instruction
stringlengths 6
8.17k
| output
stringlengths 32
18.9k
| input
stringclasses 1
value |
---|---|---|
Nghị Định 93/2018/NĐ-CP quy định về quản lý nợ của chính quyền địa phương .
Chương III
* Điều 10
- Khoản 8
* Điều 9
* Điều 10
* Điều 11
* Điều 12
Chương IV
* Điều 13
* Điều 14
* Điều 15
* Điều 16
* Điều 16
Chương V
* Điều 17
* Điều 18
Chương VI
* Điều 19
* Điều 20
* Điều 21 | Nghị Định 93/2018/NĐ-CP quy định về quản lý nợ của chính quyền địa phương .
Chương III
Điều 10 Tổ chức vay từ các nguồn trong nước khác
Khoản 8. Việc tổ chức phát hành trái phiếu chính quyền địa phương xanh thực hiện theo Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Điều 9 Tổ chức vay lại từ nguồn vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài
Căn cứ thỏa thuận vay lại giữa Bộ Tài chính với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh của từng chương trình, dự án; số vay lại được Thủ tướng Chính phủ giao trong dự toán ngân sách địa phương hằng năm; hình thức rút vốn và thực hiện giải ngân nguồn vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài trong phạm vi dự toán được giao.
Điều 10 Tổ chức vay từ các nguồn trong nước khác
Khoản 1. Vay từ ngân quỹ nhà nước:
Điểm a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được vay ngân quỹ nhà nước để bù đắp bội chi và để trả nợ gốc theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và phải trả khoản chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước;
Điểm b) Căn cứ dự toán ngân sách địa phương, tổng mức vay hàng năm được Quốc hội, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản kèm theo các hồ sơ liên quan gửi Bộ Tài chính để xem xét, quyết định;
Điểm c) Thời hạn vay ngân quỹ nhà nước thực hiện theo quy định tại Nghị định số 24/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ quy định chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước;
Điểm d) Bộ Tài chính quy định cụ thể về vay ngân quỹ nhà nước của chính quyền địa phương.
Khoản 2. Vay từ quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh:
Điểm a) Chỉ những địa phương được Chính phủ quy định cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù, trong đó cho phép vay từ quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh, mới được phép thực hiện vay từ nguồn này;
Điểm b) Căn cứ điểm a khoản 2 Điều này, dự toán ngân sách địa phương, tổng hạn mức vay hàng năm được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định vay, trong đó nêu rõ mức vay, thời hạn vay; Số vay từ quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh phải nằm trong tổng hạn mức được phép vay. Số vay này không phải trả lãi, nhưng phải được hoàn trả đúng thời hạn quy định.
Khoản 3. Vay từ các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng trong nước:
Điểm a) Căn cứ dự toán ngân sách địa phương, tổng mức vay hàng năm được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, Sở Tài chính báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phương án vay vốn từ tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng trong nước theo quy định;
Điểm b) Điều kiện của khoản vay do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan, đơn vị được ủy quyền và tổ chức cho vay thỏa thuận thống nhất, nhưng khoản vay phải bằng tiền Đồng Việt Nam, lãi suất vay và chi phí khác liên quan đến khoản vay phải phù hợp với mặt bằng lãi suất chung của thị trường tại thời điểm vay, thời hạn khoản vay phải tối thiểu từ 03 năm trở lên;
Điểm c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan, đơn vị được ủy quyền đàm phán về trình tự, thủ tục, hồ sơ và ký kết thỏa thuận vay với tổ chức cho vay.
Mục 2
Điều 11 Trả lãi, phí và chi phí khác liên quan đến khoản vay của chính quyền địa phương
Khoản 1. Căn cứ dự toán ngân sách địa phương đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định và nghĩa vụ trả nợ đến hạn đã ký kết, Sở Tài chính phối hợp với Kho bạc Nhà nước tỉnh thực hiện chi trả lãi, phí và chi phí khác liên quan đến khoản vay của chính quyền địa phương từ nguồn ngân sách địa phương.
Khoản 2. Trường hợp nhu cầu hoặc phát sinh việc trả trước lãi, phí và chi phí khác liên quan đến khoản vay của chính quyền địa phương mà vượt dự toán ngân sách đã được quyết định, Sở Tài chính tổng hợp và đề xuất phương án xử lý, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Thường trực Hội đồng nhân dân hoặc Hội đồng nhân dân cùng cấp để điều chỉnh lại dự toán ngân sách địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
Mục 2
Điều 12 Trả nợ gốc khoản vay của chính quyền địa phương
Khoản 1. Nguồn chi trả nợ gốc khoản vay của chính quyền địa phương thực hiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ, gồm:
Điểm a) Số vay để trả nợ gốc được Quốc hội, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định hằng năm;
Điểm b) Bội thu ngân sách địa phương cấp tỉnh;
Điểm c) Kết dư ngân sách cấp tỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều 72 Luật ngân sách nhà nước;
Điểm d) Tăng thu, tiết kiệm chi so với dự toán trong quá trình chấp hành ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật ngân sách nhà nước.
Khoản 2. Căn cứ nguồn đã bố trí và nghĩa vụ trả nợ đến hạn, Sở Tài chính phối hợp với Kho bạc Nhà nước tỉnh thực hiện việc chi trả nợ gốc khoản vay từ quỹ ngân sách cấp tỉnh theo quy định.
Khoản 3. Trường hợp nhu cầu hoặc phát sinh việc trả trước nợ gốc khoản vay của chính quyền địa phương mà vượt nguồn đã dự kiến, Sở Tài chính tổng hợp và đề xuất phương án xử lý, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để xem xét quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Thường trực Hội đồng nhân dân hoặc Hội đồng nhân dân cùng cấp để điều chỉnh lại dự toán ngân sách địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
Khoản 4. Đối với khoản chi trả nợ gốc từ nguồn vay có thể thực hiện theo phương thức hoán đổi toàn bộ hoặc một phần nguồn vốn chi đầu tư phát triển của ngân sách địa phương như sau:
Điểm a) Trước khi phân bổ dự toán vốn đầu tư phát triển phải trừ tương ứng số dự kiến cần vay để chi trả nợ gốc;
Điểm b) Trong quá trình điều hành, sau khi thực hiện được khoản vay để chi trả nợ gốc sẽ hoàn nguồn cho chi đầu tư phát triển để phân bổ cho các dự án đầu tư. Trường hợp không vay được hoặc vay thấp hơn mức dự kiến, thì phải thực hiện cắt giảm vốn đầu tư phát triển tương ứng (ngân sách địa phương phải giảm bội chi hoặc tăng bội thu để dành nguồn bảo đảm chi trả nợ gốc).
Chương IV
Mục 2
Điều 13 Kế toán nợ của Chính quyền địa phương
Khoản 1. Các khoản vay, trả nợ, dư nợ của chính quyền địa phương phải được thực hiện hạch toán kế toán theo quy định của Luật kế toán, Luật ngân sách nhà nước.
Khoản 2. Các khoản vay, trả nợ, dư nợ của chính quyền địa phương được hạch toán kế toán tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.
Mục 2
Điều 14 Kiểm toán nợ của chính quyền địa phương
Việc kiểm toán báo cáo vay, trả nợ, dư nợ của chính quyền địa phương là một nội dung của kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách địa phương được Kiểm toán Nhà nước thực hiện trước khi trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn.
Điều 15 Báo cáo nợ của chính quyền địa phương
Khoản 1. Hằng tháng, Sở Tài chính báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan có liên quan về tình hình thực hiện kế hoạch vay, trả nợ hằng năm của chính quyền địa phương cùng với báo cáo thực hiện dự toán thu, chi ngân sách địa phương.
Khoản 2. Hằng quý, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp về tình hình thực hiện kế hoạch vay, trả nợ hằng năm của chính quyền địa phương cùng với báo cáo thực hiện dự toán ngân sách theo quy định tại khoản 3 Điều 52 và khoản 2 Điều 59 của Luật ngân sách nhà nước; báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp tình hình thực hiện ngân sách địa phương và thực hiện kế hoạch vay, trả nợ của chính quyền địa phương tại kỳ họp cuối năm và báo cáo đánh giá bổ sung tại kỳ họp giữa năm sau.
Khoản 3. Trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đợt phát hành trái phiếu, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài chính chi tiết kết quả phát hành theo mẫu tại Mục 2 Phụ lục I Nghị định này. Trong vòng 30 ngày làm việc sau khi kết thúc năm ngân sách, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài chính tình hình huy động, trả nợ lãi, nợ gốc trái phiếu chính quyền địa phương theo mẫu quy định tại Mục 3 Phụ lục I Nghị định này.
Khoản 4. Trong vòng 07 ngày làm việc sau khi kết thúc đợt mua lại hoặc hoán đổi trái phiếu chính quyền địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài chính kết quả thực hiện theo mẫu quy định tại Mục 4 Phụ lục I Nghị định này.
Khoản 5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh định kỳ 6 tháng báo cáo Bộ Tài chính thực hiện kế hoạch vay, trả nợ hằng năm của chính quyền địa phương theo Phụ lục II và Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
Mục 2
Điều 16 Công bố thông tin về nợ của chính quyền địa phương
Khoản 1. Hằng năm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố thông tin về nợ của chính quyền địa phương.
Khoản 2. Các chỉ tiêu vay, trả nợ của chính quyền địa phương được công bố thông tin, bao gồm:
Điểm a) Số dư nợ đầu năm (chi tiết theo từng nguồn vay);
Điểm b) Số vay trong năm (chi tiết vay trả nợ gốc, vay để bù đắp bội chi);
Điểm c) Số trả nợ trong năm (chi trả nợ lãi, phí và các chi phí khác liên quan đến các khoản vay của chính quyền địa phương; chi trả nợ gốc);
Điểm d) Số dư nợ cuối năm (chi tiết theo từng nguồn vay).
Khoản 3. Nội dung thông tin công bố, gồm: số liệu và thuyết minh cơ sở số liệu theo các chỉ tiêu vay, trả nợ quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 16 Công bố thông tin về nợ của chính quyền địa phương
Khoản 4. Thời gian công bố thông tin:
Điểm a) Đối với kế hoạch vay, trả nợ của chính quyền địa phương, công bố cùng với dự toán ngân sách địa phương đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, chậm nhất 30 ngày kể từ ngày văn bản được ban hành;
Điểm b) Đối với kết quả thực hiện kế hoạch vay, trả nợ của chính quyền địa phương, công bố cùng với quyết toán ngân sách địa phương đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn, chậm nhất 30 ngày kể từ ngày văn bản được ban hành.
Khoản 5. Hình thức công bố thông tin: Đưa lên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của Sở Tài chính.
Chương V
Điều 17 Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Khoản 1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thực hiện theo quy định tại Điều 16 Luật Quản lý nợ công;
Khoản 2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện theo quy định tại Điều 17 Luật Quản lý nợ công.
Điều 18 Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Khoản 1. Sở Tài chính là cơ quan đầu mối giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thống nhất, quản lý nợ của chính quyền địa phương và có nhiệm vụ sau đây:
Điểm a) Xây dựng kế hoạch vay, trả nợ 05 năm, hằng năm của chính quyền địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân để trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định;
Điểm b) Xây dựng chương trình quản lý nợ 03 của chính quyền địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân xin ý kiến Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trước khi gửi Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
Điểm c) Xây dựng phương án phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, các khoản vay khác trong nước báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
Điểm d) Căn cứ dự toán chi ngân sách địa phương và nguồn tài chính của địa phương đã được cấp có thẩm quyền quyết định, thực hiện thanh toán nợ gốc, lãi, phí và các chi phí khác liên quan đến khoản vay của chính quyền địa phương;
Điểm đ) Thanh tra, kiểm tra các cơ quan, tổ chức về quản lý, sử dụng vốn vay của chính quyền địa phương.
Khoản 2. Các cơ quan chuyên môn khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với Sở Tài chính thực hiện nhiệm vụ quản lý nợ của chính quyền địa phương từ khâu đề xuất các khoản vay, thực hiện vay, quản lý và sử dụng khoản vay theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật khác có liên quan.
Chương VI
Điều 19 Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.
Điều 20 Điều khoản chuyển tiếp
Các khoản vay đã được ký kết trước ngày Nghị định này có hiệu lực được thực hiện theo quy định của pháp luật tại thời điểm khoản vay được ký kết.
Điều 21 Trách nhiệm thi hành
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: VT, KTTH (2). XH TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Nguyễn Xuân Phúc PHỤ LỤC I | |
Thông Tư 29/2021/TT-BGTVT quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay .
Chương I
* Điều 1
* Điều 2
* Điều 3
* Điều 4
- Khoản 1
- Khoản 2
- Khoản 3
- Khoản 4
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
+ Điểm d
+ Điểm đ
+ Điểm e
+ Điểm g
+ Điểm h
+ Điểm i
+ Điểm k
+ Điểm l
- Khoản 5
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
+ Điểm d
+ Điểm đ
+ Điểm e
+ Điểm g
+ Điểm h
- Khoản 6
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
+ Điểm d
+ Điểm đ
+ Điểm e
- Khoản 7
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
+ Điểm d
+ Điểm đ
- Khoản 8
- Khoản 9
- Khoản 10
- Khoản 11
- Khoản 12
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
- Khoản 13
- Khoản 14
+ Điểm a
+ Điểm b | Thông Tư 29/2021/TT-BGTVT quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay .
Chương I
Điều 1 Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Khoản 1. Thông tư này quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay có hoạt động hàng không dân dụng tại Việt Nam.
Khoản 2. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động quản lý, khai thác tại cảng hàng không, sân bay của Việt Nam và không áp dụng đối với hoạt động quản lý, khai thác sân bay chuyên dùng.
Điều 2 Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
Khoản 1. Báo cáo tình trạng mặt đường cất hạ cánh (runway condition report - RCR) là báo cáo được chuẩn hóa toàn diện liên quan đến tình trạng mặt đường cất hạ cánh và ảnh hưởng của nó đến hoạt động cất cánh và hạ cánh của tàu bay.
Khoản 2. Chuỗi slot là tập hợp các slot kéo dài từ 05 tuần liên tiếp trở lên có cùng thời gian và ngày khai thác trong tuần.
Khoản 3. Dải bay (runway strip) là khu vực được xác định bao gồm đường cất hạ cánh và đoạn dừng (nếu có) với mục đích giảm hư hỏng tàu bay khi vượt ra khỏi đường cất hạ cánh và bảo đảm an toàn cho tàu bay bay qua phía trên đường cất hạ cánh khi hạ cánh hoặc cất cánh.
Khoản 4. Dải lăn (taxiway strip) là khu vực bao gồm đường lăn và phần mở rộng để bảo vệ tàu bay hoạt động trên đường lăn và giảm nguy cơ hư hại khi tàu bay bị lăn ra ngoài đường lăn.
Khoản 5. Đoạn dừng (stopway) là một đoạn đường được xác định trên mặt đất hình chữ nhật ở cuối chiều dài đoạn đường chạy đà có thể công bố, được chuẩn bị cho tàu bay dừng trong trường hợp cất cánh bỏ dở, còn có thể gọi là dải hãm đầu.
Khoản 6. Đô-ly là moóc chuyên dùng trong ngành hàng không dùng để vận chuyển các mâm hoặc thùng hàng hàng không chứa hành lý, hàng hóa hoạt động trên khu bay.
Khoản 7. Đường cất hạ cánh (runway) là khu vực hình chữ nhật được xác định trên mặt đất tại khu bay dùng cho tàu bay cất cánh và hạ cánh.
Khoản 8. Đường công vụ (road) là tuyến đường nằm trong khu vực hoạt động để dùng cho phương tiện cơ giới.
Khoản 9. Đường lăn (taxiway) là khu vực được xác định trong khu bay dùng cho tàu bay lăn, di chuyển từ bộ phận này đến bộ phận khác của khu bay.
Khoản 10. Điểm đen (hot spot) là một vị trí trên khu vực hoạt động của sân bay đã từng hoặc tiềm ẩn nguy cơ xảy ra va chạm hoặc xâm nhập đường cất hạ cánh, là nơi tổ lái và người điều khiển phương tiện cần tăng cường chú ý, quan sát.
Khoản 11. Hội đồng slot là hội đồng điều phối giờ cất cánh và hạ cánh của tàu bay tại các cảng hàng không, sân bay của Việt Nam.
Khoản 12. Khoảng trống (clearway) là khu vực mặt đất hoặc mặt nước hình chữ nhật không có chướng ngại vật được người khai thác cảng hàng không, sân bay lựa chọn hoặc chuẩn bị, tạo thành khu vực thuận tiện cho tàu bay thực hiện đoạn cất cánh ban đầu đến độ cao quy định.
Khoản 13. Khu vực an toàn cuối đường cất hạ cánh (RESA) là vùng nằm đối xứng ở hai bên đường tim kéo dài của đường cất hạ cánh tiếp giáp với cạnh cuối đường cất hạ cánh nhằm giảm nguy cơ hư hỏng tàu bay khi chạm bánh trước đường cất hạ cánh hoặc chạy vượt ra ngoài đường cất hạ cánh.
Khoản 14. Khu vực di chuyển (manoeuvring area) là một phần của sân bay được sử dụng cho tàu bay cất cánh, hạ cánh và lăn bánh, không bao gồm sân đỗ tàu bay.
Khoản 15. Khu vực hoạt động (movement area) là một phần của sân bay được sử dụng cho tàu bay cất cánh, hạ cánh, lăn bánh, bao gồm khu vực di chuyển và sân đỗ tàu bay.
Khoản 16. Mùa lịch bay (seasons) là mùa hè bắt đầu từ Chủ nhật cuối cùng của tháng Ba và mùa đông bắt đầu từ Chủ nhật cuối cùng của tháng Mười.
Khoản 17. Ngày cơ sở tính slot lịch sử (historic baseline date) là ngày lấy số liệu slot đã được xác nhận, tức là ngày 31 tháng 01 đối với lịch bay mùa hè và ngày 31 tháng 8 đối với lịch bay mùa đông.
Khoản 18. Ngưỡng đường cất hạ cánh (threshold) là nơi bắt đầu của phần đường cất hạ cánh dùng cho tàu bay hạ cánh.
Khoản 19. Phương tiện chuyên ngành hàng không là phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế, đường giao thông nội cảng trong sân bay, phục vụ trực tiếp cho hoạt động của cảng hàng không, sân bay.
Khoản 20. Sân đỗ tàu bay (apron) là khu vực được xác định trong sân bay dành cho tàu bay đỗ để phục vụ hành khách lên, xuống; chất xếp, bốc dỡ hành lý, bưu gửi, hàng hóa; tiếp nhiên liệu; cung cấp suất ăn; phục vụ kỹ thuật hoặc bảo dưỡng tàu bay.
Khoản 21. Slot là giờ bắt đầu chuyến bay (giờ rút chèn - chock off) hoặc giờ kết thúc chuyến bay (giờ đóng chèn - chock on) của tàu bay theo kế hoạch vào ngày, tháng, năm cụ thể để một chuyến bay cụ thể được sử dụng hạ tầng cảng hàng không khai thác đi hoặc đến cảng hàng không.
Khoản 22. Sơn tín hiệu (marking) là một vệt hay một nhóm vệt sơn kẻ trên bề mặt của khu bay nhằm mục đích thông tin, thông báo tin tức hàng không.
Khoản 23. Tình trạng mặt đường cất hạ cánh (runway surface condition) là mô tả về tình trạng mặt đường cất hạ cánh được sử dụng trong báo cáo tình trạng mặt đường cất hạ cánh.
Khoản 24. Tham số điều phối slot là chỉ số để thực hiện việc điều phối slot, được tính theo số chuyến bay tối đa khai thác đi, đến cảng hàng không trong một khung thời gian nhất định và số lượng vị trí đỗ tàu bay.
Khoản 25. Hướng dẫn về khung năng lực nhân sự của người khai thác cảng hàng không, sân bay của ICAO là tài liệu Asia/Pacific regional guidance on aerodrome operations personnel competency requirement framework.
Khoản 26. Vị trí đỗ tàu bay (aircraft stand) là khu vực trên sân đỗ tàu bay dành cho một tàu bay đỗ.
Điều 3 Các chữ viết tắt
Trong Thông tư này, các chữ viết tắt dưới đây được hiểu như sau:
Khoản 1. A-CDM (Airport Collaborative Decision Making): phối hợp ra quyết định tại cảng hàng không.
Khoản 2. ACI (Airports Council International): Hội đồng cảng hàng không quốc tế.
Khoản 3. ASDA (Accelerate-Stop Distance Available): cự ly có thể dừng khẩn cấp.
Khoản 4. CTOT (Calculated Take-off Time): thời gian cất cánh tính toán.
Khoản 5. FIR (Flight Information Region): vùng thông báo bay.
Khoản 6. ICAO (Interrnational Civil Aviation Organization): Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế.
Khoản 7. IATA (International Air Transport Association): Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế.
Khoản 8. IGOM (IATA Ground Operations Manual): hướng dẫn khai thác mặt đất của IATA.
Khoản 9. ILS (Instrument Landing System): hệ thống hạ cánh bằng thiết bị.
Khoản 10. LDA (Landing Distance Available): cự ly có thể hạ cánh.
Khoản 11. PANS (Procedures for Air Navigation Services): quy trình dịch vụ dẫn đường hàng không.
Khoản 12. RESA (Runway End Safety Area): khu vực an toàn cuối đường cất hạ cánh.
Khoản 13. TODA (Take-Off Distance Available): cự ly có thể cất cánh.
Khoản 14. TOBT (Target Off-block Time): thời gian rút chèn mục tiêu.
Khoản 15. TORA (Take-Off Run Available): cự ly chạy đà cất cánh.
Khoản 16. TSAT (Target Start-up Approval Time): thời gian khởi động động cơ mục tiêu.
Khoản 17. VDGS (Visual Docking Guidance Systems): hệ thống dẫn đỗ tàu bay.
Khoản 18. WGS (World Geodetic System): hệ thống đo đạc toàn cầu. MỤC 2. YÊU CẦU CHUNG VỀ QUẢN LÝ, KHAI THÁC CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY
Điều 4 Kết cấu hạ tầng sân bay và công trình, hạ tầng kỹ thuật bảo đảm hoạt động bay
Khoản 1. Kết cấu hạ tầng sân bay và công trình, hạ tầng kỹ thuật bảo đảm hoạt động bay được xây dựng, lắp đặt và khai thác đồng bộ theo các tiêu chuẩn của ICAO, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng.
Khoản 2. Chủ đầu tư hoặc đơn vị được chủ đầu tư giao quản lý dự án xây dựng, cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay có trách nhiệm xác định các thông số kỹ thuật chính của đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay, sơ đồ bố trí vị trí đỗ tàu bay và các thông số cần thiết khác trong dự án để Cục Hàng không Việt Nam tổ chức công bố trên Tập thông báo tin tức hàng không, đảm bảo thời gian công bố tin tức hàng không theo quy định.
Khoản 3. Thông số kỹ thuật chính, phương án khai thác và sơ đồ bố trí vị trí đỗ tàu bay của cảng hàng không, sân bay được quy định tại khoản 4, 5, 6, 7 Điều này. Cục Hàng không Việt Nam tổ chức công bố trên Tập thông báo tin tức hàng không các thông số kỹ thuật chính, phương án khai thác và sơ đồ bố trí vị trí đỗ tàu bay của cảng hàng không, sân bay theo quy định của ICAO về thông báo tin tức hàng không.
Khoản 4. Các thông số kỹ thuật chính của đường cất hạ cánh bao gồm:
Điểm a) Ký hiệu đường cất hạ cánh;
Điểm b) Chiều dài, chiều rộng đường cất hạ cánh;
Điểm c) Chiều dài, chiều rộng lề đường cất hạ cánh;
Điểm d) Dải bay, khu vực an toàn cuối đường cất hạ cánh, đoạn dừng và khoảng trống đầu đường cất hạ cánh;
Điểm đ) Tọa độ ngưỡng đường cất hạ cánh (theo tọa độ WGS-84);
Điểm e) Độ dốc dọc đường cất hạ cánh;
Điểm g) Độ dốc ngang đường cất hạ cánh;
Điểm h) Sức chịu tải của đường cất hạ cánh (chỉ số phân cấp mặt đường PCN, PCR);
Điểm i) Loại tầng phủ bề mặt đường cất hạ cánh, lề đường cất hạ cánh;
Điểm k) Hệ số ma sát;
Điểm l) Các cự ly công bố: TORA, TODA, ASDA, LDA.
Khoản 5. Các thông số kỹ thuật chính của đường lăn bao gồm:
Điểm a) Ký hiệu đường lăn;
Điểm b) Chiều dài, chiều rộng đường lăn;
Điểm c) Chiều dài, chiều rộng lề đường lăn;
Điểm d) Độ dốc dọc đường lăn;
Điểm đ) Độ dốc ngang đường lăn;
Điểm e) Sức chịu tải của đường lăn;
Điểm g) Loại tầng phủ bề mặt của đường lăn;
Điểm h) Dải lăn.
Khoản 6. Các thông số kỹ thuật chính của sân đỗ tàu bay bao gồm:
Điểm a) Ký hiệu sân đỗ tàu bay;
Điểm b) Chiều dài, chiều rộng sân đỗ tàu bay;
Điểm c) Chiều dài, chiều rộng lề sân đỗ tàu bay;
Điểm d) Độ dốc sân đỗ tàu bay;
Điểm đ) Sức chịu tải của sân đỗ tàu bay;
Điểm e) Loại tầng phủ bề mặt của sân đỗ tàu bay.
Khoản 7. Phương án khai thác và sơ đồ bố trí vị trí đỗ tàu bay bao gồm:
Điểm a) Phương án vận hành tàu bay trên đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay;
Điểm b) Sơ đồ sơn kẻ bố trí mặt bằng khai thác đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay và vị trí đỗ tàu bay;
Điểm c) Tọa độ vị trí đỗ tàu bay, vị trí của các hệ thống chỉ dẫn chuyển động tàu bay trên mặt đất (theo tọa độ WGS-84);
Điểm d) Loại tàu bay khai thác đối với từng vị trí đỗ;
Điểm đ) Quy trình khai thác, phương án cung cấp dịch vụ đối với từng vị trí đỗ (nếu có).
Khoản 8. Người khai thác cảng hàng không, sân bay phải cung cấp dịch vụ xe dẫn tàu bay (follow-me) theo yêu cầu của người khai thác tàu bay. Đối với cảng hàng không, sân bay chưa đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn cho tàu bay tự di chuyển an toàn vào vị trí đỗ tàu bay hoặc khi kết quả nhận dạng mối nguy và đánh giá rủi ro chỉ ra cần tăng cường giải pháp dẫn tàu bay ra vào vị trí đỗ tàu bay để đảm bảo an toàn khai thác, người khai thác cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm cung cấp miễn phí dịch vụ xe dẫn tàu bay để dẫn dắt tàu bay vào vị trí đỗ tàu bay; lập kế hoạch khắc phục cơ sở hạ tầng của sân bay.
Khoản 9. Khu vực sân đỗ tàu bay để phục vụ bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay phải được bố trí biệt lập so với nhà ga hành khách, hàng hóa để giảm tối đa ảnh hưởng đến nhà ga hành khách, hàng hóa do tiếng ồn, luồng khí thải, nhiên liệu gây ra. Người quản lý, khai thác sân đỗ tàu bay phục vụ bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay phải kiểm tra, bảo đảm điều kiện khai thác; phải có biện pháp giảm thiểu khí thải động cơ tàu bay và tiếng ồn trong quá trình thử động cơ tàu bay; vận hành có hệ thống thu gom và xử lý nước thải, dầu thải và các chất thải độc hại khác đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường tại cảng hàng không, sân bay.
Khoản 10. Việc khai thác tàu bay tại cảng hàng không, sân bay phải phù hợp với sức chịu tải đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay đã được công bố.
Khoản 11. Sức chịu tải đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay và hệ số ma sát bề mặt đường cất hạ cánh phải được đo và công bố trong Tập thông báo tin tức hàng không, tài liệu khai thác sân bay.
Khoản 12. Trừ trường hợp các yêu cầu về đo sức chịu tải, hệ số ma sát đã được xác định trong dự án xây dựng, nâng cấp, cải tạo đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay, người khai thác cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm:
Điểm a) Đo sức chịu tải đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay trong trường hợp xây dựng, nâng cấp, cải tạo đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay; đo định kỳ 05 năm một lần trong quá trình khai thác;
Điểm b) Đo hệ số ma sát bề mặt đường cất hạ cánh trong trường hợp xây mới, nâng cấp; đo định kỳ hệ số ma sát 01 năm một lần đối với đường cất hạ cánh có mặt đường bê tông xi măng và đo định kỳ 03 năm một lần đối với đường cất hạ cánh có mặt đường bê tông nhựa trong quá trình khai thác;
Điểm c) Đo sức chịu tải đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay và hệ số ma sát bề mặt đường cất hạ cánh khi có yêu cầu của Cục Hàng không Việt Nam.
Khoản 13. Cục Hàng không Việt Nam rà soát và thông báo cho ICAO sự khác biệt giữa các quy định của pháp luật Việt Nam về khai thác cảng hàng không, sân bay và tiêu chuẩn của ICAO.
Khoản 14. Người khai thác cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm:
Điểm a) Chủ trì, phối hợp với cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay lập phương án vận hành tàu bay trên đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay, cập nhật vào tài liệu khai thác sân bay, trừ trường hợp áp dụng tạm thời trong giai đoạn cải tạo, nâng cấp, sửa chữa công trình;
Điểm b) Cung cấp các thông số kỹ thuật chính của đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay, sơ đồ bố trí vị trí đỗ tàu bay, phương án vận hành tàu bay trên đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay khi có sự thay đổi để Cục Hàng không Việt Nam tổ chức công bố trên Tập thông báo tin tức hàng không; | |
Thông Tư 29/2021/TT-BGTVT quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay .
Chương I
* Điều 4
- Khoản 13
- Khoản 14
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
+ Điểm d
+ Điểm đ
+ Điểm e
+ Điểm g
+ Điểm h
* Điều 5
* Điều 6
* Điều 7
* Điều 8
* Điều 9
* Điều 10
* Điều 11
* Điều 12
- Khoản 1
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
+ Điểm d
+ Điểm đ
+ Điểm e
+ Điểm g
+ Điểm h
- Khoản 2
+ Điểm a
+ Điểm b
- Khoản 3
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
- Khoản 4 | Thông Tư 29/2021/TT-BGTVT quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay .
Chương I
Điều 4 Kết cấu hạ tầng sân bay và công trình, hạ tầng kỹ thuật bảo đảm hoạt động bay
Khoản 13. Cục Hàng không Việt Nam rà soát và thông báo cho ICAO sự khác biệt giữa các quy định của pháp luật Việt Nam về khai thác cảng hàng không, sân bay và tiêu chuẩn của ICAO.
Khoản 14. Người khai thác cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm:
Điểm a) Chủ trì, phối hợp với cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay lập phương án vận hành tàu bay trên đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay, cập nhật vào tài liệu khai thác sân bay, trừ trường hợp áp dụng tạm thời trong giai đoạn cải tạo, nâng cấp, sửa chữa công trình;
Điểm b) Cung cấp các thông số kỹ thuật chính của đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay, sơ đồ bố trí vị trí đỗ tàu bay, phương án vận hành tàu bay trên đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay khi có sự thay đổi để Cục Hàng không Việt Nam tổ chức công bố trên Tập thông báo tin tức hàng không;
Điểm c) Xây dựng, lắp đặt, bảo trì hệ thống biển báo, đèn, biển chỉ dẫn, sơn kẻ tín hiệu, biển cấm đối với hạ tầng sân bay để bảo đảm an toàn khai thác; thực hiện các biện pháp chống sự xâm nhập uy hiếp an toàn vào đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ; thiết lập các khu vực chờ tại đường ngang giao giữa đường lăn và đường cất hạ cánh, các vị trí chờ dự bị và vị trí chờ trung gian trên các đường lăn; đánh giá rủi ro để bảo đảm khu vực xung quanh đường cất hạ cánh được an toàn trong trường hợp tàu bay chạy quá đà hoặc hạ cánh quá khu vực tiếp đất;
Điểm d) Bố trí tối thiểu 01 vị trí đỗ tàu bay biệt lập phục vụ cho các tình huống khẩn nguy sân bay, chống dịch bệnh lây lan hoặc trong các tình huống bảo đảm an ninh hàng không, an ninh quốc phòng. Vị trí đỗ tàu bay biệt lập phải được bố trí cách xa các vị trí đỗ tàu bay khác, nhà cửa hoặc các công trình công cộng khác, đảm bảo thuận lợi cho công tác an ninh, an toàn, phòng cháy, chữa cháy và xử lý nghiệp vụ. Không bố trí vị trí đỗ tàu bay biệt lập phía trên các công trình ngầm: bể chứa nhiên liệu tàu bay, hệ thống đường ống cung cấp nhiên liệu cho tàu bay, tuyến cáp điện lực hoặc cáp thông tin;
Điểm đ) Kiểm tra thường xuyên tình trạng mặt đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay nhằm loại bỏ các vật ngoại lai; xác định, công bố tình trạng mặt đường cất hạ cánh cho cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay để điều hành an toàn hoạt động bay, khai thác mặt đất theo quy định;
Điểm e) Thực hiện các biện pháp nhằm ngăn ngừa tàu bay di chuyển vào các đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ đang đóng cửa;
Điểm g) Nhận dạng mối nguy và đánh giá rủi ro, xác định các ảnh hưởng đối với an toàn khai thác khi có sự thay đổi các thông số kỹ thuật và phương án khai thác của kết cấu hạ tầng sân bay;
Điểm h) Lập kế hoạch, triển khai kế hoạch và báo cáo kết quả thực hiện khắc phục các nội dung theo kết quả kiểm tra, đánh giá định kỳ việc duy trì điều kiện khai thác cảng hàng không, sân bay.
Điều 5 Hạ tầng phục vụ bảo đảm an ninh hàng không
Hạ tầng bảo đảm an ninh hàng không thực hiện theo quy định của pháp luật về an ninh hàng không, chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không, công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
Điều 6 Hệ thống cấp điện
Khoản 1. Các công trình, thiết bị hàng không tại cảng hàng không, sân bay phải được duy trì nguồn cung cấp điện thường xuyên, nguồn điện dự phòng theo đúng tài liệu khai thác công trình, tài liệu khai thác sân bay.
Khoản 2. Thời gian chuyển đổi từ hệ thống điện sử dụng thường xuyên sang hệ thống điện dự phòng phải đáp ứng các tiêu chuẩn quy định cho từng hạng mục, thiết bị tại cảng hàng không, sân bay.
Khoản 3. Người khai thác công trình được thiết lập hệ thống cấp điện riêng; xây dựng, vận hành, bảo trì hệ thống cấp điện trong phạm vi quản lý, khai thác; đảm bảo kết nối đồng bộ vào hệ thống cấp điện toàn cảng hàng không, sân bay.
Điều 7 Hệ thống chiếu sáng sân đỗ tàu bay
Khoản 1. Hệ thống chiếu sáng sân đỗ tàu bay phải cung cấp đủ ánh sáng đảm bảo cho tổ lái điều khiển tàu bay vào, ra khỏi các vị trí đỗ tàu bay; đảm bảo cho việc đón, trả hành khách, chất xếp, bốc dỡ hành lý, hàng hóa ra khỏi tàu bay, tra nạp nhiên liệu và các dịch vụ khác liên quan đến tàu bay.
Khoản 2. Đèn, thiết bị chiếu sáng sân đỗ tàu bay không được hướng trực tiếp vào đài kiểm soát tại sân bay, đài kiểm soát mặt đất, hướng tàu bay hạ cánh. Trường hợp tại một số vị trí, khu vực sân đỗ tàu bay không có thiết bị chiếu sáng cố định hoặc không đảm bảo chiếu sáng thì phải có phương tiện chiếu sáng di động để chiếu sáng phục vụ tàu bay trong điều kiện khai thác ban đêm hoặc khi tầm nhìn hạn chế.
Điều 8 Hệ thống cấp, thoát nước tại cảng hàng không, sân bay
Khoản 1. Hệ thống thoát nước khu bay phải được kết nối thông suốt với hệ thống thoát nước tổng thể cảng hàng không, sân bay và khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay.
Khoản 2. Nước thải phải được thu gom và xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi xả ra nguồn tiếp nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Khoản 3. Người khai thác công trình phải xây dựng, bảo trì hệ thống cấp, thoát nước trong phạm vi quản lý, khai thác; tổ chức kiểm tra và đảm bảo chất lượng nước sử dụng được cấp trong phạm vi công trình do mình quản lý đạt tiêu chuẩn theo quy định về nước sinh hoạt.
Khoản 4. Người khai thác cảng hàng không, sân bay phải xây dựng hệ thống bảo vệ và quy trình cụ thể chống đột nhập qua hệ thống thoát nước.
Điều 9 Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường tại cảng hàng không, sân bay
Khoản 1. Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường tại cảng hàng không, sân bay phải bảo đảm yêu cầu theo quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng không dân dụng.
Khoản 2. Người khai thác công trình chịu trách nhiệm xây dựng hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường trong phạm vi quản lý, khai thác, đảm bảo tiêu chuẩn môi trường trước khi kết nối vào hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường chung và đảm bảo đồng bộ với hạ tầng bảo vệ môi trường của cảng hàng không, sân bay.
Điều 10 Nhà ga hành khách, nhà khách phục vụ ngoại giao, khu logistic hàng không, nhà ga hàng hóa, kho hàng hóa kèm khu tập kết hàng hóa
Khoản 1. Nhà ga hành khách, nhà khách phục vụ ngoại giao, khu logistic hàng không, nhà ga hàng hóa, kho hàng hóa kèm khu tập kết hàng hóa phải có các khu vực làm thủ tục theo quy trình phục vụ hành khách, hàng hóa; khu làm việc của các cơ quan quản lý nhà nước liên quan.
Khoản 2. Nhà ga hành khách phải có khu vực dành cho hành khách không đủ điều kiện nhập cảnh đối với cảng hàng không quốc tế; khu vực thủ tục hành lý thất lạc; khu vực lưu giữ hành lý thất lạc, hành lý không có người nhận; khu vực chung để giải quyết khiếu nại giữa hành khách với hãng hàng không và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ; quầy hoặc thiết bị hướng dẫn thông tin chung cho hành khách; khu vực trợ giúp y tế, sơ cứu ban đầu đối với hành khách; khu vực cách ly y tế để ứng phó tình huống khẩn nguy y tế; khu vực và thiết bị phục vụ hành khách cần sự trợ giúp đặc biệt.
Khoản 3. Khu logistic hàng không, nhà ga hàng hóa, kho hàng hóa kèm khu tập kết hàng hóa phải có khu lưu trữ hàng hóa thất lạc, hàng hóa không có người nhận, khu vực chung để giải quyết khiếu nại giữa khách hàng với hãng vận chuyển và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.
Khoản 4. Nhà ga hành khách, nhà khách phục vụ ngoại giao, khu logistic hàng không, nhà ga hàng hóa, kho hàng hóa kèm khu tập kết hàng hóa phải đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ, khô ráo, có các biển cảnh báo bảo đảm an toàn.
Khoản 5. Hệ thống biển báo trong nhà ga hành khách, nhà khách phục vụ ngoại giao, khu logistic hàng không, nhà ga hàng hóa, kho hàng hóa kèm khu tập kết hàng hóa phải được lắp đặt đầy đủ, rõ ràng ở các vị trí làm thủ tục cho hành khách, hàng hóa, khu vực nhận hành lý, hàng hóa và các khu vực cần thiết khác theo quy định.
Khoản 6. Tại các khu vực cải tạo, sửa chữa trong nhà ga hành khách, nhà khách phục vụ ngoại giao, khu logistic hàng không, nhà ga hàng hóa, kho hàng hóa kèm khu tập kết hàng hóa phải có vách ngăn và các biện pháp đảm bảo an toàn, an ninh, vệ sinh môi trường và biển thông báo về việc cải tạo, sửa chữa.
Khoản 7. Người khai thác công trình nhà ga hành khách, nhà khách phục vụ ngoại giao, khu logistic hàng không, nhà ga hàng hóa, kho hàng hóa kèm khu tập kết hàng hóa phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Điểm a) Có phương án phòng cháy, chữa cháy, tổ chức huấn luyện, diễn tập, kiểm tra định kỳ phòng cháy, chữa cháy;
Điểm b) Có quy trình bảo trì, kế hoạch bảo trì công trình;
Điểm c) Có tài liệu khai thác công trình, tổ chức phổ biến và giám sát việc tuân thủ tài liệu khai thác công trình.
Khoản 8. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khai thác nhà ga hành khách lựa chọn các doanh nghiệp kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được hoạt động tại khu vực đón khách riêng của nhà ga theo nguyên tắc đảm bảo tính cạnh tranh, minh bạch; thông báo công khai trong nhà ga về doanh nghiệp kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được hoạt động, giá vận chuyển; bảo đảm văn minh, lịch sự, an ninh trật tự đối với hoạt động khai thác vận tải hành khách; ban hành quy chế kiểm soát khai thác, kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô, trong đó có biện pháp xử lý cụ thể đối với doanh nghiệp vận chuyển hành khách, người điều khiển phương tiện vi phạm quy chế kiểm soát theo thỏa thuận đã được ký kết; tổ chức quầy điều phối và lập phương án khai thác đảm bảo an toàn, trật tự, không gây ùn tắc tại khu vực hoạt động; đảm bảo số lượng phương tiện tối thiểu đáp ứng nhu cầu sản lượng hành khách thông qua theo giới hạn năng lực khai thác.
Điều 11 Hạ tầng cung cấp nhiên liệu hàng không
Hạ tầng cung cấp nhiên liệu cho tàu bay tại cảng hàng không, sân bay thực hiện theo quy định pháp luật về việc bảo đảm kỹ thuật nhiên liệu hàng không.
Điều 12 Công tác cứu nạn, chữa cháy, khẩn nguy sân bay
Khoản 1. Người khai thác cảng hàng không, sân bay phải đảm bảo:
Điểm a) Bố trí đủ số lượng nhân viên cứu nạn, chữa cháy phù hợp với cấp sân bay tương ứng; bố trí đầy đủ trang bị, thiết bị, dụng cụ, quần áo phòng cháy, chữa cháy cho nhân viên cứu nạn, chữa cháy theo phương án phòng cháy, chữa cháy của cảng hàng không, sân bay; bố trí các xe cứu nạn và chữa cháy trực đúng nơi quy định của phương án khẩn nguy sân bay; bố trí các trạm chữa cháy trung gian (trạm chữa cháy vệ tinh) để đáp ứng được thời gian phản ứng theo quy định;
Điểm b) Trang bị hệ thống thông tin liên lạc trực tiếp giữa một trạm chữa cháy với đài kiểm soát tại sân bay, với các trạm chữa cháy khác trên sân bay, các xe cứu nạn, chữa cháy; hệ thống báo động cho nhân viên cứu nạn, chữa cháy;
Điểm c) Trang bị phương tiện, thiết bị chữa cháy, dung tích nước, khối lượng chất tạo bọt (foam), bột phù hợp với cấp cứu hỏa sân bay; phương tiện, thiết bị phục vụ khẩn nguy sân bay phù hợp với quy mô cảng hàng không, tần suất hoạt động của tàu bay, điều kiện địa hình cảng hàng không và khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay. Đối với cảng hàng không, sân bay ở vùng có địa hình, môi trường phức tạp, người khai thác cảng hàng không, sân bay phải trang bị các phương tiện, thiết bị chữa cháy, khẩn nguy phù hợp;
Điểm d) Xác định cấp cứu hỏa sân bay theo tiêu chuẩn của ICAO và thể hiện trong tài liệu khai thác sân bay. Khi hệ thống xe chữa cháy, trang thiết bị chữa cháy gặp sự cố làm thay đổi về cấp cứu hỏa sân bay, người khai thác cảng hàng không, sân bay phải báo cáo Cục Hàng không Việt Nam, thông báo cho các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay và thực hiện quy trình thông báo tin tức hàng không để thông báo cho tàu bay đi, đến cảng hàng không, sân bay. Khi khắc phục xong sự cố, người khai thác cảng hàng không, sân bay phải thông báo lại các thông tin về cấp cứu hỏa sân bay;
Điểm đ) Có nhà để xe chữa cháy, kho tàng, vật tư, dụng cụ, thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ công tác khẩn nguy sân bay, phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo tiêu chuẩn áp dụng; vị trí nhà để xe chữa cháy phải được bố trí trong khu vực hạn chế, có đường giao thông thuận lợi bảo đảm tiếp cận nhanh chóng đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ, phù hợp với các phương án khẩn nguy sân bay;
Điểm e) Thiết lập trung tâm khẩn nguy sân bay, trạm báo động khẩn nguy đảm bảo đầy đủ nhân lực, các phương tiện, trang thiết bị, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống tài liệu, các phương án xử lý tình huống khẩn nguy để thực hiện nhiệm vụ trực và ứng phó với mọi tình huống khẩn nguy;
Điểm g) Thiết lập hệ thống đường công vụ phục vụ cho công tác khẩn nguy sân bay đảm bảo các phương tiện tham gia công tác khẩn nguy nhanh chóng đến được các vị trí trong khu bay và đáp ứng thời gian theo quy định tại khoản 2 Điều này;
Điểm h) Có hệ thống cấp nước chữa cháy, đường giao thông phục vụ chữa cháy theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy, chữa cháy.
Khoản 2. Thời gian phản ứng là thời gian giữa thời điểm báo động đầu tiên đến thời điểm khi xe chữa cháy đầu tiên đến vị trí tàu bay lâm nạn xả bọt với tốc độ tối thiểu là 50% tốc độ xả. Thời gian phản ứng của xe chữa cháy phải bảo đảm các quy định sau:
Điểm a) Không quá 02 phút để đi đến bất cứ điểm nào của các đường cất hạ cánh đang hoạt động trong điều kiện tầm nhìn tốt và mặt đường sạch, không bị mưa;
Điểm b) Không quá 03 phút đi đến bất cứ bộ phận nào của khu bay trong điều kiện tầm nhìn tốt và mặt đường sạch, không bị mưa.
Khoản 3. Người khai thác cảng hàng không, sân bay, các tổ chức hoạt động tại cảng hàng không, sân bay phải xây dựng nội quy phòng, chống cháy nổ, phương án phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy, trong đó có các nội dung sau:
Điểm a) Tình huống cháy lớn phức tạp và tình huống cháy đặc trưng khác, dự báo khả năng phát triển của đám cháy;
Điểm b) Kế hoạch huy động lực lượng, phương tiện, tổ chức chỉ huy, áp dụng các biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy, thoát nạn phù hợp với từng giai đoạn và từng tình huống cháy;
Điểm c) Kế hoạch hiệp đồng phối hợp với các cơ quan phòng cháy và chữa cháy, quân đội, công an và các đơn vị liên quan khác trên địa bàn khi có tình huống xảy ra cháy nổ tại cảng hàng không, sân bay.
Khoản 4. Người khai thác cảng hàng không, sân bay phối hợp với các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn cảng hàng không, sân bay trong việc phòng, chống cháy nổ tại cảng hàng không, sân bay; thành lập đội chữa cháy chuyên ngành, thường xuyên duy trì chế độ huấn luyện phương pháp chữa cháy, cách sử dụng các phương tiện chữa cháy được trang bị; bố trí nhân viên kiểm tra công tác đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy thường xuyên; phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc thực hiện phòng cháy, chữa cháy. | |
Thông Tư 29/2021/TT-BGTVT quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay .
Chương I
* Điều 12
- Khoản 3
+ Điểm c
- Khoản 4
- Khoản 5
- Khoản 6
- Khoản 7
- Khoản 8
- Khoản 9
- Khoản 10
- Khoản 11
* Điều 13
* Điều 14
* Điều 15
* Điều 16
* Điều 17
* Điều 18
* Điều 19
- Khoản 1
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
+ Điểm d
- Khoản 2
- Khoản 3
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
- Khoản 4
+ Điểm a
+ Điểm b
- Khoản 5
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c | Thông Tư 29/2021/TT-BGTVT quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay .
Chương I
Điều 12 Công tác cứu nạn, chữa cháy, khẩn nguy sân bay
Khoản 3
Điểm c) Kế hoạch hiệp đồng phối hợp với các cơ quan phòng cháy và chữa cháy, quân đội, công an và các đơn vị liên quan khác trên địa bàn khi có tình huống xảy ra cháy nổ tại cảng hàng không, sân bay.
Khoản 4. Người khai thác cảng hàng không, sân bay phối hợp với các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn cảng hàng không, sân bay trong việc phòng, chống cháy nổ tại cảng hàng không, sân bay; thành lập đội chữa cháy chuyên ngành, thường xuyên duy trì chế độ huấn luyện phương pháp chữa cháy, cách sử dụng các phương tiện chữa cháy được trang bị; bố trí nhân viên kiểm tra công tác đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy thường xuyên; phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc thực hiện phòng cháy, chữa cháy.
Khoản 5. Người khai thác cảng hàng không, sân bay ban hành quy trình kiểm tra các hạng mục của kết cấu hạ tầng, thiết bị; duy trì vật tư, vật liệu, nước dự trữ phục vụ công tác khẩn nguy sân bay, phòng cháy, chữa cháy tại cảng hàng không, sân bay.
Khoản 6. Nội dung huấn luyện phòng cháy, chữa cháy phải phù hợp với tính chất nguy hiểm cháy đặc thù của cơ sở. Đối với lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành tại các sân bay; ngoài các nội dung huấn luyện chữa cháy khẩn nguy trên sân bay, chữa cháy cứu nạn tàu bay, phải được huấn luyện các chiến thuật chữa cháy tại các khu vực trong nhà ga, kho, đài trạm, công trình bảo đảm hoạt động bay tại cảng hàng không, sân bay.
Khoản 7. Việc thiết kế, xây dựng, sửa chữa, cải tạo, khai thác nhà ga phải tuân thủ các quy định về phòng cháy, chữa cháy hiện hành.
Khoản 8. Việc sử dụng các thiết bị ga, thiết bị điện để chế biến thực phẩm trong khu vực nhà ga phải phù hợp với các quy định về an toàn khai thác trong tài liệu khai thác công trình và tuân thủ các quy định về an toàn phòng cháy, chữa cháy.
Khoản 9. Không được hút thuốc trong cảng hàng không, sân bay trừ những khu vực dành riêng để hút thuốc.
Khoản 10. Xưởng sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay phải có hệ thống thiết bị phòng cháy, chữa cháy tự động, hệ thống phòng cháy, chữa cháy đối với tàu bay.
Khoản 11. Các cơ quan, đơn vị hoạt động tại cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm gửi phương án phòng cháy, chữa cháy của đơn vị và cập nhật khi có sự thay đổi cho người khai thác cảng hàng không, sân bay để phối hợp triển khai xử lý khi phát sinh tình huống.
Điều 13 Thuyết minh bản vẽ tổng mặt bằng dự án đầu tư xây dựng công trình tại cảng hàng không, sân bay
Khoản 1. Thuyết minh bản vẽ tổng mặt bằng gồm các nội dung chính sau: cơ sở pháp lý và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng (nếu có) để lập bản vẽ tổng mặt bằng; mô tả vị trí, ranh giới khu vực lập tổng mặt bằng; tóm tắt quy mô xây dựng, tính chất chức năng công trình; xác định các thông số về cao độ và độ cao công trình xây dựng; nhu cầu sử dụng đất và nhu cầu sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật; hướng tuyến, quy mô, cấp đường và cao độ khống chế các đầu mối; hướng tuyến, quy mô hệ thống cấp nước, thoát nước; hệ thống cấp điện, thông tin (nếu có).
Khoản 2. Các bản vẽ có liên quan gồm bản vẽ sơ đồ vị trí và ranh giới khu đất được định vị trên bản đồ quy hoạch cảng hàng không, sân bay được duyệt; bản vẽ tổng mặt bằng công trình thể hiện trên bản vẽ đo đạc địa hình hiện trạng, thể hiện các nội dung về ranh giới khu đất, mặt bằng các công trình trên đất, mặt bằng giao thông, vị trí đấu nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật, chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng kèm hành lang bảo vệ các tuyến hạ tầng kỹ thuật (nếu có).
Điều 14 Phòng, chống dịch bệnh tại cảng hàng không, sân bay
Khoản 1. Phương tiện, cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động tại cảng hàng không, sân bay phải tuân thủ các quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm và tuân theo các chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong việc phòng, chống dịch bệnh tại cảng hàng không, sân bay, dịch bệnh lây lan qua đường hàng không.
Khoản 2. Nhà ga hành khách phải được đảm bảo các yêu cầu sau đây:
Điểm a) Vệ sinh phòng bệnh thông thường; trong trường hợp có dịch bệnh phải được tăng cường vệ sinh, khử trùng thường xuyên bằng hóa chất diệt khuẩn được phép sử dụng theo quy định;
Điểm b) Bố trí đủ dung dịch sát khuẩn hoặc xà phòng rửa tay tại các khu vệ sinh và một số khu vực thuận tiện trong nhà ga;
Điểm c) Bố trí đủ trang thiết bị, bảo hộ, thuốc, hóa chất để thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
Khoản 3. Trường hợp có dịch bệnh truyền nhiễm, người khai thác cảng hàng không, sân bay chủ trì phối hợp với người khai thác công trình nhà ga hành khách triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; tuyên truyền đến hành khách đi tàu bay các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; bố trí địa điểm kiểm tra để hành khách khai báo y tế; địa điểm để giám sát tình trạng sức khỏe, đo thân nhiệt hoặc áp dụng các biện pháp kiểm tra, xử lý y tế khác theo quy định của pháp luật.
Khoản 4. Trường hợp có dịch bệnh truyền nhiễm, tùy mức độ cảnh báo dịch, tàu bay thực hiện chuyến bay quốc tế, chuyến bay nội địa phải được khử trùng bằng hóa chất diệt khuẩn được phép sử dụng theo quy định của pháp luật về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm và hãng hàng không chịu trách nhiệm xử lý y tế đối với tàu bay của hãng. Việc khử trùng được thực hiện như sau:
Điểm a) Người, hàng hóa có dấu hiệu mang dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A phải được kiểm tra và xử lý y tế trước khi làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh;
Điểm b) Tàu bay có dấu hiệu mang dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A phải được đỗ tại vị trí đỗ cách ly, tiến hành khử trùng tàu bay theo quy định.
Khoản 5. Doanh nghiệp vận chuyển hàng không có trách nhiệm tuyên truyền, tổ chức kiểm soát hành khách thực hiện việc khai báo y tế đầy đủ, chính xác trước khi lên tàu bay; phối hợp với cơ quan có thẩm quyền trong việc phòng, chống dịch bệnh, giải quyết hành khách bị nghi ngờ hoặc mắc dịch bệnh truyền nhiễm lây lan; thông báo ngay cho Cảng vụ hàng không, người khai thác cảng hàng không, sân bay và cơ quan kiểm dịch y tế về các chuyến bay xuất phát hoặc hạ cánh tại các khu vực dịch bệnh truyền nhiễm lây lan.
Khoản 6. Cục Hàng không Việt Nam chỉ đạo các đơn vị thuộc ngành hàng không phối hợp với các cơ quan kiểm dịch y tế triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tại cảng hàng không, sân bay; phòng, chống dịch bệnh lây lan qua đường hàng không theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm và Tổ chức Y tế Thế giới, ICAO.
Khoản 7. Các cơ quan, đơn vị hoạt động tại cảng hàng không, sân bay căn cứ vào quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm và các chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền để ban hành phương án, quy trình phòng, chống dịch bệnh.
Điều 15 Quản lý chướng ngại vật hàng không
Khoản 1. Việc quản lý chướng ngại vật hàng không tại cảng hàng không, sân bay và khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay thực hiện theo quy định tại Nghị định số 32/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định về quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời Việt Nam; tiêu chuẩn của ICAO.
Khoản 2. Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm:
Điểm a) Chỉ đạo việc tổ chức xây dựng bề mặt giới hạn chướng ngại vật hàng không, độ cao công trình liên quan đến bề mặt giới hạn chướng ngại vật hàng không trong khu vực sân bay, khu vực giới hạn bảo đảm hoạt động bình thường của các đài, trạm vô tuyến điện hàng không; giới hạn chướng ngại vật khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay; gửi Bộ Tổng tham mưu thống nhất thiết lập các bề mặt giới hạn chướng ngại vật hàng không;
Điểm b) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trực thuộc Bộ Tổng tham mưu, các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý bề mặt giới hạn chướng ngại vật hàng không, ngăn ngừa và xử lý các công trình vi phạm bề mặt giới hạn chướng ngại vật ảnh hưởng đến hoạt động bay dân dụng; tuyên truyền, phổ biến tới các cơ quan, đoàn thể, cộng đồng dân cư nơi có sân bay và khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay để tham gia duy trì, quản lý các bề mặt giới hạn chướng ngại vật, nhằm đảm bảo an toàn cho mọi hoạt động bay;
Điểm c) Công bố công khai bề mặt giới hạn chướng ngại vật hàng không, bản đồ chướng ngại vật trong khu vực hoạt động bay dân dụng, danh mục chướng ngại vật tự nhiên, nhân tạo có thể ảnh hưởng đến an toàn hoạt động bay.
Khoản 3. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay có trách nhiệm tổ chức đo đạc, lập sơ đồ, bản đồ chướng ngại vật trong khu vực hoạt động bay dân dụng; thống kê, đánh dấu danh mục chướng ngại vật tự nhiên, nhân tạo có thể ảnh hưởng đến an toàn hoạt động bay, cập nhật thông tin về chướng ngại vật; báo cáo Cục Hàng không Việt Nam.
Khoản 4. Cảng vụ hàng không có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về quản lý chướng ngại vật hàng không tại cảng hàng không, sân bay và khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay.
Điều 16 Sân bay căn cứ của hãng hàng không trong nước
Khoản 1. Sân bay được xác định là sân bay căn cứ của hãng hàng không trong nước khi:
Điểm a) Có cơ sở bảo dưỡng tàu bay được Cục Hàng không Việt Nam phê chuẩn cho hãng hàng không hoặc có hợp đồng bảo dưỡng với cơ sở bảo dưỡng tàu bay đã được Cục Hàng không Việt Nam phê chuẩn;
Điểm b) Đảm bảo bố trí tàu bay qua đêm cho hãng hàng không.
Khoản 2. Các hãng hàng không trong nước làm việc với người khai thác cảng hàng không, sân bay nhằm xác định năng lực khai thác sân đỗ tàu bay phù hợp với nhu cầu lựa chọn sân bay căn cứ và nhu cầu bố trí vị trí đỗ tàu bay qua đêm của hãng hàng không.
Khoản 3. Cục Hàng không Việt Nam xác định sân bay căn cứ của hãng hàng không trong nước trong quá trình xem xét cấp mới hoặc sửa đổi, bổ sung giấy chứng nhận người khai thác tàu bay và tiến hành công bố sân bay căn cứ.
Điều 17 Năng lực nhân sự chủ chốt của người khai thác cảng hàng không, sân bay
Khoản 1. Năng lực đối với nhân sự chủ chốt của người khai thác cảng hàng không, sân bay theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định số 05/2021/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay phải đáp ứng yêu cầu sau:
Điểm a) Tốt nghiệp đại học trở lên;
Điểm b) Có ít nhất 05 năm công tác liên tục đối với cảng hàng không quốc tế và 03 năm công tác liên tục đối với cảng hàng không nội địa trong các lĩnh vực quản lý hoạt động bay, quản lý khai thác cảng hàng không, sân bay hoặc an toàn hàng không;
Điểm c) Được đào tạo, huấn luyện về thiết kế và khai thác sân bay, quy trình cung cấp dịch vụ mặt đất phục vụ tàu bay.
Khoản 2. Chậm nhất sau 24 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, nhân sự chủ chốt của người khai thác cảng hàng không, sân bay quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 Nghị định số 05/2021/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Khoản 3. Chậm nhất sau 36 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, nhân sự chủ chốt của người khai thác cảng hàng không, sân bay quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định số 05/2021/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay phải đáp ứng các yêu cầu về năng lực theo hướng dẫn về khung năng lực nhân sự người khai thác cảng hàng không, sân bay của ICAO.
Khoản 4. Thông tin về nhân sự chủ chốt của người khai thác cảng hàng không, sân bay được cập nhật trong tài liệu khai thác sân bay.
Khoản 5. Tùy thuộc vào tổ chức của người khai thác cảng hàng không, sân bay, một nhân sự chủ chốt có thể đảm nhiệm nhiều vị trí hoặc các vị trí có thể không trùng với tên các vị trí được mô tả trong hướng dẫn về khung năng lực nhân sự của người khai thác cảng hàng không, sân bay của ICAO.
Điều 18 Đảm bảo điều kiện hoạt động của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay phải ký hợp đồng giao kết với doanh nghiệp cảng hàng không nhằm đảm bảo an ninh, an toàn, chất lượng dịch vụ, môi trường và phù hợp với điều kiện khai thác cảng hàng không, sân bay theo tài liệu khai thác sân bay. Hợp đồng giao kết thể hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm của mỗi bên, giá nhượng quyền khai thác dịch vụ, thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
Điều 19 Các nội dung dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất của các đơn vị cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay
Dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất bao gồm toàn bộ hoặc một trong các dịch vụ sau:
Khoản 1. Quản lý và giám sát hoạt động phục vụ chuyến bay
Điểm a) Hoạt động thay mặt hãng hàng không làm việc với nhà chức trách địa phương hoặc các tổ chức khác; thay mặt hãng hàng không để thanh toán và cung cấp địa điểm cho đại diện của hãng hàng không;
Điểm b) Kiểm soát trọng tải, điện văn và thông tin liên lạc;
Điểm c) Sử dụng, lưu giữ và quản lý các thiết bị chất xếp (ULD);
Điểm d) Giám sát các dịch vụ khác trước, trong hoặc sau chuyến bay và thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của hãng hàng không.
Khoản 2. Phục vụ hành khách bao gồm các quy trình hỗ trợ đối với hành khách đến, đi, quá cảnh hoặc nối chuyến, làm thủ tục cho hành khách, hành lý và vận chuyển hành lý đến khu vực phân loại.
Khoản 3. Phục vụ hành lý
Điểm a) Tập kết hành lý tại khu vực phân loại, phân loại hành lý, chuẩn bị hành lý để cho chuyến bay khởi hành;
Điểm b) Chất xếp hoặc bốc dỡ hành lý lên hoặc xuống thiết bị chuyên dụng;
Điểm c) Vận chuyển hành lý từ khu vực phân loại hành lý tới khu vực trả hành lý.
Khoản 4. Phục vụ hàng hóa và bưu gửi
Điểm a) Phục vụ hàng hóa bao gồm các hoạt động lưu kho hàng hóa, xử lý hàng xuất, hàng chuyển tiếp và hàng nhập; xử lý các tài liệu liên quan đến hàng hóa, các thủ tục hải quan và thực hiện các quy trình bảo đảm an ninh hàng không do các bên thỏa thuận hoặc theo yêu cầu của pháp luật;
Điểm b) Phục vụ bưu gửi bao gồm xử lý bưu gửi xuất, bưu gửi nhập; xử lý các tài liệu liên quan đến bưu gửi và thực hiện các quy trình bảo đảm an ninh hàng không do các bên thỏa thuận hoặc theo yêu cầu của pháp luật.
Khoản 5. Phục vụ tàu bay
Điểm a) Hỗ trợ tàu bay tại vị trí đỗ và cung cấp các phương tiện, thiết bị cần thiết;
Điểm b) Kết nối thông tin giữa tàu bay và các bên cung cấp dịch vụ trên khu bay;
Điểm c) Chất xếp và bốc dỡ tải tàu bay, bao gồm cung cấp và điều khiển, vận hành thiết bị, phương tiện phù hợp để vận chuyển hành khách, tổ bay và hành khách hạn chế khả năng di chuyển giữa tàu bay và nhà ga, địa điểm làm thủ tục cho tổ bay; cung cấp và điều khiển, vận hành thiết bị, phương tiện phù hợp để việc vận chuyển hành lý, hàng hóa, bưu gửi giữa tàu bay và nhà ga; | |
Thông Tư 29/2021/TT-BGTVT quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay .
Chương I
* Điều 19
- Khoản 5
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
+ Điểm d
+ Điểm đ
+ Điểm e
+ Điểm g
+ Điểm h
- Khoản 6
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
* Điều 20
* Điều 21
Chương II
* Điều 21
* Điều 22
* Điều 23
* Điều 24
* Điều 25
* Điều 26 | Thông Tư 29/2021/TT-BGTVT quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay .
Chương I
Điều 19 Các nội dung dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất của các đơn vị cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay
Khoản 5. Phục vụ tàu bay
Điểm a) Hỗ trợ tàu bay tại vị trí đỗ và cung cấp các phương tiện, thiết bị cần thiết;
Điểm b) Kết nối thông tin giữa tàu bay và các bên cung cấp dịch vụ trên khu bay;
Điểm c) Chất xếp và bốc dỡ tải tàu bay, bao gồm cung cấp và điều khiển, vận hành thiết bị, phương tiện phù hợp để vận chuyển hành khách, tổ bay và hành khách hạn chế khả năng di chuyển giữa tàu bay và nhà ga, địa điểm làm thủ tục cho tổ bay; cung cấp và điều khiển, vận hành thiết bị, phương tiện phù hợp để việc vận chuyển hành lý, hàng hóa, bưu gửi giữa tàu bay và nhà ga;
Điểm d) Cung cấp và điều khiển, vận hành thiết bị, phương tiện phù hợp để khởi động động cơ hoặc di chuyển tàu bay trên sân đỗ tàu bay;
Điểm đ) Vận chuyển, đưa đồ ăn, đồ uống lên và xuống tàu bay;
Điểm e) Vệ sinh bên trong và bên ngoài tàu bay;
Điểm g) Cấp nước sạch và cấp nước cho buồng vệ sinh;
Điểm h) Cấp khí lạnh và khí nóng cho tàu bay.
Khoản 6. Vận chuyển mặt đất
Điểm a) Tổ chức và thực hiện vận chuyển tổ bay, hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi giữa các nhà ga trong cùng một cảng hàng không (không bao gồm việc vận chuyển giữa tàu bay và bất kỳ điểm nào khác trong phạm vi cùng một sân bay);
Điểm b) Tổ chức và thực hiện vận chuyển nhân viên làm việc trong khu bay giữa các điểm trong sân bay;
Điểm c) Vận chuyển đặc biệt theo yêu cầu của hãng hàng không. MỤC 3. BẢO ĐẢM NĂNG LỰC GIÁM SÁT VIÊN AN TOÀN KHAI THÁC CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY VÀ GIÁM SÁT VIÊN CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY
Điều 20 Yêu cầu chung
Khoản 1. Giám sát viên an toàn khai thác cảng hàng không, sân bay, giám sát viên chất lượng dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay trực thuộc Cục Hàng không Việt Nam, Cảng vụ hàng không, được Cục Hàng không Việt Nam bổ nhiệm và cấp thẻ giám sát viên để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo quy định của Thông tư này.
Khoản 2. Người được bổ nhiệm và cấp thẻ giám sát viên an toàn khai thác cảng hàng không, sân bay phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
Điểm a) Tốt nghiệp đại học trở lên;
Điểm b) Có tối thiểu 05 năm làm việc trong lĩnh vực quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay đối với người tốt nghiệp đại học trở lên thuộc ngành, chuyên ngành có liên quan đến kỹ thuật; 07 năm làm việc trong lĩnh vực quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay đối với người tốt nghiệp đại học trở lên thuộc ngành, chuyên ngành khác;
Điểm c) Có khả năng thành thạo tiếng Anh trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên theo quy định của pháp luật về giáo dục, đào tạo;
Điểm d) Có chứng chỉ, chứng nhận hoặc quyết định công nhận đã hoàn thành các khóa đào tạo cho giám sát viên an toàn khai thác cảng hàng không, sân bay được cấp bởi Cục Hàng không Việt Nam hoặc cơ sở đào tạo được ICAO, ACI, IATA công nhận.
Khoản 3. Người được bổ nhiệm và cấp thẻ giám sát viên chất lượng dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
Điểm a) Tốt nghiệp đại học trở lên;
Điểm b) Có tối thiểu 05 năm làm việc trong lĩnh vực quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay hoặc vận chuyển hàng không;
Điểm c) Có khả năng thành thạo tiếng Anh trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên theo quy định của pháp luật về giáo dục, đào tạo;
Điểm d) Có chứng chỉ, chứng nhận liên quan đến lĩnh vực quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay hoặc vận chuyển hàng không được cấp bởi cơ sở đào tạo được ICAO, ACI, IATA công nhận hoặc quyết định công nhận đã hoàn thành các khóa đào tạo cho giám sát viên chất lượng dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay của Cục Hàng không Việt Nam.
Khoản 4. Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm:
Điểm a) Xác định số lượng giám sát viên an toàn khai thác cảng hàng không, sân bay để đáp ứng nhu cầu giám sát an toàn khai thác cảng hàng không, sân bay trên toàn bộ hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc;
Điểm b) Lập kế hoạch đào tạo, tổ chức đào tạo cho lực lượng giám sát viên an toàn khai thác cảng hàng không, sân bay, giám sát viên chất lượng dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 2, 3 Điều này;
Điểm c) Hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát của giám sát viên an toàn khai thác cảng hàng không, sân bay và giám sát viên chất lượng dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay;
Điểm d) Chỉ định người có chứng chỉ hoặc chứng nhận hoàn thành các khóa học tương đương tham gia quá trình giảng dạy hoặc mời các chuyên gia trong và ngoài nước, các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước tham gia giảng dạy, đào tạo giám sát viên an toàn khai thác cảng hàng không, sân bay, giám sát viên chất lượng dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay.
Khoản 5. Cục Hàng không Việt Nam thiết lập hồ sơ và lưu trữ hồ sơ bổ nhiệm giám sát viên an toàn khai thác cảng hàng không, sân bay, giám sát viên chất lượng dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay. Cục Hàng không Việt Nam và Cảng vụ hàng không lưu trữ hồ sơ kiểm tra, giám sát của giám sát viên an toàn khai thác cảng hàng không, sân bay và giám sát viên chất lượng dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Khoản 6. Cục Hàng không Việt Nam công bố hủy bỏ thẻ giám sát viên an toàn khai thác cảng hàng không, sân bay, giám sát viên chất lượng dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay trong các trường hợp sau:
Điểm a) Người được bổ nhiệm giám sát viên chuyển vị trí công tác và không còn làm việc tại Cục Hàng không Việt Nam hoặc Cảng vụ hàng không;
Điểm b) Người được bổ nhiệm giám sát viên chuyển đổi vị trí công tác trong Cục Hàng không Việt Nam hoặc Cảng vụ hàng không nhưng không còn làm việc trong lĩnh vực giám sát an toàn khai thác cảng hàng không, sân bay, giám sát chất lượng dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay.
Khoản 7. Mẫu thẻ giám sát viên an toàn khai thác cảng hàng không, sân bay được quy định tại Mẫu số 01 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Khoản 8. Mẫu thẻ giám sát viên chất lượng dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay được quy định tại Mẫu số 02 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 21 Quyền, trách nhiệm của giám sát viên an toàn khai thác cảng hàng không, sân bay và giám sát viên chất lượng dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay
Khoản 1. Giám sát viên an toàn khai thác cảng hàng không, sân bay có các quyền hạn và trách nhiệm sau đây:
Điểm a) Giám sát, kiểm tra, kiểm chứng đối với việc tuân thủ các quy định về an toàn khai thác tại cảng hàng không, sân bay;
Điểm b) Tiếp cận vào khu vực có hoạt động khai thác tại cảng hàng không, sân bay vào các thời điểm khi thực hiện nhiệm vụ;
Điểm c) Yêu cầu tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp các tài liệu hoặc vật chứng có liên quan đến sự cố mất an toàn hàng không hoặc phục vụ điều tra vụ việc vi phạm; bảo mật thông tin theo quy định và không được lợi dụng quyền hạn sử dụng thông tin vào mục đích cá nhân;
Điểm d) Kiểm tra và sao chép các giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ, nhật ký kỹ thuật, tài liệu hoặc hồ sơ liên quan đến việc quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay;
Điểm đ) Yêu cầu tổ chức, cá nhân dừng hoạt động có khả năng uy hiếp an toàn khai thác, gây cháy nổ tại cảng hàng không, sân bay, phục vụ điều tra sự cố; lập biên bản về vụ việc, sự cố xảy ra;
Điểm e) Giám sát viên an toàn khai thác cảng hàng không, sân bay phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình theo quy định của pháp luật.
Khoản 2. Giám sát viên chất lượng dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay có các quyền hạn, trách nhiệm sau đây:
Điểm a) Giám sát, kiểm tra, kiểm chứng đối với việc thực hiện các quy định về chất lượng dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay;
Điểm b) Tiếp cận vào khu vực có hoạt động khai thác tại cảng hàng không, sân bay vào các thời điểm khi thực hiện nhiệm vụ;
Điểm c) Yêu cầu tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp các tài liệu hoặc vật chứng có liên quan đến việc cung cấp dịch vụ hàng không, vận chuyển hàng không, chất lượng dịch vụ tại cảng hàng không, sân bay hoặc phục vụ xác minh vụ việc vi phạm quy định của pháp luật;
Điểm d) Kiểm tra và sao chép các giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ, tài liệu hoặc hồ sơ liên quan đến việc cung cấp dịch vụ hàng không, vận chuyển hàng không, chất lượng dịch vụ tại cảng hàng không, sân bay;
Điểm đ) Yêu cầu tổ chức, cá nhân dừng hoạt động có hành vi vi phạm nghiêm trọng các cam kết, tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ hàng không và chất lượng dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay; lập biên bản về vụ việc, sự cố xảy ra;
Điểm e) Giám sát viên chất lượng dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình theo quy định của pháp luật.
Khoản 3. Trong các trường hợp phát hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay, giám sát viên an toàn khai thác cảng hàng không, sân bay, giám sát viên chất lượng dịch vụ hàng không báo cáo cơ quan có thẩm quyền để xử lý vi phạm hành chính theo quy định; báo cáo Cục Hàng không Việt Nam để thực hiện biện pháp khẩn cấp đình chỉ hoạt động khai thác, cung cấp dịch vụ của tổ chức, cá nhân xây dựng, khai thác công trình, cung cấp dịch vụ liên quan tại cảng hàng không, sân bay.
Chương II
Điều 21 Quyền, trách nhiệm của giám sát viên an toàn khai thác cảng hàng không, sân bay và giám sát viên chất lượng dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay
MỤC 1. AN TOÀN ĐỐI VỚI TÀU BAY
Điều 22 Chèn bánh tàu bay
Khoản 1. Tàu bay phải được đóng chèn bánh mũi khi tàu bay dừng hẳn tại vị trí đỗ theo tài liệu khai thác mặt đất của người khai thác tàu bay. Trường hợp tài liệu khai thác mặt đất của người khai thác tàu bay chưa quy định rõ phương án đóng chèn bánh tàu bay, việc chèn bánh tàu bay được thực hiện theo tài liệu IGOM của IATA.
Khoản 2. Nhân viên chỉ được đóng chèn bánh sau của tàu bay khi đèn chống va chạm và động cơ chính của tàu bay đã tắt hẳn; việc rút chèn bánh tàu bay chuẩn bị khởi hành chỉ được thực hiện sau khi phương tiện, thiết bị phục vụ tàu bay đã rời khỏi tàu bay và nhân viên được giao nhiệm vụ thông thoại với tàu bay đã thống nhất với tổ lái.
Điều 23 Đặt chóp an toàn xung quanh tàu bay
Khoản 1. Người khai thác tàu bay phối hợp với đơn vị cung cấp dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất tổ chức đặt chóp an toàn xung quanh tàu bay theo tài liệu khai thác mặt đất của người khai thác tàu bay. Trường hợp tài liệu khai thác mặt đất của người khai thác tàu bay chưa quy định rõ phương án, chóp an toàn được đặt theo tài liệu IGOM của IATA.
Khoản 2. Chóp an toàn có dạng hình nón, chiều cao tối thiểu là 750 mm, có trọng lượng tối thiểu là 4,5 kg, có màu vàng, cam với các sọc phản quang. Chóp an toàn (khi được sử dụng) phải được đặt ngay sau khi đóng chèn và chỉ được thu lại trước khi rút chèn tàu bay.
Khoản 3. Bắt buộc phải đặt chóp nón phía đuôi tàu bay tại các vị trí đỗ có đường công vụ tiếp giáp với khu vực an toàn vị trí đỗ tàu bay phía sau đuôi tàu bay.
Khoản 4. Trường hợp cần đánh dấu vệt dừng bánh mũi, chóp an toàn được đặt trên vị trí vạch dừng bánh mũi tàu bay về hai phía, cách tâm vệt lăn vào vị trí đỗ từ 02 m đến 03 m trước khi tàu bay lăn vào vị trí đỗ.
Điều 24 Nổ máy thử động cơ tàu bay
Khoản 1. Chỉ được phép nổ máy, thử động cơ tàu bay tại các vị trí được quy định. Người khai thác cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm quy định vị trí được phép nổ máy, thử động cơ (trừ sân đỗ tàu bay gắn liền với cơ sở bảo dưỡng tàu bay của người khai thác công trình cụ thể). Người khai thác tàu bay có trách nhiệm tổ chức di chuyển tàu vào vị trí thử động cơ theo quy định của người khai thác cảng hàng không, sân bay.
Khoản 2. Người khai thác cảng hàng không, sân bay xây dựng quy trình phối hợp thực hiện giữa các đơn vị trong trường hợp cho phép tàu bay nổ máy ở chế độ không tải. Khi tàu bay nổ máy ở chế độ không tải tại vị trí đỗ tàu bay phải được chấp thuận của kiểm soát viên không lưu và thông báo cho người khai thác cảng hàng không, sân bay, đại diện hãng hàng không. Nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay phối hợp với nhân viên trực của người khai thác cảng hàng không, sân bay để cảnh báo cho người, phương tiện không di chuyển vào khu vực có tàu bay nổ máy.
Khoản 3. Tàu bay chỉ được khởi động động cơ ở chế độ không tải tại vị trí đỗ tàu bay khi:
Điểm a) Các phương tiện, thiết bị đã rời khỏi khu vực phục vụ mặt đất và phía trước mũi tàu bay không có vật cản (trừ phương tiện, thiết bị khởi động động cơ tàu bay, nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và nhân viên cứu hỏa được phép hoạt động trong khu vực vị trí đỗ tàu bay nhưng phải di chuyển ra bên ngoài phạm vi nguy hiểm của động cơ tàu bay hoạt động);
Điểm b) Xe kéo đẩy tàu bay đã liên kết vào tàu bay đối với các vị trí đỗ có yêu cầu xe kéo đẩy tàu bay để phục vụ việc kéo, đẩy tàu bay sau khi tàu bay khởi động động cơ.
Điều 25
Khoảng cách an toàn đối với tàu bay đang di chuyển Khoản 1. Người, phương tiện, trang thiết bị không được di chuyển cắt ngang đường lăn khi có tàu bay đang lăn, phải giữ khoảng cách an toàn tối thiểu là 125 m phía sau và 200 m phía trước một tàu bay đang lăn.
Khoảng cách an toàn đối với tàu bay đang di chuyển Khoản 2. Khi tàu bay lăn hoặc kéo vào hoặc được đẩy lùi ra khỏi vị trí đỗ, tất cả nhân viên, phương tiện, trang thiết bị mặt đất phải di chuyển ra ngoài vạch giới hạn an toàn vị trí đỗ tàu bay, ngoại trừ nhân viên đánh tín hiệu và nhân viên, phương tiện, thiết bị tham gia phục vụ kéo, đẩy tàu bay vào hoặc ra khỏi vị trí đỗ tàu bay.
Điều 26
Khoảng cách an toàn đối với tàu bay đang đỗ Khoản 1. Đối với tàu bay phản lực code C (A320, A321 hoặc tương đương): người, phương tiện, thiết bị phải giữ khoảng cách an toàn với bán kính tối thiểu là 06 m phía trước và 60 m phía sau động cơ tàu bay đang hoạt động ở chế độ không tải. | |
Thông Tư 29/2021/TT-BGTVT quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay .
Chương II
* Điều 26
- Khoản 2
* Điều 26
* Điều 27
* Điều 28
* Điều 29
* Điều 30 | Thông Tư 29/2021/TT-BGTVT quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay .
Chương II
Điều 26
Khoản 2. Khi tàu bay lăn hoặc kéo vào hoặc được đẩy lùi ra khỏi vị trí đỗ, tất cả nhân viên, phương tiện, trang thiết bị mặt đất phải di chuyển ra ngoài vạch giới hạn an toàn vị trí đỗ tàu bay, ngoại trừ nhân viên đánh tín hiệu và nhân viên, phương tiện, thiết bị tham gia phục vụ kéo, đẩy tàu bay vào hoặc ra khỏi vị trí đỗ tàu bay.
Điều 26
Khoảng cách an toàn đối với tàu bay đang đỗ Khoản 1. Đối với tàu bay phản lực code C (A320, A321 hoặc tương đương): người, phương tiện, thiết bị phải giữ khoảng cách an toàn với bán kính tối thiểu là 06 m phía trước và 60 m phía sau động cơ tàu bay đang hoạt động ở chế độ không tải.
Khoảng cách an toàn đối với tàu bay đang đỗ Khoản 2. Đối với tàu bay phản lực code D, E, F (B767, A330, A350, B787 và B747-8, B777-9, A380 hoặc tương đương): người, phương tiện, thiết bị phải giữ khoảng cách an toàn với bán kính tối thiểu là 08 m phía trước và 80 m phía sau động cơ tàu bay đang hoạt động ở chế độ không tải.
Khoảng cách an toàn đối với tàu bay đang đỗ Khoản 3. Đối với tàu bay cánh quạt và phản lực khu vực (tàu bay tương đương code A, B): người, phương tiện, thiết bị phải giữ khoảng cách an toàn với bán kính tối thiểu là 04 m phía trước và 40 m phía sau động cơ tàu bay đang hoạt động ở chế độ không tải.
Điều 27 Thứ tự tiếp cận tàu bay của phương tiện đối với tàu bay đến
Khoản 1. Thứ tự tiếp cận của phương tiện khi phục vụ cùng một phía của tàu bay đến thực hiện theo tài liệu khai thác tàu bay của hãng hàng không.
Khoản 2. Trường hợp tài liệu khai thác tàu bay của hãng hàng không không quy định thì thứ tự tiếp cận của phương tiện khi phục vụ cùng một phía của tàu bay đến thực hiện như sau:
Điểm a) Các phương tiện, thiết bị phục vụ hành khách như xe thang, cầu hành khách, xe chở khách;
Điểm b) Các phương tiện phục vụ hàng hóa, hành lý và xe phục vụ hành khách hạn chế khả năng di chuyển;
Điểm c) Các phương tiện phục vụ suất ăn, xăng dầu, và xe chở nhân viên trên sân đỗ;
Điểm d) Các phương tiện, thiết bị phục vụ kỹ thuật tàu bay như xe cấp điện cho tàu bay, xe cấp khí khởi động tàu bay, xe điều hòa không khí, xe hút vệ sinh, xe cấp nước sạch, thiết bị phụ trợ gắn với cầu hành khách.
Điều 28 Hoạt động trong khu vực an toàn vị trí đỗ tàu bay, cầu hành khách
Khoản 1. Người, phương tiện, thiết bị không được di chuyển, dừng, đỗ bên trong khu vực an toàn cho tàu bay khi tàu bay đang lăn vào vị trí đỗ, động cơ chính đang hoạt động, đèn chống va chạm chưa tắt.
Khoản 2. Người, phương tiện không được di chuyển, dừng, đỗ phía dưới cầu hành khách, trường hợp cần thiết phải vào khu vực hoạt động của cầu hành khách (khu vực sơn tín hiệu vạch chéo màu đỏ), phải tuân thủ nguyên tắc tiếp cận sau khi cầu hành khách đã vào vị trí khai thác hoặc đã lùi về vị trí dừng chờ theo quy định, đồng thời người điều khiển phương tiện phải chủ động giữ liên lạc với người vận hành cầu hành khách trong suốt quá trình phục vụ.
Khoản 3. Phương tiện không được dừng, đỗ trên hố van tra nạp nhiên liệu ngầm, hố van trụ nước cứu hỏa ngầm. MỤC 2. AN TOÀN ĐỐI VỚI NGƯỜI, PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ HOẠT ĐỘNG TẠI KHU BAY
Điều 29 Người hoạt động trong khu bay
Khoản 1. Tuân thủ các quy định về công tác đảm bảo an ninh, an toàn tại khu bay, đeo thẻ kiểm soát an ninh hàng không do cơ quan có thẩm quyền cấp còn hiệu lực.
Khoản 2. Mặc áo phản quang hoặc áo có gắn dải phản quang.
Khoản 3. Trang bị bộ đàm hoặc thiết bị phù hợp liên lạc hai chiều, đảm bảo giữ liên lạc thường xuyên và tuyệt đối tuân thủ huấn lệnh của đài kiểm soát tại sân bay trên tần số được quy định tại mỗi cảng hàng không, sân bay. Trong trường hợp không có điều kiện để trang bị bộ đàm hoặc thiết bị phù hợp, phải có người phụ trách, giám sát mang theo bộ đàm hoặc thiết bị phù hợp để duy trì liên lạc.
Khoản 4. Khi điều khiển phương tiện, vận hành thiết bị phải tuân thủ các giới hạn tốc độ theo quy định; không được tăng tốc hoặc phanh đột ngột khi phương tiện tiếp cận hoặc rời khỏi tàu bay; phải quan sát trước, sau và làm chủ được tốc độ khi cho phương tiện chuyển bánh, lưu thông trên đường công vụ, chuyển hướng tiếp cận tàu bay vòng tránh, lùi sau.
Khoản 5. Chấp hành hướng di chuyển, phương thức di chuyển tránh va chạm với các phương tiện khác; tuân thủ quy định về tuyến và hành lang, luồng chạy của các phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay.
Khoản 6. Tuân thủ quy trình vận hành tiêu chuẩn của nhà sản xuất, người khai thác phương tiện; các quy tắc về an toàn lao động và quy định về phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường; mặc trang phục làm việc đúng quy định của đơn vị.
Khoản 7. Khi điều khiển phương tiện di chuyển trên đường công vụ, tại các giao điểm giữa đường công vụ và đường lăn, người điều khiển phương tiện phải quan sát và dừng lại để tàu bay lăn. Khi điều khiển phương tiện di chuyển trên đường công vụ, tại các giao điểm giữa đường công vụ và vệt dẫn từ tim đường lăn đến vị trí đỗ tàu bay, người điều khiển phải giảm tốc độ, quan sát hoạt động của tàu bay, dừng phương tiện tại vị trí theo quy định để đảm bảo khoảng cách an toàn đối với tàu bay khi thấy tàu bay di chuyển, chỉ được phép di chuyển khi tàu bay đã lăn qua khỏi điểm giao cắt đảm bảo khoảng cách an toàn đối với tàu bay.
Khoản 8. Người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng phương tiện để không gây mất an toàn trong những trường hợp sau đây:
Điểm a) Khi có yêu cầu của người có thẩm quyền theo quy định tại cảng hàng không, sân bay;
Điểm b) Khi có tàu bay đang lăn; khi đi ngang qua khu vực đỗ tàu bay, khu vực có hoạt động phục vụ mặt đất tại sân đỗ tàu bay, khu vực chất xếp, bốc dỡ hành lý, hàng hóa, khu vực di chuyển của hành khách, khu vực đang thi công;
Điểm c) Khi tầm nhìn hạn chế;
Điểm d) Khi tránh xe ngược chiều hoặc cho xe sau vượt lên;
Điểm đ) Khi đến điểm đen trên đường công vụ;
Điểm e) Khi vào góc cua trên đường công vụ.
Khoản 9. Người điều khiển phương tiện không được dừng, đỗ phương tiện trên đường công vụ (trừ phương tiện đang phục vụ nhân viên làm việc trong khu bay, hành khách, hành lý, hàng hóa trên đường công vụ tiếp giáp nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa, phương tiện phục vụ công tác khẩn nguy cứu nạn, phòng cháy, chữa cháy đang làm nhiệm vụ và các trường hợp quy định trong khoản 7, 8 của Điều này), hoặc đỗ sai vị trí quy định, gây ách tắc cho các loại phương tiện khác.
Khoản 10. Người điều khiển phương tiện không điều khiển phương tiện chạy cắt ngang qua khoảng cách giữa:
Điểm a) Xe dẫn tàu bay và tàu bay đang lăn;
Điểm b) Tàu bay và nhân viên đánh tín hiệu mặt đất;
Điểm c) Hệ thống VDGS khi hệ thống này đang hoạt động và tàu bay đang lăn vào vị trí đỗ tàu bay;
Điểm d) Luồng hành khách đang đi bộ từ tàu bay ra xe chở khách, nhà ga hành khách và ngược lại.
Khoản 11. Người điều khiển phương tiện không điều khiển phương tiện di chuyển dưới thân, cánh, động cơ tàu bay, trừ các phương tiện có chức năng phục vụ phải di chuyển một phần phía dưới tàu bay trong quá trình phục vụ.
Khoản 12. Người điều khiển phương tiện, vận hành thiết bị khi di chuyển trên đường công vụ dưới cầu hành khách phải tuân thủ biển báo giới hạn chiều cao phương tiện. Người khai thác công trình nhà ga hành khách phải công bố giới hạn chiều cao thực tế của cầu hành khách và gắn biển giới hạn chiều cao tại các vị trí yêu cầu giới hạn chiều cao của phương tiện, thiết bị khi di chuyển dưới cầu hành khách.
Khoản 13. Người điều khiển phương tiện, vận hành thiết bị khi di chuyển từ đường công vụ vào các khu vực có giới hạn chiều cao của phương tiện, thiết bị và ngược lại phải tuân thủ quy định về giới hạn chiều cao của phương tiện, thiết bị do người khai thác công trình công bố. Người khai thác công trình phải gắn biển giới hạn chiều cao tại các vị trí yêu cầu giới hạn chiều cao đối với phương tiện, thiết bị tại các khu vực cần giới hạn chiều cao của phương tiện, thiết bị.
Khoản 14. Người điều khiển phương tiện không được rời khỏi vị trí điều khiển khi động cơ đang hoạt động, ngoại trừ các trường hợp:
Điểm a) Xe tra nạp nhiên liệu khi đã thiết lập hoạt động hệ thống khóa liên động;
Điểm b) Phương tiện, thiết bị khi đã hạ hệ thống chân chống ở chế độ an toàn;
Điểm c) Phương tiện, thiết bị có vị trí vận hành phục vụ khác với vị trí vận hành di chuyển hoặc xe đầu kéo móc nối đô-ly, moóc hàng hóa, xe băng chuyền tự hành và không tự hành khi hệ thống phanh tay của phương tiện, thiết bị đã được kích hoạt hoàn toàn và phương tiện, thiết bị đã được chèn bánh.
Khoản 15. Khi tiếp cận tàu bay, người điều khiển phương tiện phải tuân theo các quy tắc sau đây:
Điểm a) Chỉ được phép tiếp cận khi tàu bay đã dừng hẳn, đã chèn bánh, động cơ chính đã tắt, đèn cảnh báo chống va chạm đã tắt, trừ trường hợp tàu bay phải có phương tiện hỗ trợ mới tắt được động cơ và phải có tín hiệu xác nhận đảm bảo từ nhân viên thông thoại với tổ lái;
Điểm b) Tiếp cận tàu bay theo đúng thứ tự quy định trong tài liệu khai thác tàu bay;
Điểm c) Đỗ đúng vị trí theo sơ đồ phục vụ của từng loại tàu bay và không được ảnh hưởng đến hoạt động của các phương tiện khác hoạt động trên khu bay;
Điểm d) Đảm bảo có người hướng dẫn đối với các phương tiện tiếp cận tàu bay, trừ các phương tiện có hệ thống tự động tiếp cận tàu bay.
Khoản 16. Người điều khiển phương tiện phải nắm rõ sơ đồ mặt bằng vị trí khai thác, các luồng tuyến dành cho phương tiện di chuyển hoạt động, các tín hiệu đèn, biển báo, biển chỉ dẫn, tín hiệu sơn kẻ, quy định vận hành phương tiện, thiết bị trên sân đỗ.
Khoản 17. Người làm việc trên sân đỗ tàu bay không được đi lại trên đường công vụ dành cho phương tiện, chỉ được phép đi cắt ngang qua đường công vụ tại các vị trí dành cho người đi bộ, trừ người làm nhiệm vụ kiểm tra, vệ sinh sân đường; chú ý quan sát, giữ khoảng cách an toàn khi di chuyển ngang qua khu vực có hoạt động phục vụ, khai thác mặt đất và khi có tàu bay đang hoạt động. Người khai thác cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm xác định vị trí cho phép người làm việc trên sân đỗ tàu bay được cắt ngang đường công vụ trong khu bay.
Khoản 18. Người làm việc trên sân đỗ tàu bay không được tạm nghỉ, tránh nắng, mưa bên dưới, sát cạnh, xung quanh phương tiện, thiết bị mặt đất đang chờ phục vụ tàu bay.
Khoản 19. Khi phương tiện đang di chuyển trên đường công vụ trong khu bay, người vận hành phương tiện và người ngồi trên phương tiện phải thắt dây an toàn tại vị trí có trang bị dây an toàn.
Khoản 20. Không mang chất dễ cháy, chất nổ, chất độc hại, chất ăn mòn hoặc bất kỳ chất nào khác có khả năng gây ảnh hưởng đến công trình, trang thiết bị khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền.
Khoản 21. Không hút thuốc, đốt lửa, tạo ra nguồn lửa hở trong khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay.
Khoản 22. Không vứt rác và chất thải trong khu bay.
Khoản 23. Không sử dụng điện thoại di động khi đang vận hành, điều khiển các phương tiện, trang thiết bị mặt đất, trừ trường hợp khẩn cấp phải liên lạc hoặc bộ đàm liên lạc hỏng.
Khoản 24. Khi không có nhiệm vụ, người, phương tiện không được phép tiếp cận tàu bay, tiếp cận trang thiết bị tại khu bay và di chuyển trên khu vực hoạt động của sân bay.
Điều 30 Sử dụng phương tiện, thiết bị hoạt động trong khu bay
Khoản 1. Việc sử dụng phương tiện, thiết bị hoạt động trong khu bay phải có giấy phép kiểm soát an ninh hàng không theo quy định do cơ quan có thẩm quyền cấp còn hiệu lực.
Khoản 2. Phương tiện, thiết bị hoạt động thường xuyên tại khu bay phải được đánh dấu nhận biết đơn vị quản lý bằng tên đầy đủ của đơn vị hoặc viết tắt (tiếng Anh hoặc tiếng Việt).
Khoản 3. Không được phép sử dụng xe đạp, xe máy trong khu bay, trừ các trường hợp sau:
Điểm a) Lực lượng an ninh hàng không sử dụng xe đạp để di chuyển trong khu bay khi làm nhiệm vụ tuần tra, canh gác; sử dụng xe đạp, xe máy để tuần tra trên đường công vụ trong khu bay theo các quy định về an ninh hàng không và trong tài liệu khai thác sân bay có quy định cụ thể về tuyến đường di chuyển, phương án đảm bảo an toàn khai thác trong điều kiện thời tiết nguy hiểm hoặc tầm nhìn hạn chế;
Điểm b) Nhân viên sử dụng xe máy di chuyển trên đường công vụ để đảm bảo kỹ thuật cho các hệ thống cung cấp dịch vụ thông tin, dẫn đường, giám sát trong khu bay, khảo sát sửa chữa các hạng mục công trình, thiết bị trong khu bay; xua đuổi động vật hoang dã hoặc ngăn chặn các trường hợp xâm nhập trái phép vào khu bay và trong tài liệu khai thác sân bay có quy định cụ thể về tuyến đường di chuyển, phương án đảm bảo an toàn khai thác trong điều kiện thời tiết nguy hiểm hoặc tầm nhìn hạn chế;
Điểm c) Nhân viên đánh tín hiệu tại sân bay sử dụng xe đạp trong khu bay để thực hiện nhiệm vụ đánh tín hiệu tại sân bay và trong tài liệu khai thác sân bay có quy định cụ thể về tuyến đường di chuyển, vị trí hoặc khu vực đỗ xe đạp để cung cấp dịch vụ đánh tín hiệu, phương án đảm bảo an toàn khai thác trong điều kiện thời tiết nguy hiểm hoặc tầm nhìn hạn chế;
Điểm d) Nhân viên làm nhiệm vụ vệ sinh, kiểm soát sân đỗ tàu bay sử dụng xe đạp lưu thông trên đường công vụ đến các vị trí đỗ tàu bay để thực hiện nhiệm vụ thu gom vật ngoại lai, phối hợp xử lý sự cố tràn dầu và trong tài liệu khai thác sân bay có quy định cụ thể về tuyến di chuyển, vị trí hoặc khu vực đỗ xe đạp, phương án đảm bảo an toàn khai thác trong điều kiện thời tiết nguy hiểm hoặc tầm nhìn hạn chế.
Khoản 4. Các đơn vị cung cấp dịch vụ hàng không, dịch vụ phục vụ kỹ thuật mặt đất phải xây dựng:
Điểm a) Quy trình tiếp cận, phục vụ tàu bay cho phương tiện, thiết bị nhằm đảm bảo an toàn khai thác khu bay, đảm bảo phù hợp với tài liệu khai thác tàu bay;
Điểm b) Phương án di dời phương tiện mất khả năng di chuyển; thống nhất phương án với người khai thác cảng hàng không, sân bay để phù hợp với tài liệu khai thác sân bay và các quy định về an toàn khai thác tại khu vực hạn chế cảng hàng không, sân bay;
Điểm c) Các phương án xử lý tình huống bất thường khác trong phạm vi trách nhiệm dịch vụ do đơn vị cung cấp.
Khoản 5. Trên phương tiện, thiết bị phải được trang bị các thiết bị phòng cháy, chữa cháy phù hợp. Các thiết bị chữa cháy phải được kiểm tra định kỳ, còn trong thời hạn sử dụng theo quy định.
Khoản 6. Phương tiện phải được bật đèn chiếu gần (đèn cốt), đèn xoay hoặc đèn nháy (đèn cảnh báo) và không dùng đèn pha (đèn chiếu xa) khi vận hành các phương tiện, thiết bị vào ban đêm hoặc khi trời mù, trời mưa, tầm nhìn hạn chế, ngoại trừ xe kéo đẩy tàu bay đang kéo, đẩy tàu bay. | |
Thông Tư 29/2021/TT-BGTVT quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay .
Chương II
* Điều 30
- Khoản 4
+ Điểm b
+ Điểm c
- Khoản 5
- Khoản 6
- Khoản 7
- Khoản 8
- Khoản 9
- Khoản 10
- Khoản 11
- Khoản 12
+ Điểm a
+ Điểm b
- Khoản 13
+ Điểm a
+ Điểm b
* Điều 31
* Điều 32
* Điều 33
* Điều 34
* Điều 35
* Điều 36
* Điều 37
* Điều 38
* Điều 39
* Điều 40
* Điều 41
* Điều 42 | Thông Tư 29/2021/TT-BGTVT quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay .
Chương II
Điều 30 Sử dụng phương tiện, thiết bị hoạt động trong khu bay
Khoản 4
Điểm b) Phương án di dời phương tiện mất khả năng di chuyển; thống nhất phương án với người khai thác cảng hàng không, sân bay để phù hợp với tài liệu khai thác sân bay và các quy định về an toàn khai thác tại khu vực hạn chế cảng hàng không, sân bay;
Điểm c) Các phương án xử lý tình huống bất thường khác trong phạm vi trách nhiệm dịch vụ do đơn vị cung cấp.
Khoản 5. Trên phương tiện, thiết bị phải được trang bị các thiết bị phòng cháy, chữa cháy phù hợp. Các thiết bị chữa cháy phải được kiểm tra định kỳ, còn trong thời hạn sử dụng theo quy định.
Khoản 6. Phương tiện phải được bật đèn chiếu gần (đèn cốt), đèn xoay hoặc đèn nháy (đèn cảnh báo) và không dùng đèn pha (đèn chiếu xa) khi vận hành các phương tiện, thiết bị vào ban đêm hoặc khi trời mù, trời mưa, tầm nhìn hạn chế, ngoại trừ xe kéo đẩy tàu bay đang kéo, đẩy tàu bay.
Khoản 7. Phương tiện, thiết bị không có chân chống (không bao gồm đô-ly, moóc chở hàng hóa, phương tiện tra nạp nhiên liệu cho tàu bay có trang bị hệ thống khóa liên động, cần đẩy tàu bay, thiết bị chống đuôi tàu bay) phải được trang bị vật chèn bánh; vật chèn bánh phải được kiểm tra thường xuyên và để ở vị trí thuận lợi để sử dụng.
Khoản 8. Khi đang đỗ trong sân đỗ hoặc đang dừng, đỗ để phục vụ tàu bay, phương tiện, thiết bị phải được cài phanh tay hoặc đóng chèn bánh hoặc hạ chân chống thủy lực (đối với thiết bị có trang bị chân chống thủy lực); trừ xe tra nạp nhiên liệu có hệ thống khóa liên động.
Khoản 9. Khi người điều khiển phương tiện tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay không có giấy phép điều khiển, vận hành phương tiện, thiết bị hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay thì phải có phương tiện của người khai thác cảng hàng không, sân bay dẫn đường, trừ trường hợp các phương tiện thi công đã xác định luồng tuyến di chuyển theo phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Khoản 10. Phương tiện không được vận chuyển quá tải trọng, quá số người quy định đối với từng loại phương tiện.
Khoản 11. Khi không hoạt động hoặc khi kết thúc phục vụ chuyến bay, các phương tiện, thiết bị phải được đỗ tập kết trong phạm vi giới hạn khu vực tập kết phương tiện, thiết bị theo quy định.
Khoản 12. Phương tiện chuyên ngành hàng không bị dừng hoạt động trong các trường hợp sau:
Điểm a) Không được kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường hoặc không đáp ứng yêu cầu khai thác theo tài liệu kỹ thuật của phương tiện;
Điểm b) Gây sự cố, tai nạn.
Khoản 13. Phương tiện chuyên ngành hàng không quy định tại khoản 12 Điều này được hoạt động trở lại trong các trường hợp sau:
Điểm a) Đã khắc phục các vi phạm quy định tại điểm a khoản 12 Điều này;
Điểm b) Đã xác định nguyên nhân sự cố, tai nạn liên quan đến phương tiện.
Điều 31 Tốc độ di chuyển của phương tiện
Khoản 1. Tốc độ tối đa cho phép:
Điểm a) 05 km/h trong khu vực an toàn vị trí đỗ tàu bay;
Điểm b) 35 km/h trên đường công vụ trên sân đỗ tàu bay;
Điểm c) 50 km/h trên đường công vụ ngoài sân đỗ tàu bay, đường phục vụ công tác tuần tra sân bay.
Khoản 2. Tốc độ tối đa cho phép quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng trong trường hợp có tình huống khẩn nguy tại sân bay. Trong trường hợp này, các phương tiện thực hiện nhiệm vụ khẩn nguy theo kế hoạch khẩn nguy được duyệt và công bố.
Khoản 3. Trong điều kiện đặc biệt của từng cảng hàng không, sân bay và để đảm bảo an toàn khai thác tại khu bay, người khai thác cảng hàng không, sân bay có thể quy định cụ thể tốc độ của phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay trong tài liệu khai thác sân bay, phù hợp với tính năng hoạt động của phương tiện nhưng không được vượt quá tốc độ tối đa cho phép quy định tại khoản 1 Điều này, đồng thời nêu rõ lý do cụ thể và thông báo rộng rãi cho các cơ quan, đơn vị biết, tổ chức thực hiện.
Khoản 4. Người khai thác cảng hàng không, sân bay thực hiện việc sơn tín hiệu giới hạn tốc độ hoặc gắn biển giới hạn tốc độ trên đường công vụ trong khu bay.
Điều 32 Quyền ưu tiên hoạt động trong khu bay
Khoản 1. Người, phương tiện, thiết bị phải dừng, đỗ, di chuyển về vị trí an toàn theo quy định khi tàu bay đang hạ cánh, cất cánh và di chuyển.
Khoản 2. Người, phương tiện, thiết bị hoạt động trên khu bay phải ưu tiên, nhường đường cho xe, phương tiện tham gia ứng phó tình huống khẩn nguy sân bay, phục vụ chuyến bay chuyên cơ.
Khoản 3. Người, phương tiện, thiết bị hoạt động trên khu bay phải ưu tiên nhường đường cho phương tiện, xe kéo đẩy đang kéo, đẩy tàu bay.
Điều 33 Hoạt động của người, phương tiện khi di chuyển trên đường cất hạ cánh, đường lăn
Khoản 1. Người và phương tiện khi tham gia hoạt động trên đường cất hạ cánh, đường lăn phải được sự đồng ý và tuân thủ nghiêm hướng dẫn của kiểm soát viên không lưu; đảm bảo liên lạc được thông suốt và liên tục trong quá trình hoạt động.
Khoản 2. Khi nhận được yêu cầu di chuyển ra khỏi đường cất hạ cánh, đường lăn từ đài kiểm soát tại sân bay, người, phương tiện phải nhanh chóng di chuyển đảm bảo khoảng cách an toàn theo quy định so với tim đường cất hạ cánh, đường lăn.
Khoản 3. Người và phương tiện đang di chuyển trên đường lăn phải dừng chờ tại vị trí chờ trên đường lăn trước khi lên đường cất hạ cánh hoặc tại các giao điểm của các đường lăn trừ khi được phép của đài kiểm soát tại sân bay.
Khoản 4. Trong trường hợp mất liên lạc, người điều khiển phương tiện phải:
Điểm a) Tìm mọi cách để thiết lập lại liên lạc với kiểm soát viên không lưu;
Điểm b) Chủ động quan sát hoạt động trên đường cất hạ cánh, đường lăn và thực hiện việc di dời khỏi đường cất hạ cánh, đường lăn, đảm bảo khoảng cách an toàn đối với tim đường cất hạ cánh, đường lăn và dừng chờ cho đến khi liên lạc hoặc nhận được chỉ dẫn của đài kiểm soát tại sân bay bằng tín hiệu đèn theo quy định;
Điểm c) Sử dụng các thiết bị liên lạc cần thiết để liên lạc trực tiếp với người khai thác cảng hàng không, sân bay và đài kiểm soát tại sân bay để thông báo việc di chuyển ra khỏi đường cất hạ cánh, đường lăn và phối hợp xử lý.
Điều 34 Đảm bảo chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện
Khoản 1. Các phương tiện hoạt động trong khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay thuộc danh mục được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này phải được kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về kiểm định chất lượng an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường đối với xe ô tô, xe máy chuyên dùng, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ; chất lượng an toàn kỹ thuật đối với thiết bị xếp dỡ, nồi hơi, thiết bị áp lực sử dụng trong giao thông vận tải.
Khoản 2. Các phương tiện hoạt động trong khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay đang khai thác, sử dụng ổn định nhưng không có một trong các giấy tờ theo quy định về kiểm định chất lượng an toàn kỹ thuật, an toàn lao động, bảo vệ môi trường, người sở hữu hoặc người khai thác, sử dụng phương tiện hoạt động trong khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm xác định và chịu trách nhiệm về nguồn gốc phương tiện và thay thế giấy tờ chứng minh nguồn gốc phương tiện theo quy định về kiểm định chất lượng an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường.
Điều 35 Bảo dưỡng phương tiện, thiết bị
Người khai thác phương tiện, thiết bị phải thực hiện việc bảo dưỡng thiết bị, phương tiện theo quy định của tài liệu hướng dẫn kỹ thuật của phương tiện nhằm bảo đảm an toàn trong quá trình khai thác.
Điều 36 Tài liệu kỹ thuật của phương tiện
Người khai thác phương tiện phải lập tài liệu kỹ thuật của phương tiện hoạt động trong khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay. Tài liệu kỹ thuật của phương tiện bao gồm: tài liệu hướng dẫn kỹ thuật; tài liệu khai thác kỹ thuật; lý lịch và hồ sơ cải tạo, thay đổi kiểu loại.
Điều 37 Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật của phương tiện
Khoản 1. Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật là tài liệu do người chế tạo hoặc người khai thác phương tiện ban hành để hướng dẫn việc thực hiện các tiêu chuẩn kỹ thuật trong quá trình thiết kế, chế tạo, khai thác, bảo dưỡng phương tiện. Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật bao gồm:
Điểm a) Tài liệu hướng dẫn sử dụng;
Điểm b) Tài liệu hướng dẫn bảo trì;
Điểm c) Tài liệu huấn luyện kỹ thuật.
Khoản 2. Tài liệu hướng dẫn sử dụng là tài liệu đưa ra những thông tin kỹ thuật cần thiết, hướng dẫn cụ thể cho người điều khiển, vận hành và bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện.
Khoản 3. Tài liệu hướng dẫn bảo dưỡng phương tiện là tài liệu đưa ra các thông tin và hướng dẫn cần thiết cho công tác bảo dưỡng phương tiện.
Khoản 4. Tài liệu huấn luyện kỹ thuật bao gồm các tài liệu được sử dụng trong giảng dạy, hướng dẫn, chuyển loại cho nhân viên kỹ thuật tại các cơ sở huấn luyện kỹ thuật hoặc các lớp huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng nhân viên hàng không. Tài liệu huấn luyện kỹ thuật có thể do nhà chế tạo, người khai thác phương tiện hoặc các cơ sở huấn luyện biên soạn và phê chuẩn trước khi sử dụng.
Điều 38 Tài liệu khai thác kỹ thuật của phương tiện
Khoản 1. Tài liệu khai thác kỹ thuật là tài liệu cần thiết cho quá trình khai thác và quản lý kỹ thuật của phương tiện. Tài liệu khai thác kỹ thuật do nhà quản lý, khai thác phương tiện phê chuẩn gồm:
Điểm a) Nhật ký kỹ thuật, biên bản kỹ thuật;
Điểm b) Tài liệu thống kê kỹ thuật;
Điểm c) Báo cáo kỹ thuật;
Điểm d) Báo cáo đột xuất.
Khoản 2. Nhật ký kỹ thuật ghi lại tình trạng kỹ thuật hàng ngày hoặc từng ca của phương tiện.
Khoản 3. Biên bản kỹ thuật ghi lại những sự cố về kỹ thuật đối với phương tiện trong quá trình khai thác.
Khoản 4. Tài liệu thống kê kỹ thuật nhằm tổng hợp, đánh giá tình trạng hoạt động của phương tiện trong những chu kỳ nhất định, bao gồm các số liệu thống kê về: số giờ hoạt động, số lần làm việc, số ki lô mét đã chạy, sự cố kỹ thuật và các số liệu khác do cơ sở quyết định.
Khoản 5. Báo cáo kỹ thuật là tài liệu tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động kỹ thuật của phương tiện bao gồm: báo cáo số lượng phương tiện đạt tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật và môi trường, được cấp giấy phép hoạt động; phương tiện không đạt tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật và môi trường, không được cấp giấy phép hoạt động, chờ thanh lý; phương tiện được đầu tư mới.
Khoản 6. Báo cáo đột xuất là báo cáo khi phương tiện gây ra sự cố, hỏng hóc đối với tàu bay. Báo cáo bao gồm các nội dung sau đây:
Điểm a) Tên gọi và ký hiệu phương tiện gây ra sự cố;
Điểm b) Ngày, giờ, địa điểm xảy ra sự cố kỹ thuật;
Điểm c) Biên bản xác nhận diễn biến và hiện trạng sau khi xảy ra sự cố kỹ thuật;
Điểm d) Sơ bộ xác định nguyên nhân có thể gây ra sự cố và mức độ hư hại;
Điểm đ) Kiến nghị và biện pháp xử lý.
Điều 39 Lý lịch kỹ thuật và hồ sơ cải tạo, thay đổi kiểu loại của phương tiện
Khoản 1. Lý lịch kỹ thuật của phương tiện là tài liệu ghi lại nguồn gốc xuất xứ, tên, ký hiệu, chức năng chính, quá trình hoạt động, bảo dưỡng phương tiện.
Khoản 2. Lý lịch kỹ thuật do người quản lý, khai thác phương tiện xây dựng và bao gồm các nội dung sau đây:
Điểm a) Tên và địa chỉ của người khai thác;
Điểm b) Tên gọi, ký hiệu, số đăng ký của phương tiện;
Điểm c) Công dụng;
Điểm d) Nước sản xuất;
Điểm đ) Số khung, số máy, số các cụm tổng thành chính;
Điểm e) Ngày sản xuất, ngày sử dụng;
Điểm g) Ngày bảo dưỡng, sửa chữa.
Khoản 3. Hồ sơ cải tạo, thay đổi kiểu loại phương tiện do người quản lý, khai thác xây dựng và bao gồm các nội dung sau đây:
Điểm a) Tên, ký hiệu kiểu loại phương tiện được cải tiến hoặc thay đổi kiểu loại;
Điểm b) Lý do cải tiến hoặc thay đổi;
Điểm c) Xác nhận việc cải tiến, thay đổi kiểu loại phương tiện phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
Điểm d) Ngày cấp;
Điểm đ) Người cấp.
Điều 40 Quy cách biển số hoạt động của phương tiện chuyên ngành hàng không
Khoản 1. Phần chữ mô tả ký hiệu mã (code) IATA của cảng hàng không nơi phương tiện hoạt động.
Khoản 2. Chữ số đầu chỉ đơn vị quản lý khai thác phương tiện:
Điểm a) 1 là phương tiện của người khai thác cảng hàng không, sân bay;
Điểm b) 2 là phương tiện của các hãng hàng không;
Điểm c) 3 là phương tiện của các đơn vị cung cấp dịch vụ hàng không khác.
Khoản 3. Hai chữ số tiếp theo chỉ loại phương tiện do Cục Hàng không Việt Nam công bố.
Khoản 4. Sau hai chữ số chỉ loại phương tiện là những chữ số chỉ số thứ tự được cấp phép của từng loại phương tiện, bắt đầu từ 01.
Khoản 5. Chất liệu của biển số: biển số xe được sản xuất bằng kim loại, có màng phản quang, nền màu xanh, chữ và số màu trắng.
Khoản 6. Tùy thuộc thiết kế của phương tiện chuyên dùng, đơn vị quản lý, khai thác phương tiện chuyên dùng đề xuất sử dụng loại biển phù hợp như sau:
Điểm a) Biển số ngắn, kích thước: chiều cao 165 mm, chiều dài 330 mm;
Điểm b) Biển số dài, kích thước: chiều cao 110 mm, chiều dài 520 mm;
Điểm c) Biển số kích thước trung bình: chiều cao 140 mm, chiều dài 190 mm.
Khoản 7. Kích thước chữ và số trên biển số
Điểm a) Chiều cao của chữ và số: 63 mm;
Điểm b) Chiều rộng của chữ và số: 38 mm;
Điểm c) Nét đậm của chữ và số: 10 mm;
Điểm d) Kích thước gạch ngang (-): chiều dài 14 mm; chiều rộng 10 mm.
Điều 41 Sử dụng bộ đàm trong khu bay
Khoản 1. Người sử dụng bộ đàm phải điều chỉnh đúng tần số quy định, duy trì liên lạc hai chiều và không được phép chen ngang, làm gián đoạn liên lạc.
Khoản 2. Việc trao đổi thông tin trên tần số với đài kiểm soát tại sân bay phải ngắn gọn, nêu rõ người gọi, người nghe. Không được phép việc sử dụng bộ đàm vào mục đích riêng.
Điều 42 Sử dụng tín hiệu bằng tay
Khoản 1. Các loại tín hiệu bằng tay để chỉ dẫn cho nhân viên vận hành các loại phương tiện, thiết bị mặt đất, người chỉ huy kéo đẩy đến nhân viên điều khiển xe kéo đẩy tàu bay, người cảnh giới đến người chỉ huy kéo đẩy và nhân viên điều khiển xe kéo đẩy tàu bay. | |
Thông Tư 29/2021/TT-BGTVT quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay .
Chương II
* Điều 42
- Khoản 7
+ Điểm b
+ Điểm c
+ Điểm d
* Điều 41
* Điều 42
* Điều 43
* Điều 44
* Điều 45
* Điều 46
* Điều 47
* Điều 48
* Điều 49
* Điều 50
- Khoản 1
- Khoản 2
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
+ Điểm d | Thông Tư 29/2021/TT-BGTVT quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay .
Chương II
Điều 42 Sử dụng tín hiệu bằng tay
Khoản 7
Điểm b) Chiều rộng của chữ và số: 38 mm;
Điểm c) Nét đậm của chữ và số: 10 mm;
Điểm d) Kích thước gạch ngang (-): chiều dài 14 mm; chiều rộng 10 mm.
Điều 41 Sử dụng bộ đàm trong khu bay
Khoản 1. Người sử dụng bộ đàm phải điều chỉnh đúng tần số quy định, duy trì liên lạc hai chiều và không được phép chen ngang, làm gián đoạn liên lạc.
Khoản 2. Việc trao đổi thông tin trên tần số với đài kiểm soát tại sân bay phải ngắn gọn, nêu rõ người gọi, người nghe. Không được phép việc sử dụng bộ đàm vào mục đích riêng.
Điều 42 Sử dụng tín hiệu bằng tay
Khoản 1. Các loại tín hiệu bằng tay để chỉ dẫn cho nhân viên vận hành các loại phương tiện, thiết bị mặt đất, người chỉ huy kéo đẩy đến nhân viên điều khiển xe kéo đẩy tàu bay, người cảnh giới đến người chỉ huy kéo đẩy và nhân viên điều khiển xe kéo đẩy tàu bay.
Khoản 2. Việc sử dụng tín hiệu bằng tay được thực hiện theo tài liệu IGOM của IATA.
Khoản 3. Các đơn vị cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay phải có hướng dẫn về sử dụng tín hiệu bằng tay cho nhân viên làm việc tại khu bay.
Điều 43 Tập kết phương tiện, thiết bị khi không hoạt động
Khoản 1. Phương tiện, thiết bị không hoạt động phải được đỗ đúng vị trí tập kết quy định trên sân đỗ tàu bay đã được sơn kẻ tín hiệu hoặc khu vực sân tập kết phương tiện, thiết bị.
Khoản 2. Khi đỗ tại vị trí tập kết, phương tiện phải được kéo phanh tay, chèn bánh hoặc hạ chân chống.
Khoản 3. Phương tiện, thiết bị phải sắp xếp có trật tự, đảm bảo dễ dàng thoát ly và không gây cản trở cho các phương tiện, trang thiết bị khác.
Khoản 4. Trong trường hợp có gió lớn, các phương tiện, thiết bị khi không hoạt động phải được chằng néo, cố định chắc chắn để không bị cuốn ra khỏi khu vực tập kết.
Điều 44 Xử lý ban đầu đối với các sự cố, vụ việc liên quan đến người và phương tiện hoạt động tại khu bay
Khoản 1. Phương tiện, thiết bị khi hoạt động trên đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay gặp sự cố hoặc hư hỏng, người điều khiển phương tiện, thiết bị phải thông báo ngay cho đài kiểm soát tại sân bay, người khai thác cảng hàng không, sân bay.
Khoản 2. Đơn vị quản lý, khai thác phương tiện, thiết bị hoạt động trong khu bay phải tổ chức di dời phương tiện, thiết bị gặp sự cố về kỹ thuật hoặc hư hỏng đến khu vực an toàn theo yêu cầu của người khai thác cảng hàng không, sân bay; không được phép sửa chữa phương tiện, thiết bị trên đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay.
Khoản 3. Trường hợp đơn vị quản lý, khai thác phương tiện, thiết bị không có khả năng di dời hoặc triển khai chậm phương án di dời phương tiện, thiết bị, làm ảnh hưởng đến hoạt động bay, người khai thác cảng hàng không, sân bay tổ chức di dời phương tiện, thiết bị đang gặp sự cố hoặc hư hỏng. Đơn vị quản lý, khai thác phương tiện, thiết bị có trách nhiệm hiệp đồng, thỏa thuận với người khai thác cảng hàng không, sân bay để tổ chức di dời phương tiện, thiết bị đang gặp sự cố hoặc hư hỏng.
Khoản 4. Người làm việc tại khu bay khi thấy sự cố, vụ việc cháy nổ phải:
Điểm a) Nhanh chóng dập tắt đám cháy bằng các phương tiện, trang thiết bị chữa cháy tại chỗ, đồng thời tìm mọi biện pháp để cách ly đám cháy với tàu bay và các phương tiện khác;
Điểm b) Thông báo ngay cho đài kiểm soát tại sân bay, người khai thác cảng hàng không, sân bay để điều hành hoạt động của tàu bay, đồng thời thông báo cho người khai thác cảng hàng không, sân bay để xử lý tình huống.
Khoản 5. Người làm việc tại khu bay khi thấy sự cố, vụ việc va chạm phải:
Điểm a) Giữ nguyên hiện trường đến khi cơ quan chức năng có mặt;
Điểm b) Thông báo cho đài kiểm soát tại sân bay, người khai thác cảng hàng không, sân bay, Cảng vụ hàng không và các cơ quan chức năng để xử lý.
Khoản 6. Người làm việc tại khu bay khi thấy sự cố, vụ việc tràn nhiên liệu phải:
Điểm a) Lau sạch ngay nhiên liệu bị tràn hoặc bị đổ ra ngoài;
Điểm b) Thông báo ngay cho đài kiểm soát tại sân bay và người khai thác cảng hàng không, sân bay để xử lý trong trường hợp nhiên liệu bị tràn diện tích lan rộng hơn 04 m2.
Khoản 7. Đài kiểm soát tại sân bay và người khai thác cảng hàng không, sân bay phối hợp thông báo cho người và phương tiện không được di chuyển qua khu vực nhiên liệu tràn; yêu cầu các phương tiện đang hoạt động gần khu vực nhiên liệu tràn phải di chuyển ra xa hoặc tắt động cơ. MỤC 3. AN TOÀN TỐI THIỂU KHI CUNG CẤP DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG
Điều 45 Cung cấp dịch vụ xe dẫn tàu bay
Khoản 1. Khi dẫn tàu bay, xe dẫn tàu bay và tàu bay phải bảo đảm khoảng cách từ khoảng 150 m đến 200 m.
Khoản 2. Người vận hành xe dẫn tàu bay phải tuyệt đối chấp hành huấn lệnh của đài kiểm soát tại sân bay trong quá trình dẫn tàu bay.
Khoản 3. Dịch vụ xe dẫn được cung cấp cho tàu bay đi, đến hoặc cho các phương tiện hoạt động không thường xuyên trong khu bay khi có yêu cầu.
Điều 46 Cung cấp dịch vụ kéo, đẩy tàu bay
Khoản 1. Khi cung cấp dịch vụ kéo, đẩy tàu bay, phải sử dụng xe kéo đẩy và cần kéo đẩy phù hợp với từng loại tàu bay.
Khoản 2. Người điều khiển xe kéo đẩy tàu bay phải thực hiện đúng quy trình vận hành khai thác.
Khoản 3. Khi điều khiển xe kéo đẩy tàu bay, người điều khiển tuân thủ các giới hạn về tốc độ như sau:
Điểm a) Không vượt quá 10 km/h khi đang kéo, đẩy tàu bay;
Điểm b) Không vượt quá 25 km/h khi chạy không tải.
Khoản 4. Trong quá trình kéo, đẩy tàu bay không được:
Điểm a) Tăng tốc hoặc dừng đột ngột;
Điểm b) Để người đu, bám bên ngoài buồng lái của xe kéo đẩy tàu bay;
Điểm c) Để chèn bánh hoặc vật khác trên cần kéo đẩy tàu bay;
Điểm d) Để người đứng, ngồi trên cần kéo đẩy tàu bay;
Điểm đ) Cài số lùi để kéo tàu bay.
Khoản 5. Khi kéo, đẩy tàu bay trong điều kiện ban đêm hoặc sương mù, phải đảm bảo đèn chống va chạm, đèn đầu mút cánh tàu bay đã được bật sáng và đèn pha, đèn tín hiệu trên nóc xe kéo đẩy phải bật sáng.
Khoản 6. Phải có nhân viên cảnh giới trong quá trình kéo, đẩy tàu bay trong các trường hợp sau:
Điểm a) Tàu bay không thể bật đèn chống va chạm, đèn đầu mút cánh tàu bay, phải có nhân viên cảnh giới ở hai bên đầu mút cánh tàu bay;
Điểm b) Có hoạt động xây dựng, sửa chữa trên đường lăn hoặc lân cận vị trí đỗ làm hạn chế khoảng cách an toàn đối với tàu bay;
Điểm c) Điều kiện thời tiết làm hạn chế tầm nhìn khi hoạt động;
Điểm d) Tàu bay khi được đẩy ra hoặc kéo vào; lăn ra hoặc lăn vào vị trí đỗ mà bên cạnh có tàu bay, phương tiện, thiết bị khác khác đỗ thì phải có người cảnh giới ở hai bên đầu mút cánh tàu bay.
Khoản 7. Trước khi kéo, đẩy tàu bay, nhân viên điều khiển xe kéo đẩy tàu bay và người chỉ huy kéo đẩy tàu bay phải kiểm tra, quan sát các phương tiện, thiết bị khác đảm bảo đã rút ra khỏi khu vực an toàn tại vị trí đỗ tàu bay; tiến hành việc kéo, đẩy tàu bay theo huấn lệnh của người chỉ huy kéo đẩy và phải giữ liên lạc hai chiều với kiểm soát viên không lưu.
Khoản 8. Trong quá trình kéo, đẩy tàu bay từ vệt lăn trên sân đỗ vào vị trí đỗ tàu bay và ngược lại, nhân viên điều khiển xe kéo đẩy tàu bay phải chấp hành lệnh của người chỉ huy kéo đẩy, người chỉ huy kéo đẩy phải ở trong tầm nhìn thấy của nhân viên điều khiển xe kéo đẩy tàu bay và nhân viên kỹ thuật tàu bay, đồng thời giữ khoảng cách di chuyển an toàn tối thiểu là 03 m so với xe kéo đẩy tàu bay, cần kéo đẩy và mũi tàu bay; nhân viên cảnh giới phải quan sát hai bên mút cánh tàu bay và phía sau tàu bay để đảm bảo an toàn trong quá trình kéo đẩy.
Khoản 9. Chỉ được phép kéo, đẩy tàu bay theo đúng các vệt lăn, vệt dẫn lăn quy định. Khi kéo, đẩy tàu bay không được vượt quá góc giới hạn quy định được đánh dấu tại vị trí càng bánh mũi.
Điều 47 Vận hành cầu hành khách
Khoản 1. Trong trường hợp tốc độ gió dự báo vượt quá 48 km/h, cầu hành khách sau khi cập vào tàu bay phải được chèn bánh.
Khoản 2. Khi tốc độ gió dự báo vượt quá 96 km/h, phải quay cầu hành khách để tránh hướng gió, hạn chế bề mặt tiếp xúc với gió. Cầu hành khách phải được xếp rút, hạ thấp hoàn toàn và phải được chèn bánh. Không được quay đầu với một góc lớn hơn 87,5° tính từ đường tâm trừ trường hợp thông số kỹ thuật của nhà sản xuất cầu hành khách cho phép.
Khoản 3. Khi tốc độ gió dự báo vượt quá 144 km/h:
Điểm a) Phải thu các nhánh cầu hành khách về vị trí không khai thác; đỗ cầu hành khách sao cho tâm của cầu được định vị trên các điểm chằng néo trên bề mặt sân đỗ. Cầu hành khách được định vị để các đai dây chằng vuông góc với đường tâm của cầu khi được thu lại hoàn toàn;
Điểm b) Các gờ mấu dây chằng được đặt sát với đầu cuối của cabin cầu hành khách, được hàn vào thanh dầm chữ I để nâng chống cho buồng điều khiển;
Điểm c) Trường hợp cơ sở hạ tầng không thiết kế có các vị trí để chằng néo cầu hành khách trên mặt sân đỗ tàu bay như yêu cầu tại điểm a, b khoản này, cầu hành khách phải được chèn chặt bánh và thực hiện các quy trình như khi tốc độ gió vượt quá 96 km/h;
Điểm d) Dừng khai thác cầu hành khách.
Khoản 4. Trong trường hợp khi vận hành cầu hành khách gặp khó khăn hay không thể điều khiển được hoặc mất cân bằng trọng tâm, nhân viên vận hành cầu hành khách phải giữ nguyên trạng, ngừng khai thác và báo cáo ngay cho bộ phận kỹ thuật đến sửa chữa.
Khoản 5. Trên các cầu hành khách phải có biển báo ghi rõ độ cao giới hạn đối với phương tiện, thiết bị vận hành dưới cầu hành khách; sơn kẻ bổ sung độ cao giới hạn đối với phương tiện, thiết bị vận hành dưới cầu hành khách trên đường công vụ, dưới cầu hành khách khi cần thiết tăng cường giải pháp an toàn khai thác. Đối với các loại cầu hành khách không thiết kế hệ thống neo chống bão thì phải thu các nhánh cầu hành khách về vị trí không khai thác; hạ thấp độ cao cầu ở mức thấp nhất, chèn bánh và xoay cabin cầu về vị trí ngược với hướng gió.
Khoản 6. Nhân viên vận hành cầu hành khách không được rời khỏi vị trí cầu hành khách cho đến khi hành khách đã xuống hết tàu bay hoặc lên hết tàu bay, trừ trường hợp nhân viên chỉ vận hành các tính năng cung cấp dịch vụ phụ trợ khác của cầu hành khách như cấp điện, khí lạnh, nước sạch nhưng phải đảm bảo bàn điều khiển cầu hành khách đã được khóa vận hành và không thể tác động vào hệ thống điều khiển.
Khoản 7. Cầu hành khách được sử dụng cùng các dịch vụ kỹ thuật đồng bộ kèm theo tại cầu hành khách. Trong trường hợp có sự cố kỹ thuật đối với cầu hành khách, việc sử dụng dịch vụ kỹ thuật được thực hiện theo thỏa thuận giữa người sử dụng và đơn vị được phép cung ứng dịch vụ tại sân bay.
Điều 48 Cung cấp dịch vụ cấp điện cho tàu bay
Khoản 1. Chỉ thực hiện tiếp cận và nối cáp điện sau khi đã đặt chèn bánh mũi tàu bay.
Khoản 2. Xe cấp điện phải đỗ ở vị trí tương ứng với vị trí cấp điện cho tàu bay theo tài liệu của nhà chế tạo tàu bay công bố và cách các lỗ thông hơi nhiên liệu tàu bay, phương tiện tra nạp tối thiểu 03 m, được kéo phanh và chèn bánh.
Khoản 3. Nhân viên vận hành xe cấp điện phải kiểm tra các tham số trên bảng điều khiển của xe, đảm bảo phù hợp với nguồn điện của tàu bay theo quy định của nhà chế tạo trước khi cấp điện.
Khoản 4. Nhân viên vận hành xe cấp điện, nhân viên vận hành hệ thống cấp điện tại cầu hành khách phải kiểm tra các cáp điện bảo đảm độ cách điện, không bị mòn, rách lớp vỏ bọc. Các đầu cắm điện với tàu bay phải sạch, khô, không hỏng và bảo đảm tiếp xúc tốt với ổ cắm điện trên tàu bay.
Khoản 5. Trong suốt thời gian cấp điện, thiết bị cấp điện phải duy trì được độ ổn định các tham số kỹ thuật của nguồn điện cung cấp.
Khoản 6. Trong quá trình cấp điện, nhân viên kỹ thuật không được rời khỏi vị trí công tác, phối hợp với nhân viên thợ máy và nhân viên thông thoại trong quá trình cấp điện cho tàu bay để đảm bảo an toàn trong quá trình cung cấp dịch vụ.
Khoản 7. Không được sửa chữa, lau chùi các bộ phận của thiết bị trong quá trình cấp điện.
Điều 49 Cung cấp dịch vụ cấp khí cho tàu bay
Khoản 1. Nhân viên vận hành thiết bị cấp khí phải tiến hành theo quy trình kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất thiết bị cho từng loại thiết bị cấp khí.
Khoản 2. Các chất khí qua các thiết bị cấp khí lên tàu bay phải bảo đảm các tiêu chuẩn kỹ thuật, y tế theo quy định trong tài liệu hướng dẫn sử dụng của từng loại thiết bị cấp khí; không được nạp những chất khí không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật, y tế hoặc hết hạn sử dụng lên tàu bay.
Khoản 3. Không được sử dụng các bình tích áp đã hết niên hạn sử dụng theo quy định.
Khoản 4. Không được dùng giẻ lau hoặc dụng cụ có dính dầu mỡ đối với thiết bị cấp khí ô xy.
Khoản 5. Khi làm việc với các thiết bị cấp khí, nhân viên kỹ thuật cần phải biết chắc chắn biểu đồ quan hệ giữa nhiệt độ và áp suất các chất khí có trong các tài liệu hướng dẫn sử dụng để bảo đảm an toàn khi vận hành.
Khoản 6. Không được mở van cấp khí một cách đột ngột khi cấp khí cho tàu bay.
Khoản 7. Không được tháo, lắp các đầu nối ống dẫn khí khi trong hệ thống chưa xả hết áp suất dư.
Khoản 8. Phải xả hết áp suất dư trong hệ thống đường ống khi chưa cấp khí; các đầu nối ống dẫn khí cần đậy nắp cẩn thận và giữ gìn sạch sẽ, khô ráo khi chưa cấp khí.
Khoản 9. Khí ô xy cấp cho tàu bay phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn. Khi tiến hành cấp khí ô xy cho tàu bay phải bố trí các thiết bị cứu hỏa thích hợp đầy đủ và nếu cần chiếu sáng thì phải dùng các đèn chống nổ.
Điều 50 Cung cấp dịch vụ tra nạp nhiên liệu tàu bay
Khoản 1. Việc tra nạp nhiên liệu lên tàu bay phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo đảm kỹ thuật nhiên liệu hàng không và các quy định tại Điều này.
Khoản 2. Trừ trường hợp không được phép nạp nhiên liệu cho tàu bay theo quy định của pháp luật về bảo đảm kỹ thuật nhiên liệu hàng không, khi nạp nhiên liệu có thể cho hành khách lên, xuống hoặc ở trên tàu bay trong trường hợp đáp ứng các yêu cầu sau:
Điểm a) Có sự thống nhất với người khai thác cảng hàng không, sân bay để đảm bảo phù hợp với năng lực cứu nạn, chữa cháy của sân bay;
Điểm b) Đại diện hãng hàng không hoặc đơn vị phục vụ mặt đất được hãng hàng không ủy quyền phải thông báo cho hành khách và nhân viên đang ở trên tàu bay việc nạp nhiên liệu;
Điểm c) Hành khách và nhân viên trên tàu bay không được sử dụng bất cứ thiết bị nào có thể phát lửa;
Điểm d) Đối với chuyến bay không sử dụng cầu hành khách, các xe thang phải trực sẵn ở các cửa tàu bay để hành khách và nhân viên có thể thoát ra ngoài khi có sự cố; | |
Thông Tư 29/2021/TT-BGTVT quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay .
Chương II
* Điều 50
- Khoản 2
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
+ Điểm d
+ Điểm đ
* Điều 51
* Điều 52
* Điều 53
* Điều 54
* Điều 55
* Điều 56
* Điều 57
* Điều 58
* Điều 59 | Thông Tư 29/2021/TT-BGTVT quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay .
Chương II
Điều 50 Cung cấp dịch vụ tra nạp nhiên liệu tàu bay
Khoản 2. Trừ trường hợp không được phép nạp nhiên liệu cho tàu bay theo quy định của pháp luật về bảo đảm kỹ thuật nhiên liệu hàng không, khi nạp nhiên liệu có thể cho hành khách lên, xuống hoặc ở trên tàu bay trong trường hợp đáp ứng các yêu cầu sau:
Điểm a) Có sự thống nhất với người khai thác cảng hàng không, sân bay để đảm bảo phù hợp với năng lực cứu nạn, chữa cháy của sân bay;
Điểm b) Đại diện hãng hàng không hoặc đơn vị phục vụ mặt đất được hãng hàng không ủy quyền phải thông báo cho hành khách và nhân viên đang ở trên tàu bay việc nạp nhiên liệu;
Điểm c) Hành khách và nhân viên trên tàu bay không được sử dụng bất cứ thiết bị nào có thể phát lửa;
Điểm d) Đối với chuyến bay không sử dụng cầu hành khách, các xe thang phải trực sẵn ở các cửa tàu bay để hành khách và nhân viên có thể thoát ra ngoài khi có sự cố;
Điểm đ) Xe chữa cháy sẵn sàng tại vị trí nhà trực.
Điều 51 Cung cấp chất lỏng khác lên tàu bay
Khoản 1. Đơn vị cung cấp dịch vụ hàng không phải sử dụng phương tiện chuyên dùng khi nạp các chất lỏng khác nhau. Việc nối nạp các chất lỏng với các hệ thống tàu bay phải được thực hiện bằng đầu nối phù hợp.
Khoản 2. Các chất lỏng nạp lên tàu bay phải phù hợp về chủng loại với chất lỏng trên tàu bay và bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật; không được nạp cho tàu bay những chất lỏng không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật.
Khoản 3. Các thiết bị nạp chất lỏng được kiểm tra thường xuyên về độ sạch của các hệ thống ống dẫn; sau khi sử dụng, đầu các ống dẫn phải được đậy kín để chống cát bụi, hơi nước và nước lọt vào.
Khoản 4. Khi nạp chất lỏng với yêu cầu có áp suất lên tàu bay phải bảo đảm chắc chắn đã xả hết áp suất dư trong hệ thống thủy lực của thiết bị; chất lỏng cho hệ thống thủy lực đã đầy đủ mới bật bơm thủy lực để cấp chất lỏng cho tàu bay.
Khoản 5. Không được tháo, lắp các đầu nối ống dẫn chất lỏng khi trong hệ thống thủy lực chưa xả hết áp suất dư.
Khoản 6. Một số chất lỏng như dầu thủy lực của hệ thống thủy lực tàu bay có tính độc hại đối với con người và môi trường, khi làm việc với những chất lỏng này phải nghiêm chỉnh chấp hành những quy định ghi trong tài liệu hướng dẫn sử dụng.
Khoản 7. Những chất lỏng có ảnh hưởng đến bề mặt sơn phủ, tính dính kết, độ kín hay hạn chế việc chống ô xy hóa phải đặc biệt chú ý trong quá trình nạp, không được làm đổ chất lỏng ra ngoài, khi chất lỏng bị đổ thì phải làm sạch ngay.
Khoản 8. Việc điều khiển các thiết bị cấp chất lỏng cho tàu bay do nhân viên kỹ thuật có giấy phép điều khiển thực hiện phù hợp với tài liệu hướng dẫn sử dụng.
Điều 52 Chất xếp hoặc bốc dỡ hàng hóa, hành lý lên hoặc xuống tàu bay
Khoản 1. Nhân viên điều khiển phương tiện chất xếp hoặc bốc dỡ hàng phải bảo đảm khoảng cách từ phương tiện chất xếp hoặc bốc dỡ hàng đến buồng hàng hóa luôn phù hợp trong quá trình chất xếp hoặc bốc dỡ hàng hóa, hành lý; đóng, mở buồng hàng phải thận trọng.
Khoản 2. Việc sử dụng đòn bẩy khoang hàng hóa của tàu bay phải tuân thủ tài liệu khai thác tàu bay và có sự đồng ý của người khai thác tàu bay.
Khoản 3. Phải kiểm soát chặt chẽ việc điều khiển, kiểm tra khi công-ten-nơ và pa-let được kéo đẩy bằng tay.
Khoản 4. Không chất hàng quá quy định vào công-ten-nơ và mâm hàng; không kéo quá mạnh tránh cho mâm hàng khỏi cong, vênh khi kéo lưới mâm hàng.
Khoản 5. Phải chú ý đến các chốt và thanh chắn cạnh khi đẩy pa-let và công-ten-nơ trên các phương tiện có con lăn hoặc bánh xe; không được đi lại trên các con lăn và bánh xe.
Khoản 7. Người phục vụ không được đứng trên sàn xe nâng khi xe đang di chuyển; thanh dẫn phải đặt đúng vị trí khi xếp dỡ hàng.
Khoản 8. Khi tiếp cận tàu bay, phải giữ khoảng cách giữa cao su giảm chấn đầu băng tải của xe băng chuyền, xe nâng hàng, xe suất ăn, xe thang với cửa tàu bay phù hợp với sự thay đổi vị trí của tàu bay theo phương thẳng đứng do tải trọng thay đổi.
Khoản 9. Xe băng chuyền chỉ được hoạt động khi xe đã tiếp cận đúng vị trí; trong khi chất xếp hoặc bốc dỡ hàng hóa, hành lý các nhân viên phục vụ không được đi lại trên mặt băng tải của xe băng chuyền đang hoạt động.
Khoản 10. Nhân viên chỉ được bước từ cửa buồng hàng tàu bay sang phương tiện hoặc ngược lại khi phương tiện đã dừng hẳn và ở trạng thái ổn định.
Điều 53 Cung cấp một số dịch vụ khác tại khu bay
Khoản 1. Xe thang, cầu hành khách, xe suất ăn, xe phục vụ hành khách hạn chế khả năng di chuyển khi tiếp cận tàu bay cần đảm bảo tấm cao su đệm đầu trên đạt khoảng cách an toàn với thân tàu bay theo khuyến cáo của IATA hoặc các tài liệu khai thác của hãng hàng không.
Khoản 2. Xe suất ăn khi tiếp cận và rời khỏi tàu bay phải đảm bảo sàn trên của xe suất ăn đặt tại vị trí không ảnh hưởng đến việc mở cửa tàu bay; phải có bộ phận bảo vệ ngưỡng cửa tàu bay khi kéo xe suất ăn từ thiết bị thùng nâng xe suất ăn lên tàu bay.
Khoản 3. Xe vệ sinh, xe cấp nước sạch phải bảo đảm vị trí của sàn làm việc theo quy định của tài liệu hướng dẫn vận hành. Nhân viên vận hành không được làm việc trên sàn khi xe còn đang chuyển động; các ống hút, cấp dẫn phải được thu gọn trước khi xe di chuyển.
Khoản 4. Xe đầu kéo không được quá 4 đô-ly và tổng chiều dài các đô-ly không được vượt quá 12,2 m, không kể chiều dài cần kéo. Trước khi kéo phải đảm bảo thùng đựng hàng đã được đậy nắp, chốt của cần kéo đã được lắp chắc chắn, an toàn; chỉ được tháo các đô-ly ra khỏi đầu kéo khi xe đầu kéo đã dừng lại hẳn; không được vừa chạy vừa xả các đô-ly.
Điều 54 Kiểm soát các thiết bị chiếu sáng ảnh hưởng đến hoạt động bay
Khoản 1. Người khai thác cảng hàng không, sân bay chủ trì, phối hợp với cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay tại cảng hàng không để thiết lập sơ đồ các vùng ảnh hưởng đến hoạt động bay của đèn laze, đèn công suất lớn trong tài liệu khai thác sân bay; gửi sơ đồ các vùng ảnh hưởng đến các cơ quan, đơn vị hoạt động tại cảng hàng không, sân bay và chính quyền địa phương để phối hợp kiểm soát.
Khoản 2. Cảng vụ hàng không chủ trì, phối hợp với người khai thác cảng hàng không, sân bay, chính quyền địa phương để thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến các quy định và tổ chức kiểm soát việc sử dụng đèn laze, đèn công suất lớn tại khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay.
Điều 55 Thông tin liên lạc bằng vô tuyến điện
Khoản 1. Việc thông tin liên lạc bằng các thiết bị vô tuyến điện tại cảng hàng không, sân bay phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý tần số vô tuyến điện, pháp luật về hàng không dân dụng.
Khoản 2. Sau khi được các cơ quan có thẩm quyền cấp phép sử dụng các thiết bị vô tuyến điện tại cảng hàng không, sân bay, tổ chức, cá nhân sử dụng các thiết bị vô tuyến điện có trách nhiệm phối hợp với Cảng vụ hàng không, người khai thác cảng hàng không, sân bay, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay để đảm bảo an toàn trong hoạt động khai thác, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hiện nhanh chóng, chính xác nguồn nhiễu và phối hợp xử lý nhiễu có hiệu quả. MỤC 4. AN TOÀN KHAI THÁC KHI CÓ HOẠT ĐỘNG THI CÔNG
Điều 56 Quy định chung
Khoản 1. Hoạt động thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo; phá dỡ công trình; bảo hành, bảo trì công trình xây dựng, đưa công trình vào khai thác tại cảng hàng không, sân bay phải tuân thủ các quy định an toàn khai thác tại cảng hàng không, sân bay; phương án đảm bảo an ninh, an toàn trong quá trình thi công được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận; biện pháp tổ chức thi công đã được chủ đầu tư phê duyệt và các quy định khác có liên quan.
Khoản 2. Hoạt động sửa chữa thường xuyên, đột xuất như sửa chữa nhà cửa, phòng làm việc của các cơ quan đơn vị tại cảng hàng không, sửa chữa hệ thống cấp thoát nước, sửa chữa hệ thống chiếu sáng, bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị văn phòng, sửa chữa công trình, hạng mục công trình kỹ thuật, lắp đặt quảng cáo mà không ảnh hưởng đến an ninh, an toàn khai thác tại khu bay, không làm thay đổi mặt bằng công trình trong tài liệu khai thác có liên quan, người khai thác cảng hàng không, sân bay, người khai thác công trình tổ chức thực hiện, đảm bảo không làm ảnh hưởng đến an ninh, an toàn khai thác theo quy định.
