay có thể khiến bạn bị lây nhiễm virus H5N1, hay virus cúm gia cầm, cũng như lây lan mầm bệnh hoặc vi khuẩn sang chim. Tuy nhiên, nếu chim con đang gặp nguy hiểm nghiêm trọng, bạn có thể dùng khăn lót, hoặc nhẹ nhàng nhấc nó lên sau đó rửa sạch tay. Bước 2 - Di chuyển chim ra ràng hoặc chim non ra khỏi vùng nguy hiểm. Nếu thấy chim ra ràng ở trên đường hoặc gần thú săn mồi, bạn có thể giúp mang nó ra xa. Bạn dùng khăn giấy hoặc một mảnh vải, nhẹ nhàng bắt lấy chim và mang nó ra chỗ khác. Cố gắng nhẹ tay và tiếp xúc với chim nhanh nhất có thể. Bước 3 - Đưa chim non trở lại tổ. Vì chim non chưa sẵn sàng sống ngoài tổ nên việc mang chúng trở lại chiếc tổ ấm áp và an toàn là rất quan trọng. Trước khi nhấc chim non lên, bạn cần quan sát xung quanh, tìm chim bố mẹ và những chú chim non khác để xác định được vị trí tổ. Nếu không tìm thấy tổ chim, bạn cần làm một chiếc mới. Bạn có thể dùng một chiếc giỏ hoặc hộp nhỏ, lót thêm vật liệu mềm, chẳng hạn như khăn giấy, để làm đệm. Sau đó, bạn đặt chim non và tổ mới ở gần nơi bạn tìm thấy nó. Để đảm bảo an toàn cho chim, bạn nên đặt tổ ở trên cao, nhờ vậy chim bố mẹ sẽ dễ dàng tìm thấy chim non còn thú săn mồi thì không. Khứu giác của loài chim không nhạy lắm, nên chim bố mẹ sẽ tiếp tục chăm sóc chim non dù bạn đã để lại một chút mùi của con người khi nhấc nó lên. . Phương pháp 3 - Giúp chim ra ràng sống sót Bước 1 - Liên hệ với trung tâm cứu hộ động vật hoang dã hoặc trung tâm lâm nghiệp địa phương nhanh nhất có thể. Mục đích là để chú chim sớm được giao cho các chuyên gia chăm sóc. Bạn cần tìm hiểu xem họ có sẵn lòng nhận chăm sóc chú chim không. Những tổ chức này có thể không có đủ chỗ cho các loài động vật phổ biến, nhưng họ sẽ có cơ sở vật chất để nuôi dưỡng chim ra ràng mồ côi thuộc các loài quý hiếm hay có nguy cơ bị tuyệt chủng. Nếu nơi bạn sống không có nhân viên chăm sóc động vật dã và bạn phải tự chăm sóc chú chim, bạn có thể liên hệ với các tổ chức động vật hoang dã cấp bang hoặc quốc gia để nhờ giúp đỡ. Bước 2 - Giữ chim trong lồng hoặc hộp đựng. Bạn cần đảm bảo chú chim không thể ra khỏi lồng hay tự làm mình bị thương. Lồng nhốt chim cần rộng rãi, được đặt ở nơi ấm áp và không bị thú săn mồi đe dọa. Lót lồng chim với đệm mềm. Bạn nhớ đặt lồng ở nơi ấm và yên tĩnh. ĐỪNG đặt bát nước vào lồng chim. Thức ăn đã cung cấp cho chim non đủ lượng nước cần thiết, do đó cho thêm bát nước vào lồng có thể khiến chim bị đuối nước. Bước 3 - Xác định loài chim. Trước khi chăm sóc chú chim, bạn cần tìm hiểu xem nó thuộc loài nào và cần những gì để tồn tại. Các loài chim khác nhau có chế độ ăn khác nhau, vậy nên bạn cần tìm hiểu chú chim ăn loại thức ăn nào trước khi cho nó ăn. Lưu ý rằng, cho chim ăn loại thức ăn không phù hợp có thể khiến nó bị ốm. Nếu không xác định được chú chim thuộc loài nào, bạn có thể tham khảo sách về các loại chim nơi bạn sống. Tra cứu trực tuyến để tìm hiểu về loài chim và cách chăm sóc phù hợp. Bước 4 - Xác định loại thức ăn cho chim. Việc cho chim ăn đúng loại thức ăn là vô cùng quan trọng. Một số loài chim chủ yếu ăn hoa quả và côn trùng, một số loài khác có thể chỉ cần ăn cám. Việc chọn được loại thức ăn phù hợp phụ thuộc rất nhiều vào chủng loại và tuổi của chim. Khi đã xác định được chim thuộc loài nào, bạn lưu ý chim ăn thịt có thể ăn cám chim xay nhuyễn với giun đất, còn chim ăn hoa quả có thể ăn cám chim xay nhuyễn với các loại quả tươi, chẳng hạn như việt quất, dâu tằm, và quả mâm xôi Hầu hết các cửa hàng thú cưng đều bán cám cho chim con. Bước 5 - Cho chim ăn. Khi đã tìm được loại thức ăn phù hợp, bạn có thể dùng một chiếc thìa nhỏ, hay cắt một đầu chiếc ống hút thành hình cái thìa và nhẹ nhàng bón thức ăn cho chim. Bạn có thể sử dụng ống tiêm thay cho thìa, nhưng chỉ bơm một lượng thức ăn nhỏ để chim có thể nuốt dễ dàng. Cho chim ăn là một trách nhiệm lớn. Bạn sẽ cần phải cho chim ăn thường xuyên, kể cả vào ban đêm. Ở một số nơi, bạn thậm chí cần xin phép chính quyền địa phương để có thể nuôi chim hoang dã. Hãy nhớ rằng các cửa hàng chim và thú cưng có thể giúp bạn tìm nhân viên chăm sóc động vật hoang dã và tìm hiểu cách cho chim ăn phù hợp. Bạn có thể nhẹ nhàng mát-xa cổ họng chim để hỗ trợ nuốt thức ăn và giúp chim giữ ấm. Không ép chim ăn. Việc ép chim ăn có thể khiến chim mổ bạn và dẫn đến bội thực. Bạn chỉ nên ép chim ăn khi chim đã ra ràng và chưa quen với việc nhận thức ăn từ bạn. Không cố mở miệng chim, nó có thể mổ bạn. Nếu cần thiết phải khiến chim mở miệng, bạn nên đeo găng tay mỏng để tránh làm tổn thương da. Bước 6 - Chuẩn bị thả chim về tự nhiên. Bạn nên nuôi chim trong thời gian ngắn nhất có thể nếu có ý định trả nó về tự nhiên. Khi chim quen với bạn, hay xem bạn là đồng loại, nó sẽ không sợ người và không thể sống sót trong môi trường hoang dã.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/B%E1%BB%99c-l%E1%BB%99-n%E1%BB%97i-%C4%91au-c%E1%BA%A3m-x%C3%BAc-m%E1%BB%99t-c%C3%A1ch-l%C3%A0nh-m%E1%BA%A1nh
Cách để Bộc lộ nỗi đau cảm xúc một cách lành mạnh
Trên đường đời, chúng ta không thể tránh khỏi những lúc có cảm xúc căng thẳng và khó chịu. Những người thân yêu sẽ ra đi vĩnh viễn, bạn bè và gia đình sẽ khiến chúng ta thất vọng, và những thử thách cuộc đời sẽ khiến chúng ta tức giận và nản chí. Khi những cảm xúc đau đớn đó xuất hiện, chúng ta cần biết cách để đối phó với chúng để giữ gìn sức khỏe tinh thần và cân bằng cảm xúc. Những bước sau sẽ có ích cho những ai muốn bày tỏ cảm xúc theo cách hiệu quả hơn. Phương pháp 1 - Cởi mở Bước 1 - Tìm chuyên gia tư vấn. Với tiêu cực xoay quanh việc chữa trị sức khỏe tâm thần, có lẽ bạn thấy do dự khi tìm đến các dịch vụ tư vấn. Đừng như thế. Cảm giác buồn bã và giận dữ khá phổ biến và khó tránh khỏi. Tuy nhiên khi những cảm giác này ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống thường nhật thì có lẽ bạn cần bác sĩ chuyên khoa giúp bạn đối phó với quá trình suy nghĩ để hiểu tại sao bạn lại có những cảm giác đó. Nhờ bạn bè hay gia đình cho bạn lời khuyên về nhà tư vấn. Trong khi do dự tiết lộ với người khác là bạn đang tìm liệu pháp điều trị, bạn vẫn có thể tìm được nguồn giúp đỡ quý giá. Bạn có thể thảo luận việc tư vấn với người mà bạn xem trọng ý kiến của họ. Tìm bác sĩ chuyên khoa tại khu vực của bạn. Tùy vào nơi bạn ở, có thể sẽ có nhiều lựa chọn trong việc tìm kiếm chuyên gia tư vấn, và cũng có thể chỉ có rất ít lựa chọn. Dù trong trường hợp nào, bạn cũng nên tìm trong danh mục các chuyên gia tư vấn tại địa phương. Thay vì tìm người tư vấn dựa vào lời giới thiệu cá nhân, hãy nhờ bác sĩ giới thiệu. Bước 2 - Hãy cởi mở. Khi trải qua cảm xúc căng thẳng, đôi khi bạn mất đi khả năng thấy rõ điều gì đã khơi dậy những cảm giác đó. Trong lúc này, sẽ rất hữu ích nếu có một chuyên gia được đào tạo bài bản giúp bạn phân tích tình huống. Có ý thức về cảm giác kháng cự trong khi trò chuyện với chuyên gia tư vấn. Chắc chắn rằng sẽ có những lúc bạn cảm thấy mình bị hiểu lầm hoặc như thể bác sĩ chuyên khoa không hiểu được tại sao bạn lại cảm nhận mãnh liệt về điều gì đó. Hãy nhớ rằng bác sĩ có thể đánh giá tình huống rõ ràng hơn bạn. Bước 3 - Cởi mở với ai đó sẵn sàng giúp bạn. Đừng lo về việc cố bắt chuyên gia tư vấn nghĩ rằng bạn là người bình thường và giỏi kiểm soát. Họ chỉ có thể giúp bạn khi hiểu được cách mà bạn xử lý cảm xúc cũng như suy nghĩ về chúng. Nhà tư vấn là người mà bạn cảm thấy thoải mái khi nói ra những điều xấu xí hay đáng xấu hổ nhất mà bạn vốn chần chừ khi nói với bất kỳ ai. Đặt câu hỏi. Nếu vào bất kỳ thời điểm nào, bạn cảm thấy bối rối về việc tại sao mình lại cảm thấy thế này hoặc bạn nên phản ứng thế nào vào những tình huống nhất định, hãy nhờ bác sĩ chuyên khoa đưa ra nhận định. Họ sẽ giúp bạn theo dõi được suy nghĩ và cảm nhận của bạn, và việc đặt câu hỏi sẽ giúp cả hai người nhận thức được điều gì là quan trọng trong quá trình trị liệu. Bước 4 - Trò chuyện với một người bạn hay thành viên trong gia đình. Trong vài trường hợp, ví dụ như cảm giác buồn bã về sự ra đi của một người thân yêu, có lẽ một số bạn bè và người thân cũng sẽ có cảm xúc tương tự như bạn. Hãy can đảm. Dù có lẽ việc bộc lộ cảm xúc với những người mình yêu thương hơi đáng sợ, nhưng có thể việc đó khá hữu ích cho cả bạn và họ để cùng chấp nhận tình huống. Sau khi làm vậy, bạn sẽ không còn cảm thấy cô đơn. Tuy nhiên, cần thận trọng trong những trường hợp mà bạn bộc phát sự giận dữ với ai đó, rất có thể họ cũng sẽ phản ứng lại với sự tức giận. Nếu điều đó xảy ra, đừng để cảm xúc leo thang theo hướng nghiêm trọng. Chỉ cần hít thở