url
stringlengths
58
146
url_md5
stringlengths
32
32
title
stringlengths
19
111
title_md5
stringlengths
32
32
category
stringclasses
49 values
sub_category
stringclasses
1 value
description
stringlengths
41
475
description_md5
stringlengths
32
32
content
stringlengths
488
25.5k
content_md5
stringlengths
32
32
date
stringclasses
163 values
date_md5
stringclasses
163 values
time
stringlengths
5
5
time_md5
stringlengths
32
32
date_created
stringclasses
8 values
https://vietnamfinance.vn/hoi-suc-va-lay-da-cong-ty-tai-chinh-lai-vao-thoi-thu-dam-d115549.html
3038c0404e73a6e705d7ff739d1bc9c6
Hồi sức và lấy đà, công ty tài chính lại vào thời thu đậm
0d3f2a6e1379a751a00a8eb166eeedc0
Bức tranh tài chính tiêu dùng nửa đầu 2024 khởi sắc trở lại khi nhiều công ty tài chính báo lãi lớn. Tuy nhiên, một số công ty tài chính vẫn ghi nhận lợi nhuận sụt giảm song quy mô lỗ đã thấp hơn so với cùng kỳ năm trước.
21a97b91813e914f936adf63a0d2cda6
Trải qua một năm 2023 đầy khó khăn, thách thức, kết quả kinh doanh của một sốcông ty tài chính tiêu dùngnhư Home Credit, EVN Finance,... trong nửa đầu năm nay đã có nhiều dấu hiệu tích cực. Một số công ty tài chính khác tuy chưa công bố kết quả kinh doanh nhưng cũng thông tin hoạt động kinh doanh đã bớt khó hơn 1-2 năm trước. Lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2024 của Công ty Tài chính Home Credit Việt Nam đạt 474 tỷ đồng, tăng 124% so với cùng kỳ năm 2023, cao hơn lợi nhuận của cả năm 2023. Lợi nhuận phục hồi đã giúp tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) của Home Credit Việt Nam tăng gấp đôi so với nửa đầu năm ngoái, đạt 7.007 tỷ đồng. Tổng tài sản của công ty này đạt 28.308 tỷ đồng, tăng 10,6% so với cuối năm 2023. Tương tự, báo cáo tài chính quý II/2024 của Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực (EVN Finance) cũng ghi nhận kết quả kinh doanh khởi sắc cùng chất lượng cho vay cải thiện. Nửa đầu năm nay, EVN Finance ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 311 tỷ đồng, tăng 56% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế đạt 249 tỷ đồng, tăng 55,5% so với cùng kỳ, đạt 160 tỷ đồng. Đáng chú ý, tại thời điểm 30/6/2024, nợ xấu của EVN Finance đã giảm tới 38% so với đầu năm, nguyên nhân do nợ nhóm 4 và nhóm 5 đều sụt giảm. Tỷ lệ nợ xấu quý II giảm từ mức 1,3% xuống còn 0,71%. Tại Công ty Tài chính TNHH HD Saison, báo cáo ở hội nghị nhà đầu tư 6 tháng đầu năm 2024 của HDBank, ông Đàm Thế Thái, Phó Tổng Giám đốc HD Saison, cho biết lợi nhuận trước thuế của công ty đạt 601 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2024, gấp đôi cùng kỳ năm trước (314 tỷ đồng) và gần bằng lợi nhuận cả năm 2023 (660 tỷ đồng). Với kết quả khả quan trong nửa đầu năm, lãnh đạo HD Saison đưa ra kế hoạch tăng trưởng tín dụng 25% và lợi nhuận sau thuế đạt hoặc vượt 1.000 tỷ đồng đã đề ra trong năm 2024. Bên cạnh những công ty tài chính làm ăn có lãi thì vẫn có không ít công ty thua lỗ trong 6 tháng đầu năm. Tuy nhiên, quy mô lỗ của các doanh nghiệp này đã thấp hơn so với cùng kỳ năm trước. Dựa trên số liệu báo cáo hợp nhất tại VPBank, ước tính quy mô lỗ trước thuế của Công ty Tài chính FE Credit (công ty con của Ngân hàng VPBank) được thu hẹp với mức lỗ 707 tỷ đồng tính đến hết quý II. Trong năm 2023, khoản lỗ của công ty này là hơn 3.700 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm, FE Credit ghi nhận doanh thu lãi đạt 7.252 tỷ đồng, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ đạt hơn 919 tỷ đồng và lãi thuần từ hoạt động kinh doanh khác đạt trên 646 tỷ đồng. Shinhan Finance, công ty tài chính có 100% vốn nước ngoài thuộc sở hữu của Shinhan Financial Group, báo lỗ sau thuế 95 tỷ đồng trong nửa đầu năm nay, quy mô giảm so với khoản lỗ 249 tỷ đồng của năm ngoái. Mirae Asset Finance Việt Nam cũng mới công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm với lỗ sau thuế 347 tỷ đồng, trong khi đó cùng kỳ trước lỗ 392 tỷ đồng. Tính đến ngày 30/6, vốn chủ sở hữu của Mirae Asset Finance đạt 1.397 tỷ đồng, giảm gần 20% so với thời điểm cuối năm 2023. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu tăng từ 6,92 lần lên 8,39 lần. Trong khi đó, Công ty Tài chính CP Tín Việt (VietCredit) báo lỗ sau thuế 185 tỷ đồng trong nửa đầu năm, quy mô gấp đôi khoản lỗ so với trong khi cùng kỳ năm trước (74 tỷ đồng). Nguyên nhân chính của việc VietCredi tiếp tục thua lỗ trong nửa đầu năm là sự sụt giảm từ các mảng kinh doanh chính. Thu nhập lãi thuần giảm 24% so với cùng kỳ, lãi thuần từ dịch vụ giảm 87%, hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư lỗ hơn 12 tỷ đồng. Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính cuối tháng 6/2024, dư nợ cho vay tiêu dùng phục vụ đời sống đạt khoảng 3,2 triệu tỷ đồng, tăng 10% so với đầu năm. Mới đây, World Bank nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm nay lên mức 6,1% từ mức cũ 5,5%. Trong 6 tháng đầu năm, thu nhập bình quân của người lao động là 8,4 triệu đồng/tháng, tăng so với cùng kỳ năm ngoái; tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu cả nước đến hết ngày 15/8 đạt 473,33 tỷ USD. Các chuyên gia kỳ vọng nền kinh tế phục hồi dần nửa cuối năm 2024 sẽ là cơ hội thúc đẩy đà tăng trưởng của nhóm công ty tài chính tiêu dùng, bởi thu nhập hộ gia đình được nâng cao, sức mua quay trở lại. PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh cho rằng, thị trường tài chính tiêu dùng năm nay sẽ dần được cải thiện hơn. Một phần, tăng trưởng kinh tế năm nay tốt hơn, thu nhập của người dân tốt hơn, từ đó mở rộng chi tiêu và nhu cầu vay vốn sẽ tăng lên. Mặt khác, mặt bằng lãi suất cho vay đã về mức hợp lý hơn. Báo cáo về thị trường tài chính tiêu dùng của FiinGroup mới đây đưa ra nhận định rằng thị trường này chạm đáy vào năm 2023 và đang chuẩn bị cho một chu kỳ tăng trưởng mới, sự phục hồi của thị trường sẽ rõ rệt hơn từ nửa sau của năm 2024. Các chuyên gia phân tích của Công ty Chứng khoán Vietcap cho rằng lãi suất giảm và sự phục hồi của nền kinh tế sẽ giúp cải thiện nhu cầu của khách hàng và khả năng trả nợ. Ngoài ra, việc NHNN ban hành Thông tư 12/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư 39/2016 về hoạt động cho vay được kỳ vọng tạo đột phá trong phân khúc cho vay tiêu dùng. Điểm nổi bật của thông tư này là quy định các khoản cho vay có giá trị nhỏ, không vượt quá 100 triệu đồng thì không cần phương án sử dụng vốn khả thi, phù hợp với đặc thù các khoản cho vay nhỏ... Dù có nhiều tín hiệu phục hồi nhưng thị trường tài chính tiêu dùng cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức, nhất là trong bối cảnh chung nợ xấu có xu hướng gia tăng ở các tổ chức tín dụng. Ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, nhìn nhận, tình trạng nợ xấu ở khối cho vay tiêu dùng vẫn khá đáng lo ngại. Thời gian qua, đã xuất hiện những hội nhóm lôi kéo, bày cho nhau cách bùng nợ, chây ỳ trả nợ… trên mạng xã hội. Dù các đơn vị cho vay đã có những biện pháp và sự vào cuộc của cơ quan chức năng nhưng công tác thu hồi nợ đối với nhóm khách hàng này vẫn gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Vì thế, để thị trường tài chính tiêu dùng thực sự hồi sinh và tăng trưởng bền vững, các chuyên gia cho rằng, cần rất nhiều sự thay đổi đến từ cải thiện môi trường pháp lý, đặc biệt là các quy định hướng dẫn trong việc thu hồi nợ. Với các tổ chức cho vay tiêu dùng, ngoài việc minh bạch trong hoạt động thu hồi nợ, chi phí vay…cần có biện pháp kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích đã cam kết và trả nợ của khách hàng. Điều này sẽ giúp các tổ chức tín dụng hạn chế nợ xấu, bảo đảm khả năng thu hồi nợ gốc, lãi vay đầy đủ, đúng hạn theo thỏa thuận. Còn bản thân người đi vay cũng phải có nhận thức trong việc tiêu dùng có trách nhiệm và trả nợ đúng hạn…
00118b0ec49945005e0084f4003b6310
18/09/2024
1e292140ba99dffbc6e72a080a84c277
07:00
fd375dee4843d6afdf6aeae485db529d
20240919
https://vietnamfinance.vn/chan-dung-ong-nguyen-bao-hoang-nguoi-dua-mcdonalds-ve-viet-nam-d116246.html
4f828c1ead73d5e9cf395216060b830f
Chân dung ông Nguyễn Bảo Hoàng, người đưa McDonald's về Việt Nam
b9b5d11e25f30368fc9efbdeefe96435
Ngoài việc đưa McDonald’s về Việt Nam, ông Nguyễn Bảo Hoàng hiện còn giữ vị trí chủ chốt tại nhiều doanh nghiệp trong các lĩnh vực đầu tư, công nghệ, truyền thông, thể thao...
301add66a41e213c2a29ea74b42d0512
Mới đây, fanpage của McDonald’s Việt Nam đã thông báo về việc đóng cửa hàng McDonald’s Bến Thành tại quận 1, TP.HCM. Đây cũng là một trong những cửa hàng đầu tiên của chuỗi đồ ăn nhanh nổi tiếng này tại Việt Nam, được khai trương vào tháng 5/2014, sau cửa hàng đầu tiên ở Đa Kao, quận 1. McDonald’s lần đầu xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2014 thông qua hình thức hợp tác nhượng quyền với CTCP Good Day Hospitality - một công ty được cấp quyền nhượng quyền thương mại bởi Tập đoàn McDonald’s. Theo tìm hiểu, CTCP Good Day Hospitality thành lập vào tháng 5/2012 có trụ sở tại quận 1, TP.HCM, do ông Nguyễn Huy Thịnh làm đại diện pháp luật. Ông Thịnh cũng đại diện cho các chi nhánh của công ty tại Khánh Hòa, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương, Hải Phòng và cửa hàng McDonald’s Aeon Bình Dương. Tuy nhiên, nhà sáng lập kiêm Chủ tịch HĐQT công ty này là ông ông Nguyễn Bảo Hoàng (Henry Nguyễn). Ông cũng chính là người trực tiếp kết nối và đưa McDonald’s đến Việt Nam. Sinh năm 1974 tại Việt Nam và lớn lên tại Mỹ, ông Hoàng đã theo học tại Đại học Harvard và tốt nghiệp với bằng cử nhân Kinh tế. Đồng thời, ông Hoàng cũng tốt nghiệp Bác sĩ y khoa tại Đại học Northwestern và thạc sĩ Kinh doanh tại Kellogg School of Management. Năm 2003, ông trở về Việt Nam và đảm nhiệm vai trò Tổng giám đốc điều hành quỹ đầu tư mạo hiểm IDG Ventures Vietnam. Từ đây, ông đã tham gia vào hàng loạt dự án khởi nghiệp công nghệ tại Việt Nam. Những startup từng được quỹ này đầu tư thành công có thể kể đến như VC Corporation, Vega Technology Group, BHD Media, Goldsun FocusMedia. Chia sẻ với báo chí, ông Hoàng cho biết khi trở về Việt Nam, ông cảm thấy ngạc nhiên khi nhận thấy Việt Nam không có một cửa hàng McDonald’s nào, trong khi các quốc gia lân cận như Philippines đã có cửa hàng của chuỗi đồ ăn nhanh nổi tiếng này từ nhiều năm trước. Là một người hâm mộ cuồng nhiệt của McDonald’s, ông cùng với các cộng sự đã bắt đầu liên lạc với bộ phận nhượng quyền của McDonald’s để bắt đầu quy trình đàm phán. Ông cho biết bản thân đã phải mất 10 năm mới thuyết phục tập đoàn McDonald's về cơ hội kinh doanh tại thị trường Việt Nam vào năm 2014. Thời điểm đó, đại diện phòng quan hệ đối ngoại của McDonald's tại châu Á - Thái Bình Dương, Trung Đông và châu Phi cho hay quy trình cấp phép nhượng quyền thương hiệu đã được quy chuẩn chung trên toàn thế giới. Do đó, người được chọn sẽ phải là doanh nhân chứng minh được khả năng huy động vốn, hợp tác để cùng nhau tạo thành một đội có hiệu suất hàng đầu và đưa công việc kinh doanh của McDonald's ngày càng phát triển. Tháng 2 vừa qua, Mc Donald’s đã kỷ niệm tròn 10 năm thương hiệu này có mặt tại thị trường Việt Nam. Hiện, chuỗi có 36 cửa hàng tại các tỉnh, thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội, Bình Dương, Khánh Hòa, Hải Phòng... Tuy vậy, con số này còn cách rất xa so với tham vọng mở 100 cửa hàng từng được chuỗi đồ ăn nhanh Mỹ đặt ra. Ngoài vị trí Giám đốc nhượng quyền phát triển của Tập đoàn McDonald's tại Việt Nam, báo cáo thường niên 2023 của CTCP Chứng khoán Vietcap cho biết ông Nguyễn Bảo Hoàng là Chủ tịch Phoenix Holdings, một công ty chuyên đầu tư vào các công ty thuộc lĩnh vực công nghệ, tiêu dùng, bán lẻ, công nghệ tài chính, giáo dục, thể thao, truyền thông và giải trí. Đồng thời, ông Hoàng còn là Tổng giám đốc CTCP Timo Việt Nam (đơn vị vận hành ngân hàng số Timo), Thành viên HĐQT CTCP Quản lý quỹ Bản Việt, Chủ tịch HĐQT CTCP Bất động sản Bản Việt (VCRE). Không chỉ là doanh nhân, ông còn là người đam mê thể thao. Năm 2011, ông thành lập Saigon Heat, đội bóng rổ chuyên nghiệp đại diện quốc gia thi đấu giải vô địch bóng rổ Đông Nam Á (ABL). Ông cũng là nhà đồng sáng lập của VBA - giải đấu bóng rổ chuyên nghiệp Việt Nam; Chủ tịch Liên đoàn Bóng rổ Việt Nam; Chủ tịch Liên đoàn Bóng rổ Đông Nam Á; Tổng giám đốc điều hành Câu lạc bộ bóng đá Los Angeles. Trong lĩnh vực giáo dục, ông hiện là thành viên quản trị sáng lập của trường Đại học Anh Quốc Việt Nam, thành viên Hội đồng tín thác của Đại học Fulbright Việt Nam.
b1a78ffadb8ae7cf070f8d4c6753b0c7
18/09/2024
1e292140ba99dffbc6e72a080a84c277
10:55
b94c9fd5d7638f61eafa7e6a0b2479e1
20240919
https://vietnamfinance.vn/flex-home-dau-tu-voi-so-von-tu-398-trieu-dong-chu-dau-tu-cam-ket-thue-lai-2-nam-d116260.html
ae2ea79c13d78d15ce7bcc23ddfbdc9b
Flex Home: Đầu tư với số vốn từ 398 triệu đồng, chủ đầu tư cam kết thuê lại 2 năm
89bba25597c131e047ea5ec286a26b84
Bất động sản (BĐS) dòng tiền với khả năng mang lại nguồn thu ổn định và lâu dài, luôn là lựa chọn hàng đầu của nhà đầu tư thông minh. Mới đây siêu phẩm căn hộ biển Flex Home (Libera Nha Trang) thu hút sự chú ý của giới đầu tư nhờ số vốn ban đầu hợp lý và chính sách ưu đãi hấp dẫn.
bd1e926bd291912be9018a6a6ebc8c53
Theo báo cáo của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) ghi nhận trong quý II/2024, lượng giao dịch đã tăng gấp 3 so với cùng kỳ, BĐS dòng tiền được đánh giá là kênh đầu tư an toàn và giàu tiềm năng. Khả năng tạo ra thu nhập thụ động ổn định từ việc cho thuê là điểm hấp dẫn lớn nhất của loại hình BĐS này. Dòng tiền đều đặn, đồng thời mở ra cơ hội gia tăng tài sản đáng kể trong dài hạn nhờ xu hướng tăng giá trị của BĐS theo thời gian. Đặc biệt, với những tín hiệu tích cực từ thị trường và sự hỗ trợ đắc lực từ chính sách nhà nước, BĐS dòng tiền ngày càng khẳng định vị thế là kênh đầu tư sáng giá, mang lại nhiều lợi ích bền vững cho nhà đầu tư. Nắm bắt xu hướng này, Libera Nha Trang đã giới thiệu ra thị trường siêu phẩm đầu tư Flex Home Plus, giải pháp đầu tư BĐS đột phá, sinh lời vượt trội với số vốn ban đầu chỉ từ 398 triệu đồng. Một trong những điểm sáng thu hút sự chú ý của nhà đầu tư dành cho Flex Home là chính sách cam kết thuê lại hấp dẫn từ chủ đầu tư. Ngay khi nhận nhà vào năm 2026, chủ sở hữu có thể lựa chọn tham gia chương trình cam kết thuê lại với lợi nhuận 6%/năm trong vòng 2 năm. Điều này không chỉ mang đến sự an tâm về dòng tiền, nguồn thu nhập thụ động mà còn giúp chủ nhân của Flex Home quẳng gánh lo đi mà vui sống khi không phải bận tâm về việc tìm kiếm khách thuê, quản lý BĐS... Với vị trí đắc địa, tọa lạc ngay nội đô TP. Nha Trang, Flex Home đem đến cho chủ sở hữu cảm giác được tận hưởng không gian sống đẳng cấp song hành cùng cơ hội đầu tư đầy tiềm năng. Sức hút Flex Home còn đến từ vị thế “hàng xóm” bán đảo tỷ phú Villa Le Corail và khách sạn 5 sao Meliá Nha Trang. Sự cộng hưởng này vừa nâng tầm chất lượng sống vừa mở ra cơ hội đầu tư sinh lời hấp dẫn. Đặc biệt, hệ thống tiện ích đa tầng quy mô lớn, ngay trong lòng dự án sẽ là thỏi nam châm thu hút du khách, thúc đẩy giá trị BĐS tăng trưởng và đảm bảo nguồn thu nhập ổn định cho các chủ sở hữu thông qua hoạt động cho thuê. Khi bàn giao cho chủ nhân, căn hộ biển Flex Home được trang bị đầy đủ nội thất cao cấp, sẵn sàng cho thuê ngay, giúp chủ nhân tiết kiệm thời gian và chi phí đầu tư. Với mức giá vô cùng cạnh tranh Flex Home trở thành cơ hội hiếm có cho các nhà đầu tư muốn sở hữu BĐS chất lượng với giá trị đầu tư bền vững. Kết hợp chính sách hỗ trợ lãi suất 0% trong năm đầu tiên sau khi nhận bàn giao (2026) và cam kết thuê lại với lợi nhuận 6%/năm trong 2 năm, có thể thấy đến năm 2028 nhà đầu tư sẽ được hưởng lợi kép từ hai chính sách ưu đãi này. 2028 cũng là năm đánh dấu nhiều cột mốc quan trọng làm tăng giá trị BĐS và khả năng khai thác, đây là thời điểm hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi, hứa hẹn tạo ra một bước nhảy vọt mới cho thị trường BĐS khu vực. Thứ nhất, theo kế hoạch, năm 2028 quần thể Libera Nha Trang quy mô 44ha sẽ đi vào hoạt động ổn định, thu hút hàng triệu lượt khách du lịch mỗi năm. Lúc này, hệ thống cao tốc kết nối Khánh Hòa với TP. HCM, Buôn Ma Thuột… đã vận hành, rút ngắn thời gian di chuyển đáng kể, giúp du khách dễ dàng tiếp cận với Nha Trang, thúc đẩy du lịch và tăng nhu cầu lưu trú. Hiện nay tuyến cao tốc Nha Trang - Đà Lạt cũng đang được đề xuất xây dựng, góp phần hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông, tạo điều kiện giúp Libera Nha Trang nâng tầm vị thế điểm đến hàng đầu đối với du khách trong nước và quốc tế.. Thứ hai, năm 2028, sân bay quốc tế Long Thành đã hoạt động và đón lượng lớn khách quốc tế, ngành du lịch Nha Trang được kỳ vọng sẽ có bước phát triển vượt bậc. Dòng khách này sẽ tạo ra cú hích mạnh mẽ, thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành du lịch. Thứ ba, lộ trình đưa Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030 cũng sẽ tạo thêm động lực lớn cho thị trường BĐS, thu hút dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước. Tất cả những yếu tố trên sẽ tạo nên sức hút mạnh mẽ cho thị trường BĐS Nha Trang, đặc biệt là dự án Libera Nha Trang với siêu phẩm đầu tư Flex Home.
7aad202f052e663d8b2edafe5089df4f
18/09/2024
1e292140ba99dffbc6e72a080a84c277
15:22
289585ec6e1cd534c84e70afb6ab27f1
20240919
https://vietnamfinance.vn/nha-mat-duong-45-trieu-m2-khong-ai-tranh-nhau-dat-dau-gia-75-trieu-m2-d116210.html
71e33b88874958e3aa30cb9f5fd80447
Nhà mặt đường 45 triệu/m2 không ai mua, tranh nhau đất đấu giá 75 triệu/m2
918e0122544cf48c485e57201075eb53
Một nhà đầu tư cho biết, căn nhà 3 tầng cùng trục đường qua khu đấu giá tại huyện Phúc Thọ (Hà Nội) được rao với giá 45 triệu đồng/m2 nhưng vẫn không có ai mua.