Điều 57 Trách nhiệm của chủ đầu tư
Khoản 1. Chủ trì phối hợp với đơn vị thi công lập phương án đảm bảo an ninh, an toàn và vệ sinh môi trường tại cảng hàng không, sân bay trong quá trình thi công kèm phương án điều chỉnh khai thác đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay, nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa, phương án điều chỉnh khai thác hệ thống thiết bị đảm bảo hoạt động bay (nếu có) để thống nhất với người khai thác cảng hàng không, sân bay trước khi trình cấp có thẩm quyền xem xét, chấp thuận theo quy định.
Khoản 2. Phối hợp với người khai thác cảng hàng không, sân bay để tổ chức phổ biến các quy định về an ninh, an toàn, thông tin liên lạc trong quá trình thi công tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay.
Khoản 3. Bố trí người phụ trách trong suốt quá trình thi công tại cảng hàng không, sân bay để phối hợp với các cơ quan, đơn vị tại cảng hàng không, sân bay trong quá trình thi công.
Khoản 4. Yêu cầu đơn vị thi công, đơn vị giám sát thi công của chủ đầu tư phối hợp với người khai thác cảng hàng không, sân bay, các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tại cảng hàng không, sân bay trong suốt quá trình thi công để giải quyết ngay các vấn đề phát sinh ảnh hưởng đến an toàn khai thác của cảng hàng không, sân bay trong quá trình thi công.
Điều 58 Trách nhiệm của đơn vị thi công, đơn vị giám sát của chủ đầu tư
Khoản 1. Tổ chức phổ biến, huấn luyện cho cán bộ, công nhân viên quy định về an ninh, an toàn hàng không, phòng cháy, chữa cháy; hướng dẫn luồng tuyến di chuyển, cách thông tin liên lạc cho người, phương tiện tham gia hoạt động thi công theo quy định về an ninh, an toàn khai thác tại cảng hàng không, sân bay và phương án đảm bảo an ninh, an toàn và vệ sinh môi trường tại cảng hàng không, sân bay đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Khoản 2. Bố trí người phụ trách, đầu mối liên hệ để phối hợp với các cơ quan, đơn vị tại cảng hàng không, sân bay trong quá trình thi công.
Khoản 3. Thực hiện quy định đảm bảo an toàn, an ninh, vệ sinh môi trường, phòng cháy, chữa cháy, luồng tuyến di chuyển trong suốt quá trình thi công; có biện pháp để kiểm soát người, phương tiện của đơn vị xâm nhập các khu vực khác ngoài khu vực thi công của đơn vị thi công.
Khoản 4. Đơn vị thi công phải trang bị phương tiện, thiết bị chữa cháy phù hợp tại khu vực thi công; việc sử dụng bình khí hóa lỏng, xăng, dầu trong khu vực thi công phải tuân thủ quy định về phòng cháy, chữa cháy.
Khoản 5. Đơn vị thi công phải thiết lập hàng rào, biển báo, sơn kẻ tín hiệu, lắp đặt đèn cảnh báo xung quanh khu vực thi công theo phương án đảm bảo an ninh, an toàn và vệ sinh môi trường tại cảng hàng không, sân bay được duyệt, đảm bảo không để phát sinh vật ngoại lai làm ảnh hưởng đến an toàn hoạt động bay.
Khoản 6. Đơn vị giám sát thi công có trách nhiệm tổ chức giám sát các hoạt động thi công theo đúng phương án đảm bảo an ninh, an toàn và vệ sinh môi trường tại cảng hàng không, sân bay được duyệt trong quá trình thi công; thường xuyên giám sát việc quản lý, sử dụng công cụ, dụng cụ thi công và các vật phẩm nguy hiểm của đơn vị thi công.
Khoản 7. Người phụ trách thi công của đơn vị thi công và người phụ trách giám sát thi công của đơn vị giám sát tại khu bay phải được trang bị bộ đàm hoặc thiết bị phù hợp để liên lạc với đài kiểm soát tại sân bay; tuân thủ các huấn lệnh và chịu sự hướng dẫn của kiểm soát viên không lưu.
Khoản 8. Đơn vị thi công, đơn vị giám sát của chủ đầu tư chịu sự kiểm tra, giám sát của người khai thác cảng hàng không, sân bay, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tại cảng hàng không, sân bay trong suốt quá trình thi công.
Điều 59 Trách nhiệm của người khai thác cảng hàng không, sân bay
Khoản 1. Chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan để thống nhất phương án đảm bảo an ninh, an toàn đối với hoạt động xây dựng, cải tạo, nâng cấp, bảo trì, sửa chữa công trình, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị trong khu vực cảng hàng không, sân bay mà làm ảnh hưởng đến hoạt động khai thác tại cảng hàng không, sân bay trước khi trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.
Khoản 2. Phối hợp với chủ đầu tư, đơn vị thi công hoàn tất việc đánh giá sự thay đổi, nhận dạng các mối nguy ảnh hưởng đến an toàn khai thác trong quá trình thi công, đưa ra giải pháp giảm thiểu mối nguy theo quy định của tài liệu Hệ thống quản lý an toàn.
Khoản 3. Phổ biến các quy định về an ninh, an toàn khai thác và thông tin liên lạc cho đơn vị thi công, chủ đầu tư, tư vấn giám sát khi thi công tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay. Bố trí lực lượng thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động thi công, yêu cầu chủ đầu tư và đơn vị thi công tuân thủ nghiêm phương án đảm bảo an ninh, an toàn đã được phê duyệt; không để vật ngoại lai phát sinh từ khu vực thi công xuất hiện trên khu vực hoạt động của sân bay.
Khoản 4. Thông báo các nội dung liên quan đến hoạt động thi công tại khu bay đến các cơ quan đơn vị có liên quan tại cảng hàng không, sân bay để phối hợp điều hành hoạt động khai thác tại cảng hàng không, sân bay đảm bảo an ninh, an toàn, hiệu quả. Nội dung thông báo gồm:
Điểm a) Nội dung công việc;
Điểm b) Đơn vị thi công;
Điểm c) Đơn vị giám sát;
Điểm d) Thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc;
Điểm đ) Địa điểm, phạm vi công trình;
Điểm e) Bản vẽ mặt bằng vị trí thi công;
Điểm g) Tổng số người và các loại phương tiện, trang thiết bị tham gia;
Điểm h) Phương tiện liên lạc;
Điểm i) Các lưu ý, cảnh báo trong quá trình thi công (nếu có).
Khoản 5. Phối hợp chặt chẽ với cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay tại cảng hàng không, sân bay trong quá trình cung cấp dịch vụ điều hành bay đảm bảo tuyệt đối an toàn hoạt động bay tại cảng hàng không, sân bay.
Khoản 6. Tổ chức các cuộc họp an toàn định kỳ hoặc đột xuất với chủ đầu tư, đơn vị thi công để xem xét, thảo luận các vấn đề an ninh, an toàn; xử lý kịp thời các vấn đề về phát sinh ảnh hưởng đến an ninh, an toàn khai thác; đề xuất cấp có thẩm quyền kịp thời sửa đổi, bổ sung phương án đảm bảo an ninh, an toàn đã được duyệt và tổ chức điều phối các hoạt động khai thác an toàn, hiệu quả trong quá trình thi công.
| |
Thông Tư 29/2021/TT-BGTVT quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay .
Chương II
* Điều 60
- Khoản 6
* Điều 60
* Điều 61
* Điều 62
* Điều 63
* Điều 64
* Điều 65
* Điều 66
* Điều 67
* Điều 68
- Khoản 1
- Khoản 2
+ Điểm a | Thông Tư 29/2021/TT-BGTVT quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay .
Chương II
Điều 60 Nội dung chính của phương án đảm bảo an ninh, an toàn tại cảng hàng không, sân bay
Khoản 6. Tổ chức các cuộc họp an toàn định kỳ hoặc đột xuất với chủ đầu tư, đơn vị thi công để xem xét, thảo luận các vấn đề an ninh, an toàn; xử lý kịp thời các vấn đề về phát sinh ảnh hưởng đến an ninh, an toàn khai thác; đề xuất cấp có thẩm quyền kịp thời sửa đổi, bổ sung phương án đảm bảo an ninh, an toàn đã được duyệt và tổ chức điều phối các hoạt động khai thác an toàn, hiệu quả trong quá trình thi công.
Điều 60 Nội dung chính của phương án đảm bảo an ninh, an toàn tại cảng hàng không, sân bay
Khoản 1. Xác định phạm vi công việc, ranh giới khu vực thi công thể hiện chi tiết bằng hàng rào ranh giới giữa khu vực thi công và khu vực khai thác của cảng hàng không, sân bay; hướng tuyến giao thông của người, phương tiện trong quá trình thi công, vị trí tập kết vật liệu, bãi vật liệu thải tạm thời (nếu có), bãi đỗ phương tiện, thiết bị thi công và khu vực lán trại tạm cho người tham gia thi công.
Khoản 2. Xác định thời gian bắt đầu thi công, thời gian kết thúc thi công. Thời gian thi công phải đảm bảo đủ thời gian thực hiện thủ tục thông báo tin tức hàng không đối với các trường hợp phải thông báo tin tức hàng không theo quy định.
Khoản 3. Xác định các khu vực, phạm vi các công trình nổi và ngầm, các công trình và thiết bị dẫn đường hàng không bị ảnh hưởng bởi hoạt động thi công; các ảnh hưởng chiều cao của phương tiện, thiết bị, vật liệu tập kết và các vấn đề an toàn khai thác có thể xảy ra trong quá trình thi công.
Khoản 4. Xác định quy trình xử lý, phương án khắc phục các ảnh hưởng của quá trình thi công đến hoạt động khai thác thường ngày và an toàn khai thác tại cảng hàng không, sân bay.
Khoản 5. Xác định phương án thi công trong điều kiện tầm nhìn hạn chế, đặc biệt là thi công tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay và gần các hệ thống công trình cấp điện, công trình ngầm.
Khoản 6. Xác định các thông số kỹ thuật chính của công trình, thiết bị dự kiến đưa vào khai thác để thực hiện thủ tục thông báo tin tức hàng không đối với các trường hợp phải thông báo tin tức hàng không theo quy định.
Khoản 7. Đảm bảo sự tuân thủ của người, phương tiện, thiết bị tham gia quá trình thi công tại cảng hàng không, sân bay gồm:
Điểm a) Phương án nhận dạng và kiểm soát người, phương tiện tham gia thi công ra vào khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay;
Điểm b) Cơ chế liên hệ, phối hợp giữa chủ đầu tư, đơn vị thi công với đài kiểm soát tại sân bay, người khai thác cảng hàng không, sân bay, người khai thác công trình trong quá trình thi công để phối hợp xử lý các vấn đề phát sinh, đặc biệt là quy trình xác định vị trí và bảo vệ các công trình ngầm trong khu vực thi công;
Điểm c) Phương án đảm bảo người tham gia thi công được tập huấn về quy định kiểm soát người, phương tiện, an ninh an toàn, vệ sinh môi trường, phòng cháy, chữa cháy khi tham gia thi công tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay;
Điểm d) Đảm bảo thông tin liên lạc, vệ sinh môi trường; kiểm soát vật liệu dễ cháy nổ và công tác phòng cháy, chữa cháy; kiểm soát phát sinh vật ngoại lai sang khu vực đang khai thác của cảng hàng không, sân bay;
Điểm đ) Quy trình kiểm soát nội bộ của chủ đầu tư, tư vấn giám sát và nhà thầu thi công, bao gồm cả phương án xử lý của chủ đầu tư đối với người, phương tiện thi công vi phạm các quy định về an ninh, an toàn tại cảng hàng không, sân bay;
Điểm e) Phương án di dời phương tiện thi công bị hư hỏng để đảm bảo an toàn hoạt động bay; phương án phòng, chống giông, bão. MỤC 5. HOẠT ĐỘNG TRONG ĐIỀU KIỆN THỜI TIẾT NGUY HIỂM
Điều 61 Khai thác trong điều kiện tầm nhìn hạn chế
Khoản 1. Người, phương tiện không được di chuyển vào khu vực hạn chế, khu vực nhạy cảm của thiết bị ILS khi có hoạt động bay, chỉ được chờ tại những vị trí dừng chờ theo quy định.
Khoản 2. Người khai thác cảng hàng không, sân bay phối hợp với đài kiểm soát tại sân bay kiểm soát không cho người, phương tiện hoạt động trong các khu vực hạn chế, khu vực nhạy cảm của thiết bị ILS đường cất hạ cánh trong suốt thời gian áp dụng phương thức khai thác trong điều kiện tầm nhìn hạn chế.
Điều 62 Khai thác trong trường hợp tốc độ gió vượt quá 20 m/s (75 km/h)
Khoản 1. Tàu bay phải được chèn bánh, cài phanh, chằng néo theo phương án chống bão của người khai thác tàu bay.
Khoản 2. Đối với phương tiện, trang thiết bị mặt đất:
Điểm a) Phải được di chuyển về vị trí đỗ quy định;
Điểm b) Hạn chế việc kéo, đẩy tàu bay ra hoặc vào vị trí đỗ;
Điểm c) Ngừng tra nạp nhiên liệu cho tàu bay.
Điều 63 Khai thác trong điều kiện thời tiết nguy hiểm
Khoản 1. Các đơn vị khi nhận được thông tin về thời tiết nguy hiểm hoặc quan sát thấy hiện tượng sấm, chớp, sét phải thông báo ngay cho nhân viên hoạt động trên khu bay.
Khoản 2. Nhân viên làm việc tại khu bay không được trú ẩn bên dưới bất cứ bộ phận nào của thân, cánh tàu bay khi nhận thấy có hiện tượng sấm, chớp, sét; chủ động di chuyển đến các công trình có mái che an toàn chống sét để trú ẩn nếu không có công việc thực sự cấp thiết.
Khoản 3. Tạm dừng các công việc đang làm trên cao.
Khoản 4. Dừng ngay việc tra nạp nhiên liệu.
Khoản 5. Không được sử dụng tai nghe để liên lạc giữa nhân viên dưới mặt đất với nhân viên bên trên tàu bay.
Khoản 6. Không chất xếp tải hoặc bốc dỡ tải là vật liệu dễ nổ hoặc dễ cháy.
Khoản 7. Hạn chế hoạt động tại các khu vực không an toàn, có nguy cơ bị sét đánh (như không gian mở, dưới cây cao; các vật có cấu trúc kim loại như hàng rào kim loại, đường ray, đường ống, cột đèn).
Khoản 8. Người khai thác cảng hàng không, sân bay thống nhất bằng văn bản hiệp đồng hoặc quy chế phối hợp với cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay để phối hợp cung cấp và trao đổi thông tin về hiện tượng thời tiết nguy hiểm đối với hoạt động khai thác tại cảng hàng không, sân bay; có trách nhiệm thông báo cho các cơ quan, đơn vị về điều kiện thời tiết nguy hiểm tại cảng hàng không, sân bay. MỤC 6. DI DỜI TÀU BAY MẤT KHẢ NĂNG DI CHUYỂN
Điều 64 Trách nhiệm di dời
Tàu bay mất khả năng di chuyển cần phải được di dời để không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cảng hàng không, sân bay. Việc di dời tàu bay mất khả năng di chuyển thuộc trách nhiệm của người khai thác tàu bay.
Điều 65 Yêu cầu về tổ chức di dời
Khoản 1. Người khai thác cảng hàng không, sân bay phải xây dựng phương án di dời tàu bay mất khả năng tự di chuyển, trong đó xác định và thông báo số điện thoại và số fax của cơ quan được giao xử lý các tình huống di chuyển tàu bay hỏng trên khu bay hoặc khu vực lân cận. Phương án di dời tàu bay mất khả năng di chuyển phải được quy định trong tài liệu khai thác sân bay.
Khoản 2. Người khai thác cảng hàng không, sân bay thông báo phạm vi, khả năng di dời tàu bay mất khả năng di chuyển trên khu bay hoặc khu vực lân cận của người khai thác cảng hàng không, sân bay cho người khai thác tàu bay.
Khoản 3. Tàu bay bị hỏng hóc, mất khả năng di chuyển nằm trong khu vực có hoạt động bay phải được di dời để không ảnh hưởng đến hoạt động hàng không bình thường. Người khai thác tàu bay phải tổ chức di dời tàu bay bị sự cố theo yêu cầu của người khai thác cảng hàng không, sân bay.
Khoản 4. Tổ chức di dời tàu bay mất khả năng di chuyển tại sân bay cần theo thứ tự như sau:
Điểm a) Xác định điều kiện mức độ hư hại của tàu bay vào thời điểm sớm nhất để thông báo yêu cầu tới đơn vị cung cấp dịch vụ di dời nhanh chóng có mặt phục vụ theo hợp đồng đã được thỏa thuận và dự kiến trước các phương án để phối hợp thực hiện di dời;
Điểm b) Thiết lập đường để cho các loại xe đặc chủng ra, vào phục vụ việc di dời tàu bay;
Điểm c) Tháo nguồn ắc quy hoặc tháo dây tiếp mát, tháo nguồn ra khỏi thanh dẫn điện; tổ chức thông gió phần bên trong tàu bay, kiểm tra dập tắt lửa những chỗ còn cháy khói, tẩy rửa các chất lỏng, nhiện liệu cả bên trong khoang tàu bay và trên mặt đất trước khi di dời tàu bay đi. Tiến hành giảm trọng lượng tàu bay nếu cần thiết như rút dầu, giải tỏa hàng hóa hoặc tháo bớt những bộ phận có thể tháo của tàu bay để giảm trọng lượng, tạo điều kiện cho việc nâng nhấc tàu bay;
Điểm d) Vận chuyển chuyên gia và các thiết bị phục vụ di dời của công ty dịch vụ đã thuê ra hiện trường; chuẩn bị sẵn sàng các lực lượng, phương tiện cùng phối hợp với công ty dịch vụ thực hiện các bước di dời;
Điểm đ) Tổ chức nâng nhấc, sửa chữa phục hồi theo phương án đã được phê duyệt trong tài liệu khai thác sân bay;
Điểm e) Sau khi đã di dời tàu bay mất khả năng di chuyển ra khỏi khu vực, tổ chức san gạt, thu dọn mặt bằng và kiểm tra tổng hợp.
Khoản 5. Các yêu cầu trong thời gian tổ chức di dời:
Điểm a) Xe chữa cháy và xe cứu thương phải trực tại địa điểm sẵn sàng làm nhiệm vụ;
Điểm b) Phải đảm bảo thông tin liên lạc với đài kiểm soát tại sân bay và với các cơ quan liên quan trong toàn bộ thời gian tổ chức di dời để không ảnh hưởng đến hoạt động bay của các đường cất hạ cánh khác của sân bay;
Điểm c) Tổ chức di dời không làm tàu bay hư hỏng thêm trừ trường hợp có ý kiến của chủ tàu bay hay người khai thác tàu bay trong trường hợp tàu bay bị hư hại nhiều không còn khả năng phục hồi sửa chữa;
Điểm d) Chọn địa điểm di dời tàu bay đến nơi thuận lợi và có khả năng phải lưu lại một thời gian dài;
Điểm đ) Không hút thuốc trong quá trình thực hiện việc di dời;
Điểm e) Tuân thủ các yêu cầu của cơ quan điều tra tai nạn, sự cố.
Khoản 6. Người khai thác tàu bay hiệp đồng với người khai thác cảng hàng không, sân bay để canh giữ, bảo vệ tàu bay sau khi được di dời đến vị trí đỗ tàu bay được xác định trong phương án di chuyển tàu bay hư hỏng để phục vụ công tác điều tra theo quy định.
Khoản 7. Trong kế hoạch hiệp đồng sẵn sàng xử lý khi có tình trạng tàu bay mất khả năng di chuyển xảy ra tại cảng hàng không, sân bay cần phải nêu rõ địa điểm của ban chỉ huy hiện trường, các số điện thoại quan trọng và chỉ dẫn các đường ra, vào của các phương tiện phục vụ di dời tàu bay.
Khoản 8. Người khai thác cảng hàng không, sân bay phải thực hiện đầy đủ các quy trình liên quan đến thông báo tin tức hàng không trong trường hợp ảnh hưởng đến hoạt động khai thác cảng hàng không, sân bay theo quy định.
Khoản 9. Trường hợp tàu bay mất khả năng di chuyển nằm trong khu vực có hoạt động bay nhưng không xác định được người khai thác tàu bay, người khai thác cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm di dời tàu bay đến vị trí không ảnh hưởng đến hoạt động hàng không bình thường của cảng hàng không, sân bay. MỤC 7. ĐẢM BẢO VỆ SINH KHU BAY VÀ KIỂM SOÁT VẬT NGOẠI LAI
Điều 66 Công tác vệ sinh môi trường khu bay
Khoản 1. Các cơ quan, đơn vị, nhân viên hoạt động tại khu bay không được đổ xăng, dầu, xả rác, chất thải trên khu bay.
Khoản 2. Rác thải, chất thải phát sinh trong khu bay phải được thu gom, vận chuyển và xử lý đúng quy trình.
Khoản 3. Phương tiện, thiết bị mặt đất phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, nhằm ngăn ngừa phát sinh vật ngoại lai và đảm bảo vệ sinh môi trường.
Khoản 4. Các cơ quan, đơn vị hoạt động tại khu bay có trách nhiệm kiểm soát không để phát sinh vật ngoại lai tại khu vực tập kết do đơn vị quản lý, khai thác.
Điều 67 Kiểm soát vật ngoại lai
Khoản 1. Phương tiện, trang thiết bị hoạt động trong khu bay phải được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ, đột xuất nhằm bảo đảm các chi tiết gắn trên phương tiện, trang thiết bị không bị rơi ra khu bay trong quá trình hoạt động.
Khoản 2. Phương tiện, trang thiết bị hoạt động trong khu bay phải được kiểm tra, bảo đảm các đồ vật, dụng cụ mang theo không được rơi, văng ra ngoài; phải có ký hiệu nhận diện của đơn vị quản lý, sử dụng.
Khoản 3. Các đơn vị có nhân viên làm việc thường xuyên trong khu bay khi sử dụng công cụ, dụng cụ làm việc trong khu bay phải có quy trình quản lý công cụ, dụng cụ, không để quên, thất lạc công cụ, dụng cụ trên khu bay.
Khoản 4. Các đơn vị hoạt động, khai thác thường xuyên trong khu bay phải có quy trình kiểm soát, phối hợp với người khai thác cảng hàng không, sân bay kiểm soát việc phát sinh vật ngoại lai tại khu vực tập kết phương tiện, trang thiết bị do đơn vị quản lý và các khu vực hoạt động khác trong khu bay.
Khoản 5. Nhân viên trực tiếp phục vụ tàu bay trước và sau khi phục vụ có trách nhiệm kiểm tra vị trí đỗ tàu bay, thu dọn vật ngoại lai phát sinh trong quá trình phục vụ tàu bay tại vị trí đỗ tàu bay.
Khoản 6. Người khai thác cảng hàng không, sân bay phải bố trí các vị trí đặt thùng đựng vật ngoại lai trong khu bay. Thùng đựng vật ngoại lai phải được đặt những nơi dễ thấy, phải luôn được đậy nắp, đảm bảo chắc chắn không bị dịch chuyển khi có mưa bão và thường xuyên được dọn sạch để ngăn ngừa rác, vật ngoại lai bị tràn hoặc đổ ra ngoài. Người khai thác cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm thông báo các vị trí đặt thùng đựng vật ngoại lai trong khu bay cho các cơ quan, đơn vị hoạt động tại khu bay.
Khoản 7. Người làm việc trong khu bay nếu phát hiện vật ngoại lai phải thu gom và để đúng nơi quy định, trong trường hợp không có điều kiện để thu gom vật ngoại lai, phải thông báo cho đài kiểm soát tại sân bay và người khai thác cảng hàng không, sân bay.
Khoản 8. Các cơ quan, đơn vị hoạt động tại khu bay có trách nhiệm tuyên truyền, thông báo cho người của cơ quan, đơn vị làm việc trên khu bay thu gom và để vật ngoại lai vào thùng đựng vật ngoại lai theo đúng quy định; không bỏ rác sinh hoạt thu gom từ văn phòng làm việc, trên tàu bay, vật tư còn lại sau khi phục vụ tàu bay vào các thùng đựng vật ngoại lai bố trí tại khu bay. MỤC 8. HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN
Điều 68 Quy định chung về hệ thống quản lý an toàn tại cảng hàng không, sân bay
Khoản 1. Hệ thống quản lý an toàn bao gồm các chính sách, mục tiêu an toàn, quản lý rủi ro an toàn, đảm bảo an toàn và thúc đẩy an toàn đối với các tổ chức tham gia vào hoạt động hàng không dân dụng tại cảng hàng không, sân bay của Việt Nam.
Khoản 2. Các tổ chức có trách nhiệm xây dựng và thiết lập hệ thống quản lý an toàn theo quy định và phù hợp với quy mô của doanh nghiệp và mức độ phức tạp của dịch vụ hàng không mà doanh nghiệp cung cấp, bao gồm:
Điểm a) Người khai thác cảng hàng không, sân bay; | |
Thông Tư 29/2021/TT-BGTVT quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay .
Chương II
* Điều 68
* Điều 69
* Điều 70
* Điều 71
* Điều 72
* Điều 73
* Điều 74
* Điều 75
* Điều 76
- Khoản 1
- Khoản 2 | Thông Tư 29/2021/TT-BGTVT quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay .
Chương II
Điều 68 Quy định chung về hệ thống quản lý an toàn tại cảng hàng không, sân bay
Khoản 1. Hệ thống quản lý an toàn bao gồm các chính sách, mục tiêu an toàn, quản lý rủi ro an toàn, đảm bảo an toàn và thúc đẩy an toàn đối với các tổ chức tham gia vào hoạt động hàng không dân dụng tại cảng hàng không, sân bay của Việt Nam.
Khoản 2. Các tổ chức có trách nhiệm xây dựng và thiết lập hệ thống quản lý an toàn theo quy định và phù hợp với quy mô của doanh nghiệp và mức độ phức tạp của dịch vụ hàng không mà doanh nghiệp cung cấp, bao gồm:
Điểm a) Người khai thác cảng hàng không, sân bay;
Điểm b) Tổ chức cung cấp dịch vụ hàng không khác gồm: đơn vị cung cấp dịch vụ khai thác nhà ga hành khách; dịch vụ khai thác nhà ga, kho hàng hóa; dịch vụ cung cấp xăng dầu hàng không; dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất; dịch vụ cung cấp suất ăn hàng không; dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, trang thiết bị hàng không.
Khoản 3. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không xây dựng tài liệu hệ thống quản lý an toàn đảm bảo phù hợp với tài liệu hệ thống quản lý an toàn của người khai thác cảng hàng không, sân bay.
Khoản 4. Người khai thác cảng hàng không, sân bay ban hành quy định an toàn tại cảng hàng không, sân bay, bao gồm các nội dung cụ thể về an toàn khai thác theo chức năng nhiệm vụ được giao và các trình tự thực hiện, phối hợp giữa các đơn vị hoạt động thường xuyên tại sân bay trong việc thực hiện các yêu cầu về an toàn khai thác tại cảng hàng không, sân bay.
Khoản 5. Người khai thác cảng hàng không, sân bay giám sát việc tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn hàng không tại sân bay; phát hiện các vụ việc vi phạm và chuyển cho Cảng vụ hàng không xử lý theo quy định của pháp luật.
Khoản 6. Cục Hàng không Việt Nam, Cảng vụ hàng không kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện hệ thống quản lý an toàn sân bay.
Khoản 7. Nhân sự quản lý an toàn của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không phải có hồ sơ chứng minh đã tham gia các khóa đào tạo, huấn luyện về hệ thống quản lý an toàn.
Khoản 8. Tổ chức cung cấp dịch vụ hàng không khác phải xây dựng, thiết lập, đảm bảo kế hoạch ứng phó khẩn nguy được triển khai phù hợp với kế hoạch ứng phó khẩn nguy của người khai thác cảng hàng không, sân bay và các tổ chức liên kết khác nếu có trong quá trình cung cấp dịch vụ.
Điều 69 Cấu trúc của tài liệu hệ thống quản lý an toàn
Khoản 1. Khung cấu trúc hệ thống quản lý an toàn tối thiểu bao gồm các nội dung sau:
Điểm a) Chính sách và mục tiêu an toàn;
Điểm b) Quản lý rủi ro an toàn;
Điểm c) Đảm bảo an toàn;
Điểm d) Thúc đẩy an toàn.
Khoản 2. Chính sách và mục tiêu an toàn bao gồm các nội dung sau:
Điểm a) Cam kết của người đứng đầu tổ chức;
Điểm b) Trách nhiệm an toàn và trách nhiệm giải trình an toàn;
Điểm c) Bổ nhiệm nhân sự an toàn chủ chốt;
Điểm d) Phối hợp lập kế hoạch khẩn nguy;
Điểm đ) Tài liệu hệ thống quản lý an toàn.
Khoản 3. Quản lý rủi ro an toàn bao gồm các nội dung sau:
Điểm a) Nhận dạng mối nguy;
Điểm b) Đánh giá và giảm thiểu rủi ro an toàn.
Khoản 4. Đảm bảo an toàn bao gồm tối thiểu các nội dung sau:
Điểm a) Giám sát và đo lường thực hiện an toàn;
Điểm b) Quản lý sự thay đổi;
Điểm c) Cải tiến liên tục hệ thống quản lý an toàn.
Khoản 5. Thúc đẩy an toàn bao gồm các nội dung sau:
Điểm a) Huấn luyện đào tạo;
Điểm b) Phổ biến an toàn.
Điều 70 Yêu cầu cụ thể về chính sách và mục tiêu an toàn của hệ thống quản lý an toàn
Khoản 1. Tổ chức phải xây dựng chính sách an toàn gồm các cam kết về quản lý an toàn, đáp ứng các yêu cầu sau:
Điểm a) Phản ánh cam kết của tổ chức đối với an toàn;
Điểm b) Việc cung cấp nguồn lực để thực hiện chính sách an toàn;
Điểm c) Các quy trình báo cáo an toàn;
Điểm d) Các loại hành vi liên quan tới các hoạt động hàng không của tổ chức không được chấp thuận và các trường hợp không áp dụng hình thức kỷ luật;
Điểm đ) Được ký bởi người đứng đầu tổ chức;
Điểm e) Được phổ biến trong toàn bộ tổ chức;
Điểm g) Được xem xét định kỳ hàng năm hoặc trong trường hợp cần thiết để đảm bảo chính sách an toàn luôn phù hợp và thích hợp đối với tổ chức.
Khoản 2. Tổ chức phải xây dựng mục tiêu an toàn làm cơ sở để giám sát, đo lường việc thực hiện an toàn toàn và đáp ứng các yêu cầu sau:
Điểm a) Phản ánh cam kết của tổ chức trong việc duy trì hoặc cải tiến liên tục hiệu lực của hệ thống quản lý an toàn;
Điểm b) Được phổ biến trong toàn bộ tổ chức;
Điểm c) Được xem xét định kỳ để bảo đảm mục tiêu an toàn luôn phù hợp và thích hợp đối với tổ chức.
Khoản 3. Tổ chức phải xác định trách nhiệm thực hiện và giải trình về bảo đảm an toàn theo các yêu cầu sau:
Điểm a) Xác định người đứng đầu có trách nhiệm cao nhất, thay mặt cho tổ chức để thực hiện và duy trì hệ thống quản lý an toàn của tổ chức;
Điểm b) Xác định phạm vi trách nhiệm về an toàn trong toàn bộ tổ chức, bao gồm cả trách nhiệm giải trình trực tiếp về an toàn của người đứng đầu tổ chức;
Điểm c) Xác định trách nhiệm của từng cá nhân trong bộ phận quản lý, các nhân viên liên quan tới thực hiện an toàn;
Điểm d) Văn bản, tài liệu và phổ biến các trách nhiệm thực hiện an toàn, trách nhiệm giải trình và thẩm quyền trong toàn tổ chức;
Điểm đ) Các cấp độ quản lý có thẩm quyền quyết định mức độ rủi ro an toàn chấp nhận được.
Khoản 4. Người quản lý an toàn của người khai thác cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm thực hiện và duy trì hiệu quả của hệ thống quản lý an toàn; đáp ứng các yêu cầu được quy định đối với nhân sự chủ chốt của người khai thác cảng hàng không, sân bay.
Khoản 5. Người quản lý an toàn của tổ chức cung cấp dịch vụ hàng không khác được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 68 phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Điểm a) Có đầy đủ kiến thức về hệ thống quản lý an toàn;
Điểm b) Có tối thiểu 05 năm kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực chuyên môn được phê chuẩn của tổ chức cung cấp dịch vụ hàng không;
Điểm c) Có chứng chỉ đã tham gia các khóa đào tạo, huấn luyện về hệ thống quản lý an toàn.
Khoản 6. Tài liệu hệ thống quản lý an toàn
Điểm a) Tổ chức phải xây dựng và duy trì các hồ sơ, tài liệu về an toàn như là một phần của tài liệu hệ thống quản lý an toàn của tổ chức, trong đó chỉ rõ sự tiếp cận của tổ chức đối với quản lý an toàn bằng cách thức phù hợp với các mục tiêu an toàn của tổ chức;
Điểm b) Tổ chức phải xây dựng và duy trì tài liệu hệ thống quản lý an toàn cập nhật với các hoạt động thực tế.
Điều 71 Yêu cầu cụ thể về quản lý rủi ro an toàn
Khoản 1. Nhận dạng mối nguy
Điểm a) Tổ chức phải xây dựng và duy trì cách thức, quá trình để nhận dạng các mối nguy liên quan tới sản phẩm hoặc dịch vụ hàng không của mình;
Điểm b) Nhận dạng mối nguy phải dựa trên việc sử dụng kết hợp nhiều phương pháp và dự đoán từ việc thu thập dữ liệu an toàn.
Khoản 2. Đánh giá và giảm thiểu rủi ro an toàn Tổ chức phải xây dựng quy trình và duy trì quá trình đảm bảo phân tích, đánh giá và kiểm soát các rủi ro an toàn liên quan tới các mối nguy được nhận dạng.
Điều 72 Yêu cầu cụ thể về đảm bảo an toàn
Khoản 1. Giám sát và đo lường thực hiện an toàn
Điểm a) Tổ chức phải xây dựng và duy trì các biện pháp kiểm tra, xác nhận việc thực hiện an toàn của tổ chức và để xác nhận hiệu quả của các biện pháp kiểm soát rủi ro an toàn;
Điểm b) Tổ chức phải kiểm tra, xác nhận việc thực hiện an toàn của tổ chức bằng việc đối chiếu với các chỉ số an toàn và chỉ tiêu an toàn của hệ thống quản lý an toàn nhằm hỗ trợ đạt được mục tiêu an toàn của tổ chức.
Khoản 2. Quản lý sự thay đổi Tổ chức phải xây dựng và duy trì quy trình để nhận dạng những thay đổi có thể ảnh hưởng tới mức độ rủi ro an toàn liên quan tới các sản phẩm và dịch vụ hàng không của mình để nhận dạng và quản lý các rủi ro an toàn có thể phát sinh từ những sự thay đổi đó.
Khoản 3. Cải tiến liên tục hệ thống quản lý an toàn Tổ chức phải giám sát và đánh giá hiệu quả các quá trình của hệ thống quản lý an toàn nhằm duy trì và cải tiến liên tục tính hiệu lực của hệ thống quản lý an toàn.
Điều 73 Yêu cầu cụ thể về thúc đẩy an toàn
Khoản 1. Huấn luyện và đào tạo
Điểm a) Tổ chức phải xây dựng và duy trì chương trình huấn luyện an toàn để đảm bảo toàn thể nhân viên được huấn luyện và có đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ quản lý an toàn;
Điểm b) Phạm vi của chương trình huấn luyện an toàn phải phù hợp với từng cá nhân tham gia vào hệ thống quản lý an toàn.
Khoản 2. Tổ chức phải xây dựng và duy trì phương thức tuyên truyền, phổ biến an toàn để:
Điểm a) Đảm bảo toàn bộ nhân viên nhận thức được hệ thống quản lý an toàn tương ứng với vị trí công việc của họ;
Điểm b) Truyền tải thông tin an toàn quan trọng;
Điểm c) Giải thích về những hành động được thực hiện để nâng cao an toàn;
Điểm d) Giải thích việc xây dựng và sửa đổi các quy trình an toàn.
Điều 74 Danh mục không đáp ứng
Khoản 1. Danh mục không đáp ứng bao gồm các công trình, các thiết bị được xây dựng, lắp đặt tại cảng hàng không, sân bay nhưng không đáp ứng các quy định tại Thông tư này và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng, liên quan đến:
Điểm a) Yêu cầu đối với kết cấu hạ tầng sân bay và công trình, hạ tầng kỹ thuật bảo đảm hoạt động bay;
Điểm b) Yêu cầu về quản lý chướng ngại vật hàng không.
Khoản 2. Người khai thác cảng hàng không, sân bay phải xác định danh mục không đáp ứng, nhận dạng mối nguy, đánh giá rủi ro theo hệ thống quản lý an toàn đối với các công trình, các thiết bị trong danh mục không đáp ứng, xây dựng kế hoạch khắc phục các tồn tại trong danh mục không đáp ứng.
Khoản 3. Danh mục không đáp ứng được thể hiện chi tiết trong tài liệu khai thác sân bay. Trong quá trình hoạt động, nếu phát hiện hoặc khi được khuyến cáo về các hạng mục công trình không đáp ứng theo tiêu chuẩn khai thác, người khai thác cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm rà soát, đánh giá, cập nhật vào tài liệu khai thác sân bay và báo cáo Cục Hàng không Việt Nam để công bố theo quy định.
Khoản 4. Cục Hàng không Việt Nam theo dõi, đôn đốc và yêu cầu người khai thác cảng hàng không, sân bay khắc phục các tồn tại trong danh mục không đáp ứng trong tài liệu khai thác sân bay. MỤC 9. BÁO CÁO, ĐIỀU TRA TAI NẠN, SỰ CỐ, VỤ VIỆC AN TOÀN KHAI THÁC VÀ KHẮC PHỤC CÁC HƯ HỎNG DO TAI NẠN, SỰ CỐ TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY
Điều 75 Quy định chung về báo cáo, điều tra tai nạn, sự cố, vụ việc an toàn khai thác cảng hàng không, sân bay
Khoản 1. Mục đích của các yêu cầu báo cáo là thu thập, tổng hợp và phân tích số liệu để đánh giá mức độ an toàn khai thác cảng hàng không, sân bay, nhận dạng mối nguy, rủi ro uy hiếp an toàn khai thác cảng hàng không, sân bay để đưa ra các khuyến cáo và giải pháp thích hợp nhằm ngăn ngừa tai nạn, sự cố an toàn khai thác cảng hàng không, sân bay.
Khoản 2. Các tổ chức phải thực hiện quy trình báo cáo tai nạn, sự cố, vụ việc an toàn khai thác cảng hàng không, sân bay gồm:
Điểm a) Người khai thác cảng hàng không, sân bay;
Điểm b) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không gồm: dịch vụ khai thác nhà ga hành khách; dịch vụ khai thác nhà ga, kho hàng hóa; dịch vụ cung cấp xăng dầu hàng không; dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất; dịch vụ cung cấp suất ăn hàng không; dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, trang thiết bị hàng không.
Khoản 3. Các tổ chức, cá nhân hoạt động tại cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm:
Điểm a) Báo cáo bắt buộc các sự cố, vụ việc liên quan đến lĩnh vực khai thác cảng hàng không, sân bay theo quy định của Thông tư này;
Điểm b) Thông báo, cung cấp đầy đủ các thông tin các sự cố, vụ việc liên quan đến an toàn khai thác cho người khai thác cảng hàng không, sân bay và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Khoản 4. Cục Hàng không Việt Nam tổ chức điều tra, xác minh, giảng bình tai nạn mức A, sự cố mức B, mức C, trừ trường hợp tai nạn, sự cố liên quan đến tàu bay được điều tra theo quy định của pháp luật về điều tra tại nạn, sự cố tàu bay; chỉ đạo xử lý, khắc phục tai nạn, sự cố; ban hành khuyến cáo phòng ngừa, ngăn chặn tai nạn, sự cố; báo cáo Bộ Giao thông vận tải về tai nạn mức A, sự cố mức B bao gồm báo cáo ban đầu, báo cáo cuối cùng.
Khoản 5. Cảng vụ hàng không tổ chức điều tra, xác minh, giảng bình sự cố mức D; chỉ đạo xử lý, khắc phục sự cố; ban hành khuyến cáo phòng ngừa, ngăn chặn tai nạn, sự cố; báo cáo an toàn theo yêu cầu của Cục Hàng không Việt Nam; báo cáo Cục Hàng không Việt Nam về sự cố mức D bao gồm báo cáo ban đầu, báo cáo cuối cùng.
Khoản 6. Tổ chức hoạt động tại cảng hàng không, sân bay có liên quan đến nguyên nhân dẫn đến vụ việc có trách nhiệm tổ chức giảng bình vụ việc mức E; thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn vụ việc.
Khoản 7. Tổ chức hoạt động tại cảng hàng không, sân bay có liên quan đến tai nạn, sự cố an toàn phải tự điều tra, xác minh, giảng bình tai nạn, sự cố trong phạm vi của tổ chức; thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn tai nạn, sự cố.
Điều 76 Phân loại tai nạn, sự cố, vụ việc an toàn khai thác cảng hàng không, sân bay
Khoản 1. Tai nạn (mức A): tai nạn gây chết người trong quá trình sử dụng dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay, trừ các trường hợp bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh, đột tử.
Khoản 2. Sự cố nghiêm trọng (mức B): sự cố gây mất an toàn nghiêm trọng dẫn đến việc đóng cửa tạm thời đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay hoặc đóng cửa tạm thời cảng hàng không, sân bay. | |
Thông Tư 29/2021/TT-BGTVT quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay .
Chương II
* Điều 76
- Khoản 7
* Điều 76
* Điều 77
* Điều 78
* Điều 79
* Điều 80
* Điều 81
* Điều 82
* Điều 83 | Thông Tư 29/2021/TT-BGTVT quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay .
Chương II
Điều 76 Phân loại tai nạn, sự cố, vụ việc an toàn khai thác cảng hàng không, sân bay
Khoản 7. Tổ chức hoạt động tại cảng hàng không, sân bay có liên quan đến tai nạn, sự cố an toàn phải tự điều tra, xác minh, giảng bình tai nạn, sự cố trong phạm vi của tổ chức; thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn tai nạn, sự cố.
Điều 76 Phân loại tai nạn, sự cố, vụ việc an toàn khai thác cảng hàng không, sân bay
Khoản 1. Tai nạn (mức A): tai nạn gây chết người trong quá trình sử dụng dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay, trừ các trường hợp bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh, đột tử.
Khoản 2. Sự cố nghiêm trọng (mức B): sự cố gây mất an toàn nghiêm trọng dẫn đến việc đóng cửa tạm thời đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay hoặc đóng cửa tạm thời cảng hàng không, sân bay.
Khoản 3. Sự cố uy hiếp an toàn cao (mức C): sự cố gây hư hỏng kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay; sự cố gây hư hỏng nặng tàu bay, phương tiện, trang thiết bị hoạt động trong khu bay dẫn đến tàu bay, phương tiện, trang thiết bị không thể hoạt động để cung cấp dịch vụ theo kế hoạch ban đầu; sự cố gây thương tích nặng cho người hoặc uy hiếp an toàn cao cho người, phương tiện hoạt động trên khu bay, ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn khai thác tàu bay.
Khoản 4. Sự cố nguy cơ uy hiếp an toàn (mức D): sự cố phương tiện va chạm với phương tiện, trang thiết bị hoặc với người; sự cố làm ảnh hưởng đến an toàn khai thác kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay; sự cố gây thương tích cho người trong quá trình khai thác, cung cấp dịch vụ hàng không.
Khoản 5. Vụ việc (mức E): các vụ việc không uy hiếp trực tiếp đến an toàn hàng không nhưng có ảnh hưởng đến quá trình cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay.
Khoản 6. Căn cứ vào phân loại tai nạn, sự cố, vụ việc an toàn khai thác cảng hàng không, sân bay theo quy định tại Thông tư này, người khai thác cảng hàng không, sân bay thống kê, thiết lập danh mục tai nạn, sự cố, vụ việc an toàn khai thác cảng hàng không, sân bay điển hình tại cảng hàng không, sân bay theo yêu cầu của Cục Hàng không Việt Nam để phục vụ cho việc quản lý an toàn tại cảng hàng không, sân bay.
Điều 77 Báo cáo tự nguyện
Khoản 1. Báo cáo tự nguyện là báo cáo được thực hiện do tổ chức hoặc cá nhân không yêu cầu phải thực hiện báo cáo bắt buộc.
Khoản 2. Các tổ chức, cá nhân được khuyến khích và tạo điều kiện thực hiện báo cáo tự nguyện trong các hoạt động khai thác cảng hàng không, sân bay vì mục đích an toàn.
Khoản 3. Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm:
Điểm a) Đảm bảo báo cáo tự nguyện và các phân tích tiếp theo được sử dụng dưới dạng hạn chế và không tiết lộ hoặc thể hiện thông tin liên quan đến người, tổ chức báo cáo trừ khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức, cá nhân báo cáo đồng ý tiết lộ;
Điểm b) Bảo mật các báo cáo tự nguyện, thông tin sử dụng từ các báo cáo tự nguyện không làm ảnh hưởng đến người, tổ chức báo cáo;
Điểm c) Thực hiện các biện pháp xử lý, kiểm tra, giám sát an toàn cần thiết xuất phát từ báo cáo tự nguyện.
Điều 78 Khắc phục các hư hỏng do sự cố, tai nạn tại cảng hàng không, sân bay gây ra
Khoản 1. Trường hợp cần xây dựng công trình hoặc lắp đặt thiết bị để sửa chữa, khắc phục các hư hỏng đột xuất do sự cố, tai nạn tại cảng hàng không, sân bay gây ra, uy hiếp trực tiếp đến an toàn, an ninh hàng không và cần thực hiện ngay, người khai thác cảng hàng không, sân bay chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai phương án xây dựng công trình, lắp đặt công trình trong khu vực do người khai thác cảng hàng không, sân bay đang quản lý, sử dụng; tuân thủ các quy định về đảm bảo an ninh, an toàn đối với hoạt động xây dựng, cải tạo, nâng cấp, bảo trì, sửa chữa công trình, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị trong khu vực cảng hàng không, sân bay tại Điều 50 Nghị định số 05/2021/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay; thông báo cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông báo tin tức hàng không để thực hiện quy trình thông báo tin tức hàng không theo quy định trong trường hợp ảnh hưởng đến hoạt động khai thác sân bay.
Khoản 2. Người khai thác cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện việc tháo dỡ, di dời công trình ngay khi khắc phục xong các hư hỏng do sự cố, tai nạn tại cảng hàng không, sân bay gây ra hoặc khi được Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu. MỤC 10. KIỂM SOÁT CHIM, ĐỘNG VẬT HOANG DÃ, VẬT NUÔI
Điều 79 Yêu cầu về kiểm soát và giảm thiểu tác hại của chim, động vật hoang dã, vật nuôi
Khoản 1. Việc kiểm soát và giảm thiểu tác hại của chim, động vật hoang dã, vật nuôi được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam, tiêu chuẩn và hướng dẫn của ICAO.
Khoản 2. Người khai thác cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm:
Điểm a) Xây dựng, điều chỉnh, cập nhật bổ sung chương trình kiểm soát chim, động vật hoang dã, vật nuôi tại cảng hàng không, sân bay và thông báo cho các cơ quan, đơn vị có liên quan để phối hợp thực hiện. Chương trình này phải thích ứng và phù hợp với quy mô, cấp độ, mức độ phức tạp của từng cảng hàng không, sân bay; có tính đến mức độ rủi ro của từng loài với các điều kiện từng khu vực; tần suất hoạt động bay;
Điểm b) Tổ chức thực hiện chương trình kiểm soát chim, động vật hoang dã, vật nuôi hiệu quả tại cảng hàng không, sân bay; quyết định và chịu trách nhiệm về cách thức, phương pháp xua đuổi, kiểm soát chim, động vật hoang dã, vật nuôi tại cảng hàng không, sân bay. Trường hợp sử dụng các loại súng và đạn nổ phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép;
Điểm c) Tổng hợp, báo cáo theo quy định về báo cáo an toàn hoặc báo cáo đột xuất trong trường hợp được Cục Hàng không Việt Nam, Cảng vụ hàng không yêu cầu;
Điểm d) Thông báo tin tức cho cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay khi hoạt động di chuyển của chim, động vật hoang dã, vật nuôi ảnh hưởng đến an toàn bay để thực hiện phát hành thông báo tin tức hàng không theo quy định.
Khoản 3. Đài kiểm soát tại sân bay có trách nhiệm:
Điểm a) Cung cấp thông tin kịp thời cho người khai thác cảng hàng không, sân bay và tổ lái khi phát hiện chim, động vật hoang dã, vật nuôi trong khu vực cảng hàng không, sân bay và khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay;
Điểm b) Tiếp nhận thông tin phản ánh từ tổ lái về việc phát hiện chim, động vật hoang dã, vật nuôi trong khu vực cảng hàng không, sân bay và khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay; cung cấp cho người khai thác cảng hàng không, sân bay;
Điểm c) Tham gia chương trình kiểm soát chim, động vật hoang dã, vật nuôi tại cảng hàng không, sân bay của người khai thác cảng hàng không, sân bay.
Khoản 4. Người khai thác tàu bay có trách nhiệm báo cáo các vụ tàu bay va chạm với chim, động vật hoang dã, vật nuôi hoặc các mối nguy hiểm từ chim, động vật hoang dã, vật nuôi mà người khai thác tàu bay quan sát được cả trên không và trên mặt đất cho người khai thác cảng hàng không, sân bay và Cục hàng không Việt Nam, Cảng vụ hàng không theo quy định về báo cáo an toàn hàng không.
Khoản 5. Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm:
Điểm a) Triển khai kế hoạch kiểm tra, giám sát để đảm bảo chương trình kiểm soát chim, động vật hoang dã, vật nuôi được xây dựng và thực hiện như một phần của hệ thống quản lý an toàn;
Điểm b) Tổng hợp và thông báo cho ICAO số liệu các sự vụ tàu bay va chạm với chim, động vật hoang dã, vật nuôi theo yêu cầu của ICAO;
Điểm c) Đánh giá và xây dựng giải pháp kiểm soát môi trường để giảm các mối nguy từ chim, động vật hoang dã, vật nuôi tại cảng hàng không, sân bay trong bước quy hoạch vị trí, quy mô cảng hàng không, sân bay theo quy định của pháp luật về quy hoạch cảng hàng không, sân bay.
Khoản 6. Cảng vụ hàng không có trách nhiệm:
Điểm a) Tham gia phối hợp với người khai thác cảng hàng không, sân bay và các đơn vị có liên quan trong việc xây dựng và phối hợp thực hiện chương trình kiểm soát chim, động vật hoang dã, vật nuôi tại mỗi cảng hàng không, sân bay;
Điểm b) Chủ trì cùng người khai thác cảng hàng không, sân bay làm việc với chính quyền địa phương trong công tác kiểm soát mối nguy về chim, động vật hoang dã, vật nuôi khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay khi có đề nghị của người khai thác cảng hàng không, sân bay hoặc của chính quyền địa phương;
Điểm c) Kiểm tra, giám sát, có ý kiến kịp thời với người khai thác cảng hàng không, sân bay khi thấy các biện pháp xua đuổi, tiêu diệt chim, động vật hoang dã, vật nuôi không phù hợp với quy định về an toàn khai thác tại cảng hàng không, sân bay; quy định về môi trường và các quy định pháp luật về bảo tồn chim và động vật hoang dã quý hiếm để người khai thác cảng hàng không, sân bay điều chỉnh kịp thời.
Điều 80 Chương trình kiểm soát chim, động vật hoang dã, vật nuôi tại cảng hàng không, sân bay
Chương trình kiểm soát chim, động vật hoang dã, vật nuôi tại cảng hàng không, sân bay tối thiểu gồm các nội dung sau:
Khoản 1. Mô tả về cơ cấu tổ chức của bộ phận được giao triển khai chương trình kiểm soát chim, động vật hoang dã, vật nuôi.
Khoản 2. Mô tả về vai trò và nhiệm vụ của nhân sự liên quan đến chương trình kiểm soát chim, động vật hoang dã, vật nuôi.
Khoản 3. Mô tả hoạt động của sân bay.
Khoản 4. Các quy trình để thực hiện thu thập, báo cáo và ghi lại dữ liệu về các vụ va chạm với chim, động vật hoang dã, vật nuôi và động vật hoang dã quan sát được.
Khoản 5. Phương pháp và quy trình đánh giá rủi ro về an toàn đối với chim, động vật hoang dã, vật nuôi.
Khoản 6. Các quy trình, biện pháp và nhân sự để quản lý môi trường sống đối với chim, động vật hoang dã, vật nuôi.
Khoản 7. Các quy trình, biện pháp và nhân sự để xua đuổi, ngăn chặn và loại bỏ chim, động vật hoang dã, vật nuôi.
Khoản 8. Quy trình phối hợp với các bên liên quan trong và ngoài đơn vị.
Khoản 9. Các quy trình, biện pháp và quy định để đào tạo nhân sự.
Khoản 10. Các quy trình giám sát các biện pháp giảm thiểu được áp dụng và đánh giá hiệu quả của các biện pháp đã áp dụng cũng như hiệu quả của chính chương trình kiểm soát chim, động vật hoang dã, vật nuôi.
Điều 81 Quy định báo cáo của người khai thác tàu bay
Người khai thác tàu bay thực hiện báo cáo cho Cục Hàng không Việt Nam và người khai thác cảng hàng không, sân bay khi có sự cố va chạm chim, động vật hoang dã, vật nuôi với tàu bay theo mẫu báo cáo sự cố va chạm chim, động vật hoang dã, vật nuôi với tàu bay và báo cáo bổ sung thông tin về chi phí khai thác và hư hại động cơ do sự cố chim, động vật hoang dã, vật nuôi va chạm với tàu bay được quy định tại Mẫu số 03 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này. MỤC 11. NHÂN VIÊN ĐIỀU KHIỂN, VẬN HÀNH THIẾT BỊ HÀNG KHÔNG, PHƯƠNG TIỆN HOẠT ĐỘNG TẠI KHU VỰC HẠN CHẾ CỦA CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY
Điều 82 Giấy phép nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay
Khoản 1. Nội dung giấy phép nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay bao gồm:
Điểm a) Quốc hiệu;
Điểm b) Cơ quan cấp giấy phép;
Điểm c) Tên giấy phép;
Điểm d) Số giấy phép;
Điểm đ) Ngày cấp, ngày hết hạn của giấy phép;
Điểm e) Họ tên, ngày sinh, giới tính của người được cấp giấy phép;
Điểm g) Cơ quan công tác;
Điểm h) Phạm vi hoạt động;
Điểm i) Ngày cấp năng định;
Điểm k) Năng định;
Điểm l) Quy định về sử dụng giấy phép;
Điểm m) Chữ ký và dấu của cơ quan cấp giấy phép hoặc mã QR trong trường hợp sử dụng mã QR;
Điểm n) Ảnh của người được cấp giấy phép.
Khoản 2. Mẫu giấy phép nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay được quy định tại Mẫu số 04 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này. Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm triển khai và áp dụng mẫu giấy phép nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay theo quy định của Thông tư này chậm nhất là 12 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
Khoản 3. Quy cách giấy phép nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay:
Điểm a) Kích thước: chiều rộng bằng 85,60 mm, chiều cao bằng 53,98 mm, chiều dày bằng 0,76 mm;
Điểm b) Ảnh của người được cấp giấy phép được in trực tiếp trên giấy phép nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay;
Điểm c) Phôi được làm bằng vật liệu nhựa.
Khoản 4. Mã năng định của nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này. Trong quá trình khai thác, trường hợp phát sinh mã năng định khác, Cục Hàng không Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải để bổ sung danh mục mã năng định của nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay. MỤC 12. ĐIỀU PHỐI GIỜ HẠ, CẤT CÁNH TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY
Điều 83 Hội đồng slot
Khoản 1. Cục Hàng không Việt Nam thành lập Hội đồng slot để tham mưu, giúp việc trong công tác điều phối slot, gồm có đại diện các hãng hàng không Việt Nam, người khai thác cảng hàng không, sân bay, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay và các cơ quan thuộc Cục Hàng không Việt Nam.
Khoản 2. Hội đồng slot có trách nhiệm xem xét, có ý kiến về tham số điều phối, thay đổi tham số điều phối; kiến nghị các giải pháp tăng năng lực khai thác tại các cảng hàng không, sân bay Việt Nam; xem xét và có ý kiến về chỉ số thời gian sử dụng đúng slot và các yêu cầu đột xuất trong công tác điều phối slot của Cục Hàng không Việt Nam.
Khoản 3. Cục Hàng không Việt Nam ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng slot.
| |
Thông Tư 29/2021/TT-BGTVT quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay .
Chương II
* Điều 83
* Điều 84
* Điều 85
* Điều 86
* Điều 87
* Điều 88
* Điều 89
* Điều 90
* Điều 91
- Khoản 1
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
- Khoản 2
- Khoản 3
- Khoản 4
- Khoản 5
- Khoản 6
+ Điểm a
+ Điểm b | Thông Tư 29/2021/TT-BGTVT quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay .
Chương II
Điều 83 Hội đồng slot
Khoản 1. Cục Hàng không Việt Nam thành lập Hội đồng slot để tham mưu, giúp việc trong công tác điều phối slot, gồm có đại diện các hãng hàng không Việt Nam, người khai thác cảng hàng không, sân bay, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay và các cơ quan thuộc Cục Hàng không Việt Nam.
Khoản 2. Hội đồng slot có trách nhiệm xem xét, có ý kiến về tham số điều phối, thay đổi tham số điều phối; kiến nghị các giải pháp tăng năng lực khai thác tại các cảng hàng không, sân bay Việt Nam; xem xét và có ý kiến về chỉ số thời gian sử dụng đúng slot và các yêu cầu đột xuất trong công tác điều phối slot của Cục Hàng không Việt Nam.
Khoản 3. Cục Hàng không Việt Nam ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng slot.
Điều 84 Xác định tham số điều phối
Khoản 1. Người khai thác cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm xây dựng chỉ số giới hạn năng lực khai thác nhà ga, sân đỗ tàu bay.
Khoản 2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đảm bảo hoạt động bay có trách nhiệm xây dựng chỉ số giới hạn năng lực khai thác đường cất, hạ cánh và dịch vụ điều hành bay.
Khoản 3. Trên cơ sở chỉ số giới hạn được quy định tại khoản 1 và 2 của Điều này, Hội đồng slot có trách nhiệm xem xét, có ý kiến về tham số điều phối, thay đổi tham số điều phối slot.
Khoản 4. Cục Hàng không Việt Nam, trên cơ sở ý kiến của Hội đồng slot, quyết định tham số điều phối theo các nguyên tắc sau:
Điểm a) Tham số điều phối liên quan đến đường cất hạ cánh và dịch vụ điều hành bay không được vượt quá 80% chỉ số giới hạn quy định tại khoản 2 Điều này;
Điểm b) Trong giai đoạn cao điểm (Tết Nguyên đán từ ngày 01 tháng 01 đến 28 tháng 02; cao điểm hè từ 01 tháng 6 đến 02 tháng 9; giai đoạn nghỉ Lễ theo quy định và các dịp cao điểm khác theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải), Cục Hàng không Việt Nam xem xét, quyết định tăng tham số điều phối vượt quá 80% chỉ số giới hạn quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 85 Xác định slot lịch sử
Khoản 1. Slot lịch sử của một mùa lịch bay là chuỗi slot được sử dụng đúng với tỷ lệ ít nhất 80% của mỗi chuỗi slot được xác nhận vào ngày cơ sở tính slot lịch sử của mùa lịch bay tương ứng liền kề trước đó, ngày 31 tháng 01 đối với lịch bay mùa hè và ngày 31 tháng 8 đối với lịch bay mùa đông. Cục Hàng không Việt Nam xem xét, quyết định thay đổi tỷ lệ sử dụng đúng của mỗi chuỗi slot được xác nhận trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh hoặc các trường hợp bất khả kháng khác phù hợp với đề nghị của IATA.
Khoản 2. Slot sử dụng đúng
Điểm a) Đối với slot cất cánh là slot phải được khai thác thực tế không sớm hơn hoặc muộn hơn slot được xác nhận 60 phút đối với chuyến bay đi quốc tế, 30 phút đối với chuyến bay đi nội địa;
Điểm b) Đối với slot hạ cánh là slot phải được khai thác thực tế.
Khoản 3. Tỷ lệ sử dụng đúng là thương số của tổng số slot sử dụng đúng trên tổng số slot được xác nhận (đối với lịch bay mùa hè: từ đầu mùa đến ngày 20 tháng 8; đối với lịch bay mùa đông: từ đầu mùa đến cuối mùa).
Khoản 4. Trong quá trình điều phối slot, Cục Hàng không Việt Nam quyết định điều chỉnh các chỉ số quy định tại khoản 2 Điều này trên cơ sở tham khảo ý kiến của Hội đồng slot, công bố chỉ số này 01 tuần trước khi bắt đầu mùa lịch bay (nếu có thay đổi so với lịch bay trước đó).
Điều 86 Tiêu chí, thứ tự ưu tiên điều phối giờ hạ, cất cánh
Khoản 1. Cục Hàng không Việt Nam xem xét, điều phối chuỗi slot đầu mùa lịch bay theo thứ tự ưu tiên như sau:
Điểm a) Slot lịch sử và các thay đổi slot lịch sử không tác động đến các tham số điều phối;
Điểm b) Thay đổi slot lịch sử tác động đến các tham số điều phối;
Điểm c) Các slot kéo dài của mùa khai thác liền kề trước đó;
Điểm d) Slot của hãng hàng không lần đầu tiên khai thác đến cảng hàng không (chỉ ưu tiên xác nhận 06 slot/ngày);
Điểm đ) Slot đề nghị mới của hãng hàng không đang khai thác.
Khoản 2. Cục Hàng không Việt Nam sử dụng các tiêu chí ưu tiên bổ sung để điều phối các slot chưa được xác nhận theo các thứ tự ưu tiên tại khoản 1 Điều này và các slot đề nghị mới của hãng hàng không đang khai thác theo thứ tự như sau:
Điểm a) Giai đoạn hiệu lực của chuỗi slot kéo dài từ đầu mùa đến cuối mùa;
Điểm b) Giai đoạn hiệu lực của chuỗi slot dài hơn được ưu tiên hơn;
Điểm c) Chuyến bay đến, đi từ quốc gia mới;
Điểm d) Slot của các đường bay phục vụ kinh tế, xã hội;
Điểm đ) Chuyến bay của hãng hàng không có tỷ lệ chuyến bay đúng giờ cao;
Điểm e) Chuyến bay quốc tế đường dài;
Điểm g) Chuyến bay đến, đi từ cảng hàng không mới;
Điểm h) Chuyến bay sử dụng tàu bay thân rộng có cấu hình thương mại lớn.
Điều 87 Quy trình điều phối giờ hạ, cất cánh
Khoản 1. Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm thông báo đến các hãng hàng không danh sách slot lịch sử trước mỗi mùa lịch bay theo thời hạn thông báo slot lịch sử (SHL Deadline) tại lịch điều phối slot của IATA.
Khoản 2. Theo thời hạn gửi đề nghị đầu mùa lịch bay (Initial Submission Deadline) được cập nhật tại lịch điều phối slot của IATA, hãng hàng không yêu cầu xác nhận chuỗi slot gửi điện văn đến địa chỉ thư điện tử được công bố trên trang thông tin điện tử của Cục Hàng không Việt Nam. Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm xem xét và gửi đến hãng hàng không thông tin điều phối (xác nhận-code K, đề nghị điều chỉnh-code O hoặc từ chối-code U) chuỗi slot đầu mùa lịch bay theo thời hạn phân bổ slot đầu mùa lịch bay (SAL Deadline) theo lịch điều phối slot của IATA.
Khoản 3. Cục Hàng không Việt Nam xem xét, điều phối chuỗi slot đầu mùa lịch bay theo tiêu chí và thứ tự ưu tiên quy định tại Điều 86.
Khoản 4. Trường hợp hãng hàng không gửi yêu cầu xác nhận chuỗi slot sau thời hạn đề nghị đầu mùa lịch bay, Cục Hàng không Việt Nam quyết định theo các nguyên tắc sau:
Điểm a) Các chuỗi slot này chỉ được xem xét sau thời hạn xác nhận đầu mùa lịch bay (SAL Deadline);
Điểm b) Đề nghị slot gửi trước được xem xét trước;
Điểm c) Nếu còn slot sẽ được xác nhận (code K) hoặc đề nghị điều chỉnh sang thời gian khác (code O) hoặc từ chối (code U).
Khoản 5. Đối với các yêu cầu xác nhận slot không phải chuỗi, hãng hàng không phải gửi tối thiểu 03 ngày trước thời hạn dự kiến sử dụng. Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm quyết định theo các nguyên tắc sau:
Điểm a) Chỉ xem xét sau ngày 31 tháng 01 đối với lịch bay mùa hè và ngày 31 tháng 8 đối với lịch bay mùa đông;
Điểm b) Đề nghị slot gửi trước được xem xét trước. Nếu còn slot sẽ được xác nhận (code K) hoặc đề nghị điều chỉnh sang thời gian khác (code O) hoặc từ chối (code U).
Khoản 6. Trong trường hợp tăng hoặc giảm tham số điều phối đột xuất tại 01 cảng hàng không, Cục Hàng không Việt Nam điều chỉnh tăng hoặc giảm tương ứng số slot đang sử dụng của các hãng hàng không theo tỷ trọng slot nắm giữ của hãng hàng không tại cảng hàng không đó.
Khoản 7. Hãng hàng không có trách nhiệm trả lại slot đã xác nhận nhưng không sử dụng, trường hợp hãng hàng không không trả lại slot đúng thời hạn sẽ ảnh hưởng đến việc tính slot lịch sử hoặc cơ hội được xác nhận slot bổ sung cụ thể như sau:
Điểm a) Hãng hàng không trả lại slot đến ngày 15 tháng 01 đối với lịch bay mùa hè và ngày 15 tháng 8 đối với lịch bay mùa đông thì thời gian tương ứng với số slot trả lại sẽ được trừ đi khi tính slot lịch sử;
Điểm b) Hãng hàng không trả slot đã được xác nhận tối thiểu trước 10 ngày dự kiến khai thác thì thời gian tương ứng với slot được trả lại sẽ được trừ đi khi xác định tỷ lệ sử dụng slot trên slot xác nhận của tháng gần nhất để làm cơ sở xác nhận slot bổ sung.
Điều 88 Công bố thông tin
Khoản 1. Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm tổng hợp các thông tin sau:
Điểm a) Tham số điều phối của cảng hàng không, sân bay;
Điểm b) Kế hoạch tăng hoặc giảm slot trung hạn 05 năm;
Điểm c) Kết quả xác nhận slot cập nhật đến ngày bắt đầu mùa lịch bay;
Điểm d) Kết quả thống kê tỷ lệ sử dụng slot trên slot xác nhận, tỷ lệ sử dụng đúng slot trên số slot được xác nhận hàng tháng.
Khoản 2. Các thông tin tại khoản 1 Điều này được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Cục Hàng không Việt Nam.
Điều 89 Quy định về ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu slot
Khoản 1. Cơ sở dữ liệu phục vụ công tác điều phối slot
Điểm a) Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm xây dựng cơ sở dữ liệu để điều phối slot. Các thông số chính của cơ sở dữ liệu gồm tham số điều phối, điện văn trao đổi slot, số liệu về slot lịch sử theo mùa của các hãng hàng không, số liệu slot được xác nhận cập nhật, quỹ slot còn lại cập nhật và các thông số cần thiết khác do Cục Hàng không Việt Nam quyết định;
Điểm b) Người khai thác cảng hàng không, sân bay, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay và các tổ chức liên quan khác tham gia hoạt động vận chuyển, khai thác tại các cảng hàng không được điều phối có trách nhiệm cung cấp dữ liệu định kỳ quy định tại Điều 90 của Thông tư này hoặc đột xuất theo yêu cầu của Cục Hàng không Việt Nam.
Khoản 2. Cục Hàng không Việt Nam cấp quyền truy cập hệ thống phần mềm quản lý slot cho các hãng hàng không Việt Nam, người khai thác cảng hàng không, sân bay, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay và Cảng vụ hàng không.
Điều 90 Chế độ báo cáo và cung cấp thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu
Khoản 1. Người khai thác cảng hàng không, sân bay báo cáo và cung cấp thông tin sau:
Điểm a) Báo cáo giới hạn năng lực khai thác nhà ga, sân đỗ định kỳ hai lần 01 năm, khi có thay đổi hoặc theo yêu cầu, theo Mẫu số 5.1.1 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
Điểm b) Báo cáo sử dụng slot chuyến bay nội địa và chuyến bay quốc tế hàng tháng theo Mẫu số 5.1.2 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này vào ngày 05 của tháng kế tiếp;
Điểm c) Báo cáo kế hoạch trung hạn 05 năm về tăng, giảm giới hạn khai thác nhà ga, sân đỗ theo Mẫu số 5.1.3 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này trước ngày 15 tháng 12 của năm báo cáo đối với số liệu của năm kế tiếp cho đến năm thứ 5;
Điểm d) Báo cáo số lượng tàu bay đỗ qua đêm được xác nhận cho hãng hàng không theo Mẫu số 5.1.4 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này trước ngày 15 tháng 4 hàng năm báo cáo đối với số liệu của lịch bay mùa đông kế tiếp và trước ngày 15 tháng 9 hàng năm báo cáo đối với số liệu của lịch bay mùa hè kế tiếp;
Điểm đ) Báo cáo sử dụng slot theo số hiệu chuyến bay hàng tuần và tổng hợp theo mùa lịch bay theo Mẫu số 5.1.5 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này; báo cáo gửi về Cục Hàng không Việt Nam thứ Ba hàng tuần đối với số liệu của tuần trước đó và trước 10 ngày trả slot lịch sử theo lịch điều phối slot của IATA đối với số liệu tổng hợp theo lịch bay mùa. Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm cung cấp lịch điều phối slot của IATA cho người khai thác cảng hàng không.
Khoản 2. Cảng vụ hàng không báo cáo và cung cấp thông tin:
Điểm a) Báo cáo giám sát sử dụng slot chuyến bay nội địa theo Mẫu số 5.2.1 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này vào ngày 07 của tháng kế tiếp;
Điểm b) Báo cáo giám sát sử dụng slot chuyến bay quốc tế theo Mẫu số 5.2.2 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này vào ngày 07 của tháng kế tiếp.
Khoản 3. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay báo cáo và cung cấp thông tin sau:
Điểm a) Báo cáo chỉ số giới hạn năng lực khai thác đường cất hạ cánh và dịch vụ điều hành bay định kỳ hai lần 01 năm; hoặc khi có thay đổi; hoặc theo yêu cầu theo Mẫu 6.1 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
Điểm b) Báo cáo kế hoạch trung hạn 05 năm về tăng, giảm giới hạn khai thác đường cất hạ cánh và dịch vụ điều hành bay theo Mẫu số 6.2 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này trước ngày 15 tháng 12 của năm báo cáo.
Điều 91 Cơ chế giám sát, quản lý việc sử dụng slot
Khoản 1. Giám sát thực hiện slot
Điểm a) Cảng vụ hàng không có trách nhiệm chủ trì việc giám sát thực hiện slot tại cảng hàng không thuộc phạm vi quản lý; báo cáo Cục Hàng không Việt Nam việc sử dụng slot theo Mẫu số 5.2.1 và 5.2.2 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
Điểm b) Người khai thác cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm xây dựng cơ sở dữ liệu, đầu tư hệ thống công nghệ thông tin để tiếp nhận, xử lý dữ liệu thực hiện slot của các hãng hàng không, báo cáo Cục Hàng không Việt Nam theo các Mẫu số 5.1.1, 5.1.3, 5.1.4, 5.1.5 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này và báo cáo Cảng vụ hàng không tình hình thực hiện slot theo Mẫu số 5.1.2 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
Điểm c) Các tổ chức trực tiếp thực hiện việc đóng chèn, rút chèn có trách nhiệm cung cấp dữ liệu về thời gian đóng chèn, rút chèn cho người khai thác cảng hàng không, sân bay để thực hiện các nội dung được quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Khoản 2. Sau ngày cơ sở tính slot lịch sử, các chuỗi slot được xác nhận không được thay đổi bất cứ yếu tố nào ngoài việc thay đổi loại tàu bay, trừ trường hợp hãng hàng không đã sử dụng đúng, đủ 80% của cả chuỗi được xác nhận, nếu hãng hàng không có nhu cầu thay đổi, Cục hàng không Việt Nam sẽ xem xét, cho phép thay đổi một lần của một chuỗi.
Khoản 3. Các hãng hàng không có slot bị thu hồi sẽ không được tính slot lịch sử cho các slot bị thu hồi.
Khoản 4. Các hãng hàng không mở bán khi chưa có slot lịch sử hoặc slot chưa được xác nhận sẽ không được xem xét xác nhận thêm slot trên đường bay dự kiến khai thác.
Khoản 5. Cục Hàng không Việt Nam chỉ xác nhận slot bổ sung hàng tuần (nếu có) khi hãng hàng không có tỷ lệ sử dụng slot trên slot xác nhận của tháng gần nhất đạt từ 85% trở lên và tỷ lệ sử dụng đúng slot trên số slot được xác nhận đạt từ 80% trở lên theo khung giờ ban ngày (từ 07h00 đến 19h00 giờ địa phương) và khung giờ ban đêm (từ 20h00 đến 06h00 giờ địa phương của ngày kế tiếp) theo giờ xác nhận và đề nghị tương ứng.
Khoản 6. Các slot được loại trừ khi tính toán tỷ lệ thực hiện đúng slot trên số slot được xác nhận bao gồm:
Điểm a) Slot phải điều chỉnh do thực hiện chuyến bay chuyên cơ; thực hiện các nhiệm vụ an ninh quốc phòng, sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội lớn của đất nước theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hãng hàng không Việt Nam;
Điểm b) Các slot do hãng hàng không chủ động trả lại trước thời hạn được quy định tại khoản 7 Điều 87 của Thông tư này; | |
Thông Tư 29/2021/TT-BGTVT quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay .
Chương II
* Điều 91
- Khoản 6
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
- Khoản 7
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
- Khoản 8
* Điều 92
* Điều 93
* Điều 94
* Điều 95
Chương III
* Điều 96
* Điều 97
* Điều 98
- Khoản 1
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
+ Điểm d
+ Điểm đ
- Khoản 2
- Khoản 3
- Khoản 4
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
+ Điểm d
+ Điểm đ
+ Điểm e
+ Điểm g | Thông Tư 29/2021/TT-BGTVT quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay .
Chương II
Điều 91 Cơ chế giám sát, quản lý việc sử dụng slot
Khoản 6. Các slot được loại trừ khi tính toán tỷ lệ thực hiện đúng slot trên số slot được xác nhận bao gồm:
Điểm a) Slot phải điều chỉnh do thực hiện chuyến bay chuyên cơ; thực hiện các nhiệm vụ an ninh quốc phòng, sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội lớn của đất nước theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hãng hàng không Việt Nam;
Điểm b) Các slot do hãng hàng không chủ động trả lại trước thời hạn được quy định tại khoản 7 Điều 87 của Thông tư này;
Điểm c) Các slot đã được xác nhận nhưng không thực hiện đúng vì các lý do ngoài khả năng kiểm soát của hãng hàng không (do quản lý bay, trang thiết bị tại cảng hàng không, thời tiết và các trường hợp bất khả kháng dẫn đến việc làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của các hãng hàng không, phòng, chống dịch bệnh, đóng cửa sân bay hoặc FIR, các trường hợp bất khả kháng do quy định của nhà chức trách hàng không nước ngoài).
Khoản 7. Quản lý tàu bay đỗ qua đêm
Điểm a) Người khai thác cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm xác nhận số lượng tàu bay đỗ qua đêm cho từng hãng hàng không theo đăng ký của các hãng hàng không phù hợp với năng lực khai thác của cảng hàng không theo quy định tại điểm d, khoản 1 Điều 90 của Thông tư này;
Điểm b) Hãng hàng không Việt Nam có trách nhiệm xây dựng kế hoạch khai thác phù hợp với số lượng tàu bay đỗ qua đêm nêu tại điểm a khoản này;
Điểm c) Hãng hàng không đã được xác nhận số tàu bay đỗ qua đêm trong một mùa lịch bay thì sẽ được tiếp tục duy trì số lượng vị trí tàu bay đỗ qua đêm này trong mùa lịch bay kế tiếp.
Khoản 8. Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm cung cấp cho người khai thác cảng hàng không, sân bay dữ liệu về slot đã được xác nhận ngay sau khi gửi cho các hãng hàng không để người khai thác cảng hàng không, sân bay thực hiện việc so sánh, đối chiếu, xử lý số liệu để báo cáo theo quy định tại điểm a khoản 7 Điều này.
Điều 92 Các trường hợp thu hồi slot
Khoản 1. Hãng hàng không không bắt đầu khai thác trong thời gian tương ứng 20% của chuỗi slot được xác nhận nhưng không được quá 05 tuần.
Khoản 2. Hãng hàng không ngừng khai thác liên tục trong khoảng thời gian tương ứng 30% của chuỗi slot được xác nhận nhưng không được quá 05 tuần.
Khoản 3. Hãng hàng không sử dụng không đúng slot liên tục trong khoảng thời gian tương ứng 40% của chuỗi slot được xác nhận nhưng không được quá 07 tuần.
Điều 93 Hoán đổi chuỗi slot
Khoản 1. Các hãng hàng không được phép hoán đổi slot trên cơ sở 1:1 trong cùng một cảng hàng không với các điều kiện:
Điểm a) Phải được hoán đổi toàn bộ chuỗi slot;
Điểm b) Chỉ được hoán đổi chuỗi slot một lần trong một mùa lịch bay.
Khoản 2. Các hãng hàng không đề nghị hoán đổi slot gửi điện văn đến Cục Hàng không Việt Nam chậm nhất trước 01 tuần trước khi bắt đầu mùa lịch bay theo các nội dung sau:
Điểm a) Tên của các hãng hàng không đề nghị hoán đổi slot;
Điểm b) Giờ đề nghị hoán đổi;
Điểm c) Giai đoạn hoán đổi (giai đoạn khai thác, mùa lịch bay, dài hạn hoặc tạm thời). MỤC 13. QUY ĐỊNH VỀ A-CDM
Điều 94 Quy định về thiết lập, triển khai A-CDM
Khoản 1. A-CDM bao gồm các quy tắc và quy trình cho các bên liên quan hoạt động tại sân bay để chia sẻ thông tin và phối hợp ra quyết định với mục tiêu tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực tại sân bay để:
Điểm a) Tăng khả năng dự báo trong khai thác;
Điểm b) Tăng khả năng thực hiện chuyến bay đúng giờ;
Điểm c) Giảm chi phí hoạt động trên khu bay;
Điểm d) Tối ưu hóa việc khai thác hạ tầng và giảm ùn tắc;
Điểm đ) Giảm thiểu lãng phí sử dụng slot và quản lý luồng không lưu;
Điểm e) Linh hoạt trong việc lập kế hoạch trước chuyến bay;
Điểm g) Giảm thiểu ùn tắc trên sân đỗ và đường lăn.
Khoản 2. Các cảng hàng không có tần suất bay từ 100.000 lượt chuyến trong 01 năm phải xây dựng và thiết lập A-CDM.
Khoản 3. Tùy vào đặc điểm, tính chất, quy mô các cảng hàng không, thành phần các cơ quan, đơn vị tham gia vào quá trình phối hợp ra quyết định tại cảng hàng không có thể thay đổi, tuy nhiên phải có tối thiểu các thành phần như sau:
Điểm a) Người khai thác cảng hàng không, sân bay;
Điểm b) Người khai thác tàu bay;
Điểm c) Cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay tại sân bay;
Điểm d) Cơ sở quản lý luồng không lưu;
Điểm đ) Đơn vị cung cấp dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất.
Khoản 4. Các cơ quan, đơn vị có liên quan chia sẻ thông tin, thực hiện các quy trình, quá trình đã được thống nhất trong A-CDM. Các thành viên của A-CDM phải đảm bảo nguồn lực, cơ sở vật chất kỹ thuật để đáp ứng các phương thức chia sẻ thông tin trên cơ sở hệ thống A-CDM mà người khai thác cảng hàng không, sân bay xây dựng. Các bên chịu trách nhiệm đối với hành động ra quyết định của mình.
Điều 95 Trách nhiệm các cơ quan, đơn vị có liên quan
Khoản 1. Người khai thác cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm:
Điểm a) Thiết lập, triển khai A-CDM; điều phối chung về quá trình triển khai và vận hành hệ thống A-CDM;
Điểm b) Phối hợp cung cấp kế hoạch, phương án liên quan đến hoạt động khai thác tại cảng hàng không, sân bay, thông tin liên quan đến thay đổi năng lực khai thác cảng hàng không, sân bay;
Điểm c) Phân bổ việc sử dụng hạ tầng tại cảng hàng không, sân bay như vị trí đỗ tàu bay, cửa ra tàu bay, cửa soi chiếu an ninh, vị trí làm thủ tục;
Điểm d) Báo cáo Cục Hàng không Việt Nam kết quả triển khai A-CDM khi có yêu cầu hoặc khi có trường hợp không phối hợp, tuân thủ quy định pháp luật, quy trình A-CDM đã ban hành của các tổ chức, đơn vị liên quan.
Khoản 2. Người khai thác tàu bay có trách nhiệm:
Điểm a) Cung cấp kế hoạch bay, thông tin liên quan đến chuyến bay, thời gian quay đầu dự kiến và thực tế, các thay đổi nếu có;
Điểm b) Quản lý và tự cung cấp TOBT hoặc thông qua các công ty cung cấp dịch vụ được ủy quyền;
Điểm c) Bảo đảm các thành viên tổ bay nhận được thông tin về TOBT và TSAT theo quy trình; tuân thủ các quy trình khởi động động cơ và kéo đẩy tàu bay;
Điểm d) Cập nhật các thay đổi thông tin chuyến bay vào hệ thống A-CDM;
Điểm đ) Đảm bảo đơn vị cung cấp dịch vụ mặt đất được ủy quyền có trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan của người khai thác tàu bay theo yêu cầu.
Khoản 3. Cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay tại sân bay có trách nhiệm:
Điểm a) Cung cấp các thông tin về việc sử dụng đường cất hạ cánh và kế hoạch sử dụng đường cất hạ cánh;
Điểm b) Cung cấp các thông tin về năng lực khai thác của đường cất hạ cánh và phân cách tối thiểu của tàu bay đi và đến;
Điểm c) Bảo đảm thời gian cấp huấn lệnh khởi động động cơ phù hợp với TSAT.
Khoản 4. Trung tâm quản lý luồng không lưu có trách nhiệm:
Điểm a) Bảo đảm cân đối giữa các chuyến bay đi và đến;
Điểm b) Phối hợp xử lý dữ liệu về A-CDM nhận được từ người khai thác cảng hàng không, sân bay;
Điểm c) Cung cấp và cập nhật CTOT vào hệ thống A-CDM;
Điểm d) Cung cấp các thông tin liên quan đến hạn chế luồng không lưu.
Khoản 5. Cảng vụ hàng không có trách nhiệm:
Điểm a) Kiểm tra, giám sát việc thiết lập và triển khai A-CDM;
Điểm b) Báo cáo Cục Hàng không Việt Nam kết quả kiểm tra, giám sát khi có yêu cầu hoặc khi có trường hợp không phối hợp, không tuân thủ thực hiện A-CDM của các tổ chức, đơn vị liên quan.
Khoản 6. Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm:
Điểm a) Yêu cầu người khai thác cảng hàng không, sân bay thiết lập và triển khai A-CDM tại các cảng hàng không theo quy định tại Thông tư này;
Điểm b) Yêu cầu các cơ quan, đơn vị có liên quan phối hợp với người khai thác cảng hàng không, sân bay để thiết lập và triển khai A-CDM tại các cảng hàng không;
Điểm c) Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả triển khai A-CDM theo quy định của nhà chức trách hàng không.
Khoản 7. Các đơn vị có liên quan theo quy định khoản 3 Điều 94 của Thông tư này có trách nhiệm cử nhân sự tham gia trực điều phối khai thác theo A-CDM tại cảng hàng không.
Chương III
Điều 96 Quy định chung
Khoản 1. Công tác phòng, chống thiên tai và khẩn nguy sân bay tại cảng hàng không, sân bay bao gồm:
Điểm a) Công tác phòng, chống thiên tai;
Điểm b) Công tác khẩn nguy sân bay.
Khoản 2. Công tác phòng, chống thiên tai và khẩn nguy sân bay tại cảng hàng không, sân bay được thực hiện theo quy định về phòng, chống thiên tai, khẩn nguy sân bay tại Thông tư này, tiêu chuẩn áp dụng và hướng dẫn của ICAO.
Khoản 3. Người khai thác cảng hàng không, sân bay chủ trì, phối hợp các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn cảng hàng không, sân bay trong công tác phòng, chống thiên tai tại cảng hàng không, sân bay.
Khoản 4. Người khai thác cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm thiết lập trung tâm khẩn nguy sân bay và quy định cụ thể, phân định rõ trách nhiệm của trung tâm hiệp đồng khẩn nguy sân bay trong từng lĩnh vực phòng, chống thiên tai và khẩn nguy sân bay tại cảng hàng không, sân bay.
Khoản 5. Người khai thác cảng hàng không, sân bay bảo đảm các thiết bị, phương tiện tối thiểu phục vụ công tác phòng, chống thiên tai và khẩn nguy sân bay theo tiêu chuẩn áp dụng; người khai thác cảng hàng không, sân bay được phép huy động thiết bị, phương tiện của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn cảng hàng không, sân bay.
Khoản 6. Cục Hàng không Việt Nam chỉ đạo người khai thác cảng hàng không, sân bay và các doanh nghiệp khác hoạt động tại cảng hàng không, sân bay thiết lập hệ thống cơ sở, lực lượng phòng, chống thiên tai và khẩn nguy sân bay; công tác diễn tập, ký kết văn bản hiệp đồng liên quan đến công tác phòng, chống thiên tai và khẩn nguy sân bay tại cảng hàng không, sân bay.
Điều 97 Phòng, chống thiên tai tại cảng hàng không, sân bay
Khoản 1. Trách nhiệm của người khai thác cảng hàng không, sân bay:
Điểm a) Ban hành và tổ chức thực hiện phương án, kế hoạch phòng, chống thiên tai tại cảng hàng không, sân bay theo quy định;
Điểm b) Xây dựng, ký kết các văn bản hiệp đồng về công tác phòng, chống thiên tai với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn cảng hàng không, sân bay theo quy định;
Điểm c) Kiểm tra, rà soát, bổ sung, bảo dưỡng phương tiện, thiết bị phòng, chống thiên tai;
Điểm d) Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống chằng néo, neo đỗ tàu bay tại các sân đỗ tàu bay; kiểm tra, tổ chức gia cố các cơ sở, công trình, nhà xưởng, đài trạm;
Điểm đ) Kiểm tra thường xuyên, định kỳ hệ thống thoát nước tại cảng hàng không, sân bay và việc kết nối giữa hệ thống thoát nước nội bộ cảng hàng không, sân bay với hệ thống thoát nước bên ngoài đảm bảo không bị úng ngập trong mùa mưa bão;
Điểm e) Kiểm tra hệ thống chống sét tại các công trình, nhà ga, đài, trạm tại khu vực cảng hàng không, sân bay.
Khoản 2. Trách nhiệm của các doanh nghiệp khác hoạt động tại cảng hàng không, sân bay:
Điểm a) Xây dựng phương án, kế hoạch phòng, chống thiên tai cụ thể của đơn vị;
Điểm b) Kiểm tra, rà soát, bổ sung, bảo dưỡng hệ thống thiết bị phục vụ công tác phòng, chống thiên tai, các cơ sở, công trình, đài, trạm của đơn vị;
Điểm c) Phối hợp với người khai thác cảng hàng không, sân bay trong phòng, chống thiên tai và khắc phục hậu quả.
Khoản 3. Trách nhiệm của cảng vụ hàng không: Chủ trì, phối hợp người khai thác cảng hàng không, sân bay làm việc với chính quyền địa phương và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong công tác đảm bảo việc thoát nước từ hệ thống thoát nước hiện trạng của cảng hàng không, sân bay với hệ thống thoát nước bên ngoài của địa phương.
Điều 98 Công tác khẩn nguy sân bay
Khoản 1. Công tác khẩn nguy sân bay bao gồm các tình huống sau:
Điểm a) Ứng phó tình huống tàu bay lâm nạn ngoài cảng hàng không, sân bay;
Điểm b) Khẩn nguy sân bay đối với tàu bay gặp sự cố, tai nạn trong cảng hàng không, sân bay;
Điểm c) Khẩn nguy sân bay liên quan đến tình huống các công trình, nhà xưởng, đài trạm tại cảng hàng không, sân bay bị cháy, nổ, bị sập đổ vì bão lốc, ngập úng, khẩn nguy y tế (bao gồm cả trường hợp tàu bay chở khách về từ vùng có dịch bệnh);
Điểm d) Khẩn nguy sân bay trong điều kiện môi trường khắc nghiệt, địa hình khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay phức tạp, gần biển;
Điểm đ) Khẩn nguy đối với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng theo quy định của pháp luật về an ninh hàng không.
Khoản 2. Người khai thác cảng hàng không, sân bay xây dựng kế hoạch khẩn nguy sân bay; xây dựng lực lượng khẩn nguy cảng hàng không, sân bay theo quy định của ICAO; hợp đồng phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác khẩn nguy sân bay.
Khoản 3. Các đơn vị cung cấp dịch vụ hàng không trên địa bàn cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm đảm bảo đầy đủ lực lượng, phương tiện theo kế hoạch khẩn nguy sân bay của người khai thác cảng hàng không, sân bay.
Khoản 4. Kế hoạch khẩn nguy sân bay bao gồm các nội dung sau:
Điểm a) Quy định chung: mục đích, đối tượng áp dụng, phạm vi trách nhiệm, căn cứ pháp lý để xây dựng, phân loại các tình huống khẩn nguy và quy trình sửa đổi, bổ sung tài liệu;
Điểm b) Tổ chức công tác khẩn nguy gồm: trung tâm khẩn nguy sân bay, trạm báo động khẩn nguy, ban chỉ huy hiện trường; thiết lập các khu vực, sơ đồ luồng tuyến, cổng cửa ra vào cho lực lượng, phương tiện tham gia vào công tác ứng phó khẩn nguy;
Điểm c) Phân định trách nhiệm cho các đơn vị trong việc tổ chức, phối hợp và thực hiện công tác khẩn nguy;
Điểm d) Hệ thống thông tin liên lạc phục vụ trong công tác khẩn nguy;
Điểm đ) Lực lượng, phương tiện, trang thiết bị sử dụng trong công tác khẩn nguy;
Điểm e) Điều tra và khôi phục: trách nhiệm của các đơn vị trong công tác điều tra và khôi phục sự cố, tai nạn;
Điểm g) Chế độ trực khẩn nguy và công tác huấn luyện, kiểm tra, diễn tập; | |
Thông Tư 29/2021/TT-BGTVT quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay .
Chương III
* Điều 98
- Khoản 4
+ Điểm b
+ Điểm c
+ Điểm d
+ Điểm đ
+ Điểm e
+ Điểm g
+ Điểm h
+ Điểm i
+ Điểm k
- Khoản 5
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
- Khoản 6
- Khoản 7
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
+ Điểm d
+ Điểm đ
+ Điểm e
+ Điểm g
+ Điểm h
+ Điểm i
+ Điểm k
- Khoản 8
+ Điểm a
+ Điểm b
Chương IV
* Điều 99
* Điều 100
* Điều 101 | Thông Tư 29/2021/TT-BGTVT quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay .
Chương III
Điều 98 Công tác khẩn nguy sân bay
Khoản 4
Điểm b) Tổ chức công tác khẩn nguy gồm: trung tâm khẩn nguy sân bay, trạm báo động khẩn nguy, ban chỉ huy hiện trường; thiết lập các khu vực, sơ đồ luồng tuyến, cổng cửa ra vào cho lực lượng, phương tiện tham gia vào công tác ứng phó khẩn nguy;
Điểm c) Phân định trách nhiệm cho các đơn vị trong việc tổ chức, phối hợp và thực hiện công tác khẩn nguy;
Điểm d) Hệ thống thông tin liên lạc phục vụ trong công tác khẩn nguy;
Điểm đ) Lực lượng, phương tiện, trang thiết bị sử dụng trong công tác khẩn nguy;
Điểm e) Điều tra và khôi phục: trách nhiệm của các đơn vị trong công tác điều tra và khôi phục sự cố, tai nạn;
Điểm g) Chế độ trực khẩn nguy và công tác huấn luyện, kiểm tra, diễn tập;
Điểm h) Quy chế báo cáo;
Điểm i) Quy chế phối hợp với ban chỉ huy khẩn nguy địa phương;
Điểm k) Các phụ lục gồm: vùng trách nhiệm tìm kiếm, cứu nạn của cảng hàng không, sân bay; sơ đồ thông báo khi có tình huống khẩn nguy; sơ đồ thông báo, báo động khi có hành vi can thiệp bất hợp pháp theo quy định của pháp luật về an ninh hàng không; sơ đồ chỉ huy, chỉ đạo khi có tình huống khẩn nguy; sơ đồ thông tin liên lạc, tần số quy định cho công tác khẩn nguy; danh bạ điện thoại của các cá nhân, tổ chức có liên quan trong công tác khẩn nguy; sơ đồ kẻ lưới ô vuông cảng hàng không, sân bay và khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay; sơ đồ cổng, cửa, luồng tuyến ra vào của lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó với tình huống khẩn nguy; các tình huống khẩn nguy giả định.
Khoản 5. Kế hoạch khẩn nguy sân bay bao gồm khẩn nguy tại chỗ, khẩn nguy hoàn toàn và được chia thành các giai đoạn:
Điểm a) Giai đoạn thu thập thông tin và đánh giá tình huống;
Điểm b) Giai đoạn báo động;
Điểm c) Giai đoạn khẩn nguy.
Khoản 6. Người khai thác cảng hàng không, sân bay chỉ huy, điều hành các lực lượng hàng không để ứng phó ban đầu với các tình huống khẩn nguy sân bay, ứng phó tai nạn tàu bay trong khu vực thuộc phạm vi trách nhiệm được giao.
Khoản 7. Người khai thác cảng hàng không, sân bay triển khai thực hiện kế hoạch khẩn nguy trong cảng hàng không, sân bay, cụ thể:
Điểm a) Triển khai các lực lượng khẩn nguy cứu nạn sẵn sàng ứng phó, tiếp cận khu vực sự cố, tai nạn;
Điểm b) Kích hoạt trung tâm khẩn nguy sân bay;
Điểm c) Thông báo cho các đơn vị hiệp đồng liên quan;
Điểm d) Dịch vụ y tế và cứu thương sẵn sàng ứng phó, tiếp cận khu vực sự cố, tai nạn;
Điểm đ) Thông báo cho người khai thác tàu bay lâm nguy, lâm nạn; thu thập thông tin liên quan đến các hàng hóa nguy hiểm trên tàu bay, thông báo cho những đơn vị liên quan;
Điểm e) Báo cáo Cảng vụ hàng không; thiết lập liên lạc với cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay liên quan đến việc đóng cảng hàng không, sân bay, chỉ định hành lang bay khẩn nguy, phát hành NOTAM;
Điểm g) Thông báo cho các cơ quan điều tra sự cố, tai nạn tàu bay theo quy định;
Điểm h) Thông báo cho bộ phận khí tượng để đưa ra thông báo khí tượng đặc biệt;
Điểm i) Bố trí để thực hiện khảo sát và chụp ảnh ngay lập tức đường cất hạ cánh bị ảnh hưởng để có các giải pháp xử lý kịp thời;
Điểm k) Thông báo cho bộ phận khám nghiệm tử thi trong trường hợp có tử vong và thiết lập cơ sở nhà xác tạm thời.
Khoản 8. Diễn tập khẩn nguy sân bay phải được tổ chức định kỳ tại từng cảng hàng không, sân bay theo các cấp độ như sau:
Điểm a) Tổng diễn tập khẩn nguy sân bay được thực hiện với tần suất không quá 02 năm một lần;
Điểm b) Diễn tập khẩn nguy sân bay cơ sở được thực hiện với tần suất một lần 01 năm, khi tổng diễn tập khẩn nguy không được tổ chức định kỳ hoặc khi có những thiếu sót được phát hiện cần người khai thác cảng hàng không, sân bay khắc phục sớm hoặc khi có yêu cầu của Cục Hàng không Việt Nam.
Chương IV
Điều 99 Điều khoản chuyển tiếp
Giấy phép nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay đã được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực tiếp tục có giá trị đến khi giấy phép hết hiệu lực.
Điều 100 Hiệu lực thi hành
Khoản 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2022.
Khoản 2. Bãi bỏ Thông tư số 17/2016/TT-BGTVT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay và Thông tư số 30/2020/TT-BGTVT ngày 18 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-BGTVT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay.
Khoản 3. Các văn bản quy phạm pháp luật, tài liệu của ICAO được dẫn chiếu trong Thông tư này khi được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản được sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.
Khoản 4. Khoản 1 Điều 34 của Thông tư này được áp dụng chậm nhất sau 12 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
Khoản 5. Khoản 1 Điều 85 của Thông tư này được áp dụng từ ngày 26 tháng 3 năm 2023 để bắt đầu xác định slot lịch sử cho mùa hè năm 2024 và các mùa lịch bay kế tiếp.
Khoản 6. Mẫu số 4.2 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này được áp dụng chậm nhất sau 36 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
Điều 101 Tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Nơi nhận: - Bộ trưởng (để báo cáo); - Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Công báo; - Cổng TTĐT Chính phủ; - Cổng TTĐT Bộ GTVT; - Báo Giao thông, Tạp chí GTVT; - Lưu: VT, KCHT (10) KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Lê Anh Tuấn PHỤ LỤC I | |
Quyết Định 35/2018/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của tổng cục đường bộ việt nam trực thuộc bộ giao thông vận tải .
* Điều 1
* Điều 2
* Điều 3
* Điều 4
* Điều 5
- Khoản 1
- Khoản 2 | Quyết Định 35/2018/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của tổng cục đường bộ việt nam trực thuộc bộ giao thông vận tải .
Điều 1. Vị trí và chức năng
Tổng cục Đường bộ Việt Nam là tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về giao thông vận tải đường bộ trong phạm vi cả nước; tổ chức thực hiện các dịch vụ công về giao thông vận tải đường bộ theo quy định của pháp luật. Tổng cục Đường bộ Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy, có tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và trụ sở tại thành phố Hà Nội.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
Khoản 1. Xây dựng để Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (sau đây viết tắt là Bộ trưởng) trình cấp có thẩm quyền hoặc ban hành theo thẩm quyền:
Điểm a) Dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; các dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ; dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; cơ chế, chính sách và các văn bản khác thuộc phạm vi quản lý;
Điểm b) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, trung hạn, hàng năm, chương trình, dự án quốc gia, đề án phát triển giao thông vận tải đường bộ trong phạm vi cả nước.
Khoản 2. Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành giao thông vận tải đường bộ, trình Bộ trưởng ban hành theo thẩm quyền hoặc để Bộ trưởng đề nghị cơ quan có thẩm quyền thẩm định, công bố; tổ chức xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở chuyên ngành giao thông vận tải đường bộ.
Khoản 3. Chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, chiến lược, chương trình quốc gia, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án về giao thông vận tải đường bộ sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc ban hành.
Khoản 4. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông vận tải đường bộ.
Khoản 5. Về quản lý đầu tư xây dựng, khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ:
Điểm a) Xây dựng trình Bộ trưởng ban hành hoặc để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế tạo nguồn vốn và các quy định về xây dựng, quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Điểm b) Xây dựng trình Bộ trưởng quyết định phân loại, điều chỉnh hệ thống quốc lộ; quy định việc đấu nối vào đường bộ; quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ và công bố về tải trọng, khổ giới hạn của quốc lộ; quy định về báo hiệu đường bộ; quy định tốc độ xe và việc đặt biển báo tốc độ; tổ chức và hoạt động của trạm kiểm tra tải trọng xe; quy định việc cấp giấy phép lưu hành cho xe quá khổ giới hạn, quá tải trọng, xe bánh xích, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng và tổ chức thực hiện;
Điểm c) Quyết định đầu tư, chủ đầu tư các dự án xây dựng công trình đường bộ theo quy định của pháp luật và phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng;
Điểm d) Tổ chức giao thông trên hệ thống quốc lộ, bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt; tổ chức quản lý, khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông trên quốc lộ do Tổng cục quản lý;
Điểm đ) Hướng dẫn công tác quản lý, bảo trì, khai thác và tổ chức giao thông đường địa phương; tổng hợp tình hình phát triển hệ thống đường địa phương trong phạm vi cả nước;
Điểm e) Xây dựng đơn giá sản phẩm, dịch vụ công ích trong quản lý, bảo trì quốc lộ; trình Bộ trưởng ban hành khung giá bảo dưỡng thường xuyên tài sản hạ tầng đường bộ thuộc Bộ quản lý;
Điểm g) Phối hợp với cơ quan có liên quan và chính quyền địa phương bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông và hành lang an toàn đường bộ;
Điểm h) Tổ chức đấu thầu, đặt hàng hoặc giao kế hoạch thực hiện sản xuất, cung ứng sản phẩm và dịch vụ công ích trong quản lý, bảo trì quốc lộ theo quy định của pháp luật;
Điểm i) Quản lý các dự án đầu tư xây dựng đường bộ theo hình thức đối tác công - tư theo quy định của pháp luật và phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng;
Điểm k) Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng đường bộ theo quy định của pháp luật và phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.
Khoản 6. Về quản lý đường bộ cao tốc:
Điểm a) Tổ chức xây dựng trình Bộ trưởng hoặc để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách về quản lý, khai thác và bảo trì đường bộ cao tốc;
Điểm b) Tổ chức vận hành hệ thống quản lý giám sát giao thông; tổ chức quản lý, khai thác, bảo trì, đảm bảo an toàn giao thông và bảo vệ kết cấu hạ tầng các tuyến đường bộ cao tốc được giao; hướng dẫn việc quản lý, khai thác, bảo trì công trình đường cao tốc trong phạm vi cả nước;
Điểm c) Huy động các nguồn vốn đầu tư, tổ chức quản lý các dự án đầu tư xây dựng; kiểm tra, giám sát thực hiện các hợp đồng quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ cao tốc theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.
Khoản 7. Về quản lý phương tiện và người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (trừ phương tiện và người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh):
Điểm a) Xây dựng trình Bộ trưởng quy định việc đào tạo, sát hạch, cấp, đổi, gia hạn và thu hồi giấy phép lái xe cho người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; quy định việc cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông; hướng dẫn tổ chức thực hiện;
Điểm b) Xây dựng trình Bộ trưởng ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Trung tâm sát hạch lái xe; tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra việc cấp giấy chứng nhận Trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ đủ điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật;
Điểm c) In, phát hành, hướng dẫn và quản lý việc sử dụng giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng trong phạm vi cả nước;
Điểm d) Quản lý việc đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ theo phân cấp của Bộ trưởng;
Điểm đ) Tổ chức thực hiện đăng ký xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ;
Điểm e) Phối hợp xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của phương tiện, thiết bị giao thông vận tải đường bộ;
Điểm g) Tổ chức cấp giấy phép lưu hành cho xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn của đường bộ, xe bánh xích gây hư hại mặt đường; cấp phép cho phương tiện, lực lượng đi kèm theo phương tiện đường bộ thực hiện tìm kiếm, cứu nạn theo quy định của pháp luật.
Khoản 8. Về quản lý vận tải đường bộ:
Điểm a) Xây dựng trình Bộ trưởng quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải đường bộ, các dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ và phê duyệt chương trình, kế hoạch hợp tác quốc tế về vận tải đường bộ;
Điểm b) Xây dựng trình Bộ trưởng để trình cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn đề xuất việc ký kết hoặc gia nhập các điều ước quốc tế về đường bộ; tổ chức việc cấp phép vận tải đường bộ quốc tế theo các điều ước, thỏa thuận quốc tế về vận tải đường bộ theo phân cấp của Bộ trưởng;
Điểm c) Quản lý hoạt động vận tải đường bộ và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ theo quy định của pháp luật; quản lý các tuyến vận tải hành khách bằng xe ô tô theo phân công của Bộ trưởng;
Điểm d) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện điều kiện kinh doanh vận tải đường bộ và các quy định về dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ; hướng dẫn tổ chức phát triển kinh tế tập thể trong vận tải đường bộ;
Điểm đ) Phối hợp xây dựng khung giá cước vận tải, xếp dỡ, các dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ được hoạt động độc quyền và những dịch vụ Nhà nước trợ giá hoặc giao doanh nghiệp thực hiện.
Khoản 9. Về an toàn giao thông đường bộ:
Điểm a) Xây dựng trình Bộ trưởng đề án, giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật;
Điểm b) Tổ chức thực hiện công tác phòng, chống, ứng phó sự cố, thiên tai và phối hợp tìm kiếm cứu nạn trong giao thông đường bộ theo phân công của Bộ trưởng;
Điểm c) Hướng dẫn, kiểm tra, phối hợp thực hiện công tác kiểm soát tải trọng phương tiện vận tải đường bộ trong phạm vi cả nước;
Điểm d) Tổ chức thẩm định an toàn giao thông trong xây dựng, quản lý và bảo trì đường bộ;
Điểm đ) Tổ chức thanh tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động; tổ chức điều tra tai nạn lao động xảy ra trên phương tiện vận tải đường bộ theo quy định của pháp luật.
Khoản 10. Về bảo vệ môi trường trong giao thông vận tải đường bộ:
Điểm a) Tổ chức lập, trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường đối với quy hoạch, chương trình, dự án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật;
Điểm b) Tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, đề án, quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ môi trường trong xây dựng, quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc phạm vi quản lý.
Khoản 11. Thực hiện hợp tác quốc tế giao thông vận tải đường bộ theo phân cấp của Bộ trưởng.
Khoản 12. Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ; xây dựng, triển khai các chương trình, dự án ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu, bảo đảm dịch vụ thông tin phục vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ.
Khoản 13. Thanh tra chuyên ngành về giao thông vận tải đường bộ, xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo, thực hiện phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
Khoản 14. Quản lý tổ chức bộ máy, công chức, viên chức, người lao động theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng; thực hiện chế độ, chính sách, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đối với công chức, viên chức, người lao động theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng.
Khoản 15. Quản lý tài chính, tài sản và nguồn lực khác được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng.
Khoản 16. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng giao và theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức
Khoản 1. Vụ Kế hoạch - Đầu tư;
Khoản 2. Vụ Tài chính;
Khoản 3. Vụ An toàn giao thông;
Khoản 4. Vụ Quản lý, bảo trì đường bộ;
Khoản 5. Vụ Khoa học công nghệ, Môi trường và Hợp tác quốc tế;
Khoản 6. Vụ Vận tải;
Khoản 7. Vụ Quản lý phương tiện và người lái;
Khoản 8. Vụ Tổ chức - Hành chính;
Khoản 9. Vụ Pháp chế - Thanh tra;
Khoản 10. Cục Quản lý xây dựng đường bộ;
Khoản 11. Cục Quản lý đường bộ I;
Khoản 12. Cục Quản lý đường bộ II;
Khoản 13. Cục Quản lý đường bộ III;
Khoản 14. Cục Quản lý đường bộ IV;
Khoản 15. Trường Trung cấp Giao thông vận tải miền Bắc;
Khoản 16. Trường Trung cấp Giao thông vận tải miền Nam;
Khoản 17. Trường Trung cấp Cơ giới đường bộ;
Khoản 18. Trường Trung cấp Giao thông vận tải Thăng Long;
Khoản 19. Trung tâm Truyền thông và Thông tin đường bộ;
Khoản 20. Trung tâm Kỹ thuật đường bộ. Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 14 Điều này là đơn vị giúp Tổng Cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ khoản 15 đến khoản 20 Điều này là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục. Cục Quản lý đường bộ I có 04 phòng, 01 đội, 08 chi cục và 01 Trung tâm Kỹ thuật đường bộ. Cục Quản lý đường bộ II có 04 phòng, 01 đội, 06 chi cục và 01 Trung tâm Kỹ thuật đường bộ. Cục Quản lý đường bộ III có 04 phòng, 01 đội, 05 chi cục và 01 Trung tâm Kỹ thuật đường bộ. Cục Quản lý đường bộ IV có 04 phòng, 01 đội, 07 chi cục, 01 Trung tâm Kỹ thuật đường bộ và Cụm phà Vàm Cống. Cục Quản lý xây dựng đường bộ có Văn phòng và 04 phòng. Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Tổng cục.
Điều 4. Lãnh đạo Tổng cục
Khoản 1. Tổng cục Đường bộ Việt Nam có Tổng Cục trưởng và không quá 04 Phó Tổng Cục trưởng. Tổng Cục trưởng và các Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động theo quy định của pháp luật.
Khoản 2. Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Tổng cục. Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam chịu trách nhiệm trước Tổng Cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.
Khoản 3. Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý thuộc Tổng cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Điều 5. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
Khoản 1. Đến năm 2020, Bộ Giao thông vận tải thực hiện việc cổ phần hóa các trung tâm kỹ thuật đường bộ; sắp xếp lại các trường trung cấp thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam theo Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập và Quyết định số 208/QĐ-TTg ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Giao thông vận tải đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Khoản 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2018 và thay thế Quyết định số 60/2013/QĐ-TTg ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Đường bộ Việt Nam thuộc Bộ Giao thông vận tải. | |
Luật bảo hiểm y tế .
* Điều 1
* Điều 2
* Điều 3
* Điều 4
* Điều 5
* Điều 6
* Điều 7
* Điều 8
* Điều 9
* Điều 10
* Điều 11
* Điều 12
* Điều 13 | Luật bảo hiểm y tế .
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Khoản 1. Luật này quy định về chế độ, chính sách bảo hiểm y tế, bao gồm đối tượng, mức đóng, trách nhiệm và phương thức đóng bảo hiểm y tế; thẻ bảo hiểm y tế; phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế; tổ chức khám bệnh, chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm y tế; thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; quỹ bảo hiểm y tế; quyền và trách nhiệm của các bên liên quan đến bảo hiểm y tế.
Khoản 2. Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có liên quan đến bảo hiểm y tế.
Khoản 3. Luật này không áp dụng đối với bảo hiểm y tế mang tính kinh doanh.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
Khoản 1. Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của Luật này.
Khoản 2. Bảo hiểm y tế toàn dân là việc các đối tượng quy định trong Luật này đều tham gia bảo hiểm y tế.
Khoản 3. Quỹ bảo hiểm y tế là quỹ tài chính được hình thành từ nguồn đóng bảo hiểm y tế và các nguồn thu hợp pháp khác, được sử dụng để chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm y tế, chi phí quản lý bộ máy của tổ chức bảo hiểm y tế và những khoản chi phí hợp pháp khác liên quan đến bảo hiểm y tế.
Khoản 4. Người sử dụng lao động bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể và tổ chức khác; tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế.
Khoản 5. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đầu tiên theo đăng ký của người tham gia bảo hiểm y tế và được ghi trong thẻ bảo hiểm y tế.
Khoản 6. Giám định bảo hiểm y tế là hoạt động chuyên môn do tổ chức bảo hiểm y tế tiến hành nhằm đánh giá sự hợp lý của việc cung cấp dịch vụ y tế cho người tham gia bảo hiểm y tế, làm cơ sở để thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Điều 3. Nguyên tắc bảo hiểm y tế
Khoản 1. Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia bảo hiểm y tế.
Khoản 2. Mức đóng bảo hiểm y tế được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp hoặc mức lương tối thiểu của khu vực hành chính (sau đây gọi chung là mức lương tối thiểu).
Khoản 3. Mức hưởng bảo hiểm y tế theo mức độ bệnh tật, nhóm đối tượng trong phạm vi quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.
Khoản 4. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm y tế và người tham gia bảo hiểm y tế cùng chi trả.
Khoản 5. Quỹ bảo hiểm y tế được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch, bảo đảm cân đối thu, chi và được Nhà nước bảo hộ.
Điều 4. Chính sách của Nhà nước về bảo hiểm y tế
Khoản 1. Nhà nước đóng hoặc hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm y tế cho người có công với cách mạng và một số nhóm đối tượng xã hội.
Khoản 2. Nhà nước có chính sách ưu đãi đối với hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm y tế để bảo toàn và tăng trưởng quỹ. Nguồn thu của quỹ và số tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm y tế được miễn thuế.
Khoản 3. Nhà nước tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm y tế hoặc đóng bảo hiểm y tế cho các nhóm đối tượng.
Khoản 4. Nhà nước khuyến khích đầu tư phát triển công nghệ và phương tiện kỹ thuật tiên tiến trong quản lý bảo hiểm y tế.
Điều 5. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế
Khoản 1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế.
Khoản 2. Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế.
Khoản 3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế.
Khoản 4. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế tại địa phương.
Điều 6. Trách nhiệm của Bộ Y tế về bảo hiểm y tế
Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện nhiệm vụ sau đây:
Khoản 1. Xây dựng chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế, tổ chức hệ thống y tế, tuyến chuyên môn kỹ thuật y tế, nguồn tài chính phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân dựa trên bảo hiểm y tế toàn dân;
Khoản 2. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển bảo hiểm y tế;
Khoản 3. Ban hành danh mục thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế và các quy định chuyên môn kỹ thuật liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;
Khoản 4. Xây dựng và trình Chính phủ các giải pháp nhằm bảo đảm cân đối quỹ bảo hiểm y tế;
Khoản 5. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế;
Khoản 6. Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện chế độ bảo hiểm y tế;
Khoản 7. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm y tế;
Khoản 8. Theo dõi, đánh giá, tổng kết các hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm y tế;
Khoản 9. Tổ chức nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về bảo hiểm y tế.
Điều 7. Trách nhiệm của Bộ Tài chính về bảo hiểm y tế
Khoản 1. Phối hợp với Bộ Y tế, cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng chính sách, pháp luật về tài chính liên quan đến bảo hiểm y tế.
Khoản 2. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về chế độ tài chính đối với bảo hiểm y tế, quỹ bảo hiểm y tế.
Điều 8. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp về bảo hiểm y tế
Khoản 1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm sau đây:
Điểm a) Chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế;
Điểm b) Bảo đảm kinh phí đóng bảo hiểm y tế cho các đối tượng được ngân sách nhà nước đóng hoặc hỗ trợ theo quy định của Luật này;
Điểm c) Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế;
Điểm d) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm y tế.
Khoản 2. Ngoài việc thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương còn có trách nhiệm quản lý, sử dụng nguồn kinh phí theo quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật này.
Điều 9. Tổ chức bảo hiểm y tế
Khoản 1. Tổ chức bảo hiểm y tế có chức năng thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế, quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm y tế.
Khoản 2. Chính phủ quy định cụ thể về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức bảo hiểm y tế.
Điều 10. Kiểm toán quỹ bảo hiểm y tế
Định kỳ 3 năm, Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán quỹ bảo hiểm y tế và báo cáo kết quả với Quốc hội. Trường hợp Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ yêu cầu, Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán đột xuất quỹ bảo hiểm y tế.
Điều 11. Các hành vi bị nghiêm cấm
Khoản 1. Không đóng hoặc đóng bảo hiểm y tế không đầy đủ theo quy định của Luật này.
Khoản 2. Gian lận, giả mạo hồ sơ, thẻ bảo hiểm y tế.
Khoản 3. Sử dụng tiền đóng bảo hiểm y tế, quỹ bảo hiểm y tế sai mục đích.
Khoản 4. Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia bảo hiểm y tế và của các bên liên quan đến bảo hiểm y tế.
Khoản 5. Cố ý báo cáo sai sự thật, cung cấp sai lệch thông tin, số liệu về bảo hiểm y tế.
Khoản 6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, chuyên môn, nghiệp vụ để làm trái với quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế. CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG, MỨC ĐÓNG, TRÁCH NHIỆM VÀ PHƯƠNG THỨC ĐÓNG BẢO HIỂM Y TẾ
Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
Khoản 1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên theo quy định của pháp luật về lao động; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của pháp luật về tiền lương, tiền công; cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là người lao động).
Khoản 2. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng Công an nhân dân.
Khoản 3. Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
Khoản 4. Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Khoản 5. Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước.
Khoản 6. Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng.
Khoản 7. Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp từ ngân sách nhà nước hằng tháng.
Khoản 8. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Khoản 9. Người có công với cách mạng.
Khoản 10. Cựu chiến binh theo quy định của pháp luật về cựu chiến binh.
Khoản 11. Người trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước theo quy định của Chính phủ.
Khoản 12. Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm.
Khoản 13. Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật.
Khoản 14. Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.
Khoản 15. Thân nhân của người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.
Khoản 16. Thân nhân của các đối tượng sau đây theo quy định của pháp luật về sĩ quan Quân đội nhân dân, nghĩa vụ quân sự, Công an nhân dân và cơ yếu:
Điểm a) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc Quân đội nhân dân đang tại ngũ; hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ trong Quân đội nhân dân;
Điểm b) Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng Công an nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân phục vụ có thời hạn;
Điểm c) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang làm công tác cơ yếu tại Ban Cơ yếu Chính phủ và người đang làm công tác cơ yếu hưởng lương theo bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan Quân đội nhân dân và bảng lương quân nhân chuyên nghiệp thuộc Quân đội nhân dân nhưng không phải là quân nhân, công an nhân dân.
Khoản 17. Trẻ em dưới 6 tuổi.
Khoản 18. Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.
Khoản 19. Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.
Khoản 20. Người thuộc hộ gia đình cận nghèo.
Khoản 21. Học sinh, sinh viên.
Khoản 22. Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp.
Khoản 23. Thân nhân của người lao động quy định tại khoản 1 Điều này mà người lao động có trách nhiệm nuôi dưỡng và sống trong cùng hộ gia đình.
Khoản 24. Xã viên hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể.
Khoản 25. Các đối tượng khác theo quy định của Chính phủ.
Điều 13. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
Khoản 1. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế được quy định như sau:
Điểm a) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức tiền lương, tiền công tháng của người lao động, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3. Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được tính vào thời gian tham gia bảo hiểm y tế liên tục để hưởng chế độ bảo hiểm y tế;
Điểm b) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương hưu, trợ cấp mất sức lao động và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;
Điểm c) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương tối thiểu và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;
Điểm d) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại khoản 8 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức trợ cấp thất nghiệp và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;
Điểm đ) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại các khoản 7, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương tối thiểu và do ngân sách nhà nước đóng;
Điểm e) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại khoản 19 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương tối thiểu và do cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp học bổng đóng;
Điểm g) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại các khoản 20, 21 và 22 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương tối thiểu và do đối tượng đóng; Ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng bảo hiểm y tế cho đối tượng quy định tại khoản 20 và khoản 21 Điều 12 của Luật này và đối tượng quy định tại khoản 22 Điều 12 của Luật này mà có mức sống trung bình;
Điểm h) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại khoản 23 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương tối thiểu và do người lao động đóng;
Điểm i) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại khoản 24 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương tối thiểu và do đối tượng đóng;
Điểm k) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại khoản 25 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương tối thiểu.
Khoản 2. Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này. Trường hợp đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 12 của Luật này có thêm một hoặc nhiều hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương, tiền công cao nhất.
Khoản 3. Chính phủ quy định cụ thể mức đóng, mức hỗ trợ quy định tại khoản 1 Điều này. | |
Luật bảo hiểm y tế .
* Điều 13
- Khoản 1
+ Điểm i
+ Điểm k
- Khoản 2
- Khoản 3
* Điều 14
* Điều 15
* Điều 16
* Điều 17
* Điều 18
* Điều 19
* Điều 20
* Điều 21
* Điều 22
* Điều 23
* Điều 24
* Điều 25 | Luật bảo hiểm y tế .
Điều 13. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
Khoản 1
Điểm i) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại khoản 24 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương tối thiểu và do đối tượng đóng;
Điểm k) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại khoản 25 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương tối thiểu.
Khoản 2. Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này. Trường hợp đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 12 của Luật này có thêm một hoặc nhiều hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương, tiền công cao nhất.
Khoản 3. Chính phủ quy định cụ thể mức đóng, mức hỗ trợ quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 14. Tiền lương, tiền công, tiền trợ cấp làm căn cứ đóng bảo hiểm y tế
Khoản 1. Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là tiền lương tháng theo ngạch bậc, cấp quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Khoản 2. Đối với người lao động hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của người sử dụng lao động thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là tiền lương, tiền công tháng được ghi trong hợp đồng lao động.
Khoản 3. Đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp thất nghiệp hằng tháng thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Khoản 4. Đối với các đối tượng khác thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là mức lương tối thiểu.
Khoản 5. Mức tiền công, tiền lương tối đa để tính mức đóng bảo hiểm y tế là 20 lần mức lương tối thiểu.
Điều 15. Phương thức đóng bảo hiểm y tế
Khoản 1. Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng bảo hiểm y tế cho người lao động và trích tiền đóng bảo hiểm y tế từ tiền lương, tiền công của người lao động để nộp cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm y tế.
Khoản 2. Đối với các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp không trả lương theo tháng thì 3 tháng hoặc 6 tháng một lần, người sử dụng lao động đóng bảo hiểm y tế cho người lao động và trích tiền đóng bảo hiểm y tế từ tiền lương, tiền công của người lao động để nộp cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm y tế.
Khoản 3. Hằng tháng, tổ chức bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế cho các đối tượng quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6 và 8 Điều 12 của Luật này vào quỹ bảo hiểm y tế.
Khoản 4. Hằng năm, cơ quan, tổ chức quản lý đối tượng quy định tại các khoản 7, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 17 và 18 Điều 12 của Luật này đóng bảo hiểm y tế cho các đối tượng này vào quỹ bảo hiểm y tế.
Khoản 5. Hằng năm, cơ quan, tổ chức quản lý người có công với cách mạng và các đối tượng quy định tại các điểm a, b và c khoản 16 Điều 12 của Luật này đóng bảo hiểm y tế cho thân nhân của họ vào quỹ bảo hiểm y tế.
Khoản 6. Hằng tháng, cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp học bổng đóng bảo hiểm y tế cho đối tượng quy định tại khoản 19 Điều 12 của Luật này vào quỹ bảo hiểm y tế.
Khoản 7. Chính phủ quy định cụ thể phương thức đóng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại các khoản 20, 21, 22, 23, 24 và 25 Điều 12 của Luật này. CHƯƠNG III THẺ BẢO HIỂM Y TẾ
Điều 16. Thẻ bảo hiểm y tế
Khoản 1. Thẻ bảo hiểm y tế được cấp cho người tham gia bảo hiểm y tế và làm căn cứ để được hưởng các quyền lợi về bảo hiểm y tế theo quy định của Luật này.
Khoản 2. Mỗi người chỉ được cấp một thẻ bảo hiểm y tế.
Khoản 3. Thời điểm thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng được quy định như sau:
Điểm a) Đối với người tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 3 Điều 50 của Luật này đóng bảo hiểm y tế liên tục kể từ lần thứ hai trở đi hoặc người tham gia bảo hiểm y tế quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế;
Điểm b) Đối với người tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 3 Điều 50 của Luật này đóng bảo hiểm y tế lần đầu hoặc đóng bảo hiểm y tế không liên tục thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng sau 30 ngày, kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế; riêng đối với quyền lợi về dịch vụ kỹ thuật cao thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng sau 180 ngày, kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế;
Điểm c) Đối với trẻ em dưới 6 tuổi thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến ngày trẻ đủ 72 tháng tuổi.
Khoản 4. Thẻ bảo hiểm y tế không có giá trị sử dụng trong các trường hợp sau đây:
Điểm a) Thẻ đã hết thời hạn sử dụng;
Điểm b) Thẻ bị sửa chữa, tẩy xoá;
Điểm c) Người có tên trong thẻ không tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế.
Khoản 5. Tổ chức bảo hiểm y tế quy định mẫu thẻ bảo hiểm y tế, quản lý thẻ bảo hiểm y tế thống nhất trong cả nước và chậm nhất đến ngày 01 tháng 01 năm 2014 phải tổ chức thực hiện việc phát hành thẻ bảo hiểm y tế có ảnh của người tham gia bảo hiểm y tế.
Điều 17. Cấp thẻ bảo hiểm y tế
Khoản 1. Hồ sơ cấp thẻ bảo hiểm y tế bao gồm:
Điểm a) Văn bản đăng ký tham gia bảo hiểm y tế của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật này;
Điểm b) Danh sách người tham gia bảo hiểm y tế do cơ quan, tổ chức có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật này hoặc người đại diện của người tự nguyện tham gia bảo hiểm y tế lập;
Điểm c) Tờ khai của cá nhân, hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế.
Khoản 2. Hồ sơ cấp thẻ bảo hiểm y tế đối với trẻ em dưới 6 tuổi bao gồm:
Điểm a) Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh. Trường hợp trẻ em chưa có bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh thì phải có giấy xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của cha, mẹ hoặc người giám hộ;
Điểm b) Danh sách hoặc giấy đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi trẻ em cư trú.
Khoản 3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tổ chức bảo hiểm y tế phải cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người tham gia bảo hiểm y tế.
Điều 18. Cấp lại thẻ bảo hiểm y tế
Khoản 1. Thẻ bảo hiểm y tế được cấp lại trong trường hợp bị mất.
Khoản 2. Người bị mất thẻ bảo hiểm y tế phải có đơn đề nghị cấp lại thẻ.
Khoản 3. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp lại thẻ, tổ chức bảo hiểm y tế phải cấp lại thẻ cho người tham gia bảo hiểm y tế. Trong thời gian chờ cấp lại thẻ, người có thẻ vẫn được hưởng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.
Khoản 4. Người được cấp lại thẻ bảo hiểm y tế phải nộp phí. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức phí cấp lại thẻ bảo hiểm y tế.
Điều 19. Đổi thẻ bảo hiểm y tế
Khoản 1. Thẻ bảo hiểm y tế được đổi trong trường hợp sau đây:
Điểm a) Rách, nát hoặc hỏng;
Điểm b) Thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu;
Điểm c) Thông tin ghi trong thẻ không đúng.
Khoản 2. Hồ sơ đổi thẻ bảo hiểm y tế bao gồm:
Điểm a) Đơn đề nghị đổi thẻ của người tham gia bảo hiểm y tế;
Điểm b) Thẻ bảo hiểm y tế.
Khoản 3. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này, tổ chức bảo hiểm y tế phải đổi thẻ cho người tham gia bảo hiểm y tế. Trong thời gian chờ đổi thẻ, người có thẻ vẫn được hưởng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.
Khoản 4. Người được đổi thẻ bảo hiểm y tế do thẻ bị rách, nát hoặc hỏng phải nộp phí. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức phí đổi thẻ bảo hiểm y tế.
Điều 20. Thu hồi, tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế
Khoản 1. Thẻ bảo hiểm y tế bị thu hồi trong trường hợp sau đây:
Điểm a) Gian lận trong việc cấp thẻ bảo hiểm y tế;
Điểm b) Người có tên trong thẻ bảo hiểm y tế không tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế.
Khoản 2. Thẻ bảo hiểm y tế bị tạm giữ trong trường hợp người đi khám bệnh, chữa bệnh sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác. Người có thẻ bảo hiểm y tế bị tạm giữ có trách nhiệm đến nhận lại thẻ và nộp phạt theo quy định của pháp luật. CHƯƠNG IV PHẠM VI ĐƯỢC HƯỞNG BẢO HIỂM Y TẾ
Điều 21. Phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế
Khoản 1. Người tham gia bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế chi trả các chi phí sau đây:
Điểm a) Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con;
Điểm b) Khám bệnh để sàng lọc, chẩn đoán sớm một số bệnh;
Điểm c) Vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên đối với đối tượng quy định tại các khoản 9, 13, 14, 17 và 20 Điều 12 của Luật này trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.
Khoản 2. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể điểm b khoản 1 Điều này; chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan ban hành danh mục thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế.
Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế
Khoản 1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng như sau:
Điểm a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các khoản 2, 9 và 17 Điều 12 của Luật này;
Điểm b) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;
Điểm c) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các khoản 3, 13 và 14 Điều 12 của Luật này;
Điểm d) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.
Khoản 2. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.
Khoản 3. Chính phủ quy định mức thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các trường hợp vượt tuyến chuyên môn kỹ thuật, khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu, sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao chi phí lớn và các trường hợp khác không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 23. Các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế
Khoản 1. Chi phí trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 đã được ngân sách nhà nước chi trả.
Khoản 2. Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng.
Khoản 3. Khám sức khỏe.
Khoản 4. Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị.
Khoản 5. Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo hút thai, phá thai, trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của thai nhi hay của sản phụ.
Khoản 6. Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ.
Khoản 7. Điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt.
Khoản 8. Sử dụng vật tư y tế thay thế bao gồm chân tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính, phương tiện trợ giúp vận động trong khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng.
Khoản 9. Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng đối với bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động, thảm họa.
Khoản 10. Khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp tự tử, tự gây thương tích.
Khoản 11. Khám bệnh, chữa bệnh nghiện ma túy, nghiện rượu hoặc chất gây nghiện khác.
Khoản 12. Khám bệnh, chữa bệnh tổn thương về thể chất, tinh thần do hành vi vi phạm pháp luật của người đó gây ra.
Khoản 13. Giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần.
Khoản 14. Tham gia thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu khoa học. CHƯƠNG V TỔ CHỨC KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH CHO NGƯỜI THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ
Điều 24. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
Khoản 1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế là cơ sở y tế có ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh với tổ chức bảo hiểm y tế.
Khoản 2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế bao gồm:
Điểm a) Trạm y tế xã và tương đương, nhà hộ sinh;
Điểm b) Phòng khám đa khoa, chuyên khoa;
Điểm c) Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa.
Điều 25. Hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
Khoản 1. Hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế là văn bản thoả thuận giữa tổ chức bảo hiểm y tế với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về việc cung ứng dịch vụ và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Khoản 2. Hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
Điểm a) Đối tượng phục vụ và yêu cầu về chất lượng cung ứng dịch vụ;
Điểm b) Phương thức thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh;
Điểm c) Quyền và trách nhiệm của các bên;
Điểm d) Thời hạn hợp đồng;
Điểm đ) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
Điểm e) Điều kiện thay đổi, thanh lý, chấm dứt hợp đồng.
Khoản 3. Việc thỏa thuận về điều kiện thay đổi, thanh lý, chấm dứt hợp đồng quy định tại điểm e khoản 2 Điều này phải bảo đảm không làm gián đoạn việc khám bệnh, chữa bệnh của người tham gia bảo hiểm y tế.
Khoản 4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mẫu hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
| |
Luật bảo hiểm y tế .
* Điều 26
- Khoản 2
+ Điểm e
- Khoản 3
- Khoản 4
* Điều 26
* Điều 27
* Điều 28
* Điều 29
* Điều 30
* Điều 31
* Điều 32
* Điều 33
* Điều 34
* Điều 35
* Điều 36
* Điều 37
* Điều 38
* Điều 39
* Điều 40
* Điều 41
* Điều 42
- Khoản 1
- Khoản 2 | Luật bảo hiểm y tế .
Điều 26. Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
Khoản 2
Điểm e) Điều kiện thay đổi, thanh lý, chấm dứt hợp đồng.
Khoản 3. Việc thỏa thuận về điều kiện thay đổi, thanh lý, chấm dứt hợp đồng quy định tại điểm e khoản 2 Điều này phải bảo đảm không làm gián đoạn việc khám bệnh, chữa bệnh của người tham gia bảo hiểm y tế.
Khoản 4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mẫu hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Điều 26. Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
Khoản 1. Người tham gia bảo hiểm y tế có quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương; trừ trường hợp được đăng ký tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế phải làm việc lưu động hoặc đến tạm trú tại địa phương khác thì được khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ thuật và nơi người đó đang làm việc lưu động, tạm trú theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Khoản 2. Người tham gia bảo hiểm y tế được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý.
Khoản 3. Tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu được ghi trong thẻ bảo hiểm y tế.
Điều 27. Chuyển tuyến điều trị
Trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn kỹ thuật thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế có trách nhiệm chuyển người bệnh kịp thời đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế khác theo quy định về chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.
Điều 28. Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
Khoản 1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh; trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó; đối với trẻ em dưới 6 tuổi chỉ phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế.
Khoản 2. Trường hợp cấp cứu, người tham gia bảo hiểm y tế được khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào và phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này trước khi ra viện.
Khoản 3. Trường hợp chuyển tuyến điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có hồ sơ chuyển viện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Khoản 4. Trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 29. Giám định bảo hiểm y tế
Khoản 1. Nội dung giám định bảo hiểm y tế bao gồm:
Điểm a) Kiểm tra thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;
Điểm b) Kiểm tra, đánh giá việc chỉ định điều trị, sử dụng thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế cho người bệnh;
Điểm c) Kiểm tra, xác định chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Khoản 2. Việc giám định bảo hiểm y tế phải bảo đảm chính xác, công khai, minh bạch.
Khoản 3. Tổ chức bảo hiểm y tế thực hiện việc giám định bảo hiểm y tế và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả giám định. CHƯƠNG VI THANH TOÁN CHI PHÍ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH BẢO HIỂM Y TẾ
Điều 30. Phương thức thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
Khoản 1. Việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế được thực hiện theo các phương thức sau đây:
Điểm a) Thanh toán theo định suất là thanh toán theo định mức chi phí khám bệnh, chữa bệnh và mức đóng tính trên mỗi thẻ bảo hiểm y tế được đăng ký tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trong một khoảng thời gian nhất định;
Điểm b) Thanh toán theo giá dịch vụ là thanh toán dựa trên chi phí của thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế được sử dụng cho người bệnh;
Điểm c) Thanh toán theo trường hợp bệnh là thanh toán theo chi phí khám bệnh, chữa bệnh được xác định trước cho từng trường hợp theo chẩn đoán.
Khoản 2. Chính phủ quy định cụ thể việc áp dụng phương thức thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế quy định tại khoản 1 Điều này .
Điều 31. Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
Khoản 1. Tổ chức bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Khoản 2. Tổ chức bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trực tiếp cho người có thẻ bảo hiểm y tế đi khám bệnh, chữa bệnh trong các trường hợp sau đây:
Điểm a) Tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;
Điểm b) Trường hợp khám bệnh, chữa bệnh không đúng quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này;
Điểm c) Tại nước ngoài;
Điểm d) Một số trường hợp đặc biệt khác do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
Khoản 3. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính quy định thủ tục, mức thanh toán đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Khoản 4. Tổ chức bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trên cơ sở viện phí theo quy định của Chính phủ.
Điều 32. Tạm ứng, thanh toán, quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
Khoản 1. Tổ chức bảo hiểm y tế có trách nhiệm tạm ứng kinh phí hàng quý cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tối thiểu bằng 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thực tế của quý trước đã được quyết toán. Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh lần đầu ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thì mức tạm ứng lần đầu tối thiểu bằng 80% mức kinh phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế của một quý theo hợp đồng đã ký.
Khoản 2. Việc thanh toán, quyết toán giữa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và tổ chức bảo hiểm y tế được thực hiện hằng quý như sau:
Điểm a) Trong tháng đầu của mỗi quý, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế có trách nhiệm gửi báo cáo quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế của quý trước cho tổ chức bảo hiểm y tế;
Điểm b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo quyết toán của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, tổ chức bảo hiểm y tế có trách nhiệm xem xét và thông báo kết quả quyết toán chi phí. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông báo kết quả quyết toán, tổ chức bảo hiểm y tế phải hoàn thành việc thanh toán với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Khoản 3. Trong thời hạn 40 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thanh toán của người tham gia bảo hiểm y tế khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 31 của Luật này; trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thanh toán của người tham gia bảo hiểm y tế khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại điểm c và điểm d khoản 2 Điều 31 của Luật này, tổ chức bảo hiểm y tế phải thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trực tiếp cho các đối tượng này. CHƯƠNG VII QUỸ BẢO HIỂM Y TẾ
Điều 33. Nguồn hình thành quỹ bảo hiểm y tế
Khoản 1. Tiền đóng bảo hiểm y tế theo quy định của Luật này.
Khoản 2. Tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư của quỹ bảo hiểm y tế.
Khoản 3. Tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
Khoản 4. Các nguồn thu hợp pháp khác.
Điều 34. Quản lý quỹ bảo hiểm y tế
Khoản 1. Quỹ bảo hiểm y tế được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch và có sự phân cấp quản lý trong hệ thống tổ chức bảo hiểm y tế.
Khoản 2. Chính phủ quy định cụ thể việc quản lý quỹ bảo hiểm y tế; quyết định nguồn tài chính để bảo đảm việc khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trong trường hợp mất cân đối thu, chi quỹ bảo hiểm y tế.
Điều 35. Sử dụng quỹ bảo hiểm y tế
Khoản 1. Quỹ bảo hiểm y tế được sử dụng cho các mục đích sau đây:
Điểm a) Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;
Điểm b) Chi phí quản lý bộ máy tổ chức bảo hiểm y tế theo định mức chi hành chính của cơ quan nhà nước;
Điểm c) Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ bảo hiểm y tế theo nguyên tắc an toàn, hiệu quả;
Điểm d) Lập quỹ dự phòng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Quỹ dự phòng tối thiểu bằng tổng chi khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế của hai quý trước liền kề và tối đa không quá tổng chi khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế của hai năm trước liền kề.
Khoản 2. Trường hợp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có số thu bảo hiểm y tế lớn hơn số chi khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thì được sử dụng một phần kết dư để phục vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại địa phương.
Khoản 3. Chính phủ quy định cụ thể Điều này. CHƯƠNG VIII QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN ĐẾN BẢO HIỂM Y TẾ
Điều 36. Quyền của người tham gia bảo hiểm y tế
Khoản 1. Được cấp thẻ bảo hiểm y tế khi đóng bảo hiểm y tế.
Khoản 2. Lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu theo quy định tại khoản 1 Điều 26 của Luật này.
Khoản 3. Được khám bệnh, chữa bệnh.
Khoản 4. Được tổ chức bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế.
Khoản 5. Yêu cầu tổ chức bảo hiểm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và cơ quan liên quan giải thích, cung cấp thông tin về chế độ bảo hiểm y tế.
Khoản 6. Khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm y tế.
Điều 37. Nghĩa vụ của người tham gia bảo hiểm y tế
Khoản 1. Đóng bảo hiểm y tế đầy đủ, đúng thời hạn.
Khoản 2. Sử dụng thẻ bảo hiểm y tế đúng mục đích, không cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế.
Khoản 3. Thực hiện các quy định tại Điều 28 của Luật này khi đến khám bệnh, chữa bệnh.
Khoản 4. Chấp hành các quy định và hướng dẫn của tổ chức bảo hiểm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi đến khám bệnh, chữa bệnh.
Khoản 5. Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngoài phần chi phí do quỹ bảo hiểm y tế chi trả.
Điều 38. Quyền của tổ chức, cá nhân đóng bảo hiểm y tế
Khoản 1. Yêu cầu tổ chức bảo hiểm y tế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải thích, cung cấp thông tin về chế độ bảo hiểm y tế.
Khoản 2. Khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm y tế.
Điều 39. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đóng bảo hiểm y tế
Khoản 1. Lập hồ sơ đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế.
Khoản 2. Đóng bảo hiểm y tế đầy đủ, đúng thời hạn.
Khoản 3. Giao thẻ bảo hiểm y tế cho người tham gia bảo hiểm y tế.
Khoản 4. Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu có liên quan đến trách nhiệm thực hiện bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động, của đại diện cho người tham gia bảo hiểm y tế khi có yêu cầu của tổ chức bảo hiểm y tế, người lao động hoặc đại diện của người lao động.
Khoản 5. Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra về việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
Điều 40. Quyền của tổ chức bảo hiểm y tế
Khoản 1. Yêu cầu người sử dụng lao động, đại diện của người tham gia bảo hiểm y tế và người tham gia bảo hiểm y tế cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu có liên quan đến trách nhiệm của họ về việc thực hiện bảo hiểm y tế.
Khoản 2. Kiểm tra, giám định việc thực hiện khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; thu hồi, tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế đối với các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.
Khoản 3. Yêu cầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cung cấp hồ sơ, bệnh án, tài liệu về khám bệnh, chữa bệnh để phục vụ công tác giám định bảo hiểm y tế.
Khoản 4. Từ chối thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế không đúng quy định của Luật này hoặc không đúng với nội dung hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Khoản 5. Yêu cầu người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người tham gia bảo hiểm y tế hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh mà tổ chức bảo hiểm y tế đã chi trả.
Khoản 6. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế và xử lý tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo hiểm y tế.
Điều 41. Trách nhiệm của tổ chức bảo hiểm y tế
Khoản 1. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế.
Khoản 2. Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục, tổ chức thực hiện chế độ bảo hiểm y tế bảo đảm nhanh chóng, đơn giản và thuận tiện cho người tham gia bảo hiểm y tế.
Khoản 3. Thu tiền đóng bảo hiểm y tế và cấp thẻ bảo hiểm y tế.
Khoản 4. Quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm y tế.
Khoản 5. Ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Khoản 6. Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Khoản 7. Cung cấp thông tin về các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và hướng dẫn người tham gia bảo hiểm y tế lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu.
Khoản 8. Kiểm tra chất lượng khám bệnh, chữa bệnh; giám định bảo hiểm y tế.
Khoản 9. Bảo vệ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế; giải quyết theo thẩm quyền các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về chế độ bảo hiểm y tế.
Khoản 10. Lưu trữ hồ sơ, số liệu về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bảo hiểm y tế, xây dựng hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm y tế.
Khoản 11. Tổ chức thực hiện công tác thống kê, báo cáo, hướng dẫn nghiệp vụ về bảo hiểm y tế; báo cáo định kỳ hoặc đột xuất khi có yêu cầu về quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm y tế.
Khoản 12. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về bảo hiểm y tế.
Điều 42. Quyền của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
Khoản 1. Yêu cầu tổ chức bảo hiểm y tế cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin có liên quan đến người tham gia bảo hiểm y tế, kinh phí khám bệnh, chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm y tế tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Khoản 2. Được tổ chức bảo hiểm y tế tạm ứng kinh phí và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh đã ký. | |
Luật bảo hiểm y tế .
* Điều 42
- Khoản 11
- Khoản 12
* Điều 42
* Điều 43
* Điều 44
* Điều 45
* Điều 46
* Điều 47
* Điều 48
* Điều 49
* Điều 50
* Điều 51
* Điều 52 | Luật bảo hiểm y tế .
Điều 42. Quyền của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
Khoản 11. Tổ chức thực hiện công tác thống kê, báo cáo, hướng dẫn nghiệp vụ về bảo hiểm y tế; báo cáo định kỳ hoặc đột xuất khi có yêu cầu về quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm y tế.
Khoản 12. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về bảo hiểm y tế.
Điều 42. Quyền của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
Khoản 1. Yêu cầu tổ chức bảo hiểm y tế cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin có liên quan đến người tham gia bảo hiểm y tế, kinh phí khám bệnh, chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm y tế tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Khoản 2. Được tổ chức bảo hiểm y tế tạm ứng kinh phí và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh đã ký.
Khoản 3. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo hiểm y tế.
Điều 43. Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
Khoản 1. Tổ chức khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm chất lượng với thủ tục đơn giản, thuận tiện cho người tham gia bảo hiểm y tế.
Khoản 2. Cung cấp hồ sơ bệnh án, tài liệu liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh của người tham gia bảo hiểm y tế theo yêu cầu của tổ chức bảo hiểm y tế và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Khoản 3. Bảo đảm điều kiện cần thiết cho tổ chức bảo hiểm y tế thực hiện công tác giám định; phối hợp với tổ chức bảo hiểm y tế trong việc tuyên truyền, giải thích về chế độ bảo hiểm y tế cho người tham gia bảo hiểm y tế.
Khoản 4. Kiểm tra, phát hiện và thông báo cho tổ chức bảo hiểm y tế những trường hợp vi phạm về sử dụng thẻ bảo hiểm y tế; phối hợp với tổ chức bảo hiểm y tế thu hồi, tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế đối với các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.
Khoản 5. Quản lý và sử dụng kinh phí từ quỹ bảo hiểm y tế theo đúng quy định của pháp luật.
Khoản 6. Tổ chức thực hiện công tác thống kê, báo cáo về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
Điều 44. Quyền của tổ chức đại diện người lao động và tổ chức đại diện người sử dụng lao động
Khoản 1. Yêu cầu tổ chức bảo hiểm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và người sử dụng lao động cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin liên quan đến chế độ bảo hiểm y tế của người lao động.
Khoản 2. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm y tế làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động.
Điều 45. Trách nhiệm của tổ chức đại diện người lao động và tổ chức đại diện người sử dụng lao động
Khoản 1. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế đối với người lao động, người sử dụng lao động.
Khoản 2. Tham gia xây dựng, kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế.
Khoản 3. Tham gia giám sát việc thi hành pháp luật về bảo hiểm y tế. CHƯƠNG IX THANH TRA, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ XỬ LÝ VI PHẠM VỀ BẢO HIỂM Y TẾ
Điều 46. Thanh tra bảo hiểm y tế
Thanh tra y tế thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về bảo hiểm y tế.
