text
stringlengths
78
4.36M
title
stringlengths
4
2.14k
len
int64
18
943k
gen
stringclasses
1 value
Về mặt hình thái, đô thị của Hà Nội sẽ quay mặt vào sông. (Ảnh: PV/Vietnam+). Về khớp nối của sông Hồng trong quy hoạch chung, cùng với 4 trục, trục cảnh quan sông Hồng sẽ là cảnh quan chính, mang yếu tố quyết định cho vấn đề cảnh quan, giao thông cũng như phát triển đô thị. Tại Hội nghị tiếp xúc, đối thoại giữa Bí thư Thành ủy với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp thành phố năm 2023, ngày 9/8, ông Nguyễn Trọng Kỳ Anh, Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội cho biết về định hướng, điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô sẽ được tập trung cho một số vấn đề: Xác định yếu tố văn hiến, văn minh, hiện đại. Nhà chức trách sẽ tổ chức lấy ý kiến cộng đồng dân cư có liên quan và các tổ chức, cá nhân, các bộ ngành trong khoảng tháng 9 và nửa đầu tháng 10/2023; dự kiến báo cáo Bộ Xây dựng, Thủ tướng Chính phủ vào tháng 12/2023. Theo tiến độ này, trước khi báo cáo các cấp có thẩm quyền, Hà Nội sẽ kết hợp cùng điều chỉnh Luật Thủ đô, Quy hoạch Thủ đô để báo cáo Quốc hội trong kỳ họp 9, 10/2023. Liên quan tới quy hoạch sông Hồng, theo Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội, để cụ thể hóa Quyết định 1259/QĐ-TTg, Quy hoạch phân khu sông Hồng đã được Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt phân khu R năm 2021 với định hướng phát triển về mặt cảnh quan, văn hóa, giao thông và khai thác hiệu quả quỹ đất 2 bên. Sông Hồng kết hợp với các trục Hồ Tây-Ba Vì, Hồ Tây-Cổ Loa, Nhật Tân-Nội Bài và trục phía Nam Hà Nội sẽ trở thành 5 trục chính trong định hướng điều chỉnh quy hoạch tới đây. Như vậy, trong thời gian tới, sông Hồng sẽ trở thành sông nằm giữa đô thị phía Bắc-Nam Hà Nội, đi qua trung tâm của thành phố. “Về mặt hình thái, đô thị của Hà Nội sẽ quay mặt vào sông. Đây là nội dung đã được Bí thư Thành ủy chỉ đạo cũng như truyền tải đến các chuyên gia trong tổ tư vấn để triển khai trong thời gian tới,” ông Kỳ Anh cho hay. Về tiến độ, dù đã có quy hoạch sông Hồng song các địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị cần triển khai, rà soát để đảm bảo theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc khoanh vùng phạm vi ranh giới khu vực hành lang thoát lũ để sớm trình duyệt các quy hoạch chi tiết 2 bên sông. Về khớp nối của sông Hồng trong quy hoạch chung, trục cảnh quan sông Hồng sẽ là cảnh quan chính, mang yếu tố quyết định trong việc phát triển đô thị của 2 bên sông trong thời gian tới. Ông Nguyễn Trọng Kỳ Anh, Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội thông tin về quy hoạch sông Hồng. (Ảnh: PV/Vietnam+). Dự kiến cùng với tiến độ phê duyệt giai đoạn cuối năm 2023, đầu năm 2024 của quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, Hà Nội sẽ đồng loạt triển khai đối với các quy hoạch 2 bên sông. Trong quá trình triển khai sẽ lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư và đặc biệt cần sự tham gia, phối hợp của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các cấp. Liên quan tới các dự án “treo,” chậm triển khai trên địa bàn và các tranh chấp tại các nhà chung cư, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Anh Quân thông tin, hiện nay trên địa bàn Hà Nội có 712 dự án chậm triển khai. Nguyên nhân do quy hoạch, năng lực nhà đầu tư; khi sáp nhập địa giới hành chính phải điều chỉnh quy hoạch… “Thành ủy, Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân thành phố đã chỉ đạo rà soát, xử lý dự án chậm triển khai trên địa bàn,” ông nói. Tại kỳ họp Hội đồng Nhân dân tháng 7/2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã có báo cáo và đến nay, đã xử lý đưa ra khỏi danh sách 419 dự án chậm triển khai. Hiện còn 293 dự án cần xử lý trong thời gian tới. Mục tiêu đến hết tháng 11/2023, cơ bản giải quyết xong. Đến hết tháng 11/2023, nếu nhà đầu tư không thực hiện hoặc cố tình chây ì sẽ kiên quyết hủy bỏ, thu hồi giấy phép đầu tư. Thời gian tới, Sở Quy hoạch Kiến trúc tăng cường giám sát dự án đầu tư, xử lý dự án chậm muộn và khớp nối hạ tầng, công trình hạ tầng xã hội…để các dự án khi triển khai phát huy được hiệu quả, đồng thời, đưa ra quy trình để kịp thời phát hiện dự án chậm triển khai để có giải pháp xử lý ngay. Liên quan tới các dự án xây dựng nhà ở, theo Giám đốc Sở Xây dựng Võ Nguyên Phong, hiện Hà Nội có 1.135 tòa chung cư đã đưa vào sử dụng và có 132 chung cư xây dựng trước thời điểm Luật Xây dựng nhà ở năm 2005. Đến nay, đã có 820 tòa đã thành lập được Ban Quản trị. Trong quá trình thực hiện, Thành ủy, Ủy ban Nhân dân thành phố đã quan tâm chỉ đạo việc quản lý, vận hành các nhà chung cư trên địa bàn. Tuy nhiên, hiện nay, công tác quản lý, vận hành vẫn còn khó khăn, bất cập. “Đây là những vấn đề liên quan trong quá trình quản lý, sử dụng chủ đầu tư có vi phạm; chưa thực hiện công tác nghiệm thu phòng cháy chữa cháy đã đưa người dân vào ở gây khó khăn cho quản lý, vận hành, gây xung đột lợi ích, chậm bàn giao quỹ bảo trì… Những vấn đề này tại một số chung cư và địa phương chưa được quan tâm giải quyết kịp thời, nên đã xảy ra tranh chấp tại một số chung cư thời gian qua,” ông Phong cho hay. Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội làm rõ về quản lý các chung cư trên địa bàn Thành phố. (Ảnh: PV/Vietnam+). Giám đốc Sở Xây dựng cho biết thời gian tới Hà Nội chỉ đạo thực hiện 4 giải pháp, trong đó tiếp tục chỉ đạo Sở Xây dựng và các sở, ngành liên quan rà soát vấn đề bất cập trong Luật nhà ở, các Nghị định, Thông tư, hướng dẫn để góp ý, bổ sung trong quá trình điều chỉnh Luật nhà ở. Cùng với đó, nâng cao trách nhiệm chính quyền địa phương để nắm bắt, xử lý kịp thời vấn đề phát sinh từ cơ sở trong công tác quản lý, vận hành. Các Sở chuyên ngành thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn Chủ đầu tư, Ban Quản trị, chính quyền địa phương trong công tác quản lý. Chủ đầu tư, Ban Quản trị thực hiện nghiêm quy định liên quan quản lý về trật tự xây dựng, vận hành…/.
Xác định Quy hoạch sông Hồng là trục cảnh quan của Thủ đô Hà Nội
1,213
Các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị Thượng đỉnh của Tổ chức Hiệp ước hợp tác Amazon tại TP Belem - Brazil hôm 8-8. Ảnh: REUTERS. Tám quốc gia Nam Mỹ – Bolivia , Brazil , Colombia , Ecuador , Guyana , Peru , Suriname và Venezuela – vừa nhất trí thành lập một liên minh và ký kết tuyên bố bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon tại Hội nghị Thượng đỉnh của Tổ chức Hiệp ước hợp tác Amazon (ACTO), diễn ra ở TP Belem – Brazil hôm 8-8. Theo đài Al-Jazeera, các nhà lãnh đạo cũng thúc giục các nước phát triển làm nhiều hơn nữa để ngăn chặn sự tàn phá khủng khiếp đối với rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới này. Theo họ, nhiệm vụ này không thể chỉ giao phó cho một số quốc gia vì cuộc khủng hoảng do rất nhiều bên gây ra. Tuyên bố trên đề ra lộ trình nhằm thúc đẩy phát triển bền vững, chấm dứt nạn phá rừng và chống lại tội phạm có tổ chức. Brazil gọi đây là “chương trình nghị sự đầy tham vọng” để cứu rừng Amazon , được xem là vùng đệm quan trọng nhằm chống lại biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, hội nghị lại không tìm được tiếng nói chung đối với mục tiêu chấm dứt tình trạng phá rừng trái phép vào năm 2030 mà nước chủ nhà đưa ra. Thay vào đó, các nước thành viên ACTO được theo đuổi mục tiêu của riêng mình. Ngoài ra, tổ chức này còn không nhất trí về cam kết ngừng hoạt động thăm dò và khai thác dầu mới theo đề xuất của Tổng thống Colombia Gustavo Petro. Một kết quả gây thất vọng khác là tuyên bố không ấn định thời hạn chót để chấm dứt khai thác vàng bất hợp pháp dù các nhà lãnh đạo nhất trí hợp tác giải quyết vấn đề này, cũng như tăng cường chống tội phạm môi trường xuyên biên giới. Theo đài Al Jazeera, một số chuyên gia tỏ thái độ thất vọng khi ACTO bất đồng về những vấn đề nói trên. Họ cũng chỉ ra thực tế rằng các nhà hoạch định chính sách đang hành động quá chậm trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Ra mắt liên minh bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon
363
Ngày 9-8, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế phối hợp với Đại học Waseda (Nhật Bản), tổ chức hội thảo quốc tế Nghiên cứu giá trị cảnh quan văn hóa di sản Huế và các vùng phụ cận trong việc bảo tồn, phát huy giá trị quần thể di tích cố đô Huế với sự tham dự của nhiều chuyên gia hàng đầu về bảo tồn di sản ở Việt Nam và Nhật Bản . Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên – Huế, cho biết việc xây dựng kinh đô Huế đã được đặt cơ sở từ thời chúa Nguyễn nhưng các vua Nguyễn mới thực sự là những người kiến tạo và hoàn chỉnh về mọi mặt, từ quy hoạch đến cấu trúc đô thị. Sau năm 1975, chính quyền mới đã kế tục việc quản lý, giữ gìn và phát huy giá trị các di sản của cố đô Huế. Tuy nhiên do thực hiện khoanh vùng bảo vệ di tích theo luật và phải giới hạn trong những khu vực nhất định nên nhiều khu vực đồi núi, khe suối, ao hồ vốn được xem là các thực thể tự nhiên – các yếu tố phong thủy gắn bó chặt chẽ với di tích đã không thuộc khu vực bảo vệ của di tích, hệ thống phủ đệ, nhà vườn truyền thống cũng ở trong tình trạng tương tự. Bên cạnh đó là tình trạng dân cư sống trong khu vực di tích (bao gồm cả vùng lõi và vùng đệm) rất phức tạp. Sông Hương gắn liền với quần thể di tích cố đô Huế. Theo GS-TS Trương Quốc Bình, nguyên Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch), hiện nay việc bảo tồn di sản kiến trúc cảnh quan của quần thể di tích cố đô Huế có nhiều bất cập, việc bảo tồn di sản cảnh quan văn hóa tại quần thể di tích cố đô Huế chưa được chú trọng đúng mức. Việc khoanh vùng bảo vệ di tích chỉ bó hẹp trong khuôn viên di tích mà chưa chú ý đến cảnh quan. Những yếu tố thiên nhiên quan trọng của kinh thành Huế như sông Hương, núi Ngự, cồn Hến, cồn Dã Viên… không được đưa vào khu vực bảo vệ của di tích. Các chuyên gia đã kiến nghị tỉnh Thừa Thiên – Huế cần sớm có giải pháp xây dựng đô thị di sản trên cơ sở bảo tồn toàn vẹn quần thể di tích cố đô Huế; sớm hoàn thiện hồ sơ tái đề cử sông Hương vào danh mục công nhận di sản cảnh quan văn hóa của UNESCO.
Tái đề cử sông Hương là di sản văn hóa thế giới
450
The Icon of the Seas là du thuyền lớn nhất thế giới. (Nguồn: Royal Caribbean Cruises). Với 2.805 phòng khách, du thuyền The Icon of the Seas có thể chứa tổng cộng 9.950 người (2.350 thủy thủ và 7.600 hành khách), tương đương với dân số của một thị trấn. Trong bối cảnh số lượng khách đặt tour du thuyền tăng mạnh trở lại sau đại dịch COVID-19, du thuyền “The Icon of the Seas” của hãng Royal Caribbean đang hoàn thiện những khâu cuối cùng tại công ty đóng tàu Meyer Turku ở Tây Nam Phần Lan . Du thuyền lớn nhất thế giới này sẽ chính thức khởi hành chuyến đi đầu tiên vào tháng 1/2024. Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành du lịch tàu biển và khiến nhiều người lo ngại về khả năng phục hồi của lĩnh vực này. Các công ty du lịch tàu biển đang ghi nhận lượng khách tăng trở lại, sau khi các nước dỡ bỏ biện pháp hạn chế để phòng dịch. Hiệp hội Các hãng Du lịch Tàu biển Quốc tế dự báo số lượng hành khách sẽ đạt 31,5 triệu lượt trong năm 2023, vượt mức trước đại dịch. Công ty Meyer Turku bắt đầu đóng tàu Icon of the Seas vào năm 2021. Con tàu được dự đoán sẽ thu hút sự chú ý toàn cầu bởi sở hữu nhiều đặc điểm vượt xa những con tàu trước đó. Với chiều dài hơn 365m, du thuyền này dài hơn tàu Wonder of the Seas đang nắm giữ kỷ lục hiện tại là 362m. Du thuyền Icon of the Seas có 20 boong, trong đó 18 boong dành cho khách. Tàu nặng tới 250.800 tấn, gấp 5 lần tàu Titanic và vượt du thuyền lớn nhất hiện nay là Wonder of the Seas cũng của hãng Royal Caribbean. Bên cạnh đó, du thuyền cũng sẽ lập kỷ lục về sức chứa. Với 2.805 phòng khách, The Icon of the Seas có thể chứa tổng cộng 9.950 người (2.350 thủy thủ và 7.600 hành khách), tương đương với dân số của một thị trấn. Trong khi đó, sức chứa tối đa của Wonder of the Seas chỉ đạt 6.988 hành khách. Ông Alexis Papathanassis, Giáo sư về Quản trị Du lịch Tàu biển tại Đại học Khoa học Ứng dụng Bremerhaven, cho biết trong thập kỷ qua, kích cỡ các du thuyền ngày càng trở nên lớn hơn. Ông lưu ý những siêu du thuyền này đem lại lợi ích kinh tế rõ rệt, giảm chi phí cho hành khách cá nhân. Với bảy bể bơi, một công viên, các cầu trượt nước, khu mua sắm, sân trượt băng và nhiều địa điểm vui chơi giải trí hơn bất kỳ con tàu nào khác, những con tàu lớn như Icon of the Seas cũng cung cấp nhiều lựa chọn hơn để hành khách trải nghiệm và chi tiêu trên tàu. Điều này giúp các công ty du lịch tàu biển sinh lãi nhiều hơn. Các hãng tàu biển kỳ vọng thu nhập tăng thêm sau đại dịch COVID-19 sẽ giúp trang trải những khoản nợ trong giai đoạn phong tỏa. Ông Papathanassis cho rằng đây sẽ là khoảng thời gian thử thách với nhiều công ty đang thực hiện biện pháp “thắt lưng buộc bụng,” đồng thời dự kiến giá vé tàu sẽ tăng. Theo chuyên gia Papathanassis, xu hướng đóng các tàu có kích cỡ lớn hơn sẽ không dừng lại, nhưng chắc chắn sẽ chậm lại do chi phí đầu tư lớn và đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng lo ngại các tàu lớn có thể đối mặt với tình trạng quá tải ở các cảng biển, thiếu cơ sở hạ tầng để đáp ứng nhu cầu của hành khách, nguy cơ gặp sự cố hay tai nạn và tiềm ẩn tác động xấu đối với môi trường./.
