instruction
stringlengths
6
8.17k
output
stringlengths
32
18.9k
input
stringclasses
1 value
Thông Tư 45/2022/TT-BGTVT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành đăng kiểm . Chương I * Điều 1 * Điều 2 * Điều 3 Chương II * Điều 4 * Điều 5 * Điều 6 * Điều 7
Thông Tư 45/2022/TT-BGTVT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành đăng kiểm . Chương I Điều 1 Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng Khoản 1. Thông tư này quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức chuyên ngành đăng kiểm. Khoản 2. Thông tư này áp dụng đối với viên chức chuyên ngành đăng kiểm tại các đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức, cá nhân có liên quan. Khoản 3. Các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập được áp dụng quy định tại Thông tư này. Điều 2 Mã số các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành đăng kiểm Khoản 1. Viên chức đăng kiểm hạng I Mã số: V.12.31.01 Khoản 2. Viên chức đăng kiểm hạng II Mã số: V.12.31.02 Khoản 3. Viên chức đăng kiểm hạng III Mã số: V.12.31.03 Khoản 4. Viên chức đăng kiểm hạng IV Mã số: V.12.31.04 Điều 3 Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp Khoản 1. Chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Khoản 2. Trung thực, khách quan, có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc được giao; thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp. Khoản 3. Có ý thức trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín nghề nghiệp; không lạm dụng vị trí công tác, nhiệm vụ được phân công để trục lợi; đoàn kết, sáng tạo, tự nâng cao trình độ, sẵn sàng tiếp thu, học hỏi kiến thức mới; có ý thức phối hợp, giúp đỡ đồng nghiệp, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác; tích cực tham gia nghiên cứu đề tài khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật để phát triển nghề nghiệp và nâng cao trình độ. Chương II Điều 4 Viên chức đăng kiểm hạng I - Mã số: V.12.31.01 Khoản 1. Nhiệm vụ Điểm a) Chủ trì tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về lĩnh vực đăng kiểm thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật; Điểm b) Chủ trì nghiên cứu, đề xuất, xây dựng các chủ trương, chính sách, định hướng, kế hoạch phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động quản lý đăng kiểm; Điểm c) Chủ trì nghiên cứu, xây dựng quy chế quản lý nghiệp vụ chuyên ngành đăng kiểm; Điểm d) Chủ trì tổ chức tổng kết, đánh giá và đề xuất các giải pháp để tăng cường hiệu quả hoạt động của công tác đăng kiểm; Điểm đ) Chủ trì nghiên cứu đề tài, đề án, các công trình nghiên cứu khoa học nhằm đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động đăng kiểm; Điểm e) Chủ trì tổ chức biên soạn, xây dựng các tài liệu hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ lĩnh vực đăng kiểm; chủ trì tổ chức tập huấn chuyên đề, bồi dưỡng nghiệp vụ hoặc phổ biến kiến thức, kinh nghiệm chuyên ngành đăng kiểm; Điểm g) Thực hiện các nhiệm vụ khác được cấp có thẩm quyền giao. Khoản 2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: Điểm a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm; Điểm b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành đăng kiểm. Khoản 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: Điểm a) Nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tình hình và xu thế phát triển của lĩnh vực đăng kiểm; Điểm b) Nắm vững các quy định của pháp luật trong nước và quốc tế về lĩnh vực đăng kiểm; có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực đăng kiểm; có khả năng ứng dụng, triển khai công nghệ trong phạm vi công việc đảm nhiệm; Điểm c) Có năng lực nghiên cứu, xây dựng đề án, dự án, chương trình hành động; năng lực tham mưu hoạch định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách gắn với chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành đăng kiểm; Điểm d) Có năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao; có năng lực phân tích, tổng hợp các vấn đề thực tiễn đặt ra, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách pháp luật chuyên ngành đăng kiểm; Điểm đ) Có kỹ năng soạn thảo, thuyết trình, xây dựng và triển khai dự án, đề án, chương trình liên quan đến hoạt động đăng kiểm; Điểm e) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm. Khoản 4. Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng I: Viên chức được đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng I khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 32 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức và các tiêu chuẩn, điều kiện sau: Điểm a) Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng II và tương đương từ đủ 06 năm trở lên. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng II tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng; Điểm b) Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng II và tương đương đã tham gia xây dựng ít nhất 02 (hai) văn bản quy phạm pháp luật hoặc đã tham gia nghiên cứu, xây dựng ít nhất 02 (hai) đề tài, đề án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp bộ trở lên liên quan đến lĩnh vực đăng kiểm đã được cấp có thẩm quyền ban hành, nghiệm thu hoặc phê duyệt. Điều 5 Viên chức đăng kiểm hạng II - Mã số: V.12.31.02 Khoản 1. Nhiệm vụ: Điểm a) Chủ trì hoặc tham gia thực hiện các nhiệm vụ về lĩnh vực đăng kiểm thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật; Điểm b) Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, đề xuất, xây dựng các chủ trương, chính sách, định hướng, kế hoạch phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động quản lý đăng kiểm; Điểm c) Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, xây dựng quy chế quản lý nghiệp vụ chuyên ngành đăng kiểm; Điểm d) Chủ trì hoặc tham gia tổ chức tổng kết, đánh giá và đề xuất các giải pháp để tăng cường hiệu quả hoạt động của công tác đăng kiểm; Điểm đ) Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu đề tài, đề án, các công trình nghiên cứu khoa học nhằm đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động đăng kiểm; Điểm e) Chủ trì hoặc tham gia tổ chức biên soạn, xây dựng các tài liệu hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành đăng kiểm; chủ trì hoặc tham gia tổ chức tập huấn chuyên đề, bồi dưỡng nghiệp vụ hoặc phổ biến kiến thức, kinh nghiệm chuyên ngành đăng kiểm; Điểm g) Thực hiện các nhiệm vụ khác được cấp có thẩm quyền giao. Khoản 2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: Điểm a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm; Điểm b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành đăng kiểm. Khoản 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: Điểm a) Nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tình hình và xu thế phát triển của lĩnh vực đăng kiểm; Điểm b) Nắm vững các quy định của pháp luật trong nước và quốc tế về lĩnh vực đăng kiểm; có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực đăng kiểm; có khả năng ứng dụng, triển khai công nghệ trong phạm vi công việc đảm nhiệm; Điểm c) Có năng lực nghiên cứu, xây dựng đề án, dự án, chương trình hành động; năng lực tham mưu xây dựng kế hoạch, chính sách gắn với chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành đăng kiểm; Điểm d) Có năng lực nghiên cứu, tổng kết thực tiễn và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác trong ngành, lĩnh vực được giao; Điểm đ) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm. Khoản 4. Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng II: Viên chức được đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng II khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 32 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức và các tiêu chuẩn, điều kiện sau: Điểm a) Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng III và tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc). Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng III tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng; Điểm b) Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng III và tương đương đã tham gia ít nhất 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ trở lên được nghiệm thu ở mức đạt trở lên liên quan đến lĩnh vực đăng kiểm đã được cấp có thẩm quyền ban hành, nghiệm thu hoặc phê duyệt. Điều 6 Viên chức đăng kiểm hạng III - Mã số: V.12.31.03 Khoản 1. Nhiệm vụ: Điểm a) Tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hoặc chủ trì hoặc tham gia xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, tài liệu chuyên môn về đăng kiểm; Điểm b) Xây dựng hoặc tham gia xây dựng kế hoạch thực hiện việc đăng kiểm cho đối tượng cụ thể, đúng chuyên ngành, phạm vi được phân công; Điểm c) Tổ chức thực hiện việc đăng kiểm; đề xuất các biện pháp đảm bảo an toàn trong quá trình thực nhiệm vụ được phân công nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng công tác đăng kiểm; Điểm d) Phát hiện kịp thời các hư hỏng của thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác kiểm định, đề xuất biện pháp khắc phục để đảm bảo chất lượng kiểm định; Điểm đ) Đề xuất việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung và tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, tài liệu chuyên môn và tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ đăng kiểm khi được phân công; Điểm e) Tham gia điều tra tai nạn, giám định nguyên nhân sự cố, tai nạn giao thông và tai nạn khác khi được phân công; Điểm g) Thực hiện các nhiệm vụ khác được cấp có thẩm quyền giao. Khoản 2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: Điểm a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm; Điểm b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành đăng kiểm. Khoản 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: Điểm a) Nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tình hình và xu thế phát triển của lĩnh vực đăng kiểm; Điểm b) Có khả năng thực hiện các nghiệp vụ về công tác đăng kiểm trong phạm vi được phân công; Điểm c) Có khả năng nắm bắt và áp dụng các phương pháp, công nghệ tiên tiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao về công tác đăng kiểm phù hợp với chuyên ngành được đào tạo; Điểm d) Có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ, phổ biến kinh nghiệm và tham gia nghiên cứu khoa học phục vụ công tác đăng kiểm; Điểm đ) Nhận biết được các nguy cơ sự cố và thiết lập biện pháp phòng ngừa sự cố trong khi thực hiện nhiệm vụ; Điểm e) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm. Khoản 4. Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng III: Viên chức được đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng III khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 32 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức và có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng IV và tương đương từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc). Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng IV tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng. Điều 7 Viên chức đăng kiểm hạng IV - Mã số: V.12.31.04 Khoản 1. Nhiệm vụ: Điểm a) Tiếp nhận yêu cầu công việc đăng kiểm; cấp phát hồ sơ đăng kiểm theo quy định của pháp luật; ghi hồ sơ, sổ quản lý phục vụ công tác đăng kiểm; thống kê, báo cáo; tiếp nhận, quản lý, lưu trữ hồ sơ, ấn chỉ phục vụ công tác đăng kiểm; Điểm b) Xây dựng hoặc tham gia xây dựng kế hoạch thực hiện việc đăng kiểm theo nhiệm vụ được phân công; trực tiếp thực hiện việc đăng kiểm trong phạm vi nhiệm vụ được giao. Đánh giá quá trình thực hiện công việc được giao, đề xuất các biện pháp đảm bảo an toàn để ngăn ngừa sự cố và tai nạn có thể xảy ra trong quá trình thực hiện công việc được giao; Điểm c) Thực hiện các nhiệm vụ khác được cấp có thẩm quyền giao. Khoản 2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: Điểm a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm; Điểm b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành đăng kiểm. Khoản 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: Điểm a) Nắm được các nguyên tắc, quy định, thủ tục và nội dung hướng dẫn nghiệp vụ, mục tiêu quản lý của lĩnh vực đăng kiểm; Điểm b) Nắm vững trình tự, thủ tục, quy trình thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi được phân công; Điểm c) Có khả năng thực hiện các nghiệp vụ về công tác đăng kiểm trong phạm vi được phân công; Điểm d) Sử dụng thành thạo các thiết bị văn phòng và các trang thiết bị khác phục vụ yêu cầu nhiệm vụ. Khoản 4. Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng IV: Viên chức được đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng IV khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 32 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức và có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng V và tương đương từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc). Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng V tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Thông Tư 45/2022/TT-BGTVT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành đăng kiểm . Chương III * Điều 8 - Khoản 4 * Điều 8 * Điều 9 Chương IV * Điều 10 * Điều 11
Thông Tư 45/2022/TT-BGTVT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành đăng kiểm . Chương III Điều 8 Nguyên tắc xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành đăng kiểm Khoản 4. Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng IV: Viên chức được đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng IV khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 32 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức và có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng V và tương đương từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc). Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng V tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng. Điều 8 Nguyên tắc xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành đăng kiểm Khoản 1. Việc bổ nhiệm, xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành đăng kiểm phải căn cứ vào vị trí việc làm, chức trách, chuyên môn, nghiệp vụ đang đảm nhận và đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định tại Thông tư này. Khoản 2. Khi chuyển xếp vào chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành đăng kiểm tương ứng không được kết hợp nâng bậc lương hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức. Điều 9 Xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành đăng kiểm Khoản 1. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, trường hợp viên chức chưa đủ điều kiện, tiêu chuẩn để bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành đăng kiểm theo quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7 Thông tư này thì thực hiện như sau: Điểm a) Nếu viên chức còn thời hạn dưới 05 năm (60 tháng) công tác tính đến thời điểm nghỉ hưu thì tiếp tục được giữ ngạch hoặc hạng chức danh nghề nghiệp viên chức và xếp lương theo ngạch hiện hưởng; Điểm b) Nếu viên chức còn thời hạn từ 05 năm (60 tháng) công tác trở lên, trong thời hạn 03 năm (36 tháng) cơ quan sử dụng viên chức có trách nhiệm bố trí để viên chức học tập đảm bảo đủ tiêu chuẩn của hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành đăng kiểm theo quy định tại Thông tư này. Sau thời gian quy định tại điểm này, nếu viên chức không đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định tại Thông tư này thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập xem xét bố trí công việc khác phù hợp hoặc hoặc giải quyết chế độ chính sách theo quy định. Khoản 2. Các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành đăng kiểm quy định tại Thông tư này được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, như sau: Điểm a) Chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng I được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00; Điểm b) Chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng II được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78; Điểm c) Chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng III được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98; Điểm d) Chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng IV được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89. Khoản 3. Việc chuyển xếp lương đối với viên chức chuyên ngành đăng kiểm đang xếp lương ở các ngạch công chức, viên chức hiện giữ sang chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành đăng kiểm quy định tại Thông tư này được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức, cụ thể như sau: Điểm a) Xếp lương chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng I, mã số V.12.31.01 đối với viên chức hiện đang xếp lương loại A3, nhóm 1 (A3.1). Điểm b) Xếp lương chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng II, mã số V.12.31.02 đối với viên chức hiện đang xếp lương loại A2, nhóm 1 (A2.1). Điểm c) Xếp lương chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng III, mã số V.12.31.03 đối với viên chức hiện đang xếp lương loại A1. Điểm d) Xếp lương chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng kiểm hạng IV, mã số V.12.23.04 đối với viên chức hiện đang xếp lương loại A0. Chương IV Điều 10 Hiệu lực thi hành Khoản 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2023. Khoản 2. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế đó. Điều 11 Tổ chức thực hiện Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./. Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Bộ trưởng Bộ GTVT; - Các Thứ trưởng Bộ GTVT; - Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp); - Công báo; - Cổng Thông tin điện tử Chính phủ; - Cổng Thông tin điện tử Bộ GTVT; - Báo Giao thông, Tạp chí GTVT; - Lưu: VT, TCCB (Hg). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Lê Đình Thọ
Nghị Định 21/2023/NĐ-CP quy định về bảo hiểm vi mô . * Điều 1 * Điều 2 * Điều 3 * Điều 4 * Điều 5 * Điều 6 * Điều 7 * Điều 8 * Điều 9 * Điều 10 - Khoản 1 + Điểm a + Điểm b - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b
Nghị Định 21/2023/NĐ-CP quy định về bảo hiểm vi mô . Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Nghị định này quy định chi tiết thi hành khoản 2 Điều 88 về bảo hiểm vi mô, khoản 3 Điều 144, khoản 3 Điều 145, khoản 2 Điều 146, khoản 3 Điều 148, khoản 2, khoản 3 và khoản 5 Điều 149, khoản 5 Điều 150 Luật Kinh doanh bảo hiểm. Điều 2. Đối tượng áp dụng Khoản 1. Tổ chức cung cấp bảo hiểm vi mô bao gồm: Điểm a) Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe (sau đây gọi là doanh nghiệp bảo hiểm), chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam; Điểm b) Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô thành lập và hoạt động tại Việt Nam. Khoản 2. Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Khoản 3. Tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động bảo hiểm vi mô bao gồm: Điểm a) Bên mua bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm vi mô, thành viên tham gia bảo hiểm vi mô; Điểm b) Tổ chức đại diện thành viên; Điểm c) Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Chương II SẢN PHẨM BẢO HIỂM VI MÔ Điều 3. Số tiền bảo hiểm và số phí bảo hiểm tối đa của sản phẩm bảo hiểm vi mô Khoản 1. Số tiền bảo hiểm của từng hợp đồng bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ các rủi ro về tính mạng và sức khỏe không vượt quá 05 lần thu nhập bình quân đầu người hàng năm của chuẩn hộ cận nghèo ở khu vực thành thị theo quy định của Chính phủ tại thời điểm triển khai sản phẩm. Khoản 2. Số tiền bảo hiểm của từng hợp đồng bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ các rủi ro về tài sản không vượt quá giá trị thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm tham gia bảo hiểm và không vượt quá 05 lần thu nhập bình quân đầu người hàng năm của chuẩn hộ cận nghèo ở khu vực thành thị theo quy định của Chính phủ tại thời điểm triển khai sản phẩm. Khoản 3. Phí bảo hiểm năm của từng hợp đồng bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm vi mô không vượt quá 5% thu nhập bình quân đầu người hàng năm của chuẩn hộ cận nghèo ở khu vực thành thị theo quy định của Chính phủ tại thời điểm triển khai sản phẩm. Phí bảo hiểm phải tương ứng với quyền lợi bảo hiểm. Điều 4. Sản phẩm bảo hiểm vi mô do doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài triển khai Khoản 1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài triển khai sản phẩm bảo hiểm vi mô cần đáp ứng quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm; Điều 3, Điều 4 và Điều 6 Nghị định này. Khoản 2. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được cung cấp các sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ các rủi ro về tính mạng, sức khỏe có thời hạn không quá 05 năm. Khoản 3. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được cung cấp: Điểm a) Các sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ các rủi ro về tính mạng, sức khỏe có thời hạn từ 01 năm trở xuống; Điểm b) Các sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ các rủi ro về tài sản có thời hạn không quá 05 năm. Khoản 4. Doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe được cung cấp: Điểm a) Các sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ các rủi ro về tính mạng có thời hạn từ 01 năm trở xuống; Điểm b) Các sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ các rủi ro về sức khỏe có thời hạn không quá 05 năm. Khoản 5. Tên của sản phẩm bảo hiểm vi mô do doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài triển khai phải có thành tố “Sản phẩm bảo hiểm vi mô” để phân biệt với các sản phẩm bảo hiểm khác của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài. Điều 5. Sản phẩm bảo hiểm vi mô do Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô triển khai Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô chỉ được triển khai các sản phẩm bảo hiểm vi mô có thời hạn từ 01 năm trở xuống nhằm đáp ứng nhu cầu của thành viên. Sản phẩm bảo hiểm bao gồm một hoặc một số quyền lợi cụ thể như sau: Khoản 1. Quyền lợi chăm sóc sức khỏe: hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ chi phí nằm viện, phẫu thuật cho người được bảo hiểm khi người được bảo hiểm nằm viện hoặc phẫu thuật thuộc phạm vi bảo hiểm. Khoản 2. Quyền lợi bảo hiểm tai nạn: chi trả số tiền bảo hiểm tương ứng với tỷ lệ thương tật do tai nạn của người được bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm vi mô khi người được bảo hiểm bị thương tật do tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm. Khoản 3. Quyền lợi bảo hiểm tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn: chi trả cho người thụ hưởng số tiền bảo hiểm theo thoả thuận tại hợp đồng bảo hiểm vi mô khi người được bảo hiểm tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn thuộc phạm vi bảo hiểm. Khoản 4. Quyền lợi trợ cấp mai táng: chi trả thêm một khoản hỗ trợ mai táng theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm vi mô khi quyền lợi bảo hiểm tử vong được chi trả. Khoản 5. Quyền lợi bảo hiểm tài sản: chi trả bồi thường bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm vi mô khi tài sản được bảo hiểm bị thiệt hại do các nguyên nhân thuộc phạm vi bảo hiểm. Điều 6. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm vi mô Khoản 1. Tổ chức cung cấp bảo hiểm vi mô phải đăng ký cơ sở và phương pháp tính phí bảo hiểm của các sản phẩm bảo hiểm vi mô trước khi triển khai. Khoản 2. Tổ chức cung cấp bảo hiểm vi mô phải nộp Bộ Tài chính 01 bộ hồ sơ đăng ký cơ sở và phương pháp tính phí bảo hiểm bao gồm các tài liệu sau: Điểm a) Văn bản đề nghị đăng ký cơ sở và phương pháp tính phí bảo hiểm theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; Điểm b) Bản tóm tắt các quyền lợi bảo hiểm và điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm dự kiến triển khai; Điểm c) Công thức, phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm thuần, phí bảo hiểm gộp và tài liệu giải trình về cơ sở dùng để tính phí bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm vi mô dự kiến triển khai; nguyên tắc tăng, giảm phí bảo hiểm (nếu có). Các tài liệu này phải có xác nhận của Chuyên gia tính toán bảo hiểm vi mô. Khoản 3. Trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận cơ sở và phương pháp tính phí bảo hiểm của tổ chức cung cấp bảo hiểm vi mô. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do. Khoản 4. Trường hợp thay đổi cơ sở và phương pháp tính phí bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm vi mô, tổ chức cung cấp bảo hiểm vi mô nộp Bộ Tài chính 01 bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận sửa đổi, bổ sung cơ sở và phương pháp tính phí bảo hiểm bao gồm các tài liệu sau: Điểm a) Văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung cơ sở, phương pháp tính phí bảo hiểm theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; Điểm b) Tài liệu giải trình các nội dung sửa đổi, bổ sung, có xác nhận của chuyên gia tính toán bảo hiểm vi mô. Khoản 5. Trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận việc sửa đổi, bổ sung cơ sở và phương pháp tính phí của tổ chức cung cấp bảo hiểm vi mô. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do. Chương III THÀNH LẬP, TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TƯƠNG HỖ CUNG CẤP BẢO HIỂM VI MÔ Mục 1. CẤP, CẤP LẠI, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, THU HỒI GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG, ĐÌNH CHỈ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TƯƠNG HỖ CUNG CẤP BẢO HIỂM VI MÔ Điều 7. Điều kiện cấp phép thành lập và hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 149 Luật Kinh doanh bảo hiểm, trong đó các điều kiện quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 5 Điều 149 Luật Kinh doanh bảo hiểm cụ thể như sau: Khoản 1. Có vốn thành lập bằng Đồng Việt Nam không thấp hơn 10 tỷ đồng. Nguồn vốn thành lập tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô bao gồm: Điểm a) Vốn góp của cá nhân là thành viên sáng lập. Thành viên sáng lập không được sử dụng vốn vay, nguồn vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn; Điểm b) Hỗ trợ của tổ chức đại diện thành viên; Điểm c) Tài trợ từ các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế, các chương trình, dự án; Điểm d) Các nguồn hợp pháp khác theo quy định pháp luật. Khoản 2. Nhân sự dự kiến làm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc), người đại diện theo pháp luật, Chuyên gia tính toán bảo hiểm vi mô đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại Điều 24 và Điều 25 Nghị định này. Khoản 3. Dự thảo điều lệ phù hợp với mục tiêu hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô và quy định tại Điều 8 Nghị định này. Điều 8. Điều lệ của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô Khoản 1. Điều lệ của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô bao gồm tối thiểu những nội dung sau đây: Điểm a) Tên và địa điểm dự kiến đặt trụ sở chính của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô; Điểm b) Mục đích thành lập tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô; Điểm c) Nội dung, phạm vi, địa bàn hoạt động, thời gian hoạt động; Điểm d) Thủ tục tham gia, thủ tục chấm dứt tư cách thành viên, quyền và nghĩa vụ của thành viên. Thành viên của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; là thành viên của cùng một tổ chức và đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều lệ của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô; Điểm đ) Tên, địa chỉ, quyền, nghĩa vụ và số lượng thành viên sáng lập (ít nhất là 07 người) của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô (trong trường hợp thành viên sáng lập là cá nhân); tên, địa chỉ, quyền và nghĩa vụ của tổ chức đại diện thành viên (trong trường hợp thành viên sáng lập là tổ chức đại diện thành viên); Điểm e) Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nhiệm kỳ và phương thức hoạt động của Đại hội thành viên (đối với trường hợp thành viên sáng lập là cá nhân), Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Ban kiểm soát; thể thức bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; Điểm g) Các trường hợp tổ chức đại hội thành viên bất thường (đối với trường hợp thành viên sáng lập là cá nhân); Điểm h) Trình tự, thủ tục tiến hành Đại hội thành viên và thông qua Nghị quyết tại Đại hội thành viên; tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục bầu đại biểu tham dự đại hội đại biểu thành viên (đối với trường hợp thành viên sáng lập là cá nhân); Điểm i) Vốn thành lập của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô; phương thức đóng góp vốn; phương thức, nguyên tắc hoàn trả vốn thành lập được hỗ trợ từ tổ chức đại diện thành viên (nếu có); Điểm k) Quy chế tài chính; các nguyên tắc quyết định việc tăng, giảm phí bảo hiểm; phương thức sử dụng kết quả hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô; Điểm l) Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ; Điểm m) Nguyên tắc, thứ tự phân chia tài sản trong trường hợp tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô giải thể; Khoản 2. Việc thay thế, bổ sung, sửa đổi Điều lệ tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô do Đại hội thành viên (đối với trường hợp thành viên sáng lập là cá nhân) hoặc tổ chức đại diện thành viên (đối với trường hợp thành viên sáng lập là tổ chức đại diện thành viên) quyết định. Điều 9. Hội nghị thành tập tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô Khoản 1. Thành phần tham gia Hội nghị thành lập tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô trong trường hợp thành viên sáng lập là cá nhân bao gồm: Điểm a) Thành viên sáng lập; Điểm b) Các thành viên khác thuộc cùng tổ chức với thành viên sáng lập và có nguyện vọng tham gia sản phẩm bảo hiểm vi mô. Khoản 2. Hội nghị thông qua Nghị quyết với các nội dung sau: Điểm a) Ủy quyền cho người đại diện trong số các thành viên sáng lập nộp hồ sơ đề nghị cấp phép thành lập và hoạt động tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô; Điểm b) Dự thảo Điều lệ của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô; Điểm c) Dự kiến kế hoạch triển khai sản phẩm bảo hiểm vi mô theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 10 Nghị định này; Điểm d) Dự kiến nhân sự được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, người đại diện theo pháp luật, Chuyên gia tính toán bảo hiểm vi mô; Điểm đ) Các nội dung khác có liên quan đến việc thành lập và tổ chức, hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô. Khoản 3. Nghị quyết của Hội nghị thành lập tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô quy định tại khoản 2 Điều này phải được biểu quyết thông qua với tỷ lệ đồng ý từ 51% trở lên. Điều 10. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô Khoản 1. Thành viên sáng lập phải nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô theo quy định sau đây: Điểm a) Trường hợp thành viên sáng lập là cá nhân quy định tại điểm a khoản 1 Điều 149 Luật Kinh doanh bảo hiểm: các thành viên sáng lập phải tổ chức Hội nghị thành lập tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô theo quy định tại Điều 9 Nghị định này. Người đại diện được ủy quyền nộp hồ sơ đề nghị cấp phép thành lập và hoạt động tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô; Điểm b) Trường hợp thành viên sáng lập là tổ chức đại diện thành viên quy định tại điểm b khoản 1 Điều 149 Luật Kinh doanh bảo hiểm: người được tổ chức đại diện thành viên ủy quyền nộp hồ sơ đề nghị cấp phép thành lập và hoạt động tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô. Khoản 2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô bao gồm: Điểm a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; Điểm b) Dự thảo Điều lệ của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô;
Nghị Định 21/2023/NĐ-CP quy định về bảo hiểm vi mô . * Điều 10 - Khoản 1 + Điểm b - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e + Điểm g + Điểm h + Điểm i + Điểm k - Khoản 3 - Khoản 4 - Khoản 5 * Điều 11 * Điều 12 * Điều 13 * Điều 14 * Điều 15 * Điều 16 * Điều 17 - Khoản 1 - Khoản 2 + Điểm a
Nghị Định 21/2023/NĐ-CP quy định về bảo hiểm vi mô . Điều 10. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô Khoản 1 Điểm b) Trường hợp thành viên sáng lập là tổ chức đại diện thành viên quy định tại điểm b khoản 1 Điều 149 Luật Kinh doanh bảo hiểm: người được tổ chức đại diện thành viên ủy quyền nộp hồ sơ đề nghị cấp phép thành lập và hoạt động tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô. Khoản 2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô bao gồm: Điểm a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; Điểm b) Dự thảo Điều lệ của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô; Điểm c) Xác nhận của ngân hàng thương mại được phép hoạt động tại Việt Nam về số vốn thành lập (không thấp hơn mức vốn quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này) đã được gửi tại tài khoản phong tỏa mở tại ngân hàng và chỉ được giải tỏa sau khi Bộ Tài chính cấp Giấy phép thành lập và hoạt động cho tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô hoặc có văn bản từ chối xem xét cấp Giấy phép; Điểm d) Kế hoạch triển khai bảo hiểm vi mô trong đó nêu rõ quy trình triển khai, mạng lưới triển khai; dự kiến về doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động bảo hiểm vi mô trong 03 năm đầu triển khai phù hợp với số lượng thành viên, mạng lưới của tổ chức; Điểm đ) Nghị quyết Hội nghị thành lập tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô về việc thành lập tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định này (đối với trường hợp thành viên sáng lập là cá nhân); Điểm e) Văn bản của cấp có thẩm quyền theo Điều lệ của Tổ chức đại diện thành viên về việc thành lập tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô (đối với trường hợp thành viên sáng lập là Tổ chức đại diện thành viên); Điểm g) Danh sách thành viên sáng lập và tài liệu chứng minh thành viên sáng lập) đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 149 Luật Kinh doanh bảo hiểm (đối với trường hợp thành viên sáng lập là cá nhân); Điểm h) Điều lệ, bản sao quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của Tổ chức đại diện thành viên (đối với trường hợp thành viên sáng lập là Tổ chức đại diện thành viên); Điểm i) Sơ yếu lý lịch, Phiếu lý lịch tư pháp; bản sao thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác; bản sao các văn bằng, chứng chỉ, tài liệu chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn của người dự kiến được bổ nhiệm là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, người đại diện theo pháp luật, Chuyên gia tính toán bảo hiểm vi mô của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô; Điểm k) Giải trình và cam kết xây dựng hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 6 Điều 149 Luật Kinh doanh bảo hiểm. Khoản 3. Trong thời hạn 21 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, nếu hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, Bộ Tài chính thông báo bằng văn bản yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ. Thời hạn bổ sung, sửa đổi hồ sơ tối đa là 06 tháng kể từ ngày ra thông báo. Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép không bổ sung, sửa đổi hồ sơ theo đúng thời hạn quy định, Bộ Tài chính có văn bản từ chối xem xét cấp Giấy phép. Khoản 4. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính cấp Giấy phép cho tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do. Khoản 5. Bộ Tài chính công bố các nội dung của Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cấp Giấy phép. Điều 11. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập và hoạt động Khoản 1. Trường hợp Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô bị mất, bị hủy hoại, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy dưới mọi hình thức, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô nộp Bộ Tài chính hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định tại khoản 2 Điều này. Khoản 2. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập và hoạt động bao gồm: Điểm a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập và hoạt động theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; Điểm b) Cam kết của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô về việc Giấy phép bị mất, bị hư hỏng, bị hủy hoại hoặc bị tiêu hủy và các tài liệu chứng minh (nếu có). Khoản 3. Trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính cấp lại Giấy phép thành lập và hoạt động. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do. Điều 12. Hồ sơ, trình tự, thủ tục sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập và hoạt động Khoản 1. Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải đề nghị Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập và hoạt động trong các trường hợp sau: Điểm a) Thay đổi tên, địa điểm đặt trụ sở chính; Điểm b) Thay đổi nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động. Khoản 2. Hồ sơ đề nghị thay đổi tên, địa điểm đặt trụ sở chính bao gồm các tài liệu sau: Điểm a) Văn bản đề nghị thay đổi tên, địa điểm đặt trụ sở chính theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; Điểm b) Văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô về việc thay đổi tên, địa điểm đặt trụ sở chính; Điểm c) Tài liệu chứng minh về quyền sử dụng địa điểm đặt trụ sở chính (đối với việc thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính). Khoản 3. Hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động bao gồm các tài liệu sau: Điểm a) Văn bản đề nghị thay đổi nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; Điểm b) Văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô về việc thay đổi nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động; Điểm c) Các tài liệu chứng minh: tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô thực hiện ký quỹ đầy đủ theo quy định tại Điều 37 Nghị định này; trích lập đầy đủ dự phòng nghiệp vụ theo quy định tại Điều 38 Nghị định này; có kết quả hoạt động dương tại thời điểm lập báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm liền kề trước năm nộp hồ sơ (đối với trường hợp mở rộng nội dung, phạm vi hoạt động); bảo đảm hoàn thành các trách nhiệm đối với thành viên tham gia bảo hiểm vi mô (đối với trường hợp thu hẹp nội dung, phạm vi hoặc thay đổi thời hạn hoạt động). Khoản 4. Trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (đối với hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động) hoặc trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (đối với đề nghị thay đổi tên, địa điểm đặt trụ sở chính), Bộ Tài chính cấp Giấy phép điều chỉnh theo Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do. Điều 13. Trình tự, thủ tục đình chỉ nội dung hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô Khoản 1. Trong vòng 15 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn quy định tại khoản 4 Điều 36 Nghị định này, Bộ Tài chính quyết định đình chỉ nội dung hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô bằng văn bản. Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, thời hạn đình chỉ từ 01 đến 06 tháng. Khoản 2. Trong thời gian bị đình chỉ nội dung hoạt động, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải thực hiện các quy định sau đây: Điểm a) Không được ký mới, gia hạn các hợp đồng bảo hiểm vi mô; Điểm b) Trích lập đầy đủ dự phòng nghiệp vụ theo quy định của pháp luật đối với các hợp đồng bảo hiểm vi mô đã ký kết trước thời điểm bị đình chỉ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, thực hiện các nghĩa vụ đối với hợp đồng đã giao kết với thành viên tham gia bảo hiểm vi mô và người lao động theo quy định của pháp luật; Điểm c) Thực hiện phương án khắc phục tình trạng vi phạm. Khoản 3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn đình chỉ, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô báo cáo Bộ Tài chính kết quả thực hiện phương án khắc phục. Điểm a) Trường hợp đã khắc phục được tình trạng vi phạm, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô được tiếp tục hoạt động bình thường; Điểm b) Trường hợp không khắc phục được tình trạng vi phạm, Bộ Tài chính thực hiện thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô. Việc thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động được thực hiện theo quy định tại Điều 14 và Điều 16 Nghị định này. Điều 14. Thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động Khoản 1. Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động trong các trường hợp sau đây: Điểm a) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động có thông tin gian lận để có đủ điều kiện được cấp Giấy phép; Điểm b) Hoạt động không đúng với nội dung tại Giấy phép thành lập và hoạt động; Điểm c) Không khắc phục được tình trạng vi phạm theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 13 Nghị định này; Điểm d) Không thể tăng số lượng thành viên theo phương án đã báo cáo Bộ Tài chính theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định này; Điểm đ) Tự nguyện giải thể. Khoản 2. Đối với các trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này, trình tự, thủ tục thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động được thực hiện theo quy định tại Điều 15 Nghị định này. Khoản 3. Đối với các trường hợp quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều này, trình tự, thủ tục thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động được thực hiện theo quy định tại Điều 16 Nghị định này. Khoản 4. Đối với các trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này, hồ sơ, trình tự, thủ tục thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động được thực hiện theo quy định tại Điều 17 Nghị định này. Khoản 5. Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô chấm dứt hoạt động kể từ ngày Bộ Tài chính có Quyết định thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động. Điều 15. Trình tự, thủ tục thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động trong trường hợp gian lận trong cấp phép, hoạt động không đúng nội dung tại Giấy phép thành lập và hoạt động Khoản 1. Kể từ ngày ký biên bản xác định vi phạm quy định đối với trường hợp quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều 14 Nghị định này, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải thực hiện theo quy định sau đây: Điểm a) Không được ký mới, gia hạn các hợp đồng bảo hiểm vi mô; Điểm b) Thông báo tới toàn bộ thành viên tham gia bảo hiểm vi mô, cá nhân và tổ chức có liên quan về việc thực hiện phân chia tài sản trước khi bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động; Điểm c) Thành lập Hội đồng giải thể để thực hiện phân chia tài sản theo thứ tự ưu tiên quy định tại khoản 2 Điều này. Khoản 2. Việc phân chia tài sản được thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau: Điểm a) Trả tiền bồi thường, trả tiền bảo hiểm đối với các yêu cầu đòi bồi thường, trả tiền bảo hiểm thuộc phạm vi bảo hiểm; Điểm b) Hoàn phí bảo hiểm tương ứng với thời hạn bảo hiểm còn lại của hợp đồng bảo hiểm vi mô; Điểm c) Trả khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động; Điểm d) Thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; trả các khoản nợ không có bảo đảm cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; trả các khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ; Điểm đ) Hoàn trả nguồn vốn thành lập từ các thành viên sáng lập. Trường hợp giá trị tài sản không đủ để phân chia thì các đối tượng thuộc cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ. Trường hợp sau khi phân chia các khoản trên, tài sản của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô vẫn còn thì được phân chia cho các thành viên sáng lập, thành viên tham gia bảo hiểm vi mô. Khoản 3. Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ký biên bản xác định vi phạm, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải hoàn thành các công việc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này và báo cáo Bộ Tài chính kèm theo các tài liệu chứng minh đã hoàn thành công việc. Khoản 4. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo quy định tại khoản 3 Điều này, Bộ Tài chính ban hành Quyết định thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô và công bố Quyết định thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính. Điều 16. Trình tự, thủ tục thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động trong trường hợp tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô không khắc phục được vi phạm Khoản 1. Kể từ ngày kết thúc thời hạn đình chỉ quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này mà tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô không khắc phục được tình trạng vi phạm hoặc kể từ ngày tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô báo cáo Bộ Tài chính về việc không thể tăng số lượng thành viên theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định này, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải thực hiện các quy định sau đây: Điểm a) Thông báo tới toàn bộ thành viên tham gia bảo hiểm vi mô, cá nhân và tổ chức có liên quan về việc thực hiện phân chia tài sản trước khi bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động; Điểm b) Thành lập Hội đồng giải thể để thực hiện phân chia tài sản theo thứ tự ưu tiên quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định này. Khoản 2. Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải hoàn thành các công việc quy định tại khoản 1 Điều này và báo cáo Bộ Tài chính kèm theo các tài liệu chứng minh trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày kết thúc thời hạn đình chỉ quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này mà tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô không khắc phục được tình trạng vi phạm; hoặc trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô báo cáo Bộ Tài chính về việc không thể tăng số lượng thành viên theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định này. Khoản 3. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo quy định tại khoản 2 Điều này, Bộ Tài chính ban hành Quyết định thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô và công bố Quyết định thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính. Điều 17. Trình tự, thủ tục thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động trong trường hợp tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô tự nguyện giải thể Khoản 1. Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô chỉ được giải thể khi đã hoàn thành toàn bộ nghĩa vụ và không có tranh chấp với thành viên tham gia bảo hiểm vi mô, người lao động, Nhà nước và các cá nhân, tổ chức khác có liên quan. Khoản 2. Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô tự nguyện giải thể phải gửi đến Bộ Tài chính bộ hồ sơ đề nghị giải thể bao gồm: Điểm a) Đơn đề nghị giải thể tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô:
Nghị Định 21/2023/NĐ-CP quy định về bảo hiểm vi mô . * Điều 17 - Khoản 3 * Điều 17 * Điều 18 * Điều 19 * Điều 20 * Điều 21 * Điều 22 * Điều 23 * Điều 24 - Khoản 1
Nghị Định 21/2023/NĐ-CP quy định về bảo hiểm vi mô . Điều 17. Trình tự, thủ tục thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động trong trường hợp tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô tự nguyện giải thể Khoản 3. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo quy định tại khoản 2 Điều này, Bộ Tài chính ban hành Quyết định thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô và công bố Quyết định thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính. Điều 17. Trình tự, thủ tục thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động trong trường hợp tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô tự nguyện giải thể Khoản 1. Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô chỉ được giải thể khi đã hoàn thành toàn bộ nghĩa vụ và không có tranh chấp với thành viên tham gia bảo hiểm vi mô, người lao động, Nhà nước và các cá nhân, tổ chức khác có liên quan. Khoản 2. Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô tự nguyện giải thể phải gửi đến Bộ Tài chính bộ hồ sơ đề nghị giải thể bao gồm: Điểm a) Đơn đề nghị giải thể tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô: Điểm b) Biên bản họp, Nghị quyết của Đại hội thành viên (đối với trường hợp thành viên sáng lập là cá nhân) hoặc văn bản của cấp có thẩm quyền theo Điều lệ của Tổ chức đại diện thành viên (đối với trường hợp thành viên sáng lập là tổ chức đại diện thành viên) về việc giải thể, phương án giải thể; Điểm c) Phương án hoàn thành các nghĩa vụ với các thành viên tham gia bảo hiểm vi mô, nhà nước, người lao động và các tổ chức, cá nhân có liên quan khác; Điểm d) Phương án xử lý, phân chia tài sản từ hoạt động bảo hiểm vi mô cho các thành viên tham gia bảo hiểm vi mô. Khoản 3. Trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị giải thể của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, Bộ Tài chính ra văn bản chấp thuận về nguyên tắc việc giải thể của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô. Trường hợp không chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do. Khoản 4. Sau khi nhận được văn bản chấp thuận về nguyên tắc việc giải thể, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải thực hiện theo quy định sau đây: Điểm a) Không được ký mới, gia hạn các hợp đồng bảo hiểm vi mô; Điểm b) Đăng báo hàng ngày trong 05 số báo liên tiếp về việc tổ chức bảo hiểm tương hỗ vi mô tự nguyện giải thể; Điểm c) Thông báo tới toàn bộ thành viên tham gia bảo hiểm vi mô, cá nhân và tổ chức có liên quan về việc tự nguyện giải thể; Điểm d) Thành lập Hội đồng giải thể để thực hiện phân chia tài sản theo phương án xử lý, phân chia tài sản đã báo cáo Bộ Tài chính. Khoản 5. Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Bộ Tài chính chấp thuận về nguyên tắc việc giải thể, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô hoàn thành việc thực hiện các nghĩa vụ với các thành viên tham gia bảo hiểm vi mô, nhà nước, người lao động và các tổ chức, cá nhân có liên quan khác; xử lý, phân chia tài sản theo phương án đã báo cáo Bộ Tài chính. Khoản 6. Sau khi hoàn thành toàn bộ nghĩa vụ với thành viên tham gia bảo hiểm vi mô, người lao động, Nhà nước và các cá nhân, tổ chức khác có liên quan, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô báo cáo Bộ Tài chính kết quả thực hiện kèm theo các tài liệu chứng minh việc đã hoàn thành toàn bộ nghĩa vụ. Khoản 7. Trong vòng 07 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ báo cáo về việc hoàn thành các nghĩa vụ của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, Bộ Tài chính có Quyết định thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô và công bố Quyết định trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính. Điều 18. Quy định chung về hồ sơ, tài liệu Khoản 1. Các hồ sơ, tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 10, khoản 2 Điều 11, khoản 2 và khoản 3 Điều 12, khoản 2 Điều 17 phải đáp ứng các quy định sau: Điểm a) Các tài liệu có chữ ký, chức danh và con dấu nước ngoài của tổ chức, cá nhân nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị, trừ các tài liệu sau đây: văn bản đề nghị cấp Giấy phép; bản sao thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác; văn bản của cấp có thẩm quyền của doanh nghiệp; văn bản ủy quyền; văn bản cam kết; Điểm b) Trường hợp hồ sơ có tài liệu là bản sao thì phải là bản sao từ sổ gốc hoặc chứng thực; Điểm c) Tài liệu được lập bằng tiếng nước ngoài phải được gửi kèm bản dịch chứng thực sang tiếng Việt bởi cơ quan có thẩm quyền; Điểm d) Phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu được cơ quan có thẩm quyền cấp trước ngày nộp hồ sơ đề nghị không quá 12 tháng, trong đó phải có đầy đủ thông tin về tình trạng án tích và thông tin về việc cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã; Điểm đ) Sơ yếu lý lịch phải được lập trước ngày nộp hồ sơ đề nghị không quá 6 tháng; Điểm e) Có danh mục tài liệu trong bộ hồ sơ. Khoản 2. Tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình lập hồ sơ, tài liệu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực và đầy đủ của hồ sơ, tài liệu. Trường hợp tổ chức, cá nhân gian lận, giả mạo các giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ điều kiện để được cấp giấy phép trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thì trong vòng 05 năm kể từ thời điểm phát hiện hành vi gian lận, giả mạo giấy tờ, tài liệu tại hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, Bộ Tài chính có quyền từ chối xem xét cấp phép thành lập và hoạt động triển khai bảo hiểm vi mô đối với các tổ chức, cá nhân này. Khoản 3. Khi các loại giấy tờ về pháp lý, nhận dạng, cư trú của công dân thuộc thành phần hồ sơ quy định tại Nghị định này đã được tích hợp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân thì Bộ Tài chính có trách nhiệm khai thác và sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân trên cơ sở trao đổi, cung cấp thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước. Mục 2. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO Điều 19. Nội dung hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô Nội dung hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô gồm: Khoản 1. Cung cấp sản phẩm bảo hiểm vi mô. Khoản 2. Đầu tư vốn hoạt động, quỹ dự trữ bắt buộc và vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm. Điều 20. Cơ cấu tổ chức, quản lý của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô Khoản 1. Trường hợp tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có thành viên sáng lập là cá nhân quy định tại điểm a khoản 1 Điều 149 Luật Kinh doanh bảo hiểm, cơ cấu tổ chức của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô bao gồm: Điểm a) Đại hội thành viên; Điểm b) Hội đồng quản trị; Điểm c) Tổng giám đốc (Giám đốc); Điểm d) Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên. Khoản 2. Trường hợp tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô mà thành viên sáng lập là tổ chức đại diện thành viên quy định tại điểm b khoản 1 Điều 149 Luật Kinh doanh bảo hiểm, cơ cấu tổ chức của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô bao gồm: Điểm a) Tổ chức đại diện thành viên; Điểm b) Hội đồng quản trị; Điểm c) Tổng giám đốc (Giám đốc); Điểm d) Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên. Điều 21. Đại hội thành viên Khoản 1. Đối với các tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô mà thành viên sáng lập là cá nhân, Đại hội thành viên có quyền quyết định cao nhất của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô. Đại hội thành viên gồm Đại hội thành viên thường niên và Đại hội thành viên bất thường. Đại hội thành viên được tổ chức dưới hình thức đại hội toàn thể. Khoản 2. Đại hội thành viên thường niên do Hội đồng quản trị triệu tập phải được họp trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính để quyết định các nội dung sau: Điểm a) Thông qua báo cáo kết quả hoạt động trong năm của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô; báo cáo hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc và Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên; Điểm b) Thông qua phương án, kế hoạch hoạt động và tài chính trong năm tiếp theo của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô; Điểm c) Trích lập các quỹ theo quy định của pháp luật; giảm phí bảo hiểm cho các thành viên trong năm tài chính tiếp theo theo đề nghị của Hội đồng quản trị: Điểm d) Quyết định huy động vốn bổ sung; Điểm đ) Bầu, bãi miễn các thành viên của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát; Điểm e) Giải thể tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô; Điểm g) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô; Điểm h) Thù lao cho các thành viên Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên và các chức danh khác (nếu có) của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô; Điểm i) Những vấn đề khác theo đề nghị bằng văn bản của Hội đồng quản trị hoặc của ít nhất 1/3 tổng số thành viên tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô. Đại hội thành viên được tiến hành khi có ít nhất 75% tổng số thành viên; trường hợp không đủ số lượng thành viên thì phải hoãn đại hội thành viên. Sau 30 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất, cuộc họp của đại hội thành viên lần thứ hai được tiến hành khi có ít nhất 50% tổng số thành viên. Trường hợp cuộc họp thứ hai không đủ điều kiện tiến hành thì tiến hành cuộc họp lần thứ 3 không phụ thuộc vào số thành viên tham dự trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ 2. Khoản 3. Đại hội thành viên bất thường do Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên hoặc thành viên đại diện của ít nhất một phần ba tổng số thành viên tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô triệu tập trong những trường hợp sau đây: Điểm a) Giải quyết những vấn đề vượt quá thẩm quyền của Hội đồng quản trị; Điểm b) Hội đồng quản trị không tổ chức được cuộc họp định kỳ sau hai lần triệu tập; Điểm c) Theo đề nghị của Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên; Điểm d) Theo đề nghị của ít nhất một phần ba tổng số thành viên. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên hoặc đề nghị của ít nhất một phần ba tổng số thành viên, Hội đồng quản trị phải triệu tập Đại hội thành viên bất thường. Trong trường hợp quá thời hạn 15 ngày mà Hội đồng quản trị không triệu tập Đại hội thành viên bất thường thì Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên có quyền triệu tập Đại hội thành viên. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên có quyền triệu tập mà không triệu tập Đại hội thành viên bất thường theo quy định tại khoản 3 Điều này thì thành viên đại diện cho ít nhất một phần ba tổng số thành viên có quyền triệu tập đại hội. Điều 22. Tổ chức đại diện thành viên Đối với các tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô mà thành viên sáng lập là tổ chức đại diện thành viên, tổ chức đại diện thành viên là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô và có quyền quyết định các nội dung sau: Khoản 1. Thông qua báo cáo kết quả hoạt động trong năm của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô; báo cáo hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc và Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên. Khoản 2. Thông qua phương án, kế hoạch hoạt động tài chính trong năm tiếp theo của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô. Khoản 3. Hoàn trả vốn thành lập được hỗ trợ từ tổ chức đại diện thành viên khi tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có kết quả hoạt động lớn hơn không, đã trích lập và duy trì quỹ dự trữ bắt buộc không thấp hơn 50 tỷ đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 42 Nghị định này. Khoản 4. Trích lập các quỹ theo quy định của pháp luật; giảm phí bảo hiểm cho các thành viên trong năm tài chính tiếp theo theo đề nghị của Hội đồng quản trị. Khoản 5. Quyết định huy động vốn bổ sung. Khoản 6. Bổ nhiệm, bãi nhiệm các thành viên của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Khoản 7. Giải thể tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô. Khoản 8. Sửa đổi, bổ sung Điều lệ của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô. Khoản 9. Thù lao cho các thành viên Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên và các chức danh khác (nếu có) của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô. Khoản 10. Những vấn đề khác theo đề nghị bằng văn bản của Hội đồng quản trị hoặc của ít nhất 1/3 tổng số thành viên tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô. Điều 23. Hội đồng quản trị Khoản 1. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, có toàn quyền nhân danh tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội thành viên hoặc Tổ chức đại diện thành viên. Hội đồng quản trị do Đại hội thành viên bầu (đối với tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô do thành viên sáng lập) hoặc do Tổ chức đại diện thành viên chỉ định (đối với tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô do Tổ chức đại diện thành viên thành lập). Khoản 2. Hội đồng quản trị họp tối thiểu định kỳ hai lần một năm, thực hiện các quyền và nhiệm vụ sau đây: Điểm a) Quyết định chiến lược phát triển của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô; Điểm b) Kiến nghị Đại hội thành viên hoặc Tổ chức đại diện thành viên quyết định việc tăng, giảm phí bảo hiểm cho các thành viên trong năm tài chính tiếp theo; quyết định hoặc xử lý các khoản lỗ phát sinh trong quá trình hoạt động; Điểm c) Quyết định phương án đầu tư; Điểm d) Quyết định giải pháp phát triển hoạt động và công nghệ; thông qua hợp đồng có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn được quy định tại Điều lệ tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô; Điểm đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng giám đốc (Giám đốc) và cán bộ quản lý quan trọng khác của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô; quyết định mức lương và lợi ích khác của các cán bộ quản lý đó; Điểm e) Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô; Điểm g) Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội thành viên, Tổ chức đại diện thành viên; Điểm h) Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội thành viên, triệu tập họp Đại hội thành viên hoặc thực hiện các thủ tục hỏi ý kiến để Đại hội thành viên thông qua quyết định; Điểm i) Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô. Điều 24. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc Khoản 1. Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc hoặc Giám đốc. Trường hợp Điều lệ của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô không quy định thì người đại diện theo pháp luật là Tổng giám đốc hoặc Giám đốc.
Nghị Định 21/2023/NĐ-CP quy định về bảo hiểm vi mô . * Điều 24 - Khoản 2 + Điểm e + Điểm g + Điểm h + Điểm i * Điều 24 * Điều 25 * Điều 26 * Điều 27 * Điều 28 * Điều 29 * Điều 30 * Điều 31 * Điều 32 - Khoản 1
Nghị Định 21/2023/NĐ-CP quy định về bảo hiểm vi mô . Điều 24. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc Khoản 2 Điểm e) Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô; Điểm g) Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội thành viên, Tổ chức đại diện thành viên; Điểm h) Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội thành viên, triệu tập họp Đại hội thành viên hoặc thực hiện các thủ tục hỏi ý kiến để Đại hội thành viên thông qua quyết định; Điểm i) Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô. Điều 24. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc Khoản 1. Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc hoặc Giám đốc. Trường hợp Điều lệ của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô không quy định thì người đại diện theo pháp luật là Tổng giám đốc hoặc Giám đốc. Khoản 2. Tổng giám đốc hoặc Giám đốc là người điều hành hoạt động hàng ngày của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các nhiệm vụ được giao. Khoản 3. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung sau: Điểm a) Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án mà chưa được xóa án tích theo quy định; Điểm b) Có bằng từ đại học trở lên về bảo hiểm, tài chính, ngân hàng. Trường hợp có bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành khác thì phải có chứng chỉ đào tạo về bảo hiểm do các cơ sở đào tạo về bảo hiểm được thành lập và hoạt động hợp pháp trong hoặc ngoài nước cấp; Điểm c) Ngoài các tiêu chuẩn quy định tại điểm a và điểm b khoản này, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bảo hiểm. Điều 25. Tiêu chuẩn, điều kiện của Chuyên gia tính toán bảo hiểm vi mô Khoản 1. Chuyên gia tính toán bảo hiểm vi mô phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện sau: Điểm a) Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án mà chưa được xóa án tích theo quy định; Điểm b) Là thành viên (Associate) của Hội các nhà tính toán bảo hiểm đang là thành viên chính thức của Hội các nhà tính toán bảo hiểm quốc tế hoặc có tối thiểu 05 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bảo hiểm và có bằng chứng chứng minh đã thi đạt tối thiểu 02 môn thi (exam) của một trong các Hội sau: Hội các nhà tính toán bảo hiểm Vương quốc Anh. Hội các nhà tính toán bảo hiểm Hoa Kỳ, Hội các nhà tính toán bảo hiểm Úc, Hội các nhà tính toán bảo hiểm Ca-na-đa hoặc đã thi đạt các môn thi theo khóa học, chương trình đào tạo chuyên ngành tính toán được các Hội trên công nhận tương đương với 02 môn thi của Hội. Sau 05 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, Chuyên gia tính toán bảo hiểm vi mô phải tối thiểu là thành viên (Associate) của Hội các nhà tính toán bảo hiểm đang là thành viên chính thức của Hội các nhà tính toán bác hiểm quốc tế. Khoản 2. Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô được sử dụng Chuyên gia tính toán bảo hiểm vi mô theo các hình thức sau: Điểm a) Ký hợp đồng lao động với Chuyên gia tính toán bảo hiểm vi mô; Điểm b) Thỏa thuận giao kết hợp đồng thuê ngoài với tổ chức, cá nhân khác để thực hiện các nhiệm vụ của Chuyên gia tính toán bảo hiểm vi mô quy định tại khoản 3 Điều này. Trong trường hợp này, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô vẫn phải chịu trách nhiệm cuối cùng và duy nhất đối với thành viên tham gia bảo hiểm vi mô. Khoản 3. Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải sử dụng chuyên gia tính toán đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này để thực hiện các nhiệm vụ sau: Điểm a) Tính toán phí bảo hiểm; hàng năm đánh giá chênh lệch giữa các giả định tính phí so với thực tế triển khai của từng sản phẩm, tính toán và điều chỉnh lại phí bảo hiểm vào năm sau, phương án sử dụng kết quả hoạt động; Điểm b) Tính toán việc trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm theo quy định của pháp luật; Điểm c) Định kỳ hàng quý và hàng năm, báo cáo bằng văn bản cho Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) về thực trạng tình hình tài chính, tình hình hoạt động đầu tư của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, trong đó nêu các rủi ro phát sinh và đề xuất về tài sản đầu tư, thời hạn đầu tư của từng loại tài sản đảm bảo tương xứng giữa thời hạn của tài sản đầu tư với các trách nhiệm đã cam kết theo hợp đồng bảo hiểm; Điểm d) Báo cáo kịp thời bằng văn bản cho Tổng giám đốc (Giám đốc), Hội đồng quản trị về mọi vấn đề bất thường có khả năng ảnh hưởng bất lợi tới tình hình tài chính của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô và đề xuất biện pháp khắc phục. d) Đánh giá chương trình tái bảo hiểm và các hợp đồng tái bảo hiểm (nếu có) trước khi trình Tổng giám đốc (Giám đốc), Hội đồng quản trị phê duyệt; Điểm e) Báo cáo Bộ Tài chính định kỳ hàng năm về các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ của mình theo Mẫu số 11 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, trong thời hạn chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính; Điểm g) Các nhiệm vụ khác để đảm bảo an toàn tài chính cho tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô. Điều 26. Quản trị rủi ro Khoản 1. Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải thành lập Ban kiểm soát hoặc chỉ định Kiểm soát viên theo quy định tại Điều 27 Nghị định này. Khoản 2. Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải xây dựng, triển khai thực hiện: các quy chế phân công trách nhiệm trong nội bộ; quy trình nghiên cứu phát triển sản phẩm, khai thác, thẩm định, bồi thường, tái bảo hiểm và các quy trình nghiệp vụ khác. Khoản 3. Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải thường xuyên kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật, các quy trình nghiệp vụ và quy định nội bộ. Hoạt động kiểm tra, giám sát phải độc lập với các hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm và bảo đảm đánh giá, phát hiện kịp thời mọi rủi ro có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả và mục tiêu hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, phản ánh kịp thời với cấp có thẩm quyền của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô để có biện pháp xử lý thích hợp. Khoản 4. Kết quả kiểm tra, giám sát phải được lập thành văn bản và lưu giữ tại tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô. Điều 27. Ban kiểm soát, Kiểm soát viên Khoản 1. Ban kiểm soát, Kiểm soát viên được Đại hội thành viên bầu (đối với trường hợp tổ chức tương hỗ có thành viên sáng lập là cá nhân) hoặc do Tổ chức đại diện thành viên chỉ định (đối với trường hợp tổ chức tương hỗ có thành viên sáng lập là tổ chức đại diện thành viên). Khoản 2. Ban kiểm soát, Kiểm soát viên hoạt động độc lập, chịu trách nhiệm trước Đại hội thành viên hoặc Tổ chức đại diện thành viên, thực hiện các quyền và nhiệm vụ sau đây: Điểm a) Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động, trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô; Điểm b) Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô; Điểm c) Báo cáo Đại hội thành viên về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của việc ghi chép, lưu giữ chứng từ và lập sổ kế toán, báo cáo tài chính, các báo cáo khác của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô; tính trung thực, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô; Điểm d) Kiến nghị biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô; Điểm đ) Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô. Việc tổ chức thực hiện các nội dung quy định tại điểm a và điểm b khoản này không được làm cản trở hoạt động bình thường của Hội đồng quản trị, không gây gián đoạn trong điều hành hoạt động hàng ngày của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô. Khoản 3. Thành viên của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên không đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc), Kế toán trưởng, thủ quỹ và không phải là cha, mẹ đẻ; cha, mẹ nuôi; vợ, chồng; con, con nuôi; anh, chị, em ruột của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên khác của Ban kiểm soát (trong trường hợp thành lập Ban kiểm soát). Mục 3. HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ Điều 28. Phân phối sản phẩm bảo hiểm vi mô Khoản 1. Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có thể phân phối sản phẩm bảo hiểm vi mô thông qua các tổ chức, cá nhân sau: Điểm a) Các thành viên tham gia bảo hiểm vi mô; Điểm b) Đại lý bảo hiểm. Khoản 2. Các thành viên tham gia bảo hiểm vi mô thực hiện tư vấn về sản phẩm bảo hiểm vi mô, hỗ trợ giao kết hợp đồng bảo hiểm vi mô thì phải được đào tạo tối thiểu 14 giờ/năm về sản phẩm bảo hiểm vi mô trước khi thực hiện. Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có trách nhiệm đào tạo cho các thành viên. Khoản 3. Đại lý bảo hiểm cung cấp bảo hiểm vi mô phải có một trong các loại chứng chỉ đại lý bảo hiểm sau đây: Điểm a) Chứng chỉ đại lý bảo hiểm nhân thọ cơ bản; Điểm b) Chứng chỉ đại lý bảo hiểm sức khỏe; Điểm c) Chứng chỉ đại lý bảo hiểm phi nhân thọ cơ bản (chỉ áp dụng đối với đại lý bảo hiểm cung cấp sản phẩm bảo hiểm vi mô có quyền lợi bảo hiểm tài sản). Điều 29. Nội dung hợp đồng bảo hiểm vi mô Nội dung của hợp đồng bảo hiểm vi mô phải có tối thiểu các nội dung sau: Khoản 1. Thành viên tham gia bảo hiểm vi mô, người thụ hưởng (nếu có). Khoản 2. Đối tượng bảo hiểm. Khoản 3. Số tiền bảo hiểm hoặc giá trị tài sản được bảo hiểm. Khoản 4. Phạm vi hoặc quyền lợi bảo hiểm; quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm. Khoản 5. Thời hạn bảo hiểm, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm. Khoản 6. Mức phí bảo hiểm, phương thức, định kỳ đóng phí bảo hiểm. Khoản 7. Phương thức bồi thường, trả tiền bảo hiểm. Khoản 8. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô theo quy định pháp luật. Khoản 9. Quyền và nghĩa vụ của thành viên tham gia bảo hiểm vi mô theo quy định pháp luật. Điều 30. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô Khoản 1. Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có quyền: Điểm a) Thu phí bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm vi mô; Điểm b) Yêu cầu thành viên tham gia bảo hiểm vi mô cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm vi mô: Điểm c) Từ chối trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc từ chối bồi thường cho người được bảo hiểm trong trường hợp phát hiện thành viên tham gia bảo hiểm vi mô cố ý cung cấp thông tin sai sự thật và thông tin này liên quan trực tiếp đến sự kiện bảo hiểm; Điểm d) Từ chối trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc từ chối bồi thường cho người được bảo hiểm trong trường hợp không thuộc phạm vi bảo hiểm hoặc loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm vi mô; Điểm đ) Các quyền khác theo quy định pháp luật, thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm vi mô và quy định tại Điều lệ của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô. Khoản 2. Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có nghĩa vụ: Điểm a) Cung cấp thông tin và giải thích đầy đủ, chính xác về quy tắc, điều kiện, điều khoản sản phẩm bảo hiểm vi mô cho thành viên tham gia bảo hiểm vi mô; quyền, nghĩa vụ của thành viên tham gia bảo hiểm vi mô; Điểm b) Trả tiền bảo hiểm kịp thời cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm; Điểm c) Theo dõi, đối chiếu và xác nhận thống nhất thông tin với thành viên tham gia bảo hiểm vi mô về sản phẩm bảo hiểm vi mô mà thành viên đã tham gia, số phí bảo hiểm đã đóng và kỳ đóng phí, số tiền bảo hiểm được chi trả; Điểm d) Thông báo cho thành viên tham gia bảo hiểm vi mô về kết quả hoạt động bảo hiểm vi mô định kỳ hàng năm, kế hoạch sử dụng kết quả hoạt động bảo hiểm vi mô. Điểm đ) Các nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật, thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm vi mô và quy định tại Điều lệ của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô. Điều 31. Quyền và nghĩa vụ của thành viên tham gia bảo hiểm vi mô Khoản 1. Thành viên tham gia bảo hiểm vi mô có các quyền sau đây: Điểm a) Được hưởng các quyền lợi theo hợp đồng bảo hiểm vi mô mà thành viên đó đã giao kết với tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô; Điểm b) Được hưởng kết quả hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô; Điểm c) Quyền bình đẳng, biểu quyết ngang nhau không phụ thuộc phí bảo hiểm đã đóng trong việc quyết định tổ chức, quản lý và hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô; được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về hoạt động của tổ chức, sử dụng kết quả hoạt động của tổ chức (trong trường hợp kết quả hoạt động lớn hơn không) và những nội dung khác theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô; Điểm d) Tham dự hoặc ủy quyền cho người khác tham dự Đại hội thành viên của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô; d) Được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với số phí bảo hiểm đã góp khi tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô giải thể; Điểm e) Các quyền khác theo quy định pháp luật, thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm vi mô và quy định tại Điều lệ của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô. Khoản 2. Thành viên tham gia bảo hiểm vi mô có các nghĩa vụ sau đây: Điểm a) Đóng phí bảo hiểm đầy đủ theo thời hạn và phương thức đã thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm vi mô; Điểm b) Chấp hành điều lệ, nội quy, quy chế hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô và các nghị quyết được thông qua tại Đại hội thành viên; Điểm c) Chịu trách nhiệm về các khoản nợ, khoản lỗ của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô trong phạm vi số phí bảo hiểm đã đóng cho tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô; Điểm d) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm vi mô và quy định tại Điều lệ của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô. Điều 32. Số lượng thành viên tham gia bảo hiểm vi mô Khoản 1. Sau 06 tháng kể từ thời điểm cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải đảm bảo luôn duy trì tối thiểu 1.000 thành viên tham gia bảo hiểm vi mô.
Nghị Định 21/2023/NĐ-CP quy định về bảo hiểm vi mô . * Điều 32 - Khoản 2 + Điểm b + Điểm c + Điểm d * Điều 32 * Điều 33 * Điều 34 * Điều 35 * Điều 36 * Điều 37 * Điều 38 * Điều 39 * Điều 40 * Điều 41 - Khoản 1
Nghị Định 21/2023/NĐ-CP quy định về bảo hiểm vi mô . Điều 32. Số lượng thành viên tham gia bảo hiểm vi mô Khoản 2 Điểm b) Chấp hành điều lệ, nội quy, quy chế hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô và các nghị quyết được thông qua tại Đại hội thành viên; Điểm c) Chịu trách nhiệm về các khoản nợ, khoản lỗ của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô trong phạm vi số phí bảo hiểm đã đóng cho tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô; Điểm d) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm vi mô và quy định tại Điều lệ của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô. Điều 32. Số lượng thành viên tham gia bảo hiểm vi mô Khoản 1. Sau 06 tháng kể từ thời điểm cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải đảm bảo luôn duy trì tối thiểu 1.000 thành viên tham gia bảo hiểm vi mô. Khoản 2. Trường hợp số lượng thành viên của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô thấp hơn số thành viên tối thiểu theo quy định tại khoản 1 Điều này trong vòng 06 tháng liên tục, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải báo cáo ngay Bộ Tài chính về thực trạng, nguyên nhân và phương án khắc phục, thời hạn thực hiện phương án khắc phục. Khoản 3. Sau 06 tháng kể từ thời điểm báo cáo theo quy định tại khoản 2 Điều này, trường hợp tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô không thể tăng số lượng thành viên theo phương án đã báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Tài chính thực hiện thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô. Việc thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động được thực hiện theo quy định tại Điều 14, Điều 16 Nghị định này. Điều 33. Chấm dứt tư cách thành viên tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô Khoản 1. Tư cách thành viên tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô chấm dứt theo một trong các trường hợp sau đây: Điểm a) Hợp đồng bảo hiểm giữa thành viên và tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô chấm dứt hoặc được chuyển nhượng theo quy định của pháp luật; Điểm b) Thành viên tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô là cá nhân chết; Điểm c) Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô giải thể; Điểm d) Các trường hợp khác do Điều lệ tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô quy định. Khoản 2. Trừ khi Điều lệ tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô hay hợp đồng bảo hiểm vi mô có quy định khác, thành viên sáng lập không được đơn phương chấm dứt tư cách thành viên trong thời hạn 03 năm kể từ khi tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động. Khoản 3. Việc giải quyết quyền lợi và nghĩa vụ đối với thành viên trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định tại Điều lệ tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, hợp đồng bảo hiểm đã giao kết với tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô và quy định pháp luật có liên quan. Điều 34. Báo cáo nghiệp vụ Khoản 1. Chậm nhất 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý và chậm nhất 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô thực hiện lập và gửi Bộ Tài chính báo cáo nghiệp vụ theo quý, năm theo quy định từ Mẫu số 07 đến Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Khoản 2. Báo cáo quy định tại khoản 1 Điều này được gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc nộp trực tuyến theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Khoản 3. Ngoài các báo cáo quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ Tài chính có thể yêu cầu tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô báo cáo bổ sung về tình hình hoạt động, tình hình tài chính để phục vụ công tác quản lý giám sát, thống kê và phân tích thị trường. Điều 35. Tái bảo hiểm Khoản 1. Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có thể chuyển một phần trách nhiệm đã nhận bảo hiểm trong một hợp đồng bảo hiểm cho một hoặc nhiều doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm trong và ngoài nước. Khoản 2. Doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm phải đáp ứng quy định dưới đây: Điểm a) Đang hoạt động hợp pháp và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về khả năng thanh toán theo quy định pháp luật; Điểm b) Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài nhận tái bảo hiểm từ 10% mức trách nhiệm bảo hiểm trở lên của 01 hợp đồng bảo hiểm vi mô phải được xếp hạng tối thiểu “BBB” theo Standard & Poor’s hoặc Fitch, “B++” theo A.M.Best, “Baal” theo Moody’s hoặc các kết quả xếp hạng tương đương của các tổ chức có chức năng, kinh nghiệm xếp hạng khác tại năm tài chính gần nhất so với thời điểm giao kết hợp đồng tái bảo hiểm. Khoản 3. Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô chịu trách nhiệm duy nhất đối với thành viên tham gia bảo hiểm vi mô theo hợp đồng bảo hiểm vi mô, kể cả trong trường hợp tái bảo hiểm những trách nhiệm đã nhận bảo hiểm. Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô không được từ chối hoặc trì hoãn thực hiện trách nhiệm của mình đối với thành viên tham gia bảo hiểm vi mô, kể cả trường hợp doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm không thực hiện nghĩa vụ thanh toán tái bảo hiểm cho những trách nhiệm đã nhận tại hợp đồng tái bảo hiểm. Mục 4. QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH, HẠCH TOÁN KẾ TOÁN, CÔNG KHAI THÔNG TIN VÀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH Điều 36. Quản lý vốn hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô Khoản 1. Vốn hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô bao gồm: Điểm a) Vốn thành lập; Điểm b) Quỹ dự trữ bắt buộc; Điểm c) Kết quả hoạt động chưa sử dụng. Khoản 2. Trong suốt quá trình hoạt động, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải bảo đảm duy trì mức vốn hoạt động không thấp hơn mức vốn thành lập tối thiểu quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này. Khoản 3. Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải thường xuyên đánh giá lại vốn hoạt động. Trường hợp vốn hoạt động chưa đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều này, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải báo cáo ngay Bộ Tài chính phương án, thời hạn thực hiện tăng vốn thành lập. Việc tăng vốn thành lập phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây: Điểm a) Việc tăng vốn thành lập được thực hiện bằng tiền Đồng Việt Nam; Điểm b) Không được sử dụng vốn vay, nguồn vốn ủy thác đầu tư của các tổ chức, cá nhân khác để bổ sung vốn thành lập; Điểm c) Nguồn tăng vốn thành lập bao gồm các nguồn quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này. Khoản 4. Sau 6 tháng kể từ thời điểm báo cáo Bộ Tài chính theo quy định tại khoản 3 Điều này, trường hợp tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô không thể tăng vốn thành lập theo phương án đã báo cáo, Bộ Tài chính đình chỉ hoạt động tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô theo quy định tại Điều 13 Nghị định này. Khoản 5. Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô thực hiện đầu tư vốn thành lập, quỹ dự trữ bắt buộc theo quy định tại Điều 39 Nghị định này. Điều 37. Ký quỹ Khoản 1. Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải sử dụng một phần vốn thành lập để ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam (trừ những ngân hàng bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt). Khoản 2. Mức tiền ký quỹ bằng 10% vốn thành lập tối thiểu theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này. Số tiền ký quỹ này được duy trì trong suốt thời gian hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô. Khoản 3. Trong quá trình hoạt động, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô chỉ được sử dụng tiền ký quỹ để đáp ứng các cam kết đối với thành viên tham gia bảo hiểm khi dự phòng nghiệp vụ không đủ để chi trả quyền lợi bảo hiểm. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày sử dụng tiền ký quỹ, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có trách nhiệm bổ sung đủ số tiền ký quỹ đã sử dụng. Khoản 4. Khi thực hiện phân chia tài sản theo trình tự thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động quy định tại Điều 15, Điều 16, Điều 17 Nghị định này, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô được rút toàn bộ tiền ký quỹ theo Quyết định của Hội đồng giải thể. Điều 38. Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm nhằm thanh toán cho những trách nhiệm bảo hiểm đã được xác định trước và phát sinh từ các hợp đồng bảo hiểm vi mô đã giao kết. Hàng tháng, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải đánh giá lại và thực hiện trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm theo các hướng dẫn sau: Khoản 1. Dự phòng phí chưa được hưởng: Sử dụng để trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường cho trách nhiệm sẽ phát sinh trong thời gian hiệu lực còn lại của hợp đồng bảo hiểm vi mô. Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô được chủ động lựa chọn một trong các phương pháp trích lập sau: Điểm a) Phương pháp trích lập theo tỷ lệ phần trăm của tổng phí bảo hiểm: Dự phòng phí chưa được hưởng bằng 50% tổng phí bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm vi mô giao kết trong năm tài chính và còn hiệu lực tại thời điểm trích lập dự phòng nghiệp vụ. Điểm b) Phương pháp trích lập theo hệ số 1/8 của thời hạn hợp đồng bảo hiểm vi mô (đối với định kỳ đóng phí năm): Phương pháp này giả định phí bảo hiểm thuộc các hợp đồng bảo hiểm vi mô phát hành trong một quý của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có hiệu lực vào giữa quý đó và còn hiệu lực tại thời điểm tính dự phòng. Dự phòng phí chưa được hưởng được tính theo công thức sau: Dự phòng phí chưa được hưởng = Phí bảo hiểm x Tỷ lệ phí bảo hiểm chưa được hưởng Vi dụ: Dự phòng phí chưa được hưởng tại thời điểm 31/12/X được tính như sau đối với các hợp đồng bảo hiểm vi mô có thời hạn 01 năm và còn hiệu lực vào ngày 31/12/X: Thời điểm hợp đồng bảo hiểm vi mô hết hiệu lực Tỷ lệ phí bảo hiểm chưa được hưởng Năm Quý X + 1 I 1/8 II 3/8 III 5/8 IV 7/8 Điểm c) Phương pháp trích lập theo hệ số 1/24 của thời hạn hợp đồng bảo hiểm vi mô (đối với định kỳ đóng phí năm): Phương pháp này giả định phí bảo hiểm thuộc các hợp đồng bảo hiểm vi mô phát hành trong một tháng của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có hiệu lực vào giữa tháng đó và còn hiệu lực tại thời điểm tính dự phòng. Dự phòng phí chưa được hưởng được tính theo công thức sau: Dự phòng phí chưa được hưởng = Phí bảo hiểm x Tỷ lệ phí bảo hiểm chưa được hưởng Vi dụ: Dự phòng phí chưa được hưởng tại thời điểm 31/12/X được tính như sau đối với hợp đồng bảo hiểm vi mô có thời hạn 01 năm và còn hiệu lực vào ngày 31/12/X: Thời điểm hợp đồng bảo hiểm vi mô hết hiệu lực Tỷ lệ phí bảo hiểm chưa được hưởng Năm Tháng X + 1 1 1/24 2 3/24 3 5/24 4 7/24 5 9/24 6 11/24 7 13/24 8 15/24 9 17/24 10 19/24 11 21/24 12 23/24 Điểm d) Phương pháp trích lập dự phòng phí theo từng ngày: Phương pháp này có thể được áp dụng để tính dự phòng phí chưa được hưởng đối với hợp đồng bảo hiểm vi mô thuộc mọi thời hạn theo công thức tổng quát sau: Dự phòng phí chưa được hưởng = Phí bảo hiểm x Số ngày bảo hiểm còn lại của hợp đồng bảo hiểm vi mô Tổng số ngày bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm vi mô Điểm đ) Đối với trường hợp đóng phí bảo hiểm không theo định kỳ năm, dự phòng phí chưa được hưởng được trích lập bằng 50% tổng phí bảo hiểm thu được trong kỳ. Khoản 2. Dự phòng bồi thường: Điểm a) Dự phòng bồi thường cho các yêu cầu trả tiền bảo hiểm, đòi bồi thường thuộc trách nhiệm bảo hiểm nhưng chưa được giải quyết: Được trích lập bằng tổng số tiền bảo hiểm có thể phải trả cho từng hồ sơ đã thông báo hoặc đã yêu cầu trả tiền bảo hiểm, đòi bồi thường nhưng đến cuối kỳ trích lập dự phòng chưa được chi trả. Điểm b) Dự phòng bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm nhưng chưa thông báo hoặc chưa yêu cầu trả tiền bảo hiểm, đòi bồi thường: Được trích lập bằng 3% tổng phí bảo hiểm thu được trong năm tài chính. Khoản 3. Dự phòng bảo đảm cân đối: Mức trích lập là 1% kết quả hoạt động trước thuế (nếu có), được trích lập hàng năm cho đến khi khoản dự phòng này bằng 5% phí bảo hiểm thu được trong năm tài chính của tổ chức tương hỗ. Điều 39. Đầu tư tài chính Khoản 1. Việc đầu tư vốn thành lập, quỹ dự trữ bắt buộc quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 36 Nghị định này; đầu tư nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm quy định tại khoản 2 Điều này của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải đảm bảo an toàn, hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu chi trả thường xuyên cho các cam kết theo hợp đồng bảo hiểm vi mô. Khoản 2. Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ Điểm a) Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải duy trì khoản tiền dùng để trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường bảo hiểm thường xuyên trong kỳ không thấp hơn 25% tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và được gửi dưới dạng tiền gửi từ 01 năm trở xuống tại các ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam (trừ những ngân hàng bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt); Điểm b) Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm là tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm trừ các khoản tiền dùng để trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường bảo hiểm thường xuyên trong kỳ quy định tại điểm a khoản này. Khoản 3. Vốn thành lập, quỹ dự trữ bắt buộc và vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô chỉ được đầu tư tại Việt Nam trong các lĩnh vực sau: Điểm a) Mua trái phiếu Chính phủ kỳ hạn dưới 05 năm; Điểm b) Gửi tiền tại các ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam (trừ những ngân hàng bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt). Khoản 4. Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải ban hành, thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế, quy trình đầu tư. Điều 40. Doanh thu của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô Doanh thu của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô là số tiền phải thu phát sinh trong kỳ bao gồm: Khoản 1. Doanh thu từ hoạt động triển khai sản phẩm bảo hiểm vi mô: Là số tiền phải thu phát sinh trong kỳ sau khi đã trừ các khoản phải chi để giảm thu phát sinh trong kỳ. Trong đó: Điểm a) Số tiền phải thu phát sinh trong kỳ bao gồm: Thu phí bảo hiểm gốc; Thu hoa hồng nhượng tái bảo hiểm (nếu có); Thu yêu cầu người thứ ba bồi hoàn. Điểm b) Các khoản phải chi để giảm thu phát sinh trong kỳ bao gồm: Hoàn phí bảo hiểm; Phí tái bảo hiểm: Hoàn hoa hồng tái bảo hiểm; Giảm hoa hồng tái bảo hiểm. Khoản 2. Thu từ hoạt động đầu tư. Khoản 3. Các khoản thu hợp pháp khác (nếu có). Điều 41. Chi phí của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô Chi phí của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô là số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ bao gồm: Khoản 1. Chi phí hoạt động triển khai sản phẩm bảo hiểm vi mô: Là số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ sau khi đã trừ các khoản phải thu để giảm chi phát sinh trong kỳ. Trong đó:
Nghị Định 21/2023/NĐ-CP quy định về bảo hiểm vi mô . * Điều 41 - Khoản 2 - Khoản 3 * Điều 41 * Điều 42 * Điều 43 * Điều 44 * Điều 45 * Điều 46
Nghị Định 21/2023/NĐ-CP quy định về bảo hiểm vi mô . Điều 41. Chi phí của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô Khoản 2. Thu từ hoạt động đầu tư. Khoản 3. Các khoản thu hợp pháp khác (nếu có). Điều 41. Chi phí của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô Chi phí của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô là số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ bao gồm: Khoản 1. Chi phí hoạt động triển khai sản phẩm bảo hiểm vi mô: Là số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ sau khi đã trừ các khoản phải thu để giảm chi phát sinh trong kỳ. Trong đó: Điểm a) Số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ bao gồm: Bồi thường bảo hiểm gốc hoặc trả tiền bảo hiểm; Trích lập dự phòng nghiệp vụ; Chi hoa hồng bảo hiểm; Chi cho hoạt động phân phối sản phẩm bảo hiểm vi mô; Chi giám định tổn thất; Chi đề phòng, hạn chế rủi ro, tổn thất; Chi đánh giá rủi ro của đối tượng bảo hiểm; Chi thẩm định bảo hiểm; Chi nghiên cứu, thiết kế, phát triển sản phẩm; Chi xây dựng, hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin phục vụ việc quản lý hợp đồng bảo hiểm vi mô, tài chính - kế toán đối với hoạt động bảo hiểm vi mô; Chi đào tạo, tuyên truyền bảo hiểm vi mô; Chi tiền lương, công tác phí, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và các khoản phụ cấp cho ban điều hành và nhân viên phụ trách hoạt động bảo hiểm vi mô; Chi thuê trụ sở làm việc (nếu có); Chi mua sắm, sửa chữa vật tư văn phòng, tài sản phục vụ hoạt động bảo hiểm vi mô, các dịch vụ thuê ngoài phục vụ hoạt động bảo hiểm vi mô. Điểm b) Các khoản phải thu để giảm chi phát sinh trong kỳ bao gồm: Thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm. Khoản 2. Chi phí hoạt động đầu tư. Khoản 3. Các khoản chi hợp pháp khác (nếu có). Điều 42. Kết quả hoạt động Kết quả hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô là khoản chênh lệch được xác định giữa tổng doanh thu trừ tổng chi phí trong năm tài chính (bao gồm nghĩa vụ tài chính với Nhà nước) theo quy định của pháp luật. Trường hợp kết quả hoạt động lớn hơn không, sau khi hoàn thành các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải thực hiện các quy định sau đây: Khoản 1. Trích 10% kết quả hoạt động sau thuế (nếu có) để lập quỹ dự trữ bắt buộc. Mức tối đa của quỹ dự trữ bắt buộc bằng 50 tỷ đồng; Khoản 2. Sau khi trích lập quỹ dự trữ bắt buộc, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô sử dụng phần còn lại của kết quả hoạt động để thực hiện các nội dung sau: Điểm a) Bổ sung nguồn vốn hoạt động; Điểm b) Hoàn trả nguồn vốn thành lập được hỗ trợ từ tổ chức đại diện thành viên nhưng không được tính lãi. Việc hoàn trả chỉ được thực hiện khi tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô đã trích lập và duy trì quỹ dự trữ bắt buộc không thấp hơn 50 tỷ đồng; Điểm c) Làm cơ sở để giảm phí bảo hiểm hoặc gia tăng số tiền bảo hiểm, bổ sung quyền lợi bảo hiểm cho các thành viên tham gia bảo hiểm vi mô vào năm tài chính sau; Điểm d) Các mục đích khác theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô. Điều 43. Chế độ kế toán và năm tài chính Khoản 1. Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ kế toán đối với tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô. Khoản 2. Năm tài chính của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 cùng năm dương lịch. Khoản 3. Chậm nhất 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô thực hiện lập và gửi Bộ Tài chính báo cáo tài chính theo quý. Khoản 4. Chậm nhất 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô thực hiện quyết toán tài chính, lập và gửi Bộ Tài chính báo cáo tài chính được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập theo quy định pháp luật. Điều 44. Trách nhiệm công khai thông tin Khoản 1. Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có trách nhiệm công khai các thông tin quy định tại Điều 45 Nghị định này đến các thành viên tham gia bảo hiểm vi mô. Khoản 2. Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có trách nhiệm đăng tải thông tin cần công khai trên trang thông tin điện tử của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô hoặc gửi trực tiếp đến các thành viên tham gia bảo hiểm vi mô. Việc công khai thông tin phải đảm bảo chính xác, kịp thời, đầy đủ, dễ theo dõi. Khoản 3. Thời hạn công khai thông tin thực hiện theo quy định sau đây: Điểm a) Đối với các thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 45 Nghị định này: Thực hiện công khai trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày có một trong các sự kiện liên quan tới các thông tin cần công khai; Điểm b) Đối với các thông tin quy định tại khoản 3 Điều 45 Nghị định này: Thực hiện công khai trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn gửi báo cáo theo quy định tại khoản 4 Điều 43 Nghị định này; Điểm c) Đối với các thông tin quy định tại khoản 4 Điều 45 Nghị định này: Thực hiện công khai trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày xảy ra một trong các sự kiện liên quan tới các thông tin cần công khai. Điều 45. Nội dung công khai thông tin Khoản 1. Các thông tin liên quan tiến cấp phép, tổ chức, nhân sự của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, bao gồm: Điểm a) Thông tin trong Giấy phép thành lập và hoạt động; Giấy phép điều chỉnh; Điểm b) Thông tin về việc bổ nhiệm, thay đổi Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc), người đại diện theo pháp luật và Chuyên gia tính toán bảo hiểm vi mô; Điểm c) Địa chỉ trụ sở chính; Điểm d) Đường dây nóng. Khoản 2. Các thông tin về hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm vi mô bao gồm: Điểm a) Quy tắc, điều khoản, biểu phí của từng sản phẩm bảo hiểm vi mô mà tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô đang cung cấp; Điểm b) Quy trình, hồ sơ yêu cầu và thời hạn giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm; Điểm c) Các mục tiêu, chính sách quản lý đầu tư. Khoản 3. Báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán. Khoản 4. Các thông tin bất thường liên quan đến: Điểm a) Việc đình chỉ nội dung hoạt động, thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô; Điểm b) Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về triển khai bảo hiểm vi mô. Chương IV ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 46. Hiệu lực thi hành Khoản 1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 5 năm 2023. Khoản 2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các đối tượng áp dụng của Nghị định chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: VT, KTTH (2).