Điều 47. Khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm y tế
Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính về bảo hiểm y tế, việc tố cáo và giải quyết tố cáo vi phạm pháp luật về bảo hiểm y tế được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Điều 48. Tranh chấp về bảo hiểm y tế
Khoản 1. Tranh chấp về bảo hiểm y tế là tranh chấp liên quan đến quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm bảo hiểm y tế giữa các đối tượng sau đây:
Điểm a) Người tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 12 của Luật này, người đại diện của người tham gia bảo hiểm y tế;
Điểm b) Tổ chức, cá nhân đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật này;
Điểm c) Tổ chức bảo hiểm y tế;
Điểm d) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Khoản 2. Tranh chấp về bảo hiểm y tế được giải quyết như sau:
Điểm a) Các bên tranh chấp có trách nhiệm tự hòa giải về nội dung tranh chấp;
Điểm b) Trường hợp hòa giải không thành thì các bên tranh chấp có quyền khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật.
Điều 49. Xử lý vi phạm
Khoản 1. Người nào có hành vi vi phạm các quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến bảo hiểm y tế thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Khoản 2. Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế mà không đóng hoặc đóng không đầy đủ theo quy định của pháp luật thì cùng với việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, còn phải nộp số tiền lãi trong thời gian chậm đóng theo mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích tiền từ tài khoản tiền gửi của người có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của quỹ bảo hiểm y tế. CHƯƠNG X ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 50. Điều khoản chuyển tiếp
Khoản 1. Thẻ bảo hiểm y tế và thẻ khám bệnh, chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực có giá trị sử dụng như sau:
Điểm a) Theo thời hạn ghi trên thẻ trong trường hợp thẻ ghi giá trị sử dụng đến ngày 31 tháng 12 năm 2009;
Điểm b) Đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2009 trong trường hợp thẻ ghi giá trị sử dụng sau ngày 31 tháng 12 năm 2009.
Khoản 2. Phạm vi quyền lợi của người được cấp thẻ bảo hiểm y tế trước khi Luật này có hiệu lực được thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về bảo hiểm y tế cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2009.
Khoản 3. Đối tượng quy định tại các khoản 21, 22, 23, 24 và 25 Điều 12 của Luật này khi chưa thực hiện quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều 51 của Luật này thì có quyền tự nguyện tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của Chính phủ.
Điều 51. Hiệu lực thi hành
Khoản 1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2009.
Khoản 2. Lộ trình thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân được quy định như sau:
Điểm a) Đối tượng quy định từ khoản 1 đến khoản 20 Điều 12 của Luật này thực hiện bảo hiểm y tế từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành;
Điểm b) Đối tượng quy định tại khoản 21 Điều 12 của Luật này thực hiện bảo hiểm y tế từ ngày 01 tháng 01 năm 2010;
Điểm c) Đối tượng quy định tại khoản 22 Điều 12 của Luật này thực hiện bảo hiểm y tế từ ngày 01 tháng 01 năm 2012;
Điểm d) Đối tượng quy định tại khoản 23 và khoản 24 Điều 12 của Luật này thực hiện bảo hiểm y tế từ ngày 01 tháng 01 năm 2014;
Điểm đ) Đối tượng quy định tại khoản 25 Điều 12 của Luật này thực hiện bảo hiểm y tế theo quy định của Chính phủ chậm nhất là ngày 01 tháng 01 năm 2014.
Điều 52. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật; hướng dẫn những nội dung cần thiết khác của Luật này để đáp ứng yêu cầu của quản lý nhà nước. Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 14 tháng 11 năm 2008. CHỦ TỊCH QUỐC HỘI Nguyễn Phú Trọng | |
Quyết Định 1375/QĐ-KTNN quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của kiểm toán nhà nước chuyên ngành v .
* Điều 1
* Điều 2
* Điều 3
* Điều 4
* Điều 5 | Quyết Định 1375/QĐ-KTNN quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của kiểm toán nhà nước chuyên ngành v .
Điều 1. Vị trí và chức năng
Kiểm toán nhà nước chuyên ngành V là đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước, có chức năng giúp Tổng Kiểm toán nhà nước:
Khoản 1. Đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị đối với việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và các hoạt động có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của:
Điểm a) Các công trình công nghiệp, công trình dân dụng và công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn;
Điểm b) Các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản do các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ ở trung ương quản lý các ngành, lĩnh vực: công thương, xây dựng, nông nghiệp, y tế, giáo dục - đào tạo, lao động - thương binh - xã hội, văn hóa - thể thao - du lịch, khoa học - công nghệ trực tiếp quản lý;
Điểm c) Các chương trình mục tiêu, chương trình mục tiêu quốc gia thuộc các lĩnh vực: công thương, xây dựng, nông nghiệp, y tế, giáo dục - đào tạo, lao động - thương binh - xã hội, văn hóa - thể thao - du lịch, khoa học - công nghệ;
Điểm d) Các dự án, công trình công nghiệp, công trình dân dụng và công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn quan trọng do Ủy ban nhân dân các cấp quản lý được Tổng Kiểm toán nhà nước giao.
Khoản 2. Chuẩn bị ý kiến của Kiểm toán nhà nước về các dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc lĩnh vực công nghiệp, dân dụng, nông nghiệp và phát triển nông thôn để Tổng Kiểm toán nhà nước trình Quốc hội.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
Khoản 1. Theo dõi, cập nhật thông tin về việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và các hoạt động có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của các công trình, dự án và các doanh nghiệp thuộc phạm vi kiểm toán của đơn vị phục vụ cho công tác kiểm toán.
Khoản 2. Xây dựng kế hoạch kiểm toán hàng năm, trung hạn, dài hạn của đơn vị trình Tổng Kiểm toán nhà nước phê duyệt;
Khoản 3. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm toán theo kế hoạch kiểm toán được Tổng Kiểm toán nhà nước phê duyệt hoặc theo yêu cầu của Tổng Kiểm toán nhà nước.
Khoản 4. Tổ chức thực hiện kiểm soát chất lượng kiểm toán nhằm đảm bảo mọi hoạt động kiểm toán đều được kiểm tra, soát xét về chất lượng.
Khoản 5. Tổ chức theo dõi, đôn đốc, kiểm tra trong việc thực hiện đầy đủ, kịp thời các kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước do đơn vị chủ trì kiểm toán.
Khoản 6. Tổng hợp, báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của các đơn vị được kiểm toán thuộc phạm vi kiểm toán của đơn vị.
Khoản 7. Giải quyết kiến nghị, khiếu nại của đơn vị được kiểm toán, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán theo phân cấp của Kiểm toán nhà nước.
Khoản 8. Tham mưu, giúp Tổng Kiểm toán nhà nước chuẩn bị ý kiến của Kiểm toán nhà nước về các dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc lĩnh vực công nghiệp, dân dụng, nông nghiệp và phát triển nông thôn để Tổng Kiểm toán nhà nước trình Quốc hội.
Khoản 9. Tham gia với Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán xây dựng chuẩn mực, quy trình, phương pháp chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán đối với lĩnh vực kiểm toán được phân công; đề xuất Tổng Kiểm toán nhà nước sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các chuẩn mực, quy trình, phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán thuộc các lĩnh vực kiểm toán do đơn vị thực hiện.
Khoản 10. Khi tổ chức và thực hiện nhiệm vụ kiểm toán, Kiểm toán nhà nước chuyên ngành V có quyền:
Điểm a) Yêu cầu đơn vị được kiểm toán và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu phục vụ cho việc kiểm toán; được truy cập vào cơ sở dữ liệu quốc gia và dữ liệu điện tử của đơn vị được kiểm toán, của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán để khai thác, thu thập thông tin, tài liệu liên quan trực tiếp đến nội dung, phạm vi kiểm toán; việc truy cập dữ liệu phải tuân thủ quy định của pháp luật, của Kiểm toán nhà nước và chịu trách nhiệm bảo vệ bí mật, bảo mật, an toàn theo quy định của pháp luật;
Điểm b) Thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu các nội dung liên quan trực tiếp đến nội dung, phạm vi kiểm toán của đơn vị được kiểm toán tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán;
Điểm c) Yêu cầu đơn vị được kiểm toán thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước đối với sai phạm trong báo cáo tài chính và sai phạm trong việc chấp hành pháp luật; kiến nghị thực hiện các biện pháp khắc phục yếu kém trong hoạt động của đơn vị được kiểm toán do Kiểm toán nhà nước phát hiện;
Điểm d) Đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu đơn vị được kiểm toán thực hiện đầy đủ, kịp thời các kết luận, kiến nghị kiểm toán về sai phạm trong báo cáo tài chính và sai phạm trong việc chấp hành pháp luật; đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật những trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, kịp thời kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước;
Điểm đ) Đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý những vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân đã được làm rõ thông qua hoạt động kiểm toán;
Điểm e) Đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước hoặc cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật cho Kiểm toán nhà nước và kiểm toán viên nhà nước;
Điểm g) Đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước trưng cầu giám định về chuyên môn khi cần thiết;
Điểm h) Đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước uỷ thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công thuộc phạm vi kiểm toán của đơn vị; chịu trách nhiệm trước Tổng Kiểm toán nhà nước về tính trung thực của số liệu, tài liệu và kết luận, kiến nghị kiểm toán do doanh nghiệp kiểm toán thực hiện;
Điểm i) Thông qua hoạt động kiểm toán, đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước kiến nghị với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan khác của Nhà nước sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách và pháp luật;
Điểm k) Đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân và cơ quan khác của Nhà nước có thẩm quyền xem xét, xử lý những vụ việc có dấu hiệu của tội phạm, vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân đã được phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán thuộc phạm vi kiểm toán của đơn vị.
Khoản 11. Quản lý hồ sơ kiểm toán do đơn vị thực hiện; giữ bí mật tài liệu, số liệu kế toán và thông tin về hoạt động của đơn vị được kiểm toán theo quy định của pháp luật và của Kiểm toán nhà nước.
Khoản 12. Xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn và tổ chức thực hiện.
Khoản 13. Quản lý công chức và người lao động của đơn vị theo quy định của Nhà nước và phân cấp của Kiểm toán nhà nước; tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về công tác thi đua - khen thưởng, kỷ luật, văn thư, lưu trữ, tuyên truyền, nghiên cứu khoa học của đơn vị theo quy định của Nhà nước và của Kiểm toán nhà nước; định kỳ hàng tháng, quý, năm hoặc đột xuất báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước kết quả công tác của đơn vị.
Khoản 14. Thực hiện một số nhiệm vụ và quyền hạn khác khi được Tổng Kiểm toán nhà nước giao.
Điều 3. Tổ chức
Khoản 1. Tổ chức bộ máy của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành V gồm có:
Điểm a) Phòng Tổng hợp;
Điểm b) Phòng Kiểm toán đầu tư - dự án 1;
Điểm c) Phòng Kiểm toán đầu tư - dự án 2;
Điểm d) Phòng Kiểm toán đầu tư - dự án 3;
Điểm đ) Phòng Kiểm toán đầu tư - dự án 4;
Điểm e) Phòng Kiểm toán đầu tư - dự án 5;
Điểm g) Phòng Kiểm toán hoạt động.
Khoản 2. Kiểm toán nhà nước chuyên ngành V gồm có: Kiểm toán trưởng, các Phó Kiểm toán trưởng, Trưởng phòng, các Phó trưởng phòng, các công chức và người lao động. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức công chức lãnh đạo của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành V được thực hiện theo Quy định về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo của Kiểm toán nhà nước.
Khoản 4. Nhiệm vụ cụ thể của từng phòng do Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước chuyên ngành V quy định sau khi có ý kiến phê duyệt của Tổng Kiểm toán nhà nước.
Khoản 5. Việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các đơn vị cấp phòng thuộc Kiểm toán nhà nước chuyên ngành V do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước chuyên ngành V.
Điều 4. Hiệu lực thi hành
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Quyết định này thay thế Quyết định số 601/QĐ-KTNN ngày 02/8/2006 của Tổng Kiểm toán nhà nước quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành V; Quyết định số 2245/QĐ-KTNN ngày 29/12/2014 của Tổng Kiểm toán nhà nước về việc sửa đổi Quyết định số 601/QĐ-KTNN ngày 02/8/2006; Quyết định số 931/QĐ-KTNN ngày 12/7/2007 của Tổng Kiểm toán nhà nước về việc điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ; Quyết định số 827/QĐ-KTNN ngày 07/6/2010 của Tổng Kiểm toán nhà nước về việc bổ sung và sửa đổi Quyết định số 931/QĐ-KTNN ngày 12/7/2007. Việc sửa đổi, bổ sung Quyết định này do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước chuyên ngành V.
Điều 5. Trách nhiệm thi hành
Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Chánh Văn phòng Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước chuyên ngành V, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 5; - Tổng KTNN; - Các Phó Tổng KTNN; - Các đơn vị trực thuộc KTNN; - Lưu: VT, TCCB (03). TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC Hồ Đức Phớc | |
Nghị Quyết 16/2019/NQ-HĐND thông qua bảng giá các loại đất áp dụng giai đoạn 2020 - 2024 trên địa bàn tỉnh an giang .
Kèm theo Chương I
* Điều 1
* Điều 2
* Điều 3
Kèm theo Chương II
* Điều 4
* Điều 5
* Điều 6
* Điều 7
* Điều 8
* Điều 9
- Khoản 1
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
- Khoản 2
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
+ Điểm d
+ Điểm đ | Nghị Quyết 16/2019/NQ-HĐND thông qua bảng giá các loại đất áp dụng giai đoạn 2020 - 2024 trên địa bàn tỉnh an giang .
Kèm theo Chương I
Điều 1 Phạm vi áp dụng
Bảng giá đất được sử dụng để làm căn cứ trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 114 của Luật Đất đai như sau:
Khoản 1. Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích trong hạn mức; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích trong hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân.
Khoản 2. Tính thuế sử dụng đất.
Khoản 3. Tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai.
Khoản 4. Tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Khoản 5. Tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai.
Khoản 6. Tính giá trị quyền sử dụng đất để trả cho người tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước đối với trường hợp đất trả lại là đất Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất, đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.
Khoản 7. Hỗ trợ chuyển đổi nghề cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện các dự án đầu tư theo quy định của Luật Đất đai.
Điều 2 Các loại đất được quy định trong Bảng giá đất gồm
Khoản 1. Đất nông nghiệp gồm các loại đất:
Điểm a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
Điểm b) Đất trồng cây lâu năm;
Điểm c) Đất rừng sản xuất;
Điểm d) Đất rừng phòng hộ;
Điểm đ) Đất rừng đặc dụng;
Điểm e) Đất nuôi trồng thủy sản;
Điểm g) Đất nông nghiệp khác.
Khoản 2. Đất phi nông nghiệp gồm các loại đất:
Điểm a) Đất ở gồm đất ở tại đô thị, đất ở tại nông thôn;
Điểm b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
Điểm c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
Điểm d) Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;
Điểm đ) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;
Điểm e) Đất thương mại, dịch vụ;
Điểm g) Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;
Điểm h) Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;
Điểm i) Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
Điểm k) Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
Điểm l) Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở.
Điều 3 Giá đất của các loại đất có thời hạn
Giá đất đối với các loại đất sử dụng có thời hạn theo quy định của Luật Đất đai được áp dụng tương ứng với thời hạn sử dụng đất là 70 năm.
Kèm theo Chương II
Điều 4 Đất nông nghiệp
Việc xác định vị trí đất theo từng đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện căn cứ vào năng suất cây trồng, điều kiện kết cấu hạ tầng, các lợi thế cho sản xuất, kinh doanh khác (đối với đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm); căn cứ vào điều kiện kết cấu hạ tầng, các lợi thế cho sản xuất, kinh doanh khác, khoảng cách từ nơi cư trú của cộng đồng người sử dụng đất đến nơi sản xuất, khoảng cách từ nơi sản xuất đến thị trường tiêu thụ tập trung sản phẩm (đối với đất nuôi trồng thủy sản) và vị trí đất theo Bảng giá đất như sau:
Khoản 1. Đối với thửa đất nông nghiệp tiếp giáp Quốc lộ, Tỉnh lộ, đường liên xã, lộ giao thông nông thôn, giao thông thủy được xác định như sau:
Điểm a) Giới hạn cự ly tiếp giáp trong phạm vi 150 mét tính từ chân lộ, bờ sông, bờ kênh hiện hữu (phần phía trong tiếp giáp các thửa đất) được xác định là vị trí 1;
Điểm b) Giới hạn cự ly từ trên 150 mét đến 450 mét được xác định là vị trí 2;
Điểm c) Các khu vực còn lại được xác định cụ thể trong Bảng giá đất (chỉ có một vị trí duy nhất).
Khoản 2. Giá đất rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng chỉ phân thành một vị trí duy nhất.
Khoản 3. Giá đất trong một số trường hợp cụ thể:
Điểm a) Đối với đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở nhưng không được công nhận là đất ở thì giá đất tính bằng 02 lần giá đất trồng cây lâu năm của cùng vị trí 1 nhưng không được cao hơn giá đất ở liền kề;
Điểm b) Đối với đất nông nghiệp trong khu dân cư nông thôn hiện hữu, trong địa giới hành chính phường, thị trấn được xác định là vị trí 1 (trừ trường hợp có giá cụ thể trong Bảng giá đất).
Điều 5 Đất ở tại nông thôn
Giá đất ở nông thôn xác định theo từng đường, đoạn đường hoặc khu vực căn cứ vào điều kiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, các lợi thế cho sản xuất, kinh doanh trong khu vực; khoảng cách đến trung tâm hành chính, thương mại, văn hóa, giáo dục.
Khoản 1. Đất ở nông thôn tại trung tâm hành chính xã và chợ xã (kể cả chợ nông thôn) được xác định giá đất cụ thể như sau: Giới hạn phạm vi 100 mét tính từ tim đường hiện hữu đối với các đường đi vào trung tâm hành chính xã, chợ xã và chợ nông thôn. Trừ các trường hợp đã được xác định cụ thể trong Bảng giá đất.
Khoản 2. Đất ở tại nông thôn có 2 vị trí:
Điểm a) Vị trí 1: Là thửa đất tiếp giáp mặt tiền đường tính bằng 100% giá đất (kể cả các thửa đất liền kề phía sau nhưng cùng một chủ sử dụng trong phạm vi 50 mét tính từ ranh tiếp giáp đường);
Điểm b) Vị trí 2: Phần còn lại của thửa đất có chiều sâu trên 50 mét tính từ ranh tiếp giáp đường hoặc trong hẻm được tính bằng 60% giá đất vị trí 1. Trường hợp giá đất ở vị trí 2 thấp hơn giá đất ở nông thôn tối thiểu của Chính phủ quy định thì giá đất bằng khung giá đất ở tối thiểu theo quy định của Chính phủ.
Khoản 3. Giá đất ở khu vực còn lại được xác định cụ thể trong Bảng giá đất thì chỉ xác định một vị trí (không xác định vị trí 2).
Điều 6 Đất ở tại đô thị
Giá đất ở đô thị xác định theo từng đường, phố, đoạn đường, đoạn phố căn cứ vào điều kiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, các lợi thế cho sản xuất, kinh doanh trong khu vực; khoảng cách đến trung tâm hành chính, thương mại, văn hóa, giáo dục.
Khoản 1. Phân loại đường phố: Thành phố Long Xuyên, thành phố Châu Đốc được phân thành 04 loại đường phố; thị xã Tân Châu và các thị trấn được phân thành 03 loại đường phố. Đường phố loại 1 có giá đất cao nhất trong nội thành, nội thị.
Khoản 2. Phân đoạn đường phố: Căn cứ cơ sở hạ tầng và khả năng sinh lợi, đường phố được phân nhiều đoạn đường có mức giá khác nhau.
Khoản 3. Phân loại vị trí: Mỗi đường phố hoặc đoạn đường phố được phân tối đa 04 vị trí:
Điểm a) Thành phố Long Xuyên, thành phố Châu Đốc và thị xã Tân Châu: - Vị trí 1: Thửa đất tiếp giáp mặt tiền đường phố có mức giá cao nhất (kể cả các thửa đất liền kề phía sau nhưng cùng một chủ sử dụng trong phạm vi 25 mét tính từ ranh tiếp giáp đường); - Vị trí 2: Phần còn lại của thửa đất có chiều sâu trên 25 mét đến 50 mét tính từ ranh tiếp giáp đường hoặc thửa đất trong hẻm của đường phố có độ rộng lớn hơn 3 mét, điều kiện sinh hoạt thuận lợi, cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh (như mặt đường láng nhựa hoặc láng xi măng, hệ thống cấp điện, nước tương đối hoàn chỉnh) giá đất bằng 60% của vị trí 1; - Vị trí 3: Phần còn lại của thửa đất có chiều sâu trên 50 mét đến 75 mét tính từ ranh tiếp giáp đường hoặc thửa đất trong hẻm của đường phố có độ rộng từ 2 mét đến 3 mét, điều kiện sinh hoạt kém hơn vị trí 2, giá đất bằng 40% của vị trí 1; - Vị trí 4: Phần còn lại của thửa đất có chiều sâu trên 75 mét tính từ ranh a tiếp giáp đường hoặc thửa đất trong hẻm của đường phố có độ rộng nhỏ hơn 2 mét hay hẻm của hẻm thuộc vị trí 2 hoặc vị trí 3, có điều kiện sinh hoạt kém, giá đất bằng 20% của vị trí 1 (kể cả các thửa đất có lối đi nhờ). Trừ các đường hẻm đã được xác định giá đất cụ thể trong Bảng giá đất.
Điểm b) Các thị trấn: - Vị trí 1: Thửa đất tiếp giáp mặt tiền đường phố, có mức giá cao nhất (kể cả các thửa đất liền kề phía sau nhưng cùng một chủ sử dụng trong phạm vi 25 mét tính từ ranh tiếp giáp đường); - Vị trí 2: Phần còn lại của thửa đất có chiều dài trên 25 mét đến 50 mét tính từ ranh tiếp giáp đường hoặc thửa đất trong hẻm của đường phố có độ rộng lớn hơn 2,5 mét, điều kiện sinh hoạt thuận lợi, giá đất bằng 60% của vị trí 1; - Vị trí 3: Phần còn lại của thửa đất có chiều sâu trên 50 mét đến 75 mét tính từ ranh tiếp giáp đường hoặc thửa đất trong hẻm của đường phố có độ rộng từ 1,5 mét đến 2,5 mét, điều kiện sinh hoạt kém hơn vị trí 2, giá đất bằng 40% của vị trí 1; - Vị trí 4: Phần còn lại của thửa đất có chiều sâu trên 75 mét tính từ ranh tiếp giáp đường hoặc thửa đất trong hẻm của đường phố có độ rộng nhỏ hơn 1,5 mét hay hẻm của hẻm thuộc vị trí 2 hoặc vị trí 3, có điều kiện sinh hoạt kém, giá đất bằng 20% của vị trí 1 (kể cả các thửa đất có lối đi nhờ).
Khoản 4. Trường hợp giá đất ở vị trí 2, 3, 4 thấp hơn Khung giá đất ở tối thiểu của Chính phủ thì giá đất bằng khung giá đất ở tối thiểu của Chính phủ.
Điều 7 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
Khoản 1. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ tại đô thị và nông thôn thì giá đất bằng 60% giá đất ở liền kề. Trường hợp giá đất thấp hơn Khung giá tối thiểu của Chính phủ quy định thì giá đất bằng Khung giá tối thiểu của Chính phủ.
Khoản 2. Đất thương mại, dịch vụ tại đô thị và nông thôn thì giá đất bằng 70% giá đất ở liền kề. Trường hợp thấp hơn Khung giá tối thiểu của Chính phủ quy định thì giá đất bằng Khung giá tối thiểu của Chính phủ.
Điều 8 Giá một số loại đất khác
Khoản 1. Đối với đất xây dựng trụ sở cơ quan; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất xây dựng công trình sự nghiệp của Nhà nước, ngoài công lập gồm (đất xây dựng cơ sở văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác); đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, đất thương mại dịch vụ - kết hợp cao ốc văn phòng. Giá đất bằng giá đất ở liền kề.
Khoản 2. Đối với đất sử dụng vào các mục đích công cộng có mục đích kinh doanh và đất phi nông nghiệp khác. Giá đất bằng 60% giá đất ở liền kề.
Khoản 3. Đối với đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản thì giá đất bằng với giá đất nuôi trồng thủy sản; sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp hoặc sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp kết hợp với nuôi trồng thủy sản thì giá đất bằng với giá đất phi nông nghiệp liền kề. Trường hợp giáp với đất phi nông nghiệp có nhiều mức giá khác nhau thì giá đất bằng giá bình quân của giá các loại đất phi nông nghiệp liền kề.
Khoản 4. Đối với các loại đất nông nghiệp khác thì giá đất bằng với giá đất nông nghiệp liền kề có giá cao nhất.
Khoản 5. Đối với đất chưa sử dụng, khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất để đưa vào sử dụng thì căn cứ phương pháp định giá đất và giá của loại đất cùng mục đích sử dụng đã được giao đất, cho thuê đất tại khu vực liền kề.
Khoản 6. Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng của các tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân, giá đất bằng 50% giá đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp (không phải là đất thương mại, dịch vụ) nhưng không được thấp hơn giá đất nông nghiệp liền kề có giá cao nhất.
Điều 9 Đất khu vực giáp ranh
Khoản 1. Đất tại khu vực giáp ranh giữa các tỉnh.
Điểm a) Đối với đất nông nghiệp tại khu vực giáp ranh được xác định từ đường địa giới hành chính giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vào sâu địa phận tỉnh An Giang tối đa 1.000 mét;
Điểm b) Đối với đất phi nông nghiệp tại khu vực giáp ranh được xác định từ đường địa giới hành chính giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vào sâu địa phận tỉnh An Giang tối đa 500 mét;
Điểm c) Đối với khu vực giáp ranh bị ngăn cách bởi sông, hồ, kênh có chiều rộng chủ yếu từ 100 m trở xuống thì khu vực đất giáp ranh được xác định từ bờ sông, bờ hồ, bờ kênh của mỗi bên sông, bên hồ, bên kênh vào sâu địa phận của tỉnh An Giang theo quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này. Trường hợp chiều rộng của sông, hồ, kênh chủ yếu trên 100 mét thì không xếp loại đất giáp ranh.
Khoản 2. Đất tại khu vực giáp ranh giữa các huyện, thị xã, thành phố; xã, phường, thị trấn trong tỉnh:
Điểm a) Đối với đất nông nghiệp tại các khu vực giáp ranh được xác định từ đường địa giới hành chính giữa các huyện, thị xã, thành phố vào sâu địa phận mỗi bên là 500 mét. Khu vực giáp ranh giữa các xã, phường, thị trấn trong cùng huyện, thị, thành phố thì xác định hết thửa đất từ đường địa giới về mỗi bên và vào sâu 300 mét;
Điểm b) Đối với đất phi nông nghiệp tại nông thôn tại khu vực giáp ranh được xác định từ đường địa giới hành chính vào sâu địa phận mỗi bên là 300 mét;
Điểm c) Đối với đất phi nông nghiệp ở đô thị tại khu vực đất giáp ranh được xác định từ đường địa giới hành chính vào sâu địa phận mỗi bên là 200 mét;
Điểm d) Đất ở nông thôn tại giáp ranh là Quốc lộ thì phạm vi tiếp giáp tối đa là 100 mét kể từ chân lộ giới hiện hữu; đất ở nông thôn khu vực giáp ranh là Tỉnh lộ, đường liên huyện, đường liên xã thì phạm vi tiếp giáp tối đa là 50 mét kể từ chân lộ giới hiện hữu;
Điểm đ) Trường hợp xác định giới hạn đường ranh để tính giá đất vùng giáp ranh mà dẫn đến các thửa đất liền kề cùng một chủ sử dụng có 02 mức giá khác nhau thì toàn bộ thửa đất đó được tính theo giá đất có mức giá cao nhất. | |
Nghị Quyết 16/2019/NQ-HĐND thông qua bảng giá các loại đất áp dụng giai đoạn 2020 - 2024 trên địa bàn tỉnh an giang .
Kèm theo Chương II
* Điều 9
- Khoản 2
+ Điểm c
+ Điểm d
+ Điểm đ
- Khoản 3
* Điều 10
Kèm theo Chương III
* Điều 11
* Điều 12 | Nghị Quyết 16/2019/NQ-HĐND thông qua bảng giá các loại đất áp dụng giai đoạn 2020 - 2024 trên địa bàn tỉnh an giang .
Kèm theo Chương II
Điều 9 Đất khu vực giáp ranh
Khoản 2
Điểm c) Đối với đất phi nông nghiệp ở đô thị tại khu vực đất giáp ranh được xác định từ đường địa giới hành chính vào sâu địa phận mỗi bên là 200 mét;
Điểm d) Đất ở nông thôn tại giáp ranh là Quốc lộ thì phạm vi tiếp giáp tối đa là 100 mét kể từ chân lộ giới hiện hữu; đất ở nông thôn khu vực giáp ranh là Tỉnh lộ, đường liên huyện, đường liên xã thì phạm vi tiếp giáp tối đa là 50 mét kể từ chân lộ giới hiện hữu;
Điểm đ) Trường hợp xác định giới hạn đường ranh để tính giá đất vùng giáp ranh mà dẫn đến các thửa đất liền kề cùng một chủ sử dụng có 02 mức giá khác nhau thì toàn bộ thửa đất đó được tính theo giá đất có mức giá cao nhất.
Khoản 3. Việc xác định giá đất tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này được xác định bằng giá bình quân của cùng một loại đất tại khu vực giáp ranh (giá bình quân này chỉ áp dụng cho vùng có giá đất thấp, đối với vùng có giá đất cao thì tính theo giá đất cao). Đất tại khu vực giáp ranh có cùng mục đích sử dụng, khả năng sinh lợi, thu nhập từ việc sử dụng đất tương tự nhau thì quy định mức giá như nhau. Trường hợp có sự khác nhau về các yếu tố nêu trên thì mức giá đất tại khu vực giáp ranh có thể chênh lệch nhưng tối đa không quá 30%.
Điều 10 Xử lý một số trường hợp cụ thể
Khoản 1. Thửa đất nằm ngay giao lộ (tiếp giáp từ 2 mặt tiền đường hiện hữu trở lên) hoặc tiếp giáp mặt tiền 02 tuyến đường khác nhau (không giao nhau) thì các vị trí đất tính theo giá đất của tuyến đường có giá cao nhất và nhân 1,2 lần.
Khoản 2. Trường hợp khu vực giáp ranh giữa đất tại đô thị với đất tại nông thôn hoặc trên cùng một trục đường được chia thành các đoạn có mức giá khác nhau thì giá đất tại vị trí tiếp giáp giữa 02 mức giá giáp nhau được tính giá như sau:
Điểm a) Đối với đất ở tại đô thị giáp ranh giữa 02 mức giá khác nhau thì giá đất được tính bình quân của đoạn giáp ranh trong phạm vi 50 mét (giá bình quân này chỉ áp dụng cho vùng có giá đất thấp, đối với vùng có giá đất cao thì tính theo giá cao);
Điểm b) Đối với đất ở tại đô thị giáp ranh với đất ở tại nông thôn thì giá đất được tính bình quân của 02 giá giáp ranh trong phạm vi 100 mét (giá bình quân này chỉ áp dụng cho vùng có giá đất thấp, đối với vùng có giá đất cao thì tính theo cao hơn);
Điểm c) Đối với đất ở tại nông thôn cùng một trục đường, tuyến đường (trong 01 đơn vị hành chính cấp xã) có mức giá khác nhau thì giá đất được tính bình quân của đoạn giáp ranh trong phạm vi 150 mét (giá bình quân này chỉ áp dụng cho vùng có giá đất thấp, đối với vùng có giá đất cao thì tính theo giá cao).
Khoản 3. Đối với thửa đất có vị trí tiếp giáp mặt tiền đường hiện hữu mà bị ngăn cách bởi mương lộ (kênh, mương hiện hữu cặp trục lộ giao thông là đất công) thì giá đất bằng 80% giá đất tiếp giáp mặt tiền đường.
Khoản 4. Đối với thửa đất xin chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp của các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân không tiếp giáp với mặt tiền đường mà tiếp giáp với thửa đất phía trước của các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân đó đang quản lý sử dụng (thửa đất này tiếp giáp với mặt tiền đường) thì xác định:
Điểm a) Đất tại đô thị vị trí 1 tính từ mốc lộ giới theo quy định hiện hành vào đến 25 mét; vị trí 2 tính từ trên 25 mét đến 50 mét; vị trí 3 tính từ trên 50 mét đến 75 mét, phần còn lại là vị trí 4 nhưng giá đất không được thấp hơn giá đất nông nghiệp liền kề có giá cao nhất;
Điểm b) Đất tại nông thôn vị trí 1 tính từ mốc lộ giới theo quy định hiện hành trở vào đến 50 mét, phần còn lại là vị trí 2 nhưng giá đất không được thấp hơn giá đất nông nghiệp liền kề có giá cao nhất.
Khoản 5. Đối với các dự án xây dựng khu dân cư do tổ chức kinh tế đầu tư thì vị trí đất được xác định như sau:
Điểm a) Đối với đất tại đô thị thì các lô nền tiếp giáp mặt tiền đường hiện hữu được xác định là vị trí 1 vào 25 mét; vị trí 2 tính từ trên 25 mét đến 50 mét; vị trí 3 tính từ trên 50 mét đến 75 mét, phần còn lại là vị trí 4 nhưng giá đất không được thấp hơn giá đất nông nghiệp liền kề có giá cao nhất. Trường hợp hiện trạng dự án tiếp giáp nhiều tuyến đường hiện hữu thì giá đất tính theo vị trí có giá cao nhất trong số các vị trí của các tuyến đường hiện hữu;
Điểm b) Đối với đất tại nông thôn thì các lô nền tiếp giáp mặt tiền đường hiện hữu được xác định là vị trí 1, các lô nền còn lại được xác định là vị trí 2 nhưng giá đất không được thấp hơn giá đất nông nghiệp liền kề có giá cao nhất. Trường hợp hiện trạng dự án tiếp giáp nhiều tuyến đường hiện hữu thì giá đất tính theo vị trí có giá cao nhất trong số các vị trí của các tuyến đường hiện hữu.
Khoản 6. Đối với các đường dân sinh dọc theo chiều dài hai bên cầu:
Điểm a) Thành phố Long Xuyên, thành phố Châu Đốc và thị xã Tân Châu: - Đối với các đường có độ rộng từ 03 mét trở lên, điều kiện sinh hoạt thuận lợi, cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, giá đất tính bằng 80% vị trí 1 đường chính liền kề với đường dân sinh; - Đối với các đường có độ rộng dưới 03 mét, điều kiện sinh hoạt kém, cơ sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh, giá đất tính bằng 60% vị trí 1 đường chính liền kề với đường dân sinh.
Điểm b) Các huyện: - Đối với các đường có độ rộng từ 2,5 mét trở lên, điều kiện sinh hoạt thuận lợi, giá đất tính bằng 80% vị trí 1 đường chính liền kề với đường dân sinh; - Đối với các đường có độ rộng dưới 2,5 mét, điều kiện sinh hoạt kém, giá đất tính bằng 60% vị trí 1 của đường chính liền kề với đường dân sinh.
Khoản 7. Đối với các lô nền tại các khu dân cư do tổ chức kinh tế đầu tư chuyển nhượng cho các hộ dân để bố trí tái định cư thì giá đất được xác định theo giá bán nền tái định cư của phương án bồi thường đã được cấp thẩm quyền phê duyệt hoặc theo giá bán nền tái định cư được cấp thẩm quyền chấp thuận.
Khoản 8. Đối với các lô nền trong các khu dân cư do các tổ chức kinh tế đầu tư mới theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng chưa bàn giao cơ sở hạ tầng cho Nhà nước quản lý hoặc đã bàn giao mà chưa có giá đất trong Bảng giá đất thì việc xác định nghĩa vụ tài chính căn cứ vào hợp đồng chuyển nhượng thực tế theo quy định của pháp luật. Đối với trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất các lần tiếp theo thì giá đất để xác định nghĩa vụ tài chính được căn cứ theo hợp đồng chuyển nhượng thực tế nhưng không được thấp hơn giá đất chuyển nhượng của chủ đầu tư bán lần đầu.
Khoản 9. Đối với trường hợp thửa đất thuộc vị trí của nhiều tuyến đường có giá đất khác nhau thì giá đất được xác định theo vị trí của tuyến đường mà thửa đất đó có giá đất cao nhất.
Kèm theo Chương III
Điều 11 Điều chỉnh Bảng giá các loại đất
Khoản 1. Các trường hợp điều chỉnh Bảng giá đất:
Điểm a) Khi cấp có thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
Điểm b) Khi Chính phủ điều chỉnh Khung giá đất mà mức giá đất điều chỉnh tăng từ 20% trở lên so với giá đất tối đa hoặc giảm từ 20% trở lên so với giá đất tối thiểu trong Bảng giá đất của loại đất tương tự;
Điểm c) Khi giá đất phổ biến trên thị trường tăng từ 20% trở lên so với giá đất tối đa hoặc giảm từ 20% trở lên so với giá đất tối thiểu trong Bảng giá đất trong khoảng thời gian từ 180 ngày trở lên.
Khoản 2. Nội dung điều chỉnh Bảng giá đất:
Điểm a) Điều chỉnh giá của một loại đất hoặc một số loại đất hoặc tất cả các loại đất trong Bảng giá đất;
Điểm b) Điều chỉnh Bảng giá đất tại một vị trí đất hoặc một số vị trí đất hoặc tất cả các vị trí đất.
Khoản 3. Giá đất trong Bảng giá đất điều chỉnh phải phù hợp với Khung giá đất và quy định về mức chênh lệch giá đất tại khu vực giáp ranh quy định tại Khoản 2 Điều 13 của Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ.
Điều 12 Tổ chức thực hiện
Khoản 1. Trong quá trình tổ chức thực hiện, các khó khăn, vướng mắc cụ thể từng trường hợp, từng dự án thì Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì cùng các Sở, Ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
Khoản 2. Đối với các tuyến đường, khu vực chưa được quy định giá đất của Bảng giá đất thì trên cơ sở đề xuất của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quy định giá đất để áp dụng trong thời gian Bảng giá đất chưa được sửa đổi, bổ sung theo quy định, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 10 của Quy định này.
Khoản 3. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc tổ chức thực hiện theo thẩm quyền; tổ chức mạng lưới theo dõi biến động giá đất trên địa bàn toàn tỉnh; tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ định giá đất.
Khoản 4. Các Sở, ngành theo chức năng có trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức thực hiện, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện giá đất theo Quy định này./. | |
Quyết Định 1386/QĐ-BHXH ban hành quy chế quản lý, sử dụng quỹ khen thưởng, phúc lợi tập trung của ngành bảo hiểm xã hội .
* Điều 3
* Điều 1
* Điều 2
* Điều 3
* Điều 4
* Điều 5 | Quyết Định 1386/QĐ-BHXH ban hành quy chế quản lý, sử dụng quỹ khen thưởng, phúc lợi tập trung của ngành bảo hiểm xã hội .
Điều 3. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Giám đốc Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Như Điều 3; - Bộ Tài chính; - Tổng Giám đốc, các Phó TGĐ; - Lưu: VT, BC (4).
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Khoản 1. Quy chế này quy định việc quản lý, sử dụng Quỹ khen thưởng, phúc lợi (KTPL) tập trung của ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH).
Khoản 2. Đối tượng
Điểm a) Các đơn vị thuộc ngành BHXH, bao gồm: - Văn phòng BHXH Việt Nam, Đại diện BHXH Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh; - Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc BHXH Việt Nam; - BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là BHXH tỉnh), BHXH các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là BHXH huyện); - Các tổ chức, đoàn thể trong ngành BHXH.
Điểm b) Công chức, viên chức; lao động hợp đồng tạm tuyển trong chỉ tiêu biên chế; lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp (gọi chung là công chức, viên chức) tại các đơn vị theo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều này.
Điều 2. Nguyên tắc quản lý và sử dụng kinh phí
Khoản 1. Trên cơ sở quy chế quản lý, sử dụng Quỹ KTPL tập trung của Ngành, hàng năm căn cứ vào nguồn Quỹ KTPL được sử dụng theo quy định, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quyết định các mức chi, nội dung chi cho phù hợp.
Khoản 2. Việc quản lý, sử dụng và quyết toán Quỹ KTPL tập trung của Ngành phải theo đúng nội dung và mức chi đã được Tổng Giám đốc phê duyệt, đảm bảo công khai và quyết toán theo quy định. MỤC II. TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG QUỸ KHEN THƯỞNG, PHÚC LỢI TẬP TRUNG CỦA NGÀNH
Điều 3. Nguồn hình thành Quỹ KTPL tập trung của Ngành
Quỹ khen thưởng, phúc lợi tập trung của Ngành được hình thành từ các nguồn:
Khoản 1. Từ nguồn kinh phí tiết kiệm chi quản lý bộ máy trong năm của toàn Ngành. Mức trích tối đa bằng 10% của 03 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập thực tế thực hiện trong năm của công chức, viên chức toàn Ngành.
Khoản 2. Trích bổ sung nếu BHXH tỉnh, Văn phòng BHXH Việt Nam, Đại diện BHXH Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh chưa trích lập Quỹ KTPL đủ 90% Quỹ tiền lương, tiền công và thu nhập thực tế bình quân 3 tháng của đơn vị.
Khoản 3. Hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài Ngành.
Khoản 4. Các khoản thu hợp pháp khác (nếu có).
Điều 4. Sử dụng Quỹ khen thưởng, phúc lợi tập trung của Ngành
Khoản 1. Chi thưởng đột xuất cho tập thể, cá nhân trong Ngành có thành tích xuất sắc trong hoạt động của Ngành.
Điểm a) Đối tượng: Tập thể, cá nhân đạt được thành tích đột xuất, đặc biệt xuất sắc, có phát minh, công trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, có giải pháp tổ chức quản lý, tổ chức thực hiện nhiệm vụ mang lại hiệu quả cao cho Ngành hoặc thực hiện tốt những việc không nằm trong chương trình, kế hoạch được giao của tập thể, cá nhân.
Điểm b) Mức khen thưởng: Do Tổng Giám đốc quyết định tối đa không quá 50.000.000 đồng đối với tập thể và 10.000.000 đối với cá nhân.
Điểm c) Thủ tục: Căn cứ vào thành tích của tập thể, cá nhân đề nghị, Giám đốc BHXH tỉnh, Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc BHXH Việt Nam (gọi chung là Thủ trưởng các đơn vị), Thủ trưởng các đơn vị hưởng lương từ Văn phòng BHXH Việt Nam gửi văn bản về Ban Thi đua - Khen thưởng thẩm định, báo cáo Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng BHXH Việt Nam trình Tổng giám đốc xem xét, quyết định. Căn cứ quyết định của Tổng giám đốc, Ban Chi làm thủ tục chuyển kinh phí.
Khoản 2. Chi thưởng cho tập thể, cá nhân thuộc các Bộ, Ngành Trung ương có thành tích đóng góp, hỗ trợ cho hoạt động chung của Ngành.
Điểm a) Mức khen thưởng: Do Tổng Giám đốc quyết định tối đa không quá 50.000.000 đồng đối với tập thể và 10.000.000 đối với cá nhân.
Điểm b) Thủ tục: Thủ trưởng các đơn vị hưởng lương từ Văn phòng BHXH Việt Nam đề xuất danh sách, mức thưởng, nêu rõ thành tích, đóng góp của các tập thể, cá nhân gửi Ban Thi đua - Khen thưởng tổng hợp, báo cáo Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng BHXH Việt Nam trình Tổng Giám đốc xem xét quyết định. Căn cứ Quyết định của Tổng Giám đốc, Ban Chi làm thủ tục chuyển kinh phí cho Văn phòng BHXH Việt Nam thực hiện.
Khoản 3. Chi hỗ trợ thưởng năm cho cán bộ, công chức trong toàn Ngành
Điểm a) Đối tượng: Công chức, viên chức đang làm việc trong ngành BHXH.
Điểm b) Mức hỗ trợ: Mức chi tối đa không quá 01 tháng lương cơ sở/người, do Tổng Giám đốc quyết định hàng năm (ngoài mức chi thưởng năm từ nguồn Quỹ KTPL của đơn vị). Căn cứ vào kết quả xếp loại do BHXH Việt Nam thông báo các đơn vị được hỗ trợ như sau: + Loại I tối đa không quá 01 tháng lương cơ sở/người. + Loại II tối đa không quá 0,8 tháng lương cơ sở/người. + Loại III tối đa không quá 0,6 tháng lương cơ sở/người.
Điểm c) Thủ tục: Hàng năm, Ban Thi đua - Khen thưởng gửi kết quả xếp loại của các đơn vị về Ban Chi. Căn cứ khả năng nguồn quỹ KTPL tập trung của Ngành, Ban Chi trình Tổng Giám đốc chi thưởng cho cán bộ, công chức trong toàn Ngành. Thủ trưởng đơn vị, Chánh Văn phòng BHXH Việt Nam căn cứ vào kết quả xếp loại của từng tập thể, cá nhân trong đơn vị để chi hỗ trợ thưởng năm phù hợp, đảm bảo gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ.
Khoản 4. Chi hỗ trợ các hoạt động chung mang tính chất toàn Ngành về văn hóa, thể thao, hỗ trợ hoạt động kỷ niệm ngày thành lập Ngành.
Điểm a) Mức hỗ trợ: Do Tổng Giám đốc quyết định căn cứ vào quy mô, hình thức, tính chất của hoạt động và khả năng nguồn Quỹ KTPL tập trung của Ngành.
Điểm b) Thủ tục: Thủ trưởng đơn vị, Chánh Văn phòng BHXH Việt Nam nơi đăng cai tổ chức hoạt động gửi văn bản đề nghị, chương trình, kế hoạch và dự toán kinh phí tổ chức hoạt động về BHXH Việt Nam. Ban Chi tổng hợp trình Tổng Giám đốc xem xét, quyết định và thực hiện chuyển kinh phí.
Khoản 5. Chi hỗ trợ hoạt động các Cụm thi đua được tổ chức theo Quyết định của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam.
Điểm a) Mức hỗ trợ: Do Tổng Giám đốc quyết định căn cứ vào khả năng nguồn Quỹ KTPL tập trung của Ngành.
Điểm b) Thủ tục: Thủ trưởng đơn vị, Chánh Văn phòng BHXH Việt Nam nơi đăng cai tổ chức hoạt động gửi văn bản đề nghị, chương trình, kế hoạch và dự toán kinh phí tổ chức hoạt động về BHXH Việt Nam. Ban Chi tổng hợp trình Tổng Giám đốc xem xét, quyết định và thực hiện chuyển kinh phí.
Khoản 6. Chi hỗ trợ cho các thành viên của Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam nhân dịp các ngày Lễ, Tết...
Điểm a) Mức hỗ trợ: Do Tổng Giám đốc quyết định trong khả năng nguồn quỹ KTPL của Ngành.
Điểm b) Thủ tục: Văn phòng Hội đồng quản lý lập danh sách thành viên của Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam gửi Văn phòng BHXH Việt Nam. Văn phòng BHXH Việt Nam đề xuất mức hỗ trợ thống nhất với Ban Chi về mức chi và khả năng nguồn kinh phí trước khi trình Tổng Giám đốc. Căn cứ Quyết định của Tổng Giám đốc, Ban Chi làm thủ tục chuyển kinh phí cho Văn phòng BHXH Việt Nam.
Khoản 7. Hỗ trợ kinh phí tổ chức đi thăm quan, du lịch nước ngoài cho công chức, viên chức chuẩn bị nghỉ hưởng chế độ hưu trí.
Điểm a) Mức chi: Hàng năm, căn cứ vào khả năng cân đối Quỹ KTPL tập trung của Ngành, BHXH Việt Nam hỗ trợ kinh phí tổ chức đi tham quan, du lịch nước ngoài cho công chức, viên chức chuẩn bị nghỉ hưởng chế độ hưu trí. Mức chi bằng 10 tháng lương cơ sở/người. Đối với công chức, viên chức không tham gia chuyến đi thì được nhận 75% mức kinh phí hỗ trợ.
Điểm b) Thủ tục, hồ sơ chuyển kinh phí: - Hàng năm, Thủ trưởng các đơn vị, Chánh Văn phòng BHXH Việt Nam lập Báo cáo tình hình sử dụng kinh phí hỗ trợ đi tham quan cho công chức viên chức nghỉ chế độ hưu trí của năm nay, Danh sách cán bộ, công chức, viên chức thuộc đơn vị chuẩn bị nghỉ hưởng chế độ hưu trí của năm sau và xây dựng kế hoạch, lập dự toán kinh phí tổ chức đi thăm quan, du lịch nước ngoài năm sau gửi về BHXH Việt Nam (Ban Tổ chức cán bộ). - Ban Tổ chức cán bộ tổng hợp gửi Ban Chi đồng thời trình Tổng Giám đốc ra Quyết định đi tham quan, du lịch nước ngoài cho công chức, viên chức do BHXH Việt Nam tổ chức. - Văn phòng BHXH Việt Nam tổ chức chuyến đi cho Giám đốc, Phó Giám đốc BHXH tỉnh và cán bộ công chức, viên chức thuộc cơ quan BHXH Việt Nam. Giám đốc BHXH tỉnh tổ chức chuyến đi cho cán bộ, công chức của đơn vị. - Ban Chi: + Căn cứ Quyết định của Tổng Giám đốc chuyển kinh phí cho Văn phòng BHXH Việt Nam để thực hiện và thanh quyết toán đối với cán bộ, công chức, viên chức do Văn phòng BHXH Việt Nam tổ chức đi tham quan, du lịch nước ngoài. + Trên cơ sở tổng hợp của Ban Tổ chức cán bộ, trình Tổng Giám đốc chuyển kinh phí cho BHXH tỉnh để thực hiện và thanh quyết toán cho cán bộ công chức của đơn vị.
Điểm c) Thủ tục, hồ sơ quyết toán tại đơn vị: - Quyết định nghỉ hưu hoặc thông báo nghỉ hưu; - Quyết định hoặc văn bản của Tổng Giám đốc, Giám đốc BHXH tỉnh phê duyệt Danh sách cán bộ nghỉ hưu và chuẩn bị nghỉ hưu đi tham quan nước ngoài (địa điểm, thời gian....). - Danh sách nhận kinh phí của cán bộ, công chức. Trường hợp cán bộ, công chức tự tổ chức đi tham quan du lịch nước ngoài, khi đề nghị thanh toán phải có đầy đủ hồ sơ, chứng từ hợp lệ.
Khoản 8. Chi hỗ trợ Quỹ KTPL cho các đơn vị.
Điểm a) Các đơn vị có hệ số tiền lương bình quân thấp hơn hệ số lương bình quân chung toàn Ngành từ 0,5 trở lên. - Mức hỗ trợ: Do Tổng Giám đốc quyết định tối đa không quá số chênh lệch giữa Quỹ KTPL được trích theo hệ số tiền lương bình quân chung của toàn Ngành và Quỹ KTPL được trích theo hệ số tiền lương bình quân thực tế của đơn vị. - Thủ tục: Hàng năm Ban Chi xác định hệ số tiền lương bình quân chung của toàn Ngành; căn cứ khả năng nguồn Quỹ KTPL tập trung của Ngành, báo cáo của các đơn vị về hệ số tiền lương thực tế trong năm, Ban Chi tổng hợp, đề xuất mức hỗ trợ trình Tổng Giám đốc xem xét quyết định và chuyển kinh phí cho đơn vị.
Điểm b) Các đơn vị thực hiện chi quản lý bộ máy đúng quy định, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và thực hiện các biện pháp tiết kiệm chi nhưng nguồn kinh phí tiết kiệm không đủ trích Quỹ KTPL theo quy định. - Mức hỗ trợ: Do Tổng Giám đốc quyết định tối đa không quá số chênh lệch giữa Quỹ KTPL được trích theo hệ số tiền lương bình quân chung của toàn Ngành và Quỹ KTPL đơn vị đã trích theo quy định. - Thủ tục: Thủ trưởng đơn vị gửi văn bản về BHXH Việt Nam báo cáo tình hình thực hiện chi quản lý bộ máy và kinh phí tiết kiệm, sử dụng kinh phí tiết kiệm, trích lập Quỹ KTPL, số tiền đề nghị được hỗ trợ. Ban Chi thẩm định; căn cứ khả năng nguồn Quỹ KTPL tập trung của Ngành đề xuất mức hỗ trợ trình Tổng Giám đốc quyết định và chuyển kinh phí cho đơn vị
Khoản 9. Chi xây dựng, hỗ trợ cải tạo, nâng cấp các công trình hoạt động phúc lợi chung của Ngành.
Điểm a) Đối tượng: Các công trình hoạt động phúc lợi chung của Ngành được Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam cho phép đầu tư, xây dựng.
Điểm b) Mức hỗ trợ: Do Tổng Giám đốc xem xét, quyết định trong khả năng nguồn quỹ KTPL của Ngành.
Điểm c) Thủ tục: Ban Kế hoạch Tài chính chủ trì phối hợp với Ban Chi và các Ban liên quan báo cáo Tổng Giám đốc xem xét, quyết định. Trình tự, thủ tục, hồ sơ thanh quyết toán phải tuân thủ theo các quy định của Nhà nước và của BHXH Việt Nam về quản lý mua sắm và đầu tư xây dựng cơ bản.
Khoản 10. Các khoản chi khác do Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quyết định. MỤC III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 5. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Khoản 1. Hàng năm, căn cứ vào dự toán và quyết toán chi hoạt động bộ máy, kinh phí tiết kiệm, khả năng trích lập Quỹ KTPL của BHXH tỉnh, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc BHXH Việt Nam, Văn phòng BHXH Việt Nam, Ban Chi có trách nhiệm trình Tổng Giám đốc việc trích lập, sử dụng Quỹ KTPL tập trung của Ngành.
Khoản 2. Kinh phí cấp từ Quỹ KTPL tập trung của Ngành cho các đơn vị được hạch toán kế toán như đối với Quỹ KTPL của đơn vị. Các đơn vị có trách nhiệm lập chứng từ, thanh, quyết toán theo đúng quy định của Nhà nước, của Ngành.
Khoản 3. Thủ trưởng các đơn vị, Chánh Văn phòng BHXH Việt Nam có trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí được cấp từ Quỹ KTPL tập trung của Ngành đúng quy định.
Khoản 4. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc các đơn vị kịp thời phản ánh về BHXH Việt Nam để xem xét, giải quyết./. | |
Luật 24/VBHN-VPQH sĩ quan quân đội nhân dân việt nam .
Chương I
* Điều 1
* Điều 2
* Điều 3
* Điều 4
* Điều 5
* Điều 6
* Điều 7
* Điều 8
* Điều 9
* Điều 10
* Điều 11
* Điều 12
* Điều 13
* Điều 14
Chương II
* Điều 15
- Khoản 1
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c | Luật 24/VBHN-VPQH sĩ quan quân đội nhân dân việt nam .
Chương I
Điều 1 Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam[2]
Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (sau đây gọi chung là sĩ quan) là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được Nhà nước phong quân hàm cấp Úy, cấp Tá, cấp Tướng. Quân phục, cấp hiệu, phù hiệu, giấy chứng minh sĩ quan do Chính phủ quy định.
Điều 2 Vị trí, chức năng của sĩ quan
Sĩ quan là lực lượng nòng cốt của quân đội và là thành phần chủ yếu trong đội ngũ cán bộ quân đội, đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý hoặc trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ khác, bảo đảm cho quân đội sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
Điều 3 Lãnh đạo, chỉ huy, quản lý sĩ quan
Đội ngũ sĩ quan đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Điều 4 Điều kiện tuyển chọn đào tạo sĩ quan
Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn, sức khỏe và tuổi đời; có nguyện vọng và khả năng hoạt động trong lĩnh vực quân sự thì có thể được tuyển chọn đào tạo sĩ quan.
Điều 5 Nguồn bổ sung sĩ quan tại ngũ
Những người sau đây được tuyển chọn bổ sung cho đội ngũ sĩ quan tại ngũ:
Khoản 1. Hạ sĩ quan, binh sĩ tốt nghiệp các trường đào tạo sĩ quan hoặc các trường đại học ngoài quân đội;
Khoản 2. Hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành tốt nhiệm vụ chiến đấu;
Khoản 3. Quân nhân chuyên nghiệp và công chức quốc phòng tại ngũ tốt nghiệp đại học trở lên đã được đào tạo, bồi dưỡng chương trình quân sự theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
Khoản 4. Cán bộ, công chức ngoài quân đội và những người tốt nghiệp đại học trở lên được điều động vào phục vụ trong quân đội đã được đào tạo, bồi dưỡng chương trình quân sự theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
Khoản 5. Sĩ quan dự bị.
Điều 6 Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của sĩ quan
Khoản 1. Sĩ quan có quyền và nghĩa vụ công dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm theo quy định của Luật này.
Khoản 2. Sĩ quan được Nhà nước bảo đảm về chính sách, chế độ ưu đãi phù hợp với tính chất hoạt động đặc thù quân sự.
Điều 7 Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
Khoản 1. Ngạch sĩ quan tại ngũ là ngạch gồm những sĩ quan thuộc lực lượng thường trực đang công tác trong quân đội hoặc đang được biệt phái.
Khoản 2. Sĩ quan biệt phái là sĩ quan tại ngũ được cử đến công tác ở cơ quan, tổ chức ngoài quân đội.
Khoản 3. Ngạch sĩ quan dự bị là ngạch gồm những sĩ quan thuộc lực lượng dự bị động viên được đăng ký, quản lý, huấn luyện để sẵn sàng huy động vào phục vụ tại ngũ.
Khoản 4.[3] (được bãi bỏ) 4.[4] Sĩ quan chỉ huy, tham mưu là sĩ quan đảm nhiệm công tác tác chiến, huấn luyện và xây dựng lực lượng về quân sự.
Khoản 5.[] Sĩ quan chính trị là sĩ quan đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị.
Khoản 6.[] Sĩ quan hậu cần là sĩ quan đảm nhiệm công tác bảo đảm về vật chất cho sinh hoạt, huấn luyện và tác chiến của quân đội.
Khoản 7.[] Sĩ quan kỹ thuật là sĩ quan đảm nhiệm công tác bảo đảm về kỹ thuật vũ khí, trang thiết bị.
Khoản 8.[] Sĩ quan chuyên môn khác là sĩ quan đảm nhiệm công tác trong các ngành không thuộc các nhóm ngành sĩ quan quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều này.
Khoản 9.[] Phong cấp bậc quân hàm sĩ quan là quyết định trao cấp bậc quân hàm cho người trở thành sĩ quan.
Khoản 10.[] Thăng cấp bậc quân hàm sĩ quan là quyết định đề bạt sĩ quan lên cấp bậc quân hàm cao hơn.
Khoản 11.[] Giáng cấp bậc quân hàm sĩ quan là quyết định hạ cấp bậc quân hàm hiện tại của sĩ quan xuống cấp bậc quân hàm thấp hơn.
Khoản 12.[] Tước quân hàm sĩ quan là quyết định hủy bỏ quân hàm sĩ quan của quân nhân.
Khoản 13.[] Sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ là sĩ quan chuyển ra ngoài quân đội.
Khoản 14.[] Chuyển ngạch sĩ quan là chuyển sĩ quan từ ngạch sĩ quan tại ngũ sang ngạch sĩ quan dự bị hoặc ngược lại.
Khoản 16.[15] (được bãi bỏ)
Khoản 15.[16] Giải ngạch sĩ quan dự bị là chuyển ra khỏi ngạch sĩ quan dự bị.
Điều 8 Ngạch sĩ quan
Sĩ quan chia thành hai ngạch: sĩ quan tại ngũ và sĩ quan dự bị.
Điều 9 Nhóm ngành sĩ quan
Sĩ quan gồm các nhóm ngành sau đây:
Khoản 1. Sĩ quan chỉ huy, tham mưu;
Khoản 2. Sĩ quan chính trị;
Khoản 3. Sĩ quan hậu cần;
Khoản 4. Sĩ quan kỹ thuật;
Khoản 5. Sĩ quan chuyên môn khác.
Điều 10 Hệ thống cấp bậc quân hàm sĩ quan
Hệ thống cấp bậc quân hàm của sĩ quan gồm ba cấp, mười hai bậc:
Khoản 1. Cấp Úy có bốn bậc: Thiếu úy; Trung úy; Thượng úy; Đại úy.
Khoản 2. Cấp Tá có bốn bậc: Thiếu tá; Trung tá; Thượng tá; Đại tá.
Khoản 3. Cấp Tướng có bốn bậc: Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân; Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân; Thượng tướng, Đô đốc Hải quân; Đại tướng.
Điều 11 Chức vụ của sĩ quan[17]
Khoản 1. Chức vụ cơ bản của sĩ quan gồm có:
Điểm a) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
Điểm b) Tổng Tham mưu trưởng; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;
Điểm c) Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục;
Điểm d) Tư lệnh Quân khu, Chính ủy Quân khu; Tư lệnh Quân chủng, Chính ủy Quân chủng; Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Chính ủy Bộ đội Biên phòng;
Điểm đ) Tư lệnh Quân đoàn, Chính ủy Quân đoàn; Tư lệnh Binh chủng, Chính ủy Binh chủng; Tư lệnh Vùng Hải quân, Chính ủy Vùng Hải quân;
Điểm e) Sư đoàn trưởng, Chính ủy Sư đoàn; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh), Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh;
Điểm g) Lữ đoàn trưởng, Chính ủy Lữ đoàn;
Điểm h) Trung đoàn trưởng, Chính ủy Trung đoàn; Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện), Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp huyện;
Điểm i) Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên Tiểu đoàn;
Điểm k) Đại đội trưởng, Chính trị viên Đại đội;
Điểm l) Trung đội trưởng.
Khoản 2. Chức vụ, chức danh tương đương với chức vụ quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định; chức vụ, chức danh tương đương với chức vụ quy định tại các điểm e, g, h, i, k và l khoản 1 Điều này do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
Điều 12 Tiêu chuẩn của sĩ quan
Khoản 1. Tiêu chuẩn chung:
Điểm a) Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và Nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có tinh thần cảnh giác cách mạng cao, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao;
Điểm b) Có phẩm chất đạo đức cách mạng; cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy dân chủ, giữ nghiêm kỷ luật quân đội; tôn trọng và đoàn kết với Nhân dân, với đồng đội; được quần chúng tín nhiệm;
Điểm c) Có trình độ chính trị, khoa học quân sự và khả năng vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước vào nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng quân đội nhân dân; có kiến thức về văn hóa, kinh tế, xã hội, pháp luật và các lĩnh vực khác; có năng lực hoạt động thực tiễn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; tốt nghiệp chương trình đào tạo theo quy định đối với từng chức vụ;
Điểm d) Có lý lịch rõ ràng, tuổi đời và sức khỏe phù hợp với chức vụ, cấp bậc quân hàm mà sĩ quan đảm nhiệm.
Khoản 2. Tiêu chuẩn cụ thể đối với từng chức vụ của sĩ quan do cấp có thẩm quyền quy định.
Điều 13 Tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan[18]
Khoản 1. Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm: Cấp Úy: nam 46, nữ 46; Thiếu tá: nam 48, nữ 48; Trung tá: nam 51, nữ 51; Thượng tá: nam 54, nữ 54; Đại tá: nam 57, nữ 55; Cấp Tướng: nam 60, nữ 55.
Khoản 2. Khi quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ phẩm chất về chính trị, đạo đức, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe tốt và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ quy định tại khoản 1 Điều này không quá 5 năm; trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn.
Khoản 3.[19] Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan giữ chức vụ chỉ huy, quản lý đơn vị quy định tại các điểm đ, e, g, h, i, k và l khoản 1 Điều 11 của Luật này do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định nhưng không vượt quá hạn tuổi cao nhất của sĩ quan quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 14 Trách nhiệm xây dựng đội ngũ sĩ quan
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân có trách nhiệm xây dựng đội ngũ sĩ quan.
Chương II
Điều 15 Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan[20]
Khoản 1. Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan được quy định như sau:
Điểm a) Đại tướng: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Tổng Tham mưu trưởng; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;
Điểm b) Thượng tướng, Đô đốc Hải quân: Thứ trưởng Bộ Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thượng tướng, Đô đốc Hải quân không quá sáu; Phó Tổng Tham mưu trưởng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị: mỗi chức vụ có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thượng tướng không quá ba; Giám đốc, Chính ủy Học viện Quốc phòng;
Điểm c) Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân: Tư lệnh, Chính ủy: Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng; Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục; Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ; Tư lệnh, Chính ủy Bộ Tư lệnh: Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cảnh sát biển Việt Nam; Giám đốc, Chính ủy các học viện: Lục quân, Chính trị, Kỹ thuật quân sự, Hậu cần, Quân y; Hiệu trưởng, Chính ủy các trường sĩ quan: Lục quân I, Lục quân II, Chính trị; Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tướng không quá ba; Phó Chính ủy Học viện Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tướng là một; Cục trưởng các cục: Tác chiến, Quân huấn, Quân lực, Dân quân tự vệ, Tổ chức, Cán bộ, Tuyên huấn, Nhà trường, Tác chiến điện tử, Công nghệ thông tin, Cứu hộ - Cứu nạn, Đối ngoại; Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng; Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương là Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương là Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Chánh Văn phòng Quân ủy Trung ương - Văn phòng Bộ Quốc phòng; Viện trưởng Viện Chiến lược quốc phòng; Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108; | |
Luật 24/VBHN-VPQH sĩ quan quân đội nhân dân việt nam .
Chương II
* Điều 15
- Khoản 1
+ Điểm đ
+ Điểm e
+ Điểm g
+ Điểm h
+ Điểm i
- Khoản 2
- Khoản 3
- Khoản 4
- Khoản 5
* Điều 16
* Điều 17
* Điều 18
* Điều 19
* Điều 20
* Điều 21
* Điều 22
* Điều 23
* Điều 24
* Điều 25
* Điều 25
Chương III
* Điều 26
* Điều 27
* Điều 28
* Điều 29
* Điều 30
* Điều 31
- Khoản 1
- Khoản 2 | Luật 24/VBHN-VPQH sĩ quan quân đội nhân dân việt nam .
Chương II
Điều 15 Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan[20]
Khoản 1
Điểm đ) Đại tá: Sư đoàn trưởng, Chính ủy Sư đoàn; Chỉ huy trưởng, Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh; Chỉ huy trưởng, Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh; Lữ đoàn trưởng, Chính ủy Lữ đoàn;
Điểm e) Thượng tá: Trung đoàn trưởng, Chính ủy Trung đoàn; Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp huyện;
Điểm g) Trung tá: Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên Tiểu đoàn;
Điểm h) Thiếu tá: Đại đội trưởng, Chính trị viên Đại đội;
Điểm i) Đại úy: Trung đội trưởng.
Khoản 2. Phó Chủ nhiệm và Ủy viên chuyên trách Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương có cấp bậc quân hàm cấp tướng thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
Khoản 3. Sĩ quan Quân đội nhân dân biệt phái là Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội hoặc được bổ nhiệm chức vụ Tổng cục trưởng hoặc tương đương có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thiếu tướng; sĩ quan Quân đội nhân dân biệt phái là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội hoặc được bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng hoặc tương đương có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tướng; sĩ quan Quân đội nhân dân biệt phái có chức vụ cao hơn được thăng quân hàm cấp tướng theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
Khoản 4. Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan là cấp tướng của đơn vị thành lập mới do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.
Khoản 5. Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan là cấp tá, cấp úy còn lại do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
Điều 16 Đối tượng phong quân hàm sĩ quan tại ngũ[21]
Khoản 1. Học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan tại ngũ được phong quân hàm Thiếu úy; tốt nghiệp loại giỏi, loại khá ở những ngành đào tạo có tính chất đặc thù hoặc có thành tích xuất sắc trong công tác được phong quân hàm Trung úy, trường hợp đặc biệt được phong quân hàm cao hơn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Khoản 2. Hạ sĩ quan, binh sĩ trong thời chiến; quân nhân chuyên nghiệp và công chức quốc phòng tại ngũ; cán bộ, công chức ngoài quân đội và những người tốt nghiệp đại học trở lên vào phục vụ tại ngũ được bổ nhiệm giữ chức vụ của sĩ quan thì được phong cấp bậc quân hàm sĩ quan tương xứng.
Điều 17 Thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ[22]
Khoản 1. Sĩ quan tại ngũ được thăng quân hàm khi có đủ các điều kiện sau đây:
Điểm a) Đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 12 của Luật này;
Điểm b) Cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm;
Điểm c) Đủ thời hạn xét thăng quân hàm quy định tại khoản 2 Điều này.
Khoản 2. Thời hạn xét thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ được quy định như sau: Thiếu úy lên Trung úy: 2 năm; Trung úy lên Thượng úy: 3 năm; Thượng úy lên Đại úy: 3 năm; Đại úy lên Thiếu tá: 4 năm; Thiếu tá lên Trung tá: 4 năm; Trung tá lên Thượng tá: 4 năm; Thượng tá lên Đại tá: 4 năm; Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm; Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân lên Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm; Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân lên Thượng tướng, Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm; Thượng tướng, Đô đốc Hải quân lên Đại tướng tối thiểu là 4 năm; Thời gian sĩ quan học tập tại trường được tính vào thời hạn xét thăng quân hàm.
Khoản 3. Tuổi của sĩ quan tại ngũ xét thăng quân hàm từ cấp bậc Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân không quá 57, trường hợp cao hơn khi có yêu cầu theo quyết định của Chủ tịch nước.
Khoản 4. Sĩ quan tại ngũ lập thành tích đặc biệt xuất sắc thì được xét thăng quân hàm vượt bậc, nhưng không vượt quá cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh sĩ quan đang đảm nhiệm.
Điều 18 Thăng quân hàm sĩ quan trước thời hạn[23]
Sĩ quan được xét thăng quân hàm trước thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này trong các trường hợp sau đây:
Khoản 1. Trong chiến đấu lập chiến công xuất sắc hoặc trong công tác, nghiên cứu khoa học được tặng Huân chương;
Khoản 2. Hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ mà cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất quy định đối với chức vụ mà sĩ quan đang đảm nhiệm từ hai bậc trở lên hoặc cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ chỉ huy, quản lý.
Điều 19 Kéo dài thời hạn xét thăng quân hàm sĩ quan[24]
Khoản 1. Sĩ quan đến thời hạn xét thăng quân hàm mà chưa đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này thì được xét thăng quân hàm vào những năm tiếp theo.
Khoản 2. Trong thời hạn xét thăng quân hàm, sĩ quan bị kỷ luật cảnh cáo, giáng chức, cách chức hoặc trong năm cuối của thời hạn xét thăng quân hàm, sĩ quan bị kỷ luật khiển trách thì thời hạn xét thăng quân hàm phải kéo dài ít nhất một năm.
Khoản 3. Sĩ quan bị kỷ luật giáng cấp bậc quân hàm, sau ít nhất một năm kể từ ngày bị giáng cấp, nếu tiến bộ thì được xét thăng quân hàm.
Điều 20 Mức thăng, giáng cấp bậc quân hàm sĩ quan
Việc thăng hoặc giáng cấp bậc quân hàm sĩ quan mỗi lần chỉ được một bậc; trường hợp đặc biệt mới thăng hoặc giáng nhiều bậc.
Điều 21 Bổ nhiệm, miễn nhiệm chức vụ đối với sĩ quan
Khoản 1. Sĩ quan được bổ nhiệm chức vụ khi có nhu cầu biên chế và đủ tiêu chuẩn quy định đối với chức vụ đảm nhiệm.
Khoản 2. Việc miễn nhiệm chức vụ đối với sĩ quan được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
Điểm a) Khi thay đổi tổ chức mà không còn biên chế chức vụ sĩ quan đang đảm nhiệm;
Điểm b) Sĩ quan không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện đảm nhiệm chức vụ hiện tại;
Điểm c) Sĩ quan hết hạn tuổi phục vụ tại ngũ quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật này mà không được kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ.
Khoản 3. Sĩ quan có thể được giao chức vụ thấp hơn chức vụ đang đảm nhiệm hoặc chức vụ có quy định cấp bậc quân hàm cao nhất thấp hơn cấp bậc quân hàm hiện tại trong những trường hợp sau đây:
Điểm a) Tăng cường cho nhiệm vụ đặc biệt;
Điểm b) Thay đổi tổ chức, biên chế;
Điểm c) Điều chỉnh để phù hợp với năng lực, sức khỏe của sĩ quan.
Điều 22 Quan hệ cấp bậc, chức vụ của sĩ quan
Sĩ quan có cấp bậc quân hàm cao hơn là cấp trên của sĩ quan có cấp bậc quân hàm thấp hơn; trường hợp sĩ quan có chức vụ cao hơn nhưng có cấp bậc quân hàm bằng hoặc thấp hơn cấp bậc quân hàm của sĩ quan thuộc quyền thì sĩ quan có chức vụ cao hơn là cấp trên.
Điều 23 Quyền tạm đình chỉ chức vụ đối với sĩ quan trong trường hợp khẩn cấp
Trường hợp khẩn cấp mà sĩ quan thuộc quyền không chấp hành mệnh lệnh có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng thì sĩ quan có chức vụ từ Trung đoàn trưởng trở lên được quyền tạm đình chỉ chức vụ đối với sĩ quan đó và chỉ định người thay thế tạm thời, đồng thời phải báo cáo ngay cấp trên trực tiếp.
Điều 24 Biệt phái sĩ quan
Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, sĩ quan tại ngũ được biệt phái đến công tác ở cơ quan, tổ chức ngoài quân đội, do cấp có thẩm quyền quyết định.
Điều 25 Thẩm quyền quyết định đối với sĩ quan[25]
Khoản 1. Thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, phong, thăng, giáng, tước quân hàm đối với sĩ quan được quy định như sau:
Điểm a) Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, Chuẩn Đô đốc, Phó Đô đốc, Đô đốc Hải quân;
Điểm b) Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng; Phó Tổng Tham mưu trưởng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Giám đốc, Chính ủy Học viện Quốc phòng; Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục; Tư lệnh, Chính ủy Quân khu; Tư lệnh, Chính ủy Quân chủng; Tư lệnh, Chính ủy Bộ đội Biên phòng; Tư lệnh, Chính ủy Cảnh sát biển Việt Nam; Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ và các chức vụ khác theo quy định của cấp có thẩm quyền;
Điểm c) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ và phong, thăng, giáng, tước các cấp bậc quân hàm còn lại và nâng lương sĩ quan;
Điểm d) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ thuộc ngành Kiểm sát, Tòa án, Thi hành án trong quân đội được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Khoản 2. Cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm đến chức vụ nào thì có quyền miễn nhiệm, cách chức, giáng chức, quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ, điều động, biệt phái, giao chức vụ thấp hơn, cho thôi phục vụ tại ngũ, chuyển ngạch và giải ngạch sĩ quan dự bị đến chức vụ đó.
Điều 25. Trình tự, thủ tục phong, thăng, giáng, tước quân hàm đối với sĩ quan[26]
Khoản 1. Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, Chuẩn Đô đốc, Phó Đô đốc, Đô đốc Hải quân. Việc thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng của sĩ quan Quân đội nhân dân biệt phái theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến biệt phái và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Khoản 2. Trình tự, thủ tục phong, thăng, giáng, tước cấp bậc quân hàm đối với sĩ quan cấp tá, cấp úy và nâng lương sĩ quan do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
Chương III
Điều 26 Nghĩa vụ của sĩ quan
Sĩ quan có nghĩa vụ sau đây:
Khoản 1. Sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tham gia xây dựng đất nước, bảo vệ tài sản và lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức; bảo vệ tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân;
Khoản 2. Thường xuyên giữ gìn và trau dồi đạo đức cách mạng, học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, kiến thức, năng lực về chính trị, quân sự, văn hóa, chuyên môn và thể lực để hoàn thành nhiệm vụ;
Khoản 3. Tuyệt đối phục tùng tổ chức, phục tùng chỉ huy; nghiêm chỉnh chấp hành điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy định của quân đội; giữ bí mật quân sự, bí mật quốc gia;
Khoản 4. Thường xuyên chăm lo lợi ích vật chất và tinh thần của bộ đội;
Khoản 5. Gương mẫu chấp hành và vận động Nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tôn trọng và gắn bó mật thiết với Nhân dân.
Điều 27 Trách nhiệm của sĩ quan
Sĩ quan có trách nhiệm sau đây:
Khoản 1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về những mệnh lệnh của mình, về việc chấp hành mệnh lệnh của cấp trên và việc thừa hành nhiệm vụ của cấp dưới thuộc quyền;
Khoản 2. Lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, tổ chức thực hiện mọi nhiệm vụ của đơn vị theo chức trách được giao; bảo đảm cho đơn vị chấp hành triệt để đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy định của quân đội, sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trong bất kỳ hoàn cảnh, điều kiện nào;
Khoản 3. Khi nhận mệnh lệnh của người chỉ huy, nếu sĩ quan có căn cứ cho là mệnh lệnh đó trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh; trong trường hợp vẫn phải chấp hành mệnh lệnh thì báo cáo kịp thời lên cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó.
Điều 28 Những việc sĩ quan không được làm
Sĩ quan không được làm những việc trái với pháp luật, kỷ luật quân đội và những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm.
Điều 29 Nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của sĩ quan biệt phái[27]
Khoản 1. Thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm và được hưởng quyền lợi như sĩ quan đang công tác trong quân đội; được cơ quan, tổ chức nơi đến biệt phái bảo đảm điều kiện làm việc và sinh hoạt.
Khoản 2. Thực hiện nhiệm vụ do cấp có thẩm quyền giao và chịu sự quản lý của cơ quan, tổ chức nơi đến biệt phái.
Điều 30 Đào tạo, bồi dưỡng đối với sĩ quan
Khoản 1. Sĩ quan được Đảng và Nhà nước chăm lo, khuyến khích và tạo điều kiện để phát triển tài năng.
Khoản 2. Sĩ quan được đào tạo, bồi dưỡng tại các trường trong và ngoài quân đội theo yêu cầu công tác.
Điều 31 Tiền lương, phụ cấp, nhà ở và điều kiện làm việc đối với sĩ quan tại ngũ[28]
Sĩ quan tại ngũ được hưởng tiền lương, phụ cấp, nhà ở và điều kiện làm việc như sau:
Khoản 1.[29] Chế độ tiền lương và phụ cấp do Chính phủ quy định; bảng lương của sĩ quan được tính theo chức vụ, chức danh đảm nhiệm và cấp bậc quân hàm phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội là ngành lao động đặc biệt; phụ cấp thâm niên được tính theo mức lương hiện hưởng và thời gian phục vụ tại ngũ. Sĩ quan được hưởng phụ cấp, trợ cấp như đối với cán bộ, công chức có cùng điều kiện làm việc và phụ cấp, trợ cấp có tính chất đặc thù quân sự;
Khoản 2. Đủ tiêu chuẩn, đến thời hạn xét thăng quân hàm nhưng đã có bậc quân hàm cao nhất của chức vụ đang đảm nhiệm hoặc đã có bậc quân hàm Đại tá, cấp Tướng 4 năm trở lên mà chưa được thăng cấp bậc quân hàm cao hơn thì được nâng lương theo chế độ tiền lương của sĩ quan; | |
Luật 24/VBHN-VPQH sĩ quan quân đội nhân dân việt nam .
Chương III
* Điều 31
- Khoản 1
- Khoản 2
- Khoản 3
- Khoản 4
- Khoản 5
- Khoản 6
- Khoản 7
* Điều 32
* Điều 33
* Điều 34
* Điều 35
* Điều 36
* Điều 37
Chương IV
* Điều 38
* Điều 39
* Điều 40
* Điều 41
* Điều 42
* Điều 43
* Điều 44
Chương V
* Điều 45
* Điều 46
- Khoản 1
- Khoản 2 | Luật 24/VBHN-VPQH sĩ quan quân đội nhân dân việt nam .
Chương III
Điều 31 Tiền lương, phụ cấp, nhà ở và điều kiện làm việc đối với sĩ quan tại ngũ[28]
Khoản 1.[29] Chế độ tiền lương và phụ cấp do Chính phủ quy định; bảng lương của sĩ quan được tính theo chức vụ, chức danh đảm nhiệm và cấp bậc quân hàm phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội là ngành lao động đặc biệt; phụ cấp thâm niên được tính theo mức lương hiện hưởng và thời gian phục vụ tại ngũ. Sĩ quan được hưởng phụ cấp, trợ cấp như đối với cán bộ, công chức có cùng điều kiện làm việc và phụ cấp, trợ cấp có tính chất đặc thù quân sự;
Khoản 2. Đủ tiêu chuẩn, đến thời hạn xét thăng quân hàm nhưng đã có bậc quân hàm cao nhất của chức vụ đang đảm nhiệm hoặc đã có bậc quân hàm Đại tá, cấp Tướng 4 năm trở lên mà chưa được thăng cấp bậc quân hàm cao hơn thì được nâng lương theo chế độ tiền lương của sĩ quan;
Khoản 3. Giữ nhiều chức vụ trong cùng một thời điểm thì được hưởng quyền lợi của chức vụ cao nhất và phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo theo quy định của pháp luật;
Khoản 4. Khi được giao chức vụ thấp hơn chức vụ đang đảm nhiệm theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 21 của Luật này thì được giữ nguyên quyền lợi của chức vụ cũ;
Khoản 5. Khi có quyết định miễn nhiệm chức vụ thì được hưởng các quyền lợi theo cương vị mới;
Khoản 6. Được bảo đảm điều kiện để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
Khoản 7.[30] Được hưởng phụ cấp nhà ở; được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội, được bảo đảm nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật.
Điều 32 Chế độ nghỉ của sĩ quan tại ngũ
Khoản 1. Sĩ quan tại ngũ được nghỉ những ngày lễ theo quy định của Bộ luật Lao động và nghỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Khoản 2. Khi có lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ và trong thời chiến, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được ra lệnh đình chỉ chế độ nghỉ của sĩ quan; mọi sĩ quan đang nghỉ phải về ngay đơn vị.
Điều 33 Chăm sóc sức khỏe sĩ quan tại ngũ và gia đình sĩ quan
Khoản 1. Sĩ quan tại ngũ được chăm sóc sức khỏe; khi bị thương, ốm đau ở xa các cơ sở quân y hoặc mắc những bệnh mà cơ sở quân y không có khả năng điều trị thì được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở dân y, được quân đội thanh toán viện phí.
Khoản 2. Bố, mẹ, người nuôi dưỡng hợp pháp của chồng và của vợ, vợ hoặc chồng và con dưới 18 tuổi của sĩ quan tại ngũ không có chế độ bảo hiểm y tế thì được khám bệnh, chữa bệnh miễn hoặc giảm viện phí tại các cơ sở quân y và dân y theo quy định của Chính phủ.
Điều 34 Sĩ quan tại ngũ chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng
Khi chức vụ đang đảm nhiệm không còn nhu cầu bố trí sĩ quan, nếu sĩ quan có đủ điều kiện thì được xét chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp hoặc công chức quốc phòng và được hưởng mức lương không thấp hơn khi còn là sĩ quan.
Điều 35 Sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ[31]
Khoản 1. Sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ trong các trường hợp sau đây:
Điểm a) Đủ điều kiện nghỉ hưu;
Điểm b) Hết tuổi phục vụ tại ngũ quy định tại Điều 13 của Luật này;
Điểm c) Do thay đổi tổ chức, biên chế mà không còn nhu cầu bố trí sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng;
Điểm d) Không còn đủ tiêu chuẩn quy định đối với sĩ quan tại ngũ.
Khoản 2. Sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ theo một trong các hình thức sau đây:
Điểm a) Nghỉ hưu;
Điểm b) Chuyển ngành;
Điểm c) Phục viên;
Điểm d) Nghỉ theo chế độ bệnh binh.
Khoản 3. Khi thôi phục vụ tại ngũ, nếu đủ tiêu chuẩn và chưa hết hạn tuổi phục vụ của sĩ quan dự bị quy định tại Điều 38 của Luật này thì chuyển sang ngạch sĩ quan dự bị.
Điều 36 Điều kiện nghỉ hưu của sĩ quan
Sĩ quan được nghỉ hưu khi:
Khoản 1. Đủ điều kiện theo quy định bảo hiểm xã hội của Nhà nước;
Khoản 2. Trong trường hợp chưa đủ điều kiện nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1 Điều này, quân đội không còn nhu cầu bố trí sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng hoặc không chuyển ngành được, nếu nam sĩ quan có đủ 25 năm và nữ sĩ quan có đủ 20 năm phục vụ trong quân đội trở lên thì được nghỉ hưu.
Điều 37 Quyền lợi của sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ và sĩ quan tại ngũ hy sinh, từ trần[32]
Khoản 1. Sĩ quan nghỉ hưu được hưởng quyền lợi sau đây:
Điểm a) Lương hưu tính trên cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 31 của Luật này;
Điểm b) Nếu nghỉ hưu trước hạn tuổi cao nhất theo cấp bậc quân hàm tại khoản 1 Điều 13 của Luật này, do thay đổi tổ chức, biên chế hoặc hết hạn tuổi giữ chức vụ chỉ huy, quản lý đơn vị mà quân đội không còn nhu cầu sử dụng thì ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần theo quy định của Chính phủ;
Điểm c) Sử dụng quân phục, quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu trong những ngày lễ và những cuộc hội họp, những buổi giao lưu truyền thống của quân đội;
Điểm d) Được chính quyền địa phương nơi sĩ quan cư trú hợp pháp đăng ký hộ khẩu, tạo điều kiện để làm ăn sinh sống; trường hợp chưa có nhà ở thì được bảo đảm nhà ở hoặc đất ở theo quy định của Chính phủ;
Điểm đ) Khám bệnh, chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế tại các cơ sở quân y và dân y.
Khoản 2. Sĩ quan chuyển ngành được hưởng quyền lợi sau đây:
Điểm a) Nhà nước bảo đảm đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết đối với những sĩ quan chuyển ngành theo yêu cầu của tổ chức;
Điểm b) Bảo lưu mức lương sĩ quan tại thời điểm chuyển ngành trong thời gian tối thiểu là 18 tháng;
Điểm c) Khi nghỉ hưu được hưởng phụ cấp thâm niên tính theo thời gian phục vụ tại ngũ và cấp bậc quân hàm tại thời điểm chuyển ngành; trường hợp mức lương hiện hưởng thấp hơn mức lương sĩ quan tại thời điểm chuyển ngành thì được lấy mức lương sĩ quan tại thời điểm chuyển ngành để tính lương hưu;
Điểm d) Các quyền lợi quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
Điểm đ) Trường hợp do nhu cầu điều động trở lại phục vụ trong quân đội, thì thời gian chuyển ngành được tính vào thời gian công tác liên tục để xét thăng cấp bậc quân hàm và thâm niên công tác.
Khoản 3. Sĩ quan phục viên được hưởng quyền lợi sau đây:
Điểm a) Trợ cấp tạo việc làm và trợ cấp phục viên một lần;
Điểm b) Nếu có đủ 15 năm phục vụ trong quân đội trở lên, khi ốm đau được khám bệnh, chữa bệnh miễn hoặc giảm viện phí tại cơ sở quân y theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
Điểm c) Các quyền lợi quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này.
Khoản 4. Sĩ quan nghỉ theo chế độ bệnh binh được hưởng quyền lợi sau đây:
Điểm a) Chế độ theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng và chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội;
Điểm b) Các quyền lợi quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này.
Khoản 5. Sĩ quan có thời gian trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc công tác ở địa bàn khó khăn, ngành nghề có tính chất đặc thù thì được quy đổi thời gian đó để tính hưởng quyền lợi khi thôi phục vụ tại ngũ.
Khoản 6. Sĩ quan tại ngũ hy sinh thì thân nhân của sĩ quan đó được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng và được hưởng trợ cấp một lần theo quy định của Chính phủ.
Khoản 7. Sĩ quan tại ngũ từ trần thì thân nhân của sĩ quan đó ngoài chế độ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội còn được trợ cấp một lần theo quy định của Chính phủ.
Chương IV
Điều 38 Tuổi phục vụ của sĩ quan dự bị[33]
Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan dự bị quy định như sau: Cấp Úy: 51; Thiếu tá: 53; Trung tá: 56; Thượng tá: 57; Đại tá: 60; Cấp Tướng: 63.
Điều 39 Đối tượng đăng ký sĩ quan dự bị
Những người sau đây phải đăng ký sĩ quan dự bị:
Khoản 1. Sĩ quan, cán bộ là quân nhân chuyên nghiệp khi thôi phục vụ tại ngũ còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện của sĩ quan dự bị;
Khoản 2. Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan khi thôi phục vụ tại ngũ và hạ sĩ quan dự bị đã được đào tạo sĩ quan dự bị;
Khoản 3. Cán bộ, công chức ngoài quân đội và những người tốt nghiệp đại học trở lên có chuyên môn phù hợp với yêu cầu của quân đội, đã được đào tạo sĩ quan dự bị.
Điều 40 Gọi đào tạo sĩ quan dự bị và gọi sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ, huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu[34]
Căn cứ vào kế hoạch của Chính phủ, việc gọi đào tạo sĩ quan dự bị, gọi sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ, huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu thực hiện theo quy định sau đây:
Khoản 1. Gọi đào tạo sĩ quan dự bị:
Điểm a) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định đối với quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan chuẩn bị xuất ngũ và những người tốt nghiệp từ đại học trở lên ngoài quân đội;
Điểm b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đối với cán bộ, công chức, hạ sĩ quan dự bị cư trú tại địa phương.
Khoản 2. Gọi sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ thời chiến; huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu:
Điểm a) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định đối với sĩ quan dự bị giữ chức vụ chỉ huy Lữ đoàn và tương đương, chỉ huy Sư đoàn và tương đương; sĩ quan dự bị có cấp bậc quân hàm Đại tá;
Điểm b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với sĩ quan dự bị giữ chức vụ chỉ huy Trung đoàn và tương đương, sĩ quan dự bị có cấp bậc quân hàm Thượng tá; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đối với sĩ quan dự bị giữ chức vụ từ chỉ huy Tiểu đoàn và tương đương trở xuống, sĩ quan dự bị có cấp bậc quân hàm Trung tá trở xuống.
Khoản 3. Gọi sĩ quan dự bị làm nhiệm vụ khẩn cấp nhưng chưa đến mức động viên cục bộ và gọi sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ trong thời bình thời hạn là 2 năm do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định.
Điều 41 Bổ nhiệm chức vụ, phong, thăng quân hàm sĩ quan dự bị
Việc bổ nhiệm chức vụ, phong, thăng quân hàm đối với sĩ quan dự bị được quy định như sau:
Khoản 1.[35] Học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, học viên tốt nghiệp đào tạo Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm thiếu úy sĩ quan dự bị;
Khoản 2. Cán bộ, công chức tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị thì căn cứ vào chức vụ được bổ nhiệm trong các đơn vị dự bị động viên, kết quả học tập, rèn luyện và mức lương đang hưởng để xét phong cấp bậc quân hàm sĩ quan dự bị tương xứng;
Khoản 3.[6] Căn cứ vào nhu cầu biên chế, tiêu chuẩn chức vụ của sĩ quan, kết quả học tập quân sự và thành tích phục vụ quốc phòng, sĩ quan dự bị được bổ nhiệm chức vụ trong các đơn vị dự bị động viên hoặc giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã được thăng cấp bậc quân hàm tương xứng với chức vụ đảm nhiệm. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chức vụ tương đương và cấp bậc quân hàm cao nhất đối với sĩ quan dự bị đảm nhiệm chức vụ Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã;
Khoản 4. Thời hạn xét thăng quân hàm sĩ quan dự bị dài hơn 2 năm so với thời hạn của mỗi cấp bậc quân hàm sĩ quan tại ngũ quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này;
Khoản 5. Sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ thì căn cứ vào tiêu chuẩn, quy định cấp bậc quân hàm của chức vụ được bổ nhiệm, cấp bậc quân hàm sĩ quan dự bị hiện tại và thời hạn xét thăng quân hàm để xét thăng cấp bậc quân hàm tương xứng.
Điều 42 Trách nhiệm của sĩ quan dự bị
Sĩ quan dự bị có trách nhiệm sau đây:
Khoản 1. Đăng ký, chịu sự quản lý của chính quyền và cơ quan quân sự địa phương nơi cư trú hoặc công tác và đơn vị dự bị động viên;
Khoản 2. Tham gia các lớp huấn luyện, tập trung kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
Khoản 3. Hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao trong lực lượng dự bị động viên;
Khoản 4. Vào phục vụ tại ngũ theo quy định tại khoản 2 Điều 40 của Luật này.
Điều 43 Quyền lợi của sĩ quan dự bị
Sĩ quan dự bị có quyền lợi sau đây:
Khoản 1. Được hưởng phụ cấp trách nhiệm quản lý đơn vị dự bị động viên; trong thời gian tập trung huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên, kiểm tra sẵn sàng chiến đấu được hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp, được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở quân y và được hưởng các chế độ khác do Chính phủ quy định; được miễn thực hiện nghĩa vụ lao động công ích;
Khoản 2. Sĩ quan dự bị được gọi vào phục vụ tại ngũ trong thời bình, khi hết thời hạn được trở về cơ quan hoặc địa phương trước khi nhập ngũ và tiếp tục phục vụ trong ngạch dự bị; trường hợp quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ tiêu chuẩn thì được chuyển sang ngạch sĩ quan tại ngũ.
Điều 44 Giải ngạch sĩ quan dự bị[37]
Sĩ quan dự bị hết hạn tuổi quy định tại Điều 38 của Luật này hoặc không còn đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì giải ngạch sĩ quan dự bị. Việc giải ngạch sĩ quan dự bị do cấp có thẩm quyền quyết định.
Chương V
Điều 45 Nội dung quản lý nhà nước về sĩ quan
Nội dung quản lý nhà nước về sĩ quan bao gồm:
Khoản 1. Ban hành và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về sĩ quan;
Khoản 2. Lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ sĩ quan;
Khoản 3. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, bố trí, sử dụng sĩ quan; chính sách, chế độ đối với đội ngũ sĩ quan;
Khoản 4. Chỉ đạo, tổ chức việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, xử lý vi phạm đối với sĩ quan và việc thi hành các quy định của Luật này.
Điều 46 Trách nhiệm của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
Khoản 1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về sĩ quan.
Khoản 2. Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước về sĩ quan; chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để thực hiện việc quản lý nhà nước về sĩ quan. | |
Luật 24/VBHN-VPQH sĩ quan quân đội nhân dân việt nam .
Chương V
* Điều 46
* Điều 47
Chương VI
* Điều 48
* Điều 49
Chương VII
* Điều 50
* Điều 51
- Khoản 1
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
+ Điểm d
+ Điểm đ
+ Điểm e
+ Điểm g
+ Điểm h
+ Điểm i
+ Điểm k
+ Điểm l | Luật 24/VBHN-VPQH sĩ quan quân đội nhân dân việt nam .
Chương V
Điều 46 Trách nhiệm của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
Khoản 1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về sĩ quan.
Khoản 2. Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước về sĩ quan; chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để thực hiện việc quản lý nhà nước về sĩ quan.
Khoản 3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Quốc phòng thực hiện việc quản lý nhà nước về sĩ quan; đào tạo, cung cấp cho quân đội những cán bộ phù hợp với yêu cầu quân sự; ưu tiên tiếp nhận, bố trí việc làm cho sĩ quan đã hoàn thành nhiệm vụ trong quân đội, có đủ điều kiện chuyển ngành theo kế hoạch của Chính phủ; bảo đảm điều kiện để thực hiện chính sách, chế độ đối với sĩ quan tại ngũ, sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ và gia đình sĩ quan.
Điều 47 Trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp
Chính quyền địa phương các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
Khoản 1. Giáo dục hướng nghiệp, tạo nguồn đào tạo sĩ quan trong thanh niên;
Khoản 2. Ưu tiên tiếp nhận, bố trí việc làm đối với sĩ quan chuyển ngành, phục viên;
Khoản 3. Đăng ký, quản lý, tạo điều kiện để sĩ quan dự bị hoàn thành nhiệm vụ theo quy định của pháp luật;
Khoản 4. Thực hiện các chế độ, chính sách đối với sĩ quan và gia đình sĩ quan cư trú hợp pháp tại địa phương.
Chương VI
Điều 48 Khen thưởng
Sĩ quan có thành tích trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, công tác; cơ quan, tổ chức và cá nhân có thành tích trong việc thực hiện Luật này thì được khen thưởng theo quy định của Nhà nước.
Điều 49 Xử lý vi phạm
Khoản 1. Sĩ quan vi phạm kỷ luật quân đội, pháp luật của Nhà nước thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo Điều lệnh quản lý bộ đội, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Khoản 2. Sĩ quan tạm thời không được mang quân hàm khi bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam; sĩ quan bị phạt tù thì đương nhiên bị tước quân hàm khi bản án có hiệu lực pháp luật.
Khoản 3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm Luật này thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Chương VII
Điều 50 Hiệu lực thi hành
Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2000. Luật này thay thế Luật về sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 30 tháng 12 năm 1981 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật về sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 21 tháng 12 năm 1990. Những quy định trước đây trái với Luật này đều bãi bỏ.
Điều 51 Quy định thi hành Luật
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này. XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT CHỦ NHIỆM Nguyễn Hạnh Phúc [1] Luật số 19/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam có căn cứ ban hành như sau: “Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10; Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam số 16/1999/QH10.” Luật số 72/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam có căn cứ ban hành như sau: “Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam số 16/1999/QH10 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 19/2008/QH12.” Luật Dân quân tự vệ số 48/2019/QH14 có căn cứ ban hành như sau: “Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc hội ban hành Luật Dân quân tự vệ.” [2] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Luật số 19/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2008. [3] Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại Điều 2 của Luật số 19/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2008. [4] Khoản này được sắp xếp lại theo quy định tại Điều 2 của Luật số 19/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2008. [5] Khoản này được sắp xếp lại theo quy định tại Điều 2 của Luật số 19/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2008. [6] Khoản này được sắp xếp lại theo quy định tại Điều 2 của Luật số 19/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2008. [7] Khoản này được sắp xếp lại theo quy định tại Điều 2 của Luật số 19/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2008. [8] Khoản này được sắp xếp lại và sửa lại theo quy định tại Điều 2 của Luật số 19/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2008. [9] Khoản này được sắp xếp lại theo quy định tại Điều 2 của Luật số 19/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2008. [10] Khoản này được sắp xếp lại theo quy định tại Điều 2 của Luật số 19/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2008. [11] Khoản này được sắp xếp lại theo quy định tại Điều 2 của Luật số 19/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2008. [12] Khoản này được sắp xếp lại theo quy định tại Điều 2 của Luật số 19/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2008. [13] Khoản này được sắp xếp lại theo quy định tại Điều 2 của Luật số 19/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2008. [14] Khoản này được sắp xếp lại theo quy định tại Điều 2 của Luật số 19/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2008. [15] Khoản này được sắp xếp lại theo quy định tại Điều 2 của Luật số 19/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2008. [16] Khoản này được sắp xếp lại theo quy định tại Điều 2 của Luật số 19/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2008. [17] Điều này được sửa đổi, bổ sung lần thứ nhất theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Luật số 19/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2008 như sau: “Điều 11. Chức vụ của sĩ quan
Khoản 1. Chức vụ cơ bản của sĩ quan gồm có: 1. Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ cơ bản của sĩ quan được quy định như sau: 1. Thẩm quyền bổ nhiệm chức vụ, phong, thăng quân hàm đối với sĩ quan được quy định như sau:
Điểm a) Trung đội trưởng; a) Trung đội trưởng: Thượng úy; a) Chủ tịch nước bổ nhiệm Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; phong, thăng quân hàm Đại tướng, Thượng tướng, Đô đốc Hải quân;
Điểm b) Đại đội trưởng, Chính trị viên Đại đội; b) Đại đội trưởng, Chính trị viên Đại đội: Đại úy; b) Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm Chủ nhiệm Tổng cục, Chính ủy Tổng cục; Tư lệnh Quân khu, Chính ủy Quân khu; Tư lệnh Quân chủng, Chính ủy Quân chủng; Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Chính ủy Bộ đội Biên phòng và các chức vụ tương đương; phong, thăng quân hàm Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân, Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân;
Điểm c) Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên Tiểu đoàn; c) Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên Tiểu đoàn: Trung tá; c) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bổ nhiệm các chức vụ và phong, thăng các cấp bậc quân hàm còn lại;
Điểm d) Trung đoàn trưởng, Chính ủy Trung đoàn; Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp huyện; d) Trung đoàn trưởng, Chính ủy Trung đoàn; Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện, Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp huyện: Thượng tá; d) Việc bổ nhiệm các chức vụ thuộc ngành Kiểm sát, Tòa án, Thi hành án trong quân đội được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điểm đ) Lữ đoàn trưởng, Chính ủy Lữ đoàn; đ) Lữ đoàn trưởng, Chính ủy Lữ đoàn: Đại tá;
Điểm e) Sư đoàn trưởng, Chính ủy Sư đoàn; Chỉ huy trưởng vùng Hải quân, Chính ủy vùng Hải quân; Chỉ huy trưởng vùng Cảnh sát biển, Chính ủy vùng Cảnh sát biển; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh; e) Sư đoàn trưởng, Chính ủy Sư đoàn; Chỉ huy trưởng vùng Hải quân, Chính ủy vùng Hải quân; Chỉ huy trưởng vùng Cảnh sát biển, Chính ủy vùng Cảnh sát biển; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh: Đại tá;
Điểm g) Tư lệnh Quân đoàn, Chính ủy Quân đoàn; Tư lệnh Binh chủng, Chính ủy Binh chủng; g) Tư lệnh Quân đoàn, Chính ủy Quân đoàn; Tư lệnh Binh chủng, Chính ủy Binh chủng: Thiếu tướng;
Điểm h) Tư lệnh Quân khu, Chính ủy Quân khu; Tư lệnh Quân chủng, Chính ủy Quân chủng; Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Chính ủy Bộ đội Biên phòng; h) Tư lệnh Quân khu, Chính ủy Quân khu; Tư lệnh Quân chủng, Chính ủy Quân chủng; Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Chính ủy Bộ đội Biên phòng: Trung tướng;
Điểm i) Chủ nhiệm Tổng cục, Chính ủy Tổng cục; i) Chủ nhiệm Tổng cục, Chính ủy Tổng cục: Trung tướng;
Điểm k) Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; k) Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị: Đại tướng;
Điểm l) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. l) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng: Đại tướng. | |
Luật 24/VBHN-VPQH sĩ quan quân đội nhân dân việt nam .
Chương VII
* Điều 51
- Khoản 3
* Điều 2
* Điều 3
* Điều 3
* Điều 50 | Luật 24/VBHN-VPQH sĩ quan quân đội nhân dân việt nam .
Chương VII
Điều 51I Điều 51. Quy định thi hành Luật
Khoản 3. Sĩ quan ở lực lượng quân sự địa phương cấp tỉnh, cấp huyện thuộc địa bàn trọng yếu về quân sự, quốc phòng theo quy định của Chính phủ hoặc sĩ quan ở đơn vị có nhiệm vụ đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định và có quá trình cống hiến xuất sắc thì được thăng quân hàm cao hơn một bậc so với cấp bậc quân hàm cao nhất quy định tại khoản 1 Điều này.” Điều này được sửa đổi, bổ sung lần thứ hai theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Luật số 72/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015. [21] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Luật số 19/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2008. [22] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Luật số 72/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015. [23] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều 1 của Luật số 19/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2008. [24] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Luật số 19/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2008. [25] Điều này được sửa đổi, bổ sung lần thứ nhất theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Luật số 19/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2008 như sau: “Điều 25. Thẩm quyền quyết định đối với sĩ quan
Điều 2I Điều 2 và Điều 3 của Luật số 72/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015 quy định như sau:
“Điều 2 Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2015. Các quy định về phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức các chức vụ có quân hàm cao nhất là cấp tướng có hiệu lực thi hành từ thời điểm Luật này được công bố.
Điều 3I Điều 3
Điều 3 Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật.”
Điều 50I Điều 50 của Luật Dân quân tự vệ số 48/2019/QH14, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 quy định như sau:
“Điều 50. Hiệu lực thi hành
Khoản 1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2020.
Khoản 2. Luật Dân quân tự vệ số 43/2009/QH12 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.” | |
Quyết Định 1348/QĐ-BNN-TCCB quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cục chế biến và phát triển thị trường nông sản .
* Điều 1
* Điều 2
* Điều 3
* Điều 4
* Điều 5
* Điều 6 | Quyết Định 1348/QĐ-BNN-TCCB quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cục chế biến và phát triển thị trường nông sản .
Điều 1. Vị trí và chức năng
Khoản 1. Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản là tổ chức trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về phát triển thị trường nông, lâm, thủy sản và muối; điều phối các hoạt động phát triển thị trường; đầu mối quản lý về chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản và muối thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.
Khoản 2. Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản (sau đây gọi tắt là Cục) có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng, có kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật
Khoản 3. Trụ sở của Cục đặt tại thành phố Hà Nội.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
Khoản 1. Trình Bộ trưởng:
Điểm a) Các dự thảo: luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; nghị định của Chính phủ; văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành, lĩnh vực theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Bộ và các nghị quyết, cơ chế, chính sách, dự án, đề án theo phân công của Bộ trưởng;
Điểm b) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm và các dự án, công trình quan trọng quốc gia, các chương trình, đề án, dự án, công trình thuộc chuyên ngành, lĩnh vực quản lý của Cục theo phân công của Bộ trưởng.
Khoản 2. Trình Bộ trưởng ban hành quyết định, chỉ thị, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật; tổ chức xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về quản lý chuyên ngành, lĩnh vực thuộc, phạm vi quản lý nhà nước của Cục theo phân công của Bộ trưởng và quy định của pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Khoản 3. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, đánh giá, tổng hợp báo cáo thực hiện các cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về chuyên ngành, lĩnh vực đã được phê duyệt thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Cục; chỉ đạo và tổ chức thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Cục.
Khoản 4. Ban hành các văn bản cá biệt và hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc chuyên ngành, lĩnh vực được giao quản lý. Thông báo kế hoạch chi tiết thực hiện chương trình, đề án, dự án do Bộ quản lý cho địa phương, đơn vị sau khi được Bộ phê duyệt kế hoạch tổng thể về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục.
Khoản 5. Về chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản và muối (sau đây gọi tắt là nông sản):
Điểm a) Tổng hợp trình Bộ trưởng cơ chế, chính sách phát triển chế biến, bảo quản; hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch nông sản; hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp báo cáo việc thực hiện;
Điểm b) Chủ trì, phối hợp tham gia ý kiến, thẩm định về quy hoạch, chương trình, đề án, dự án về chế biến, bảo quản sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi và chế biến, bảo quản nông sản nói chung thuộc phạm vi quản lý của Bộ; hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp báo cáo việc thực hiện sau khi được phê duyệt;
Điểm c) Đầu mối tổng hợp báo cáo về tình hình chế biến, bảo quản nông sản thuộc nhiệm vụ quản lý của Bộ.
Khoản 6. Về phát triển thị trường nông sản trong nước:
Điểm a) Trình Bộ trưởng cơ chế, chính sách, giải pháp, chương trình, đề án, dự án phát triển thị trường tiêu thụ nông sản trong nước; chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện;
Điểm b) Theo dõi, phân tích, dự báo và tổng hợp về tình hình thị trường, tiêu thụ hàng nông sản trong nước;
Điểm c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan điều hành cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu về nông sản;
Điểm d) Đầu mối phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Công Thương xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách về thương mại, trao đổi hàng hóa qua biên giới, khu kinh tế cửa khẩu đối với hàng hóa nông sản.
Khoản 7. Về phát triển thị trường nông sản quốc tế:
Điểm a) Tổng hợp, trình Bộ trưởng cơ chế, chính sách, biện pháp phát triển thị trường nông sản xuất khẩu; biện pháp phòng vệ, tự vệ, tháo gỡ rào cản và giải quyết các vướng mắc, tranh chấp thương mại nông sản; danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, hàng hóa cấm xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu thuộc nhiệm vụ quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật; lộ trình bắt buộc áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật đối với các mặt hàng nông sản xuất khẩu;
Điểm b) Nghiên cứu, phân tích, dự báo và tổng hợp báo cáo về tình hình thị trường nông sản quốc tế theo ngành hàng và theo khu vực thị trường;
Điểm c) Điều phối các hoạt động phát triển thị trường nông sản liên quan đến nhiệm vụ của tổ chức quản lý nhà nước thuộc Bộ;
Điểm d) Cập nhật, cung cấp thông tin, hướng dẫn doanh nghiệp, người sản xuất về chính sách thị trường nông sản, rào cản thương mại, rào cản kỹ thuật về xuất, nhập khẩu nông sản. Đầu mối hỗ trợ doanh nghiệp nước ngoài tìm hiểu môi trường và cơ hội kinh doanh nông sản tại Việt Nam theo quy định;
Điểm đ) Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp báo cáo việc thực hiện cơ chế, chính sách, chương trình, đề án, dự án phát triển thị trường nông sản quốc tế; các chính sách, cam kết quốc tế về thương mại nông sản của Việt Nam; các biện pháp phòng vệ thương mại, tự vệ thương mại đối với hàng nông sản xuất, nhập khẩu thuộc nhiệm vụ quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật;
Điểm e) Chủ trì, phối hợp với hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp và các tổ chức có liên quan trong việc ứng phó với rào cản kỹ thuật; các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ thương mại của nước ngoài đối với hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam; xử lý các tranh chấp thương mại nông sản quốc tế theo quy định;
Điểm g) Hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển thị trường; tham gia các hội chợ xúc tiến thương mại quốc tế đối với các sản phẩm chủ lực, các thị trường trọng điểm về tiêu thụ nông sản;
Điểm h) Đầu mối phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu, xuất xứ hàng hóa, thủ tục hải quan về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa nông sản, chính sách về tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập; quá cảnh hàng hóa, kho ngoại quan đối với hàng hóa nông sản.
Khoản 8. Về xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm nông sản Việt Nam:
Điểm a) Tổng hợp trình Bộ trưởng về chương trình, kế hoạch xúc tiến thương mại nông sản; phối hợp với các cơ quan liên quan của Bộ Công Thương tham gia chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, chương trình thương hiệu quốc gia về nông sản thuộc nhiệm vụ quản lý của Bộ;
Điểm b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, và phát triển thương hiệu hàng nông sản Việt Nam; hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng, quảng bá và bảo vệ thương hiệu hàng nông sản Việt Nam.
Điểm c) Chủ trì hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp báo cáo việc thực hiện chương trình, kế hoạch xúc tiến thương mại; chương trình thương hiệu quốc gia về nông sản theo quy định;
Khoản 9. Đầu mối tham mưu, tổng hợp về phát triển nông nghiệp hữu cơ thuộc nhiệm vụ quản lý của Bộ.
Khoản 10. Quản lý tổ chức và hoạt động của Văn phòng điểm hỏi đáp Quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (Văn phòng SPS Việt Nam).
Khoản 11. Thực hiện nhiệm vụ thành viên Ban liên ngành về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) theo phân công của Bộ trưởng.
Khoản 12. Thực hiện các nhiệm vụ, đề tài, chương trình, đề án về khoa học công nghệ, khuyến nông, môi trường theo phân công của Bộ trưởng và quy định của pháp luật.
Khoản 13. Đề xuất các chương trình, dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Cục; quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án đầu tư do Bộ trưởng giao; tham gia thẩm định các chương trình, dự án đầu tư chuyện ngành thuộc phạm vi quản lý của Cục.
Khoản 14. Tổ chức chỉ đạo công tác điều tra, thống kê và quản lý cơ sở dữ liệu về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục.
Khoản 15. Thực hiện hợp tác quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế và các chương trình, dự án quốc tế theo phân công, phân cấp của Bộ trưởng và quy định pháp luật.
Khoản 16. Thực hiện cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch, đề án cải cách hành chính của Bộ và quy định của pháp luật.
Khoản 17. Về quản lý tổ chức, hoạt động dịch vụ công:
Điểm a) Trình Bộ cơ chế, chính sách về cung ứng dịch vụ công; thực hiện xã hội hóa các hoạt động cung ứng dịch vụ công; định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chí, tiêu chuẩn, cơ chế giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng và các quy định về dịch vụ sự nghiệp công thuộc phạm vi quản lý của Cục;
Điểm b) Hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức thực hiện dịch vụ công trong ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật.
Khoản 18. Hướng dẫn, kiểm tra đối với hoạt động của các hội, tổ chức phi chính phủ thuộc phạm vi quản lý của Cục; tham gia ý kiến về công nhận Ban vận động thành lập Hội và Điều lệ Hội theo quy định.
Khoản 19. Quản lý tổ chức bộ máy, công chức, viên chức và người lao động theo quy định. Thực hiện chế độ, chính, sách, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đối với công chức, viên chức thuộc quyền quản lý của Cục theo quy định.
Khoản 20. Thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật; tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định của pháp luật.
Khoản 21. Quản lý tài chính, tài sản và nguồn lực khác được giao; tổ chức quản lý việc thu, nộp, sử dụng phí, lệ phí thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định của pháp luật.
Khoản 22. Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ trưởng.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức
Khoản 1. Lãnh đạo Cục: có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định.
Điểm a) Cục trưởng có trách nhiệm: trình Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục, Chi cục, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Cục (các tổ chức có tư cách pháp nhân); ban hành Quy chế làm việc của Cục; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức tham mưu trực thuộc Cục; bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo của các tổ chức trực thuộc Cục theo phân cấp của Bộ trưởng và quy định của pháp luật.
Điểm b) Cục trưởng điều hành hoạt động của Cục, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về hoạt động của Cục. Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng theo dõi, chỉ đạo một số mặt công tác theo Sự phân công của Cục trưởng; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
Khoản 2. Các tổ chức tham mưu:
Điểm a) Văn phòng Cục;
Điểm b) Phòng Chế biến, bảo quản nông sản;
Điểm c) Phòng Chính sách thương mại, nông sản;
Điểm d) Phòng Thị trường trong nước;
Điểm đ) Phòng Phát triển thị trường thủy sản;
Điểm e) Phòng Phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi;
Điểm g) Phòng Phát triển thị trường sản phẩm trồng trọt.
Khoản 3. Chi cục trực thuộc:
Điểm a) Chi cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản Thành phố Hồ Chí Minh. Chi cục có con dấu, tài khoản riêng và kinh phí hoạt động theo quy định.
Điểm b) Các Chi cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản (05 Chi cục) đặt tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức trên cơ sở đề xuất của Cục trưởng theo từng giai đoạn phát triển Cục.
Điều 4. Văn phòng Thông báo và
Điểm h)ỏi đáp Quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (Văn phòng SPS Việt Nam) Khoản 1. Văn phòng SPS Việt Nam được thành lập tại Quyết định số 99/2005/QĐ-TTg ngày 09/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ, đặt tại Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông, sản thực hiện nhiệm vụ theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ và của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Điểm h)ỏi đáp Quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (Văn phòng SPS Việt Nam) Khoản 2. Cục trưởng Chế biến và Phát triển, thị trường Nông sản có trách nhiệm xây dựng trình Bộ trưởng ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Văn phòng SPS Việt Nam và tổ chức thực hiện theo quy định.
Điều 5. Hiệu lực thi hành
Quyết định này có hiệu lực thi hành, kể từ ngày ký ban hành, thay thế Quyết định số 667/QĐ-BNN-TCCB ngày 04/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối; bãi bỏ các quy định trước đây của Bộ trái với Quyết định này.
Điều 6. Trách nhiệm thi hành
Khoản 1. Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản có trách nhiệm:
Điểm a) Tiếp nhận nguyên trạng nhiệm vụ, tổ chức, biên chế, cơ sở vật chất, trang thiết bị, hồ sơ, tài liệu, tài chính và các nguồn lực khác của Văn phòng SPS Việt Nam do Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế bàn giao;
Điểm b) Bàn giao nguyên trạng nhiệm vụ, tổ chức, nhân sự, hồ sơ, tài liệu, tài sản, tài chính, phương tiện và các nguồn lực khác của Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn máy, thiết bị ngành nông nghiệp và các bộ phận quản lý nhà nước về ngành nghề nông thôn, cơ điện nông nghiệp, diêm nghiệp để Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn tiếp nhận kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành.
Khoản 2. Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản, Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, các Vụ trưởng, Tổng cục trưởng, Cục trưởng, Chánh Thanh tra Bộ và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 6; - Bộ trưởng; - Các Thứ trưởng; - Bộ Nội vụ; - UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Các Vụ, Tổng cục, Cục, VP Bộ, TTra Bộ; - Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ; - Lưu: VT, TCCB.NMP (120). BỘ TRƯỞNG Nguyễn Xuân Cường | |
Thông Tư 05/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 03/2016/tt-nhnn ngày 26 tháng 02 năm 2016 của thống đốc ngân hàng nhà nước hướng dẫn một số nội dung về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp .
* Điều 1
* Điều 2 | Thông Tư 05/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 03/2016/tt-nhnn ngày 26 tháng 02 năm 2016 của thống đốc ngân hàng nhà nước hướng dẫn một số nội dung về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp .
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư 03/2016/TT-NHNN
Khoản 1. Bổ sung Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5 và Khoản 6 Điều 4 như sau: “3. Khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm là Khoản nhập khẩu hàng hóa có ngày rút vốn đầu tiên trước ngày thanh toán cuối cùng. 1. Trường hợp thay đổi tài Khoản thực hiện Khoản vay nước ngoài do thay đổi ngân hàng cung ứng dịch vụ tài Khoản, Bên đi vay không phải là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài yêu cầu ngân hàng cung ứng dịch vụ tài Khoản hiện tại xác nhận tình hình rút vốn, trả nợ liên quan đến Khoản vay nước ngoài để ngân hàng cung ứng dịch vụ tài Khoản mới tiếp tục theo dõi tình hình thực hiện Khoản vay nước ngoài theo quy định hiện hành về quản lý vay trả nợ nước ngoài.
Khoản 4. Ngày rút vốn của Khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm là: 4. Sửa đổi Điều 32 như sau: “Điều 32. Chuyển tiền thực hiện trả nợ Khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm Khi thực hiện chuyển tiền trả nợ gốc, lãi của Khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm, Bên đi vay có trách nhiệm xuất trình các tài liệu, chứng từ theo yêu cầu của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài Khoản.”.
Điểm a) Ngày thứ chín mươi kể từ ngày phát hành chứng từ vận tải trong trường hợp ngân hàng cung ứng dịch vụ tài Khoản yêu cầu bộ chứng từ thanh toán phải có chứng từ vận tải;
Điểm b) Ngày thứ bốn mươi lăm kể từ ngày hoàn thành kiểm tra ghi trên tờ khai hải quan đã được thông quan trong trường hợp ngân hàng cung ứng dịch vụ tài Khoản không yêu cầu bộ chứng từ thanh toán phải có chứng từ vận tải.
Khoản 5. Ngày thanh toán cuối cùng được xác định là: 5. Bổ sung Điểm đ Khoản 2 Điều 34 như sau: “đ) Trả nợ các Khoản vay nước ngoài ngắn hạn dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm.”.
Điểm a) Ngày thanh toán cuối cùng của thời hạn thanh toán theo hợp đồng;
Điểm b) Ngày thanh toán thực tế cuối cùng trong trường hợp không thực hiện theo hợp đồng hoặc hợp đồng không quy định cụ thể thời hạn thanh toán.
Khoản 6. Thời hạn Khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm là thời hạn được xác định từ ngày rút vốn đầu tiên đến ngày thanh toán cuối cùng.”.
Khoản 2. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 24 như sau: “2. Đối với Bên đi vay là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: 2. Trường hợp thay đổi tài Khoản thực hiện Khoản vay nước ngoài do thay đổi đồng tiền nhưng không thay đổi ngân hàng cung ứng dịch vụ tài Khoản, ngân hàng cung ứng dịch vụ tài Khoản có trách nhiệm giám sát việc rút vốn, trả nợ Khoản vay nước ngoài theo quy định hiện hành về quản lý vay, trả nợ nước ngoài.”.
Điểm a) Đối với Khoản vay trung, dài hạn nước ngoài: Tài Khoản vay, trả nợ nước ngoài là tài Khoản vốn đầu tư trực tiếp. Ngoài các nội dung thu, chi liên quan đến hoạt động vay, trả nợ nước ngoài quy định tại Điều 26 và Điều 27 Thông tư này, Bên đi vay là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sử dụng tài Khoản vốn đầu tư trực tiếp (đồng thời là tài Khoản vay, trả nợ nước ngoài) cho các nội dung thu, chi khác liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
Điểm b) Đối với Khoản vay ngắn hạn nước ngoài: Bên đi vay có thể sử dụng tài Khoản vốn đầu tư trực tiếp theo quy định tại Điểm a Khoản này hoặc tài Khoản vay, trả nợ nước ngoài khác (không phải là tài Khoản vốn đầu tư trực tiếp) để thực hiện các giao dịch thu, chi liên quan đến Khoản vay nước ngoài. Mỗi Khoản vay ngắn hạn nước ngoài chỉ được thực hiện thông qua 01 (một) ngân hàng cung ứng dịch vụ tài Khoản. Bên đi vay có thể dùng 01 (một) tài Khoản cho 01 (một) hoặc nhiều Khoản vay nước ngoài ngắn hạn. Nội dung thu, chi của tài Khoản nay được quy định tại Điều 26 và Điều 27 Thông tư này”.
Khoản 3. Sửa đổi Điều 28 như sau: “Điều 28. Thay đổi tài Khoản thực hiện Khoản vay nước ngoài
Điều 2. Điều
Khoản thi hành Khoản 1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15/4/2016.
Khoản thi hành Khoản 2. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, doanh nghiệp chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Thông tư này. Nơi nhận: - Như Điều 2; - Văn phòng Chính phủ; - Bộ Tư pháp (để kiểm tra); - Bộ Tài chính (để phối hợp); - Ban lãnh đạo NHNN; - Công báo; - Lưu VP, QLNH, PC. KT. THỐNG ĐỐC PHÓ THỐNG ĐỐC Nguyễn Thị Hồng | |
Nghị Định 102/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của ngân hàng nhà nước việt nam .
* Điều 1
* Điều 2
* Điều 3 | Nghị Định 102/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của ngân hàng nhà nước việt nam .
Điều 1. Vị trí và chức năng
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối (sau đây gọi là tiền tệ và ngân hàng); thực hiện chức năng của Ngân hàng Trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
Ngân hàng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
Khoản 1. Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Ngân hàng Nhà nước đã được phê duyệt và các nghị quyết, dự án, đề án theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển hàng năm và dài hạn; chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động và các dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc lĩnh vực Ngân hàng Nhà nước quản lý.
Khoản 2. Trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc lĩnh vực Ngân hàng Nhà nước quản lý hoặc theo phân công.
Khoản 3. Ban hành thông tư và các văn bản khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật; các chương trình, dự án, kế hoạch phát triển đã được ban hành hoặc phê duyệt thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước.
Khoản 4. Xây dựng chỉ tiêu lạm phát hàng năm để trình Chính phủ; sử dụng các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bao gồm: Tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở, phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và các công cụ, biện pháp khác để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
Khoản 5. Tổ chức thống kê, điều tra thống kê, thu thập và lưu trữ thông tin về kinh tế, tài chính, tiền tệ và ngân hàng trong nước và ngoài nước thuộc thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước; thực hiện công tác phân tích và dự báo về tiền tệ và ngân hàng; công khai thông tin về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Khoản 6. Cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng, giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng; cấp, sửa đổi, bổ sung và thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho tổ chức không phải là ngân hàng; cấp, cấp lại, thay đổi nội dung và thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng (giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng) cho các tổ chức; cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đối với chương trình, dự án tài chính vi mô; chấp thuận việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và giải thể tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.
Khoản 7. Quyết định áp dụng biện pháp xử lý đặc biệt đối với tổ chức tín dụng vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, gặp khó khăn về tài chính, có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống ngân hàng, gồm: mua cổ phần của tổ chức tín dụng; đình chỉ, tạm đình chỉ, miễn nhiệm chức vụ người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng; quyết định sáp nhập, hợp nhất, giải thể tổ chức tín dụng; đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật về phá sản đối với tổ chức tín dụng.
Khoản 8. Chấp thuận danh sách dự kiến những người được bầu, bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng; chấp thuận những thay đổi khác theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng.
Khoản 9. Thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống rửa tiền theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền.
Khoản 10. Kiểm tra, thanh tra, giám sát ngân hàng; kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động ngoại hối, hoạt động kinh doanh vàng, hoạt động phòng, chống rửa tiền; kiểm soát tín dụng; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng, ngoại hối và phòng, chống rửa tiền theo quy định của pháp luật.
Khoản 11. Thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.
Khoản 12. Chủ trì lập, theo dõi, dự báo và phân tích kết quả thực hiện cán cân thanh toán quốc tế; báo cáo tình hình thực hiện cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam theo quy định của pháp luật; làm đầu mối cung cấp số liệu cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam cho các tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
Khoản 13. Tổ chức, quản lý, vận hành và giám sát bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia, cung ứng dịch vụ thanh toán cho các ngân hàng; giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; tham gia tổ chức và giám sát sự vận hành của các hệ thống thanh toán trong nền kinh tế; quản lý các phương tiện thanh toán trong nền kinh tế.
Khoản 14. Quản lý nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng:
Điểm a) Quản lý hoạt động ngoại hối trong các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn, sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam; hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối và các giao dịch khác liên quan đến ngoại hối; hoạt động ngoại hối khu vực biên giới theo quy định của pháp luật;
Điểm b) Quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước theo quy định của pháp luật; mua bán ngoại hối trên thị trường trong nước vì mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia; mua, bán ngoại hối với ngân sách nhà nước, các tổ chức quốc tế và các nguồn khác; mua, bán ngoại hối trên thị trường quốc tế và thực hiện giao dịch ngoại hối khác theo quy định của pháp luật;
Điểm c) Công bố tỷ giá hối đoái; quyết định chế độ tỷ giá hối đoái, cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái;
Điểm d) Cấp, thu hồi văn bản chấp thuận kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật;
Điểm đ) Quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài theo quy định của pháp luật;
Điểm e) Quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo quy định của pháp luật;
Điểm g) Quản lý hoạt động vay, trả nợ nước ngoài của người cư trú là các đối tượng được thực hiện tự vay, tự trả nợ nước ngoài theo quy định của pháp luật. Hướng dẫn thủ tục, tổ chức thực hiện xác nhận đăng ký hoặc đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh theo quy định của pháp luật;
Điểm h) Quản lý hoạt động cho vay, thu hồi nợ nước ngoài, bảo lãnh cho người không cư trú của tổ chức tín dụng và tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật.
Khoản 15. Đại diện cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Việt Nam tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Đầu tư Quốc tế (IIB), Ngân hàng Hợp tác Kinh tế Quốc tế (IBEC), Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) và các tổ chức tiền tệ, ngân hàng quốc tế khác. Thực hiện quyền và nghĩa vụ của Việt Nam tại các tổ chức tiền tệ và ngân hàng quốc tế mà Ngân hàng Nhà nước là đại diện; đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các chính sách và biện pháp để phát triển và mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức này.
Khoản 16. Đề xuất trình Chính phủ về ký kết điều ước quốc tế cụ thể về vốn ODA không hoàn lại không gắn với khoản vay của các tổ chức tài chính tiền tệ và ngân hàng quốc tế do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam làm đại diện theo quy định của pháp luật.
Khoản 17. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng và ngoại hối theo quy định của pháp luật; tham gia, triển khai thực hiện nghĩa vụ của Việt Nam với tư cách thành viên các tổ chức quốc tế về phòng, chống rửa tiền.
Khoản 18. Ổn định hệ thống tiền tệ, tài chính:
Điểm a) Tổng hợp, phân tích, dự báo tình hình tiền tệ, tài chính; đề xuất các biện pháp ngăn ngừa rủi ro có tính hệ thống trong lĩnh vực tiền tệ, tài chính;
Điểm b) Xây dựng chính sách, biện pháp ứng phó với khủng hoảng, đảm bảo ổn định hệ thống tiền tệ, ngân hàng, tài chính.
Khoản 19. Thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương:
Điểm a) Tổ chức thiết kế mẫu tiền, in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền giấy, tiền kim loại; thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu huỷ tiền giấy, tiền kim loại;
Điểm b) Thực hiện tái cấp vốn nhằm mục đích cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các tổ chức tín dụng; tái cấp vốn cho các tổ chức tín dụng để hỗ trợ cho các đối tượng cụ thể theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
Điểm c) Tổ chức, điều hành và phát triển thị trường tiền tệ; tổ chức quản lý, vận hành thị trường nội tệ, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
Khoản 20. Thực hiện cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.
Khoản 21. Tổ chức hệ thống thông tin tín dụng và cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng; thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các tổ chức hoạt động thông tin tín dụng; phân tích xếp hạng tín dụng pháp nhân và thể nhân trên lãnh thổ Việt Nam.
Khoản 22. Làm đại lý và thực hiện các dịch vụ ngân hàng cho Kho bạc Nhà nước.
Khoản 23. Tham gia với Bộ Tài chính về việc phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh.
Khoản 24. Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư chương trình, dự án thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước; tổ chức thực hiện theo dõi, đánh giá, giám sát, kiểm tra, thanh tra tình hình thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Khoản 25. Tổ chức và chỉ đạo công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường trong lĩnh vực ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Khoản 26. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Khoản 27. Quyết định các chủ trương, biện pháp cụ thể và chỉ đạo thực hiện cơ chế hoạt động của các đơn vị dịch vụ công trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; quản lý các đơn vị sự nghiệp thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Khoản 28. Thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, doanh nghiệp có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật. Sử dụng vốn pháp định để góp vốn thành lập doanh nghiệp đặc thù nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Khoản 29. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đối với hội, các tổ chức phi Chính phủ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Khoản 30. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiếp công dân; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của pháp luật.
Khoản 31. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Ngân hàng Nhà nước theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; quyết định và chỉ đạo đổi mới phương thức làm việc, hiện đại hoá công sở, văn hóa công vụ và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động của Ngân hàng Nhà nước.
Khoản 32. Quản lý và tổ chức thực hiện hoạt động truyền thông ngành Ngân hàng liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.
Khoản 33. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế công chức, số lượng người lao động, vị trí việc làm, cơ cấu công chức theo ngạch, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập; quyết định luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, cách chức, nghỉ hưu, thôi việc, khen thưởng, kỷ luật; các chế độ, chính sách đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Khoản 34. Trình Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế tuyển dụng, chế độ đãi ngộ cán bộ, công chức phù hợp với hoạt động nghiệp vụ đặc thù của Ngân hàng Nhà nước.
Khoản 35. Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật.
Khoản 36. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức
Khoản 1. Vụ Chính sách tiền tệ.
Khoản 2. Vụ Quản lý ngoại hối.
Khoản 3. Vụ Thanh toán.
Khoản 4. Vụ Tín dụng các ngành kinh tế.
Khoản 5. Vụ Dự báo, thống kê.
Khoản 6. Vụ Hợp tác quốc tế.
Khoản 7. Vụ Ổn định tiền tệ - tài chính.
Khoản 8. Vụ Kiểm toán nội bộ.
Khoản 9. Vụ Pháp chế.
Khoản 10. Vụ Tài chính - Kế toán.
Khoản 11. Vụ Tổ chức cán bộ.
Khoản 12. Vụ Truyền thông.
Khoản 13. Văn phòng.
Khoản 14. Cục Công nghệ thông tin.
Khoản 15. Cục Phát hành và kho quỹ.
Khoản 16. Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước.
Khoản 17. Cục Quản trị.
Khoản 18. Sở Giao dịch.
Khoản 19. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
Khoản 20. Các chi nhánh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Khoản 21. Viện Chiến lược ngân hàng.
Khoản 22. Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam.
Khoản 23. Thời báo Ngân hàng.
Khoản 24. Tạp chí Ngân hàng.
Khoản 25. Học viện Ngân hàng. Các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 20 Điều này là đơn vị hành chính giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng Ngân hàng Trung ương; các đơn vị quy định từ khoản 21 đến khoản 25 Điều này là đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước. Vụ Chính sách tiền tệ có 6 phòng. Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Tài chính - Kế toán, Vụ Hợp tác quốc tế có 5 phòng. Vụ Quản lý ngoại hối, Vụ Thanh toán, Vụ Kiểm toán nội bộ, Vụ Dự báo, thống kê có 4 phòng. Vụ Pháp chế có 3 phòng. Thông đốc Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc Ngân hàng Nhà nước. Thông đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật, trừ Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
| |
Nghị Định 102/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của ngân hàng nhà nước việt nam .
* Điều 4
* Điều 5
* Điều 6 | Nghị Định 102/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của ngân hàng nhà nước việt nam .
Điều 4. Điều khoản chuyển tiếp
Khoản 1. Vụ Quản lý ngoại hối, Sở Giao dịch tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo các quy định hiện hành cho đến khi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước, Vụ Quản lý ngoại hối và Sở giao dịch.
Khoản 2. Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng được hoàn thành các nhiệm vụ đang thực hiện cho đến khi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện xong việc sắp xếp tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản của Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng.
Điều 5. Hiệu lực thi hành
Khoản 1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2023.
Khoản 2. Nghị định này thay thế Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Điều 6. Trách nhiệm thi hành
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: VT, TCCV (2b). TM. CHÍNH PHỦ KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG Phạm Bình Minh | |
Quyết Định 956/QĐ-BTP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của vụ pháp luật quốc tế .
* Điều 1
* Điều 2
* Điều 3
* Điều 4
* Điều 5 | Quyết Định 956/QĐ-BTP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của vụ pháp luật quốc tế .
Điều 1. Vị trí và chức năng
Vụ Pháp luật quốc tế là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện công tác xây dựng, tham gia xây dựng, góp ý, thẩm định đối với điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến pháp luật quốc tế theo quy định của pháp luật; tham gia giải quyết tranh chấp quốc tế theo quy định của pháp luật; quản lý nhà nước về hoạt động tương trợ tư pháp.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
Vụ Pháp luật quốc tế (sau đây gọi tắt là Vụ) có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
Khoản 1. Xây dựng, trình Bộ trưởng kế hoạch công tác dài hạn, 5 năm, hàng năm của Vụ; tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, 5 năm, hàng năm của ngành Tư pháp.
Khoản 2. Nghiên cứu, đề xuất các vấn đề mang tính chiến lược và các dự án, giải pháp trong việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật Việt Nam để bảo đảm tính tương thích của pháp luật trong nước với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Khoản 3. Xây dựng, tham gia xây dựng và đàm phán, thẩm định, góp ý các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, thỏa thuận vay nước ngoài nhân danh Nhà nước, Chính phủ; các điều ước quốc tế, thỏa thuận vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) khác (trừ các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về hợp tác pháp luật với nước ngoài, quan hệ hợp tác chung giữa Việt Nam và các quốc gia, tổ chức quốc tế).
Khoản 4. Chủ trì thực hiện nhiệm vụ đầu mối của Bộ về công tác điều ước quốc tế; chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ trong việc triển khai thực hiện các điều ước quốc tế thuộc các lĩnh vực trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ (trừ các điều ước quốc tế về con nuôi, hợp tác pháp luật với nước ngoài, quan hệ hợp tác chung giữa Việt Nam và các quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc các điều ước quốc tế khác mà Bộ trưởng giao cho các đơn vị khác thuộc Bộ).
Khoản 5. Trình Bộ trưởng cấp ý kiến pháp lý cho các điều ước quốc tế về vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức và vay ưu đãi; thỏa thuận vay nhân danh Nhà nước, Chính phủ hoặc Bộ Tài chính; văn bản bảo lãnh Chính phủ; thỏa thuận phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ.
Khoản 6. Chủ trì hoặc tham gia xây dựng, góp ý, thẩm định đề nghị xây dựng và thẩm định các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chương trình, đề án trong lĩnh vực liên quan đến pháp luật quốc tế (theo Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này) và các đề nghị xây dựng, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác do Bộ trưởng giao.
Khoản 7. Tổ chức triển khai thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch, đề án, đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi chức năng của Vụ.
Khoản 8. Rà soát, hệ thống hoá, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Vụ.
Khoản 9. Về tư pháp quốc tế
Điểm a) Giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ Cơ quan quốc gia trong quan hệ với các quốc gia thành viên, Cơ quan thường trực của Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế và các công ước của Hội nghị này mà Vụ được giao là cơ quan đầu mối;
Điểm b) Giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ Cơ quan đầu mối quốc gia trong thực thi Công ước Niu Oóc năm 1958 về công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài;
Điểm c) Chủ trì, phối hợp xử lý các vấn đề liên quan đến công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của tòa án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài theo quy định của pháp luật;
Điểm d) Chủ trì xử lý các nội dung thuộc trách nhiệm của Bộ trong các vụ việc liên quan đến việc áp dụng pháp luật đối với quan hệ có yếu tố nước ngoài của Bộ luật Dân sự năm 2015.
Khoản 10. Về công pháp quốc tế và nhân quyền
Điểm a) Giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ đầu mối quốc gia Công ước về quyền dân sự, chính trị năm 1966;
Điểm b) Thực hiện nhiệm vụ cơ quan đầu mối của Bộ về công tác công pháp và nhân quyền quốc tế;
Điểm c) Xử lý, cho ý kiến về các vấn đề pháp luật quốc tế phát sinh từ bảo vệ chủ quyền quốc gia và nhân quyền quốc tế thuộc nhiệm vụ của Bộ;
Điểm d) Tham gia giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực công pháp quốc tế và nhân quyền theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ trưởng.
Khoản 11. Về pháp luật đầu tư có yếu tố nước ngoài và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế
Điểm a) Tham gia đàm phán, góp ý các hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác công tư (hợp đồng PPP), hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC) liên quan đến cơ quan nhà nước và các dự án đầu tư có yếu tố nước ngoài, hợp đồng dầu khí, dự án dầu khí theo quy định pháp luật;
Điểm b) Tham gia xử lý vướng mắc đối với các dự án PPP, dự án đầu tư có yếu tố nước ngoài, dự án dầu khí;
Điểm c) Chủ trì việc cấp ý kiến pháp lý cho các dự án đầu tư có yếu tố nước ngoài theo hình thức đối tác công - tư (PPP) và các trường hợp đặc biệt khác theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
Điểm d) Giúp Bộ trưởng chỉ đạo thống nhất công tác phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế, đại diện pháp lý cho Chính phủ và tham gia giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.
Khoản 12. Về pháp luật thương mại quốc tế
Điểm a) Đầu mối của Bộ trong việc xử lý các vấn đề pháp lý liên quan đến quyền, nghĩa vụ của Việt Nam theo quy chế thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và các thiết chế, tổ chức quốc tế về kinh tế, thương mại khác;
Điểm b) Đề cử, quản lý chuyên môn của đại diện Bộ Tư pháp tại Phái đoàn thường trực của Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Giơ-ne-vơ, Thụy Sỹ;
Điểm c) Tham gia giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế.
Khoản 13. Về tương trợ tư pháp
Điểm a) Giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động tương trợ tư pháp theo quy định của pháp luật;
Điểm b) Thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự thuộc nhiệm vụ của Bộ và theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự của các cơ quan tư pháp địa phương; thực hiện việc bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ hoạt động tương trợ tư pháp theo quy định của pháp luật;
Điểm c) Trao đổi thông tin về pháp luật và thực tiễn tương trợ tư pháp với các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
Điểm d) Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu pháp luật, tổng kết, báo cáo về tương trợ tư pháp theo quy định của pháp luật.
Khoản 14. Rà soát, đánh giá tính tương thích của pháp luật trong nước khi ký kết, gia nhập điều ước quốc tế để làm cơ sở cho hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam khi được phân công.
Khoản 15. Xử lý và cho ý kiến về các vấn đề pháp luật quốc tế thuộc nhiệm vụ của Bộ phát sinh từ bảo vệ chủ quyền quốc gia, hội nhập quốc tế và quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Khoản 16. Thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao và theo phân công của Bộ trưởng.
Khoản 17. Đề xuất gia nhập các tổ chức, diễn đàn, hội nghị và hoạt động về pháp luật quốc tế thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Vụ.
Khoản 18. Các nhiệm vụ khác
Điểm a) Theo dõi tình hình thi hành pháp luật và có ý kiến về việc áp dụng pháp luật trong lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Vụ theo quy định;
Điểm b) Tham gia nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi chức năng của Vụ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ; ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học pháp lý trong việc cải cách pháp luật, cải cách hành chính, cải cách tư pháp trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Vụ;
Điểm c) Tổ chức sơ kết, tổng kết, thực hiện chế độ báo cáo, thống kê về lĩnh vực, nhiệm vụ thuộc phạm vi chức năng của Vụ theo quy định;
Điểm d) Thực hiện kiểm tra, tham gia thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật thuộc phạm vi chức năng của Vụ; thực hiện phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và các hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Vụ; tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
Điểm đ) Tổ chức thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Vụ;
Điểm e) Thực hiện công tác thi đua - khen thưởng, quản lý đội ngũ công chức và tài sản của Vụ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
Điểm g) Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế trong phạm vi, chức năng của Vụ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
Điểm h) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức, biên chế
Khoản 1. Cơ cấu tổ chức
Điểm a) Lãnh đạo Vụ: Lãnh đạo Vụ gồm có Vụ trưởng và không quá ba (03) Phó Vụ trưởng. Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Vụ. Các Phó Vụ trưởng giúp Vụ trưởng quản lý, điều hành hoạt động của Vụ; được Vụ trưởng phân công trực tiếp quản lý một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác; chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng và trước pháp luật về những lĩnh vực công tác được phân công.
Điểm b) Các tổ chức trực thuộc Vụ: - Phòng Công pháp và nhân quyền quốc tế; - Phòng Tư pháp quốc tế và tương trợ tư pháp; - Phòng Pháp luật đầu tư nước ngoài và giải quyết tranh chấp quốc tế; - Phòng Pháp luật thương mại, tài chính quốc tế và Tổng hợp. Việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các tổ chức trực thuộc Vụ do Bộ trưởng quyết định trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ trưởng Vụ Pháp luật quốc tế theo quy định của pháp luật. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác giữa các tổ chức trực thuộc Vụ do Vụ trưởng quy định.
Khoản 2. Biên chế của Vụ thuộc biên chế công chức của Bộ do Bộ trưởng quyết định phân bổ trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ trưởng Vụ Pháp luật quốc tế.
Điều 4. Trách nhiệm và mối quan hệ công tác
Trách nhiệm và mối quan hệ công tác giữa Vụ với Lãnh đạo Bộ, các đơn vị thuộc Bộ, các Sở Tư pháp và các tổ chức, cá nhân có liên quan khác được thực hiện theo Quy chế làm việc của Bộ Tư pháp và các quy định sau đây:
Khoản 1. Vụ chịu sự chỉ đạo, lãnh đạo trực tiếp của Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng được phân công phụ trách, có trách nhiệm tổ chức thực hiện, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về kết quả giải quyết công việc được giao.
Khoản 2. Vụ là đầu mối giúp Lãnh đạo Bộ thực hiện quan hệ với các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức hữu quan về các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Vụ.
Khoản 3. Trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 2 Quyết định này, nếu phát sinh những vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị khác thuộc Bộ thì Vụ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với đơn vị đó để giải quyết. Khi có yêu cầu của các đơn vị khác thuộc Bộ trong việc giải quyết các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị đó mà có liên quan đến lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng của Vụ thì Vụ có trách nhiệm phối hợp giải quyết. Trường hợp phát sinh vấn đề vượt quá thẩm quyền hoặc có ý kiến khác nhau giữa Vụ với các đơn vị khác thuộc Bộ, Vụ trưởng có trách nhiệm phối hợp với Chánh Văn phòng Bộ đề xuất, báo cáo Thứ trưởng phụ trách hoặc Bộ trưởng và thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ.
Khoản 4. Quan hệ công tác giữa Vụ và các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp
Điểm a) Chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật trong việc theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực pháp luật quốc tế theo quy định;
Điểm b) Phối hợp với Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Vụ Pháp luật hình sự - hành chính, Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế và các đơn vị liên quan trong việc xây dựng chiến lược xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và tham gia xây dựng, góp ý, thẩm định các đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân công của Lãnh đạo Bộ;
Điểm c) Phối hợp với Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật trong việc cho ý kiến về thủ tục hành chính trong quá trình góp ý, thẩm định các đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi chức năng của Vụ;
Điểm d) Phối hợp với Văn phòng Bộ rà soát, đánh giá, xử lý kết quả rà soát, đề xuất sáng kiến và xử lý phản ánh, kiến nghị về thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ;
Điểm đ) Phối hợp với Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật trong công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng của Vụ;
Điểm e) Phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế trong việc thẩm định, góp ý dự thảo điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về hợp tác pháp luật với nước ngoài, quan hệ hợp tác chung giữa Việt Nam với các quốc gia, tổ chức quốc tế, thực hiện các hợp tác quốc tế và thực hiện nhiệm vụ cơ quan đầu mối về công tác thỏa thuận quốc tế của Bộ Tư pháp;
Điểm g) Phối hợp với Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật phổ biến, tuyên truyền về pháp luật quốc tế;
Điểm h) Phối hợp với Cục Bổ trợ tư pháp trong việc quản lý hoạt động tương trợ tư pháp về tống đạt giấy tờ về dân sự của nước ngoài do thừa phát lại thực hiện;
Điểm i) Phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc thực hiện các chức năng quản lý nhà nước và công tác xây dựng pháp luật, các văn bản, đề án có nội dung một phần liên quan đến yếu tố nước ngoài và pháp luật quốc tế.