Du thuyền lớn nhất thế giới – gấp 5 lần Titanic – chuẩn bị hạ thủy
642
Tiểu thuyết Thiên mệnh , của nhà văn Nguyễn Trọng Tân phản ánh bối cảnh xã hội phong kiến Việt Nam thời kỳ suy vi, một bước chuyển từ thời Lê mạt sang triều Tây Sơn. Cuộc càn khôn khép mở vần vũ mang mệnh trời, ý dân diễn ra trong 15 năm (1774-1789). Trước ông đã từng có khá nhiều tác phẩm văn học viết về thời kỳ này như: Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Gia Văn Phái; Thượng kinh ký sự của Hải Thượng Lãn Ông; Bà chúa chè của Nguyễn Triệu Luật, Đêm hội Long Trì của Nguyễn Huy Tưởng, Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác… Mỗi tác phẩm mang một cách nhìn và đều để lại những ấn tượng khó quên trong bạn đọc. Đó là một thử thách lớn với Nguyễn Trọng Tân khi ông “dẫm lên” vết chân của các nhà văn đi trước. Liệu có để lại dấu ấn gì? Nhà văn Nguyễn Trọng Tân. Qua 500 trang Thiên mệnh mới thấy Nguyễn Trọng Tân đã chọn một lối đi khác. Ông không “kể sử”, không “phỏng dựng” lịch sử. Mà ông “giải mã” lịch sử. Như lời bạch ở đầu sách: “Sử liệu chính thống về triều đại Tây Sơn và Quang Trung – Nguyễn Huệ bị nhà Nguyễn hủy hoại hầu như không còn gì… Tây Sơn Thái tổ Quang Trung – Nguyễn Huệ xuất hiện sáng chói rồi tắt lịm như khối sao băng xé tan đêm đen phong kiến. Cái chết đột ngột của ông là đốt gãy lịch sử. Để lại nỗi bất hạnh lớn lao cho dân tộc này. Số phận, võ công và thiên tài Quang Trung – Nguyễn Huệ như ánh xạ bi hùng vang vọng trong tâm khảm bao thế hệ, vọng vào tác phẩm của tôi. Nhưng Thiên mệnh không mang trong nó sứ mệnh của một thông điệp lịch sử”. Vận dụng, xử lý một khối lượng sử liệu không chính thống từ nhiều nguồn để “dựng lên” bối cảnh xã hội 250 năm trước một cách khá mạch lạc, với bao nhiêu biến cố chóng mặt mà không gò gượng, thực sự sẽ làm nản lòng những cây bút tiểu thuyết bé gan. Nhưng Nguyễn Trọng Tân đã phổ vào Thiên mệnh một sức sống sinh động, hấp dẫn. Bằng quyền năng văn học, nhà văn dày công khắc họa hình tượng nhân vật trung tâm theo quan điểm thẩm mỹ của mình. Ông đặt các nhân vật vào cuộc sống đa chiều trong bối cảnh hỗn tạp của xã hội thời ấy để “giải mã” những ẩn khuất đằng sau các sự kiện, các số phận. Nhân vật trung tâm, xuyên suốt tiểu thuyết là vua Quang Trung – Nguyễn Huệ. Trong lá thư gửi tôi khi đang viết Thiên mệnh , Nguyễn Trọng Tân tâm sự: “Lâu nay Quang Trung – Nguyễn Huệ trong mắt hậu thế hiện lên là bậc chiến tướng kỳ vĩ. Cả võ công và lầm lỗi đều kỳ vỹ. Một tượng đài đồ sộ, đơn điệu, lạnh lùng. Mình muốn góp thêm góc nhìn về bậc vĩ nhân này ở cuộc sống đời thường. Nguyễn Huệ cũng có điểm mạnh, yếu, tốt, xấu như bao người bình thường khác. Nhưng số phận không cho ông được hưởng đầy đủ, thể hiện đầy đủ những điều bình thường ấy”. Là bậc Quân vương gánh trên vai sứ mệnh quá ư nặng nề trong một giai đoạn lịch sử vô cùng phức tạp, rối ren. Thù trong, giặc ngoài bao vây tứ phía. Nội bộ Tây Sơn lục đục. Nguyễn Huệ phải có tầm nhìn, quyết định và hành động vượt trên sức nghĩ của người bình thường. Nguyễn Hữu Chỉnh bỏ chúa Trịnh vào hàng Tây Sơn. Đem Tây Sơn ra diệt họ Trịnh. Rồi lại phản Tây Sơn về với nhà Lê, xui vua Lê chống lại Tây Sơn… Nguyễn Huệ sai cháu mình là Vũ Văn Nhậm ra Đông Kinh bắt Nguyễn Hữu Chỉnh giết đi. Nhưng rồi cái bả vinh hoa lại dẫn Vũ Văn Nhậm dẫm đúng vào lốt chân Nguyễn Hữu Chỉnh. Nguyễn Huệ phải thân chinh ra Đông Kinh giết Nhậm… Vì chuyện đó, hình ảnh Nguyễn Huệ trở nên rất xấu trong mắt quần thần nhà Lê. Huệ lãnh đủ ác cảm cùng bao điều tiếng thị phi và cái nhìn sai lệch của người đời. Đại thần Uông Sĩ Điển nhận xét: “Nguyễn Huệ là kẻ vô đạo. Một ngọn cờ không sạch sẽ, còn mang nặng thói hủ lậu, man mọi rừng rú. Ông ta sẽ tạo ra một nền chính trị hoang dã, trí trá. Liệu gương mặt như vậy có xứng với ngôi báu không? Có nên hiệp tác không?”. Trần Công Sáng nói: “Tôi nghĩ một vị Quân vương mà đem lính đánh giết anh mình. Quyền huynh thế phụ. Nguyễn Huệ làm thế có khác gì đánh lại cha. Một kẻ bất hiếu bất mục như vậy, ta không thể theo?”. Phan Lê Phiên thêm: “Nguyễn Huệ còn thể hiện là một kẻ gian hùng, phản phúc và nhẫn tâm. Ông ta giết cả cháu mình là Vũ Văn Nhậm và làm nhiều điều bất tín khác…”. Bìa sách Thiên mệnh của Nguyễn Trọng Tân. Nguyễn Trọng Tân sử dụng ngòi bút “trung tính”. Ông không tô vẽ cho Nguyễn Huệ mà để nhân vật này hiện lên trần trụi cả tốt và xấu trong con mắt quần thần và giới sĩ phu Bắc hà. Hai lần Nguyễn Huệ ra Đông Kinh dẹp loạn nhưng không cướp ngôi vua Lê như bao người lầm tưởng. Rồi những việc làm nhân ái của Nguyễn Huệ khiến quần thần phải nhìn vị chúa Tây Sơn bằng con mắt khác. Lê Chiêu Thống bỏ nước sang cầu cứu Mãn Thanh. Sĩ phu Bắc hà muốn Nguyễn Huệ lên ngôi thiên tử, Nguyễn Huệ từ chối. Điều ấy khiến họ ngỡ ngàng, trăn trở. Cũng như Nguyễn Trọng Tân từng trăn trở: “Lâu nay tôi cứ nghĩ mãi, nếu Nguyễn Huệ tuy là một thần tướng dũng lược, nhưng tàn bạo, hung tợn, vô cảm, thì làm sao ông ta tập hợp được quanh mình những văn thần, võ tướng siêu phàm như vậy. Vì sao ông ta sai khiến được hàng chục vạn người lính đồng lòng như một xông vào hòn tên, mũi giáo như vậy. Nguyễn Huệ phải là một bậc chí nhân, chí thánh…”. Và đây, một Nguyễn Huệ anh hùng cái thế nhưng cũng dễ mủi lòng, vị tha được tác giả “giải mã” đầy bất ngờ, lý thú nhưng hợp lô gich. Mặc dù buộc phải giết Nguyễn Hữu Chỉnh để loại bỏ một kẻ lộng quyền, chống lại Tây Sơn nhưng Nguyễn Huệ đã rất nhân ái không quên công lao của Chỉnh. Ông đến mộ thắp nhang viếng Chỉnh, Nguyễn Huệ nói với Ngô Thì Nhậm: – Quân sư biết không, lần đầu gặp Nguyễn Hữu Chỉnh ta đã bị Chỉnh cuốn hút rất mạnh. Ông ấy thực sự là một nhân tài đất Bắc. Một chỉ huy thủy chiến bậc thầy. Nguyễn Hữu Chỉnh đã giúp ta xây dựng thủy binh. Chỉnh cũng là người nối kết ta với vua Lê Hiển Tông. Và chắc hẳn việc vua Lê gả công chúa Ngọc Hân cho ta cũng có bàn tay sắp đặt của Chỉnh”… “Ôi! Đời người chẳng biết thế nào. Giờ Bằng Trung công đã trút sạch bụi trần. Quân sư cho tìm người thân của ông ta. Nếu họ muốn đưa hài cốt về quê, hay để nằm lại đây thì xây cất cho đàng hoàng. Hãy giúp họ một tay”. Bằng những lời nói và hành động như thế, những thắc mắc, nghi ngại trong quần thần đã được giải đáp. Nguyễn Huệ tâm sự với Ngô Thì Nhậm: “Quân sư biết không, gần đây nhiều khi ta thấy lo sợ và cô đơn khủng khiếp. Triều chính Bắc hà đang ở cái thế châng lâng như vậy. Quần thần muốn ta lên ngôi báu. Việc ta từ chối hẳn làm không ít người thấy lạ. Nhưng ta nghĩ tới điều lớn hơn. Lê Chiêu Thống vẫn còn đó. Trên danh nghĩa Thống vẫn là vua nhà Lê. Mà các triều đại Trung Quốc thì chưa bao giờ nguôi mộng ăn cướp nước ta. Đừng vì chuyện cái ngai vàng có cũng như không ấy khiến giặc lấy cớ đem quân vào dày đạp lên tôn miếu xã tắc…”. Ngô Thì Nhậm sửng sốt, bật dậy thưa: “Điều chúa công vừa nói, trong đám quần thần chúng tôi không ai nghĩ tới. Không ai lượng định nổi. Giờ Nhậm này mới hiểu được sức nghĩ, tầm nhìn và tấm lòng của chúa công đối với đất nước, với muôn dân”. Trong đời thường Nguyễn Huệ cũng hiện lên thật đáng yêu, gần gũi: “Nguyễn Huệ ôm công chúa Lê Ngọc Hân ngồi bên cửa sổ ngắm cảnh Đông Kinh về đêm. Hương sen thoảng trong không gian. Tiết này sen đã nở. Trà sen Dâm Đàm, món đặc sản rất quý trong cung đình nhà Lê. Ngọc Hân mỗi ngày tự tay hãm trà sen Đông Kinh cho chồng thưởng thức. Ngắm vợ hãm trà, Huệ mới thấy sự kỳ khu, tinh túy, lịch lãm và vẻ cao sang của giới quý tộc kinh thành. Từ khi làm bạn gối chăn với Ngọc Hân, mọi cử chỉ, lời thưa gửi của nàng làm cho cuộc sống của Huệ tươi nhuần hơn. Giảm đi nét thô bộc trong tính nết và khẩu khí”. Tình yêu Nguyễn Huệ dành cho Ngọc Hân quả là một tình yêu lớn, chân chất mà thánh thiện. Bên cạnh hình tượng Nguyễn Huệ, hai nhân vật khác cũng hiện lên đầy đặn, sinh động và hấp dẫn không kém. Đó là Ngô Thì Nhậm và Nguyễn Hữu Chỉnh. Nguyễn Hữu Chỉnh, một danh sĩ Bắc hà văn võ toàn tài. Nhưng Chỉnh lại cũng điển hình cho loại người lá mặt lá trái. Tài năng, mưu lược, hùng biện, cuốn hút, song hành với thủ đoạn, cơ hội, tham lam, lộng hành, phản trắc. Nguyễn Hữu Chỉnh là sản phẩm thường thấy của xã hội đang chất chứa những ung nhọt. Suy mạt là miếng đất màu mỡ sản sinh, dung dưỡng những quan lại như thế. Số phận Nguyễn Huệ dường như phải gắn với Nguyễn Hữu Chỉnh, như là một thử thách ông. Thâu nạp Chỉnh, tận dụng tài năng của Chỉnh nhưng bằng giác quan đặc biệt, Nguyễn Huệ rất sớm nhìn ra khoảng u tối, phức tạp, tráo trở trong con người Chỉnh. Nguyễn Hữu Chỉnh cũng là tác nhân lớn nhất khiến Bắc Bình vương Nguyễn Huệ đem quân ra Đông Kinh dẹp bỏ chúa Trịnh, củng cố rường mối nhà Lê. Bước khởi đầu cho đại cuộc đánh bại quân xâm lược Mãn Thanh. Ngô Thì Nhậm là hình ảnh đại diện cho giới sĩ phu Bắc hà. Nguyễn Trọng Tân đã rất thành công khi khắc họa nhân vật này. Một dạng nhân vật rất khó viết. Sĩ phu Bắc hà là hồn cốt của nền chính trị, văn hóa thời đại. Họ liêm chính, tiết tháo nhưng cũng rất bảo thủ, mực thước và đầy nghi kị. Họ được tôn vinh là “Nguyên khí quốc gia” mang nặng tâm trạng “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”. Chúa Trịnh đã tan. Vua Lê Chiêu Thống bỏ nước cầu cứu ngoại bang. Nguyễn Huệ ban chiếu cầu hiền… Lớp người như Ngô Thì Nhậm lâm vào bế tắc, rối trí. Phải theo ai để phục vụ xã tắc, cứu vớt muôn dân? Bản thân Ngô Thì Nhậm càng trớ trêu, lúng túng. Nhậm từng gọi Tây Sơn là lũ giặc man mọi, quyết không hợp tác với Nguyễn Huệ. Nhậm vật vã trong đau khổ, cô đơn, mâu thuẫn. Ông lang thang vào chùa Thầy với tâm niệm tìm lời giải nơi cửa Phật. Nhậm thụ giáo Hòa thượng Thích Minh Tuệ về sự đổi thay của thời thế. Về quan niệm “trung quân”. Về bổn phận của kẻ sĩ trong thời buổi trắng đen lẫn lộn này… Nguyễn Huệ có con mắt thật tinh đời. Ông nhận ra tài năng trời phú của Ngô Thì Nhậm. Khi hợp quân ở Tam Điệp trước khi ra đuổi giặc Thanh, Nguyễn Huệ nói trước ba quân: “Lần trước ra Đông Kinh phò Lê, sĩ phu Bắc hà ngoài mặt thì sợ ta, nhưng trong ruột thì chê ta võ biền. Ta biết chứ. Đến khi được ông Nhậm, ta mừng như có người rửa mặt cho vậy. Người Bắc hà bảo: “Tài ông Nhậm rỏ qua ngọn bút sánh với trăm vạn quân là thế”. Lần này nhờ mưu kế của quân sư, ba chục vạn quân địch ta chỉ quét một trận là xong”. Vai trò của Ngô Thì Nhậm chỉ đứng sau Nguyễn Huệ. Mối quan hệ Nguyễn Huệ – Ngô Thì Nhậm gợi cho chúng ta nhớ đến Lê Lợi – Nguyễn Trãi trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh. Nguyễn Trọng Tân khá am tường lịch sử. Ông góp phần giải mã một giai đoạn xã hội phong kiến vô cùng phức tạp mà chính sử hầu như không còn lại gì, nhưng tạo được niềm tin cho người đọc. Bằng khả năng tưởng tượng và linh cảm mẫn tiệp của mình, tác giả đã làm cho các sự kiện trở nên sinh động, nhân vật được ánh xạ từ tâm hồn nhà văn trở nên lấp lánh, mới mẻ đến bất ngờ. Giọng văn hoạt. Câu văn ngắn, hóm hỉnh và đối thoại rất nhiều, Nguyễn Trọng Tân làm cho những trang viết lịch sử không bị nặng nề, khô cứng. Dựng lên những màn đối thoại liên tục giữa các nhân vật lớn về triều chính, binh pháp, Phật giáo, đạo quân thần, tổ chức bộ máy triều chính… đòi hỏi tác giả phải có một nền kiến thức rộng và rất chắc tay, biến nó thành “kiến thức và ngôn ngữ” của nhân vật. Ai ra người đó, nhuần nhuyễn sinh động. Bởi thế, cho dù những người đã “thuộc sử” chắc chắn vẫn bị các sự kiện và nhân vật của Thiên mệnh cuốn hút, dẫn dắt. Tôi cho rằng tiểu thuyết Thiên mệnh của nhà văn Nguyễn Trọng Tân là một tác phẩm có một vị trí nhất định mà mỗi khi nhắc đến thể loại tiểu thuyết lịch sử, người ta không thể bỏ qua.
Giải mã lịch sử bằng quyền năng văn học – Tác giả: Lê Hoài Nam
2,398
Nhà thơ Đông Trình ở Đà Nẵng. Saint John Perese đã xác quyết: “Nhà thơ tuy chẳng muốn cũng thấy mình bị ràng buộc vào cuộc chuyển biến của lịch sử. Và trong bi kịch của thời đại, không có sự gì y chẳng quan tâm.” Có thể nói, điều này rất đúng với thơ Đông Trình cũng như những nhà thơ cùng thế hệ với anh khi họ phải sống qua những biến động của lịch sử dân tộc với tư cách là người trong cuộc. 1. Không phải ngẫu nhiên, trong hành trình sáng tác thơ của mình, khi làm tuyển tập thơ viết cho thiếu nhi, Đông Trình lại đặt tên cho tập thơ là Đi giữa thực và mơ (Nxb. Đà Nẵng, 2009). Còn Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện thì cho rằng: “Đọc thơ Đông Trình, nhiều lúc bắt gặp những chuyện mơ mơ thực thực.” Nhận định mang tính luận đề này của một Bác sĩ, một nhà nghiên cứu tâm lý và văn hóa danh tiếng như Nguyễn Khắc Viện, chắc hẳn không phải là chuyện “nói cho vui” mà chính là đúc kết những cảm nhận từ sự nghiệm sinh của một người đã trải qua nhiều “bão giông” cuộc đời đối với thơ của một thi nhân đã và đang đi qua cuộc nhân sinh gắn với những thăng trầm của lịch sử đất nước mà thi nhân không chỉ trải nghiệm nhưng còn dự phần như một chứng nhân. Thơ Đông Trình, vì thế, là thơ của một sự kết tinh từ hành trình sống của anh trong sự song hành với lịch sử dân tộc mà dấu ấn lịch sử ấy đã trở thành một ám ảnh trong anh và những người cùng thế hệ, một thế hệ luôn mang khát vọng về một xã hội, ở đó những giá trị nhân văn như: dân chủ, tự do, công bằng, bác ái… được đề cao, gìn giữ và trân quí. Nhưng cuộc đời không phải lúc nào cũng đẹp như những giấc mơ mà còn có cả sự hiện hữu của những cái thực. Và những cái thực ấy, nhiều khi trần trụi đến đớn đau, cho dù con người không chấp nhận thì nó vẫn tồn tại như một phần tất yếu của đời sống. Thơ Đông Trình, vì thế là thơ luôn đi giữa hai bờ thực và mộng, giữa có và không, giữa hiện hữu và không hiện hữu, trong cuộc nhân sinh vốn đầy những bất an này. Và đây là một căn phần tạo nên thi giới riêng của thơ Đông Trình trong hành trình sáng tạo. 2. Từ tập thơ “Rừng dậy men mùa”, Đối Diện xuất bản lần đầu năm 1972 ở miền Nam trong giai đoạn 1954-1975, Đông Trình đã trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của khuynh hướng thơ ca yêu nước dấn thân trong phong trào đấu tranh của tuổi trẻ ở đô thị miềm Nam. Tập thơ là sự kết tinh những khát khao của tuổi thanh xuân đầy mộng mơ về một đất nước tươi đẹp, hòa bình nhưng cũng là chứng từ ghi lại những nỗi đau, mất mát, từ hiện thực cuộc sống gian khổ trong những năm tháng chiến tranh. Tình tự dân tộc trong thơ Đông Trình , vì thế rất thiết tha, sâu lắng, có sức lay động lòng người, góp phần thức nhận tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược giành độc lập tự do cho tổ quốc: “Muôn dặm hề ta yêu Việt Nam/ Dân tộc ta bất khuất kiên cường. / Lịch sử ta bốn ngàn năm lập quốc/ Máu từ Cà Mau máu thắm Nam quan.” Và từ trong hiện thực lịch sử hào hùng của dân tộc, thơ Đông Trình lại hướng đến những mơ ước, khát vọng ở tương lai: “Ta vỗ thơ mình như cánh chim/ Như gió vô tình chở nắng qua đêm/ Có tiếng hát nào không là sứ điệp?/ Rất kiêu hùng ta đậu giữa anh em./ Tiếng ta cao hề không ai theo tới/ Lời ta sâu như lịch sử giống nòi./ Ta bước đi hề ra ngoài bóng tối/ Trên cây đời ta ươm nụ tương lai.” ( Hành trình cho một tương lai đã nhìn rõ mặt) … Trong cuộc sống hôm nay, đọc những câu thơ này, chúng ta có thể nghĩ, đó cũng là điều bình thường, không có gì đáng để quan tâm. Song, nếu ta chịu khó lắng lòng mình, trở về với khí quyển của xã hội miền Nam trong những tháng năm đấu tranh gian khổ, giành chủ quyền cho dân tộc, mới thấy hết giá trị của tinh thần trách nhiệm và ước vọng về một tương lai tươi sáng của đất nước trong tầng lớp trí thức dấn thân ở miền Nam trước 1975. Và đây cũng là minh chứng về sự gắn kết cảm thức giữa thực và mơ trong thơ Đông Trình. Trong tập “Rừng dậy men mùa”, cảm thức mơ và thực này ta còn bắt gặp ở nhiều bài thơ khác như Trong thành phố cổ tích , Người ngồi nhớ núi; Một lần là trăm năm; Đời không bằng mộng; Tình về… mà ở đó có những câu thơ, khi đọc lên ta không khỏi thấy nao lòng: “Ngỡ mùa đã cuối xuân xanh/ Nhưng hoa nụ thắm trên cành còn rung/ Bãi xao xác gió vô thường/ Tay hoàng hôn vẫy còn vương chân ngày.” ( Tình về ) Chính vì vậy , đọc “Rừng dậy men mùa” của Đông Trình, ta không chỉ bắt gặp trong đó những câu thơ phản ánh về hiện thực chiến tranh với những lời kêu gọi, hiệu triệu cho cuộc đấu tranh thống nhất đất nước, cho độc lập tự do của dân tộc mà còn thấy ở đó những mộng mị của tình yêu thánh thiện, sáng trong. Và đây cũng là hiện thân của những giấc mơ giữa đời thực mà không có nó, thơ Đông Trình khó có thể neo đậu được trong tâm thức người đọc. Phải chăng, chính những bài thơ này đã làm cho thơ Đông Trình không phải là thơ của một thời (thời tranh đấu) mà đó là thơ của một đời vì nó chạm đến một phương diện không thể thiếu trong đời mỗi con người đó là Tình Yêu, mà những cái thực và mơ trong cõi yêu luôn là những giá trị bất biến. Thế nên, tôi thích những câu thơ thừa mơ mộng nhưng cũng không thiếu nỗi đau trong thơ tập “Rừng dậy men mùa” của Đông Trình hơn những câu thơ mang hào khí tranh đấu hùng hồn nhưng thiếu một chút lắng sâu trong mỹ cảm nghệ thuật vốn là một yếu tính của thơ. Bởi, ở những câu thơ đó không chỉ có những mỹ cảm đẹp mà còn có cả sự thành thực đáng yêu trong tâm cảm của thi nhân. Ta hãy lắng nghe nhà thơ tình tự: “Ngỡ mình đã mất trong nhau/ Nhưng mưa thu kết hoa đầu còn thơm. /Tôi về tay lã ngón buồn/ Em câu tình nhớ ôm tròn nét môi./ Ngỡ người đã chết trong tôi/ Nhưng trên đỉnh nhớ mây trời còn bay./ Tôi thức đêm tôi thức ngày/ Ôi sao tôi lại tự đày đọa thân?” ( Tình về ). Và không chỉ có Đông Trình mà đã là thi nhân, dường như ai cũng phải trải qua những nỗi đau tình ái. Nỗi đau ấy nhiều khi ám ảnh suốt cả đời người và đi vào cả những giấc mơ với biết bao mộng mị vô thường. Thơ bao giờ cũng là một thực thể luôn đi giữa hai bờ mơ và thực. Không có thực thơ sẽ nhạt vì nó không có gia vị của cuộc sống vốn là điều không thể thiếu trong phẩm tính của thi ca cũng như trong sáng tạo văn chương. Nhưng không có mộng mơ thì thơ không còn là thơ nữa vì lúc đó thơ chỉ là một con ve với cái xác không hồn. Bởi nói như Đông Hồ: “Thơ là mộng trong mộng. Mộng đã là khó bắt gặp được huống còn là mộng trong mộng nữa, thì còn khó bắt gặp biết bao. Cuộc thế dầu là thực thể vẫn là một thực thể mị thường. Hình bóng thơ không phải là một thực thể. Như vậy thơ còn mị thường hơn hình bóng mị thường.” Đã có một thời, chúng ta quá đề cao cái thực trong thơ mà không quan tâm đến cái mơ mộng, vốn là một yếu tính của thơ, biến thơ trở thành một thứ văn chương minh họa nghèo nàn, khô khan, nên không thể sống bền lâu trong tâm thức và tâm cảm người đọc. Nhà thơ có phẩm tính thi sĩ là nhà thơ biết tìm cái mơ trong cái thực và tìm cái thực trong cái mơ để tạo nên một sự hài hòa trong thơ mình. Thơ Đông Trình là thơ của một sự kết hợp hài hòa giữa thực và mơ. Cái thực và mơ ấy luôn hiện hữu trong thơ anh như một phẩm tính thi ca. Điều này không chỉ thể hiện ở thơ viết trước 1975 của anh mà ngay cả những tập thơ viết sau 1975, nhất là khi phải trải qua những năm tháng khó khăn của thời bao cấp cũng như trước những nhiêu khê của cuộc sống, khi đất nước bước vào thời kỳ kinh tế thì trường. Vì thế, cho dẫu khi anh đang nói về nỗi đau mình đang gánh chịu, ở đó ta vẫn thấy được chất thực và mơ: “Khi có một nỗi đau không thể cùng ai bày tỏ/ Tôi nhìn mắt tôi ngồi vào lặng yên/ Và đếm nỗi đau qua từng hơi thở/ Trái tim nặng nề/ mọc cánh/ bay lên. ( Gánh – trích tập thơ Mất và tìm , Thơ Đông Trình, Nxb. Đà Nẵng, 1996). Một điều đặc biệt trong thơ Đông Trình, đó là những cái mơ và thực ấy không biểu hiện một cách dễ dãi mà được thể hiện qua những hình tượng thơ giàu tính triết luận, kết tinh từ sự nghiệm sinh của chính thi nhân trong hành trình sống của mình, nhất là ở những tập thơ được anh viết sau năm 1975, khi anh đã đi qua cái thời lãng mạn của tuổi trẻ để đối diện với cuộc sống thực tại như các tập thơ: Tên gọi mới của hạnh phúc (Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Nam – Đà Nẵng (1982); Lấm tấm hạt đau (Nxb. Hội Nhà văn, 1990); Mất và tìm, (Nxb. Đà Nẵng, 1996); Hay các tập thơ thiếu nhi như: Những chiếc xe màu lửa , (Nxb. Đà Nẵng, 1992); Giữa thực và mơ , (Nxb. Đà Nẵng 2009)… mà những bài thơ như: Vọng , Rút được từ biển , Xa và gần , Độc thoại … trong tập thơ Mất và Tìm của anh là một minh chứng cho phẩm tính này: “Phố phường ngồi vọng tiếng chim/ Dây tung – teng vọng bấc tim đèn dầu/ Cao vọng thấp – Thấp vọng cao/ Cánh buồm vôi vọng còn tàu viễn dương.” ( Vọng ); “Cứ tưởng rồi ra đổi sắc/ Bão bùng quăng quật thế kia/ Mà không – Trời trong gió lặng/ Xanh êm con sóng thầm thì.” ( Rút ra từ biển ) Bài thơ không nhiều lời nhưng chất chứa trong đó bao điều ngỗn ngang, trở trăn về cuộc nhân sinh mà nếu thi nhân không có sự trải nghiệm cuộc đời thì không khái quát được như thế, đúng như Cao Thế Dụng đã cảm nhận: “Thơ là sự hôn phối và cảm thông linh diệu giữa thực và mơ, giữa người với người và vũ trụ cho nên thi ca gắn liền với hiện hữu và thể hiện qua muôn vẻ.” Đọc thơ Đông Trình ta cứ trôi miên man trong tâm thức giữa thực – mơ mà thơ anh dẫn dụ và chính điều này đã tạo nên một trường tiếp nhận riêng đối với thơ anh trong tầm đón đợi của người đọc. Thơ Đông Trình không phải là thơ của số đông quần chúng như một thời chúng ta từng cổ xúy mà thơ anh là thơ mang tính đối thoại với những người đọc mang nặng ưu tư về cuộc đời, về thân phận trong cõi nhân sinh đẫm đầy nước mắt: “Ngọn lửa đã tắt?