Quyết Định 911/QĐ-BTC về việc công bố thủ tục hành chính mới, thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ trong lĩnh vực hải quan thuộc phạm vi chức năng quản lý của bộ tài chính . * Điều 1 * Điều 3 * Điều 5 * Điều 14 * Điều 32 * Điều 7 - Khoản 3
Quyết Định 911/QĐ-BTC về việc công bố thủ tục hành chính mới, thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ trong lĩnh vực hải quan thuộc phạm vi chức năng quản lý của bộ tài chính . Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 09 thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ Tài chính được quy định tại Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, gồm: Khoản 1. Thủ tục hành chính mới: 03 thủ tục. Khoản 2. Thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung: 05 thủ tục. Khoản 3. Thủ tục hành chính bị bãi bỏ: 01 thủ tục. Điều 3. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Cục trưởng các Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Bộ trưởng (để báo cáo); - Văn phòng Chính phủ (Cục KSTTHC); - Bộ Ngoại giao; - Cổng TTĐT Bộ Tài chính; - Lưu: VT, TCHQ (50b). Điều 5 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ C. Thủ tục hành chính thực hiện tại cấp Chi cục Hải quan (01 thủ tục) 1 Thủ tục miễn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Hải quan Chi cục Hải quan Từ Điều 5 đến Điều 27, khoản 6 Điều 28, Điều 29, Điều 30, Điều 31 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ Khoản 2. Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung STT Số hồ sơ TTHC Tên TTHC Tên VBQPPL quy định nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế Lĩnh vực Cơ quan thực hiện Ghi rõ TTHC được sửa đổi, bổ sung đã được công bố tại Quyết định nào của Bộ Tài chính Ghi chú (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) A. Thủ tục hành chính thực hiện tại cấp Cục Hải quan (01 thủ tục) 1 B-BTC- 271925- TT Thủ tục thông báo danh mục hàng hóa miễn thuế dự kiến nhập khẩu Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 23, Điều 24, Điều 30 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ Hải quan Cục Hải quan Số thứ tự 15 (Điểm B Mục 2) Quyết định số 2770/QĐ-BTC ngày 25/12/2015 B. Thủ tục hành chính thực hiện tại cấp Chi cục Hải quan (04 thủ tục) 1 B-BTC- 049945- TT Thủ tục giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thuộc thẩm quyền của Chi cục Hải quan Điều 32 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ Hải quan Chi cục Hải quan Số thứ tự 89 (Điểm C Mục 2) Quyết định số 2770/QĐ-BTC ngày 25/12/2015 2 B-BTC- 049945- TT Thủ tục giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính Hải quan Chi cục Hải quan Số thứ tự 89 (Điểm C Mục 2) Quyết định số 2770/QĐ-BTC ngày 25/12/2015 3 B-BTC- 050038- TT Thủ tục hoàn thuế/không thu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Từ Điều 33 đến Điều 37 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ Hải quan Chi cục Hải quan Số thứ tự 90 (Điểm C Mục 2) Quyết định số 2770/QĐ-BTC ngày 25/12/2015 4 B-BTC- 049637- TT Thủ tục miễn thuế đối với tài sản di chuyển vượt định mức miễn thuế, quà biếu, quà tặng vượt định mức miễn thuế của cơ quan, tổ chức được ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động Điều 7, Điều 8, Điều 31 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ Hải quan Chi cục Hải quan Số thứ tự 2 (Điểm A Mục 2) Quyết định số 2770/QĐ-BTC ngày 25/12/2015 Khoản 3. Danh mục thủ tục hành chính bị bãi bỏ STT Số hồ sơ TTHC Tên TTHC Tên VBQPPL quy định việc bãi bỏ TTHC Lĩnh vực Cơ quan thực hiện Ghi rõ TTHC bị bãi bỏ đã được công bố tại Quyết định nào của Bộ Tài chính Ghi chú (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) Thủ tục hành chính thực hiện tại cấp Cục Hải quan (01 thủ tục) 1 Thủ tục cấp lại Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế và Phiếu theo dõi trừ lùi Quyết định số 2141/QĐ-BTC ngày 14/11/2018 của Bộ Tài chính Hải quan Cục Hải quan Số thứ tự 17 (Điểm B Mục 2) Quyết định số 2770/QĐ-BTC ngày 25/12/2015 PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI, CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ TÀI CHÍNH - LĨNH VỰC HẢI QUAN 3. Thành phần, số lượng hồ sơ 3.1 Thành phần hồ sơ 3.1.1 Trường hợp việc cấp sổ định mức miễn thuế thuộc thẩm quyền của Cục Hải quan: 3.1.2 Trường hợp việc cấp sổ định mức miễn thuế thuộc thẩm quyền của Bộ Ngoại giao 3.2 Số lượng hồ sơ: 01 bộ 3. Thành phần, số lượng hồ sơ 3.1 Thành phần hồ sơ 3.2 Số lượng hồ sơ: 01 bản 3. CMND/Hộ chiếu số: ... Ngày cấp: 3. THỦ TỤC MIỄN THUẾ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU (Thủ tục này không bao gồm hàng hóa nêu tại điểm 2) 3. Thành phần, số lượng hồ sơ 3.1. Hồ sơ miễn thuế - Hồ sơ miễn thuế là hồ sơ hải quan theo quy định tại Luật hải quan và các văn bản hướng dẫn thi hành (khoản 1 Điều 31 Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ). - Ngoài ra, tùy từng trường hợp, người nộp thuế nộp thêm một trong các chứng từ sau: + Hợp đồng ủy thác trong trường hợp ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan; + Hợp đồng cung cấp hàng hóa theo văn bản trúng thầu hoặc văn bản chỉ định thầu trong đó ghi rõ giá cung cấp hàng hóa không bao gồm thuế nhập khẩu trong trường hợp tổ chức, cá nhân trúng thầu nhập khẩu hàng hóa: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan; + Hợp đồng cung cấp hàng hóa cho tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí trong đó ghi rõ giá cung cấp hàng hóa không bao gồm thuế nhập khẩu trong trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa cho hoạt động dầu khí: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan; + Hợp đồng cho thuê tài chính trong trường hợp cho thuê tài chính nhập khẩu hàng hóa cung cấp cho đối tượng được hưởng ưu đãi miễn thuế, trong đó ghi rõ giá cung cấp hàng hóa không bao gồm thuế nhập khẩu: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan; + Chứng từ chuyển nhượng hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế đối với trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế chuyển nhượng cho đối tượng miễn thuế khác, trong đó ghi rõ giá chuyển nhượng hàng hóa không bao gồm thuế nhập khẩu: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan; + Văn bản xác nhận của Bộ Khoa học và Công nghệ đối với phương tiện vận tải quy định tại Điều 14 Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ: 01 bản chính. + Danh mục miễn thuế đã được cơ quan hải quan tiếp nhận đối với trường hợp thông báo Danh mục miễn thuế dự kiến nhập khẩu bằng giấy kèm Phiếu theo dõi trừ lùi đã được cơ quan hải quan tiếp nhận: 01 bản chụp, xuất trình bản chính để đối chiếu. Trường hợp thông báo Danh mục miễn thuế thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử, người nộp thuế không phải nộp Danh mục miễn thuế, cơ quan hải quan sử dụng Danh mục miễn thuế trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử để thực hiện miễn thuế theo quy định. (Các trường hợp phải thông báo danh mục hàng hóa miễn thuế dự kiến nhập khẩu theo quy định tại Điều 30 Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ, bao gồm: + Trường hợp miễn thuế hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định tại Điều 14 Nghị định 134/2016/NĐ-CP . + Trường hợp miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong thời hạn 05 năm theo quy định tại Điều 15 Nghị định 134/2016/NĐ-CP . + Trường hợp miễn thuế hàng hóa nhập khẩu phục vụ hoạt động dầu khí theo quy định tại Điều 16 Nghị định 134/2016/NĐ-CP . + Trường hợp miễn thuế hàng hóa nhập khẩu phục vụ hoạt động đóng tàu, tàu biển xuất khẩu theo quy định tại Điều 17 Nghị định 134/2016/NĐ-CP . + Trường hợp miễn thuế đối với giống cây trồng, giống vật nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật theo quy định tại Điều 18 Nghị định 134/2016/NĐ-CP . + Trường hợp miễn thuế nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất, lắp ráp trang thiết bị y tế theo quy định tại Điều 23 Nghị định 134/2016/NĐ-CP . + Trường hợp miễn thuế nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin, nội dung số, phần mềm theo quy định tại Điều 24 Nghị định 134/2016/NĐ-CP Đối với các trường hợp phải thông báo danh mục hàng hóa miễn thuế dự kiến nhập khẩu, thủ tục thông báo danh mục hàng hóa miễn thuế được hướng dẫn riêng) Ghi chú Đối với các trường hợp miễn thuế đối với hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh; miễn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có trị giá tối thiểu; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh, hồ sơ miễn thuế là hồ sơ hải quan theo quy định tại Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành. 3.2. Hồ sơ miễn thuế đối với các trường hợp đặc thù Ngoài hồ sơ miễn thuế nêu trên, tùy từng trường hợp người nộp thuế phải nộp thêm: 3.3. Số lượng hồ sơ: 01 bộ 3. Thành phần, số lượng hồ sơ 3.1 Thành phần hồ sơ (1) Công văn thông báo Danh mục miễn thuế nêu rõ cơ sở xác định hàng hóa miễn thuế theo Mẫu số 05 tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định 134/2016/NĐ-CP: 01 bản chính; (2) Danh mục miễn thuế gửi qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan. Trường hợp hệ thống gặp sự cố hoặc thông báo Danh mục miễn thuế bằng giấy: Danh mục miễn thuế theo Mẫu số 06 tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định 134/2016/NĐ-CP: 02 bản chính. Phiếu theo dõi trừ lùi theo Mẫu số 07 tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định 134/2016/NĐ-CP: 01 bản chính; (3) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị tương đương, trừ trường hợp miễn thuế quy định tại khoản 15 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan; (4) Bản trích lục luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc tài liệu kỹ thuật hoặc bản thuyết minh dự án: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan; (5) Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ của cơ quan có thẩm quyền đối với doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan; (6) Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế hoặc giấy tờ có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật về quản lý trang thiết bị y tế đối với trường hợp miễn thuế quy định tại khoản 14 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan; (7) Hợp đồng dầu khí, quyết định giao nhiệm vụ thực hiện hoạt động dầu khí, văn bản của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chương trình công tác năm và ngân sách hàng năm đối với trường hợp miễn thuế quy định tại khoản 15 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan; (8) Hợp đồng đóng tàu, hợp đồng xuất khẩu tàu biển đối với trường hợp miễn thuế quy định tại điểm b, điểm c khoản 16 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan; (9) Bản thuyết minh dự án sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin, nội dung số, phần mềm đối với trường hợp miễn thuế quy định tại khoản 18 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan; (10) Hợp đồng bán hàng hoặc hợp đồng cung cấp hàng hóa theo kết quả thầu, hợp đồng ủy thác xuất khẩu, ủy thác nhập khẩu hàng hóa, hợp đồng cho thuê tài chính, trong trường hợp người nhập khẩu không phải là người thông báo Danh mục miễn thuế: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan. 3.2 Số lượng hồ sơ: 01 bộ 3. Tên dự án đầu tư ... 3. Địa chỉ trụ sở tổ chức/cá nhân: ... 3. Thành phần, số lượng hồ sơ 3.1 Thành phần hồ sơ - Công văn đề nghị giảm thuế của người nộp thuế theo Mẫu số 08 tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016: 01 bản chính; - Hợp đồng bảo hiểm, thông báo trả tiền bồi thường của tổ chức nhận bảo hiểm (nếu có), trường hợp hợp đồng bảo hiểm không bao gồm nội dung bồi thường về thuế phải có xác nhận của tổ chức bảo hiểm; hợp đồng hoặc biên bản thỏa thuận đền bù của hãng vận tải đối với trường hợp tổn thất do hãng vận tải gây ra (nếu có): 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan; - Biên bản xác nhận nguyên nhân thiệt hại của cơ quan chức năng tại địa bàn nơi phát sinh thiệt hại (biên bản xác nhận vụ cháy của cơ quan cảnh sát phòng cháy chữa cháy của địa phương nơi xảy ra vụ cháy; văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ gây thiệt hại cho nguyên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu): 01 bản chính. Biên bản, văn bản xác nhận nguyên nhân thiệt hại phải được lập trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày xảy ra thiệt hại; - Giấy chứng nhận giám định của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định về số lượng hàng hóa bị mất mát hoặc tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hóa: nộp 01 bản chính. Giấy chứng nhận giám định phải được lập trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ. 3.2 Số lượng hồ sơ: 01 bộ 3. Thành phần, số lượng hồ sơ 3.1 Thành phần hồ sơ - Công văn đề nghị giảm thuế của người nộp thuế theo Mẫu số 08 tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016: 01 bản chính; - Hợp đồng bảo hiểm, thông báo trả tiền bồi thường của tổ chức nhận bảo hiểm (nếu có), trường hợp hợp đồng bảo hiểm không bao gồm nội dung bồi thường về thuế phải có xác nhận của tổ chức bảo hiểm; hợp đồng hoặc biên bản thỏa thuận đền bù của hãng vận tải đối với trường hợp tổn thất do hãng vận tải gây ra (nếu có): 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan; - Biên bản xác nhận nguyên nhân thiệt hại của cơ quan chức năng tại địa bàn nơi phát sinh thiệt hại (biên bản xác nhận vụ cháy của cơ quan cảnh sát phòng cháy chữa cháy của địa phương nơi xảy ra vụ cháy; văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ gây thiệt hại cho nguyên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu): 01 bản chính. Biên bản, văn bản xác nhận nguyên nhân thiệt hại phải được lập trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày xảy ra thiệt hại; - Giấy chứng nhận giám định của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định về số lượng hàng hóa bị mất mát hoặc tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hóa: nộp 01 bản chính. Giấy chứng nhận giám định phải được lập trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ. 3.2 Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Quyết Định 911/QĐ-BTC về việc công bố thủ tục hành chính mới, thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ trong lĩnh vực hải quan thuộc phạm vi chức năng quản lý của bộ tài chính . * Điều 7 - Khoản 1 + Điểm a + Điểm b - Khoản 2 - Khoản 3 + Điểm a + Điểm b
Quyết Định 911/QĐ-BTC về việc công bố thủ tục hành chính mới, thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ trong lĩnh vực hải quan thuộc phạm vi chức năng quản lý của bộ tài chính . Điều 7, Điều 8, Điều 31 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ Khoản 1. THỦ TỤC CẤP SỔ ĐỊNH MỨC MIỄN THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NƯỚC NGOÀI ĐƯỢC HƯỞNG QUYỀN ƯU ĐÃI, MIỄN TRỪ 1. Trình tự thực hiện Bước 1: Tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 gửi hồ sơ đề nghị cấp sổ định mức miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu cho Cục Hải quan/Cục Lễ tân Nhà nước (Bộ Ngoại giao) hoặc cơ quan được Bộ Ngoại giao ủy quyền. 1. Trình tự thực hiện - Bước 1: Trước khi làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu để khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, UBND tỉnh, thành phố hoặc Bộ hoặc cấp tương đương nộp hồ sơ đến Bộ Tài chính. - Bước 2: Bộ Tài chính thẩm định hồ sơ, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. - Bước 3: Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thực hiện miễn thuế hoặc thông báo lý do không thuộc đối tượng miễn thuế. 1. Tên tổ chức/cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu: 1. Trình tự thực hiện - Bước 1: Người nộp thuế nộp hồ sơ đề nghị miễn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Người nộp thuế tự xác định, khai hàng hóa và số tiền thuế được miễn thuế trên tờ khai hải quan khi làm thủ tục hải quan, chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khai báo. - Bước 2: Trường hợp hồ sơ miễn thuế chưa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan hải quan phải thông báo cho người nộp thuế để hoàn chỉnh hồ sơ. - Bước 3: Cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan căn cứ hồ sơ miễn thuế, đối chiếu với các quy định hiện hành để thực hiện miễn thuế theo quy định. Trường hợp xác định hàng hóa nhập khẩu không thuộc đối tượng miễn thuế như khai báo thì thu thuế và xử phạt vi phạm (nếu có) theo quy định. Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử tự động trừ lùi số lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tương ứng với số lượng hàng hóa trong Danh mục miễn thuế. Trường hợp thông báo Danh mục bằng giấy, cơ quan hải quan thực hiện cập nhật và trù lùi số lượng hàng hóa đã xuất khẩu, nhập khẩu tương ứng với số lượng hàng hóa trong Danh mục miễn thuế. Trường hợp nhập khẩu miễn thuế theo tổ hợp, dây chuyền, phải nhập khẩu làm nhiều chuyến để lắp ráp thành tổ hợp, thành dây chuyền hoàn chỉnh, không thể thực hiện trừ lùi theo số lượng hàng hóa tại thời điểm nhập khẩu thì trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày kể từ khi kết thúc việc nhập khẩu lô hàng cuối cùng của mỗi tổ hợp, dây chuyền, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tổng hợp các tờ khai đã nhập khẩu và quyết toán với cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. 1. Trình tự thực hiện - Bước 1: Tổ chức, cá nhân sử dụng hàng hóa gửi hồ sơ thông báo Danh mục miễn thuế theo quy định tại khoản 3 Điều 30 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ trước khi đăng ký tờ khai hàng hóa nhập khẩu miễn thuế đầu tiên. - Bước 2: Trong thời hạn tối đa 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan hải quan thông báo cho chủ dự án về việc đã tiếp nhận Danh mục miễn thuế; bổ sung hồ sơ còn thiếu; giải trình, làm rõ những thông tin có trong hồ sơ thông báo Danh mục miễn thuế hoặc thông báo hàng hóa không thuộc đối tượng miễn thuế - Bước 3: Cơ quan hải quan xác nhận trên danh mục miễn thuế, phiếu theo dõi trừ lùi (trường hợp hồ sơ giấy); nhập thông tin kết quả xử lý vào hệ thống, phản hồi cho doanh nghiệp (hệ thống tự động theo dõi trừ lùi theo từng lần nhập khẩu). 1. Tên tổ chức/cá nhân: ………. Mã số thuế: …….. Số CMTND/Hộ chiếu 1. Danh mục hàng hóa miễn thuế dự kiến nhập khẩu số....ngày...tháng ... năm …...... 1. Trình tự thực hiện Bước 1: Người nộp thuế nộp hồ sơ đề nghị giảm thuế đến cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục hải quan tại thời điểm làm thủ tục hải quan. Bước 2: Cơ quan hải quan nơi làm thủ tục tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ; kiểm tra thực tế hàng hóa bị thiệt hại; kiểm tra điều kiện giảm thuế; thực hiện giảm thuế trong thời hạn làm thủ tục hải quan hoặc thông báo lý do không thuộc đối tượng giảm - Nộp trực tiếp tại cơ quan hải quan; - Nộp bằng đường bưu chính. 1. Trình tự thực hiện Bước 1: Người nộp thuế nộp hồ sơ đề nghị giảm thuế đến Chi cục Hải quan nơi phát sinh số tiền thuế đề nghị giảm chậm nhất là 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày có văn bản xác nhận về mức độ hư hỏng, mất mát, thiệt hại của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Chi cục Hải quan tổng hợp báo cáo kèm hồ sơ về Cục Hải quan tỉnh, thành phố. Bước 2: Cục Hải quan tỉnh, thành phố kiểm tra thông tin, thẩm định tính chính xác, đầy đủ của hồ sơ gửi Tổng cục Hải quan trình Bộ Tài chính. Bước 3: Sau khi nhận được văn bản của Bộ Tài chính, cơ quan hải quan thực hiện giảm thuế hoặc thông báo lý do không thuộc đối tượng giảm thuế cho người nộp thuế biết. Điểm a)1 Điểm a) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp sổ định mức miễn thuế cho Cục Lễ tân Nhà nước - Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan được Bộ Ngoại giao ủy quyền, bao gồm: - Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự được nhập khẩu, tạm nhập khẩu miễn thuế hàng hóa theo danh mục và định lượng quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo theo Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ. Viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự được nhập khẩu, tạm nhập khẩu miễn thuế hàng hóa theo danh mục và định lượng quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo theo Nghị định số 134/2016/NĐ-CP. Nhân viên hành chính kỹ thuật thuộc cơ quan đại diện ngoại giao, nhân viên lãnh sự thuộc cơ quan lãnh sự được nhập khẩu, tạm nhập khẩu miễn thuế hàng hóa theo danh mục và định lượng quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo theo Nghị định số 134/2016/NĐ-CP . - Cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc, viên chức của cơ quan này được nhập khẩu, tạm nhập khẩu miễn thuế hàng hóa theo danh mục và định lượng quy định tại Phụ lục I, II ban hành kèm theo Nghị định số 134/2016/NĐ-CP . Điểm b)1 Điểm b) Các tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp sổ định mức miễn thuế cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở của cơ quan, tổ chức, bao gồm: - Cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế ngoài hệ thống Liên hợp quốc, thành viên của cơ quan này được miễn thuế nhập khẩu theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. - Cơ quan đại diện của tổ chức phi chính phủ, thành viên của cơ quan này được miễn thuế nhập khẩu theo quy định trong các thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam với tổ chức phi Chính phủ đó. Bước 2: Cục Hải quan/Cục Lễ tân Nhà nước (Bộ Ngoại giao) hoặc cơ quan được Bộ Ngoại giao ủy quyền có trách nhiệm thông báo cho tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ về việc tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ, yêu cầu người gửi hồ sơ bổ sung hồ sơ còn thiếu, thông báo kết quả xử lý thủ tục hành chính. Khoản 2. Cách thức thực hiện + Nộp trực tiếp tại Cục Hải quan/Cục Lễ tân Nhà nước (Bộ Ngoại giao) hoặc cơ quan được Bộ Ngoại giao ủy quyền; + Nộp bằng đường bưu chính; 2. THỦ TỤC MIỄN THUẾ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU ĐỂ PHỤC VỤ ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI; HÀNG HÓA NHẬP KHẨU ĐỂ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI, THẢM HỌA, DỊCH BỆNH VÀ CÁC TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT KHÁC 2. Cách thức thực hiện Hồ sơ được nộp trực tiếp tại Bộ Tài chính hoặc nộp qua đường bưu chính. 2. Mã số thuế: ... 2. Cách thức thực hiện - Người nộp thuế nộp hồ sơ miễn thuế trực tiếp tại cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hoặc qua đường bưu chính. - Nộp hồ sơ qua hệ thống điện tử 2. Cách thức thực hiện - Tổ chức, cá nhân thực hiện thông báo danh mục miễn thuế qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan. - Nộp hồ sơ thông báo danh mục miễn thuế trực tiếp tại cơ quan hải quan hoặc thông qua đường bưu chính (trường hợp nộp hồ sơ bản giấy). 2. Địa chỉ trụ sở tổ chức/cá nhân: ... 2. Tên tổ chức/cá nhân ...Mã số thuế ...Số CMTND/Hộ chiếu ... 2. Cách thức thực hiện - Nộp trực tiếp tại cơ quan hải quan; - Nộp bằng đường bưu chính. Khoản 3 Điểm a)3 Điểm a) Hồ sơ đề nghị cấp sổ định mức miễn thuế đối với cơ quan, tổ chức: - Công văn đề nghị cấp sổ định mức miễn thuế của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ theo Mẫu số 01 tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ: 01 bản chính. - Công văn thông báo về việc thành lập cơ quan đại diện tại Việt Nam khi cấp Sổ định mức miễn thuế lần đầu: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan. a) Hồ sơ đề nghị cấp sổ định mức miễn thuế đối với cơ quan, tổ chức: - Công văn đề nghị cấp sổ định mức miễn thuế của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ theo Mẫu số 01 tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ: 01 bản chính. - Công văn thông báo về việc thành lập cơ quan đại diện tại Việt Nam khi cấp Sổ định mức miễn thuế lần đầu: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan. a) Hàng hóa nhập khẩu để khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh: (1) Công văn đề nghị miễn thuế của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố hoặc Bộ hoặc cấp tương đương, trong đó nêu rõ tình hình thiệt hại do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh gây ra trên địa bàn: 01 bản chính; (2) Danh mục hàng hóa nhập khẩu trực tiếp phục vụ khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh theo Mẫu số 04 tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định 134/2016/NĐ-CP: 01 bản chính; (3) Quyết định công bố dịch bệnh của cấp có thẩm quyền theo quy định của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm đối với trường hợp nhập khẩu hàng hóa để khắc phục dịch bệnh: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan. a) Hàng hóa của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ - Sổ định mức miễn thuế theo quy định tại khoản 7 Điều 5 Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan, trừ trường hợp sổ định mức miễn thuế đã được cập nhật vào Cổng thông tin một cửa quốc gia; - Giấy tờ chứng minh đã hoàn thành việc tái xuất khẩu hoặc tiêu hủy hoặc chuyển nhượng đối với các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định 134/2016/NĐ-CP: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan; - Văn bản xác nhận của Bộ Ngoại giao đối với trường hợp nhập khẩu hàng hóa quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 5 Nghị định 134/2016/NĐ-CP: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan; - Văn bản phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ đối với trường hợp nhập khẩu hàng hóa quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định 134/2016/NĐ-CP: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan. Điểm b)3 Điểm b) Hồ sơ đề nghị cấp Sổ định mức miễn thuế đối với cá nhân: - Công văn đề nghị cấp Sổ định mức miễn thuế của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ theo Mẫu số 02 tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ: 01 bản chính. - Giấy phép lao động hoặc văn bản có giá trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp đối với thành viên của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan. b) Hồ sơ đề nghị cấp Sổ định mức miễn thuế đối với cá nhân: - Công văn đề nghị cấp Sổ định mức miễn thuế của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ theo Mẫu số 02 tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ: 01 bản chính. - Chứng minh thư do Bộ Ngoại giao cấp: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan. b) Hồ sơ đề nghị miễn thuế trước khi làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ trực tiếp đảm bảo an sinh xã hội: - Công văn đề nghị miễn thuế của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố hoặc Bộ hoặc cấp tương đương: 01 bản chính; - Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trực tiếp phục vụ đảm bảo an sinh xã hội theo Mẫu số 04 tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính. b) Tài sản di chuyển - Giấy phép lao động hoặc văn bản có giá trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đến công tác, làm việc tại Việt Nam từ 12 (mười hai) tháng trở lên: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan; - Văn bản chứng minh việc chấm dứt hoạt động hoặc chấm dứt thời hạn lao động ở nước ngoài đối với tổ chức, công dân Việt Nam có hoạt động ở nước ngoài từ 12 (mười hai) tháng trở lên sau khi kết thúc hoạt động trở về nước: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan; - Hộ chiếu (có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tại cửa khẩu hoặc đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tại cửa khẩu trên thị thực rời đối với trường hợp hộ chiếu được cấp thị thực rời) hoặc giấy tờ thay hộ chiếu còn giá trị (có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tại cửa khẩu) đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã đăng ký thường trú tại Việt Nam: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan; - Sổ hộ khẩu thường trú do cơ quan Công an cấp trong đó ghi rõ địa chỉ cư trú ở nước ngoài đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã đăng ký thường trú tại Việt Nam: 01 bản sao công chứng hoặc chứng thực; - Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc miễn thuế đối với tài sản di chuyển vượt định mức miễn thuế: 01 bản chính.
Quyết Định 911/QĐ-BTC về việc công bố thủ tục hành chính mới, thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ trong lĩnh vực hải quan thuộc phạm vi chức năng quản lý của bộ tài chính . * Điều 7 - Khoản 4 - Khoản 5 - Khoản 6 + Điểm a + Điểm b - Khoản 7 - Khoản 8 - Khoản 9
Quyết Định 911/QĐ-BTC về việc công bố thủ tục hành chính mới, thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ trong lĩnh vực hải quan thuộc phạm vi chức năng quản lý của bộ tài chính . Điều 7, Điều 8, Điều 31 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ Khoản 4. Thời hạn giải quyết 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. 4. Thời hạn giải quyết Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, Bộ Tài chính thẩm định hồ sơ đề nghị miễn thuế và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định kèm theo Danh mục hàng hóa đề nghị miễn thuế. 4. Nơi cấp: ...Quốc tịch: ... 4. Thời hạn giải quyết Cơ quan hải quan thực hiện miễn thuế trong thời hạn làm thủ tục hải quan theo quy định tại Điều 23 Luật hải quan, cụ thể như sau: Sau khi người khai hải quan thực hiện đầy đủ các yêu cầu để làm thủ tục hải quan, thời hạn công chức hải quan hoàn thành kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải được quy định như sau: 4. THỦ TỤC THÔNG BÁO DANH MỤC HÀNG HÓA MIỄN THUẾ DỰ KIẾN NHẬP KHẨU 4. Thời hạn giải quyết Tối đa 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. 4. Địa điểm thực hiện dự án ... 4. Tên dự án đầu tư... SSTT Số, ngày tờ khai hải quan Tên hàng, quy cách phẩm chất Đơn vị tính Lượng hàng hóa nhập khẩu theo tờ khai hải quan Lượng hàng hóa còn lại chưa nhập khẩu Công chức hải quan thống kê, trừ lùi ký tên, đóng dấu công chức (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) CƠ QUAN HẢI QUAN TIẾP NHẬN PHIẾU THEO DÕI TRỪ LÙI (Ký tên, đóng dấu) Ghi chú: Đối với trường hợp thông báo danh mục miễn thuế bằng giấy: - Số tờ, tờ số và các tiêu chí tại các mục 1, 2, 3, 4 do Hải quan nơi tiếp nhận phiếu theo dõi trừ lùi ghi. Khi tiếp nhận phiếu theo dõi, trừ lùi, nếu 01 phiếu gồm nhiều tờ thì đơn vị Hải quan phải đóng dấu treo lên tất cả các tờ. - Số liệu tại các cột từ 1 đến 7 của Phiếu do Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa ghi. Khi tổ chức/cá nhân đã nhập khẩu hết hàng hóa theo Danh mục đã thông báo thì Chi cục Hải quan cuối cùng xác nhận lên bản chính “đã nhập hết hàng hóa miễn thuế” và sao y bản chính 01 bản gửi Cục Hải quan nơi tiếp nhận thông báo Danh mục hàng hóa miễn thuế dự kiến nhập khẩu 4. Thời hạn giải quyết Thực hiện giảm thuế trong thời hạn làm thủ tục hải quan theo quy định tại Điều 23 Luật hải quan. Sau khi người khai hải quan thực hiện đầy đủ các yêu cầu để làm thủ tục hải quan, thời hạn công chức hải quan hoàn thành kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải được quy định như sau: 4. Thời hạn giải quyết Trường hợp hồ sơ đầy đủ, Cục Hải quan có trách nhiệm lập hồ sơ, kiểm tra thông tin, thẩm định tính chính xác, đầy đủ của hồ sơ và gửi Tổng cục Hải quan trình Bộ Tài chính quyết định giảm thuế hoặc thông báo cho người nộp thuế biết lý do không thuộc đối tượng giảm thuế, số tiền thuế phải nộp trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ. Hồ sơ chưa đầy đủ thì cơ quan hải quan thông báo cho người nộp thuế trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp cần kiểm tra thực tế đối với hàng hóa đã qua khu vực giám sát hải quan để có đủ căn cứ giải quyết giảm thuế thì ban hành quyết định kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người nộp thuế; trên cơ sở đó, thực hiện các công việc quy định tại điểm này trong thời hạn tối đa là 40 (bốn mươi) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Khoản 5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính Người nộp thuế (Tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ). 5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính - Đối với đề nghị miễn thuế hàng hóa nhập khẩu để khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh hoặc hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ trực tiếp đảm bảo an sinh xã hội: Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố hoặc Bộ hoặc cấp tương đương. - Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp đặc biệt khác: Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố hoặc Bộ hoặc cấp tương đương hoặc người nộp thuế. 5. Địa chỉ: ... 5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính Người nộp thuế (Tổ chức, cá nhân). 5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính Tổ chức, cá nhân sử dụng hàng hóa (chủ dự án; chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh; chủ cơ sở đóng tàu; tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí) là người thông báo Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế. Trường hợp chủ dự án không trực tiếp nhập khẩu hàng hóa miễn thuế mà nhà thầu chính hoặc nhà thầu phụ hoặc công ty cho thuê tài chính nhập khẩu hàng hóa thì nhà thầu, công ty cho thuê tài chính sử dụng danh mục miễn thuế do chủ dự án đã thông báo với cơ quan hải quan 5. Giấy chứng nhận đầu tư/Văn bản có giá trị tương đương số....; ngày... của... 5. THỦ TỤC GIẢM THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU THUỘC THẨM QUYỀN CỦA CHI CỤC HẢI QUAN 5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính Tổ chức, cá nhân. 5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính Người nộp thuế. Khoản 6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính 6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính 6. Số điện thoại: ; số fax: ... 6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính 6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính 6. Ngày bắt đầu sản xuất:... ngày bắt đầu nhập khẩu: ..., số công văn thông báo ngày bắt đầu sản xuất ngày (đối với trường hợp miễn thuế 05 năm). 6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính - Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan. - Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không. - Cơ quan phối hợp (nếu có): Không. 6. THỦ TỤC GIẢM THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU THUỘC THẨM QUYỀN BỘ TÀI CHÍNH 6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính - Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Tài chính - Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không. - Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan, Cục Hải quan. - Cơ quan phối hợp (nếu có): Tổng cục Hải quan. Điểm a)Điểm a) Trường hợp cấp sổ định mức miễn thuế thuộc thẩm quyền của Cục Hải quan: - Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở của cơ quan, tổ chức - Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không có - Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở của cơ quan, tổ chức - Cơ quan phối hợp (nếu có): Không có. a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Thủ tướng Chính phủ. a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục hải quan. a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Hải quan nơi thực hiện dự án, Cục Hải quan nơi đóng trụ sở chính hoặc nơi quản lý tập trung của dự án đối với dự án được thực hiện ở nhiều tỉnh, thành phố, Cục Hải quan nơi lắp đặt tổ hợp, dây chuyền đối với danh mục hàng hóa miễn thuế dự kiến nhập khẩu theo tổ hợp, dây chuyền. Điểm b)Điểm b) Trường hợp cấp sổ định mức miễn thuế thuộc thẩm quyền của Bộ Ngoại giao - Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Lễ tân Nhà nước (Bộ Ngoại giao) hoặc cơ quan được Bộ Ngoại giao ủy quyền - Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có); Không có - Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cục Lễ tân Nhà nước (Bộ Ngoại giao) hoặc cơ quan được Bộ Ngoại giao ủy quyền - Cơ quan phối hợp (nếu có): Không có. b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không có Khoản 7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Sổ định mức miễn thuế. 7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Quyết định miễn thuế của thủ tướng Chính phủ hoặc thông báo không đủ điều kiện miễn thuế. 7. Tên chương trình, dự án (nếu có): ... 7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan căn cứ hồ sơ miễn thuế, đối chiếu với các quy định hiện hành để thực hiện miễn thuế theo quy định. Trường hợp xác định hàng hóa nhập khẩu không thuộc đối tượng miễn thuế như khai báo thì thông báo lý do không thuộc diện được miễn thuế, thu thuế và xử phạt vi phạm (nếu có) theo quy định. 7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính - Điện tử: Cấp mã số quản lý, nhập thông tin kết quả xử lý vào hệ thống, phản hồi cho doanh nghiệp. - Thủ công: Đóng dấu xác nhận trên 02 bản chính Danh mục miễn thuế, 01 bản chính phiếu theo dõi trừ lùi hoặc thông báo hàng hóa không thuộc đối tượng miễn thuế. 7. Thông báo tại cơ quan hải quan: ... 7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Cơ quan hải quan thực hiện giảm thuế trong thời hạn làm thủ tục hải quan hoặc thông báo lý do không thuộc đối tượng giảm thuế cho người nộp thuế biết. 7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Cơ quan hải quan thực hiện giảm thuế hoặc thông báo lý do không thuộc đối tượng giảm thuế cho người nộp thuế biết. Khoản 8. Phí, lệ phí: Không 8. Phí, lệ phí: Không quy định 8. Địa điểm thực hiện chương trình, dự án (nếu có): ... 8. Phí, lệ phí Không quy định. 8. Phí, lệ phí Không quy định 8. Thời gian dự kiến kết thúc nhập khẩu hàng hóa miễn thuế: Số TT Tên hàng, quy cách phẩm chất Lượng Đơn vị tính Trị giá/trị giá dự kiến Ghi chú (1) (2) (3) (4) (5) (6) Ngày... tháng... năm …….. NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC/CÁ NHÂN (hoặc người được ủy quyền) (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) Ngày... tháng... năm CƠ QUAN HẢI QUAN TIẾP NHẬN (Ký tên, đóng dấu) Ghi chú: Số, ngày thông báo Danh mục hàng hóa miễn thuế dự kiến nhập khẩu do đơn vị Hải quan làm thủ tục tiếp nhận ghi, phù hợp với số thứ tự, ngày đăng ký ghi trong sổ theo dõi tiếp nhận thông báo đối với trường hợp thông báo Danh mục hàng hóa miễn thuế bằng giấy. Mẫu số 07 Số tờ ………………… Tờ số ………………... PHIẾU THEO DÕI, TRỪ LÙI HÀNG HÓA MIỄN THUẾ NHẬP KHẨU 8. Phí, lệ phí Không quy định 8. Phí, lệ phí Không quy định. Khoản 9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Các mẫu tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ: - Mẫu số 01 - Công văn đề nghị cấp sổ định mức của tổ chức. - Mẫu số 02 - Công văn đề nghị cấp sổ định mức của cá nhân. 9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Mẫu số 04 tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ. 9. Dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu tại cơ quan hải quan: ... 9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Không quy định. 9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Các mẫu tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ: - Mẫu số 5 - Công văn thông báo Danh mục hàng hóa miễn thuế dự kiến nhập khẩu; - Mẫu số 6 - Danh mục hàng hóa miễn thuế dự kiến nhập khẩu; - Mẫu số 7 - Phiếu theo dõi trừ lùi hàng hóa miễn thuế nhập khẩu. 9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Công văn đề nghị giảm thuế xuất khẩu, nhập khẩu mẫu số 08 tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016. 9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Công văn đề nghị giảm thuế xuất khẩu, nhập khẩu (Mẫu số 08 tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016).
Quyết Định 911/QĐ-BTC về việc công bố thủ tục hành chính mới, thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ trong lĩnh vực hải quan thuộc phạm vi chức năng quản lý của bộ tài chính . * Điều 7 - Khoản 11
Quyết Định 911/QĐ-BTC về việc công bố thủ tục hành chính mới, thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ trong lĩnh vực hải quan thuộc phạm vi chức năng quản lý của bộ tài chính . Điều 7, Điều 8, Điều 31 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ Khoản 11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: - Khoản 1 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13; - Điều 5 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ. Mẫu số 01 Kính gửi: Cục Lễ tân Nhà nước (Bộ Ngoại giao) hoặc Cục Hải quan tỉnh, thành phố Đề nghị Cục Lễ tân Nhà nước (Bộ Ngoại giao) hoặc Cục Hải quan tỉnh, thành phố cấp sổ định mức miễn thuế hoặc bổ sung định lượng hàng hóa vào sổ định mức miễn thuế cho cơ quan: ................................................................................................................................... Địa chỉ: ……………………/………………………../…………………………………… Số điện thoại: ……………………………..; số fax ........................................................... Tổng số lượng cán bộ nhân viên tính đến ngày: ………………………………………….., trong đó số lượng người tăng thêm tính từ ngày …………....../tháng/năm ……………là: …………….. người theo công hàm số ………………………ngày ……………….../tháng /năm ……………….. của Bộ Ngoại giao nước ……………………/cơ quan đại diện tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ. Cơ quan... kính đề nghị Cục Lễ tân Nhà nước (Bộ Ngoại giao)/Cục Hải quan tỉnh, thành phố... thực hiện cấp sổ định mức miễn thuế/bổ sung định lượng hàng hóa vào sổ định mức miễn thuế cho cơ quan theo quy định hiện hành./. ĐẠI DIỆN CƠ QUAN ĐỀ NGHỊ (Ký tên, đóng dấu) Mẫu số 02 Kính gửi: Cục Lễ tân Nhà nước (Bộ Ngoại giao) hoặc Cục Hải quan tỉnh, thành phố Tên cơ quan:... Đề nghị Cục Lễ tân Nhà nước (Bộ Ngoại giao) hoặc Cục Hải quan tỉnh, thành phố cấp sổ định mức miễn thuế cho ông/bà:... Chứng minh thư ngoại giao/công vụ hoặc giấy phép lao động số:... ngày cấp Nơi cấp: ... Có giá trị đến ngày:.. Cơ quan công tác:... Số điện thoại: ...số fax: ... Cơ quan.. kính đề nghị Cục Lễ tân Nhà nước (Bộ Ngoại giao) hoặc Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện cấp sổ định mức miễn thuế cho ông/bà ...theo quy định hiện hành./. ĐẠI DIỆN CƠ QUAN ĐỀ NGHỊ (Ký tên, đóng dấu) 11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính - Điều 23, Điều 24, khoản 2 Điều 25 Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành. - Điểm d khoản 3 Điều 63 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006. - Khoản 23 Điều 16, Điều 17 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 ngày 06/4/2016. - Điều 28 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Mẫu số 04 DANH MỤC HÀNG HÓA ĐỀ NGHỊ MIỄN THUẾ ĐỂ PHỤC VỤ ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI, THẢM HỌA, DỊCH BỆNH VÀ CÁC TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT KHÁC 11. Thời gian dự kiến kết thúc việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa miễn thuế ... 11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính - Điều 23, Điều 24, khoản 2 Điều 25 Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành. - Điểm d khoản 3 Điều 63 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006. - Điều 16, Điều 17 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 ngày 06/4/2016. - Từ Điều 5 đến Điều 31 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. - Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài - Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành. 11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính - Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 ngày 06/4/2016; - Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 23, Điều 24, Điều 30 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ. Mẫu số 05 TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: …………/…..…….. V/v thông báo Danh mục hàng hóa miễn thuế dự kiến nhập khẩu Hà Nội, ngày …… tháng………năm …………. Kính gửi: Cơ quan hải quan …………………………….(2) Tên tổ chức/cá nhân: (1) ... Mã số thuế: ... CMND/Hộ chiếu số: ...Ngày cấp: ……..../…………./………. Nơi cấp: ...Quốc tịch: ... Địa chỉ: ... Số điện thoại: ...; số fax: ... Lĩnh vực hoạt động: ... Lý do miễn thuế: (ghi cụ thể đối tượng miễn thuế, cơ sở xác định đối tượng miễn thuế)... Nay, (1)……… thông báo Danh mục hàng hóa miễn thuế dự kiến nhập khẩu của: Dự án đầu tư ... - Lĩnh vực, địa bàn đầu tư - Hạng mục công trình ………. (Nếu nhập khẩu hàng hóa cho toàn bộ dự án thì không cần ghi chi tiết hạng mục công trình) Theo Giấy chứng nhận đầu tư số ………., ngày ..., hoặc ...được cấp bởi cơ quan Thời gian dự kiến nhập khẩu từ .. .đến ... Các giấy tờ kèm theo công văn này gồm: - 02 Danh mục hàng hóa miễn thuế dự kiến nhập khẩu, 01 phiếu theo dõi, trừ lùi đối với trường hợp thông báo Danh mục miễn thuế bằng giấy; trường hợp thông báo Danh mục miễn thuế trên hệ thống điện tử của cơ quan hải quan, cần nêu rõ số, ngày Danh mục miễn thuế đã được thông báo trên hệ thống. - Văn bản làm cơ sở xác định hàng hóa nhập khẩu miễn thuế: nêu rõ số, ngày, tháng: bản chụp/ bản chính văn bản nêu tại khoản 3 Điều 30 Nghị định này. Tổ chức/cá nhân cam kết sử dụng hàng hóa nhập khẩu đúng mục đích đã được miễn thuế. Tổ chức/cá nhân sẽ thực hiện đúng quy định hiện hành về xuất nhập khẩu hàng hóa và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam kết này. Tổ chức/cá nhân kính đề nghị Cơ quan hải quan ……………………………………………..tiếp nhận thông báo danh mục hàng hóa miễn thuế dự kiến nhập khẩu cho tổ chức/cá nhân theo quy định hiện hành./. Nơi nhận: - Như trên; - Lưu. NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC/CÁ NHÂN (hoặc người được ủy quyền) (Ký tên, đóng dấu) Ghi chú: (1): Ghi tên tổ chức/cá nhân thông báo danh mục miễn thuế; (2): Ghi tên cơ quan hải quan nơi tiếp nhận Thông báo danh mục miễn thuế. Mẫu số 06 DANH MỤC HÀNG HÓA MIỄN THUẾ DỰ KIẾN NHẬP KHẨU Số……….; ngày thông báo ... 11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính - Điều 32 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. - Điều 23, khoản 2 Điều 25 Luật hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/06/2014. Mẫu số 08 TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ……../………. V/v đề nghị giảm thuế xuất khẩu, nhập khẩu ………….., ngày…...tháng….năm ……… Kính gửi: ... Tên tổ chức/cá nhân: ... Mã số thuế: ... CMND/Hộ chiếu số: ...Ngày cấp: ….../..../……… Nơi cấp: ....Quốc tịch: Địa chỉ: Số điện thoại:... Số fax: Nội dung đề nghị: Lý do đề nghị giảm thuế: Nguyên nhân dẫn đến thiệt hại: Số TT Tên hàng, quy cách, phẩm chất Số, ngày tờ khai Hải quan Lượng hàng hóa nhập khẩu theo tờ khai hải quan Đơn vị tính Trị giá tính thuế, đơn vị tính Tỷ lệ tổn thất Số tiền thuế phải nộp (VNĐ) Số tiền thuế đề nghị giảm (VNĐ) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) Tổng cộng Hồ sơ, tài liệu kèm theo (1): -...: 01 bản chụp/01 bản chính; - ... 01 bản chụp/01 bản chính; - … 01 bản chụp/01 bản chính. Tổ chức/cá nhân cam đoan nội dung khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung đã khai./. Nơi nhận: - Như trên; - Lưu: NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC/CÁ NHÂN (hoặc người được ủy quyền) (Ký tên, đóng dấu) Ghi chú: (1): Liệt kê cụ thể tên loại tài liệu kèm theo. 11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
Quyết Định 911/QĐ-BTC về việc công bố thủ tục hành chính mới, thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ trong lĩnh vực hải quan thuộc phạm vi chức năng quản lý của bộ tài chính . * Điều 7 - Khoản 3 + Điểm c - Khoản 6 + Điểm d - Khoản 10 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 12 - Khoản 3 + Điểm d + Điểm e + Điểm g + Điểm h + Điểm i + Điểm k - Khoản 4 + Điểm a + Điểm b
Quyết Định 911/QĐ-BTC về việc công bố thủ tục hành chính mới, thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ trong lĩnh vực hải quan thuộc phạm vi chức năng quản lý của bộ tài chính . Điều 7, Điều 8, Điều 31 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ Khoản 3 Điểm c) Hàng hóa thuộc các trường hợp đặc biệt khác - Công văn đề nghị miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; - Danh mục hàng hóa đề nghị miễn thuế. c) Quà biếu, quà tặng - Văn bản thỏa thuận biếu tặng trong trường hợp người nhận quà tặng là tổ chức: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của tổ chức nhận quà tặng. - Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc miễn thuế đối với quà biếu, quà tặng vượt định mức miễn thuế: 01 bản chính; - Văn bản của cơ quan chủ quản cấp trên về việc cho phép tiếp nhận để sử dụng hàng hóa miễn thuế hoặc văn bản chứng minh tổ chức được ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động đối với quà biếu, quà tặng cho cơ quan, tổ chức được Nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động: 01 bản chính; - Văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố hoặc Bộ, ngành chủ quản đối với quà biếu, quà tặng vì mục đích nhân đạo, từ thiện: 01 bản chính. Khoản 6 Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Bộ Tài chính c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục hải quan. c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cục Hải quan nơi thực hiện dự án, Cục Hải quan nơi đóng trụ sở chính hoặc nơi quản lý tập trung của dự án đối với dự án được thực hiện ở nhiều tỉnh, thành phố, Cục Hải quan nơi lắp đặt tổ hợp, dây chuyền đối với danh mục hàng hóa miễn thuế dự kiến nhập khẩu theo tổ hợp, dây chuyền. Điểm d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Tổng cục Hải quan d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không có. Khoản 10 Điểm a) Hàng hóa trong nước chưa sản xuất được cần thiết nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho dự án thuộc chương trình phục vụ đảm bảo an sinh xã hội của Chính phủ được miễn thuế nhập khẩu. a) Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự được nhập khẩu, tạm nhập khẩu miễn thuế hàng hóa theo danh mục và định lượng quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 134/2016/NĐ-CP. Viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự được nhập khẩu, tạm nhập khẩu miễn thuế hàng hóa theo danh mục và định lượng quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 134/2016/NĐ-CP. Nhân viên hành chính kỹ thuật thuộc cơ quan đại diện ngoại giao, nhân viên lãnh sự thuộc cơ quan lãnh sự được nhập khẩu, tạm nhập khẩu miễn thuế hàng hóa theo danh mục và định lượng quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 134/2016/NĐ-CP . a) Rượu từ 20 độ trở lên: 1,5 lít hoặc rượu dưới 20 độ: 2,0 lít hoặc đồ uống có cồn, bia: 3,0 lít. Đối với rượu, nếu người nhập cảnh mang nguyên chai, bình, lọ, can (sau đây viết tắt là chai) có dung tích lớn hơn dung tích quy định nhưng không vượt quá 01 lít thì được miễn thuế cả chai. Trường hợp vượt quá 01 lít thì phần vượt định mức phải nộp thuế theo quy định của pháp luật; a) Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đến công tác, làm việc tại Việt Nam từ 12 (mười hai) tháng trở lên; a) Quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân nước ngoài cho tổ chức, cá nhân Việt Nam; quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân Việt Nam cho tổ chức, cá nhân nước ngoài có trị giá hải quan không vượt quá 2.000.000 (hai triệu) đồng hoặc có trị giá hải quan trên 2.000.000 (hai triệu) đồng nhưng tổng số tiền thuế phải nộp dưới 200.000 đồng (hai trăm nghìn đồng) được miễn thuế không quá 04 lần/năm. a) Nguyên liệu, bán thành phẩm, vật tư (bao gồm cả vật tư làm bao bì hoặc bao bì để đóng gói sản phẩm xuất khẩu), linh kiện nhập khẩu trực tiếp cấu thành sản phẩm xuất khẩu hoặc tham gia trực tiếp vào quá trình gia công hàng hóa xuất khẩu nhưng không trực tiếp chuyển hóa thành hàng hóa, bao gồm cả trường hợp bên nhận gia công tự nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện để thực hiện hợp đồng gia công; a) Nguyên liệu, vật tư, linh kiện xuất khẩu. Trị giá hoặc lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện đã xuất khẩu tương ứng với sản phẩm gia công không nhập khẩu trở lại phải chịu thuế xuất khẩu theo mức thuế suất của nguyên liệu, vật tư, linh kiện xuất khẩu. Hàng hóa xuất khẩu để gia công là tài nguyên, khoáng sản, sản phẩm có tổng giá trị tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51 % giá thành sản phẩm trở lên và hàng hóa xuất khẩu để gia công thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu thì không được miễn thuế xuất khẩu. Việc xác định sản phẩm có tổng giá trị tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng dưới 51 % giá thành sản phẩm căn cứ vào quy định về xác định sản phẩm có tổng giá trị tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên quy định tại Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành; a) Nguyên liệu, vật tư (bao gồm cả vật tư làm bao bì hoặc bao bì để đóng gói sản phẩm xuất khẩu), linh kiện, bán thành phẩm nhập khẩu trực tiếp cấu thành sản phẩm xuất khẩu hoặc tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất hàng hóa xuất khẩu nhưng không trực tiếp chuyển hóa thành hàng hóa; Điểm b) Hàng hóa trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh được miễn thuế nhập khẩu. b) Cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc, viên chức của cơ quan này được nhập khẩu, tạm nhập khẩu miễn thuế hàng hóa theo danh mục và định lượng quy định tại Phụ lục I, II ban hành kèm theo Nghị định 134/2016/NĐ-CP . b) Thuốc lá điếu: 200 điếu hoặc thuốc lá sợi: 250 gam hoặc xì gà: 20 điếu; b) Tổ chức, công dân Việt Nam có hoạt động ở nước ngoài từ 12 (mười hai) tháng trở lên sau khi kết thúc hoạt động trở về nước; b) Quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân nước ngoài cho cơ quan, tổ chức Việt Nam được ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động theo pháp luật về ngân sách; quà biếu, quà tặng vì mục đích nhân đạo, từ thiện có trị giá hải quan không vượt quá 30.000.000 (ba mươi triệu) đồng được miễn thuế không quá 04 lần/năm. Trường hợp vượt định mức miễn thuế của cơ quan, tổ chức được ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động, Bộ Tài chính quyết định miễn thuế đối với từng trường hợp. b) Hàng hóa nhập khẩu không sử dụng để mua bán, trao đổi hoặc tiêu dùng mà chỉ dùng làm hàng mẫu; b) Hàng hóa xuất khẩu không sử dụng để mua bán, trao đổi hoặc tiêu dùng mà chỉ dùng làm hàng mẫu; b) Sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để gắn, lắp ráp vào sản phẩm xuất khẩu hoặc đóng chung thành mặt hàng đồng bộ với sản phẩm xuất khẩu; Điểm c) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp đặc biệt khác được Thủ tướng Chính phủ quyết định từng trường hợp cụ thể được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. (2) Căn cứ để xác định hàng hóa trong nước chưa sản xuất được thực hiện theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. c) Cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế ngoài hệ thống Liên hợp quốc, thành viên của cơ quan này được miễn thuế nhập khẩu theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. c) Đồ dùng cá nhân với số lượng, chủng loại phù hợp với mục đích chuyến đi; c) Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đã đăng ký thường trú tại Việt Nam cho lần đầu tiên nhập khẩu tài sản di chuyển. (2) Định mức miễn thuế nhập khẩu đối với tài sản di chuyển (gồm đồ dùng, vật dụng phục vụ sinh hoạt, làm việc đã qua sử dụng hoặc chưa qua sử dụng, trừ xe ô tô, xe gắn máy) là 01 cái hoặc 01 bộ đối với mỗi tổ chức hoặc cá nhân. Trường hợp tài sản di chuyển vượt định mức miễn thuế của cơ quan, tổ chức được ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động, Bộ Tài chính quyết định miễn thuế đối với từng trường hợp. c) Quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân nước ngoài cho cá nhân Việt Nam là thuốc, thiết bị y tế cho người bị bệnh thuộc Danh mục bệnh hiểm nghèo quy định tại Phụ lục IV Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ có trị giá hải quan không vượt quá 10.000.000 (mười triệu) đồng được miễn thuế không quá 4 lần/năm. c) Máy móc, thiết bị nhập khẩu được thỏa thuận trong hợp đồng gia công để thực hiện gia công; c) Máy móc, thiết bị xuất khẩu được thỏa thuận trong hợp đồng gia công để thực hiện gia công; c) Linh kiện, phụ tùng nhập khẩu để bảo hành cho sản phẩm xuất khẩu; Khoản 12. Nội dung kê khai về hàng hóa dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu: Số TT Tên hàng, quy cách phẩm chất Lượng Đơn vị tính Trị giá/ trị giá dự kiến Số, ngày chứng từ liên quan (Hợp đồng xuất khẩu, hợp đồng nhập khẩu, vận đơn...) Ghi chú (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) Khoản 3 Điểm d) Hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới - Giấy thông hành biên giới hoặc thẻ căn cước công dân: Xuất trình bản chính. Điểm e) Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập trong thời hạn nhất định Hồ sơ miễn thuế là hồ sơ hải quan theo quy định tại Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Riêng đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, người nộp thuế phải nộp thêm thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc giấy nộp tiền đặt cọc vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước: 01 bản chính đối với trường hợp thư bảo lãnh chưa được cập nhật vào hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan Điểm g) Hàng hóa nhập khẩu phục vụ nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ - Quyết định về việc thực hiện đề tài, chương trình, dự án, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và danh mục hàng hóa cần nhập khẩu để thực hiện đề tài, chương trình, dự án, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật khoa học và công nghệ: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan; - Văn bản xác nhận danh mục hàng hóa để phát triển hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học công nghệ của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, bộ chủ quản nơi có dự án, cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học công nghệ: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan; - Văn bản xác nhận danh mục hàng hóa để phục vụ đổi mới công nghệ của Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc cơ quan được Bộ Khoa học và Công nghệ ủy quyền: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan. Điểm h) Hàng hóa phục vụ hoạt động in, đúc tiền Văn bản của Ngân hàng Nhà nước cho phép tổ chức được phép nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bộ phận, phụ tùng phục vụ hoạt động in, đúc tiền: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính. Điểm i) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo điều ước quốc tế - Điều ước quốc tế: 01 bản chụp xuất trình bản chính để đối chiếu, khi nộp hồ sơ miễn thuế lần đầu; - Hợp đồng ủy thác, hợp đồng cung cấp hàng hóa theo văn bản trúng thầu hoặc văn bản chỉ định thầu ghi rõ giá cung cấp hàng hóa không bao gồm thuế nhập khẩu đối với trường hợp nhập khẩu ủy thác, đấu thầu: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan. Điểm k) Hàng hóa nhập khẩu để phục vụ yêu cầu cứu trợ khẩn cấp khi xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh: - Hồ sơ hải quan theo quy định tại Điều 24 Luật hải quan; - Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố hoặc Bộ hoặc cấp tương đương về việc nhập khẩu hàng hóa phục vụ yêu cầu cứu trợ khẩn cấp, trong đó nêu rõ tình hình thiệt hại do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh gây ra trên địa bàn: 01 bản chính; - Danh mục hàng hóa nhập khẩu trực tiếp phục vụ cứu trợ khẩn cấp: 01 bản chính; - Quyết định công bố dịch bệnh của cấp có thẩm quyền theo quy định của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm đối với trường hợp nhập khẩu hàng hóa để khắc phục dịch bệnh: 01 bản chụp. Khoản 4 Điểm a) Hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ chậm nhất là 02 (hai) giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan; a) Hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ chậm nhất là 02 (hai) giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan; Điểm b) Hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa chậm nhất là 08 (tám) giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hóa cho cơ quan hải quan. Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật có liên quan thì thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa được tính từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định. Trường hợp lô hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra phức tạp thì Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa, nhưng thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày; Cơ quan hải quan thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa vào ngày lễ, ngày nghỉ và ngoài giờ làm việc để bảo đảm kịp thời việc xếp dỡ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, việc xuất cảnh, nhập cảnh của hành khách, phương tiện vận tải hoặc trên cơ sở đề nghị của người khai hải quan và phù hợp với điều kiện thực tế của địa bàn hoạt động hải quan. Trong thời hạn tối đa không quá 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan hải quan thực hiện miễn thuế hoặc thông báo cho người nộp thuế lý do không thuộc diện được miễn thuế. b) Hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa chậm nhất là 08 (tám) giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hóa cho cơ quan hải quan. Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật có liên quan thì thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa được tính từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định. Trường hợp lô hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra phức tạp thì Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa, nhưng thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày; Cơ quan hải quan thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa vào ngày lễ, ngày nghỉ và ngoài giờ làm việc để bảo đảm kịp thời việc xếp dỡ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, việc xuất cảnh, nhập cảnh của hành khách, phương tiện vận tải hoặc trên cơ sở đề nghị của người khai hải quan và phù hợp với điều kiện thực tế của địa bàn hoạt động hải quan. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan hải quan thực hiện giảm thuế hoặc thông báo cho người nộp thuế lý do không thuộc diện được giảm thuế.