124656f1df84a1016a43a963b171b7e6
Huyện Phúc Thọ (Hà Nội) vừa tổ chứcđấu giá thành công13 lô đất tại khu Dộc Tranh, xã Trạch Mỹ Lộc. Tại phiên đấu giá, tổng số có 140 hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá. Phiên đấu giá được thực hiện theo hình thức bỏ phiếu kín một vòng cho tất cả các lô đất, với tổng diện tích 1.463,11m2. Giá khởi điểm 23.400.000 đồng/m2. Đồng bước giá 200.000 đồng/m2. Kết quả, 13 thửa đất khu Dộc Tranh, xã Trạch Mỹ Lộc đã được đấu giá thành công với giá trúng thấp nhất là 28,6 triệu đồng/m2. Trong khi đó, giá trúng cao nhất lên tới 75 triệu đồng/m2. Như vậy, mức giá trên tại khu Dộc Tranh, xã Trạch Mỹ Lộc đã tiếp tục lập đỉnh mới khi trước đó, các mức giá cao nhất tại hai phiên đấu giá ngày 29/8 và 10/9 lần lượt là 60 triệu đồng/m2 và 69,8 triệu đồng/m2. Theo anh Cường, một nhà đầu tư tham phiên đấu giá, những khách hàng trúng đấu giá lô đất có giá 28,6 triệu đồng/m2 khá may mắn. Ngược lại, đối với lô đất có giá trúng lên tới 75 triệu đồng/m2, nhà đầu tư này cho rằng nếu người mua có nhu cầu sử dụng thì mức giá này có thể chấp nhận được, còn để đầu tư thì tỉ lệ bỏ cọc gần như chắc chắn, có thể lên đến 100%. Anh Cường cũng cho biết giá đất xung quanh khu vực đấu giá vẫn ổn định, không tăng giá. "Nằm trên trục đường đường ĐT82 đi qua khu vực đấu giá, một căn nhà 3 tầng đang được rao với giá 45 triệu đồng/m2 nhưng vẫn không bán được", anh Cường cho hay. Ngoài ra, anh Cường cũng cho biết thêm trong đợt đấu giá đầu tiên, chỉ có một số ít lô đất được giao dịch thành công, phần lớn vẫn do các nhà đầu tư "ôm" lại. Trúng đấu giá rồi bỏ cọc không phải là chuyện hiếm thấy sau các phiên đấu giá. Mới đây, phiên đấu giá 68 lô đất tại khu Ngõ Ba, thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai đã hết hạn nộp tiền, tuy nhiên chỉ có 13 lô nộp đủ tiền. Trong khi đó, các chủ nhân của 55 lô đất còn lại đều bỏ cọc. Những lô đất này có giá trúng từ 63-80 triệu đồng/m2, cùng với đó là lô đất được trả giá lên tới 100,5 triệu đồng/m2. Điều này cũng không nằm ngoài dự đoán của nhiều nhà đầu tư khi mà giá trúng vượt quá xa so với giá trị thực tế.
722f91d76e227348cc6a726d8f286391
18/09/2024
1e292140ba99dffbc6e72a080a84c277
08:30
c8d4a2c6dfa45c75bee65a8fab367f9a
20240919
https://vietnamfinance.vn/nhung-truong-hop-dat-lan-chiem-duoc-cap-so-do-theo-luat-dat-dai-2024-d116197.html
888117bb7a95cbdcf1d699ab722d647a
Những trường hợp đất lấn chiếm được cấp sổ đỏ theo Luật Đất đai 2024
6fe4c87661d335efd47921517abafa60
Theo Luật Đất đai 2024, có 4 trường hợp sử dụng đất lấn chiếm, có vi phạm về đất đai trước ngày 1/7/2014 sẽ được xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ).
64129cb7a25dc094e843953c2b05378d
Theo Điều 3 Luật Đất đai 2024, chiếm đất là việc sử dụng đất do Nhà nước đã quản lý mà chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc sử dụng đất của người sử dụng đất hợp pháp khác mà chưa được người đó cho phép. Trong khi đó, lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép. Điều 139 Luật Đất đai 2024 quy định cụ thể các trường hợp đất vẫn được cấp sổ đỏ. Trường hợp thứ nhất: Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trước 1/7/2014, do lấn chiếm hành lang bảo vệ an toàn công trình sau khi Nhà nước công bố, cắm mốc; lấn chiếm lòng đường, lề đường, vỉa hè sau khi công bố chỉ giới xây dựng; lấn chiếm đất sử dụng cho mục đích xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, công trình công cộng khác thì Nhà nước thu hồi đất để trả lại cho công trình mà không cấp sổ đỏ đối với diện tích đã lấn chiếm. Tuy nhiên, các trường hợp đất vi phạm nêu trên, nếu đã có điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt mà phần diện tích đất lấn chiếm không còn thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng; không thuộc chỉ giới xây dựng đường giao thông; không có mục đích sử dụng cho trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, công cộng khác, thì người đang sử dụng đất được xem xét cấp sổ đỏ. Chủ đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính khi làm sổ đỏ cho phần đất này. Trường hợp thứ hai: Người đang sử dụng diện tích đất lấn, chiếm thuộc quy hoạch lâm nghiệp đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thì UBND cấp tỉnh chỉ đạo thu hồi đất đã lấn, chiếm để giao cho Ban quản lý rừng quản lý, sử dụng đất. Người đang sử dụng đất lấn, chiếm được Ban quản lý rừng xem xét khoán bảo vệ, phát triển rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp. Nếu địa phương không có ban quản lý rừng thì người đang sử dụng đất lấn, chiếm được Nhà nước giao đất để sử dụng vào mục đích bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ và được xem xét cấp sổ đỏ. Nếu diện tích đất lấn chiếm có nguồn gốc nông lâm trường, được quy hoạch để làm hạ tầng công cộng thì UBND cấp tỉnh sẽ thu hồi, giao chủ đầu tư xây dựng. Người đang sử dụng đất vi phạm này được tạm thời sử dụng đến khi Nhà nước thu hồi và phải giữ nguyên hiện trạng, kê khai đăng ký đất. Đất lấn chiếm có nguồn gốc nông lâm trường và nay đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp hoặc làm nhà ở từ trước ngày 1/7/2014, không thuộc quy hoạch lâm nghiệp đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, không thuộc quy hoạch sử dụng đất cho mục đích xây dựng công trình hạ tầng công cộng thì người đang sử dụng đất được xem xét cấp sổ đỏ và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. Trường hợp thứ ba: Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do lấn đất, chiếm đất không thuộc các trường hợp đã nêu và sử dụng đất không đúng mục đích, nếu đang sử dụng đất ổn định, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện hoặc quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch nông thôn thì được xem xét cấp sổ đỏ và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. Nếu đất vi phạm chưa sử dụng ổn định hoặc không phù hợp quy hoạch thì người sử dụng chỉ được dùng tạm thời đất khi Nhà nước thu hồi. Trường hợp 4: Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp do tự khai hoang, không có tranh chấp thì được Nhà nước cấp sổ đỏ theo hạn mức giao đất nông nghiệp do UBND cấp tỉnh quy định. Diện tích đất vượt hạn mức chuyển sang thuê của Nhà nước. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có vi phạm pháp luật đất đai như đã nêu kể từ ngày 1/7/2014 trở về sau thì Nhà nước không cấp sổ đỏ và xử lý theo quy định của pháp luật.
f6cc83ad21c84cd57324fa00a48f259f
18/09/2024
1e292140ba99dffbc6e72a080a84c277
13:30
16960d1979648efc4525e6ddd92bf330
20240919
https://vietnamfinance.vn/truy-to-cuu-bi-thu-ben-tre-le-duc-tho-nhan-hoi-lo-1-trieu-usd-xe-mercedes-dong-ho-patek-philippe-d116281.html
a4788fed0dd3dca277234b91c0bc112a
Truy tố cựu Bí thư Bến Tre Lê Đức Thọ nhận hối lộ 1 triệu USD, xe Mercedes, đồng hồ Patek Philippe
8047562b8833485bb0a828e1b8f78de4
Cựu Bí thư Bến Tre Lê Đức Thọ bị cáo buộc hai lần nhận hối lộ 600.000 USD, nhận quà 470.000 USD, nhận xe Mercedes S450, đồng hồ Patek Philippe… từ Công ty Xuyên Việt Oil.
160873ed7019744f67be12d03f073c14
Ngày 18/9, Viện KSND tối cao ban hành cáo trạng truy tố 15 bị can trong vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt là Công ty Xuyên Việt Oil) cùng một số đơn vị có liên quan. Trong số trên, bị can Lê Đức Thọ, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, cựu Chủ tịch HĐQT Vietinbank, bị truy tố 2 tội 'lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi' và 'nhận hối lộ'. Bị can Mai Thị Hồng Hạnh, Giám đốc kiêm Chủ tịch Xuyên Việt Oil - bị truy tố tội 'vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí' và 'đưa hối lộ'. Cáo trạng nêu rõ, quá trình điều hành hoạt động kinh doanh xăng dầu tại Công ty Xuyên Việt Oil, bị can Mai Thị Hồng Hạnh có sai phạm trong việc quản lý, sử dụng Quỹ Bình ổn xăng dầu (BOG) và nhiệm vụ thu hộ, chuyển nộp tiền thuế bảo vệ môi trường vào Ngân sách Nhà nước, gây thiệt hại tổng cộng 1.463 tỷ đồng. Theo cáo trạng, bị can Hạnh quen biết ông Lê Đức Thọ từ đầu năm 2018 khi ông này làm tại Vietinbank. Công ty Xuyên Việt Oil có quan hệ tín dụng với ngân hàng này. Bị can Hạnh nhờ Thọ giúp cấp giới hạn tín dụng, kéo dài thời gian duy trì giới hạn tín dụng cho Xuyên Việt Oil và đưa hối lộ cho bị can này 2 lần, tổng cộng 600.000 USD. Theo cáo trạng, để nâng cao uy tín bản thân, ông Lê Đức Thọ đã nhiều lần gặp, đề nghị bà Hạnh thành lập chi nhánh hoặc công ty con của Xuyên Việt Oil tại tỉnh Bến Tre để nộp thuế tăng nguồn thu ngân sách cho tỉnh. Ông Lê Đức Thọ hứa sẽ tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ cho bà Hạnh được thực hiện các dự án bất động sản, cảng biển, du lịch tại tỉnh Bến Tre. Từ đề nghị của ông Thọ, bị can Mai Thị Hồng Hạnh thành lập Công ty CP Việt Oil tại Bến Tre và xin vay vốn tại ngân hàng, địa phương. Bởi vậy, ông Thọ đã nhiều lần gặp, gọi điện thoại cho Giám đốc chi nhánh một ngân hàng ở Bến Tre tác động, nhằm tạo điều kiện cho bà 'trùm' xăng dầu. Cơ quan truy tố quy kết, khi Xuyên Việt Oil đề nghị ngân hàng phê duyệt cấp giới hạn tín dụng 400 tỷ đồng, với tỷ lệ tài sản đảm bảo 50%, tín chấp 50%, nhưng không được. Biết việc này, cựu Bí thư Lê Đức Thọ yêu cầu chi nhánh ngân hàng khẩn trương thẩm định, lập hồ sơ trình hội sở ngân hàng phê duyệt giới hạn tín dụng theo đề nghị của Mai Thị Hồng Hạnh. Chi nhánh ngân hàng sau đó đã 20 lần giải ngân vốn vay cho Công ty Xuyên Việt Oil với tổng số tiền 892 tỷ đồng. Theo cáo buộc, do lợi dụng chức vụ, quyền hạn tác động giải quyết khoản vay cho Công ty Việt Oil, Lê Đức Thọ nhiều lần nhận từ bà Hạnh dưới hình thức 'quà biếu'. Cụ thể, lần thứ nhất, đầu năm 2022, Hạnh tặng bị can Thọ 1 bộ gậy Golf nhãn hiện Honma trị giá 1,1 tỷ đồng và 1 đồng hồ Patek Philippe Plus, giá 421.000 USD. Lần thứ hai, tháng 3/2022, tại Nhà khách Tỉnh ủy Bến Tre, bà trùm xăng dầu Mai Thị Hồng Hạnh đưa cho Lê Đức Thọ số tiền 200.000 USD. Lần thứ ba, vào tháng 5/2022, bị can Hạnh mua tặng Lê Đức Thọ xe ô tô hiệu Mercedes Ben - S450 Luxury, trị giá 6,7 tỷ đồng. Ngoài ra, trong thời gian giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, Lê Đức Thọ còn được Mai Thị Hồng Hạnh nhiều lần tặng tiền, quà chúc mừng sinh nhật, quà cảm ơn gồm 200.000 USD, 300 triệu đồng và đồng hồ Patek Philippe. Số tiền đã nhận của 'bà trùm' xăng dầu Mai Thị Hồng Hạnh (gồm cả nhận hối lộ và quà tặng), bị can Lê Đức Thọ khai đã gửi 440.000 USD tại nhà người thân nên nộp lại cho cơ quan công an. Số còn lại, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre khai đã chi tiêu hết. Ngoài bị can Thọ, bị can Hạnh còn đưa hối lộ cho một số cựu quan chức khác, gồm: Đỗ Thắng Hải, cựu Thứ trưởng Bộ Công thương (50.000 USD), Trần Duy Đông, cựu Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công thương (250.000 USD), Hoàng Anh Tuấn, cựu Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công thương (15.000 USD), Nguyễn Lộc An, cựu Vụ phó Vụ thị trường trong nước (400 triệu đồng và 1 đồng hồ Patek Philippe)…
d9b97c47d9d93dc8ca449ebf735935ea
18/09/2024
1e292140ba99dffbc6e72a080a84c277
19:00
fdb64c4e255b8ad3d7c3d856238315dd
20240919
https://vietnamfinance.vn/chu-tich-yamaha-motor-bi-con-gai-tan-cong-bang-dao-d116243.html
4d9f326a8f9ae89273628602316f69da
Chủ tịch Yamaha Motor bị con gái tấn công bằng dao
b7e821c13a2fa75a2f5c5f72a39360d9
Hana Hidaka, con gái ruột của chủ tịch Yamaha Motor - ông Yoshihiro Hidaka, vừa bị cảnh sát bắt giữ vì hành vi tấn công cha mình bằng dao nhà bếp.
2c5e4135b564501e48b31c9b295fef33
Cảnh sát tỉnh Shizuoka, Nhật Bản đã bắt giữ Hana Hidaka, con gái 33 tuổi của chủ tịch Yamaha Motor với cáo buộc dùng dao nhà bếp chém vào tay trái của cha mình tại nhà riêng ở Iwata, tỉnh Shizuoka. Sau vụ tấn công, ông Yoshihiro Hidaka (61 tuổi) bị thương nhẹ ở cánh tay trái và không bị đe dọa đến tính mạng. Lời khai của bị cáo cùng nạn nhân hiện đang có nhiều nghi vấn. Theo thông tin từ đồn cảnh sát, họ đã nhanh chóng đến hiện trường khi nhận được cuộc gọi khẩn từ bà Hana. Bà Hana khẳng định bị cha mình đánh đập, tuy nhiên, phía ông Yoshihiro lại cho hay bản thân bị tấn công bất ngờ lúc đang ngủ. Hiện tại, cảnh sát đang điều tra lại vụ việc, mọi thông tin liên quan đều chưa được tiết lộ chính xác. Phía Yamaha Motor cũng từ chối bình luận về vấn đề này. Ông Yoshihiro Hidaka sinh ra tại Aichi, Nhật Bản và làm việc cho Yamaha Motor từ năm 1987. Trong khoảng thời gian làm việc, ông liên tục được tin tưởng giao phó nhiều vị trí điều hành toàn cầu của Yamaha. Năm 2018, ông chính thức được bổ nhiệm trở thành Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành thay thế cho ông Hiroyuki Yanagi, chủ tịch trước đó. Là một người đam mê xe máy thực thụ, ông Yoshihiro được nhận xét luôn lãnh đạo doanh nghiệp bằng tình yêu mãnh liệt và thường xuyên ở trong trạng thái tràn đầy năng lượng tích cực. Yamaha Motor được thành lập vào năm 1955 và là đơn vị chuyên sản xuất các phương tiện di chuyển đến từ Nhật Bản. Các lĩnh vực chuyên môn cốt lõi của Yamaha Motor bao gồm công nghệ phát triển xe máy và công nghệ khung gầm/thân tàu.Ngoài ra, Yamaha Motor hiện đang mở rộng sang phát triển công nghệ điều khiển điện tử và công nghệ linh kiện nhằm theo đuổi mục tiêu toàn cầu hóa các hoạt động của công ty.Năm 2023, doanh thu thuần của công ty ghi nhận đạt 2.414 tỷ Yên (17,07 tỷ USD), tăng 7,4% so với năm trước đó, thiết lập doanh số kỷ lục mới.
6ec18ea329fd6841b97929e24e7c4a0c
18/09/2024
1e292140ba99dffbc6e72a080a84c277
10:15
9323478db63b76d1bd2e3eeb01d96881
20240919
https://vietnamfinance.vn/dong-nai-khu-do-thi-gan-3-ty-usd-chinh-thuc-co-chu-d116235.html
82c5692e2ee35c870ebef463534d4b75
Khu đô thị Hiệp Hòa, 4 mặt tiền sông Đồng Nai, vốn đầu tư hơn 72.000 tỷ đã chính thức có chủ.
3c18c7d5487c350cf5993aaecf38753b
UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Quyết định 2719/QĐ-UBND về việc chấp thuận liên danh 5 nhà đầu tư thực hiện Dự án Khu đô thị Hiệp Hòa, có 4 mặt tiếp giáp sông Đồng Nai với tổng mức đầu tư hơn 72.000 tỷ đồng.
ef31b7cb4fdddf04471de9afc8a24b16
Liên danh 5 nhà đầu tư triển khai dự án gồm: Công ty TNHH Lan Anh – Phú Quốc, Công ty cổ phần Tập đoàn Mặt Trời, Công ty TNHH Mặt trời Hạ Long, Công ty cổ phần Tập đoàn Bất động sản Mặt Trời, Công ty TNHH Đầu tư Biển đẹp Phú Quốc. Dự án khu đô thị Hiệp Hòa diện tích hơn 290 ha, tổng mức đầu tư trên 72.200 tỷ đồng (tương đường gần 3 tỷ USD). Trong đó, liên danh nhà đầu tư góp vốn gần 11.000 tỷ đồng, còn lại là vốn huy động. Dự án được chia thành 6 giai đoạn, thực hiện trong thời gian 12 năm kể từ khi được chấp thuận chủ trương đầu tư (2023 - 2035). Thời gian hoạt động của dự án 50 năm theo Luật Đầu tư. Trước đó, tháng 3/2023, tỉnh Đồng Nai có quyết định về việc chấp thuận chủ trương đầu tư và phê duyệt danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất đối với Dự án khu đô thị Hiệp Hòa. Mục tiêu của dự án là hình thành khu đô thị, khu phức hợp dịch vụ mới, mật độ xây dựng thấp, khang trang, hiện đại, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên. Đồng thời hướng đến phát triển du lịch bền vững, kết hợp đa dạng hóa các loại hình nhà ở. Đồng thời bố trí hài hòa các loại hình bảo đảm các hoạt động diễn ra cả ngày lẫn đêm, hình thành dãy phố thương mại sầm uất, đáp ứng nhu cầu ở, kinh doanh dịch vụ, lưu trú. Khu đô thị Hiệp Hòa được kỳ vọng trở thành điểm nhấn của TP. Biên Hòa, đô thị trung tâm của tỉnh Đồng Nai Cù lao Hiệp Hòa là cửa ngõ của đô thị Biên Hòa. Đây là vùng đất có vai trò đặc biệt trong tiến trình mở cõi của dân tộc ta nói chung và Biên Hòa - Đồng Nai nói riêng. Tuy nhiên, hàng chục năm qua cù lao Hiệp Hòa vẫn chưa phát triển tương xứng với lợi thế, tiềm năng.
c8645b03c9af7aa38a31cca515bb00d8
18/09/2024
1e292140ba99dffbc6e72a080a84c277
11:00
cb73f2f1a23779bd445d8199ad3c522f
20240919
https://vietnamfinance.vn/tap-the-vietbank-quyen-gop-hon-700-trieu-tai-le-phat-dong-keu-goi-ung-ho-dong-bao-d116275.html
d1d02749bd9065e03bd2e9c98dbf0fb3
Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu tại lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào
58cb9474a2105cd69e589fc52abde397
ngan-hang
Chiều 17/9, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín (Vietbank) phối hợp cùng Quỹ Chí Viễn và Nortfolio tổ chức thành công lễ phát động chương trình ‘Mùa gắn kết – Ngân hàng Việt, vì người Việt’ ủng hộ người dân các tỉnh khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Hoạt động thu hút gần 2.600 cán bộ nhân viên tại 119 điểm giao dịch tham dự bằng cả hình thức trực tuyến lẫn trực tiếp.
0f83fcb4b77bf50e0d67490cae511232
Hưởng ứng lời kêu gọi của UBMTTQ Việt Nam, thấm nhuần truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách của người Việt, Ngân hàng Vietbank cùng Quỹ Chí Viễn và Nortfolio phối hợp tổ chức hoạt động “Mùa gắn kết – Ngân hàng Việt, vì người Việt” – nhằm trực tiếp gây quỹ từ thiện ủng hộ CBNV, gia đình CBNV, khách hàng, đồng bào các tỉnh đang chịu nhiều mất mát, đau thương trước thiên tai. Tại buổi lễ, ban lãnh đạo cùng cán bộ nhân viên Vietbank đã quyên góp trực tiếp và qua tài khoản ngân hàng của Công đoàn nhằm gây quỹ ủng hộ đồng bào. Cũng trong sự kiện, Vietbank đã triển khai bán đấu giá 7 tác phẩm nghệ thuật, bao gồm các bức ảnh của Nghệ sĩ thị giác, nhiếp ảnh gia Phạm Tuấn Ngọc – người được xem là bậc thầy trong những tác phẩm mang tính độc bản kết hợp giữa tự nhiên với kỹ thuật thủ công tinh xảo; tranh đất sét 3D độc bản do Quỹ Chí Viễn ủng hộ cùng các tác phẩm nghệ thuật khác do cán bộ Nhân viên quyên góp. Bên cạnh đó, Vietbank cũng đấu giá hàng loạt tài khoản số đẹp, mang đến cơ hội sở hữu những con số hút may mắn, vượng tài lộc phục vụ khách hàng. Buổi lễ phát động diễn ra thành công vượt sự kỳ vọng khi thu về số tiền quyên góp ấn tượng hơn 700 triệu đồng chỉ sau 2 giờ tổ chức. Nghệ sĩ thị giác Phạm Tuấn Ngọc chia sẻ: “Là một người con của Hà Nội, chứng kiến thành phố thân yêu chìm trong biển nước và nỗi đau của đồng bào miền Bắc, tôi cảm thấy xót xa vô cùng. Những hình ảnh ấy thôi thúc tôi phải làm điều gì đó để chia sẻ khó khăn cùng cộng đồng. Với mong muốn san sẻ một phần nhỏ yêu thương, tôi trân trọng cơ hội hợp tác cùng Vietbank. Chương trình đã trao cho những tác phẩm của tôi một ý nghĩa đặc biệt, sâu sắc hơn, là minh chứng cho tinh thần tương thân tương ái của cộng đồng trong nghịch cảnh”. Toàn bộ hiện kim thu về từ chương trình sẽ được công khai minh bạch và gửi trực tiếp đến số tài khoản của Công đoàn Vietbank, trao tặng đồng bào bị ảnh hưởng, phục vụ đa mục đích như hỗ trợ các gia đình thiệt mạng do thiên tai, hỗ trợ các gia đình có người bị thương hoặc bị thiệt hại nặng nề về hoa màu, gia súc cũng như hỗ trợ dọn dẹp, góp phần tái thiết các công trình, hạ tầng trọng yếu phục vụ dân sinh. Trước đó, ngày 13/9/2024, nhằm hỗ trợ kịp thời đồng bào các vùng bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão lũ, Vietbank đã vận động cán bộ nhân viên trên toàn hệ thống ủng hộ tối thiểu 1 ngày lương; đồng thời Vietbank cũng dành 200 triệu đồng hòa nhịp cùng ngành Ngân hàng Việt Nam hỗ trợ người dân theo phát động của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Cùng ngày, Công đoàn Vietbank đã kịp thời thăm hỏi, hỗ trợ hiện kim 100% CBNV Vietbank tại Khu vực Quảng Ninh – Hải Phòng cùng gia đình gặp thiệt hại. Bà Trần Tuấn Anh, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín chia sẻ: “Chứng kiến những thiệt hại đau xót do bão gây ra, Ban lãnh đạo Vietbank thực sự muốn làm điều gì đó để sẻ chia những khó khăn của người dân các địa phương đang bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Thông qua chương trình, chúng tôi mong muốn làm cầu nối cho những tấm lòng hảo tâm. Không chỉ mang lại sự hỗ trợ thiết thực, chúng tôi còn mong muốn truyền cảm hứng, khuyến khích cộng đồng cùng hợp lực, lan tỏa mạnh mẽ tinh thần tương thân tương ái”. Bên cạnh hoạt động gây quỹ thiện nguyện, Vietbank cho biết ngân hàng cũng nhanh chóng ban hành các giải pháp hỗ trợ tài chính thiết thực, đồng hành cùng cộng đồng vượt qua khó khăn sau bão Yagi. Cụ thể, ngân hàng giảm lãi suất vay từ 0,5% đến 1,2%/năm đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão lũ, hỗ trợ giảm bớt gánh nặng tài chính, tạo điều kiện thuận lợi để người dân phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra, Vietbank cung cấp các gói vay ưu đãi với lãi suất chỉ từ 5%/năm, thủ tục đơn giản, thời hạn vay lên đến 380 tháng và ân hạn nợ gốc đến 60 tháng. Nhờ đó, khách hàng có thể nhanh chóng tiếp cận nguồn vốn cần thiết để sớm khắc phục hậu quả thiên tai và nhanh chóng ổn định cuộc sống.
