url
stringlengths
58
146
url_md5
stringlengths
32
32
title
stringlengths
19
111
title_md5
stringlengths
32
32
category
stringclasses
49 values
sub_category
stringclasses
1 value
description
stringlengths
41
475
description_md5
stringlengths
32
32
content
stringlengths
488
25.5k
content_md5
stringlengths
32
32
date
stringclasses
163 values
date_md5
stringclasses
163 values
time
stringlengths
5
5
time_md5
stringlengths
32
32
date_created
stringclasses
8 values
https://vietnamfinance.vn/mcdonalds-bat-ngo-dong-nha-hang-o-vi-tri-dac-dia-bac-nhat-tp-hcm-d116163.html
f7180e901a4678ed204d587ba039a4b1
McDonald’s bất ngờ đóng nhà hàng ở vị trí đắc địa bậc nhất TP. HCM
12876769ca6556138fc89df0bafea031
Trên fanpage, McDonald’s thông báo đóng cửa chi nhánh McDonald’s Bến Thành đây là một trong những cửa hàng đầu tiên của thương hiệu này tại Việt Nam từ 19/9.
b78604dae7b655d9b6a7f993f7280e7e
Theo McDonald’s, cửa hàng tại Bến Thành là một trong những chi nhánh đầu tiên của chuỗi tại Việt Nam. “Dù không muốn nói lời chia tay, nhưng vào 2 giờ sáng ngày 19/9/2024, McDonald’s Bến Thành sẽ khép lại hành trình 10 năm đồng hành đầy cảm xúc. Cảm ơn bạn vì đã cùng nhau tạo nên một thập kỷ rực rỡ và ý nghĩa”, McDonald’s viết trong thông báo gửi khách hàng. Nguyên nhân đóng cửa McDonald’s Bến Thành chưa được công bố. Song việc đóng cửa một trong những nhà hàng lâu đời bậc nhất của chuỗi tại Việt Nam khiến nhiều khách hàng tiếc nuối. Trước đó, McDonald’s Bến Thành là chi nhánh thứ hai chuỗi đồ ăn nhanh của Mỹ mở tại Việt Nam. Cửa hàng này được khai trương vào tháng 5/2014, chỉ ba tháng sau khi McDonald’s gia nhập thị trường Việt Nam. Theo giới thiệu của McDonald’s, nhà hàng tại Bến Thành gồm ba tầng mở cửa suốt 24 giờ, được xây dựng với tổng diện tích gần 660 m2, sức chứa khoảng 260 chỗ ngồi (180 chỗ ngồi bên trong nhà hàng và 80 chỗ ngồi ngoài trời) với hướng nhìn sang không gian xanh của công viên 23/9. Từng tuyên bố sẽ mở 100 cửa hàng tại Việt Nam sau 10 năm, tuy nhiên, 1 thập kỷ trôi qua, McDonald’s mới thực hiện được hơn 1/3 tham vọng. Hiện, chuỗi có 36 cửa hàng tại một số tỉnh, thành phố lớn như TP HCM, Hà Nội, Bình Dương, Khánh Hòa, Hải Phòng... TrướcMcDonald’smột “ông lớn” ngành F&B khác là Starbucks cũng vừa tuyên bố đóng cửa chi nhánh tại Hàn Thuyên. "Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng nhiều yếu tố, chúng tôi rất tiếc khi phải thông báo cửa hàng Starbucks Reserve Hàn Thuyên sẽ chính thức ngưng hoạt động từ ngày 26/8. Starbucks Reserve sẽ sớm trở lại ở một vị trí khác", thông báo của chuỗi cà phê đến từ Mỹ cho biết.
90d2808fe095de838a2c0c352f937330
16/09/2024
8e00e07bf635df60125490dbf6d6c7e3
18:00
5c05df1fee74b1ce3f739301d0de4e2d
20240917
https://vietnamfinance.vn/mo-mo-vang-tin-dung-tieu-dung-tra-no--doi-no-noi-lo-tu-2-phia-d115997.html
9e2305d60c9e4f84f9b7fa0d543ec558
Mở 'mỏ vàng' tín dụng tiêu dùng: Trả nợ - đòi nợ nỗi lo từ 2 phía
e07a3d5e23cb62fc256abfcbcb7a1f78
Trong bối cảnh nền kinh tế dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng tích cực, thị trường cho vay tiêu dùng được kỳ vọng sẽ khởi sắc hơn trong nửa cuối năm 2024. Các ngân hàng thương mại và công ty tài chính hiện cũng đang đẩy mạnh nhiều ưu đãi dành cho cho vay tiêu dùng.
998338b3a81c404f5deb52c2015a8173
Theo báo cáo từ 16 tổ chức tín dụng có dư nợcho vay tiêu dùnglớn cho thấy, hiện có hơn 30 sản phẩm tín dụng phục vụ nhu cầu tiêu dùng đang được triển khai. Ở phía các ngân hàng thương mại, nhiều ngân hàng như Agribank, Vietcombank, BIDV, SHB, VPBank… cũng đã đưa ra nhiều gói tín dụng tiêu dùng ưu đãi, thiết kế riêng biệt cho từng nhóm đối tượng và lĩnh vực. Ngoài ra, các ngân hàng cũng tích cực giảm lãi suất cho vay để kích cầu tiêu dùng. Đơn cử như tại Vietcombank, với khách hàng cá nhân vay mua nhà, mua ôtô hoặc vay tiêu dùng, lãi suất vay ưu đãi trong 6 tháng đầu chỉ từ 6,0%/năm với các khoản vay ngắn hạn (dưới 12 tháng); các khoản vay trung - dài hạn, lãi suất ưu đãi là 6,3%/năm trong 6 tháng đầu. Các công ty tài chính cũng không chậm chân trong cuộc đua thúc đẩy tín dụng tiêu dùng. HD Saison và FE Credit đã cung cấp gói tín dụng tiêu dùng 20.000 tỷ đồng cho khách hàng là công nhân lao động. Trước tình trạng thị trường cho vay tiêu dùng đang dần phục hồi, mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đã ký ban hành Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 27/8/2024 yêu cầu NHNN Việt Nam chỉ đạo các tổ chức tín dụng nghiên cứu xây dựng các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng dành riêng cho lĩnh vực tiêu dùng, tăng cường cho vay phục vụ đời sống, tiêu dùng. Trước đó, NHNN cũng đã ban hành Thông tư 12/2024/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 39/2016/TT-NHNN, cho phép các tổ chức tín dụng cho vay các khoản dưới 100 triệu đồng mà không bắt buộc khách hàng phải cung cấp phương án sử dụng vốn khả thi. Trong chia sẻ với VietnamFinance, TS Nguyễn Tuấn Anh, Đại học RMIT, nhận định: “Những giải pháp kể trên đã tháo gỡ rào cản lớn đối với cho vay tiêu dùng. Chẳng hạn như với Thông tư 12, quy định mới này sẽ góp phần đẩy nhanh hơn quyền quyết định cho vay vốn của các tổ chức tín dụng, từ đó hỗ trợ khách hàng tiếp cận các khoản vay nhỏ nhanh chóng, thuận tiện và dễ dàng hơn, góp phần hạn chế tín dụng đen trên thị trường”. Thêm vào đó, việc NHNN chủ động nới room tín dụng cho các ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt từ 80% trở lên cũng sẽ là động lực thúc đẩy các ngân hàng tham gia mạnh mẽ hơn vào hoạt động cho vay tiêu dùng trong phần còn lại của năm 2024. Ngoài những giải pháp vốn có, TS Nguyễn Tuấn Anh nhận định, để cho vay tiêu dùng phát triển mạnh mẽ cần phải có sự nỗ lực từ cả hai phía, các tổ chức tín dụng lẫn người đi vay. Theo ông, chính khách hàng - người tiêu dùng – là yếu tố then chốt trong quan hệ cung - cầu của việc vay tiêu dùng từ tổ chức tín dụng nên việc tạo dựng niềm tin cho người tiêu dùng là vô cùng cần thiết. Khi người dân có niềm tin vào tương lai kinh tế ổn định hơn, họ sẽ không thắt chặt chi tiêu mà sẵn sàng sử dụng thu nhập khả dụng của mình để chi tiêu ngay trong thời điểm hiện tại, đồng thời tận dụng sự hỗ trợ từ tín dụng tiêu dùng. Ở phía các tổ chức tín dụng, theo TS Nguyễn Tuấn Anh, cần hoàn thiện chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng, bao gồm việc hướng dẫn ứng dụng công nghệ thông tin và số hóa hoạt động tín dụng tiêu dùng, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, đồng thời phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm công nghệ cao. Ngoài ra, cũng cần phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước, cấp ủy và chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền các cơ chế và chính sách tín dụng ngân hàng đến mọi tầng lớp nhân dân; phối hợp với các đơn vị của Bộ Công an trong việc kết nối và khai thác dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. “Việc này giúp đẩy mạnh các giải pháp ứng dụng dữ liệu trong hoạt động tín dụng tiêu dùng, đảm bảo quy trình thẩm định và quản lý rủi ro được thực hiện an toàn và hiệu quả hơn”, đại diện RMIT nói. Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng, việc hoàn thiện hơn nữa khung pháp lý cho cho vay tiêu dùng cũng là điều quan trọng. “Theo tôi, chúng ta cần hoàn thiện khung pháp lý về hoạt động cho vay phục vụ nhu cầu đời sống và cho vay tiêu dùng để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, sẵn sàng thay đổi theo nhu cầu và tình hình thị trường nếu cần, nhằm tạo ra môi trường pháp lý minh bạch và thuận lợi cho hoạt động của các tổ chức tín dụng và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng”, TS Nguyễn Tuấn Anh cho hay. Song song với đó, cần liên tục giám sát và quản lý thanh tra hoạt động cho vay tiêu dùng và cho vay phục vụ đời sống của các tổ chức tín dụng, đảm bảo các hoạt động này tuân thủ đúng quy định của pháp luật, tránh sai phạm và bảo vệ người tiêu dùng khỏi các rủi ro tiềm ẩn. Tuy nhiên, TS Nguyễn Tuấn Anh cho rằng, có chế tài bảo vệ người tiêu dùng thì cũng cần có các chế tài bảo vệ bên cho vay. Chẳng hạn như, hệ thống khung pháp lý cũng cần quy định rõ ràng hơn về quyền lợi và trách nhiệm của các bên liên quan, đặc biệt là các quyền cưỡng chế, xử lý tài sản đảm bảo, chuyển nhượng nợ của bên cho vay. “Việc có thêm các quy định nhằm tăng trách nhiệm trả nợ của bên đi vay sẽ giúp đảm bảo cân bằng lợi ích của cả bên vay lẫn bên cho vay cũng như nghiêm khắc xử lý nghiêm tội phạm “tín dụng đen”, các hội nhóm “bùng nợ” để góp phần giảm bớt áp lực cho các tổ chức tín dụng”, ông nói.
d3dc0fd53d20715bb3cdc367a8957362
16/09/2024
8e00e07bf635df60125490dbf6d6c7e3
14:30
999b1ad8231180184caf38ed6b540ed7
20240917
https://vietnamfinance.vn/chung-khoan-chau-a-cang-thang-truoc-quyet-dinh-quan-trong-cua-fed-d116130.html
6b927d8985920aa2d535db79afb2093a
Chứng khoán châu Á ‘căng thẳng’ trước quyết định quan trọng của Fed
7d515eb622c4c3df1498ecb1271da5ed
Chứng khoán châu Á có khởi đầu thận trọng trong ngày 16/9, ngày đầu tiên của một tuần gần như chắc chắn sẽ chứng kiến sự khởi đầu của chu kỳ nới lỏng lãi suất của Mỹ. Các ngân hàng trung ương ở Nhật Bản và Anh cũng họp trong tuần này, cả hai đều dự kiến sẽ giữ nguyên mức lãi suất hiện tại.
edd939838b2daa9a190f53419469fe24
Địa chính trị vẫn luôn là vấn đề được quan tâm khi ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump trở thành mục tiêu của vụ ám sát thứ hai vào ngày 15/9, theo FBI. Bên cạnh đó, các ngày nghỉ lễ ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Indonesia cũng khiến các nhà đầu tư trở nên dè dặt. Chỉ số MSCI rộng nhất của cổ phiếu châu Á - Thái Bình Dương bên ngoài Nhật Bản gần như đi ngang sau khi tăng 0,8% vào tuần trước. Dữ liệu kinh tế từ Trung Quốc vào cuối tuần gây thất vọng khi tăng trưởng sản lượng công nghiệp trong tháng 8 chậm lại ở mức thấp nhất trong 5 tháng, trong khi doanh số bán lẻ và giá nhà mới tiếp tục suy yếu. Ông Vivek Dhar, nhà phân tích năng lượng và khai khoáng tại CBA, cho biết: "Dữ liệu củng cố lập luận cho rằng cần có thêm các biện pháp kích thích kinh tế vào cuối năm nếu Trung Quốc muốn đạt được mục tiêu tăng trưởng khoảng 5% vào năm 2024". "Chúng tôi cho rằng các nhà hoạch định chính sách sẽ tìm cách tăng chi tiêu của chính quyền trung ương cho các dự án cơ sở hạ tầng nếu cả lĩnh vực bất động sản và cơ sở hạ tầng của Trung Quốc lại sụt giảm vào tháng 9”, ông Vivek nhấn mạnh thêm. Quyết định về lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ là tâm điểm chính của thị trường trong tuần này. Ngân hàng Trung ương Mỹ giữ nguyên lãi suất cho vay chủ chốt ở mức cao nhất trong hai thập kỷ, từ 5,25-5,5% trong suốt 14 tháng qua. Bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell tại Hội nghị Jackson Hole diễn ra vào cuối tháng 8 đã củng cố việc Fed sẽ đưa ra quyết định hạ lãi suất trong kỳ họp tiếp theo vào ngày 18/9. Thị trường đang đánh giá 55% khả năng lãi suất tại Mỹ sẽ giảm 25 điểm cơ bản và 45% khả năng lãi suất sẽ giảm 50 điểm cơ bản trong vài ngày tới. Nhà kinh tế Michael Feroli của JPMorgan cho hay: "Chúng tôi đồng ý rằng đây có thể là một cuộc chiến khốc liệt, nhưng chúng tôi cũng tin rằng Fed sẽ có động thái 'đúng đắn' và tăng lãi suất 50 điểm cơ bản". Nếu Fed giảm 50 điểm cơ bản, ông Feroli kỳ vọng các nhà hoạch định chính sách cũng sẽ dự kiến ​​cắt giảm 100 điểm cơ bản trong năm nay và 150 điểm cơ bản vào năm 2025. Các nhà phân tích tại ANZ lưu ý rằng trong ba thập kỷ qua đã có ba chu kỳ nới lỏng bắt đầu bằng mức cắt giảm hơn 25 điểm cơ bản, nhưng trong mỗi chu kỳ đều có lo ngại về sự sụt giảm của thị trường dẫn đến suy thoái, nhưng hiện tại thì không còn như vậy nữa. Chỉ cần có cơ hội thực hiện động thái mạnh mẽ là trái phiếu đã tăng giá mạnh, với lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 2 năm giảm xuống còn 3,593%, mức đóng cửa thấp nhất kể từ tháng 9/2022. Không chỉ Fed, nhiều ngân hàng cũng sẽ công bố quyết định về chính sách tiền tệ trong tuần này. Ngân hàng Anh nhìn chung dự kiến ​​sẽ giữ nguyên lãi suất ở mức 5,00% khi họp vào ngày 19/9. Ngân hàng Nhật Bản họp vào ngày 20/9 và dự kiến ​​sẽ giữ nguyên chính sách, mặc dù có thể đặt nền tảng cho đợt thắt chặt hơn nữa vào tháng 10. Ngân hàng trung ương Nam Phi cũng được cho là sẽ nới lỏng chính sách trong tuần này, trong khi Na Uy được cho là sẽ giữ nguyên chính sách. Lợi suất trái phiếu kho bạc giảm đã thúc đẩy đồng yên tăng giá so với đồng USD, ở mức 140,82 yên đổi 1 USD sau khi giảm 0,9% vào tuần trước xuống mức thấp nhất trong gần 9 tháng.Đồng euro ổn định ở mức 1,1086 USD đổi 1 USD, với triển vọng Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất để giữ tỷ giá đồng tiền này ở mức 1,1200 USD.Đồng đô la Canada giữ ở mức 1,3580 đổi 1 USD sau khi Thống đốc Ngân hàng Canada Tiff Macklem mở đường cho việc cắt giảm lãi suất nhanh hơn trong một cuộc phỏng vấn với tờ Financial Times.Lợi suất trái phiếu thấp hơn đã hỗ trợ giá vàng, ở mức 2.579 USD/ounce và gần mức đỉnh điểm mọi thời đại là 2.585,99 USD/ounce.Giá dầu tăng nhẹ khi gần 1/5 sản lượng dầu thô ở Vịnh Mexico vẫn ngừng hoạt động.Giá dầu Brent tăng 19 cent lên 71,78 USD/thùng, trong khi giá dầu thô Mỹ tăng 28 cent lên 68,93 USD/thùng.
3c95a244208f8ad0a03866dc7f17d717
16/09/2024
8e00e07bf635df60125490dbf6d6c7e3
09:29
3a67a1dccab9d01c39de45cb0b6f3320
20240917
https://vietnamfinance.vn/thanh-hoa-ra-toi-hau-thu-cho-sieu-du-an-aeon-mall-4200-ty-dong-d116141.html
bd62ef0b0ccd3af65a4cf60ef56ab666
Thanh Hoá ra 'tối hậu thư’ cho siêu dự án Aeon Mall 4.200 tỷ đồng
f5a3219545b82bc561546ffb912fc5b4
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi, tối đa nhất để Công ty TNHH AEONMALL Việt Nam hoàn thành các hồ sơ, thủ tục, tổ chức khởi công xây dựng dự án Trung tâm thương mại Aeon Mall Thanh Hóa trước ngày 10/10/2024.
82f9f9eb466ef40c69a976e227629fd4
UBND tỉnh Thanh Hoá vừa có văn bản số 132589/UBND-KTTC về khẩn trương hoàn thành các hồ sơ, thủ tục để khởi công xây dựng dự án Trung tâm thương mại Aeon Mall Thanh Hóa. Theo đó, UBND tỉnh Thanh Hoá giao Cục Thuế tỉnh khẩn trương có văn bản hướng dẫn cụ thể để Công ty TNHH Hai thành viên Miền Trung Nam Thành phố, Công ty TNHH AEONMALL Việt Nam thực hiện đầy đủ nghĩa vụ kê khai và nộp các loại thuế, phí, lệ phí khác (nếu có phát sinh) đối với hoạt động kinh doanh bất động sản từ Hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ dự án đầu tư Bất động sản. Và UBND tỉnh Thanh Hoá yêu cầu Công ty TNHH AEONMALL Việt Nam khẩn trương thực hiện việc ký quỹ hoặc các hình thức bảo đảm khác theo quy định của pháp luật về đầu tư đối với dự án Trung tâm thương mại Aeon Mall Thanh Hoá; đồng thời, khẩn trương lập hồ sơ đề nghị nhà nước cho thuê đất, gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường để tham mưu, trình UBND tỉnh cho thuê đất theo quy định. Căn cứ quy định của pháp luật, hướng dẫn của Sở Xây dựng, khẩn trương lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép xây dựng dự án Trung tâm thương mại Aeon Mall Thanh Hoá gửi về Sở Xây dựng để thẩm định, cấp Giấy phép xây dựng công trình theo quy định. Sau khi được Sở Xây dựng cấp Giấy phép xây dựng công trình, đề nghị Công ty TNHH AEONMALL Việt Nam khẩn trương phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để khởi công dự án trước ngày 10/10/2024… Trước đó, hồi cuối tháng 7/2024, toàn bộ khu đất hơn tại Trung tâm thương mại Aeon Mall Thanh Hóa thuộc khu đô thị Nam thành phố Thanh Hóa được UBND tỉnh Thanh Hoá cho phép chuyển nhượng cho Công ty TNHH Aeon Mall Việt Nam. Dự án có tổng diện tích 10,5 ha, thuộc khu đất thương mại dịch vụ ở khu đô thị Nam TP.Thanh Hóa (phường Quảng Thành, TP Thanh Hóa). Khu đất này đã xong giải phóng mặt bằng, một số tuyến đường hạ tầng kỹ thuật. Các hạng mục quan trọng gồm khu trung tâm thương mại giai đoạn 1 cao 5 tầng, giai đoạn 2 là 4 tầng và khu kết hợp thương mại, để xe cao 7 tầng. Dự án hoạt động 50 năm, mục tiêu trở thành trung tâm thương mại dịch vụ tổng hợp, kinh doanh thương mại điện tử hiện đại, đa chức năng... Tổng vốn đầu tư khoảng gần 4.200 tỷ đồng. Trong thời gian 48 tháng từ ngày được bàn giao đất, chủ đầu tư phải hoàn thành xây dựng các hạng mục hạ tầng kỹ thuật, khu trung tâm thương mại giai đoạn 1 và các công trình phụ trợ. 48 tháng tiếp theo, chủ đầu tư hoàn thành xây dựng các khối công trình còn lại như khu trung tâm thương mại giai đoạn 2, khu kết hợp trung tâm thương mại và để xe. Tỉnh Thanh Hóa xác định đây là dự án lớn và quan trọng về thương mại, bán lẻ hiện đại, mang tính chất tiên phong, biểu tượng với địa phương và khu vực Bắc Trung Bộ. Khi dự án đi vào hoạt động, các sản phẩm nhất là nông sản địa phương, OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm) có cơ hội lên kệ ở hệ thống siêu thị bán lẻ hàng đầu Nhật Bản. Thông qua Aeon Mall Thanh Hóa, các sản phẩm địa phương sẽ mở được "cánh cửa" đến với thị trường Nhật Bản cũng như các nước được Aeon Mall đầu tư… Ngày 15/8, UBND tỉnh Thanh Hoá đã có văn bản đề nghị Công ty TNHH Aeon Mall Việt Nam hoàn thành các thủ tục, hồ sơ để được cấp giấy phép xây dựng dự án Trung tâm thương mại Aeon Mall Thanh Hóa trước ngày 23/8 và đề nghị Công ty TNHH Aeon Mall Việt Nam chuẩn bị đầy đủ các thủ tục để khởi công trung tâm thương mại trước 30/8. Tuy nhiên dự án vẫn chưa thể khởi công như dự kiến do gặp phải một số khó khăn, vướng mắc. Ngày 10/9/2024, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hoá Nguyễn Văn Thi đã chủ trì hội nghị nghe báo cáo tiến độ thực hiện và xem xét, giải quyết các khó khăn, vướng mắc để khởi công dự án. UBND tỉnh Thanh Hoá đã có văn bản số 132589/UBND-KTTC chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thành các hồ sơ, thủ tục để khởi công xây dựng dự án trước ngày 10/10/2024.
244557735e431fe147c7c8eca33634e2
16/09/2024
8e00e07bf635df60125490dbf6d6c7e3
15:45
b65d08eed5de40d8156ab0af147ef047
20240917
https://vietnamfinance.vn/bao-yagi-day-no-xau-tang-ngan-hang-ho-tro-dn-de-cuu-chinh-minh-d116121.html
5a28002510b2dc6ef24e780cc9ae36bf
Bão Yagi đẩy nợ xấu tăng, ngân hàng hỗ trợ DN để 'cứu' chính mình
3de137f50ac48243fc69e244675f49ae
Ngành ngân hàng đang phải đối diện với rủi ro nợ xấu tăng cao trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề sau cơn bão số 3.
5526085f73915de241ba14ca479a0e92
Báo cáo mới nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ ra, ước tính sơ bộ cơnbão số 3(bão Yagi) đã gây ra thiệt hại khoảng 40.000 tỷ đồng, trong đó có nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, xây dựng bị ảnh hưởng nặng bề bởi cơn bão này. Còn theo báo cáo của NHNN, sơ bộ tại 20/26 tỉnh, thành phố, ước tính dư nợ bị ảnh hưởng là khoảng 80.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 5% dư nợ trên địa bàn. Trong đó, chỉ tính riêng tại Quảng Ninh và Hải Phòng, có tới 11,7 nghìn khách hàng bị ảnh hưởng với dư nợ khoảng 23,1 nghìn tỷ đồng. Nhiều doanh nghiệp thủy sản các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng chịu tổn thất nặng nề về tài sản. Mức tổn thất ước tính tại các nhà máy ít nhất khoảng 300 - 400 triệu đồng. Thậm chí, cũng có nơi tổn thất gần 100 tỷ đồng. Trong bối cảnh đó, nhiều chuyên gia nhận định, nợ xấu của các ngân hàng, vốn đã ở mức báo động, sẽ tiếp tục tăng mạnh sau cơn bão Yagi do nhiều khách hàng vay vốn bị thiệt hại nặng nề, thậm chí là mất khả năng chi trả. Trước đó, theo thống kê của NHNN, tính đến cuối tháng 6/2024, nợ xấu nội bảng của toàn hệ thống tổ chức tín dụng đã tăng tới 5,77% so với cuối năm 2023. Tỷ lệ nợ xấu ở mức 4,56%, cao hơn mức 4,55% tại thời điểm cuối năm 2023 và mức 2,03% cuối năm 2022. Kết thúc 6 tháng đầu năm, số dưnợ xấutại 29 ngân hàng đã tăng thêm 20,8%, tương ứng với 46.719 tỷ đồng, đạt 271.461 tỷ đồng. Cùng chiều với số dư nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành trong 6 tháng đầu năm đã tăng 0,24% so với cuối năm 2023, đạt 2,17%. Song, nhiều chuyên gia nhận định, để tránh rủi ro nợ xấu ngày càng tăng, ngành ngân hàng cần hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn trước mắt. Theo TS Nguyễn Đức Độ, Phó viện trưởng Viện Kinh tế tài chính - Học viện Tài chính, việc các ngân hàng thực hiện cơ cấu nợ, giãn nợ thể hiện được tinh thần đôi bên cùng có lợi, bởi nếu doanh nghiệp không thể khôi phục sản xuất thì sẽ mất khả năng thanh toán, từ đó gia tăng nợ xấu. Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú cũng khẳng định rằng, để người dân, doanh nghiệp có nguồn tiền hoàn trả lại ngân hàng thì trách nhiệm của ngành ngân hàng là chia sẻ khó khăn với người dân, doanh nghiệp, đưa ra hỗ trợ trong vấn đề vay vốn để người dân có cơ hội làm ăn, sản xuất lại. Để kịp thời hỗ trợ người dân và doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi cơn bão Yagi, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu yêu cầu NHNN chỉ đạo các tổ chức tín dụng, các ngân hàng thương mại chủ động rà soát, tổng hợp thiệt hại của khách hàng đang vay vốn, kịp thời áp dụng các chính sách hỗ trợ lãi suất, khoanh nợ, giãn nợ, tiếp tục cho vay để người dân, doanh nghiệp có điều kiện khôi phục sản xuất kinh doanh. Trên thực tế, tính đến nay, nhiều ngân hàng thương mại đã triển khai nhiều ưu đãi, cụ thể là giảmlãi suấtđối với các khoản vay cho khách hàng. Đại diện Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cho biết, ngân hàng đã xem xét giảm lãi suất 0,5 điểm % trong giai đoạn từ ngày 6/9 đến ngày 31/12 đối với các khách hàng vay vốn phục vụ sản xuất - kinh doanh. Dư nợ giảm lãi suất khoảng 130.000 tỷ đồng và số lượng khách hàng được giảm lãi suất là gần 20.000 khách hàng. Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) cũng quyết định giảm 1-2 điểm % lãi vay cho các khách hàng bị thiệt hại trực tiếp từ thiên tai. Đồng thời, ACB cũng áp dụng mức lãi suất 6% cho khoản vay mới hỗ trợ khách hàng khôi phục sản xuất - kinh doanh sau bão. Ngân hàngTPBank mới đây cũng đã công bố chính sách giảm tối đa 50% số tiền lãi hiện tại cho khách hàng cá nhân tại các tỉnh thành phía Bắc bị ảnh hưởng bởi bão Yagi, đồng thời giữ cố định mức lãi suất giảm này đến 31/1/2025 với hạn mức khoảng 2.000 tỷ đồng.
6e7fd5f47c3804ec8c4ac5b1e4eb5018
16/09/2024
8e00e07bf635df60125490dbf6d6c7e3
08:15
d639748822eb356012cd40879b346bec
20240917
https://vietnamfinance.vn/quy-dinh-tieu-chi-xac-dinh-gia-dat-tai-ha-noi-co-hieu-luc-tu-hom-nay-d116154.html
3bebccc43cf3f1063763347bc4645f45
Hà Nội ra tiêu chí xác định giá đất, áp dụng luôn từ hôm nay 16/9
d703bd8fa18cf9506f1148af82e70ca6
Từ hôm nay (16/9), quy định về các tiêu chí xác định giá đất cụ thể trên địa bàn TP. Hà Nội sẽ chính thức có hiệu lực.
7f5a6c430128581c5d1eb0d938487b1b
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 55/2024/QĐ-UBND, quy định về việc xác định giá đất cụ thể trên địa bàn thành phố. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 16/9/2024, thay thế các quy định trước đó về xác định giá đất. Theo quyết định trên, có các yếu tố chính ảnh hưởng đến giá đất. Các yếu tố này sẽ được phân tích để đưa ra mức giá phù hợp, điều chỉnh giữa tài sản được định giá và tài sản so sánh, chủ yếu áp dụng cho đất phi nông nghiệp. Dưới đây là các yếu tố quan trọng trong quá trình xác định giá đất: Về vị trí, địa điểm của thửa đất, khu đất:Khoảng cách theo thứ tự ưu tiên đến trung tâm hành chính; trung tâm thương mại; giáo dục và đào tạo; công viên, khu vui chơi giải trí; chợ, cơ sở y tế (theo vị trí, hiện trạng của dự án , khu đất, thửa đất), mức điều chỉnh chênh lệch không quá 5%; giá đất theo bảng giá đất của thành phố (theo vị trí của dự án, khu đất, thửa đất), mức điều chỉnh chênh lệch không quá 15%. Về điều kiện về giao thông:Loại đường (kết cấu đường nhựa, bê tông, đất và kết cấu đường khác) tiếp giáp với dự án, khu đất, thửa đất theo hiện trạng tại thời điểm định giá đất, mức điều chỉnh chênh lệch không quá 5%; độ rộng đường (bao gồm cả vỉa hè) tiếp giáp của dự án, khu đất, thửa đất, mức điều chỉnh chênh lệch không quá 10%; số mặt đường tiếp giáp của dự án, khu đất, thửa đất (bao gồm đường, ngõ), mức điều chỉnh chênh lệch không quá 5%. Với trường hợp ước tính giá chuyển nhượng đất, nhà ở riêng lẻ:Tổ chức xác định giá đất thực hiện khảo sát, thu thập và đánh giá thêm tiêu chí về mặt cắt đường nội bộ (nếu có) tiếp giáp của thửa đất theo quy hoạch được phê duyệt, mức điều chỉnh chênh lệch không quá 5%. Về điều kiện cấp thoát nước, cấp điện:Khu vực cấp nước, cấp điện ổn định hay không ổn định, mức điều chỉnh chênh lệch không quá 5%; tình trạng ngập úng khi lượng mưa lớn, mức điều chỉnh chênh lệch không quá 5%. Về diện tích, kích thước, hình thể của thửa đất, khu đất:Trường hợp tài sản định giá là nhiều thửa đất tương tự về vị trí, hình thể thì diện tích của thửa đất đại diện được lấy theo diện tích bình quân của các thửa đất là tài sản định giá, mức điều chỉnh chênh lệch không quá 10%; mặt tiền, chiều sâu của thửa đất, khu đất (kích thước bình quân trong trường hợp tài sản định giá là nhiều thửa đất tương tự về vị trí, hình thể), mức điều chỉnh chênh lệch không quá 5%. Về trường hợp ước tính:Giá chuyển nhượng căn hộ chung cư ; giá cho thuê căn hộ cao tầng; giá cho thuê sàn thương mại dịch vụ, văn phòng nằm trong tòa nhà hỗn hợp sẽ thực hiện khảo sát, thu thập và đánh giá theo tiêu chí diện tích của căn hộ, diện tích sàn cho thuê (đối với tài sản định giá lấy theo diện tích bình quân), mức điều chỉnh chênh lệch không quá 10%. Về các yếu tố liên quan đến quy hoạch xây dựng:Hệ số sử dụng đất, mật độ xây dựng, mức điều chỉnh chênh lệch không quá 5%; số tầng cao công trình, tầng hầm, mức điều chỉnh chênh lệch không quá 5%. Đối với loại hình kinh doanh khách sạn:Tổ chức xác định giá đất thực hiện khảo sát, thu thập và đánh giá thêm tiêu chí số phòng, tiêu chuẩn dịch vụ của khách sạn (xếp hạng theo số sao), mức điều chỉnh chênh lệch không quá 5%. Hiện trạng môi trường, an ninh:Bụi, tiếng ồn, ô nhiễm không khí và nguồn nước; gần khu nghĩa trang, khu xử lý rác thải, mức điều chỉnh chênh lệch không quá 5%; mật độ dân cư, tình trạng an ninh khu vực, mức điều chỉnh chênh lệch không quá 5%. Về thời hạn sử dụng đất:Thời hạn sử dụng đất còn lại thực hiện dự án, mức điều chỉnh chênh lệch không quá 5%; đối với đất ở, căn hộ bán (thời hạn sử dụng lâu dài), không điều chỉnh. Về các yếu tố khác ảnh hưởng đến giá đất phù hợp với điều kiện thực tế, truyền thống văn hóa, phong tục tập quán của địa phương, bao gồm: Danh lam thắng cảnh; đền, chùa, miếu mạo; làng nghề truyền thống, mức điều chỉnh chênh lệch không quá 5%. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất đối với đất nông nghiệp, bao gồm: Năng suất cây trồng, vật nuôi, mức điều chỉnh chênh lệch không quá 20%; vị trí, đặc điểm thửa đất, khu đất khoảng cách gần nhất đến nơi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, mức điều chỉnh chênh lệch không quá 20%; điều kiện giao thông phục vụ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm độ rộng, cấp đường, kết cấu mặt đường, điều kiện về địa hình, mức điều chỉnh chênh lệch không quá 20%; thời hạn sử dụng đất, trừ đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân theo hạn mức giao đất nông nghiệp, đất nông nghiệp trong hạn mức nhận chuyển quyền thì không căn cứ vào thời hạn sử dụng đất, mức điều chỉnh chênh lệch không quá 20%. Ngoài ra, các yếu tố khác ảnh hưởng đến giá đất phù hợp với thực tế, truyền thống văn hóa, phong tục tập quán của địa phương: Căn cứ tình hình thực tế, tổ chức tư vấn xác định giá đất đề xuất cụ thể trong báo cáo thuyết minh xây dựng phương án giá đất, mức điều chỉnh chênh lệch không quá 20%.
2f0566037533e1478c7908981af0e623
16/09/2024
8e00e07bf635df60125490dbf6d6c7e3
16:00
2af1479cbab2651f55315cdaac6ab738
20240917
https://vietnamfinance.vn/nhung-truong-hop-bi-cat-luong-huu-tu-thang-7-2025-d116159.html
723c896d9e42410ed162a09a31b373b8
Những trường hợp bị cắt lương hưu từ tháng 7/2025
3af8d8aa7aaddf9917dcb232fa0c493a
Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 có những quy định về các trường hợp bị tạm dừng, chấm dứt hưởng lương hưu.
e568a6a1070c1b08716712a94b828c9c
Luật BHXH năm 2024 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 với nhiều điều cần chú ý. Trong đó, Điều 75 Luật BHXH năm 2024 quy định về việc tạm dừng, chấm dứt và tiếp tục hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng. Cụ thể, 3 đối tượng đang hưởng sẽ bị tạm dừng việc hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng nếu thuộc một trong các trường hợp sau: - Xuất cảnh trái phép; - Bị tòa án tuyên bố mất tích; - Không xác minh được thông tin của người thụ hưởng theo quy định tại điểm c, khoản 2 Điều 11 của luật này. Chấm dứt việc hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng đối với người đang hưởng khi thuộc một trong các trường hợp: - Chết hoặc bị tòa án tuyên bố là đã chết; - Từ chối hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng bằng văn bản; - Kết luận của cơ quan có thẩm quyền về hưởng BHXH không đúng quy định của pháp luật. Điều 75 Luật BHXH năm 2024 quy định tiếp tục chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng cho đối tượng quy định tại khoản 1 và điểm a, khoản 2 điều này, bao gồm cả tiền lương hưu, trợ cấp của thời gian chưa nhận khi thuộc một trong các trường hợp: - Người xuất cảnh trái phép trở về; - Có quyết định của tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích hoặc tuyên bố là đã chết; - Đã xác minh được thông tin theo quy định tại điểm c, khoản 2 Điều 11 của luật này. Lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng của đối tượng quy định tại điểm b, khoản 2 điều này được tiếp tục chi trả từ thời điểm cơ quan BHXH nhận văn bản đề nghị hưởng lại lương hưu, trợ cấp hàng tháng và không bao gồm tiền lương hưu, trợ cấp của thời gian chưa nhận do từ chối nhận. Khi người hưởng lương hưu hoặc trợ cấp BHXH hàng tháng qua đời, thân nhân của người đó sẽ được nhận lương hưu, trợ cấp của những tháng chưa nhận. Trường hợp người bị tạm dừng hưởng lương hưu hoặc trợ cấp BHXH hàng tháng khi có quyết định của tòa án tuyên bố mất tích, sau đó có quyết định tuyên bố là đã chết thì thân nhân của người đó sẽ không được nhận lương hưu, trợ cấp trong thời gian tạm dừng hưởng. Các trường hợp khác liên quan đến việc tạm dừng, chấm dứt, và tiếp tục hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng sẽ được quy định cụ thể hơn bởi Chính phủ.
2062955d28625161841915a6d0723879
16/09/2024
8e00e07bf635df60125490dbf6d6c7e3
16:47
140f83df40da7751a800fe4c757b4c7f
20240917
https://vietnamfinance.vn/gosu-corp-kinh-doanh-game-doanh-thu-tram-ty-nhung-lo-nhieu-hon-lai-d116127.html
bf64975c046a734262b8dc7fbc039115
Gosu Corp: Kinh doanh game doanh thu trăm tỷ nhưng lỗ nhiều hơn lãi
6645d1ee4edec5051e5a1b7b210e4308
Công ty cổ phần trực tuyến Gosu được biết đến là một trong những nhà phát hành game lớn tại Việt Nam. Mặc dù liên tục mở rộng quy mô thế nhưng hoạt động kinh doanh của công ty không mấy khả quan khi năm 2023 doanh nghiệp này báo lỗ 17,7 tỷ đồng.
462e8f86b584de414063cdda73ab5f18
Gosu Corp thành lập năm 2012, chuyên cung cấp cácdịch vụ trò chơi trực tuyếnđa nền tảng. Hiện nay, với ba studio ở Hà Nội, Huế và TP. HCM, doanh nghiệp sở hữu hàng loạt bản quyền trò chơi điện tử nổi tiếng thế giới và các game do chính studio của họ phát hành. Một số game Gosu Corp đang vận hành tại thị trường Việt Nam gồm: Cửu âm chân kinh, Ngạo kiếm vô song, Cửu dương truyền kỳ, Đỉnh phong tam quốc... Hiện các sản phẩm của công ty ngoài phục vụ người chơi tại Việt Nam mà còn xuất khẩu đến 50 quốc gia, phục vụ hơn 45 triệu khách hàng. Đáng chú ý, sau sự thành công của Cửu dương truyền kỳ, vào tháng 8/2022 Gosu Corp hợp tác độc quyền với đối tác lớn đến từ Hàn Quốc - Wemade Max, để phát triển dự án Silkroad Orgigin Mobile phục vụ thị trường trong nước và thế giới. Dự án được đầu tư hơn 3 triệu USD. Vào tháng 5 vừa qua,Gosu Corptiếp tục hợp tác với Netmarble, một trong top 3 nhà phát hành game hàng đầu tại Hàn Quốc để phát triển, triển khai các sản phẩm cho đối tác Hàn Quốc tại Việt Nam. Nhìn lại quá khứ, Gosu Corp cũng từng rơi vào thời kỳ khoảng hoảng là vào năm 2013. Khi đó, Gosu được biết tới như một đơn vị hợp tác với Công ty cổ phần dịch vụ và truyền thông Mặt Trời (Sunsoft) để cùng triển khai tựa game Cửu âm chân kinh tại Việt Nam. SunSoft cũng là đơn vị đảm nhận vận hành toàn bộ hạ tầng kỹ thuật, máy chủ trò chơi. Tuy nhiên, vào tháng 4/2013 SunSoft bị cơ quan chức năng điều tra hành vi phát hành game không giấy phép. Khi đó, vi phạm của Sunsoft được cơ quan chức năng chỉ rõ là kinh doanh khi chưa được cấp phép hàng loạt trò chơi trực tuyến. Qua đó, thu lời bất chính hàng tỷ đồng. Sự kiện của Sunsoft đã liên đới khiến toàn bộ hệ thống Gosu bị "tê liệt" một thời gian dài. Khi đó, lãnh đạo của Gosu đã phải lên tiếng mong được cộng đồng game thủ tiếp tục quan tâm ủng hộ và chia sẻ những khó khăn khách quan với tiến độ triển khai trò chơi. Sau khi “cứu” được Cửu âm chân kinh, Gosu đã liên tiếp cho ra đời hàng loạt tựa game có nguồn gốc từ Trung Quốc để thu hút game thủ nạp thẻ, mua vật phẩm. Đồng thời, GOSU đã cho ra mắt cổng thanh toán mang tên Gosu Pay để người chơi có thể thao tác bỏ tiền ra mua thẻ để nạp vào các tựa game. Theo dữ liệu về doanh nghiệp, Công ty cổ phần trực tuyến Gosu có địa chỉ tại số 108 phố Lò Đúc, phường Đống Mác, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Công ty có vốn điều lệ đăng ký là 200 tỷ đồng. Danh sách cổ đông sáng lập gồm: Lê Thị Nguyệt Minh (đã chuyển nhượng), Giáp Thị Giang, Nguyễn Thị Thanh Huyền, Hoàng Lê Thuỳ Phương. Thời điểm hiện tại, CEO của Gosu Corp là ông Lê Thanh Minh, người đại diện pháp luật là ông Trần Trọng Kiên. Về tình hình hoạt động kinh doanh của Gosu Corp, dữ liệu cho thấy năm 2018 công ty báo lãi chỉ hơn 500 triệu đồng. Trong khi đó, có tới 3 năm báo lỗ (năm 2019, 2020 và 2022). Đáng chú ý, năm 2021, thời điểm bùng phát đại dịch Covid-19 với việc giãn cách xã hội, người dân có nhiều thời gian ở nhà để chơi game, điều này đã giúp kết quả kinh doanh của Gosu Corp khởi sắc. Theo đó, công ty ghi nhận doanh thu hơn 200 tỷ đồng và báo lãi lên tới 16 tỷ đồng. Bước sang năm 2022, doanh thu của Gosu Corp co lại về mức 145,8 tỷ đồng. Đồng thời, công ty báo lỗ hơn 828,9 triệu đồng. Doanh thu củaGosu Corptiếp tục đà giảm trong năm 2023 khi ghi nhận đạt hơn 97,8 tỷ đồng, giảm 48 tỷ đồng, tương đương mức giảm gần 33% so với năm trước đó. Trong đó, đóng góp chủ yếu vào doanh thu của công ty là doanh thu cung cấp dịch vụ (hơn 94,1 tỷ đồng) và doanh thu bán hàng (hơn 3,76 tỷ đồng). Đáng chú ý, năm 2023 Gosu Corp ghi nhận khoản lỗ lên tới hơn 17,7 tỷ đồng, tăng hơn 18,5 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2022. Tại ngày 31/12/2023, tổng cộng tài sản của Gosu Corp là hơn 200,7 tỷ đồng, tăng 16% so với hồi đầu năm. Trong đó, tài sản ngắn hạn là 38,7 tỷ đồng và tài sản dài hạn hơn 162 tỷ đồng. Công ty Gosu Corp có gần 2,6 tỷ đồng tiền mặt và hơn 342 triệu đồng tiền gửi ngân hàng. Bên cạnh đó, công ty có phải thu ngắn hạn của khách hàng là hơn 7,4 tỷ đồng và phải thu về cho vay ngắn hạn 12,7 tỷ đồng. Tính đến ngày 31/12/2023, nợ phải trả củaGosu Corplà hơn 26,8 tỷ đồng, tăng nhẹ so với con số hơn 26,7 tỷ đồng hồi đầu năm. Trong đó, phải trả người bán ngắn hạn lên tới gần 19,4 tỷ đồng; phải trả người lao động hơn 3,1 tỷ đồng và Thuế và các khoản phải nộp nhà nước hơn 2,6 tỷ đồng. Công ty đang có khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn hơn 438,4 triệu đồng. Vốn chủ sở hữu của công ty tại ngày 31/12/2023 là hơn 173,8 tỷ đồng, tăng 19% so với hồi đầu năm. Trên bảng cân đối lưu chuyển tiền tệ, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (năm 2023) của Gosu Corp là âm 6,1 tỷ đồng, cùng kỳ năm ngoái âm 7,5 tỷ đồng. Trong khi đó, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính dương 5,1 tỷ đồng, cùng kỳ âm hơn 725 triệu đồng; lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư dương 16,6 tỷ đồng, cùng kỳ âm 17,7 tỷ đồng.
d2839a664cf662e78d1629c933bbd0c7
16/09/2024
8e00e07bf635df60125490dbf6d6c7e3
10:00
044f058d53707e520ecab1c8b300635c
20240917
https://vietnamfinance.vn/bao-lu-pha-nat-hon-31500-ty-cua-nong-dan-d116171.html
60a7d222d8e7396e7b74064cdf6886d3
Bão lũ phá nát hơn 31.500 tỷ của nông dân
3b7be9616d988a9acdd3118b2b3122d8
Bộ NN & PTNT cho biết, tổng thiệt hại ban đầu ước trên 31.596 tỷ đồng. Các địa phương vẫn đang rà soát, cập nhật thống kê thiệt hại.
5cb471848f48b0127e21b69a5533beda
Bộ NN & PTNT vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về công tác chỉ đạo, ứng phó, khắc phục hậu quả sau bão số 3 và mưa lũ sau bão. Theo bộ này, bão số 3 đã đổ bộ trực tiếp vào nước ta, gây thiệt hại rất lớn đối với các địa phương ven biển, nhất là tại tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng. Sau bão, mưa lớn kéo dài trên diện rộng tại hầu hết khu vực Bắc bộ tiếp tục gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng, tài sản của nhân dân và Nhà nước. Riêng về lĩnh vực nông nghiệp, theo thống kê sơ bộ, đến ngày 14/9 đã có 190.358 ha lúa bị ngập úng, thiệt hại. Trong đó, Hải Phòng, Nam Định, Bắc Giang, Hà Nội, Hà Nam... là những địa phương bị thiệt hại lớn nhất. Ngoài ra, gần 48.730 ha hoa màu bị ngập úng; gần 31.750 ha cây ăn quả bị hư hại, trong đó diện tích chuối gãy đổ lớn, cây trồng có múi quả rụng la liệt. Vùng nuôi trồng thủy sản có 3.269 lồng bè bị hư hỏng, cuốn trôi. Các địa phương bị thiệt hại nặng nhất là Quảng Ninh có 2.637 lồng bè, Hải Dương 434 lồng bè... Người chăn nuôi cũng bị thiệt hại nặng khi có 21.786 con gia súc và 2,62 triệu con gia cầm bị chết, bị lũ cuốn trôi. Trong đó, Hải Phòng có hơn 1 triệu con gia cầm bị chết, Hải Dương có 388.600 con, Thái Nguyên hơn 280.600 con; Quảng Ninh 262.200 con… Bộ NN-PTNT cho biết, tổng thiệt hại ban đầu ước trên 31.596 tỷ đồng. Các địa phương vẫn đang rà soát, cập nhật thống kê thiệt hại. Thực tế, tại nhiều địa phương sau cơn bão số 3 và mưa lũ lịch sử, diện tích hoa màu bị dập nát, thối hỏng nặng, các vựa lúa chìm trong biển nước. Trong khi đó, chuồng trại chăn nuôi đổ sập, gà lợn chết như ngả rạ khiến nhiều hộ nông dân bị thiệt hại tiền tỷ. Ngư dân nuôi thủy sản cũng chịu hậu quả nặng nề, có hộ toàn bộ lồng bè hư hỏng, bị cuốn trôi, thiệt hại từ vài tỷ đồng cho đến hàng chục tỷ đồng. Các cơ quan chức năng của Bộ NN-PTNT đang phối hợp với địa phương hướng dẫn người nông dân khắc phục hậu quả do bão và mưa lũ để lại và khôi phục hoạt động sản xuất.
687949399d60ab4ff6bd2f66775334e0
16/09/2024
8e00e07bf635df60125490dbf6d6c7e3
23:15
a9a1b94a5c13841096c84b7250c4931b
20240917
https://vietnamfinance.vn/gia-vang-dat-nhat-lich-su-thi-truong-nhieu-an-so-can-trong-khi-dau-co-d116120.html
3e62ecbcb04808e6c60fb6d922d08d6c
Giá vàng đắt nhất lịch sử: Thị trường nhiều ẩn số, cẩn trọng khi đầu cơ
6e670fb0aa8a23862030e13fc455d38f
Cùng với triển vọng tăng giá của vàng thế giới, giá vàng trong nước tuần qua cũng đã có nhiều phiên bật tăng và chinh phục mức cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, người mua vẫn phải đối mặt với rủi ro trong một thị trường vàng còn nhiều "ẩn số".
4ddf527b673e83c197e010c53d1e365d
Trong tuần qua, cùng với đà tăng củagiá vàngthế giới, giá vàng nhẫn trong nước đã có nhiều pha “phá đỉnh”, chạm mốc cao nhất từ trước đến nay. Từ ngày 9/9 – 15/9, giá vàng nhẫn đã tăng 750 nghìn – 1,3 triệu đồng/lượng, lên mức 77,8 - 79,1 triệu đồng/lượng. Trái lại, thị trường vàng miếng không có nhiều thông tin nổi bật dù giá vàng nhẫn và giá vàng thế giới không ngừng tăng. Giá vàng miếng SJC lại tiếp tục đứng yên hơn, kéo dài chuỗi 10 ngày được niêm yết ở mức 78,5 triệu đồng/lượng chiều mua vào và 80,5 triệu đồng/lượng chiều bán ra. Tại thị trường thế giới, tuần qua, giá vàng thế giới liên tục có những pha tăng nóng và vượt mức kỷ lục 2.600 USD/ounce trong phiên giao dịch cuối cùng của tuần. Theo các chuyên gia của Kitco News, giá vàng đang được hỗ trợ mạnh mẽ từ làn sóng nới lỏng chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới và sự hụt hơi của đồng bạc xanh trên thị trường ngoại hối. Goldman Sachs Research nhận định, giá vàng đã tăng vọt lên mức cao mới trong năm nay và sẽ tiếp tục tăng vào đầu năm 2025 với mức giá chưa từng có. Theo dự báo của Goldman Sachs Research,giá vàngsẽ đạt đỉnh ở mức kỷ lục 2.700 USD/ounce vào đầu năm sau, được hỗ trợ bởi việc cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và nhu cầu mua vàng của các ngân hàng trung ương thị trường mới nổi. Giá của kim loại quý này có thể được thúc đẩy thêm nếu Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt tài chính mới hoặc lo ngại về gánh nặng nợ của Mỹ gia tăng. Giám đốc bộ phận hàng hóa khu vực Bắc Mỹ tại Citi Research, Aakash Doshi cũng dự báo giá vàng có thể chạm mốc 2.600 USD vào cuối năm 2024 và 3.000 USD/ounce vào giữa năm 2025. Theo chuyên gia này, yếu tố hỗ trợ giá vàng leo đỉnh gồm có việc Fed cắt giảm lãi suất, nhu cầu mạnh mẽ từ các quỹ ETF và giao dịch vàng vật chất ngoài sàn. Nhận định về thị trường vàng trong nước, nhiều chuyên gia cho rằng giá vàng trong nước vẫn có thể tiếp tục tăng trong những tháng cuối năm 2024 khi giá vàng thế giới tăng mạnh.Giá vàng SJCđược dự báo có thể chạm mốc 90 triệu đồng/lượng vào cuối năm nay. Về vàng nhẫn, dù đã thiết lập mức giá cao nhất từ trước đến nay nhưng vàng nhẫn vẫn còn rất nhiều dư địa để tăng giá. Mặc dù có triển vọng tăng giá nhưng nhà đầu tư cũng được cảnh báo cần cẩn trọng khi thị trường vàng trong nước vẫn đang còn nhiều “ẩn số”. Một trong những “ẩn số” được nhắc đến đó là việc NHNN có thể dừng bán vàng giá bình ổn và sửa đổi trong Nghị định 24. Mới đây, NHNN cho biết trong thời gian tới sẽ tổ chức tổng kết, đề xuất sớm sửa đổi Nghị định 24/2012, trong đó có nội dung về quản lý sản xuất vàng miếng để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Sự thay đổi trong quản lý và kiểm soát thị trường có thể tác động trực tiếp lên cung – cầu vàng trong nước, từ đó dẫn đến biến động giá vàng. Bên cạnh đó, chuyên gia tài chính Phan Dũng Khánh cho rằng, người mua vàng đã chịu rủi ro ngay khi xuống tiền. Theo ông, khi mua vàng, người mua đã chịu ngay mức lỗ vài triệu đồng/lượng do chênh lệch mua vào - bán ra. Lấy ví dụ dẫn chứng, nếu mua vàng nhẫn với giá 78,45 triệu đồng/lượng trong phiên ngày 9/9 thì đến phiên cuối tuần, nhà đầu tư đã lỗ 650.000 đồng/lượng. “Tiền mua vàng được xem là tiền chết vì tài sản này không sinh lời. Nhà đầu tư chỉ chờ đợi giá tăng lên để có lãi, nhưng xét về xác suất đầu tư ngắn hạn và trung hạn, để có lãi cao hơn tiền gửi ngân hàng là không nhiều. Nếu nhà đầu tư chấp nhận giữ vàng dài hạn từ 3 năm trở lên thì có thể xem xét”, ông nói.
fe9fec4ae66acbbdd7d22bdc8309706d
16/09/2024
8e00e07bf635df60125490dbf6d6c7e3
09:00
d8cdf71171862eb00e39c6d33a5e694a
20240917
https://vietnamfinance.vn/vang-nhan-len-dong-hang-vang-chi-nhan-khach-ban-tu-choi-khach-den-mua-d116145.html
9ba8ac81922a3606b356c9e41d51cc99
Vàng nhẫn 'lên đồng', hãng vàng chỉ nhận khách bán, từ chối khách đến mua
184b6348cd22cb2d7dc491e8dc443290
Mặc dù giá vàng nhẫn tiếp tục chinh phục mốc cao mới nhưng lượng giao dịch trên thị trường không lớn khi nhiều nhà vàng liên tục từ chối bán ra với lý do hết hàng.
03c3b65b2532de38fa391906f4081ad2
Mở cửa phiên giao dịch đầu tuần,giá vàngnhẫn trong nước vẫn tiếp tục đà tăng, lên mức 79,2 triệu đồng/lượng. Trong phiên chiều 16/9, nhiều doanh nghiệp vàng bạc đá quý đồng loạt tăng giá vàng nhẫn. Cụ thể, tại SJC, giá vàng nhẫn 9999 được giao dịch ở mức 77,9 triệu đồng/lượng chiều mua vào và 79,2 triệu đồng/lượng chiều bán ra, tăng 100.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào, bán ra. Tương tự, Bảo Tín Minh Châu và Phú Quý cũng niêm yết giá vàng nhẫn ở mức 78 – 79,2 triệu đồng/lượng. Riêng Tập đoàn DOJI giữ nguyên mức giá không thay đổi so với chốt phiên cuối tuần trước, 77,9 - 79,1 triệu đồng/lượng chiều mua vào, bán ra. Trong khi đó, giá vàng miếng SJC vẫn tiếp tục đi ngang nhiều ngày liên tiếp khi NHNN giữ nguyên giá bán cho 4 ngân hàng thương mại và Công ty SJC. Trong phiên sáng nay, vàng miếng SJC được giao dịch ở mức 78,5 triệu đồng/lượng chiều mua vào và 80,5 triệu đồng/lượng chiều bán ra. Với vùng giá giao dịch sáng nay, vàng nhẫn đang thấp hơnvàng miếng SJCkhoảng 1,3 triệu đồng/lượng. Nếu so với đầu năm, mỗi lượng vàng nhẫn 9999 đã đắt hơn tới 16 triệu đồng, tương đương mức tăng ròng gần 26%. Tuy nhiên, các nhà vàng lại không ghi nhận nhiều phiên giao dịch bán ra do không đủ số lượng. Khi được liên hệ hỏi mua vàng nhẫn, nhân viên tại DOJI và PNJ đều từ chối, thậm chí không nhận cọc trước vì không rõ khi nào có vàng nhẫn trở lại. Nhiều nhà vàng khác cũng chỉ “mở cửa” chiều mua vào, tức nhận khách đến bán vàng còn “đóng cửa” chiều bán ra với lý do tương tự. Cũng giống nhưvàng nhẫn, đối với nhiều người, việc mua vàng miếng vẫn còn khá chật vật. Chia sẻ trên một diễn đàn về mua, bán vàng, nhiều người cho biết không phải ai cũng có thể mua vàng qua các ngân hàng khi nhiều ngân hàng liên tục báo hết lượt. Chưa kể, có những ngân hàng còn yêu cầu người mua phải nạp đủ số tiền vào tài khoản thanh toán mới được đăng ký chứ không cho đăng ký trước rồi trả tiền mặt khi nhận vàng. Điều này khiến nhiều người phải từ bỏ việc đặt mua vàng miếng SJC giá bình ổn. Trái lại, trên thị trường vàng chợ đen, các giao dịch vẫn diễn ra sôi động. Một người chuyên cung cấp vàng nhẫn, vàng miếng các loại cho biết giá vàng “trao tay” đắt hơn giá niêm yết tại các nhà vàng khoảng 1 triệu đồng/lượng. “Mức chênh này là thấp trên thị trường rồi. Từ hôm vàng nhẫn tăng giá đến nay, có không ít người nhắn tin hỏi mua mà còn không có vàng để bán”, người này tiết lộ. TS Bùi Duy Tùng, giảng viên Kinh tế, Đại học RMIT nhận định việc người dân khó mua vàng trong lúc giá vàng lập đỉnh mới một phần là do mạng lưới giao dịch vàng đã bị thu hẹp. “Việc NHNN chỉ định bán vàng qua bốn ngân hàng thương mại và SJC đã làm thu hẹp mạng lưới giao dịch vàng, khiến người dân gặp khó khăn trong việc tiếp cận vàng, đặc biệt ở các tỉnh thành ngoài Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Điều này làm giảm tính sôi động của thị trường và cản trở người dân có nhu cầu mua vàng”, ông nói. Về phía người mua, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, dù giá vàng đang tăng nóng nhưng người mua vẫn cần thận trọng, tránh ôm rủi ro, nhất là rủi ro khi chênh lệch giữa mua vào – bán ra vẫn ở mức cao. Bên cạnh đó, người mua cũng không nên tìm đến thị trường vàng chợ đen, vàng trao tay, tránh khỏi tình trạng mua phải vàng giả, pha trộn, không đảm bảo tỷ lệ chất lượng.
c70aa19479e5f395c88a656515aab503
16/09/2024
8e00e07bf635df60125490dbf6d6c7e3
13:39
023d342686ada83afffb2e64fdb025b3
20240917
https://vietnamfinance.vn/loi-nhuan-ngan-hang-ky-luc-va-phan-hoa-d115787.html
d73cada17fb61533a9b70be8aa665e2b
Lợi nhuận ngân hàng: Kỷ lục và phân hóa
57fd3739ae6e33923703a49630f747fd
Xu hướng tăng trưởng dương chiếm đa số trong bức tranh lợi nhuận ngành ngân hàng 6 tháng đầu năm 2024. Điều này được kỳ vọng tiếp diễn trong những tháng cuối năm nhờ nhiều yếu tố hỗ trợ.
b1851592121ab9004e8476c04ea87ad2
Báo cáo tài chính của 29 ngân hàng thương mại trong nước cho thấy, trong 6 tháng đầu năm, lợi nhuận ngành ngân hàng tăng 14%, đạt gần 161.600 tỷ đồng. Trước đó, trong cả năm 2023, tổng lợi nhuận của 29 ngân hàng trên chỉ tăng trưởng 4,9%. Xét riêng trong quý II/2024, lợi nhuận trước thuế của 29 ngân hàng tăng trưởng 23% so với cùng kỳ, đạt khoảng 76.100 tỷ đồng. Top 10 ngân hàng báo lãi lớn nhất trong nửa đầu năm nay chứng kiến màn “sao đổi ngôi” khi nhiều nhà băng phải nói lời “chia tay” với bảng xếp hạng quyền lực này. Theo đó, Vietcombank tiếp tục giữ vững vị trí quán quân toàn ngành với lợi nhuận trước thuế trong 6 tháng đầu năm đạt 20.835 tỷ đồng, tăng 2% so với cùng kỳ. Riêng quý II, ngân hàng này báo lãi trước thuế 10.116 tỷ đồng, tăng 9%. Vị trí á quân thuộc về Techcombank với 15.628 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 39%. Nhờ kết quả thuận lợi trong cả mảng tín dụng và thu ngoài lãi, Techcombank đã “vượt mặt” BIDV để dẫn vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng 10 ngân hàng lãi lớn nhất 6 tháng đầu năm. Nhưng nếu xét riêng về kết quả kinh doanh quý II, BIDV lại vượt qua Techcombank với 8.159 tỷ đồng và chỉ xếp sau Vietcombank. Kết quả, BIDV báo lãi trước thuế bán niên 15.549 tỷ đồng, tăng 12,1% và đứng ở vị trí thứ 3. Vị trí tiếp theo là MBBank với lợi nhuận trước thuế đạt 13.428 tỷ đồng, tăng 5%. Riêng quý II, MBBank đã mang về 7.633 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 22,7% so với cùng kỳ. Trong khi đó, Agribank lại tụt hạng về vị trí thứ 5, giảm 1,7% lãi trước thuế so với cùng kỳ, chỉ còn 13.269 tỷ đồng. Chi phí hoạt động và chi phí dự phòng tăng mạnh đã khiến lợi nhuận của "ông lớn" này tăng trưởng âm và là ngân hàng quốc doanh duy nhất ghi nhận lãi đi lùi trong nửa đầu năm. VietinBank đứng thứ 6 với khoảng cách suýt soát với Agribank, lợi nhuận trước thuế đạt gần 13.000 tỷ đồng, tăng 3%. Vị trí thứ 7 trong bảng xếp hạng là ACB với lợi nhuận trước thuế 6 tháng đạt gần 10.491 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ. Ở vị trí thứ 8 là sự xuất hiện của gương mặt quen thuộc VPBank với lợi nhuận trước thuế là 8.665 tỷ đồng, tăng mạnh 68%. Đứng thứ 9 trên bảng xếp hạng là HDBank với lợi nhuận đạt 8.165 tỷ đồng, tăng 48,9%. Còn đứng chót bảng là ngân hàng SHB - từ vị trí số 8 tụt xuống hạng 10. Kết thúc 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của SHB đạt hơn 6.860 tỷ đồng, tăng 13%. Trong Top 10, có 7 ngân hàng đạt được mức lợi nhuận trước thuế trên 10.000 tỷ đồng là Vietcombank, Techcombank, BIDV, MB, Agribank, VietinBank và ACB. Tổng lợi nhuận của 7 ngân hàng này đạt hơn 102.000 tỷ đồng, chiếm gần 2/3 lợi nhuận của 29 ngân hàng và tương đương khoảng 60% lợi nhuận toàn ngành. Trong số 29 ngân hàng, có 22 ngân hàng ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng trong nửa đầu năm. Mức tăng trưởng cao nhất là BVBank với hơn 283% so với cùng kỳ. Kế đến là LPBank, tăng 142% so với 6 tháng đầu năm 2023. Ngoài ra, một số nhà băng khác cũng có mức tăng trưởng vượt trội về lợi nhuận, như VPBank (68%), SeABank (61%), HDBank (49%), Nam A Bank (45%), Techcombank (39%)... Tại ABBank, dù lợi nhuận trước thuế quý II tăng gần 6 lần so với cùng kỳ năm trước, đạt 311 tỷ đồng, nhưng do phải bù đắp khoản thâm hụt lợi nhuận quý I nên tổng lợi nhuận 6 tháng vẫn giảm 14%, đạt 582 tỷ đồng. Lợi nhuận 6 tháng của PGBank cũng đi lùi khi chỉ đạt gần 268 tỷ đồng, giảm 6,6% so với cùng kỳ. Như vậy, bức tranh kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm của ngành ngân hàng có sự phân hóa rõ nét. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, yếu tố chính thúc đẩy lợi nhuận ngành ngân hàng 6 tháng qua gồm: tăng trưởng tín dụng cao hơn trong quý II bù đắp cho biên lãi ròng (NIM) giảm nhẹ, thu nhập từ giao dịch ngoại hối mạnh mẽ hỗ trợ tổng thu nhập hoạt động, chi phí hoạt động được kiểm soát ở hầu hết nhà băng, trong khi trích lập dự phòng nói chung được nới lỏng... Trước tình hình khả quan, triển vọng lợi nhuận ngành ngân hàng tăng trưởng dương được dự báo sẽ tiếp tục trong các tháng cuối năm 2024. Tuy nhiên, bức tranh lợi nhuận sẽ tiếp tục có sự phân hóa mạnh. Những ngân hàng có quy mô vốn lớn, lợi nhuận sẽ tăng trưởng cao so với năm trước. Nhóm ngân hàng quy mô vốn trung bình có khả năng hoàn thành kế hoạch lợi nhuận. Còn nhóm ngân hàng với quy mô vốn nhỏ có thể sẽ chỉ cán mốc 70% - 80% kế hoạch lợi nhuận hoặc thấp hơn. Các chuyên gia của Công ty Chứng khoán VNDirect dự báo tăng trưởng lợi nhuận ròng toàn ngành ngân hàng trong năm 2024 sẽ đạt khoảng 23,8% so với cùng kỳ. Các chuyên gia của Công ty Cổ phần Chứng khoán VPBank (VPBankS) cho rằng, sự phục hồi của ngành ngân hàng sẽ diễn ra rõ rệt trong nửa cuối năm nay. Với giả định Ngân hàng Nhà nước không tăng lãi suất điều hành trong năm 2024 và các ngân hàng lớn đẩy được 90% room tín dụng được giao từ đầu năm, lợi nhuận trước thuế toàn nhóm ngân hàng niêm yết năm 2024 có khả năng tăng 15% so với năm trước đó, tương đương 293.650 tỷ đồng. Công ty Chứng khoán Agribank (Agriseco) cũng đánh giá lợi nhuận ngành ngân hàng trong năm 2024 sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, song tốc độ tăng trưởng sẽ chậm lại so với giai đoạn 2020 - 2023 trước áp lực NIM thu hẹp và tăng trích lập dự phòng. TS Nguyễn Hữu Huân, Trường Đại học Kinh tế TP. HCM, nhìn nhận lợi nhuận ngành ngân hàng năm 2024 khó có thể kỳ vọng tăng đột biến và xu hướng phân hóa tăng trưởng sẽ tiếp tục diễn ra trong nửa cuối năm nay. Theo kết quả điều tra xu hướng kinh doanh quý III/2024 do Ngân hàng Nhà nước công bố, các tổ chức tín dụng nhận định tình hình kinh doanh tổng thể và lợi nhuận trước thuế của hệ thống ngân hàng trong quý II/2024 có cải thiện, nhưng chưa thực sự rõ nét so với quý I/2024. 70% - 75,5% tổ chức tín dụng kỳ vọng tình hình kinh doanh sẽ khả quan hơn trong quý III/2024 và cả năm 2024. 86,2% tổ chức tín dụng kỳ vọng lợi nhuận trước thuế tăng trưởng dương so với năm 2023. Nhưng vẫn có 11% tổ chức tín dụng lo ngại lợi nhuận tăng trưởng âm trong năm 2024 và 2,8% ước tính lợi nhuận không thay đổi. Dù gặp không ít thách thức nhưng vẫn có những yếu tố giúp lợi nhuận của ngành ngân hàng khả quan hơn vào nửa cuối năm nay, ví như các yếu tố hỗ trợ từ chính sách tiền tệ và nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ. Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng, giữ lãi suất điều hành ở mức thấp để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Nhờ đó, các ngân hàng có điều kiện mở rộng tín dụng và cải thiện lợi nhuận. Ngoài ra, tăng trưởng GDP dự kiến đạt mức cao, nhu cầu tiêu dùng và đầu tư đi lên kéo theo nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp và cá nhân cũng tăng. Những yếu tố này tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng tăng trưởng tín dụng, mở rộng thị phần và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Song ngành ngân hàng cũng đối mặt với không ít thách thức trong năm 2024. Biến động thị trường tài chính toàn cầu, rủi ro lạm phát và xu hướng tăng trở lại của lãi suất đầu vào là những yếu tố cần được kiểm soát chặt chẽ. Bên cạnh đó, rủi ro nợ xấu vẫn là một mối lo ngại cần được giám sát thường xuyên để đảm bảo sự ổn định của hệ thống ngân hàng.
9992098a3ee259b24fa6e277c2641b9c
16/09/2024
8e00e07bf635df60125490dbf6d6c7e3
07:00
fd375dee4843d6afdf6aeae485db529d
20240917
https://vietnamfinance.vn/dinh-chi-toan-bo-hoat-dong-cua-chung-khoan-hsv-d116128.html
b96dcb74fdbf70f17a6bbe7126b5fba9
Đình chỉ toàn bộ hoạt động của Chứng khoán HVS
4a4166cc3add96086e165608a02e141b
Theo UBCKNN, Chứng khoán HVS không đáp ứng điều kiện cơ sở vật chất theo quy định của Luật Chứng khoán. Trong quá khứ, công ty chứng khoán này từng “vướng” vào nhiều sai phạm nghiêm trọng và rơi vào tình trạng “tê liệt”.
30e467a7c956015653cf6391c4806fc2
Vừa qua, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã quyết định đình chỉ toàn bộ hoạt động của Công ty CP Chứng khoán HVS Việt Nam. Nguyên nhân là do công ty chứng khoán này không duy trì điều kiện về cơ sở vật chất theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 94 Luật Chứng khoán 2019. Được biết, Chứng khoán HVS Việt Nam, tiền thân là Công ty CP Chứng khoán Hùng Vương, thành lập năm 2008. Trong quá khứ, công ty chứng khoán này từng “vướng” vào nhiều sai phạm nghiêm trọng, thậm chí có thời điểm rơi vào “tê liệt” hoạt động. Gần nhất, vào tháng 5/2024, Chứng khoán HVS đã nhận “trát” phạt 125 triệu đồng vì tự ý thay đổi trụ sở chính mà chưa có sự chấp thuận từ cơ quan quản lý. Bên cạnh đó, công ty chứng khoán này cũng phải nộp phạt thêm 85 triệu đồng do không báo cáo phương án khắc phục được HĐQT công ty thông qua về việc không đáp ứng việc duy trì điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán. Năm 2018, công ty bị phạt 70 triệu đồng do không thiết lập Bộ phận Kiểm toán nội bộ. Cũng trong năm này, UBCKNN đã rút nghiệp vụ môi giới đối với Chứng khoán HVS. Sau đó, công ty mất tư cách thành viên tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội rồi bị thu hồi giấy chứng nhận thành viên lưu ký tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam. Năm 2019, Chứng khoán HVS Việt Nam bị UBCKNN đình chỉ hoạt động. Mãi đến tháng 7/2020, công ty chứng khoán này mới được chấm dứt tình trạng đình chỉ hoạt động. Tuy nhiên, từ đó đến nay, hoạt động của Chứng khoán HVS vẫn chưa thể ổn định trở lại. Trong vòng 4 năm, công ty chứng khoán này đã 2 lần "đổi chủ". Tháng 12/2020, 3 cổ đông hiện hữu lúc đó là ông Đường Văn Tài, ông Hoàng Nguyễn Thanh Hùng và ông Phạm Ngọc Chiến đã chuyển nhượng cổ phần cho 3 cá nhân khác là các ông Lê Hồng Anh, Nguyễn Toàn Thắng và Nguyễn Đình Đại. Rất nhanh sau đó, cơ cấu cổ đông lớn lại thay đổi, khi cổ phần được chuyển giao cho bà Trương Thị Hồng Nga, ông Ngô Văn Đô, ông Thái Đình Sỹ. Sau đó, nhóm cổ đông này đã đảm nhiệm vị trí quan trọng trong HĐQT của công ty. Nửa đầu năm nay, cơ cấu cổ đông lại thay đổi hoàn toàn với sự góp mặt của 3 cá nhân mới là bà Văn Lê Hằng (90,81%), bà Ngô Thị Thủy (4,9%) và bà Lê Như Hoa (4,29%), thay cho nhóm lãnh đạo thượng tầng nói trên. Trong khi đó, kết quả kinh doanh của Chứng khoán HVS cũng khá "phập phù". Năm 2022, doanh thu từ kinh doanh chứng khoán đạt gần 588 triệu đồng, lỗ sau thuế gần 82 triệu đồng. Năm 2023, công ty ghi nhận doanh thu từ kinh doanh chứng khoán hơn 796 triệu đồng, lợi nhuận sau thuế hơn 292 triệu đồng. Năm 2024, Chứng khoán HVS đặt mục tiêu tổng doanh thu đạt 20 tỷ đồng, lãi trước thuế 10 tỷ đồng. Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm nay, doanh thu hoạt động của HVS chỉ vỏn vẹn 201 triệu đồng, giảm gần phân nửa so cùng kỳ. Trong khi chi phí hoạt động chiếm hơn 258 triệu đồng khiến Chứng khoán HVS lỗ ròng 265 triệu đồng. Mức lỗ này nâng lỗ luỹ kế của công ty chứng khoán này lên 39 tỷ đồng, khiến vốn chủ sở hữu teo tóp về còn 10,8 tỷ đồng. Tại thời điểm cuối tháng 6/2024, tổng tài sản giảm về 10,9 tỷ đồng, trong đó lượng tiền mặt chiếm chủ yếu với 10 tỷ đồng. Tổng số nhân viên của công ty tại ngày 30/6/2024 chỉ có 6 người. Tại báo cáo tài chính soát xét bán niên 2024, đơn vị kiểm toán đã lưu ý về việc Chứng khoán HVS đang chờ UBCKNN xem xét chấp thuận về thay đổi trụ sở chính và tăng vốn điều lệ theo quy định. Do đó, công ty chỉ phát sinh doanh thu lãi từ các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn. Mặt khác, Chứng khoán đã nộp hồ sơ lên UBCKNN đề nghị tăng vốn theo phương án chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và phương án phát hành cổ phiếu đáp ứng tỷ lệ sở hữu nước ngoài được thông qua để tăng vốn điều lệ từ 50,2 tỷ lên 300,2 tỷ đồng. Theo đó, tổng khối lượng vốn huy động dự kiến là 250 tỷ đồng, thời điểm phát hành cụ thể được HĐQT quyết định sau khi được chấp thuận của UBCKNN. Đơn vị kiểm toán cho rằng, việc UBCKNN vẫn đang xem xét chấp thuận về thay đổi trụ sở chính và tăng vốn điều lệ có thể dẫn đến hoài nghi về khả năng tiếp tục hoạt động của công ty. Tuy nhiên, tại báo cáo giữa niên độ, HĐQT và Ban Tổng giám đốc HVS tin rằng không có lý do gì để công ty không được UBCKNN chấp thuận tiếp tục hoạt động. Do đó, báo cáo tài chính giữa niên độ của công ty được lập theo giả định công ty sẽ tiếp tục hoạt động.