/ Không phải đâu lửa đi tìm một cây đèn khác/ Thượng đế sẻn so/ cho em quá ít dầu/ Những câu thơ anh? Chỉ có thể làm ra một cây đèn nước mắt/ Che chắn thế nào, trước cuộc bể dâu?” ( Lửa và đèn ) Vì vậy, đọc thơ Đông Trình, ngay cả thơ viết cho thiếu nhi ta cũng bắt gặp nơi anh cái tâm thức mơ và thực được thể hiện qua những câu thơ đầy tính triết luận và đây cũng là điều khác biệt của thơ viết cho thiếu nhi của Đông Trình với thơ viết cho thiếu nhi của các nhà thơ khác: “Cành cây/ nâng/ tán lá non/ Mặt sông/nâng/ chiếc thuyền con/ bồng bềnh…/Gió nâng bổng cánh diều lên/ Bàn chân nâng bước người trên đường dài/ Đôi tay/ nâng cháu/ bà ngồi/ Ngày mai/ có một/ mặt trời/ biển nâng…” ( Nâng ) Có thể nói, khi ta gọi thơ viết cho thiếu nhi, theo tôi cũng chỉ là cách gọi mang tính qui ước nên nó chỉ mang ý nghĩa phân biệt một cách tương đối. Nên dù viết cho thiếu nhi hay cho người lớn thì thơ trước hết phải là thơ. Nghĩa là nó phải có tư tưởng được kết tinh từ những chiêm nghiệm trong cõi nhân sinh, để thắp lên những ước vọng thì thơ mới tồn sinh với cuộc đời. Và nếu không có những điều ấy, thơ cũng chỉ là những câu vần vè minh họa một cách nhạt nhẽo và chắc chắn sẽ không tồn tại trong tâm thức người đọc. Rất may, thơ viết cho thiếu nhi của Đông Trình không rơi vào sự tầm thường ấy mà ở bất cứ bài thơ nào của anh viết cho thiếu nhi cũng ẩn chứa trong đó một bài học nhân sinh đáng quí như các bài thơ: Đom đóm cô đơn, Giao mùa, Hoa và cỏ, Giếng làng, sợi tóc, Đám mây; Quả chuối cau …. Hãy đọc những câu thơ bình dị và sâu sắc này để ta cảm nhận được cái đẹp của thơ thiếu nhi Đông Trình: “Sợi tóc rơi xuống đất/ Năm tháng không đổi màu/ Sợi tóc mọc trên đầu/ Qua thời gian điểm bạc/ Bùi ngùi nhìn sợi tóc/ Bé cảm thương ông bà/ Những lo toan khó nhọc/ Tóc trên đầu trắng ra.” Hay: “Mùa giao cho nhau những gì?/ Mà hè tha thiết ra đi không đành/ Sau mây nắng cứ long lanh/ Dù mưa thu đã bay quanh đất trời…/ Dạt dào là tấm lòng tôi/ Trong mưa nắng sóng biển đời vẫn dâng!” ( Giao mùa ). Đọc thơ thiếu nhi mà ở đó ta vẫn thấy lấp lánh một thứ ánh sáng của triết luận được kết tinh từ những lớp sóng ngôn từ hư, thực trong cõi thơ Đông Trình. Và có thể nói đi đến tận cùng của cõi thơ chính là sự kết hợp hài hòa giữa phẩm tính hư và thực, dù đó là thơ viết cho đối tượng nào. Bởi nói như Aimé Césaire: “Nhà thơ là một kẻ rất già nua và rất mới mẻ, rất phức tạp và rất giản dị, ở quãng biên thùy đã từng qua lại, giữa mộng và thực, sáng và tối, ẩn và hiện, trong cơn đảo điên bất thần ở nội tâm, y tìm kiếm và nhận được một thứ ám hiệu, tiếng mật ước để hiểu ngầm mà giao ứng, và đi tới mãnh liệt”. 3. Saint – John Perese đã xác quyết: “Nhà thơ tuy chẳng muốn cũng thấy mình bị ràng buộc vào cuộc chuyển biến của lịch sử. Và trong bi kịch của thời đại, không có sự gì y chẳng quan tâm.”Có thể nói, điều này rất đúng với thơ Đông Trình cũng như những nhà thơ cùng thế hệ với anh khi họ phải sống qua những biến động của lịch sử dân tộc với tư cách là người trong cuộc. Vì vậy, thơ Đông Trình dù đi giữa hai bờ mơ và thực thì vẫn không nằm ngoài những thăng trầm của lịch sử nước nhà mà anh dự phần như một chứng nhân. Đọc thơ Đông Trình ta luôn thấy sự hiện hữu của hiện thực chiến tranh và cuộc sống thời hậu chiến với biết bao nhiêu khê trong kiếp nhân sinh mà một tâm hồn nhạy cảm của một thi nhân như anh, không thể không ưu tư, dằn xé. Song, không chỉ có thế, với khát vọng của một trí thức chân chính đã từng dấn thân vào cuộc đấu tranh cho những điều tốt đẹp của dân tộc, cũng như những nhà thơ cùng thế hệ, Đông Trình luôn mơ ước về một xã hội tốt đẹp, ở đó những giá trị nhân bản được đề cao, để con người được sống trong một “thiên đường” thật sự, chứ không phải là những ước vọng xa vời, mỏng manh, hư ảo từ “Những tín hiệu giữa hư vô…” (tên một tập thơ của Đông Trình). Để rồi, chúng ta cứ mãi xa xót, ân hận, tiếc nuối về những tháng ngày đã qua như chính lời thơ của Đông Trình đã chia sẻ: “Giá như/ Tôi dễ dàng quên/ Dòng sông đêm ấy/ chảy nghiêng về mình…/ Đành thôi thôi thế thôi đành/ Trời tơ một sợi/ Mỏng manh tơ trời.” ( Đành thôi )
Đông Trình – Người đi “giữa thực và mơ” – Tác giả: PGS-TS Trần Hoài Anh
2,963
Vị trí dự kiến triển khai dự án nằm tại vùng đệm Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ. Ban Thường vụ Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh vừa có kết luận về Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ. Theo đó, cơ bản thống nhất chủ trương theo báo cáo, đề xuất của Ban Cán sự đảng UBND thành phố. Ban Thường vụ Thành ủy giao Ban Cán sự đảng UBND thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo UBND thành phố chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị có liên quan nghiên cứu kỹ, tiếp thu đầy đủ các ý kiến góp ý. Đồng thời, tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn chỉnh Đề án, bảo đảm chặt chẽ, đầy đủ, có cơ sở thực tiễn và khoa học, có tính thuyết phục cao, phù hợp quy hoạch, định hướng của Trung ương và thành phố. Mục tiêu để đề án phát huy hiệu quả kinh tế, phát triển bền vững, song song với tập trung đầu tư phát triển đồng bộ hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng dịch vụ sau cảng; lưu ý bổ sung các căn cứ, yếu tố lịch sử, dự báo khả năng có thể xảy ra và chủ động có phương án hạn chế tối đa các tác động tiêu cực (môi trường sinh thái, đời sống dân cư…) khi triển khai thực hiện. Trên cơ sở đó, UBND thành phố sớm báo cáo, xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ để làm cơ sở triển khai thực hiện các bước tiếp theo đúng quy trình, quy định. Phối cảnh cầu cảng chính của Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ. Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ dự kiến được xây tại xã Thạnh An, huyện Cần Giờ , giữa 2 luồng đường thủy vào hệ thống cảng lớn nhất nước là Cát Lái ( thành phố Hồ Chí Minh ) và Cái Mép – Thị Vải ( tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ). Dự kiến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ được xây dựng với quy mô tổng chiều dài cầu cảng khoảng 7 km; bến sà lan dự kiến khoảng 2 km. Tổng diện tích xây dựng cảng khoảng 571 ha, trong đó hơn 100 ha là vùng nước hoạt động cảng. Cảng có thể khai thác tàu có trọng tải lớn nhất thế giới hiện nay, lên đến 250.000DWT (24.000 Teu), tàu trung chuyển có trọng tải từ 10.000 – 65.000 tấn (750 – 5.200 Teu) và sà lan trọng tải tới 8.000 tấn (356 Teu). Khi đi vào hoạt động, cảng dự kiến đóng góp cho ngân sách 34.000 đến 40.000 tỷ đồng/năm. Cùng với đó, phát huy vị thế, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế, định vị quốc gia trên bản đồ hàng hải với vai trò là các trung tâm trung chuyển quốc tế của khu vực. Hiện một số ý kiến lo ngại việc xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ có thể gây tổn hại đến môi trường Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ. Tuy nhiên, theo UBND thành phố Hồ Chí Minh, khu vực dự kiến xây cảng nằm trong vùng đệm, không ảnh hưởng đến vùng lõi Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ. Ngoài ra, khu vực này không nằm trong các khu vực bảo tồn biển và khu bảo tồn vùng nước của thành phố.
Thành phố Hồ Chí Minh thống nhất chủ trương xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ
578
Bức ảnh toàn cảnh về vùng trời có Earendel nhìn xuyên qua thấu kính hấp dẫn, trong đó hình ảnh phóng to cho thấy rõ vật thể này đã bị kéo giãn thành một lưỡi liềm ánh sáng đỏ - Ảnh: NASA/ESA/VIỆN KHOA HỌC KÍNH VIỄN VỌNG KHÔNG GIAN. Earendel sáng gấp hàng triệu lần Mặt Trời, thuộc về lớp sao quái vật của vũ trụ sơ khai. Nếu vẫn còn tồn tại trong thời gian thực, nó đã chạy xa khỏi Trái Đất 28 tỉ năm ánh sáng. Kính viễn vọng James Webb của NASA/ESA/CSA (các cơ quan vũ trụ của Mỹ , châu Âu, Canada) đã đạt được đột phá mới khí vén màn bí ẩn ngôi sao xa nhất từng được tìm thấy trong vũ trụ: Earendel. Earendel to như một quái vật nhưng lại có thành phần đơn điệu vì nó thuộc về thế hệ sao nguyên sơ, tồn tại trong một vũ trụ trẻ nghèo nàn về hóa học và đầy bạo lực. Vật thể cổ đại được phát hiện lần đầu bởi kính thiên văn lâu đời hơn là Hubble, tuy nhiên nhờ có “mắt thần” của James Webb tối tân, các nhà khoa học thực sự có thể nghiên cứu sâu về nó. Các dữ liệu mới khẳng định Earendel đã ra đời từ 12,9 tỉ năm trước, ở nơi cách Trái Đất 12,9 tỉ năm ánh sáng. Điều đó có nghĩa ánh sáng đã mất cũng chừng ấy thời gian để đến James Webb và hình ảnh chúng ta thấy về nó là hình ảnh của quá khứ. Nếu còn tồn tại, hiện nay Earendel đã nằm cách Trái Đất tận 28 tỉ năm ánh sáng do vũ trụ đã giãn nở rất nhiều kể từ thời điểm đó. Thật ra, cả Hubble và James Webb đều không quan sát trực tiếp vật thể cổ đại này mà đã lợi dụng hiệu ứng “thấu kính hấp dẫn”, theo trang Space. Thấu kính hấp dẫn là một cấu trúc không gian lớn với lực hấp dẫn đủ “bẻ cong” không – thời gian, tạo nên một chiếc kính lúp khổng lồ giữa kính viễn vọng và vật thể nó cần quan sát. Với Earendel, cụm thiên hà WHL0137-08 đã đóng vai trò thấu kính hấp dẫn. Thấu kính này đã làm biến dạng ánh sáng từ ngôi sao cổ đại thành một lưỡi liềm dài mà các nhà nghiên cứu đặt biệt danh “Vòng cung mặt trời mọc”. Các nhà khoa học NASA cũng tính toán được ngôi sao quái vật này có khối lượng ít nhất gấp 50 lần Mặt Trời và sáng gấp hàng triệu lần. Đó là nguồn gốc của cái tên Earendel, tức “sao mai” hoặc “ánh sáng đang lên”. Chính độ sáng này giúp nó đủ sức “xuyên không” đến các kính viễn vọng địa cầu. “Phát hiện này cho chúng ta cơ hội nghiên cứu chi tiết về một ngôi sao trong vũ trụ sơ khai” – nhà vật lý thiên văn Brian Welch từ ĐH John Hopkins (Mỹ), tác giả chính của nghiên cứu về Earendel, nói với trang Space. Ông cũng nhấn mạnh đó không phải vật thể xa nhất từng được quan sát. Hubble lẫn James Webb đều đã tìm thấy các thiên hà xa hơn thế, nhưng đó là ánh sáng từ các ngôi sao bị hòa trộn vào nhau. Vì vậy, có thể nói Earendel là ngôi sao xa nhất, cổ nhất được quan sát một cách riêng biệt, trọn vẹn, giúp phơi bày những chi tiết quan trọng về sự tiến hóa của vũ trụ.
Choáng ngợp ‘quái vật’ hiện về từ thế giới 12,9 tỉ năm trước
586
Tri thức bản địa về biển, đảo là một trong những vốn quý được người Việt lưu giữ và trao truyền. Việt Nam có đường bờ biển dài trên 3.260km và gần 2.800 hòn đảo lớn nhỏ. Vì vậy, có thể nói biển đảo là một thành tố được hình thành từ rất lâu đời trong văn hóa Việt Nam. Do quá trình tiếp xúc lâu dài để làm ăn, sinh sống… trên biển nên những tri thức bản địa về biển, đảo là một trong những vốn quý được người Việt lưu giữ và trao truyền đến ngày nay. Tri thức bản địa là những kiến thức, kinh nghiệm được con người thu nhận trong quá trình lao động sản xuất, được tích lũy qua nhiều năm, nhiều đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vì vậy, “Nói đến văn hóa biển đảo, không thể không nói đến kho tàng tri thức bản địa của cư dân biển đảo. Chủ thể văn hóa biển đảo Việt Nam đã sáng tạo và trao truyền cho thế hệ kế tiếp một kho tàng tri thức bản địa thật đa dạng và phong phú. Những ngư dân ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác vật lộn với biển cả, sóng gió, nên họ đã tích lũy được vốn tri thức rất phong phú về biển cả. Các kinh nghiệm đó không chỉ mang lại cho họ chén cơm, manh áo, mà còn là bảo bối để họ vượt qua hiểm nguy, cứu lấy tính mạng trước sự đe dọa của bão gió trên biển, của sóng thần cao hàng mét, chục mét dội từ ngoài khơi vào đảo, vào ven biển. Những tri thức về biển cả không phải họ học được từ sách vở, hay trường lớp nào mà là từ trường đời”(1), từ thực tế cuộc sống, trong quá trình tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội. Ngày xưa chưa có các phương tiện hiện đại về thông tin liên lạc, dự báo thời tiết như hôm nay, nên những kinh nghiệm đúc kết được từ việc bám biển đóng vai trò hết sức quan trọng đối với ngư dân trong cuộc mưu sinh của mình. Người ta nhìn trời thấy ráng trời đang đỏ tươi bỗng nhiên trở màu tím bầm, ấy là hiện tượng báo trước cơn giông lớn, biển động. Hay khi trời đang xanh bỗng nhiên âm u, đang gió mùa mà có gió nồm Nam, khi kéo lưới thấy có vẩn đục, trên mặt nước xuất hiện những quầng sáng, thì chắc chắn trời sắp có bão hay thời tiết bất thường. Nhìn thấy cầu vồng ngắn như bàn tay, lợt lạt thì sắp có bão. Cầu vồng vừa lên mà tan ngay là coi chừng có giông. “Ngư dân cũng có thể nhìn mây để dự báo thời tiết. Nếu thấy mây đi từng đàn, giống như đàn gà có gà mẹ và gà con theo sau, hoặc thấy mây lớn mây bé đang chạy ra biển là sắp có bão. Mây chạy nhanh thì sắp có mưa to. Đặc biệt là vào mùng 5 tháng 5 âm lịch hằng năm, các cụ có nhiều kinh nghiệm thường ra biển xem trời mây. Nếu trời mây quang quẻ thì năm đó trời nóng nực, không có bão to nhưng nhiều cơn giông và mưa lớn. Nếu trời nhiều mây mà các cụ gọi là đống trời (những đám mây cuộn to lại, chồng xếp lên nhau tạo thành từng đống) thì năm đó sẽ có bão. Đống càng nhiều thì năm đó bão càng to, đống càng ít thì nếu bão vào cũng không gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Mây tụ hướng nào thì năm đó ắt có bão xuất hiện ở hướng ấy. Đống đằng Nam thì bão ở phía Nam, đống đằng Bắc thì bão ở phía Bắc. Đặc biệt những đám mây cuộn đen mà phía trên xuất hiện những đốm mây trắng nhỏ gọn lên thì năm đó bão sẽ rất to. Khi đi biển nhìn về phía Bắc thấy có nhiều mây là sắp có đợt không khí lạnh, chuẩn bị có gió Bấc về. Nếu có nhiều mây đen cuộn thì gió Bấc về rất nhanh trong khoảng một đến hai hôm, còn nếu nhiều mây trắng thì khoảng ba đến bốn ngày sau mới có gió Bấc”(2). Những kinh nghiệm nhìn trời, nhìn mây này được ngư dân đúc kết lại thành những câu tục ngữ, những câu nói vần vè cho dễ nhớ: “Mây xanh trời nắng, mây trắng trời mưa; vàng mây thì gió, đỏ mây thì mưa”. “Kinh nghiệm của những người đã gắn bó cả cuộc đời với biển khơi được ngành Hàng hải Việt Nam tổng kết: trước khi bão đến thường xuất hiện mây ti, sau mây cao tích và mây tăng tích, rồi biến thành mây tích vũ và chuyển thành mây vũ tầng phủ đầy trời; chuẩn bị cho những đợt mưa to gió lớn”(3). Nhìn trăng, nhìn gió cũng có thể dự đoán thời tiết để đi biển hay không, chẳng hạn: “Quầng sáng bao bên ngoài mặt trăng là một dấu hiệu để nhận biết nắng mưa. Dự báo thời tiết vào trăng đêm rằm tháng 8 là chính xác nhất. Vào ngày này, ban đêm những người có kinh nghiệm thường nhìn lên trời hoặc bắc một chậu nước ra giữa sân để xem trăng. Dân gian có câu “sáng nguyệt, tối đất” nghĩa là trăng càng sáng quắc bao nhiêu thì trời càng rét bấy nhiêu, mà càng tối trăng thì trời càng ấm áp. Trăng càng sáng thì năm đó nghề chài lưới càng mất mùa”(4). Những năm tháng bám biển cũng giúp ngư dân nhận biết thời tiết qua gió. Kinh nghiệm của họ cho thấy “nếu gió Bấc thổi ra vào buổi sáng thì tan rất nhanh, có khi chỉ tới buổi chiều là ngớt, còn thổi ra vào ban đêm thì lâu hơn, phải kéo dài ít nhất trong vòng ba ngày mới tan, đúng như câu tục ngữ đúc kết “sáng Bấc vội, tối Bấc dai”. Nhưng nếu gió Bấc ra buổi sáng mà trời có hiện tượng mù sương thì rét đậm và kéo dài khoảng bảy ngày. Đến khi nào trời hết sương mù, khi bình minh mặt trời rực đỏ, tía đỏ hồng mọi nơi, buổi trưa trời hửng nắng, rạn mây, là gió Bấc sắp tan”(5). Ngoài ra, ngư dân thường hay quan sát hoạt động của các loài chim để có hành trình trên biển cho phù hợp. Chim đang ăn cá ở biển mà tự nhiên bay vào hướng đất liền là báo hiệu sắp có giông bão. Có lúc gió đang thổi mạnh lại thấy loài chim cứ thản nhiên bay ra biển thì báo hiệu trời sẽ êm gió. Không chỉ xem trời, nhìn trăng, nhìn gió để đoán thời tiết, để có những quyết định ra khơi hay về kịp thời, mà còn phải có kinh nghiệm để tránh gió bão khi tàu ghe còn ở ngoài khơi. “Nhiều ngư dân từ tuổi trung niên trở lên trong đời họ không chỉ một vài lần gặp bão, họ phải chèo chống tránh bão nên đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu, được truyền lại như những tri thức dân gian. Theo họ, khi bão đến thì gió và mưa lớn, nên không cho tàu chạy, càng chạy càng gặp nguy hiểm, nhưng cũng không được tắt máy tàu. Trên ghe có bất cứ vật gì nặng, thường là cái cào hay thùng phi, thì bỏ xuống nước để giữ mũi ghe, cho mũi ghe hướng về hướng bão; để cho ghe quay theo vòng tròn của bão, đồng thời cho máy nổ để tát nước trên ghe. Còn lúc đang đánh cá mà máy bị hỏng hay ghe thuyền hư thì phải cột cái mền hay cái áo trên cây sào để những ghe, tàu khác thấy mà đến cứu. Đây cũng được xem là trách nhiệm, tấm lòng, phẩm chất của người đi biển”(6). Có thể nói, tri thức bản địa về thời tiết, khí hậu trong văn hóa biển đảo Việt Nam là một kho tàng về tri thức dân gian, kinh nghiệm sống, cách ứng xử của ngư dân Việt Nam với môi trường biển. Đây không chỉ là tài sản quý báu của các thế hệ ngư dân bám biển được trao truyền từ nhiều thế hệ mà còn cho thấy người Việt đã sống với biển, bám biển từ rất lâu đời cho đến tận ngày nay. Vì vậy, biển đảo không chỉ là không gian sinh tồn của ngư dân Việt mà còn thể hiện sự gắn bó lâu đời của người Việt với biển đảo. Những tri thức bản địa về văn hóa biển là một trong những minh chứng điển hình. ————– 1) Nguyễn Chí Bền (Chủ biên) (2020), “Văn hóa dân gian biển đảo Việt Nam – Hệ thống và giá trị”, NXB Quân đội Nhân dân, tr.241-242. (2) Nguyễn Chí Bền, Sđd, tr.282. (3) Phan Xuân Biên (2015), “Giá trị đặc trưng văn hóa biển đảo Nam Bộ”, in trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học Văn hóa biển đảo – bảo vệ và phát huy giá trị, NXB Thế giới, tr.348. (4) Nguyễn Chí Bền, Sđd, tr.284-285. (5) Nguyễn Chí Bền, Sđd, tr.283. (6) Phan Xuân Biên, Sđd, tr.348-349.