sâu và rời khỏi đó cho đến khi bạn có thể tiếp tục cuộc nói chuyện một cách bình tĩnh. Lao vào một trận cãi vã la hét không hề làm bất kỳ ai cảm thấy tốt hơn. Nói chuyện chân thành và khéo léo. Nhất là nếu bạn phải đối mặt với một người bạn hay một người thân khiến bạn buồn bực, hãy cố tiếp cận họ với sự bình tĩnh và khiêm tốn. Nói điều gì đó như: "Tôi tự hỏi liệu chúng ta có thể nói chuyện không. Tôi có chuyện muốn nói, và hy vọng rằng tôi có thể thành thật với bạn". Bước 5 - Cố gắng tránh đối mặt với người bạn đang nổi giận. Điều đó dẫn đến những cuộc đối thoại mà có lẽ bạn sẽ nói những điều như “Bạn cần phải nghe, bởi tôi thực sự rất giận bạn về những gì bạn đã làm”. Điều đó sẽ chỉ khiến người bạn ấy trở nên phòng thủ. Bước 6 - Nhớ lắng nghe. Khi đang bộc lộ cảm xúc mãnh liệt, bạn rất dễ bắt đầu nói áp đảo người khác, trong khi chưa bao giờ lắng nghe họ đang nói gì. Bạn có lẽ sẽ trở nên vô tâm và ngạo mạn, và bạn sẽ không thể làm rõ bất kỳ một sự hiểu lầm nào bởi bạn sẽ không lắng nghe những gì họ nói. Phương pháp 2 - Kiểm soát cảm xúc qua hoạt động thể chất Bước 1 - Tập thể dục để đối phó trầm cảm. Dù phần lớn mọi người tin rằng con người cần trút cơn giận dữ để làm nhẹ đi hậu quả tiêu cực mà nó mang lại, nghiên cứu lại cho thấy rằng phương pháp này phản tác dụng và có thể gia tăng sự giận dữ. Tuy nhiên, tập thể dục sẽ rất hiệu quả trong việc xoa dịu các triệu chứng trầm cảm và lo lắng. Lợi ích của việc tập luyện giúp kiểm soát cơn giận dữ vẫn còn được tranh luận. Vài nghiên cứu khuyến cáo rằng chăm chỉ tập luyện thực sự sẽ làm tăng kích thích sinh lý, có thể khiến cảm giác tức giận trở nên tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những bài tập chậm như yoga và thái cực quyền có thể giúp bạn thư giãn và bình tĩnh hơn. Nghiên cứu cũng cho thấy qua nhiều tuần, việc tập luyện có thể gia tăng cảm giác hạnh phúc và bình tĩnh, nhất là ở những người bị trầm cảm. Tập thể dục không thể giúp bạn ngay lập tức, song lại rất tốt cho tim mạch và cũng giúp ích cho sức khỏe cảm xúc về lâu dài. Tham gia hội cộng đồng. Nếu thích chơi các môn thể thao đồng đội, có thể sẽ rất có ích khi tham gia đội bóng rổ, bóng mềm (trò chơi tương tự như bóng chày, chơi trên sân nhỏ hơn với quả bóng mềm to hơn) hay bóng đá. Bạn sẽ cần tập luyện thường xuyên, bạn sẽ có một cơ thể săn chắc hơn, và sẽ kết giao với một vài người bạn mà họ có thể sẽ trở thành một phần của mạng lưới hỗ trợ xã hội. Thử thư giãn bằng cách đi dạo khi thấy áp lực. Cho phép bản thân được bình tâm. Tự do hòa mình vào vẻ đẹp thiên nhiên quanh bạn, tập trung để ý tới những điều nhỏ nhặt song xinh đẹp mà bạn luôn bỏ lỡ. Thở sâu và đều đặn. Điều này sẽ giúp bạn tập luyện và thư giãn. Bước 2 - Phát triển kỹ năng thư giãn. Bài tập hít thở sâu, nghe nhạc êm dịu, và thư giãn các cơ liên tục đều cho thấy hiệu quả trong việc làm chậm nhịp tim và giảm lo lắng. Mỗi kỹ năng đều cần tập luyện, nhưng những ai học được thường luôn nhận thấy chúng mang lại hiệu quả cao. Học cách hít thở. Luyện tập thở sâu từ cơ hoành. Thở nhẹ từ ngực sẽ không có ích. Thay vào đó, hãy tưởng tượng hơi thở đến từ bên trong bạn. Nếu có thể thành thạo kỹ năng này, bạn sẽ thấy việc thư giãn dễ dàng hơn nhiều. Bước 3 - Học cách để thiền. Quy trình khá đơn giản. Chỉ cần ngồi thẳng lưng trên ghế với bàn chân đặt trên sàn và nhắm mắt lại. Nghĩ đến một câu nói giúp bạn bình tâm, như “Mình thấy dễ chịu trong tâm hồn" hay "cứ bình tĩnh" và nói điều đó và nghĩ về nó nhiều lần, đồng bộ với hơi thở. Trước khi bạn nhận ra nó, suy nghĩ tiêu cực sẽ biến mất và bạn sẽ thấy thoải mái hơn. (Lưu ý: nếu bạn là người tâm linh hay theo tôn giáo, cầu nguyện có thể sẽ là sự thay thế hữu ích cho tập thiền.) Đừng bỏ cuộc quá sớm. Thiền có thể sẽ khó khăn, nhất là thời gian đầu, bởi nó cần sự kiên nhẫn để thấy được kết quả. Trước tiên, bạn có lẽ cảm thấy lo lắng hay nản lòng một chút, bởi vì bạn muốn đạt kết quả nhanh hơn. Hãy tận dụng thời gian hiệu quả, và bạn sẽ gặt hái kết quả. Bước 4 - Cho phép bản thân khóc. Khóc được xem là dấu hiệu của sự yếu đuối trong vài nền văn hóa, nhất là với phái mạnh. Tuy nhiên, cho phép bản thân được khóc có thể sẽ mang lại cho bạn một lối thoát hiệu quả để bộc lộ cảm xúc căng thẳng. Nhiều người cuối cùng cảm thấy thoải mái hơn sau khi khóc, nhất là khi họ ở trong môi trường an toàn bên cạnh những người thân yêu. Phương pháp 3 - Thể hiện cảm xúc qua sự sáng tạo Bước 1 - Giữ bên mình một cuốn nhật ký. Trong trường hợp này, bạn thực sự đang nói chuyện với chính mình, nếu không chia sẻ nhật ký với bất kỳ ai khác. Thậm chí như thế, thì viết nhật ký sẽ giúp bạn nhận ra sự tiến triển của trạng thái cảm xúc theo thời gian, cũng như khả năng kết nối ngày qua ngày giữa các sự kiện và cảm xúc. Viết nhật ký thay vì hành động bộc lộ cảm xúc. Nếu cảm thấy như thể muốn đấm vào tường, hãy viết ra những gì khiến bạn thực sự giận dữ. Viết ra lý do tại sao bạn lại muốn đấm vào tường, cảm giác đó là gì, nó sẽ đạt tới đâu. Nhật ký đã được chứng minh là có thể giúp mọi người kiểm soát được sự lo lắng và trầm cảm, trong khi tạo ra cơ hội để mạnh dạn viết ra mà không sợ bất kỳ ai phản ứng lại một cách tiêu cực. Mang theo nhật ký của bạn tới những buổi tư vấn. Nếu sử dụng nhật ký thường xuyên, nó sẽ mang lại cho bạn trải nghiệm từng ngày về những gì bạn cảm thấy và trải qua. Thông tin này có thể rất hữu ích trong việc giải thích cho bác sĩ chuyên khoa chính xác làm thế nào và tại sao bạn cảm thấy như thế. Bước 2 - Cố gắng thể hiện bản thân qua nghệ thuật. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng bày tỏ theo hướng nghệ thuật là một cách hữu ích và lành mạnh để diễn tả cảm xúc. Ví dụ, liệu pháp nghệ thuật có thể giúp những người sống sót sau khi bị chấn thương tâm lý đối mặt với cảm xúc trong lòng họ. Phương pháp này hiệu nghiệm bởi vì nó cho phép bạn không cần phải nói ra, mà chỉ việc tiếp cận cảm xúc một cách trực tiếp. Thử vẽ tranh. Bạn có thể tự do sáng tạo bức tranh để thể hiện bất cứ điều gì bạn đang cảm thấy lúc này. Thử sáng tác nhạc. Bạn có thể tạo ra một bản nhạc, hoặc đơn giản là chơi đoạn nhạc yêu thích bằng một nhạc cụ nào đó để giúp bạn thể hiện cảm xúc. Thử chụp ảnh. Nhiếp ảnh có thể rất hữu ích bởi vì nó không đòi hỏi bất kỳ kỹ năng đặc biệt để bắt đầu — tất cả bạn cần là một chiếc máy ảnh. Thử chụp nhiều bức ảnh để diễn tả những gì mà bạn cảm thấy. Thử khiêu vũ. Khiêu vũ kết nối các chuyển động của cơ thể với cảm xúc bên trong, cho phép bạn thể hiện những gì bạn cảm thấy thông qua cách bạn di chuyển. Bạn có thể thử điệu nhảy chuyên nghiệp, hoặc chỉ di chuyển cơ thể theo những cách thể hiện chính mình. Bước 3 - Cân nhắc viết về nỗi đau của bạn. Liệu pháp kể chuyện xem nỗi đau và những chấn thương tâm lý như là một cách để kể cho bạn nghe câu chuyện về những gì diễn ra trong cuộc sống. Để giúp bạn xử lý nỗi đau, cách này động viên bạn khám phá những câu chuyện bạn kể và nghĩ về chúng theo nhiều góc độ khác nhau. Viết chuyện, làm thơ hay những tác phẩm sáng tạo khác giúp bạn bộc lộ cảm xúc và có lẽ giúp thể hiện nỗi đau theo cách khác, và mang đến cho bạn một sự nhận thức mới mẻ về nó. Hãy yêu thương chính mình khi viết về nỗi đau. Nghiên cứu chứng minh rằng viết về nỗi đau có thể khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn, nếu bạn không tiếp cận nó từ chính lòng yêu thương bản thân. Đừng buộc bản thân chống lại cảm xúc của bạn hay phán xét chính mình quá khắc khe. Phương pháp 4 - Học cách dõi theo cảm xúc Bước 1 - Cho phép bản thân cảm nhận cảm xúc trong bạn. Nhiều người trong số chúng ta chôn vùi cảm xúc khi chúng trở nên quá căng thẳng hoặc quá xấu hổ, do đó cũng chối bỏ sự tồn tại của chúng. Làm vậy có thể khiến quá trình chữa lành lâu hơn, đơn giản là vì chúng ta luôn thất bại khi đương đầu với căn nguyên của những cảm xúc đó. Hãy nhớ rằng, những cảm xúc căng thẳng trông có vẻ đầy đe dọa chỉ xuất hiện tạm thời. Không có gì xấu hổ khi cảm thấy buồn hay giận dữ trong những tình huống nhất định, và chối bỏ cảm xúc tức là bạn đang đẩy chúng vào sâu hơn bên trong. nơi mà chúng có thể gây tàn phá hơn – cả về tâm lý và thể chất. Bộc lộ nỗi đau là bước đầu để chấm dứt nó. Bước 2 - Xác định cảm xúc. Thay vì chỉ cảm nhận cảm xúc, hãy thúc ép bản thân thể hiện chúng thành từ ngữ. Ngay cả khi chỉ làm thế trong nhật ký hay trong đầu, cũng giúp bạn xác định chính xác những gì mình đang cảm nhận và hiểu nó hơn. Xác định cảm xúc căng thẳng có thể làm chậm lại hay giảm phản ứng tình cảm. Dõi theo cuộc đối thoại nội tâm. Những