146b0bc831cd217deb1c9ac86872351c
16/09/2024
8e00e07bf635df60125490dbf6d6c7e3
07:45
1ae0c6f6e8df7b265a9a43548f03edec
20240917
https://vietnamfinance.vn/lai-bi-am-sat-ong-trump-tuyen-bo-khong-bao-gio-dau-hang-d116140.html
df73030d3f31d05c82c5db2839a1f9a5
Lại bị ám sát, ông Trump tuyên bố ‘không bao giờ đầu hàng’
c38cabe171c391afac83b17240e54a01
Gửi thông điệp đến những người ủng hộ sau vụ ám sát hụt lần hai hôm 15/9, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump nhấn mạnh rằng "quyết tâm của ông chỉ mạnh mẽ hơn sau một nỗ lực ám sát khác".
3771c894d9f9d092749cb59fa91c589d
"Có tiếng súng nổ ở gần tôi, nhưng trước khi tin đồn lan truyền ngoài tầm kiểm soát, tôi muốn các bạn nghe điều này trước: TÔI AN TOÀN VÀ KHỎE MẠNH!", ông Trump viết trong email gửi người ủng hộ. "Không gì có thể làm tôi chùn bước. Tôi sẽ KHÔNG BAO GIỜ ĐẦU HÀNG! Tôi sẽ luôn yêu các bạn vì đã ủng hộ tôi. Đoàn kết. Hòa bình. Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”, vị cựu Tổng thống Mỹ nhấn mạnh thêm. Ông Trump đã tới Florida vào cuối tuần qua sau khi tổ chức một loạt sự kiện vận động tranh cử ở Bờ Tây. Có rất ít thông tin chi tiết xung quanh vụ nổ súng gần sân golf của ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa tại West Palm Beach, Florida vào ngày 15/9. Theo nhiều báo cáo, đã có tiếng súng nổ tại Trump National Golf Club ở West Palm Beach, Florida, vào ngày 15/9, nơi ông Trump đang chơi golf. Cục Điều tra Liên bang (FBI) đang điều tra "vụ việc có vẻ là một nỗ lực ám sát" cựu Tổng thống Trump, người "an toàn" sau khi có "tiếng súng nổ gần đó" tại sân golf của ông ở Florida, chiến dịch tranh cử của ông thông báo sau sự việc. Không có thương tích nào được báo cáo, theo người phát ngôn của Văn phòng Cảnh sát trưởng Quận Palm Beach. Cảnh sát trưởng West Palm Beach, ông Ric Bradshaw, cho biết tại một cuộc họp báo vào ngày 15/9 rằng một mật vụ Mỹ (USSS) đã phát hiện nòng súng trường nhô ra khỏi hàng rào sân golf và "giao chiến" với nghi phạm. Tay súng có thể đã đến cách ông Trump khoảng 274m, cơ quan thực thi pháp luật cho biết tại cuộc họp. Theo các quan chức thực thi pháp luật đã nói chuyện với AP, nghi phạm sau đó đã vứt vũ khí và bỏ trốn khỏi hiện trường bằng một chiếc SUV nhưng sau đó đã bị bắt giữ tại một quận gần đó. Vụ nổ súng xảy ra hai tháng sau khi ông Trump bị đạn xuyên thủng tai phải khi đang phát biểu tại một cuộc vận động tranh cử ngoài trời ở Butler, Pennsylvania, vào ngày 13/7. Tay súng 20 tuổi có tên Thomas Matthew Crooks đã bắn những viên đạn từ một mái nhà gần đó đã bị một lính bắn tỉa của Cơ quan Mật vụ Mỹ (USSS) tiêu diệt. Giám đốc USSS Kimberly Cheatle đã từ chức 10 ngày sau vụ nổ súng sau phiên điều trần của quốc hội về vụ ám sát. USSS hiện đang được điều hành bởi Quyền giám đốc Ronald L. Rowe, Jr. Ông Trump bị ám sát vào thời điểm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp diễn ra. Ban đầu, đây được xem là màn tái hiện lại cuộc đấu năm 2020 khi ông Joe Biden và ông Donald Trump là hai ứng viên chính. Tuy nhiên, điều đó đã không xảy ra sau khi Tổng thống Biden rút lui vào tháng 7/2024 và ủng hộ bà Kamala Harris thay thế ông cho vị trí ứng viên của Đảng Dân chủ. Câu hỏi lớn nhất hiện nay là liệu ông Trump sẽ có nhiệm kỳ tổng thống thứ hai hay nước Mỹ sẽ có nữ tổng thống đầu tiên. Trong những tháng trước khi ông Biden quyết định rút lui khỏi cuộc đua, các cuộc thăm dò liên tục cho thấy ông Biden tụt lại phía sau cựu Tổng thống Donald Trump. Mặc dù chỉ mang tính giả thuyết vào thời điểm đó, một số cuộc thăm dò đã cho thấy bà Harris sẽ không có kết quả tốt hơn nhiều so với ông Biden. Tuy vậy, cuộc đua trở nên gay cấn hơn sau khi bà Harris tham gia chiến dịch tranh cử và đã dẫn trước đối thủ của mình một khoảng cách nhỏ trong trung bình các cuộc thăm dò toàn quốc. Bà đã duy trì khoảng cách này kể từ khi tham gia tranh cử.
a28775734990f14f8de71f05c188eabd
16/09/2024
8e00e07bf635df60125490dbf6d6c7e3
12:28
126a2aad50d809abeacdd76c826a0f79
20240917
https://vietnamfinance.vn/tang-von--bai-toan-can-nao-cua-cong-ty-chung-khoan-noi-d116065.html
930e632b2517c6df748dab9c4ef56ddd
Tăng vốn - bài toán ‘cân não’ của công ty chứng khoán nội
e2aa0e33353812b67b88f4aaecbc4934
Tình trạng tăng cường vay nợ để đáp ứng nhu cầu phát triển không thể kéo dài, nhất là khi xét bình quân, nợ vay đã vượt đáng kể vốn chủ sở hữu, trong bối cảnh một “chân trời mới” đang dần mở ra với các công ty chứng khoán.
4ede76718419e6948e70a4beca610c72
Hơn một năm trở lại đây,ngành chứng khoánxuất hiện một hiện tượng đáng chú ý: Các công ty chứng khoán trong nước đẩy rất mạnh việc vay nợ. Điển hình, chỉ trong vòng 5 quý gần đây (cuối quý I/2023 - cuối quý II/2024), nợ vay (bao gồm vay ngắn hạn, vay dài hạn và nợ trái phiếu dài hạn) của Công ty Chứng khoán TP. HCM (HoSE: HCM) tăng từ trên 5.500 tỷ đồng lên trên 16.200 tỷ đồng, tức là tăng gấp gần 3 lần. Tương tự, Công ty Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) - quán quân lợi nhuận ngành chứng khoán - ghi nhận mức tăng nợ vay từ trên 9.600 tỷ đồng lên gần 25.000 tỷ đồng, tương đương tăng gấp 2,5 lần trong vòng 5 quý. Đặc biệt, Công ty Chứng khoán VPBank (VPBankS) sau khi được VPBank bơm nguồn vốn “khủng” cũng đồng thời đẩy mạnh vay nợ, với số dư cuối quý I/2023 là 265 tỷ đồng tăng lên trên 7.300 tỷ đồng cuối quý II/2024, tức là tăng gấp 27 lần. Không ít công ty chứng khoán cũng ghi nhận mức tăng nợ vay “bằng lần” trong hơn một năm qua, chẳng hạn như Công ty Chứng khoán MB (HNX: MBS) tăng gấp 2,4 lần (từ trên 4.700 tỷ đồng lên trên 11.400 tỷ đồng), Công ty Chứng khoán Bảo Việt (HNX: BVS) tăng gấp 2,1 lần (từ trên 1.400 tỷ đồng lên 3.605 tỷ đồng), Công ty Chứng khoán FPT (HoSE: FTS) tăng gấp gần 2,9 lần (từ trên 1.400 tỷ đồng lên trên 4.100 tỷ đồng). Trong khi đó, một số công ty chứng khoán thay đổi quan điểm vay nợ. Như trường hợp của Công ty Chứng khoán Agribank (HoSE: AGR), vốn trước đây vay nợ rất ít nhưng 5 quý gần đây tăng đáng kể, từ 221 tỷ đồng lên 985 tỷ đồng, tức là tăng gấp gần 4,5 lần. Hoặc như Công ty Chứng khoán VIX (HoSE: VIX) sau thời gian dài không vay nợ thì đến cuối quý I/2024 đã bất ngờ vay 990 tỷ đồng và quý tiếp theo tiếp tục tăng lên gần 1.400 tỷ đồng. Các công ty chứng khoán nội còn lại đa phần cũng ghi nhận nợ vay tăng mạnh, dù không tăng “bằng lần”. Việc các công ty chứng khoán nội đẩy mạnh vay nợ một phần là bởi mức tăng của vốn chủ sở hữu không đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng. Trong 5 quý gần nhất, chỉ có TCBS là ghi nhận mức tăng vốn chủ sở hữu “bằng lần” (tăng gấp 2,2 lần), còn lại đa phần chỉ tăng dưới 30%. Quan sát kỹ, có thể thấy vốn chủ sở hữu của các công ty chứng khoán nội trong hơn một năm qua tăng chủ yếu nhờ tích lũy lợi nhuận, thay vì huy động vốn từ cổ đông, nhà đầu tư. Chỉ có một vài trường hợp tăng vốn thành công, chẳng hạn TCBS tăng vốn trong quý II/2023, HCM tăng vốn trong quý II/2024, Công ty Chứng khoán Tiên Phong (HoSE: ORS) quý I/2024, Điều này đã đẩy tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các công ty chứng khoán trong nước dâng cao. Thống kê của VietnamFinance đối với 19 công ty chứng khoán trong nước cho thấy, tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu bình quân cuối quý I/2023 là 87% và đã tăng lên 124% vào cuối quý II/2027, cho thấy rủi ro tài chính tăng lên đáng kể. Không thiếu công ty chứng khoán ghi nhận nợ vay gấp đôi vốn chủ sở hữu, như trường hợp của MBS, tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu lên đến 212% cuối quý II/2024, từ mức 104% cuối quý I/2023. Hay như trường hợp của Công ty Chứng khoán VPS (VPS) tăng từ 140% lên 214%. Còn với Công ty Chứng khoán VietinBank (HoSE: CTS), tỷ lệ này tăng từ 238% lên 253%. Riêng Công ty Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (HNX: SHS) là trường hợp cá biệt khi tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu chỉ ở mức 8%. Còn lại đa số trên 100%. Tình trạng tăng cường vay nợ để đáp ứng nhu cầu phát triển không thể kéo dài, nhất là khi xét bình quân các công ty chứng khoán, nợ vay đã vượt đáng kể vốn chủ sở hữu, trong bối cảnh một “chân trời mới” đang dần mở ra với các công ty chứng khoán nhờ triển vọng vận hành hệ thống KRX và nâng hạng theo tiêu chuẩn FTSE Russell. Nhưng chọn thời điểm tăng vốn không phải đơn giản. Thị trường chứng khoán Việt Nam đứng trước cơ hội bùng nổ, nhưng sẽ bùng nổ vào năm 2025, 2026 hay xa hơn? Nếu huy động vốn quá sớm, công ty chứng khoán sẽ phải đối mặt áp lực lớn trong việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động được, và hiệu quả này hoàn toàn có thể đo đếm khi nhìn vào chỉ số ROE (tỷ lệ lợi nhuận/vốn chủ sở hữu) qua các quý. Ngoài ra, việc huy động vốn khi thị trường chưa sôi động cũng không phải là điều dễ dàng, trừ khi nhóm cổ đông lớn của công ty chứng khoán tự tin rằng đủ tiềm lực để mua lại lượng lớn cổ phần “ế”. Vừa qua, phiên 12/9/2024 được ghi nhận là phiên giao dịch có thanh khoản thấp nhất 17 tháng, cho thấy thị trường dù nhận được nhiều kỳ vọng nhưng diễn biến thực tế vẫn rất ảm đạm. Tuy nhiên, nếu đợi đến khi thị trường sôi động mới huy động vốn, tuy là “chắn ăn” nhưng công ty chứng khoán có nguy cơ bị mất thị phần cho vay margin vì không đủ vốn cho vay, trong khi cho vay margin đang là mảng kinh doanh đem lại lợi nhuận lớn nhất và ổn định cho đa số công ty chứng khoán. Việc các công ty chứng khoán chưa bước vào “cuộc đua” tăng vốn trong hơn một năm qua phần nào hàm ý rằng quan điểm của lãnh đạo các công ty này là trong thời gian tới, thị trường chứng khoán chưa thể bùng nổ được, vì vậy, việc sử dụng vốn vay sẽ hiệu quả hơn. Dẫu vậy, đối với các công ty chứng khoán lớn, phương án huy động vốn kiểu “chắc ăn” không thực sự phù hợp bởi việc duy trì thị phần cho vay margin có ý nghĩa hết sức quan trọng. Trước đây, ngành chứng khoán chứng kiến cuộc đua thị phần môi giới và hệ quả là nở rộ xu hướng miễn phí giao dịch (zero-fee), thực chất là nhằm kéo khách về để tăng thị phần cho vay margin. Trong tương lai, khi thị trường bùng nổ, hiện tượng “ngược lại” hoàn toàn có thể xảy ra, đó là công ty chứng khoán nào không đáp ứng được nhu cầu cho vay margin sẽ bị mất luôn cả thị phần môi giới, do khách hàng chuyển sang giao dịch tại các công ty chứng khoán có nguồn cho vay margin dồi dào hơn.
890a8f85711098a13e2e91f633a9c459
16/09/2024
8e00e07bf635df60125490dbf6d6c7e3
09:16
d8e6c4a77093ca1b4d029f952c11abca
20240917
https://vietnamfinance.vn/xoay-truc-sang-dong-nhan-dan-te-nga-dang-dan-vo-mong-d116126.html
87f26b144e7497f600adce7133d31b34
Xoay trục sang đồng nhân dân tệ, Nga đang dần 'vỡ mộng'?
72f734ea516a371c7b6090b3d8ace0f7
Sự xoay trục của Nga sang Trung Quốc đã gặp phải nhiều trở ngại trong năm nay khi các ngân hàng Trung Quốc đang từ chối các giao dịch thanh toán với doanh nghiệp Nga, buộc Moscow phải tăng phí chuyển tiền bằng đồng nhân dân tệ.
b4e96b91494b22541940846207187c66
Trung Quốc được xem là "cứu cánh" của nền kinh tế Nga kể từ khi chiến sự Ukraine nổ ra với kim ngạch thương mại song phương tăng vọt 26% lên mức cao nhất là 240 tỷ USD vào năm ngoái và Moscow trở thành nguồn cung cấp dầu hàng đầu của Bắc Kinh. Tháng trước, phương tiện truyền thông Nga đưa tin rằng khoảng 98% các ngân hàng Trung Quốc đã từ chối các giao dịch thanh toán bằng đồng nhân dân tệ với Nga. Đầu tiên chỉ là các ngân hàng lớn, dần dần các ngân hàng địa phương nhỏ hơn cũng đã tăng cường tuân thủ các lệnh hạn chế của phương Tây để bảo vệ mình khỏi các lệnh trừng phạt thứ cấp. Khả năng sử dụng đồng nhân dân tệ hạn chế đã gây ra tình trạng siết chặt thanh khoản, điều này dường như đã thúc đẩy các đợt tăng phí gần đây của các ngân hàng Nga. Các công ty Nga kinh doanh với Trung Quốc bắt đầu phải đối mặt với nhiều rào cản hơn trong tháng này và lần này là từ các ngân hàng trong nước. Ngân hàng thương mại Nga Expobank JSC đã tăng mạnh phí chuyển tiền bằng nhân dân tệ vào tuần trước từ 1,2% với mức phí tối thiểu là 350 Nhân dân tệ (49 USD) lên 6,5%, theo cổng thông tin tài chính Nga Frank Media. Mức phí tối thiểu đã được tăng lên 7.500 nhân dân tệ, trước đó đây là mức phí tối đa. Một ngân hàng khác của Nga là Uralsib Bank cũng sẽ tăng phí cho các giao dịch chuyển tiền bằng nhân dân tệ lên 6,5% tổng số tiền. Uralsib Bank cũng sẽ tăng số tiền chuyển tối thiểu bằng đồng nội tệ Trung Quốc lên 400 nhân dân tệ. Trong khi đó, ngân hàng SDM của Nga đã tăng phí chuyển khoản bằng nhân dân tệ lên 6,2%. "Vì việc thanh toán bằng loại tiền tệ này ngày càng trở nên khó khăn hơn nên chi phí cũng tăng lên. Đối với chúng tôi, điều này trực tiếp dẫn đến chi phí chuyển tiền từ các ngân hàng của chúng tôi cao hơn", Phó chủ tịch Ngân hàng SDM, ông Vyacheslav Andryushkin, nói với Newsweek. Bên cạnh đó, các nhà nhập khẩu Nga cũng ngày càng phải dựa vào các bên trung gian. Tình trạng thiếu hụt nhân dân tệ nghiêm trọng diễn ra sau nhiều tháng chậm trễ trong việc thanh toán giao dịch với Nga của các ngân hàng Trung Quốc, vốn ngày càng cảnh giác sau khi Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp. Những vấn đề này lên đến đỉnh điểm vào tháng 8 khi hàng tỷ nhân dân tệ bị kẹt trong tình trạng bấp bênh. Theo các chuyên gia, một giải pháp khả thi có thể phục vụ cả hai nước là thành lập một ngân hàng chung của Trung Quốc và Nga. Trả lời phỏng vấn hãng thông tấn nhà nước Nga Tass, ông Alexey Maslov, giám đốc Viện các nước châu Á và châu Phi thuộc Đại học Tổng hợp Moscow, cho hay: "Ý tưởng về một ngân hàng Nga-Trung đã được thảo luận từ nhiều thập kỷ trước, nhưng khi đó nó chưa bức thiết vì các hệ thống vẫn hoạt động trơn tru". Dù vậy, ở thời điểm hiện tại, ông Alexey cho hay khái niệm về một ngân hàng chung giữa hai nước vẫn đang ở giai đoạn sơ khai. Về lý thuyết, "các chi nhánh của cùng một tổ chức hoạt động trên lãnh thổ Nga và Trung Quốc", ông cho biết thêm. Việc thắt chặt lệnh trừng phạt đối với những bên hỗ trợ nỗ lực chiến sự của Nga thực sự đang khiến một số ngân hàng Trung Quốc lo sợ. Hãng tin Izvestia của Nga đưa tin rằng những ngân hàng Trung Quốc không chỉ từ chối xử lý các giao dịch thương mại với Nga mà một số thậm chí còn trả lại tiền cho những hàng hóa đã được vận chuyển. Việc đưa Sàn giao dịch chứng khoán Moscow (MOEX) bị đưa vào danh sách trừng phạt của Văn phòng kiểm soát tài sản nước ngoài thuộc Bộ Tài chính Mỹ đã hạn chế giao dịch đồng USD và các cặp tiền tệ bằng USD, khiến Nga phụ thuộc nhiều hơn vào đồng nhân dân tệ cho thương mại quốc tế và dự trữ ngoại hối. Thị phần của đồng nhân dân tệ trên thị trường ngoại hối của Nga đã đạt 99,6% sau khi các lệnh trừng phạt được công bố. Các chuyên gia cho hay điều này cũng khiến nền kinh tế Nga dễ bị tổn thương hơn trước chính sách tiền tệ và điều chỉnh tỷ giá hối đoái của nước láng giềng.
62df8297253a1421dfc948f7100af1df
16/09/2024
8e00e07bf635df60125490dbf6d6c7e3
09:15
e2e8f44eef590aa2fb31ef95a3c21aeb
20240917
https://vietnamfinance.vn/thu-tuong-lenh-bo-tai-chinh-va-bo-gtvt-bo-tri-von-xay-cau-phong-chau-moi-d116169.html
39cc017ab21de8c82fac17c5bf2b00d1
Thủ tướng 'lệnh' Bộ Tài chính và Bộ GTVT bố trí vốn xây cầu Phong Châu mới
89439852bff3cfbd4afaece8d8602471
Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính cân đối, bố trí nguồn vốn xây dựng cầu Phong Châu mới.
4020d92b4d50011a603239d53c0feaf4
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký công điện ban hành của Thủ tướng Chính phủ về việc khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựngcầu Phong Châumới trên Quốc lộ 32C nối huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Công điện nêu rõ, ngày 9/9 vừa qua, mực nước trên sông Hồng dâng cao làm sập nhịp cầu Phong Châu trên Quốc lộ 32C nối huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản của nhân dân và làm đứt gãy giao thông trên tuyến Quốc lộ 32C. Để nhanh chóng giải quyết tình trạng đứt gãy giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia giao thông trên Quốc lộ 32C và khu vực huyện Tam Nông, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, Thủ tướng giao UBND tỉnh Phú Thọ là cơ quan chủ trì, khẩn trương phối hợp với Bộ GTVT và các cơ quan liên quan triển khai ngay nghiên cứu, khảo sát, hoàn thiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư dự án xây dựng cầu Phong Châu mới trên Quốc lộ 32C, bảo đảm kiên cố, an toàn trong mọi điều kiện mưa lũ; báo cáo cấp có thẩm quyền trước ngày 1/10. Thủ tướng giao Bộ trưởng các Bộ: Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ, chủ động hướng dẫn tỉnh Phú Thọ để hoàn thiện sớm nhất các thủ tục chuẩn bị đầu tư dự án; cân đối, bố trí nguồn vốn thực hiện dự án, báo cáo Thủ tướng trước ngày 20/9. Cách đây ít ngày, UBND tỉnh Phú Thọ cũng đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị Trung ương hỗ trợ công trình xử lý khẩn cấp khắc phục ảnh hưởng cơn bão số 3. Trong văn bản, UBND tỉnh Phú Thọ đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao tỉnh Phú Thọ triển khai các thủ tục đầu tư xây dựng cầu mới thay thế cầu Phong Châu cũ với quy mô hiện đại, đồng bộ với quy mô tuyến Quốc lộ 32C với chiều dài 430m, chiều rộng 21,5m; tổng mức đầu tư 865 tỷ đồng (ngân sách Trung ương hỗ trợ 100%). Trước đó, do ảnh hưởng của bão số 3, mưa lũ trên diện rộng các tỉnh miền núi phía Bắc, bên cạnh đó các hồ thủy điện phía thượng nguồn (hồ Tuyên Quang, hồ Hòa Bình, hồ Thác Bà) xả nước đồng loạt đã làm mực nước sông Hồng (đoạn qua huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ) cao hơn mức báo động 3, vượt đỉnh lũ năm 1971 là 1,4 m. Nước lũ lên nhanh tràn qua đê gây ngập úng các xã phía Bắc huyện Hạ Hòa và thị trấn Hạ Hòa, ảnh hưởng nghiêm trọng việc lưu thông trên tuyến đường Quốc lộ 32C (thuộc tuyến đê hữu Thao, chiều dài 22 km) và Quốc lộ 2D (thuộc tuyến đê tả Thao, chiều dài 32 km). Đặc biệt, ngày 9/9, cầu Phong Châu trên Quốc lộ 32C, thuộc địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ gặp sự cố sập khi lũ cuốn trôi trụ và 2 nhịp dàn chính (nhịp 6 và 7 phía bờ hữu sông Thao). Vào ngày 11/9, Cục Đường bộ Việt Nam cũng đã đề nghị Bộ GTVT xem xét, giao Cục Đường bộ Việt Nam nhiệm vụ lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư cầu Phong Châu mới trên Quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước; thời gian thực hiện năm 2024 - 2025. Năm 2022, cử tri tỉnh Phú Thọ đã từng có văn bản kiến nghị Bộ GTVT nghiên cứu, đầu tư nâng cấp hoặc xây dựng cầu mới nhằm thay thế cầu Phong Châu. Thời điểm đó, Bộ GTVT nêu lý do điều kiện nguồn vốn hạn hẹp nên sẽ "ghi nhận kiến nghị của cử tri và sẽ quan tâm ưu tiên đầu tư khi cân đối được nguồn lực".
151f0c5ca260126c91391522046166b1
16/09/2024
8e00e07bf635df60125490dbf6d6c7e3
22:20
72689839c20a491c3c1498f58fac71f3
20240917
https://vietnamfinance.vn/cuoc-khung-hoang-deepfake-tai-han-quoc-noi-dung-khieu-dam-lan-tran-tren-telegram-d116111.html
5452f0c577c052ea0450c81c35a94e8e
Cuộc khủng hoảng deepfake tại Hàn Quốc: Nội dung khiêu dâm 'lan tràn' trên Telegram
440b5d804eabba59ba9105e3401be06f
Tại Hàn Quốc, việc những hình ảnh khiêu dâm được tạo ra bởi deepfake lan tràn trên mạng xã hội, tạo ra làn sóng phẫn nộ trong cộng đồng.
f4e4aa3aa34e4388f40dd6418f8cf56e
Tháng trước, cảnh sátHàn Quốcđã phát hiện một đường dây khiêu dâm deepfake tại hai trường đại học lớn, trong đó thủ phạm đã lấy ảnh của rất nhiều nạn nhân thông qua mạng xã hội (đa phần là nữ) rồi sử dụng công nghệ deepfake để ghép mặt họ vào những nội dung khiêu dâm. Nhiều video đã được chỉnh sửa đã được chia sẻ trên ứng dụng nhắn tin Telegram, với những phòng trò chuyện có tới 220.000 - 400.000 thành viên. Một phòng trò chuyện trực tuyến khác bị phát hiện, với hơn 900 thành viên, đã chia sẻ video deepfake về các nữ quân nhân, được gọi một cách miệt thị là "đạn dược". Từ những vụ việc đầu tiên, cảnh sát đã tiến hành một chiến dịch truy quét đặc biệt đối với tội phạm deepfake. Deepfake” là sự kết hợp của hai cụm từ đầy đủ gồm “deep learning” và “fake”. Công nghệ này được phát triển dựa trên nền tảng machine learning sử dụng mã nguồn mở của hãng Google.Deepfake sẽ thực hiện quét video và ảnh chân dung của một người dùng cụ thể. Sau đó hợp nhất với video riêng biệt nhờ tính năng AI thông minh và thay thế các chi tiết nhận dạng cơ bản có trên gương mặt như mắt, miệng, mũi với tốc độ chuyển động của gương mặt, và âm thanh giọng nói gần như thật.Càng có nhiều dữ liệu hình ảnh gốc thì tính năng AI thông minh càng có nhiều dữ liệu để có thể tự động học hỏi. Deepfake có thể sử dụng khuôn mặt của người này áp sang người khác trong video với độ chân thực đáng ngạc nhiên. Dữ liệu từ Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Hàn Quốc cho thấy các tội phạm liên quan đến deepfake được báo cáo đã tăng lên 297 tính tới cuối tháng 7, tăng mạnh so với 156 vụ ghi nhận vào năm 2021, 160 vụ vào năm 2022 và 180 vụ vào năm 2023. Ngày 11/9, cảnh sát Hàn Quốc cho biết họ đang điều tra 513 vụ tội phạm tình dục deepfake, tương đương tăng hơn 70% trong khoảng 40 ngày so với con số 297 vụ hồi cuối tháng 7. Nếu xu hướng hiện tại tiếp tục, số vụ án deepfake hàng năm được báo cáo với cảnh sát dự kiến ​​sẽ đạt mức cao kỷ lục. Đáng chú ý, những vụ việc như thế này không hề mới mẻ ở Hàn Quốc. Một báo cáo năm 2023 từ công ty an ninh mạng Mỹ Security Hero phát hiện ra rằng 53% nội dung khiêu dâm deepfake trên toàn cầu có hình ảnh của Hàn Quốc, vượt xa các quốc gia khác. "Những loại tội phạm lạm dụng tình dục này xảy ra ở Hàn Quốc nhiều hơn những nơi khác", Chang Da-hye từ Viện Tội phạm học và Tư pháp Hàn Quốc cho biết. "Đất nước chúng ta không có lộ trình toàn diện để chống lại các vụ lạm dụng tình dục trực tuyến này. Chính quyền của chúng ta tập trung vào việc ngăn chặn việc phát tán nội dung và xóa bỏ những hình ảnh này, nhưng điều này không ngăn chặn được việc nó xảy ra lần nữa", bà Chang nói. Từ tháng 1 đến tháng 9 năm nay, 318 nghi phạm đã bị bắt giữ vì cáo buộc tội phạm tình dục deepfake và 251 người trong số họ, hay 78,9% là thanh thiếu niên. Nhiều nạn nhân của tội phạm tình dục deepfake cũng ở độ tuổi thanh thiếu niên, với 62% tổng số nạn nhân là thanh thiếu niên vào năm ngoái. Theo truyền thống, Hàn Quốc chưa áp dụng hình phạt đối với các nền tảng về tội phạm tình dục trực tuyến. Đạo luật trừng phạt bạo lực tình dục sửa đổi năm 2020 cho phép phạt tù tới 5 năm đối với tội phạm tình dục deepfake hoặc phạt tiền lên tới 50 triệu won (37.400 USD). Nhưng rất ít người bị trừng phạt, vì số liệu của cảnh sát cho thấy tỷ lệ bắt giữ những trường hợp như vậy chỉ là 48% vào năm ngoái, thấp hơn đáng kể so với các hình thức tấn công tình dục kỹ thuật số khác. Gần đây, Cơ quan Cảnh sát Quốc gia đã tiến hành điều tra Telegram vì có khả năng hỗ trợ phát tán deepfake, đánh dấu sự thay đổi đáng kể trong cách tiếp cận của cơ quan thực thi pháp luật. Cơ quan quản lý truyền thông Hàn Quốc cũng cho biết họ có kế hoạch tổ chức một cuộc họp cấp chuyên gia với các quan chức của Telegram trong tương lai gần để thảo luận về phản ứng chung của họ đối với nội dung khiêu dâm deepfake trên nền tảng này. Cơ quan quản lý không nêu chi tiết về cuộc họp đã lên kế hoạch. Telegram cũng đã mở đường dây nóng với Ủy ban Tiêu chuẩn Truyền thông Hàn Quốc (KCSC) để phản hồi tốt hơn về nội dung bất hợp pháp trên nền tảng của mình. Theo cơ quan giám sát, kể từ đó, Telegram đã xóa 61 nội dung khai thác tình dục khỏi nền tảng của mình, bao gồm cả những nội dung do KCSC yêu cầu. Tổng thống Hàn Quốc, Yoon Suk Yeol, đã thúc giục cảnh sát xóa bỏ tội phạm deepfake. Ông phát biểu tại một cuộc họp nội các gần đây: "Một số người có thể coi đó chỉ là trò đùa, nhưng rõ ràng đây là hành vi phạm tội khai thác công nghệ ẩn danh". Sau vụ việc gây "chấn động", nhiều người dân Hàn Quốc đã xuống đường biểu tình, yêu cầu chính phủ phải chịu trách nhiệm về sự gia tăng đáng báo động của nội dung khiêu dâm deepfake. Đầu tháng 9, khoảng 1.200 người biểu tình, đại diện cho hàng trăm tổ chức dân sự, đã diễu hành qua trung tâm thành phố Seoul, hô vang khẩu hiệu: “Hãy ngừng lo lắng và sợ hãi, hãy chiến đấu để giành lại cuộc sống của chúng ta!” Tập trung tại Bosingak Bell Pavilion, những người phát biểu chỉ trích chính phủ thiếu hành động và hỗ trợ cho các nạn nhân, cho rằng cuộc khủng hoảng này là do văn hóa phân biệt đối xử với phụ nữ lan rộng. Cô Kim Chan-seo thuộc Trung tâm Tư vấn và Giáo dục tình dục Aha dành cho Thanh thiếu niên, cho biết việc thiếu giáo dục giới tính toàn diện ở Hàn Quốc đã khiến vấn đề trầm trọng hơn vì "khiến đàn ông tìm những phương pháp khác để hiểu và thể hiện tính dục, tạo môi trường thuận lợi cho những nội dung xấu tràn lan". Một người biểu tình từng là nạn nhân của deepfake cho biết việc đưa kẻ tấn công mình ra trước công lý sau khi cô nhận được một loạt tin nhắn Telegram vào năm 2021 có chứa hình ảnh deepfake cho thấy cô bị tấn công tình dục là một "cú sốc lớn". Kẻ tấn công cô là một sinh viên cùng trường tại Đại học Quốc gia Seoul danh tiếng, người mà cô hiếm khi giao lưu nhưng lại nghĩ là người hiền lành. "Thế giới mà tôi nghĩ mình biết đã sụp đổ hoàn toàn. Không ai nên bị đối xử như một vật thể hoặc được sử dụng như một phương tiện để bù đắp cho mặc cảm tự ti của những cá nhân như bị đơn, chỉ vì họ là phụ nữ", người này cho biết. Một nam sinh viên tham gia biểu tình cho biết anh không ngạc nhiên khi phim khiêu dâm deepfake là một vấn đề lớn trong xã hội Hàn Quốc. Choi Ji-soo, một người tham gia biểu tình ở độ tuổi 30, bày tỏ sự thất vọng với chính phủ và lưu ý rằng các nạn nhân thường phải tự tìm video bị lạm dụng và báo cảnh sát. Jihyeon, một giáo viên sau đại học tại Seoul, cho biết gần đây cô đã chuyển tài khoản mạng xã hội của mình sang chế độ riêng tư và nhận thấy sinh viên xóa ảnh khỏi mạng xã hội để tự bảo vệ mình.
f3cfa57b3344b05eeaf7e7aecd3469f5
16/09/2024
8e00e07bf635df60125490dbf6d6c7e3
08:45
f87383ea6c1a2857f131118b13dad405
20240917
https://vietnamfinance.vn/tin-dung-den-vuon-voi-bach-tuoc-tin-don-cuoc-goi-la-chiem-tai-khoan-sau-3-giay-d116112.html
560bdff6256989badb9fa70c5b5988c8
Tín dụng đen 'vươn vòi bạch tuộc', tin đồn cuộc gọi lạ chiếm tài khoản sau 3 giây
10882097282b423dd1195f48ba66ecb3
Ngân hàng giảm lãi vay cho khách hàng vùng bão lũ; tín dụng đen vẫn 'vươn vòi bạch tuộc' siết cổ người vay; tin đồn chiếm tài khoản sau 3 giây bằng cuộc gọi lạ... là những điểm nhấn quan trọng trong tuần qua.
55ae44204cd934a65b869b4a18ddbac6
Thực hiện chỉ đạo của NHNN, nhiều ngân hàng đồng loạt công bố giảm lãi suất vay, cơ cấu nợ và hỗ trợ khách hàng vay bị ảnh hưởng bởi bão số 3, lũ quét và sạt lở đất… Bên cạnh các chính sách tài chính, nhiều ngân hàng đã tổ chức hoạt động từ thiện, ủng hộ tiền và vật phẩm để giúp đỡ các khu vực chịu thiệt hại nặng nề, như Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Nguyên,... >> Xem thêm:Nhiều ngân hàng giảm lãi vay, cơ cấu nợ cho khách hàng vùng bão, lũ Ngày 10/9/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 92/CĐ-TTg về việc tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão. Tại văn bản này, Thủ tướng chỉ đạo Thống đốc NHNN chỉ đạo các tổ chức tín dụng, các ngân hàng thương mại chủ động rà soát, tổng hợp thiệt hại của khách hàng đang vay vốn, kịp thời áp dụng các chính sách hỗ trợ lãi suất, khoanh nợ, giãn nợ, tiếp tục cho vay để người dân, doanh nghiệp có điều kiện khôi phục sản xuất kinh doanh. >> Xem thêm:Điều kiện để DN bị ảnh hưởng bão Yagi được giảm lãi suất vay vốn Mặc dù hàng loạt đường dây cho vay nặng lãi đã bị triệt phá nhưng tín dụng đen vẫn còn nhiều "đất sống" và trở thành vấn đề nhức nhối. Từ những hình thức quảng cáo và tiếp cận người vay đơn giản như dán giấy quảng cáo trên tường, cột điện, các hình thức tín dụng đen cũng dần biến tướng và ngày càng đa dạng hơn, chẳng hạn như cho vay qua app hay công khai quảng cáo dịch vụ “hỗ trợ tài chính” rầm rộ trên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo,… Với lời quảng cáo “cho vay nhanh chóng, giải ngân tức thì” hay “vay vốn không cần giấy tờ chứng minh”, nhiều người đã vô tình sập bẫy tín dụng đen. Để đến khi không thể trả nợ vì lãi suất quá cao, nhiều người bị hành hung, đe dọa, thậm chí là bôi nhọ danh tiếng. Không ít trường hợp chỉ vì vay vài chục triệu đồng của các app tín dụng đen mà lâm vào cảnh nợ nần, thậm chí bán nhà, bán xe để trả nợ. >> Xem thêm:Tín dụng đen vẫn 'vươn vòi bạch tuộc' siết cổ người vay Sau giai đoạn chững lại, thị trường cho vay tiêu dùng đã bắt đầu phục hồi trở lại với nhiều tín hiệu tích cực. Trong 6 tháng đầu năm 2024, nhiều công ty tài chính như HD Saison, Home Credit Việt Nam, FE Credit,… đã đua nhau báo lãi trở lại. Song, trong triển vọng lạc quan đấy, các tổ chức tín dụng vẫn đang phải đối mặt với rủi ro mang tên nợ xấu. Dù nợ xấu tại các công ty tài chính dù giảm nhẹ từ mức 15% cuối năm 2023 xuống chỉ còn khoảng 14,63% nhưng vẫn ở mức đáng báo động. >> Xem thêm:Cho vay tiêu dùng: Đi qua vùng trũng, còn vương nhiều vết 'bùn' Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - mã chứng khoán: TPB) vừa công bố thông tin về cổ đông sở hữu trên 1% vốn điều lệ trở lên theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024. Theo đó, có 22 cổ đông (nắm trên 1% vốn điều lệ TPBank) sở hữu tổng cộng hơn 70% vốn TPBank, gồm 13 tổ chức và 9 cá nhân. Ông Đỗ Minh Phú không nắm trực tiếp trên 1% vốn của TPBank nhưng người nhà và doanh nghiệp có liên quan lại nắm lượng lớn cổ phần tại nhà băng này. >> Xem thêm:Gia đình ông Đỗ Minh Phú nắm bao nhiêu vốn tại TPBank? Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB, mã chứng khoán: ACB) vừa bổ sung danh sách cổ đông sở hữu trên 1% vốn điều lệ của ngân hàng, gồm 2 cá nhân và 3 tổ chức. Danh sách này được cập nhật vào ngày 10/9/2024 dựa trên thông tin do các cổ đông cung cấp. Tổng tỷ lệ sở hữu của 5 cổ đông được công bố lần này là 6,774% vốn điều lệ ACB. Trong đó, ba cổ đông liên quan đến bà Ngô Thu Thuý - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Âu Lạc - nắm trên 3,7% vốn. >> Xem thêm:Thêm nhóm cổ đông nắm giữ lượng lớn cổ phần ACB Sáng 14/9, PGBank đã gửi công văn đề nghị Công an huyện Gia Lâm, Hà Nội khởi tố vụ án tung tin đồn thất thiệt liên quan đến hoạt động của PGBank trên địa bàn huyện, gây ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín ngân hàng và thiệt hại tiền gửi của người dân trên địa bàn. PGBank cho hay, gần đây, một số tin đồn không chính xác đã xuất hiện, gây hoang mang cho một số khách hàng của ngân hàng này trên địa bàn huyện Gia Lâm, Hà Nội. PGBank đã báo cáo sự việc với Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Hà Nội để được chỉ đạo và phối hợp cùng các cơ quan chức năng xử lý các tin đồn thất thiệt. >> Xem thêm:PGBank đề nghị khởi tố vụ án, truy tìm kẻ tung tin đồn thất thiệt Mới đây, Công an tỉnh Đồng Nai đã bác thông tin từ các bài viết trên các trạng mạng nói về việc người dân bị đánh cắp tài khoản ngân hàng, danh bạ điện thoại khi nhận các cuộc gọi lạ. Theo Công an tỉnh Đồng Nai, thông tin lan truyền gần đây về việc đánh cắp tài khoản ngân hàng từ những cuộc gọi lạ chỉ trong trong 3 giây là thông tin giả, sai sự thật. >> Xem thêm:Thực hư: Một cuộc gọi lạ đánh cắp tài khoản ngân hàng trong 3 giây Ngân hàng ACB đã thông báo ngưng giao dịch trên thẻ từ, cả quốc tế lẫn nội địa, của khách hàng kể từ ngày 4/9/2024. ACB cũng lưu ý rằng ngân hàng không yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin hoặc hình ảnh của thẻ, giấy tờ tùy thân qua tin nhắn (SMS), Zalo hoặc Email để thực hiện hủy thẻ hay các nghiệp vụ thẻ khác. Do đó, khách hàng không nên cung cấp bất kỳ thông tin cá nhân nào qua các phương tiện này. >> Xem thêm:Cảnh báo: Không đưa ảnh thẻ ngân hàng lên SMS, Zalo, email Trong báo cáo “Nhận định thị trường ngành ngân hàng” mới công bố, VIS Rating cho biết rủi ro quản trị và thanh khoản là hai rủi ro chính cho ngành ngân hàng tại Việt Nam. Tuy nhiên, rủi ro này được kỳ vọng sẽ giảm đáng kể nhờ những thay đổi trong Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2024. Song, trong báo cáo “Vươn tới tầm cao mới trên thị trường vốn” công bố ngày 26/8, đại diện World Bank Việt Nam (WB) chỉ ra dù đã có nhiều sửa đổi nhưng Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2024 vẫn còn nhiều bất cập, nhất là Luật chưa thực sự củng cố việc giám sát hợp nhất các tập đoàn, nhất là ở các ngân hàng liên kết chặt chẽ với lĩnh vực bất động sản. >> Xem thêm:Ngân hàng đối mặt rủi ro kép: Chốt chặn bàn tay thao túng của đại gia Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Tràng An tiếp tục thông báo bán đấu giá tài sản bảo đảm là 2 căn biệt thự tại Khu đô thị Nam Thăng Long (Ciputra) ở Hà Nội, thuộc sở hữu của ông Chu Văn An (sinh năm 1975), thế chấp cho khoản vay của 3 công ty. 2 căn biệt thự này tiếp tục được ngân hàng thông báo bán đấu giá, với giá bán giảm gần 30 tỷ đồng chỉ sau 1 tháng. >> Xem thêm:Đại hạ giá gần 30 tỷ đồng, biệt thự Ciputra - Hà Nội vẫn không ai hỏi mua
d82041d2910c4d11564155240ef9a505
15/09/2024
6dbb6e6d55ad0de9d2f65c0e22f7e78c
10:30
9060da63f57e419732b39ade83a52119
20240916
https://vietnamfinance.vn/ong-trump-va-ba-harris-doi-dau-gia-vang-len-cao-ky-luc-d116110.html
bfcf2f34918edb1dfe344e46dc682ce2
Ông Trump và bà Harris 'đối đầu', giá vàng lên cao kỷ lục
218695c6d78e939dbdd4638c7b3119f0
Trong tuần vừa qua, giá vàng quốc tế đã lập kỷ lục mới khi tăng lên trên 2.580 USD/ounce, thu hút sự chú ý của thị trường. Bên cạnh đó, tin tức về màn đối đầu chính thức đầu tiên của ông Donald Trump và bà Kamala Harris cũng được dư luận quan tâm, cũng như các tin tức khác về việc ECB cắt giảm lãi suất hay Apple ra mắt iPhone 16.
7cfe8a38cd9f005e29238324a8731d10
Tối 10/9, hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ là bà Kamala Harris và ông Donald Trump đã có cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên tại Philadelphia kéo dài 90 phút, được kênh ABC News tổ chức và phát sóng trực tiếp. Đây được coi là một cuộc đối đầu có tính quyết định có thể định hình phần còn lại của chiến dịch khi chỉ còn chưa đầy 2 tháng nữa là đến ngày bầu cử. Trước khi cuộc tranh luận bắt đầu, hai ứng viên đã bắt tay nhau đầy thân thiện, nhưng điều này không hề làm dịu được bầu không khí căng thẳng sau đó. Sau khi bắt tay, hai bên đã tranh luận về các vấn đề như kinh tế Mỹ, nhập cư, phá thai, xung đột giữa Nga và Ukraine cũng như tình hình giữa Palestine và Israel. Về vấn đề nhập cư, bà Harris ủng hộ cải cách nhập cư toàn diện, và bà cáo buộc ông Trump đã ngăn cản Nghị viện thúc đẩy luật liên quan; trong khi ông Trump cố gắng đổ lỗi cho chính quyền TT Biden và bà Harris về "cuộc khủng hoảng biên giới" ở Mỹ, đồng thời hứa sẽ thực hiện "hoạt động trục xuất lớn nhất trong lịch sử" sau khi nhậm chức. Về thuế quan, trong tuyên bố đầu tiên của mình, bà Harris đã nhắm vào chính sách thuế quan của ông Trump và lời tuyên bố sẽ áp thuế toàn bộ từ 10% đến 20% đối với tất cả hàng nhập khẩu. Trong khi đó, ông Trump bảo vệ đề xuất áp thuế quan của mình, bao gồm mức thuế bổ sung từ 60% đến 100% đối với Trung Quốc, động thái sẽ gia tăng cuộc chiến thương mại mà ông đã phát động trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình. Bà Harris chỉ trích ông Trump về những vấn đề mà ông để lại cho Mỹ và chính quyền Tổng thống Biden phải giải quyết khi ông rời Nhà Trắng vào tháng 1/2021. “Ông Donald Trump đã để lại cho chúng ta tình trạng thất nghiệp tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái. Ông ấy đã để lại cho chúng ta dịch bệnh sức khỏe cộng đồng tồi tệ nhất trong một thế kỷ”, bà Harris nói. Sau cuộc tranh luận, cả bà Harris và ông Trump đều tuyên bố mình là "người chiến thắng". Tuy nhiên, nhiều cuộc thăm dò sau tranh luận cho thấy đại đa số người xem tin rằng bà Harris đã thắng. Ngày 12/9, Bộ Tài chính Mỹ báo cáo rằng chính phủ Washington sẽ chi hơn 1.000 tỷ USD trong năm nay để trả lãi cho khoản nợ quốc gia. Hiện tổng nợ quốc gia của Mỹ đã lên tới 35.300 tỷ USD. Trước đó, vào ngày 26/7, tổng nợ quốc gia của Mỹ lần đầu tiên vượt quá mốc 35.000 tỷ USD, tăng thêm 300 tỷ USD trong vòng chưa đầy 2 tháng. Với việc Cục Dự trữ Liên bang (Fed) giữ lãi suất chuẩn ở mức cao nhất trong 23 năm, chính phủ Mỹ sẽ phải trả 1.049 tỷ USD lãi nợ, tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái và các khoản thanh toán cả năm dự kiến ​​sẽ đạt 1.158 tỷ USD. Sau khi trừ đi khoản lãi kiếm được từ các khoản đầu tư của chính phủ, tổng số tiền lãi ròng phải trả là 843 tỷ USD, vượt xa bất kỳ khoản chi tiêu nào khác ngoại trừ An sinh xã hội và Medicare. Chi phí trả lãi nợ tăng mạnh đi kèm với thâm hụt ngân sách của Mỹ tăng vọt trong tháng 8, đưa mức thâm hụt cả năm lên gần 2 nghìn tỷ USD. Khi năm tài chính liên bang còn một tháng, thâm hụt đã tăng thêm 380 tỷ USD trong tháng 8, trái ngược hoàn toàn với mức thặng dư 89 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái. Thặng dư năm ngoái phần lớn là do điều chỉnh kế toán liên quan đến việc xóa nợ cho sinh viên. Tính đến thời điểm hiện tại của năm 2024, thâm hụt tài chính của chính phủ Mỹ đã lên tới gần 1.900 tỷ USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngày 12/9, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ECB đã hạ lãi suất tiền gửi 0,25% xuống còn 3,5%, trong bối cảnh lạm phát hiện đang trong tầm mục tiêu 2% và nền kinh tế trong khu vực chưa bị đe doạ bởi suy thoái. Đây là lần thứ 2 trong năm nay ECB cắt giảm lãi suất. Trước đó, ngày 7/6, Ngân hàng Trung ương châu Âu công bố cắt giảm lãi suất 0,25%, trở thành nền kinh tế phát triển lớn thứ hai sau Canada bước vào chu kỳ cắt giảm lãi suất. Ngân hàng Trung ương châu Âu đã tăng lãi suất 10 lần liên tiếp từ tháng 7/2022 đến tháng 9/2023, với tỷ lệ tăng lãi suất tích lũy lên tới 4,5%. "Con đường của chúng ta, với hướng đi khá rõ ràng - một con đường đi xuống - không được xác định trước, xét về mặt trình tự cũng như khối lượng", Chủ tịch ECB Christine Lagarde phát biểu tại một cuộc họp báo ngày 12/5. Mặc dù cắt giảm lãi suất, ECB một lần nữa nhấn mạnh rằng rủi ro lạm phát vẫn tồn tại và cho biết mặc dù các nhà đầu tư kỳ vọng ECB sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ hơn nữa vào cuối năm nay nhưng cơ quan này sẽ không cam kết trước một mức lãi suất cụ thể trong những tháng tới. Dữ liệu của Eurostat cho thấy trong tháng 8, giá trị lạm phát ban đầu tại khu vực Eurozone đã giảm xuống 2,2%, giảm đáng kể so với mức 2,6% trong tháng 7 và 5,2% trong tháng 8 năm ngoái; tỷ lệ lạm phát cơ bản không bao gồm giá năng lượng và thực phẩm là 2,8%; giảm nhẹ so với mức 2,9% của tháng 7. Đồng thời, Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng hạ dự báo tăng trưởng GDP cho các năm 2024, 2025 và 2026. GDP dự kiến ​​sẽ tăng 0,8% vào năm 2024, 1,3% vào năm 2025 và 1,5% vào năm 2026, tất cả đều cao hơn dự báo được đưa ra hồi tháng 6. Sau khi tăng gần 2% để đạt mức cao kỷ lục ngày 12/9, giá vàng tiếp tục lập kỷ lục mới vào ngày 13/6, chạm mức trên 2.580 USD/ounce, khi đồng USD kéo dài đà giảm trước khả năng Fed cắt giảm lãi suất vào cuộc họp tuần tới. Giá vàng đã tăng gần 1/4 trong năm nay do sự lạc quan ngày càng tăng rằng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ dần nới lỏng tiền tệ. Hoạt động mua của các ngân hàng trung ương toàn cầu và nhu cầu tích trữ tăng vọt do vàng được coi là tài sản "trú ẩn" an toàn trước các bất ổn chính trị đã giúp thúc đẩy đà tăng của vàng. Nhiều nhà phân tích chỉ ra rằng giá vàng quốc tế lại tăng lên mức cao lịch sử mới, chủ yếu liên quan đến dữ liệu kinh tế mới nhất do Mỹ công bố và kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang sẽ cắt giảm lãi suất. Bên cạnh đó, tin tức ECB cắt giảm lãi suất lần thứ 2 được cho là cũng góp phần khiến giá vàng tăng. Trước đó, vào giữa tháng 8, giá vàng đã có phiên tăng sốc tới hơn 2%, đạt mốc 2.507 USD/ounce và xác lập mức giá kỷ lục thời điểm đó. So với mức đỉnh hồi tháng 8, giá vàng thế giới hiện đã tăng mạnh và vượt xa hơn 40 USD. Nhận định về diễn biến giá vàng trong thời gian tới, chuyên gia kinh tế David Oxley của Capital Economics cho rằng, xu hướng tăng dài hạn của vàng vẫn còn nguyên vẹn. Song, chuyên gia kinh tế này dự báo giá vàng có thể giảm 12% trong những tháng cuối năm 2024, về mốc 2.200 USD/ounce trước khi chinh phục mức giá kỷ lục 2.750 USD/ounce trong năm 2025. Ngày 9/9 (giờ Mỹ), Apple đã tổ chức sự kiện với tên gọi "It's Glowtime" để giới thiệu những sản phẩm mới của hãng, trong đó bao gồm series iPhone 16 đã được giới mộ điệu mong chờ từ lâu. iPhone 16, chiếc điện thoại thông minh đầu tiên của Apple được thiết kế riêng cho trí tuệ nhân tạo (AI), cho phép người dùng tạo văn bản và hình ảnh bằng lời nhắc bằng ngôn ngữ tự nhiên. Các tính năng, bao gồm các công cụ viết sử dụng AI để hỗ trợ soạn thảo email và văn bản sẽ được tích hợp vào điện thoại. AI của Apple cũng sẽ khiến các cuộc trò chuyện với Siri tự nhiên hơn. Những chiếc điện thoại iPhone 16 mới có màu trắng, đen, xanh ngọc, xanh ngọc bích và hồng. Chúng cũng có hai kích cỡ: 6,1 inch cho iPhone 16 và 6,7 inch cho iPhone 16 Plus. iPhone 16 có băng thông bộ nhớ hệ thống lớn hơn 17% để hỗ trợ tốt hơn cho Apple Intelligence, màn hình gốm thủy tinh hứa hẹn bền hơn 50% và GPU nhanh hơn 40% so với mẫu trước. Công ty cho biết iPhone 16 mới sẽ có giá khởi điểm là 799 USD, trong khi iPhone 16 Plus sẽ có giá khởi điểm là 899 USD. Với các điện thoại iPhone 16 Pro/Pro Max, dòng iPhone 16 Pro lớn hơn 0,2 inch so với các mẫu năm ngoái: Pro cơ bản có kích thước 6,3 inch và Pro Max có kích thước 6,9 inch, cho phép người dùng xem và làm nhiều việc hơn trên màn hình. Apple cho biết các thiết bị này có viền mỏng nhất từ ​​trước đến nay, có thời lượng pin dài nhất trong số các dòng iPhone của hãng và có bốn màu: titan trắng, titan sẫm màu, titan tự nhiên và titan sa mạc màu nâu. Apple cho biết iPhone 16 Pro mới sẽ có giá 999 USD và iPhone 16 Pro Max sẽ có giá 1.199 USD. Theo đó, iPhone 16 Pro Max sẽ là chiếc iPhone đắt nhất mà Apple từng bán Cả hai đều sẽ có thể đặt hàng trước vào ngày 13/9 và có mặt tại các cửa hàng vào ngày 20/9, công ty cho biết.
6a532e6767c67b44bbcce784ccbdc784
15/09/2024
6dbb6e6d55ad0de9d2f65c0e22f7e78c
10:06
3fb37586d673f08c2505b3a1a3829bef
20240916
https://vietnamfinance.vn/tranh-chap-o-khu-do-thi-so-11-quang-nam-ra-soat-xac-dinh-chu-dau-tu-d116063.html
a6fd013bad67e2dbde6a3a0497806f13
Tranh chấp ở Khu đô thị số 11, Quảng Nam rà soát xác định chủ đầu tư
3907e334cf010873736208c8f0eccab7
UBND tỉnh Quảng Nam rà soát, báo cáo các nội dung liên quan đến dự án Khu đô thị số 11 tại Đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc.
e457608fd8ae79489a0524e48c5b980d
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lương Nguyễn Minh Triết, UBND tỉnh Quảng Nam giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND thị xã Điện Bàn... rà soát, làm rõ tình hình triển khai thực hiện, các vấn đề pháp lý của dự ánKhu đô thị số 11tại Đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc. Cụ thể, các đơn vị liên quan phải lưu ý xác định rõ chủ đầu tư dự án hiện nay và các vấn đề khó khăn, vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện và các giao dịch liên quan đến dự án (Giao dịch, thỏa thuận giữa Công ty TNHH Chí Thành với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị Dana Homeland; giao dịch giữa Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị Dana Homeland với các hộ dân); Tổng hợp, đề xuất định hướng phương án giải quyết các nội dung liên quan trên cơ sở các quy định của pháp luật và hướng đến đảm bảo lợi ích của người dân có liên quan, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 24/9/2024 để xem xét. Hồi tháng 7/2022, Công ty TNHH Chí Thành (Công ty Chí Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đã có văn bản gửi UBND tỉnh Quảng Nam để đề nghị ngăn chặn khẩn cấp về hành vi vi phạm pháp luật của Công ty Dana Homeland. Cụ thể, Công ty Chí Thành đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam không giải quyết việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại dự án khu đô thị số 11, thuộc khu đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc (Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) cho Công ty Dana Homeland. Theo đó, ngày 29/06/2022 Công ty Dana Homeland đã có công văn gửi UBND tỉnh Quảng Nam về việc “Xin hướng dẫn thực hiện các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho dự án khu đô thị số 11". Ngày 30/06/2022, UBND tỉnh Quảng Nam đã có công văn trả lời Công ty Dana Homeland hướng dẫn thực hiện các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho dự án khu đô thị số 11. Trước sự việc này, ngày 10/7, Công ty Chí Thành đã có văn gửi UBND tỉnh Quảng Nam, khẳng định khu đô thị số 11 vẫn do doanh nghiệp này làm chủ đầu tư hợp pháp. Đồng thời, đơn vị này đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính, trách nhiệm đối với nhà nước. Do khó khăn về tài chính nên ngày 12/1/2019, Công ty Chí Thành và đối tác là Công ty Dana Homeland ký hợp đồng đặt cọc có điều kiện về việc chuyển nhượng dự án hình thành trong tương lai thuộc khu đô thị số 11, Công ty Chí Thành thông tin. Tuy nhiên, tới nay, Dana Homeland vẫn chưa thực hiện hoàn thành các điều kiện ràng buộc trong hợp đồng và vi phạm nghiêm trọng điều khoản thanh toán tài chính. Công ty Chí Thành cũng chưa thực hiện bất kỳ thủ tục pháp lý nào liên quan đến khu đô thị số 11 đối với Dana Homeland. Với lý do trên, Công ty Chí Thành cho rằng việc Dana Homeland tự ý gửi công văn đến UBND tỉnh Quảng Nam về việc xin cấp sổ đối với khu đô thị số 11 cho Dana Homeland là bất hợp pháp, cố ý làm sai và vi phạm pháp luật. Sau khi nhận được đơn đề nghị của Công ty TNHH Chí Thành, UBND tỉnh Quảng Nam đã ra văn bản liên quan đến đề nghị ngăn chặn, không giải quyết việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Công ty Dana Homeland tại dự án khu đô thị số 11, đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc của Công ty Chí Thành. Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam đã chuyển đơn đề nghị nêu trên của Công ty TNHH Chí Thành đến các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Cục Thuế và UBND thị xã Điện Bàn để lưu ý kiểm tra, tham mưu giải quyết hồ sơ, thủ tục có liên quan đến dự án đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật.
9466a6f90ad2e470883ab23cf88a948f
15/09/2024
6dbb6e6d55ad0de9d2f65c0e22f7e78c
07:45
1ae0c6f6e8df7b265a9a43548f03edec
20240916
https://vietnamfinance.vn/ong-chu-shizen-home-thua-lo-trien-mien-nang-ganh-no-nan-d116096.html
8fd2fecedaefb55395f2b6146fc7f557
Ông chủ Shizen Home: Thua lỗ triền miên, nặng gánh nợ nần
100ddafc06515f14be72a195ecbe7054
Nam Land – chủ sở hữu Shizen Home mới đây đã bị UBCKNN phạt 92,5 triệu đồng vì "ém" thông tin trái phiếu, tài chính. Doanh nghiệp thua lỗ triền miên và đang nặng gánh nợ nần.
bc2d24f3208177c25c1a9b5ac4a6450b
Vừa qua, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành quyết định xử phạt với số tiền 92,5 triệu đồng đối với Công ty TNHH Nam Land do không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật. Cụ thể, doanh nghiệp này đã không gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) nội dung công bố thông tin về tình hình trái phiếu, báo cáo tài chính. Các tài liệu này bao gồm: Báo cáo về tình hình sử dụng số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu đối với trái phiếu còn dư nợ được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện năm 2022, Báo cáo tình hình thực hiện các cam kết của doanh nghiệp phát hành đối với người sở hữu trái phiếu năm 2022, Báo cáo tài chính 06 tháng năm 2023, Báo cáo tình hình thực hiện các cam kết của doanh nghiệp phát hành đối với người sở hữu trái phiếu 06 tháng năm 2023, Tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu 06 tháng năm 2023, Báo cáo về tình hình sử dụng số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu đối với trái phiếu còn dư nợ được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện 06 tháng năm 2023, Báo cáo về tình hình sử dụng số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu đối với trái phiếu còn dư nợ được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện năm 2023. Ngoài ra, Nam Land còn chậm gửi một số tài liệu, bao gồm: Báo cáo tài chính năm 2022, Tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu năm 2022 và 2023 và Báo cáo tình hình thực hiện cam kết với người sở hữu trái phiếu năm 2023. Về Nam Land, theo tìm hiểu, doanh nghiệp có tiền thân là Công ty TNHH Hải Vương Việt Nam, có vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng, do ông Nguyễn Việt Hoài Thơ làm chủ sở hữu. Tháng 9/2017, doanh nghiệp đổi tên thành Công ty TNHH Nam Land. Tháng 4/2019, quyền sở hữu được chuyển giao cho ông Nguyễn Việt Anh - Chủ tịch HĐTV và đại diện pháp luật của Công ty TNHH Gotec Việt Nam. Hai tháng sau đó, Nam Land nâng vốn điều lệ lên 215 tỷ đồng. Tuy nhiên, sở hữu của ông Nguyễn Việt Anh giảm xuống còn 15%, trong khi cổ đông nắm quyền kiểm soát công ty là bà Nguyễn Thị Ngọc Trân sở hữu 85% còn lại. Đến ngày 10/5/2021, khi Nam Land tăng vốn lên 335 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông cũng gi nhận sự thay đổi với sự xuất hiện của ông Nguyễn Thúc Anh Thi (nắm 90%) và ông Vũ Việt Trung (năm 10%). Đáng chú ý, tính đến ngày 10/9/2022, Nam Land sở hữu 50,748% vốn điều lệ của Gotec Land, trong khi ông Nguyễn Việt Anh nắm hơn 48% vốn điều lệ công ty này. Về tình hình kinh doanh, theo báo cáo mới nhất, tại ngày 30/6/2024, Nam Land báo lỗ 45,5 tỷ đồng, giảm 3 lần so với khoản lỗ hơn 139 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Trong hai năm 2022 và 2023, công ty cũng lần lượt ghi nhận lỗ sau thuế là 120,7 tỷ đồng và 139,1 tỷ đồng. Đến hết ngày 30/6/2024, vốn chủ sở hữu của Nam Land giảm 8,2% so với cùng kỳ, còn lại 511,5 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt -8,9%. Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu đạt 3,73 lần, tương ứng với tổng nợ phải trả là 1.908 tỷ đồng, trong đó 900 tỷ đồng là dư nợ trái phiếu. Theo thông tin từ Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), Nam Land hiện đang lưu hành lô trái phiếu mã NALCH2124001, có giá trị phát hành 900 tỷ đồng, kỳ hạn 3 năm và đáo hạn vào ngày 13/07/2024 với lãi suất 10,3%/năm. Số tiền thu từ lô trái phiếu này được phân bổ như sau: 400 tỷ đồng để trả nợ Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, HoSE: VPB) và 500 tỷ đồng để hợp tác đầu tư cùng Gotec Việt Nam, phát triển Dự án Khu trung tâm thương mại và căn hộ cao cấp Asiana Riverside tại Đường Bến Nghé, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh. Tài sản đảm bảo cho lô trái phiếu bao gồm toàn bộ phần vốn góp của Nam Land và Gotec Việt Nam, cùng với bất động sản liên quan đến Dự án Khu trung tâm thương mại và căn hộ cao cấp tại Đường Bến Nghé, khi đủ điều kiện thế chấp. Công ty có thể bổ sung thêm tài sản đảm bảo khác theo thời gian. Về tình hình thanh toán lãi trái phiếu, trong năm 2023, Nam Land đã lên kế hoạch thanh toán 4 đợt lãi trái phiếu. Tuy nhiên, công ty gặp khó khăn tài chính. Đợt thanh toán đầu tiên vào ngày 13/01/2023 trị giá 25 tỷ đồng đã bị hoãn và chỉ thanh toán vào ngày 28/02/2023. Đợt 2, ngày 12/04/2023, công ty chỉ thanh toán được 50% khoản lãi 26 tỷ đồng, số còn lại chưa thu xếp được. Trong các đợt 3 và 4, Nam Land phải thanh toán tổng cộng hơn 54 tỷ đồng nhưng không thể thu xếp tài chính. Theo giải thích của Nam Land, khó khăn tài chính bắt nguồn từ việc dự án Shizen Home (Khu trung tâm thương mại và căn hộ cao cấp tại Đường Bến Nghé) chưa được cấp phép mở bán. Dự án do Gotec Việt Nam – công ty con của Nam Land (sở hữu 51% vốn) làm chủ đầu tư, đã được cấp phép xây dựng từ tháng 5/2021. Tuy nhiên, hồ sơ xin cấp phép bán nhà ở hình thành trong tương lai đã bị trả lại 3 lần trong năm 2022, do vướng mắc trong việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ Công ty CP Cảng Rau Quả cho Gotec Việt Nam. Đầu năm 2023, UBND TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức cuộc họp để tháo gỡ vướng mắc cho dự án Shizen Home. Theo đó, 50% diện tích sàn nhà ở tại dự án được phép bán theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản 2014. Dù vậy, đến cuối năm 2023, hồ sơ xin cấp phép bán hàng của công ty vẫn bị từ chối, khiến Nam Land khó khăn trong việc triển khai dự án và thu xếp nguồn tài chính để thanh toán trái phiếu.
f9695da6d5507cdb3daafda24ccf71cb
15/09/2024
6dbb6e6d55ad0de9d2f65c0e22f7e78c
09:00
d8cdf71171862eb00e39c6d33a5e694a
20240916
https://vietnamfinance.vn/van-co-nhung-doanh-nghiep-su-dung-toi-2--3-so-ke-toan-d115960.html
fd0adb120790c2bbf48bbc1b120268bb
'Có những doanh nghiệp sử dụng tới 2 - 3 sổ kế toán'
f527d5d43a8b9cad2b1a4e3f9a0d6d89
Theo VINASME, các doanh nghiệp SMEs hiện gặp khó khăn cả về tiếp cận vốn tín dụng và tín chấp. Nguyên nhân chủ yếu là do các dự án có tính khả thi thấp, báo cáo tài chính còn thiếu tin cậy.
af01fd2019431e2b1407ad8a38199454
Chia sẻ tại Hội thảo “Giải pháp thanh toán và tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa”, ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký VINASME chỉ ra rằng, vốn, mặt bằng sản xuất kinh doanh và thủ tục hành chính hiện là ba khó khăn lớn nhất đối với với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME). Trong đó, nhu cầu tiếp cận vốn nổi lên là yêu cầu cấp thiết, đặc biệt là từ sau đại dịch Covid-19. “Mặc dù Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức liên quan đã cố gắng hết sức nhằm giúp các SMEs nâng cao khả năng tiếp cận vốn, tối giản thủ tục hành chính, hối thúc sự giúp đỡ của các ngân hàng, thế nhưng theo thống kê của VINASME và các tổ chức tài chính, có khoảng 28% doanh nghiệp SME đang rất “khát” vốn”, ông Nam cho hay. Làm rõ vấn đề này, ông Trần Văn Hiển - Phó Trưởng Ban Đào tạo và Hội viên VINASME, Thành viên mạng lưới Tư vấn viên chuyển đổi số, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân tích, sở dĩ các SMEs vẫn chưa thể tiếp cận tốt nguồn vốn tín dụng là do không có tài sản bảo đảm; có tài sản bảo đảm nhưng giá trị tài sản thấp; tỷ lệ vay trên giá trị tài sản bảo đảm không cao (chỉ khoảng 50-60%). Đối với hoạt động vay vốn không yêu cầu sử dụng tài sản giá trị để đảm bảo khoản vay như vay tín chấp, các SMEs cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận việc cho vay dựa trên dòng tiền và chu kỳ vốn lưu động. Nguyên nhân chủ yếu là do các dự án có tính khả thi thấp, báo cáo tài chính còn thiếu tin cậy. “Có những doanh nghiệp sử dụng tới 2 - 3 sổ kế toán. Chưa kể, nhiều doanh nghiệp chưa có kế hoạch tài chính cho từ 3 - 5 năm”, ông Hiển nêu thực trạng. Bên cạnh đó, cộng đồng doanh nghiệp SME vẫn đang phải đối mặt với không ít áp lực, thách thức từ bên ngoài, bao gồm: môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng cao, thách thức trong quản lý dòng tiền, tuân thủ các quy định phức tạp, khó theo dõi hiệu suất, áp lực mở rộng quy mô kinh doanh. Tại hội thảo, các chuyên gia đã đề xuất các giải pháp giúp các SMEs cải thiện khả năng tiếp cận vốn. Về phía doanh nghiệp, theo ông Trần Văn Hiển, trước hết, cần phải nâng cao năng lực quản trị, nâng cao hiệu quả kinh doanh, đặc biệt phải hạn chế tối đa dùng tiền mặt. “Khi không dùng tiền mặt, dòng tiền của doanh nghiệp được minh bạch. Đây là một trong những yếu tố để ngân hàng đánh giá năng lực của doanh nghiệp”, Phó Trưởng Ban Đào tạo và Hội viên VINASME phân tích. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần tập trung dòng tiền vào một ngân hàng. “Hiện có tình trạng doanh nghiệp rải nguồn lực tại nhiều ngân hàng. Về nguyên tắc, không nên bỏ trứng vào một giỏ, song nếu lợi nhuận bỏ vào nhiều ngân hàng thì đó lại là điểm yếu, bởi vì ngân hàng không thể ngồi một chỗ để tổng hợp dòng tiền tại các ngân hàng mà họ chỉ dựa vào một ngân hàng, trên cơ sở đó sẽ cung cấp vốn cho doanh nghiệp”, ông Trần Văn Hiển lưu ý. Thứ hai, các doanh nghiệp cần xây dựng phương án kinh doanh khả thi, phù hợp với thực tế cũng như thế mạnh của mình. Thứ ba, doanh nghiệp cần phải minh bạch, lành mạnh thông tin như báo cáo tài chính và có lợi nhuận, vốn chủ sở hữu đăng ký phải phù hợp, tài sản bảo đảm có nguồn gốc rõ ràng. Cuối cùng, doanh nghiệp cần chủ động tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Đây là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ của Chính phủ thông qua các nguồn vốn ưu đãi. Về phía VINASME, với tư cách là tổ chức cấp quốc gia của cộng đồng SME, trong chức năng và nhiệm vụ của mình, Hiệp hội sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp giải quyết khó khăn về tín chấp và kế hoạch kinh doanh, dự báo tài chính. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng đồng thuận rằng, việc có thêm những công cụ mới từ phía các tổ chức tài chính, ngân hàng thương mại, công ty công nghệ sẽ để bù đắp một phần khó khăn trong việc tiếp cận vốn cho SMEs. Theo ông Gareth Parrington - Giám đốc cấp cao Giải pháp thanh toán doanh nghiệp và chuyển tiền của VISA khu vực Đông Nam Á, đơn vị này sẽ tập trung vào giải pháp thanh toán và nhận thanh toán hiệu quả. “Doanh nghiệp nhỏ và vừa có nhu cầu, mục tiêu và thách thức riêng nhưng có đặc điểm chung là cần thanh toán và nhận thanh toán. Với các sản phẩm thẻ doanh nghiệp và giải pháp thanh toán, chúng tôi mong muốn hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa quản lý dòng tiền và nâng cao hiệu quả hoạt động”, ông Gareth Parrington chia sẻ. Về phía ngân hàng, ông Huỳnh Thiên Phú - Giám đốc Trung tâm quản lý và Phát triển kinh doanh, Sacombank cho biết: “Chúng tôi có đội ngũ tư vấn cho doanh nghiệp tại các địa phương. Đối với lĩnh vực chuyển đổi số, chúng tôi có hợp tác với nhiều hiệp hội, trong đó có Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa, với VISA, với các doanh nghiệp về fintech để có bộ giải pháp toàn diện cho doanh nghiệp, từ ứng dụng quản lý kế toán, tài chính cho đến các dịch vụ ngân hàng, giúp doanh nghiệp tối ưu việc giảm chi phí, giao dịch bất kể lúc nào”.