d53e6030d7e51be46c45328adb4274ea
18/09/2024
1e292140ba99dffbc6e72a080a84c277
17:03
b07381f894987c81703147bbfb364c9e
20240919
https://vietnamfinance.vn/ong-lon-han-quoc-xay-nha-may-ban-dan-100-trieu-usd-tai-vinh-phuc-d116199.html
2fb4a4dcbe6a10a78ffaedcd7ce4e4fc
'Ông lớn' Hàn Quốc xây nhà máy bán dẫn 100 triệu USD tại Vĩnh Phúc
66e7556543fb571d429fd22dccaa4646
Signetics, công ty thành viên của tập đoàn đa ngành lớn nhất Hàn Quốc Young Poong, sẽ đầu tư dự án nhà máy bán dẫn trị giá 100 triệu USD tại Khu công nghiệp Bá Thiện – Phân khu I, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
c259f0e69cd71e458c170f6892100667
Dự án nhà máy bán dẫn sẽ được xây dựng trên diện tích hơn 5ha tại Khu công nghiệp Bá Thiện - Phân khu I, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Dự án có tổng vốn đầu tư 100 triệu USD. Dự kiến, sau khi hoàn thiện xong các thủ tục pháp lý về đầu tư, xây dựng, công ty sẽ triển khai xây dựng nhà máy và đi vào hoạt động sản xuất vào cuối năm nay, phấn đấu có sản phẩm đầu tiên vào tháng 10/2025. Dự án được kỳ vọng sẽ trở thành đòn bẩy để thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư Hàn Quốc vào tỉnh Vĩnh Phúc. Dự án nhà máy bán dẫn là sự hợp tác giữa Công ty Cổ phần Signetics (Hàn Quốc) và Tập đoàn CNCTech Signetics là công ty thuộc tập đoàn Young Poong - một trong những tập đoàn đa ngành lớn nhất tại Hàn Quốc được thành lập năm 1949. Tập đoàn hoạt động chủ yếu trong ba lĩnh vực là khai khoáng, điện tử và kinh doanh sách. Thông qua việc đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển kể từ năm 1987, Young Poong đã trở thành một thế lực trong ngành luyện kim tại Hàn Quốc và trên thế giới, đặc biệt là sản xuất kẽm - một vật liệu không thể thiếu trong ngành thép, ô tô, thiết bị gia dụng và xây dựng. Là một thành viên của tập đoàn Young Poong kể từ năm 2000 sau khi được mua lại từ Signetics Corporation, doanh nghiệp có trụ sở tại California, Mỹ, Signetics hiện nay tập trung chủ yếu vào mảng cung cấp dịch vụ lắp ráp và thử nghiệm bán dẫn. Các sản phẩm gia công nổi bật của Signetics bao gồm Flip-Chip, MCM (mô-đun đa chip), BGA, FBGA… là thành phần quan trọng được ứng dụng trong sản xuất chip nhớ, GPU, TV… Còn CNCTech là tập đoàn hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp hỗ trợ; đồng thời, là chủ đầu tư, nhà phát triển hạ tầng công nghiệp lớn tại tỉnh Vĩnh Phúc, với tổng quỹ đất công nghiệp hơn 600 hecta. Trong lĩnh vực dịch vụ hạ tầng công nghiệp, Tập đoàn cung cấp các giải pháp công nghiệp tổng thể, toàn diện cho nhà đầu tư như: Hỗ trợ pháp lý cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; thiết kế và thi công trọn gói; hỗ trợ nhập khẩu thiết bị, tuyển dụng nhân lực.
f85c737d6f4f4363f01e797b637e0e46
18/09/2024
1e292140ba99dffbc6e72a080a84c277
11:30
06eef6eacc6201e589ad33297562f8e4
20240919
https://vietnamfinance.vn/co-phieu-ho-louis-tim-tran-6-phien-lien-tuc-bat-chap-kinh-doanh-thua-lo-d116232.html
f65958f28e88f7fdc1bb366dae6b833e
Cổ phiếu 'họ' Louis tím trần 6 phiên liên tục bất chấp kinh doanh thua lỗ
6513f698aeed716aa2cdf89f565e20fa
Cổ phiếu Công ty cổ phần Xuất Nhập khẩu An Giang (Angimex, HoSE: AGM) đã tím trần 6 phiên liên tiếp từ ngày 10 - 17/09, ước tính tăng 48%.
aae8a3b50911d16ef011f29db9c709c4
Kết phiên giao dịch ngày 17/9, cổ phiếu AGM tăng kịch trần 6,82% lên mức 4.230 đồng/cổ phiếu, đánh dấu phiên thứ 6 tăng trần liên tiếp của cổ phiếu này (từ ngày 10- 17/9/2024). Được biết, liên quan đến việc tăng trần liên tiếp của cổ phiếu AGM, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE) mới đây đã có văn bản yêu cầu Angimex phải báo cáo, công bố các thông tin liên quan đến công ty có ảnh hưởng biến động giá cổ phiếu. Công ty cho biết tình hình thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện vẫn thuận lợi do nhu cầu từ khách hàng truyền thống tăng lên. Tuy nhiên, yếu tố bất định cần lưu tâm đến từ việc Ấn Độ xem xét nới lỏng chính sách xuất khẩu gạo. Đây được xem là yếu tố có thể khiến thị trường xuất khẩu gạo cuối năm 2024 có nhiều biến động. Bên cạnh đó, siêu bão Yagi gây thiệt hại nặng nề, gây ra nguy cơ thiếu hụt lương thực, từ đó dẫn đến biến động tăng giá trong nước. Điều này có thể đã làm gia tăng kỳ vọng của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp. Angimex khẳng định, giá cổ phiếu tăng do cung cầu trên thị trường chứng khoán, các quyết định của nhà đầu tư nằm ngoài tầm kiểm soát của công ty và công ty không có sự tác động nào đến giá giao dịch cổ phiếu. Angimex có trụ sở tại tỉnh An Giang, từng là một trong số các doanh nghiệp xuất khẩu gạo 'top' đầu Việt Nam. Angimex nằm tronghệ sinh thái của Louis Holdings, dưới sự điều hành của ông Đỗ Thành Nhân. Kể từ năm 2022, khi nhóm Louis Holdings gặp biến cố và ông Đỗ Thành Nhân bị truy tố về tội thao túng thị trường chứng khoán, hoạt động kinh doanh của Angimex liên tục lao dốc và mãi chưa thể phục hồi. Cụ thể, về tình hình kinh doanh, trong 2 năm 2022-2023, Angimex lần lượt lỗ ròng hơn 234 tỷ đồng và 207 tỷ đồng. Bước sang năm 2024, Angimex lỗ ròng bán niên soát xét hơn 98 tỷ đồng; doanh thu đạt gần 151 tỷ đồng, giảm hơn một nửa so với 6 tháng đầu năm 2023. Kết kì kinh doanh này, Angimex ghi nhận tổng lỗ luỹ kế hơn 264 tỷ đồng, bằng 145% vốn điều lệ (vốn điều lệ 182 tỷ đồng) và vốn chủ sở hữu ghi nhận âm hơn 82 tỷ đồng (đầu năm vốn chủ sở hữu dương gần 22 tỷ đồng). Tại thời điểm 30/6/2024, tổng tài sản của Angimex ghi nhận ở mức 1.165 tỷ đồng, giảm 72 tỷ đồng so với thời điểm hồi đầu năm. Trong đó, công ty chỉ có vỏn vẹn hơn 6 tỷ đồng tiền mặt không còn tiền gửi ngân hàng. Liên quan tới cổ phiếu AGM, cách đây vài ngày, mã cổ phiếu này đã bị HoSE đưa vào diện kiểm soát do lỗ luỹ kế vượt quá vốn điều lệ thực góp tại báo cáo tài chính hợp nhất bán niên soát xét năm 2024, thuộc trường hợp chứng khoán bị kiểm soát theo quy định. Ngay sau đó, Angimex đã đưa ra các biện pháp và lộ trình khắc phục tình trạng chứng khoán bị kiểm soát. Cụ thể, công ty đang tích cực thực hiện tái cơ cấu toàn diện; tối ưu hóa bộ máy quản lý, tinh gọn nhân sự, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh, tăng cường đôn đốc thu hồi những khoản nợ khó đòi đồng thời thanh lý tài sản, cơ cấu dần các khoản nợ để tạo lợi nhuận nhằm giảm bớt lỗ lũy kế. Bên cạnh đó, Angimex tiếp tục tìm kiếm nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp để tiến hành thủ tục phát hành cổ phiếu riêng lẻ nhằm tăng quy mô vốn chủ sở hữu, qua đó bổ sung vốn lưu động phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh theo Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông bất thường ngày 5/11/2023, từ đó khắc phục được lỗ lũy kế vượt vốn điều lệ thực góp. Hoặc thực hiện phát hành cổ phiếu riêng lẻ để hoán đổi nợ trái phiếu thành cổ phiếu cho trái chủ theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông bất thường ngày 5/11/2023, qua đó tăng vốn điều lệ và cải thiện tình hình tài chính. Trong những tháng cuối năm 2024, Angimex phấn đấu thanh lý một số tài sản, vốn góp, hoặc phát hành cổ phiếu riêng lẻ để có nguồn lực hoạt động, tạo được lợi nhuận trong năm 2024 nhằm bù đắp lỗ.
45cac7f9c902134b23a9428abf6dcbd1
18/09/2024
1e292140ba99dffbc6e72a080a84c277
09:00
d8cdf71171862eb00e39c6d33a5e694a
20240919
https://vietnamfinance.vn/quyet-dinh-kho-luong-cua-fed-kich-ban-cho-dot-giam-lai-suat-sau-d116213.html
6e00cd11c5663085ebbcb7f3e955eac1
Quyết định khó lường của Fed: Kịch bản nào cho đợt giảm lãi suất sâu?
e91b3b1d18dbeefa151e9d971eff020b
Khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chuẩn bị khởi động cuộc họp chính sách vào ngày 17-18/9, thị trường đã chuẩn bị sẵn tâm lý cho quyết định cắt giảm lãi suất đã được mong chờ từ lâu. Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra bây giờ là liệu Fed sẽ cắt giảm lãi suất 0,25% hay 0,5%?
582df90ef5eb1305c602c4795b414674
Một số nhà phân tích cho rằng đối với thị trường, điều quan trọng duy nhất trong tuần này là liệuCục Dự trữ Liên bang (Fed)chọn cắt giảm lãi suất 0,25% hay 0,5%. Theo công cụ Fed Watch của Chicago Mercantile Exchange (CME), thị trường đang dự báo xác suất cắt giảm lãi suất 0,5% là cao tới 63%, vượt xa mức 30% ghi nhận một tuần trước và cũng cao hơn kỳ vọng cắt giảm 0,25% - xác suất chỉ là 37%. Một trường phái khác cho rằng Cục Dự trữ Liên bang "không dám" vội vàng cắt giảm lãi suất 0,5%. Dữ liệu kinh tế hiện tại của Mỹ chưa đạt đến mức khủng hoảng phù hợp cho một đợt cắt giảm lãi suất lớn. Trường hợp này chỉ có thể xảy ra trong trường hợp dữ liệu kinh tế của Mỹ ở tình trạng "đáng báo động", khiến Fed phải hành động mạnh mẽ. Nhưng đồng thời, nhiều cơ quan truyền thông đã đăng các bài báo tạo động lực cho việc cắt giảm lãi suất đáng kể để tạo đà cho nền kinh tế. Đây cũng là một góc nhìn cần chú ý. Trong con mắt của nhiều ngân hàng lớn ở Phố Wall, việc cắt giảm lãi suất 0,5% có vẻ hơi quá vội vàng. Bank of America (BofA)trước đó đã cảnh báo rằng việc cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản là "không chính đáng, khó truyền đạt và có thể gây ra cú sốc ác cảm rủi ro". Ngược lại, một số chuyên gia Nomura Securities và JPMorgan Chase tin rằng việc cắt giảm lãi suất 0,5% là điều bắt buộc. Nhà phân tích Charlie McElligott của Nomura chỉ ra rằng Cục Dự trữ Liên bang đã thực hiện tăng lãi suất 0,75% nhiều lần trước đây, do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi Fed bắt đầu chu kỳ cắt giảm lãi suất 0,5% và điều đó sẽ không nhất thiết gây ra sự hoảng loạn cho thị trường. Sau khi nghiên cứu các chu kỳ cắt giảm lãi suất trong lịch sử, Nomura Securities chỉ ra rằng 3 tháng sau khi Cục Dự trữ Liên bang cắt giảm lãi suất 0,5%, S&P 500 về cơ bản không thay đổi, nhưng cổ phiếu vốn hóa nhỏ sẽ tăng vọt, cổ phiếu công nghệ hoạt động tốt và cổ phiếu giá trị một lần nữa hoạt động vượt trội so với cổ phiếu tăng trưởng. Theo dữ liệu do Nomura nghiên cứu, trong 30 ngày trước khi có quyết định lãi suất, chỉ số S&P 500 giảm trung bình 1%, trong đó nhu yếu phẩm hàng ngày là một trong những lĩnh vực hoạt động tốt nhất, tăng trung bình 0,8%, trong khi cổ phiếu công nghệ là một trong những lĩnh vực tệ nhất, giảm 2,6%.Chỉ số Russell 2000 vốn hóa nhỏ giảm trung bình 1,7%, trong đó năng lượng, công nghiệp và kim loại quý cũng hoạt động không tốt. Cổ phiếu giá trị có hiệu suất vượt trội so với cổ phiếu tăng trưởng và đường cong lợi suất đang có xu hướng tăng.3 tháng sau khi cắt giảm lãi suất 0,5%, S&P 500 về cơ bản không thay đổi (ngoại trừ năm 2007, 2001 và 1974, khi S&P 500 thua lỗ nặng). Ngược lại, nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ tăng trung bình 5,6%. Bên cạnh sự tích cực của thị trường chứng khoán, đồng USD sẽ tăng giá, giá kim loại tăng vọt và đường cong lợi suất cho thấy xu hướng tăng trưởng. Các chuyên gia của JPMorgan Chase kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất 0,5% tại các cuộc họp tháng 9 và tháng 11, theo sau đó là các đợt giảm 0,25% trong các cuộc họp tiếp theo. Họ cũng lưu ý rằng thời điểm bắt đầu chu kỳ nới lỏng của Fed thường “trùng với thời điểm các tài sản rủi ro hoạt động kém hiệu quả”. Goldman Sachs dự đoán nếu Cục Dự trữ Liên bang chọn cắt giảm lãi suất 0,25% trong tuần này, vàng có thể phải đối mặt với sự điều chỉnh nhẹ trong ngắn hạn, nhưng sau đó được thúc đẩy bởi dòng vốn đổ vào các quỹ ETF vàng, giá vàng sẽ đạt mức cao kỷ lục mới. Các nhà phân tích Lina Thomas và Daan Struyven của Goldman Sachs đã lưu ý trong một báo cáo rằng “việc cắt giảm lãi suất của Fed sẽ thúc đẩy các quỹ phương Tây quay trở lại các quỹ ETF vàng, một yếu tố hầu như không có trong đợt tăng giá vàng trong hai năm qua”, đồng thời dự đoán giá vàng sẽ tăng lên 2.700 USD/ounce vào đầu năm tới. Lượng nắm giữ vàng ETF toàn cầu đã phục hồi trong những tháng gần đây sau khi chạm mức thấp mới kể từ năm 2019 vào giữa tháng 5. Bất chấp giá vàng tiếp tục tăng, lượng nắm giữ vàng ETF đã giảm trong năm nay và thấp hơn khoảng 25% so với thời điểm đỉnh dịch năm 2020. Vàng đã tăng khoảng 25% và đạt mức cao mới trong năm nay, trở thành một trong những mặt hàng có diễn biến mạnh nhất khi các ngân hàng trung ương tăng nắm giữ vàng và các nhà giao dịch đặt cược vào sự thay đổi trong chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang. Zerohedge, một blogger tài chính nổi tiếng, đề cập rằng nếu Fed chỉ cắt giảm lãi suất 0,25%, thì tài sản rủi ro có thể phải chịu một cú sốc giảm mạnh (mặc dù chỉ tồn tại trong thời gian ngắn), đồng thời có thể tạo ra "tác động thắt chặt các điều kiện tài chính" lớn. Chuyên gia Paolo Schiavone của Goldman Sachs chỉ ra rằng mặc dù quyết định sắp tới của FOMC có thể gây ra biến động thị trường, nhưng Fed có nhiều khả năng sẽ chọn mức cắt giảm lãi suất tương đối nhẹ 0,25%. Một số quan chức của Cục Dự trữ Liên bang cũng tin rằng nếu ban đầu cắt giảm lãi suất 0,5% sẽ dễ gây hoảng loạn thị trường và không có lợi cho việc Fed quản lý kỳ vọng thị trường và kiểm soát lạm phát.
cea538c793aef680ca08e8777825f226
18/09/2024
1e292140ba99dffbc6e72a080a84c277
08:00
5188aa9e6815c731a69a0c302c772797
20240919
https://vietnamfinance.vn/thu-truong-bo-tai-chinh-vo-thanh-hung-bi-ky-luat-d116280.html
542d80deb75a1b821f496bee613298ef
Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng bị kỷ luật
88a1f2c16d96357b5856ef6bf42e5f2e
Ông Võ Thành Hưng, Thứ trưởng Bộ Tài chính bị Thủ tướng Chính phủ kỷ luật do đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác và đã bị thi hành kỷ luật đảng.
3a262ffa5c89f6384b74bb11185461c7
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình vừa ký các quyết định của Thủ tướng Chính phủ thi hành kỷ luật nguyên Thứ trưởng và Thứ trưởng Bộ Tài chính. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức Cảnh cáo đối với ông Huỳnh Quang Hải, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính do đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác và đã bị thi hành kỷ luật đảng. Thủ tướng Chính phủ cũng quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính do đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác và đã bị thi hành kỷ luật đảng. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ cũng quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với ông Võ Thành Hưng, Thứ trưởng Bộ Tài chính do đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác và đã bị thi hành kỷ luật đảng. Trước đó, tại kỳ họp 42, thực hiện các kết luận, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, sau khi xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và kết quả kiểm điểm, đề nghị thi hành kỷ luật Ban cán sự đảng Bộ Tài chính, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy Ban cán sự đảng Bộ Tài chính đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để Bộ Tài chính và một số tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác quản lý nhà nước và tham mưu, ban hành cơ chế, chính sách về phát hành, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, trong đó có các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Tập đoàn An Đông; trong quản lý nhà nước về ngân sách có liên quan đến Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) và các doanh nghiệp trong hệ sinh thái AIC. Những vi phạm nêu trên đã gây hậu quả nghiêm trọng, khó khắc phục, nguy cơ thất thoát, lãng phí lớn ngân sách nhà nước và thiệt hại cho nhà đầu tư trái phiếu, ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư, kinh doanh và trật tự an toàn xã hội, gây dư luận xấu, bức xúc, làm giảm uy tín của tổ chức đảng và cơ quan quản lý nhà nước, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật. Trách nhiệm chính đối với những vi phạm, khuyết điểm nêu trên thuộc về Ban cán sự đảng Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2016 - 2021 và các ông: Võ Thành Hưng, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng; ông Huỳnh Quang Hải và ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn nguyên Thứ trưởng. Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm; căn cứ quy định của Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo ông Huỳnh Quang Hải; khiển trách ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Võ Thành Hưng. Ông Võ Thành Hưng sinh năm 1973, quê quán tỉnh Nghệ An, được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Tài chính từ tháng 7/2021.Trước khi làm Thứ trưởng Bộ Tài chính, ông Võ Thành Hưng từng đảm nhiệm các chức vụ: Phó Vụ trưởng Vụ Ngân sách Nhà nước, Vụ trưởng Vụ tài chính hành chính sự nghiệp, Vụ trưởng Vụ Ngân sách Nhà nước (Bộ Tài chính).
005ad782685631fc42ad817fa264a8f1
18/09/2024
1e292140ba99dffbc6e72a080a84c277
18:09
94aeed8a9151d248474c79fb5664c08e
20240919
https://vietnamfinance.vn/volkswagen-lam-nguy-hon-15000-lao-dong-dung-truoc-nguy-co-mat-viec-d116230.html
b616d6cc9e0ba31b2a865dadfe876d2b
Volkswagen 'lâm nguy', hơn 15.000 lao động đứng trước nguy cơ mất việc
669aed7d50d53b4d76d594d40f3a6b84
Hãng sản xuất ô tô Đức Volkswagen có thể đưa ra quyết định đóng cửa nhà máy trong năm nay, mở đường cho việc cắt giảm hơn 15.000 việc làm, theo các nhà phân tích của ngân hàng đầu tư Jefferies.