Quyết Định 911/QĐ-BTC về việc công bố thủ tục hành chính mới, thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ trong lĩnh vực hải quan thuộc phạm vi chức năng quản lý của bộ tài chính . * Điều 7 * Điều 32 - Khoản 7 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3
Quyết Định 911/QĐ-BTC về việc công bố thủ tục hành chính mới, thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ trong lĩnh vực hải quan thuộc phạm vi chức năng quản lý của bộ tài chính . Điều 7, Điều 8, Điều 31 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ Khoản 10 Điểm d)iểm d) Cơ quan đại diện của tổ chức phi chính phủ, thành viên của cơ quan này được miễn thuế nhập khẩu theo quy định trong các thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam với tổ chức phi Chính phủ đó. (2) Đối tượng quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 5 Nghị định 134/2016/NĐ-CP được nhập khẩu miễn thuế vượt định lượng đối với mặt hàng rượu, bia, thuốc lá quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 134/2016/NĐ-CP để phục vụ hoạt động ngoại giao. Định lượng rượu, bia, thuốc lá nhập khẩu miễn thuế thực hiện theo xác nhận của Bộ Ngoại giao. (3) Ngoài các mặt hàng quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 134/2016/NĐ-CP , đối tượng quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 5 Nghị định 134/2016/NĐ-CP được nhập khẩu miễn thuế các hàng hóa cần thiết khác để phục vụ cho nhu cầu công tác trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại hoặc thông lệ quốc tế. Chủng loại và định lượng hàng hóa nhập khẩu miễn thuế thực hiện theo xác nhận của Bộ Ngoại giao. (4) Trường hợp điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam với tổ chức phi Chính phủ nước ngoài quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều 5 Nghị định 134/2016/NĐ-CP có quy định miễn thuế nhưng không quy định cụ thể về chủng loại và định lượng, Bộ Tài chính thống nhất với Bộ Ngoại giao báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định chủng loại và định lượng hàng hóa miễn thuế. Chủng loại và định lượng hàng hóa miễn thuế không vượt quá danh mục và định lượng hàng hóa miễn thuế quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 134/2016/NĐ-CP (5) Trường hợp tạm nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy để thay thế cho xe ô tô, xe gắn máy đã tạm nhập khẩu theo tiêu chuẩn định lượng của các đối tượng là cơ quan quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định 134/2016/NĐ-CP chỉ được thực hiện sau khi đã hoàn thành thủ tục tái xuất khẩu hoặc tiêu hủy hoặc chuyển nhượng. Cá nhân quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định 134/2016/NĐ-CP chỉ được tạm nhập khẩu miễn thuế xe ô tô, xe gắn máy để thay thế cho xe ô tô, xe gắn máy đã tạm nhập khẩu theo tiêu chuẩn định lượng sau khi đã hoàn thành thủ tục tái xuất khẩu hoặc tiêu hủy đối với xe ô tô, xe gắn máy đã tạm nhập khẩu. d) Các vật phẩm khác ngoài hàng hóa quy định tại các điểm a, b, và c khoản này (không nằm trong Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hoặc nhập khẩu có điều kiện) có tổng trị giá hải quan không quá 10.000.000 đồng Việt Nam; Trường hợp vượt định mức phải nộp thuế, người nhập cảnh được chọn vật phẩm để miễn thuế trong trường hợp hành lý mang theo gồm nhiều vật phẩm. (2) Người điều khiển tàu bay và nhân viên phục vụ trên các chuyến bay quốc tế; người điều khiển tàu hỏa và nhân viên phục vụ trên tàu hỏa liên vận quốc tế; sĩ quan, thuyền viên làm việc trên tàu biển; lái xe, người lao động Việt Nam làm việc ở các nước láng giềng có chung biên giới đường bộ với Việt Nam không được hưởng định mức hành lý miễn thuế quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều 6 Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ cho từng lần nhập cảnh mà cứ 90 ngày được miễn thuế 01 lần. Định mức quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 6 Nghị định 134/2016/NĐ-CP không áp dụng đối với người dưới 18 tuổi. d) Sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để gắn vào sản phẩm gia công hoặc đóng chung với sản phẩm gia công thành mặt hàng đồng bộ và xuất khẩu ra nước ngoài được thể hiện trong hợp đồng gia công hoặc phụ lục hợp đồng gia công và được quản lý như nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công; d) Sản phẩm đặt gia công ở nước ngoài khi nhập khẩu trở lại Việt Nam được miễn thuế nhập khẩu đối với phần trị giá của nguyên liệu, vật tư, linh kiện xuất khẩu cấu thành sản phẩm gia công và phải chịu thuế đối với phần trị giá còn lại của sản phẩm theo mức thuế suất thuế nhập khẩu của sản phẩm gia công nhập khẩu. d) Hàng hóa nhập khẩu không sử dụng để mua bán, trao đổi hoặc tiêu dùng mà chỉ dùng làm hàng mẫu. Điểm đ)iểm đ) Linh kiện, phụ tùng nhập khẩu để bảo hành cho sản phẩm gia công xuất khẩu được thể hiện trong hợp đồng gia công hoặc phụ lục hợp đồng gia công và được quản lý như nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công; Điểm e)iểm e) Hàng hóa nhập khẩu để gia công nhưng được phép tiêu hủy tại Việt Nam và thực tế đã tiêu hủy; Điểm g)iểm g) Sản phẩm gia công xuất khẩu. (2) Thiết bị, máy móc, nguyên liệu, vật tư, linh kiện, sản phẩm gia công do phía nước ngoài thanh toán thay tiền công gia công phải nộp thuế nhập khẩu theo quy định. (3) Phế liệu, phế phẩm và nguyên liệu, vật tư dư thừa đã nhập khẩu để gia công không quá 3% tổng lượng của từng nguyên liệu, vật tư thực nhập khẩu theo hợp đồng gia công được miễn thuế nhập khẩu khi tiêu thụ nội địa, nhưng phải kê khai nộp thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) cho cơ quan hải quan. Điều 32 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Mẫu số 08 TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: …/…. V/v đề nghị giảm thuế xuất khẩu, nhập khẩu ………….., ngày…...tháng….năm ……… Kính gửi: ... Tên tổ chức/cá nhân: …… Mã số thuế: …… CMND/Hộ chiếu số: ...Ngày cấp: ……./……../…….. Nơi cấp: ...Quốc tịch: ... Địa chỉ:... Số điện thoại …….; số fax: ... Nội dung đề nghị: …….. Lý do đề nghị giảm thuế: ... Nguyên nhân dẫn đến thiệt hại: ... Số TT Tên hàng, quy cách, phẩm chất Số, ngày tờ khai Hải quan Lượng hàng hóa nhập khẩu theo tờ khai hải quan Đơn vị tính Trị giá tính thuế, đơn vị tính Tỷ lệ tổn thất Số tiền thuế phải nộp (VNĐ) Số tiền thuế đề nghị giảm (VNĐ) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) Tổng cộng Hồ sơ, tài liệu kèm theo (1): - ………………………………………………………………: 01 bản chụp/01 bản chính; - ………………………………………………………………: 01 bản chụp/01 bản chính; - ………………………………………………………………: 01 bản chụp/01 bản chính. Tổ chức/cá nhân cam đoan nội dung khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung đã khai./. Nơi nhận: - Như trên; - Lưu: NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC/ CÁ NHÂN (hoặc người được ủy quyền) (Ký tên, đóng dấu) Ghi chú: (1): Liệt kê cụ thể tên loại tài liệu kèm theo. Khoản 7. THỦ TỤC HOÀN THUẾ/KHÔNG THU THUẾ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU 7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Cơ quan hải quan ban hành quyết định hoàn thuế/không thu thuế hoặc thông báo cho người nộp thuế biết lý do không thuộc đối tượng hoàn thuế/không thu thuế 7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan căn cứ hồ sơ miễn thuế, đối chiếu với các quy định hiện hành để thực hiện miễn thuế theo quy định. Trường hợp xác định hàng hóa nhập khẩu không thuộc đối tượng miễn thuế như khai báo thì thu thuế và xử phạt vi phạm (nếu có) theo quy định. Khoản 1. Trình tự thực hiện - Bước 1: Người nộp thuế nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế đến cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục hải quan. Trường hợp hàng hóa thuộc diện được hoàn thuế nhưng chưa nộp thuế hoặc không phải nộp thuế theo quy định tại Điều 19 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì thực hiện hồ sơ, thủ tục không thu thuế như hồ sơ, thủ tục hoàn thuế. - Bước 2: Cơ quan hải quan nơi làm thủ tục có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và thông báo kết quả cho người nộp hồ sơ biết. - Bước 3: Ban hành quyết định hoàn thuế/không thu thuế. 1. Thông tin về khoản thu đề nghị hoàn trả: Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam Số TT Loại thuế Số, ngày tờ khai hải quan, tờ khai bổ sung Số, ngày Quyết định, ấn định thuế Số tiền thuế đã nộp vào tài khoản Số tiền thuế được hoàn Số tiền đề nghị hoàn Lý do đề nghị hoàn Thu NSNN Tạm thu (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) Tổng cộng: (bằng chữ) 1. Trình tự thực hiện: - Bước 1: Người nộp thuế gửi hồ sơ đề nghị miễn thuế đến Tổng cục Hải quan chậm nhất 15 (mười lăm) ngày làm việc trước khi làm thủ tục hải quan. - Bước 2: Trường hợp hồ sơ đề nghị miễn thuế chưa đầy đủ, Tổng cục Hải quan phải thông báo cho tổ chức, cá nhân để hoàn chỉnh hồ sơ; Trường hợp hồ sơ đầy đủ, Bộ Tài chính ban hành quyết định miễn thuế hoặc thông báo không miễn thuế trên cơ sở đề xuất của Tổng cục Hải quan; - Bước 3: Căn cứ hồ sơ hải quan và quyết định miễn thuế của Bộ Tài chính cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan thực hiện thủ tục miễn thuế khi làm thủ tục hải quan theo quy định. Khoản 2. Cách thức thực hiện - Nộp trực tiếp tại cơ quan hải quan; - Nộp bằng đường bưu chính; 2. Thông tin về hàng hóa đề nghị hoàn thuế: 2.1. Thực hiện thanh toán qua Ngân hàng: □ Có, số chứng từ thanh toán …………………………………… □ Không. 2.2. Hàng hóa chưa qua quá trình sản xuất, gia công, sửa chữa hoặc sử dụng □ Có □ Không 2.3. Đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất a. Thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam: b. Tỷ lệ mức khấu hao, phân bổ trị giá hàng hóa: c. Thực hiện theo hình thức thuê □ Có □ Không 2. Cách thức thực hiện: + Nộp trực tiếp tại cơ quan hải quan hoặc thông qua đường bưu chính; + Nộp hồ sơ qua hệ thống điện tử Khoản 3. Thành phần, số lượng hồ sơ 3.1. Thành phần hồ sơ 3.2 Số lượng hồ sơ: 01 bộ 3. Hình thức hoàn trả: - Bù trừ cho số tiền thuế, thu khác còn nợ thuộc tờ khai hải quan số…………. ngày……… - Bù trừ vào số tiền thuế phải nộp thuộc tờ khai hải quan số………………… ngày……..…. - Hoàn trả trực tiếp Số tiền hoàn trả: Bằng số: ……………………….Bằng chữ: …………………..……………… Hình thức hoàn trả: □ Chuyển khoản: Tài khoản số: …………………………..Tại Ngân hàng (KBNN) …………. □ Tiền mặt: Nơi nhận tiền hoàn thuế: Kho bạc Nhà nước …………………………………… Hồ sơ, tài liệu kèm theo (10): - ……………………………………..:01 bản chụp/01 bản chính; - ……………………………………..: 01 bản chụp/01 bản chính; - ……………………………………..: 01 bản chụp/01 bản chính. Tôi cam đoan số liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những số liệu đã khai./. NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ HẢI QUAN Họ và tên: ……………………….. Chứng chỉ hành nghề số:………… NGƯỜI NỘP THUẾ HOẶC ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có) Ghi chú: - (9) “Lý do đề nghị hoàn trả”: Ghi rõ đề nghị hoàn theo quy định tại Điểm, Khoản, Điều của văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. - (4,5) “Nộp vào tài khoản”: Đánh dấu “X” vào cột có liên quan. - KBNN: Kho bạc Nhà nước. - NSNN: Ngân sách Nhà nước. - (10): Liệt kê cụ thể tên loại tài liệu kèm theo. Mẫu số 10 BÁO CÁO TÍNH THUẾ NGUYÊN LIỆU, VẬT TƯ ĐỀ NGHỊ HOÀN THUẾ NHẬP KHẨU (Kèm theo công văn đề nghị hoàn thuế số...) Tên người nộp thuế: Mã số thuế: Số, ngày Hợp đồng nhập khẩu: Số, ngày Hợp đồng xuất khẩu: STT Tờ khai nhập khẩu nguyên liệu, vật tư (NL, VT) Tờ khai xuất khẩu sản phẩm Mã nguyên liệu, vật tư nhập kho Mã sản phẩm xuất khẩu Lượng NL, VT sử dụng cho SPXK Định mức sử dụng thực tế Số tiền thuế nhập khẩu đã nộp Số tiền thuế đề nghị hoàn/ không thu Ghi chú Số, ngày tờ khai hải quan Tên nguyên liệu, vật tư theo tờ khai hải quan Lượng Đơn vị tính Trị giá tính thuế Thuế suất thuế NK Số tiền thuế NK phải nộp Số, ngày tờ khai hải quan Tên sản phẩm theo tờ khai hải quan Lượng Đơn vị tính (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16) (17) (18) (19) ……………, ngày…..tháng…..năm ……. NGƯỜI NỘP THUẾ (HOẶC NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) 3. Thành phần, số lượng hồ sơ: 3.1 Thành phần hồ sơ a. Hồ sơ đề nghị miễn thuế đối với tài sản di chuyển vượt định mức miễn thuế: - Hồ sơ hải quan theo quy định của pháp luật hải quan; - Văn bản chứng minh việc chấm dứt hoạt động hoặc chấm dứt thời hạn lao động ở nước ngoài đối với tổ chức có hoạt động ở nước ngoài từ 12 tháng trở lên sau khi kết thúc hoạt động trở về nước: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan; - Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc miễn thuế đối với tài sản di chuyển vượt định mức miễn thuế: 01 bản chính. b. Hồ sơ đề nghị miễn thuế đối với quà biếu, quà tặng vượt định mức miễn thuế: + Hồ sơ hải quan theo quy định của pháp luật hải quan; + Văn bản thỏa thuận biếu tặng trong trường hợp người nhận quà tặng là tổ chức: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của tổ chức nhận quà tặng. + Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc miễn thuế đối với quà biếu, quà tặng vượt định mức miễn thuế: 01 bản chính; + Văn bản của cơ quan chủ quản cấp trên về việc cho phép tiếp nhận để sử dụng hàng hóa miễn thuế hoặc văn bản chứng minh tổ chức được ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động đối với quà biếu, quà tặng cho cơ quan, tổ chức được Nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động: 01 bản chính; + Văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố hoặc bộ, ngành chủ quản đối với quà biếu, quà tặng vì mục đích nhân đạo, từ thiện: 01 bản chính. 3.2 Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Quyết Định 911/QĐ-BTC về việc công bố thủ tục hành chính mới, thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ trong lĩnh vực hải quan thuộc phạm vi chức năng quản lý của bộ tài chính . * Điều 32 - Khoản 3 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm e - Khoản 4 - Khoản 5 - Khoản 6 - Khoản 8 - Khoản 9 - Khoản 3 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm e - Khoản 4 - Khoản 5 - Khoản 6 - Khoản 8 - Khoản 9
Quyết Định 911/QĐ-BTC về việc công bố thủ tục hành chính mới, thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ trong lĩnh vực hải quan thuộc phạm vi chức năng quản lý của bộ tài chính . Điều 32 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Khoản 3 Điểm a)ểm a) Hoàn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập - Công văn yêu cầu hoàn thuế hàng hóa nhập khẩu theo Mẫu số 09 tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Chính phủ: 01 bản chính; - Chứng từ thanh toán hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đối với trường hợp đã thanh toán: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan; - Hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu và hóa đơn theo hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu đối với trường hợp mua, bán hàng hóa; hợp đồng ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu nếu là hình thức xuất khẩu, nhập khẩu ủy thác (nếu có): 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan; - Đối với hàng hóa phải nhập khẩu trở lại do khách hàng nước ngoài từ chối nhận hàng hoặc không có người nhận hàng theo thông báo của hãng vận tải, phải có thêm thông báo của khách hàng nước ngoài hoặc văn bản thỏa thuận với khách hàng nước ngoài về việc nhận lại hàng hóa hoặc văn bản thông báo của hãng vận tải về việc không có người nhận hàng có nêu rõ lý do, số lượng, chủng loại hàng hóa trả lại đối với trường hợp hàng hóa do khách hàng trả lại: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan. Trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc người nộp thuế tự phát hiện hàng hóa có sai sót, nhập khẩu trở lại thì không phải có văn bản này nhưng phải nêu rõ lý do nhập khẩu hàng hóa trả lại trong công văn đề nghị hoàn thuế; - Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nêu tại điểm b khoản 1 Điều 33 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Chính phủ phải nộp thêm văn bản thông báo của doanh nghiệp bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế về việc không giao được cho người nhận: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan. Điểm b)ểm b) Hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất - Công văn yêu cầu hoàn thuế hàng hóa nhập khẩu theo Mẫu số 09 tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Chính phủ: 01 bản chính; - Hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng theo quy định của pháp luật về hóa đơn đối với trường hợp quy định tại điểm a, điểm c khoản 1 Điều 34 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan; - Chứng từ thanh toán hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đối với trường hợp đã thanh toán: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan; - Hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu và hóa đơn theo hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu đối với trường hợp mua, bán hàng hóa; hợp đồng ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu nếu là hình thức xuất khẩu, nhập khẩu ủy thác (nếu có): 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan; - Văn bản thỏa thuận trả lại hàng hóa cho phía nước ngoài trong trường hợp xuất trả chủ hàng nước ngoài ban đầu đối với hàng hóa nhập khẩu quy định tại điểm a khoản 1 Điều 34 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan; - Văn bản thông báo của doanh nghiệp bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế về việc không giao được cho người nhận đối với hàng hóa nhập khẩu quy định tại điểm b khoản 1 Điều 34 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan; - Văn bản xác nhận của doanh nghiệp cung ứng tàu biển về số lượng, trị giá hàng hóa mua của doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu đã thực cung ứng cho tàu biển nước ngoài kèm bảng kê chứng từ thanh toán của các hãng tàu biển nước ngoài đối với hàng hóa nhập khẩu quy định tại điểm c khoản 1 Điều 34 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP: 01 bản chính. Điểm c)ểm c) Hoàn thuế đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất - Công văn yêu cầu hoàn thuế hàng hóa nhập khẩu theo mẫu số 09 tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Chính phủ: 01 bản chính; - Chứng từ thanh toán hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đối với trường hợp đã thanh toán: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan; - Hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu và hóa đơn theo hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu đối với trường hợp mua, bán hàng hóa; hợp đồng ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu nếu là hình thức xuất khẩu, nhập khẩu ủy thác: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan. Điểm d)ểm d) Hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã xuất khẩu sản phẩm - Công văn yêu cầu hoàn thuế hàng hóa nhập khẩu theo Mẫu số 09 tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Chính phủ: 01 bản chính; - Chứng từ thanh toán hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đối với trường hợp đã thanh toán: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan; - Hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu và hóa đơn theo hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu đối với trường hợp mua, bán hàng hóa; hợp đồng ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu nếu là hình thức xuất khẩu, nhập khẩu ủy thác: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan; Người nộp thuế kê khai trên tờ khai hải quan hàng xuất khẩu các thông tin về số, ngày hợp đồng, tên đối tác mua hàng hóa. - Báo cáo tính thuế nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu (theo Mẫu số 10 tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 134/2016/NĐ-CP). Số tiền thuế nhập khẩu của nguyên liệu, vật tư, linh kiện được hoàn thuế phải tương ứng với số lượng, chủng loại nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu thực tế được sử dụng để sản xuất sản phẩm thực tế đã xuất khẩu; - Hợp đồng gia công ký với khách hàng nước ngoài (đối với trường hợp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện để sản xuất sản phẩm, sau đó sử dụng sản phẩm này để gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng gia công với nước ngoài): nộp 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan; - Tài liệu chứng minh có cơ sở sản xuất trên lãnh thổ Việt Nam; có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất phù hợp với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan, Điểm e)ểm e) Hoàn thuế đối với trường hợp người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu nhưng không có hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu hoặc nhập khẩu, xuất khẩu ít hơn so với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu đã nộp thuế Công văn yêu cầu hoàn thuế hàng hóa nhập khẩu theo mẫu số 09 tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Chính phủ: 01 bản chính; Khoản 4. Thời hạn giải quyết - Thực hiện theo quy định tại khoản 18 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13: Đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau thì chậm nhất là 06 (sáu) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hoàn thuế, cơ quan quản lý thuế phải quyết định hoàn thuế theo đề nghị của người nộp thuế; trường hợp không đáp ứng điều kiện hoàn thuế trước, kiểm tra sau thì thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế về việc chuyển hồ sơ sang diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau hoặc thông báo lý do không hoàn thuế. Đối với hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau thì chậm nhất là 40 (bốn mươi) ngày, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hoàn thuế, cơ quan quản lý thuế phải quyết định hoàn thuế hoặc thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế lý do không hoàn thuế. - Đối với doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định tại Thông tư số 72/2015/TT-BTC ngày 12/05/2015 của Bộ Tài chính và Thông tư số 07/2019/TT-BTC ngày 28/01/2019 của Bộ Tài chính: Thời gian ra quyết định hoàn thuế không quá 01 (một) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị hoàn thuế hợp lệ của doanh nghiệp, 4. Thời hạn giải quyết: - Trường hợp hồ sơ đề nghị miễn thuế chưa đầy đủ, trong thời hạn tối đa 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Tổng cục Hải quan phải thông báo cho tổ chức, cá nhân để hoàn chỉnh hồ sơ; - Trường hợp hồ sơ đầy đủ, trong thời hạn chậm nhất 15 (mười lăm) ngày làm việc, Bộ Tài chính ban hành quyết định miễn thuế hoặc thông báo không miễn thuế trên cơ sở đề xuất của Tổng cục Hải quan; - Sau khi có quyết định miễn thuế của Bộ Tài chính, cơ quan hải quan thực hiện miễn thuế trong thời hạn làm thủ tục hải quan theo quy định tại Điều 23 Luật hải quan, cụ thể như sau: Sau khi người khai hải quan thực hiện đầy đủ các yêu cầu để làm thủ tục hải quan, thời hạn công chức hải quan hoàn thành kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải được quy định như sau: Khoản 5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính Tổ chức, cá nhân. 5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người nộp thuế (Cá nhân, tổ chức) Khoản 6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính - Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục hải quan. - Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không. - Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục hải quan. - Cơ quan phối hợp (nếu có): Không. 6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Khoản 8. Phí, lệ phí Không quy định 8. THỦ TỤC MIỄN THUẾ ĐỐI VỚI TÀI SẢN DI CHUYỂN VƯỢT ĐỊNH MỨC MIỄN THUẾ, QUÀ BIẾU, QUÀ TẶNG VƯỢT ĐỊNH MỨC MIỄN THUẾ CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC ĐƯỢC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐẢM BẢO KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG 8. Phí, lệ phí: Không Khoản 9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai - Mẫu số 09 tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Chính phủ - Công văn đề nghị hoàn thuế. - Mẫu số 10 tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định số 134/2016/NĐ-CP - Báo cáo tính thuế nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu. 9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
Quyết Định 911/QĐ-BTC về việc công bố thủ tục hành chính mới, thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ trong lĩnh vực hải quan thuộc phạm vi chức năng quản lý của bộ tài chính . * Điều 32 - Khoản 11 + Điểm a + Điểm b - Khoản 6 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d - Khoản 11 + Điểm a + Điểm b - Khoản 6 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d
Quyết Định 911/QĐ-BTC về việc công bố thủ tục hành chính mới, thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ trong lĩnh vực hải quan thuộc phạm vi chức năng quản lý của bộ tài chính . Điều 32 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Khoản 11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính - Điều 19 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 ngày 06/04/2016; - Khoản 18 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012 - Từ Điều 33 đến Điều 37 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. - Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. - Khoản 4 Điều 1 Thông tư số 07/2019/TT-BTC ngày 28/01/2019 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 72/2015/TT-BTC ngày 12/05/2015 của Bộ Tài chính quy định áp dụng chế độ ưu tiên trong việc thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp. Mẫu số 09 TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ……………………… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ……………… ………….., ngày…...tháng….năm ……… CÔNG VĂN ĐỀ NGHỊ HOÀN THUẾ [01] Trường hợp hoàn thuế trước, kiểm tra sau: □ Trường hợp kiểm tra trước, hoàn thuế sau: □ Kính gửi: ……………………(tên cơ quan có thẩm quyền hoàn thuế) …………… I- THÔNG TIN VỀ TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ HOÀN THUẾ: [02] Tên người nộp thuế ………………………………………………………………………….. [03] Mã số thuế: [04] CMND/Hộ chiếu số……………: Ngày cấp: ……/…../……. Nơi cấp: …….Quốc tịch: …….. [05] Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………… [06] Quận/huyện: ……………………………………..[07] Tỉnh/thành phố: ……………………….. [08] Điện thoại: …………………..[09] Fax: ……………………….[10] Email: ……………………. [11] Tên đại lý hải quan (nộp thuế theo ủy quyền): ………………………………………………….. [12] Mã số thuế: [13] Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………….. [14] Quận/huyện: ……………………………[15] Tỉnh/thành phố: …………………………………. [16] Điện thoại: …………………[17] Fax: ……………………[18] Email: ……………………….. [19] Hợp đồng đại lý hải quan số: ……………………………….ngày ……………………………. II- NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ HOÀN TRẢ KHOẢN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (NSNN): 11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: - Khoản 20 Điều 4, Điều 23, Điều 24, khoản 2 Điều 25 Luật hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014; - Khoản 2 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 ngày 06/4/2016; - Điều 7, Điều 8, Điều 31 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ. Điểm a) Điểm a) Hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ chậm nhất là 02 (hai) giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan; Điểm b) Điểm b) Hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa chậm nhất là 08 (tám) giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hóa cho cơ quan hải quan. Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật có liên quan thì thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa được tính từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định. Trường hợp lô hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra phức tạp thì Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa, nhưng thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày; Cơ quan hải quan thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa vào ngày lễ, ngày nghỉ và ngoài giờ làm việc để bảo đảm kịp thời việc xếp dỡ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, việc xuất cảnh, nhập cảnh của hành khách, phương tiện vận tải hoặc trên cơ sở đề nghị của người khai hải quan và phù hợp với điều kiện thực tế của địa bàn hoạt động hải quan. Trong thời hạn tối đa không quá 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan hải quan thực hiện miễn thuế hoặc thông báo cho người nộp thuế lý do không thuộc diện được miễn thuế. Khoản 6 Điểm a) Điểm a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Tài chính. Điểm b) Điểm b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không có Điểm c) Điểm c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục hải quan. Điểm d) Điểm d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Tổng cục Hải quan.
Quyết Định 636/QĐ-TANDTC ban hành quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tòa án nhân dân . * Điều 2 Kèm theo Chương I * Điều 1 * Điều 2 * Điều 3 * Điều 4 * Điều 5 Kèm theo Chương II * Điều 6 * Điều 6 * Điều 7 * Điều 8 * Điều 9 * Điều 10 * Điều 11 * Điều 12 * Điều 13 * Điều 14 * Điều 15 * Điều 16 - Khoản 1
Quyết Định 636/QĐ-TANDTC ban hành quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tòa án nhân dân . Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chánh án Tòa án quân sự trung ương; Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao; Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong Tòa án nhân dân chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 2; - Các đ/c Phó Chánh án TANDTC (để chỉ đạo thực hiện); - Cổng thông tin điện tử TANDTC; - Lưu: Vụ TCCB (P1&P5). Kèm theo Chương I Điều 1 Phạm vi điều chỉnh Quy chế này quy định về đối tượng, mục tiêu, nguyên tắc, nội dung và việc quản lý, tổ chức và thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo hợp đồng không xác định thời hạn trong Tòa án nhân dân. Điều 2 Đối tượng áp dụng Khoản 1. Cán bộ, công chức Tòa án nhân dân các cấp. Khoản 2. Viên chức của các đơn vị sự nghiệp thuộc Tòa án nhân dân tối cao. Khoản 3. Việc cử đi đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ Tòa án quân sự các cấp được thực hiện theo Quy chế đào tạo, bồi dưỡng của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và các quy định tại Quy chế này. Khoản 4. Người lao động trực tiếp làm các công việc quy định tại Điều 1 Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp mà được ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn thì được tham gia học tập, bồi dưỡng theo yêu cầu của cơ quan, đơn vị sử dụng người lao động. Điều 3 Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng Trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động công vụ của cán bộ, công chức và hoạt động nghề nghiệp của viên chức, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị và năng lực đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, sự nghiệp phát triển của đất nước. Điều 4 Nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng Khoản 1. Đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; vị trí việc làm; gắn với công tác sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức, phù hợp với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của Tòa án nhân dân. Khoản 2. Việc chọn, cử và quản lý công chức, viên chức đi học được thực hiện công khai, minh bạch, công bằng, dân chủ, đề cao ý thức tự học và việc lựa chọn Chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức. Khoản 3. Đơn vị giới thiệu công chức, viên chức đi học phải đảm bảo việc đi học của công chức, viên chức không làm ảnh hưởng đến việc hoàn thành nhiệm vụ chung của đơn vị. Số lượng công chức, viên chức đi học trong giờ hành chính của mỗi đơn vị trong cùng một năm công tác không vượt quá 20% tổng số biên chế hiện có của đơn vị; đối với hình thức đào tạo tại chức và hình thức đào tạo không tập trung thì không vượt quá 25% tổng số biên chế hiện có của đơn vị. Khoản 4. Khuyến khích công chức, viên chức, người lao động đăng ký học các khóa đào tạo, bồi dưỡng trong nước học ngoài giờ hành chính và tự túc toàn bộ chi phí đào tạo. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với vị trí việc làm hiện tại hoặc phù hợp với yêu cầu công tác của đơn vị. Điều 5 Nội dung đào tạo, bồi dưỡng Khoản 1. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước: Điểm a) Lý luận chính trị; Điểm b) Đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp; Điểm c) Kiến thức quốc phòng và an ninh; Điểm d) Tiêu chuẩn chức danh ngạch; Điểm e) Kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ; Điểm f) Kiến thức tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc. Khoản 2. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài: Điểm a) Kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng quản lý hành chính nhà nước. Điểm b) Kiến thức và kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ; Điểm c) Kiến thức ngoại ngữ; Điểm d) Kiến thức, kinh nghiệm hội nhập quốc tế. Kèm theo Chương II Mục 1 Điều 6 Tiêu chuẩn chung Khoản 1. Có phẩm chất chính trị, tư cách đạo đức tốt; chấp hành tốt nội quy cơ quan, có trách nhiệm cao trong công tác, hoàn thành tốt công việc được giao. Điều 6 Tiêu chuẩn chung Khoản 2. Thuộc diện được quy hoạch đào tạo ở các trình độ chức danh của đơn vị gắn với nhu cầu công việc đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Khoản 3. Có cam kết tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành Chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo. Khoản 4. Không đang trong thời gian xem xét thi hành kỷ luật, đình chỉ công tác; đối tượng bị điều tra, thanh tra; trong thời gian thi hành kỷ luật; đang nghỉ theo chế độ, chính sách quy định; Khoản 5. Có đủ sức khỏe để đảm bảo nhiệm vụ học tập. Khoản 6. Đáp ứng đầy đủ yêu cầu của từng khóa đào tạo, bồi dưỡng. Điều 7 Điều kiện cử đi đào tạo sau đại học Ngoài các tiêu chuẩn chung theo quy định tại Điều 6 của Quy chế này, cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo sau đại học phải đáp ứng những điều kiện sau: Khoản 1. Đối với cán bộ, công chức: Điểm a) Có thời gian công tác từ đủ 3 năm trở lên trong Tòa án nhân dân (không kể thời gian tập sự) và 02 năm liên tục liền kề trước thời điểm được cử đi đào tạo hoàn thành tốt nhiệm vụ; Điểm b) Không quá 40 tuổi tính từ thời điểm được cử đi đào tạo sau đại học lần đầu; Điểm c) Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm. Khoản 2. Đối với viên chức: Điểm a) Đã kết thúc thời gian tập sự (nếu có); Điểm b) Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm. Khoản 3. Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi học theo các Chương trình hợp tác với nước ngoài được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngoài các quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này còn phải đáp ứng yêu cầu khác của Chương trình hợp tác. Điều 8 Điều kiện được cử đi đào tạo trình độ cao đẳng, đại học Khoản 1. Công chức công tác tại Tòa án nhân dân cấp huyện là người dân tộc thiểu số hoặc công tác tại các huyện miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Khoản 2. Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này được cử đi học theo các Chương trình hợp tác với nước ngoài được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngoài các quy định tại Khoản 1 Điều này còn phải đáp ứng yêu cầu khác của Chương trình hợp tác. Mục 2 Điều 9 Tiêu chuẩn, điều kiện cử đi đào tạo cao cấp lý luận chính trị Khoản 1. Đối tượng Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và tương đương trở lên; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương trở lên; cán bộ, công chức, viên chức được quy hoạch vào các chức danh này. Khoản 2. Các đối tượng được cử đi học phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: Điểm a) Là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Điểm b) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam hoặc ở nước ngoài. Điểm c) Về độ tuổi: - Đối với hệ không tập trung: cán bộ, công chức, viên chức được cử đi học có tuổi đời từ 40 trở lên đối với nam, 35 tuổi trở lên đối với nữ; - Đối với hệ tập trung: cán bộ, công chức, viên chức được cử đi học có tuổi đời dưới 40 tuổi đối với nam, dưới 35 tuổi đối với nữ; Khoản 3. Cán bộ lãnh đạo, quản lý được quy định tại Khoản 1 Điều này hiện đang công tác từ 3 năm trở lên ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, các huyện biên giới, hải đảo, nếu chưa có bằng tốt nghiệp đại học thì phải có bằng tốt nghiệp trung cấp hoặc cao đẳng về chuyên môn và bằng tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc trung cấp lý luận chính trị. Khoản 4. Theo quy định của Ban Tổ chức Trung ương, cán bộ lãnh đạo, quản lý được quy định tại Khoản 1 Điều này được vận dụng về độ tuổi ít hơn 5 tuổi so với đối tượng khác gồm: Điểm a) Cán bộ lãnh đạo, quản lý hiện đang công tác 3 năm trở lên ở huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, huyện biên giới, hải đảo; Điểm b) Cán bộ lãnh đạo, quản lý là cán bộ Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Điểm c) Cán bộ đang công tác giảng dạy, nghiên cứu ở các học viện (bao gồm cán bộ cấp vụ, khoa, phòng, giảng viên chính trở lên); Điểm d) Cán bộ, công chức có thời gian giữ ngạch chuyên viên chính (và tương đương) từ 4 năm trở lên và có trong kế hoạch được dự thi nâng ngạch chuyên viên cao cấp (và tương đương); Điểm đ) Cán bộ là thư ký các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng. Khoản 5. Đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn khác theo quy định của Ban Tổ chức Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Mục 2 Điều 10 Điều kiện cử đi học lớp hoàn chỉnh kiến thức cao cấp lý luận chính trị Khoản 1. Đối tượng Điểm a) Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và tương đương trở lên; cán bộ được quy hoạch vào các chức danh này; Điểm b) Cán bộ, công chức, viên chức là lãnh đạo quản lý cấp phòng và cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện quy hoạch lãnh đạo cấp phòng và tương đương. Khoản 2. Điều kiện Điểm a) Là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam; Điểm b) Có bằng thạc sĩ, tiến sĩ do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cấp (gồm các cơ sở đào tạo: Trung tâm Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Báo chí và tuyên truyền, Học viện Chính trị khu vực I). Những trường hợp có bằng thạc sĩ, tiến sĩ do các cơ sở đào tạo ngoài Học viện cấp được tham dự xét tuyển nếu đáp ứng các điều kiện sau: - Trực tiếp giảng dạy, nghiên cứu trong lĩnh vực lý luận chính trị tại các cơ sở đào tạo thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, có thâm niên công tác từ 10 năm trở lên; - Có bằng thạc sĩ, tiến sĩ thuộc khối ngành Khoa học xã hội và Nhân văn. Mục 2 Điều 11 Điều kiện cử đi đào tạo trung cấp lý luận chính trị Khoản 1. Đối tượng Công chức, viên chức được quy hoạch Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và tương đương; Thẩm phán; Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên đáp ứng điều kiện để đi học đào tạo nghiệp vụ xét xử; Chuyên viên đủ điều kiện dự thi nâng ngạch chuyên viên chính; Khoản 2. Điều kiện Điểm a) Có trình độ học vấn tốt nghiệp đại học trở lên; Điểm b) Đáp ứng các điều kiện của Ban Tổ chức Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Mục 3 Điều 12 Bồi dưỡng thường xuyên Cán bộ, công chức, viên chức không phân biệt độ tuổi và thời gian công tác được cử đi bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành hằng năm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ tối thiểu là 01 tuần/năm, trừ các khóa bồi dưỡng quy định tại Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18 Mục này và một số khóa bồi dưỡng khác theo quy định của cơ sở đào tạo. Mục 3 Điều 13 Bồi dưỡng đối với những trường hợp Thẩm phán chưa được bổ nhiệm lại Thẩm phán bị tạm dừng chưa được bổ nhiệm lại phải hoàn thành một khóa bồi dưỡng do Tòa án nhân dân tối cao quy định. Điều 14 Tiêu chuẩn chung được cử đi bồi dưỡng Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi bồi dưỡng phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây: Khoản 1. Không đang trong thời gian xem xét, thi hành kỷ luật, đình chỉ công tác; đối tượng bị điều tra, thanh tra; trong thời gian thi hành kỷ luật; đang nghỉ theo chế độ chính sách quy định. Khoản 2. Đủ sức khỏe để đảm bảo nhiệm vụ học tập. Khoản 3. Không đang trong thời gian tham gia khóa học khác. Khoản 4. Đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khóa bồi dưỡng được cử đi học. Mục 3 Điều 15 Điều kiện cử đi bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước Ngoài các tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 14 của Quy chế này, cán bộ, công chức, viên chức được cử đi bồi dưỡng phải đáp ứng các điều kiện sau: Khoản 1. Điều kiện cử đi bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp Điểm a) Đã có thời gian giữ ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương từ đủ 05 năm trở lên (trong đó thời gian giữ ngạch chuyên viên chính tối thiểu 01 năm); Điểm b) Đáp ứng các điều kiện theo quy định của Bộ Nội vụ. Khoản 2. Điều kiện cử đi bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính Điểm a) Đã có thời gian giữ ngạch chuyên viên hoặc tương đương từ đủ 08 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc, trong đó thời gian giữ ngạch chuyên viên tối thiểu 01 năm); Điểm b) Đáp ứng các điều kiện theo quy định của Bộ Nội vụ. Khoản 3. Điều kiện cử đi bồi dưỡng ngạch chuyên viên Điểm a) Công chức, viên chức ngạch cán sự và tương đương có thời gian giữ ngạch tối thiểu là 03 năm. Trường hợp đang giữ ngạch nhân viên thì thời gian giữ ngạch nhân viên hoặc tương đương tối thiểu là 05 năm. Công chức, viên chức ngạch chuyên viên và tương đương (kể cả công chức dự bị) chưa qua khóa bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước; Điểm b) Đáp ứng các điều kiện theo quy định của Bộ Nội vụ. Mục 3 Điều 16 Điều kiện cử đi đào tạo nghiệp vụ xét xử Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án được cử đi học đào tạo nghiệp vụ xét xử khi đáp ứng các điều kiện sau: Khoản 1. Có thời gian làm công tác pháp luật từ đủ 04 năm trở lên.
Quyết Định 636/QĐ-TANDTC ban hành quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tòa án nhân dân . Kèm theo Chương II * Điều 16 - Khoản 3 + Điểm a + Điểm b * Điều 16 * Điều 17 * Điều 18 * Điều 19 * Điều 20 * Điều 21 * Điều 22 * Điều 23 Kèm theo Chương III * Điều 24 * Điều 24 * Điều 25
Quyết Định 636/QĐ-TANDTC ban hành quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tòa án nhân dân . Kèm theo Chương II Mục 3 Điều 16 Điều kiện cử đi đào tạo nghiệp vụ xét xử Khoản 3 Điểm a) Công chức, viên chức ngạch cán sự và tương đương có thời gian giữ ngạch tối thiểu là 03 năm. Trường hợp đang giữ ngạch nhân viên thì thời gian giữ ngạch nhân viên hoặc tương đương tối thiểu là 05 năm. Công chức, viên chức ngạch chuyên viên và tương đương (kể cả công chức dự bị) chưa qua khóa bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước; Điểm b) Đáp ứng các điều kiện theo quy định của Bộ Nội vụ. Mục 3 Điều 16 Điều kiện cử đi đào tạo nghiệp vụ xét xử Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án được cử đi học đào tạo nghiệp vụ xét xử khi đáp ứng các điều kiện sau: Khoản 1. Có thời gian làm công tác pháp luật từ đủ 04 năm trở lên. Khoản 2. Có trình độ cử nhân Luật hệ chính quy (đối với các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, huyện biên giới, hải đảo thì Thủ trưởng đơn vị căn cứ điều kiện cụ thể báo cáo Lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định). Khoản 3. Thời gian công tác còn lại ít nhất 7 năm tính từ ngày được cử đi học. Khoản 4. Có ít nhất 3 năm liền kề năm được cử đi học hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác. Khoản 5. Đảm bảo các yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên môn và là nguồn để dự thi tuyển chọn Thẩm phán. Mục 3 Điều 17 Điều kiện cử đi đào tạo nghiệp vụ Thẩm tra viên cao cấp, Thẩm tra viên chính, Thẩm tra viên Khoản 1. Điều kiện cử đi đào tạo nghiệp vụ Thẩm tra viên cao cấp Điểm a) Đã có thời gian giữ ngạch Thẩm tra viên chính hoặc tương đương từ đủ 05 năm trở lên (trong đó thời gian giữ ngạch Thẩm tra viên chính tối thiểu 01 năm). Điểm b) Có ít nhất 3 năm liền kề năm được cử đi học hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác. Khoản 2. Điều kiện cử đi đào tạo nghiệp vụ Thẩm tra viên chính Điểm a) Đã có thời gian giữ ngạch Thẩm tra viên hoặc tương đương từ đủ 08 năm trở lên (trong đó thời gian giữ ngạch Thẩm tra viên tối thiểu 01 năm). Điểm b) Có ít nhất 2 năm liền kề năm được cử đi học hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác. Khoản 3. Điều kiện cử đi đào tạo nghiệp vụ Thẩm tra viên Công chức đã có thời gian giữ ngạch Thư ký viên từ đủ 04 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc) hoặc công chức đang được xếp ngạch Thẩm tra viên nhưng chưa được đào tạo nghiệp vụ Thẩm tra viên. Mục 3 Điều 18 Điều kiện cử đi đào tạo nghiệp vụ Thư ký viên cao cấp, Thư ký viên chính, Thư ký viên Khoản 1. Điều kiện cử đi đào tạo Thư ký viên cao cấp Đã có thời gian giữ ngạch Thư ký viên chính và tương đương từ đủ 05 năm trở lên (trong đó thời gian giữ ngạch Thư ký viên chính tối thiểu là 01 năm). Khoản 2. Điều kiện cử đi đào tạo Thư ký viên chính Công chức đã có thời gian giữ ngạch Thư ký viên từ đủ 08 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc, trong đó thời gian giữ ngạch Thư ký viên tối thiểu là 01 năm). Khoản 3. Điều kiện cử đi đào tạo Thư ký viên Điểm a) Công chức mới được tuyển dụng vào ngạch Thư ký, công chức đã là Thư ký viên nhưng chưa được đào tạo nghiệp vụ Thư ký Tòa án. Điểm b) Cán sự có thời gian giữ ngạch cán sự hoặc tương đương tối thiểu là 02 năm và trong 02 năm đó đều hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác. Điểm c) Nhân viên có thời gian giữ ngạch nhân viên hoặc tương đương tối thiểu 4 năm và trong 04 năm đó đều hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác. Mục 3 Điều 19 Điều kiện cử đi bồi dưỡng ở nước ngoài Khoản 1. Đối với các khóa bồi dưỡng có thời gian dưới 01 tháng, cán bộ, công chức, viên chức phải còn đủ tuổi để công tác ít nhất 18 tháng tính từ khi khóa bồi dưỡng bắt đầu. Khoản 2. Đối với các khóa bồi dưỡng có thời gian từ 01 tháng trở lên, cán bộ, công chức, viên chức phải còn đủ tuổi để công tác ít nhất 02 năm tính từ khi khóa bồi dưỡng bắt đầu. Khoản 3. Không trong thời gian xem xét, xử lý kỷ luật hoặc trong thời gian thi hành kỷ luật từ khiển trách trở lên; không thuộc trường hợp chưa được xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của pháp luật. Khoản 4. Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi bồi dưỡng phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong năm trước liền kề. Khoản 5. Chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức, viên chức được cử đi bồi dưỡng phải phù hợp với nội dung của khóa bồi dưỡng. Khoản 6. Đáp ứng yêu cầu, điều kiện của cơ sở đào tạo nước ngoài hoặc chương trình hợp tác nước ngoài mà Tòa án nhân dân tối cao ký kết. Khoản 7. Đủ sức khỏe để đảm bảo nhiệm vụ học tập. Mục 4 Điều 20 Cơ sở cử công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng Khoản 1. Việc chọn, cử công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng dựa trên cơ sở chỉ tiêu được phân bổ, tỷ lệ quy định, quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của đơn vị, của Tòa án nhân dân và nguyện vọng của công chức, viên chức. Khoản 2. Trong quá trình chọn, cử công chức, viên chức đi học cần xem xét theo thứ tự ưu tiên sau đây: Điểm a) Lĩnh vực chuyên môn công chức, viên chức dự định học thuộc lĩnh vực ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng của đơn vị sử dụng công chức, viên chức và của Tòa án nhân dân tối cao; Điểm b) Đã được quy hoạch lãnh đạo; Điểm c) Đã đi luân chuyển, biệt phái; Điểm d) Có thành tích công tác cao hơn; Điểm đ) Là nữ; Điểm e) Có thời gian công tác tại đơn vị cử đi học nhiều hơn; Điểm g) Có số lần được cử đi học ít hơn; Điểm h) Trẻ tuổi và có thành tích xuất sắc trong công tác; Điểm i) Có độ tuổi cao hơn; Điểm k) Là người dân tộc thiểu số. Mục 4 Điều 21 Thủ tục chọn, cử công chức, viên chức đi học theo chỉ tiêu do Tòa án nhân dân tối cao phân bổ Khoản 1. Trường hợp đi học ở trong nước Điểm a) Trên cơ sở chỉ tiêu được phân bổ, điều kiện, tiêu chuẩn của khóa học và các quy định tại Quy chế này, sau khi tham khảo ý kiến của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội của đơn vị, Thủ trưởng đơn vị sử dụng công chức, viên chức quyết định và gửi hồ sơ, văn bản giới thiệu công chức, viên chức dự tuyển về Vụ Tổ chức - Cán bộ theo thời hạn thông báo; Điểm b) Căn cứ vào chỉ tiêu được phân bổ và số lượng công chức, viên chức do các đơn vị giới thiệu, Vụ Tổ chức - Cán bộ đối chiếu với nguyên tắc, điều kiện, tiêu chuẩn, trình Lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định; Điểm c) Kết quả chọn, cử công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng được thông báo cho Thủ trưởng đơn vị sử dụng công chức, viên chức; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và công chức, viên chức được giới thiệu đi đào tạo, bồi dưỡng trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao cho ý kiến chỉ đạo; Điểm d) Trường hợp đặc biệt, do yêu cầu của khóa học cần cử đích danh công chức, viên chức đi học để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan thì Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ trao đổi thống nhất với Thủ trưởng đơn vị sử dụng công chức trước khi trình Lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định. Khoản 2. Trường hợp đi học ở nước ngoài Trên cơ sở chỉ tiêu được phân bổ theo đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước; chương trình, dự án Tòa án nhân dân tối cao hợp tác với nước ngoài; Vụ Tổ chức - Cán bộ phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế và các đơn vị có liên quan, đối chiếu với các nguyên tắc, điều kiện, tiêu chuẩn của từng khóa học để lựa chọn, đề xuất cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng trình Lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định. Mục 4 Điều 22 Thủ tục chọn, cử công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng trong trường hợp đơn vị và công chức, viên chức tự tìm chỉ tiêu Khoản 1. Thủ tục chọn, cử công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng trong trường hợp đơn vị tự tìm chỉ tiêu Điểm a) Trường hợp đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài Thủ trưởng đơn vị căn cứ các quy định tại Quy chế này lựa chọn công chức, viên chức và gửi văn bản giới thiệu, hồ sơ dự tuyển của công chức, viên chức về Vụ Tổ chức - Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao để đề xuất, báo cáo Lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định. Điểm b) Trường hợp đi đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước Thủ trưởng đơn vị căn cứ quy định về phân cấp quản lý Nhà nước của Tòa án nhân dân tối cao và các quy định tại Quy chế này xem xét, quyết định việc chọn, cử công chức, viên chức đi học. Khoản 2. Thủ tục cử công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng theo chỉ tiêu do công chức, viên chức tự tìm Điểm a) Trường hợp đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài Thủ trưởng đơn vị căn cứ vào các quy định tại Quy chế này xem xét, gửi văn bản giới thiệu kèm hồ sơ dự tuyển của công chức, viên chức về Vụ Tổ chức - Cán bộ để thẩm định, trình Lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định. Riêng trường hợp công chức thuộc Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì Thủ trưởng đơn vị gửi văn bản giới thiệu, hồ sơ dự tuyển của công chức về Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét và có ý kiến bằng văn bản gửi về Vụ Tổ chức - Cán bộ để báo cáo Lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định. Điểm b) Trường hợp đi đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước Thủ trưởng đơn vị xem xét, cử đi đào tạo, bồi dưỡng trên cơ sở các quy định tại Quy chế này và quy định về phân cấp quản lý nhà nước của Tòa án nhân dân tối cao. Mục 4 Điều 23 Hồ sơ đi học Khoản 1. Hồ sơ đăng ký dự tuyển Công chức, viên chức được giới thiệu đi đào tạo, bồi dưỡng phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ dự tuyển bao gồm: Điểm a) Đơn đăng ký đi học của công chức, viên chức; Điểm b) Văn bản giới thiệu của Thủ trưởng đơn vị quản lý, sử dụng công chức, viên chức; Điểm c) Bản photocopy Quyết định tuyển dụng, Quyết định bổ nhiệm vào ngạch hoặc Quyết định tiếp nhận và bố trí công tác đối với công chức, viên chức; Điểm d) Bản thuyết trình về nội dung nghiên cứu, học tập đối với trường hợp đi học tiến sĩ và các tài liệu khác theo yêu cầu của từng khóa học. Khoản 2. Hồ sơ trúng tuyển Công chức, viên chức trúng tuyển phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bao gồm: Điểm a) Đơn đề nghị của công chức, viên chức; Điểm b) Thông báo kết quả trúng tuyển, giấy triệu tập đi học của cơ sở đào tạo; Điểm c) Văn bản cử đi dự thi của Thủ trưởng cơ quan quản lý và sử dụng công chức, viên chức; Điểm d) Đối với trường hợp đi học sau đại học phải kèm theo bản cam kết của công chức, viên chức, có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị sử dụng công chức, viên chức về thời gian tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, công vụ sau khi hoàn thành khóa đào tạo theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 của Quy chế này. Kèm theo Chương III Mục 4 Điều 24 Quyền lợi của công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng Khoản 1. Đối với công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng trong nước: Điểm a) Được cơ quan quản lý, sử dụng bố trí thời gian và kinh phí theo quy định; Điểm b) Được tính thời gian đào tạo, bồi dưỡng vào thời gian công tác liên tục; Điểm c) Được hưởng các chế độ, phụ cấp theo quy định của pháp luật; Điều 24 Quyền lợi của công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng Khoản 1 Điểm d) Được biểu dương, khen thưởng về kết quả xuất sắc trong đào tạo, bồi dưỡng. Khoản 2. Công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài được hưởng quyền lợi theo quy định của pháp luật và quy chế của Tòa án nhân dân. Điều 25 Nghĩa vụ của công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng Khoản 1. Tuân thủ chính sách, pháp luật của Việt Nam và nước cử đến đào tạo, bồi dưỡng, quy định của Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước và nước ngoài. Khoản 2. Có nghĩa vụ học tập, nghiên cứu, thực tập đúng quy định về thời hạn, cấp học, ngành học và trình độ đào tạo đã được ghi trong quyết định cử đi học. Khoản 3. Hằng năm, báo cáo tiến độ và kết quả học tập bằng văn bản về đơn vị sử dụng và đơn vị quản lý công chức (đối với các khóa đào tạo, bồi dưỡng có thời gian trên 1 năm). Khoản 4. Khi kết thúc khóa học, công chức, viên chức phải báo cáo bằng văn bản kết quả học tập, việc chấp hành chính sách, pháp luật, chế độ kỷ luật trong thời gian học tập kèm theo các văn bằng, chứng chỉ (bản sao có chứng thực) và luận văn tốt nghiệp (đối với khóa học có viết luận văn tốt nghiệp) về đơn vị quản lý công chức, viên chức chậm nhất là 07 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc khóa học đối với trường hợp đi học ở trong nước và chậm nhất là 07 ngày làm việc, kể từ ngày công chức, viên chức về nước đối với trường hợp đi học ở nước ngoài. Trường hợp vì lý do khách quan, công chức, viên chức chưa được cấp văn bằng, chứng chỉ ngay sau khi tốt nghiệp khóa học thì cần có văn bản xác nhận kết quả học tập của cơ sở đào tạo và công chức, viên chức có trách nhiệm nộp văn bằng, chứng chỉ chậm nhất là 03 ngày làm việc kể từ ngày công chức, viên chức nhận được văn bằng, chứng chỉ. Trường hợp đi học ở nước ngoài và ở đó có cơ quan quản lý lưu học sinh, cán bộ của Việt Nam đi học thì công chức, viên chức phải có văn bản nhận xét của cơ quan đó. Khoản 5. Hoàn thành nhiệm vụ học tập theo đúng thời gian và mục tiêu đã được xác định; trường hợp vì lý do khách quan không theo hết khóa học hoặc phải kéo dài thời gian học tập phải báo cáo Thủ trưởng đơn vị quản lý và sử dụng công chức, viên chức để xem xét, quyết định. Khoản 6. Kết thúc chương trình đào tạo tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chuyên môn tại cơ quan, đơn vị đã cử đi đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đi đào tạo, bồi dưỡng. Khoản 7. Thực hiện quy định về đền bù chi phí đào tạo.
Quyết Định 636/QĐ-TANDTC ban hành quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tòa án nhân dân . Kèm theo Chương IV * Điều 26 - Khoản 5 - Khoản 6 - Khoản 7 * Điều 26 * Điều 27 * Điều 28 * Điều 29 * Điều 30 * Điều 31 Kèm theo Chương V * Điều 32 * Điều 33 * Điều 33 * Điều 34 * Điều 35 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 4 - Khoản 5 - Khoản 6
Quyết Định 636/QĐ-TANDTC ban hành quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tòa án nhân dân . Kèm theo Chương IV Điều 26 Xử lý vi phạm Khoản 5. Hoàn thành nhiệm vụ học tập theo đúng thời gian và mục tiêu đã được xác định; trường hợp vì lý do khách quan không theo hết khóa học hoặc phải kéo dài thời gian học tập phải báo cáo Thủ trưởng đơn vị quản lý và sử dụng công chức, viên chức để xem xét, quyết định. Khoản 6. Kết thúc chương trình đào tạo tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chuyên môn tại cơ quan, đơn vị đã cử đi đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đi đào tạo, bồi dưỡng. Khoản 7. Thực hiện quy định về đền bù chi phí đào tạo. Điều 26 Xử lý vi phạm Khoản 1. Công chức, viên chức không chấp hành Quyết định cử đi đào tạo, bồi dưỡng của cơ quan mà không có lý do chính đáng bị xem xét xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về kỷ luật công chức, viên chức. Khoản 2. Công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng nếu vi phạm các nghĩa vụ quy định tại Quy chế này và các quy định khác của pháp luật thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành. Khoản 3. Thủ trưởng đơn vị cử công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng vi phạm các quy định tại Quy chế này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành. Khoản 4. Công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng nếu vi phạm quy chế, nội quy của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thì sẽ được thông báo về đơn vị để xử lý theo quy định của Tòa án nhân dân và của pháp luật. Khoản 5. Công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng dài hạn ở nước ngoài nếu không về nước đúng hạn mà không được Tòa án nhân dân tối cao chấp thuận bằng văn bản hoặc về nước nhưng không tiếp tục làm việc trong Tòa án nhân dân hoặc chưa làm việc đủ số thời gian tối thiểu theo cam kết mà tự ý bỏ việc thì bị xử lý với tất cả các biện pháp sau: Điểm a) Xử lý kỷ luật buộc thôi việc; Điểm b) Yêu cầu bồi thường toàn bộ chi phí đào tạo, không phân biệt nguồn tài trợ từ phía nước ngoài hay trong nước tương ứng với thời gian làm việc thực tế còn thiếu so với thời gian làm việc quy định trong bản cam kết cử đi đào tạo; Điểm c) Giữ lại hồ sơ cán bộ gốc và không xác nhận giấy tờ cần thiết khác hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết nếu chưa thực hiện xong nghĩa vụ bồi thường chi phí đào tạo. Điều 27 Các trường hợp phải đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng Công chức, viên chức được cơ quan cử đi đào tạo, bồi dưỡng phải bồi thường chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật hiện hành trong các trường hợp sau đây: Khoản 1. Tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong thời gian đào tạo. Khoản 2. Tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng đầy đủ thời gian theo quy định, có xác nhận của Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhưng không được cơ sở đào tạo cấp văn bằng tốt nghiệp. Khoản 3. Tự ý bỏ việc, xin thôi việc theo nguyện vọng cá nhân hoặc xin chuyển công tác ra khỏi Tòa án nhân dân trong thời gian cử đi đào tạo, bồi dưỡng. Khoản 4. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, bồi dưỡng và được cấp văn bằng khóa học nhưng bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết quy định tại Khoản 6 Điều 25 của Quy chế này. Điều 28 Hội đồng xét đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng Khoản 1. Thủ trưởng cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức hoặc cơ quan, đơn vị được phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức thành lập Hội đồng xét đền bù. Khoản 2. Hội đồng bao gồm: Điểm a) 01 Đại diện lãnh đạo Vụ Tổ chức - Cán bộ (trường hợp công chức, viên chức thuộc các đơn vị của Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao) hoặc đại diện lãnh đạo Phòng Tổ chức - Cán bộ, Thanh tra và Thi đua khen thưởng (trường hợp công chức thuộc các đơn vị thuộc quyền quản lý của Tòa án nhân dân cấp tỉnh) làm Chủ tịch Hội đồng; Điểm b) 01 Đại diện lãnh đạo đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức; Điểm c) 01 Đại diện tổ chức Công đoàn của đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức; Điểm d) 01 Đại diện bộ phận tài chính - kế toán của cơ quan chi trả các khoản chi phí cho khóa đào tạo, bồi dưỡng; Điểm đ) 01 Công chức phụ trách đào tạo, bồi dưỡng của Vụ Tổ chức - Cán bộ hoặc Phòng Tổ chức - Cán bộ, Thanh tra và Thi đua khen thưởng làm Thư ký Hội đồng. Khoản 3. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc công khai, dân chủ và biểu quyết theo đa số. Khoản 4. Cuộc họp của Hội đồng xét đền bù được thực hiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Điều 29 Chi phí đền bù và cách tính chi phí đền bù Chi phí đền bù, cách tính chi phí đền bù, quyết định đền bù, trả và thu hồi chi phí đền bù thực hiện theo quy định tại Điều 8, Điều 13, Điều 14 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Điều 30 Điều kiện được giảm chi phí đền bù Mỗi năm công tác của cán bộ, công chức, viên chức (không tính thời gian tập sự và thời gian công tác sau khi được đào tạo) được tính giảm 1% chi phí đền bù. Trường hợp là nữ hoặc là người dân tộc thiểu số thì mỗi năm công tác được tính giảm đối đa 1,5% chi phí đền bù. Điều 31 Quy định về bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo đối với trường hợp được hưởng học bổng và chi phí đào tạo từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc do nước ngoài tài trợ Khoản 1. Đối tượng áp dụng Điểm a) Cán bộ, công chức, viên chức được cơ quan cử đi đào tạo ở nước ngoài theo các chương trình giáo dục cao đẳng, đại học, thạc sỹ, tiến sỹ được hưởng học bổng và chi phí đào tạo từ nguồn ngân sách nhà nước (bao gồm cả chương trình giáo dục theo Hiệp định ký kết với nhà nước Việt Nam); Điểm b) Cán bộ, công chức, viên chức được tham gia chương trình đào tạo ở trong nước theo các Đề án đặt hàng do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Khoản 2. Nguyên tắc bồi hoàn chi phí đào tạo Điểm a) Cán bộ, công chức, viên chức được quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này và gia đình cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo (gồm: bố, mẹ đẻ, hoặc chồng, vợ, hoặc người đại diện hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức) có cam kết việc bồi hoàn toàn bộ chi phí đào tạo được cấp từ ngân sách nhà nước theo quy định. Trong trường hợp, cán bộ, công chức, viên chức không trở về Việt Nam sau khi tốt nghiệp để chấp hành sự điều động, phân công công tác của cơ quan có thẩm quyền thì gia đình cán bộ, công chức, viên chức ở Việt Nam có trách nhiệm bồi hoàn chi phí đào tạo; Điểm b) Cán bộ, công chức, viên chức quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này có cam kết việc bồi hoàn toàn bộ hoặc một phần chi phí đào tạo được cấp từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định. Khoản 3. Trường hợp bồi hoàn chi phí đào tạo, chi phí bồi hoàn và cách tính chi phí bồi hoàn, Hội đồng xét chi phí bồi hoàn, trả và thu hồi chi phí bồi hoàn: được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 143/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 của Chính phủ quy định về bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo, Thông tư liên tịch số 04/2015/TTLT-BGDĐT-BTC ngày 10/3/2015 của liên Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số Điều của Nghị định số 143/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 của Chính phủ về bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo. Kèm theo Chương V Mục 1 Điều 32 Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng Khoản 1. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, quy hoạch cán bộ và kết quả đánh giá cán bộ, công chức, viên chức, Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hằng năm gửi Vụ Tổ chức - Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao vào tháng 12 của năm trước. Các đơn vị không xây dựng và gửi kế hoạch coi như không có nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng. Khoản 2. Vụ Tổ chức - Cán bộ tổng hợp nhu cầu của các đơn vị, xác định các lĩnh vực cần ưu tiên và cân đối các nguồn lực, xây dựng Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của năm báo cáo Lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao phê duyệt và thông báo cho các đơn vị. Mục 1 Điều 33 Một số quy định cụ thể trong quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng Khoản 1. Cán bộ, công chức, viên chức không được đăng ký, dự tuyển hoặc tham gia nhiều khóa đào tạo, bồi dưỡng trong cùng một thời gian. Khoản 2. Cán bộ, công chức, viên chức chỉ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng một lần trong một năm đối với khóa đào tạo, bồi dưỡng có thời gian từ 3 tháng đến dưới 6 tháng. Khoản 3. Cán bộ, công chức, viên chức đã được đi đào tạo, bồi dưỡng từ 6 tháng đến dưới 1 năm thì sau 1 năm, kể từ khi kết thúc khóa đào tạo, bồi dưỡng, mới được đăng ký đi học khóa đào tạo, bồi dưỡng khác. Khoản 4. Cán bộ, công chức, viên chức đã được đi đào tạo, bồi dưỡng từ 1 năm trở lên thì sau 2 năm, kể từ khi kết thúc khóa đào tạo, bồi dưỡng, mới được đăng ký đi học khóa đào tạo, bồi dưỡng khác. Điều 33 Một số quy định cụ thể trong quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng Khoản 5. Trường hợp công chức, viên chức có thành tích học tập xuất sắc và được cơ sở đào tạo đề nghị chuyển tiếp lên bậc học cao hơn thì căn cứ lĩnh vực chuyên môn được ưu tiên đào tạo và khả năng sắp xếp công việc của đơn vị, Thủ trưởng đơn vị sử dụng công chức, viên chức gửi văn bản đề nghị về Cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức, viên chức trình Lãnh đạo xem xét, quyết định. Khoản 6. Công chức, viên chức đã được cử đi dự tuyển, nhưng không dự thi (trừ trường hợp có lý do chính đáng) hoặc không trúng tuyển sẽ không được dự tuyển các khóa đào tạo tương tự khác trong vòng 12 tháng tiếp theo, kể từ thời điểm dự tuyển. Khoản 7. Cán bộ, công chức, viên chức chỉ được dự tuyển không quá 2 lần một cấp đào tạo ở trong nước và không quá 3 lần ở nước ngoài đối với bậc đào tạo sau đại học. Khoản 8. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức từ các cơ quan khác được tiếp nhận về công tác tại Tòa án nhân dân hoặc khi được tuyển dụng đang theo học các khóa đào tạo, bồi dưỡng dài hạn thì được tiếp tục theo học, nếu chuyên ngành đó phù hợp với công việc chuyên môn của cán bộ, công chức và nhiệm vụ của đơn vị thì được hỗ trợ 40% chi phí sau khi hoàn thành khóa học. Khoản 9. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức không được cử dự tuyển các khóa đào tạo, bồi dưỡng, nếu tự dự thi và trúng tuyển thì cán bộ, công chức, viên chức phải học ngoài giờ hành chính, tự túc kinh phí. Khoản 10. Điều kiện, tiêu chuẩn được cử đi đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện theo các quy định tại Quy chế này, trường hợp đặc biệt do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định. Mục 2 Điều 34 Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao Khoản 1. Xây dựng quy hoạch, nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của đơn vị theo quy định tại Khoản 1 Điều 32 của Quy chế này. Khoản 2. Thực hiện đúng quy định về chọn, cử và quản lý công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng theo quy định tại Quy chế này và theo quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt. Khoản 3. Phối hợp với Vụ Tổ chức - Cán bộ trong việc thông báo, chọn, cử công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng; quản lý, đánh giá kết quả quá trình học tập; tiếp nhận và bố trí công việc phù hợp cho công chức, viên chức của đơn vị sau khi hoàn thành khóa học, tạo điều kiện cho công chức, viên chức áp dụng và phát huy kiến thức đã học vào thực tiễn công tác. Mục 2 Điều 35 Trách nhiệm của Vụ Tổ chức - Cán bộ Khoản 1. Trên cơ sở nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng hằng năm của các đơn vị, phối hợp với Học viện Tòa án tổng hợp, xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của Tòa án nhân dân, trình Lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao xem xét, phê duyệt; phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện; theo dõi, thanh tra, kiểm tra thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức đã được phê duyệt. Khoản 2. Căn cứ Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức hằng năm và kinh phí đào tạo được cấp, phối hợp với Cục Kế hoạch Tài chính dự kiến phân bổ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cho các đơn vị, trình Lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao phê duyệt. Khoản 3. Tham mưu giúp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định và thực hiện các thủ tục chọn, cử, quản lý, đánh giá kết quả học tập của công chức, viên chức sau khi hoàn thành khóa đào tạo, bồi dưỡng. Khoản 4. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu giúp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định và thực hiện các thủ tục chọn, cử, quản lý; đánh giá kết quả học tập và tiếp nhận công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng theo các chương trình hợp tác với nước ngoài của Tòa án nhân dân tối cao, các đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước. Khoản 5. Tham mưu, giúp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quản lý các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật. Khoản 6. Đầu quý III hằng năm, phối hợp với Cục Kế hoạch Tài chính, Học viện Tòa án và các đơn vị có liên quan xây dựng Dự kiến Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và Dự kiến kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức Tòa án nhân dân của năm sau, báo cáo Lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao phê duyệt và gửi Bộ Nội vụ xem xét, thẩm định trình cấp có thẩm quyền cấp kinh phí đào tạo, bồi dưỡng.
Quyết Định 636/QĐ-TANDTC ban hành quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tòa án nhân dân . Kèm theo Chương V * Điều 35 - Khoản 5 - Khoản 6 - Khoản 7 * Điều 36 * Điều 37 * Điều 38 * Điều 39 * Điều 40 Kèm theo Chương VI * Điều 41 * Điều 42
Quyết Định 636/QĐ-TANDTC ban hành quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tòa án nhân dân . Kèm theo Chương V Mục 2 Điều 35 Trách nhiệm của Vụ Tổ chức - Cán bộ Khoản 5. Tham mưu, giúp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quản lý các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật. Khoản 6. Đầu quý III hằng năm, phối hợp với Cục Kế hoạch Tài chính, Học viện Tòa án và các đơn vị có liên quan xây dựng Dự kiến Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và Dự kiến kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức Tòa án nhân dân của năm sau, báo cáo Lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao phê duyệt và gửi Bộ Nội vụ xem xét, thẩm định trình cấp có thẩm quyền cấp kinh phí đào tạo, bồi dưỡng. Khoản 7. Hằng năm, báo cáo Chánh án Tòa án nhân cân tối cao, Ban Tổ chức Trung ương và Bộ Nội vụ kết quả hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của Tòa án nhân dân. Mục 2 Điều 36 Trách nhiệm của Vụ Hợp tác quốc tế Phối hợp với Vụ Tổ chức - Cán bộ thẩm định nội dung, chương trình đào tạo, thời gian đào tạo với cơ sở đào tạo của nước ngoài theo các chương trình hợp tác với nước ngoài của Tòa án nhân dân tối cao, các đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước, trình Lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định. Điều 37 Trách nhiệm của Cục Kế hoạch tài chính Khoản 1. Phối hợp với Vụ Tổ chức - Cán bộ xây dựng dự toán kinh phí đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức Tòa án nhân dân hằng năm báo cáo Lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao xem xét, phê duyệt và trình Bộ Tài chính thẩm định. Khoản 2. Phối hợp với Vụ Tổ chức - Cán bộ phân bổ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng hằng năm cho các đơn vị theo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức đã được Lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao phê duyệt. Khoản 3. Xây dựng, ban hành, hướng dẫn các đơn vị thực hiện thống nhất các định mức chi phí, chế độ chi tiêu tài chính trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng. Khoản 4. Kiểm tra quyết toán nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng của các đơn vị dự toán trực thuộc Tòa án nhân dân tối cao. Mục 2 Điều 38 Trách nhiệm của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Tòa án nhân dân tối cao Khoản 1. Chủ động xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cho các ngạch công chức, viên chức; chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; xây dựng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Khoản 2. Phối hợp với các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao xây dựng chương trình tập huấn phù hợp với từng đối tượng. Khoản 3. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo các điều kiện dạy và học có chất lượng. Khoản 4. Chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức - Cán bộ và các đơn vị có liên quan tổ chức đào tạo, bồi dưỡng theo Kế hoạch đã được Lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao phê duyệt. Khoản 5. Thực hiện việc cấp và quản lý văn bằng, chứng chỉ theo quy định của pháp luật. Khoản 6. Thực hiện các chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. Mục 2 Điều 39 Trách nhiệm của Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Khoản 1. Xây dựng quy hoạch, nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của đơn vị theo quy định tại Khoản 1 Điều 32 của Quy chế này. Khoản 2. Phối hợp với Vụ Tổ chức - Cán bộ trong việc chọn, cử và quản lý công chức thuộc quyền quản lý của đơn vị được cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài. Khoản 3. Quản lý các công chức thuộc thẩm quyền quản lý của đơn vị khi được cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước. Khoản 4. Trên cơ sở kinh phí đào tạo, bồi dưỡng được cấp, chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của đơn vị. Khoản 5. Định kỳ sáu tháng và một năm vào thời điểm ngày 31/5 và ngày 30/11 hằng năm gửi báo cáo kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và việc sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng của đơn vị về Vụ Tổ chức - Cán bộ, Cục Kế hoạch Tài chính. Mục 2 Điều 40 Trách nhiệm của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý tham gia giảng dạy các Chương trình đào tạo, bồi dưỡng Khoản 1. Định mức giờ chuẩn đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý tham gia giảng dạy Định mức giờ chuẩn cho giảng viên trong một năm học là 270 giờ chuẩn (trong đó giờ chuẩn trực tiếp lên lớp chiếm tối thiểu 50% định mức quy định), đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý tham gia giảng dạy có nghĩa vụ giảng dạy theo định mức dưới đây (tính theo tỷ lệ % của định mức giờ chuẩn): Stt Cán bộ lãnh đạo, quản lý tham gia giảng dạy Định mức 1 Phó Chánh án TANDTC; 10% 2 Thẩm phán TANDTC; 20% 3 Vụ trưởng và tương đương; 10% 4 Phó Vụ trưởng và tương đương; 15% 5 Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương của các đơn vị không phải Học viện Tòa án 20% 6 Giám đốc Học viện Tòa án 15% 7 Phó Giám đốc Học viện Tòa án; 20% 8 Trưởng khoa 75% 9 Phó Trưởng khoa 80% 10 Trưởng phòng thuộc Học viện Tòa án 25% 11 Phó trưởng phòng thuộc Học viện Tòa án 30% 12 Thẩm phán, công chức Tòa án khác 20% Khoản 2. Trách nhiệm của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý khi tham gia giảng dạy: Điểm a) Nghiên cứu để nắm vững mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, vị trí, yêu cầu của môn học và các chuyên đề được phân công giảng dạy, các quy chế kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập của học viên; Điểm b) Xây dựng kế hoạch giảng dạy, đề cương môn học, bài giảng và thiết kế các tài liệu, cơ sở dữ liệu phục vụ cho giảng dạy; Điểm c) Đảm bảo đủ số giờ lên lớp và việc thực hiện nhiệm vụ công tác chuyên môn. Kèm theo Chương VI Mục 2 Điều 41 Tổ chức thực hiện Khoản 1. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Tòa án nhân dân có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc Quy chế này. Khoản 2. Chánh án Tòa án quân sự trung ương, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, theo chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp với Vụ Tổ chức - Cán bộ thực hiện theo Quy chế này. Khoản 3. Học viện Tòa án chịu trách nhiệm xây dựng chương trình, kế hoạch bồi dưỡng đối với những trường hợp Thẩm phán chưa được bổ nhiệm lại. Mục 2 Điều 42 Sửa đổi, bổ sung Quy chế Khoản 1. Trong quá trình thực hiện Quy chế này, nếu có vướng mắc phát sinh, Chánh án Tòa án quân sự trung ương, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo kịp thời về Tòa án nhân dân tối cao qua Vụ Tổ chức - Cán bộ để tổng hợp, báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, chỉ đạo. Khoản 2. Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định./.
Về Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh . Chương I * Điều 1 * Điều 2 * Điều 3 * Điều 4 Chương II * Điều 5 * Điều 6 * Điều 7 * Điều 8 * Điều 9 * Điều 10 Chương III * Điều 11 * Điều 12 * Điều 13 - Khoản 1
Về Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh . Chương I Điều 1 Khoản 1. Đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là thanh niên Việt Nam tiên tiến, phấn đấu vì mục đích, lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc; có lối sống lành mạnh, cần kiệm, trung thực; tích cực, gương mẫu trong học tập, lao động, hoạt động xã hội và bảo vệ Tổ quốc, gắn bó mật thiết với thanh niên; chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước và Điều lệ Đoàn. Khoản 2. Thanh niên Việt Nam tuổi từ 16 đến 30, tích cực học tập, lao động và bảo vệ Tổ quốc, được tìm hiểu về Đoàn và tán thành Điều lệ Đoàn, tự nguyện hoạt động trong một tổ chức cơ sở của Đoàn, có lý lịch rõ ràng đều được xét kết nạp vào Đoàn. Khoản 3. Việc kết nạp thanh niên vào Đoàn được tiến hành theo các bước và thủ tục sau: - Thanh niên vào Đoàn tự nguyện viết đơn, báo cáo lý lịch và được một trong các tập thể, cá nhân sau đây giới thiệu và bảo đảm: + Một đoàn viên cùng công tác, sinh hoạt ít nhất ba tháng. + Tập thể Chi hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam (nếu là hội viên Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam). + Ban Chấp hành Chi hội Sinh viên Việt Nam (nếu là hội viên Hội Sinh viên Việt Nam). + Tập thể chi đội (nếu là đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh). - Được hội nghị chi đoàn xét đồng ý kết nạp với sự biểu quyết tán thành của trên một phần hai (1/2) tổng số đoàn viên có mặt tại hội nghị và được Đoàn cấp trên trực tiếp ra quyết định kết nạp. Trường hợp xét kết nạp nhiều người thì phải xét và quyết định kết nạp từng người một. - Ở nơi chưa có tổ chức Đoàn và đoàn viên, hoặc chưa có tổ chức Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam thì Đoàn cấp trên cử cán bộ, đoàn viên về làm công tác phát triển đoàn viên, hoặc do một đảng viên cùng công tác, sinh hoạt ít nhất ba tháng ở nơi đó giới thiệu và bảo đảm; Ban Chấp hành Đoàn cấp trên trực tiếp xét quyết định kết nạp. Điều 2 Đoàn viên có nhiệm vụ: Khoản 1. Luôn luôn phấn đấu vì lý tưởng của Đảng và Bác Hồ. Tích cực học tập, lao động rèn luyện, tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Khoản 2. Gương mẫu chấp hành và vận động thanh thiếu nhi thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân. Chấp hành Điều lệ Đoàn và các nghị quyết của Đoàn; tích cực tuyên truyền về tổ chức Đoàn trong thanh niên; sinh hoạt Đoàn và đóng đoàn phí đúng quy định. Khoản 3. Liên hệ mật thiết với thanh niên, tích cực xây dựng Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam và các thành viên khác của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; giúp đỡ thanh niên và đội viên trở thành đoàn viên. Điều 3 Đoàn viên có quyền: Khoản 1. Yêu cầu tổ chức Đoàn đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình, được giúp đỡ và tạo điều kiện để phấn đấu trưởng thành. Khoản 2. Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn. Khoản 3. Được thông tin, thảo luận, chất vấn, phê bình, biểu quyết, đề nghị và bảo lưu ý kiến của mình về công việc của tổ chức Đoàn; tham gia hoạt động Đoàn tại nơi cư trú. Điều 4 Khoản 1. Đoàn viên quá 30 tuổi, chi đoàn làm lễ trưởng thành Đoàn; nếu có nguyện vọng tiếp tục sinh hoạt Đoàn, chi đoàn xem xét, quyết định, nhưng không quá 35 tuổi. Khoản 2. Đoàn viên quá 30 tuổi nếu được bầu cử vào cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn hoặc làm công tác chuyên trách thì tiếp tục hoạt động trong tổ chức Đoàn. Khoản 3. Đoàn viên không tham gia sinh hoạt Đoàn hoặc không đóng đoàn phí ba tháng trong một năm mà không có lý do chính đáng thì hội nghị chi đoàn xem xét, quyết định xóa tên trong danh sách đoàn viên và báo cáo lên Đoàn cấp trên trực tiếp. Khoản 4. Đoàn viên danh dự là những người thực sự tiêu biểu, là tấm gương sáng cho đoàn viên, thanh thiếu nhi noi theo, có tâm huyết và có nhiều đóng góp với Đoàn, có uy tín trong thanh thiếu nhi và xã hội. Ban Thường vụ Trung ương Đoàn quy định việc kết nạp đoàn viên danh dự. Khoản 5. Đoàn viên được trao Thẻ đoàn viên và có trách nhiệm sử dụng, quản lý thẻ đúng quy định. Đoàn viên có hồ sơ cá nhân theo mẫu thống nhất áp dụng trong toàn Đoàn, do Đoàn cơ sở, chi đoàn cơ sở quản lý. Chương II Điều 5 Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ: Khoản 1. Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Khoản 2. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn là đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo của Đoàn ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đoàn viên ở cấp ấy. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo là Ban Chấp hành do đại hội Đoàn cùng cấp bầu ra; giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành, cơ quan lãnh đạo là Ban Thường vụ do Ban Chấp hành cùng cấp bầu ra. Số lượng Ủy viên Ban Chấp hành cấp nào do Đại hội cấp đó quyết định theo Hướng dẫn của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn. Số lượng Ủy viên Ban Thường vụ không quá một phần ba số lượng Ủy viên Ban Chấp hành. Ở cấp Trung ương, số lượng Bí thư Trung ương Đoàn không quá một phần ba số lượng Ủy viên Ban Thường vụ. Khoản 3. Nghị quyết của Đoàn phải được chấp hành nghiêm chỉnh, cấp dưới phục tùng cấp trên, thiểu số phục tùng đa số, cá nhân phục tùng tổ chức. Khoản 4. Trước khi quyết định các công việc và biểu quyết nghị quyết của Đoàn, các thành viên đều được cung cấp thông tin và phát biểu ý kiến của mình, ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo lên Đoàn cấp trên cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc, song phải nghiêm chỉnh chấp hành nghị quyết hiện hành. Khoản 5. Đại hội, hội nghị của các cơ quan lãnh đạo của Đoàn chỉ có giá trị khi có ít nhất hai phần ba (2/3) số thành viên được triệu tập tham dự. Trường hợp thành viên được triệu tập theo cơ chế đại biểu thì phải có ít nhất hai phần ba (2/3) số đại biểu và thay mặt cho ít nhất hai phần ba (2/3) số tổ chức Đoàn trực thuộc tham dự. Quyết định của đại hội, hội nghị chỉ có giá trị khi được sự đồng ý của trên một phần hai (1/2) số thành viên có mặt. Điều 6 Khoản 1. Hệ thống tổ chức của Đoàn gồm 4 cấp: - Cấp Trung ương. - Cấp tỉnh và tương đương. - Cấp huyện và tương đương. - Cấp cơ sở (gồm Đoàn cơ sở và chi đoàn cơ sở). Khoản 2. Việc thành lập, chia tách, sáp nhập, hợp nhất hoặc giải thể một tổ chức Đoàn do Đoàn cấp trên trực tiếp quyết định. Khoản 3. Ban Thường vụ Trung ương Đoàn quy định cụ thể về phân cấp trong hệ thống tổ chức của Đoàn. Điều 7 Khoản 1. Nhiệm kỳ đại hội là thời gian giữa hai kỳ đại hội. Khoản 2. Đại hội đại biểu cấp nào do Ban Chấp hành cấp đó triệu tập. Số lượng đại biểu đại hội cấp nào do Ban Chấp hành cấp đó quyết định theo hướng dẫn của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn. Thành phần đại biểu gồm các Ủy viên Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội, đại biểu do đại hội Đoàn hoặc hội nghị đại biểu cấp dưới bầu lên và đại biểu chỉ định. Đại biểu chỉ định không quá năm phần trăm (5%) tổng số đại biểu được triệu tập. Khoản 3. Những cán bộ, đoàn viên sau khi được bầu làm đại biểu nếu thôi công tác Đoàn, hoặc chuyển sang công tác, sinh hoạt Đoàn ở địa phương, đơn vị khác không thuộc Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội thì cho rút tên khỏi danh sách đoàn đại biểu. Việc cho rút tên và bổ sung đại biểu của đoàn đại biểu cấp nào do Ban Chấp hành hoặc Ban Thường vụ cấp triệu tập đại hội quyết định. Khoản 4. Đại biểu dự đại hội phải được đại hội biểu quyết công nhận về tư cách đại biểu. Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội không được bác bỏ tư cách đại biểu do cấp dưới bầu, trừ trường hợp đại biểu bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên mà chưa hết thời hạn áp dụng kỷ luật. Khoản 5. Ban Chấp hành Đoàn các cấp có thể triệu tập hội nghị đại biểu để kiện toàn Ban Chấp hành, thảo luận văn kiện đại hội cấp trên, bầu đại biểu đi dự đại hội Đoàn cấp trên. Thành phần hội nghị đại biểu gồm các Ủy viên Ban Chấp hành cấp triệu tập hội nghị và các đại biểu do Ban Chấp hành cấp dưới cử lên. Số lượng đại biểu do Ban Chấp hành cấp triệu tập hội nghị quyết định nhưng không nhiều hơn số lượng đại biểu của đại hội nhiệm kỳ. Khoản 6. Đại hội, hội nghị của Đoàn bầu Đoàn Chủ tịch hoặc chủ tọa để điều hành công việc của đại hội, hội nghị. Đoàn Chủ tịch hoặc chủ tọa có quyền xem xét, kết luận cuối cùng về việc cho rút tên hay không cho rút tên trong danh sách bầu cử hoặc công việc của đại hội, hội nghị. Điều 8 Khoản 1. Việc bầu cử của Đoàn được thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín hoặc biểu quyết. Riêng bầu Ban Chấp hành và các chức danh trong Ban Chấp hành; Ủy ban Kiểm tra và các chức danh trong Ủy ban Kiểm tra; đại biểu dự Đại hội Đoàn cấp trên thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín. Khoản 2. Danh sách bầu cử phải được đại hội, hội nghị đại biểu thảo luận và thông qua bằng biểu quyết. Khoản 3. Khi bầu cử, phải có trên một phần hai (1/2) số người có mặt tán thành thì người được bầu mới trúng cử. Trường hợp số người có số phiếu trên một phần hai (1/2) nhiều hơn số lượng cần bầu thì lấy những người có số phiếu cao hơn. Nếu kết quả bầu cử có nhiều người có số phiếu trên một phần hai (1/2) và bằng phiếu nhau nhưng nhiều hơn số lượng cần bầu thì bầu lại trong số người bằng phiếu đó; người trúng cử là người có số phiếu cao hơn, không cần phải trên một phần hai (1/2). Trường hợp bầu lại mà số phiếu vẫn bằng nhau, có bầu nữa hay không do đại hội hoặc hội nghị quyết định. Khoản 4. Đại hội chi đoàn và Đại hội Đoàn các cấp được trực tiếp bầu Bí thư khi được sự đồng ý của Đoàn cấp trên trực tiếp và cấp ủy Đảng cùng cấp. Khoản 5. Ban Thường vụ Trung ương Đoàn quy định nguyên tắc, thủ tục, quy trình bầu cử. Khoản 6. Nếu bầu cử không đúng nguyên tắc, thủ tục quy định thì phải tổ chức bầu lại. Điều 9 Khoản 1. Nhiệm kỳ Ban Chấp hành Đoàn các cấp là thời gian giữa hai kỳ đại hội của từng cấp. Khoản 2. Ban Chấp hành do đại hội bầu ra phải được Đoàn cấp trên trực tiếp xét quyết định công nhận. Ban Chấp hành Đoàn khóa mới và người được bầu vào các chức danh điều hành công việc ngay sau khi được đại hội, hội nghị bầu và được công nhận chính thức khi có quyết định công nhận của Ban Chấp hành Đoàn cấp trên trực tiếp. Khoản 3. Ủy viên Ban Chấp hành xin rút khỏi Ban Chấp hành, do Ban Chấp hành cấp đó quyết định. Ủy viên Ban Chấp hành chuyển khỏi công tác Đoàn thì đương nhiên thôi tham gia Ban Chấp hành các cấp. Việc rút khỏi Ban Chấp hành khi Ủy viên Ban Chấp hành các cấp chuyển công tác trong hệ thống Đoàn do Ban Thường vụ Trung ương Đoàn hướng dẫn. Khoản 4. Ban Chấp hành, Ban Thường vụ cấp tỉnh trở xuống khi khuyết thì do Ban Chấp hành cấp đó thảo luận, thống nhất bầu bổ sung và đề nghị Ban Chấp hành Đoàn cấp trên ra quyết định công nhận. Số lượng bổ sung trong cả nhiệm kỳ không quá số lượng Ủy viên Ban Chấp hành do đại hội quyết định. Khi cần thiết, Đoàn cấp trên trực tiếp có quyền chỉ định tăng thêm một số Ủy viên Ban Chấp hành cấp dưới nhưng số lượng không vượt quá 15% số lượng Ủy viên Ban Chấp hành đã được Đại hội Đoàn cấp dưới thông qua. Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khi khuyết thì hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn bầu bổ sung nhưng không quá số lượng Ủy viên Ban Chấp hành do Đại hội đại biểu toàn quốc quyết định. Nếu khuyết Bí thư, Phó Bí thư thì sau khi có ý kiến thống nhất của cấp ủy cùng cấp và Đoàn cấp trên trực tiếp, hội nghị Ban Chấp hành bầu trong số Ủy viên Ban Thường vụ hoặc Ủy viên Ban Chấp hành (nếu không có Ban Thường vụ) và Đoàn cấp trên trực tiếp công nhận. Trường hợp cần thiết, Đoàn cấp trên có quyền chỉ định bổ sung sau khi có ý kiến thống nhất của cấp ủy cùng cấp. Khoản 5. Trong cùng một kỳ họp, các Ủy viên Ban Chấp hành vừa được Ban Chấp hành đồng ý cho rút khỏi Ban Chấp hành vẫn có quyền bầu cử, biểu quyết hoặc chủ trì phiên họp bầu bổ sung Ban Chấp hành, các chức danh. Khoản 6. Ủy viên Ban Chấp hành không tham gia họp Ban Chấp hành 3 kỳ liên tục trong nhiệm kỳ mà không có lý do chính đáng thì xóa tên trong Ban Chấp hành. Việc xóa tên do Ban Chấp hành cùng cấp xem xét quyết định và báo cáo lên Đoàn cấp trên trực tiếp. Khoản 7. Ủy viên Ban Chấp hành đoàn các cấp nếu trong độ tuổi đoàn viên phải tham gia sinh hoạt với một chi đoàn, nếu ngoài độ tuổi đoàn viên thì có chế độ định kỳ tham gia sinh hoạt, hoạt động với cơ sở Đoàn. Khoản 8. Đối với tổ chức Đoàn mới thành lập, Đoàn cấp trên trực tiếp chỉ định Ban Chấp hành lâm thời. Không quá sáu tháng kể từ khi có quyết định thành lập phải tổ chức đại hội để bầu Ban Chấp hành chính thức. Nếu kéo dài thời gian lâm thời phải được cấp ủy cùng cấp và Đoàn cấp trên trực tiếp đồng ý nhưng không quá nửa nhiệm kỳ Đại hội của cấp đó kể từ khi có quyết định thành lập. Điều 10 Khoản 1. Đoàn từ cấp huyện trở lên được lập cơ quan chuyên trách để giúp việc. Khoản 2. Tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên trách cấp huyện và cấp tỉnh do Ban Thường vụ Trung ương Đoàn hướng dẫn và thực hiện theo quy định của Đảng. Khoản 3. Quy chế làm việc của cơ quan chuyên trách cấp nào do thủ trưởng cơ quan cấp đó quyết định. Chương III Điều 11 Khoản 1. Đại hội đại biểu toàn quốc của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có nhiệm kỳ là 5 năm, do Ban Chấp hành Trung ương Đoàn triệu tập. Khoản 2. Đại hội thảo luận và biểu quyết thông qua các báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn; quyết định phương hướng nhiệm vụ công tác của Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi toàn quốc của nhiệm kỳ; bầu Ban Chấp hành Trung ương Đoàn; thông qua Điều lệ Đoàn. Điều 12 Khoản 1. Ban Chấp hành Trung ương Đoàn có nhiệm vụ chấp hành Nghị quyết của Đại hội đại biểu Đoàn toàn quốc, lãnh đạo công tác xây dựng Đoàn, Hội, Đội; tổ chức chỉ đạo thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu Đoàn toàn quốc và các nghị quyết, chỉ thị của Đảng; báo cáo về hoạt động của mình với đại hội hoặc hội nghị đại biểu toàn quốc; kiến nghị, đề xuất và phối hợp với các cơ quan Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể và các tổ chức kinh tế, xã hội để giải quyết những vấn đề có liên quan đến công tác của Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi. Khoản 2. Ban Chấp hành Trung ương Đoàn được thực hiện thí điểm một số chủ trương mới xuất phát từ thực tiễn công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi; điều chỉnh nhiệm kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc khi được sự đồng ý của Ban Bí thư Trung ương Đảng; kéo dài hoặc rút ngắn nhiệm kỳ Đại hội đại biểu cấp tỉnh khi cần. Khoản 3. Ban Chấp hành Trung ương Đoàn một năm họp ít nhất hai kỳ. Điều 13 Khoản 1. Ban Chấp hành Trung ương Đoàn bầu Ban Thường vụ, Bí thư thứ nhất và các Bí thư trong số Ủy viên Ban Thường vụ; bầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đoàn và Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trong số Ủy viên Ủy ban Kiểm tra.