0498dd346bed166fa91d3f8fda496540
15/09/2024
6dbb6e6d55ad0de9d2f65c0e22f7e78c
15:30
2008e8bd1549d9e39d2e22ee2d8d4f8b
20240916
https://vietnamfinance.vn/thu-tuong-tai-dinh-cu-thon-ban-bi-vui-lap-nguoi-dan-mat-nha-truoc-31-12-d116125.html
b03dd2d86fdf86ccc539962fe1c5390a
Thủ tướng: Tái định cư các thôn bản bị vùi lấp, gia đình mất nhà trước 31/12
2828d271108074a100650135efa640e1
Đề cập đến sự tàn phá, hậu quả nặng nề và thiệt hại của người dân do bão Yagi, nhiều lần Thủ tướng nghẹn giọng, bật khóc. Đồng thời, người đứng đầu Chính phủ nêu rõ các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, khôi phục sản xuất, kinh doanh.
fa4bba144c9e1fef94b033158421bb5c
Người đứng đầu Chính phủ đánh giá khi chủ trì hội nghị khắc phục hậu quả bão Yagi, sáng 15/9, siêu bão Yagi là cơn bão lịch sử, gây hậu quả rất nghiêm trọng về người, tài sản; tác hại đến sản xuất, kinh doanh, sinh kế và đặc biệt là tâm lý của người dân. "Chúng ta đã nỗ lực hết mình. Chúng ta đã tìm phương án tốt nhất trong các phương án có thể, chúng ta tìm cái còn trong cái mất... Song mất mát không gì có thể bù đắp được là tính mạng và tinh thần của người dân, những gia đình có người thân thiệt mạng", Thủ tướng nhiều lần nghẹn giọng, bật khóc khi đề cập tới sự tàn phá, hậu quả nặng nề và những mất mát, thiệt hại của người dân, của đất nước. Người đứng đầu Chính phủ đánh giá, siêu bão Yagi là cơn bão lịch sử với các yếu tố: Cường độ rất lớn, giật đến cấp 17; tốc độ cao, sức tàn phá lớn; phạm vi rất rộng; đối tượng tác động nhiều (người, tài sản, cây trồng, vật nuôi, hạ tầng kinh tế - xã hội); thời gian oanh tạc dài trên đất liền trên diện rộng; gây thảm họa về sạt lở, lũ ống, lũ quét kinh hoàng; hậu quả rất nghiêm trọng về người, tài sản; tác hại đến sản xuất, kinh doanh, sinh kế và đặc biệt là tâm lý của người dân. Đến thời điểm này đã có hơn 350 người chết và mất tích, hơn 2.000 người bị thương; 230.000 nhà ở, nhiều trụ sở, trường học, cơ sở khám chữa bệnh bị tốc mái, hư hỏng; gần 70.000 nhà bị ngập; trên 190.000 ha lúa, 48.00 ha hoa màu, 31.000 ha cây ăn quả bị ngập úng, thiệt hại; hơn 3.000 lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bị hư hỏng, cuốn trôi; hơn 21.000 gia súc và trên 2,6 triệu gia cầm bị chết. Nhiều cơ sở hạ tầng bị tàn phá. Tình trạng sạt lở, ngập lụt, chia cắt giao thông cục bộ xảy ra ở hầu hết các địa phương. Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh các mục tiêu không để người dân nào phải thiếu ăn, thiếu mặc, bị đói bị rét, thiếu nước sạch, không có chỗ ở, các sinh hoạt thiết yếu hằng ngày; khắc phục hậu quả siêu bão số 3 có hiệu quả. Nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân về tinh thần và vật chất; khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh; kiểm soát tốt lạm phát và phấn đấu tăng trưởng GDP cả năm khoảng 7%... Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục hậu quả bão gồm: tìm kiếm người mất tích, cứu chữa người bị thương; bố trí chỗ ở tạm thời cho người bị mất nhà, có nhà hư hỏng; cung cấp lương thực, thực phẩm, nước sạch cho người dân; cứu chữa người ốm đau. Ông cũng lưu ý cần rà soát, kiểm tra, bằng mọi cách tiếp cận những nơi bị chia cắt, cô lập để hỗ trợ, tiếp tế người dân; không để mất điện, mất sóng viễn thông và các dịch vụ thiết yếu… 8 giải pháp ổn định tình hình về lâu dài cũng được người đứng đầu Chính phủ quán triệt. Trong đó, ông yêu cầu rà soát, thống kê thiệt hại, hỗ trợ ngay cho người dân về chỗ ở; chăm lo hậu sự cho những người xấu số; giải quyết chính sách theo quy định. Theo Thủ tướng, các địa phương cần rà soát những thôn bản bị vùi lấp, các gia đình mất nhà, tổ chức tái định cư tại nơi an toàn, chậm nhất tới 31/12 phải hoàn thành với yêu cầu "nơi ở mới phải tốt hơn nơi ở cũ", nhà ở có nền cứng, vách cứng, mái cứng. Ông cũng yêu cầu rà soát, thống kê, sửa chữa các trường lớp, thiết bị để trong tháng 9 tất cả các cháu học sinh trở lại trường. Các địa phương thống kê thiệt hại, đề xuất hỗ trợ cho các gia đình; nghiên cứu miễn giảm học phí cho học sinh, sinh viên bị ảnh hưởng. Với sản xuất kinh doanh, Thủ tướng yêu cầu rà soát, thống kê thiệt hại để khôi phục trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh dịch vụ, sản xuất công nghiệp. Bên cạnh đó, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước, hệ thống ngân hàng nghiên cứu chính sách giãn, hoãn, khoanh nợ, chính sách tín chấp, gói lãi suất 0 đồng; Bộ Tài chính nghiên cứu giảm, giãn, hoãn thuế, phí, lệ phí… Để thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, Thủ tướng lưu ý đảm bảo cung ứng xăng dầu, điện nước; sử dụng hiệu quả tiền hỗ trợ khắc phục hậu quả, chống tham nhũng, lãng phí, trục lợi; cung ứng đủ hàng hóa, nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh; kiểm soát giá cả, không để găm hàng, đội giá, tranh thủ lúc khó khăn để trục lợi… Đồng thời, người đứng đầu Chính phủ cũng kêu gọi tình dân tộc, nghĩa đồng bào, tương thân, tương ái để hỗ trợ những người bị thiệt hại do bão lũ.
a4ea07aca0b466a044291a237c2848f3
15/09/2024
6dbb6e6d55ad0de9d2f65c0e22f7e78c
21:30
9901a328f1766e8df3a55b117c386c9f
20240916
https://vietnamfinance.vn/tphcm-cap-phep-xay-nha-co-tang-ham-ach-tac-vi-thieu-quy-hoach-d116050.html
ce1af6076bac0776f8f7394f5dd35ef9
TP.HCM: Cấp phép xây nhà có tầng hầm ách tắc vì thiếu quy hoạch
c43aa98988627de6dc14797771a35656
TP.HCM đang lấy ý kiến về Dự thảo quyết định về bổ sung nội dung QH không gian xây dựng ngầm vào quy định quản lý theo các đồ án QH phân khu 1/5.000, 1/2.000, QH chi tiết xây dựng 1/2.000 đã được phê duyệt trên địa bàn TP.HCM.
caef56f2f7bbc4d0dfbf4b814bf9bb57
Cụ thể, dự thảo quyết định về bổ sung nội dung quy hoạch không gian xây dựng ngầm vào quy định quản lý đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2.000 (quy hoạch phân khu) khu trung tâm TP hiện hữu TP.HCM 930ha đã được UBND TP phê duyệt tại Quyết định số 6708/2012. Dự thảo quyết định về bổ sung nội dung quy hoạch không gian xây dựng ngầm vào quy định quản lý theo các đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5.000, tỷ lệ 1/2.000, quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2.000 đã được phê duyệt trên địa bàn TP. Vừa qua, thông tin từ Văn phòngUBND TP.HCMcho biết đã có văn bản gửi các thành viên UBND TP để xin ý kiến biểu quyết đối với 2 dự thảo trên liên quan đến quy hoạch không gian ngầm. Theo đó, Ban Cán sự đảng UBND TP.HCM đã thống nhất chủ trương với đề xuất tháo gỡ của Sở Quy hoạch - Kiến trúc và giao Văn phòng UBND TP khẩn trương rà soát, tham mưu văn bản lấy ý kiến các thành viên UBND TP đối với 2 dự thảo quyết định trong 3 ngày làm việc, để UBND TP ký duyệt ban hành trước ngày 14/9, nhằm tháo gỡ vướng mắc về quy hoạch và cấp giấy phép xây dựng công trình có tầng hầm trên địa bàn TP.HCM. Sau thời hạn trên sẽ được ghi nhận là thống nhất với nội dung cần xin ý kiến theo đúng quy chế làm việc của UBND TP nhiệm kỳ 2021 - 2026. Tại cuộc họp, ông Bùi Xuân Cường, Phó chủ tịch UBND TP.HCM ông Bùi Xuân Cường cũng đã có ý kiến chấp thuận lấy ý kiến biểu quyết của các thành viên UBND TP đối với dự thảo 2 quyết định nêu trên. Cũng tại cuộc họp này, Sở Quy hoạch - Kiến trúc có tờ trình đề xuất tháo gỡ vướng mắc liên quan quy hoạch không gian xây dựng ngầm đô thị và cấp giấy phép xây dựng công trình có tầng hầm trên địa bàn TP trong thời gian chưa hoàn chỉnh các quy định pháp lý về quy hoạch không gian xây dựng ngầm trên địa bàn TP. Theo đó, Sở Quy hoạch - Kiến trúc đề xuất bổ sung nội dung quy hoạch không gian xây dựng ngầm vào Quyết định số 6708/2012 về phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2.000 (quy hoạch phân khu) khu trung tâm hiện hữu TP 930ha. Bổ sung nội dung quy hoạch không gian xây dựng ngầm vào Quy định quản lý theo các đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5.000, tỷ lệ 1/2.000, quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2.000 đã được phê duyệt trên địa bàn TP để có cơ sở giải quyết cấp giấy phép xây dựng công trình nhà riêng lẻ có tầng hầm tại các khu vực chưa có quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500.
3e0756a73ed76fb096ebd2142b08a3a9
15/09/2024
6dbb6e6d55ad0de9d2f65c0e22f7e78c
08:15
d639748822eb356012cd40879b346bec
20240916
https://vietnamfinance.vn/ton-thuong-vi-bao-yagi-chung-khoan-viet-cho-cu-hich-tu-quyet-dinh-cua-fed-d116124.html
a4882cfbb205f6c19e6f6e129bfcebc2
‘Tổn thương’ vì bão Yagi, chứng khoán Việt chờ cú hích từ quyết định của FED
bc91159fa0789bbf0809e5c899c6b803
(VNF) – Giới phân tích kỳ vọng việc FED quyết định hạ lãi suất sẽ là động lực giúp thị trường chứng khoán Việt Nam đi lên.
14de4a0178ccddcfc1c1c0509285a63e
Tuần qua, chỉ số VN-Index ghi nhận tới 4 phiên suy giảm với tổng mức giảm 22 điểm, tương ứng giảm 1,75%. Giá trị giao dịch trên cả 3 sàn bình quân đạt gần 13.800 tỷ đồng/phiên, sụt giảm hơn 20% so với tuần trước. Diễn biến trên có phần lệch pha với chứng khoán thế giới khi các dữ liệu kinh tế đẩy lùi khả năng suy thoái tại Mỹ giúp chứng khoán thế giới hồi phục. Lý do là bởi kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi cơn bão Yagi khiến kỳ vọng, tâm lý giao dịch của nhiều nhà đầu tư trở nên kém tích cực. “Với việc thị trường trong nước đang thiếu vắng thông tin hỗ trợ, chúng tôi vẫn cho rằng diễn biến đi ngang – tăng giảm xen kẽ từng phiên vẫn sẽ tiếp diễn. Mốc kháng cự cần vượt qua trước khi thị trường có thể đảo chiều xu hướng là quanh vùng 1.260-1.270 điểm, trong khi ngưỡng hỗ trợ sẽ quanh đường MA200 ngày, tương ứng vùng 1.220-1.230 điểm”, ông Lê Đức Huy, Trưởng bộ phận Chiến lược Thị trường, Công ty Chứng khoán Agribank (Agriseco), nêu quan điểm. Cũng theo ông Huy, việc thanh khoản giảm thấp chỉ là hiện tượng ngắn hạn khi chịu áp lực về tâm lý và điểm số, dòng tiền vẫn đang chờ đợi cơ hội giải ngân khi thị trường chứng khoán vẫn là một trong những kênh đầu tư cho hiệu suất bình quân tốt nhất từ đầu năm (10-13%). Diễn biến đáng chú ý nhất trong tuần mới là cuộc họp của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) diễn ra vào ngày 18/9 tới. Chuyên gia của Agriseco dự báo FED sẽ hạ lãi suất và nhấn mạnh, đây là lần đầu tiên hạ lãi suất sau hơn 1 năm duy trì mức lãi suất cao nhất trong vòng hơn 20 năm qua. “FED có thể giảm từ 25-50 điểm cơ bản nhưng thị trường đang kỳ vọng kịch bản giảm 0,25% lãi suất sẽ có xác suất xảy ra cao hơn. Kịch bản này nếu xảy ra sẽ củng cố việc nền kinh tế của Mỹ vẫn đang đi đúng hướng và có thể hạ cánh mềm. Tôi cho rằng cuộc họp FED và chính sách lãi suất nhìn chung sẽ có tác động tích cực đến thị trường Việt Nam nhưng tính bất ngờ là không nhiều bởi đã được đa phần nhà đầu tư kỳ vọng. Sự kiện sẽ mang tính bước ngoặt cho một giai đoạn giảm lãi suất trên toàn cầu, dòng tiền có thể sẽ quay trở lại tìm đến các thị trường mới nổi và cận biên trở thành một trong những động lực giai đoạn tới”, ông Huy cho hay. Chuyên gia của Agriseco khuyến nghị nhóm cổ phiếu thép có mức độ chiết khấu tương đối sâu khi giảm 20-30% từ vùng đỉnh trung hạn, qua đó, trở nên hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư trên thị trường. Bên cạnh nhóm thép, nhiều nhóm ngành khác có mức sụt giảm thấp hơn nhưng cũng mở ra cơ hội để nhà đầu tư theo dõi và giải ngân có thể kể đến như nhóm xuất khẩu (thủy sản, dệt may, cao su); nhóm ngân hàng; nhóm chứng khoán. Nêu quan điểm tích cực, chuyên gia của Công ty Chứng khoán VNDIRECT nhấn mạnh: “Kịch bản VN-Index vượt mốc 1.300 điểm trong năm nay hoàn toàn khả thi nhờ những yếu tố hỗ trợ sau: FED dự kiến hạ lãi suất điều hành khoảng 0,75% trong những tháng cuối năm; áp lực tỷ giá và lạm phát hạ nhiệt giúp Ngân hàng Nhà nước có điều kiện để chuyển hướng mục tiêu sang ưu tiên tăng trưởng kinh tế, gia tăng cung tiền và duy trì mặt bằng lãi suất ở vùng thấp; kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tiếp tục cải thiện và tiến triển mới trong câu chuyện nâng hạn thị trường”. Đồng thời, theo chuyên gia, kinh nghiệm quá khứ cho thấy “đỉnh thị trường luôn xuất hiện trong giai đoạn giao dịch sôi động và đáy thị trường hình thành khi thanh khoản thị trường trầm lắng”. Do vậy, nhà đầu tư nên tận dụng gia đoạn này để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu quanh vùng hỗ trợ 1.250 điểm của VN-Index, ưu tiên những nhóm ngành có câu chuyện tăng trưởng tích cực cuối năm như ngân hàng, chứng khoán, xuất nhập khẩu (dệt may, thủy sản, đồ gỗ) và bất động sản khu công nghiệp. Tương tự, chuyên gia của Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam đánh giá rủi ro dài hạn vẫn ở mức thấp. FED có khả năng sẽ giảm lãi suất trong tháng 9, cùng với đó là tỷ giá USD/VND đã hạ nhiệt là điều kiện để Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ duy trì lãi suất ở mức thấp để hỗ trợ cho nền kinh tế. Đồng thời, động lực tăng trưởng của các doanh nghiệp vẫn còn nhiều mặc dù chậm do tác động từ đà hồi phục chậm của các nước lớn và ảnh hưởng từ thiên tai. “Cơn bão Yagi có thể sẽ ảnh hưởng đến một phần dự phóng của chúng tôi cho năm 2024, nhưng mức độ ảnh hưởng không nhiều và P/E dự phóng 2024 đang dưới mức 12 lần cho thấy mức định giá hiện nay vẫn thấp. Do đó, chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư nên ưu tiên chiến lược mua và nắm giữ cho danh mục dài hạn”, chuyên gia của Yuanta khuyến nghị. Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết bão số 3 (Yagi) và hoàn lưu sau bão ảnh hưởng tới 26 tỉnh, thành phố phía Bắc và Thanh Hóa. Các địa phương này chiếm trên 41% GDP và 40% dân số cả nước.Ngoài thiệt hại về người, theo Bộ này, bão Yagi gây thiệt hại khoảng 40.000 tỷ đồng tài sản của người dân, Nhà nước.
2a29cd0c90618b020e700c2100eb02f0
15/09/2024
6dbb6e6d55ad0de9d2f65c0e22f7e78c
20:24
0c2a2f1f0e38675a1eb101bcd3ca67f3
20240916
https://vietnamfinance.vn/loat-dn-bat-dong-san-lam-ong-chu-lon-ngan-hang-viet-d115431.html
a12392dd342da7b4e7e46b4d0bce6966
Loạt DN bất động sản làm ông chủ lớn ngân hàng Việt
1da8c1c50e832899a5974b930856656c
Danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ của các ngân hàng đã hé lộ nhiều đại gia trong ngành bất động sản. Các chuyên gia cho rằng, việc này có thể phát sinh rủi ro quản trị hoạt động ngân hàng.
ba19aee6d2db258551958f454e3083bb
Ngân hàng An Bình (ABBank) vừa công bố danh sách gồm 19 cổ đông (16 cá nhân và 3 tổ chức) nắm giữ từ 1% vốn điều lệ ngân hàng trở lên. Đáng chú ý, ông Vũ Văn Tiền - Phó Chủ tịch ABBank đồng thời đang là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Geleximco - không có tên trong danh sách. Tuy không trực tiếp sở hữu cổ phần tại ABBank nhưng tỷ lệ sở hữu của ông Tiền tại Geleximco lên tới 33,5%. Hai doanh nghiệp liên quan đến ông Tiền nắm trực tiếp 17,21% cổ phần ABBank. Trong đó, Tập đoàn Geleximco - một trong những chủ đầu tư bất động sản lớn tại thị trường phía Bắc - nắm 12,78% vốn. Ngoài ra, tỷ lệ sở hữu cổ phần người liên quan tập đoàn này tại ABBank nắm 4,65%. Công ty cổ phần Glexhomes - một doanh nghiệp trong hệ sinh thái Geleximco - cũng nắm 4,43% vốn ABBank. Danh sách nắm từ 1% vốn trở lên của Ngân hàng Hàng hải Việt Nam (MSB) vừa được công bố cho thấy một công ty nằm trong hệ sinh thái của ROX Group (tiền thân là TNG Holdings Vietnam - doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực bất động sản). Cụ thể, Công ty CP ROX Key Holdings ( công ty quản lý, vận hành bất động sản, khách sạn - lưu trú thuộc ROX Group) hiện nắm 2,43% vốn MSB cùng người liên quan nắm gần 1% vốn. Công ty Đầu tư xây dựng ROX Cons (hoạt động trong lĩnh vực xây dựng dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật) cũng đang nắm 1,87% vốn MSB. Công ty Đầu tư và Cho thuê tài sản TNL nắm 1,08% vốn MSB và người liên quan nắm công ty này nắm 1,87% vốn. ROX Cons và Công ty Cho thuê Tài sản TNL là thương hiệu kinh doanh mặt bằng cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại và mặt bằng bán lẻ. Danh sách cổ đông nắm trên 1% vốn MSB còn một số doanh nghiệp bất động sản khác như Công ty TNHH khu nghỉ dưỡng Bãi Dài (nắm 4,96%); Công ty TNHH Thành phố Công nghệ xanh Hà Nội (nắm 4,97%), Công ty xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN Hà Nội - Đài Tư (nắm 4,98%) hay Công ty CP Đầu tư Ricohomes (nắm 2,64%). Tại HDBank, Công ty CP Sovico đang nắm hơn 417,7 triệu cổ phiếu, tương ứng 14,27% vốn điều lệ ngân hàng này. Đây là cổ đông duy nhất nắm trên 5% vốn theo công bố của HDBank. Sovico nằm trong hệ sinh thái Sovico Group của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo. Doanh nghiệp này đầu tư đa ngành trong đó bất động sản là một trong những lĩnh vực lớn nhất. Trong danh sách 20 cổ đông đang sở hữu gần 81% vốn của Ngân hàng Phương Đông (OCB), cũng có một loạt doanh nghiệp bất động sản. Trong đó, Tổng Công ty Bến Thành nắm 4,96% vốn của OCB. Công ty Đầu tư Bình An House nắm 4,74%; Greenwave Capital sở hữu 4,44%; Công ty Đầu Tư HVR nắm 3,85%; Công ty Đầu tư và Xây lắp điện số 8 Bình Thuận nắm 3,27%; Công ty CP Phát triển Hạ tầng khu công nghiệp Tây Ninh nắm 3,25% vốn OCB. Còn tại Eximbank, Tập đoàn Gelex vừa hoàn tất mua vào 89 triệu cổ phiếu EIB, nâng sở hữu tại nhà băng này lên gần 175 triệu cổ phiếu, tương đương 10% vốn điều lệ. Sau giao dịch này, Gelex thành cổ đông lớn nhất của Eximbank. Gelex là một trong những tập đoàn đa ngành quy mô lớn tại thị trường trong nước. Ngoài các ngành kinh doanh cốt lõi như điện, vật liệu xây dựng, Gelex cũng là tên tuổi lớn trên thị trường bất động sản khu công nghiệp sau thương vụ thâu tóm Viglacera. Hiện Gelex có hơn 50 công ty thành viên. Nhiều ngân hàng đến nay vẫn chưa công bố danh sách cổ đông nắm từ 1% vốn. Do đó, sốdoanh nghiệp bất động sảnnắm vốn ngân hàng sắp tới có thể được cập nhật thêm. Ngoài bất động sản, các ngân hàng còn hấp dẫn nhiều lĩnh vực khác như bảo hiểm, doanh nghiệp bán lẻ… Chẳng hạn, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam hiện sở hữu cổ phần ít nhất tại 3 ngân hàng (MBB, Vietinbank, ACB)… Tập đoàn Masan và người liên quan cũng nắm hơn 15% vốn tại Techcombank. Trước đây, các ngân hàng chỉ công khai thông tin của cổ đông lớn nắm giữ từ 5% vốn hoặc thông tin của lãnh đạo cùng người có liên quan. Nhưng theo Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi có hiệu lực từ 1/7/2024, ngân hàng cũng phải công khai thông tin cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ. Đồng thời, danh sách người có liên quan cũng được mở rộng nhiều so với trước. Để đáp ứng quy định mới, từ đầu tháng 7, các ngân hàng lần lượt công bố danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên. Từ đó cũng hé lộ về cơ cấu sở hữu của các ông chủ phía sau các ngân hàng. Việc công khai thông tin cổ đông từ 1% vốn được giới chuyên gia nhận định là cần thiết để phòng ngừa chuyện đứng tên hộ, đầu tư núp bóng, hạn chế tình trạng sở hữu chéo, thậm chí là thao túng ngân hàng. Đây có thể được xem là giải pháp hỗ trợ các cơ quan liên quan giám sát, thanh kiểm tra để đánh giá mức độ rủi ro của các tổ chức tín dụng. Các chuyên gia của Chứng khoán VPBanks cho rằng, quy định công bố thông tin cổ đông từ 1% trở lên sẽ giúp các nhà đầu tư có cái nhìn rõ ràng hơn về cơ cấu sở hữu, từ đó đánh giá chính xác hơn rủi ro và tiềm năng của ngân hàng. Đáng chú ý, việc công khai cổ đông nắm từ 1% vốn tại ngân hàng đã “phát lộ” nhiều doanh nghiệp bất động sản sở hữu lượng cổ phần lớn cả trực tiếp và gián tiếp tại các nhà băng. Các chuyên gia cho rằng, việc này có thể phát sinhrủi ro quản trịhoạt động ngân hàng. Nhiều chuyên gia cho biết mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp bất động sản trong quá khứ để lại nhiều bài học lớn khi xuất hiện tình trạng “sân sau”. Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển chia sẻ giai đoạn 2010 - 2012, nhiều ngân hàng phải tái cấu trúc. Sau giai đoạn đó, dù có hệ thống giám sát chặt chẽ hơn nhưng thị trường bất động sản dần hồi phục, mối quan hệ ngân hàng - bất động sản lại rõ nét hơn, xuất hiện tình trạng “sân sau”, tạo sự nguy hiểm nhất định cho hệ thống ngân hàng. Cùng chung quan điểm, ông Phan Duy Hưng - chuyên gia phân tích cao cấp VISRating - nhìn nhận việc các cá nhân và tổ chức có liên quan nắm giữ lượng cổ phần lớn tại ngân hàng có thể phát sinh những rủi ro quản trị, chi phối hoạt động ngân hàng để phục vụ mục đích cá nhân. Một vài ví dụ điển hình như SCB gần đây hay Ngân hàng Xây dựng (CB Bank) và Ngân hàng thương mại TNHH một thành viên Toàn Cầu (GP Bank) vào năm 2015. Do sự suy giảm năng lực tài chính của các doanh nghiệp liên quan và dự án của họ, ngân hàng đã phải gánh chịu nợ xấu tăng mạnh và thua lỗ kéo dài, cuối cùng dẫn tới việc mất thanh toán. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, Nhà nước đã có kinh nghiệm xử lý, hoàn thiện thể chế, đưa các ngân hàng đại chúng thực sự trở thành doanh nghiệp đại chúng, giám sát, quản lý tránh thao túng. Hơn nữa, quy định pháp luật hiện tại hoàn toàn đủ cho cơ quan quản lý giám sát, như việc bổ sung quy định giảm tỷ lệ sở hữu tối đa của cổ đông, giới hạn cấp tín dụng, đầu tư trái phiếu.
1b9bbbc02c873201302898cf190ab203
15/09/2024
6dbb6e6d55ad0de9d2f65c0e22f7e78c
15:30
2008e8bd1549d9e39d2e22ee2d8d4f8b
20240917
https://vietnamfinance.vn/tu-thien-qua-kin-tieng-khoan-quyen-gop-10-trieu-usd-cua-mot-ty-phu-bi-nham-thanh-thu-rac-d116108.html
8cc66913af13eeabc2648a00582fd163
Từ thiện quá kín tiếng, khoản quyên góp 10 triệu USD của một tỷ phú bị nhầm thành ‘thư rác’
70f29b2b05a943801c940f531885901b
Nổi tiếng là một nhà từ thiện kín tiếng, vợ cũ của tỷ phú Jeff Bezos, bà MacKenzie Scott vừa gặp một tình huống “dở khóc dở cười” khi khoản quyên góp 10 triệu USD của mình bị nhân viên đơn vị nhận tài trợ nhầm tưởng thành “thư rác”.
37e5e0d88d1148de87e7b43b2470d095
Sở hữu khối tài sản hơn 37 tỷ USD,tỷ phú MacKenzie Scotttừng chia sẻ bản thân sẽ làm từ thiện cho tới khi “rỗng két”. Hậu ly hônnhà sáng lập Amazon Jeff Bezos, bà Scott đã tham gia tham gia "Cam kết cho đi" (Giving Pledge), chiến dịch dotỷ phú Warren Buffettvà Bill Gates đồng sáng lập năm 2010 kêu gọi những người siêu giàu cam kết hiến tặng một nửa tài sản cho mục đích từ thiện. Dù luôn chú tâm vào các hoạt động thiện nguyện, bà Scott lại ít khi phô trương hay công bố rộng rãi về các khoản quyên góp. Chình vì nguyên do này, khoản tài trợ gần nhất của bà MacKenzie Scott đã bị một nhân viên thuộc tổ chức nhận tài trợ tưởng nhầm thành thư rác. Cụ thể, bà Scott đã gửi một email cho tổ chức phát tiên cộng đồng phi lợi nhuận Access to Capital for Entrepreneurs (ACE) về khoản tài trự lên đến 10 triệu USD. Thế nhưng, theo chia sẻ của bà Grace Fricks - Chủ tịch ACE, email đột ngột này đã khiến nhân sự của ACE nhầm tưởng rằng đây là một thư rác hoặc thư lừa đảo. Ra mắt vào năm 2000, ACE là tổ chức cung cấp các khoản vay và dịch vụ tư vấn cho các doanh nghiệp mới tại Georgia, chủ yếu tập trung vào việc giúp đỡ phụ nữ, người da màu và những người có thu nhập thấp. Năm 2020, bà Scott từng quyên tặng cho ACE 5 triệu USD, và đến năm nay, bà tiếp tục trao tặng tổ chức thêm 10 triệu USD. Khoản tiền này được cho là món quà lớn nhất mà ACE từng nhận được tính đến nay. 10 triệu USD của bà Scott dành cho ACE đến đúng lúc tổ chức phi lợi nhuận này đang thực hiện chiến dịch cung cấp 300 triệu USD tiền vay cho 1.500 chủ doanh nghiệp nhỏ chưa có đủ tiềm lực. “Ban đầu, chiến dịch là một giấc mơ mà ACE ước là có đủ nguồn lực để thực hiện. Đến nay, mọi chuyện hoàn toàn khác khi tình thế xoay chuyển thành một chiến dịch đã có sẵn nguồn lực, và điều chúng tôi cần làm là hiện thực hoá nó theo sứ mệnh của mình”, bà Fricks cho biết. Không chỉ có khối tài sản khổng lồ sau khi chia tay tỷ phú Jeff Bezos, cách từ thiện âm thầm của bà Scott cũng là điều được nhiều người thích thú. “MacKenzie Scott đã huy động được số tiền khổng lồ lên tới 17 tỷ USD cho hơn 2.300 tổ chức phi lợi nhuận trên toàn cầu kể từ năm 2020. Các khoản quyên góp không có hạn mức cụ thể, đôi khi có thể lên tới 7 con số”, bà Sara Lomelin , Giám đốc điều hành Philanthropy Together chia sẻ trong một bài viết đăng tải trên Fortune. Số tiền mà bà Scott đã dành ra để tài trợ thực sự là một con số ấn tượng. Tháng 3/2024, bà Scott tuyên bố sẽ trao 640 triệu USD cho 361 tổ chức phi lợi nhuận nhỏ. Trong số đó, 279 tổ chức phi lợi nhuận đã nhận được 2 triệu USD và 82 tổ chức còn lại được trao 1 triệu USD. Các hạng mục từ thiện bà Scott thường tập trung vào đa phần xoay quanh giáo dục, y tế, an ninh kinh tế và sự bình đẳng. Trong thời gian gần đây, đóng góp vào mảng bất động sản nhằm giúp thị trường giá nhà trở nên phải chăng hơn cũng là vấn đề được bà Scott đặc biệt quan tâm. Điều khó lý giải nhất ở bà Scott nằm ở việc bà chưa từng tỏ ra hào nhoáng như những nhà từ thiện lớn khác. Thậm chí, bà Scott còn kín tiếng đến mức việc liên hệ với bà gần như là không thể. Mọi nỗ lực phỏng vấn bà Scott về các khoản tài trợ của giới truyền thông đều không thành công. Mặc dù những món quà của bà Scott chắc chắn sẽ có tác động đến người thụ hưởng, nhưng nhiều ý kiến cho rằng việc bà Scott liên tục giấu mặt có thể khiến khoản tài trợ trở nên thiếu minh bạch, nhất là khi bản thân người nhận tài trợ cũng không được bà Scott liên hệ để thông báo về món quà “từ trên trời rơi xuống” này.
ea977baba41f13fa8d38fd2479321545
15/09/2024
6dbb6e6d55ad0de9d2f65c0e22f7e78c
13:30
16960d1979648efc4525e6ddd92bf330
20240916
https://vietnamfinance.vn/ngan-hang-dong-loat-xoa-so-the-tu-dieu-khac-biet-moi-la-gi-d116095.html
3db5fa1b75b4528142790505f16f5ecd
Đồng loạt xóa sổ thẻ từ, khách chưa đổi thẻ ATM cần ra ngân hàng ngay
ea2270479c14117f153ab866d91ae23b
Nhiều ngân hàng thông báo chính thức xóa sổ thẻ ATM công nghệ từ (thẻ từ) chuyển sang thẻ chip nhằm tăng cường bảo mật khi thông tin thanh toán của khách hàng được mã hóa bằng chip.
72f44d2ba265674257144dc4688c7176
Từ năm 2019, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành bộ tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa, đồng thời ban hành "Lộ trình chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip" để tăng cường an toàn cho hoạt động thanh toán thẻ. NHNN yêu cầu tất cả ngân hàng phải thay thế thẻ từ bằng thẻ chip từ năm 2021. Đầu năm 2021, các ngân hàng đã đồng loạt dừng phát hành mới thẻ từ, chỉ phát hành thẻ chip và đồng thời triển khai việc chuyển đổi thẻ công nghệ từ sang công nghệ chíp. Để thúc đẩy quá trình chuyển đổi này, các nhà băng cũng đã khuyến khích hàng hàng mở mới/chuyển đổi thẻ công nghệ từ sang thẻ chíp bằng nhiều cách như miễn phí phát hành, miễn phí chuyển đổi, miễn phí giao dịch. Tuy nhiên, đến năm 2024, nhiều người vẫn còn dùng thẻ từ (thẻ ATM công nghệ từ) trong việc giao dịch thanh toán, rút tiền vì ngại chuyển đổi sang thẻ chip. Tuân thủ lộ trình do NHNN đặt ra về việc chuyển đổi sang thẻ chip, một số ngân hàng thông báo ngừng toàn bộ giao dịch thẻ từ kể từ tháng 9/2024. Đơn cử, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu (Eximbank) thông báo kể từ ngày 10/9 thẻ thanh toán V-TOP phiên bản thẻ từ sẽ ngừng sử dụng. Trước Eximbank, Ngân hàng ACB cũng đã dừng giao dịch bằng thẻ từ vào ngày 4/9/2024 Vào giữa tháng 8/2024, BIDV có thông báo khuyến khích các khách hàng đổi từ thẻ từ sang thẻ chip nhằm tăng tính bảo mật về thông tin khách hàng, rút tiền và thanh toán hoá đơn nhanh chóng và hạn chế việc thẻ bị từ chối thực hiện giao dịch ở một số nơi. Nhiều ngân hàng cũng giải thích về lý do thông báo ngừng giao dịch đối với thẻ từ. Việc chuyển đổi sang thẻ chip nhằm tăng cường bảo mật khi thông tin thanh toán của khách hàng được mã hóa bằng chip. Theo BIDV, thẻ chip giúp người dùng không lo lắng về việc có thể bị hack thẻ và thông tin thẻ; giúp quá trình thanh toán nhanh chóng, tiện lợi và an toàn hơn. Tuy vậy, thời gian qua, nhiều người vẫn tiếp tục dùng thẻ từ trong việc giao dịch thanh toán, rút tiền vì ngại chuyển đổi sang thẻ chip. Do đó, một số ngân hàng buộc phải mạnh tay hơn khi chính thức ngừng giao dịch thẻ từ trong bối cảnh tội phạm công nghệ tài chính sử dụng các thủ đoạn lừa đảo ngày càng tinh vi. Eximbank cho biết ngân hàng chính thức khai tử thẻ từ vì nhiều lý do liên quan việc bảo mật, hiệu quả và xu hướng công nghệ mới. Thẻ từ sử dụng dải từ để lưu trữ thông tin chủ thẻ, dễ bị sao chép và tấn công thông qua thiết bị skimming (đọc trộm dữ liệu), trở nên không an toàn trước các hình thức gian lận tài chính. ACB đã khuyến khích khách hàng chuyển đổi sang thẻ chip qua SMS, email, website... từ năm 2019. Theo đại diện nhà băng này, việc ngưng giao dịch thẻ từ nhằm bảo đảm an toàn bảo mật giao dịch cho khách hàng trong bối cảnh tội phạm công nghệ gia tăng. Đại diện Sacombank cũng cho hay thẻ từ lưu toàn bộ thông tin cá nhân của khách hàng vào dải từ phía sau dưới dạng văn bản. Thông tin này dễ bị đánh cắp thông qua thiết bị skimming gắn vào máy ATM hay máy POS. Sau đó, kẻ gian sẽ tạo ra thẻ giả với thông tin đánh cắp để chiếm đoạt tiền từ tài khoản của khách hàng. Thẻ từ ATM là loại thẻ ngân hàng quen thuộc với mọi người trước đây và đã dần được thay thế bằng thẻ gắn chip những năm gần đây. Thẻ gắn chip là loại thẻ có một con chip điện tử được gắn trước thẻ. Con chip này sẽ chứa thông tin (đã được mã hóa) của chủ thẻ. Thông tin chủ thẻ từ được lưu trữ dưới dạng văn bản, dễ bị giải mã nên mức độ bảo mật thấp, dễ bị kẻ gian lén gắn trộm thiết bị đánh cắp thông tin. Còn với thẻ chip, thông tin của chủ thẻ đã được mã hóa dưới dạng dãy ký hiệu kiểu hệ nhị phân của máy tính. Thẻ chip mã hóa sẽ tăng cường thông tin; mã hóa của chip sẽ liên tục. Thẻ ATM gắn chip có kích thước giống như thẻ cũ, với chiều dài 85,6 mm x chiều rộng 53,98 mm. Song thẻ ATM gắn chip có bảo mật cao hơn so với thẻ từ ATM vì thẻ ATM cũ nhận thông tin bằng dải từ phía sau và không được mã hóa. Làm thế nào để đổi sang thẻ chip?Theo giới thiệu từ các ngân hàng, có 2 cách phổ biến để đổi thẻ từ sang thẻ chip.Cách thứ nhất, khách hàng chỉ cần mang chứng minh thư hoặc hộ chiếu, hoặc thẻ căn cước công dân còn hiệu lực đến điểm giao dịch của ngân hàng và đề nghị chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip.Cách thứ hai là có thể truy cập vào ứng dụng ngân hàng số, mobile banking để thực hiện và nhận thẻ tại nhà hoặc tại điểm giao dịch của ngân hàng.Ngoài ra, ở một số ngân hàng số, người dùng có thể đổi thẻ từ sang thẻ chip tại các cây ATM đa năng.Trong quá trình xóa xổ thẻ từ, chuyển sang thẻ chip, các ngân hàng khẳng định không yêu cầu khách hàng cung cấp bất kỳ thông tin hay hình ảnh thẻ/ hình ảnh giấy tờ tùy thân qua tin nhắn (SMS)/Zalo/Email để hủy thẻ, thay thẻ hay các nghiệp vụ thẻ khác. Vì thế, chủ thẻ tuyệt đối không cung cấp bất kỳ thông tin cá nhân cho người khác.
f043e3e52e4ae0e190dd2aa57e5c98dc
15/09/2024
6dbb6e6d55ad0de9d2f65c0e22f7e78c
10:00
044f058d53707e520ecab1c8b300635c
20240916
https://vietnamfinance.vn/cuc-thue-hai-phong-doi-no-thue-nham-14-dn-bi-beu-ten-oan-d116105.html
e8ab728a9ba5519b755cd58017bf6476
Cục Thuế Hải Phòng: Đòi nợ thuế nhầm, 14 DN bị bêu tên 'oan'
4df806792493abf7bfc449b0d0c3832c
(VNF) -14 doanh nghiệp vừa được Cục Thuế thành phố Hải Phòng ‘minh oan’ bằng cách đính chính bỏ bêu tên trong danh sách nợ thuế quá 90 ngày tính đến ngày 31/7/2024.
f117b3d3c83e59f8e7ecb378cf9bab87
Ngày 09/9/2024, Cục Thuế thành phố Hải Phòng đã ban hành văn bản điều chỉnh danh sách người nộp thuế nợ tiền thuế và danh sách các khoản thu thuộc ngân sách nhà nước tại Thông báo số 3100/TB – CTHPH đã được ban hành ngày 19/8/2024 trước đó. Lý do doanh nghiệp nằm trong danh sách đính chính ngày 09/9/2024 (trước đó là danh sách đính kèm thông báo ngày 19/8/2024)là do tại ngày 31/7/2024 người nộp thuế nợ thuế quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước hoặc hết thời hạn chấp hành các quyết định hành chính về quản lý thuế mà người nộp thuế không tự nguyện chấp hành. Theo đó, 14 doanh nghiệp “biến mất” trong danh sách nợ thuế. Tổng số tiền nợ thuế theo danh sách này cũng "bay hơi" 8,75 tỷ đồng. Cụ thể, những doanh nghiệp đã biến mất tại danh sách nợ thuế đính chính ngày 09/9/2024 gồm: Công ty cổ phần Công nghệ Xanh Hải Nam (số tiền 104,1 triệu đồng); Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Sông Giá (số tiền: 187,1 triệu đồng); Công ty cổ phần xây dựng và thương mại MB (số tiền 365,4 triệu đồng); Công ty cổ phần Môi trường xanh Duy Nhung (số tiền: 117,04 triệu đồng); Công ty TNHH cơ khí Đúc và Thương mại Cừ Lan (số tiền 123,07 triệu đồng); Công ty TNHH phát triển Thành Dương (số tiền 134,77 triệu đồng); Công ty TNHH thương mại Dinh Dưỡng Đại Nam (số tiền 204,4 triệu đồng); Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Newtecons (số tiền 219,46 triệu đồng); Công ty TNHH Kiên Ngọc (số tiền 1.575,3 triệu đồng); Công ty cổ phần Cơ khí và Xây dựng Thuận Thiên (số tiền 4.752,1 triệu đồng); Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (số tiền 179,3 triệu đồng); Công ty TNHH Alliance Việt Nam (số tiền 217,9 triệu đồng); Công ty cổ phần Đúc 19-5 (số tiền 370,4 triệu đồng). Đáng chú ý, loạt doanh nghiệp này đa phần có trụ sở hoặc đang thực hiện kinh doanh tại huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng. Tại thông báo ngày 09/9/2024, Cục Thuế thành phố Hải Phòng không nêu lý do đính chính danh sách, chỉ thể hiện: “đính chính lại nội dung đúng”. Theo tài liệu của VietnamFinance, lãnh đạo Cục Thuế thành phố Hải Phòng phê duyệt văn bản ngày 19/8/2024, văn bản điều chỉnh ngày 09/9/2024 là ông Mai Chiến Thắng, Phó Cục trưởng Cục Thuế thành phố Hải Phòng. Được biết, trước đó, ông Mai Chiến Thắng giữ chức Phó cục trưởng Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh, ngày 28/3/2024 ông được điều động bổ nhiệm giữ chức vụ Phó cục trưởng Cục Thuế thành phố Hải Phòng. Tại Chi cục thuế Huyện Thuỷ Nguyên, Chi cục trưởng là bà Phạm Thị Duyên, Chi cục Phó là ông Vũ Công Vụ. Trước đó, tại Kết luận thanh tra của Bộ tài chính đã chỉ ra việc quản lý thu nợ thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước còn nhiều tồn tại. Cụ thể, sai lệch nợ thuế 1.700 tỷ giữa hệ thống quản lý với thực tế. Tại ngày 31/12/2023, tổng số nợ theo dõi trên hệ thống quản lý thuế tập trung (TMS) là 2.800,4 triệu đồng (trong đó nợ tiền thuế, phí: 1.532,9 tỷ đồng; nợ tiền đất: 444,8 tỷ đồng; nợ tiền phạt, tiền chậm nộp: 762,2 tỷ đồng; nợ các khoản thu khác: 60,3 tỷ đồng). Trong khi đó, thực tế, tổng số tiền nợ thuế tại ngày 31/12/2023 là 4.493,8 tỷ đồng, tăng hơn 1.693,4 tỷ đồng. Được biết, tại Công văn số 46/TCT-QLN ngày 09/01/2023, Tổng cục Thuế giao Cục Thuế thành phố Hải Phòng quản lý, đôn đốc thu thuế đảm bảo tiền thuế nợ không vượt quá 8% tổng thu nội địa năm. Tuy nhiên, với số nợ thuế thực tế là 4.493 tỷ đồng (tương đương 10,3% tổng thu nội địa năm 2023), tiền nợ thuế vượt ngưỡng tại văn bản ngày 09/01/2023. Nguyên nhân là do Cục Thuế chưa tổng hợp đầy đủ các khoản nợ tiền thuê đất, mặt nước là 300,5 tỷ đồng, tiền sử dụng đất 1.392,9 tỷ đồng vào hệ thống quản lý thuế tập trung. Theo Cục Thuế thành phố Hải Phòng, do còn nhiều vướng mắc trong công tác giao đất, cho thuê đất và vướng mắc chưa xác định được chính xác số tiền bồi thường giải phóng mặt bằng được khấu trừ vào tiền thuê đất, sử dụng đất của các dự án; một số dự án chưa có đơn giá thuê đất, thuê mặt nước... dẫn đến cơ quan Thuế tạm tính, ra thông báo thu nộp. Do đó, cơ quan thuế khó xác định chính xác số liệu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với các đơn vị còn đang phát sinh vướng mắc để nhập vào hệ thống quản lý thuế tập trung theo quy định.
d28358cbb2746783d197c4a0cc804f52
15/09/2024
6dbb6e6d55ad0de9d2f65c0e22f7e78c
08:45
f87383ea6c1a2857f131118b13dad405
20240916
https://vietnamfinance.vn/openai-ra-mat-mo-hinh-trinh-do-ngang-tien-si-dong-gpt-da-loi-thoi-d116094.html
216230fec98738505b44c19fdbab99f2
OpenAI ra mắt mô hình có 'trình độ tiến sĩ', GPT đã lỗi thời?
1b4a4103cd70dd9f7932d16e911ffd38
OpenAI vừa công bố mô hình mang tên o1 có khả năng lý luận giúp người dùng giải quyết các vấn đề khó. Đây là công nghệ tách biệt hoàn toàn khỏi dòng GPT mà công ty đang phát triển.
cfcc730e85fca18cf35e84f27084f487
Trước đó, OpenAI đã tạo ra một cơn sốt tạiThung lũng Siliconkhi ra mắt dòng GPT-4 vào đầu năm 2023, sau đó được nâng cấp lên thành GPT-4o vào tháng 5 năm nay. Theo chuyên gia, GPT-4o thông minh và có khả năng suy nghĩ giống con người đến mức không tưởng. Thế nhưng, GPT đến nay lại đứng trước nguy cơ bị một dòng sản phẩm hoàn toàn mới của OpenAI vượt mặt. Dòng AI “o1” bắt đầu với 2 mô hình là o1-preview và o1-mini được công bố trên trang web của OpenAI vào ngày 12/9 vừa qua. Theo mô tả của công ty, o1 được ra đời với mục đích lập luận thông qua các tác vụ phức tạp và giải quyết các vấn đề khó hơn so vớicác dòng GPT. OpenAI tuyên bố dòng o1 mới đặc biệt phù hợp với những người dùng đang gặp phải các vấn đề phức tạp trong các lĩnh vực như khoa học, chăm sóc sức khỏe và công nghệ. o1 có thể giúp các nhà vật lý tạo ra các công thức toán học cho quang học lượng tử, hay hỗ trợ các nhà nghiên cứu giải trình tự tế bào… Các nhà phát triển cũng nhận ra rằng mô hình o1-mini đặc biệt hiệu quả trong việc xây dựng và thực hiện các quy trình có nhiều bước như gỡ lỗi mã và giải quyết các vấn đề lập trình. Tuy được giới thiệu là vượt trội hơn so với dòng GPT, OpenAI cũng đưa ra cảnh báo rằng o1 chỉ mới được phát triển và có thể chưa có nhiều tính năng tiện dùng cho người dùng như duyệt web để tìm thông tin, hay tải tệp và hình ảnh lên trang. Trong một vài trường hợp, thậm chí GPT-4o sẽ phục vụ người dùng tốt hơn. Mô hình o1-preview được OpenAI thiết kế để xử lý các nhiệm vụ cần “sử dụng đầu óc”. Mô hình này có thể mất thời gian khi đưa ra phản hồi vì cần suy nghĩ và tinh chỉnh câu trả lời, thậm chí tự sửa lỗi của chính mình, tương tự như cách con người tiếp cận một vấn đề phức tạp. Trong một cuộc thử nghiệm, o1-preview được đánh giá là có thể hoạt động ở mức gần như tương đương trình độ của một tiến sĩ trong vài lĩnh vực như vật lý, hóa học và sinh học. Tại kỳ thi tuyển chọn Olympic Toán học quốc tế (IMO), o1-preview đã chứng minh được năng lực của mình khi giải được 83% số bài toán, vượt trội hơn hẳn so với tỷ lệ 13% của phiên bản GPT-4o. Hiện tại, phiên bản đã có sẵn để sử dụng trong ChatGPT bởi người dùng Plus và Team, với người dùng Enterprise và Edu sẽ có quyền truy cập vào tuần tới. Cùng với o1-preview, OpenAI cũng ra mắt mô hình o1-mini, một phiên bản hợp lý hơn khi được thiết kế để cung cấp khả năng suy luận nhanh hơn nhưng giá thành lại rẻ hơn. Mặc dù được tối ưu hóa chủ yếu cho các tác vụ mã hóa và STEM, o1-mini vẫn mang lại hiệu suất mạnh mẽ, đặc biệt là trong toán học và lập trình. Trên chuẩn toán IMO, o1-mini đạt 70%, chưa bằng o1-preview nhưng chi phí phải chăng hơn rất nhiều. o1-mini sở hữu mức giá thấp hơn 80% so với o1-preview, mô hình này chủ yếu hướng đến các nhà phát triển và nhà nghiên cứu cần khả năng suy luận nhưng không cần kiến ​​thức quá sâu rộng. Giải pháp tiết kiệm này có sẵn cho người dùng ChatGPT Plus, Team, Enterprise và Edu. Trong tương lai, dự kiến 01-mini sẽ mở rộng quyền truy cập cho cảngười dùng ChatGPTFree. Cả hai mô hình mới này đều kết hợp phương pháp đào tạo an toàn, nhằm tuân thủ các hướng dẫn về an toàn và liên kết. o1-preview thậm chí còn đạt số điểm ấn tượng là 84 điểm khi thực hiện một trong những bài kiểm tra bẻ khóa khó nhất của OpenAI, trong khi GPT-4o chỉ đạt 22 điểm. Khả năng suy luận và xử lý linh hoạt từng tình huống theo ngữ cảnh của o1 sẽ giúp mô hình xử lý tốt hơn những vấn đề về an toàn và tránh tạo ra những nội dung không phù hợp. Mặc dù các mô hình o1-preview và o1-mini được đánh giá là phiên bản cải tiến vượt trội, song OpenAI khẳng định rằng đây chỉ là bước thử nghiệm ban đầu. Công ty cũng cho biết sẽ tiếp tục phát triển song song cả dòng GPT và o1 nhằm mở rộng khả năng của AI trong nhiều lĩnh vực khác nhau, phù hợp với nhiều đối tượng người dùng.
b7cf5449bd94560f5ac5328275ab4812
15/09/2024
6dbb6e6d55ad0de9d2f65c0e22f7e78c
08:00
5188aa9e6815c731a69a0c302c772797
20240916
https://vietnamfinance.vn/my-khoan-thanh-toan-lai-suat-ky-luc-1200-ty-usd-dang-lam-no-tung-ngan-sach-d116109.html
f3ec9ceef7a333cbc6f30d82041fc489
Mỹ chi 1.200 tỷ USD thanh toán lãi vay, làm ‘nổ tung’ ngân sách
ba2b2551fa1506ca3c42cf63ae98c126
Chính phủ Mỹ đang trên đà chi gần 1.200 tỷ USD cho các khoản thanh toán lãi suất cho nợ quốc gia trong năm nay, vượt qua chi tiêu quân sự lần đầu tiên trong lịch sử.
b4a12bd0c266f699fbf227a6022ce660
Bộ Tài chính Mỹ trong tuần qua đã công bố báo cáo cho thấy chính phủ nước này lần đầu tiên đã chi hơn 1.000 tỷ USD trong năm nay để trả lãi cho khoản nợ quốc gia trị giá 35,3 nghìn tỷ USD. Cụ thể, chính phủ Mỹ đã chi 1.049 tỷ USD để trả lãi, tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái và là một phần của khoản thanh toán dự kiến ​​là 1.158 tỷ USD cho cả năm. Hai yếu tố chính đã đẩy những khoản thanh toán đó tăng vọt. Thứ nhất, chính phủ Mỹ đã chi hàng nghìn tỷ USD để hỗ trợ các hộ gia đình và nền kinh tế trong suốt thời kỳ đại dịch Covid-19, và trả bằng cách vay thay vì tăng thuế. Thứ hai, Fed đã tăng lãi suất bắt đầu từ năm 2022 để chống lạm phát và giữ nguyên lãi suất chuẩn ở mức cao nhất trong 23 năm, điều này đã đẩy số tiền mà chính phủ phải trả lãi lên cao. Theo nhà kinh tế trưởng Torsten Sløk của Apollo Global Management, với khoản nợ hiện tại của Mỹ, chi phí trả lãi trung bình vào khoảng 3 tỷ USD/ngày. Chi phí lãi suất ròng là khoản mục tốn kém thứ ba trong ngân sách sau phúc lợi an sinh xã hội và chương trình bảo hiểm y tế quốc gia Medicare. Các khoản thanh toán lãi suất chiếm 2,4% tổng sản phẩm quốc nội của Mỹ vào năm 2023 và Văn phòng Ngân sách Quốc hội ước tính con số này có thể tăng lên 3,9% trong 10 năm tới. Các nhà kinh tế ngày càng lo ngại về tác động tiềm tàng của các khoản thanh toán đó đối với nền kinh tế Mỹ. Điều đó khiến thâm hụt năm 2024 lên tới gần 1,9 nghìn tỷ USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Khi còn một tháng nữa là kết thúc năm tài chính của chính phủ liên bang, khoản thâm hụt trong tháng 8 đã tăng 380 tỷ USD, một sự đảo ngược đáng kể so với khoản thặng dư 89 tỷ USD trong cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu là do các thủ thuật kế toán liên quan đến việc xóa nợ cho sinh viên. Fed được dự đoán rộng rãi sẽ hạ lãi suất vào tuần tới, nhưng chỉ giảm 1/4 điểm phần trăm, áp lực lên ngân sách có khả năng sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới. Ông Sløk ước tính nếu Fed cắt giảm lãi suất 1 điểm phần trăm và toàn bộ đường cong lợi suất giảm 1 điểm phần trăm, thì chi phí lãi suất hàng ngày sẽ giảm từ 3 tỷ USD mỗi ngày xuống còn 2,5 tỷ USD mỗi ngày. Theo các chuyên gia, kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ cuối năm nay có thể có tác động lớn đến quỹ đạo thâm hụt ngân sách. Trên thực tế, một phân tích gần đây từ Mô hình Ngân sách Penn Wharton cho thấy thâm hụt sẽ tăng dù ông Donald Trump hay bà Kamala Harris lên nắm quyền. Cả cựu Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Kamala Harris đều đã đề xuất cắt giảm thuế và chi tiêu mới có thể đẩy thâm hụt ngân sách lên cao. Bà Harris đã đề xuất bù đắp những chi phí mới đó bằng cách tăng thuế đối với người giàu và các tập đoàn. Còn ông Trump đã đề xuất áp thuế quan cao đối với hàng hóa nước ngoài, nhưng các nhà kinh tế tỏ ra nghi ngờ rằng những khoản thuế đó sẽ không mang lại nhiều doanh thu so với tác động của việc cắt giảm thuế. Theo các đề xuất về thuế và chi tiêu của ông Trump, thâm hụt chính sẽ tăng 5,8 nghìn tỷ USD trong 10 năm tới theo cơ sở thông thường và 4,1 nghìn tỷ USD theo cơ sở động, bao gồm cả các tác động kinh tế của chính sách tài khóa. Dưới thời chính quyền của bà Harris, thâm hụt chính sẽ tăng 1,2 nghìn tỷ USD trong 10 năm tới theo cơ sở thông thường và 2 nghìn tỷ USD theo cơ sở động. Các nhà phân tích của JPMorgan cũng thừa nhận viễn cảnh thâm hụt lớn hơn với ông Trump. Các khoản thanh toán lãi suất kỷ lục và thâm hụt đang gia tăng cảnh báo rằng các nhà lập pháp Mỹ rằng không thể lãng phí thêm thời gian nữa mà nên hành động cụ thể để đảm bảo tương lai tài chính của quốc gia.
a7d672ae962fd326d98d07a54543278a
15/09/2024
6dbb6e6d55ad0de9d2f65c0e22f7e78c
08:30
c8d4a2c6dfa45c75bee65a8fab367f9a
20240916
https://vietnamfinance.vn/quang-ninh-thiet-hai-khoang-1-ty-usd-do-bao-yagi-d116118.html
dfeb2ba44de7581c80e407e6839a7779
Quảng Ninh: Thiệt hại khoảng 1 tỷ USD do bão YAGI
2c39cb18837603101bbbe6643003d47c
Tại Quảng Ninh, Bão YAGI đã làm hơn 102.000 nhà bị tốc mái; 251 nhà bị đổ sập; hơn 4.900 nhà bị ngập, sạt lở; tổng thiệt hại là khoảng 23.770 tỷ.
debcd6ba0ec8130dcc96a638052e0529
Theo thống kê của UBND tỉnh Quảng Ninh đến thời điểm này, Quảng Ninh có hơn 102.000 nhà bị tốc mái, 251 nhà bị đổ sập; hơn 4.900 nhà bị ngập, sạt lở. Về nông nghiệp: Hơn 2.600 cơ sở nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại, 41 tàu bị chìm; hơn 7.400 ha hoa màu, lúa bị ngập úng; hơn 2.000 gia súc và hơn 345.000 gia cầm bị chết, cuốn trôi; gần 90.000 ha rừng trồng bị gẫy đổ. Về điện và viễn thông: Hơn 5.400 cây cột điện các loại bị gẫy, đổ; 73 trạm điện, 1.211 trạm viễn thông mất liên lạc và 739 cột viễn thông bị hư hỏng… Thiệt hại vật chất khác: Khoảng 70% cây xanh bị gẫy, đổ; 165 các loại tàu bị chìm, trôi dạt; 148 vị trí sạt lở ta luy dương, 54 vị trí sạt lở ta luy âm; 34 điểm ngập lụt gây ách tắc giao thông. Nhiều nhà cửa cao tầng, trụ sở các cơ quan, trường học bị hư hại nặng; hạ tầng cơ sở ở các KCN ven biển tại Thị xã Quảng Yên bị hư hại nặng trên diện rộng… Theo thông tin sơ bộ của các địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, đến thời điểm này, tổng thiệt hại do bão số 3 gây ra là khoảng 23.770 tỉ đồng. Ngoài thiệt hại nặng nề về kinh tế, tỉnh Quảng Ninh còn ghi nhận 25 người thiệt mạng và hơn 1.600 người bị thương do bão số 3. Đến thời điểm này, tỉnh Quảng Ninh đã tạm cấp kinh phí hỗ trợ đợt 1, khoảng 180 tỉ đồng, cho các địa phương khắc phục hậu quả bão số 3. UBND tỉnh Quảng Ninh đã thành lập tổ công tác xây dựng chính sách hỗ trợ, khắc phục hậu quả của bão số 3. HĐND tỉnh Quảng Ninh sẽ họp bất thường để nhanh chóng có các cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Để kịp thời ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng của cơn bão số 3, chiều 14/9, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị nghe và cho ý kiến về nội dung, chương trình trình Kỳ họp thứ 21 - Kỳ họp bất thường của HĐND tỉnh khóa XIV để kịp thời ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng của cơn bão số 3.
036053c0426898ebb47d6068618d755c
15/09/2024
6dbb6e6d55ad0de9d2f65c0e22f7e78c
14:52
4d7d56c5fff0eddd35e87acc02446ed0
20240916
https://vietnamfinance.vn/dn-ruou-bia-doi-mat-cu-soc-chua-tung-co-d115398.html
2f4a78815cd509df28665482cfcd236f
DN rượu bia đối mặt cú sốc chưa từng có
d4868b01201973e093c91bd81cd44ab7
Nhấn mạnh quan điểm việc tăng thuế với đồ uống có cồn là “cú sốc chưa từng có”, các chuyên gia cho rằng các doanh nghiệp sản xuất bia, rượu sẽ lâm vào cảnh “khó chồng khó”.
d5892d0a5da43a3386313e104fb1c455
Bộ Tài chínhđang lấy ý kiến về đề xuất tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm rượu, bia. Theo đó, lộ trình tăng thuế từ năm 2026 đến năm 2030 đối với rượu từ 20 độ trở lên là 70% - 90% (phương án 1), hoặc 80% - 100% (phương án 2), thay vì 65% như hiện nay. Rượu dưới 20 độ hiện tại đang chịuthuế tiêu thụ đặc biệtvới thuế suất 35% sẽ được nâng lên 40% - 60% (phương án 1) hoặc 50% - 70% (phương án 2). Còn với mặt hàng bia, mức thuế sẽ là 70% - 90% (phương án 1) hoặc 80% - 100% (phương án 2), thay vì thuế suất 65% như hiện tại. Theo thống kê củaBộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 7 tháng năm 2024, bình quân một tháng có hơn 17,9 ngàn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Chỉ số PMI hiện tại dù tương đương với thời điểm tháng 4/2021, nhưng xu thế phục hồi còn chưa ổn định. Điều này cho thấy các ngành sản xuất của Việt Nam, trong đó có ngành rượu bia, vẫn còn đối diện với những khó khăn rất lớn. Không chỉ vậy, ngành rượu bia còn chịu tác động của một loạt chính sách khác như: Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt… Bởi vậy, các biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt có thể giáng thêm một đòn mạnh vào các doanh nghiệp trong ngành này. Đáng nói, ngành đồ uống đã chứng kiến thực trạng lợi nhuận bình quân toàn ngành liên tục giảm từ năm 2021, thu ngân sách toàn ngành giảm bình quân 10%/năm trong giai đoạn 2020-2023. Lượng hàng tồn kho riêng 6 tháng đầu năm 2024 tăng 29% so với cùng kỳ năm trước… Vì vậy, việc tăng mạnh và nhanh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có cồn có thể tạo ra tình huống “khó chồng khó” đối với doanh nghiệp và người lao động trong ngành cũng như các ngành liên quan. Đại diện Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn cho biết việc điều chỉnh tăng thuế tiêu thụ đặc biệt như dự thảo - nếu được áp dụng - sẽ là “cú sốc chưa từng có” đối với ngành bia rượu và sẽ gây ra những tác động tiêu cực. Nhận xét về đề xuất này, PGS.TS Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế, cho rằng: "Khi xây dựng chính sách thuế nói chung và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm rượu, bia nói riêng, cần đảm bảo sự cân bằng giữa đối tượng nộp thuế và nhà nước; không tận thu mà phải nuôi dưỡng nguồn thu. Nội dung của nguyên tắc này là đánh thuế phải đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước nhưng không được để đối tượng nộp thuế rơi vào tình trạng khó khăn, suy kiệt. Đây là điều kiện tiên quyết quan trọng để duy trì sự tồn tại, phát triển của đối tượng nộp thuế, để nuôi dưỡng nguồn thu". Cùng với đó, ông Long cho rằng vấn đề tiêu thụ rượu bia trôi nổi, nấu thủ công đã tồn tại hàng chục năm nay sẽ có thể trở nên tồi tệ hơn một khi các biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt theo kịch bản 2 của Bộ Tài chính được áp dụng. Bà Nguyễn Thị Cúc - Chủ tịch Hội tư vấn thuế Việt Nam, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục thuế, cho rằng cần nghiên cứu kỹ mức độ tăng tỷ lệ thuế suất cũng như cần có lộ trình tăng hợp lý để đảm đảm duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, công ăn việc làm của người lao động trong chuỗi cung ứng từ khâu nguyên liệu, sản xuất, thương mại, dịch vụ ăn uống. Việc này cũng sẽ tạo điều kiện để ổn định thị trường, giúp doanh nghiệp, người tiêu dùng thích nghi với việc tăng dần thuế đến năm 2030, tránh bị sốc do tăng nhanh, đột ngột. “Việc điều chỉnh thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt các mặt hàng rượu, bia cần hướng đến chính sách thuế hài hòa với các mục tiêu và phù hợp với bối cảnh cụ thể. Việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt ở mức cao và liên tục nhiều khả năng không mang lại hiệu quả như mục tiêu đề ra. Có thể việc tăng thuế làm tăng giá bán, hạn chế sản xuất rượu, bia, nhưng chưa hẳn sẽ đạt được mục tiêu giảm tiêu dùng mặt hàng rượu, bia. Chẳng hạn, việc tăng thuế cao dẫn đến hàng nhập lậu tăng, người tiêu dùng có thu nhập cao chuyển sang uống rượu, bia nhập lậu. Người tiêu dùng ở nông thôn, có thu nhập thấp chuyển sang cơ chế tự cung, tự cấp và bán lấy lãi bằng cách tự nấu rượu, tự pha chế, không nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, không đảm bảo chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân”, bà Cúc phân tích. Cũng theo bà Cúc, thuế tiêu thụ đặc biệt là thuế gián thu, được cấu thành trong giá bán rượu, bia. Về nguyên tắc, việc tăng thuế sẽ làm tăng giá bán sản phẩm tương ứng. Nhưng việc hạn chế tiêu dùng, không chỉ phụ thuộc vào yếu tố tăng thuế tiêu thụ đặc biệt mà cần triển khai nhiều biện pháp khác mới đảm bảo mục tiêu đó. Việc thực hiện Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đã làm giảm hẳn số lượng người điều hành phương tiện giao thông uống rượu bia là một minh chứng. Vì vậy, bà Cúc đề xuất cần tăng cường thêm biện pháp quản lý rượu bia nhập lậu và đặc biệt là rượu do dân nấu, rượu sản xuất, mua bán bất hợp pháp, không đảm bảo chất lượng, ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng; kể cả pha chế bằng cồn methanol công nghiệp vốn có thể gây độc với các cơ quan nội tạng, hệ thần kinh và thị giác, có thể gây chết người. Đối với rượu tự nấu đảm bảo chất lượng, cơ quan quản lý cần yêu cầu người nấu đăng ký sản xuất kinh doanh, nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, giá trị gia tăng… Về vấn đề này, ông Phan Đức Hiếu, ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, cho rằng việc tăng thuế là cần thiết nhưng vấn đề là cách tính thuế như thế nào cho hợp lý. Ông Hiếu đưa ra 5 lưu ý cho vấn đề này gồm, thứ nhất là cần cân nhắc lộ trình đánh thuế. Không thể để 2 phương án như đề xuất mà phải có thêm 1 lộ trình đánh thuế khác biệt. Lộ trình phải có thời gian giãn cách là 2,3 năm sau mới bắt đầu đánh thuế để doanh nghiệp có đủ thời gian thích ứng. “Theo tôi, nên bắt đầu đánh thuế từ năm 2027”, ông Hiếu nói. Thứ hai là cần xác định rõ mức thuế xuất cao nhất đến năm 2030 là bao nhiêu. Nếu mức thuế quá cao, doanh thu của các doanh nghiệp sẽ bị sụt giảm, gây ảnh hưởng đến hoạt động thu thuế. Hơn nữa, phải có căn cứ thuyết phục để đưa ra mức thuế suất cao nhất. Thứ ba là mức thuế áp dụng cho bia phải khác thuế áp dụng cho các sản phẩm rượu và nên thấp hơn rượu. Về sản phẩm bia, dòng bia có nồng độ cồn là 0% thì không nên đánh thuế. Đề xuất này mở ra cơ hội cho doanh nghiệp có cơ hội để tái cơ cấu sản xuất. Thứ tư là nên xem lại mức thuế nhập khẩu áp dụng cho rượu nhập khẩu, nếu đang miễn thuế cho sản phẩm rượu có nồng độ cồn dưới 20 độ thì phải xem xét lại để tạo sự bình đẳng cho các sản phẩm trong nước. Thứ năm là chỉ tăng thuế thôi là chưa đủ, phải cân nhắc thêm cả các biện pháp khác nữa, ví dụ tăng cường xử lý gian lân thương mại, phải kiểm soát được hoạt động sản xuất rượu thủ công để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và cũng để thu thuế như những mặt hàng sản xuất trong nhà máy.
bbfa1de33b0bae3271666c05fae29ee8
15/09/2024
6dbb6e6d55ad0de9d2f65c0e22f7e78c
07:00
fd375dee4843d6afdf6aeae485db529d
20240916
https://vietnamfinance.vn/co-phieu-lua-gao-chan-nuoi-chay-hang-ctp-chua-dut-song-d116093.html
6554a4b245d99c4a271fa6b3e144ecde
Cổ phiếu lúa gạo, chăn nuôi ‘cháy hàng’, CTP chưa dứt ‘sóng’
03fed0aae648876eab40b5e7163c7e4d
Trong khi thị trường chứng khoán tiếp tục giảm điểm với thanh khoản yếu, nhiều cổ phiếu vẫn vượt đỉnh với thanh khoản lớn.
6fdd3bbb40dfb8cf9412f12d05c43709
Kết thúc tuần giao dịch 9/9 - 13/9, thị trườngchứng khoán tiếp tục gặp áp lực bán ròng, tuy nhiên chỉ số không biến động quá lớn. Cụ thể, chỉ số VN-Index đóng cửa quanh mốc 1.251 điểm, đi ngang so với tuần giao dịch trước. Giao dịch cũng kém sôi đông hơn khi thanh khoản giảm mạnh. Dù vậy, nhiều cổ phiếu vẫn ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng cùng mức thanh khoản lớn. Trên sàn HoSE, với nhiều phiên tím trần liên tiếp, AGM là cổ phiếu nổi bật nhất với đà tăng 31,56%. Thị giá hồi phục về ngưỡng 2.940 đồng/cp, vốn hóa của Công ty CP xuất nhập khẩu An Giang (Angimex) đã tăng lên 67,5 tỷ đồng. Đáng chú ý, tuần vừa qua, thanh khoản cổ phiếu AGM cũng tăng vọt. Trong đó, phiên 10/9 ghi nhận khối lượng giao dịch lớn nhất với 237.000 đơn vị. Còn trong phiên 13/9, mã này khớp lệnh 148.500 đơn vị trong khi dư mua giá trần 312.300 đơn vị. Đáng nói, cổ phiếu AGM vừa bị HoSE đưa vào diện kiểm soát do lỗ lũy kế vượt quá vốn điều lệ thực góp tại báo cáo tài chính soát xét hợp nhất bán niên 2024. Theo đó, việc AGM tăng mạnh bất chấp kết quả kinh doanh kém sắc đã khiến không ít nhà đầu tư đặt ra nghi vấn rằng cổ phiếu này đã bị "thổi giá". Chưa kể, trong lịch sử, mã này đã từng bị thao túng. Xếp ngay sau AGM, TTE là cổ phiếu tăng mạnh thứ hai. Với mức tăng 21,43%, mã này đã trở lại ngưỡng 17.000 đồng/cp. Tương ứng, vốn hoá của Công ty CP Đầu tư Năng lượng Trường Thịnh đã hồi phục về mốc 484,3 tỷ đồng. Tuy nhiên, do lượng lớn cổ phiếu đều nằm trong tay cổ đông lớn, khối lượng giao dịch trung bình của TTE chỉ ở mức “nhỏ giọt”, khoảng vài trăm tới vài nghìn đơn vị trên một phiên. Ở vị trí thứ 3 là cổ phiếu SGR của Tổng Công ty CP Địa ốc Sài Gòn (Saigonres) với đà tăng 17,95%. Nhịp tăng mạnh đã đưa thị giá cổ phiếu tiến sát về đỉnh cũ. Vốn hoá của Saigonres theo đó cũng trở lại mốc 2.800 tỷ đồng. Sau SGR là cổ phiếu TCD với đà tăng 16,53%. Với thị giá 5.850 đồng/cp, vốn hoá của Công ty CP Tập đoàn Xây dựng TRACODI đạt gần 2.000 tỷ đồng. Dù chỉ xếp thứ 5 với nhịp tăng 12,68% nhưng cổ phiếu BAF của Công ty CP Nông nghiệp BAF Việt Nam là một trong những mã được quan tâm nhất thị trường chứng khoán tuần vừa qua. Đà tăng của mã này được hỗ trợ chủ yếu từ việc giá heo hơi miền Bắc tăng nhẹ do ảnh hưởng từ bão Yagi và lũ lụt. Theo đó, vốn hoá của doanh nghiệp chăn nuôi này vượt 4.700 tỷ đồng. Các vị trí còn lại trong nhóm 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất sàn HoSE trong tuần qua lần lượt thuộc về các cổ phiếu HRC (+12,52%), FUE (+12,39%), PNC (+8,49%), SBT (+8,37%), BMP (+7,7%). Ở chiều ngược lại, các mã giảm mạnh nhất sàn HoSE bao gồm: DRH (-18,1%), SSB (-15,28%), APG (-14,57%), FUC (-14,09%), NVL (-11,15%), TNA (-9,81%), LBM (-8%), SVT (-7,82%), PTC (-7,%), MIG (-7,71%). Trên sàn HNX, top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất gọi tên các mã CTP (+40,92%), SPI (+37,5%), PTD (+36%), ITQ (+15,38%), VLA (+13,76%), HJS (+13,75%), SGH (+12,18%), KSQ (+11,11%), VC6 (+10,67%), DNC (+9,92%). Trong nhóm trên, cổ phiếu CTP tiếp tục tạo ấn tượng khi phá đỉnh với thanh khoản lớn. Chốt tuần, vốn hoá của Công ty CP Minh Khang Capital Trading Public đã tăng lên hơn 500 tỷ đồng. Cũng giống như AGM, đà tăng của cổ phiếu CTP đã để lại nhiều nghi vấn, bởi cổ phiếu này đã tăng trần hàng chục phiên liên tiếp. Trong quá khứ, cổ phiếu này đã từng dính án “thao túng”. Trong khi CTP tiếp tục dẫn "sóng tăng trưởng" của HNX thì cổ phiếu SPI của Công ty CP Spiral Galaxy cũng vững vàng ở ngôi á quân. Tuần vừa qua, mã này đã tạo ra đà tăng ấn tượng với 4 phiên tím trần. Ở chiều ngược lại, top 10 cổ phiếu giảm mạnh nhất sàn HNX bao gồm: VCM (-25%), NRC (-25%), CMS (-14,43%),KKC(-13,43%), VIF (-12,92%), SGC (-11,42%), STP (-10,78%), SPC (-10%), KMT (-9,18%), LDP (-9,09%). Trên sàn UPCoM, top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất bao gồm: BSD (+55,06%), TRS (+51,28%), PMT (+30,61%), EPC (+30,61%), TNB (+26,44%), BIO (+25,86%), NTT (+25%), NTT (24,35%), CC4 (+20,69%), ALV (+20%). Trong số các doanh nghiệp có cổ phiếu tăng mạnh nói trên, Công ty CP Điện nước An Giang là cái tên hiếm hoi có vốn hoá lớn, đạt trên 1.351 tỷ đồng. Dù vậy, thanh khoản của cổ phiếu DNA cũng chỉ ở mức thấp, gần như không được giao dịch. Ngược lại, top 10 cổ phiếu giảm mạnh nhất bao gồm: NTF (-39,59%), USC (-38,39%), MPT (-28,57%), MTG (-26,09%), DSG (-25,86%), MRF (-25,57%), TVC (-22,71%), FTM (-22,22%), HAF (-21%), VT1 (-20%).
c9f750f6080c8b97db32334fc9d9c2a1
15/09/2024
6dbb6e6d55ad0de9d2f65c0e22f7e78c
08:30
c8d4a2c6dfa45c75bee65a8fab367f9a
20240916
https://vietnamfinance.vn/bao-yagi-lon-nhat-30-nam-qua-gay-thiet-hai-khoang-40000-ty-d116117.html
48a127d851f242f578412b09651e7d2c
Bão Yagi gây thiệt hại khoảng 40 nghìn tỷ đồng, ước giảm khoảng 0,15% GDP năm 2024.
e35606cb5516c882599955c02d298a22
Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, thiệt hại do Bão số 3 gây ra khoảng 40 nghìn tỷ đồng, ước giảm khoảng 0,15% GDP năm 2024.