890201fb20dce1db260f4e69606cb588
Volkswagen là viên ngọc quý của nước Đức, cũng là công ty lớn nhất và là nhà tuyển dụng tư nhân quan trọng nhất của nền kinh tế hàng đầu châu Âu. Kể từ khi Volkswagen thông báo khả năng đóng cửa nhà máy vào đầu tháng này, lực lượng lao động đông đảo của công ty đã bị xáo trộn. Gã khổng lồ có trụ sở tại Wolfsburg này cũng đã rút lại lời cam kết bảo đảm việc làm mang tính lịch sử của mình, khiến hàng loạt công nhân đứng trước viễn cảnh mất việc làm ngay lập tức. Hơn 15.000 công nhân có thể phải đối mặt với việc cắt giảm việc làm khi Volkswagen cân nhắc đóng cửa hai hoặc ba nhà máy trong những tháng tới, các nhà phân tích của ngân hàng đầu tư Jefferies đã viết trong một lưu ý vào đầu tuần qua. Khoảng 120.000 trong số 200.000 nhân viên của thương hiệu Volkswagen làm việc tại trụ sở Đức. Các nhà phân tích cho biết việc đóng cửa nhà máy của Volkswagen có thể không cần sự chấp thuận của hội đồng giám sát, điều này có thể dẫn đến khả năng phải chi trả tới 4 tỷ euro cho chi phí đóng cửa, Jefferies nêu rõ trong ghi chú sau các cuộc trò chuyện với các giám đốc điều hành của Volkswagen tại Bắc Mỹ. "Lý do để thay đổi quy mô của VW không phải là mới nhưng cảm giác cấp bách và quyết tâm của ban quản lý trong việc giải quyết tình trạng dư thừa công suất và mô hình chi tiêu đều là mới", các nhà phân tích cho biết. "Có nguy cơ gián đoạn nhà máy, nhưng các công đoàn chỉ có thể đình công về tiền lương chứ không phải việc đóng cửa nhà máy hoặc sa thải nếu những điều đó không được bảo vệ theo hợp đồng", các nhà phân tích nhấn mạnh thêm. Volkswagen đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng đối với xe hơi của mình và chi phí sản xuất ngày một tốn kém, tương lai của một số nhân viên của công ty đang bị "đe dọa". Công ty đang đấu tranh với công đoàn của mình về cách thức triển khai một số thay đổi xung quanh việc đóng cửa nhà máy và các mối đe dọa đối với việc làm, đặc biệt là sau khi Volkswagen phá bỏ điều khoản bảo vệ việc làm đã tồn tại trong ba thập kỷ của mình. Nhà sản xuất ô tô hàng đầu châu Âu đã bảo vệ quyết định của mình khi cố gắng đạt được mục tiêu cắt giảm chi phí 10 tỷ euro được công bố vào năm ngoái. Phát biểu trước 25.000 công nhân tại trụ sở chính của Volkswagen ở Wolfsburg (Đức) ngày 4/9, Giám đốc tài chính Arno Antlitz cho hay các công nhân cần phải hợp tác với ban lãnh đạo công ty để cắt giảm chi tiêu nhằm giúp thương hiệu này tồn tại trong quá trình chuyển đổi sang xe điện. “Chúng tôi (Tập đoàn Volkswagen) là nhà sản xuất lớn nhất với khoảng 1/4 thị phần tại châu Âu. Chúng tôi thiếu khoảng 500.000 xe, tương đương với khoảng 2 nhà máy”, ông Antlitz nói. “Và điều đó không liên quan gì đến sản phẩm của chúng tôi hay hiệu suất bán hàng kém. Thị trường đơn giản là không còn nữa”, ông nhấn mạnh thêm. Volkswagen sẽ phải đối mặt với một cuộc chiến khó khăn mặc dù cần phải đóng cửa các nhà máy. Công ty phải đối mặt với các công đoàn luôn sẵn sàng đấu tranh với các biện pháp đe dọa đến lực lượng lao động của mình. Họ cũng cho biết động thái của công ty ô tô này có thể dẫn đến các cuộc đình công và khiến họ thiệt hại 1 tỷ euro. Hậu quả đã lan sang các quốc gia khác. Tuần trước, công nhân tại các nhà máy Audi thuộc sở hữu của Volkswagen ở Brussels (Bỉ) đã đánh cắp chìa khóa để phản đối kế hoạch của hãng sản xuất ô tô này, và kết quả là đã có các cuộc biểu tình quy mô lớn. Đức đã phải đối mặt với quá nhiều vấn đề cùng một lúc, trong đó đầu tư thấp và tăng trưởng kinh tế chậm chạp là một trong những vấn đề chính. Theo các chuyên gia, nếu công ty quan trọng nhất của châu Âu tiếp tục vật lộn và nhắm đến việc cắt giảm việc làm, thì hiệu ứng lan tỏa có thể gây tổn hại đến ngành công nghiệp Đức nói chung và khả năng cạnh tranh của ngành này. Tuy nhiên, Volkswagen dường như quyết tâm theo đuổi việc đóng cửa nhà máy của mình, vì các quan chức quản lý của công ty đã nói với Jefferies rằng "không có kế hoạch B nào loại trừ việc cắt giảm công suất".
bf778a90e50605c39f89bda9657b5ab8
18/09/2024
1e292140ba99dffbc6e72a080a84c277
09:15
e2e8f44eef590aa2fb31ef95a3c21aeb
20240919
https://vietnamfinance.vn/tiem-luc-tap-doan-golden-gate-muon-mo-chuoi-pho-tren-dat-my-d116216.html
82616027d804434a3ab822c106c285b1
Tiềm lực Tập đoàn Golden Gate, muốn mở chuỗi phở trên đất Mỹ
694a65ddb45d423c11046889f13b933c
Tập đoàn Golden Gate là ông lớn trong ngành F&B khi sở hữu hệ thống chuỗi nhà hàng ẩm thực, lẩu, nướng như với những cái tên quen thuộc là Gogi House, Kichi Kichi, Manwah, iSushi, Vuvuzela… với hơn 500 nhà hàng đa phong cách trên gần 50 tỉnh thành.
a58d13b3fb214550eeaadcb4925c02f9
Mới đây, Phái đoàn Thương mại Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã có chuyến thăm quan đặc biệt đến trụ sở chính của Tập đoàn Golden Gate (Golden Gate Group) tại Trường Chinh, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội. Chuyến thăm đã mở ra những cơ hội mới về phạm vi hợp tác thương mại giữa hai bên, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy xuất nhập khẩu trong tương lai. Trước đó, doanh nghiệp từng ấp ủ việc mở chuỗi cửa hàng phở ở các thị trường ngoài Việt Nam, do nhận thấy nhu cầu được trải nghiệm của người tiêu dùng quốc tế tăng lên. Tuy nhiên, tham vọng này cũng sớm đặt ra những bài toán cho Golden Gate như thiếu chuỗi cung ứng, chưa thể đóng gói quy trình đưa nước dùng phở ra ngoài phạm vi Việt Nam. Theo tìm hiểu, Công ty cổ phầnTập đoàn Golden Gate(tên cũ: Công ty cổ phần Dịch vụ thương mại Cổng Vàng), được thành lập từ năm 2008, bởi 3 doanh nhân người Việt là ông Đào Thế Vinh, ông Nguyễn Xuân Tường và ông Trần Việt Trung. Tính đến cuối năm 2023, Golden Gate sở hữu mạng lưới gồm 506 nhà hàng trên khắp cả nước. Về cơ cấu cổ đông, tính đến cuối năm 2022, Công ty cổ phần Golden Gate Partners (Golden Gate Partners) là cổ đông lớn nhất ở Golden Gate với tỷ lệ sở hữu 43,88% vốn điều lệ, tương đương 3,37 triệu cổ phần; các ông Đào Thế Vinh, Nguyễn Xuân Tường và Trần Việt Trung - cổ đông sáng lập của Golden Gate, đồng thời cũng là cổ đông của Golden Gate Partners - lần lượt nắm giữ 400.537 cổ phần (5,21%); 235.439 cổ phần (3,06%) và 176.020 cổ phần (2,29%). Tại ngày 31/12/2022, nhóm ba nhà đầu tư ngoại gồm Seletar Investments Pte Ltd (một quỹ đầu tư có quan hệ mật thiết với Temasek Holdings), SeaTown Private Capital Master Fund và Periwinkle Pte Ltd nắm giữ tổng cộng 2,74 triệu cổ phần, tương đương 35,67% vốn điều lệ Golden Gate. Đươc biết, nhóm đầu tư này mua số cổ phần này vào tháng 3/2022 từ Prosperity Food Concepts Pte Ltd, ông Trần Việt Trung và ông Nguyễn Xuân Tường. Trong đó, Seletar Investments Pte Ltd mua 1,54 triệu cổ phần, SeaTown Private Capital Master Fund mua 768.431 cổ phần và Periwinkle Pte Ltd mua 436.358 cổ phần. Giá trị thương vụ này không được công bố, tuy nhiên như đã đề cập, theo chứng thư thẩm định giá do Công ty cổ phần Định giá và Tư vấn Đầu tư Quốc tế ban hành ngày 30/8/2021, giá trị một cổ phần Golden Gate là 1.953.359 đồng, tương đương vốn hoá 14.845 tỷ đồng (khoảng 650 triệu USD). Tạm tính theo mức định giá này, nhóm 3 nhà đầu tư có thể phải bỏ ra khoảng 234 triệu USD cho thương vụ M&A gần 36% cổ phần Golden Gate. Lưu ý rằng, tầm ảnh hưởng của ba cổ đông ngoại nêu trên ở Golden Gate có thể không chỉ dừng lại ở số cổ phần được thể hiện trong các tài liệu mà ‘ông trùm’ chuỗi nhà hàng tại Việt Nam đã công bố. Golden Gate được biết đến là ông lớn trong ngành F&B với nhiều chuỗi nhà hàng nổi tiếng như Vuvuzela, Sumo BBQ, Kichi Kichi, Gogi House. Trong giai đoạn từ năm 2015 - 2020, Golden Gate ghi nhận doanh tăng trưởng khá đều theo từ 1.000 tỷ đồng đến hơn 4.000 tỷ đồng. Lợi nhuận ở giai đoạn này của doanh nghiệp cũng tăng từ 64 tỷ đồng lên hơn 300 tỷ đồng. Sự suy giảm của Golden Gate bắt đầu từ năm 2021, khi dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp khiến Golden Gate phải đóng cửa nhiều chuỗi nhà hàng trong thời gian dài, doanh thu của công ty theo đó đã giảm 27,2% so với năm trước xuống còn 3.318 tỷ đồng. Đây cũng là năm đầu tiên công ty này báo lỗ sau thuế lên tới 430,6 tỷ đồng. Đến năm 2022, Golden Gate có xu hướng tăng trưởng trở lại khi doanh thu thuần đạt 6.878 tỷ đồng, đây được xem là mức doanh thu cao nhất trong vòng 9 năm qua. Mới đây nhất, năm 2023, Golden Gate lại tiếp tục ghi nhận sự sụt giảm về doanh và lợi nhuận. Cụ thể, tổng doanh thu thuần đạt 6.288 tỷ đồng, giảm 10% so với năm 2022. Lợi nhuận sau thuế giảm xuống 139 tỷ đồng, tương đương mức giảm 79%. Một điểm cần lưu ý, có thể thấy doanh thu hàng năm của Golden Gate có thể nói là cao. Tuy nhiên, lợi nhuận đưa về của doanh nghiệp phải nói là “mỏng như lá lúa”.
a1d782f7815f3aed9c7707379b16971d
18/09/2024
1e292140ba99dffbc6e72a080a84c277
09:30
181c7e51fbea0547844849ff25a71ae0
20240919
https://vietnamfinance.vn/trung-uong-thao-luan-chu-truong-de-an-xay-duong-sat-toc-do-cao-bac--nam-d116276.html
fe0f73b212f8e1be6c2f9222bff62580
Trung ương thảo luận chủ trương đề án xây đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
2cb73ff3a1318c6119cd9c0b8401d42f
Tại hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thảo luận về chủ trương đề án đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam.
e62615549e84be5fb482ecbdb6e1022f
Theo thông báo của của Văn phòng Trung ương Đảng, Hội nghị lần thứ 10Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIIIđã khai mạc sáng ngày 18/9. Trong buổi sáng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại hội trường. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thay mặt Bộ Chính trị điều hành phiên họp. Thường trực Ban Bí thư Lương Cường thay mặt Bộ Chính trị báo cáo về Chương trình Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII. Phát biểu khai mạc sáng nay, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh công tác nhân sự Đại hội XIV là công việc hệ trọng, là "then chốt" của "then chốt", có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối của Đảng để đưa đất nước bước vào Kỷ nguyên mới. Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, báo cáo tổng kết công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII và xây dựng phương hướng nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIV rất hệ trọng, là cơ sở cho việc chuẩn bị nhân sự tham gia Ban Chấp hành trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khóa XIV và nhân sự lãnh đạo chủ chốt các cơ quan Đảng, nhà nước nhiệm kỳ 2026-2031. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cũng cho biết hội nghị Trung ương lần này diễn ra sớm hơn và ngắn hơn dự kiến, sẽ làm việc cả ngoài giờ hành chính. Hội nghị sẽ thảo luận, cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược và một số việc cụ thể. Sau phiên khai mạc, Ban Chấp hànhTrung ương Đảng làm việc tại tổ thảo luận về dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội XIV của Đảng; báo cáo Tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua ở Việt Nam. Trong buổi chiều, Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại tổ thảo luận về dự thảo báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2026 - 2030; dự thảo báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025; báo cáo đánh giá tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước năm 2025; kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2025 - 2027. Đáng chú ý, trong phiên buổi chiều, Ban Chấp hành Trung ương Đảng cũng đã thảo luận về chủ trương đề án đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam. Trong buổi tối, Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại tổ thảo luận về tổng kết công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII và phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIV; dề án sửa đổi, bổ sung Quyết định số 244-QĐ/TW, ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng; dự thảo báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng trình Đại hội XIV của Đảng.
aa163d78a79cb1cb94865e9887b16a47
18/09/2024
1e292140ba99dffbc6e72a080a84c277
17:53
913ef78b8503749ca8cae2105b337a9a
20240919
https://vietnamfinance.vn/trung-quoc-chi-hon-3-ty-usd-mua-rau-qua-viet-nam-d116225.html
ab4dba529b84a689e053d3db8ff5e0a1
Trung Quốc: Thị trường xuất khẩu rau quả số 1 của Việt Nam, 8 tháng chi 3,1 tỷ USD mua rau quả Việt.
042ba1f2c90a46e81016ae6503588fce
Trung Quốc là thị trường lớn nhất của Việt Nam trong xuất khẩu rau quả, chiếm trên 65% thị phần. Nước này chi gần 3,1 tỷ USD mua rau quả từ Việt Nam.
b5d72ba917ae78f831b535515510eb7a
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu rau quả Việt Nam trong 8 tháng đầu năm đạt gần 5 tỷ USD, tăng 33% so với cùng kỳ năm trước. Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất, chiếm trên 65% thị phần. Nước này chi gần 3,1 tỷ USD mua rau quả từ Việt Nam. Các thị trường khác như Mỹ, Hàn Quốc, Thái Lan và Nhật Bản cũng ghi nhận mức tăng 35-90% trong nhập khẩu rau quả từ Việt Nam. Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, nhận định xuất khẩu rau quả đang vươn lên vị trí hàng đầu trong nhóm nông sản, vượt qua gạo - vốn là mặt hàng xuất chủ lực. "Xuất khẩu rau quả tăng trưởng mạnh, đặc biệt nhờ nhu cầu mua sầu riêng từ Trung Quốc”. Tháng trước, trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, hai nước đã ký nghị định thư về xuất khẩu sầu riêng đông lạnh và dưa tươi sang thị trường tỷ dân, mở ra cơ hội lớn cho nông sản Việt. Dự kiến, xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sẽ đạt 400 - 500 triệu USD năm nay, còn dừa tươi có thể thêm 200 - 300 triệu USD. Đây là động lực quan trọng cho phát triển bền vững ngành nông sản. Bên cạnh Trung Quốc, các thị trường lân cận cũng tăng nhập khẩu rau quả Việt Nam. Chẳng hạn, rau quả Việt xuất sang Thái Lan tăng hơn 66% trong 8 tháng qua. "Gần đây, bao bì và chất lượng sản phẩm ngày càng đáp ứng tốt hơn các yêu cầu khắt khe từ đối tác quốc tế", CEO một doanh nghiệp xuất khẩu rau quả chia sẻ.
b88c647e68a3ddbe0d9f2bd5833b1cfc
18/09/2024
1e292140ba99dffbc6e72a080a84c277
07:45
1ae0c6f6e8df7b265a9a43548f03edec
20240919
https://vietnamfinance.vn/khoi-dong-lai-phat-trien-dien-hat-nhan-d116250.html
2a16381309533176d24b9b27751a1ec0
Khởi động lại chương trình phát triển điện hạt nhân
a87cbb66b88c5b97b648907f5ea33f30
Chính phủ đã giao Bộ Công thương nghiên cứu điện hạt nhân của các nước, đề xuất phát triển loại năng lượng này tại VN. Như vậy, sau hơn 1 thập niên, trước nhu cầu về nguồn điện, VN có thể khởi động lại phát triển điện hạt nhân trong tương lai.
bb0ffe1ebc9f9cb7ecb39fba9db95af9
Tại thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ mới đây về tháo gỡ khó khăn cho các dự án điện khí, gió ngoài khơi, Thường trực Chính phủ đã giao Bộ Công thương rà soát tổng thể các nguồn điện trong Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia đến 2030 (Quy hoạch điện 8); định hướng chuyển nguồn năng lượng nền từ điện than sang điện khí, ưu tiên sản xuất trong nước để tăng trưởng đạt 12 - 15% mỗi năm, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Đặc biệt, ngoài các nguồn năng lượng hiện nay, Thường trực Chính phủ yêu cầu nghiên cứu kinh nghiệm phát triển điện hạt nhân (ĐHN) của các nước để đề xuất phát triển loại năng lượng này tại VN trong thời gian tới. Và việc nghiên cứu phát triển ĐHN có thể giúp bổ sung nguồn điện nền, giảm thiểu rủi ro về môi trường… Trong Quy hoạch điện 8, ĐHN không được đề cập nhưng báo cáo đề nghị sửa đổi Quy hoạch điện 8, Bộ Công thương đã đề cập các nhà máy ĐHN cỡ nhỏ, công suất khoảng 300 MW cho mỗi tổ máy, chỉ bằng 1/3 công suất phát của các lò truyền thống. Các nhà máy này sản xuất lượng điện có hàm lượng carbon thấp, thời gian xây dựng ngắn, chỉ khoảng 2 - 3 năm. Thực tế, từ sau sự cố nhà máy ĐHN Fukushima xảy ra năm 2011 tại Nhật, ngành ĐHN toàn cầu có sự chững lại. Đến nay, có 32 quốc gia đang dùng năng lượng hạt nhân để phát điện, với trên 437 lò phản ứng, tổng công suất khoảng 390.000 MWe, chiếm khoảng 10% tổng lượng điện năng toàn cầu. Dự kiến đến năm 2035, ĐHN sẽ tăng hơn 30% so với hiện nay, thêm khoảng 10 - 12 quốc gia tham gia. Do đó, Bộ Công thương cho rằng có thể xem xét nghiên cứu phát triển năng lượng hạt nhân lò phản ứng cỡ nhỏ, gồm nhà máy ĐHN nổi trong tương lai tại VN. Trước đó vào năm 2009, VN đã phê duyệt kế hoạch phát triển 2 nhà máy ĐHN đầu tiên, nhưng các kế hoạch này đã bị gác lại vào năm 2016 theo Nghị quyết 31 của Quốc hội, sau thảm họa hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản. Dự thảo luật Điện lực (sửa đổi) đang lấy ý kiến cũng có đề cập tới phát triển loại hình điện này và xác định ĐHN là một trong những loại năng lượng mới. Chuyên gia năng lượng Đào Nhật Đình cho rằng muốn tiến đến net zero, bắt buộc phải làm ĐHN. Giờ mới khởi động, chỉ là nghiên cứu để đưa vào luật thì 10 năm sau có thể vẫn chưa có ĐHN. Dù vậy theo ông Đình, đây là việc bắt buộc phải làm bởi chúng ta không còn nguồn nào nữa. "Than và khí không đủ, phải nhập khẩu, phụ thuộc hoàn toàn giá thế giới; thủy điện phát triển hết mức rồi, nhiệt điện than tiến tới không đầu tư thêm nữa và giảm phụ thuộc dần; điện mặt trời và gió không ổn định. Thế nên, nguồn điện nền ngoài điện khí, có nguồn ĐHN trong tương lai khi điện than giảm mạnh là cần thiết", ông Đình phân tích. Dù vậy theo chuyên gia này, đề xuất làm lò ĐHN nhỏ nhằm rút ngắn thời gian đầu tư và sớm đưa vào vận hành không khả thi. Mô hình này hiện các quốc gia phát triển ĐHN vẫn còn nghiên cứu và chưa đưa vào áp dụng phổ biến, chủ yếu dùng trên tàu ngầm, tàu sân bay. "Lò nhỏ trên mặt đất có Nga và Trung Quốc làm, nhưng không phổ biến. Nhật và Mỹ cũng đang nghiên cứu và khá dè dặt với loại hình lò nhỏ này. Thế nên, đã đi sau và rất chậm thì ta không nên mạo hiểm làm ĐHN lò nhỏ. Chúng ta có thể tham khảo lò ĐHN do Argentina vay vốn, mua kỹ thuật từ Trung Quốc cách đây chục năm với nguồn vốn đầu tư 8 tỉ USD, công suất 1.200 MW, là quy mô nhà máy mà VN có thể tham khảo, hướng đến trong thu hút đầu tư", ông Đào Nhật Đình gợi ý và cho rằng nếu nghiên cứu và tham khảo ĐHN các nước, thì nên tham khảo lò hạt nhân mà các nước đã làm khá phổ biến, an toàn và độ tin cậy cao. TS Trần Chí Thành, Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử VN, cũng bày tỏ sự ủng hộ việc VN cần sớm khởi động lại chương trình ĐHN và cho biết tại COP28, nhiều nước ủng hộ ĐHN nhằm giúp cân bằng giữa việc khử carbon chống sự nóng lên của trái đất và vấn đề an ninh năng lượng. Biến đổi khí hậu với xu thế nóng ấm toàn cầu và ô nhiễm môi trường đang làm thay đổi cơ cấu nguồn điện. Năng lượng tái tạo được ưu tiên, nhiệt điện than đang giảm dần và bị hạn chế mạnh, đặc biệt ở các nước tiên tiến. Thậm chí ngay cả Trung Quốc, Ấn Độ..., ĐHN vận hành an toàn là nguồn điện không phát thải khí CO2, không gây ô nhiễm môi trường. Vì thế, đây là một lựa chọn tốt trong thời gian tới, song song với năng lượng tái tạo. TS Trần Chí Thành dẫn chứng, Nhật Bản sau khi có sự cố Fukushima đã đóng cửa 54 tổ máy ĐHN để kiểm tra về an toàn, sau đó cấp phép hoạt động trở lại. Nhật Bản không bỏ ĐHN và hiện họ đã tái khởi động, đang vận hành 12 lò hạt nhân. Kế hoạch của đất nước này là ĐHN sẽ duy trì ở mức 20 - 22%, hạn chế tối đa nhiệt điện than, đến năm 2030 sẽ đóng cửa khoảng 100 tổ máy nhiệt điện than. Điện tái tạo, điện khí hóa lỏng (LNG) và ĐHN sẽ là thành phần chính trong hệ thống điện. Bên cạnh đó, hiện Mỹ là quốc gia có nhiều tổ máy ĐHN nhất thế giới, đóng góp khoảng 20% sản lượng điện toàn quốc và vẫn tiếp tục phát triển nguồn điện này. "VN đã đầu tư phát triển nhiều nguồn năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời, nhưng số sử dụng công suất thấp, có đặc tính không ổn định, nên sản lượng điện sản xuất ra từ các nguồn này ít hơn khoảng 4 lần so với các nguồn điện ổn định nói trên. Tính không ổn định sẽ làm cho hệ thống điện mất cân bằng và có thể dẫn đến sự cố, nếu mất điện sẽ làm các cơ sở cần dùng điện ổn định bị thiệt hại nhiều. Trong khi đó, một số ngành như sản xuất chip là ngành mà VN đang hướng tới, khi sản xuất cần điện năng ổn định trong thời gian dài. Nếu điện không ổn định, các mẻ sản xuất sẽ bị hỏng và thiệt hại là rất lớn, đến hàng chục triệu USD. ĐHN là nguồn điện ổn định, công suất lớn. Theo tôi, phát triển ĐHN là cần thiết cho một hệ thống điện ổn định. Và trong tương lai, đó không chỉ là điện năng, mà là tiềm lực của một đất nước", TS Trần Chí Thành nêu quan điểm. Góp ý dự thảo luật Điện lực sửa đổi, Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội cũng cho rằng VN có tiềm năng về phát triển ĐHN và thời gian qua đã chuẩn bị bước đầu tư cơ bản. Trong bối cảnh thế giới đang quay trở lại đầu tư, việc phát triển nguồn năng lượng này trở nên quan trọng. Đặc biệt, ĐHN được xem là một phương án quan trọng để đảm bảo an ninh năng lượng và đạt mục tiêu net zero vào năm 2050, như cam kết của Chính phủ.