Về Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh . Chương III * Điều 13 - Khoản 2 - Khoản 3 * Điều 13 Chương IV * Điều 13 * Điều 14 * Điều 15 * Điều 16 Chương V * Điều 17 * Điều 18 * Điều 19 * Điều 20 * Điều 21 Chương VI * Điều 22 * Điều 23 * Điều 24 Chương VII * Điều 25 * Điều 26 Chương VIII * Điều 27 * Điều 28 * Điều 29 * Điều 30 Chương IX * Điều 31 * Điều 32 * Điều 33 - Khoản 1
Về Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh . Chương III Điều 13 Khoản 2. Ban Chấp hành Trung ương Đoàn được thực hiện thí điểm một số chủ trương mới xuất phát từ thực tiễn công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi; điều chỉnh nhiệm kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc khi được sự đồng ý của Ban Bí thư Trung ương Đảng; kéo dài hoặc rút ngắn nhiệm kỳ Đại hội đại biểu cấp tỉnh khi cần. Khoản 3. Ban Chấp hành Trung ương Đoàn một năm họp ít nhất hai kỳ. Điều 13 Khoản 1. Ban Chấp hành Trung ương Đoàn bầu Ban Thường vụ, Bí thư thứ nhất và các Bí thư trong số Ủy viên Ban Thường vụ; bầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đoàn và Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trong số Ủy viên Ủy ban Kiểm tra. Khoản 2. Ban Thường vụ Trung ương Đoàn gồm Bí thư thứ nhất, các Bí thư, các Ủy viên Thường vụ. Ban Thường vụ Trung ương Đoàn thay mặt Ban Chấp hành lãnh đạo các cấp bộ Đoàn trong việc thực hiện nghị quyết đại hội và các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn. Khoản 3. Ban Bí thư Trung ương Đoàn gồm Bí thư thứ nhất và các Bí thư, thay mặt Ban Thường vụ tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết của Đoàn; chuẩn bị các vấn đề trình Ban Thường vụ xem xét, quyết định các chủ trương công tác Đoàn, phong trào thanh thiếu nhi và giải quyết các công việc hằng ngày của Đoàn. Ban Bí thư Trung ương Đoàn làm việc theo chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Chương IV Điều 13 CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CẤP TỈNH, CẤP HUYỆN Điều 14 Khoản 1. Đại hội đại biểu của Đoàn cấp tỉnh, cấp huyện và tương đương có nhiệm kỳ là 5 năm 1 lần. Đại hội đại biểu Đoàn các trường đại học, cao đẳng là 5 năm 2 lần. Khoản 2. Đại hội thảo luận và biểu quyết thông qua các báo cáo của Ban Chấp hành; quyết định phương hướng, nhiệm vụ công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi của cấp mình; bầu Ban Chấp hành; góp ý kiến vào các văn kiện của Đại hội Đoàn cấp trên và bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đoàn cấp trên. Điều 15 Khoản 1. Ban Chấp hành Đoàn cấp tỉnh, cấp huyện và tương đương lãnh đạo thực hiện nghị quyết Đại hội cấp mình; nghị quyết, chỉ thị của Đoàn cấp trên và cấp ủy cùng cấp; báo cáo về hoạt động của mình với đại hội hoặc hội nghị đại biểu cùng cấp; kiến nghị, đề xuất và phối hợp với các cơ quan Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể và các tổ chức kinh tế, xã hội để giải quyết những vấn đề có liên quan đến công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi. Khoản 2. Ban Chấp hành Đoàn cấp tỉnh và tương đương một năm họp ít nhất hai kỳ; Ban Chấp hành Đoàn cấp huyện và tương đương một năm họp ít nhất bốn kỳ. Điều 16 Khoản 1. Ban Chấp hành Đoàn cấp tỉnh, cấp huyện và tương đương bầu Ban Thường vụ; bầu Bí thư, các Phó Bí thư trong số Ủy viên Ban Thường vụ; bầu Ủy ban Kiểm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trong số Ủy viên Ủy ban Kiểm tra của cấp mình. Khoản 2. Ban Thường vụ Đoàn từ cấp tỉnh, cấp huyện và tương đương gồm Bí thư, các Phó Bí thư và các Ủy viên Ban Thường vụ. Ban Thường vụ thay mặt Ban Chấp hành lãnh đạo mọi mặt công tác của Đoàn giữa hai kỳ hội nghị Ban Chấp hành. Khoản 3. Ban Thường vụ Đoàn cấp tỉnh được quyết định kéo dài, rút ngắn nhiệm kỳ Đại hội Đoàn cấp huyện và cấp cơ sở để phù hợp với nhiệm kỳ chung nhưng không quá nửa nhiệm kỳ của cấp đó. Chương V Điều 17 Khoản 1. Tổ chức cơ sở Đoàn gồm: Đoàn cơ sở và chi đoàn cơ sở, là nền tảng của Đoàn, được thành lập theo địa bàn dân cư, theo ngành nghề, theo đơn vị học tập, công tác, lao động, nơi cư trú và đơn vị cơ sở trong lực lượng vũ trang nhân dân. Khoản 2. Tổ chức cơ sở Đoàn có thể trực thuộc Đoàn cấp huyện, Đoàn cấp tỉnh tùy thuộc vào tính đặc thù của từng đơn vị. Khoản 3. Chi đoàn là tổ chức tế bào của Đoàn, là hạt nhân nòng cốt đoàn kết, tập hợp thanh thiếu nhi. Chi đoàn sinh hoạt định kỳ một tháng một lần; đối với các đơn vị đặc thù thực hiện theo hướng dẫn của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn. Khoản 4. Đơn vị có ba đoàn viên trở lên được thành lập chi đoàn. Nếu chưa đủ ba đoàn viên thì Đoàn cấp trên giới thiệu đến sinh hoạt ở một tổ chức cơ sở Đoàn thích hợp. Chi đoàn có thể thành lập các phân đoàn. Khoản 5. Đoàn cơ sở là cấp trên trực tiếp của chi đoàn. Đơn vị có từ hai chi đoàn trở lên và có ít nhất 30 đoàn viên thì thành lập Đoàn cơ sở. Khoản 6. Trong một địa bàn, lĩnh vực hoạt động có nhiều chi đoàn, có nhu cầu liên kết, phối hợp thì có thể thành lập liên chi đoàn. Khoản 7. Các đội thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện, thanh niên xung kích, các đội hình lao động trẻ tham gia phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn quốc phòng, an ninh có thời hạn xác định được thành lập tổ chức Đoàn theo hướng dẫn của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn. Điều 18 Tổ chức cơ sở Đoàn có nhiệm vụ: Khoản 1. Đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi. Khoản 2. Tổ chức các hoạt động, tạo môi trường giáo dục, rèn luyện đoàn viên, thanh thiếu nhi nhằm góp phần thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương, đơn vị. Khoản 3. Phối hợp với chính quyền, các đoàn thể và các tổ chức kinh tế, xã hội làm tốt công tác thanh niên, chăm lo xây dựng Đoàn, tích cực xây dựng cơ sở Đoàn, Hội, Đội ở địa bàn dân cư, tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng và chính quyền. Điều 19 Tổ chức cơ sở Đoàn có quyền: Khoản 1. Kết nạp đoàn viên mới, quản lý đoàn viên, tiếp nhận, chuyển sinh hoạt Đoàn; giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng bồi dưỡng, kết nạp; giới thiệu cán bộ, đoàn viên vào quy hoạch đào tạo, sử dụng cán bộ của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể và tổ chức kinh tế, xã hội. Khoản 2. Tổ chức các hoạt động, các phong trào nhằm đoàn kết, tập hợp thanh niên, đáp ứng nhu cầu, lợi ích chính đáng, hợp pháp của tuổi trẻ; phối hợp với các ngành, các đoàn thể, các tổ chức kinh tế, xã hội tạo môi trường, điều kiện thuận lợi trong công tác thanh niên. Khoản 3. Tổ chức các hoạt động tạo thêm việc làm và thu nhập cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên, tạo nguồn kinh phí cho hoạt động của Đoàn; được sử dụng con dấu hợp pháp. Điều 20 Khoản 1. Đại hội đoàn viên của chi đoàn, chi đoàn cơ sở; Đại hội đoàn viên hoặc Đại hội đại biểu của Đoàn cơ sở do Ban Chấp hành chi đoàn, chi đoàn cơ sở, Đoàn cơ sở triệu tập. Khoản 2. Nhiệm kỳ Đại hội của chi đoàn và tổ chức cơ sở Đoàn: Đại hội chi đoàn khu vực địa bàn dân cư, chi đoàn trong trường học, Đoàn trường trung học phổ thông, Đoàn Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên là 1 năm 1 lần. Đại hội chi đoàn cơ sở; chi đoàn trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp; Đoàn trường trung cấp là 5 năm 2 lần. Đại hội Đoàn cơ sở xã, phường, thị trấn; Đoàn cơ sở trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp là 5 năm 1 lần. Khoản 3. Đại hội thảo luận và biểu quyết thông qua các báo cáo của Ban Chấp hành; quyết định phương hướng, nhiệm vụ công tác nhiệm kỳ; bầu Ban Chấp hành; góp ý kiến vào các văn kiện của Đại hội Đoàn cấp trên và bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đoàn cấp trên (nếu có). Điều 21 Khoản 1. Chi đoàn có dưới 9 đoàn viên chỉ bầu Bí thư, Phó Bí thư; từ 9 đoàn viên trở lên bầu Ban Chấp hành, Bí thư, Phó Bí thư. Ban Chấp hành Đoàn cơ sở bầu Ban Thường vụ (nếu có), Bí thư, Phó Bí thư. Khoản 2. Ban Chấp hành chi đoàn, chi đoàn cơ sở và Đoàn cơ sở mỗi tháng họp ít nhất một kỳ, ở những nơi đặc thù do Ban Thường vụ Trung ương Đoàn quy định. Chương VI Điều 22 Khoản 1. Đoàn khối được thành lập từ cấp huyện trở lên tương ứng với cơ cấu tổ chức của Đảng. Đoàn ngành được thành lập ở cấp tỉnh và Trung ương khi tổ chức Đảng, chính quyền của các ngành đó lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất từ trên xuống đến cơ sở. Khoản 2. Nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và biên chế của Đoàn khối, Đoàn ngành do Đoàn cấp trên và cấp ủy cùng cấp quyết định. Khoản 3. Ban cán sự Đoàn được thành lập theo hướng dẫn của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn. Điều 23 Tổ chức Đoàn khối, Đoàn ngành liên hệ chặt chẽ và phối hợp hoạt động với tổ chức Đoàn ở các địa phương. Điều 24 Hệ thống tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức Đoàn ở ngoài nước do Ban Thường vụ Trung ương Đoàn quy định trên cơ sở thực hiện quy định hiện hành của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Chương VII Điều 25 Khoản 1. Tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong Quân đội nhân dân Việt Nam là bộ phận của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Khoản 2. Hệ thống tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của tổ chức Đoàn trong Quân đội nhân dân Việt Nam do Ban Thường vụ Trung ương Đoàn và Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam quy định. Khoản 3. Tổ chức Đoàn trong Quân đội liên hệ chặt chẽ và phối hợp hoạt động với tổ chức Đoàn địa phương nơi đóng quân; được giới thiệu người tham gia vào Ban Chấp hành Đoàn ở địa phương. Điều 26 Khoản 1. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong Công an nhân dân là bộ phận của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy Công an Trung ương và Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, sự chỉ đạo thường xuyên của Tổng cục Chính trị Công an nhân dân. Khoản 2. Ban Thường vụ Trung ương Đoàn và Tổng cục Chính trị Công an nhân dân hướng dẫn tổ chức và hoạt động Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong Công an nhân dân. Chương VIII Điều 27 Khoản 1. Kiểm tra, giám sát là chức năng lãnh đạo của Đoàn. Tổ chức Đoàn phải tiến hành công tác kiểm tra, giám sát. Tổ chức Đoàn, đoàn viên và cán bộ Đoàn chịu sự kiểm tra, giám sát của Đoàn. Khoản 2. Các cấp bộ Đoàn lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các tổ chức Đoàn và đoàn viên chấp hành Điều lệ Đoàn, nghị quyết của Đoàn. Điều 28 Khoản 1. Ủy ban Kiểm tra của Đoàn được thành lập từ Trung ương đến cấp huyện do Ban Chấp hành cùng cấp bầu ra. Nhiệm kỳ của Ủy ban Kiểm tra mỗi cấp theo nhiệm kỳ của Ban Chấp hành cùng cấp. Ủy ban Kiểm tra có một số Ủy viên Ban Chấp hành, song không quá một phần hai (1/2) số lượng Ủy viên Ủy ban Kiểm tra. Số lượng Ủy viên Ủy ban Kiểm tra mỗi cấp do Ban Thường vụ Trung ương Đoàn quy định. Khoản 2. Việc công nhận Ủy ban Kiểm tra do Ban Chấp hành cùng cấp đề nghị, Ban Thường vụ Đoàn cấp trên trực tiếp quyết định. Việc cho rút tên trong danh sách Ủy ban Kiểm tra do Ban Chấp hành cùng cấp quyết định và báo cáo lên Đoàn cấp trên trực tiếp. Việc bổ sung và cho rút tên Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đoàn do Ban Chấp hành Trung ương Đoàn xem xét, quyết định. Khoản 3. Tổ chức Đoàn cơ sở và chi đoàn cử một Ủy viên Ban Chấp hành phụ trách công tác kiểm tra, giám sát. Trường hợp chi đoàn không có Ban Chấp hành thì cử đồng chí Bí thư hoặc Phó Bí thư phụ trách công tác kiểm tra, giám sát. Điều 29 Ủy ban Kiểm tra các cấp có nhiệm vụ: Khoản 1. Tham mưu cho Ban Chấp hành kiểm tra việc thi hành Điều lệ, nghị quyết, chủ trương của Đoàn, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, thanh niên. Khoản 2. Kiểm tra cán bộ, đoàn viên (kể cả Ủy viên Ban Chấp hành cùng cấp) và tổ chức Đoàn cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm Điều lệ Đoàn. Khoản 3. Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của tổ chức Đoàn cấp dưới. Khoản 4. Kiểm tra công tác thu nộp, quản lý, sử dụng đoàn phí, việc quản lý sử dụng tài chính và các nguồn quỹ khác của các đơn vị trực thuộc Ban Chấp hành cùng cấp và cấp dưới. Khoản 5. Giám sát Ủy viên Ban Chấp hành, cán bộ Đoàn cùng cấp và tổ chức Đoàn cấp dưới trong việc thực hiện chủ trương, nghị quyết và quy định của Đoàn. Khoản 6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo của cán bộ, đoàn viên và nhân dân liên quan đến cán bộ, đoàn viên; tham mưu cho Ban Chấp hành về việc thi hành kỷ luật Đoàn. Điều 30 Ủy ban Kiểm tra các cấp làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, chịu sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Đoàn cùng cấp và sự chỉ đạo của Ủy ban Kiểm tra cấp trên. Ủy ban Kiểm tra cấp trên có quyền yêu cầu tổ chức Đoàn cấp dưới và cán bộ, đoàn viên báo cáo, cung cấp tài liệu về những vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra, giám sát; tham mưu cho Ban Chấp hành cùng cấp thay đổi hoặc xóa bỏ quyết định kỷ luật của cấp bộ Đoàn cấp dưới. Chương IX Điều 31 Khoản 1. Cán bộ, đoàn viên, thanh niên, thiếu nhi, tổ chức Đoàn, Hội, Đội và những tập thể, cá nhân có công trong sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ, trong công tác xây dựng Đoàn, Hội, Đội và phong trào thanh thiếu nhi đều được Đoàn xem xét khen thưởng hoặc đề nghị các cấp chính quyền khen thưởng. Khoản 2. Các hình thức khen thưởng của Đoàn do Ban Thường vụ Trung ương Đoàn quy định. Điều 32 Khoản 1. Việc thi hành kỷ luật của Đoàn nhằm thống nhất ý chí và hành động, bảo đảm kỷ cương của Đoàn và giáo dục cán bộ, đoàn viên. Cơ quan lãnh đạo của Đoàn và cán bộ, đoàn viên khi vi phạm kỷ luật phải được xử lý công minh, chính xác, kịp thời và được thông báo công khai. Việc biểu quyết hình thức kỷ luật đối với cơ quan lãnh đạo của Đoàn, cán bộ đoàn, đoàn viên phải bằng phiếu kín. Khoản 2. Hình thức kỷ luật: Tùy theo mức độ, tính chất vi phạm, khuyết điểm của cán bộ, đoàn viên và cơ quan lãnh đạo của Đoàn mà áp dụng một trong những hình thức kỷ luật sau: - Đối với cơ quan lãnh đạo của Đoàn: Khiển trách, cảnh cáo, giải tán. - Đối với cán bộ Đoàn: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ (nếu còn là đoàn viên). - Đối với đoàn viên: Khiển trách, cảnh cáo, khai trừ. Điều 33 Thẩm quyền thi hành kỷ luật Những tổ chức có thẩm quyền quyết định gồm: - Chi đoàn và chi đoàn cơ sở. - Ban Chấp hành từ Đoàn cơ sở trở lên. Khoản 1. Đối với đoàn viên: Khi vi phạm kỷ luật phải được hội nghị chi đoàn thảo luận và biểu quyết hình thức kỷ luật với sự đồng ý của trên một phần hai (1/2) số đoàn viên có mặt tại hội nghị. Từ hình thức cảnh cáo trở lên do Đoàn cấp trên trực tiếp xét quyết định.
Về Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh . Chương IX * Điều 33 * Điều 34 * Điều 35 Chương X * Điều 36 * Điều 37 Chương XI * Điều 38 * Điều 39 Chương XII * Điều 40 * Điều 41 Chương XIII * Điều 42
Về Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh . Chương IX Điều 33 Thẩm quyền thi hành kỷ luật Những tổ chức có thẩm quyền quyết định gồm: - Chi đoàn và chi đoàn cơ sở. - Ban Chấp hành từ Đoàn cơ sở trở lên. Khoản 1. Đối với đoàn viên: Khi vi phạm kỷ luật phải được hội nghị chi đoàn thảo luận và biểu quyết hình thức kỷ luật với sự đồng ý của trên một phần hai (1/2) số đoàn viên có mặt tại hội nghị. Từ hình thức cảnh cáo trở lên do Đoàn cấp trên trực tiếp xét quyết định. Khoản 2. Đối với cán bộ: Ủy viên Ban Chấp hành Đoàn các cấp khi vi phạm kỷ luật phải được hội nghị Ban Chấp hành cùng cấp thảo luận, biểu quyết hình thức kỷ luật với sự đồng ý của trên một phần hai (1/2) số Ủy viên Ban Chấp hành có mặt tại hội nghị, Đoàn cấp trên trực tiếp xét quyết định. Đối với Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khi vi phạm kỷ luật phải được hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn thảo luận, biểu quyết hình thức kỷ luật với sự đồng ý của trên một phần hai (1/2) số Ủy viên Ban Chấp hành có mặt tại hội nghị. Khoản 3. Đối với cán bộ không phải là Ủy viên Ban Chấp hành, khi vi phạm kỷ luật thì cấp quản lý và quyết định bổ nhiệm ra quyết định kỷ luật. Khoản 4. Đối với cơ quan lãnh đạo của Đoàn: khi vi phạm kỷ luật phải được hội nghị Ban Chấp hành Đoàn cấp trên trực tiếp thảo luận, biểu quyết hình thức kỷ luật với sự đồng ý của trên một phần hai (1/2) số Ủy viên Ban Chấp hành được triệu tập. Điều 34 Khoản 1. Trước khi quyết định kỷ luật, tổ chức Đoàn có trách nhiệm nghe cán bộ, đoàn viên hoặc đại diện tổ chức Đoàn bị xem xét kỷ luật trình bày ý kiến. Khoản 2. Mọi hình thức kỷ luật chỉ được công bố và thi hành khi có quyết định chính thức. Khoản 3. Sau khi công bố quyết định kỷ luật, nếu người bị kỷ luật không tán thành thì trong vòng 30 ngày có quyền khiếu nại lên Ban Chấp hành Đoàn cấp trên cho đến Ban Chấp hành Trung ương Đoàn. Trong thời gian chờ đợi trả lời phải chấp hành quyết định kỷ luật. Điều 35 Ban Thường vụ Trung ương Đoàn hướng dẫn thực hiện quy trình kỷ luật; hết thời hạn áp dụng hình thức kỷ luật và giới thiệu ứng cử, đề cử, bổ nhiệm vào các chức vụ lãnh đạo Đoàn các cấp đối với cán bộ, đoàn viên bị kỷ luật đã hết thời hạn áp dụng hình thức kỷ luật. Chương X Điều 36 Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giữ vai trò nòng cốt chính trị trong việc xây dựng tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam và các thành viên khác của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Điều 37 Ban Chấp hành Đoàn các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện để Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam và các thành viên khác của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thực hiện đúng mục đích, tôn chỉ theo Điều lệ của các tổ chức đó. Chương XI Điều 38 Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, hướng dẫn thiếu nhi làm theo 5 điều Bác Hồ dạy và phấn đấu trở thành đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người công dân tốt của đất nước. Điều 39 Khoản 1. Tổ chức và hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh theo Điều lệ của Đội do Ban Chấp hành Trung ương Đoàn quy định. Khoản 2. Hội đồng Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ở cấp nào do Ban Chấp hành Đoàn cấp đó lập ra và lãnh đạo. Khoản 3. Ban Chấp hành Đoàn các cấp có trách nhiệm xây dựng tổ chức Đội; lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác thiếu nhi, phối hợp với các cơ quan Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức kinh tế, xã hội chăm lo, tạo điều kiện về cơ sở vật chất và tài chính cho hoạt động của Đội. Chương XII Điều 40 Tài chính của Đoàn bao gồm ngân sách Nhà nước cấp, đoàn phí và các khoản thu hợp pháp khác. Việc quản lý, sử dụng tài chính của Đoàn phải tuân thủ theo nguyên tắc quản lý tài chính của Nhà nước. Điều 41 Việc thu nộp Đoàn phí do Ban Thường vụ Trung ương Đoàn quy định. Các cấp bộ Đoàn có trách nhiệm trích nộp Đoàn phí lên Đoàn cấp trên. Chương XIII Điều 42 Khoản 1. Tổ chức Đoàn, cán bộ, đoàn viên phải chấp hành nghiêm chỉnh Điều lệ Đoàn. Khoản 2. Chỉ đại hội hoặc hội nghị đại biểu toàn quốc của Đoàn mới có quyền sửa đổi, bổ sung và thông qua Điều lệ Đoàn. Khoản 3. Ban Thường vụ Trung ương Đoàn có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn.
Thông Tư 12/2022/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp . Chương I * Điều 1 * Điều 2 * Điều 3 * Điều 4 * Điều 5 * Điều 6 * Điều 7 Chương II * Điều 8 * Điều 9 * Điều 10 - Khoản 1 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 2 - Khoản 3 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 4 + Điểm a + Điểm b
Thông Tư 12/2022/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp . Chương I Điều 1 Phạm vi điều chỉnh Khoản 1. Thông tư này quy định về: Điểm a) Thủ tục đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh; Điểm b) Việc mở và sử dụng tài khoản vay, trả nợ nước ngoài của bên đi vay; việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán của bên cho vay tại tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam để thực hiện khoản vay nước ngoài; Điểm c) Việc rút vốn, trả nợ và chuyển tiền khác liên quan đến thực hiện khoản vay nước ngoài; Điểm d) Quản lý ngoại hối đối với các giao dịch chuyển tiền liên quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm trên lãnh thổ Việt Nam, chuyển tiền bảo lãnh cho khoản vay nước ngoài, hoàn trả khoản nhận nợ giữa bên đi vay và bên bảo đảm liên quan đến khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh; Điểm đ) Việc cung cấp, sử dụng và quản lý thông tin trên Trang điện tử quản lý vay, trả nợ nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh (sau đây gọi là Trang điện tử); Điểm e) Chế độ báo cáo thống kê về hoạt động vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh. Khoản 2. Việc đăng ký, đăng ký thay đổi đối với các khoản vay nước ngoài dưới hình thức phát hành trái phiếu quốc tế của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh. Khoản 3. Việc đăng ký, đăng ký thay đổi đối với các khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thủ tục đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài và khoản phát hành trái phiếu quốc tế được Chính phủ bảo lãnh. Khoản 4. Việc mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để thực hiện khoản vay nước ngoài thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài của người cư trú là tổ chức. Điều 2 Đối tượng áp dụng Khoản 1. Người cư trú là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam là bên đi vay nước ngoài (sau đây gọi chung là bên đi vay). Khoản 2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cung ứng dịch vụ tài khoản vay, trả nợ nước ngoài cho bên đi vay; cung ứng dịch vụ chuyển tiền liên quan đến hoạt động vay, trả nợ nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh. Khoản 3. Các tổ chức, cá nhân là bên bảo lãnh, bên bảo đảm tài sản cho khoản vay nước ngoài của bên đi vay. Khoản 4. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận ủy thác cho vay từ bên ủy thác cho vay là người không cư trú. Khoản 5. Các tổ chức, cá nhân khác liên quan đến hoạt động vay nước ngoài của bên đi vay. Khoản 6. Các cá nhân, đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm quản lý và khai thác thông tin trên Trang điện tử. Điều 3 Giải thích từ ngữ Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: Khoản 1. Khoản vay nước ngoài là cụm từ dùng chung để chi khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh (sau đây gọi là khoản vay tự vay, tự trả) và khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh dưới mọi hình thức vay nước ngoài thông qua hợp đồng vay, hợp đồng nhập khẩu hàng hóa trả chậm, hợp đồng ủy thác cho vay, hợp đồng cho thuê tài chính hoặc phát hành công cụ nợ trên thị trường quốc tế của bên đi vay. Khoản 2. Ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam nơi bên đi vay mở tài khoản thanh toán để thực hiện rút vốn, trả nợ khoản vay nước ngoài và thực hiện các giao dịch chuyển tiền khác liên quan đến hoạt động vay, trả nợ nước ngoài. Khoản 3. Ngân hàng phục vụ giao dịch bảo đảm là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam nơi cung ứng dịch vụ chuyển tiền thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, chuyển tiền xử lý tài sản bảo đảm liên quan đến khoản vay nước ngoài. Khoản 4. Thuê tài chính là việc bên đi thuê là người cư trú nhận khoản tín dụng trung, dài hạn trên cơ sở hợp đồng thuê tài chính với bên cho thuê là người không cư trú; việc xác định hợp đồng thuê tài chính được thực hiện theo hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán do Bộ Tài chính quy định. Khoản 5. Công cụ nợ là tín phiếu, hối phiếu nhận nợ, trái phiếu do bên đi vay phát hành ngoài lãnh thổ Việt Nam cho người không cư trú. Khoản 6. Khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam là khoản vay nước ngoài được rút vốn vào tài khoản vay, trả nợ nước ngoài bằng đồng Việt Nam của bên đi vay hoặc nghĩa vụ nợ của khoản vay được xác định bằng đồng Việt Nam. Khoản 7. Dự án đầu tư là các dự án được cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và các quy định hiện hành của pháp luật có liên quan. Khoản 8. Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài là kế hoạch sản xuất, kinh doanh sử dụng vốn vay nước ngoài trong đó chứng minh mục đích, nhu cầu vay nước ngoài hợp pháp, hợp lý của bên đi vay. Điều 4 Nguyên tắc quản lý ngoại hối đối với các khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm Khoản 1. Khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm là khoản nhập khẩu hàng hóa có ngày rút vốn đầu tiên trước ngày thanh toán cuối cùng; trong đó: Điểm a) Ngày rút vốn của khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm là: Ngày thứ 90 kể từ ngày phát hành chứng từ vận tải trong trường hợp ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản yêu cầu bộ chứng từ thanh toán phải có chứng từ vận tải; Ngày thứ 45 kể từ ngày hoàn thành kiểm tra ghi trên tờ khai hải quan đã được thông quan trong trường hợp ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản không yêu cầu bộ chứng từ thanh toán phải có chứng từ vận tải; Điểm b) Ngày thanh toán cuối cùng được xác định là: Ngày thanh toán cuối cùng của thời hạn thanh toán theo hợp đồng; Ngày thanh toán thực tế cuối cùng trong trường hợp không thực hiện theo hợp đồng hoặc hợp đồng không quy định cụ thể thời hạn thanh toán; Điểm c) Thời hạn khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm là thời hạn được xác định từ ngày rút vốn đầu tiên đến ngày thanh toán cuối cùng. Khoản 2. Các khoản vay tự vay, tự trả dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm không thuộc đối tượng phải đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài theo quy định tại Chương III Thông tư này. Khoản 3. Các giao dịch chuyển tiền trả nợ (gốc, lãi), trả phí liên quan đến khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm không bắt buộc phải thực hiện qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài. Điều 5 Sử dụng Trang điện tử để khai báo thông tin đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay và báo cáo tình hình thực hiện khoản vay tự vay, tự trả Khoản 1. Trường hợp bên đi vay lựa chọn khai báo thông tin đăng ký, đăng ký thay đổi để giảm thời gian xử lý thủ tục hành chính, bên đi vay sử dụng Trang điện tử để khai báo thông tin liên quan đến khoản vay được đăng ký, khai báo thông tin về các nội dung đề nghị xác nhận đăng ký thay đổi trước khi gửi hồ sơ đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài. Khoản 2. Đối với việc báo cáo tình hình thực hiện khoản vay nước ngoài, bên đi vay phải sử dụng Trang điện tử để thực hiện chế độ báo cáo trực tuyến theo quy định tại Thông tư này. Điều 6 Thực hiện khoản vay nước ngoài sau khi bên đi vay bị chia, tách, hợp nhất hoặc sáp nhập Khoản 1. Khi bên đi vay bị chia, tách, hợp nhất hoặc sáp nhập, tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ liên quan đến khoản vay nước ngoài tiếp tục thực hiện trách nhiệm của bên đi vay theo quy định tại Thông tư này. Khoản 2. Trường hợp chỉ có 01 tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ liên quan đến khoản vay nước ngoài của bên đi vay bị chia, tách: bên cho vay, tổ chức mới thành lập sau khi chia, tổ chức bị tách, tổ chức được tách thỏa thuận bằng văn bản để xác định tổ chức sẽ kế thừa quyền, nghĩa vụ của bên đi vay bị chia, tách trong khoản vay nước ngoài, đảm bảo không trái với các quy định của pháp luật có liên quan. Khoản 3. Trường hợp sau khi chia, tách có nhiều tổ chức cùng liên đới chịu trách nhiệm đối với nghĩa vụ trả nợ khoản vay nước ngoài: Điểm a) Các tổ chức cùng liên đới chịu trách nhiệm phải thỏa thuận bàng văn bản về việc ủy quyền cho một tổ chức thực hiện các thủ tục hành chính, thực hiện chế độ báo cáo liên quan đến khoản vay nước ngoài theo quy định tại Thông tư này; Điểm b) Các tổ chức cùng liên đới chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả nợ khoản vay nước ngoài cùng mở một tài khoản thanh toán chung làm tài khoản vay, trả nợ nước ngoài. Trường hợp không cùng mở tài khoản thanh toán chung làm tài khoản vay, trả nợ nước ngoài, các tổ chức này phải đảm bảo việc mở các tài khoản vay, trả nợ nước ngoài tại cùng 01 ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản để tiếp tục trả nợ khoản vay nước ngoài; Điểm c) Trường hợp một trong các tổ chức cùng liên đới chịu trách nhiệm đối với nghĩa vụ trả nợ khoản vay nước ngoài là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, việc sử dụng tài khoản để trả nợ khoản vay này sẽ thực hiện theo quy định tại Điều này. Ngân hàng nơi các tổ chức cùng liên đới chịu trách nhiệm đối với nghĩa vụ trả nợ khoản vay nước ngoài mở tài khoản để trả nợ khoản vay nước ngoài không bắt buộc phải là ngân hàng nơi mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Khoản 4. Ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản của bên đi vay bị chia, tách, hợp nhất hoặc sáp nhập có trách nhiệm phối hợp cung cấp thông tin về tình hình rút vốn, trả nợ của khoản vay nước ngoài theo yêu cầu của tổ chức kế thừa trách nhiệm trả nợ khoản vay nước ngoài và/hoặc ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản của tổ chức kế thừa trách nhiệm trả nợ khoản vay nước ngoài để các bên có cơ sở tiếp tục thực hiện khoản vay, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về vay, trả nợ nước ngoài. Điều 7 Nguyên tắc lập và gửi hồ sơ Khoản 1. Bên đi vay gửi 01 bộ hồ sơ để thực hiện thủ tục hành chính theo quy định tại Thông tư này theo 01 trong 02 cách thức sau: Điểm a) Nộp trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của Ngân hàng Nhà nước; Điểm b) Gửi qua dịch vụ bưu chính. Khoản 2. Các tài liệu trong hồ sơ là bản gốc, bản chính hoặc bản sao có xác nhận của bên đi vay về việc sao từ bản chính. Khoản 3. Bản dịch tiếng Việt của các tài liệu tiếng nước ngoài là bản dịch do bên đi vay tự dịch hoặc thông qua 01 tổ chức cung cấp dịch vụ dịch thuật. Bên đi vay xác nhận về tính chính xác của bản dịch tiếng Việt với nội dung bằng tiếng nước ngoài. Khoản 4. Trường hợp bên đi vay đồng thời thực hiện thủ tục đăng ký, đăng ký thay đổi nhiều khoản vay nước ngoài tại cùng một thời điểm hoặc thực hiện trong thời gian Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối) hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh) đang xử lý hồ sơ đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài khác của bên đi vay, bên đi vay không cần nộp lại các thành phần hồ sơ có nội dung trùng nhau cho cơ quan đang xử lý thủ tục hành chính. Chương II Điều 8 Trang điện tử Khoản 1. Ngân hàng Nhà nước thực hiện quản lý thông tin dữ liệu về hoạt động vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh thông qua Trang điện tử được truy cập qua địa chỉ www.sbv.gov.vn hoặc www.qlnh-sbv.cic.org.vn. Khoản 2. Việc sử dụng Trang điện tử để khai báo thông tin đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay và báo cáo tình hình thực hiện khoản vay tự vay, tự trả được thực hiện theo quy định tại Thông tư này và Tài liệu hướng dẫn người sử dụng được đăng tải trên Trang điện tử. Khoản 3. Các bên đi vay thực hiện đăng ký tài khoản truy cập trên Trang điện tử theo quy định tại Điều 10 Thông tư này. Điều 9 Xử lý trong trường hợp gặp lỗi kỹ thuật khi sử dụng Trang điện tử Khoản 1. Trường hợp Trang điện tử gặp lỗi kỹ thuật (không phải lỗi của bên đi vay), bên đi vay tạm thời báo cáo tình hình thực hiện khoản vay nước ngoài bằng văn bản. Sau khi sự cố được khắc phục, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có trách nhiệm cập nhật báo cáo của bên đi vay vào Trang điện tử trên cơ sở báo cáo bằng văn bản của bên đi vay. Khoản 2. Trường hợp bên đi vay gặp lỗi kỹ thuật (do lỗi của bên đi vay), bên đi vay có trách nhiệm: Điểm a) Tích cực chủ động, khẩn trương tìm giải pháp khắc phục lỗi hoặc chủ động phối hợp với bộ phận kỹ thuật phụ trách Trang điện tử tìm giải pháp khắc phục lỗi; Điểm b) Tạm thời báo cáo tình hình thực hiện khoản vay nước ngoài tự vay, tự trả bằng văn bản theo mẫu báo cáo tại Phụ lục 05 ban hành kèm theo Thông tư này, đồng thời báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý Ngoại hối) về sự cố kỹ thuật này; Điểm c) Cập nhật báo cáo tình hình thực hiện khoản vay tự vay, tự trả vào Trang điện tử ngay sau khi sự cố được khắc phục. Điều 10 Tài khoản truy cập Khoản 1. Tài khoản truy cập là tên và mật khẩu truy cập Trang điện tử cấp cho người sử dụng gồm: Điểm a) Bên đi vay; Điểm b) Các công chức thuộc Vụ Quản lý ngoại hối và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố tham gia quản lý hoạt động vay, trả nợ nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh; Điểm c) Các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước được phân quyền khai thác số liệu vay, trả nợ nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh. Khoản 2. Khi đã được cấp tài khoản truy cập, người sử dụng thực hiện việc khai báo thông tin, báo cáo, quản lý và sử dụng thông tin trên Trang điện tử thông qua tài khoản truy cập của mình. Khoản 3. Đăng ký và cấp tài khoản truy cập đối với người sử dụng là bên đi vay: Điểm a) Người sử dụng điền thông tin trên tờ khai điện tử đề nghị cấp tài khoản truy cập theo hướng dẫn trên Trang điện tử, in tờ khai từ Trang điện tử, ký và đóng dấu; Điểm b) Người sử dụng gửi tờ khai quy định tại điểm a Khoản này qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh quy định tại điểm a khoản 5 Điều này; Điểm c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ khai đề nghị cấp tài khoản truy cập của người sử dụng với các thông tin đầy đủ và hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều này duyệt và cấp tài khoản truy cập qua hộp thư điện tử mà người sử dụng đã đăng ký. Trường hợp từ chối cấp tài khoản truy cập phải có trả lời trực tuyến nêu rõ lý do. Khoản 4. Đăng ký thay đổi thông tin tài khoản truy cập: Điểm a) Bên đi vay đăng ký thay đổi thông tin tài khoản truy cập khi có thay đổi như sau: Tên bên đi vay, loại hình doanh nghiệp của bên đi vay, địa chỉ, mã số thuế, điện thoại liên hệ, địa chỉ hộp thư điện tử; Điểm b) Quy trình thực hiện: Bên đi vay điền thông tin trên tờ khai điện tử đề nghị thay đổi thông tin tài khoản truy cập theo hướng dẫn trên Trang điện tử; Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ khai điện tử đề nghị thay đổi thông tin về tài khoản truy cập, cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều này duyệt nội dung thay đổi tài khoản truy cập qua hộp thư điện tử mà người sử dụng đã đăng ký. Trường hợp từ chối phải có trả lời trực tuyến nêu rõ lý do.
Thông Tư 12/2022/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp . Chương II * Điều 10 - Khoản 4 + Điểm a + Điểm b - Khoản 5 + Điểm a + Điểm b Chương III * Điều 11 * Điều 12 * Điều 13 * Điều 13 * Điều 14 * Điều 15 * Điều 16 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ - Khoản 4 - Khoản 5 - Khoản 6 - Khoản 7 - Khoản 8 + Điểm a + Điểm b + Điểm c
Thông Tư 12/2022/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp . Chương II Điều 10 Tài khoản truy cập Khoản 4. Đăng ký thay đổi thông tin tài khoản truy cập: Điểm a) Bên đi vay đăng ký thay đổi thông tin tài khoản truy cập khi có thay đổi như sau: Tên bên đi vay, loại hình doanh nghiệp của bên đi vay, địa chỉ, mã số thuế, điện thoại liên hệ, địa chỉ hộp thư điện tử; Điểm b) Quy trình thực hiện: Bên đi vay điền thông tin trên tờ khai điện tử đề nghị thay đổi thông tin tài khoản truy cập theo hướng dẫn trên Trang điện tử; Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ khai điện tử đề nghị thay đổi thông tin về tài khoản truy cập, cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều này duyệt nội dung thay đổi tài khoản truy cập qua hộp thư điện tử mà người sử dụng đã đăng ký. Trường hợp từ chối phải có trả lời trực tuyến nêu rõ lý do. Khoản 5. Thẩm quyền cấp và quản lý tài khoản truy cập: Điểm a) Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi bên đi vay đặt trụ sở chính cấp và quản lý tài khoản truy cập cho bên đi vay trên địa bàn quản lý; Điểm b) Vụ Quản lý ngoại hối - Ngân hàng Nhà nước cấp và quản lý tài khoản truy cập cho các cá nhân, đơn vị quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều này. Chương III Mục 1 Điều 11 Khoản vay phải thực hiện đăng ký với Ngân hàng Nhà nước bao gồm: Khoản vay phải thực hiện đăng ký Khoản 1. Khoản vay trung, dài hạn nước ngoài. Khoản vay phải thực hiện đăng ký Khoản 2. Khoản vay ngắn hạn được gia hạn thời gian trả nợ gốc mà tổng thời hạn của khoản vay là trên 01 năm. Khoản vay phải thực hiện đăng ký Khoản 3. Khoản vay ngắn hạn không có thỏa thuận gia hạn nhưng còn dư nợ gốc (bao gồm cả nợ lãi được nhập gốc) tại thời điểm tròn 01 năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên, trừ trường hợp bên đi vay hoàn thành thanh toán dư nợ gốc nói trên trong thời gian 30 ngày làm việc kể từ thời điểm tròn 01 năm tính từ ngày rút vốn đầu tiên. Mục 1 Điều 12 Thời hạn khoản vay để xác định nghĩa vụ đăng ký Khoản 1. Đối với các khoản vay quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư này, thời hạn khoản vay được xác định từ ngày dự kiến rút vốn đầu tiên đến ngày dự kiến trả nợ gốc cuối cùng trên cơ sở các quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài. Khoản 2. Đối với các khoản vay quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư này, thời hạn khoản vay được xác định từ ngày rút vốn đầu tiên đến ngày dự kiến trả nợ gốc cuối cùng trên cơ sở các quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài, thỏa thuận gia hạn vay nước ngoài. Khoản 3. Đối với các khoản vay quy định tại khoản 3 Điều 11 Thông tư này, thời hạn khoản vay được xác định từ ngày rút vốn đầu tiên đến ngày dự kiến trả nợ gốc cuối cùng. Khoản 4. Ngày rút vốn quy định tại Điều này là: Điểm a) Ngày tiền được ghi “có” trên tài khoản của bên đi vay đối với các khoản vay giải ngân bằng tiền; Điểm b) Ngày bên cho vay thanh toán cho người không cư trú cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ với người cư trú là bên đi vay; Điểm c) Ngày bên đi vay được ghi nhận là hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho bên cho vay trong trường hợp các bên lựa chọn rút vốn khoản vay nước ngoài trung, dài hạn dưới hình thức thanh toán bù trừ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 34 Thông tư này. Điểm d) Ngày bên đi vay nhận tài sản thuê đối với các khoản vay dưới hình thức thuê tài chính nước ngoài phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan; Điểm đ) Ngày bên đi vay được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép thành lập và hoạt động theo pháp luật chuyên ngành, ngày ký hợp đồng đầu tư theo phương thức đối tác công tư (hợp đồng PPP), ngày các bên ký thỏa thuận vay nước ngoài để chuyển số tiền chuẩn bị đầu tư thành vốn vay (tùy thuộc ngày nào đến sau), áp dụng đối với khoản vay nước ngoài phát sinh từ việc chuyển số tiền thực hiện chuẩn bị đầu tư của các dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thành vốn vay nước ngoài theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Mục 1 Điều 13 Thỏa thuận vay nước ngoài để thực hiện đăng ký khoản vay Khoản 1. Thỏa thuận vay nước ngoài để thực hiện đăng ký khoản vay (sau đây gọi là thỏa thuận vay nước ngoài) là các thỏa thuận có hiệu lực rút vốn được ký kết giữa bên đi vay và bên cho vay là người không cư trú; các công cụ nợ do người cư trú phát hành cho người không cư trú ngoài lãnh thổ Việt Nam; thỏa thuận ủy thác cho vay hoặc thỏa thuận ủy thác cho vay kèm theo thỏa thuận cho vay lại trong trường hợp đối tượng ủy thác là bên có trách nhiệm trả nợ trực tiếp cho bên ủy thác là người không cư trú. Điều 13 Thỏa thuận vay nước ngoài để thực hiện đăng ký khoản vay Khoản 2. Bên đi vay không phải thực hiện thủ tục đăng ký khoản vay khi ký với người không cư trú các thỏa thuận không có hiệu lực rút vốn như hiệp định tín dụng khung, biên bản ghi nhớ, hoặc các thỏa thuận tương tự khác. Nội dung các thỏa thuận này phải đảm bảo không trái với quy định của pháp luật Việt Nam. Khoản 3. Trường hợp phát sinh khoản vay tự vay, tự trả trung, dài hạn của bên đi vay khi có văn bản làm phát sinh hiệu lực rút vốn của các thỏa thuận nêu tại khoản 2 Điều này, bên đi vay thực hiện đăng ký khoản vay theo quy định tại Thông tư này. Trường hợp này, thỏa thuận vay nước ngoài bao gồm thỏa thuận ban đầu và văn bản làm phát sinh hiệu lực rút vốn của các thỏa thuận đó. Điều 14 Đối tượng thực hiện đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay Bên đi vay thực hiện đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay bao gồm: Khoản 1. Bên đi vay ký kết thỏa thuận vay nước ngoài với bên cho vay là người không cư trú. Khoản 2. Tổ chức chịu trách nhiệm trả nợ trực tiếp cho bên ủy thác trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ký hợp đồng nhận ủy thác cho vay lại với bên ủy thác là người không cư trú. Khoản 3. Bên có nghĩa vụ trả nợ theo công cụ nợ phát hành ngoài lãnh thổ Việt Nam cho người không cư trú. Khoản 4. Bên đi thuê trong hợp đồng cho thuê tài chính với bên cho thuê là người không cư trú. Khoản 5. Tổ chức kế thừa nghĩa vụ trả nợ khoản vay nước ngoài thuộc đối tượng đăng ký, đăng ký thay đổi theo quy định tại Thông tư này trong trường hợp bên đi vay đang thực hiện khoản vay nước ngoài thì thực hiện chia, tách, hợp nhất hoặc sáp nhập. Điều 15 Trình tự thực hiện đăng ký khoản vay Khoản 1. Chuẩn bị Đơn đăng ký khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh: Điểm a) Trường hợp bên đi vay đã khai báo thông tin khoản vay trên Trang điện tử trước khi gửi hồ sơ đăng ký khoản vay nước ngoài: bên đi vay in Đơn từ Trang điện tử, ký và đóng dấu; Điểm b) Trường hợp bên đi vay không khai báo thông tin khoản vay trên Trang điện tử trước khi gửi hồ sơ: bên đi vay hoàn thành Đơn đăng ký khoản vay nước ngoài theo Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này. Khoản 2. Thời hạn gửi hồ sơ: Bên đi vay gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký khoản vay nước ngoài tới Cơ quan có thẩm quyền xác nhận đăng ký theo quy định tại Điều 20 Thông tư này trong thời hạn: Điểm a) 30 ngày làm việc kể từ ngày ký thỏa thuận vay nước ngoài trung, dài hạn; Điểm b) 30 ngày làm việc kể từ ngày ký thỏa thuận gia hạn khoản vay nước ngoài ngắn hạn thành trung, dài hạn đối với khoản vay quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư này mà ngày ký thỏa thuận gia hạn trong vòng 01 năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên; Điểm c) 30 ngày làm việc kể từ ngày bên đi vay được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép thành lập và hoạt động theo pháp luật chuyên ngành, ngày ký hợp đồng đầu tư theo phương thức đối tác công tư (hợp đồng PPP), ngày các bên ký thỏa thuận vay nước ngoài để chuyển số tiền chuẩn bị đầu tư thành vốn vay (tùy thuộc ngày nào đến sau), áp dụng đối với khoản vay nước ngoài phát sinh từ việc chuyển số tiền thực hiện chuẩn bị đầu tư của các dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thành vốn vay nước ngoài. Điểm d) 60 ngày làm việc tính từ ngày tròn 01 năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên đối với: Khoản vay quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư này mà ngày ký thỏa thuận gia hạn sau 01 năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên; và Khoản vay quy định tại khoản 3 Điều 11 Thông tư này. Khoản 3. Ngân hàng Nhà nước có văn bản xác nhận hoặc từ chối xác nhận đăng ký khoản vay (có nêu rõ lý do) trong thời hạn: Điểm a) 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của bên đi vay trong trường hợp bên đi vay đã khai báo thông tin khoản vay trên Trang điện tử; Điểm b) 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của bên đi vay trong trường hợp bên đi vay không khai báo thông tin khoản vay trên Trang điện tử; Điểm c) 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của bên đi vay đối với trường hợp khoản vay bằng đồng Việt Nam phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, chấp thuận theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Thông tư này. Khoản 4. Cơ quan có thẩm quyền xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài theo quy định tại Điều 20 Thông tư này có trách nhiệm: Điểm a) Kiểm tra tính thống nhất, chính xác của hồ sơ đăng ký khoản vay với các thông tin khai báo trên Trang điện tử; cập nhật tình hình xử lý hồ sơ trên Trang điện tử để bên đi vay kịp thời theo dõi trong trường hợp bên đi vay đã khai báo thông tin khoản vay trên Trang điện tử trước khi gửi hồ sơ đăng ký khoản vay nước ngoài; Điểm b) Nhập các thông tin liên quan của khoản vay trên Trang điện tử để tạo mã khoản vay và lưu trữ thông tin vào cơ sở dữ liệu vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh trong trường hợp bên đi vay không khai báo thông tin khoản vay trên Trang điện tử trước khi gửi hồ sơ đăng ký khoản vay nước ngoài; cập nhật tình hình xử lý hồ sơ trên Trang điện tử để bên đi vay kịp thời theo dõi. Khoản 5. Đối với khoản vay bằng đồng Việt Nam phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép theo quy định của pháp luật hiện hành về điều kiện vay nước ngoài, thủ tục đăng ký khoản vay đồng thời là thủ tục đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét chấp thuận khoản vay; văn bản xác nhận đăng ký khoản vay đồng thời là văn bản chấp thuận khoản vay của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Điều 16 Hồ sơ đăng ký khoản vay Khoản 1. Đơn đăng ký khoản vay theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư này. Khoản 2. Bản sao hồ sơ pháp lý của bên đi vay: Giấy phép thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy đăng ký Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có) hoặc các tài liệu tương đương khác. Khoản 3. Bản sao hoặc bản chính văn bản chứng minh mục đích vay bao gồm: Điểm a) Đối với khoản vay để thực hiện dự án đầu tư: Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và các quy định hiện hành của pháp luật có liên quan; Điểm b) Đối với khoản vay thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh khác không phải dự án đầu tư: Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và điều lệ doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã và điều lệ hợp tác xã và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan; Điểm c) Đối với khoản vay để cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài của bên đi vay: Phương án cơ cấu lại các khoản nợ nước ngoài của bên đi vay được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Doanh nghiệp và điều lệ doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã và điều lệ hợp tác xã và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan; Điểm d) Đối với khoản vay quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 11 Thông tư này: Báo cáo việc sử dụng khoản vay nước ngoài ngắn hạn ban đầu đáp ứng quy định về điều kiện vay nước ngoài ngắn hạn (kèm theo các tài liệu chứng minh như phương án sử dụng vốn vay nước ngoài của bên đi vay, phương án cơ cấu khoản nợ nước ngoài); Điểm đ) Các thành phần hồ sơ quy định tại điểm a, b và c Khoản này không áp dụng đối với các khoản vay của các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước mà Ngân hàng Nhà nước là cơ quan đại diện chủ sở hữu và đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt, chấp thuận theo quy định về quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Khoản 4. Bản sao tiếng nước ngoài và bản dịch tiếng Việt thỏa thuận vay nước ngoài và thỏa thuận gia hạn khoản vay ngắn hạn thành trung, dài hạn (nếu có). Khoản 5. Bản sao tiếng nước ngoài và bản dịch tiếng Việt văn bản cam kết bảo lãnh (thư bảo lãnh, hợp đồng bảo lãnh hoặc hình thức cam kết bảo lãnh khác) trong trường hợp khoản vay được bảo lãnh. Khoản 6. Bản sao văn bản của cấp có thẩm quyền phê duyệt, chấp thuận việc vay nước ngoài theo quy định của pháp luật về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước, cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước theo quy định về quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp đối với bên đi vay là doanh nghiệp nhà nước (không áp dụng đối với khoản vay của ngân hàng thương mại do Ngân hàng Nhà nước là cơ quan đại diện chủ sở hữu và đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt, chấp thuận theo quy định về quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp). Khoản 7. Báo cáo việc tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định về điều kiện vay nước ngoài tự vay, tự trả tại thời điểm cuối 03 tháng gần nhất trước ngày ký thỏa thuận vay đến thời điểm cuối tháng gần nhất trước thời điểm gửi đầy đủ hồ sơ đăng ký khoản vay nước ngoài theo mẫu quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này hoặc văn bản chứng minh việc chưa tuân thủ các quy định của pháp luật về giới hạn cấp tín dụng và các tỷ lệ bảo đảm an toàn đã được Thủ tướng Chính phủ hoặc Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận theo quy định của pháp luật (nếu có) đối với bên đi vay là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Khoản 8. Xác nhận của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản về tình hình rút vốn, trả nợ (gốc, lãi) đến thời điểm đăng ký khoản vay (áp dụng đối với bên đi vay mở tài khoản vay, trả nợ nước ngoài tại ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản) trong các trường hợp sau: Điểm a) Trường hợp vay nước ngoài để cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài: Văn bản của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản của bên đi vay về tình hình rút vốn, trả nợ đối với khoản vay nước ngoài sẽ được cơ cấu lại từ nguồn vốn vay nước ngoài; Điểm b) Trường hợp phần vốn nhà đầu tư nước ngoài chuyển vào Việt Nam đã sử dụng để đáp ứng các khoản chi phí chuẩn bị đầu tư được chuyển thành khoản vay nước ngoài trung, dài hạn của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo quy định về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam: Bản sao tiếng nước ngoài và bản dịch tiếng Việt chứng từ của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản của bên cho vay về các giao dịch thu, chi liên quan đến việc hình thành khoản vay; Điểm c) Trường hợp khoản vay thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 11 Thông tư này: Văn bản của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản của bên đi vay về tình hình rút vốn, trả nợ đối với khoản vay nước ngoài ngắn hạn ban đầu;
Thông Tư 12/2022/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp . Chương III * Điều 16 - Khoản 8 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d - Khoản 9 - Khoản 10 * Điều 17 * Điều 18 * Điều 19 * Điều 20 * Điều 21 * Điều 22 * Điều 23
Thông Tư 12/2022/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp . Chương III Điều 16 Hồ sơ đăng ký khoản vay Khoản 8 Điểm a) Trường hợp vay nước ngoài để cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài: Văn bản của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản của bên đi vay về tình hình rút vốn, trả nợ đối với khoản vay nước ngoài sẽ được cơ cấu lại từ nguồn vốn vay nước ngoài; Điểm b) Trường hợp phần vốn nhà đầu tư nước ngoài chuyển vào Việt Nam đã sử dụng để đáp ứng các khoản chi phí chuẩn bị đầu tư được chuyển thành khoản vay nước ngoài trung, dài hạn của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo quy định về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam: Bản sao tiếng nước ngoài và bản dịch tiếng Việt chứng từ của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản của bên cho vay về các giao dịch thu, chi liên quan đến việc hình thành khoản vay; Điểm c) Trường hợp khoản vay thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 11 Thông tư này: Văn bản của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản của bên đi vay về tình hình rút vốn, trả nợ đối với khoản vay nước ngoài ngắn hạn ban đầu; Điểm d) Trường hợp bên đi vay không thể cung cấp được xác nhận của ngân hàng cung ứng dịch tài khoản theo quy định tại các điểm a, b, c khoản này do: Ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản đã đóng cửa, tạm dừng hoạt động trước khi bên đi vay thay đổi sang ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản khác, hoặc; Việc rút vốn, trả nợ khoản vay nước ngoài thuộc các trường hợp rút vốn, trả nợ không phải thực hiện qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài theo quy định tại Điều 34 Thông tư này; Bên đi vay lựa chọn một trong các tài liệu khác chứng minh tình hình rút vốn, trả nợ khoản vay như sau: bản sao báo cáo tài chính đã được kiểm toán hoặc soát xét có thông tin chứng minh bên đi vay đã tiếp nhận khoản vay, dư nợ đến thời điểm đề nghị Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký khoản vay nước ngoài; bản sao và bản dịch tiếng Việt văn bản xác nhận của ngân hàng thương mại ở nước ngoài nơi bên đi vay mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để thực hiện rút vốn, trả nợ khoản vay; bản sao và bản dịch tiếng Việt thư xác nhận của ngân hàng ở nước ngoài về số tiền bên cho vay đã thanh toán trực tiếp cho người thụ hưởng là người không cư trú cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ với người cư trú là bên đi vay. Khoản 9. Văn bản, chứng từ chứng minh lợi nhuận được chia hợp pháp bằng đồng Việt Nam từ hoạt động đầu tư trực tiếp của bên cho vay là nhà đầu tư nước ngoài góp vốn tại bên đi vay và xác nhận của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản về tình hình chia và chuyển lợi nhuận về nước của bên cho vay nhằm chứng minh việc giải ngân khoản vay đối với trường hợp vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam theo quy định về điều kiện vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam. Khoản 10. Văn bản giải trình về nhu cầu vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam đối với trường hợp vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước về điều kiện vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam. Mục 2 Điều 17 Đăng ký thay đổi khoản vay Khoản 1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, trường hợp thay đổi bất kỳ nội dung nào liên quan đến khoản vay được nêu tại văn bản xác nhận đăng ký, văn bản xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước, bên đi vay có trách nhiệm thực hiện đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Thông tư này. Khoản 2. Bên đi vay thực hiện thông báo nội dung thay đổi trên Trang điện tử, không cần thực hiện đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài đối với các trường hợp sau đây: Điểm a) Thay đổi thời gian rút vốn, trả nợ gốc trong phạm vi 10 ngày làm việc so với kế hoạch đã được Ngân hàng Nhà nước xác nhận; Điểm b) Thay đổi địa chỉ của bên đi vay nhưng không thay đổi tỉnh, thành phố nơi bên đi vay đặt trụ sở chính, bên đi vay gửi thông báo về việc đổi địa chỉ cho Cơ quan có thẩm quyền xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài của bên đi vay; Điểm c) Thay đổi bên cho vay, các thông tin liên quan về bên cho vay trong khoản vay hợp vốn có chỉ định đại diện các bên cho vay, trừ trường hợp bên cho vay đồng thời là đại diện các bên cho vay trong khoản vay hợp vốn và việc thay đổi bên cho vay làm thay đổi vai trò đại diện các bên cho vay; Điểm d) Thay đổi tên giao dịch thương mại của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản, ngân hàng phục vụ giao dịch bảo đảm; Điểm đ) Thay đổi kế hoạch trả lãi, phí của khoản vay nước ngoài so với kế hoạch đã được Ngân hàng Nhà nước xác nhận tại văn bản xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài nhưng không thay đổi cách xác định lãi, phí quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài. Bên đi vay có trách nhiệm lập bảng tính lãi, phí phải trả để ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản có cơ sở kiểm tra, theo dõi khi thực hiện việc chuyển tiền; Điểm e) Thay đổi (tăng hoặc giảm) số tiền rút vốn, trả nợ gốc, lãi, phí trong phạm vi 100 đơn vị tiền tệ của đồng tiền vay nước ngoài so với số tiền đã nêu trong văn bản xác nhận đăng ký, văn bản xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài; Điểm g) Thay đổi số tiền rút vốn, trả nợ gốc thực tế của một kỳ cụ thể ít hơn số tiền được nêu tại kế hoạch rút vốn, trả nợ trên văn bản xác nhận đăng ký hoặc văn bản xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài. Khoản 3. Đối với nội dung thay đổi tại điểm g khoản 2 Điều này, trước khi thực hiện rút vốn, trả nợ số tiền còn lại của kỳ đó, bên đi vay có trách nhiệm đăng ký thay đổi kế hoạch rút vốn, trả nợ đối với số tiền còn lại chưa thực hiện theo quy định tại Thông tư này. Mục 2 Điều 18 Trình tự thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi khoản vay Khoản 1. Chuẩn bị Đơn đăng ký thay đổi khoản vay: Điểm a) Trường hợp bên đi vay đã khai báo thông tin thay đổi khoản vay trên Trang điện tử trước khi gửi hồ sơ: bên đi vay in Đơn từ Trang điện tử, ký và đóng dấu; Điểm b) Trường hợp bên đi vay không khai báo thông tin thay đổi khoản vay trên Trang điện tử trước khi gửi hồ sơ: bên đi vay hoàn thành mẫu Đơn đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài theo Phụ lục 04 ban hành kèm theo Thông tư này. Khoản 2. Thời hạn gửi hồ sơ đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài: Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày: Điểm a) Các bên ký thỏa thuận thay đổi hoặc trước thời điểm thực hiện nội dung thay đổi (đối với trường hợp nội dung thay đổi không cần ký thỏa thuận thay đổi song vẫn đảm bảo phù hợp với thỏa thuận vay nước ngoài); Điểm b) Tổ chức kế thừa nghĩa vụ trả nợ khoản vay nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc ngày các bên ký thỏa thuận về việc thay đổi bên đi vay trong trường hợp bên đi vay ban đầu bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập (tùy thuộc ngày nào đến sau) và trước khi tiếp tục rút vốn, trả nợ khoản vay nước ngoài; Điểm c) Bên đi vay hoàn thành việc cập nhật thông tin thay đổi tên và/hoặc thay đổi địa chỉ chuyển trụ sở chính sang tỉnh, thành phố khác trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; Điểm d) Bên cho vay (hoặc tổ chức đại diện bên cho vay trong khoản vay hợp vốn - nếu có), bên bảo đảm, bên bảo lãnh hoặc các bên liên quan khác được nêu tại văn bản xác nhận đăng ký, văn bản xác nhận đăng ký thay đổi gửi văn bản thông báo cho bên đi vay về việc đổi tên và trước khi thực hiện các giao dịch chuyển tiền liên quan đến các bên này. Khoản 3. Ngân hàng Nhà nước có văn bản xác nhận hoặc từ chối xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay (có nêu rõ lý do) trong thời hạn: Điểm a) 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của bên đi vay trong trường hợp bên đi vay đã khai báo thông tin thay đổi khoản vay trên Trang điện tử trước khi gửi hồ sơ đăng ký thay đổi, hoặc; Điểm b) 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của bên đi vay trong trường hợp bên đi vay không khai báo thông tin thay đổi khoản vay trên Trang điện tử trước khi gửi hồ sơ đăng ký thay đổi. Khoản 4. Cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 20 Thông tư này có trách nhiệm: Điểm a) Kiểm tra tính thống nhất, chính xác của hồ sơ đăng ký thay đổi khoản vay với các thông tin khai báo trên Trang điện tử; cập nhật tình hình xử lý hồ sơ trên Trang điện tử để bên đi vay kịp thời theo dõi trong trường hợp bên đi vay đã khai báo thông tin thay đổi khoản vay trên Trang điện tử trước khi gửi hồ sơ đăng ký thay đổi; Điểm b) Tổ chức nhập các thông tin liên quan của khoản vay trên Trang điện tử để lưu trữ thông tin vào cơ sở dữ liệu vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh trong trường hợp bên đi vay không khai báo thông tin thay đổi khoản vay trên Trang điện tử trước khi gửi hồ sơ đăng ký thay đổi; cập nhật tình hình xử lý hồ sơ trên Trang điện tử để bên đi vay kịp thời theo dõi. Mục 2 Điều 19 Hồ sơ đăng ký thay đổi khoản vay Khoản 1. Đơn đăng ký thay đổi khoản vay theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư này. Khoản 2. Bản sao và bản dịch tiếng Việt các thỏa thuận thay đổi liên quan đến nội dung bên đi vay đăng ký thay đổi. Khoản 3. Bản sao văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp về việc chấp thuận thay đổi phương án vay nước ngoài của bên đi vay là doanh nghiệp nhà nước đối với trường hợp thay đổi tăng số tiền vay hoặc kéo dài thời hạn vay (không áp dụng đối với khoản vay của ngân hàng thương mại do Ngân hàng Nhà nước là cơ quan đại diện chủ sở hữu và đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt, chấp thuận theo quy định về quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp). Khoản 4. Thành phần hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều 16 Thông tư này đối với trường hợp thay đổi tăng số tiền vay, thay đổi mục đích sử dụng khoản vay đối với phần tiền vay chưa thực hiện. Khoản 5. Thành phần hồ sơ quy định tại khoản 7 Điều 16 Thông tư này đối với trường hợp bên đi vay là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tăng số tiền vay nước ngoài. Khoản 6. Văn bản xác nhận của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản về tình hình rút vốn, trả nợ (gốc và lãi) đến thời điểm đăng ký thay đổi khoản vay đối với trường hợp đăng ký thay đổi số tiền vay, kế hoạch rút vốn, kế hoạch trả nợ hoặc thay đổi ngân hàng thương mại cung ứng dịch vụ tài khoản. Trường hợp bên đi vay không thể cung cấp được xác nhận của ngân hàng cung ứng dịch tài khoản theo quy định tại khoản này do ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản đã đóng cửa, tạm dừng hoạt động trước khi bên đi vay thay đổi sang ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản khác và/hoặc việc rút vốn, trả nợ khoản vay nước ngoài thuộc các trường hợp rút vốn, trả nợ không phải thực hiện qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài theo quy định tại Điều 34 Thông tư này, bên đi vay lựa chọn cung cấp các tài liệu khác như được quy định tại điểm d khoản 8 Điều 16 Thông tư này. Mục 3 Điều 20 Thẩm quyền xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay Khoản 1. Cơ quan có thẩm quyền xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài (trong Thông tư này gọi tắt là Cơ quan có thẩm quyền) là: Điểm a) Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối): đối với các khoản vay có số tiền vay trên 10 triệu USD (hoặc loại tiền tệ khác có giá trị tương đương); Điểm b) Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi bên đi vay đặt trụ sở chính: đối với các khoản vay có số tiền vay đến 10 triệu USD (hoặc loại tiền tệ khác có giá trị tương đương) trừ các khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, chấp thuận. Khoản 2. Trường hợp việc thay đổi tăng hoặc giảm số tiền vay, thay đổi đồng tiền vay, thay đổi trụ sở chính của bên đi vay, thay đổi bên đi vay sang doanh nghiệp có trụ sở chính thuộc địa bàn tỉnh, thành phố khác làm thay đổi Cơ quan có thẩm quyền xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay: Điểm a) Bên đi vay gửi hồ sơ đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài đến cơ quan xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài lần gần nhất. Điểm b) Cơ quan xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay lần gần nhất làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ đăng ký thay đổi khoản vay của bên đi vay. Trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký thay đổi, Cơ quan xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay lần gần nhất chuyển toàn bộ bản gốc hồ sơ đề nghị đăng ký thay đổi khoản vay và bản sao hồ sơ đăng ký, hồ sơ đăng ký thay đổi (nếu có) đã thực hiện của khoản vay cho Cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều này để Cơ quan có thẩm quyền tiếp tục xử lý. Khoản 3. Trường hợp khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, chấp thuận, Vụ Quản lý ngoại hối làm đầu mối, phối hợp với các đơn vị liên quan của Ngân hàng Nhà nước báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định theo thẩm quyền. Khoản 4. Tỷ giá sử dụng để xác định Cơ quan có thẩm quyền xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài là tỷ giá hạch toán do Bộ Tài chính công bố áp dụng tại thời điểm ký các thỏa thuận vay nước ngoài hoặc thỏa thuận thay đổi của khoản vay nước ngoài liên quan đến số tiền vay. Mục 3 Điều 21 Cơ sở thực hiện xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay Khoản 1. Giá trị khoản vay nước ngoài nằm trong tổng hạn mức vay thương mại nước ngoài tự vay, tự trả hàng năm do Thủ tướng Chính phủ duyệt. Khoản 2. Việc bên đi vay tuân thủ và đáp ứng đầy đủ các quy định về điều kiện vay nước ngoài, quản lý ngoại hối đối với hoạt động vay, trả nợ nước ngoài theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan tại thời điểm nộp hồ sơ. Mục 3 Điều 22 Chấm dứt hiệu lực văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay Cơ quan có thẩm quyền xử lý đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài có văn bản chấm dứt hiệu lực văn bản xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài trong trường hợp hồ sơ đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài có thông tin gian lận, tài liệu giả mạo các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện để được xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài. Điều 23 Trường hợp văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay đương nhiên hết hiệu lực Khoản 1. Văn bản xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi của Ngân hàng Nhà nước đối với khoản vay nước ngoài đương nhiên hết hiệu lực trong trường hợp quá thời hạn 06 tháng kể từ ngày cuối cùng của kỳ rút vốn đã được Ngân hàng Nhà nước xác nhận mà bên đi vay không thực hiện việc rút vốn và không đăng ký thay đổi kế hoạch rút vốn khoản vay theo quy định tại Thông tư này. Khoản 2. Sau khi văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài đương nhiên hết hiệu lực theo quy định tại khoản 1 Điều này, trường hợp tiếp tục thực hiện khoản vay, bên đi vay phải thực hiện lại thủ tục đăng ký khoản vay nước ngoài theo quy định tại Chương III Thông tư này trong vòng 30 ngày kể từ ngày các bên có thỏa thuận bằng văn bản về việc tiếp tục thực hiện khoản vay.
Thông Tư 12/2022/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp . Chương III * Điều 24 - Khoản 2 * Điều 24 * Điều 25 Chương IV * Điều 26 * Điều 27 * Điều 28 * Điều 28 * Điều 29 * Điều 30 * Điều 31
Thông Tư 12/2022/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp . Chương III Mục 3 Điều 24 Xử lý khoản vay nước ngoài khi văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi bị chấm dứt hiệu lực do hồ sơ có thông tin gian lận, tài liệu giả mạo Khoản 2. Sau khi văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài đương nhiên hết hiệu lực theo quy định tại khoản 1 Điều này, trường hợp tiếp tục thực hiện khoản vay, bên đi vay phải thực hiện lại thủ tục đăng ký khoản vay nước ngoài theo quy định tại Chương III Thông tư này trong vòng 30 ngày kể từ ngày các bên có thỏa thuận bằng văn bản về việc tiếp tục thực hiện khoản vay. Mục 3 Điều 24 Xử lý khoản vay nước ngoài khi văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi bị chấm dứt hiệu lực do hồ sơ có thông tin gian lận, tài liệu giả mạo Khoản 1. Trường hợp phát hiện hồ sơ đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài có thông tin gian lận, tài liệu giả mạo các giấy tờ chứng minh đáp ứng điều kiện vay nước ngoài để được xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài, Cơ quan có thẩm quyền có văn bản gửi bên đi vay (đồng thời sao gửi ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản, ngân hàng phục vụ giao dịch bảo đảm - nếu có) thông báo chấm dứt hiệu lực của văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài của bên đi vay. Khoản 2. Sau khi nhận được công văn chấm dứt hiệu lực văn bản xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài nêu tại khoản 1 Điều này, ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản, ngân hàng phục vụ giao dịch bảo đảm không tiếp tục thực hiện chuyển tiền liên quan đến khoản vay nước ngoài theo các nội dung được nêu tại văn bản xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài. Ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản, ngân hàng phục vụ giao dịch bảo đảm thông báo bằng văn bản cho Cơ quan có thẩm quyền về các giao dịch chuyển tiền liên quan đến khoản vay nước ngoài đã thực hiện qua các ngân hàng này đến thời điểm văn bản thông báo chấm dứt hiệu lực của văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khi Cơ quan có thẩm quyền yêu cầu. Khoản 3. Từ thời điểm văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi bị chấm dứt hiệu lực, bên đi vay sử dụng tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam mở tại ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản để hoàn trả dư nợ khoản vay nước ngoài, khoản nhận nợ (nếu có). Khoản 4. Các bên thỏa thuận sử dụng tỷ giá hạch toán do Bộ Tài chính công bố áp dụng hoặc tỷ giá mua, bán ngoại tệ do ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản hoặc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác tại Việt Nam niêm yết tại thời điểm văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi bị chấm dứt hiệu lực hoặc thời điểm chuyển tiền trả nợ để xác định số tiền bằng đồng Việt Nam cần trả cho bên cho vay. Mục 3 Điều 25 Sao gửi văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay, văn bản chấm dứt hiệu lực văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay Khoản 1. Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh) sao gửi các văn bản sau đây cho ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản, ngân hàng phục vụ giao dịch bảo đảm để phối hợp theo dõi và thực hiện: Điểm a) Văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay; Điểm b) Văn bản chấm dứt hiệu lực văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay. Khoản 2. Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối) sao gửi các văn bản quy định tại khoản 1 Điều này cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi bên đi vay có trụ sở chính để phối hợp quản lý, theo dõi và đôn đốc báo cáo. Khoản 3. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố sao gửi các văn bản chấm dứt hiệu lực văn bản xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối) để phối hợp quản lý. Chương IV Mục 1 Điều 26 Tài khoản vay, trả nợ nước ngoài của bên đi vay Khoản 1. Tài khoản vay, trả nợ nước ngoài là tài khoản thanh toán của bên đi vay mở tại ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản để thực hiện rút vốn, trả nợ khoản vay nước ngoài; thực hiện giao dịch phái sinh để phòng ngừa rủi ro đối với các khoản vay nước ngoài và các giao dịch chuyển tiền khác liên quan đến hoạt động vay, trả nợ nước ngoài, bảo đảm cho khoản vay nước ngoài. Khoản 2. Đối với bên đi vay là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: Điểm a) Đối với khoản vay trung, dài hạn nước ngoài (không bao gồm khoản vay nêu tại điểm c khoản này): Bên đi vay sử dụng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp để thực hiện các giao dịch thu, chi liên quan đến khoản vay nước ngoài quy định tại Điều 28 và Điều 29 Thông tư này. Trường hợp đồng tiền vay không phải là đồng tiền của tài khoản vốn đầu tư trực tiếp, bên đi vay được mở tài khoản vay, trả nợ nước ngoài khác để thực hiện khoản vay nước ngoài tại ngân hàng nơi bên đi vay mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp. Bên đi vay có thể dùng 01 tài khoản cho 01 hoặc nhiều khoản vay nước ngoài. Nội dung thu, chi của tài khoản này được quy định tại Điều 28 và Điều 29 Thông tư này; Điểm b) Đối với khoản vay ngắn hạn nước ngoài: bên đi vay có thể sử dụng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp theo quy định tại điểm a khoản này hoặc tài khoản vay, trả nợ nước ngoài khác (không phải là tài khoản vốn đầu tư trực tiếp) để thực hiện các giao dịch thu, chi liên quan đến khoản vay nước ngoài. Mỗi khoản vay theo quy định tại khoản này chỉ được thực hiện thông qua 01 ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản. Bên đi vay có thể dùng 01 tài khoản cho 01 hoặc nhiều khoản vay ngắn hạn nước ngoài. Nội dung thu, chi của tài khoản này được quy định tại Điều 28 và Điều 29 Thông tư này; Điểm c) Đối với các khoản vay ngắn hạn còn dư nợ gốc tại thời điểm tròn 01 năm kể từ ngày rút vốn và bên đi vay sẽ thực hiện trả nợ trong thời gian 30 ngày làm việc tính từ ngày tròn 01 năm kể từ ngày rút vốn, bên đi vay thực hiện trả nợ qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài đang sử dụng cho khoản vay này; Điểm d) Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là tổ chức cùng chịu trách nhiệm liên đới đối với nghĩa vụ trả nợ khoản vay nước ngoài của bên đi vay ban đầu sau khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhất, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không bắt buộc sử dụng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp để thực hiện hoàn trả khoản nợ mà tổ chức này chịu trách nhiệm liên đới. Khoản 3. Bên đi vay không phải là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phải mở tài khoản vay, trả nợ nước ngoài tại ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản để thực hiện các giao dịch chuyển tiền liên quan đến khoản vay nước ngoài (rút vốn, trả nợ gốc, nợ lãi). Mỗi khoản vay nước ngoài chỉ được thực hiện qua 01 ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản. Bên đi vay có thể dùng 01 tài khoản cho 01 hoặc nhiều khoản vay nước ngoài. Nội dung thu, chi của tài khoản này được quy định tại Điều 28 và Điều 29 Thông tư này. Mục 1 Điều 27 Theo dõi vay, trả nợ nước ngoài của bên đi vay là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài Khoản 1. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là bên đi vay không bắt buộc phải mở và sử dụng tài khoản vay, trả nợ nước ngoài tại một tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để thực hiện khoản vay nước ngoài. Khoản 2. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là bên đi vay có trách nhiệm thực hiện việc theo dõi các giao dịch liên quan đến việc vay nước ngoài của mình theo đúng các quy định hiện hành về hạch toán, kế toán đối với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; chịu trách nhiệm và đảm bảo thực hiện các giao dịch liên quan đến khoản vay nước ngoài theo đúng nội dung văn bản của Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Mục 1 Điều 28 Nội dung thu, chi trên tài khoản vay, trả nợ nước ngoài bằng ngoại tệ Tài khoản vay, trả nợ nước ngoài bằng ngoại tệ chỉ được sử dụng để thực hiện các giao dịch liên quan đến hoạt động vay, trả nợ nước ngoài như sau: Khoản 1. Các giao dịch thu: Điểm a) Thu tiền rút vốn khoản vay nước ngoài; Điểm b) Thu từ mua ngoại tệ từ tổ chức tín dụng được phép để chuyển tiền trả nợ (gốc, lãi) của khoản vay nước ngoài hoặc khoản nhận nợ giữa bên đi vay và bên bảo đảm là người không cư trú, thanh toán các loại phí theo thỏa thuận vay; Điểm c) Thu chuyển đổi ngoại tệ từ nguồn rút vốn khoản vay nước ngoài trong trường hợp đồng tiền giải ngân từ bên cho vay không phải là đồng tiền của tài khoản vay, trả nợ nước ngoài; Điều 28 Nội dung thu, chi trên tài khoản vay, trả nợ nước ngoài bằng ngoại tệ Khoản 1 Điểm d) Thu từ tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của bên đi vay mở tại tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam, tài khoản ngoại tệ của bên đi vay mở tại nước ngoài; Điểm đ) Thu các khoản thu được phép từ giao dịch phái sinh liên quan đến khoản vay nước ngoài; Điểm e) Thu lãi được nhận tính trên số dư tài khoản theo quy định của pháp luật hiện hành. Khoản 2. Các giao dịch chi: Điểm a) Chi chuyển tiền trả nợ (gốc, lãi) của khoản vay nước ngoài; Điểm b) Chi chuyển ra nước ngoài để thanh toán các loại phí theo thỏa thuận vay, thanh toán khoản nhận nợ giữa bên đi vay và bên bảo đảm là người không cư trú theo quy định tại Chương V Thông tư này; Điểm c) Chi chuyển sang tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của bên đi vay; Điểm d) Chi bán ngoại tệ cho tổ chức tín dụng được phép; Điểm đ) Chi chuyển sang tài khoản ngoại tệ của bên đi vay mở tại nước ngoài để thực hiện các cam kết theo thỏa thuận vay nước ngoài; Điểm e) Chi mua ngoại tệ để trả nợ (gốc, lãi) của khoản vay nước ngoài trong trường hợp đồng tiền trả nợ không phải là đồng tiền của tài khoản vay, trả nợ nước ngoài; Điểm g) Chi trả phí dịch vụ liên quan đến quản lý tài khoản và giao dịch chuyển tiền qua tài khoản theo quy định của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản; Điểm h) Chi các khoản chi được phép theo giao dịch phái sinh phòng ngừa rủi ro tỷ giá, lãi suất liên quan đến khoản vay nước ngoài. Điều 29 Nội dung thu, chi trên tài khoản vay, trả nợ nước ngoài bằng đồng Việt Nam Tài khoản vay, trả nợ nước ngoài bằng đồng Việt Nam chỉ được sử dụng để thực hiện các giao dịch liên quan đến khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam như sau: Khoản 1. Các giao dịch thu: Điểm a) Thu chuyển khoản tiền rút vốn khoản vay nước ngoài trong trường hợp bên cho vay sử dụng tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam mở tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam; Điểm b) Thu tiền rút vốn từ bán ngoại tệ cho tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam trong trường hợp bên cho vay không sử dụng tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam mở tại Việt Nam để giải ngân khoản vay; Điểm c) Thu chuyển khoản từ tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của bên đi vay; Điểm d) Thu lãi được nhận tính trên số dư tài khoản theo quy định của pháp luật hiện hành. Khoản 2. Các giao dịch chi: Điểm a) Chi chuyển khoản sang tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của bên cho vay để thanh toán nợ (gốc, lãi) trong trường hợp bên cho vay sử dụng tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam để thu hồi khoản nợ theo thỏa thuận vay; Điểm b) Chi mua ngoại tệ để trả nợ (gốc, lãi) của khoản vay nước ngoài trong trường hợp bên cho vay không sử dụng tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam để thu hồi khoản nợ theo thỏa thuận vay; Điểm c) Chi thanh toán khoản nhận nợ giữa bên đi vay và bên bảo đảm theo quy định tại Chương V Thông tư này; Điểm d) Chi thanh toán các loại phí bằng đồng Việt Nam, chi mua ngoại tệ để thanh toán các loại phí bằng ngoại tệ liên quan đến khoản vay nước ngoài; Điểm đ) Chi chuyển khoản sang tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của bên đi vay; Điểm e) Chi trả phí dịch vụ liên quan đến quản lý tài khoản và giao dịch chuyển tiền qua tài khoản theo quy định của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản. Điều 30 Tài khoản thực hiện khoản vay nước ngoài của bên cho vay mở tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Khoản 1. Bên cho vay mở và sử dụng tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của người không cư trú tại 01 tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam để thực hiện các mục đích sau: Điểm a) Giải ngân, thu hồi nợ của khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam trong trường hợp bên đi vay là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vay từ nguồn lợi nhuận từ hoạt động đầu tư trực tiếp trên lãnh thổ Việt Nam của bên cho vay là nhà đầu tư nước ngoài góp vốn tại bên đi vay; Điểm b) Thu hồi nợ của khoản vay thuộc đối tượng đăng ký theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 11 Thông tư này nhưng không đủ điều kiện xác nhận đăng ký; Điểm c) Thu hồi nợ của khoản vay nước ngoài còn dư nợ nhưng văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi bị chấm dứt hiệu lực do hồ sơ có thông tin gian lận, tài liệu giả mạo theo quy định tại Thông tư này. Khoản 2. Bên cho vay không được sử dụng tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều này cho các mục đích khác ngoại trừ các giao dịch như sau: Điểm a) Thu từ nguồn lợi nhuận được chia từ hoạt động đầu tư trực tiếp trên lãnh thổ Việt Nam của bên cho vay Điểm b) Chi mua ngoại tệ để chuyển về tài khoản của bên cho vay ở nước ngoài; Điểm c) Chi chuyển sang tài khoản thanh toán khác bằng đồng Việt Nam của bên cho vay mở tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam; Điểm d) Chi trả phí dịch vụ liên quan đến quản lý tài khoản và giao dịch chuyển tiền qua tài khoản theo quy định của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản. Khoản 3. Việc bên cho vay sử dụng tài khoản ngoại tệ của người không cư trú tại ngân hàng thương mại để giải ngân, thu hồi nợ đối với khoản vay nước ngoài phải tuân thủ quy định của pháp luật về hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam. Khoản 4. Trường hợp mở và sử dụng tài khoản trên lãnh thổ Việt Nam, bên cho vay có trách nhiệm tuân thủ quy định của pháp luật về việc mở và sử dụng tài khoản của người không cư trú tại ngân hàng thương mại tại Việt Nam để thực hiện các giao dịch thu, chi liên quan đến khoản vay nước ngoài. Mục 2 Điều 31 Nguyên tắc minh bạch dòng tiền Khoản 1. Đối với bên đi vay không phải là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, mọi giao dịch chuyển tiền (rút vốn, trả nợ) liên quan đến khoản vay nước ngoài phải thực hiện thông qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài của bên đi vay trừ các trường hợp quy định tại Điều 34 Thông tư này. Khoản 2. Các lệnh chuyển tiền giữa người cư trú và người không cư trú liên quan đến việc thực hiện giao dịch rút vốn, trả nợ (gốc, lãi), trả phí của khoản vay nước ngoài phải được ghi rõ mục đích chuyển tiền để ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản có cơ sở đối chiếu, kiểm tra, lưu giữ chứng từ và thực hiện giao dịch. Khoản 3. Bên đi vay có trách nhiệm ghi rõ và yêu cầu bên cho vay ghi rõ mục đích của giao dịch chuyển tiền liên quan đến khoản vay nước ngoài để làm cơ sở xác định nghĩa vụ nợ nước ngoài và chuyển tiền trả nợ khoản vay (gốc, lãi) khi đến hạn thanh toán.