5f583c22d949980829574b96b8657b75
Sáng 15/9, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 về các giải pháp khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân,doanh nghiệpổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng. Báo cáo về tình hình thiệt hại doBão số 3, các giải pháp khắc phục hậu quả, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, đây là cơn bão mạnh nhất trên Biển Đông trong 30 năm qua, gây thiệt hại rất lớn. Tính đến nay đã có 353 người chết, mất tích, khoảng 1.900 người bị thương và tác động sang chấn tâm lý nặng nề cho nhiều người dân tại khu vực thiên tai, nhất là trẻ em, người cao tuổi, đối tượng dễ bị tổn thương. Bão gây thiệt hại lớn về tài sản của nhân dân và nhà nước tại các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Ước tính sơ bộ, thiệt hại về tài sản do Bão số 3 gây ra khoảng 40 nghìn tỷ đồng. Trong đó, khoảng 257 nghìn căn nhà, 1.300 trường học và nhiều công trình hạ tầng bị sập đổ, hư hại; 305 sự cố đê điều, chủ yếu là các tuyến đê lớn từ cấp III trở lên; trên 262 nghìn ha lúa, hoa màu, cây ăn quả bị ngập úng, thiệt hại, gẫy đổ; 2.250 lồng bè nuôi trồng thủy sản bị hư hỏng, cuốn trôi; gần 2,3 triệu gia súc, gia cầm bị chết và gần 310 nghìn cây xanh đô thị gẫy đổ. “Tốc độtăng trưởng6 tháng cuối năm của cả nước và nhiều địa phương dự báo chậm lại. Tăng trưởng GDP quý III của cả nước có thể giảm 0,35%, quý IV giảm 0,22% so với kịch bản không có bão số 3. Ước cả năm GDP có thể giảm 0,15% so với kịch bản ước tăng trưởng có thể đạt 6,8-7%, trong đó khu vực nông, lâm, thủy sản giảm 0,33%, công nghiệp và xây dựng giảm 0,05% và dịch vụ giảm 0,22%”, báo cáo của Bộ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết. Cùng đó, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ (GRDP) năm 2024 của nhiều địa phương như Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lào Cai… giảm trên 0,5%. Nhiều tuyến đường bị ngập lụt, hư hại, khiến hoạt động lưu thông (nhất là đường bộ và đường sắt) bị đình trệ cục bộ. Các trang trại, hộ trồng lúa, hoa màu, hộ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản tại hầu hết các địa bàn bị ảnh hưởng bởi Bão số 3, cần nhiều nguồn lực, thời gian để tái đàn, tái vụ, tái sản xuất. Đặc biệt khi miền Bắc đang trong thời gian gieo trồng vụ mùa, chưa bước vào thời điểm thu hoạch. Nhiều cơ sở du lịch, lưu trú bị hư hỏng, phải đóng cửa để sửa chữa. Do đó, miền Bắc sẽ bỏ lỡ mùa khách du lịch quốc tế (từ tháng 9/2024 đến tháng 4/2025) và cũng có thể không thu hút được khách trong nước, đặc biệt là các địa điểm du lịch trọng điểm như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lào Cai, Hà Giang… Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, xây dựng cũng bị tác động của cơn bão, nhất là tác động gián tiếp khi bị mất điện, thông tin liên lạc, lao động và gia đình người lao động bị ảnh hưởng. Để hạn chế thiệt hại cho các doanh nghiệp, khắc phục thiệt hại, các địa phương đã nỗ lực, cố gắng sớm bảo đảm cung ứng đủ điện, nước, kết nối viễn thông để doanh nghiệp có thể tổ chức sản xuất trở lại ngay khi tình hình thời tiết thuận lợi hơn. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, sơ bộ tại 20/26 tỉnh, thành phố, ước tính dư nợ bị ảnh hưởng là khoảng 80 nghìn tỷ đồng (chiếm khoảng 5% dư nợ trên địa bàn). Trong đó, tại Quảng Ninh và Hải Phòng có 11,7 nghìn khách hàng bị ảnh hưởng với dư nợ khoảng 23,1 nghìn tỷ đồng. Để kịp thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh cần tập trung thực hiện 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu. Đó là bảo vệ tính mạng, an toàn, sức khỏe của nhân dân. Hỗ trợ khôi phục các hoạt động đời sống, xã hội để ổn định cuộc sống người dân, nhất là tại các địa bàn bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi bão lũ, ngập lụt, sạt lở đất. Đồng thời, hỗ trợ các cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp để khôi phục nhanh chuỗi sản xuất, cung ứng, lao động, phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh. Chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với thiên tai, bão lũ, ngập lụt, sạt lở trong thời gian tới. Có cơ chế, chính sách, giải pháp cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính để triển khai các chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.
a80614380a8ce47681302db681af4b12
15/09/2024
6dbb6e6d55ad0de9d2f65c0e22f7e78c
12:30
472642b8e1b9039908d5ec9ed889e48b
20240916
https://vietnamfinance.vn/lien-tuc-yeu-cau-danh-thue-bds-thu-2-mong-kim-da-tang-cua-gia-nha-o-d116086.html
837cf3e71c5c46fe62879b3edf5ae2c8
Liên tục hối thúc đánh thuế BĐS thứ 2, chặn đà tăng của giá nhà ở
4c0cf38df8012bdf16bbdbe4d2bcd6f9
Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) tiếp tục đề xuất đánh thuế với bất động sản thứ hai hoặc bỏ hoang. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, vấn đề này đòi hỏi sự tính toán kỹ lưỡng.
4cbe6e1088380b5db5d9b28840605773
Đề xuất này được VARS đưa ra trong bối cảnh giá bất động sản liên tục tăng, chưa có tín hiệu giảm, nhất là phân khúc chung cư. Theo dữ liệu của VARS, giá nhà ở liên tục thiết lập mặt bằng mới, ở ngưỡng cao, vượt xa tốc độ tăng trưởng thu nhập của đại đa số người dân. Cụ thể, chỉ số giá chung cư trong quý II tại Hà Nội, TP.HCM tăng lần lượt 58% và 27% so với cùng kỳ năm 2019. Các dự án căn hộ thương mại bình dân đã hoàn toàn vắng bóng tại các đô thị. Loại hình căn hộ trung cấp ngày càng khan hiếm, dần bị “chiếm sóng” bởi phân khúc cao cấp, hạng sang khi hơn 80% nguồn cung căn hộ mở bán tại Hà Nội và TP.HCM mở bán trong năm 2024 có giá từ 50 triệu đồng/m2 trở lên. Nhiều dự án chung cư mới ra mắt có mức giá hàng chục nghìn USD trên 1m2. Mức giá bán sơ cấp căn hộ neo cao kéo theo giá chung cư cũ tăng vọt. Nhiều căn hộ qua sử dụng hàng chục năm vẫn được rao giá gấp 2-3 lần so với lúc mở bán. “Ăn theo” cơn sốt giá chung cư, giá bán nhà ở gắn liền với đất, bao gồm biệt thự, liền kề cũng được đà tăng cao, trong đó bao gồm cả một số dự án tại các quận/huyện xa trung tâm Hà Nội khi nguồn cung nội đô ngày càng khan hiếm. Nếu trước đây, đơn giá hàng trăm triệu đồng/m2 đối với biệt thự được cho là cao thì giờ đây có những căn biệt thự được rao bán với mức giá lên tới 1 tỷ đồng/m2 vẫn được coi là bình thường. Giá bán đất nền cũng liên tục tăng cao. Nhiều tỉnh, thành ghi nhận hiện tượng đất nền pháp lý sạch “sốt nóng" cục bộ do hoạt động đầu tư trở lại hay do một số nhóm nhà đầu tư tạo cung, cầu giả để đẩy giá. Một số tỉnh thành như Hải Dương, mức giá đã vượt “đỉnh sốt" năm 2022. Thực trạng này đặt ra yêu cầu cấp thiết trong việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với thị trường bất động sản. Theo VARS, song song với việc thúc đẩy nguồn cung nhà ở xã hội tại các đô thị, thúc đẩy phát triển hạ tầng kết nối, dịch chuyển nhu cầu về nhà ở từ vùng lõi trung tâm sang vùng lân cận - khu vực có nhiều lựa chọn với mức giá phải căng hơn, có nhiều dự án nhà ở xã hội dự kiến triển khai hơn, Nhà nước cần có cơ chế điều tiết nhằm giảm bớt yếu tố đầu cơ, giúp thị trường bất động sản cân bằng về mặt dài hạn. Vừa qua, dư luận xôn xao trước các phiên đấu giá đất trên địa bàn huyện Thanh Oai và Hoài Đức, TP.Hà Nội vì kết quả cao gấp nhiều lần giá khởi điểm. Mức giá cao nhất lên tới hơn 133 triệu đồng/m2 tại các địa bàn trên được nhiều người cho rằng là “cao bất thường”, “khó tin”. Việc hàng nghìn hồ sơ tham gia đấu giá đất lên cao như vừa qua xuất phát từ nhu cầu mua ở và đầu tư của người dân, trong bối cảnh nguồn cung hạn chế. Ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch VARS - nhận định, với các nhà đầu tư cá nhân, hiện hệ thống pháp luật chưa có chế tài kiểm soát, ngăn chặn hoạt động đầu cơ, găm đất nhằm đẩy giá. Trong khi tình trạng mua bán, sang tay không được kiểm soát là nguyên nhân chính dẫn đến "sốt đất" tại nhiều địa phương. Nhà đầu cơ mua đất rồi bỏ hoang chờ tăng giá hoặc tạo khan hiếm giả diễn ra phổ biến, mục đích đều là "đẩy giá kiếm lời". VARS đề xuất chính sách thuế bất động sản áp cho hai đối tượng, gồm người muacăn nhà thứ hai trở lênvà chủ sở hữu bỏ hoang dự án. Mức thuế sẽ tăng dần với giao dịch mà người bán có thời gian sở hữu ngắn. Theo VARS, việc người có nhiều tài sản, tài sản lại không ngừng sinh lời thì việc nộp thuế nhiều hơn là điều đương nhiên. Thực tế, hầu hết người mua nhà trong thời gian qua là người mua nhà thứ 2, thứ 3. VARS dẫn chứng Singapore áp thuế 16% khi chủ sở hữu bán nhà trong năm đầu sau khi mua. Mức thuế giảm về 12% nếu chủ nhà bán căn hộ vào năm thứ 2 và năm thứ 3 là 8%. Chủ sở hữu không phải chịu thuế này khi bán nhà sau năm thứ 4. Về phía người mua, bất cứ người Singapore nào mua nhà đều phải trả phí 20% giá trị bất động sản cho căn nhà thứ 2, 30% cho căn nhà thứ 3. VARS cũng đề nghị, trường hợp chủ sở hữu không xây dựng dự án sau khi nhận đất cũng phải chịu thuế bỏ hoang bất động sản. Như ở Hàn Quốc, đất bỏ hoang hoặc đang trong quá trình cải tạo đất quá 2 năm thì bị đánh thuế 5%, 5 năm thì đánh thuế 8%, bỏ hoang 7 năm thì đánh thuế 9%, bỏ hoang hơn 10 năm thì đánh thuế 10%. Pháp đánh thuế vào nhà bỏ trống là 17% giá trị cho thuê năm đầu tiên và tăng lên gấp đôi trong những năm sau đó. Tại Mỹ, đất bỏ hoang thì bị đánh thuế 3%... Theo VARS, việc điều tiết thị trường thông qua chính sách thuế bất động sản sẽ giảm bớt đầu cơ, kiềm chế đà tăng giá nhà đất. Chính sách này cũng khuyến khích chủ sở hữu dự án bỏ hoang cho thuê hoặc bán, tăng thêm nguồn cung ra thị trường. Đây không phải lần đầu giải pháp đánh thuế bất động sản thứ hai được đưa ra nhằm hạ giá nhà. 7 năm trước, Chính phủ từng đề xuất thí điểm đánh thuế bất động sản thứ hai tại TP.HCM nhưng sau đó không được thông qua. Có nhiều ý kiến phản biện, một trong số đó cho rằng thời điểm đánh thuế khi đó còn quá sớm. Thực tế, việc sử dụng công cụ thuế để điều tiết thị trường gặp không ít thách thức. Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho rằng để sử dụng hiệu quả công cụ thuế, cơ quan quản lý cần thúc đẩy xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu, thông tin về thị trường bất động sản. Từ đó, việc xác định nhà thứ hai, ba... và giá trị của chúng mới công khai, minh bạch. Ông Nguyễn Văn Đính cho rằng cần nghiên cứu kỹ mức thuế suất, tránh trùng lặp, thuế chồng thuế khiến người dân bị "kiệt quệ" sức mua. Còn người giàu có thể lách thuế bằng cách chuyển quyền sở hữu tài sản cho người thân. PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Giảng viên cao cấp Học viện Tài chính) cho hay, đánh thuế tài sản sẽ giảm thiểu tình trạng lãng phí đất đai hiện nay. Nhưng cái khó là xác định đúng đối tượng phải đóng thuế, hạn mức đánh thuế cho phù hợp. Vì vậy, nên thu thuế đối với nhà đất không sử dụng, bỏ hoang mới ngăn chặn được đầu cơ, tránh lãng phí tài nguyên đất đai. Nhiều chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh đầu cơ bất động sản vẫn là “kênh đầu tư vua”, đánh thuế có thể là một công cụ hữu hiệu để "nắn" lại thị trường địa ốc lành mạnh hơn. Song vấn đề đặt ra là sắc thuế mới có giúp bình ổn thị trường, giảm giá nhà hợp lý, mang lại hy vọng thực sự cho đại đa số người dân đang "khát" nhà ở hay không lại là một “bài toán” vô cùng khó, đòi hỏi các nhà làm luật phải tính kỹ lưỡng để đưa ra phương án tốt nhất.
0b160f4702dec6fced7178fd71b379ab
15/09/2024
6dbb6e6d55ad0de9d2f65c0e22f7e78c
09:30
181c7e51fbea0547844849ff25a71ae0
20240916
https://vietnamfinance.vn/co-to-guong-day-sau-bao-vietnamfinance-gop-tay-lop-lai-mai-nha-sua-sang-phong-hoc-d116114.html
9d666f6f9a2755cce54df2a0f829ffc7
Cô Tô gượng dậy sau bão: VietnamFinance góp tay lợp lại mái nhà, sửa sang phòng học
295bd7dbb01fb0edc2cacf8a9a67b650
Sau gần 1 tuần cơn bão số 3 (Yagi) quét qua, huyện đảo Cô Tô, Quảng Ninh hoang tàn, nhà cửa, trường học tốc mái, cây cối đổ ngổn ngang... Ngày 14/9, Đoàn công tác xã hội của Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance đã có mặt ở Cô Tô, mang tấm lòng của CBNV và sự ủng hộ của các DN và mạnh thường quân... góp tay lợp lại mái nhà, sửa sang trường học nơi đây.
a0fad9d0d5361d4e91cc5be2adac173b
“Nhìn ngôi nhà của mình chỉ biết ngồi khóc” Đó là chia sẻ của chị Nguyễn Thị Dinh (48 tuổi), sống tại thôn 1, xã Thanh Lân, huyện Cô Tô, Quảng Ninh, nơi mà tâm bão Yagi đã quét qua cách đây một tuần. Nhà chị Dinh có 3 mẹ con sinh sống, nghe tin bão đến đã qua nhà anh trai để trú nạn. Khi trở về, chị bàng hoàng khi căn nhà nhỏ, xây ở mé rừng tan hoang, tốc hết mái, nứt tường, cây đối quanh nhà đổ sập. Hiện đang dựng tấm bạt ở tạm ngay bên cạnh. “Lúc đó, nhìn ngôi nhà tôi chỉ biết ngồi khóc, căn nhà là chỗ trú thân duy nhất của gia đình, không biết sẽ lấy đâu ra tiền để sửa chữa lại căn nhà”, chị Dinh ngậm ngùi. Trong hoàn cảnh tương tự, chị Bùi Thị Nhung (35 tuổi), sống tại thôn Nam Đồng, xã Đồng Tiến, huyện Cô Tô, Quảng Ninh, một trong các gia đình khó khăn tại huyện đảo cho biết, sau khi được chính quyền hỗ trợ đưa ra trường mầm mon của xã Đồng Tiến để tránh bão tập trung, trở về chị bị “sốc” khi nhìn thấy căn nhà của mình gần như không còn gì. Toàn bộ mái nhà bị tốc hoàn toàn, vật dụng trong nhà bay tứ tung, cửa sổ bị bật, ngôi nhà là chỗ ở của 2 vợ chồng và 6 người con chỉ còn trơ khung và đống ngói vỡ nát. “Không biết sẽ ở đâu, nhà bố mẹ đẻ cũng bị tốc mái một phần, còn quê nội thì ở tận Thái Bình”, chị Nhung nói thêm. Theo chị Nhung, 2 vợ chồng chủ yếu sống bằng nghề đánh bắt hải sản, thu nhập không được là bao, nuôi 6 người con ăn học rất vất vả. Hiện chưa biết lấy tiền ở đâu để sửa chữa ngôi nhà và tiếp tục nuôi đàn con thơ. “Tôi đang tính cho cháu lớn học lớp 9 nghỉ học, đi làm để phụ giúp bố mẹ nuôi 5 em nhỏ, chứ không còn cách nào khác”, chị Nhung khóc. Theo ông Trần Hữu Sước (62 tuổi), người già sống neo đơn tại thôn Hải Tiến, xã Đồng Tiến, huyện Cô tô, Quảng Ninh, sau cơn bão căn nhà nhỏ của mình tốc mái, hỏng hết cửa sổ, vẫn đang dột nhiều chỗ. Tuy nhiên, hiện sống 1 mình, không có nguồn thu nhập, chỉ thi thoảng đi mò chút hải sản về cải thiện bữa ăn. “Cũng già rồi, chưa biết sửa chữa thế nào, thôi cứ chắp vá vào để ở tạm vậy”, ông Sước vui vẻ nói. Theo ghi nhận củaVietnamFinancengày 14/09, ngoài những ngôi nhà của người dân tại huyện đảo Cô Tô bị tốc mái, đổ nát, nhiều trường học tại xã đảo Thanh Lân, Cô Tô cũng trong tình trạng tốc mái, dột nước, cửa kính vỡ nát, cây cối sân trường bật gốc khi cơn bão quét qua. Bà Phạm Thị Chung (47 tuổi), Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thanh Lân cho biết, nhiều dãy phòng học của trường tiểu học và THCS bị tốc mái hoàn toàn, kính ở hành lang vỡ vụn, cửa một số phòng học bị giật tung. Trường tiểu học có 10 phòng học, bị hư hỏng 6, còn lại 4 phòng sử dụng được, vẫn còn 2 phòng học bị dột nước, học sinh không thể sử dụng. Số liệu của UBND huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh cho biết, sau khi cơn bão số 3 (Yagi) quét qua, toàn huyện có khoảng 500 nhà dân bị tốc mái, trong đó nhiều nhà bị tốc mái hoàn toàn, hầu hết các trụ sở làm việc của huyện, xã, các ngành, đơn vị, trường học bị tốc mái tôn chống nóng, mái tôn nhà để xe, cây xanh trong khuôn viên bị gãy đổ hoàn toàn. Toàn huyện cũng ghi nhận, 10 ha hoa màu bị thiệt hại, hơn 2.000 cây ăn quả (lâu năm) của người dân gãy đổ, khoảng 80% cây rừng bị gãy gọn, mất hết lá. Không có thiệt hại, tai nạn về con người. Chung tay giúp người dân bị thiệt hại bởi bão Yagi Trước những thiệt hại, mất mát lớn về người, tài sản và nhà cửa của người dân các tỉnh phía Bắc sau cơn bão Yagi, đặc biệt là các huyện đảo nơi đầu tiên siêu bão quét qua, với trách nhiệm xã hội của mình, theo lời kêu gọi của Công đoàn cơ quan, toàn thể CBNV của Tạp chí Đầu tư Tài chính (VietnamFinance) đã thực hiện ủng hộ tối thiểu một ngày lương, đồng thời nhận được sự đồng hành, chung tay từ các tổ chức doanh nghiệp là Woori Bank và bạn bè gần xa. Ngày 14/09/2024, Chương trình VietnamFinance Foundation thuộc Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance tổ chức về thăm huyện đảo Cô Tô, trực tiếp tặng tiền và quà cho các gia đình bị thiệt hại nặng vì bão. Cụ thể, tặng tiền mặt 15 triệu đồng cho ông Trần Hữu Sước, bà Bùi Thị Nhung, 10 triệu đồng cho gia đình bà Nguyễn Thị Dinh và nhiều phần quà khác gồm quạt, bánh trung thu…nhằm giúp các gia đình có thêm nguồn tài chính để sửa sang nhà cửa, dần ổn định lại cuộc sống và sản xuất. Tặng 10 triệu đồng tiền mặt, 100 cuốn sách, bánh trung thu cho thầy và trò trường Tiểu học Thanh Lân, Xã Thanh Lân, Cô Tô, giúp nhà trường có thêm nguồn kinh phí để sớm khắc phục các phòng học bị hỏng, thêm đầu sách cho thư viện trường, ổn định công tác dạy và học của nhà trường. Tổng giá trị ủng hộ bà con huyện đảo Cô Tô là hơn 60 triệu đồng. Ông Hoàng Anh Minh, Tổng Biên tập Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance chia sẻ, từ trước tới nay đơn vị cũng đã thường xuyên thực hiện trách nhiệm xã hội của mình với những đồng bào còn khó khăn. Nay, thông qua cơ quan chính quyền địa phương, được biết những thiệt hại nặng nề của bà con nhân dân nơi huyện đảo Cô Tô xa xôi, đặc biệt nhiều nhà dân và trường học bị tốc mái, tập thể Tạp chí có chút tấm lòng gửi đến người dân, thầy và trò nhằm hỗ trợ thêm, giúp bà con nơi đây có thêm nguồn kinh phí để sớm sửa chữa nhà cửa, cơ sở vật chất, ổn định lại cuộc sống thường ngày sau bão. Theo ông Nguyễn Quang Thân, chủ tịch Công đoàn VietnamFinance, ngay sau khi cơn bão Yagi đi qua, đơn vị đã vận động CBNV cơ quan tham gia ủng hộ đồng bão bão lụt, cùng với sự chung tay của các cá nhân và tổ chức doanh nghiệp, nguồn xã hội hoá. Mong rằng, sự chia sẻ bé nhỏ này góp thêm giúp các gia đình tại huyện đảo Cô Tô sửa sang lại căn nhà hư hỏng, sớm khôi phục lại đời sống của gia đình. Để cuộc sống "Đảo ngọc" dần trở lại Chị Nguyễn Thị Dinh cho biết, với số tiền giúp đỡ này chị sẽ sửa lại mái nhà, những chỗ tường nứt vỡ, mua thêm giường. “Với thu nhập từ đánh bắt hải sản của cả gia đình chỉ 2-3 triệu đồng/ tháng, thì không biết khi nào mới sửa được căn nhà. Sắp tới gia đình đã có nhà để ở, không còn phải cảnh màn trời, chiếu đất”, chị Dinh vui mừng. Còn theo chị Bùi Thị Nhung, với số tiền trên chị sẽ lợp lại mái nhà, mua thêm chút đồ, và đặc biệt vui nhất là có thể con gái lớn, học lớp 9 vẫn được tiếp tục đến trường. Bé Nguyễn Ngọc Bình An, học sinh lớp 1A, Trường tiểu học Thanh Lân chia sẻ, sau cơn bão, đến trường thấy cây đổ, lớp học bị phá hỏng, rất buồn. Nay sau 4 ngày, học sinh đã được đến lớp, gặp bạn bè và thầy cô vào thứ 6, ngày 13/9. Bà Nguyễn Thị Thuý Hằng, Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Tiến, huyện Cô Tô, Quảng Ninh cho biết, ngay sau khi cơn bão Yagi quét qua đảo, chính quyền đã huy động các lực lượng, giúp người dân khắc phục hậu quả, dọn dẹp nhà cửa, đường xá. Đến nay, cơ bản đã thống kê được các thiệt hại về tài sản, đồng thời đang lên các phương án hỗ trợ cho người dân sớm nhất. Theo một vị Chính trị viên Tiểu đoàn Cô Tô, ngay sau khi cơn bão quét qua, đơn vị đã huy động lực lượng, giúp bà con dọn dẹp, khắc phục hậu quả. "Đến thời điểm này, sau 1 tuần chung tay cùng bà con nhân dân, cuộc sống thường ngày của đảo Cô Tô đang dần trở lại", vị Chính trị viên nhấn mạnh.
ce988e7c54620c1ca6143381b5e2b57f
15/09/2024
6dbb6e6d55ad0de9d2f65c0e22f7e78c
13:13
7ea3685eb847288e21291b4e3db6aef0
20240916
https://vietnamfinance.vn/vo-ong-nguyen-thien-tuan-thua-ke-tai-san-450-ty-chu-tich-hud-lam-thu-truong-bo-xay-dung-d116115.html
53ebc9c84bce26137c88d5a71ffb1ccc
Vợ ông Nguyễn Thiện Tuấn thừa kế tài sản 450 tỷ, Chủ tịch HUD làm Thứ trưởng Bộ Xây dựng
13e3bc8e9674a222c13da46dd5459037
Vợ cố Chủ tịch DIC Corp Nguyễn Thiện Tuấn nhận thừa kế cổ phiếu trị giá 450 tỷ, bà Đặng Huỳnh Ức My muốn thoái sạch vốn khỏi TTC Land, Chủ tịch HUD Nguyễn Việt Hùng làm Thứ trưởng Bộ Xây dựng… là những tin tức doanh nhân đáng chú ý tuần qua.
88aa91aeeb26e835ebce209302c41d69
Vợ cố Chủ tịch DIC Corp Nguyễn Thiện Tuấn nhận thừa kế cổ phiếu trị giá 450 tỷ CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, mã chứng khoán DIG) mới đây công bố, bà Lê Thị Hà Thành sẽ nhận được thừa kế hơn 20,75 triệu cổ phiếu DIG từ cố Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thiện Tuấn. Thời gian dự kiến giao dịch từ ngày 17/9-16/10, theo phương thức chuyển nhượng không thông qua hệ thống giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán. Sau giao dịch, tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu DIG của bà Thành sẽ nâng từ hơn 4.900 cổ phiếu lên gần 20,8 triệu cổ phiếu, tương ứng 3,4% vốn điều lệ. Đây là lượng cổ phiếu trong khối tài sản chung của vợ chồng bà, sau khi ông Nguyễn Thiện Tuấn qua đời. Nếu tính theo giá cổ phiếu DIG kết phiên 12/9 là 21.700 đồng/cp thì số cổ phiếu mà bà Thành nhận được trị giá khoảng 450 tỷ đồng. Con trai bà Thành là ông Nguyễn Hùng Cường đang sở hữu gần 62 triệu cổ phiếu DIG (tỷ lệ 10,16%). Ngày 19/8, ông Cường - Phó Chủ tịch HĐQT thường trực được bầu làm chủ tịch HĐQT, đồng thời là người đại diện pháp luật của DIC Corp thay cho bố mình là ông Nguyễn Thiện Tuấn.Xem chi tiết Chủ tịch HUD Nguyễn Việt Hùng làm Thứ trưởng Bộ Xây dựng Ông Nguyễn Việt Hùng, Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) vừa được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Xây dựng. Ngày 11/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký các quyết định bổ nhiệm 2 Thứ trưởng Bộ Xây dựng. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm ông Phạm Minh Hà, Cục trưởng Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, Bộ Xây dựng; và ông Nguyễn Việt Hùng, Chủ tịch HĐTB Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng. Được biết, ông Nguyễn Việt Hùng sinh năm 1978, quê quán xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội. Trình độ cử nhân kinh tế, thạc sỹ quản trị kinh doanh. Trước khi được bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Xây dựng, ông Nguyễn Việt Hùng trải qua các vị trí công tác như Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty HUD; Chánh Văn phòng Bộ Xây dựng; Chủ tịch HĐTV Tổng công ty HUD.Xem chi tiết Tiết lộ thu nhập của Bầu Đức tại HAGL, nữ đại gia phố núi nhận lương rất thấp Bầu Đức được Hoàng Anh Gia Lai "trả" thù lao 1,2 tỷ đồng trong nửa đầu năm, trong khi nữ đại gia phố núi Nguyễn Thị Như Loan chỉ có 11 triệu đồng/tháng. Theo báo cáo tài chính hợp nhất bán niên soát xét của CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, mã HAG), ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HĐQT (bầu Đức) nhận hơn 1,2 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm, tương đương 200 triệu đồng/tháng. Năm 2023, thu nhập của bầu Đức tại HAGL là 2,4 tỷ đồng, trung bình 200 triệu đồng/tháng. Bầu Đức hiện là cổ đông lớn của HAGL với tỷ lệ sở hữu 30,26% vốn điều lệ. Còn theo báo cáo tài chính riêng đã được soát xét của CTCP Quốc Cường Gia Lai (mã QCG), cựu Tổng giám đốc, thành viên HĐQT, bà Nguyễn Thị Như Loan có thu nhập 66 triệu đồng nửa đầu năm, tương đương 11 triệu đồng/tháng. Năm 2023, bà Loan có tổng thu nhập 132 triệu đồng, tương đương 11 triệu đồng/tháng. Ngày 19/7, bà Loan bị khởi tố liên quan tới sai phạm ở một dự án bất động sản. Sau đó, ông Nguyễn Quốc Cường (Cường Đô la) nhận ghế nóng tổng giám đốc QCG thay mẹ.Xem chi tiết Bà Đặng Huỳnh Ức My muốn thoái sạch vốn khỏi công ty anh trai làm sếp Theo thông tin vừa công bố, bà Đặng Huỳnh Ức My, em ruột ông Đặng Hồng Anh, Phó Chủ tịch HĐQT CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land, mã SCR) vừa đăng ký bán toàn bộ 110.419 cổ phiếu SCR, nhằm cơ cấu danh mục đầu tư. Thời gian đăng ký giao dịch từ 18/9 đến 17/10, theo phương thức thoả thuận hoặc khớp lệnh trên sàn. Trên thị trường, thị giá SCR vừa chạm lại đáy sau gần 2 năm. Kết phiên giao dịch ngày 13/9, thị giá mã này tạm dừng ở mức 5.390 đồng/cổ phiếu, giảm 27% so với đầu năm. Tạm tính theo mức giá này, ước tính bà My có thể thu về khoảng 600 triệu đồng từ giao dịch thoái vốn kể trên. Nếu thành công, đây sẽ là giao dịch nội bộ đầu tiên năm 2024 đối với mã SCR. Bà Đặng Huỳnh Ức My sinh năm 1981, con gái vợ chồng ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Tập đoàn Thành Thành Công và bà Huỳnh Bích Ngọc. Anh ruột của bà My, ông Đặng Hồng Anh, hiện là Phó Chủ tịch HĐQT TTC Land.Xem chi tiết Bắt Giám đốc lập 3 công ty mua bán hoá đơn trái phép 3.200 tỷ đồng Mới đây, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Cao Bằng đã khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Trần Văn Thành (SN 1980, trú tại Khu phố Đa Hội, phường Châu Khê, TP. Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) về tội Mua bán trái phép hóa đơn, quy định tại khoản 2, Điều 203, Bộ luật hình sự. Theo kết quả điều tra ban đầu vụ án mua bán trái phép hóa đơn, từ đầu năm 2023, Trần Văn Thành đăng ký thành lập các công ty gồm: Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh thương mại Thép Tuấn Anh, Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh thương mại thép Hưng Phát, Công ty TNHH dịch vụ và phát triển thương mại Thành Đô tại thị trấn Tà Lùng (huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng) để thực hiện hành vi Mua bán trái phép hóa đơn. Qua điều tra, xác minh bước đầu, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Cao Bằng xác định Trần Văn Thành đã sử dụng các công ty trên để mua, bán hóa đơn trái phép với tổng số tiền hơn 3.191 tỷ đồng.Xem chi tiết
8106f4ddb61a00b819b52196a561264c
15/09/2024
6dbb6e6d55ad0de9d2f65c0e22f7e78c
14:00
13a07b3afcced5092a06fc3c60ef534b
20240916
https://vietnamfinance.vn/khu-pho-di-bo-1500-ty-tpviet-tri-lieu-co-ve-dich-dung-hen-d115277.html
fb88a5b39556312e4ec08dd696227a53
Khu 'phố đi bộ' 1.500 tỷ TP.Việt Trì, liệu có về đích đúng hẹn?
c069b66023968b4ae7689847203456aa
Dự án Phố đi bộ - Khu nhà ở đô thị Tiên Cát là khu đô thị có kiến trúc độc đáo tại phường Tiên Cát, thành phố Việt Trì (tỉnh Phú Thọ), với tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng.
bc9593862e2f8e59383587e1b05fb857
Dự án phố đi bộ - khu nhà ở đô thị Tiên Cát có diện tích sử dụng đất 14,207ha, với tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng, trong đó, nguồn vốn đầu tư là vốn tự có, vốn vay và vốn huy động hợp pháp khác. Dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư tháng 7 năm 2020. Phố đi bộ Tiên Cát nằm ở vị trí đắc địa tại trung tâm thành phố Việt Trì, Mặt chính của dự án hướng ra hồ Văn Lang Theo quy hoạch, dự án có hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật đồng bộ và một phần công trình hạ tầng xã hội, đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho người dân, góp phần cải tạo môi trường, làm đẹp không gian kiến trúc cảnh qua cho khu vực. Dự án còn có các căn nhà sử dụng hỗn hợp (đất ở kết hợp thương mại dịch vụ), công trình công cộng (quảng trường, thương mại dịch vụ) và công trình giáo dục có hình thức kiến trúc hiện đại; cây xanh kết hợp bãi đỗ xe, đường dạo và mặt nước. Cụ thể, dự án gồm 3 tuyến phố đi bộ, quảng trường, hai bên là khu nhà đô thị với 350 ngôi nhà phố thương mại từ 5 đến 8 tầng. Không gian kiến trúc cảnh quan khu nhà ở đô thị Tiên Cát, phường Tiên Cát, thành phố Việt Trì được hình thành bởi các khu chức năng chính bao gồm: khu đất nhà ở; đất công cộng, đất quảng trường, đất công trình giáo giục, đất hồ, đài phun nước, nhạc nước, đất cây xanh. Khu vực phố đi bộ với chiều dài khoảng 690m, rộng 17m nối dài từ đường Hùng Vương tới khu vực quảng trường. Đây là khu vực cho người dân đi bộ thư giãn cuối ngày. Các công trình được thiết kế với kiến trúc tân cổ điển, đồng bộ gây ấn tượng về một khu đô thị cao cấp, sang trọng, có tính tổ chức cao. Công trình do Công ty Cổ phần Tập đoàn Sông Hồng Thủ Đô là chủ đầu tư thực hiện dự án với thời gian thi công, hoàn thành dự kiến đưa vào sử dụng trong quý IV năm 2025. Đến nay, theo ghi nhận của phóng viên VietnamFinance tại hiện trường xây dựng vẫn còn nhiều khu đất trống chưa được xây dựng, phần lớn dự án mới xây dựng xong phần thô. Theo quan sát, thời gian gần đây tiến độ xây dựng dự án là rất chậm. Hiện dự án đang được người dân thành phố Việt Trì cũng như nhiều nhà đầu tư đã góp vốn quan tâm và đặt ra câu hỏi, liệu dự án có "về đích" đúng tiến độ đề ra?
e3a85bc907ebe94c52558beda78e68a2
15/09/2024
6dbb6e6d55ad0de9d2f65c0e22f7e78c
15:00
50f488a55ba3243f3437d477f8990403
20240916
https://vietnamfinance.vn/tong-doanh-thu-petrovietnam-dat-hon-650000-ty-dong-trong-8-thang-d116136.html
c32c4dd0c3b204c8b7e54d941877d58a
Tổng doanh thu Petrovietnam đạt hơn 650.000 tỷ đồng trong 8 tháng
3883b5e81c85a54385da425af9bdb8d7
tai-chinh
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) cho biết đã nỗ lực tìm kiếm những động lực và giải pháp mới, liên tục duy trì kết quả sản xuất, kinh doanh (SXKD) khả quan trong 8 tháng năm 2024.
c50a3213f9d942c10de174ce61824fcd
Trong tháng 8, kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng chậm, đối mặt với các thách thức lãi suất, lạm phát và cảnh báo những yếu tố không ổn định. Cùng chung những áp lực của kinh tế thế giới, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) Việt Nam tháng 8 giảm 2,3 điểm so với tháng 7, về mức 54,7 điểm, nhưng nhìn chung, bức tranh vĩ mô vẫn ở mức lạc quan. Về thị trường các mặt hàng ảnh hưởng tới hoạt động SXKD của tập đoàn như: giá dầu, khí có xu hướng giảm trong tháng 8. Ngược lại giá LNG, giá gas tăng ở mức tích cực, nhưng huy động điện khí và khí tiếp tục ở mức thấp… Trước những thách thức, cơ hội của thị trường, Petrovietnam cho biết đã nỗ lực triển khai các giải pháp quản trị, điều hành hiệu quả để tận dụng cơ hội, giảm thiểu tác động bất lợi, tiếp tục ghi nhận kết quả SXKD tích cực, cùng nhiều sự kiện, dấu mốc quan trọng. Trong tháng 8/2024, hầu hết các chỉ tiêu sản xuất trọng yếu của Petrovietnam đều hoàn thành vượt mức kế hoạch tháng từ 6,3 – 28,2%. Tính chung 8 tháng năm 2024, hầu hết các chỉ tiêu sản xuất của Petrovietnam đều hoàn thành vượt mức kế hoạch từ 2,7 – 29,2%, tăng từ 2,5 – 26,8% so với cùng kỳ năm 2023. Ngày 28/8/2024, Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) và đối tác Sembcorp Utilities Pte. Ltd. (SCU) của Singapore đã tổ chức Lễ trao thầu Gói thầu đo gió, thủy văn và khảo sát nghiên cứu địa chất, Dự án xuất khẩu năng lượng tái tạo ngoài khơi từ Việt Nam sang Singapore. Mới đây, Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) vận chuyển thành công chuyến hàng LNG đầu tiên bằng đường sắt từ miền Nam ra miền Bắc với số lượng 16 bồn LNG và bắt đầu cung cấp cho khách hàng từ ngày 11/9/2024. Về chỉ tiêu sản xuất, sản lượng khai thác dầu thô toàn Tập đoàn tháng 8 đạt 833.000 tấn, vượt 28,2% so với kế hoạch (KH) tháng. Lũy kế 8 tháng đạt 6,64 triệu tấn, vượt 20,2% KH 8 tháng. Sản lượng khai thác khí toàn Tập đoàn tháng 8 và 8 tháng đầu năm lần lượt đạt 450 triệu m3, vượt 19,7% KH tháng và 4,41 tỷ m3, vượt 29,2% KH 8 tháng. Sản xuất điện toàn tập đoàn tháng 8 đạt 2,01 tỷ kWh, tăng 11,4% so với tháng 7; lũy kế 8 tháng, đạt 19,23 tỷ kWh, tăng 20,1% so với cùng kỳ. Nhờ tăng trưởng SXKD tích cực, tổng doanh thu toàn tập đoàn 8 tháng ước đạt 650.400 tỷ đồng, vượt 34% KH 8 tháng, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2023; Nộp ngân sách toàn tập đoàn ước đạt 96.500 tỷ đồng, vượt 49% KH 8 tháng, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2023. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất tập đoàn ước đạt trên 35,5 nghìn tỷ đồng, vượt 84% kế hoạch 8 tháng. Bên cạnh kết quả SXKD, Petrovietnam còn đóng góp tích cực vào công tác an sinh xã hội với giá trị thực hiện an sinh xã hội trong 8 tháng qua là 469 tỷ đồng. Petrovietnam cũng phát huy tinh thần văn hóa nghĩa tình dầu khí, tích cực ủng hộ, hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão gây ra. Con số huy động đóng góp đến nay đạt xấp xỉ 40 tỷ đồng. Trong 8 tháng đầu năm, các khối/lĩnh vực hoạt động của Petrovietnam tiếp tục có nhiều nỗ lực để bổ sung các động lực mới, hướng tới hoàn thành cao nhất mục tiêu quản trị năm 2024. Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) dự báo công tác thăm dò, gia tăng trữ lượng sẽ vượt mức kế hoạch đề ra. Công tác phát triển mỏ, dự án mới được triển khai tích cực. Ở khối Khí – Điện – Đạm, đại diện PV GAS thông tin sản lượng khí về bờ giảm do huy động điện khí thấp. Tuy nhiên, kinh doanh khí ngoài điện tăng trưởng khá tốt, PV GAS cũng vừa bổ sung sản phẩm LNG ra thị trường phía Bắc. Kinh doanh quốc tế cũng đạt tăng trưởng tích cực. Trong thời gian tới, PV GAS sẽ tiếp tục kế hoạch mở rộng tiêu thụ khí ngoài điện, đẩy mạnh hơn nữa những động lực mới của doanh nghiệp. Khối dịch vụ dầu khí cho thấy tình hình có nhiều khả quan. Đại diện PTSC cho biết, tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp dự kiến sẽ vượt 5% và 9% so với cùng kỳ 2023. PTSC hiện có nhiều hợp đồng lớn ở các dự án trong nước, dự kiến tỷ trọng nguồn thu trong nước sẽ tăng trong năm 2024. Đối với khối dịch vụ, tài chính, bảo hiểm, Công ty cổ phần PVI (PVI Holdings) cho biết, đã nhận gần 600 đơn đề nghị bồi thường thiệt hại do bão lũ, ước tính trách nhiệm với tư cách nhà bồi thường gốc khoảng 2.400 tỷ đồng và dự báo sẽ tăng trong thời gian tới. Trong những ngày qua, PVI Holdings đã huy động tất cả các nguồn lực để hỗ trợ khách hàng, sẵn sàng tiếp nhận và xử lý hồ sơ tổn thất, giảm thiểu tối đa thời gian cho cho khách hàng. Petrovietnam và các đơn vị thành viên cũng tích cực đóng góp hoàn thiện cơ chế chính sách cho hoạt động như: góp ý dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có cơ chế cho điện khí LNG để giảm thiểu rủi ro đầu tư cho doanh nghiệp; các vấn đề liên quan đến thuế giá trị gia tăng với mặt hàng phân bón nhằm tạo sự cạnh tranh công bằng với các doanh nghiệp nước ngoài. Đánh giá về hoạt động SXKD tháng 8 và 8 tháng đầu năm của tập đoàn, Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn biểu dương và ghi nhận nỗ lực các đơn vị thành viên đã đóng góp vào kết quả doanh thu toàn tập đoàn, tăng 13% so với cùng kỳ; nộp ngân sách nhà nước vượt 7% so với cùng kỳ. Đặc biệt, Tổng giám đốc Lê Ngọc Sơn biểu dương các đơn vị hoàn thành kế hoạch quản trị về doanh thu, lợi nhuận. PV GAS cũng được biểu dương vì tích cực tìm kiếm động lực mới cho tăng trưởng. Tổng giám đốc Petrovietnam nhìn nhận những điểm lạc quan về kinh tế vĩ mô trong nước tích cực, triển vọng GDP cả năm tăng trưởng từ 6 – 6,5%. Chính phủ đã có nhiều cơ chế, chính sách đột phá tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp. Dù vậy, Tổng giám đốc Lê Ngọc Sơn cũng nhận định những khó khăn từ tình hình kinh tế thế giới và hậu quả của cơn bão số 3 trong nước là trở ngại lớn. Những khó khăn đó sẽ là thách thức đối với hoàn thành kế hoạch quản trị năm 2024 của Tập đoàn. Vì vậy, Petrovietnam cho biết phải tập trung xây dựng kế hoạch quản trị rủi ro, đồng thời có sự phân bổ phù hợp với việc thực hiện kế hoạch của các doanh nghiệp thành viên và từng lĩnh vực cụ thể. Tổng giám đốc Lê Ngọc Sơn chỉ đạo quản trị rủi ro dòng tiền, xử lý các vấn đề tồn đọng như công nợ, tăng vốn điều lệ, chia cổ tức; rà soát, thúc đẩy giải ngân đầu tư, đánh giá rõ hơn về các nguyên nhân chủ quan để tìm giải pháp khắc phục; tập trung xây dựng các chiến lược phát triển ngành, phát triển tập đoàn, chiến lược chuyển đổi số, khoa học công nghệ. Lãnh đạo Petrovietnam cũng lưu ý việc xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch SXKD năm 2025, nhấn mạnh đây là năm bản lề trong hoạt động của tập đoàn, là năm cuối cùng thực hiện kế hoạch 5 năm 2021 – 2025, bước sang một giai đoạn mới với điểm nhấn là kỷ niệm 50 năm thành lập tập đoàn, tổ chức đại hội Đảng các cấp, vì vậy cần phải sớm có kế hoạch chuẩn bị chu đáo. Song hành với trách nhiệm xã hội, cộng đồng, Tổng giám đốc Lê Ngọc Sơn cũng lưu ý lãnh đạo các đơn vị cần tập trung vào công tác hỗ trợ cho các đơn vị, người lao động dầu khí bị ảnh hưởng bởi đợt bão lũ vừa qua.
31190ca43984b4d8038b2cf0d9353699
15/09/2024
6dbb6e6d55ad0de9d2f65c0e22f7e78c
16:07
7119c7f4ec9ff5ef35234c6167ffacbc
20240917
https://vietnamfinance.vn/pv-gas-cung-cap-lng-cho-nha-may-khach-hang-dau-tien-tai-mien-bac-d116134.html
7537f9edec911fa730506694f03bf35e
PV GAS cung cấp LNG cho khách hàng đầu tiên tại miền Bắc
07b25ef8656632d67eed397820a8eacf
Ngày 11/9/2024, Công ty cổ phần CNG Việt Nam (PV GAS CNG) – Công ty thành viên của Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) - chính thức thực hiện gas in (cấp khí lần đầu) LNG cho Nhà máy sản xuất gạch Catalan xã Đông Thọ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
797aa5dc65bb03737a317ea1eda9fe4f
Là đơn vị đầu mối phát triển bán lẻ LNG của PV GAS tại miền Bắc và toàn quốc, PV GAS CNG vừa chứng tỏ bước phát triển vượt bậc trong chuỗi cung ứng LNG của PV GAS nói chung và PV GAS CNG nói riêng, khẳng định hiện thực hóa cam kết cung cấp trọn gói giải pháp năng lượng sạch, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp xanh cho đất nước. Công ty Cổ phần Catalan – khách hàng của PV GAS CNG - là một trong những doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất gạch ốp lát tại Việt Nam. Với gần hai thập kỷ phát triển và không ngừng đổi mới, Catalan đã khẳng định sự vững chắc vị thế của mình trong công nghiệp vật liệu xây dựng, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm gạch chất lượng cao. Sản phẩm của Catalan đã có mặt trên tất cả các tỉnh thành phố và xuất khẩu đi các quốc gia như Anh, Đức, Úc, Đài Loan, các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, các nước Trung Đông… Để đảm bảo việc sử dụng khí LNG tại Nhà máy sản xuất gạch Catalan được triển khai an toàn, hiệu quả, công tác đầu tư trạm LNG tại Nhà máy khách hàng đã được PV GAS CNG đặc biệt chú trọng. Trạm LNG được xây dựng theo tiêu chuẩn kỹ thuật cao nhất, với hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, nhằm đảm bảo quá trình tiếp nhận, lưu trữ và chuyển đổi LNG phục vụ sản xuất diễn ra suôn sẻ, không gián đoạn. Tại đây, PV GAS CNG cho biết đã đầu tư hệ thống bồn chứa LNG dung tích lớn, kết hợp với các thiết bị tái hóa khí và hệ thống kiểm soát an toàn tiên tiến. Việc lắp đặt trạm LNG được thực hiện bởi đội ngũ kỹ sư, chuyên gia có kinh nghiệm, tuân thủ chặt chẽ các quy định về an toàn và bảo vệ môi trường. Việc sử dụng LNG không chỉ giúp khách hàng Catalan nâng cao hiệu quả trong sản xuất, đặc biệt là việc tạo ra sản phẩm gạch ốp lát chất lượng cao, mà còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí và đảm bảo an toàn trong vận hành. Sử dụng LNG còn giúp Catalan giảm thiểu phát thải CO2, hướng tới mục tiêu NET ZERO như cam kết của Thủ tướng Chính phủ tại COP 26. Đây cũng là một trong những điều kiện tiên quyết giúp Catalan chinh phục các thị trường khó tính trên thế giới. Thời điểm gas in tại Nhà máy Catalan là khởi đầu thành công của kế hoạch cung cấp LNG cho thị trường miền Bắc của PV GAS trong tháng 9, phát triển hệ thống khách hàng trong các tháng cuối năm 2024; nâng cấp chuỗi cung ứng LNG của PV GAS nói riêng và hoàn thiện bản đồ năng lượng quốc gia nói chung. Đây là nền tảng quan trọng để PV GAS tiếp tục phát triển chuỗi giá trị sản phẩm khí và gói giải pháp năng lượng toàn diện, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của thị trường. PV GAS khẳng định nỗ lực tiếp tục vai trò dẫn dắt thị trường năng lượng cạnh tranh nói chung và ngành công nghiệp khí nói riêng, hướng tới sự phát triển hoàn thiện của các nguồn năng lượng sạch và bền vững.
f9dcafcb91a3b6b7bed7c25af4aef654
14/09/2024
5f711f32badc71aae98a7af8e5b90ed8
18:45
a91be5b27a2be50647b5785a75e4914c
20240917
https://vietnamfinance.vn/vang-nhan-dat-nhat-lich-su-dan-ngo-lo-roi-chuyen-tien-qua-kenh-khac-d116076.html
2de79f362425ae34db54200d42f5a188
Vàng nhẫn đắt nhất lịch sử, dân ngó lơ rồi chuyển tiền qua kênh khác
f9cf8d020e0bb1e00bee95d9bfeba40f
Mặc dù giá vàng nhẫn chinh phục mức giá cao kỷ lục nhưng theo quan sát, thị trường vàng trong nước vẫn khá trầm lắng và không sôi động như những lần giá vàng "phá đỉnh" khác.
70afc17180078af955d15700b0322791
Trong chiều 13/9,giá vàng nhẫntiếp tục neo ở mức cao nhất từ trước đến nay. Tại SJC, giá vàng nhẫn tăng mạnh ở cả hai chiều mua vào, bán ra và được giao dịch ở mức 77,8 – 79,1 triệu đồng/lượng. Tại DOJI, giá vàng nhẫn được điều chỉnh tăng 400 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào và tăng 450 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra so với chốt phiên giao dịch hôm qua, lên 77,9-79,1 triệu đồng/lượng. Tại PNJ, giá vàng nhẫn cũng tăng lên 77,95 – 79,1 triệu đồng/lượng so với phiên hôm trước. Như vậy, mức giá hiện tại đang là giá cao nhất của vàng nhẫn. Tính từ đầu năm đến nay, giá vàng nhẫn SJC đến nay đã tăng 15,9 triệu đồng/lượng chiều mua vào và tăng 16,15 triệu đồng/lượng chiều bán ra. Giá vàngnhẫn tăng mạnh theo diễn biến của giá vàng thế giới. Trong những phiên gần đây, giá vàng thế giới liên tục tăng, đỉnh điểm đạt 2.559,01 USD trong phiên sáng 13/9 – mức giá cao nhất từ trước đến nay. Nhìn về dài hạn, nhiều chuyên gia nhận định giá vàng nhẫn có thể sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian từ nay đến cuối năm khi giá vàng thế giới đang được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố, trong đó có kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất vào cuộc họp tháng 9. Chia sẻ với VietnamFinance, một chuyên gia về vàng cho rằng, dù giá vàng nhẫn có tăng cao hơn thì thị trường vàng trong nước cũng khó sôi động trở lại trong bối cảnh như hiện nay. “Việc NHNN bán vàng bình ổn qua hệ thống các ngân hàng thương mại và công ty SJC đã phần nào làm hạn chế nguồn cung vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn. Minh chứng là thời gian qua, nhiều nhà vàng liên tục bán vàng với số lượng nhỏ giọt, thậm chí chỉ mua vào mà không bán ra. Người mua vàng nản lòng, không còn hào hứng với việc mua vàng khiến thị trường sẽ khó sôi động như những lần giá vàng đạt đỉnh trong nửa đầu năm 2024”, ông nói. Theo số liệu mới nhất của Tổng Cục thống kê, chỉ số giá vàng tháng 8/2024 tăng 1,93% so với tháng trước; tăng 20,4% so với tháng 12/2023; tăng 31,05% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 8 tháng năm 2024, chỉ số giá vàng đã tăng 25,54%. Dù chỉ số giá vàng liên tục tăng từ đầu năm đến nay nhưng Giám đốc một quỹ đầu tư cho rằng vàng không còn nhiều yếu tố hỗ trợ tại thị trường Việt Nam. Theo Giám đốc này, việc mua bán khó khăn, VND đang mạnh lên khiến vàng kém hấp dẫn và nhà đầu tư nên cấu trúc lại danh mục, hạn chế rót vốn vào vàng. Đồng quan điểm, ông Tạ Thanh Tùng, Trưởng phòng Nghiên cứu & Tư vấn Bất động sản Công ty FIDT cũng cho rằng, trong ngắn hạn, vàng vẫn còn dư địa tăng trưởng những tháng cuối năm nhưng không quá nhiều, do đó, không còn hấp dẫn để đổ vốn đầu tư nữa. Theo ông Tùng, nhà đầu tư vẫn nên giữ vàng trong danh mục đầu tư nhưng nên xem là tài sản phòng thủ với tỷ lệ nắm giữ không nên vượt quá 5%. Thay vào đó, nhà đầu tư nên phân bổ vào các tài sản khác hấp dẫn hơn. Ông Nguyễn Quang Huy, CEO khoa Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Nguyễn Trãi cũng cho biết, hiện nay đang là thời điểm khá nhạy cảm đối với nhà đầu tư vàng. Ông cho rằng nhà đầu tư cần cần nhắc đến những biến động vĩ mỗ trong và ngoài nước cũng như các thay đổi trong chính sách quản lý thị trường vàng. “Việc sửa Nghị định 24, cùng các biện pháp bình ổn giá vàng như đấu thầu vàng miếng, bán vàng qua ngân hàng, chống buôn lậu, thanh tra thị trường vàng,… sẽ tác động lên giá vàng”, ông nói. Ghi nhận gần đây trên các diễn đàn trực tuyến cũng như tạithị trường vàng, người dân cũng không còn mặn mà với việc tranh suất mua vàng miếng hay "săn lùng" mua vàng nhẫn như trước. Việc khó mua vàng do hạn chế nguồn cung là một trong những nguyên nhân khiến nhiều nhà đầu tư tìm đến các kênh khác như gửi tiết kiệm hay bất động sản thay vì vàng. Bên cạnh đó, mặc dù giá vàng nhẫn đang ở mức cao kỷ lục song người mua vẫn thua lỗ do chênh lệch giữa mua vào và bán ra vẫn duy trì ở mức cao. Nếu tính từ đầu tuần (ngày 9/9) đến nay, người mua vàng đã bị lỗ 650.000 đồng/lượng.
764b95a87c8bb465c3c1d3ca0634c53d
14/09/2024
5f711f32badc71aae98a7af8e5b90ed8
09:30
181c7e51fbea0547844849ff25a71ae0
20240916
https://vietnamfinance.vn/gia-cao-ky-luc-hat-ca-phe-da-mang-ve-hon-4-ty-usd-cho-viet-nam-d116090.html
cb10a107885ea399903db6502ace7e66
Giá cà phê cao kỷ lục lịch sử, giúp mang về hơn 4 tỷ USD cho Việt Nam và doanh số sẽ còn tăng mạnh.
f059931dabbc2d9c18fef10dbdd758f7
Giá loại hạt mà Việt Nam đứng đầu về xuất khẩu tăng mạnh, lên mức kỷ lục lịch sử, giúp mang về hơn 4 tỷ USD. Nguồn thu dự kiến còn tăng mạnh khi tới đây, các vùng trồng sắp vào mùa thu hoạch hàng triệu tấn.
0decf3270edad25486bdb55270d05fd6
Tháng 8 vừa qua, giá cà phê Robusta và Arabica trên các sàn giao dịch quốc tế tăng mạnh, liên tục ghi nhận mức cao kỷ lục trong nhiều năm. Đến cuối tháng 8, giá loại hạt “giàu vị đắng” này trên thị trường toàn cầu đã tăng mạnh lên mức kỷ lục 13 năm qua. Nguyên nhân chủ yếu do thời tiết tại Brazil và Việt Nam (hai quốc gia có sản lượng cà phê lớn nhất thế giới) không thuận lợi, ảnh hưởng đến nguồn cung toàn cầu. Ngoài ra, cả 3 thành phần quan trọng về đầu cơ trên thị trường (quỹ đầu cơ phi thương mại, các công ty quản lý quỹ và các quỹ chỉ số của thị trường) đều tăng vị thế mua ròng, đẩy giá tăng mạnh. Chưa kể, lượng cà phê Arabica tồn kho đã qua phân loại, được nắm giữ trên thị trường New York đến ngày 27/8 giảm 420 bao, xuống còn 843.725 bao. Nhiều nhận định cho rằng, giá cà phê sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong tháng 9 do nguồn cung giảm, nhu cầu tăng. Đặc biệt, sản lượng cà phê niên vụ 2024 -2025 tại Việt Nam dự kiến giảm mạnh, về mức thấp nhất 13 năm. Trong khi thị trường tiêu dùng cà phê chính thống ở Bắc bán cầu đang dần trở lại sau kỳ nghỉ hè, góp phần thúc đẩy một số hoạt động giao dịch cà phê thực trong những tháng tới trước thời điểm rang cà phê mùa đông ở cả châu Âu và Mỹ. Trong phiên giao dịch ngày 12/9, giá Robusta - loại hạt cà phê Việt Nam có sản lượng nhiều nhất thế giới - trên sàn London giao tháng 11/2024 tăng mạnh 111 USD, lên mức 5.008 USD/tấn; kỳ hạn giao tháng 1/2025 tăng thêm 88 USD, ở ngưỡng 4.769 USD/tấn. Tại thị trường nội địa, giá cà phê nhân xô cũng ghi nhận ngày thứ 3 tăng liên tiếp, lên trên dưới 120.000 đồng/kg. Giá tăng mạnh và neo ở ngưỡng cao suốt từ đầu năm đến nay giúp xuất khẩu cà phê Việt bội thu. Số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan cho thấy trong 8 tháng qua, nước ta đã xuất khẩu gần 1,06 triệu tấn cà phê, thu về hơn 4 tỷ USD. So với cùng kỳ năm 2023, xuất khẩu cà phê tuy giảm 12,1% về lượng nhưng lại tăng mạnh 35,6% về giá trị. Đáng chú ý, giá trung bình xuất khẩu cà phê Việt Nam trong tháng 8/2024 tăng vọt 73,4% so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức 5.293 USD/tấn. Còn tính trung bình trong 8 tháng năm nay, giá cà phê đạt 3.805 USD/tấn, tăng 54,5% so với cùng kỳ năm 2023. Theo ông Nguyễn Nam Hải, Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa) cho biết, thông tin giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam tháng 8 vọt lên gần 5.300 USD/tấn - mức cao lịch sử. “Từ khi nước ta xuất khẩu cà phê đến nay, đây là lần đầu tiên trong lịch sử giá loại hạt này vượt qua mốc 5.000 USD/tấn”, ông đánh giá. Tuy nhiên, sản lượng cà phê tồn kho của Việt Nam để xuất khẩu trong tháng 9 không còn nhiều, nguồn hàng đã cạn. Đến tháng 10 tới đây, vụ thu hoạch cà phê mới bắt đầu, rộ vụ vào tháng 11 và 12. Song, sản lượng cà phê của nước ta trong niên vụ 2024 - 2025 ước giảm khoảng 10% so với vụ trước đó (sản lượng niên vụ 2023 - 2024 ước khoảng 1,5 triệu tấn), ông Hải cho hay. Sau chuyến đi khảo sát vùng trồng cà phê ở Đắk Lắk, giám đốc một doanh nghiệp ngành hàng này cũng dự báo sản lượng cà phê vụ tới có thể giảm 5 -10%. Bởi, một số nơi trồng cà phê cho thấy sự xâm lấn của các loại cây trồng khác như cây sầu riêng đã làm diện tích cà phê thu hẹp lại. Ngoài ra, đợt khô hạn giữa năm nay cũng ảnh hưởng đến sản lượng cây trồng này ở nhiều tỉnh vùng Tây Nguyên. Về giá xuất khẩu, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam nhận định dù vào mùa thu hoạch, sản lượng cà phê sẽ dồi dào nhưng giá cà phê vẫn có thể ổn định ở mức cao, có lợi cho người nông dân. Theo ông Nguyễn Nam Hải, thời gian tới, loại hạt này rất khó giảm sâu bởi ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, hiện tượng El Nino gây khô hạn khắp các vùng trồng cà phê toàn cầu dẫn đến giảm nguồn cung. Các cuộc xung đột địa chính trị trên thế giới, căng thẳng trên Biển Đỏ khiến cước vận chuyển và nhiều chi phí tăng. Cùng với đó, nhiều nhà đầu cơ tài chính trên thế giới chọn cà phê (sau dầu mỏ và vàng) để đầu cơ. Đây là các yếu tố tác động lớn đẩy giá cà phê trên toàn cầu tăng và neo ở mức cao, trong đó có giá cà phê ở Việt Nam, ông nói thêm.
e208f4b79dee6e8ec2b917ac82557d02
14/09/2024
5f711f32badc71aae98a7af8e5b90ed8
13:21
5ed16efca7ec3198edfd36c9905587fe
20240916
https://vietnamfinance.vn/cu-chot-keo-live-show-ung-ho-cac-tinh-bi-anh-huong-bao-lu-3-ty-cua-duy-manh-va-tuan-hung-d116083.html
1e15436fbb556a142fb384a37dc277b6
Duy Mạnh và Tuấn Hưng: Cú chốt kèo live show, ủng hộ các tỉnh bị ảnh hưởng bão lũ 3 tỷ
a38c7bd98bd9e05937dc4a94318d7871
Sau màn "thách thức" của Tuấn Hưng và Duy Mạnh hôm 12/9 vừa qua, cả hai nghệ sĩ đã bắt tay nhau, "chốt" ngày 21/9 để tổ chức một đêm diễn nhằm ủng hộ cho đồng bào thiệt hại do bão 3.
ba5335480442eb945ce6ea04db60d96d
Chiều ngày 13/9, Đại diện ban tổ chức live show thiện nguyện Dốc Mộng Mơ - Duy Mạnh và Tuấn Hưng cùng đại diện của 2 nghệ sĩ đã có mặt tại Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Tại đây, Ban tổ chức live show Dốc Mộng Mơ ứng trước đã ứng trước 3 tỷ đồng, để chia sẻ với đồng bào chịu thiệt hại do cơn bão số 3 (Yagi) và tình hình mưa lũ vừa qua. Theo nguyện vọng từ ban tổ chức Dốc Mộng Mơ và các nghệ sĩ, số tiền sẽ được ưu tiên sử dụng vào dự án xây dựng, tái thiết bản làng tại Lào Cai nơi chịu thiệt hại nặng nề từ thiên tai. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã có thư cảm ơn ban tổ chức live show thiện nguyện Dốc Mộng Mơ - Duy Mạnh và Tuấn Hưng. Trên trang Facebook Tuấn Hưng chia sẻ: "Bây giờ thì chỉ tập trung hát thôi nhé anh Mạnh. Báo cáo mọi thủ tục trao gửi cho Mặt trận Tổ quốc đã hoàn tất". Theo đó, câu chuyện bắt đầu khi Tuấn Hưng gửi lời thách thức đến "đàn anh" về việc cùng nhau tổ chức live show để quyên góp ủng hộ đồng bào chịu thiệt hại bởi bão lũ. Ở chiều ngược lại, Duy Mạnh yêu cầu Tuấn Hưng ứng trước 3 tỷ đồng. Cuối cùng, sau màn "thách thức" của Tuấn Hưng và Duy Mạnh hôm 12/9 vừa qua, dưới sự tài trợ của mạnh thường quân, cả hai nghệ sĩ đã bắt tay nhau, "chốt" ngày 21/9 để tổ chức một đêm diễn nhằm ủng hộ cho đồng bào thiệt hại do bão Yagi. Trên Facebook cá nhân, Duy Mạnh viết: "Tớ có ý suy nghĩ thế này. Trong cuộc sống ai cũng có sai sót và không ai hoàn hảo hết. Thôi thì hãy chung tay cùng nhau ủng hộ bão lụt một cách hiệu quả nhất. Tất cả chuyện cũ hãy bỏ qua hết. Show 'Duy trêu & Tún (Tuấn) dỗi diễn ngày 21/9 ở Tam Đảo. Nếu ban tổ chức sắp xếp ổn thỏa và chuyển khoản vào quỹ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam số tiền 3 tỷ để ủng hộ bà con lũ lụt. Tớ rất mong bên ban tổ chức mời thêm cả MC Phan Anh cùng tham gia chương trình. Trong live show này chúng ta cùng vui với âm nhạc với khán giả. Bỏ qua hết tất cả, không nhắc lại những chuyện cũ nữa. Vừa được vui với nghệ thuật và làm cho khán giả thấy thú vị. Mà lại đóng góp ủng hộ cho bà con bão lụt nữa. Thì tất cả mọi người đều vui và có lợi!".
5c8fefd151c785d29275cced39bb0ca2
14/09/2024
5f711f32badc71aae98a7af8e5b90ed8
06:00
48b6a77bda00b62b390bf42e27d12438
20240916
https://vietnamfinance.vn/bo-1500-ty-lam-66km-cao-toc-tphcm--chon-thanh-qua-binh-phuoc-d116048.html
6bde073dfae3ca7adb46038592b0427e
Bỏ 1.500 tỷ làm 6,6km cao tốc TP.HCM - Chơn Thành qua Bình Phước
e2f5c8cc2e0041e5d1d748dd569eb943
doanh-nghiep-bds
Dự án cao tốc TP. HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Phước vừa được Bộ Tài nguyên và Môi trường công khai tham vấn cộng đồng.
d0bb5727be290ba0e97c94a2ed195140
Tuyến cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành có tổng vốn đầu tư 21.000 tỷ đồng được xác định trong mạng lưới hệ thống đường cao tốc trong Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong đó, tuyến đường cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành qua tỉnh Bình Phước có chiều dài 6,6km, dự kiến tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương và địa phương. Dự án có chiều dài 6,6km, tổng mức đầu tư 1.474 tỷ đồng, đi qua địa bàn phường Minh Thành và xã Nha Bích, thị xã Chơn Thành. Tuyến đường được xây dựng với vận tốc thiết kế 120km/h, giải phóng mặt bằng theo quy mô quy hoạch (bề rộng 80m) và đầu tư phân kỳ với quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường 25,5m (có làn dừng khẩn cấp liên tục). Dự án cũng xây dựng đường song hành 2 bên cao tốc với bề rộng mặt đường 11m và vỉa hè 6m. Hướng tuyến đường cao tốc dài 6,6km có tổng mức đầu tư 1.474 tỷ đồng. Điểm đầu dự án tiếp giáp ranh giới hai tỉnh Bình Dương - Bình Phước và điểm cuối giao với quốc lộ 14, thuộc địa bàn thị xã Chơn Thành. Riêng đoạn km52+159,93 đến km54+280 thuộc đất quy hoạch Khu công nghiệp và dân cư Becamex Bình Phước do Công ty CP Phát triển hạ tầng kỹ thuật Becamex - Bình Phước đầu tư xây dựng tại dự án riêng. Theo chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Bình Phước, dự án có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng 4,1ha đất rừng tự nhiên, ảnh hưởng tới 92 hộ dân, dự kiến thu hồi 4.000m2 đất ở và khi đó cần bố trí khoảng 70 lô tái định cư. Ngoài ra, dự án thu hồi khoảng 1,27ha đất lúa khác không thuộc yếu tố nhạy cảm môi trường. Nếu được phê duyệt đầu tư vào quý IV năm nay, chủ đầu tư sẽ khởi công dự án trong quý II/2025; thời gian thi công trong 2 năm để kịp hoàn thành vào cuối năm 2026. Việc đầu tư tuyến cao tốc sẽ tạo đồng bộ, nâng cao khả năng kết nối và rút ngắn quãng đường vận chuyển giữa các đô thị vệ tinh của TP. HCM với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đồng thời giúp giải quyết nhu cầu giao thông trực tiếp cho khu vực đô thị trung tâm, vệ tinh của TP. HCM. Trong tương lai sẽ kết nối thuận lợi giao thông giữa Cảng hàng không quốc tế Long Thành với các tỉnh, thành phố và vùng phụ cận.
38eb32cd5cc5fc1996ac23ccb22293e2
14/09/2024
5f711f32badc71aae98a7af8e5b90ed8
08:15
d639748822eb356012cd40879b346bec
20240916
https://vietnamfinance.vn/trung-quoc-tang-tuoi-nghi-huu-sau-nhieu-thap-ky-nguoi-dan-phan-ung-ra-sao-d116085.html
d33f3de454ef6bb83aa093dcfc5cbc36
Trung Quốc tăng tuổi nghỉ hưu sau nhiều thập kỷ, người dân phản ứng ra sao?
91bcd81c2d599f0a55cfdcc30c9c928b
Cơ quan lập pháp hàng đầu Trung Quốc đã nhất trí các biện pháp tăng tuổi nghỉ hưu sau cảnh báo rằng hệ thống lương hưu có thể cạn kiệt vào năm 2035.
e0f95b821f2eef60242ca3942252defd
Trung Quốc đã công bố kế hoạch tăng tuổi nghỉ hưu lần đầu tiên kể từ năm 1978, trong bối cảnh nền kinh tế đang phải vật lộn với tình trạng dân số giảm và tăng trưởng chậm lại. Theo đó, việc thực hiện tăng dần tuổi nghỉ hưu sẽ tuân thủ nguyên tắc điều chỉnh từng bước nhỏ, thực hiện một cách linh hoạt theo phân loại và kế hoạch tổng thể. Theo quyết định của Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, Trung Quốc sẽ mất 15 năm để tăng tuổi nghỉ hưu theo lộ trình, trong đó tuổi nghỉ hưu của nam sẽ tăng từ 60 lên 63 tuổi và của nữ từ 50-55 lên 55-58 tuổi. Quy định mới sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Đây là sự thay đổi mà chính phủ Trung Quốc đã cân nhắc trong khoảng một thập kỷ trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại trong khi Bắc Kinh phải vật lộn với hậu quả của tình trạng dân số già hóa nhanh chóng và cuộc khủng hoảng quỹ hưu trí. Tất cả các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, cũng như các công ty có trụ sở tại Hồng Kông và Đài Loan, sẽ bị ảnh hưởng bởi kế hoạch này nếu họ có nhân viên ở đại lục. Thông báo này ngay lập tức gây ra nhiều cuộc thảo luận rộng rãi và phản ứng dữ dội trên khắp các phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc. Mức tăng này được cho là ảnh hưởng lớn nhất đến lao động nữ, những người trước đây có thể nghỉ hưu ở tuổi 50 nhưng giờ sẽ phải đợi đến khi họ đạt đến tuổi 55. Một số người dùng mạng xã hội tỏ ra phấn khởi rằng những thay đổi không quá quyết liệt và vẫn có sự linh hoạt. Một bình luận trên nền tảng mạng xã hội Weibo thu hút hàng nghìn lượt thích cho biết: "Miễn là có các lựa chọn nghỉ hưu hoặc không dựa trên ý muốn của chúng tôi, tôi không phản đối". Những người khác bày tỏ sự bất bình về viễn cảnh chậm được hưởng lương hưu và nhiều năm làm thêm giờ, cũng như lo ngại liệu chính sách này có gây căng thẳng cho thị trường việc làm vốn đã khó khăn của Trung Quốc hay không, khi tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ vẫn ở mức cao. Một người dùng viết: "Việc nghỉ hưu muộn thêm chỉ có nghĩa là bạn không thể nhận được lương hưu cho đến khi bạn 63 tuổi, nhưng không có nghĩa là mọi người đều sẽ có việc làm cho đến lúc đó!". Trong những ngày gần đây, các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc ca ngợi thay đổi mới là một cuộc cải cách cấp bách và cần thiết cho một hệ thống lỗi thời, đồng thời nhấn mạnh rằng chính sách hiện hành đã được áp dụng từ những năm 1950 khi tuổi thọ và trình độ học vấn đều thấp hơn. “Khung chính sách hưu trí hiện tại vẫn không thay đổi trong 73 năm. Đặc biệt là kể từ khi cải cách và mở cửa (bắt đầu vào khoảng năm 1978), bối cảnh nhân khẩu học, kinh tế và xã hội đã thay đổi đáng kể”, nhà nhân khẩu học Yuan Xin được truyền thông nhà nước trích dẫn nhận định vào đầu tuần này. Ông Yuan, phó chủ tịch Hiệp hội Dân số Trung Quốc và là nhà nhân khẩu học tại Đại học Nam Khai ở Thiên Tân, cho biết tuổi nghỉ hưu hiện tại không phù hợp với "thực tế quốc gia" và chuẩn mực mới về phát triển kinh tế và xã hội trong tương lai. Tuổi nghỉ hưu hiện tại của Trung Quốc thấp hơn so với một số nền kinh tế lớn. Tuổi nghỉ hưu chuẩn trung bình năm 2022 trên khắp các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) là 63,6 tuổi đối với phụ nữ và 64,4 tuổi đối với nam giới. Ở Nhật Bản, công dân có thể bắt đầu nhận lương hưu ở tuổi 65, trong khi ở Hàn Quốc, tuổi nghỉ hưu là 63. Các quốc gia khác cũng đang vật lộn với cách quản lý tuổi nghỉ hưu. Các cuộc biểu tình lớn nổ ra ở Pháp vào năm 2023 để phản đối nỗ lực của chính phủ nhằm nâng tuổi nghỉ hưu từ 62 lên 64. Mỹ cũng đang tranh luận về cải cách hưu trí và tăng dần tuổi nghỉ hưu, với các ưu đãi An sinh xã hội dành cho những người về hưu trì hoãn hưởng trợ cấp cho đến năm 70 tuổi. Những thay đổi này diễn ra trong bối cảnh giới lãnh đạo Trung Quốc ngày càng lo ngại về những thách thức về nhân khẩu học của đất nước, một số nhà kinh tế cảnh báo rằng điều này có thể khiến quốc gia vẫn đang phát triển này rơi vào cái bẫy "già đi trước khi giàu có". Dân số Trung Quốc đã giảm trong hai năm qua và năm 2023 ghi nhận tỷ lệ sinh thấp kỷ lục, mặc dù nước này đã đảo ngược "chính sách một con" tồn tại lâu đời từ năm 2016 và có những nỗ lực nhằm khuyến khích nhiều cặp vợ chồng trẻ sinh con hơn. Theo báo cáo đầu tháng này của Bộ Nội vụ, người cao tuổi Trung Quốc hiện chiếm hơn 20% dân số, trong đó có khoảng 297 triệu người từ 60 tuổi trở lên vào cuối năm ngoái. Các nhà nhân khẩu học nhận định từ năm 2030 - 2035, dân số cao tuổi sẽ chiếm 30% tổng dân số của Trung Quốc. Con số này có khả năng tăng lên hơn 40% vào giữa thế kỷ này. Điều này sẽ biến Trung Quốc thành một "xã hội siêu già". Bắc Kinh hiện đang tăng cường nỗ lực mở rộng các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi và thúc đẩy các nỗ lực của khu vực tư nhân nhằm xây dựng một “nền kinh tế bạc”. Chính quyền cũng tập trung nhiều hơn vào khả năng của hệ thống lương hưu của đất nước trong việc giải quyết tình trạng lực lượng lao động đang giảm sút cùng với dân số già ngày càng tăng. Một báo cáo năm 2019 từ Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, dự báo rằng quỹ hưu trí nhà nước của Trung Quốc sẽ cạn kiệt vào năm 2035 do lực lượng lao động ngày càng giảm. Nhiều năm hạn chế nghiêm ngặt liên quan đến đại dịch làm thu hẹp ngân khố của chính quyền địa phương có thể khiến tình trạng thiếu hụt lương hưu thậm chí còn rõ rệt hơn. Đầu năm ngoái, hàng ngàn người cao tuổi đã biểu tình tại một số thành phố lớn để phản đối việc cắt giảm mạnh các khoản trợ cấp y tế của họ, vì lo ngại rằng chính quyền địa phương sẽ rút tiền từ tài khoản cá nhân của họ để trang trải khoản thiếu hụt trong quỹ hưu trí nhà nước.
b1f70f8d3670bb17c93bd1548f20be6b
14/09/2024
5f711f32badc71aae98a7af8e5b90ed8
08:45
f87383ea6c1a2857f131118b13dad405
20240916
https://vietnamfinance.vn/cham-nop-may-tram-nghin-thue-tncn-nhieu-nguoi-bi-beu-ten-va-xu-phat-d116089.html
46170b838332c8a362a314fb887e0625
Chậm nộp mấy trăm nghìn thuế TNCN, nhiều người bị bêu tên và xử phạt
d88c50f6816335a95acff3e3f11dcf06
Cục thuế tỉnh Thái Bình đã ban hành nhiều quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với nhiều cá nhân do chậm nộp tờ khai quyết toán thuế TNCN và chậm nộp thuế trốn.