ai trải nghiệm cảm xúc mãnh liệt thường nghĩ về những câu nói hoặc đen hoặc trắng, như "Mọi thứ thật kinh khủng" hay "Việc này là vô vọng". Thay vào đó, hãy cố gắng điều chỉnh suy nghĩ về một điều gì đó ít nghiêm trọng hơn, như "Việc này đúng là nản chí thật, nhưng mình rồi sẽ vượt qua" hay "Mình có quyền được thất vọng, nhưng nổi giận cũng không giúp ích được gì". Cố tránh những từ như "luôn luôn" và "chưa bao giờ". Loại suy nghĩ phân cực này chỉ làm tăng cường độ của cảm xúc tiêu cực và khiến bạn cảm thấy hợp lý khi cảm nhận theo cách đó. Bước 3 - Tránh tình huống khiến bạn tức giận. Ngay khi xác định điều gì khiến bạn mất kiểm soát hay có những cảm xúc khó chịu, sẽ có những lúc bạn muốn tránh tình huống đó thay vì cho phép nó khiêu khích bạn. Nếu căn phòng của trẻ luôn bừa bộn đến nỗi khiến bạn tức giận khi nhìn thấy, hãy đóng cửa lại hay nhìn sang lối khác khi đi ngang qua. Tất nhiên, đây không phải là giải pháp cho mọi tình huống, cũng như nhiều lúc không thể và không nên tránh né. Song trong những trường hợp mà không thể tiến triển thêm chút nào và tình huống có thể né tránh, đừng ngần ngại làm như thế. Bước 4 - Quan sát cảm xúc của bạn khi trò chuyện với người khác. Ví dụ, nếu cảm nhận khuôn mặt đỏ lên và giận dữ khi trò chuyện với ai đó, hãy dành một ít phút ngừng lại để hiểu những cảm xúc đó và xác định nó. Ngay khi học được cách để xác định cảm xúc, bạn có thể kiểm soát chúng khi nói chuyện với người khác. Ví dụ, đừng thử dùng những từ ngữ như “Bạn khiến tôi thấy tồi tệ“, khi đang trò chuyện với người khác. Thay vào đó, hãy nói “Tôi cảm thấy thật tệ vì...” Nói như vậy sẽ khiến giọng điệu của bạn không có vẻ như đang buộc tội ai đó, và người mà bạn đang trò chuyện sẽ hiểu rõ hơn về trải nghiệm cảm xúc của bạn. Chậm rãi khi thể hiện bản thân. Khi cảm nhận được dòng cảm xúc dâng trào, có thể bạn sẽ có nhiều suy nghĩ rằng mình không thể đuổi kịp chúng. Trong những lúc đó, thử chậm lại và dành vài phút suy nghĩ. Suy nghĩ thật cẩn thận về điều mà bạn muốn nói và cách đúng đắn để bày tỏ.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/V%C6%B0%E1%BB%A3t-qua-c%C6%A1n-say-n%E1%BA%AFng-v%E1%BB%9Bi-m%E1%BB%99t-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-%C4%91%E1%BB%93ng-nghi%E1%BB%87p
Cách để Vượt qua cơn say nắng với một người đồng nghiệp
Vượt qua “cơn say nắng” ai đó không phải là một việc dễ dàng, đặc biệt là nếu đó là người bạn gặp mỗi ngày như đồng nghiệp của bạn. Phải lòng đồng nghiệp có thể khiến bạn bị căng thẳng và khiến môi trường làm việc của bạn trở nên phức tạp. Tuy nhiên, bạn có thể vượt qua cơn say nắng bằng cách hiểu rõ những nguy cơ tiềm ẩn của việc theo đuổi người bạn thích, tìm kiếm sự giúp đỡ và thừa nhận cảm xúc của bản thân. Phương pháp 1 - Cân nhắc nguy cơ phải lòng ai đó nơi công sở Bước 1 - Kiểm tra chính sách của công ty. Nếu công ty của bạn không khuyến khích hoặc nghiêm cấm các mối quan hệ cá nhân trong cùng công ty và bạn không muốn gây nguy hiểm cho công việc của mình, hãy nhắc nhở bản thân về các mối ưu tiên. Có thể bạn sẽ quyết định rằng cơn cảm nắng đó không đáng để bạn mạo hiểm công việc của mình. Xem xét lại quy định tại nơi làm việc của công ty về các mối quan hệ cá nhân (bạn có thể tìm thấy ở phòng nhân sự, nếu có). Có thể việc đọc các nội dung về vấn đề yêu đương tại nơi làm việc cũng giúp bạn có đủ động lực để kết thúc cơn say nắng của mình. Có thể cũng sẽ có một vài quy định pháp lý về việc yêu đương nơi công sở, tùy thuộc vào luật quy định về quấy rối tình dục tại nơi mà bạn đang sống. Bước 2 - Lưu ý tới những lời bàn tán tại nơi làm việc. Nếu bạn cứ nhắc đi nhắc lại về người mà bạn thích, và những người khác phát hiện ra, tin đồn có thể sẽ lan truyền. Điều này vẫn có thể xảy ra ngay cả khi bạn chỉ nói về người bạn thích và không theo đuổi họ. Tin đồn này có thể khiến bạn mang tiếng không chuyên nghiệp và giảm hiệu suất công việc cũng như tinh thần làm việc của bạn. Nếu bạn lo lắng về những nguy cơ này, tốt hơn hết là bạn đừng thảo luận về người mà bạn thích ở nơi làm việc hoặc với đồng nghiệp của bạn bên ngoài nơi làm việc. Bước 3 - Lưu ý đến mặt tiêu cực khi theo đuổi một đồng nghiệp. Nếu bạn theo đuổi một đồng nghiệp của mình, nó có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, cho dù người bạn thích có đáp lại tình cảm đó hay không. Biết được rằng những nguy cơ này có thể đủ để kết thúc cơn say nắng của bạn. Dưới đây là một số vấn đề mà bạn có thể gặp phải: Bị người bạn thích từ chối. Sự xấu hổ kéo dài nếu người bạn thích không thích bạn, hoặc nếu anh ấy/cô ấy đáp lại tình cảm của bạn nhưng cuối cùng mối quan hệ đó lại không đi đến kết quả tốt đẹp. Gây áp lực cho người bạn thích phải đáp lại tình cảm của bạn nếu như bạn có vị trí cao trong công việc. Mất đi sự tin tưởng từ phía các đồng nghiệp khác, mọi người có thể cho rằng bạn đang hành xử không chuyên nghiệp hoặc đối xử đặc biệt với người đó. Bước 4 - Nghĩ đến sự ảnh hưởng của mối quan hệ đó nếu mọi chuyện diễn ra không tốt đẹp. Cho dù bạn muốn theo đuổi người bạn thích, bạn cũng nên cân nhắc tới những kết quả tốt hoặc tồi tệ có thể xảy ra. Mối quan hệ đó có thể tốt đẹp về lâu về dài hoặc có thể không. Mối quan hệ đó có thể tốt đẹp lúc đầu, nhưng sau đó lại tan vỡ. Nếu mối quan hệ đó không tốt đẹp, hoặc thậm chí là tan vỡ, bạn sẽ phải đối mặt với việc gặp gỡ người đó ở nơi là việc, có thể được thăng tiến, vân vân. Điều này sẽ khiến bạn gặp áp lực. Nếu mối quan hệ không có kết quả như ý, và bạn hoặc người đó cảm thấy quá áp lực để tiếp tục ký hợp đồng với công ty, điều này sẽ gây ra nhiều phiền toái hơn. Phương pháp 2 - Tìm kiếm sự ủng hộ để vượt qua cơn cảm nắng Bước 1 - Tâm sự với một người bạn về vấn đề này. Để một ai đó biết về tình thế khó xử của bạn có thể giải tỏa một số áp lực của việc thích một người nhưng không muốn theo đuổi. Ngoài việc lắng nghe và thấu hiểu, bạn của bạn cũng có thể cho bạn một số lời khuyên hữu ích. Nếu bạn cảm thấy không thoải mái khi nói chuyện với ai đó ở chỗ làm về người bạn thích, hoặc bạn lo lắng về những tin đồn có thể lan truyền nơi làm việc, bạn có thể nói chuyện với một người bạn không cùng công ty. Bước 2 - Tăng cường các mối quan hệ ngoài công việc. Có thể bạn phát triển tình cảm cá nhân trong công việc khi bạn không có đủ cơ hội để tìm kiếm những mối quan hệ ngoài xã hội. Nếu bạn đang làm việc quá nhiều hoặc né tránh các mối quan hệ xã hội, hãy sắp xếp thời gian để đi chơi với những người bạn ngoài nơi làm việc hoặc tham gia các hoạt động mà bạn yêu thích. Hãy tìm kiếm những cơ hội gặp gỡ người khác, vì điều này có thể giúp bạn ngừng quan tâm đến người đồng nghiệp mà bạn thích. Bước 3 - Chú tâm vào những trò giải trí tích cực. Người bạn thích thường sẽ chiếm hết sự chú ý của bạn bởi vì bạn để cho họ làm điều đó. Tuy nhiên nếu bạn dành tâm trí vào những việc khác bạn sẽ dễ dàng vượt qua cơn say nắng hơn. Ở nơi làm việc, hãy tập trung vào những nhiệm vụ của mình, đối xử thật chuyên nghiệp với mọi đồng nghiệp. Thậm chí một vài việc đơn giản như dành thời gian trang trí nơi làm việc của bạn, chăm sóc chậu cây nhỏ trên bàn, hoặc nghe những bài hát yêu thích trong lúc làm việc cũng là những việc tích cực có thể giúp bạn không còn để tâm đến người đó nữa. Ngoài công việc, bạn có thể giúp bản thân ngừng chìm đắm trong tình cảm đó bằng cách tập trung vào những việc mà bạn vẫn luôn muốn thực hiện từ trước tới nay. Tham gia tập thể dục nhiều hơn, dành nhiều thời gian hơn cho những sở thích của bản thân, thậm chí là dọn dẹp nhà cửa (nếu bạn đang lãng quên nó) cũng có thể giúp ich cho bạn. Phương pháp 3 - Đối mặt với cảm xúc cơn say nắng mang lại Bước 1 - Tách bạch giữa mơ mộng và thực tế. "Say nắng" là dấu hiệu của sự thu hút, nhưng nó cũng có thể kết thúc trong ảo tưởng về một thế giới tốt đẹp khi bạn có thể nên đôi cùng người trong mộng của mình. Tách rời những mơ mộng của bản thân với cảm giác bị thu hút sẽ giúp bạn cân nhắc kỹ càng hơn về tình cảm đó. Ảo mộng thường hướng tới tương tai hoặc quá khứ còn thực tế là nhìn vào hiện tại.. Tập trung vào cuộc đời bạn đang sống ngay tại thời điểm đó thay vì cuộc đời bạn mơ ước. Bước 2 - Hiểu rằng bạn không nhất thiết phải hành động theo cảm xúc của bản thân. Bạn hoàn toàn có thể có cảm tình với ai đó, kể cả đồng nghiệp của bạn, mà không theo đuổi họ. Nếu bạn đảm bảo rằng bạn có thể tách biệt đời sống công việc và đời sống cá nhân, bạn sẽ có thể đối phó với cơn cảm nắng một đồng nghiệp bằng cách thừa nhận cảm xúc của bản thân và tự nói với chính mình rằng