Tri thức bản địa trong văn hóa biển, đảo Việt Nam
1,585
Tháng 8/2023 này là tròn 15 năm mở rộng địa giới hành chính Thủ đô khi sáp nhập tỉnh Hà Tây và huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) cùng 4 xã của huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình) về Hà Nội. Đồng thời, thông tin quận Hoàn Kiếm thuộc diện phải sáp nhập trong 2 năm tới đang là chủ đề được dư luận hết sức quan tâm những ngày qua. Tuy nhiên, nhìn lại lịch sử, Hà Nội cũng từng có những lần tách, nhập. Trước khi thực dân Pháp xâm lược nước ta và lấy thành phố Hà Nội (khu vực nội thành) làm nhượng địa, thì trong gần suốt thời nhà Nguyễn, tỉnh Hà Nội bao gồm toàn bộ thành phố Hà Nội và phần lớn tỉnh Hà Tây cũ, cùng toàn bộ tỉnh Hà Nam ngày nay. Còn nói đến khu vực thành Thăng Long từ thời Lê đến đầu thời Nguyễn, chúng ta sẽ hình dung ra địa danh phủ Hoài Đức, với hai huyện là Thọ Xương và Quảng Đức, bao gồm 36 phường trong đó. Sử sách viết về những lần thay đổi địa giới của Hà Nội thế nào? Có thể lần tìm từ cuốn địa chí đầu tiên của nhà nước phong kiến Việt Nam, cuốn “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi, soạn từ năm 1435, trong đó, ở phần Thượng kinh, viết: “Tiền Lý gọi nước là Vạn Xuân, đóng đô ở Long Biên (tức thành Thăng Long bây giờ – thời Lê). Thượng kinh là kinh đô vua. Thời Ngô, quận thú là Sĩ vương (tức Thái thú Sĩ Nhiếp) đóng đô ở đấy. Thời Đường, quan đô hộ là Cao vương (Cao Biền) đắp thành Đại La ở đấy. Từ Lý đến nay, cũng đóng đô ở đấy. Có 1 phủ lộ, 2 thuộc huyện, 36 phường”. Bản đồ Hà Nội thời thuộc Pháp. Sách “Đồng Khánh địa dư chí” biên soạn thời Vua Đồng Khánh triều Nguyễn cũng dẫn giải: “Sau khi Lý Thái Tổ dời đô về Đại La, đổi tên thành Thăng Long, đặt phủ Ứng Thiên thống nhiếp các vùng phụ quách Hoàng thành. Năm 1014 đổi phú Ứng Thiên thành Nam Kinh. Đời Trần đổi làm phủ Đông Đô, thuộc lộ Đông Đô, gồm phủ Đông Đô và huyện Từ Liêm. Thời quân Minh xâm lược nước ta, chúng đổi tên thành huyện Đông Quan”. Sách “Đại Nam nhất thống chí”, chép từ “Đại Thanh nhất thống chí”, cho biết thời thuộc Minh, quân Minh đặt phủ Giao Châu lĩnh 5 châu là Phúc Yên, Uy Man, Lị Nhân, Từ Liêm và Tâm Đái. 13 huyện là Đông Quan, Từ Liêm, Thạch Thất, Phù Lưu, Thanh Đàm, Thanh Oai, Ứng Bình, Bình Lục, Lị Nhân, Yên Lãng, Yên Lạc, Phù Ninh và Lập Thạch. Sang thời Vua Lê Thái Tổ, năm Thuận Thiên thứ 3 (1430), đổi Đông Quan làm Đông Kinh, còn gọi là Trung Đô. Thời Lê trung hưng, từ đời Vua Lê Hiển Tông trở đi gọi Thăng Long là Đông Đô, do Thanh Hóa lúc đó được gọi là Tây Đô. “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi cũng viết về Thượng kinh: “Phủ, gọi là phủ Phụng Thiên. Hai huyện là Thọ Xương (xưa gọi là Vĩnh Xương) và Quảng Đức, mỗi huyện có 18 phường”. Tuy nhiên, nhiều khả năng câu giải thích này là do các tác giả đời sau khi chỉnh sửa “Dư địa chí” thêm vào, vì theo bộ sử “Khâm định Việt sử thông giám cương mục” của triều Nguyễn thì đến năm Quang Thuận thứ 10 (1469), Vua Lê Thánh Tông mới đổi phủ Trung Đô thành phủ Phụng Thiên. Sang thời Nguyễn, phủ Phụng Thiên đổi thành phủ Hoài Đức, gồm phủ Hoài Đức và thêm huyện Từ Liêm thuộc phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây thời Lê. Huyện Thọ Xương thời Lê sơ là huyện Vĩnh Xương, tức vùng phía Nam nội thành Hà Nội hiện nay, tương ứng với các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng và một phần các quận Ba Đình, Đống Đa. Huyện Quảng Đức, sang thời Nguyễn đổi là huyện Vĩnh Thuận, là vùng phía Bắc nội thành Hà Nội ngày nay. Thời Tây Sơn, Vua Quang Trung đóng đô ở Phú Xuân nhưng đã định dời đô về Nghệ An, cho gọi Thăng Long là Bắc Thành. Sang đến triều Nguyễn, năm Gia Long thứ nhất (1802), cho đặt chức Bắc Thành tổng trấn, cai quản cả 11 trấn ở miền Bắc. Năm Gia Long thứ 4 (1805), nhà vua cho đổi tên huyện Quảng Đức thành Vĩnh Thuận, đổi phủ Phụng Thiên thành phủ Hoài Đức thuộc Bắc Thành. Thời kì đầu triều Nguyễn, theo sách “Hoàng Việt nhất thống chí” do Thượng thư Bộ Binh Lê Quang Định biên soạn, dâng lên Vua Gia Long năm 1805, thì ban đầu Bắc Thành (hay thành Thăng Long) quản lãnh 5 nội trấn là Sơn Nam Thượng và Hạ, Kinh Bắc, Hải Dương và Sơn Tây, cùng 6 ngoại trấn là Lạng Sơn, Cao Bằng, Hưng Hóa, Tuyên Quang, Thái Nguyên và Yên Quảng. Kinh thành Thăng Long thời Lê đổi thành phủ trực Hoài Đức thuộc thành Thăng Long và có 2 huyện là Thọ Xương và Vĩnh Thuận. Địa giới phủ Hoài Đức được Lê Quang Định chỉ rõ như sau: “Phía Đông giáp Hải Dương, phía Tây giáp Từ Liêm của Sơn Tây, phía Nam giáp Sơn Nam Hạ ở trạm Hoàng Mai. Phía Bắc giáp Kinh Bắc ở sông Nhị Hà (sông Hồng)”. Phủ Hoài Đức quản lãnh 2 huyện và vẫn có 36 phường như thời Lê. Phủ Hoài Đức giới hạn bởi sông Hồng ở phía Bắc và phía Đông. Bên kia sông Hồng, sách ghi: “Phía Đông sông thuộc huyện Gia Lâm, trấn Kinh Bắc”. Còn về phía Nam thì địa giới được xác định: “Đi đến xã Phương Liệt, giáp cuối địa giới trấn Sơn Nam Thượng”. Phía Tây của phủ Hoài Đức là khu vực Thủ Lệ ngày nay: “Về phía Tây, có một cái hồ chứa nước rất trong, có nhiều hoa sen, phía Bắc hồ có ngôi miếu cổ, tục gọi là miếu Linh Lang, nổi tiếng linh ứng, đến cầu xã Thượng Yên Quyết là giáp đầu địa giới trấn Sơn Tây, tục gọi là cầu Giấy, trên cầu có mái lợp ngói. Phía Đông cầu này là huyện Vĩnh Thuận, tức cuối địa giới của phủ Hoài Đức, phía Tây cầu là huyện Từ Liêm, tức đầu địa giới của trấn Sơn Tây”. Sau đó, từ năm Minh Mạng thứ 12 (1831), triều Nguyễn bắt đầu hạ lệnh cho các địa phương từ Quảng Trị trở ra Bắc chia lại hạt, đặt quan. Các tỉnh được lập, trong đó có tỉnh Hà Nội. Theo bộ chính sử triều Nguyễn “Đại Nam thực lục”, khi quyết định việc này, Vua Minh Mạng dụ bảo bầy tôi rằng: “Dựng các trấn làm bình phong và đặt các quan chức để cai trị là chính sách lớn của triều đình, mà gặp việc phải châm chước sửa đổi là cốt cho thích hợp với công cuộc kinh lý. Nhà nước ta gây nền ở cõi Nam, các trấn, hạt đều đặt viên chức chuyên giữ việc chăn nuôi dân. Đến lúc Hoàng khảo Thế tổ Cao hoàng đế ta (tức Vua Gia Long) thu về một mối có cả nước Việt. Bắc Thành, 11 trấn, đất rộng, việc nhiều, lúc trong nước bình định hẳn rồi, chỉ giao cho viên quan to chuyên trông coi và chia đặt ra các tào giúp việc…”. Về nguyên nhân phải đặt lại các đơn vị hành chính, nhà vua nói: “Cần phải chiểu theo địa hạt chia người coi giữ cho có chuyên trách, cho chí các hạt Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình về phía bắc kinh kỳ cũng nên sửa đổi một thể và chia đặt ra quy tắc. Như thế thì quan chức không đến nỗi quá bộn, công việc cũng được thỏa thuận, tiện nghi, mới có thể không để tệ về sau, giữ mãi được phúc tốt ức muôn năm vô cùng. Lũ ngươi nên hết lòng bàn kỹ để tâu lên”. Sau đó, Hà Nội, tức phủ Hoài Đức thuộc Bắc Thành lúc trước, được hợp với cùng trấn Sơn Nam để đổi thành tỉnh. Tỉnh Hà Nội khi đó thống trị 4 phủ là Hoài Đức, Thường Tín, Ứng Hòa, Lý Nhân; có 15 huyện là Thọ Xương, Vĩnh Thuận, Từ Liêm, Thượng Phước, Thanh Trì, Thanh Oai, Chương Đức, Sơn Minh, Hoài An, Nam Xang, Duy Tiên, Bình Lục, Phú Xuyên, Kim Bảng, Thanh Liêm. Theo “Đồng Khánh dư địa chí” thì quần thần tâu Vua Minh Mạng cho tách huyện Từ Liêm thuộc phủ Quốc Oai nhập vào phủ Hoài Đức, lại tách các phủ Ứng Hòa (tức phủ Ứng Thiên – đổi tên năm 1814), Lý Nhân và Thường Tín thuộc trấn Sơn Nam, gộp với phủ Hoài Đức thành tỉnh Hà Nội. Trong phủ Hoài Đức thì danh sách 8 tổng thuộc huyện Thọ Xương (116 xã) được ghi trong “Đồng Khánh địa dư chí”, gồm các tổng Thuận Mỹ, Đồng Xuân, Đông Thọ, Phúc Lâm, Yên Hòa, Vĩnh Xương, Kim Liên, Thanh Nhàn. Huyện Vĩnh Thuận có 5 tổng, 40 thôn, trại, phường gồm Tổng Yên Thành, Tổng Thượng (khu vực Bắc Hồ Tây), Tổng Trung (khu vực Nghi Tàm, Yên Phụ), Tổng Nội (khu vực Thập Tam Trại) và Tổng Hạ (khu vực Nam Đồng – Khương Thượng). Tỉnh Hà Nội thời Vua Đồng Khánh gồm phần phía Nam thành phố Hà Nội, thị xã Hà Đông và các huyện Thanh Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Thường Tín, Phú Xuyên và toàn bộ tỉnh Hà Nam ngày nay. Sau khi cho thành lập tỉnh Hà Nội năm 1831, Vua Minh Mạng cho đặt chức Tổng đốc Hà Ninh coi cả hai tỉnh Hà Nội và Ninh Bình (còn tỉnh Hà Nội, có tuần phủ quản lý trực tiếp). Năm 1832 thì đặt thêm phân phủ Ứng Hòa và Lý Nhân. Năm thứ 1833 thì bắt đầu gọi là Bắc kỳ (chung cho cả 13 tỉnh miền Bắc). Năm Tự Đức thứ 5 (1852), triều Nguyễn bỏ phân phủ, huyện Thọ Xuân kiêm nhiếp huyện Vĩnh Thuận, huyện Thanh Liêm kiêm nhiếp huyện Bình Lục, huyện Hoài An do phủ Ứng Hòa kiêm nhiếp, huyện Duy Tiên do phủ Lý Nhân kiêm nhiếp. Ban đầu phủ lị phủ Hoài Đức ở khu vực phố Phủ Doãn, giáp phố Ấu Triệu ngày nay, đến năm 1833 dời về xã Dịch Vọng, huyện Từ Liêm (khu vực phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy hiện nay). Do đó, sách “Đại Nam nhất thống chí” viết phủ Hoài Đức cách tỉnh thành 7 dặm (mỗi dặm bằng 0,5 km) về phía Tây. Còn huyện lỵ Thọ Xương ở khu vực Ngõ Huyện ngày nay, nên sách này chép: “Huyện lị ở liền tỉnh thành, cách phủ Hoài Đức 9 dặm về phía Đông Nam. Huyện lị huyện Vĩnh Thuận cũng liền tỉnh thành, cách phủ Hoài Đức 6 dặm về phía Đông”. Năm 1888, thực dân Pháp lấy thành phố Hà Nội (khu vực nội thành và phần khu phố Tây về sau) làm nhượng địa, đổi hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận làm huyện Hoàn Long, đổi tên tỉnh Hà Nội cũ là Hà Đông, dời tỉnh lỵ đến xứ Cầu Đơ (khu vực Hà Cầu, quận Hà Đông ngày nay). Năm 1890, chính quyền Pháp cũng cho tách phủ Lý Nhân ra đặt làm tỉnh Hà Nam. Thành phố Hà Nội thời thuộc Pháp chỉ bao gồm khu vực nội thành, ranh giới bắt đầu từ Hồ Tây đi theo hướng Bắc Nam dọc đường Bưởi đến Cầu Giấy, chuyển xuống dọc đê La Thành rồi kéo thẳng qua phố Khâm Thiên, đến khu vực hồ Thiền Quang lại quay về đến làng Lương Yên. Mãi đến năm 1942, Pháp sáp nhập một phần huyện Thanh Trì của tỉnh Hà Đông vào Hà Nội, thành lập “Đại lý đặc biệt Hà Nội” gồm huyện Hoàn Long và 22 xã thuộc phủ Hoài Đức. Cơ chế này tồn tại cho đến Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Hà Nội trở thành Thủ đô của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, là thành phố trực thuộc Chính phủ Trung ương, gồm 17 khu nội thành và 5 khu hành chính ngoại thành.
Chuyện tách – nhập Hà Nội thời xưa – Tác giả: Lê Tiên Long
2,070
Bão Khanun gây ngập lụt tại TP Changwon, Hàn Quốc, ngày 10-8. Ảnh: Yonhap. Một người chết và một người mất tích ở TP Daegu khi bão Khanun đổ bộ vào miền Nam Hàn Quốc sáng 10-8. Bão Khanun đổ bộ vào vào bờ biển phía Đông Nam gần đảo Geoje lúc 9 giờ 20 phút ngày 10-8 (giờ địa phương), gây mưa lớn và ngập lụt ở nhiều tỉnh và thành phố. Nhà chức trách cho biết bão Khanun gây ra lũ lụt, sạt lở đất và thiệt hại lớn về cơ sở vật chất trên toàn quốc. Do bão Khanun, 355 chuyến bay tại 14 sân bay ở Hàn Quốc trong ngày 10-8 bị hủy bỏ. Các cơ quan chức năng nước này phải phong tỏa hoặc đóng cửa gần 500 con đường và 166 khu vực duyên hải. Theo số liệu của chính phủ, tổng cộng 1.579 trường học các cấp tạm dừng, cắt giảm các lớp học hoặc chuyển sang học trực tuyến do bão, trong khi 10.641 người đã được sơ tán đến nơi trú ẩn khẩn cấp, tính đến 11 giờ sáng ngày 10-8. Hãng Yonhap đưa tin cụ ông 67 tuổi thiệt mạng, được tìm thấy bên dòng sông ngập lụt ở Daegu vào khoảng 13 giờ ngày 10-8. Một người đàn ông ngồi xe lăn được cho là mất tích sau khi rơi xuống dòng nước lũ ở cùng thành phố lúc 13 giờ 45 phút. Đường dẫn vào ngôi làng trong địa phận TP Daegu, Hàn Quốc, trong nước lũ. Ảnh: Yonhap. Theo Cơ quan Khí tượng Hàn Quốc (KMA), vào lúc 15 giờ ngày 10-8, cơn bão đang di chuyển theo hướng Bắc – Tây Bắc với tốc độ 35 km/giờ tại vị trí cách TP Andong 40 km về phía Tây. KMA thông báo: “Sau khi đổ bộ vào đất liền, bão Khanun suy yếu khi vận tốc gió tối đa giảm xuống 104 km/giờ. Dự kiến, bão sẽ di chuyển theo hướng Bắc, với vận tốc từ 19-33 km/giờ, trước khi tiến vào miền Nam Triều Tiên. Việc bão di chuyển với tốc độ chậm sẽ khiến tình trạng mưa kéo dài và gây nhiều thiệt hại hơn”. Gió bão làm tốc mái một công trình ở TP Ulsan, Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap. KMA dự báo bão Khanun sẽ cách thủ đô Seoul 40 km về phía Đông – Đông Nam vào khoảng 21 giờ tối nay. Yonhap cho biết hướng đi dự kiến của Khanun là chưa từng có vì đây là cơn bão đầu tiên đi xuyên qua bán đảo Triều Tiên theo trục dọc kể từ khi cơ quan này lưu giữ thông tin năm 1951. Cơn bão sẽ mất khoảng 15 giờ để đi qua Hàn Quốc theo hướng từ Nam lên Bắc. Bão Khanun được các nhà dự báo thời tiết đánh giá là cơn bão bất thường. Đường đi của bão Khanun theo hình zigzag, chuyển hướng đột ngột liên tục, ảnh hưởng đến Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc trong gần 10 ngày qua. Khói bốc lên gần những con thuyền cập cảng Lahaina ở Hawaii. Ảnh: Reuters. Trong khi đó, ở Hawaii, ít nhất 36 người thiệt mạng khi các đám cháy rừng lan nhanh trên đảo Maui của Hawaii. Hàng ngàn người buộc phải sơ tán và tình trạng khẩn cấp đã được ban bố. Lính cứu hỏa vẫn đang chiến đấu với các đám cháy. Theo đài BBC , chiến dịch tìm kiếm và cứu hộ rộng khắp đang được tiến hành. Kamuela Kawaakoa, đang ở nơi sơ tán cùng với đứa con trai sáu tuổi, nói với hãng tin AP: “Chúng tôi hầu như không kịp thoát ra ngoài. Thật khó khăn khi ngồi đó và chỉ nhìn thị trấn cháy thành tro mà không thể làm gì”.
Cơn bão bất thường Khanun đổ bộ Hàn Quốc, ‘xuyên dọc’ bán đảo Triều Tiên
620
Dự kiến tàu sẽ chở 4 phi hành gia người Mỹ và 1 phi hành gia người Canada trong sứ mệnh bay quanh Mặt trăng. Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) vừa công bố tàu vũ trụ Orion đang được phát triển để thực hiện chuyến bay có người lái quanh Mặt trăng. Mục tiêu của cơ quan này là phóng tàu vũ trụ Orion vào năm sau. Hôm 8-8, một phần của tàu vũ trụ đã được ra mắt truyền thông tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy. Buồng lái của phi hành đoàn cao khoảng 3m. Dự kiến tàu sẽ chở 4 phi hành gia người Mỹ và 1 phi hành gia người Canada trong sứ mệnh bay quanh Mặt trăng. NASA cho biết, tàu sẽ được thử nghiệm rung chấn, sau đó sẽ được gắn bộ phận đẩy. Trả lời giới truyền thông, chỉ huy Reid Wiseman nói rằng tàu vũ trụ được trang bị các loại máy móc mà phi hành đoàn đã được đào tạo sử dụng, và phần cứng đã gần hoàn thành. Sứ mệnh bay quanh Mặt trăng nằm trong khuôn khổ chương trình Artemis do Mỹ dẫn đầu, với mục tiêu đưa phi hành gia đổ bộ Mặt trăng vào năm 2025, lần đầu tiên sau nửa thế kỷ. Năm 2022, trong giai đoạn đầu tiên của chương trình Artemis, NASA đã cho 1 tàu vũ trụ không người lái bay quanh Mặt trăng và quay trở lại Trái đất. Theo NHK
NASA công bố tàu vũ trụ có người lái bay quanh Mặt trăng
242
‘Ngoại trừ những tác phẩm viết về kháng chiến cách mạng, còn hiện nay, khu vực Tây Nguyên đã có những tác phẩm đồ sộ chưa? Câu trả lời là chưa!’, nhà văn Cao Duy Sơn, Phó Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) các dân tộc thiểu số (DTTS) Việt Nam, đã chia sẻ như vậy trong cuộc tọa đàm về văn học DTTS được tổ chức mới đây tại Gia Lai . Theo nhà văn Cao Duy Sơn, hiện nay, khu vực Tây Nguyên đã đổi mới và phát triển, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, cần có những tác phẩm phản ánh được hơi thở cuộc sống đương đại. Thế nhưng, các tác phẩm xuất bản từ trước đến nay vẫn chưa thật sự chất lượng, cuốn hút về cách thể hiện và ý tưởng, nội dung cũng thiếu đi chất thời đại. “Những tác phẩm mang đậm màu sắc Tây Nguyên thì chỉ có những người sống ở vùng đất này, người hiểu và có tình cảm về Tây Nguyên mới viết được thôi”, nhà văn Cao Duy Sơn nói. Còn theo NSƯT Phạm Ngọc Hân, Phó Chủ tịch Hội VHNT tỉnh Kon Tum, dù hội viên chuyên ngành văn học chiếm hơn 1/3 trong số hơn 140 hội viên của Hội VHNT Kon Tum, nhưng hội viên người DTTS lại quá ít. “Nhìn vào lực lượng tác giả văn học DTTS có thể dễ dàng nhận thấy thành phần dân tộc còn thiếu hụt. Không chỉ tác giả trẻ mà cả các lứa tuổi khác cũng rất ít. Ở Kon Tum , hiện có 43 dân tộc anh em cùng sinh sống nhưng số tác giả là người DTTS chỉ đếm trên đầu ngón tay”, ông Phạm Ngọc Hân cho biết. Ngay như tỉnh Gia Lai, địa phương có lực lượng viết trẻ hùng hậu nhất ở khu vực Tây Nguyên, với khoảng 20 tác giả, trong đó có những cái tên đang tham gia sôi nổi vào đời sống văn học cả nước như Ngô Thanh Vân, Lê Vi Thủy, Lê Thị Kim Sơn, Đào An Duyên, Tạ Ngọc Điệp, Lữ Hồng… Có điều, hầu hết các tác giả đều là người Kinh. Và việc khai thác đề tài DTTS không phải là điều dễ dàng. Nhà văn Lê Vi Thủy thừa nhận: “Không riêng gì bản thân tôi, các tác giả trẻ của Gia Lai cũng chưa có tác phẩm nào đi sâu vào các mảng đề tài DTTS. Đây là một điều đáng tiếc”. Theo Lê Vi Thủy, để có một tác phẩm viết về DTTS địa phương, người viết cần tìm hiểu về tập quán sinh sống, hiểu sâu về văn hóa, tinh thần, con người của nơi đây. Đây là điều không phải ngày một ngày hai làm được mà đòi hỏi có quá trình học hỏi, kinh nghiệm sống cũng như tích lũy đủ trải nghiệm… mới có thể viết được. Trong bức tranh chung của văn học DTTS khu vực Tây Nguyên, điểm sáng dường như thuộc về Kon Tum khi địa phương này đang có lực lượng các cây bút DTTS “nhỉnh” hơn, với những cái tên như H’Siêu Bya, H’Xíu H Mok, H’Phi La Niê, H’Lê Na… Tuy nhiên, theo nhà văn Niê Thanh Mai, Chủ tịch Hội VHNT tỉnh Đắk Lắk, đa phần tác giả là nữ, và họ chưa thật sự tạo được dấu ấn trên văn đàn, cần nhiều thời gian hơn nữa để khẳng định mình. Nhìn nhận thực tế thiếu và yếu của văn học DTTS Tây Nguyên hiện nay, nhưng theo nhà văn Niê Thanh Mai, điều quan trọng không kém là tìm cách thức, giải pháp cho vấn đề này dường như chưa được cụ thể hóa bằng hoạt động, chương trình cụ thể. “Làm thế nào để tìm kiếm, bồi dưỡng những bạn trẻ nhất là các bạn trẻ DTTS có khả năng sáng tác thêm nhiều hứng thú để gắn bó với văn chương hay hỗ trợ, đồng hành với họ trên chặng đường gập ghềnh và khó khăn này thì vẫn đang là câu hỏi mà thôi!”, nhà văn Niê Thanh Mai bày tỏ. Cũng theo nhà văn Niê Thanh Mai, tiếp nối thế hệ tiền bối của Hội VHNT tỉnh Đắk Lắk, trong nhiều năm qua, hội rất chăm chút tìm kiếm và bồi dưỡng cho lực lượng trẻ. Chị cho biết: “Ngay lúc này, tôi và những người làm công tác quản lý về văn hóa, VHNT trên địa bàn Đắk Lắk , bằng nhiều cách thức khác nhau đã và đang chú trọng vào việc bồi dưỡng, tìm kiếm những nhân tố trẻ, có khả năng, nhiệt huyết”. Đồng quan điểm, nhà văn Cao Duy Sơn cho rằng, các ngành nghề khác có thể đào tạo được hàng loạt nhưng với văn chương, may mắn trong khoảng 10-15 năm, có khi 20-30 năm, thậm chí hàng thế kỷ sau mới xuất hiện một vài người. “Đây là công việc không thể ăn xổi, mà đòi hỏi có tính lâu dài, phải quan tâm, nuôi dưỡng, đào tạo liên tiếp và lâu dài. Có những người 30-40 tuổi, thậm chí 50 tuổi mới bất chợt bùng nổ trên văn đàn. Chúng ta phải nuôi dưỡng họ bằng cách mở ra những lớp tập huấn, các buổi gặp gỡ trao đổi, những cuộc tọa đàm, thảo luận hàng năm”.