99bdbba1eb1668b852127b0c6c43db90
Cục thuế tỉnh Thái Bình đã ban hành nhiều quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với nhiều cá nhân do chậm nộp tờ khai quyết toán thuế TNCN và chậm nộp thuế trốn. Cụ thể, ông Nip Man Y. (quốc tịch Trung Quốc), làm việc tại Công ty TNHH Plummy Garment Việt Nam bị xử phạt vi phạm hành chính 8,87 triệu đồng do nộp tờ khai quyết toán thuế TNCN kỳ tính thuế năm 2023 quá thời hạn quy định 113 ngày. Đến thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính về thuế, ông Nip Man Y. chưa nộp đủ số tiền thuế phát sinh phải nộp, tiền chậm nộp. Theo đó, Cục Thuế yêu cầu ông Nip Man Y. nộp đủ số tiền thuế trốn vào NSNN, số tiền 5.918.791 đồng. Trường hợp khác, tại Công ty điện lực Thái Bình – Chi nhánh Tổng Công ty điện lực Miền Bắc, bà Phan Thị H. – nhân viên công ty bị phạt hành chính số tiền 1.716.000 đồng và buộc nộp đủ số tiền thuế trốn 850.000 đồng; ông Trương Văn Th. bị phạt 758.742 đồng, buộc nộp đủ số tiền thuế trốn là 505.828 đồng. Ông Lại Đức Tr. (SN 1969), nghề nghiệp bác sỹ cũng bị phạt số tiền 5.750.000 đồng do hành vi chậm nộp tờ khai quyết toán thuế TNCN 109 ngày và đã nộp đủ tiền thuế thiếu và chậm nộp và NSNN trước thời điểm lập biên bản kiểm tra. Bà Lê Thị T. (SN 1973), nhân viên Công ty TNHH Giày dép Thái Thuỵ bị phạt hành chính số tiền 8.118.344 đồng, do nộp tờ khai quyết toán thuế TNCN quá thời hạn quy định 125 ngày và có thuế phát sinh phải nộp nhưng chưa nộp. Theo đó, Cục Thuế buộc bà Lê Thị T. nộp đủ số tiền thuế trốn (5.412.229 đồng) vào NSNN. Ông Trần Minh T (SN 1988), nhân viên Chi nhánh Tổng công ty Công nghiệp hoá chất mỏ - Vinacomin, Công ty hoá chất mỏ Thái Bình – Micco, bị phạt vi phạm hành chính số tiền 1.419.611 đồng và buộc nộp đủ số tiền thuế trốn 946.407 đồng. Đáng chú ý, 2 nhân viên Văn Phòng đăng ký đất đai tỉnh Thái Bình cũng bị xử phạt vi phạm hành chính do chậm nộp tờ khai thuế TNCN và chưa nộp đủ số tiền thuế thiếu, tiền chậm nộp vào NSNN trước thời điểm lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ kê khai thuế. Tại Điều 17, Nghị định125/2020/NĐ-CPngày 19/10/2020quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn, quy định:1.Phạt tiền 1 lần số thuế trốnđối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:a) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc kể từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm b, c khoản 4 và khoản 5 Điều 13 Nghị định này;b) Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp, không khai, khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, được miễn, giảm thuế, trừ hành vi quy định tại Điều 16 Nghị định này;c) Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp người nộp thuế đã khai thuế đối với giá trị hàng hóa, dịch vụ đã bán, đã cung ứng vào kỳ tính thuế tương ứng; lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ sai về số lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ để khai thuế thấp hơn thực tế và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế;d) Sử dụng hóa đơn không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp hóa đơn để khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm;đ) Sử dụng chứng từ không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp chứng từ; sử dụng chứng từ, tài liệu không phản ánh đúng bản chất giao dịch hoặc giá trị giao dịch thực tế để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, giảm, số tiền thuế được hoàn; lập thủ tục, hồ sơ hủy vật tư, hàng hóa không đúng thực tế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, được miễn, giảm;e) Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thuế với cơ quan thuế;g) Người nộp thuế có hoạt động kinh doanh trong thời gian xin ngừng, tạm ngừng hoạt động kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 10 Nghị định này.2.Phạt tiền 1,5 lầnsố tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này mà không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.
ed472188bae258200769d190cdfafc20
14/09/2024
5f711f32badc71aae98a7af8e5b90ed8
14:00
13a07b3afcced5092a06fc3c60ef534b
20240916
https://vietnamfinance.vn/co-dong-khong-man-co-phieu-e-am-cong-ty-chung-khoan-quay-xe-d116072.html
b972d5adeb8afcd2a3771555bd4fb35e
Cổ đông không ‘mặn mà’, cổ phiếu ế ẩm, công ty chứng khoán 'quay xe'
db33973d7d4aa7fd041eae2e4866fe9f
Ế ẩm chào bán cổ phiếu cho cổ đông, nhiều công ty chứng khoán đã có động thái tạm hoãn, thậm chí huỷ các phương án phát hành cổ phiếu và rời cuộc đua tăng vốn.
2c92aafb3062032cff6148c518168bb3
Công ty Cổ phần Chứng khoán VIX (HoSE: VIX) vừa công bố nghị quyết của HĐQT về việc thông qua phương án xử lý cổ phiếu còn dư. Theo đó, công ty đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra cho cổ đông hiện hữu với số lượng gần 636 triệu đơn vị, giá chào bán bằng mệnh giá (10.000 đồng/cổ phiếu). Kết quả, VIX chỉ phân phối hết hơn 556 triệu cổ phiếu, chiếm 87% tổng số cổ phiếu chào bán, thu về gần 5.562 tỷ đồng. Theo phương án được HĐQT thông qua, số lượng gần 80 triệu cổ phiếu còn lại sẽ tiếp tục được chào bán với giá không đổi. Thời hạn đăng ký và nộp tiền mua từ ngày 13 đến ngày 19/9/2024. Số lượng cổ phiếu VIX đã phân phối trong đợt đầu sẽ không bị hạn chế chuyển nhượng, trong khi số lượng cổ phiếu còn dư phân phối tiếp sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán. VIX đưa ra 3 tiêu chí để lựa chọn các nhà đầu tư cho đợt phân phối cổ phiếu còn dư này. Thứ nhất, HĐQT xét thấy có khả năng đóng góp vào sự phát triển của công ty trong tương lai. Thứ hai, nhà đầu tư có đủ năng lực tài chính để thực hiện nộp tiền mua cổ phiếu theo đúng thời hạn, đảm bảo tiến độ đợt chào bán. Thứ ba, nhà đầu tư chấp nhận điều kiện hạn chế chuyển nhượng cổ phiếu trong vòng 1 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán. Được biết, chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu là 1 trong 4 phương án tăng vốn của VIX, được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cấp giấy chứng nhận đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng vào ngày 15/7/2024. 4 phương án bao gồm phát hành cổ phiếu để tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu (cổ phiếu thưởng) phát hành cổ phiếu để trả cổ tức, phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động và chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Nếu hoàn tất cả 4 phương án này, VIX sẽ tăng vốn điều lệ gấp gần 2 lần từ hơn 6.694 tỷ đồng lên gần 14.593 tỷ đồng, đồng thời đưa VIX từ nhóm công ty chứng khoán quy mô vốn vừa sang nhóm có quy mô vốn lớn, chỉ sau các ông lớn như Công ty Chứng khoán SSI (HoSE: SSI), Công ty Chứng khoán VNDIRECT (HoSE: VND),… Trước đó, VNDIRECT cũng rơi vào trường hợp tương tự khi tiến hành chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Cụ thể, công ty chứng khoán này dự kiến phát hành tổng cộng hơn 243,5 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ chào bán 5:1. Kết quả, VNDIRECT phân phối được hơn 234 triệu cổ phiếu, chiếm 96% tổng số lượng, còn lại hơn 9,5 triệu cổ phiếu không chào bán hết và phải tiếp tục chào bán cho các nhà đầu tư khác. Trong năm 2021 và 2022, công ty chứng khoán đều phát hành và huy động vốn từ cổ đông, tổng cộng đã thu về hơn 7.400 tỷ đồng. Bên cạnh tình trạng “ế ẩm” khi chào bán cổ phiếu cho cổ đông, nhiều công ty chứng khoán đã có động thái tạm hoãn, thậm chí huỷ các phương án phát hành cổ phiếu và rời cuộc đua tăng vốn. Mới đây nhất, Công ty Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) đã công bố nghị quyết của HĐQT về việc thay đổi kế hoạch triển khai phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu. Các thay đổi bao gồm nhưng không giới hạn việc rút hồ sơ đăng ký phát hành đã nộp cho UBCKNN; trình ĐHĐCĐ phê duyệt các nội dung liên quan đến việc phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu cho cổ đông hiện hữu và tăng vốn điều lệ năm 2024, trong đó có việc sửa đổi phương án phát hành cổ phiếu, và phê duyệt toàn văn phương án phát hành tăng vốn; thực hiện các công việc, thủ tục khác liên quan đến việc thay đổi kế hoạch phát hành cổ phiếu. TCBS cho biết sẽ nộp lại hồ sơ đăng ký phát hành cổ phiếu cho UBCKNN sau khi hoàn tất các công việc nêu trên. Như vậy, kế hoạch phát hành hơn 1,74 tỷ cổ phiếu thưởng trong năm 2024, qua đó tăng vốn điều lệ lên hơn 19.600 tỷ đồng của TCBS đã bị tạm hoãn. Trước đó, Công ty Chứng khoánThành Công(TCSC, HoSE: TCI) đã trình ĐHĐCĐ về việc chấm dứt thực hiện phương án chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và phương án phát hành cổ phiếu ESOP đã được thông qua từ năm 2023. Theo ban lãnh đạo, quyết định dừng việc tăng vốn được công ty đưa ra với mong muốn không làm mất vốn của cổ đông trong bối cảnh thị trường không còn sôi động như ở thời điểm lên kế hoạch tăng vốn. TCI cho biết sẽ cân nhắc thực hiện lại phương án tăng vốn khi thị trường thuận lợi hơn, giá cổ phiếu tốt hơn. Đối với Công ty Chứng khoán SBS (UPCoM: SBS), tờ trình về phương án phát hành thêm cổ phiếu dù được công bố trong tài liệu ĐHĐCĐ thường niên, nhưng không xuất hiện tại các nội dung trình tại đại hội. Theo đó, SBS dự định chào bán 30 triệu cổ phiếu với giá không thấp hơn mệnh giá cho các nhà đầu tư là cá nhân, tổ chức có tiềm lực tài chính hoặc kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh của công ty mà HĐQT xét thấy đóng góp vào hoạt động kinh doanh hoặc mang lại lợi ích cho công ty, số lượng dưới 100 nhà đầu tư. Số tiền dự kiến huy động là 500 tỷ đồng, phân bổ sử dụng cho các nghiệp vụ môi giới chứng khoán, giao dịch ký quỹ, đầu tư tự doanh. Cuộc đua tăng vốn của các công ty chứng khoán diễn ra từ cuối năm 2021 và ngày càng nóng lên khi thị trường tiến gần hơn tới mục tiêu nâng hạng lên thị trường mới nổi. Nhiều công ty chứng khoán top đầu đã gia tăng quy mô lên tương tự như 1 ngân hàng hạng trung.
7bb4c1a3492f3fa6348d59bb31316273
14/09/2024
5f711f32badc71aae98a7af8e5b90ed8
08:30
c8d4a2c6dfa45c75bee65a8fab367f9a
20240916
https://vietnamfinance.vn/tieu-thu-81-ty-goi-mi-viet-nam-so-1-the-gioi-d116092.html
2b00bc717c942155eb64504af0715eb8
Tiêu thụ 8,1 tỷ gói mì: Việt Nam số 1 thế giới
0677b317b1a1c5eeaf6d4710f116a189
8,1 tỷ gói mì đã được tiêu thụ tại Việt Nam trong năm 2023, tăng 49% so với năm 2019. Tính bình quân đầu người, Việt Nam đã vươn lên dẫn đầu thế giới về tiêu thụ mì ăn liền.
a8a794c7d42f80ec384db1164c6d4925
"Kể từ sau đại dịch COVID-19, người Việt Nam ngày càng ưa chuộng mì ăn liền", theo Nikkei. Trong số 8,1 tỷ gói mì được tiêu thụ tại Việt Nam trong năm 2023, Acecook – ông lớn sản xuất mì Nhật Bản, đã chiếm tới 3,3 tỷ gói, tương đương khoảng 40% thị phần. Acecook đang dẫn đầu thị trường mì gói Việt Nam nhờ bề dày kinh nghiệm cùng danh mục sản phẩm đa dạng, phù hợp với nhiều thành phần. Ông Hiroki Kaneda, Tổng giám đốc Acecook Việt Nam, cho biết, do lạm phát, mì ăn liền trở thành một lựa chọn vừa túi tiền mà vẫn đảm bảo bữa ăn ngon miệng. Theo Báo cáo “Dấu chân Thương hiệu Việt Nam 2024” do Kantar Worldpanel thực hiện công bố hồi tháng 7/2024, Acecook Việt Nam đạt TOP 5 Nhà sản xuất ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) được chọn mua nhiều nhất ở khu vực Nông thôn Việt Nam & Hảo Hảo đạt TOP 1 Thương hiệu ngành hàng Thực phẩm được chọn mua nhiều nhất khu vực thành thị Việt Nam. Gia nhập thị trường Việt Nam từ những năm đầu thập niên 90 thế kỷ trước, Acecook đã nhanh chóng phát triển và chiếm giữ thị phần. Công ty hiện có 13 nhà máy trong nước, bao gồm cả các cơ sở đối tác. Acecook dự kiến sẽ đưa thêm 2 nhà máy vào hoạt động trước năm 2027. Hảo Hảo – một sản phẩm quá đỗi thân quen với người tiêu dùng Việt Nam cũng là thương hiệu nổi tiếng của Acecook, gói mì có giá 4.500 đồng bán chạy nhất. Gần đây, các sản phẩm có giá 5.000 - 15.000 đồng/gói, với nhiều nguyên liệu hơn, cũng ghi nhận doanh số tăng trưởng tốt. Acecook cho biết , doanh số bán hàng ở phân khúc cao cấp đã tăng 30 - 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Với giá một bát phở tại các quán ăn thành phố dao động 40.000 - 60.000 đồng, mì ăn liền cao cấp được xem là một lựa chọn tiết kiệm phù hợp. Đây là khẳng định của Tổng Giám đốc Acecook Việt Nam, ông Hiroki Kaneda. Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới cho biết, lượng tiêu thụ mì ăn liền toàn cầu đạt 120,2 tỷ gói vào năm ngoái, tăng 13% so với năm 2019. Trong số 10 quốc gia tiêu thụ mì hàng đầu thế giới, Đông Nam Á có tới 4 quốc gia và khu vực nảy trở thành động lực chính thúc đẩy thị trường mì toàn cầu. Năm 2023, lượng tiêu thụ mì ăn liền tại Đông Nam Á đạt 34 tỷ gói, tăng 22% so với năm 2019 và chiếm khoảng 30% tổng lượng tiêu thụ toàn cầu. Riêng tại Việt Nam, 8,1 tỷ gói mì được tiêu thụ trong năm ngoái, tăng 49% so với năm 2019. Tính bình quân đầu người, Việt Nam đã vươn lên dẫn đầu thế giới về tiêu thụ mì ăn liền với 83 gói/người/năm, tăng từ mức 57 gói/người/năm vào hồi 2019. Tổng giám đốc Acecook Việt Nam nhận định: “Mức tiêu thụ mì ăn liền của Việt Nam sẽ vượt 10 tỷ gói mỗi năm vào năm 2030”. Tuy đang chiếm giữ thị phần lớn trên thị trường mì gói Việt Nam, Acecook không thể không dè chừng một đối thủ cạnh tranh đang vươn lên mạnh mẽ với chiến lược cao cấp hóa sản phẩm, đó là Masan Cosumer. Hiện, hãng này đang tập trung vào chiến lược phát triển các sản phẩm cao cấp. Mới đây, Masan đã ra mắt các sản phẩm lẩu mang thương hiệu Omachi với giá hơn 100.000 đồng. Điểm đặc biệt của các sản phẩm lẩu này là chúng được đựng trong bao bì tự đun sôi, không cần nguồn nhiệt bên ngoài. Chỉ cần khoảng 10 phút, bạn đã có một bữa ăn nóng hổi, sẵn sàng thưởng thức. Bà Nguyễn Trương Kim Phượng, Giám đốc Marketing tại Masan Consumer, chia sẻ tại một cuộc họp cổ đông rằng lẩu Omachi đã nâng tầm trải nghiệm mì ăn liền, mang đến một bữa ăn "vừa ngon vừa thú vị". Chiến lược của Masan là cố gắng thay đổi định kiến của người tiêu dùng về mì ăn liền vốn coi đây là sản phẩm không tốt cho sức khỏe, đặc biệt nhắm tới những khách hàng có thói quen ăn ngoài.
f16a1714cfe3c0d39ef5fd1db735972e
14/09/2024
5f711f32badc71aae98a7af8e5b90ed8
15:39
de54f1d25559cb4ce3e7e1b4ace87cf3
20240916
https://vietnamfinance.vn/pgbank-de-nghi-cong-an-khoi-to-vu-an-tung-tin-don-that-thiet-d116088.html
5d48596254300ee499056f12c06b908f
PGBank đề nghị khởi tố vụ án, truy tìm kẻ tung tin đồn thất thiệt
d9287979bd634a0ac5aba4920856e0a3
Ngân hàng PGBank đề nghị Công an huyện Gia Lâm, Hà Nội khởi tố vụ án tung tin đồn thất thiệt liên quan đến hoạt động của ngân hàng.
3859983f8df66e4ddbd6cf93e9631648
Sáng 14/9, PGBank đã gửi công văn đề nghị Công an huyện Gia Lâm, Hà Nội khởi tố vụ án tung tin đồn thất thiệt liên quan đến hoạt động của PGBank trên địa bàn huyện, gây ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín ngân hàng và thiệt hại tiền gửi của người dân trên địa bàn. PGBank cho hay, trong thời gian gần đây, một số tin đồn không chính xác đã xuất hiện, gây hoang mang cho một số khách hàng của ngân hàng này trên địa bàn huyện Gia Lâm, Hà Nội. PGBank đã báo cáo sự việc với Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Hà Nội để được chỉ đạo và phối hợp cùng các cơ quan chức năng xử lý các tin đồn thất thiệt. Sự việc này đang được xử lý nghiêm túc để bảo đảm môi trường tài chính an toàn và minh bạch. Hiện Ngân hàng đang làm việc với cơ quan công an liên quan đề nghị tiếp nhận vụ án, để điều tra, truy tìm các đối tượng đưa thông tin sai lệch gây mất trật tự an toàn xã hội và ảnh hưởng đến lợi ích của người gửi tiền. Đại diện PGBank chia sẻ, Ngân hàng rất tiếc khi xảy ra vụ việc và khẳng định mọi hoạt động tại ngân hàng đều diễn ra bình thường và an toàn tuyệt đối, tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật cũng như Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đồng thời, luôn cam kết bảo vệ toàn diện quyền lợi của khách hàng.
49e57b2f36785bf4ee5a54512a155e9d
14/09/2024
5f711f32badc71aae98a7af8e5b90ed8
09:56
31ebcaa6730c321b649701fd8a9943ba
20240916
https://vietnamfinance.vn/seabank-ung-ho-3-ty-dong-chung-suc-cung-dong-bao-bi-anh-huong-boi-bao-so-3-d116131.html
8040ff3d7697f3760a818df30d775655
SeABank ủng hộ 3 tỷ đồng chung sức cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3
24fa0764a80039fab360ad14c66c2ad5
ngan-hang
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HoSE: SSB) đã ủng hộ 3 tỷ đồng nhằm chung tay tiếp sức, hỗ trợ các địa phương và người dân các tỉnh miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3 (Yagi) gây ra.
ce6e049a2e44e5db1b5603ddf6340aea
Cơn bão số 3 đã đổ bộ vào miền Bắc trong hai ngày 6-7/9/2024 với sức gió giật mạnh và hoàn lưu bão kéo dài gây nhiều thiệt hại về tài sản và cơ sở hạ tầng tại các tỉnh/thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Yên Bái, Thái Nguyên… Trước tình hình này, cả nước đều tập trung hướng về miền Bắc hỗ trợ đùm bọc nhân dân vùng bị thiên tai lũ lụt, chung sức đồng lòng vượt qua hậu quả thiên tai. Hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để kịp thời cứu trợ cứu nạn và khắc phục hậu quả do bão số 3 (Yagi) gây ra, SeABank cho biết đã ủng hộ 2 tỷ đồng để chung tay góp sức hỗ trợ các địa phương và đồng bào vùng bão. Bên cạnh đó, ngân hàng cho biết CBNV SeABank trên toàn hệ thống và Quỹ One Day One Smile của SeABank cũng tự nguyện quyên góp và ủng hộ thêm 1 tỷ đồng để hỗ trợ người dân, CBNV và gia đình bị thiệt hại bởi bão lũ, phần nào tiếp thêm sức mạnh và chung sức đồng lòng vượt qua thiên tai. Đây là văn hóa yêu thương sẻ chia đúng với giá trị cốt lõi “Vì cộng đồng” luôn định hướng cho hoạt động của ngân hàng, đồng thời phát huy tinh thần dân tộc và nét truyền thống tốt đẹp “lá lành đùm lá rách”. SeABank cho biết ngân hàng luôn nỗ lực lan tỏa những giá trị tốt đẹp thông qua nhiều hoạt động an sinh xã hội, trách nhiệm xã hội. Các hoạt động được triển khai thường xuyên, thường niên và đa dạng, tập trung vào khuyến học, xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ thiên tai, bảo vệ môi trường… Kiên định với mục tiêu trở thành ngân hàng “Vì cộng đồng” đúng theo tôn chỉ hoạt động, SeABank cho hay sẽ tiếp tục tích cực thực hiện trách nhiệm xã hội, không ngừng phát triển văn hóa doanh nghiệp bền vững, yêu thương sẻ chia và lan tỏa tinh thần tương thân tương ái. Thông tin về SeABankĐược thành lập vào năm 1994, SeABank hiện có hơn 3,2 triệu khách hàng, gần 5.500 nhân viên và 181 điểm giao dịch trên toàn quốc. Mục tiêu của SeABank là trở thành ngân hàng bán lẻ tiêu biểu với chiến lược lấy khách hàng làm trọng tâm bằng cách cung cấp hệ thống các sản phẩm và dịch vụ tài chính đa dạng cho các cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp lớn.SeABank sở hữu số vốn điều lệ 24.957 tỷ đồng, được Moody’s xếp hạng Ba3 ở nhiều danh mục quan trọng, đồng thời là một trong những ngân hàng đầu tiên triển khai tiêu chuẩn quản trị rủi ro quốc tế Basel III.Theo chiến lược phát triển “Hội tụ số”, SeABank tập trung số hóa các sản phẩm dịch vụ cũng như ứng dụng công nghệ trong hoạt động vận hành nội bộ và đầu tư xây dựng hạ tầng công nghệ hiện đại nhằm tối ưu hóa quy trình, gia tăng hiệu quả hoạt động, mang đến cho khách hàng trải nghiệm khác biệt về dịch vụ ngân hàng số, hướng tới mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ được yêu thích nhất.
89e9ec614167c107306ba5d23c4c072b
14/09/2024
5f711f32badc71aae98a7af8e5b90ed8
17:54
2024367a69a81e1b59d619901fee622b
20240917
https://vietnamfinance.vn/phu-tho-de-xuat-xay-cau-phong-chau-moi-865-ty-dong-d116098.html
8cb5dde585f469b04f0bb0ade4caaec9
Phú Thọ đề xuất xây cầu Phong Châu mới 865 tỷ đồng
eab44acf981a7bf62e859f9470632dc9
Sau sự cố sập cầu Phong Châu, Phú Thọ đề xuất Chính phủ hỗ trợ xây cầu mới thay thế cầu Phong Châu vừa bị sập có quy mô hiện đại với tổng vốn đầu tư hơn 865 tỷ đồng.
f601d7d77f06216e51e5c624062b544d
Ông Bùi Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ, vừa ký văn bản gửi Thủ tướng về việc đề nghị Trung ương hỗ trợ công trình xử lý khẩn cấp khắc phục ảnh hưởng của cơn bão số 3. Theo văn bản trên, do ảnh hưởng của bão số 3, mưa lũ trên diện rộng các tỉnh phía Bắc, ngày 9/9, cầu Phong Châu gặp sự cố sập, bị cuốn trôi trụ và 2 nhịp dàn chính (nhịp 6 và 7 phía bờ hữu sông Thao), thuộc địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Trước tình hình trên, UBND tỉnh Phú Thọ đề nghị Thủ tướng quan tâm chỉ đạo và giao tỉnh triển khai các thủ tục đầu tư 2 công trình. Một là, xây dựng cầu mới thay thế cầu Phong Châu cũ với quy mô hiện đại, đồng bộ với quy mô tuyến Quốc lộ 32C với chiều dài 430 m, chiều rộng 21,5 m; tổng mức đầu tư 865 tỷ đồng (ngân sách Trung ương hỗ trợ 100%). Hai là, gia cố, nâng cấp đoạn đê, kè xung yếu và hệ thống tường ngăn lũ thuộc đê tả, hữu sông Thao (kết hợp Quốc lộ 2D và Quốc lộ 32C) với quy mô dự kiến là 18 km (đoạn quốc lộ 2D là 12 km, đoạn Quốc lộ 32C là 6 km); tổng mức đầu tư 250 tỷ đồng (ngân sách Trung ương hỗ trợ 100%). Theo UBND tỉnh Phú Thọ, đề xuất trên nhằm thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại buổi làm việc với tỉnh hôm 12/9. Đồng thời, việc đầu tư 2 công trình nêu trên nhằm tạo điều kiện giúp tỉnh Phú Thọ khẩn trương khắc phục, đảm bảo lưu thông thông suốt trên tuyến quốc lộ 32C, đáp ứng yêu cầu chống lũ, bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân và các công trình hạ tầng quốc gia, trong đó có tuyến đường sắt Yên Viên - Lào Cai... Theo Quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Phú Thọ sẽ có 3 cây cầu mới xây dựng bắc qua sông Hồng, nối huyện Tam Nông với huyện Lâm Thao. Theo đó, các cây cầu mới gồm cầu Phong Châu 2, cầu Kinh Kệ và cầu Vĩnh Lại. Cụ thể, cầu Phong Châu mới sẽ nằm cạnh cầu Phong Châu cũ mới bị sập vào sáng ngày 9/9. Cây cầu này nối xã Cổ Tiết, huyện Tam Nông với xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao. Cầu Kinh Kệ sẽ nối xã Hương Nội, huyện Tam Nông với xã Kinh Kệ, huyện Lâm Thao. Còn cầu Vĩnh Lại sẽ nối khu vực giáp ranh xã Dậu Hương và Thượng Nông, huyện Tam Nông với xã Bản Nguyên, huyện Lâm Thao. Vào khoảng 10h ngày 9/9, cầu Phong Châu ở Phú Thọ bị sập.Theo Sở Giao thông Vận tải Phú Thọ, nguyên nhân sập cầu là do nước chảy xiết làm thay đổi địa hình, địa mạo dưới lòng sông khu vực cầu Phong Châu, kéo đổ trụ T7 và làm sập hai nhịp dàn chính của cầu là nhịp 6 và nhịp 7.Cầu Phong Châu được xây dựng, bàn giao đưa vào khai thác sử dụng năm 1995. Hiện nay, đây là cây cầu duy nhất bắc qua sông Hồng, nối huyện Tam Nông với huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ).Cầu Phong Châu được xây dựng bằng thép và bêtông cốt thép dự ứng lực với quy mô vĩnh cửu, tải trọng thiết kế 18 tấn. Phần đường xe chạy 7m, lề người đi mỗi bên 1m; bề rộng mặt cầu 9,5m.Cầu gồm 8 nhịp, trong đó hai nhịp 6 và 7 được chế tạo từ hai nhịp giàn giản đơn 64m do Bungari chế tạo.Cầu Phong Châu đã trải qua 3 lần sửa chữa, thay thế vào các năm 2013, 2019 và 2023.
2f2d5b79189eeedaa7174d672ee4f261
14/09/2024
5f711f32badc71aae98a7af8e5b90ed8
16:10
e42a36679b6386758b0cac8d9c1ff664
20240916
https://vietnamfinance.vn/can-ho-xa-hoi-750-trieu-dong-mua-o-dau-va-dieu-kien-the-nao-d116087.html
3f70af96fc96bce6962ad619e97352f5
Căn hộ xã hội 750 triệu đồng: Mua ở đâu và điều kiện thế nào?
b4a7b2b575c978b8895255c3b381d7e7
Sở Xây dựng TP.Đà Nẵng vừa thông báo mở bán 97 căn nhà ở xã hội thuộc dự án Chung cư nhà ở xã hội - Khu đô thị xanh Bàu Tràm Lakeside (Phường Hòa Hiệp Nam, Quận Liên Chiểu) của Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng.
63afa364e98118253f0c1aa82577f787
Theo đó, các căn hộ thuộc dự án có diện tích từ 45-70m2/căn. Giá mỗi căn dao động từ 747 triệu đồng đến 1,145 tỷ đồng tùy vào vị trí và diện tích. Thời gian nhận hồ sơ từ ngày 16/9 đến hết ngày 10/11. Điều kiệnmua nhà ở xã hộiđợt này bổ sung một số đối tượng mới theo quy định Luật nhà ở và Nghị định số 100/2024/NĐ-CP ngày 26-7-2024. Trong đó, bổ sung đối tượng mua nhà là người đơn thân thì có thu nhập hằng tháng không quá 15 triệu đồng, vợ chồng có tổng thu nhập không quá 30 triệu. Trong giai đoạn 2021-2023, TP. Đà Nẵng hoàn thành đầu tư 8 khối nhà nhà ở xã hội tại 3 dự án, trong đó có dự án nhà ở xã hội - Khu đô thị xanh Bàu Tràm Lakeside với tổng cộng 1.774 căn hộ. Trong năm 2024, thành phố tập trung đôn đốc tiến độ triển khai 5 dự án nhà ở xã hội, phấn đấu hoàn thành 2.750 căn hộ. Ngoài ra, Đà Nẵng cũng dự kiến sẽ hoàn thành công tác lựa chọn chủ đầu tư 3 dự án nhà ở xã hội từ nguồn vốn ngoài ngân sách và triển khai công tác chuẩn bị đầu tư để kêu gọi đầu tư 2-3 dự án mới trong giai đoạn 2024-2025.
37dfe877351e75d483e640388d1f3036
14/09/2024
5f711f32badc71aae98a7af8e5b90ed8
11:00
cb73f2f1a23779bd445d8199ad3c522f
20240916
https://vietnamfinance.vn/khach-san-lua-hoi-an-bi-rao-ban-240-ty-dong-de-siet-no-d116081.html
d27ba4431aa71778f0d3e52f25d8a99e
Khách sạn Lụa Hội An bị rao bán 240 tỷ đồng để siết nợ
0a68dac83a446370f860f8558e05fa53
VietinBank có thông báo về việc lựa chọn tổ chức bán đấu giá tài sản của Công ty TNHH Khách sạn Lụa Hội An với giá 240 tỷ đồng
96d13c735108ee62c9562bb03ddb01b5
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hội An (VietinBank Hội An) đã có thông báo về việc lựa chọn tổ chức bán đấu giá . Theo thông báo này, giá khởi điểm bán đấu giá là 240.000.000.000 đồng. Tài sản bán đấu giá là quyền sử dụng đất và công trình khách sạn gắn liền; toàn bộ trang thiết bị của khách sạn phục vụ cho hoạt động kinh doanh khách sạn. Khu đất có địa chỉ tại thừa đất số 123; tờ bản đồ số 30; khối 3 (nay là khối Tu Lễ), phường Cẩm Phô, TP. Hội An, tỉnhQuảng Nam. Chủ sở hữu tài sản này là Công ty TNHH Khách sạn Lụa Hội An. Giấy tờ liên quan đến tài sản bán đấu giá: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số CE 495327, số vào sổ cấp giấy chứng nhận: CT14374tại Khối 3 (nay là khối Tu Lễ), phường Cẩm Phô, TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam cấp ngày 12/1/2017; Toàn bộ hóa đơn thiết bị khách sạn. Theo tìm hiểu, Công ty TNHH Khách sạn Lụa Hội An thành lập vào ngày 10/12/2016. Người đại diện pháp luật là bà Trần Thị Chi Mai sinh năm 1967. Doanh nghiệp có địa chỉ trụ sở chính tại số 14 Hùng Vương, Phường Cẩm Phô, TP. Hội An, Tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Ngành nghề kinh doanh chính là Dịch vụ lưu trú ngắn ngày.
1594b8e20340074ac9869195166db355
14/09/2024
5f711f32badc71aae98a7af8e5b90ed8
15:48
d1ffa8b478f0ce2e5d0aa43d3354e02d
20240916
https://vietnamfinance.vn/sau-con-bien-dong-lon-pc1-ky-vong-chu-ky-tang-truong-moi-d116042.html
56ec7b094cfe0bb14e197ed766b3909e
Sau cơn biến động lớn, PC1 kỳ vọng chu kỳ tăng trưởng mới
d50fe03f516f58dcfbecbf2482667a77
Theo BVSC, các dự án đầu tư của PC1 đang bắt đầu đem lại dòng tiền lớn cho doanh nghiệp này, dự báo lợi nhuận năm 2024 có thể đạt gấp 14 lần cùng kỳ.
d8a740b0b5e269915dd1fdd580fc08ed
Kể từ đầu năm đến nay, những vị trí cổ đông lớn của Công ty Cổ phần Tập đoàn PC1 (HoSE: PC1) đã liên tục “thay tên”. Mở đầu năm 2024,nhóm BEHSbao gồm Công ty Cổ phần BEH, Công ty Cổ phần BEHS và Công ty Cổ phần BES đã bán ra toàn bộ hơn 73,4 triệu cổ phiếu PC1, tương đương 23,61% vốn của doanh nghiệp xây lắp điện này. Dựa theo giá trị các giao dịch thoả thuận ghi nhận trong khoảng thời gian nhóm BEHS đăng ký bán cổ phiếu PC1, ước tính số tiền mà nhóm cổ đông này đã thu về sau khi thoái vốn PC1 là hơn 1.800 tỷ đồng sau nhiều năm đầu tư. Sau sự ra đi của nhóm cổ đông BEHS, PC1 đón một cổ đông lớn mới là ông Phan Ngọc Hiếu sau giao dịch mua vào 410.000 cổ phiếu PC1, nâng số lượng nắm giữ lên gần 15,6 triệu đơn vị, tỷ lệ sở hữu tăng từ 4,87% lên 5%. Việc trở thành cổ đông lớn của PC1 đã giúp ông Phan Ngọc Hiếu gia nhập HĐQT nhiệm kỳ 2020-2025 của doanh nghiệp này vào đầu cuối tháng 4 vừa qua, thay cho ông Mai Lương Việt. Sau khi “yên vị” tại vị trí thành viên HĐQT, ông Phan Ngọc Hiếu mới đây đã bán ra toàn bộ cổ phiếu PC1 đang nắm giữ, đưa tỷ lệ sở hữu về 0. Giao dịch bán ra được ông Hiếu thực hiện trong ngày 30/8 và 10/9, theo báo cáo kết quả giao dịch. Trong hai phiên này, cổ phiếu PC1 ghi nhận các giao dịch thỏa thuận với tổng khối lượng gần 14,6 triệu cổ phiếu và tổng giá trị 412,4 tỷ đồng. Không ngoại trừ khả năng đây là các giao dịch do ông Phan Ngọc Hiếu thực hiện. Cũng trong giai đoạn này, Công ty Chứng khoán VIX (HoSE: VIX) đã trở thành cổ đông lớn của PC1 sau khi mua thành công gần 10,9 triệu cổ phiếu PC1, nâng số lượng nắm giữ từ 6,4 triệu đơn vị lên 17,3 triệu đơn vị. Tỷ lệ sở hữu đạt 5,56%. Giá trị thương vụ ước tính khoảng 309 tỷ đồng. Giới phân tích cho rằng nhiều khả năng đây là giao dịch trao tay giữa ông Phan Ngọc Hiếu và VIX, do thị trường xuất hiện 1 giao dịch thoả thuận với khối lượng đúng bằng số cổ phiếu mà công ty chứng khoán này đã mua vào. Trong khi người bán với số lượng cổ phiếu VIX tại thời điểm đó chỉ có ông Phan Ngọc Hiếu. Tính đến nay, bên cạnh Chứng khoán VIX, hiện cổ đông lớn nhất của PC1 là ông Trịnh Văn Tuấn, Chủ tịch HĐQT PC1 với số lượng nắm giữ là hơn 66,4 triệu cổ phiếu, tương đương 21,38% vốn. Sau các biến động về cổ đông lớn, PC1 đón tin vui đầu tiên khi lợi nhuận sau thuế bán niên tăng 57% sau kiểm toán, từ 203,7 tỷ đồng lên hơn 319 tỷ đồng. Nguyên nhân đến từ việc phân loại lại các khoản mục điều chỉnh hồi tố tại 2 công ty con, bên cạnh việc thay đổi phương pháp phân bổ tài sản quyền khai thác dự án tại công ty liên kết. So với cùng kỳ năm 2023, lợi nhuận sau thuế của PC1 ghi nhận tăng gấp hơn 5 lần. Sự tăng trưởng này đến từ hoạt động tổng thầu EPC, cũng như kết quả khai thác Nickel (cùng kỳ không phát sinh) và doanh thu bán điện tăng trưởng tốt. Đánh giá về triển vọng của PC1, Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), cho rằng doanh nghiệp này đang trong quá trình chuẩn bị bước vào chu kỳ tăng trưởng mạnh mẽ, trong đó hoạt động tổng thầu EPC và sản xuất công nghiệp có tiềm năng lớn. Theo BVSC, trong năm 2024, PC1 là đơn vị đầu tiên hoàn thành các công việc được giao trong dự án Đz 500kV mạch 3, cùng với giá trị hợp đồng trúng thầu chiếm tỷ lệ lớn (13% tổng mức đầu tư dự án) – cho thấy sự uy tín, vị thế dẫn đầu ngành xây lắp điện của doanh nghiệp. Với tổng nhu cầu xây dựng nguồn và lưới điện giai đoạn 2021- 2025 đạt 11,4 tỷ USD/năm; giai đoạn 2026-2030 đạt 15,5 tỷ USD/năm, BVSC cho rằng tiềm năng PC1 sẽ hoàn thành ký kết các hợp đồng với giá trị lớn trong các năm tiếp theo. Tốc độ tăng trưởng kép lợi nhuận sau thuế cho hoạt động tổng thầu EPC và sản xuất công nghiệp giai đoạn 2024-2027 dự báo đạt 8,4%/năm. Bên cạnh đó, BVSC cho rằng các dự án đầu tư của PC1 đang bắt đầu đem lại dòng tiền lớn cho doanh nghiệp. Năm 2024, nhà máy Nickel sẽ hoạt động cả năm, so với chỉ 6 tháng cuối năm 2023, dự kiến đem về 1.226 tỷ đồng doanh thu (tăng 74% so với cùng kỳ). Ngoài ra, PC1 cũng bắt đầu nhận cổ tức từ Western Pacific khi 1 phần KCN Yên Phong II-A được bàn giao và ghi nhận kết quả kinh doanh. Giai đoạn từ năm 2025 trở đi, các dự án bất động sản dân dụng như Tháp Vàng, Yên Thường, Định Công,… và BĐS KCN như Yên Lư, Đồng Văn 5,… sẽ lần lượt được đưa vào khai thác, sẽ hỗ trợ tăng trưởng lợi nhuận trong dài hạn của PC1. BVSC dự báo doanh thu năm 2024 của PC1 sẽ đạt 10.549 tỷ đồng (tăng 36% so với mức thực hiện năm 2023) và lợi nhuận ròng đạt 505 tỷ đồng (gấp 14 lần so với năm 2023). Năm 2025, doanh thu dự báo đạt 11.970 tỷ đồng (tăng 14%) và lợi nhuận ròng ước đạt 786 tỷ đồng (tăng 56%).
948029539b48a65c0a228eaa8c178863
14/09/2024
5f711f32badc71aae98a7af8e5b90ed8
10:00
044f058d53707e520ecab1c8b300635c
20240916
https://vietnamfinance.vn/tang-truong-tin-dung-nong-vi-phap-phu-d115783.html
65bfec0ff93b7600dbaf31d4d106c104
Tăng trưởng tín dụng: 'Nóng' vì phập phù
28625a3efa42fa98cd68b3f3f4c10177
Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến 28/6, tín dụng tăng 6%, đến cuối tháng 7 chỉ còn 5,66% nhưng đến 14/8 lại đạt 6,11%. Sự trồi sụt bất thường này cho thấy tăng trưởng tín dụng có rất nhiều vấn đề.
dbd25e3810d0b3064b8ccb9c36a1682a
Phó tổng giám đốc một ngân hàng có vốn nhà nước than thở, chưa bao giờtăng trưởng tín dụnglại khó khăn như năm nay. “Nói thì hơi quá nhưng từ đầu năm đến giờ, các buổi họp nội bộ của ngân hàng chủ yếu liên quan đến tín dụng bởi tăng trưởng lên xuống trồi sụt. Cuối ngày nào cũng phải kiểm tra lại số liệu dư nợ hôm nay là bao nhiêu”, vị này nói. Hầu hết các ngân hàng ở Việt Nam đều là ngân hàng thương mại truyền thống với hoạt động kinh doanh cốt lõi là cho vay. Do đó, thu nhập lãi thuần chiếm khoảng 80% tổng thu nhập hoạt động (TOI) của các ngân hàng, trong khi thu nhập ngoài lãi đóng góp khoảng 20% TOI. Các ngân hàng lo lắng về cho vay cũng là điều dễ hiểu. Nhưng sự lo lắng này còn đến từ một nguyên nhân khác. Trong cuộc họp với lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và lãnh đạo một số bộ, ngành về điều hành chính sách tiền tệ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ đạo: “Thu hồi chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng từ tổ chức tín dụng không sử dụng hết và bổ sung cho các tổ chức tín dụng có khả năng tăng trưởng”. Bà Nguyễn Thúy Hạnh, Phó tổng giám đốc điều hành Khối Khách hàng doanh nghiệp và đầu tư, Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, nhận định tăng trưởng tín dụng thấp bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố. Thứ nhất là các yếu tố kinh tế vĩ mô. Cụ thể, tỷ lệ lạm phát cao là một trong những nguyên nhân làm xói mòn sức mua của người tiêu dùng và tăng chi phí sinh hoạt. Bên cạnh đó, những bất ổn kinh tế toàn cầu bao gồm căng thẳng thương mại, chiến tranh Ukraine - Nga, rủi ro địa chính trị đã làm chậm lại quá trình mở rộng kinh doanh và gián đoạn chuỗi cung ứng. Thứ hai là tiêu chuẩn cho vay nghiêm ngặt. Các quy định mới nhằm tăng cường kiểm soát tín dụng trong hệ thống ngân hàng với mục tiêu giảm thiểu nợ xấu và bong bóng tín dụng đã khiến một số người tiêu dùng/doanh nghiệp khó tiếp cận tín dụng hơn, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang bị ảnh hưởng tiêu cực bởi suy thoái thị trường. Thứ ba là an toàn vốn ngân hàng. Nhiều ngân hàng phải đối mặt với những thách thức trong việc đáp ứng yêu cầu an toàn vốn theo Basel III hoặc duy trì tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi (LDR) theo quy định phù hợp, dẫn đến hạn chế khả năng cho vay. Thứ tư là bối cảnh tín dụng cạnh tranh cao. Để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng tín dụng, nhiều ngân hàng lớn đưa ra lãi suất cho vay thấp cho khách hàng, khiến các ngân hàng thương mại nhỏ khó cạnh tranh hơn. Còn theo ông Pramoth Rajendran, Giám đốc Khối Dịch vụ quản lý tài sản và Tài chính cá nhân - HSBC Việt Nam, tăng trưởng tín dụng đã bắt đầu chậm lại kể từ đầu tháng 7 so với cuối năm 2023. Có một số nguyên nhân đằng sau sự tăng trưởng chậm này, như việc phục hồi không đồng đều giữa các nhóm ngành đã hạn chế nhu cầu chung của khu vực doanh nghiệp. Trong khi đó, nhu cầu tín dụng trong lĩnh vực bất động sản vẫn chưa hồi phục hoàn toàn do độ trễ của những sự điều chỉnh chính sách nhằm hỗ trợ thị trường. Ngoài ra, ông Pramoth Rajendran cho biết nhu cầu tín dụng trong nước nói chung vẫn chưa phục hồi mạnh mẽ, nhiều lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, vốn là động lực tăng tưởng truyền thống của nền kinh tế, vẫn còn gặp một số khó khăn nhất định. Một số ngành có nhu cầu tín dụng nhưng chưa xây dựng được phương án kinh doanh khả thi, chưa đáp ứng được các điều kiện vay vốn. Ngoài ra, sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng cá nhân cũng là một số nguyên nhân chính khiến tăng trưởng tín dụng chậm lại trong thời gian gần đây. Nhìn về những tháng cuối năm, bà Trần Thị Khánh Hiền Giám đốc Khối Nghiên cứu, Công ty Cổ phần Chứng khoán MB, nhận định tâm điểm của ngành ngân hàng chủ yếu sẽ xoay quanh câu chuyện tăng trưởng tín dụng và tăng cường trích lập dự phòng. Tăng trưởng tín dụng nhiều khả năng sẽ đạt mục tiêu 14% vào năm 2024 nhờ nhu cầu vốn sẽ khởi động theo sự phục hồi của nền kinh tế. Tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 6,9% trong năm quý II/2024 vượt qua hầu hết các dự báo thị trường trước đó (khoảng 6,1% - 6,5%). Đây cũng là mức tăng trưởng tốt nhất kể từ quý III/2022, thúc đẩy bởi xuất khẩu mạnh mẽ và sự phục hồi của ngành sản xuất. “Chỉ số PMI của Việt Nam đạt 54,7 điểm trong tháng 7, đánh dấu tháng thứ 5 chỉ số này trên mức 50 điểm, thể hiện sự gia tăng của số lượng đơn hàng đặt mới. Lũy kế 7 tháng, xuất khẩu tăng gần 16%, trong khi nhập khẩu tăng 18,5% so với cùng kỳ đánh dấu sự gia tăng trở lại của nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong nước”, bà Hiền nhận định. Trong diễn biến có liên quan, ông Pramoth Rajendran nhấn mạnh tầm quan trọng của tăng trưởng tín dụng có chất lượng, là yếu tố rất quan trọng góp phần thúc đẩy tăng trưởng bền vững. Quả thực, tăng trưởng tín dụng nhanh trong thời gian ngắn đột biến sẽ khiến tỷ lệ nợ xấu tăng. Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy tỷ lệ nợ xấu nội bảng đã lên gần 5% và khi tính cả nợ tiềm ẩn, con số này đạt khoảng 6,9%. Với một ngành nghề có tính đòn bẩy tài chính cao như ngành ngân hàng thì đây là một mức tỷ lệ nợ xấu rất đáng lo lắng. Sự gia tăng này không chỉ ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng mà còn có tác động sâu rộng đến chiến lược kinh doanh và quản lý rủi ro. Diễn biến trên thị trường cho biết, xu hướng nợ xấu của các ngân hàng thương mại đã chứng kiến nhiều biến động trong suốt một năm qua. Quý III/2023, tỷ lệ nợ xấu tăng cao lên mức 2,24% tuy nhiên, sang quý IV cùng năm thì tỷ lệ này giảm xuống 1,96% nhờ vào các giải pháp khác nhau. Dù vậy, tỷ lệ này lại tăng trở lại lên 2,18% và tiếp tục tăng nhẹ lên mức 2,22%. Ông Phan Duy Hưng, CFA, MBA, Giám đốc - Chuyên gia phân tích cao cấp Khối xếp hạng & nghiên cứu VIS Rating, cho biết các ngân hàng nhỏ suy giảm chất lượng tài sản rõ rệt nhất. NVB, BAB, SGB, VBB ghi nhận tỷ lệ nợ có vấn đề (NPL) hình thành mới cao hơn so với các ngân hàng khác, chủ yếu từ phân khúc bán lẻ và SME. Trong số các ngân hàng quốc doanh (SOB), tỷ lệ nợ có vấn đề của CTG và BID tăng lên do lĩnh vực liên quan đến xây dựng và bất động sản. Một số ngân hàng lớn đã giảm nợ có vấn đề bằng cách sử dụng dự phòng để xử lý trái phiếu VAMC (ví dụ VPB) hoặc giảm nợ có vấn đề từ khách hàng lớn (ví dụ MBB). Tỷ lệ NPL hình thành mới của TPB duy trì ở mức thấp nhờ vào việc thắt chặt điều kiện cho vay đối với các khoản vay tiêu dùng mới.
be28a510c9ceaa61689eee9c626cc20b
14/09/2024
5f711f32badc71aae98a7af8e5b90ed8
07:00
fd375dee4843d6afdf6aeae485db529d
20240916
https://vietnamfinance.vn/dubai-chi-35-ty-usd-xay-nha-ga-san-bay-lon-nhat-the-gioi-phuc-vu-260-trieu-khach-nam-d116000.html
b5596e5b16c5ded07be1bd2ecd328957
Dubai chi 35 tỷ USD xây ga sân bay lớn nhất thế giới, đón 260 triệu khách/năm
4f21c97fb1455d960d9236a509074b93
Sân bay quốc tế Al Maktoum được Dubai đầu tư 35 tỷ USD để xây dựng sẽ có 400 cổng và 5 đường bay song song. Dự kiến sau khi hoàn thành, Al Maktoum sẽ phục vụ 260 triệu hành khách mỗi năm.
46cd52f466d3191f1247088652038df1
Dubai chính thức khởi công xây dựng nhà ga sân bay trị giá 35 tỷ USD vào cuối tháng 4 vừa rồi. Theo Thủ tưởng Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, ông Mohammed bin Rashid Al Maktoum, nhà ga mới sẽ có diện tích rộng gấp 5 lần Sân bay quốc tế Dubai hiện tại và phục vụ lên tới 260 triệu hành khách mỗi năm. Thủ tướng Maktoum cho biết sau khi hoàn thiện vào những năm tới, các hoạt động tạiSân bay quốc tế Dubaisẽ được chuyển dần đến Sân bay quốc tế Al Maktoum. “Khi chúng ta xây dựng thêm một thành phố xung quanh sân bay ở phía Nam Dubai, nhu cầu nhà ở cho một triệu người sẽ theo sau. Nơi đây sẽ là địa điểm đặt trụ sở của các công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực hậu cần và vận tải hàng không”, Thủ tướng Mohammed đăng tải trên X. Sân bay quốc tế Al Maktoum Dubai, còn được gọi là Dubai World Central (DWC), sẽ nằm ở vị trí chiến lược tại phía Nam Dubai (Dubai mới). Dự án sẽ bao gồm một cụm 6 khu vực bao gồm: Thành phố Golf, Thành phố thương mại, Thành phố dân cư, Thành phố hàng không và Thành phố hậu cần Dubai (DLC). “Chúng tôi đang xây dựng một dự án mới cho các thế hệ tương lai, đảm bảo sự phát triển liên tục và ổn định cho con em chúng ta và con cháu của chúng. Dubai sẽ là sân bay, cảng, khu vực kết nối đô thị và trung tâm toàn cầu mới của thế giới”, ông Mohammed viết trong một bài đăng khác. Sân bay quốc tế Al Maktoum sẽ trở thành "ngôi nhà mới" của hãng hàng không top đầu thế giới Emirates với 5 đường bay song song và 400 cổng bay. Ông Paul Griffiths, Tổng giám đốc điều hành của Sân bay Dubai, cho biết siêu dự án này sẽ củng cố vị thế của Dubai trong vai trò trung tâm hàng không hàng đầu: “Sự phát triển của Dubai luôn song hành với sự phát triển của cơ sở hạ tầng hàng không, và hôm nay chúng ta đang chứng kiến ​​một bước tiến táo bạo khác trên hành trình đó”. Bản thiết kế đầu tiên của nhà ga cho thấy sân bay sẽ được xây dựng theo hướng “xanh” với không gian bên trong rộng lớn, thoáng mát và nhiều khung vòm. Phía bên ngoài sẽ là những con đường uốn lượn quanh những hồ nước nhân tạo, bao bọc bởi những ốc đảo cây cọ xanh mát. Al Maktoum được xây dựng theo hướng bền vững, phù hợp với tầm nhìn của UAE trong việc cam kết giảm thiểu khí thải ra môi trường. Chủ tịch Cục Hàng không Dân dụng Dubai kiêm Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn Emirates, ông Sheikh Ahmed bin Saeed nhận định sân bay quốc tế Al Maktoum sẽ là sân bay hiện đại nhất, mở ra "bước tiến vào tương lai". Trên thực tế, việc phát triển thêm một sân bay rộng hơn, quy mô hơn là rất cần thiết tại Dubai.Sân bay quốc tế Dubaiđược biết tới là sân bay bận rộn nhất thế giới về du lịch quốc tế trong 10 năm liên tiếp, thậm chí thường xuyên trong trạng thái quá tải. Năm 2023, Dubai công bố mức kỷ lục 17,15 triệu lượt du khách quốc tế lưu trú qua đêm, tăng gần 20% so với năm trước đó. Tỷ lệ phòng khách sạn bị lấy đầy ghi nhận đạt 77%. Cũng trong năm 2023,Sân bay quốc tế Dubaiđón gần 87 triệu hành khách, cao vượt mức so với nhu cầu trước đại dịch. Dự kiến, Dubai sẽ hoàn thành giai đoạn đầu của Sân bay Quốc tế Al Maktoum trong vòng 10 năm và đi vào hoạt động vào năm 2030.
1f653adc5df3c9bb70f012ad20015317
14/09/2024
5f711f32badc71aae98a7af8e5b90ed8
09:00
d8cdf71171862eb00e39c6d33a5e694a
20240916
https://vietnamfinance.vn/dau-tu-cang-lien-chieu-2-bo-ho-so-da-trinh-thu-tuong-thuc-giai-quyet-dut-diem-d116099.html
eae45c67fe342160f46880c4612d6ca3
Đầu tư Cảng Liên Chiểu: 2 bộ hồ sơ đã trình, Thủ tướng thúc giải quyết dứt điểm
1d639f1a577707280f0dc2db1ac8d3b6
doanh-nghiep-bds
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các đơn vị xem xét giải quyết dứt điểm đối với 2 hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư của 2 nhà đầu tư đã nộp, báo cáo trong tháng 9.
e6d53e8ac25405e299b5552b5bc66fec
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị quán triệt, triển khai Nghị quyết 136 tại buổi làm việc với lãnh đạo TP. Đà Nẵng. Theo đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với UBND TP. Đà Nẵng, Bộ Kế hoạch đầu tư, các cơ quan liên quan trong tháng 9 hoàn thành việc quy hoạch lại khu bến cảng Liên Chiểu. Mục tiêu là xây dựngcảng Liên Chiểuphát triển tổng thể, đồng bộ, hiện đại; bảo đảm kết nối với hệ thống giao thông sau cảng, hệ thống đường cao tốc để khai thác tối đa hiệu quả đầu tư và tạo động lực phát triển cho vùng. UBND TP. Đà Nẵng được giao lựa chọn nhà đầu tư đủ năng lực để thực hiện đầu tư tổng thể và quản lý khai thác, vận hành bến cảng Liên Chiểu đồng bộ, hiện đại, đạt tiêu chuẩn cảng xanh, cảng trung chuyển quốc tế. Việc lựa chọn nhà đầu tư phải bảo đảm công khai, minh bạch. Thủ tướng cũng giao Bộ Kế hoạch đầu tư phối hợp với UBND TP. Đà Nẵng và các Bộ khác xem xét giải quyết dứt điểm đối với 2 hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư của 2 nhà đầu tư đã nộp, báo cáo trong tháng 9. UBND TP. Đà Nẵng cũng cần phối hợp với các Bộ tiếp tục triển khai đầu tư phần hạ tầng dùng chung (giai đoạn 2) gồm đê chắn sóng (đoạn còn lại), các cầu cảng phục vụ di dời các bến phao hàng lỏng hiện hữu, tuyến đường giao thông dùng chung kết nối các bến trong cảng nhằm tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư. Dự án Cảng Liên Chiểu được quy hoạch, đầu tư và xây dựng tại phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu với tổng diện tích 450ha. Dự án gồm hai hợp phần, trong đó hợp phần A - Phần cơ sở hạ tầng dùng chung, với kinh phí đầu tư trên 3.400 tỷ đồng, được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách trung ương và thành phố, đã khởi công cuối năm 2022. Tính đến đầu tháng 9/2024, dự án Đầu tư xây dựng Bến cảng Liên Chiểu - Phần cơ sở hạ tầng dùng chung, đến nay giá trị khối lượng thi công hoàn thành đạt 67,31%. Hợp phần B được kêu gọi đầu tư bằng nguồn vốn tư nhân, tổng vốn đầu tư dự kiến là hơn 48.304 tỷ đồng. Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ. Hiện tại có rất nhiều nhà đầu tư lớn quan tâm đến dự án Cảng Liên Chiểu, trong đó có Tập đoàn Adani của Ấn Độ, Tập đoàn Sumitomo của Nhật Bản… UBND TP. Đà Nẵng đề xuất phương án kêu gọi đầu tư đối với các khu bến cảng nằm trong quy hoạch cảng Liên Chiểu theo hướng đầu tư một lần cho toàn bộ khu cảng (có phân kỳ đầu tư theo quy hoạch), thay cho phương án kêu gọi đầu tư 2 bến khởi động như trước đây.
cc939843b03df2d2a05446ceabc6cc58
14/09/2024
5f711f32badc71aae98a7af8e5b90ed8
07:15
e285afe9b33fa917c60c19bb4cc67ddf
20240916
https://vietnamfinance.vn/nu-ty-phu-giau-nhat-the-gioi-alice-walton-lam-gi-voi-95-ty-usd-d115491.html
fa3e6f450f88e2a233b9da4a2053c9ce
Nữ tỷ phú giàu nhất thế giới Alice Walton làm gì với 95 tỷ USD?
e9d3b0dae41267354d55c0af7d465329
Là con gái duy nhất của nhà sáng lập đơn vị bán lẻ top đầu nước Mỹ Walmart, bà Alice Walton hiện đang là người phụ nữ giàu nhất thế giới với giá trị tài sản ròng lên tới hơn 95 tỷ USD.
982512e77aa51dcaf97b41b77efc4bdc
Người thừa kế Walmart, bà Alice Walton, đã vượt qua người thừa kế L'Oréal, bà Françoise Bettencourt Meyers để trở thành người phụ nữ giàu nhất thế giới với giá trị tài sản ròng dự kiến ​​sẽ vượt qua 100 tỷ USD vào một ngày không xa. Theo Chỉ số tỷ phú Bloomberg, bà Alice Walton, con gái của “ông trùm” bán lẻ Sam Walton, đang sở hữu hơn 95 tỷ USD nhờ giácổ phiếu Walmarttăng vọt 44%, mức cao kỷ lục trong năm nay. Nhà sáng lập chuỗi bán lẻ Walmart, ông Sam Walton có 3 người con, 2 trai và 1 gái. Không giống như 2 anh trai của mình, bà Alice Walton chưa bao giờ tỏ ra hứng thú với việc điều hành Walmart. Thay vào đó, bà chọn tập trung theo đuổi nghệ thuật. Chia sẻ với tờ New Yorker, bà Walton bộc lộ niềm yêu thích với nghệ thuật từ khi còn nhỏ. Lúc 10 tuổi, bà đã mua tác phẩm nghệ thuật đầu tiên: bản sao bức tranh của Picasso. Sau khi tốt nghiệp Đại học Trinity ở San Antonio, Texas, vào năm 1971, bà Walton đã tham gia vào các hoạt động của doanh nghiệp gia đình trong một thời gian ngắn. Sự nghiệp của bà chỉ thực sự bắt đầu vào thời điểm bà tập trung hoạt động trong lĩnh vực tài chính, đòn bẩy giúp bà thành lập Công ty đầu tư Llama Company vào năm 1988. Bà Walton sở hữu một bộ sưu tập nghệ thuật cá nhân đồ sộ, với các tác phẩm gốc của những nghệ sĩ huyền thoại người Mỹ như Andy Warhol, Norman Rockwell, Georgia O'Keeffe… “Sưu tầm là một niềm vui và là một phần quan trọng trong cuộc sống của tôi. Khi xem một tác phẩm nghệ thuật và thấy yêu thích, tôi sẽ muốn sở hữu nó”, bà Walton chia sẻ. Năm 2011, bà Walton đã mở một bảo tàng trị giá 50 triệu USD mang tên Bảo tàng Nghệ thuật Mỹ Crystal Bridges ở Bentonville, Arkansas. Mục đích chính của việc này là tạo ra một địa điểm giúp bà Walton lưu giữ bộ sưu tập nghệ thuật cá nhân trị giá 500 triệu USD của mình. Năm 2014, người thừa kế Walmart đã mạnh tay chi 44,4 triệu USD cho một tác phẩm nghệ thuật của Georgia O'Keeffe. Đây là tác phẩm nghệ thuật được bán với mức giá đắt nhất lịch sử do một nữ nghệ sĩ tạo ra. Bà Walton sau đó đã đem bức tranh đến trưng bày tại bảo tàng ở Arkansas. Không dừng lại ở việc sưu tầm, bà Walton từng quyên góp hàng triệu USD cho nhiều mục đích và chủ yếu là nghệ thuật. Vào tháng 1/2016, bà Walton đã quyên góp 3,7 triệu cổ phiếu Walmart mình sở hữu (ước tính trị giá khoảng 225 triệu USD vào thời điểm đó) cho tổ chức phi lợi nhuận của gia đình, Walton Family Foundation. Đến năm 2017, tổ chức từ thiện này đã tặng 120 triệu USD cho Đại học Arkansas để thành lập một Trường đào tạo Nghệ thuật. Bên cạnh đó, bà Walton cũng có tổ chức từ thiện của riêng mình mang tên quỹ Alice L. Walton, chuyên quyên góp cho các hoạt động từ thiện như nghệ thuật, giáo dục và y tế, theo thông tin trên trang web của quỹ. Ngoài lĩnh vực nghệ thuật, bà Walton cũng là một người quan tâm và đầu tư không ít tiền vào chính trị. Bà thường xuyên quyên góp ủng hộ các ứng cử viên Đảng Cộng hòa và Uỷ ban Vận động Chính trị (PAC), mặc dù trước đó, bà đã dành đến 353.400 USD cho Quỹ Hillary Victory, Ủy ban Gây quỹ chung Hỗ trợứng cử viên Tổng thống Hillary Clintonvà các đảng viên Dân chủ khác, vào năm 2016. Chưa hết, trong quá khứ, bà Walton cũng hoạt động rất tích cực trong lĩnh vực chăn nuôi ngựa ở Texas. Thế nhưng vào năm 2015, bà cho biết bản thân mong muốn dành nhiều thời gian hơn cho Bảo tàng Nghệ thuật Mỹ Crystal Bridges. Chính vì vậy, năm 2017, bà đã bán trang trại Rocking W tại Millsap, Texas, nơi có đồng cỏ rộng hơn 250 mẫu Anh (khoảng 101ha) cùng nhà phụ dành riêng cho gia súc và ngựa. Mức giá bán ra không được tiết lộ, song ban đầu, trang trại được chào với giá 19,75 triệu USD và giảm xuống 16,5 triệu USD sau một thời gian không tìm được chủ nhân mới. Rocking W không phải trang trại duy nhất bà Walton muốn bán. Thời điểm bấy giờ, bà còn giao bán cả trang trại Fortune Bend Ranch, rộng 4.416 mẫu Anh ( hơn 1.700ha) với giá 22,1 triệu USD. Không chỉ có bãi cỏ rộng, bất động sản còn sở hữu một căn nhà 3 ngủ nhìn về phía sông. “Quá nhiều thứ phải làm và bây giờ tôi chỉ muốn tập trung theo một hướng”, bà Walton cho hay.
315410b25cc5af246d0aa58b9169f7fd
14/09/2024
5f711f32badc71aae98a7af8e5b90ed8
13:48
01893a7677fd5e2026b3c87814e5e93c
20240916
https://vietnamfinance.vn/ton-that-bao-lu-hon-10-ngan-ty-bao-hiem-lay-tien-dau-boi-thuong-d116066.html
16d6cb6930800e770b23eee6ba5b5321
Tổn thất bão lũ hơn 10 ngàn tỷ, bảo hiểm lấy tiền đâu bồi thường?
007941874c4fc903a0cdc9ebf7987b55
Trước những thiệt hại về người và tài sản sau cơn bão số 3 (Yagi), theo thống kê các DNBH phi nhân thọ dự phải chi cả chục ngàn tỷ để bồi thường tổn thất, con số này sẽ còn tăng thêm. Vậy tiền bồi thường lấy từ đâu?
2562a4477734690adfe250b43c87faa2
Theo số liệu thống kê của PVI, đến thời điểm hiện tại đơn vị này được xem là DNBH chịu thiệt hại nặng nhất sau cơn bão số 3 vừa qua, tính đến ngày 12/9 đã ghi nhận tổng mức khiếu nại tổn thất hơn 2.000 tỷ đồng (không bao gồm tổn thất về bảo hiểm xe cơ giới và con người) với hơn 500 vụ. Tuy nhiên, BCTC bán niên 2024 của PVI cho thấy, doanh nghiệp đang có khoản dự phòng bồi thường hơn 6.900 tỷ đồng, con số này giảm hơn 15% so với cùng kỳ năm 2023 nhưng cao hơn khá nhiều so với số tiền thiệt hại dự kiến. Tương tự, là một trong những DN cũng chịu thiệt hại khá nặng trong thiên tai vừa qua với hơn 500 vụ tổn thất, dự kiến bồi thường hàng trăm tỷ đồng. Bảo hiểm PTI hiện cũng đang có dự phòng bồi thường ở mức hơn 1.420 tỷ đồng tính đến 30/06/2024. Trong đó, chuyểntái bảo hiểmhơn 675 tỷ đồng. Bảo hiểm MIC hiện cũng đang dự phòng bồi thường hơn 870 tỷ đồng, trong đó chuyển tái bảo hiểm hơn 438 tỷ đồng tính đến 30/06/2024. Bảo hiểm BIC có dự phòng bồi thường hơn 778 tỷ đồng, trong khi dự kiến thiệt hại DN phải bồi thường khoảng 213 tỷ đồng với gần 624 vụ tổn thất. Còn theo BCTC bán niên của bảo hiểm PJICO, dự phòng bồi thường của DN hiện ở mức hơn 1.600 tỷ đồng, trong đó nhượng tái bảo hiểm hơn 916 tỷ, còn giữ lại gần 700 tỷ đồng. Trong khi, tính đến thời điểm này PJICO ghi nhận hơn 500 vụ tổn thất, ước bồi thường hàng trăm tỷ đồng. Số liệu của Cục Quản lý Giám sát Bảo hiểm cho thấy, tính đến thời điểm ngày 12/9/2024, các DNBH đã ghi nhận hơn 9.000 số vụ thiệt hại về tài sản và xe cơ giới, 14 trường hợp tử vong, 18 vụ thuộc nghiệp vụ bảo hiểm sức khoẻ. Tổng số tiền bảo hiểm chi trả thiệt hại về con người và tài sản ước tính khoảng 7.000 tỷ đồng. Chủ yếu thiệt hại đến từ các DNBH phi nhân thọ với các nghiệp vụbảo hiểm tài sản, hàng hải, kỹ thuật, hàng hoá, bảo hiểm xe cơ giới… Theo Cục Quản lý Giám sát Bảo hiểm (Bộ Tài chính), trên đây là những số liệu sơ bộ ban đầu, trong bối cảnh thiệt hại do bão số 3 và hoàn lưu bão gây ra còn phức tạp, do đó số liệu về số vụ tổn thất và giá trị chi trả bồi thường bảo hiểm vẫn chưa thống kê được toàn diện, đầy đủ. Dự kiến sẽ tiếp tục tăng thêm trong thời gian tới. Trao đổi với VietnamFinance, ông Trần Nguyên Đán, chuyên gia kinh tế, thành viên Hội Luật gia Việt Nam cho biết, trong hoạt độngbảo hiểm phi nhân thọtừ trước đến nay, bài toán đa phần vẫn thường thấy đó là lấy doanh thu phí bảo hiểm, trừ đi số tiền bồi thường và các chi phí khác để nhìn ra lợi nhuận của DN. Nhưng bản chất, các DNBH có rất nhiều nghiệp vụ dự phòng, trong đó có 1 khoản được gọi là quỹ dự phòng dao động lớn. Quỹ này được dự báo bởi các nhà bảo hiểm về những sự kiện bảo hiểm lớn, thiệt hại nặng. Số tiền các DN trích lập dự phòng này, tạm thời có thể sẽ mua trái phiếu chính phủ hoặc gửi ngân hàng, nhưng khoản này có tính thanh khoản cao, chuyển đổi thành tiền mặt rất nhanh. “Các DNBH đều đã có đề phòng cho các sự kiện rủi ro lớn, kiểu như bão số 3 (Yagi) vừa qua”, ông Đán nói thêm. Trong một thời gian dài, các công ty BH đã trích lập dự phòng, chưa dùng đến, vì vậy đây là thời điểm sử dụng số tiền đó. Và theo quy định của pháp luật Việt Nam, trích lập dự phòng được đưa vào chi phí hạch toán, nên có thể dự đoán tình hình kinh doanh của các DNBH phi nhân thọ không biến động quá lớn. “Dù thiệt hại ngàn tỷ, nhưng các DNBH phi nhân thọ vẫn có thể đảm bảo trách nhiệm bồi thuờng nhờ có dự phòng trước”, ông Đán nhấn mạnh. Bên cạnh đó, mặc dù con số tạm thống kê thiệt hại là rất lớn, 7.000 tỷ và tương lai có thể tăng thêm nhiều. Ông Đán lưu ý, có thêm 1 công cụ các nhà bảo hiểm từ trước đến nay vẫn sử dụng để tự bảo vệ mình, giảm thiểu thiệt hại đó chính là tái bảo hiểm. Theo ông Trần Nguyên Đán, hầu hết các DNBH phi nhân thọ là nhà bảo hiểm gốc ngoài việc họ chuyển nhượng tái cho các DN chuyên tái bảo hiểm, họ còn tái bảo hiểm lẫn nhau. Bởi mỗi DNBH đều có phòng nhận tái và nhượng tái bảo hiểm nhằm mục tiêu của cơ quan quản lý nhà nước là cân bằng rủi ro giữa các vùng miền trong một quốc gia. “Các DNBH cũng tự chia sẻ và cân bằng rủi ro với nhau trong cùng một đối tượng bảo hiểm. Miền Nam, miền Trung đều tham gia gánh chịu tổn thất của miền Bắc thông qua công cụ tái bảo hiểm này ”, ông Đán lấy ví dụ. Chưa hết, các DNBH phi nhân thọ Việt Nam hiện nay còn một công cụ nữa đó là tái bảo hiểm ra nước ngoài, ví dụ một số DN nhận tái nước ngoài như Swiss Re, Hannover Re…hoặc DNBH vốn nước ngoài như Tokyo Marine tái về các DN tái bảo hiểm của Nhật Bản. “Các DNBH ở quốc gia khác trên thế giới nhận tái của DNBH Việt Nam, nếu có sự kiện bảo hiểm liên quan thì vẫn tham gia chịu rủi ro cho các tổn thất do bão lũ tại Việt Nam”, ông Đán khẳng định. Như vậy, nhờ các công cụ trên năng lực bảo hiểm của các nhà bảo hiểm gốc cao hơn rất nhiều so với vốn chủ sở hữu của họ. Ngoài việc dùng số tiền dự phòng để bồi thường, họ còn có thêm nguồn tài chính từ các nhà tái bảo hiểm. Do đó, khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm. “Việc quan trọng hơn hiện nay, là công tác giám định bồi thường ra sao, vì đây là thảm hoạ lớn, phát sinh nhiều trường hợp ngoài ý muốn, nếu DN không còn đủ giấy tờ để chứng minh thiệt hại, các bên liên quan đều có nguy cơ mất giấy tờ... thì sẽ có hỗ trợ như thế nào từ DNBH và cơ quan quản lý nhà nước”, ông Đán quan tâm thêm.
31ba4277871989c43b91a3e5ac0a7831
14/09/2024
5f711f32badc71aae98a7af8e5b90ed8
12:30
472642b8e1b9039908d5ec9ed889e48b
20240916
https://vietnamfinance.vn/thuc-hu-mot-cuoc-goi-la-danh-cap-tai-khoan-ngan-hang-trong-3-giay-d116100.html
0c674862b87aa0a7961da0061b852a0b
Thực hư: Một cuộc gọi lạ đánh cắp tài khoản ngân hàng trong 3 giây
f43c8680f0201605bbb3691249beb414
Theo Công an tỉnh Đồng Nai, thông tin lan truyền gần đây về việc đánh cắp tài khoản ngân hàng từ những cuộc gọi lạ chỉ trong trong 3 giây là thông tin giả, sai sự thật.
caff6c521f6cf7cba24276d6e95e23e7
Mới đây, Công an tỉnh Đồng Nai đã bác thông tin từ các bài viết trên các trạng mạng nói về việc người dân bị đánh cắp tài khoản ngân hàng, danh bạ điện thoại khi nhận các cuộc gọi lạ. Cơ quan công an khẳng định những thông tin này là sai sự thật, gây hoang mang cho người dân. Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng Công nghệ cao Công an tỉnh Đồng Nai cho biết, thời gian gần đây, trên một số nền tảng mạng xã hội như facebook, zalo… liên tục xuất hiện các bài viết với nội dung “Cục an ninh mạng thông báo rất khẩn cấp: Hãy chuyển thông điệp này cho gia đình và bạn bè của bạn NGAY BÂY GIỜ. Mọi người đã nhận được cuộc gọi từ ĐT: +375602605281, +37127913091, +37178565072, +56322553736, +37052529259, +255901130460 hoặc bất kỳ số nào bắt đầu từ + 371 +375 + 381. Những kẻ này chỉ đổ chuông một lần và cúp máy. Nếu bạn gọi lại, họ có thể sao chép danh sách liên hệ của bạn trong 3 giây và nếu bạn có chi tiết ngân hàng hoặc thẻ tín dụng trên điện thoại, họ cũng có thể sao chép danh sách đó ...”. Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng Công nghệ cao Công an tỉnh Đồng Nai khẳng định đây là thông tin giả, sai sự thật. Thực tế, nội dung tin giả trên đã xuất hiện vào các năm 2021, 2022 và Cục Viễn thông – Bộ Thông tin truyền thông trả lời báo VietNamNet ngày 01/11/2021 cũng đã khẳng định, những cảnh báo lan truyền trên mạng xã hội như nêu trên là không chính xác. Tuy nhiên, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Đồng Nai khuyến cáo người dân không nên gọi lại, chỉ nên gọi lại khi biết chắc chắn đó là số điện thoại của người thân ở nước ngoài. Đồng thời, cảnh giác tối đa đối với các tin nhắn, cuộc gọi dẫn dụ đầu tư tài chính, chứng khoán; tuyển dụng cộng tác viên “việc nhẹ, lương cao”; giả danh Công an, Viện Kiểm sát… đe doạ bắt, khởi tố, hướng dẫn cài các ứng dụng giả mạo, hỗ trợ lấy lại tiền bị lừa đảo… Trường hợp cần thiết, đề nghị người dân liên hệ số điện thoại của phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng Công nghệ cao Công an tỉnh Đồng Nai: 0993.390518, 02513.685134 để được hướng dẫn, hỗ trợ.