Thông Tư 12/2022/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp . * Điều 31 Chương IV * Điều 32 * Điều 33 * Điều 34 Chương V * Điều 35 * Điều 36 * Điều 37 * Điều 38 * Điều 39 - Khoản 1
Thông Tư 12/2022/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp . Điều 31. Nguyên tắc minh bạch dòng tiền Khoản 1. Đối với bên đi vay không phải là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, mọi giao dịch chuyển tiền (rút vốn, trả nợ) liên quan đến khoản vay nước ngoài phải thực hiện thông qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài của bên đi vay trừ các trường hợp quy định tại Điều 34 Thông tư này. Khoản 2. Các lệnh chuyển tiền giữa người cư trú và người không cư trú liên quan đến việc thực hiện giao dịch rút vốn, trả nợ (gốc, lãi), trả phí của khoản vay nước ngoài phải được ghi rõ mục đích chuyển tiền để ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản có cơ sở đối chiếu, kiểm tra, lưu giữ chứng từ và thực hiện giao dịch. Khoản 3. Bên đi vay có trách nhiệm ghi rõ và yêu cầu bên cho vay ghi rõ mục đích của giao dịch chuyển tiền liên quan đến khoản vay nước ngoài để làm cơ sở xác định nghĩa vụ nợ nước ngoài và chuyển tiền trả nợ khoản vay (gốc, lãi) khi đến hạn thanh toán. Chương IV Mục 2 Điều 32 Chuyển tiền thực hiện khoản vay nước ngoài Khoản 1. Bên đi vay thực hiện chuyển tiền rút vốn, trả nợ (gốc, lãi) thông qua 01 ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản vay, trả nợ nước ngoài. Điểm a) Trường hợp thay đổi ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản, bên đi vay yêu cầu ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản hiện tại xác nhận tình hình rút vốn, trả nợ liên quan đến khoản vay nước ngoài để ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản mới tiếp tục theo dõi tình hình thực hiện khoản vay nước ngoài theo quy định hiện hành về quản lý vay, trả nợ nước ngoài; Điểm b) Trường hợp thay đổi đồng tiền nhưng không thay đổi ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản, ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản có trách nhiệm giám sát việc rút vốn, trả nợ khoản vay nước ngoài theo quy định hiện hành về quản lý vay, trả nợ nước ngoài. Khoản 2. Đối với các khoản vay nước ngoài phải đăng ký với Ngân hàng Nhà nước, bên đi vay chỉ được thực hiện rút vốn, trả nợ (gốc, lãi) của khoản vay nước ngoài sau khi khoản vay được Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi, trừ trường hợp: Điểm a) Rút vốn, trả một phần nợ gốc và lãi trong năm đầu tiên của khoản vay thuộc đối tượng đăng ký quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 11 Thông tư này. Đối với các khoản vay ngắn hạn được ký thỏa thuận gia hạn thành trung, dài hạn trong thời gian 12 tháng tính từ ngày rút vốn đầu tiên, kể từ ngày ký thỏa thuận gia hạn, việc rút vốn, trả nợ (gốc, lãi) khoản vay chỉ được tiếp tục thực hiện sau khi khoản vay được Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký. Bên đi vay có trách nhiệm thông báo với Ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản về việc khoản vay ngắn hạn đã được ký thỏa thuận gia hạn thành khoản vay trung, dài hạn; Điểm b) Rút vốn khoản vay phát sinh từ thỏa thuận vay nước ngoài để chuyển số tiền thực hiện chuẩn bị đầu tư thành vốn vay nước ngoài. Khoản 3. Bên đi vay chỉ được nhận tiền giải ngân và chuyển tiền trả nợ (gốc, lãi) khoản vay từ tài khoản của bên cho vay, đại diện của các bên cho vay hoặc ngân hàng đại lý thanh toán của các bên cho vay trong trường hợp khoản vay hợp vốn hoặc khoản vay có sử dụng ngân hàng đại lý thanh toán theo quy định tại thỏa thuận vay. Khoản 4. Trường hợp nhận tiền giải ngân và chuyển tiền trả nợ (gốc, lãi) của khoản vay nước ngoài bằng ngoại tệ thông qua tài khoản của bên thứ ba là người không cư trú không phải các đối tượng nêu tại khoản 3 Điều này, nội dung này cần được quy định rõ trong thỏa thuận vay (hoặc thỏa thuận thay đổi), trường hợp khoản vay thuộc đối tượng phải đăng ký với Ngân hàng Nhà nước thì nội dung này phải được xác nhận tại văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài. Khoản 5. Bên đi vay thực hiện trả nợ vào tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của bên cho vay mở tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam trong các trường hợp sau: Điểm a) Khoản vay thuộc đối tượng đăng ký theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 11 Thông tư này nhưng không đủ điều kiện xác nhận đăng ký. Tỷ giá hối đoái áp dụng để xác định số tiền bằng đồng Việt Nam cần trả cho bên cho vay theo quy định tại Điểm này là tỷ giá hạch toán do Bộ Tài chính công bố áp dụng hoặc tỷ giá mua, bán ngoại tệ do ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản hoặc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác tại Việt Nam niêm yết áp dụng tại thời điểm Cơ quan có thẩm quyền có văn bản từ chối xác nhận đăng ký khoản vay nước ngoài hoặc thời điểm chuyển tiền trả nợ; Điểm b) Khoản vay nước ngoài còn dư nợ nhưng văn bản xác nhận đăng ký, văn bản xác nhận đăng ký thay đổi bị chấm dứt hiệu lực do hồ sơ có thông tin gian lận, tài liệu giả mạo. Tỷ giá hối đoái áp dụng để xác định số tiền bằng đồng Việt Nam cần trả cho bên cho vay theo quy định tại khoản 4 Điều 24 Thông tư này. Điểm c) Khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam từ nguồn lợi nhuận từ hoạt động đầu tư trực tiếp trên lãnh thổ Việt Nam của bên cho vay là nhà đầu tư nước ngoài góp vốn tại bên đi vay. Mục 2 Điều 33 Mua ngoại tệ và chuyển tiền trả nợ nước ngoài Khoản 1. Bên đi vay mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép để thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến trả nợ gốc, lãi và phí của khoản vay nước ngoài trên cơ sở xuất trình các chứng từ, văn bản chứng minh nhu cầu thanh toán ngoại tệ hợp pháp theo quy định của pháp luật và yêu cầu của tổ chức tín dụng được phép. Khoản 2. Tổ chức tín dụng được phép quy định về chứng từ, văn bản chứng minh nhu cầu sử dụng ngoại tệ hợp pháp trên nguyên tắc xác minh nghĩa vụ nợ hợp pháp của bên đi vay thông qua thỏa thuận vay nước ngoài, chứng từ xác định việc rút vốn của khoản vay, văn bản xác nhận đăng ký khoản vay nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước (trong trường hợp khoản vay phải đăng ký với Ngân hàng Nhà nước) và các hồ sơ khác (nếu có) theo yêu cầu của tổ chức tín dụng được phép. Mục 2 Điều 34 Các trường hợp rút vốn, trả nợ không thực hiện qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài Khoản 1. Các trường hợp rút vốn không thông qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài: Điểm a) Rút vốn từ bên cho vay thanh toán trực tiếp cho người thụ hưởng là người không cư trú cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ với người cư trú là bên đi vay; Điểm b) Rút vốn của khoản vay nước ngoài dưới hình thức thuê tài chính; Điểm c) Rút vốn thông qua tài khoản của bên đi vay mở tại nước ngoài trong trường hợp bên đi vay được phép mở tài khoản ở nước ngoài để thực hiện khoản vay nước ngoài; Điểm d) Rút vốn các khoản vay nước ngoài trung, dài hạn thông qua việc thanh toán bù trừ với các nghĩa vụ phải trả trực tiếp cho bên cho vay bao gồm: nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng nhập khẩu hàng hóa, nghĩa vụ trả nợ khoản vay nước ngoài, nghĩa vụ hoàn trả khoản nhận nợ theo quy định tại Thông tư này trực tiếp với bên cho vay; Điểm đ) Rút vốn trong trường hợp số tiền thực hiện chuẩn bị đầu tư được chuyển thành vốn vay nước ngoài theo thỏa thuận giữa các bên phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Khoản 2. Các trường hợp trả nợ không thông qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài: Điểm a) Trả nợ dưới hình thức cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho bên cho vay; Điểm b) Trả nợ thông qua việc bên cho vay và bên đi vay thỏa thuận chuyển đổi dư nợ thành cổ phần hoặc phần vốn góp trong bên đi vay; Điểm c) Trả nợ thông qua việc bên cho vay và bên đi vay thỏa thuận hoán đổi dư nợ vay thành cổ phần hoặc phần vốn góp thuộc sở hữu của bên đi vay; Điểm d) Trả nợ các khoản vay nước ngoài trung, dài hạn thông qua thanh toán bù trừ các khoản phải thu trực tiếp với bên cho vay; Điểm đ) Trả nợ thông qua tài khoản của bên đi vay mở tại nước ngoài (trong trường hợp bên đi vay được phép mở tài khoản ở nước ngoài để thực hiện khoản vay nước ngoài). Khoản 3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày rút vốn hoặc trả nợ theo các trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, bên đi vay có trách nhiệm thông báo và gửi chứng từ chứng minh việc đã thực hiện rút vốn, trả nợ theo các hình thức không sử dụng tài khoản vay, trả nợ nước ngoài để ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản biết và tiếp tục theo dõi khoản vay nước ngoài của bên đi vay. Chương V Mục 2 Điều 35 Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh Khoản 1. Đối với khoản vay nước ngoài có bảo lãnh, bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với bên cho vay nước ngoài (bên nhận bảo lãnh) khi được yêu cầu theo cam kết tại thỏa thuận vay, văn bản cam kết bảo lãnh (thư bảo lãnh, hợp đồng bảo lãnh hoặc hình thức cam kết bảo lãnh khác) đã ký kết giữa các bên liên quan, đảm bảo không trái quy định hiện hành của pháp luật. Khoản 2. Bên bảo lãnh là người cư trú chuyển tiền thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thông qua 01 ngân hàng phục vụ giao dịch bảo đảm (trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này). Khoản 3. Trường hợp bên bảo lãnh là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, việc chuyển tiền bảo lãnh không bắt buộc phải thực hiện qua ngân hàng phục vụ giao dịch bảo đảm. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam thực hiện bảo lãnh cho khoản vay nước ngoài có trách nhiệm tuân thủ quy định pháp luật về bảo lãnh ngân hàng và thông báo cho ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản về số tiền bảo lãnh đã thực hiện. Mục 2 Điều 36 Thực hiện nghĩa vụ bảo đảm theo hình thức bảo đảm bằng tài sản Khoản 1. Khi phát sinh nghĩa vụ bảo đảm bằng tài sản cho khoản vay nước ngoài, bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo đảm theo các cam kết tại thỏa thuận vay và các thỏa thuận bảo đảm không trái với quy định pháp luật Việt Nam về giao dịch bảo đảm và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Khoản 2. Việc chuyển số tiền thu được sau khi xử lý tài sản bảo đảm trên lãnh thổ Việt Nam cho bên cho vay hoặc đại diện bên cho vay để thực hiện nghĩa vụ bảo đảm tài sản (sau đây gọi là “chuyển tiền thực hiện nghĩa vụ bảo đảm tài sản”) phải thực hiện qua 01 ngân hàng phục vụ giao dịch bảo đảm theo quy định tại Thông tư này. Khoản 3. Trường hợp xử lý tài sản bảo đảm theo phương thức bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ, bên đi vay có trách nhiệm thông báo cho ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản thông tin về nghĩa vụ nợ đã được thanh toán bằng việc bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ. Mục 2 Điều 37 Ngân hàng phục vụ giao dịch bảo đảm Khoản 1. Việc chuyển tiền thực hiện nghĩa vụ bảo đảm (bao gồm chuyển tiền thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh và chuyển tiền thực hiện nghĩa vụ bảo đảm tài sản) phải thực hiện qua 01 ngân hàng phục vụ giao dịch bảo đảm trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 36 Thông tư này. Khoản 2. Trường hợp ngân hàng phục vụ giao dịch bảo đảm đồng thời là ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản của khoản vay nước ngoài thì Ngân hàng này chịu trách nhiệm kiểm tra, lưu giữ các chứng từ có liên quan theo quy định của pháp luật khi chuyển tiền thực hiện nghĩa vụ bảo đảm theo quy định tại Thông tư này. Khoản 3. Trường hợp ngân hàng phục vụ giao dịch bảo đảm không phải là ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản của khoản vay nước ngoài, khi chuyển tiền thực hiện nghĩa vụ bảo đảm, ngân hàng có trách nhiệm như sau: Điểm a) Kiểm tra, lưu giữ chứng từ và thực hiện chuyển tiền trên cơ sở các chứng từ nêu tại khoản 4 Điều này; Điểm b) Trong thời gian 07 ngày làm việc tính từ ngày chuyển tiền thực hiện nghĩa vụ bảo đảm, thông báo và gửi cho ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản chứng từ chứng minh số tiền nợ (gốc, lãi, phí) đã trả cho bên cho vay thông qua thực hiện nghĩa vụ bảo đảm để ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản theo dõi, xác định dư nợ gốc, lãi, phí của khoản vay và làm cơ sở cho việc thực hiện chuyển tiền hoàn trả khoản nhận nợ giữa bên đi vay và bên bảo đảm theo quy định tại Thông tư này. Khoản 4. Các chứng từ để ngân hàng phục vụ giao dịch bảo đảm cho phép thực hiện giao dịch chuyển tiền thực hiện nghĩa vụ bảo đảm cho khoản vay nước ngoài bao gồm: Điểm a) Thỏa thuận vay nước ngoài; Điểm b) Các thỏa thuận về việc bảo lãnh, bảo đảm bằng tài sản liên quan đến khoản vay nước ngoài; Điểm c) Văn bản yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo đảm từ bên cho vay (hoặc tổ chức đại diện cho bên cho vay hoặc tổ chức đại diện bên cho vay xử lý tài sản bảo đảm) theo thỏa thuận của các bên về việc bảo lãnh, xử lý tài sản bảo đảm, trong đó nêu cụ thể nghĩa vụ thanh toán mà bên đi vay không thực hiện được theo thỏa thuận vay; Điểm d) Văn bản xác nhận của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản của bên đi vay về tình hình rút vốn, trả nợ khoản vay đến thời điểm đề nghị chuyển tiền thực hiện nghĩa vụ bảo đảm; Điểm đ) Văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước trong đó có thông tin ghi nhận về biện pháp bảo đảm đối với khoản vay nước ngoài (áp dụng đối với trường hợp khoản vay nước ngoài thuộc đối tượng phải đăng ký với Ngân hàng Nhà nước); Điểm e) Các chứng từ, tài liệu khác (nếu có) theo quy định của ngân hàng phục vụ giao dịch bảo đảm. Khoản 5. Bên đi vay có trách nhiệm thông báo cho bên bảo đảm về ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản, ngân hàng phục vụ giao dịch bảo đảm và khai báo đầy đủ thông tin về các ngân hàng này khi đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài (trong trường hợp khoản vay thuộc đối tượng đăng ký khoản vay nước ngoài theo quy định tại Thông tư này). Điều 38 Khoản nhận nợ giữa bên đi vay và bên bảo đảm Khoản 1. Khoản nhận nợ (nếu có) giữa bên đi vay và bên bảo đảm là khoản nợ mà bên đi vay có nghĩa vụ hoàn trả cho bên bảo đảm sau khi bên bảo đảm đã thực hiện nghĩa vụ bảo đảm theo các thỏa thuận giữa bên đi vay, bên bảo đảm, bên cho vay liên quan đến khoản vay nước ngoài (sau đây gọi tắt là “khoản nhận nợ”). Khoản nhận nợ giữa bên đi vay và bên bảo đảm Khoản 2. Khoản nhận nợ tối đa không vượt quá số tiền tương đương với nghĩa vụ nợ theo thỏa thuận vay nước ngoài đã được thực hiện thông qua thực thi các biện pháp bảo đảm. Khoản nhận nợ giữa bên đi vay và bên bảo đảm Khoản 3. Trường hợp bên đi vay và bên bảo đảm là người cư trú có thỏa thuận về lãi, phí đối với khoản nhận nợ, nội dung thỏa thuận về lãi, phí đối với khoản nhận nợ phải phù hợp với quy định hiện hành của Bộ luật Dân sự. Khoản nhận nợ giữa bên đi vay và bên bảo đảm Khoản 4. Trường hợp bên đi vay và bên bảo đảm là người không cư trú có thỏa thuận về lãi, phí đối với khoản nhận nợ, tổng số tiền lãi, phí mà bên đi vay trả cho bên bảo đảm quy đổi theo tỷ lệ phần trăm hàng năm tính trên tổng số tiền khoản nhận nợ không vượt quá lãi suất áp dụng cho số tiền vay chậm thanh toán quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài có biện pháp bảo đảm. Khoản nhận nợ giữa bên đi vay và bên bảo đảm Khoản 5. Việc thỏa thuận đồng tiền nhận nợ và đồng tiền thanh toán khoản nhận nợ trên lãnh thổ phải phù hợp với quy định về hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam. Điều 39 Hoàn trả khoản nhận nợ Khoản 1. Bên đi vay thực hiện hoàn trả khoản nhận nợ cho bên bảo đảm trên cơ sở xuất trình cho ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản:
Thông Tư 12/2022/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp . Chương V * Điều 39 - Khoản 4 * Điều 39 Chương VI * Điều 40 * Điều 41 * Điều 42 Chương VII * Điều 43 * Điều 44 * Điều 45 * Điều 46 * Điều 47 * Điều 48 * Điều 49 Chương VIII * Điều 50 * Điều 51 - Khoản 1 - Khoản 2
Thông Tư 12/2022/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp . Chương V Điều 39 Hoàn trả khoản nhận nợ Khoản 4. Trường hợp bên đi vay và bên bảo đảm là người không cư trú có thỏa thuận về lãi, phí đối với khoản nhận nợ, tổng số tiền lãi, phí mà bên đi vay trả cho bên bảo đảm quy đổi theo tỷ lệ phần trăm hàng năm tính trên tổng số tiền khoản nhận nợ không vượt quá lãi suất áp dụng cho số tiền vay chậm thanh toán quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài có biện pháp bảo đảm. Khoản nhận nợ giữa bên đi vay và bên bảo đảm Khoản 5. Việc thỏa thuận đồng tiền nhận nợ và đồng tiền thanh toán khoản nhận nợ trên lãnh thổ phải phù hợp với quy định về hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam. Điều 39 Hoàn trả khoản nhận nợ Khoản 1. Bên đi vay thực hiện hoàn trả khoản nhận nợ cho bên bảo đảm trên cơ sở xuất trình cho ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản: Điểm a) Thỏa thuận vay nước ngoài và các thỏa thuận bảo đảm liên quan đến khoản vay nước ngoài; Điểm b) Thỏa thuận của các bên về nghĩa vụ hoàn trả khoản nhận nợ của bên đi vay đối với bên bảo đảm; Điểm c) Chứng từ chứng minh việc bên bảo đảm đã thực hiện nghĩa vụ bảo đảm liên quan đến khoản vay nước ngoài (sao chứng từ chuyển tiền chứng minh bên bảo lãnh đã trả nợ thay cho bên đi vay, chứng từ chứng minh số tiền thực hiện nghĩa vụ bảo đảm đã chuyển qua ngân hàng phục vụ giao dịch bảo đảm, chứng từ chứng minh việc chuyển giao tài sản bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ); Điểm d) Các chứng từ, tài liệu khác (nếu có) theo quy định của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản. Khoản 2. Việc hoàn trả khoản nhận nợ cho bên bảo đảm phải thực hiện thông qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài. Trường hợp đồng tiền thanh toán khoản nhận nợ khác với đồng tiền của tài khoản vay, trả nợ nước ngoài, bên đi vay có thể thực hiện thông qua một tài khoản khác mở tại cùng ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản của bên đi vay. Chương VI Điều 40 Chế độ báo cáo đối với ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản Ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép. Điều 41 Chế độ báo cáo đối với bên đi vay Khoản 1. Định kỳ hàng tháng, chậm nhất vào ngày 05 của tháng tiếp theo kỳ báo cáo, bên đi vay phải báo cáo trực tuyến tình hình thực hiện các khoản vay ngắn, trung và dài hạn tại Trang điện tử. Trường hợp Trang điện tử gặp lỗi kỹ thuật không thể gửi được báo cáo, bên đi vay gửi báo cáo bằng văn bản theo mẫu tại Phụ lục 05 ban hành kèm theo Thông tư này. Khoản 2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của bên đi vay trên Trang điện tử, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh duyệt báo cáo trên Trang điện tử (hoặc nhập thông tin từ báo cáo bằng văn bản trong trường hợp Trang điện tử gặp lỗi kỹ thuật) để lưu thông tin vào cơ sở dữ liệu. Trường hợp thông tin báo cáo chính xác, bên đi vay sẽ được thông báo qua thư điện tử về việc đã hoàn thành việc báo cáo theo quy định. Trường hợp có thông tin chưa chính xác hoặc cần làm rõ, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thông báo bằng thư điện tử cho bên đi vay để thực hiện điều chỉnh số liệu. Khoản 3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi phát hiện sai sót trong các báo cáo vay, trả nợ nước ngoài, bên đi vay có trách nhiệm báo cáo trực tuyến tại Trang điện tử (hoặc báo cáo bằng văn bản trong trường hợp Trang điện tử gặp lỗi kỹ thuật) tình hình thực hiện khoản vay ngắn, trung, dài hạn với số liệu sai sót đã được khắc phục; đồng thời, thông báo cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh bằng thư điện tử để Ngân hàng nhà nước chi nhánh thực hiện kiểm duyệt theo quy định tại Thông tư này. Điều 42 Báo cáo đột xuất Các trường hợp đột xuất hoặc khi cần thiết, bên đi vay, ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản thực hiện báo cáo theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước. Chương VII Điều 43 Trách nhiệm của bên đi vay Khoản 1. Tuân thủ các quy định về quản lý vay, trả nợ nước ngoài tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan khi ký kết và thực hiện thỏa thuận vay nước ngoài, thỏa thuận bảo đảm khoản vay nước ngoài. Khoản 2. Xuất trình chứng từ theo quy định của pháp luật và theo yêu cầu của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản khi xác định tính chất của khoản vay là khoản vay bằng tiền hoặc vay dưới hình thức thuê tài chính và/hoặc hình thức khác và khi thực hiện các giao dịch chuyển tiền liên quan đến khoản vay nước ngoài. Khoản 3. Thực hiện các quy định về khai báo thông tin, báo cáo và bảo mật thông tin theo đúng quy định tại Thông tư này. Khoản 4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về: Điểm a) Việc xác định tính chất khoản vay nước ngoài là khoản vay bằng tiền hoặc vay dưới hình thức thuê tài chính và/hoặc hình thức khác. Trường hợp khoản vay nước ngoài là khoản vay dưới hình thức thuê tài chính, bên đi vay có trách nhiệm xác định ngày nhận tài sản thuê và cung cấp thông tin cho Cơ quan có thẩm quyền, ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản khi được yêu cầu; Điểm b) Tính chính xác, trung thực của: các thông tin cung cấp, khai báo tại Trang điện tử thông qua tài khoản truy cập của mình; các thông tin, tài liệu cung cấp kèm theo hồ sơ đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay, các báo cáo gửi đến cơ quan có thẩm quyền; các thông tin cung cấp, các chứng từ xuất trình cho ngân hàng thương mại khi thực hiện các giao dịch chuyển tiền liên quan đến khoản vay nước ngoài. Điều 44 Trách nhiệm của ngân hàng phục vụ giao dịch bảo đảm Khoản 1. Thực hiện việc cung ứng dịch vụ chuyển tiền thực hiện nghĩa vụ bảo đảm theo quy định tại Thông tư này. Khoản 2. Kiểm tra, lưu giữ chứng từ khi cung ứng dịch vụ chuyển tiền thực hiện nghĩa vụ bảo đảm theo quy định tại Thông tư này. Khoản 3. Cung cấp thông tin chính xác về việc chuyển tiền thực hiện nghĩa vụ bảo đảm theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, bên đi vay, ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản của bên đi vay. Điều 45 Trách nhiệm của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản Khoản 1. Thực hiện việc cung ứng dịch vụ tài khoản cho các giao dịch liên quan đến khoản vay nước ngoài (rút vốn, trả nợ, trả phí, giao dịch chuyển tiền liên quan đến bảo đảm khoản vay nước ngoài theo quy định tại Thông tư này) trên cơ sở: Điểm a) Văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài (trong trường hợp khoản vay thuộc đối tượng phải đăng ký, đăng ký thay đổi), văn bản liên quan đến việc chấm dứt hiệu lực văn bản xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài; Điểm b) Thỏa thuận vay, thỏa thuận thay đổi thỏa thuận vay và các thỏa thuận khác có liên quan đến khoản vay nước ngoài; Điểm c) Phương án sử dụng vốn vay, Dự án đầu tư sử dụng vốn vay nước ngoài ngắn hạn của khoản vay nước ngoài ngắn hạn (có cam kết của bên đi vay về việc Phương án này đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt phù hợp với quy định về điều kiện vay, trả nợ nước ngoài), áp dụng với khoản vay nước ngoài ngắn hạn; Điểm d) Chứng từ chứng minh việc bên bảo đảm đã thực hiện nghĩa vụ bảo đảm liên quan đến khoản vay tự vay, tự trả (chứng từ chuyển tiền chứng minh bên bảo lãnh đã trả nợ thay cho bên đi vay, chứng từ chứng minh số tiền đã được bên bảo đảm hoặc tổ chức đại diện xử lý tài sản bảo đảm chuyển tiền cho bên cho vay hoặc đại diện các bên cho vay hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương); Điểm đ) Tài liệu chứng minh bên đi vay chấp hành chế độ báo cáo trực tuyến về tình hình vay, trả nợ nước ngoài ngắn hạn theo quy định tại Thông tư này (bản chụp màn hình báo cáo trên Trang điện tử có xác nhận của bên đi vay); Điểm e) Tài liệu chứng minh bên đi vay thực hiện nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro ngoại tệ đối với kỳ thanh toán khoản vay nước ngoài theo quy định hiện hành về quản lý vay, trả nợ nước ngoài (nếu có); Điểm g) Hồ sơ, tài liệu khác theo quy định nội bộ của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản. Khoản 2. Thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu tính khớp đúng của các đề nghị chuyển tiền (rút vốn, trả nợ) với các tài liệu do bên đi vay và các bên liên quan xuất trình để đảm bảo các giao dịch chuyển tiền liên quan đến khoản vay nước ngoài phù hợp với văn bản xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi (trong trường hợp khoản vay phải đăng ký, đăng ký thay đổi), thỏa thuận vay và các thỏa thuận khác có liên quan; đúng quy định về quản lý ngoại hối. Khoản 3. Cung cấp thông tin chính xác về khoản vay nước ngoài của bên đi vay (bao gồm các nội dung số tiền đã rút vốn, trả nợ; thời gian rút vốn, trả nợ; thông tin tham chiếu thỏa thuận vay, bên cho vay) tại văn bản xác nhận tình hình thực hiện khoản vay nước ngoài của bên đi vay theo yêu cầu của bên đi vay hoặc khi được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu. Điều 46 Trách nhiệm của Vụ Quản lý ngoại hối Khoản 1. Chủ trì xây dựng mô hình quản lý thông tin vay, trả nợ nước ngoài thông qua Trang điện tử. Khoản 2. Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định tại Thông tư này. Khoản 3. Khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu về vay, trả nợ nước ngoài phục vụ công tác xây dựng, điều hành chính sách phù hợp với chức năng, nhiệm vụ. Khoản 4. Chủ trì, phối hợp với Trung tâm Thông tin Tín dụng quốc gia Việt Nam: Điểm a) Xây dựng Tài liệu hướng dẫn người sử dụng, đăng tải và cập nhật thường xuyên trên Trang điện tử; Điểm b) Chỉnh sửa và nâng cấp nội dung Trang điện tử để tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng, đảm bảo cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý vay, trả nợ nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh; Điểm c) Giải đáp vướng mắc liên quan đến Trang điện tử; tiếp nhận và kịp thời hướng dẫn, xử lý các vướng mắc, kiến nghị của người sử dụng trong quá trình khai thác, vận hành Trang điện tử; Điểm d) Hướng dẫn việc đăng ký và cấp tài khoản truy cập, đăng ký thay đổi thông tin tài khoản truy cập cho các đối tượng quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều 10 Thông tư này. Điều 47 Trách nhiệm của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam Khoản 1. Duy trì vận hành Trang điện tử an toàn và ổn định, đảm bảo Trang điện tử và cơ sở dữ liệu quản lý vay, trả nợ nước ngoài không bị truy cập trái phép. Khoản 2. Sử dụng thông tin vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp để xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia, phục vụ yêu cầu quản lý của Ngân hàng Nhà nước và hoạt động kinh doanh, quản trị rủi ro của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Khoản 3. Phối hợp với Vụ Quản lý ngoại hối thực hiện các nội dung quy định tại khoản 4 Điều 46 Thông tư này. Điều 48 Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Khoản 1. Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo thẩm quyền theo quy định tại Thông tư này. Khoản 2. Chịu trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, nhắc nhở, đôn đốc các bên đi vay thực hiện khai báo thông tin, báo cáo theo quy định tại Thông tư này. Khoản 3. Khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu về vay, trả nợ nước ngoài trong phạm vi thẩm quyền phục vụ công tác quản lý vay, trả nợ nước ngoài trên địa bàn phù hợp với chức năng, nhiệm vụ. Khoản 4. Cung cấp ý kiến giám sát đối với việc tuân thủ quy định của pháp luật về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng của bên đi vay là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (thuộc thẩm quyền thanh tra, giám sát an toàn vi mô của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh khi được Cơ quan có thẩm quyền gửi xin ý kiến). Phạm vi ý kiến giám sát bao gồm ý kiến đối với các chỉ tiêu riêng lẻ và các chỉ tiêu hợp nhất của các tỷ lệ, giới hạn mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài báo cáo tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này; Khoản 5. Kiểm tra, thanh tra, và xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền đối với các trường hợp vi phạm hành chính trong quá trình thực hiện các quy định tại Thông tư này. Điều 49 Trách nhiệm của Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng Khoản 1. Cung cấp ý kiến giám sát đối với việc tuân thủ quy định của pháp luật về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (thuộc thẩm quyền thanh tra, giám sát an toàn vi mô của Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng khi được Cơ quan có thẩm quyền gửi xin ý kiến). Phạm vi ý kiến giám sát bao gồm ý kiến đối với các chỉ tiêu riêng lẻ và các chỉ tiêu hợp nhất của các tỷ lệ, giới hạn mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài báo cáo tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này. Khoản 2. Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền đối với các trường hợp vi phạm hành chính trong quá trình thực hiện các quy định tại Thông tư này. Chương VIII Điều 50 Hiệu lực thi hành Khoản 1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15/11/2022 trừ quy định tại khoản 2 Điều này. Khoản 2. Quy định về việc thực hiện phòng ngừa rủi ro ngoại tệ đối với kỳ thanh toán của khoản vay nước ngoài và quy định trách nhiệm kiểm tra chứng từ của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản đối với việc bên đi vay đã thực hiện nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro ngoại tệ áp dụng từ thời điểm quy định về điều kiện vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh (trong đó có quy định về phòng ngừa rủi ro ngoại tệ đối với khoản vay nước ngoài) có hiệu lực thi hành. Khoản 3. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, các văn bản sau đây hết hiệu lực thi hành: Điểm a) Thông tư số 03/2016/TT-NHNN ngày 26 tháng 2 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn một số nội dung về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp; Điểm b) Thông tư số 05/2016/TT-NHNN ngày 15 tháng 4 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 03/2016/TT-NHNN ngày 26 tháng 2 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn một số nội dung về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp; Điểm c) Thông tư số 05/2017/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2017 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 03/2016/TT-NHNN ngày 26 tháng 2 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn một số nội dung về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp. Điều 51 Điều khoản chuyển tiếp Khoản 1. Đối với việc thực hiện các khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm: Các khoản vay nước ngoài trung, dài hạn dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm đã được Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực tiếp tục thực hiện (rút vốn, trả nợ) theo các văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài. Trường hợp phát sinh các nội dung thay đổi được nêu tại văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài, Bên đi vay thực hiện trên cơ sở thỏa thuận với bên cho vay, không cần thực hiện đăng ký thay đối với Ngân hàng Nhà nước. Khoản 2. Đối với khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam:
Thông Tư 12/2022/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp . Chương VIII * Điều 51 * Điều 52
Thông Tư 12/2022/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp . Chương VIII Điều 51II Điều 51. Điều khoản chuyển tiếp Khoản 1. Đối với việc thực hiện các khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm: Các khoản vay nước ngoài trung, dài hạn dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm đã được Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực tiếp tục thực hiện (rút vốn, trả nợ) theo các văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài. Trường hợp phát sinh các nội dung thay đổi được nêu tại văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài, Bên đi vay thực hiện trên cơ sở thỏa thuận với bên cho vay, không cần thực hiện đăng ký thay đối với Ngân hàng Nhà nước. Khoản 2. Đối với khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam: Điểm a)iểm a) Các khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam đã được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi trước ngày 15/4/2016 được tiếp tục thực hiện theo các văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh. Điểm b)iểm b) Trường hợp phát sinh nội dung thay đổi của các khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam đã được Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối) xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi, việc xác định cơ quan có thẩm quyền xử lý hồ sơ đăng ký thay đổi thực hiện theo quy định tại Điều 20 Thông tư này. Khoản 3. Đối với việc thực hiện khoản vay nước ngoài ngắn hạn: Các khoản vay nước ngoài ngắn hạn đã được thực hiện (rút vốn, trả nợ) trước ngày Thông tư này có hiệu lực được tiếp tục thực hiện qua các tài khoản hiện thời. Khoản 4. Đối với các khoản vay nước ngoài đã được xác nhận nội dung về địa chỉ của bên cho vay tại văn bản xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi, trường hợp có sự thay đổi địa chỉ bên cho vay nhưng không thay đổi quốc gia chủ nợ, bên đi vay không cần thực hiện đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài theo quy định tại Thông tư này. Khoản 5. Đối với các hồ sơ đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài đã gửi Ngân hàng Nhà nước đầy đủ trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thì tiếp tục xử lý theo quy định tại Thông tư số 03/2016/TT-NHNN ngày 26 tháng 2 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn một số nội dung về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp (và các văn bản sửa đổi, bổ sung), trừ trường hợp khoản vay nước ngoài, nội dung đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài không còn thuộc đối tượng, trường hợp phải đăng ký, đăng ký thay đổi theo quy định tại Thông tư này. Điều 52II Điều 52. Tổ chức thực hiện Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này. Nơi nhận: - Như Điều 52; - Văn phòng Chính phủ; - Bộ Tư pháp (để kiểm tra); - Ban lãnh đạo NHNN; - Công báo; - Lưu VP, QLNH, PC (05 bản). KT. THỐNG ĐỐC PHÓ THỐNG ĐỐC Phạm Thanh Hà PHỤ LỤC 01
Thông Tư 70/2020/TT-BCA quy định về quản lý, sử dụng các hệ thống kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trường trong công an nhân dân . Chương I * Điều 1 * Điều 2 * Điều 3 Chương II * Điều 4 * Điều 5 * Điều 6 * Điều 7 * Điều 8 * Điều 9 * Điều 10 * Điều 11 * Điều 12 * Điều 13 * Điều 14 Chương III * Điều 15 * Điều 16
Thông Tư 70/2020/TT-BCA quy định về quản lý, sử dụng các hệ thống kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trường trong công an nhân dân . Chương I Điều 1 Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng Khoản 1. Thông tư này quy định về công tác quản lý, sử dụng các hệ thống kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trường trong Công an nhân dân. Khoản 2. Thông tư này áp dụng đối với Công an các đơn vị, địa phương (gọi chung là đơn vị) và các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến công tác quản lý, sử dụng các hệ thống kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trường trong Công an nhân dân. Điều 2 Giải thích từ ngữ Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: Khoản 1. Hệ thống kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trường (viết tắt là hệ thống) là hệ thống gồm công trình, thiết bị kỹ thuật để xử lý ô nhiễm nước sinh hoạt, nước thải, khí thải, chất thải rắn. Khoản 2. Đơn vị chuyển giao công nghệ là đơn vị cung cấp, lắp đặt thiết bị, xây dựng hệ thống, hướng dẫn, đào tạo chuyên môn kỹ thuật, công nghệ. Khoản 3. Đơn vị chuyên môn kỹ thuật là đơn vị có năng lực, chuyên môn phù hợp với công nghệ xử lý của hệ thống. Khoản 4. Cán bộ quản lý, vận hành hệ thống là cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm được thủ trưởng Công an đơn vị quản lý, sử dụng hệ thống phân công thực hiện công tác quản lý, vận hành hệ thống. Điều 3 Nguyên tắc quản lý, sử dụng hệ thống Khoản 1. Tuân thủ đầy đủ các quy định về hướng dẫn vận hành, chế độ bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa của hệ thống. Khoản 2. Quản lý, sử dụng hệ thống đúng mục đích, tính năng, tác dụng và công suất thiết kế. Khoản 3. Thực hiện đầy đủ các quy định về cấp phép khai thác tài nguyên nước, đăng ký chủ nguồn thải, cấp phép xả thải, quan trắc môi trường và các quy định pháp luật khác có liên quan trước khi đưa hệ thống vào vận hành, sử dụng. Chương II Điều 4 Đăng ký, cấp phép theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường Đơn vị được đầu tư, xây dựng hệ thống kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trường, trước khi đưa hệ thống vào vận hành phải thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về đăng ký, cấp phép, cụ thể: Khoản 1. Đối với nước sinh hoạt sử dụng nguồn nước ngầm: Đăng ký và được cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo quy định tại Điều 44 và Điều 45 Luật Tài nguyên nước năm 2012 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật này. Khoản 2. Đối với nước thải: Đăng ký và được cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước theo quy định tại Điều 37 Luật Tài nguyên nước năm 2012 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật này. Khoản 3. Đối với chất thải nguy hại: Đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại và được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định tại Điều 90 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật này. Khoản 4. Đối với khí thải công nghiệp: Đăng ký chủ nguồn thải khí thải công nghiệp và được cấp giấy phép xả khí thải công nghiệp theo quy định tại Điều 64 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật này. Điều 5 Nhân sự quản lý, sử dụng hệ thống Khoản 1. Thủ trưởng đơn vị quản lý, sử dụng hệ thống căn cứ vào số lượng hệ thống được đầu tư trang cấp có trách nhiệm phân công cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm quản lý, vận hành. Việc phân công nhiệm vụ phải được thực hiện bằng văn bản giao nhiệm vụ và lưu tại hồ sơ quản lý, sử dụng hệ thống. Khoản 2. Cán bộ được phân công quản lý, sử dụng hệ thống phải được đơn vị chuyển giao công nghệ hoặc đơn vị chuyên môn kỹ thuật trực tiếp đào tạo, tập huấn, kiểm tra trình độ chuyên môn, đảm bảo nắm vững các quy trình quản lý, sử dụng hệ thống. Điều 6 Hồ sơ quản lý, sử dụng hệ thống Khoản 1. Đơn vị quản lý, sử dụng hệ thống có trách nhiệm lập và quản lý hồ sơ hệ thống. Khoản 2. Hồ sơ quản lý, sử dụng hệ thống bao gồm: Điểm a) Hồ sơ thiết kế hệ thống, hồ sơ hoàn công; Điểm b) Tài liệu hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng hệ thống; Điểm c) Tài liệu hướng dẫn xử lý tình huống khi hệ thống gặp sự cố, hỏng hóc; Điểm d) Văn bản phân công cán bộ thực hiện công tác quản lý, vận hành; Điểm đ) Sổ nhật ký vận hành; Điểm e) Sổ nhật ký bảo dưỡng, sửa chữa; Điểm g) Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng và các báo cáo khác về hệ thống; Điểm h) Các tài liệu khác có liên quan (nếu có). Khoản 3. Tài liệu quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này phải được đơn vị chuyển giao công nghệ đóng dấu, xác nhận và Cục Y tế thẩm định nội dung. Điều 7 Vận hành hệ thống Khoản 1. Cán bộ quản lý, vận hành hệ thống phải tuân thủ đúng quy trình vận hành đã được đào tạo và tài liệu hướng dẫn quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6 Thông tư này. Khoản 2. Kiểm soát và sử dụng đúng, đủ các chỉ số nguyên vật liệu, năng lượng dùng cho hệ thống theo tài liệu hướng dẫn quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6 Thông tư này. Khoản 3. Đối với mỗi hệ thống phải có Sổ nhật ký vận hành, cán bộ vận hành phải ghi chép đầy đủ Sổ nhật ký vận hành theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này. Điều 8 Bảo dưỡng hệ thống Khoản 1. Đơn vị quản lý, sử dụng hệ thống có trách nhiệm lập, phê duyệt kế hoạch vệ sinh, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống định kỳ theo tài liệu hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng hệ thống quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6 Thông tư này. Khoản 2. Đơn vị quản lý, sử dụng hệ thống phải phối hợp với đơn vị chuyển giao công nghệ hoặc đơn vị chuyên môn kỹ thuật thực hiện việc vệ sinh, bảo trì, bảo dưỡng theo kế hoạch. Việc bảo dưỡng hệ thống phải được ghi đầy đủ vào Sổ nhật ký bảo dưỡng, sửa chữa theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này. Điều 9 Xử lý tình huống khi hệ thống gặp sự cố, hỏng hóc Khoản 1. Trong quá trình vận hành, hệ thống gặp sự cố, hỏng hóc thì đơn vị quản lý, sử dụng hệ thống phải thực hiện ngay các biện pháp khắc phục sự cố theo tài liệu hướng dẫn xử lý tình huống khi hệ thống gặp sự cố, hỏng hóc quy định tại điểm c khoản 2 Điều 6 Thông tư này. Khoản 2. Trường hợp không tự khắc phục, sửa chữa được thì đơn vị quản lý, sử dụng hệ thống phải báo cáo về cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và Cục Y tế để được hướng dẫn. Khoản 3. Kết quả khắc phục, sửa chữa sự cố phải được ghi đầy đủ vào Sổ nhật ký bảo dưỡng, sửa chữa theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này, đồng thời báo cáo về cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và Cục Y tế để quản lý, theo dõi. Điều 10 Cải tạo, nâng cấp, mở rộng hệ thống Khoản 1. Hệ thống được cải tạo, nâng cấp, mở rộng trong các trường hợp sau: Điểm a) Công suất hệ thống không đảm bảo so với nhu cầu xử lý thực tế; Điểm b) Hệ thống đã xuống cấp và chất lượng sau xử lý của hệ thống không đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường; Điểm c) Quy định về quy chuẩn kỹ thuật áp dụng của hệ thống có sự thay đổi, vượt quá khả năng xử lý của hệ thống. Khoản 2. Trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, đơn vị quản lý, sử dụng hệ thống xây dựng kế hoạch cải tạo, nâng cấp, mở rộng hệ thống và gửi một (01) bộ hồ sơ về cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và Cục Y tế. Hồ sơ bao gồm: Điểm a) Công văn về việc cải tạo, nâng cấp, mở rộng hệ thống; Điểm b) Kế hoạch, hồ sơ thiết kế, dự toán kinh phí cải tạo, nâng cấp, mở rộng hệ thống; Điểm c) Biên bản kiểm tra hiện trạng hệ thống; Điểm d) Các tài liệu khác có liên quan (nếu có). Khoản 3. Trong thời hạn hai mươi lăm (25) ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ của đơn vị quản lý, sử dụng hệ thống, Cục Y tế chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của đơn vị quản lý, sử dụng hệ thống (trường hợp cần thiết có thể xin ý kiến của cơ quan chuyên môn khác có liên quan) kiểm tra và báo cáo lãnh đạo Bộ Công an xem xét, quyết định đầu tư. Khoản 4. Cục Y tế có trách nhiệm thông báo ý kiến của lãnh đạo Bộ Công an và hướng dẫn đơn vị quản lý, sử dụng hệ thống triển khai thực hiện. Điều 11 Điều chuyển, thanh lý, bán hệ thống Khoản 1. Hệ thống được điều chuyển trong các trường hợp sau: Điểm a) Đã được phê duyệt đầu tư hoặc đã được lắp đặt nhưng thay đổi về đối tượng, vị trí đầu tư; Điểm b) Khi có sự thay đổi cơ quan quản lý, cơ cấu tổ chức, phân cấp quản lý; Điểm c) Trường hợp khác theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật này. Khoản 2. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục điều chuyển được thực hiện theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017, các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật này và quy định của Bộ Công an về quản lý, sử dụng tài sản công. Khoản 3. Hệ thống được thanh lý, bán trong các trường hợp sau: Điểm a) Hệ thống hết hạn sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất mà không tiếp tục sử dụng được; Điểm b) Hệ thống chưa hết hạn sử dụng nhưng bị hư hỏng mà không thể cải tạo, sửa chữa hoặc việc sửa chữa không hiệu quả (dự toán chi phí sửa chữa lớn hơn 30% tổng mức đầu tư hệ thống); Điểm c) Trường hợp khác theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật này. Khoản 4. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục thanh lý, bán và việc quản lý, sử dụng số tiền thu từ thanh lý, bán được thực hiện theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017, các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật này và quy định của Bộ Công an về quản lý, sử dụng tài sản công. Khoản 5. Hệ thống được xử lý bằng các hình thức quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều này, trước và sau khi thực hiện, đơn vị quản lý, sử dụng phải báo cáo bằng văn bản về Cục Y tế để hướng dẫn, theo dõi, quản lý. Điều 12 Chế độ tài chính đối với công tác vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, quan trắc môi trường và cải tạo, nâng cấp, mở rộng hệ thống Khoản 1. Kinh phí phục vụ công tác vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống theo quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 9 và kinh phí quan trắc môi trường quy định tại khoản 4 Điều 13 Thông tư này được bảo đảm từ nguồn kinh phí thường xuyên của đơn vị. Khoản 2. Kinh phí phục vụ công tác cải tạo, nâng cấp, mở rộng hệ thống theo quy định tại Điều 10 Thông tư này được bảo đảm từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường, kinh phí đầu tư phát triển và các nguồn kinh phí hợp pháp khác. Điều 13 Trách nhiệm của đơn vị quản lý, sử dụng hệ thống Khoản 1. Quản lý, sử dụng hệ thống theo quy định tại Thông tư này. Khoản 2. Thực hiện chế độ thống kê, kế toán, kiểm kê, đánh giá lại theo quy định tại Điều 38 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật này. Khoản 3. Định kỳ hằng năm báo cáo kết quả quản lý, sử dụng hệ thống theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này về Bộ Công an (qua Cục Y tế) để quản lý, theo dõi; báo cáo đột xuất khi hệ thống gặp sự cố hoặc có kế hoạch cải tạo, nâng cấp, mở rộng hệ thống. Khoản 4. Tổ chức quan trắc các thông số, chỉ tiêu môi trường, đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống theo đúng quy trình. Khoản 5. Bố trí, quản lý kinh phí để duy trì hoạt động, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống và quan trắc môi trường theo đúng quy định. Khoản 6. Chịu trách nhiệm khi quản lý, sử dụng hệ thống không đúng quy trình, quy định để hệ thống xuống cấp, hư hỏng, gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến môi trường. Điều 14 Trách nhiệm của Cục Y tế Khoản 1. Tham mưu giúp lãnh đạo Bộ Công an thống nhất quản lý việc sử dụng các hệ thống kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trường trong Công an nhân dân. Khoản 2. Tổ chức kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng các hệ thống kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trường trong Công an nhân dân. Khoản 3. Hướng dẫn đơn vị quản lý, sử dụng hệ thống xây dựng kế hoạch cải tạo, nâng cấp, mở rộng các hệ thống. Phối hợp với Cục Kế hoạch và Tài chính tổng hợp nhu cầu kinh phí hằng năm và dài hạn báo cáo lãnh đạo Bộ Công an. Chương III Điều 15 Hiệu lực thi hành Khoản 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 8 năm 2020 và thay thế Quyết định số 576/QĐ-BCA-H41 ngày 23 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công an quy định về quản lý, sử dụng các hệ thống kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trường trong Công an nhân dân. Khoản 2. Trường hợp văn bản dẫn chiếu trong Thông tư này được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc ban hành mới thì thực hiện theo quy định mới đó. Điều 16 Trách nhiệm thi hành Khoản 1. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Công an, Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Thông tư này. Khoản 2. Cục Y tế chủ trì giúp lãnh đạo Bộ Công an đôn đốc, kiểm tra việc thi hành Thông tư này. Khoản 3. Quá trình thi hành, nếu có khó khăn, vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương báo cáo về Bộ Công an (qua Cục Y tế) để kịp thời hướng dẫn, giải quyết./. Nơi nhận: - Các đồng chí Thứ trưởng; - Các đơn vị trực thuộc Bộ; - Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Cổng thông tin điện tử Bộ Công an; - Lưu: VT, V03, H06.140b. BỘ TRƯỞNG Đại tướng Tô Lâm Mẫu số 01. Sổ nhật ký vận hành hệ thống
Quyết Định 56/2005/QĐ-BNV về việc phê duyệt bản điều lệ của hội môi trường đô thị việt nam .
Quyết Định 56/2005/QĐ-BNV về việc phê duyệt bản điều lệ của hội môi trường đô thị việt nam . Chương 1: Điều 1. Tên gọi Tên tổ chức là: Hội Môi trường đô thị Việt Nam. Tên giao dịch quốc tế là: Vietnam Urban Environment Association. Tên viết tắt (VUREA). Chương 1: Điều 2. Tôn chỉ, mục đích Hội Môi trường đô thị Việt Nam (dưới đây viết tắt là Hội) là tổ chức nghề nghiệp của các tổ chức, doanh nghiệp, các nhà quản lý, các nhà khoa học, công nhân viên chức, công dân... hoạt động trong lĩnh vực môi trường đô thị hoặc có liên quan đến chuyên ngành môi trường đô thị vì sự nghiệp duy trì và phát triển nghề nghiệp, nâng cao chất lượng phục vụ trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, trình độ quản lý, trình độ khoa học kỹ thuật nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn đáp ứng yêu cầu của xã hội đối với công tác môi trường đô thị, góp phần phát triển bền vững ngành môi trường đô thị ở Việt Nam, đẩy mạnh tiến bộ khoa học, kỹ thuật công nghệ, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành môi trường đô thị. Chương 1: Điều 3. Vị trí Hội Môi trường đô thị Việt Nam hoạt động theo pháp luật của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hội là thành viên của Tổng hội Xây dựng Việt Nam. Chương 1: Điều 4. Phạm vi hoạt động Hội Môi trường đô thị Việt Nam hoạt động trong phạm vi cả nước, có trụ sở chính tại Hà Nội. Hội có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng mở tại Ngân hàng. Tự trang trải về tài chính và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hoạt động của Hội. Cơ quan ngôn luận của Hội là Tạp chí Môi trường đô thị. Chương 2: Điều 5. Nhiệm vụ của Hội Khoản 1. Động viên sự nhiệt tình và khả năng sáng tạo của Hội viên thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước hướng vào các việc nghiên cứu, phổ biến và áp dụng những thành tựu mới trong lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, kinh tế, quản lý... nhằm nâng cao năng suất,chất lượng và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh và quản lý chuyên ngành môi trường đô thị. Khoản 2. Tổ chức thực hiện nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách tư vấn phản biện và giám định theo yêu cầu của các cơ quan Nhà nước và các cơ sở sản xuất về những chủ trương chính sách, các dự án phát triển thuộc chuyên ngành môi trường đô thị. Đề đạt với các cơ quan quản lý chuyên ngành và Chính phủ những nguyện vọng của các hội viên về tổ chức và quản lý cơ chế chính sách, các biện pháp thực hiện. Khoản 3. Tổ chức thông tin, tuyên truyền, xuất bản tạp chí theo quy định của pháp luật tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo khoa học, kỹ thuật và quản lý, tổ chức tập huấn chuyên ngành, phổ biến kiến thức về khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, về sản xuất kinh doanh trong hội viên và cộng đồng dân cư. Khuyến khích, giúp đỡ các hội viên nâng cao trình độ, góp phần đào tạo các nhân tài cho ngành môi trường đô thị Việt Nam. Phối hợp với các tổ chức trong nước và quốc tế đào tạo nguồn nhân lực cho ngành môi trường đô thị, đặc biệt các đô thị thuộc vùng sâu, vùng xa. Động viên các hội viên giữ gìn đạo đức nghề nghiệp. Khen thưởng kịp thời các hội viên có thành tích trong hoạt động khoa học kỹ thuật, kinh tế và quản lý chuyên ngành. Khoản 4. Tạo sự hiểu biết và mối liên kết khoa học - công nghệ - sản xuất giữa các hội viên, giữa các công ty với các cơ sở nghiên cứu khoa học, tư vấn thiết kế, thi công xây lắp, các nhà sản xuất, kinh doanh... chuyên ngành môi trường đô thị, nhằm mang lại lợi ích cho mỗi hội viên và tạo điều kiện thuận lợi cho Ngành phát triển. Khoản 5. Tổ chức các hoạt động kinh tế theo quy định của pháp luật thông qua việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo điều kiện để hội viên phát huy chuyên môn nghiệp vụ, tạo nguồn tài chính cho hoạt động của Hội. tổ chức liên doanh, liên kết đầu tư xây dựng công trình hoặc tài trợ nghiên cứu các công nghệ mới, sản phẩm mới phục vụ chuyên ngành. Khoản 6. Mở rộng quan hệ quốc tế, tiếp nhận nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế, các tổ chức trong nước thông qua các chương trình dự án để nâng cao năng lực chuyên ngành môi trường đô thị, không ngừng tạo điều kiện cho các hội viên phát triển, từng bước hòa nhập với các nước trong khu vực và thế giới. Khoản 7. Thực hiện nhiệm vụ Hội thành viên Tổng hội Xây dựng Việt Nam. Chương 2: Điều 6. Quyền hạn của Hội. Khoản 1. Đại diện cho các Chi hội và Hội Viên trong các hoạt động có liên quan đến tôn chỉ, mục đích và nhiệm vụ của Hội. Khoản 2. Tổ chức nghiên cứu khoa học, cung cấp dịch vụ thuộc lĩnh vực môi trường đô thị cho các tổ chức cá nhân và Hội viên khi có nhu cầu theo quy định của pháp luật Khoản 3. Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phổ biến chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước, thông tin các thành tựu khoa học kỹ thuật về lĩnh vực môi trường đô thị ở trong nước và nước ngoài cho các Hội viên. Khoản 4. Bảo trợ và giúp đỡ các Hội viên triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học, tham gia đánh giá các công trình khoa học, các dự án thuộc lĩnh vực môi trường đô thị. Khoản 5. Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các chương trình, dự án, các chế độ chính sách, các văn bản pháp luật và những giải pháp đề nghị các cơ quan quản lý Nhà nước và Chính phủ nhằm phát triển ngành môi trường đô thị. Khoản 6. Xuất bản sách, tài liệu chuyên môn, tạp chí của Hội theo quy định của pháp luật để huấn luyện, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, trao đổi kinh nghiệm, cập nhật thông tin, trau dồi đạo đức nghề nghiệp cho Hội viên. Khoản 7. Phát triển tổ chức và hoạt động của Hội đúng với Điều lệ đã được pháp luật thừa nhận. Khoản 8. Được gia nhập làm thành viên và tham gia các hoạt động của các tổ chức nghề nghiệp trong nước, khu vực và thế giới theo quy định của pháp luật. Chương 3: Điều 7. Hội viên của Hội Hội viên của Hội Môi trường đô thị Việt Nam bao gồm: Hội viên chính thức, Hội viên liên kết và Hội viên danh dự. Hội viên liên kết và Hội viên danh dự không được tham gia ứng cử, đề cử, bầu cử vào cơ quan lãnh đạo các cấp của Hội và không được biểu quyết các vấn đề của Hội. Chương 3: Điều 8. Hội viên Hội viên tập thể: Là các doanh nghiệp, cơ quan quản lý, tổ chức kinh tế, khoa học kỹ thuật, đào tạo của Việt Nam... hoạt động trong ngành môi trường đô thị hoặc có liên quan đến chuyên ngành môi trường đô thị do giám đốc hoặc người được ủy quyền tổ chức đó làm đại diện. - Hội viên cá nhân: Là những công dân Việt Nam tự nguyện, có hiểu biết, hoạt động trong ngành môi trường đô thị hoặc có quan tâm đến ngành môi trường, có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội. Chương 3: Điều 9. Hội viên liên kết Công dân, tổ chức Việt Nam và doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài không có đủ điều kiện trở thành hội viên chính thức của Hội nhưng có nhiều đóng góp xây dựng Hội, tán thành Điều lệ Hội được công nhận là Hội viên liên kết. Chương 3: Điều 10. Hội viên danh dự Công dân Việt Nam là những người có uy tín, có năng lực hoạt động về lĩnh vực môi trường đô thị có nhiệt tình và quan tâm giúp đỡ hoạt động của Hội được Hội mời làm Hội viên danh dự. Chương 3: Điều 11. Thể thức gia nhập Hội - Cá nhân có đủ điều kiện trở thành hội viên chính thức, muốn gia nhập Hội phải làm đơn xin gia nhập Hội kèm theo bản sao các chứng chỉ nghề nghiệp, gửi cho các tổ chức cơ sở của Hội. Tổ chức cơ sở của Hội xét đơn và đề nghị chủ tịch Hội xem xét quyết định kết nạp. - Tập thể có đủ điều kiện trở thành Hội viên chính thức, muốn gia nhập Hội thì người đại diện của tổ chức phải làm đơn xin gia nhập Hội, gửi Chủ tịch Hội xem xét quyết định kết nạp. - Công dân, tổ chức của Việt Nam và doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài muốn trở thành hội viên liên kết làm đơn xin gia nhập Hội gửi Chủ tịch Hội xem xét công nhận. Chương 3: Điều 12. Thể thức xóa tên Hội viên Khoản 1. Hội viên sẽ bị xóa tên trong các trường hợp sau: Điểm a) Các tổ chức ngừng hoạt động, bị sáp nhập, giải thể hoặc phá sản; Điểm b) Cá nhân không còn nguyện vọng, không đủ sức khỏe hoặc qua đời; Điểm c) Hội viên vi phạm pháp luật, vi phạm Điều lệ Hội. Khoản 2. Quyết định xóa tên Hội viên do Thường vụ BCH đề nghị Chủ tịch quyết định. Chương 3: Điều 13. Nhiệm vụ của Hội viên Khoản 1. Nghiên cứu thực hiện mọi đường lối, chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Khoản 2. Tích cực tham gia lao động sản xuất và công tác, nâng cao trình độ hiểu biết và ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ trong lĩnh vực môi trường đô thị. Khoản 3. Tham gia đều đặn các hoạt động và sinh hoạt của Hội, Chi hội; giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ của Hội viên, xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh. Khoản 4. Nghiêm chỉnh chấp hành Điều lệ của Hội,các nghị quyết của Ban chấp hành Hội, chi hội. Tuyên truyền phát triển hội viên mới, nâng cao tinh thần đoàn kết, phấn đấu xây dựng Hội Môi trường đô thị phát triển bền vững. Khoản 5. Đóng hội phí đầy đủ. Chương 3: Điều 14. Quyền của Hội viên - Được tham gia các hoạt động của Hội, được phổ biến, bồi dưỡng các kinh nghiệm sản xuất, nghiệp vụ khoa học kỹ thuật chuyên ngành và liên quan. Nâng cao năng lực quản lý qua các hình thức thông tin bằng tài liệu, hội thảo, đào tạo, huấn luyện, hội thi, chuyển giao công nghệ, tham quan trong và ngoài nước. - Được bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong tổ chức sản xuất tiêu thụ sản phẩm, được giúp đỡ và bảo trợ các công trình nghiên cứu thử nghiệm sáng kiến phát minh trong lĩnh vực môi trường đô thị. - Được thảo luận, biểu quyết, chất vấn, phê bình mọi công việc của Hội. Được ứng cử, đề cử vào Ban chấp hành Hội, chi hội. - Được quyền làm đơn xin ra khỏi Hội theo nguyện vọng khi xét thấy sinh hoạt của Hội không còn thích hợp với mình. Chương 4: Điều 15. Nguyên tắc tổ chức Hội Môi trường đô thị Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tự trang trải về tài chính và làm việc theo chế độ tập thể theo quy định của Nhà nước về Hội và theo Điều lệ này. Chương 4: Điều 16. Tổ chức của Hội gồm Khoản 1. Ở Trung ương là Hội Môi trường đô thị Việt Nam Khoản 2. Ở các khu vực: Phân hội Môi trường đô thị khu vực 1: bao gồm các đơn vị và cá nhân từ tỉnh Nghệ An trở ra. - Phân hội Môi trường đô thị khu vực 2: bao gồm các đơn vị và cá nhân từ tỉnh Hà Tĩnh đến tỉnh Ninh Thuận. - Phân hội Môi trường đô thị khu vực 3: bao gồm các đơn vị và cá nhân từ tỉnh Bình Thuận, Lâm Đồng trở vào. Khoản 3. Tổ chức hội cơ sở là các Chi hội thành viên của Hội Môi trường đô thị. Chi hội là các hội viên tập thể hoạt động chuyên ngành, chuyên sâu trong từng lĩnh vực môi trường đô thị. Chi hội tiến hành Đại hội: bầu Ban chấp hành, Thường trực Ban chấp hành theo tình hình cụ thể ở đơn vị. Chi hội hàng năm tổ chức hội nghị ít nhất 1 lần. Ban chấp hành chi hội nhiệm kỳ 5 năm. Chương 4: Điều 17. Đại hội Đại biểu toàn quốc của Hội Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Đại hội Đại biểu toàn quốc. Đại hội Đại biểu toàn quốc họp 5 năm một lần do Ban chấp hành Hội triệu tập. Đại hội bất thường được triệu tập khi có 2/3 số ủy viên Ban chấp hành Trung ương Hội hoặc ít nhất 1/2 tổng số Hội viên yêu cầu. Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Môi trường đô thị Việt Nam là cơ quan quyền lực cao nhất của Hội. Đại hội có nhiệm vụ: - Thảo luận báo cáo tổng kết nhiệm kỳ và phương hướng hoạt động mới của Hội. - Quyết định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu, biện pháp công tác của Hội trong nhiệm kỳ tới nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội. - Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội (nếu có). - Bầu Ban chấp hành Trung ương Hội nhiệm kỳ mới. Chương 4: Điều 18. Hội nghị môi trường đô thị các khu vực. Hội nghị môi trường đô thị các khu vực được tổ chức mỗi năm một lần. Hội nghị có nhiệm vụ: - Tổng kết hoạt động công tác môi trường đô thị khu vực. - Trao đổi kinh nghiệm hoạt động môi trường đô thị giữa các hội viên trong khu vực giữa các hội viên ở các khu vực khác. - Một số nội dung khác có liên quan. Chương 4: Điều 19- Ban chấp hành Trung ương Hội Khoản 1. Ban chấp hành trung ương Hội là cơ quan lãnh đạo của Hội giữa 2 kỳ Đại hội. Số lượng Ủy viên Ban chấp hành Hội do Đại hội Đại biểu toàn quốc quyết định. Trường hợp khuyết Ủy viên thì Ban chấp hành Hội có thể bầu bổ sung nhưng không quá 1/4 số lượng Ủy viên Ban chấp hành đã được bầu. Ban chấp hành Hội mỗi năm họp 1 lần, kỳ họp bất thường do Thường vụ Ban chấp hành quyết định triệu tập. Khoản 2. Ban chấp hành Trung ương Hội có nhiệm vụ: - Quyết định các biện pháp thực hiện nghị quyết, chương trình hoạt động trong nhiệm kỳ của Đại hội. Quyết định chương trình, kế hoạch công tác hàng năm và thông báo kết quả hoạt động của Ban chấp hành cho các chi hội. - Bầu cử và bãi miễn các chức danh lãnh đạo của Hội gồm: Chủ tịch, các Phó chủ tịch, Tổng thư ký và các ủy viên Thường vụ, bầu cử bổ sung ủy viên Ban chấp hành. - Bầu Ban kiểm tra Trung ương Hội. - Xem xét và quyết định kỷ luật ủy viên Ban chấp hành Hội. 1 Chuẩn bị nội dung, chương trình nghị sự và tài liệu trình Đại hội ở cuộc họp cuối nhiệm kỳ. - Quyết định triệu tập Đại hội nhiệm kỳ hoặc Đại hội bất thường. Chương 4: Điều 20. Thường vụ Ban chấp hành Trung ương Hội Thường vụ Ban chấp hành Trung ương Hội là cơ quan thường trực của Ban chấp hành Trung ương Hội. Khoản 1. Thường vụ Ban chấp hành Trung ương Hội gồm: Chủ tịch, các Phó chủ tịch, Tổng thư ký và một số ủy viên. Số lượng ủy viên Thường vụ do Ban chấp hành Hội quyết định nhưng không quá 1/3 số lượng ủy viên Ban chấp hành.Thường vụ Ban chấp hành Hội họp thường kỳ 6 tháng một lần. Khoản 2. Thường vụ Ban chấp hành Hội có nhiệm vụ: - Thay mặt Ban chấp hành Hội chỉ đạo, điều hành các hoạt động của Hội giữa 2 kỳ họp . - Báo cáo kiểm điểm công tác trong các kỳ họp Ban chấp hành Hội. - Quyết định thành lập các ban và các tổ chức trực thuộc Hội. - Quyết định tổ chức các hội nghị khoa học trong nước và quốc tế theo quy định của pháp luật. - Quyết định các kế hoạch công tác, chương trình hoạt động của các ban và các tổ chức trực thuộc Hội. - Quyết định gia nhập các tổ chức quốc tế và khu vực theo quy định của pháp luật Khoản 3. Thường trực hội gồm: Chủ tịch, các Phó chủ tịch hội, Tổng thư ký và một số ủy viên Thường vụ. Thường trực Hội được Thường vụ Ban chấp hành ủy nhiệm điều hành công tác giữa 2 kỳ họp của Thường vụ, có nhiệm vụ và quyền hạn sau: - Bàn bạc giải quyết các vấn đề thuộc công tác hoạt động của Hội - Quyết định nhân sự cho thành viên các chi hội cơ sở. - Quyết định công nhận Hội viên mới. - Quyết định cử cán bộ dự các hội nghị trong nước, quốc tế và đi công tác nước ngoài có liên quan đến ngành môi trường đô thị theo quy định của Nhà nước. - Quyết định các vấn đề thi đua, khen thưởng và kỷ luật thuộc quyền hạn của Hội - Một số công tác có liên quan.
Quyết Định 56/2005/QĐ-BNV về việc phê duyệt bản điều lệ của hội môi trường đô thị việt nam . * Điều 29 * Điều 30
Quyết Định 56/2005/QĐ-BNV về việc phê duyệt bản điều lệ của hội môi trường đô thị việt nam . Chương 4: Điều 21. Chủ tịch Hội - Chủ tịch Hội do Ban chấp hành Trung ương Hội bầu ra trong số các ủy viên Thường vụ, có nhiệm vụ chủ trì các cuộc họp của Ban chấp hành, Ban Thường vụ và Ban Thường trực. Điều hành việc triển khai các nghị quyết của Ban chấp hành, Ban Thường vụ Hội. - Quyết định thành lập văn phòng Hội, các ban chuyên môn, các tổ chức trực thuộc; Bổ nhiệm Trưởng ban chuyên môn, Chánh văn phòng, kế toán trưởng và người đứng đầu các tổ chức trực thuộc. Ban hành các quy chế hoạt động của Hội; Quyết định kết nạp, xóa tên Hội viên và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động của Hội. Chương 4: Điều 22. Phó chủ tịch Hội Phó chủ tịch Hội do Ban chấp hành ở Trung ương Hội bầu ra, được Chủ tịch Hội phân công lãnh đạo từng mặt hoạt động và phụ trách các tổ chức cơ sở của Hội. Một Phó chủ tịch Hội được Chủ tịch Hội ủy quyền thay mặt Chủ tịch Hội chủ trì các cuộc họp hoặc giải quyết công việc của Hội khi Chủ tịch đi vắng. Chương 4: Điều 23. Tổng thư ký Hội Tổng thư ký Hội do Ban chấp hành Trung ương Hội bầu ra, thực hiện nhiệm vụ do Chủ tịch Hội phân công và điều hành mọi hoạt động của Văn phòng Hội. Chương 4: Điều 24. Ban kiểm tra của Hội - Ban Chấp hành Hội bầu ra Ban kiểm tra của Hội gồm: Trưởng ban, Phó ban và một số ủy viên. Trưởng ban Kiểm tra phải là ủy viên Ban chấp hành. - Ban kiểm tra của Hội có nhiệm vụ kiểm tra việc thực hiện Điều lệ của Hội; Kiểm tra các hoạt động của Ban chấp hành Trung ương Hội và kiểm tra tài chính của Hội, các tổ chức trực thuộc; Xem xét và giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo nếu có. - Trưởng ban kiểm tra của Hội được mời tham gia hội nghị thường kỳ của Ban Thường vụ. Ban kiểm tra có trách nhiệm báo cáo kết quả kiểm tra với Ban chấp hành Hội và có quyền kiến nghị những biện pháp cần thiết kể cả kiến nghị triệu tập Đại hội đại biểu bất thường để giải quyết các vấn đề quan trọng và cấp bách phát sinh. Chương 4: Điều 25. Ban chuyên môn và tổ chức trực thuộc Khi cần thiết, Ban Thường vụ Hội có thể xem xét và quyết định thành lập các ban chuyên môn, các tổ chức kinh tế, trung tâm dịch vụ để tạo nguồn tài chính và phục vụ cho công tác phát triển Hội. Việc thành lập các tổ chức trực thuộc Hội phải tuân thủ các quy định của pháp luật Chương 4: Điều 26. Chi hội cơ sở Khoản 1. Chi hội Môi trường đô thị được thành lập theo các đơn vị hoạt động nghề nghiệp khi có từ 10 Hội viên chính thức trở lên. Chi hội là tổ chức cơ sở của Hội trực thuộc Trung ương Hội. Khoản 2. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của các Chi hội là Đại hội Hội viên tiến hành thường ký 2 năm rưỡi 1 lần. Đại hội bất thường được triệu tập khi có ít nhất 2/3 số ủy viên ban chấp hành Chi hội hoặc ít nhất 1/2 tổng số Hội viên chính thức đề nghị. Khoản 3. Đại hội Chi hội có nhiệm vụ: Điểm a) Thảo luận và thông qua Báo cáo tổng kết hoạt động của Chi hội trong nhiệm kỳ đã qua. Điểm b) Quyết định phương hướng và chương trình công tác của Chi hội trong nhiệm kỳ tới . Điểm c) Bầu Chi hội trưởng và bầu đại biểu đi dự Đại hội cấp trên (nếu có). Điểm d) Thảo luận và tham gia ý kiến cho báo cáo hoạt động, chương trình công tác và Điều lệ của tổ chức Hội cấp trên (nếu có) Khoản 4. Chi hội có nhiệm vụ thi hành Nghị quyết của Đại hội cấp mình và Chỉ thị, Nghị quyết của Hội cấp trên. Chương 5: Điều 27. Nguồn thu của Hội Khoản 1. Tiền thu hội phí của Hội viên. Mức hội phí do Ban Chấp hành Trung ương Hội quyết định từng năm đối với hội viên là cá nhân và tập thể; Khoản 2. Thu từ hoạt động dịch vụ và tư vấn về kỹ thuật môi trường, nghiên cứu khoa học, xuất bản, hội thảo, huấn luyện nghiệp vụ; Khoản 3. Tiền ủng hộ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước; Khoản 4. Tiền ủng hộ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài; Khoản 5. Thu khác ngoài các nguồn thu trên. Chương 5: Điều 28. Các khoản chi của Hội Khoản 1. Chi hoạt động khoa học, kỹ thuật và hoạt động tư vấn, dịch vụ; Khoản 2. Chi huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức môi trường đô thị; Khoản 3. Chi hợp tác quốc tế, Khoản 4. Chi lương và phụ cấp cho cán bộ chuyên trách, chi công tác quản lý, chi công tác hành chính; Khoản 5. Chi công tác xuất bản; Khoản 6. Chi các khoản khác theo quy chế tài chính của Hội. Chương 5: Điều 29 Điều 29. Quản lý tài chính, kế toán Tài chính, kế toán của Hội được quản lý theo quy chế tài chính, kế toán của Hội phù hợp với pháp luật về tài chính, kế toán của Nhà nước. Chương 5: Điều 30 Điều 30. Xử lý tài chính khi giải thể Khi Hội giải thể hoặc bị giải thể phải tiến hành kiểm kê tài sản, quỹ và báo cáo Ban Chấp hành Hội trước khi xử lý tài sản và tiền còn lại. Tiến hành thủ tục giải thể theo Nghị định số 88/2003/NĐ-CP của Chính phủ ban hành quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội. Chương 6: Điều 31. Khen thưởng Hội viên tập thể, Hội viên cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác Hội, có những công trình nghiên cứu khoa học, công nghệ, kinh tế, quản lý, sáng kiến cải tiến, có thành tích trong công tác đào tạo, giảng dạy, tuyên truyền phổ biến có liên quan đến chuyên ngành môi trường đô thị sẽ được Hội khen thưởng, tặng kỷ niệm chương và đề nghị Tổng hội Xây đựng Việt Nam, các Bộ, Chính phủ và Nhà nước khen thưởng. Chương 6: Điều 32. Kỷ luật Hội viên tập thể, Hội viên cá nhân hoạt động trái với điều lệ, làm tổn hại đến danh dự và uy tín của Hội phải chịu kỷ luật. Hình thức kỷ luật do Thường vụ Ban chấp hành Hội xem xét quyết định. Chương 7: Điều 33. Thể thức sửa đổi và bổ sung Điều lệ Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ này phải do Đại hội Đại biểu toàn quốc của Hội Môi trường đô thị Việt Nam thông qua. Chương 7: Điều 34. Hướng dẫn thi hành Bản Điều lệ Hội Môi trường đô thị Việt Nam gồm 7 Chương, 34 Điều, đã được Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II và Hội nghị toàn quốc Hội Môi trường đô thị Việt Nam lần thứ 5 thông qua ngày 04/12/2004. Ban Chấp hành Trung ương Hội Môi trường đô thị Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Điều lệ này./.