Điều 5. Hiệu lực thi hành
Khoản 1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 204/QĐ-BTP ngày 22 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp luật quốc tế.
Khoản 2. Vụ Pháp luật quốc tế tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tham gia xây dựng, góp ý, thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đã được giao. Việc phân công xây dựng, góp ý, thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo lĩnh vực trong Phụ lục kèm theo sẽ được thực hiện kể từ ngày ký ban hành Quyết định này.
| |
Quyết Định 956/QĐ-BTP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của vụ pháp luật quốc tế .
* Điều 6
- Khoản 2
* Điều 6 | Quyết Định 956/QĐ-BTP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của vụ pháp luật quốc tế .
Điều 6. Trách nhiệm thi hành
Khoản 2. Vụ Pháp luật quốc tế tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tham gia xây dựng, góp ý, thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đã được giao. Việc phân công xây dựng, góp ý, thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo lĩnh vực trong Phụ lục kèm theo sẽ được thực hiện kể từ ngày ký ban hành Quyết định này.
Điều 6. Trách nhiệm thi hành
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp luật quốc tế, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Tư pháp, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 6; - Các Thứ trưởng; - Vụ Pháp chế các Bộ, ngành; - Đảng ủy Bộ Tư pháp; - Các tổ chức chính trị - xã hội cơ quan Bộ; - Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp; - Lưu: VT, Vụ TCCB, Vụ PLQT. BỘ TRƯỞNG Lê Thành Long PHỤ LỤC | |
Quyết Định 10/2003/QĐ-BNV về việc phê duyệt bản điều lệ của hội nước sạch - vệ sinh môi trường việt nam . | Quyết Định 10/2003/QĐ-BNV về việc phê duyệt bản điều lệ của hội nước sạch - vệ sinh môi trường việt nam .
Chương 1. Điều 1. Tên Hội:
- Tên gọi: HỘI NƯỚC SẠCH - VỆ SINH MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM - Tên giao dịch quốc tế: Viet Nam Association For Safe water and Environmental Sanitation; viết tắt: VN SAWASANA. - Hội Nước sạch - Vệ sinh môi trường Việt Nam, là tổ chức xã hội nghề nghiệp tự nguyện của những người hoạt động, quan tâm đến lĩnh vực Nước sạch - Vệ sinh môi trường. - Hội có Biểu tượng và Bài ca riêng của Hội.
Chương 1. Điều 2. Tôn chỉ mục đích của Hội
Hội Nước sạch - Vệ sinh môi trường Việt Nam tập hợp rộng rãi những cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực Nước sạch - Vệ sinh môi trường, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tôn giáo, chính kiến, các ngành nghề có liên quan nhằm tham mưu, tư vấn cho người quản lý, người sản xuất kinh doanh nước sạch và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, góp phần đảm bảo ngày càng tốt về chất lượng nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường ở Việt Nam, bảo vệ nâng cao sức khoẻ của nhân dân.
Chương 1. Điều 3. Phạm vi hoạt động
Hội Nước sạch - Vệ sinh môi trường Việt Nam hoạt động trong phạm vi cả nước, có trụ sở tại Hà Nội. Hội có tư cách pháp nhân đầy đủ, có con dấu và tài khoản riêng. Hoạt động của Hội trong lĩnh vực Nước sạch và Vệ sinh môi trường, các lĩnh vực liên quan đến Nước sạch và Vệ sinh môi trường dưới sự quản lý Nhà nước của Bộ Y tế và sự bảo trợ của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Chương 2. Điều 4. Hội Nước sạch - Vệ sinh môi trường có các nhiệm vụ
Khoản 1. Tập hợp rộng rãi những cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực Nước sạch và Vệ sinh môi trường hoặc liên quan đến Nước sạch và Vệ sinh môi trường tán thành Điều lệ của Hội, tự nguyện tham gia Hội Nước sạch - Vệ sinh môi trường Việt Nam để tuyên truyền phổ biến những kiến thức về nước, Vệ sinh môi trường trong nhân dân và vận động nhân dân tham gia các hoạt động liên quan đến cung cấp nước sạch, chống ô nhiễm nguồn nước, cải thiện nguồn nước và vệ sinh môi trường, thiết thực góp phần chăm sóc sức khoẻ của nhân dân và nâng cao sức khoẻ cộng đồng.
Khoản 2. Tham gia ý kiến vào việc xây dựng các chủ trương, chính sách về Nước sạch và Vệ sinh môi trường.
Khoản 3. Tư vấn và phản biện các vấn đề về Nước sạch và Vệ sinh môi trường với các cơ quan chức năng của Nhà nước và của các thành phần kinh tế khác khi được yêu cầu.
Khoản 4. Tư vấn các vấn đề khác khi được yêu cầu như: - Xây dựng các tiêu chuẩn, quy định quy phạm kỹ thuật bảo đảm chất lượng Nước sạch và Vệ sinh môi trường. Xúc tiến doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng về Nước sạch và Vệ sinh môi trường.
Khoản 5. Tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học và các hoạt động bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong lĩnh vực Nước sạch và Vệ sinh môi trường.
Khoản 6. Tham gia các hoạt động truyền thông giáo dục, xuất bản Tạp chí về Nước sạch và Vệ sinh môi trường Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Khoản 7. Tham gia tổ chức các lớp tập huấn về Nước sạch và Vệ sinh môi trường, tổ chức các hoạt động dịch vụ và dịch vụ tư vấn, tổ chức các cuộc triển lãm, hội thảo, nghiên cứu ứng dụng công nghệ Nước sạch và Vệ sinh môi trường Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Khoản 8. Thực hiện hợp tác quốc tế, hợp tác với các Hội khác nhau hoạt động trong lĩnh vực có liên quan tới Nước sạch và Vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật.
Khoản 9. Thực hiện các dự án xã hội về lĩnh vực Nước sạch và Vệ sinh môi trường khi Nhà nước giao.
Khoản 10. Quản lý tổ chức, hội viên, giúp đỡ nhau đoàn kết, nâng cao trình độ của hội viên, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên, quản lý tài sản, kinh phí theo quy định của pháp luật hiện hành.
Chương 3. Điều 5. Phương thức hoạt động
Hội Nước sạch - Vệ sinh môi trường Việt Nam hoạt động theo phương thức tự nguyện, tự lo mọi chi phí và phương tiện hoạt động.
Chương 4. Điều 6. Hội viên
Khoản 1. Hội viên tập thể: Các tổ chức doanh nghiệp của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực Nước sạch và Vệ sinh môi trường tán thành Điều lệ Hội Nước sạch - Vệ sinh môi trường Việt Nam tự nguyện hoạt động cho Hội, có đơn xin gia nhập Hội, cử người đại diện tham gia Hội để được kết nạp vào Hội sau khi được Ban Thường vụ Hội thông qua.
Khoản 2. Hội viên cá nhân: Công dân Việt Nam đang làm việc trong lĩnh vực Nước sạch và Vệ sinh môi trường hoặc liên quan đến Nước sạch và Vệ sinh môi trường, tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện làm đơn xin gia nhập để được kết nạp vào Hội sau khi được Ban Thường trực Hội thông qua.
Khoản 3. Hội viên tán trợ: Các tổ chức công dân Việt Nam, công dân Việt Nam ở nước ngoài, doanh nghiệp kinh doanh về Nước sạch và Vệ sinh môi trường có vốn đầu tư của nước ngoài tại Việt Nam tán thành Điều lệ Hội Nước sạch - Vệ sinh môi trường Việt Nam và tài trợ cho hoạt động của Hội được xét công nhận là Hội viên tán trợ sau khi được Ban thường vụ Hội thông qua.
Khoản 4. Hội viên danh dự: Công dân Việt Nam có công đóng góp cho công tác bảo vệ và gìn giữ tốt về Nước sạch và Vệ sinh môi trường, hoặc có đóng góp lớn cho hoạt động của Hội Nước sạch - Vệ sinh môi trường Việt Nam được Ban thường vụ Hội mời tham gia là Hội viên danh dự của Hội.
Chương 4. Điều 7. Nhiệm vụ và quyền lợi của Hội viên:
Khoản 1. Hội viên có nhiệm vụ tôn trọng Điều lệ Hội, tuyên truyền hưởng ứng mọi hoạt động của Hội và đóng Hội phí.
Khoản 2. Hội viên có quyền tham gia các hoạt động của Hội, được Hội giúp đỡ để tham gia các hoạt động khoa học kỹ thuật, được hưởng các quyền khác do Trung ương Hội quy định. Hội viên được quyền thảo luận, biểu quyết mọi công việc của Hội, bầu cử và ứng cử vào cơ quan của Hội và được cấp thẻ Hội viên, được xin ra khỏi Hội.
Khoản 3. Hội viên tán trợ, hội viên danh dự được quyền thảo luận, đề xuất các công việc của Hội nhưng không tham gia biểu quyết, ứng cử, bầu cử vào các cơ quan của Hội.
Chương 5. Điều 8. Nguyên tắc tổ chức
Hội Nước sạch - Vệ sinh môi trường Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tự nguyên, tự quản, tự trang trải về tài chính. Cơ quan lãnh đạo của Hội đều do bầu cử lập ra và làm việc trên nguyên tắc bàn bạc dân chủ, tập thể lãnh đạo, thiểu số phục tùng đa số. Tổ chức cơ sở của Hội được quyền quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của mình, song không được trái với Điều lệ Hội, các nghị quyết của Trung ương Hội và pháp luật Nhà nước.
Chương 5. Điều 9. Tổ chức của Hội gồm
Khoản 1. Ở Trung ương Hội Nước sạch - Vệ sinh môi trường Việt Nam bao gồm: Ban chấp hành Trung ương Hội, các Ban chuyên môn. Ban chấp hành Trung ương Hội gồm: + 01 Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Hội. + 01 Tổng thư ký. + Phó Chủ tịch: 3-5 người. + Các ủy viên Ban chấp hành. Chủ tịch và phó Chủ tịch được gọi chung là Ban thường trực Trung ương Hội. Các ban chuyên môn (mỗi ban có 4-6 người): + Ban Đối ngoại. + Ban Kiểm tra. + Ban Khoa học và công nghệ. + Ban Giáo dục truyền thông và xuất bản. + Ban Chính sách và Tư vấn pháp luật. + Ban Tài chính - Hậu cần + Ban Tổ chức và phát triển Hội. + Văn phòng Hội: 3-4 người Số lượng các ủy viên Ban chấp hành: do Đại hội từng nhiệm kỳ quyết định.
Khoản 2. Tại các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương: Nếu có nhu cầu thành lập Hội Nước sạch - Vệ sinh môi trường Việt Nam tỉnh, thành phố sẽ do UBND tỉnh/thành phố quyết định và là thành viên tự nguyện của Hội Trung ương. Các Hội thành viên ở địa phương: hoạt động theo sự hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của Ban chấp hành Trung ương Hội và không trái với Điều lệ Hội.
Khoản 3. Tại cơ sở, có thể thành lập Chi hội. Nếu có từ 5 hội viên trở lên thì có thể thành lập Chi hội hoặc Chi hội chuyên ngành.
Khoản 4. Hội Nước sạch - Vệ sinh môi trường Việt Nam được tổ chức nghiên cứu, huấn luyện nghiệp vụ về Nước sạch và Vệ sinh môi trường và được thành lập các tổ chức pháp nhân thuộc Hội hoạt động trong lĩnh vực Nước sạch và Vệ sinh môi trường theo đúng quy định của pháp luật.
Chương 5. Điều 10. Cơ quan lãnh đạo của Hội
Cơ quan lãnh đạo của Hội là đại hội đại biểu toàn quốc của Hội với nhiệm kỳ 5 năm. Các đại biểu dự đại hội đại biểu toàn quốc của Hội do các tổ chức Hội bầu ra và do Ban chấp hành Trung ương Hội mời, số lượng đại biểu mời không quá 10% số đại biểu triệu tập.
Chương 5. Điều 11. Đại hội Đại biểu toàn quốc của Hội có nhiệm vụ
Khoản 1. Thảo luận và thông qua báo cáo nhiệm kỳ công tác của Ban chấp hành Trung ương Hội.
Khoản 2. Quyết định, mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ công tác của Hội trong 5 năm tới.
Khoản 3. Sửa đổi Điều lệ Hội (nếu có yêu cầu).
Khoản 4. Bầu ra Ban chấp hành Trung ương Hội và thể thức bầu Ban chấp hành do Đại hội quyết định, (bỏ phiếu kín hay giơ tay)
Chương 5. Điều 12. Nhiệm vụ của Ban Chấp hành Trung ương Hội
Ban chấp hành Trung ương Hội là cơ quan lãnh đạo của Hội giữa hai nhiệm kỳ đại hội, Ban chấp hành Trung ương họp định kỳ mỗi năm một lần. Ban chấp hành Trung ương Hội có các nhiệm vụ:
Khoản 1. Tổ chức thực hiện Nghị quyết của Đại hội.
Khoản 2. Lãnh đạo công tác của Hội trong thời gian giữa hai kỳ Đại hội.
Khoản 3. Bầu ra Ban thường vụ gồm 01 Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, 1 phó Chủ tịch có thời gian chuyên trách 100% sẽ đảm nhận chức danh Tổng thư ký.
Khoản 4. Bầu Ban Kiểm tra.
Khoản 5. Tổ chức các Ban chuyên môn của Hội.
Khoản 6. Khi cần thiết, Ban chấp hành có thể quyết định bổ sung hay miễn nhiệm ủy viên Ban chấp hành Trung ương Hội nếu được ít nhất 2/3 tổng số ủy viên trong Ban chấp hành tán thành. Số lượng ủy viên thay thế không quá 1/3 số ủy viên do Đại hội bầu ra.
Chương 5. Điều 13. Nhiệm vụ của Ban Thường vụ
Khoản 1. Ban Thường vụ có các nhiệm vụ:
Điểm a) Thay mặt Ban Chấp hành chỉ đạo, điều hành các hoạt động của Hội giữa hai kỳ họp.
Điểm b) Báo cáo kiểm điểm công tác trong các kỳ họp của Ban Chấp hành.
Điểm c) Quyết định thành lập các Ban, các trưởng ban và các tổ chức trực thuộc Hội theo quy định của pháp luật.
Điểm d) Quyết định tổ chức các Hội nghị Khoa học trong nước và quốc tế, cử cán bộ đi dự Hội nghị Khoa học trong nước, quốc tế và đi công tác nước ngoài theo quy định của Nhà nước.
Điểm e) Quyết định gia nhập các tổ chức Quốc tế và khu vực theo quy định của pháp luật.
Điểm f) Quyết định các vấn đề thi đua, khen thưởng và Kỷ luật thuộc quyền hạn của Hội.
Khoản 2. Ban Thường vụ họp 6 tháng một lần.
Khoản 3. Chủ tịch Hội là người đại diện pháp nhân của Hội trước pháp luật, chịu trách nhiệm trước Nhà nước về mọi hoạt động của Hội, đại diện cho Hội trong những mối quan hệ giữa Hội và các tổ chức khác, chủ tọa các cuộc họp của Ban Chấp hành và Ban Thường vụ, tổ chức triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đại hội và các quyết định của Ban Chấp hành, chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành và toàn thể Hội viên về các hoạt động của Hội.
Khoản 4. Các Phó Chủ tịch là người giúp việc Chủ tịch, được Chủ tịch phân công giải quyết từng vấn đề cụ thể và được ủy quyền điều hành công việc của Ban Chấp hành khi Chủ tịch vắng mặt.
Khoản 5. Tổng thư ký do một Phó Chủ tịch kiêm nhiệm, là người điều hành trực tiếp mọi hoạt động của các Ban chuyên môn, chuẩn bị nội dung của các kỳ sinh hoạt của Ban Chấp hành và Ban Thường vụ, định kỳ báo cáo cho Ban Thường vụ và Ban Chấp hành về các hoạt động của Hội, lập báo cáo hàng năm, báo cáo nhiệm kỳ của Ban Chấp hành Trung ương Hội, quản lý tài sản và tài chính của Hội, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội về các hoạt động của Hội.
Khoản 6. Khi chưa có cá nhân đảm nhận nhiệm vụ này, Chủ tịch Hội là người thực hiện các chức trách này.
Khoản 7. Văn phòng Trung ương Hội, các Ban và các tổ chức trực thuộc Trung ương Hội do ban Thường vụ Trung ương Hội quyết định. Các Ban chuyên môn sinh hoạt 3 tháng một lần.
Chương 5. Điều 14. Nhiệm vụ của Ban Kiểm tra
Ban Kiểm tra của Hội có nhiệm vụ kiểm tra việc chấp hành Điều lệ Hội; việc thực hiện các Nghị quyết của Trung ương Hội, giải quyết thư khiếu tố có liên quan đến các hội viên và tổ chức Hội. Ban Kiểm tra có quyền yêu cầu hội viên và các tổ chức, đơn vị trực thuộc Trung ương Hội báo cáo những vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm tra đã được Ban Thường vụ Trung ương Hội đồng ý. Nhiệm kỳ của Ban Kiểm tra là 5 năm, 01 Phó Chủ tịch Hội làm Trưởng ban.
Chương 6. Điều 15. Tài chính của Hội gồm có
Khoản 1. Hội phí tự nguyện. - Hội viên cá nhân tự nguyện đóng theo khả năng. - Hội viên tổ chức tự nguyện đóng theo khả năng.
Khoản 2. Tiền ủng hộ tài trợ của các tổ chức, các nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
Khoản 3. Tiền thu do các hoạt động hợp pháp khác.
Chương 6. Điều 16. Quản lý tài chính, tài sản
Hội có tài chính, tài sản độc lập. Các khoản chi của Hội bao gồm:
Khoản 1. Chi phục vụ các hoạt động hội họp, quan hệ quốc tế, thông tin xuất bản.
Khoản 2. Trả lương phụ cấp cho cán bộ chuyên trách và kiêm nhiệm.
Khoản 3. Chi khen thưởng, trợ cấp hội viên trong các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ.
Khoản 4. Trang bị cơ sở vật chất cho cơ quan Trung ương Hội.
Khoản 5. Các hoạt động khác do Ban Thường vụ quyết định. Việc quản lý sử dụng các khoản thu chi trong các hoạt động của Hội phải theo đúng quy chế của Ban Thường vụ Trung ương Hội và tuân thủ các nguyên tắc quản lý tài chính của pháp luật hiện hành.
Chương 7. Điều 17. Khen thưởng
Hội viên và các tổ chức của Hội có thành tích xuất sắc sẽ được Hội khen thưởng hoặc đề nghị Nhà nước và các cấp chính quyền khen thưởng. Hình thức khen thưởng do Ban Thường vụ Trung ương Hội quy định.
Chương 7. Điều 18. Kỷ luật
Cán bộ, hội viên và các tổ chức của Hội nếu vi phạm nghiêm trọng các Điều lệ của Hội thì bị thi hành kỷ luật. Hình thức kỷ luật do Ban Thường vụ Trung ương Hội quy định.
Chương 8. Điều 19. Hiệu lực điều lệ
Khoản 1. Bản Điều lệ này gồm 8 chương, 19 điều được Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ nhất thông qua ngày 25 tháng 12 năm 2002.
Khoản 2. Chỉ có Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Nước sạch - Vệ sinh môi trường Việt Nam mới có quyền đề nghị sửa đổi, bổ sung Điều lệ này để trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Khoản 3. Điều lệ này có hiệu lực thi hành kể từ ngày được Bộ Nội vụ phê duyệt. | |
Quyết Định 885/QĐ-BKHĐT công bố thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, hủy bỏ, hủy công khai trong lĩnh vực thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, hộ kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của bộ kế hoạch và đầu tư .
* Điều 1
* Điều 2
* Điều 3 | Quyết Định 885/QĐ-BKHĐT công bố thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, hủy bỏ, hủy công khai trong lĩnh vực thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, hộ kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của bộ kế hoạch và đầu tư .
Điều 1. Công bố thủ tục hành chính
Khoản 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, hủy bỏ, hủy công khai trong lĩnh vực thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, hộ kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (theo các Phụ lục I và II ban hành kèm theo Quyết định này).
Khoản 2. Thủ tục hành chính quy định tại khoản 1 Điều này được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chuyên mục “Thủ tục hành chính” tại địa chỉ: http://www.mpi.gov.vn/Pages/tinbai.aspx?idTin=49310&idcm=257.
Điều 2. Hiệu lực thi hành
Khoản 1. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Khoản 2. Danh mục và nội dung cụ thể của các thủ tục hành chính trong lĩnh vực thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, hộ kinh doanh, một phần doanh nghiệp xã hội được ban hành tại Quyết định số 1038/QĐ-BKHĐT ngày 28 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố chuẩn hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hết hiệu lực kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành.
Khoản 3. Danh mục và nội dung cụ thể của các thủ tục hành chính trong lĩnh vực thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, hộ kinh doanh, doanh nghiệp xã hội được ban hành tại Quyết định số 1397/QĐ-BKHĐT ngày 21 tháng 9 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ/hủy bỏ, hủy công khai lĩnh vực đấu thầu, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, thành lập và hoạt động của doanh nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hết hiệu lực kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành.
Khoản 4. Quyết định số 245/QĐ-BKHĐT ngày 12 tháng 3 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố danh mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, hộ kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hết hiệu lực kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành.
Khoản 5. Quyết định số 1258/QĐ-BKHĐT ngày 27 tháng 8 năm 2019 và Quyết định số 1523/QĐ-BKHĐT ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung lĩnh vực thành lập và hoạt động của doanh nghiệp thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hết hiệu lực kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Như Điều 3; - Bộ trưởng (để b/c); - Thứ trưởng Trần Duy Đông; - Văn phòng Chính phủ (Cục KSTTHC); - UBND, Sở KH&ĐT các tỉnh, TP trực thuộc TW; - TTTH (để đưa tin, cập nhật trên cổng dịch vụ công của Bộ); - Các đơn vị: Vụ PC, TCCB, VPB2 (P.KSTH); - Lưu: VT, ĐKKD. | |
Thông Tư 59/2018/TT-BGTVT hướng dẫn việc dán nhãn năng lượng đối với xe mô tô, xe gắn máy sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu .
* Điều 1
* Điều 2
* Điều 3
* Điều 4
* Điều 5
* Điều 6
* Điều 7
* Điều 8
* Điều 9
* Điều 10
* Điều 11
* Điều 12
* Điều 13
* Điều 14 | Thông Tư 59/2018/TT-BGTVT hướng dẫn việc dán nhãn năng lượng đối với xe mô tô, xe gắn máy sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu .
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Khoản 1. Thông tư này hướng dẫn việc dán nhãn năng lượng đối với xe mô tô, xe gắn máy (sau đây viết tắt là xe) được sản xuất, lắp ráp mới hoặc nhập khẩu chưa qua sử dụng.
Khoản 2. Thông tư này không áp dụng đối với
Điểm a) Xe được sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu sử dụng trực tiếp vào mục đích quốc phòng, an ninh của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;
Điểm b) Xe tạm nhập tái xuất; xe quá cảnh, chuyển khẩu; xe của cơ quan ngoại giao, lãnh sự;
Điểm c) Xe nhập khẩu không vì mục đích kinh doanh xe;
Điểm đ) Xe nhập khẩu theo quy định riêng của Thủ tướng Chính phủ;
Điểm d) Xe sử dụng nhiên liệu không phải là xăng, điêzen, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), khí tự nhiên (NG).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức liên quan đến sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, kinh doanh xe; tổ chức liên quan đến thử nghiệm mức tiêu thụ nhiên liệu và kiểm tra, giám sát việc thực hiện dán nhãn năng lượng xe.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Một số từ ngữ quy định tại Thông tư này được hiểu như sau:
Khoản 1. Nhãn năng lượng của xe (sau đây viết tắt là nhãn năng lượng) là nhãn cung cấp các thông tin liên quan đến loại nhiên liệu sử dụng, mức tiêu thụ nhiên liệu của xe.
Khoản 2. Mức tiêu thụ năng lượng của kiểu loại xe (mức tiêu thụ nhiên liệu) là lượng nhiên liệu tiêu hao của xe trên một quãng đường, ứng với điều kiện, chu trình thử nghiệm xác định. Đơn vị đo mức tiêu thụ nhiên liệu là lít (l)/100 ki lô mét (km) (đối với nhiên liệu là xăng, LPG và điêzen) hoặc mét khối (m3)/100 ki lô mét (km) (đối với nhiên liệu là NG).
Khoản 3. Xe mô tô, xe gắn máy được định nghĩa tại mục 1.3.1, mục 1.3.2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe mô tô, xe gắn máy - QCVN 14:2015/BGTVT do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.
Khoản 4. Kiểu loại xe được định nghĩa tại các văn bản sau đây:
Điểm a) Mục 1.3.3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải xe mô tô, xe gắn máy sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới - QCVN 04:2009/BGTVT do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành (sau đây viết tắt là QCVN 04:2009/BGTVT);
Điểm b) Mục 1.3.2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải mức 3 đối với xe mô tô hai bánh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới - QCVN 77:2014/BGTVT do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành (sau đây viết tắt là QCVN 77:2014/BGTVT).
Khoản 5. Cơ quan quản lý chất lượng (sau đây viết tắt là cơ quan QLCL) là Cục Đăng kiểm Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải.
Khoản 6. Cơ sở sản xuất, lắp ráp là tổ chức sản xuất, lắp ráp xe (sau đây viết tắt là cơ sở sản xuất) được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật.
Khoản 7. Cơ sở nhập khẩu là tổ chức thực hiện việc nhập khẩu xe.
Khoản 8. Cơ sở kinh doanh xe là tổ chức thực hiện việc bán, phân phối xe ra thị trường.
Khoản 9. Cơ sở thử nghiệm, phòng thử nghiệm mức tiêu thụ nhiên liệu xe (sau đây viết tắt là cơ sở thử nghiệm) là tổ chức thử nghiệm chuyên ngành đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp hoặc được công nhận bởi các tổ chức công nhận đã ký kết thỏa ước thừa nhận lẫn nhau (Hiệp hội các phòng thử nghiệm được công nhận quốc tế (ILAC), Hiệp hội các phòng thử nghiệm được công nhận Châu Á - Thái Bình Dương (APLAC); có máy móc, thiết bị, dụng cụ thử nghiệm phù hợp với lĩnh vực thử nghiệm được quy định tại một trong các quy chuẩn sau: QCVN 04:2009/BGTVT; QCVN 77:2014/BGTVT. Chương II THỬ NGHIỆM MỨC TIÊU THỤ NHIÊN LIỆU
Điều 4. Thử nghiệm mức tiêu thụ nhiên liệu
Khoản 1. Kết quả thử nghiệm mức tiêu thụ nhiên liệu được sử dụng làm căn cứ để công khai mức tiêu thụ nhiên liệu.
Khoản 2. Việc thử nghiệm mức tiêu thụ nhiên liệu xe được thực hiện độc lập hoặc kết hợp với thử nghiệm khí thải. Trường hợp kết hợp với thử nghiệm khí thải, giá trị mức tiêu thụ nhiên liệu được tính toán theo phương pháp tính toán cân bằng các bon quy định tại Mẫu số 01 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Khoản 3. Yêu cầu về thử nghiệm mức tiêu thụ nhiên liệu
Điểm a) Xe mô tô 2 bánh thực hiện theo chu trình của phép thử khí thải Loại I được quy định trong QCVN 77:2014/BGTVT;
Điểm b) Xe mô tô (trừ xe mô tô 2 bánh), xe gắn máy thực hiện theo chu trình của phép thử khí thải Loại I được quy định trong QCVN 04:2009/BGTVT;
Điểm c) Trường hợp kiểu loại xe có kết cấu, công nghệ mới chưa có quy định về thử nghiệm theo quy chuẩn QCVN 77:2014/BGTVT và QCVN 04:2009/BGTVT thì được thử nghiệm mức tiêu thụ nhiên liệu theo các tiêu chuẩn, quy định UNECE, EC, EEC tương ứng.
Điều 5. Nội dung báo cáo thử nghiệm
Khoản 1. Báo cáo kết quả thử nghiệm mức tiêu thụ nhiên liệu (sau đây viết tắt là báo cáo thử nghiệm) do cơ sở thử nghiệm cấp cho xe đăng ký thử nghiệm có các nội dung quy định tại Mẫu số 02 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Khoản 2. Đối với các xe đáp ứng được điều kiện mở rộng việc thừa nhận kết quả thử nghiệm khí thải quy định tại mục 3.6 QCVN 77:2014/BGTVT hoặc mục 3.7 QCVN 04:2009/BGTVT thì được phép sử dụng kết quả tiêu thụ nhiên liệu của kiểu loại xe này. Chương III CÔNG KHAI THÔNG TIN MỨC TIÊU THỤ NHIÊN LIỆU VÀ DÁN NHÃN NĂNG LƯỢNG
Điều 6. Công khai thông tin mức tiêu thụ nhiên liệu
Khoản 1. Cơ sở sản xuất, nhập khẩu phải công khai thông tin về mức tiêu thụ nhiên liệu theo quy định trước khi thực hiện dán nhãn năng lượng.
Khoản 2. Cơ sở sản xuất, nhập khẩu căn cứ vào báo cáo thử nghiệm quy định tại Điều 5 Thông tư này để công khai thông tin về mức tiêu thụ nhiên liệu. Mức tiêu thụ nhiên liệu công khai không được nhỏ hơn 4% so với kết quả đo trung bình ghi trong báo cáo thử nghiệm. Bản công khai mức tiêu thụ nhiên liệu của kiểu loại xe theo mẫu quy định tại Mẫu số 03 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Đối với xe nhập khẩu cùng kiểu loại với kiểu loại xe đã công khai mức tiêu thụ nhiên liệu, các cơ sở nhập khẩu được phép sử dụng giá trị mức tiêu thụ nhiên liệu đã công khai để đăng ký mà không phải thử nghiệm mức tiêu thụ nhiên liệu.
Khoản 3. Việc công khai thông tin liên quan đến mức tiêu thụ nhiên liệu thực hiện bằng các hình thức sau:
Điểm a) Gửi bản công khai mức tiêu thụ nhiên liệu của kiểu loại xe tới cơ quan QLCL để công khai trên trang thông tin điện tử của cơ quan QLCL;
Điểm b) Đăng tải mức tiêu thụ nhiên liệu trên trang thông tin điện tử của cơ sở sản xuất, nhập khẩu và kinh doanh xe (nếu có).
Khoản 4. Thông tin công khai phải được duy trì trong suốt thời gian cơ sở sản xuất, nhập khẩu và kinh doanh xe cung cấp kiểu loại xe đó ra thị trường.
Điều 7. Dán nhãn năng lượng
Khoản 1. Cơ sở sản xuất, nhập khẩu in nhãn năng lượng theo mẫu quy định của Bộ Công Thương.
Khoản 2. Sau khi gửi thông tin công khai tới cơ quan QLCL, cơ sở sản xuất, nhập khẩu thực hiện dán nhãn năng lượng trên từng xe tại vị trí dễ quan sát trước khi đưa ra thị trường. Nhãn năng lượng phải được cơ sở sản xuất, nhập khẩu và kinh doanh xe duy trì trên xe cho tới khi xe được bàn giao đến tay người tiêu dùng.
Điều 8. Công khai lại thông tin về mức tiêu thụ nhiên liệu và dán lại nhãn năng lượng
Khoản 1. Cơ sở sản xuất, nhập khẩu phải công khai lại thông tin về mức tiêu thụ nhiên liệu và dán nhãn năng lượng khi:
Điểm a) Tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng thay đổi;
Điểm b) Kiểu loại xe đã được công khai thông tin về mức tiêu thụ nhiên liệu và dán nhãn năng lượng có những thay đổi mà không đáp ứng được điều kiện mở rộng việc thừa nhận kết quả thử nghiệm khí thải quy định tại mục 3.6 QCVN 77:2014/BGTVT hoặc mục 3.7 QCVN 04:2009/BGTVT;
Điểm c) Công khai sai mức tiêu thụ nhiên liệu hoặc kết quả kiểm tra, giám sát theo quy định tại Điều 9 phát hiện mức tiêu thụ nhiên liệu thực tế vượt quá 4% so với mức công khai của cơ sở sản xuất, nhập khẩu.
Khoản 2. Nội dung, hình thức công khai lại thông tin về mức tiêu thụ nhiên liệu và dán lại nhãn năng lượng được thực hiện theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 của Thông tư này.
Điều 9. Kiểm tra, giám sát liên quan đến thực hiện dán nhãn năng lượng
Cơ quan QLCL tổ chức kiểm tra, giám sát liên quan đến thực hiện dán nhãn năng lượng như sau:
Khoản 1. Hàng năm, lập kế hoạch và thực hiện kiểm tra việc tuân thủ về công khai thông tin mức tiêu thụ nhiên liệu và thực hiện dán nhãn của cơ sở sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh xe theo quy định tại Chương III của Thông tư này.
Khoản 2. Kiểm tra đột xuất trong trường hợp nhận được phản ánh, khiếu nại về dấu hiệu vi phạm quy định liên quan đến thực hiện dán nhãn năng lượng của cơ sở sản xuất, nhập khẩu. Trường hợp phát hiện dấu hiệu vi phạm rõ ràng đến mức tiêu thụ nhiên liệu đã công khai, cơ quan QLCL có quyền yêu cầu cơ sở sản xuất, nhập khẩu phải thử nghiệm lại mức tiêu thụ nhiên liệu. Chương IV TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 10. Trách nhiệm của cơ quan QLCL
Khoản 1. Công khai cơ sở thử nghiệm đủ điều kiện thực hiện việc thử nghiệm mức tiêu thụ nhiên liệu trên trang thông tin điện tử của cơ quan QLCL.
Khoản 2. Tiếp nhận công khai thông tin liên quan đến mức tiêu thụ nhiên liệu của xe theo quy định tại Thông tư này trên trang thông tin điện tử.
Khoản 3. Phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết các khiếu nại, tranh chấp, xử lý vi phạm liên quan đến việc công khai mức tiêu thụ nhiên liệu xe và dán nhãn năng lượng.
Khoản 4. Thông báo tới Cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý vi phạm theo quy định khi phát hiện cơ sở sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh xe vi phạm các quy định liên quan đến việc dán nhãn năng lượng.
Khoản 5. Tổng hợp kết quả thực hiện công tác kiểm tra dán nhãn năng lượng xe, báo cáo Bộ Giao thông vận tải khi có yêu cầu.
Điều 11. Trách nhiệm của cơ sở thử nghiệm
Chịu trách nhiệm về kết quả thử nghiệm và cung cấp báo cáo thử nghiệm chính xác theo quy định tại Thông tư này.
Điều 12. Trách nhiệm của cơ sở sản xuất, nhập khẩu và kinh doanh xe
Khoản 1. Thực hiện công khai thông tin mức tiêu thụ nhiên liệu và dán nhãn năng lượng cho xe theo quy định tại Thông tư này trước khi đưa ra thị trường.
Khoản 2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của nội dung mức tiêu thụ nhiên liệu đã công khai.
Khoản 3. Cơ sở sản xuất, nhập khẩu lưu trữ tài liệu liên quan đến công khai thông tin mức tiêu thụ nhiên liệu, gồm: bản công khai mức tiêu thụ nhiên liệu; bản sao báo cáo thử nghiệm về mức tiêu thụ nhiên liệu của kiểu loại xe tối thiểu 03 năm kể từ thời điểm dừng sản xuất, nhập khẩu kiểu loại xe.
Khoản 4. Cơ sở sản xuất, nhập khẩu thực hiện báo cáo định kỳ gửi về cơ quan QLCL trước ngày 15 tháng 01 hàng năm theo mẫu quy định tại Mẫu số 04 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 13. Hiệu lực thi hành
Khoản 1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2020; khuyến khích cơ sở sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu xe thực hiện việc công khai thông tin mức tiêu thụ nhiên liệu và dán nhãn năng lượng trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực.
Khoản 2. Trường hợp các văn bản, tài liệu, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật dẫn chiếu trong Thông tư này có sửa đổi, bổ sung, thay thế thì áp dụng theo văn bản đã được sửa đổi, bổ sung, thay thế.
Điều 14. Trách nhiệm thi hành
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này./. Nơi nhận: - Bộ trưởng (để b/c); - Ủy ban KHCN&MT của Quốc hội; - Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ; - Các Cơ quan thuộc Chính phủ; - UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Cổng Thông tin điện tử Chính phủ; - Cổng thông tin điện tử Bộ GTVT; - Báo Giao thông, Tạp chí GTVT; - Công báo; - Lưu: VT, MT(Hn). | |
Thông Tư 17/2014/TT-BXD sửa đổi, bổ sung một số điều tại thông tư số 07/2013/tt-bxd ngày 15 tháng 5 năm 2013 và thông tư số 18/2013/tt-bxd ngày 31 tháng 10 năm 2013 về hướng dẫn việc xác định các đối tượng được vay vốn hỗ trợ nhà ở theo nghị quyết số 02/nq-cp ngày 07 tháng 01 năm 2013 của chính phủ .
* Điều 1
* Điều 2 | Thông Tư 17/2014/TT-BXD sửa đổi, bổ sung một số điều tại thông tư số 07/2013/tt-bxd ngày 15 tháng 5 năm 2013 và thông tư số 18/2013/tt-bxd ngày 31 tháng 10 năm 2013 về hướng dẫn việc xác định các đối tượng được vay vốn hỗ trợ nhà ở theo nghị quyết số 02/nq-cp ngày 07 tháng 01 năm 2013 của chính phủ .
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số Điều tại Thông tư số 07/2013/TT-BXD ngày 15 tháng 5 năm 2013 và Thông tư số 18/2013/TT-BXD ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc xác định các đối tượng được vay vốn hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ
Khoản 1. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 1 Thông tư số 07/2013/TT-BXD như sau "1. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này điều chỉnh các nội dung có liên quan đến việc xác định các đối tượng được vay vốn để thuê, thuê mua và mua nhà ở xã hội; vay vốn để thuê, mua nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70m², giá bán dưới 15 triệu đồng/m²; vay vốn để mua nhà ở thương mại tại các dự án phát triển nhà ở, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị trên địa bàn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt có tổng giá trị hợp đồng mua bán đã bao gồm thuế VAT (kể cả nhà và đất) không vượt quá 1,05 tỷ đồng; vay vốn để xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa lại nhà ở của mình và vay vốn để đầu tư phát triển nhà ở xã hội theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2013 và Nghị quyết số 61/NQ-CP ngày 21 tháng 8 năm 2014 của Chính phủ." 1. Cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp; viên chức thuộc các đơn vị sự nghiệp công lập; lực lượng vũ trang nhân dân;
Khoản 2. Sửa đổi, bổ sung Điểm b Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 07/2013/TT- BXD như sau "b, Cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và đối tượng thu nhập thấp vay vốn để thuê, mua nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70m² và có giá bán dưới 15 triệu đồng/m²; cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động có thu nhập thấp nhưng khó khăn về nhà ở, khi mua nhà ở thương mại tại các dự án phát triển nhà ở, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị trên địa bàn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt có tổng giá trị hợp đồng mua bán đã bao gồm thuế VAT (kể cả nhà và đất) không vượt quá 1,05 tỷ đồng; cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động tại đô thị (thuộc Phường, Thị trấn) đã có đất ở phù hợp với quy hoạch đang khó khăn về nhà ở nhưng chưa được Nhà nước hỗ trợ dưới mọi hình thức vay vốn để xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa lại nhà ở của mình”. 2. Đối tượng thu nhập thấp là người lao động thuộc các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; người đã được nghỉ lao động theo chế độ quy định; người lao động tự do, kinh doanh cá thể.
Khoản 3. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 1 Thông tư số 18/2013/TT-BXD như sau "c) Doanh nghiệp là chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật nhà ở; doanh nghiệp là chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại chuyển đổi công năng sang dự án nhà ở xã hội; hộ gia đình, cá nhân có phương án đầu tư cải tạo hoặc xây dựng mới nhà ở xã hội phù hợp với quy định của pháp luật để cho thuê, cho thuê mua và để bán cho các đối tượng là công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao, các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp (kể cả bên trong và ngoài khu công nghiệp) của tất cả các ngành, nghề thuộc các thành phần kinh tế; người lao động thuộc các thành phần kinh tế tại khu vực đô thị; sinh viên, học sinh các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề và trường dạy nghề cho công nhân (không phân biệt công lập hay ngoài công lập) và các đối tượng khác thuộc diện được giải quyết nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật nhà ở". 3. Cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động tại đô thị đã có đất ở phù hợp với quy hoạch đang khó khăn về nhà ở nhưng chưa được Nhà nước hỗ trợ dưới mọi hình thức, vay vốn để xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa lại nhà ở của mình.
Khoản 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 2 Thông tư số 07/2013/TT-BXD như sau "Điều 2. Quy định về đối tượng được vay vốn để thuê, thuê mua và mua nhà ở xã hội; vay vốn để thuê, mua nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70m², có giá bán dưới 15 triệu đồng/ m²; vay vốn để mua nhà ở thương mại có tổng giá trị hợp đồng mua bán đã bao gồm thuế VAT (kể cả nhà và đất) không vượt quá 1,05 tỷ đồng; vay vốn để xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa lại nhà ở của mình; hộ gia đình, cá nhân đầu tư cải tạo hoặc xây dựng mới nhà ở xã hội phù hợp với quy định của pháp luật để cho thuê, cho thuê mua và để bán cho các đối tượng theo quy định của pháp luật nhà ở 4. Hộ gia đình, cá nhân đầu tư cải tạo hoặc xây dựng mới nhà ở xã hội phù hợp với quy định của pháp luật để cho thuê, cho thuê mua và để bán cho các đối tượng là công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao, các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp (kể cả bên trong và ngoài khu công nghiệp) của tất cả các ngành, nghề thuộc các thành phần kinh tế; người lao động thuộc các thành phần kinh tế tại khu vực đô thị; sinh viên, học sinh các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề và trường dạy nghề cho công nhân (không phân biệt công lập hay ngoài công lập) và các đối tượng khác thuộc diện được giải quyết nhà ở xã hội theo quy định của Nghị định số 188/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. " 4. Điều kiện được vay vốn để mua nhà ở thương mại có tổng giá trị hợp đồng mua bán đã bao gồm thuế VAT (kể cả nhà và đất) không vượt quá 1,05 tỷ đồng;
Khoản 5. Sửa đổi Khoản 3, bổ sung thêm Khoản 4, Khoản 5 và Khoản 6 tại Điều 3 Thông tư số 07/2013/TT-BXD như sau “3. Đối tượng quy định tại Điều 2, ngoài việc bảo đảm đủ điều kiện theo quy định tại Thông tư số 07/2013/TT-BXD , Thông tư số 18/2013/TT-BXD và Thông tư này, còn phải đáp ứng các điều kiện quy định vay vốn theo quy định tại Thông tư số 11/2013/TT-NHNN ngày 15 tháng 5 năm 2013 và Thông tư sửa đổi, bổ sung một số Điều tại Thông tư số 11/2013/TT-NHNN ngày 15 tháng 5 năm 2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”. 5. Điều kiện được vay vốn để xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa lại nhà ở của mình đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động tại đô thị (phường, thị trấn) đã có đất ở phù hợp với quy hoạch:
Điểm a) Đối tượng được vay vốn phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: - Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, hoặc có nhà ở nhưng diện tích quá chật chội. Cụ thể là: + Có nhà ở là căn hộ chung cư, nhưng diện tích nhà ở bình quân của hộ gia đình thấp hơn 8m² sử dụng/người; + Có nhà ở riêng lẻ, nhưng diện tích nhà ở bình quân của hộ gia đình thấp hơn 8m² sử dụng/người và diện tích khuôn viên đất của nhà ở đó nhỏ hơn tiêu chuẩn diện tích đất tối thiểu được cấp phép xây dựng theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. + Chưa có nhà ở nhưng có đất ở đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) và diện tích đất ở đó nhỏ hơn tiêu chuẩn diện tích đất tối thiểu được cấp phép xây dựng theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. - Đối tượng được vay vốn phải có hộ khẩu thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có dự án nhà ở. Trường hợp tạm trú thì phải có đóng bảo hiểm xã hội từ 01 năm trở lên tại tỉnh, thành phố đó (có thể không liên tục) và có giấy xác nhận của cơ quan bảo hiểm. Trường hợp đối tượng làm việc tại chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại địa phương nơi có dự án mà việc đóng bảo hiểm thực hiện tại địa phương nơi công ty có chi nhánh hoặc văn phòng đại diện thì cũng được áp dụng quy định tại Điểm này nhưng phải có giấy xác nhận của công ty về việc đóng bảo hiểm. - Có hợp đồng mua nhà ở thương mại đã ký với chủ đầu tư các dự án phát triển nhà ở, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị trên địa bàn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về nhà ở.
Điểm b) Xác nhận điều kiện được vay: - Người đứng tên vay vốn hỗ trợ nhà ở thuộc các đối tượng: Cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp; viên chức thuộc các đơn vị sự nghiệp công lập; lực lượng vũ trang nhân dân phải có xác nhận của đơn vị đang công tác về nơi công tác và thực trạng về nhà ở (theo mẫu tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này) và chỉ xác nhận một lần; đơn vị xác nhận phải chịu trách nhiệm về nội dung xác nhận của mình, không yêu cầu xác nhận về điều kiện thu nhập; - Người đứng tên vay vốn hỗ trợ nhà ở thuộc các đối tượng: Người lao động thuộc các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; người đã được nghỉ lao động theo chế độ quy định; người lao động tự do, kinh doanh cá thể phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân phường (xã) nơi hộ gia đình đang sinh sống và đăng ký thường trú hoặc tạm trú về thực trạng nhà ở (theo mẫu tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này), người đứng tên vay vốn chỉ được xác nhận một lần và phải chịu trách nhiệm về nội dung khai báo của mình.
Điểm c) Mỗi hộ gia đình chỉ được vay một lần hỗ trợ nhà ở theo quy định của Thông tư này. Trường hợp con, cháu của chủ hộ đã lập gia đình (có Giấy chứng nhận kết hôn) và trường hợp ở nhờ nhưng có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú cùng với chủ hộ thì được coi là hộ gia đình độc lập và thuộc đối tượng được vay vốn hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Thông tư này.
Khoản 5
Điểm a) Đang khó khăn về nhà ở nhưng chưa được Nhà nước hỗ trợ dưới mọi hình thức (phải đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 13 Thông tư số 08/2014/TT-BXD ngày 23 tháng 5 năm 2014 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số nội dung tại Nghị định số 188/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội);
Điểm b) Đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; giấy phép xây dựng (đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa nhà ở tại khu vực mà pháp luật về xây dựng yêu cầu phải có giấy phép xây dựng);
Điểm c) Trường hợp trên khuôn viên diện tích đất ở (đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) đã có nhà ở thì diện tích nhà ở bình quân của hộ gia đình phải bảo đảm điều kiện thấp hơn 8m² sử dụng/người hoặc nhà ở đã bị hư hỏng nặng phải phá đi xây dựng lại nhà ở mới hoặc nhà ở bị hư hỏng, dột nát cần phải cải tạo sửa chữa phần khung - tường và thay mới mái nhà;
Điểm d) Có đơn (theo mẫu quy định tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này) và xác nhận của Ủy ban nhân dân phường (thị trấn) về thực trạng nhà ở và phải chịu trách nhiệm về nội dung khai báo của mình;
Khoản 6. Điều kiện được vay vốn đối với hộ gia đình, cá nhân đầu tư cải tạo hoặc xây dựng mới nhà ở xã hội để cho thuê, cho thuê mua và để bán cho các đối tượng theo quy định của Nghị định số 188/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội:
Điểm a) Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp; có giấy phép xây dựng (đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa nhà ở tại khu vực mà pháp luật về xây dựng yêu cầu phải có giấy phép xây dựng);
Điểm b) Bảo đảm điều kiện tối thiểu đối với một phòng ở quy định tại Điều 8, điều kiện tối thiểu đối với một căn nhà (căn hộ) quy định tại Điều 9, điều kiện tối thiểu đối với khu vực xây dựng nhà ở quy định tại Điều 10 của Thông tư số 08/2014/TT-BXD ngày 23 tháng 5 năm 2014 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số nội dung Nghị định số 188/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.
Điểm c) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đầu tư cải tạo hoặc xây dựng mới nhà ở xã hội để bán, cho thuê, cho thuê mua thuộc khu vực được miễn giấy phép xây dựng mà có từ 10 phòng (hoặc 10 căn hộ) trở lên hoặc bố trí chỗ ở cho 50 người trở lên hoặc có trên 200 m² sàn xây dựng thì phải có bản vẽ sơ đồ thể hiện tổng mặt bằng xây dựng, bảo đảm các điều kiện quy định tại các Điều 8, Điều 9 và Điều 10 của Thông tư số 08/2014/TT-BXD ngày 23 tháng 5 năm 2014 của Bộ Xây dựng, đồng thời phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Ủy ban nhân dân xã, phường sở tại.
Điểm d) Có văn bản cam kết thực hiện việc bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội (sau khi hoàn thành việc đầu tư xây dựng) theo đúng đối tượng và khung giá theo quy định tại Nghị định số 188/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ và Thông tư số 08/2014/TT-BXD ngày 23 tháng 5 năm 2014 của Bộ Xây dựng và xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường sở tại (theo Biểu mẫu tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này).
Điều 2. Điều khoản thi hành
Khoản 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 11 năm 2014.
Khoản 2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Xây dựng để xem xét, giải quyết./. Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ và các Phó TTg CP; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Chính phủ; - Văn phòng Quốc Hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Toà án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Cơ quan TW của các đoàn thể; - Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp; - Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Công báo; Website Chính phủ; Website Bộ XD; - Bộ Xây dựng: Các đơn vị trực thuộc Bộ XD; - Lưu: VT, QLN (5b). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Trần Nam Phụ lục số 01 | |
Thông Tư Liên Tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT quy định về quản lý chất thải y tế .
Chương I
* Điều 1
* Điều 2
* Điều 3
Chương II
* Điều 4
* Điều 4
* Điều 5
* Điều 6
* Điều 7
* Điều 8
* Điều 9
- Khoản 1
- Khoản 2 | Thông Tư Liên Tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT quy định về quản lý chất thải y tế .
Chương I
Điều 1 Phạm vi điều chỉnh
Khoản 1. Thông tư này quy định chi tiết Khoản 6, Khoản 7 Điều 49 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất thải và phế liệu.
Khoản 2. Thông tư này không điều chỉnh về quản lý chất thải phát sinh từ hoạt động mai táng, hỏa táng và chất thải phóng xạ phát sinh từ hoạt động y tế. Việc quản lý chất thải phát sinh từ hoạt động mai táng, hỏa táng thực hiện theo quy định về hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng. Việc quản lý chất thải phóng xạ phát sinh từ hoạt động y tế thực hiện theo quy định về quản lý chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế.
Điều 2 Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động liên quan đến chất thải y tế trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều 3 Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
Khoản 1. Chất thải y tế là chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của các cơ sở y tế, bao gồm chất thải y tế nguy hại, chất thải y tế thông thường và nước thải y tế.
Khoản 2. Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố lây nhiễm hoặc có đặc tính nguy hại khác vượt ngưỡng chất thải nguy hại, bao gồm chất thải lây nhiễm và chất thải nguy hại không lây nhiễm.
Khoản 3. Quản lý chất thải y tế là quá trình giảm thiểu, phân định, phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải y tế và giám sát quá trình thực hiện.
Khoản 4. Giảm thiểu chất thải y tế là các hoạt động làm hạn chế tối đa sự phát thải chất thải y tế.
Khoản 5. Thu gom chất thải y tế là quá trình tập hợp chất thải y tế từ nơi phát sinh và vận chuyển về khu vực lưu giữ, xử lý chất thải y tế trong khuôn viên cơ sở y tế.
Khoản 6. Vận chuyển chất thải y tế là quá trình chuyên chở chất thải y tế từ nơi lưu giữ chất thải trong cơ sở y tế đến nơi lưu giữ, xử lý chất thải của cơ sở xử lý chất thải y tế cho cụm cơ sở y tế, cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại tập trung hoặc cơ sở xử lý chất thải nguy hại tập trung có hạng mục xử lý chất thải y tế.
Khoản 7. Cơ sở y tế bao gồm: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (trừ phòng khám bác sĩ gia đình; phòng chẩn trị y học cổ truyền; cơ sở dịch vụ đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp; chăm sóc sức khỏe tại nhà; cơ sở dịch vụ hỗ trợ vận chuyển người bệnh trong nước và ra nước ngoài; cơ sở dịch vụ kính thuốc; cơ sở dịch vụ làm răng giả; bệnh xá; y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức); cơ sở y tế dự phòng; cơ sở đào tạo và cơ sở nghiên cứu có thực hiện các xét nghiệm về y học.
Chương II
Mục 1
Điều 4 Phân định chất thải y tế
Khoản 1. Chất thải lây nhiễm bao gồm:
Điểm a) Chất thải lây nhiễm sắc nhọn là chất thải lây nhiễm có thể gây ra các vết cắt hoặc xuyên thủng bao gồm: kim tiêm; bơm liền kim tiêm; đầu sắc nhọn của dây truyền; kim chọc dò; kim châm cứu; lưỡi dao mổ; đinh, cưa dùng trong phẫu thuật và các vật sắc nhọn khác;
Điểm b) Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn bao gồm: Chất thải thấm, dính, chứa máu hoặc dịch sinh học của cơ thể; các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly;
Điểm c) Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm: Mẫu bệnh phẩm, dụng cụ đựng, dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm phát sinh từ các phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp III trở lên theo quy định tại Nghị định số 92/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm;
Điểm d) Chất thải giải phẫu bao gồm: Mô, bộ phận cơ thể người thải bỏ và xác động vật thí nghiệm.
Khoản 2. Chất thải nguy hại không lây nhiễm bao gồm:
Điểm a) Hóa chất thải bỏ bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại;
Điểm b) Dược phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất;
Điểm c) Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy ngân và các kim loại nặng;
Điểm d) Chất hàn răng amalgam thải bỏ;
Điểm đ) Chất thải nguy hại khác theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TT- BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại (sau đây gọi tắt là Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT).
Điều 4 Phân định chất thải y tế
Khoản 3. Chất thải y tế thông thường bao gồm:
Điểm a) Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người và chất thải ngoại cảnh trong cơ sở y tế;
Điểm b) Chất thải rắn thông thường phát sinh từ cơ sở y tế không thuộc Danh mục chất thải y tế nguy hại hoặc thuộc Danh mục chất thải y tế nguy hại quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này nhưng có yếu tố nguy hại dưới ngưỡng chất thải nguy hại;
Điểm c) Sản phẩm thải lỏng không nguy hại.
Khoản 4. Danh mục và mã chất thải y tế nguy hại bao gồm:
Điểm a) Danh mục và mã chất thải nguy hại quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT được quy định cụ thể cho chất thải y tế nguy hại tại Phụ lục số 01 (A) ban hành kèm theo Thông tư này;
Điểm b) Danh mục chất thải y tế thông thường được phép thu gom phục vụ mục đích tái chế quy định tại Phụ lục số 01 (B) ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 5 Bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế
Khoản 1. Bao bì (túi), dụng cụ (thùng, hộp, can), thiết bị lưu chứa chất thải y tế thực hiện theo quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5, 6 và Khoản 7 Điều này. Bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải phải có biểu tượng theo quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này. Cơ sở y tế không phải thực hiện các quy định có liên quan về bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa quy định tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT.
Khoản 2. Bảo đảm lưu chứa an toàn chất thải, có khả năng chống thấm và có kích thước phù hợp với lượng chất thải lưu chứa.
Khoản 3. Màu sắc của bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế quy định như sau:
Điểm a) Màu vàng đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải lây nhiễm;
Điểm b) Màu đen đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại không lây nhiễm;
Điểm c) Màu xanh đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế thông thường;
Điểm d) Màu trắng đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải tái chế.
Khoản 4. Bao bì, dụng cụ đựng chất thải y tế sử dụng phương pháp đốt không làm bằng nhựa PVC.
Khoản 5. Thùng, hộp đựng chất thải có nắp đóng, mở thuận tiện trong quá trình sử dụng.
Khoản 6. Ngoài các quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 và Khoản 5 Điều này, thùng, hộp đựng chất thải sắc nhọn phải có thành, đáy cứng không bị xuyên thủng.
Khoản 7. Thùng, hộp đựng chất thải có thể tái sử dụng theo đúng mục đích lưu chứa sau khi đã được làm sạch và để khô.
Điều 6 Phân loại chất thải y tế
Khoản 1. Nguyên tắc phân loại chất thải y tế:
Điểm a) Chất thải y tế nguy hại và chất thải y tế thông thường phải phân loại để quản lý ngay tại nơi phát sinh và tại thời điểm phát sinh;
Điểm b) Từng loại chất thải y tế phải phân loại riêng vào trong bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải theo quy định tại Điều 5 Thông tư này. Trường hợp các chất thải y tế nguy hại không có khả năng phản ứng, tương tác với nhau và áp dụng cùng một phương pháp xử lý có thể được phân loại chung vào cùng một bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa;
Điểm c) Khi chất thải lây nhiễm để lẫn với chất thải khác hoặc ngược lại thì hỗn hợp chất thải đó phải thu gom, lưu giữ và xử lý như chất thải lây nhiễm.
Khoản 2. Vị trí đặt bao bì, dụng cụ phân loại chất thải:
Điểm a) Mỗi khoa, phòng, bộ phận phải bố trí vị trí để đặt các bao bì, dụng cụ phân loại chất thải y tế;
Điểm b) Vị trí đặt bao bì, dụng cụ phân loại chất thải y tế phải có hướng dẫn cách phân loại và thu gom chất thải.
Khoản 3. Phân loại chất thải y tế:
Điểm a) Chất thải lây nhiễm sắc nhọn: Đựng trong thùng hoặc hộp có màu vàng;
Điểm b) Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu vàng;
Điểm c) Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu vàng;
Điểm d) Chất thải giải phẫu: Đựng trong 2 lần túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu vàng;
Điểm đ) Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng rắn: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu đen;
Điểm e) Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng lỏng: Đựng trong các dụng cụ có nắp đậy kín;
Điểm g) Chất thải y tế thông thường không phục vụ mục đích tái chế: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu xanh;
Điểm h) Chất thải y tế thông thường phục vụ mục đích tái chế: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu trắng.
Điều 7 Thu gom chất thải y tế
Khoản 1. Thu gom chất thải lây nhiễm:
Điểm a) Chất thải lây nhiễm phải thu gom riêng từ nơi phát sinh về khu vực lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế;
Điểm b) Trong quá trình thu gom, túi đựng chất thải phải buộc kín, thùng đựng chất thải phải có nắp đậy kín, bảo đảm không bị rơi, rò rỉ chất thải trong quá trình thu gom;
Điểm c) Cơ sở y tế quy định tuyến đường và thời điểm thu gom chất thải lây nhiễm phù hợp để hạn chế ảnh hưởng đến khu vực chăm sóc người bệnh và khu vực khác trong cơ sở y tế;
Điểm d) Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phải xử lý sơ bộ trước khi thu gom về khu lưu giữ, xử lý chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế;
Điểm đ) Tần suất thu gom chất thải lây nhiễm từ nơi phát sinh về khu lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế ít nhất 01 (một) lần/ngày;
Điểm e) Đối với các cơ sở y tế có lượng chất thải lây nhiễm phát sinh dưới 05 kg/ngày, tần suất thu gom chất thải lây nhiễm sắc nhọn từ nơi phát sinh về khu lưu giữ tạm thời trong khuôn viên cơ sở y tế hoặc đưa đi xử lý, tiêu hủy tối thiểu là 01 (một) lần/tháng.
Khoản 2. Thu gom chất thải nguy hại không lây nhiễm:
Điểm a) Chất thải nguy hại không lây nhiễm được thu gom, lưu giữ riêng tại khu lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế;
Điểm b) Thu gom chất hàn răng amalgam thải và thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng có chứa thủy ngân: Chất thải có chứa thủy ngân được thu gom và lưu giữ riêng trong các hộp bằng nhựa hoặc các vật liệu phù hợp và bảo đảm không bị rò rỉ hay phát tán hơi thủy ngân ra môi trường.
Khoản 3. Thu gom chất thải y tế thông thường: Chất thải y tế thông thường phục vụ mục đích tái chế và chất thải y tế thông thường không phục vụ mục đích tái chế được thu gom riêng.
Điều 8 Lưu giữ chất thải y tế
Khoản 1. Cơ sở y tế bố trí khu vực lưu giữ chất thải y tế trong khuôn viên cơ sở y tế đáp ứng các yêu cầu sau:
Điểm a) Cơ sở y tế thực hiện xử lý chất thải y tế nguy hại cho cụm cơ sở y tế và bệnh viện phải có khu vực lưu giữ chất thải y tế nguy hại đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định tại Phụ lục số 03 (A) ban hành kèm theo Thông tư này;
Điểm b) Cơ sở y tế không thuộc đối tượng quy định tại Điểm a Khoản này phải có khu vực lưu giữ chất thải y tế nguy hại đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định tại Phụ lục số 03 (B) ban hành kèm theo Thông tư này.
Khoản 2. Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế nguy hại tại khu lưu giữ chất thải trong cơ sở y tế thực hiện thống nhất theo quy định của Thông tư này và phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
Điểm a) Có thành cứng, không bị bục vỡ, rò rỉ dịch thải trong quá trình lưu giữ chất thải;
Điểm b) Có biểu tượng loại chất thải lưu giữ theo quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này;
Điểm c) Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải lây nhiễm phải có nắp đậy kín và chống được sự xâm nhập của các loài động vật;
Điểm d) Dụng cụ, thiết bị lưu chứa hóa chất thải phải được làm bằng vật liệu không có phản ứng với chất thải lưu chứa và có khả năng chống được sự ăn mòn nếu lưu chứa chất thải có tính ăn mòn. Trường hợp lưu chứa hóa chất thải ở dạng lỏng phải có nắp đậy kín để chống bay hơi và tràn đổ chất thải.
Khoản 3. Chất thải y tế nguy hại và chất thải y tế thông thường phải lưu giữ riêng tại khu vực lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế.
Khoản 4. Chất thải lây nhiễm và chất thải nguy hại không lây nhiễm phải lưu giữ riêng trừ trường hợp các loại chất thải này áp dụng cùng một phương pháp xử lý.
Khoản 5. Chất thải y tế thông thường phục vụ mục đích tái chế và chất thải y tế thông thường không phục vụ mục đích tái chế được lưu giữ riêng.
Khoản 6. Thời gian lưu giữ chất thải lây nhiễm:
Điểm a) Đối với chất thải lây nhiễm phát sinh tại cơ sở y tế, thời gian lưu giữ chất thải lây nhiễm tại cơ sở y tế không quá 02 ngày trong điều kiện bình thường. Trường hợp lưu giữ chất thải lây nhiễm trong thiết bị bảo quản lạnh dưới 8°C, thời gian lưu giữ tối đa là 07 ngày. Đối với cơ sở y tế có lượng chất thải lây nhiễm phát sinh dưới 05 kg/ngày, thời gian lưu giữ không quá 03 ngày trong điều kiện bình thường và phải được lưu giữ trong các bao bì được buộc kín hoặc thiết bị lưu chứa được đậy nắp kín;
Điểm b) Đối với chất thải lây nhiễm được vận chuyển từ cơ sở y tế khác về để xử lý theo mô hình cụm hoặc mô hình tập trung, phải ưu tiên xử lý trong ngày. Trường hợp chưa xử lý ngay trong ngày, phải lưu giữ ở nhiệt độ dưới 20°C và thời gian lưu giữ tối đa không quá 02 ngày.
Khoản 7. Cơ sở y tế thực hiện các quy định có liên quan đến lưu giữ, khu vực lưu giữ chất thải y tế nguy hại theo quy định tại Thông tư này và không phải thực hiện các quy định tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT.
Điều 9 Giảm thiểu chất thải y tế
Cơ sở y tế phải thực hiện các biện pháp giảm thiểu phát sinh chất thải y tế theo thứ tự ưu tiên sau:
Khoản 1. Lắp đặt, sử dụng các thiết bị, dụng cụ, thuốc, hóa chất và các nguyên vật liệu phù hợp, bảo đảm hạn chế phát sinh chất thải y tế.
Khoản 2. Đổi mới thiết bị, quy trình trong hoạt động y tế nhằm giảm thiểu phát sinh chất thải y tế. | |
Thông Tư Liên Tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT quy định về quản lý chất thải y tế .
Chương II
* Điều 9
+ Điểm b
- Khoản 7
* Điều 9
* Điều 10
* Điều 11
* Điều 12
* Điều 13
* Điều 14
* Điều 15
Chương III
* Điều 16
* Điều 17
* Điều 17
Chương IV
* Điều 18
* Điều 19
* Điều 20
* Điều 20
- Khoản 2
+ Điểm b
+ Điểm c | Thông Tư Liên Tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT quy định về quản lý chất thải y tế .
Chương II
Điều 9 Giảm thiểu chất thải y tế
Điểm b) Đối với chất thải lây nhiễm được vận chuyển từ cơ sở y tế khác về để xử lý theo mô hình cụm hoặc mô hình tập trung, phải ưu tiên xử lý trong ngày. Trường hợp chưa xử lý ngay trong ngày, phải lưu giữ ở nhiệt độ dưới 20°C và thời gian lưu giữ tối đa không quá 02 ngày.
Khoản 7. Cơ sở y tế thực hiện các quy định có liên quan đến lưu giữ, khu vực lưu giữ chất thải y tế nguy hại theo quy định tại Thông tư này và không phải thực hiện các quy định tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT.
Điều 9 Giảm thiểu chất thải y tế
Cơ sở y tế phải thực hiện các biện pháp giảm thiểu phát sinh chất thải y tế theo thứ tự ưu tiên sau:
Khoản 1. Lắp đặt, sử dụng các thiết bị, dụng cụ, thuốc, hóa chất và các nguyên vật liệu phù hợp, bảo đảm hạn chế phát sinh chất thải y tế.
Khoản 2. Đổi mới thiết bị, quy trình trong hoạt động y tế nhằm giảm thiểu phát sinh chất thải y tế.
Khoản 3. Quản lý và sử dụng vật tư hợp lý và hiệu quả.
Điều 10 Quản lý chất thải y tế thông thường phục vụ mục đích tái chế
Khoản 1. Chỉ được phép tái chế chất thải y tế thông thường và chất thải quy định tại Khoản 3 Điều này.
Khoản 2. Không được sử dụng vật liệu tái chế từ chất thải y tế để sản xuất các đồ dùng, bao gói sử dụng trong lĩnh vực thực phẩm.
Khoản 3. Chất thải lây nhiễm sau khi xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường được quản lý như chất thải y tế thông thường.
Khoản 4. Ngoài các quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, khi chuyển giao chất thải quy định tại Khoản 3 Điều này để phục vụ mục đích tái chế, cơ sở y tế phải thực hiện các quy định sau:
Điểm a) Bao bì lưu chứa chất thải phải được buộc kín và có biểu tượng chất thải tái chế theo quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này;
Điểm b) Ghi đầy đủ thông tin vào Sổ bàn giao chất thải phục vụ mục đích tái chế theo mẫu quy định tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này.
Mục 2
Điều 11 Vận chuyển chất thải y tế nguy hại để xử lý theo mô hình cụm cơ sở y tế
Khoản 1. Việc vận chuyển chất thải y tế nguy hại từ các cơ sở y tế trong cụm đến cơ sở xử lý cho cụm phải thực hiện bằng các hình thức sau:
Điểm a) Cơ sở y tế trong cụm thuê đơn vị bên ngoài có giấy phép xử lý chất thải nguy hại hoặc giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại để thực hiện vận chuyển chất thải của cơ sở y tế đến cơ sở xử lý cho cụm. Đối với chủ xử lý chất thải nguy hại, chủ hành nghề quản lý chất thải nguy hại tham gia vận chuyển chất thải y tế trong cụm nhưng nằm ngoài phạm vi của giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phải báo cáo cơ quan cấp giấy phép trước khi thực hiện theo quy định tại Khoản 5 Điều 23 Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT;
Điểm b) Cơ sở y tế trong cụm tự vận chuyển hoặc thuê đơn vị khác không thuộc đối tượng quy định tại Điểm a Khoản này để vận chuyển chất thải y tế nguy hại từ cơ sở y tế đến cơ sở xử lý cho cụm phải đáp ứng các quy định tại Khoản 2, 3 và Khoản 4 Điều này và phải được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) phê duyệt tại kế hoạch thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh.
Khoản 2. Phương tiện vận chuyển: Cơ sở y tế, đơn vị được thuê vận chuyển chất thải y tế nguy hại sử dụng xe thùng kín hoặc xe bảo ôn chuyên dụng để vận chuyển hoặc sử dụng các loại phương tiện vận chuyển khác để vận chuyển chất thải y tế nguy hại từ cơ sở y tế đến cơ sở xử lý cho cụm nhưng phải đáp ứng yêu cầu tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.
Khoản 3. Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế nguy hại trên phương tiện vận chuyển phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Điểm a) Có thành, đáy, nắp kín, kết cấu cứng, chịu được va chạm, không bị rách vỡ bởi trọng lượng chất thải, bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển;
Điểm b) Có biểu tượng về loại chất thải lưu chứa theo quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này với kích thước phù hợp, được in rõ ràng, dễ đọc, không bị mờ và phai màu trên thiết bị lưu chứa chất thải;
Điểm c) Được lắp cố định hoặc có thể tháo rời trên phương tiện vận chuyển và bảo đảm không bị rơi, đổ trong quá trình vận chuyển chất thải.
Khoản 4. Chất thải lây nhiễm trước khi vận chuyển phải được đóng gói trong các thùng, hộp hoặc túi kín, bảo đảm không bị bục, vỡ hoặc phát tán chất thải trên đường vận chuyển.
Khoản 5. Trong quá trình vận chuyển chất thải y tế từ cơ sở y tế về cơ sở xử lý chất thải y tế cho cụm, khi xảy ra tràn đổ, cháy, nổ chất thải y tế hoặc các sự cố khác phải thực hiện ngay các biện pháp ứng phó, khắc phục sự cố môi trường theo quy định của pháp luật.
Mục 2
Điều 12 Vận chuyển chất thải y tế để xử lý theo mô hình tập trung
Khoản 1. Vận chuyển chất thải nguy hại không lây nhiễm: thực hiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT.
Khoản 2. Vận chuyển chất thải lây nhiễm: thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này và phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Điểm a) Chất thải lây nhiễm trước khi vận chuyển phải được đóng gói trong các bao bì, dụng cụ kín, bảo đảm không bục, vỡ hoặc phát tán chất thải trên đường vận chuyển;
Điểm b) Thùng của phương tiện chuyên dụng để vận chuyển chất thải lây nhiễm là loại thùng kín hoặc thùng được bảo ôn;
Điểm c) Đối với các khu vực không sử dụng được phương tiện vận chuyển chuyên dụng để vận chuyển chất thải y tế nguy hại, được sử dụng các loại phương tiện vận chuyển khác nhưng phải đáp ứng các quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 11 Thông tư này và được ghi trong giấy phép xử lý chất thải nguy hại do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT.
Khoản 3. Vận chuyển chất thải y tế thông thường thực hiện theo quy định pháp luật về quản lý chất thải thông thường.
Mục 2
Điều 13 Xử lý chất thải y tế nguy hại
Khoản 1. Chất thải y tế nguy hại phải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
Khoản 2. Ưu tiên lựa chọn các công nghệ không đốt, thân thiện với môi trường và bảo đảm xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
Khoản 3. Hình thức xử lý chất thải y tế nguy hại theo thứ tự ưu tiên sau:
Điểm a) Xử lý tại cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại tập trung hoặc tại cơ sở xử lý chất thải nguy hại tập trung có hạng mục xử lý chất thải y tế;
Điểm b) Xử lý chất thải y tế nguy hại theo mô hình cụm cơ sở y tế (chất thải y tế của một cụm cơ sở y tế được thu gom và xử lý chung tại hệ thống, thiết bị xử lý của một cơ sở trong cụm);
Điểm c) Tự xử lý tại công trình xử lý chất thải y tế nguy hại trong khuôn viên cơ sở y tế.
Khoản 4. Hình thức xử lý chất thải y tế nguy hại theo mô hình cụm cơ sở y tế phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt trong kế hoạch thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Mục 2
Điều 14 Quản lý nước thải y tế
Khoản 1. Nước thải y tế phải quản lý, xử lý theo nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận.
Khoản 2. Sản phẩm thải lỏng được thải cùng nước thải thì gọi chung là nước thải y tế.
Mục 2
Điều 15 Quản lý và vận hành thiết bị xử lý chất thải y tế
Khoản 1. Thiết bị xử lý chất thải y tế phải được vận hành thường xuyên.
Khoản 2. Thiết bị xử lý chất thải y tế phải được bảo trì, bảo dưỡng định kỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất và ghi đầy đủ thông tin vào Sổ nhật ký vận hành thiết bị, hệ thống xử lý chất thải y tế theo quy định tại Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư này.
Chương III
Mục 2
Điều 16 Chế độ báo cáo
Khoản 1. Tần suất báo cáo: Báo cáo kết quả quản lý chất thải y tế được lập 01 lần/năm, tính từ 01 tháng 01 đến hết 31 tháng 12.
Khoản 2. Hình thức báo cáo: Báo cáo kết quả quản lý chất thải y tế được gửi về cơ quan nhận báo cáo bằng văn bản giấy hoặc bản điện tử hoặc phần mềm báo cáo.
Khoản 3. Nội dung và trình tự báo cáo:
Điểm a) Cơ sở y tế báo cáo kết quả quản lý chất thải y tế của cơ sở theo mẫu quy định tại Phụ lục số 06 (A) ban hành kèm theo Thông tư này và gửi về Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo và không phải thực hiện báo cáo quản lý chất thải nguy hại theo quy định tại Điểm a Khoản 6 Điều 7 Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT;
Điểm b) Sở Y tế tổng hợp, báo cáo kết quả quản lý chất thải y tế trên địa bàn theo mẫu quy định tại Phụ lục số 06 (B) ban hành kèm theo Thông tư này và gửi về Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế trước ngày 31 tháng 3 của năm tiếp theo;
Điểm c) Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, báo cáo kết quả quản lý chất thải nguy hại (bao gồm cả chất thải y tế) theo quy định tại Khoản 4 Điều 11 Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT.
Mục 2
Điều 17 Hồ sơ quản lý chất thải y tế
Khoản 1. Hồ sơ liên quan đến các thủ tục môi trường bao gồm một hoặc một số văn bản, tài liệu sau đây:
Điểm a) Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường kèm theo báo cáo đánh giá tác động môi trường;
Điểm b) Giấy xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp, xác nhận kèm theo kế hoạch bảo vệ môi trường;
Điểm c) Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường kèm theo báo cáo hoàn thành công trình bảo vệ môi trường;
Điểm d) Giấy xác nhận cam kết bảo vệ môi trường kèm theo cam kết bảo vệ môi trường;
Điểm đ) Giấy xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường kèm theo bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường;
Điểm e) Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết kèm theo đề án bảo vệ môi trường chi tiết;
Điều 17 Hồ sơ quản lý chất thải y tế
Khoản 1
Điểm g) Giấy xác nhận đề án bảo vệ môi trường đơn giản kèm theo đề án bảo vệ môi trường đơn giản;
Điểm h) Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước hoặc Đề án xả nước thải vào nguồn nước kèm theo quyết định phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Điểm i) Các văn bản, tài liệu khác về môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Khoản 2. Hồ sơ liên quan đến quản lý chất thải y tế bao gồm:
Điểm a) Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại;
Điểm b) Sổ giao nhận chất thải y tế nguy hại hoặc chứng từ chất thải nguy hại (trong trường hợp không thuộc Khoản 4 Điều 23 Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT);
Điểm c) Sổ theo dõi chất thải y tế; sổ theo dõi và sổ bàn giao chất thải y tế lây nhiễm đã xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường phục vụ mục đích tái chế; báo cáo kết quả quản lý chất thải y tế định kỳ, đột xuất;
Điểm d) Sổ nhật ký vận hành thiết bị, hệ thống xử lý chất thải y tế (đối với cơ sở y tế tự xử lý chất thải y tế và cơ sở y tế thực hiện xử lý chất thải y tế nguy hại cho cụm cơ sở y tế).
Khoản 3. Báo cáo quan trắc, giám sát chất lượng môi trường định kỳ.
Khoản 4. Sổ giao nhận chất thải y tế nguy hại; chứng từ chất thải nguy hại; các biên bản thanh tra, kiểm tra và báo cáo kết quả quản lý chất thải y tế định kỳ, đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; sổ nhật ký vận hành, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, hệ thống xử lý chất thải y tế được lưu trữ với thời hạn 05 (năm) năm.
Chương IV
Mục 1
Điều 18 Trách nhiệm Bộ Y tế
Khoản 1. Hướng dẫn Sở Y tế, các cơ sở y tế thuộc thẩm quyền quản lý thực hiện các quy định tại Thông tư này.
Khoản 2. Phê duyệt chương trình, tài liệu đào tạo liên tục về quản lý chất thải y tế để áp dụng thống nhất trên toàn quốc.
Khoản 3. Chỉ đạo các trường đào tạo y lồng ghép nội dung về quản lý chất thải y tế vào chương trình đào tạo chính quy của trường.
Khoản 4. Đào tạo, truyền thông, phổ biến pháp luật về quản lý chất thải y tế cho Sở Y tế, các cơ sở y tế thuộc thẩm quyền quản lý.
Khoản 5. Kiểm tra việc thực hiện các quy định của Thông tư này.
Mục 1
Điều 19 Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Khoản 1. Hướng dẫn Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện các quy định tại Thông tư này.
Khoản 2. Phối hợp với Bộ Y tế tổ chức phổ biến pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động y tế.
Mục 1
Điều 20 Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
Khoản 1. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
Điểm a) Xem xét, phê duyệt kế hoạch thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh bảo đảm phù hợp với điều kiện địa phương và quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
Điểm b) Bố trí kinh phí đầu tư và vận hành công trình xử lý chất thải y tế trên địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật;
Điểm c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện kiểm tra, thanh tra các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh về việc thực hiện các quy định tại Thông tư này.
Khoản 2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh:
Điểm a) Phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện kế hoạch thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn quản lý;
Điều 20 Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
Khoản 2
Điểm b) Tổ chức truyền thông, phổ biến pháp luật về quản lý chất thải y tế cho các cơ sở y tế và các đối tượng liên quan trên địa bàn quản lý;
Điểm c) Phối hợp với các đơn vị liên quan trong hoạt động kiểm tra, thanh tra các cơ sở y tế trên địa bàn quản lý về việc thực hiện các quy định tại Thông tư này. | |
Thông Tư Liên Tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT quy định về quản lý chất thải y tế .
Chương IV
* Điều 20
- Khoản 2
+ Điểm a
* Điều 20
* Điều 21
* Điều 22
* Điều 23
* Điều 24
Chương V
* Điều 25
* Điều 26
* Điều 27 | Thông Tư Liên Tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT quy định về quản lý chất thải y tế .
Chương IV
Điều 20 Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
Khoản 2
Điểm a) Phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện kế hoạch thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn quản lý;
Điều 20 Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
Khoản 2
Điểm b) Tổ chức truyền thông, phổ biến pháp luật về quản lý chất thải y tế cho các cơ sở y tế và các đối tượng liên quan trên địa bàn quản lý;
Điểm c) Phối hợp với các đơn vị liên quan trong hoạt động kiểm tra, thanh tra các cơ sở y tế trên địa bàn quản lý về việc thực hiện các quy định tại Thông tư này.
Khoản 3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền việc thực hiện Thông tư này và các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường đối với cơ sở y tế theo quy định của pháp luật.
Điều 21 Trách nhiệm của Sở Y tế
Khoản 1. Hướng dẫn các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh thực hiện các quy định tại Thông tư này.
Khoản 2. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, thanh tra các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh về việc thực hiện các quy định tại Thông tư này.
Khoản 3. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh.
Khoản 4. Đầu mối tổ chức đào tạo, truyền thông, phổ biến pháp luật về quản lý chất thải y tế cho các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh.
Khoản 5. Báo cáo kết quả quản lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Điều 16 của Thông tư này.
Điều 22 Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường
Khoản 1. Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế xây dựng kế hoạch thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Nội dung kế hoạch thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 23 Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT được quy định chi tiết tại Phụ lục số 07 ban hành kèm theo Thông tư này.
Khoản 2. Tổng hợp, báo cáo quản lý chất thải nguy hại theo quy định tại Khoản 4 Điều 11 Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT.
Khoản 3. Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế kiểm tra, thanh tra các cơ sở y tế, các cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh về việc thực hiện các quy định tại Thông tư này.
Khoản 4. Phối hợp với Sở Y tế tổ chức đào tạo, truyền thông, phổ biến pháp luật về quản lý chất thải y tế cho các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh.
Mục 2
Điều 23 Trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở y tế
Khoản 1. Thực hiện quản lý chất thải y tế theo quy định tại Thông tư này và các văn bản pháp luật liên quan khác.
Khoản 2. Phân công 01 lãnh đạo phụ trách về công tác quản lý chất thải y tế và 01 khoa, phòng hoặc cán bộ chuyên trách về công tác quản lý chất thải y tế của cơ sở.
Khoản 3. Lập và ghi đầy đủ thông tin vào Sổ giao nhận chất thải y tế nguy hại theo quy định tại Phụ lục số 08 ban hành kèm theo Thông tư này (trừ trường hợp cơ sở y tế tự thực hiện xử lý chất thải y tế).
Khoản 4. Khi chuyển giao chất thải y tế nguy hại không phải thực hiện trách nhiệm sử dụng chứng từ chất thải nguy hại mỗi lần chuyển giao chất thải nguy hại theo quy định tại Khoản 4 Điều 7 Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT nhưng phải thực hiện các trách nhiệm sau đây:
Điểm a) Đối với cơ sở y tế thuê đơn vị có giấy phép xử lý chất thải nguy hại hoặc giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại để xử lý chất thải, định kỳ hàng tháng xuất 01 bộ chứng từ chất thải nguy hại cho lượng chất thải y tế nguy hại đã chuyển giao trong tháng theo quy định tại Phụ lục 3 Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT;
Điểm b) Đối với cơ sở xử lý chất thải y tế theo mô hình cụm, sử dụng Sổ giao nhận chất chải y tế nguy hại thay thế chứng từ chất thải y tế nguy hại.
Khoản 5. Bố trí đủ kinh phí, nhân lực hoặc ký hợp đồng với đơn vị bên ngoài để thực hiện việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế.
Khoản 6. Tổ chức truyền thông, phổ biến pháp luật về quản lý chất thải y tế cho tất cả cán bộ, viên chức, hợp đồng và các đối tượng liên quan.
Khoản 7. Hằng năm, tổ chức đào tạo về quản lý chất thải y tế cho công chức, viên chức, người lao động của đơn vị và các đối tượng có liên quan.
Khoản 8. Báo cáo kết quả quản lý chất thải y tế theo quy định tại Điều 16 Thông tư này.
Mục 2
Điều 24 Trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở y tế thực hiện xử lý chất thải y tế nguy hại cho cụm cơ sở y tế
Ngoài việc thực hiện các quy định tại Điều 23 Thông tư này, người đứng đầu cơ sở y tế thực hiện xử lý chất thải y tế nguy hại cho cụm cơ sở y tế phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
Khoản 1. Thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại theo nội dung trong kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
Khoản 2. Bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật về phương tiện vận chuyển và thiết bị lưu chứa chất thải trên phương tiện vận chuyển theo quy định tại Điều 11 Thông tư này khi thực hiện thu gom, vận chuyển chất thải y tế từ các cơ sở y tế trong cụm về xử lý.
Chương V
Mục 2
Điều 25 Tổ chức thực hiện
Khoản 1. Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y tế), Bộ Tài nguyên và Môi trường (Tổng cục Môi trường) hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Thông tư này.
Khoản 2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; người đứng đầu cơ sở y tế và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
Mục 2
Điều 26 Điều khoản tham chiếu
Trường hợp các văn bản dẫn chiếu trong Thông tư này được thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì thực hiện theo văn bản thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung.
Điều 27 Hiệu lực thi hành
Khoản 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2016.
Khoản 2. Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có những khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y tế) và Bộ Tài nguyên và Môi trường (Tổng cục Môi trường) để xem xét, giải quyết./. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Nguyễn Minh Quang BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ Nguyễn Thị Kim Tiến Nơi nhận: - Ban Bí thư TW Đảng; - Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Chính phủ (Vụ KGVX, Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ); - Cổng TTĐT Bộ Y tế, Bộ TN&MT; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); - Các đơn vị thuộc Bộ Y tế, Bộ TN&MT; - Lưu: Bộ Y tế (VT, PC, MT); Bộ TN&MT (VT, PC, TCMT). PHỤ LỤC SỐ 01 | |
Thông Tư 338/2016/TT-BTC quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật .
* Điều 1
* Điều 2
* Điều 3
* Điều 4
- Khoản 1
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
+ Điểm d
+ Điểm đ
+ Điểm e
- Khoản 2
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
+ Điểm d
+ Điểm đ
- Khoản 3
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
+ Điểm d
- Khoản 4
+ Điểm a | Thông Tư 338/2016/TT-BTC quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật .
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Khoản 1. Thông tư này quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật của các cơ quan, đơn vị, bao gồm các văn bản sau:
Điểm a) Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.
Điểm b) Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Điểm c) Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
Điểm d) Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Điểm đ) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Điểm e) Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Điểm g) Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
Điểm h) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).
Điểm i) Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Điểm k) Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Điểm l) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).
Điểm m) Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Điểm n) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
Điểm o) Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Khoản 2. Việc quản lý và sử dụng kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật từ nguồn vốn hỗ trợ từ các dự án, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thực hiện theo quy định, cam kết của nhà tài trợ, trường hợp không có quy định, cam kết của nhà tài trợ thì áp dụng nội dung chi, mức chi quy định tại thông tư này.
Khoản 3. Đối với việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật, pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm, kiểm soát thủ tục hành chính thực hiện theo các thông tư hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
Điều 2. Nguyên tắc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí
Khoản 1. Kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật do ngân sách nhà nước bảo đảm, được tổng hợp chung vào dự toán ngân sách chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị (bao gồm cả kinh phí xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội).
Khoản 2. Việc bố trí kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật tại cơ quan, đơn vị được thực hiện theo chương trình, kế hoạch chính thức và chương trình, kế hoạch bổ sung trong năm, bảo đảm phù hợp với tiến độ triển khai nhiệm vụ và trong phạm vi dự toán ngân sách đã được giao.
Khoản 3. Việc sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật phải đúng mục đích, theo quy định của pháp luật và quy định tại Thông tư này.
Điều 3. Nội dung chi cho các hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật
Căn cứ tính chất, mức độ phức tạp của mỗi hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật được ngân sách nhà nước bố trí kinh phí quy định tại khoản 1 Điều 2 thông tư này; cơ quan, đơn vị được giao chủ trì nhiệm vụ thực hiện chi theo những nội dung sau:
Khoản 1. Tổng kết việc thi hành pháp luật hiện hành, tập hợp, rà soát đánh giá văn bản quy phạm pháp luật có liên quan;
Khoản 2. Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội có liên quan phục vụ quá trình nghiên cứu, lập đề nghị xây dựng văn bản, lập đề nghị, dự kiến chương trình xây dựng văn bản;
Khoản 3. Dịch, hiệu đính tài liệu, văn bản tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc thiểu số sang tiếng Việt và ngược lại;
Khoản 4. Tổ chức soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật;
Khoản 5. Đánh giá tác động của chính sách, đánh giá tác động của văn bản;
Khoản 6. Tổ chức Hội đồng tư vấn thẩm định, Hội đồng thẩm định, Hội đồng thẩm tra; lấy ý kiến của các nhà khoa học, các chuyên gia (trong trường hợp cần thiết);
Khoản 7. Xây dựng báo cáo thẩm định, thẩm tra, văn bản góp ý;
Khoản 8. Chỉnh lý, hoàn thiện các loại đề cương, báo cáo, dự thảo văn bản.
Khoản 9. Chi mua văn phòng phẩm, in ấn, sao chụp tài liệu phục vụ trực tiếp cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Điều 4. Định mức chi cho các nội dung trong các hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật
Định mức chi có tính chất đặc thù, được bảo đảm từ ngân sách nhà nước cho một số nội dung trong các hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật được quy định cụ thể như sau:
Khoản 1. Chi soạn thảo đề cương chi tiết dự thảo văn bản:
Điểm a) Đối với luật, pháp lệnh: - Dự án luật, pháp lệnh mới hoặc thay thế: mức chi 4.500.000 đồng/đề cương; - Dự án luật, pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều: mức chi 3.800.000 đồng/đề cương.
Điểm b) Đối với nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nghị định của Chính phủ: - Văn bản mới hoặc thay thế: mức chi 3.000.000 đồng/đề cương; - Văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều: mức chi 2.300.000 đồng/đề cương.
Điểm c) Đối với quyết định của Thủ tướng Chính phủ: - Văn bản mới hoặc thay thế: mức chi 2.300.000 đồng/đề cương; - Văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều: mức chi 1.500.000 đồng/đề cương.
Điểm d) Đối với thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao: - Văn bản mới hoặc thay thế: mức chi 1.500.000 đồng/đề cương; - Văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều: mức chi 1.000.000 đồng/đề cương.
Điểm đ) đối với thông tư của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ; nghị quyết của hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao, thông tư của chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định của tổng kiểm toán nhà nước: - Văn bản mới hoặc thay thế: mức chi 1.000.000 đồng/đề cương; - Văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều: mức chi 800.000 đồng/đề cương.
Điểm e) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Quyết định của Ủy ban nhân dân, văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt: - Văn bản mới hoặc thay thế: mức chi 950.000 đồng/đề cương; - Văn bản sửa đổi, bổ sung: mức chi 650.000 đồng/đề cương.
Khoản 2. Chi soạn thảo văn bản
Điểm a) Đối với luật, pháp lệnh: Dự án luật, pháp lệnh mới hoặc thay thế: mức chi 12.000.000 đồng/dự thảo văn bản; Dự án luật, pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều: mức chi 7.500.000 đồng/dự thảo văn bản.
Điểm b) Đối với nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nghị định của Chính phủ. - Văn bản mới hoặc thay thế: mức chi 7.500.000 đồng/dự thảo văn bản; - Văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều: mức chi 4.500.000 đồng/dự thảo văn bản.
Điểm c) Đối với quyết định của Thủ tướng Chính phủ: - Văn bản mới hoặc thay thế: mức chi 6.000.000 đồng/dự thảo văn bản; - Văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều: mức chi 4.000.000 đồng/dự thảo văn bản.
Điểm d) Đối với thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao: - Văn bản mới hoặc thay thế: mức chi 4.000.000 đồng/dự thảo văn bản; - Văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều: mức chi 3.500.000 đồng/dự thảo văn bản.
Điểm đ) Đối với thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, thông tư của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Quyết định của Ủy ban nhân dân, văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; - Văn bản mới hoặc thay thế: mức chi 3.200.000 đồng/dự thảo văn bản; - Văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều: mức chi 2.700.000 đồng/dự thảo văn bản.
Khoản 3. Chi soạn thảo các báo cáo phục vụ công tác xây dựng văn bản và hoàn thiện văn bản:
Điểm a) Báo cáo tổng hợp ý kiến; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý: - Đối với dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết, nghị quyết liên tịch của Ủy ban thường vụ Quốc hội, mới hoặc thay thế: mức chi 1.500.000 đồng/báo cáo; - Đối với dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết, nghị quyết liên tịch của Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều: mức chi 1.000.000 đồng/báo cáo; - Đối với nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân, văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt: mức chi 250.000 đồng/báo cáo tổng hợp ý kiến; 350.000 đồng/báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý. Đối với văn bản sửa đổi, bổ sung: mức chi 150.000 đồng/báo cáo tổng hợp ý kiến; 250.000 đồng/báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý; - Đối với các văn bản còn lại: mức chi 800.000 đồng/báo cáo.
Điểm b) Báo cáo nhận xét, đánh giá của người phản biện, ủy viên hội đồng thẩm định, báo cáo tham luận theo đơn đặt hàng của cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo: - Đối với dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết, nghị quyết liên tịch của Ủy ban thường vụ Quốc hội mới hoặc thay thế: mức chi 1.500.000 đồng/báo cáo; - Đối với dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết, nghị quyết liên tịch của Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều: mức chi 1.000.000 đồng/báo cáo; - Đối với dự thảo nghị quyết mới hoặc thay thế của Hội đồng nhân dân, quyết định mới hoặc thay thế của Ủy ban nhân dân, văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt: mức chi 350.000 đồng/báo cáo; Đối với văn bản sửa đổi, bổ sung: mức chi 200.000 đồng/báo cáo; - Đối với các văn bản còn lại: mức chi 800.000 đồng/báo cáo.
Điểm c) Báo cáo đánh giá tác động của chính sách hoặc báo cáo đánh giá tác động của văn bản: - Đối với luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết, nghị quyết liên tịch của Ủy ban thường vụ Quốc hội: mức chi 8.000.000 đồng/báo cáo. - Đối với các văn bản còn lại: mức chi 6.000.000 đồng/báo cáo.
Điểm d) Báo cáo theo dõi tình hình thi hành pháp luật: - Báo cáo tổng hợp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trình Chính phủ do Bộ Tư pháp chủ trì xây dựng: mức chi 12.000.000 đồng/báo cáo; - Báo cáo theo dõi tình hình thi hành pháp luật định kỳ hàng năm của các bộ, ngành: mức chi 8.000.000 đồng/báo cáo; - Báo cáo theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo chuyên đề: mức chi 5.000.000 đồng/báo cáo; - Báo cáo theo dõi tình hình thi hành pháp luật đột xuất: mức chi 3.000.000 đồng/báo cáo. - Báo cáo tổng hợp theo dõi tình hình thi hành pháp luật do Sở Tư pháp chủ trì xây dựng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi Bộ Tư pháp: mức chi 3.400.000 đồng/báo cáo; - Báo cáo theo dõi tình hình thi hành pháp luật do Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp; các sở, ban, ngành cấp tỉnh chủ trì xây dựng gửi Sở Tư pháp: mức chi 1.700.000 đồng/báo cáo; - Báo cáo theo dõi tình hình thi hành pháp luật do Ủy ban nhân dân cấp xã; các phòng, ban, ngành cấp huyện chủ trì xây dựng gửi Phòng Tư pháp: mức chi 900.000 đồng/báo cáo.
Khoản 4. Soạn thảo văn bản góp ý, báo cáo thẩm định, thẩm tra văn bản:
Điểm a) Văn bản góp ý: - Đối với dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết, nghị quyết liên tịch của Ủy ban thường vụ Quốc hội mới hoặc thay thế: mức chi 1.000.000 đồng/văn bản; - Đối với dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết, nghị quyết liên tịch của Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều: mức chi 700.000 đồng/văn bản; - Đối với dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân, văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt: mức chi 250.000 đồng/văn bản; - Đối với các văn bản còn lại: mức chi 500.000 đồng/văn bản. | |
Thông Tư 338/2016/TT-BTC quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật .
* Điều 4
- Khoản 4
+ Điểm b
- Khoản 5
- Khoản 6
+ Điểm a
+ Điểm b
- Khoản 7
- Khoản 8
- Khoản 9
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
+ Điểm d
+ Điểm đ
+ Điểm e
* Điều 5
* Điều 6
* Điều 7
* Điều 8
- Khoản 1
- Khoản 2 | Thông Tư 338/2016/TT-BTC quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật .
Điều 4. Định mức chi cho các nội dung trong các hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật
Khoản 4
Điểm b) Báo cáo thẩm định, báo cáo thẩm tra: - Đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết, nghị quyết liên tịch của Ủy ban thường vụ Quốc hội, nghị định: mức chi 500.000 đồng/báo cáo; - Đối với dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết, nghị quyết liên tịch của Ủy ban thường vụ Quốc hội: mức chi 1.500.000 đồng/báo cáo; - Đối với dự thảo nghị định, nghị quyết, nghị quyết liên tịch, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư liên tịch: mức chi 1.000.000 đồng/báo cáo; - Đối với dự thảo thông tư, quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân, văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt: mức chi 500.000 đồng/báo cáo.
Khoản 5. Chỉnh lý hoàn thiện đề cương nghiên cứu, các loại báo cáo, bản thuyết minh, Tờ trình văn bản, dự thảo văn bản: mức chi 600.000 đồng/lần chỉnh lý; riêng văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân mức chi 200.000 đồng/lần chỉnh lý.
Khoản 6. Chi cho cá nhân tham gia họp, hội thảo, tọa đàm, hội nghị và họp báo.
Điểm a) Tham gia họp, hội thảo, tọa đàm, hội nghị phục vụ công tác xây dựng dự kiến chương trình, soạn thảo, đánh giá tác động, góp ý, thẩm định, thẩm tra văn bản; điều tra, khảo sát; theo dõi, đánh giá về tình hình thi hành pháp luật: - Chủ trì: mức chi 150.000 đồng/người/cuộc họp; - Các thành viên tham dự: mức chi 100.000 đồng/người/cuộc họp; - Ý kiến tham luận bằng văn bản của thành viên tham dự: mức chi 500.000 đồng/văn bản; riêng văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân mức chi 200.000 đồng/văn bản.
Điểm b) Tham dự cuộc họp báo công bố luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật đã được cấp có thẩm quyền ký ban hành: - Người chủ trì cuộc họp: mức chi 150.000 đồng/người/cuộc họp; - Các thành viên tham dự: mức chi 70.000 đồng/người/cuộc họp.
Khoản 7. Chi thuê dịch và hiệu đính tài liệu - Dịch tài liệu từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt: mức chi 120.000 đồng/trang (350 từ); - Dịch tài liệu từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài: mức chi 150.000 đồng/trang (350 từ); - Dịch tài liệu từ tiếng Việt sang tiếng dân tộc thiểu số: mức chi 100.000 đồng/trang (350 từ); - Hiệu đính tài liệu dịch: mức chi 40.000 đồng/trang (350 từ). - Đối với một số ngôn ngữ không phổ thông mức chi biên dịch được phép tăng 30% so với mức chi biên dịch nêu trên.
Khoản 8. Chi lấy ý kiến tư vấn của chuyên gia độc lập Trong trường hợp đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; đề nghị, dự kiến chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; thuyết minh, tờ trình, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và các báo cáo chuyên ngành, lĩnh vực chuyên môn phức tạp phải lấy ý kiến tư vấn, phản biện của các chuyên gia độc lập thì mức chi 1.000.000 đồng/báo cáo.
Khoản 9. Ngoài việc thực hiện theo mức chi cho những nội dung quy định từ khoản 1 đến khoản 8 Điều này, mức chi cho những nội dung khác được thực hiện và áp dụng theo các chế độ chi tiêu tài chính hiện hành, gồm:
Điểm a) Đối với các khoản chi công tác phí cho cán bộ đi công tác trong nước, chi để tổ chức các cuộc họp, hội nghị, tọa đàm, sơ kết, tổng kết thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;
Điểm b) Đối với các khoản chi cho việc tổ chức các đoàn đi khảo sát ở nước ngoài thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước đài thọ;
Điểm c) Đối với việc tổ chức các cuộc điều tra, khảo sát, điều tra xã hội học được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra từ nguồn ngân sách nhà nước;
Điểm d) Đối với các khoản chi lập hệ cơ sở dữ liệu tin học hóa phục vụ cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính hướng dẫn mức chi tạo lập tin điện tử thuộc công nghệ thông tin và các quy định hiện hành về công nghệ thông tin, xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu;
Điểm đ) Chi rà soát, hệ thống hóa văn bản phục vụ trực tiếp công tác xây dựng văn bản và hoàn thiện hệ thống pháp luật thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn về quản lý và sử dụng kinh phí cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật.
Điểm e) Chi mua văn phòng phẩm, in ấn, sao chụp tài liệu phục vụ trực tiếp cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hóa đơn, chứng từ chi hợp pháp, trong phạm vi dự toán được giao.
Điều 5. Định mức phân bổ kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật
Khoản 1. Định mức phân bổ kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật thực hiện trên cơ sở các hoạt động, nội dung chi, mức chi quy định tại Điều 3 và Điều 4 của Thông tư này và được thực hiện như sau:
Điểm a) Đối với dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, định mức phân bổ kinh phí cho cơ quan chủ trì soạn thảo được thực hiện như sau: - Bộ luật mới, thay thế: tối đa 2.000 triệu đồng/dự án. - Bộ luật sửa đổi, bổ sung một số điều: tối đa 1.600 triệu đồng/dự án. - Dự án luật mới, thay thế: tối đa 1.000 triệu đồng/dự án. - Dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều: tối đa 600 triệu đồng/dự án. - Dự án pháp lệnh mới, thay thế: tối đa 500 triệu đồng/dự án. - Dự án pháp lệnh sửa đổi, bổ sung: tối đa 300 triệu đồng/dự án. - Dự án nghị quyết của Quốc hội mới, thay thế: tối đa 500 triệu đồng/dự án. - Dự án nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung: tối đa 300 triệu đồng/dự án. - Dự án nghị quyết, nghị quyết liên tịch của Ủy ban thường vụ Quốc hội mới, thay thế: tối đa 400 triệu đồng/dự án. - Dự án nghị quyết, nghị quyết liên tịch của Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung: tối đa 250 triệu đồng/dự án.
Điểm b) Dự thảo nghị định của Chính phủ, định mức phân bổ kinh phí 40 triệu đồng/dự thảo văn bản có nội dung ít phức tạp, chỉ lấy ý kiến tham gia của một số bộ, ngành trung ương và 60 triệu đồng/dự thảo văn bản có nội dung phức tạp, phải lấy ý kiến tham gia của nhiều bộ, ngành trung ương, đoàn thể và địa phương. Trường hợp dự thảo nghị định phải tổ chức họp lấy ý kiến rộng rãi, nhiều lần với phạm vi rộng, thì mức phân bổ kinh phí do thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao chủ trì soạn thảo, xây dựng quyết định trong phạm vi dự toán ngân sách chi thường xuyên được giao;
Điểm c) Dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: định mức phân bổ kinh phí 30 triệu đồng/dự thảo văn bản có nội dung ít phức tạp hoặc ít phải tổ chức các cuộc họp lấy ý kiến và 50 triệu đồng/dự thảo văn bản có nội dung phức tạp hoặc phải tổ chức họp lấy ý kiến nhiều lần;
Điểm d) Dự thảo nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, thông tư, thông tư liên tịch, quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước: định mức phân bổ kinh phí 15 triệu đồng/dự thảo văn bản có nội dung ít phức tạp, phạm vi điều chỉnh hẹp và 30 triệu đồng/dự thảo văn bản có nội dung phức tạp, phạm vi đối tượng thực hiện rộng trong toàn quốc, phải tổ chức họp lấy ý kiến nhiều lần;
Điểm đ) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân, văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt được ban hành mới hoặc thay thế: - Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân: + Cấp tỉnh: 10 triệu đồng/văn bản; + Cấp huyện: 8 triệu đồng/văn bản; + Cấp xã: 6 triệu đồng/văn bản. - Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt: 10 triệu đồng/văn bản. - Đối với văn bản sửa đổi, bổ sung định mức phân bổ kinh phí không quá 80% định mức phân bổ đối với văn bản được ban hành mới hoặc thay thế.
Khoản 2. Ngoài định mức phân bổ kinh phí quy định tại khoản 1 Điều này, căn cứ vào khả năng nguồn kinh phí, trong trường hợp cần thiết thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì sắp xếp, bố trí một khoản kinh phí từ nguồn ngân sách chi thường xuyên đã được giao để hỗ trợ cho việc thực hiện các hoạt động có liên quan trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Điều 6. Lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản và hoàn thiện hệ thống pháp luật
Khoản 1. Việc lập dự toán, phân bổ kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn. Thông tư này chỉ quy định nội dung đặc thù đối với kinh phí xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, cụ thể như sau:
Điểm a) Lập dự toán: Hàng năm, căn cứ chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội được Quốc hội thông qua và chương trình được Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh, bổ sung trong năm và quy định tại Thông tư này; các Bộ, cơ quan Trung ương được giao chủ trì xây dựng dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội lập dự toán kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng Dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội tổng hợp chung vào dự toán ngân sách nhà nước của cơ quan gửi Bộ Tài chính tổng hợp trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Riêng đối với cơ quan thẩm định, thẩm tra và hoàn thiện dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội: Căn cứ số lượng dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh được Quốc hội thông qua hàng năm và chương trình được Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh, bổ sung; căn cứ nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, nội dung chi, mức chi quy định tại Điều 3, Điều 4 thông tư này và các chế độ chi tiêu hiện hành để lập dự toán kinh phí thẩm định, thẩm tra và hoàn thiện dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội tổng hợp chung vào dự toán ngân sách nhà nước gửi Bộ Tài chính tổng hợp trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Điểm b) Phân bổ dự toán: Căn cứ dự toán ngân sách nhà nước được cơ quan có thẩm quyền giao, các bộ, cơ quan trung ương thực hiện phân bổ dự toán cho các đơn vị dự toán trực thuộc trong đó ghi rõ kinh phí xây dựng, thẩm định, thẩm tra và hoàn thiện dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật được phân bổ vào kinh phí giao thực hiện chế độ tự chủ.
Khoản 2. Việc thanh toán và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn. Đối với kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện theo phương thức khoán trên sản phẩm hoàn thành. Chứng từ thanh toán gồm: - Quyết định hoặc văn bản phê duyệt chương trình, kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của cấp có thẩm quyền. - Tờ trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật. - Văn bản quy phạm pháp luật được cấp có thẩm quyền ban hành. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền quyết định không ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã xây dựng xong hoặc dừng lại không xây dựng tiếp; cơ quan, đơn vị chủ trì xây dựng văn bản được phép thanh, quyết toán phần kinh phí đã thực hiện tương ứng theo quy định về nội dung chi, mức chi tại Thông tư này trên cơ sở chứng từ chi tiêu hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Tổ chức thực hiện
Khoản 1. Căn cứ khả năng ngân sách và tình tình thực tế; bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định mức phân bổ cụ thể đối với từng loại văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện cho phù hợp.
Khoản 2. Các nội dung chi, mức chi tại Điều 3, Điều 4 thông tư mang tính hướng dẫn; căn cứ mức kinh phí được giao để thực hiện xây dựng văn bản và hoàn thiện hệ thống pháp luật, thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ xây dựng văn bản và hoàn thiện hệ thống pháp luật quyết định thực hiện chi tiêu cho các nội dung công việc với mức chi phù hợp (thấp hơn hoặc cao hơn mức chi quy định tại Điều 4 thông tư này) trong tổng mức kinh phí đã được giao để thực hiện nhiệm vụ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Khoản 3. Đối với kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật năm 2017 (bao gồm cả kinh phí luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội) các Bộ, cơ quan trung ương, các địa phương bố trí, sắp xếp trong phạm vi dự toán chi ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao năm 2017 để thực hiện.
Điều 8. Điều khoản thi hành
Khoản 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 2 năm 2017.
Khoản 2. Thông tư này thay thế Thông tư liên tịch số 92/2014/TTLT-BTC-BTP-VPCP ngày 14/7/2014 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống, pháp luật và Thông tư liên tịch số 47/2012/TTLT-BTC-BTP ngày 16/3/2012 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. | |
Thông Tư 338/2016/TT-BTC quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật .
* Điều 8
- Khoản 3
- Khoản 3 | Thông Tư 338/2016/TT-BTC quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật .
Điều 8. Điều khoản thi hành
Khoản 3. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Tòa án nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các Đoàn thể; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Sở TC, KBNN các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp; - Cổng TTĐT: Chính phủ, Bộ Tài chính; - Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính; - Lưu: VT, HCSN. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Trần Xuân Hà | |
Nghị Định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hộ tịch .
Chương I
* Điều 1
* Điều 2
* Điều 3
* Điều 4
* Điều 5
* Điều 6
* Điều 7
* Điều 8
Chương II
* Điều 9
* Điều 10
* Điều 11
* Điều 11
* Điều 12
- Khoản 1
- Khoản 2
- Khoản 3
- Khoản 4 | Nghị Định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hộ tịch .
Chương I
Điều 1 Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Hộ tịch về đăng ký khai sinh, kết hôn, quản lý và sử dụng Sổ hộ tịch trong giai đoạn Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa được vận hành thống nhất trên cả nước (sau đây gọi là giai đoạn chuyển tiếp); đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ, trẻ em sinh ra do mang thai hộ; khai sinh, kết hôn, nhận cha, mẹ, con, khai tử tại khu vực biên giới; cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài chưa được đăng ký khai sinh về cư trú tại Việt Nam; đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Ủy ban nhân dân cấp huyện; ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn, ly hôn, hủy việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài; đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử; việc bố trí công chức tư pháp - hộ tịch làm công tác hộ tịch chuyên trách và một số biện pháp thi hành Luật Hộ tịch.
Điều 2 Quy định về xuất trình, nộp giấy tờ khi đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch
Khoản 1. Người yêu cầu đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân. Trong giai đoạn chuyển tiếp, người yêu cầu đăng ký hộ tịch phải xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú.
Khoản 2. Người yêu cầu đăng ký khai sinh phải nộp bản chính Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch; đăng ký khai tử phải nộp bản chính Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay Giấy báo tử theo quy định tại Khoản 1 Điều 34 của Luật Hộ tịch và tại Khoản 2 Điều 4 của Nghị định này; đăng ký kết hôn phải nộp bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định tại Mục 3 Chương III của Nghị định này.
Khoản 3. Giấy tờ bằng tiếng nước ngoài sử dụng để đăng ký hộ tịch tại Việt Nam phải được dịch ra tiếng Việt và công chứng bản dịch hoặc chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật.
Khoản 4. Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước có chung đường biên giới với Việt Nam (sau đây gọi là nước láng giềng) lập, cấp, xác nhận sử dụng để đăng ký hộ tịch theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 của Luật Hộ tịch được miễn hợp pháp hóa lãnh sự; dịch ra tiếng Việt và có cam kết của người dịch về việc dịch đúng nội dung.
Khoản 5. Bản sao giấy tờ trong hồ sơ đăng ký hộ tịch là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc chứng thực từ bản chính theo quy định của pháp luật; trường hợp người yêu cầu nộp bản sao không được chứng thực thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu.
Điều 3 Cách thức nộp và tiếp nhận hồ sơ đăng ký hộ tịch
Khoản 1. Người yêu cầu đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con, đăng ký lại kết hôn trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch; người yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch khác có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch, gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc gửi hồ sơ theo hệ thống đăng ký hộ tịch trực tuyến. Hồ sơ đăng ký hộ tịch chỉ cần lập một (01) bộ.
Khoản 2. Người tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra các giấy tờ để đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người yêu cầu bổ sung hoàn thiện. Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả. Trường hợp người yêu cầu nộp giấy tờ là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính thì người tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu xuất trình bản chính; nếu người yêu cầu chỉ nộp bản chụp và xuất trình bản chính thì người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu bản chụp với bản chính và ký vào bản chụp xác nhận về việc đã đối chiếu nội dung giấy tờ đó. Trường hợp pháp luật quy định giấy tờ xuất trình thì người tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu nộp thêm bản sao hoặc bản chụp của giấy tờ xuất trình.
Khoản 3. Trường hợp người yêu cầu gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc muốn nhận kết quả qua hệ thống bưu chính thì phải gửi nộp lệ phí đăng ký hộ tịch, lệ phí cấp bản sao trích lục hộ tịch nếu không thuộc diện được miễn lệ phí và chi phí trả kết quả qua hệ thống bưu chính. Người tiếp nhận hồ sơ ghi rõ phương thức trả kết quả trong giấy tiếp nhận. Được trả kết quả qua hệ thống bưu chính đối với yêu cầu ghi vào sổ hộ tịch các việc hộ tịch do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài giải quyết, bao gồm khai sinh; kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử; ly hôn; hủy hôn nhân trái pháp luật và yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch theo quy định tại Điều 63 của Luật Hộ tịch.
Khoản 4. Đối với việc đăng ký hộ tịch phải tiến hành xác minh theo quy định của Luật Hộ tịch và Nghị định này thì thời gian gửi văn bản yêu cầu và thời gian trả lời kết quả không tính vào thời hạn giải quyết việc hộ tịch cụ thể.
Điều 4 Xác định nội dung đăng ký khai sinh, khai tử
Khoản 1. Nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:
Điểm a) Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán;
Điểm b) Quốc tịch của trẻ em được xác định theo quy định của pháp luật về quốc tịch;
Điểm c) Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh được cấp khi đăng ký khai sinh. Thủ tục cấp số định danh cá nhân được thực hiện theo quy định của Luật Căn cước công dân và Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Căn cước công dân, trên cơ sở bảo đảm đồng bộ với Luật Hộ tịch và Nghị định này;
Điểm d) Ngày, tháng, năm sinh được xác định theo Dương lịch. Nơi sinh, giới tính của trẻ em được xác định theo Giấy chứng sinh do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp; trường hợp không có Giấy chứng sinh thì xác định theo giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch. Đối với trẻ em sinh tại cơ sở y tế thì nơi sinh phải ghi rõ tên của cơ sở y tế và tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh nơi có cơ sở y tế đó; trường hợp trẻ em sinh ngoài cơ sở y tế thì ghi rõ tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh nơi trẻ em sinh ra.
Điểm đ) Quê quán của người được đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 8 Điều 4 của Luật Hộ tịch.
Khoản 2. Khi đăng ký khai tử theo quy định của Luật Hộ tịch, nội dung khai tử phải bao gồm các thông tin: Họ, chữ đệm, tên, năm sinh của người chết; số định danh cá nhân của người chết, nếu có; nơi chết; nguyên nhân chết; giờ, ngày, tháng, năm chết theo Dương lịch; quốc tịch nếu người chết là người nước ngoài. Nội dung đăng ký khai tử được xác định theo Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay Giấy báo tử do cơ quan có thẩm quyền sau đây cấp:
Điểm a) Đối với người chết tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế cấp Giấy báo tử;
Điểm b) Đối với người chết do thi hành án tử hình thì Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình cấp giấy xác nhận việc thi hành án tử hình thay Giấy báo tử;
Điểm c) Đối với người bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì Bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án thay Giấy báo tử;
Điểm d) Đối với người chết trên phương tiện giao thông, chết do tai nạn, bị giết, chết đột ngột hoặc chết có nghi vấn thì văn bản xác nhận của cơ quan công an hoặc kết quả giám định của Cơ quan giám định pháp y thay Giấy báo tử;
Điểm đ) Đối với người chết không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c và d của Khoản này thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết có trách nhiệm cấp Giấy báo tử.
Điều 5 Cấp Giấy chứng sinh, Giấy báo tử và cung cấp số liệu thống kê sinh, tử
Khoản 1. Cơ sở y tế sau khi cấp Giấy chứng sinh, Giấy báo tử và cơ quan có thẩm quyền cấp giấy tờ thay Giấy chứng tử quy định tại Khoản 2 Điều 4 của Nghị định này có trách nhiệm thông báo số liệu sinh, tử cho cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền theo quy định của Luật Hộ tịch để thống kê kịp thời, đầy đủ, chính xác theo quy định của pháp luật.
Khoản 2. Bộ Y tế hướng dẫn các cơ sở y tế thực hiện việc cấp Giấy chứng sinh, Giấy báo tử và cung cấp số liệu thống kê sinh, tử cho cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 6 Giá trị pháp lý của Giấy khai sinh
Khoản 1. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.
Khoản 2. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.
Khoản 3. Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.
Điều 7 Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch
Khoản 1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.
Khoản 2. Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.
Điều 8 Tuyển dụng, bố trí, bồi dưỡng công chức làm công tác hộ tịch
Khoản 1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, người có thẩm quyền chỉ được bố trí, tuyển dụng mới người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật Hộ tịch làm công tác hộ tịch.
Khoản 2. Căn cứ vào số lượng cán bộ, công chức cấp xã do Chính phủ quy định, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ưu tiên bố trí công chức tư pháp - hộ tịch làm công tác hộ tịch chuyên trách tại các xã, phường, thị trấn là đơn vị hành chính cấp xã loại 1, loại 2 có đông dân cư, số lượng công việc hộ tịch nhiều.
Khoản 3. Bộ Tư pháp xây dựng chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch và quy định việc cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch cho công chức làm công tác hộ tịch. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch cho công chức làm công tác hộ tịch tại địa phương.
Chương II
Mục 1
Điều 9 Giấy tờ nộp và xuất trình khi đăng ký khai sinh
Khoản 1. Người yêu cầu đăng ký khai sinh nộp các giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch khi đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) hoặc các giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 của Luật Hộ tịch khi đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện).
Khoản 2. Người yêu cầu đăng ký khai sinh xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này. Trường hợp cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn thì còn phải xuất trình giấy chứng nhận kết hôn.
Mục 1
Điều 10 Giấy tờ nộp và xuất trình khi đăng ký kết hôn
Người yêu cầu đăng ký kết hôn xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này, nộp giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 của Luật Hộ tịch khi đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch khi đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện và nộp bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định sau:
Khoản 1. Trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà người yêu cầu đăng ký kết hôn không thường trú tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký kết hôn thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 của Nghị định này. Trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện thì người yêu cầu đăng ký kết hôn đang cư trú ở trong nước phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 của Nghị định này.
Khoản 2. Trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn đang công tác, học tập, lao động có thời hạn ở nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện) cấp.
Mục 2
Điều 11 Lập, khóa Sổ hộ tịch
Khoản 1. Sổ hộ tịch được lập thành 01 quyển theo từng loại việc hộ tịch được đăng ký.
Điều 11 Lập, khóa Sổ hộ tịch
Khoản 2. Cơ quan đăng ký hộ tịch sử dụng sổ hộ tịch để ghi những việc hộ tịch được đăng ký bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 cho đến hết ngày 31 tháng 12 của năm. Số liệu thống kê hộ tịch hàng năm được tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm đó.
Khoản 3. Trước ngày 05 tháng 01 của năm sau, công chức làm công tác hộ tịch phải khóa Sổ hộ tịch; thống kê đầy đủ, chính xác và ghi tổng số việc hộ tịch đã đăng ký của năm trước vào trang liền kề với trang đăng ký cuối cùng của năm; ký, ghi rõ họ tên, chức danh; báo cáo Thủ trưởng cơ quan đăng ký hộ tịch ký, đóng dấu xác nhận.
Điều 12 Lưu trữ Sổ hộ tịch
Khoản 1. Sau khi khóa Sổ hộ tịch, trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày khóa Sổ hộ tịch, cơ quan đăng ký hộ tịch chứng thực 01 bản sao Sổ hộ tịch để chuyển lưu tại cơ quan quản lý hộ tịch cấp trên trực tiếp; đối với Cơ quan đại diện thì gửi tập trung về Bộ Ngoại giao.
Khoản 2. Khi nhận bản sao Sổ hộ tịch chuyển lưu, cơ quan tiếp nhận phải kiểm tra từng quyển Sổ hộ tịch, lập Biên bản bàn giao, trong đó ghi rõ tình trạng, số liệu đăng ký của từng quyển.
Khoản 3. Sổ hộ tịch là tài sản quốc gia, được lưu trữ vĩnh viễn theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Khoản 4. Cơ quan lưu giữ Sổ hộ tịch có trách nhiệm bảo quản, khai thác, sử dụng Sổ hộ tịch theo đúng quy định của pháp luật; thực hiện các biện pháp an toàn, chống cháy nổ, bão lụt, ẩm ướt, mối mọt.
| |
Nghị Định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hộ tịch .
Chương II
* Điều 13
- Khoản 2
- Khoản 3
- Khoản 4
* Điều 13
Chương III
* Điều 14
* Điều 15
* Điều 16
* Điều 17
* Điều 18
* Điều 19
* Điều 20
* Điều 21
* Điều 22 | Nghị Định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hộ tịch .
Chương II
Điều 13 Ghi vào Sổ hộ tịch nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch
Khoản 2. Khi nhận bản sao Sổ hộ tịch chuyển lưu, cơ quan tiếp nhận phải kiểm tra từng quyển Sổ hộ tịch, lập Biên bản bàn giao, trong đó ghi rõ tình trạng, số liệu đăng ký của từng quyển.
Khoản 3. Sổ hộ tịch là tài sản quốc gia, được lưu trữ vĩnh viễn theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Khoản 4. Cơ quan lưu giữ Sổ hộ tịch có trách nhiệm bảo quản, khai thác, sử dụng Sổ hộ tịch theo đúng quy định của pháp luật; thực hiện các biện pháp an toàn, chống cháy nổ, bão lụt, ẩm ướt, mối mọt.
Điều 13 Ghi vào Sổ hộ tịch nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch
Khoản 1. Ngay sau khi nhận được thông báo kèm theo bản sao trích lục hộ tịch theo quy định tại Khoản 3 Điều 28 của Luật Hộ tịch, công chức làm công tác hộ tịch căn cứ bản sao trích lục ghi đầy đủ nội dung thay đổi, cải chính vào Sổ hộ tịch, bao gồm: Số, ngày, tháng, năm; tên cơ quan cấp; họ, tên người ký trích lục hộ tịch; báo cáo Thủ trưởng cơ quan đăng ký hộ tịch ký, đóng dấu xác nhận. Trường hợp Sổ hộ tịch đã được chứng thực chuyển lưu theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Nghị định này thì công chức làm công tác hộ tịch phải báo cáo bằng văn bản kèm bản chụp trích lục hộ tịch cho cơ quan quản lý hộ tịch cấp trên để ghi tiếp nội dung thay đổi, cải chính vào bản sao Sổ hộ tịch tương ứng. Cơ quan tiếp nhận bản sao Sổ hộ tịch có trách nhiệm ghi nội dung thay đổi, cải chính vào bản sao Sổ hộ tịch tương ứng; Thủ trưởng cơ quan ký, đóng dấu xác nhận về nội dung đã ghi.
Khoản 2. Thủ trưởng cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch nhận được văn bản thông báo mà không thực hiện ghi vào Sổ hộ tịch hoặc có trách nhiệm thông báo mà không thực hiện thông báo và gửi bản sao trích lục hộ tịch theo quy định tại Khoản 3 Điều 28 của Luật Hộ tịch phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc quản lý, khai thác, sử dụng thông tin hộ tịch sai lệch theo quy định của pháp luật.
Chương III
Mục 1
Điều 14 Đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi
Khoản 1. Người phát hiện trẻ bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã nơi trẻ bị bỏ rơi. Trường hợp trẻ bị bỏ rơi tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo. Ngay sau khi nhận được thông báo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Trưởng công an cấp xã có trách nhiệm tổ chức lập biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi; Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm giao trẻ cho cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng theo quy định pháp luật. Biên bản phải ghi rõ thời gian, địa điểm phát hiện trẻ bị bỏ rơi; đặc điểm nhận dạng như giới tính, thể trạng, tình trạng sức khỏe; tài sản hoặc đồ vật khác của trẻ, nếu có; họ, tên, giấy tờ chứng minh nhân thân, nơi cư trú của người phát hiện trẻ bị bỏ rơi. Biên bản phải được người lập, người phát hiện trẻ bị bỏ rơi, người làm chứng (nếu có) ký tên và đóng dấu xác nhận của cơ quan lập. Biên bản được lập thành hai bản, một bản lưu tại cơ quan lập, một bản giao cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ.
Khoản 2. Sau khi lập biên bản theo quy định tại Khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân trong 7 ngày liên tục về việc trẻ bị bỏ rơi.
Khoản 3. Hết thời hạn niêm yết, nếu không có thông tin về cha, mẹ đẻ của trẻ, Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo cho cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ để tiến hành đăng ký khai sinh cho trẻ. Cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ có trách nhiệm khai sinh cho trẻ em. Thủ tục đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch. Họ, chữ đệm, tên của trẻ được xác định theo quy định của pháp luật dân sự. Nếu không có cơ sở để xác định ngày, tháng, năm sinh và nơi sinh của trẻ thì lấy ngày, tháng phát hiện trẻ bị bỏ rơi là ngày, tháng sinh; căn cứ thể trạng của trẻ để xác định năm sinh; nơi sinh là nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi; quê quán được xác định theo nơi sinh; quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam. Phần khai về cha, mẹ và dân tộc của trẻ trong Giấy khai sinh và Sổ hộ tịch để trống; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ bị bỏ rơi”.
Mục 1
Điều 15 Đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ
Khoản 1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ.
Khoản 2. Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.
Khoản 3. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 của Luật Hộ tịch thì Ủy ban nhân dân kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh; nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
Khoản 4. Trường hợp trẻ chưa xác định được mẹ mà khi đăng ký khai sinh cha yêu cầu làm thủ tục nhận con thì giải quyết theo quy định tại Khoản 3 Điều này; phần khai về mẹ trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ em để trống.
Khoản 5. Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ không thuộc diện bị bỏ rơi, chưa xác định được cha và mẹ được thực hiện như quy định tại Khoản 3 Điều 14 của Nghị định này; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ chưa xác định được cha, mẹ”.
Điều 16 Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ
Khoản 1. Người yêu cầu đăng ký khai sinh nộp giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch và văn bản xác nhận của cơ sở y tế đã thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho việc mang thai hộ. Phần khai về cha, mẹ của trẻ được xác định theo cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ.
Khoản 2. Thủ tục đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch; nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
Mục 2
Điều 17 Đăng ký khai sinh
Khoản 1. Ủy ban nhân dân xã ở khu vực biên giới đăng ký khai sinh cho trẻ sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thường trú tại địa bàn xã đó còn mẹ hoặc cha là công dân nước láng giềng thường trú tại đơn vị hành chính tương đương cấp xã của Việt Nam tiếp giáp với xã ở khu vực biên giới của Việt Nam nơi công dân Việt Nam thường trú.
Khoản 2. Người yêu cầu đăng ký khai sinh xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này và nộp các giấy tờ sau đây:
Điểm a) Giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch;
Điểm b) Văn bản thỏa thuận của cha, mẹ về việc chọn quốc tịch cho con theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 của Luật Hộ tịch;
Điểm c) Bản sao giấy tờ chứng minh nhân thân, chứng minh nơi thường trú ở khu vực biên giới của công dân nước láng giềng.
Khoản 3. Thủ tục đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch; nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
Mục 2
Điều 18 Đăng ký kết hôn
Khoản 1. Ủy ban nhân dân xã ở khu vực biên giới thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam thường trú tại địa bàn xã đó với công dân của nước láng giềng thường trú tại đơn vị hành chính tương đương cấp xã của Việt Nam tiếp giáp với xã ở khu vực biên giới của Việt Nam nơi công dân Việt Nam thường trú.
Khoản 2. Người yêu cầu đăng ký kết hôn xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này; trực tiếp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã, hồ sơ đăng ký kết hôn gồm các giấy tờ sau đây:
Điểm a) Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định; hai bên nam, nữ có thể sử dụng 01 Tờ khai chung;
Điểm b) Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước láng giềng cấp không quá 6 tháng tính đến ngày nhận hồ sơ xác nhận công dân nước láng giềng hiện tại là người không có vợ hoặc không có chồng;
Điểm c) Bản sao giấy tờ chứng minh nhân thân, chứng minh nơi thường trú ở khu vực biên giới của công dân nước láng giềng.
Khoản 3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định. Trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 08 ngày làm việc. Nếu hai bên nam, nữ đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ký Giấy chứng nhận kết hôn, công chức tư pháp - hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký, ghi rõ họ tên trong Sổ hộ tịch, Giấy chứng nhận kết hôn; mỗi bên vợ, chồng được cấp 01 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.
Mục 2
Điều 19 Đăng ký nhận cha, mẹ, con
Khoản 1. Ủy ban nhân dân xã ở khu vực biên giới thực hiện đăng ký việc nhận cha, mẹ, con của công dân Việt Nam thường trú tại địa bàn xã đó với công dân của nước láng giềng thường trú tại đơn vị hành chính tương đương cấp xã của Việt Nam, tiếp giáp với xã ở khu vực biên giới của Việt Nam nơi công dân Việt Nam thường trú.
Khoản 2. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này và trực tiếp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã; hồ sơ đăng ký nhận cha, mẹ, con gồm các giấy tờ sau đây:
Điểm a) Tờ khai nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;
Điểm b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ cha - con hoặc quan hệ mẹ - con;
Điểm c) Bản sao giấy tờ chứng minh nhân thân, chứng minh nơi thường trú ở khu vực biên giới của công dân nước láng giềng.
Khoản 3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra hồ sơ, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con tại trụ sở Ủy ban nhân dân và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã quyết định. Trường hợp phải xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 12 ngày làm việc. Nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung vào Sổ hộ tịch, cùng người có yêu cầu ký, ghi rõ họ tên vào Sổ hộ tịch; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ký cấp cho mỗi bên 01 bản chính trích lục hộ tịch.
Mục 2
Điều 20 Đăng ký khai tử
Khoản 1. Ủy ban nhân dân xã ở khu vực biên giới thực hiện đăng ký khai tử cho người chết là người nước ngoài cư trú tại xã đó.
Khoản 2. Người yêu cầu đăng ký khai tử nộp Tờ khai đăng ký khai tử theo mẫu quy định, bản chính Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay Giấy báo tử được cấp theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 của Nghị định này.
Khoản 3. Ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ, nếu thấy việc khai tử là đúng, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký khai tử ký, ghi rõ họ tên vào Sổ hộ tịch; báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ký cấp bản chính trích lục hộ tịch cho người yêu cầu. Trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 03 ngày làm việc.
Khoản 4. Sau khi đăng ký khai tử, Ủy ban nhân dân xã có văn bản thông báo kèm theo bản sao trích lục hộ tịch gửi Bộ Ngoại giao để thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước mà người chết mang quốc tịch.
Mục 3
Điều 21 Thẩm quyền cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
Khoản 1. Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của công dân Việt Nam thực hiện việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Trường hợp công dân Việt Nam không có nơi thường trú, nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó đăng ký tạm trú cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
Khoản 2. Quy định tại Khoản 1 Điều này cũng được áp dụng để cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân nước ngoài và người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam, nếu có yêu cầu.
Mục 3
Điều 22 Thủ tục cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
Khoản 1. Người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân nộp Tờ khai theo mẫu quy định. Trường hợp yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân nhằm mục đích kết hôn thì người yêu cầu phải đáp ứng đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.
Khoản 2. Trường hợp người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân đã có vợ hoặc chồng nhưng đã ly hôn hoặc người vợ hoặc chồng đã chết thì phải xuất trình hoặc nộp giấy tờ hợp lệ để chứng minh; nếu thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 37 của Nghị định này thì nộp bản sao trích lục hộ tịch tương ứng.
Khoản 3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra, xác minh tình trạng hôn nhân của người có yêu cầu. Nếu người yêu cầu có đủ điều kiện, việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là phù hợp quy định pháp luật thì công chức tư pháp - hộ tịch trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân ký cấp 01 bản Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người có yêu cầu. Nội dung Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân phải ghi đúng tình trạng hôn nhân của người có yêu cầu và mục đích sử dụng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
Khoản 4. Trường hợp người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân đã từng đăng ký thường trú tại nhiều nơi khác nhau, người đó có trách nhiệm chứng minh về tình trạng hôn nhân của mình. Trường hợp người đó không chứng minh được thì công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó đã từng đăng ký thường trú tiến hành kiểm tra, xác minh về tình trạng hôn nhân của người đó. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân cấp xã được yêu cầu tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu về tình trạng hôn nhân của người đó trong thời gian thường trú tại địa phương.
Khoản 5. Ngay trong ngày nhận được văn bản trả lời, nếu thấy đủ cơ sở, Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người yêu cầu theo quy định tại Khoản 3 Điều này.
Khoản 6. Trường hợp cá nhân yêu cầu cấp lại Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để sử dụng vào mục đích khác hoặc do Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã hết thời hạn sử dụng theo quy định tại Điều 23 của Nghị định này, thì phải nộp lại Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã được cấp trước đó.
Mục 3 Giá trị sử dụng của Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
Khoản 1. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị 6 tháng kể từ ngày cấp.
Khoản 2. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được sử dụng để kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài hoặc sử dụng vào mục đích khác.
Khoản 3. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân không có giá trị khi sử dụng vào mục đích khác với mục đích ghi trong Giấy xác nhận. | |
Nghị Định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hộ tịch .
Chương III
* Điều 23
- Khoản 3
- Khoản 6
- Khoản 1
- Khoản 2
- Khoản 3
* Điều 24
* Điều 25
* Điều 26
* Điều 27
* Điều 28
Chương IV
* Điều 29
* Điều 30
* Điều 31
* Điều 31
* Điều 32
* Điều 33
* Điều 34
* Điều 35
- Khoản 1
+ Điểm a
+ Điểm b | Nghị Định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hộ tịch .
Chương III
Mục 3
Điều 23 Giá trị sử dụng của Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
Khoản 3 Điều này.
Khoản 6. Trường hợp cá nhân yêu cầu cấp lại Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để sử dụng vào mục đích khác hoặc do Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã hết thời hạn sử dụng theo quy định tại Điều 23 của Nghị định này, thì phải nộp lại Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã được cấp trước đó.
Mục 3 Giá trị sử dụng của Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
Khoản 1. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị 6 tháng kể từ ngày cấp.
Khoản 2. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được sử dụng để kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài hoặc sử dụng vào mục đích khác.
Khoản 3. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân không có giá trị khi sử dụng vào mục đích khác với mục đích ghi trong Giấy xác nhận.
Mục 4
Điều 24 Điều kiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử
Khoản 1. Việc khai sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại.
Khoản 2. Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao giấy tờ, tài liệu có nội dung liên quan đến việc đăng ký lại.
Khoản 3. Việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn chỉ được thực hiện nếu người yêu cầu đăng ký còn sống vào thời điểm tiếp nhận hồ sơ.
Mục 4
Điều 25 Thẩm quyền đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử
Khoản 1. Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh, kết hôn trước đây hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người yêu cầu thường trú, thực hiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn.
Khoản 2. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký khai tử trước đây thực hiện đăng ký lại khai tử.
Mục 4
Điều 26 Thủ tục đăng ký lại khai sinh
Khoản 1. Hồ sơ đăng ký lại khai sinh gồm các giấy tờ sau đây:
Điểm a) Tờ khai theo mẫu quy định, trong đó có cam đoan của người yêu cầu về việc đã đăng ký khai sinh nhưng người đó không lưu giữ được bản chính Giấy khai sinh;
Điểm b) Bản sao toàn bộ hồ sơ, giấy tờ của người yêu cầu hoặc hồ sơ, giấy tờ, tài liệu khác trong đó có các thông tin liên quan đến nội dung khai sinh của người đó;
Điểm c) Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh là cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì ngoài các giấy tờ theo quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này phải có văn bản xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị về việc những nội dung khai sinh của người đó gồm họ, chữ đệm, tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha - con, mẹ - con phù hợp với hồ sơ do cơ quan, đơn vị đang quản lý.
Khoản 2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ. Nếu việc đăng ký lại khai sinh là đúng theo quy định của pháp luật thì công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện đăng ký lại khai sinh như trình tự quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch. Nếu việc đăng ký lại khai sinh được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã không phải là nơi đã đăng ký khai sinh trước đây thì công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân nơi đăng ký khai sinh trước đây kiểm tra, xác minh về việc lưu giữ sổ hộ tịch tại địa phương. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký khai sinh trước đây tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản về việc còn lưu giữ hoặc không lưu giữ được sổ hộ tịch.
Khoản 3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh về việc không còn lưu giữ được sổ hộ tịch tại nơi đã đăng ký khai sinh, nếu thấy hồ sơ đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện việc đăng ký lại khai sinh như quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch.
Khoản 4. Trường hợp người yêu cầu có bản sao Giấy khai sinh trước đây được cấp hợp lệ thì nội dung đăng ký khai sinh được ghi theo nội dung bản sao Giấy khai sinh; phần khai về cha, mẹ được ghi theo thời điểm đăng ký lại khai sinh.
Khoản 5. Trường hợp người yêu cầu không có bản sao Giấy khai sinh nhưng hồ sơ, giấy tờ cá nhân có sự thống nhất về nội dung khai sinh thì đăng ký lại theo nội dung đó. Nếu hồ sơ, giấy tờ không thống nhất về nội dung khai sinh thì nội dung khai sinh được xác định theo hồ sơ, giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp chính thức hợp lệ đầu tiên; riêng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì nội dung khai sinh được xác định theo văn bản của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này.
Khoản 6. Bộ Tư pháp hướng dẫn chi tiết hồ sơ, giấy tờ, tài liệu là cơ sở để đăng ký lại khai sinh theo quy định tại Điều này.
Mục 4
Điều 27 Thủ tục đăng ký lại kết hôn
Khoản 1. Hồ sơ đăng ký lại kết hôn gồm các giấy tờ sau:
Điểm a) Tờ khai theo mẫu quy định;
Điểm b) Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn được cấp trước đây. Nếu không có bản sao Giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao hồ sơ, giấy tờ cá nhân có các thông tin liên quan đến nội dung đăng ký kết hôn.
Khoản 2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ. Nếu thấy hồ sơ đăng ký lại kết hôn là đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật thì công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện đăng ký lại kết hôn như trình tự quy định tại Khoản 2 Điều 18 của Luật Hộ tịch. Nếu việc đăng ký lại kết hôn thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã không phải là nơi đã đăng ký kết hôn trước đây thì công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân nơi đăng ký kết hôn trước đây kiểm tra, xác minh về việc lưu giữ sổ hộ tịch tại địa phương. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký kết hôn trước đây tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản về việc còn lưu giữ hoặc không lưu giữ được sổ hộ tịch.
Khoản 3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh về việc không còn lưu giữ được sổ hộ tịch tại nơi đã đăng ký kết hôn, nếu thấy hồ sơ đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện việc đăng ký lại kết hôn như quy định tại Khoản 2 Điều này.
Khoản 4. Quan hệ hôn nhân được công nhận kể từ ngày đăng ký kết hôn trước đây và được ghi rõ trong Giấy chứng nhận kết hôn, Sổ hộ tịch. Trường hợp không xác định được ngày, tháng đăng ký kết hôn trước đây thì quan hệ hôn nhân được công nhận từ ngày 01 tháng 01 của năm đăng ký kết hôn trước đây.
Mục 4
Điều 28 Thủ tục đăng ký lại khai tử
Khoản 1. Hồ sơ đăng ký lại khai tử gồm các giấy tờ sau đây:
Điểm a) Tờ khai theo mẫu quy định;
Điểm b) Bản sao Giấy chứng tử trước đây được cấp hợp lệ. Nếu không có bản sao Giấy chứng tử hợp lệ thì nộp bản sao hồ sơ, giấy tờ liên quan có nội dung chứng minh sự kiện chết.
Khoản 2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra hồ sơ. Nếu xét thấy các thông tin là đầy đủ, chính xác và việc đăng ký lại khai tử là đúng pháp luật thì báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký cấp bản chính trích lục hộ tịch cho người có yêu cầu; ghi nội dung đăng ký lại khai tử vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu khai tử ký, ghi rõ họ tên vào Sổ hộ tịch. Trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 10 ngày làm việc.
Chương IV
Mục 1
Điều 29 Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài về cư trú tại Việt Nam
Khoản 1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của trẻ em có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là công dân Việt Nam, thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài mà chưa được đăng ký khai sinh.
Khoản 2. Người yêu cầu đăng ký khai sinh xuất trình giấy tờ chứng minh việc trẻ em cư trú tại Việt Nam và nộp các giấy tờ sau đây:
Điểm a) Tờ khai theo mẫu quy định;
Điểm b) Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp xác nhận về việc trẻ em được sinh ra ở nước ngoài và quan hệ mẹ - con nếu có;
Điểm c) Văn bản thỏa thuận của cha mẹ lựa chọn quốc tịch cho con theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 của Luật Hộ tịch đối với trường hợp trẻ em có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, người kia là công dân nước ngoài.
Khoản 3. Trường hợp không có giấy tờ quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này thì thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em theo thủ tục quy định tại Khoản 5 Điều 15 của Nghị định này.
Khoản 4. Ngay trong ngày tiếp nhận yêu cầu, Phòng Tư pháp kiểm tra hồ sơ. Nếu thấy hồ sơ đầy đủ, chính xác và đúng quy định pháp luật thì đăng ký theo trình tự, thủ tục quy định tại Khoản 2 Điều 36 của Luật Hộ tịch. Nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
Mục 1
Điều 30 Hồ sơ đăng ký kết hôn
Khoản 1. Hồ sơ đăng ký kết hôn được lập theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:
Điểm a) Hai bên nam, nữ có thể khai chung vào một Tờ khai đăng ký kết hôn;
Điểm b) Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài là giấy do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp còn giá trị sử dụng xác nhận hiện tại người đó không có vợ hoặc không có chồng; trường hợp nước ngoài không cấp xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước đó. Nếu giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài không ghi thời hạn sử dụng thì giấy tờ này và giấy xác nhận của tổ chức y tế theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch chỉ có giá trị 6 tháng, kể từ ngày cấp.
Khoản 2. Trường hợp người nước ngoài không có hộ chiếu để xuất trình theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này thì có thể xuất trình giấy tờ đi lại quốc tế hoặc thẻ cư trú.
Khoản 3. Ngoài giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này, nếu bên kết hôn là công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì còn phải nộp bản sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn theo quy định tại Khoản 2 Điều 36 của Nghị định này; nếu là công chức, viên chức hoặc đang phục vụ trong lực lượng vũ trang thì phải nộp văn bản của cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của ngành đó.
Mục 1
Điều 31
Điều 31. Trình tự đăng ký kết hôn
Trình tự đăng ký kết hôn
Trình tự đăng ký kết hôn được thực hiện theo quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều 38 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:
Khoản 1. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tư pháp tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ và xác minh nếu thấy cần thiết. Trưởng phòng Phòng Tư pháp chịu trách nhiệm về kết quả thẩm tra và đề xuất của Phòng Tư pháp trong việc giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn.
Khoản 2. Nếu hồ sơ hợp lệ, các bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, không thuộc trường hợp từ chối kết hôn đăng ký kết hôn theo quy định tại Điều 33 của Nghị định này thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.
Khoản 3. Căn cứ tình hình cụ thể, khi cần thiết, Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ quy định bổ sung thủ tục phỏng vấn khi giải quyết yêu cầu đăng ký kết hôn nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên và hiệu quả quản lý Nhà nước.
Điều 32 Tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn
Khoản 1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn, Phòng Tư pháp tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
Khoản 2. Việc trao, nhận Giấy chứng nhận kết hôn được thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 38 của Luật Hộ tịch. Giấy chứng nhận kết hôn có giá trị kể từ ngày được ghi vào sổ và trao cho các bên theo quy định tại Khoản này.
Khoản 3. Trường hợp một hoặc hai bên nam, nữ không thể có mặt để nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì theo đề nghị bằng văn bản của họ, Phòng Tư pháp gia hạn thời gian trao Giấy chứng nhận kết hôn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn. Hết 60 ngày mà hai bên nam, nữ không đến nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hủy Giấy chứng nhận kết hôn đã ký. Nếu sau đó hai bên nam, nữ vẫn muốn kết hôn với nhau thì phải tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn từ đầu.
Điều 33 Từ chối đăng ký kết hôn
Khoản 1. Việc đăng ký kết hôn bị từ chối nếu một hoặc cả hai bên vi phạm điều cấm hoặc không đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam.
Khoản 2. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện từ chối đăng ký kết hôn, Phòng Tư pháp thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do cho hai bên nam, nữ.
Mục 2
Điều 34 Điều kiện ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài
Khoản 1. Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài được ghi vào Sổ hộ tịch nếu tại thời điểm kết hôn, các bên đáp ứng đủ điều kiện kết hôn và không vi phạm điều cấm theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam.
Khoản 2. Nếu vào thời điểm đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài, việc kết hôn không đáp ứng điều kiện kết hôn, nhưng không vi phạm điều cấm theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, nhưng vào thời điểm yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn, hậu quả đã được khắc phục hoặc việc ghi chú kết hôn là nhằm bảo vệ quyền lợi của công dân Việt Nam và trẻ em, thì việc kết hôn cũng được ghi vào Sổ hộ tịch.
Mục 2
Điều 35 Trình tự, thủ tục ghi chú kết hôn
Khoản 1. Hồ sơ ghi chú kết hôn do một trong hai bên kết hôn nộp tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1 Điều 48 của Luật Hộ tịch, gồm các giấy tờ sau đây:
Điểm a) Tờ khai theo mẫu quy định;
Điểm b) Bản sao Giấy tờ chứng nhận việc kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp; | |
Nghị Định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hộ tịch .
Chương IV
* Điều 35
* Điều 37
* Điều 38
* Điều 39
* Điều 40
* Điều 41
* Điều 42
Chương V
* Điều 43
* Điều 44
* Điều 45
* Điều 45 | Nghị Định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hộ tịch .
Chương IV
Mục 2
Điều 35 Trình tự, thủ tục ghi chú kết hôn
Khoản 1. Hồ sơ ghi chú kết hôn do một trong hai bên kết hôn nộp tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1 Điều 48 của Luật Hộ tịch, gồm các giấy tờ sau đây:
Điểm a) Tờ khai theo mẫu quy định;
Điểm b) Bản sao Giấy tờ chứng nhận việc kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
Điểm c) Ngoài giấy tờ quy định tại Điểm a và b của Khoản này, nếu gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì còn phải nộp bản sao giấy tờ của cả hai bên nam, nữ quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này; nếu là công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì phải nộp trích lục về việc đã ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn theo quy định tại Khoản 2 Điều 37 của Nghị định này.
Khoản 2. Thời hạn giải quyết ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn là 05 ngày làm việc, kể từ ngày Phòng Tư pháp tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 10 ngày làm việc.