9b524fa2a96dd4e11808db6fbf8a6735
18/09/2024
1e292140ba99dffbc6e72a080a84c277
12:00
18940d53c58a1ba453fcfbce1ab0609a
20240919
https://vietnamfinance.vn/fed-sap-xuong-tay-usd-va-bitcoin-cung-tang-gia-d116242.html
c88b5ac79b0b3f0a92676de7d7a51425
Fed sắp ‘xuống tay’, USD và Bitcoin cùng tăng giá
e388f96d8d186130055a2770d213f111
Đồng USD và tiền điện tử Bitcoin cùng tăng giá khi các nhà đầu tư chờ đợi thông tin chi tiết về kế hoạch cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
672263ed21973869c22e0bfa2f580162
Dữ liệu của Bộ Thương mại Mỹ ngày 17/9 cho thấy doanh số bán lẻ của Mỹ bất ngờ tăng 0,1% vào tháng 8, cho thấy nền kinh tế vẫn vững mạnh trong phần lớn quý III. Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) của Fed sẽ đưa ra quyết định về lãi suất vào cuối cuộc họp vào ngày 18/9, sau đó Chủ tịch Jerome Powell sẽ tổ chức họp báo. Ông Marvin Loh, chiến lược gia thị trường toàn cầu cấp cao tại State Street ở Boston, cho biết: "Tôi nghĩ rằng tất cả các thị trường tại thời điểm này đều phụ thuộc vào cuộc họp của FOMC vào ngày mai". Hợp đồng tương lai quỹ Fed cho thấy khả năng cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản là 63%, so với 30% của tuần trước, trong khi khả năng cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản là 37%. Tỷ lệ cược đã thu hẹp đáng kể sau khi các báo cáo truyền thông đưa tin về triển vọng nới lỏng mạnh mẽ hơn. Lần cắt giảm lãi suất gần đây nhất của Fed là vào tháng 3/2020 trong thời gian đại dịch Covid-19. So với đồng yên, đồng USD tăng 0,87% lên 141,830. Đồng euro giảm 0,10% xuống còn 1,112125 USD, tiến gần mức cao nhất trong năm là 1,1201 USD. So với đồng franc Thụy Sĩ, đồng USD tăng 0,15% lên 0,8460. Chỉ số USD, thước đo đồng bạc xanh so với rổ tiền tệ bao gồm đồng yên và đồng euro, tăng 0,199% ở mức 100,90. Các dữ liệu kinh tế khác vào ngày 18/9 dường như hỗ trợ Fed bớt quyết liệt hơn trong việc cắt giảm lãi suất. Hàng tồn kho của doanh nghiệp Mỹ, một thành phần quan trọng của tổng sản phẩm quốc nội, đã ghi nhận mức tăng tốt hơn dự kiến là 0,3% vào tháng 7 trong khi sản lượng nhà máy phục hồi vào tháng 8. Ngân hàng Nhật Bản dự kiến sẽ giữ nguyên chính sách trong phiên họp vào ngày 20/9 nhưng sẽ ra tín hiệu sẽ tiếp tục tăng lãi suất. Ngân hàng Anh cũng dự kiến sẽ giữ nguyên lãi suất ở mức 5% khi họp vào ngày 19/9, mặc dù thị trường đã định giá gần 36% khả năng sẽ có một đợt cắt giảm lãi suất nữa. Đồng bảng Anh, đồng tiền G10 có hiệu suất tốt nhất trong năm nay với mức tăng 3,41% so với USD, đã tăng nhờ các dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế Anh và sự ổn định của lạm phát. Đồng tiền này đã giảm 0,37% lần cuối ở mức 1,31665 USD. Thị trường Trung Quốc đóng cửa nghỉ Tết Trung thu cho đến ngày 18/9, mặc dù đồng nhân dân tệ đã tăng 0,16% lên 7,1090 nhân dân tệ đổi 1 USD trong giao dịch xuyên biên giới. USD Canada tăng 0,04% lên 1,35935 USD. Đô la Úc và Đô la New Zealand lần lượt được mua ở mức 0,67595 USD và 0,61900 USD. Về tiền điện tử, giá Bitcoin tăng 5% lên 60.544,00 USD. Ethereum tăng 3,29% lên 2.349,00 USD. Giá Bitcoin đã vượt ngưỡng 60.000 USD vào sáng 17/9 khi Cục Dự trữ Liên bang bắt đầu cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày. Ngân hàng trung ương này được kỳ vọng rộng rãi sẽ cắt giảm lãi suất lần đầu tiên sau bốn năm, điều này có khả năng thúc đẩy các tài sản rủi ro bao gồm cả Bitcoin. “Những tác động dài hạn của việc nới lỏng các điều kiện tiền tệ sẽ dẫn đến một chu kỳ tăng giá mới cho Bitcoin, Ether và các loại tiền điện tử khác. Trong quá khứ, giá Bitcoin có mối tương quan phần nào với các chỉ số công nghệ lớn như Nasdaq và nói chung là biến động theo các điều kiện tiền tệ, khi các nhà đầu tư săn lùng lợi nhuận trong môi trường lãi suất thấp hơn”, ông Philipp Pieper, đồng sáng lập của Swarm Markets cho hay. Bitcoin đã giao dịch trong phạm vi từ 55.000 USD đến 70.000 USD trong năm nay. Các nhà đầu tư đã dự đoán việc cắt giảm lãi suất của Fed, sự tăng trưởng của các ETF Bitcoin và kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ là những chất xúc tác tiếp theo làm rung chuyển thị trường tiền điện tử. Cuộc họp của FOMC được thiết lập để chính thức chấm dứt chiến dịch thắt chặt kéo dài nhiều năm nhằm hạ nhiệt lạm phát, đánh dấu sự thay đổi đáng kể trong chính sách. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) gần đây nhất cho thấy giá cả tăng 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 8, mức tăng chậm nhất kể từ năm 2021, đưa lạm phát vào giới hạn mục tiêu 2% của Fed.Dữ liệu bán lẻ công bố đầu tuần cho thấy khả năng phục hồi tương đối của người tiêu dùng. Doanh số bán lẻ tăng bất ngờ trong tháng 8 là 0,1%, trong khi dữ liệu tháng 7 được điều chỉnh lên 1,1%. Điều đó xảy ra khi thị trường lao động bắt đầu có dấu hiệu chậm lại, vì nền kinh tế Mỹ đã tăng thêm ít việc làm hơn dự kiến vào tháng 8.
bd870a7205bf035c3bd3ba39ccf47787
18/09/2024
1e292140ba99dffbc6e72a080a84c277
09:59
40fb4ffe2aa95f1b1e2c01f4323fa991
20240919
https://vietnamfinance.vn/hau-bao-lu-vinamilk-mang-trung-thu-am-ap-den-tre-em-moi-mien-d116264.html
bb58bd82a010fb4c993ed52d548e8d2a
Hậu bão lũ, Vinamilk mang trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
fc1181426355b7701073b402e3756deb
thi-truong
Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.
1dab80dc7de775c31d8bf63dff26921f
Hơn 1.000 phần quà gồm sữa đặc, sữa tươi, bánh đã được chuyển đến với các em nhỏ vừa trải qua những ngày bão lũ ở Hà Nội, Thái Nguyên. Tại Hà Nội, các phần quà được chuyển đến các em nhỏ ở huyện Thạch Thất, Quốc Oai. Trong khi đó, ngày 17/9, đoàn nhân viên Vinamilk cũng đến trao quà cho các em ở Trường THCS dân tộc nội trú Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên). Trường có 368 học sinh, với 12 lớp, đều là trẻ em người dân tộc. “Hôm lũ, nước dân cao lắm, ở dưới sân nước cao qua người con. Chúng con đều phải lên ở trên tầng một. Nhà bếp của trường cũng bị ngập nước nên các cô phải nấu cơm ở chỗ khác và chèo thuyền mang vào trường cho chúng con”, em Đinh Hải Lâm, học sinh lớp 6C, Trường THCS dân tộc nội trú Phú Lương, kể lại. Sau khi lũ rút, những ngày qua, cô trò ở đây đã cùng nhau dọn dẹp, vệ sinh lại trường lớp để có thể trở về với hoạt động học tập, sinh hoạt thường ngày. Các em cũng kịp đón trung thu không còn bão lũ. Nhiều em nhỏ tại xóm Trung Sơn, xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ (tỉnh Thái Nguyên) ngay trong ngày trung thu cũng nhận được các phần quà từ Vinamilk. Những món quà nhỏ nhưng là sự quan tâm, yêu thương, đem lại nhiều niềm vui cho trẻ, cũng như động viên tinh thần cho các bé vượt qua khó khăn. Đặc biệt, ông Đỗ Thanh Tuấn, Giám đốc Đối ngoại Vinamilk chia sẻ, với trẻ nhỏ, sữa là nguồn dinh dưỡng cần thiết giúp các em phát triển thể chất và Vinamilk luôn dành sự quan tâm, ưu tiên sản phẩm dinh dưỡng đến với trẻ. Trước đó, Vinamilk đã trao tặng hơn 500 phần quà gồm sữa đặc Ông Thọ, sữa tươi 100%, bánh trung thu, balo, đồ dùng học tập cho trẻ em nghèo tại Cà Mau; các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn đang được chăm sóc tại trung tâm trẻ em khuyết tật, các trung tâm bảo trợ trẻ em, mái ấm tại Cần Thơ, Bắc Ninh. Tại xã Đất Mũi (tỉnh Cà Mau) - điểm cực nam Tổ quốc, nhân viên Vinamilk đã chung tay tổ chức cho các em một trung thu vui tươi, ấm áp. Bên cạnh các phần quà sữa và bánh trung thu, được vui chơi, xem văn nghệ, các em đã được nhận 15 phần học bổng, hơn 1.000 cuốn sách, tập vở và hàng trăm dụng cụ học tập và 5 laptop. Đây là các phần quà do chính các nhân viên Vinamilk tại nhiều đơn vị trên cả nước cùng chung tay thực hiện.
6e2f3b6d3b4ab907bebf549359351685
18/09/2024
1e292140ba99dffbc6e72a080a84c277
15:25
0fa717f9cc70fcf46fef9bb9f111483e
20240919
https://vietnamfinance.vn/thanh-khoan-tang-gan-gap-ruoi-vn-index-no-luc-cong-pha-moc-1270-diem-d116268.html
8be58d5a8f876bd7be5ac32478ec53ef
Thanh khoản tăng gần gấp rưỡi, VN-Index nỗ lực 'công phá' mốc 1.270 điểm
971251d662458625db01ab8a670ca828
Tiền vào mạnh trong phiên 18/9 đưa VN-Index vượt mốc 1.270 điểm nhưng chỉ số nhanh chóng suy yếu sau đó. Cổ phiếu chứng khoán tăng mạnh sau thông tin tích cực.
f53b75edbfcdee4fb44f3b866e4d9ab3
Sau phiên tăng gần 20 điểm củaVN-Indexngày 17/9, quán tính hưng phấn tiếp diễn trong phiên sáng 18/9 đưa chỉ số vượt mốc 1.270 điểm. Tuy nhiên, VN-Index suy yếu trong phiên chiều và kết phiên chỉ tăng gần 6 điểm, lên 1.264,9 điểm. Điểm tích cực trong phiên là thanh khoản khớp lệnh cải thiện rõ rệt, đạt 14.800 tỷ đồng trên sàn HoSE, cao hơn 40% so với phiên liền trước. Cổ phiếu chứng khoán diễn biến khả quan nhất sau thông tin thông tư mới gỡ nút thắt pre-funding (ký quỹ đủ tiền mới được giao dịch) cho nhà đầu tư nước ngoài đã được ký ban hành. Nhiều mã tăng mạnh như SSI có thêm 2,14% giá trị, HCM tăng 3,97%, VDS tăng 3,91%, ORS tăng 2,44%; các mã còn lại đa số ghi nhận sắc xanh. Nhóm ngân hàng cũng giao dịch khả quan, gây ấn tượng nhất là CTG tăng 2,15%, kế đó là STB tăng 1,34%, TCB tăng 1,1%, các mã còn lại chủ yếu tăng nhẹ. Sắc đỏ hiện lên ở LPB, SHB, EIB, MSB, NAB. Cổ phiếu các ngành như công nghệ, hàng không, bán lẻ, năng lượng nhìn chung diễn biến tích cực. Tuy nhiên, các ngành bất động sản và sản xuất lại phân hoá rõ rệt. Trong khi các cổ phiếu vốn hoá lớn "rực lửa" thì các mã vốn hoá nhỏ hơn lại nghiêng nhiều về sắc xanh. Cụ thể, ở nhóm bất động sản, VHM, VIC, VRE, KDH đều ghi nhận sắc đỏ còn BCM, KBC, PDR đều đứng giá tham chiếu; ở nhóm sản xuất, HPG, GVR, DGC, DPM, DCM, BMP, VNM, MSN, SAB đều giảm điểm. Với việc thanh khoản gia tăng nhưng VN-Index chưa thể vượt mốc 1.270 điểm, còn khá sớm để nghĩ về kịch bản chỉ số này chinh phục các mức đỉnh từng thiết lập trong năm nay.
ad26101f69d8583b77d60a6a68378cb9
18/09/2024
1e292140ba99dffbc6e72a080a84c277
15:37
bbe86c21aa45be2319015b1ad5667060
20240919
https://vietnamfinance.vn/nguoi-viet-tieu-thu-hon-1000-ty-dong-my-pham-trung-quoc-d116247.html
1a7a67e4de443550dc6a50b4c4aab72d
Người Việt tiêu thụ hơn 1.000 tỷ đồng mỹ phẩm Trung Quốc
961a7848fe7acac3af0c27133db43ad1
Theo thống kê từ các sàn TMĐT, thị trường sản phẩm làm đẹp nội địa Trung tại Việt Nam tăng trưởng mạnh, đạt đỉnh doanh thu gần 100 tỷ đồng vào tháng 1/2024.
707b71e0b7e128e771e2428e376bca84
Theo báo cáo thị trườngSản phẩm thương hiệu làm đẹp nội địa Trung Quốctừ ngày 1/1/2023 đến ngày 31/8/2024 của Metric, tổng doanh thu đến từ mỹ phẩm Trung trên 3 sàn TMĐT Shopee, Lazada và Tiki tại Việt Nam đạt 1.005 tỷ đồng. Theo đó, ngành hàng này tăng trưởng gấp khoảng 3 lần từ năm ngoái đến năm nay. Tháng 1/2023, doanh thu của thị trường chỉ ở mốc gần hơn 30 tỷ đồng. Đến tháng 1/2024, doanh số đạt mức gần 100 tỷ. Với sự tăng trưởng vượt bậc, sản phẩm làm đẹp nội địa Trung Quốc ngày càng chứng minh vai trò, vị thế tại thị trường Việt Nam. Các nhãn hàng phổ biến trong danh mục này bao gồm Focallure, Perfect Diary, Colorkey,… Báo cáo của Metric cho biết số lượng mỹ phẩm Trung Quốc giao hàng thành công qua sàn TMĐT trong thời gian thống kê là 10,8 triệu sản phẩm. 1.012 là số gian hàng kinh doanh mặt hàng này. Mức giá phổ biến nhất của mỹ phẩm nội địa Trung là 200.000-350.000 đồng. Phân khúc này thu về gần 290 tỷ đồng cho thị trường. Trong khi 92,5% gian hàng là shop chính hãng, 79,8% sản phẩm đến từ các kho hàng quốc tế. Số liệu này cho thấy phần lớn thương hiệu sản phẩm làm đẹp Trung Quốc phân phối trên sàn TMĐT chuyển hàng từ kho Trung Quốc đến tận tay khách hàng Việt Nam. Tương tự, theo thống kêThương hiệu mỹ phẩm nội địa Trung trên sàn TMĐTcủa YouNet ECI, ngành hàng hàng này cũng tăng trưởng vượt trội từ tháng 9/2023 đến tháng 8/2024. 5 thương hiệu, bao gồm Focallure, Perfect Diary, Colorkey, Zeesea và Judydoll, bán ra 5,2 triệu sản phẩm, thu về hơn 625,5 tỷ đồng trong thời gian thống kê. Số liệu này được thu thập từ 4 nền tảng mua sắm Shopee, Tiki, Lazada và TikTik Shop. Ngành hàng đạt đỉnh doanh thu vào tháng 8/2024, với 647.300 sản phẩm bán ra, mang về 84,9 tỷ đồng doanh thu. Tính đến tháng 8/2024, tổng doanh thu của 5 thương hiệu tăng trưởng 180,4% so với tháng 9/2023. Theo thống kê từ YouNet ECI, thị phần lớn nhất của ngành hàng này thuộc về thương hiệu Colorkey. Tính đến hết tháng 8/2024, Colorkey đã bán ra hơn 1,77 triệu sản phẩm và thu về hơn 220,8 tỷ đồng. Nhãn hàng đạt đỉnh doanh thu vào tháng 8/2024, với 389.400 sản phẩm bán ra, mang về 52,25 tỷ đồng doanh thu. Kênh bán chủ yếu của thương hiệu hiệu này là gian hàng trên TikTok Shop, chiếm đến 72% tổng doanh số. Trong khi đó, Focallure về nhì, đã bán ra hơn 1,52 triệu sản phẩm và thu về hơn 116,4 tỷ đồng trong giai đoạn thống kê. Thương hiệu đạt đỉnh doanh thu vào tháng 1/2024, với 197.900 sản phẩm bán ra, mang về 15,64 tỷ đồng doanh thu. Tương tự Colorkey, Focallure cũng ghi nhận 60% doanh thu đến từ gian hàng trên TikTok Shop. Kênh bán này tạo ra 69,9 tỷ đồng doanh thu. Đứng cuối bảng xếp hạng 5 thương hiệu mỹ phẩm Trung Quốc tại thị trường Việt Nam là Perfect Diary. Nhãn hàng này đã bán thành công 370.400 sản phẩm qua các nền tảng mua sắm trực tuyến, đem về hơn 81,5 tỷ đồng. Perfect Diary đạt đỉnh doanh thu vào tháng 6/2024, với 34.800 sản phẩm bán ra, mang về 8.76 tỷ đồng doanh số. Khác với Colorkey và Focallure, Perfect Diary ghi nhận phần lớn doanh số đến từ sàn TMĐT Shopee. 72% doanh thu của thương hiệu, tương đương 58,7 tỷ đồng được tạo ra từ gian hàng trên nền tảng mua sắm trực tuyến này.
5360cf4fbebe18dced6ebb1bb8dd6edb
18/09/2024
1e292140ba99dffbc6e72a080a84c277
11:15
64db250047bf431cad17891de6d3d28c
20240919
https://vietnamfinance.vn/byd-van-co-xe-dien-re-nhat-tai-my-du-bi-ap-thue-100-d116251.html
d13a2d5d98f947b3b8fd503e09ce7874
‘BYD vẫn có xe điện rẻ nhất tại Mỹ dù bị áp thuế 100%’
3f3c950321d29f211c684f68c479cc32
Theo Giám đốc điều hành của AutoForecast Solutions, ông Joe McCabe, “gã khồng lồ” BYD của Trung Quốc vẫn sẽ là hãng xe điện giá rẻ nhất tại Mỹ ngay cả khi bị áp mức thuế mới 100%.
74fc9c140ab5473dc0cd7698ee8eefec
Sau khi ngừng sản xuất các loại xe chạy hoàn toàn bằng động cơ đốt trong vào tháng 3/2022, BYD đã đi đầu trong việc chuyển đổi sang xe điện. Tuy nhiên, trước đó BYD đã dành khoảng thời gian dài để xây dựng chuỗi cung ứng của mình. Công ty bắt đầu sản xuất pin lithium-ion vào năm 1996. Pin của BYD cung cấp năng lượng cho điện thoại thông minh phổ biến của Motorola và Nokia vào đầu những năm 2000. Những dự án đầu tiên tham gia vào ngành công nghiệp pin đã giúp BYD trở thành "gã khổng lồ trong ngành" như ngày nay. Kể từ khi ra mắt pin đột phá Blade EV vào năm 2020, BYD đã tiếp tục giới thiệu công nghệ hiệu quả hơn, chi phí thấp hơn để giảm giá thành. Chiếc xe điện rẻ nhất của BYD là Seagull EV có giá khởi điểm dưới 10.000 USD tại Trung Quốc. Các mẫu xe điện và hybrid giá cả phải chăng của hãng đang đẩy các loại xe chạy bằng xăng ra khỏi thị trường ô tô Trung Quốc, đặc biệt là từ các hãng sản xuất ô tô nước ngoài. Theo bà Stella Li, CEO của BYD tại khu vực Bắc Mỹ, BYD không có kế hoạch thâm nhập thị trường xe con của Mỹ dù công ty đã bán xe buýt điện tại đây. Dù vậy, các chuyên gia nhận định rằng nếu BYD có ý định bán xe con tại thị trường Mỹ, công ty có thể nắm giữ lợi thế so với các nhà sản xuất ô tô bản địa. Theo Giám đốc điều hành của AutoForecast Solutions, ông Joe McCabe, BYD vẫn sẽ là hãng xe điện rẻ nhất tại Mỹ ngay cả khi nước này áp dụng mức thuế mới 100% đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc. Theo thông cáo báo chí từ Nhà Trắng, mức thuế này sẽ có hiệu lực vào ngày 27/9 nhằm mục đích "bảo vệ các nhà sản xuất Mỹ khỏi các hoạt động thương mại không công bằng của Trung Quốc". Ông McCabe cho biết giá xe điện thấp nhất của BYD tại Mỹ sẽ là 12.000 USD. Ngay cả với mức thuế suất 100%, BYD vẫn sẽ có xe điện rẻ nhất tại Mỹ với giá dưới 25.000 USD. Tesla, công ty vẫn nắm giữ vị trí dẫn đầu (chiếm 48% thị phần xe điện Mỹ vào tháng 7) trên thị trường xe điện Mỹ, vẫn chưa thể sản xuất xe có giá dưới 30.000 USD. Các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc, như BYD, có lợi thế với chuỗi cung ứng đã được thiết lập, cho phép giảm giá thành. Xe điện chiếm hơn 50% doanh số bán xe chở khách tại Trung Quốc vào tháng 7. Tại Mỹ, xe điện chiếm 8,5% thị trường xe hạng nhẹ trong cùng kỳ, theo số liệu mới nhất của S&P Global Mobility . Các công ty Trung Quốc, bao gồm BYD và CATL, cũng thống trị thị trường pin toàn cầu. Theo SNE Research, CATL (chiếm 35,9%) và BYD (chiếm 16,5%) dẫn đầu doanh số bán xe điện toàn cầu trong quý II. Trong 8 tháng qua, CATL chiếm 37,6% thị trường pin EV toàn cầu, trong khi BYD đứng thứ hai với 16,1%. BYD đã nhanh chóng trở thành nhà sản xuất xe điện lớn nhất tại Trung Quốc và trên toàn cầu trong vài năm qua khi bán được 3.024.417 xe năng lượng mới (NEV) vào năm 2023, tăng 62,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong giai đoạn từ tháng 1-8 năm nay, BYD đã bán được 2.328.449 xe NEV, tăng 29,92% so với cùng kỳ năm ngoái. BYD không có kế hoạch ra mắt xe con tại Mỹ, ít nhất là trong tương lai gần. Tuy nhiên, bình luận của ông McCabe có thể gây lo ngại cho một số đối thủ cạnh tranh tại Mỹ. Trong khi BYD tiếp tục tung ra những mẫu xe điện giá rẻ có phạm vi hoạt động rộng hơn và nhiều tính năng tiên tiến hơn, một số nhà sản xuất ô tô của Mỹ tiếp tục trì hoãn các dự án quan trọng. Ford đã hủy bỏ mẫu SUV điện ba hàng ghế, mở ra cơ hội cho các đối thủ nước ngoài như Kia và Hyundai. GM cũng đang trì hoãn việc xây dựng nhà máy sản xuất pin ở Indiana và có thể chuyển sang CATL để sản xuất pin LFP tại Mỹ, giống như Ford và Tesla đã làm. Lực lượng lao động vượt quá 900.000 ngườiÔng Li Yunfei, giám đốc PR của BYD, mới đây cho biết tổng số nhân viên của BYD hiện đã lên tới 900.000 người, nhiều nhất trong số hơn 5.300 công ty niêm yết cổ phiếu loại A của Trung Quốc, con số này cao hơn 400.000 người so với công ty đứng ở vị trí thứ hai.Cũng theo ông Li, trong tổng số nhân viên của BYD, gần 110.000 người làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển kỹ thuật, khiến BYD trở thành hãng sản xuất ô tô có đội ngũ nhân viên R&D lớn nhất thế giới.Các hoạt động kinh doanh của Tập đoàn BYD bao gồm sản xuất ô tô, pin, lắp ráp thiết bị điện tử tiêu dùng và vận tải đường sắt, trong đó mảng kinh doanh ô tô bao gồm các thương hiệu BYD, Denza, Fang Cheng Bao và Yangwang.Theo báo cáo thường niên trước đó, tính đến cuối năm 2023, lực lượng lao động của BYD là 703.504 người, bao gồm 524.673 nhân viên sản xuất và 104.003 kỹ thuật viên.Điều này có nghĩa là BYD đã chứng kiến ​​mức tăng ròng gần 200.000 nhân viên trong năm nay.Vào ngày 24/7, BYD cho biết hơn 10.000 sinh viên mới tốt nghiệp đã gia nhập công ty, trong đó gần 70% có bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ và gần 80% là nhân viên nghiên cứu và phát triển.