bạn sẽ không theo đuổi. Đôi lúc việc phải lòng một ai đó ở nơi làm việc có thể sẽ có lợi cho bạn. Ví dụ như, bạn sẽ chú tâm đến cách ăn mặc hơn, làm việc chăm chỉ hơn hoặc tích cực tham gia các hoạt động của công ty hơn; nhưng nó sẽ không kéo dài mãi mãi. Bước 3 - Hãy nhớ rằng không phải lúc nào con cá không bắt được cũng là con cá to. Đôi lúc, việc cảm nắng một ai đó gần như chỉ là do suy nghĩ của bạn. Có lẽ bạn tưởng rằng bạn rất mong muốn theo đuổi người đó, nhưng trên thực tế, bạn cảm thấy bị thu hút chỉ bởi vì người đó đã có đối tượng hoặc bạn bị ngăn cấm. Có lẽ bạn sẽ vượt qua cơn say nắng của mình bằng cách nhắc nhở bản thân rằng bạn hạnh phúc với cuộc sống hiện tại và việc theo đuổi người bạn thích không thật sự giống như một giấc mơ trở thành sự thật. Bước 4 - Đặt ranh giới. Nếu bạn quyết tâm không yêu đương ở nơi làm việc (để tránh ảnh hưởng tới công việc hay bất cứ lý do nào khác), hãy đặt ra một số quy định để ngăn chặn cơn say nắng mà bạn có thể có. Ví dụ như, có thể bạn sẽ quyết định chỉ tương tác với người mà bạn thích khi xung quanh có nhiều người, bởi điều này sẽ giúp bạn không vượt quá ranh giới của bản thân. Thông thường việc đặt ranh giới sẽ giúp bạn dễ dàng loại bỏ căng thẳng và cảm giác muốn chạy trốn hơn. Bước 5 - Cho bản thân thời gian. Đừng kỳ vọng rằng bạn sẽ vượt qua cơn say nắng ngay tức khắc. Hãy cho bản thân đủ thời gian để xử lý cảm xúc của chính bạn và quyết định xem bạn muốn bước tiếp như thế nào. Đừng tự trách bản thân nếu bạn cần một khoảng thời gian dài để quên đi người mà bạn thích.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Bi%E1%BA%BFt-t%E1%BB%AD-vi-ph%C6%B0%C6%A1ng-T%C3%A2y-c%E1%BB%A7a-b%E1%BA%A1n
Cách để Biết tử vi phương Tây của bạn
Tử vi phương Tây (tử vi 12 cung hoàng đạo) dự đoán tương lai của bạn qua những thông tin dựa vào vị trí của mặt trời, mặt trăng và các hành tinh khi bạn chào đời. Bạn có thể tìm hiểu liệu tử vi hàng ngày, hàng tuần hay hàng tháng đang ảnh hưởng tới cuộc sống và tính cách của mình ra sao. Nếu muốn biết lá số tử vi của bản thân, bước đầu tiên là xác định cung hoàng đạo. Từ đó, bạn có thể xem báo, tạp chí hay thậm chí là bản đồ sao (biểu đồ chiêm tinh) nếu muốn biết nhiều hơn! Phương pháp 1 - Xác định cung hoàng đạo Bước 1 - Dùng ngày sinh để xác định cung hoàng đạo. Có 12 cung hoàng đạo, hay còn được gọi là cung mặt trời, mỗi cung tương ứng với một khoảng thời gian trong năm. Những khoảng thời gian này có thể tăng hoặc giảm một ngày tùy từng năm, tuy nhiên chiêm tinh học phương Tây thường áp dụng ngày cố định. Bạch Dương: từ 21 tháng 3 đến 19 tháng 4. Kim Ngưu: từ 20 tháng 4 đến 20 tháng 5. Song Tử: từ 21 tháng 5 đến 20 tháng 6. Cự Giải: từ 21 tháng 6 đến 22 tháng 7. Sư Tử: từ 23 tháng 7 đến 22 tháng 8. Xử Nữ: từ 23 tháng 8 đến 22 tháng 9. Thiên Bình: từ 23 tháng 9 đến 22 tháng 10. Bọ Cạp: từ 23 tháng 10 đến 21 tháng 11. Nhân Mã: từ 22 tháng 11 đến 21 tháng 12. Ma Kết: từ 22 tháng 12 đến 19 tháng 1. Bảo Bình: từ 20 tháng 1 đến 18 tháng 2. Song Ngư: từ 19 tháng 2 đến 20 tháng 3. Bước 2 - Tìm hiểu những nét tính cách đặc trưng về cung hoàng đạo của bạn. Mỗi cung hoàng đạo có những đặc điểm tính cách khác biệt. Những đặc điểm này được cho là hiện diện ở mỗi cá nhân và tương ứng với cung hoàng đạo của họ. Ví dụ, những người cung Bạch Dương được cho là độc lập và bản lĩnh, còn Song Ngư thường kín đáo và dè dặt. Kim Ngưu khá dễ tính nhưng ngoan cố. Sư Tử thường tốt bụng, hào hiệp, tận tâm và có cái tôi lớn. Song Tử là những người giao thiệp rộng với nhiều nhân cách khác nhau. Cự Giải bất nhất, khó nắm bắt và ưa mạo hiểm. Xử Nữ có đầu óc phân tích, thường xuyên suy nghĩ về việc cải thiện bản thân và những người xung quanh. Thiên Bình là những người tham vọng, ngoại giao khéo léo và có sở thích khá đắt đỏ. Bọ Cạp là những người đầy nhiệt huyết và luôn nỗ lực tìm hiểu thế giới. Nhân Mã tích cực, sôi nổi và liều lĩnh. Họ cũng thích gặp gỡ bạn mới. Ma Kết là những người tham vọng với trí óc nhanh nhẹn, và họ phải làm chủ cuộc sống của mình. Bảo Bình tận dụng thời gian để tạo ra những ý tưởng mới và không quan tâm tới suy nghĩ của người khác về mình. Bước 3 - Xác định mức độ tương hợp của bạn với người khác dựa vào cung hoàng đạo của họ. Mỗi cung hoàng đạo thuộc một nhóm nguyên tố nhất định: lửa, nước, khí hoặc đất. Những cung hoàng đạo cùng nhóm nguyên tố được cho là hợp nhau nhất. Cung lửa bao gồm Bạch Dương, Sư Tử và Nhân Mã. Cung nước bao gồm Cự Giải, Bọ Cạp và Song Ngư. Cung khí bao gồm Song Tử, Thiên Bình và Bảo Bình. Cung đất bao gồm Kim Ngưu, Xử Nữ và Ma Kết. Phương pháp 2 - Tìm kiếm tử vi Bước 1 - Tìm kiếm tử vi trên báo chí hoặc các bài viết trực tuyến. Phần lớn các báo đều có mục "Tử vi mỗi ngày" cung cấp lời khuyên liên quan tới cung hoàng đạo của bạn. Theo cách thức hiện đại hơn, bạn có thể lên mạng và tìm trong vô số lựa chọn về tử vi mỗi ngày. Hãy truy cập trang web dưới đây để xem tử vi mỗi ngày: https://broadly.vice.com/en_us/topic/horoscopes Đăng ký newsletter (thư tin) từ các trang web để nhận tử vi mỗi ngày qua email. Bước 2 - Đọc tử vi hàng tuần trên các tạp chí và trang web được nhiều người biết tới. Hãy thử đọc tạp chí hoặc trang web của Broadly, Elle, Chatelaine và Hello Magazine. Bạn cũng có thể tìm những trang web tập trung vào tử vi và những thông tin liên quan. So sánh tử vi hàng tuần với tử vi mỗi ngày và tìm những lời khuyên trùng lặp. Bước 3 - Xem tử vi hàng tháng trên các tạp chí và trang web được nhiều người biết tới. Tương tự như tử vi hàng tuần, bạn có thể tìm được tử vi hàng tháng trên các ấn phẩm chuyên nghiệp và trang web về tử vi. Hãy thử tìm đọc Women’s Health, ION, Elle, Huffington Post và Chatelaine. Tránh những trang web không có tiếng tăm. Chất lượng tử vi giữa các trang web rất khác nhau, hãy chọn những trang có tên tuổi! Bước 4 - Giải nghĩa tử vi. Sau khi đọc một hoặc nhiều lá số tử vi, hãy thử áp dụng chúng vào cuộc sống hàng ngày của bạn. Nếu tử vi nói bạn nên gây dựng một mối quan hệ—công việc hoặc tình cảm—và bạn thấy thời cơ đã tới, hãy nắm bắt cơ hội đó! Mặc dù vậy, chỉ nên coi tử vi như động lực, đừng quá coi trọng chúng. Hãy thử hành động theo tử vi khi bạn thấy có cơ hội tốt. Phương pháp 3 - Đọc bản đồ sao Bước 1 - Tìm bản đồ sao. Bản đồ sao cho biết vị trí của mặt trời, mặt trăng, các hành tinh, những góc và góc chiếu trong cả năm. Bạn có thể mua bản cứng bản đồ sao qua mạng, in bản đồ sao hoặc đọc trên trang web. Dành thời gian làm quen với bản đồ sao trước khi xác định các cung và nhà của bạn. Bước 2 - Xác định cung mặt trời của mình trên bản đồ sao. Mỗi bản đồ sao có 12 phần tương ứng với những khoảng thời gian khác nhau trong năm. Xác định phần trên bản đồ sao tương ứng với khoảng thời gian có ngày sinh của bạn cũng như cung hoàng đạo của phần đó. Cung mặt trời là chòm sao phía sau mặt trời vào ngày sinh. Phần lớn tử vi hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng đều dựa vào cung này. Bước 3 - Tìm hiểu ý nghĩa cung mặt trời. Cung mặt trời được cho là có ảnh hưởng quan trọng nhất tới tính cách của bạn khi căn cứ theo cung hoàng đạo. Phần lớn các báo và trang web sử dụng cung mặt trời để đưa ra lá số tử vi. Ví dụ, Bạch Dương là những người sôi nổi, độc lập và ưa mạo hiểm, còn Kim Ngưu thực tế, tham vọng và đáng tin cậy. Đọc các tạp chí như Broadly, Elle, Chatelaine, Hello Magazine, Women’s Health, Huffington Post và ION để tìm hiểu ý nghĩa cung mặt trời. Hãy nhớ rằng các nguồn khác nhau sẽ đưa ra những lời khuyên khác nhau! Bước 4 - Tìm nguyên tố của bạn và các nét tính cách tương ứng. 12 cung hoàng đạo được chia thành 4 nhóm nguyên tố: lửa, nước, đất và khí; mỗi nhóm bao gồm 3 cung hoàng đạo. Bạch Dương, Sư Tử và Nhân Mã là cung lửa; Song Ngư, Cự Giải và Bọ Cạp là cung nước; Kim Ngưu, Xử Nữ và Ma Kết là cung đất; Bảo Bình, Song Tử và Thiên Bình là cung khí. Cung lửa tự tin, nhiệt huyết với trực giác nhạy bén. Cung nước sống có lý tưởng, nhạy cảm và tử tế. Cung khí hòa đồng, giỏi giao tiếp và cởi mở. Cung đất thực tế, vững vàng và kiên trì. Bước 5 - Xác định cung mặt trăng của bạn và ý nghĩa của cung này. Cung mặt trăng được xác định qua vị trí của mặt trăng vào thời điểm bạn chào đời. Cung này được cho là liên quan tới con người bên trong cũng như trạng thái cảm xúc của bản thân. Trái ngược với cung mặt trời, cung mặt trăng thể hiện tính cách của bạn khi bạn trong "vùng an toàn" (comfort zone) hay khi ở một mình. Ví dụ, cung mặt trăng Song Tử thể hiện nhu cầu trò chuyện và giao thiệp xã hội, cũng như những cuộc độc thoại nội tâm phức tạp nhưng đầy giá trị. Tìm tử vi trên mạng để xác định ý nghĩa cung mặt trăng, vì phần lớn các các tạp chí đều không cung cấp thông tin này. Cung mặt trăng được cho là mang nhiều tính nữ hơn, đồng thời thể hiện rõ rệt hơn mối quan hệ giữa bạn và những người phụ nữ quan trọng trong cuộc đời mình. Một số người tin rằng cung mặt trăng thể hiện những suy nghĩ trong tiềm thức nhiều hơn cung mặt trời. Bước 6 - Xác định các nhà trên bản đồ sao Bắt đầu bằng việc tìm cung mọc ở hướng 9 giờ—cung và góc mọc lên từ chân trời phía Đông khi bạn sinh ra. Đây là cạnh trên của nhà đầu tiên, và từ cạnh này, mỗi góc 30 độ sẽ là một nhà được chi phối bởi cung hoàng đạo tương ứng. Sau khi xác định cung mọc, hãy đọc thông tin về cung hoàng đạo chi phối mỗi góc 30 độ trong suốt năm. Cân nhắc nhà đầu tiên, tức là góc 30 độ được tạo bởi hai đường thẳng hướng 9 giờ và hướng 8 giờ. Nếu cung tương ứng với nhà đầu tiên là Bạch Dương, Bạch Dương sẽ chi phối nhà đầu tiên của bạn. Nhà đầu tiên thể hiện bản thân bạn khi chào đời, ví dụ như thái độ, nhiệt độ, ngoại hình và danh tính. Để tìm cung mọc, bạn phải biết ngày giờ và nơi sinh của mình. Bạn có thể xác định cung mọc tại trang web sau: http://www.horoscopeswithin.com/calculate.php.