Văn học dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên: Chờ đợi những tác giả trẻ
894
Mưa ngập tại Canada. (Nguồn: Ottawa City News). Các hiện tượng thời tiết cực đoan đã gây ra hiện tượng mưa lũ, ngập lụt, hạn hán ở nhiều quốc gia trên thế giới, gây ra nhiều thiệt hại về người và tài sản. Các hiện tượng thời tiết cực đoan cùng những hoạt động của con người đã gây ra hiện tượng mưa lũ, ngập lụt, hạn hán ở nhiều quốc gia trên thế giới, gây ra nhiều thiệt hại về người và tài sản. Tại Ottawa, một trận mưa lớn kéo dài do bão kèm mưa đá nhỏ đã quét qua thành phố thủ đô của Canada này ngày 10/8, gây ra cảnh lụt úng trên nhiều tuyến phố và làm hàng chục nghìn nhà bị mất điện ở một số khu vực. Bộ Môi trường và Biến đổi khí hậu Canada cho biết lượng mưa đo được tại trạm khí hậu thời tiết ở Ottawa vào khoảng 75,9mm trong khoảng 2 giờ và cảnh báo lượng nước mưa có thể lên tới 80-100mm tại một số khu vực của thủ đô. Theo cơ quan này, cơn bão hiện nay vẫn còn đang rất mạnh và có khả năng tạo ra mưa lớn lên tới 125mm ở một số khu vực cho tới khi suy yếu hẳn. Sở cảnh sát và Sở cứu hỏa Ottawa đã thông báo về việc đóng nhiều tuyến đường do lụt úng và để xử lý các phương tiện bị ngập nước bỏ lại trên đường. Một số trung tâm thương mại đã phải đóng cửa tầng hầm do nước lụt tràn vào, trong khi lối vào của một nhà ga tàu điện cũng phải đóng cửa do bị nước mưa tràn từ trên mái ngấm xuống đường thang cuốn. Cơ quan điện lực Ottawa cho biết có khoảng 24.000 khách hàng bị mất điện trong thời gian đỉnh điểm của cơn bão. Hiện vẫn còn nhiều hộ gia đình chưa được trở lại sinh hoạt bình thường do mất điện. Theo báo cáo của Cơ quan dịch vụ an toàn công cộng của thành phố, không có thương tích nào được ghi nhận do cơn bão gây ra. Hiện cũng chưa ghi nhận được những tác động đáng kể nào đối với các cơ sở hạ tầng quan trọng của thành phố. Hệ thống nước sạch và nước thải vẫn hoạt động bình thường. Cơ quan này cảnh báo người dân thận trọng khi hoạt động xung quanh khu vực sông hồ do lượng nước ở trên sông Rideau chảy qua Ottawa đang dâng lên nhanh. Kỷ lục về lượng nước mưa lớn nhất tại Ottawa từng được ghi nhận vào ngày 10/6/2004, với lượng nước khoảng 67mm trong một giờ. Ngày 10/8, trong bối cảnh Na Uy tiếp tục đối mặt với các đợt lũ lụt do mưa lớn khiến nước sông dâng cao tràn bờ chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ, giới chức sở tại đã tiến hành thêm các đợt sơ tán cư dân nhằm đảm bảo an toàn. Các quan chức cho biết tính đến nay, hơn 4.000 người đã được di dời an toàn khỏi nơi ở tại miền Nam Na Uy. Gần 50% trong số này là cư dân thị trấn Hoenefoss, cách thủ đô Oslo khoảng 40km về phía Tây Bắc. Cùng ngày, các tuyến đường chính đều đã phải đóng cửa trong khi dịch vụ tàu hỏa ngưng trệ tại phần lớn khu vực miền Nam Na Uy dù mưa đã ngớt. Theo nhà chức trách, tình trạng ngập lụt sẽ còn tiếp diễn trong những ngày tới do nước lũ chảy về các vùng ven biển có địa hình thấp hơn. Viện Khí tượng Na Uy (NMI) cho biết, khác với thông thường khi hầu hết các cơn mưa bắt nguồn từ phía Tây, hình thái thời tiết gây mưa mới nhất xuất phát từ phía Đông do hai rãnh áp thấp gặp nhau và mạnh lên khi di chuyển về phía Bắc Âu. Theo NMI, dữ liệu thống kê cho thấy lượng mưa tại Na Uy đã tăng khoảng 18% trong 100 năm qua, đặc biệt gia tăng mạnh nhất trong 30-40 năm trở lại đây. Đầu tuần này, khu vực Bắc Âu đã hứng chịu gió mạnh, mưa dữ dội và sạt lở đất. Nhiều đường dây điện bị đứt, giao thông công cộng ngưng trệ. Ngày 9/8, đã xảy ra vụ vỡ đập thủy điện Braskereidfoss do mưa lớn. Đầu tuần này, một đoàn tàu trật bánh tại nước láng giềng Thụy Điển khi một kè đường sắt bị nước lũ cuốn trôi. Giám đốc nghiên cứu Jana Sillmann tại Trung tâm Nghiên cứu Khí hậu Quốc tế có trụ sở ở Oslo, cho biết các hiện tượng thời tiết cực đoan, như mưa xối xả trong tuần này, sẽ xảy ra thường xuyên hơn khi Trái Đất ấm lên, do độ ẩm trong không khí sẽ cao hơn. Bà Sillmann nhấn mạnh thêm rằng nhiều quốc gia trên thế giới năm nay cũng đang phải hứng chịu nắng nóng gay gắt và lũ lụt do hiện tượng thời tiết El Nino. Tuy nhiên, hiện chưa có nghiên cứu nào xác định liệu hiện tượng này có phải là nguyên nhân gây ra các đợt thiên tai mới nhất ảnh hưởng đến người dân Na Uy hay không. Theo hãng tin Yonhap, một người đã thiệt mạng và một người mất tích ở thành phố Daegu (Tây Nam Hàn Quốc) do mưa lớn và gió mạnh trong bão Khanun . Lực lượng cứu hộ tìm kiếm nạn nhân mất tích tại khu vực ngập lụt do mưa lớn gây ra bởi bão Khanun ở thành phố Daegu, Hàn Quốc ngày 10/8/2023. (Ảnh: YONHAP/TTXVN). Nhà chức trách cho biết bão cũng gây lụt lội, lở đất và làm hư hại nặng nhiều cơ sở hạ tầng trên cả nước sau khi đổ bộ vào vùng bờ biển Đông Nam sáng 10/8. Người thiệt mạng là nam giới, 67 tuổi, ở Daegu, trong khi người mất tích là một nam giới ngồi xe lăn bị rơi vào dòng nước lũ cũng ở thành phố này khoảng 13h45 cùng ngày. Tại tỉnh Gyeongsang ở Đông Nam Hàn Quốc, khoảng 20 người đã được cứu sau khi mắc kẹt trên những con đường ngập nước, trong ô tô và trong nhà ở. Tại huyện Buyeo ở miền Trung, một phụ nữ 30 tuổi đã được đưa đến bệnh viện sau khi bị cây đổ vào người khi đang lưu thông trên đường. Bão cũng làm 355 chuyến bay tại 14 sân bay, 161 chuyến tàu cao tốc KTX và 251 tuyến đường sắt thông thường phải hủy, đóng cửa 490 tuyến đường, 166 vùng bờ biển và 178 đường biển cũng như 21 công viên quốc gia. Tính đến trưa 10/8, có tổng cộng 1.579 trường học các cấp phải nghỉ hoặc chuyển sang học trực tuyến do bão, trong khi 10.641 người phải đi sơ tán. Cục Khí tượng Hàn Quốc (KMA) cho biết đến khoảng 22h00 (giờ địa phương), bão đã di chuyển về phía Tây-Tây Bắc với vận tốc 21km/h, cách Seoul 30km về phía Đông-Đông Bắc. Gió mạnh nhất lên tới 72 km/h với sức gió ở vùng tâm bão là 990 hectopascal. Bão đã suy yếu đáng kể sau khi đổ bộ và dự báo sẽ đi qua khu vực biên giới liên Triều trong đêm và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới vào 9h00 sáng 11/8 khi ở vị trí cách thủ đô Bình Nhưỡng 30km về phía Nam. Tuy nhiên, KMA cho biết khu vực miền Trung Hàn Quốc sẽ vẫn chịu ảnh hưởng của bão cho đến sáng 11/8, và dự báo có mưa lớn ở khu vực thủ đô và tỉnh Gangwon, miền Đông. Bão Khanun nhiều khả năng là cơn bão hoành hành ở Hàn Quốc trong thời gian dài nhất, khoảng 15 tiếng. Đầm phá lớn nhất của công viên quốc gia Donana, miền Nam Tây Ban Nha, đã bị khô hạn hoàn toàn do hạn hán kéo dài và việc khai thác quá mức các tầng chứa nước. Đây là mùa Hè thứ hai liên tiếp đầm phá này rơi vào tình trạng như vậy. Trong một thông báo, Hội đồng nghiên cứu quốc gia Tây Ban Nha ngày 10/8 cho biết tình trạng nói trên chưa bao giờ xảy ra tại đầm phá Donana kể từ khi cơ quan này bắt đầu thu thập dữ liệu về khu vực này cách đây 50 năm. Điều này cho thấy mức độ nghiêm trọng của tình hình hạn hán hiện nay, đe dọa bảo tồn đa dạng sinh học tại đầm phá này, chẳng hạn như các loài rùa và cá chình. Theo các nhà nghiên cứu, trong 2 năm qua, đầm phá Donana ghi nhận lượng mưa thấp nhất trong vòng một thập kỷ, trong khi nhiệt độ trung bình hằng năm cũng ở mức cao nhất từng được ghi nhận là 18,53 độ C. Ngoài mối đe dọa bởi hạn hán và nền nhiệt cao, đầm phá Donana cũng chịu ảnh hưởng bởi mô hình trồng cây trong nhà kính với một hệ thống đường ống phức tạp để lấy nước tưới từ các giếng khoan bất hợp pháp. Trong khi đó, chính quyền khu vực Andalusia lại hợp thức hóa những hoạt động tưới tiêu bổ sung, lấy nguồn nước xunh quanh đầm phá Donana, làm dấy lên sự phản đối của các nhà bảo vệ môi trường. Công viên quốc gia Donana nằm trong diện bảo vệ của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO). UNESCO coi công viên này là khu bảo tồn sinh quyển quan trọng, đồng thời cũng là điểm thu hút khách du lịch. Công viên có một hệ sinh thái đa dạng và là nơi cư trú của nhiều loại động vật hoang dã, trong đó có những loại có nguy cơ tuyệt chủng như loài linh miêu Iberia và đại bàng hoàng đế Tây Ban Nha./.
Mưa lũ, ngập lụt, hạn hán hoành hành tại nhiều khu vực trên thế giới
1,639
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ có bài phát biểu quan trọng về quan hệ "Việt Nam-Iran hợp tác vì hòa bình và phát triển" tại Viện Nghiên cứu chính trị và quan hệ quốc tế Iran tại Thủ đô Tehran - Ảnh: TTXVN. Tiếp tục chuyến thăm chính thức Iran, chiều 9/8 (theo giờ địa phương), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã đến thăm và có bài phát biểu quan trọng về quan hệ ‘Việt Nam-Iran hợp tác vì hòa bình và phát triển’ tại Viện Nghiên cứu chính trị và quan hệ quốc tế Iran (Viện IPIS) tại Thủ đô Tehran. Phát biểu trước các học giả, nhà nghiên cứu, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, trong 50 năm qua, các thế hệ đi trước đã không ngừng dày công vun đắp cho mối quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Iran đạt nhiều thành quả đáng tự hào và là tiền đề, nền móng để mở ra tương lai tốt đẹp hơn cho quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước trong nửa thế kỷ tiếp theo. Chủ tịch Quốc hội đã chia sẻ về những nỗ lực của Việt Nam trong thực hiện công cuộc đổi mới. Sau 35 năm (từ năm 1986-2021), quy mô kinh tế Việt Nam tăng gấp 12 lần. Chủ tịch Quốc hội trao đổi 3 bài học chính được rút ra từ thực tiễn của Việt Nam. Một là, kiên định vai trò lãnh đạo của Đảng, Chính phủ, Quốc hội Việt Nam với tinh thần lấy dân làm gốc. Nhân tố quyết định thành công của Việt Nam trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là nhờ sự lãnh đạo nhất quán, sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ, Quốc hội Việt Nam. Hai là, Việt Nam tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược: Hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, nhất là thể chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển nguồn nhân lực và xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Ba là, Việt Nam luôn thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng và có hiệu quả. Trên tinh thần là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã và đang triển khai đồng bộ, toàn diện cả 3 trụ cột là đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước (bao gồm ngoại giao Nghị viện, ngoại giao Chính phủ) và đối ngoại nhân dân. Trong bối cảnh môi trường quốc tế biến đổi phức tạp, khó lường, Việt Nam luôn kiên định đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, tôn trọng độc lập, chủ quyền, tích cực hợp tác, chủ động hội nhập quốc tế, đề cao chủ nghĩa đa phương, luật pháp quốc tế, Hiến chương LHQ. Về mối quan hệ hai nước, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nói: “Chúng ta cùng chia sẻ khát vọng đẩy mạnh hợp tác vì hòa bình và phát triển trên nền tảng quan hệ chính trị-ngoại giao song phương đang hết sức tốt đẹp”. Hướng tới một tương lai hòa bình và phát triển với tầm nhìn 50 năm tới cho quan hệ giữa hai nước, Chủ tịch Quốc hội đề nghị hai bên cùng chung tay củng cố 4 kết nối. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trả lời các câu hỏi của đại biểu Iran – Ảnh: TTXV. Về kết nối cơ chế đối thoại và hợp tác, Iran là một trong 4 nước đầu tiên tại khu vực Trung Đông mà Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao. Ngày nay, Việt Nam và Iran coi nhau là đối tác quan trọng. Chủ tịch Quốc hội mong rằng hoạt động trao đổi đoàn các cấp, nhất là cấp cao; phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác Nghị viện, Ủy ban Liên Chính phủ, Tham vấn chính trị hai Bộ Ngoại giao và các cơ chế hiện có khác cần được duy trì thường xuyên. Hai bên rà soát, thúc đẩy việc đàm phán, ký kết các hiệp định, thỏa thuận hợp tác trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó, hợp tác nghị viện có vai trò quan trọng, nhất là hoàn thiện khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho quá trình hợp tác. Trong kết nối số, KHCN và giao thông, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, kết nối số và KHCN có thể xóa mờ rào cản về địa lý, mang lại giá trị gia tăng cao cho hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực như viễn thông, công nghệ thông tin, chuyển đổi số, các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây, công nghệ nano để cùng nhau mở ra cánh cửa tương lai. Trong kết nối về thương mại-đầu tư, Chính phủ hai nước cần tạo điều kiện để hàng hóa, dịch vụ thâm nhập thị trường của nhau, khuyến khích các địa phương, doanh nghiệp hai nước tăng cường kết nối thương mại và đầu tư. Các cơ quan Nhà nước tháo gỡ các khó khăn, đề ra các sáng kiến mới để cộng đồng doanh nghiệp hai nước hợp tác một cách có hiệu quả. Trong kết nối về con người, theo Chủ tịch Quốc hội, bề dày và những nét tương đồng về văn hóa là tài sản quý để thúc đẩy các mối liên kết hai nước. Du lịch và giáo dục là hai cầu nối quan trọng, giúp cho tình hữu nghị của người dân và thế hệ trẻ hai nước ngày càng bền chặt hơn. Chủ tịch Quốc hội mong rằng hợp tác giáo dục sẽ vun đắp cho tương lai chung hai đất nước. Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã chứng kiến lễ ký Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp Iran; Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực thể thao giữa Bộ VHTT&DL với Bộ Thể thao và Thanh Niên Iran; Thỏa thuận hợp tác giữa tổ chức Tiêu chuẩn Quốc gia Iran và Cơ quan Tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng Việt Nam; Thỏa thuận hợp tác giữa Cơ quan xúc tiến thương mại Việt Nam (Bộ Công Thương) và Cơ quan xúc tiến thương mại Iran; Bản ghi nhớ về về kiểm dịch thực vật và kiểm dịch động vật giữa Bộ NN&PTNT và Bộ Nông nghiệp Iran. *Trước đó, chiều cùng ngày, tại Viện IPIS, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và TS. Muhammad Hassan Shaykh Al Islami, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Iran, Viện trưởng Viện IPIS, Bộ Ngoại giao Iran đã cắt băng khai trương và tham quan Triển lãm ảnh về 50 năm quan hệ song phương Việt Nam – Iran . Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Phó Tổng thống thứ nhất Iran Mohammad Mokhber tại buổi làm việc với Trung tâm Công nghệ và đổi mới sáng tạo Iran – Ảnh: TTXVN. Ngày 9/8, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến thăm, làm việc tại Trung tâm Công nghệ và đổi mới sáng tạo Iran (IHIT) ở Thủ đô Tehran. Tại cuộc gặp, Phó Tổng thống thứ nhất Mohammad Mokhber và lãnh đạo IHIT khẳng định Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng của Iran tại khu vực; đồng thời bày tỏ mong muốn củng cố và thúc đẩy quan hệ hợp tác với Việt Nam trên các lĩnh vực, nhất là kinh tế, thương mại, văn hóa, du lịch và giao lưu nhân dân. Đặc biệt, theo các nhà lãnh đạo Iran, đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ là lĩnh vực quan trọng ưu tiên bậc nhất trong tăng cường quan hệ hai nước. Lãnh đạo IHIT mong muốn thúc đẩy hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực công nghệ và đổi mới sáng tạo. Trao đổi với lãnh đạo trung tâm, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh quan hệ giữa Việt Nam-Iran đang phát triển tốt đẹp, trên cơ sở tin cậy lẫn nhau, hợp tác kinh tế ngày càng đa dạng và nhiều tiềm năng… Đây là nền tảng vững chắc để doanh nghiệp hai nước mở rộng hợp tác. Về tiềm năng và mong muốn tìm hiểu, thúc đẩy cơ hội hợp tác của hai bên như mong muốn của lãnh đạo IHIT, Chủ tịch Quốc hội khẳng định để có thể duy trì tốc độ phát triển nhanh, bền vững trong nhiều năm, Việt Nam phát triển dựa trên 3 yếu tố đột phá mang tính quyết định, đó là cải cách thể chế; đầu tư cho giáo dục, KHCN và đầu tư kết cấu hạ tầng. Lĩnh vực chuyển đổi số, kinh tế số đã được quan tâm, chú trọng; với chính sách yêu cầu mỗi viện nghiên cứu, trường đại học… là một trung tâm đổi mới sáng tạo. Chủ tịch Quốc hội thông báo Việt Nam đã thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia, trực thuộc Bộ KH&ĐT, dự kiến khánh thành vào cuối tháng 10/2023. Đây được kỳ vọng sẽ là trung tâm về công nghệ, khoa học, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp lớn nhất khu vực, tập trung số lượng lớn các chuyên gia, trí thức, nhà khoa học, doanh nghiệp, tập đoàn hàng đầu thế giới (như mô hình của doanh nghiệp Samsung của Hàn Quốc tại đây), nhằm thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, cũng là nơi thường xuyên tổ chức các sự kiện, triển lãm, diễn đàn, hội thảo khoa học chuyên ngành quy mô quốc gia và khu vực. Các nhà lãnh đạo IHIT kỳ vọng Việt Nam và Iran có nhiều cơ hội, tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực công nghệ cao và đổi mới sáng tạo, công nghệ nano, công nghệ sinh học và cả lĩnh vực nghiên cứu vệ tinh, vi điện tử… Theo ý kiến gợi ý của Chủ tịch Quốc hội và đánh giá của lãnh đạo IHIT, IHIT sẽ sớm tổ chức nghiên cứu, lập kế hoạch tăng cường việc nghiên cứu, tìm hiểu các thông tin cập nhật lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo của Việt Nam. Lãnh đạo IHIT sẽ phối hợp, trao đổi và nghiên cứu các cơ quan, đơn vị hữu quan đặt trụ sở tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia của Việt Nam. Chủ tịch Quốc hội cam kết Quốc hội và Chính phủ Việt Nam sẽ luôn đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi, hỗ trợ các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có doanh nghiệp Iran, như IHIT hoạt động đầu tư kinh doanh hiệu quả, vì lợi ích hai bên. Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội trân trọng mời Phó Tổng thống Iran sắp xếp thời gian sang thăm Việt Nam. Chủ tịch Quốc hội gửi lời mời lãnh đạo IHIT tham dự, trưng bày các sản phẩm, dịch vụ của IHIT tại Lễ khánh thành Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia vào tháng 10/2023. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Bộ trưởng Văn hóa và Định hướng Hồi giáo Iran Mohammad Mehdi Esmaili cắt băng khai mạc. Tối 9/8 (theo giờ địa phương), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã dự lễ khai mạc Tuần Văn hóa Việt Nam tại Iran nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Iran. Sự kiện do Bộ VHTT&DL phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Iran, một số đơn vị của Iran tổ chức khai mạc tại Trung tâm Văn hóa Thủ đô Tehran. Cùng dự về phía Iran có Bộ trưởng Văn hóa và Định hướng Hồi giáo Iran Mohammad Mehdi Esmaili; đại diện Đoàn ngoại giao ở Tehran; lãnh đạo các bộ, ngành và đông đảo cộng đồng bà con Việt Nam và công chúng tại Tehran. Các nhà lãnh đạo, đại biểu nhấn mạnh đây là thời điểm tốt nhất để hai bên nhìn lại chặng đường 50 năm đã qua, cùng trao đổi để xác định các phương hướng, biện pháp cụ thể cho chặng đường tiếp theo. Bộ trưởng Mohammad Mehdi Esmaili nhấn mạnh triển vọng sắp tới hai bên sẽ tăng cường quan hệ hợp tác nhiều hơn nữa trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, điện ảnh. Với vai trò và vị thế ngày càng lớn của Iran tại khu vực Tây Á và của Việt Nam tại khu vực Đông Nam Á, cũng như với tiềm năng rất lớn trong hợp tác giữa hai nước, trong thời gian tới, quan hệ Việt Nam-Iran chắc chắn sẽ có những bước phát triển mới, xứng với tiềm năng của hai bên, vì lợi ích của nhân dân hai nước. Bộ trưởng cho biết, cá nhân Tổng thống Iran và các nhà lãnh đạo của Iran mong muốn mở rộng quan hệ, giao lưu trên lĩnh vực văn hóa, và hai bộ quản lý lĩnh vực văn hóa hai nước sẽ xem xét ký biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện những nội dung cụ thể để triển khai trong thời gian tới. Không gian triển lãm “Sắc màu Việt Nam” và “Tuần phim Việt Nam” tại Iran mong muốn giới thiệu đến bạn bè Iran về vẻ đẹp đất nước Việt Nam, với những điểm đến hấp dẫn, di sản thiên nhiên và văn hóa được UNESCO công nhận, cùng các làng nghề truyền thống với những sản phẩm thủ công tinh xảo. Bao trùm lên tất cả là hình ảnh đất nước và con người Việt Nam tươi đẹp, đang hội nhập quốc tế và phát triển năng động, là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Theo TTXVN
Việt Nam, Iran cùng chung tay củng cố 4 kết nối
2,381
Lễ hội mùa thu Côn Sơn – Kiếp Bạc năm 2023 sẽ tái hiện nhiều nghi lễ truyền thống đặc sắc, kết hợp với Tuần Văn hóa Du lịch và giới thiệu các sản phẩm OCOP đặc trưng của tỉnh Hải Dương . Theo kế hoạch do tỉnh Hải Dương công bố, thời gian diễn ra Lễ hội từ ngày 24/9 đến ngày 4/10 (tức ngày 10 – 20/8 âm lịch) tại hai Khu Di tích Côn Sơn và Kiếp Bạc (Khu Di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn – Kiếp Bạc). Lễ hội truyền thống mùa thu Côn Sơn – Kiếp Bạc năm nay gắn liền với Tuần Văn hóa Du lịch, góp phần quảng bá, lan tỏa tốt hơn nữa hình ảnh của Khu Di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn – Kiếp Bạc, nhất là trong bối cảnh tỉnh Hải Dương đang phối hợp với các tỉnh Quảng Ninh , Bắc Giang đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị UNESCO vinh danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản thế giới. Theo kế hoạch, Lễ hội mùa thu Côn Sơn – Kiếp Bạc năm 2023 diễn ra từ ngày 24/9 đến ngày 4/10 (tức ngày 10-20/8 âm lịch) tại hai Khu Di tích Côn Sơn và Kiếp Bạc (Khu Di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn – Kiếp Bạc) với nhiều nghi lễ truyền thống. Lễ hội sẽ mở đầu bằng Lễ dâng hương và tế Cáo yết vào ngày 24/9 (tức 10/8 âm lịch) và kết thúc vào ngày 4/10 với Lễ rước bộ, Lễ tế và giỗ Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Các hoạt động chính của Lễ hội sẽ tập trung từ ngày 30/9 đến 4/10 (tức 16-20/8 âm lịch). Nét mới của Lễ hội năm nay là các hoạt động khai mạc Tuần Văn hóa Du lịch và xúc tiến thương mại Hội thu Côn Sơn – Kiếp Bạc năm 2023, Lễ tưởng niệm 723 năm Ngày mất của Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo, Lễ khai hội mùa thu Côn Sơn – Kiếp Bạc năm 2023 sẽ được tổ chức tối 30/9 thay vì buổi sáng như các lễ hội trước. Bên cạnh đó, Tuần Văn hóa Du lịch sẽ được tổ chức ở trên đê sông Lục Đầu và thành hai phân khu gồm: Sân khấu để biểu diễn nghệ thuật và khoảng 60 gian hàng trưng bày các sản phẩm du lịch, nông sản đặc trưng, sản của các địa phương, hiệp hội, làng nghề trên địa bàn tỉnh Hải Dương cùng một số tỉnh bạn. Bên cạnh đó, các phân khu sẽ thiết kế các tiểu cảnh nghệ thuật thể hiện các sản phẩm OCOP đặc trưng của tỉnh Hải Dương. Vào 23 giờ ngày 30/9, Lễ khai ấn và ban ấn tại đền Kiếp Bạc sẽ được tổ chức. Lễ hội quân trên sông Lục Đầu diễn ra sáng 1/10; Liên hoan diễn xướng hầu Thánh được tổ chức tối cùng ngày tại Khu Di tích Kiếp Bạc. Vào sáng 30/9, Lễ rước, Lễ dâng hương tưởng niệm 581 năm Ngày mất của Anh hùng dân tộc, Danh nhân Văn hóa thế giới Nguyễn Trãi; Lễ tế tại đền thờ Nguyễn Trãi, đền thờ Trần Nguyên Đán diễn ra tại Khu Di tích Côn Sơn. Tối 2/10 là lễ cầu an và Hội hoa đăng trên sông Lục Đầu. Trong khuôn khổ Lễ hội, Ban Tổ chức sẽ tổ chức trình diễn nghệ thuật múa rối nước tại hồ Kiếp Bạc; các hoạt động văn nghệ, thể thao tại hai Khu Di tích Côn Sơn và Kiếp Bạc. Bên cạnh Quầy thông tin du lịch, tuyên truyền, quảng bá về du lịch Hải Dương và Khu Di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc cho du khách đến với lễ hội, Ban Tổ chức đã chuẩn bị các ấn phẩm, tờ gấp các loại về Khu Di tích và du lịch Hải Dương; chỉnh trang khu vực giới thiệu, thưởng trà tại hồ sen Kiếp Bạc và một số địa điểm khác ở chùa Côn Sơn, đền Nguyễn Trãi, nhà khách Côn Sơn, nhà khách Kiếp Bạc… Chuẩn bị cho Lễ khai và ban ấn, Ban Tổ chức đang hoàn thiện khoảng 3 vạn ấn để phát cho nhân dân, du khách; chuẩn bị khoảng 1 vạn hoa đăng cho Hội hoa đăng trên sông Lục Đầu…
Lan tỏa hình ảnh Hải Dương qua Lễ hội mùa Thu Côn Sơn – Kiếp Bạc năm 2023
728
Milan Kundera- Ảnh: NBC NEWS. Nhà văn người Pháp gốc Czech, Milan Kundera được xem là “người khổng lồ văn chương” của thế giới với nhiều tác phẩm kinh điển, đã qua đời ngày 11.7 tại nhà riêng ở Thủ đô Paris (Pháp). Với những đóng góp cho nền văn học thế giới, Nghị viện châu Âu (EP) và Hạ viện Czech đã dành một phút mặc niệm để tưởng nhớ ông. Milan Kundera, tiểu thuyết gia nổi tiếng với các tác phẩm như “The Unbearable Lightness of Being” ( Đời nhẹ khôn kham), The Book of Laughter and Forgetting ( Sách cười và lãng quên ), Immortality ( Sự bất tử )… Cả ba tác phẩm nổi tiếng nhất của ông đều đã có bản dịch tiếng Việt, cùng một số cuốn sách khác. Ông là một nhân vật được đánh giá cao trong giới văn học. Các tác phẩm của Kundera không chỉ nhận được sự hoan nghênh của giới phê bình mà còn thu hút được một lượng độc giả đáng kể trên toàn thế giới. Milan Kundera sinh năm 1929 ở thành phố Brno ( Czech ), định cư ở Pháp từ năm 1975 và nhập quốc tịch Pháp năm 1981. Trong suốt sự nghiệp của mình, Kundera đã giành được một số giải thưởng văn học đáng chú ý, bao gồm Giải thưởng Franz Kafka năm 2020, Giải thưởng Jerusalem năm 1985 và Giải thưởng Nhà nước về Văn học của Czech năm 2007. Theo The New York Times , tác phẩm của ông thường khám phá các chủ đề về bản sắc, tự do cá nhân và sự phức tạp của các mối quan hệ giữa con người với nhau. Phong cách viết của Kundera nổi bật bởi chiều sâu trí tuệ, ngôn ngữ giàu chất thơ và cấu trúc tường thuật độc đáo. Khả năng kể chuyện độc đáo của ông đã đi sâu vào trải nghiệm của con người, nắm bắt được sự phức tạp và sắc thái của cảm xúc, các mối quan hệ… Dấu ấn văn chương của ông cũng chia thành hai nửa rõ rệt, một nửa cho quê hương và một nửa ở đất nước ông sinh sống đến cuối đời. Sớm nổi tiếng với các bài thơ và tiểu thuyết bằng tiếng Czech, ông chuyển hẳn sang sáng tác bằng tiếng Pháp từ năm 1995. Milan Kundera xuất hiện lần đầu trên văn đàn với tư cách một nhà thơ, nhưng sau đó được biết đến nhiều hơn qua những cuốn tiểu thuyết. Ông đã có nhiều tuyển tập thơ và tiểu thuyết bằng tiếng Czech được giới văn học trong nước ghi nhận. Sau này, khi đến Pháp, ngoài viết tiểu thuyết và truyện ngắn, ông còn viết kịch, phê bình và tiểu luận, với bốn tập tiểu luận về văn học viết trực tiếp bằng tiếng Pháp, đều đã dịch sang tiếng Việt. Dù chuyển tới Pháp, Milan Kundera vẫn giữ mối liên hệ với quê hương, đặc biệt là nơi ông sinh ra. Tổng thống Czech Petr Pavel ca ngợi nhà văn Kundera là một trong những tác giả Czech quan trọng nhất trong thế kỷ 20, “người mang số phận tượng trưng cho lịch sử đầy biến cố của đất nước quê hương”. Theo người bạn đời của nhà văn, bà Věra Kunderová, dù đã dành nửa cuộc đời ở nước Pháp và sáng tác bằng tiếng Pháp, nhà văn Kundera bày tỏ nguyện vọng được an nghỉ tại quê hương Brno. Năm 2010, ông đã trở thành “Công dân danh dự” của Brno. Năm 2019, Kundera nhận quốc tịch Czech và đã duy trì liên lạc với quê hương cho đến khi qua đời ở tuổi 94. “Người khổng lồ” của nền văn học Czech cũng là một trong những nhà văn xuất sắc, để lại dấu ấn không thể phai mờ trong giới văn học thế giới. Các tác phẩm của Kundera đã được xuất bản bằng 54 ngôn ngữ. Vào những năm 80 của thế kỷ trước, ông là tác giả được yêu thích và tìm đọc ở khắp nơi. Nhiều nhà phê bình so sánh những gì Kundera đã làm cho văn chương Đông Âu thời đó mang tầm cỡ của những gì mà Gabriel Garcia Marquez đã làm cho văn chương Mỹ latin những năm 60. Các cuốn tiểu thuyết của hai tác giả này đều nằm trong những kiệt tác văn học của thế kỷ. Dù có nhiều tác phẩm được yêu mến song khác với phần lớn văn sĩ, Milan Kundera đã chọn lối sống yên tĩnh, xa rời truyền thông. Từ cuối những năm 80 thế kỷ trước, ông thường từ chối các cuộc trả lời phỏng vấn và sống ẩn dật. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn hiếm hoi vào năm 1983, ít lâu sau khi cuốn tiểu thuyết “Đời nhẹ khôn kham” xuất bản và lập tức trở thành sách bán chạy nhất, ông thừa nhận: “Sự nổi tiếng bất ngờ khiến tôi khó chịu”. Theo tạp chí The Paris Review, Kundera không hài lòng vì “sự nổi tiếng chiếm lấy ngôi nhà của tâm hồn”. Ông từng trả lời trên Le Nouvel Observateur: “Từ chối nói về bản thân là một cách đặt các tác phẩm và cách thể hiện văn học vào trung tâm của sự chú ý, để dư luận tập trung vào chính cuốn tiểu thuyết”.
Sự tĩnh lặng của Milan Kundera
882
Một vùng đất hoang tàn với những ngôi nhà bị đốt cháy và các cộng đồng bị phá hủy bị bỏ lại ở Hawaii, sau một đám cháy dai dẳng, một trong những vụ chết chóc nhất ở Hoa Kỳ trong những năm gần đây. (Ảnh AP/Rick Bowmer). Có tới 53 người đã thiệt mạng trong các vụ cháy rừng ở Maui (Hawaii, Mỹ ), buộc một số người phải nhảy xuống biển để thoát khỏi ngọn lửa đang di chuyển nhanh. Các quan chức cho biết số người chết vì cháy rừng ở Maui đã tăng lên 53 vào thứ Năm 10/8 khi đám cháy di chuyển nhanh đã biến thị trấn nghỉ mát Lahaina thành đống đổ nát âm ỉ khói. Hòn đảo tạo thành một phần của tiểu bang Hawaii của Hoa Kỳ đã bị ít nhất ba đám cháy lớn bùng phát vào tối thứ Ba 8/8, cắt đứt phía Tây của hòn đảo và thành phố lịch sử Lahaina, nơi có hơn 270 công trình kiến trúc bị phá hủy hoặc hư hại. Nhiều người khác bị bỏng, ngạt khói và các vết thương khác. Các nỗ lực tìm kiếm và cứu nạn vẫn tiếp tục, và hàng nghìn người đã chạy vào nơi trú ẩn khẩn cấp hoặc rời khỏi hòn đảo. Các vụ cháy rừng khiến hầu hết cư dân và du khách của Lahaina bất ngờ, buộc một số người phải nhảy xuống biển để thoát khỏi ngọn lửa đang di chuyển nhanh. Hàng ngàn khách du lịch đang cố gắng rời khỏi Maui, nhiều người trong số họ đã cắm trại trong sân bay để chờ chuyến bay. Vixay Phonxaylinkham, một du khách đến từ Fresno, California, cho biết anh bị mắc kẹt trên đường Front Street của Lahaina trong một chiếc ô tô thuê cùng vợ con khi đám cháy đến gần, buộc cả gia đình phải bỏ xe và nhảy xuống Thái Bình Dương. “Chúng tôi đã trôi nổi trong khoảng bốn giờ,” Phonxaylinkham nói từ sân bay trong khi chờ chuyến bay rời đảo, mô tả cách họ bám vào các mảnh gỗ để nổi. “Kỳ nghỉ đó biến thành cơn ác mộng. Tôi nghe thấy tiếng nổ khắp nơi, tiếng la hét và một số người đã không qua khỏi. Tôi cảm thấy rất buồn”, anh nói. Số người chết đã tăng 17 vào thứ Năm lên tới 53, Quận Maui cho biết trong một tuyên bố cũng báo cáo rằng đám cháy Lahaina đã được khống chế 80%, khi các nhân viên cứu hỏa bảo vệ vành đai của các khu vực đất hoang bị cháy. Ngọn lửa Pulehu, cách Lahaina khoảng 20 dặm (30 km) về phía Đông, đã được khống chế 70%. Quận Maui cho biết không có ước tính nào về đám cháy Upcountry ở trung tâm phía Đông của hòn đảo. Ngọn lửa Lahaina đã biến toàn bộ khu dân cư thành tro bụi ở phía Tây của hòn đảo. Lahaina là một trong những điểm thu hút chính của Maui, thu hút 2 triệu khách du lịch mỗi năm, tương đương khoảng 80% du khách trên đảo. Khách du lịch và người dân địa phương đều bỏ chạy với rất ít hoặc không có đồ đạc gì khi ngọn lửa lan nhanh do điều kiện khô ráo, nhiên liệu tích tụ và gió mạnh. Nicoangelo Knickerbocker, một cư dân 21 tuổi ở Lahaina, cho biết từ một trong bốn nơi trú ẩn khẩn cấp được mở trên đảo: “Xung quanh tôi rất nóng, tôi cảm thấy như áo mình sắp bốc cháy”. Knickerbocker nghe thấy tiếng ô tô và một trạm xăng phát nổ, ngay sau đó cùng cha bỏ trốn khỏi thị trấn, chỉ mang theo bộ quần áo đang mặc và con chó của gia đình. Hỏa hoạn này là thảm họa tồi tệ nhất xảy ra ở Hawaii kể từ năm 1960, một năm sau khi nó trở thành một tiểu bang của Hoa Kỳ, khi một trận sóng thần giết chết 61 người. Số phận của một số kho tàng văn hóa của Lahaina vẫn chưa rõ ràng. Cây đa lịch sử cao 60 foot (18 mét) đánh dấu nơi có cung điện từ thế kỷ 19 của Vua Hawaii Kamehameha III vẫn đứng vững, mặc dù một số cành cây của nó có vẻ như bị cháy thành than, theo một nhân chứng của Reuters. Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã phê chuẩn tuyên bố thảm họa cho Hawaii, cho phép các cá nhân và chủ doanh nghiệp bị ảnh hưởng nộp đơn xin trợ cấp phục hồi kinh tế và nhà ở của liên bang. Các quan chức cho biết nguyên nhân của các vụ cháy rừng ở Maui vẫn chưa được xác định, nhưng Cơ quan Thời tiết Quốc gia cho biết thảm thực vật khô, gió mạnh và độ ẩm thấp đã thúc đẩy chúng. Theo Thomas Smith, giáo sư địa lý môi trường tại Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London, cháy rừng xảy ra hàng năm ở Hawaii, nhưng đám cháy năm nay bùng cháy nhanh hơn và lớn hơn bình thường. Đảo Lớn của Hawaii cũng trải qua ít nhất hai vụ cháy lớn.