Khoản 3. Thủ tục ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 50 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:
Điểm a) Nếu thấy yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn là đủ điều kiện theo quy định tại Điều 34 của Nghị định, Trưởng phòng Tư pháp ghi vào sổ và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký cấp bản chính trích lục hộ tịch cho người yêu cầu.
Điểm b) Nếu thấy yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 36 của Nghị định này, Trưởng phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để từ chối.
Mục 2 Từ chối ghi vào sổ việc kết hôn
Khoản 1. Yêu cầu ghi vào sổ việc kết hôn bị từ chối nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Điểm a) Việc kết hôn vi phạm điều cấm theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.
Điểm b) Công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự nước ngoài tại Việt Nam.
Khoản 2. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện từ chối ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn, Phòng Tư pháp thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do cho người yêu cầu.
Mục 3
Điều 37 Ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn, hủy việc kết hôn
Khoản 1. Bản án, quyết định ly hôn, hủy kết hôn, văn bản thỏa thuận ly hôn đã có hiệu lực pháp luật hoặc giấy tờ khác công nhận việc ly hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp (sau đây gọi là giấy tờ ly hôn) mà không vi phạm quy định của Luật Hôn nhân và gia đình thì được ghi vào Sổ hộ tịch.
Khoản 2. Công dân Việt Nam đã ly hôn, hủy việc kết hôn ở nước ngoài, sau đó về nước thường trú hoặc làm thủ tục đăng ký kết hôn mới tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì phải ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn, hủy kết hôn đã được giải quyết ở nước ngoài (sau đây gọi là ghi chú ly hôn). Trường hợp đã nhiều lần ly hôn hoặc hủy việc kết hôn thì chỉ làm thủ tục ghi chú ly hôn gần nhất.
Khoản 3. Trên cơ sở thông tin chính thức nhận được, Bộ Tư pháp đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp danh sách bản án, quyết định ly hôn, hủy kết hôn của công dân Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài giải quyết thuộc trường hợp có đơn yêu cầu thi hành tại Việt Nam hoặc có đơn yêu cầu không công nhận tại Việt Nam.
Mục 3
Điều 38 Thẩm quyền ghi chú ly hôn
Thẩm quyền ghi chú ly hôn được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều 48 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:
Khoản 1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký kết hôn hoặc ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn trước đây thực hiện ghi chú ly hôn. Trường hợp việc kết hôn hoặc ghi chú việc kết hôn trước đây thực hiện tại Sở Tư pháp thì việc ghi chú ly hôn do Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện. Trường hợp việc kết hôn trước đây được đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì việc ghi chú ly hôn do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trên thực hiện. Trường hợp công dân Việt Nam không thường trú tại Việt Nam thì việc ghi chú ly hôn do Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú trước khi xuất cảnh của công dân Việt Nam thực hiện.
Khoản 2. Công dân Việt Nam từ nước ngoài về thường trú tại Việt Nam có yêu cầu ghi chú ly hôn mà việc kết hôn trước đây được đăng ký tại cơ quan đại diện hoặc tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì việc ghi chú ly hôn do Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi công dân Việt Nam thường trú thực hiện.
Khoản 3. Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có yêu cầu ghi chú ly hôn để kết hôn mới mà việc kết hôn trước đây được đăng ký tại cơ quan đại diện hoặc tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì việc ghi chú ly hôn do Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tiếp nhận hồ sơ kết hôn mới thực hiện.
Mục 3
Điều 39 Thủ tục ghi chú ly hôn
Khoản 1. Hồ sơ ghi chú ly hôn gồm các giấy tờ sau đây:
Điểm a) Tờ khai theo mẫu quy định;
Điểm b) Bản sao giấy tờ ly hôn đã có hiệu lực pháp luật.
Khoản 2. Thủ tục ghi chú ly hôn được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 50 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:
Điểm a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, công chức làm công tác hộ tịch của Phòng Tư pháp kiểm tra hồ sơ. Nếu việc ghi chú ly hôn không vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 37 hoặc không thuộc trường hợp được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp theo quy định tại Khoản 3 Điều 37 của Nghị định này thì Trưởng phòng Tư pháp ghi vào sổ và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký cấp bản chính trích lục hộ tịch cho người yêu cầu. Trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 10 ngày làm việc.
Điểm b) Nếu yêu cầu ghi chú ly hôn vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 37 hoặc thuộc trường hợp được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp theo quy định tại Khoản 3 Điều 37 của Nghị định này thì Trưởng phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để từ chối.
Điểm c) Nếu việc kết hôn trước đây được đăng ký tại Ủy ban nhân dân Cấp xã hoặc Sở Tư pháp thì sau khi ghi chú ly hôn, Phòng Tư pháp gửi thông báo kèm theo bản sao trích lục hộ tịch cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Sở Tư pháp để ghi chú tiếp vào Sổ hộ tịch; nếu được đăng ký tại cơ quan đại diện thì gửi Bộ Ngoại giao để thông báo cho cơ quan đại diện ghi chú tiếp vào Sổ hộ tịch.
Mục 4
Điều 40 Điều kiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử
Khoản 1. Việc khai sinh, kết hôn, khai tử của công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của người nước ngoài đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại.
Khoản 2. Việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn chỉ được thực hiện nếu người có yêu cầu còn sống tại thời điểm yêu cầu đăng ký lại.
Mục 4
Điều 41 Thẩm quyền đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử
Khoản 1. Ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi đã đăng ký khai sinh, kết hôn, khai tử trước đây thực hiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử.
Khoản 2. Trường hợp khai sinh, kết hôn, khai tử trước đây được đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trên thực hiện.
Khoản 3. Trường hợp khai sinh, kết hôn, khai tử trước đây được đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở Tư pháp thì việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử do Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người yêu cầu thực hiện; nếu người đó không cư trú tại Việt Nam thì do Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có trụ sở hiện nay của Sở Tư pháp thực hiện.
Mục 4
Điều 42 Thủ tục đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử
Thủ tục đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử được thực hiện tương tự như quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Nghị định này.
Chương V
Mục 4
Điều 43 Trách nhiệm thi hành
Khoản 1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Luật Hộ tịch và Nghị định này, thực hiện các biện pháp sau nhằm bảo đảm hiệu quả đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn:
Điểm a) Xây dựng kế hoạch, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, bố trí công chức làm công tác hộ tịch tại cấp huyện, cấp xã theo đúng quy định của Luật Hộ tịch và Nghị định này;
Điểm b) Bố trí kinh phí, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu của công tác đăng ký và quản lý hộ tịch tại địa phương;
Điểm c) Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hộ tịch theo thẩm quyền.
Khoản 3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Luật Hộ tịch và Nghị định này, thực hiện các biện pháp sau nhằm bảo đảm hiệu quả đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn: 3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm về việc tuyển dụng, bố trí công chức làm công tác hộ tịch không đúng quy định của Luật Hộ tịch và Nghị định này.
Điểm a) Chỉ đạo công chức làm công tác hộ tịch đăng ký đầy đủ, kịp thời, đúng quy định pháp luật các sự kiện hộ tịch xảy ra trên địa bàn; thực hiện thông báo việc đăng ký hộ tịch và cập nhật các sự kiện hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch;
Điểm b) Chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành địa phương phối hợp chặt chẽ với công chức tư pháp - hộ tịch trong việc đôn đốc, rà soát các việc sinh, tử chưa được đăng ký trên địa bàn, có giải pháp tháo gỡ khó khăn, bảo đảm quyền đăng ký hộ tịch của người dân.
Điểm c) Căn cứ tình hình thực tiễn, có kế hoạch bố trí nguồn lực, kinh phí và chỉ đạo công tác đăng ký hộ tịch lưu động tại địa phương theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
Mục 4
Điều 44 Điều khoản chuyển tiếp
Khoản 1. Hồ sơ yêu cầu đăng ký hộ tịch được cơ quan đăng ký hộ tịch tiếp nhận trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 mà chưa giải quyết xong thì tiếp tục được giải quyết theo quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch và Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình.
Khoản 2. Đối với trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03 tháng 01 năm 1987 mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích và tạo điều kiện để đăng ký kết hôn. Quan hệ hôn nhân được công nhận kể từ ngày các bên xác lập quan hệ chung sống với nhau như vợ chồng. Thẩm quyền, thủ tục đăng ký kết hôn được thực hiện theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 của Luật Hộ tịch.
Mục 4
Điều 45 Hiệu lực thi hành
Khoản 1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
Khoản 2. Bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật và các điều khoản sau đây:
Điểm a) Nghị định số 77/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết về đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình;
Điểm b) Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch;
Điểm c) Điều 1 và Điều 3 của Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực;
Điều 45 Hiệu lực thi hành
Khoản 2
Điểm d) Các Điều 3, 5 và 44 của Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài;
Điểm đ) Từ Mục 1 đến Mục 6 Chương III gồm các điều từ Điều 19 đến Điều 50 và Điểm a Khoản 1 Điều 63 của Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình.
Khoản 3. Sửa đổi Khoản 2 Điều 63 của Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình như sau: “2. Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài tại địa phương, thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể theo quy định của Nghị định này”.
Khoản 4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thi hành Nghị định này./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: VT, PL (3b).KN TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng | |
Nghị Định 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy .
Chương I
* Điều 1
* Điều 2
* Điều 3
Chương II
* Điều 4
* Điều 5
* Điều 6
* Điều 7
* Điều 8
* Điều 9
- Khoản 1
- Khoản 2
+ Điểm a
+ Điểm b | Nghị Định 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy .
Chương I
Điều 1 Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về hoạt động phòng cháy và chữa cháy, tổ chức lực lượng, phương tiện phòng cháy và chữa cháy, kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy, kinh phí bảo đảm cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy, trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
Điều 2 Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân hoạt động, sinh sống trên lãnh thổ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 3 Phụ lục
Ban hành kèm theo Nghị định này các phụ lục sau đây:
Khoản 1. Phụ lục I: Danh mục cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy.
Khoản 2. Phụ lục II: Danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ.
Khoản 3. Phụ lục III: Danh mục cơ sở do cơ quan Công an quản lý.
Khoản 4. Phụ lục IV: Danh mục cơ sở do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý.
Khoản 5. Phụ lục V: Danh mục dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.
Khoản 6. Phụ lục VI: Danh mục phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
Khoản 7. Phụ lục VII: Danh mục phương tiện phòng cháy và chữa cháy thuộc diện kiểm định.
Khoản 8. Phụ lục VIII: Quy cách cờ hiệu, biển báo và băng sử dụng trong chữa cháy.
Khoản 9. Phụ lục IX: Biểu mẫu sử dụng trong công tác phòng cháy và chữa cháy.
Chương II
Điều 4 Cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy
Khoản 1. Cơ sở quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001, được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2013 (sau đây gọi chung là Luật Phòng cháy và chữa cháy) được xác định là cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy. Cơ quan, tổ chức có thể có một hoặc nhiều cơ sở; trong phạm vi một cơ sở có thể có nhiều cơ quan, tổ chức cùng hoạt động.
Khoản 2. Danh mục cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Điều 5 Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở
Khoản 1. Cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:
Điểm a) Có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
Điểm b) Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tương ứng với loại hình cơ sở, được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ theo quy định, trừ trường hợp quy định tại điểm g khoản 3 Điều 31 Nghị định này;
Điểm c) Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
Điểm d) Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
Điểm đ) Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
Điểm e) Có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với dự án, công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được các cơ sở quốc phòng chế tạo hoặc hoán cải chuyên dùng cho hoạt động quân sự.
Khoản 2. Cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:
Điểm a) Các điều kiện quy định tại các điểm a, c và điểm d khoản 1 Điều này; trường hợp cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V Nghị định này phải có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy;
Điểm b) Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
Điểm c) Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy. Người làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Điều 33 Nghị định này.
Khoản 3. Cơ quan, tổ chức hoạt động trong phạm vi một cơ sở đã bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, trong phạm vi quản lý của mình phải thực hiện các nội dung sau đây:
Điểm a) Bảo đảm điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
Điểm b) Sử dụng thiết bị điện, sinh lửa, sinh nhiệt, nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy;
Điểm c) Cử người tham gia đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở;
Điểm d) Phối hợp với người đứng đầu cơ sở thực hiện, duy trì điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình.
Khoản 4. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này phải được người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở tổ chức thực hiện trước khi đưa vào hoạt động và được duy trì trong suốt quá trình hoạt động. Trường hợp trong cơ sở có nhiều cơ quan, tổ chức cùng hoạt động, người đứng đầu cơ sở chịu trách nhiệm quản lý và duy trì điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy chung của cơ sở.
Khoản 5. Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III, Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này do người đứng đầu cơ sở lập và lưu giữ. Thành phần hồ sơ thực hiện theo quy định của Bộ Công an.
Điều 6 Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với khu dân cư
Khoản 1. Khu dân cư là nơi sinh sống của cá nhân, hộ gia đình được bố trí trên phạm vi thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và đơn vị dân cư tương đương (gọi chung là thôn). Một thôn được xác định là một khu dân cư thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy.
Khoản 2. Khu dân cư phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:
Điểm a) Có nội quy về phòng cháy và chữa cháy, về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổ phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
Điểm b) Có hệ thống giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy, giải pháp chống cháy lan, phương tiện phòng cháy và chữa cháy bảo đảm số lượng và chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
Điểm c) Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
Điểm d) Có lực lượng dân phòng được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.
Khoản 3. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại khoản 2 Điều này phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động.
Điều 7 Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hộ gia đình
Khoản 1. Hộ gia đình phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Phòng cháy và chữa cháy.
Khoản 2. Hộ gia đình sinh sống kết hợp với sản xuất, kinh doanh phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:
Điểm a) Điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều này;
Điểm b) Có nội quy về phòng cháy và chữa cháy, về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổ phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
Điểm c) Có giải pháp thoát nạn, ngăn cháy lan, ngăn khói giữa khu vực sinh sống với khu vực sản xuất, kinh doanh.
Khoản 3. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được chủ hộ gia đình tổ chức thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động.
Khoản 4. Hộ gia đình quy định tại khoản 2 Điều này đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy tương ứng với loại hình cơ sở theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.
Điều 8 Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới
Khoản 1. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ 04 chỗ ngồi trở lên phải bảo đảm điều kiện hoạt động đã được kiểm định; vật tư, hàng hóa bố trí, sắp xếp trên phương tiện phải bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy. Đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên 09 chỗ ngồi, phương tiện hoạt động trên đường thủy nội địa, phương tiện giao thông đường sắt phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
Điểm a) Có nội quy, biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
Điểm b) Hệ thống điện, nhiên liệu, vật tư, hàng hóa bố trí, sắp xếp trên phương tiện phải bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy;
Điểm c) Có phương tiện chữa cháy phù hợp với tính chất, đặc điểm hoạt động bảo đảm số lượng, chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
Điểm d) Có quy định, phân công nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.
Khoản 2. Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được quy định tại mục 21 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này phải bảo đảm và duy trì các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:
Điểm a) Các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều này;
Điểm b) Có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, trừ các phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được các cơ sở quốc phòng chế tạo hoặc hoán cải chuyên dùng cho hoạt động quân sự;
Điểm c) Có phương án chữa cháy do chủ phương tiện phê duyệt.
Khoản 3. Phương tiện giao thông cơ giới khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ trên đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt phải có Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ do cơ quan Công an cấp theo quy định của pháp luật về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt (trừ các trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ Quốc phòng) và phải bảo đảm, duy trì các điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy sau đây:
Điểm a) Các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều này;
Điểm b) Động cơ của phương tiện phải được cách ly với khoang chứa hàng bằng vật liệu không cháy hoặc buồng (khoang) đệm theo quy định;
Điểm c) Ống xả của động cơ phải được che chắn, bảo đảm an toàn về cháy, nổ;
Điểm d) Sàn, kết cấu của khoang chứa hàng và các khu vực khác của phương tiện nằm trong vùng nguy hiểm cháy, nổ phải làm bằng vật liệu không cháy;
Điểm đ) Các điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định;
Điểm e) Phải có dây tiếp đất khi phương tiện giao thông đường bộ vận chuyển chất lỏng nguy hiểm về cháy, nổ;
Điểm g) Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ phải có biểu trưng hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ (Mẫu số PC01) ở kính phía trước; phương tiện giao thông đường sắt phải có biểu trưng hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ (Mẫu số PC01) ở hai bên thành phương tiện trong suốt quá trình vận chuyển;
Điểm h) Phương tiện thủy nội địa, ban ngày phải cắm cờ báo hiệu chữ “B”, ban đêm phải có đèn báo hiệu phát sáng màu đỏ trong suốt quá trình vận chuyển. Quy cách, tiêu chuẩn cờ, đèn báo hiệu theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
Khoản 4. Điều kiện đối với người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện vận chuyển hành khách và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ:
Điểm a) Người điều khiển phương tiện phải có giấy phép điều khiển phương tiện theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt;
Điểm b) Người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hành khách trên 29 chỗ ngồi và phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điều 33 Nghị định này.
Điều 9 Cấp phép, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ
Khoản 1. Hồ sơ đề nghị, thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ thuộc loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 và loại 9 bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, trên đường thủy nội địa thực hiện theo quy định của Nghị định số 42/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy định về Danh mục hàng hoá nguy hiểm, vận chuyển hàng hoá nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa (sau đây gọi là Nghị định số 42/2020/NĐ-CP).
Khoản 2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ trên đường sắt:
Điểm a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ (Mẫu số PC02);
Điểm b) Bản sao chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ thể hiện rõ việc tổ chức, cá nhân được cấp phép hoạt động kinh doanh hoặc vận tải hàng hóa nguy hiểm; | |
Nghị Định 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy .
Chương II
* Điều 9
- Khoản 2
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
+ Điểm d
+ Điểm đ
+ Điểm e
- Khoản 3
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
- Khoản 4
+ Điểm a
+ Điểm b
- Khoản 5
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
- Khoản 6
- Khoản 7
- Khoản 8
+ Điểm a
+ Điểm b
- Khoản 9
- Khoản 10
* Điều 10
* Điều 11
* Điều 12
* Điều 13
- Khoản 1
- Khoản 2
- Khoản 3
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
- Khoản 4
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c | Nghị Định 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy .
Chương II
Điều 9 Cấp phép, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ
Khoản 2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ trên đường sắt:
Điểm a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ (Mẫu số PC02);
Điểm b) Bản sao chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ thể hiện rõ việc tổ chức, cá nhân được cấp phép hoạt động kinh doanh hoặc vận tải hàng hóa nguy hiểm;
Điểm c) Bảng kê danh mục, khối lượng và tuyến vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ (ga đi, ga đến); danh sách người áp tải hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
Điểm d) Bản sao có xác nhận của doanh nghiệp đối với hợp đồng vận chuyển hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ bằng đường sắt giữa người thuê vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ với doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt;
Điểm đ) Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố trong vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ có chữ ký, đóng dấu xác nhận của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
Điểm e) Phương án làm sạch phương tiện và bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau khi kết thúc vận chuyển theo các quy định hiện hành về bảo vệ môi trường.
Khoản 3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này cho cơ quan có thẩm quyền theo một trong các hình thức sau:
Điểm a) Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền;
Điểm b) Trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền (đối với các văn bản, giấy tờ thuộc danh mục bí mật nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước);
Điểm c) Thông qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật.
Khoản 4. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra thành phần, tính hợp lệ của hồ sơ và thực hiện theo các quy định sau:
Điểm a) Trường hợp hồ sơ đầy đủ thành phần và hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều này thì tiếp nhận và ghi thông tin vào Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC03);
Điểm b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thành phần hoặc chưa hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều này thì hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định và ghi thông tin vào Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC04).
Khoản 5. Thông báo kết quả xử lý hồ sơ:
Điểm a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền, cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải giao trực tiếp 01 bản Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy hoặc Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy cho người đến nộp hồ sơ và lưu 01 bản;
Điểm b) Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền, cán bộ tiếp nhận gửi thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại về việc tiếp nhận hoặc hướng dẫn bổ sung hồ sơ đến cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ;
Điểm c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật, cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải gửi 01 bản Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy hoặc Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ trước đó và lưu 01 bản.
Khoản 6. Người được cơ quan, tổ chức cử đến liên hệ nộp hồ sơ phải có Giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền, xuất trình thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng.
Khoản 7. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện theo các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định này và xem xét, cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ (Mẫu số PC05) và biểu trưng hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ cho phương tiện (Mẫu số PC01). Trường hợp không cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
Khoản 8. Thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ trên đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt:
Điểm a) Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ cho phương tiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc phương tiện hoạt động trên địa bàn được phân công, phân cấp quản lý về phòng cháy và chữa cháy;
Điểm b) Công an cấp huyện cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ cho phương tiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc phương tiện hoạt động trên địa bàn quản lý không thuộc thẩm quyền của Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh và những trường hợp do Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh ủy quyền.
Khoản 9. Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ có hiệu lực trên toàn quốc và có giá trị một lần đối với phương tiện có hợp đồng vận chuyển theo chuyến; có giá trị không quá 24 tháng đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ theo kế hoạch hoặc hợp đồng vận chuyển và không vượt quá thời hạn còn lại của Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ), Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với phương tiện thủy nội địa), Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với phương tiện giao thông đường sắt).
Khoản 10. Việc vận chuyển hàng hoá nguy hiểm về cháy, nổ bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt thực hiện theo quy định của Nghị định số 42/2020/NĐ-CP và Nghị định số 65/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đường sắt.
Điều 10 Yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy khi lập quy hoạch xây dựng hoặc điều chỉnh quy hoạch xây dựng đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các khu chức năng khác theo Luật Quy hoạch
Khi lập quy hoạch xây dựng hoặc điều chỉnh quy hoạch xây dựng đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các khu chức năng khác theo Luật Quy hoạch phải bảo đảm các nội dung sau:
Khoản 1. Địa điểm xây dựng công trình, cụm công trình, bố trí các khu đất, các lô nhà phải bảo đảm chống cháy lan, giảm đến tối thiểu tác hại của nhiệt, khói bụi, khí độc do đám cháy sinh ra đối với các khu vực dân cư và công trình xung quanh.
Khoản 2. Hệ thống giao thông, khoảng trống phải đủ kích thước và tải trọng bảo đảm cho phương tiện chữa cháy cơ giới triển khai các hoạt động chữa cháy.
Khoản 3. Phải có nguồn nước chữa cháy; hệ thống thông tin liên lạc, cung cấp điện bảo đảm phục vụ các hoạt động chữa cháy, thông tin báo cháy.
Khoản 4. Bố trí địa điểm xây dựng doanh trại cho đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phải theo quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn về quy hoạch xây dựng.
Khoản 5. Trong dự án phải có dự toán kinh phí cho các hạng mục phòng cháy và chữa cháy.
Điều 11 Yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy khi lập dự án và thiết kế xây dựng mới hoặc cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng của công trình
Khi lập dự án và thiết kế xây dựng mới hoặc cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng của công trình, hạng mục công trình (sau đây gọi chung là công trình) phải bảo đảm theo quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy với các nội dung sau:
Khoản 1. Địa điểm xây dựng công trình phải bảo đảm khoảng cách an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với các công trình xung quanh.
Khoản 2. Bậc chịu lửa của công trình phải phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của công trình; có giải pháp bảo đảm ngăn cháy và chống cháy lan giữa các hạng mục của công trình và giữa công trình này với công trình khác.
Khoản 3. Công nghệ sản xuất, hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, chống nổ của công trình và việc bố trí hệ thống kỹ thuật, thiết bị, vật tư phải bảo đảm các yêu cầu an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
Khoản 4. Lối, đường thoát nạn, thiết bị chiếu sáng, chỉ dẫn thoát nạn, báo tín hiệu; thông gió chống tụ khói; phương tiện cứu người phải bảo đảm cho việc thoát nạn nhanh chóng, an toàn.
Khoản 5. Hệ thống giao thông, bãi đỗ phục vụ cho phương tiện chữa cháy cơ giới hoạt động phải bảo đảm kích thước và tải trọng; hệ thống cấp nước chữa cháy phải bảo đảm yêu cầu phục vụ chữa cháy.
Khoản 6. Hệ thống báo cháy, chữa cháy và phương tiện chữa cháy khác phải bảo đảm số lượng; vị trí lắp đặt và các thông số kỹ thuật phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của công trình.
Điều 12 Kinh phí phòng cháy và chữa cháy trong đầu tư, xây dựng
Khoản 1. Kinh phí phòng cháy và chữa cháy trong đầu tư, xây dựng gồm các khoản kinh phí cho hạng mục phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điều 10 và Điều 11 Nghị định này và các khoản kinh phí khác phục vụ cho việc lập dự án thiết kế, thẩm duyệt, thử nghiệm, kiểm định, thi công, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
Khoản 2. Kinh phí phòng cháy và chữa cháy trong đầu tư, xây dựng phải được bố trí ngay trong giai đoạn lập dự án đầu tư và thiết kế công trình.
Điều 13 Thiết kế và thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy
Khoản 1. Quy hoạch xây dựng, thiết kế xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng dự án, công trình, thiết kế phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy khi chế tạo mới hoặc hoán cải thuộc mọi nguồn vốn đầu tư phải tuân theo các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy. Việc lập đồ án quy hoạch, hồ sơ thiết kế xây dựng dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này phải do đơn vị có đủ điều kiện theo quy định thực hiện và phải được thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.
Khoản 2. Thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy là việc cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, đối chiếu các giải pháp, nội dung thiết kế dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy với các quy chuẩn, tiêu chuẩn, các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy hoặc tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế về phòng cháy và chữa cháy được phép áp dụng tại Việt Nam theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định. Kết quả thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy là một trong những căn cứ để xem xét, phê duyệt quy hoạch, phê duyệt dự án, thẩm định thiết kế xây dựng và cấp giấy phép xây dựng.
Khoản 3. Đối tượng thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy:
Điểm a) Đồ án quy hoạch xây dựng hoặc điều chỉnh quy hoạch xây dựng đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các khu chức năng khác theo Luật Quy hoạch;
Điểm b) Các dự án, công trình quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng ảnh hưởng đến một trong các yêu cầu an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại điểm b khoản 5 Điều này;
Điểm c) Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại mục 21 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này khi chế tạo mới hoặc hoán cải ảnh hưởng đến một trong các yêu cầu an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại điểm c khoản 5 Điều này.
Khoản 4. Hồ sơ đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy:
Điểm a) Đối với đồ án quy hoạch xây dựng: Văn bản đề nghị xem xét, cho ý kiến về giải pháp phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, tổ chức lập quy hoạch (Mẫu số PC06); các tài liệu và bản vẽ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 đối với khu công nghiệp quy mô trên 20 ha, tỷ lệ 1/500 đối với các trường hợp còn lại thể hiện những nội dung yêu cầu về giải pháp phòng cháy và chữa cháy quy định tại các khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều 10 Nghị định này;
Điểm b) Đối với chấp thuận địa điểm xây dựng trước khi tiến hành thiết kế các công trình độc lập có nguy hiểm cháy, nổ quy định tại các mục 15 và 16 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này (trừ trạm cấp xăng dầu nội bộ và cơ sở sử dụng khí đốt): Văn bản đề nghị chấp thuận địa điểm xây dựng về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư (Mẫu số PC06), trường hợp chủ đầu tư ủy quyền cho đơn vị khác thì phải có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc văn bản chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp đối với dự án, công trình; bản vẽ, tài liệu thể hiện rõ hiện trạng địa hình của khu đất có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy như bậc chịu lửa của công trình, khoảng cách từ công trình dự kiến xây dựng đến các công trình xung quanh, hướng gió, cao độ công trình;
Điểm c) Đối với thiết kế cơ sở của dự án, công trình: Văn bản đề nghị xem xét, cho ý kiến về giải pháp phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư (Mẫu số PC06), trường hợp chủ đầu tư ủy quyền cho đơn vị khác thì phải có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật; Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công; văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng (nếu có) hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc văn bản chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp đối với dự án, công trình sử dụng vốn khác; Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy của đơn vị tư vấn thiết kế về phòng cháy và chữa cháy; bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế cơ sở thể hiện những nội dung yêu cầu về giải pháp phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điều 11 Nghị định này; | |
Nghị Định 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy .
Chương II
* Điều 13
- Khoản 4
+ Điểm d
+ Điểm đ
+ Điểm e
- Khoản 5
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
+ Điểm d
- Khoản 6
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
- Khoản 7
+ Điểm a
+ Điểm b
- Khoản 8
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
+ Điểm d
- Khoản 9
- Khoản 10
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
+ Điểm d
+ Điểm đ
- Khoản 11
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
+ Điểm d
+ Điểm đ
- Khoản 12
+ Điểm a
+ Điểm b
- Khoản 13
- Khoản 14
* Điều 14
- Khoản 1
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c | Nghị Định 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy .
Chương II
Điều 13 Thiết kế và thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy
Khoản 4
Điểm d) Đối với thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công dự án, công trình: Văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư (Mẫu số PC06), trường hợp chủ đầu tư ủy quyền cho đơn vị khác thì phải có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật; văn bản góp ý thiết kế cơ sở về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy (nếu có); Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công; văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng (nếu có) hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc văn bản chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp đối với dự án, công trình sử dụng vốn khác; Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy của đơn vị tư vấn thiết kế về phòng cháy và chữa cháy; dự toán xây dựng công trình; bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công thể hiện những nội dung yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điều 11 Nghị định này; bản sao Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế, văn bản thẩm duyệt thiết kế, bản vẽ được đóng dấu thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy (đối với hồ sơ thiết kế cải tạo, điều chỉnh); văn bản thẩm định thiết kế xây dựng của cơ quan chuyên môn về xây dựng (nếu có);
Điểm đ) Đối với thiết kế kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy: Văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư, chủ phương tiện (Mẫu số PC06), trường hợp chủ đầu tư, chủ phương tiện ủy quyền cho đơn vị khác thì phải có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật; Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy của đơn vị tư vấn thiết kế về phòng cháy và chữa cháy; dự toán tổng mức đầu tư phương tiện; bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật thể hiện những nội dung yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy quy định tại điểm b và điểm c khoản 1, điểm b, c, d và điểm e khoản 3 Điều 8 Nghị định này;
Điểm e) Văn bản, giấy tờ có trong hồ sơ là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hoặc bản sao hoặc bản chụp kèm theo bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu. Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế phải có xác nhận của chủ đầu tư hoặc chủ phương tiện. Hồ sơ nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch ra tiếng Việt và chủ đầu tư, chủ phương tiện phải chịu trách nhiệm về nội dung của bản dịch đó.
Khoản 5. Nội dung thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy:
Điểm a) Đối với đồ án quy hoạch phải xem xét, đối chiếu sự phù hợp của đồ án với các quy định tại khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều 10 Nghị định này;
Điểm b) Đối với dự án, công trình phải xem xét, đối chiếu sự phù hợp của thiết kế với các quy định hiện hành theo các nội dung sau: Danh mục quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy, các tài liệu kỹ thuật, chỉ dẫn kỹ thuật và công nghệ được áp dụng để thiết kế công trình; đường giao thông cho xe chữa cháy, khoảng cách an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với các công trình xung quanh; hệ thống cấp nước chữa cháy; bậc chịu lửa, hạng nguy hiểm cháy nổ và bố trí công năng của công trình liên quan đến công tác phòng cháy và chữa cháy; giải pháp ngăn cháy, chống cháy lan; giải pháp chống tụ khói; giải pháp thoát nạn; giải pháp cứu nạn và hỗ trợ cứu nạn; phương án chống sét, chống tĩnh điện; giải pháp cấp điện cho hệ thống phòng cháy và chữa cháy và các hệ thống kỹ thuật khác có liên quan về phòng cháy và chữa cháy; hệ thống báo cháy, chữa cháy và phương tiện chữa cháy của công trình;
Điểm c) Đối với phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy: Giải pháp bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với tính chất hoạt động và đặc điểm nguy hiểm cháy, nổ của phương tiện; điều kiện ngăn cháy, chống cháy lan, thoát nạn, cứu người khi có cháy xảy ra; giải pháp bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hệ thống điện, hệ thống nhiên liệu và động cơ; hệ thống báo cháy, chữa cháy và phương tiện chữa cháy khác; hệ thống, thiết bị phát hiện và xử lý sự cố rò rỉ các chất khí, chất lỏng nguy hiểm về cháy, nổ;
Điểm d) Đối với công trình đã được nghiệm thu đưa vào sử dụng theo quy định, khi lắp đặt mới hoặc cải tạo hệ thống, thiết bị phòng cháy và chữa cháy thì chỉ thầm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với phần lắp đặt mới hoặc cải tạo của hệ thống, thiết bị phòng cháy và chữa cháy trong công trình.
Khoản 6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 4 Điều này cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 12 Điều này theo một trong các hình thức sau:
Điểm a) Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền;
Điểm b) Trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền (đối với các văn bản, giấy tờ thuộc danh mục bí mật nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước);
Điểm c) Thông qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật.
Khoản 7. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra thành phần, tính hợp lệ của hồ sơ và thực hiện theo các quy định sau:
Điểm a) Trường hợp hồ sơ đầy đủ thành phần và hợp lệ theo quy định tại khoản 4 Điều này thì tiếp nhận và ghi thông tin vào Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC03);
Điểm b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thành phần hoặc chưa hợp lệ theo quy định tại khoản 4 Điều này thì hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định và ghi thông tin vào Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC04).
Khoản 8. Thông báo kết quả xử lý hồ sơ:
Điểm a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền, cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải giao trực tiếp 01 bản Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy hoặc Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy cho người đến nộp hồ sơ và lưu 01 bản;
Điểm b) Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền, cán bộ tiếp nhận gửi thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại về việc tiếp nhận hoặc hướng dẫn bổ sung hồ sơ đến cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ;
Điểm c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật, cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải gửi 01 bản Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy hoặc Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ trước đó và lưu 01 bản;
Điểm d) Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện (dự án, công trình không thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này hoặc không thuộc thẩm quyền thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy quy định tại khoản 12 Điều này) thì phải có văn bản trả lời cơ quan, tổ chức, cá nhân theo thời hạn quy định tại khoản 10 Điều này về việc từ chối giải quyết hồ sơ. Cơ quan có thẩm quyền trả lời cơ quan, tổ chức, cá nhân theo hình thức tương ứng với hình thức mà cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ trước đó.
Khoản 9. Người được cơ quan, tổ chức cử đến liên hệ nộp hồ sơ phải có Giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền, xuất trình thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng.
Khoản 10. Thời hạn thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy: Thời hạn thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy được tính kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cụ thể như sau:
Điểm a) Đồ án quy hoạch xây dựng: Không quá 05 ngày làm việc;
Điểm b) Chấp thuận địa điểm xây dựng công trình: Không quá 05 ngày làm việc;
Điểm c) Thiết kế cơ sở: Không quá 10 ngày làm việc đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A; không quá 05 ngày làm việc đối với các dự án còn lại;
Điểm d) Thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công: Không quá 15 ngày làm việc đối với dự án, công trình quan trọng quốc gia, dự án, công trình nhóm A; không quá 10 ngày làm việc đối với các dự án, công trình còn lại;
Điểm đ) Thiết kế kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy: Không quá 10 ngày làm việc.
Khoản 11. Kết quả thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy:
Điểm a) Đối với đồ án quy hoạch: Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trả lời bằng văn bản góp ý về giải pháp phòng cháy và chữa cháy;
Điểm b) Đối với hồ sơ đề nghị chấp thuận địa điểm xây dựng: Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trả lời bằng văn bản chấp thuận địa điểm xây dựng;
Điểm c) Đối với hồ sơ thiết kế cơ sở: Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trả lời bằng văn bản góp ý về giải pháp phòng cháy và chữa cháy;
Điểm d) Đối với hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công công trình, hồ sơ thiết kế kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy: Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC07), đóng dấu đã thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC08) vào bản thuyết minh, các bản vẽ đã được thẩm duyệt và trả lại cho chủ đầu tư, chủ phương tiện. Chủ đầu tư, chủ phương tiện có trách nhiệm nộp tệp tin (file) bản chụp hoặc bản sao hồ sơ được đóng dấu đã thẩm duyệt cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đã thẩm duyệt để lưu trữ theo quy định trước khi nhận Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy; Trường hợp hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công đối với cải tạo, thay đổi tính chất sử dụng công trình hoặc hoán cải phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy: Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trả lời bằng văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC09), đóng dấu đã thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC08) vào bản thuyết minh, các bản vẽ đã được thẩm duyệt và trả lại cho chủ đầu tư, chủ phương tiện. Chủ đầu tư, chủ phương tiện có trách nhiệm nộp tệp tin (file) bản chụp hoặc bản sao hồ sơ được đóng dấu đã thẩm duyệt cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đã thẩm duyệt để lưu trữ theo quy định trước khi nhận văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
Điểm đ) Trường hợp cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy không trả kết quả quy định tại điểm a, b, c và điểm d khoản này thì phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do và trả lại hồ sơ cho chủ đầu tư, chủ phương tiện trong thời hạn quy định tại khoản 10 Điều này.
Khoản 12. Thẩm quyền thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy:
Điểm a) Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với: Dự án, công trình không phân biệt nguồn vốn đầu tư đáp ứng tiêu chí phân loại dự án, công trình quan trọng quốc gia, dự án, công trình nhóm A theo quy định của pháp luật về đầu tư công (trừ các dự án, công trình đầu tư xây dựng sử dụng ngân sách nhà nước do cấp tỉnh là chủ đầu tư); công trình có chiều cao trên 100 m; công trình xây dựng trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên; phương tiện đường thủy có chiều dài từ 50 m trở lên vận chuyển hành khách, vận chuyển chất lỏng dễ cháy, khí cháy, vật liệu nổ, hóa chất có nguy hiểm về cháy, nổ; dự án đầu tư xây dựng công trình do Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh đề nghị, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được các cơ sở quốc phòng chế tạo hoặc hoán cải chuyên dùng cho hoạt động quân sự;
Điểm b) Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với: Đồ án quy hoạch đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các khu chức năng khác theo Luật Quy hoạch trên địa bàn quản lý; dự án, công trình không thuộc thẩm quyền của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn quản lý và những trường hợp do Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ ủy quyền; phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn quản lý không thuộc thẩm quyền của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và những trường hợp do Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ ủy quyền, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được các cơ sở quốc phòng chế tạo hoặc hoán cải chuyên dùng cho hoạt động quân sự.
Khoản 13. Dự án, công trình không thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng vẫn phải thiết kế bảo đảm yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy.
Khoản 14. Phí thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy được xác định trong tổng mức đầu tư của dự án, công trình và phương tiện giao thông cơ giới.
Điều 14 Trách nhiệm của chủ đầu tư, chủ phương tiện giao thông cơ giới, đơn vị tư vấn dự án, giám sát thi công, đơn vị tư vấn thiết kế, đơn vị thi công, cơ quan phê duyệt quy hoạch, cơ quan phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, cơ quan cấp giấy phép xây dựng và cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trong đầu tư, xây dựng công trình
Khoản 1. Trách nhiệm của chủ đầu tư, chủ phương tiện giao thông cơ giới:
Điểm a) Lập dự án thiết kế theo đúng quy định tại Điều 11 Nghị định này và phù hợp với quy hoạch được phê duyệt. Chỉ tiến hành thi công, xây dựng khi hồ sơ thiết kế công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
Điểm b) Tổ chức thi công, kiểm tra, giám sát thi công theo đúng thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đã được thẩm duyệt. Trường hợp trong quá trình thi công nếu có sự thay đổi, điều chỉnh về thiết kế và thiết bị phòng cháy và chữa cháy ảnh hưởng đến một trong các nội dung quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 5 Điều 13 Nghị định này thì lập thiết kế bổ sung để bảo đảm theo quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn phòng cháy và chữa cháy và phải được thẩm duyệt các nội dung thay đổi, điều chỉnh trước khi thi công;
Điểm c) Tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này và chịu trách nhiệm về kết quả nghiệm thu; | |
Nghị Định 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy .
Chương II
* Điều 14
- Khoản 1
+ Điểm b
+ Điểm c
+ Điểm d
+ Điểm đ
+ Điểm e
- Khoản 2
+ Điểm a
+ Điểm b
- Khoản 3
+ Điểm a
+ Điểm b
- Khoản 4
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
- Khoản 5
+ Điểm a
+ Điểm b
- Khoản 6
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
+ Điểm d
* Điều 15
* Điều 16
- Khoản 1
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
+ Điểm d
- Khoản 2
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
+ Điểm d
+ Điểm đ
- Khoản 3
+ Điểm a | Nghị Định 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy .
Chương II
Điều 14 Trách nhiệm của chủ đầu tư, chủ phương tiện giao thông cơ giới, đơn vị tư vấn dự án, giám sát thi công, đơn vị tư vấn thiết kế, đơn vị thi công, cơ quan phê duyệt quy hoạch, cơ quan phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, cơ quan cấp giấy phép xây dựng và cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trong đầu tư, xây dựng công trình
Khoản 1
Điểm b) Tổ chức thi công, kiểm tra, giám sát thi công theo đúng thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đã được thẩm duyệt. Trường hợp trong quá trình thi công nếu có sự thay đổi, điều chỉnh về thiết kế và thiết bị phòng cháy và chữa cháy ảnh hưởng đến một trong các nội dung quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 5 Điều 13 Nghị định này thì lập thiết kế bổ sung để bảo đảm theo quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn phòng cháy và chữa cháy và phải được thẩm duyệt các nội dung thay đổi, điều chỉnh trước khi thi công;
Điểm c) Tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này và chịu trách nhiệm về kết quả nghiệm thu;
Điểm d) Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với công trình trong suốt quá trình xây dựng đến khi nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng;
Điểm đ) Cung cấp hồ sơ thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của công trình, phương tiện giao thông cơ giới cho đơn vị quản lý, vận hành khi đưa công trình, phương tiện giao thông cơ giới vào sử dụng để xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
Điểm e) Xuất trình hồ sơ thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của công trình, phương tiện giao thông cơ giới khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Khoản 2. Trách nhiệm của đơn vị tư vấn dự án và giám sát thi công:
Điểm a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư trong việc thực hiện các nội dung về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật về hoạt động tư vấn dự án và tư vấn giám sát trong phạm vi của hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư và đơn vị tư vấn;
Điểm b) Tham gia trong quá trình nghiệm thu.
Khoản 3. Trách nhiệm của đơn vị tư vấn thiết kế:
Điểm a) Thiết kế bảo đảm các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy; chịu trách nhiệm về chất lượng của sản phẩm thiết kế công trình;
Điểm b) Thực hiện quyền giám sát tác giả trong quá trình thi công xây lắp công trình.
Khoản 4. Trách nhiệm của đơn vị thi công:
Điểm a) Thi công theo đúng thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đã được thẩm duyệt;
Điểm b) Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy thuộc phạm vi quản lý của mình trong suốt quá trình thi công đến khi bàn giao công trình;
Điểm c) Lập hồ sơ hoàn công; chuẩn bị các tài liệu và điều kiện để phục vụ công tác nghiệm thu và tham gia nghiệm thu công trình.
Khoản 5. Trách nhiệm của cơ quan phê duyệt quy hoạch, cơ quan phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và cơ quan cấp giấy phép xây dựng:
Điểm a) Cơ quan phê duyệt quy hoạch, cơ quan phê duyệt dự án đầu tư xây dựng dự án, công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này chỉ phê duyệt dự án, công trình khi có văn bản trả lời kết quả thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy quy định tại khoản 11 Điều 13 Nghị định này;
Điểm b) Cơ quan cấp giấy phép xây dựng trước khi cấp giấy phép có trách nhiệm yêu cầu chủ đầu tư xuất trình Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy (nếu có) và bản vẽ được đóng dấu thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với các dự án, công trình quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.
Khoản 6. Trách nhiệm của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy:
Điểm a) Xem xét, trả lời về địa điểm xây dựng công trình quy định tại mục 15 và 16 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này (trừ trạm cấp xăng dầu nội bộ và cơ sở sử dụng khí đốt), giải pháp phòng cháy và chữa cháy đối với đồ án quy hoạch xây dựng, hồ sơ thiết kế cơ sở quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này;
Điểm b) Thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này;
Điểm c) Kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với các dự án, công trình, hạng mục công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này;
Điểm d) Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình thi công xây dựng công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.
Điều 15 Nghiệm thu, kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy
Khoản 1. Dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đã được thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy phải được chủ đầu tư, chủ phương tiện tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy. Chủ đầu tư, chủ phương tiện phải đề nghị cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đã thẩm duyệt trước đó đến kiểm tra kết quả nghiệm thu nêu trên và cấp văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy trước khi đưa công trình, phương tiện giao thông cơ giới vào sử dụng. Nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy bao gồm nghiệm thu từng phần, từng giai đoạn, từng hạng mục, từng hệ thống và nghiệm thu bàn giao; riêng đối với các bộ phận của công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy khi thi công bị che khuất thì phải được nghiệm thu trước khi tiến hành các công việc tiếp theo. Chủ đầu tư quyết định việc nghiệm thu từng phần công trình trong trường hợp khu vực được nghiệm thu đủ điều kiện vận hành độc lập, bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy và phải được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy kiểm tra kết quả nghiệm thu và cấp văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu trước khi đưa phần công trình đó vào sử dụng.
Khoản 2. Hồ sơ nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy:
Điểm a) Bản sao Giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy kèm theo hồ sơ đã được đóng dấu thẩm duyệt của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy;
Điểm b) Bản sao Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
Điểm c) Các biên bản thử nghiệm, nghiệm thu từng phần và nghiệm thu tổng thể hệ thống phòng cháy và chữa cháy;
Điểm d) Các bản vẽ hoàn công hệ thống phòng cháy và chữa cháy và các hạng mục liên quan đến phòng cháy và chữa cháy phù hợp với hồ sơ thiết kế đã được thẩm duyệt;
Điểm đ) Tài liệu, quy trình hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng các thiết bị, hệ thống phòng cháy và chữa cháy và các hệ thống liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của công trình, phương tiện giao thông cơ giới;
Điểm e) Văn bản nghiệm thu hoàn thành các hạng mục, hệ thống liên quan đến phòng cháy và chữa cháy;
Điểm g) Bản sao Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy của đơn vị tư vấn giám sát (nếu có), đơn vị thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy. Các văn bản, tài liệu có trong hồ sơ phải có xác nhận của chủ đầu tư, chủ phương tiện, đơn vị tư vấn giám sát, đơn vị thi công. Hồ sơ nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch ra tiếng Việt.
Khoản 3. Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư, chủ phương tiện theo các nội dung sau:
Điểm a) Kiểm tra nội dung và tính pháp lý của hồ sơ nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại khoản 2 Điều này do chủ đầu tư, chủ phương tiện giao thông cơ giới chuẩn bị;
Điểm b) Kiểm tra sự phù hợp giữa kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư, chủ phương tiện đối với thiết kế đã được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt trước đó;
Điểm c) Tổ chức kiểm tra, thử nghiệm xác suất hoạt động thực tế của các phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy và hệ thống liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của công trình, phương tiện giao thông cơ giới để đối chiếu với kết quả thử nghiệm của chủ đầu tư, chủ phương tiện. Việc kiểm tra phải được lập thành biên bản (Mẫu số PC 10).
Khoản 4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này kèm theo báo cáo của chủ đầu tư, chủ phương tiện về tình hình kết quả thi công, kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm và nghiệm thu các hệ thống, thiết bị và giải pháp phòng cháy và chữa cháy và văn bản đề nghị kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC11) cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đã thẩm duyệt trước đó theo một trong các hình thức sau:
Điểm a) Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền;
Điểm b) Trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền (đối với các văn bản, giấy tờ thuộc danh mục bí mật nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước);
Điểm c) Thông qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật. Thời gian nộp hồ sơ tối thiểu trước 10 ngày làm việc đối với dự án, công trình quan trọng quốc gia, dự án, công trình nhóm A hoặc tối thiểu trước 07 ngày làm việc đối với các công trình còn lại và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy so với ngày chủ đầu tư, chủ phương tiện đề nghị tổ chức kiểm tra nghiệm thu.
Khoản 5. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra thành phần, tính hợp lệ của hồ sơ và thực hiện theo các quy định sau:
Điểm a) Trường hợp hồ sơ đầy đủ thành phần và hợp lệ theo quy định thì tiếp nhận và ghi thông tin vào 02 bản Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC03);
Điểm b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thành phần hoặc chưa hợp lệ theo quy định thì hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ và ghi thông tin vào 02 bản Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC04).
Khoản 6. Thông báo kết quả xử lý hồ sơ:
Điểm a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền, cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải giao trực tiếp 01 bản Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy hoặc Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy cho người đến nộp hồ sơ và lưu 01 bản;
Điểm b) Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền, cán bộ tiếp nhận gửi thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại về việc tiếp nhận hoặc đề nghị hướng dẫn, bổ sung hồ sơ đến cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ;
Điểm c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật, cán bộ tiếp nhận hồ sơ gửi 01 bản Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy hoặc Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy đến địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ trước đó và lưu 01 bản.
Khoản 7. Người được cơ quan, tổ chức cử đến liên hệ nộp hồ sơ phải có Giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền, xuất trình thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng.
Khoản 8. Trong thời hạn 10 ngày làm việc đối với dự án, công trình quan trọng quốc gia, dự án, công trình nhóm A hoặc 07 ngày làm việc đối với các dự án công trình còn lại và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 4 Điều này, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đã thẩm duyệt trước đó có trách nhiệm tổ chức kiểm tra nghiệm thu và lập biên bản kiểm tra kết quả nghiệm thu (Mẫu số PC 10). Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua biên bản kiểm tra nghiệm thu, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm xem xét, ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC 12) và trả lại hồ sơ nghiệm thu đã nhận trước đó cho chủ đầu tư, chủ phương tiện. Trường hợp không chấp thuận kết quả nghiệm thu thì phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
Khoản 9. Văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy là một trong những căn cứ để cơ quan có thẩm quyền cấp phép đưa công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy vào sử dụng.
Điều 16 Kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy
Khoản 1. Đối tượng kiểm tra:
Điểm a) Cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy;
Điểm b) Khu dân cư, hộ gia đình, rừng, phương tiện giao thông cơ giới, hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;
Điểm c) Công trình xây dựng trong quá trình thi công thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự;
Điểm d) Cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy.
Khoản 2. Nội dung kiểm tra:
Điểm a) Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở, khu dân cư, hộ gia đình, phương tiện giao thông cơ giới quy định tại các Điều 5, 6, 7 và Điều 8 Nghị định này;
Điểm b) Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
Điểm c) Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với công trình xây dựng trong quá trình thi công: Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này; nội quy về phòng cháy và chữa cháy, biển chỉ dẫn thoát nạn; quy định về phân công trách nhiệm bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư, đơn vị thi công trong phạm vi thẩm quyền; chức trách, nhiệm vụ của người được phân công làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy; việc sử dụng hệ thống, thiết bị điện, sinh lửa, sinh nhiệt, nguồn lửa, nguồn nhiệt; trang bị phương tiện, thiết bị chữa cháy ban đầu phù hợp với tính chất, đặc điểm của công trình xây dựng;
Điểm d) Việc thực hiện trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng, chủ phương tiện giao thông cơ giới, chủ hộ gia đình, chủ rừng theo quy định;
Điểm đ) Điều kiện đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Điều 41 Nghị định này.
Khoản 3. Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy được tiến hành theo hình thức kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất, cụ thể:
Điểm a) Người đứng đầu cơ sở, chủ phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy, chủ hộ gia đình, chủ rừng có trách nhiệm tổ chức kiểm tra thường xuyên về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình; | |
Nghị Định 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy .
Chương II
* Điều 16
- Khoản 2
+ Điểm d
+ Điểm đ
- Khoản 3
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
+ Điểm d
+ Điểm đ
- Khoản 4
- Khoản 5
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
* Điều 17
* Điều 18
- Khoản 1
- Khoản 2 | Nghị Định 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy .
Chương II
Điều 16 Kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy
Khoản 2
Điểm d) Việc thực hiện trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng, chủ phương tiện giao thông cơ giới, chủ hộ gia đình, chủ rừng theo quy định;
Điểm đ) Điều kiện đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Điều 41 Nghị định này.
Khoản 3. Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy được tiến hành theo hình thức kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất, cụ thể:
Điểm a) Người đứng đầu cơ sở, chủ phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy, chủ hộ gia đình, chủ rừng có trách nhiệm tổ chức kiểm tra thường xuyên về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình;
Điểm b) Người đứng đầu cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy thường xuyên; định kỳ 06 tháng gửi báo cáo kết quả kiểm tra về cơ quan Công an quản lý trực tiếp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra;
Điểm c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy định kỳ một năm một lần; kiểm tra đột xuất khi phát hiện các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 17 Nghị định này hoặc vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy mà có nguy cơ phát sinh cháy, nổ hoặc phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự theo văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền đối với các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này, khu dân cư thuộc phạm vi quản lý;
Điểm d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức kiểm tra đột xuất phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự theo văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền đối với các đối tượng quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này trong phạm vi quản lý của mình;
Điểm đ) Cơ quan Công an có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy định kỳ 06 tháng một lần đối với các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này; định kỳ một năm một lần đối với hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy và các cơ sở còn lại thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này; kiểm tra đột xuất khi phát hiện các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định này hoặc vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy mà có nguy cơ phát sinh cháy, nổ hoặc phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự theo văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền thuộc phạm vi quản lý; kiểm tra một năm một lần trong quá trình thi công đối với công trình xây dựng thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.
Khoản 4. Kiểm tra cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy được tiến hành theo hình thức kiểm tra định kỳ, đột xuất, cụ thể: Sau khi cơ sở được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy, cơ quan Công an có thẩm quyền quy định tại khoản 12 Điều 45 Nghị định này thực hiện chế độ kiểm tra định kỳ một năm một lần để xác định việc duy trì, bảo đảm các điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy của cơ sở; kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm điều kiện đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điều 41 Nghị định này hoặc lợi dụng hoạt động phòng cháy và chữa cháy để xâm phạm an ninh, trật tự bị cơ quan có thẩm quyền kiến nghị xử lý. Khi phát hiện vi phạm, lập biên bản (Mẫu số PC 10) và đề xuất cấp có thẩm quyền ký quyết định thu hồi (Mẫu PC35).
Khoản 5. Thủ tục kiểm tra:
Điểm a) Đối với trường hợp kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy: Cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra quy định tại điểm c và điểm đ khoản 3 Điều này trước khi thực hiện kiểm tra định kỳ phải thông báo trước 03 ngày làm việc cho đối tượng được kiểm tra về thời gian, nội dung và thành phần đoàn kiểm tra. Khi tổ chức kiểm tra về an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở do cấp dưới quản lý thì phải thông báo cho cấp quản lý cơ sở đó biết. Trường hợp cần thiết thì yêu cầu cấp quản lý cơ sở đó tham gia đoàn kiểm tra, cung cấp tài liệu và tình hình liên quan đến công tác phòng cháy và chữa cháy của cơ sở được kiểm tra. Kết quả kiểm tra được thông báo cho cấp quản lý cơ sở biết; Cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra quy định tại các điểm c, d và điểm đ khoản 3 Điều này khi thực hiện kiểm tra đột xuất phải thông báo rõ lý do kiểm tra cho đối tượng được kiểm tra. Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân khi thực hiện công tác kiểm tra đột xuất phải xuất trình giấy giới thiệu của cơ quan trực tiếp quản lý; Đối tượng được kiểm tra phải chuẩn bị đầy đủ các nội dung kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đã được thông báo và bố trí người có thẩm quyền, trách nhiệm để làm việc với cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra;
Điểm b) Đối với trường hợp kiểm tra cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy quy định tại khoản 4 Điều này: Cơ quan Công an đã cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy trước khi thực hiện kiểm tra định kỳ phải thông báo trước 03 ngày làm việc cho đối tượng được kiểm tra về thời gian, nội dung và thành phần đoàn kiểm tra; Cơ quan, người có thẩm quyền khi thực hiện kiểm tra đột xuất phải thông báo rõ lý do kiểm tra cho đối tượng được kiểm tra. Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân khi thực hiện công tác kiểm tra đột xuất phải xuất trình giấy giới thiệu của cơ quan trực tiếp quản lý; Đối tượng được kiểm tra phải chuẩn bị đầy đủ các nội dung kiểm tra điều kiện đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy đã được thông báo và bố trí người có thẩm quyền, trách nhiệm để làm việc với cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra;
Điểm c) Việc kiểm tra định kỳ, đột xuất của cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại các điểm c, d và điểm đ khoản 3 và khoản 4 Điều này phải được lập thành biên bản (Mẫu số PC 10). Trường hợp đối tượng kiểm tra không ký biên bản thì phải có xác nhận của hai người làm chứng hoặc chính quyền địa phương.
Điều 17 Tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, cá nhân không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy
Khoản 1. Các trường hợp bị tạm đình chỉ hoạt động:
Điểm a) Trong môi trường nguy hiểm cháy, nổ xuất hiện nguồn lửa, nguồn nhiệt hoặc khi đang có nguồn lửa, nguồn nhiệt mà xuất hiện môi trường nguy hiểm cháy, nổ (sau đây gọi là nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ);
Điểm b) Vi phạm nghiêm trọng quy định về phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu khắc phục bằng văn bản mà không thực hiện, bao gồm: Tàng trữ, sử dụng trái phép hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ; sản xuất, kinh doanh, san, chiết, nạp hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ mà không có giấy phép hoặc không đúng nơi quy định; làm mất tác dụng của lối thoát nạn, ngăn cháy lan mà khi xảy ra cháy, nổ có thể gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản;
Điểm c) Vi phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định về phòng cháy và chữa cháy: Cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng của cơ sở, hạng mục thuộc cơ sở, hoán cải phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này ảnh hưởng đến một trong các điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại điểm b, điểm c khoản 5 Điều 13 Nghị định này khi chưa có văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Công an có thẩm quyền; Đưa công trình, hạng mục công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này vào hoạt động, sử dụng khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Công an có thẩm quyền.
Khoản 2. Việc tạm đình chỉ hoạt động chỉ giới hạn trong phạm vi nhỏ nhất và theo nguyên tắc nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ xuất hiện ở phạm vi nào hoặc vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy ở phạm vi nào thì tạm đình chỉ hoạt động trong phạm vi đó.
Khoản 3. Thời hạn tạm đình chỉ hoạt động được xác định căn cứ vào điều kiện, khả năng loại trừ nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ, khả năng khắc phục vi phạm về phòng cháy và chữa cháy nhưng không vượt quá 30 ngày.
Khoản 4. Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy, hộ gia đình và hoạt động của cá nhân bị tạm đình chỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này đã hết thời hạn tạm đình chỉ mà không khắc phục hoặc không thể khắc phục được thì bị đình chỉ hoạt động. Việc đình chỉ hoạt động có thể thực hiện đối với từng bộ phận hoặc toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy, hộ gia đình và hoạt động của cá nhân.
Khoản 5. Quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động được thể hiện bằng văn bản; có thể ra quyết định tạm đình chỉ bằng lời nói đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nhưng sau đó phải thể hiện quyết định bằng văn bản.
Khoản 6. Trình tự, thủ tục tạm đình chỉ hoạt động:
Điểm a) Khi phát hiện trường hợp bị tạm đình chỉ hoạt động theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người đang thi hành nhiệm vụ yêu cầu tổ chức, cá nhân ngừng hoạt động hoặc chấm dứt hành vi vi phạm và thực hiện theo trình tự sau: Lập biên bản xác định phạm vi nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ hoặc hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy; Ra quyết định hoặc báo cáo người có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động;
Điểm b) Quyết định tạm đình chỉ hoạt động phải được thể hiện bằng văn bản (Mẫu số PC 13). Trường hợp cấp thiết có thể ra quyết định tạm đình chỉ bằng lời nói và sau đó phải thể hiện quyết định bằng văn bản. Khi ra quyết định tạm đĩnh chỉ bằng lời nói phải xưng rõ họ tên, chức vụ, đơn vị công tác, phạm vi và những hoạt động bị tạm đình chỉ; Người ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động có trách nhiệm tổ chức theo dõi việc khắc phục, loại trừ nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ.
Khoản 7. Thủ tục đình chỉ hoạt động:
Điểm a) Khi hết thời hạn tạm đình chỉ hoạt động, người có thẩm quyền đã ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động trước đó có trách nhiệm tổ chức kiểm tra cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và hoạt động của cá nhân bị tạm đình chỉ để xem xét khả năng loại trừ nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ hoặc khắc phục vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy. Việc kiểm tra phải được lập thành biên bản (Mẫu số PC 10);
Điểm b) Kết thúc kiểm tra, nếu xét thấy nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ chưa được loại trừ hoặc vi phạm không được khắc phục hoặc không thể khắc phục được thì người có thẩm quyền đã ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động trước đó xem xét, ra quyết định đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, hoạt động của cá nhân (Mẫu số PC 14).
Khoản 8. Thẩm quyền tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động:
Điểm a) Bộ trưởng Bộ Công an quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của bộ phận, toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, hoạt động của cá nhân trong phạm vi cả nước, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được các cơ sở quốc phòng chế tạo hoặc hoán cải chuyên dùng cho hoạt động quân sự;
Điểm b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của bộ phận, toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, hoạt động của cá nhân thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của mình. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của bộ phận, toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, hoạt động của cá nhân trong trường hợp tổ chức kiểm tra theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 16 Nghị định này;
Điểm c) Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh, Trưởng Công an cấp huyện, Trưởng Công an cấp xã trong phạm vi thẩm quyền của mình quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động đối với từng bộ phận, toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, hoạt động của cá nhân thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của mình, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được các cơ sở quốc phòng chế tạo hoặc hoán cải chuyên dùng cho hoạt động quân sự;
Điểm d) Cán bộ, chiến sĩ Công an được tạm đình chỉ hoạt động đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và trong thời gian ngắn nhất sau khi tạm đình chỉ phải báo cáo người trực tiếp quản lý có thẩm quyền quy định tại điểm c Khoản này ra quyết định tạm đình chỉ.
Khoản 9. Quyết định tạm đình chỉ hoạt động, quyết định đình chỉ hoạt động phải được giao cho đối tượng bị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động, cấp trên trực tiếp quản lý của đối tượng bị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động (nếu có), Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện nơi đối tượng bị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động có trụ sở hoặc cư trú; trường hợp các hoạt động bị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động có liên quan tới nhiều đối tượng thì phải giao cho mỗi đối tượng một quyết định.
Khoản 10. Biện pháp bảo đảm thi hành quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động:
Điểm a) Người đứng đầu cơ sở, cơ quan, tổ chức, người điều khiển hoặc chủ phương tiện giao thông cơ giới, chủ hộ gia đình, cá nhân khi nhận được quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động phải chấp hành ngay và có trách nhiệm loại trừ nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ hoặc khắc phục vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong thời gian ngắn nhất;
Điểm b) Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động thông báo công khai trên trang thông tin điện tử, phương tiện truyền thông về việc tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, cá nhân không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đến khi được phục hồi hoạt động. Nội dung công bố công khai gồm tổ chức, cá nhân vi phạm, hành vi vi phạm, hình thức xử lý.
Điều 18 Phục hồi hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân
Khoản 1. Người có thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động có quyền quyết định phục hồi hoạt động. Trường hợp người có thẩm quyền sau khi ra quyết định tạm đình chỉ bằng lời nói, chưa thể hiện bằng văn bản mà nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ hoặc vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy đã được loại trừ hoặc khắc phục ngay thì có thể quyết định phục hồi hoạt động bằng lời nói.
Khoản 2. Trong thời hạn tạm đình chỉ hoạt động hoặc hết thời hạn tạm đình chỉ hoạt động, nếu nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ đã được loại trừ hoặc vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy đã được khắc phục thì người đứng đầu cơ sở, chủ phương tiện giao thông cơ giới, chủ hộ gia đình, cá nhân phải có văn bản đề nghị phục hồi hoạt động (Mẫu số PC15) gửi người có thẩm quyền đã ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động trước đó xem xét, quyết định phục hồi hoạt động. | |
Nghị Định 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy .
Chương II
* Điều 18
- Khoản 2
- Khoản 3
- Khoản 4
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
- Khoản 5
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
- Khoản 6
- Khoản 7
- Khoản 8
Chương III
* Điều 19
* Điều 20
* Điều 21
* Điều 22
- Khoản 1
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
+ Điểm d
+ Điểm đ
+ Điểm e
+ Điểm g
+ Điểm h
+ Điểm i
+ Điểm k
+ Điểm l | Nghị Định 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy .
Chương II
Điều 18 Phục hồi hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân
Khoản 2. Trong thời hạn tạm đình chỉ hoạt động hoặc hết thời hạn tạm đình chỉ hoạt động, nếu nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ đã được loại trừ hoặc vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy đã được khắc phục thì người đứng đầu cơ sở, chủ phương tiện giao thông cơ giới, chủ hộ gia đình, cá nhân phải có văn bản đề nghị phục hồi hoạt động (Mẫu số PC15) gửi người có thẩm quyền đã ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động trước đó xem xét, quyết định phục hồi hoạt động.
Khoản 3. Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân đã bị đình chỉ hoạt động, nếu sau đó đáp ứng đủ các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy và muốn hoạt động trở lại thì người đứng đầu cơ sở, chủ phương tiện giao thông cơ giới, chủ hộ gia đình, cá nhân phải có văn bản đề nghị phục hồi hoạt động (Mẫu số PC 15) gửi người có thẩm quyền đã ra quyết định đình chỉ hoạt động trước đó xem xét, quyết định phục hồi hoạt động.
Khoản 4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp 01 văn bản đề nghị cho cơ quan của người có thẩm quyền theo quy định tại khoản 8 Điều 17 Nghị định này theo một trong các hình thức sau:
Điểm a) Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền;
Điểm b) Trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền (đối với các văn bản, giấy tờ thuộc danh mục bí mật nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước);
Điểm c) Thông qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật.
Khoản 5. Thông báo kết quả xử lý:
Điểm a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền, cán bộ tiếp nhận phải giao trực tiếp 01 bản Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC03) cho người đến nộp văn bản và lưu 01 bản;
Điểm b) Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền, cán bộ tiếp nhận gửi thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại về việc tiếp nhận hoặc hướng dẫn bổ sung hồ sơ đến cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ;
Điểm c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật, cán bộ tiếp nhận phải gửi 01 bản Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp trước đó và lưu 01 bản.
Khoản 6. Người được cơ quan, tổ chức cử đến liên hệ nộp văn bản đề nghị phải có Giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền, xuất trình thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng.
Khoản 7. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị phục hồi hoạt động, người đã ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động, đình chỉ hoạt động trước đó phải tổ chức kiểm tra, lập biên bản kiểm tra kết quả khắc phục nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ, khắc phục vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy hoặc các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC 10) và xem xét, ra Quyết định phục hồi hoạt động (Mẫu số PC 16). Trường hợp không ra Quyết định phục hồi hoạt động thì phải có văn bản trả lời cơ quan, tổ chức, cá nhân theo hình thức tương ứng với hình thức mà cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp văn bản đề nghị trước đó.
Khoản 8. Quyết định phục hồi hoạt động phải được giao cho đối tượng bị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động, cấp trên trực tiếp quản lý của đối tượng bị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động (nếu có), Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện nơi đối tượng bị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động có trụ sở hoặc cư trú và đăng trên trang thông tin điện tử, phương tiện truyền thông.
Chương III
Điều 19 Phương án chữa cháy
Khoản 1. Các loại phương án chữa cháy:
Điểm a) Phương án chữa cháy của cơ sở (Mẫu số PC 17);
Điểm b) Phương án chữa cháy của cơ quan Công an (Mẫu số PC 18).
Khoản 2. Phương án chữa cháy phải bảo đảm các yêu cầu và nội dung cơ bản sau:
Điểm a) Nêu được tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy;
Điểm b) Đề ra tình huống cháy phức tạp nhất và một số tình huống cháy đặc trưng khác có thể xảy ra, khả năng phát triển của đám cháy theo các mức độ khác nhau;
Điểm c) Đề ra kế hoạch huy động, sử dụng lực lượng, phương tiện, tổ chức chỉ huy, biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy và các công việc phục vụ chữa cháy phù hợp với từng giai đoạn của từng tình huống cháy;
Điểm d) Phương án chữa cháy phải được bổ sung, chỉnh lý kịp thời và được cấp có thẩm quyền phê duyệt lại khi có những thay đổi lớn về quy mô, tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy.
Khoản 3. Trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy và phối hợp xây dựng phương án chữa cháy:
Điểm a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy, chủ phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án chữa cháy của cơ sở đối với khu dân cư, cơ sở, phương tiện sử dụng lực lượng, phương tiện tại chỗ trong phạm vi quản lý (Mẫu số PC 17);
Điểm b) Trưởng Công an cấp huyện chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án chữa cháy của cơ quan Công an đối với các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này và khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao trên địa bàn được phân công thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy (Mẫu số PC 18);
Điểm c) Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án chữa cháy của cơ quan Công an đối với các cơ sở còn lại thuộc danh mục quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này, phương án chữa cháy cần huy động lực lượng Công an, Quân đội, cơ quan, tổ chức đóng ở địa phương và lực lượng Công an của nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Mẫu số PC18). Khi xây dựng phương án chữa cháy, cơ quan Công an phải thông báo trước 03 ngày làm việc cho người đứng đầu cơ sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao về thời gian xây dựng phương án và những yêu cầu cần thiết cho việc xây dựng phương án. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao, người đứng đầu cơ sở quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này có trách nhiệm cung cấp tài liệu, thông tin cần thiết liên quan tới việc xây dựng phương án chữa cháy theo yêu cầu của cơ quan Công an, bố trí người tham gia và bảo đảm các điều kiện phục vụ xây dựng phương án chữa cháy.
Khoản 4. Hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở đối với các cơ sở quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này:
Điểm a) Văn bản đề nghị phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở (Mẫu số PC 19);
Điểm b) 02 bản phương án chữa cháy của cơ sở đã được người có trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án ký tên, đóng dấu (nếu có).
Khoản 5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 4 Điều này cho cơ quan có thẩm quyền theo một trong các hình thức sau:
Điểm a) Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền;
Điểm b) Trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền (đối với các văn bản, giấy tờ thuộc danh mục bí mật nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước);
Điểm c) Thông qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật.
Khoản 6. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra thành phần, tính hợp lệ của hồ sơ và thực hiện theo các quy định sau:
Điểm a) Trường hợp hồ sơ đầy đủ thành phần và hợp lệ theo quy định tại khoản 4 Điều này thì tiếp nhận và ghi thông tin vào Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC03);
Điểm b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thành phần hoặc chưa hợp lệ theo quy định tại khoản 4 Điều này thì hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định và ghi thông tin vào Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC04).
Khoản 7. Thông báo kết quả xử lý hồ sơ:
Điểm a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền, cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải giao trực tiếp 01 bản Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy hoặc Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy cho người đến nộp hồ sơ và lưu 01 bản;
Điểm b) Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền, cán bộ tiếp nhận gửi thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại về việc tiếp nhận hoặc hướng dẫn bổ sung hồ sơ đến cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ;
Điểm c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật, cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải gửi 01 bản Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy hoặc Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ trước đó và lưu 01 bản.
Khoản 8. Người được cơ quan, tổ chức cử đến liên hệ nộp hồ sơ phải có giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền, xuất trình thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng.
Khoản 9. Quản lý phương án chữa cháy:
Điểm a) Phương án chữa cháy của cơ sở được quản lý tại cơ sở, khu dân cư, trên phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy;
Điểm b) Phương án chữa cháy của cơ quan Công an được quản lý tại cơ quan Công an trực tiếp xây dựng phương án. Cơ quan, tổ chức có lực lượng, phương tiện tham gia trong phương án được sao gửi, phổ biến những nội dung liên quan đến nhiệm vụ của mình.
Khoản 10. Trách nhiệm tổ chức thực tập phương án chữa cháy:
Điểm a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ sở, chủ phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện cần thiết, tổ chức thực tập phương án chữa cháy của cơ sở, khu dân cư, phương tiện thuộc phạm vi quản lý của mình;
Điểm b) Cơ quan Công an có trách nhiệm tổ chức thực tập phương án chữa cháy của cơ quan Công an theo yêu cầu của người có thẩm quyền phê duyệt;
Điểm c) Lực lượng, phương tiện có trong phương án chữa cháy khi được huy động thực tập phải tham gia đầy đủ;
Điểm d) Người có trách nhiệm tổ chức thực tập phương án chữa cháy của cơ sở phải gửi kế hoạch, báo cáo kết quả tổ chức thực tập phương án chữa cháy đến cơ quan Công an quản lý trực tiếp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thực tập phương án chữa cháy.
Khoản 11. Cơ quan Công an có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng, thực tập, quản lý và sử dụng phương án chữa cháy.
Điều 20 Trách nhiệm báo cháy, chữa cháy và tham gia chữa cháy
Khoản 1. Người phát hiện thấy cháy phải bằng mọi cách báo cháy ngay cho người xung quanh biết và báo cho một hoặc tất cả các đơn vị sau đây:
Điểm a) Đội dân phòng hoặc đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tại nơi xảy ra cháy;
Điểm b) Đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất;
Điểm c) Chính quyền địa phương nơi xảy ra cháy.
Khoản 2. Cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 1 Điều này khi nhận được tin báo về vụ cháy xảy ra trong địa bàn được phân công quản lý thì phải nhanh chóng đến tổ chức chữa cháy, đồng thời báo cho các cơ quan, đơn vị cần thiết khác để chi viện chữa cháy.
Khoản 3. Cơ quan, đơn vị quy định tại điểm b khoản 1 Điều này khi nhận được tin báo cháy ngoài địa bàn được phân công quản lý phải nhanh chóng thông báo cho cơ quan, đơn vị quản lý địa bàn nơi xảy cháy để thực hiện nhiệm vụ chữa cháy; đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp quản lý để xem xét, quyết định điều động lực lượng, phương tiện đến chữa cháy khi có yêu cầu phối hợp.
Khoản 4. Người có mặt tại nơi xảy ra cháy phải tìm mọi biện pháp phù hợp để cứu người, ngăn chặn cháy lan và chữa cháy; người tham gia chữa cháy phải chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy chữa cháy.
Khoản 5. Lực lượng Công an, Quân đội, Dân quân tự vệ, cơ quan y tế, điện lực, cấp nước, môi trường đô thị, giao thông và các cơ quan khác có liên quan có nhiệm vụ chữa cháy và tham gia chữa cháy theo quy định tại các khoản 2, 3 và khoản 4 Điều 33 Luật Phòng cháy và chữa cháy.
Điều 21 Người chỉ huy chữa cháy
Khoản 1. Người chỉ huy chữa cháy trong lực lượng Công an nhân dân là người có chức vụ cao nhất chỉ huy đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có mặt tại nơi xảy ra cháy.
Khoản 2. Trong trường hợp tại nơi xảy ra cháy, lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chưa đến mà đám cháy lan từ cơ sở này sang cơ sở khác hoặc cháy lan từ cơ sở sang khu dân cư hoặc ngược lại thì người chỉ huy chữa cháy của cơ sở và khu dân cư bị cháy phải có trách nhiệm phối hợp trong chỉ huy chữa cháy.
Khoản 3. Trường hợp phương tiện giao thông cơ giới bị cháy trong địa phận của cơ sở, thôn, khu rừng mà lực lượng Cảnh sát phòng chảy và chữa cháy chưa đến thì người chỉ huy chữa cháy phương tiện giao thông cơ giới phải phối hợp với người có trách nhiệm chỉ huy chữa cháy sở tại để chỉ huy chữa cháy.
Khoản 4. Khi người có chức vụ cao nhất của lực lượng Công an nhân dân đến nơi xảy ra cháy thì người chỉ huy chữa cháy quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm tham gia ban chỉ huy chữa cháy và chịu sự phân công của người chỉ huy chữa cháy thuộc lực lượng Công an nhân dân.
Điều 22 Nhiệm vụ chỉ huy, chỉ đạo chữa cháy
Khoản 1. Nhiệm vụ chỉ huy chữa cháy:
Điểm a) Huy động lực lượng, phương tiện, tài sản, nguồn nước, chất và vật liệu chữa cháy để chữa cháy;
Điểm b) Xác định khu vực chữa cháy, đề ra và tổ chức thực hiện các biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy;
Điểm c) Đề ra các yêu cầu về bảo đảm giao thông, trật tự;
Điểm d) Tổ chức hậu cần chữa cháy, phục vụ chữa cháy và y tế;
Điểm đ) Tổ chức thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy;
Điểm e) Tổ chức công tác chính trị tư tưởng trong chữa cháy;
Điểm g) Tổ chức thông tin về vụ cháy;
Điểm h) Quyết định kết thúc hoạt động chữa cháy;
Điểm i) Phối hợp tổ chức bảo vệ hiện trường vụ cháy;
Điểm k) Tổ chức rút kinh nghiệm vụ cháy;
Điểm l) Đề xuất các yêu cầu khác phục vụ cho chữa cháy. | |
Nghị Định 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy .
Chương III
* Điều 23
* Điều 24
* Điều 25
* Điều 26
* Điều 27
* Điều 28
* Điều 29
Chương IV
* Điều 30
* Điều 31
- Khoản 1
- Khoản 2
- Khoản 3
+ Điểm a
+ Điểm b | Nghị Định 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy .
Khoản 1. Nhiệm vụ chỉ huy chữa cháy:
Điểm a) Huy động lực lượng, phương tiện, tài sản, nguồn nước, chất và vật liệu chữa cháy để chữa cháy;
Điểm b) Xác định khu vực chữa cháy, đề ra và tổ chức thực hiện các biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy;
Điểm c) Đề ra các yêu cầu về bảo đảm giao thông, trật tự;
Điểm d) Tổ chức hậu cần chữa cháy, phục vụ chữa cháy và y tế;
Điểm đ) Tổ chức thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy;
Điểm e) Tổ chức công tác chính trị tư tưởng trong chữa cháy;
Điểm g) Tổ chức thông tin về vụ cháy;
Điểm h) Quyết định kết thúc hoạt động chữa cháy;
Điểm i) Phối hợp tổ chức bảo vệ hiện trường vụ cháy;
Điểm k) Tổ chức rút kinh nghiệm vụ cháy;
Điểm l) Đề xuất các yêu cầu khác phục vụ cho chữa cháy.
Khoản 2. Chỉ đạo chữa cháy được áp dụng đối với các trường hợp quy định tại Điều 39 Luật Phòng cháy và chữa cháy. Nhiệm vụ của người chỉ đạo chữa cháy là tổ chức và chỉ đạo các hoạt động bảo đảm chữa cháy an toàn, hiệu quả và khắc phục hậu quả vụ cháy.
Khoản 3. Khi lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chưa đến đám cháy, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trở lên có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Khi lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đến đám cháy thì người chỉ huy đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này; người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trở lên có trách nhiệm tham gia chỉ huy chữa cháy và thực hiện các nhiệm vụ chỉ đạo chữa cháy quy định tại khoản 2 Điều này.
Chương III
Điều 23 Thẩm quyền và thủ tục huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy
Khoản 1. Thẩm quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy:
Điểm a) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong phạm vi quản lý của mình; trường hợp cần huy động lực lượng, phương tiện và tài sản ngoài phạm vi quản lý của mình thì phải đề nghị người có thẩm quyền huy động quyết định;
Điểm b) Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh, Trưởng Công an cấp huyện được quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản của lực lượng phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình. Sau khi huy động thì thông báo cho người có thẩm quyền quản lý lực lượng, phương tiện và tài sản đó biết. Trường hợp cần huy động lực lượng, phương tiện và tài sản ngoài phạm vi quản lý của mình thì đề nghị người có thẩm quyền huy động quyết định;
Điểm c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản của cơ quan, tổ chức trong phạm vi quản lý của mình. Trường hợp cần huy động lực lượng, phương tiện, tài sản ngoài phạm vi quản lý của mình thì đề nghị người có thẩm quyền huy động quyết định;
Điểm d) Giám đốc Công an cấp tỉnh được quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản của lực lượng Công an thuộc phạm vi quản lý của mình. Trường hợp cần huy động lực lượng, phương tiện và tài sản ngoài phạm vi quản lý của mình thì đề nghị người có thẩm quyền huy động quyết định;
Điểm đ) Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi cả nước. Trường hợp cần huy động lực lượng, phương tiện và tài sản ngoài phạm vi quản lý của mình thì đề nghị người có thẩm quyền huy động quyết định. Sau khi huy động thì thông báo cho người có thẩm quyền quản lý lực lượng, phương tiện và tài sản đó biết;
Điểm e) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong phạm vi quản lý của mình và lực lượng quân đội đóng ở địa phương. Sau khi huy động thì thông báo cho người có thẩm quyền quản lý lực lượng, phương tiện, tài sản đó biết;
Điểm g) Bộ trưởng Bộ Công an được quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong phạm vi cả nước. Sau khi huy động thì thông báo cho người có thẩm quyền quản lý lực lượng, phương tiện và tài sản đó biết.
Khoản 2. Thủ tục huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy:
Điểm a) Việc huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy phải được thể hiện bằng Lệnh huy động, điều động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy (Mẫu số PC20); trường hợp khẩn cấp, lệnh huy động có thể bằng lời nói, nhưng chậm nhất không quá 03 ngày làm việc phải thể hiện lệnh đó bằng văn bản. Người ra lệnh huy động bằng lời nói phải xưng rõ họ tên, chức vụ, đơn vị công tác, đồng thời phải nêu rõ căn cứ huy động và yêu cầu về người, phương tiện, tài sản cần huy động, thời gian, địa điểm tập kết;
Điểm b) Trường hợp cần huy động lực lượng, phương tiện và tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân ngoài phạm vi quản lý, người chỉ huy chữa cháy báo cáo đề xuất và được người có thẩm quyền huy động đồng ý thì được phép huy động lực lượng, phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó để chữa cháy nhưng sau đó phải tham mưu cho người có thẩm quyền huy động ban hành quyết định huy động bằng văn bản.
Điều 24 Huy động xe ưu tiên, người và phương tiện của quân đội, tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam để tham gia chữa cháy
Khoản 1. Người và phương tiện của quân đội khi không làm nhiệm vụ khẩn cấp đều có thể được huy động để chữa cháy và phục vụ chữa cháy. Người chỉ huy đơn vị quân đội khi nhận được lệnh huy động lực lượng và phương tiện để chữa cháy và phục vụ chữa cháy phải chấp hành ngay hoặc báo cáo ngay lên cấp có thẩm quyền để Tổ chức thực hiện.
Khoản 2. Không huy động các loại xe sau đây để chữa cháy và phục vụ chữa cháy:
Điểm a) Xe quân sự, xe Công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp;
Điểm b) Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;
Điểm c) Xe hộ đê, xe đang làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai hoặc tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
Điểm d) Đoàn xe có Cảnh sát dẫn đường;
Điểm đ) Đoàn xe tang;
Điểm e) Các xe ưu tiên khác theo quy định của pháp luật.
Khoản 3. Người và phương tiện của tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam đều có thể được huy động để chữa cháy và phục vụ chữa cháy trừ những tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Điều 25 Ưu tiên và bảo đảm quyền ưu tiên cho người và phương tiện được huy động chữa cháy và tham gia chữa cháy
Khoản 1. Các xe, tàu, xuồng, máy bay và các phương tiện giao thông khác của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy khi đi chữa cháy và phục vụ chữa cháy được sử dụng tín hiệu ưu tiên, quyền ưu tiên lưu thông và các quyền ưu tiên khác theo quy định của pháp luật. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện thủy nội địa của cơ quan, tổ chức và cá nhân được huy động làm nhiệm vụ chữa cháy được hưởng quyền ưu tiên quy định tại điểm b khoản 2 Điều 36 Luật Phòng cháy và chữa cháy và được ưu tiên qua cầu, phà và được miễn phí lưu thông trên đường.
Khoản 2. Người được huy động làm nhiệm vụ chữa cháy khi xuất trình lệnh huy động hoặc thông báo về yêu cầu huy động của người có thẩm quyền huy động (trong trường hợp lệnh huy động bằng lời nói) thì chủ phương tiện hoặc người điều khiển phương tiện giao thông hoặc những người có trách nhiệm liên quan giải quyết đi ngay trong thời gian sớm nhất.
Điều 26 Tình thế cấp thiết được sử dụng quyền quyết định phá, dỡ nhà, công trình, vật chướng ngại và di chuyển tài sản khi chữa cháy
Người chỉ huy chữa cháy thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được thực hiện quyền quyết định phá, dỡ nhà, công trình, vật chướng ngại và di chuyển tài sản quy định tại điểm d khoản 1 Điều 38 Luật Phòng cháy và chữa cháy trong những tình thế cấp thiết sau đây:
Khoản 1. Có người đang bị mắc kẹt trong đám cháy hoặc đám cháy đang trực tiếp đe dọa tính mạng của nhiều người.
Khoản 2. Đám cháy có nguy cơ trực tiếp dẫn đến nổ, độc; nguy cơ tác động xấu đến môi trường; nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản; khả năng gây tác động ảnh hưởng xấu về chính trị, đối ngoại nếu không có các biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Khoản 3. Nhà, công trình, vật chướng ngại cản trở việc triển khai chữa cháy mà không có cách nào khác để chữa cháy đạt hiệu quả cao hơn.
Điều 27 Hoàn trả và bồi thường thiệt hại phương tiện, tài sản được huy động để chữa cháy
Phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được huy động để chữa cháy và phục vụ chữa cháy phải được hoàn trả ngay sau khi kết thúc chữa cháy. Trường hợp phương tiện, tài sản được huy động mà bị tổn hao; nhà, công trình bị phá dỡ theo quy định tại các điểm c, d khoản 1 Điều 38 Luật Phòng cháy và chữa cháy thì được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Điều 28 Chữa cháy trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế và nhà ở của các thành viên các cơ quan này
Khoản 1. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam chỉ được phép vào trụ sở của các cơ quan sau đây để chữa cháy khi có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của người đứng đầu hoặc người được ủy quyền của các cơ quan đó:
Điểm a) Trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao;
Điểm b) Trụ sở của cơ quan lãnh sự của những nước ký kết với Việt Nam hiệp định lãnh sự trong đó có quy định lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam được phép vào để chữa cháy khi có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của người đứng đầu hoặc người được ủy quyền của các cơ quan đó;
Điểm c) Trụ sở cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc;
Điểm d) Trụ sở cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế liên Chính phủ ngoài hệ thống Liên hợp quốc, các đoàn thể của tổ chức quốc tế, nếu trong điều ước ký kết giữa Việt Nam và các tổ chức này có quy định lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam được phép vào để chữa cháy khi có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của người đứng đầu hoặc người được ủy quyền của các cơ quan đó.
Khoản 2. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam được vào trụ sở cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế không quy định tại khoản 1 Điều này để chữa cháy mà không cần có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của người đứng đầu hoặc người được ủy quyền của cơ quan.
Khoản 3. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam chỉ được phép vào nhà ở của những người sau đây để chữa cháy khi có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của những người đó:
Điểm a) Nhà ở của viên chức ngoại giao, thành viên gia đình của viên chức ngoại giao không phải là công dân Việt Nam; nhân viên hành chính, kỹ thuật và thành viên gia đình họ không phải là công dân Việt Nam hoặc không phải là người thường trú tại Việt Nam;
Điểm b) Nhà ở của viên chức lãnh sự không phải là công dân Việt Nam hoặc không phải là người thường trú tại Việt Nam; nếu trong hiệp định lãnh sự giữa Việt Nam và nước cử lãnh sự có quy định lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam được phép vào để chữa cháy khi có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của những người đó.
Khoản 4. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam được vào nhà ở của các thành viên các cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế không thuộc đối tượng được quy định tại khoản 3 Điều này để chữa cháy mà không cần có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của các thành viên đó.
Điều 29 Cờ hiệu, biển báo và băng sử dụng trong chữa cháy
Khoản 1. Cờ hiệu, biển báo và băng sử dụng trong chữa cháy, gồm:
Điểm a) Cờ hiệu chữa cháy; cờ hiệu ban chỉ huy chữa cháy;
Điểm b) Băng chỉ huy chữa cháy;
Điểm c) Biển báo, dải băng phân ranh giới khu vực chữa cháy;
Điểm d) Biển cấm qua lại khu vực chữa cháy.
Khoản 2. Quy cách cờ hiệu, biển báo và băng sử dụng trong chữa cháy quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này,
Chương IV
Điều 30 Thành lập, quản lý, bảo đảm điều kiện hoạt động của lực lượng dân phòng
Khoản 1. Công an cấp xã có trách nhiệm tham mưu với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thành lập đội dân phòng trên cơ sở đề xuất của Trưởng thôn và trực tiếp chỉ đạo hoạt động của đội dân phòng. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quyết định thành lập, ban hành quy chế hoạt động, bảo đảm kinh phí, nơi làm việc, trang bị phương tiện, bảo đảm các điều kiện cần thiết và duy trì hoạt động của đội dân phòng.
Khoản 2. Bố trí lực lượng dân phòng:
Điểm a) Đội dân phòng có biên chế từ 10 người đến 20 người, trong đó 01 đội trưởng và 01 đội phó; biên chế trên 20 người đến 30 người được biên chế thêm 01 đội phó. Đội dân phòng có thể được chia thành các tổ dân phòng; biên chế của tổ dân phòng từ 05 đến 09 người, trong đó có 01 tổ trưởng và 01 tổ phó;
Điểm b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định bổ nhiệm đội trưởng, đội phó đội dân phòng, tổ trưởng, tổ phó tổ dân phòng.
Khoản 3. Thành viên đội dân phòng là những người thường xuyên có mặt tại nơi cư trú.
Khoản 4. Cơ quan Công an có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy đối với lực lượng dân phòng.
Điều 31 Thành lập, quản lý, bảo đảm điều kiện hoạt động của lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành
Khoản 1. Người đứng đầu cơ sở và người đứng đầu cơ quan, đơn vị kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có trách nhiệm thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và trực tiếp duy trì hoạt động theo chế độ chuyên trách hoặc không chuyên trách. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 3 Điều 44 Luật Phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm thành lập và duy trì đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành và trực tiếp duy trì hoạt động theo chế độ chuyên trách hoặc không chuyên trách.
Khoản 2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở có trách nhiệm quyết định thành lập, ban hành quy chế hoạt động, bảo đảm kinh phí, trang bị phương tiện, bảo đảm các điều kiện cần thiết và duy trì hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành.
Khoản 3. Bố trí lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành:
Điểm a) Cơ sở có dưới 10 người thường xuyên làm việc thì tất cả những người làm việc tại cơ sở đó là thành viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành và do người đứng đầu cơ sở chỉ huy, chỉ đạo;
Điểm b) Cơ sở có từ 10 người đến 50 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tối thiểu là 10 người, trong đó có 01 đội trưởng; | |
Nghị Định 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy .
Chương IV
* Điều 31
- Khoản 3
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
+ Điểm d
+ Điểm đ
+ Điểm e
+ Điểm g
- Khoản 4
* Điều 32
* Điều 33
* Điều 34
- Khoản 1
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
+ Điểm d
+ Điểm đ
+ Điểm e
- Khoản 2 | Nghị Định 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy .
Chương IV
Điều 31 Thành lập, quản lý, bảo đảm điều kiện hoạt động của lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành
Khoản 3. Bố trí lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành:
Điểm a) Cơ sở có dưới 10 người thường xuyên làm việc thì tất cả những người làm việc tại cơ sở đó là thành viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành và do người đứng đầu cơ sở chỉ huy, chỉ đạo;
Điểm b) Cơ sở có từ 10 người đến 50 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tối thiểu là 10 người, trong đó có 01 đội trưởng;
Điểm c) Cơ sở có trên 50 người đến 100 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tối thiểu là 15 người, trong đó có 01 đội trưởng và 01 đội phó;
Điểm d) Cơ sở có trên 100 người thường xuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tối thiểu là 25 người, trong đó có 01 đội trưởng và 02 đội phó;
Điểm đ) Cơ sở có nhiều phân xưởng, bộ phận làm việc độc lập có trên 100 người thường xuyên làm việc thì mỗi bộ phận, phân xưởng có 01 tổ phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành; biên chế của tổ phòng cháy và chữa cháy tối thiểu 05 người, trong đó có 01 tổ trưởng;
Điểm e) Cơ sở được trang bị phương tiện chữa cháy cơ giới thì biên chế đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành phải bảo đảm duy trì số người thường trực đáp ứng theo cơ số của phương tiện chữa cháy cơ giới;
Điểm g) Đối với trạm biến áp được vận hành tự động, có hệ thống phòng cháy và chữa cháy tự động được liên kết, hiển thị, cảnh báo cháy về cơ quan chủ quản và có hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố đến cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thì không phải thành lập và duy trì lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở. Cơ quan, tổ chức trực tiếp vận hành, quản lý trạm biến áp phải chịu trách nhiệm duy trì và bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với trạm biến áp do mình quản lý.
Khoản 4. Cơ quan Công an có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy đối với lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành.
Điều 32 Phòng cháy và chữa cháy tình nguyện
Khoản 1. Cá nhân tình nguyện tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận, lập danh sách gửi cơ quan Công an quản lý địa bàn. Tổ chức tình nguyện tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy phải đăng ký với cơ quan Công an quản lý địa bàn.
Khoản 2. Tổ chức, cá nhân khi đã đăng ký tình nguyện tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy phải thực hiện nhiệm vụ và chịu sự chỉ đạo của đội trưởng, đội phó đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoặc người có thẩm quyền khác theo quy định.
Khoản 3. Chế độ, chính sách đối với cá nhân tình nguyện tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy được áp dụng như thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở.
Điều 33 Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy
Khoản 1. Đối tượng phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy
Điểm a) Người có chức danh chỉ huy chữa cháy quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Phòng cháy và chữa cháy;
Điểm b) Thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở;
Điểm c) Thành viên đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;
Điểm d) Người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thường xuyên tiếp xúc với hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
Điểm đ) Người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hành khách trên 29 chỗ ngồi và phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ;
Điểm e) Người làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy tại các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
Điểm g) Thành viên đội, đơn vị phòng cháy và chữa cháy rừng.
Khoản 2. Nội dung huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy
Điểm a) Kiến thức pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với từng đối tượng;
Điểm b) Phương pháp tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy;
Điểm c) Biện pháp phòng cháy; biện pháp, chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy;
Điểm d) Phương pháp xây dựng và thực tập phương án chữa cháy;
Điểm đ) Phương pháp bảo quản, sử dụng các phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
Điểm e) Phương pháp kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
Khoản 3. Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy
Điểm a) Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ lần đầu: Từ 16 đến 24 giờ đối với đối tượng quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều này và từ 32 đến 48 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
Điểm b) Thời gian huấn luyện lại để được cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy sau khi chứng nhận này hết thời hạn sử dụng tối thiểu là 16 giờ đối với các đối tượng quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều này và 32 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
Điểm c) Thời gian bồi dưỡng bổ sung hàng năm về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy tối thiểu 08 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm a, b, d, đ, e và điểm g khoản 1 Điều này và tối thiểu 16 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
Khoản 4. Trách nhiệm tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy:
Điểm a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở có trách nhiệm tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý;
Điểm b) Cơ quan, tổ chức, cơ sở hoặc cá nhân có nhu cầu được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy thì đề nghị cơ quan Công an hoặc cơ sở huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy đã được xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy tổ chức huấn luyện. Kinh phí tổ chức huấn luyện do cơ quan, tổ chức, cơ sở hoặc cá nhân tham gia huấn luyện chịu trách nhiệm.
Khoản 5. Hồ sơ đề nghị cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy:
Điểm a) Đối với cơ sở huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy tổ chức huấn luyện: Văn bản đề nghị kiểm tra, cấp chứng nhận huấn luyện (Mẫu số PC21); kế hoạch, chương trình, nội dung huấn luyện; danh sách trích ngang lý lịch của người đã được huấn luyện;
Điểm b) Đối với cơ quan, tổ chức, cơ sở đề nghị cơ quan Công an hoặc cơ sở huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy tổ chức huấn luyện: Văn bản đề nghị huấn luyện, kiểm tra, cấp chứng nhận huấn luyện (Mẫu số PC22); danh sách trích ngang lý lịch của người đăng ký huấn luyện;
Điểm c) Đối với cá nhân có nhu cầu được huấn luyện và cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy: Văn bản đề nghị huấn luyện, kiểm tra, cấp chứng nhận huấn luyện (Mẫu số PC23).
Khoản 6. Hồ sơ đề nghị cấp đổi Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy trong trường hợp bị hư hỏng gồm văn bản đề nghị cấp đổi, cấp lại Chứng nhận huấn luyện (Mẫu số PC24) và Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy đã được cấp trước đó.
Khoản 7. Hồ sơ đề nghị cấp lại Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy trong trường hợp bị mất: Văn bản đề nghị cấp đổi cấp lại Chứng nhận huấn luyện (Mẫu số PC24).
Khoản 8. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 13 Điều này theo một trong các hình thức sau:
Điểm a) Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền;
Điểm b) Trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền (đối với các văn bản, giấy tờ thuộc danh mục bí mật nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước);
Điểm c) Thông qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật.
Khoản 9. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra thành phần, tính hợp lệ của hồ sơ và thực hiện theo các quy định sau:
Điểm a) Trường hợp hồ sơ đầy đủ thành phần và hợp lệ theo quy định thì tiếp nhận và ghi thông tin vào Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC03);
Điểm b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thành phần hoặc chưa hợp lệ theo quy định thì hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định và ghi thông tin vào Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC04).
Khoản 10. Thông báo kết quả xử lý hồ sơ:
Điểm a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền, cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải giao trực tiếp 01 bản Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy hoặc Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy cho người đến nộp hồ sơ và lưu 01 bản;
Điểm b) Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền, cán bộ tiếp nhận gửi thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại về việc tiếp nhận hoặc hướng dẫn bổ sung hồ sơ đến cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ;
Điểm c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật, cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải gửi 01 bản Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy hoặc Phiếu hướng dẫn, bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ trước đó và lưu 01 bản.
Khoản 11. Người được cơ quan, tổ chức cử đến liên hệ nộp hồ sơ phải có Giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền, xuất trình thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng.
Khoản 12. Thời hạn giải quyết các thủ tục về huấn luyện, kiểm tra, cấp, cấp đổi, cấp lại Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy:
Điểm a) Đối với cơ sở huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy tổ chức huấn luyện: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan Công an có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả của đối tượng tham gia huấn luyện;
Điểm b) Đối với cơ quan, tổ chức, cơ sở, cá nhân đề nghị cơ quan Công an tổ chức huấn luyện: Trường hợp số lượng người đăng ký huấn luyện từ 20 người trở lên: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan Công an có trách nhiệm tổ chức huấn luyện và kiểm tra, đánh giá kết quả của đối tượng tham gia huấn luyện; Trường hợp số lượng người đăng ký huấn luyện ít hơn 20 người: Cơ quan Công an có trách nhiệm tập hợp; khi đủ số lượng thì thông báo thời gian, địa điểm tổ chức huấn luyện và kiểm tra, đánh giá kết quả;
Điểm c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy (Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy) cho các cá nhân hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ. Trường hợp không cấp Chứng nhận phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do;
Điểm d) Thời hạn cấp đổi, cấp lại Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp không cấp đổi, cấp lại Chứng nhận phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
Khoản 13. Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy do Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện cấp và có giá trị sử dụng trên phạm vi cả nước trong thời hạn 05 năm kể từ ngày cấp. Hết thời hạn này, phải huấn luyện lại để được cấp Chứng nhận mới.
Điều 34 Chế độ, chính sách đối với người tham gia chữa cháy và đối với thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành
Khoản 1. Người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy và phục vụ chữa cháy theo lệnh triệu tập, huy động của người có thẩm quyền thì được hưởng chế độ như sau:
Điểm a) Nếu thời gian chữa cháy dưới 02 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền bằng 0,3 ngày lương tối thiểu vùng;
Điểm b) Nếu thời gian chữa cháy từ 02 giờ đến dưới 04 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền bằng 0,45 ngày lương tối thiểu vùng;
Điểm c) Nếu thời gian chữa cháy từ 04 giờ trở lên hoặc chữa cháy nhiều ngày thì cứ 04 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền bằng 0,6 ngày lương tối thiểu vùng. Nếu tham gia chữa cháy vào ban đêm từ 22 giờ đến 6 giờ sáng thì được tính gấp 2 lần theo cách tính trên;
Điểm d) Trường hợp bị tai nạn, bị thương được thanh toán tiền khám bệnh, chữa bệnh; bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa thì được xét trợ cấp tùy theo mức độ suy giảm khả năng lao động; bị chết thì được hưởng trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí. Những khoản chi chế độ nêu trên do tổ chức bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế chi trả theo quy định; nếu người đó chưa tham gia bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội thì do ngân sách địa phương hoặc cơ quan, tổ chức quản lý bảo đảm;
Điểm đ) Trường hợp bị thương thuộc một trong các trường hợp quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng thì được xét hưởng chính sách thương binh hoặc như thương binh;
Điểm e) Trường hợp bị chết thuộc một trong các trường hợp quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng thì được xét công nhận là liệt sỹ.
Khoản 2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định mức hỗ trợ thường xuyên hàng tháng cho các chức danh Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng; mức hỗ trợ căn cứ điều kiện thực tế của từng địa phương nhưng không thấp hơn 15% lương tối thiểu vùng. | |
Nghị Định 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy .
Chương IV
* Điều 34
- Khoản 1
+ Điểm đ
+ Điểm e
- Khoản 2
- Khoản 3
- Khoản 4
- Khoản 5
* Điều 35
* Điều 36
Chương V
* Điều 37
* Điều 38
- Khoản 1
- Khoản 2
- Khoản 3
+ Điểm a
+ Điểm b
- Khoản 4
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
+ Điểm d
- Khoản 5
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
+ Điểm d
- Khoản 6
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
- Khoản 7
+ Điểm a
+ Điểm b
- Khoản 8
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
- Khoản 9
- Khoản 10
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
- Khoản 11
+ Điểm a
+ Điểm b | Nghị Định 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy .
Chương IV
Điều 34 Chế độ, chính sách đối với người tham gia chữa cháy và đối với thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành
Khoản 1
Điểm đ) Trường hợp bị thương thuộc một trong các trường hợp quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng thì được xét hưởng chính sách thương binh hoặc như thương binh;
Điểm e) Trường hợp bị chết thuộc một trong các trường hợp quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng thì được xét công nhận là liệt sỹ.
Khoản 2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định mức hỗ trợ thường xuyên hàng tháng cho các chức danh Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng; mức hỗ trợ căn cứ điều kiện thực tế của từng địa phương nhưng không thấp hơn 15% lương tối thiểu vùng.
Khoản 3. Đội trưởng, Đội phó đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành hoạt động theo chế độ không chuyên trách ngoài việc được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp khác (nếu có) còn được hưởng hỗ trợ thường xuyên do cơ quan, tổ chức quản lý chi trả. Căn cứ vào điều kiện thực tế, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định, mức hỗ trợ cho từng chức danh nhưng không thấp hơn hệ số 0,2 lương tối thiểu vùng.
Khoản 4. Thành viên đội dân phòng khi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy, mỗi ngày được hưởng trợ cấp một khoản tiền bằng 0,6 ngày lương tối thiểu vùng; thành viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành trong thời gian tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp khác (nếu có) và mỗi ngày được hưởng một khoản tiền bồi dưỡng bằng 0,3 ngày lương tối thiểu vùng.
Khoản 5. Đối tượng quy định tại khoản 4 Điều này khi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy nếu bị tai nạn, tổn hại sức khỏe hoặc bị chết thì được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí; trường hợp chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì do ngân sách địa phương hoặc cơ quan, tổ chức quản lý bảo đảm.
Điều 35 Điều động lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành tham gia các hoạt động phòng cháy và chữa cháy
Khoản 1. Thẩm quyền điều động lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành tham gia các hoạt động phòng cháy và chữa cháy:
Điểm a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức được điều động đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của mình;
Điểm b) Giám đốc Công an cấp tỉnh, Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh, Trưởng Công an cấp huyện được điều động lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành trong phạm vi địa bàn quản lý của mình;
Điểm c) Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được điều động lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành trong phạm vi cả nước.
Khoản 2. Khi nhận được lệnh điều động tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy thì người có thẩm quyền quản lý lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành phải chấp hành.
Khoản 3. Thủ tục điều động lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy:
Điểm a) Đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành khi được điều động tham gia tuyên truyền, mít tinh, diễu hành, hội thao về phòng cháy và chữa cháy, thực tập phương án chữa cháy; tham gia khắc phục nguy cơ phát sinh cháy, nổ; khắc phục hậu quả vụ cháy và những hoạt động phòng cháy và chữa cháy khác phải có trách nhiệm thực hiện theo yêu cầu của người có thẩm quyền;
Điểm b) Điều động lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy phải bằng lệnh huy động, điều động lực lượng, phương tiện và tài sản tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC20); trong trường hợp khẩn cấp thì được điều động bằng lời nói, nhưng chậm nhất không quá 03 ngày làm việc phải có lệnh bằng văn bản. Khi điều động bằng lời nói, người điều động phải xưng rõ họ tên, chức vụ, đơn vị công tác, địa chỉ, số điện thoại liên lạc và nêu rõ yêu cầu về số lượng người cần điều động, thời gian, địa điểm có mặt và nội dung hoạt động;
Điểm c) Lệnh điều động được gửi cho đối tượng có nghĩa vụ chấp hành và lưu hồ sơ.
Điều 36 Chế độ, chính sách đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy
Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ngoài việc được hưởng chế độ, chính sách theo quy định đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân còn được hưởng các chế độ định lượng ăn cao, bồi dưỡng khi tập luyện, khi chữa cháy; được hưởng chế độ theo danh mục ngành, nghề đặc biệt nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại theo quy định của pháp luật.
Chương V
Điều 37 Phương tiện phòng cháy và chữa cháy
Khoản 1. Phương tiện phòng cháy và chữa cháy gồm phương tiện cơ giới, thiết bị, máy móc, dụng cụ, hóa chất, công cụ hỗ trợ chuyên dùng cho việc phòng cháy, chữa cháy, cứu người, cứu tài sản được quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.
Khoản 2. Phương tiện chữa cháy cơ giới của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được quy định tại mục 1 Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.
Khoản 3. Phương tiện phòng cháy và chữa cháy sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Điểm a) Bảo đảm về các thông số kỹ thuật theo thiết kế phục vụ cho phòng cháy và chữa cháy;
Điểm b) Phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế được phép áp dụng tại Việt Nam.
Điều 38 Kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy
Khoản 1. Kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy là hoạt động theo quy trình của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để kiểm tra, đánh giá và chứng nhận sự phù hợp của phương tiện phòng cháy và chữa cháy với yêu cầu quy định trong quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc yêu cầu về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy theo hướng dẫn của Bộ Công an.
Khoản 2. Phương tiện phòng cháy và chữa cháy thuộc danh mục quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này được sản xuất mới, lắp ráp, hoán cải trong nước hoặc nhập khẩu trước khi đưa vào lưu thông phải được kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
Khoản 3. Nội dung kiểm định:
Điểm a) Kiểm định chủng loại, mẫu mã phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
Điểm b) Kiểm định thông số kỹ thuật liên quan đến chất lượng phương tiện.
Khoản 4. Phương thức kiểm định:
Điểm a) Kiểm tra số lượng, nguồn gốc xuất xứ, thời gian sản xuất, số sêri và các thông số kỹ thuật của phương tiện;
Điểm b) Kiểm tra chủng loại, mẫu mã phương tiện;
Điểm c) Kiểm tra, thử nghiệm, thực nghiệm, đánh giá chất lượng mẫu phương tiện phòng cháy và chữa cháy. Mẫu phương tiện để kiểm định được lấy ngẫu nhiên theo phương pháp lấy mẫu quy định tại quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng. Trường hợp chưa có quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quy định kiểm tra, thử nghiệm, thực nghiệm, đánh giá chất lượng mẫu phương tiện phòng cháy và chữa cháy thì thực hiện theo quy chuẩn, tiêu chuẩn nước ngoài hoặc quốc tế được phép áp dụng tại Việt Nam. Cho phép sử dụng kết quả kiểm định của các cơ quan, tổ chức nước ngoài đã được cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại cấp phép để xem xét cấp giấy chứng nhận kiểm định;
Điểm d) Đánh giá kết quả và lập biên bản kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC25).
Khoản 5. Hồ sơ đề nghị kiểm định, cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy:
Điểm a) Hồ sơ đề nghị kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy: Văn bản đề nghị kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC26) của đơn vị trực tiếp sản xuất, lắp ráp, hoán cải trong nước hoặc nhập khẩu phương tiện phòng cháy và chữa cháy; Giấy chứng nhận xuất xứ hoặc xuất xưởng của phương tiện; Giấy chứng nhận chất lượng của phương tiện (nếu có); tài liệu kỹ thuật của phương tiện đề nghị kiểm định;
Điểm b) Hồ sơ đề nghị kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy: Văn bản đề nghị kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC26) của đơn vị trực tiếp sản xuất, lắp ráp, hoán cải trong nước hoặc nhập khẩu phương tiện phòng cháy và chữa cháy; Giấy chứng nhận xuất xứ hoặc xuất xưởng của phương tiện; Giấy chứng nhận chất lượng của phương tiện (nếu có); tài liệu kỹ thuật của phương tiện đề nghị kiểm định;
Điểm c) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy: Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC27); biên bản kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy của cơ sở kinh doanh dịch vụ tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy; biên bản lấy mẫu phương tiện kiểm định (Mẫu số PC28); Giấy chứng nhận xuất xứ hoặc xuất xưởng của phương tiện; Giấy chứng nhận chất lượng của phương tiện (nếu có); tài liệu kỹ thuật của phương tiện đề nghị kiểm định;
Điểm d) Văn bản, giấy tờ có trong hồ sơ là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hoặc bản sao hoặc bản chụp kèm theo bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu. Nếu hồ sơ bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch ra tiếng Việt và cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị kiểm định phải chịu trách nhiệm về nội dung của bản dịch đó.
Khoản 6. Cơ quan, tổ chức nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 5 Điều này cho cơ quan Công an có thẩm quyền quy định tại khoản 11 Điều này theo một trong các hình thức sau:
Điểm a) Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền;
Điểm b) Trực tuyến tại cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền (đối với các văn bản, giấy tờ thuộc danh mục bí mật nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước);
Điểm c) Thông qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật.
Khoản 7. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra thành phần, tính hợp lệ của hồ sơ và thực hiện theo các quy định sau:
Điểm a) Trường hợp hồ sơ đầy đủ thành phần và hợp lệ theo quy định tại khoản 5 Điều này thì tiếp nhận và ghi thông tin vào Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC03);
Điểm b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thành phần hoặc chưa hợp lệ theo quy định tại khoản 5 Điều này thì hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định và ghi thông tin vào Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC04).
Khoản 8. Thông báo kết quả xử lý hồ sơ:
Điểm a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền, cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải giao trực tiếp 01 bản Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy hoặc Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy cho người đến nộp hồ sơ và lưu 01 bản;
Điểm b) Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền, cán bộ tiếp nhận gửi thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại về việc tiếp nhận hoặc hướng dẫn bổ sung hồ sơ đến cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ;
Điểm c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật, cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải gửi 01 bản Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy hoặc Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ trước đó và lưu 01 bản.
Khoản 9. Người được cơ quan, tổ chức cử đến liên hệ nộp hồ sơ phải có Giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền, xuất trình thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng.
Khoản 10. Thời hạn giải quyết hồ sơ:
Điểm a) Trường hợp cơ quan, tổ chức đề nghị cơ quan Công an trực tiếp kiểm định, cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều này, cơ quan Công an đã tiếp nhận hồ sơ phải có thông báo cho cơ quan, tổ chức đã gửi hồ sơ trước đó về việc tổ chức lấy mẫu xác suất để thực hiện việc kiểm định, sau khi lấy mẫu phải lập biên bản lấy mẫu phương tiện kiểm định (Mẫu số PC28). Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm định kèm theo biên bản kiểm định, cơ quan Công an phải thông báo kết quả kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy; trường hợp không cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do;
Điểm b) Trường hợp phương tiện phòng cháy và chữa cháy do cơ sở kinh doanh dịch vụ tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy thực hiện kiểm định và đề nghị cơ quan Công an cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy quy định tại điểm c khoản 5 Điều này, cơ quan Công an có trách nhiệm xem xét, đánh giá kết quả kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy; trường hợp không cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do;
Điểm c) Mỗi phương tiện phòng cháy và chữa cháy chỉ thực hiện kiểm định một lần và được cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC29) và dán tem kiểm định. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày có Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy, đơn vị thực hiện kiểm định có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Công an cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy tổ chức dán tem kiểm định lên phương tiện theo Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy đã cấp.
Khoản 11. Thẩm quyền kiểm định, cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy:
Điểm a) Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện kiểm định, cấp Giấy chứng nhận kiểm định đối với phương tiện phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này;
Điểm b) Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận kiểm định đối với phương tiện phòng cháy và chữa cháy quy định tại các mục 2, 3, 6, 7 và 8 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này của cơ quan, tổ chức có trụ sở đóng trên địa bàn quản lý và các loại phương tiện phòng cháy và chữa cháy do Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ ủy quyền; | |
Nghị Định 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy .
Chương V
* Điều 38
- Khoản 11
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
* Điều 39
* Điều 40
Chương VI
* Điều 41
* Điều 42
* Điều 43
* Điều 44
- Khoản 1
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
+ Điểm d
- Khoản 2
- Khoản 3 | Nghị Định 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy .
Chương V
Điều 38 Kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy
Khoản 11. Thẩm quyền kiểm định, cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy:
Điểm a) Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện kiểm định, cấp Giấy chứng nhận kiểm định đối với phương tiện phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này;
Điểm b) Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận kiểm định đối với phương tiện phòng cháy và chữa cháy quy định tại các mục 2, 3, 6, 7 và 8 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này của cơ quan, tổ chức có trụ sở đóng trên địa bàn quản lý và các loại phương tiện phòng cháy và chữa cháy do Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ ủy quyền;
Điểm c) Đơn vị thuộc cơ quan Công an có đủ điều kiện, được Bộ Công an cho phép thực hiện công tác kiểm định; cơ sở kinh doanh dịch vụ tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy đã được xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy được phép thực hiện các hoạt động tiếp nhận hồ sơ đề nghị kiểm định, lấy mẫu, kiểm tra, kiểm định kỹ thuật và lập biên bản kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC25) đối với loại phương tiện phòng cháy và chữa cháy đã được cấp phép kiểm định thuộc danh mục quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này. Sau khi có kết quả kiểm định phải thông báo bằng văn bản kèm theo biên bản kiểm định để đơn vị đề nghị kiểm định gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều này đến cơ quan Công an có thẩm quyền xem xét, cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
Điều 39 Trang bị phương tiện cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy
Điểm c)Lự lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy và các phương tiện, thiết bị khác bảo đảm về số lượng và chất lượng, đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu phòng cháy, chữa cháy, cứu người trong mọi tình huống và trong mọi lĩnh vực, phù hợp với khả năng ngân sách nhà nước.
Điều 40 Quản lý và sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy
Khoản 1. Phương tiện phòng cháy và chữa cháy phải được quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa theo đúng quy định và bảo đảm sẵn sàng chữa cháy. Phương tiện chữa cháy cơ giới còn được sử dụng vào các mục đích sau đây:
Điểm a) Tham gia công tác bảo đảm an ninh chính trị;
Điểm b) Tham gia công tác bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;
Điểm c) Cấp cứu người bị nạn; xử lý tai nạn khẩn cấp;
Điểm d) Chống thiên tai và khắc phục hậu quả thiên tai.
Khoản 2. Bộ trưởng Bộ Công an hoặc người được ủy quyền, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi quản lý của mình có quyền điều động phương tiện chữa cháy cơ giới sử dụng vào mục đích quy định tại khoản 1 Điều này.
Khoản 3. Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh, Trưởng Công an cấp huyện trong phạm vi quản lý của mình có quyền điều động phương tiện chữa cháy cơ giới sử dụng vào mục đích quy định tại các điểm b, c và điểm d khoản 1 Điều này.
Khoản 4. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phạm vi quản lý của mình có quyền điều động phương tiện chữa cháy cơ giới sử dụng vào mục đích quy định tại các điểm c và điểm d khoản 1 Điều này.
Chương VI
Điều 41 Điều kiện đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy
Khoản 1. Cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy (sau đây viết gọn là cơ sở kinh doanh), gồm: Doanh nghiệp; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; chi nhánh, cơ sở trực thuộc doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; đơn vị sự nghiệp của các cơ quan, tổ chức; hộ kinh doanh.
Khoản 2. Người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này phải có văn bằng hoặc Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy và là người có tên tại một trong các văn bản sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, đơn vị trực thuộc doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Giấy phép hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp; Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; văn bản thành lập hoặc cho phép hoạt động kèm theo văn bản thông báo mã số thuế đối với đơn vị sự nghiệp. Trường hợp người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh là người nước ngoài, đã có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy hoặc chứng chỉ hành nghề về phòng cháy và chữa cháy do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp thì phải có văn bản hợp pháp hóa lãnh sự.
Khoản 3. Có cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị bảo đảm cho hoạt động kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy:
Điểm a) Đối với cơ sở kinh doanh về tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát về phòng cháy và chữa cháy: Có địa điểm hoạt động; phương tiện, thiết bị bảo đảm thực hiện tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát về phòng cháy và chữa cháy;
Điểm b) Đối với cơ sở kinh doanh về tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy: Có phòng thí nghiệm và thiết bị kiểm định được cơ quan có thẩm quyền công nhận chất lượng;
Điểm c) Đối với cơ sở kinh doanh về tư vấn chuyển giao công nghệ phòng cháy và chữa cháy; huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy: Có phương tiện, thiết bị bảo đảm thực hiện tư vấn chuyển giao công nghệ; phương tiện, thiết bị phục vụ huấn luyện, địa điểm tổ chức huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy;
Điểm d) Đối với cơ sở kinh doanh về thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy: Có phương tiện, thiết bị, máy móc bảo đảm cho việc thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy;
Điểm đ) Đối với cơ sở kinh doanh về sản xuất, lắp ráp phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy: Có địa điểm hoạt động; có nhà xưởng, phương tiện, thiết bị bảo đảm cho hoạt động sản xuất, lắp ráp, thử nghiệm phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy.
Khoản 4. Đối với cơ sở kinh doanh về tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát về phòng cháy và chữa cháy, ngoài quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này, phải có ít nhất 02 cá nhân có Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với lĩnh vực tư vấn theo quy định tại điểm b, điểm d khoản 3 Điều 43 Nghị định này; trong đó có ít nhất 01 cá nhân đảm nhiệm chức danh chủ trì thiết kế, thẩm định, giám sát về phòng cháy và chữa cháy.
Khoản 5. Đối với cơ sở kinh doanh về tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy, ngoài quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này, phải có ít nhất 02 cá nhân có chứng chỉ hành nghề theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 43 Nghị định này.
Khoản 6. Đối với cơ sở kinh doanh về tư vấn chuyển giao công nghệ phòng cháy và chữa cháy; huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy, ngoài quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này, phải có ít nhất 01 người có trình độ đại học trở lên ngành phòng cháy và chữa cháy hoặc trình độ đại học trở lên ngành khác phù hợp với lĩnh vực hoạt động và được cấp Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy.
Khoản 7. Đối với cơ sở kinh doanh về thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy, ngoài quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này, phải có ít nhất 01 chỉ huy trưởng thi công được cấp Chứng chỉ hành nghề chỉ huy thi công về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 43 Nghị định này.
Khoản 8. Đối với cơ sở kinh doanh về sản xuất, lắp ráp phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy, ngoài quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này, phải có ít nhất 01 người có trình độ đại học trở lên ngành phòng cháy và chữa cháy hoặc trình độ đại học trở lên ngành khác phù hợp với lĩnh vực hoạt động và được cấp Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy.
Khoản 9. Đối với cơ sở kinh doanh phương tiện, thiết bị, vật tư phòng cháy và chữa cháy phải đáp ứng các quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
Khoản 10. Các cá nhân quy định tại khoản 4, 5, 6, 7 và khoản 8 Điều này phải tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh doanh dịch vụ của cơ sở đó. Cá nhân đã sử dụng văn bằng, chứng chỉ để bảo đảm cho một cơ sở đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy thì không được sử dụng văn bằng, chứng chỉ đó để bảo đảm cho cơ sở khác đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy.
Điều 42 Điều kiện đối với cá nhân hành nghề dịch vụ phòng cháy và chữa cháy
Cá nhân được phép hành nghề dịch vụ phòng cháy và chữa cháy khi đáp ứng các điều kiện sau:
Khoản 1. Có Chứng chỉ hành nghề về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với hoạt động kinh doanh.
Khoản 2. Hoạt động cho cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy.
Điều 43 Văn bằng, chứng chỉ về phòng cháy và chữa cháy và điều kiện cấp chứng chỉ về phòng cháy và chữa cháy
Khoản 1. Văn bằng về phòng cháy và chữa cháy:
Điểm a) Bằng tiến sĩ ngành phòng cháy và chữa cháy;
Điểm b) Bằng thạc sĩ và văn bằng trình độ tương đương ngành phòng cháy và chữa cháy;
Điểm c) Bằng cử nhân và văn bằng trình độ tương đương ngành phòng cháy và chữa cháy;
Điểm d) Bằng tốt nghiệp cao đẳng ngành phòng cháy và chữa cháy;
Điểm đ) Bằng tốt nghiệp trung cấp ngành phòng cháy và chữa cháy.
Khoản 2. Chứng chỉ về phòng cháy và chữa cháy:
Điểm a) Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy;
Điểm b) Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy: Chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế về phòng cháy và chữa cháy; Chứng chỉ hành nghề tư vấn thẩm định về phòng cháy và chữa cháy; Chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát về phòng cháy và chữa cháy; Chứng chỉ hành nghề tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy; Chứng chỉ hành nghề chỉ huy thi công về phòng cháy và chữa cháy.
Khoản 3. Điều kiện cấp chứng chỉ về phòng cháy và chữa cháy:
Điểm a) Cá nhân để được cấp Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy phải qua bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy. Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy do cơ sở giáo dục có chức năng đào tạo nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy cấp và có giá trị sử dụng trên phạm vi toàn quốc;
Điểm b) Cá nhân để được cấp Chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định về phòng cháy và chữa cháy phải đáp ứng yêu cầu sau: Có trình độ cao đẳng trở lên ngành phòng cháy và chữa cháy hoặc trình độ đại học trở lên ngành khác phù hợp với lĩnh vực hoạt động và đã được cấp Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy; Đã tham gia thực hiện tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định về phòng cháy và chữa cháy ít nhất 03 dự án, công trình đã được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.
Điểm c) Cá nhân để được cấp Chứng chỉ hành nghề tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy phải đáp ứng yêu cầu sau: Có trình độ cao đẳng trở lên ngành phòng cháy và chữa cháy hoặc trình độ đại học trở lên ngành khác phù hợp với lĩnh vực hoạt động và đã được cấp Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy;
Điểm d) Cá nhân để được cấp Chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát về phòng cháy và chữa cháy phải đáp ứng yêu cầu sau: Có trình độ trung cấp trở lên ngành phòng cháy và chữa cháy hoặc trình độ trung cấp trở lên ngành khác phù hợp với lĩnh vực hoạt động và đã được cấp Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy; Đã tham gia thực hiện giám sát thi công ít nhất 03 dự án, công trình đã được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy; Có Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công.
Điểm đ) Cá nhân để được cấp Chứng chỉ hành nghề chỉ huy thi công về phòng cháy và chữa cháy phải đáp ứng yêu cầu sau: Có trình độ trung cấp trở lên ngành phòng cháy và chữa cháy hoặc trình độ trung cấp trở lên ngành khác phù hợp với lĩnh vực hoạt động và đã được cấp Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy; Đã tham gia thực hiện thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy ít nhất 03 dự án, công trình đã được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
Khoản 4. Cá nhân đảm nhiệm chức danh chủ trì thiết kế, thẩm định, giám sát về phòng cháy và chữa cháy phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
Điểm a) Có Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này phù hợp với chức danh đảm nhiệm;
Điểm b) Có ít nhất 03 năm kinh nghiệm phù hợp với lĩnh vực hoạt động và đã thực hiện tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát về phòng cháy và chữa cháy ít nhất 03 công trình đã được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế, văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
Khoản 5. Ngành phù hợp quy định tại Điều 41 và Điều này bao gồm các mã nhóm ngành đào tạo: Kiến trúc và quy hoạch; xây dựng; quản lý xây dựng (trừ mã ngành kinh tế xây dựng); công nghệ kỹ thuật kiến trúc và công trình xây dựng; công nghệ kỹ thuật cơ khí; công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông; công nghệ dầu khí và khai thác; kỹ thuật cơ khí và cơ kỹ thuật (trừ mã ngành kỹ thuật in); kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông (trừ mã ngành kỹ thuật y sinh) theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 44 Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy
Khoản 1. Hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy:
Điểm a) Văn bản đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC30);
Điểm b) Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC31);
Điểm c) Văn bằng, chứng chỉ có liên quan đến nội dung đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy;
Điểm d) 02 ảnh màu, cỡ 3x4 cm của cá nhân đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy.
Khoản 2. Hồ sơ đề nghị cấp đổi Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy đối với trường hợp bổ sung nội dung hành nghề tư vấn mới gồm tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này và Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy đã được cấp trước đó.
Khoản 3. Hồ sơ đề nghị cấp đổi Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy đối với trường hợp Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy hết thời hạn sử dụng hoặc bị hư hỏng gồm các tài liệu quy định tại điểm a, d khoản 1 Điều này và Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy đã được cấp trước đó. | |
Nghị Định 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy .
Chương VI
* Điều 44
- Khoản 1
+ Điểm c
+ Điểm d
- Khoản 2
- Khoản 3
- Khoản 4
- Khoản 5
- Khoản 6
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
- Khoản 7
+ Điểm a
+ Điểm b
- Khoản 8
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
- Khoản 9
- Khoản 10
- Khoản 11
- Khoản 12
* Điều 45
* Điều 46
Chương VII
* Điều 47
* Điều 48
- Khoản 1
- Khoản 2 | Nghị Định 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy .
Chương VI
Điều 44 Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy
Khoản 1
Điểm c) Văn bằng, chứng chỉ có liên quan đến nội dung đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy;
Điểm d) 02 ảnh màu, cỡ 3x4 cm của cá nhân đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy.
Khoản 2. Hồ sơ đề nghị cấp đổi Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy đối với trường hợp bổ sung nội dung hành nghề tư vấn mới gồm tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này và Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy đã được cấp trước đó.
Khoản 3. Hồ sơ đề nghị cấp đổi Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy đối với trường hợp Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy hết thời hạn sử dụng hoặc bị hư hỏng gồm các tài liệu quy định tại điểm a, d khoản 1 Điều này và Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy đã được cấp trước đó.
Khoản 4. Hồ sơ đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy đối với trường hợp Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy bị mất gồm các tài liệu quy định tại điểm a, d khoản 1 Điều này và giấy báo mất có xác nhận của cơ quan Công an nơi bị mất Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy.
Khoản 5. Các văn bản, giấy tờ có trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy khi gửi cơ quan Công an là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hoặc bản sao hoặc bản chụp kèm theo bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu.
Khoản 6. Cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 11 Điều này theo một trong các hình thức sau:
Điểm a) Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền;
Điểm b) Trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền (đối với các văn bản, giấy tờ thuộc danh mục bí mật nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước);
Điểm c) Thông qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật.
Khoản 7. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra thành phần, tính hợp lệ của hồ sơ và thực hiện theo các quy định sau:
Điểm a) Trường hợp hồ sơ đầy đủ thành phần và hợp lệ theo quy định thì tiếp nhận và ghi thông tin vào Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC03);
Điểm b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thành phần hoặc chưa hợp lệ theo quy định thì hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ và ghi thông tin vào Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC04).
Khoản 8. Thông báo kết quả xử lý hồ sơ:
Điểm a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền, cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải giao trực tiếp 01 bản Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy hoặc Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy cho người đến nộp hồ sơ và lưu 01 bản;
Điểm b) Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền, cán bộ tiếp nhận gửi thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại về việc tiếp nhận hoặc hướng dẫn bổ sung hồ sơ đến cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ;
Điểm c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật, cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải gửi 01 bản Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy hoặc Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy cho cá nhân đã nộp hồ sơ trước đó và lưu 01 bản.
Khoản 9. Người đến liên hệ nộp hồ sơ phải có Giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền, xuất trình thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng.
Khoản 10. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, cấp, cấp đổi, cấp lại Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC32). Trường hợp không cấp Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
Khoản 11. Thẩm quyền cấp, cấp đổi, cấp lại Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy: Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cấp, cấp đổi, cấp lại Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy cho các cá nhân trên phạm vi toàn quốc.
Khoản 12. Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy có giá trị sử dụng trên phạm vi toàn quốc.
Điều 45 Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy
Khoản 1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy bao gồm:
Điểm a) Văn bản đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC33);
Điểm b) Văn bằng hoặc Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy của người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh;
Điểm c) Danh sách cá nhân có Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với lĩnh vực kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy của cơ sở; có kèm theo Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy và quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động của từng cá nhân;
Điểm d) Văn bản chứng minh về điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị bảo đảm cho hoạt động kinh doanh: Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc hợp đồng thuê địa điểm hoạt động; bảng kê khai các phương tiện, thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh; Chứng chỉ công nhận chất lượng của phòng thí nghiệm và đánh giá hiệu chuẩn thiết bị kiểm định của cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy.
Khoản 2. Hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy đối với trường hợp cơ sở kinh doanh có sự thay đổi về người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật gồm văn bản quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này và Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy đã được cấp trước đó.
Khoản 3. Hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy đối với trường hợp cơ sở kinh doanh thay đổi địa điểm, thay đổi hoặc bổ sung ngành, nghề kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy gồm văn bản quy định tại điểm a, c và điểm d khoản 1 Điều này và Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy đã được cấp trước đó.
Khoản 4. Hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy đối với trường hợp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy bị hư hỏng hoặc cơ sở kinh doanh có sự thay đổi về tên gọi gồm văn bản quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy đã được cấp trước đó.
Khoản 5. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy đối với trường hợp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy bị mất gồm văn bản quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và giấy báo mất có xác nhận của cơ quan Công an nơi bị mất Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy.
Khoản 6. Các văn bản, giấy tờ có trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy khi gửi cơ quan Công an là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hoặc bản sao hoặc bản chụp kèm theo bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu.
Khoản 7. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 12 Điều này theo một trong các hình thức sau:
Điểm a) Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền;
Điểm b) Trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền (đối với các văn bản, giấy tờ thuộc danh mục bí mật nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước);
Điểm c) Thông qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật.
Khoản 8. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra thành phần, tính hợp lệ của hồ sơ và thực hiện theo các quy định sau:
Điểm a) Trường hợp hồ sơ đầy đủ thành phần và hợp lệ theo quy định thì tiếp nhận và ghi thông tin vào Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC03);
Điểm b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thành phần hoặc chưa hợp lệ theo quy định thì hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định và ghi thông tin vào Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC04).
Khoản 9. Thông báo kết quả xử lý hồ sơ:
Điểm a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền, cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải giao trực tiếp 01 bản Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy hoặc Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy cho người đến nộp hồ sơ và lưu 01 bản;
Điểm b) Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền, cán bộ tiếp nhận gửi thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại về việc tiếp nhận hoặc hướng dẫn bổ sung hồ sơ đến cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ;
Điểm c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật, cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải gửi 01 bản Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy hoặc Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ trước đó và lưu 01 bản.
Khoản 10. Người được cơ quan, tổ chức cử đến liên hệ nộp hồ sơ phải có Giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền, xuất trình thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng.
Khoản 11. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy cho cơ sở (Mẫu số PC34). Trường hợp không cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
Khoản 12. Thẩm quyền cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy:
Điểm a) Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy cho cơ sở kinh doanh dịch vụ tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy, cơ sở sản xuất, lắp ráp phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy; cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy được thành lập theo quyết định của cấp bộ; cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy có vốn đầu tư nước ngoài;
Điểm b) Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy cho cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn quản lý, trừ các cơ sở kinh doanh thuộc thẩm quyền của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Khoản 13. Cơ sở kinh doanh chỉ được tiến hành các hoạt động kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy sau khi được cơ quan Công an cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy.
Điều 46 Quản lý, sử dụng, thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy
Khoản 1. Người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm quản lý Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy và thực hiện trách nhiệm sau đây:
Điểm a) Khi cơ sở kinh doanh bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật hoặc không còn kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy thì phải nộp lại cho cơ quan Công an đã cấp trước đó để thu hồi;
Điểm b) Trường hợp tạm ngừng hoạt động phải có văn bản thông báo cho cơ quan Công an đã cấp trước đó biết về lý do, thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh;
Điểm c) Trường hợp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy bị mất, hư hỏng, cơ sở kinh doanh có sự thay đổi về tên gọi, địa điểm, người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật, thay đổi hoặc bổ sung ngành, nghề kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy thì phải thực hiện thủ tục đề nghị cấp lại hoặc cấp đổi giấy xác nhận;
Điểm d) Xuất trình Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy cho cơ quan Công an và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu.
Khoản 2. Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy bị thu hồi khi cơ sở kinh doanh không bảo đảm duy trì các điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy sau khi đã được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy. Việc thu hồi thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 16 Nghị định này. Sau khi thu hồi, cơ quan Công an có văn bản thông báo cho cơ quan đăng ký doanh nghiệp hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép cơ sở kinh doanh hoạt động.
Chương VII
Điều 47 Sử dụng nguồn tài chính cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy
Khoản 1. Nguồn tài chính cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy được sử dụng cho các nội dung sau đây:
Điểm a) Đầu tư cho hoạt động, cơ sở vật chất, trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy và các thiết bị của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy;
Điểm b) Hỗ trợ hoạt động của lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;
Điểm c) Hỗ trợ tuyên truyền và xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy;
Điểm d) Hỗ trợ khen thưởng trong công tác phòng cháy và chữa cháy;
Điểm đ) Hỗ trợ các hoạt động phòng cháy và chữa cháy khác.
Khoản 2. Nguồn tài chính cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy được quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật.
Điều 48 Kinh phí bảo đảm cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy
Khoản 1. Kinh phí bảo đảm cho các hoạt động phòng cháy và chữa cháy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ trang và các đơn vị khác thụ hưởng ngân sách nhà nước ở trung ương và địa phương do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Hàng năm, Bộ Công an lập kế hoạch ngân sách cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy và giao Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện; Ủy ban nhân dân các cấp phải lập kế hoạch ngân sách bảo đảm cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy của địa phương.
Khoản 2. Cơ quan, tổ chức không thụ hưởng ngân sách nhà nước, hộ gia đình, cá nhân, tổ chức nước ngoài đóng trên lãnh thổ Việt Nam tự bảo đảm kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định. | |
Nghị Định 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy .
Chương VII
* Điều 49
Chương VIII
* Điều 50
* Điều 51
* Điều 52
Chương IX
* Điều 53
- Khoản 1
- Khoản 2
- Khoản 3 | Nghị Định 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy .
cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy
Khoản 1. Kinh phí bảo đảm cho các hoạt động phòng cháy và chữa cháy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ trang và các đơn vị khác thụ hưởng ngân sách nhà nước ở trung ương và địa phương do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Hàng năm, Bộ Công an lập kế hoạch ngân sách cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy và giao Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện; Ủy ban nhân dân các cấp phải lập kế hoạch ngân sách bảo đảm cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy của địa phương.
Khoản 2. Cơ quan, tổ chức không thụ hưởng ngân sách nhà nước, hộ gia đình, cá nhân, tổ chức nước ngoài đóng trên lãnh thổ Việt Nam tự bảo đảm kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
Khoản 3. Ngân sách nhà nước bảo đảm cho hoạt động của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được sử dụng cho các nội dung sau:
Điểm a) Hoạt động thường xuyên của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy;
Điểm b) Trang bị, đổi mới và hiện đại hóa phương tiện phòng cháy và chữa cháy và cơ sở vật chất kỹ thuật; nghiên cứu khoa học và công nghệ về phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
Khoản 4. Nội dung chi cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy của Ủy ban nhân dân các cấp bao gồm:
Điểm a) Hỗ trợ xây dựng, cải tạo và sửa chữa trụ sở làm việc, mua sắm, trang bị, bảo dưỡng, sửa chữa, đổi mới, hiện đại hóa phương tiện phòng cháy và chữa cháy và cơ sở vật chất kỹ thuật cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đóng trên địa bàn;
Điểm b) Hoạt động thường xuyên của lực lượng dân phòng; hỗ trợ thường xuyên cho Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng;
Điểm c) Mua sắm thiết bị bảo hộ, phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho lực lượng dân phòng và lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở thuộc cơ quan tổ chức thụ hưởng ngân sách nhà nước.
Chương VII
Điều 49 Khuyến khích đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy
Khoản 1. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế đầu tư, tài trợ trong các lĩnh vực sau đây:
Điểm a) Hoạt động phòng cháy và chữa cháy;
Điểm b) Trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
Điểm c) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức phòng cháy và chữa cháy;
Điểm d) Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào hoạt động phòng cháy và chữa cháy;
Điểm đ) Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, kỹ thuật phục vụ công tác phòng cháy và chữa cháy.
Khoản 2. Nhà nước khuyến khích nghiên cứu sản xuất, lắp ráp trong nước, xuất khẩu phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
Khoản 3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân sản xuất, lắp ráp phương tiện phòng cháy và chữa cháy trong nước, xuất khẩu, nhập khẩu phương tiện phòng cháy và chữa cháy được hưởng chính sách ưu đãi về thuế theo quy định của Nhà nước.
Chương VIII
Điều 50 Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
Khoản 1. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
Điểm a) Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các quy định về phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý và thẩm quyền của mình;
Điểm b) Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật, hướng dẫn kiến thức về phòng cháy và chữa cháy; chỉ đạo xây dựng và duy trì phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy;
Điểm c) Chỉ đạo việc đầu tư kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy, trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
Điểm d) Chỉ đạo về tổ chức chữa cháy và khắc phục hậu quả vụ cháy;
Điểm đ) Bố trí lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy; thống kê, báo cáo Chính phủ và Bộ Công an về phòng cháy và chữa cháy.
Khoản 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các bộ, ngành, đơn vị liên quan xây dựng nội dung, thời lượng và quy định việc lồng ghép kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ vào chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông, hoạt động ngoại khóa phù hợp với từng cấp học, bậc học và trình độ đào tạo.
Khoản 3. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các cơ quan liên quan tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, hướng dẫn kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Khoản 4. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các bộ, ngành liên quan tiến hành rà soát, điều chỉnh quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị và các quy hoạch thuộc phạm vi quản lý gắn với quy hoạch hạ tầng về phòng cháy và chữa cháy bảo đảm phù hợp với tình hình thực tiễn; nghiên cứu sửa đổi, xây dựng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy đối với các loại hình công trình đặc thù hiện chưa có quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật để áp dụng.
Khoản 5. Bộ Tài chính chủ trì, bố trí ngân sách chi thường xuyên cho các bộ, cơ quan trung ương thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
Khoản 6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công an, các bộ, ngành có liên quan tổng hợp kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm, hàng năm về lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy của các bộ, ngành, địa phương vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, hàng năm của nhà nước bảo đảm sự phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố quốc phòng - an ninh; thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án đầu tư xây dựng cơ sở, sản xuất, mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Luật Đầu tư công; tổng hợp trình Chính phủ, Quốc hội phê duyệt thực hiện.
Khoản 7. Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Công an trong công tác phòng cháy và chữa cháy trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế và nhà ở của thành viên các cơ quan này; đăng tải thông tin về những tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ huy động để tham gia chữa cháy; thông báo cho Bộ Công an về trụ sở của cơ quan lãnh sự của những nước ký kết với Việt Nam hiệp định lãnh sự, trụ sở cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc, trụ sở cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế liên Chính phủ ngoài hệ thống Liên hợp quốc, các đoàn thể của tổ chức quốc tế mà lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam chỉ được phép vào để chữa cháy khi có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của người đứng đầu hoặc người được ủy quyền của các cơ quan đó; thông báo cho Bộ Công an về nhà ở của viên chức lãnh sự không phải là công dân Việt Nam hoặc không phải là người thường trú tại Việt Nam mà trong hiệp định lãnh sự giữa Việt Nam và nước cử lãnh sự có quy định lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam chỉ được phép vào để chữa cháy khi có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của những người đó.
Khoản 8. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn cụ thể chế độ đối với người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy và phục vụ chữa cháy theo lệnh triệu tập, huy động của người có thẩm quyền trong trường hợp bị tai nạn, bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa, bị thương, bị thương thuộc một trong các trường hợp quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, bị chết, bị chết thuộc một trong các trường hợp quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng; chế độ đối với thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành khi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy; chế độ đối với thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành khi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy bị tai nạn, tổn hại sức khỏe hoặc bị chết sau khi thống nhất với Bộ Công an và Bộ Tài chính.
Khoản 9. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, các bộ, ngành, địa phương và cơ quan có liên quan xây dựng thực hiện hiệu quả phương án, kế hoạch huy động các lực lượng tham gia công tác phòng cháy và chữa cháy rừng.
Điều 51 Trách nhiệm của Bộ Công an
Bộ Công an có trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi cả nước và thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
Khoản 1. Đề xuất và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phòng cháy và chữa cháy trên phạm vi toàn quốc.
Khoản 2. Đề xuất ban hành hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy; quy định việc phân cấp quản lý về phòng cháy và chữa cháy, phân cấp huấn luyện, cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy trong Công an nhân dân; quy định về nội dung, thời lượng bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy; hướng dẫn về kiểm tra, tập huấn nghiệp vụ kiểm tra, thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.
Khoản 3. Hướng dẫn, chỉ đạo tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiến thức về phòng cháy, chữa cháy, xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy.
Khoản 4. Thực hiện công tác quản lý về phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới và cơ sở thuộc phạm vi quản lý; kiểm tra, thanh tra về phòng cháy và chữa cháy; giải quyết các khiếu nại, tố cáo có liên quan đến lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi thẩm quyền.
Khoản 5. Thực hiện thẩm duyệt, kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư, chủ phương tiện đối với các dự án, công trình xây dựng, các phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy và quy định việc thực hiện các nội dung này trong lực lượng Công an nhân dân; kiểm tra, kiểm định và chứng nhận phù hợp đối với thiết bị, phương tiện phòng cháy và chữa cháy; quy định, quản lý, in và phát hành tem kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
Khoản 6. Thực hiện công tác điều tra, xử lý vụ cháy và xử lý các vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy.
Khoản 7. Quy định, hướng dẫn, chỉ đạo việc tiếp nhận, xử lý thông tin báo cháy, chỉ huy chữa cháy, tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy và triển khai hoạt động chữa cháy, xây dựng và thực tập phương án chữa cháy theo quy định.
Khoản 8. Xây dựng và tổ chức thực hiện dự án đầu tư trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; ban hành và tổ chức thực hiện các quy định về định mức, tiêu chuẩn trang bị, quản lý, bảo quản, bảo dưỡng và sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
Khoản 9. Xây dựng lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; tổ chức đào tạo cán bộ chuyên môn về phòng cháy và chữa cháy.
Khoản 10. Tổ chức việc nghiên cứu, phổ biến và ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy.
Khoản 11. Thực hiện thống kê nhà nước về phòng cháy và chữa cháy.
Khoản 12. Tổ chức hệ thống thông tin quản lý, chỉ huy điều hành hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
Khoản 13. Kiểm tra hoạt động bảo hiểm cháy, nổ gắn với hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
Khoản 14. Trình Chính phủ về việc tham gia các tổ chức quốc tế, ký kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế về hoạt động phòng cháy và chữa cháy; thực hiện các hoạt động quốc tế liên quan đến hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo thẩm quyền.
Điều 52 Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
Khoản 1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy ở địa phương và có nhiệm vụ cụ thể sau đây:
Điểm a) Ban hành các quy định về phòng cháy và chữa cháy tại địa phương;
Điểm b) Chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy tại địa phương; xử lý các hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy theo thẩm quyền;
Điểm c) Hướng dẫn, chỉ đạo tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy cho nhân dân, xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy;
Điểm d) Đầu tư ngân sách cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy; trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
Điểm đ) Bảo đảm điều kiện về thông tin báo cháy, đường giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy;
Điểm e) Quy hoạch địa điểm, đề xuất cấp đất và xây dựng doanh trại cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy;
Điểm g) Chỉ đạo việc xây dựng và thực tập phương án chữa cháy cần huy động nhiều lực lượng, phương tiện tham gia;
Điểm h) Chỉ đạo tổ chức chữa cháy và khắc phục hậu quả vụ cháy;
Điểm i) Thống kê, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên, Chính phủ và Bộ Công an về phòng cháy và chữa cháy.
Khoản 2. Ủy ban nhân dân cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy ở địa phương và có nhiệm vụ cụ thể sau:
Điểm a) Ban hành, chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với khu dân cư, hộ gia đình, hộ gia đình kết hợp sản xuất, kinh doanh và cơ sở thuộc phạm vi quản lý; xử lý các hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy theo thẩm quyền;
Điểm b) Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, giáo dục pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy; xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy;
Điểm c) Tổ chức quản lý đội dân phòng tại các thôn;
Điểm d) Đầu tư kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy; trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho các đội dân phòng theo quy định;
Điểm đ) Chỉ đạo việc xây dựng và thực tập phương án chữa cháy;
Điểm e) Tổ chức chữa cháy và khắc phục hậu quả vụ cháy;
Điểm g) Thống kê, báo cáo về phòng cháy và chữa cháy lên Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Chương IX
Điều 53 Hiệu lực thi hành
Khoản 1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 01 năm 2021 và thay thế Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy (sau đây gọi là Nghị định số 79/2014/NĐ-CP).