2b92020e43a22c74ae13902b452641a2
14/09/2024
5f711f32badc71aae98a7af8e5b90ed8
18:01
dbf0c7db88d4f903d1cda0d0a66ad013
20240916
https://vietnamfinance.vn/top-10-xe-ban-chay-mitsubishi-xpander-toyota-vios-lao-doc-d116053.html
616bef027a1c41ae2d8dfe681d33cf75
Top 10 xe bán chạy: Mitsubishi Xpander, Toyota Vios 'lao dốc'
a96b5870ed1d585d99e2366eef80ac0d
Những mẫu xe bán chạy trong các tháng trước như Mitsubishi Xpander, Toyota Vios ghi nhận doanh số “tụt dốc không phanh” và bị đẩy xuống sâu trong bảng xếp hạng doanh số.
7d617ccdc4a0a9e7b8aa0682ecf3603e
Mitsubishi Xforce: Doanh số 2.504 xe Doanh số thăng hoa giúp mẫu SUV đô thị cỡ nhỏ Mitsubishi Xforce vươn lên nắm giữ vị trí đầu bảng trong top 10 mẫu xe bán chạy nhất tháng 8/2024, với doanh số 2.504 xe, tăng 756 xe so với tháng trước đó. Đồng thời thứ hạng của mẫu xe này cũng tăng một bậc so với tháng 7/2024. Theo khảo sát, đa số người dùng lựa chọn Xforce vì giá bán cạnh tranh. Bên cạnh đó, thiết kế và nội thất rộng rãi cũng là yếu tố giúp Xforce được đánh giá cao. VinFast F5: Doanh số 2.200 xe Xếp ở vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng 10 mẫu xe bán chạy nhất tháng 8/2024 là xe điện VinFast F5 với doanh số 2.200 xe. Đây cũng là mẫu xe điện hiếm hoi xuất hiện trong bảng xếp hạng này. Tại thị trường Việt Nam, VinFast VF 5 được lắp đặt một động cơ điện công suất tối đa 100 kW, tương đương 134 mã lực cùng mô-men xoắn cực đại 135 Nm. Xe có thể di chuyển được quãng đường tối đa hơn 300km sau mỗi lần sạc đầy. Công nghệ an toàn trên VinFast VF 5 ấn tượng với loạt tính năng hiện đại tích hợp trong gói ADAS. Ford Ranger: Doanh số 1.274 xe “Vua bán tải” Ford Ranger tiếp tục nằm trong top đầu những mẫu xe bán nhiều nhất trong tháng 8/2024 với doanh số 1.274 xe, xếp thứ 3 toàn thị trường. Thiết kế trẻ trung, hiện đại, nhiều phiên bản lựa chọn với các mức giá khác nhau, nhiều trang bị tính năng tiện ích cho người dùng là những yếu tố giúp Ford Ranger được người tiêu dùng trong nước “chọn mặt gửi vàng”. Mazda CX-5: Doanh số 1.070 xe Từng bị rớt xuống vị trí thứ 6 trong tháng 7/2024 thì sang tới tháng 8/2024, mẫu CUV Mazda CX-5 bất ngờ vươn lên vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng (tăng 3 bậc) khi ghi nhận doanh số 1.070 xe bán ra thị trường. So với các đối thủ cạnh tranh trong cùng phân khúc, Mazda CX-5 mở bán với nhiều phiên bản lựa chọn, mức giá từ 749-829 triệu đồng. Trong đó, bản Premium có hai gói tùy chọn Sport (thêm 20 triệu đồng) hoặc Exclusive (thêm 40 triệu đồng). Toyota Vios: Doanh số 1.010 xe Mẫu sedan hạng B Toyota Vios bị đẩy xuống vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng với doanh số bán ra trong tháng đạt 1.010 xe, giảm 735 xe so với tháng liền kề trước đó. Xu hướng người tiêu dùng chuyển hướng sang chọn mua các dòng xe gầm cao khiến cho không ít mẫu xe nằm ở phân khúc xe sedan như Toyota Vios bị ảnh hưởng về doanh số bán hàng. Mitsubishi Xpander: Doanh số 1.003 xe Bước sang tháng 8/2024, doanh số của mẫu MPV đa dụng Mitsubishi Xpander tiếp tục đà giảm mạnh khi chỉ bán được 1.003 xe ra thị trường, bị đẩy xuống vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng. Mitsubishi Việt Nam đang bán 3 phiên bản Xpander (MT, AT, AT Premium) cùng biến thể Xpander Cross ngoại hình đậm chất SUV, giá dao động từ 560-698 triệu đồng. Hyundai Accent: Doanh số 937 xe So với đối thủ cạnh tranh trực tiếp là Toyota Vios, doanh số của Hyundai Accent trong tháng 8/2024 bất ngờ giảm mạnh xuống còn 937 xe (xếp ở vị trí thứ 7). Hyundai Accent đang mở bán trên thị trường thuộc thế hệ mới nhất ra mắt cách đây chưa lâu. Xe có phiên bản số sàn giá 439 triệu đồng và ba phiên bản số tự động có giá dao động từ 489-569 triệu đồng. Toyota Yaris Cross: Doanh số 927 xe Toyota Yaris Cross cũng là một trong những mẫu xe hút khách nhất thị trường Việt Nam những tháng gần đây của Toyota Việt Nam, dù vậy cũng không thể giữ được đà tăng trưởng khi doanh số sụt giảm trong tháng 8/2024. Theo đó, chỉ có 927 xe Yaris Cross được bàn giao đến tay khách hàng Việt Nam trong tháng 8. Ford Everest: Doanh số 812 xe Trong tháng 8/2024, doanh số của Ford Everest bán ra thị trường là 812 xe, xếp ở vị trí “áp chót” trong bảng xếp hạng. Everest nắm giữ tới hơn 60% thị phần trong phân khúc SUV 7 chỗ và là mẫu xe thường xuyên góp mặt trong danh sách 10 mẫu xe bán chạy nhất tháng. Hyundai Creta: Doanh số 613 xe Mẫu xe cuối cùng góp mặt trong bảng xếp hạng 10 mẫu xe bán chạy nhất tháng 8/2024 là Hyundai Creta với doanh số 613 xe. Chính thức ra mắt thị trường vào tháng 3/2022, Hyundai Creta là “đàn em” thay thế cho mẫu Kona (đã ngừng bán) tại thị trường Việt Nam. Xe thuộc phân khúc crossover cỡ B, cạnh tranh với Kia Seltos, Honda HR-V, Toyota Yaris Cross, Mitsubishi Xforce.
81a875512caeb96b3b8737beb995be7c
14/09/2024
5f711f32badc71aae98a7af8e5b90ed8
06:30
f3898cd24888a0f866852d9da4be8c1f
20240916
https://vietnamfinance.vn/bao-hiem-chi-tam-ung-boi-thuong-tang-giam-dinh-vien-len-cac-tinh-lu-lut-d116082.html
61e028689f369a3b486f90a3faabcc61
Bảo hiểm chi tạm ứng bồi thường, tăng giám định viên lên các tỉnh lũ lụt
b3f87f77c48eab89a73e8d4325848d39
Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm sau khi ghi nhận và cử giám định viên xác minh thiệt hại đã nhanh chóng thực hiện bồi thường, tạm ứng chi trả cho cá nhân, tổ chức nhằm sớm ổn định đời sống, khôi phục kinh doanh sản xuất
6c4de948520e8ef7685b220af158b0ff
Tạm ứng chi trả, hoàn tất bồi thường nhanh chóng Chia sẻ thông tin với VietnamFinance, đại diện của bảo hiểm BIC cho biết, ngày 13/09/2024, DN đã tạm ứng số tiền 945 triệu đồngbồi thường bảo hiểmtrách nhiệm dân sự bắt buộc xe cơ giới đối với những hành khách xấu số trên xe khách trong vụ sạt lở tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Đại diện của BIC chia sẻ, ngay sau khi nhận được thông tin về vụ tai nạn xe khách nguyên nhân do sạt lở đất, qua tìm hiểu nắm thông tin được biết, chủ xe khách có tham gia bảo hiểm TNDS xe cơ giới tại công ty BIC, giám định viên của BIC đã nhanh chóng phối hợp với các bên liên quan để xác minh thiệt hại, thu thập hồ sơ. Theo hồ sơ của Cục Cảnh sát Giao thông, vụ tai nạn xảy ra vào ngày 9/9/2024, trên quốc lộ 34 thuộc địa phận xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Đến ngày 12/09/2024 cơ quan chức năng đã tiếp cận hiện trường, tìm thấy 21 thi thể nạn nhân. Trước mắt, BIC đã thực hiện tạm ứng bồi thường về trách nhiệm dân sự đối với hành khách trên xe với mức tạm ứng cao nhất bằng 30% mức bồi thường bảo hiểm quy định của pháp luật, tương đương 945 triệu đồng. Bảo hiểm MIC thông tin, tính đến ngày 13/9, DN đã duyệt bồi thường và tạm ứng bồi thường khoảng 275 triệu đồng. Các vụ tổn thất tại MIC khác đang trong quá trình giám định và xác định nguyên nhân cũng như mức độ tổn thất để làm căn cứ tạm ứng và giải quyết theo quy định, sẽ trong thời gian nhanh nhất. “MIC đang ưu tiên giải quyết những vụ tổn thất đối với con người, còn về tài sản kỹ thuật và hàng hải cần phải đánh giá cụ thể nguyên nhân cũng như mức độ tổn thất và theo đề nghị của khách hàng mới có cơ sở xem xét giải quyết”, vị đại diện của MIC nói thêm. Trước đó, bảo hiểm AIA Việt Nam cho biết, ngày 12/09 sau khi hoàn tất việc rà soát thiệt hại, DN đã thực hiện chi trả xong cho thân nhân của 5 khách hàng bị thiệt hại do con bão số 3 (Yagi), tổng số tiền bồi thường 6,5 tỷ đồng. Như vậy tính đến thời điểm này, sau khoảng 1 tuần cơn bão số 3 (Yagi) quét qua các tỉnh miền Bắc, các DNBH đã nhanh chóng triển khai công tác xác minh thiệt hại và bồi thường, cũng như tạm ứng bồi thường hàng tỷ đồng theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Tăng cường hàng trăm nhân sự, chỉ định thêm giám định viên độc lập Theo thông tin của VietnamFinance, trong bối cảnh thiệt hại do bão số 3 và hoàn lưu bão gây ra còn phức tạp, đặc biệt ở các tỉnh miền núi phía Bắc, do đó, các DNBH tiếp tục cử thêm giám định viên và chỉ định thêm các giám định viên độc lập xuống hiện trường xác minh thiệt hại và hỗ trợ, hướng dẫn người tham gia bảo hiểm hoàn tất thủ tục. Cụ thể, đại diện của bảo hiểm PTI cho biết, đã tăng cường thêm nhận sự bám địa bàn, hiện tổng số giám định viên đã hiện diện tại khắp các tỉnh thành có thiệt hại, bao gồm Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội… và cả các địa phương bị ảnh hưởng bởi hoàn lưu sau bão như Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Tuyên Quang… “Đội ngũ GĐV gần 300 người của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng và tiến hành công tác giám định thiệt hại một cách nhanh chóng ngay khi điều kiện cho phép”, vị đại diện PTI nói thêm. Theo anh Duy Nguyễn, PTI Lào Cai, khó khăn lớn nhất đang gặp phải trong công tác giám định là mất điện và mất sóng viễn thông làm gián đoạn thông tin liên lạc, gây ảnh hưởng đến quá trình hỗ trợ khách hàng. Tuy nhiên, hiện đã kịp thời ứng phó bằng cách ghi nhận hiện trạng thiệt hại nhanh chóng qua ảnh chụp và đưa ra các biện pháp giảm thiểu tổn thất ngay sau khi bão qua. Bảo hiểm VBI cũng nêu, tính đến ngày 13/09, DN đã huy động khoảng gần 200 CBNV/GĐV đang trực tiếp xuống hiện trường. Bên cạnh đó, bảo hiểm PVI cũng đã huy động toàn bộ nhân lực và chỉ định thêm các giám định viên độc lập để tăng cường cho các địa bàn thiệt hại sau lũ, nhanh chóng xử lý hồ sơ, thủ tục. Ngoài ra, Bảo hiểm PTI khuyến khích khách hàng phối hợp chặt chẽ các hãng bảo hiểm trong việc theo dõi diễn biến thời tiết và điều kiện giao thông tại địa bàn để có thể đưa tài sản vào sửa chữa càng sớm càng tốt, cụ thể là ô tô. Ngoài ra, lưu ý với khách hàng nên ưu tiên khắc phục các tổn thất do ngập nước càng sớm càng tốt để tránh những thiệt hại phát sinh. Trước đó, Cục Quản lý Giám sát Bảo hiểm (Bộ Tài chính) cho biết tính đến 17h ngày 12/09/2024, các DNBH (nhân thọ và phi nhân thọ) đã tiếp nhận thông tin hơn 9.000 số vụ thiệt hại về tài sản và xe cơ giới, 14 trường hợp tử vong, 18 vụ thuộc nghiệp vụ bảo hiểm sức khoẻ. Tổng số tiền bảo hiểm chi trả thiệt hại về con người và tài sản ước tính khoảng 7.000 tỷ đồng.
3b872f5eb046a9073e9fe384cd90efa5
14/09/2024
5f711f32badc71aae98a7af8e5b90ed8
08:00
5188aa9e6815c731a69a0c302c772797
20240916
https://vietnamfinance.vn/cho-vay-tieu-dung-di-qua-vung-trung-con-vuong-nhieu-vet-bun-d115915.html
88321c03627b85e3fc59c02a3e6ffd01
Cho vay tiêu dùng: Đi qua vùng trũng, còn vương nhiều vết 'bùn'
f11d14473d75873b9d1ae779237a69c9
Sau giai đoạn chững lại, thị trường cho vay tiêu dùng đã bắt đầu phục hồi trở lại với nhiều tín hiệu tích cực. Song, trong triển vọng lạc quan đấy, các tổ chức tín dụng vẫn đang phải đối mặt với rủi ro mang tên nợ xấu.
660590dfc1bb5b0c1eaef30db8a5124a
Theo báo cáo mới nhất của ResearchAndMarkets, quy mô thị trường tín dụng tiêu dùng toàn cầu đạt 11,5 tỷ USD vào năm 2023 và sẽ tiếp tục duy trì xu hướng tăng trưởng, dự kiến đạt 16,8 tỷ USD vào năm 2032, với tốc độ tăng trưởng (CAGR) là 4,3% trong giai đoạn 2023 - 2032. Không chỉ riêng các nền kinh tế phát triển như Mỹ, châu Âu… mà ngay cả các nền kinh tế mới nổi như Thái Lan, Malaysia và cả Việt Nam cũng ghi nhận xu hướng tăng trưởng tín dụng tiêu dùng. Tại Việt Nam, trong những năm qua, tín dụng tiêu dùng đã có những bước phát triển lớn về cả quy mô dư nợ, số lượng tổ chức tín dụng tham gia lẫn mức độ đa dạng về sản phẩm, dịch vụ. Tính đến cuối năm 2023, tổng dư nợ cho vay phục vụ đời sống, tiêu dùng tại Việt Nam đạt khoảng 2,8 – 2,9 triệu tỷ đồng, chiếm 21% tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế. Trong giai đoạn 2010 đến nay, bình quân tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng luôn cao hơn tốc độ tăng dư nợ tín dụng chung của toàn nền kinh tế. Tham gia thị trường tài chính tiêu dùng ở Việt Nam gồm 2 nhóm chính, ngân hàng thương mại và 16 công ty tài chính được cấp phép. Những năm gần đây, thị trường này còn đón nhận thêm một số công ty fintech. Xét về thị phần, dư nợcho vay tiêu dùngcủa các công ty tài chính khá khiêm tốn, đạt khoảng 138,8 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 5% tổng dư nợ cho vay tiêu dùng tính đến cuối năm 2023. Các ngân hàng thương mại trong nước và ngân hàng nước ngoài chiếm thị phần lớn hơn, đưa cho vay tiêu dùng thành một trong hai lĩnh vực trọng yếu. Về nhóm khách hàng, theo một thống kê của FiinGroup, các công ty tài chính được NHNN cấp phép tập trung cho vay với những khách hàng có thu nhập thấp với các sản phẩm cho vay tín chấp có giá trị nhỏ và thời gian ngắn. Trái lại, các ngân hàng thương mại lại hướng đến nhóm khách hàng có thu nhập trung bình từ 20 triệu đồng/tháng trở lên. Cả công ty tài chính lẫn ngân hàng cùng khai thác nhóm khách hàng có thu nhập từ 7 – 20 triệu đồng/tháng. Còn nhóm khách hàng dưới chuẩn ngân hàng (underbank) có thu nhập dưới 4 triệu đồng/tháng thì không tiếp cận được các tổ chức tín dụng, mà thường tìm đến các kênh phi chính thức, như cầm đồ, P2P, các apps cho vay… Do có sự khác biệt trong nhóm đối tượng cho vay nên lãi suất cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính luôn cao hơn lãi suất cho vay của các ngân hàng. Qua khảo sát nhanh của VietnamFinance, mức lãi suất cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính dao động trong khoảng từ 20 – 50%/năm, thậm chí còn cao hơn khi áp thêm một số loại phí hoặc phụ thuộc vào lịch sử tín dụng của khách hàng. Sau giai đoạn tăng trưởng nhanh, thị trường tài chính tiêu dùng bất ngờ rơi vào vùng trũng kể từ nửa cuối năm 2022. Dưới tác động của đại dịch Covid-19 cũng như suy thoái kinh tế, nhu cầu tiêu dùng của người dân chạm đáy đã kéo theo sự sụt giảm trong dư nợ cho vay tiêu dùng của các tổ chức tín dụng, đặc biệt là các công ty tài chính. Dư nợ cho vay của các ngân hàng và công ty tài chính chỉ tăng 11,3% so với 2022, bằng một nửa so với một năm trước đó. Trong đó, dư nợ tăng của phân khúc này chủ yếu đến từ các ngân hàng còn quy mô dư nợ của các công ty tài chính giảm hơn 9% so với cùng kỳ. Trong năm 2023, nhiều công ty tài chính “bốc hơi” cả nghìn tỷ đồng lợi nhuận, có công ty giảm tới 70% lợi nhuận so với năm trước đó trong bối cảnh thị trường khó khăn chung. Đơn cử như FE Credit ghi nhận mức lỗ trước thuế hơn 3.500 tỷ đồng theo ước tính của MBS. Một số công ty như Home Credit hay MB Shinsei dù không thua lỗ nhưng cũng chứng kiến lợi nhuận “bốc hơi” hơn 70% so với năm trước đó. Song, bước sang nửa đầu năm 2024, thị trường cho vay tiêu dùng đã bắt đầu khởi sắc trở lại. Trong 6 tháng đầu năm 2024, nhiềucông ty tài chínhnhư HD Saison, Home Credit Việt Nam, FE Credit,… đã đua nhau báo lãi trở lại. Trong báo cáo tài chính bán niên 2024, Home Credit ghi nhận khoản lợi nhuận 6 tháng đầu 2024 đạt 474 tỷ đồng, tăng 124% so với cùng kỳ năm 2023. HD Saison cũng khởi sắc với lợi nhuận trước thuế đạt 601 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2024, cao gần bằng lợi nhuận cả năm 2023 (660 tỷ đồng). Ở phía các ngân hàng, sau quý đầu năm “khởi động” chậm chạp, cho vay tiêu dùng cũng đã bắt đầu phục hồi trở lại kể từ quý II/2024 trong bối cảnh sức mua dần tăng trở lại. Theo báo cáo của FiinGroup, thị trường tài chính tiêu dùng đang bước vào một chu kỳ tăng trưởng mới và sự phục hồi của thị trường sẽ rõ rệt hơn từ nửa sau của năm 2024. “Trong ngắn hạn, con đường phục hồi sẽ được hỗ trợ bởi các dấu hiệu tích cực từ môi trường kinh tế vĩ mô bao gồm sự hồi phục của các ngành sản xuất và xuất khẩu dự kiến sẽ cải thiện chất lượng tín dụng và nhu cầu tín dụng của công nhân, lao động động phổ thông, những người có thu nhập từ thấp đến trung bình là tập khách hàng chính trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng, và từ việc số hóa hành trình khách hàng, cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng”, đại diện FiinGroup cho hay. Bên cạnh đó, việc Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều thông tư, quyết định liên quan đến thúc đẩy tín dụng tiêu dùng cũng được cho là sẽ khơi thông dòng chảy tín dụng tiêu dùng trong thời gian tới. Thế nhưng trong triển vọng lạc quan đấy, các công ty tài chính và ngân hàng vẫn đang phải tiếp tục đối mặt với “quả bom” nợ xấu. Theo số liệu của Hiệp hội Ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu của tín dụng cho vay đời sống phục vụ tiêu dùng đạt 3,8% tính đến cuối năm 2023 và đến nay đã nhích lên hơn 4%. Đáng chú ý, dùnợ xấutại các công ty tài chính dù giảm nhẹ từ mức 15% cuối năm 2023 xuống chỉ còn khoảng 14,63% nhưng vẫn ở mức đáng báo động. Điều này buộc nhiều công ty tài chính phải trích lập dự phòng rủi ro nợ xấu lớn, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Còn ở phía các ngân hàng, báo cáo thị trường ngành ngân hàng 6 tháng đầu năm 2024 của Công ty Cổ phần Xếp hạng tín nhiệm đầu tư Việt Nam (VIS Rating) chỉ ra, các ngân hàng tập trung nhiều vào phân khúc bán lẻ và doanh nghiệp vừa và nhỏ ghi nhận tỷ lệ nợ xấu (NPL) mới cao hơn so với các ngân hàng khác. Khó khăn trong thu hồi nợ là một trong những nguyên nhân làm gia tăng nợ xấu của các công ty tài chính. Nhiều người đi vay chây ì, cố tình không trả nợ, thậm chí còn thành lập các hội nhóm bùng nợ trên mạng xã hội, chống đối, vu khống cán bộ thu hồi nợ, làm ảnh hưởng tâm lý cán bộ thu hồi nợ và hình ảnh, uy tín của các tổ chức tín dụng. Cùng chiếm khoảng 21% tổng dư nợ cho vay toàn ngành, bên cạnh cho vay bất động sản, cho vay tiêu dùng là lĩnh vực trọng yếu mà các tổ chức tín dụng đang hướng đến. Tuy nhiên, trước bối cảnh trên, cần sớm tìm ra những giải pháp căn cơ và tổng thể để tháo gỡ những bất cập trong khâu thu hồi nợ cho vay tiêu dùng, từ đó, để thị trường cho vay tiêu dùng phát triển theo đúng tiềm năng vốn có.
fec27897765b81a6f8cd23f2765c21e4
14/09/2024
5f711f32badc71aae98a7af8e5b90ed8
15:30
2008e8bd1549d9e39d2e22ee2d8d4f8b
20240916
https://vietnamfinance.vn/cong-chua-mia-duong-muon-thoai-sach-von-khoi-cong-ty-anh-trai-lam-sep-d116104.html
b237032dbcc4d181162ec1f27d8a001c
'Công chúa mía đường' muốn thoái sạch vốn khỏi công ty anh trai làm sếp
0f7c80c711410b5d3d9db5b8af1bd304
Bà Đặng Huỳnh Ức My, còn được biết tới với biệt danh là "công chúa mía đường", vừa đăng ký bán toàn bộ cổ phiếu đang nắm giữ tại TTC Land, công ty do anh trai Đặng Hồng Anh làm Phó chủ tịch HĐQT.
1fd2715f1b46a8e031de1499807f2995
Theo thông tin vừa công bố, bà Đặng Huỳnh Ức My, em ruột ông Đặng Hồng Anh, Phó Chủ tịch HĐQT CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land, mã SCR) vừa đăng ký bán toàn bộ 110.419 cổ phiếu SCR, nhằm cơ cấu danh mục đầu tư. Thời gian đăng ký giao dịch từ 18/9 đến 17/10, theo phương thức thoả thuận hoặc khớp lệnh trên sàn. Trên thị trường, thị giá SCR vừa chạm lại đáy sau gần 2 năm. Kết phiên giao dịch ngày 13/9, thị giá mã này tạm dừng ở mức 5.390 đồng/cổ phiếu, giảm 27% so với đầu năm. Tạm tính theo mức giá này, ước tính bà My có thể thu về khoảng 600 triệu đồng từ giao dịch thoái vốn kể trên. Nếu thành công, đây sẽ là giao dịch nội bộ đầu tiên năm 2024 đối với mã SCR. Bà Đặng Huỳnh Ức My sinh năm 1981, con gái vợ chồng ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Tập đoàn Thành Thành Công và bà Huỳnh Bích Ngọc. Anh ruột của bà My, ông Đặng Hồng Anh, hiện là Phó Chủ tịch HĐQT TTC Land. Tại TTC Land, bà Huỳnh Bích Ngọc từng giữ chức Chủ tịch HĐQT. Bà Ngọc đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT của TTC Land từ ngày 25/4/2022 và xin từ nhiệm chức vụ này từ ngày 23/4/2024. Còn tại CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa (SBT), bà Ngọc cũng thôi giữ chức chủ tịch HĐQT và bà My đang giữ chức vụ này thay mẹ từ giữa tháng 7/2024. Kết thúc quý II/2024, TTC Land ghi nhận doanh thu 75,5 tỷ đồng, tăng trưởng 10% so với cùng kỳ, lợi nhuận trước thuế đạt 9 tỷ đồng, đạt 56% kế hoạch lợi nhuận năm 2024. Tính đến 30/6, tổng tài sản TTC Land đạt 10.867 tỷ đồng, tăng 2%. Doanh nghiệp ghi nhận hàng tồn kho 4.100 tỷ đồng, trong đó bất động sản dở dang là 2.900 tỷ đồng và hàng hóa bất động sản là 1.168 tỷ đồng. Mới đây, bà Đặng Huỳnh Ức My vừa bán ra lượng lớn cổ phiếu tại một đơn vị thuộc hệ sinh thái TTC khác là CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa (SBT). Cụ thể, bà My đã bán ra 70 triệu cổ phiếu SBT trong ngày 12-26/7, giảm sở hữu về còn 75 triệu cổ phiếu, tương ứng với 9,84%. Tại CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa, bà My đang giữ chức Phó chủ tịch HĐQT kiêm Người đại diện pháp luật. Về tình hình kinh doanh, TTC Land vừa có giải trình về chênh lệch lợi nhuận sau soát xét bán niên. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất bán niên 2024 tại báo cáo soát xét của doanh nghiệp chỉ ghi nhận gần 660 triệu đồng, thấp hơn 88% so với báo cáo tự lập trước đó. TTC Land cho biết thay đổi đáng kể đến từ khác biệt về quan điểm tính thuế của kiểm toán. So với cùng kỳ năm 2023, lợi nhuận của doanh nghiệp này đã giảm 89%, nguyên nhân được giải thích là do sự sụt giảm trong doanh thu tài chính và các khoản thu nhập khác.
4d9995fc8c4ece73ab0026b56704d8bb
14/09/2024
5f711f32badc71aae98a7af8e5b90ed8
18:05
a0e840b948fa43cb904ea5f875bcf890
20240916
https://vietnamfinance.vn/ngan-hang-don-dap-ban-trai-phieu-lai-suat-cao-tranh-thu-hut-tien-truoc-khi-bds-nong-lai-d115606.html
a4113764cadbd15e22a8b4da7b648b04
Ngân hàng dồn dập bán trái phiếu lãi suất cao, tranh thủ hút tiền trước khi BĐS nóng lại
5dee23bc017da05ec541f0c58240f289
Trái phiếu ngân hàng đang trở thành kênh đầu tư cạnh tranh nhờ mức lãi suất hấp dẫn, cao hơn gửi tiết kiệm. Nhiều ngân hàng chào bán trái phiếu cho nhà đầu tư lãi suất với lãi suất từ 5,5%/năm đến gần 8%/năm.
ffb7d81c58e10952ef454a213d60db6a
Điển hình, Ngân hàng TMCP Bản Việt (BVBank) đang chào bán ra công chúng 15 triệu trái phiếu với lãi suất 7,9%/năm. Từ năm thứ hai, lãi suất lô trái phiếu này được tính theo công thức lãi tham chiếu cộng thêm biên độ 2,5%. Vào tháng 10 tới, BVBank dự kiến có thêm một đợt phát hành thứ hai trong năm nay, chào bán 7 triệu trái phiếu. Đây là các đợt chào bán nằm trong kế hoạch phát hành 56 triệu trái phiếu, tương đương huy động 5.600 tỷ đồng từ nay đến đầu năm 2026 của BVBank. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) mới huy động thành công 10.000 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng năm 2024 cho hơn 5.000 nhà đầu tư cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước. Trái phiếu của Agribank có lãi suất 6,68%/năm, cao hơn nhiều so với lãi suất gửi tiết kiệm kỳ hạn 24 tháng của ngân hàng này là 4,8%/năm. Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) đưa ra lãi suất lên tới 7,7%/năm cho các lô trái phiếu phát hành trong năm nay. Bên cạnh đó, từ đầu năm đến nay, hàng loạt ngân hàng khác như Á Châu (ACB), Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Quân đội (MB), Phương Đông (OCB), Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)... đãphát hành trái phiếu riêng lẻnhiều đợt dành riêng cho các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp với mức lãi suất cao, dao động từ 5,45-6,5%/năm. Đơn cử, đầu tháng 8, MB phát hành riêng lẻ thành công 4.000 tỷ đồng trái phiếu có kỳ hạn 3 năm. Đây là trái phiếu không tài sản đảm bảo và có lãi suất cố định ở mức 5,45%/năm. Sau khi huy động thành công hơn 13.000 tỷ đồng trong tháng 7, ACB tiếp tục phát hành thêm 2 lô trái phiếu riêng lẻ trong tháng 8 với quy mô đạt 670 tỷ đồng, lãi suất 6-6,1%/năm cho năm đầu tiên. OCB mới đây cũng huy động được 5.000 tỷ đồng từ việc phát hành trái phiếu không tài sản đảm bảo cho nhà đầu tư, kỳ hạn 2 - 3 năm, lãi suất cố định ở mức 5,6%/năm. Đầu tháng 8, BIDV phát hành thành công hai lô trái phiếu 6 năm và 8 năm, tổng giá trị 2.500 tỷ đồng, đều là trái phiếu không có tài sản đảm bảo và lãi suất cho kỳ đầu tiên lần lượt là 5,58%/năm và 5,88%/năm. VPBank cũng mới phát hành lô trái phiếu đầu tiên trong năm 2024 với tổng giá trị 4.000 tỷ đồng, trái phiếu không có tài sản đảm bảo, có kỳ hạn 3 năm và lãi suất cố định là 5,5%/năm. Bộ Tài chính thông tin, trong 7 tháng năm 2024, đã có 183 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ với tổng giá trị huy động lên tới 174.000 tỷ đồng, tăng gấp 2,78 lần cùng kỳ. Trong đó, ngành ngân hàng dẫn đầu với tổng giá trị phát hành lên tới 136.500 tỷ đồng, chiếm 68,2% tổng giá trị phát hành toàn thị trường. Theo giới phân tích, với tỷ trọng phát hành chiếm ưu thế, đặc biệt là những đợt phát hành với lãi suất hấp dẫn, trái phiếu ngân hàng đang ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ, giữ vai trò dẫn dắt trên thị trường. Hơn nữa, không chỉ thu hút sự chú ý của nhà đầu tư, trái phiếu còn trở thành công cụ chiến lược giúp các ngân hàng củng cố nguồn vốn và đáp ứng những yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn tài chính. Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển cho rằng, việc phát hành trái phiếu kỳ hạn dài trong bối cảnh mặt bằng lãi suất thấp như hiện nay là phù hợp với ngân hàng. Theo đó, các nhà băng có thể hạn chế rủi ro gia tăng về chi phí vốn đầu vào khi lãi suất có xu hướng tăng trở lại. Hiện lãi suất gửi tiết kiệm kỳ hạn trên 12 tháng của ngân hàng thương mại nhà nước khoảng 4,7%/năm, các ngân hàng cổ phần khoảng 5-5,5%/năm. Trái phiếu ngân hàng là một kênh đầu tư an toàn, hiệu quả nếu so với lãi suất gửi tiết kiệm thông thường ở thời điểm hiện tại. So với lãi suất gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng từ 5,5-6%/năm như hiện tại, lãi suất trái phiếu của ngân hàng hấp dẫn hơn, phù hợp với người dòng tiền nhàn rỗi dài hạn. Báo cáo của đơn vị xếp hạng tín nhiệm FiinRatings cho thấy, chênh lệch lợi suất giữa trái phiếu ngân hàng và lãi suất tiền gửi dao động trong khoảng 2-2,5%, tùy theo kỳ hạn. Trong khi đó, lãi suất trái phiếu ngân hàng trong năm 2024 dao động từ 6-7%/năm cho các kỳ hạn 5-10 năm. Mặt bằng lãi suất huy động ở mức thấp khiến trái phiếu ngân hàng đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho các nhà đầu tư, đặc biệt là những người tìm kiếm lợi nhuận ổn định và an toàn trong bối cảnh lãi suất tiền gửi thấp.
412e8ea2c70068c4adeb1334c2f80cf0
14/09/2024
5f711f32badc71aae98a7af8e5b90ed8
12:00
18940d53c58a1ba453fcfbce1ab0609a
20240916
https://vietnamfinance.vn/quang-nam-lien-tuc-gia-han-tien-do-cho-smart-city-cua-regal-group-d115861.html
40e0ec5b2f8bfa54b524067b26f92496
Quảng Nam liên tục gia hạn tiến độ cho Smart City của Regal Group
a853c970f4f4a21dc6d28f4c065c48b4
UBND tỉnh Quảng Nam đã có văn bản điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án Khu đô thị Smart City Quảng Nam tại Đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc, Thị xã Điện Bàn.
8ed3a2769f848ce05cd5af8b6a4d958d
Theo UBND tỉnh Quảng Nam, việc này nhằm tạo điều kiện cho chủ đầu tư triển khai các hồ sơ, thủ tục tiếp theo, đầu tư xây dựng hoàn thành toàn bộ dự án, nghiệm thu, đưa vào sử dụng và kết thúc dự án; địa phương thống nhất điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở Khu đô thịSmart CityQuảng Nam tại Đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn. Cụ thể, dự án đến hết tháng 6/2025 phải thực hiện hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng phần diện tích còn lại để tiếp tục triển khai các thủ tục tiếp theo của dự án. Đến hết tháng 12/2025, dự án phải triển khai thực hiện hoàn thành dự án, nghiệm thu bàn giao đưa dự án vào khai thác sử dụng. Thời gian qua, nguyên nhân chậm tiến độ được cho là do khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, đến nay dự án còn 1,29 ha chưa thực hiện hoàn thành công tác bồi thường và và 7,4 ha chưa được giao đất. Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam, dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị Smart City Quảng Nam tại Đô thị mới Điện Nam – Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn được UBND tỉnh chấp thuận và điều chỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư tại các Công văn số 2518/UBND-KTN ngày 08/5/2020, số 2232/UBND-KTN ngày 16/4/2021 với quy mô dự án 23,33 ha. Tổng mức đầu tư dự án là 196 tỷ đồng. Tiến độ thực hiện dự án từ tháng 5/2020 – 5/2022, được UBND tỉnh thống nhất điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đến tháng 11/2023. Theo đó, dự án đã cơ bản hoàn thành các thủ tục đầu tư xây dựng của dự án gồm lập, trình thẩm định, phê duyệt thiết kế; phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Dự án được chủ đầu tư thực hiện ký quỹ đảm bảo thực hiện dự án với số tiền ký quỹ là 4,8 tỷ đồng, được UBND thị xã Điện Bàn xác nhận. Bên cạnh đó, chủ đầu tư ký quỹ bổ sung đảm bảo thực hiện khi dự án bị chậm tiến độ với số tiền 1,08 tỷ đồng, được Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo nhận tiền ký quỹ. Về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, dự án đã thực hiện hoàn thành công tác bồi thường giải phóng mặt bằng với diện tích 22,04/22,33 ha; phần diện tích còn lại 1,29 gặp khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Dự án đã được UBND tỉnh giao đất với tổng diện tích là 15,93/23,33 ha. Phần diện tích còn lại chưa được giao đất là 7,4 ha (trong đó đã hoàn thiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng 6,11 ha). Được biết, chủ đầu tư của dự án Khu đô thị Smart City Quảng Nam tại Đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc là a Công ty TNHH Một thành viên Smart City. Đây là doanh nghiệp thuộc thành viên của Công ty cổ phần Regal Group (tên cũ là Công ty cổ phần Đất Xanh Miền Trung).
90dd9625e6bc755e95533843710f4b4d
14/09/2024
5f711f32badc71aae98a7af8e5b90ed8
07:45
1ae0c6f6e8df7b265a9a43548f03edec
20240916
https://vietnamfinance.vn/vn-diamond-index-30-vre-nguy-co-bat-bai-mwg-san-sang-the-cho-d116071.html
bda4a86c6fb95202d286a0f9c395f175
VN Diamond Index 3.0: VRE nguy cơ ‘bật bãi’, MWG sẵn sàng thế chỗ
1962295965f64cdf311491d2d579e8d5
VN Diamond Index sẽ giữ nguyên cơ cấu danh mục trong kỳ quý IV/2024. Tuy nhiên, trong kỳ tiếp theo, nếu không thể cải thiện FOL lên 65%, VRE có thể sẽ phải "nhường" chỗ cho MWG.
573a7c05c0ddf7803764921981bbf3ad
Trong bối cảnh Quy tắc xây dựng và quản lý chỉ số các cổ phiếu Kim cương Việt Nam (VN Diamond Index) phiên bản 3.0 sắp có hiệu lực, SSI Research đã đưa ra dự báo về thành phần danh mục VN Diamond Index kỳ quý IV/2024. Được biết, các quỹ ETF sẽ thực hiện tái cơ cấu danh mục kỳ quý IV/2024, với ngày chốt số liệu là 30/9. Ngày công bố sắp tới là 21/10, ngày hoàn thành cơ cấu danh mục là 1/11. Trong khi đó, ngày chỉ số mới có hiệu lực là 4/11. Đáng nói, chỉ số mới sẽ tạo những thay đổi đáng kể khi đánh giá cổ phiếu kim cương. Theo SSI Research cho biết, quy tắc chỉ số mới được thay đổi theo hướng siết chặt điều kiện về thanh khoản của cổ phiếu, trong khi nới lỏng điều kiện về FOL để đảm bảo số lượng cổ phiếu đủ điều kiện vào chỉ số. Bên cạnh đó, quy tắc mới cũng sửa điều kiện lọc P/E, bổ sung quy tắc xác định rổ cổ phiếu chính thức, và thêm tham số wS để hạn chế biến động đối với chỉ số. Với số liệu tạm tính tại ngày 5/9, SSI Research đánh giá, cổ phiếu VRE đang phải đối mặt với nguy cơ bị loại khỏi rổ cổ phiếu kim cương. Nguyên nhân là do tỷ lệ sở hữu nước ngoài (FOL) đã giảm xuống dưới 65%, không còn đáp ứng tiêu chí của quy định mới. Theo đó, mã này sẽ được xếp vào nhóm Chờ loại và áp dụng hệ số wS ở mức 50%, đồng nghĩa với việc giảm 50% tỷ trọng. Nếu FOL không cải thiện được lên trên 65% trong kỳ tới, VRE có thể sẽ “bật bãi”. Trong khi đó, cổ phiếu MWG hiện đã thỏa mãn tiêu chí về chỉ số P/E (dưới 2 lần P/E trung bình của nhóm cổ phiếu ngoài ngân hàng). Tuy nhiên, do tỷ lệ FOL vẫn chưa đạt 95% theo yêu cầu nên mã này vẫn chưa thể trở lại rổ VN Diamond. Cần biết, tại kỳ cơ cấu tháng 4 của HoSE, cổ phiếu MWG đã bị thay thế bởi cổ phiếu BMP của Công ty CP Nhựa Bình Minh. “Do VRE vẫn được giữ lại rổ VN Diamond, số lượng cổ phiếu ngoài ngân hàng vẫn đủ 8, không cần lựa chọn thêm cổ phiếu mới để thay thế”, SSI Research cho hay. Như vậy, trong kỳ cơ cấu quý IV/2024, danh mục chỉ số VN Diamond Index sẽ giữ nguyên. Tuy nhiên, trong kỳ tiếp theo, MWG có thể trở lại rổ chỉ số, nếu VRE chính thức bị loại. Cũng theo SSI Research, trong kỳ quý IV/2024, các cổ phiếu FPT, NLG, KDH, VPB, BMP được tăng tỷ trọng do điều chỉnh thang chia hệ số wFOL. Ước tính, tỷ trọng cổ phiếu FPT sẽ tăng từ 14,73% lên 15%, NLG sẽ tăng từ 3,26% lên 5,66%, VPB tăng từ 3,68% lên 5,22%, KDG tăng từ 2,66% lên 5,29%, BMP tăng từ 0,31% lên 1,44%. Trong khi đó, các cổ phiếu còn lại sẽ giảm tỷ trọng từ 0,1 đến 1 điểm phần trăm để cân đối danh mục. VN Diamond Index được biết tới là một trong những rổ chỉ số đầu tư được chú ý bậc nhất thị trường. Hiện tại, có 5 quỹ ETF sử dụng chỉ số này làm tham chiếu, bao gồm DCVFM VN Diamond, MAFM VNDiamond, BVF VN Diamond, KIM Growth Diamond và ABF VN Diamond, với tổng tài sản ròng đạt khoảng 12,6 nghìn tỷ đồng tính đến ngày 5/9/2024. Trong đó, quỹ DCVF VN Diamond có tổng giá trị tài sản lên đến 12,1 nghìn tỷ đồng. Liên quan tới giao dịch của quỹ ETF này, SSI Research dự báo, các mã được mua vào trong thời gian tới sẽ là FPT, NLG, KDH, VPB.
00e2c49dfe69e3a3860cd26c7fae46a2
14/09/2024
5f711f32badc71aae98a7af8e5b90ed8
11:30
06eef6eacc6201e589ad33297562f8e4
20240916
https://vietnamfinance.vn/cong-nhan-samsung-an-do-tiep-tuc-dinh-cong-quy-mo-lon-gay-gian-doan-san-xuat-d116047.html
9c909155eb1a16adced74925b540558e
Công nhân Samsung Ấn Độ tiếp tục đình công quy mô lớn, gây gián đoạn sản xuất
3b62cc6d6a4cf0ad01baecd550e81b58
Khoảng 900 nhân viên, chiếm một nửa lực lượng lao động tại nhà máy Samsung ở Chennai, Ấn Độ, tiếp tục đình công sang ngày thứ 5. Cuộc đình công đang làm gián đoạn sản xuất tại đơn vị thiết bị tiêu dùng, chủ yếu sản xuất tivi, tủ lạnh và máy giặt.
aa1f92a613939698f762161f528d7169
Các nhân viên Samsung Electronics tại Ấn Độ tiếp tục đình công vào ngày 14/9 sau khi cuộc họp giữa công đoàn của họ, ban quản lý công ty và chính quyền tiểu bang không đưa ra được bất kỳ giải pháp nào, một lãnh đạo công đoàn nói với Reuters. Nhà máy Samsung ở Chennai sản xuất các thiết bị gia dụng như tivi, tủ lạnh và máy giặt, đóng góp 20% đến 30% vào doanh thu hàng năm 12 tỷ USD của Samsung Electronics tại Ấn Độ. Tập đoàn Hàn Quốc này là đơn vị lớn nhất trong ngành điện tử tiêu dùng tại Ấn Độ và đây là thị trường tăng trưởng quan trọng của công ty. Bộ trưởng Lao động Ấn Độ Tamil Nadu đã có cuộc đàm phán với đại diện công đoàn và quan chức Samsung nhằm giải quyết cuộc đình công làm gián đoạn hoạt động nhà máy gần Chennai trong bốn ngày. Hàng trăm công nhân đang đòi tăng lương trong một trong những vụ bất ổn công nghiệp lớn nhất ở Ấn Độ trong những năm gần đây. "Họ (ban quản lý Samsung) đã yêu cầu chúng tôi ngừng đình công, nhưng lại không công nhận công đoàn hoặc nói chuyện với chúng tôi, vì vậy cuộc đình công vẫn tiếp diễn", lãnh đạo công đoàn E. Muthukumar cho biết. Cuộc đàm phán ngày 12/9 có sự tham gia của Bộ trưởng Lao động bang miền Nam Ấn Độ CV Ganesan, Bộ trưởng Lao động K. Veera Raghava Rao, đại diện công đoàn và các quan chức Samsung. Không rõ đại diện nào của Samsung đã tham dự cuộc họp. Reuters trước đó đưa tin ông JB Park, giám đốc điều hành của công ty tại Tây Nam Á, đã đến thăm tiểu bang này cùng với các quan chức cấp cao nhằm mục đích giải quyết vấn đề. Người phát ngôn của công ty cho biết Samsung Ấn Độ đã tích cực làm việc với người lao động "để giải quyết mọi khiếu nại mà họ có thể gặp phải và tuân thủ mọi luật pháp và quy định". Công ty cũng đang thực hiện các biện pháp để duy trì hoạt động không bị gián đoạn và giảm thiểu mọi tác động tiềm ẩn đối với người tiêu dùng. Sự chậm trễ liên tục trong việc sản xuất hàng loạt các tấm wafer trên quy trình GAA 2nm tiên tiến đã buộc Samsung phải rút nhân sự khỏi nhà máy Taylor tại Texas, Mỹ. Trung tâm Taylor ban đầu được lên kế hoạch sản xuất hàng loạt các tấm wafer của các quy trình tiên tiến dưới công nghệ quang khắc 4nm, cho phép Samsung đảm bảo các khách hàng béo bở tại Mỹ. Thật không may, mặc dù ghi nhận tiến triển với nhà máy sản xuất chip, công ty đã phải đối mặt với thách thức đảm bảo năng suất, đặc biệt là với quy trình GAA 2nm. Kết quả với GAA 3nm cũng không mấy khả quan, khi Business Korea báo cáo rằng năng suất của Samsung đối với công nghệ này là 50%, trong khi TSMC có lợi thế đáng kể vì năng suất 3nm của họ nằm trong khoảng 60-70%. Việc Samsung không tăng được con số này đã khiến công ty không thể đảm bảo được đơn đặt hàng từ Qualcomm cho Snapdragon 8 Gen 4 sắp ra mắt, thay vào đó, đơn đặt hàng này được giao độc quyền cho TSMC. Với quy trình GAA 2nm, một người trong ngành cho biết rằng năng suất chỉ ở mức 10-20%, không đủ để bắt đầu sản xuất hàng loạt, chứ đừng nói đến việc nhận được đơn đặt hàng. Tình trạng này là lý do khiến Samsung phải xem xét lại hướng đi của mình đối với nhà máy Taylor ở Texas, rút ​​nhân sự khỏi đó và giữ lại một lực lượng lao động nhỏ. Qualcomm được cho là muốn đưa Samsung vào danh sách đơn đặt hàng Snapdragon 8 Gen 5 của mình vào năm sau, vì việc trao quyền độc quyền cho TSMC sẽ chỉ dẫn đến chi phí sản xuất cao hơn, khiến chipset thậm chí còn đắt hơn so với Snapdragon 8 Gen 4. Giả sử Samsung cải thiện được năng suất, Qualcomm sẽ tự tin bắt đầu đặt hàng Snapdragon 8 Gen 5 cho quy trình "SF2", một tên gọi khác của GAA 2nm.
38c2ecca3a67710abcce6dab7612d3a5
13/09/2024
22bec24180be299a8cba3974a827c387
10:32
53996151bbc9674d1f16e1331e1b4d65
20240916
https://vietnamfinance.vn/trung-quoc-ap-an-phat-cao-nhat-len-pwc-lien-quan-be-boi-kiem-toan-evergrande-d116068.html
d983d0a8f92783bd8a4300377a5161e1
Trung Quốc áp án phạt cao nhất lên PwC, liên quan 'bê bối' kiểm toán Evergrande
70b70e32cc428b345eae46e6b15feaa8
Chính quyền Trung Quốc mới đây đã ra quyết định xử phạt PwC, cơ quan kiểm toán của tập đoàn bất động sản Evergrande, với mức phạt hành chính tối đa gần 297 triệu NDT (gần 42 triệu USD), cũng như đình chỉ hoạt động 6 tháng với một chi nhánh của công ty này.
13294e661f58acdb11cafe5ee7390b36
Ngày 13/9, Bộ Tài chính trung Quốc ra quyết định đình chỉ hoạt động 6 tháng và áp mức phạt 116 triệu NDT (16 triệu USD) đối với PwC Zhong Tian LLP, đơn vị kế toán đã đăng ký và là chi nhánh chính củaPwCtại Trung Quốc, do bê bối liên quan tới việc kiểm toán tập đoàn bất động sản Evergrande. Cùng ngày, Uỷ ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc (CSRC) cũng phạt đơn vị này 297 triệu NDT (41,8 triệu USD) - mức phạt hành chính cao nhất, đồng thời tịch thu tổng doanh thu của đơn vị liên quan đến vụ án Evergrande là 27,7 triệu NDT (3,9 triệu USD). Tổng số tiền phạt của CSRC với PwC là gần 325 triệu NDT. Theo đó, Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc đã áp dụng xử phạt hành chính đối với PwC vì không thực hiện thẩm định báo cáo thường niên và kiểm toán phát hành trái phiếu của Công ty Bất động sản Evergrande theo quy định của Luật Chứng khoán Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Trước đó, vào tháng 5/2024, Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc đã áp dụng các hình phạt hành chính nghiêm trọng đối với công ty phát hành trái phiếu doanh nghiệp bất động sản Evergrande vì hành vi giả mạo tài chính, phát hành gian lận và các hoạt động bất hợp pháp khác sau cuộc điều tra được khởi động từ tháng 3. Ủy ban xác định rằng các báo cáo thường niên năm 2019 và 2020 của Evergrande có hồ sơ sai lệch liên quan tới 5 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Là đơn vị kiểm toán của Evergrande trong thời gian tương ứng, đơn vị PwC cũng bị điều tra. Theo tờ Securities Times, cuộc điều tra của cơ quan chức năng cho thấy PwC đã không thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ của mình trong quá trình kiểm toán báo cáo thường niên năm 2019 và 2020 của Evergrande, không đưa ra phán đoán chuyên môn đúng đắn và không phát hiện ra tỷ lệ gian lận tài chính cao của Evergrande. Theo CSRC, PwC thậm chí đã giúp che đậy và "thậm chí dung túng" hành vi gian lận của Evergrande khi kiểm toán kết quả kinh doanh thường niên của công ty phát triển bất động sản này trong năm 2019 và 2020. CSRC cho biết: "PwC đã làm xói mòn nghiêm trọng nền tảng của luật pháp và thiện chí, đồng thời gây tổn hại đến lợi ích của các nhà đầu tư". PwC Trung Quốc và PwC Zhongtian sau đó đã ra tuyên bố về quyết định của Bộ Tài chính và Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc. Theo đó, đơn vị kiểm toán này cho biết PwC Zhongtian hoàn toàn hợp tác với công tác thanh tra của cơ quan quản lý, "tôn trọng và kiên quyết chấp hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính có liên quan". Sau vụ bê bối, PwC đã từ chức kiểm toán viên cho công ty phát triển bất động sản lớn khác là Country Garden. Công ty bất động sản này cho biết PwC không thể đáp ứng các yêu cầu về thời hạn công bố báo cáo tài chính quá hạn năm 2023 của công ty. Theo hồ sơ nộp lên sàn giao dịch chứng khoán, trong vài tháng qua, ít nhất 50 công ty Trung Quốc, nhiều trong số đó là doanh nghiệp nhà nước hoặc tổ chức tài chính,đã loại PwC khỏi vị trí kiểm toán hoặc hủy bỏ kế hoạch thuêcông ty này do bê bối với Evergrande. Trong số những công ty huỷ bỏ kế hoạch thuê PwC, có cả những công ty lớn như China Merchants Bank - ngân hàng cho vay bán lẻ hàng đầu, Công ty Bảo hiểm Nhân dân Trung Quốc (PICC), Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc,... Gần đây nhất, ngày 5/9, quỹ trái phiếu kỳ hạn E Fund thông báo rằng công ty kế toán E Fund Henggu đã được đổi từ PwC Zhongtian thành E&Y. Trước đó, ngay từ tháng 7 và tháng 8 năm nay, đã có dấu hiệu cho thấy cuộc khủng hoảng với PwC đã lan sang các quỹ. Vào thời điểm đó, một số quỹ thuộc Hongtu Innovation, Chuangjin Hexin và Baoying đã liên tiếp chấm dứt hợp đồng với PwC. Về lý do sa thải, một người trong ngành cho biết: “Trong những trường hợp bình thường, các công ty quỹ có thể thay đổi công ty kế toán thường xuyên dựa trên các yếu tố như phí kiểm toán, số năm phục vụ và yêu cầu về tính độc lập không phải là hiếm. Nhưng như chúng ta đều biết, PwC đang gặp khủng hoảng niềm tin do liên quan đến gian lận tài chính của các công ty bất động sản nổi tiếng. Việc thay thế PwC bằng các công ty kế toán khác không liên quan đến uy tín của PwC”. Những người trong ngành dự đoán rằng nhiều công ty quỹ hơn có thể sa thải PwC trong tương lai, đặc biệt là những công ty đã hết hạn hợp đồng với các cơ quan dịch vụ kiểm toán về sản phẩm của họ. Dữ liệu của Wind cho thấy trong số 12.132 quỹ đại chúng hiện có trên thị trường (chỉ tính mã chính), cơ quan kiểm toán của 5.246 quỹ là PwC, chiếm 43%. Nhưng nếu cuộc khủng hoảng này lan rộng, tỷ lệ này có thể sớm giảm xuống. Số liệu chính thức cho thấy PwC Zhong Tian ghi nhận doanh thu 7,92 tỷ NDT vào năm 2022, trở thành công ty kiểm toán có thu nhập cao nhất Trung Quốc trong năm đó, tiếp theo là EY, Deloitte và KPMG.
cf7d2d4080561fa30952084b92f393c1
13/09/2024
22bec24180be299a8cba3974a827c387
17:19
88802b49fbfa96f3b9b7be862927b17a
20240916
https://vietnamfinance.vn/lang-son-de-nghi-ho-tro-450-ty-khac-phuc-bao-so-3-d116055.html
f1d8615a638cd217d1b463bd3c6922e2
Lạng Sơn đề nghị hỗ trợ 450 tỷ khắc phục bão số 3
db12d422e64b6482cf9a10a417d7fcf8
Với ước tính tổng thiệt hại trên 900 tỷ đồng, Lạng Sơn đề nghị Trung ương hỗ trợ cho tỉnh Lạng Sơn 450 tỷ đồng để khắc phục hậu quả thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ gây ra.
479f53b43f749546aa17ce9bb34483c7
Bão số 3 và mưa lũ đã và đang để lại hậu quả nặng nề cho nhân dân miền Bắc. Tại Lạng Sơn tính đến 15 giờ ngày 12/9, toàn tỉnh có 3 người chết, 10 người bị thương; 12.454 hộ bị thiệt hại về nhà ở; 80 công trình công cộng, công sở bị thiệt hại; 8.172ha nông nghiệp; 18.445ha lâm nghiệp bị ảnh hưởng; 11 hồ chứa thủy lợi bị thiệt hại; 43 vị trí tại các tuyến quốc lộ, 75 vị trí tại đường tỉnh, 193 vị trí đường huyện bị ngập úng, sạt lở đất, cây gãy đổ cản trở giao thông; 138 điểm trên các tuyến đường bị chia cắt; 150 cột điện cao thế và hạ thế bị gãy đổ; một số cột thông tin liên lạc bị ảnh hưởng... Ước tính tổng thiệt hại trên 900 tỷ đồng. Hiện nay các huyện, thành phố vẫn đang tiếp tục rà soát, thống kê, đánh giá mức độ thiệt hại và báo cáo theo quy định. Tỉnh Lạng Sơn đang tập trung chỉ đạo các đơn vị chủ động huy động tối đa các nguồn lực để khắc phục hậu quả bão, mưa lũ để nhanh chóng ổn định lại đời sống cho người dân trên địa bàn; tổ chức cứu trợ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho các hộ dân có nguy cơ thiếu đói, nhất là các hộ tại các khu vực còn bị cô lập, bố trí chỗ ở cho các hộ bị mất nhà ở; chỉ đạo rà soát, thống kê đầy đủ, chính xác toàn bộ thiệt hại do bão số 3 gây ra trên địa bàn, đề xuất nhu cầu hỗ trợ. Đối với các tuyến đường giao thông trên địa bàn tỉnh, Sở Giao thông Vận tải Lạng Sơn đã tổ chức các biện pháp đảm bảo giao thông bước 1. Đến thời điểm hiện tại các vị trí sạt lở cơ bản được thông tuyến; còn lại một vài vị trí hư hỏng nặng đang khắc phục bước 2 để đảm bảo cho nhân dân đi lại thuận lợi, an toàn. Huy động tối đa lực lượng hỗ trợ nhân dân sớm ổn định cuộc sống, sản xuất kinh doanh; khẩn trương thực hiện các biện pháp hỗ trợ các hộ dân có nhà bị sập đổ, hư hỏng nặng để sớm có chỗ ở. Khẩn trương củng cố hệ thống thủy lợi, nạo vét kênh mương, tiêu thoát nước đối với diện tích lúa và rau màu, nuôi thủy sản ngập úng. Hỗ trợ các loại vật tư cần thiết để nhân dân khôi phục sản xuất. Đồng thời, UBND tỉnh Lạng Sơn chỉ đạo Sở Giao thông vận tải Lạng Sơn tổ chức khắc phục, sửa chữa ngay các công trình giao thông; nhất là các vị trí bị sạt lở, thông tuyến tại các tuyến đường đang bị chia cắt, bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh. Điện lực Lạng Sơn khôi phục các hư hỏng của hệ thống cấp điện, đảm bảo cung ứng điện đầy đủ cho nhu cầu sản xuất, sinh hoạt. Hiện nay, đối với các huyện bị ngập úng, Lạng Sơn tiếp tục thực hiện công tác bảo đảm vệ sinh môi trường, thu gom, xử lý rác thải, quét dọn đường phố nhất là tại các khu vực họp chợ, trường học, bệnh viện, khu vực bị ngập úng; xử lý nguồn nước, bảo đảm cung cấp kịp thời nước sạch cho Nhân dân, không để xảy ra tình trạng mất nước, nhiễm bẩn nguồn nước. Lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn cùng với các sở, ngành, huyện, thành phố đã trực tiếp đến thăm hỏi động viên gia đình có người thân bị chết, đồng thời hỗ trợ ban đầu cho người nhà nạn nhân. Chỉ đạo UBND các huyện, thành phố, các ngành khẩn trương tiến hành rà soát, thống kê thiệt hại, khẩn trương khắc phục hậu quả do mưa lớn, lũ, ngập úng gây ra. Để sớm khắc phục thiệt hại và ổn định cuộc sống sinh hoạt cho nhân dân vùng ngập lũ, khu vực bị chia cắt với bên ngoài, Tỉnh Lạng Sơn đề nghị Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ cho tỉnh Lạng Sơn 450 tỷ đồng.
ac805e831f919d32e21926d0b3abce9f
13/09/2024
22bec24180be299a8cba3974a827c387
15:16
49bb9931cb5d18c731eec7d61d6ebaf3
20240916
https://vietnamfinance.vn/cuu-bi-thu-bac-ninh-nguyen-nhan-chien-nhan-hoi-lo-14-ty-dong-d116079.html
fa7952b5d63d0eae8cfaf5a136d5df1b
Cựu Bí thư Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến nhận hối lộ 14 tỷ đồng
ae611f184a7bb9d04c6e865952d692df
Cựu Bí thư Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến bị viện kiểm sát (VKS) truy tố với cáo buộc nhiều lần nhận hối lộ, nhận quà từ cựu chủ tịch AIC và những người khác, tổng số tiền 14 tỷ đồng.
8d05b5f0fcba42e8c28f267838431190
Ngày 13/9, VKS đã ban hành cáo trạng truy tố đối với cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến và cựu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Tử Quỳnh cùng 11 bị can về hành vi nhận hối lộ, đưa hối lộ, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và vi phạm đấu thầu xảy ra tại Sở Y tế Bắc Ninh, Công ty AIC. Trong đó, cùng bị truy tố về tội nhận hối lộ có ông Nguyễn Nhân Chiến, Nguyễn Tử Quỳnh, Nguyễn Hạnh Chung, cựu Phó chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Ninh, Trần Văn Tuynh, cựu Giám đốc Ban Quản lý dự án công trình xây dựng y tế tỉnh. Về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ có bị can Nguyễn Tiến Nhường, cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh bị truy tố. Về tội đưa hối lộ có bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Chủ tịch Công ty AIC (đang bỏ trốn) bị cáo buộc phạm tội. Bà Nhàn trước đó đã 3 lần bị xét xử vắng mặt trong các vụ án xảy ra tại Đồng Nai, Quảng Ninh, TP. HCM với án tổng hợp 30 năm tù. Ngoài ra, 7 người khác bị truy tố về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Theo cáo trạng, ông Nguyễn Nhân Chiến là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh từ năm 2011 - 2015, Bí thư Tỉnh ủy từ năm 2015 - 2020. Khoảng giữa năm 2013, trước khi thực hiện 6 gói thầu mua sắm thiết bị y tế tại Bắc Ninh, các ông Nguyễn Hạnh Chung, Trần Văn Tuynh cùng Lã Tuấn Hưng, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Sông Hồng cùng đến gặp ông Chiến. Tại cuộc gặp, ông Hưng đề nghị với ông Chiến được hỗ trợ tỉnh xin vốn trái phiếu Chính phủ bổ sung để tiếp tục triển khai các dự án dở dang, trong đó có 6 dự án bệnh viện đa khoa tuyến huyện. Điều kiện những người này đưa ra với ông Chiến, sau khi được phê duyệt phân bổ nguồn vốn bổ sung, nhóm công ty Sông Hồng được trúng các gói thầu mua sắm thiết bị y tế của 6 bệnh viện đa khoa tuyến huyện. Ông Nguyễn Nhân Chiến đồng ý và chỉ đạo ông Tuynh, Chung, Hưng báo cáo lại với Nguyễn Tử Quỳnh, Nguyễn Tiến Nhường, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh. Ông Tuynh tiếp tục báo cáo và được các ông Quỳnh, Nhường đồng ý. Sau đó, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Chủ tịch Công ty AIC cũng liên hệ đề nghị Trần Văn Tuynh về việc hỗ trợ xin nguồn vốn bổ sung cho tỉnh Bắc Ninh. Điều kiện bà Nhàn đưa ra cũng giống nhóm công ty Sông Hồng, xin được trúng thầu 6 gói thầu thiết bị y tế. Ông Tuynh đã trao đổi, thống nhất với bà Nhàn, ông Hưng sau đó báo cáo ông Chiến về việc phân chia cho Công ty AIC trúng 3 gói thầu, nhóm công ty Sông Hồng trúng 3 gói thầu. Ông Chiến đồng ý với đề nghị này. VKS cáo buộc, nhóm công ty của Lã Tuấn Hưng và nhóm Công ty AIC được phân chia, trúng 6 gói thầu cung cấp thiết bị y tế, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước hơn 48 tỷ đồng. VKS cáo buộc, từ năm 2014 - 2020, vào các dịp lễ, Tết, ông Nguyễn Nhân Chiến đã 13 lần nhận tiền, quà biếu của bà Nhàn, tổng 13 tỷ đồng. Trong đó lần nhiều nhất là ông Chiến nhận 3 tỷ đồng sau khi AIC trúng ba gói thầu cung cấp thiết bị y tế tại Bệnh viện đa khoa huyện Thuận Thành, huyện Lương Tài và Gia Bình. 12 lần còn lại, ông Chiến nhận từ bà Nhàn tại phòng làm việc ở trụ sở UBND và Tỉnh ủy Bắc Ninh, một lần tại nhà riêng. Số tiền mỗi lần từ 500 triệu đến 1 - 2 tỷ đồng, dưới hình thức 'quà biếu'. Ngoài ra, từ năm 2015 đến 2017, vào dịp lễ tết, ông Chiến 5 lần nhận quà biếu của ông Tuynh, mỗi lần 200 triệu đồng, tổng một tỷ đồng. VKS cáo buộc, ông Chiến nhận hối lộ 4 tỷ đồng, 10 tỷ đồng dưới dạng 'quà biếu'. Ông đã nộp lại 14 tỷ đồng, trong đó 4 tỷ đồng là tiền hưởng lợi, còn lại là 'tự nguyện nộp để khắc phục hậu quả vụ án'.
d98b6e6e58c9177f26372e965d2d65f0
13/09/2024
22bec24180be299a8cba3974a827c387
20:17
ef5f0dad9c881b77e56f7c31e79e3596
20240916
https://vietnamfinance.vn/ngan-hang-dau-tien-giam-lai-suat-cho-vay-cho-khach-hang-sau-bao-so-3-d116045.html
41a7bf022b95e6da515f14c7e7968709
Ngân hàng đầu tiên giảm lãi suất cho vay cho khách hàng sau bão số 3
f7dc9eb5338d82b76df852199ae2db87
VPBank giảm trực tiếp lãi suất cho vay cho tất cả các khách hàng cá nhân có khoản vay hiện hữu tại ngân hàng và có tài sản bảo đảm nhằm hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão số 3.
da7faa67df178c584ac6d8d5ad83eb2f
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa phát đi thông báo quyết định triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất cho vay đối với khách hàng cá nhân hiện hữu chịu ảnh hưởng do bão số 3 (Yagi). Như vậy, VPBank là ngân hàng đầu tiên thực hiện chỉ đạo của NHNN về việc xem xét miễn giảm lãi vay, cơ cấu nợ và hỗ trợ khách hàng vay mới bị ảnh hưởng bởibão số 3. Theo đó, VPBank sẽ giảm trực tiếp lãi suất cho vay cho tất cả các khách hàng cá nhân có khoản vay hiện hữu tại ngân hàng và có tài sản bảo đảm. Cụ thể, VPBank sẽ giảm 1%lãi suấtđối với các khoản vay trung và dài hạn, 0,5% lãi suất đối với các khoản vay ngắn hạn trong thời gian từ 13/9 – 31/12/2024. Chương trình hỗ trợ lãi suất của VPBank được áp dụng tại tất cả các tỉnh thành phố đang chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão Yagi như Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Thái Nguyên, Yên Bái … Ngoài giảm lãi suất vay, VPBank cũng triển khai cho vay với lãi suất cực kỳ hấp dẫn chỉ 6,5%/năm cố định 12 tháng đầu tiên cho toàn bộ các khách hàng có nhu cầu vay trả nợ trước hạn tại ngân hàng khác hoặc vay mua bất động sản, vay xây dựng sửa chữa nhà. Trong cuộc họp mới đây, NHNN chi nhánh Hải Phòng và Quảng Ninh – hai đơn vị bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 – đã thống kê sơ bộ tổn thất của khách hàng sau cơn bão. Theo thống kê sơ bộ, Hải Phòng và Quảng Ninh hiện có khoảng 12.000 khách vay, với tổng dư nợ hơn 26.000 tỷ đồng bị thiệt hại sau cơn bão số 3. Trong đó, các ngành nghề như lĩnh vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản, lĩnh vực sản xuất kinh doanh và thương mại, lĩnh vực cầu cảng, tàu bè đánh bắt thủy hải sản,… bị ảnh hưởng nhiều nhất. Để hỗ trợ cho người dân, Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú yêu cầu các ngân hàng “không thu nợ bằng mọi cách mà phải linh hoạt, trở thành 'chỗ dựa' cho doanh nghiệp. Toàn bộ ngành ngân hàng lúc này cần hỗ trợ để người dân phục hồi sản xuất, làm ăn, từ đó có nguồn tiền hoàn trả lại nhà băng”. Ngoài ra, NHNN chi nhánh tỉnh Quảng Ninh và TP. Hải Phòng cũng đã đề xuất 5 nhóm giải pháp để khắc phục khó khăn, hỗ trợ khách hàng khôi phục, phát triển sản xuất, kinh doanh, bao gồm: Thứ nhất, đề nghị các tổ chức tín dụng, chi nhánh tổ chức tín dụng trên địa bàn thực hiện cơ cấu lại thời hạn, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng, thiệt hại do cơn bão số 3. Thứ hai, xem xét miễn, giảm lãi vay cho các khách hàng bị thiệt hại. Thứ ba, tiếp tục cho vay mới đối với khách hàng để khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão theo các quy định hiện hành. Thứ tư, thực hiện xử lý nợ, xử lý rủi ro theo các quy định hiện hành đối với khách hàng thiệt hại nặng, mất khả năng chi trả. Thứ năm, chính quyền địa phương nhanh chóng hỗ trợ ngay cho nhân dân, tập trung vào các đối tượng sau: (1) Người nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại ở trên biển do mưa, bão; (2) Người trồng lúa, hoa màu và trồng rừng bị thiệt hại; (3) Hỗ trợ cho người dân có nhà bị tốc mái, bị đổ sập; (5) Hỗ trợ đối với tàu du lịch, tàu cá bị chìm, hư hỏng do mưa bão.
cfa1f2be0e8e4639758135a7fdea03f2
13/09/2024
22bec24180be299a8cba3974a827c387
10:45
da88fa890a5b7e351f54a9c290fd2d35
20240916
https://vietnamfinance.vn/nha-tap-the-cu-nat-ha-noi-tinh-gia-so-do-hon-120-trieu-m2-d116038.html
dd5fbd862b61af0d2746dfd65085735f
Nhà tập thể cũ nát Hà Nội: Tính giá sổ đỏ hơn 120 triệu/m2
3efb49da10313ee54fe8b7643b48e657
Những căn nhà tập thể cũ xập xệ, chất lượng xuống cấp, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn khi sử dụng những vẫn được rao bán với mức giá cao ngất ngưởng.
4cd101582500f3fe372ea9ad74358da1
Tại thời điểm tháng 10/2023, những cănnhà tập thể cũKim Liên (phường Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội) từng được hét với giá bán dao động từ 3 tỷ đến 5 tỷ đồng, tuỳ vào diện tích và vị trí căn nhà. Đơn cử, căn nhà tập thể nằm ở tầng 1 có diện tích khoảng 70m2, 2 phòng ngủ, mặt tiền 4m được rao bán với mức giá 4,8 tỷ đồng. Trong khi đó, một căn nhà tập thể khác có diện tích 45m2 (nhà B8, khu tập thể Kim Liên), 2 phòng ngủ được rao bán ở thời điểm đó với giá 3,1 tỷ đồng. Thời điểm hiện tại mức giá bán tại các căn nhà tập thể ở đây có phần hạ nhiệt hơn trước. Trong quá trình tìm mau căn hộ để ở gần phố, Chị Mai Linh được một môi giới tên Hiển chuyên làm nhà phố giới thiệu một căn nhà tập thể tại B18 Kim Liên, nằm ở tầng 3 có diện tích 60m2 (diện tích trong sổ đỏ là 23m2) rao bán với mức giá 2,8 tỷ đồng. Theo lời mô giới Hiển.: “Trước đây căn nhà này được chủ rao bán với mức giá trên 3 tỷ đồng. Căn nhà tập thể này có diện tích vừa vặn, phù hợp với gia đình nhỏ, những cặp vợ chồng trẻ có con nhỏ. Bên cạnh đó, vị trí căn nhà có nhiều tiện ích như gần chợ, trường mầm non, trường tiểu học, THPT Kim Liên, trường THCS Đống Đa, các trường đại học, bệnh viện”. “Mua xong nếu chưa có nhu cầu sử dụng thì em vẫn có thể cho thuê nhà lại với mức giá khoảng 6 - 7 triệu đồng/tháng. Do gần các trường đại học nên nhu cầu thuê nhà tại đây là rất lớn”, môi giới này cho hay. Một căn nhà tập thể Lương Định Của (quận Đống Đa, Hà Nội), một môi giới tên Nguyên ra giá cho căn hộ tập thể có diện tích 60m2 (diện tích trong sổ đỏ 16m2), 2 phòng ngủ, đủ công năng với giá hơn 2,46 tỷ đồng. “Nếu anh đồng ý đặt cọc mua luôn, chủ nhà giảm xuống còn mức giá hơn 2,2 tỷ đồng”, môi giới này nói. Tìm hiểu căn nhà tập thể tại khu vực nhà tập thể phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, Hà Nội, mô giới Thiện một căn nhà tập thể nằm tại tầng 2 khu C16, có diện tích 80m2, diện tích trong sổ đỏ là 30m2 được chính chủ rao bán với giá hơn 2,95 tỷ đồng. Tại khu vực quận Ba Đình, chính chủ cũng đang ra bán căn hộ tập thể ở tầng 1, nằm trên đường Trần Huy Liệu, phường Kim Mã có diện tích 70m2, mặt tiền 10m rao bán giá 8,5 tỷ đồng (tương đương hơn 121 triệu đồng/m2). Cũng rao bán mức giá tới 100 triệu đồng/m2, căn hộ tập thể trong ngõ phố Hàng Bông, phường Hàng Buồm (quận Hoàn Kiếm) có giá 3,3 tỷ đồng, diện tích trong sổ đỏ là 32,9m2. Chia sẻ với VietnamFinance, chuyên gia kinh tế, PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giá (Bộ Tài chính) cho biết, giá của một căn nhà phụ thuộc vào tính hợp pháp, vị trí của căn nhà và môi trường sống. “Tôi cho rằng việc các căn nhà tập thể dù cũ kỹ ọp ẹp nhưng vẫn có giá cao là có lý do của nó. Bởi những căn nhà tập thể đó trước hay sau thì thành phố cũng sẽ cho cải tạo, cùng với đó là những căn nhà tập thể này nằm ở vị trí đất vàng. Việc họ rao bán giá cao đó là họ chủ yếu bán đất chứ không phải bán nhà. Do đó, đây là chuyện hết sức bình thường”, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nói. “Thời điểm này đang trong thời kỳ “sóng”, cung – cầu mất cân đối, nhà ở khan hiếm nên đội giá cao, tuy nhiên trên thực tế thì không có giao dịch gì đâu”, vị chuyên gia này cho hay. Nhìn nhận về vấn đề này, chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng: “Việc các căn nhà tập thể cũ rao bán với giá cao “ngất ngưỡng” thì lý do chủ yếu đó là những khu vực này nằm trong dự án cải tạo chung cư và được tái định cư tại chỗ với diện tích tương đương hoặc lớn hơn diện tích mà họ đang có. Vì vậy, sẽ có một bộ phận người mua sẵn sàng chi ra mức tiền cao để mua các căn nhà tập thể này với hy vọng như vậy”. Cũng theo vị chuyên gia này, thêm một số lý do khác cũng khiến các căn nhà tập thể cũ này có giá bán cao đó là vị trí căn nhà có nhiều tiện ích thuận lợi như gần chợ, trường học, bệnh viện, công viên, hệ thống điện nước, trung tâm mua sắm,… Trong khi đó, anh Nguyễn Thế Mạnh, môi giới bất động sản tại Hà Nội với thâm niên hơn 10 năm trong nghề cho rằng: “Các căn nhà tập thể cũ hay chung cư cũ về bản chất giá bán của loại nhà này không thể cao được vì đã chất lượng đã xuống cấp, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn khi sử dụng là rất cao. Những loại nhà này chỉ có lợi thế về địa điểm thuận lợi và có giá trước những thông tin cải tạo lại”. “Mức giá rao bán những căn nhà tập thể cũ, chung cư cũ hiện nay đang diễn ra là quá cao. Đa phần những người chọn mua loại căn hộ cũ với mức giá đó chỉ là những người đầu tư, chứ không phải người ở thật. Họ mua nặng về tính đầu tư kỳ vọng tương lai”, anh Mạnh nói.