Cháy rừng thảm khốc: 53 người chết, nhiều người phải nhảy xuống biển tìm đường sống
855
Lunar 25 cất cánh từ cảng vũ trụ Vostochny. (Ảnh: Reuters). Nga vừa phóng thành công Luna 25 – tàu đổ bộ Mặt trăng đầu tiên của nước này sau 47 năm. Con tàu không người lái cất cánh từ cảng vũ trụ Vostochny ở vùng Amur. Con tàu được tên lửa Soyuz-2 Fregat đưa lên lúc 8h10 sáng ngày 11/8 theo giờ địa phương. Người dân của một ngôi làng tạm thời phải sơ tán vì nguy cơ một trong các tầng tên lửa có thể rơi xuống đó, Reuters đưa tin. Tàu vũ trụ dự kiến sẽ đi vào quỹ đạo quanh Trái đất sau đó chuyển sang quỹ đạo Mặt trăng và đáp xuống bề mặt của Mặt trăng. Tàu đổ bộ Mặt trăng gần đây nhất của Nga là Luna 24 đáp xuống vào ngày 18/8/1976. Sứ mệnh Luna 25 của Nga và Chandrayaan-3 của Ấn Độ (được phóng vào giữa tháng 7) dự kiến sẽ cùng đáp xuống cực nam của Mặt trăng vào ngày 23/8. Đây sẽ là cuộc đua xem quốc gia nào sẽ hạ cánh trước. Roscomos cho biết hai sứ mệnh dự kiến sẽ không ảnh hưởng đến nhau do địa điểm hạ cánh khác nhau, Reuters đưa tin. Trong vòng 1 năm, Luna 25 sẽ nghiên cứu thành phần đất ở vùng cực nam của Mặt trăng, plasma và bụi trong tầng ngoài rất mỏng của Mặt trăng, hay bầu khí quyển mỏng của Mặt trăng. Theo NASA, tàu đổ bộ bốn chân bao gồm tên lửa hạ cánh, thùng nhiên liệu đẩy, tấm pin mặt trời, máy tính và cánh tay robot được trang bị một cái xẻng để thu thập mẫu, cùng với bộ dụng cụ để nghiên cứu mẫu. Ban đầu, Roscosmos và Cơ quan Vũ trụ châu Âu dự định hợp tác phóng Luna 25, cũng như Luna 26, Luna 27 và xe tự hành ExoMars. Nhưng quan hệ hợp tác đó chấm dứt từ tháng 4/2022, sau khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine, khiến châu Âu đoạn tuyệt với Mátxcơva. Theo CNN
Nga phóng thành công tàu thăm dò Mặt trăng
332
Đó là bộ sách ba tập “Thời gian và nhân chứng” (Hồi ký của các nhà báo) do GS Hà Minh Đức làm chủ biên, NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản lần thứ hai, tháng 7/2023. Xuất bản lần đầu cách đây hơn 20 năm, nhưng ở lần tái bản này, Thời gian và nhân chứng tiếp tục nhận được sự quan tâm của nhiều bạn đọc. Trước hết, bộ sách này là kết quả sáng kiến của GS Hà Minh Đức khi năm 1990 ông đảm nhận cương vị Chủ nhiệm Khoa Báo chí Trường đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội), với mong muốn ghi lại cuộc đời, kinh nghiệm của những nhà báo nổi tiếng từ thời trước cách mạng, những nhà báo tham gia hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ và chớm bước vào thời kỳ đổi mới đất nước. Những kinh nghiệm về cuộc đời, nghề nghiệp của các nhà báo gạo cội sẽ vô cùng hữu ích với người làm báo nói chung và những sinh viên ngành báo chí. Bởi họ là những nhân chứng lịch sử tin cậy, những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, tư tưởng đã và đang đồng hành với những sự kiện quan trọng của đất nước trong quá trình giành tự do, độc lập, xây dựng và đổi mới. Và quả thật, những nhân chứng trong bộ sách này dù tự viết ra hay kể lại những sự kiện trong cuộc đời làm báo của mình, thì mỗi câu chuyện đều mang trong mình lịch sử của nền báo chí cách mạng Việt Nam và cũng là một phần lịch sử của đất nước chúng ta. Dễ nhận thấy, bộ sách có bố cục khá linh hoạt, không theo thời gian, tuổi đời, tuổi nghề của nhân chứng mà được làm theo hình thức “cuốn chiếu”, bài viết, nhân vật nào có trước thì đưa vào sách trước, chứng tỏ những người tổ chức và biên soạn đã phải làm việc rất khẩn trương. Tiếp cận, phỏng vấn, ghi chép về cuộc sống và chân dung hơn 40 nhà báo cư trú trên mọi miền đất nước, người thì đã cao tuổi, người thì đang bận rộn với những cương vị công tác quan trọng, là việc không dễ dàng. Vì vậy, với những nhà báo còn sung sức, nhóm tổ chức và biên soạn đã đặt nhân chứng trực tiếp viết bài hoặc trả lời phỏng vấn; với những nhà báo sức khỏe đã suy giảm thì thực hiện theo hình thức người kể-người ghi, sau đó người kể thông qua nội dung lần cuối. Cách làm việc này khá hiệu quả. Dưới sự chỉ đạo của thầy Hà Minh Đức, một số sinh viên, nhà báo trẻ lúc bấy giờ (nay nhiều người trong số họ đã trở thành những nhà báo có vị trí trong làng báo nước nhà) đã thực hiện một khối lượng công việc khổng lồ trong gần 10 năm để hoàn thành hơn 1.300 trang sách. Trong bộ sách này, chúng ta được nghe những chia sẻ vô cùng quý giá về chuyện đời, chuyện nghề của những nhà báo, nhà văn nổi tiếng một thời. Thế hệ lão thành có: Xuân Thủy, Hoàng Tùng, Tô Hoài , Quang Đạm, Xích Điểu, Nguyễn Thành Lê, Bảo Định Giang…; thế hệ tiền bối có: Hồng Hà, Trần Lâm, Đỗ Phượng, Phan Quang, Hà Đăng, Hữu Thọ, Thái Duy, Trần Bạch Đằng, Thanh Hương…; thế hệ những nhà báo trưởng thành trong kháng chiến chống giặc Mỹ xâm lược và bước vào thời kỳ đổi mới: Hồng Vinh, Trần Mai Hạnh, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Dương Kỳ Anh, Hàm Châu, Trần Đức Chính… Qua chia sẻ của từng nhân vật có thể thấy, phần lớn các nhà báo đến với nghề tình cờ hoặc do nhiệm vụ được tổ chức phân công, rồi bị sự hấp dẫn của nghề cuốn đi; họ đã nỗ lực học hỏi không ngừng, vươn lên, sinh nghề tử nghiệp. Hầu hết họ trải qua giai đoạn làm phóng viên, bền bỉ phấn đấu, dấn thân, tận tâm cống hiến rồi mới trở thành những nhà báo nổi tiếng. Ấn tượng xuyên suốt 1.300 trang sách là sự khách quan, trung thực với hàm lượng trí tuệ cao trong từng bài viết, tạo nên sức lôi cuốn độc giả từ những hồi ức tưởng chừng như khô khan. Cho dù ở cương vị nào thì những câu chuyện của các nhà báo đều được kể ra hết sức thẳng thắn bằng sự từng trải, sự hiểu biết phong phú, tôn trọng sự thật. Bên cạnh chia sẻ những bí quyết cốt lõi cũng như phẩm chất cần có của người làm báo, các nhà báo đã không ngần ngại nói đến sự non nớt, ấu trĩ thuở mới bước vào nghề, những sai sót, vấp váp “động trời” của một nghề tuy nhiều ánh hào quang nhưng cũng được gọi là “nghề nguy hiểm”. Việc viết báo và làm báo thường được nói vui là nghề “sai rồi mới biết”. Đó là một nghề mà nói như nhà báo Hữu Thọ “chủ quan là chết ngay, ngay cả những bậc đàn anh của tôi là những nhà báo nổi tiếng. Mỗi bài báo phải là một nỗ lực mới, một sáng tạo mới” (tr.243, tập I). Thế mới thấm thía câu nói, không có con đường đến vinh quang nào trải toàn hoa hồng; thành công chỉ đạt được bằng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn thách thức cùng sự say mê nghề báo với cái tâm trong sáng, chính trực. Trong 43 nhà báo xuất hiện ở bộ sách này, có tới gần một phần ba các nhà báo từng công tác hoặc gắn bó cả cuộc đời làm báo với Báo Nhân Dân. Đó là các nhà báo: Hoàng Tùng, Hồng Hà, Hà Xuân Trường, Nguyễn Thành Lê, Phan Quang, Trần Kiên, Quang Đạm, Hà Đăng, Hữu Thọ, Hồng Vinh, Lê Bá Thuyên, Đinh Phong, Hàm Châu… Không chỉ là những tên tuổi lẫy lừng trong làng báo chí cách mạng Việt Nam, nhiều nhà báo của Báo Nhân Dân đã trở thành những người giữ cương vị quan trọng trên mặt trận văn hóa, tư tưởng của Đảng. Bộ sách xuất bản tính từ lần đầu đã được hơn 20 năm. Phần lớn những nhà báo trong bộ sách này đã về với cõi vĩnh hằng, nhưng những điều họ để lại cho độc giả và những người làm báo thật quý giá. Nhìn vào những mốc thời gian, chúng ta thấy sáng kiến và đóng góp của GS Hà Minh Đức là vô cùng quan trọng. Thời gian và nhân chứng cần tiếp tục được làm để ghi lại trung thực, chính xác lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam và cũng là một phần lịch sử của đất nước.
Một bộ sách mang trong mình lịch sử
1,167
Nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện (thứ 2 từ trái qua) và Nguyễn Văn Hiên (thứ 2 từ phải qua) trong chương trình “Dấu ấn thời gian 2023” tối 10-8 tại Nhà hát Đài Truyền hình TP HCM .(Ảnh: QUỐC THẮNG). Chương trình Dấu ấn thời gian 2023 diễn ra tối 10-8 tại Nhà hát Đài Truyền hình TP HCM (HTV) đã đưa khán giả chìm vào không gian âm nhạc của tuổi thơ, tình yêu lãng mạn, tinh thần lạc quan, tươi trẻ qua gần 20 ca khúc quen thuộc của nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện và nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên. Nhắc đến 2 nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện và Nguyễn Văn Hiên là nhắc đến những giai điệu tràn đầy sức trẻ. Hai ông đã ghi dấu trong lòng bao thế hệ khán giả bằng những ca khúc như: “Ngày đầu tiên đi học”, “Ơi cuộc sống mến thương”, “Cơn mưa lao xao”, “Ngọn lửa trái tim”, “Bồ câu không đưa thư”, “Hành trình tuổi 20”, “Xa vắng”, “Chiều biên giới”… Nguyễn Ngọc Thiện bắt đầu sự nghiệp sáng tác từ thời sinh viên. Ông là một trong những người đã dìu dắt các nhóm nhạc như Tam ca Áo Trắng, Mắt Ngọc. Năm 2011, ông được tặng giải thưởng Nhà nước về Văn học – Nghệ thuật với chùm ca khúc gồm 6 bài viết về thời kỳ xây dựng lại đất nước từ năm 1975 – 1985. Còn với Nguyễn Văn Hiên, sau gần 40 năm gắn bó với âm nhạc, ông sở hữu gia tài khoảng hơn 1.800 tác phẩm ở nhiều thể loại, hàng loạt giải thưởng và có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam. Những chia sẻ xoay quanh chuyện đời, chuyện nghề của 2 nhạc sĩ đã đưa khán giả đến những chiêm nghiệm và hồi tưởng những ký ức tươi đẹp của mỗi người. Trong đó, bài hát “Hổng dám đâu” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên là một trong 50 bài hát thiếu nhi hay nhất thế kỷ XX do Trung ương Đoàn tổ chức bình chọn. Đây là ca khúc được nhạc sĩ lấy cảm hứng sáng tác từ câu nói “Hổng dám đâu” của cậu con trai của ông. Âm nhạc dành cho thiếu nhi của nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên đến từ những điều gần gũi, đáng yêu như vậy. Còn nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện, với biệt danh “nhạc sĩ yêu nụ cười trẻ thơ” đủ để khẳng định tâm huyết của ông với dòng ca khúc thiếu nhi. Những ai đi qua tuổi học trò đều đã từng nghe, từng hát những ca khúc như “Nét phấn thân thương”, “Một thời để nhớ” (Nguyễn Văn Hiên), “Cô bé dỗi hờn”, “Nhớ ơn thầy cô”, “Kỷ niệm mùa hè” (Nguyễn Ngọc Thiện)…, trở thành ký ức khó phai trong lòng khán giả bao thế hệ. Sẽ thật thiếu sót nếu như chúng ta không kể đến những giai điệu trong trẻo, tươi vui viết về tình yêu cuộc sống mang đậm dấu ấn Nguyễn Ngọc Thiện và Nguyễn Văn Hiên. Đó là các ca khúc được sáng tác từ những chuyến đi đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ; là những ca khúc được ra đời từ sự rung cảm thiết tha của người nhạc sĩ khi nhìn về cuộc đời. Ở mảng đề tài này cả 2 nhạc sĩ đều có những tác phẩm ghi đậm dấu ấn trong lòng khán giả. Chẳng hạn “Như khúc tình ca” của nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện, ca khúc này quen thuộc đến đỗi, mỗi khi giai điệu của bài hát vang lên, khán giả lại thấy cuộc đời thật đẹp như một khúc tình ca. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên với ca khúc “Chiều biên giới” – bài hát đã kết duyên cho tình cảm của ông và ca sĩ Kiều Bạch từ “bạn bè” thành “bạn đời” của nhau. Âm nhạc thật là thú vị, người nhạc sĩ gửi gắm những tâm tư, tình cảm vào những sáng tác của mình và thông qua âm nhạc, những tâm tư tình cảm đó chạm đến trái tim người nghe, trở thành “tiếng lòng” chung cho nhiều chuyện tình, nhiều đôi lứa. Hiếm có nhạc sĩ nào có thể làm bạn cùng khán giả mọi lứa tuổi như nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện và nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên. Dù là viết cho trẻ con, cho tuổi hồng, cho tình yêu đôi lứa hay viết về tuổi trẻ, về tình yêu cuộc sống, âm nhạc của hai ông cũng đều để lại dấu ấn đẹp trong lòng người nghe.
Những giai điệu tràn đầy sức trẻ
762
Ảnh minh họa. Trận động đất có độ lớn 6 với chấn tiêu ở độ sâu 46km dưới bề mặt Trái Đất đã làm rung chuyển đảo Hokkaido của Nhật Bản sáng 11/8. Trung tâm Nghiên cứu Khoa học địa chất Đức (GFZ) cho biết một trận động đất có độ lớn 6 đã làm rung chuyển đảo Hokkaido của Nhật Bản sáng 11/8. Theo GFZ, trận động đất có chấn tiêu ở độ sâu 46km dưới bề mặt Trái Đất. Hiện chưa có thống kê về thiệt hại do trận động đất và cảnh báo sóng thần nào được đưa ra. Cách đây đúng 2 tháng, ngày 11/6, một trận có cường độ ban đầu là 6,2 đã xảy ra ở một số khu vực thuộc tỉnh Hokkaido. Theo Cơ quan Khí tượng học Nhật Bản (JMA), trận động đất xảy ra lúc 18 giờ 55 giờ địa phương ở độ sâu 140km, đo được mức thấp hơn 5 trên thang cường độ địa chấn của Nhật Bản, vốn có mức cao nhất là 7. Tâm chấn của trận động đất nằm ngoài khơi Urakawa ở 42,5 độ vĩ Bắc và 142,0 độ kinh Đông./.
Động đất độ lớn 6 làm rung chuyển đảo Hokkaido của Nhật Bản
187
Bức thư của Hoàng đế Cảnh Thịnh gửi ngài George McCartney năm 1793. (Ảnh: Hải Vân/Vietnam+). Tiến sỹ Annabel cho biết hai bức thư của Chúa Trịnh Tạc và Hoàng đế Cảnh Thịnh là minh chứng cho thấy mối quan hệ giữa Việt Nam và Anh được hình thành cách đây 350 năm. Là một trong những thư viện lớn nhất thế giới, Thư viện Quốc gia Anh (BL) lưu trữ hơn 170 triệu hạng mục hiện vật, từ sách, báo, tạp chí, bản thảo, bản đồ, tem bưu chính tới bằng sáng chế, cơ sở dữ liệu, các bản in, bản vẽ và bản ghi âm từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Theo Tiến sỹ Annabel Teh Gallop, Giám tuyển trưởng khu vực Đông Nam Á, bộ sưu tập Việt Nam tại Thư viện Quốc gia Anh mặc dù khá nhỏ nhưng thực sự quan trọng, bởi bao gồm các bản thảo cổ chữ Nôm, các đầu báo và tạp chí phát hành tại miền Bắc Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh, phản ánh mối quan hệ giữa Việt Nam và Anh đã có từ rất lâu trước khi hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1973. Trong số các bản thảo cổ chữ Nôm lưu trữ tại Thư viện Quốc gia Anh, Tiến sỹ Annabel đã giới thiệu với phóng viên TTXVN tại London hai tư liệu quý gồm bức thư năm 1673 của Chúa Trịnh Tạc gửi ông William Gyfford, Trưởng phái đoàn công ty Đông Ấn Anh quốc thuộc Chính phủ Anh khi phái đoàn đến thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, và bức thư năm 1793 của Hoàng đế Cảnh Thịnh gửi ngài George McCartney, Trưởng phái bộ ngoại giao Anh quốc đầu tiên đến Trung Quốc bằng đường biển, trên đường đi đã ghé cảng miền Trung Việt Nam để tránh bão và xin tiếp tế. Tiến sỹ Annabel cho biết hai bức thư của Chúa Trịnh Tạc và Hoàng đế Cảnh Thịnh là minh chứng cho thấy mối quan hệ giữa Việt Nam và Anh được hình thành cách đây 350 năm. Tiến sỹ Annabel chia sẻ bức thư của Chúa Trịnh Tạc năm 1673 là bản viết tay sớm nhất trong bộ sưu tập tại Thư viện Quốc gia Anh, có mặt tại thư viện vào năm 1753 ngay từ những ngày đầu tiên thành lập thư viện (lúc đó thuộc Bảo tàng Quốc gia Anh). Theo Tiến sỹ Annabel, bức thư của Chúa Trịnh Tạc gửi Trưởng phái đoàn công ty Đông Ấn Anh quốc là bức thư ngoại giao thương mại. Trong khi đó, bức thư của Hoàng đế Cảnh Thịnh gửi ngài George McCartney năm 1793 là một cuộc giao thiệp ngoại giao chính thức khác giữa hai nước, phát sinh do tình huống bất trắc về thời tiết xấu trên biển. Tiến sỹ Annabel cho biết cả hai bức thư có cùng định dạng cơ bản là các cuốn thư triều đình, được viết bằng chữ Nôm trên giấy vàng, trang trí họa tiết rồng 5 ngón (biểu tượng của Hoàng đế) bằng bạc, bóng sáng đẹp mắt và đóng dấu đỏ triều đình ở cuối thư. Tiến sỹ Annabel cũng giới thiệu 3 cuốn thư của triều đình vào những năm 1920, sắc phong Thành hoàng của 3 làng Việt Nam. Theo Tiến sỹ Annabel, các bản sắc phong này phản ánh lịch sử và văn hóa độc đáo của Việt Nam, đồng thời là những tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp. Các bản sắc phong cũng được viết bằng chữ Nôm trên giấy vàng, trang trí bằng họa tiết rồng ánh bạc dưới hình một đám mây xoáy và đóng dấu đỏ của triều đình. Bà Annabel đánh giá các bản sắc phong này là những ví dụ đặc biệt về nền nghệ thuật Việt Nam, cho rằng các họa tiết tuyệt đẹp truyền cảm hứng cho các nghệ sỹ hiện đại, cho dù họ là nhà thiết kế thời trang hay là họa sỹ thiết kế bìa sách. Tiến sỹ Annabel cho biết ngoài 10 bản thảo chữ Nôm từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX, bộ sưu tập Việt Nam lưu trữ tại Thư viện Quốc gia Anh gồm 10.000 sách in với các chủ đề đa dạng từ thế kỷ XIX cho đến nay, trong đó có Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du và 290 đầu báo, tạp chí Việt Nam, trong đó có nhiều ấn phẩm quý hiếm phát hành tại miền Bắc Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh. Bộ sưu tập báo và tạp chí Việt Nam tại Thư viện Quốc gia Anh là bộ sưu tập duy nhất ở châu Âu và là một trong những thế mạnh của Thư viện Quốc gia Anh. Tiến sỹ Annabel Teh Gallop. (Ảnh: Hải Vân/Vietnam+). Theo Tiến sỹ Annabel, đồng nghiệp cũ của bà, Tiến sỹ Sud Chonchirdsin, cựu giám tuyển phụ trách Việt Nam tại Thư viện Quốc gia Anh trong 15 năm cho tới khi ông nghỉ hưu vào năm 2019, sẽ ra mắt cuốn sách về bộ sưu tập Việt Nam trong năm nay. Cuốn sách, được Nhà xuất bản Thế giới xuất bản, là một sự kiện ý nghĩa kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Anh . Được tách khỏi Bảo tàng Quốc gia Anh vào tháng 7/1973 sau khi Luật thư viện Anh ra đời năm 1972, Thư viện Quốc gia Anh nằm trên con phố Euston thuộc trung tâm London, là tòa nhà công cộng lớn nhất được xây dựng tại Anh trong thế kỷ XX. Tòa nhà có tổng diện tích sàn hơn 112.000m2 với 14 tầng, trong đó có 5 tầng hầm sâu 24m dưới mặt đất. Các bộ sưu tập tại Thư viện Quốc gia Anh bao gồm 13,5 triệu cuốn sách in và sách điện tử, hơn 300.000 bản thảo, 60 triệu bằng sáng chế, 60 triệu đầu báo, 4 triệu bản đồ, 8 triệu con tem, 7 triệu bản ghi âm.., chiếm tới 746km tổng chiều dài giá sách và con số này mỗi năm tăng thêm 8km. Mỗi năm, thư viện đón 1,6 triệu lượt khách trong nước và quốc tế tới nghiên cứu, tham quan. Thư viện Quốc gia Anh có hơn 115.000 người đăng ký sử dụng phòng đọc của thư viện và mỗi năm đón hơn 400.000 lượt người sử dụng trên toàn thế giới đến thăm phòng đọc này./.
Nơi lưu trữ tư liệu lịch sử quý hiếm về quan hệ hai nước Việt Nam-Anh
1,072
Chân dung cá voi quái vật vừa được khai quật ở Ai Cập - Ảnh đồ họa: Ahmed Morsi / Hesham Sallam. Quái vật cổ đại mang khuôn mặt rất đáng sợ nhưng là kho báu thật sự đối với khoa học, được gọi là Tutcetus rayanensis, theo tên Pharaoh Tutankhamun lừng danh của Ai Cập cổ đại . Cá voi quái vật Tutcetus rayanensis sinh sống ở Đại dương Tethys khoảng 41 triệu năm trước – tức thuộc thế Thủy Tân (Eocen) của kỷ Cổ Cận (Paleocen), một vùng biển đầy những sinh vật kỳ dị từng ngự trị ở nơi nay là miền đất khô cằn của Ai Cập. Theo nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Communications Biology, nó thuộc một nhóm sinh vật biển cổ đại mang tên Basilosauridae, đại diện cho một giai đoạn quan trọng trong quá trình tiến hóa của cá voi khi chúng chuyển từ cuộc sống trên đất liền sang biển khơi. Con cá voi quái vật vừa được tìm thấy ở Ai Cập cũng mang dấu vết quan trọng của quá trình tiến hóa còn dang dở thời kỳ đó. Theo nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi GS Hesham Sallam từ Đại học Mỹ tại Ai Cập, Tutcetus rayanensis là đại diện nhỏ bé nhất của nhóm sinh vật biển này. Tuy nhiên do cá voi đều ngoại cỡ nên con “nhỏ bé” này cũng dài tận 2,5 m và nặng tới 187 kg. Hóa thạch loài cá voi mới được tìm thấy giữa vùng hoang mạc của Ai Cập, nơi từng là đại dương đầy quái vật – Ảnh: Communications Biology. Hình ảnh phục dựng cho thấy một thân hình kỳ dị và một khuôn mặt hung dữ, hàm răng đáng sợ hơn các con cá voi hiện đại. Điểm độc đáo nhất trên thân hình nó là một cặp chân sau dị dạng. Theo Sci-News, các bước nghiên cứu cho thấy cặp chân nhỏ bé không giúp nó đi lại hay bơi lội, nhưng có thể mang giá trị đặc biệt khi giao phối. Ngoài ra, Tutcetus rayanensis là một đại diện thuộc nhóm cổ xưa nhất của Basilosauridae, mà theo GS Sallam nó đã ghi lại một trong những giai đoạn đầu tiên của quá trình chuyển đổi từ sinh vật trên cạn sang sinh vật dưới nước của cá voi. Cá thể giúp xác định loại mới được khai quật tại Hệ tầng Sath El-Hadid thuộc Vũng trũng Fayum ở Ai Cập , là một con “vị thành niên”, được thể hiện qua xương trong hộp sọ và đốt sống đã hợp nhất và răng vĩnh viễn đang mọc dần. “Điều này cũng ủng hộ ý kiến cho rằng Fayum ngày nay là khu vực sinh sản quan trọng của cá voi cổ đại” – GS Sallam nói, bổ sung rằng sự tồn tại của loài này còn cho thấy khả năng đạt được sự lan rộng nhanh chóng của Basilosauridae ở bán cầu Nam. Nhóm sinh vật này đã được tiến hóa để đáp ứng với sự kiện nóng lên toàn cầu được gọi là cực đại nhiệt Lutetian, xảy ra khoảng 42 triệu năm trước.