e7b784eee6af981df3a3258a117237f4
18/09/2024
1e292140ba99dffbc6e72a080a84c277
13:15
1555f67a3c83e738e9d97cfbcaa57f8c
20240919
https://vietnamfinance.vn/bao-yagi-gay-thiet-hai-50-nghin-ty-nhieu-giai-phap-ho-tro-dn-khoi-phuc-san-xuat-kinh-doanh-d116245.html
213f42e18eab538915ee3d74d577cf6f
Bão Yagi gây thiệt hại 50 nghìn tỷ, nhiều giải pháp hỗ trợ DN khôi phục sản xuất kinh doanh
d2ccbe6cd13864b347e0a3f05db71dea
tieu-diem
(VNF) -Chính phủ đề ra 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
8442d42fd447c51eebb1df30ca913b3f
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát. Thống kê sơ bộ đến ngày 17/9, đã có 329 người chết, mất tích, khoảng 1.929 người bị thương; khoảng 234,7 nghìn căn nhà, 1.500 trường học và nhiều công trình hạ tầng bị sập đổ, hư hại. Tổng thiệt hại về tài sản do bão số 3 gây ra ước tính sơ bộ trên 50 nghìn tỷ đồng, dự báo có thể làm tốc độ tăng trưởng GDP cả năm giảm khoảng 0,15% so với kịch bản tăng trưởng đạt 6,8-7%. Trong chỉ đạo này, Chính phủ cũng yêu cầu bảo vệ tính mạng, an toàn, sức khỏe của nhân dân là trên hết, trước hết, khôi phục nhanh chuỗi sản xuất, cung ứng, lao động. Chính phủ đề ra 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3, nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát. Thứ nhất là nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về bảo vệ tính mạng, an toàn, sức khỏe của nhân dân. Theo đó, cần di dời, sơ tán người dân khỏi các khu vực có nguy cơ cao và vận chuyển hàng hóa viện trợ, tiếp tế, cứu chữa cho người dân; phòng chống dịch bệnh, xử lý, vệ sinh môi trường; chi trả đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách cho nhân thân người thiệt mạng; sắp xếp chỗ ở tạm thời cho người dân bị mất nhà… Thứ hai là nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về hỗ trợ khôi phục các hoạt động đời sống, xã hội để ổn định cuộc sống nhân dân. Trong đó chú trọng thực hiện nhanh, hiệu quả các chính sách hỗ trợ khẩn cấp hiện hành đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn để sửa chữa nhà ở bị hư hỏng nặng, di dời nhà ở…, theo phương châm "xác định thiệt hại đến đâu, hỗ trợ kịp thời đến đó". Ngoài ra, khôi phục hạ tầng thiết yếu (điện, nước, viễn thông…) trong thời gian sớm nhất, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu sinh hoạt, thông tin liên lạc của người dân; sửa chữa, sớm đưa vào sử dụng trở lại các công trình dân sinh, trường học, bệnh viện; gia cố ngay các đoạn đê, kè xung yếu, bị hư hại nghiêm trọng; sửa chữa, khôi phục kết cấu hạ tầng giao thông trên các tuyến huyết mạch; không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, đẩy giá, lợi dụng thiên tai, bão lũ để trục lợi; miễn, giảm học phí cho học sinh, sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão số 3 trong năm học 2024-2025. Thứ ba là nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về để khôi phục nhanh chuỗi sản xuất, cung ứng, kinh doanh. Theo đó, hỗ trợ giống, thức ăn, hóa chất và các vật tư cần thiết cho các địa phương để khôi phục sản xuất nông nghiệp; khẩn trương thực hiện hiệu quả các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, thuê mặt nước... cho các đối tượng bị ảnh hưởng, thiệt hại bởi bão, lũ, lụt, sạt lở đất theo quy định của pháp luật; rà soát, chi trả quyền lợi bảo hiểm cho các khách hàng bị ảnh hưởng theo quy định. Trước mắt, thực hiện ngay việc tạm ứng bồi thường cho khách hàng theo quy định. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam báo cáo về việc sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn, thiệt hại do ảnh hưởng của cơn bão số 3; thực hiện cơ cấu lại thời hạn, giữ nguyên nhóm nợ, xem xét miễn, giảm lãi vay cho các khách hàng bị thiệt hại, xây dựng các chương trình tín dụng mới với lãi suất ưu đãi phù hợp, tiếp tục cho vay mới đối với khách hàng để khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão theo các quy định pháp luật hiện hành. Ngoài ra, cho phép cơ sở kinh doanh du lịch tại địa phương bị ảnh hưởng được giảm 80% tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành đến tháng 6 năm 2025; nghiên cứu việc gia hạn nộp bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp du lịch bị thiệt hại do cơn bão số 3…
5f4ffdc824a341ead39eb0b559f0eb3f
18/09/2024
1e292140ba99dffbc6e72a080a84c277
11:19
d52073139af250a606aebf7365c370fe
20240919
https://vietnamfinance.vn/gan-9000-ho-so-dat-ton-dong-cuc-thue-khong-dam-quyet-kien-nghi-hop-khan-d116205.html
9271d13968ec358ae63bdfb07556b750
Gần 9.000 hồ sơ đất tồn đọng: Cục Thuế không dám quyết, kiến nghị họp khẩn
baa5c3104a5da216962e98db4c85d564
Cục Thuế TP. HCM vừa có văn bản khẩn kiến nghị UBND TP tổ chức cuộc họp để có hướng giải quyết các hồ sơ đất đai tồn đọng từ 1/8/2024.
8e1e06ecc99f3b98cad0457c97f8d7e3
Đây là lần thứ ba trong hơn một tháng qua, Cục Thuế TP. HCM gửi văn bản đến UBND TP. HCM kiến nghị liên quan đến nội dung này. Theo cơ quan này, cácvăn bản kiến nghịđược gửi đi trước yêu cầu cấp thiết, cần phải tháo gỡ vướng mắc trong áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật khi giải quyết hồ sơ tồn đọng về đất đai kể từ ngày Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực thi hành. Trước đó, ngày 8/8, Cục Thuế đã có công văn 7825, báo cáo và kiến nghị về những bất cập, vướng mắc trong giải quyết hồ sơ tại cơ quan thuế khi áp dụng Quyết định số 02/2020 của UBND TP. HCM để giải quyết các trường hợp áp dụng bảng giá đất theo quy định tại Luật Đất đai mới. Ngày 29/8, Cục Thuế tiếp tục gửi văn bản 8679, cho biết tính từ 1/8 đến 27/8 có 8.808 hồ sơ đất đai bị ách tắc tại cơ quan thuế, kiến nghị UBND TP. HCM sớm ban hành quyết định điều chỉnh bảng giá đất và có hướng dẫn, chỉ đạo việc áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật (bảng giá đất, hệ số điều chỉnh giá đất, tỷ lệ phần trăm tính thu tiền thuê đất...). Để từ đó cơ quan thuế kịp thời tính nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với các hồ sơ phát sinh từ ngày 1/8/2024. Ngày 5/9, Cục Thuế TP. HCM có công văn 8835 đề xuất Tổng cục Thuế với việc giải quyết các hồ sơ nhà đất (chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận quà tặng) thuộc trường hợp miễn thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ khi làm thủ tục cấp giấy chứng nhận cho người dân. Hiện nay do thay đổi, vướng mắc liên quan đến bảng giá đất mà hồ sơ đất đai tồn đọng ở cơ quan thuế rất nhiều, khiến cho việc giao dịch, chuyển nhượng nhà đất của người dân bị ách tắc. Theo Cục Thuế, UBND TP.HCM cần tổ chức cuộc họp để thống nhất việc áp dụng bảng giá đất, hệ số điều chỉnh giá đất, tỷ lệ phần trăm tính tiền thuê đất… làm cơ sở để cơ quan thuế kịp thời xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai. Trong thời gian chờ ban hành bảng giá đất điều chỉnh, Cục Thuế kiến nghị những hồ sơ đất đai tiếp nhận từ ngày 1/8 thì áp dụng theo bảng giá đất giai đoạn 2020-2024. Ngày 1/8 là thời điểm Luật Đất đai năm 2024 và Nghị định 103 quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất có hiệu lực. Tuy nhiên, do chưa có bảng giá đất điều chỉnh nên quá trình giải quyết hồ sơ đất đai tại cơ quan thuế phát sinh vướng mắc, bất cập. Tính từ ngày 1- 27/8, Cục Thuế tiếp nhận 8.808 hồ sơ. Trong đó, 346 hồ sơ thu tiền sử dụng đất khi thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận; 277 hồ sơ thu tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất; 5.448 hồ sơ thu thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản; 2.737 hồ sơ không phát sinh nghĩa vụ tài chính. Liên quan đến các hồ sơ của người dân đang bị treo ở các chi cục thuế, Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) đã có nhiều kiến nghị nhằm hạn chế những tổn thất cho người dân. Theo HoREA, đối với 2.737 hồ sơ thuộc các trường hợp không phát sinh nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, đề nghị Cục Thuế TP. HCM chỉ đạo các Chi cục Thuế giải quyết ngay vì các trường hợp này không phát sinh nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản, lệ phí trước bạ và tất cả các hồ sơ này đều không bị vướng về pháp lý. Đối với 5.448 hồ sơ thuế thu nhập cá nhân do chuyển nhượng bất động sản là do phải thực hiện quy định tại điều 17 Thông tư số 92/2015 (sửa đổi, bổ sung điều 12 Thông tư số 111/2013) của Bộ Tài chính; Với trường hợp trên hợp đồng chuyển nhượng không ghi giá hoặc giá trên hợp đồng chuyển nhượng thấp hơn giá đất do UBND cấp tỉnh quy định thì giá chuyển nhượng được xác định theo bảng giá đất do UBND cấp tỉnh quy định. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện nay, UBND TP. HCM chưa ban hành bảng giá đất điều chỉnh nên cơ quan thuế không dám giải quyết đối với các trường hợp trên đây và đã 2 lần có văn bản báo cáo lên UBND TP. HCM xin ý kiến.
14a826eb34a935321d96f1b864b30d2e
18/09/2024
1e292140ba99dffbc6e72a080a84c277
08:45
f87383ea6c1a2857f131118b13dad405
20240919
https://vietnamfinance.vn/vib-va-hanh-trinh-28-nam-sang-tao-va-huong-toi-trieu-khach-hang-viet-d116261.html
ede0b03ce5a81b0d34e84a50d042f522
VIB và hành trình 28 năm sáng tạo và hướng tới triệu khách hàng Việt
e0f8e7150ce487bc96baabed3cf2416c
ngan-hang
Suốt gần ba thập kỷ đồng hành, VIB cho biết luôn lấy khách hàng làm trọng tâm cho mọi sự nỗ lực sáng tạo về sản phẩm dịch vụ để luôn là một phần trong đời sống và những câu chuyện độc bản của hàng triệu khách hàng.
d1ab657e569dcd3009963c699feef7db
Trong những năm qua, dấu ấn VIB nổi bật rõ qua tốc độ đổi mới, cung cấp hệ sinh thái sản phẩm sáng tạo, đáp ứng hầu hết nhu cầu giao dịch tài chính của hơn 5 triệu khách hàng cá nhân, hàng chục ngàn khách hàng doanh nghiệp và định chế tài chính thông qua hơn 12.000 cán bộ nhân viên. Các sản phẩm chủ lực của ngân hàng bao gồm: cho vay mua nhà phố, mua căn hộ, cho vay vốn lưu động, vay mua ôtô, thẻ tín dụng, tiền gửi, FX, bảo hiểm, tài trợ thương mại, các dịch vụ ngân hàng giao dịch và ứng dụng ngân hàng số MyVIB. Mức độ sáng tạo vượt trội của mỗi sản phẩm và dịch vụ tại VIB đều được thực chứng thuyết phục theo nhiều cách, thông qua loạt giải thưởng danh giá từ các tổ chức uy tín cho đến dấu ấn thương hiệu đậm nét trong tâm trí hàng triệu khách hàng. Sở hữu hệ sinh thái sản phẩm đa dạng và chuyên biệt, VIB hướng tới mục tiêu trở thành “người bạn tài chính thông minh” mang đến các giải pháp tối ưu nhất cho khách hàng. Mỗi sản phẩm ra đời đều dựa trên nghiên cứu kỹ lưỡng về nhu cầu và tâm lý người dùng nhằm cá nhân hóa mọi trải nghiệm mà 5,5 triệu khách hàng mong đợi. “Sáng tạo là kim chỉ nam trong hành trình kiến tạo hệ sinh thái sản phẩm của VIB với mong muốn mang đến những trải nghiệm tối ưu nhất cho khách hàng của mình, thông qua các sản phẩm tinh gọn, thông minh và tin cậy. Những năm qua, chúng tôi xác định: hoặc là dẫn đầu về đổi mới, hoặc đứng ngoài cuộc chơi. Đây là động lực giúp VIB liên tục thay đổi để mới hơn từng ngày trên cơ sở lấy khách hàng làm trọng tâm”, Giám đốc Khối Ngân hàng Bán lẻ VIB chia sẻ. Sản phẩm sáng tạo đầu tiên phải kể đến ngân hàng số MyVIB từng lập kỷ lục quốc gia là "Ứng dụng mobile banking cloud-native đầu tiên tại Việt Nam" vào năm 2022 và là “Ứng dụng ngân hàng di động thân thiện nhất Việt Nam 2024” theo ghi nhận của International Finance Magazine. Giao diện MyVIB có phong cách thiết kế tối giản, đơn giản hóa mọi giao dịch ngân hàng, đảm bảo mọi thao tác của người dùng đều mượt mà, thuận tiện và nhanh chóng nhất có thể. MyVIB là một điển hình về việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào ngân hàng số tại Việt Nam, nổi bật gồm: Cloud-native, thực tế tăng cường (AR), độ an toàn bảo mật cao Đối với mảng thẻ tín dụng, VIB không chỉ sở hữu hệ sinh thái các sản phẩm thanh toán không tiền mặt sáng tạo, cá nhân hóa từng nhu cầu chi tiêu theo độ tuổi của khách hàng, mà còn dẫn dắt xu thế công nghệ thẻ tại Việt Nam và thậm chí vươn ra khu vực. VIB đã giành được sự tín nhiệm cao ở tầm quốc tế từ các tổ chức thanh toán lớn nhất thế giới. Cùng với con số ấn tượng 800.000 thẻ tín dụng được phát hành đến nay, VIB đã viết nên câu chuyện sáng tạo và đổi mới của ngân hàng “Dẫn đầu xu thế thẻ”. Mỗi sản phẩm thẻ mới ra mắt đều biểu trưng cho sức sáng tạo không giới hạn, góp phần làm đầy thêm bộ sưu tập giải thưởng đồ sộ của VIB. Nổi bật nhất là giải thưởng "Ngân hàng đầu tiên ứng dụng công nghệ Tương tác thực tế ảo (AR) vào thẻ tín dụng tại Việt Nam" từ VISA và "Đột phá về số hóa thẻ tín dụng" từ Mastercard năm 2023, hay như Online Plus 2in1 gắn với bước ngoặt tích hợp thẻ tín dụng và thẻ thanh toán đầu tiên tại Đông Nam Á, mang giải thưởng “Ngân hàng dẫn đầu về đổi mới và sáng tạo 2021” từ Mastercard về cho VIB. Family Link cũng là “Dòng thẻ mới tốt nhất 2022” và “Dịch vụ thẻ sáng tạo nhất 2022” do International Finance Magazine bình chọn. Năm 2023, VIB Super Card tiếp tục xác lập kỷ lục: sản phẩm thẻ tín dụng đầu tiên cho phép người dùng tự lựa chọn tính năng hoàn tiền hoặc tích điểm, chọn số đuôi thẻ, ngày sao kê và số tiền thanh toán tối thiểu. Cùng mức hoàn tiền đến 15%, sản phẩm thẻ hợp tác với American Express cũng ghi nhận tốc độ phát hành nhanh nhất từ trước đến nay của VIB, đạt hơn 5.000 thẻ chỉ sau 3 tháng ra mắt. Liên tục nhiều năm qua, VIB còn ghi dấu trong cách thức làm truyền thông sáng tạo, lan tỏa thương hiệu ngân hàng năng động đến người dùng. Nhà băng mở đường cho xu hướng đồng hành cùng các show âm nhạc thực tế trên sóng truyền hình, 2 lần thắng giải thưởng tiếp thị sáng tạo “MMA Smarties Vietnam” với show The Masked Singer Vietnam 2022-2023 và để lại ấn tượng đẹp với show chục tỷ view toàn cầu Anh Trai “Say Hi”. MC Trấn Thành – người đã đi cùng VIB qua các chương trình trong vài năm trở lại đây, chia sẻ: “Qua các gameshow có sự đồng hành của VIB, Trấn Thành cảm nhận được năng lượng tươi trẻ, hơi thở mới mẻ mà ngân hàng liên tục mang đến cho khán giả, cho chương trình. Càng nghiên cứu kỹ sản phẩm, Thành càng ‘dính’ VIB và trở thành khách hàng gửi tiền tiết kiệm tới mở thẻ tín dụng. Đối với người bận rộn như Thành, app MyVIB tối giản và thông minh, dễ dàng thanh toán mọi hóa đơn đến hạn trong một lần. Có thể nói, gặp nhau là cái duyên, song đi với VIB được lâu dài là nhờ chất lượng và uy tín ngân hàng, quyền lợi mà VIB trao cho người dùng”. VIB cũng là ngân hàng mang đến cho thị trường thanh toán không tiền mặt Việt Nam các khái niệm mới như “thẻ ảo”, “tổng đài ảo”, chuyên gia tài chính ảo... Trong đó, Chuyên gia tài chính ảo Vie của VIB đã được chủ sở hữu mạng xã hội Facebook (Meta) vinh danh giải thưởng “Best in Creatives 2023”, dành cho giải pháp khai phá sức mạnh của tiếp thị hội thoại sáng tạo nhất. Ra mắt từ năm 2022, Vie xuất hiện năng động khắp các nền tảng tiếp thị số để đưa ra những lời khuyên tài chính thú vị, thúc đẩy “mô hình ảo tương tác thật” trở thành chuẩn mực tương lai của ngành dịch vụ tài chính. Từ những ngày đầu thành lập đến nay, VIB cho biết đã xây dựng và phát triển hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ dựa trên quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng nhu cầu tài chính của khách hàng cá nhân. Các sản phẩm dịch vụ của nhà băng đã và đang vượt trội hơn nhiều tên tuổi khác trên thị trường bởi chính sự khắt khe của nhà băng thể hiện ở năng lực gọi tên và dẫn dắt xu hướng với các giải pháp chi tiêu, sử dụng đòn bẩy tài chính một cách hiệu quả dành cho khách hàng. Mang đến trải nghiệm tốt nhất cho mọi khách hàng là nền tảng vững chắc cho chiến lược kinh doanh của VIB. Suốt 28 năm đồng hành, VIB luôn nỗ lực để đưa sự sáng tạo, hiện đại vào đời sống tài chính của hàng triệu người, bởi mỗi khách hàng chính là một câu chuyện độc bản và họ cần được lắng nghe, chia sẻ, từ đó nâng cao chất lượng trải nghiệm của chính mình. Sự trân trọng, quan tâm đến từng khách hàng đã được nhà băng xây dựng thành bộ quy tắc nhất quán và chuẩn mực về dịch vụ và con người. Dù là nhân viên tại quầy giao dịch hay tổng đài, khách hàng đều nhận được những tư vấn tận tình, phù hợp nhất với nhu cầu tài chính, xử lý mọi vấn đề phát sinh một cách hiệu quả, từ đó tạo dựng niềm tin và gắn bó lâu dài với VIB. Xuyên suốt quy trình bán hàng và hậu bán hàng, VIB chú trọng đến 2 yếu tố: kịp thời và trọn vẹn. Ngân hàng nỗ lực rút ngắn thời gian khách hàng chờ đợi qua ba kênh số: tổng đài, trợ lý ảo và chatbot, nhằm tiếp nhận nhu cầu và xử lý ngay lập tức thông qua việc áp dụng các công nghệ hiện đại, đơn cử như công nghệ xác thực giọng nói triển khai từ thành 4/2023. Riêng kênh tổng đài, hơn 90% khách hàng phản hồi hài lòng. Cùng với đó là nhiều chương trình hỗ trợ và ưu đãi cạnh tranh so với toàn thị trường. Mới đây nhất, VIB ra mắt gói vay mua nhà phố với tổng hạn mức lên đến 30.000 tỷ đồng, lãi suất cố định từ 5,9%, 6,9%, 7,9%/năm cho các kỳ hạn 6 tháng, 12 tháng và 24 tháng, cùng chính sách miễn trả gốc lên đến 48 tháng. Đây là gói vay lớn nhất từ trước đến nay của nhà băng, giúp khách hàng cá nhân dễ dàng tiếp cận nguồn vốn với các gói lãi suất hấp dẫn, quy trình vay nhanh chóng và hiệu quả. Trước đó, VIB cũng đã gây tiếng vang với gói vay mua căn hộ chung cư, lãi suất từ 5,9%/năm và miễn trả gốc lên đến 5 năm, đạt nhiều kết quả tích cực. Đối với chủ thẻ tín dụng, VIB Daily Deals đã trở thành thiên đường ưu đãi quen thuộc đối với chủ thẻ. Ngày 20 hàng tháng được xem là ngày hội chi tiêu quen thuộc với rất nhiều người bởi được tận hưởng vô vàn ưu đãi từ VIB. VIB còn được đánh giá là tinh tế trong từng hành động chăm sóc hậu mãi cho khách hàng, mang đến nhiều khoảnh khắc đáng nhớ. Chia sẻ về kỷ niệm gần đây với VIB trong cộng đồng mạng hơn 20.000 thành viên, anh Đinh Văn Hùng (Hà Nội) đánh giá cao không chỉ ưu đãi thẻ mà còn các dịch vụ “cộng thêm” từ nhà băng. “Mình dùng VIB được 7 năm và cá nhân nhận thấy VIB ngày càng hoàn thiện hơn về chất lượng dịch vụ. Năm loại thẻ tín dụng của VIB mà mình sử dụng luôn có ưu đãi tốt hơn trước, tính năng cũng nhiều hơn, đi đầu về ưu đãi hoàn tiền. Tôi đánh giá cao về cách ngân hàng này liên tục nâng cấp dịch vụ, luôn lắng nghe và quan tâm tới nhu cầu của khách hàng”, anh Hùng cho hay. Sinh nhật 28 tuổi, VIB đang bước sang giai đoạn mới với nhiều hứa hẹn về sản phẩm sáng tạo và dịch vụ tận tâm hơn nữa.