Khoản 2. Các văn bản quy phạm pháp luật dẫn chiếu trong Nghị định này khi được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì nội dung dẫn chiếu trong Nghị định này cũng được điều chỉnh và thực hiện theo văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung, thay thế.
Khoản 3. Giải quyết thủ tục hành chính qua cổng dịch vụ công: | |
Nghị Định 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy .
Chương IX
* Điều 54 | Nghị Định 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy .
Khoản 1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 01 năm 2021 và thay thế Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy (sau đây gọi là Nghị định số 79/2014/NĐ-CP).
Khoản 2. Các văn bản quy phạm pháp luật dẫn chiếu trong Nghị định này khi được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì nội dung dẫn chiếu trong Nghị định này cũng được điều chỉnh và thực hiện theo văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung, thay thế.
Khoản 3. Giải quyết thủ tục hành chính qua cổng dịch vụ công:
Điểm a) Trong trường hợp Cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền chưa bảo đảm các điều kiện thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, việc nộp hồ sơ và thông báo kết quả xử lý hồ sơ được thực hiện theo hình thức trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật;
Điểm b) Thực hiện việc nộp hồ sơ và thông báo kết quả xử lý hồ sơ trực tuyến khi Cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền bảo đảm các điều kiện thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, theo quy định của Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
Khoản 4. Quy định chuyển tiếp:
Điểm a) Đối với dự án, công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP đã được cấp Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy nhưng không thuộc đối tượng quy định tại Phụ lục V Nghị định này thì vẫn thực hiện việc thi công, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Điều 14 và Điều 15 Nghị định này;
Điểm b) Đối với dự án, công trình không thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV Nghị định số 79/2014/NĐ-CP đã được cơ quan quản lý xây dựng thẩm định, cấp giấy phép xây dựng hoặc đã tổ chức thi công, nếu thuộc đối tượng quy định tại Phụ lục V Nghị định này thì chủ đầu tư tiếp tục thi công, nghiệm thu và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với công trình;
Điểm c) Phương án chữa cháy của cơ sở đã được xây dựng theo Mẫu số PC11 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP (sau đây gọi là Thông tư số 66/2014/TT-BCA) và được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nếu không có sự thay đổi về tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy thì tiếp tục được sử dụng, không phải xây dựng và phê duyệt lại;
Điểm d) Cơ quan, tổ chức, cá nhân đã được tiếp nhận hồ sơ đề nghị giải quyết các thủ tục sau đây trước khi Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định số 79/2014/NĐ-CP: Cấp giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ; thẩm duyệt thiết kế, kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy; phê duyệt phương án chữa cháy; cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy; kiểm định phương tiện phương tiện phòng cháy và chữa cháy; cấp Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy, xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ về phòng cháy và chữa cháy;
Điểm đ) Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ; Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy, văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy; văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy; Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy; Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy; Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy; Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy đã được cấp theo quy định tại Nghị định số 79/2014/NĐ-CP tiếp tục có giá trị sử dụng đến khi hết thời hạn (nếu có) theo quy định;
Điểm e) Các đơn vị đã được Bộ Công an cho phép thực hiện kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy tiếp tục thực hiện kiểm định theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP , sau thời gian 24 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực phải đáp ứng đầy đủ điều kiện thực hiện kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo Nghị định này. Tem kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy được in theo Mẫu số PC20 ban hành kèm theo Thông tư số 36/2018/TT-BCA ngày 05 tháng 12 năm 2018 của Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2014/TT-BCA và tiếp tục thực hiện đến khi Bộ Công an quy định mới về tem kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
Chương IX
Điều 54 54. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: VT, NC (2b). TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Nguyễn Xuân Phúc PHỤ LỤC I | |
Quyết Định 345/QĐ-UBATGTQG về việc ban hành quy chế hoạt động của ủy ban an toàn giao thông quốc gia .
Chương I
* Điều 1
* Điều 2
* Điều 3
Chương II
* Điều 4
* Điều 5
* Điều 6
* Điều 7
* Điều 8
* Điều 9
* Điều 10
- Khoản 1
- Khoản 2
- Khoản 3
- Khoản 4
- Khoản 5 | Quyết Định 345/QĐ-UBATGTQG về việc ban hành quy chế hoạt động của ủy ban an toàn giao thông quốc gia .
Chương I
Điều 1 Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Khoản 1. Quy chế này quy định các nguyên tắc, chế độ làm việc, trách nhiệm, cơ chế chỉ đạo, điều hành, chế độ thông tin, báo cáo, quan hệ công tác của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia (sau đây gọi tắt là Ủy ban) và các cơ quan trực thuộc.
Khoản 2. Quy chế này áp dụng đối với các Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các Ủy viên Thường trực, Ủy viên Ủy ban, cơ quan thường trực, Văn phòng Ủy ban, Trưởng Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, cá nhân có quan hệ công tác với Ủy ban.
Điều 2 Nguyên tắc làm việc của Ủy ban
Khoản 1. Ủy ban họp, thảo luận dưới sự chủ trì của Lãnh đạo Ủy ban để kết luận các giải pháp, kế hoạch và phân công nhiệm vụ cho các Ủy viên Ủy ban thực hiện; Phiên họp Ủy ban do Phó Thủ tướng Chính phủ - Chủ tịch Ủy ban chủ trì kết luận các giải pháp, kế hoạch và giao nhiệm vụ cho các Bộ, ngành thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thực hiện.
Khoản 2. Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo hoạt động thường xuyên của Ủy ban thông qua Văn phòng Ủy ban; triệu tập các cuộc họp thường kỳ hoặc đột xuất của Ủy ban; thành lập hoặc chỉ đạo thành lập các đoàn công tác liên ngành để kiểm tra thực tế nếu cần thiết.
Khoản 3. Các Ủy viên Thường trực, Ủy viên Ủy ban làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông thuộc lĩnh vực của Bộ, ngành mình và các nhiệm vụ được Chủ tịch Ủy ban phân công.
Khoản 4. Phạm vi giải quyết công việc phải đúng thẩm quyền và trách nhiệm được phân công, đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật, chương trình, kế hoạch công tác và quy định của Quy chế này.
Khoản 5. Trên cơ sở phối hợp liên ngành, mọi công việc của Ủy ban được thảo luận dân chủ, công khai và do Chủ tịch Ủy ban quyết định.
Khoản 6. Ủy viên Ủy ban trong phạm vi được phân công là đại diện Ủy ban, thừa lệnh của Chủ tịch Ủy ban thực hiện nhiệm vụ của Ủy ban.
Điều 3 Cơ quan thường trực của Ủy ban
Khoản 1. Bộ Giao thông vận tải là cơ quan thường trực của Ủy ban, có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện hoạt động của Ủy ban và Văn phòng Ủy ban; đảm bảo chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, người lao động của Văn phòng Ủy ban; thực hiện quy hoạch, bổ nhiệm, đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức Văn phòng Ủy ban;
Khoản 2. Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Bộ Công an và các Bộ, ngành liên quan bảo đảm các chế độ, chính sách, quyền lợi về lương, phụ cấp, phúc lợi và các chế độ đặc thù khác (nếu có) cho sỹ quan công an biệt phái làm việc tại Văn phòng Ủy ban theo quy định của pháp luật.
Chương II
Điều 4 Chế độ làm việc của Ủy ban
Khoản 1. Ủy ban họp trực tuyến định kỳ mỗi quý một lần do Phó Thủ tướng Chính phủ - Chủ tịch Ủy ban chủ trì với thành phần bao gồm toàn bộ Ủy viên Ủy ban và Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các trường hợp họp đột xuất Chủ tịch Ủy ban hoặc các Phó Chủ tịch Ủy ban được Chủ tịch Ủy ban ủy quyền triệu tập, chủ trì các cuộc họp là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban được Chủ tịch phân công.
Khoản 2. Định kỳ hàng tháng, Chủ tịch Ủy ban (hoặc Phó Chủ tịch thường trực) chủ trì họp giao ban công tác tháng với thành phần là các Phó Chủ tịch, các Ủy viên thường trực và đại diện các cơ quan, đơn vị có liên quan.
Điều 5 Hoạt động trong kỳ họp của Ủy ban
Khoản 1. Các kỳ họp của Ủy ban được tổ chức thường kỳ vào tuần cuối cùng của tháng cuối quý; giao ban công tác tháng họp vào tuần cuối cùng hàng tháng; địa điểm tổ chức cuộc họp tại Văn phòng Chính phủ hoặc trụ sở Bộ Giao thông vận tải.
Khoản 2. Văn phòng Ủy ban phối hợp với các cơ quan đầu mối thường trực công tác an toàn giao thông của các Bộ, ngành có Ủy viên Ủy ban và Văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố chuẩn bị chương trình làm việc, báo cáo, tài liệu cần thiết phục vụ các kỳ họp của Ủy ban.
Khoản 3. Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch được Chủ tịch phân công chủ trì phiên họp điều hành giải quyết các công việc của Ủy ban theo chương trình làm việc và kết luận cuộc họp.
Khoản 4. Văn phòng Ủy ban có trách nhiệm tổng hợp các vấn đề được thảo luận, ra thông báo kết luận của Lãnh đạo Ủy ban; phối hợp với đơn vị đầu mối về an toàn giao thông của Văn phòng Chính phủ để ban hành thông báo kết luận cuộc họp do của Phó Thủ tướng Chính phủ - Chủ tịch Ủy ban chủ trì.
Điều 6 Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban
Chịu trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của Ủy ban, cụ thể:
Khoản 1. Lãnh đạo, điều hành mọi hoạt động của Ủy ban; giao nhiệm vụ hoặc ủy quyền cho Phó Chủ tịch và các Ủy viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban.
Khoản 2. Triệu tập, chủ trì các cuộc họp của Ủy ban.
Khoản 3. Thành lập hoặc chỉ đạo thành lập các đoàn liên ngành để chỉ đạo việc xử lý, khắc phục hậu quả những vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng; kiểm tra tình hình bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông tại một số địa bàn trọng điểm.
Khoản 4. Yêu cầu các Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban, Chủ tịch Ủy ban nhân dân - Trưởng Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan chức năng báo cáo khi cần thiết. Yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan cử cán bộ, công chức, sỹ quan tham gia công tác Văn phòng Ủy ban theo đề nghị của Phó Chủ tịch thường trực.
Khoản 5. Trực tiếp hoặc phân công Phó Chủ tịch thay mặt Ủy ban làm việc với các cơ quan, tổ chức, cá nhân về những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ của Ủy ban.
Khoản 6. Biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích; phê bình, yêu cầu xử lý theo quy định của pháp luật đối với các tập thể, cá nhân có sai phạm trong hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Điều 7 Trách nhiệm của Phó Chủ tịch thường trực - Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
Phó Chủ tịch thường trực giúp Chủ tịch xử lý và báo cáo Chủ tịch Ủy ban các công việc có tính chất thường xuyên của Ủy ban, những công việc được Chủ tịch Ủy ban ủy quyền và thực hiện một số nhiệm vụ sau:
Khoản 1. Điều hành hoạt động chung của Ủy ban theo kế hoạch, chương trình công tác được Chủ tịch chỉ đạo, phê duyệt hoặc chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ.
Khoản 2. Chỉ đạo xây dựng các chiến lược, đề án quốc gia, chương trình, kế hoạch, giải pháp phối hợp liên ngành về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông.
Khoản 3. Ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các Bộ, ngành và địa phương thực hiện các chiến lược, đề án, chương trình, kế hoạch, giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Ủy ban.
Khoản 4. Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các Bộ, ngành, lực lượng chức năng và các địa phương trong thực hiện:
Điểm a) Chiến lược, đề án, dự án, kế hoạch, chương trình công tác của Ủy ban; chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông.
Điểm b) Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, chế độ chính sách có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông.
Khoản 5. Quyết định thành lập các đoàn liên ngành kiểm tra đột xuất tại địa phương có tình hình trật tự, an toàn giao thông phức tạp; chỉ đạo giải quyết, khắc phục hậu quả các tình huống, sự cố, tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng thuộc trách nhiệm của Ủy ban.
Khoản 6. Giải quyết các kiến nghị và các giải pháp phối hợp giữa Trung ương và địa phương trong việc xử lý các yếu tố gây mất an toàn giao thông.
Khoản 7. Phân công các cơ quan, đơn vị chức năng trực thuộc Bộ Giao thông vận tải thực hiện nhiệm vụ của Cơ quan thường trực của Ủy ban.
Khoản 8. Quản lý, điều hành Văn phòng Ủy ban, quyết định quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng; sử dụng bộ máy của Bộ Giao thông vận tải để thực hiện việc tuyển dụng, điều động, tiếp nhận công chức Văn phòng Ủy ban; quyết định hoặc phân cấp cho Văn phòng Ủy ban giải quyết chế độ, chính sách đối với công chức Văn phòng Ủy ban theo quy định; đề nghị Bộ Công an cử bổ sung, thay thế sỹ quan công an biệt phái làm việc tại Văn phòng Ủy ban.
Khoản 9. Ưu tiên bố trí kinh phí, quyết định việc phân bổ và quản lý sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và các nguồn tài trợ hợp pháp khác cho công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
Khoản 10. Chỉ đạo thực hiện nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông; quyết định tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Ủy ban; quyết định nhân sự các đoàn của Ủy ban đi công tác nước ngoài.
Khoản 11. Chủ trì họp Ủy ban khi Chủ tịch Ủy ban không thể chủ trì được và thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban phân công.
Điều 8 Trách nhiệm Phó Chủ tịch - Thứ trưởng Bộ Công an
Giúp Chủ tịch Ủy ban lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông theo sự phân công của Chủ tịch và trực tiếp chỉ đạo một số nhiệm vụ cụ thể sau:
Khoản 1. Các nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông của ngành Công an và trong hoạt động phối hợp liên ngành giữa các lực lượng của ngành Công an và các ngành khác.
Khoản 2. Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của các Bộ, ngành thành viên của Ủy ban và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Khoản 3. Công tác tuyên truyền, phòng chống, xử lý vi phạm về nồng độ cồn của người điều khiển phương tiện giao thông; vi phạm về tải trọng phương tiện trên đường bộ, đường thủy nội địa; vi phạm về sử dụng phương tiện cơ giới đường bộ, đường thủy nội địa hết niên hạn sử dụng để tham gia giao thông.
Khoản 4. Công tác thống kê, phân tích, đánh giá nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông, chế độ báo cáo, phối hợp cung cấp thông tin, số liệu về tình hình trật tự, an toàn giao thông của các Bộ, ngành, địa phương; xây dựng cơ sở dữ liệu an toàn giao thông.
Khoản 5. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban phân công.
Điều 9 Trách nhiệm của phó Chủ tịch chuyên trách
Giúp Chủ tịch và Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban quản lý, điều hành hoạt động chuyên môn, hành chính hàng ngày của Ủy ban và các nhiệm vụ cụ thể sau:
Khoản 1. Trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động thường xuyên của Văn phòng Ủy ban; chỉ đạo Văn phòng Ủy ban phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch công tác Năm An toàn giao thông, xây dựng các kế hoạch chuyên đề và lập các báo cáo của Ủy ban; quản lý, triển khai thực hiện kế hoạch tài chính đã được phê duyệt của Ủy ban; ban hành quy chế chi tiêu nội bộ của Văn phòng Ủy ban.
Khoản 2. Thông qua và ký các báo cáo định kỳ và đột xuất của Ủy ban; chỉ đạo xây dựng kế hoạch liên ngành về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Ủy ban; chuẩn bị chương trình làm việc, báo cáo, tài liệu cần thiết phục vụ các kỳ họp của Ủy ban.
Khoản 3. Phụ trách các hoạt động phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các đoàn thể chính trị, xã hội, nghề nghiệp và các Bộ, ngành không phải thành viên Ủy ban để thực hiện các quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Khoản 4. Tổ chức phát động các phong trào thi đua, xây dựng và nhân rộng các mô hình, các điển hình tiên tiến trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; chỉ đạo tập hợp hồ sơ, thành tích để xét khen thưởng trong hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Khoản 5. Phó Chủ tịch chuyên trách: Thực hiện nhiệm vụ người phát ngôn của Ủy ban; chịu trách nhiệm về nội dung và chỉ đạo Văn phòng Ủy ban cung cấp thông tin cho cơ quan truyền thông, báo chí và người dân theo quy định của pháp luật.
Điều 10 Trách nhiệm của các Ủy viên Ủy ban
Chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban về kế hoạch, chương trình, nhiệm vụ công tác theo sự phân công hoặc ủy quyền của Chủ tịch và thực hiện một số nhiệm vụ sau:
Khoản 1. Tham dự đầy đủ các cuộc họp của Ủy ban, trường hợp vắng mặt phải báo cáo với Chủ tịch Ủy ban và cử người có trách nhiệm họp thay.
Khoản 2. Tham gia các báo cáo, góp ý kiến, đề xuất giải quyết các nhiệm vụ của Ủy ban; chủ trì hoặc tham gia các đoàn công tác của Ủy ban kiểm tra, đôn đốc công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Khoản 3. Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực và tổ chức mình quản lý.
Khoản 4. Giúp Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo các cơ quan, các đơn vị thuộc trách nhiệm quản lý triển khai thực hiện các giải pháp về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông được quy định trong Luật, Nghị định, Nghị quyết, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các nhiệm vụ khác được Chủ tịch Ủy ban phân công.
Khoản 5. Chủ động trao đổi, phối hợp với các ủy viên khác để giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện các kế hoạch, giải pháp liên ngành về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. | |
Quyết Định 345/QĐ-UBATGTQG về việc ban hành quy chế hoạt động của ủy ban an toàn giao thông quốc gia .
Chương II
* Điều 10
- Khoản 3
- Khoản 4
- Khoản 5
- Khoản 6
- Khoản 7
- Khoản 8
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
+ Điểm d
+ Điểm đ
* Điều 11
Chương III
* Điều 12
* Điều 13
* Điều 14
* Điều 15
* Điều 16
* Điều 17
* Điều 18
- Khoản 1 | Quyết Định 345/QĐ-UBATGTQG về việc ban hành quy chế hoạt động của ủy ban an toàn giao thông quốc gia .
Chương II
Điều 10 Trách nhiệm của các Ủy viên Ủy ban
Khoản 3. Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực và tổ chức mình quản lý.
Khoản 4. Giúp Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo các cơ quan, các đơn vị thuộc trách nhiệm quản lý triển khai thực hiện các giải pháp về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông được quy định trong Luật, Nghị định, Nghị quyết, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các nhiệm vụ khác được Chủ tịch Ủy ban phân công.
Khoản 5. Chủ động trao đổi, phối hợp với các ủy viên khác để giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện các kế hoạch, giải pháp liên ngành về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Khoản 6. Chỉ đạo cơ quan, đơn vị là đầu mối thường trực về an toàn giao thông của Bộ, ngành mình chuẩn bị các kế hoạch, báo cáo về trật tự, an toàn giao thông trong phạm vi quản lý của Bộ, ngành theo yêu cầu của Ủy ban.
Khoản 7. Thay mặt Chủ tịch Ủy ban xây dựng kế hoạch và trực tiếp làm việc với Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để kiểm tra, đôn đốc, nắm bắt tình hình và hướng dẫn thực hiện công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông thuộc lĩnh vực phụ trách; báo cáo Chủ tịch giải quyết những kiến nghị vượt thẩm quyền của địa phương.
Khoản 8. Ủy viên thường trực Ủy ban. Thực hiện nhiệm vụ được quy định tại các khoản 1 đến khoản 7 điều này; tham gia các cuộc họp Ủy ban, trường hợp vắng mặt phải báo cáo với Chủ tịch Ủy ban, cử người có trách nhiệm họp thay và các nhiệm vụ sau:
Điểm a) Ủy viên Thường trực Ủy ban là Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải. - Chỉ đạo lực lượng của Bộ giao thông vận tải tham gia công tác cứu hộ, cứu nạn các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, các vụ ùn tắc giao thông kéo dài trên các tuyến giao thông chính và các đầu mối giao thông trọng điểm. - Chỉ đạo việc vận động các nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhà nước cho các hoạt động về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ các cơ quan, đơn vị trong ngành giao thông vận tải.
Điểm b) Ủy viên Thường trực Ủy ban là Thứ trưởng Bộ Y tế. - Trực tiếp chỉ đạo lực lượng của Bộ Y tế tham gia công tác cứu hộ, cứu nạn các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng; công tác vận động hiến máu nhân đạo để phục vụ cứu chữa các nạn nhân tai nạn giao thông. - Chỉ đạo việc huy động các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước để hỗ trợ các nạn nhân tai nạn giao thông đang được cứu chữa trong các cơ sở khám, chữa bệnh trong ngành Y tế.
Điểm c) Ủy viên Thường trực Ủy ban là Thứ trưởng Bộ Tài Chính: Chỉ đạo cơ quan của Bộ Tài Chính hướng dẫn Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Ban An toàn giao thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương huy động các nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhà nước để hỗ trợ các nạn nhân tai nạn giao thông khắc phục hậu quả, tái hòa nhập cộng đồng.
Điểm d) Ủy viên Thường trực Ủy ban là Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. - Chỉ đạo sở Thông tin và truyền thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan báo chí trung ương và địa phương xây dựng và thực hiện kế hoạch thông tin, tuyên truyền về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông; định hướng trong giao ban báo chí định kỳ. - Kiểm tra, giám sát công tác thông tin, tuyên truyền về an toàn giao thông.
Điểm đ) Ủy viên Thường trực Ủy ban là Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. - Chỉ đạo cơ quan của Văn Phòng Chính phủ phối hợp với Văn phòng Ủy ban tổ chức họp và xây dựng thông báo Kết luận các cuộc họp Ủy ban do Phó Thủ tướng Chính phủ - Chủ tịch Ủy ban chủ trì. - Chỉ đạo cơ quan của Văn phòng Chính phủ phối hợp với Văn phòng Ủy ban chuẩn bị các nội dung làm việc về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông tại các cuộc họp, các buổi làm việc của Phó Thủ tướng Chính phủ - Chủ tịch Ủy ban với các Bộ, ngành, địa phương.
Điều 11 Kinh phí hoạt động
Khoản 1. Kinh phí hoạt động của Ủy ban do ngân sách nhà nước cấp và được bố trí trong kinh phí hoạt động thường xuyên của Bộ Giao thông vận tải; các nguồn kinh phí khác (nếu có) theo quy định. Hàng năm Văn phòng Ủy ban lập dự toán kinh phí theo quy định.
Khoản 2. Văn phòng Ủy ban phối hợp với Vụ Tài chính (Bộ Giao thông vận tải) căn cứ các quy định về quản lý tài chính hiện hành để xây dựng trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải - Phó Chủ tịch thường trực ban hành Quy chế quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm phù hợp với tính chất hoạt động của Ủy ban.
Khoản 3. Chánh Văn phòng Ủy ban là chủ tài khoản của Văn phòng Ủy ban; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải - Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban về quản lý và sử dụng kinh phí được cấp đúng mục đích, tuân thủ các quy định về quản lý tài chính; hàng năm thực hiện quyết toán theo quy định và báo cáo Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Phó Chủ tịch thường trực về hoạt động tài chính của Ủy ban.
Chương III
Điều 12 Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của Ủy ban
Khoản 1. Các chương trình, kế hoạch công tác của Ủy ban bao gồm:
Điểm a) Kế hoạch về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông hàng năm.
Điểm b) Chương trình, Kế hoạch của Ủy ban để triển khai thực hiện các Nghị quyết, Nghị định, Quyết định, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về công tác an toàn giao thông.
Điểm c) Kế hoạch trung hạn, hàng năm để tổ chức thực hiện các chiến lược, đề án quốc gia, nhiệm vụ, giải pháp phối hợp liên ngành về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Điểm d) Kế hoạch phối hợp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông.
Khoản 2. Trình tự xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của Ủy ban:
Điểm a) Căn cứ nhiệm vụ công tác, Nghị quyết, Nghị định, Quyết định, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, thông báo kết luận các Hội nghị của Ủy ban và nhiệm vụ của các cơ quan thành viên của Ủy ban, Ủy viên Ủy ban chỉ đạo các cơ quan trực thuộc dự thảo các chương trình, kế hoạch thuộc lĩnh vực phụ trách.
Điểm b) Trên cơ sở dự thảo chương trình, kế hoạch công tác của các cơ quan thành viên, Văn phòng Ủy ban tổng hợp dự thảo chương trình, kế hoạch công tác của Ủy ban dưới sự chỉ đạo của Phó Chủ tịch chuyên trách.
Điểm c) Dự thảo chương trình, kế hoạch của Ủy ban được các Ủy viên Thường trực thảo luận, góp ý, thống nhất, Văn phòng Ủy ban chỉnh sửa theo ý kiến kết luận của Lãnh đạo Ủy ban.
Điểm d) Chương trình, kế hoạch công tác của Ủy ban được Ủy ban thông qua trước khi tổ chức thực hiện.
Điểm đ) Tùy theo tình hình, Phó Chủ tịch Thường trực có thể rút gọn trình tự xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của Ủy ban.
Điều 13 Chỉ đạo điều hành các hoạt động phối hợp trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Khoản 1. Phó Chủ tịch thường trực trực tiếp chỉ đạo điều hành các hoạt động phối hợp trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dựa trên các chương trình, kế hoạch công tác của Ủy ban đã được thông qua.
Khoản 2. Khi xảy ra những vấn đề đột xuất, phức tạp về trật tự an toàn giao thông trong phạm vi cả nước cần tập trung xử lý, sau khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban - Phó Chủ tịch thường trực trực tiếp chỉ đạo các thành viên, các cơ quan của Ủy ban, các địa phương đưa ra các giải pháp để thực hiện.
Điều 14 Công tác kiểm tra, đôn đốc về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
Khoản 1. Căn cứ chương trình, kế hoạch công tác của Ủy ban và sau khi thống nhất với các cơ quan của Ủy ban, Phó Chủ tịch thường trực quyết định thành lập các đoàn kiểm tra, đôn đốc về trật tự, an toàn giao thông của Ủy ban. Phó Chủ tịch chuyên trách chỉ đạo:
Điểm a) Xây dựng kế hoạch kiểm tra, nội dung kiểm tra;
Điểm b) Văn phòng Ủy ban dự thảo quyết định, lập danh sách thành viên đoàn kiểm tra, đôn đốc các cơ quan thành viên, lịch trình kiểm tra và bảo đảm hậu cần cho đoàn kiểm tra.
Khoản 2. Trường hợp cần thành lập các đoàn kiểm tra đột xuất Phó Chủ tịch thường trực hoặc Phó Chủ tịch Chuyên trách chỉ đạo Văn phòng Ủy ban liên hệ với các cơ quan thành viên lập danh sách đoàn, dự thảo quyết định lịch trình kiểm tra và đảm bảo hậu cần cho đoàn kiểm tra.
Khoản 3. Các đoàn kiểm tra, đôn đốc thực hiện việc kiểm tra, đôn đốc theo lịch trình, sau khi hoàn thành nhiệm vụ phải có báo cáo kiểm tra kết quả, đôn đốc về Văn phòng Ủy ban; Phó Chủ tịch chuyên trách chỉ đạo Văn phòng Ủy ban tổng hợp, lập báo cáo chung để báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ - Chủ tịch Ủy ban.
Khoản 4. Định kỳ 06 tháng, làm việc với Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh về việc thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ trong công tác an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông và xử lý những phát sinh từ thực tế.
Điều 15 Tổ chức phiên họp thường kỳ, đột xuất, hội nghị, hội thảo của Ủy ban
Khoản 1. Giấy mời kèm theo các chương trình, tài liệu của phiên họp, hội nghị, hội thảo của Ủy ban phải được gửi tới các lãnh đạo Ủy ban, Ủy viên Ủy ban và các đại biểu khác ít nhất trước phiên họp, hội nghị, hội thảo 05 ngày làm việc. Nếu vì lý do đặc biệt không thực hiện được quy định trên, Văn phòng Ủy ban bằng các biện pháp để có thể thông tin sớm nhất tới các thành viên dự họp.
Khoản 2. Khi triệu tập hội nghị đột xuất, Văn phòng Ủy ban có trách nhiệm thông tin sớm nhất có thể đến các thành phần được mời họp.
Khoản 3. Thành phần dự họp thường kỳ của Ủy ban bao gồm Lãnh đạo Ủy ban, Ủy viên thường trực, Ủy viên Ủy ban, các thành phần khác do Chủ tịch Ủy ban quyết định. Thành phần dự họp, hội nghị đột xuất của Ủy ban do Chủ tịch hoặc người được Chủ tịch phân công chủ trì quyết định.
Khoản 4. Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch, Phó Chủ tịch thường trực có thể mời hội ý lãnh đạo, giao ban lãnh đạo.
Khoản 5. Văn phòng Ủy ban chịu trách nhiệm phát hành giấy mời, in tài liệu, xây dựng chương trình phiên họp, hội nghị, hội thảo, thực hiện công tác lễ tân và hậu cần cho các phiên họp, hội nghị, hội thảo của Ủy ban; phối hợp với đơn vị đầu mối của Văn phòng Chính phủ phát hành giấy mời họp, hội nghị do Phó Thủ tướng Chính phủ - Chủ tịch Ủy ban chủ trì tại Trụ sở Chính phủ.
Khoản 6. Dưới sự chỉ đạo của Phó Chủ tịch chuyên trách, Văn phòng Ủy ban có trách nhiệm ban hành thông báo kết luận phiên họp, hội nghị, hội thảo của Ủy ban; phối hợp với đơn vị đầu mối của Văn phòng Chính phủ ban hành thông báo kết luận phiên họp, hội nghị do Phó Thủ tướng Chính phủ - Chủ tịch Ủy ban chủ trì.
Điều 16 Tổ chức phiên họp giao ban công tác thường kỳ, đột xuất của Ủy ban
Khoản 1. Hàng tháng Chủ tịch Ủy ban chủ trì họp giao ban công tác; những tháng có phiên họp thường kỳ của Ủy ban thì phiên họp giao ban tổ chức trước phiên họp thường kỳ của Ủy ban; theo yêu cầu công việc, Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch thường trực triệu tập và quyết định thành phần họp giao ban đột xuất.
Khoản 2. Giấy mời triệu tập hợp giao ban công tác phải gửi ít nhất trước 03 ngày làm việc, nếu vì lý do đặc biệt không thực hiện được quy định trên, Văn phòng Ủy ban bằng các biện pháp để có thể thông tin sớm nhất tới các thành viên dự họp.
Khoản 3. Phó Chủ tịch chuyên trách chỉ đạo chuẩn bị nội dung các cuộc họp giao ban công tác, trình Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch thường trực thông qua.
Khoản 4. Văn phòng Ủy ban phát hành giấy mời, chuẩn bị tài liệu, chương trình họp theo chỉ đạo của Phó Chủ tịch chuyên trách.
Điều 17 Thông tin, báo cáo
Khoản 1. Các thành viên Ủy ban báo cáo Chủ tịch Ủy ban theo các hình thức: báo cáo trực tiếp, báo cáo bằng văn bản, báo cáo tại các phiên họp thường kỳ và đột xuất của Ủy ban.
Khoản 2. Báo cáo của Ủy ban gồm:
Điểm a) Báo cáo tháng (báo cáo nhanh);
Điểm b) Báo cáo định kỳ: Báo cáo quý, 06 tháng, năm;
Điểm c) Báo cáo đột xuất;
Điểm d) Báo cáo chuyên đề, báo cáo theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ;
Điểm đ) Báo cáo các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng; Chủ tịch Ủy ban ban hành Quy chế thông tin, báo cáo về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông của Ủy ban và Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để thực hiện.
Khoản 3. Chánh Văn phòng Ủy ban chỉ đạo thực hiện các công việc sau:
Điểm a) Thông tin hàng ngày cho Chủ tịch, các Phó Chủ tịch về các vấn đề đã được giải quyết;
Điểm b) Theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo;
Điểm c) Cung cấp thông tin cho cơ quan truyền thông chính xác, kịp thời theo đúng quy định của pháp luật.
Điểm d) Đề xuất và báo cáo các Lãnh đạo Ủy ban những vấn đề cần xử lý qua phản ánh của báo chí, dư luận xã hội liên quan đến lĩnh vực an toàn giao thông.
Khoản 4. Văn phòng Ủy ban có trách nhiệm tổng hợp báo cáo gửi các thành viên Ủy ban và các Bộ, ngành, địa phương có liên quan.
Khoản 5. Phó Chủ tịch chuyên trách chỉ đạo Văn phòng Ủy ban làm Thẻ cho Ủy viên Ủy ban, công chức Văn phòng Ủy ban, công chức đầu mối của cơ quan thành viên.
Điều 18 Công tác thi đua, khen thưởng
Khoản 1. Phó Chủ tịch Chuyên trách chỉ đạo Văn phòng Ủy ban tham mưu xây dựng trình Phó Chủ tịch thường trực ban hành các văn bản hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng về an toàn giao thông của Ủy ban. | |
Quyết Định 345/QĐ-UBATGTQG về việc ban hành quy chế hoạt động của ủy ban an toàn giao thông quốc gia .
Chương III
* Điều 188
- Khoản 5
* Điều 188
* Điều 199
* Điều 200
Chương IV
* Điều 21 | Quyết Định 345/QĐ-UBATGTQG về việc ban hành quy chế hoạt động của ủy ban an toàn giao thông quốc gia .
Chương III
Điều 188. Công tác thi đua, khen thưởng
Khoản 5. Phó Chủ tịch chuyên trách chỉ đạo Văn phòng Ủy ban làm Thẻ cho Ủy viên Ủy ban, công chức Văn phòng Ủy ban, công chức đầu mối của cơ quan thành viên.
Điều 188. Công tác thi đua, khen thưởng
Khoản 1. Phó Chủ tịch Chuyên trách chỉ đạo Văn phòng Ủy ban tham mưu xây dựng trình Phó Chủ tịch thường trực ban hành các văn bản hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng về an toàn giao thông của Ủy ban.
Khoản 2. Phó Chủ tịch thường trực thành lập hội đồng thi đua, khen thưởng của Ủy ban do Phó Chủ tịch chuyên trách làm Chủ tịch hội đồng và các thành viên (là cơ quan đầu mối an toàn giao thông của Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải và Văn phòng Ủy ban). Hội đồng thi đua, khen thưởng xét hồ sơ khen thưởng về an toàn giao thông và báo cáo Phó Chủ tịch thường trực khen thưởng hoặc trình cấp thẩm quyền theo quy định.
Khoản 3. Văn phòng Ủy ban là đơn vị giúp Ủy ban
Điểm a) Tiếp nhận hồ sơ khen thưởng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, thẩm tra các thủ tục, đối chiếu các quy định và tổng hợp, báo cáo.
Điểm b) Hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về trình tự, thủ tục lập hồ sơ khen thưởng theo các văn bản hướng dẫn của Ủy ban và quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Điều 199. Mối quan hệ công tác giữa Ủy ban với Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Khoản 1. Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương thực hiện nhiệm vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông tại địa phương và theo kế hoạch, chỉ đạo của Ủy ban.
Khoản 2. Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm triển khai đầy đủ, kịp thời sự chỉ đạo, các kế hoạch, chương trình công tác của Ủy ban; báo cáo định kỳ, đột xuất khi có yêu cầu.
Điều 200. Hợp tác quốc tế
Khoản 1. Căn cứ chương trình công tác năm của Ủy ban, Phó Chủ tịch chuyên trách chỉ đạo Văn phòng Ủy ban xây dựng kế hoạch hợp tác quốc tế bao gồm: Kế hoạch đoàn ra, đoàn vào; các dự án do các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tài trợ; các chương trình hợp tác quốc tế về đào tạo, khoa học kỹ thuật, công nghệ trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông, trình Phó Chủ tịch thường trực xem xét, phê duyệt.
Khoản 2. Văn phòng Ủy ban chịu trách nhiệm tổng hợp báo cáo, đánh giá kết quả các dự án, chương trình hợp tác quốc tế; tiếp nhận và tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế của Ủy ban.
Khoản 3. Văn phòng Ủy ban là đầu mối giúp Ủy ban trong việc tổ chức tiếp các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, cá nhân người nước ngoài làm việc, tài trợ cho Ủy ban về trật tự, an toàn giao thông; sau khi có thông tin đầy đủ, báo cáo Phó Chủ tịch thường trực quyết định.
Chương IV
Điều 21. Trách nhiệm thực hiện
Khoản 1. Các Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban, Chánh Văn phòng Ủy ban, Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thực hiện đúng Quy chế này.
Khoản 2. Trưởng ban An toàn giao thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ Quy chế này và tình hình thực tiễn công tác an toàn của địa phương ban hành Quy chế hoạt động của Ban An toàn giao thông./. | |
Thông Tư 06/2019/TT-BNNPTNT quy định hoạt động đặc thù, chế độ báo cáo của hợp tác xã nông nghiệp và trách nhiệm quản lý nhà nước các cấp đối với hợp tác xã nông nghiệp .
* Điều 1
* Điều 2
* Điều 3
* Điều 4
* Điều 5
* Điều 6
* Điều 7
* Điều 8 | Thông Tư 06/2019/TT-BNNPTNT quy định hoạt động đặc thù, chế độ báo cáo của hợp tác xã nông nghiệp và trách nhiệm quản lý nhà nước các cấp đối với hợp tác xã nông nghiệp .
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về hoạt động đặc thù, chế độ báo cáo của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, ngư nghiệp (thủy sản), diêm nghiệp, thủy lợi, nước sạch nông thôn (sau đây gọi chung là hợp tác xã nông nghiệp) và trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp, ngành nông nghiệp (tỉnh, huyện, xã) đối với hợp tác xã nông nghiệp.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Khoản 1. Hợp tác xã nông nghiệp quy định tại Điều 1 Thông tư này.
Khoản 2. Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.
Điều 3. Hoạt động đặc thù của hợp tác xã nông nghiệp
Khoản 1. Hoạt động đặc thù của hợp tác xã nông nghiệp quy định tại Thông tư này là những hoạt động cung ứng sản phẩm, dịch vụ nông nghiệp; đại diện ký kết hợp đồng liên kết; tham gia cung cấp dịch vụ công ích do hợp tác xã nông nghiệp thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp của các thành viên và khách hàng không phải là thành viên hợp tác xã. Căn cứ năng lực, điều kiện thực tế của hợp tác xã và nhu cầu của thị trường, hợp tác xã nông nghiệp lựa chọn và thực hiện các hoạt động đặc thù quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều này.
Khoản 2. Tổ chức sản xuất và cung ứng tập trung các sản phẩm, dịch vụ đầu vào, đầu ra phục vụ sản xuất, kinh doanh nông nghiệp của thành viên và khách hàng không phải thành viên hợp tác xã:
Điểm a) Đào tạo, tập huấn kỹ năng quản lý hợp tác xã và khuyến nông, chuyển giao công nghệ và tiến bộ kỹ thuật;
Điểm b) Sản xuất và cung ứng vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y; giống cây trồng, vật nuôi và vật tư nông nghiệp khác); cung ứng dịch vụ (làm đất, thủy lợi, nước sạch nông thôn, bảo vệ thực vật, thú y, bảo vệ sản xuất);
Điểm c) Gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế, chế biến, bảo quản, đóng gói, hoàn thiện sản phẩm, quản lý chất lượng và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
Điểm d) Tổ chức thực hiện và quản lý thống nhất quy trình sản xuất nông nghiệp đảm bảo yêu cầu chất lượng sản phẩm;
Điểm đ) Phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp;
Điểm e) Tuyên truyền, vận động và tổ chức cho các thành viên hợp tác xã tham gia bảo hiểm nông nghiệp;
Điểm g) Tổ chức các hoạt động mua chung, bán chung các dịch vụ, sản phẩm nông nghiệp;
Điểm h) Các dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp khác phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
Khoản 3. Đại diện ký kết hợp đồng và tổ chức thực hiện liên kết với doanh nghiệp, các đối tác khác trong chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp nhằm tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho thành viên và khách hàng không phải là thành viên hợp tác xã với các hoạt động cụ thể như:
Điểm a) Ký và tổ chức thực hiện hợp đồng liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
Điểm b) Tổ chức quảng bá hoặc xây dựng nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm, dịch vụ nông nghiệp;
Điểm c) Tổ chức nghiên cứu thị trường, tiếp thị đối với các dịch vụ, sản phẩm nông nghiệp;
Điểm d) Thực hiện các dịch vụ khác trong chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp.
Khoản 4. Tham gia cung cấp dịch vụ công ích trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn ở địa phương, bao gồm các hoạt động:
Điểm a) Tổ chức quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng và phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động công ích khi được nhà nước giao;
Điểm b) Tổ chức các hoạt động cung cấp dịch vụ công ích theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Trách nhiệm của hợp tác xã nông nghiệp trong tổ chức thực hiện các hoạt động đặc thù
Khoản 1. Quy định các hoạt động đặc thù của hợp tác xã nông nghiệp vào Điều lệ của hợp tác xã.
Khoản 2. Xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh đáp ứng yêu cầu sản xuất theo mùa vụ, quy mô sản xuất nông nghiệp hàng hóa, yêu cầu của thị trường, bảo đảm an toàn thực phẩm; khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ; có giải pháp phòng chống rủi ro, thiên tai, dịch bệnh, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường, tài nguyên, nguồn lợi tự nhiên ở địa phương.
Khoản 3. Ứng dụng và thực hiện quy trình kỹ thuật sản xuất sản phẩm an toàn phù hợp với điều kiện của hợp tác xã, quy định của pháp luật và đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Khoản 4. Tổ chức đào tạo, tập huấn, chuyển giao công nghệ, tiến bộ kỹ thuật và khuyến nông cho cán bộ, thành viên hợp tác xã và khách hàng không phải là thành viên hợp tác xã.
Khoản 5. Hoàn thiện các thủ tục pháp lý và huy động nguồn lực đảm bảo cho việc tổ chức các hoạt động đặc thù và phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh của hợp tác xã.
Khoản 6. Thông tin, hướng dẫn các thành viên và tổ chức, cá nhân liên kết với hợp tác xã nông nghiệp tổ chức thực hiện có hiệu quả hợp đồng liên kết và phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh của hợp tác xã.
Khoản 7. Tổ chức cung ứng sản phẩm, dịch vụ đảm bảo chất lượng, giá cả cạnh tranh và tuân thủ các quy định của pháp luật.
Khoản 8. Phối hợp với tổ chức bảo hiểm nông nghiệp và các đối tác liên quan hỗ trợ thành viên hợp tác xã thực hiện các biện pháp kiểm soát rủi ro, quy trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp tạo điều kiện cho việc thực hiện bảo hiểm nông nghiệp và triển khai hiệu quả chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp.
Khoản 9. Thực hiện công khai, minh bạch trong hợp tác xã về giá dịch vụ, chủng loại, đối tượng phục vụ; xây dựng quy chế quản lý, sử dụng, duy tu, bảo dưỡng tài sản Nhà nước giao theo quy định và tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành về cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích.
Điều 5. Trách nhiệm quản lý nhà nước đối với các hợp tác xã nông nghiệp ở cấp tỉnh, huyện, xã
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu thực hiện quản lý nhà nước đối với các hoạt động đặc thù của hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn và hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã triển khai thực hiện quản lý nhà nước đối với các hoạt động đặc thù của hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn.
Điều 6. Chế độ báo cáo về tình hình hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp
Khoản 1. Trách nhiệm báo cáo của hợp tác xã nông nghiệp
Điểm a) Nội dung báo cáo gửi cơ quan quản lý nhà nước ngành nông nghiệp: Tình hình hoạt động của năm trước đó theo Phụ lục I-19 ban hành kèm theo Thông tư số 07/2019/TT-BKHĐT ngày 08/4/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2014/TT-BKHĐT ngày 26/5/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký hợp tác xã và chế độ báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã. Hoạt động đặc thù của hợp tác xã nông nghiệp của năm trước đó quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Điểm b) Thời hạn gửi báo cáo: Chậm nhất là ngày 15 tháng 01 hàng năm.
Điểm c) Nơi gửi báo cáo: Hợp tác xã nông nghiệp gửi báo cáo cho Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hoặc Phòng Kinh tế) và cơ quan đăng ký hợp tác xã cấp huyện nơi đặt trụ sở chính; Liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp (đơn vị đăng ký hoạt động ở cấp tỉnh) gửi báo cáo cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan đăng ký hợp tác xã cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính.
Khoản 2. Trách nhiệm báo cáo của cơ quan quản lý nhà nước ngành nông nghiệp
Điểm a) Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hoặc Phòng Kinh tế) tổng hợp báo cáo hàng năm về hoạt động đặc thù của hợp tác xã nông nghiệp (theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này) gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điểm b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp báo cáo hàng năm về hoạt động đặc thù của hợp tác xã nông nghiệp, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp (theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này) gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 7. Trách nhiệm thi hành
Khoản 1. Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện và kiểm tra đôn đốc việc triển khai thực hiện Thông tư, tổng hợp báo cáo Bộ định kỳ và đột xuất.
Khoản 2. Các Tổng cục, Cục, Vụ chuyên ngành thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp liên quan đến lĩnh vực chuyên ngành.
Khoản 3. Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện Thông tư này tại địa phương.
Điều 8. Hiệu lực thi hành
Khoản 1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 03 tháng 9 năm 2019.
Khoản 2. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật viện dẫn trong Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng thực hiện theo quy định mới tại văn bản quy phạm pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
Khoản 3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, hợp tác xã nông nghiệp, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung./. Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT; - Các đơn vị thuộc Bộ NN và PTNT; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Sở NN và PTNT các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Công báo Chính phủ; - Cổng thông tin điện tử: Chính phủ, Bộ NN và PTNT; - Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Lưu: VT, KTHT. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Trần Thanh Nam PHỤ LỤC | |
Nghị Định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư .
Chương I
* Điều 1
* Điều 2
* Điều 3
* Điều 4
* Điều 5
Chương II
* Điều 6
* Điều 7
* Điều 7
* Điều 8
* Điều 9
* Điều 10
* Điều 11
* Điều 12
* Điều 13
* Điều 14 | Nghị Định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư .
Chương I
Điều 1 Phạm vi điều chỉnh
Khoản 1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
Khoản 2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư là hành vi vi phạm pháp luật có lỗi do tổ chức, cá nhân thực hiện mà không phải là tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự và được quy định tại Nghị định này, bao gồm:
Điểm a) Vi phạm quy định trong lĩnh vực đầu tư (bao gồm: đầu tư công, đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài, đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP);
Điểm b) Vi phạm quy định trong lĩnh vực đấu thầu;
Điểm c) Vi phạm quy định trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp;
Điểm d) Vi phạm quy định trong lĩnh vực quy hoạch.
Khoản 3. Các hành vi vi phạm hành chính có liên quan đến lĩnh vực kế hoạch và đầu tư không quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan.
Điều 2 Đối tượng áp dụng
Khoản 1. Nghị định này áp dụng đối với:
Điểm a) Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi tắt là tổ chức, cá nhân) có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư;
Điểm b) Người có thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này;
Điểm c) Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này.
Khoản 2. Tổ chức quy định tại điểm a khoản 1 Điều này gồm:
Điểm a) Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và các văn bản quy phạm pháp luật khác;
Điểm b) Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này vi phạm hành chính trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền của doanh nghiệp và theo sự chỉ đạo, điều hành, phân công, chấp thuận của doanh nghiệp thì đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính là doanh nghiệp đó; mức phạt áp dụng đối với tổ chức. Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện hành vi vi phạm hành chính không thuộc phạm vi, thời hạn được doanh nghiệp ủy quyền và không theo sự chỉ đạo, điều hành, phân công, chấp thuận của doanh nghiệp thì người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm và bị xử phạt vi phạm hành chính theo mức phạt áp dụng đối với cá nhân về những hoạt động do chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện;
Điểm c) Tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài, văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC, văn phòng điều hành của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam;
Điểm d) Tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã;
Điểm đ) Các tổ chức khác có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
Điều 3 Hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả
Khoản 1. Hình thức xử phạt chính gồm:
Điểm a) Phạt cảnh cáo;
Điểm b) Phạt tiền.
Khoản 2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả được quy định cụ thể tại các điều từ Chương II đến Chương V Nghị định này.
Điều 4 Mức phạt tiền
Khoản 1. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính tại Nghị định này được quy định như sau:
Điểm a) Trong lĩnh vực đầu tư là 300.000.000 đồng;
Điểm b) Trong lĩnh vực đấu thầu là 300.000.000 đồng;
Điểm c) Trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp là 100.000.000 đồng;
Điểm d) Trong lĩnh vực quy hoạch là 500.000.000 đồng.
Khoản 2. Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm c khoản 2 Điều 28; điểm a và điểm b khoản 2 Điều 38; Điều 62 và Điều 63 Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 (một phần hai) mức phạt tiền đối với tổ chức.
Điều 5 Thời hiệu và thời điểm xác định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Khoản 1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với lĩnh vực đầu tư, đấu thầu, đăng ký doanh nghiệp là 01 năm; đối với lĩnh vực quy hoạch là 02 năm.
Khoản 2. Các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 7; Điều 9; Điều 10; Điều 13; Điều 14; khoản 2 Điều 15; khoản 3 Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19; Điều 20; Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 30; Điều 36; Điều 37; Điều 43; Điều 44; Điều 45; Điều 46; Điều 47; Điều 48; Điều 49; Điều 50; Điều 51; Điều 52; Điều 53; Điều 54; Điều 55; Điều 56; Điều 57; Điều 58; Điều 59; Điều 60; Điều 61; Điều 62; Điều 63; Điều 64; Điều 65; Điều 66; Điều 67; Điều 68, Điều 69; Điều 70; Điều 71 và Điều 72 của Nghị định này là hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện. Đối với hành vi vi phạm đang thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm. Trường hợp hành vi vi phạm đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
Khoản 3. Các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này (trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều này, Điều 12 và Điều 25) là hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc. Đối với hành vi vi phạm đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
Chương II
Mục 1
Điều 6 Vi phạm về Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi
Khoản 1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Báo cáo đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định chủ trương đầu tư khi chương trình, dự án trùng lặp với chương trình, dự án đã có quyết định chủ trương đầu tư hoặc đã có quyết định đầu tư;
Điểm b) Không tuân thủ trình tự lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi;
Điểm c) Không tuân thủ trình tự, thủ tục và điều kiện điều chỉnh chương trình, dự án.
Khoản 2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Lập dự toán, thanh toán, quyết toán chi phí lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi không đúng đơn giá, định mức theo quy định;
Điểm b) Lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi không phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
Điểm c) Lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi không phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
Điểm d) Lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi không xác định được nguồn vốn và khả năng cân đối vốn.
Khoản 3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điểm a) Buộc hoàn trả các khoản chi phí bị tăng thêm khi đã thanh toán, quyết toán chi phí lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi không đúng đơn giá, định mức đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
Điểm b) Buộc điều chỉnh Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi cho phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
Điểm c) Buộc điều chỉnh Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch có liên quan đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
Mục 1
Điều 7 Vi phạm về chế độ thông tin, báo cáo trong hoạt động đầu tư công
Khoản 1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ, không chính xác tình hình triển khai thực hiện chương trình, dự án;
Điểm b) Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến chương trình, dự án không đầy đủ, không chính xác.
Khoản 2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 7 Vi phạm về chế độ thông tin, báo cáo trong hoạt động đầu tư công
Khoản 2
Điểm a) Buộc gửi báo cáo hoặc bổ sung đầy đủ, chính xác tình hình triển khai thực hiện chương trình, dự án đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
Điểm b) Buộc cung cấp thông tin, tài liệu hoặc bổ sung đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu liên quan đến chương trình, dự án đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Điều 8 Vi phạm về thiết kế chương trình, dự án đầu tư công
Khoản 1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Thiết kế chương trình, dự án không theo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức và giải pháp kỹ thuật không bảo đảm chất lượng;
Điểm b) Thiết kế vượt quá quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức quy định.
Khoản 2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điểm a) Buộc điều chỉnh thiết kế theo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức và giải pháp kỹ thuật bảo đảm chất lượng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
Điểm b) Buộc hoàn trả các chi phí thiết kế vượt quy chuẩn, tiêu chuẩn đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Điều 9 Vi phạm về theo dõi, đánh giá, kiểm tra kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Khoản 1. Lập báo cáo theo dõi, kiểm tra, đánh giá kế hoạch, chương trình, dự án không trung thực, không khách quan.
Khoản 2. Không tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra kế hoạch, chương trình, dự án.
Khoản 3. Không tổ chức thực hiện đánh giá ban đầu, đánh giá giữa kỳ hoặc giai đoạn, đánh giá kết thúc theo quy định; không đánh giá tác động và đánh giá đột xuất khi có yêu cầu.
Điều 10 Vi phạm về báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư
Khoản 1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Lập báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư không đúng thời hạn hoặc không đầy đủ nội dung theo quy định;
Điểm b) Không cập nhật Báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư lên Cổng thông tin quốc gia về giám sát và đánh giá đầu tư.
Khoản 2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Không thực hiện chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư định kỳ theo quy định;
Điểm b) Lập báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư không trung thực, không chính xác.
Khoản 3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điểm a) Buộc bổ sung các nội dung còn thiếu trong trường hợp báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư không đầy đủ nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
Điểm b) Buộc cập nhật Báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư lên Cổng thông tin quốc gia về giám sát và đánh giá đầu tư đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
Điểm c) Buộc thực hiện chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư định kỳ theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
Điều 11 Vi phạm về sử dụng vốn đầu tư công
Khoản 1. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng vốn đầu tư công vượt tiêu chuẩn, định mức theo quy định.
Khoản 2. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng vốn đầu tư công không đúng mục đích, không đúng đối tượng.
Khoản 3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hoàn trả lại số vốn đã sử dụng vượt tiêu chuẩn, định mức hoặc sử dụng không đúng mục đích, không đúng đối tượng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 12 Vi phạm trong lĩnh vực đầu tư sử dụng vốn đầu tư công có cấu phần xây dựng
Đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đầu tư sử dụng vốn đầu tư công có cấu phần xây dựng về khảo sát, thiết kế, giám sát thi công, xây dựng công trình, quản lý chất lượng, nghiệm thu, thanh toán, quyết toán dự án đầu tư thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính tại Nghị định này được xử phạt theo quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng.
Điều 13 Vi phạm về quản lý thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài
Khoản 1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không tổ chức giám sát, đánh giá chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài theo quy định.
Khoản 2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Triển khai chương trình, dự án không đúng các nội dung trong quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư chương trình, dự án, quyết định chủ trương thực hiện, quyết định phê duyệt Văn kiện dự án hỗ trợ kỹ thuật, phi dự án;
Điểm b) Thực hiện chương trình, dự án chậm tiến độ không vì lý do khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng.
Điều 14 Vi phạm về chế độ báo cáo và cung cấp thông tin đối với chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài
Khoản 1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không tuân thủ chế độ báo cáo tình hình thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài gửi cơ quan có thẩm quyền.
Khoản 2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp hoặc cung cấp thông tin, tài liệu không chính xác về chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.
Khoản 3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điểm a) Buộc lập báo cáo gửi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
Điểm b) Buộc cung cấp thông tin, tài liệu chính xác về chương trình, dự án đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này. | |
Nghị Định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư .
Chương II
* Điều 15
* Điều 16
* Điều 17
* Điều 18
* Điều 19
* Điều 20
* Điều 21
* Điều 22
- Khoản 1
- Khoản 2
+ Điểm a | Nghị Định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư .
dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài
Khoản 1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không tuân thủ chế độ báo cáo tình hình thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài gửi cơ quan có thẩm quyền.
Khoản 2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp hoặc cung cấp thông tin, tài liệu không chính xác về chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.
Khoản 3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điểm a) Buộc lập báo cáo gửi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
Điểm b) Buộc cung cấp thông tin, tài liệu chính xác về chương trình, dự án đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Chương II
Mục 2
Điều 15 Vi phạm về chế độ thông tin, báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam
Khoản 1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Lập báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư không đúng thời hạn hoặc không đầy đủ nội dung theo quy định;
Điểm b) Không thực hiện chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư định kỳ theo quy định.
Khoản 2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Không thực hiện chế độ báo cáo hoạt động đầu tư hoặc báo cáo không đúng thời hạn theo quy định;
Điểm b) Báo cáo không trung thực, không chính xác về hoạt động đầu tư;
Điểm c) Không gửi hồ sơ thông báo cho cơ quan đăng ký đầu tư nơi đặt văn phòng điều hành trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định chấm dứt hoạt động của văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC;
Điểm d) Không gửi thông báo cho cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày quyết định ngừng hoạt động của dự án đầu tư;
Điểm đ) Không thông báo hoặc không gửi quyết định chấm dứt hoạt động dự án đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày chấm dứt hoạt động dự án đầu tư đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật Đầu tư.
Khoản 3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điểm a) Buộc bổ sung các nội dung còn thiếu trong trường hợp báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư không đầy đủ nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
Điểm b) Buộc thực hiện chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư định kỳ theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
Điểm c) Buộc thực hiện chế độ báo cáo hoạt động đầu tư trong trường hợp không thực hiện chế độ báo cáo đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
Điểm d) Buộc gửi thông báo hoặc quyết định chấm dứt hoạt động dự án đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c, điểm d và điểm đ khoản 2 Điều này.
Mục 2
Điều 16 Vi phạm về điều kiện đầu tư kinh doanh tại Việt Nam
Khoản 1. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế không đáp ứng các điều kiện theo quy định.
Khoản 2. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Nhà đầu tư chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư không đáp ứng các điều kiện theo quy định;
Điểm b) Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư năm 2020 nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đầu tư không đáp ứng điều kiện theo quy định.
Khoản 3. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Khoản 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chấm dứt hoạt động đầu tư kinh doanh và nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do đầu tư kinh doanh ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Mục 2
Điều 17 Vi phạm về việc cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC), chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư
Khoản 1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi thành lập Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC nhưng không đăng ký với cơ quan đăng ký đầu tư nơi đặt Văn phòng điều hành.
Khoản 2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Lập hồ sơ dự án đầu tư không hợp pháp, không trung thực, không chính xác để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư;
Điểm b) Không thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp việc điều chỉnh dự án đầu tư làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
Điểm c) Không thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư, chấp thuận điều chỉnh nhà đầu tư đối với các trường hợp phải điều chỉnh theo quy định pháp luật.
Khoản 3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điểm a) Buộc thực hiện thủ tục đăng ký thành lập Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
Điểm b) Buộc thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
Điểm c) Buộc thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư, chấp thuận điều chỉnh nhà đầu tư đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
Mục 2
Điều 18 Vi phạm về ưu đãi đầu tư
Khoản 1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không chính xác, không trung thực các thông tin cần thiết để được hưởng ưu đãi đầu tư. Trường hợp vi phạm để hưởng ưu đãi đầu tư về thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách thì bị xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế và pháp luật có liên quan.
Khoản 2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do được hưởng ưu đãi đầu tư không đúng quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Mục 2
Điều 19 Vi phạm về thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam
Khoản 1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Không thực hiện ký quỹ hoặc không có bảo lãnh ngân hàng về nghĩa vụ ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án đầu tư có đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, trừ trường hợp pháp luật quy định khác;
Điểm b) Thực hiện thủ tục bảo đảm thực hiện dự án đầu tư không đúng thời gian quy định;
Điểm c) Tăng vốn đầu tư của dự án mà không nộp bổ sung số tiền ký quỹ hoặc bổ sung bảo lãnh ký quỹ của tổ chức tín dụng khi có yêu cầu bổ sung bằng văn bản từ cơ quan quản lý đầu tư;
Điểm d) Kê khai, lập hồ sơ không hợp pháp, không trung thực, không chính xác để được giảm chi phí bảo đảm thực hiện dự án.
Khoản 2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Không thực hiện theo đúng nội dung tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
Điểm b) Không thực hiện thủ tục thanh lý dự án đầu tư và các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật;
Điểm c) Ngừng hoạt động của dự án đầu tư với tổng thời gian quá 12 tháng.
Khoản 3. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Thực hiện dự án trước khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư;
Điểm b) Không ngừng hoạt động sau khi cấp có thẩm quyền quyết định ngừng hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư.
Khoản 4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điểm a) Buộc nộp bổ sung mức bảo đảm thực hiện dự án theo đúng quy định pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
Điểm b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do việc kê khai lập hồ sơ không hợp pháp, không trung thực, không chính xác đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
Điểm c) Buộc thực hiện thủ tục thanh lý dự án đầu tư và các nghĩa vụ tài chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
Điểm d) Buộc tiếp tục thực hiện dự án đầu tư theo tiến độ quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư hoặc chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
Điểm đ) Buộc thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
Mục 3
Điều 20 Vi phạm chế độ báo cáo hoạt động đầu tư ra nước ngoài
Khoản 1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Không thực hiện chế độ báo cáo hoạt động đầu tư ra nước ngoài hoặc báo cáo không đầy đủ nội dung, không có tài liệu kèm theo theo quy định;
Điểm b) Không cập nhật hoặc cập nhật thông tin không đầy đủ, không chính xác, không đúng thời hạn quy định lên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư;
Điểm c) Lập báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư không đúng thời hạn hoặc không đầy đủ nội dung theo quy định;
Điểm d) Không thực hiện chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư định kỳ theo quy định.
Khoản 2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điểm a) Buộc thực hiện chế độ báo cáo hoặc bổ sung nội dung, tài liệu vào báo cáo hoạt động đầu tư ra nước ngoài đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
Điểm b) Buộc cập nhật thông tin hoặc cập nhật bổ sung đầy đủ, chính xác thông tin lên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
Điểm c) Buộc bổ sung các nội dung còn thiếu trong trường hợp báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư không đầy đủ nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
Điểm d) Buộc thực hiện chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.
Mục 3
Điều 21 Vi phạm về thủ tục đầu tư ra nước ngoài
Khoản 1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không cập nhật lên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư các nội dung thay đổi khi đã quá thời hạn 01 tháng kể từ thời điểm dự án đầu tư ra nước ngoài có nội dung thay đổi không thuộc diện phải điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Khoản 2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Lập hồ sơ không hợp pháp, không trung thực, không chính xác để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
Điểm b) Dùng lợi nhuận thu được từ dự án đầu tư ở nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư khác ở nước ngoài nhưng không thực hiện thủ tục để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho dự án đầu tư đó;
Điểm c) Nhà đầu tư Việt Nam dùng cổ phần, phần vốn góp hoặc dự án đầu tư của mình tại Việt Nam để thanh toán hoặc hoán đổi cho việc mua cổ phần, phần vốn góp hoặc dự án đầu tư của tổ chức kinh tế ở nước ngoài nhưng không thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo quy định;
Điểm d) Không thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài trong trường hợp pháp luật quy định phải điều chỉnh;
Điểm đ) Không thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài trong trường hợp pháp luật quy định phải chấm dứt;
Điểm e) Nhà đầu tư Việt Nam thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài sau khi nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục đầu tư tại Việt Nam trong trường hợp nhà đầu tư Việt Nam dùng cổ phần, phần vốn góp hoặc dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam để thanh toán hoặc hoán đổi cho việc mua cổ phần, phần vốn góp hoặc dự án đầu tư của tổ chức kinh tế ở nước ngoài.
Khoản 3. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi đầu tư ra nước ngoài khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo quy định.
Khoản 4. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi đầu tư ra nước ngoài các ngành, nghề bị cấm đầu tư ra nước ngoài.
Khoản 5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điểm a) Buộc cập nhật các nội dung thay đổi của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài lên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
Điểm b) Buộc thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này;
Điểm c) Buộc thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 Điều này;
Điểm d) Buộc thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này;
Điểm đ) Buộc thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
Điểm e) Buộc chấm dứt hoạt động đầu tư ra nước ngoài và nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do đầu tư ra nước ngoài ngành, nghề cấm đầu tư đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Mục 3
Điều 22 Vi phạm về hoạt động đầu tư ra nước ngoài
Khoản 1. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng các nội dung về hoạt động đầu tư ra nước ngoài ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Khoản 2. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Không thực hiện đúng quy định về chuyển lợi nhuận và các khoản thu nhập từ việc đầu tư ra nước ngoài về Việt Nam theo quy định. Trường hợp có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế; | |
Nghị Định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư .
Chương II
* Điều 22
- Khoản 5
+ Điểm e
* Điều 22
* Điều 23
* Điều 24
* Điều 25
* Điều 26
* Điều 27
* Điều 28
* Điều 29
* Điều 30
* Điều 31
Chương III
* Điều 32
* Điều 33 | Nghị Định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư .
Chương II
Mục 3
Điều 22 Vi phạm về hoạt động đầu tư ra nước ngoài
Khoản 5
Điểm e) Buộc chấm dứt hoạt động đầu tư ra nước ngoài và nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do đầu tư ra nước ngoài ngành, nghề cấm đầu tư đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Mục 3
Điều 22 Vi phạm về hoạt động đầu tư ra nước ngoài
Khoản 1. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng các nội dung về hoạt động đầu tư ra nước ngoài ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Khoản 2. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Không thực hiện đúng quy định về chuyển lợi nhuận và các khoản thu nhập từ việc đầu tư ra nước ngoài về Việt Nam theo quy định. Trường hợp có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế;
Điểm b) Không thực hiện đúng quy định về chuyển vốn, tài sản hợp pháp và toàn bộ các khoản thu từ việc thanh lý dự án đầu tư về Việt Nam sau khi kết thúc hoạt động đầu tư ở nước ngoài. Trường hợp có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
Khoản 3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điểm a) Buộc chuyển lợi nhuận và các khoản thu nhập khác từ việc đầu tư ở nước ngoài về Việt Nam đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
Điểm b) Buộc chuyển vốn, tài sản hợp pháp và toàn bộ các khoản thu từ việc thanh lý dự án đầu tư về Việt Nam đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
Mục 4
Điều 23 Vi phạm về chế độ thông tin, báo cáo trong hoạt động đầu tư PPP
Khoản 1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến dự án PPP không đầy đủ, không chính xác;
Điểm b) Không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ, không chính xác tình hình thực hiện hoạt động đầu tư theo phương thức PPP;
Điểm c) Thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư dự án PPP không đúng thời hạn hoặc không đầy đủ nội dung theo quy định;
Điểm d) Không thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư dự án PPP định kỳ theo quy định.
Khoản 2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điểm a) Buộc cung cấp thông tin, tài liệu đầy đủ, chính xác liên quan đến dự án PPP đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
Điểm b) Buộc thực hiện chế độ báo cáo hoặc bổ sung nội dung đầy đủ, chính xác tình hình hoạt động đầu tư theo phương thức PPP đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
Điểm c) Buộc bổ sung các nội dung còn thiếu trong trường hợp báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư không đầy đủ nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
Điểm d) Buộc thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.
Mục 4
Điều 24 Vi phạm đăng tải thông tin về dự án PPP
Khoản 1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Chậm đăng tải thông tin trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, trên trang thông tin điện tử (nếu có) của cơ quan có thẩm quyền so với thời hạn theo quy định pháp luật về PPP;
Điểm b) Đăng tải thông tin về dự án PPP không đầy đủ nội dung hoặc không đúng nội dung được phê duyệt.
Khoản 2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không đăng tải các thông tin về dự án PPP.
Khoản 3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điểm a) Buộc đăng tải thông tin về dự án PPP đầy đủ, đúng nội dung được duyệt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
Điểm b) Buộc đăng tải các thông tin về dự án PPP đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Mục 4
Điều 25 Vi phạm đối với dự án PPP có cấu phần xây dựng
Các hành vi vi phạm liên quan đến công tác khảo sát, thiết kế, giám sát thi công, xây dựng công trình, quản lý chất lượng, nghiệm thu, thanh toán, quyết toán tiểu dự án có cấu phần xây dựng thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính tại Nghị định này được xử phạt theo quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng.
Điều 26 Vi phạm về Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP
Khoản 1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Không tuân thủ trình tự, thủ tục lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, quyết định chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu khả thi, quyết định phê duyệt dự án PPP;
Điểm b) Không tuân thủ trình tự, thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án PPP, dự án PPP;
Điểm c) Điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi không thuộc một trong các trường hợp được điều chỉnh theo quy định.
Khoản 2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Lập dự toán, thanh toán, quyết toán chi phí lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi không đúng đơn giá, định mức theo quy định;
Điểm b) Lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi không phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
Khoản 3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điểm a) Buộc hoàn trả các khoản chi phí bị tăng thêm khi đã thanh toán, quyết toán chi phí lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi không đúng đơn giá, định mức đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
Điểm b) Buộc điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch có liên quan đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
Mục 4
Điều 27 Vi phạm về lựa chọn nhà đầu tư dự án PPP
Khoản 1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Không tuân thủ quy trình lựa chọn nhà đầu tư theo quy định;
Điểm b) Lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời đàm phán, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu trong lựa chọn nhà đầu tư không phù hợp quy định về tư cách hợp lệ của nhà đầu tư, ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư;
Điểm c) Nội dung hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời đàm phán, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không đúng quy định của pháp luật về PPP;
Điểm d) Không nêu hoặc nêu không đầy đủ hoặc không chính xác địa chỉ phát hành hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời đàm phán, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu trong thông báo mời sơ tuyển, thông báo mời thầu;
Điểm đ) Sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời đàm phán, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu nhưng không thực hiện thông báo theo quy định;
Điểm e) Không tiếp nhận hoặc tiếp nhận, quản lý hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ mời đàm phán, hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư không đúng quy định;
Điểm g) Không phát hành hồ sơ mời đàm phán, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu cho nhà đầu tư theo đúng thời gian, địa điểm nêu trong thư mời thầu;
Điểm h) Không đóng, mở thầu theo đúng thời gian quy định trong hồ sơ mời thầu, thông báo mời thầu, thư mời thầu.
Khoản 2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời đàm phán, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không đúng thẩm quyền;
Điểm b) Nêu các điều kiện nhằm hạn chế sự tham gia của nhà đầu tư hoặc tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà đầu tư gây ra cạnh tranh không bình đẳng;
Điểm c) Không đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự đàm phán, hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư theo yêu cầu của hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời đàm phán, hồ sơ mời thầu;
Điểm d) Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai danh sách ngắn, kết quả lựa chọn nhà đầu tư không đầy đủ nội dung, không chính xác, không đúng thẩm quyền;
Điểm đ) Không thực hiện hoặc thực hiện bảo đảm thực hiện hợp đồng dự án PPP không đúng quy định của pháp luật.
Khoản 3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi đánh giá hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư không đúng tiêu chuẩn đánh giá được phê duyệt trong hồ sơ mời thầu nhưng không làm thay đổi kết quả lựa chọn nhà đầu tư.
Khoản 4. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất không đúng tiêu chuẩn đánh giá được phê duyệt trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu dẫn đến thay đổi kết quả lựa chọn nhà đầu tư.
Khoản 5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này.
Mục 4
Điều 28 Vi phạm khác về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP
Khoản 1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Không lưu trữ hoặc lưu trữ không đầy đủ hồ sơ, tài liệu trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư;
Điểm b) Không thực hiện đúng quy định về thời gian trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư.
Khoản 2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu cho nhà đầu tư không đúng thời hạn quy định;
Điểm b) Thành lập Tổ chuyên gia không đủ thành phần theo tính chất, mức độ phức tạp của dự án và không đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện quy định;
Điểm c) Cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu nhưng không có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu, chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Mục 4
Điều 29 Vi phạm về hợp đồng dự án, doanh nghiệp dự án PPP
Khoản 1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi lập hợp đồng dự án PPP có nội dung không đầy đủ theo quy định.
Khoản 2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Không thành lập doanh nghiệp dự án PPP theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng, có mục đích duy nhất là để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án PPP;
Điểm b) Phát hành trái phiếu doanh nghiệp không đúng quy định của pháp luật.
Mục 4
Điều 30 Vi phạm về ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực PPP
Khoản 1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không trung thực, không chính xác các thông tin cần thiết để được hưởng ưu đãi đầu tư. Trường hợp vi phạm để hưởng ưu đãi đầu tư về thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách thì bị xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế và pháp luật có liên quan.
Khoản 2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do được hưởng ưu đãi đầu tư không đúng quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Mục 4
Điều 31 Vi phạm về thực hiện dự án PPP
Khoản 1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không ban hành quy định về lựa chọn nhà đầu tư để áp dụng thống nhất theo quy định.
Khoản 2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Chuyển giao công trình dự án không đáp ứng điều kiện và thủ tục theo quy định;
Điểm b) Chậm thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình.
Khoản 3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Triển khai thi công khi chưa ký hợp đồng;
Điểm b) Cho phép thu phí khi chưa xác nhận hoàn thành công trình.
Khoản 4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điểm a) Buộc ban hành quy định về lựa chọn nhà đầu tư để áp dụng thống nhất đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
Điểm b) Buộc thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình trong trường hợp chưa quyết toán đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
Điểm c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do việc thu phí khi chưa xác nhận hoàn thành công trình đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
Chương III
Mục 1
Điều 32 Vi phạm về kế hoạch lựa chọn nhà thầu
Khoản 1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng trình tự, thủ tục và thẩm quyền trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, kế hoạch lựa chọn nhà thầu điều chỉnh theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
Điểm b) Lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu không đầy đủ nội dung hoặc không đầy đủ căn cứ theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
Điểm c) Không thực hiện lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho toàn bộ dự án, dự toán khi đã đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho toàn bộ dự án, dự toán đó.
Khoản 2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi áp dụng phương thức lựa chọn nhà thầu, hình thức lựa chọn nhà thầu và loại hợp đồng không phù hợp với quy mô, tính chất gói thầu.
Khoản 3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi kế hoạch lựa chọn nhà thầu chưa được phê duyệt trừ trường hợp chỉ định thầu đối với các gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng; gói thầu cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề; gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách;
Điểm b) Phân chia dự án, dự toán thành các gói thầu không đáp ứng yêu cầu về tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện, tính đồng bộ của dự án dẫn đến làm giảm tính cạnh tranh trong đấu thầu hoặc để tránh áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng.
Mục 1
Điều 33 Vi phạm về lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu
Khoản 1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Phát hành hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu nhưng không thực hiện việc lập, thẩm định, phê duyệt theo quy định; | |
Nghị Định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư .
Chương III
* Điều 33
- Khoản 3
+ Điểm b
* Điều 33
* Điều 34
* Điều 35
* Điều 36
* Điều 37
* Điều 38
* Điều 39
* Điều 40
* Điều 41
- Khoản 1
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
+ Điểm d
+ Điểm đ
+ Điểm e
- Khoản 2
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
+ Điểm d
- Khoản 3
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
+ Điểm d
- Khoản 4
+ Điểm a
+ Điểm b
- Khoản 5 | Nghị Định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư .
Chương III
Mục 1
Điều 33 Vi phạm về lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu
Khoản 3
Điểm b) Phân chia dự án, dự toán thành các gói thầu không đáp ứng yêu cầu về tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện, tính đồng bộ của dự án dẫn đến làm giảm tính cạnh tranh trong đấu thầu hoặc để tránh áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng.
Mục 1
Điều 33 Vi phạm về lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu
Khoản 1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Phát hành hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu nhưng không thực hiện việc lập, thẩm định, phê duyệt theo quy định;
Điểm b) Không tổ chức thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu trước khi phê duyệt.
Khoản 2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không đúng thẩm quyền;
Điểm b) Nêu các điều kiện nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra cạnh tranh không bình đẳng;
Điểm c) Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không phù hợp với quy mô, tính chất kỹ thuật của gói thầu;
Điểm d) Yêu cầu nhà thầu phải nộp giấy phép bán hàng của nhà sản xuất hoặc giấy chứng nhận quan hệ đối tác hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương giấy phép bán hàng đối với hàng hóa thông thường, thông dụng, sẵn có trên thị trường, đã được tiêu chuẩn hóa và được bảo hành theo quy định của nhà sản xuất.
Khoản 3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Nội dung hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không phù hợp với kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã phê duyệt;
Điểm b) Phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu khi chưa đủ điều kiện theo quy định.
Điều 34 Vi phạm về tổ chức lựa chọn nhà thầu và đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất
Khoản 1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Không nêu, nêu không đầy đủ hoặc không chính xác địa chỉ phát hành hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu trong thông báo mời quan tâm, thông báo mời sơ tuyển, thông báo mời chào hàng, thông báo mời thầu, thư mời thầu;
Điểm b) Sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu nhưng không gửi quyết định sửa đổi kèm theo những nội dung sửa đổi đến các nhà thầu đã mua hoặc nhận hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
Điểm c) Không gửi thông báo kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật hoặc thông báo không nêu rõ hoặc không đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
Điểm d) Không tiếp nhận hoặc tiếp nhận, quản lý hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu không đúng quy định pháp luật về đấu thầu;
Điểm đ) Không phát hành hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu cho nhà thầu theo đúng thời gian, địa điểm nêu trong thông báo mời quan tâm, thông báo mời thầu, thông báo mời chào hàng;
Điểm e) Hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu cho nhà thầu không đúng thời hạn quy định.
Khoản 2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Không thực hiện gia hạn thời điểm đóng thầu khi việc sửa đổi hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không đáp ứng thời gian quy định;
Điểm b) Không đóng, mở thầu theo đúng thời gian quy định trong hồ sơ mời thầu, thông báo mời thầu;
Điểm c) Không gửi biên bản mở thầu cho nhà thầu tham gia dự thầu;
Điểm d) Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu không đầy đủ nội dung, không chính xác, không đúng thẩm quyền.
Khoản 3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Không tổ chức thẩm định danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật đối với trường hợp áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ, hai giai đoạn hai túi hồ sơ;
Điểm b) Không tổ chức thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu trước khi phê duyệt;
Điểm c) Không tiến hành làm rõ, yêu cầu bổ sung tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu nhưng không làm thay đổi kết quả đánh giá đối với nhà thầu;
Điểm d) Đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu không đúng tiêu chuẩn đánh giá được phê duyệt trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, quy định pháp luật về đấu thầu nhưng không làm thay đổi kết quả lựa chọn nhà thầu.
Khoản 4. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu không đúng tiêu chuẩn đánh giá được phê duyệt trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, quy định pháp luật về đấu thầu dẫn đến thay đổi kết quả lựa chọn nhà thầu;
Điểm b) Không tiến hành làm rõ, yêu cầu bổ sung tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu dẫn đến làm thay đổi kết quả đánh giá đối với nhà thầu;
Điểm c) Cho phép nhà thầu làm rõ, bổ sung nội dung hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất không đúng quy định làm thay đổi bản chất của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất dẫn đến làm thay đổi kết quả lựa chọn nhà thầu.
Điều 35 Vi phạm về thương thảo hợp đồng, thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu và hợp đồng
Khoản 1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Không tiến hành thương thảo hợp đồng hoặc thương thảo hợp đồng không bảo đảm nguyên tắc hoặc nội dung theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
Điểm b) Không gửi thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu đến tất cả các nhà thầu tham dự thầu;
Điểm c) Thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu không đầy đủ hoặc không đúng nội dung theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Khoản 2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Không yêu cầu nhà thầu trúng thầu nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định hoặc có bảo đảm thực hiện hợp đồng nhưng không đúng quy định;
Điểm b) Không thực hiện tịch thu bảo đảm thực hiện hợp đồng khi nhà thầu thuộc trường hợp không được hoàn trả bảo đảm dự thầu, bảo đảm thực hiện hợp đồng.
Khoản 3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Ký hợp đồng trước khi phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;
Điểm b) Triển khai thực hiện gói thầu trước khi ký hợp đồng.
Khoản 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc yêu cầu nhà thầu trúng thầu nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo đúng quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
Điều 36 Vi phạm về đăng tải thông tin trong đấu thầu
Khoản 1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không tuân thủ quy định về thời hạn trong việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Khoản 2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Không đăng tải hoặc đăng tải không đầy đủ nội dung thuộc hồ sơ mời thầu;
Điểm b) Đăng tải hồ sơ mời thầu không thống nhất với nội dung đã được phê duyệt.
Khoản 3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp, đăng tải các thông tin về đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Điều 37 Vi phạm các điều cấm trong đấu thầu
Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau mà không phải là tội phạm theo quy định tại Điều 222 Bộ luật Hình sự:
Khoản 1. Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu.
Khoản 2. Thông thầu.
Khoản 3. Gian lận trong đấu thầu.
Khoản 4. Cản trở hoạt động đấu thầu.
Khoản 5. Vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu.
Khoản 6. Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn đến nợ đọng vốn của nhà thầu.
Khoản 7. Chuyển nhượng thầu trái phép.
Điều 38 Vi phạm khác về đấu thầu
Khoản 1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Không lưu trữ hoặc lưu trữ không đầy đủ hồ sơ, tài liệu trong quá trình lựa chọn nhà thầu không đúng quy định pháp luật về đấu thầu;
Điểm b) Không tuân thủ quy định về thời gian trong quá trình lựa chọn nhà thầu theo quy định pháp luật về đấu thầu;
Điểm c) Không báo cáo tình hình thực hiện công tác đấu thầu định kỳ theo quy định pháp luật về đấu thầu;
Điểm d) Không cung cấp, cung cấp không đầy đủ hoặc cung cấp không đúng thời hạn thông tin, hồ sơ, tài liệu về công tác đấu thầu để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, theo dõi, giám sát hoạt động đấu thầu.
Khoản 2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu nhưng không có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu, chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
Điểm b) Cá nhân tham gia Tổ chuyên gia hoặc tổ chức thẩm định các nội dung trong đấu thầu nhưng không có bản cam kết theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
Điểm c) Không tổ chức đấu thầu qua mạng đối với các gói thầu đủ điều kiện tổ chức đấu thầu qua mạng theo lộ trình quy định.
Khoản 3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Tổ chức đào tạo đấu thầu cơ bản không đảm bảo nội dung chương trình và thời lượng đào tạo theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
Điểm b) Khai thác, sử dụng các thông tin về đấu thầu và các tài liệu kèm theo trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia dưới bất kỳ hình thức và phương tiện nào khi chưa được sự cho phép của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổ chức vận hành Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, trừ trường hợp thông tin thuộc danh mục cơ sở dữ liệu mở theo quy định.
Mục 2
Điều 39 Vi phạm về lập, phê duyệt danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi lập, phê duyệt danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất không đáp ứng điều kiện dự án có sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Điều 40 Vi phạm về hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu
Khoản 1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu khi chưa đủ các điều kiện theo quy định;
Điểm b) Không lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu trước khi tổ chức lựa chọn nhà đầu tư;
Điểm c) Thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không đúng thẩm quyền;
Điểm d) Lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu trong lựa chọn nhà đầu tư không phù hợp quy định về tư cách hợp lệ của nhà đầu tư, ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ;
Điểm đ) Phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không phù hợp với kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư đã được phê duyệt.
Khoản 2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi nêu các điều kiện nhằm hạn chế sự tham gia của nhà đầu tư hoặc tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà đầu tư gây ra cạnh tranh không bình đẳng.
Mục 2
Điều 41 Vi phạm về tổ chức lựa chọn nhà đầu tư và đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất
Khoản 1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Không nêu hoặc nêu không đầy đủ hoặc không chính xác địa chỉ phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu trong thông báo mời thầu, thư mời thầu;
Điểm b) Sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu nhưng không thực hiện thông báo theo quy định;
Điểm c) Không tiếp nhận hoặc tiếp nhận, quản lý hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà đầu tư không đúng quy định;
Điểm d) Không phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu cho nhà đầu tư theo đúng thời gian, địa điểm nêu trong thông báo mời thầu;
Điểm đ) Không đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà đầu tư theo quy định;
Điểm e) Không thông báo kết quả lựa chọn nhà đầu tư.
Khoản 2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Không đóng, mở thầu theo đúng thời gian quy định trong hồ sơ mời thầu, thông báo mời thầu;
Điểm b) Không gửi biên bản mở thầu cho nhà đầu tư tham gia dự thầu;
Điểm c) Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai danh sách ngắn, kết quả lựa chọn nhà đầu tư không đầy đủ nội dung, không chính xác, không đúng thẩm quyền;
Điểm d) Trình, thẩm định, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư không phù hợp với kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư.
Khoản 3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà đầu tư không đúng tiêu chuẩn đánh giá được phê duyệt trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu nhưng không làm thay đổi kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
Điểm b) Cho phép nhà đầu tư làm rõ đối với các nội dung về tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm nhưng không làm thay đổi bản chất về tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư tham dự thầu;
Điểm c) Không tổ chức thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư trước khi phê duyệt;
Điểm d) Không tổ chức thẩm định danh sách ngắn, danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật.
Khoản 4. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Lựa chọn nhà đầu tư khi chưa đáp ứng các điều kiện theo quy định;
Điểm b) Chỉ định nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất khi chưa đáp ứng điều kiện theo quy định.
Khoản 5. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: | |
Nghị Định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư .
Chương III
* Điều 41
- Khoản 3
+ Điểm c
+ Điểm d
- Khoản 4
+ Điểm a
+ Điểm b
- Khoản 5
+ Điểm a
+ Điểm b
* Điều 42
Chương IV
* Điều 43
* Điều 44
* Điều 45
* Điều 46
* Điều 46
* Điều 47
* Điều 48
* Điều 49
* Điều 50
* Điều 51
* Điều 52
- Khoản 1
+ Điểm a
+ Điểm b
- Khoản 2
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
+ Điểm d
- Khoản 3
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
+ Điểm d | Nghị Định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư .
Chương III
Mục 2
Điều 41 Vi phạm về tổ chức lựa chọn nhà đầu tư và đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất
Khoản 3
Điểm c) Không tổ chức thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư trước khi phê duyệt;
Điểm d) Không tổ chức thẩm định danh sách ngắn, danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật.
Khoản 4. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Lựa chọn nhà đầu tư khi chưa đáp ứng các điều kiện theo quy định;
Điểm b) Chỉ định nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất khi chưa đáp ứng điều kiện theo quy định.
Khoản 5. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà đầu tư không đúng tiêu chuẩn đánh giá được phê duyệt trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu dẫn đến thay đổi kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
Điểm b) Cho phép nhà đầu tư làm rõ đối với các nội dung về tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm dẫn đến làm thay đổi bản chất về tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư tham dự thầu.
Mục 2
Điều 42 Vi phạm về hợp đồng lựa chọn nhà đầu tư
Khoản 1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Không tiến hành đàm phán sơ bộ hợp đồng trong lựa chọn nhà đầu tư;
Điểm b) Ký hợp đồng có nội dung không phù hợp với kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư.
Khoản 2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Ký hợp đồng trước khi phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
Điểm b) Triển khai thi công trước khi ký hợp đồng.
Chương IV
Mục 2
Điều 43 Vi phạm về kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không trung thực, không chính xác nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
Điều 44 Vi phạm về thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Khoản 1. Cảnh cáo đối với hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày.
Khoản 2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 11 ngày đến 30 ngày.
Khoản 3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 90 ngày.
Khoản 4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên.
Khoản 5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
Khoản 6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điểm a) Buộc đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này trong trường hợp chưa đăng ký thay đổi theo quy định;
Điểm b) Buộc đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.
Mục 2
Điều 45 Vi phạm về công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Khoản 1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Không thông báo công khai nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
Điểm b) Thông báo công khai nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp không đúng thời hạn quy định.
Khoản 2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thông báo nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
Mục 2
Điều 46 Vi phạm về thành lập doanh nghiệp
Khoản 1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đảm bảo số lượng thành viên, cổ đông theo quy định.
Khoản 2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Góp vốn thành lập doanh nghiệp hoặc đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp tại tổ chức kinh tế khác không đúng hình thức theo quy định của pháp luật;
Điểm b) Không có quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp nhưng vẫn thực hiện.
Khoản 3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Không thực hiện thủ tục điều chỉnh vốn hoặc thay đổi thành viên, cổ đông sáng lập theo quy định tại cơ quan đăng ký kinh doanh khi đã kết thúc thời hạn góp vốn và hết thời gian điều chỉnh vốn do thành viên, cổ đông sáng lập không góp đủ vốn nhưng không có thành viên, cổ đông sáng lập nào thực hiện cam kết góp vốn;
Điểm b) Cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị.
Điều 46 Vi phạm về thành lập doanh nghiệp
Khoản 4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký;
Điểm b) Tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu tạm ngừng kinh doanh, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh. Trường hợp có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
Khoản 5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điểm a) Buộc thay đổi thành viên góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
Điểm b) Buộc thực hiện thủ tục điều chỉnh vốn hoặc thay đổi thành viên, cổ đông sáng lập đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
Điểm c) Buộc đăng ký thành lập doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.
Điều 47 Vi phạm về kê khai vốn điều lệ
Khoản 1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị dưới 10 tỷ đồng.
Khoản 2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị từ 10 tỷ đồng đến dưới 20 tỷ đồng.
Khoản 3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị từ 20 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng.
Khoản 4. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng.
Khoản 5. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị từ 100 tỷ đồng trở lên.
Khoản 6. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng với số vốn thực góp đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này.
Điều 48 Vi phạm về chế độ báo cáo và thực hiện yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh
Khoản 1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Không báo cáo hoặc báo cáo không đúng thời hạn khi có yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh;
Điểm b) Báo cáo không đầy đủ nội dung, không chính xác theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh.
Khoản 2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Tiếp tục kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi có yêu cầu tạm ngừng của cơ quan đăng ký kinh doanh;
Điểm b) Không đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh đối với trường hợp doanh nghiệp có tên xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
Khoản 3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điểm a) Buộc gửi báo cáo cho cơ quan đăng ký kinh doanh trong trường hợp không báo cáo đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
Điểm b) Buộc bổ sung nội dung đầy đủ, chính xác vào báo cáo gửi cơ quan đăng ký kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
Điểm c) Buộc thay đổi tên doanh nghiệp hoặc buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
Điều 49 Vi phạm về thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
Khoản 1. Cảnh cáo đối với hành vi vi phạm thời hạn thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp từ 01 ngày đến 10 ngày.
Khoản 2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thời hạn thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp từ 11 ngày đến 30 ngày.
Khoản 3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thời hạn thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp từ 31 ngày đến 90 ngày.
Khoản 4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thời hạn thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp từ 91 ngày trở lên.
Khoản 5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo quy định.
Khoản 6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điểm a) Buộc gửi thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này trong trường hợp chưa thông báo thay đổi theo quy định;
Điểm b) Buộc gửi thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.
Điều 50 Vi phạm các nghĩa vụ thông báo khác
Khoản 1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế về việc cho thuê doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân. Trường hợp có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế;
Điểm b) Không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính khi có thay đổi thông tin về người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn là tổ chức, công ty;
Điểm c) Không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh về thời điểm và thời hạn tạm dừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh.
Khoản 2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điểm a) Buộc thông báo về việc cho thuê doanh nghiệp tư nhân đến cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế trong trường hợp không thông báo đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
Điểm b) Buộc thông báo khi có thay đổi thông tin về người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn là tổ chức, công ty đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong trường hợp không thông báo đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
Điểm c) Buộc thông báo về thời điểm và thời hạn tạm dừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong trường hợp không thông báo đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
Điều 51 Vi phạm về người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp
Khoản 1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Không có người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam;
Điểm b) Không ủy quyền bằng văn bản cho người khác làm đại diện hoặc ủy quyền bằng văn bản đã hết hạn nhưng không gia hạn khi người đại diện theo pháp luật duy nhất của doanh nghiệp xuất cảnh khỏi Việt Nam;
Điểm c) Người đại diện theo ủy quyền không đủ tiêu chuẩn theo quy định;
Điểm d) Ủy quyền vượt quá số lượng người được ủy quyền tối đa theo quy định của pháp luật.
Khoản 2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điểm a) Buộc đăng ký người đang cư trú tại Việt Nam làm người đại diện của doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
Điểm b) Buộc ủy quyền cho người khác làm đại diện đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
Điểm c) Buộc thay đổi người đại diện đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
Điều 52 Vi phạm khác liên quan đến tổ chức, quản lý doanh nghiệp
Khoản 1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Bổ nhiệm người không được quyền quản lý doanh nghiệp giữ các chức danh quản lý doanh nghiệp;
Điểm b) Bổ nhiệm người không đủ tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc (Tổng Giám đốc).
Khoản 2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Không cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên công ty;
Điểm b) Không lập sổ đăng ký thành viên, sổ đăng ký cổ đông phát hành cổ phiếu;
Điểm c) Không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, không viết hoặc gắn tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;
Điểm d) Không lưu giữ các tài liệu tại trụ sở chính hoặc địa điểm khác được quy định trong Điều lệ công ty.
Khoản 3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điểm a) Buộc miễn nhiệm chức danh quản lý của người không được quyền quản lý doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
Điểm b) Buộc miễn nhiệm chức danh Giám đốc (Tổng Giám đốc) đối với người không đủ tiêu chuẩn và điều kiện đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
Điểm c) Buộc cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên công ty theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
Điểm d) Buộc lập sổ đăng ký thành viên, sổ đăng ký cổ đông theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này; | |
Nghị Định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư .
Chương IV
* Điều 52
+ Điểm d
- Khoản 3
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
+ Điểm d
+ Điểm đ
* Điều 53
* Điều 54
* Điều 55
* Điều 56
* Điều 57
* Điều 58
* Điều 59
* Điều 60
* Điều 61
* Điều 62
* Điều 63
- Khoản 1
+ Điểm a
+ Điểm b | Nghị Định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư .
Chương IV
Điều 52 Vi phạm khác liên quan đến tổ chức, quản lý doanh nghiệp
Điểm d) Không lưu giữ các tài liệu tại trụ sở chính hoặc địa điểm khác được quy định trong Điều lệ công ty.
Khoản 3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điểm a) Buộc miễn nhiệm chức danh quản lý của người không được quyền quản lý doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
Điểm b) Buộc miễn nhiệm chức danh Giám đốc (Tổng Giám đốc) đối với người không đủ tiêu chuẩn và điều kiện đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
Điểm c) Buộc cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên công ty theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
Điểm d) Buộc lập sổ đăng ký thành viên, sổ đăng ký cổ đông theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
Điểm đ) Buộc gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, viết hoặc gắn tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
Điều 53 Vi phạm về Ban kiểm soát
Khoản 1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức Ban kiểm soát không đúng hoặc không đầy đủ thành phần theo quy định.
Khoản 2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Không thành lập Ban kiểm soát đối với trường hợp phải thành lập Ban kiểm soát;
Điểm b) Bổ nhiệm người không đủ tiêu chuẩn và điều kiện làm Trưởng ban kiểm soát, Kiểm soát viên.
Khoản 3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điểm a) Buộc tổ chức lại Ban kiểm soát theo đúng quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
Điểm b) Buộc thành lập Ban kiểm soát theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
Điểm c) Buộc miễn nhiệm Trưởng ban Kiểm soát, Kiểm soát viên không đủ tiêu chuẩn và điều kiện đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
Điều 54 Vi phạm về thành lập, chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp
Khoản 1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Kinh doanh ở địa điểm mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp (trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp) hoặc chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh) thực hiện hoạt động kinh doanh. Trường hợp có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế;
Điểm b) Chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh nhưng không thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh;
Điểm c) Chuyển trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện sang tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nơi chi nhánh, văn phòng đại diện đã đăng ký nhưng không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh, văn phòng đại diện chuyển đến.
Khoản 2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 55 Vi phạm về công ty hợp danh
Khoản 1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Không có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty;
Điểm b) Thành viên hợp danh đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc là thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác (trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại);
Điểm c) Thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn không nộp đủ số vốn cam kết góp vào công ty trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được chấp thuận, trừ trường hợp Hội đồng thành viên quyết định thời hạn khác.
Khoản 2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc bổ sung đủ thành viên hợp danh đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
Điều 56 Vi phạm về doanh nghiệp tư nhân
Khoản 1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần;
Điểm b) Không ghi chép đầy đủ việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư; toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vào sổ kế toán;
Điểm c) Không đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh trước khi giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký;
Điểm d) Thành lập nhiều doanh nghiệp tư nhân hoặc đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh;
Điểm đ) Mua doanh nghiệp tư nhân nhưng không đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân.
Khoản 2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này.
Điều 57 Vi phạm về việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp
Khoản 1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Không gửi hoặc gửi không đúng thời hạn Nghị quyết, Quyết định chia công ty đến tất cả chủ nợ và thông báo cho người lao động biết;
Điểm b) Không đăng ký thay đổi vốn điều lệ, số lượng thành viên, cổ đông tương ứng với phần vốn góp, cổ phần và số lượng thành viên, cổ đông giảm xuống (nếu có) đối với doanh nghiệp bị tách hoặc không đăng ký doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp được tách;
Điểm c) Không gửi hoặc gửi không đúng thời hạn Nghị quyết, Quyết định tách công ty đến tất cả chủ nợ và thông báo cho người lao động biết;
Điểm d) Không gửi hoặc gửi không đúng thời hạn Hợp đồng hợp nhất đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết;
Điểm đ) Không gửi hoặc gửi không đúng thời hạn Hợp đồng sáp nhập đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết;
Điểm e) Không gửi hoặc gửi không đúng thời hạn thông báo bằng văn bản đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp bị sáp nhập đặt trụ sở chính để thực hiện chấm dứt tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập kể từ ngày hoàn thành việc sáp nhập doanh nghiệp.
Khoản 2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điểm a) Buộc phải gửi Nghị quyết, Quyết định chia công ty cho tất cả chủ nợ và thông báo cho người lao động trong trường hợp không gửi Nghị quyết, Quyết định, thông báo đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
Điểm b) Buộc doanh nghiệp bị tách đăng ký thay đổi vốn điều lệ, số lượng thành viên, cổ đông tương ứng với phần vốn góp, cổ phần và số lượng thành viên, cổ đông giảm xuống (nếu có) hoặc đăng ký doanh nghiệp được tách đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
Điểm c) Buộc gửi Nghị quyết, Quyết định tách công ty cho các chủ nợ và thông báo cho người lao động trong trường hợp không gửi Nghị quyết, Quyết định, thông báo đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
Điểm d) Buộc gửi Hợp đồng hợp nhất cho các chủ nợ và thông báo cho người lao động trong trường hợp không gửi Hợp đồng hợp nhất, thông báo đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
Điểm đ) Buộc gửi Hợp đồng sáp nhập cho các chủ nợ và thông báo cho người lao động trong trường hợp không gửi Hợp đồng sáp nhập, thông báo đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này;
Điểm e) Buộc gửi thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt hoạt động đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp bị sáp nhập đặt trụ sở chính trong trường hợp không gửi thông báo đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 1 Điều này.
Điều 58 Vi phạm về giải thể doanh nghiệp
Khoản 1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Không thực hiện thủ tục giải thể khi kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
Điểm b) Không thực hiện thủ tục giải thể khi công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
Điểm c) Không thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh trước khi nộp hồ sơ đăng ký giải thể doanh nghiệp.
Khoản 2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điểm a) Buộc thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này;
Điểm b) Buộc thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
Điều 59 Vi phạm đối với doanh nghiệp được tổ chức theo mô hình công ty mẹ, công ty con
Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Khoản 1. Mua cổ phần, góp vốn vào công ty mẹ.
Khoản 2. Cùng góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.
Khoản 3. Cùng góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác hoặc thành lập doanh nghiệp mới (đối với các công ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước).
Điều 60 Vi phạm đối với doanh nghiệp xã hội
Khoản 1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Không sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã đăng ký;
Điểm b) Sử dụng không đúng mục đích các khoản tài trợ được huy động;
Điểm c) Không gửi cam kết, thông báo hoặc gửi cam kết, thông báo không đúng thời hạn tới cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính khi có sự thay đổi nội dung, chấm dứt cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường;
Điểm d) Không thực hiện duy trì mục tiêu hoạt động và điều kiện theo quy định trong quá trình hoạt động.
Khoản 2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điểm a) Buộc bổ sung đủ vốn để tái đầu tư thực hiện mục tiêu đã đăng ký đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
Điểm b) Buộc hoàn trả các khoản tài trợ được sử dụng không đúng mục đích đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
Điểm c) Buộc gửi cam kết, thông báo tới cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định trong trường hợp không gửi cam kết, thông báo đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
Điểm d) Buộc thực hiện mục tiêu hoạt động và điều kiện theo quy định trong quá trình hoạt động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.
Điều 61 Vi phạm về công bố thông tin doanh nghiệp nhà nước
Khoản 1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không đúng thời hạn các quy định về công bố thông tin theo quy định;
Điểm b) Có nhiều hơn 01 người đại diện theo pháp luật nhưng không thông báo với cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước hoặc không công khai trên cổng thông tin hoặc trang thông tin điện tử của doanh nghiệp;
Điểm c) Thực hiện công bố thông tin qua người được ủy quyền công bố thông tin nhưng không gửi thông báo ủy quyền tới cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Điểm d) Tạm hoãn công bố thông tin nhưng không báo cáo lý do của việc tạm hoãn hoặc không gửi thông báo đề nghị tạm hoãn công bố thông tin cho cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước.
Khoản 2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Không lập trang thông tin điện tử của doanh nghiệp theo quy định;
Điểm b) Không xây dựng Quy chế công bố thông tin của doanh nghiệp theo quy định;
Điểm c) Không công bố thông tin trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp, cổng hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan đại diện chủ sở hữu và Cổng thông tin doanh nghiệp các thông tin công bố định kỳ và bất thường theo quy định.
Khoản 3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điểm a) Buộc thực hiện công bố thông tin trong trường hợp không công bố hoặc bổ sung, sửa đổi nội dung thông tin đã công bố đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
Điểm b) Buộc báo cáo, thông báo thông tin theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 Điều này;
Điểm c) Buộc lập trang thông tin điện tử của doanh nghiệp theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
Điểm d) Buộc xây dựng Quy chế công bố thông tin theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
Điểm đ) Buộc công bố trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp, cổng hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan đại diện chủ sở hữu và Cổng thông tin doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này.
Điều 62 Vi phạm về đăng ký hộ kinh doanh
Khoản 1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Cá nhân, các thành viên hộ gia đình đăng ký kinh doanh nhiều hơn một hộ kinh doanh;
Điểm b) Không được quyền thành lập hộ kinh doanh nhưng vẫn thành lập hộ kinh doanh;
Điểm c) Không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định;
Điểm d) Không đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.
Khoản 2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Kê khai không trung thực, không chính xác hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh hoặc hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh. Trường hợp có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế;
Điểm b) Tiếp tục kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi có yêu cầu tạm ngừng của cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.
Khoản 3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điểm a) Buộc đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
Điểm b) Buộc đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp chưa đăng ký đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.
Điều 63 Vi phạm về chế độ thông tin báo cáo của hộ kinh doanh
Khoản 1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Không báo cáo tình hình kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện;
Điểm b) Thay đổi chủ hộ kinh doanh nhưng không gửi hồ sơ thông báo thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký; | |
Nghị Định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư .
Chương IV
* Điều 63
- Khoản 3
+ Điểm a
+ Điểm b
* Điều 63
* Điều 64
* Điều 65
* Điều 66
* Điều 67
* Điều 68
* Điều 69
Chương V
* Điều 70
* Điều 71
* Điều 72
Chương VI
* Điều 73 | Nghị Định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư .
Chương IV
Điều 63 Vi phạm về chế độ thông tin báo cáo của hộ kinh doanh
Khoản 3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điểm a) Buộc đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
Điểm b) Buộc đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp chưa đăng ký đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.
Điều 63 Vi phạm về chế độ thông tin báo cáo của hộ kinh doanh
Khoản 1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Không báo cáo tình hình kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện;
Điểm b) Thay đổi chủ hộ kinh doanh nhưng không gửi hồ sơ thông báo thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký;
Điểm c) Tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo nhưng không gửi thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký;
Điểm d) Chuyển địa điểm kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện;
Điểm đ) Chấm dứt hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không thông báo hoặc không nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện;
Điểm e) Thay đổi ngành, nghề kinh doanh nhưng không gửi thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở chính;
Điểm g) Hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng không thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh, cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường. Trường hợp có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
Khoản 2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điểm a) Buộc báo cáo tình hình kinh doanh theo yêu cầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
Điểm b) Buộc thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e và điểm g khoản 1 Điều này.
Điều 64 Vi phạm về đăng ký, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
Khoản 1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Không đăng ký theo quy định với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký trong trường hợp hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thay đổi một trong các nội dung về tên, địa chỉ trụ sở chính, ngành, nghề sản xuất, kinh doanh, vốn điều lệ, người đại diện theo pháp luật; tên, địa chỉ, người đại diện chi nhánh, văn phòng đại diện;
Điểm b) Đăng ký không đúng thời hạn theo quy định với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký trong trường hợp hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thay đổi một trong các nội dung về tên, địa chỉ trụ sở chính, ngành, nghề sản xuất, kinh doanh, vốn điều lệ, người đại diện theo pháp luật; tên, địa chỉ, người đại diện chi nhánh, văn phòng đại diện.
Khoản 2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không trung thực, không chính xác hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc Giấy chứng nhận thay đổi nội dung đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Khoản 3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
Điều 65 Vi phạm về hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
Khoản 1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Không tổ chức Đại hội thành viên thường niên của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính;
Điểm b) Không lập sổ đăng ký thành viên sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc sổ đăng ký thành viên không đầy đủ nội dung theo quy định;
Điểm c) Không cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ, không kịp, thời, không chính xác về hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối thu nhập và những nội dung khác theo quy định;
Điểm d) Không lưu giữ các tài liệu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định.
Khoản 2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Hoạt động mang danh nghĩa hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nhưng không có Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
Điểm b) Kinh doanh ngành, nghề không được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
Điểm c) Tiếp tục hoạt động trong thời gian hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đã thông báo tạm ngừng hoạt động. Trường hợp có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế;
Điểm d) Kinh doanh ngành, nghề có điều kiện khi chưa đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật;
Điểm đ) Tiếp tục hoạt động khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Khoản 3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điểm a) Buộc lập sổ đăng ký thành viên theo quy định hoặc bổ sung nội dung còn thiếu vào sổ đăng ký thành viên đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
Điểm b) Buộc cung cấp thông tin hoặc bổ sung thông tin đầy đủ, chính xác về hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối thu nhập và những nội dung khác theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
Điểm c) Buộc lưu trữ các tài liệu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
Điểm d) Buộc đăng ký thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
Điều 66 Vi phạm về thông tin báo cáo của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
Khoản 1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Không thực hiện chế độ báo cáo về tình hình hoạt động theo quy định;
Điểm b) Không gửi thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thay đổi nội dung điều lệ, số lượng thành viên, hợp tác xã thành viên, thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, địa điểm kinh doanh.
Khoản 2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điểm a) Buộc báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
Điểm b) Buộc gửi thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Điều 67 Vi phạm về góp vốn vào hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
Khoản 1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Không huy động đủ số vốn đã đăng ký theo quy định của Điều lệ hoặc thời hạn góp đủ vốn vượt quá 06 tháng kể từ ngày hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký;
Điểm b) Không duy trì mức vốn pháp định đối với hợp tác xã kinh doanh ngành, nghề phải có vốn pháp định;
Điểm c) Không cấp giấy chứng nhận góp vốn cho thành viên hợp tác xã hoặc hợp tác xã thành viên;
Điểm d) Sử dụng các nguồn vốn thuộc tài sản không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã để góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp;
Điểm đ) Góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp có tổng mức đầu tư vượt quá 50% vốn điều lệ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất trước thời điểm thực hiện góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp;
Điểm e) Không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn với cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nơi đặt trụ sở chính sau khi góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp.
Khoản 2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khi chưa được Đại hội thành viên quyết định, thông qua;
Điểm b) Cho phép một thành viên góp vốn lớn hơn 20% tổng số vốn góp của hợp tác xã hoặc một hợp tác xã thành viên góp vốn lớn hơn 30% tổng số vốn góp của liên hiệp hợp tác xã.
Khoản 3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi gian lận trong việc định giá tài sản vốn góp. Trường hợp có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
Khoản 4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điểm a) Buộc bổ sung đủ số vốn như đã đăng ký trong trường hợp không huy động đủ số vốn đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
Điểm b) Buộc cấp Giấy chứng nhận góp vốn cho thành viên hợp tác xã hoặc hợp tác xã thành viên đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
Điểm c) Buộc hoàn trả các nguồn vốn thuộc tài sản không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
Điểm d) Buộc điều chỉnh tổng mức đầu tư của việc góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này;
Điểm đ) Buộc thông báo với cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong trường hợp không thông báo đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 1 Điều này;
Điểm e) Buộc điều chỉnh lại tỷ lệ vốn góp phù hợp với quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
Điều 68 Vi phạm về chia, tách, sáp nhập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
Khoản 1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Không thông báo bằng văn bản cho các chủ nợ, các tổ chức và cá nhân có quan hệ kinh tế với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã về quyết định chia, tách và giải quyết các vấn đề có liên quan trước khi tiến hành thủ tục thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mới;
Điểm b) Không thông báo bằng văn bản cho các chủ nợ, các tổ chức và cá nhân có quan hệ kinh tế với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã về quyết định hợp nhất, phương án hợp nhất;
Điểm c) Không thông báo bằng văn bản cho các chủ nợ, các tổ chức và cá nhân có quan hệ kinh tế với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã về quyết định sáp nhập.
Khoản 2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thông báo bằng văn bản cho các chủ nợ, các tổ chức và cá nhân có quan hệ kinh tế với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 69 Vi phạm về hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
Khoản 1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh không phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
Điểm b) Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh không mang tên của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Khoản 2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký không trung thực, không chính xác những thay đổi nội dung đăng ký của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
Khoản 3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc điều chỉnh tên chi nhánh, văn phòng đại diện đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Chương V
Điều 70 Vi phạm về chế độ báo cáo và cung cấp thông tin quy hoạch
Khoản 1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Cung cấp thông tin quy hoạch không đúng hình thức theo quy định;
Điểm b) Đăng tải thông tin về quy hoạch không đúng quy định;
Điểm c) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quy hoạch được phê duyệt nhưng không cập nhật thông tin và cơ sở dữ liệu về hồ sơ quy hoạch vào hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch trên môi trường mạng.
Khoản 2. Phạt tiền từ 50.000.000 đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Không thực hiện chế độ báo cáo hoặc báo cáo không trung thực, không chính xác tình hình thực hiện quy hoạch;
Điểm b) Không cung cấp thông tin quy hoạch theo quy định;
Điểm c) Không lưu trữ hồ sơ quy hoạch hoặc lưu trữ hồ sơ quy hoạch không đầy đủ theo quy định.
Khoản 3. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Điểm a) Cố ý cung cấp sai thông tin về quy hoạch;
Điểm b) Hủy hoại, làm giả hoặc làm sai lệch hồ sơ, giấy tờ, tài liệu liên quan đến quy hoạch;
Điểm c) Cản trở việc tham gia ý kiến về hoạt động quy hoạch của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Khoản 4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điểm a) Buộc cập nhật thông tin và cơ sở dữ liệu về hồ sơ quy hoạch vào hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch trên môi trường mạng trong trường hợp không cập nhật thông tin và cơ sở dữ liệu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
Điểm b) Buộc cung cấp thông tin đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
Điểm c) Buộc lưu trữ hoặc bổ sung đầy đủ hồ sơ lưu trữ quy hoạch đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
Điểm d) Buộc đính chính thông tin về quy hoạch đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
Điều 71 Vi phạm về lập, điều chỉnh quy hoạch
Khoản 1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi điều chỉnh quy hoạch không đúng trình tự, thủ tục theo quy định.
Khoản 2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi kéo dài thời gian lập quy hoạch so với quy định.
Khoản 3. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi điều chỉnh quy hoạch không đúng thẩm quyền theo quy định.
Điều 72 Vi phạm về thực hiện quy hoạch
Khoản 1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi lập kế hoạch thực hiện quy hoạch không đúng nội dung quy hoạch.
Khoản 2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy hoạch đã được quyết định hoặc phê duyệt.
Khoản 3. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc lập lại kế hoạch thực hiện đúng nội dung quy hoạch đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Chương VI
Điều 73 Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra Kế hoạch và Đầu tư
Khoản 1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền: | |
Nghị Định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư .
Chương VI
* Điều 73
- Khoản 2
- Khoản 3
Chương V
* Điều 72
* Điều 73
* Điều 74
* Điều 75
* Điều 76
* Điều 77
* Điều 78
* Điều 79
Chương VII
* Điều 80
* Điều 81
* Điều 82 | Nghị Định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư .
Chương VI
Điều 73 Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra Kế hoạch và Đầu tư
Khoản 2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi kéo dài thời gian lập quy hoạch so với quy định.
Khoản 3. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi điều chỉnh quy hoạch không đúng thẩm quyền theo quy định.
Chương V
Điều 72 Vi phạm về thực hiện quy hoạch
Khoản 1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi lập kế hoạch thực hiện quy hoạch không đúng nội dung quy hoạch.
Khoản 2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy hoạch đã được quyết định hoặc phê duyệt.
Khoản 3. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc lập lại kế hoạch thực hiện đúng nội dung quy hoạch đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 73 Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra Kế hoạch và Đầu tư
Khoản 1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền:
Điểm a) Phạt cảnh cáo;
Điểm b) Phạt tiền đến 1.000.000 đồng.
Khoản 2. Chánh thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở có quyền:
Điểm a) Phạt cảnh cáo;
Điểm b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp; đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đấu thầu, đầu tư, quy hoạch;
Điểm c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.
Khoản 3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Kế hoạch và Đầu tư có quyền:
Điểm a) Phạt cảnh cáo;
Điểm b) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp; đến 200.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đấu thầu, đầu tư; đến 350.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực quy hoạch;
Điểm c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.
Khoản 4. Chánh thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư có quyền:
Điểm a) Phạt cảnh cáo;
Điểm b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp; đến 300.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đấu thầu, đầu tư; đến 500.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực quy hoạch;
Điểm c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.
Điều 74 Thẩm quyền xử phạt của Ủy ban nhân dân các cấp
Khoản 1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
Điểm a) Phạt cảnh cáo;
Điểm b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng.
Khoản 2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
Điểm a) Phạt cảnh cáo;
Điểm b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp; đến 150.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đấu thầu, đầu tư; đến 200.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực quy hoạch;
Điểm c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.
Khoản 3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
Điểm a) Phạt cảnh cáo;
Điểm b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp; đến 300.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đấu thầu, đầu tư; đến 500.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực quy hoạch;
Điểm c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.
Điều 75 Thẩm quyền xử phạt của cơ quan Thuế
Khoản 1. Công chức Thuế đang thi hành công vụ có quyền:
Điểm a) Phạt cảnh cáo;
Điểm b) Phạt tiền đến 1.000.000 đồng.
Khoản 2. Đội trưởng Đội Thuế có quyền:
Điểm a) Phạt cảnh cáo;
Điểm b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
Khoản 3. Chi cục trưởng Chi cục Thuế có quyền:
Điểm a) Phạt cảnh cáo;
Điểm b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp, đầu tư;
Điểm c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.
Khoản 4. Cục trưởng Cục Thuế có quyền:
Điểm a) Phạt cảnh cáo;
Điểm b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp; đến 140.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đầu tư;
Điểm c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.
Khoản 5. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế có quyền:
Điểm a) Phạt cảnh cáo;
Điểm b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp; đến 300.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đầu tư;
Điểm c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.
Điều 76 Thẩm quyền xử phạt của cơ quan Quản lý thị trường
Khoản 1. Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:
Điểm a) Phạt cảnh cáo;
Điểm b) Phạt tiền đến 1.000.000 đồng.
Khoản 2. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường, Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường có quyền:
Điểm a) Phạt cảnh cáo;
Điểm b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp, đầu tư;
Điểm c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.
Khoản 3. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:
Điểm a) Phạt cảnh cáo;
Điểm b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp, đầu tư;
Điểm c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.
Khoản 4. Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:
Điểm a) Phạt cảnh cáo;
Điểm b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp; đến 300.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực đầu tư;
Điểm c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.
Điều 77 Phân định thẩm quyền xử phạt
Khoản 1. Những người có thẩm quyền của Thanh tra Kế hoạch và Đầu tư có quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 73 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Khoản 2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 74 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Khoản 3. Những người có thẩm quyền của cơ quan Thuế có quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều 16; Điều 18; khoản 2 Điều 22; Điều 30; Điều 43; khoản 4 Điều 46; điểm a khoản 2 Điều 48; điểm a khoản 1 Điều 50; điểm a khoản 1 Điều 54; Điều 56; Điều 62; Điều 64; điểm c khoản 1 và khoản 2 Điều 65; Điều 66; khoản 3 Điều 67 và Điều 69 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 75 và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Khoản 4. Những người có thẩm quyền của cơ quan Quản lý thị trường có quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 3 Điều 16; khoản 1 Điều 17; khoản 3 Điều 19; Điều 43; Điều 44; khoản 4 Điều 46; Điều 48; Điều 49; Điều 50; điểm c khoản 2 Điều 52; Điều 54; điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 56; điểm d khoản 1 Điều 60; Điều 62; Điều 63; Điều 64; điểm c và điểm d khoản 1, khoản 2 Điều 65; Điều 66 và Điều 69 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 76 và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Khoản 5. Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thì việc xử phạt vi phạm hành chính do người thụ lý đầu tiên thực hiện.
Điều 78 Xác định thẩm quyền xử phạt
Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh được quy định tại Điều 73, Điều 74, Điều 75 và Điều 76 của Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 lần thẩm quyền phạt tiền tổ chức.
Điều 79 Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
Khoản 1. Người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 73, Điều 74, Điều 75 và Điều 76 của Nghị định này.
Khoản 2. Công chức thuộc Ủy ban nhân dân các cấp được giao nhiệm vụ kiểm tra, phát hiện vi phạm hành chính trong những lĩnh vực quy định tại Nghị định này.
Khoản 3. Công chức thuộc cơ quan thanh tra Kế hoạch và Đầu tư được phân công thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra chuyên ngành độc lập hoặc theo đoàn thanh tra.
Khoản 4. Công chức thuộc các cơ quan quản lý nhà nước được giao nhiệm vụ kiểm tra trong các lĩnh vực quản lý nhà nước về: đầu tư (bao gồm: đầu tư công, đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài, đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), đấu thầu, đăng ký doanh nghiệp, quy hoạch.
Khoản 5. Trong một vụ việc có nhiều hành vi vi phạm, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ, nhiệm vụ phải lập ngay biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi đã được xác định là vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý của mình. Trường hợp vụ việc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì chuyển bản gốc biên bản vi phạm hành chính cùng tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (nếu có) đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt theo quy định tại khoản 5 Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Đối với hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính không thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý của mình thì người có thẩm quyền đang thi hành công vụ, nhiệm vụ phải lập biên bản làm việc để ghi nhận sự việc và chuyển ngay biên bản đến người có thẩm quyền.
Chương VII
Điều 80 Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 và thay thế Nghị định số 50/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
Điều 81 Điều khoản chuyển tiếp
Khoản 1. Đối với hành vi vi phạm xảy ra trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực mà bị phát hiện hoặc xem xét ra quyết định xử phạt khi Nghị định này đã có hiệu lực thì áp dụng quy định của Nghị định này để xử lý nếu Nghị định này không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn.
Khoản 2. Đối với các quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư đã được ban hành hoặc được thi hành xong trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính còn khiếu nại thì áp dụng quy định của Nghị định số 50/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư để xử lý.
Điều 82 Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, - HĐND, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Kiểm toán Nhà nước; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; - Liên minh hợp tác xã Việt Nam; - Các Hiệp hội: Nhà thầu xây dựng VN; Doanh nghiệp nhỏ và vừa VN; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại VN; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: VT, KTTH (2b). TM. CHÍNH PHỦ KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG Lê Minh Khái | |
Quyết Định 828/QĐ-UBND về việc ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của tổng công ty du lịch hà nội .
* Điều 3
Kèm theo Chương I
* Điều 1
* Điều 2
* Điều 3
* Điều 4
- Khoản 1
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c | Quyết Định 828/QĐ-UBND về việc ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của tổng công ty du lịch hà nội .
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND Thành phố; Giám đốc các Sở: Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động Thương binh và Xã hội; Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Tổng công ty Du lịch Hà Nội và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Như Điều 3; - Chủ tịch UBND Thành phố; - PCT UBND TP Hà Minh Hải; - PCT UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền; - VPUB: các PCVP, KTTH, KGVX, NC, TH; - Lưu: VT.
Kèm theo Chương I
Điều 1 Giải thích từ ngữ
Khoản 1. Điều lệ này quy định về tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Du lịch Hà Nội (sau đây viết tắt là Tổng công ty). Trong phạm vi Điều lệ này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
Điểm a) Cơ quan đại diện chủ sở hữu: - Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội là Cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với Tổng công ty. - Tổng công ty Du lịch Hà Nội là Cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với các Công ty TNHH một thành viên là Công ty con của Tổng công ty.
Điểm b) “Luật Doanh nghiệp” là Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020.
Điểm c) “Công ty mẹ” là Tổng công ty Du lịch Hà Nội - Công ty TNHH.
Điểm d) “Đơn vị trực thuộc” là các đơn vị hạch toán phụ thuộc, đơn vị sự nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện thuộc Tổng công ty.
Điểm đ) “Công ty con” là doanh nghiệp do Tổng công ty đầu tư hoặc được giao đại diện quản lý 100% vốn điều lệ hoặc giữ cổ phần chi phối, vốn góp chi phối; được tổ chức dưới các hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty liên doanh, công ty ở nước ngoài và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Điểm e) “Công ty liên kết” là doanh nghiệp mà Tổng công ty nắm giữ cổ phần, vốn góp không chi phối theo quy định của pháp luật.
Điểm g) “Công ty tự nguyện tham gia liên kết” là doanh nghiệp không có cổ phần, vốn góp của Tổng công ty nhưng tự nguyện trở thành thành viên liên kết trên cơ sở quan hệ gắn bó về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác với Tổng công ty, chịu sự ràng buộc về quyền, nghĩa vụ với Tổng công ty theo hợp đồng liên kết hoặc theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp đó với Tổng công ty.
Điểm h) “Quyền chi phối” là quyền của Tổng công ty đối với doanh nghiệp khác, bao gồm ít nhất một trong các quyền sau đây: Quyền của chủ sở hữu duy nhất đối với doanh nghiệp; quyền của cổ đông, thành viên nắm giữ cổ phần, vốn góp chi phối; Quyền trực tiếp hay gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả các thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc của doanh nghiệp đó; Quyền quyết định phê duyệt, sửa đổi, bổ sung Điều lệ của doanh nghiệp; Các quyền chi phối khác theo thỏa thuận với doanh nghiệp bị chi phối và được ghi vào Điều lệ của doanh nghiệp bị chi phối.
Điểm i) “Cổ phần, vốn góp chi phối của Tổng công ty tại doanh nghiệp khác” là số cổ phần hoặc mức vốn góp của Tổng công ty chiếm trên 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó.
Điểm k) “Cổ phần không chi phối, vốn góp không chi phối của Tổng công ty tại doanh nghiệp khác” là cổ phần hoặc mức vốn góp của Tổng công ty chiếm từ 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó trở xuống.
Điểm l) “Vốn chủ sở hữu của Tổng công ty” là vốn từ ngân sách nhà nước đầu tư vốn điều lệ cho Tổng công ty, vốn từ quỹ đầu tư phát triển tại Tổng công ty, quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp, lợi nhuận chưa phân phối và chênh lệch tỷ giá được phản ánh trong Báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Điểm m) Vốn của Tổng công ty bao gồm vốn chủ sở hữu của Tổng công ty và vốn do Tổng công ty huy động.
Điểm n) Vốn của Tổng công ty đầu tư ra ngoài Tổng công ty là vốn của Tổng công ty đầu tư tại Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật.
Điểm o) Người đại diện chủ sở hữu tại Tổng công ty (sau đây gọi là người đại diện Chủ sở hữu) là cá nhân được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội bổ nhiệm vào Hội đồng thành viên để thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện Chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp.
Điểm p) Người đại diện phần vốn của Tổng công ty tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn (sau đây gọi là người đại diện phần vốn của Tổng công ty) là cá nhân được Tổng công ty ủy quyền bằng văn bản để thực hiện quyền, trách nhiệm của Tổng công ty đối với phần vốn của Tổng công ty đầu tư hoặc được giao quản lý tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. Người đại diện theo ủy quyền quy định tại điểm o) và p) Khoản 1 Điều này sau đây được gọi chung là Người đại diện.
Điểm q) Ban điều hành Tổng công ty bao gồm Chủ tịch Hội đồng thành viên và Thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng.
Khoản 2. Các từ ngữ khác trong Điều lệ này đã được giải nghĩa trong Bộ Luật dân sự, Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật khác thì có nghĩa tương tự như trong các văn bản pháp luật đó.
Điều 2 Tên và trụ sở chính Tổng công ty
Khoản 1. Tên Tổng công ty: - Tên gọi đầy đủ tiếng Việt: TỔNG CÔNG TY DU LỊCH HÀ NỘI - Tên giao dịch tiếng Việt: TỔNG CÔNG TY DU LỊCH HÀ NỘI - Tên giao dịch quốc tế: HANOITOURIST CORPORATION - Tên viết tắt tiếng Anh: HANOITOURIST - Địa chỉ trụ sở chính: Số 18, phố Lý Thường Kiệt, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội. - Điện thoại: (+84) 04.39726292 Fax: (+84) 04.39726293 - Email: [email protected] - Website: www.hanoitourist.com.vn - Biểu tượng: (Màu biểu tượng: Màu xanh, màu trắng - C:100 Y:40 M:0 K:5)
Khoản 2. Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Điều 3 Hình thức pháp lý và tư cách pháp nhân
Khoản 1. Tổng công ty Du lịch Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 106/2004/QĐ-UB ngày 12/7/2004; Quyết định số 3460/QĐ-UBND ngày 13/7/2010 của UBND thành phố Hà Nội về chuyển Công ty mẹ - Tổng công ty Du lịch Hà Nội thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.
Khoản 2. Tổng công ty có tư cách pháp nhân, có biểu tượng, có con dấu riêng và được mở tài khoản tiền Đồng Việt Nam và ngoại tệ tại Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng thương mại trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Khoản 3. Tổng công ty có vốn và tài sản riêng, chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác bằng toàn bộ tài sản của Tổng công ty.
Điều 4 Mục tiêu hoạt động, ngành, nghề kinh doanh
Khoản 1. Mục tiêu
Điểm a) Tối đa hóa hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh; bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước đầu tư tại Tổng công ty và vốn của Tổng công ty đầu tư vào các doanh nghiệp khác.
Điểm b) Đảm bảo việc làm cho người lao động và lợi ích của Tổng công ty theo quy định của pháp luật.
Điểm c) Hoàn thành các nhiệm vụ khác được Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty giao. | |
Quyết Định 828/QĐ-UBND về việc ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của tổng công ty du lịch hà nội .
Kèm theo Chương I
* Điều 4
- Khoản 3
* Điều 5
* Điều 6
* Điều 7
* Điều 8
* Điều 9
Kèm theo Chương II
* Điều 10
* Điều 11
* Điều 12
Kèm theo Chương III
* Điều 13
- Khoản 1
- Khoản 2
- Khoản 3
- Khoản 4
- Khoản 5
- Khoản 6 | Quyết Định 828/QĐ-UBND về việc ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của tổng công ty du lịch hà nội .
Kèm theo Chương I
Điều 4 Mục tiêu hoạt động, ngành, nghề kinh doanh
Khoản 3. Phạm vi hoạt động: Tổng công ty Du lịch Hà Nội hoạt động trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam và nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam và luật pháp Quốc tế.
Điều 5 Vốn điều lệ của Tổng công ty
Khoản 1. Vốn điều lệ Vốn điều lệ của Tổng công ty Du lịch Hà Nội là: 2.850.000.000.000 đồng (bằng chữ: Hai ngàn, tám trăm năm mươi tỷ đồng).
Khoản 2. Điều chỉnh vốn điều lệ
Điểm a) Vốn điều lệ của Tổng công ty có thể thay đổi, điều chỉnh theo quy định của pháp luật.
Điểm b) Khi được điều chỉnh vốn điều lệ, Tổng công ty phải đăng ký lại với cơ quan đăng ký kinh doanh và công bố vốn điều lệ đã điều chỉnh theo quy định của pháp luật.
Điều 6 Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty
Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty: UBND thành phố Hà Nội. Địa chỉ: Số 79 phố Đinh Tiên Hoàng, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Điều 7 Người đại diện theo pháp luật
Người đại diện theo pháp luật của Tổng công ty là: Tổng Giám đốc Tổng công ty.
Điều 8 Quản lý nhà nước đối với Tổng công ty
Tổng công ty chịu sự quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 9 Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội
Khoản 1. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong Tổng công ty hình thành, hoạt động theo Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Khoản 2. Các tổ chức chính trị - xã hội khác trong Tổng công ty hình thành, hoạt động theo Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ của các tổ chức chính trị - xã hội phù hợp với quy định của pháp luật.
Khoản 3. Tổng công ty tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, thời gian, điều kiện cần thiết khác để thành viên các tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội thực hiện việc sinh hoạt đầy đủ theo quy định của pháp luật, Điều lệ và nội quy của các tổ chức đó.
Kèm theo Chương II
Điều 10 Quyền của Tổng công ty
Khoản 1. Quyền của Tổng công ty đối với vốn và tài sản
Điểm a) Quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Tổng công ty để kinh doanh, thực hiện các lợi ích hợp pháp từ vốn và tài sản của Tổng công ty.
Điểm b) Được quyền quyết định đối với vốn và tài sản của Tổng công ty theo quy định của pháp luật và Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Tổng công ty.
Điểm c) Sử dụng và quản lý tài sản được Nhà nước giao hoặc cho thuê theo quy định của pháp luật.
Điểm d) Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty không điều chuyển vốn Nhà nước đầu tư tại Tổng công ty và vốn, tài sản của Tổng công ty theo phương thức không thanh toán.
Điểm đ) Có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tên gọi, biểu tượng, thương hiệu của Tổng công ty theo quy định của pháp luật.
Điểm e) Thực hiện các quyền khác của Tổng công ty đối với vốn và tài sản theo quy định của pháp luật.
Khoản 2. Quyền của Tổng công ty trong kinh doanh
Điểm a) Tự chủ trong việc tổ chức sản xuất, kinh doanh, tổ chức bộ máy quản lý theo yêu cầu kinh doanh và bảo đảm kinh doanh có hiệu quả.
Điểm b) Kinh doanh những ngành, nghề được Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty chấp thuận và theo quy định của pháp luật; mở rộng quy mô kinh doanh theo khả năng của Tổng công ty và nhu cầu của thị trường trong nước và ngoài nước.
Điểm c) Tìm kiếm thị trường, khách hàng trong nước, ngoài nước; tổ chức ký kết và thực hiện hợp đồng.
Điểm d) Tự quyết định giá mua, giá bán sản phẩm, dịch vụ, trừ những sản phẩm, dịch vụ công ích và những sản phẩm, dịch vụ do Nhà nước định giá thì theo mức giá hoặc khung giá do Nhà nước quy định.
Điểm đ) Quyết định các dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư; sử dụng vốn, tài sản của Tổng công ty để liên doanh, liên kết, đầu tư vốn vào doanh nghiệp khác trong nước; thuê, mua một phần hoặc toàn bộ Công ty khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.
Điểm e) Mở chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Điểm g) Xây dựng, áp dụng các định mức lao động, vật tư, đơn giá tiền lương và chi phí khác trên cơ sở bảo đảm hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty và phù hợp với quy định của pháp luật.
Điểm h) Tuyển chọn, bố trí, sử dụng, đào tạo, khen thưởng, xử lý vi phạm kỷ luật, cho thôi việc đối với lao động, lựa chọn các hình thức trả lương, thưởng phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Tổng công ty và phù hợp với các quy định của pháp luật về lao động.
Điểm i) Quyết định cử cán bộ công nhân viên của Tổng công ty đi công tác nước ngoài theo quy định của Nhà nước và Thành phố.
Điểm k) Có các quyền kinh doanh khác theo nhu cầu thị trường phù hợp với quy định của pháp luật.
Khoản 3. Quyền của Tổng công ty về tài chính
Điểm a) Huy động vốn để kinh doanh dưới các hình thức như vay vốn của các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính; vay của các tổ chức, cá nhân ngoài doanh nghiệp, của người lao động; phát hành trái phiếu doanh nghiệp và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của pháp luật.
Điểm b) Việc huy động vốn để kinh doanh thực hiện theo nguyên tắc tự chịu trách nhiệm hoàn trả, bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn huy động, không được làm thay đổi hình thức sở hữu Tổng công ty.
Điểm c) Chủ động sử dụng vốn cho hoạt động kinh doanh của Tổng công ty; được thành lập, sử dụng và quản lý các quỹ của Tổng công ty theo quy định của pháp luật.
Điểm d) Được quyết định chi phí tiền lương và các chi phí khác trên cơ sở doanh thu từ hoạt động kinh doanh của Tổng công ty theo quy định của pháp luật.
Điểm đ) Quyết định trích khấu hao tài sản cố định theo nguyên tắc mức trích khấu hao tối thiểu phải bảo đảm bù đắp hao mòn hữu hình, hao mòn vô hình của tài sản cố định theo quy định của pháp luật.
Điểm e) Được hưởng các chế độ trợ cấp, trợ giá hoặc các chế độ ưu đãi khác của Nhà nước khi thực hiện các nhiệm vụ hoạt động công ích, quốc phòng, an ninh; phòng chống thiên tai hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ theo chính sách giá của Nhà nước mà doanh thu không đủ bù đắp chi phí sản xuất sản phẩm, dịch vụ này của Tổng công ty.
Điểm g) Được chi thưởng sáng kiến đổi mới, cải tiến kỹ thuật, quản lý và công nghệ; thưởng tăng năng suất lao động; thưởng tiết kiệm vật tư và chi phí theo quy định của pháp luật.
Điểm h) Được hưởng các chế độ ưu đãi đầu tư, tái đầu tư theo quy định của pháp luật.
Điểm i) Được từ chối và tố cáo mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật quy định của bất kỳ cá nhân, cơ quan hay tổ chức nào, trừ những khoản tự nguyện đóng góp vì mục đích nhân đạo và công ích.
Điểm k) Thực hiện các quyền khác về tài chính theo quy định của pháp luật.
Điều 11 Nghĩa vụ của Tổng công ty
Khoản 1. Nghĩa vụ của Tổng công ty về vốn và tài sản
Điểm a) Bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư tại Tổng công ty và vốn Tổng công ty tự huy động; chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của Tổng công ty trong phạm vi tài sản của Tổng công ty.
Điểm b) Đánh giá lại tài sản của Tổng công ty theo quy định của pháp luật.
Điểm c) Thực hiện các nghĩa vụ khác của Tổng công ty về vốn và tài sản theo quy định của pháp luật.
Khoản 2. Nghĩa vụ của Tổng công ty trong kinh doanh
Điểm a) Kinh doanh đúng ngành, nghề đã được Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty chấp thuận; bảo đảm chất lượng sản phẩm và dịch vụ do Tổng công ty thực hiện theo tiêu chuẩn đã đăng ký.
Điểm b) Đổi mới, hiện đại hóa công nghệ và phương thức quản lý để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh.
Điểm c) Bảo đảm quyền và lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động, bảo đảm quyền tham gia quản lý Tổng công ty của người lao động quy định tại Mục 4 Chương IV của Điều lệ này.
Điểm d) Tuân thủ các quy định của Nhà nước về quốc phòng, an ninh, văn hóa, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường.
Điểm đ) Thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán và báo cáo tài chính, báo cáo thống kê theo quy định của pháp luật và theo yêu cầu của Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty.
Điểm e) Chịu sự giám sát, kiểm tra của Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty hoặc cơ quan được Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty ủy quyền; chấp hành các quyết định về thanh tra của cơ quan tài chính và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Điểm g) Chịu trách nhiệm trước Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty về việc sử dụng vốn để đầu tư thành lập doanh nghiệp khác hoặc đầu tư vào doanh nghiệp khác.
Điểm h) Tổng công ty không được góp vốn, mua cổ phần tại ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư chứng khoán hoặc công ty đầu tư chứng khoán trừ những trường hợp đặc biệt theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Điểm i) Tổng công ty phải xây dựng Quy chế quản lý và sử dụng tài sản để xác định rõ trách nhiệm của từng khâu trong công tác quản lý; tổ chức hạch toán phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời; tổ chức kiểm kê, đối chiếu theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty; thực hiện đầu tư tài sản cố định, quản lý, sử dụng tài sản theo quy định tại Điều lệ này và theo quy định của pháp luật.
Điểm k) Thực hiện các nghĩa vụ khác của Tổng công ty về kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Khoản 3. Nghĩa vụ của Tổng công ty về tài chính
Điểm a) Kinh doanh có lãi, bảo đảm chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước đầu tư do Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty giao; đăng ký, kê khai và nộp đủ thuế; thực hiện nghĩa vụ đối với Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Điểm b) Quản lý, sử dụng có hiệu quả vốn kinh doanh bao gồm cả phần vốn đầu tư vào công ty khác (nếu có); quản lý, sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đất đai và các nguồn lực khác do Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty giao, cho thuê. Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc có trách nhiệm xử lý kịp thời các khoản nợ khó đòi, nợ không thu hồi được theo quy định của pháp luật.
Điểm c) Sử dụng vốn và các nguồn lực khác để thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt khác khi Nhà nước yêu cầu.
Điểm d) Chấp hành đầy đủ chế độ quản lý vốn, tài sản, các quỹ, chế độ hạch toán kế toán, kiểm toán theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm về tính trung thực và hợp pháp đối với các hoạt động tài chính của Tổng công ty.
Điểm đ) Thực hiện các nghĩa vụ khác được quy định tại Quy chế quản lý tài chính của Tổng công ty và các quy định khác của pháp luật.
Điều 12 Quyền và nghĩa vụ của Tổng công ty tham gia hoạt động công ích
Ngoài các quyền và nghĩa vụ của Tổng công ty quy định tại các Điều 10, Điều 11 của Điều lệ này; khi tham gia hoạt động công ích, Tổng công ty có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
Khoản 1. Sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích trên cơ sở đấu thầu hoặc giao nhiệm vụ. Đối với hoạt động công ích theo đặt hàng, giao kế hoạch của Nhà nước thì Tổng công ty có nghĩa vụ tiêu thụ sản phẩm, cung ứng dịch vụ công ích đúng đối tượng, theo giá và phí do Nhà nước quy định.
Khoản 2. Chịu trách nhiệm trước Nhà nước về kết quả hoạt động công ích của Tổng công ty; chịu trách nhiệm trước khách hàng, trước pháp luật về sản phẩm, dịch vụ công ích do Tổng công ty thực hiện.
Khoản 3. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác của Tổng công ty theo quy định khác của pháp luật về sản xuất và cung ứng sản phẩm công ích.
Kèm theo Chương III
Điều 13 Quyền và trách nhiệm của Cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với Tổng công ty
Khoản 1. Quyết định thành lập, mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh của Tổng công ty; quyết định việc tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể, phá sản Tổng công ty phù hợp với Đề án tổng thể về sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan. Phê duyệt chủ trương thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện, các đơn vị hạch toán phụ thuộc của Tổng công ty ở nước ngoài.
Khoản 2. Ban hành, sửa đổi và bổ sung Điều lệ Tổ chức và hoạt động, Quy chế Tài chính của Tổng công ty theo đề nghị của Hội đồng thành viên.
Khoản 3. Quyết định vốn điều lệ khi thành lập và điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động của Tổng công ty; quyết định chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của Tổng công ty cho tổ chức, cá nhân khác trên cơ sở đề nghị của Tổng công ty và các ngành có liên quan.
Khoản 4. Quyết định quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, cách chức, miễn nhiệm, từ chức, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và Kiểm soát viên Tổng công ty theo phân cấp về công tác cán bộ của Thành phố.
Khoản 5. Quyết định tiền lương, tiền thưởng và các quyền lợi khác đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và Kiểm soát viên.
Khoản 6. Phê duyệt chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm; kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm trên cơ sở đề nghị của Tổng công ty và các ngành có liên quan. | |
Quyết Định 828/QĐ-UBND về việc ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của tổng công ty du lịch hà nội .
Kèm theo Chương III
* Điều 13
- Khoản 4
- Khoản 5
- Khoản 6
- Khoản 7
- Khoản 8
- Khoản 9
- Khoản 10
- Khoản 11
- Khoản 12
- Khoản 13
- Khoản 14
- Khoản 15
* Điều 14
Kèm theo Chương IV
* Điều 15
* Điều 16
* Điều 17 | Quyết Định 828/QĐ-UBND về việc ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của tổng công ty du lịch hà nội .
Kèm theo Chương III
Điều 13 Quyền và trách nhiệm của Cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với Tổng công ty
Khoản 4. Quyết định quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, cách chức, miễn nhiệm, từ chức, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và Kiểm soát viên Tổng công ty theo phân cấp về công tác cán bộ của Thành phố.
Khoản 5. Quyết định tiền lương, tiền thưởng và các quyền lợi khác đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và Kiểm soát viên.
Khoản 6. Phê duyệt chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm; kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm trên cơ sở đề nghị của Tổng công ty và các ngành có liên quan.
Khoản 7. Phê duyệt tiếp nhận doanh nghiệp tự nguyện tham gia làm công ty con, công ty liên kết của Tổng công ty.
Khoản 8. Phê duyệt chủ trương vay, cho vay; đầu tư vốn, tăng, giảm vốn góp tại các doanh nghiệp khác; các dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán, cho thuê tài sản có giá trị trên 50% vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của Tổng công ty tại thời điểm gần nhất với thời điểm đề nghị phê duyệt trên cơ sở đề nghị của Tổng công ty và các ngành có liên quan.
Khoản 9. Phê duyệt chủ trương các dự án đầu tư góp vốn liên doanh với nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, dự án đầu tư ra nước ngoài của Tổng công ty trên cơ sở đề nghị của Tổng công ty và các ngành có liên quan.
Khoản 10. Cấp vốn để thực hiện việc đầu tư vốn nhà nước vào Tổng công ty sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; quyết định việc chuyển nhượng vốn đầu tư của Tổng công ty tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên trong trường hợp giá trị chuyển nhượng thấp hơn giá trị ghi trên sổ sách kế toán của Tổng công ty sau khi đã bù trừ dự phòng tổn thất vốn đầu tư.
Khoản 11. Phê duyệt báo cáo tài chính, phương án phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ hàng năm của Tổng công ty.
Khoản 12. Quyết định cử Chủ tịch Hội đồng thành viên, Thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng, Kiểm soát viên Tổng công ty đi công tác nước ngoài theo đề nghị của Tổng công ty.
Khoản 13. Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của Tổng công ty sau khi Tổng công ty hoàn thành giải thể hoặc phá sản.
Khoản 14. Thực hiện giám sát, kiểm tra thường xuyên và thanh tra việc chấp hành pháp luật; việc quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn; việc thực hiện chiến lược, kế hoạch; việc thực hiện chế độ tuyển dụng, tiền lương, tiền thưởng của Tổng công ty; đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, ngành, nghề kinh doanh được giao và kết quả hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty; đánh giá đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng trong việc quản lý, điều hành Tổng công ty; có ý kiến về việc giám sát, kiểm tra, thanh tra của cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền đối với hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại Tổng công ty.
Khoản 15. Thực hiện các quyền và trách nhiệm khác theo quy định tại Điều lệ này và pháp luật có liên quan.
Điều 14 Nghĩa vụ của Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty
Khoản 1. Tuân thủ Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Tổng công ty.
Khoản 2. Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của Tổng công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của Tổng công ty; giám sát, kiểm tra, đánh giá các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của Tổng công ty, trường hợp phát hiện Tổng công ty gặp khó khăn trong thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác, Cơ quan đại diện chủ sở hữu yêu cầu và chỉ đạo Tổng công ty có đề án khắc phục; khi Tổng công ty lâm vào tình trạng phá sản, Cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Tổng công ty thực hiện thủ tục yêu cầu phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.
Khoản 3. Tuân theo các quy định của pháp luật và thực hiện đúng thẩm quyền khi phê duyệt chủ trương đầu tư, mua, bán tài sản, hợp đồng vay, cho vay của Tổng công ty; giám sát thực hiện các quyết định và phê duyệt của mình; tuân thủ pháp luật trong việc mua, bán, vay, cho vay, thuê và cho thuê giữa Tổng công ty và Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty.
Khoản 4. Đảm bảo quyền tự chủ kinh doanh, tự chịu trách nhiệm của Tổng công ty; không trực tiếp can thiệp vào hoạt động kinh doanh của Tổng công ty, các công việc thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc và bộ máy quản lý của Tổng công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty được quy định tại Điều lệ này và các quy định của pháp luật.
Khoản 5. Sau khi nhận được báo cáo của Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty và các kiến nghị phê duyệt của Hội đồng thành viên theo những nội dung được quy định của pháp luật và Điều lệ này, Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty có trách nhiệm quyết định bằng văn bản phê duyệt hoặc trả lời Tổng công ty theo quy định của pháp luật.
Khoản 6. Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn Điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác. Trường hợp rút một phần hoặc toàn bộ vốn đã góp ra khỏi Tổng công ty dưới hình thức khác thì phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của Tổng công ty.