0a2b6277ab6805563b390a04cbe72ece
13/09/2024
22bec24180be299a8cba3974a827c387
15:00
50f488a55ba3243f3437d477f8990403
20240916
https://vietnamfinance.vn/vinataba-quyen-gop-10-ty-dong-ung-ho-dong-bao-bi-lu-lut-do-con-bao-so-3-d116074.html
08495985deca9a7d9637bbb301da8d52
Vinataba quyên góp 10 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị lũ lụt do cơn bão số 3
c35b21089a431109820cec6ac4e41914
thi-truong
Chiều 13/9/2024, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba) đã tổ chức Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3. 10 tỷ đồng là số tiền mà cán bộ, công nhân viên, người lao động trong toàn Tổng công ty đã quyên góp được sau buổi lễ.
a91bd63353e9b944c2100d73192c15d0
Từ đầu tháng 9 đến nay, bão và hoàn lưu cơn bão số 3 - Yagi gây bão lũ, sạt lở đất, tàn phá nhiều tỉnh miền Bắc. Mưa lũ đã làm hàng trăm người chết, hàng ngàn người bị thương, nhà cửa, cơ sở hạ tầng, trường học bị tàn phá nghiêm trọng. Trong những ngày tới, nhiều yếu tố thời tiết, thiên tai cực đoan dồn dập có thể tiếp tục gây mưa, lũ lớn diện rộng. Với truyền thống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc và tinh thần “tương thân, tương ái” “thương người như thể thương thân”, lãnh đạo tổng công ty và ban thường vụ Công Đoàn Tổng công ty đã kêu gọi cán bộ công nhân viên người lao động trong Tổng công ty mở rộng tấm lòng nhân ái, chia sẻ khó khăn, làm vơi bớt những đau thương, mất mát của người dân tại các tỉnh bị thiệt hại nặng nề do lũ lụt gây ra. Những đóng góp thiết thực sẽ góp phần ổn định lại cuộc sống cho đồng bào Miền Bắc, giúp họ khắc phục, vượt lên số phận, kiên cường chống chọi với thiên tai lũ lụt. Đó không chỉ là hành động đơn thuần “nhường cơm, sẻ áo” đối với đồng bào Miền Bắc ruột thịt trong cơn hoạn nạn, mà còn thể hiện nghĩa cử cao đẹp, tấm lòng nhân ái sẻ chia - một nét đẹp văn hoá của Vinataba đối với xã hội và cộng đồng. Thực hiện tinh thần chỉ đạo của lãnh đạo Tổng công ty và Ban Thường vụ Công đoàn Tổng công ty, các đơn vị trong toàn Tổng công ty đã tích cực hưởng ứng tham gia đóng góp. Mặc dù tình hình sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn nhưng với tinh thần “lá lành đùm lá rách’’, 7.000 người lao động tại các đơn vị trong Tổng công ty đã đồng tâm chia sẻ 1 ngày lương. Tính đến thời điểm hiện tại, tổng số tiền quyên góp là 10 tỷ đồng (trong đó, đóng góp từ 1 ngày lương của toàn thể cán bộ công nhân viên, người lao động là 1.175.000 đồng) Trước mắt, theo kế hoạch, trong tuần tới, Lãnh đạo Tổng công ty sẽ thăm và trực tiếp trao kinh phí hỗ trợ cho các Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh Thái Nguyên, Lào Cai, Yên Bái và sẽ tiếp tục phân bổ nguồn kinh phí ủng hộ cho các địa phương khác trong thời gian sớm nhất. Trước đó, để kinh phí đóng góp kịp thời đến được với người dân, Lãnh đạo Tổng công ty đã trích ủng hộ số tiền 500 triệu đồng cho Quỹ cứu trợ của Ủy ban trung ương MTTQ Việt Nam tại lễ phát động ngày 10/9/2024.
e04bc7e692e63f8f188dc8d6c8f8206f
13/09/2024
22bec24180be299a8cba3974a827c387
17:22
d9a39bb5097e8e57d4da9669ea44fd72
20240916
https://vietnamfinance.vn/quang-ninh-mo-chien-dich-3-ngay-lam-sach-vinh-ha-long-d116069.html
5aab0abaf2327f3d76a7367b9cb9b3cc
Quảng Ninh mở 'Chiến dịch" 3 ngày làm sạch Vịnh Hạ Long
edccdea8a28e9a9b079923370fcba623
Quảng Ninh quyết tâm 3 ngày làm sạch Vịnh Hạ Long, sẵn sàng đón khách du lịch sau bão số 3
aeee72dab0b5a3a4fe814f206e74cfe0
Để ngành Du lịch phục hồi nhanh chóng sau bão, Ông Cao Tường Huy - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đã khẳng định, tất cả những khó khăn của doanh nghiệp du lịch, tỉnh sẽ chỉ đạo tháo gỡ ngay. Sẽ tổ chức chiến dịch 3 ngày làm sạch Vịnh Hạ Long để đón khách du lịch trở lại sau bão số 3. Cơn bão số 3 đổ bộ vào Quảng Ninh đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến người và tài sản, ảnh hưởng lớn, tác động mọi mặt đến đời sống xã hội, trong đó có ngành dịch vụ - du lịch. Theo báo cáo, hầu hết các cơ sở lưu trú trên bờ đều bị thiệt hại liên quan đến vỡ kính, vỡ ngói, hỏng, đổ cây xanh, cột đèn trong khuôn viên; hệ thống điện, điều hòa, nước của nhiều cơ sở bị thiệt hại nặng, tập trung nhiều ở địa bàn Hạ Long, Vân Đồn, Cẩm Phả, Cô Tô; có 27 tàu du lịch và 4 tàu chuyển tải bị đắm; hạ tầng tại Cảng Tàu khách quốc tế Tuần Châu hư hỏng phần mái, các văn phòng trụ sở làm việc, đón tiếp khách của các doanh nghiệp tại cảng đều bị hư hỏng. Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long bị trôi dạt toàn bộ phần pontong bến số 3… Để sớm khôi phục hoạt động dịch vụ - du lịch, ngay sau bão, các đơn vị đã bắt tay ngay vào khắc phục, mục tiêu sớm nhất là đảm bảo các điều kiện để đón khách. Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo, hỗ trợ công tác khắc phục sau bão; tiếp tục tổ chức các chương trình xúc tiến du lịch, rà soát đưa thêm một số điểm tham quan mới vào khai thác nhằm giảm tải cho các khu vực truyền thống. Bên cạnh đó, tiến hành trục vớt ngay các tàu chìm đắm nhằm đảm bảo hoạt động vận tải ổn định, an toàn; có các chính sách giãn, hoãn các khoản nợ từ ngân hàng, chậm nộp bảo hiểm xã hội…
24aa9d82185bb401d71930b04079bd7e
13/09/2024
22bec24180be299a8cba3974a827c387
17:08
4b5e75e6760856b3aadfbb872370c07e
20240916
https://vietnamfinance.vn/ty-phu-pham-nhat-vuong-tra-thu-lai-cho-nhung-canh-tay-dac-luc-con-so-gay-bat-ngo-d116041.html
b89afb25ab07d6fa32769630ac7969d3
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng trả thù lao cho những 'cánh tay' đắc lực: Con số gây bất ngờ
40f94227622e44f2a1ecc0e0a9dc54f4
Phần lớn thu nhập của lãnh đạo các công ty bất động sản thuộc Vingroup tăng nhẹ hoặc giữ nguyên. Tuy nhiên, tổng thu nhập và thù lao tổng giám
c5020c17a8cd051445e185f60960dba8
Đến thời điểm hiện tại, phần lớn các doanh nghiệp niêm yết đã công bố báo cáo tài chính soát xét 6 tháng đầu năm 2023. Trong báo cáo này, các doanh nghiệp cung cấp thêm thông tin về thu nhập, thù lao của ban lãnh đạo chủ chốt. Ghi nhận cho thấy thù lao, thu nhập của ban lãnh đạo của các công ty bất động sản thuộc Tập đoàn Vingroup (mã chứng khoán: VIC) không còn tăng mạnh như nửa đầu năm 2023. Một phần do kết quả số liệu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sụt giảm. Điển hình là ông Phạm Thiếu Hoa - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Vinhomes (mã chứng khoán: VHM) - có mức thù lao gần 4,14 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm 2022. Tổng giám đốc Nguyễn Thu Hằng cũng có thu nhập hơn 12,9 tỷ đồng cho vị trí quản lý, tăng 41,5% so với nửa đầu năm 2023. Đáng chú ý, mức thu nhập của bà Hằng nửa đầu năm 2023 cũng "khủng", gấp 1,5 cùng kỳ năm 2022. Ngoài ra Tổng giám đốc Vinhomes còn nhận được mức thù lao 1,4 tỷ đồng cho vị trí Thành viên HĐQT. Như vậy, tổng thu nhập và thù lao của bà Hằng là gần 14,4 tỷ đồng trong nửa đầu năm. Khác với năm ngoái, tổng mức thù lao của HĐQT Vinhomes trong nửa đầu năm tăng nhẹ lên hơn 9,84 tỷ đồng so với con số gần 9 tỷ đồng của năm ngoái. Tổng thu nhập của ban lãnh đạo quản lý doanh nghiệp này đạt mức 32 tỷ đồng, giảm 30,2% so với nửa đầu năm 2023. Lũy kế 6 tháng, Vinhomes đạt hơn 36.586 tỷ đồng doanh thu thuần giảm 40,9% so với nửa đầu năm 2023. Còn nhớ doanh thu thuần nửa đầu năm ngoái của đơn vị này bất ngờ tăng mạnh, gấp 4,6 lần so với mức 13.394 tỷ đồng cùng kỳ năm 2022. Lợi nhuận sau thuế đạt 11.620 tỷ đồng giảm 46,4% so với nửa đầu năm 2022. Với Công ty cổ phần Vincom Retail (mã chứng khoán: VRE), mức thù lao, lương thưởng của những thành viên chủ chốt có nhiều thay đổi. Chủ tịch HĐQT Thái Thị Thanh Hải vẫn không nhận thù lao như thường lệ. Bà Trần Mai Hoa có tổng thù lao, lương thưởng ở mức 1,31 tỷ đồng so với 7,95 tỷ đồng năm 2023. Bà Mai Hoa chỉ đảm nhận vị trí Tổng giám đốc từ ngày 18/3 đến 23/4. Vị trí này được trao cho bà Phạm Thị Thu Hiền từ ngày 23/4. Bà Hiền cũng là Tổng giám đốc từ ngày 16/10/2023 đến ngày 17/3. Bà Hiền được nhận mức thu nhập gần 5,5 tỷ đồng. Thu nhập của các thành viên khác thuộc Ban giám đốc doanh nghiệp này trong nửa đầu năm là 13,2 tỷ đồng, tăng 20,3%. Nửa đầu năm, Vincom Retail đạt 4.733 tỷ đồng doanh thu, tăng 15% so với mức 4.116 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đạt 2.104 tỷ đồng, tăng 4%. Thu nhập của đội ngũ lãnh đạo Tập đoàn Vingroup hầu như không thay đổi trong nửa đầu năm nay. Tổng thù lao của HĐQT ở mức 6,29 tỷ đồng, tăng 4%. Lương, thưởng chi trả cho Ban tổng giám đốc trong nửa đầu năm là 29,74 tỷ đồng, tăng 12,8%. Chủ tịch HĐQT Phạm Nhật Vượng vẫn không nhận thù lao như các năm trước. Cá nhân ông Trần Việt Quang vẫn nhận 5,99 tỷ đồng cho vị trí Tổng giám đốc, 1,5 tỷ đồng cho vị trí Phó chủ tịch HĐQT như nửa đầu năm 2023. Như vậy, tổng thu nhập của ông Quang vẫn ở mức 7,49 tỷ đồng. Doanh thu thuần của tập đoàn này trong nửa đầu năm đạt 64.065 tỷ đồng, giảm 25,7% so với cùng kỳ năm 2023. Trong khi đó nửa đầu năm ngoái, doanh thu gấp 2,7 lần nửa đầu năm 2022. Đổi lại, lợi nhuận sau thuế 6 tháng của Vingroup ghi nhận 2.053,6 tỷ đồng, gấp 2,1 lần mức 989 tỷ đồng nửa đầu năm 2023.
0329871ed123a0fcddeba65815eb6dfd
13/09/2024
22bec24180be299a8cba3974a827c387
09:11
44111f04eb479f8daa639fdf14982160
20240916
https://vietnamfinance.vn/10-khu-vuc-du-tinh-xay-dung-khu-thuong-mai-tu-do-da-nang-d116005.html
56053fbc5055ea2889b8758cd35b0b8c
10 khu vực dự tính xây dựng khu thương mại tự do Đà Nẵng
5c08ce949158a626603cdc0b29d61cea
TP. Đà Nẵng đã khảo sát và xác định 10 khu vực dự kiến xây dựng các khu chức năng thuộc Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
b317ad86dc537c44b95fb6dd18d2a0a7
Theo đó, vị trí đầu tiên đặt tại khu vực tiếp saucảng biển Liên Chiểuvới diện tích khoảng 100ha. Vị trí thứ 2 đặt tại phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu với diện tích 100ha. Hai vị trí này dự kiến hình thành khu dịch vụ logistics. Vị trí thứ 3 đặt tại khu vực thuộc xã Hoà Liên, huyện Hòa Vang với diện tích lớn nhất khoảng 400ha. Vị trí thứ 4 có diện tích 300ha đặt tại khu vực Khu công nghệ cao mở rộng thuộc xã Hoà Ninh, huyện Hoà Vang. Hai vị trí này dự kiến hình thành các khu sản xuất. Vị trí thứ 5 đặt ở chân núi Bà Nà, diện tích 90ha. Vị trí 6 dự kiến đặt tại khu đô thị sườn đồi thuộc xã Hoà Nhơn, huyện Hoà Vang. Vị trí thứ 7 đặt ở các khu vực thuộc hai bên đường Hoàng Văn Thái với diện tích khoảng 53ha. Cả ba vị trí này dự kiến được đề xuất hình thành các khu thương mại dịch vụ. Hai vị trí thứ 8 và 9 cũng dự kiến hình thành khu dịch vụ logistics gồm vị trí đặt tại Khu công nghiệp Hòa Nhơn, diện tích khoảng 200ha và vị trí đặt tại khu vực phía Tây sân bay Đà Nẵng, diện tích 80ha. Vị trí thứ 10 được dự kiến lấn biển dọc theo bờ biển đường Nguyễn Tất Thành ra vịnh Đà Nẵng với tổng diện tích 420ha. Đây là vị trí mà trong chuyến thị sát các vị trí xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng vào ngày 1/9 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đồng ý về nguyên tắc đối với đề xuất lấn biển. Tuy nhiên, Thủ tướng lưu ý lãnh đạo thành phố cần nghiên cứu, tính toán kỹ các vấn đề nguyên vật liệu san lấp, diện tích đất sau khi lấn biển cần thực hiện đúng chức năng theo tiêu chí Khu thương mại tự do, những vị trí đẹp nhất dành cho sản xuất kinh doanh... TP. Đà Nẵng sẽ đưa các vị trí trên vào đề xuất thành lậpkhu thương mại tự dotrong dự thảo đề án thành lập để trình Thủ tướng. Ngoài các vị trí trên, trong quá trình nghiên cứu, xây dựng đề án, TP Đà Nẵng sẽ tiếp tục xem xét, bổ sung, điều chỉnh các vị trí cho phù hợp, đảm bảo tính khả thi khi triển khai thực hiện.
85aeff7a50f1a2056f5d35a2a3638093
13/09/2024
22bec24180be299a8cba3974a827c387
08:30
c8d4a2c6dfa45c75bee65a8fab367f9a
20240916
https://vietnamfinance.vn/pvtrans-chi-hon-tram-ty-dong-mua-co-phieu-pdv-d116058.html
222d7a338e86bd5c421d6d1807b1e432
PVTrans chi hơn trăm tỷ đồng mua cổ phiếu PDV
d5a4a7f5dc4349c2f0fe41c40b638cf9
Giao dịch mua của PVTrans được thực hiện theo phương án chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng để tăng vốn điều lệ của PDV.
3d9f1935c359c045eeda4d75de0604de
Tổng công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí (PVTrans, HoSE: PVT) mới đây đã đăng ký mua hơn 11,9 triệu cổ phiếu PDV của Công ty Cổ phần Vận tải và Tiếp vận Phương Đông Việt (UPCoM: PDV) nhằm mục đích đầu tư dài hạn. Giao dịch được thực hiện theo phương án chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng để tăng vốn điều lệ của PDV. Giá chào bán bằng mệnh giá (10.000 đồng/cổ phiếu), thấp hơn gần 34% so với thị giá của PDV. Số tiền mà PVTrans dự chi để hoàn tất giao dịch là hơn 119 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ ngày 13/9 đến ngày 16/9. Được biết, PVTrans hiện đang sở hữu 22,4 triệu cổ phiếu PDV, tương đương 51,87% vốn của doanh nghiệp này. Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu được giữ nguyên, số lượng nắm giữ của PVTrans sẽ tăng lên 34,3 triệu cổ phiếu PDV. Bên cạnh PVTrans, các nhà đầu tư khác cũng tham gia vào đợt chào bán của PDV là Công ty TNHH Tân Long, bà Trần Thị Thanh Huyền, bà Trần Thị Thuý Hằng, ông Nguyễn Thái Đạo, ông Nguyễn Xuân Quyền, bà Võ Thị Minh Ngọc và ông Nguyễn Xuân Lộc. Đây đều là lãnh đạo và những người có liên quan đến ban lãnh đạo PDV. Theo phương án chào bán của PDV, tổng số lượng cổ phiếu bán ra là hơn 23 triệu đơn vị, số tiền dự kiến thu về là hơn 230 tỷ đồng. Trong đó, 150 tỷ đồng sẽ dành để đầu tư mua thêm 1 tàu chở dầu/hoá chất trọng tải 19.000 – 25.000 DWT hoặc tàu hàng rời 25.000 – 75.000 DWT; hơn 80 tỷ đồng còn lại dùng để đầu tư mua thêm 1 tàu hàng rời Handysize/Ultramax có trọng tải khoảng 25.000 – 75.000 DWT. Thời gian giải ngân dự kiến trong quý III và quý IV/2024. PDV hiện đang sở hữu và khai thác đội tàu dầu – hóa chất – hàng rời size từ 13.000 – 60.000 DWT khai thác tuyến quốc tế, được tất cả các Oil Major lớn như Chevron, Exxon Mobil, Shell, Petronas…chấp nhận. Vào ngày 4/9 vừa qua, PVTrans đã hoàn tất nhận bàn giao tàu Supramax - PVT Topaz tại Yeosu, Hàn Quốc. Tàu PVT Topaz có trọng tải 57.318 DWT, được đóng vào năm 2009 tại Hàn Quốc với thiết kế hiện đại và điều kiện kỹ thuật tối ưu, đảm bảo tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn khắt khe của ngành vận tải biển. Ngay sau đó, với vai trò đơn vị thành viên của PVTrans, PDV đã ký hợp đồng đưa tàu PVT Topaz vào khai thác chuyến hàng đầu tiên chở 40.000 tấn sắt thép thành phẩm từ Trung Quốc đến Philippines. Được biết, trong hơn 3 năm qua, PVTrans đã tích cực thực hiện chiến lược “trẻ hoá” đội tàu qua việc thanh lý các tàu cũ không còn khả năng khai thác và đầu tư các tàu mới với hiệu năng tốt hơn, đáp ứng các tiêu chuẩn để tham gia các tuyến vận tải quốc tế. Các tàu đầu tư mới cũng sẽ có cơ hội được ký kết hợp đồng cho thuê trên nền giá cao hơn. Việc rót thêm tiền vào PDV không ngoại trừ khả năng nằm trong chiến dịch mua tàu của PVTrans. Trước đó, một đại diện PVTrans từng cho biếtkế hoạchcủa doanh nghiệp trong năm 2024 bao gồm việc chi gần 500 triệu USD để mua 21 tàu mới (khoảng 12.300 tỷ đồng), bao gồm 13 tàu chở dầu, hoá chất, 4 tàu chở dầu khí hoá lỏng (LPG) và 4 tàu chở hàng rời. Năm 2025, số tiền dự chi là hơn 327 triệu USD, đầu tư thêm 10 tàu. Trước đó, trong năm 2023, PVTrans đã tiếp nhận thêm 12 tàu, trong đó mua mới 7 tàu, tham gia hợp đồng thuê 5 tàu, đồng thời thanh lý 2 tàu, đem lại nguồn lợi nhuận khác 50 tỷ. Tuy nhiên, Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) lại cho rằng PVTrans có thể sẽ hạn chế đầu tư trong năm 2024 do tình hình giá tàu neo cao. Theo đó, hiện tại giá các loại tàu, bao gồm cả mảng vận tải dầu thô và hàng rời, đều đang ở mức cao. CAPEX (chi phí tài sản cố định) cho năm 2024 dự báo ở mức 67 triệu USD với việc đầu tư 1 tàu chở dầu/hóa chất, 2 tàu hàng rời, 1 tàu LPG coaster. Dù vậy, việc mở rộng đội tàu trong những năm qua là động lực quan trọng giúp quan PVTrans tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận. Bên cạnh đó, BVSC nhận định một động lực khác cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp vận tải này đến từ việc giá cước tiếp tục duy trì ở mức cao. Theo đó, giá cước tàu dầu thô và dầu sản phẩm được kỳ vọng tăng trong khoảng 10% so với cùng kỳ. Đối với mảng vận tải LPG, PVTrans đã ký hợp đồng mới cho 2 tàu VLGCs (Aquamarine và Global Liberty) cho năm 2024 và 2025 với giá cước tăng hơn 50% so với năm 2023, theo ước tính của BVSC.
c7d409bab2b03f260b3ebdd5fc4fc9d0
13/09/2024
22bec24180be299a8cba3974a827c387
14:09
9a6f688502ecb4299960dc55707694cc
20240916
https://vietnamfinance.vn/ven-man-the-luc-ngoai-so-huu-ngan-hang-viet-d115624.html
ae112f58051658a874060843c7e78d8e
'Vén màn' thế lực ngoại sở hữu ngân hàng Việt
77cb7cabef52db6d0eb2930096eb113b
Nhiều ngân hàng Việt có sự tham gia của cổ đông nước ngoài. Việc thu hút sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài không chỉ giúp các ngân hàng tăng nguồn lực tài chính mà còn hỗ trợ về công nghệ, quản trị, đáp ứng các chuẩn mực quốc tế.
70463bfcd66d27268cf6b69dc5a51de8
Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi quy định ngân hàng phải công bố cáccổ đông nắm từ 1%vốn cùng người có liên quan, trong đó có nhà đầu tư nước ngoài. Theo yêu cầu trên, các ngân hàng đã công khai danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn. Theo đó, ngoài cổ đông cá nhân và tổ chức trong nước, nhiều ngân hàng Việt có sự tham gia của cổ đông nước ngoài. Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) vừa công bố bản cập nhật danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ. Đáng chú ý, danh sách lần này có thêm hai cái tên mới là J.P.Morgan Securities PLC và Nordea 1, SICAV, nắm lần lượt 1,5% và 1,03% cổ phần của MB. Trước đó, vào ngày 16/7, MB đã công bố hai cổ đông lớn khác nắm trên 1% vốn điều lệ là Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam và Pyn Elite Fund. Ngoài ra, MB còn có 4 cổ đông lớn khác là: Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn, Tổng công ty trực thăng Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel) và Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC). Nhóm cổ đông này sở hữu 44,345% vốn điều lệ của MB. Tương tự, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) cũng mới cập nhật danh sách cổ đông sở hữu trên 1% vốn điều lệ. Theo đó, 11 cổ đông đang nắm 37,09% vốn điều lệ MSB. Cá nhân duy nhất nắm trên 1% vốn của MSB là người nước ngoài đó là ông Nilesh Ratilal Banglorewala, với tỷ lệ 3,32% vốn điều lệ. Ông Nilesh Ratilal Banglorewala từng giữ chức giám đốc Khối Quản lý tài chính tại MSB. Nhiều nhà băng khác có đối tác chiến lược là tổ chức nước ngoài, nắm tỷ lệ vốn lớn. Như tại Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB), các nhà đầu tư ngoại đang nắm 20,45% vốn, gồm: Aozora Bank, Ltd (15%) Portal Global Limited (3,03%), Pyn Elite Fund (2,42%). Tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), tổng sở hữu của cổ đông ngoại đạt hơn 21,2%. Trong đó, dẫn đầu về sở hữu của nhóm cổ đông tổ chức là Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) - cổ đông chiến lược nắm gần 1,2 tỷ cổ phiếu, tương đương 15% vốn điều lệ. Ngoài ra, hai quỹ đầu tư là Composite Capital Master Fund và Vietnam Enterprise Investments và người liên quan nắm giữ hơn 6,2% vốn ngân hàng này. Ba tổ chức ngoại tại Ngân hàng TMCP Á Châu là Smallcap World Fund, Inc., Boardwalk South Limited và VOF PE Holding 5 Limited đang nắm giữ hơn 6% cổ phần của nhà băng này. Tại Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM (HDBank), hai quỹ ngoại nắm 4,4% vốn điều lệ là Baillie Gifford Pacific Fund (2,19%) và Pyn Elite Fund (2,2%). Ngân hàng An Bình (ABBank) có cổ đông nước ngoài là Maybank, cũng là cổ đông chiến lược, sở hữu 16,39% vốn điều lệ và là cổ đông có tỷ lệ sở hữu cao nhất. VIB hiện có 18 cổ đông nắm hơn 72% vốn điều lệ. Trong đó, nhà đầu tư chiến lược nước ngoài Commonwealth Bank là cổ đông lớn nhất khi sở hữu hơn 19,8% vốn tại nhà băng này. Trong nhóm Big4, Vietcombank đang có cổ đông chiến lược là Mizuho Corporate Bank nắm 15% vốn và Quỹ đầu tư Chính phủ Singapore (GIC) nắm 1,67% vốn. Cổ đông ngoại của VietinBank là ngân hàng Nhật MUFG đang nắm giữ 19,73% vốn và là tổ chức nắm giữ nhiều cổ phiếu CTG nhất. Trong khi đó, danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ của BIDV có 2 cổ đông là Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Keb Hana Bank. Cổ đông chiến lược Keb Hana Bank sở hữu 15% vốn tại BIDV. Ở chiều ngược lại, nhiều ngân hàng chưa có nhiều sự xuất hiện của cổ đông nước ngoài. Chẳng hạn, tại Eximbank, 2 cổ đông là tổ chức nắm giữ cổ phần trên 1% là Tập đoàn Gelex sở hữu 10% và Công ty Cổ phần Chứng khoán VIX với 3,58%. KienlongBank có 21 cổ đông, gồm 16 cổ đông cá nhân và 5 cổ đông tổ chức, đang nắm hơn 70% vốn điều lệ nhưng trong đó không có cổ đông nước ngoài. Nhiều nhà băng khác như BVBank, Nam A Bank, Saigonbank... đang trong quá trình tìm kiếm các cổ đông chiến lược nước ngoài phù hợp với chiến lược tăng trưởng của ngân hàng. Ngân hàng nói riêng và ngành tài chính nói chung luôn là lĩnh vực thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Dự báo, dòng vốn ngoại sẽ tiếp tục chảy mạnh vào thị trường ngân hàng Việt Nam trong thời gian tới. PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân, Trường Đại học Kinh tế TP. HCM, cho rằng việc thu hút sự tham gia của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài không chỉ giúp các ngân hàng tăng thêm nguồn lực tài chính mà còn là sự hỗ trợ về công nghệ, quản trị, đáp ứng các chuẩn mực quốc tế. Tuy nhiên, có không ít ý kiến cho rằng nhiều nhà đầu tư ngoại chưa mặn mà với thị trường ngân hàng Việt Nam do vấn đề giới hạn tỷ lệ sở hữu và sự hoài nghi về tính minh bạch trong quản trị rủi ro của hệ thống ngân hàng. Ông Dominic Scriven, nhà sáng lập kiêm chủ tịch điều hành Dragon Capital, đánh giá rào cản lớn nhất đối với các nhà đầu tư nước ngoài khi muốn tham gia ngân hàng Việt vẫn là việc hạn chế room cho nhà đầu tư nước ngoài tại một ngân hàng. TS Lê Anh Tuấn, Phó tổng giám đốc Dragon Capital Việt Nam, nhìn nhận rào cản lớn nhất đối với các nhà đầu tư nước ngoài khi muốn tham gia đầu tư vào ngân hàng Việt là mức sở hữu tối đa 30% cho nhà đầu tư nước ngoài tại một ngân hàng Việt Nam. Trong khi đó, không phải ngân hàng nào cũng còn nguyên room, bởi hầu hết nhà băng đã bán vốn cho nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, nhà quản lý cần xem xét nới room, nhằm thu hút vốn ngoại vào ngân hàng. Theo quy định tại Nghị định 01/2014/NĐ-CP về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam, một tổ chức nước ngoài không được sở hữu quá 15%, một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài không được sở hữu quá 20%, một nhà đầu tư nước ngoài và người liên quan không được sở hữu quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam. Tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 30% vốn điều lệ của một ngân hàng thương mại Việt Nam. Tuy nhiên, NHNN đang trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 01/2014/NĐ-CP. Theo đó, trong trường hợp đặc biệt để thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc, Chính phủ quyết định tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức tín dụng nhận chuyển giao bắt buộc tối đa có thể tăng lên 49%, theo quyết định của Thủ tướng. NHNN cho biết, thu hút dòng vốn ngoại được xem là giải pháp quan trọng, đã đề cập tại Quyết định 689/2022 phê duyệt đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025” và kế hoạch hành động của NHNN. Nhưng PGS.TS Nguyễn Hữu Huân cũng tỏ ra băn khoăn khi cho rằng việc nới giới hạn tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài tại một số ngân hàng thương mại lên mức 49% dẫu có thể làm tăng sức hấp dẫn song chiến lược bán vốn nhỏ giọt của các ngân hàng thương mại sẽ là rào cản với các nhà đầu tư nước ngoài. TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính, nêu một góc nhìn bổ sung là nhiều nhà đầu tư nước ngoài yêu cầu chuẩn mực quản trị rất khắt khe nên nhiều ngân hàng Việt vẫn chưa thực sự hấp dẫn với họ. Để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tham gia hệ thống ngân hàng Việt Nam, ông Hiếu cho rằng cần tăng tính minh bạch và đáng tin cậy trong quản trị rủi ro của hệ thống ngân hàng.
337037573b81261957662854fdf678a5
13/09/2024
22bec24180be299a8cba3974a827c387
07:00
fd375dee4843d6afdf6aeae485db529d
20240916
https://vietnamfinance.vn/vang-the-gioi-dat-chua-tung-thay-gia-vang-nhan-trong-nuoc-boc-dau-d116044.html
116fef8bae74779cbf3c06a521a053e3
Vàng thế giới đắt chưa từng thấy, giá vàng nhẫn trong nước 'bốc đầu'?
17441309279dde422bda3c917d3c0254
Giá vàng thế giới chinh phục mốc cao chưa từng thấy trong phiên ngày 13/9, kéo theo nhiều kỳ vọng giá vàng nhẫn trong nước cũng sẽ tăng mạnh thời gian tới.
b1c3908a79ee58a3a860d2304ee1d572
Trong phiên sáng 13/9,giá vàngthế giới chinh phục mốc 2.559,01 USD, tăng 46,73 USD/ounce so với phiên ngày hôm qua. Đây cũng là mức giá cao nhất của kim loại quý này. Trước đó, vào giữa tháng 8, giá vàng đã có phiên tăng sốc tới hơn 2%, đạt mốc 2.507 USD/ounce và xác lập mức giá kỷ lục thời điểm đó. So với mức đỉnh hồi tháng 8, giá vàng thế giới hiện đã tăng mạnh và vượt xa hơn 40 USD. Giá vàng thế giớibật tăng mạnh trong bối cảnh thị trường đặt cược Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất trong tháng 9 này sau khi các số liệu cho thấy xu hướng lạm phát đang dần hạ nhiệt. Theo đó, Bộ Lao động Mỹ cho biết, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tăng lên 230.000 đơn trong tuần đầu tháng 9. Chỉ số giá sản xuất (PPI) cũng tăng nhẹ trong tháng 8, do chi phí dịch vụ cao hơn. Nhận định về diễn biến giá vàng trong thời gian tới, chuyên gia kinh tế David Oxley của Capital Economics cho rằng, xu hướng tăng dài hạn của vàng vẫn còn nguyên vẹn. Song, chuyên gia kinh tế này dự báo giá vàng có thể giảm 12% trong những tháng cuối năm 2024, về mốc 2.200 USD/ounce trước khi chinh phục mức giá kỷ lục 2.750 USD/ounce trong năm 2025. Bà Roukaya Ibrahim, chiến lược gia của BCA Research phân tích, nhu cầu vàng của các ngân hàng trung ương là yếu tố quan trọng, là chất xúc tác cho đà tăng giá. Theo chuyên gia này, vàng tiếp tục vượt trội so với các mặt hàng khác và vẫn là lựa chọn hàng đầu khi nhu cầu về kim loại quý tăng mạnh, đặc biệt là từ ngân hàng trung ương tại các thị trường mới nổi. Tại thị trường trong nước, giá vàng miếng SJC được niêm yết ở mức 78,5 - 80,5 triệu đồng/lượng chiều mua vào – bán ra trong sáng 13/9. Mức giá này không thay đổi so với cuối tuần trước và đi ngang 9 phiên liên tiếp. Cònvàng nhẫnđược giao dịch với giá 77,3 - 78,6 triệu đồng/lượng chiều mua vào – bán ra, giảm 100.000 đồng ở chiều mua và giảm 50.000 đồng ở chiều bán ra. So với đầu năm, giá vàng nhẫn đã tăng khoảng 15 triệu đồng/lượng. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, việc giá vàng thế giới nhảy vọt sẽ có ít nhiều tác động tới giá vàng nhẫn trong nước. Nhìn lại diễn biến trên thị trường vàng từ đầu năm đến nay, chỉ số giá vàng trong nước tăng tới 25%. Đà tăng giá của giá vàng nhẫn tròn trong nước xuất phát từ việc giá vàng thế giới duy trì quanh mức 2.500 USD/ounce.
751da603a96361aa022e398c24067a9e
13/09/2024
22bec24180be299a8cba3974a827c387
09:23
e7bb492de50c6036a3f49df9573aeeaf
20240916
https://vietnamfinance.vn/nha-may-xe-dien-vuon-ra-the-gioi-trung-quoc-yeu-cau-giu-cong-nghe-thiet-yeu-trong-nuoc-d116024.html
b1953d0b4510c45bbd65aa3fd5483df0
Xe điện vươn ra thế giới, Trung Quốc yêu cầu giữ 'bí kíp' công nghệ
7b0390aa6883ef19e6354271022cae81
Trung Quốc đã khuyến cáo mạnh mẽ các nhà sản xuất ô tô đảm bảo công nghệ xe điện tiên tiến sẽ được giữ trong nước, ngay cả khi họ xây dựng các nhà máy trên khắp thế giới để tránh thuế quan trừng phạt đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc.
00bdec0d708f7b1e0633c3559b661a4c
Những nguồn thạo tin cho hay Bắc Kinh đang khuyến khích các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc xuất khẩu cái gọi là "bộ dụng cụ tháo rời" sang các nhà máy ở nước ngoài, nghĩa là các bộ phận chính của xe sẽ được sản xuất trong nước và sau đó được chuyển đến thị trường đích để lắp ráp hoàn thiện. Yêu cầu này được đưa ra khi các công ty từ BYD đến Chery Automobile đang củng cố kế hoạch xây dựng nhà máy ở Tây Ban Nha, Thái Lan và Hungary khi những chiếc xe điện sáng tạo và giá cả phải chăng của họ thâm nhập vào thị trường nước ngoài. Bộ Thương mại Trung Quốc (MOFCOM) đã tổ chức một cuộc họp vào tháng 7 với hơn 10 nhà sản xuất ô tô trong một nỗ lực nhằm bảo vệ bí quyết của ngành công nghiệp xe điện Trung Quốc và giảm thiểu rủi ro về mặt pháp lý. Những công ty này cũng được cảnh báo rằng họ không nên thực hiện bất kỳ khoản đầu tư nào liên quan đến ô tô tại Ấn Độ. Ngoài ra, các nhà sản xuất ô tô muốn đầu tư vào Thổ Nhĩ Kỳ trước tiên phải thông báo cho Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin - cơ quan giám sát ngành công nghiệp xe điện của Trung Quốc, và đại sứ quán Trung Quốc tại Thổ Nhĩ Kỳ. Chỉ thị của Trung Quốc được đưa ra vào thời điểm hầu hết các nhà sản xuất ô tô lớn của Trung Quốc đang tìm cách nội địa hóa sản xuất để tránh thuế đối với xe điện do Trung Quốc sản xuất. Các hướng dẫn của MOFCOM có thể là một đòn giáng vào các quốc gia châu Âu đang mời gọi các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc mở nhà máy với hy vọng sự hiện diện của họ sẽ mang lại việc làm và thúc đẩy kinh tế địa phương. Ví dụ, BYD đang có kế hoạch xây dựng một nhà máy ở Thổ Nhĩ Kỳ, dự kiến ​​có công suất hàng năm là 150.000 xe và tuyển dụng tới 5.000 người. Trong cuộc họp, MOFCOM lưu ý rằng các quốc gia mời các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc xây dựng nhà máy thường là những quốc gia ban hành hoặc cân nhắc các rào cản thương mại đối với xe Trung Quốc. Các quan chức nói với những người tham dự rằng các nhà sản xuất không nên mù quáng chạy theo xu hướng hoặc tin vào những lời kêu gọi đầu tư như vậy từ các chính phủ nước ngoài, các nguồn thạo tin cho biết. Một số công ty Trung Quốc đã bắt đầu mở nhà máy tại Liên minh châu Âu (EU) để tránh thuế. Nhưng ông Valdis Dombrovskis, phó chủ tịch điều hành của Ủy ban châu Âu, gần đây đã cảnh báo rằng những động thái như vậy chỉ có hiệu quả nếu các công ty đáp ứng các yêu cầu về quy tắc xuất xứ quy định mức giá trị tối thiểu phải được tạo ra tại EU. “Bao nhiêu giá trị gia tăng sẽ được tạo ra ở EU, bao nhiêu bí quyết sẽ ở EU? Hay chỉ là một nhà máy lắp ráp hoặc một nhà máy sản xuất ô tô? Đó là một sự khác biệt khá lớn”, ông Dombrovskis nói với tờ Financial Times vào tháng trước. Tại Brazil, hai "gã khổng lồ" xe điện Trung Quốc là BYD và Great Wall Motor đã tuyên bố rằng họ muốn tăng tỷ lệ linh kiện sản xuất tại địa phương và có nguồn gốc tại địa phương trong những năm tới. Mục tiêu là đáp ứng nhu cầu về linh kiện tại địa phương khoảng 50% sản phẩm để xuất khẩu sang các nước Mỹ Latinh khác mà không phải chịu thuế quan, dựa trên các thỏa thuận thương mại của Brazil với họ.Các chính trị gia Thổ Nhĩ Kỳ cho biết vào tháng 7 rằng BYD đã đồng ý xây dựng một nhà máy trị giá 1 tỷ USD ở phía tây đất nước. Bất kỳ nhà máy mới nào cũng được kỳ vọng sẽ cải thiện khả năng tiếp cận của BYD vào EU, vì Thổ Nhĩ Kỳ có thỏa thuận liên minh thuế quan với khối này. Vào tháng 6, Thổ Nhĩ Kỳ đã áp dụng mức thuế 40% đối với xe nhập khẩu từ Trung Quốc.Tại Tây Ban Nha, Chery Automobile hợp tác với một công ty địa phương để mở lại nhà máy cũ của Nissan Motor Co. tại Barcelona. Theo Chery, nhà máy Tây Ban Nha sẽ lắp ráp ô tô từ các bộ phận đã bị "phá dỡ" một phần.
2abd034a7bce4e9ed803f372dfafdc52
13/09/2024
22bec24180be299a8cba3974a827c387
09:15
e2e8f44eef590aa2fb31ef95a3c21aeb
20240916
https://vietnamfinance.vn/ba-truong-my-lan-hau-toa-loat-dn-no-chuc-nghin-ty-trai-phieu-no-lai-keo-dao-d116043.html
2502669b3652ee8e335af8d5fac01a7d
Bà Trương Mỹ Lan hầu tòa: Loạt DN nợ chục nghìn tỷ trái phiếu, nợ lãi kéo dài
f24dfb4d83479b8f57cff8c161f87c19
Nhiều doanh nghiệp liên quan tới bà Trương Mỹ Lan báo lỗ nặng trong nửa đầu năm 2024 và nợ trái phiếu khủng. Chủ Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và đồng phạm chuẩn bị hầu tòa giai đoạn 2.
3cb9d5659ee6d037f9d664979b11438f
Toà án Nhân dân TPHCM vừa có quyết định đưa vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền” và “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới” với bà Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm ra xét xử. Đây là giai đoạn hai của vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Phiên tòa dự kiến diễn ra từ 19/9-19/10. Đồng loạt báo lỗ triền miên Một số doanh nghiệp liên quan tới bà Trương Mỹ Lan vừa có báo cáo tình hình tài chính gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), hầu hết báo lỗ trong nửa đầu năm 2024, trong đó có Công ty Bông Sen, Setra, Quang Thuận. Cụ thể,CTCP Bông Sentrong 6 tháng đầu năm 2024 lỗ 401 tỷ đồng, tăng hơn 43% so với cùng kỳ năm trước, tương đương trung bình mỗi ngày lỗ hơn 2,2 tỷ đồng. Trong kết luận của cơ quan điều tra, Bông Sen Corp. nằm trong danh sách 762 công ty có liên quan đến Công ty Vạn Thịnh Phát của bà Trương Mỹ Lan. CTCP Bông Sen sở hữu nhiều khách sạn, nhà hàng hạng sang, trong đó có Khách sạn Daewoo Hà Nội nằm ở vị trí đắc địa, trung tâm cửa ngõ phía tây của TP Hà Nội với hơn 400 phòng. Đây là một trong những khách sạn 5 sao nổi tiếng ở Hà Nội, được xây năm 1996, từng đón cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton (năm 2000) và các nguyên thủ khác. Trong phiên xét xử ngày 15/3, bà Trương Mỹ Lan đã đề nghị bán khách sạn Daewoo và nhiều tài sản khác để khắc phục hậu quả trong vụ án Vạn Thịnh Phát. Bị cáo Trương Mỹ Lan cho biết, CTCP Bông Sen của gia đình bà chiếm 93,6% cổ phần tại khách sạn Daewoo Hà Nội, còn gia đình bà có cổ phần chi phối tại CTCP Bông Sen. Bông Sen Corp. là một cái tên có tiếng trên thị trường bất động sản phía nam khi sở hữu hàng loạt nhà hàng, khách sạn ở những khu vực “đất vàng” tại trung tâm TPHCM như Khách sạn Bông Sen Sài Gòn (117-123 Đồng Khởi), Khách sạn Palace Saigon (56-66 Nguyễn Huệ), Khách sạn 2 sao Bông Sen Annex (61-63 Hai Bà Trưng), nhà hàng Lemongrass, Calibre, Bier Garden, Vietnam House, Buffet Gánh Bông Sen, bánh Brodard với hệ thống 18 cửa hàng, lữ hành Lotus Tours... Mặc dù sở hữu nhiều đất vàng nhưng Bông Sen có kết quả kinh doanh yếu kém. Trong năm 2023, Bông Sen lỗ 668 tỷ đồng. Con số lỗ năm 2022 là gần 479 tỷ đồng và năm 2021 cũng thua lỗ. Trong báo cáo tài chính gửi HNX,CTCP Dịch vụ - Thương mại TPHCM(Setra - STRC) báo lỗ gần 115 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2024, so với mức lỗ hơn 273 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Trong năm 2023, STRS lỗ gần 220 tỷ đồng, còn năm 2022 lỗ gần 479 tỷ đồng. STRC được biết đến là một trong 4 doanh nghiệp nổi bật liên quan đến Vạn Thịnh Phát của bà Trương Mỹ Lan, với lượng trái phiếu phát hành lớn. Tính tới giữa năm 2024, STRC còn phải trả hơn 3.382 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức 7.419 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, con số này vẫn rất lớn so với vốn chủ sở hữu hơn 409 tỷ đồng. Dư nợ trái phiếu còn hơn 1.998 tỷ đồng. Bên cạnh đó, một doanh nghiệp khác cũng liên quan tới bà Trương Mỹ Lan làCTCP Quang Thuận(QTIC) báo lỗ gần 339 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2024, so với mức lỗ hơn 641 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Theo cơ quan điều tra, Setra cùng 3 công ty khác trong hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát là CTCP Tập đoàn Đầu tư An Đông, CTCP Đầu tư và Phát triển Sunny World, CTCP Đầu tư Quang Thuận đã huy động một lượng trái phiếu khủng. Số tiền này được bà Lan sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, không đúng mục đích phát hành, dẫn đến mất khả năng thanh toán nợ trái phiếu. 3 đơn vị nợ hơn 14.000 tỷ đồng trái phiếu, chậm thanh toán Cũng theo báo cáo gửi HNX, CTCP Quang Thuận có tổng nợ phải trả tính tới cuối tháng 6/2024 là 8.875 tỷ đồng, trong đó tổng dư nợ trái phiếu khoảng 7.500 tỷ đồng so với vốn chủ sở hữu hơn 1.374 tỷ đồng. Trong nửa đầu năm nay, Quang Thuận đã chậm trả lãi và phạt với 60 lô trái phiếu (mỗi lô giá trị 100 tỷ đồng). Tổng tiền lãi và phạt là gần 16,86 tỷ đồng/lô, tương đương khoảng 1.010 tỷ đồng do chưa thu xếp được nguồn vốn và “đang lên phương án xử lý”. Đây là các lô trái phiếu kỳ hạn 5 năm, có tài sản đảm bảo, được phát hành ngày 31/8/2020 do Chứng khoán Tân Việt (TVSI) thu xếp. Lãi suất được đưa ra 11%/năm và có hạn trả lãi định kỳ 6 tháng một lần. Với Setra, trong 6 tháng đầu năm 2024, công ty đã chậm trả lãi kỳ thứ 3 liên tiếp (gồm kỳ 5 ngày 28/2/2023, kỳ 6 ngày 31/8/2023 và kỳ 7 ngày 29/2/2024) cùng lãi phạt kỳ 5 và kỳ 6 đối với tổng cộng 20 lô trái phiếu (mỗi lô giá trị 100 tỷ đồng). Tổng tiền lãi và phạt là gần 16,86 tỷ đồng/lô, tương đương khoảng 337 tỷ đồng. Lý do chậm thanh toán là do Setra chưa thu xếp được nguồn thanh toán và tổ chức phát hành đang xử lý tài sản để thanh toán gốc lãi. Tính tới cuối tháng 6/2024, Bông Sen có tổng nợ phải trả khoảng gần 8.370 tỷ đồng, trong đó có hơn 4.790 tỷ đồng nợ trái phiếu, so với vốn chủ sở hữu 5.264 tỷ đồng. Tính tới cuối năm 2023, Bông Sen có lô trái phiếu BSECH2126003 phải thanh toán gốc là 4.800 tỷ đồng và số tiền lãi và phạt là hơn 1.061 tỷ đồng. Tuy nhiên, Bông Sen đã chậm/không thanh toán gốc, lãi vì “tài khoản bị phong tỏa”. Đây là khoản huy động được phát hành từ tháng 10/2021, có tài sản đảm bảo, do Chứng khoán Tân Việt (TVSI) thu xếp. Lãi suất được đưa ra 10,5%/năm, hạn trả lãi định kỳ 3 tháng một lần. Lô này có kỳ hạn 5 năm, đáo hạn vào 15/10/2026. Tân Việt cũng chính là một trong những đơn vị tư vấn phát hành trái phiếu của Tập đoàn Đầu tư An Đông - doanh nghiệp liên quan đến bà Trương Mỹ Lan. Để khắc phục hậu quả của vụ án Vạn Thịnh Phát, theo nghị quyết ĐHCĐ của Bông Sen hôm 30/8/2023, đại hội cổ đông bất thường đã thông qua phương án chuyển tiền vào tài khoản chỉ định theo yêu cầu của Cơ quan điều tra Bộ Công an. Đại hội cũng thông qua việc xử lý tài sản của công ty để thực hiện nghĩa vụ trái phiếu doanh nghiệp đã phát hành. Các tài sản bao gồm: phần góp vốn của bà Trần Thi Phơ; cổ phần Công ty Daeha; hồ sơ thế chấp một loạt tài sản là bất động sản (tại 56-66 Nguyễn Huệ - Khách sạn Palace; 61-63 Hai Bà Trưng - Khách sạn Bông Sen 2; số 5 Nguyễn Thiệp, 93-95-97 Đồng Khởi... ). Tại đại hội, Chủ tịch Bông Sen Corp. Vũ Thị Hồng Hạnh cho biết, trong các tài sản mà Bông Sen đưa vào để làm tài sản đảm bảo tại hồ sơ phát hành trái phiếu có tài sản đảm bảo là cổ phần tại CTCP Daeha. Đây là cổ phần sở hữu thuộc CTCP Hợp Nhất 1 và Bông Sen có sở hữu cổ phần chi phối tại công ty này.
0b3a039c4b9b63be48b8a966b398948b
13/09/2024
22bec24180be299a8cba3974a827c387
09:20
abe8a44c9c5ad84a7bea100fe621b358
20240916
https://vietnamfinance.vn/gia-iphone-16-tai-viet-nam-dat-hay-re-so-voi-the-gioi-d116040.html
659ec856ece47c59b917af96a9ef83be
Giá iPhone 16 tại Việt Nam đắt hay rẻ so với thế giới?
b2a17670a4a47d9def8b664a45ae338f
Giá iPhone 16 tại thị trường Việt Nam có phần tốt hơn các thị trường khác, khi nằm trong nhóm 13 thị trường có giá tốt nhất.
e112a13494704e20cb51e886312f8f59
Bộ tứ iPhone 16gồm iPhone 16, iPhone 16 Plus, iPhone 16 Pro và iPhone 16 Pro Max được Apple giới thiệu rạng sáng ngày 10/9 (giờ Việt Nam) với một số nâng cấp đáng chú ý. Trong đó, iPhone 16 và 16 Plus thay đổi thiết kế camera, trang bị nút Action thay cho phím gạt chế độ âm lượng, camera chính nâng lên 48 megapixel. Hai mẫu Pro có màn hình lớn hơn trước 0,2 inch, camera góc siêu rộng nâng độ phân giải lên 48 megapixel. Cả bốn mẫu đều có nút chụp mới. Apple cũng trang bị chip A18 cho iPhone 16 tiêu chuẩn và A18 Pro cho iPhone 16 dòng Pro. Ngay sau khi sự kiện ra mắt kết thúc, các nhà bán lẻ điện thoại chính hãng tại Việt Nam đã nhanh chóng cập nhật giá bán niêm yết của iPhone 16 Series. Theo thông tin trên cửa hàng trực tuyến của Apple tại Việt Nam, hai phiên bản iPhone 16 và iPhone 16 Plus có giá bán niêm yết lần lượt từ 22,9 triệu đồng và 25,99 triệu đồng cho phiên bản 128GB bộ nhớ trong. Trong khi đó, iPhone 16 Pro có giá bán khởi điểm từ 28,99 triệu đồng cho phiên bản 128GB. iPhone 16 Pro Max có mức giá từ 34,99 triệu đồng cho bản 256GB. iPhone 16 Pro Max có mức cao nhất 46,99 triệu đồng cho bộ nhớ một TB. Mức giá trên được niêm yết trên cửa hàng trực tuyến Apple Store Online Việt Nam và một số đại lý ủy quyền. Theo website chính thức của Apple, cả bốn mẫu iPhone 16 trên sẽ cho đặt hàng trước từ ngày 20/9 và bán ra từ ngày 27/9 tại Việt Nam, chậm hơn một tuần so với nhóm thị trường đầu tiên. Lưu ý là mỗi khách hàng chỉ được mua hai chiếc iPhone 16 mỗi loại theo hình thức mua đứt hoặc mua trả góp theo tháng, phí dịch vụ thực 1,67% sau khi thanh toán lần đầu 20%. Dựa trên thông tin công bố trên website của Apple, trang Nukeni đã tiến hành xếp hạng giá iPhone 16 chính hãng ở các thị trường. Bảng xếp hạng được tổng hợp từ 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đây là lần thứ hai Việt Nam có tên trong danh sách, sau khi Apple ra mắt cửa hàng trực tuyến hồi tháng 5/2023. So với iPhone 15 ra mắt năm ngoái, giá bán iPhone 16 tại Việt Nam có phần tốt hơn các thị trường khác, khi nằm trong nhóm 13 thị trường có giá tốt nhất. Theo bảng xếp hạng của Nukeni, giá bán phiên bản iPhone 16 tại Việt Nam đứng thứ 13 trong số 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Còn iPhone 16 Plus tại Việt Nam có giá bán đứng thứ 12 trong bảng xếp hạng. Trong khi đó, iPhone 16 Pro và iPhone 16 Pro Max tại Việt Nam có giá bán lần lượt đứng thứ 11 và 13 trong bảng xếp hạng.
7aec2fdd71ccde9bb694fe3d6c1ada87
13/09/2024
22bec24180be299a8cba3974a827c387
08:45
f87383ea6c1a2857f131118b13dad405
20240916
https://vietnamfinance.vn/trung-quoc-cung-ran-dat-ra-lan-ranh-do-trong-quan-he-voi-my-d116070.html
e4fc779ff66d925951386d435cec1ebd
Trung Quốc cứng rắn, đặt ra 'lằn ranh đỏ' trong quan hệ với Mỹ
567106ea604d744157f68c2c4bc14d68
Mở đầu bằng những thông điệp đầy hy vọng về sự thấu cảm lẫn nhau và cải thiện quan hệ, nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc tại Mỹ đã đưa ra một thông điệp cứng rắn vào ngày 12/9 tại New York: “Đừng gây rối và đừng tìm cách thay đổi hệ thống chính trị của Trung Quốc”.
a1988fe46c5543316fbb270cc8b88892
Trong bài phát biểu video tại sự kiện "Tầm nhìn Trung Quốc: Cảm hứng từ quá khứ, tầm nhìn cho tương lai" được tổ chức tại New York, Mỹ ngày 12/9 nhân dịp kỷ niệm 45 năm bình thường hóa quan hệ Mỹ-Trung Quốc, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Tạ Phong cho biết trong 50 năm qua việc mở lại và phát triển quan hệ Trung-Mỹ là sự kiện quan trọng nhất trong quan hệ quốc tế và là đóng góp lớn nhất cho hòa bình và thịnh vượng toàn cầu. “Trong 50 năm tới, việc tìm ra cách đúng đắn để Trung Quốc và Mỹ hòa hợp với nhau sẽ rất quan trọng đối với quan hệ quốc tế. Đó là điều mà cả hai quốc gia và cộng đồng quốc tế cần nhất”, ông Tạ nhấn mạnh. Đại sứ Tạ Phong lưu ý rằng đối với Trung Quốc và Mỹ, tôn trọng lẫn nhau và tin tưởng lẫn nhau là nền tảng cho đối thoại bình đẳng, lợi ích chung là điểm xác định của mối quan hệ Trung Quốc-Mỹ và không bên nào lợi dụng bên nào. Ông nhấn mạnh rằng đối với Trung Quốc và Mỹ, sự hiểu biết và thích nghi lẫn nhau là rất quan trọng, vì “không bên nào có thể hạ bệ bên nào”. Đại sứ Tạ cho biết, lịch sử quan hệ Trung-Mỹ trong 45 năm qua, đặc biệt là những thăng trầm trong những năm gần đây, cho thấy rằng “áp lực, trừng phạt, cô lập, kiềm chế và phong tỏa" không phục vụ mục đích phát triển quan hệ giữa hai bên. “Thay vào đó, chúng mang lại rắc rối và đòi hỏi thêm công sức để bù đắp cho những kết quả không mong muốn”, ông Tạ nhấn mạnh. Ông tiếp tục vạch ra một cách rõ ràng bốn “lằn ranh đỏ” trong quan hệ Mỹ-Trung Quốc là: Đài Loan, dân chủ, nhân quyền và quyền tự do phát triển của Trung Quốc. “Trung Quốc sẽ không lặp lại mô hình lịch sử khi các quốc gia hùng mạnh tìm cách thống trị. Vấn đề Đài Loan là vấn đề quan trọng nhất trong quan hệ Trung Quốc-Mỹ và không được phép vượt qua. Hệ thống chính trị và con đường phát triển của Trung Quốc là không thể thương lượng”, ông Tạ nhấn mạnh. Nhà ngoại giao Trung Quốc khẳng định thêm rằng: “Xung đột và đối đầu không phục vụ lợi ích của bất kỳ ai. Đối thoại và tham vấn là cách tốt hơn để tiến về phía trước. Chính trị hóa, áp đặt đơn thuốc cho người khác về căn bệnh của chính mình và kéo dài khái niệm 'an ninh quốc gia' sẽ không dẫn đến đâu cả”. Đại sứ Tạ chỉ ra rằng Trung Quốc sẽ kiên trì cam kết thúc đẩy hiện đại hóa Trung Quốc, tìm kiếm con đường đúng đắn để Trung Quốc và Mỹ hòa hợp với nhau, bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển của mình, và tăng cường quan hệ giữa người dân với Mỹ. “Sự phát triển của quan hệ Trung-Mỹ liên quan đến tất cả mọi người. Hy vọng rằng thế hệ trẻ sẽ làm cho thế giới này hòa bình và thịnh vượng hơn bằng cách truyền 'năng lượng trẻ trung' vào quan hệ Trung-Mỹ”, ông Tạ nhấn mạnh thêm. Sự kiện "Tầm nhìn Trung Quốc: Cảm hứng từ quá khứ, tầm nhìn cho tương lai" do China Daily và Ngân hàng Trung Quốc tại New York đồng tổ chức. Hơn 250 đại diện từ các cộng đồng chính trị, kinh doanh và học thuật đã trao đổi quan điểm tại sự kiện. Tổng biên tập China Daily - ông Qu Yingpu, cựu Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Terry Branstad và nhiều khách mời khác đã có bài phát biểu tại sự kiện này.
be45e877e1f89bb3e662d8d2abe2995a
13/09/2024
22bec24180be299a8cba3974a827c387
16:38
4dcfc4630f090d667ef00822ff04e0e7
20240916
https://vietnamfinance.vn/cau-nguyen-khoai-3700-ty-chua-khoi-cong-da-lo-cham-tien-do-d116027.html
4d594615f30c79bc6ae8fc193896193a
Cầu Nguyễn Khoái 3.700 tỷ, chưa khởi công đã lo chậm tiến độ
0db72bf5ce0e57e28d7fcbba89287f24
Theo kế hoạch, dự án cầu đường Nguyễn Khoái tại TP. HCM sẽ khởi công vào cuối năm 2024 và hoàn thành vào năm 2027. Tuy nhiên tiến độ thực hiện dự án có nguy cơ bị chậm trễ nếu các đơn vị liên quan không tăng tốc triển khai.
4140953be01eb3af7faaf82d606311eb
Theo Ban quản lý Đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP. HCM (chủ đầu tư), dự án cầu Nguyễn Khoái đang trong giai đoạn lập báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh. Tuy nhiên, việc thẩm định và phê duyệt báo cáo này đòi hỏi phải hoàn tất quy hoạch cục bộ các đồ án phân khu tỷ lệ 1/2000 liên quan đến các phường trên địa bàn quận 1, 4 và 7. Hiện UBND quận 4 đã gửi văn bản lấy ý kiến chuyên môn của Sở Quy hoạch - Kiến trúc về việc điều chỉnh quy hoạch tỷ lệ 1/2000 cho khu vực dân cư phường 1 và liên phường 2 - 10. Tuy nhiên, quận 1 và quận 7 vẫn chưa hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh các đồ án quy hoạch liên quan đến dự án. Vào tháng 3/2024, Hội đồng Nhân dân TP. HCM đã thông qua việc thu hồi khoảng 1,7ha của 100 hộ dân, 25 tổ thuộc quận 4 để thực hiện dự án. Tuy nhiên, đến nay, quận 4 chưa triển khai thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho dự án. Theo kế hoạch, dự án cầu Nguyễn Khoái sẽ khởi công vào cuối năm 2024 và hoàn thành vào năm 2027. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, các quận liên quan phải phối hợp chặt chẽ và đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cũng như hoàn tất các thủ tục quy hoạch. Do đó, Ban Giao thông đã kiến nghị Ban Chỉ đạo các công trình, dự án trọng điểm TP. HCM chỉ đạo UBND quận 1, 4 và 7 đẩy nhanh thủ tục điều chỉnh quy hoạch liên quan đến dự án và hoàn thành phê duyệt trước ngày 20/9. Quận 4 cần triển khai sớm các thủ tục bồi thường, hỗ trợ và tái định cư từ tháng 9 để đảm bảo kịp giải ngân vốn 770 tỷ đồng trong năm nay. Cuối năm 2023, dự án cầu Nguyễn Khoái được Hội đồng Nhân dân TP. HCM điều chỉnh chủ trương đầu tư, tổng vốn tăng lên hơn 3.700 tỷ đồng do thay đổi quy mô. Dự án có tổng chiều dài gần 5 km, trong đó phần cầu khoảng 2,5km, rộng 6,5-25,5m; phần đường dài hơn 2,3km, rộng 26,5-61,5m. Công trình bắt đầu từ đường D1 (kết nối Đại học Sài Gòn với đường Nguyễn Văn Linh và khu dân cư Him Lam, Quận 7), sau đó phần cầu chính vượt kênh Tẻ bằng cầu cạn theo đường Nguyễn Khoái. Cầu tiếp tục vượt rạch Bến Nghé, nối vào đường Võ Văn Kiệt (Quận 1). Ngoài tuyến chính, dự án bao gồm các nhánh rẽ nối với các đường phía dưới là Trần Xuân Soạn, Tôn Thất Thuyết và Võ Văn Kiệt. Hiện nay, từ Nhà Bè, quận 7 vào quận 1 và 4 có hai trục đường chính là Nguyễn Hữu Thọ - cầu Kênh Tẻ và Huỳnh Tấn Phát - cầu Tân Thuận - đường Nguyễn Tất Thành. Các trục đường này đều đã quá tải trầm trọng, dẫn đến tình trạng ùn tắc thường xuyên. Để giảm tải cho các trục đường này, từ năm 2016, Hội đồng Nhân dân TP. HCM thông qua chủ trương xây cầu đường Nguyễn Khoái bắc qua kênh Tẻ, nối Quận 7, 4 và 1. Công trình có tổng mức đầu tư 1.250 tỷ đồng (về sau tăng lên hơn 2.800 tỷ đồng do điều chỉnh quy mô) nhằm mở trục đường mới ra vào khu trung tâm. Tuy nhiên, suốt 7 năm sau đó, dự án vẫn còn trên giấy do thiếu vốn.
25d19711564fb4d9f4b24b485c06be48
13/09/2024
22bec24180be299a8cba3974a827c387
10:15
9323478db63b76d1bd2e3eeb01d96881
20240916
https://vietnamfinance.vn/ukraine-giang-don-dau-don-len-nga-d116052.html
e0a285b8ffe0117a02ee05c1ebbfbbdc
Ukraine giáng ‘đòn đau đớn’ lên Nga
e24f5b85f51330aa563bd45574928bb2
Một thỏa thuận cho phép khí đốt tự nhiên của Nga chảy vào châu Âu thông qua Ukraine sẽ kết thúc vào năm nay, được xem là "đòn đau đớn" cho Moscow, vốn đang mất hàng tỷ USD doanh thu do các lệnh trừng phạt, một chuyên gia năng lượng nói với Newsweek.
e6fea7996d26faf32bd61129ebbc15f4
Dù vậy, các chuyên gia cũng cho rằng việc ngừng gia hạn thỏa thuận vận chuyển khí đốt có thời hạn 5 năm được ký kết vào năm 2019 giữa công ty nhà nước Naftogaz của Ukraine và công ty Gazprom của Nga cũng có thể khiến Kyiv mất đi một nguồn doanh thu quan trọng và làm tăng thêm sự bất ổn cho nguồn cung năng lượng của châu Âu vào mùa đông năm nay. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cố gắng khiến châu Âu phụ thuộc nhiều hơn vào khí đốt của Nga. Kể từ khi Nga đưa quân tới Ukraine vào năm 2022, ông đã sử dụng quyền tiếp cận nhiên liệu để gây áp lực lên các đồng minh của Ukraine nhằm trả đũa các lệnh trừng phạt. Tuy nhiên, châu Âu đã tìm thấy các nguồn nhập khẩu khí đốt dài hạn khác, trong đó có Na Uy và khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ và những nơi khác để lấp đầy khoảng trống. Lượng khí đốt nhập khẩu của châu Âu từ Nga đã giảm hơn 90% khiến Nga mất đi thị trường sinh lợi nhất của mình. Tập đoàn năng lượng nhà nước Nga Gazprom, bao gồm các doanh nghiệp dầu mỏ và điện, đã phải “trả giá đắt” cho chiến sự khi lần đầu tiên trong 1/4 thế kỷ, công ty này công bố khoản lỗ ròng năm 2023 là 7 tỷ USD. Năm ngoái, Nga đã vận chuyển 14,6 tỷ m2 khí đốt qua Ukraine, giảm gần 2/3 so với mức 41,6 tỷm2 quá cảnh vào năm 2021. Mặc dù Tổng thống Nga Putin đã bày tỏ mong muốn tiếp tục thỏa thuận quá cảnh, nhưng người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky đã tuyên bố sẽ loại trừ "các thành phần của Nga" khỏi mạng lưới quá cảnh của nước này. Trong khi đó, các chuyên gia ước tính mức mất mát về khối lượng xuất khẩu của Ukraine khiến Nga thiệt hại tương đương khoảng 6,5 tỷ USD mỗi năm theo giá hiện tại. "Gazprom sẽ mất gần 7 tỷ USD doanh thu từ động thái này, ngoài khoản lỗ 7 tỷ USD của năm ngoái - một đòn đau đối với Moscow ", ông James Hill, CEO của MCF Energy, nói với Newsweek. Ông Hill cho rằng mặc dù đây là động thái táo bạo và là bước đi đúng hướng của Tổng thống Ukraine Zelensky, nhưng nó cũng đặt ra thách thức đáng kể mà châu Âu phải giải quyết trước ngày hết hạn hợp đồng vào tháng 12. “Nguồn cung cấp khí đốt của châu Âu có thể gặp rủi ro", ông nhấn mạnh thêm. Theo ước tính của Mykhailo Svyshcho thuộc ExPro Consulting có trụ sở tại Kyiv, lượng khí đốt chảy qua Ukraine chỉ cung cấp chưa đến 5% nguồn cung cấp của châu lục này, nhưng việc không có thỏa thuận gia hạn không chỉ làm tổn hại đến vị thế là một đường ống dẫn khí đáng tin cậy của Ukraine mà còn có nguy cơ mất 800 triệu USD mỗi năm tiền phí vận chuyển. Bộ trưởng Năng lượng Ukraine, ông German Galushchenko, cho biết Ukraine đã tổ chức các cuộc đàm phán quá cảnh với Azerbaijan, quốc gia cung cấp khí đốt cho 8 nước châu Âu, nhưng cho đến nay "vẫn chưa có đề xuất cụ thể nào từ các thương nhân cần được thảo luận". Các thỏa thuận với Kazakhstan và các nhà cung cấp khác ở Trung Á cũng có thể khả thi, nhưng thời gian không còn nhiều trước khi thời hạn kết thúc. "Hợp đồng có thời hạn 5 năm được ký vào năm 2019, trước chiến sự, đã tạo ra nguồn thu lớn cho Kyiv và Moscow", ông Hill cho biết. Ông nhấn mạnh thêm rằng Ukraine và châu Âu phải có cách tiếp cận "mạnh mẽ" trước và sau khi hợp đồng hết hạn để đảm bảo an ninh và ổn định năng lượng, đồng thời bảo vệ chính mình khỏi sự trả đũa của Moscow nếu hợp đồng không được gia hạn. "Moscow có thể cân nhắc tấn công vào mạng lưới đường ống dẫn khí đốt của Ukraine, vốn cho đến nay vẫn phần lớn được giữ nguyên. Nếu điều này xảy ra, nó có thể gây ra thảm họa cho bức tranh năng lượng của châu Âu", vị CEO nêu rõ.
80b59dd190cadf93a9723cb88d3b7b85
13/09/2024
22bec24180be299a8cba3974a827c387
13:11
6499acb639e182fabfcef67a036422ee
20240916
https://vietnamfinance.vn/bao-hiem-boi-thuong-7000-ty-thiet-hai-con-nguoi-va-tai-san-do-bao-lu-d116034.html
455cf30661c3107098f311d9dc32b002
Tổng số tiền DN bảo hiểm bồi thường thiệt hại do cơn bão Yagi gây ra ước tính 7.000 tỷ đồng
76a8c27ce79aeefa54d7a4447189e494
Cục Quản lý Giám sát Bảo hiểm cho biết, tổng số tiền các DN bảo hiểm chi trả bồi thường cho những thiệt hại về người và tài sản do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra ước tính khoảng 7.000 tỷ đồng
cf91fa07419c8e6d250b6510fe5b37ed
Cụ thể, tính đến 17h ngày 12/09/2024, theo số liệu báo cáo từ các DNBH (nhân thọ và phi nhân thọ), hiện đã tiếp nhận thông tin hơn 9.000 số vụ thiệt hại về tài sản và xe cơ giới, 14 trường hợp tử vong, 18 vụ thuộc nghiệp vụ bảo hiểm sức khoẻ. Tổng số tiềnbảo hiểm chi trảthiệt hại về con người và tài sản ước tính khoảng 7.000 tỷ đồng. Theo Cục Quản lý Giám sát Bảo hiểm (Bộ Tài chính), trên đây là những số liệu sơ bộ ban đầu, trong bối cảnh thiệt hại do bão số 3 và hoàn lưu bão gây ra còn phức tạp, do đó số liệu về số vụ tổn thất và giá trị chi trả bồi thường bảo hiểm vẫn chưa thống kê được toàn diện, đầy đủ. Dự kiến sẽ tiếp tục tăng thêm trong thời gian tới. Đại diện Cục Quản lý Giám sát Bảo hiểm cho biết, ngay sau khi cơn bão số 3 (Yagi) quét qua các tỉnh thành tại miền Bắc, đơn vị đã nhanh chóng gửi công văn đề nghị Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, cácdoanh nghiệp bảo hiểmdồn toàn lực, huy động nhân lực, cử hàng trăm giám định viên trực tiếp xuống hiện trường tại khu vực xảy ra thiệt hại để nắm bắt nhanh, chính xác tình hình tổn thất và hướng dẫn người tham gia bảo hiểm thủ tục bồi thường. Đồng thời, cũng lưu ý các DNBH cần bổ sung nhân sự, trực hotline 24/7, sẵn sàng hỗ trợ khách hàng nhằm ghi nhận thông báo thiệt hại và tư vấn người tham gia bảo hiểm triển khai các thủ tục để được chi trả nhanh chóng, kịp thời. Trong thời gian sắp tới, Cục Quản lý Giám sát Bảo hiểm sẽ tiếp tục chỉ đạo, giám sát, đồng thời tạo điều kiện, đồng hành cùng với DNBH tăng cường bám địa bàn và khẩn trương có những phương án hỗ trợ tốt nhất cho tổ chức và cá nhân tham gia bảo hiểm, nhằm khắc phục hậu quả thiên tai, nhanh chóng ổn định đời sống, sản xuất kinh doanh theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Hoàn tất chi trả, tạm ứng chi nhanh chóngTheo thông tin của VietnamFinance, tính đến ngày 12/09, sau khi hoàn tất việc rà soát thiệt hại, bảo hiểm AIA Việt Nam đã thực hiện chi trả xong cho thân nhân của 5 khách hàng bị thiệt hại do con bão số 3 (Yagi), tổng số tiền bồi thường 6,5 tỷ đồng.“Trước những chỉ đạo nhanh chóng và sát sao của Cục Quản lý và Giám Sát Bảo hiểm, Bộ Tài chính, AIA Việt Nam cũng đã tích cực theo dõi thông tin và sớm tìm ra các khách hàng tham gia hợp đồng bảo hiểm với Công ty đã chịu ảnh hưởng sau cơn bão. Việc bảo hiểm chi trả nhanh chóng giúp thân nhân và gia đình của khách hàng sớm ổn định cuộc sống” đại diện AIA Việt Nam cho biết thêm.Bảo hiểm Bảo Việt cũng thông tin, tính đến 12/9, DN cũng đã ghi nhận 692 vụ tổn thất, với số tiền bồi thường dự chi hàng trăm tỷ đồng. Trong đó, đã có một số trường hợp đang hoàn thiện hồ sơ chi trả tạm ứng cho khách hàng.Tương tự, đại diện của MIC chia sẻ, DN đã ghi nhận gần 900 vụ tổn thất bao gồm nghiệp vụ tài sản, xe cơ giới và hàng hải, ước tính tổng bồi thường 230 tỷ đồng. Hiện số liệu vẫn đang tiếp tục được cập nhật. Đồng thời, bảo hiểm MIC đang khẩn trương tạm ứng chi bồi thường cho khách hàng.