23bd2cbcdfdd2eb82be6726f4c0bf9b4
18/09/2024
1e292140ba99dffbc6e72a080a84c277
15:23
70ceae92d3e94112c77d8b25665a1c56
20240919
https://vietnamfinance.vn/sasteco-chia-co-tuc-cao-ky-luc-thanh-khoan-co-phieu-tang-dot-bien-d116234.html
02cb84c8e594940f4e0e39e889afd5e6
Sasteco chia cổ tức cao kỷ lục, thanh khoản cổ phiếu tăng đột biến
0c85f5558f580f79705a4d02b1791948
Trong bối cảnh kinh doanh còn nhiều khó khăn, việc Sasteco dốc toàn bộ lợi nhuận để chi trả cổ tức ở mức cao kỷ lục là một quyết định gây bất ngờ. Ngay sau khi thông báo này được đưa ra, thanh khoản cổ phiếu SAC tăng mạnh, cao gấp 3 lần mức trung bình 10 phiên.
aa212db92a2ee8bcc893b1eb49cdb356
Ngày 30/9 tới đây, Công ty cổ phần Xếp dỡ và dịch vụ Cảng Sài Gòn (Sasteco, UPCoM: SAC) sẽ chốt danh sách cổ đông đăng ký cuối cùng nhận cổ tức năm 2023 bằng tiền. Theo đó, Sasteco sẽ dùng toàn bộ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến ngày 31/12/2023 (gần 28 tỷ đồng) để chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 70,65%, tương ứng cổ đông sở hữu 01 cổ phiếu sẽ nhận được 7.065 đồng cổ tức. Đây là mức cổ tức cao kỷ lục trong lịch sử hoạt động của công ty này. Thời gian thanh toán dự kiến vào ngày 15/10/2024. Theo danh sách cổ đông, Công ty cổ phần Cảng Sài Gòn (UPCoM: SGP), đơn vị nắm giữ 51,43% vốn điều lệ của Sasteco, dự kiến nhận khoảng 14,4 tỷ đồng từ cổ tức lần này. Đây là công ty con của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC, HoSE: MVN), doanh nghiệp do Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp sở hữu gần 99,5% vốn. Trong khi đó, một cổ đông lớn khác là Công ty cổ phần Vật tư Nông sản, nắm 5% vốn của Sasteco, sẽ "bỏ túi" khoảng 1,4 tỷ đồng tiền cổ tức. Về mối liên hệ, ông Nguyễn Tiến Dũng, Chủ tịch HĐQT của Vật tư Nông sản, hiện là thành viên HĐQT của Sasteco. Sasteco được thành lập vào ngày 1/8/2008 với tên gọi Xí nghiệp Xếp dỡ và Dịch vụ Cảng Sài Gòn. Đến ngày 1/10/2010, xí nghiệp này bắt đầu tiến hành cổ phần hóa với cổ đông lớn là Cảng Sài Gòn sở hữu hơn 51% cổ phần. Từ khi niêm yết trên thị trường chứng khoán vào năm 2016, Sasteco luôn duy trì việc trả cổ tức bằng tiền cho cổ đông. Tuy nhiên tỷ lệ cổ tức đã giảm dần qua các năm. Việc doanh nghiệp này dốc toàn bộ lợi nhuận để chi trả cổ tức ở mức cao kỷ lục gây bất ngờ cho khá nhiều nhà đầu tư. Đặc biệt là trong bối cảnh kinh doanh gặp khó. Giai đoạn 2020 - 2023, lãi ròng bình quân của Sasteco chỉ đạt 3,5 tỷ đồng/năm, lao dốc mạnh so với mức lãi kỷ lục vào năm 2017 là 21 tỷ đồng. Nguyên nhân là khủng hoảng kinh tế kéo dài khiến sản lượng hàng hóa thông qua các khu vực mà doanh nghiệp khai thác suy giảm. Quyết định chi trả cổ tức nói trên đã khiến thanh khoản cổ phiếu SAC tăng đột biến. Ngay sau khi thông báo chi trả cổ tức được công bố, thanh khoản của mã này đã bật tăng vượt mốc 100.000 đơn vị/phiên, đạt đỉnh vào phiên giao dịch 15/09 (215.000 đơn vị). Cần biết, cổ phiếu SAC là một trong những mã có thanh khoản thấp nhất sàn chứng khoán. Khối lượng giao dịch trung bình 10 phiên trước đó của cổ phiếu này chỉ đạt khoảng 30.000 đơn vị. Về thị giá, giữa tháng 5/2024, cổ phiếu SAC bắt đầu đà tăng phi mã. Từ vùng 11.000 đồng/cp, mã này đã lập đỉnh lịch sử trong phiên giao dịch ngày 21/6 với mức giá 31.700 đồng/cp, tương đương hơn 2.8 lần. Sau đó, mã này bắt đầu điều chỉnh và đang giao dịch quanh mức 28.400 đồng (phiên sáng 18/9). Với mức giá này, cổ phiếu SAC đã mất 10% từ đỉnh nhưng cao gấp 3 lần so với đầu năm.
c8957f26f76bfaa69d149e4eb2c697e9
18/09/2024
1e292140ba99dffbc6e72a080a84c277
10:30
9060da63f57e419732b39ade83a52119
20240919
https://vietnamfinance.vn/quang-ngai-xu-phat-hang-loat-dn-vi-pham-ve-thue-d116203.html
cd86c384d1b6219e86d0772341844300
Quảng Ngãi xử phạt hàng loạt DN vi phạm về thuế
2d92b90b296a8bdd68ba7ee218e93fe9
Cục thuế tỉnh Quảng Ngãi đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối Công ty TNHH Hưng Thịnh 25-29 và một số doanh nghiệp khác.
543fe59073e50cd2c24011bcffbc953b
Theo đó, Công ty TNHH Hưng Thịnh 25-29 có trụ sở tại 164/9 Nguyễn Văn Linh, phường Trương Quang Trọng, TP.Quảng Ngãi, tỉnhQuảng Ngãi. Người đại diện pháp luật của doanh nghiệp là ông Đoàn Thành Được; chức vụ Giám đốc. Công ty Hưng Thịnh 25-29 đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong việc kê khai thuế GTGT đầu vào được khấu trừ chưa đúng quy định dẫn đến thiếu số thuế GTGT phải nộp; kê khai một số khoản chi phí được trừ khi tính thuế TNDN không đúng quy định dẫn đến thiếu số tiền thuế TNDN phải nộp của năm 2022, năm 2023. Xác định hành vi vi phạm, cơ quan thuế đã quyết định phạt tiền 22.976.187 đồng về hành vi khai sai dẫn đến thiếu số thuế GTGT và thuế TNDN năm 2022, năm 2023 phải nộp là 22.976.187 đồng. Bên cạnh đó, Hưng Thịnh 25-29 còn bị truy thu thuế 114.880.934 đồng; tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế khai thiếu từ ngày phải nộp theo quy định của pháp luật đến ngày lập biên bản thanh tra ngày 28/8/2024 quy định tại điểm a khoản 2 Điều 59 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019, với số tiền 14.661.194 đồng. Số tiền chậm nộp tiền thuế nêu trên được tính đến hết ngày 28/8/2024. Công ty TNHH Hưng Thịnh 25-29 có trách nhiệm tự tính và nộp số tiền chậm nộp tiền thuế kể từ sau ngày 28/8/2024 đến thời điểm thực nộp số tiền thuế truy thu và phạt nêu trên vào Ngân sách Nhà nước theo quy định. Ngoài ra, cơ quan thuế còn giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau, số tiền 261.399.436 đồng. Như vậy, tổng số tiền thuế truy thu, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế thuế là 152.518.315 đồng. Trước đó, cơ quan thuế cũng đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH MTV Thương mại và Đầu tư An Phú Vinh Quảng Ngãi. Nguyên nhân xử phạt là do doanh nghiệp đã khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế GTGT phải nộp tháng 01/2022, tháng 06/2023 và tháng 09/2023, thuế TNDN phải nộp năm 2021, năm 2022 và năm 2023, thuế Tài nguyên phải nộp năm 2022 và năm 2023. Đồng thời, doanh nghiệp này cũng khai không đúng số tiền phí BVMT phải nộp năm 2023. Ngoài ra, Cục thuế Quảng Ngãi cũng đã xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Xây dựng và Đầu tư Lộc Phát. Nguyên nhân là Xây dựng và Đầu tư Lộc Phát không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế TNDN; khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế GTGT, TNDN, TNCN phải nộp; Khai sai nhưng không dẫn đến thiếu số tiền thuế GTGT, TNCN phải nộp.
72179f5182365f4477f836212726e63a
18/09/2024
1e292140ba99dffbc6e72a080a84c277
07:15
e285afe9b33fa917c60c19bb4cc67ddf
20240919
https://vietnamfinance.vn/lai-suat-lien-ngan-hang-giam-manh-d116282.html
54761e7ff222cdc5cad351fab5b935c5
Lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh
a49b3ea57e378a31b2d5fb515c8b5a20
Lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh so với đầu tháng 9 trong bối cảnh thanh khoản hệ thống phát tín hiệu dồi dào hơn.
a79fb2fcb7da53b597994c749456f6e7
Số liệu mới nhất được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố cho thấy, lãi suất VND bình quân liên ngân hàng tại kỳ hạn qua đêm (kỳ hạn chính chiếm khoảng 90-95% giá trị giao dịch) trong phiên 17/9 đã giảm về còn 3,21%/năm, từ mức 3,28%/năm trong phiên 16/9 và 3,47%/năm trong phiên giao dịch cuối tuần trước. So với mức ghi nhận hồi đầu tháng 9, lãi suất qua đêm liên ngân hàng đã giảm khoảng hơn 1,1 điểm % và là mức thấp nhất kể từ đầu tháng 7. Cùng với kỳ hạn qua đêm, lãi suất hầu hết kỳ hạn chủ chốt khác đều đi xuống. Ở phiên 17/9, kỳ hạn 1 tuần giảm từ 3,48% trong phiên 16/9 về còn 3,34%; kỳ hạn 1 tháng giảm từ 4,04% ở phiên trước về còn 3,72%. Bên cạnh sự lao dốc của lãi suất liên ngân hàng, thanh khoản hệ thống cũng phát tín hiệu dồi dào hơn khi lượng trúng thầu giảm mạnh. Dù NHNN đã giảm lãi suất OMO xuống còn 4% song trong hai phiên giao dịch 16-17/9 nhưng lượng trúng thầu chỉ đạt lần lượt hơn 524 tỷ đồng 546 tỷ đồng trên tổng số 3.000 tỷ đồng được chào thầu mỗi phiên. Lãi suất liên ngân hàng giảm sâu và thanh khoản hệ thống dồi dào hơn sau khi cơ quan quản lý tiền tệ đã có một loạt động thái điều hành mang tính nới lỏng. Trong ngày 16/9, NHNN đã giảm lãi suất cho vay trên kênh cầm cố giấy tờ có giá (OMO) xuống còn 4%/năm từ mức 4,25%/năm duy trì từ đầu tháng 8. Đây là lần thứ hai NHNN giảm lãi suất OMO trong vòng hơn 1 tháng qua. Trước đó, NHNN cũng hạ loại lãi suất này từ 4,5%/năm xuống 4,25%/năm trong phiên giao dịch 5/8. NHNN cũng dừng hoạt động chào bán tín phiếu mới từ phiên 26/8 và lần lượt bơm trả toàn bộ lượng thanh khoản đã hút trước đó khi các lô tín phiếu cũ lần lượt đáo hạn. Giới phân tích cho rằng, các động thái của NHNN nhằm hỗ trợ thanh khoản hệ thống ngân hàng, qua đó thiết lập một mặt bằng lãi suất liên ngân hàng thấp hơn trong thời gian tới. Sự điều chỉnh của NHNN cũng được đánh giá là phù hợp trong bối cảnh tỷ giá giảm sâu trong những tuần gần đây và Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) gần như chắc chắn sẽ giảm lãi suất trong cuộc họp kéo dài 2 ngày (từ tối 17/9 giờ Việt Nam). Theo những tín hiệu từ Fed và thị trường, trong cuộc họp này, Fed có thể sẽ cắt giảm lãi suất điều hành lần đầu tiên kể từ tháng 3/2020. Trước đó, Fed đã có 11 lần tăng lãi suất, đưa lãi suất lên mức 5,25-5,5% như hiện tại.
486696cd227d6aa71df1d083f086a19a
18/09/2024
1e292140ba99dffbc6e72a080a84c277
18:18
159f3a8cfd9048a8f6372061746058d0
20240919
https://vietnamfinance.vn/kienlongbank-chung-tay-cung-nguoi-dan-khac-phuc-hau-qua-bao-so-3-d116263.html
b4db904341dddd2255e262b5120de916
KienlongBank chung tay cùng người dân khắc phục hậu quả bão số 3
8282015ac30a6d38aeddc9a207019453
ngan-hang
Siêu bão Yagi gây ngập lụt tại 20/25 tỉnh thành phía Bắc, đã cuốn đi cơ nghiệp của nhiều gia đình, doanh nghiệp. Với mong muốn chung tay cùng khách hàng khẩn trương khắc phục hậu quả của cơn bão, vực dậy cuộc sống cũng như hoạt động kinh doanh, KienlongBank thực hiện giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng bị ảnh hưởng đồng thời áp dụng chính sách vay mới thuận tiện, ưu đãi.
24f0fe45ddfb9f2c66c63ef53fb1f506
Theo thông tin của Ngân hàng Nhà nước, thống kê từ 20 địa phương cho thấy tổng số dư nợ bị ảnh hưởng do cơn bão Yagi khoảng 80.000 tỷ đồng. Trong đó, thiệt hại lớn nhất thuộc về Quảng Ninh và Hải Phòng với 11.700 khách hàng bị ảnh hưởng, dư nợ khoảng 23.100 tỷ đồng. Là một ngân hàng có 29 năm gắn bó, đồng hành cùng với khách hàng trên khắp mọi miền tổ quốc, KienlongBank thấu hiểu những khó khăn cùng những nhu cầu cấp thiết về tài chính ở thời điểm hiện tại của các gia đình, doanh nghiệp nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp và thuỷ sản. Theo đó, ngân hàng đã quyết định giảm trực tiếp 2%/năm trên hợp đồng tín dụng cho các khách hàng hiện hữu bị ảnh hưởng bởi bão số 3 với mong muốn góp phần cùng người dân khắc phục hậu quả sau bão. Bên cạnh việc giảm lãi suất cho vay, KienlongBank cũng áp dụng mức lãi suất chương trình đặc quyền ưu đãicho toàn bộ khách hàng sử dụng gói vay mới để: bổ sung vốn kinh doanh; vay xây dựng sửa chữa nhà cửa, tiêu dùng… với nhiều kỳ hạn vay linh hoạt từ 1 đến 18 tháng, cùng mức lãi suất ưu đãi từ 0%, quy mô tổng gói giải ngân 3.000 tỷ đồng. Theo chia sẻ từ đại diện KienlongBank: “Sau khi bão số 3 đi qua, mặc dù không ít điểm kinh doanh của KienlongBank bị ảnh hưởng và hư hỏng tài sản nhưng Ngân hàng đã chủ động theo sát và cập nhật thông tin tại từng địa phương; thống kê và lên danh sách khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão; phối hợp cùng khách hàng để rà soát, đánh giá hiện trạng cũng như thiệt hại gặp phải… Trên cơ sở đó, ngân hàng đã nghiên cứu và triển khai đồng bộ các giải pháp, gói hỗ trợ như: xem xét miễn/giảm lãi vay; xây dựng nhiều gói vay ưu đãi theo thực tế tình hình của khách hàng; đẩy nhanh quá trình duyệt và cấp tín dụng… nhằm sớm đưa nguồn vốn đến tay khách hàng sau bão lũ”. KienlongBank cho biết ngân hàng hiểu rằng, những mất mát đau thương là không thể bù đắp. Bên cạnh đó cuộc sống và hoạt động kinh doanh cũng phải được vực dậy nhanh chóng hơn bao giờ hết. Theo đó ngân hàng đã đưa ra nhiều giải pháp, chính sách cho vay để người dân có thể tiếp cận với nguồn vốn tín dụng - không những ưu đãi về lãi suất mà còn đơn giản về thủ tục. Để làm được điều đó, KienlongBank tăng cường đẩy mạnh các giải pháp chuyển đổi số, quyết liệt triển khai và ứng dụng công nghệ trong việc thẩm định cho vay, giúp rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ vay vốn của khách hàng. Ngân hàng cũng không ngừng đẩy mạnh quá trình rà soát, đơn giản hóa quy trình nội bộ, đồng thời liên tục ban hành các sản phẩm vừa giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận thông tin, ít thủ tục nhưng đi đúng, đi trúng nhu cầu vay vốn. Cùng với những chính sách được khẩn trương triển khai cho khách hàng theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, KienlongBank cũng kịp thời chung tay cùng Chính phủ giúp bà con khắc phục sự cố sau bão gây ra. Ngân hàng cho hay đã ủng hộ số tiền 500 triệu đồng đến UBTW MTTQ VN; Công đoàn Ngân hàng cũng đứng ra vận động Công đoàn viên Người lao động ủng hộ đồng bào phía Bắc với tinh thần tương thân tương ái tất cả hướng về miền Bắc thương yêu và nhận được sự chung tay của đông đảo cán bộ nhân viên với tổng số tiền hơn 1 tỷ đồng. Số tiền này ngân hàng sẽ tiến hành phối hợp với Ban chấp hành Trung ương Hội nông dân Việt Nam để xây dựng các căn nhà cho bà con bị ảnh hưởng do bão số 3 tại Yên Bái, Lào Cai đồng thời hỗ trợ thêm trang thiết bị vật dụng để bà con nhanh chóng khắc phục sự cố sau bão, góp phần ổn định cuộc sống. Với việc triển khai cùng lúc nhiều giải pháp tín dụng ưu đãi, KienlongBank hi vọng sẽ tiếp thêm động lực, giúp khách hàng giải được bài toán về nguồn vốn, tạo nền tảng cần thiết để khách hàng vực dậy kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế và nâng cao các nhu cầu của cuộc sống. Đây cũng là một trong những hành động thiết thực thể hiện vai trò, trách nhiệm của KienlongBank trong việc thực thi chủ trương, chính sách điều hành của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về tăng trưởng tín dụng bền vững trong năm 2024.
fb5232ecfc3146e45800f2c8b4ce416f
18/09/2024
1e292140ba99dffbc6e72a080a84c277
16:00
2af1479cbab2651f55315cdaac6ab738
20240919
https://vietnamfinance.vn/tap-doan-cuu-tt-trump-muon-lam-khach-san-san-golf-tai-hung-yen-d116220.html
be3f394a086d7f4924228163bbc2190f
Tập đoàn của cựu TT Trump muốn làm khách sạn, sân golf tại Hưng Yên
a67dbc7ac47cd33d1369b2ca6cb725fb
Tập đoàn The Trump Organization, thuộc sở hữu của gia đình cựu Tổng thống Donald Trump, bày tỏ mong muốn hợp tác và đầu tư vào tỉnh Hưng Yên trong các lĩnh vực khách sạn và sân golf.
8e412ed37af723cb4a69183e7ed523d0
Ngày 16/9, Tập đoàn The Trump Organization (Hoa Kỳ) đã có buổi làm việc với các lãnh đạo tỉnh Hưng theo đề xuất từ Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Phát triển Hưng Yên (Hưng Yên Group). Đây là một nhà phát triển các cụm công nghiệp và đô thị, được thành lập vào tháng 2/2021 bởi các cổ đông chiến lược, trong đó có Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC). Tại buổi làm việc, The Trump Organization cho biết muốn đầu tư vào các dự án xây dựng khách sạn, sân golf và tổ hợp vui chơi giải trí tại Hưng Yên, lĩnh vực mà tập đoàn có thế mạnh và sở hữu nhiều thương hiệu quốc tế. Tập đoàn này đã đầu tư vào một loạt các khách sạn, sân golf, và bất động sản thương mại tại Mỹ, cũng như các quốc gia khác, trong đó có Dubai (UAE), Indonesia, Oman, Hàn Quốc, Philippines và Ấn Độ. Trong buổi làm việc, đại diện của The Trump Organization bày tỏ hy vọng tỉnh Hưng Yên sẽ tạo điều kiện thuận lợi để tập đoàn tham gia vào các dự án đầu tư tại đây, góp phần vào sự phát triển kinh tế của tỉnh và thắt chặt quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mỹ. Về phía tỉnh Hưng Yên, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Quốc Văn cho biết tỉnh đang phát triển mạnh mẽ các dự án về hạ tầng giao thông, khu công nghiệp và đô thị, và ông mong muốn The Trump Organization sẽ nghiên cứu các phương án đầu tư tại địa phương. Bí thư tỉnh Hưng Yên Nguyễn Hữu Nghĩa cũng cam kết sẽ tạo điều kiện trong khuôn khổ pháp luật để tập đoàn thuận lợi triển khai dự án, đồng thời tỉnh sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trung ương để hỗ trợ The Trump Organization đạt được hiệu quả cao nhất trong việc xúc tiến đầu tư. Được biết, Tập đoàn tư nhân đa ngành này thuộc sở hữu của gia đình cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. The Trump Organization đã đầu tư và sở hữu nhiều khách sạn, sân golf, bất động sản thương mại và nhà ở trên khắp nước Mỹ cũng như tại nhiều quốc gia trên toàn cầu. Tại châu Á, công ty của gia đình ông Trump có sân golf tại Dubai (UAE), Indonesia, Oman và nhiều bất động sản ở Hàn Quốc, Philippines, Ấn Độ.
47285949393711689eb35635553a1fa7
18/09/2024
1e292140ba99dffbc6e72a080a84c277
21:00
54827d9906fced47980cc463b15225af
20240919
https://vietnamfinance.vn/no-thue-tien-ty-loat-dn-bi-hai-quan-da-nang-beu-ten-d116255.html
ef60643edacd31f7e47953546a592557
Nợ thuế tiền tỷ, loạt DN bị Hải Quan Đà Nẵng ‘bêu’ tên
f2292f8a7db503006a8f1f8fc4633c2d
Danh sách này có 43 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp nợ thuế nhiều nhất là Công ty TNHH Thương mại tổng hợp Quốc Cường với 9,6 tỷ đồng
aebdd62f173c58d780ca28e3d938218b
Cục Hải quan TP. Đà Nẵng vừa công khai thông tin nợ thuế tháng 8/2024. Trong đó, đơn vị này đã nêu tên 43 doanh nghiệpnợ thuếđến thời điểm 31/8/2024. Theo đó, các doanh nghiệp nằm trong danh sách này đều thuộc tình trạng nợ thuế quá hạn hoặc quá hạn cưỡng chế là chủ yếu. Tổng cộng số tiền thuế các doanh nghiệp này chậm nộp và tiền phạt còn nợ thuế lên đến 34,8 tỷ đồng. Doanh nghiệp có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ nhiều nhất lên đến 9,6 tỷ đồng của Công ty TNHH Thương mại tổng hợp Quốc Cường (địa chỉ tại số 3B khu Vườn Sái, thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn); Sau đó, Công ty TNHH ITG - Phong Phú (địa chỉ tại đường số 2 KCN Hòa Khánh, thành phố Đà Nẵng) với 6,3 tỷ đồng; Công ty TNHH Cơ khí Tân Kiến Thành (địa chỉ tại 428 Nguyễn Trãi, phường 8, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh) với 6,6 tỷ đồng. Doanh nghiệp có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ thấp nhất là: Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Hồng Gia Phát (địa chỉ tại 139/28 Tân Sơn Nhì, phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh) với 9,8 tỷ đồng; Nhà máy Chế biến rau quả xuất khẩu Quảng Nam (Đường Trần Phú, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) với 13 triệu đồng; Công ty May mặc Hồng Đức (địa chỉ tại Hòa Khánh - quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng) với 17 triệu đồng.