Khoản 7. Không được rút lợi nhuận của Tổng công ty khi Tổng công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả.
Khoản 8. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Kèm theo Chương IV
Điều 15 Mô hình tổ chức, quản lý và điều hành của Tổng công ty
Khoản 1. Cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành của Tổng công ty bao gồm:
Điểm a) Hội đồng thành viên.
Điểm b) Ban kiểm soát.
Điểm c) Tổng giám đốc.
Điểm d) Các Phó Tổng giám đốc.
Điểm đ) Kế toán trưởng.
Điểm e) Các phòng, ban nghiệp vụ chuyên môn.
Điểm g) Các đơn vị phụ thuộc.
Điểm h) Các Công ty thành viên.
Khoản 2. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, cơ cấu tổ chức các phòng, ban, đơn vị sản xuất kinh doanh của Tổng công ty có thể thay đổi, điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu của sản xuất kinh doanh của Tổng công ty trên cơ sở các quy định của Điều lệ này và quy định của pháp luật.
Mục 1
Điều 16 Chức năng và cơ cấu của Hội đồng thành viên
Khoản 1. Hội đồng thành viên nhân danh Tổng công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Tổng công ty theo quy định của Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Tổng công ty, của Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Khoản 2. Hội đồng thành viên Tổng công ty nhân danh Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu, cổ đông, thành viên góp vốn đối với các công ty do Tổng công ty đầu tư vốn hoặc được Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty giao làm chủ sở hữu, sở hữu cổ phần, phần vốn góp trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty quy định tại Điều 13 của Điều lệ này.
Khoản 3. Hội đồng thành viên Tổng công ty có từ ba (03) đến năm (05) thành viên, gồm Chủ tịch Hội đồng thành viên và các Thành viên Hội đồng thành viên khác, có thành viên chuyên trách và không chuyên trách do Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng thành viên không quá 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại theo quy định của Nhà nước và Thành phố.
Mục 1
Điều 17 Quyền hạn và trách nhiệm của Hội đồng thành viên
Khoản 1. Nhận, quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn, đất đai, tài nguyên do Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty đầu tư và các nguồn lực khác.
Khoản 2. Đề nghị Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty quyết định hoặc phê duyệt các vấn đề sau:
Điểm a) Điều chỉnh vốn điều lệ; ban hành, sửa đổi, bổ sung điều lệ; tổ chức lại, sáp nhập, chuyển đổi sở hữu, giải thể, phá sản Tổng công ty;
Điểm b) Điều chỉnh, bổ sung ngành nghề kinh doanh; bổ sung chức năng, nhiệm vụ của Tổng công ty;
Điểm c) Mô hình tổ chức quản lý Tổng công ty;
Điểm d) Quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, cách chức, miễn nhiệm, chấp thuận từ chức, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu, quyết định mức tiền lương, tiền thưởng và các lợi ích khác đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và Kiểm soát viên Tổng công ty;
Điểm đ) Báo cáo tài chính; phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ hàng năm của Tổng công ty;
Điểm e) Những vấn đề khác thuộc thẩm quyền quyết định của Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty quy định tại Điều 13 của Điều lệ này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Khoản 3. Hội đồng thành viên quyết định sau khi Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty phê duyệt các vấn đề sau:
Điểm a) Chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm và kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của Tổng công ty;
Điểm b) Huy động vốn, đầu tư, xây dựng, mua, bán, thuê, cho thuê, tài sản cố định, vay, cho vay, dự án đầu tư ra ngoài doanh nghiệp có giá trị lớn trên 50% vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của Tổng công ty tại thời điểm gần nhất với thời điểm quyết định dự án hoặc trên mức dự án nhóm B theo quy định của Luật Đầu tư công; Dự án đầu tư ra nước ngoài;
Điểm c) Góp vốn, tăng, giảm vốn góp, chuyển nhượng vốn đầu tư của Tổng công ty tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
Điểm d) Tiếp nhận công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thành công ty con, công ty liên kết của Tổng công ty;
Điểm đ) Đầu tư thành lập mới, tổ chức lại, giải thể các các chi nhánh, các văn phòng đại diện của Công ty mẹ ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Khoản 4. Hội đồng thành viên quyết định hoặc chấp thuận các nội dung sau đây:
Điểm a) Quy chế quản lý nội bộ của Tổng công ty;
Điểm b) Huy động vốn, đầu tư, xây dựng, mua, bán, thuê, cho thuê tài sản cố định, vay, cho vay, dự án đầu tư ra ngoài doanh nghiệp và hợp đồng có giá trị đến 50% vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của Tổng công ty tại thời điểm gần nhất với thời điểm quyết định dự án nhưng không vượt quá mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật Đầu tư công, trừ những trường hợp thuộc thẩm quyền quyết định của Cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc đã phân cấp cho Tổng giám đốc Tổng công ty quyết định;
Điểm c) Chủ trương phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ của Tổng công ty; phương án tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh, biên chế và sử dụng bộ máy quản lý, quy hoạch, đào tạo lao động;
Điểm d) Phê duyệt Quy chế hoạt động, Quy chế quản lý tài chính của các đơn vị phụ thuộc và tương đương của Công ty mẹ;
Điểm đ) Chấp thuận để Tổng giám đốc Tổng công ty quyết định tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, quyết định mức tiền lương, tiền thưởng và các lợi ích khác đối với Phó Trưởng phòng và tương đương của Tổng công ty, Phó Giám đốc, người phụ trách phòng Tài chính - Kế toán của đơn vị phụ thuộc và tương đương.
Điểm e) Đầu tư thành lập mới, tổ chức lại, giải thể các các chi nhánh, các văn phòng đại diện của Công ty mẹ ở trong nước theo quy định của pháp luật.
Điểm g) Ban hành, sửa đổi Điều lệ Tổ chức và hoạt động, Quy chế tài chính; phê duyệt chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm và kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của các Công ty con là Công ty TNHH một thành viên do Tổng công ty đầu tư vốn hoặc được giao làm đại diện chủ sở hữu;
Điểm h) Chấp thuận phương án huy động vốn, dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán, thuê, cho thuê tài sản cố định có giá trị trên 50% vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm tại thời điểm gần nhất với thời điểm huy động vốn của Công ty con là Công ty TNHH một thành viên do Tổng công ty đầu tư vốn hoặc được giao làm đại diện chủ sở hữu;
Điểm i) Thông qua báo cáo tài chính hàng năm của Tổng công ty, Công ty con là Công ty TNHH một thành viên và báo cáo tài chính hợp nhất của Tổ hợp Công ty mẹ - Công ty con;
Điểm k) Thông qua phương án sử dụng lợi nhuận sau thuế, phương án xử lý các khoản lỗ trong quá trình kinh doanh trên cơ sở đề nghị của Tổng giám đốc theo quy định của pháp luật;
Điểm l) Những vấn đề quan trọng đối với các Công ty con và thực hiện quyền hạn, nghĩa vụ của đại diện chủ sở hữu cổ phần, vốn góp ở các doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của Tổng công ty theo quy định từ Điều 40 đến Điều 47 của Điều lệ này;
Điểm m) Phê duyệt định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức lao động, các định mức chi phí, tài chính và các định mức khác; các tiêu chuẩn sản phẩm, đơn giá tiền lương, chế độ trả lương đối với người lao động và cán bộ quản lý áp dụng trong Tổng công ty và các đơn vị phụ thuộc theo đề nghị của Tổng giám đốc;
Điểm n) Quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu, tiền lương, tiền thưởng và các lợi ích khác đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kiểm soát viên, Kế toán trưởng Công ty TNHH một thành viên trực thuộc Tổng công ty, Trưởng các phòng ban, đơn vị phụ thuộc và tương đương của Tổng công ty;
Điểm o) Cử, thay đổi, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với người đại diện vốn của Tổng công ty tại doanh nghiệp khác; giới thiệu người đại diện ứng cử vào Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, kiểm soát viên tại các công ty có vốn góp của Tổng công ty phù hợp với quy định của pháp luật và Điều lệ của doanh nghiệp đó;
Điểm p) Quyết định cử Chủ tịch và Thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kiểm soát viên, Kế toán trưởng Công ty TNHH một thành viên do Tổng công ty làm đại diện chủ sở hữu đi công tác nước ngoài.
Khoản 5. Tổ chức kiểm tra giám sát Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng Tổng công ty và người đại diện vốn góp của Tổng công ty ở doanh nghiệp khác trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định.
Khoản 6. Các quyền hạn, nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, pháp luật có liên quan và quy định của Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty. | |
Quyết Định 828/QĐ-UBND về việc ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của tổng công ty du lịch hà nội .
Kèm theo Chương IV
* Điều 17
- Khoản 4
+ Điểm p
- Khoản 5
- Khoản 6
* Điều 18
* Điều 19
* Điều 20
* Điều 21
* Điều 22
* Điều 23
* Điều 24
* Điều 25
* Điều 26 | Quyết Định 828/QĐ-UBND về việc ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của tổng công ty du lịch hà nội .
Kèm theo Chương IV
Mục 1
Điều 17 Quyền hạn và trách nhiệm của Hội đồng thành viên
Khoản 4
Điểm p) Quyết định cử Chủ tịch và Thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kiểm soát viên, Kế toán trưởng Công ty TNHH một thành viên do Tổng công ty làm đại diện chủ sở hữu đi công tác nước ngoài.
Khoản 5. Tổ chức kiểm tra giám sát Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng Tổng công ty và người đại diện vốn góp của Tổng công ty ở doanh nghiệp khác trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định.
Khoản 6. Các quyền hạn, nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, pháp luật có liên quan và quy định của Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty.
Mục 1
Điều 18 Tiêu chuẩn và điều kiện Thành viên Hội đồng thành viên
Thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố về tiêu chuẩn cán bộ quản lý doanh nghiệp.
Điều 19 Miễn nhiệm, thay thế Thành viên Hội đồng thành viên
Khoản 1. Chủ tịch và Thành viên Hội đồng thành viên Tổng công ty bị xem xét miễn nhiệm trong những trường hợp sau:
Điểm a) Vi phạm pháp luật đến mức bị truy tố hoặc các trường hợp bị miễn nhiệm, thay thế theo quy định tại Điều lệ này; trong trường hợp này Hội đồng thành viên Tổng công ty có quyền đề nghị Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty bổ sung, thay thế Thành viên Hội đồng thành viên Tổng công ty;
Điểm b) Không đủ năng lực, trình độ đảm nhận công việc được giao; bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
Điểm c) Không trung thực trong thực thi nhiệm vụ, quyền hạn hoặc lạm dụng địa vị, quyền hạn để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác; báo cáo không trung thực tình hình tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty;
Điểm d) Tổng công ty không hoàn thành các nhiệm vụ hoặc chỉ tiêu do Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty giao mà không giải trình được nguyên nhân khách quan và được Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty chấp thuận;
Điểm đ) Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ Tổng công ty.
Khoản 2. Thành viên Hội đồng thành viên được thay thế trong những trường hợp sau:
Điểm a) Xin từ chức và được cấp có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản theo đúng trình tự pháp luật;
Điểm b) Khi có quyết định điều chuyến, nghỉ hưu hoặc bố trí công việc khác;
Điểm c) Bị miễn nhiệm theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
Mục 1
Điều 20 Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng thành viên
Khoản 1. Chủ tịch Hội đồng thành viên có các quyền hạn và nhiệm vụ sau đây:
Điểm a) Thay mặt Hội đồng thành viên ký nhận vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty đầu tư cho Tổng công ty; quản lý Tổng công ty theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên;
Điểm b) Tổ chức nghiên cứu chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn, dự án đầu tư quy mô lớn, phương án đổi mới tổ chức, nhân sự chủ chốt của Tổng công ty để trình Hội đồng thành viên;
Điểm c) Lập chương trình, kế hoạch hoạt động hàng quý và hàng năm của Hội đồng thành viên; quyết định chương trình, nội dung họp và tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Hội đồng thành viên;
Điểm d) Thay mặt Hội đồng thành viên ký các nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên;
Điểm đ) Tổ chức giám sát, trực tiếp giám sát và đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu chiến lược, kết quả hoạt động của Tổng công ty, kết quả quản lý điều hành của Tổng giám đốc Tổng công ty; đình chỉ các quyết định của Tổng giám đốc trái với nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên, Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Tổng công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên và trước pháp luật về quyết định của mình;
Điểm e) Ký hợp đồng, thỏa thuận nhân danh Tổng công ty hoặc ủy quyền cho Tổng giám đốc ký kết hợp đồng, thỏa thuận nhân danh Tổng công ty;
Điểm g) Được áp dụng các biện pháp cần thiết trong trường hợp khẩn cấp và phải báo cáo ngay với Hội đồng thành viên và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
Điểm h) Tổ chức công bố, công khai thông tin về Tổng công ty theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, kịp thời, chính xác, trung thực và tính hệ thống của thông tin được công bố;
Điểm i) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân cấp, ủy quyền của Hội đồng thành viên Tổng công ty, Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty và các quy định của pháp luật.
Khoản 2. Trường hợp vắng mặt thì Chủ tịch Hội đồng thành viên ủy quyền bằng văn bản cho một thành viên thực hiện các quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên.
Khoản 3. Trường hợp không có thành viên được ủy quyền hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên không thể thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình vì một lý do bất khả kháng thì các thành viên kiến nghị Cơ quan đại diện chủ sở hữu Tổng công ty chỉ định một người trong số các thành viên còn lại tạm thời thực hiện quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên.
Khoản 4. Chủ tịch Hội đồng thành viên có trách nhiệm giải trình và chịu trách nhiệm trước Cơ quan đại diện chủ sở hữu Tổng công ty về việc chậm trễ hoặc không ký các quyết định của Hội đồng thành viên.
Mục 1
Điều 21 Nhiệm vụ và quyền hạn của các Thành viên Hội đồng thành viên
Khoản 1. Tham dự họp thảo luận, kiến nghị, biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên.
Khoản 2. Kiểm tra, xem xét, tra cứu, sao chép hoặc trích lục sổ ghi chép và theo dõi các giao dịch, sổ kế toán, báo cáo tài chính hằng năm, sổ biên bản họp Hội đồng thành viên, các giấy tờ và tài liệu khác của Tổng công ty.
Khoản 3. Thực hiện các nhiệm vụ và trách nhiệm khác theo quyết định bổ nhiệm, theo Điều lệ này và theo quy định của pháp luật.
Mục 1
Điều 22 Trách nhiệm khác của Chủ tịch và Thành viên Hội đồng thành viên
Khoản 1. Tuân thủ pháp luật, Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Tổng công ty, quyết định của Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty trong việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
Khoản 2. Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của Tổng công ty và Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty.
Khoản 3. Trung thành với lợi ích của Tổng công ty, Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty và Nhà nước; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, địa vị, chức vụ, tài sản của Tổng công ty để tư lợi hoặc phục vụ cho lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
Khoản 4. Thông báo kịp thời, đầy đủ và chính xác cho Tổng công ty về các doanh nghiệp mà mình và người có liên quan làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp. Thông báo này được niêm yết tại trụ sở chính và chi nhánh của Tổng công ty.
Khoản 5. Chấp hành các quyết định của Hội đồng thành viên.
Khoản 6. Chịu trách nhiệm cá nhân khi lợi dụng danh nghĩa Tổng công ty thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; tiến hành kinh doanh hoặc giao dịch khác không nhằm phục vụ lợi ích của Tổng công ty và gây thiệt hại cho người khác; thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn khi có nguy cơ rủi ro tài chính có thể xảy ra đối với Tổng công ty.
Khoản 7. Trường hợp phát hiện Thành viên Hội đồng thành viên có hành vi vi phạm nghĩa vụ trong thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao thì thành viên khác của Hội đồng thành viên có nghĩa vụ báo cáo bằng văn bản với Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty; yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả.
Mục 1
Điều 23 Chế độ làm việc, điều kiện và thể thức tiến hành họp Hội đồng thành viên Tổng công ty
Khoản 1. Hội đồng thành viên Tổng công ty làm việc theo chế độ tập thể, họp ít nhất một lần trong một quý để xem xét và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình, đối với những vấn đề không yêu cầu thảo luận thì Hội đồng thành viên có thể lấy ý kiến các thành viên bằng văn bản. Hội đồng thành viên có thể họp bất thường để giải quyết những vấn đề cấp bách của Tổng công ty trong trường hợp: a. Theo yêu cầu của Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty. b. Theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Tổng giám đốc Tổng công ty. c. Do hơn 50% tổng số Thành viên Hội đồng thành viên Tổng công ty đề nghị.
Khoản 2. Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Thành viên Hội đồng thành viên được Chủ tịch Hội đồng thành viên ủy quyền triệu tập và chủ trì cuộc họp của Hội đồng thành viên. Nội dung và các tài liệu cuộc họp phải gửi đến các Thành viên Hội đồng thành viên và các đại biểu được mời dự họp (nếu có) trước ngày họp ít nhất là 03 (ba) ngày làm việc. Tài liệu sử dụng trong cuộc họp liên quan đến việc kiến nghị Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty sửa đổi, bổ sung Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Tổng công ty, thông qua phương hướng phát triển của Tổng công ty, thông qua báo cáo tài chính hàng năm, tổ chức lại, giải thể Tổng công ty phải được gửi đến các thành viên chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc trước ngày họp.
Khoản 3. Các cuộc họp hoặc lấy ý kiến các thành viên của Hội đồng thành viên hợp lệ khi có ít nhất hai phần ba tổng số Thành viên Hội đồng thành viên tham dự. Nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên có hiệu lực khi ít nhất trên 50% tổng số Thành viên Hội đồng thành viên tham dự biểu quyết tán thành; Thành viên Hội đồng thành viên có quyền bảo lưu ý kiến của mình và kiến nghị lên Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty. Khi bàn về nội dung công việc của Tổng công ty có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động phải mời đại diện Công đoàn Tổng công ty dự họp. Đại diện các cơ quan, tổ chức được mời dự họp có quyền phát biểu ý kiến nhưng không tham gia biểu quyết.
Khoản 4. Nội dung các vấn đề thảo luận, các ý kiến phát biểu, kết quả biểu quyết, các quyết định được Hội đồng thành viên thông qua và kết luận của các cuộc họp của Hội đồng thành viên phải được ghi thành biên bản. Chủ tọa và thư ký cuộc họp phải liên đới chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính trung thực của biên bản họp Hội đồng thành viên. Nghị quyết, Quyết định của Hội đồng thành viên có tính bắt buộc thi hành trong Tổng công ty. Biên bản phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
Điểm a) Thời gian, địa điểm, mục đích, chương trình họp; danh sách thành viên dự họp; vấn đề được thảo luận và biểu quyết; tóm tắt ý kiến phát biểu của thành viên dự họp về từng vấn đề thảo luận;
Điểm b) Số phiếu biểu quyết tán thành và không tán thành đối với trường hợp không áp dụng phương thức bỏ phiếu trắng hoặc số phiếu biểu quyết tán thành, không tán thành và không có ý kiến đối với trường hợp có áp dụng phương thức bỏ phiếu trắng;
Điểm c) Các quyết định được thông qua;
Điểm d) Họ, tên, chữ ký của thành viên dự họp.
Khoản 5. Thành viên Hội đồng thành viên có quyền yêu cầu Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý, điều hành trong Tổng công ty, Công ty con do Tổng công ty nắm 100% vốn điều lệ, Người đại diện phần vốn của Tổng công ty tại các doanh nghiệp khác cung cấp các thông tin, tài liệu về tình hình tài chính, hoạt động của Tổng công ty, Công ty con, Công ty liên kết theo quy chế thông tin do Hội đồng thành viên quy định hoặc theo nghị quyết của Hội đồng thành viên. Người được yêu cầu cung cấp thông tin có trách nhiệm cung cấp kịp thời đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu theo yêu cầu của Thành viên Hội đồng thành viên Tổng công ty trừ trường hợp Hội đồng thành viên Tổng công ty có quyết định khác.
Khoản 6. Hội đồng thành viên sử dụng bộ máy điều hành, bộ phận giúp việc (nếu có) và con dấu của Tổng công ty để thực hiện nhiệm vụ của mình.
Khoản 7. Chi phí hoạt động của Hội đồng thành viên, kể cả tiền lương, phụ cấp và thù lao được tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp của Tổng công ty.
Khoản 8. Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng thành viên được quyền tổ chức việc lấy ý kiến các chuyên gia tư vấn trong nước và ngoài nước trước khi quyết định các vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên. Chi phí lấy ý kiến chuyên gia tư vấn được quy định tại Quy chế tài chính của Tổng công ty.
Khoản 9. Nghị quyết của Hội đồng thành viên có hiệu lực kể từ ngày được thông qua hoặc từ ngày có hiệu lực ghi trong nghị quyết đó, trừ các trường hợp phải được Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty chấp thuận.
Mục 2
Điều 24 Cơ cấu và chức năng của Ban Kiểm soát
Khoản 1. Ban kiểm soát do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập có từ 01 đến 05 Kiểm soát viên, trong đó có Trưởng Ban kiểm soát. Trường hợp Ban kiểm soát chỉ có 01 Kiểm soát viên thì Kiểm soát viên đó đồng thời là Trưởng Ban kiểm soát. Nhiệm kỳ Kiểm soát viên không quá 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại nhưng không quá 02 nhiệm kỳ liên tục.
Khoản 2. Ban kiểm soát là bộ phận trong cơ cấu bộ máy quản lý của Tổng công ty, giúp cơ quan đại diện chủ sở hữu kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động quản lý, điều hành Tổng công ty, trong việc chấp hành pháp luật, điều lệ và các quyết định của Tổng công ty.
Mục 2
Điều 25 Tiêu chuẩn và điều kiện Kiểm soát viên
Thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố.
Điều 26 Nghĩa vụ của Ban kiểm soát
Khoản 1. Ban kiểm soát có nghĩa vụ sau đây:
Điểm a) Giám sát việc tổ chức thực hiện chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh của Tổng công ty;
Điểm b) Giám sát, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh, thực trạng tài chính của Tổng công ty;
Điểm c) Giám sát và đánh giá việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên và Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc;
Điểm d) Giám sát, đánh giá hiệu lực và mức độ tuân thủ quy chế kiểm toán nội bộ, quy chế quản lý và phòng ngừa rủi ro, quy chế báo cáo, quy chế quản trị nội bộ khác của Tổng công ty;
Điểm đ) Giám sát tính hợp pháp, tính hệ thống và trung thực trong công tác kế toán, sổ sách kế toán, trong nội dung báo cáo tài chính, các phụ lục và tài liệu liên quan;
Điểm e) Giám sát hợp đồng, giao dịch của Tổng công ty với các bên có liên quan;
Điểm g) Giám sát thực hiện dự án đầu tư lớn; hợp đồng, giao dịch mua, bán; hợp đồng, giao dịch kinh doanh khác có quy mô lớn của Tổng công ty;
Điểm h) Lập và gửi báo cáo đánh giá, kiến nghị về nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g khoản này cho cơ quan đại diện chủ sở hữu và Hội đồng thành viên;
Điểm i) Thực hiện nghĩa vụ khác theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu, quy định tại Điều lệ công ty.
Khoản 2. Tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của Kiểm soát viên do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định và chi trả.
| |
Quyết Định 828/QĐ-UBND về việc ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của tổng công ty du lịch hà nội .
Kèm theo Chương IV
* Điều 27
- Khoản 1
+ Điểm e
+ Điểm g
+ Điểm h
+ Điểm i
- Khoản 2
* Điều 27
* Điều 28
* Điều 29
* Điều 30
* Điều 31
* Điều 32
- Khoản 1
- Khoản 2 | Quyết Định 828/QĐ-UBND về việc ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của tổng công ty du lịch hà nội .
Kèm theo Chương IV
Mục 2
Điều 27 Quyền của Ban kiểm soát
Khoản 1
Điểm e) Giám sát hợp đồng, giao dịch của Tổng công ty với các bên có liên quan;
Điểm g) Giám sát thực hiện dự án đầu tư lớn; hợp đồng, giao dịch mua, bán; hợp đồng, giao dịch kinh doanh khác có quy mô lớn của Tổng công ty;
Điểm h) Lập và gửi báo cáo đánh giá, kiến nghị về nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g khoản này cho cơ quan đại diện chủ sở hữu và Hội đồng thành viên;
Điểm i) Thực hiện nghĩa vụ khác theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu, quy định tại Điều lệ công ty.
Khoản 2. Tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của Kiểm soát viên do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định và chi trả.
Mục 2
Điều 27 Quyền của Ban kiểm soát
Khoản 1. Tham gia các cuộc họp Hội đồng thành viên, các cuộc tham vấn, trao đổi chính thức và không chính thức của cơ quan đại diện chủ sở hữu với Hội đồng thành viên; chất vấn Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc về kế hoạch, dự án, chương trình đầu tư phát triển và các quyết định khác trong quản lý, điều hành Tổng công ty.
Khoản 2. Xem xét sổ sách kế toán, báo cáo, hợp đồng, giao dịch và tài liệu khác của công ty; kiểm tra công việc quản lý, điều hành của Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc khi xét thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
Khoản 3. Yêu cầu Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác báo cáo, cung cấp thông tin trong phạm vi quản lý và hoạt động đầu tư, kinh doanh của Tổng công ty.
Khoản 4. Yêu cầu người quản lý công ty báo cáo về thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của công ty con khi xét thấy cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
Khoản 5. Đề nghị cơ quan đại diện chủ sở hữu thành lập đơn vị thực hiện nhiệm vụ kiểm toán để tham mưu và trực tiếp hỗ trợ Ban kiểm soát thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao.
Mục 2
Điều 28 Chế độ làm việc
Khoản 1. Trưởng Ban kiểm soát xây dựng kế hoạch công tác hằng tháng, hằng quý và hằng năm của Ban kiểm soát; phân công nhiệm vụ và công việc cụ thể cho từng Kiểm soát viên.
Khoản 2. Kiểm soát viên chủ động và độc lập thực hiện nhiệm vụ và công việc được phân công; đề xuất, kiến nghị thực hiện nhiệm vụ, công việc kiểm soát khác ngoài kế hoạch, ngoài phạm vi được phân công khi xét thấy cần thiết.
Khoản 3. Ban kiểm soát họp ít nhất mỗi tháng một lần để rà soát, đánh giá, thông qua báo cáo kết quả kiểm soát trong tháng trình cơ quan đại diện chủ sở hữu; thảo luận và thông qua kế hoạch hoạt động tiếp theo của Ban kiểm soát.
Khoản 4. Quyết định của Ban kiểm soát được thông qua khi có đa số thành viên dự họp tán thành. Các ý kiến khác với nội dung quyết định đã được thông qua phải được ghi chép đầy đủ, chính xác và báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu.
Mục 2
Điều 29 Trách nhiệm của Kiểm soát viên
Khoản 1. Tuân thủ pháp luật, Điều lệ công ty, quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu và đạo đức nghề nghiệp trong thực hiện quyền và nghĩa vụ của Kiểm soát viên.
Khoản 2. Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, Tổng công ty và lợi ích hợp pháp của các bên tại Tổng công ty.
Khoản 3. Trung thành với lợi ích của Nhà nước và Tổng công ty; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của Tổng công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
Khoản 4. Trường hợp vi phạm trách nhiệm quy định tại Điều này mà gây thiệt hại cho Tổng công ty thì Kiểm soát viên phải chịu trách nhiệm cá nhân hoặc liên đới bồi thường thiệt hại đó; tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và thiệt hại còn có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật; hoàn trả lại cho Tổng công ty mọi thu nhập và lợi ích có được do vi phạm trách nhiệm quy định tại Điều này.
Khoản 5. Báo cáo kịp thời cho cơ quan đại diện chủ sở hữu, đồng thời yêu cầu Kiểm soát viên chấm dứt hành vi vi phạm và khắc phục hậu quả trong trường hợp phát hiện Kiểm soát viên đó vi phạm quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm được giao.
Khoản 6. Báo cáo kịp thời cho cơ quan đại diện chủ sở hữu công ty, Kiểm soát viên khác và cá nhân có liên quan, đồng thời yêu cầu cá nhân đó chấm dứt hành vi vi phạm và khắc phục hậu quả trong trường hợp sau đây: - Phát hiện có thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc và người quản lý khác làm trái quy định về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của họ hoặc có nguy cơ làm trái quy định đó; - Phát hiện hành vi vi phạm pháp luật, trái quy định Điều lệ này hoặc quy chế quản trị nội bộ khác của Tổng công ty.
Khoản 7. Trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ Tổng công ty.
Mục 2
Điều 30 Miễn nhiệm, thay thế Kiểm soát viên
Khoản 1. Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên bị miễn nhiệm trong trường hợp sau đây:
Điểm a) Không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định tại Điều lệ này.
Điểm b) Có đơn xin từ chức và được cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận;
Điểm c) Được cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc cơ quan có thẩm quyền khác điều động, phân công thực hiện nhiệm vụ khác;
Khoản 2. Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên bị cách chức trong trường hợp sau đây:
Điểm a) Không thực hiện nghĩa vụ, nhiệm vụ, công việc được phân công trong 03 tháng liên tục, trừ trường hợp bất khả kháng;
Điểm b) Không hoàn thành nghĩa vụ, nhiệm vụ, công việc được phân công trong 01 năm;
Điểm c) Vi phạm nhiều lần, vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.
Mục 3
Điều 31 Tổng giám đốc
Khoản 1. Tổng giám đốc do Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty quyết định quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, thay thế, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Hội đồng thành viên Tổng công ty.
Khoản 2. Tổng giám đốc được bổ nhiệm hoặc ký hợp đồng với nhiệm kỳ không quá 05 (năm) năm.
Khoản 3. Tổng giám đốc có thể là Thành viên Hội đồng thành viên.
Khoản 4. Tổng giám đốc phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại Điều 18 Điều lệ này, quy định của Luật Doanh nghiệp và các quy định khác của pháp luật về Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và các tiêu chuẩn theo ngành, lĩnh vực kinh doanh chính của Tổng công ty.
Khoản 5. Tổng giám đốc có các quyền sau:
Điểm a) Tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, phương án kinh doanh, kế hoạch đầu tư của Tổng công ty;
Điểm b) Tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện các nghị quyết của Hội đồng thành viên và của Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty;
Điểm c) Quyết định các công việc hằng ngày của Tổng công ty;
Điểm d) Xây dựng chiến lược phát triển; kế hoạch dài hạn và hàng năm của Tổng công ty báo cáo Hội đồng thành viên để trình Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty phê duyệt; Xây dựng đề án tổ chức quản lý, quy chế quản lý nội bộ, chức năng nhiệm vụ của bộ máy giúp việc của Tổng công ty, phương án phối hợp kinh doanh giữa Công ty mẹ với các Công ty con do Tổng công ty sở hữu toàn bộ vốn Điều lệ hoặc giữ cổ phần, vốn góp chi phối trình Hội đồng thành viên quyết định theo thẩm quyền trên cơ sở các quy định của pháp luật;
Điểm đ) Quyết định huy động vốn, đầu tư, xây dựng, mua, bán, thuê, cho thuê tài sản cố định, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị đến 100 tỷ đồng nhưng không vượt quá mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật Đầu tư công. Trường hợp, huy động vốn, đầu tư, xây dựng, mua, bán, thuê, cho thuê tài sản cố định, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị trên 20 tỉ đồng, Tổng giám đốc quyết định sau khi Hội đồng thành viên thông qua chủ trương;
Điểm e) Xây dựng và trình Hội đồng thành viên Tổng công ty xem xét quyết định hoặc chấp thuận phương án huy động vốn, đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định, dự án đầu tư ra ngoài doanh nghiệp và các nội dung khác thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng thành viên;
Điểm g) Đề nghị Hội đồng thành viên trình Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, cách chức, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu, tiền lương, tiền thưởng và các lợi ích khác đối với Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng Tổng công ty;
Điểm h) Quyết định tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, cách chức, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu, tiền lương, tiền thưởng và các lợi ích khác đối với Phó Trưởng phòng và tương đương của Tổng công ty; Phó giám đốc, người phụ trách phòng Tài chính - Kế toán của đơn vị phụ thuộc và tương đương của Tổng công ty sau khi báo cáo và được Hội đồng thành viên Tổng công ty chấp thuận bằng văn bản;
Điểm i) Đề nghị Hội đồng thành viên Tổng công ty quyết định quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, cách chức, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu, tiền lương, tiền thưởng và các lợi ích khác đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc, Phó giám đốc, Kiểm soát viên, Kế toán trưởng của Công ty TNHH một thành viên trực thuộc Tổng công ty, Trưởng phòng ban, đơn vị phụ thuộc và tương đương của Tổng công ty; Đề nghị Hội đồng thành viên Tổng công ty cử, thay đổi, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật người đại diện phần vốn của Tổng công ty tại các doanh nghiệp khác;
Điểm k) Xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm, đơn giá tiền lương áp dụng trong Tổng công ty và các đơn vị phụ thuộc phù hợp với các quy định của Nhà nước trình Hội đồng thành viên phê duyệt; kiểm tra việc thực hiện các định mức, tiêu chuẩn, đơn giá quy định trong nội bộ Tổng công ty;
Điểm l) Tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư, quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ sau khi được Hội đồng thành viên Tổng công ty thông qua chủ trương;
Điểm m) Ký kết các hợp đồng dân sự, thương mại của Tổng công ty theo phân cấp của Hội đồng thành viên;
Điểm n) Tuyển dụng lao động; ký kết, chấm dứt hợp đồng lao động, thực hiện chế độ khen thưởng, kỷ luật và các chế độ quyền lợi khác đối với người lao động;
Điểm o) Báo cáo Hội đồng thành viên định kỳ hàng quý, hàng năm về kết quả thực hiện mục tiêu kế hoạch kinh doanh, báo cáo tài chính hằng năm và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên được quy định tại Điều 18 Điều lệ này; thực hiện việc công bố công khai các báo cáo tài chính theo quy định của Bộ Tài chính;
Điểm p) Được áp dụng các biện pháp cần thiết trong trường hợp khẩn cấp và phải báo cáo ngay với Hội đồng thành viên và Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty;
Điểm q) Quyết định các vấn đề khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ Tổng công ty.
Khoản 6. Tổng giám đốc có các nghĩa vụ sau:
Điểm a) Tuân thủ pháp luật; Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Tổng công ty; nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên trong việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao;
Điểm b) Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm tối đa lợi ích hợp pháp của Tổng công ty;
Điểm c) Trung thành với lợi ích của Tổng công ty; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của Tổng công ty, lạm dụng địa vị, chức vụ và tài sản của Tổng công ty để tư lợi hoặc phục vụ cho lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
Điểm d) Thông báo kịp thời, đầy đủ và chính xác cho Tổng công ty về các doanh nghiệp mà Tổng giám đốc và người có liên quan làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp. Thông báo này được niêm yết tại trụ sở chính và chi nhánh của Tổng công ty;
Điểm đ) Chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh Tổng công ty thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật; tiến hành kinh doanh hoặc giao dịch khác không nhằm phục vụ lợi ích của Tổng công ty và gây thiệt hại cho người khác; thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn trước nguy cơ tài chính có thể xảy ra đối với Tổng công ty;
Điểm e) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
Khoản 7. Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty xem xét và quyết định miễn nhiệm, thay thế Tổng giám đốc theo đề nghị của Hội đồng thành viên trong các trường hợp sau đây:
Điểm a) Không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại Điều lệ này;
Điểm b) Có đơn xin nghỉ việc.
Khoản 8. Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty xem xét và quyết định cách chức Tổng giám đốc theo đề nghị của Hội đồng thành viên trong các trường hợp sau đây:
Điểm a) Tổng công ty không bảo toàn được vốn theo quy định pháp luật;
Điểm b) Tổng công ty không hoàn thành các mục tiêu kế hoạch kinh doanh hàng năm;
Điểm c) Không có đủ trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu của chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh mới của Tổng công ty;
Điểm d) Tổng công ty vi phạm pháp luật hoặc có hoạt động kinh doanh trái với quy định của pháp luật;
Điểm đ) Vi phạm một trong số các nghĩa vụ của người quản lý quy định tại Điều 22 của Điều lệ này;
Điểm e) Các trường hợp khác theo quy định tại quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng thuê Tổng giám đốc (nếu có), quy định của pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và pháp luật có liên quan.
Mục 3
Điều 32 Quan hệ giữa Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc trong quản lý, điều hành Tổng công ty
Khoản 1. Khi tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên, nếu phát hiện vấn đề không có lợi cho Tổng công ty thì Tổng giám đốc báo cáo với Hội đồng thành viên để xem xét, điều chỉnh lại nghị quyết, quyết định. Hội đồng thành viên xem xét đề nghị của Tổng giám đốc. Trường hợp Hội đồng thành viên không điều chỉnh lại nghị quyết, quyết định thì Tổng giám đốc vẫn phải thực hiện nhưng được quyền kiến nghị lên Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty.
Khoản 2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày kết thúc quý, và 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm, Tổng giám đốc phải gửi báo cáo bằng văn bản về tình hình hoạt động kinh doanh và phương hướng thực hiện trong kỳ tới của Tổng công ty cho Hội đồng thành viên. | |
Quyết Định 828/QĐ-UBND về việc ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của tổng công ty du lịch hà nội .
Kèm theo Chương IV
* Điều 33
* Điều 34
* Điều 35
* Điều 36
* Điều 37
* Điều 38
Kèm theo Chương V
* Điều 39
Kèm theo Chương VI
* Điều 40
* Điều 41
* Điều 41
* Điều 42
- Khoản 1
- Khoản 2
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
- Khoản 3
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c | Quyết Định 828/QĐ-UBND về việc ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của tổng công ty du lịch hà nội .
thành viên và Tổng giám đốc trong quản lý, điều hành Tổng công ty
Khoản 1. Khi tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên, nếu phát hiện vấn đề không có lợi cho Tổng công ty thì Tổng giám đốc báo cáo với Hội đồng thành viên để xem xét, điều chỉnh lại nghị quyết, quyết định. Hội đồng thành viên xem xét đề nghị của Tổng giám đốc. Trường hợp Hội đồng thành viên không điều chỉnh lại nghị quyết, quyết định thì Tổng giám đốc vẫn phải thực hiện nhưng được quyền kiến nghị lên Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty.
Khoản 2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày kết thúc quý, và 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm, Tổng giám đốc phải gửi báo cáo bằng văn bản về tình hình hoạt động kinh doanh và phương hướng thực hiện trong kỳ tới của Tổng công ty cho Hội đồng thành viên.
Khoản 3. Tổng giám đốc phải mời Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc người được Chủ tịch Hội đồng thành viên ủy quyền tham dự các cuộc họp giao ban, các cuộc họp chuẩn bị các báo cáo, đề án trình Hội đồng thành viên hoặc trình Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty do Tổng giám đốc chủ trì để phối hợp chuẩn bị nội dung có liên quan. Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc người được ủy quyền tham dự có quyền phát biểu ý kiến nhưng không kết luận cuộc họp.
Khoản 4. Trường hợp Tổng giám đốc không là Thành viên Hội đồng thành viên thì được mời tham dự cuộc họp của Hội đồng thành viên và được quyền phát biểu ý kiến nhưng không có quyền biểu quyết.
Kèm theo Chương IV
Mục 3
Điều 33 Hợp đồng, giao dịch với những người có liên quan
Khoản 1. Hợp đồng, giao dịch giữa Tổng công ty với những người sau đây phải được Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc và Kiểm soát viên xem xét quyết định:
Điểm a) Thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc và Kiểm soát viên;
Điểm b) Người có liên quan của những người quy định tại điểm a Khoản này;
Điểm c) Người quản lý của Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty, người có thẩm quyền bổ nhiệm những người quản lý đó;
Điểm d) Người có liên quan của những người quy định tại Điểm c Khoản này.
Điểm đ) Người ký kết hợp đồng phải thông báo cho Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc và Kiểm soát viên về các đối tượng có liên quan đối với hợp đồng, giao dịch đó; đồng thời kèm theo dự thảo hợp đồng hoặc nội dung chủ yếu của giao dịch đó.
Khoản 2. Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên phải quyết định việc chấp thuận hợp đồng hoặc giao dịch trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo theo nguyên tắc đa số, mỗi người có một phiếu biểu quyết; người có lợi ích liên quan không có quyền biểu quyết.
Khoản 3. Hợp đồng, giao dịch quy định tại Khoản 1 Điều này chỉ được chấp thuận khi có đủ các điều kiện sau đây:
Điểm a) Các bên ký kết hợp đồng hoặc thực hiện giao dịch là những chủ thể pháp lý độc lập, có quyền, nghĩa vụ, tài sản và lợi ích riêng biệt;
Điểm b) Giá sử dụng trong hợp đồng hoặc giao dịch là giá thị trường tại thời điểm hợp đồng được ký kết hoặc giao dịch được thực hiện.
Khoản 4. Hợp đồng, giao dịch bị vô hiệu và xử lý theo quy định của pháp luật nếu được ký kết không đúng quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này, gây thiệt hại cho Tổng công ty. Người ký hợp đồng và người có liên quan là các bên của hợp đồng liên đới chịu trách nhiệm về thiệt hại phát sinh và hoàn trả cho Tổng công ty các khoản lợi thu được từ việc thực hiện hợp đồng, giao dịch đó.
Mục 3
Điều 34 Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc
Khoản 1. Phó Tổng giám đốc Phó Tổng giám đốc là người giúp Tổng giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty theo phân công và ủy quyền của Tổng giám đốc. Phó Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Số lượng Phó Tổng giám đốc không quá 05 người. Hội đồng thành viên quyết định cơ cấu, số lượng Phó Tổng giám đốc theo quy mô và đặc điểm sản xuất, kinh doanh của Tổng công ty. Phó Tổng giám đốc do Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc và theo quy định của pháp luật. Thời hạn bổ nhiệm là 05 (năm) năm.
Khoản 2. Kế toán Trưởng Kế toán trưởng do Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc và theo quy định của pháp luật. Thời hạn bổ nhiệm là 05 (năm) năm. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn và nghĩa vụ của Kế toán trưởng theo phân công và ủy quyền của Tổng giám đốc đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
Khoản 3. Bộ máy giúp việc
Điểm a) Các Phòng, Ban chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc trong quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.
Điểm b) Nhiệm vụ cụ thể của các Phòng, Ban chuyên môn nghiệp vụ được quy định tại quy chế quản lý nội bộ của Tổng công ty do Tổng giám đốc xây dựng trình Hội đồng thành viên phê duyệt, Chủ tịch Hội đồng thành viên ký quyết định ban hành.
Điểm c) Trong quá trình hoạt động, Tổng giám đốc có quyền đề nghị Hội đồng thành viên thay đổi cơ cấu tổ chức, biên chế số lượng và chức năng nhiệm vụ của các Phòng, Ban chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty và quy định pháp luật. Hội đồng thành viên xem xét, quyết định việc thay đổi do Tổng giám đốc đề nghị.
Mục 3
Điều 35 Các đơn vị phụ thuộc
Khoản 1. Đơn vị hạch toán phụ thuộc là đơn vị không có vốn và tài sản riêng. Toàn bộ vốn, tài sản của đơn vị hạch toán phụ thuộc được hạch toán kế toán tập trung tại Tổng công ty và thuộc sở hữu của Tổng công ty. Đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng công ty được ký kết các hợp đồng kinh tế, thực hiện các hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính, tổ chức và nhân sự theo phân cấp của Tổng công ty quy định trong Điều lệ hoặc quy chế của đơn vị hạch toán phụ thuộc do Tổng giám đốc xây dựng và trình Hội đồng thành viên phê duyệt. Tổng công ty chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính phát sinh đối với các cam kết của các đơn vị hạch toán phụ thuộc.
Khoản 2. Văn phòng đại diện và chi nhánh Tổng công ty hoạt động theo quy chế do Hội đồng thành viên phê duyệt, Chủ tịch Hội đồng thành viên ký ban hành đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Trong quá trình hoạt động, Hội đồng thành viên quyết định hoặc phê duyệt việc thành lập mới hoặc chấm dứt hoạt động các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phù hợp với quy định của pháp luật.
Mục 4
Điều 36 Hình thức tham gia quản lý của người lao động
Người lao động tham gia quản lý Tổng công ty thông qua các hình thức và tổ chức sau đây:
Khoản 1. Hội nghị toàn thể hoặc Hội nghị đại biểu người lao động.
Khoản 2. Tổ chức công đoàn.
Khoản 3. Ban Thanh tra nhân dân.
Khoản 4. Thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
Mục 4
Điều 37 Nội dung tham gia quản lý Tổng công ty của người lao động
Khoản 1. Thông qua Hội nghị người lao động và tổ chức Công đoàn, người lao động có quyền thảo luận các vấn đề sau:
Điểm a) Nội dung hoặc sửa đổi, bổ sung nội dung Thỏa ước lao động tập thể, Nội quy lao động, quy chế trả lương, trả thưởng; bầu người đại diện tập thể người lao động để thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể với Tổng giám đốc Tổng công ty.
Điểm b) Quy chế sử dụng các quỹ phúc lợi, khen thưởng và các chỉ tiêu kế hoạch khác của Tổng công ty có liên quan trực tiếp đến nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động phù hợp các quy định của pháp luật.
Điểm c) Đánh giá kết quả hoạt động và chương trình hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân Tổng công ty.
Điểm d) Bầu Ban Thanh tra nhân dân Tổng công ty.
Khoản 2. Người lao động có quyền tham gia thảo luận, góp ý khi Tổng công ty quyết định hoặc đề xuất Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty quyết định các vấn đề sau:
Điểm a) Phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch, biện pháp phát triển sản xuất, kinh doanh, sắp xếp lại sản xuất, bố trí lại lao động Tổng công ty;
Điểm b) Các nội quy, quy chế của Tổng công ty liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động theo quy định của pháp luật; quy trình, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động, xử lý kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất;
Điểm c) Các giải pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ;
Điểm d) Các vấn đề khác theo yêu cầu của người sử dụng lao động, của Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty và theo quy định của pháp luật.
Khoản 3. Tham gia các nội dung khác theo quy định của pháp luật.
Mục 4
Điều 38 Nghĩa vụ của người lao động
Khoản 1. Người lao động phải có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng trách nhiệm đã ký với Tổng giám đốc hoặc người được Tổng giám đốc ủy quyền, thực hiện nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể và các quy định khác có liên quan đến lao động, được Hội nghị người lao động Tổng công ty thông qua.
Khoản 2. Người lao động phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề để hoàn thành công việc được giao.
Khoản 3. Chấp hành chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước, của Thành phố và phương án, tổ chức lại sản xuất kinh doanh, phương án sắp xếp lại lao động của Tổng công ty.
Khoản 4. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định hiện hành của Bộ Luật lao động và các quy định hợp pháp của Tổng công ty.
Kèm theo Chương V
Mục 4
Điều 39 Quản lý tài chính của Tổng công ty
Quản lý tài chính của Tổng công ty thực hiện theo Quy chế quản lý tài chính đã được Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty phê duyệt và theo các quy định hiện hành của pháp luật.
Kèm theo Chương VI
Điều 40 Tổ hợp Công ty mẹ - Công ty con của Tổng công ty
Tổ hợp Công ty mẹ - Công ty con của Tổng công ty bao gồm:
Khoản 1. Công ty mẹ là Tổng công ty Du lịch Hà Nội - Công ty TNHH.
Khoản 2. Các doanh nghiệp thành viên gồm:
Điểm a) Các Công ty con của Tổng công ty.
Điểm b) Các doanh nghiệp do Công ty con trực tiếp nắm giữ 100% vốn điều lệ, hoặc giữ quyền chi phối đối với doanh nghiệp đó.
Điểm c) Các Công ty liên kết và Công ty tự nguyện tham gia liên kết với Tổng công ty.
Mục 1
Điều 41 Nguyên tắc phối hợp chung giữa Công ty mẹ - Công ty con
Tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên thực hiện quan hệ phối hợp chung theo các cách sau đây:
Khoản 1. Xây dựng quy chế hoạt động chung trên cơ sở thỏa thuận giữa Công ty mẹ và các doanh nghiệp thành viên.
Điều 41 Nguyên tắc phối hợp chung giữa Công ty mẹ - Công ty con
Khoản 2. Tổng công ty căn cứ quyền hạn, trách nhiệm do pháp luật quy định làm đầu mối thực hiện một phần hoặc toàn bộ các nội dung phối hợp hoạt động chung dưới đây:
Điểm a) Phối hợp trong công tác kế hoạch và điều hành kế hoạch phối hợp kinh doanh;
Điểm b) Định hướng phân công lĩnh vực hoạt động và ngành, nghề sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thành viên;
Điểm c) Tổ chức công tác tài chính, kế toán, thống kê;
Điểm d) Hình thành, quản lý và sử dụng các quỹ tập trung của Tổ hợp Công ty mẹ - Công ty con phù hợp với quy định của pháp luật;
Điểm đ) Quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản (nếu có);
Điểm e) Công tác lao động, tiền lương, y tế, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực;
Điểm g) Công tác an toàn lao động, phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường;
Điểm h) Công tác ứng dụng khoa học, công nghệ;
Điểm i) Đặt tên các doanh nghiệp thành viên; sử dụng tên, thương hiệu của Tổ hợp Công ty mẹ - Công ty con;
Điểm k) Thực hiện công tác hành chính, công tác đối ngoại của Tổ hợp Công ty mẹ - Công ty con;
Điểm l) Quản lý công tác thi đua khen thưởng, văn hóa, thể thao và các công tác xã hội;
Điểm m) Các nội dung khác theo thỏa thuận giữa các doanh nghiệp thành viên phù hợp quy định của pháp luật.
Điều 42 Định hướng, phối hợp thông qua Công ty mẹ
Khoản 1. Công ty mẹ đại diện cho Tổ hợp Công ty mẹ - Công ty con thực hiện các hoạt động chung trong quan hệ với bên thứ ba trong và ngoài nước hoặc các hoạt động khác nhân danh Tổ hợp Công ty mẹ - Công ty con theo thỏa thuận giữa các doanh nghiệp thành viên và quy định của pháp luật có liên quan.
Khoản 2. Công ty mẹ sử dụng quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu vốn tại các doanh nghiệp thành viên để phối hợp, định hướng hoạt động của Tổ hợp Công ty mẹ - Công ty con:
Điểm a) Sử dụng bộ máy quản lý, điều hành tại Công ty mẹ hoặc thành lập bộ phận riêng để nghiên cứu, hoạch định chiến lược, đề xuất giải pháp phối hợp, định hướng các hoạt động quy định tại Khoản 3 Điều này để trình Hội đồng thành viên Công ty mẹ thông qua; thông qua Người đại diện thực hiện các nội dung phối hợp, định hướng;
Điểm b) Thông qua việc thực hiện các hợp đồng kinh tế, hợp đồng liên kết cùng các doanh nghiệp thành viên để phối hợp, định hướng hoạt động của Tổ hợp Công ty mẹ - Công ty con;
Điểm c) Xây dựng các Quy chế chung trong Tổ hợp Công ty mẹ - Công ty con.
Khoản 3. Nội dung phối hợp, định hướng của Công ty mẹ bao gồm:
Điểm a) Xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược phát triển, kế hoạch phối hợp kinh doanh chung của Tổ hợp Công ty mẹ - Công ty con; định hướng chiến lược kinh doanh của các Công ty con theo chiến lược phát triển; kế hoạch phối hợp kinh doanh chung của Tổ hợp Công ty mẹ - Công ty con; xây dựng và tổ chức thực hiện các quy chế quản lý, điều hành và tiêu chuẩn, định mức áp dụng thống nhất trong Tổ hợp Công ty mẹ - Công ty con;
Điểm b) Phân loại doanh nghiệp thành viên theo vị trí và tầm quan trọng trong chiến lược phát triển chung của Tổ hợp Công ty mẹ - Công ty con; xác định danh mục ngành, nghề kinh doanh chính, danh mục doanh nghiệp thành viên chủ chốt; định hướng doanh nghiệp thành viên theo ngành, nghề kinh doanh chính; quản lý và định hướng người đại diện đảm bảo quyền chi phối của Công ty mẹ tại các doanh nghiệp chủ chốt;
Điểm c) Định hướng kế hoạch sản xuất kinh doanh 05 năm, dài hạn của các doanh nghiệp thành viên; | |
Quyết Định 828/QĐ-UBND về việc ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của tổng công ty du lịch hà nội .
Kèm theo Chương VI
* Điều 42
- Khoản 3
+ Điểm b
+ Điểm c
+ Điểm d
+ Điểm đ
+ Điểm e
+ Điểm g
+ Điểm h
+ Điểm i
+ Điểm k
+ Điểm l
+ Điểm m
+ Điểm n
+ Điểm o
+ Điểm p
+ Điểm q
+ Điểm r
- Khoản 4
- Khoản 5
- Khoản 6
- Khoản 7
- Khoản 8
- Khoản 9
* Điều 43
* Điều 44
* Điều 45
* Điều 46
- Khoản 1
- Khoản 2
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
+ Điểm d
+ Điểm đ
+ Điểm e
+ Điểm g
+ Điểm h
+ Điểm i
+ Điểm k
+ Điểm l
- Khoản 3
+ Điểm a
+ Điểm b | Quyết Định 828/QĐ-UBND về việc ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của tổng công ty du lịch hà nội .
Kèm theo Chương VI
Điều 42 Định hướng, phối hợp thông qua Công ty mẹ
Khoản 3
Điểm b) Phân loại doanh nghiệp thành viên theo vị trí và tầm quan trọng trong chiến lược phát triển chung của Tổ hợp Công ty mẹ - Công ty con; xác định danh mục ngành, nghề kinh doanh chính, danh mục doanh nghiệp thành viên chủ chốt; định hướng doanh nghiệp thành viên theo ngành, nghề kinh doanh chính; quản lý và định hướng người đại diện đảm bảo quyền chi phối của Công ty mẹ tại các doanh nghiệp chủ chốt;
Điểm c) Định hướng kế hoạch sản xuất kinh doanh 05 năm, dài hạn của các doanh nghiệp thành viên;
Điểm d) Định hướng về mục tiêu hoạt động, đầu tư, các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh; phân công, chuyên môn hóa, hợp tác, tiếp cận, mở rộng và chia sẻ thị trường, xuất khẩu, sử dụng thương hiệu, dịch vụ thông tin, nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo và các hoạt động khác của các doanh nghiệp thành viên theo chính sách chung của Tổ hợp Công ty mẹ - Công ty con;
Điểm đ) Xây dựng và thực hiện quy chế quản lý thương hiệu chung; định hướng về thành tố chung trong tên gọi riêng của các doanh nghiệp thành viên;
Điểm e) Định hướng về tổ chức, cán bộ đối với các Công ty con;
Điểm g) Định hướng nội dung Điều lệ, kiểm soát cơ cấu vốn điều lệ của Công ty con;
Điểm h) Cử Người đại diện tham gia quản lý, điều hành ở Công ty con. Ban hành và thực hiện quy chế cử, thay thế, giám sát, đánh giá hoạt động của Người đại diện; quy định những vấn đề phải được Công ty mẹ thông qua trước khi Người đại diện quyết định hoặc tham gia quyết định tại các doanh nghiệp thành viên;
Điểm i) Làm đầu mối tập hợp các nguồn lực của các doanh nghiệp thành viên để thực hiện đấu thầu và triển khai thực hiện các dự án chung do các doanh nghiệp thành viên cùng thỏa thuận và thực hiện;
Điểm k) Thực hiện và cung cấp dịch vụ nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, tiếp thị, xúc tiến thương mại và các dịch vụ khác cho các doanh nghiệp thành viên;
Điểm l) Phối hợp hình thành, quản lý và sử dụng có hiệu quả các quỹ chung; giám sát tài chính và kiểm soát rủi ro; hỗ trợ hoạt động tài chính cho các doanh nghiệp thành viên khi được các doanh nghiệp này đề nghị;
Điểm m) Phối hợp thực hiện các công việc hành chính, các giao dịch với các đối tác cho các doanh nghiệp thành viên khi được các doanh nghiệp này đề nghị; thực hiện nhiệm vụ công ích và các công việc do Nhà nước giao cho Công ty mẹ và Tổ hợp Công ty mẹ - Công ty con;
Điểm n) Thiết lập, kết nối mạng lưới thông tin toàn bộ các doanh nghiệp thành viên;
Điểm o) Xây dựng báo cáo tài chính hợp nhất của Tổ hợp Công ty mẹ - Công ty con;
Điểm p) Tham vấn các doanh nghiệp thành viên trong thực hiện các hoạt động chung;
Điểm q) Tổ chức việc thực hiện giám sát định hướng, điều hòa, phối hợp giữa các bộ phận trong Công ty mẹ;
Điểm r) Các hoạt động khác phù hợp với đặc điểm của Tổ hợp Công ty mẹ - Công ty con, quy định pháp luật có liên quan, Điều lệ này và Điều lệ các doanh nghiệp thành viên.
Khoản 4. Công ty mẹ và các doanh nghiệp thành viên có các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình; chịu sự ràng buộc về quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng liên kết, thỏa thuận giữa các doanh nghiệp.
Khoản 5. Việc phối hợp, định hướng trong Tổ hợp Công ty mẹ - Công ty con phải phù hợp với quy định của pháp luật; Điều lệ của các doanh nghiệp thành viên; quyền của cơ quan đại diện chủ sở hữu tại Công ty mẹ; thỏa thuận giữa Công ty mẹ với các doanh nghiệp thành viên; vị trí của Công ty mẹ đối với từng hoạt động phối hợp với các doanh nghiệp thành viên.
Khoản 6. Khi Công ty mẹ lạm dụng vị thế của mình, can thiệp ngoài thẩm quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông hoặc trái với các liên kết và thỏa thuận giữa các doanh nghiệp thành viên, làm tổn hại đến lợi ích của các doanh nghiệp thành viên, các bên có liên quan, thì Công ty mẹ và những người có liên quan phải chịu trách nhiệm theo quy định tại Luật Doanh nghiệp và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Khoản 7. Công ty con không được mua cổ phần, vốn góp của Công ty mẹ, bao gồm cả cổ phần, vốn góp của Công ty mẹ khi thực hiện thoái vốn tại các Công ty con, công ty liên kết.
Khoản 8. Việc đầu tư vốn ra ngoài của Công ty mẹ và Công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thực hiện theo quy định của pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
Khoản 9. Công ty mẹ, các doanh nghiệp thành viên đăng ký các ngành nghề kinh doanh chính và ngành nghề có liên quan đến ngành nghề kinh doanh chính; chịu sự giám sát của Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty về việc đầu tư, tỷ lệ vốn đầu tư và hiệu quả đầu tư vào ngành nghề kinh doanh chính, ngành nghề có liên quan đến ngành nghề kinh doanh chính.
Điều 43 Định hướng, phối hợp thông qua các hình thức liên kết, trao đổi thông tin
Công ty mẹ và các doanh nghiệp thành viên có thể sử dụng các hình thức sau đây để bảo đảm liên kết trong quản lý, điều hành nội bộ Tổ hợp Công ty mẹ - Công ty con:
Khoản 1. Đầu tư, mua, bán sản phẩm, dịch vụ; hỗ trợ về công nghệ; phát triển thương hiệu giữa các doanh nghiệp thành viên với nhau;
Khoản 2. Thỏa thuận về cơ chế tín dụng nội bộ Tổ hợp Công ty mẹ - Công ty con, cơ chế bảo lãnh tín dụng, hình thành quỹ tập trung không trái với quy định pháp luật.
Khoản 3. Tổ chức hội nghị hoặc các cuộc họp tham vấn:
Điểm a) Giữa người quản lý, điều hành tại Công ty mẹ và Người đại diện tại các doanh nghiệp thành viên để định hướng, điều hòa, phối hợp các hoạt động của Tổ hợp Công ty mẹ - Công ty con và triển khai các nội dung của chiến lược, định hướng phát triển quan trọng của Tổ hợp Công ty mẹ - Công ty con;
Điểm b) Giữa các bộ phận chức năng của Công ty mẹ và của các doanh nghiệp thành viên để triển khai các vấn đề chuyên môn.
Khoản 4. Điều chuyển người đại diện theo ủy quyền là cán bộ lãnh đạo giữa các Công ty con.
Điều 44 Trách nhiệm và nghĩa vụ của Công ty mẹ trong định hướng, phối hợp Tổ hợp Công ty mẹ - Công ty con
Khoản 1. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty mẹ với các doanh nghiệp thành viên phù hợp với quy định pháp luật.
Khoản 2. Chịu trách nhiệm trước Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty về bảo đảm mục tiêu kinh doanh ngành, nghề chính và các mục tiêu khác do Nhà nước giao.
Khoản 3. Quản lý danh mục đầu tư tại Công ty mẹ nhằm đảm bảo điều kiện về đầu tư và cơ cấu ngành, nghề theo quy định; theo dõi, giám sát danh mục đầu tư của Công ty mẹ tại các Công ty con; theo dõi, giám sát ngành nghề kinh doanh của các Công ty con.
Khoản 4. Cung cấp thông tin và báo cáo các nội dung quy định tại Điều lệ này.
Khoản 5. Thiết lập tổ chức cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp thành viên.
Khoản 6. Xây dựng và thực hiện hệ thống đánh giá tiêu chuẩn hoạt động áp dụng đối với Người đại diện theo nguyên tắc: Có các chỉ tiêu chính cho mỗi chức danh; định kỳ đánh giá hiệu quả hoạt động; có cơ chế khuyến khích; có các chế tài xử lý vi phạm.
Khoản 7. Xây dựng và thực hiện chính sách nhân sự quản lý tại Công ty mẹ và đối với Người đại diện. Chính sách nhân sự quản lý phải bao gồm:
Điểm a) Các tiêu chuẩn về kinh nghiệm và trình độ quản lý;
Điểm b) Phương pháp và quy trình tuyển chọn (kể cả thi tuyển), bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo quản lý thuộc thẩm quyền của Công ty mẹ; tuyển chọn, đề cử để cấp có thẩm quyền lựa chọn, bổ nhiệm chức danh lãnh đạo quản lý của Công ty mẹ; tuyển chọn, đề cử để doanh nghiệp có vốn của Công ty mẹ bầu vào Hội đồng quản trị; Hội đồng thành viên doanh nghiệp đó; tuyển chọn (kể cả thi tuyển), bổ nhiệm người đại diện phần vốn góp của Công ty mẹ tại doanh nghiệp khác;
Điểm c) Hệ thống đánh giá hiệu quả quản lý áp dụng đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt tại Công ty mẹ, Công ty con và Người đại diện tại các doanh nghiệp thành viên;
Điểm d) Nguyên tắc và phương pháp trả lương và thưởng có tính cạnh tranh phù hợp với các quy định về quản lý tiền lương, thu nhập có liên quan;
Điểm đ) Các chế tài xử lý vi phạm.
Khoản 8. Hướng dẫn Công ty con để hình thành các quỹ tập trung và hệ thống điều hành, hạch toán thống nhất.
Mục 2
Điều 45 Quan hệ với Công ty TNHH một thành viên trực thuộc Tổng công ty
Khoản 1. Hội đồng thành viên Tổng công ty nhân danh Công ty mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với Công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc Tổng công ty, bao gồm các quyền và nghĩa vụ sau:
Điểm a) Đề nghị Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty quyết định tổ chức lại, chuyển đổi, sáp nhập, giải thể, phá sản công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc Tổng công ty và quy định mô hình tổ chức công ty TNHH một thành viên;
Điểm b) Quyết định việc điều chỉnh vốn điều lệ, tăng hoặc chuyển nhượng một phần vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc Tổng công ty sau khi được sự chấp thuận bằng văn bản của Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty;
Điểm c) Phê duyệt, sửa đổi, bổ sung Điều lệ Tổ chức và hoạt động, Quy chế tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc Tổng công ty;
Điểm d) Quyết định quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, miễn nhiệm, từ chức, cách chức, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu, quyết định mức tiền lương, tiền thưởng và các lợi ích khác đối với đối với Chủ tịch Công ty, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kiểm soát viên, Kế toán trưởng của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc Tổng công ty;
Điểm đ) Quyết định mục tiêu, định hướng, chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn, hàng năm, việc bổ sung ngành nghề kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc Tổng công ty;
Điểm e) Chấp thuận phương án huy động vốn, dự án đầu tư ra ngoài công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc Tổng công ty, dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định có giá trị trên 50% vốn chủ sở hữu của công ty được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của công ty được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm gần nhất với thời điểm huy động vốn, thời điểm quyết định dự án của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc Tổng công ty;
Điểm g) Tổ chức giám sát bằng các hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ, theo dõi và đánh giá hoạt động kinh doanh, tài chính và quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc Tổng công ty, hoạt động của Chủ tịch Công ty, Chủ tịch và Thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên và Giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc Tổng công ty;
Điểm h) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định tại Điều lệ này, Điều lệ Tổ chức và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc Tổng công ty và theo quy định của pháp luật.
Khoản 2. Tổng giám đốc chỉ đạo bộ máy giúp việc giúp Hội đồng thành viên thực hiện các quyền và nghĩa vụ của cơ quan đại diện chủ sở hữu, gồm:
Điểm a) Tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định các hồ sơ mà công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc Tổng công ty báo cáo để trình Hội đồng thành viên xem xét, thông qua hoặc quyết định;
Điểm b) Tổ chức thực hiện các Nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc Tổng công ty;
Điểm c) Kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện kế hoạch phối hợp sản xuất, kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc Tổng công ty.
Mục 2
Điều 46 Quan hệ với Công ty con do Tổng công ty nắm quyền chi phối
Khoản 1. Các Công ty con do Công ty mẹ nắm quyền chi phối được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật tương ứng với hình thức pháp lý của từng loại công ty đó.
Khoản 2. Quyền và nghĩa vụ của Công ty mẹ đối với Công ty con theo quy định của pháp luật có liên quan và các quy định dưới đây:
Điểm a) Thực hiện quyền, nghĩa vụ của cổ đông, thành viên góp vốn, bên liên doanh thông qua người đại diện quản lý phần vốn góp của Công ty tại Công ty con theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty đó;
Điểm b) Cử, thay đổi, bãi miễn, khen thưởng, kỷ luật, quyết định phụ cấp và lợi ích của Người đại diện tại Công ty con;
Điểm c) Yêu cầu Người đại diện báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và các nội dung khác của Công ty con;
Điểm d) Giao nhiệm vụ và yêu cầu Người đại diện xin ý kiến về những vấn đề quan trọng trước khi biểu quyết tại Công ty con; báo cáo việc sử dụng quyền của cổ đông, thành viên góp vốn chi phối để phục vụ định hướng phát triển và mục tiêu của Công ty mẹ và của Tổ hợp Công ty mẹ - Công ty con;
Điểm đ) Thu lợi tức và chịu rủi ro từ phần vốn góp của mình ở Công ty con;
Điểm e) Giám sát, kiểm tra việc sử dụng phần vốn đã góp vào Công ty con;
Điểm g) Chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng, bảo toàn và phát triển phần vốn đã góp vào Công ty con.
Điểm h) Hội đồng thành viên nhân danh Công ty mẹ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với phần vốn mà Công ty mẹ đầu tư vào các doanh nghiệp này. Tổng giám đốc Công ty mẹ chỉ đạo bộ máy giúp việc giúp Hội đồng thành viên thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu, gồm:
Điểm i) Tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định các hồ sơ mà Công ty con báo cáo Công ty mẹ để trình Hội đồng thành viên xem xét, thông qua hoặc quyết định;
Điểm k) Tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên đối với Công ty con;
Điểm l) Kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện kế hoạch phối hợp sản xuất kinh doanh tại Công ty con.
Khoản 3. Các Công ty con do Công ty mẹ nắm quyền chi phối:
Điểm a) Được tham gia kế hoạch phối hợp kinh doanh trên cơ sở hợp đồng kinh tế với Công ty mẹ và các doanh nghiệp thành viên Tổ hợp Công ty mẹ - Công ty con;
Điểm b) Được Công ty mẹ giao thực hiện các hợp đồng sản xuất, kinh doanh trên cơ sở hợp đồng kinh tế; | |
Quyết Định 828/QĐ-UBND về việc ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của tổng công ty du lịch hà nội .
Kèm theo Chương VI
* Điều 46
- Khoản 2
+ Điểm k
+ Điểm l
- Khoản 3
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
+ Điểm d
* Điều 47
* Điều 48
Kèm theo Chương VII
* Điều 49
* Điều 50
* Điều 51
* Điều 51
* Điều 52
* Điều 53
Kèm theo Chương VIII
* Điều 54
Kèm theo Chương IX
* Điều 55
* Điều 56
* Điều 57
Kèm theo Chương X
* Điều 58
* Điều 59
* Điều 60
Kèm theo Chương XI
* Điều 61
* Điều 62 | Quyết Định 828/QĐ-UBND về việc ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của tổng công ty du lịch hà nội .
Kèm theo Chương VI
Mục 2
Điều 46 Quan hệ với Công ty con do Tổng công ty nắm quyền chi phối
Khoản 2
Điểm k) Tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên đối với Công ty con;
Điểm l) Kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện kế hoạch phối hợp sản xuất kinh doanh tại Công ty con.
Khoản 3. Các Công ty con do Công ty mẹ nắm quyền chi phối:
Điểm a) Được tham gia kế hoạch phối hợp kinh doanh trên cơ sở hợp đồng kinh tế với Công ty mẹ và các doanh nghiệp thành viên Tổ hợp Công ty mẹ - Công ty con;
Điểm b) Được Công ty mẹ giao thực hiện các hợp đồng sản xuất, kinh doanh trên cơ sở hợp đồng kinh tế;
Điểm c) Được Công ty mẹ cung cấp thông tin và hưởng các dịch vụ và lợi ích từ hoạt động chung của Tổ hợp Công ty mẹ - Công ty con theo quy định tại Điều lệ này, theo thỏa thuận với các doanh nghiệp thành viên và quy định pháp luật có liên quan;
Điểm d) Có nghĩa vụ thực hiện các quy định hoặc thỏa thuận chung của Tổ hợp Công ty mẹ - Công ty con; thực hiện các cam kết trong hợp đồng kinh tế với Công ty mẹ và các doanh nghiệp thành viên; xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh theo định hướng của Công ty mẹ và triển khai thực hiện các quyết định hợp pháp của Công ty mẹ với tư cách thực hiện quyền chi phối đối với Công ty con.
Mục 2
Điều 47 Quan hệ với Công ty liên kết
Khoản 1. Tổng công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình đối với Công ty liên kết theo quy định của pháp luật, theo Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Công ty liên kết và thỏa thuận liên kết.
Khoản 2. Tổng công ty cử người đại diện để thực hiện các quyền hạn và nghĩa vụ của cổ đông, thành viên góp vốn, bên liên doanh theo Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Công ty liên kết hoặc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo hợp đồng liên kết.
Khoản 3. Các quan hệ khác theo quy định của pháp luật.
Mục 2
Điều 48 Quan hệ với Công ty tự nguyện tham gia liên kết
Khoản 1. Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có thể tự nguyện tham gia liên kết Tổ hợp Công ty mẹ - Công ty con theo quy định của pháp luật.
Khoản 2. Công ty tự nguyện tham gia liên kết chịu sự ràng buộc về quyền, nghĩa vụ với Công ty mẹ và các doanh nghiệp thành viên theo thỏa thuận liên kết.
Khoản 3. Công ty mẹ quan hệ với Công ty tự nguyện tham gia liên kết thông qua các hợp đồng thỏa thuận về thương hiệu, thị trường, công nghệ, nghiên cứu, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và các thỏa thuận khác.
Khoản 4. Công ty mẹ quyết định việc cử người đại diện để thực hiện các quyền hạn và nghĩa vụ của Công ty mẹ đối với Công ty tự nguyện tham gia liên kết.
Kèm theo Chương VII
Mục 2
Điều 49 Tổ chức lại Tổng công ty
Các hình thức tổ chức lại Tổng công ty bao gồm: sáp nhập, hợp nhất, chia, tách và các hình thức khác theo quy định của pháp luật. Việc tổ chức lại Tổng công ty do Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty quyết định theo đề nghị của Hội đồng thành viên Tổng công ty.
Điều 50 Chuyển đổi sở hữu và sắp xếp lại Tổng công ty
Khoản 1. Tổng công ty được chuyển đổi sở hữu theo các hình thức sau đây:
Điểm a) Cổ phần hóa;
Điểm b) Bán toàn bộ Tổng công ty;
Điểm c) Bán một phần vốn nhà nước đầu tư tại Tổng công ty để chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
Khoản 2. Tổng công ty được thực hiện sắp xếp lại theo các hình thức sau đây:
Điểm a) Hợp nhất, sáp nhập, chia tách Tổng công ty;
Điểm b) Giải thể, phá sản.
Mục 2
Điều 51 Tạm ngừng kinh doanh
Khoản 1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty quyết định việc tạm ngừng kinh doanh của Tổng công ty theo đề nghị của Hội đồng thành viên. Quyết định tạm ngừng kinh doanh của Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty phải được lập thành văn bản.
Điều 51 Tạm ngừng kinh doanh
Khoản 2. Tổng công ty tổ chức thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quyết định của Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty phù hợp quy định của pháp luật có liên quan.
Khoản 3. Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, Tổng công ty phải nộp đủ số thuế còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp Tổng công ty, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.
Điều 52 Giải thể Tổng công ty
Khoản 1. Tổng công ty bị giải thể trong các trường hợp sau đây:
Điểm a) Kinh doanh thua lỗ kéo dài nhưng chưa lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.
Điểm b) Không thực hiện được nhiệm vụ do Nhà nước quy định sau khi đã áp dụng các biện pháp cần thiết.
Điểm c) Việc tiếp tục duy trì Tổng công ty là không cần thiết.
Khoản 2. Trình tự, thủ tục giải thể Tổng công ty được thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật và của Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty.
Điều 53 Phá sản Tổng công ty
Thực hiện theo quy định của Luật Phá sản.
Kèm theo Chương VIII
Điều 54 Quyền tiếp cận sổ sách và hồ sơ Tổng công ty
Khoản 1. Định kỳ hàng năm Hội đồng thành viên có trách nhiệm báo cáo Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty và các cơ quan Nhà nước liên quan những báo cáo, tài liệu được yêu cầu theo quy định của pháp luật.
Khoản 2. Trong trường hợp đột xuất Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty có quyền ban hành văn bản yêu cầu Hội đồng thành viên cung cấp bất kỳ hồ sơ, tài liệu nào liên quan đến việc tổ chức thực hiện quyền của Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.
Khoản 3. Tổng giám đốc có trách nhiệm tổ chức chuẩn bị và báo cáo để Hội đồng thành viên cung cấp hồ sơ, tài liệu theo yêu cầu của Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty. Chủ tịch và các Thành viên Hội đồng thành viên được Tổng giám đốc cung cấp hồ sơ, tài liệu chuẩn bị cho cuộc họp thường kỳ của Hội đồng thành viên. Chủ tịch và các Thành viên Hội đồng thành viên có quyền yêu cầu Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, các cán bộ quản lý của Tổng công ty cung cấp mọi hồ sơ, tài liệu liên quan đến tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng thành viên.
Khoản 4. Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm tổ chức việc lưu giữ và bảo mật hồ sơ, tài liệu của Tổng công ty.
Khoản 5. Người lao động trong Tổng công ty có quyền tìm hiểu thông tin về Tổng công ty thông qua Hội nghị công nhân viên chức và Ban Thanh tra nhân dân của Tổng công ty.
Khoản 6. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Kèm theo Chương IX
Điều 55 Trách nhiệm báo cáo và thông tin
Khoản 1. Tổng giám đốc có trách nhiệm gửi Hội đồng thành viên những tài liệu sau đây theo định kỳ hàng quý:
Điểm a) Báo cáo về tình hình kinh doanh của Tổng công ty;
Điểm b) Báo cáo tài chính;
Điểm c) Báo cáo đánh giá công tác quản lý, điều hành Tổng công ty và các báo cáo khác theo quy định.
Khoản 2. Thành viên Hội đồng thành viên có quyền yêu cầu Tổng giám đốc, các cán bộ quản lý của Tổng công ty cung cấp mọi hồ sơ, tài liệu liên quan đến tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên.
Khoản 3. Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm tổ chức việc lưu giữ và bảo mật hồ sơ, tài liệu của Tổng công ty.
Điều 56 Báo cáo và thông tin cho Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty
Hội đồng thành viên lập và gửi Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty những tài liệu sau đây:
Khoản 1. Báo cáo giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp định kỳ và hằng năm;
Khoản 2. Báo cáo về tình hình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng thành viên; của từng Thành viên Hội đồng thành viên về kết quả thực hiện các nhiệm vụ được ủy quyền hoặc ghi tại quyết định bổ nhiệm (nếu có);
Khoản 3. Các tài liệu khác theo quy định của Điều lệ này và của pháp luật về chế độ thông tin, báo cáo của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
Điều 57 Công khai thông tin
Khoản 1. Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty quyết định và chịu trách nhiệm việc công khai thông tin ra bên ngoài của Tổng công ty. Bộ phận lưu giữ hồ sơ, tài liệu của Tổng công ty chỉ được cung cấp thông tin ra bên ngoài theo quyết định Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc người được ủy quyền.
Khoản 2. Biểu mẫu, nội dung và nơi gửi thông tin thực hiện theo các quy định pháp luật có liên quan.
Khoản 3. Trường hợp có yêu cầu thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty là người chịu trách nhiệm trong tổ chức cung cấp thông tin theo đúng quy định pháp luật về thanh tra, kiểm tra.
Kèm theo Chương X
Điều 58 Sửa đổi, bổ sung Điều lệ Tổng công ty
Khoản 1. Mọi sửa đổi, bổ sung Điều lệ này do Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty quyết định trên cơ sở đề nghị của Hội đồng thành viên Tổng công ty.
Khoản 2. Hội đồng thành viên Tổng công ty có quyền đề nghị Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty về phương án sửa đổi, bổ sung Điều lệ.
Điều 59 Quản lý con dấu của Tổng công ty
Khoản 1. Hội đồng thành viên quyết định thông qua con dấu chính thức của Tổng công ty. Con dấu được khắc theo quy định của pháp luật.
Khoản 2. Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc quản lý và sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật.
Điều 60 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ
Việc giải quyết tranh chấp nội bộ Tổng công ty hoặc tranh chấp liên quan đến quan hệ giữa Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty và Tổng công ty, giữa Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty và Hội đồng thành viên, giữa Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc Tổng công ty, bộ máy giúp việc được căn cứ theo Điều lệ này và theo quy định của pháp luật.
Kèm theo Chương XI
Điều 61 Hiệu lực thi hành
Khoản 1. Điều lệ này có hiệu lực thi hành kể từ ngày được Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty phê duyệt.
Khoản 2. Điều lệ này thay thế Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Du lịch Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 3536/QĐ-UBND ngày 07/6/2013 của UBND thành phố Hà Nội.
Điều 62 Phạm vi thi hành
Khoản 1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu của Tổng công ty, Tổng công ty, các đơn vị và cá nhân có liên quan có trách nhiệm tuân thủ các quy định tại Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Tổng công ty. 1. Các phòng, ban chuyên môn 1. Công ty TNHH một thành viên Đầu tư và Dịch vụ Tuổi Trẻ Hà Nội III. Các Công ty con là Công ty cổ phần: 1. Công ty cổ phần Du lịch và Thương mại Dân Chủ 1. Công ty TNHH Liên doanh Khách sạn Thống Nhất Metropole
Khoản 2. Các Quy chế nội bộ của Tổng công ty phải tuân thủ nguyên tắc, nội dung của Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Tổng công ty. 2. Các Chi nhánh II. Các Công ty con là Công ty TNHH một thành viên: 2. Công ty cổ phần Thương mại Du lịch Thanh niên Hà Nội 2. Công ty Cổ phần Du lịch Dịch vụ Hà Nội
Khoản 3. Trong trường hợp có những quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động của Tổng công ty chưa được quy định tại Điều lệ Tổ chức và hoạt động hoặc trong trường hợp có những quy định mới của pháp luật khác với những điều khoản trong Điều lệ tổ chức và hoạt động thì những quy định của pháp luật đó đương nhiên được áp dụng để điều chỉnh hoạt động của Tổng công ty./. DANH SÁCH CÁC CÔNG TY CON, CÔNG TY LIÊN KẾT CỦA TỔNG CÔNG TY DU LỊCH HÀ NỘI TẠI THỜI ĐIỂM PHÊ DUYỆT ĐIỀU LỆ I. Công ty mẹ: 3. Công ty cổ phần Du lịch Hà Nội Quảng Bình IV. Các Công ty liên kết và liên doanh với nước ngoài: 3. Công ty Cổ phần Thăng Long GTC
Khoản 4. Công ty Cổ phần Dịch vụ Giải trí Hà Nội
Khoản 5. Công ty TNHH Khách sạn Điện Biên Phủ - Hà Nội
Khoản 6. Công ty TNHH Làng Đoàn Kết
Khoản 7. Công ty Cổ phần Hanoitourist Taxi
Khoản 8. Công ty Cổ phần Du lịch Hà Nội - Hạ Long
Khoản 9. Công ty Cổ phần Khách sạn và Du lịch Bảo Việt
Khoản 10. Công ty Cổ phần Thương mại Du lịch Hà Nội
Khoản 11. Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Du lịch Thăng Long | |
Nghị Định 122/2016/NĐ-CP biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan .
* Điều 1
* Điều 2
* Điều 3
* Điều 4
* Điều 5
* Điều 6
* Điều 7
* Điều 8
* Điều 9
- Khoản 1
- Khoản 2
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
+ Điểm d
+ Điểm đ
+ Điểm e
+ Điểm g
+ Điểm h | Nghị Định 122/2016/NĐ-CP biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan .
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp và thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Khoản 1. Người nộp thuế theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Khoản 2. Cơ quan hải quan, công chức hải quan.
Khoản 3. Tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Điều 3. Ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu theo danh mục chịu thuế, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan Ban hành kèm theo Nghị định này:
Khoản 1. Phụ lục I - Biểu thuế xuất khẩu theo danh mục mặt hàng chịu thuế.
Khoản 2. Phụ lục II - Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế.
Khoản 3. Phụ lục III - Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp đối với mặt hàng xe ôtô chở người từ 15 chỗ ngồi trở xuống (kể cả lái xe), đã qua sử dụng.
Khoản 4. Phụ lục IV - Danh mục hàng hóa và mức thuế suất thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan đối với các mặt hàng thuộc diện áp dụng hạn ngạch thuế quan.
Điều 4. Biểu thuế xuất khẩu theo danh mục mặt hàng chịu thuế
Khoản 1. Biểu thuế xuất khẩu theo danh mục mặt hàng chịu thuế quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này gồm mã hàng, mô tả hàng hóa, mức thuế suất thuế xuất khẩu quy định cho từng nhóm mặt hàng, mặt hàng chịu thuế xuất khẩu.
Khoản 2. Mặt hàng than gỗ rừng trồng thuộc mã hàng 4402.90.90 áp dụng mức thuế suất thuế xuất khẩu 5% quy định tại Biểu thuế xuất khẩu ban hành kèm theo Nghị định này phải đáp ứng các tiêu chí kỹ thuật như sau: Tiêu chí Yêu cầu Hàm lượng tro ≤ 3% Hàm lượng carbon cố định (C)-là carbon nguyên tố, không mùi, không khói khi tiếp lửa. ≥ 70% Nhiệt lượng ≥ 7000Kcal/kg Hàm lượng lưu huỳnh ≤ 0,2%
Khoản 3. Mặt hàng đồ trang sức và các bộ phận rời của đồ trang sức bằng vàng (thuộc nhóm hàng 71.13), đồ kỹ nghệ và các bộ phận rời của đồ kỹ nghệ bằng vàng (thuộc nhóm hàng 71.14) và các sản phẩm khác bằng vàng (thuộc nhóm hàng 71.15) được áp dụng mức thuế suất thuế xuất khẩu 0% nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
Điểm a) Ngoài hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu theo quy định chung, phải có Phiếu kết quả thử nghiệm xác định hàm lượng vàng dưới 95% do tổ chức thử nghiệm được cấp phép xác định hàm lượng vàng trang sức, mỹ nghệ cấp (xuất trình 01 bản chính để đối chiếu, nộp 01 bản chụp cho cơ quan hải quan).
Điểm b) Trường hợp các mặt hàng là đồ trang sức và các bộ phận rời của đồ trang sức bằng vàng (nhóm hàng 71.13), đồ kỹ nghệ và các bộ phận rời của đồ kỹ nghệ bằng vàng (nhóm hàng 71.14) và các sản phẩm khác bằng vàng (nhóm hàng 71.15) xuất khẩu theo hình thức gia công xuất khẩu hoặc có đủ điều kiện xác định là được sản xuất từ toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu, xuất khẩu theo loại hình sản xuất xuất khẩu thì khi làm thủ tục hải quan thực hiện theo quy định hiện hành, không phải xuất trình Phiếu kết quả thử nghiệm xác định hàm lượng vàng. Đối với trường hợp xuất khẩu theo hình thức sản xuất xuất khẩu thì khi làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp phải xuất trình giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu của ngân hàng nhà nước theo quy định.
Khoản 4. Các mặt hàng phân bón thuộc các nhóm hàng 31.01, 31.02, 31.03, 31.04, 31.05 áp dụng mức thuế suất thuế xuất khẩu như sau:
Điểm a) Các mặt hàng phân bón thuộc các nhóm 31.01, 31.02, 31.03, 31.04, 31.05 mà có giá trị tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên áp dụng mức thuế suất thuế xuất khẩu là 5%.
Điểm b) Các mặt hàng phân bón không thuộc trường hợp nêu tại điểm a khoản này áp dụng mức thuế suất thuế xuất khẩu quy định cho các nhóm 31.01, 31.02, 31.03, 31.04, 31.05 tại Biểu thuế xuất khẩu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Điều 5. Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế
Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế quy định tại Phụ lục II bao gồm:
Khoản 1. Mục I: Quy định thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi áp dụng đối với 97 chương theo danh mục hàng hóa nhập khẩu Việt Nam. Nội dung gồm tên các Phần, Chương, Chú giải phần, chú giải chương; Danh mục biểu thuế nhập khẩu gồm mô tả hàng hóa (tên nhóm mặt hàng và tên mặt hàng), mã hàng (08 chữ số), mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi quy định cho mặt hàng chịu thuế.
Khoản 2. Mục II: Chương 98 - Quy định mã hàng và mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi riêng đối với một số nhóm mặt hàng, mặt hàng.
Điểm a) Chú giải và điều kiện, thủ tục áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi riêng tại Chương 98. - Chú giải chương: Các mặt hàng có tên nêu tại khoản 1 phần I mục II Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi riêng tại Chương 98. - Chú giải nhóm: + Việc phân loại mã hàng hóa và áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi riêng đối với mặt hàng CKD của ô tô, mặt hàng khung gầm đã gắn động cơ, có buồng lái (ôtô satxi, có buồng lái) được thực hiện theo quy định tại khoản 2.1 phần I mục II phụ lục II; + Các mặt hàng: Giấy kraft dùng làm bao xi măng đã tẩy trắng thuộc nhóm 98.07; Thép hợp kim có chứa nguyên tố Bo và/hoặc Crôm và/hoặc Titan thuộc nhóm 98.11; Chất làm đầy da, Kem hỗ trợ chức năng bảo vệ da, gel làm giảm sẹo thuộc nhóm 98.25; Vải mành nylong 1680/D/2 và 1890 D/2 thuộc nhóm 98.26; Dây đồng có kích thước mặt cắt ngang tối đa trên 6 mm nhưng không quá 8 mm thuộc nhóm 98.30; Hạt nhựa PolyPropylene dạng nguyên sinh thuộc nhóm 98.37; Thép không hợp kim, dạng thanh và dạng cuộn cuốn không đều, được cán nóng thuộc nhóm 98.39 được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi riêng tại Chương 98 nếu đáp ứng các tiêu chuẩn, thông số kỹ thuật quy định cụ thể tại khoản 2.2, 2.3, 2.4, 2.5, 2.6, 2.7, 2.8 phần I mục II Phụ lục II. - Cách thức phân loại, điều kiện, thủ tục để được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi riêng ghi tại Chương 98, báo cáo kiểm tra việc sử dụng hàng hóa được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi riêng tại Chương 98: Thực hiện theo quy định tại khoản 3 phần I mục II Phụ lục II.
Điểm b) Danh mục nhóm mặt hàng, mặt hàng và mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi riêng gồm: Mã hàng của nhóm mặt hàng, mặt hàng thuộc Chương 98; mô tả hàng hóa (tên nhóm mặt hàng, mặt hàng); mã hàng tương ứng của nhóm hàng, mặt hàng đó tại mục I phụ lục II (97 chương theo danh mục Biểu thuế nhập khẩu Việt Nam) và mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi áp dụng riêng tại Chương 98 thực hiện theo quy định cụ thể tại phần II mục II Phụ lục II.
Điểm c) Các nhóm mặt hàng, mặt hàng có tên và được thực hiện mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi riêng quy định tại Chương 98 nếu đủ điều kiện áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo quy định hiện hành thì được lựa chọn áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt quy định tại các Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt hoặc thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi riêng quy định tại Chương 98 của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.
Điểm d) Khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan phải kê khai mã hàng theo cột “Mã hàng tương ứng tại Mục I Phụ lục II” nêu tại Chương 98 và ghi chú mã hàng Chương 98 vào bên cạnh. Ví dụ: Mặt hàng giấy kraft dùng làm bao xi măng, đã tẩy trắng khi nhập khẩu, người khai hải quan kê khai mã hàng là 4804.29.00 (9807.00.00), thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi riêng là 3%.
Khoản 3. Mục III: Quy định thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng thực hiện cam kết WTO cho các năm 2017, 2018 và từ 2019 trở đi.
Điều 6. Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với các mặt hàng máy gia công cơ khí và hóa dầu
Khoản 1. Các mặt hàng máy gia công cơ khí thuộc các nhóm hàng từ 84.54 đến 84.63 áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi như sau:
Điểm a) Các mặt hàng máy gia công cơ khí trong nước chưa sản xuất được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi bằng 0%. Máy gia công cơ khí nêu tại điểm này là loại không thuộc Danh mục máy móc, thiết bị trong nước đã sản xuất được do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định.
Điểm b) Các mặt hàng máy gia công cơ khí không thuộc trường hợp nêu tại điểm a khoản này áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi quy định cho các nhóm từ 84.54 đến 84.63 tại Biểu thuế nhập khẩu quy định tại Mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
Khoản 2. Các mặt hàng hóa dầu gồm Benzen thuộc mã hàng 2707.10.00 và mã hàng 2902.20.00; Xylen thuộc mã hàng 2707.30.00, P-xylen thuộc mã hàng 2902.43.00 và Polypropylen thuộc mã hàng 3902.10.30 và mã hàng 3902.10.90 (không bao gồm mặt hàng Polypropylen dạng nguyên sinh thuộc nhóm 98.37) áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi theo lộ trình như sau:
Điểm a) Từ ngày 01 tháng 9 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2016: Áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi là 1%.
Điểm b) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 trở đi: Áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi là 3% theo quy định tại Mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
Điều 7. Thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xe ôtô đã qua sử dụng
Khoản 1. Xe ôtô chở người từ 09 chỗ ngồi trở xuống (kể cả lái xe) có dung tích xi lanh dưới 1.500cc thuộc nhóm hàng 87.03 và xe ô tô chở người từ 10 đến 15 chỗ ngồi (kể cả lái xe) thuộc nhóm hàng 87.02 áp dụng mức thuế tuyệt đối quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
Khoản 2. Xe ôtô chở người từ 09 chỗ ngồi trở xuống (kể cả lái xe) có dung tích xi lanh từ 1.500 cc trở lên thuộc nhóm hàng 87.03 áp dụng mức thuế hỗn hợp quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
Khoản 3. Xe ô tô chở người từ 16 chỗ ngồi trở lên (kể cả lái xe) thuộc nhóm hàng 87.02 và xe vận tải hàng hóa có tổng trọng lượng có tải không quá 05 tấn, thuộc nhóm hàng 87.04 (trừ xe đông lạnh, xe thu gom phế thải có bộ phận nén phế thải, xe xi téc, xe bọc thép để chở hàng hóa có giá trị; xe chở xi măng kiểu bồn và xe chở bùn có thùng rời nâng hạ được) áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi là 150%.
Khoản 4. Các loại xe ô tô khác thuộc các nhóm hàng 87.02, 87.03, 87.04 áp dụng mức thuế suất bằng 1,5 lần so với mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của xe ô tô mới cùng chủng loại thuộc cùng nhóm hàng quy định tại mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
Điều 8. Danh mục hàng hóa và mức thuế suất thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan đối với các mặt hàng thuộc diện áp dụng hạn ngạch thuế quan
Khoản 1. Danh mục hàng hóa thuộc diện áp dụng hạn ngạch thuế quan gồm một số mặt hàng thuộc các nhóm 04.07; 17.01; 24.01; 25.01 được quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
Khoản 2. Mức thuế suất thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
Khoản 3. Lượng hạn ngạch nhập khẩu hàng năm của các hàng hóa nêu tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định của Bộ Công Thương.
Khoản 4. Hàng hóa nêu tại khoản 1 Điều này có số lượng nhập khẩu nằm ngoài số lượng hạn ngạch nhập khẩu hàng năm theo quy định của Bộ Công Thương áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch quy định tại khoản 2 Điều này.
Khoản 5. Trường hợp theo các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam ký kết có cam kết thuế suất thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch (mức thuế suất cam kết) đối với các mặt hàng quy định tại khoản 1 Điều này và mức thuế suất cam kết thấp hơn mức thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị đinh này thì áp dụng theo mức thuế suất cam kết (nếu đáp ứng các điều kiện để được hưởng mức thuế suất cam kết) theo Hiệp định. Trường hợp mức thuế suất cam kết theo Hiệp định cao hơn mức thuế suất thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch quy định tại Phụ lục IV thì áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch quy định tại Phụ lục IV.
Khoản 6. Hàng hóa nêu tại khoản 1 Điều này có số lượng nhập khẩu nằm trong số lượng hạn ngạch nhập khẩu hàng năm theo quy định của Bộ Công Thương áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi quy định tại mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này hoặc áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo các Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt (nếu đáp ứng các điều kiện để được hưởng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt) ban hành kèm theo các Nghị định của Chính phủ để thực hiện các Hiệp định thương mại tự do.
Điều 9. Tổ chức thực hiện
Khoản 1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 2016.
Khoản 2. Nghị định này bãi bỏ:
Điểm a) Quyết định số 36/2011/QĐ-TTg ngày 29 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành mức thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xe ô tô chở người từ 15 chỗ ngồi trở xuống (kể cả lái xe) đã qua sử dụng;
Điểm b) Quyết định số 24/2013/QĐ-TTg ngày 03 tháng 5 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 1 Quyết định số 36/2011/QĐ-TTg ngày 29 tháng 6 năm 2011 về việc ban hành mức thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xe ô tô chở người từ 15 chỗ ngồi trở xuống (kể cả lái xe) đã qua sử dụng;
Điểm c) Thông tư số 111/2012/TT-BTC ngày 04 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Danh mục hàng hóa và thuế suất thuế nhập khẩu để áp dụng hạn ngạch thuế quan;
Điểm d) Thông tư số 80/2014/TT-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 111/2012/TT-BTC ngày 04 tháng 7 năm 2012 của Bộ Tài chính ban hành Danh mục hàng hóa và thuế suất thuế nhập khẩu để áp dụng hạn ngạch thuế quan;
Điểm đ) Thông tư số 182/2015/TT-BTC ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế;
Điểm e) Thông tư số 05/2016/TT-BTC ngày 13 tháng 01 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số hàng hóa môi trường trong APEC thuộc nhóm 84.19 và 84.21 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi;
Điểm g) Thông tư số 16/2016/TT-BTC ngày 21 tháng 01 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng thuộc nhóm 27.07, 29.02, 39.02 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi;
Điểm h) Thông tư số 25/2016/TT-BTC ngày 16 tháng 02 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng Diamoni hydro orthophosphat (diamoni phosphat) thuộc mã hàng 3105.30.00 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi; | |
Nghị Định 122/2016/NĐ-CP biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan .
* Điều 9
- Khoản 2
+ Điểm e
+ Điểm g
+ Điểm h
+ Điểm i
+ Điểm k
+ Điểm l
+ Điểm m
+ Điểm n
- Khoản 3
- Khoản 4
- Khoản 2
+ Điểm e
+ Điểm g
+ Điểm h
+ Điểm i
+ Điểm k
+ Điểm l
+ Điểm m
+ Điểm n
- Khoản 3
- Khoản 4 | Nghị Định 122/2016/NĐ-CP biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan .
Điều 9. Tổ chức thực hiện
Khoản 2
Điểm e)ểm e) Thông tư số 05/2016/TT-BTC ngày 13 tháng 01 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số hàng hóa môi trường trong APEC thuộc nhóm 84.19 và 84.21 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi;
Điểm g)ểm g) Thông tư số 16/2016/TT-BTC ngày 21 tháng 01 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng thuộc nhóm 27.07, 29.02, 39.02 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi;
Điểm h)ểm h) Thông tư số 25/2016/TT-BTC ngày 16 tháng 02 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng Diamoni hydro orthophosphat (diamoni phosphat) thuộc mã hàng 3105.30.00 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi;
Điểm i)ểm i) Thông tư số 31/2016/TT-BTC ngày 23 tháng 02 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ sung mặt hàng Dung môi N-Hexan dùng trong sản xuất khô dầu đậu tương và dầu thực vật, cám gạo trích ly và dầu cám vào Chương 98 của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi;
Điểm k)ểm k) Thông tư số 48/2016/TT-BTC ngày 17 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng xăng, dầu thuộc nhóm 27.10 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi;
Điểm l)ểm l) Thông tư số 51/2016/TT-BTC ngày 18 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung danh mục nhóm mặt hàng và mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi riêng đối với mặt hàng sắt hoặc thép để sản xuất tanh lốp xe thuộc chương 98 của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Thông tư số 182/2015/TT-BTC ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Điểm m)ểm m) Thông tư số 73/2016/TT-BTC ngày 20 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung mức thuế suất thuế xuất khẩu đối với mặt hàng than làm từ mùn cưa thuộc nhóm 44.02 tại Biểu thuế xuất khẩu ban hành kèm theo Thông tư số 182/2015/TT-BTC ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Điểm n)ểm n) Thông tư số 98/2016/TT-BTC ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ sung danh mục nhóm mặt hàng và mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi riêng đối với mặt hàng trứng Artemia vào Chương 98 của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Thông tư số 182/2015/TT-BTC ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Khoản 3. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan để công bố cụ thể và quy định phương thức điều hành nhập khẩu đối với từng mặt hàng thuộc diện áp dụng hạn ngạch thuế quan.
Khoản 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: VT, KTTH (3b).KN TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Nguyễn Xuân Phúc FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN | |
Thông Tư 2/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 16/2021/tt-bgtvt ngày 12 tháng 8 năm 2021 của bộ trưởng bộ giao thông vận tải quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ .
* Điều 1
* Điều 2
* Điều 3 | Thông Tư 2/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 16/2021/tt-bgtvt ngày 12 tháng 8 năm 2021 của bộ trưởng bộ giao thông vận tải quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ .
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2021/TT-BGTVT ngày 12 tháng 8 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi tắt là Thông tư số 16/2021/TT-BGTVT)
Khoản 1. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 như sau: “Điều 5. Địa điểm thực hiện kiểm định, đối tượng kiểm định, miễn kiểm định lần đầu 1. Việc lập Hồ sơ phương tiện, thực hiện kiểm định (kể cả khi bổ sung, sửa đổi Hồ sơ phương tiện) đối với xe cơ giới được thực hiện tại bất kỳ đơn vị đăng kiểm nào trong phạm vi cả nước.
Khoản 2. Xe cơ giới phải được kiểm định trên dây chuyền kiểm định, trừ các trường hợp sau đây: 2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 6 như sau: “1. Lập Hồ sơ phương tiện Chủ xe phải khai báo thông tin và cung cấp giấy tờ sau đây để lập Hồ sơ phương tiện (trừ trường hợp kiểm định lần đầu để cấp Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định có thời hạn hiệu lực 15 ngày):
Điểm a) Xe cơ giới chưa qua sử dụng thuộc trường hợp được miễn kiểm định lần đầu quy định tại khoản 3 Điều này; a) Xuất trình Giấy tờ về đăng ký xe (Bản chính Giấy đăng ký xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc bản chính Giấy biên nhận giữ bản chính Giấy đăng ký xe (kèm theo bản sao giấy đăng ký xe) đang thế chấp của tổ chức tín dụng hoặc Bản sao giấy đăng ký xe có xác nhận của tổ chức cho thuê tài chính (kèm theo bản sao giấy đăng ký xe) hoặc Giấy hẹn cấp Giấy đăng ký xe;
Điểm b) Xe cơ giới quá khổ, quá tải không vào được dây chuyền kiểm định: Hạng mục kiểm tra sự làm việc và hiệu quả phanh hoặc hạng mục khác không thực hiện kiểm tra được trên dây truyền kiểm định (nếu có) được thực hiện trên đường thử ngoài dây chuyền hoặc thực hiện kiểm định ngoài đơn vị đăng kiểm theo quy định tại khoản 3 Điều 8 của Thông tư này; b) Bản sao Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới sản xuất, lắp ráp trong nước (trừ xe cơ giới thanh lý);
Điểm c) Xe cơ giới không thể di chuyển đến đơn vị đăng kiểm để kiểm định được phép thực hiện kiểm định ngoài đơn vị đăng kiểm theo quy định tại khoản 3 Điều 8 của Thông tư này bao gồm: xe cơ giới mà trên Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe sản xuất, lắp ráp hoặc Giấy chứng nhận (hoặc Thông báo miễn kiểm tra) chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu) có ghi thông tin “xe cơ giới không tham gia giao thông đường bộ”; xe cơ giới hoạt động tại các vùng đảo không có đơn vị kiểm định; xe cơ giới đang hoạt động tại các khu vực bảo đảm về an toàn, an ninh, quốc phòng; xe cơ giới hoạt động trong khu vực hạn chế như cảng, mỏ, công trường; xe cơ giới đang thực hiện các nhiệm vụ cấp bách (phòng chống thiên tai, dịch bệnh). c) Bản chính Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo đối với trường hợp xe cơ giới mới cải tạo;
Khoản 3. Xe cơ giới chưa qua sử dụng đã được cấp “Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng” đối với xe sản xuất, lắp ráp hoặc “Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu” hoặc “Thông báo miễn kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu” và có năm sản xuất đến năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận kiểm định dưới 02 năm (năm sản xuất cộng 01 năm), có đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này thì được miễn kiểm định lần đầu.” 3. Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 8 như sau:
Khoản 2
Điểm d) Bản cà số khung, số động cơ của xe đối với trường hợp xe cơ giới thuộc đối tượng miễn kiểm định quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này;
Điểm đ) Khai báo thông tin các thông tin tương ứng quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo thông tư này.”.
Khoản 3
Điểm a) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 Điều 8 như sau: “d) Đối với xe cơ giới thuộc đối tượng miễn kiểm định lần đầu, đơn vị đăng kiểm căn cứ hồ sơ do chủ xe cung cấp đã được kiểm tra, đánh giá đầy đủ, hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Thông tư này để cấp Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định (Chủ xe không phải đưa xe cơ giới đến đơn vị đăng kiểm). Đối với xe cơ giới phải thực hiện kiểm định, đơn vị đăng kiểm thực hiện kiểm định theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này và chụp ảnh xe cơ giới để lưu trữ (có thể hiện thời gian chụp trên ảnh) như sau: 02 ảnh tổng thể thể hiện rõ biển số của xe cơ giới (01 ảnh ở góc chéo khoảng 45 độ từ phía trước bên cạnh xe và 01 ảnh từ phía sau góc đối diện); 02 ảnh chụp phần gầm xe trừ trường hợp ô tô chở người đến 09 chỗ (01 ảnh chụp từ đầu xe, 01 ảnh chụp từ cuối xe); ảnh chụp số khung của xe.”.
Điểm b) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 8 như sau: “a) Tiếp nhận, kiểm tra, tra cứu cảnh báo, đối chiếu hồ sơ với dữ liệu trên Chương trình Quản lý kiểm định (riêng trường hợp kiểm định lần tiếp theo ngay sau lần xe cơ giới được miễn kiểm định lần đầu, đơn vị đăng kiểm phải đối chiếu thêm về thông số kỹ thuật của xe thực tế với cơ sở dữ liệu sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu của Cục Đăng kiểm Việt Nam), nếu không đầy đủ thì hướng dẫn chủ xe hoàn thiện lại, nếu đầy đủ thì đăng ký kiểm định, thực hiện kiểm tra, đánh giá tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới và in Phiếu kiểm định theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;”.
Khoản 4. Sửa đổi, bổ sung tiêu đề khoản 1, điểm a khoản 1, khoản 5 Điều 9 như sau:
Điểm a) Sửa đổi, bổ sung tiêu đề khoản 1 Điều 9 như sau: “1. Xe cơ giới thuộc trường hợp được miễn kiểm định lần đầu hoặc đã được kiểm định đạt yêu cầu được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này. Chủ xe chịu trách nhiệm dán Tem kiểm định (đối với trường hợp miễn kiểm định lần đầu) phù hợp với quy định tại khoản 4 Điều 9 của Thông tư này.”. a) Giấy chứng nhận kiểm định lần đầu hoặc Tem kiểm định lần đầu của xe cơ giới thuộc đối tượng miễn kiểm định bị mất thì trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận kiểm định lần đầu, Tem kiểm định lần đầu, chủ sở hữu phương tiện hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật đến các đơn vị đăng kiểm khai báo theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này để được in lại 01 lần duy nhất Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định (Chủ xe không phải mang xe đến đơn vị đăng kiểm);
Điểm b) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 9 như sau: “a) Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định cấp cho xe cơ giới phải có cùng một số seri, được in từ chương trình quản lý kiểm định trên phôi do Cục Đăng kiểm Việt Nam thống nhất phát hành, có nội dung phù hợp với Hồ sơ phương tiện và dữ liệu trên chương trình quản lý kiểm định. Đối với xe cơ giới được khai báo có kinh doanh vận tải (biển số màu vàng) được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định loại dành cho xe cơ giới có kinh doanh vận tải, đối với xe cơ giới được khai báo không kinh doanh vận tải (biển số có màu khác với màu vàng) được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định loại không kinh doanh vận tải.”. b) Giấy chứng nhận kiểm định hoặc Tem kiểm định của xe cơ giới được miễn kiểm định lần đầu bị hư hỏng, có sự sai lệch so với thông tin của xe thì chủ xe mang Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định đã được cấp đến đơn vị đăng kiểm và khai báo theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này để đơn vị đăng kiểm rà soát, kiểm tra thông tin và để được in lại Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định (Chủ xe không phải mang xe đến đơn vị đăng kiểm).”
Điểm c) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 9 như sau: “5. Giấy chứng nhận kiểm định hoặc Tem kiểm định bị mất, hư hỏng thì chủ xe phải đưa xe đi kiểm định lại để cấp Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định, trừ các trường hợp sau:
Khoản 5. Bổ sung khoản 6 Điều 13 như sau: “6. Đối với trường hợp xe cơ giới được miễn kiểm định lần đầu, chủ xe phải dán tem kiểm định lên xe cơ giới trước khi tham gia giao thông theo quy định tại khoản 4 Điều 9 Thông tư này.”.
Khoản 6. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 14 như sau: “4. Phối hợp với cơ quan có liên quan thực hiện việc cảnh báo và xóa cảnh báo trên chương trình quản lý kiểm định đối với những xe cơ giới có sự không phù hợp về thông tin hành chính, thông số kỹ thuật và các trường hợp theo quy định tại khoản 12 Điều 80 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ và các trường hợp cảnh báo khác theo đề nghị của cơ quan nhà nước.”.
Khoản 7. Bổ sung khoản 18 Điều 16 như sau: “18. Các đơn vị đăng kiểm có trách nhiệm phối hợp thực hiện in lại Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định trong trường hợp Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định bị mất, hư hỏng, sai lệch thông tin quy định tại điểm a, b khoản 5 Điều 9 của Thông tư này.”
Điều 2. Thay thế một số Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 16/2021/TT-BGTVT
Thay thế Phụ lục I, II, III, VI, XI ban hành kèm theo Thông tư số 16/2021/TT-BGTVT tương ứng bằng Phụ lục I, II, III, IV, V ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 3. Hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện
Khoản 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 22 tháng 03 năm 2023.
Khoản 2. Các Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định đã được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì tiếp tục được sử dụng đến hết thời hạn ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định.
Khoản 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Giám đốc Sở Giao thông - Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./. Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Bộ trưởng (để báo cáo); - Các Thứ trưởng; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); - Công báo; - Cổng Thông tin điện tử Chính phủ; - Cổng Thông tin điện tử Bộ GTVT; - Báo Giao thông, Tạp chí GTVT; - Lưu: VT, KHCN&MT. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Lê Đình Thọ PHỤ LỤC I | |
Nghị Định 156/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán .
Chương I
* Điều 1
* Điều 2
* Điều 3
* Điều 4
* Điều 5 | Nghị Định 156/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán .
Chương I
Điều 1 Phạm vi điều chỉnh
Khoản 1. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Khoản 2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán quy định tại Nghị định này bao gồm:
Điểm a) Vi phạm quy định về chào bán, phát hành chứng khoán riêng lẻ;
Điểm b) Vi phạm quy định về chào bán chứng khoán ra công chúng tại Việt Nam;
Điểm c) Vi phạm quy định về phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế, chào bán chứng khoán tại nước ngoài và phát hành chứng khoán mới làm cơ sở chào bán chứng chỉ lưu ký chứng khoán tại nước ngoài hoặc hỗ trợ phát hành chứng chỉ lưu ký chứng khoán tại nước ngoài trên cơ sở cổ phiếu đã phát hành tại Việt Nam;
Điểm d) Vi phạm quy định phát hành thêm cổ phiếu; d) Vi phạm quy định về công ty đại chúng;
Điểm e) Vi phạm quy định về chào mua công khai;
Điểm g) Vi phạm quy định về niêm yết chứng khoán, đăng ký giao dịch chứng khoán;
Điểm h) Vi phạm quy định về tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán;
Điểm i) Vi phạm quy định về kinh doanh chứng khoán và hành nghề chứng khoán; vi phạm quy định về giao dịch chứng khoán;
Điểm k) Vi phạm quy định về đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán, ngân hàng giám sát, ngân hàng lưu ký;
Điểm l) Vi phạm quy định công bố thông tin và báo cáo; vi phạm quy định về kiểm toán công ty đại chúng, tổ chức niêm yết, tổ chức thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng, công ty chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, quỹ và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán;
Điểm m) Vi phạm quy định về phòng, chống rửa tiền và phòng, chống khủng bố trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán;
Điểm n) Vi phạm quy định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Điểm o) Các vi phạm khác trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán được quy định tại Nghị định này.
Điều 2 Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính
Khoản 1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân) thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán quy định tại Nghị định này.
Khoản 2. Tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
Điểm a) Công ty đại chúng;
Điểm b) Doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, đơn vị sự nghiệp công lập cổ phần hóa dưới hình thức chào bán chứng khoán ra công chúng;
Điểm c) Tổ chức phát hành;
Điểm d) Tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch; tổ chức tư vấn niêm yết, đăng ký giao dịch;
Điểm đ) Tổ chức kiểm toán được chấp thuận;
Điểm e) Tổ chức tư vấn chào bán, phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành; tổ chức đấu thầu, đại lý phát hành;
Điểm g) Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh, văn phòng đại diện công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán;
Điểm h) Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
Điểm i) Cổ đông, nhà đầu tư là tổ chức;
Điểm k) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam thực hiện hoạt động lưu ký, bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán; ngân hàng giám sát;
Điểm l) Tổ chức xã hội - nghề nghiệp về chứng khoán;
Điểm m) Các tổ chức khác hoạt động trên thị trường chứng khoán hoặc có liên quan đến hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Điều 3 Giải thích từ ngữ
Theo Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau;
Khoản 1. “Sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán” là việc thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật Chứng khoán, gồm một, một số hoặc tất cả các hành vi dưới đây:
Điểm a) Sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán cho chính mình hoặc cho người khác;
Điểm b) Tiết lộ, cung cấp thông tin nội bộ hoặc tư vấn cho người khác mua, bán chứng khoán trên cơ sở thông tin nội bộ.
Khoản 2. “Thao túng thị trường chứng khoán” là việc thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán quy định tại khoản 3 Điều 12 Luật Chứng khoán, gồm một, một số hoặc tất cả các hành vi dưới đây:
Điểm a) Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng liên tục mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo;
Điểm b) Đặt lệnh mua và bán cùng loại chứng khoán trong cùng ngày giao dịch hoặc thông đồng với nhau giao dịch mua, bán chứng khoán mà không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu hoặc quyền sở hữu chỉ luân chuyển giữa các thành viên trong nhóm nhằm tạo giá chứng khoán, cung cầu giả tạo;
Điểm c) Liên tục mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa thị trường nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đó trên thị trường;
Điểm d) Giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục đặt lệnh mua, bán chứng khoán gây ảnh hưởng lớn đến cung cầu và giá chứng khoán, thao túng giá chứng khoán;
Điểm đ) Đưa ra ý kiến một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua phương tiện thông tin đại chúng về một loại chứng khoán, về tổ chức phát hành chứng khoán nhằm tạo ảnh hưởng đến giá của loại chứng khoán đó sau khi đã thực hiện giao dịch và nắm giữ vị thế đối với loại chứng khoán đó;
Điểm e) Sử dụng các phương thức hoặc thực hiện các hành vi giao dịch khác hoặc kết hợp tung tin đồn sai sự thật, cung cấp thông tin sai lệch ra công chúng để tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá chứng khoán.
Khoản 3. “Làm giả giấy tờ, xác nhận trên giấy tờ giả mạo” là việc tạo dựng hoặc xác nhận các tài liệu, thông tin không có thực hoặc không chính xác để đăng ký chào bán, phát hành chứng khoán riêng lẻ, chào bán chứng khoán ra công chúng, phát hành thêm cổ phiếu, đăng ký công ty đại chúng, đăng ký niêm yết hoặc đăng ký giao dịch chứng khoán.
Khoản 4. “Giấy phép, giấy chứng nhận liên quan đến hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán” là các loại giấy phép, giấy chứng nhận được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật chứng khoán cho tổ chức, cá nhân để thực hiện các hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Khoản 5. “Sử dụng thông tin ngoài Bản cáo bạch hoặc thông tin sai lệch với thông tin trong Bản cáo bạch để thăm dò thị trường trước khi được phép thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng” là việc sử dụng thông tin không có trong Bản cáo bạch hoặc không chính xác so với nội dung tại Bản cáo bạch trong hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng để thăm dò thị trường trước khi được phép thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng.
Khoản 6. “Thực hiện hành vi làm cho khách hàng và nhà đầu tư hiểu nhầm về giá chứng khoán” là việc cố ý cung cấp cho khách hàng và nhà đầu tư thông tin, đưa ra những nhận định, tư vấn hoặc khuyến cáo không chính xác, không đầy đủ, không có căn cứ, che giấu sự thật về giá hoặc các yếu tố ảnh hưởng tới giá của một hoặc nhiều loại chứng khoán dẫn đến khách hàng và nhà đầu tư hiểu nhầm về giá chứng khoán và có quyết định không đúng trong đầu tư.
Khoản 7. "Thông tin sai sự thật" là thông tin không chính xác so với thông tin thực tế, có thật hoặc so với thông tin đã được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xác nhận, chứng thực.
Khoản 8. "Đổi xử không công bằng với những người sở hữu cùng loại cổ phiếu, quyền mua cổ phần và trái phiếu chuyển đổi hoặc chứng chỉ quỹ đóng đang được chào mua công khai" là việc người chào mua công khai áp dụng các điều kiện, điều khoản, quyền, lợi ích, nghĩa vụ, trách nhiệm không giống nhau khi chào mua từ các nhà đầu tư sở hữu cùng loại cổ phiếu, quyền mua cổ phần, trái phiếu chuyển đổi, chứng chỉ quỹ đóng đang được chào mua hoặc áp dụng không giống với nội dung điều khoản chào mua đã công bố.
Điều 4 Hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
Khoản 1. Hình thức xử phạt chính:
Điểm a) Cảnh cáo;
Điểm b) Phạt tiền;
Điểm c) Đình chỉ giao dịch chứng khoán có thời hạn từ 01 tháng đến 12 tháng;
Điểm d) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện, chứng chỉ hành nghề chứng khoán có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng.
Khoản 2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Điểm a) Đình chỉ hoạt động chào mua công khai; hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán; hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán; hoạt động văn phòng đại diện; hoạt động lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán; giao dịch chứng khoán hoặc các hoạt động khác được ghi trong quyết định xử phạt trong thời hạn từ 01 tháng đến 12 tháng;
Điểm b) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện, chứng chỉ hành nghề chứng khoán có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng, trong trường hợp không áp dụng là hình thức xử phạt chính theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
Điểm c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán.
Khoản 3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau đây theo quy định cụ thể tại Chương II Nghị định này:
Điểm a) Buộc thu hồi chứng khoán đã chào bán, phát hành; hoàn trả cho nhà đầu tư tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc (nếu có) cộng thêm tiền lãi tính theo lãi suất ghi trên trái phiếu hoặc lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng mà tổ chức, cá nhân vi phạm mở tài khoản thu tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc tại thời điểm quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành; buộc thu hồi cổ phiếu phát hành thêm; buộc thu hồi chứng khoán đã chào bán, phát hành trong khoảng thời gian vượt quá thời gian quy định; buộc hoàn trả chứng khoán, tiền thuộc sở hữu của khách hàng; buộc tiếp tục thực hiện chào bán, phát hành chứng khoán riêng lẻ theo đúng thời gian quy định;
Điểm b) Buộc công bố báo cáo sử dụng vốn được kiểm toán xác nhận tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông gần nhất hoặc công bố thuyết minh chi tiết việc sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ hoặc chào bán chứng khoán ra công chúng trong báo cáo tài chính năm được kiểm toán xác nhận;
Điểm c) Buộc báo cáo, cung cấp thông tin chính xác; buộc hủy bỏ thông tin, cải chính thông tin; buộc giải trình, cung cấp thông tin, số liệu liên quan đến hoạt động kiểm toán;
Điểm d) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp hoặc khoản thu trái pháp luật có được do thực hiện hành vi vi phạm;
Điểm đ) Buộc chào mua công khai theo phương án đã đăng ký; buộc mua tiếp số cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ đóng còn lại sau khi thực hiện chào mua công khai; buộc từ bỏ quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được uỷ quyền trên số cổ phần có được từ hành vi vi phạm;
Điểm e) Buộc bán cổ phiếu hoặc vốn cổ phần hoặc phần vốn góp để giảm tỷ lệ nắm giữ theo đúng quy định; buộc bán cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ đóng để giảm tỷ lệ nắm giữ xuống dưới mức phải chào mua công khai;
Điểm g) Buộc thông qua Đại hội đồng cổ đông gần nhất hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty về việc thay đổi mục đích hoặc phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán chứng khoán riêng lẻ hoặc chào bán chứng khoán ra công chúng;
Điểm h) Buộc nộp hồ sơ đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán cho Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con;
Điểm i) Buộc lưu ký, quản lý tách biệt tài sản, vốn của từng nhà đầu tư ủy thác, của từng quỹ đầu tư chứng khoán, của công ty đầu tư chứng khoán do công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán hoặc chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam quản lý; buộc quản lý tách biệt tài sản ủy thác, tài sản của quỹ đầu tư chứng khoán, của công ty đầu tư chứng khoán và tài sản của chính công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán hoặc chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam; buộc lưu ký, quản lý tách biệt tài sản của từng quỹ đầu tư chứng khoán, của công ty đầu tư chứng khoán, của từng khách hàng ủy thác và tài sản của ngân hàng;
Điểm k) Buộc quản lý tách biệt tài khoản lưu ký, tài khoản ký quỹ là tiền và chứng khoán của khách hàng tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, thành viên lưu ký, thành viên bù trừ với tài sản của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, thành viên lưu ký, thành viên bù trừ; buộc mở tài khoản lưu ký, tài khoản ký quỹ chi tiết cho từng khách hàng; buộc quản lý tách biệt tài sản, vị thế giao dịch của từng khách hàng và của khách hàng với thành viên bù trừ;
Điểm l) Buộc quản lý tách biệt tài khoản, tài sản của thành viên bù trừ với tài khoản, tài sản của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam; buộc quản lý tách biệt tài khoản, tài sản của từng thành viên bù trừ; buộc quản lý tách biệt tài khoản, tài sản ký quỹ của từng thành viên bù trừ và các khách hàng của chính thành viên bù trừ đó; buộc tách biệt giữa tài sản ký quỹ, tiền gửi thanh toán cho giao dịch chứng khoán phái sinh và tiền gửi thanh toán cho giao dịch chứng khoán cơ sở;
Điểm m) Buộc gỡ bỏ trang thông tin điện tử, phần mềm, hệ thống giao dịch và các trang thiết bị khác được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm;
Điểm n) Buộc dừng thực hiện thủ tục đăng ký công ty đại chúng;
Điểm o) Buộc dừng thực hiện hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng; buộc giảm giá trị bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng theo đúng quy định.
Điều 5 Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
Khoản 1. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 35 và khoản 1 Điều 36 Nghị định này là 10 lần khoản thu trái pháp luật đối với tổ chức và 05 lần khoản thu trái pháp luật đối với cá nhân. Trường hợp không có khoản thu trái pháp luật hoặc mức phạt tính theo khoản thu trái pháp luật thấp hơn mức phạt tiền tối đa quy định tại khoản 2 Điều này thì áp dụng mức phạt tiền tối đa quy định tại khoản 2 Điều này để xử phạt.
Khoản 2. Mức phạt tiền tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực chứng khoán là 3.000.000.000 đồng đối với tổ chức và 1.500.000.000 đồng đối với cá nhân.
Khoản 3. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này được áp dụng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 15, khoản 2 và khoản 4 Điều 30, khoản 3 và khoản 5 Điều 39 Nghị định này quy định mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
| |
Nghị Định 156/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán .
Chương I
* Điều 6
- Khoản 2
- Khoản 3
* Điều 6
* Điều 7
Chương II
* Điều 8
* Điều 8
* Điều 9
- Khoản 1
- Khoản 2
- Khoản 3
- Khoản 4
- Khoản 5
+ Điểm a | Nghị Định 156/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán .
Chương I
Điều 6 Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán
Khoản 2. Mức phạt tiền tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực chứng khoán là 3.000.000.000 đồng đối với tổ chức và 1.500.000.000 đồng đối với cá nhân.
Khoản 3. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này được áp dụng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 15, khoản 2 và khoản 4 Điều 30, khoản 3 và khoản 5 Điều 39 Nghị định này quy định mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
Điều 6 Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán
Khoản 1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán thực hiện theo quy định tại Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Khoản 2. Thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán được quy định như sau:
Điểm a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ ngày người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
Điểm b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ ngày chấm dứt hành vi vi phạm.
Khoản 3. Thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm để tính thời hiệu xử phạt đối với một số hành vi vi phạm tại Chương II Nghị định này được quy định như sau:
Điểm a) Đối với hành vi vi phạm quy định về thực hiện chào bán, phát hành chứng khoán tại điểm a khoản 5 Điều 8, các điểm a, b, c khoản 5 Điều 10, khoản 2 Điều 12 Nghị định này, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm để tính thời hiệu xử phạt là ngày kết thúc việc thu tiền mua chứng khoán hoặc là ngày đăng ký cuối cùng để phân bổ quyền hoặc là ngày chuyển quyền sở hữu cổ phiếu;
Điểm b) Đối với hành vi vi phạm quy định về hồ sơ đăng ký công ty đại chúng quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, điểm a khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều 13 Nghị định này, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm để tính thời hiệu xử phạt là ngày nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
Điểm c) Đối với hành vi vi phạm quy định về niêm yết chứng khoán, đăng ký giao dịch chứng khoán quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định này, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm để tính thời hiệu xử phạt là ngày giao dịch đầu tiên của chứng khoán trên hệ thống giao dịch chứng khoán;
Điểm d) Đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm thay đổi nội dung giấy phép, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện, chứng chỉ hành nghề chứng khoán quy định tại điểm a khoản 4 Điều 24, điểm c khoản 3 Điều 30, điểm b khoản 4 Điều 32 Nghị định này nếu không xác định được ngày tẩy xoá, sửa chữa làm thay đổi nội dung giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề chứng khoán thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày phát hiện giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề chứng khoán bị tẩy xoá, sửa chữa làm thay đổi nội dung; d) Đối với hành vi vi phạm quy định về báo cáo, công bố thông tin quy định tại điểm a khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 42, điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 43, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm để tính thời hiệu xử phạt là ngày thực hiện báo cáo, công bố thông tin.
Điều 7 Chuyển hồ sơ vụ vi phạm
Khoản 1. Khi phát hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 8; khoản 2 và khoản 3 Điều 9; khoản 3 Điều 11; khoản 3 và khoản 4 Điều 12; khoản 8 Điều 13; khoản 4 và khoản 5 Điều 18; khoản 4 Điều 19; khoản 6 Điều 24; khoản 3 Điều 28; khoản 4 Điều 31; khoản 4 Điều 34; khoản 1 Điều 35; khoản 1 Điều 36; khoản 3 Điều 38; khoản 5 Điều 42; điểm d khoản 4 và điểm b khoản 6 Điều 45 Nghị định này thì người có thẩm quyền xử phạt phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 62 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Khoản 2. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có quyết định, không khởi tố vụ án hình sự thì cơ quan tiến hành tố tụng trả lại hồ sơ vụ việc cho người có thẩm quyền xử phạt đã chuyển hồ sơ đến theo quy định tại khoản 3 Điều 62 Luật Xử lý vi phạm hành chính để xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này.
Chương II
Mục 1
Điều 8 Vi phạm quy định về chào bán, phát hành chứng khoán riêng lẻ
Khoản 1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
Điểm a) Không thực hiện đúng quy định về thông báo phát hành chứng khoán;
Điểm b) Thực hiện mua lại trái phiếu trước hạn, hoán đổi trái phiếu khi chưa được chấp thuận hoặc thực hiện mua lại trái phiếu trước hạn, hoán đổi trái phiếu không đúng với phương án đã được chấp thuận;
Điểm c) Không công bố báo cáo sử dụng vốn được kiểm toán xác nhận tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông hoặc không thuyết minh chi tiết việc sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ trong báo cáo tài chính năm được kiểm toán xác nhận, trừ trường hợp chào bán, phát hành cổ phiếu để hoán đổi các khoản nợ hoặc hoán đổi cổ phần, phần vốn góp.
Khoản 2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
Điểm a) Thực hiện chào bán, phát hành chứng khoán riêng lẻ không đúng thời gian quy định;
Điểm b) Thực hiện phân phối chứng khoán riêng lẻ không đúng quy định pháp luật;
Điểm c) Không chuyển số tiền thu được từ đợt chào bán vào tài khoản phong tỏa; giải tỏa hoặc sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán trước khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có thông báo bằng văn bản về việc xác nhận kết quả chào bán;
Điểm d) Đưa ra nhận định hoặc đảm bảo với nhà đầu tư về giá chứng khoán trong tương lai, về mức thu nhập, lợi nhuận đạt được trên khoản đầu tư hoặc đảm bảo không bị thua lỗ, ngoại trừ trường hợp phát hành trái phiếu không chuyển đổi;
Điểm đ) Không thực hiện đăng ký, lưu ký trái phiếu chào bán, phát hành riêng lẻ hoặc thực hiện đăng ký, lưu ký trái phiếu chào bán, phát hành riêng lẻ không đúng thời hạn theo quy định.
Khoản 3. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
Điểm a) Không sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký chào bán, phát hành chứng khoán riêng lẻ khi phát hiện thông tin không chính xác hoặc bỏ sót nội dung theo quy định phải có trong hồ sơ hoặc khi phát sinh thông tin liên quan đến hồ sơ đã nộp hoặc hồ sơ đã trình tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;
Điểm b) Chào bán, phát hành chứng khoán riêng lẻ không đúng với phương án đã đăng ký hoặc phương án đã được chấp thuận;
Điểm c) Công bố thông tin trước khi chào bán, phát hành trái phiếu riêng lẻ chứa đựng nội dung có tính chất quảng cáo, mời chào và thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, trừ trường hợp công bố thông tin theo quy định của pháp luật; quảng cáo việc chào bán, phát hành chứng khoán riêng lẻ trên phương tiện thông tin đại chúng;
Điều 8 Vi phạm quy định về chào bán, phát hành chứng khoán riêng lẻ
Khoản 3
Điểm d) Lựa chọn nhà đầu tư tham gia mua chứng khoán chào bán, phát hành riêng lẻ không đúng đối tượng theo quy định pháp luật; không lưu giữ tài liệu về việc lựa chọn nhà đầu tư tham gia mua chứng khoán chào bán, phát hành riêng lẻ theo quy định của pháp luật;
Điểm đ) Chứng nhận việc chuyển nhượng chứng khoán chào bán riêng lẻ trong thời gian hạn chế chuyển nhượng hoặc trong trường hợp pháp luật quy định không được chuyển nhượng; thực hiện chuyển nhượng trái phiếu chào bán, phát hành riêng lẻ vi phạm quy định tại Điều 31 Luật Chứng khoán, quy định pháp luật về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.
Khoản 4. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
Điểm a) Thay đổi mục đích hoặc phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán, phát hành chứng khoán riêng lẻ nhưng không thông qua Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty theo quy định pháp luật hoặc thay đổi phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán, phát hành chứng khoán riêng lẻ khi chưa được Đại hội đồng cổ đông ủy quyền cho phép thực hiện;
Điểm b) Sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán chứng khoán riêng lẻ không đúng với mục đích, phương án đã được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị công ty hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty thông qua hoặc nội dung đã công bố thông tin cho nhà đầu tư hoặc nội dung đã báo cáo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Khoản 5. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
Điểm a) Chào bán, phát hành chứng khoán riêng lẻ khi chưa đáp ứng đủ điều kiện theo quy định pháp luật; chào bán, phát hành chứng khoán riêng lẻ nhưng không đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong trường hợp tổ chức chào bán, phát hành chứng khoán riêng lẻ là công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán hoặc chưa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo bằng văn bản cho tổ chức chào bán, phát hành chứng khoán và công bố trên trang thông tin điện tử của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc đã nhận đầy đủ hồ sơ đăng ký chào bán, phát hành chứng khoán riêng lẻ của tổ chức chào bán, phát hành chứng khoán;
Điểm b) Không đảm bảo việc chào bán, phát hành trái phiếu riêng lẻ đáp ứng đủ điều kiện theo quy định pháp luật; không đảm bảo các thông tin trong hồ sơ chào bán, phát hành trái phiếu riêng lẻ chính xác, trung thực, có thể kiểm chứng được, không gây hiểu nhầm và có đầy đủ những nội dung có thể ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư; không rà soát đối tượng tham gia mua trái phiếu phát hành riêng lẻ đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật.
Khoản 6. Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi lập, xác nhận hồ sơ đăng ký chào bán, phát hành chứng khoán riêng lẻ có thông tin sai lệch, sai sự thật hoặc che giấu sự thật.
Khoản 7. Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng đối với hành vi làm giả giấy tờ, xác nhận trên giấy tờ giả mạo chứng minh đủ điều kiện chào bán, phát hành trong hồ sơ đăng ký chào bán, phát hành chứng khoán riêng lẻ.
Khoản 8. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính là giấy tờ giả mạo đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 7 Điều này.
Khoản 9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điểm a) Buộc thu hồi chứng khoán đã chào bán, phát hành; hoàn trả cho nhà đầu tư tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc (nếu có) cộng thêm tiền lãi tính theo lãi suất ghi trên trái phiếu hoặc lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng mà tổ chức, cá nhân vi phạm mở tài khoản thu tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc tại thời điểm quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của nhà đầu tư đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b khoản 3 Điều này trong trường hợp đã chào bán, phát hành chứng khoán; đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều này. Thời hạn nhà đầu tư gửi yêu cầu là tối đa 60 ngày kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành;
Điểm b) Buộc công bố báo cáo sử dụng vốn được kiểm toán xác nhận tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông gần nhất hoặc công bố thuyết minh chi tiết việc sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ trong báo cáo tài chính năm được kiểm toán xác nhận đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
Điểm c) Buộc thông qua Đại hội đồng cổ đông gần nhất hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty về việc thay đổi mục đích hoặc phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán chứng khoán riêng lẻ đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;
Điểm d) Buộc hủy bỏ thông tin đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này;
Điểm đ) Buộc tiếp tục thực hiện chào bán, phát hành chứng khoán riêng lẻ theo đúng thời gian quy định; buộc thu hồi chứng khoán đã chào bán, phát hành trong khoảng thời gian vượt quá thời gian quy định; hoàn trả cho nhà đầu tư tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc (nếu có) cộng thêm tiền lãi tính theo lãi suất ghi trên trái phiếu hoặc lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng mà tổ chức, cá nhân vi phạm mở tài khoản thu tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc tại thời điểm quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này. Thời hạn thu hồi chứng khoán, hoàn trả tiền cho nhà đầu tư là tối đa 30 ngày kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành;
Điểm e) Buộc thu hồi chứng khoán đã chào bán, phát hành; hoàn trả cho nhà đầu tư tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc (nếu có) cộng thêm tiền lãi tính theo lãi suất ghi trên trái phiếu hoặc lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng mà tổ chức, cá nhân vi phạm mở tài khoản thu tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc tại thời điểm quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều này trong trường hợp đã chào bán, phát hành chứng khoán. Thời hạn thu hồi chứng khoán, hoàn trả tiền cho nhà đầu tư là tối đa 60 ngày kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành.
Mục 2
Điều 9 Vi phạm quy định về hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng tại Việt Nam
Khoản 1. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng khi phát hiện thông tin không chính xác hoặc bỏ sót nội dung theo quy định phải có trong hồ sơ hoặc khi phát sinh thông tin liên quan đến hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng.
Khoản 2. Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi lập, xác nhận hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng có thông tin sai lệch, sai sự thật hoặc che giấu sự thật.
Khoản 3. Phạt tiền từ 2.500.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng đối với hành vi làm giả giấy tờ, xác nhận trên giấy tờ giả mạo chứng minh đủ điều kiện chào bán trong hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng.
Khoản 4. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính là giấy tờ giả mạo đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Khoản 5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điểm a) Buộc thu hồi chứng khoán đã chào bán; hoàn trả cho nhà đầu tư tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc (nếu có) cộng thêm tiền lãi tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng mà tổ chức, cá nhân vi phạm mở tài khoản thu tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc tại thời điểm quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của nhà đầu tư đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp đã chào bán chứng khoán ra công chúng. Thời hạn nhà đầu tư gửi yêu cầu là tối đa 60 ngày kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành; | |
Nghị Định 156/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán .
Chương II
* Điều 9
- Khoản 5
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
* Điều 10
* Điều 11
* Điều 12
* Điều 13
* Điều 14
- Khoản 1
+ Điểm a | Nghị Định 156/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán .
Chương II
Mục 2
Điều 9 Vi phạm quy định về hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng tại Việt Nam
Khoản 5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điểm a) Buộc thu hồi chứng khoán đã chào bán; hoàn trả cho nhà đầu tư tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc (nếu có) cộng thêm tiền lãi tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng mà tổ chức, cá nhân vi phạm mở tài khoản thu tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc tại thời điểm quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của nhà đầu tư đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp đã chào bán chứng khoán ra công chúng. Thời hạn nhà đầu tư gửi yêu cầu là tối đa 60 ngày kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành;
Điểm b) Buộc thu hồi chứng khoán đã chào bán; hoàn trả cho nhà đầu tư tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc (nếu có) cộng thêm tiền lãi tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng mà tổ chức, cá nhân vi phạm mở tài khoản thu tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc tại thời điểm quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này trong trường hợp đã chào bán chứng khoán ra công chúng. Thời hạn thu hồi chứng khoán, hoàn trả tiền cho nhà đầu tư là tối đa 60 ngày kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành;
Điểm c) Buộc hủy bỏ thông tin, cải chính thông tin đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Mục 2
Điều 10 Vi phạm quy định về thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng tại Việt Nam
Khoản 1. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi đưa ra nhận định hoặc đảm bảo với nhà đầu tư về giá chứng khoán trong tương lai, về mức thu nhập, lợi nhuận đạt được trên khoản đầu tư hoặc đảm bảo không bị thua lỗ, trừ trường hợp chào bán trái phiếu không chuyển đổi ra công chúng.
Khoản 2. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
Điểm a) Sử dụng thông tin ngoài Bản cáo bạch hoặc thông tin sai lệch với thông tin trong Bản cáo bạch để thăm dò thị trường trước khi được phép thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng; thực hiện phân phối chứng khoán ra công chúng không đúng quy định pháp luật;
Điểm b) Không chuyển số tiền thu được từ đợt chào bán vào tài khoản phong tỏa; giải tỏa hoặc sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán trước khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có thông báo bằng văn bản về việc xác nhận kết quả chào bán;
Điểm c) Không công bố báo cáo sử dụng vốn được kiểm toán xác nhận tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông hoặc không thuyết minh chi tiết việc sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng trong báo cáo tài chính năm được kiểm toán xác nhận.
Khoản 3. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với tổ chức bảo lãnh phát hành khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
Điểm a) Thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng khi không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định pháp luật;
Điểm b) Thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng theo hình thức cam kết chắc chắn với tổng giá trị chứng khoán lớn hơn vốn chủ sở hữu hoặc vượt quá 15 lần hiệu số giữa giá trị tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn tính theo báo cáo tài chính quý gần nhất.
Khoản 4. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
Điểm a) Chào bán chứng khoán ra công chúng không đúng với phương án đã đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
Điểm b) Thay đổi mục đích hoặc phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng nhưng không thông qua Đại Hội đồng cổ đông hoặc khi chưa được Đại hội đồng cổ đông ủy quyền thực hiện hoặc thay đổi phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng với giá trị thay đổi từ 50% trở lên số tiền thu được từ đợt chào bán, trừ trường hợp chào bán trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền theo phương án được Hội đồng quản trị thông qua; sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng không đúng với mục đích, phương án đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua hoặc nội dung đã công bố thông tin cho nhà đầu tư hoặc nội dung đã báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Khoản 5. Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
Điểm a) Chào bán chứng khoán ra công chúng khi chưa đáp ứng đủ điều kiện theo quy định pháp luật;
Điểm b) Chào bán chứng khoán ra công chúng để thành lập doanh nghiệp, trừ trường hợp chào bán chứng khoán ra công chúng để thành lập doanh nghiệp được quy định tại Nghị định của Chính phủ hướng dẫn Điều 14, khoản 6 Điều 15 Luật Chứng khoán;
Điểm c) Chào bán chứng khoán ra công chúng nhưng không nộp hồ sơ đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc đã nộp hồ sơ đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng;
Điểm d) Không thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng theo cam kết bảo lãnh phát hành trong hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng.
Khoản 6. Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng đối với tổ chức nước ngoài chào bán chứng khoán ra công chúng tại Việt Nam vi phạm cam kết không chuyển vốn huy động được ra nước ngoài hoặc vi phạm cam kết không rút vốn tự có đối ứng trong thời hạn dự án được cấp phép.
Khoản 7. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
Khoản 8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điểm a) Buộc thu hồi chứng khoán đã chào bán; hoàn trả cho nhà đầu tư tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc (nếu có) cộng thêm tiền lãi tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng mà tổ chức, cá nhân vi phạm mở tài khoản thu tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc tại thời điểm quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành, trong thời hạn tối đa 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của nhà đầu tư đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4, các điểm a, b, c khoản 5, khoản 6 Điều này. Thời hạn nhà đầu tư gửi yêu cầu là tối đa 60 ngày kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành;
Điểm b) Buộc thông qua Đại hội đồng cổ đông gần nhất về việc thay đổi mục đích hoặc phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
Điểm c) Buộc công bố báo cáo sử dụng vốn được kiểm toán xác nhận tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông gần nhất hoặc công bố thuyết minh chi tiết việc sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng trong báo cáo tài chính năm được kiểm toán xác nhận đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
Điểm d) Buộc dừng thực hiện hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
Điểm đ) Buộc giảm giá trị bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng theo đúng quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
Mục 3
Điều 11 Vi phạm quy định về phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế, chào bán chứng khoán tại nước ngoài và phát hành chứng khoán mới làm cơ sở chào bán chứng chỉ lưu ký chứng khoán tại nước ngoài hoặc hỗ trợ phát hành chứng chỉ lưu ký chứng khoán tại nước ngoài trên cơ sở cổ phiếu đã phát hành tại Việt Nam
Khoản 1. Phạt tiền tự 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi không sửa đổi, bổ sung hồ sơ, tài liệu về việc phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế, chào bán chứng khoán tại nước ngoài, phát hành chứng khoán mới làm cơ sở chào bán chứng chỉ lưu ký chứng khoán tại nước ngoài hoặc hỗ trợ phát hành chứng chỉ lưu ký chứng khoán tại nước ngoài trên cơ sở cổ phiếu đã phát hành tại Việt Nam khi phát hiện thông tin không chính xác hoặc bỏ sót nội dung theo quy định phải có trong hồ sơ, tài liệu hoặc khi phát sinh thông tin liên quan đến hồ sơ, tài liệu đã nộp.
Khoản 2. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
Điểm a) Thực hiện phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế, chào bán chứng khoán tại nước ngoài, phát hành chứng khoán mới làm cơ sở chào bán chứng chỉ lưu ký chứng khoán tại nước ngoài hoặc hỗ trợ phát hành chứng chỉ lưu ký chứng khoán tại nước ngoài trên cơ sở cổ phiếu đã phát hành tại Việt Nam khi chưa đáp ứng đủ điều kiện theo quy định pháp luật;
Điểm b) Thực hiện phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế, chào bán chứng khoán tại nước ngoài, phát hành chứng khoán mới làm cơ sở chào bán chứng chỉ lưu ký chứng khoán tại nước ngoài hoặc hỗ trợ phát hành chứng chỉ lưu ký chứng khoán tại nước ngoài trên cơ sở cổ phiếu đã phát hành tại Việt Nam khi chưa đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chưa được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thẩm định, chấp thuận hoặc có ý kiến bằng văn bản.
Khoản 3. Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi lập, xác nhận hồ sơ, tài liệu về việc phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế, chào bán chứng khoán tại nước ngoài, phát hành chứng khoán mới làm cơ sở chào bán chứng chỉ lưu ký chứng khoán tại nước ngoài hoặc hỗ trợ phát hành chứng chỉ lưu ký chứng khoán tại nước ngoài trên cơ sở cổ phiếu đã phát hành lại Việt Nam có thông tin sai lệch, sai sự thật hoặc che giấu sự thật.
Khoản 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc huỷ bỏ thông tin, cải chính thông tin đối với hành vi vi phạm quy định tụi khoản 3 Điều này.
Mục 4
Điều 12 Vi phạm quy định phát hành thêm cổ phiếu
Khoản 1. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
Điểm a) Không sửa đổi, bổ sung hồ sơ, tài liệu báo cáo phát hành thêm cổ phiếu khi phát hiện thông tin không chính xác hoặc bỏ sót nội dung theo quy định phải có trong hồ sơ, tài liệu hoặc khi phát sinh thông tin liên quan đến hồ sơ, tài liệu đã nộp;
Điểm b) Thực hiện phát hành thêm cổ phiếu không đúng với phương án đã báo cáo hoặc đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Khoản 2. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
Điểm a) Thực hiện phát hành thêm cổ phiếu nhưng không báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc đã báo cáo nhưng chưa có văn bản thông báo về việc nhận được đầy đủ tài liệu báo cáo về phát hành thêm cổ phiếu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
Điểm b) Thực hiện phát hành thêm cổ phiếu nhưng không đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; thực hiện phát hành thêm cổ phiếu khi chưa được hoặc không được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận;
Điểm c) Thực hiện phát hành thêm cổ phiếu khi chưa đáp ứng đủ Điều kiện theo quy định pháp luật.
Khoản 3. Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi lập, xác nhận hồ sơ, tài liệu báo cáo phát hành thêm cổ phiếu có thông tin sai lệch, sai sự thật hoặc che giấu sự thật.
Khoản 4. Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng đối với hành vi làm giả giấy tờ, xác nhận trên giấy tờ giả mạo chứng minh đủ Điều kiện phát hành thêm trong hồ sơ báo cáo về phát hành thêm cổ phiếu.
Khoản 5. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính là giấy tờ giả mạo đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Khoản 6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điểm a) Buộc hủy bỏ thông tin, cải chính thông tin đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
Điểm b) Buộc thu hồi cổ phiếu đã phát hành; hoàn trả cho nhà đầu tư tiền mua cổ phiếu hoặc tiền đặt cọc (nếu có) cộng thêm tiền lãi tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng mà tổ chức, cá nhân vi phạm mở tài khoản thu tiền mua cổ phiếu hoặc tiền đặt cọc tại thời điểm quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành, trong thời hạn tối đa 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của nhà đầu tư đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này trong trường hợp đã phát hành cổ phiếu; đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều này. Thời hạn nhà đầu tư gửi yêu cầu là tối đa 60 ngày kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành;
Điểm c) Buộc thu hồi cổ phiếu phát hành thêm; hoàn trả cho nhà đầu tư tiền mua cổ phiếu hoặc tiền đặt cọc (nếu có) cộng thêm tiền lãi tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng mà tổ chức, cá nhân vi phạm mở tài khoản thu tiền mua cổ phiếu hoặc tiền đặt cọc tại thời điểm quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành, trong thời hạn tối đa 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của nhà đầu tư đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này trong trường hợp đã phát hành thêm cổ phiếu. Thời hạn nhà đầu tư gửi yêu cầu là tối đa 60 ngày kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành.