Cá voi quái vật hiện hình giữa sa mạc Ai Cập, mang tên pharaoh
514
Bất chấp sự mơ hồ, không chắc chắn về tiểu sử, về đời tư của nữ sĩ họ Hồ, bất chấp về những bài thơ giả, thơ mạo trà trộn vào làm đau đầu các nhà nghiên cứu, trong tâm trí người Việt Nam luôn luôn in đậm hình ảnh “Bà chúa thơ Nôm”. Bà chúa này độc đáo vì nếu các ông hoàng vừa nghiêm trang đạo mạo, thông kim bác cổ, vừa phong vận đứng đắn, có phóng túng lắm cũng không vượt qua cốt cách tài tử… thì Xuân Hương là một cô nương tuy con nhà khuê các mà tính tình lại rất bình dân. Cách nói năng của bà táo bạo, ngoa ngoắt nhưng của một người vừa có duyên lặn vào trong lại cũng ngồn ngộn những duyên bong ra ngoài. Thành ra những người đúng mực, khó tính nhất thì cũng chỉ có thể vừa bực lại vừa nể, vừa ghét lại vừa yêu. Còn những ai hồn nhiên, không ưa đạo đức giả thì mê như điếu đổ. Sự độc đáo vô song của thơ Hồ Xuân Hương chính là tính song nghĩa của thơ bà: sự vật nào, hành động nào được nói đến trong thơ cũng vừa là nó lại vừa khác nó. Tả cái quạt thì đích là cái quạt, nhưng không phải chỉ có cái quạt. Cái giếng thanh tân, cái bánh trôi, quả mít, con ốc nhồi, động Hương Tích, hang Cắc Cớ, đèo Ba Dội đều như thế. Các hoạt động đánh đu, dệt cửi, đánh cờ người, trèo đèo “mỏi gối chồn chân”… không thể không làm cho những ai từng hiểu biết trong hay ngoài cuộc mỉm cười. Hồ Xuân Hương là nhà thơ số một của thế giới có thể đem cái “chuyện ấy” ra nói ở trong thơ, nói một cách tao nhã. Lại nói ở một nơi mà ảnh hưởng đạo đức phong kiến khá nặng nề. Hoàn cảnh Việt Nam và cả thế giới hồi đó chưa tiến bộ như bây giờ. Như vậy nữ sĩ họ Hồ đã đi trước thời đại mấy trăm năm. Người ta truyền tụng, nói nhiều đến tính chất táo bạo, ngang ngược, nghịch ngợm, quyết liệt của Hồ Xuân Hương. Bà đã ngang nhiên nói toẹt ra cái bản chất người ở mọi tầng lớp trong xã hội. Từ tầng lớp chóp bu “chúa dấu vua yêu một cái này” đến các bậc thức giả. Hiền nhân quân tử ai đà chẳng Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo đến người dân bình thường gọi nhau nôm na “bố cu, mẹ hĩm”: Chồng con cái nợ là như thế Nhưng ngay cả sự thẳng thắn ấy, ta vẫn thấy có một trình độ văn hoá rất cao, bởi vì nhà thơ không chỉ nói trần một vật cũng như trần một việc. Đọc Hồ Xuân Hương có cảm giác bà luôn gồng lên để đối chọi với xung quanh, đối chọi với sự o ép của xã hội. Một người phụ nữ nhưng xưng hô hoàn toàn không có chút nữ tính nào. Toàn những trống không hoặc “đây”, “thân này”, “chị”. Chỉ có hai bài xưng “thiếp”, nhưng một thì chỉ là nhằm mục đích gọi ra chữ “chàng” một loại con trong họ hàng nhà Cóc. Còn bài kia “thiếp” lại là người bề trên giảng giải, căn dặn với tinh thần lượng cả bao dung: Cái nghĩa trăm năm chàng nhớ chửa M ảnh tình một khối thiếp xin mang Trong hai bài đó, chỉ có một bài thơ Khóc tổng Cóc là xưng hô trực tiếp, bài còn lại là mượn lời người phụ nữ cả nể. Có hai lần xưng “em” thì đều là gián tiếp khi để cho cái bánh trôi và quả mít tự giới thiệu mình. Xuân Hương là như thế. Không thể nói dịu dàng. Ngay cả khi mời trầu lẽ ra phải duyên dáng tình tứ thì Hồ Xuân Hương lại đơn giản, mộc mạc và nghịch ngợm: trầu hôi, cau nhỏ, quệt vôi. Trầu đem mời khách, người Việt ta có một chữ rất hay là “têm” trầu. Trầu để ăn thường ngày, ăn trong nhà, vội thì mới “quệt”. Trầu đem mời khách thì phải là trầu ngon, trầu vàng, với bao nhiêu phụ liệu quý giá nữa (trầu này têm những vôi tàu, giữa thêm cát cánh hai đầu quế cay). Cau cũng vậy phải chọn cau sáu (bổ sáu) quả vừa to, vừa đủ độ không quá non và không quá già. Thế nhưng Xuân Hương mời trầu bằng trầu hôi, cau nhỏ, và “quệt” chứ không “têm”. Có vẻ như là không quý mến khách lắm, “có sao mời vậy”. Nhưng đằng sau sự thật thà, mộc mạc, không một chút làm duyên ấy là khát vọng hạnh phúc mãnh liệt: ao ước miếng trầu được nhận, được ăn. Để rồi tất cả trở nên đằm thắm chứ không phải là miếng trầu vô duyên “xanh như lá – bạc như vôi”. Phải là con mắt xanh tri âm tri kỉ mới nhận miếng trầu đơn giản, thân tình từ kiểu mời trầu không bình thường đó. Phải là người thấu được và chịu được, thậm chí thích cách nói của Hồ Xuân Hương , thừa nhận cái quạt làm mát mặt anh hùng và che đầu quân tử thì mới dám ăn miếng trầu đó, mới cảm thấy hết sự mặn nồng của miếng trầu hôi. Về khát vọng tình yêu và hạnh phúc, tưởng như có hai kiểu thơ, hai con người Xuân Hương. Xuân Hương ban ngày và Xuân Hương của ban đêm, Xuân Hương bên ngoài và Xuân Hương bên trong, Xuân Hương biểu hiện và Xuân Hương bản chất. Người ta thấy bà nghịch ngược, chế diễu cả thần thánh, ghét cay ghét đắng những người tu hành, làm đỏ mặt những anh hùng, hiền nhân, quân tử. Tưởng như con người bà là kẻ bất cần đời. Ngay cả Chiêu Hổ, một người xướng hoạ với Xuân Hương thông minh, đáo để, đáng xếp vào hàng tri kỉ tri âm mà cũng nặng lời hằn học khi đối lại vế ra của bà. Hỏi còn mấy người hiểu thấu nỗi bi kịch của con người bề ngoài luôn luôn tỏ ra cứng cỏi, bản lĩnh, dám “xắn váy” lội qua tất cả những luật lệ đạo đức ngặt nghèo của chế độ phong kiến. Còn có một Xuân Hương khác. Xuân Hương khao khát dịu hiền, khao khát hạnh phúc đời thường – một Xuân Hương đầy những nỗi buồn duyên phận. Đó là Xuân Hương của những bài thơ tự tình, Xuân Hương tự đối diện với chính mình trong tâm trạng cô đơn não nuột: Mõ thảm không khua mà cũng cốc Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om Tiếng mõ mô phỏng mõ thật, cái mõ thảm ở trong lòng kêu giật lên. Tiếng chuông cũng không phải chuông thật, mà là chuông sầu đang ngân âm ỉ. Nỗi sầu thảm kêu lên như mõ, âm ỉ như chuông phải là nỗi sầu thảm ở độ nào, ở mức nào mà không khua, chẳng đánh vẫn kêu. Một bên thì thoát ra ngoài bằng tiếng “cốc” khô khốc mà nhói đau, còn bên kia thì lặn vào trong, âm thầm thiêu đốt không kém phần nhức nhối. Có ai ngờ Xuân Hương cô đơn và yếu đuối đến mức này không? Con người dám chống lại tất cả, bất cần đời tung hê tất cả ấy vẫn là một người đàn bà. Trong sâu thẳm trái tim vẫn có một khao khát rất đàn bà giản đơn, bình dị: lấy chồng rồi đẻ cái, sinh con. Bởi thế cho nên mới có sự giận hờn: Sau giận vì duyên để mõm mòm Giận ai? Giận xã hội, giận hoàn cảnh, giận tài tử văn nhân, giận duyên giận phận và giận mình? Có lẽ là tất cả. Vì sao không thể xe duyên, lấy chồng khi “Quả mai ba bẩy đương vừa”? Vì sao để cho duyên muộn, duyên quá chín “mõm mòm”- chín nẫu, chín như sắp rụng thế kia? Chính vào lúc khuya khoắt, lúc một mình cô đơn “ Trơ cái hồng nhan với nước non ”, không cần phải lên gân, không cần phải che đậy, con người thật của Xuân Hương mới cởi bỏ những thứ vốn “quen mất nết đi rồi” (chữ của Nguyễn Du). Khóc vì chỉ có đêm, một mình, lúc ấy mới trở lại được với chính mình, mới sống giây phút thư giãn, đời thường. Ngày ấy Xuân Hương tương tự thế. Và cái giây phút ấy cũng không lâu lắm. Ban ngày sầu thảm bị nén lại, bị quên đi. Chỉ ban đêm chúng mới được nổi lên như chuông, như mõ. Nhưng Xuân Hương cứng rắn, mạnh mẽ lắm. Rầu rĩ, giận hờn xong lại là Xuân Hương như người ta thường thấy: Tài tử văn nhân ai đó tá T hân này đâu đã chịu già tom Ngoài đời Xuân Hương phải lấy ông tổng Cóc, lấy ông phủ Vĩnh Tường, nhưng trong lòng thơ bà vẫn khao khát “Tài tử văn nhân”, vẫn mơ ước “Hiền nhân quân tử”. Bà không thể qua quýt nhưng quyết liệt như cô gái bình dân kia vội vã: Trời mưa nước chảy qua sân Em lấy ông lão móm cho qua lần thì thôi Cô gái lấy ông lão đấy, nhưng khao khát hạnh phúc đích thực vẫn khôn nguôi Bao giờ ông lão chầu trời Th ì em lại lấy một người giai tơ Hồ Xuân Hương dẫu có đầy sầu thảm về duyên phận, dẫu có giận dữ bực bõ đến mấy vẫn phải cư xử theo bản lĩnh của mình. Chỉ có thể làm bạn với tài tử văn nhân. Dù duyên mõm mòm vẫn quyết không chịu già, quyết không chịu đầu hàng hoàn cảnh và số phận. Thật là kiêu hãnh và đáng khâm phục! Nhưng cũng thật đáng thương!
Xuân Hương và cái hồng nhan – Tác giả: Vũ Nho
1,643
Với Quy hoạch đã được Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt là động lực để Quảng Ninh phát triển bền vững. Tỉnh Quảng Ninh đã và đang thực hiện thành công ba đột phá chiến lược, đặc biệt là phát triển các hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại đã chứng minh ‘biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể’. Điều này cho thấy tính tự lực, tự cường, dám nghĩ, dám làm rất lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, song quan trọng hơn cả là đã hội tụ được sức mạnh khối đại đoàn kết, nhất trí của cả hệ thống chính trị, thể hiện bản lĩnh, trách nhiệm của người đứng đầu qua các thế hệ lãnh đạo của tỉnh Quảng Ninh. Và bản lĩnh và khí chất vững vàng trước mọi gian khó của Vùng mỏ cùng với truyền thống “Kỷ luật và Đồng tâm” lại tiếp tục được tỏa sáng với những quyết sách táo bạo, hợp lý và phù hợp với thực tiễn. Từ những quyết sách táo bạo, kịp thời cùng với việc mạnh dạn đổi mới tư duy, sáng tạo, quyết liệt trong cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư đã thực sự là động lực thúc đẩy kinh tế-xã hội của tỉnh phát triển toàn diện và Quảng Ninh trở thành mảnh đất “vàng” thu hút nhiều nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Đặc biệt trong thời điểm khó khăn phải đối mặt với đại dịch Covid-19 nhưng tỉnh Quảng Ninh vẫn ghi điểm với các nhà đầu tư lớn khi cùng lúc khởi động, khởi công hàng loạt dự án chiến lược, trọng điểm như: Cảng biển tổng hợp Vạn Ninh giai đoạn 1, nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh, khu phức hợp Hạ Long Xanh, sân golf Đông Triều, với tổng vốn đầu tư hơn 12 tỷ USD. Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh luôn lắng nghe và trực tiếp giải quyết những vướng mắc, khó khăn cho các nhà đầu tư khi triển khai dự án trên địa bàn tỉnh. Chia sẻ với chúng tôi, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký khẳng định: Không bao giờ được chủ quan, thỏa mãn với những thành quả đạt được bởi khó khăn, thử thách vẫn luôn ở phía trước và luôn luôn nảy sinh những thách thức mới thậm chí còn nặng nề hơn, bất lợi hơn. Vì thế phải luôn sẵn sàng đương đầu, càng trong gian khó, càng phải kiên cường, kiên trì cố gắng, luyện rèn bản lĩnh, đoàn kết, chung sức, đồng lòng, phát huy mạnh mẽ truyền thống “Kỷ luật và Đồng tâm” của Vùng mỏ, chúng ta sẽ nhất định vượt qua mọi khó khăn, thử thách để vươn tới đích thành công. Những năm qua, Quảng Ninh được cả nước biết đến là một trong những tỉnh phát triển năng động, dám nghĩ, dám làm, luôn đổi mới, sáng tạo, đột phá, đi đầu trong nhiều lĩnh vực, trở thành cực tăng trưởng khu vực phía bắc. Một trong những thành tựu nổi bật là Quảng Ninh đã thực hiện tốt ba đột phá chiến lược, trong đó tập trung hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, bảo đảm liên thông tổng thể, liên kết vùng, nội vùng và liên kết khu vực, quốc tế. Tuyến cao tốc Vân Đồn-Móng Cái là mảnh ghép cuối cùng của tuyến cao tốc xuyên tỉnh Quảng Ninh với chiều dài 176km. Tuyến cao tốc Vân Đồn-Móng Cái là mảnh ghép cuối cùng được hoàn thành của tuyến cao tốc xuyên tỉnh Quảng Ninh với tổng chiều dài 176km, chiếm 16,83% tổng chiều dài đường cao tốc của cả nước, có tổng vốn đầu tư hơn 44 nghìn tỷ đồng do vốn của tỉnh và doanh nghiệp đầu tư, trong đó, của tỉnh là hơn 15 nghìn tỷ đồng và doanh nghiệp là hơn 28 nghìn tỷ đồng. Có thể khẳng định, Quảng Ninh đã thực hiện quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, và hiện nay, quy hoạch “1 tâm, 2 tuyến, đa chiều” đã hình thành và chứng minh là đúng đắn: kết nối hành lang kinh tế đông-tây, tạo ra kết nối vùng, phù hợp chủ trương của Đảng, Quảng Ninh và Hải Phòng đã trở thành cực tăng trưởng mới trong khu vực đồng bằng sông Hồng . Quảng Ninh tổ chức thành công Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính Phủ về phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh vùng đồng bằng sông Hồng tháng 2/2023. Nhằm tăng cường liên kết vùng, kết nối khu vực, Quảng Ninh đã triển khai tuyến đường ven sông nối cao tốc Hạ Long-Hải Phòng với thị xã Đông Triều, tuyến đường kết nối Hạ Long-Lạng Sơn và Hạ Long-Bắc Giang, đây là những tuyến giao thông quan trọng kết nối, liên kết vùng, nhất là kết nối di sản của các địa phương, mở ra cơ hội lớn cho phát triển du lịch Quảng Ninh và Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Giang, Lạng Sơn, từng bước giảm khoảng cách chênh lệch vùng miền, tạo động lực để đồng bào dân tộc các địa phương vùng cao thoát nghèo. Tuyến đường bao biển Hạ Long-Cẩm Phả nối hai trung tâm phát triển mạnh mẽ, năng động của tỉnh Quảng Ninh. Việc kiến tạo hành lang giao thông chất lượng, hiện đại, gắn với các hành lang kinh tế, hành lang đô thị đã mở ra không gian phát triển mới, tạo ra nguồn lực mới, cơ hội mới, động lực mới không chỉ cho Quảng Ninh mà cho cả vùng đồng bằng sông Hồng. Quảng Ninh là cửa ngõ hội nhập thế giới của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, điểm nút trong Khu vực hợp tác phát triển “Hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt Nam-Trung Quốc” và Hợp tác liên vùng vịnh Bắc Bộ mở rộng một số nước Đông Nam Á với Trung Quốc. Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy cho biết: Với quan điểm kết nối giao thông để phát triển, vì thế giao thông phải đi trước một bước, đổi mới phương thức huy động, khơi thông, kết nối nguồn lực “lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư” để đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án động lực, có tính lan tỏa cao, tỉnh Quảng Ninh đã huy động được nguồn lực lớn từ các thành phần kinh tế, trở thành giải pháp đột phá để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội đồng bộ, hiện đại, có ý nghĩa chiến lược, tạo sức lan tỏa, trọng tâm là hạ tầng giao thông, dịch vụ, du lịch, khu công nghiệp, khu kinh tế. Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy phát biểu tại Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh vùng đồng bằng sông Hồng tháng 2/2023. Cùng với phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, Quảng Ninh cũng tập trung thu hút đầu tư có chọn lọc nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thế hệ mới vào các khu công nghiệp, khu kinh tế, ưu tiên các dự án công nghiệp chế biến, chế tạo công nghệ cao, thân thiện môi trường, suất vốn đầu tư cao, đóng góp lớn cho ngân sách; đồng thời chủ động làm việc với hàng chục tập đoàn, nhà đầu tư nước ngoài đến nghiên cứu, tìm hiểu đầu tư dự án trên địa bàn các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn thị xã Quảng Yên , thành phố Móng Cái , huyện Hải Hà … Với những cách làm hiệu quả, Quảng Ninh được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm và lựa chọn với mong muốn phát triển bền vững và thịnh vượng. Dòng vốn đổ về tỉnh tăng đều qua từng năm. Trong nửa nhiệm kỳ qua, tổng thu hút đầu tư ngoài ngân sách của tỉnh đạt 430.736 tỷ đồng, trong đó thu hút mới 26 dự án FDI với số vốn đăng ký 3.614,5 triệu USD. Riêng năm 2022, Quảng Ninh đứng thứ 3 trong top 10 địa phương thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất nước với tổng vốn 2,186 tỷ USD, tương đương hơn 51.777 tỷ đồng. Khu công nghiệp Sông Khoai, thị xã Quảng Yên đang thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài với các dự án về công nghiệp chế tạo. Để mở ra cơ hội mới, động lực mới cho quá trình phát triển, tỉnh Quảng Ninh đã hoàn thành việc lập, phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đến nay, Quảng Ninh là tỉnh đầu tiên trong Vùng đồng bằng sông Hồng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh. Cùng với quy hoạch tỉnh, Quy hoạch chung thành phố Hạ Long đến năm 2040 cũng đã được phê duyệt và việc lập, điều chỉnh quy hoạch vùng huyện các địa phương cũng đang được đẩy nhanh. Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký thăm hỏi, động viên công nhân đang làm việc tại khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Song song với nhiệm vụ phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống cho nhân dân trên địa bàn cũng được tỉnh Quảng Ninh đặc biệt quan tâm nhằm kéo giảm chênh lệch vùng miền, khoảng cách giàu nghèo, gắn với xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh. Thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, trong 6 tháng đầu năm 2023, tỉnh Quảng Ninh đã chi hơn 1.000 tỷ đồng cho an sinh xã hội. Tỷ lệ hộ nghèo ước giảm chỉ còn 0,041%. Trong bối cảnh nhiều nơi, nhiều địa phương trong cả nước vẫn diễn ra tình trạng công nhân thiếu việc làm, nhưng tỉnh Quảng Ninh đã nỗ lực giải quyết việc làm mới cho 9.600 lao động, trong đó tập trung chủ yếu vào các khu vực công nghiệp; các lĩnh vực xây dựng và thương mại, dịch vụ tiếp tục chuyển dịch theo hướng đáp ứng yêu cầu phát triển, phù hợp với thực tiễn của địa phương. Đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ngày càng được cải thiện và nâng lên rõ rệt. Không bằng lòng với những gì đã đạt được, Quảng Ninh tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển đổi từ “nâu” sang “xanh”, Quảng Ninh đã thực thi nhiều chủ trương, biện pháp, cơ chế, chính sách phát triển du lịch toàn diện. Không gian phát triển du lịch được mở rộng, có trọng tâm, trọng điểm gắn bảo vệ môi trường, bảo tồn, phát huy giá trị của Di sản – Kỳ quan thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long ; các di tích quốc gia đặc biệt và hơn 600 di tích khác của tỉnh. Hạ tầng du lịch có bước phát triển đột phá, ngày càng đồng bộ, hiện đại, tạo ra các sản phẩm du lịch đa dạng, đặc sắc, nâng cao chất lượng dịch vụ như Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, Cảng tàu khách quốc tế Hòn Gai, khu nghỉ dưỡng Vinpearl Hạ Long, Công viên Đại dương, quần thể du lịch nghỉ dưỡng và sân golf FLC, khu nghỉ dưỡng Yên Tử Legacy, khu nghỉ dưỡng cao cấp suối khoáng nóng Quang Hanh… Quảng Ninh, Hạ Long trở thành điểm đến có uy tín cho các sự kiện cấp quốc gia và quốc tế. Quảng Ninh đang trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong nước và quốc tế. Những thành tựu đạt được trong những năm qua, nhất là nửa đầu nhiệm kỳ Đại hội 15 là sản phẩm kết tinh sức sáng tạo, là kết quả của cả một quá trình nỗ lực phấn đấu bền bỉ, liên tục qua nhiều nhiệm kỳ của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc, công nhân, lao động tỉnh Quảng Ninh dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự hỗ trợ của Trung ương đã liên tục kế thừa, đổi mới, phát triển, phát huy bản lĩnh, trí tuệ, ý chí tự lực, tự cường, tinh thần năng động, sáng tạo kiên cường vượt qua các khó khăn, thử thách tiến về phía trước. Trong thành tích và kết quả đó, có đóng góp xứng đáng của công nhân, lao động toàn tỉnh đã phát huy truyền thống thi đua yêu nước, đoàn kết, chung sức, đồng lòng, “kỷ luật và đồng tâm”, với niềm tin sâu sắc vào các quyết định của cấp ủy, chính quyền, sẵn sàng hành động bằng quyết tâm cao, có ý thức chia sẻ cộng đồng những lúc khó khăn, thử thách chưa từng có trong giai đoạn xuất hiện đại dịch Covid-19, trở thành động lực to lớn và cũng là nguồn lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội nhanh, bền vững gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng-an ninh. Ngành than với truyền thống “Kỷ luật và Đồng tâm” đã góp phần cùng tỉnh Quảng Ninh xây dựng tỉnh trở thành cực tăng trưởng mạnh mẽ của Vùng đồng bằng sông Hồng. Đặc biệt, trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội nhanh, hiệu quả, bền vững, việc làm, thu nhập và đời sống của công nhân, lao động và người dân không ngừng được cải thiện, nâng cao. Truyền thống “Kỷ luật và Đồng tâm” thật sự là sức mạnh nội sinh để Quảng Ninh vững vàng bước tiếp trên chặng đường phát triển bền vững, trở thành cực tăng trưởng mạnh mẽ và là điểm sáng của Vùng đồng bằng sông Hồng.
Phát huy truyền thống ‘Kỷ luật và Đồng tâm’
2,325