9199fe0b8c9175d34fbcbbe189b93bd5
18/09/2024
1e292140ba99dffbc6e72a080a84c277
14:30
999b1ad8231180184caf38ed6b540ed7
20240919
https://vietnamfinance.vn/xay-dung-goi-lai-suat-0-ho-tro-khach-hang-anh-huong-bao-yagi-d116196.html
6f502c205f3f2b9779daca503c411651
Xây dựng gói lãi suất 0% hỗ trợ khách hàng ảnh hưởng bão Yagi
a3098c0918bf73eb153a0cda6f611d0a
Chính phủ chỉ đạo ngành ngân hàng đưa ra chính sách ưu đãi tín dụng hay gói lãi suất 0% hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng của bão Yagi.
eec577b2e4373881303ba5d2f094def4
Tại hội nghị với các bộ, ngành, địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi), Thủ tướng đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nghiên cứu đưa ra các chính sách tín dụng ưu đãi như giãn, hoãn nợ, khoanh nợ, chính sách tín chấp hay có góilãi suất 0%để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng. Theo thống kê sơ bộ của NHNN, ước tính có khoảng 80.000 tỷ đồng dư nợ tại các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng bởi bão số 3. Rất nhiều lĩnh vực từ nông nghiệp, công nghiệp, đến thương mại, dịch vụ... đều chịu ảnh hưởng. Sau đó, NHNN đã có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng chỉ đạo các chi nhánh, phòng giao dịch chủ động rà soát, tổng hợp thiệt hại của khách hàng đang vay vốn để kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn. Sau yêu cầu của NHNN, các ngân hàng thương mại đồng loạt đưa ra chính sách hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão Yagi. Đối tượng được hưởng chính sách lãi suất của các ngân hàng bao gồm những khách hàng phải sinh sống và làm việc tại các tỉnh thành, khu vực bị ảnh hưởng trực tiếp bởi bão Yagi, như Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Yên Bái, Thái Nguyên,... Các khoản vay được giảm lãi suất thường là các khoản vay sản xuất kinh doanh, trung và dài hạn, hoặc vay có tài sản bảo đảm. Về thời gian áp dụng, các chương trình hỗ trợ lãi suất có thời hạn nhất định, thường kéo dài từ tháng 9 đến cuối năm 2024, với một số trường hợp kéo dài đến đầu năm 2025. Trong nhóm ngân hàng có vốn Nhà nước, Vietcombank giảm 0,5% lãi suất cho các khách hàng vay vốn sản xuất kinh doanh ở khu vực bị thiệt hại do bão, từ 6/9 đến hết năm nay, áp dụng cho dư nợ hiện hữu và vay mới. Vietcombank ước tính gần 20.000 khách hàng với tổng dư nợ 130.000 tỷ được hạ lãi suất, tương ứng mức hỗ trợ 100 tỷ đồng. Tại Agribank, khoảng 12.000 khách hàng với dư nợ 21.000 tỷ đồng bị ảnh hưởng do bão và mưa lũ. Đại diện Agribank cho biết sẽ giảm lãi suất đối với khách hàng bị ảnh hưởng như thế với mức độ từ 0,5-2%. Các ngân hàng tư nhân cũng đưa ra các chính sách giảm lãi vay 0,5-2%/năm cho cá nhân, hộ kinh doanh ở khu vực phía Bắc. Đơn cử như MSB đối với các khoản thế chấp đang cho vay đối với hộ kinh doanh để khắc phục bão lũ, lãi suất giảm chỉ còn 5,8% đối với khách hàng có tài sản đảm bảo. Với khách hàng bị thiệt hại và không còn tài sản bảo đảm, mức lãi suất hiện tại chỉ là 8,5% ở các kỳ hạn ngắn. Đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ không có tài sản đảm bảo, lãi suất hiện tại đang giảm xuống mức 7,7%/năm ACB đã quyết định giảm 1-2% lãi vay cho các khách hàng bị thiệt hại trực tiếp từ thiên tai. Đồng thời, áp dụng mức lãi suất 6% cho khoản vay mới hỗ trợ khách hàng khôi phục sản xuất, kinh doanh sau bão. VPBank cũng thông báo giảm 1% lãi suất với các khoản vay trung và dài hạn, các khoản vay ngắn hạn được giảm 0,5% lãi suất. Chương trình triển khai từ ngày 13/9 đến hết 31/12, áp dụng tại tất cả tỉnh, thành chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão số 3. TPBank cũng cho biết, chính sách hỗ trợ giảm tối đa 50% số tiền lãi hiện tại cho khách hàng cá nhân hiện hữu chịu ảnh hưởng bởi bão, lũ và sẽ giữ cố định mức lãi suất giảm này đến muộn nhất là ngày 31/1/2025. Chương trình áp dụng từ nay đến hết tháng 10, với hạn mức lên tới 2.000 tỷ đồng. Còn Eximbank giảm 1% lãi suất trong tháng đầu tiên đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, áp dụng theo chương trình ưu đãi lãi suất của ngân hàng cho các khoản vay ngắn hạn bằng tiền đồng. Với khoản vay trung và dài hạn, ngân hàng miễn lãi suất 0% trong 2 tháng đầu tiên và lãi suất cố định 7,49%/năm cho 10 tháng tiếp theo. BVBank cũng gia hạn thời gian trả lãi, gốc hoặc cơ cấu lại nợ cho các khách hàng hiện hữu thiệt hại do bão lũ. Đồng thời, tùy vào mức độ thiệt hại do bão lũ, ngân hàng giảm lãi vay đến 2% một năm, tối đa 3 tháng cho các khách hàng đang vay vốn. Với khách vay mới, nhà băng này áp dụng mức giảm 0,5%, tối đa 3 tháng so với lãi vay thông thường. Hiện lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng dao động từ 6,3-7,8%. Với mức giảm 0,5-2% từ phía các nhà băng, người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bão Yagi có nguồn lực phục hồi sản xuất, kinh doanh. Lãi suất 0 đồng là chương trình thiết thực hỗ trợ khách hàng, bà con trong khôi phục, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. Ngân hàng cũng chủ động trong việc tiết giảm chi phí hoạt động, dành dư địa tín dụng để triển khai nhiều chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi dành cho các cá nhân, giúp nâng cao năng lực vay vốn của khách hàng. Lãnh đạo một ngân hàng tư nhân cho hay, ngân hàng này đang nghiên cứu có gói tín dụng ưu đãi với quy mô khoảng 5.000 tỷ đồng, lãi suất 0% trong tháng đầu tiên dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa cho mục đích sản xuất kinh doanh, nhằm san sẻ những khó khăn với khách hàng cũng như góp phần phục hồi kinh tế.
7d0df186b6ff14fbd69b94f8876eda82
18/09/2024
1e292140ba99dffbc6e72a080a84c277
09:45
961ca60212b8611d7df33e72a6634709
20240919
https://vietnamfinance.vn/co-phieu-nvl-bi-canh-bao-chu-tich-bui-thanh-nhon-viet-tam-thu-noi-co-lam-se-co-sai-sot-d116254.html
e3d76c422e06b3de4be85a9f675d5f5e
Cổ phiếu NVL bị cảnh báo, Chủ tịch Bùi Thành Nhơn viết tâm thư nói ‘có làm sẽ có sai sót'
a646a7ffe2e8709fb0639b312e186c95
Chủ tịch Bùi Thành Nhơn vừa có tâm thư gửi đến cổ đông và nhà đầu tư thừa nhận việc tồn tại những sai sót, đồng thời khẳng định trách nhiệm của doanh nghiệp đối với khách hàng, cổ đông và nhà đầu tư.
08055f10fc2d1afb04d575d8e11c698e
Theo thông báo từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE), cổ phiếu NVL của Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (HoSE:NVL) bị đưa vào diện cảnh báo từ ngày 23/9 do chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024 quá 15 ngày so với thời hạn quy định. Ít ngày trước đó, cổ phiếu NVL đã được bổ sung vào danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ (cắt margin) vì chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên 2024 quá 5 ngày kể từ ngày hết hạn công bố thông tin. Ồ ạt những tin tức xấu, cổ phiếu NVL đã đối diện với nhiều phiên bán ròng kể từ đầu tháng 8 cho đến nay, trong đó có những phiên cổ phiếu giảm kịch sàn, khối lượng khớp lệnh cao đột biến. Giải trình về những thông tin này, Novaland cho biết trong 6 tháng đầu năm doanh nghiệp đã và đang cùng lúc triển khai nhiều kế hoạch, chương trình hoạt động khôi phục lại hoạt động kinh doanh. Cụ thể như tái khởi động các dự án, hoàn thiện và bàn giao sản phẩm, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho cư dân, đồng thời tiếp tục với các nỗ lực tái cấu trúc tài chính… Do đó, số lượng giao dịch, hồ sơ chứng từ tăng cao, dẫn đến các thủ tục kiểm toán và thu thập, đánh giá thông tin liên quan để hoàn thành soát xét báo cáo tài chính (BCTC) Novaland bán niên của đơn vị kiểm toán đòi hỏi nhiều thời gian hơn. Novaland cho biết, công ty đã tích cực phối hợp cùng đơn vị kiểm toán là Công ty TNHH PwC (Việt Nam) nhằm hoàn tất và công bố thông tin BCTC soát xét bán niên 2024 đúng thời hạn. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, các công việc trong khâu cuối cùng nhằm hoàn tất BCTC soát xét bán niên 2024 vẫn chưa hoàn tất. “Với sự hỗ trợ của PwC Việt Nam, chúng tôi sẽ nỗ lực hoàn tất việc công bố BCTC soát xét bán niên 2024 trước ngày 28/9. Novaland cam kết tiếp tục nghiêm túc thực hiện các quy định và quy chế liên quan đến công bố thông tin nhằm đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư và tính minh bạch của công ty”, Novaland khẳng định. Bên cạnh giải trình của doanh nghiệp, Chủ tịch Bùi Thành Nhơn cũng gửi tâm thư tới các cổ đông và nhà đầu tư ngay trong ngày sinh nhật lần thứ 32 của Novaland. Ông Nhơn nhắc lại về hành trình của Novaland từ những ngày đầu tiên thành lập, ra đời năm 1992 chỉ 1 năm sau khi Luật Doanh nghiệp Tư nhân có hiệu lực. Theo đó, Novaland là một trong những doanh nghiệp tư nhân đầu tiên của Việt Nam. Những dự án bất động sản mà Novaland đã đầu tư xây dựng được ông Bùi Thành Nhơn đề cập trong tâm thư bao gồm Sunrise City, The Prince Residence, Lexington Residence, LakeView City, The Sun Avenue… và những đại đô thị như Aqua City, NovaWorld Phan Thiet, NovaWorld Ho Tram… Theo ông, sự “dấn thân” của Novaland tới những vùng đất mới đã đối mặt với rủi ro, đồng thời đem lại giá trị đích thực, thay đổi diện mạo vùng đất, nâng cao đời sống của người dân địa phương,… Tuy nhiên, vị chủ tịch cho rằng “dịch bệnh, lạm phát, suy thoái kinh tế, vướng mắc pháp lý dự án qua các thời kỳ…như cơn bão ập đến, con tàu Novaland chao đảo trước những cơn sóng dữ”. Novaland đã chịu nhiều tổn thất, trong đó mất mát lớn nhất theo đánh giá của ông Bùi Thành Nhơn là niềm tin của khách hàng, điều mà doanh nghiệp gìn giữ trong suốt 3 thập kỷ. “Có làm sẽ có sai sót, điều quan trọng là biết chỉnh sửa để vươn lên”, ông Bùi Thành Nhơn chia sẻ. Dẫu vậy, ông Nhơn khẳng định Novaland sẽ luôn ý thức sâu sắc về trách nhiệm của mình đối với khách hàng, đối tác, cổ đông và nhà đầu tư. Cùng với đó, ông cũng nhấn mạnh sự cảm thông, tin tưởng và sẻ chia của đại đa số khách hàng, của cộng đồng, của đối tác, quý cổ đông và sự sát sao chỉ đạo tháo gỡ khó khăn hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ là điều quý giá nhất, giúp Novaland Group có đủ niềm tin vượt qua bão táp. “Chúng tôi thấu hiểu áp lực, nỗi lo lắng và sự tổn thương mà khách hàng và đối tác đã trải qua. Bằng tất cả sự chân thành, chúng tôi xin lỗi vì những khó khăn đã gây ra. Với sự quyết tâm, Tâp đoàn Novaland cam kết không ngừng nỗ lực, để bù đắp và khắc phục những tổn thất này”, ông Nhơn cho biết.
a48d136fe52e89c4c6b4291d7d0c400d
18/09/2024
1e292140ba99dffbc6e72a080a84c277
13:00
36b0cfda38a15246755b0c7c902f5db6
20240919
https://vietnamfinance.vn/nha-dau-tu-chuyen-nghiep-dieu-kien-khac-nghiet-nhieu-nguoi-bi-loai-khoi-cuoc-choi-d115966.html
e27cb746fdbc16a66a8135e1b61cf593
Trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp: Điều kiện 'khắc nghiệt', nhiều người bị loại khỏi cuộc chơi
062e4c5f8f92b37a199286e1f2ba0c27
Nhiều nhà đầu tư cá nhân cho rằng, việc bổ sung tiêu chí về tần suất giao dịch khi đánh giá tính chuyên nghiệp có phần "khắc nghiệt" và không phù hợp với thực tế.
2c5ddf9403e3ff09fde4f09f7c55412e
Trong Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, đề xuất của Bộ Tài chính về việc bổ sung điều kiện đối với nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp đang trở thành một đề tài nóng trên các diễn đàn đầu tư thời gian gần đây. Cụ thể, cá nhân cần phải đáp ứng hai điều kiện để được công nhận là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và tham gia mua trái phiếu doanh nghiệp. Thứ nhất, họ phải tham gia đầu tư chứng khoán trong thời gian tối thiểu 2 năm và có tần suất giao dịch tối thiểu 10 lần mỗi quý trong 4 quý gần nhất. Thứ hai, họ phải có thu nhập tối thiểu 1 tỷ đồng/năm (từ nhiều nguồn khác nhau) trong 2 năm gần nhất. So với quy định hiện hành, đề xuất trên bổ sung thêm tiêu chí về tần suất giao dịch. Theo tinh thần của Dự thảo, thay đổi được đưa ra nhằm mục đích nâng cao chất lượng, tính minh bạch của thị trường thị trường chứng khoán, ngăn chặn hành vi gian lận, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư. Tuy nhiên, quy định buộc nhà đầu tư chuyên nghiệp phải giao dịch tối thiểu 10 lần mỗi quý đang nhận về nhiều ý kiến trái chiều. “Một năm tôi đi lệnh chưa được 10 lần, chứ nói gì đến một quý! Thật khó tin khi một người chơi chứng khoán gần 20 năm và tham gia thị trường trái phiếu từ những ngày đầu, số vốn bỏ ra cũng không phải là ít, lại bị loại khỏi cuộc chơi theo cách này”, ông Nguyễn Đức Thư (Hà Nội), một nhà đầu tư chứng khoán lâu năm, chia sẻ với VietnamFinance. Là một nhà đầu tư theo trường phái giá trị, ông Thư cho hay, ông thường giữ cổ phiếu trong nhiều năm và không thực hiện giao dịch thường xuyên: “Đối với tôi, đầu tư là một quá trình cân nhắc kỹ lưỡng để sinh lời bền vững, chứ không phải một cuộc đua giao dịch để đạt chỉ tiêu. Quan trọng nhất là lựa chọn được thời điểm phù hợp để mua vào và bán ra. Quy định của Dự thảo Luật mới khiến tôi cảm thấy bị mất quyền tự do và chủ động với chính tài sản của mình”. Ông Thư lấy ví dụ, một nhà đầu tư duy trì được tần suất giao dịch theo yêu cầu ba quý liên tục nhưng đến quý thứ tư không đảm bảo được sẽ bị tính lại tần suất giao dịch từ đầu. Điều này đồng nghĩa với việc, nếu muốn mua trái phiếu doanh nghiệp, nhà đầu tư vẫn phải chờ thêm một năm mới có thể tiếp tục tham gia thị trường. “Đó là một sự khắc nghiệt đối với nhà đầu tư”, ông Nguyễn Đức Thư bình luận. Đồng quan điểm, ông Hoàng Thanh Sơn (Hải Phòng) tỏ ra bức xúc: “Với tiêu chí này thì tôi e là Warren Buffett cũng phải là nhà đầu tư chuyên nghiệp. Thực ra, để bảo toàn tư cách “nhà đầu tư chuyên nghiệp”, không thiếu cách để “lách”. Nhưng tôi cho rằng, điều đó chỉ làm méo mó mục tiêu đầu tư ban đầu. Như vậy đâu phải là nâng cao tiêu chuẩn chuyên nghiệp.” Trong khi đó, bà Huỳnh Thị Xuyên (TP. Hồ Chí Minh) chia sẻ: “Tôi hiểu rằng, Bộ Tài chính và Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước muốn bảo vệ nhà đầu tư. Nhưng quả thực, quy định này không phù hợp với thực tế. Trong điều kiện thị trường không thuận lợi, giao dịch với tần suất dày đặc có thể khiến chúng tôi phải đối mặt với mức độ rủi ro cao hơn.” Bà Xuyên nói thêm, mất chứng nhận nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp đồng nghĩa với việc bà không thể tiếp tục tham gia thị trường trái phiếu doanh nghiệp – một kênh đầu tư tích sản mà bà gia nhập nhiều năm nay. “Nếu quy định mới được thông qua, cùng với tôi, sẽ có rất nhiều nhà đầu tư cá nhân bị gạt ra khỏi thị trường trái phiếu doanh nghiệp”, bà Xuyên nói. Không chỉ các nhà đầu tư, nhiều chuyên gia cũng đã bày tỏ lo ngại rằng việc bổ sung quy định về tần suất giao dịch sẽ làm giảm số lượng nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp và thu hẹp đối tượng tham gia thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Hiện nay, nhà đầu tư cá nhân đang nắm giữ khoảng 25-30% khối lượng trái phiếu doanh nghiệp. Nếu nhóm này bị thu hẹp, thị trường có thể đối mặt với một khoảng trống lớn. Hơn nữa, điều này có thể làm giảm tính thanh khoản và sự đa dạng, khiến thị trường trở nên kém hấp dẫn và ít cạnh tranh hơn. Theo quy định tạiĐiều 11 Luật Chứng khoán năm 2019 và Nghị định 65/2022/NĐ-CP, nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là nhà đầu tư có năng lực tài chính hoặc có trình độ chuyên môn về chứng khoán, bao gồm cả nhà đầu tư tổ chức lẫn nhà đầu tư cá nhân.Nhà đầu tư tổ chức bao gồm: ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính, tổ chức kinh doanh bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán, tổ chức tài chính quốc tế, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, tổ chức tài chính nhà nước được mua chứng khoán theo quy định của pháp luật có liên quan; công ty có vốn điều lệ đã góp đạt trên 100 tỷ đồng hoặc tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch.Nhà đầu tư cá nhân là người có chứng chỉ hành nghề chứng khoán; cá nhân nắm giữ danh mục chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch do nhà đầu tư có giá trị tối thiểu 2 tỷ đồng được xác định bằng giá trị thị trường bình quân theo ngày của danh mục chứng khoán trong thời gian tối thiểu 180 ngày liền kề trước ngày xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, không bao gồm giá trị vay giao dịch ký quỹ và giá trị chứng khoán thực hiện giao dịch mua bán lại, việc xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp tại điểm này có giá trị trong vòng 3 tháng kể từ ngày được xác nhận; cá nhân có thu nhập chịu thuế năm gần nhất tối thiểu là 1 tỷ đồng (năm liền trước năm mua trái phiếu).
9ac960bd6cded5e66d40d14b4d8b99c9
18/09/2024
1e292140ba99dffbc6e72a080a84c277
13:00
36b0cfda38a15246755b0c7c902f5db6
20240919
https://vietnamfinance.vn/tap-doan-everland-muon-xay-2-khu-do-thi-5000-ty-o-hai-phong-d116228.html
1709c34e743b0d8e08dbe2bc52d151c4
Tập đoàn Everland muốn xây 2 khu đô thị 5.000 tỷ ở Hải Phòng
63a0bc9705fc6c2f81b5b92ec12fa3ff
Tập đoàn Everland đề xuất nghiên cứu đầu tư khu đô thị tại huyện An Dương và tại huyện Thủy Nguyên, tổng mức đầu tư gần 5.000 tỷ đồng.
7f300d341ea45f7d41470e65752d3e3f
Tập đoàn Everland (EVG) đề xuất nghiên cứu đầu tư dự án Khu đô thị tại xã Hồng Thái, huyện An Dương và các xã Hoa Động, Lâm Động, huyện Thủy Nguyên, tổng mức đầu tư gần 5.000 tỷ đồng. Dự án Khu đô thị Hồng Thái, huyện An Dương có quy mô 21,8 ha. Hiện trạng sử dụng đất chủ yếu là đất nông nghiệp nằm trong quy hoạch phát triển đô thị thuộc Quy hoạch chung thành phố Hải Phòng. Tổng kinh phí dự kiến khoảng 1.900 tỷ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 92 tỷ đồng. Dự án Khu đô thị tại xã Hoa Động và xã Lâm Động huyện Thuỷ Nguyên có quy mô khoảng 30,6 ha. Tổng mức kinh phí dự kiến khoảng 2.992 tỷ đồng, trong đó, kinh phí giải phóng mặt bằng khoảng 127 tỷ đồng. Tại Quảng Ninh, Tập đoàn Everland được biết đến là chủ đầu tư thực hiện dự án Tổ hợp du lịch, nghỉ dưỡng và giải trí Crystal Holidays Harbour Vân Đồn tại huyện Vân Đồn với quy mô sử dụng đất là 2,6 ha, tổng mức đầu tư là 5.500 tỷ đồng. Tại thành phố Hà Nội, Tập đoàn Everland là chủ đầu tư Tổ hợp Sky Lumiere Center ở huyện Hoài Đức. Tại Đồng Nai là khu du lịch sinh thái Đại Phước với quy mô 27,7 ha, tổng mức đầu tư là 3.120 tỷ đồng. Thêm nữa, Tập đoàn Everland là chủ đầu tư Khu đô thị Bốn mùa tại xã Tân Phú Đông và phường An Hoà, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp với tổng mức đầu tư là 3.120 tỷ đồng. Được biết, Tập đoàn Everland cũng là chủ đầu tư thực hiện dự án Khu du lịch Vui chơi và nghỉ dưỡng Royal Ruby Villa Mũi Né tại Bình Thuận; Dự án Khu nghỉ dưỡng Vũng Lấm và Dự án Tổ hợp thương mại Dịch vụ và Du lịch nghỉ dưỡng Xuân Đài Bay tại Phú Yên. Theo báo cáo tài chính bán niên của Tập đoàn Everland, doanh thu bán niên 2024 đạt 630 tỷ đồng, tăng nhẹ 4,8% so với cùng kỳ năm 2023, cùng với đó, lợi nhuận sau thuế TNDN đạt 28 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2023. Tại 30/6/2024 tổng tài sản của Everland là 4.223 tỷ đồng, trong đó, 427 tỷ đồng tiền gửi; gần 1.900 tỷ đồng phải thu ngắn hạn; hơn 1.300 tỷ đồng hàng tồn kho; 539 tỷ đồng tài sản dài hạn. Cùng với đó, tại 30/6/2024, Everland có nợ phải trả khoảng 1.563 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu là 2.659 tỷ đồng. Được biết, Công ty Tập đoàn Everland được thành lập từ năm 2009, hiện nay, công ty có vốn điều lệ là 2.152 tỷ đồng. Lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty là kinh doanh thương mại, dịch vụ và bất động sản. Hiện nay, công ty có 5 công ty con với khoảng 75 cán bộ nhân viên của Tập đoàn.
71705ef03b0fbda15028655c7a1d7a89
18/09/2024
1e292140ba99dffbc6e72a080a84c277
14:00
13a07b3afcced5092a06fc3c60ef534b
20240919
README.md exists but content is empty. Use the Edit dataset card button to edit it.
Downloads last month
3
Edit dataset card