Quyết Định 09/2017/QĐ-KTNN ban hành quy chế ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán . * Điều 2 * Điều 2 * Điều 3 Kèm theo Chương II * Điều 8 * Điều 9 * Điều 10 * Điều 11 * Điều 12 * Điều 13 - Khoản 1 + Điểm a + Điểm b
Quyết Định 09/2017/QĐ-KTNN ban hành quy chế ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán . Điều 2 Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký, thay thế Quyết định 03/2011/QĐ-KTNN ngày 09/12/2011 của Tổng Kiểm toán nhà nước về việc ban hành Quy chế thuê hoặc ủy thác doanh nghiệp kiểm toán. Điều 3. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Chủ tịch nước, các Phó Chủ tịch nước; - Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; - Văn phòng TW và các Ban của Đảng; - VP Chủ tịch nước; VP Quốc hội; VP Chính phủ; - Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội; - Các Ban của UBTV Quốc hội; - Các bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Viện KSND tối cao, Tòa án nhân dân tối cao; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty 91; - Cục Kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp; - Công báo; - Lãnh đạo KTNN; các đơn vị trực thuộc KTNN; - Lưu: VT, Vụ Chế độ và KSCL kiểm toán (02). Kèm theo Chương II Điều 8 Phạm vi uỷ thác hoặc thuê kiểm toán Khoản 1. Kiểm toán nhà nước được uỷ thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán các cơ quan, tổ chức (trừ các cơ quan, tổ chức thuộc Khoản 2 Điều này): Điểm a) Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước. Điểm b) Đơn vị sự nghiệp công lập. Điểm c) Ban Quản lý dự án đầu tư có nguồn kinh phí ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; nguồn kinh phí ODA, NGO (khi có yêu cầu). Điểm d) Hội, liên hiệp hội, tổng hội và các tổ chức khác được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động. Điểm đ) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, doanh nghiệp có góp vốn của nhà nước từ 50% vốn điều lệ trở xuống; doanh nghiệp quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công. Điểm e) Các đơn vị nhận trợ giá, trợ cấp của Nhà nước, đơn vị có nợ vay được Nhà nước bảo lãnh. Điểm f) Các cơ quan, tổ chức khác do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định. Khoản 2. Kiểm toán nhà nước không ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán các cơ quan, tổ chức sau: Điểm a) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác của trung ương. Điểm b) Cơ quan được giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước các cấp. Điểm c) Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp, cơ quan khác của địa phương. Điểm d) Đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân. Điểm đ) Đơn vị quản lý quỹ dự trữ của Nhà nước, quỹ dự trữ của các ngành, các cấp, quỹ tài chính khác của Nhà nước. Điểm e) Tổ chức quản lý tài sản quốc gia. Điểm f) Tổ chức chính trị. Điểm g) Các cơ quan, tổ chức sử dụng, quản lý tài chính công, tài sản công thuộc bí mật nhà nước. Điều 9 Điều kiện các doanh nghiệp kiểm toán được ủy thác hoặc thuê kiểm toán Doanh nghiệp kiểm toán được xem xét, lựa chọn ủy thác hoặc thuê kiểm toán phải có đủ các điều kiện sau: Khoản 1. Là doanh nghiệp kiểm toán đã đủ điều kiện hoạt động hợp pháp, được chấp thuận có tên trong danh sách công khai của Bộ Tài chính, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước hoặc Ngân hàng thế giới (WB) lựa chọn hàng năm. Khoản 2. Trong 03 năm trước liền kề không có sai phạm bị cơ quan nhà nước hoặc Hội nghề nghiệp về kiểm toán xử lý liên quan đến chất lượng kiểm toán. Khoản 3. Doanh nghiệp kiểm toán trong năm hiện tại và trong 02 năm trước liền kề không thực hiện dịch vụ ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính, dịch vụ kiểm toán nội bộ, định giá tài sản, tư vấn quản lý, tư vấn tài chính cho khách hàng là đơn vị được kiểm toán mà Kiểm toán nhà nước ủy thác hoặc thuê kiểm toán; không thực hiện các dịch vụ trên trong thời kỳ được kiểm toán thuộc nội dung kiểm toán mà Kiểm toán nhà nước ủy thác hoặc thuê kiểm toán. Khoản 4. Người quản lý, điều hành của doanh nghiệp kiểm toán không phải là thành viên, cổ đông sáng lập hoặc mua cổ phần, góp vốn vào đơn vị được kiểm toán hoặc có quan hệ kinh tế, tài chính khác với đơn vị được kiểm toán theo quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán. Khoản 5. Người có trách nhiệm quản lý, điều hành của doanh nghiệp kiểm toán không có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột là thành viên, cổ đông sáng lập hoặc mua cổ phần, góp vốn và có ảnh hưởng đáng kể đối với đơn vị được kiểm toán hoặc là người có trách nhiệm quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát hoặc kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán. Khoản 6. Người có trách nhiệm quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát hoặc kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán không được đồng thời là người góp vốn và có ảnh hưởng đáng kể đối với doanh nghiệp kiểm toán. Khoản 7. Doanh nghiệp kiểm toán và đơn vị được kiểm toán không có cùng một cá nhân hoặc doanh nghiệp, tổ chức thành lập hoặc tham gia thành lập. Điều 10 Thủ tục và trình tự lựa chọn Khoản 1. Khi có nhu cầu ủy thác hoặc thuê kiểm toán, Kiểm toán nhà nước công bố đối tượng kiểm toán cần ủy thác hoặc thuê kiểm toán; thủ tục, hồ sơ đăng ký nhận ủy thác hoặc thuê kiểm toán theo quy định của Luật Đấu thầu. Khoản 2. Doanh nghiệp kiểm toán có đủ điều kiện quy định tại Điều 9 của Quy chế này, có nhu cầu nhận thực hiện ủy thác hoặc thuê kiểm toán đăng ký với Kiểm toán nhà nước (qua Văn phòng Kiểm toán nhà nước). Hồ sơ gồm: Điểm a) Đơn đề nghị được ủy thác hoặc thuê kiểm toán. Điểm b) Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc giấy chứng nhận đầu tư) và Điều lệ công ty. Điểm c) Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán. Điểm d) Danh sách khách hàng trong 03 năm gần nhất. Điểm đ) Danh sách Kiểm toán viên đăng ký có giấy chứng nhận đăng ký hành nghề của Bộ Tài chính cấp kèm theo sơ yếu lý lịch, trong đó tóm tắt quá trình làm việc của kiểm toán viên hành nghề và giám đốc doanh nghiệp kiểm toán. Điểm e) Các tài liệu khác theo yêu cầu của Kiểm toán nhà nước. Khoản 3. Căn cứ vào đối tượng và nhu cầu ủy thác hoặc thuê kiểm toán, danh sách các doanh nghiệp kiểm toán đăng ký, Hội đồng thẩm định doanh nghiệp kiểm toán xem xét, trình Tổng Kiểm toán nhà nước danh sách doanh nghiệp kiểm toán đủ điều kiện. Văn phòng Kiểm toán nhà nước chủ trì và phối hợp với các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước có nhu cầu ủy thác hoặc thuê kiểm toán giúp Tổng Kiểm toán nhà nước tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu. Điều 11 Hợp đồng uỷ thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán Khoản 1. Kiểm toán nhà nước và doanh nghiệp kiểm toán thực hiện ký hợp đồng về ủy thác hoặc thuê thực hiện kiểm toán. Hợp đồng có các nội dung chủ yếu sau: Điểm a) Tên, địa chỉ của bên ủy thác hoặc thuê kiểm toán và bên được ủy thác hoặc thuê kiểm toán (tên, địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại, Fax, tài khoản giao dịch, người đại diện...). Điểm b) Nội dung ủy thác hoặc thuê kiểm toán (mục tiêu, đối tượng, phạm vi (nội dung, thời kỳ kiểm toán, đơn vị được kiểm toán)… mà Kiểm toán nhà nước ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán). Điểm c) Qui định về chuyên môn: chuẩn mực, quy trình kiểm toán áp dụng; quy định về đạo đức kiểm toán viên, quy định về giám sát hoạt động kiểm toán, quy định về kiểm soát chất lượng kiểm toán... Điểm d) Trách nhiệm, quyền hạn của các bên. Điểm đ) Kết quả thực hiện hợp đồng (Báo cáo kiểm toán, Biên bản kiểm toán, Biên bản xác nhận số liệu kiểm toán, các tài liệu ghi chép của Kiểm toán viên, bằng chứng kiểm toán,...). Điểm e) Phí uỷ thác hoặc thuê kiểm toán và phương thức thanh toán. Điểm f) Cam kết thực hiện và thời hạn hoàn thành; thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng. Điểm g) Hiệu lực và thời hạn hợp đồng. Điểm h) Các điều khoản khác (nếu có). Khoản 2. Mẫu hợp đồng ủy thác hoặc thuê kiểm toán do Kiểm toán nhà nước quy định. Điều 12 Trách nhiệm và quyền hạn của Kiểm toán nhà nước Khoản 1. Trách nhiệm: Điểm a) Ban hành Quyết định kiểm toán. Điểm b) Phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho Đoàn kiểm toán, Kiểm toán viên thuộc doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán (gọi tắt là Kiểm toán viên). Điểm c) Thanh toán đầy đủ, kịp thời phí uỷ thác hoặc thuê kiểm toán theo thỏa thuận trong hợp đồng. Điểm d) Kiểm tra, giám sát thực hiện theo Điều 16 của Quy chế này. Điểm đ) Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật. Khoản 2. Quyền hạn: Điểm a) Yêu cầu doanh nghiệp kiểm toán cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời kế hoạch kiểm toán, số liệu, kết luận kiểm toán và các thông tin, tài liệu liên quan đến công việc kiểm toán được ủy thác hoặc thuê kiểm toán. Điểm b) Yêu cầu doanh nghiệp kiểm toán thay thế kiểm toán viên hành nghề khi có dấu hiệu cho thấy thành viên đó vi phạm chuẩn mực, quy trình kiểm toán, quy định quản lý chuyên môn hoặc vi phạm các quy định của pháp luật. Điểm c) Kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện hợp đồng ủy thác hoặc thuê kiểm toán; kiểm tra, xét duyệt Báo cáo kiểm toán, Biên bản kiểm toán của doanh nghiệp theo quy định của Kiểm toán nhà nước. Điểm d) Yêu cầu doanh nghiệp kiểm toán giải trình bằng văn bản về những vấn đề được nêu trong dự thảo Kế hoạch kiểm toán, Báo cáo kiểm toán, Biên bản kiểm toán nếu thấy chưa rõ, chưa phù hợp. Điểm đ) Yêu cầu doanh nghiệp kiểm toán bồi thường trong trường hợp doanh nghiệp kiểm toán gây thiệt hại cho đơn vị được kiểm toán và cho Kiểm toán nhà nước. Điểm e) Đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu Doanh nghiệp kiểm toán được ủy thác hoặc thuê kiểm toán vi phạm hợp đồng. Điểm f) Các quyền khác theo quy định của pháp luật. Điều 13 Trách nhiệm và quyền hạn của doanh nghiệp kiểm toán nhận uỷ thác hoặc thuê kiểm toán Khoản 1. Trách nhiệm: Điểm a) Thực hiện kiểm toán theo Hợp đồng uỷ thác hoặc thuê kiểm toán và tuân thủ các quy định chuyên môn đã được ghi trong hợp đồng: - Trường hợp thuê thực hiện kiểm toán, doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán phải tuân thủ chuẩn mực, quy trình kiểm toán và các quy định quản lý, chuyên môn nghiệp vụ của Kiểm toán nhà nước. - Trường hợp uỷ thác thực hiện kiểm toán, doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán phải tuân thủ chuẩn mực, quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước hoặc chuẩn mực, quy trình kiểm toán được Kiểm toán nhà nước chấp nhận. Điểm b) Bố trí kiểm toán viên có trình độ chuyên môn phù hợp để đảm bảo chất lượng kiểm toán. Không bố trí kiểm toán viên thực hiện kiểm toán trong các trường hợp sau: - Mua cổ phần, góp vốn hoặc có quan hệ về lợi ích kinh tế với đơn vị được kiểm toán. - Đã từng giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát, kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán tại đơn vị được kiểm toán của các năm tài chính được kiểm toán. - Trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi thôi giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát, kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán tại đơn vị được kiểm toán. - Có quan hệ là bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột với người đứng đầu, kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán của đơn vị được kiểm toán. - Đã từng có sai phạm bị cơ quan nhà nước hoặc Hội nghề nghiệp về kiểm toán xử lý liên quan đến chất lượng kiểm toán.
Quyết Định 09/2017/QĐ-KTNN ban hành quy chế ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán . Kèm theo Chương II * Điều 13 - Khoản 1 + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e + Điểm f + Điểm g + Điểm h - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d * Điều 14 * Điều 15 * Điều 16
Quyết Định 09/2017/QĐ-KTNN ban hành quy chế ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán . Kèm theo Chương II Điều 13 Trách nhiệm và quyền hạn của doanh nghiệp kiểm toán nhận uỷ thác hoặc thuê kiểm toán Khoản 1 Điểm c) Bồi thường thiệt hại do lỗi mà kiểm toán viên hành nghề hoặc người của doanh nghiệp mình gây ra cho đơn vị được kiểm toán, Kiểm toán nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình thực hiện kiểm toán. Điểm d) Thông báo kịp thời với Kiểm toán nhà nước khi phát hiện đơn vị được kiểm toán có dấu hiệu vi phạm pháp luật về kinh tế, tài chính, kế toán. Điểm đ) Thông báo kịp thời với Kiểm toán nhà nước khi đơn vị được kiểm toán và các tổ chức cá nhân có liên quan trong các trường hợp có các hành vi sau: - Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho cuộc kiểm toán theo yêu cầu của doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên. - Cản trở công việc của Kiểm toán viên. - Báo cáo sai lệch, không trung thực, không đầy đủ, kịp thời hoặc thiếu khách quan thông tin liên quan đến cuộc kiểm toán. - Mua chuộc, đưa hối lộ cho doanh nghiệp kiểm toán, Kiểm toán viên. - Che giấu các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính công, tài sản công. - Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kiểm toán, kết quả kiểm toán của Kiểm toán viên. Điểm e) Cung cấp các thông tin về kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán và hồ sơ, tài liệu kiểm toán theo yêu cầu của Kiểm toán nhà nước. Điểm f) Khai báo kịp thời, trung thực với Kiểm toán nhà nước nếu thuộc các trường hợp làm ảnh hưởng đến tính độc lập, khách quan quy định tại Điều 9 của Quy chế này. Điểm g) Chấp hành các yêu cầu của Kiểm toán nhà nước về việc báo cáo, kiểm tra, giám sát. Điểm h) Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật và Hợp đồng uỷ thác hoặc thuê kiểm toán. Khoản 2. Quyền hạn: Điểm a) Được quyền độc lập về chuyên môn nghiệp vụ khi thực hiện các dịch vụ đã được ghi trong hợp đồng thuê, uỷ thác kiểm toán. Điểm b) Nhận phí dịch vụ từ Kiểm toán nhà nước. Điểm c) Trong quá trình thực hiện kiểm toán: - Yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu cần thiết và giải trình các vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm toán; kiểm kê tài sản, đối chiếu, xác minh công nợ của đơn vị được kiểm toán liên quan đến nội dung kiểm toán. - Đề nghị tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm toán trong phạm vi kiểm toán để thu thập bằng chứng kiểm toán. Điểm d) Các quyền khác theo quy định của pháp luật. Điều 14 Trách nhiệm và quyền hạn của Kiểm toán viên thuộc doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán Khoản 1. Kiểm toán viên thuộc doanh nghiệp kiểm toán được thuê khi thực hiện kiểm toán có trách nhiệm và quyền hạn sau: 1.1. Trách nhiệm: 1.2. Quyền hạn: Điểm a) Thực hiện nhiệm vụ kiểm toán và chịu trách nhiệm trước Tổ trưởng tổ kiểm toán, Trưởng Đoàn kiểm toán về việc thực hiện nhiệm vụ kiểm toán được phân công; đưa ra ý kiến đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị về những nội dung đã kiểm toán trên cơ sở thu thập đầy đủ và đánh giá các bằng chứng kiểm toán thích hợp. a) Độc lập về chuyên môn nghiệp vụ. Điểm b) Tuân thủ pháp luật, nguyên tắc hoạt động, chuẩn mực, quy trình Kiểm toán nhà nước, quy tắc ứng xử của kiểm toán viên và các quy định khác có liên quan của Kiểm toán nhà nước. b) Yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu cần thiết và giải trình các vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm toán; yêu cầu kiểm kê tài sản, đối chiếu công nợ của đơn vị được kiểm toán liên quan đến nội dung kiểm toán. Điểm c) Chịu trách nhiệm trước Tổng Kiểm toán nhà nước và trước pháp luật về những bằng chứng, đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị của mình. c) Kiểm tra, xác nhận các thông tin kinh tế, tài chính có liên quan đến nội dung kiểm toán ở trong và ngoài đơn vị trong quá trình thực hiện kiểm toán theo quy định của pháp luật và của Kiểm toán nhà nước. Điểm d) Thu thập bằng chứng kiểm toán và các tài liệu làm việc khác theo quy định của Kiểm toán nhà nước. d) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu, thông tin cần thiết có liên quan đến nội dung kiểm toán theo quy định của pháp luật và của Kiểm toán nhà nước. Điểm đ) Giữ bí mật thông tin, tài liệu thu thập được trong quá trình kiểm toán. đ) Quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và của Kiểm toán nhà nước. Điểm e) Khi thực hiện nhiệm vụ kiểm toán, Kiểm toán viên phải xuất trình giấy giới thiệu, giấy chứng nhận đăng ký hành nghề do Bộ Tài chính cấp và chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước. Điểm f) Khai báo kịp thời và đầy đủ với người đứng đầu doanh nghiệp kiểm toán và người ra quyết định thành lập Đoàn kiểm toán khi có trường hợp quy định tại Điều 28 của Luật Kiểm toán nhà nước và các tình huống khác làm ảnh hưởng đến tính độc lập của Kiểm toán viên. Điểm g) Khi có hành vi vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Khoản 2. Kiểm toán viên của doanh nghiệp được uỷ thác kiểm toán khi thực hiện kiểm toán có trách nhiệm và quyền hạn như trường hợp được thuê kiểm toán ở Mục 1 Điều 14 Quy chế này, đồng thời tuân thủ theo quy định tại Luật Kiểm toán độc lập và các chuẩn mực, quy trình được Kiểm toán nhà nước chấp nhận. Điều 15 Quyền và nghĩa vụ của đơn vị được kiểm toán Đơn vị được kiểm toán có quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 56 và Điều 57 của Luật Kiểm toán nhà nước, cụ thể như sau: Khoản 1. Quyền của đơn vị được kiểm toán: Điểm a) Yêu cầu Đoàn kiểm toán xuất trình quyết định kiểm toán, Kiểm toán viên xuất trình giấy giới thiệu, giấy chứng nhận đăng ký hành nghề do Bộ Tài chính cấp và chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước. Điểm b) Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung kiểm toán; đề nghị thay thế thành viên Đoàn kiểm toán khi có bằng chứng cho rằng thành viên đó không trung thực, khách quan trong khi làm nhiệm vụ hoặc thuộc trường hợp không được bố trí làm thành viên Đoàn kiểm toán theo quy định tại Điều 28 của Luật Kiểm toán nhà nước. Điểm c) Giải trình bằng văn bản về những vấn đề được nêu trong dự thảo báo cáo kiểm toán nếu xét thấy chưa phù hợp. Điểm d) Khiếu nại về hành vi của thành viên Đoàn kiểm toán trong quá trình thực hiện kiểm toán khi có căn cứ cho rằng hành vi đó là trái pháp luật. Điểm đ) Khiếu nại về đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị kiểm toán trong báo cáo kiểm toán khi có căn cứ cho rằng đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị đó là trái pháp luật. Điểm e) Yêu cầu Kiểm toán nhà nước bồi thường thiệt hại trong trường hợp gây thiệt hại cho đơn vị được kiểm toán theo quy định của pháp luật. Điểm f) Các quyền khác theo quy định của pháp luật. Khoản 2. Nghĩa vụ của đơn vị được kiểm toán: Điểm a) Chấp hành quyết định kiểm toán. Điểm b) Lập và gửi đầy đủ, kịp thời báo cáo tài chính, báo cáo tình hình thực hiện, quyết toán vốn, quản lý dự án đầu tư; kế hoạch thu, chi; báo cáo tình hình chấp hành và quyết toán ngân sách cho Đoàn kiểm toán theo yêu cầu. Điểm c) Cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin, tài liệu cần thiết để thực hiện việc kiểm toán theo yêu cầu của Doanh nghiệp kiểm toán và Kiểm toán viên và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, khách quan của thông tin, tài liệu đã cung cấp. Điểm d) Trả lời và giải trình đầy đủ, kịp thời các vấn đề do Đoàn kiểm toán, Kiểm toán viên yêu cầu liên quan đến nội dung kiểm toán. Điểm đ) Ký biên bản kiểm toán. Điểm e) Thực hiện đầy đủ, kịp thời kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước về quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công; thực hiện biện pháp để khắc phục yếu kém trong hoạt động của mình theo kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước; báo cáo bằng văn bản về việc thực hiện kết luận, kiến nghị đó cho Kiểm toán nhà nước. Điểm f) Trong thời gian giải quyết khiếu nại, đơn vị được kiểm toán vẫn phải thực hiện đầy đủ, kịp thời kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, trừ trường hợp Tổng Kiểm toán nhà nước, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ thực hiện các kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước. Điều 16 Trách nhiệm các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước Khoản 1. Trách nhiệm của các đơn vị tham mưu: Điểm a) Văn phòng Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm tổng hợp nhu cầu và dự toán uỷ thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán từ các đơn vị có nhu cầu sử dụng để lập dự toán kinh phí ủy thác hoặc thuê kiểm toán chung toàn ngành trình các cấp có thẩm quyền quyết định; là thường trực Hội đồng thẩm định doanh nghiệp kiểm toán; chủ trì phối hợp với đơn vị có nhu cầu ủy thác hoặc thuê kiểm toán tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu trình Tổng Kiểm toán nhà nước phê duyệt; phối hợp với đơn vị có nhu cầu sử dụng cộng tác viên tham mưu cho Tổng Kiểm toán nhà nước về nội dung hợp đồng uỷ thác hoặc thuê kiểm toán; ký hợp đồng với doanh nghiệp kiểm toán theo danh sách đã được Tổng Kiểm toán nhà nước phê duyệt; theo dõi việc thực hiện hợp đồng và thanh lý hợp đồng (sau khi Báo cáo kiểm toán phát hành). Điểm b) Vụ Tổng hợp có tránh nhiệm tham gia Hội đồng thẩm định doanh nghiệp kiểm toán, thẩm định Kế hoạch kiểm toán tổng quát, Báo cáo kiểm toán của Đoàn kiểm toán và thẩm định kết quả kiểm toán trước khi nghiệm thu. Điểm c) Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán có trách nhiệm tham gia Hội đồng thẩm định doanh nghiệp kiểm toán, thẩm định Kế hoạch kiểm toán tổng quát; thực hiện kiểm tra, giám sát chất lượng kiểm toán và hồ sơ kiểm toán theo Quy chế kiểm soát chất lượng kiểm toán và yêu cầu của Tổng Kiểm toán nhà nước. Điểm d) Vụ Pháp chế có trách nhiệm thẩm định tính hợp pháp của Hợp đồng uỷ thác hoặc thuê kiểm toán, thẩm định Báo cáo kiểm toán của Đoàn kiểm toán và thẩm định kết quả kiểm toán trước khi nghiệm thu. Khoản 2. Trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước có nhu cầu ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán: Điểm a) Hàng năm, căn cứ nhu cầu uỷ thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán đối với các cuộc kiểm toán hay nội dung kiểm toán, các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước đề xuất nhu cầu ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán kèm theo phương án (nêu rõ yêu cầu) và dự toán kinh phí trình Tổng Kiểm toán nhà nước (qua Văn phòng Kiểm toán nhà nước). Trường hợp phát sinh đột xuất, các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước phải có công văn trình Tổng Kiểm toán nhà nước bổ sung. Điểm b) Tham gia Hội đồng thẩm định doanh nghiệp kiểm toán; thẩm định Kế hoạch kiểm toán tổng quát; theo dõi, kiểm tra, giám sát, kiểm soát chất lượng kiểm toán, thẩm định Biên bản kiểm toán và Báo cáo kiểm toán của các đơn vị được kiểm toán do doanh nghiệp kiểm toán thực hiện theo phân cấp của Kiểm toán nhà nước. Điểm c) Chủ trì và phối hợp với Văn phòng Kiểm toán nhà nước, doanh nghiệp kiểm toán được ủy thác hoặc thuê kiểm toán nghiệm thu kết quả kiểm toán làm cơ sở để Văn phòng Kiểm toán nhà nước làm thủ tục thanh lý hợp đồng.
Quyết Định 09/2017/QĐ-KTNN ban hành quy chế ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán . Kèm theo Chương III * Điều 17 - Khoản 2 + Điểm c * Điều 17 - Khoản 1 - Khoản 2
Quyết Định 09/2017/QĐ-KTNN ban hành quy chế ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán . Kèm theo Chương III Điều 17theo Chương III Điều 17. Tổ chức thực hiện Khoản 2 Điểm c)n 2 Điểm c) Chủ trì và phối hợp với Văn phòng Kiểm toán nhà nước, doanh nghiệp kiểm toán được ủy thác hoặc thuê kiểm toán nghiệm thu kết quả kiểm toán làm cơ sở để Văn phòng Kiểm toán nhà nước làm thủ tục thanh lý hợp đồng. Điều 17theo Chương III Điều 17. Tổ chức thực hiện Khoản 1. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quy chế này. Khoản 2. Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề phát sinh mới hoặc khó khăn, vướng mắc cần phản ánh kịp thời về Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán để tập hợp báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Quyết Định 76/QĐ-KTNN quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng, đơn vị thuộc trường đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán . * Điều 1 - Khoản 1 + Điểm a + Điểm b - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b - Khoản 3 + Điểm a + Điểm b - Khoản 4 + Điểm a + Điểm b - Khoản 5 + Điểm a + Điểm b - Khoản 6 + Điểm a - Khoản 1 + Điểm a + Điểm b - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b - Khoản 3 + Điểm a + Điểm b - Khoản 4 + Điểm a + Điểm b - Khoản 5 + Điểm a + Điểm b - Khoản 6 + Điểm a
Quyết Định 76/QĐ-KTNN quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng, đơn vị thuộc trường đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán . Điều 1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn Khoản 1. Văn phòng Điểm a) Chức năng Văn phòng có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán (sau đây gọi tắt là Trường Đào tạo) quản lý, tổ chức thực hiện các mặt công tác: kế hoạch - tổng hợp, tổ chức cán bộ, hành chính, quản trị, văn thư, lưu trữ, tài chính - kế toán, thi đua - khen thưởng, công tác Đảng - đoàn thể. Điểm b) Nhiệm vụ và quyền hạn - Tham mưu giúp Giám đốc Trường Đào tạo xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác dài hạn, trung hạn, hàng năm, kế hoạch hàng quý, tháng của Trường. - Tham mưu giúp Giám đốc Trường Đào tạo xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính, dự toán ngân sách, kế hoạch mua sắm sửa chữa cải tạo tài sản hàng năm. - Tham mưu giúp Giám đốc Trường Đào tạo tổ chức thực hiện công tác tổ chức cán bộ theo phân công, phân cấp của Tổng Kiểm toán nhà nước; quản lý hồ sơ viên chức và người lao động thuộc đơn vị. - Tham mưu giúp Giám đốc Trường Đào tạo xây dựng kế hoạch kiểm tra giám sát và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát định kỳ hàng quý, đột xuất đối với các đơn vị trực thuộc Trường trong công tác tài chính, kế toán cũng như tình hình thực hiện dự toán ngân sách hàng năm. - Chủ trì tham mưu Giám đốc Trường Đào tạo xây dựng nội quy, quy chế hoạt động, quy chế quản lý về tài chính, tài sản và quản trị nội bộ của Trường. - Thực hiện công tác báo cáo định kỳ hàng tháng, hàng quý, báo cáo năm và báo cáo đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ của Trường Đào tạo. - Quản lý hồ sơ, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ và tài sản được giao đảm bảo đầy đủ, an toàn và theo đúng quy định; chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ, tài liệu lưu trữ của Trường Đào tạo. - Phối hợp với các phòng, đơn vị, bộ phận trực thuộc Trường Đào tạo xây dựng các chế độ, định mức chi tiêu tài chính theo chức năng, nhiệm vụ của Trường Đào tạo và trực tiếp thẩm tra dự toán được lập của các bộ phận thuộc Trường Đào tạo trước khi trình Lãnh đạo phê duyệt. - Giúp Giám đốc Trường Đào tạo quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí đảm bảo theo kế hoạch dự toán được cấp có thẩm quyền giao đúng quy định hiện hành của Nhà nước và của Trường Đào tạo. - Tổ chức thực hiện công tác văn thư, lưu trữ của Trường Đào tạo, luân chuyển công văn, tài liệu đến và đi theo đúng thời gian, quy định của pháp luật về lưu trữ và bảo mật. - Quản lý sử dụng dấu của Trường Đào tạo theo đúng quy định của pháp luật và của Kiểm toán nhà nước về quản lý và sử dụng con dấu. - Thực hiện công tác quản trị nội bộ bao gồm: tổ chức quản lý và sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, tài sản, trang thiết bị được giao và bố trí tạo điều kiện làm việc cần thiết cho toàn Trường Đào tạo, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả và đúng quy định. - Là bộ phận thường trực về công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật, Hội đồng nâng lương và các hội đồng khác của Trường Đào tạo theo quy định của pháp luật; tham dự và làm nhiệm vụ Thư ký tại các cuộc họp giao ban của Trường Đào tạo, Lãnh đạo Trường Đào tạo. - Thực hiện công tác pháp chế, công tác bảo vệ an ninh nội bộ, công tác thanh, kiểm tra nội bộ, kiểm soát và công tác bảo mật. - Giúp Giám đốc Trường Đào tạo theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các hoạt động chung của Trường, các phòng, đơn vị trực thuộc theo chức năng, nhiệm vụ và chương trình công tác định kỳ của Trường Đào tạo và các phòng, đơn vị. - Hỗ trợ và phối hợp hoạt động công tác Đảng, đoàn thể của Trường Đào tạo, là đầu mối của bộ phận giúp việc cho Ban Chấp hành Đảng bộ Trường Đào tạo về công tác Đảng. - Được thừa lệnh của Giám đốc ký một số văn bản nội bộ và của Trường Đào tạo gửi các cơ quan khác. - Quản lý viên chức, người lao động thuộc Văn phòng. - Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo sự phân công của Giám đốc Trường Đào tạo. Khoản 2. Phòng Quản lý đào tạo và bồi dưỡng Điểm a) Chức năng Phòng Quản lý đào tạo và bồi dưỡng có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Trường Đào tạo quản lý, tổ chức hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, người lao động của Kiểm toán nhà nước do Trường Đào tạo thực hiện. Điểm b) Nhiệm vụ và quyền hạn - Tham mưu giúp Giám đốc Trường Đào tạo trong việc phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch đào tạo dài hạn, trung hạn và hàng năm của Kiểm toán nhà nước. - Lập dự toán kinh phí xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước và kinh phí tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng hàng năm theo kế hoạch được Tổng Kiểm toán nhà nước phê duyệt. - Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm của Kiểm toán nhà nước. - Phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế và các đơn vị có liên quan tổ chức, quản lý, cấp chứng chỉ cho kiểm toán viên các nước. - Quản lý chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước sau khi được Tổng Kiểm toán nhà nước phê duyệt. - Chủ trì thanh quyết toán kinh phí xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước và kinh phí tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng. - Phối hợp với các khoa và bộ phận có liên quan xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước. - Lập các báo cáo định kỳ, đột xuất và tổng kết công tác đào tạo, bồi dưỡng theo chức năng của Trường Đào tạo. - Quản lý và tổ chức các kỳ thi, kiểm tra các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo chức năng của Trường Đào tạo. - Quản lý và lưu trữ hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng. - Quản lý phôi chứng chỉ, chứng nhận và quản lý cấp chứng chỉ, chứng nhận cho các học viên đã hoàn thành khóa đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật và của Kiểm toán nhà nước. - Phối hợp với Phòng Quản lý khoa học và hợp tác quốc tế tham gia nghiên cứu khoa học, tọa đàm khoa học, hội thảo khoa học do Trường Đào tạo tổ chức. - Quản lý viên chức, người lao động thuộc phòng. - Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo sự phân công của Giám đốc Trường Đào tạo. Khoản 3. Phòng Quản lý khoa học và hợp tác quốc tế Điểm a) Chức năng Phòng Quản lý khoa học và hợp tác quốc tế có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Trường Đào tạo quản lý và tổ chức thực hiện hoạt động khoa học - công nghệ của Kiểm toán nhà nước; thực hiện nhiệm vụ Văn phòng Hội đồng khoa học Kiểm toán nhà nước; tổ chức thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế của Trường. Điểm b) Nhiệm vụ và quyền hạn - Tham mưu giúp Giám đốc Trường Đào tạo phối hợp với các đơn vị xây dựng kế hoạch khoa học - công nghệ hàng năm, trung hạn và dài hạn của Kiểm toán nhà nước trình Tổng Kiểm toán nhà nước và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt. - Tham mưu giúp Giám đốc Trường Đào tạo xây dựng Quy chế tổ chức và quản lý hoạt động khoa học và công nghệ Kiểm toán nhà nước và các văn bản khác quy định về hoạt động khoa học và công nghệ của Kiểm toán nhà nước trình Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành. - Kiểm tra, đôn đốc và tổng hợp tình hình các đơn vị và cá nhân thực hiện kế hoạch khoa học - công nghệ để báo cáo Thường trực Hội đồng khoa học, Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước theo Quy chế tổ chức và quản lý các hoạt động khoa học và công nghệ của Kiểm toán nhà nước. - Chuẩn bị nội dung, chương trình và các điều kiện cần thiết khác cho các kỳ họp của Thường trực Hội đồng khoa học và Hội đồng khoa học Kiểm toán nhà nước. - Dự kiến thành phần Hội đồng Khoa học chuyên đề để nghiệm thu, đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học của Kiểm toán nhà nước; chuẩn bị nội dung và tổ chức các cuộc họp Hội đồng khoa học chuyên đề để nghiệm thu, đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học. - Chuẩn bị nội dung, chương trình và tổ chức các cuộc hội thảo khoa học trong phạm vi hoạt động khoa học và công nghệ của Kiểm toán nhà nước; tham gia các hoạt động khoa học - công nghệ khác theo sự phân công của Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước. - Chủ trì theo dõi việc ứng dụng và chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ của Kiểm toán nhà nước. - Đề xuất với Hội đồng khoa học, Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước các giải pháp ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào hoạt động thực tiễn của Kiểm toán nhà nước. - Quản lý hồ sơ khoa học của Kiểm toán nhà nước theo quy định. - Soạn thảo các báo cáo khoa học và công nghệ của Thường trực Hội đồng khoa học, của Kiểm toán nhà nước theo chế độ quy định. - Phối hợp với Văn phòng, các bộ phận, các tổ chức, cá nhân có liên quan để quản lý và quyết toán kinh phí khoa học và công nghệ của Kiểm toán nhà nước. - Làm đầu mối giúp Giám đốc Trường Đào tạo tiếp nhận và xử lý thông tin về các vấn đề có liên quan đến công tác hợp tác quốc tế của Trường Đào tạo; đề xuất các định hướng mục tiêu, giải pháp về hợp tác quốc tế của Trường. Tham mưu giúp Giám đốc Trường Đào tạo xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác quốc tế hàng năm của Trường Đào tạo. - Chủ trì và phối hợp với các đơn vị có liên quan trong việc đàm phán, soạn thảo các văn bản hợp tác quốc tế; theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện, kiến nghị tiếp tục hay đình chỉ các hoạt động trong lĩnh vực hợp tác quốc tế. - Quản lý viên chức, người lao động thuộc phòng. - Tham gia thực hiện hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc Trường Đào tạo. Khoản 4. Khoa Cơ sở Điểm a) Chức năng Khoa Cơ sở có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Trường Đào tạo công tác đào tạo, bồi dưỡng các môn học kiến thức cơ sở gồm: kinh tế học, quản lý kinh tế, lý thuyết kế toán, kế toán tài chính, kế toán quản trị, quản lý tài chính công, quản trị tài chính doanh nghiệp, quản trị ngân hàng thương mại, pháp luật kinh tế,... và thực hiện đào tạo, bồi dưỡng theo phân công của Giám đốc Trường Đào tạo. Điểm b) Nhiệm vụ và quyền hạn - Thực hiện giảng dạy theo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của Trường Đào tạo; phân công giảng viên giảng dạy, quản lý giảng viên về nội dung, thời gian, phương pháp, chất lượng giảng dạy. - Chủ trì, phối hợp với Phòng Quản lý đào tạo và bồi dưỡng, các bộ phận có liên quan xây dựng chương trình chi tiết môn học, biên soạn tài liệu, giáo trình các môn học kiến thức cơ sở. - Tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, nghiên cứu, học tập đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học của Kiểm toán nhà nước và của Trường Đào tạo. - Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên thuộc Khoa. - Thực hiện việc ra đề kiểm tra và đề thi, chấm thi theo quy chế đào tạo của Kiểm toán nhà nước và của Trường Đào tạo. - Tham mưu giúp Giám đốc Trường Đào tạo trong việc hỗ trợ các đơn vị trực thuộc xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ; bồi dưỡng giảng viên và các hoạt động khác liên quan đến công tác tự đào tạo, bồi dưỡng tại đơn vị. - Đề xuất xây dựng, chỉnh sửa, bổ sung, mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với điều kiện thực tiễn. - Tham mưu giúp Giám đốc Trường Đào tạo quản lý đội ngũ giảng viên thỉnh giảng theo sự phân công của Giám đốc Trường Đào tạo. - Quản lý các tư liệu, tài liệu chuyên ngành, tài sản mà Trường Đào tạo giao cho Khoa quản lý. - Quản lý viên chức và người lao động thuộc Khoa. - Phối hợp với các phòng, khoa, trung tâm, chi nhánh, bộ phận trực thuộc Trường Đào tạo để thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học. - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc Trường Đào tạo. Khoản 5. Khoa Chuyên ngành Điểm a) Chức năng Khoa Chuyên ngành có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Trường Đào tạo trong công tác đào tạo, bồi dưỡng các môn học kiến thức chuyên ngành gồm: hiểu biết về Kiểm toán nhà nước, tổ chức và hoạt động của Kiểm toán nhà nước; văn hóa ứng xử và đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên nhà nước; chuẩn mực, quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước; kỹ năng kiểm toán ngân sách, kiểm toán doanh nghiệp, kiểm toán đầu tư dự án, kiểm toán các tổ chức tài chính - ngân hàng; kiểm toán hoạt động,... và thực hiện đào tạo, bồi dưỡng theo phân công của Giám đốc Trường Đào tạo. Điểm b) Nhiệm vụ và quyền hạn - Thực hiện giảng dạy theo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của Trường Đào tạo; phân công giảng viên giảng dạy, quản lý giảng viên về nội dung, thời gian, phương pháp, chất lượng giảng dạy. - Chủ trì, phối hợp với Phòng Quản lý đào tạo và bồi dưỡng, các bộ phận có liên quan xây dựng chương trình chi tiết môn học, biên soạn tài liệu, giáo trình các môn học kiến thức chuyên ngành. - Tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, nghiên cứu, học tập đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học của Kiểm toán nhà nước và của Trường Đào tạo. - Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên thuộc Khoa. - Thực hiện việc ra đề kiểm tra và đề thi, chấm thi theo quy chế đào tạo của Kiểm toán nhà nước và của Trường Đào tạo. - Tham mưu giúp Giám đốc Trường Đào tạo trong việc hỗ trợ các đơn vị trực thuộc xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ; bồi dưỡng giảng viên và các hoạt động khác liên quan đến công tác tự đào tạo, bồi dưỡng tại đơn vị. - Đề xuất xây dựng, chỉnh sửa, bổ sung, mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với điều kiện thực tiễn. - Tham mưu giúp Giám đốc Trường Đào tạo quản lý đội ngũ giảng viên thỉnh giảng theo sự phân công của Giám đốc Trường Đào tạo. - Quản lý các tư liệu, tài liệu chuyên ngành, tài sản mà Trường Đào tạo giao cho Khoa quản lý. - Quản lý viên chức và người lao động thuộc Khoa. - Phối hợp với các phòng, khoa, trung tâm, chi nhánh, bộ phận trực thuộc Trường để thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học. - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc Trường Đào tạo. Khoản 6. Phòng Thư viện và thông tin khoa học Điểm a) Chức năng Phòng Thư viện và thông tin khoa học có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Trường Đào tạo quản lý thư viện khoa học và tổ chức các hoạt động thông tin khoa học.
Quyết Định 76/QĐ-KTNN quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng, đơn vị thuộc trường đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán . * Điều 1 - Khoản 6 + Điểm b - Khoản 7 + Điểm a + Điểm b - Khoản 8 + Điểm a + Điểm b - Khoản 9 + Điểm a + Điểm b - Khoản 10 + Điểm a + Điểm b - Khoản 11 + Điểm a - Khoản 6 + Điểm b - Khoản 7 + Điểm a + Điểm b - Khoản 8 + Điểm a + Điểm b - Khoản 9 + Điểm a + Điểm b - Khoản 10 + Điểm a + Điểm b - Khoản 11 + Điểm a
Quyết Định 76/QĐ-KTNN quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng, đơn vị thuộc trường đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán . Điều 1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn Khoản 6 Điểm b) Nhiệm vụ và quyền hạn - Tham mưu giúp Giám đốc Trường Đào tạo về phương hướng tổ chức và hoạt động thông tin, tư liệu, thư viện nhằm phục vụ nghiên cứu khoa học, giảng dạy trong Trường Đào tạo. - Tổ chức quản lý và phát triển thư viện khoa học kiểm toán để cung cấp tư liệu cho hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo và bồi dưỡng; xây dựng và tổ chức trang thông tin điện tử của Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán. - Thu thập, bổ sung, tổ chức sắp xếp, lưu trữ, bảo quản kho tư liệu; xây dựng hệ thống tra cứu tìm tin thích hợp; thiết lập mạng lưới truy nhập và tìm kiếm thông tin tự động hoá. - Tham mưu giúp Giám đốc Trường Đào tạo thực hiện các biện pháp nhằm phát triển thông tin khoa học kiểm toán; xây dựng các dự án, chương trình phát triển thông tin, tổ chức các cuộc hội thảo về thông tin khoa học. - Tổ chức thực hiện các hoạt động thông tin khoa học để phục vụ cho công tác quản lý, nghiên cứu khoa học và đào tạo bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước; tổ chức thu thập và cập nhật thông tin trong nước và nước ngoài về khoa học kiểm toán; phát triển, cung cấp các dịch vụ thông tin khoa học kiểm toán; tổ chức biên tập và biên dịch các tài liệu về thông tin khoa học kiểm toán. - Phổ biến và thông báo kết quả nghiên cứu khoa học, cung cấp thông tin khoa học về kiểm toán, kế toán, và quản lý tài chính cho công tác quản lý và chỉ đạo hoạt động kiểm toán và hoạt động nghiên cứu khoa học của Kiểm toán nhà nước. - Thông tin giới thiệu các quy trình, chuẩn mực kiểm toán, kế toán mới; cung cấp tư liệu về kinh tế, pháp luật, kế toán, kiểm toán,… phục vụ hoạt động của Trường Đào tạo và Kiểm toán nhà nước. - Tham gia nghiên cứu các đề tài chuyên đề khoa học kiểm toán theo phân công của Giám đốc Trường Đào tạo. - Tham mưu giúp Giám đốc Trường Đào tạo xuất bản và phát hành Bản tin khoa học - là thông báo kết quả nghiên cứu khoa học của các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp và các thông tin khoa học khác của Kiểm toán nhà nước. - Nghiên cứu khoa học thông tin, tư liệu, thư viện, góp phần xây dựng lý luận khoa học chuyên ngành kiểm toán; ứng dụng những thành tựu khoa học và kỹ thuật mới vào xử lí và phục vụ thông tin, thư viện. - Quản lý kho tài liệu, cơ sở hạ tầng và các tài sản khác của Trường Đào tạo phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của Trường Đào tạo. - Quản lý viên chức, người lao động thuộc phòng. - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc Trường Đào tạo. Khoản 7. Tạp chí Nghiên cứu khoa học kiểm toán Điểm a) Chức năng - Tạp chí Nghiên cứu khoa học kiểm toán là đơn vị có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo quy định của Luật Báo chí, Luật Kiểm toán nhà nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến hoạt động báo chí. - Tạp chí Nghiên cứu khoa học kiểm toán có chức năng thực hiện công tác thông tin, tuyền truyền, trao đổi về các hoạt động khoa học kiểm toán của Kiểm toán nhà nước; công bố các công trình nghiên cứu khoa học của ngành, cung cấp thông tin khoa học về chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán; là diễn đàn trao đổi thông tin về hoạt động kiểm toán và nghề nghiệp kiểm toán của các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán. Điểm b) Nhiệm vụ và quyền hạn - Tổ chức biên tập, xuất bản và phát hành Tạp chí Nghiên cứu khoa học kiểm toán đảm bảo đúng tôn chỉ, mục đích, quy định trong Giấy phép hoạt động báo chí, quy định của Luật Báo chí và của Tổng Kiểm toán nhà nước. - Thông tin những kết quả nghiên cứu khoa học trong nước, quốc tế về kiểm toán, kế toán, quản lý, sử dụng tài chính nhà nước và tài sản công. - Cung cấp thông tin khoa học về chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán nội bộ đối với các đơn vị, cơ quan nhà nước. - Công bố các công trình nghiên cứu khoa học, phổ biến các kinh nghiệm thực tiễn của các nhà quản lý, nghiên cứu viên, kiểm toán viên trong quá trình phát triển và hoàn thiện khoa học kiểm toán. - Xây dựng mạng lưới cộng tác viên của Tạp chí Nghiên cứu khoa học kiểm toán trên toàn quốc. - Tổ chức, triển khai và vận hành trang điện tử của Tạp chí Nghiên cứu khoa học kiểm toán theo quy định trong Giấy phép hoạt động. - Được hỗ trợ kinh phí hoạt động, hưởng các chế độ chính sách trợ giá; được tổ chức thực hiện thu, chi kinh phí hoạt động theo quy định của nhà nước, của Kiểm toán nhà nước và của Trường Đào tạo. - Tham mưu cho Lãnh đạo Trường Đào tạo về các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, các hoạt động khoa học, đào tạo của Trường Đào tạo. - Được giao dịch, ký kết hợp đồng với các cơ quan, đơn vị và cá nhân liên quan đến hoạt động của Tạp chí. - Quản lý viên chức, người lao động thuộc đơn vị. - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc Trường Đào tạo. Khoản 8. Trung tâm Tư vấn – dịch vụ Điểm a) Chức năng Trung tâm Tư vấn - dịch vụ là đơn vị có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng, thực hiện cơ chế quản lý đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Trường Đào tạo; có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Trường Đào tạo xây dựng, tổng hợ kế hoạch và tổ chức các hoạt động dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng, tư vấn trong lĩnh vực tài chính, kế toán, kiểm toán, ... cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu. Điểm b) Nhiệm vụ và quyền hạn - Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ tài chính, kiểm toán, kế toán, kế toán trưởng, kiểm soát nội bộ, quản lý thuế cho các cơ quan, tổ chức có nhu cầu. - Liên kết với các trường, cơ sở đào tạo bồi dưỡng và tổ chức trong và ngoài nước nhằm tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng và tư vấn về tài chính, kế toán, kiểm toán chuyên sâu cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu. - Cung cấp các dịch tư vấn về kế toán, kiểm toán nội bộ, quản lý tài chính, thuế, quản trị doanh nghiệp, về lập, thẩm định các dự án đầu tư, dự toán kinh phí đầu tư, hồ sơ mời thầu, xét thầu và báo cáo quyết toán các dự án đầu tư. - Hợp đồng nghiên cứu và ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học về kiểm toán, kế toán, quản lý tài chính, tư vấn xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ. - Phối hợp với Tạp chí Nghiên cứu khoa học kiểm toán ký kết và cung cấp các dịch vụ quảng cáo trên Tạp chí Nghiên cứu khoa học kiểm toán, trang điện tử của Tạp chí Nghiên cứu khoa học kiểm toán. - Phối hợp với các phòng, khoa, trung tâm, chi nhánh trực thuộc Trường Đào tạo để cung cấp các dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng, tư vấn, nghiên cứu về tài chính, kế toán, kiểm toán, quản lý, quản trị …. - Trên cơ sở nhu cầu công việc thực hiện các hoạt động phục vụ dịch vụ, đề nghị Giám đốc Trường Đào tạo ký hợp đồng lao động để thực hiện các công việc theo thời vụ hoặc vụ việc. - Báo cáo tình hình và kết quả hoạt động hàng tháng, quý, năm hoặc đột xuất với Giám đốc Trường Đào tạo. - Quản lý và sử dụng tài sản, tài chính, con dấu theo quy định của Nhà nước, của Kiểm toán nhà nước và Trường Đào tạo. - Thực hiện hoạt động tự cân đối thu chi tài chính từ các hoạt động dịch vụ đào tạo, tư vấn, liên kết với các tổ chức, đơn vị có nhu cầu. - Quản lý viên chức, người lao động thuộc phòng. - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc Trường Đào tạo. Khoản 9. Trung tâm Nghiên cứu khoa học kiểm toán Điểm a) Chức năng Trung tâm Nghiên cứu khoa học kiểm toán là đơn vị có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng và hạch toán phụ thuộc; có chức năng giúp Giám đốc Trường Đào tạo tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học kiểm toán và các ngành khoa học khác có liên quan đến kiểm toán. Điểm b) Nhiệm vụ và quyền hạn - Tham mưu giúp Giám đốc Trường Đào tạo xây dựng chương trình, kế hoạch nghiên cứu khoa học - công nghệ dài hạn, trung hạn và hàng năm của Trường Đào tạo theo định hướng của Tổng KTNN. - Tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học về tài chính, kế toán, kiểm toán và các ngành khoa học có liên quan đến kiểm toán làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược phát triển về kiểm toán và phục vụ cho việc xây dựng quy trình, chuẩn mực, phương pháp chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán; nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ kiểm toán trong nước và trên thế giới vào thực tiễn hoạt động Kiểm toán nhà nước. - Tổ chức thu thập dữ liệu, điều tra, thống kê, phân tích, dự báo tình hình hoạt động và xu thế phát triển của Kiểm toán nhà nước. - Tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học về nghiệp vụ kiểm toán, kế toán, tài chính và các lĩnh vực khác liên quan đến hoạt động của Trường Đào tạo và Kiểm toán nhà nước. - Tham gia việc thẩm định, nhận xét, đánh giá các văn bản của ngành, của Nhà nước liên quan đến tài chính, kế toán, kiểm toán theo sự phân công của Giám đốc Trường Đào tạo. - Phối hợp với các đơn vị chủ trì và chủ nhiệm các đề tài khoa học mà Trường Đào tạo tham gia với tư cách là đơn vị phối hợp. - Thực hiện thẩm định nội dung các đề tài khoa học của Trường Đào tạo và Kiểm toán nhà nước trước khi Hội đồng khoa học nghiệm thu hoặc các đơn vị triển khai ứng dụng thực hiện theo sự phân công của Giám đốc Trường Đào tạo. - Đề xuất kế hoạch hợp tác, liên kết nghiên cứu khoa học với các cơ quan, các ngành khác trong và ngoài nước trong phạm vi chức trách được phân công; đồng thời xây dựng các mối quan hệ thường xuyên, chặt chẽ với các cộng tác viên khoa học trong và ngoài cơ quan Kiểm toán nhà nước. - Tham gia đấu thầu các đề án, đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, các chương trình nghiên cứu chiến lược của Kiểm toán nhà nước. Đề xuất, đấu thầu các dự án nghiên cứu với chính quyền địa phương các cấp hoặc các Bộ, ngành. Triển khai các mảng dịch vụ khoa học công nghệ theo phân công của Giám đốc Trường Đào tạo. - Xây dựng đội ngũ công tác viên nghiên cứu khoa học trong và ngoài ngành. - Quản lý và sử dụng tài sản, tài chính, con dấu theo quy định của Nhà nước, Kiểm toán nhà nước và của Trường Đào tạo. - Phối hợp với các phòng, khoa, chi nhánh, trung tâm trực thuộc Trường Đào tạo để thực hiện công tác thông tin khoa học; hội thảo khoa học, viết bài đăng tạp chí, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và tư vấn theo sự phân công của Giám đốc Trường Đào tạo. - Quản lý viên chức, người lao động thuộc phòng. - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc Trường Đào tạo. Khoản 10. Chi nhánh Cửa Lò Điểm a) Chức năng - Chi nhánh Cửa Lò là đơn vị có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng và hạch toán phụ thuộc; có chức năng giúp Giám đốc Trường Đào tạo tổ chức thực hiện các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước; phục vụ hội nghị, hội thảo, nghỉ dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Kiểm toán nhà nước khi có yêu cầu; tổ chức các hoạt động dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng, dịch vụ tư vấn kế toán, kiểm toán, quản lý tài chính; tổ chức dịch vụ lưu trú, ăn uống và cho thuê địa điểm đối với tổ chức, cá nhân có nhu cầu theo quy định của pháp luật, của Kiểm toán nhà nước và của Trường Đào tạo. - Chi nhánh Cửa Lò có trụ sở tại Khối 5 - Phường Nghi Hương - Thị xã Cửa Lò - Nghệ An. Điểm b) Nhiệm vụ và quyền hạn - Thực hiện hoạt động phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, người lao động của Kiểm toán nhà nước theo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm được Tổng Kiểm toán nhà nước phê duyệt và Giám đốc Trường Đào tạo giao. - Phục vụ các hoạt động nghỉ dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Kiểm toán nhà nước khi được Giám đốc Trường Đào tạo giao. - Phục vụ hội nghị, hội thảo, tọa đàm khoa học, sự kiện và các nhiệm vụ khác của Trường Đào tạo, của Kiểm toán nhà nước tổ chức tại Chi nhánh Cửa Lò. - Tổ chức quản lý các lớp đào tạo, bồi dưỡng, điều phối phòng học, chỗ ăn, nơi nghỉ cho lãnh đạo, giảng viên và học viên về công tác và học tập tại Chi nhánh. - Phối hợp với các phòng, khoa, chi nhánh, trung tâm trực thuộc Trường Đào tạo cũng như các tổ chức và cá nhân bên ngoài Trường Đào tạo để tổ chức khai thác các hoạt động dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, tư vấn kế toán, kiểm toán, quản lý tài chính và các hoạt động khác theo kế hoạch được Giám đốc Trường Đào tạo duyệt. - Tổ chức, quản lý các hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống và cho thuê địa điểm đối với các tổ chức và cá nhân có nhu cầu theo quy định của pháp luật, của Kiểm toán nhà nước và của Trường Đào tạo. - Quản lý và sử dụng tài sản, tài chính, con dấu theo chế độ của Nhà nước, của Kiểm toán nhà nước và của Trường Đào tạo. - Xây dựng các báo cáo, kế hoạch hoạt động hàng tháng, quý, năm và các báo cáo khác gửi về Văn phòng Trường Đào tạo theo quy định. - Định kỳ hàng tháng, quý, năm hoặc đột xuất báo cáo Giám đốc Trường Đào tạo kết quả hoạt động của Chi nhánh. - Trên cơ sở nhu cầu công việc thực hiện các hoạt động phục vụ dịch vụ, đề nghị Giám đốc Trường Đào tạo ký hợp đồng lao động để thực hiện các công việc theo thời vụ hoặc vụ việc. - Quản lý viên chức và người lao động thuộc Chi nhánh. - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc Trường Đào tạo. Khoản 11. Chi nhánh phía Nam Điểm a) Chức năng - Chi nhánh phía Nam là đơn vị có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng, thực hiện cơ chế quản lý đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Trường Đào tạo; có chức năng giúp Giám đốc Trường Đào tạo tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học; đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, người lao động của Kiểm toán nhà nước; cung cấp dịch vụ khoa học, công nghệ; dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng và dịch vụ tư vấn về tài chính, kế toán, kiểm toán…; thực hiện dịch vụ lưu trú, cho thuê tài sản công cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu. - Chi nhánh phía Nam có trụ sở tại 57 Phan Đăng Lưu, phường 7, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh.
Quyết Định 76/QĐ-KTNN quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng, đơn vị thuộc trường đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán . * Điều 2
Quyết Định 76/QĐ-KTNN quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng, đơn vị thuộc trường đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán . Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Giám đốc Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 2; - Tổng KTNN; - Các Phó Tổng KTNN; - Các đơn vị trực thuộc KTNN; - Lưu: VT, TCCB (03). TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC Hồ Đức Phớc
Quyết Định 51/QĐ-VKSTC về việc ban hành quy chế hoạt động của ban chỉ đạo thực hiện “quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của viện kiểm sát nhân dân” . * Điều 3 Kèm theo Chương I * Điều 1 * Điều 2 * Điều 3 * Điều 4 * Điều 5 Kèm theo Chương II * Điều 6 * Điều 7 * Điều 8 * Điều 10 * Điều 11 * Điều 12 Kèm theo Chương III * Điều 13
Quyết Định 51/QĐ-VKSTC về việc ban hành quy chế hoạt động của ban chỉ đạo thực hiện “quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của viện kiểm sát nhân dân” . Điều 3. Thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Các đ/c lãnh đạo VKSND tối cao; - Website VKSND tối cao; - Lưu: VT, T1. Kèm theo Chương I Điều 1 Đối tượng, phạm vi điều chỉnh Khoản 1. Quy chế này quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, nguyên tắc hoạt động, chế độ làm việc, quan hệ công tác, kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện “Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân” (sau đây viết tắt là Ban Chỉ đạo). Khoản 2. Quy chế này áp dụng đối với Ban Chỉ đạo và các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan trong ngành Kiểm sát nhân dân. Điều 2 Chức năng của Ban Chỉ đạo Ban Chỉ đạo tham mưu giúp Ban cán sự đảng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thể chế hóa các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước về dân chủ ở cơ quan nhằm hoàn thiện hệ thống các văn bản, quy định của Ngành đảm bảo dân chủ trong hoạt động hành chính của các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết tắt là Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh), Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (sau đây viết tắt là Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện); quyền dân chủ của công chức, viên chức và người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân. Điều 3 Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo Khoản 1. Tham mưu giúp Ban cán sự đảng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, các quy định của Nhà nước và của ngành Kiểm sát nhân dân về thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân. Khoản 2. Căn cứ Nghị quyết của Ban cán sự đảng, Chỉ thị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác của ngành Kiểm sát nhân dân, hằng năm đề ra chương trình công tác của Ban Chỉ đạo; xây dựng kế hoạch kiểm tra việc thực hiện dân chủ đối với các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh. Khoản 3. Trực tiếp tổ chức kiểm tra, chỉ đạo, đôn đốc Thủ trưởng các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh tổ chức kiểm tra việc quán triệt và thực hiện dân chủ tại cơ quan, đơn vị. Khoản 4. Chủ động nghiên cứu, tham mưu Ban cán sự đảng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề xuất Ban Chỉ đạo Trung ương về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở (sau đây viết tắt là Ban Chỉ đạo Trung ương), kiến nghị với Đảng, Nhà nước về việc hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo quyền dân chủ của công dân và của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Khoản 5. Định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân và các báo cáo khác theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban cán sự đảng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Khoản 6. Làm việc với cấp ủy Đảng; yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện cung cấp thông tin, tài liệu về những nội dung liên quan đến việc xây dựng và thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân. Dự các hội nghị sơ kết, tổng kết, các hội nghị chuyên đề ở các đơn vị, Viện kiểm sát nhân dân các cấp về thực hiện dân chủ. Khoản 7. Tổ chức nghiên cứu, khảo sát, tiếp thu ý kiến của công chức, viên chức và người lao động về những nội dung liên quan đến việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân nhằm rút ra được những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế và bài học kinh nghiệm. Khoản 8. Kiến nghị, đề xuất với Ban cán sự đảng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về những chủ trương, giải pháp nhằm chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân. Khoản 9. Đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xử lý nghiêm các cơ quan, đơn vị, cá nhân vi phạm các quy định của Đảng, Nhà nước về thực hiện dân chủ và Quy chế về thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân; khen thưởng đối với cơ quan, đơn vị, cá nhân thực hiện tốt dân chủ. Khoản 10. Ban Chỉ đạo được sử dụng con dấu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn. Điều 4 Cơ cấu tổ chức của Ban Chỉ đạo Khoản 1. Ban Chỉ đạo do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định thành lập. Ban Chỉ đạo có Trưởng Ban là Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Phó Trưởng Ban là Chánh Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các thành viên gồm Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Chánh Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính, đại diện đơn vị nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Khoản 2. Thường trực Ban Chỉ đạo gồm Trưởng Ban và Phó Trưởng Ban. Khoản 3. Cơ quan thường trực Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao là Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo. Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo giao các thành viên Tổ Giúp việc thuộc Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, do Tổ trưởng Tổ Giúp việc trực tiếp phân công và điều hành dưới sự chỉ đạo của Thường trực Ban Chỉ đạo. Khoản 4. Tổ Giúp việc do Trưởng Ban Chỉ đạo quyết định thành lập. Tổ Giúp việc có Tổ trưởng là Phó Chánh Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổ phó và các thành viên, do Phó Trưởng Ban Chỉ đạo đề xuất. Điều 5 Nguyên tắc hoạt động của Ban Chỉ đạo Khoản 1. Chịu sự lãnh đạo của Ban cán sự đảng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Khoản 2. Họp bàn, quyết định các vấn đề theo nguyên tắc tập trung dân chủ, Trưởng ban kết luận và chỉ đạo thực hiện theo chương trình, kế hoạch công tác và phục vụ kịp thời yêu cầu của Ban cán sự đảng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và của Ban Chỉ đạo Trung ương. Khoản 3. Thống nhất trong chỉ đạo, điều hành, phân công nhiệm vụ cụ thể, phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên Ban Chỉ đạo trong triển khai hoạt động chung và thực hiện nhiệm vụ được phân công. Kèm theo Chương II Điều 6 Nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Ban Chỉ đạo Khoản 1. Lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của Ban Chỉ đạo; chỉ đạo xây dựng và thực hiện chương trình công tác, kế hoạch kiểm tra của Ban Chỉ đạo. Khoản 2. Phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc giải quyết công việc thường xuyên của Ban Chỉ đạo. Khoản 3. Phân công và đôn đốc, yêu cầu các thành viên Ban Chỉ đạo báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ được phân công. Khoản 4. Dự các cuộc họp khi được Ban cán sự đảng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc cơ quan, tổ chức khác mời liên quan đến thực hiện dân chủ. Khoản 5. Tổ chức và điều hành các cuộc họp của Ban Chỉ đạo. Điều 7 Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Ban Chỉ đạo Khoản 1. Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn của Thường trực Ban Chỉ đạo quy định tại Điều 6 Quy chế này; quyết định và chịu trách nhiệm trước Ban cán sự đảng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về các hoạt động của Ban Chỉ đạo theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Khoản 2. Tổ chức phổ biến, quán triệt kịp thời đến các thành viên Ban Chỉ đạo và Tổ trưởng Tổ Giúp việc về các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và các văn bản pháp luật của Nhà nước liên quan đến việc xây dựng và thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả. Khoản 3. Thay mặt Ban Chỉ đạo ký các văn bản của Ban Chỉ đạo. Triệu tập, chủ trì hoặc ủy quyền cho Phó Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì và kết luận các cuộc họp của Ban Chỉ đạo. Trường hợp cần thiết nhưng không họp được Ban Chỉ đạo, Trưởng Ban Chỉ đạo quyết định và chỉ đạo thực hiện công việc để đáp ứng kịp thời yêu cầu công tác, chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo. Khoản 4. Định kỳ 6 tháng, một năm báo cáo Ban cán sự đảng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về kết quả thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân. Khoản 5. Có nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Ban Chỉ đạo quy định tại Điều 9 Quy chế này và thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Ban cán sự đảng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao giao. Điều 8 Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Khoản 1. Thay mặt Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành công việc của Ban Chỉ đạo khi được Trưởng Ban Chỉ đạo ủy quyền, phối hợp các hoạt động của các thành viên Ban Chỉ đạo. Khoản 2. Giúp Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể của Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo. Chịu trách nhiệm báo cáo đề xuất Trưởng Ban Chỉ đạo về phương hướng nhiệm vụ công tác hằng năm của Ban Chỉ đạo; ký một số văn bản theo sự phân công của Trưởng Ban. Khoản 3. Trực tiếp điều hành Tổ Giúp việc và giải quyết các công việc thường xuyên liên quan đến chương trình công tác của Ban Chỉ đạo. Khoản 4. Chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo khi được Trưởng Ban Chỉ đạo ủy quyền. Khoản 5. Có nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Ban Chỉ đạo quy định tại Điều 9 Quy chế này và thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Trưởng Ban Chỉ đạo phân công. Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên khác của Ban Chỉ đạo Khoản 1. Thực hiện các nhiệm vụ theo chương trình công tác đã được Trưởng Ban Chỉ đạo phân công. Khoản 2. Làm Trưởng Đoàn kiểm tra việc thực hiện dân chủ tại các đơn vị trong Ngành theo kế hoạch kiểm tra hằng năm. Khoản 3. Phối hợp với Thủ trưởng các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trong việc tổ chức kiểm tra việc thực hiện dân chủ; đôn đốc, hướng dẫn, theo dõi kết quả tự kiểm tra việc thực hiện dân chủ của các cơ quan, đơn vị được phân công. Khoản 4. Tham dự đầy đủ các cuộc họp của Ban Chỉ đạo, góp ý vào các văn bản khi được lấy ý kiến và chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban Chỉ đạo về nội dung, kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công. Khoản 5. Khi tổ chức thực hiện nhiệm vụ do Ban Chỉ đạo phân công, được sử dụng quyền hạn của Ban Chỉ đạo quy định tại Điều 3 Quy chế này tương ứng với nội dung nhiệm vụ được phân công. Điều 10 Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan thường trực Khoản 1. Giúp Ban Chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ được giao. Khoản 2. Thường xuyên giữ mối liên hệ chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan với Ban Chỉ đạo, giữa các thành viên Ban Chỉ đạo, bảo đảm Ban Chỉ đạo hoạt động thường xuyên, thiết thực, hiệu quả. Khoản 3. Quản lý, sử dụng, lưu trữ hồ sơ, tài liệu hoạt động của Ban Chỉ đạo theo quy định của Nhà nước và của Ngành. Điều 11 Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ Giúp việc Khoản 1. Tham mưu, đề xuất với Ban Chỉ đạo về các biện pháp tổ chức, đôn đốc, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra công tác triển khai, thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân. Khoản 2. Giúp Ban Chỉ đạo xây dựng dự thảo chương trình công tác, kế hoạch kiểm tra việc thực hiện dân chủ hằng năm gắn với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Viện Kiểm sát nhân dân. Khoản 3. Giúp Ban Chỉ đạo theo dõi, đôn đốc các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trong việc thực hiện kế hoạch kiểm tra của Ban Chỉ đạo. Khoản 4. Giúp Ban Chỉ đạo xây dựng báo cáo sơ kết, tổng kết việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân và các báo cáo khác theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban cán sự đảng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Khoản 5. Chuẩn bị các cuộc họp của Ban Chỉ đạo, kiến nghị, đề xuất để Ban Chỉ đạo có biện pháp chỉ đạo kịp thời. Khoản 6. Tham dự đầy đủ các cuộc họp của Ban Chỉ đạo và góp ý các văn bản khi được lấy ý kiến, có trách nhiệm ghi biên bản các cuộc họp và hoàn thiện văn bản sau cuộc họp. Khoản 7. Cập nhật các kết luận của đoàn thanh tra, kiểm tra việc thực hiện dân chủ tại các cơ quan, đơn vị và các báo cáo kết quả tự kiểm tra việc của các cơ quan, đơn vị trong ngành Kiểm sát nhân dân hằng năm để tổng hợp, báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo. Khoản 8. Tham gia Đoàn kiểm tra việc thực hiện dân chủ (khi được Thường trực Ban Chỉ đạo phân công). Khoản 9. Tiếp nhận, xử lý và lưu trữ các văn bản có liên quan đến việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân. Khoản 10. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Trưởng Ban Chỉ đạo giao. Điều 12 Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ trưởng, Tổ phó và thành viên Tổ Giúp việc Khoản 1. Tổ trưởng Tổ Giúp việc chịu trách nhiệm tổ chức điều hành hoạt động chung và chủ trì các cuộc họp của Tổ Giúp việc; phân công, theo dõi, kiểm tra và chỉ đạo các Tổ phó, các thành viên Tổ Giúp việc thực hiện các nhiệm vụ được giao; chịu trách nhiệm trước Thường trực Ban Chỉ đạo về hoạt động của Tổ Giúp việc. Khoản 2. Các Tổ phó và các thành viên Tổ Giúp việc được Tổ trưởng Tổ Giúp việc phân công phụ trách một số mặt công tác; đôn đốc, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện dân chủ tại các cơ quan, đơn vị được phân công; chuẩn bị nội dung, tài liệu các cuộc họp, các hội nghị sơ kết, tổng kết của Ban Chỉ đạo; thực hiện các nhiệm vụ của Tổ Giúp việc theo quy định tại Điều 11 của Quy chế này. Khoản 3. Các thành viên Tổ Giúp việc báo cáo bằng văn bản tình hình thực hiện dân chủ của các đơn vị được phân công theo dõi với Tổ trưởng Tổ Giúp việc nhằm kịp thời phục vụ các kỳ họp của Ban Chỉ đạo và xây dựng các báo cáo theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban cán sự đảng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Kèm theo Chương III Điều 13 Chế độ làm việc của Ban Chỉ đạo Khoản 1. Ban Chỉ đạo họp 2 lần/năm để tham gia ý kiến vào chương trình công tác, kế hoạch kiểm tra của Ban Chỉ đạo, báo cáo sơ kết 6 tháng và báo cáo tổng kết năm về kết quả thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân; các báo cáo khác do Ban Chỉ đạo Trung ương; Ban cán sự đảng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao yêu cầu. Khi cần thiết, có thể họp đột xuất. Trường hợp không tổ chức cuộc họp thì có thể xin ý kiến bằng văn bản. Khoản 2. Văn bản phục vụ cho các cuộc họp của Ban Chỉ đạo được gửi đến các thành viên ít nhất 3 ngày trước khi họp để nghiên cứu, chuẩn bị thảo luận tại cuộc họp. Khoản 3. Trưởng Ban hoặc Phó Trưởng Ban Chỉ đạo (khi được ủy quyền) chủ trì và kết luận cuộc họp của Ban Chỉ đạo. Các thành viên có trách nhiệm tham gia ý kiến tại cuộc họp; trường hợp vắng mặt phải phải báo cáo và được sự đồng ý của Trưởng Ban Chỉ đạo, đồng thời phải gửi ý kiến tham gia (bằng văn bản) cho Ban Chỉ đạo.
Quyết Định 51/QĐ-VKSTC về việc ban hành quy chế hoạt động của ban chỉ đạo thực hiện “quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của viện kiểm sát nhân dân” . Kèm theo Chương III * Điều 14 - Khoản 2 - Khoản 3 * Điều 14 * Điều 15 * Điều 16 Kèm theo Chương IV * Điều 17
Quyết Định 51/QĐ-VKSTC về việc ban hành quy chế hoạt động của ban chỉ đạo thực hiện “quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của viện kiểm sát nhân dân” . Kèm theo Chương III Điều 14g III Điều 14. Chế độ thông tin, báo cáo Khoản 2. Văn bản phục vụ cho các cuộc họp của Ban Chỉ đạo được gửi đến các thành viên ít nhất 3 ngày trước khi họp để nghiên cứu, chuẩn bị thảo luận tại cuộc họp. Khoản 3. Trưởng Ban hoặc Phó Trưởng Ban Chỉ đạo (khi được ủy quyền) chủ trì và kết luận cuộc họp của Ban Chỉ đạo. Các thành viên có trách nhiệm tham gia ý kiến tại cuộc họp; trường hợp vắng mặt phải phải báo cáo và được sự đồng ý của Trưởng Ban Chỉ đạo, đồng thời phải gửi ý kiến tham gia (bằng văn bản) cho Ban Chỉ đạo. Điều 14g III Điều 14. Chế độ thông tin, báo cáo Định kỳ 6 tháng, một năm, Ban Chỉ đạo giúp Ban cán sự đảng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao báo cáo về kết quả thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân gửi Ban Chỉ đạo Trung ương. Báo cáo 6 tháng gửi trước ngày 15 tháng 6 hằng năm; báo cáo năm gửi trước ngày 15 tháng 12 hằng năm. Điều 15g III Điều 15. Quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo Khoản 1. Ban Chỉ đạo có trách nhiệm giúp Ban cán sự đảng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quán triệt, chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra và kiến nghị những vấn đề có liên quan đến thực hiện dân chủ với các đơn vị trong toàn Ngành. Khoản 2. Ban Chỉ đạo trao đổi thông tin, kinh nghiệm về thực hiện dân chủ với Đảng ủy, đoàn thể chính trị - xã hội thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các tổ chức, cơ quan, đơn vị khác nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ. Điều 16g III Điều 16. Chế độ công tác và kinh phí hoạt động Khoản 1. Khi thực hiện nhiệm vụ, Ban Chỉ đạo và Tổ Giúp việc được sử dụng phương tiện, thanh toán các chế độ công tác theo quy định của Nhà nước và của Ngành. Khoản 2. Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo và Tổ Giúp việc được bố trí, sử dụng trong nguồn kinh phí chi thường xuyên của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Kèm theo Chương IV Điều 17g IV Điều 17. Trách nhiệm thi hành Khoản 1. Các thành viên Ban Chỉ đạo, các thành viên Tổ Giúp việc, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quy chế này. Khoản 2. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thành viên tham gia Ban Chỉ đạo, Tổ Giúp việc tạo điều kiện để các thành viên hoàn thành nhiệm vụ; kịp thời thông báo bằng văn bản cho Trưởng Ban Chỉ đạo khi có thay đổi thành viên, đồng thời giới thiệu người đảm bảo tiêu chuẩn thay thế. Khoản 3. Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc thực hiện Quy chế này, tham mưu Trưởng Ban Chỉ đạo kịp thời sửa đổi, bổ sung khi cần thiết./.