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/C%E1%BA%A1o-l%C3%B4ng-ch%C3%B3
Cách để Cạo lông chó
Nếu là người chủ tốt, đôi lúc bạn phải cạo lông cho chó nếu thời tiết quá nóng. Trên thực tế, chó không cần phải cạo lông, nếu có thì cũng nên do chuyên gia thực hiện. Tuy nhiên, nếu muốn đích thân cạo lông cho chúng, bạn cần hết sức cẩn trọng và bảo đảm an toàn cho người bạn của mình. Phương pháp 1 - Cân nhắc lựa chọn khác Bước 1 - Không nên lo ngại thời tiết nóng. Có thể bạn cho rằng bộ lông dày khiến cho chú cún cảm thấy nóng nực. Trên thực tế, bộ lông có nhiệm vụ cách nhiệt, làm mát và bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời. Do đó, chúng ta không nên cạo lông của thú cưng. Ngoài chức năng làm mát, bộ lông có tác dụng bảo vệ da khỏi tia cực tím độc hại. Nếu không, chú cún dễ bị cháy nắng và có nguy cơ mắc bệnh ung thư da. Một số chuyên gia (không phải tất cả) chỉ ra rằng một số giống chó lai có bộ lông dày vì môi trường sống của chúng có khí hậu lạnh và không thể thích nghi với nhiệt độ môi trường cao. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ về độ dày của lông chó và xem xét có nên cắt tỉa hay không. Ngay cả khi chú cún cần được tỉa tót, bạn cũng không nên cạo quá nhiều mà nên chừa lại khoảng 2,5 cm để da có lớp bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời. Bước 2 - Cân nhắc về độ ẩm. Lý do tốt nhất để cạo lông cho chó là mưa chứ không phải do thời tiết nóng. Loài chó thường dễ bị dòi, ấu trùng sinh sôi nảy nở trong bộ lông nếu lông bị ẩm lâu ngày. Vấn đề này có thể khá nghiêm trọng nếu chú cún có bộ lông dày bờm xờm và hay chạy ra ngoài trời mưa. Trao đổi với bác sĩ xem dòi có ảnh hưởng nghiêm trọng đến thú cưng hay không. Ngay cả khi chú cún gặp phải rủi ro tiềm ẩn đề cập ở trên, bạn vẫn có thể ngăn ngừa bằng cách giữ gìn vệ sinh và chăm sóc kỹ lưỡng các vết thương hở trên cơ thể chúng. Bước 3 - Không cạo lông cho chó có bộ lông kép. Bộ lông này có lớp lông tơ nằm ẩn phía dưới. Lớp này khó nhận diện vì được che phủ bởi lớp lông bên trên dày hơn, nhưng một số giống chó phổ biến có bộ lông kép, bao gồm Chó chăn cừu Đức, Phốc Sóc, Đường Khuyển, Husky, Malamute, và Samoyed. Khi già đi, bộ lông của chúng sẽ không thể mọc lại nếu cạo đi, trở nên loang lổ và nham nhở. Bước 4 - Cân nhắc dịch vụ chuyên nghiệp. Chi phí chăm sóc thú cưng thường dao động từ 300 đến 500 ngàn đồng. Chi phí này bao gồm cắt tỉa lông, chăm sóc móng và vệ sinh chải chuốt cần thiết. Đối với một số người thì mức giá này quá cao, nhưng nói chung thú cưng của bạn vẫn khỏe mạnh mà không cần phải cạo lông. Vì thế, nếu phải lựa chọn giữa hai giải pháp, bạn nên chọn cách không cạo lông cho chúng. Trong lúc cạo lông, bạn sẽ có thể làm chú cún bị thương. Khi đó, chi phí thanh toán cho chuyên gia thực hiện sẽ rẻ hơn, vì số tiền chữa trị cho chúng trong trường hợp bị thương thậm chí có thể sẽ cao hơn dịch vụ vệ sinh. Phương pháp 2 - Cạo lông chó Bước 1 - Chuẩn bị vật dụng. Bạn cần mua tông đơ, lược kèm theo tông đơ, bàn chải và chất bôi trơn. Tông đơ dành cho chó được bày bán tại cửa hàng vật nuôi hoặc chăm sóc động vật. Nếu chú cún hay bị giật mình bởi tiếng ồn lớn, bạn nên thử nhiều loại tông đơ để kiểm tra độ ồn của chúng. Sau đó chọn tông đơ không phát ra nhiều tiếng ồn. Mua lược kích cỡ E. Loại này có thiết kế chừa lại khoảng 2,5 cm lông, thường được khuyến cáo sử dụng. Bước 2 - Không để tông đơ quá nóng. Nếu không chú cún sẽ bị bỏng. Bạn nên ngừng lại một lúc để tông đơ hạ nhiệt. Thoa chất bôi trơn đi kèm với tông đơ để tránh tích nhiệt. Bước 3 - Tắm cho chó. Nếu lông rối bù sẽ rất khó dùng tông đơ khiến chú cún đau đớn. Trước khi bắt đầu cạo, bạn nên vệ sinh và chải lông cho chúng để gỡ rối hoàn toàn. Bước 4 - Giữ cún bằng vòng cổ. Bạn sẽ không muốn thú cưng của mình di chuyển quá nhiều trong lúc đang cạo lông. Nếu chúng không chịu hợp tác, bạn cần nhờ người hỗ trợ giữ cố định chú cún. Bước 5 - Cạo theo chiều mọc của lông. Nếu cạo theo hướng ngược lại, vết cạo sẽ không đều mà trở nên lởm chởm. Bạn cần thao tác chậm rãi và nhẹ nhàng. Nếu không xác định được phải cạo theo hướng nào, bạn có thể lấy thẻ tín dụng và chải dọc theo bộ lông. Nếu bộ lông xù lên và ngả về phía sau, bạn đang chải theo hướng ngược với chiều mọc của lông. Khi đó bạn cần cạo theo hướng ngược lại. Bước 6 - Bắt đầu với những vùng nhạy cảm. Theo thời gian chú cún sẽ càng giảm bớt sự kiên nhẫn. Bạn cần ưu tiên xử lý những khu vực quan trọng, sau đó di chuyển đến khu vực khác. Trình tự cạo lông bao gồm: đầu, nách, dưới đuôi, gáy, hai bên thân, bụng. Chỉ cạo mặt khi chú cún đứng yên hoàn toàn và giữ tông đơ cách xa mắt vài cm trong lúc cạo. Bước 7 - Cạo vùng nách. Khi chú cún đang đứng, bạn nâng hai chân trước của chúng lên vị trí phù hợp. Cạo dưới khu vực này và lặp lại ở bên kia. Bước 8 - Cạo vùng háng. Nâng chân sau của thú cưng lên giống tư thế đi vệ sinh và cạo lông dưới vùng này. Bước này giữ vệ sinh cho thú cưng khi giải quyết nỗi buồn, đặc biệt là giống chó lông dài. Sau đó lặp lại với chân kia. Bước 9 - Cạo vùng mông. Nâng đuôi lên và cạo lông ở khu vực này để chúng đi vệ sinh sạch sẽ. Tuy nhiên, bạn cần hết sức cẩn trọng khi xử lý vùng nhạy cảm này. Bước 10 - Cạo khu vực còn lại. Bắt đầu với vùng gáy và dọc xuống cổ, lưng và hai bên thân. Cạo vùng bụng cẩn thận và lưu ý cạo theo hướng cách xa bàn tay.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/Ph%C3%B2ng-ng%E1%BB%ABa-b%E1%BB%87nh-G%C3%BAt
Cách để Phòng ngừa bệnh Gút
Một số người thường xem nhẹ bệnh gút (gout) và nghĩ rằng đó là bệnh cổ xưa hoặc không có gì đáng lo ngại. Nhưng sự thật là bệnh này rất phổ biến và có thể gây ra đau nhức nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Nguyên nhân trực tiếp gây bệnh gút là do lượng axit uric trong máu quá cao trong khi đó cơ thể bạn lại có khả năng tạo và sản xuất ra lượng axit uric này cùng với một số chất khác. Thay đổi khẩu phần ăn là một trong những cách hiệu quả để phòng ngừa bệnh gút phát triển hoặc làm cho bệnh không trở nên nghiêm trọng và đau nhức hơn. Cùng với việc thay đổi chế độ ăn uống, thì việc giảm cân và uống thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sỹ cũng là những quyết định đúng đắn. Phương pháp 1 - Ăn Thực phẩm giúp Ngăn ngừa bệnh Gút Bước 1 - Uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày. Giai đoạn đau đớn của bệnh gút thường xảy ra khi axit uric là nguyên nhân tạo ra tinh thể muối đọng trong khớp xương của bạn. Chất lỏng có thể giúp thải lượng axit uric ra khỏi cơ thể và trở thành một phương pháp hữu ích để giảm nguy cơ các đợt tấn công của gút. Và nước được xem như là chất lỏng hiệu quả nhất cho mục đích này. Nhưng bạn phải đảm bảo là uống nước ép 100% trái cây nguyên chất cho một phần của lượng nước hấp thụ mỗi ngày. Các loại nước ngọt, như nước sô đa hoặc nước trái cây hộp sẽ làm cho bệnh gút của bạn trở nên trầm trọng hơn. Việc khuyến cáo nên uống ít nhất 8 cốc nước ở đây là nên dùng cốc đo lường chuẩn Hoa Kỳ. 8 cốc nước thường tương đương với khoảng 188 ml nước hay 1,9 l nước. Bước 2 - Bổ sung thức ăn giàu kali. Kali có thể giúp loại bỏ lượng axit uric, nguyên nhân các đợt tấn công của gút, ra khỏi cơ thể. Thức ăn chứa nhiều kali bao gồm đậu lima, đào khô, dưa đỏ, cải bó xôi đã qua chế biến, hoặc vỏ khoai tây nướng chín. Nếu bạn chưa sẵn sàng để ăn ít nhất hai loại thực phẩm trong danh sách trên vào mỗi ngày (hoặc bảy loại thực phẩm cho bệnh gút cấp độ nặng), thay vào đó, hãy thử dùng các chất bổ sung kali hay tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sỹ. Bước 3 - Nên bổ sung thêm thức ăn chế biến với các loại ngũ cốc và hoa quả (hydrat cacbon phức tạp). Những người có nguy cơ bị bệnh gút nên tăng cường ăn tinh bột được làm từ các loại hạt, bánh mì nâu, rau xanh, và hoa quả. Bên cạnh đó, hạn chế ăn bánh mì trắng ngọt, bánh các loại và kẹo, ít nhất là không ăn chúng trong các bữa ăn hàng ngày. Bước 4 - Uống vitamin C bổ sung hoặc ăn các loại thức ăn giàu vitamin C. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung đủ lượng vitamin mỗi ngày, đặc biệt là khoảng 1.500 đến 2.000 g một ngày, có tác dụng lớn trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh gút. Uống nước chanh cũng có thể giúp bệnh nhân gút giảm được bệnh, mặc dù việc hấp thụ đủ lượng vitamin như trên hằng ngày sẽ không phải là điều đơn giản nếu không cung cấp thêm các chất bổ sung. Bước 5 - Thưởng thức quả anh đào (quả cherry). Theo một bài thuốc dân gian về ngăn ngừa bệnh gút, quả anh đào thực sự có tác dụng thần kỳ trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh này. Một nghiên cứu sơ bộ đã chỉ ra rằng sự hiện diện của quả anh đào có thể giúp giảm lượng axit uric trong máu, nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh gút. Bước 6 - Hãy suy nghĩ đến việc uống cà phê đã lọc hết thành phần caffeine. Một nghiên cứu đã cho thấy rằng cà phê được khử caffeine có thể giúp giảm lượng axit uric và đồng thời giảm nguy cơ chịu đựng các cuộc tấn công của gút. Tuy vẫn chưa tìm ra lý do thích hợp cho điều này, nhưng sự xuất hiện của caffeine không phải là nguyên nhân chính gây bệnh gút. Nhưng nếu hấp thụ quá nhiều, bệnh sẽ trở nên trầm trọng. Vì vậy, việc uống cà phê đã khử chất caffeine có lẽ là một sự lựa chọn tốt hơn. Phương pháp 2 - Tránh Thực phẩm Có hại cho Sức khỏe Bước 1 - Hạn chế ăn thức ăn nhiều đường và “đồ ăn vặt”. Đường frutô, thường được tìm thấy trong siro bắp và các siro pha ngọt khác, có thể tăng lượng axit uric trong máu một cách đáng kể. Khi axit uric được hình thành, nó sẽ tạo ra những tinh thể hình kim (monosodium urate), là nguyên nhân gây đau nhức và viêm khớp, hay còn được gọi là bệnh gút. Thức ăn chứa nhiều đường, chất pha ngọt, và thực phẩm đã qua chế biến thường là nguyên nhân chính gây bệnh gút. Vì vậy, thay vì uống sôđa và nước trái cây chứa nhiều đường, hãy thử thay thế bằng nước tinh khiết hoặc nước ép với nhãn hiệu “100% trái cây nguyên chất”. Hãy luôn để ý thành phần của các sản phẩm bạn mua ở cửa hàng tạp hóa. Tránh mua các loại thực phẩm chứa đường fruto có trong siro bắp, hoặc chỉ dùng thức ăn có đường hay các loại khác của siro bắp ở mức tối thiểu. Bước 2 - Giảm thiểu việc ăn thịt và cá trong khẩu phần ăn hàng ngày. Tất cả các loại thịt thường chứa hàm lượng purin cao, thường phá vỡ lượng axit uric dẫn đến nguyên nhân gây bệnh gút. Bạn không nhất thiết phải kiêng thịt tuyệt đối, nhưng lời khuyên ở đây là chỉ nên dừng lại ở mức khoảng 113 g đến 170 g mỗi ngày. Một khẩu phần ăn sẽ bao gồm thịt được thái to bằng bàn tay với khối lượng khoảng 85 g. Mỗi ngày, bạn chỉ nên ăn khoảng 2 phần ăn như vậy là đủ. Thịt nạc luôn an toàn hơn thịt mỡ. Bước 3 - Nói không với các loại thịt có nguy cơ mắc bệnh gút cao. Một số thực phẩm nhất định khác thường chứa lượng purin cao, dẫn đến sự tấn công của bệnh gút. Cố gắng loại bỏ chúng ra khỏi khẩu phần ăn hàng ngày của bạn hoặc chỉ nên ăn ở dịp đặc biệt với một lượng nhỏ, ví dụ như: Thận, gan, não và thịt ở các cơ quan khác Cá trích, cá mòi và cá thu Nước sốt từ thịt Bước 4 - Giảm lượng chất béo trong bữa ăn hàng ngày. Chất béo trong thức ăn hàng ngày, đặc biệt là chất béo bão hòa, có thể làm chậm tiến trình của axit uric và mang lại cho cơ thể sự đau nhức hơn do bệnh gút gây ra. May mắn thay, những thay đổi được đề cập ở trên sẽ làm giúp làm giảm lượng chất béo trong khẩu phần ăn của bạn. Tuy nhiên, nếu cần thiết, hãy cố gắng tìm những phương pháp khác để giảm việc hấp thụ chất béo và tăng cường sức khỏe. Nếu bạn thường uống sữa nguyên kem, hãy thử đổi qua sữa đã tách kem hoặc chỉ chứa 1% lượng chất béo. Nếu bạn có thói quen ăn thức ăn khô, hãy thử thay thế bằng rau xào hoặc thịt gà nướng. Bước 5 - Chuyển đồ uống từ bia sang rượu. Đồ uống có cồn cũng có mối liên kết đến bệnh gút. Nhưng nếu bạn uống một cách điều độ, điều này sẽ giúp cơ thể ít bị ảnh hưởng bởi tác hại tiêu cực. Tuy nhiên, trong bia thường có men bia và men này lại chứa nồng độ purin cao. Vì vậy, uống nhiều bia có nguy cơ làm bệnh gút của bạn trở nên trầm trọng hơn. Phương pháp an toàn để hấp thụ cồn vào cơ thể là uống từ 1 đến 2 cốc rượu (khoảng 150 ml) mỗi ngày. Uống một ít rượu trong bữa ăn hàng ngày không có nghĩa là sẽ bệnh gút sẽ bị đẩy lùi. Nó chỉ được ví như là thức uống thay thế an toàn hơn bia. Phương pháp 3 - Cố gắng Đạt được số Cân nặng Khỏe mạnh và An toàn Bước 1 - Hãy ghi nhớ phương pháp trên nếu bạn hơi thừa cân. Trong trường hợp bạn thừa cân hoặc béo phì, thì có vẻ như tình trạng hiện tại của bạn sẽ làm bệnh gút thêm nặng hơn. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn đang duy trì phạm vi trọng lượng khỏe mạnh theo sự hướng dẫn của bác sỹ, đừng cố gắng giảm cân. Hãy tham khảo các lời khuyên bổ ích dưới đây trước khi bạn lựa chọn món ăn cho mình. Bước 2 - Không nên có chế độ ăn kiêng quá hà khắc. Việc thay đổi khẩu phần ăn được đề cập ở các phần trên trong bài viết này sẽ đủ để giúp bạn giảm cân một cách chậm nhưng chắc. Nếu bạn đang có nguy cơ bị bệnh gút, việc giảm cân quá nhanh sẽ thực sự châm ngòi cho cuộc tấn công của bệnh vì áp lực trên cơ thể bạn sẽ làm quá tải khả năng lọc chất độc hại của thận. Chế độ ăn uống giàu protein, chế độ ăn uống tiết kiệm, hoặc chế độ ăn uống bao gồm chất bổ sung lợi tiểu đặc biệt rất nguy hiểm cho bệnh nhân bị bệnh gút. Bước 3 - Tập thể dục đều đặn. Bất kỳ các hoạt động thể chất nào đều có lợi cho việc giảm cân và giảm nguy cơ bị bệnh gút, như dắt chó đi dạo hoặc chăm sóc vườn tược. Tuy nhiên, người lớn được khuyên nên tham gia các hoạt động chừng mực và vừa sức mình, như đạp xe, đi bộ nhanh, chơi tennis, hoặc bơi lội ít nhất 2,5 tiếng một tuần. Bước 4 - Tham khảo lời khuyên của bác sỹ hoặc chuyên gia dinh dưỡng nếu bạn gặp vấn đề trong việc đạt đến phạm vi trọng lượng khỏe mạnh. Nếu bạn làm theo ít nhất một vài trong những thay đổi khẩu phần ăn ở trên mà vẫn chưa thấy sự tiến triển khả quan nào để đạt được trọng lượng khỏe mạnh hơn, hãy hỏi ý kiến từ các chuyên gia dinh dưỡng đầy kinh nghiệm. Bởi vì nguyên nhân hình thành bệnh gút là do nhiều chất khác tác động, nên lời khuyên về việc thay đổi khẩu phần ăn từ những nguồn khác sẽ không đủ và không đảm bảo. Phương pháp 4 - Những Nguyên nhân và cách Điều trị khác Bước 1 - Tham khảo ý kiến bác sỹ về việc dùng thuốc theo đơn kê. Nếu thay đổi lối sống hàng ngày vẫn chưa đủ để đẩy lùi bệnh gút trong người bạn, bác sỹ sẽ khuyên bạn nên uống allopurinol (thuốc điều trị gút) hoặc các loại thuốc khác. Luôn luôn làm theo hướng dẫn của bác sỹ một cách cẩn thận vì việc uống thuốc quá liều hoặc uống thuốc sai thời điểm có thể gây phản tác dụng, làm bệnh gút trở nên nghiêm trọng hơn. Bước 2 - Hỏi bác sỹ về nhiễm độc chì. Một bằng chứng gần đây đã chỉ ra rằng nhiễm độc chì, kể cả khi cấp độ nhiễm độc quá thấp để là nguyên nhân gây ra các triệu chứng khác, thì cũng có nguy cơ làm cho bệnh gút trở nên nặng hơn. Mặc dù cần thêm nhiều nghiên cứu hơn để khẳng định điều này, nhưng việc yêu cầu bác sỹ kiểm tra mẫu tóc hay đường máu của bạn xem có bị độc tố toxin không luôn là ý kiến hay. Điều này đặc biệt cần thiết nếu bạn từng sống hay làm việc ở trong tòa nhà cũ, sử dụng sơn có tính chì thường xuyên, hoặc làm việc ở khu vực sửa chữa công nghiệp nơi phải tiếp xúc với chì thường xuyên. Bước 3 - Nếu có thể, tránh dùng thuốc lợi tiểu. Thuốc này thường được dùng với mục đích điều trị các vấn đề khác liên quan đến sức khỏe, hoặc dùng như một thành phần bổ sung cho bữa ăn. Trong khi tác dụng của loại thuốc này đối với bệnh gút đang còn là vấn đề gây tranh cãi, thì chúng cũng có khả năng làm tình trạng bệnh thêm xấu hơn. Tốt nhất là bạn nên tham khảo lời khuyên của bác sỹ nếu bạn đang uống bất kỳ loại thuốc nào có liên quan đến thuốc lợi tiểu. Nếu có thể, hãy hỏi thêm liệu thành phần bổ sung kali có thể kháng cự bệnh hay không.