Mục 5
Điều 13 Vi phạm quy định về hồ sơ đăng ký công ty đại chúng
Khoản 1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng đến 01 tháng.
Khoản 2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng từ trên 01 tháng đến 03 tháng.
Khoản 3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng từ trên 03 tháng đến 06 tháng.
Khoản 4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng từ trên 06 tháng đến 12 tháng.
Khoản 5. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
Điểm a) Chậm nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng từ trên 12 tháng đến 24 tháng;
Điểm b) Hồ sơ đăng ký công ty đại chúng có thông tin không chính xác về hoạt động kinh doanh, cơ cấu cổ đông, tài sản, tình hình tài chính và các thông tin khác trong hồ sơ đăng ký công ty đại chúng.
Khoản 6. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng từ trên 24 tháng đến 36 tháng.
Khoản 7. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng trên 36 tháng hoặc không nộp hồ sơ đăng ký công ty đại chúng.
Khoản 8. Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng đối với hành vi làm giả giấy tờ, xác nhận trên giấy tờ giả mạo chứng minh đủ điều kiện là công ty đại chúng trong hồ sơ đăng ký công ty đại chúng.
Khoản 9. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính là giấy tờ giả mạo đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 8 Điều này.
Khoản 10. Biện pháp khác phục hậu quả:
Điểm a) Buộc cung cấp thông tin chính xác đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5 Điều này;
Điểm b) Buộc dừng thực hiện thủ tục đăng ký công ty đại chúng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 8 Điều này.
Mục 5
Điều 14 Vi phạm quy định về hủy tư cách công ty đại chúng
Khoản 1. Hành vi vi phạm quy định về thông báo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khi không còn đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng theo quy định tại Điều 32 Luật Chứng khoán bị xử phạt như sau:
Điểm a) Phạt cảnh cáo khi thông báo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chậm dưới 15 ngày so với quy định; | |
Nghị Định 156/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán .
Chương II
* Điều 14
- Khoản 10
+ Điểm a
+ Điểm b
* Điều 14
* Điều 15
* Điều 16
* Điều 17
* Điều 18
* Điều 19
- Khoản 1 | Nghị Định 156/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán .
Chương II
Mục 5
Điều 14 Vi phạm quy định về hủy tư cách công ty đại chúng
Khoản 10. Biện pháp khác phục hậu quả:
Điểm a) Buộc cung cấp thông tin chính xác đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5 Điều này;
Điểm b) Buộc dừng thực hiện thủ tục đăng ký công ty đại chúng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 8 Điều này.
Mục 5
Điều 14 Vi phạm quy định về hủy tư cách công ty đại chúng
Khoản 1. Hành vi vi phạm quy định về thông báo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khi không còn đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng theo quy định tại Điều 32 Luật Chứng khoán bị xử phạt như sau:
Điểm a) Phạt cảnh cáo khi thông báo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chậm dưới 15 ngày so với quy định;
Điểm b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi thông báo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chậm từ 15 ngày trở lên so với quy định;
Điểm c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng khi không thông báo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định.
Khoản 2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không nộp hồ sơ hủy tư cách công ty đại chúng theo quy định tại Điều 39 Luật Chứng khoán trong trường hợp phải nộp hồ sơ hủy tư cách công ty đại chúng theo quy định pháp luật.
Mục 5
Điều 15 Vi phạm quy định về quản trị công ty đại chúng
Khoản 1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với công ty đại chúng thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
Điểm a) Không xây dựng, trình Đại hội đồng cổ đông thông qua quy chế nội bộ về quản trị công ty;
Điểm b) Không bổ nhiệm người phụ trách quản trị công ty theo quy định pháp luật.
Khoản 2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với công ty đại chúng không đưa nội dung thù lao của từng thành viên Hội đồng quản trị, tiền lương của Tổng giám đốc (Giám đốc) và người quản lý khác thành mục riêng trong Báo cáo tài chính hàng năm của công ty và báo cáo Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên.
Khoản 3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc) và người điều hành, người quản lý của doanh nghiệp, người phụ trách quản trị công ty vi phạm quy định về việc cung cấp thông tin cho Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát.
Khoản 4. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với các cá nhân quy định tại khoản này thực hiện một trong các hành vi phạm sau:
Điểm a) Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm nhiệm chức danh Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của cùng một công ty đại chúng; thành viên Hội đồng quản trị của một công ty đại chúng đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị tại quá 05 công ty khác;
Điểm b) Thành viên Hội đồng quản trị không báo cáo theo thời hạn pháp luật quy định hoặc báo cáo không đầy đủ với Hội đồng quản trị các khoản thù lao nhận được từ các công ty con, công ty liên kết và các tổ chức khác;
Điểm c) Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát (Kiểm soát viên), Tổng giám đốc (Giám đốc), người quản lý khác của công ty đại chúng không thông báo theo quy định pháp luật cho Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát về các giao dịch giữa công ty, công ty con, công ty do công ty đại chúng nắm quyền kiểm soát trên 50% trở lên vốn điều lệ với chính đối tượng đó hoặc với những người có liên quan của đối tượng đó theo quy định của pháp luật;
Điểm d) Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát (Kiểm soát viên), Tổng Giám đốc (Giám đốc) không báo cáo theo quy định pháp luật cho Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát về giao dịch giữa công ty với công ty trong đó thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát (Kiểm soát viên), Tổng giám đốc (Giám đốc) là thành viên sáng lập hoặc là người quản lý doanh nghiệp trong thời gian 03 năm gần nhất trước thời điểm giao dịch hoặc về các giao dịch giữa công ty với công ty trong đó người có liên quan của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát (Kiểm soát viên), Tổng giám đốc (Giám đốc) là thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) hoặc cổ đông lớn;
Điểm đ) Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc), người quản lý khác của công ty đại chúng thực hiện hợp đồng, giao dịch khi chưa được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận theo quy định của pháp luật.
Khoản 5. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với công ty đại chúng thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
Điểm a) Không đảm bảo số lượng thành viên Hội đồng quản trị theo quy định pháp luật; không đảm bảo tối thiểu 1/3 tổng số thành viên Hội đồng quản trị là thành viên không điều hành; không đảm bảo cơ cấu, số lượng thành viên Hội đồng quản trị độc lập theo quy định;
Điểm b) Không đảm bảo công bố thông tin về việc lập danh sách cổ đông có quyền tham dự họp Đại hội đồng cổ đông tối thiểu 20 ngày trước ngày đăng ký cuối cùng;
Điểm c) Không mời đại diện tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính năm của công ty dự họp Đại hội đồng cổ đông thường niên trong trường hợp Báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính năm của công ty có các khoản ngoại trừ trọng yếu, từ chối, trái ngược;
Điểm d) Vi phạm quy định về giao dịch với cổ đông, người quản lý doanh nghiệp và người có liên quan của các đối tượng này.
Mục 5
Điều 16 Vi phạm quy định về mua lại cổ phiếu
Khoản 1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
Điểm a) Thực hiện mua lại cổ phiếu không đúng quy định pháp luật về thời hạn, giá, khối lượng giao dịch;
Điểm b) Không làm thủ tục giảm vốn điều lệ hoặc làm thủ tục giảm vốn điều lệ không đúng thời hạn theo quy định pháp luật sau khi thực hiện mua lại cổ phiếu.
Khoản 2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
Điểm a) Mua lại cổ phiếu nhưng không báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định pháp luật hoặc đã báo cáo nhưng chưa có văn bản thông báo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc nhận được đầy đủ tài liệu báo cáo việc mua lại cổ phiếu;
Điểm b) Mua tại cổ phiếu khi không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định pháp luật;
Điểm c) Thay đổi phương án mua lại cổ phiếu, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận;
Điểm d) Mua lại cổ phiếu không đúng với phương án đã báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc nội dung đã công bố thông tin ra công chúng;
Điểm đ) Bán ra số cổ phiếu đã mua lại, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 36 Luật Chứng khoán.
Khoản 3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 Điều này.
Mục 6
Điều 17 Vi phạm quy định về chào mua công khai
Khoản 1. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
Điểm a) Trực tiếp hoặc gián tiếp mua hoặc cam kết mua cổ phiếu, quyền mua cổ phần và trái phiếu chuyển đổi của công ty mục tiêu hoặc chứng chỉ quỹ của quỹ đầu tư mục tiêu, quyền mua chứng chỉ quỹ của quỹ đầu tư mục tiêu bên ngoài đợt chào mua công khai;
Điểm b) Bán hoặc cam kết bán cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng mà mình đang chào mua công khai;
Điểm c) Đối xử không công bằng với những người sở hữu cùng loại cổ phiếu, quyền mua cổ phần và trái phiếu chuyển đổi hoặc chứng chỉ quỹ đóng đang được chào mua công khai;
Điểm d) Cung cấp thông tin riêng cho một số cổ đông hoặc nhà đầu tư hoặc cung cấp thông tin cho cổ đông, nhà đầu tư ở mức độ không giống nhau hoặc không cùng thời điểm;
Điểm đ) Tiến hành chào mua công khai không đúng với thời gian quy định hoặc thời gian đã đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
Điểm e) Từ chối mua cổ phiếu của cổ đông công ty mục tiêu hoặc chứng chỉ quỹ của nhà đầu tư của quỹ đầu tư mục tiêu trong quá trình chào mua công khai;
Điểm g) Mua cổ phiếu của công ty mục tiêu hoặc chứng chỉ quỹ của quỹ đầu tư mục tiêu theo điều khoản khác với Điều khoản được công bố trong bản đăng ký chào mua công khai;
Điểm h) Không thực hiện hoặc thực hiện việc mua tiếp số cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ đóng còn lại sau khi thực hiện chào mua công khai không đúng quy định về thời gian hoặc thực hiện với điều kiện về giá và phương thức thanh toán không tương tự như đối với đợt chào mua công khai;
Điểm i) Không thực hiện báo cáo, công bố thông tin về việc chào mua công khai hoặc thực hiện báo cáo, công bố thông tin về việc chào mua công khai không đúng quy định pháp luật;
Điểm k) Không bảo đảm việc tăng giá chào mua được áp dụng đối với tất cả các cổ đông của công ty mục tiêu hoặc nhà đầu tư của quỹ đầu tư mục tiêu, bao gồm cả các cổ đông hoặc nhà đầu tư đã gửi đăng ký bán cho bên chào mua;
Điểm l) Không chỉ định một công ty chứng khoán làm đại lý thực hiện việc chào mua công khai; không cập nhật về đại lý chào mua công khai kèm theo xác nhận đại lý chào mua công khai thay đổi.
Khoản 2. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với công ty chứng khoán làm đại lý chào mua công khai thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
Điểm a) Không hướng dẫn cá nhân, tổ chức thực hiện chào mua công khai theo đúng quy định để cá nhân, tổ chức chào mua vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
Điểm b) Không đảm bảo cá nhân, tổ chức chào mua công khai có đủ tiền để thực hiện chào mua vào thời điểm chính thức chào mua theo đăng ký.
Khoản 3. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
Điểm a) Không đăng ký chào mua công khai theo quy định pháp luật;
Điểm b) Thực hiện chào mua công khai khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chưa có văn bản chấp thuận đăng ký chào mua hoặc khi chưa được tổ chức, cá nhân chào mua công bố công khai việc chào mua theo phương thức pháp luật quy định;
Điểm c) Rút lại đề nghị chào mua công khai trong các trường hợp không được nêu trong Bản công bố thông tin chào mua công khai hoặc Bản cáo bạch phù hợp với quy định pháp luật hoặc khi chưa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
Khoản 4. Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng việc biết thông tin về chào mua công khai để mua bán chứng khoán cho chính mình hoặc cung cấp thông tin, xúi giục, lôi kéo người khác mua, bán chứng khoán trước thời điểm chào mua công khai chính thức.
Khoản 5. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động chào mua công khai trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
Khoản 6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điểm a) Buộc chào mua công khai theo phương án đã đăng ký đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm e, g khoản 1 và điểm c khoản 3 Điều này;
Điểm b) Buộc mua tiếp số cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ đóng còn lại sau khi thực hiện chào mua công khai đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm h khoản 1 Điều này;
Điểm c) Buộc từ bỏ quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được ủy quyền trên số cổ phần có được từ hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b khoản 3 Điều này;
Điểm d) Buộc bán cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ đóng để giảm tỷ lệ nắm giữ xuống dưới mức phải chào mua công khai đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b khoản 3 Điều này trong thời hạn tối đa 06 tháng kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành;
Điểm đ) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Mục 7
Điều 18 Vi phạm quy định về niêm yết chứng khoán, đăng ký giao dịch chứng khoán
Khoản 1. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không làm thủ tục thay đổi đăng ký niêm yết chứng khoán, đăng ký giao dịch chứng khoán hoặc thực hiện niêm yết chứng khoán, đăng ký giao dịch chứng khoán bổ sung không đúng thời hạn theo quy định pháp luật.
Khoản 2. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký niêm yết chứng khoán hoặc đăng ký giao dịch chứng khoán khi phát hiện thông tin không chính xác hoặc bỏ sót nội dung theo quy định phải có trong hồ sơ hoặc khi phát sinh thông tin liên quan đến hồ sơ đã nộp.
Khoản 3. Hành vi không đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán hoặc đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán không đúng thời hạn thì bị xử phạt như sau:
Điểm a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán quá thời hạn đến 01 tháng;
Điểm b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán quá thời hạn từ trên 01 tháng đến 03 tháng;
Điểm c) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán quá thời hạn từ trên 03 tháng đến 06 tháng;
Điểm d) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán quá thời hạn từ trên 06 tháng đến 09 tháng;
Điểm đ) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán quá thời hạn từ trên 09 tháng đến 12 tháng;
Điểm e) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán quá thời hạn trên 12 tháng hoặc không đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán.
Khoản 4. Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi lập, xác nhận hồ sơ đăng ký niêm yết chứng khoán hoặc đăng ký giao dịch chứng khoán có thông tin sai lệch, sai sự thật hoặc che giấu sự thật.
Khoản 5. Phạt tiền từ 2.500.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng đối với hành vi làm giả giấy tờ, xác nhận trên giấy tờ giả mạo chứng minh đủ Điều kiện niêm yết chứng khoán trong hồ sơ đăng ký niêm yết chứng khoán hoặc làm giả giấy tờ, xác nhận trên giấy tờ giả mạo trong hồ sơ đăng ký giao dịch chứng khoán.
Khoản 6. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính là giấy tờ giả mạo đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.
Khoản 7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điểm a) Buộc nộp hồ sơ đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán cho Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con trong thời hạn tối đa 60 ngày đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
Điểm b) Buộc hủy bỏ thông tin, cải chính thông tin đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Mục 7
Điều 19 Vi phạm quy định về niêm yết chứng khoán của tổ chức phát hành Việt Nam tại Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài
Khoản 1. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài khi phát hiện thông tin không chính xác hoặc bỏ sót nội dung theo quy định phải có trong hồ sơ hoặc khi phát sinh thông tin liên quan đến hồ sơ đã nộp. | |
Nghị Định 156/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán .
Chương II
* Điều 19
- Khoản 7
+ Điểm a
+ Điểm b
* Điều 19
* Điều 20
* Điều 21
* Điều 22
* Điều 23
* Điều 24
* Điều 25
* Điều 26
- Khoản 1
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
+ Điểm d
+ Điểm đ
+ Điểm e
- Khoản 2
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
+ Điểm d
+ Điểm đ | Nghị Định 156/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán .
Chương II
Mục 7
Điều 19 Vi phạm quy định về niêm yết chứng khoán của tổ chức phát hành Việt Nam tại Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài
Khoản 7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điểm a) Buộc nộp hồ sơ đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán cho Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con trong thời hạn tối đa 60 ngày đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
Điểm b) Buộc hủy bỏ thông tin, cải chính thông tin đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Mục 7
Điều 19 Vi phạm quy định về niêm yết chứng khoán của tổ chức phát hành Việt Nam tại Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài
Khoản 1. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài khi phát hiện thông tin không chính xác hoặc bỏ sót nội dung theo quy định phải có trong hồ sơ hoặc khi phát sinh thông tin liên quan đến hồ sơ đã nộp.
Khoản 2. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với tổ chức phát hành chứng khoán mới làm cơ sở chào bán chứng chỉ lưu ký chứng khoán tại nước ngoài không báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc đăng ký niêm yết chứng chỉ lưu ký tại Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài.
Khoản 3. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
Điểm a) Không nộp hồ sơ đăng ký niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định pháp luật;
Điểm b) Thực hiện niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài khi chưa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
Khoản 4. Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi lập, xác nhận hồ sơ đăng ký niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài có thông tin sai lệch, sai sự thật hoặc che giấu sự thật.
Khoản 5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hủy bỏ thông tin, cải chính thông tin đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Mục 8
Điều 20 Vi phạm quy định về Tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán
Khoản 1. Phạt tiền từ 2.500.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán trái với quy định tại khoản 2 Điều 42 Luật Chứng khoán.
Khoản 2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Điểm a) Đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán trong thời hạn từ 03 tháng đến 05 tháng đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
Điểm b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề chứng khoán trong thời hạn từ 12 tháng đến 18 tháng đối với người hành nghề chứng khoán thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Khoản 3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điểm a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
Điểm b) Buộc gỡ bỏ trang thông tin điện tử, phần mềm, hệ thống giao dịch và các trang thiết bị khác được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Mục 8
Điều 21 Vi phạm quy định về quản lý niêm yết, đăng ký giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con
Khoản 1. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con không xử lý những trường hợp tổ chức niêm yết không duy trì đầy đủ điều kiện niêm yết theo quy định.
Khoản 2. Phạt tiền 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con chấp thuận, thay đổi hoặc huỷ bỏ niêm yết, đăng ký giao dịch không đúng quy định.
Mục 8
Điều 22 Vi phạm quy định về quản lý thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con
Khoản 1. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con không xử lý những trường hợp thành viên không duy trì đầy đủ điều kiện về thành viên hoặc không tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ của thành viên theo quy định pháp luật, quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam theo quy định tại Điều 46 Luật Chứng khoán.
Khoản 2. Phạt tiền 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
Điểm a) Chấp thuận đăng ký thành viên khi chưa đáp ứng đủ điều kiện;
Điểm b) Đình chỉ hoặc hủy bỏ tư cách thành viên khi không thuộc trường hợp bị đình chỉ, hủy bỏ tư cách thành viên.
Mục 8
Điều 23 Vi phạm quy định về giao dịch và giám sát của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con
Khoản 1. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
Điểm a) Tổ chức giao dịch loại chứng khoán mới, thay đổi và áp dụng phương thức giao dịch mới, đưa vào vận hành hệ thống giao dịch mới khi chưa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận;
Điểm b) Không xử lý các hành vi vi phạm quy chế giao dịch hoặc không chấp hành đúng quy trình giám sát các hoạt động giao dịch theo quy định để xảy ra vi phạm;
Điểm c) Không thực hiện cảnh báo, kiểm soát, hạn chế giao dịch chứng khoán theo quy định của pháp luật và quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.
Khoản 2. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con không tạm ngừng, đình chỉ hoặc hủy bỏ giao dịch chứng khoán theo quy chế giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam trong trường hợp cần thiết để bảo vệ nhà đầu tư.
Mục 9
Điều 24 Vi phạm quy định về giấy phép thành lập và hoạt động
Khoản 1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam không thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy phép thành lập và hoạt động chi nhánh theo quy định pháp luật.
Khoản 2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán hoặc công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
Điểm a) Không sửa đổi, bổ sung hồ sơ đề nghị cấp, điều chỉnh giấy phép, giấy chứng nhận khi phát hiện thông tin không chính xác hoặc bỏ sót nội dung theo quy định phải có trong hồ sơ hoặc khi phát sinh thông tin liên quan đến hồ sơ đã nộp;
Điểm b) Tiến hành hoạt động kinh doanh chứng khoán trước ngày chính thức hoạt động.
Khoản 3. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với cổ đông sáng lập, thành viên góp vốn khi thành lập của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện chuyển nhượng cổ phần hoặc phần vốn góp của mình trong thời gian hạn chế chuyển nhượng.
Khoản 4. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
Điểm a) Tẩy xoá, sửa chữa làm thay đổi nội dung giấy phép;
Điểm b) Mượn, thuê, nhận chuyển nhượng giấy phép hoặc cho mượn, cho thuê, chuyển nhượng giấy phép; không thực hiện hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ chứng khoán với danh nghĩa của chính mình; sử dụng danh nghĩa tổ chức, cá nhân khác hoặc cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng danh nghĩa của mình để kinh doanh, cung cấp dịch vụ chứng khoán.
Khoản 5. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
Điểm a) Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán khi chưa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép;
Điểm b) Hoạt động kinh doanh hoặc cung cấp các dịch vụ chứng khoán hoặc dịch vụ khác phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trước khi thực hiện nhưng chưa báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc khi chưa có ý kiến bằng văn bản của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc chưa có quy định hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; cung cấp dịch vụ chứng khoán không phù hợp với nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán được cấp phép theo quy định tại Điều 86 Luật Chứng khoán;
Điểm c) Hoạt động sai mục đích hoặc không đúng nội dung quy định trong giấy phép, giấy chứng nhận hoặc chấp thuận;
Điểm d) Tiếp tục hoạt động hoặc thực hiện hành vi bị cấm hoặc hạn chế trong thời gian tạm ngừng hoạt động, đình chỉ hoạt động, chấm dứt hoạt động hoặc bị thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận.
Khoản 6. Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
Điểm a) Lập, xác nhận hồ sơ đề nghị cấp, bổ sung giấy phép thành lập và hoạt động có tài liệu giả mạo hoặc có thông tin sai lệch, sai sự thật hoặc che giấu sự thật;
Điểm b) Lập, xác nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh, cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán chứng khoán phái sinh có tài liệu giả mạo hoặc có thông tin sai sự thật.
Khoản 7. Hình thức xử phạt bổ sung:
Điểm a) Đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, c khoản 5, khoản 6 Điều này;
Điểm b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính là giấy phép bị tẩy xóa, sửa chữa đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.
Khoản 8. Biện pháp khác phục hậu quả:
Điểm a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi cho thuê, chuyển nhượng giấy phép quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
Điểm b) Buộc hủy bỏ thông tin, cải chính thông tin đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này.
Mục 9
Điều 25 Vi phạm quy định về những thay đổi phải được chấp thuận
Khoản 1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán hoặc công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam thay đổi tên của công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện, phòng giao dịch khi chưa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.
Khoản 2. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán hoặc công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam thực hiện một trong các hành vi sau đây khi chưa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận bằng văn bản:
Điểm a) Thay đổi địa điểm trụ sở chính của công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện, phòng giao dịch trong nước và nước ngoài;
Điểm b) Thành lập, đóng cửa chi nhánh, văn phòng đại diện, phòng giao dịch trong nước và nước ngoài;
Điểm c) Thay đổi nghiệp vụ kinh doanh tại chi nhánh; đầu tư gián tiếp ra nước ngoài; thành lập công ty con tại nước ngoài, nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;
Điểm d) Tạm ngừng hoạt động, trừ trường hợp do nguyên nhân bất khả kháng.
Khoản 3. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện một trong các hành vi sau đây khi chưa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận bằng văn bản:
Điểm a) Chào bán và niêm yết chứng khoán của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán tại nước ngoài;
Điểm b) Thực hiện dịch vụ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 86 Luật Chứng khoán;
Điểm c) Chấm dứt hoạt động cung cấp dịch vụ, trừ trường hợp do nguyên nhân bất khả kháng.
Khoản 4. Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán khi chưa được cấp có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản.
Mục 9
Điều 26 Vi phạm quy định về hoạt động của công ty chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam
Khoản 1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
Điểm a) Không ban hành đầy đủ các quy trình nội bộ, quy trình nghiệp vụ, quy trình kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro, quy tắc đạo đức hành nghề phù hợp với nghiệp vụ kinh doanh, dịch vụ cung cấp;
Điểm b) Không tuân thủ quy định của pháp luật chứng khoán, pháp luật doanh nghiệp về quản trị, điều hành đối với công ty chứng khoán không phải là công ty đại chúng, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam;
Điểm c) Lập, xác nhận hồ sơ đăng ký cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến có thông tin không chính xác hoặc không sửa đổi, bổ sung hồ sơ khi phát hiện thông tin không chính xác hoặc bỏ sót nội dung phải có trong hồ sơ;
Điểm d) Không thu thập, tìm hiểu, cập nhật đầy đủ thông tin về khách hàng, trừ trường hợp khách hàng không cung cấp đầy đủ thông tin; không cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực cho khách hàng theo quy định pháp luật;
Điểm đ) Không thông báo tại trụ sở chính, chi nhánh, phòng giao dịch các nội dung liên quan đến phương thức giao dịch, đặt lệnh, ký quỹ giao dịch, thời gian thanh toán, phí giao dịch, các dịch vụ cung cấp, điều kiện cung cấp dịch vụ, danh sách những người hành nghề chứng khoán và các thông tin khác theo quy định pháp luật;
Điểm e) Không thông báo theo thời hạn pháp luật quy định về việc bán giải chấp chứng khoán, bán chứng khoán cầm cố hoặc về kết quả giao dịch cho khách hàng.
Khoản 2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
Điểm a) Không lưu giữ đầy đủ hồ sơ thông tin khách hàng; không lưu giữ đầy đủ hồ sơ, dữ liệu, tài liệu, chứng từ liên quan đến hoạt động của công ty chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam; hồ sơ, dữ liệu, tài liệu, chứng từ lưu giữ không phản ánh chi tiết, chính xác các giao dịch của khách hàng, của công ty chứng khoán hoặc chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam theo quy định pháp luật; chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam trực tiếp quản lý tiền gửi giao dịch chứng khoán và nhận mở tài khoản giao dịch chứng khoán cho nhà đầu tư trong nước;
Điểm b) Vi phạm quy định về mở tài khoản giao dịch chứng khoán cho khách hàng;
Điểm c) Vi phạm quy định về trách nhiệm của công ty chứng khoán trong việc thực hiện nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán, tư vấn tài chính; thực hiện hành vi bị cấm trong nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán, tư vấn tài chính;
Điểm d) Vi phạm quy định về ủy thác quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân;
Điểm đ) Không thiết lập, duy trì hệ thống kiểm toán nội bộ, kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro trong từng nghiệp vụ, hoạt động kinh doanh; không đảm bảo cơ cấu nhân sự tại bộ phận kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ hoặc không đảm bảo cơ cấu nhân sự đáp ứng điều kiện; không giám sát, ngăn ngừa xung đột lợi ích trong nội bộ công ty và trong giao dịch với người có liên quan, giữa các khách hàng hoặc giữa công ty chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam, người hành nghề chứng khoán và khách hàng; không xây dựng hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu dự phòng để bảo đảm hoạt động an toàn và liên tục; | |
Nghị Định 156/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán .
Chương II
* Điều 26
- Khoản 2
+ Điểm d
+ Điểm đ
+ Điểm e
+ Điểm g
- Khoản 3
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
+ Điểm d
+ Điểm đ
+ Điểm e
+ Điểm g
+ Điểm h
+ Điểm i
- Khoản 4
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
+ Điểm d
- Khoản 5
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
+ Điểm d
- Khoản 6
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
- Khoản 7
+ Điểm a
+ Điểm b
- Khoản 8
* Điều 27
- Khoản 1
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
+ Điểm d
- Khoản 2
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
+ Điểm d
+ Điểm đ
+ Điểm e
+ Điểm g
+ Điểm h
+ Điểm i
- Khoản 3
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
+ Điểm d
+ Điểm đ
- Khoản 4
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
+ Điểm d
+ Điểm e
+ Điểm g
+ Điểm h
+ Điểm i
+ Điểm k
+ Điểm l
+ Điểm m
- Khoản 5
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
+ Điểm d
+ Điểm đ
+ Điểm e
- Khoản 6
+ Điểm a
+ Điểm b | Nghị Định 156/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán .
Chương II
Mục 9
Điều 26 Vi phạm quy định về hoạt động của công ty chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam
Khoản 2
Điểm d) Vi phạm quy định về ủy thác quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân;
Điểm đ) Không thiết lập, duy trì hệ thống kiểm toán nội bộ, kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro trong từng nghiệp vụ, hoạt động kinh doanh; không đảm bảo cơ cấu nhân sự tại bộ phận kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ hoặc không đảm bảo cơ cấu nhân sự đáp ứng điều kiện; không giám sát, ngăn ngừa xung đột lợi ích trong nội bộ công ty và trong giao dịch với người có liên quan, giữa các khách hàng hoặc giữa công ty chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam, người hành nghề chứng khoán và khách hàng; không xây dựng hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu dự phòng để bảo đảm hoạt động an toàn và liên tục;
Điểm e) Đưa ra nhận định hoặc bảo đảm với khách hàng về mức thu nhập hoặc lợi nhuận đạt được trên khoản đầu tư của mình hoặc bảo đảm khách hàng không bị thua lỗ, trừ trường hợp đầu tư vào chứng khoán có thu nhập cố định;
Điểm g) Không tổ chức bộ phận giám sát; không thực hiện giám sát giao dịch chứng khoán theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính; không thực hiện báo cáo khi phát hiện giao dịch chứng khoán có dấu hiệu bất thường theo quy định.
Khoản 3. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
Điểm a) Thực hiện hành vi làm cho khách hàng và nhà đầu tư hiểu nhầm về giá chứng khoán;
Điểm b) Thỏa thuận hoặc đưa ra lãi suất cụ thể hoặc chia sẻ lợi nhuận hoặc thua lỗ với khách hàng để lôi kéo khách hàng tham gia giao dịch;
Điểm c) Thanh toán giao dịch với người khác không phải là người đứng tên tài khoản giao dịch mà không có ủy quyền bằng văn bản của người đứng tên tài khoản;
Điểm d) Tiết lộ thông tin khách hàng, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, chính xác, đúng thời hạn các thông tin về khách hàng theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định tại Điều 89 Luật Chứng khoán;
Điểm đ) Vi phạm quy định về nghiệp vụ tự doanh chứng khoán; vi phạm quy định về điều kiện, hạn chế bảo lãnh phát hành chứng khoán; vi phạm quy định về hạn chế đầu tư của công ty chứng khoán; vi phạm quy định về phát hành, chào bán sản phẩm tài chính;
Điểm e) Thực hiện tăng, giảm vốn điều lệ không đúng quy định pháp luật;
Điểm g) Vi phạm quy định về nhận lệnh và thực hiện lệnh giao dịch của khách hàng;
Điểm h) Không trang bị hạ tầng, kỹ thuật hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến theo quy định của pháp luật; không sử dụng các giải pháp đảm bảo an toàn hệ thống, dữ liệu của khách hàng;
Điểm i) Không thực hiện xác thực khách hàng giao dịch chứng khoán trực tuyến theo đúng quy định của pháp luật.
Khoản 4. Hành vi vi phạm quy định về giao dịch ký quỹ bị xử phạt như sau:
Điểm a) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về mở tài khoản giao dịch ký quỹ, chứng khoán được phép giao dịch ký quỹ, thời hạn cho vay giao dịch ký quỹ;
Điểm b) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về hạn mức cho vay giao dịch ký quỹ, về ngừng thực hiện giao dịch ký quỹ;
Điểm c) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đốn 150.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về tỷ lệ ký quỹ ban đầu, tỷ lệ ký quỹ duy trì, hạn chế giao dịch ký quỹ, cho khách hàng thực hiện giao dịch ký quỹ, rút tiền vượt quá sức mua hiện có trên tài khoản giao dịch ký quỹ của khách hàng;
Điểm d) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định không thực hiện quản lý tách biệt tài khoản giao dịch ký quỹ với tài khoản giao dịch thông thường và tài khoản có sử dụng tiền vay của tổ chức tín dụng, tài khoản giao dịch trong ngày, tài khoản giao dịch bán khống có bảo đảm.
Khoản 5. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
Điểm a) Không thực hiện quản lý tách biệt tài sản của từng khách hàng, tách biệt tài sản của khách hàng với tài sản của công ty chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam;
Điểm b) Trực tiếp nhận và chi trả tiền giao dịch chứng khoán của khách hàng; nhận ủy quyền của khách hàng thực hiện chuyển tiền nội bộ giữa các tài khoản của khách hàng;
Điểm c) Vi phạm quy định về quản lý chứng khoán của khách hàng;
Điểm d) Vi phạm quy định về hạn chế vay nợ hoặc về hạn chế cho vay; d) Vi phạm quy định về góp vốn thành lập, mua cổ phần, phần vốn góp của công ty chứng khoán khác tại Việt Nam.
Khoản 6. Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
Điểm a) Lạm dụng, chiếm dụng chứng khoán, tiền thuộc sở hữu của khách hàng hoặc tạm giữ chứng khoán, tiền thuộc sở hữu của khách hàng theo hình thức lưu ký dưới tên công ty chứng khoán;
Điểm b) Cho mượn tiền, chứng khoán trên tài khoản của khách hàng;
Điểm c) Sử dụng chứng khoán của khách hàng để cầm cố.
Khoản 7. Hình thức xử phạt bổ sung:
Điểm a) Đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 6 Điều này;
Điểm b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề chứng khoán từ 01 tháng đến 03 tháng đối với người hành nghề chứng khoán thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 2, các điểm a, b, d, g khoản 3 và từ 06 tháng đến 12 tháng đối với người hành nghề chứng khoán thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này.
Khoản 8. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hoàn trả chứng khoán, tiền thuộc sở hữu của khách hàng trong thời hạn tối đa 60 ngày kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này.
Mục 9
Điều 27 Vi phạm quy định về hoạt động của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam
Khoản 1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
Điểm a) Thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều 26 Nghị định này;
Điểm b) Không ký kết hợp đồng bằng văn bản với khách hàng khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng hoặc hợp đồng ký kết với khách hàng không có đầy đủ nội dung theo quy định pháp luật;
Điểm c) Không tuân thủ điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán, điều lệ công ty đầu tư chứng khoán, hợp đồng quản lý danh mục đầu tư;
Điểm d) Không cung cấp thông tin, cung cấp thông tin không đúng thời hạn hoặc không đầy đủ, chính xác cho ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát.
Khoản 2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
Điểm a) Không thiết lập, duy trì hệ thống quản trị rủi ro, hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ; không đảm bảo cơ cấu nhân sự tại bộ phận kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ hoặc không đảm bảo cơ cấu nhân sự đáp ứng điều kiện; không giám sát, ngăn ngừa xung đột lợi ích trong nội bộ công ty và trong giao dịch với người có liên quan, giữa các khách hàng hoặc giữa công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, người hành nghề chứng khoán và khách hàng; không xây dựng hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu dự phòng để bảo đảm hoạt động an toàn và liên tục;
Điểm b) Vi phạm quy định về trách nhiệm của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán trong việc thực hiện nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán; thực hiện hành vi bị cấm trong nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán;
Điểm c) Không thực hiện đúng quy trình phân bổ lệnh giao dịch, phân bổ tài sản giao dịch khi thực hiện giao dịch cho quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư ủy thác và cho công ty;
Điểm d) Không tuân thủ tỷ lệ đầu tư hoặc không thực hiện việc điều chỉnh lại danh mục đầu tư theo quy định pháp luật; không tuân thủ quy định về tỷ lệ đầu tư an toàn của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, của quỹ đầu tư chứng khoán khi thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài; không tuân thủ quy định về thông tin, quảng cáo, giới thiệu quỹ;
Điểm đ) Không thực hiện đúng quy định về ủy quyền hoạt động của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán;
Điểm e) Đưa ra nhận định hoặc đảm bảo với khách hàng về mức thu nhập hoặc lợi nhuận đạt được trên khoản đầu tư của khách hàng hoặc bảo đảm khách hàng không bị thua lỗ trừ trường hợp đầu tư vào chứng khoán có thu nhập cố định;
Điểm g) Vi phạm quy định về mở tài khoản giao dịch chứng khoán, mở tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh cho chính mình, cho khách hàng ủy thác, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán do công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán quản lý;
Điểm h) Thực hiện giao dịch tài sản cho khách hàng ủy thác đầu tư với khối lượng, giá trị giao dịch trong năm thông qua một công ty chứng khoán vượt quá giới hạn về tỷ lệ tổng khối lượng, giá trị giao dịch trong năm của khách hàng ủy thác;
Điểm i) Thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều 26 Nghị định này.
Khoản 3. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
Điểm a) Thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, d và e khoản 3 Điều 26 Nghị định này;
Điểm b) Không thực hiện đúng quy trình, định giá sai giá của chứng chỉ quỹ, giá trị tài sản ròng, giá trị danh mục đầu tư của quỹ đầu chứng khoán, của công ty đầu tư chứng khoán, của nhà đầu tư uỷ thác;
Điểm c) Vi phạm quy định về hạn chế đối với hoạt động của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, người có liên quan của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và nhân viên làm việc tại công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; vi phạm quy định về hạn chế đối với hoạt động của công ty đầu tư chứng khoán; vi phạm quy định về quỹ đầu tư bất động sản; vi phạm quy định về hạn chế đối với hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán;
Điểm d) Không đảm bảo việc đầu tư tài sản của khách hàng ủy thác là cá nhân, tổ chức nước ngoài tuân thủ quy định pháp luật về quản lý ngoại hối, về tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại các doanh nghiệp Việt Nam;
Điểm đ) Đứng tên chủ sở hữu tài sản thay mặt cho khách hàng ủy thác khi khách hàng không có yêu cầu bằng văn bản hoặc thực hiện giao dịch cho khách hàng ủy thác trong trường hợp đứng tên chủ sở hữu tài sản thay mặt cho khách hàng nhưng không được khách hàng chấp thuận trước khi thực hiện giao dịch.
Khoản 4. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
Điểm a) Thực hiện hành vi trốn tránh nghĩa vụ pháp lý, hạn chế phạm vi bồi thường và trách nhiệm tài chính của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chuyển rủi ro từ công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán sang nhà đầu tư;
Điểm b) Sử dụng tài sản của quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán để đầu tư vào chính quỹ đầu tư, công ty đầu tư chứng khoán đó hoặc quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán khác thành lập và hoạt động tại Việt Nam hoặc góp vốn liên doanh, liên kết hoặc đầu tư tài chính vào chính công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và người có liên quan của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán;
Điểm c) Vi phạm quy định về đầu tư tài chính, mua cổ phần, phần vốn góp, trái phiếu, tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp, nắm giữ cổ phần;
Điểm d) Vi phạm quy định về việc đi vay để tài trợ cho hoạt động của quỹ đầu tư, công ty đầu tư chứng khoán; d) Sử dụng tài sản của quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, tài sản ủy thác để thanh toán nghĩa vụ nợ, cho vay hoặc bảo lãnh bất kỳ khoản vay nào của công ty, người có liên quan của công ty hoặc bất kỳ đối tác nào;
Điểm e) Vi phạm quy định về việc cho vay hoặc giao vốn của công ty cho Tổ chức, cá nhân;
Điểm g) Cho khách hàng vay, mượn chứng khoán hoặc các tài sản khác; môi giới giao dịch giữa khách hàng và bên thứ ba;
Điểm h) Không lưu ký và quản lý tách biệt tài sản và vốn của từng nhà đầu tư ủy thác, của từng quỹ đầu tư chứng khoán, của công ty đầu tư chứng khoán do công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán quản lý; không tách biệt tài sản uỷ thác, tài sản của quỹ đầu tư chứng khoán, của công ty đầu tư chứng khoán và tài sản của chính công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán;
Điểm i) Thực hiện đầu tư vào tài sản không đúng quy định pháp luật cho khách hàng ủy thác;
Điểm k) Thông đồng với công ty chứng khoán thực hiện giao dịch quá mức đối với các chứng khoán trong danh mục đầu tư của một quỹ do công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán quản lý để công ty chứng khoán thu lợi từ phí môi giới;
Điểm l) Đầu tư chứng khoán phái sinh từ nguồn vốn ủy thác, vốn của quỹ đầu tư chứng khoán hoặc công ty đầu tư chứng khoán khi hợp đồng quản lý danh mục đầu tư, điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán hoặc công ty đầu tư chứng khoán không có Điều khoản cho phép sử dụng nguồn vốn ủy thác, vốn của quỹ đầu tư chứng khoán hoặc công ty đầu tư chứng khoán để đầu tư chứng khoán phái sinh;
Điểm m) Đầu tư chứng khoán phái sinh từ nguồn vốn của mình, nguồn vốn vay và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.
Khoản 5. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
Điểm a) Vi phạm quy định về huy động và quản lý quỹ, tài sản tại Việt Nam;
Điểm b) Vi phạm quy định về quản lý ngoại hối, tỷ lệ sở hữu tại các doanh nghiệp Việt Nam;
Điểm c) Thực hiện đầu tư vào tài sản không đúng quy định pháp luật cho khách hàng ủy thác;
Điểm d) Chào bán, phát hành chứng khoán để huy động vốn cho chính mình tại Việt Nam;
Điểm đ) Vi phạm quy định pháp luật chứng khoán về chuyển lợi nhuận ra nước ngoài;
Điểm e) Không lưu ký và quản lý tách biệt tài sản và vốn của từng nhà đầu tư ủy thác, của từng quỹ đầu tư, của công ty đầu tư chứng khoán do chi nhánh quản lý; không tách biệt tài sản ủy thác, tài sản của quỹ đầu tư, của công ty đầu tư chứng khoán và tài sản của chính chi nhánh.
Khoản 6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Điểm a) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề chứng khoán từ 01 tháng đến 03 tháng đối với người hành nghề chứng khoán thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 2, các điểm b, d khoản 3, các điểm g, i khoản 4 Điều này;
Điểm b) Đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài trong thời hạn từ 01 đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm i khoản 4 và điểm c khoản 5 Điều này. | |
Nghị Định 156/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán .
Chương II
* Điều 27
- Khoản 5
+ Điểm e
- Khoản 6
+ Điểm a
+ Điểm b
- Khoản 7
* Điều 28
* Điều 29
* Điều 30
* Điều 31
* Điều 32
* Điều 33
- Khoản 1
- Khoản 2
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c | Nghị Định 156/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán .
Chương II
Mục 9
Điều 27 Vi phạm quy định về hoạt động của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam
Khoản 5
Điểm e) Không lưu ký và quản lý tách biệt tài sản và vốn của từng nhà đầu tư ủy thác, của từng quỹ đầu tư, của công ty đầu tư chứng khoán do chi nhánh quản lý; không tách biệt tài sản ủy thác, tài sản của quỹ đầu tư, của công ty đầu tư chứng khoán và tài sản của chính chi nhánh.
Khoản 6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Điểm a) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề chứng khoán từ 01 tháng đến 03 tháng đối với người hành nghề chứng khoán thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 2, các điểm b, d khoản 3, các điểm g, i khoản 4 Điều này;
Điểm b) Đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài trong thời hạn từ 01 đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm i khoản 4 và điểm c khoản 5 Điều này.
Khoản 7. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc lưu ký và quản lý tách biệt tài sản và vốn của từng nhà đầu tư ủy thác, của từng quỹ đầu tư chứng khoán, của công ty đầu tư chứng khoán do công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán hoặc chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam quản lý; buộc quản lý tách biệt tài sản uỷ thác, tài sản của quỹ đầu tư chứng khoán, của công ty đầu tư chứng khoán và tài sản của chính công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán hoặc chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam trong thời hạn tối đa 06 tháng kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm h khoản 4 và điểm e khoản 5 Điều này.
Mục 9
Điều 28 Vi phạm quy định về hoạt động của công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ tự quản lý vốn
Khoản 1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ tự quản lý vốn thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
Điểm a) Không sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký thành lập công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ tự quản lý vốn khi phát hiện thông tin không chính xác hoặc bỏ sót nội dung theo quy định phải có trong hồ sơ hoặc khi phát sinh thông tin liên quan đến hồ sơ đã nộp;
Điểm b) Không ban hành quy trình định giá giá trị tài sản ròng công ty đầu tư chứng khoán hoặc không xác định giá trị tài sản ròng hoặc định giá sai giá trị tài sản ròng công ty đầu tư chứng khoán.
Khoản 2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ tự quản lý vốn thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
Điểm a) Tham gia xây dựng, triển khai và phát triển dự án bất động sản;
Điểm b) Vi phạm quy định về hạn chế đối với hoạt động của công ty đầu tư chứng khoán, về tỷ lệ đầu tư an toàn khi thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;
Điểm c) Thực hiện giao dịch làm thay đổi quyền sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp không đúng quy định pháp luật; thực hiện tăng, giảm vốn điều lệ không đúng quy định pháp luật.
Khoản 3. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ tự quản lý vốn lập, xác nhận hồ sơ đăng ký thành lập công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ tự quản lý vốn có thông tin sai lệch, sai sự thật hoặc che giấu sự thật
Khoản 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc huỷ bỏ thông tin, cải chính thông tin đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Mục 9
Điều 29 Vi phạm quy định về hoạt động của đại lý phân phối chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán
Khoản 1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với đại lý phân phối chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
Điểm a) Không đảm bảo điều kiện đăng ký hoạt động đại lý phân phối;
Điểm b) Không nhận diện thông tin nhà đầu tư hoặc không thiết lập hệ thống để quản lý, lưu trữ đầy đủ thông tin về nhà đầu tư theo quy định pháp luật;
Điểm c) Vi phạm quy định trong nhận và chuyển lệnh giao dịch của nhà đầu tư; không thiết lập hệ thống tiếp nhận lệnh giao dịch theo quy định pháp luật;
Điểm d) Vi phạm quy định về quản lý tài khoản của nhà đầu tư, tiểu khoản của nhà đầu tư; d) Không cập nhật đầy đủ, chính xác kịp thời mà số giao dịch chứng khoán và trạng thái sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài;
Điểm e) Không cập nhật thông tin về sở hữu sau giao dịch của nhà đầu tư, không gửi xác nhận giao dịch cho nhà đầu tư.
Khoản 2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với đại lý phân phối chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
Điểm a) Vi phạm quy định trong phân phối chứng chỉ quỹ;
Điểm b) Vi phạm quy định trong thực hiện lệnh mua, lệnh bán chứng chỉ quỹ.
Khoản 3. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với đại lý phân phối chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán không đăng ký hoạt động đại lý phân phối theo quy định pháp luật.
Mục 9
Điều 30 Vi phạm quy định về văn phòng đại diện của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam
Khoản 1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện thủ tục điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện theo quy định pháp luật.
Khoản 2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với Trưởng đại diện, nhân viên tại văn phòng đại diện đồng thời kiêm nhiệm vị trí trong trường hợp không được kiêm nhiệm.
Khoản 3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
Điểm a) Hoạt động văn phòng đại diện khi chưa đáp ứng đủ điều kiện; không đăng ký hoạt động văn phòng đại diện hoặc hoạt động văn phòng đại diện khi chưa được chấp thuận hoặc chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện;
Điểm b) Làm đại diện cho tổ chức khác; thực hiện chuyển nhượng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện cho cá nhân, tổ chức khác;
Điểm c) Tẩy xoá, sửa chữa làm thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện.
Khoản 4. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với Trưởng đại diện văn phòng đại diện của công ty chứng khoán nước ngoài hoặc công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam thực hiện hoạt động kinh doanh tại Việt Nam ngoài phạm vi hoạt động của văn phòng đại diện.
Khoản 5. Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện trong thời hạn từ 18 tháng đến 24 tháng đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán thực hiện một trong các hành vi sau:
Điểm a) Lập, xác nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện có thông tin sai lệch, sai sự thật;
Điểm b) Hoạt động văn phòng đại diện sai mục đích hoặc hoạt động không đúng nội dung trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện.
Khoản 6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Điểm a) Đình chỉ hoạt động văn phòng đại diện trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
Điểm b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính là giấy chứng nhận bị tẩy xóa, sửa chữa đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này.
Mục 9
Điều 31 Vi phạm quy định về thành lập quỹ thành viên
Khoản 1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi không sửa đổi, bổ sung hồ sơ thành lập quỹ thành viên khi phát hiện thông tin không chính xác hoặc bỏ sót nội dung theo quy định phải có trong hồ sơ hoặc khi phát sinh thông tin liên quan đến hồ sơ đã nộp.
Khoản 2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
Điểm a) Sử dụng phương tiện thông tin đại chúng để quảng cáo, kêu gọi góp vốn, thăm dò thị trường trong quá trình thành lập quỹ thành viên;
Điểm b) Thực hiện tăng, giảm vốn điều lệ không đúng quy định pháp luật.
Khoản 3. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
Điểm a) Không báo cáo về việc thành lập quỹ thành viên theo quy định pháp luật hoặc thành lập quỹ thành viên khi chưa đáp ứng đủ điều kiện theo quy định pháp luật;
Điểm b) Không báo cáo theo thời hạn pháp luật quy định về rủi ro, tổn thất tài sản quỹ.
Khoản 4. Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đốn 500.000.000 đồng đối với hành vi lập, xác nhận hồ sơ thành lập quỹ thành viên có thông tin sai lệch, sai sự thật hoặc che giấu sự thật.
Khoản 5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc huỷ bỏ thông tin, cải chính thông tin đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Mục 9
Điều 32 Vi phạm quy định về hành nghề chứng khoán và về quản lý nhân viên, người hành nghề chứng khoán
Khoản 1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
Điểm a) Không báo cáo theo thời hạn pháp luật quy định khi thay đổi người hành nghề chứng khoán;
Điểm b) Không bảo đảm nhân viên làm việc tại bộ phận nghiệp vụ có đủ chứng chỉ hành nghề chứng khoán phù hợp với nghiệp vụ thực hiện; bố trí người có chứng chỉ hành nghề chứng khoán thực hiện nghiệp vụ không phù hợp với loại chứng chỉ hành nghề chứng khoán được cấp;
Điểm c) Bố trí nhân viên, người hành nghề chứng khoán kiêm nhiệm công việc trong trường hợp không được kiêm nhiệm.
Khoản 2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
Điểm a) Bố trí người chưa có chứng chỉ hành nghề chứng khoán hoặc người đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề chứng khoán thực hiện nghiệp vụ, vị trí mà theo quy định pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề chứng khoán;
Điểm b) Không báo cáo theo thời hạn pháp luật quy định khi phát hiện người hành nghề chứng khoán thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
Khoản 3. Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề chứng khoán trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với người hành nghề chứng khoán thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
Điểm a) Đồng thời làm việc cho tổ chức khác có quan hệ sở hữu với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán nơi mình làm việc;
Điểm b) Đồng thời làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của một Tổ chức chào bán chứng khoán ra công chúng hoặc tổ chức niêm yết.
Khoản 4. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
Điểm a) Mượn, thuê chứng chỉ hành nghề chứng khoán hoặc cho mượn, cho thuê chứng chỉ hành nghề chứng khoán;
Điểm b) Tẩy xoá, sửa chữa làm thay đổi nội dung chứng chỉ hành nghề chứng khoán.
Khoản 5. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
Điểm a) Sử dụng tên hoặc tài khoản của khách hàng để đăng ký, giao dịch chứng khoán;
Điểm b) Thực hiện mua, bán chứng khoán trên tài khoản giao dịch ủy thác vượt quá phạm vi được ủy thác, giá trị tài sản ủy thác và mục tiêu đầu tư của khách hàng ủy thác; đầu tư thay cho khách hàng, trừ trường hợp ủy thác quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân;
Điểm c) Môi giới giao dịch vay, mượn tài sản giữa các khách hàng hoặc giữa khách hàng và bên thứ ba, trừ trường hợp vay chứng khoán để sửa lỗi giao dịch hoặc vay để thực hiện các giao dịch hoán đổi chứng chỉ quỹ hoán đổi danh mục.
Khoản 6. Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
Điểm a) Sử dụng tài khoản, tài sản của khách hàng khi không được khách hàng ủy thác hoặc không đúng nội dung ủy thác; sử dụng tài khoản hoặc tiền, chứng khoán trên tài khoản của khách hàng khi chưa được công ty chứng khoán ủy quyền theo sự ủy thác của khách hàng cho công ty chứng khoán bằng văn bản;
Điểm b) Thực hiện việc bán hoặc cho khách hàng bán chứng khoán khi không sở hữu chứng khoán hoặc cho khách hàng vay chứng khoán trong trường hợp không được phép thực hiện.
Khoản 7. Hình thức xử phạt bổ sung:
Điểm a) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề chứng khoán trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;
Điểm b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính là chứng chỉ hành nghề chứng khoán bị tẩy xóa, sửa chữa đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
Điểm c) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề chứng khoán trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều này.
Khoản 8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điểm a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi cho thuê chứng chỉ hành nghề chứng khoán quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;
Điểm b) Buộc hoàn trả chứng khoán, tiền thuộc sở hữu của khách hàng trong thời hạn tối đa 60 ngày kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 6 Điều này.
Mục 10
Điều 33 Vi phạm quy định về giao dịch của cổ đông sáng lập; cổ đông lớn, nhóm người có liên quan sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty đại chúng; nhà đầu tư, nhóm người có liên quan sở hữu từ 5% trở lên chứng chỉ quỹ của quỹ đóng; nhóm nhà đầu tư nước ngoài có liên quan sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của 01 tổ chức phát hành hoặc từ 5% trở lên chứng chỉ quỹ của quỹ đóng; người nội bộ của công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, quỹ đại chúng và người có liên quan của người nội bộ
Khoản 1. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi công bố thông tin không đúng thời hạn khi có thay đổi về tỷ lệ cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ sở hữu qua các ngưỡng 1% số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết hoặc chứng chỉ quỹ của quỹ đóng.
Khoản 2. Hành vi công bố thông tin không đúng thời hạn về việc dự kiến giao dịch, về kết quả thực hiện giao dịch bị xử phạt theo giá trị chứng khoán đăng ký giao dịch như sau:
Điểm a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu đăng ký giao dịch có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi, quyền mua trái phiếu chuyển đổi, chứng chỉ quỹ, quyền mua chứng chỉ quỹ hoặc chứng quyền có bảo đảm dựa trên chứng khoán của công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, quỹ đại chúng;
Điểm b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu đăng ký giao dịch có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi, quyền mua trái phiếu chuyển đổi, chứng chỉ quỹ, quyền mua chứng chỉ quỹ hoặc chứng quyền có bảo đảm dựa trên chứng khoán của công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, quỹ đại chúng;
Điểm c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu đăng ký giao dịch có giá trị từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi, quyền mua trái phiếu chuyển đổi, chứng chỉ quỹ, quyền mua chứng chỉ quỹ hoặc chứng quyền có bảo đảm dựa trên chứng khoán của công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, quỹ đại chúng; | |
Nghị Định 156/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán .
Chương II
* Điều 33
- Khoản 2
+ Điểm b
+ Điểm c
+ Điểm d
+ Điểm đ
+ Điểm e
+ Điểm g
+ Điểm h
- Khoản 3
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
- Khoản 4
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
- Khoản 5
- Khoản 6
- Khoản 7
+ Điểm a
+ Điểm b
* Điều 34
* Điều 35
* Điều 36
* Điều 37
* Điều 38
* Điều 39
- Khoản 1
+ Điểm a
+ Điểm b | Nghị Định 156/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán .
Chương II
Mục 10
Điều 33 Vi phạm quy định về giao dịch của cổ đông sáng lập; cổ đông lớn, nhóm người có liên quan sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty đại chúng; nhà đầu tư, nhóm người có liên quan sở hữu từ 5% trở lên chứng chỉ quỹ của quỹ đóng; nhóm nhà đầu tư nước ngoài có liên quan sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của 01 tổ chức phát hành hoặc từ 5% trở lên chứng chỉ quỹ của quỹ đóng; người nội bộ của công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, quỹ đại chúng và người có liên quan của người nội bộ
Khoản 2
Điểm b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu đăng ký giao dịch có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi, quyền mua trái phiếu chuyển đổi, chứng chỉ quỹ, quyền mua chứng chỉ quỹ hoặc chứng quyền có bảo đảm dựa trên chứng khoán của công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, quỹ đại chúng;
Điểm c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu đăng ký giao dịch có giá trị từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi, quyền mua trái phiếu chuyển đổi, chứng chỉ quỹ, quyền mua chứng chỉ quỹ hoặc chứng quyền có bảo đảm dựa trên chứng khoán của công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, quỹ đại chúng;
Điểm d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng nếu đăng ký giao dịch có giá trị từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi, quyền mua trái phiếu chuyển đổi, chứng chỉ quỹ, quyền mua chứng chỉ quỹ hoặc chứng quyền có bảo đảm dựa trên chứng khoán của công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, quỹ đại chúng;
Điểm đ) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng nếu đăng ký giao dịch có giá trị từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi, quyền mua trái phiếu chuyển đổi, chứng chỉ quỹ, quyền mua chứng chỉ quỹ hoặc chứng quyền có bảo đảm dựa trên chứng khoán của công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, quỹ đại chúng;
Điểm e) Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng nếu đăng ký giao dịch có giá trị từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi, quyền mua trái phiếu chuyển đổi, chứng chỉ quỹ, quyền mua chứng chỉ quỹ hoặc chứng quyền có bảo đảm dựa trên chứng khoán của công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, quỹ đại chúng;
Điểm g) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng nếu đăng ký giao dịch có giá trị từ 5.000.000.000 đồng đến dưới 10.000.000.000 đồng cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi, quyền mua trái phiếu chuyển đổi, chứng chỉ quỹ, quyền mua chứng chỉ quỹ hoặc chứng quyền có bảo đảm dựa trên chứng khoán của công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, quỹ đại chúng;
Điểm h) Phạt tiền 5% giá trị đăng ký giao dịch nhưng không quá 3.000.000.000 đồng nếu đăng ký giao dịch có giá trị từ 10.000.000.000 đồng trở lên cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi, quyền mua trái phiếu chuyển đổi, chứng chỉ quỹ, quyền mua chứng chỉ quỹ hoặc chứng quyền có bảo đảm dựa trên chứng khoán của công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, quỹ đại chúng.
Khoản 3. Hành vi giao dịch ngoài khoảng thời gian đăng ký hoặc ngoài khoảng thời gian Sở giao dịch chứng khoán công bố thông tin, vượt quá giá trị theo quy định pháp luật hoặc vượt quá giá trị đăng ký bị xử phạt theo giá trị chứng khoán giao dịch thực tế như sau:
Điểm a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị dưới 100.000.000 đồng cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi, quyền mua trái phiếu chuyển đổi, chứng chỉ quỹ, quyền mua chứng chỉ quỹ hoặc chứng quyền có bảo đảm dựa trên chứng khoán của công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, quỹ đại chúng;
Điểm b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu giao dịch có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi, quyền mua trái phiếu chuyển đổi, chứng chỉ quỹ, quyền mua chứng chỉ quỹ hoặc chứng quyền có bảo đảm dựa trên chứng khoán của công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, quỹ đại chúng;
Điểm c) Giao dịch có giá trị từ 300.000.000 đồng trở lên cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi, quyền mua trái phiếu chuyển đổi, chứng chỉ quỹ, quyền mua chứng chỉ quỹ hoặc chứng quyền có bảo đảm dựa trên chứng khoán của công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, quỹ đại chúng bị xử phạt như hành vi không công bố thông tin về việc dự kiến giao dịch quy định tại khoản 5 Điều này.
Khoản 4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sau đây:
Điểm a) Công bố thông tin không đúng thời hạn khi sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng hoặc chứng chỉ quỹ của quỹ đóng hoặc khi không còn là cổ đông lớn, nhà đầu tư sở hữu từ 5% trở lên chứng chỉ quỹ của quỹ đóng;
Điểm b) Cổ đông sáng lập công bố thông tin không đúng thời hạn trước khi thực hiện giao dịch cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng.
Điểm c) Người nội bộ của công ty đại chúng, người nội bộ của quỹ đại chúng và người có liên quan của người nội bộ thực hiện đồng thời mua và bán chứng khoán của công ty đại chúng hoặc chứng chỉ quỹ, quyền mua chứng chỉ quỹ của quỹ đại chúng hoặc chứng quyền có bảo đảm dựa trên chứng khoán của công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, quỹ đại chúng trong thời gian đăng ký giao dịch.
Khoản 5. Hành vi không công bố thông tin về việc dự kiến giao dịch bị xử phạt theo giá trị chứng khoán giao dịch thực tế với mức phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định tại khoản 2 Điều này.
Khoản 6. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều này đối với hành vi không công bố thông tin về kết quả thực hiện giao dịch; không công bố thông tin khi có thay đổi về tỷ lệ cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ sở hữu qua các ngưỡng 1% số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết hoặc chứng chỉ quỹ; không công bố thông tin khi sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng hoặc chứng chỉ quỹ của quỹ đóng hoặc khi không còn là cổ đông lớn, nhà đầu tư sở hữu từ 5% trở lên chứng chỉ quỹ của quỹ đóng hoặc không công bố thông tin trước khi thực hiện giao dịch cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng.
Khoản 7. Hình thức xử phạt bổ sung:
Điểm a) Đình chỉ giao dịch chứng khoán trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi không công bố thông tin về việc dự kiến giao dịch khi thực hiện giao dịch có giá trị từ 5.000.000.000 đồng đến dưới 10.000.000.000 đồng cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi, quyền mua trái phiếu chuyển đổi, chứng chỉ quỹ, quyền mua chứng chỉ quỹ hoặc chứng quyền có bảo đảm dựa trên chứng khoán của công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, quỹ đại chúng;
Điểm b) Đình chỉ giao dịch chứng khoán trong thời hạn từ 03 tháng đến 05 tháng đối với hành vi không công bố thông tin về việc dự kiến giao dịch khi thực hiện giao dịch có giá trị từ 10.000.000.000 đồng trở lên cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi, quyền mua trái phiếu chuyển đổi, chứng chỉ quỹ, quyền mua chứng chỉ quỹ hoặc chứng quyền có bảo đảm dựa trên chứng khoán của công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, quỹ đại chúng.
Mục 10
Điều 34 Vi phạm quy định về giao dịch, nắm giữ chứng khoán của nhà đầu tư
Khoản 1. Đình chỉ giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư trên các tài khoản nhà đầu tư cho người khác mượn để giao dịch chứng khoán hoặc đứng tên sở hữu chứng khoán hộ người khác dẫn đến hành vi thao túng thị trường chứng khoán trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng.
Khoản 2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
Điểm a) Vi phạm quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài;
Điểm b) Vi phạm quy định về hoạt động đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam;
Điểm c) Vi phạm quy định về tỷ lệ sở hữu vốn cổ phần hoặc phần vốn góp của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán;
Điểm d) Vi phạm quy định về mở tài khoản giao dịch chứng khoán, giao dịch ký quỹ chứng khoán, tài khoản giao dịch uỷ quyền; d) Vi phạm quy định về giao dịch trong ngày giao dịch hoặc trong đợt khớp lệnh định kỳ.
Khoản 3. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp thực hiện hành vi chuyển nhượng chứng khoán chào bán riêng lẻ vi phạm quy định tại Điều 31 Luật Chứng khoán, quy định pháp luật về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.
Khoản 4. Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện một hoặc một số giao dịch nhằm che giấu thông tin về quyền sở hữu thực sự đối với một chứng khoán để trốn tránh hoặc để hỗ trợ người khác trốn tránh nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định hoặc nghĩa vụ phải tuân thủ trong thực hiện chào mua công khai hoặc quy định phải tuân thủ về tỷ lệ sở hữu nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Khoản 5. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề chứng khoán trong thời hạn từ 18 tháng đến 24 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Khoản 6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điểm a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này;
Điểm b) Buộc bán cổ phiếu hoặc vốn cổ phần hoặc phần vốn góp trong thời hạn tối đa 60 ngày để giảm tỷ lệ nắm giữ theo đúng quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a và c khoản 2 Điều này.
Mục 10
Điều 35 Vi phạm sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán
Khoản 1. Phạt tiền 10 lần khoản thu trái pháp luật nhưng không thấp hơn mức phạt tiền tối đa quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này đối với hành vi sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp không có khoản thu trái pháp luật hoặc mức phạt tính theo khoản thu trái pháp luật thấp hơn mức phạt tiền tối đa quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này thì áp dụng mức phạt tiền tối đa quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này để xử phạt.
Khoản 2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Điểm a) Đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán hoặc công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
Điểm b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề chứng khoán trong thời hạn từ 18 tháng đến 24 tháng đối với người hành nghề chứng khoán có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Khoản 3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại khoản thu trái pháp luật có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Mục 10
Điều 36 Vi phạm thao túng thị trường chứng khoán
Khoản 1. Phạt tiền 10 lần khoản thu trái pháp luật nhưng không thấp hơn mức phạt tiền tối đa quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này đối với hành vi thao túng thị trường chứng khoán mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp không có khoản thu trái pháp luật hoặc mức phạt tính theo khoản thu trái pháp luật thấp hơn mức phạt tiền tối đa quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này thì áp dụng mức phạt tiền tối đa quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này để xử phạt.
Khoản 2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Điểm a) Đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán hoặc công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
Điểm b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề chứng khoán trong thời hạn từ 18 tháng đến 24 tháng đối với người hành nghề chứng khoán có hành vi vi phạm quy định tại khoán 1 Điều này.
Khoản 3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại khoản thu trái pháp luật có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Mục 11
Điều 37 Vi phạm quy định về đăng ký chứng khoán
Khoản 1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với công ty đại chúng không đăng ký chứng khoán hoặc đăng ký chứng khoán tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam không đúng thời hạn theo quy định pháp luật.
Khoản 2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với công ty đại chúng vi phạm quy định về thực hiện quyền, đăng ký, lưu ký chứng khoán tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Mục 11
Điều 38 Vi phạm quy định về đăng ký hoạt động lưu ký, đăng ký hoạt động bù trừ và thanh toán chứng khoán
Khoản 1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán chứng khoán không thực hiện đăng ký thành viên lưu ký, thành viên bù trừ và hoạt động lưu ký, hoạt động bù trừ và thanh toán chứng khoán trong thời hạn quy định.
Khoản 2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc chi nhánh của công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại thực hiện hoạt động lưu ký, hoạt động bù trừ và thanh toán chứng khoán khi chưa đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định pháp luật; hoạt động lưu ký, hoạt động bù trừ và thanh toán chứng khoán khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký, quyết định chấp thuận cho chi nhánh công ty chứng khoán, chi nhánh ngân hàng thương mại được thực hiện hoạt động lưu ký chứng khoán, giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán chứng khoán, chưa được Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam chấp thuận trở thành thành viên.
Khoản 3. Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài lập hồ sơ đăng ký hoạt động lưu ký, đăng ký hoạt động bù trừ và thanh toán chứng khoán có thông tin sai lệch, sai sự thật hoặc che giấu sự thật.
Khoản 4. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động lưu ký, hoạt động bù trừ và thanh toán chứng khoán trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này trong trường hợp công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký, hoạt động bù trừ và thanh toán chứng khoán.
Khoản 5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc huỷ bỏ thông tin, cải chính thông tin đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Mục 11
Điều 39 Vi phạm quy định về đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán
Khoản 1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, thành viên lưu ký, thành viên bù trừ, ngân hàng thanh toán thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
Điểm a) Không cung cấp đầy đủ, đúng thời hạn, chính xác danh sách người sở hữu chứng khoán và các tài liệu liên quan theo yêu cầu hợp lệ và phù hợp với quy định pháp luật hiện hành của công ty đại chúng, tổ chức phát hành;
Điểm b) Không thông báo theo thời hạn pháp luật quy định hoặc thông báo không đầy đủ các quyền lợi phát sinh liên quan đến chứng khoán lưu ký của khách hàng. | |
Nghị Định 156/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán .
Chương II
* Điều 39
* Điều 40
* Điều 41
* Điều 42
- Khoản 1
+ Điểm a
+ Điểm b
- Khoản 2
+ Điểm a
+ Điểm b
- Khoản 3
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
- Khoản 4
+ Điểm a
+ Điểm b | Nghị Định 156/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán .
Chương II
Mục 11
Điều 39 Vi phạm quy định về đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán
Khoản 1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, thành viên lưu ký, thành viên bù trừ, ngân hàng thanh toán thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
Điểm a) Không cung cấp đầy đủ, đúng thời hạn, chính xác danh sách người sở hữu chứng khoán và các tài liệu liên quan theo yêu cầu hợp lệ và phù hợp với quy định pháp luật hiện hành của công ty đại chúng, tổ chức phát hành;
Điểm b) Không thông báo theo thời hạn pháp luật quy định hoặc thông báo không đầy đủ các quyền lợi phát sinh liên quan đến chứng khoán lưu ký của khách hàng.
Khoản 2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, thành viên lưu ký, thành viên bù trừ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
Điểm a) Vi phạm quy định về bảo quản, lưu giữ chứng khoán; vi phạm quy định về đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán;
Điểm b) Thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán, bị đình chỉ, chấm dứt tư cách thành viên không thực hiện chuyển tài sản ký quỹ và vị thế mở của nhà đầu tư sang thành viên bù trừ thay thế theo yêu cầu của nhà đầu tư; không thực hiện các giao dịch để thanh lý, đóng vị thế theo yêu cầu của nhà đầu tư; không thực hiện thanh lý, đóng vị thế trên tài khoản tự doanh, tài khoản tạo lập thị trường; không bảo đảm ưu tiên thực hiện các giao dịch của nhà đầu tư trước các giao dịch đóng vị thế hoặc mở vị thế của chính mình.
Khoản 3. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, thành viên lưu ký, thành viên bù trừ và phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với nhân viên của thành viên lưu ký hoặc nhân viên của thành viên bù trừ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
Điểm a) Ghi nhận không chính xác tài sản, các quyền tài sản và các lợi ích có liên quan đến tài sản nhận lưu ký của khách hàng; hạch toán sai trên tài khoản lưu ký chứng khoán, tài khoản vị thế hoặc tài khoản ký quỹ; thanh toán không đúng thời hạn, thực hiện chuyển quyền sở hữu chứng khoán đã đăng ký không qua Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
Điểm b) Thực hiện giao dịch chứng khoán khi chưa được Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam hạch toán vào tài khoản chứng khoán giao dịch của thành viên;
Điểm c) Không bảo vệ cơ sở dữ liệu và lưu giữ các chứng từ gốc về đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán theo quy định;
Điểm d) Không bảo mật thông tin liên quan đến sở hữu chứng khoán của khách hàng;
Điểm đ) Không quản lý tách biệt tài khoản lưu ký, tài khoản ký quỹ là tiền và chứng khoán của khách hàng tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, thành viên lưu ký, thành viên bù trừ với tài sản của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, thành viên lưu ký, thành viên bù trừ; không mở tài khoản lưu ký, tài khoản ký quỹ chi tiết cho từng khách hàng và quản lý tách biệt tài sản, vị thế giao dịch của từng khách hàng và của khách hàng với thành viên bù trừ;
Điểm e) Không quản lý tách biệt tài khoản, tài sản của thành viên bù trừ với tài khoản, tài sản của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam; không quản lý tách biệt tài khoản, tài sản của từng thành viên bù trừ hoặc không quản lý tách biệt tài khoản, tài sản ký quỹ của từng thành viên bù trừ và các khách hàng của chính thành viên bù trừ đó; tách biệt giữa tài sản ký quỹ, tiền gửi thanh toán cho giao dịch chứng khoán phái sinh và tiền gửi thanh toán cho giao dịch chứng khoán cơ sở;
Điểm g) Không thu đủ tài sản ký quỹ của khách hàng để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán.
Khoản 4. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
Điểm a) Cấp giấy chứng nhận thành viên lưu ký, thành viên bù trừ khi chưa đáp ứng đủ điều kiện hoặc khi chưa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán, giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán; thu hồi giấy chứng nhận thành viên lưu ký, giấy chứng nhận thành viên bù trừ khi không thuộc trường hợp thu hồi giấy chứng nhận thành viên lưu ký, giấy chứng nhận thành viên bù trừ;
Điểm b) Sử dụng chứng khoán, tài sản ký quỹ của khách hàng vì lợi ích của cá nhân, tổ chức khác hoặc vì lợi ích của chính Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Khoản 5. Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, thành viên lưu ký, thành viên bù trừ và phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với nhân viên của thành viên lưu ký, thành viên bù trừ thực hiện hành vi sửa chữa, làm thất lạc chúng từ trong thanh toán, chuyển giao quyền sở hữu chứng khoán.
Khoản 6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Điểm a) Đình chỉ hoạt động lưu ký chứng khoán trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với thành viên lưu ký, thành viên bù trừ vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này;
Điểm b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề chứng khoán trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với người hành nghề chứng khoán vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều này.
Khoản 7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điểm a) Buộc quản lý tách biệt tài khoản lưu ký, tài khoản ký quỹ là tiền và chứng khoán của khách hàng tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, thành viên lưu ký, thành viên bù trừ với tài sản của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, thành viên lưu ký, thành viên bù trừ; buộc mở tài khoản lưu ký, tài khoản ký quỹ chi tiết cho từng khách hàng; buộc quản lý tách biệt tài sản, vị thế giao dịch của từng khách hàng và của khách hàng với thành viên bù trừ đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này trong thời hạn tối đa 06 tháng kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành;
Điểm b) Buộc quản lý tách biệt tài khoản, tài sản của thành viên bù trừ với tài khoản, tài sản của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam; buộc quản lý tách biệt tài khoản, tài sản của từng thành viên bù trừ; buộc quản lý tách biệt tài khoản, tài sản ký quỹ của từng thành viên bù trừ và các khách hàng của chính thành viên bù trừ đó; buộc tách biệt giữa tài sản ký quỹ, tiền gửi thanh toán cho giao dịch chứng khoán phái sinh và tiền gửi thanh toán cho giao dịch chứng khoán cơ sở đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 3 Điều này trong thời hạn tối đa 06 tháng kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành.
Mục 11
Điều 40 Vi phạm quy định về trách nhiệm của ngân hàng lưu ký
Khoản 1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với ngân hàng lưu ký thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
Điểm a) Không thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ của ngân hàng lưu ký theo quy định tại hợp đồng lưu ký chứng khoán, điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán và theo quy định pháp luật;
Điểm b) Không lập, lưu giữ hồ sơ, chứng từ theo quy định; hồ sơ, chứng từ lưu giữ không phản ánh chính xác, chi tiết các giao dịch của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư ủy thác, công ty đầu tư chứng khoán theo quy định pháp luật;
Điểm c) Không cung cấp thông tin, cung cấp thông tin không đầy đủ, chính xác cho công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán;
Điểm d) Không đảm bảo có đủ số nhân viên nghiệp vụ tối thiểu có văn bằng, chứng chỉ phù hợp với quy định pháp luật;
Điểm đ) Chưa xây dựng quy trình hoạt động, quản lý rủi ro để đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định pháp luật.
Khoản 2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với ngân hàng lưu ký thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
Điểm a) Thực hiện hoạt động thu, chi, thanh toán và chuyển giao tiền, chứng khoán không chính xác hoặc không đúng thời gian quy định;
Điểm b) Thực hiện việc thanh toán cho các giao dịch không phù hợp với điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán, hợp đồng ủy thác và hợp đồng lưu ký chứng khoán;
Điểm c) Không thực hiện đúng, đầy đủ, chính xác lệnh hoặc chỉ thị hợp pháp khác của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, của ngân hàng giám sát và các quyền phát sinh trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên quan đến quyền sở hữu tài sản của quỹ đầu tư chứng khoán, của công ty đầu tư chứng khoán và của nhà đầu tư ủy thác trong phạm vi hợp đồng lưu ký chứng khoán, hợp đồng giám sát và quy định pháp luật có liên quan;
Điểm d) Không thực hiện đúng, đầy đủ, chính xác việc thanh lý tài sản, phương án xử lý các tài sản còn lại và thực hiện báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước các thông tin cần thiết có liên quan đến việc giải thể quỹ đầu tư.
Khoản 3. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với ngân hàng lưu ký thực hiện hành vi không lưu ký, không tách biệt tài sản của từng quỹ đầu tư, của công ty đầu tư chứng khoán, của từng khách hàng ủy thác và tài sản của ngân hàng theo quy định pháp luật.
Khoản 4. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với ngân hàng lưu ký thực hiện hành vi sử dụng tài sản của quỹ đầu tư chứng khoán, của công ty đầu tư chứng khoán, của nhà đầu tư uỷ thác không đúng quy định pháp luật.
Khoản 5. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động lưu ký trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
Khoản 6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điểm a) Buộc lưu ký, quản lý tách biệt tài sản của từng quỹ đầu tư của công ty đầu tư chứng khoán, của từng khách hàng ủy thác và tài sản của ngân hàng theo quy định pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này trong thời hạn tối đa 06 tháng kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành;
Điểm b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Mục 11
Điều 41 Vi phạm quy định về trách nhiệm của ngân hàng giám sát
Khoản 1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với ngân hàng giám sát thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
Điểm a) Không thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ của ngân hàng giám sát theo quy định tại hợp đồng giám sát, điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán và theo quy định pháp luật;
Điểm b) Thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều 40 Nghị định này.
Khoản 2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với ngân hàng giám sát thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
Điểm a) Là người có liên quan hoặc tham gia điều hành, quản trị công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán hoặc có quan hệ sở hữu, tham gia góp vốn, nắm giữ cổ phần, vay hoặc cho vay với công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán và ngược lại;
Điểm b) Là đối tác mua, bán trong giao dịch mua, bán tài sản của quỹ đại chúng, của công ty đầu tư chứng khoán;
Điểm c) Không giám sát hoạt động, hạn chế đầu tư của quỹ đầu tư, công ty đầu tư chứng khoán do công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện;
Điểm d) Không báo cáo theo thời hạn pháp luật quy định cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khi phát hiện vi phạm của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán và tổ chức, cá nhân có liên quan;
Điểm đ) Không thông báo theo thời hạn pháp luật quy định cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc ngân hàng giám sát, thành viên Hội đồng quản trị, người điều hành và nhân viên của ngân hàng giám sát làm nhiệm vụ giám sát hoạt động và bảo quản tài sản của quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán là người có liên quan hoặc có quan hệ sở hữu, vay hoặc cho vay với công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán và ngược lại;
Điểm e) Không tách biệt về hoạt động, hệ thống công nghệ thông tin, hệ thống báo cáo giữa bộ phận cung cấp dịch vụ xác định giá trị tài sản ròng, bộ phận thực hiện chức năng giám sát, bộ phận chịu trách nhiệm lập, lưu trữ và cập nhật sổ đăng ký nhà đầu tư;
Điểm g) Không thực hiện đầy đủ trách nhiệm của ngân hàng giám sát tại các báo cáo liên quan đến tài sản và hoạt động của quỹ đầu tư do công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán lập; xác nhận báo cáo tài sản quỹ đại chúng, tài sản công ty đầu tư chứng khoán, báo cáo xác định giá trị tài sản ròng do công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán lập không chính xác hoặc sai lệch.
Mục 12
Điều 42 Vi phạm quy định về công bố thông tin
Khoản 1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
Điểm a) Không thực hiện đăng ký, đăng ký lại người công bố thông tin hoặc người được ủy quyền công bố thông tin hoặc không ban hành quy chế về công bố thông tin;
Điểm b) Không thông báo với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con về địa chỉ trang thông tin điện tử và mọi thay đổi liên quan đến địa chỉ này theo quy định pháp luật.
Khoản 2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
Điểm a) Không tuân thủ đầy đủ quy định pháp luật về phương tiện, hình thức công bố thông tin;
Điểm b) Không lưu giữ thông tin công bố theo quy định pháp luật.
Khoản 3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
Điểm a) Công bố thông tin không đúng thời hạn theo quy định pháp luật hoặc theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con quy định tại khoản 3 Điều 120, khoản 4 Điều 123, khoản 3 Điều 124 Luật Chứng khoán;
Điểm b) Công bố thông tin không đầy đủ nội dung theo quy định pháp luật hoặc theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con quy định tại khoản 3 Điều 120, khoản 4 Điều 123, khoản 3 Điều 124 Luật Chứng khoán;
Điểm c) Công bố thông tin cá nhân của chủ thể khi chưa được chủ thể đồng ý.
Khoản 4. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
Điểm a) Không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật hoặc theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con quy định tại khoản 3 Điều 120, khoản 4 Điều 123, khoản 3 Điều 124 Luật Chứng khoán;
Điểm b) Không xác nhận hoặc đính chính thông tin hoặc xác nhận, đính chính thông tin không đúng thời hạn theo quy định pháp luật khi có thông tin làm ảnh hưởng đến giá chứng khoán hoặc khi nhận được yêu cầu xác nhận, đính chính thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con theo quy định tại khoản 3 Điều 120, khoản 4 Điều 123, khoản 3 Điều 124 Luật Chứng khoán. | |
Nghị Định 156/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán .
Chương II
* Điều 42
- Khoản 4
+ Điểm a
+ Điểm b
- Khoản 5
- Khoản 6
* Điều 43
* Điều 44
* Điều 45
* Điều 46
Chương III
* Điều 47
* Điều 47
* Điều 48
- Khoản 1 | Nghị Định 156/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán .
Chương II
Mục 12
Điều 42 Vi phạm quy định về công bố thông tin
Khoản 4. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
Điểm a) Không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật hoặc theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con quy định tại khoản 3 Điều 120, khoản 4 Điều 123, khoản 3 Điều 124 Luật Chứng khoán;
Điểm b) Không xác nhận hoặc đính chính thông tin hoặc xác nhận, đính chính thông tin không đúng thời hạn theo quy định pháp luật khi có thông tin làm ảnh hưởng đến giá chứng khoán hoặc khi nhận được yêu cầu xác nhận, đính chính thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con theo quy định tại khoản 3 Điều 120, khoản 4 Điều 123, khoản 3 Điều 124 Luật Chứng khoán.
Khoản 5. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi tạo dựng thông tin sai sự thật hoặc công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán.
Khoản 6. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc huỷ bỏ thông tin hoặc cải chính thông tin đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.
Mục 12
Điều 43 Vi phạm quy định về báo cáo
Khoản 1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không lưu giữ thông tin đã báo cáo theo quy định pháp luật.
Khoản 2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
Điểm a) Báo cáo không đúng thời hạn theo quy định pháp luật hoặc theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quy định tại khoản 3 Điều 120, khoản 4 Điều 123, khoản 3 Điều 124 Luật Chứng khoán;
Điểm b) Báo cáo không đầy đủ nội dung theo quy định pháp luật hoặc theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quy định tại khoản 3 Điều 120, khoản 4 Điều 123, khoản 3 Điều 124 Luật Chứng khoán.
Khoản 3. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
Điểm a) Không báo cáo đối với thông tin phải báo cáo theo quy định pháp luật hoặc theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quy định tại khoản 3 Điều 120, khoản 4 Điều 123, khoản 3 Điều 124 Luật Chứng khoán;
Điểm b) Báo cáo có nội dung sai lệch hoặc sai sự thật
Khoản 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc báo cáo thông tin chính xác đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
Mục 13
Điều 44 Vi phạm quy định về kiểm toán công ty đại chúng, tổ chức niêm yết, tổ chức thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng, công ty chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, quỹ và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán
Khoản 1. Tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện hành vi vi phạm quy định về báo cáo khi thay đổi tên gọi, địa chỉ trụ sở hoặc lĩnh vực hành nghề, danh sách kiểm toán viên hành nghề và các thay đổi dẫn đến việc không còn đủ điều kiện được chấp thuận kiểm toán thì bị xử phạt như sau:
Điểm a) Phạt cảnh cáo khi báo cáo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chậm dưới 15 ngày so với quy định;
Điểm b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi báo cáo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chậm từ 15 ngày trở lên so với quy định;
Điểm c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi không báo cáo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định.
Khoản 2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
Điểm a) Không thông báo cho đơn vị được kiểm toán khi phát hiện hành vi không tuân thủ pháp luật và quy định liên quan đến việc lập, trình bày báo cáo tài chính được kiểm toán hoặc không kiến nghị đơn vị được kiểm toán có biện pháp ngăn ngừa, sửa chữa, xử lý sai phạm hoặc không ghi ý kiến vào báo cáo kiểm toán hoặc thư quản lý theo quy định của chuẩn mực kiểm toán trong trường hợp đơn vị được kiểm toán không sửa chữa, xử lý sai phạm;
Điểm b) Không thông báo theo thời hạn pháp luật quy định cho đơn vị được kiểm toán hoặc cho người thứ ba hoặc cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khi có nghi ngờ hoặc phát hiện đơn vị được kiểm toán có sai phạm trọng yếu do không tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan đến báo cáo tài chính đã được kiểm toán;
Điểm c) Không giải trình, cung cấp thông tin, số liệu liên quan đến hoạt động kiểm toán hoặc giải trình, cung cấp thông tin, số liệu liên quan đến hoạt động kiểm toán không đúng thời hạn, không đầy đủ, chính xác theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quy định tại khoản 3 Điều 21 Luật Chứng khoán.
Khoản 3. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện hành vi giao một phần hoặc toàn bộ công việc kiểm toán công ty đại chúng, tổ chức niêm yết, tổ chức thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng, công ty chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, quỹ và các công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán cho tổ chức kiểm toán không được chấp thuận thực hiện.
Khoản 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc giải trình, cung cấp thông tin, số liệu liên quan đến hoạt động kiểm toán cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này trong thời hạn tối đa 10 ngày kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành.
Mục 14
Điều 45 Hành vi vi phạm quy định về phòng, chống rửa tiền và phòng, chống khủng bố trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán
Khoản 1. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện hành vi vi phạm quy định về nhận biết và cập nhật thông tin khách hàng thì bị xử phạt như sau:
Điểm a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không cập nhật thông tin nhận biết khách hàng theo quy định tại Điều 8, Điều 9 và Điều 10 Luật Phòng, chống rửa tiền;
Điểm b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không áp dụng các biện pháp nhận biết khách hàng, biện pháp đánh giá tăng cường quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 12 Luật Phòng, chống rửa tiền, không báo cáo các giao dịch đáng ngờ trong lĩnh vực chứng khoán quy định tại khoản 5 Điều 22 Luật Phòng, chống rửa tiền;
Điểm c) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không có hệ thống quản lý rủi ro để xác định khách hàng nước ngoài là cá nhân có ảnh hưởng chính trị theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 13 Luật Phòng, chống rửa tiền.
Khoản 2. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện hành vi vi phạm quy định về kiểm toán nội bộ, rà soát khách hàng trong phòng, chống rửa tiền thì bị xử phạt như sau:
Điểm a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không rà soát khách hàng và các bên liên quan theo các danh sách cảnh báo trước khi thiết lập mối quan hệ hoặc cung cấp các dịch vụ cho khách hàng;
Điểm b) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật khi có khách hàng và bên có liên quan nằm trong các danh sách cảnh báo; không thực hiện kiểm toán nội bộ về phòng, chống rửa tiền theo quy định của pháp luật.
Khoản 3. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền sau đây:
Điểm a) Không ban hành và tuân thủ quy định nội bộ về phòng chống rửa tiền;
Điểm b) Không xây dựng quy định phân loại khách hàng, không phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro về rửa tiền theo quy định của pháp luật; không ban hành quy trình quản lý rủi ro các giao dịch liên quan tới công nghệ mới theo quy định tại Điều 15 Luật Phòng, chống rửa tiền.
Khoản 4. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện hành vi bị cấm trong phòng, chống rửa tiền thì bị xử phạt như sau:
Điểm a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi cản trở việc cung cấp thông tin phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền theo quy định tại khoản 6 Điều 7 Luật Phòng, chống rửa tiền;
Điểm b) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp thông tin phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 4 Điều 18 Luật Phòng, chống rửa tiền;
Điểm c) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi thiết lập hoặc duy trì tài khoản vô danh, tài khoản sử dụng tên giả theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Phòng, chống rửa tiền;
Điểm d) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức, tham gia hoặc tạo Điều kiện thực hiện hành vi rửa tiền.
Khoản 5. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con không lưu giữ và cập nhật thông tin cơ bản về cơ cấu tổ chức, người sáng lập, chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp niêm yết theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Phòng, chống rửa tiền.
Khoản 6. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện hành vi vi phạm quy định về chống tài trợ khủng bố thì bị xử phạt như sau:
Điểm a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không áp dụng các biện pháp nhận biết, cập nhật thông tin nhận biết khách hàng theo quy định tại Điều 34 Luật Phòng, chống khủng bố;
Điểm b) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không tố giác tài trợ khủng bố.
Khoản 7. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 4 Điều này.
Mục 15
Điều 46 Hành vi cản trở việc thanh tra, kiểm tra, yêu cầu cung cấp thông tin
Khoản 1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
Điểm a) Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu, dữ liệu điện tử hoặc cung cấp thông tin, tài liệu, dữ liệu điện tử không đúng thời hạn, không đầy đủ, chính xác theo yêu cầu của đoàn thanh tra, kiểm tra hoặc người có thẩm quyền;
Điểm b) Chống đối, cản trở, gây khó khăn hoặc trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra của người có thẩm quyền; không giải trình, không đến làm việc theo yêu cầu của người có thẩm quyền;
Điểm c) Cố ý trì hoãn, trốn tránh, không thi hành quyết định hành chính của người có thẩm quyền; không thực hiện các yêu cầu, kiến nghị, kết luận, quyết định xử lý của đoàn thanh tra, kiểm tra, người có thẩm quyền.
Khoản 2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
Điểm a) Che giấu, sửa chữa chứng từ, tài liệu, sổ sách, dữ liệu điện tử hoặc làm thay đổi tang vật trong khi đang bị thanh tra, kiểm tra;
Điểm b) Tự ý tháo bỏ, tẩu tán hoặc có hành vi khác làm thay đổi tình trạng niêm phong tiền, chứng khoán, sổ sách, hồ sơ, chứng từ kế toán hoặc các tang vật, phương tiện bị niêm phong khác; chiếm đoạt, tiêu hủy tài liệu, vật chứng liên quan đến nội dung thanh tra.
Khoản 3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Điểm a) Đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán hoặc công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
Điểm b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề chứng khoán trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với người hành nghề chứng khoán có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
Điểm c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính là chứng từ, tài liệu, sổ sách, dữ liệu điện tử đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
Chương III
Mục 15
Điều 47 Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
Khoản 1. Chánh Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền:
Điểm a) Phạt cảnh cáo;
Điểm b) Phạt tiền tối đa đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức và phạt tiền tối đa đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân;
Điểm c) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện, chứng chỉ hành nghề chứng khoán theo quy định tại Khoản 3 Điều 30, khoản 3 Điều 32 Nghị định này;
Điểm d) Đình chỉ giao dịch chứng khoán theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Nghị định này;
Điểm đ) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Khoản 2. Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền:
Điểm a) Phạt cảnh cáo;
Điểm b) Phạt tiền tối đa đến 10 lần khoản thu trái pháp luật đối với tổ chức và phạt tiền tối đa đến 05 lần khoản thu trái pháp luật đối với cá nhân có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 35 và khoản 1 Điều 36 Nghị định này;
Điểm c) Phạt tiền tối đa đến 3.000.000.000 đồng đối với tổ chức và phạt tiền tối đa đến 1.500.000.000 đồng đối với cá nhân có các hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực chứng khoán;
Điểm d) Đình chỉ giao dịch chứng khoán có thời hạn từ 01 tháng đến 12 tháng; tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện, chứng chỉ hành nghề chứng khoán có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng;
Điểm đ) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Khoản 3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
Điểm a) Phạt cảnh cáo;
Điểm b) Phạt tiền tối đa đến 10 lần khoản thu trái pháp luật đối với Tổ chức và phạt tiền tối đa đến 05 lần khoản thu trái pháp luật đối với cá nhân có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 35 và khoản 1 Điều 36 Nghị định này;
Điểm c) Phạt tiền tối đa đến 3.000.000.000 đồng đối với tổ chức và phạt tiền tối đa đến 1.500.000.000 đồng đối với cá nhân có các hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực chứng khoán;
Điểm d) Đình chỉ giao dịch chứng khoán có thời hạn từ 01 tháng đến 12 tháng; tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện, chứng chỉ hành nghề chứng khoán có thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng;
Điều 47 Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
Khoản 3
Điểm đ) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Điều 48 Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
Khoản 1. Các chức danh nêu tại Điều 47 Nghị định này khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán được quyền lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định. | |
Nghị Định 156/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán .
Chương III
* Điều 47
* Điều 48
* Điều 49
* Điều 50
* Điều 51
Chương IV
* Điều 52
* Điều 53
* Điều 54 | Nghị Định 156/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán .
Chương III
Điều 47 Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
Khoản 3
Điểm đ) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Điều 48 Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
Khoản 1. Các chức danh nêu tại Điều 47 Nghị định này khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán được quyền lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định.
Khoản 2. Công chức thuộc ngành tài chính đang thi hành nhiệm vụ, công vụ; công chức, viên chức, người có thẩm quyền đang thi hành nhiệm vụ, công vụ theo văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính được quy định tại Nghị định này phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định và chuyển biên bản vi phạm hành chính đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.
Điều 49 Áp dụng hình thức đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán
Khoản 1. Khi áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán quy định tại điểm a khoản 2 Điều 20, điểm a khoản 7 Điều 24, điểm a khoản 7 Điều 26, điểm b khoản 6 Điều 27, điểm a khoản 2 Điều 35, điểm a khoản 2 Điều 36, khoản 7 Điều 45, điểm a khoản 3 Điều 46 Nghị định này, người có thẩm quyền quy định tại Điều 47 Nghị định này có quyền ra quyết định đình chỉ có thời hạn một, một số hoặc toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh, dịch vụ chứng khoán của tổ chức vi phạm.
Khoản 2. Trường hợp chỉ ra quyết định đình chỉ có thời hạn một hoặc một số nghiệp vụ kinh doanh, dịch vụ chứng khoán thì người có thẩm quyền quy định tại Điều 47 Nghị định này phải ghi rõ trong quyết định xử phạt về nghiệp vụ kinh doanh, dịch vụ chứng khoán bị đình chỉ, thời hạn đình chỉ và hiệu lực thi hành của quyết định đình chỉ.
Khoản 3. Trường hợp bị đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán, tổ chức vi phạm phải dừng ngay một phần hoặc toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh, dịch vụ chứng khoán hoặc các hoạt động khác được ghi trong quyết định xử phạt và phải tuân thủ các quy định cấm hoặc hạn chế thực hiện trong thời gian bị đình chỉ hoạt động.
Điều 50 Áp dụng hình thức đình chỉ hoạt động lưu ký, hoạt động bù trừ và thanh toán chứng khoán
Khi áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động lưu ký, hoạt động bù trừ và thanh toán chứng khoán quy định tại khoản 4 Điều 38, điểm a khoản 6 Điều 39, khoản 5 Điều 40 Nghị định này, người có thẩm quyền quy định tại Điều 47 Nghị định này có quyền ra quyết định Đình chỉ có thời hạn một, một số hoặc toàn bộ hoạt động lưu ký, hoạt động bù trừ và thanh toán chứng khoán của Tổ chức vi phạm. Quyết định áp dụng hình thức Đình chỉ hoạt động lưu ký, hoạt động bù trừ và thanh toán chứng khoán phải được đồng thời gửi cho Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Điều 51 Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
Khoản 1. Trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận được quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc hủy bỏ thông tin, cải chính thông tin, cá nhân, tổ chức vi phạm phải công bố về việc huỷ bỏ thông tin, cải chính thông tin trên 01 tờ báo trung ương trong 03 số liên tiếp và trên trang thông tin điện tử của công ty. Cá nhân, tổ chức vi phạm khi thực hiện huỷ bỏ thông tin, cải chính thông tin phải đồng thời báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con về thông tin huỷ bỏ và thông tin được cải chính.
Khoản 2. Thời hạn thực hiện biện pháp buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp hoặc khoản thu trái pháp luật có được do thực hiện hành vi vi phạm là tối đa 60 ngày, kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành.
Khoản 3. Thời hạn thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này là tối đa 30 ngày, kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả có hiệu lực thi hành, trừ các trường hợp quy định tại các điểm a, b, đ và e khoản 9 Điều 8; điểm c khoản 9 Điều 8 trong trường hợp buộc thông qua Đại hội đồng cổ đông gần nhất; các điểm a và b khoản 5 Điều 9, các điểm a, b và c khoản 8 Điều 10, các điểm b và c khoản 6 Điều 12, điểm d khoản 6 Điều 17, điểm a khoản 7 Điều 18, khoản 8 Điều 26, khoản 7 Điều 27, điểm b khoản 8 Điều 32, điểm b khoản 6 Điều 34, khoản 7 Điều 39, điểm a khoản 6 Điều 40, khoản 4 Điều 44, khoản 1 và khoản 2 Điều 51 Nghị định này.
Khoản 4. Việc thu hồi chứng khoán đã chào bán, phát hành; hoàn trả cho nhà đầu tư tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc (nếu có) và tiền lãi phát sinh từ tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc quy định tại các điểm a, đ, e khoản 9 Điều 8, các điểm a, b khoản 5 Điều 9, điểm a khoản 8 Điều 10, các điểm b, c khoản 6 Điều 12 Nghị định này được thực hiện như sau:
Điểm a) Trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, cá nhân, tổ chức vi phạm phải gửi văn bản thông báo cho nhà đầu tư đồng thời công bố trên 01 tờ báo trung ương trong 03 số liên tiếp và trên trang thông tin điện tử của công ty về việc hoàn trả cho nhà đầu tư tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc (nếu có) cộng thêm tiền lãi tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng mà cá nhân, tổ chức vi phạm mở tài khoản thu tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc. Khoản tiền lãi của tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc mà cá nhân, tổ chức vi phạm phải trả cho nhà đầu tư được tính từ ngày nhà đầu tư nộp tiền đến ngày cá nhân, tổ chức vi phạm trả lại tiền cho nhà đầu tư. Trường hợp nhà đầu tư đã chuyển nhượng chứng khoán mua trong đợt chào bán nêu trên một cách hợp lệ, cá nhân, tổ chức vi phạm có trách nhiệm xác định các nhà đầu tư đã nhận chuyển nhượng trước thời điểm thông báo hoàn trả tiền và số lượng chứng khoán hiện đang nắm giữ để thông báo cho nhà đầu tư đó được biết;
Điểm b) Cá nhân, tổ chức vi phạm phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về kết quả thực hiện việc hoàn trả tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc (nếu có) cho nhà đầu tư, trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc hoàn trả tiền cho nhà đầu tư.
Khoản 5. Biện pháp buộc hoàn trả chứng khoán, tiền thuộc sở hữu của khách hàng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 8 Điều 26, điểm b khoản 8 Điều 32 Nghị định này được thực hiện như sau:
Điểm a) Trường hợp bị áp dụng biện pháp buộc hoàn trả tiền cho khách hàng đối với hành vi quy định tại khoản 8 Điều 26, điểm b khoản 8 Điều 32 Nghị định này, tổ chức, cá nhân vi phạm phải hoàn trả cho khách hàng toàn bộ số tiền trên tài khoản của khách hàng bị lạm dụng, chiếm dụng, tạm giữ, cho mượn, sử dụng trái quy định pháp luật cộng thêm tiền lãi tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng thương mại nơi mở tài khoản của khách hàng tại thời điểm quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực. Khoản tiền lãi mà tổ chức, cá nhân vi phạm phải trả cho khách hàng được tính từ ngày tiền trên tài khoản của khách hàng bị lạm dụng, chiếm dụng, tạm giữ, cho mượn, sử dụng trái quy định pháp luật đến ngày tổ chức, cá nhân vi phạm trả lại tiền cho khách hàng;
Điểm b) Trường hợp bị áp dụng biện pháp buộc hoàn trả chứng khoán cho khách hàng đối với hành vi quy định tại khoản 8 Điều 26, điểm b khoản 8 Điều 32 Nghị định này, tổ chức, cá nhân vi phạm phải hoàn trả cho khách hàng số chứng khoán đã bị lạm dụng, chiếm dụng, tạm giữ, cho mượn, sử dụng trái quy định pháp luật cộng thêm số chứng khoán, số tiền phát sinh từ số chứng khoán đã bị lạm dụng, chiếm dụng, tạm giữ, cho mượn, sử dụng trái quy định pháp luật (nếu có) trong thời gian lạm dụng, chiếm dụng, tạm giữ, cho mượn, sử dụng trái quy định pháp luật.
Chương IV
Điều 52 Hiệu lực thi hành
Khoản 1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
Khoản 2. Nghị định số 108/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán và Nghị định số 145/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Điều 53 Điều khoản chuyển tiếp
Khoản 1. Đối với hành vi vi phạm xảy ra trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực mà bị phát hiện hoặc xem xét ra quyết định xử phạt khi Nghị định này đã có hiệu lực thì áp dụng quy định của Nghị định này nếu Nghị định này không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn.
Khoản 2. Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính còn khiếu nại thì áp dụng quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 108/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán và Nghị định số 145/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2013/NĐ-CP để giải quyết.
Điều 54 Trách nhiệm thi hành
Khoản 1. Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về phương pháp tính khoản thu trái pháp luật, số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này và tổ chức thi hành Nghị định này.
Khoản 2. Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách Xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: VT, KTTH (2). TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Nguyễn Xuân Phúc | |
Thông Tư 30/2015/TT-BYT quy định việc nhập khẩu trang thiết bị y tế .
* Điều 1
* Điều 2
* Điều 3
* Điều 4
* Điều 5
* Điều 6
* Điều 7
* Điều 8
* Điều 9
* Điều 10
* Điều 11
* Điều 12
- Khoản 1
- Khoản 2
+ Điểm a | Thông Tư 30/2015/TT-BYT quy định việc nhập khẩu trang thiết bị y tế .
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Khoản 1. Thông tư này quy định về thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế (sau đây gọi tắt là giấy phép nhập khẩu) mới 100% thuộc Danh mục quy định tại Phụ lục số I ban hành kèm theo Thông tư này.
Khoản 2. Việc nhập khẩu trang thiết bị y tế theo hình thức viện trợ (bao gồm cả trang thiết bị y tế còn trên 80% chất lượng), tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa, trang thiết bị y tế là tài sản di chuyển, trang thiết bị y tế phục vụ nhu cầu của cá nhân có thân phận ngoại giao và hành lý cá nhân được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài và hướng dẫn của Bộ Công Thương.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
Khoản 1. Trang thiết bị y tế là các loại thiết bị, dụng cụ, vật tư, hóa chất chẩn đoán in-vitro, phần mềm (software) được sử dụng riêng lẻ hay phối hợp với nhau theo chỉ định của chủ sở hữu để phục vụ cho con người nhằm một hoặc nhiều mục đích sau:
Điểm a) Chẩn đoán, ngăn ngừa, theo dõi, điều trị và làm giảm nhẹ bệnh tật hoặc bù đắp tổn thương;
Điểm b) Kiểm tra, thay thế, điều chỉnh hoặc hỗ trợ giải phẫu và quá trình sinh lý;
Điểm c) Hỗ trợ hoặc duy trì sự sống;
Điểm d) Kiểm soát sự thụ thai;
Điểm đ) Khử trùng trang thiết bị y tế (không bao gồm hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế);
Điểm e) Sử dụng cho thiết bị y tế;
Điểm g) Vận chuyển chuyên dụng phục vụ cho hoạt động y tế.
Khoản 2. Hóa chất chẩn đoán in-vitro bao gồm chất thử, hóa chất chẩn đoán, dung dịch rửa được dùng cho thiết bị y tế (không bao gồm sinh phẩm chẩn đoán in-vitro).
Khoản 3. Nhà sản xuất là đơn vị thực hiện việc thiết kế, sản xuất, lắp ráp, đóng gói, dán nhãn trang thiết bị y tế trước khi được cung cấp.
Khoản 4. Nhà phân phối là bất kỳ cá nhân, tổ chức nào tại nước ngoài được ủy quyền bởi chủ sở hữu để phân phối trang thiết bị y tế.
Khoản 5. Chủ sở hữu trang thiết bị y tế (sau đây gọi tắt là chủ sở hữu) là bất kỳ cá nhân, tổ chức nào trực tiếp thực hiện hoặc cho phép cá nhân, tổ chức khác sử dụng danh nghĩa của mình để cung cấp trang thiết bị y tế bằng tên riêng của mình hoặc bằng bất kỳ nhãn hiệu, thiết kế, tên thương mại hoặc tên khác hoặc mã hiệu khác thuộc sở hữu hay kiểm soát của cá nhân, tổ chức đó và chịu trách nhiệm về việc thiết kế, sản xuất, lắp ráp, nhãn mác, bao bì hoặc chịu trách nhiệm về bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị y tế hoặc xác định cho trang thiết bị y tế đó một mục đích sử dụng.
Điều 3. Nguyên tắc cấp giấy phép nhập khẩu
Khoản 1. Việc cấp giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế chỉ áp dụng đối với trang thiết bị y tế nhập khẩu thuộc Danh mục quy định tại Phụ lục số I ban hành kèm theo Thông tư này.
Khoản 2. Các trang thiết bị y tế không thuộc Danh mục quy định tại Phụ lục số I ban hành kèm theo Thông tư này được nhập khẩu không cần giấy phép nhập khẩu nhưng vẫn phải bảo đảm hồ sơ để truy xuất nguồn gốc, xuất xứ và quản lý chất lượng trang thiết bị y tế theo quy định của pháp luật. Chương II THẨM QUYỀN, HỒ SƠ, THỦ TỤC CẤP MỚI, GIA HẠN, ĐIỀU CHỈNH, CẤP LẠI, THU HỒI GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU TRANG THIẾT BỊ Y TẾ
Điều 4. Thẩm quyền cấp mới, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại, thu hồi giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế
Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định việc cấp mới, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại, thu hồi giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế.
Điều 5. Các hình thức cấp giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế
Khoản 1. Việc cấp mới giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế áp dụng trong trường hợp trang thiết bị y tế lần đầu đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu hoặc giấy phép nhập khẩu đã hết hạn mà không thực hiện việc gia hạn theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Thông tư này.
Khoản 2. Việc gia hạn giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế áp dụng trong trường hợp trang thiết bị y tế đã được cấp giấy phép nhập khẩu.
Khoản 3. Việc điều chỉnh nội dung của giấy phép nhập khẩu áp dụng đối với trường hợp giấy phép nhập khẩu còn hiệu lực nhưng có thay đổi nội dung của giấy phép nhập khẩu. Không thực hiện việc điều chỉnh thời hạn hiệu lực của giấy phép nhập khẩu.
Khoản 4. Việc cấp lại giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế áp dụng trong trường hợp giấy phép nhập khẩu còn hiệu lực nhưng bị mất hoặc bị hỏng.
Điều 6. Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế
Khoản 1. Văn bản đề nghị cấp mới giấy phép nhập khẩu của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp mới giấy phép nhập khẩu theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục số II ban hành kèm theo Thông tư này.
Khoản 2. Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với chủng loại trang thiết bị y tế nhập khẩu còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ.
Khoản 3. Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO 13485 hoặc ISO 9001 (sau đây gọi tắt là giấy chứng nhận ISO) của nhà sản xuất còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ.
Khoản 4. Giấy ủy quyền của chủ sở hữu trang thiết bị y tế cho tổ chức, cá nhân thực hiện việc nhập khẩu trang thiết bị y tế theo Mẫu quy định tại Phụ lục số III ban hành kèm theo Thông tư này (sau đây gọi tắt là giấy ủy quyền) còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ.
Khoản 5. Tài liệu kỹ thuật mô tả chủng loại trang thiết bị y tế nhập khẩu bằng tiếng Việt theo Mẫu quy định tại Phụ lục số IV ban hành kèm theo Thông tư này.
Khoản 6. Cataloge miêu tả các chức năng, thông số kỹ thuật của chủng loại trang thiết bị y tế nhập khẩu.
Khoản 7. Tài liệu đánh giá lâm sàng và tài liệu hướng dẫn sử dụng của chủ sở hữu hoặc nhà sản xuất đối với trang thiết bị y tế thuộc mục 49 của Phụ lục số I ban hành kèm theo Thông tư này.
Khoản 8. Báo cáo kết quả nhập khẩu trang thiết bị y tế đến tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế đối với trường hợp giấy phép nhập khẩu đã hết hạn mà không thực hiện việc gia hạn theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư này. Báo cáo kết quả nhập khẩu trang thiết bị y tế thực hiện theo Mẫu quy định tại Phụ lục số VI ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 7. Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế
Khoản 1. Văn bản đề nghị gia hạn giấy phép nhập khẩu của tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn giấy phép nhập khẩu theo Mẫu 02 quy định tại Phụ lục số II ban hành kèm theo Thông tư này.
Khoản 2. Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với chủng loại trang thiết bị y tế nhập khẩu còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ.
Khoản 3. Giấy chứng nhận ISO của nhà sản xuất trang thiết bị y tế còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ.
Khoản 4. Giấy ủy quyền còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ.
Khoản 5. Báo cáo kết quả nhập khẩu trang thiết bị y tế đến tính đến thời điểm nộp hồ sơ gia hạn giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế theo Mẫu quy định tại Phụ lục số VI ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 8. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế
Khoản 1. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh hãng, nước sản xuất trang thiết bị y tế:
Điểm a) Văn bản đề nghị điều chỉnh giấy phép nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nhập khẩu trang thiết bị y tế theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục số II ban hành kèm theo Thông tư này;
Điểm b) Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với chủng loại trang thiết bị y tế có bổ sung nội dung điều chỉnh hãng, nước sản xuất trang thiết bị y tế còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ;
Điểm c) Giấy chứng nhận ISO của hãng, nước sản xuất trang thiết bị y tế còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ.
Khoản 2. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh tên của tổ chức, cá nhân nhập khẩu hoặc tên của trang thiết bị y tế nhập khẩu:
Điểm a) Văn bản đề nghị điều chỉnh giấy phép nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nhập khẩu trang thiết bị y tế theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục số II ban hành kèm theo Thông tư này;
Điểm b) Tài liệu kỹ thuật mô tả chủng loại trang thiết bị y tế nhập khẩu bằng tiếng Việt theo Mẫu quy định tại Phụ lục số IV ban hành kèm theo Thông tư này và Cataloge miêu tả các chức năng, thông số kỹ thuật của chủng loại trang thiết bị y tế nhập khẩu trong trường hợp đề nghị điều chỉnh tên trang thiết bị y tế nhập khẩu.
Điều 9. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế
Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép nhập khẩu đối với trường hợp mất, hỏng: Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nhập khẩu trang thiết bị y tế theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục số II ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 10. Yêu cầu đối với các giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế
Khoản 1. Hồ sơ đề nghị cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép nhập khẩu (sau đây gọi tắt là hồ sơ nhập khẩu) làm thành 01 bộ, trong đó:
Điểm a) Các tài liệu trong hồ sơ nhập khẩu được in rõ ràng, sắp xếp theo thứ tự quy định tại các Điều 6, 7, 8 và 9 Thông tư này và có phân cách giữa các tài liệu, có trang bìa và danh mục tài liệu;
Điểm b) Hồ sơ nhập khẩu gồm nhiều chủng loại phải cung cấp đầy đủ tài liệu kỹ thuật mô tả chủng loại, catalogue của từng chủng loại trang thiết bị y tế nhập khẩu.
Khoản 2. Yêu cầu đối với giấy chứng nhận lưu hành tự do trong hồ sơ nhập khẩu:
Điểm a) Nộp bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao có đóng dấu của tổ chức đề nghị nhập khẩu hoặc bản sao có chữ ký của cá nhân đề nghị nhập khẩu. Trường hợp nộp bản sao giấy chứng nhận lưu hành tự do có đóng dấu của tổ chức đề nghị nhập khẩu hoặc có chữ ký của cá nhân đề nghị nhập khẩu phải xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu;
Điểm b) Trường hợp giấy chứng nhận lưu hành tự do do cơ quan nước ngoài cấp thì trước khi nộp theo quy định tại Điểm a Khoản này phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: - Nếu ngôn ngữ sử dụng trong giấy chứng nhận lưu hành tự do không sử dụng ngôn ngữ là tiếng Anh hoặc tiếng Việt thì phải dịch ra tiếng Việt; - Được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của Nghị định số 111/2011/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự (sau đây gọi tắt là Nghị định số 111/2011/NĐ-CP) trừ trường hợp Giấy chứng nhận lưu hành tự do được cấp bởi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của các nước có ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam.
Điểm c) Trường hợp giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với chủng loại trang thiết bị y tế nhập khẩu không ghi rõ thời hạn hết hiệu lực thì phải là bản được cấp trong vòng 24 tháng, kể từ ngày cấp.
Khoản 3. Yêu cầu đối với giấy chứng nhận ISO trong hồ sơ nhập khẩu: Nộp bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao có đóng dấu của tổ chức đề nghị nhập khẩu hoặc bản sao có chữ ký của cá nhân đề nghị nhập khẩu. Trường hợp nộp bản sao có đóng dấu của tổ chức đề nghị nhập khẩu hoặc bản sao có chữ ký của cá nhân đề nghị nhập khẩu thì phải cung cấp bổ sung thông tin tra cứu liên quan đến giấy chứng nhận ISO của tổ chức cấp giấy chứng nhận ISO để đối chiếu.
Khoản 4. Yêu cầu đối với giấy ủy quyền:
Điểm a) Nộp bản chính hoặc bản sao có công chứng hoặc bản sao có đóng dấu của tổ chức đề nghị nhập khẩu hoặc bản sao có chữ ký của cá nhân đề nghị nhập khẩu. Trường hợp nộp bản sao giấy ủy quyền có đóng dấu của tổ chức đề nghị nhập khẩu hoặc có chữ ký của cá nhân đề nghị nhập khẩu phải xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu;
Điểm b) Trường hợp giấy ủy quyền do cơ quan nước ngoài cấp thì trước khi nộp theo quy định tại Điểm a Khoản này phải đáp ứng các yêu cầu sau: - Nếu ngôn ngữ sử dụng trong giấy ủy quyền không sử dụng ngôn ngữ là tiếng Anh hoặc tiếng Việt thì phải dịch ra tiếng Việt; - Được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định tại Nghị định số 111/2011/NĐ-CP, trừ trường hợp Giấy chứng nhận lưu hành tự do được cấp bởi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của các nước có ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam.
Khoản 5. Đối với Cataloge miêu tả các chức năng, thông số kỹ thuật của chủng loại trang thiết bị y tế nhập khẩu: Nộp bản chính hoặc bản sao có công chứng hoặc bản sao có đóng dấu của tổ chức đề nghị nhập khẩu hoặc bản sao có chữ ký của cá nhân đề nghị nhập khẩu. Trường hợp nộp bản sao có đóng dấu của tổ chức đề nghị nhập khẩu hoặc bản sao có chữ ký của cá nhân đề nghị nhập khẩu phải xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu.
Điều 11. Tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp mới, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép nhập khẩu
Khoản 1. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp mới, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép nhập khẩu (sau đây gọi tắt là đơn vị nhập khẩu) nộp hồ sơ nhập khẩu tại Bộ Y tế (Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế).
Khoản 2. Sau khi tiếp nhận hồ sơ nhập khẩu, Bộ Y tế cấp cho đơn vị nhập khẩu Phiếu tiếp nhận hồ sơ, thời điểm tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu trang thiết bị y tế được tính kể từ ngày ghi trên dấu tiếp nhận công văn đến của Bộ Y tế.
Điều 12. Thủ tục cấp mới giấy phép nhập khẩu
Khoản 1. Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Bộ Y tế có trách nhiệm xem xét về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép nhập khẩu.
Khoản 2. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Bộ Y tế có trách nhiệm tổ chức họp Hội đồng tư vấn cấp giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế của Bộ Y tế (sau đây gọi tắt là Hội đồng tư vấn) để xem xét và cho ý kiến đối với hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép nhập khẩu trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ:
Điểm a) Trường hợp Hội đồng tư vấn không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ nhập khẩu và đồng ý cấp giấy phép nhập khẩu thì Bộ Y tế phải tiến hành việc cấp mới giấy phép nhập khẩu trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản họp Hội đồng tư vấn, ngày biên bản họp Hội đồng tư vấn được tính là ngày họp Hội đồng; Căn cứ Biên bản họp Hội đồng tư vấn, Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét và quyết định cấp giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế. Trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. | |
Thông Tư 30/2015/TT-BYT quy định việc nhập khẩu trang thiết bị y tế .
* Điều 12
- Khoản 2
+ Điểm a
+ Điểm b
- Khoản 3
+ Điểm a
+ Điểm b
+ Điểm c
+ Điểm d
- Khoản 4
* Điều 13
* Điều 14
* Điều 15
* Điều 16
* Điều 17
* Điều 18
* Điều 19
* Điều 20
* Điều 21 | Thông Tư 30/2015/TT-BYT quy định việc nhập khẩu trang thiết bị y tế .
Điều 12. Thủ tục cấp mới giấy phép nhập khẩu
Khoản 2
Điểm a) Trường hợp Hội đồng tư vấn không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ nhập khẩu và đồng ý cấp giấy phép nhập khẩu thì Bộ Y tế phải tiến hành việc cấp mới giấy phép nhập khẩu trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản họp Hội đồng tư vấn, ngày biên bản họp Hội đồng tư vấn được tính là ngày họp Hội đồng; Căn cứ Biên bản họp Hội đồng tư vấn, Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét và quyết định cấp giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế. Trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Điểm b) Trường hợp Hội đồng tư vấn yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ: - Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày có Biên bản họp Hội đồng tư vấn, Bộ Y tế phải có văn bản thông báo cho đơn vị nhập khẩu để sửa đổi, bổ sung hồ sơ nhập khẩu. Văn bản thông báo phải nêu cụ thể là bổ sung những tài liệu nào, nội dung nào cần sửa đổi. Việc thông báo hoàn thiện hồ sơ chỉ được thực hiện 01 lần trừ trường hợp các nội dung mà Bộ Y tế đã thông báo cần hoàn thiện nhưng đơn vị đề nghị nhập khẩu không hoàn thiện hoặc hoàn thiện không đúng yêu cầu của Bộ Y tế; - Khi nhận được văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ nhập khẩu, đơn vị nhập khẩu phải sửa đổi, bổ sung theo đúng những nội dung đã được ghi trong văn bản và gửi về Bộ Y tế. Ngày tiếp nhận hồ sơ bổ sung, sửa đổi được ghi trên dấu tiếp nhận công văn đến của Bộ Y tế và thực hiện theo trình tự quy định tại Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều này. - Trường hợp đơn vị nhập khẩu đã sửa đổi, bổ sung hồ sơ nhập khẩu nhưng không đúng với yêu cầu thì Bộ Y tế sẽ thông báo cho đơn vị nhập khẩu để tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ nhập khẩu theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều này; - Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ nhập khẩu nhưng sau sáu mươi (60) ngày, kể từ ngày Bộ Y tế có văn bản thông báo yêu cầu sửa đổi bổ sung hồ sơ nhập khẩu mà đơn vị nhập khẩu không thực hiện yêu cầu thì Bộ Y tế sẽ từ chối tiếp tục xem xét đối với hồ sơ nhập khẩu.
Khoản 3. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ:
Điểm a) Trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Bộ Y tế phải có văn bản thông báo cho đơn vị nhập khẩu để sửa đổi, bổ sung hồ sơ nhập khẩu. Văn bản thông báo phải nêu cụ thể là bổ sung những tài liệu nào, nội dung nào cần sửa đổi. Việc thông báo hoàn thiện hồ sơ chỉ được thực hiện 01 lần trừ trường hợp các nội dung mà Bộ Y tế đã thông báo cần hoàn thiện nhưng đơn vị đề nghị nhập khẩu không hoàn thiện hoặc hoàn thiện không đúng yêu cầu của Bộ Y tế;
Điểm b) Khi nhận được văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ nhập khẩu, đơn vị nhập khẩu phải sửa đổi, bổ sung theo đúng những nội dung đã được ghi trong văn bản và gửi về Bộ Y tế. Ngày tiếp nhận hồ sơ bổ sung, sửa đổi được ghi trên dấu tiếp nhận công văn đến của Bộ Y tế;
Điểm c) Trường hợp đơn vị nhập khẩu đã sửa đổi, bổ sung hồ sơ nhập khẩu nhưng không đúng với yêu cầu thì Bộ Y tế sẽ thông báo cho đơn vị nhập khẩu để tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ nhập khẩu theo quy định tại Điểm a Khoản này;
Điểm d) Nếu không còn yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ nhập khẩu thì Bộ Y tế phải tiến hành việc cấp mới giấy phép nhập khẩu theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.
Khoản 4. Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ nhập khẩu nhưng sau sáu mươi (60) ngày, kể từ ngày Bộ Y tế có văn bản thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ nhập khẩu mà đơn vị nhập khẩu không thực hiện yêu cầu thì Bộ Y tế sẽ từ chối tiếp tục xem xét đối với hồ sơ nhập khẩu.
Điều 13. Thủ tục gia hạn, điều chỉnh giấy phép nhập khẩu
Khoản 1. Thời hạn nộp hồ sơ đề nghị gia hạn, điều chỉnh giấy phép nhập khẩu:
Điểm a) Hồ sơ đề nghị gia hạn, điều chỉnh giấy phép nhập khẩu phải nộp về Bộ Y tế tối thiểu là 15 ngày làm việc trước khi giấy phép nhập khẩu hết hiệu lực. Thời điểm nộp hồ sơ được tính từ ngày nộp hồ sơ ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ;
Điểm b) Sau thời hạn được quy định tại Điểm a Khoản này, nếu muốn tiếp tục cấp giấy phép nhập khẩu, đơn vị nhập khẩu phải tiến hành đề nghị cấp mới giấp phép nhập khẩu.
Khoản 2. Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Bộ Y tế có trách nhiệm xem xét về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ đề nghị gia hạn, điều chỉnh phép nhập khẩu.
Khoản 3. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Bộ Y tế có trách nhiệm gia hạn điều chỉnh giấy phép nhập khẩu trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ.
Khoản 4. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ: Thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 11 Thông tư này.
Khoản 5. Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ nhập khẩu nhưng sau sáu mươi (60) ngày, kể từ ngày Bộ Y tế có văn bản thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ nhập khẩu mà đơn vị nhập khẩu không thực hiện yêu cầu thì Bộ Y tế sẽ từ chối tiếp tục xem xét đối với hồ sơ nhập khẩu.
Điều 14. Thủ tục cấp lại giấy phép nhập khẩu
Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Bộ Y tế có trách nhiệm cấp lại giấy phép nhập khẩu.
Điều 15. Hội đồng tư vấn cấp giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế Bộ Y tế
Khoản 1. Hội đồng tư vấn cấp giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế Bộ Y tế được Bộ trưởng Bộ Y tế ra quyết định thành lập, có nhiệm vụ:
Điểm a) Tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Y tế về các vấn đề chuyên môn kỹ thuật liên quan đến trang thiết bị y tế nhập khẩu;
Điểm b) Xem xét và cho ý kiến đối với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế trước khi trình Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định.
Khoản 2. Giúp việc cho Hội đồng tư vấn có Tổ thư ký bao gồm các thành viên là chuyên viên của Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế.
Điều 16. Hiệu lực của giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế
Thời hạn hiệu lực của giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế có giá trị đến thời hạn của giấy ủy quyền và có giá trị tối đa 01 năm kể từ ngày ký, ban hành.
Điều 17. Lệ phí cấp mới, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế
Đơn vị nhập khẩu trang thiết bị y tế có trách nhiệm nộp lệ phí cấp mới, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép nhập khẩu tại Bộ Y tế theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
Điều 18. Thu hồi giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế
Khoản 1. Các trường hợp bị thu hồi giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế
Điểm a) Đơn vị nhập khẩu giả mạo hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế;
Điểm b) Tổ chức, cá nhân sửa chữa, tẩy xóa làm thay đổi nội dung giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế;
Điểm c) Đơn vị nhập khẩu trang thiết bị y tế chấm dứt hoạt động hoặc không còn được ủy quyền của chủ sở hữu hoặc nhà sản xuất trang thiết bị y tế mà chưa được chuyển quyền nhập khẩu cho tổ chức thay thế;
Điểm d) Trang thiết bị y tế lưu hành trên thị trường có lỗi gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người sử dụng mà không thể khắc phục lỗi;
Điểm đ) Giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế được cấp không đúng thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục theo quy định tại Thông tư này;
Điểm e) Trang thiết bị y tế hết thời hạn lưu hành theo thông báo của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu trang thiết bị y tế hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Khoản 2. Thủ tục thu hồi giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế
Điểm a) Trong quá trình kiểm tra, thanh tra, nếu phát hiện hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này thì đơn vị thực hiện việc kiểm tra, thanh tra phải lập biên bản và gửi về Bộ Y tế;
Điểm b) Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được biên bản quy định tại Điểm a Khoản này, Bộ Y tế xem xét, quyết định việc thu hồi giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế. Quyết định thu hồi giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế được đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế, đồng thời được gửi đến cơ quan hải quan và tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm nhập khẩu.
Khoản 3. Sau khi có quyết định thu hồi giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế, đơn vị nhập khẩu có trách nhiệm thu hồi trang thiết bị y tế đã nhập khẩu được ghi trong quyết định thu hồi và không được tiếp tục nhập khẩu trang thiết bị y tế đó. Chương III ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 19. Hiệu lực thi hành
Khoản 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2015.
Khoản 2. Thông tư số 24/2011/TT-BYT ngày 21 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc nhập khẩu trang thiết bị y tế hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
Điều 20. Điều khoản chuyển tiếp
Khoản 1. Trường hợp văn bản được dẫn chiếu trong Thông tư này được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ thì áp dụng theo văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ.
Khoản 2. Các giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế đã được cấp theo Thông tư số 24/2011/TT-BYT ngày 21 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc nhập khẩu trang thiết bị y tế vẫn được sử dụng cho đến hết thời hạn hiệu lực được ghi trên giấy phép.
Khoản 3. Đối với trang thiết bị y tế không thuộc danh mục quy định tại Phụ lục số I ban hành kèm theo Thông tư này mà đã được cấp giấy phép nhập khẩu thì được nhập khẩu mà không cần giấy phép nhập khẩu kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
Điều 21. Trách nhiệm thi hành
Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế, Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng Cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Y tế (Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế) để được xem xét, giải quyết./. Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ (Phòng Công báo; Cổng thông tin điện tử Chính phủ); - Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL, Cục KSTTHC); - Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ; - Bộ trưởng (để báo cáo); - Các Thứ trưởng Bộ Y tế (để chỉ đạo thực hiện); - UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Hội Thiết bị y tế Việt Nam; - Các Vụ, Cục, Tổng cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ; - Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế; - Lưu: VT, PC, TB-CT (05 bản). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Viết Tiến PHỤ LỤC SỐ I DANH MỤC TRANG THIẾT BỊ Y TẾ PHẢI CẤP GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU (Ban hành kèm theo Thông tư số: 30/2015/TT-BYT ngày 12/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế) TT Mô tả hàng hóa Mã hàng Thiết bị chẩn đoán | |
Thông Tư 30/2015/TT-BYT quy định việc nhập khẩu trang thiết bị y tế .
* Điều 21
- Khoản 9022
- Khoản 2
- Khoản 9018
- Khoản 3
- Khoản 4
- Khoản 5
- Khoản 6
- Khoản 7
- Khoản 8
- Khoản 9
- Khoản 10
- Khoản 11
- Khoản 12
- Khoản 13
- Khoản 14
- Khoản 9027
- Khoản 15
- Khoản 16
- Khoản 17
- Khoản 18
- Khoản 19
- Khoản 20
- Khoản 21
- Khoản 22
- Khoản 23
- Khoản 24
- Khoản 25
- Khoản 3006
- Khoản 3822
- Khoản 26
- Khoản 27
- Khoản 9022
- Khoản 2
- Khoản 9018
- Khoản 3
- Khoản 4
- Khoản 5
- Khoản 6
- Khoản 7
- Khoản 8
- Khoản 9
- Khoản 10
- Khoản 11
- Khoản 12
- Khoản 13
- Khoản 14
- Khoản 9027
- Khoản 15
- Khoản 16
- Khoản 17
- Khoản 18
- Khoản 19
- Khoản 20
- Khoản 21
- Khoản 22
- Khoản 23
- Khoản 24
- Khoản 25
- Khoản 3006
- Khoản 3822
- Khoản 26
- Khoản 27 | Thông Tư 30/2015/TT-BYT quy định việc nhập khẩu trang thiết bị y tế .
Điều 21. Trách nhiệm thi hành
Khoản 9022.12.00 9022.13.00 9022.14.00 9022.90.90 9022.12.00 9022.14.00 9022.14.00 9022.21.00
Khoản 2. Hệ thống cộng hưởng từ 2. Thời hạn của Giấy chứng nhận lưu hành tự do: 2. Thời hạn của Giấy chứng nhận lưu hành tự do: 2. Thời hạn của Giấy chứng nhận lưu hành tự do: 2. Lý do đề nghị cấp lại giấy phép: ..................................................................
Khoản 9018.13.00 9018.12.00 9018.19.00 9018.50.00 9018.11.00 9018.19.00 9018.50.00 9018.12.00 9018.50.00 9018.12.00 9018.19.00 9018.90.90 9018.19.00 9018.31.90 9018.90.30 9018.90.30 9018.90.30 9018.90.30 9018.90.30 9018.90.30 9018.90.30 9018.90.30 9018.90.30 9018.12.00 9018.90.30 9018.50.00 9018.50.00
Khoản 3. Máy siêu âm chẩn đoán 3. Thời hạn của Giấy chứng nhận ISO: 3. Thời hạn của Giấy chứng nhận ISO: 3. Thời hạn của Giấy chứng nhận ISO: 3. Hồ sơ kèm theo: ............................................................................ Tôi/ chúng tôi cam kết thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của Nhà nước và của Bộ Y tế về nhập khẩu trang thiết bị y tế. Nếu vi phạm, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đơn vị nhập khẩu (Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu) (*) Ký hiệu viết tắt của đơn vị nhập khẩu (**) Tên địa điểm tỉnh, thành phố nơi đơn vị nhập khẩu đặt trụ sở PHỤ LỤC SỐ III MẪU GIẤY ỦY QUYỀN (Ban hành kèm theo Thông tư số: 30/2015/TT-BYT ngày 12/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế) Tiêu đề của chủ sở hữu (tên, địa chỉ) To be printed on company letterhead of the product owner (name, address) Ngày ....... tháng.... năm 20...... Date……. GIẤY ỦY QUYỀN LETTER OF AUTHORISATION Kính gửi: Bộ Y tế (Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế) To: Ministry of Health (Department of Medical Equipment and Construction) Chúng tôi, (Tên và địa chỉ chủ sở hữu), với tư cách là chủ sở hữu sản phẩm bằng văn bản này ủy quyền cho (Tên và địa chỉ đơn vị nhập khẩu) được nhập khẩu các trang thiết bị y tế sau: (Danh mục sản phẩm: tên trang thiết bị y tế) We, (Name and address of product owner), as the legal manufacturer (product owner) do hereby authorize (Name and address of the importer) to apply for import license, import the following medical devices: (Products list: name of medical devices) Chúng tôi cam kết cung cấp, hỗ trợ Bộ Y tế (Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế) về các yêu cầu liên quan đến thông tin, chất lượng trang thiết bị y tế nhập khẩu nêu trên. We commit to provide and support all information concerning product information, product quality upon request by Vietnam Ministry of Health (Department of Medical Equipment and Constructions) for medical devices mentioned above. Thư ủy quyền này hiệu lực đến thời điểm: …….. (ngày/tháng/năm) This authorization letter is valid until: …… date (dd/mm/yy) Đại diện hợp pháp chủ sở hữu Ký tên (Họ tên đầy đủ, chức danh) Legitimate representative of legal manufacturer (product owner) Signature (Full name and title) PHỤ LỤC SỐ IV MẪU TÀI LIỆU KỸ THUẬT MÔ TẢ CHỦNG LOẠI TRANG THIẾT BỊ Y TẾ NHẬP KHẨU (Ban hành kèm theo Thông tư số: 30/2015/TT-BYT ngày 12/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế) Tên đơn vị nhập khẩu CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ……./…….(*) (**)………, ngày ...... tháng.... năm...... TÀI LIỆU KỸ THUẬT MÔ TẢ CHỦNG LOẠI TRANG THIẾT BỊ Y TẾ NHẬP KHẨU STT Đề mục Nội dung mô tả tóm tắt 1 Mô tả chủng loại trang thiết bị y tế
Khoản 4. Hệ thống nội soi chẩn đoán 4. Thời hạn của Giấy ủy quyền: 4. Thời hạn của Giấy ủy quyền: 4. Thời hạn của Giấy ủy quyền:
Khoản 5. Hệ thống Cyclotron 5. Đơn vị nhập khẩu cam kết: - Chịu trách nhiệm đảm bảo về chất lượng, chủng loại, số lượng trang thiết bị y tế được nhập theo đúng nội dung đơn xin phép, trang thiết bị y tế nhập khẩu mới 100%. - Chịu trách nhiệm bảo hành trang thiết bị y tế và cung cấp hóa chất, vật tư, phụ kiện thay thế trong quá trình sử dụng. - Đáp ứng đủ yêu cầu, điều kiện về đội ngũ cán bộ chịu trách nhiệm kỹ thuật và bảo đảm hiệu quả, an toàn của trang thiết bị y tế cho người sử dụng và môi trường, đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện vận chuyển không ảnh hưởng đến chất lượng thiết bị nhập khẩu. Đảm bảo các yêu cầu về nhãn, mác hàng hóa, thiết bị theo đúng quy định. - Bảo đảm sử dụng trang thiết bị y tế được nhập khẩu theo theo đúng nội dung đơn xin phép. Chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền. Nếu vi phạm cam kết trên, chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đơn vị nhập khẩu (Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu) (*) Ký hiệu viết tắt của đơn vị nhập khẩu (**) Tên địa điểm tỉnh, thành phố nơi đơn vị nhập khẩu đặt trụ sở Mẫu số 02 - Đơn đề nghị gia hạn giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế Tên đơn vị nhập khẩu CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ……….(*) (**)………., ngày ...... tháng.... năm...... ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU TRANG THIẾT BỊ Y TẾ Kính gửi: Bộ Y tế (Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế) Đơn vị nhập khẩu: Địa chỉ: Mã số thuế: Điện thoại: Fax: Người đại diện theo pháp luật: Điện thoại liên hệ: Điện thoại di động: Cán bộ phụ trách công tác nhập khẩu: Điện thoại liên hệ: Điện thoại di động: Đề nghị gia hạn giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế theo danh mục sau: TT Tên trang thiết bị y tế Chủng loại (model) Hãng, Nước sản xuất Hãng, Nước chủ sở hữu Hãng, Nước phân phối (nếu có) Năm sản xuất 5. Lý do đề nghị gia hạn: 5. Lý do đề nghị điều chỉnh:
Khoản 6. Thiết bị chẩn đoán bằng đồng vị phóng xạ (Hệ thống PET, PET/CT, SPECT, SPECT/CT, thiết bị đo độ tập trung iốt I130, I131) 6. Hồ sơ kèm theo:............................................................................ Tôi/ chúng tôi cam kết thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của Nhà nước và của Bộ Y tế về nhập khẩu trang thiết bị y tế. Nếu vi phạm, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đơn vị nhập khẩu (Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu) (*) Ký hiệu viết tắt của đơn vị nhập khẩu (**) Tên địa điểm tỉnh, thành phố nơi đơn vị nhập khẩu đặt trụ sở Mẫu số 03 - Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế Tên đơn vị nhập khẩu CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ……….(*) (**)…………, ngày ...... tháng.... năm...... ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐIỀU CHỈNH GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU TRANG THIẾT BỊ Y TẾ Kính gửi: Bộ Y tế (Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế) Đơn vị nhập khẩu: Địa chỉ: Mã số thuế: Điện thoại: Fax: Người đại diện theo pháp luật: Điện thoại liên hệ: Điện thoại di động: Cán bộ phụ trách công tác nhập khẩu: Điện thoại liên hệ: Điện thoại di động: Đề nghị điều chỉnh giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế theo danh mục sau: TT Tên trang thiết bị y tế Chủng loại (model) Hãng, Nước sản xuất Hãng, Nước chủ sở hữu Hãng, Nước phân phối (nếu có) Năm sản xuất 6. Hồ sơ kèm theo:............................................................................ Tôi/ chúng tôi cam kết thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của Nhà nước và của Bộ Y tế về nhập khẩu trang thiết bị y tế. Nếu vi phạm, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đơn vị nhập khẩu (Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu) (*) Ký hiệu viết tắt của đơn vị nhập khẩu (**) Tên địa điểm tỉnh, thành phố nơi đơn vị nhập khẩu đặt trụ sở Mẫu số 04 - Đơn đề nghị cấp lại giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế Tên đơn vị nhập khẩu CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ……….(*) (**)………., ngày ...... tháng.... năm...... ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU TRANG THIẾT BỊ Y TẾ Kính gửi: Bộ Y tế (Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế) Đơn vị nhập khẩu: Địa chỉ: Mã số thuế: Điện thoại: Fax: Người đại diện theo pháp luật: Điện thoại liên hệ: Điện thoại di động: Cán bộ phụ trách công tác nhập khẩu: Điện thoại liên hệ: Điện thoại di động: Đề nghị cấp lại giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế theo danh mục sau: TT Tên trang thiết bị y tế Chủng loại (model) Hãng, Nước sản xuất Hãng, Nước chủ sở hữu Hãng, Nước phân phối (nếu có) Năm sản xuất
Khoản 7. Máy đo khúc xạ, giác mạc tự động
Khoản 8. Máy đo điện sinh lý (Máy điện não, Máy điện tim, Máy điện cơ)
Khoản 9. Máy đo điện võng mạc
Khoản 10. Máy đo độ loãng xương
Khoản 11. Máy chụp cắt lớp đáy mắt/ máy chụp huỳnh quang đáy mắt
Khoản 12. Máy đo nhịp tim thai bằng siêu âm
Khoản 13. Máy đo/phân tích chức năng hô hấp
Khoản 14. Máy phân tích sinh hóa
Khoản 9027.80.30 9027.80.30 9027.80.30 9027.80.30 9027.80.30 9027.80.30 9027.80.30 9027.80.30 9027.80.30 9027.80.30 9027.80.30
Khoản 15. Máy phân tích điện giải, khí máu
Khoản 16. Máy phân tích huyết học
Khoản 17. Máy đo đông máu
Khoản 18. Máy đo tốc độ máu lắng
Khoản 19. Hệ thống xét nghiệm Elisa
Khoản 20. Máy phân tích nhóm máu
Khoản 21. Máy chiết tách tế bào
Khoản 22. Máy đo ngưng tập và phân tích chức năng tiểu cầu
Khoản 23. Máy định danh vi khuẩn, virút
Khoản 24. Máy phân tích miễn dịch
Khoản 25. Chất thử, hóa chất chẩn đoán, dung dịch rửa được dùng cho thiết bị y tế
Khoản 3006.20.00 3006.40 3006.10
Khoản 3822.00.10 3822.00.20 3822.00.90 Thiết bị điều trị
Khoản 26. Các thiết bị điều trị dùng tia X
Khoản 27. Hệ thống phẫu thuật nội soi | |
Thông Tư 30/2015/TT-BYT quy định việc nhập khẩu trang thiết bị y tế .
* Điều 21
- Khoản 15
- Khoản 16
- Khoản 17
- Khoản 18
- Khoản 19
- Khoản 20
- Khoản 21
- Khoản 22
- Khoản 23
- Khoản 24
- Khoản 25
- Khoản 3006
- Khoản 3822
- Khoản 26
- Khoản 27
- Khoản 28
- Khoản 29
- Khoản 30
- Khoản 31
- Khoản 32
- Khoản 9011
- Khoản 33
- Khoản 34
- Khoản 35
- Khoản 36
- Khoản 37
- Khoản 38
- Khoản 39
- Khoản 9019
- Khoản 40
- Khoản 41
- Khoản 42
- Khoản 43
- Khoản 44
- Khoản 45
- Khoản 46
- Khoản 9004
- Khoản 47
- Khoản 48
- Khoản 90
- Khoản 49
- Khoản 15
- Khoản 16
- Khoản 17
- Khoản 18
- Khoản 19
- Khoản 20
- Khoản 21
- Khoản 22
- Khoản 23
- Khoản 24
- Khoản 25
- Khoản 3006
- Khoản 3822
- Khoản 26
- Khoản 27
- Khoản 28
- Khoản 29
- Khoản 30
- Khoản 31
- Khoản 32
- Khoản 9011
- Khoản 33
- Khoản 34
- Khoản 35
- Khoản 36
- Khoản 37
- Khoản 38
- Khoản 39
- Khoản 9019
- Khoản 40
- Khoản 41
- Khoản 42
- Khoản 43
- Khoản 44
- Khoản 45
- Khoản 46
- Khoản 9004
- Khoản 47
- Khoản 48
- Khoản 90
- Khoản 49 | Thông Tư 30/2015/TT-BYT quy định việc nhập khẩu trang thiết bị y tế .
Điều 21. Trách nhiệm thi hành
Khoản 15. Máy phân tích điện giải, khí máu
Khoản 16. Máy phân tích huyết học
Khoản 17. Máy đo đông máu
Khoản 18. Máy đo tốc độ máu lắng
Khoản 19. Hệ thống xét nghiệm Elisa
Khoản 20. Máy phân tích nhóm máu
Khoản 21. Máy chiết tách tế bào
Khoản 22. Máy đo ngưng tập và phân tích chức năng tiểu cầu
Khoản 23. Máy định danh vi khuẩn, virút
Khoản 24. Máy phân tích miễn dịch
Khoản 25. Chất thử, hóa chất chẩn đoán, dung dịch rửa được dùng cho thiết bị y tế
Khoản 3006.20.00 3006.40 3006.10
Khoản 3822.00.10 3822.00.20 3822.00.90 Thiết bị điều trị
Khoản 26. Các thiết bị điều trị dùng tia X
Khoản 27. Hệ thống phẫu thuật nội soi
Khoản 28. Các thiết bị xạ trị (Máy Coban điều trị ung thư, Máy gia tốc tuyến tính điều trị ung thư, Dao mổ gamma các loại, Thiết bị xạ trị áp sát các loại)
Khoản 29. Máy theo dõi bệnh nhân
Khoản 30. Bơm truyền dịch, Bơm tiêm điện
Khoản 31. Dao mổ (điện cao tần, Laser, siêu âm)
Khoản 32. Kính hiển vi phẫu thuật
Khoản 9011.80.00
Khoản 33. Hệ thống thiết bị phẫu thuật tiền liệt tuyến
Khoản 34. Máy tim phổi nhân tạo
Khoản 35. Thiết bị định vị trong phẫu thuật
Khoản 36. Thiết bị phẫu thuật lạnh
Khoản 37. Lồng ấp trẻ sơ sinh, Máy sưởi ấm trẻ sơ sinh
Khoản 38. Máy gây mê/gây mê kèm thở
Khoản 39. Máy giúp thở
Khoản 9019.20.00 9019.20.00
Khoản 40. Máy phá rung tim, tạo nhịp
Khoản 41. Buồng ôxy cao áp
Khoản 42. Hệ thống tán sỏi ngoài cơ thể/tán sỏi nội soi
Khoản 43. Hệ thống thiết bị siêu âm cường độ cao điều trị khối u
Khoản 44. Thiết bị lọc máu
Khoản 45. Hệ thống phẫu thuật chuyên ngành nhãn khoa (Laser Excimer, Phemtosecond Laser, Phaco, Máy cắt dịch kính, Máy cắt vạt giác mạc)
Khoản 46. Kính mắt, kính áp tròng (cận, viễn, loạn) và dung dịch bảo quản kính áp tròng
Khoản 9004.90.10
Khoản 47. Máy Laser điều trị dùng trong nhãn khoa
Khoản 48. Các loại thiết bị, vật liệu cấy ghép lâu dài (trên 30 ngày) vào cơ thể
Khoản 90.21 90.21 Trường hợp xảy ra tranh cấp liên quan đến áp mã số HS trong danh mục thì Bộ Y tế cùng Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) xem xét lại để cùng thống nhất và quyết định mã số. Ghi chú: Hàng năm Bộ Y tế (Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế) sẽ xem xét sửa đổi, bổ sung và cập nhật danh mục thuộc Phụ lục số I để tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị nhập khẩu và phù hợp với tình hình thực tế trong công tác quản lý nhập khẩu trang thiết bị y tế. PHỤ LỤC SỐ II MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU TRANG THIẾT BỊ Y TẾ (Ban hành kèm theo Thông tư số: 30/2015/TT-BYT ngày 12/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế) Mẫu số 01 - Đơn đề nghị cấp mới giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế Mẫu số 02 - Đơn đề nghị gia hạn giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế Mẫu số 03 - Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế Mẫu số 04 - Đơn đề nghị cấp lại giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế Mẫu số 01 - Đơn đề nghị cấp mới giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế Tên đơn vị nhập khẩu ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ……./…….(*) (**)………., ngày ...... tháng.... năm...... ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP MỚI GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU TRANG THIẾT BỊ Y TẾ Kính gửi: Bộ Y tế (Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế) Đơn vị nhập khẩu: Địa chỉ: Mã số thuế: Điện thoại: Fax: Người đại diện theo pháp luật: Điện thoại liên hệ: Điện thoại di động: Cán bộ phụ trách công tác nhập khẩu: Điện thoại liên hệ: Điện thoại di động: Đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế theo danh mục sau: TT Tên trang thiết bị y tế Chủng loại (model) Hãng, Nước sản xuất Hãng, Nước chủ sở hữu Hãng, Nước phân phối (nếu có) Năm sản xuất
Khoản 49. Các loại thiết bị, vật liệu can thiệp vào cơ thể thuộc chuyên khoa tim mạch, thần kinh sọ não |