Nghị Định 76/2021/NĐ-CP quy định tiêu chí phân loại cảng biển . * Điều 1 * Điều 2 * Điều 3 * Điều 4 * Điều 5 * Điều 6 * Điều 7
Nghị Định 76/2021/NĐ-CP quy định tiêu chí phân loại cảng biển . Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Nghị định này quy định về tiêu chí, quy trình đánh giá, phân loại cảng biển Việt Nam. Điều 2. Đối tượng áp dụng Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến quy hoạch, đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác sử dụng cảng biển Việt Nam. Điều 3. Tiêu chí phân loại cảng biển Khoản 1. Tiêu chí để đánh giá, phân loại các cảng biển tại Việt Nam, gồm: tiêu chí về phạm vi ảnh hưởng của cảng biển và tiêu chí về quy mô của cảng biển. Khoản 2. Tiêu chí về phạm vi ảnh hưởng của cảng biển Tiêu chí về phạm vi ảnh hưởng của cảng biển được đánh giá trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, qua các chỉ tiêu sau: Điểm a) Cảng biển phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc liên vùng và có chức năng trung chuyển quốc tế hoặc cảng cửa ngõ quốc tế; Điểm b) Cảng biển phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc liên vùng; Điểm c) Cảng biển phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng; Điểm d) Cảng biển phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Khoản 3. Tiêu chí về quy mô của cảng biển Tiêu chí về quy mô của cảng biển được đánh giá trên cơ sở sản lượng hàng hóa thông qua và cỡ trọng tải tàu được tiếp nhận tại cảng biển, thông qua các chỉ tiêu sau: Điểm a) Sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển; Điểm b) Cỡ trọng tải tàu tiếp nhận tại cảng biển. Điều 4. Phương pháp đánh giá, phân loại cảng biển Khoản 1. Việc đánh giá, phân loại cảng biển theo phương thức chấm điểm. Thang điểm đánh giá là 100 điểm. Thang điểm đánh giá được xác định cụ thể đối với từng tiêu chí và thể hiện chi tiết tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Khoản 2. Cảng biển được đánh giá và phân thành 04 loại Điểm a) Cảng biển đặc biệt: có tổng số điểm chấm đạt trên 90 điểm; Điểm b) Cảng biển loại I: có tổng số điểm chấm đạt trên 70 điểm đến 90 điểm; Điểm c) Cảng biển loại II: có tổng số điểm chấm đạt từ 50 điểm đến 70 điểm; Điểm d) Cảng biển loại III: có tổng số điểm chấm dưới 50 điểm. Khoản 3. Căn cứ để đánh giá, phân loại hiện trạng cảng biển Điểm a) Số liệu về phạm vi ảnh hưởng của cảng biển được căn cứ theo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; Điểm b) Số liệu về quy mô của cảng biển sử dụng số liệu thống kê hàng hóa thông qua cảng biển trung bình trong 03 năm gần nhất của Cục Hàng hải Việt Nam và sử dụng số liệu về cỡ trọng tải tàu tiếp nhận tại cảng biển theo các quyết định công bố mở bến cảng, cầu cảng của Cục Hàng hải Việt Nam trong năm gần nhất. Khoản 4. Việc phân loại cảng biển khi lập quy hoạch hoặc điều chỉnh quy hoạch cảng biển phải căn cứ vào số liệu về hàng hóa, cỡ trọng tải tàu dự kiến từng thời kỳ quy hoạch và các tiêu chí quy định tại Nghị định này. Điều 5. Quy trình đánh giá, phân loại cảng biển Khoản 1. Cục Hàng hải Việt Nam định kỳ 05 năm một lần vào tháng 01 của năm đầu tiên hoặc căn cứ tình hình phát triển thực tế tại cảng biển lập danh mục cảng biển, đánh giá, phân loại cảng biển trình Bộ Giao thông vận tải. Hồ sơ trình gồm: Điểm a) Tờ trình đề nghị xếp loại cảng biển và công bố danh mục cảng biển; Điểm b) Dự thảo Quyết định công bố danh mục cảng biển; Điểm c) Các tài liệu liên quan. Khoản 2. Bộ Giao thông vận tải trên cơ sở báo cáo của Cục Hàng hải Việt Nam, lấy ý kiến các Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cơ quan có liên quan, tổ chức thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp loại cảng biển và công bố danh mục cảng biển. Hồ sơ trình gồm: Điểm a) Tờ trình Thủ tướng Chính phủ xếp loại cảng biển và công bố danh mục cảng biển; Điểm b) Báo cáo thẩm định của Bộ Giao thông vận tải; Điểm c) Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công bố danh mục cảng biển; Điểm d) Các tài liệu liên quan. Điều 6. Hiệu lực thi hành Khoản 1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 10 tháng 9 năm 2021. Khoản 2. Bãi bỏ khoản 1 Điều 20 Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải. Khoản 3. Quyết định số 70/2013/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về công bố Danh mục phân loại cảng biển Việt Nam hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực. Điều 7. Trách nhiệm thi hành Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - Cục Hàng hải Việt Nam; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: VT, CN (2b). TM. CHÍNH PHỦ KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG Lê Văn Thành PHỤ LỤC
Quyết Định 419/QĐ-BTTTT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của vụ khoa học và công nghệ . * Điều 1 * Điều 2 * Điều 3 * Điều 4 * Điều 5
Quyết Định 419/QĐ-BTTTT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của vụ khoa học và công nghệ . Điều 1. Vị trí và chức năng Vụ Khoa học và Công nghệ là tổ chức trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, tiêu chuẩn đo lường chất lượng và bảo vệ môi trường trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông. Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn Khoản 1. Nhiệm vụ chung: Điểm a) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng, thẩm định và trình Bộ trưởng hoặc để Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án, đề án, chương trình và các văn bản khác về khoa học và công nghệ, tiêu chuẩn đo lường chất lượng và bảo vệ môi trường trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật; Điểm b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án, đề án, chương trình và các văn bản khác về khoa học và công nghệ, tiêu chuẩn đo lường chất lượng và bảo vệ môi trường trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ đã được phê duyệt; Điểm c) Tham gia thẩm định về mặt khoa học và công nghệ, tiêu chuẩn đo lường chất lượng, sở hữu trí tuệ và bảo vệ môi trường của các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình phát triển kinh tế xã hội, dự án đầu tư và hợp đồng chuyển giao công nghệ trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ; Điểm d) Nghiên cứu, đề xuất và tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ, tiêu chuẩn đo lường chất lượng, sở hữu trí tuệ và bảo vệ môi trường trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ; Điểm đ) Đề xuất, tổ chức và tham gia với các bộ, ngành về hoạt động khoa học và công nghệ, tiêu chuẩn đo lường chất lượng, sở hữu trí tuệ và bảo vệ môi trường liên quan đến các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ; Điểm e) Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với các hội theo phân công của Bộ trưởng; hướng dẫn các hội và các tổ chức phi chính phủ về hoạt động khoa học và công nghệ, tiêu chuẩn đo lường chất lượng và bảo vệ môi trường trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo sự phân công của Bộ trưởng; Điểm g) Quản lý công tác thông tin, thống kê khoa học và công nghệ, tiêu chuẩn đo lường chất lượng, sở hữu trí tuệ và bảo vệ môi trường trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ. Khoản 2. Nhiệm vụ cụ thể về khoa học và công nghệ Điểm a) Tổ chức xây dựng, trình phê duyệt và giao kế hoạch khoa học và công nghệ hàng năm của Bộ; hướng dẫn thực hiện, giám sát, kiểm tra và tổ chức đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong kế hoạch khoa học và công nghệ hàng năm của Bộ; hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở phù hợp với định hướng khoa học và công nghệ của ngành thông tin và truyền thông; đặt hàng, phối hợp triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia của các đơn vị; Điểm b) Tổ chức xây dựng, thẩm định và triển khai các nhiệm vụ, hoạt động khoa học và công nghệ sử dụng nguồn vốn ngân sách, bao gồm các nhiệm vụ, hoạt động duy trì và tăng cường tiềm lực, cơ sở vật chất khoa học và công nghệ và các hoạt động khác; phối hợp với đơn vị liên quan kiểm tra, giám sát việc sử dụng ngân sách dành cho khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật; Điểm c) Tổ chức xây dựng và hướng dẫn triển khai thực hiện các quy định về ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, phát triển các sản phẩm công nghệ cao, đổi mới công nghệ và bảo vệ môi trường trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ. Khoản 3. Nhiệm vụ cụ thể về tiêu chuẩn đo lường chất lượng Điểm a) Chủ trì tổ chức xây dựng, thẩm định và trình Bộ trưởng ban hành các quy định quản lý về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, quản lý chất lượng, quản lý hoạt động đánh giá sự phù hợp trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ; hướng dẫn triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt; Điểm b) Chủ trì tổ chức xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; trình Bộ trưởng để Bộ trưởng đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ công bố các tiêu chuẩn quốc gia trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ; hướng dẫn triển khai áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ; Điểm c) Tổ chức xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành các quy định quản lý tổ chức đánh giá sự phù hợp trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ và hướng dẫn triển khai thực hiện; Điểm d) Chủ trì việc xem xét, đề xuất tham gia và triển khai các thỏa thuận quốc tế thừa nhận lẫn nhau về đánh giá sự phù hợp trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ; Điểm đ) Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan thông báo và hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại của Bộ; Điểm e) Tổ chức xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành các quy định về xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phục vụ phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số và tiêu chuẩn trong giao dịch điện tử theo thẩm quyền của Bộ; tổ chức xây dựng và trình ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về ICT áp dụng cho đô thị thông minh. Khoản 4. Nhiệm vụ cụ thể về bảo vệ môi trường, sở hữu trí tuệ và hoạt động sáng kiến thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Điểm a) Chủ trì triển khai các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ; tổ chức đánh giá, trình Bộ trưởng phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án thuộc các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ; Điểm b) Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực thông tin và truyền thông; Điểm c) Tham mưu, đề xuất về hoạt động sáng kiến của Bộ; hướng dẫn thực hiện và áp dụng sáng kiến, kết quả nghiên cứu khoa học trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ; Điểm d) Thường trực hội đồng khoa học và hội đồng sáng kiến của Bộ; hướng dẫn hoạt động của các hội đồng khoa học ở cơ sở; đầu mối đôn đốc, kiểm tra, đánh giá hoạt động sáng kiến trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ. Khoản 5. Quản lý về tổ chức, công chức, tài liệu, tài sản của Vụ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng. Khoản 6. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc do Bộ trưởng giao. Điều 3. Cơ cấu tổ chức Vụ Khoa học và Công nghệ có Vụ trưởng, các Phó Vụ trưởng và các công chức chuyên môn giúp việc. Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao. Phó Vụ trưởng giúp Vụ trưởng chỉ đạo, điều hành các mặt công tác của Vụ, chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được phân công. Nhiệm vụ, quyền hạn của công chức trong Vụ Khoa học và Công nghệ do Vụ trưởng quy định. Biên chế của Vụ Khoa học và Công nghệ do Bộ trưởng quyết định trong tổng số biên chế hành chính của Bộ được giao. Điều 4. Hiệu lực thi hành Khoản 1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Khoản 2. Quyết định này thay thế Quyết định số 2136/QĐ-BTTTT ngày 28 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Khoa học và Công nghệ. Điều 5. Trách nhiệm thi hành Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 5; - Bộ trưởng và các Thứ trưởng; - Sở TTTT các tỉnh, TP. trực thuộc TƯ; - Cổng TTĐT của Bộ TTTT; - Lưu: VT, TCCB. BỘ TRƯỞNG Nguyễn Mạnh Hùng
Quyết Định 1114/QĐ-UBND ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2022-2023 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh ninh thuận . * Điều 1 * Điều 2 * Điều 3
Quyết Định 1114/QĐ-UBND ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2022-2023 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh ninh thuận . Điều 1. Ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2022-2023 áp dụng chung cho giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trong toàn tỉnh, như sau: Khoản 1. Ngày tựu trường, ngày khai giảng, ngày bắt đầu và kết thúc học kỳ I, kết thúc học kỳ II (ngày hoàn thành kế hoạch giảng dạy và học tập), ngày kết thúc năm học; ngày hoàn thành xét công nhận chương trình giáo dục tiểu học, xét công nhận tốt nghiệp THCS; ngày hoàn thành tuyển sinh vào các lớp đầu cấp học (Đính kèm Phụ lục). Khoản 2. Thời gian nghỉ học và thời gian kéo dài năm học trong trường hợp đặc biệt do Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định. Khoản 3. Nghỉ Tết và các ngày nghỉ lễ khác: - Ngày nghỉ Tết Nguyên đán đối với học sinh các cấp học mầm non, cấp học tiểu học, cấp học THCS (GDTX THCS) và cấp học THPT (GDTX THPT) tối đa 10 ngày. - Các ngày nghỉ lễ, tết được thực hiện theo quy định của Luật Lao động và các quy định tại các văn bản dưới Luật. - Thời gian nghỉ Tết của đồng bào dân tộc thiểu số, các cơ sở giáo dục tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, giáo viên và nhân viên là người dân tộc thiểu số được nghỉ 01 (một) ngày và đơn vị vẫn hoạt động bình thường, trong trường hợp đơn vị có từ 50% học sinh, giáo viên trở lên là người dân tộc thiểu số được nghỉ thì cả đơn vị được nghỉ. Điều 2. Ủy quyền cho Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định về: Khoản 1. Kế hoạch thời gian năm học áp dụng cụ thể cho từng cấp học. Khoản 2. Ngày thi chọn học sinh giỏi các môn văn hóa (cấp THCS, THPT), thi nghề ở giáo dục phổ thông và các cuộc thi, hội thi cấp tỉnh khác theo quy định. Khoản 3. Cho học sinh nghỉ học trong trường hợp thời tiết quá khắc nghiệt, thiên tai, dịch bệnh và bố trí học bù; chịu trách nhiệm báo cáo với Bộ Giáo dục và Đào tạo về những quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh liên quan đến kế hoạch thời gian năm học 2022-2023 và thời gian nghỉ học, thời gian kéo dài năm học trong trường hợp đặc biệt. Khoản 4. Thời gian nghỉ phép năm của giáo viên được thực hiện trong thời gian hè hoặc có thể được bố trí xen kẽ vào thời gian khác trong năm để phù hợp với đặc điểm cụ thể và kế hoạch thời gian năm học của đơn vị. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Bộ Giáo dục và Đào tạo (b/c); - TT.Tỉnh ủy, TT. HĐND tỉnh (b/c); - CT và các PCT UBND tỉnh; - Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; - Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; - Liên đoàn Lao động tỉnh, Tỉnh Đoàn; - Báo Ninh Thuận, Đài PTTH; - Công báo; Cổng TTĐT tỉnh; - VPUB: LĐ, KTTH, TCDNC, TTPVHCC; - Lưu: VT. VXNV. NAM.
Thông Tư 10/2022/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế của doanh nghiệp không được chính phủ bảo lãnh . Chương I * Điều 1 * Điều 2 * Điều 3 * Điều 4 Chương II * Điều 5 * Điều 6 * Điều 7 * Điều 8 Chương III * Điều 9
Thông Tư 10/2022/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế của doanh nghiệp không được chính phủ bảo lãnh . Chương I Điều 1 Phạm vi điều chỉnh Khoản 1. Thông tư này quy định về thủ tục đăng ký, đăng ký thay đổi khoản phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh. Khoản 2. Các nội dung khác về quản lý ngoại hối liên quan đến khoản vay nước ngoài dưới hình thức phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế thực hiện theo quy định về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp. Điều 2 Đối tượng áp dụng Khoản 1. Tổ chức phát hành là người cư trú bao gồm công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam. Khoản 2. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh. Điều 3 Giải thích từ ngữ Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: Khoản 1. Trái phiếu phát hành ra thị trường quốc tế là trái phiếu do tổ chức phát hành chào bán cho người không cư trú và không lưu ký tại một tổ chức lưu ký trên lãnh thổ Việt Nam (sau đây gọi tắt là trái phiếu quốc tế). Khoản 2. Tổ chức phát hành là bên đi vay trong khoản vay nước ngoài dưới hình thức phát hành trái phiếu quốc tế không được Chính phủ bảo lãnh. Khoản 3. Khoản phát hành trái phiếu quốc tế là khoản vay trung, dài hạn nước ngoài dưới hình thức phát hành trái phiếu quốc tế của tổ chức phát hành không được Chính phủ bảo lãnh. Khoản 4. Ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản là các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam được phép hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối theo quy định của pháp luật Việt Nam nơi tổ chức phát hành mở và sử dụng tài khoản vay, trả nợ nước ngoài để thực hiện khoản phát hành. Khoản 5. Ngày xác định giá trái phiếu là ngày tổ chức phát hành và các nhà đầu tư đặt mua trái phiếu thống nhất về lãi suất áp dụng cho trái phiếu và khối lượng trái phiếu được phát hành. Khoản 6. Văn bản xác nhận hạn mức phát hành là văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) thông báo giá trị khoản phát hành nằm trong tổng hạn mức vay thương mại nước ngoài tự vay, tự trả được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hàng năm. Khoản 7. Đại diện bên cho vay là tổ chức đại diện cho các chủ sở hữu trái phiếu trong việc thực hiện các nội dung liên quan đến trái phiếu quốc tế của tổ chức phát hành. Điều 4 Nguyên tắc lập và gửi hồ sơ Khoản 1. Tổ chức phát hành gửi 01 bộ hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính theo quy định tại Thông tư này theo 01 trong 03 cách thức sau: Điểm a) Nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc trên Cổng dịch vụ công Ngân hàng Nhà nước; Điểm b) Nộp trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của Ngân hàng Nhà nước; Điểm c) Gửi qua dịch vụ bưu chính. Khoản 2. Trường hợp gửi hồ sơ trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc trên Cổng dịch vụ công Ngân hàng Nhà nước, hồ sơ điện tử được sử dụng chữ ký số theo quy định của pháp luật về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Trường hợp hệ thống Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Ngân hàng Nhà nước gặp sự cố hoặc có lỗi không thể tiếp nhận, trao đổi thông tin điện tử, việc khai, gửi, tiếp nhận, trả kết quả, trao đổi, phản hồi thông tin được thực hiện qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của Ngân hàng Nhà nước. Khoản 3. Các tài liệu trong hồ sơ điện tử là bản điện tử quét từ bản gốc, bản chính (tập tin định dạng PDF), trừ Đơn đăng ký khoản phát hành trái phiếu quốc tế và Đơn đăng ký thay đổi khoản phát hành trái phiếu quốc tế được khai trên Cổng dịch vụ công Ngân hàng Nhà nước. Khoản 4. Các tài liệu trong hồ sơ giấy là bản gốc, bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức phát hành về việc sao từ bản chính. Khoản 5. Bản dịch tiếng Việt của các tài liệu tiếng nước ngoài là bản dịch do tổ chức phát hành tự dịch hoặc thông qua một tổ chức cung cấp dịch vụ dịch thuật. Tổ chức phát hành xác nhận về tính chính xác của bản dịch tiếng Việt và nội dung bằng tiếng nước ngoài. Khoản 6. Tổ chức phát hành chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các thông tin nêu tại hồ sơ đăng ký, đăng ký thay đổi khoản phát hành trái phiếu quốc tế. Chương II Điều 5 Cơ sở để xem xét, xác nhận đăng ký khoản phát hành trái phiếu quốc tế Khoản 1. Giá trị khoản phát hành trái phiếu quốc tế nằm trong tổng hạn mức vay thương mại nước ngoài tự vay, tự trả hàng năm do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Khoản 2. Tổ chức phát hành tuân thủ và đáp ứng đầy đủ các quy định hiện hành về điều kiện vay nước ngoài, quản lý ngoại hối đối với hoạt động vay, trả nợ nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh, các quy định hiện hành của pháp luật về chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế. Điều 6 Hồ sơ đăng ký khoản phát hành trái phiếu quốc tế Hồ sơ đăng ký khoản phát hành trái phiếu quốc tế bao gồm: Khoản 1. Đơn đăng ký khoản phát hành trái phiếu quốc tế theo Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này. Khoản 2. Hồ sơ pháp lý của tổ chức phát hành bao gồm: Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép thành lập hoặc Giấy chứng nhận đầu tư và các văn bản sửa đổi (nếu có). Khoản 3. Bản chính hoặc bản sao phương án phát hành trái phiếu quốc tế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đáp ứng quy định hiện hành về điều kiện chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế. Khoản 4. Bản chính hoặc bản sao văn bản phê duyệt phương án phát hành trái phiếu quốc tế của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, pháp luật về doanh nghiệp và điều lệ của tổ chức phát hành. Khoản 5. Bản chính hoặc bản sao văn bản của cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành của pháp luật đối với các chương trình, dự án đầu tư của tổ chức phát hành; kế hoạch tăng quy mô vốn hoạt động; cơ cấu lại khoản nợ của tổ chức phát hành sẽ thực hiện bằng nguồn vốn phát hành trái phiếu quốc tế. Khoản 6. Báo cáo về nội dung liên quan đến việc đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật (áp dụng đối với tổ chức phát hành trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm theo chứng quyền). Khoản 7. Báo cáo về việc đáp ứng giới hạn vay nước ngoài theo quy định về điều kiện vay nước ngoài (nếu có); đáp ứng tỷ lệ an toàn tài chính, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành tại thời điểm cuối 03 tháng gần nhất trước ngày nộp hồ sơ đăng ký khoản phát hành (tổ chức phát hành là tổ chức tín dụng thực hiện báo cáo theo Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này). Khoản 8. Bản sao văn bản chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc chào bán trái phiếu ra thị trường quốc tế (áp dụng đối với tổ chức phát hành là công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán). Khoản 9. Bản sao tiếng nước ngoài và bản dịch tiếng Việt thỏa thuận liên quan đến đợt phát hành trong đó có thông tin về điều kiện, điều khoản trái phiếu được phát hành; thông tin về việc thu tiền bán trái phiếu, thanh toán gốc, lãi, phí trái phiếu; tổ chức là đại diện bên cho vay (nếu có); các đại lý liên quan tùy theo cấu trúc của đợt phát hành. Khoản 10. Bản sao tiếng nước ngoài và bản dịch tiếng Việt các hợp đồng hoặc thỏa thuận khác (nếu có) mà tổ chức phát hành ký với bên nước ngoài ràng buộc nghĩa vụ trả phí liên quan đến khoản phát hành. Điều 7 Trình tự thực hiện thủ tục đăng ký khoản phát hành trái phiếu quốc tế Khoản 1. Trước khi thực hiện chào bán trái phiếu: Điểm a) Sau khi phương án phát hành trái phiếu quốc tế được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật và chậm nhất 20 ngày làm việc trước khi tổ chức phát hành thực hiện chào bán trái phiếu trên thị trường quốc tế, tổ chức phát hành gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký khoản phát hành trái phiếu quốc tế theo quy định tại Điều 6 Thông tư này (trừ các thành phần hồ sơ nêu tại khoản 8, khoản 9 và khoản 10) đến Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối); Điểm b) Trong thời hạn 08 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản xác nhận hoặc từ chối xác nhận hạn mức phát hành. Trường hợp từ chối xác nhận hạn mức phát hành, Ngân hàng Nhà nước có văn bản nêu rõ lý do. Khoản 2. Khi thực hiện chào bán trái phiếu: Điểm a) Trường hợp giá trị khoản phát hành nằm trong tổng hạn mức vay thương mại nước ngoài tự vay, tự trả được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hàng năm, sau khi lựa chọn các tổ chức bảo lãnh phát hành, các đại lý và tư vấn pháp lý liên quan đến khoản phát hành và trước ngày xác định giá trái phiếu, tổ chức phát hành nộp các thành phần hồ sơ quy định tại khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều 6 Thông tư này. Đối với các thành phần hồ sơ quy định tại khoản 9 và khoản 10 Điều 6 Thông tư này, tổ chức phát hành gửi các bản dự thảo lần cuối có quy định chi tiết các điều kiện có liên quan của trái phiếu (sau đây gọi tắt là hồ sơ sơ bộ); Điểm b) Sau khi các thành phần hồ sơ quy định tại khoản 9 và khoản 10 Điều 6 Thông tư này được ký chính thức giữa các bên liên quan, tổ chức phát hành hoàn thiện hồ sơ đăng ký khoản phát hành với các thành phần hồ sơ chính thức theo quy định tại khoản 9 và khoản 10 Điều 6 Thông tư này. Trường hợp kết quả của đợt phát hành làm thay đổi các thông tin tại Phần thứ ba Đơn đăng ký khoản phát hành trái phiếu quốc tế, tổ chức phát hành cập nhật và gửi lại Đơn đăng ký khoản phát hành trái phiếu quốc tế. Trường hợp các hợp đồng, thỏa thuận ký chính thức có nội dung khác với các dự thảo đã gửi Ngân hàng Nhà nước và không trái với các quy định của pháp luật liên quan, tổ chức phát hành gửi văn bản báo cáo rõ các nội dung thay đổi giữa hợp đồng, thỏa thuận chính thức và các dự thảo lần cuối tại hồ sơ sơ bộ đã gửi Ngân hàng Nhà nước. Khoản 3. Thời gian xử lý thủ tục đăng ký khoản phát hành: Điểm a) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ sơ bộ đầy đủ, hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp cần làm rõ, bổ sung hoặc chỉnh sửa nội dung có liên quan, Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu tổ chức phát hành hoàn thiện hồ sơ đăng ký khoản phát hành; Điểm b) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ chính thức theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này, Ngân hàng Nhà nước có văn bản xác nhận đăng ký khoản phát hành trái phiếu quốc tế theo Phụ lục 04 ban hành kèm theo Thông tư này gửi tổ chức phát hành. Trường hợp từ chối, Ngân hàng Nhà nước có văn bản nêu rõ lý do. Điều 8 Trách nhiệm phối hợp giữa các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước khi xử lý hồ sơ đăng ký khoản phát hành trái phiếu quốc tế của tổ chức phát hành là tổ chức tín dụng Khoản 1. Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký khoản phát hành trái phiếu của tổ chức tín dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư này, Vụ Quản lý ngoại hối làm đầu mối, phối hợp với Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đơn vị có thẩm quyền thanh tra, giám sát an toàn vi mô đối với tổ chức tín dụng đề nghị đăng ký khoản phát hành trái phiếu quốc tế), Vụ Chính sách tiền tệ và các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước xem xét, xử lý hồ sơ đăng ký khoản phát hành trái phiếu quốc tế của tổ chức tín dụng. Khoản 2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Vụ Quản lý ngoại hối: Điểm a) Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cung cấp ý kiến giám sát đối với việc tuân thủ quy định của pháp luật về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng được gửi xin ý kiến. Phạm vi ý kiến giám sát bao gồm ý kiến đối với các chỉ tiêu riêng lẻ và các chỉ tiêu hợp nhất của các tỷ lệ, giới hạn mà tổ chức tín dụng báo cáo tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này; Điểm b) Vụ Chính sách tiền tệ và các đơn vị liên quan khác thuộc Ngân hàng Nhà nước cung cấp ý kiến về các nội dung nằm trong phương án phát hành trái phiếu quốc tế liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị được gửi xin ý kiến. Chương III Điều 9 Các trường hợp phải đăng ký thay đổi khoản phát hành trái phiếu quốc tế Khoản 1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, trường hợp thay đổi bất kỳ nội dung nào liên quan đến khoản phát hành trái phiếu quốc tế được nêu tại văn bản của Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi khoản phát hành trái phiếu quốc tế, tổ chức phát hành có trách nhiệm thực hiện đăng ký thay đổi khoản phát hành trái phiếu quốc tế với Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Thông tư này. Khoản 2. Tổ chức phát hành chỉ thực hiện thông báo bằng văn bản (qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp) với Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối), không cần thực hiện đăng ký thay đổi đối với các nội dung thay đổi như sau: Điểm a) Thay đổi thời gian rút vốn, trả nợ gốc trong phạm vi 10 ngày làm việc so với kế hoạch đã được Ngân hàng Nhà nước xác nhận; Điểm b) Thay đổi địa chỉ của tổ chức phát hành; Điểm c) Thay đổi tên giao dịch thương mại của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản nơi tổ chức phát hành mở tài khoản vay, trả nợ nước ngoài; Điểm d) Thay đổi kế hoạch trả lãi, phí của khoản phát hành trái phiếu quốc tế so với kế hoạch đã được Ngân hàng Nhà nước xác nhận tại văn bản xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi khoản phát hành trái phiếu quốc tế nhưng không thay đổi cách xác định lãi, phí quy định tại điều kiện, điều khoản trái phiếu. Tổ chức phát hành có trách nhiệm lập bảng tính lãi, phí phải trả để ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản có cơ sở kiểm tra, theo dõi khi thực hiện việc chuyển tiền; Điểm đ) Thay đổi (tăng hoặc giảm) số tiền rút vốn, trả nợ gốc, lãi, phí trong phạm vi 100 đơn vị tiền tệ của đồng tiền vay nước ngoài so với số tiền đã nêu trong văn bản xác nhận đăng ký, văn bản xác nhận đăng ký thay đổi khoản phát hành trái phiếu quốc tế; Điểm e) Thay đổi số tiền chuyển trả nợ gốc do trái phiếu được chuyển đổi hoặc hoán đổi thành cổ phần đối với khoản phát hành trái phiếu quốc tế có yếu tố chuyển đổi, hoán đổi của công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; Điểm g) Thay đổi số tiền rút vốn, trả nợ gốc thực tế của một kỳ cụ thể ít hơn số tiền được nêu tại kế hoạch rút vốn, trả nợ trên văn bản xác nhận đăng ký hoặc văn bản xác nhận đăng ký thay đổi khoản phát hành trái phiếu quốc tế. Khoản 3. Đối với nội dung thay đổi tại điểm g khoản 2 Điều này, trước khi thực hiện rút vốn, trả nợ số tiền còn lại của kỳ phát sinh thay đổi, tổ chức phát hành có trách nhiệm đăng ký thay đổi kế hoạch rút vốn, trả nợ đối với số tiền còn lại chưa thực hiện theo quy định tại Điều 10, Điều 11 Thông tư này. Hồ sơ đăng ký thay đổi khoản phát hành trái phiếu quốc tế Hồ sơ đăng ký thay đổi khoản phát hành trái phiếu quốc tế bao gồm: Khoản 1. Đơn đăng ký thay đổi khoản phát hành trái phiếu quốc tế theo Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này. Khoản 2. Bản sao tiếng nước ngoài và bản dịch tiếng Việt các thỏa thuận thay đổi đã ký (nếu có). Khoản 3. Bản sao văn bản đồng ý của cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án phát hành trái phiếu quốc tế của tổ chức phát hành đối với nội dung thay đổi khoản phát hành trái phiếu quốc tế (nếu có).
Thông Tư 10/2022/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế của doanh nghiệp không được chính phủ bảo lãnh . Chương III * Điều 10 * Điều 11 Chương IV * Điều 12 * Điều 13 * Điều 14
Thông Tư 10/2022/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế của doanh nghiệp không được chính phủ bảo lãnh . Chương III Điều 10. Hồ sơ đăng ký thay đổi khoản phát hành trái phiếu quốc tế Hồ sơ đăng ký thay đổi khoản phát hành trái phiếu quốc tế bao gồm: Khoản 1. Đơn đăng ký thay đổi khoản phát hành trái phiếu quốc tế theo Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này. Khoản 2. Bản sao tiếng nước ngoài và bản dịch tiếng Việt các thỏa thuận thay đổi đã ký (nếu có). Khoản 3. Bản sao văn bản đồng ý của cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án phát hành trái phiếu quốc tế của tổ chức phát hành đối với nội dung thay đổi khoản phát hành trái phiếu quốc tế (nếu có). Điều 11. Trình tự thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi khoản phát hành trái phiếu quốc tế Khoản 1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký thỏa thuận thay đổi hoặc trước thời điểm thực hiện nội dung thay đổi (đối với trường hợp nội dung thay đổi không cần ký thỏa thuận thay đổi song vẫn đảm bảo phù hợp với các hợp đồng, thỏa thuận liên quan đến khoản phát hành), tổ chức phát hành gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký thay đổi khoản phát hành theo quy định tại Điều 10 Thông tư này đến Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối). Khoản 2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của tổ chức phát hành, trường hợp cần thêm thông tin để có đủ cơ sở xác nhận hoặc từ chối xác nhận đăng ký thay đổi khoản phát hành, Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu tổ chức phát hành bổ sung tài liệu, thông tin cần thiết. Khoản 3. Ngân hàng Nhà nước có văn bản xác nhận hoặc từ chối xác nhận đăng ký thay đổi khoản phát hành trái phiếu quốc tế trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của tổ chức phát hành. Trường hợp từ chối, Ngân hàng Nhà nước có văn bản nêu rõ lý do. Chương IV Điều 12 Hiệu lực thi hành Khoản 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/9/2022, trừ quy định tại khoản 2 Điều này. Khoản 2. Quy định về cách thức nộp hồ sơ trực tuyến tại Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực từ ngày 01/01/2023. Khoản 3. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, các điều khoản, văn bản sau đây hết hiệu lực: Điểm a) Thông tư số 17/2013/TT-NHNN ngày 16/7/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc phát hành trái phiếu quốc tế của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh; Điểm b) Điều 12 Thông tư số 29/2015/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về thành phần hồ sơ có bản sao chứng thực giấy tờ, văn bản. Điều 13 Điều khoản chuyển tiếp Đối với các hồ sơ đăng ký hạn mức phát hành, đăng ký khoản phát hành, đăng ký thay đổi khoản phát hành Ngân hàng Nhà nước nhận được trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành mà chưa được xem xét, xử lý thì được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 17/2013/TT-NHNN ngày 16/7/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc phát hành trái phiếu quốc tế của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh. Điều 14 Trách nhiệm tổ chức thực hiện Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức phát hành chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này. Nơi nhận: - Như Điều 14; - Văn phòng Chính phủ; - Bộ Tư pháp (để kiểm tra); - Ban lãnh đạo NHNN; - Công báo; - Lưu VP, QLNH, PC (05 bản). K/T THỐNG ĐỐC PHÓ THỐNG ĐỐC Phạm Thanh Hà PHỤ LỤC 01
Quyết Định 2273/QĐ-BYT về việc công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng thuộc phạm vi chức năng quản lý của bộ y tế tại nghị định số 41/2015/nđ-cp ngày 05/05/2015 của chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “thầy thuốc nhân dân” và “thầy thuốc ưu tú” . * Điều 1 * Điều 1 * Điều 2 * Điều 2 * Điều 3
Quyết Định 2273/QĐ-BYT về việc công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng thuộc phạm vi chức năng quản lý của bộ y tế tại nghị định số 41/2015/nđ-cp ngày 05/05/2015 của chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “thầy thuốc nhân dân” và “thầy thuốc ưu tú” . Điều 1 Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 01 thủ tục hành chính trong lĩnh vực Thi đua, khen thưởng thuộc chức năng quản lý của Bộ Y tế quy định tại Nghị định số 41/2015/NĐ-CP ngày 05/05/2015 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu "Thầy thuốc Nhân dân", "Thầy thuốc Ưu tú" (phụ lục chi tiết kèm theo). Điều 2 Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành và thay thế Quyết định số 4684/QĐ-BYT ngày 04/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế, đồng thời 01 thủ tục hành chính công bố tại Quyết định số 4684/QĐ-BYT ngày 04/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế hết hiệu lực. Điều 3. Các ông (bà): Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Thủ trưởng các Vụ, Cục, Thanh tra Bộ, Tổng Cục, các đơn vị trực thuộc Bộ và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Đ/c Bộ trưởng (để báo cáo); - Các đ/c Thứ trưởng; - Văn phòng Chính phủ (Cục KSTTHC); - UBND; Sở Y tế các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Phòng KSTTHC - VPB; - Cổng Thông tin điện tử - BYT; - Lưu: VT, TCCB. KT.BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Đỗ Xuân Tuyên THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ Y TẾ
Nghị Định 105/2018/NĐ-CP ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản việt nam . * Điều 3 Kèm theo Chương I * Điều 1 * Điều 2 * Điều 3 * Điều 4 * Điều 5 * Điều 6 * Điều 7 * Điều 8 * Điều 9 Kèm theo Chương II * Điều 10
Nghị Định 105/2018/NĐ-CP ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản việt nam . Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: VT, ĐMDN (3b). Kèm theo Chương I Điều 1 Giải thích từ ngữ, thuật ngữ Khoản 1. Trong Điều lệ này các từ ngữ, thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau: Điểm a) “Tổ hợp Công ty mẹ - Công ty con Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam” (sau đây gọi là Tập đoàn các công ty TKV) là nhóm công ty không có tư cách pháp nhân bao gồm: - Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (doanh nghiệp cấp I); - Các công ty con của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (doanh nghiệp cấp II); - Các công ty con của doanh nghiệp cấp II (doanh nghiệp cấp III); - Các công ty liên kết của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Điểm b) “Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam” (sau đây gọi là Tập đoàn TKV, viết tắt trong Điều lệ này là TKV) là Công ty mẹ của Tập đoàn các công ty TKV, do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo Quyết định số 989/QĐ-TTg ngày 25 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ. Điểm c) “Đơn vị trực thuộc TKV” là các đơn vị hạch toán phụ thuộc nằm trong cơ cấu TKV, được tổ chức dưới hình thức chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị sự nghiệp, bao gồm các đơn vị trực thuộc hoạt động kinh doanh và các đơn vị trực thuộc hoạt động sự nghiệp có thu. Danh sách các đơn vị trực thuộc TKV tại thời điểm ban hành Điều lệ được nêu tại Phụ lục của Điều lệ này. Điểm d) “Công ty con” là doanh nghiệp do TKV giữ quyền chi phối, được tổ chức dưới các hình thức: Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty liên doanh với nước ngoài ở Việt Nam, công ty ở nước ngoài và các loại hình công ty khác theo quy định của pháp luật, các đơn vị sự nghiệp hạch toán độc lập. Điểm đ) “Công ty liên kết” là công ty có cổ phần, vốn góp không ở mức chi phối của TKV, chịu sự ràng buộc về quyền lợi, nghĩa vụ với TKV theo tỷ lệ góp vốn hoặc theo thỏa thuận trong hợp đồng liên kết đã ký kết giữa công ty đó với TKV. Điểm e) “Doanh nghiệp thành viên” là các doanh nghiệp do TKV, công ty con của TKV hoặc công ty con các cấp tiếp theo trực tiếp nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc nắm giữ cổ phần, vốn góp chi phối, giữ quyền chi phối đối với doanh nghiệp đó. Điểm g) “Cổ phần chi phối, vốn góp chi phối” của TKV tại các doanh nghiệp khác là cổ phần hoặc vốn góp của TKV chiếm trên 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó. Điểm h) "Cổ phần, vốn góp không chi phối" của TKV tại các doanh nghiệp khác là cổ phần hoặc vốn góp của TKV chiếm từ 50% vốn điều lệ trở xuống của doanh nghiệp đó. Điểm i) “Quyền chi phối của TKV” là quyền của TKV (với tư cách là Công ty mẹ nắm giữ cổ phần hoặc vốn góp chi phối hoặc nắm giữ quyền khai thác tài nguyên khoáng sản được Nhà nước cấp giấy phép khai thác, hoặc nắm giữ bí quyết công nghệ, thương hiệu, thị trường của công ty con) quyết định đối với Điều lệ hoạt động, nhân sự chủ chốt, tổ chức quản lý, thị trường, chiến lược kinh doanh, định hướng đầu tư và các quyết định quan trọng khác của công ty con theo Điều lệ của công ty con hoặc theo thỏa thuận giữa TKV với công ty con đó. Điểm k) “Vốn điều lệ của TKV” là số vốn do Nhà nước đầu tư và ghi tại Điều lệ này. Điểm l) “Thị trường nội bộ Tập đoàn các công ty TKV” (sau đây gọi là “thị trường nội bộ”) là thị trường cung ứng (mua và bán) các sản phẩm và dịch vụ trong nội bộ Tập đoàn các công ty TKV, giữa TKV với các công ty con, các đơn vị sự nghiệp, các công ty liên kết và giữa các công ty con, các đơn vị sự nghiệp, các công ty liên kết với nhau. Điểm m) “Kế hoạch phối hợp kinh doanh trong Tập đoàn các công ty TKV” (sau đây gọi là “kế hoạch phối hợp kinh doanh”) là kế hoạch phối hợp hành động để khai thác tối đa năng lực, lợi thế của mỗi đơn vị, khai thác có hiệu quả thị trường nội bộ nhằm đạt được mục tiêu chiến lược của Tập đoàn các công ty TKV và hiệu quả chung cao nhất nhưng không làm tổn hại đến lợi ích của các đơn vị tham gia. Việc tham gia thực hiện kế hoạch phối hợp kinh doanh được thể hiện bằng hợp đồng giữa các đơn vị tham gia. Trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh của TKV và đặc thù của các đơn vị tham gia, hợp đồng triển khai kế hoạch phối hợp kinh doanh bao gồm các chỉ tiêu kế hoạch (như: các chỉ tiêu sản lượng sản xuất, quản trị tài nguyên, lao động, doanh thu, chi phí, lợi nhuận và các chỉ tiêu khác), quyền lợi và trách nhiệm của các bên tham gia phối hợp kinh doanh. Điểm n) “Đầu tư tăng vốn” là việc tăng vốn của TKV tại các doanh nghiệp khác bằng tiền mặt hoặc tài sản, không bao gồm các hình thức tăng vốn thông qua các nghiệp vụ chia cổ phiếu thưởng, trả cổ tức bằng cổ phiếu. Điểm o) “Người quản lý TKV” là người giữ chức danh, chức vụ gồm: Chủ tịch Hội đồng thành viên, Thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Khoản 2. Các từ ngữ khác trong Điều lệ này đã được giải nghĩa trong Bộ luật dân sự, Luật doanh nghiệp và các văn bản pháp luật khác thì có nghĩa tương tự như trong các văn bản pháp luật đó. Danh từ “pháp luật” được hiểu là pháp luật Việt Nam. Điều 2 Tên và trụ sở Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam Khoản 1. Tên đầy đủ: Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Khoản 2. Tên giao dịch bằng tiếng Việt: Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Tên viết tắt bằng tiếng Việt: TKV. Khoản 3. Tên gọi bằng tiếng Anh: VIETNAM NATIONAL COAL AND MINERAL INDUSTRIES HOLDING CORPORATION LIMITED. Tên viết tắt bằng tiếng Anh: VINACOMIN. Khoản 4. Trụ sở chính: 226 phố Lê Duẩn, phường Trung Phụng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Điện thoại: 84-24-38510780. Fax: 84-24-38510724. Website: www.vinacomin.vn. Khoản 5. TKV có Trung tâm điều hành sản xuất tại 95A Lê Thánh Tông, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh và ở một số địa phương có lực lượng sản xuất tập trung (Tây Nguyên và các khu vực khác) và có Văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Khoản 6. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc thay đổi tên, trụ sở của TKV. Điều 3 Hình thức pháp lý, tư cách pháp nhân và chức năng, nhiệm vụ của TKV Khoản 1. TKV là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ, hoạt động theo quy định của pháp luật và theo Điều lệ này. Khoản 2. TKV có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, biểu tượng, thương hiệu, tài khoản tiền đồng Việt Nam và ngoại tệ mở tại Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật. TKV có vốn và tài sản riêng, chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác bằng toàn bộ tài sản của mình; chịu trách nhiệm dân sự và thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với các công ty con, công ty liên kết trong phạm vi số vốn do TKV đầu tư. Khoản 3. TKV có các chức năng, nhiệm vụ cơ bản sau: Điểm a) Đầu tư tài chính vào các công ty con, các công ty liên kết; chi phối các công ty con, các công ty liên kết theo mức độ chiếm giữ vốn điều lệ của các công ty đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ này; Điểm b) Trực tiếp kinh doanh có lợi nhuận và hiệu quả theo quy định của pháp luật; Điểm c) Thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu phần vốn tại các công ty con và công ty liên kết tương ứng với phần vốn đầu tư của TKV tại các doanh nghiệp này. Các quan hệ kinh tế phát sinh giữa TKV và công ty con, công ty liên kết được thể hiện bằng hợp đồng; Điểm d) TKV được Nhà nước giao nhiệm vụ thực hiện chức năng chủ thể quản lý tài nguyên khoáng sản than, bô xít, đồng, sắt, vàng, bạc, thiếc, kẽm và các khoáng sản khác theo quy định của pháp luật; Điểm đ) Đầu mối thực hiện những công việc mà Nhà nước trực tiếp giao cho TKV tổ chức thực hiện trong Tập đoàn các công ty TKV, gồm: Động viên công nghiệp; nhận và phân bổ vốn ngân sách; lập và điều hành kế hoạch phối hợp kinh doanh; định hướng phân công lĩnh vực hoạt động và ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp thành viên; tổ chức công tác tài chính, kế toán, thống kê; hình thành, quản lý và sử dụng các chi phí tập trung; công tác lao động, tiền lương, y tế, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; công tác an toàn lao động, phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường; công tác ứng dụng khoa học, công nghệ; đặt tên các đơn vị trong Tập đoàn các công ty TKV; sử dụng tên, thương hiệu của Tập đoàn TKV; công tác hành chính, đối ngoại và thủ tục nhân sự xuất, nhập cảnh; công tác thi đua khen thưởng, văn hóa, thể thao, công tác xã hội và các nội dung khác theo thỏa thuận của các doanh nghiệp thành viên Tập đoàn các công ty TKV. Khoản 4. TKV được Nhà nước giao quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên trữ lượng than, bôxít và các khoáng sản khác theo quy định của pháp luật; vốn nhà nước đầu tư vào TKV; một số công trình thuộc kết cấu hạ tầng có tính chất liên mỏ, liên khu vực. Khoản 5. TKV giữ vai trò trung tâm, lãnh đạo, quản lý và chi phối hoạt động của các công ty con theo quy định của pháp luật và Điều lệ này nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất của Tập đoàn các công ty TKV và của từng công ty con. Điều 4 Mục tiêu hoạt động và ngành, nghề kinh doanh của TKV Khoản 1. Mục tiêu hoạt động: Điểm a) Kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư tại TKV; Điểm b) Phát triển công nghiệp than, công nghiệp bô xít - alumin - nhôm, công nghiệp khoáng sản, công nghiệp điện, vật liệu nổ công nghiệp và các ngành, nghề khác một cách bền vững; đáp ứng nhu cầu than của nền kinh tế; hoàn thành các nhiệm vụ do Nhà nước giao; Điểm c) Tối đa hóa hiệu quả hoạt động của Tập đoàn các công ty TKV. Khoản 2. Ngành, nghề kinh doanh: Điểm a) Ngành, nghề kinh doanh chính: - Công nghiệp than: Khảo sát, thăm dò, đầu tư, xây dựng, khai thác, vận tải, sàng tuyển, chế biến, mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu các sản phẩm than, khí mỏ, nước ngầm ở mỏ và các khoáng sản khác đi cùng với than. - Công nghiệp khoáng sản - luyện kim: Khảo sát, thăm dò, đầu tư, xây dựng, khai thác, vận tải, sàng tuyển, làm giàu quặng, luyện kim, gia công, chế tác, mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu các sản phẩm khoáng sản. - Công nghiệp điện: Đầu tư, xây dựng, sản xuất điện; mua, bán điện. - Vật liệu nổ công nghiệp: Sản xuất, mua, bán, dự trữ, sử dụng, xuất nhập khẩu các loại vật liệu nổ công nghiệp và nitơrat amôn. Điểm b) Ngành, nghề có liên quan đến ngành, nghề kinh doanh chính: - Công nghiệp cơ khí. - Công nghiệp hóa chất và vật liệu xây dựng. - Quản lý, khai thác cảng; vận tải, hoa tiêu, kho bãi. - Xây dựng công trình mỏ, dân dụng, công nghiệp, giao thông. - Thăm dò, khảo sát địa chất; tư vấn kỹ thuật, khoa học công nghệ và đầu tư; giám định hàng hóa; đào tạo, y tế; phòng ngừa, ứng cứu, xử lý, khắc phục sự cố mỏ; hoạt động bảo vệ và hoàn nguyên môi trường. Điểm c) Các ngành nghề, kinh doanh do TKV đang đầu tư vốn kinh doanh không thuộc điểm a, b khoản 2 Điều này, TKV thực hiện việc nắm giữ vốn và thoái vốn theo nội dung và lộ trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Điểm d) Tùy từng thời điểm và tình hình sản xuất, kinh doanh, TKV có thể bổ sung các ngành, nghề khác mà pháp luật không cấm sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận. Điều 5 Vốn điều lệ của TKV Vốn điều lệ của TKV là 35.000.000.000.000 đồng (Ba mươi lăm ngàn tỷ đồng). Việc điều chỉnh vốn điều lệ thực hiện theo quy định của pháp luật. Điều 6 Chủ sở hữu TKV Nhà nước là chủ sở hữu của TKV. Chính phủ thống nhất quản lý và tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với TKV. Điều 7 Đại diện theo pháp luật của TKV Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của TKV. Điều 8 Quản lý nhà nước đối với TKV TKV chịu sự quản lý nhà nước của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định của pháp luật. Điều 9 Tổ chức Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội trong TKV Khoản 1. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong TKV và Tập đoàn các công ty TKV hoạt động theo Hiến pháp, pháp luật, Điều lệ và các quy định của Đảng Cộng sản Việt Nam. Khoản 2. Các tổ chức chính trị - xã hội trong TKV và Tập đoàn các công ty TKV hoạt động theo Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ của các tổ chức chính trị - xã hội phù hợp với quy định của pháp luật. Khoản 3. TKV tôn trọng và tạo điều kiện để tổ chức Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội khác trong TKV hoạt động theo quy định của pháp luật và theo Điều lệ của các tổ chức đó. Kèm theo Chương II Mục 1 Điều 10 Quyền đối với vốn và tài sản của TKV Khoản 1. Chiếm hữu, sử dụng vốn và tài sản của TKV để kinh doanh, thực hiện các lợi ích hợp pháp từ vốn và tài sản của TKV theo quy định của pháp luật.
Nghị Định 105/2018/NĐ-CP ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản việt nam . Kèm theo Chương II * Điều 10 * Điều 10 * Điều 11 * Điều 12 * Điều 13 * Điều 14 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3
Nghị Định 105/2018/NĐ-CP ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản việt nam . và các tổ chức chính trị - xã hội trong TKV Khoản 1. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong TKV và Tập đoàn các công ty TKV hoạt động theo Hiến pháp, pháp luật, Điều lệ và các quy định của Đảng Cộng sản Việt Nam. Khoản 2. Các tổ chức chính trị - xã hội trong TKV và Tập đoàn các công ty TKV hoạt động theo Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ của các tổ chức chính trị - xã hội phù hợp với quy định của pháp luật. Khoản 3. TKV tôn trọng và tạo điều kiện để tổ chức Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội khác trong TKV hoạt động theo quy định của pháp luật và theo Điều lệ của các tổ chức đó. Kèm theo Chương II Mục 1 Điều 10 Quyền đối với vốn và tài sản của TKV Khoản 1. Chiếm hữu, sử dụng vốn và tài sản của TKV để kinh doanh, thực hiện các lợi ích hợp pháp từ vốn và tài sản của TKV theo quy định của pháp luật. Điều 10 Quyền đối với vốn và tài sản của TKV Khoản 2. Định đoạt đối với vốn và tài sản của TKV theo quy định của pháp luật. Khoản 3. Được sử dụng vốn, tài sản thuộc quyền quản lý của TKV để đầu tư theo quy định của pháp luật và Điều lệ này. Khoản 4. Quản lý và sử dụng các tài sản, nguồn lực được Nhà nước giao hay cho thuê là đất đai, tài nguyên khoáng sản, mặt nước theo quy định của pháp luật về đất đai, tài nguyên khoáng sản để hoạt động kinh doanh và thực hiện các hoạt động công ích khi được Nhà nước giao. Khoản 5. Nhà nước không điều chuyển vốn nhà nước đã đầu tư tại TKV và vốn, tài sản của TKV theo phương thức không thanh toán, trừ trường hợp: Điểm a) Nhà nước quyết định tổ chức lại TKV; Điểm b) TKV thực hiện mục tiêu cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích; Trường hợp vốn nhà nước tại TKV lớn hơn vốn điều lệ được phê duyệt thì việc điều chuyển vốn nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật. Điều 11 Quyền kinh doanh của TKV Khoản 1. Tổ chức thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh; kế hoạch phối hợp kinh doanh; tổ chức bộ máy quản lý theo yêu cầu kinh doanh và bảo đảm kinh doanh có hiệu quả. Khoản 2. Kinh doanh những ngành, nghề, lĩnh vực quy định trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; mở rộng quy mô kinh doanh theo khả năng của TKV và nhu cầu của thị trường trong nước và nước ngoài phù hợp với quy định của Chính phủ. Khoản 3. Tìm kiếm thị trường, khách hàng trong nước và nước ngoài và ký kết hợp đồng. Quản lý thống nhất việc tiêu thụ than, alumin, vật liệu nổ công nghiệp và thị trường nội bộ thông qua cơ chế: Điểm a) Thống nhất đầu mối quản lý tài nguyên khoáng sản trong Tập đoàn các công ty TKV: - Đối với các mỏ khoáng sản đã được cấp phép khai thác cho TKV, TKV có trách nhiệm tổ chức quản lý thống nhất các công đoạn từ khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm. TKV có quyền thuê các doanh nghiệp thành viên của TKV tiến hành khai thác theo quy định của pháp luật thông qua hợp đồng. TKV là đầu mối tiêu thụ các sản phẩm sau khai thác tại các mỏ khoáng sản đã được cấp phép khai thác cho TKV. - Đối với các mỏ khoáng sản đã được cấp phép khai thác cho các công ty con, TKV làm đầu mối quản lý các công đoạn từ khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm thông qua ký hợp đồng với các công ty con tham gia kế hoạch phối hợp kinh doanh theo quy định của pháp luật để thống nhất quản lý tài nguyên, công nghệ khai thác, chế biến. Các sản phẩm than, quặng bô xít, alumin và một số khoáng sản quan trọng khác sau khi khai thác, chế biến các công ty con bán cho TKV thông qua hợp đồng để TKV chủ trì tổ chức tiêu thụ ở thị trường trong và ngoài nước theo giá do hai bên thỏa thuận trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật và lợi nhuận hợp lý. Điểm b) TKV chủ trì, phối hợp với các công ty con và doanh nghiệp tham gia thị trường nội bộ Tập đoàn các công ty TKV thỏa thuận, thống nhất phân công quản lý thị trường nội bộ Tập đoàn các công ty TKV nhằm đảm bảo phát huy nội lực của Tập đoàn kinh tế, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước phát triển (trong đó, bao gồm cả thị trường cơ khí, thị trường vật tư chiến lược). Khoản 4. Quyết định giá mua, giá bán các sản phẩm và dịch vụ, trừ những sản phẩm, dịch vụ công ích và những sản phẩm, dịch vụ do Nhà nước định giá và giá mua, giá bán một số sản phẩm, dịch vụ chuyên ngành trong thị trường nội bộ khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép. Khoản 5. Quyết định các dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư. Sử dụng vốn, tài sản của TKV để đầu tư ra ngoài TKV theo quy định của pháp luật. Khoản 6. Tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu và Điều lệ này. Khoản 7. Sử dụng phần vốn nhà nước thu về do cổ phần hóa, nhượng bán một phần hoặc toàn bộ vốn mà TKV đã đầu tư ở đơn vị trực thuộc, công ty con hoặc công ty liên kết theo quy định của pháp luật. Khoản 8. Quyết định thành lập, mục tiêu, nhiệm vụ, ngành, nghề kinh doanh; tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu đối với công ty con do TKV nắm giữ 100% vốn điều lệ sau khi Bộ Công Thương đề nghị và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Khoản 9. Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc khác của TKV sau khi Bộ Công Thương đề nghị và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương. TKV và các công ty con có các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, khu vực hạch toán phụ thuộc, đại diện cho TKV và các công ty con thực hiện các nhiệm vụ đầu tư xây dựng theo ủy quyền. TKV và các công ty con được áp dụng hình thức Ban quản lý dự án kiêm nhiệm để thực hiện đầu tư mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp các dự án thuộc ngành nghề kinh doanh chính của TKV; chủ đầu tư được trực tiếp thực hiện quản lý loại dự án này theo quy định của pháp luật. Khoản 10. Quyết định thuê một phần hoặc toàn bộ công ty khác; mua một phần hoặc toàn bộ công ty khác; quyết định góp vốn, nắm giữ, đầu tư tăng vốn, giảm vốn của TKV tại các doanh nghiệp khác và các hình thức đầu tư ra ngoài TKV khác; tiếp nhận công ty khác tự nguyện tham gia làm công ty con của TKV sau khi được Bộ Công Thương phê duyệt chủ trương. Khoản 11. Xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn, quy trình, định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức lao động, đơn giá tiền lương và định mức các chi phí khác trên cơ sở đảm bảo hiệu quả kinh doanh, phù hợp với quy định của pháp luật và đưa vào áp dụng trong nội bộ Tập đoàn các công ty TKV để thực hiện kế hoạch phối hợp kinh doanh. Khoản 12. Tuyển chọn, ký kết hợp đồng lao động; bố trí, sử dụng, đào tạo, khen thưởng, kỷ luật, chấm dứt hợp đồng lao động; lựa chọn các hình thức trả lương, thưởng cho người lao động trên cơ sở hiệu quả sản xuất, kinh doanh và các quy định của pháp luật về lao động, tiền lương, tiền công. Khoản 13. Có các quyền kinh doanh khác theo nhu cầu thị trường và phù hợp với quy định của pháp luật. Điều 12 Quyền về tài chính của TKV Khoản 1. Quyền huy động vốn: Điểm a) TKV được quyền vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính; vay của tổ chức, cá nhân ngoài TKV, của người lao động; phát hành trái phiếu doanh nghiệp và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của pháp luật. Việc huy động vốn để kinh doanh thực hiện theo nguyên tắc tự chịu trách nhiệm hoàn trả, bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn huy động, không được làm thay đổi hình thức sở hữu TKV. Trường hợp TKV huy động vốn để chuyển đổi sở hữu phải được sự đồng ý của chủ sở hữu và thực hiện theo quy định của pháp luật. Điểm b) TKV được quyền hỗ trợ hoạt động tài chính (thu xếp và cho vay, hỗ trợ vốn và các hình thức khác) không phải là các hoạt động ngân hàng cho công ty con trong Tập đoàn để đầu tư các dự án phát triển, mở rộng sản xuất theo quy định của pháp luật khi được công ty đề nghị. Khoản 2. Chủ động sử dụng vốn cho hoạt động kinh doanh của TKV bảo đảm nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn. Khoản 3. Được hình thành, quản lý và sử dụng các chi phí tập trung của Tập đoàn các công ty TKV theo quy định của pháp luật để tổ chức thực hiện các hoạt động mang tính phối hợp chung của toàn Tập đoàn các công ty TKV: Điểm a) Các chi phí tập trung của TKV bao gồm: - Chi phí thăm dò than - khoáng sản: Dùng để chi cho các hoạt động điều tra, khảo sát, thăm dò địa chất, địa chất công trình, địa chất thủy văn, khí tượng thủy văn các mỏ than và khoáng sản (bao gồm cả thăm dò mới và thăm dò bổ sung nâng cấp trữ lượng); chi lập quy hoạch, lập đề án cấp phép thăm dò, lập báo cáo tổng hợp kết quả thăm dò; chi đo đạc bản đồ địa hình, quan trắc dịch động, đo đạc; chi xây dựng bình đồ nham thạch, bình đồ chất lượng than, khoáng sản; chi xây dựng cơ sở dữ liệu địa chất các mỏ than và khoáng sản. - Chi phí môi trường than - khoáng sản: Dùng để chi cho các hoạt động bảo vệ môi trường, đầu tư công trình phục vụ bảo vệ môi trường và giải quyết, khắc phục các sự cố về môi trường và thiên tai. Trong đó, bao gồm chi xây dựng, cải tạo, sửa chữa các công trình, hệ thống thu gom, lưu trữ, xử lý, tái chế chất thải, hệ thống thoát nước, xử lý nước, đập, kè, cống, hệ thống phòng ngừa, kiểm soát, ngăn chặn ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác, sàng tuyển, chế biến, tiêu thụ than, khoáng sản; chi cải tạo, phục hồi môi trường các bãi thải, khai trường, các khu vực sản xuất và khu vực bị ô nhiễm trong ranh giới quản lý; chi giải quyết, khắc phục các sự cố môi trường, thiên tai. - Chi phí cấp cứu mỏ: Dùng để chi đầu tư các trang thiết bị đặc chủng phục vụ cấp cứu mỏ; chi phí thường xuyên cho hoạt động của Trung tâm cấp cứu mỏ thuộc TKV; chi phí cho các hoạt động cấp cứu mỏ, gồm: vật tư, dụng cụ chuyên dùng cấp cứu mỏ, hóa chất dụng cụ cấp cứu mỏ. - Chi phí đào tạo, y tế: Dùng để chi cho các hoạt động đào tạo các nghề đặc thù, đào tạo công nhân kỹ thuật các nghề mỏ hầm lò và đào tạo, bồi dưỡng kiến thức kỹ thuật, nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân kỹ thuật, chi tổ chức thi thợ giỏi toàn Tập đoàn; chi khám, chữa bệnh nghề nghiệp, phục hồi chức năng cho người lao động; chi phí thường xuyên cho hoạt động của các trường, bệnh viện, trung tâm y tế trong Tập đoàn các công ty TKV, chi cho thực hiện các nhiệm vụ quản lý công tác y tế toàn Tập đoàn, các chương trình quốc gia về y tế và phòng, chống dịch. - Chi phí đổi mới cơ cấu lao động: Dùng để chi hỗ trợ kinh phí cho người lao động nghỉ hưu trước tuổi, thôi việc để đổi mới cơ cấu, giảm số lượng, nâng cao năng suất lao động. Điểm b) TKV và các doanh nghiệp thành viên các cấp trong Tập đoàn các công ty TKV đều được quyền tham gia đóng góp chi phí để hình thành chi phí tập trung và được sử dụng chi phí này. Nguồn hình thành các chi phí tập trung được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế của TKV và các đơn vị tham gia đóng góp theo quy định của pháp luật hiện hành. Điểm c) Tùy theo điều kiện sản xuất kinh doanh từng năm, từng giai đoạn, TKV thống nhất với các đơn vị thành viên để quyết định việc huy động doanh nghiệp thành viên các cấp trong Tập đoàn các công ty TKV đóng góp các chi phí tập trung theo nguyên tắc bình đẳng vì mục tiêu phối hợp chung của toàn Tập đoàn các công ty TKV. Điểm d) Hội đồng thành viên TKV ban hành quy chế quản lý và sử dụng các chi phí tập trung quy định tại khoản này và phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Khoản 4. Quyết định trích khấu hao tài sản cố định theo quy định của nhà nước. Khoản 5. Được hưởng các chế độ trợ cấp, trợ giá hoặc các chế độ ưu đãi khác của Nhà nước khi thực hiện các nhiệm vụ hoạt động công ích, quốc phòng, an ninh, phòng chống thiên tai hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ theo chính sách giá của Nhà nước không đủ bù đắp chi phí sản xuất sản phẩm, dịch vụ này của TKV. Khoản 6. Được tổ chức thực hiện các dịch vụ thanh toán tiền mua, bán các sản phẩm và dịch vụ; thanh toán hộ; bù trừ công nợ trong nội bộ Tập đoàn các công ty TKV khi thực hiện kế hoạch phối hợp kinh doanh theo quy định của pháp luật. Khoản 7. Được chi thưởng sáng kiến đổi mới, cải tiến kỹ thuật, quản lý và công nghệ; thưởng tăng năng suất lao động; thưởng tiết kiệm vật tư và chi phí theo quy định của pháp luật. Khoản 8. Được hưởng các chế độ ưu đãi đầu tư, tái đầu tư theo quy định của pháp luật; thực hiện quyền chủ sở hữu đối với phần vốn đã đầu tư vào các công ty con và các doanh nghiệp khác. Khoản 9. Có quyền, nghĩa vụ về tài chính liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần lợi nhuận thu được từ phần vốn góp vào các công ty con và doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật hiện hành về thuế thu nhập doanh nghiệp. Khoản 10. Từ chối và tố cáo mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật quy định của bất kỳ cá nhân, cơ quan hay tổ chức nào, trừ những khoản tự nguyện đóng góp vì mục đích nhân đạo và công ích. Khoản 11. Lợi nhuận của TKV sau khi bù đắp lỗ năm trước, trích Quỹ phát triển khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, phần lợi nhuận thực hiện còn lại được phân phối và sử dụng theo quy định của pháp luật. Khoản 12. Được bảo lãnh, thế chấp cho các công ty con huy động vốn theo quy định của pháp luật. Khoản 13. Có các quyền khác về tài chính theo quy định của pháp luật. Điều 13 Quyền tham gia hoạt động công ích của TKV Khoản 1. Sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích trên cơ sở đấu thầu. Đối với hoạt động công ích theo đặt hàng, giao kế hoạch của Nhà nước thì TKV có nghĩa vụ tiêu thụ sản phẩm, cung ứng dịch vụ công ích đúng đối tượng, theo giá và phí do Nhà nước quy định. Khoản 2. Đối với nhiệm vụ công ích do Nhà nước giao, TKV được bảo đảm điều kiện vật chất tương ứng. Đối với các sản phẩm, dịch vụ thực hiện theo phương thức đấu thầu thì TKV tự bù đắp chi phí theo giá trúng thầu. Đối với các sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng thì TKV được sử dụng phí hoặc doanh thu từ cung cấp sản phẩm, dịch vụ theo đặt hàng của Nhà nước để bù đắp chi phí hợp lý phục vụ hoạt động công ích và bảo đảm lợi ích cho người lao động. Trường hợp không đủ thì được Nhà nước cấp bù phần chênh lệch. Khoản 3. Xây dựng, áp dụng các định mức chi phí, đơn giá tiền lương trong thực hiện nhiệm vụ sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích. Điều 14 Các quyền khác của TKV Khoản 1. TKV chi phối và định hướng các doanh nghiệp thành viên thông qua vốn, nghiệp vụ, dịch vụ, công nghệ, thị trường, thương hiệu theo Điều lệ này và Điều lệ của doanh nghiệp thành viên hoặc thỏa thuận giữa TKV với doanh nghiệp đó. Khoản 2. TKV được ban hành quy định áp dụng trong Tập đoàn các công ty TKV đối với việc lựa chọn nhà cung cấp nguyên liệu, vật liệu, vật tư, dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn để bảo đảm tính liên tục cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, phù hợp với quy định của pháp luật. Khoản 3. Các công ty con của TKV được quyền tham gia đấu thầu thực hiện các gói thầu của dự án thuộc ngành, nghề kinh doanh chính của TKV và các công ty con khác trong Tập đoàn các công ty TKV và là đầu ra của công ty này, đồng thời là đầu vào của công ty kia trong Tập đoàn.
Nghị Định 105/2018/NĐ-CP ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản việt nam . Kèm theo Chương II * Điều 14 * Điều 15 * Điều 16 * Điều 17 * Điều 18 * Điều 19 Kèm theo Chương III * Điều 20 * Điều 20 * Điều 21 * Điều 22 * Điều 23 * Điều 24 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 4
Nghị Định 105/2018/NĐ-CP ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản việt nam . Kèm theo Chương II Điều 14 Các quyền khác của TKV Khoản 1. TKV chi phối và định hướng các doanh nghiệp thành viên thông qua vốn, nghiệp vụ, dịch vụ, công nghệ, thị trường, thương hiệu theo Điều lệ này và Điều lệ của doanh nghiệp thành viên hoặc thỏa thuận giữa TKV với doanh nghiệp đó. Khoản 2. TKV được ban hành quy định áp dụng trong Tập đoàn các công ty TKV đối với việc lựa chọn nhà cung cấp nguyên liệu, vật liệu, vật tư, dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn để bảo đảm tính liên tục cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, phù hợp với quy định của pháp luật. Khoản 3. Các công ty con của TKV được quyền tham gia đấu thầu thực hiện các gói thầu của dự án thuộc ngành, nghề kinh doanh chính của TKV và các công ty con khác trong Tập đoàn các công ty TKV và là đầu ra của công ty này, đồng thời là đầu vào của công ty kia trong Tập đoàn. Khoản 4. TKV được áp dụng hình thức tự thực hiện đối với các gói thầu thuộc các dự án của TKV (Công ty mẹ) và các đơn vị trực thuộc TKV (chi nhánh của TKV) là chủ đầu tư khi đảm bảo yêu cầu về năng lực kỹ thuật, tài chính, kinh nghiệm, chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động và ngành nghề kinh doanh phù hợp với yêu cầu của gói thầu. Khoản 5. TKV được quyền quyết định thang, bảng lương, đơn giá tiền lương, chế độ trả lương đối với người lao động của TKV theo quy định của pháp luật. Khoản 6. TKV được quyền quyết định, phân cấp về quản lý lao động (chế độ tuyển dụng, khen thưởng, kỷ luật lao động, giải quyết chế độ đối với người lao động) theo quy định của pháp luật để tăng cường tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị trong TKV. Mục 2 Điều 15 Nghĩa vụ về vốn và tài sản của TKV Khoản 1. Bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư tại TKV và vốn TKV tự huy động, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của TKV trong phạm vi số tài sản của TKV. Khoản 2. Định kỳ đánh giá lại tài sản của TKV theo quy định của pháp luật. Khoản 3. Thực hiện các nghĩa vụ khác về vốn và tài sản của TKV theo quy định của pháp luật. Mục 2 Điều 16 Nghĩa vụ trong kinh doanh của TKV Khoản 1. Tuân thủ các quy định của pháp luật khi thực hiện các ngành nghề kinh doanh; kinh doanh đúng ngành, nghề đã đăng ký; bảo đảm chất lượng sản phẩm và dịch vụ do TKV thực hiện theo tiêu chuẩn đã đăng ký. Khoản 2. Đổi mới, hiện đại hóa công nghệ và phương thức quản lý để nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh. Khoản 3. Bảo đảm quyền và lợi ích của người lao động và quyền tham gia quản lý doanh nghiệp của người lao động theo quy định của pháp luật. Khoản 4. Tuân thủ các quy định của Nhà nước về quốc phòng, an ninh, văn hóa, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường. Khoản 5. Thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán và báo cáo tài chính, báo cáo thống kê theo quy định của pháp luật và theo yêu cầu của chủ sở hữu nhà nước. Khoản 6. Chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương về việc sử dụng vốn để đầu tư thành lập doanh nghiệp khác hoặc đầu tư vào doanh nghiệp khác. Khoản 7. Thực hiện việc quản lý rủi ro và bảo hiểm cho tài sản, trách nhiệm, con người của TKV trong sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật. Khoản 8. Chịu sự giám sát của Bộ Công Thương và các cơ quan quản lý nhà nước liên quan trong thực hiện các quy định về thang, bảng lương, đơn giá tiền lương, chế độ trả lương đối với người lao động, Chủ tịch, thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và cán bộ quản lý khác. Khoản 9. Chịu sự giám sát, kiểm tra của Bộ Công Thương và các cơ quan quản lý nhà nước liên quan; chấp hành các quyết định về kiểm tra, thanh tra của cơ quan tài chính và cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Khoản 10. Thực hiện các nghĩa vụ khác trong kinh doanh theo quy định của pháp luật. Mục 2 Điều 17 Nghĩa vụ về tài chính của TKV Khoản 1. Tự chủ về tài chính, tự cân đối các khoản thu, chi; kinh doanh có hiệu quả, bảo đảm chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu do chủ sở hữu nhà nước giao; đăng ký, kê khai và nộp đủ thuế; thực hiện nghĩa vụ đối với chủ sở hữu và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Khoản 2. Quản lý, sử dụng có hiệu quả: Vốn kinh doanh bao gồm cả phần vốn đầu tư vào các công ty khác; tài nguyên, đất đai và các nguồn lực khác do Nhà nước giao, cho thuê. Khoản 3. Sử dụng vốn và các nguồn lực khác để thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt khi Nhà nước có yêu cầu. Khoản 4. Chấp hành đầy đủ chế độ quản lý vốn, tài sản, các quỹ, chế độ hạch toán kế toán, kiểm toán theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm về tính trung thực và hợp pháp đối với các hoạt động tài chính của TKV. Khoản 5. Thực hiện chế độ báo cáo tài chính, công khai tài chính hàng năm và cung cấp các thông tin cần thiết để đánh giá trung thực về hiệu quả hoạt động của TKV và Tập đoàn các công ty TKV. Khoản 6. Thực hiện các nghĩa vụ khác về tài chính theo quy định của pháp luật. Mục 2 Điều 18 Nghĩa vụ khi tham gia hoạt động công ích Khoản 1. Cung ứng dịch vụ công ích do Nhà nước giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng theo đúng đối tượng, giá và phí mà Nhà nước quy định. Khoản 2. Nhận nhiệm vụ công ích do Nhà nước giao hoặc đặt hàng. Khoản 3. Thực hiện việc ký kết hợp đồng và hạch toán kinh doanh theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trước Nhà nước về kết quả hoạt động công ích của TKV; chịu trách nhiệm trước khách hàng, trước pháp luật về sản phẩm, dịch vụ công ích do TKV trực tiếp thực hiện và cung ứng. Khoản 4. Cung cấp đủ số lượng sản phẩm, dịch vụ công ích, đảm bảo đúng chất lượng, đúng đối tượng và đúng thời gian. Khoản 5. Thực hiện các nghĩa vụ công ích khác theo quy định của pháp luật. Mục 2 Điều 19 Nghĩa vụ của TKV đối với công ty con, công ty liên kết Khoản 1. TKV có nghĩa vụ: Điểm a) Định hướng mục tiêu hoạt động, chiến lược kinh doanh của các công ty con theo chiến lược kinh doanh của TKV phù hợp với Điều lệ của công ty con; Điểm b) Chủ trì xây dựng, thông qua và tổ chức thực hiện kế hoạch phối hợp kinh doanh trên cơ sở phát huy lợi thế, khai thác có hiệu quả thị trường nội bộ, tạo ra sức mạnh tổng hợp, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tránh hoặc hạn chế đầu tư trùng lặp, phân tán; Điểm c) Chủ trì chỉ đạo thực hiện các hoạt động: Nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ; đào tạo; tiếp thị, xúc tiến thương mại; hợp tác quốc tế và một số hoạt động khác nhằm tạo điều kiện cho các công ty con, công ty liên kết mở rộng và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh; Điểm d) Thực hiện các quyền chi phối của TKV đối với công ty con theo Điều lệ của công ty đó. TKV không được lạm dụng quyền chi phối làm tổn hại đến lợi ích của các công ty con, các công ty liên kết, các chủ nợ, các cổ đông, thành viên góp vốn khác và các bên có liên quan. Khoản 2. Trường hợp thực hiện các hoạt động sau đây nếu không có sự thỏa thuận với công ty con, công ty liên kết mà gây thiệt hại cho công ty con, công ty liên kết và các bên liên quan thì TKV phải chịu trách nhiệm bồi thường cho công ty đó và các bên liên quan: Điểm a) Buộc công ty con phải ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế không bình đẳng và bất lợi đối với công ty này; Điểm b) Điều chuyển vốn, tài sản của công ty con do TKV nắm 100% vốn điều lệ gây thiệt hại cho công ty bị điều chuyển, trừ các trường hợp: Điều chuyển theo phương thức thanh toán, quyết định tổ chức lại công ty; thực hiện mục tiêu cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích; Điểm c) Điều chuyển một số hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có lãi (do công ty con tự gây dựng) từ công ty con này sang công ty con khác không có sự thỏa thuận với công ty bị điều chuyển, dẫn đến công ty bị điều chuyển bị lỗ hoặc lợi nhuận bị giảm sút nghiêm trọng; Điểm d) Quyết định các nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh đối với công ty con trái với Điều lệ và pháp luật; giao nhiệm vụ cho công ty con, công ty liên kết thực hiện không dựa trên cơ sở kế hoạch phối hợp kinh doanh và hợp đồng; Điểm đ) Buộc công ty con cho TKV hoặc cho công ty con khác vay vốn với lãi suất thấp, điều kiện vay và thanh toán không hợp lý hoặc phải cung cấp các khoản tiền vay để TKV hoặc công ty con khác thực hiện các hợp đồng kinh tế có nhiều rủi ro đối với hoạt động kinh doanh của công ty con đó. Khoản 3. Ngoài các nghĩa vụ của TKV quy định tại Chương này, TKV còn có các nghĩa vụ đối với doanh nghiệp tham gia Tập đoàn các công ty TKV quy định tại Chương V Điều lệ này. Kèm theo Chương III Mục 1 Điều 20 Quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu đối với TKV Khoản 1. Quyết định thành lập, mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh; tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu phá sản; góp vốn vào doanh nghiệp khác. Khoản 2. Ban hành Điều lệ, sửa đổi và bổ sung Điều lệ. Khoản 3. Quyết định đầu tư vốn điều lệ; điều chỉnh, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ. Điều 20 Quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu đối với TKV Khoản 4. Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý TKV. Khoản 5. Quyết định chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển. Khoản 6. Phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án sử dụng vốn đầu tư công theo Luật đầu tư công; chủ trương mua, bán tài sản và hợp đồng vay, cho vay. Quyết định, phê duyệt chủ trương đầu tư ra nước ngoài. Khoản 7. Quy định chế độ tài chính, phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ; ban hành, sửa đổi, bổ sung quy chế tài chính; xem xét, chấp thuận báo cáo tài chính hằng năm của TKV. Khoản 8. Quy định chế độ tuyển dụng, tiền lương, tiền thưởng; quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, mức lương, khen thưởng, kỷ luật đối với Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên TKV. Khoản 9. Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; quy định cơ chế giao nhiệm vụ và tham gia thực hiện việc cung cấp và bảo đảm các sản phẩm, dịch vụ công ích, thiết yếu của nền kinh tế. Khoản 10. Giám sát, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật; đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ được giao, kết quả hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh doanh; quản lý, sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn của TKV. Đánh giá Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên TKV. Điều 21 Nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với TKV Khoản 1. Đầu tư đủ vốn điều lệ cho TKV. Khoản 2. Thực hiện đúng các quy định tại Điều lệ TKV liên quan đến chủ sở hữu. Khoản 3. Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của TKV trong phạm vi số vốn điều lệ của TKV; xác định tách biệt giữa tài sản của chủ sở hữu và tài sản của TKV. Khoản 4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi quyết định dự án đầu tư; phê duyệt chủ trương đầu tư, mua, bán tài sản, hợp đồng vay, cho vay, thuê và cho thuê theo thẩm quyền. Khoản 5. Đảm bảo quyền tự chủ kinh doanh, tự chịu trách nhiệm theo pháp luật của TKV; không can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kinh doanh của TKV. Khoản 6. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ này. Mục 2 Điều 22 Quyền, trách nhiệm của Chính phủ Khoản 1. Ban hành Nghị định của Chính phủ về Điều lệ tổ chức và hoạt động; sửa đổi và bổ sung Nghị định của Chính phủ về Điều lệ tổ chức và hoạt động của TKV. Khoản 2. Thực hiện các quyền, trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật. Mục 2 Điều 23 Quyền, trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ Khoản 1. Quyết định việc thành lập, mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh; tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu, yêu cầu phá sản TKV. Khoản 2. Quyết định đầu tư vốn để hình thành vốn điều lệ và điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động của TKV. Khoản 3. Quyết định về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên TKV trên cơ sở đề nghị của Bộ Công Thương và ý kiến thẩm định của Bộ Nội vụ. Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên TKV sau khi có ý kiến thống nhất của Tập thể Ban cán sự Đảng Chính phủ. Khoản 4. Phê duyệt chiến lược, kế hoạch dài hạn; kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm của TKV. Khoản 5. Phê duyệt Đề án thành lập công ty con do TKV nắm giữ 100% vốn điều lệ. Phê duyệt chủ trương thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc khác của TKV. Khoản 6. Phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới Tập đoàn các công ty TKV. Khoản 7. Phê duyệt chủ trương TKV đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ, báo cáo xin chủ trương của Quốc hội đối với các dự án đầu tư ra nước ngoài thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội; Quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm A sử dụng vốn đầu tư công do TKV, công ty con, đơn vị sự nghiệp là chủ đầu tư. Khoản 8. Thực hiện các quyền, trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ này. Mục 2 Điều 24 Quyền, trách nhiệm của Bộ Công Thương Bộ Công Thương là cấp trên trực tiếp của Hội đồng thành viên TKV, có các quyền, trách nhiệm sau đây: Khoản 1. Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định: Thành lập, mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh; tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu, yêu cầu phá sản TKV; mức vốn điều lệ và điều chỉnh vốn điều lệ của TKV. Khoản 2. Trình Chính phủ ban hành Điều lệ, sửa đổi bổ sung Điều lệ của TKV. Khoản 3. Thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thành lập công ty con do TKV nắm giữ 100% vốn điều lệ; chủ trương thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc khác của TKV; chủ trương đầu tư ra nước ngoài. Khoản 4. Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm của TKV. Thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh hằng năm của TKV.