07b18f770b4d4c15cccf235ddf2b9679
13/09/2024
22bec24180be299a8cba3974a827c387
08:00
5188aa9e6815c731a69a0c302c772797
20240916
https://vietnamfinance.vn/cach-nao-thiet-lap-cac-chot-chan-chong-tay-xanh-d114911.html
7b879153df83e912f152b0db450aed55
Cách nào thiết lập các chốt chặn chống 'tẩy xanh'?
b4ce3cf5013f87bac9c3d36dac42e074
Trong bối cảnh tài chính xanh đang trở thành xu hướng chủ đạo trong các nền kinh tế, hiện tượng “tẩy xanh” (greenwashing) đang nổi lên như một rào cản đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và nền kinh tế.
8dd22597f39aff21971a9c6189f7faa9
Để đảm bảo các cam kết về môi trường được thực hiện một cách nghiêm túc và nâng cao hiệu quả của thị trường tài chính xanh, cần thiết phải thiết lập các “chốt chặn” để kiểm soát hiện tượng “tẩy xanh” từ cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Đó là những chia sẻ của chuyên gia Hoàng Đức Hùng với Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance về vấn đề kiểm soát hành vi “tẩy xanh” dưới góc nhìn quản trị rủi ro. Ông Hoàng Đức Hùng hiện là Chủ tịch Phân viện Kiểm toán Nội bộ Quốc tế tại Việt Nam (IIA Vietnam), Phó Chủ tịch Hội Thành viên Độc lập HĐQT Việt Nam (VNIDA), Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tư vấn Quản trị Doanh nghiệp CGS Việt Nam. - Trong quá trình phát triển tài chính xanh, vấn đề “tẩy xanh” nổi lên như một rủi ro tiềm ẩn. Xin ông làm rõ bản chất của hành vi “tẩy xanh” và ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển của thị trường tài chính xanh tại Việt Nam? Ông Hoàng Đức Hùng:Trước hết, tôi muốn làm rõ khái niệm “xanh”. Xét theo nghĩa hẹp, “xanh” ám chỉ các thông tin về tác động tới môi trường. Xét theo nghĩa rộng, “xanh” liên quan đến bộ tiêu chuẩn ESG (môi trường - xã hội - quản trị) và định hướng phát triển bền vững của doanh nghiệp. Còn khái niệm “tẩy xanh” về cơ bản mô tả việc đưa thông tin sai lệch tới người sử dụng/tiếp nhận thông tin. Xét theo nghĩa hẹp, đó là thông tin sai lệch liên quan đến những cam kết về môi trường. Ví dụ, khi doanh nghiệp công bố sử dụng vật liệu tái chế, hành động “tẩy xanh” dễ thấy nhất là sản phẩm được gắn mác tái chế nhưng không rõ phần tái chế đó là bao bì hay toàn bộ sản phẩm. Đó cũng có thể là việc họ đưa ra một tuyên bố “mập mờ” theo kiểu “năm nay chúng tôi sẽ tăng cường sử dụng nguyên vật liệu tái chế thêm 50%” nhưng không làm rõ rằng mức tăng này là tăng tỷ trọng sử dụng nguyên liệu tái chế từ 10% lên 15% hay từ 2% lên 3%. “Tẩy xanh” còn được thể hiện ở việc phóng đại, khuếch trương thông tin. Có không ít doanh nghiệp “chưa đủ xanh” đã “tô” thêm, thậm chí là “vẽ” ra dự án rồi không làm được. Xét về sự ảnh hưởng, việc doanh nghiệp nhận tín dụng xanh nhưng không đáp ứng được yêu cầu hoặc chỉ báo cáo “bề nổi” làm tăng rủi ro sử dụng vốn sai mục đích và giảm hiệu quả của thị trường tài chính xanh, gây lãng phí nguồn lực, tổn hại môi trường và không mang lại lợi ích cho xã hội. Xét theo nghĩa rộng, “tẩy xanh” ESG bao hàm việc gây hiểu lầm rằng các sản phẩm, dịch vụ hoặc hoạt động kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp thân thiện với môi trường, thể hiện trách nhiệm xã hội hay quản trị theo thông lệ tốt nhưng thực tế thì không như vậy. Đằng sau đó là câu chuyện về phát triển bền vững. Theo tôi, bản chất của “xanh” nên được nhìn rộng hơn theo cách này, chứ không chỉ dừng lại ở màu xanh của môi trường. Cần hiểu rằng, phát triển bền vững là khi doanh nghiệp đạt được sự cân bằng ngắn hạn và dài hạn, đảm bảo sự hài hòa về lợi ích của tất cả các bên hữu quan như cơ quan quản lý nhà nước, khách hàng, đối tác, cộng đồng. Theo đó, doanh nghiệp không bền vững như những gì họ công bố có thể dẫn đến nhiều hệ luỵ khác nhau, ảnh hưởng tiêu cực đến cả nhà đầu tư, doanh nghiệp, thậm chí là cả nền kinh tế. “Tẩy xanh” khiến giá trị doanh nghiệp tăng ảo, không phản ánh đúng giá trị thực, có thể gây thiệt hại cho các nhà đầu tư và tổ chức tài chính, từ đó gây rối loạn thị trường. Trong bối cảnh Việt Nam đang thúc đẩy sự phát triển kinh tế xanh, tài chính xanh, hành vi này không chỉ khiến uy tín của doanh nghiệp bị “hoen ố” mà còn có thể ảnh hưởng tới hình ảnh quốc gia, cản trở thu hút đầu tư nước ngoài và giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế. - Đâu là động lực khiến các doanh nghiệp “tẩy xanh”, thưa ông? Doanh nghiệp có thể đối mặt với những rủi ro gì khi thực hiện hành vi “tẩy xanh”? Doanh nghiệp “tẩy xanh” vì lợi ích nhưng theo các cấp độ và động cơ khác nhau. Công bằng mà nói, trên thị trường, không ít doanh nghiệp chạy theo trào lưu “xanh” chỉ vì thấy các đơn vị khác làm. Trong trường hợp này, việc doanh nghiệp đưa ra tuyên bố với những thuật ngữ mơ hồ như “thân thiện với môi trường”, “organic” hoặc “xanh” một cách vô thưởng vô phạt, không kèm theo bằng chứng, theo tôi đánh giá là khá “hồn nhiên”, vô tình. Nếu về động cơ, đa phần họ không có chủ đích. Đây là hành vi “tẩy xanh” ở cấp độ thấp nhất, có thể coi là “misleading” vô thức (thông tin sai lệch không có động cơ). Trong khi đó, có những doanh nghiệp thực hiện “tẩy xanh” một cách có chủ đích vì nhìn thấy lợi ích rõ ràng. Một trong những động cơ phổ biến nhất là để tiếp cận nguồn vốn xanh. Ví dụ, một doanh nghiệp xây dựng có thể tuyên bố rằng dự án của họ sử dụng năng lượng tái tạo để nhận được khoản vay với lãi suất thấp, trong khi thực tế chỉ sử dụng một phần nhỏ năng lượng tái tạo. Hoạt động “tẩy xanh” cũng có thể diễn ra tại các doanh nghiệp thuộc nhóm bị yêu cầu, giám sát chặt môi trường hoặc tiêu chuẩn ESG hay phát triển bền vững, ví dụ như các doanh nghiệp xuất khẩu hay doanh nghiệp niêm yết. Chẳng hạn, một công ty sản xuất đồ nội thất xuất khẩu vào châu Âu tuyên bố sản phẩm của họ đạt chuẩn FSC (Forest Stewardship Council) nhưng thực tế lại sử dụng gỗ từ nguồn khai thác bất hợp pháp. Động cơ của hành vi này là nhằm đáp ứng yêu cầu của các đối tác trong chuỗi cung ứng mà họ tham gia. Một ví dụ khác là doanh nghiệp niêm yết thực hiện báo cáo một cách “cho có”, “cho đủ hình thức” để thể hiện ra rằng mình vẫn đang đáp ứng yêu cầu của cơ quan quản lý về chuẩn công bố thông tin mà không thực sự cải thiện hiệu suất môi trường. Lúc này, động cơ là nhằm tránh né các hình thức xử phạt hoặc bảo vệ danh tiếng. Những hành vi được thực hiện một cách có chủ đích nói trên có thể được xếp vào cấp độ cố tình sai lệch hoặc thậm chí là có bản chất “frauds” (gian lận). Về hậu quả, khi thực hiện “tẩy xanh”, doanh nghiệp chắc chắn sẽ phải đối mặt với rủi ro. Có nhiều rủi ro ở cấp độ khác nhau. Nhẹ là đánh mất niềm tin và danh tiếng. Khi phát hiện doanh nghiệp không “xanh” như những gì được truyền thông, người tiêu dùng và khách hàng có thể cảm thấy bị lừa dối, dẫn tới mất thị trường, giảm doanh thu. Tiếp theo là bị phạt. Ví dụ, các doanh nghiệp xuất khẩu khi bị phát hiện không đáp ứng được các yêu cầu theo Thỏa thuận xanh của EU (EGD) sẽ phải chịu phạt nặng. Hay như trên thị trường tài chính xanh, khi hành vi “tẩy xanh” bị “lật tẩy”, bên cho vay có thể thu hồi vốn hoặc áp các chế tài xử phạt đối với doanh nghiệp. Những trường hợp trên, nhìn từ các khía cạnh truyền thông, đó là rủi ro danh tiếng, còn nhìn từ góc độ chuỗi cung ứng, đó là rủi ro hoạt động. Nhưng còn một rủi ro nặng hơn là rủi ro pháp lý. Tôi muốn lưu ý, các hành vi “tẩy xanh” không chỉ dừng lại ở mức độ vi phạm pháp luật về mặt công bố thông tin. Dù có một thực tế rằng, tại Việt Nam, các chế tài xử phạt vẫn chưa đủ mạnh, khiến doanh nghiệp chấp nhận đánh đổi nhưng cần phải nhìn nhận rất rõ, việc cố ý đưa ra thông tin sai lệch bản chất là một hành vi lừa đảo và hoàn toàn có thể bị hình sự hoá. Tôi cũng muốn nói đến một rủi ro lớn hơn là vấn đề văn hoá doanh nghiệp. Chúng ta đều biết rằng, một doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì cần phải có văn hoá mạnh. Cấu thành nên văn hóa doanh nghiệp là các giá trị cốt lõi, triết lý, chiến lược và các mục tiêu rõ ràng của công ty, là niềm tin, hành vi, thái độ thể hiện trong quá trình hoạt động, thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh. Đặt trong câu chuyện chuyển đổi xanh, mặc dù cam kết được đề ra và siết chặt bởi ban lãnh đạo doanh nghiệp, song để thực hiện lại cần sự tham gia và ý thức của toàn bộ đội ngũ nhân sự. Do đó, khi doanh nghiệp cố tình đưa ra các thông điệp xanh một cách sai lệch, người lao động có thể cảm thấy họ đang tham gia vào việc lừa dối. Tại châu Âu, không hiếm các trường hợp chính người trong cuộc đứng ra tố cáo hành vi “tẩy xanh” của chính công ty mình. Có thể kể đến sự kiện hai công ty dầu mỏ đình đám British Petroleum hay Shell bị chính nhân viên chỉ trích vì vẫn tiếp tục đầu tư vào ngành công nghiệp dầu khí trong khi liên tục quảng bá các sản phẩm và dự án xanh, hay câu chuyện nhân viên Nestlé tố cáo doanh nghiệp sử dụng chai nhựa dùng một lần, bất chấp việc đã công bố một kế hoạch lớn về giảm thiểu sử dụng nhựa, chuyển đổi 100% bao bì sang loại có thể tái chế hoặc tái sử dụng. Trong các trường hợp này, tính chính trực của người lao động không cho phép họ giữ im lặng. Rõ ràng, hành vi “tẩy xanh” đã tự làm hỏng văn hóa doanh nghiệp và khi bên trong đã hỏng như vậy thì doanh nghiệp khó mà phát triển bền vững. Đây cũng là lý do khiến tôi cho rằng, “tẩy xanh” nên được hiểu theo nghĩa rộng, đặt trong bộ tiêu chí ESG và phát triển bền vững. - Kiểm soát hành vi “tẩy xanh” phải chăng là một phần của hoạt động quản trị rủi ro? Từ góc độ của một nhà quản trị, theo ông, các doanh nghiệp cần nhận thức vấn đề này như thế nào và tích hợp vào chiến lược quản trị ra sao? Đúng vậy, kiểm soát hành vi “tẩy xanh” là một phần quan trọng của hoạt động quản trị rủi ro. Doanh nghiệp có thể không chủ đích “tẩy xanh” ngay từ đầu nhưng trong quá trình thực thi có thể không đạt được các tiêu chuẩn xanh, điều này khiến các cá nhân hoặc bộ phận hoặc ban điều hành nảy sinh ý định “tẩy xanh” để đáp ứng các tiêu chuẩn xanh trên “bề mặt”. Rộng hơn rủi ro “tẩy xanh” là rủi ro không đáp ứng các tiêu chuẩn ESG, hay gọi tắt là “rủi ro ESG”. Để quản trị rủi ro ESG nói chung và “tẩy xanh” nói riêng, theo tôi, doanh nghiệp trước hết cần có một bộ khung phương pháp tiếp cận. ESG nên được đi từ chiến lược đến chỉ số đo lường, KPI, kế hoạch hành động; quản trị rủi ro; đo lường và thu thập thông tin rồi báo cáo và công bố thông tin. Cùng với đó, cần đặt nó trong mối quan hệ giữa bộ máy con người, quy trình chính sách, hạ tầng công nghệ. Ngoài ra, cần đảm bảo rủi ro được quản trị xuyên suốt, có sự tham gia của các bên hữu quan và đảm bảo các quy định, tiêu chuẩn. Còn để tích hợp việc kiểm soát hành vi “tẩy xanh” vào chiến lược quản trị, cần hiểu rằng, bản chất của việc này là kiểm chứng sự minh bạch của thông tin. Nếu như Việt Nam chưa có quy định cụ thể thì doanh nghiệp hoàn toàn có thể chủ động thực hiện theo khung hoặc chuẩn quốc tế theo các cách tiếp cận/các chiều khác nhau như GRI, CDP, TCFD, SASB, CSRD hay UCSD. Vấn đề tiếp theo là thông tin về “xanh” hay rộng hơn tiêu chuẩn ESG khi được công bố ra bên ngoài có cần kiểm toán độc lập hay không. Hiện tại, chúng ta cũng chưa có quy định về vấn đề này. Trên thực tế, đã có một số doanh nghiệp đã chủ động thuê kiểm toán độc lập để kiểm toán báo cáo phát triển bền vững của họ. Tuy nhiên, tất cả mới chỉ đang dừng lại ở mức “limited assurance” (đảm bảo có giới hạn). Đúng nghĩa “limited”, kiểm toán viên sẽ chỉ kiểm toán một số lượng chỉ tiêu nhất định, thường sẽ chọn 5 chỉ tiêu dễ nhất, với cách thức được nêu rõ là phỏng vấn. Tôi không phủ nhận giá trị của những báo cáo kiểm toán này, nhưng mức độ đảm bảo (assurance) có thể sẽ không được như các nhà tài trợ vốn xanh hay cơ quan quản lý nhà nước mong muốn. Đi sâu hơn, làm thế nào để doanh nghiệp có thể kiểm soát hành vi “tẩy xanh” từ trong nội tại, theo tôi, bản thân doanh nghiệp phải có mong muốn thực hiện, có sự cam kết trừ trên xuống dưới, trước hết là từ phía HĐQT. Trên cơ sở cam kết hoặc định hướng chiến lược ESG, doanh nghiệp mới có thể xây dựng các chỉ tiêu đo lường, KPI, từ đó đặt ra những biện pháp kiểm soát nhất định. Trong quá trình thực hiện cam kết, tất nhiên có thể phát sinh việc doanh nghiệp chạy theo chỉ tiêu này mà “quên” mất chỉ tiêu kia. Lúc này, cần có đội ngũ kiểm soát tuân thủ nội bộ là những “chốt” bảo vệ “độc lập hơn” tiến hành đánh giá lại. Thông thường, các doanh nghiệp có ba tuyến phòng vệ nội bộ. Tuyến thứ nhất bao gồm hoạt động kiểm soát được thiết lập trong các quy trình và hoạt động sản xuất - kinh doanh của đơn vị và của các phòng ban chức năng. Tuyến phòng vệ thứ hai gồm các chức năng kiểm soát và giám sát được ban điều hành thiết lập, nhằm đảm bảo việc tuân thủ và hiệu quả của các quy trình và hoạt động như kiểm soát tài chính, đảm bảo an ninh, quản lý rủi ro, quản lý chất lượng, thanh tra, tuân thủ… Tuyến phòng vệ thứ ba là kiểm toán nội bộ, cũng là tuyến độc lập nhất trong doanh nghiệp, có nhiệm vụ đánh giá cách thức mà hai tuyến phòng thủ đầu tiên thực hiện mục tiêu quản lý rủi ro và kiểm soát. Mục đích của ba tuyến phòng vệ này là nhằm giúp Ban Giám đốc và HĐQT có sự đảm bảo rằng, rủi ro ESG, trong đó có “tẩy xanh” đã được kiểm soát một các thường xuyên, liên tục. Nếu không có hệ thống kiểm soát mà đến cuối kỳ mới đánh giá, doanh nghiệp sẽ không thể loại bỏ khả năng “trượt” khỏi mục tiêu đã đề ra và nảy sinh động cơ “làm đẹp” số liệu. Hiện nay, IIA Việt Nam đang đại diện cho mạng lưới Viện Kiểm toán Viên Nội bộ Quốc tế, với sự hỗ trợ của IFC, là tổ chức đầu tiên trong mạng lưới phát hành rộng rãi bộ tài liệu hướng dẫn chuyên môn về rủi ro và kiểm soát ESG cho nhân sự Kiểm toán Nội bộ. Cũng liên quan đến việc tích hợp vào chiến lược quản trị, để kiểm soát rủi ro ESG, đặc biệt là hành vi “tẩy xanh”, doanh nghiệp có thể tận dụng hệ thống công nghệ thông tin. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể theo dõi các chỉ số như điện năng tiêu thụ, nước thải, phát thải, sử dụng nguyên vật liệu,… thông qua dữ liệu được nhập lên hệ thống công nghệ thông tin, từ đó có thể đo lường, trích xuất và nhận diện rủi ro một cách kịp thời. Hiện tại, chưa nhiều doanh nghiệp tích hợp chuyển đổi xanh với chuyển đổi số nhưng tôi cho rằng, các doanh nghiệp nên sớm triển khai. Có những ngân hàng, doanh nghiệp đã đầu tư hàng triệu đô cho hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning – lập kế hoạch nguồn lực, quản trị tổng thể doanh nghiệp). Họ hoàn toàn có thể thu thập dữ liệu từ hệ thống này hoặc thực hiện một vài bước tái cấu trúc đơn giản để thuận tiện cho việc theo dõi và trích xuất dữ liệu phục vụ việc kiểm soát rủi ro ESG cũng như hành vi “tẩy xanh”. Ngoài ra, chúng ta cũng có một số nền tảng quản lý thông tin ESG như giải pháp Envizi của Tập đoàn IBM để phục vụ cho chiến lược phát triển bền vững. Đối với kiểm soát rủi ro ESG, đặc biệt là “tẩy xanh”, nếu tận dụng được sức mạnh của công nghệ thông tin, doanh nghiệp sẽ có được sự theo dõi liên tục, từ đó “sửa sai” sớm. Chưa kể, trong thời đại số hoá ngày nay, “vừa xanh, vừa số” đang là một xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển của doanh nghiệp. - Vậy những cơ chế giám sát từ phía các cơ quan quản lý thì sao, thưa ông? Ông có khuyến nghị gì cho các nhà hoạch định chính sách, nhà đầu tư và doanh nghiệp để hạn chế, ngăn ngừa hành vi “tẩy xanh”? Trên thực tế, tại Việt Nam, vẫn còn nhiều doanh nghiệp tạo ra bộ phận kiểm toán nội bộ một cách “cho có”, chỉ để đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Nghị định 05. Vai trò như một “chốt chặn” trong quản trị rủi ro, trong đó có rủi ro “tẩy xanh”, được thực hiện “chưa tới”, thiên về hình thức. Do đó, ngoài cơ chế kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp, cơ chế giám sát của cơ quan quản lý cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng và đang được tập trung hoàn thiện. Hiện nay, chúng ta đang chú trọng quá nhiều vào các tiêu chuẩn “xanh”. Thực ra, điều này không sai vì giảm thiểu biến đổi khí hậu và phát thải khí nhà kính hiện đang là ưu tiên hàng đầu của nền kinh tế, tuy nhiên, tôi cho rằng, không nên bỏ qua những yếu tố khác liên quan đến sự cân bằng của doanh nghiệp. Xanh hoá không chỉ giúp doanh nghiệp giải quyết các thách thức môi trường và thúc đẩy phát triển bền vững mà còn là điều kiện để họ vay vốn, nhận ưu đãi. Vấn đề đặt ra là nếu không có động lực tài chính, liệu doanh nghiệp có sẵn lòng đầu tư nhiều vào chuyển đổi xanh và ESG hay không? Theo tôi, để đảm bảo sự cân bằng giữa lợi ích và trách nhiệm của doanh nghiệp trên thị trường tài chính xanh, các cơ quan quản lý nhà nước cần siết chặt tiêu chuẩn về công bố thông tin và đưa ra quy định, chế tài xử phạt đối với các hành vi “tẩy xanh”, thay vì để họ thấy lợi mới làm. Đây cũng là cách để các cơ quan quản lý đảm bảo sự công bằng, minh bạch đối với các nhà đầu tư trên thị trường. Nhà đầu tư có quyền khiếu kiện khi phát hiện doanh nghiệp có hành vi “tẩy xanh”, khiến họ ra quyết định sai và chịu tổn thất. Ngoài ra, người tiêu dùng cũng được hưởng lợi khi được sử dụng các sản phẩm “thực sự xanh”. Mặc dù hành vi “tẩy xanh” đang diễn ra khá phổ biến trên thị trường tài chính xanh, nhưng tại Việt Nam, chúng ta vẫn chưa thấy một vụ việc nào được công khai. Thực tế, các quy định công bố thông tin về “xanh” tại Việt Nam vẫn đang dừng lại ở mức “gạch đầu dòng”. Khi nhìn vào báo cáo, ta chỉ có thể đánh giá về mức độ đầy đủ, xác định doanh nghiệp có tuân thủ quy định công bố thông tin hay không mà chưa thể đánh giá về mức độ đúng sai của thông tin để xác định doanh nghiệp có hiện “tẩy xanh” hay không và “tẩy xanh” ở mức độ nào để đưa ra chế tài phù hợp.
989d2b523c6f9e2141ba962899b48de2
13/09/2024
22bec24180be299a8cba3974a827c387
12:00
18940d53c58a1ba453fcfbce1ab0609a
20240916
https://vietnamfinance.vn/tap-doan-trung-quoc-muon-mo-nha-may-giay-100-trieu-usd-tai-ha-tinh-d116017.html
1aac0daf30146ce9a133b70c1b9153be
Tập đoàn Trung Quốc muốn mở nhà máy giày 100 triệu USD tại Hà Tĩnh
6198ac0f832ab5f298cd6996946fddd6
Nhà máy sản xuất giày thể thao mà Tập đoàn Đại Lợi Phổ (Đài Loan - Trung Quốc) đề xuất có số vốn đầu tư 100 triệu USD, được thực hiện tại Cụm công nghiệp Lạc Thiện (Đức Thọ, Hà Tĩnh).
0a82865ff48ada003d69882d42db3127
Theo đó, lãnh đạo UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có buổi làm việc với Tập đoàn Đại Lợi Phổ - nhà đầu tư (Đài Loan - Trung Quốc) về xúc tiến đầu tư lĩnh vực cụm công nghiệp, sản xuất công nghiệp. Lãnh đạo phía Tập đoàn Đại Lợi Phổ cho biết, qua khảo sát một số cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, tập đoàn đánh giá cao Cụm công nghiệp Lạc Thiện (huyện Đức Thọ) và có kế hoạch xây dựng một nhà máy với tổng vốn đầu tư 100 triệu USD tại Cụm công nghiệp Lạc Thiện với diện tích dự kiến khoảng 30ha. Nhà máy sẽ tạo việc làm cho khoảng 4.500 - 5.000 lao động. Ngoài ra, tập đoàn có kế hoạch mở rộng thêm 1 xưởng tại Hà Tĩnh, cách Cụm công nghiệp Lạc Thiện bán kính 20km sau khi xưởng tại đây đi vào hoạt động. Được biết, Tập đoàn Đại Lợi Phổ hoạt động trong lĩnh vực phát triển và cung ứng vật liệu cho ngành sản xuất giày thể thao. Hiện, tập đoàn có hơn 10 nhà máy hoạt động tại Việt Nam. Do nhu cầu đơn hàng ngày càng gia tăng cũng như tình trạng khan hiếm nguồn lực lao động tại một số khu vực, Tập đoàn Đại Lợi Phổ mong muốn mở rộng hoạt động sản xuất tại Hà Tĩnh. Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải cho biết, ngoài các khu công nghiệp trong KKT Vũng Áng và KKT Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, Hà Tĩnh quy hoạch 5 khu công nghiệp với tổng diện tích khoảng 1.287ha và 45 cụm công nghiệp với tổng diện tích đến năm 2030 khoảng 1.892ha. Trong đó, Cụm công nghiệp Lạc Thiện tại huyện Đức Thọ được quy hoạch diện tích 30ha và định hướng sau năm 2030 mở rộng lên 60ha, có vị trí thuận lợi bám trục Quốc lộ 15. Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh giao UBND huyện Đức Thọ, Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở, ngành liên quan hướng dẫn, hỗ trợ nhà đầu tư triển khai thực hiện theo quy định, đảm bảo hiệu quả.
338e0404e295e7efcda296f34fb36cdc
13/09/2024
22bec24180be299a8cba3974a827c387
07:45
1ae0c6f6e8df7b265a9a43548f03edec
20240916
https://vietnamfinance.vn/vietbank-con-nguoi-la-cot-loi-cho-muc-tieu-tang-truong-hieu-qua--an-toan--ben-vung-d116075.html
fe9c0cb153bbe0ce582ed490f2f7f657
Vietbank: Con người là cốt lõi cho mục tiêu tăng trưởng hiệu quả - an toàn - bền vững
b4a439fa21316abc2bc1500d0e4d225e
ngan-hang
Yếu tố “con người” được Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín (Vietbank) triển khai qua 3 mũi nhọn chiến lược: nhân sự - khách hàng – cổ đông.
fe538d7da363cd2b5931f8fe6b863d94
Bức tranh hoạt động của Vietbank 12 tháng vừa qua ghi nhận nhiều điểm sáng và dấu hiệu tích cực: liên tiếp phát triển quy mô vốn điều lệ; giá trị tài sản tăng luỹ kế và đạt tỉ lệ tăng trưởng tốt; lợi nhuận bán niên 2024 đạt tỉ lệ tương đối so với tỉ lệ thời gian thực hiện, trong đó kết quả quý II tăng 96,5% so với cùng kì. Tuy nhiên, bộ máy lãnh đạo Vietbank ngày một tinh gọn, trái với những kết quả tích cực mà hệ thống mang lại. Ban điều hành Vietbank từ 8 phó tổng giám đốc vào tháng 10/2023, rút gọn còn 5 nhân sự chịu trách nhiệm quản lý hoạt động của toàn hệ thống. Điều này khẳng định năng lực điều hành và quản lý của Tổng giám đốc Trần Tuấn Anh cũng như năng lực nội tại của lực lượng nhân sự tại Vietbank. Để xây dựng, củng cố khung năng lực của hệ thống, Vietbank cho biết luôn song song phát triển và đảm bảo cân bằng giữa công tác tuyển dụng, đào tạo. Đại diện Vietbank chia sẻ: “Chúng tôi sẵn sàng bơi ngược dòng để tăng chi phí nhân viên – chiếm 65% tổng tỉ trọng chi phí hoạt động tăng thêm. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2024, số lượng nhân sự tăng thêm tại Vietbank so với số lượng tăng thêm 2023 so với 2022 là gần 40%”. Trên fanpage, ngân hàng cũng thường xuyên cập nhật, chia sẻ những hình ảnh đáng nhớ về chương trình chăm sóc, gắn kết cán bộ nhân viên như ngày hội team building; ngày hội sức khoẻ; ngày hội gia đình. Bà Nguyễn Thị Thu Thuỷ - Phó giám đốc phụ trách Trung tâm Phát triển nguồn Nhân lực cho biết: “Chiến lược nhân sự từ HĐQT đến quyết sách thực thi của BĐH đặt ra cho công tác phát triển nguồn nhân lực không chỉ đáp ứng nhu cầu nhân sự cho đơn vị mà còn thu hút nhân tài chất lượng cao, phù hợp với thực tế tại ngân hàng. Chúng tôi còn bài toán nâng cao phải giải định kỳ – làm sao để tăng thu nhập, phúc lợi và hoạt động gắn kết của CBNV một cách kịp thời, thường xuyên, nhất quán”. Đại diện Trung tâm Phát triển nguồn Nhân lực của Vietbank cũng cho biết, trước những thiệt hại nặng nề từ bão Yagi, tập thể Vietbank đã kịp thời hỗ trợ đồng bào cũng như kêu gọi CBNV quyên góp vào ngân sách cứu trợ, ủng hộ nạn nhân của cơn bão lịch sử. Ngày 10/09 vừa qua, hưởng ứng lời kêu gọi của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đại diện Vietbank đã tham dự “Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra” và thay mặt toàn hệ thống quyên góp 200 triệu đồng gửi đến người dân các tỉnh chịu ảnh hưởng. Tiếp đó, ngân hàng cũng sẽ có các chương trình, chính sách để chia sẻ với khách hàng Vietbank tại các vùng bị thiệt hại nói riêng cùng người dân cả nước nói chung. Không chỉ đẩy mạnh các công tác phát triển nhân sự, ban lãnh đạo Vietbank cũng đầu tư mạnh tay cho công tác đào tạo nhân sự toàn hệ thống. Tháng 7 vừa qua, Hội đồng Quản trị Vietbank đã ban hành Nghị quyết thông qua đề xuất của tổng giám đốc về việc đầu tư trụ sở Trung tâm Đào tạo kết hợp điểm giao dịch của Vietbank tại TP. HCM. Việc đầu tư trụ sở cố định kết hợp cùng cơ sở vật chất hiện đại là sự ủng hộ thiết thực và cam kết lâu dài của Vietbank trong việc phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; củng cố đạo đức nghề nghiệp cũng như nâng cao kỹ năng chăm sóc khách hàng hướng đến mục tiêu nâng tầm chất lượng của Vietbank theo tiêu chuẩn 5 sao từ chất lượng sản phẩm đến trải nghiệm dịch vụ của khách hàng. Ngày 8/8 vừa qua, Vietbank triển khai chương trình khuyến mãi “Quà tặng tiền tỷ - Chào Thu hết ý” kết hợp với những điều chỉnh trong chính sách sản phẩm, thu hút sự tham gia của hàng ngàn khách hàng trên toàn hệ thống. Chỉ sau một tuần triển khai, hơn 5.000 phần quà trực tuyến và trực tiếp đã được Vietbank gửi đến Khách hàng giao dịch tại quầy và trên các hệ thống trực tuyến (online). Không chỉ linh hoạt trong các chính sách sản phẩm, khuyến mãi, Vietbank cho biết cũng đầu tư định kì nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng chăm sóc khách hàng. Sau khi phát triển và đưa vào hoạt động hệ thống chăm sóc khách hàng đa nền tảng, Vietbank cũng chính thức triển khai dịch vụ cuộc gọi thương hiệu từ tháng 5/2024 giúp khách hàng an tâm khi nhận cuộc gọi cũng như hạn chế được các cuộc gọi làm phiền. Ngày 11/09/2024 Vietbank đã ra mắt phim ngắn đánh dấu cột mốc mới của ngân hàng trong hành trình nâng cao tiêu chuẩn chăm sóc và tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ - hướng đến việc phụng sự khách hàng cùng người dân Việt Nam. Bạn đọc xem chi tiếttại đây.
257b496a42cc2c69d029356be5d18f2f
13/09/2024
22bec24180be299a8cba3974a827c387
17:23
6d32237c6c490886f116706782c638b0
20240916
https://vietnamfinance.vn/nha-mang-xin-lui-thoi-gian-tat-song-2g-d116073.html
2973110639afbde09291dd122159a3c4
Nhà mạng xin lùi thời gian tắt sóng 2G
88ffed8ba7da9bc723cd873ea4e90025
Các doanh nghiệp viễn thông đề xuất và Bộ Thông tin và Truyền thông đang xem xét lùi thời gian tắt sóng 2G vì khắc phục hậu quả của bão lũ.
19a587ef65ea42ab5ce5814875d55922
Tại họp báo thường kỳ của Bộ Thông tin và Truyền thông diễn ra vào chiều 13/9, ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết trên thị trường còn khoảng 3,4 triệu thuê bao 2G, tức các thuê bao đang sử dụng thiết bị đầu cuối chỉ có 2G tính đến ngày 8/9. Con số này giảm hơn 5,3 triệu thuê bao so với tháng 7. Theo lịch trình dự kiến trước đó, đến hết ngày 15/9, các nhà mạng sẽ dừng cung cấp dịch vụ cho các thiết bị điện thoại chỉ sử dụng sóng 2G, theo Thông tư số 03/2024 và số 04/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông. Tuy nhiên theo ông Nhã, trong cuộc họp hôm 10/9 với doanh nghiệp viễn thông, các đơn vị nêu ra nhiều khó khăn trong việc chuyển đổi những thuê bao còn lại, đặc biệt trong bối cảnh người dân đang tập trung quan tâm vào việc khắc phục hậu quả của cơn bão số 3. "Dựa trên kiến nghị của doanh nghiệp, Cục Viễn thông và Cục Tần số Vô tuyến điện sẽ tham mưu với lãnh đạo Bộ, có thể dừng một phần quy định thông tư 03, 04 để nhà mạng có thêm khoảng thời gian nữa", ông Nhã nói. Phó Cục trưởng Viễn thông không nêu chi tiết các đề xuất và bỏ ngỏ khả năng đề xuất này có được thông qua hay không, nhưng cho biết mục tiêu là bảo đảm quyền lợi người dùng ở mức độ cao nhất. Theo các doanh nghiệp viễn thông, vẫn còn một lượng người sử dụng có tâm lý chưa vội thay thiết bị đầu cuối, gây khó khăn cho nhà mạng trong việc tổ chức hỗ trợ chuyển đổi. Đối với các thuê bao này cần tăng cường truyền thông trực tiếp để thực hiện chuyển sang máy 4G, đảm bảo sử dụng dịch vụ sau ngày 16/9. Ngoài ra, thời gian qua, doanh nghiệp di động dành nguồn lực khắc phục hậu quả thiên tai, khôi phục hệ thống viễn thông để duy trì thông tin liên lạc của người dân. Trong số thuê bao 2G, các doanh nghiệp cho biết phần lớn là người yếu thế, thuộc hộ gia đình khó khăn, thuộc địa bàn khó tiếp cận như vùng sâu, vùng xa, miền núi. "Một tỷ lệ tương đối lớn thuê bao 2G nằm trong khu vực bị ảnh hưởng của bão, lụt, gây khó khăn cho việc liên lạc, tiếp xúc trực tiếp với khách hàng để chuyển đổi", ông Nhã cho biết.
9fce108ad0c3b08c8991f0d312e6399d
13/09/2024
22bec24180be299a8cba3974a827c387
16:55
8208ee301a98dba92a43c22ca28ce53b
20240917
https://vietnamfinance.vn/6-thuy-dien-lon-phia-bac-dong-toan-bo-cua-xa-lu-d116062.html
6780276441689236c92a321790ff7da2
6 thủy điện lớn phía Bắc đóng toàn bộ cửa xả lũ
bcd8eabadff1d38ac3c36b716d1397a4
Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, đến sáng 13/9, theo lệnh chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 6 hồ thuỷ điện gồm Tuyên Quang, Lai Châu, Bản Chát, Huội Quảng, Sơn La, Hoà Bình đã đóng toàn bộ các cửa xả. Nước về các hồ chứa thuỷ điện cũng đang giảm dần.
ba89cffd0686a476389850152dd13002
TheoTập đoàn Điện lực Việt Nam(EVN), các hồ chứathủy điệnđang thực hiện xả điều tiết tính đến 9h ngày 13/9 có: Tuyên Quang (2 cửa), Thác Bà (3 cửa), Trung Sơn (5 cửa), Bản Vẽ (4 cửa). EVN cho biết, do ảnh hưởng của hoàn lưu sau bão số 3, lưu lượng nước lớn đã đổ về các hồ thủy điện, việc điều tiết nước được thực hiện theo điều hành của Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai và Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai các tỉnh, thành phố. Tính đến 12h ngày 13/9, lưu lượng nước về hồ Tuyên Quang là 1.837 m3/s, lưu lượng nước đang xả qua nhà máy 625,92 m3/s. So với sáng nay, lưu lượng về hồ đã giảm so với hôm qua nhưng đang tăng nhẹ trở lại. Lai Châu lưu lượng nước về hồ là 1.455 m3/s, lưu lượng nước đang xả qua nhà máy 1.660 m3/s. Thủy điện Sơn Lavà Hòa Bình (hiện đã đóng toàn bộ các cửa xả), lưu lượng nước về hồ lần lượt là 2.845 m3/s và 4.837 m3/s. Lưu lượng nước đang xả qua nhà máy lần lượt là 1.4152 m3/s và 1.112m3/s. Thủy điện Thác Bà hiện lưu lượng về hồ giảm xuống còn 1.713 m3/s, tổng lưu lượng xả là 319,6 m3/s. Nước về hồ tiếp tục giảm so với hôm qua. Theo EVN, tính đến sáng 12/9, ngành điện đã khôi phục cung cấp điện được cho gần 5,63 triệu khách hàng trên tổng số khoảng 6,1 triệu khách hàng bị ảnh hưởng do bão và lũ lụt (tương ứng với tỷ lệ hơn 92%). Để cùng tham gia khắc phục hậu quả thiên tai, khẩn trương khôi phục cung cấp điện cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão, lũ, Tổng Công ty Điện lực miền Trung đã quyết định cử 273 kỹ sư và công nhân lành nghề (từ 6 Công ty Điện lực gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, và Quảng Ngãi) đến tỉnh Quảng Ninh để hỗ trợ khôi phục lưới điện. Lãnh đạo Công ty Thủy điện Thác Bà cho biết nhà máy vẫn vận hành an toàn, lượng nước về hồ đã giảm, việc kiểm tra đê, đập, máy móc được thực hiện thường xuyên. Hiện các hồ thuỷ điện như Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Tuyên Quang đều đã giảm mạnh lượng xả. Ông Nguyễn Mạnh Cường - Phó Tổng giám đốc Công ty Thủy điện Thác Bà - cho biết, tình hình hiện đã khả quan hơn so với những ngày qua khi mỗi giờ nước về hồ giảm được 3 cm. Tại thời điểm 17h ngày 12/9, lưu lượng nước về hồ 2.100 m3/s, lượng xả cũng giảm mạnh so với hôm qua, xuống còn 2.778m3/s. Tính về lưu lượng, lượng nước về hồ đã giảm hơn 1.200m3/s so với cùng thời điểm ngày hôm trước. Nhà máy thuỷ điện cũng giảm lượng xả tới 386 m3/s so với hôm qua. “Hiện tại, nếu không có mưa, mỗi 1 giờ mực nước hồ giảm được 3 cm. Trường hợp nếu thượng nguồn có mưa lớn trở lại, lưu lượng về hồ sẽ tăng lên, nước sẽ giảm chậm hơn. Công ty thường xuyên kiểm tra các phụ, các thiết bị, công trình xả để đảm bảo an toàn”, ông Cường nói.
cf49881a88cb140dd8a775bf2f373584
13/09/2024
22bec24180be299a8cba3974a827c387
15:45
b65d08eed5de40d8156ab0af147ef047
20240916
https://vietnamfinance.vn/dien-dan-tri-thuc-the-gioi-lan-thu-25-hanh-trinh-huong-toi-su-hoa-hop-d116059.html
c444ccb04ec80be9c91903749c91fcf7
Diễn đàn Tri thức Thế giới lần thứ 25: ‘Hành trình hướng tới sự hòa hợp’
eca2fe30f3822d199d8a24254aa5ce46
Diễn đàn Tri thức Thế giới (World Knowledge Forum - WKF) lần thứ 25, với chủ đề "Hành trình hướng tới sự hòa hợp" (Journey towards Coexistence), có sự tham dự của hàng trăm diễn giả và đại biểu là các chính trị gia, doanh nhân, nhà nghiên cứu, giáo sư các đại học uy tín hàng đầu thế giới.
13cce66d1d0f296982aa51bd5764fa65
Năm nay, nhà sáng lập Tập đoàn Bamboo Capital - ông Nguyễn Hồ Nam được WKF 2024 mời tham dự và phát biểu tham luận mang tên “Việt Nam – Người bạn đáng tin cậy trong một thế giới hỗn mang”, với thời lượng tham luận kéo dài 40 phút. Diễn đàn Tri thức Thế giới được tổ chức lần đầu vào năm 2000 tại Hàn Quốc. Kể từ đó, Diễn đàn này được tổ chức liên tục hàng năm với những thảo luận tích cực nhằm chia sẻ tri thức, thu hẹp sự bất bình đẳng tri thức, thúc đẩy kinh tế toàn cầu tăng trưởng cân bằng và thịnh vượng. Những diễn giả nổi tiếng từng tham gia Diễn đàn Tri thức Thế giới các năm trước bao gồm các nhà lãnh đạo quốc gia như ông George W. Bush, Tổng thống thứ 43 của Mỹ bà Theresa May, Thủ tướng thứ 76 của Anh; ông Nicolas Sarkozy, Tổng thống thứ 23 của Pháp; và ông Gerhard Schröder, Thủ tướng thứ 7 của Đức. Chủ tịch các tổ chức quốc tế cũng đã tham gia, bao gồm Jim Yong Kim, Chủ tịch thứ 12 của Ngân hàng Thế giới. Những người sáng lập và giám đốc điều hành các doanh nghiệp lớn như ông Bill Gates, đồng sáng lập Microsoft Corporation; ông Larry Ellison, Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Oracle Corporation; ông John L. Hennessy, Chủ tịch Alphabet; và ông George Soros, Chủ tịch Soros Fund Management đều đã tham dự diễn đàn. Các học giả kinh tế bao gồm ông Larry Summers, ông Paul Krugman, ông Michael Porter và ông Gregory Mankiw cũng từng có bài phát biểu tại diễn đàn. Với sự tham gia những nhân vật tầm cỡ, có uy tín và sức ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, công nghệ, nghiên cứu, học thuật, Diễn đàn Tri thức Thế giới được đánh giá là nơi quy tụ những "bộ óc" quản trị có ảnh hưởng nhất toàn cầu. Diễn đàn Tri thức Thế giới năm 2024 đặt mục tiêu tìm kiếm con đường thúc đẩy các quốc gia chung sống hòa hợp, hỗ trợ, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau để cùng phát triển. Từ ngày 9/9 đến 11/9, các phiên thảo luận chuyên sâu tại diễn đàn được tổ chức xoay quanh 4 chủ đề chính gồm: “Bối cảnh Quốc tế: Từ hai cuộc chiến tranh đến cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ và cuộc cạnh tranh bá quyền G2; Tương lai của trí tuệ nhân tạo: AI đang định hình lại tương lai và đồng sáng tạo với nhân loại như thế nào; Thế giới bền vững: Biến đổi khí hậu – Năng lượng – Môi trường; Kinh doanh và Đổi mới: Chiến lược sinh tồn trong thời đại bất ổn”. Tiến sĩ Chang Dae-Whan, nhà sáng lập của Diễn đàn Tri thức Thế giới, Chủ tịch Maekyung Media Group chia sẻ Diễn đàn Tri thức Thế giới lần thứ 25 diễn ra trong bối cảnh đầy biến động, khi những bất ổn địa chính trị và kinh tế vẫn đang tiếp diễn. Trong bối cảnh cán cân quyền lực địa chính trị đang thay đổi, những công nghệ mới chưa từng có đang xuất hiện và biến đổi căn bản cuộc sống con người. “Những thay đổi nhanh chóng về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và các lĩnh vực khác đang ngày càng khuếch đại các xung đột… Giờ đây, hơn bao giờ hết, chúng ta cần có trí tuệ để tôn trọng lẫn nhau và cùng nhau vai kề vai, vượt qua các xung đột về giới tính, thế hệ, tư tưởng, văn hóa, môi trường, và những khác biệt cá nhân. Vì vậy, chúng tôi đã chọn chủ đề "Hành trình hướng tới sự hòa hợp" cho Diễn đàn Tri thức Thế giới năm nay”, TS Chang Dae-Whan cho biết. Sáng 10/9 vừa qua, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã tham dự Diễn đàn Tri thức Thế giới lần thứ 25 và phát biểu mở màn. Tổng thống Yoon Suk Yeol đã nhấn mạnh sự cần thiết của đoàn kết toàn cầu để vượt qua các thách thức về công nghệ và địa chính trị trong bối cảnh thế giới đầy xung đột. Ông lưu ý rằng, mặc dù các công nghệ như trí tuệ nhân tạo mang lại nhiều lợi ích, nhưng chúng cũng gây ra những mối nguy hại như tin tức giả và deepfake. Ông kêu gọi thế giới phải đứng vững để bảo vệ tự do, dân chủ và giảm bớt khó khăn cho các nhóm dễ bị tổn thương trong cuộc cạnh tranh công nghệ. Tiếp nối chia sẻ của Tổng thống Hàn Quốc, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen cũng đã đưa ra quan điểm của ông về những nỗ lực của ASEAN đối với thịnh vượng và phát triển, đặc biệt trong thời điểm xu hướng phát triển bền vững và chủ nghĩa đa phương đang trở nên nổi bật hơn. Trong khuôn khổ của Diễn đàn Tri thức Thế giới năm nay, ông Nguyễn Hồ Nam - nhà sáng lập Tập đoàn Bamboo Capital, Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) được ban tổ chức diễn đàn mời tham dự và trình bày tham luận với chủ đề “Việt Nam – Người bạn đáng tin cậy trong một thế giới hỗn mang” kéo dài 40 phút trước các đại biểu đến từ khắp nơi trên thế giới. Ông Nguyễn Hồ Nam nhấn mạnh, trong bối cảnh thế giới hiện tại đầy biến động với các xung đột địa chính trị, sự cạnh tranh giữa các cường quốc và những tiến bộ công nghệ mang đến cả cơ hội lẫn thách thức, Việt Nam vẫn giữ vững vai trò là một đối tác đáng tin cậy. Với nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng, môi trường đầu tư an toàn, ổn định, và chính sách mở cửa, Việt Nam đã và đang thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. “Điểm đến đầu tư đầy hứa hẹn”, “Môi trường kinh doanh an toàn” và “Đối tác toàn cầu” là những từ khóa ông Nguyễn Hồ Nam nhắc đến khi nói về cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Bên cạnh chia sẻ về môi trường đầu tư ổn định và tiềm năng phát triển của Việt Nam, nhà sáng lập Bamboo Capital còn giới thiệu đến bạn bè quốc tế những cơ hội đầu tư hấp dẫn tại quốc gia mình, qua đó, góp phần lan tỏa hình ảnh một Việt Nam năng động, đổi mới và sẵn sàng hợp tác cùng quốc tế. Tại một buổi gặp mặt thân mật trong khuôn khổ hội nghị do Tiến sĩ Chang Dae-Whan - nhà sáng lập của Diễn đàn Tri thức Thế giới chủ trì, với sự tham dự của một số nhân vật nổi bật của Diễn đàn năm nay nhằm trao đổi về những tiềm năng phát triển trong nhiều lĩnh lực quan trọng, ông Nguyễn Hồ Nam tiếp tục chia sẻ với các nhà lãnh đạo khác về tiềm năng và cơ hội hợp tác đa phương giữa doanh nghiệp Việt Nam với nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư trên thế giới, qua đó, góp phần mang đến cơ hội đón những nguồn đầu tư chất lượng vào Việt Nam trong thời gian tới.
b51601bc8bb2694236ee472ba916f2b8
13/09/2024
22bec24180be299a8cba3974a827c387
14:00
13a07b3afcced5092a06fc3c60ef534b
20240916
https://vietnamfinance.vn/2-dn-nuoc-ngoai-dat-quang-cao-p-s-va-coca-cola-vao-noi-dung-vi-pham-phap-luat-d116054.html
e5fed607382dd569bb1f559267a6fafe
Quảng cáo vi phạm pháp luật: P/S và Coca-Cola vào danh sách cảnh báo
8cf8fa5a752c6db2ed1f0b4d93fd841a
Bộ Thông tin và Truyền thông vừa có văn bản gửi Công ty RTB (Singapore) và Công ty Dailymotion (Pháp) đề nghị tuân thủ các quy định pháp luật của Việt Nam trong hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới.
9e0056b08b2eb5de8d7334a088faf019
Thời gian qua, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã tăng cường công tác quản lý nhà nước đổi với hoạt động kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới đề đảm bảo an toàn cho các thương hiệu, nhãn hàng; đồng thời, góp phần nâng cao ý thức tuần thú quy định pháp luật cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước khi tham gia hoạt động kinh doanh dịch vụ quảng cáo tại Việt Nam. Qua theo dõi, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử phát hiện nội dung quảng cáo của một số nhãn hàng như kem đánh răng P/S, sản phẩm chăm sóc tóc Clear và Tresemmé (thuộc Công ty TNHH Quôc tê Unilever Việt Nam); nước giải khát Coca-Cola (thuộc Công ty Coca-Cola Việt Nam) đã bị đặt vào nội dung vi phạm pháp luật Việt Nam trên các nên tảng xuyên biên giới như Nguoi-Viet.com; Dailymotion.com. Qua tìm hiểu, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử được biết, việc cài đặt các sản phẩm quảng cáo vi phạm pháp luật Việt Nam nêu trên được thực hiện bởi Công ty RTB (Singapore) và Công ty Dailymotion (Pháp). "Đây là hành vi vi phạm pháp luật vê quảng cáo của Việt Nam và gây ảnh hưởng lớn đến vấn đề sự an toàn thương hiệu và uy tín của các doanh nghiệp sở hữu các nhãn hiệu hàng hóa nêu trên", Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử nhấn mạnh. Trước thực trạng nói trên, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử đề nghị Công ty RTB, Công ty Dailymotion chấm dứt các hành vi vi phạm nêu trên, áp dụng các giải pháp quản lý hiệu quả để đảm bảo không lặp lại các vi phạm tương tự; có trách nhiệm tuân thủ quy định luật pháp Việt Nam khi cung cấp dịch vụ dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam. Cơ quan quản lý cũng yêu cầu 2 doanh nghiệp có giải pháp để chủ động ngăn chặn, loại bỏ các quảng cáo vi phạm pháp luật Việt Nam khi cài đặt sản phầm quảng cáo tại Việt Nam; không đặt sản phẩm quảng cáo vào các nội dung vi phạm pháp luật theo quy định; đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát, chặn lọc quảng cáo vi phạm pháp luật Việt Nam.
3f9f41c899b0f6d320fa14bf9624c2ec
13/09/2024
22bec24180be299a8cba3974a827c387
14:20
95658d7d19cd5fd78d0a55786c3fad68
20240916
https://vietnamfinance.vn/tin-dung-den-van-vuon-voi-bach-tuoc-siet-co-nguoi-vay-d115833.html
c97b07a653f137ae725405fbb1ec8f95
Tín dụng đen vẫn 'vươn vòi bạch tuộc' siết cổ người vay
75bd69e3a75a6dc120e22aa8a4a2d623
Mặc dù hàng loạt đường dây cho vay nặng lãi đã bị triệt phá nhưng tín dụng đen vẫn còn nhiều "đất sống" và trở thành vấn đề nhức nhối.
555fa59723ecf7ba351c1fee21dfe5f9
Mới đây, TAND Hà Nội đã đưa ra xét xử 135 bị cáo liên quan đến đường dây cho vay qua app do ông trùm Li Zhao Qiang chủ mưu. Theo thông tin ban đầu, thông qua các app như vaynhanhpro, cashvn,…, đường dây này đã cho hàng trăm nghìn người vay với mức lãi suất “cắt cổ” 1.570 – 2.190%/năm. Được biết, trong giai đoạn từ 2019 đến tháng 4/2022 – thời điểm vụ việc bị phát giác, các bị cáo đã cho 120.780 người vay nặng lãi với tổng số tiền lên tới 1.600 tỷ đồng. Mặc dù con số thiệt hại lên tới hàng nghìn tỷ đồng nhưng vụ việc kể trên mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm mang tên “tín dụng đen”. Trước đó, nhiều đường dây liên quan đến tín dụng đen, cho vay nặng lãi đã bị triệt phá song, đến nay, tín dụng đen vẫn còn nhiều “đất sống” và trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người. Từ những hình thức quảng cáo và tiếp cận người vay đơn giản như dán giấy quảng cáo trên tường, cột điện, các hình thức tín dụng đen cũng dần biến tướng và ngày càng đa dạng hơn, chẳng hạn như cho vay qua app hay công khai quảng cáo dịch vụ “hỗ trợ tài chính” rầm rộ trên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo,… Với lời quảng cáo “cho vay nhanh chóng, giải ngân tức thì” hay “vay vốn không cần giấy tờ chứng minh”, nhiều người đã vô tình sập bẫy tín dụng đen. Để đến khi không thể trả nợ vì lãi suất quá cao, nhiều người bị hành hung, đe dọa, thậm chí là bôi nhọ danh tiếng. Không ít trường hợp chỉ vì vay vài chục triệu đồng của các app tín dụng đen mà lâm vào cảnh nợ nần, thậm chí bán nhà, bán xe để trả nợ. Vậy với lãi suất cao “cắt cổ” cùng với nhiều hệ lụy phía sau, lý do nào đã giúp tín dụng đen “sống khỏe” trong thời gian qua? Chia sẻ với VietnamFinance, TS Nguyễn Trí Hiếu nhận định, các công ty tài chính đang thận trọng trong xét duyệt cho vay trong khi nhu cầu tiền cho đời sống lúc nào cũng có, các bên tín dụng đen lại cho vay rất nhanh, không cần điều kiện nào. Nếu như vay tiền tại các công ty tài chính hay ngân hàng thương mại, người đi vay phải qua nhiều thủ tục, giấy tờ và có nhiều nhiều người chưa thể tiếp cận các kênh cho vay chính thống do không đáp ứng được các điều kiện cho vay thì việc vay tiền tại các đường dây tín dụng đen rất đơn giản, thậm chí có thể ví như quy trình 3 không, tức “không thế chấp, không giấy tờ pháp lý và không cần đợi lâu”. Chỉ với vài thao tác đơn giản, sau vài phút, bên cho vay sẽ tự động chuyển tiền vào tài khoản cá nhân của người vay. “Điều này dễ khiến nhiều người rơi vào bẫy của tín dụng đen, vay 1 trả 10, lãi mẹ đẻ lãi con”, ông Hiếu nói. Trong khi đó, luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch công ty luật SB Law chỉ ra 4 nguyên ngân khiến tín dụng đen vẫn còn tồn tại. Đầu tiên, tín dụng đen đáp ứng được nhu cầu vay tiền nhanh chóng. “Nhiều người dân, đặc biệt là những người có thu nhập thấp hoặc không có tài sản đảm bảo, gặp khó khăn trong việc tiếp cận các khoản vay hợp pháp từ ngân hàng hoặc các công ty tài chính. Họ cần tiền gấp để giải quyết các vấn đề khẩn cấp, và tín dụng đen trở thành lựa chọn duy nhất do thủ tục vay đơn giản và nhanh chóng”, ông Hà nói. Lý do thứ hai là người dân vẫn thiếu kiến thức tài chính. Một số người vay không hiểu rõ về các sản phẩm tài chính hợp pháp hoặc không nắm bắt được các rủi ro liên quan đến tín dụng đen. Họ có thể bị lôi kéo bởi những lời quảng cáo hấp dẫn mà không biết rằnglãi suấtcho vay của tín dụng đen là cực kỳ cao và bất hợp pháp. Thứ ba, sự phức tạp trong việc quản lý và kiểm soát cũng khiến tín dụng đen chưa bị “nhổ cỏ tận gốc”. Theo luật sư Nguyễn Thanh Hà, mặc dù có nhiều nỗ lực từ phía chính quyền, việc giám sát và xử lý các hoạt động tín dụng đen gặp nhiều khó khăn do sự tinh vi của các tổ chức tín dụng đen, cùng với sự thiếu hụt nguồn lực cho việc kiểm soát và thực thi pháp luật. Cuối cùng, theo ông Hà, chúng ta vẫn chưa có giải pháp tài chính thay thế hiệu quả. “Các giải pháp tài chính hợp pháp hiện có đôi khi không đáp ứng được nhu cầu của người dân về tính linh hoạt, nhanh chóng và dễ dàng trong quy trình vay vốn. Vì vậy, thị trường tài chính tiêu dùng cần được phát triển đồng bộ, tăng tính liên kết và giảm tình trạng phân khúc, thiếu tính liên thông giữa các thị trường bộ phận”, ông nhấn mạnh. Dẹp vấn nạn tín dụng đen đã trở thành một trong những ưu tiên của Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Chỉ thị số 12/CT-TTg về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”. Trong đó, khẳng định phát triển các sản phẩm tín dụng tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu vay vốn chính đáng, hợp pháp, phục vụ đời sống, tiêu dùng của nhân dân để góp phần ngăn chặn “tín dụng đen”. Thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, ngành Ngân hàng cũng đã tích cực phối hợp cùng các bộ, ngành liên quan triển khai đồng bộ, có hiệu quả nhiều giải pháp đẩy mạnhtín dụng tiêu dùng, hạn chế “tín dụng đen”. Phát biểu trong một hội thảo mới đây, Phó Thống đốc NHNN Đoàn Thái Sơn cho hay: “Tín dụng tiêu dùng luôn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bên cạnh việc đáp ứng những nhu cầu chính đáng của người dân, tín dụng tiêu dùng còn kích cầu sức mua, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, qua đó tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cụ thể,đối với ngành Ngân hàng, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về hoạt động cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, cho vay tiêu dùng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn; tăng cường công tác quản lý, thanh tra, giám sát hoạt động cho vay tiêu dùng, cho vay phục vụ đời sống của các TCTD, đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng cũng cấp tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng, hướng dẫn việc ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa hoạt động tín dụng tiêu dùng, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, bám sát với nhu cầu thị trường, đồng thời có thể phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm ứng dụng công nghệ cao. Bản thân các tổ chức tín dụng cần rà soát, đổi mới phương thức cung cấp thông tin, cách thức tiếp cận khách hàng vay để người dân hiểu đúng, đầy đủ về các sản phẩm, dịch vụ cũng như phối hợp chặt chẽ với các đơn vị của Bộ Công an trong việc kết nối khai thác dữ liệu thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đẩy mạnh các giải pháp ứng dụng dữ liệu này trong hoạt động tín dụng tiêu dùng. “Chỉ có khi đẩy mạnh cho vay tiêu dùng, người dân mới hạn chế tiếp cận vốn từ những kênh không chính thức, điển hình là tín dụng đen, từ đó giúp giảm thiểu các hệ lụy và góp phần đảm bảo an ninh trật tự xã hội”, Phó Thống đốc cho hay.
a569b4ffc2883d647c3ca5838eebb3b7
13/09/2024
22bec24180be299a8cba3974a827c387
09:30
181c7e51fbea0547844849ff25a71ae0
20240916
https://vietnamfinance.vn/chu-dau-tu-399-can-noxh-bi-hai-phong-nhac-ten-no-thue-qua-han-d116036.html
3a9644105230c04c40018401230f099c
Chủ đầu tư 399 căn NƠXH bị Hải Phòng nhắc tên nợ thuế quá hạn
31baff515c135a99952b765df417f521
Công ty Toàn Thắng - Chủ đầu tư dự án nhà ở vừa được điều chỉnh 2,2 ha từ TM -DV sang thực hiện NƠXH vừa bị điểm tên do nợ thuế gần 700 triệu.
12335ab96e8a1664f00e301fc68b935d
Trong danh sách nợ thuế của Cục thuế thành phố Hải Phòng mới công, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Toàn Thắng bị nêu tên do nợ thuế. Cụ thể, tính đến 31/7/2024, Công ty Toàn Thắng nợ thuế 695,6 triệu đồng. Nguyên nhân là do quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước hoặc hết thời hạn chấp hành các quyết định hành chính về quản lý thuế mà Toàn Thắng không tự nguyện chấp hành. Ngày 24/2/2023, UBND thành phố Hải Phòng đã ban hành quyết định 518/QĐ-UBND về việc gia hạn thời gian sử dụng đất 24 tháng đối với Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Toàn Thắng. Được biết lô đất có diện tích 2,2ha tại xã Thuỷ Đường, huyện Thuỷ Nguyên, mục đích là đầu tư xây dựng Trung tâm phân phối hàng tiêu dùng. Trước đó, lô đất này được UBND thành phố giao cho công ty TNHH Phân phối hàng tiêu dùng quốc tế, đến ngày 22/6/2020, UBND thành phố đã thu hồi và giao cho Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Toàn Thắng. Tuy nhiên, đầu năm 2024, Công ty Toàn Thắng đã đề nghị thay đổi mục đích sử dụng đất sang thực hiện dự án đầu tư Xây dựng Dự án NƠXH. Ngày 30/7/2024, UBND thành phố Hải Phòng đã ban hành Quyết định chấp nhận chủ trường đầu tư đồng thời chấp nhận nhà đầu tư đối với Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Toàn Thắng. Theo đó, dự án có quy mô 2,2 ha, trong đó đất NƠXH là 2,1 ha, đất trường mầm non là 1.029 m2. Quy mô dự án gồm: diện tích xây dựng chung cư 9.546m2, gồm 6 toà nhà, trong đó 3 toà cao 4 tầng, 3 toà cao 6 tầng. Số lượng căn nhà ở chung cư xã hội là 399 căn. Vốn đầu tư của dự án khoảng 367,5 tỷ đồng, trong đó, vốn góp của Toàn Thắng là 75 tỷ đồng, vốn vay từ các tổ chức tín dụng là 292,5 tỷ đồng. Thời gian hoạt động của dự án là 39 năm (đến hết ngày 18/3/2063). Dự án dự kiến hoàn thiện pháp lý, khởi công đầu tư xây dựng, san nền, đường giao thông, cấp thoát nước, điện chiếu sáng và hoàn thành xây dựng thô 2 nhà chung cư từ Quý I/2024 đến tháng 2/2025. Dự kiến dự án hoàn thành và đưa công trình vào sử dụng đến hết Quý III/2027. Đáng chú ý, UBND thành phố nêu rõ, trường hợp đến hết thời điểm tháng 2/2025 (thời điểm hết thời gian gia hạn sử dụng đất 24 tháng theo Quyết định 518/QĐ-UBND ngày 24/2/2023) mà công ty Toàn Thắng chưa hoàn thiện thủ tục chuẩn bị đầu tư, khởi công Dự án xây dựng NƠXH và xây dựng một số hạng mục công trình trên đất tại theo văn bản cam kết ngày 07/5/2024 của Công ty thì thành phố sẽ thu hồi đất theo quy định. Được biết, Công ty Toàn Thắng được đăng ký từ năm 2003, trụ sở chính tại xã Ngũ Lão, huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng, lĩnh vực kinh doanh chính là bán buôn vật liệu xây dựng, thu gom, xử lý rác thải,.. Doanh thu bình quân 3 năm 2019, 2020, 2021 của Toàn Thắng đạt 95 tỷ đồng. Toàn Thắng từng thực hiện thực hiện thu gom rác cho nhiều đối tác như Nhiệt điện Hải Phòng, Đóng tàu Phà Rừng, Nhiệt điện Mông Dương, tiêu huỷ tài sản Cục quản lý thị trường thành phố Hải Phòng,.. Đại diện pháp luật công ty Toàn Thắng là bà Phạm Thị Toan (Sn 1966). Trước đó, vốn điều lệ của công ty chỉ 30 tỷ đồng, đầu năm 2024, công ty thực hiện tăng vốn điều lệ lên đạt 80 tỷ đồng, thành viên góp vốn gồm bà Phạm Thị Toan 66,7% và ông Vũ Văn Thử góp 33,3%. Được biết bà Phạm Thị Toan cũng là đại diện pháp luật công ty cổ phần Kho vận Tiền Phong.
42277a314ca742560512e8f6044983e8
13/09/2024
22bec24180be299a8cba3974a827c387
09:45
961ca60212b8611d7df33e72a6634709
20240916
https://vietnamfinance.vn/khach-hang-trong-nuoc-that-lung-buoc-bung-chuoi-lau-haidilao-trung-quoc-mo-rong-sang-my-d116061.html
0e6e68e9e0ba83f83dec9fdbe561dc3b
Khách hàng trong nước 'thắt lưng buộc bụng', chuỗi lẩu Haidilao Trung Quốc mở rộng sang Mỹ
1c8ecd2cf8b968e7d20a363ecca19b8e
Chuỗi nhà hàng lẩu Trung Quốc Haidilao cho biết họ sẽ tập trung mở rộng hơn nữa vào các thị trường nước ngoài trong những năm tới, đặc biệt là Mỹ, nhằm thu hút khách hàng mới khi thực khách trong nước cắt giảm chi tiêu.
6263fd0b6fce3bcb3fdf3b0ac3f76ab2
Super Hi International, đơn vị điều hành hoạt động kinh doanh ở nước ngoài của Haidilao, sẽ mở thêm nhiều cửa hàng nữa tại New York và Los Angeles vào năm tới, giám đốc điều hành Yang Lijuan cho biết và khẳng định rằng thị trường Mỹ được đánh giá là "có tiềm năng lớn nhất" trên toàn cầu. Haidilao là một trong những chuỗi nhà hàng thực phẩm và đồ uống Trung Quốc có dấu ấn quốc tế lớn nhất, với các nhà hàng tại những địa điểm nổi tiếng như Piccadilly ở London, Trung tâm thương mại Dubai và Marina Bay Sands ở Singapore. Đây là một trong những nhà hàng nổi tiếng ở Trung Quốc đại lục đang hướng tới sự tăng trưởng ở nước ngoài để bù đắp cho bối cảnh thị trường ẩm thực trong nước ngày càng bão hòa và cạnh tranh. Ngoài Haidilao,hàng loạt thương hiệu nội địa khácnhư trà sữa Mixue và Heytea cũng đang mở rộng trên toàn cầu, bao gồm cả Đông Nam Á và các nước phương Tây. Bên cạnh thị trường Mỹ, bà Yang cũng cho biết Super Hi có kế hoạch mở rộng hoạt động ra nước ngoài và đang cân nhắc các thị trường tiềm năng trong tương lai như Thụy Sĩ, Đức, Tây Ban Nha và Pháp, mặc dù bà không đưa ra khung thời gian cụ thể. Nỗ lực củng cố hoạt động kinh doanh ở nước ngoài của Super Hi diễn ra khi nhánh nội địa của chuỗi nhà hàng lẩu này, Haidilao International Holding, đã ghi nhận những khoản lỗ chưa từng có vào thời kỳ đỉnh điểm của đại dịch Covid-19 và đang phải "giảm tốc" trong việc mở rộng tại chính quê nhà Trung Quốc. Haidilao đã đóng cửa 39 nhà hàng, tương đương khoảng 3% trên tổng số, tại Trung Quốc Đại lục vào cuối tháng 6 so với năm trước và mức chi tiêu trung bình cho mỗi khách hàng tiếp tục giảm, phản ánh mức tiêu dùng yếu đi của người Trung Quốc. Lợi nhuận quốc tế của Super Hi từ lâu đã phụ thuộc vào cộng đồng người Hoa di cư. Nhưng nếu thương hiệu này muốn thử và mở rộng hơn nữa, họ sẽ cần thu hút những thực khách không phải người Trung Quốc - hoặc quen thuộc với khái niệm lẩu. Chuỗi nhà hàng này có kế hoạch thay đổi các dịch vụ tại một số chi nhánh nước ngoài để thu hút lượng khách hàng rộng hơn, bà Yang cho biết, bao gồm cả đợt thử nghiệm hiện tại về tiêu chuẩn halal (tiêu chuẩn về thức ăn của đạo Hồi giáo) tại các quốc gia có dân số Hồi giáo đông đảo tại Đông Nam Á. Super Hi mở nhà hàng nước ngoài đầu tiên tại Singapore vào năm 2012, hiện có 122 cửa hàng tại 13 quốc gia bên ngoài Trung Quốc tính đến tháng 6.Giống như nhiều thương hiệu dịch vụ ăn uống của Trung Quốc đã vươn ra toàn cầu, một phần đáng kể doanh thu của công ty đến từ Đông Nam Á, nơi 74 nhà hàng chiếm hơn một nửa tổng doanh số của Super Hi trong nửa đầu năm nay. Công ty cũng điều hành 20 nhà hàng ở Bắc Mỹ, đóng góp hơn 16% doanh thu.Bà Yang Lijuan được bổ nhiệm làm CEO của Super Hi vào tháng 6 năm nay, sau khi làm việc hàng chục năm tại Haidilao. Từ một nhân viên phục vụ, bà đã dần đi tới chức Giám đốc kinh doanh trong nước của thương hiệu. Bà cũng là động lực thúc đẩy việc thành lập các nhà hàng nước ngoài đầu tiên của chuỗi.
e78ee4d982741c6e27b185fbc1d680c6
13/09/2024
22bec24180be299a8cba3974a827c387
15:51
75e0a6f0e3459a1c56838572b6ca9adf
20240916
https://vietnamfinance.vn/ngan-hang-cap-tap-tang-von-truoc-rui-ro-no-xau-tang-cao-d115779.html
ed09d01596ca31b679ad3747a6a20978
Ngân hàng cấp tập tăng vốn, ứng phó rủi ro và nợ xấu tăng cao
0c851b0d0bec4904c6f3a8018fe0d234
Rủi ro nợ xấu có xu hướng gia tăng trong nửa cuối năm 2024. Các ngân hàng đang đẩy mạnh tăng vốn điều lệ nhằm nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo hệ số an toàn vốn.
9ca09a642d847285a2a9509a5f5d2cfd
Gần đây, nhiều ngân hàng thông báo chia cổ tức bằng cổ phiếu ở mức cao, phát hành cổ phiếu mới, thưởng cổ phiếu… để tăng vốn điều lệ. Ngày 30/8, OCB chốt danh sách cổ đông hưởng quyền nhận cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 20%, tổng cộng gần 411 triệu cổ phiếu. Sau khi phát hành, vốn điều lệ của OCB tăng từ 20.548 tỷ đồng lên 24.658 tỷ đồng. Ngày 29/8, MSB chốt danh sách cổ đông để trả cổ tức năm 2023 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 30%, tương đương phát hành thêm 600 triệu cổ phiếu, vốn điều lệ sẽ tăng từ 20.000 tỷ đồng lên 26.000 tỷ đồng. Trước đó, ngày 26/8, SeABank chốt danh sách cổ đông để phát hành 329 triệu cổ phiếu trả cổ tức với tỷ lệ 13,18%, đồng thời phát hành thêm 10,3 triệu cổ phiếu tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu, tương ứng tỷ lệ 0,4127%. Tổng tỷ lệ phát hành của hai phương án là 13,6%, vốn điều lệ của SeABank dự kiến sẽ tăng thêm 3.393 tỷ đồng, lên 28.350 tỷ đồng. Tương tự, VIB đã chốt danh sách cổ đông hưởng quyền nhận cổ phiếu thưởng vào ngày 23/8/2024. Theo đó, VIB sẽ phát hành thêm gần 431,3 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông từ nguồn vốn chủ sở hữu, tương ứng tỷ lệ 17%. Ngoài ra, VIB sẽ phát hành hơn 11 triệu cổ phiếu ESOP cho các cán bộ, nhân viên có tên trong danh sách chốt ngày 23/8. Sau 2 đợt phát hành, vốn điều lệ của VIB tăng từ 25.368 tỷ đồng lên hơn 29.790 tỷ đồng. SHB cũng đang hoàn thiện hồ sơ trình cơ quan quản lý về việc phát hành cổ phiếu trả cổ tức trong tháng 9/2024, với tỷ lệ 11%, dự kiến nâng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng. Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản chấp thuận TPBank tăng vốn điều lệ thêm tối đa hơn 4.403 tỷ đồng thông qua hình thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu. Với phương án này, vốn điều lệ của TPBank tăng từ 22.016 tỷ đồng lên tối đa 26.419 tỷ đồng. Ba "ông lớn" ngân hàng nhà nước là VietinBank, Vietcombank và BIDV đều có kế hoạch trả cổ tức bằng cổ phiếu trong thời gian tới. Từ đầu năm tới nay, cả ba ngân hàng này đều chưa chốt danh sách cổ đông để trả cổ tức bằng cổ phiếu, tăng vốn điều lệ. Nhiều ngân hàng khác như HDBank, Nam A Bank… cũng đồng loạt tăng vốn điều lệ thông qua các hoạt động phát hành cổ phiếu để trả cổ tức; một số ngân hàng khác đẩy mạnh phát hành trái phiếu để tăng vốn cấp 2. Ngoài ra, một số ngân hàng cũng đẩy mạnh gia tăng tiềm lực tài chính, huy động nguồn vốn từ đối tác nước ngoài như Vietcombank, MBBank, VPBank, HDBank... từ đó mở ra dự địa tăng trưởng tín dụng cao trong giai đoạn tới. Trong báo cáo mới đây, Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá, chất lượng tài sản của các ngân hàng Việt Nam vẫn đáng quan ngại kể từ năm 2023 khitỷ lệ nợ xấuvà dự phòng tổn thất tín dụng tăng lên. Ngoài ra, các biện pháp gia hạn cơ cấu nợ nhằm ứng phó đại dịch, tiếp tục được gia hạn và dự kiến chấm dứt vào tháng 12/2024, có thể khiến cho tỷ lệ nợ xấu còn cao hơn nữa. Giới chuyên gia dự báo nửa cuối năm 2024 sẽ là giai đoạn đầy thách thức cho ngành ngân hàng khi rủi ro nợ xấu có xu hướng gia tăng. Vốn điều lệ đóng vai trò quan trọng như một “bộ đệm”, đem lại nguồn lực cần thiết cho các ngân hàng đối phó với những thách thức và biến động trong môi trường kinh tế không ổn định; tạo điều kiện thuận lợi hơn để tiếp tục hỗ trợ vốn cho khách hàng doanh nghiệp, cá nhân. Ngoài ra, việc tăng vốn cũng sẽ tạo ra dư địa về nguồn lực để các ngân hàng đầu tư cho các hệ thống công nghệ theo yêu cầu tất yếu của kỷ nguyên ngân hàng số nhằm tăng trải nghiệm dịch vụ cho khách hàng và đẩy mạnh hoạt động tín dụng, kinh doanh hiệu quả hơn nữa.
51b275b45c08e2c4c89d8b2790b2d4b6
13/09/2024
22bec24180be299a8cba3974a827c387
10:00
044f058d53707e520ecab1c8b300635c
20240916