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/C%E1%BA%A3m-th%E1%BA%A5y-T%E1%BB%91t-h%C6%A1n-Sau-khi-Kh%E1%BB%8Fi-%E1%BB%91m
Cách để Cảm thấy Tốt hơn Sau khi Khỏi ốm
Khi bị ốm, bạn sẽ cảm thấy như bạn là một người khác. Bạn chán nản và yếu ớt, và đôi khi, bạn vẫn cảm thấy ốm yếu ngay cả khi hầu hết mọi triệu chứng đã thuyên giảm. Có thể sẽ khó để bạn bước ra khỏi giường và năng động trở lại, và dọn dẹp nhà cửa có thể trở thành vấn đề khó khăn. Để giúp bản thân loại bỏ nỗi khổ khi bị ốm, điều quan trọng là bạn cần phải chăm sóc bản thân và ngôi nhà của mình sau khi khỏi bệnh để bạn có thể tiếp tục cảm thấy tốt hơn và tránh bị ốm một lần nữa. Phương pháp 1 - Chăm sóc Bản thân Bước 1 - Hãy từ từ. Một trong những biện pháp nhanh chóng nhất để bạn kết thúc bằng việc quay trở về với chiếc giường bệnh của mình đó chính là ép bản thân trở nên năng động quá sớm. Tất nhiên, có lẽ là còn nhiều việc mà bạn phải làm và bạn có thể sẽ phải nghỉ học hoặc nghỉ làm, nhưng cho phép bản thân có thời gian để hồi phục sau khi khỏi ốm là điều vô cùng quan trọng. Bạn không nên cố gắng hoạt động quá nhiều cho đến khi mọi triệu chứng đều đã thuyên giảm. Thư giãn và ngủ đủ giấc phải là ưu tiên số 1 trong danh sách của bạn cho đến khi bạn cảm thấy khỏe mạnh 100%. Người trưởng thành khỏe mạnh cần khoảng 7,5 – 9 giờ để ngủ mỗi đêm, và một người đang bị ốm cần phải ngủ nhiều hơn thời lượng này. Bạn nên chắc chắn rằng bạn cho phép bản thân có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, cho dù điều này sẽ có nghĩa là bạn phải xin nghỉ làm hoặc nghỉ học một vài ngày, hủy bỏ kế hoạch, và/hoặc đi ngủ sớm. Bước 2 - Cung cấp đủ nước cho cơ thể. Bị ốm sẽ khiến cơ thể mất đi nhiều thứ; và bạn thường cảm thấy kiệt sức về mặt thể chất và tinh thần. Bạn có thể giúp cơ thể hồi phục nhau hơn bằng cách uống nhiều nước. Bạn nên chắc chắn rằng bạn uống khoảng 200 ml nước sau mỗi vài giờ trong suốt một ngày hoạt động để thay thế lượng chất lỏng đã bị mất khi bạn bị ốm. Bạn cũng nên uống thức uống giàu dinh dưỡng chẳng hạn như nước cam hoặc nước súp một vài lần mỗi ngày ngay cả khi bạn đã cảm thấy tốt hơn. Bước 3 - Ăn uống lành mạnh. Quay về với chế độ dinh dưỡng thông thường sau khi bị ốm có thể không hấp dẫn gì. Tuy nhiên, bạn cần phải hồi sinh cơ thể với nhiều loại dưỡng chất và chất bổ để ngày càng khỏe khoắn hơn. Có lẽ là bạn chỉ ăn bánh quy giòn, bánh mì nướng, hoặc súp trong vòng một vài ngày hoặc một vài tuần trước, bạn nên bắt đầu thêm thực phẩm lành mạnh, chứa nhiều chất dinh dưỡng vào chế độ ăn uống của bạn. Một vài lời khuyên dành cho bạn bao gồm: Tránh ăn thực phẩm chứa nhiều calo và chất béo. Thường xuyên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ba bữa chính. Cố gắng uống sinh tố hoa quả một lần mỗi ngày. Nó sẽ cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng để bạn có thể hồi phục. Súp, đặc biệt là loại súp gà, tom yum, phở, và súp miso, là biện pháp tuyệt vời để đưa protein và rau củ trở về với chế độ dinh dưỡng của bạn. Bước 4 - Xoa dịu tình trạng đau cơ bắp. Một phần của việc trở nên khỏe khoắn hơn sau khi bị ốm đó chính là đối phó với triệu chứng có liên quan chẳng hạn như đau nhức cơ bắp. Bạn không còn ho sau mỗi 5 phút, nhưng lưng của bạn vẫn còn cảm thấy đau khi phải đương đầu với triệu chứng này. Cách tốt nhất để xoa dịu tình trạng đau nhức khi bạn bắt đầu cảm thấy khỏe khoắn hơn đó chính là điều trị bằng hơi nóng. Ví dụ: Ngâm mình trong bồn tắm. Bạn có thể thêm một cốc muối Epsom hoặc một vài giọt tinh dầu giúp bạn thư giãn và kháng viêm chẳng hạn như khuynh diệp, bạc hà, hoặc oải hương để thúc đẩy quá trình chữa lành và thư giãn. Sử dụng túi chườm nóng để xoa dịu cơn đau tại một vị trí cụ thể nào đó. Ví dụ, nếu bạn đau bụng dưới sau khi bị cúm dạ dày, bạn có thể làm ấm túi chườm và áp nó trên bụng để xoa dịu cơn đau. Cẩn thận mát-xa dầu giảm đau chẳng hạn như Tiger Balm bất kỳ khi nào bạn cảm thấy đau. Tương tự như túi chườm ấm, bạn có thể sử dụng loại thuốc bôi này để điều trị cơn đầu tại vị trí cụ thể, chẳng hạn như xoa dầu vào hai thái dương khi bị đau đầu. Bạn chỉ cần nhớ phải rửa tay sau khi sử dụng, vì loại thuốc bôi này rất công hiệu và sẽ làm nóng bất kỳ một khu vực da nào mà chúng tiếp xúc! Bước 5 - Tập thể dụng với cường độ vừa phải. Bước ra khỏi giường và di chuyển sau khi bị ốm sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu và giúp loại bỏ độc tố. Nhưng bạn nên chờ cho đến khi bạn đã hoàn toàn hồi phục trước khi bắt đầu tập thể dục, và bạn nên tránh tập luyện với cường độ cao trong vòng ít nhất là 2 – 3 tuần sau khi khỏi ốm. Trở về với việc tập thể dục một cách từ từ, cho phép bản thân nghỉ ngơi trong 1 tuần sau khi khỏi ốm trước khi bắt đầu bài tập với cường độ vừa phải chẳng hạn như đi bộ hoặc chạy bộ ngắn. Bạn cũng có thể quay về với thói quen tập thể dục của mình bằng cách tham gia lớp học yoga nóng (hot yoga) vì nó có thể giúp bạn loại bỏ bất kỳ tình trạng nghẹt mũi nào còn sót lại. Tuy nhiên, đừng quên cung cấp nước cho cơ thể! Bước 6 - Dưỡng ẩm cho da. Bị ốm sẽ gây tổn hại thật sự đến vẻ ngoài của bạn. Hắt hơi, ho, và lau mũi có thể khiến làn da của bạn bị khô ráp và ửng đỏ. Một khi bạn đã bắt đầu chăm sóc cơ thể từ bên trong, bạn nên chuyển hướng sự chú ý đến làn da của mình. Tìm mua sản phẩm dưỡng ẩm có chứa lanolin và thoa vào khu vực da bị hư tổn chẳng hạn như mũi để xoa dịu ngay lập tức làn da bị khô nẻ và gây đau đớn. Bạn cũng có thể cân nhắc tìm mua son dưỡng môi có chứa thành phần chẳng hạn như dầu dừa và dầu argan vì chúng rất hiệu quả trong việc chữa trị tình trạng khô nẻ của môi. Phương pháp 2 - Chăm sóc Ngôi nhà của Bạn Bước 1 - Thay khăn trải giường. Khi bạn bị ốm, bạn dành phần lớn thời gian trên giường, vì vậy, bạn cần phải ưu tiên thay khăn trải giường trước tiên. Bạn toát nhiều mồ hôi hơn khi bị ốm và ga giường của bạn sẽ chứa đầy vi trùng, vì vậy, tiêu diệt vi trùng trên chiếc giường của bạn là điều rất quan trọng. Thay ga cho toàn bộ giường, bao gồm cả bao gối, và giặt chúng với nước ấm và thuốc tẩy an toàn cho vải màu. Bạn nên xử lý bất kỳ một vết bẩn nào bằng thuốc tẩy trước khi giặt. Cho phép đệm giường của bạn được “hít thở” trong một vài giờ trước khi phủ lên nó chiếc khăn trải giường mới. Bước 2 - Tẩy rửa nhà vệ sinh. Cho dù là bạn gặp phải chứng bệnh gì, bạn chắc hẳn đã dành khá nhiều thời gian trong nhà vệ sinh để đối phó với triệu chứng cúm của mình. Cho dù là bạn chỉ bước vào đó để lấy thêm khăn giấy hoặc “đóng đô” luôn trong đó trong hai đêm nôn mửa, tẩy rửa nhà vệ sinh là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu khác sau khi khỏi ốm. Một vài lời khuyên trong việc sát trùng nhà vệ sinh bao gồm: Giặt mọi loại khăn mà bạn sử dụng, khăn mặt, thảm chùi chân, áo choàng sau khi tắm, hoặc bất kỳ một loại vải nào khác trong nước ấm và thuốc tẩy an toàn với vải màu. Tẩy trùng mọi bề mặt vật dụng, tập trung chủ yếu vào mặt bàn và bồn vệ sinh. Bạn có thể sử dụng sản phẩm tẩy rửa bày bán tại siêu thị hoặc bạn có thể tự chế tạo tại nhà với 1 phần nước và 1 phần cồn tẩy rửa hoặc giấm nguyên chất. Loại bỏ rác thải, và sau đó là khử trùng thùng rác. Thay thế bàn chải đánh răng của bạn hoặc ngâm đầu bàn chải vài nước oxy già trong 30 phút để tiêu diệt vi khuẩn. Nếu bạn sử dụng bọt biển để lau chùi, bạn nên ném nó đi sau khi đã hoàn tất việc dọn dẹp. Nếu bạn sử dụng khăn lau, bạn có thể giặt nó cùng các loại khăn khác của bạn khi hoàn thành. Bước 3 - Tẩy trùng nhà bếp. Có thể là bạn sẽ không sử dụng nhà bếp quá nhiều khi bạn bị ốm, nhưng ngay cả hành động pha trà cũng có thể để lại dấu vết của vi trùng và từ đó, có thể lây bệnh cho người khác. Tẩy trùng nhà bếp bằng khăn lau diệt khuẩn, sản phẩm tẩy rửa, hoặc chất khử trùng tự chế tại nhà với 1 phần nước và 1 phần cồn tẩy rửa hoặc giấm nguyên chất. Khu vực mà bạn cần phải tập trung lau chùi trong nhà bếp bao gồm: Bề mặt bàn Tay nắm tủ lạnh Tay cầm để vặn vòi nước Chạn bát đĩa, tủ, và tay nắm ngăn kéo Bất kỳ một loại bát đĩa nào mà bạn đã sử dụng Bước 4 - Khử trùng bất kỳ một điểm tiếp xúc nào khác. Sẽ khó để bạn có thể nhớ được mọi vật dụng trong ngôi nhà của bạn mà bạn đã chạm vào khi bị ốm, nhưng bạn cần phải khử trùng bất kỳ một vật dụng nào mà bạn có thể đã tiếp xúc. Hành động này sẽ giúp bạn duy trì sự khỏe mạnh và giảm thiểu khả năng lây bệnh cho người khác. Bạn nên nhớ sử dụng sản phẩm tẩy trùng an toàn để dùng trên nhiều loại bề mặt khác nhau, chẳng hạn như thiết bị điện tử. Ngoài các khu vực mà bạn đã hoàn tất việc lau chùi cho đến thời điểm này, những điểm tiếp xúc phổ biến khác trong nhà bao gồm: Nhiệt kế Tủ phòng tắm và tay nắm ngăn kéo Tay nắm cửa Công tắc đèn, bao gồm cả mặt công tắc Thiết bị điện tử chẳng hạn như máy tính xách tay, điện thoại di động, điện thoại để bàn, TV, điều khiển, và bàn phím cũng như chuột máy tính. Bước 5 - Giặt tất cả mọi loại quần áo bạn sử dụng khi bị ốm. Bây giờ thì chiếc giường ngủ, phòng tắm, phòng bếp, và bất kỳ một điểm tiếp xúc nào đều đã được làm sạch, bạn cần phải loại bỏ vị trí trú ẩn cuối cùng của vi trùng: quần áo mà bạn đã mặc. Hãy giặt mọi bộ quần áo ngủ, áo len, và quần áo thoải mái mà bạn đã mặc trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần trước với nước ấm và sản phẩm tẩy rửa an toàn với vải màu. Điều này sẽ giúp bảo đảm rằng bạn đã tiêu diệt mọi loại vi khuẩn và duy trì sự sạch sẽ và tốt cho sức khỏe của bạn. Bước 6 - Cho không khí vào nhà. Sau khi bạn bị ốm và nhốt mình trong nhà và đóng hết mọi cửa số cũng như rèm cửa, cho không khí vào nhà là một ý tưởng tuyệt vời. Bạn nên mở to cửa sổ và cho phép những cơn gió nhẹ đem không khí trong lành vào nhà của bạn trong một vài phút. Thay thế không khí ốm yếu trong nhà với làn không khí trong lành sẽ giúp bạn loại bỏ bất kỳ một phân tử gây bệnh nào và đem lại cảm giác sảng khoái và tràn trề năng lượng cho bạn. Nếu ngoài trời khá lạnh, bạn chỉ cần mở cửa trong 1 hoặc 2 phút; nếu không, bạn có thể mở cửa sổ lâu như bạn muốn!
{ "is_expert": true, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }
https://www.wikihow.vn/C%C3%A0i-b%E1%BA%A3n-%C3%A2m-thanh-t%E1%BB%B1-%C4%91%E1%BB%99ng-tr%C3%AAn-VLC
Cách để Cài bản âm thanh tự động trên VLC
Nếu bạn chưa từng xem phim hay chương trình TV có nhiều bản âm thanh (audio track) trên VLC, hẳn là bạn sẽ gặp không ít rắc rối khi phải chọn âm thanh cho từng tập. Chẳng hạn như bộ phim hoạt hình Nhật Bản yêu thích của bạn cứ phát bản âm thanh tiếng Nhật trong khi bạn muốn xem phim với âm thanh tiếng Việt. Tuy nhiên, quá trình thiết lập ngôn ngữ mặc định khá đơn giản. wikiHow hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách làm điều đó. Phương pháp 1 - Cài đặt đơn giản Bước 1 - Chạy VLC. Vì chúng ta chỉ thay đổi thiết lập nên bạn không cần mở chương trình cùng với bất kỳ tập tin nào. Bước 2 - Chọn Tools (Công cụ) từ trong các tùy chọn phía trên của cửa sổ. Một trình đơn thả xuống sẽ mở ra. Bước 3 - Chọn Preferences (Tùy chỉnh) từ trong trình đơn thả xuống. Một cửa sổ mới với danh sách tùy chọn sẽ bật lên. Hoặc, bạn có thể nhấn CTRL + P để mở cửa sổ Preferences. Bước 4 - Chọn cài đặt Simple (Đơn giản). Ở góc dưới bên trái cửa sổ Preferences sẽ có hai tùy chọn, bạn hãy chắc rằng Simple đã được chọn. Đây vốn là thiết lập mặc định, nhưng bạn nên kiểm tra để chắc chắn. Bước 5 - Chọn thẻ Audio (Âm thanh). Hãy chọn thẻ Audio từ bên trái hoặc phía trên đầu cửa sổ. Tùy chọn này có hình nón giao thông đang đeo tai nghe. Bước 6 - Nhập ngôn ngữ âm thanh mong muốn vào. Tìm tiêu đề Tracks ở gần cuối danh sách cài đặt âm thanh. Sau đó, bạn nhập mã ngôn ngữ mà mình muốn nge vào trường dữ liệu cạnh dòng "Preferred Audio Language" (Ngôn ngữ âm thanh mong muốn). Bạn có thể xem thêm danh sách mã trong liên kết này: http://www.loc.gov/standards/iso639-2/php/code_list.php. Hãy thử với bộ mã 639-2 trước, sau đó mới đến bộ mã 639-1 nếu mã trước đó không hoạt động. eng jpn vie Bước 7 - Thiết lập tùy chỉnh phụ đề. Nếu bạn muốn cài bản phụ đề mặc định, bạn có thể tiến hành trên cùng cửa sổ tùy chỉnh. Bạn cũng sẽ thấy những tùy chọn tùy chỉnh phụ đề khác như phông chữ, cỡ chữ, bóng, vân vân. Nhấp vào thẻ phụ đề ở phần phía trên hoặc bên trái cửa sổ. Nhập mã ngôn ngữ của bạn vào trường dữ liệu cạnh tiêu đề "Preferred Subtitle Language." Bạn có thể xem thêm danh sách mã trong liên kết này: http://www.loc.gov/standards/iso639-2/php/code_list.php Bước 8 - Nhấp vào Save (Lưu). Nhấp vào nút Save ở góc dưới bên phải màn hình. Thay đổi sẽ được xác nhận. Bước 9 - Khởi động lại VLC. Để áp dụng thay đổi, bạn cần khởi động lại VLC. Phương pháp 2 - Cài đặt nâng cao Bước 1 - Chọn tất cả cài đặt. Trên cửa sổ Preferences, hãy chọn All (Tất cả) ở góc dưới bên trái cửa sổ. Nếu phương pháp đơn giản không hiệu quả thì có thể bản âm thanh có thẻ không thích hợp. Trong trường hợp này, bạn cần thiết lập bản âm thanh mặc định, có thể bạn sẽ phải thử đi thử lại cho đến khi thành công. Bước 2 - Chọn Inputs/Codecs (Đầu vào/mã) ở bên trái cửa sổ Advanced Preferences (Tùy chỉnh nâng cao). Một trang mới với tiêu đề Inputs/Codecs sẽ hiện ra. Bước 3 - Thay đổi số bản âm thanh. Nếu tập tin có nhiều bản âm thanh thì bạn cần thử vài lần để tìm ra bản thích hợp. Nếu chỉ có hai bản âm thanh thì 0 hoặc 1 sẽ là bản đúng. 0 là bản tự động nếu bạn thiết lập lại tùy chỉnh; 1 là bản bổ sung. Bước 4 - Nhập ngôn ngữ vào. Nếu phương pháp đơn giản không hiệu quả thì có lẽ bước này cũng không thay đổi được gì, nhưng đây sẽ là cơ hội cuối cùng. Hãy nhập mã ngôn ngữ mà bạn muốn sử dụng vào trường dữ liệu đầu vào cạnh tiêu đề "Audio Language" (Ngôn ngữ âm thanh). Đây là danh sách mã ngôn ngữ: http://www.loc.gov/standards/iso639-2/php/code_list.php. Bước 5 - Thay đổi số bản phụ đề. Nếu bạn vẫn gặp vấn đề khi cài bản phụ đề mặc định, hãy thử với nhiều số bản phụ đề khác nhau. Bước 6 - Nhấp vào Save. Nhấp vào nút Save ở phía dưới bên phải cửa sổ để xác nhận thay đổi. Bước 7 - Khởi động lại VLC. Bạn cần khởi động lạ chương trình để áp dụng những thay đổi.
{ "is_expert": false, "last_updated": null, "num_votes": null, "percent_helpful": null, "tips": [], "views": null }