Nghị Định 105/2018/NĐ-CP ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản việt nam . Kèm theo Chương III * Điều 24 - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 4 - Khoản 5 - Khoản 6 - Khoản 7 - Khoản 8 - Khoản 9 - Khoản 10 - Khoản 11 - Khoản 12 - Khoản 13 - Khoản 14 - Khoản 15 - Khoản 16 * Điều 25 * Điều 26 * Điều 27 * Điều 28 * Điều 29 * Điều 30 * Điều 31 * Điều 32 * Điều 33 * Điều 34 - Khoản 1 + Điểm a
Nghị Định 105/2018/NĐ-CP ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản việt nam . Kèm theo Chương III Mục 2 Điều 24 Quyền, trách nhiệm của Bộ Công Thương Khoản 2. Trình Chính phủ ban hành Điều lệ, sửa đổi bổ sung Điều lệ của TKV. Khoản 3. Thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thành lập công ty con do TKV nắm giữ 100% vốn điều lệ; chủ trương thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc khác của TKV; chủ trương đầu tư ra nước ngoài. Khoản 4. Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm của TKV. Thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh hằng năm của TKV. Khoản 5. Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu Chủ tịch Hội đồng thành viên TKV. Quyết định về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu, tiền lương, thù lao, tiền thưởng và các quyền lợi khác đối với Thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên chuyên ngành tại TKV; trả lương cho Kiểm soát viên chuyên ngành tại TKV. Phê duyệt để Hội đồng thành viên TKV quyết định về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu, mức lương đối với Tổng giám đốc TKV. Khoản 6. Quyết định xếp lương, nâng lương và phụ cấp đối với Chủ tịch và Thành viên Hội đồng thành viên; phê duyệt quỹ lương, thù lao của Người quản lý TKV sau khi có ý kiến thỏa thuận của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Khoản 7. Quyết định chủ trương đầu tư các dự án sử dụng vốn đầu tư công theo phân cấp tại Luật đầu tư công. Khoản 8. Ban hành, sửa đổi, bổ sung Quy chế tài chính của TKV phù hợp với quy định của pháp luật sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính. Khoản 9. Phê duyệt chủ trương góp vốn, nắm giữ, đầu tư tăng vốn, giảm vốn, chuyển nhượng vốn đầu tư của TKV tại các doanh nghiệp khác; việc tiếp nhận doanh nghiệp tự nguyện tham gia làm công ty con của TKV. Quyết định việc chuyển nhượng vốn đầu tư của TKV tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn trong trường hợp giá trị chuyển nhượng thấp hơn giá trị ghi trên sổ sách kế toán sau khi đã bù trừ dự phòng tổn thất đầu tư trên cơ sở đề nghị của Hội đồng thành viên TKV. Khoản 10. Phê duyệt phương án huy động vốn, dự án đầu tư ra ngoài TKV đối với từng dự án có mức huy động hoặc có giá trị tương đương dự án nhóm A theo phân loại của Luật đầu tư công trở lên hoặc lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu của TKV được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của TKV tại thời điểm gần nhất với thời điểm huy động vốn hoặc thời điểm quyết định dự án; phê duyệt phương án huy động vốn của tổ chức, cá nhân nước ngoài. Khoản 11. Phê duyệt dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định đối với từng dự án có giá trị tương đương dự án nhóm A theo phân loại của Luật đầu tư công trở lên hoặc lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu của TKV được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của TKV tại thời điểm gần nhất với thời điểm quyết định dự án. Khoản 12. Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới Tập đoàn các công ty TKV. Khoản 13. Phê duyệt để Hội đồng thành viên quyết định báo cáo tài chính, phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ. Khoản 14. Chủ trì, phối hợp với các bộ liên quan trong việc thực hiện giám sát, kiểm tra thường xuyên và thanh tra việc chấp hành pháp luật; việc quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn; việc thực hiện chiến lược, kế hoạch; việc thực hiện chế độ tuyển dụng, tiền lương, tiền thưởng của TKV. Có ý kiến về việc giám sát, kiểm tra, thanh tra của cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền đối với hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại TKV. Đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, ngành, nghề kinh doanh được giao và kết quả hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh doanh của TKV. Đánh giá đối với Chủ tịch và Thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên chuyên ngành tại TKV trong việc quản lý, điều hành. Khoản 15. Theo dõi, kiểm tra, giám sát và định kỳ hàng năm báo cáo Chính phủ việc thực hiện Điều lệ này; kịp thời phát hiện và báo cáo Chính phủ những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp yêu cầu thực tế phát triển doanh nghiệp và quản lý của Nhà nước đối với TKV. Khoản 16. Thực hiện các quyền, trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật, phân công của chủ sở hữu và Điều lệ này. Mục 2 Điều 25 Quyền, trách nhiệm của Bộ Tài chính Khoản 1. Thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mức vốn điều lệ và điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động của TKV theo đề nghị của Bộ Công Thương. Khoản 2. Có ý kiến để Thủ tướng Chính phủ: Quyết định thành lập, mục tiêu, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh; tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu phá sản TKV; phê duyệt chiến lược, kế hoạch sản xuất, kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm; phê duyệt Đề án thành lập công ty con do TKV nắm giữ 100% vốn điều lệ; phê duyệt chủ trương thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc khác của TKV; phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới Tập đoàn các công ty TKV. Khoản 3. Có ý kiến để Bộ Công Thương ban hành, sửa đổi, bổ sung Quy chế quản lý tài chính của TKV trên cơ sở đề nghị của Bộ Công Thương. Khoản 4. Phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện giám sát, kiểm tra thường xuyên và thanh tra theo quy định việc quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn của TKV. Khoản 5. Quyết định về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với Kiểm soát viên tài chính thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Bộ tại TKV và đánh giá, trả lương đối với chức danh này. Khoản 6. Thực hiện các quyền, trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật, phân công của chủ sở hữu và Điều lệ này. Mục 2 Điều 26 Quyền, trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Khoản 1. Phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện giám sát, kiểm tra định kỳ hàng năm và thanh tra theo quy định việc thực hiện chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm của TKV. Khoản 2. Thẩm định để Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh; việc tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu phá sản TKV; chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm của TKV theo đề nghị của Bộ Công Thương. Khoản 3. Có ý kiến để Thủ tướng Chính phủ: Quyết định vốn điều lệ của TKV khi thành lập và điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động; phê duyệt Đề án thành lập công ty con do TKV nắm giữ 100% vốn điều lệ; phê duyệt chủ trương thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc khác của TKV; phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới Tập đoàn các công ty TKV. Khoản 4. Có ý kiến về dự án đầu tư xây dựng, mua, bán tài sản cố định, dự án đầu tư ra ngoài TKV theo đề nghị của Bộ Công Thương. Khoản 5. Thực hiện các quyền, trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật, phân công của chủ sở hữu và Điều lệ này. Mục 2 Điều 27 Quyền, trách nhiệm của Bộ Nội vụ Khoản 1. Thẩm định để Thủ tướng Chính phủ quyết định quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, khen thưởng, kỷ luật Chủ tịch Hội đồng thành viên theo đề nghị của Bộ Công Thương. Khoản 2. Có ý kiến để Thủ tướng Chính phủ: Quyết định thành lập, mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh; tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu phá sản TKV; phê duyệt Đề án thành lập công ty con do TKV nắm giữ 100% vốn điều lệ; phê duyệt chủ trương thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc khác; phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới Tập đoàn các công ty TKV. Khoản 3. Phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện giám sát, kiểm tra việc chấp hành quy định của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ tại TKV. Khoản 4. Thực hiện các quyền, trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật, phân công của chủ sở hữu và Điều lệ này. Mục 2 Điều 28 Quyền, trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Khoản 1. Có ý kiến để Thủ tướng Chính phủ: Quyết định thành lập, mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh, tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu phá sản TKV; phê duyệt Đề án thành lập công ty con do TKV nắm giữ 100% vốn điều lệ; phê duyệt chủ trương thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc khác; phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới Tập đoàn các công ty TKV. Khoản 2. Tham gia ý kiến để Bộ Công Thương quyết định quỹ tiền lương, thù lao đối với Người quản lý TKV. Khoản 3. Phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện giám sát, kiểm tra định kỳ hàng năm và thanh tra theo quy định việc thực hiện chế độ quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng của TKV. Khoản 4. Thực hiện các quyền, trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật, phân công của chủ sở hữu và Điều lệ này. Mục 2 Điều 29 Quyền, trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ và các cơ quan thuộc Chính phủ Các bộ, cơ quan ngang bộ và các cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong các lĩnh vực liên quan đối với TKV đã được pháp luật quy định cho các cơ quan này. Điều 30 Quyền, trách nhiệm của Hội đồng thành viên TKV Hội đồng thành viên TKV được chủ sở hữu giao thực hiện các quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu nhà nước đối với TKV theo quy định tại Điều 43 Điều lệ này. Mục 3 Điều 31 Ban Kiểm soát Khoản 1. Ban Kiểm soát TKV có tối đa 03 Kiểm soát viên, gồm Kiểm soát viên chuyên ngành và Kiểm soát viên tài chính. Nhiệm kỳ của Kiểm soát viên là 03 năm và được bổ nhiệm lại nhưng mỗi cá nhân chỉ được bổ nhiệm làm Kiểm soát viên tại TKV không quá 02 nhiệm kỳ. Thẩm quyền bổ nhiệm và cơ cấu Kiểm soát viên thực hiện theo quy định của pháp luật về kiểm soát viên tại các doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Khoản 2. Ban Kiểm soát có các quyền và nghĩa vụ sau đây: Điểm a) Giám sát việc tổ chức thực hiện chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh, thực hiện các mục tiêu chiến lược và mục tiêu kế hoạch của TKV; Điểm b) Giám sát và đánh giá việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên và Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc TKV; Điểm c) Giám sát và đánh giá hiệu lực và mức độ tuân thủ quy chế kiểm toán nội bộ, quy chế quản lý và phòng ngừa rủi ro, quy chế báo cáo và các quy chế quản trị nội bộ khác của TKV; Điểm d) Giám sát tính hợp pháp, tính hệ thống và trung thực trong công tác kế toán, sổ kế toán, nội dung báo cáo tài chính; Điểm đ) Giám sát các giao dịch của TKV với các bên có liên quan. Điểm e) Giám sát thực hiện các dự án đầu tư lớn, giao dịch mua, bán và giao dịch kinh doanh khác có quy mô lớn hoặc giao dịch kinh doanh bất thường của TKV; Điểm g) Lập và gửi báo cáo đánh giá, kiến nghị về các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này cho Cơ quan đại diện chủ sở hữu và Hội đồng thành viên; Điểm h) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc quy định tại Điều lệ TKV. Khoản 3. Tiền lương, thưởng của Kiểm soát viên do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định và chi trả. Mục 3 Điều 32 Tiêu chuẩn, điều kiện của Kiểm soát viên Khoản 1. Có đủ năng lực hành vi dân sự và đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 2, 3, 4, 5 Điều 103 Luật doanh nghiệp. Khoản 2. Có trình độ chuyên môn bậc đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc, đồng thời có khả năng thực hiện kiểm soát và kinh nghiệm nghề nghiệp về tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị doanh nghiệp hoặc kinh nghiệm thực tế về quản lý điều hành, đầu tư trong ngành, nghề kinh doanh chính của TKV ít nhất 03 năm và tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại các văn bản pháp luật liên quan và Điều lệ này. Trưởng ban kiểm soát phải có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc liên quan đến chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh được đào tạo. Khoản 3. Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết, hiểu biết và có ý thức chấp hành pháp luật. Mục 3 Điều 33 Chế độ làm việc của Ban kiểm soát và Kiểm soát viên Khoản 1. Kiểm soát viên làm việc theo chế độ chuyên trách. Khoản 2. Trưởng Ban kiểm soát xây dựng kế hoạch công tác hằng tháng, hằng quý và hằng năm của Ban kiểm soát; phân công nhiệm vụ và công việc cụ thể cho từng thành viên. Khoản 3. Kiểm soát viên độc lập và chủ động thực hiện các nhiệm vụ và công việc được phân công; đề xuất, kiến nghị thực hiện các nhiệm vụ, công việc kiểm soát khác ngoài kế hoạch, ngoài phạm vi được phân công khi xét thấy cần thiết. Khoản 4. Ban kiểm soát họp ít nhất mỗi tháng một lần để rà soát, đánh giá, thông qua báo cáo kết quả kiểm soát trong tháng trình cơ quan đại diện chủ sở hữu; thảo luận và thông qua kế hoạch hoạt động tiếp theo của Ban kiểm soát. Khoản 5. Quyết định của Ban kiểm soát được thông qua khi có đa số thành viên dự họp tán thành. Các ý kiến khác với nội dung quyết định đã được thông qua phải được ghi chép đầy đủ, chính xác và báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu. Mục 3 Điều 34 Nhiệm vụ của Kiểm soát viên Khoản 1. Kiểm tra tính hợp pháp, trung thực, cẩn trọng của Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc trong tổ chức thực hiện quyền chủ sở hữu, trong quản lý điều hành công việc kinh doanh tại TKV, bao gồm các nội dung sau đây: Điểm a) Việc tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu phá sản đối với TKV; việc thành lập mới công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; việc góp, nắm giữ, tăng, giảm vốn của TKV vào công ty khác; việc thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc khác; việc tiếp nhận doanh nghiệp tự nguyện tham gia làm công ty con;
Nghị Định 105/2018/NĐ-CP ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản việt nam . Kèm theo Chương III * Điều 34 * Điều 35 * Điều 36 * Điều 37 * Điều 38 * Điều 39 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3
Nghị Định 105/2018/NĐ-CP ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản việt nam . Kèm theo Chương III Mục 3 Điều 34 Nhiệm vụ của Kiểm soát viên Khoản 1. Kiểm tra tính hợp pháp, trung thực, cẩn trọng của Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc trong tổ chức thực hiện quyền chủ sở hữu, trong quản lý điều hành công việc kinh doanh tại TKV, bao gồm các nội dung sau đây: Điểm a) Việc tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu phá sản đối với TKV; việc thành lập mới công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; việc góp, nắm giữ, tăng, giảm vốn của TKV vào công ty khác; việc thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc khác; việc tiếp nhận doanh nghiệp tự nguyện tham gia làm công ty con; Điểm b) Việc triển khai thực hiện Điều lệ của TKV; Điểm c) Việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh; chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm, hằng năm của TKV; Điểm d) Việc tăng vốn điều lệ; chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của TKV cho tổ chức, cá nhân khác; Điểm đ) Việc bảo toàn và phát triển vốn của TKV; Điểm e) Việc thực hiện các dự án đầu tư, hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và các hợp đồng khác của TKV; Điểm g) Việc thực hiện chế độ tài chính, phân phối thu nhập, trích lập và sử dụng các quỹ của TKV theo quy định của pháp luật; Điểm h) Việc thực hiện chế độ tiền lương, tiền thưởng trong TKV; Điểm i) Các nội dung khác do chủ sở hữu quy định. Khoản 2. Thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo đánh giá công tác quản lý và các báo cáo khác theo yêu cầu của chủ sở hữu TKV; trình chủ sở hữu TKV báo cáo thẩm định. Đối với công ty mẹ TKV, Kiểm soát viên tài chính của TKV có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Kiểm soát viên chuyên ngành thẩm định báo cáo tài chính và kiểm soát các nội dung quy định tại điểm d, đ, g khoản 1 Điều này. Khoản 3. Kiến nghị chủ sở hữu TKV các giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành công việc kinh doanh của TKV. Khoản 4. Các nhiệm vụ khác quy định tại Điều lệ này hoặc theo yêu cầu, quyết định của chủ sở hữu TKV. Mục 3 Điều 35 Quyền hạn của Ban kiểm soát và Kiểm soát viên Khoản 1. Kiểm soát viên được tham dự các cuộc họp giao ban, họp Hội đồng thành viên, họp Ban Tổng giám đốc, họp chuyên đề có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của Kiểm soát viên tại TKV. Kiểm soát viên tham dự các cuộc họp có quyền phát biểu nhưng không có quyền biểu quyết, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 86 Luật doanh nghiệp. Tham gia các cuộc tham vấn và trao đổi chính thức và không chính thức của cơ quan đại diện chủ sở hữu với Hội đồng thành viên; có quyền chất vấn Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc TKV về các kế hoạch, dự án hay chương trình đầu tư phát triển và các quyết định khác trong quản lý điều hành TKV. Khoản 2. Kiểm soát viên có quyền yêu cầu cung cấp bất kỳ hồ sơ, tài liệu nào của TKV tại trụ sở chính hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của TKV để nghiên cứu, xem xét phục vụ thực hiện nhiệm vụ theo quy định. Trong trường hợp cần thiết phải xem xét hồ sơ, tài liệu của công ty con, công ty liên kết thì Kiểm soát viên phối hợp với người đại diện phần vốn của TKV tại công ty con, công ty liên kết sau khi được sự chấp thuận của chủ sở hữu. Khoản 3. Xem xét sổ sách kế toán, báo cáo, hợp đồng, giao dịch và tài liệu khác của TKV; kiểm tra công việc quản lý điều hành của Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc khi xét thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu. Khoản 4. Xem xét, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh, thực trạng tài chính của TKV, thực trạng vận hành và hiệu lực các quy chế quản trị nội bộ TKV. Khoản 5. Yêu cầu thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và những người quản lý khác báo cáo, cung cấp thông tin về bất cứ việc gì trong phạm vi quản lý và hoạt động đầu tư, kinh doanh của TKV. Khoản 6. Yêu cầu những người quản lý TKV báo cáo về thực trạng tài chính, thực trạng và kết quả kinh doanh của công ty con khi xét thấy cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và Điều lệ TKV. Khoản 7. Trường hợp phát hiện có thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc và những người quản lý khác làm trái các quy định về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của họ hoặc có nguy cơ làm trái các quy định đó; hoặc phát hiện hành vi vi phạm pháp luật, làm trái các quy định về quản lý kinh tế, trái quy định Điều lệ TKV hoặc các quy chế quản trị nội bộ của TKV phải báo cáo ngay cho cơ quan đại diện chủ sở hữu của TKV, các thành viên khác của Ban kiểm soát và cá nhân có liên quan. Khoản 8. Kiểm soát viên được sử dụng con dấu của TKV cho các văn bản, hồ sơ, tài liệu thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm soát viên. TKV phối hợp với Kiểm soát viên xây dựng quy chế sử dụng con dấu bảo đảm phù hợp với quy định pháp luật. Khoản 9. Kiểm soát viên được đào tạo nghiệp vụ kiểm soát. Trường hợp cần thiết, Ban kiểm soát, Kiểm soát viên được quyền yêu cầu tư vấn của các chuyên gia, tổ chức chuyên ngành để phục vụ công tác của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên sau khi được sự đồng ý bằng văn bản của chủ sở hữu. Chi phí thuê chuyên gia, tổ chức chuyên ngành và chi phí hoạt động khác của Kiểm soát viên thực hiện theo khung mức chi do chủ sở hữu quyết định cụ thể tại Quy chế hoạt động của Kiểm soát viên TKV và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của TKV theo quy định của pháp luật. Khoản 10. Thực hiện các quyền khác quy định của pháp luật và Điều lệ TKV. Mục 3 Điều 36 Nghĩa vụ, trách nhiệm của Kiểm soát viên Khoản 1. Tuân thủ pháp luật, Điều lệ TKV, các quy định của chủ sở hữu và đạo đức nghề nghiệp trong việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Kiểm soát viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình. Khoản 2. Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của TKV và chủ sở hữu công ty. Khoản 3. Trung thành với lợi ích của TKV và chủ sở hữu TKV. Quản lý và bảo mật thông tin theo quy định của chủ sở hữu và quy định của TKV. Không lợi dụng quyền hạn được giao để gây cản trở cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của TKV. Không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của TKV; không lạm dụng địa vị, chức vụ và tài sản của TKV để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác. Khoản 4. Phải thường xuyên nắm bắt tình hình, thu thập thông tin và thông báo kịp thời, đầy đủ và chính xác cho chủ sở hữu về các doanh nghiệp mà Kiểm soát viên và người có liên quan của Kiểm soát viên làm chủ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối. Thông báo này được niêm yết tại trụ sở chính và chi nhánh của TKV. Khoản 5. Thực hiện báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của chủ sở hữu về tình hình, kết quả hoạt động kinh doanh, vấn đề tài chính của TKV và việc thực hiện các nhiệm vụ được giao. Khoản 6. Chủ động báo cáo và khuyến nghị kịp thời tới chủ sở hữu về những hoạt động bất thường, trái với pháp luật và các quy định của chủ sở hữu; chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu và trước pháp luật về các hành vi cố ý bỏ qua hoặc bao che cho các vi phạm. Khoản 7. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật liên quan và Điều lệ này. Khoản 8. Trường hợp vi phạm nghĩa vụ quy định tại các khoản 1, 2, 3, 7 Điều này mà gây thiệt hại cho TKV thì Kiểm soát viên phải chịu trách nhiệm cá nhân hoặc liên đới bồi thường thiệt hại đó; tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và thiệt hại còn có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật. Khoản 9. Mọi thu nhập và lợi ích khác mà Kiểm soát viên trực tiếp hoặc gián tiếp có được do vi phạm nghĩa vụ quy định tại các khoản 1, 2, 3, 7 Điều này đều phải trả lại TKV. Khoản 10. Trường hợp phát hiện có Kiểm soát viên vi phạm nghĩa vụ trong thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao thì thành viên khác của Ban kiểm soát có nghĩa vụ báo cáo bằng văn bản đến cơ quan đại diện chủ sở hữu; yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả. Mục 3 Điều 37 Tiền lương, thù lao và lợi ích khác của Kiểm soát viên Khoản 1. Kiểm soát viên được hưởng tiền lương, thù lao và lợi ích khác theo kết quả hoạt động kiểm soát, kết quả và hiệu quả kinh doanh của TKV. Khoản 2. Chủ sở hữu quyết định mức và chi trả tiền lương, thù lao và lợi ích khác của Kiểm soát viên và Kiểm soát viên phụ trách chung căn cứ vào mức độ hoàn thành nhiệm vụ và quy định của pháp luật. Bộ Tài chính quyết định trả tiền lương, thù lao và lợi ích khác của Kiểm soát viên tài chính; Bộ Công Thương quyết định trả tiền lương, thù lao và lợi ích khác của Kiểm soát viên chuyên ngành. Khoản 3. Chế độ chi trả tiền lương, thù lao và lợi ích khác của Kiểm soát viên thực hiện theo các quy định pháp luật hiện hành. Khoản 4. Kiểm soát viên được hưởng chế độ ưu đãi, phúc lợi và tham gia các hoạt động của TKV như cán bộ, nhân viên khác tại TKV. Mục 3 Điều 38 Mối quan hệ giữa Ban kiểm soát, Kiểm soát viên và chủ sở hữu Khoản 1. Chủ sở hữu có trách nhiệm: Điểm a) Ban hành Quy chế hoạt động của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên tại TKV gồm các nội dung về chế độ hoạt động, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ của Kiểm soát viên, quy trình thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo đánh giá công tác quản lý và báo cáo khác của TKV giao cho Ban kiểm soát, Kiểm soát viên thực hiện, việc phối hợp thực hiện và các nội dung cần thiết khác phù hợp với điều kiện của TKV. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính ban hành Quy chế hoạt động của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên tại TKV; Điểm b) Giám sát, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ của Kiểm soát viên do mình bổ nhiệm; Điểm c) Thông báo đầy đủ cho Kiểm soát viên quyết định của mình liên quan đến các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 34 Điều lệ này và các quyết định khác liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của Kiểm soát viên tại TKV; Điểm d) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được các báo cáo của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên, chủ sở hữu phải trả lời Kiểm soát viên bằng văn bản về những đề nghị của Kiểm soát viên. Trường hợp Kiểm soát viên xin ý kiến đối với các vấn đề phát sinh đột xuất, có tính cấp bách thì chủ sở hữu phải trả lời, chỉ đạo bằng văn bản trong thời hạn 07 ngày làm việc; Điểm đ) Sau khi quyết định bổ nhiệm Kiểm soát viên, chủ sở hữu có trách nhiệm: Giao nhiệm vụ cho một đơn vị hoặc cá nhân cụ thể làm đầu mối chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp, trả lời các báo cáo và xử lý các công việc liên quan đến hoạt động của Kiểm soát viên; thông báo cho TKV và các cơ quan liên quan về việc bổ nhiệm Kiểm soát viên và hiệu lực thi hành; chỉ đạo TKV, trong thời hạn không quá 30 ngày làm việc (kể từ ngày nhận được văn bản thông báo của chủ sở hữu) tổ chức, thu xếp nơi làm việc và các trang thiết bị công tác phục vụ cho công việc của Kiểm soát viên; Điểm e) Trên cơ sở đề xuất của Kiểm soát viên và sự thống nhất của Hội đồng thành viên TKV, chủ sở hữu phê duyệt tiêu chuẩn, định mức về cơ sở, vật chất, trang thiết bị làm việc và các khoản chi khác phục vụ hoạt động của Kiểm soát viên tại TKV. Khoản 2. Ban kiểm soát, Kiểm soát viên có trách nhiệm: Điểm a) Xây dựng Quy chế hoạt động của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên tại TKV theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; Điểm b) Xây dựng chương trình công tác năm, trình chủ sở hữu phê duyệt trong quý I hằng năm. Kiểm soát viên làm việc theo chương trình công tác năm đã được phê duyệt. Đối với những trường hợp cần phải kiểm tra, giám sát đột xuất nhằm phát hiện sớm những sai sót và không gây thiệt hại cho TKV, Kiểm soát viên có thể chủ động thực hiện nhưng phải báo cáo chủ sở hữu trong thời gian sớm nhất có thể; Điểm c) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc quý và 30 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc năm, Kiểm soát viên phải gửi chủ sở hữu báo cáo bằng văn bản về tình hình và nội dung hoạt động của Kiểm soát viên tại TKV quy định tại khoản 1 Điều 34 Điều lệ này và dự kiến phương hướng, kế hoạch hoạt động trong kỳ tới; Điểm d) Đối với những văn bản, báo cáo của TKV cần có ý kiến thẩm định của Kiểm soát viên, trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được, văn bản, báo cáo, Kiểm soát viên phải gửi báo cáo thẩm định bằng văn bản đến chủ sở hữu; Điểm đ) Trong quá trình làm việc, Kiểm soát viên cần phát hiện sớm những sai phạm, những hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật, ghi nhận lại sự việc, hiện trạng, nêu khuyến cáo, đồng thời chủ động thông báo ngay cho chủ sở hữu và Hội đồng thành viên để có biện pháp xử lý. Mục 3 Điều 39 Mối quan hệ giữa Ban kiểm soát, Kiểm soát viên và Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc TKV Khoản 1. TKV, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc TKV có quyền được chủ sở hữu thông tin đầy đủ, kịp thời về việc bổ nhiệm Kiểm soát viên, chế độ hoạt động và nội dung nhiệm vụ của Kiểm soát viên tại TKV. Khoản 2. Trường hợp Ban kiểm soát, Kiểm soát viên có dấu hiệu lợi dụng quyền hạn để gây cản trở cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của TKV hoặc vi phạm các quy định của pháp luật, không thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ được chủ sở hữu giao, TKV có quyền báo cáo chủ sở hữu và thông báo cho Kiểm soát viên biết. Sau khi nhận được báo cáo của TKV, chủ sở hữu TKV có trách nhiệm xem xét, kết luận và đưa ra biện pháp xử lý kịp thời. Khoản 3. TKV phải bảo đảm gửi thông tin đến Ban kiểm soát, Kiểm soát viên cùng một thời điểm và phương thức như đối với thành viên Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc đối với các nội dung liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của Kiểm soát viên.
Nghị Định 105/2018/NĐ-CP ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản việt nam . Kèm theo Chương III * Điều 39 - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 4 - Khoản 5 * Điều 40 Kèm theo Chương IV * Điều 41 * Điều 42 * Điều 43 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 4 - Khoản 5 - Khoản 6 - Khoản 7 - Khoản 8 - Khoản 9 - Khoản 10 - Khoản 11 - Khoản 12 - Khoản 13 - Khoản 14 - Khoản 15 - Khoản 16 - Khoản 17 - Khoản 18 - Khoản 19 - Khoản 20 - Khoản 21 - Khoản 22 - Khoản 23 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ - Khoản 24 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e + Điểm g + Điểm h + Điểm i - Khoản 25 + Điểm a + Điểm b
Nghị Định 105/2018/NĐ-CP ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản việt nam . Kèm theo Chương III Mục 3 Điều 39 Mối quan hệ giữa Ban kiểm soát, Kiểm soát viên và Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc TKV Khoản 2. Trường hợp Ban kiểm soát, Kiểm soát viên có dấu hiệu lợi dụng quyền hạn để gây cản trở cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của TKV hoặc vi phạm các quy định của pháp luật, không thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ được chủ sở hữu giao, TKV có quyền báo cáo chủ sở hữu và thông báo cho Kiểm soát viên biết. Sau khi nhận được báo cáo của TKV, chủ sở hữu TKV có trách nhiệm xem xét, kết luận và đưa ra biện pháp xử lý kịp thời. Khoản 3. TKV phải bảo đảm gửi thông tin đến Ban kiểm soát, Kiểm soát viên cùng một thời điểm và phương thức như đối với thành viên Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc đối với các nội dung liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của Kiểm soát viên. Khoản 4. Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc và người quản lý khác của TKV có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về việc triển khai, thực hiện các nội dung quy định tại Điều 34 Điều lệ này; chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác về các thông tin, tài liệu, báo cáo cung cấp cho Kiểm soát viên; thu xếp cơ sở vật chất và tạo điều kiện cho Kiểm soát viên tham gia các cuộc họp, tiếp cận các hồ sơ, tài liệu của TKV để thực hiện nhiệm vụ được giao. Khoản 5. Khi Ban kiểm soát, Kiểm soát viên gửi báo cáo đến chủ sở hữu thì đồng thời gửi cho TKV, trừ trường hợp có quy định khác của chủ sở hữu. Trường hợp TKV có ý kiến khác Ban kiểm soát, Kiểm soát viên thì trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo, TKV có quyền đề nghị chủ sở hữu trả lời đối với những vấn đề có ý kiến khác nhau. Mục 3 Điều 40 Mối quan hệ giữa các Kiểm soát viên Khoản 1. Kiểm soát viên chịu trách nhiệm trực tiếp về kết quả công việc được chủ sở hữu phân công, đồng thời cùng với các Kiểm soát viên khác chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động chung của các Kiểm soát viên tại TKV. Khoản 2. Kiểm soát viên được chủ sở hữu cử làm phụ trách có trách nhiệm tổng hợp ý kiến của các Kiểm soát viên khác vào các báo cáo, chương trình công tác để gửi chủ sở hữu theo quy định. Kèm theo Chương IV Mục 3 Điều 41 Cơ cấu tổ chức quản lý của TKV Cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành của TKV gồm có: Khoản 1. Hội đồng thành viên. Khoản 2. Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng. Khoản 3. Ban Kiểm soát. Khoản 4. Bộ máy giúp việc. Mục l. HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN Điều 42 Chức năng và cơ cấu của Hội đồng thành viên Khoản 1. Hội đồng thành viên là đại diện chủ sở hữu nhà nước trực tiếp tại TKV; được giao thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước tại TKV theo quy định tại Điều lệ này và quy định của pháp luật; thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với các công ty do TKV đầu tư toàn bộ vốn điều lệ và phần vốn góp của TKV tại các doanh nghiệp khác. Khoản 2. Hội đồng thành viên có quyền nhân danh TKV để quyết định mọi vấn đề liên quan đến việc xác định và thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và quyền lợi của TKV, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ và các cơ quan liên quan quy định tại Điều lệ này. Khoản 3. Hội đồng thành viên chịu trách nhiệm trực tiếp trước chủ sở hữu nhà nước, trước pháp luật về mọi hoạt động của TKV và về các quyết định của Hội đồng thành viên gây thiệt hại cho TKV và chủ sở hữu nhà nước, trừ thành viên biểu quyết không tán thành quyết định này; thực hiện các nghĩa vụ quy định tại Điều lệ này, Luật doanh nghiệp và pháp luật liên quan. Khoản 4. Hội đồng thành viên của TKV có không quá 07 thành viên, trong đó có một thành viên là Chủ tịch Hội đồng thành viên. Thành viên Hội đồng thành viên làm việc theo chế độ chuyên trách (trừ thành viên Hội đồng thành viên TKV kiêm Tổng giám đốc TKV). Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng thành viên không quá 05 năm. Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên có thể được bổ nhiệm lại, nhưng không quá 02 nhiệm kỳ. Điều 43 Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thành viên Khoản 1. Nhận, quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn, đất đai, tài nguyên, khoáng sản và các nguồn lực khác do chủ sở hữu đầu tư cho TKV và Tập đoàn các công ty TKV. Khoản 2. Xây dựng, trình Bộ Công Thương thông qua để trình Chính phủ ban hành Điều lệ, sửa đổi, bổ sung Điều lệ của TKV. Khoản 3. Đề nghị cấp có thẩm quyền điều chỉnh vốn điều lệ; tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể, yêu cầu phá sản TKV. Khoản 4. Trình Bộ Công Thương ban hành, sửa đổi, bổ sung Quy chế tài chính của TKV. Khoản 5. Quyết định mục tiêu, chiến lược, kế hoạch dài hạn, kế hoạch sản xuất, kinh doanh, kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm và ngành, nghề kinh doanh của TKV sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; quyết định và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh hàng năm của TKV sau khi được Bộ Công Thương thông qua và gửi quyết định đến Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp, giám sát; quyết định phương án phối hợp kinh doanh giữa TKV và các doanh nghiệp thành viên do TKV sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối hoặc công ty tự nguyện tham gia liên kết thông qua việc sử dụng quyền chi phối của TKV tại các doanh nghiệp này hoặc hợp đồng liên kết phù hợp với quy định của pháp luật. Khoản 6. Quyết định các dự án đầu tư nằm trong quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn của Tập đoàn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; ủy quyền hoặc phân cấp cho Tổng giám đốc TKV quyết định đầu tư các dự án trong kế hoạch đã được Hội đồng thành viên phê duyệt theo quy chế quản lý của TKV. Khoản 7. Quyết định việc xây dựng và sử dụng thương hiệu; các giải pháp phát triển thị trường và công nghệ; phân công chuyên môn hóa, hợp tác, tiếp cận, mở rộng và chia sẻ thông tin, thị trường, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ giữa TKV với các doanh nghiệp thành viên; quyết định phương án huy động vốn, dự án đầu tư xây dựng, mua, bán tài sản cố định, dự án đầu tư ra ngoài TKV đối với từng dự án có giá trị không quá 50% vốn chủ sở hữu của TKV được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của TKV tại thời điểm gần nhất với thời điểm huy động vốn hoặc thời điểm quyết định dự án nhưng không quá mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật đầu tư công. Khoản 8. Quyết định phương án tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh, biên chế và sử dụng bộ máy quản lý, quy chế quản lý nội bộ của TKV, quy hoạch, đào tạo lao động của TKV theo đề nghị của Tổng giám đốc TKV. Khoản 9. Đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu, tiền lương, thù lao, tiền thưởng và các quyền lợi khác đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên và thành viên Hội đồng thành viên TKV. Khoản 10. Quyết định về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu, mức lương đối với Tổng giám đốc TKV trên cơ sở đề nghị của Hội đồng thành viên và sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Công Thương. Quyết định về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu, quyết định mức lương đối với Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng TKV theo đề nghị của Tổng giám đốc TKV. Thủ tục, trình tự, thẩm quyền về công tác cán bộ được quy định cụ thể tại Quy chế quản lý cán bộ do Hội đồng thành viên TKV ban hành. Hội đồng thành viên TKV bổ nhiệm Tổng giám đốc TKV sau khi có văn bản chấp thuận của cơ quan đại diện chủ sở hữu theo quy định. Cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm báo cáo xin ý kiến Ban cán sự Đảng Chính phủ trước khi có văn bản chấp thuận. Khoản 11. Quyết định cử người đại diện phần vốn góp của TKV tại các doanh nghiệp khác và giới thiệu người đại diện của TKV tham gia ứng cử vào ban quản lý, điều hành doanh nghiệp khác theo đề nghị của Tổng giám đốc TKV. Khoản 12. Đề nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án thành lập công ty con do TKV nắm giữ 100% vốn điều lệ; chủ trương góp vốn, nắm giữ, đầu tư tăng vốn, giảm vốn của TKV tại các doanh nghiệp khác; việc tiếp nhận công ty con, công ty liên kết; thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc khác của TKV. Khoản 13. Quyết định thành lập công ty con do TKV nắm giữ 100% vốn điều lệ; góp vốn, nắm giữ, đầu tư tăng vốn, giảm vốn của TKV tại các doanh nghiệp khác; tiếp nhận công ty con, công ty liên kết; thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc khác của TKV sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương. Quyết định thành lập các Ban Quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực để quản lý các dự án thuộc Tập đoàn các công ty TKV. Khoản 14. Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới Tập đoàn các công ty TKV và tổ chức thực hiện sau khi Đề án được phê duyệt. Khoản 15. Xây dựng và báo cáo Bộ Công Thương phê duyệt: Chủ trương huy động vốn, dự án đầu tư xây dựng, mua, bán tài sản cố định, dự án đầu tư ra ngoài TKV đối với từng dự án có giá trị lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu của TKV được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của TKV tại thời điểm gần nhất với thời điểm huy động vốn hoặc thời điểm quyết định dự án và những dự án có giá trị lớn hơn mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật đầu tư công; chủ trương huy động vốn của tổ chức, cá nhân nước ngoài; chủ trương đầu tư ra nước ngoài. Khoản 16. Quyết định, ủy quyền hoặc phân cấp cho Tổng giám đốc TKV quyết định phương án huy động vốn để kinh doanh, dự án đầu tư xây dựng, mua, bán tài sản cố định thuộc thẩm quyền theo quy chế quản lý của TKV và quy định của pháp luật. Khoản 17. Quyết định báo cáo tài chính của TKV, báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn các công ty TKV sau khi báo cáo và được Bộ Công Thương phê duyệt. Khoản 18. Quyết định phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của TKV theo quy định của pháp luật sau khi được cấp có thẩm quyền chấp thuận. Quyết định thang, bảng lương, đơn giá tiền lương, chế độ trả lương đối với người lao động theo quy định của pháp luật. Khoản 19. Xây dựng và trình Bộ Công Thương phê duyệt quỹ tiền lương, thù lao của Người quản lý TKV theo quy định của pháp luật; phê duyệt kế hoạch lao động, quỹ tiền lương của người lao động theo đề nghị của Tổng giám đốc và sau khi được Bộ Công Thương có ý kiến. Khoản 20. Thông qua phương án sử dụng lợi nhuận sau thuế hoặc xử lý các khoản lỗ trong quá trình kinh doanh do Tổng giám đốc đề nghị phù hợp với Điều lệ này và Quy chế quản lý tài chính của TKV. Khoản 21. Tổ chức kiểm tra, giám sát Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng TKV, Giám đốc các đơn vị trực thuộc TKV, Hiệu trưởng, Viện trưởng, Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định của Luật doanh nghiệp, các văn bản pháp luật có liên quan và Điều lệ này. Khoản 22. Tổ chức kiểm tra, giám sát Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch, Giám đốc, Kiểm soát viên các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do TKV nắm 100% vốn điều lệ, người đại diện phần vốn góp của TKV ở doanh nghiệp khác và người đại diện do TKV giới thiệu ứng cử tham gia ban quản lý, điều hành doanh nghiệp khác trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ do đại diện chủ sở hữu giao theo quy định của Luật doanh nghiệp, Điều lệ này và phù hợp với Điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Điều lệ của doanh nghiệp có phần vốn góp của TKV và pháp luật có liên quan. Khoản 23. Trách nhiệm của Hội đồng thành viên đối với dự án đầu tư ra nước ngoài: Điểm a) Xây dựng dự án đầu tư ra nước ngoài của TKV đảm bảo đúng mục tiêu, hiệu quả, có tính đến các yếu tố rủi ro và trình Bộ Công Thương xem xét, phê duyệt. Điểm b) Ban hành các quy chế hoạt động và quản lý, sử dụng vốn, tài sản của TKV tại nước ngoài phù hợp với quy định của pháp luật nước sở tại, đảm bảo quản lý chặt chẽ, chống thất thoát; Điểm c) Giám sát, đánh giá thường xuyên và chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư ra nước ngoài của TKV; Điểm d) Định kỳ báo cáo cho Bộ Công Thương về tiến độ thực hiện đối với các dự án đang trong quá trình đầu tư; về hiệu quả đầu tư đối với dự án đang hoạt động; Điểm đ) Báo cáo kịp thời và đề xuất giải pháp với Bộ Công Thương trong trường hợp phát sinh vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp. Khoản 24. Quyền, trách nhiệm đối với công ty con do TKV nắm giữ 100% vốn điều lệ: Điểm a) Quyết định thành lập, mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh; tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu phá sản sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Điểm b) Phê duyệt Điều lệ, sửa đổi và bổ sung Điều lệ; Điểm c) Quyết định vốn điều lệ khi thành lập và điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động của công ty; Điểm d) Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, khen thưởng, kỷ luật Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc, Kiểm soát viên công ty con theo đề nghị của Tổng giám đốc TKV; Điểm đ) Phê duyệt chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm và kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm của công ty con. Điểm e) Phê duyệt phương án huy động vốn, dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định có giá trị trên 50% vốn chủ sở hữu của công ty con được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của công ty con tại thời điểm gần nhất với thời điểm huy động vốn hoặc một tỷ lệ khác thấp hơn quy định tại điều lệ của công ty con phù hợp với quy định của pháp luật; Điểm g) Ban hành Quy chế quản lý tài chính của Công ty con; Điểm h) Phê duyệt báo cáo tài chính hằng năm, phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ; Điểm i) Các quyền, trách nhiệm khác theo quy định pháp luật, Điều lệ này và Điều lệ công ty. Khoản 25. Quyền, trách nhiệm đối với công ty con do TKV nắm giữ trên 50% vốn điều lệ: Điểm a) Quyết định việc góp vốn, chuyển nhượng vốn TKV đầu tư tại công ty; thực hiện các quyền của cổ đông, thành viên góp vốn theo quy định của pháp luật và Điều lệ của công ty; chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn mà TKV đã góp vào công ty; Điểm b) Chỉ định Người đại diện để thực hiện các quyền của cổ đông, thành viên góp vốn; miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Người đại diện; quyết định lương, thưởng, phụ cấp và các lợi ích khác của Người đại diện; giao nhiệm vụ cho Người đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của TKV tại công ty; đánh giá đối với Người đại diện;
Nghị Định 105/2018/NĐ-CP ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản việt nam . Kèm theo Chương IV * Điều 43 - Khoản 24 + Điểm i - Khoản 25 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e - Khoản 26 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e - Khoản 27 - Khoản 28 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e + Điểm g + Điểm h - Khoản 29 - Khoản 30 - Khoản 31 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 32 * Điều 44 * Điều 45 * Điều 46 - Khoản 1 - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e + Điểm g
Nghị Định 105/2018/NĐ-CP ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản việt nam . Kèm theo Chương IV Điều 43 Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thành viên Khoản 24 Điểm i) Các quyền, trách nhiệm khác theo quy định pháp luật, Điều lệ này và Điều lệ công ty. Khoản 25. Quyền, trách nhiệm đối với công ty con do TKV nắm giữ trên 50% vốn điều lệ: Điểm a) Quyết định việc góp vốn, chuyển nhượng vốn TKV đầu tư tại công ty; thực hiện các quyền của cổ đông, thành viên góp vốn theo quy định của pháp luật và Điều lệ của công ty; chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn mà TKV đã góp vào công ty; Điểm b) Chỉ định Người đại diện để thực hiện các quyền của cổ đông, thành viên góp vốn; miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Người đại diện; quyết định lương, thưởng, phụ cấp và các lợi ích khác của Người đại diện; giao nhiệm vụ cho Người đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của TKV tại công ty; đánh giá đối với Người đại diện; Điểm c) Yêu cầu Người đại diện thực hiện các nội dung đã được giao quy định tại điểm d khoản này, trừ trường hợp Điều lệ của công ty có quy định khác; báo cáo định kỳ hoặc đột xuất tình hình đầu tư, tài chính, hiệu quả sử dụng vốn của TKV, kết quả kinh doanh của công ty; Điểm d) Giao nhiệm vụ cho Người đại diện quyết định các nội dung sau của công ty trên cơ sở nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên TKV: - Mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh; tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty; - Điều lệ, sửa đổi và bổ sung điều lệ của công ty; - Việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ; thời điểm và phương thức huy động vốn; loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; việc mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại; - Việc đề cử để bầu, kiến nghị miễn nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, xử lý vi phạm của thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát. Đề cử để bổ nhiệm, kiến nghị miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với Giám đốc công ty. Thù lao, tiền lương, tiền thưởng và lợi ích khác của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Giám đốc công ty; số lượng thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Phó giám đốc công ty; - Chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm của công ty; danh mục các dự án đầu tư nhóm A, B hằng năm; - Chủ trương góp vốn, nắm giữ, tăng, giảm vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác; thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị trực thuộc; việc tiếp nhận doanh nghiệp tự nguyện tham gia làm công ty con, công ty liên kết; - Chủ trương mua, bán tài sản và hợp đồng vay, cho vay có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ của công ty; chủ trương vay nợ nước ngoài của công ty; - Báo cáo tài chính, phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ, mức cổ tức hằng năm; - Chế độ tuyển dụng; chế độ thù lao, tiền lương, tiền thưởng của công ty. Điểm đ) Yêu cầu Người đại diện báo cáo để thực hiện giám sát, kiểm tra thường xuyên và thanh tra theo quy định việc chấp hành pháp luật; việc quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn của TKV tại công ty; việc thực hiện chiến lược, kế hoạch; đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ được giao, kết quả hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh doanh; Điểm e) Các quyền, trách nhiệm khác theo quy định pháp luật, Điều lệ này và Điều lệ công ty. Khoản 26. Quyền, trách nhiệm đối với công ty do TKV nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ như sau: Điểm a) Quyết định việc góp vốn, chuyển nhượng vốn TKV đầu tư tại công ty; thực hiện các quyền của cổ đông, thành viên góp vốn theo quy định của pháp luật và Điều lệ của công ty; chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn mà TKV đã góp vào công ty; Điểm b) Chỉ định Người đại diện để thực hiện các quyền của cổ đông, thành viên góp vốn; miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Người đại diện tại công ty; quyết định lương, thưởng, phụ cấp và các lợi ích khác của Người đại diện; giao nhiệm vụ cho Người đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của TKV tại công ty; đánh giá đối với Người đại diện; Điểm c) Yêu cầu Người đại diện thực hiện các nội dung đã được giao quy định tại điểm d khoản này, trừ trường hợp Điều lệ của công ty có quy định khác; báo cáo định kỳ hoặc đột xuất tình hình đầu tư, tài chính, hiệu quả sử dụng vốn của TKV, kết quả kinh doanh của công ty; Điểm d) Giao nhiệm vụ cho Người đại diện quyết định các nội dung sau của công ty trên cơ sở nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên TKV: - Mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh; tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty; - Điều lệ, sửa đổi và bổ sung điều lệ của công ty; - Việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ; thời điểm và phương thức huy động vốn; loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; việc mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại; - Việc đề cử để bầu, kiến nghị miễn nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, xử lý vi phạm của thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát; đề cử để bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với Giám đốc công ty. Thù lao, tiền lương, tiền thưởng và lợi ích khác của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Giám đốc công ty; số lượng thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Phó giám đốc công ty; - Chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm của công ty; - Chủ trương thành lập công ty con; thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị trực thuộc; - Chủ trương đầu tư, mua, bán tài sản và hợp đồng vay, cho vay có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn được quy định tại Điều lệ của công ty; - Báo cáo tài chính hằng năm, việc phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ, mức cổ tức hằng năm của công ty. Điểm đ) Yêu cầu Người đại diện báo cáo để thực hiện giám sát, kiểm tra thường xuyên, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của TKV tại công ty; Điểm e) Các quyền, trách nhiệm khác theo quy định pháp luật, Điều lệ này và Điều lệ công ty. Khoản 27. Quyết định xếp hạng doanh nghiệp thành viên theo quy định của pháp luật; ban hành và sửa đổi, bổ sung Điều lệ hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động của các đơn vị trực thuộc và đơn vị sự nghiệp của TKV theo đề nghị của Tổng giám đốc TKV. Khoản 28. Thông qua để Tổng giám đốc TKV quyết định: Điểm a) Giao, điều chỉnh ranh giới quản lý than, ranh giới quản lý bô-xít và các tài nguyên khoáng sản khác (đã được Nhà nước giao TKV quản lý) cho các công ty con, đơn vị trực thuộc của TKV để quản lý và bảo vệ. Giao cho các đơn vị trực thuộc TKV tiến hành khai thác than, khai thác bô-xít và các tài nguyên khoáng sản khác theo giấy phép khai thác khoáng sản đã cấp cho TKV; Điểm b) Ký kết các hợp đồng, thỏa thuận hợp tác theo phân cấp hoặc ủy quyền của Hội đồng thành viên; Điểm c) Bảo lãnh cho mỗi khoản vay của công ty con theo các quy định hiện hành; Điểm d) Góp vốn để thành lập mới công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo ủy quyền hoặc phân cấp của Hội đồng thành viên; Điểm đ) Các hợp đồng thuê, cho thuê; vay, cho vay của các công ty con do TKV nắm 100% vốn điều lệ theo ủy quyền hoặc phân cấp của Hội đồng thành viên; Điểm e) Ban hành tiêu chuẩn cơ sở; định mức tổng hợp kỹ thuật, kinh tế; đơn giá tiền lương áp dụng trong kế hoạch phối hợp kinh doanh của Tập đoàn các công ty TKV phù hợp với quy định của pháp luật; Điểm g) Bổ nhiệm các chức danh quản lý và điều hành theo Quy chế quản lý cán bộ của Hội đồng thành viên; Điểm h) Các vấn đề khác Tổng giám đốc cần trình Hội đồng thành viên thông qua trước khi quyết định được quy định tại Điều lệ này và các quy chế quản lý của Tập đoàn. Khoản 29. Hội đồng thành viên ban hành quy chế quản lý theo từng lĩnh vực hoạt động để phân cấp hoặc ủy quyền cho Tổng giám đốc TKV, Giám đốc các đơn vị trực thuộc, Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp và người đại diện phần vốn của TKV ở các doanh nghiệp. Khoản 30. Chịu trách nhiệm quản lý và điều hành TKV tuân thủ đúng quy định của pháp luật và các quyết định của chủ sở hữu; quản lý sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn có hiệu quả; báo cáo kịp thời cho chủ sở hữu về việc doanh nghiệp hoạt động thua lỗ, không bảo đảm khả năng thanh toán, không hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ do chủ sở hữu giao hoặc những trường hợp sai phạm khác. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về vi phạm gây tổn thất vốn, tài sản của TKV. Khoản 31. Chế độ thông tin, báo cáo của Hội đồng thành viên đối với chủ sở hữu. Điểm a) Hội đồng thành viên phải gửi báo cáo hàng quý, năm bằng văn bản cho chủ sở hữu về tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh và dự kiến phương hướng thực hiện trong kỳ tới của Tập đoàn các công ty TKV theo quy định của pháp luật; Điểm b) Hội đồng thành viên phải gửi báo cáo bằng văn bản cho chủ sở hữu: Cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của TKV và của Tập đoàn các công ty TKV; thang, bảng lương, đơn giá tiền lương, chế độ trả lương đối với người lao động và cán bộ quản lý và các nội dung khác theo quy định của pháp luật; Điểm c) Hội đồng thành viên phải báo cáo để chủ sở hữu quyết định hoặc thông qua các vấn đề của Tập đoàn thuộc thẩm quyền quyết định hoặc thông qua của chủ sở hữu được quy định tại Điều lệ này. Khoản 32. Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ này. Điều 44 Tiêu chuẩn và điều kiện của Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên Khoản 1. Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam. Khoản 2. Có trình độ đại học trở lên, biết ít nhất một ngoại ngữ thông dụng, có năng lực kinh doanh và quản lý doanh nghiệp. Chủ tịch Hội đồng thành viên phải có kinh nghiệm ít nhất 03 năm quản lý, điều hành doanh nghiệp thuộc ngành, nghề kinh doanh chính của TKV. Khoản 3. Có đủ năng lực hành vi dân sự, sức khỏe, phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết, hiểu biết pháp luật và có ý thức chấp hành pháp luật. Khoản 4. Không giữ các chức vụ quản lý, điều hành tại doanh nghiệp thành viên. Trường hợp là cán bộ, công chức, lãnh đạo trong bộ máy nhà nước hoặc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội phải được cấp có thẩm quyền cử và phù hợp với quy định của pháp luật. Khoản 5. Chưa từng bị cách chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc/Giám đốc, Phó tổng giám đốc/Phó giám đốc của doanh nghiệp nhà nước. Khoản 6. Không thuộc đối tượng bị cấm đảm nhiệm chức vụ quản lý điều hành doanh nghiệp theo quy định tại các điểm b, c, đ, e khoản 2 Điều 18 của Luật doanh nghiệp. Khoản 7. Không phải là người có liên quan theo quy định tại khoản 2 Điều 92 Luật doanh nghiệp. Khoản 8. Chủ tịch Hội đồng thành viên không được kiêm nhiệm chức danh Tổng giám đốc TKV và giám đốc các doanh nghiệp khác. Khoản 9. Các tiêu chuẩn và điều kiện khác theo quy định của pháp luật. Điều 45 Miễn nhiệm, thay thế Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên Khoản 1. Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau: Điểm a) Không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại Điều lệ này và pháp luật có liên quan; Điểm b) Có đơn xin từ chức và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản; Điểm c) Có quyết định điều chuyển, bố trí công việc khác hoặc nghỉ hưu; Điểm d) Không đủ năng lực, trình độ đảm nhận công việc được giao; bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; Điểm đ) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Khoản 2. Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên bị cách chức trong những trường hợp sau: Điểm a) Công ty không hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch hằng năm, không bảo toàn và phát triển vốn đầu tư theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu mà không giải trình được nguyên nhân khách quan hoặc giải trình nguyên nhân không được cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận; Điểm b) Bị truy tố và bị Tòa án tuyên là có tội; Điểm c) Không trung thực trong thực thi quyền, nghĩa vụ hoặc lạm dụng địa vị, chức vụ, sử dụng tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác; báo cáo không trung thực tình hình tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty; Điểm d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Khoản 3. Trường hợp thay thế Chủ tịch, thành viên Hội đồng thành viên thì trong thời hạn 60 ngày Hội đồng thành viên phải họp để kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét, quyết định việc bổ nhiệm người thay thế hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định theo quy định của pháp luật. Điều 46 Chủ tịch Hội đồng thành viên Khoản 1. Chủ tịch Hội đồng thành viên do Thủ tướng Chính phủ quyết định quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, thay thế, từ chức, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương và ý kiến thẩm định của Bộ Nội vụ. Khoản 2. Chủ tịch Hội đồng thành viên có quyền hạn và nhiệm vụ sau: Điểm a) Thay mặt Hội đồng thành viên ký nhận vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do Nhà nước giao hoặc đầu tư cho TKV và Tập đoàn các công ty TKV; quản lý Tập đoàn theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên; Điểm b) Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng thành viên; quyết định chương trình, nội dung họp và tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Hội đồng thành viên hoặc lấy ý kiến các Thành viên Hội đồng thành viên bằng văn bản; Điểm c) Thay mặt Hội đồng thành viên ký hoặc ủy quyền cho thành viên khác của Hội đồng thành viên ký các nghị quyết, quyết định và văn bản khác của Hội đồng thành viên; Điểm d) Tổ chức theo dõi và giám sát việc thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên; có quyền đình chỉ các quyết định của Tổng giám đốc trái với nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên; Điểm đ) Tổ chức nghiên cứu và soạn thảo chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn, kế hoạch 05 năm, hàng năm, dự án đầu tư có quy mô thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng thành viên trình chủ sở hữu quyết định; phương án đổi mới tổ chức, nhân sự chủ chốt của TKV để trình Hội đồng thành viên; Điểm e) Tổ chức giám sát, trực tiếp giám sát và đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu chiến lược, kết quả hoạt động của TKV, kết quả quản lý điều hành của Tổng giám đốc TKV; Điểm g) Tổ chức công bố, công khai thông tin về TKV theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, kịp thời, chính xác, trung thực và tính hệ thống của thông tin được công bố;
Nghị Định 105/2018/NĐ-CP ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản việt nam . Kèm theo Chương IV * Điều 46 - Khoản 2 + Điểm đ + Điểm e + Điểm g + Điểm h + Điểm i + Điểm k + Điểm l * Điều 47 * Điều 48 * Điều 49 * Điều 50 * Điều 51 * Điều 52 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 4 - Khoản 5 - Khoản 6 - Khoản 7 - Khoản 8 - Khoản 9 - Khoản 10 - Khoản 11
Nghị Định 105/2018/NĐ-CP ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản việt nam . Kèm theo Chương IV Điều 46 Chủ tịch Hội đồng thành viên Khoản 2 Điểm đ) Tổ chức nghiên cứu và soạn thảo chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn, kế hoạch 05 năm, hàng năm, dự án đầu tư có quy mô thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng thành viên trình chủ sở hữu quyết định; phương án đổi mới tổ chức, nhân sự chủ chốt của TKV để trình Hội đồng thành viên; Điểm e) Tổ chức giám sát, trực tiếp giám sát và đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu chiến lược, kết quả hoạt động của TKV, kết quả quản lý điều hành của Tổng giám đốc TKV; Điểm g) Tổ chức công bố, công khai thông tin về TKV theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, kịp thời, chính xác, trung thực và tính hệ thống của thông tin được công bố; Điểm h) Các quyền khác theo phân cấp, ủy quyền của Hội đồng thành viên, Bộ trưởng Bộ Công Thương và Thủ tướng Chính phủ; Điểm i) Có thể ủy quyền bằng văn bản cho một trong số các thành viên Hội đồng thành viên thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên khi Chủ tịch Hội đồng thành viên vắng mặt; Điểm k) Thay mặt Hội đồng thành viên quan hệ với bên đối tác thứ ba trong trường hợp TKV thực hiện các hoạt động nhân danh Tập đoàn các công ty TKV theo thỏa thuận giữa các doanh nghiệp thành viên; Điểm l) Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ này. Điều 47 Chế độ làm việc của Hội đồng thành viên Khoản 1. Hội đồng thành viên làm việc theo chế độ tập thể; họp ít nhất một lần trong một tháng để xem xét và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình; đối với những vấn đề không yêu cầu thảo luận thì Hội đồng thành viên có thể lấy ý kiến các thành viên bằng văn bản. Hội đồng thành viên có thể họp bất thường theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Tổng giám đốc hoặc trên 50% tổng số thành viên Hội đồng thành viên. Quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản hoặc biểu quyết tại cuộc họp. Khoản 2. Chủ tịch Hội đồng thành viên triệu tập và chủ trì cuộc họp của Hội đồng thành viên. Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể ủy quyền bằng văn bản cho một thành viên Hội đồng thành viên triệu tập và chủ trì cuộc họp của Hội đồng thành viên hoặc ủy quyền bằng văn bản cho một thành viên triệu tập và cho một thành viên khác chủ trì cuộc họp của Hội đồng thành viên. Trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng thành viên không đồng ý triệu tập và chủ trì cuộc họp bất thường theo đề nghị của trên 50% số thành viên Hội đồng thành viên thì số thành viên này được quyền cử người triệu tập và chủ trì cuộc họp. Nội dung và các tài liệu cuộc họp phải được gửi đến các thành viên Hội đồng thành viên và các đại biểu được mời (nếu có) trước ngày họp ít nhất là 03 ngày. Khoản 3. Các cuộc họp hoặc lấy ý kiến các thành viên của Hội đồng thành viên hợp lệ khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên Hội đồng thành viên tham gia. Mỗi thành viên có một phiếu biểu quyết có giá trị như nhau. Nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên chỉ có hiệu lực khi có trên 50% tổng số thành viên Hội đồng thành viên dự họp tán thành. Trường hợp có số phiếu ngang nhau thì quyết định theo bên có phiếu của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc người được Chủ tịch Hội đồng thành viên ủy quyền chủ trì cuộc họp. Thành viên Hội đồng thành viên có quyền bảo lưu ý kiến của mình và kiến nghị lên cơ quan đại diện chủ sở hữu của TKV. Trường hợp lấy ý kiến các thành viên Hội đồng thành viên bằng văn bản thì nghị quyết của Hội đồng thành viên được thông qua khi có trên 50% tổng số thành viên tán thành. Việc đề nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ, tổ chức lại, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của TKV phải được ít nhất ba phần tư số thành viên dự họp hoặc lấy ý kiến chấp thuận. Khoản 4. Căn cứ vào nội dung và chương trình cuộc họp, khi xét thấy cần thiết, Hội đồng thành viên có quyền hoặc có trách nhiệm mời đại diện có thẩm quyền của các cơ quan, tổ chức có liên quan tham dự và thảo luận các vấn đề cụ thể trong chương trình nghị sự. Đại diện các cơ quan, tổ chức được mời dự họp có quyền phát biểu ý kiến nhưng không tham gia biểu quyết. Các ý kiến phát biểu (nếu có) của đại diện được mời dự họp được ghi đầy đủ vào biên bản của cuộc họp. Khoản 5. Nội dung các vấn đề thảo luận, các ý kiến phát biểu, kết quả biểu quyết, các quyết định được Hội đồng thành viên thông qua và kết luận của các cuộc họp của Hội đồng thành viên phải được ghi thành biên bản. Chủ tọa và thư ký cuộc họp phải liên đới chịu trách nhiệm về tính chính xác và tính trung thực của biên bản họp Hội đồng thành viên. Nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên có tính bắt buộc thi hành đối với TKV. Khoản 6. Thành viên Hội đồng thành viên có quyền yêu cầu Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý, điều hành trong TKV, công ty con do TKV nắm giữ 100% vốn điều lệ, người đại diện phần vốn của TKV tại các doanh nghiệp khác cung cấp các thông tin, tài liệu về tình hình tài chính, hoạt động của Tập đoàn các công ty TKV theo quy chế thông tin do Hội đồng thành viên quy định hoặc theo nghị quyết của Hội đồng thành viên. Người được yêu cầu cung cấp thông tin phải cung cấp kịp thời, đầy đủ và chính xác các thông tin, tài liệu theo yêu cầu của thành viên Hội đồng thành viên, trừ trường hợp Hội đồng thành viên có quyết định khác. Khoản 7. Chi phí hoạt động của Hội đồng thành viên, kể cả tiền lương, phụ cấp và thù lao được tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp của TKV. Khoản 8. Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng thành viên được quyền tổ chức việc lấy ý kiến các chuyên gia tư vấn trong và ngoài nước trước khi quyết định các vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền Hội đồng thành viên. Chi phí lấy ý kiến chuyên gia tư vấn được quy định tại Quy chế quản lý tài chính của TKV. Khoản 9. Nghị quyết của Hội đồng thành viên có hiệu lực kể từ ngày được thông qua hoặc từ ngày có hiệu lực ghi trong nghị quyết đó, trừ các trường hợp phải được cơ quan đại diện chủ sở hữu theo thẩm quyền chấp thuận. Điều 48 Tham gia quản lý công ty khác của Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc Khoản 1. Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên không được giữ chức danh quản lý, điều hành ở doanh nghiệp khác và không được làm người đại diện phần vốn của TKV ở doanh nghiệp khác. Khoản 2. Vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc TKV không được giữ chức danh kế toán trưởng, thủ quỹ tại TKV. Hợp đồng kinh tế, lao động, dân sự của TKV ký kết với Chủ tịch, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, với vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc phải được thông báo cho người bổ nhiệm Chủ tịch, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc. Trường hợp người bổ nhiệm Chủ tịch, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc phát hiện hợp đồng có mục đích tư lợi mà hợp đồng chưa được ký kết thì có quyền yêu cầu Chủ tịch, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc không được ký kết hợp đồng đó. Nếu hợp đồng đã được ký kết thì bị coi là vô hiệu, Chủ tịch, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc phải bồi thường thiệt hại và bị xử lý theo quy định của pháp luật. Mục 2 Điều 49 Chức năng của Tổng giám đốc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của TKV, điều hành hoạt động hàng ngày của TKV, điều hành kế hoạch phối hợp kinh doanh của Tập đoàn các công ty TKV theo mục tiêu, kế hoạch và các nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên; chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Điều 50 Tiêu chuẩn và điều kiện của Tổng giám đốc Khoản 1. Có trình độ đại học trở lên thuộc ngành mỏ hoặc ngành kinh tế, kỹ thuật thuộc ngành, nghề kinh doanh chính của Tập đoàn các công ty TKV; biết một ngoại ngữ thông dụng theo quy định ở mức tối thiểu; có năng lực quản trị kinh doanh; có ít nhất 03 năm kinh nghiệm quản lý, điều hành trực tiếp doanh nghiệp thuộc ngành, nghề kinh doanh chính của Tập đoàn các công ty TKV; Khoản 2. Có sức khỏe tốt, phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết; hiểu biết pháp luật và có ý thức chấp hành pháp luật; Khoản 3. Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; Khoản 4. Đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại khoản 2, 3, 4, 5, 6 Điều 100 Luật doanh nghiệp. Khoản 5. Chưa từng bị cách chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Phó giám đốc TKV hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc/ Giám đốc, Phó tổng giám đốc/Phó giám đốc ở doanh nghiệp nhà nước khác. Khoản 6. Không được kiêm Giám đốc của doanh nghiệp khác. Khoản 7. Các tiêu chuẩn và điều kiện khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ này. Mục 2 Điều 51 Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, thay thế, khen thưởng, kỷ luật Tổng giám đốc Khoản 1. Tổng giám đốc TKV là thành viên Hội đồng thành viên. Trường hợp đặc biệt, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định sau khi có ý kiến thống nhất của tập thể Ban cán sự Đảng Chính phủ. Tổng giám đốc do Hội đồng thành viên TKV quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Công Thương. Khoản 2. Tổng giám đốc được bổ nhiệm với nhiệm kỳ không quá 05 năm. Khoản 3. Quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng giám đốc được thực hiện theo quy định của pháp luật. Khoản 4. Tổng giám đốc bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây: Điểm a) Không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại Điều lệ này và pháp luật có liên quan; Điểm b) Có đơn xin từ chức, nghỉ việc; Điểm c) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ này. Khoản 5. Tổng giám đốc bị cách chức trong các trường hợp sau đây: Điểm a) TKV không bảo toàn được vốn theo quy định pháp luật; Điểm b) TKV không hoàn thành các mục tiêu kế hoạch kinh doanh hằng năm trừ các trường hợp lỗ hoặc giảm tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; lỗ theo kế hoạch do đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên; lỗ hoặc giảm tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có lý do khách quan được giải trình và đã được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận; Điểm c) Không có đủ trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu của chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh mới của doanh nghiệp; Điểm d) Doanh nghiệp vi phạm pháp luật hoặc có hoạt động kinh doanh trái với quy định của pháp luật; Điểm đ) Vi phạm một trong số các nghĩa vụ của người quản lý quy định tại Điều 96 của Luật doanh nghiệp; Điểm e) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ này. Mục 2 Điều 52 Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng giám đốc Khoản 1. Tổ chức xây dựng chiến lược phát triển Tập đoàn các công ty TKV; quy hoạch phát triển các dự án thuộc các ngành, nghề kinh doanh của TKV và của Tập đoàn các công ty TKV; kế hoạch dài hạn, kế hoạch sản xuất, kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm, hàng năm của Tập đoàn các công ty TKV, kế hoạch phối hợp kinh doanh trong Tập đoàn các công ty TKV; các phương án huy động và sử dụng vốn; chuẩn bị các dự án đầu tư, dự án bảo vệ môi trường, phương án giao ranh giới quản lý tài nguyên, phân bổ các nguồn lực, chuẩn bị các đề án tổ chức, quản lý; dự thảo Điều lệ, sửa đổi Điều lệ TKV, dự thảo Quy chế quản lý tài chính của TKV, các quy chế, quy định quản lý nội bộ TKV; xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực; xây dựng và kiểm tra việc thực hiện hệ thống chỉ tiêu, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, đơn giá tiền lương, đơn giá sản phẩm; chuẩn bị các hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự; chuẩn bị các báo cáo định kỳ, báo cáo thống kê, báo tài chính của TKV, báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn các công ty TKV và các đề án, dự án khác. Khoản 2. Trình Hội đồng thành viên để Hội đồng thành viên trình chủ sở hữu hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt các nội dung thuộc quyền của chủ sở hữu đối với Tập đoàn các công ty TKV. Khoản 3. Trình Hội đồng thành viên xem xét quyết định các nội dung thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên. Khoản 4. Quyết định các vấn đề được Hội đồng thành viên phân công hoặc ủy quyền theo quy định của Điều lệ này, theo các quy chế quản lý của TKV hoặc theo nghị quyết, quyết định cụ thể của Hội đồng thành viên. Khoản 5. Quyết định các dự án đầu tư, mua, bán tài sản của TKV; ký các hợp đồng vay, cho vay, thuê, cho thuê và các hợp đồng kinh tế khác; phương án sử dụng vốn, tài sản của TKV để góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp khác theo phân cấp hoặc ủy quyền của Hội đồng thành viên và pháp luật có liên quan. Đối với các dự án, hợp đồng có giá trị trên mức ủy quyền hoặc phân cấp cho Tổng giám đốc thì Tổng giám đốc chỉ được quyết định hoặc ký kết sau khi có nghị quyết hoặc quyết định của Hội đồng thành viên. Khoản 6. Quyết định giá mua, giá bán các sản phẩm và dịch vụ, trừ những sản phẩm, dịch vụ do Nhà nước quy định giá. Khoản 7. Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể văn phòng, các ban và tổ chức tương đương thuộc bộ máy quản lý, điều hành TKV sau khi được Hội đồng thành viên phê duyệt. Khoản 8. Quyết định tuyển chọn, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng hoặc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, thay thế, khen thưởng, kỷ luật, mức lương và phụ cấp đối với các chức danh theo Quy chế quản lý cán bộ của TKV. Khoản 9. Thông qua để Giám đốc các đơn vị trực thuộc TKV và Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp của TKV bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh cán bộ quản lý, điều hành theo Quy chế quản lý cán bộ của TKV. Khoản 10. Đề nghị Hội đồng thành viên bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, ký hợp đồng lại, miễn nhiệm, thay thế, từ chức, khen thưởng, kỷ luật đối với Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng TKV, cử người đại diện phần vốn góp của TKV ở doanh nghiệp khác và giới thiệu người đại diện của TKV tham gia ứng cử vào ban quản lý, điều hành doanh nghiệp khác. Khoản 11. Quyết định phân công nhiệm vụ cho các Phó Tổng giám đốc TKV.
Nghị Định 105/2018/NĐ-CP ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản việt nam . Kèm theo Chương IV * Điều 52 - Khoản 11 - Khoản 12 - Khoản 13 - Khoản 14 - Khoản 15 - Khoản 16 - Khoản 17 - Khoản 18 - Khoản 19 - Khoản 20 * Điều 53 * Điều 54 * Điều 55 * Điều 56 * Điều 57 * Điều 58 * Điều 59 - Khoản 1 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d - Khoản 3 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d
Nghị Định 105/2018/NĐ-CP ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản việt nam . Kèm theo Chương IV Mục 2 Điều 52 Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng giám đốc Khoản 11. Quyết định phân công nhiệm vụ cho các Phó Tổng giám đốc TKV. Khoản 12. Cử cán bộ, viên chức, công nhân, người lao động của TKV (trừ các thành viên Hội đồng thành viên và Kiểm soát viên) và của đơn vị trực thuộc TKV, đơn vị sự nghiệp của Tập đoàn; thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do TKV nắm 100% vốn điều lệ và Chủ tịch Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Giám đốc, Trưởng ban kiểm soát các công ty con là công ty cổ phần do TKV nắm giữ cổ phần, vốn góp chi phối (là người do TKV đề cử) ra nước ngoài công tác, học tập, giải quyết việc riêng; tiếp nhận các cá nhân, các đoàn nước ngoài vào Việt Nam làm việc với Tập đoàn, ủy quyền cho Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc của các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do TKV nắm 100% vốn điều lệ cử cán bộ, viên chức, công nhân, người lao động của đơn vị mình ra nước ngoài công tác, học tập, giải quyết việc riêng và tiếp nhận các cá nhân, các đoàn nước ngoài vào Việt Nam làm việc với đơn vị mình. Khoản 13. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, kế hoạch đầu tư và các hoạt động hàng ngày của TKV; kế hoạch phối hợp kinh doanh trong Tập đoàn các công ty TKV; công tác kiểm toán, thanh tra, bảo vệ, quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ và các công tác khác nhằm thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên và chủ sở hữu; điều hành hoạt động của Tập đoàn các công ty TKV nhằm thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên. Khoản 14. Báo cáo trước Hội đồng thành viên về kết quả hoạt động kinh doanh của Tập đoàn; thực hiện việc công bố công khai các báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật. Khoản 15. Chịu sự kiểm tra, giám sát của Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ này và quy định của pháp luật. Khoản 16. Thực hiện việc theo dõi, kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của các doanh nghiệp thành viên theo sự phân công hoặc ủy quyền của Hội đồng thành viên. Khoản 17. Được áp dụng các biện pháp cần thiết, vượt thẩm quyền của mình trong trường hợp khẩn cấp và phải báo cáo ngay với Hội đồng thành viên và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khoản 18. Tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, phương án kinh doanh, kế hoạch đầu tư của TKV. Khoản 19. Tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện các nghị quyết của Hội đồng thành viên và của cơ quan đại diện chủ sở hữu TKV. Khoản 20. Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, của Điều lệ này và theo quyết định của Hội đồng thành viên. Mục 3 Điều 53 Tiền lương, thù lao và các lợi ích khác của Chủ tịch, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc TKV Khoản 1. Chủ tịch, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc TKV được hưởng tiền lương, thù lao, tiền thưởng và các lợi ích khác theo kết quả sản xuất, kinh doanh của TKV và theo quy định của pháp luật. Khoản 2. Bộ Công Thương phê duyệt quỹ tiền lương, thù lao của Người quản lý TKV theo quy định của pháp luật, sau khi có ý kiến thỏa thuận của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Tiền lương, thù lao của Người quản lý TKV được hạch toán vào giá thành hoặc chi phí kinh doanh của TKV theo quy định của pháp luật và được thể hiện thành mục riêng trên báo cáo tài chính hằng năm của TKV. Khoản 3. Các thành viên Hội đồng thành viên TKV không chuyên trách được hưởng thù lao, chế độ tiền thưởng và lợi ích khác theo quy định của pháp luật. Mục 3 Điều 54 Quan hệ giữa Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc trong quản lý, điều hành Tập đoàn các công ty TKV Khoản 1. Khi tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên, nếu phát hiện vấn đề không có lợi cho Tập đoàn thì Tổng giám đốc phải báo cáo ngay với Hội đồng thành viên để xem xét điều chỉnh lại nghị quyết, quyết định. Hội đồng thành viên phải xem xét đề nghị của Tổng giám đốc. Trường hợp Hội đồng thành viên không điều chỉnh lại nghị quyết, quyết định thì Tổng giám đốc vẫn phải thực hiện nhưng có quyền bảo lưu ý kiến và kiến nghị lên Bộ trưởng Bộ Công Thương. Khoản 2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày kết thúc tháng, quý và năm, Tổng giám đốc phải báo cáo bằng văn bản về tình hình hoạt động kinh doanh và phương hướng thực hiện trong kỳ tới của Tập đoàn cho Hội đồng thành viên. Khoản 3. Chủ tịch Hội đồng thành viên tham dự hoặc cử đại diện của Hội đồng thành viên tham dự các cuộc họp giao ban, các cuộc họp chuẩn bị các đề án trình Hội đồng thành viên do Tổng giám đốc chủ trì. Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc người đại diện Hội đồng thành viên dự họp có quyền phát biểu đóng góp ý kiến nhưng không có quyền kết luận cuộc họp. Mục 3 Điều 55 Nghĩa vụ, trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Khoản 1. Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc có nghĩa vụ: Điểm a) Tuân thủ pháp luật, Điều lệ này và quyết định của chủ sở hữu trong việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao; Điểm b) Trung thành với lợi ích của TKV và chủ sở hữu; thực hiện trung thực, có trách nhiệm các quyền hạn và nhiệm vụ được giao vì lợi ích của Tập đoàn và của Nhà nước; Điểm c) Không được sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của Tập đoàn các công ty TKV và lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng vốn và tài sản của Tập đoàn các công ty TKV để thu lợi riêng cho bản thân và người khác; không được đem tài sản của Tập đoàn các công ty TKV cho người khác; không được tiết lộ bí mật của TKV, của các công ty con, đơn vị sự nghiệp của Tập đoàn các công ty TKV trong thời gian đang thực hiện chức trách của mình và trong thời hạn tối thiểu là 03 năm sau khi thôi làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên hoặc Tổng giám đốc, trừ trường hợp được Hội đồng thành viên chấp thuận; Điểm d) Khi TKV không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả thì Tổng giám đốc phải báo cáo Hội đồng thành viên tìm biện pháp khắc phục khó khăn về tài chính và thông báo tình hình tài chính của TKV cho tất cả chủ nợ biết. Khi trường hợp này xảy ra, Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc không được quyết định tăng tiền lương, không được trích lợi nhuận trả tiền thưởng cho cán bộ quản lý và người lao động có liên quan; Điểm đ) Khi TKV không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả mà không thực hiện các quy định tại điểm d khoản này thì phải chịu trách nhiệm cá nhân về thiệt hại xảy ra đối với chủ nợ; Điểm e) Trường hợp Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên hoặc Tổng giám đốc vi phạm Điều lệ TKV, quyết định vượt thẩm quyền, lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây thiệt hại cho TKV, cho các công ty con, đơn vị sự nghiệp của Tập đoàn các công ty TKV và Nhà nước thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật và Điều lệ này; Điểm g) Không được để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức danh Kế toán trưởng, thủ quỹ của TKV. Phải báo cáo Bộ Công Thương về các hợp đồng kinh tế, dân sự mà TKV ký kết với vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh chị em ruột của Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc TKV. Khoản 2. Các thành viên Hội đồng thành viên phải cùng chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu và trước pháp luật về các quyết định của Hội đồng thành viên, kết quả và hiệu quả hoạt động của TKV. Khoản 3. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên và trước pháp luật về điều hành hoạt động hàng ngày của TKV, về thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Khoản 4. Khi vi phạm một trong các trường hợp sau đây nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì Chủ tịch Hội đồng thành viên, các thành viên Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc không được thưởng, không được nâng lương và bị xử lý kỷ luật tùy theo mức độ vi phạm: Điểm a) Để TKV bị lỗ; Điểm b) Để mất vốn nhà nước; Điểm c) Quyết định dự án đầu tư không hiệu quả, không thu hồi được vốn đầu tư, không trả được nợ; Điểm d) Không bảo đảm tiền lương và chế độ khác cho người lao động ở TKV theo quy định của pháp luật về lao động; Điểm đ) Để xảy ra các sai phạm về quản lý vốn, tài sản, về chế độ kế toán, kiểm toán và các chế độ khác do Nhà nước quy định. Khoản 5. Chủ tịch Hội đồng thành viên thiếu trách nhiệm, không thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình mà dẫn đến một trong các vi phạm tại khoản 4 của Điều này thì bị miễn nhiệm; tùy theo mức độ vi phạm và hậu quả phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Khoản 6. Trường hợp TKV lâm vào tình trạng phá sản mà Tổng giám đốc không nộp đơn yêu cầu phá sản thì bị miễn nhiệm và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật; nếu Tổng giám đốc không nộp đơn mà Hội đồng thành viên không yêu cầu Tổng giám đốc nộp đơn phá sản thì Chủ tịch Hội đồng thành viên, các thành viên Hội đồng thành viên bị miễn nhiệm. Khoản 7. Trường hợp TKV thuộc diện tổ chức lại, giải thể hoặc chuyển đổi sở hữu mà không tiến hành các thủ tục tổ chức lại, giải thể hoặc chuyển đổi sở hữu thì Chủ tịch Hội đồng thành viên, các thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc bị miễn nhiệm. Khoản 8. Các nghĩa vụ, trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật. Mục 4 Điều 56 Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng Khoản 1. TKV có các Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng do Hội đồng thành viên TKV bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, thay thế, từ chức, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Tổng giám đốc TKV. Khoản 2. Phó Tổng giám đốc giúp Tổng giám đốc điều hành các lĩnh vực công tác của TKV; thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn do Tổng giám đốc giao phù hợp với Điều lệ này; chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được giao. Số lượng Phó Tổng giám đốc không quá 5 người. Trường hợp cần bổ sung Phó Tổng giám đốc, cơ quan đại diện chủ sở hữu báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Khoản 3. Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán của TKV; giúp Tổng giám đốc giám sát tài chính tại TKV theo pháp luật về tài chính, kế toán; chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc, trước Hội đồng thành viên và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được phân công hoặc ủy quyền. Khoản 4. Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng được bổ nhiệm với thời hạn tối đa là 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại, ký hợp đồng lại. Khoản 5. Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng được hưởng tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng và các lợi ích khác theo kết quả sản xuất kinh doanh của TKV và theo quy định của pháp luật. Mục 4 Điều 57 Bộ máy giúp việc Khoản 1. Văn phòng và các ban chuyên môn, nghiệp vụ hoặc tổ chức tương đương (sau đây gọi chung là các ban) có chức năng tham mưu, giúp việc Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc trong quản lý, điều hành TKV và Tập đoàn các công ty TKV cũng như trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chủ sở hữu, cổ đông, thành viên góp vốn hoặc bên liên doanh đối với các doanh nghiệp khác. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy giúp việc do Tổng giám đốc quyết định sau khi được Hội đồng thành viên chấp thuận. Khoản 2. Ban kiểm soát nội bộ do Hội đồng thành viên TKV quyết định thành lập có nhiệm vụ giúp Hội đồng thành viên TKV trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý, điều hành trong TKV; kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và hạn chế, khắc phục các sai sót, rủi ro trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; điều hành thông suốt, an toàn và đúng pháp luật mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của TKV và của các doanh nghiệp trong Tập đoàn các công ty TKV. Hội đồng thành viên TKV quy định cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tiêu chuẩn, điều kiện, các vấn đề khác có liên quan và ban hành Quy chế hoạt động của Ban kiểm soát nội bộ TKV. Khoản 3. Căn cứ yêu cầu của công tác quản lý, điều hành TKV, Hội đồng thành viên TKV quyết định tổ chức các ban chuyên môn, nghiệp vụ của TKV theo mô hình các khối quản lý, kinh doanh trên cơ sở đề nghị của Tổng giám đốc và quy định chức năng nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của các khối quản lý, kinh doanh. Mục 5 Điều 58 Hình thức tham gia quản lý doanh nghiệp của người lao động Người lao động trong TKV tham gia quản lý doanh nghiệp thông qua các hình thức và tổ chức sau đây: Khoản 1. Hội nghị người lao động. Khoản 2. Đối thoại tại nơi làm việc. Khoản 3. Tổ chức công đoàn. Khoản 4. Thực hiện quyền kiến nghị, khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật. Mục 5 Điều 59 Nội dung tham gia quản lý TKV của người lao động Khoản 1. Người lao động có quyền tham gia thảo luận, góp ý kiến về các vấn đề sau đây: Điểm a) Bàn giải pháp thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh mà Hội đồng thành viên đã thông qua; Điểm b) Các nội quy, quy chế của TKV liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động; Điểm c) Nội dung của dự thảo hoặc dự thảo sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể trước khi ký kết; Điểm d) Các giải pháp nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tiết kiệm nguyên vật liệu, an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện làm việc, sắp xếp bố trí lao động; Điểm đ) Bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh cán bộ quản lý, điều hành khi được người bổ nhiệm chức danh đó hoặc cơ quan có thẩm quyền yêu cầu; Điểm e) Các vấn đề khác liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động. Khoản 2. Người lao động được quyết định các vấn đề sau đây: Điểm a) Ký kết hợp đồng lao động, chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về lao động; Điểm b) Thông qua nội dung thỏa ước lao động tập thể và các nội dung sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể trước khi người đại diện Ban Chấp hành Công đoàn ký kết với người sử dụng lao động; Điểm c) Thông qua nghị quyết Hội nghị người lao động; Điểm d) Các nội dung khác theo quy định của pháp luật. Khoản 3. Người lao động được kiểm tra, giám sát các vấn đề sau đây: Điểm a) Thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh của TKV; Điểm b) Thực hiện hợp đồng lao động và các chế độ, chính sách đối với người lao động theo quy định của pháp luật; Điểm c) Thực hiện các nội quy, quy chế, quy định phải công khai của TKV; Điểm d) Thực hiện thỏa ước lao động tập thể; thực hiện nghị quyết Hội nghị người lao động;
Nghị Định 105/2018/NĐ-CP ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản việt nam . Kèm theo Chương IV * Điều 59 - Khoản 2 + Điểm b + Điểm c + Điểm d - Khoản 3 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d + Điểm đ + Điểm e + Điểm g Kèm theo Chương V * Điều 59 * Điều 60 * Điều 61 * Điều 61 * Điều 62 * Điều 63 * Điều 64 * Điều 65
Nghị Định 105/2018/NĐ-CP ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản việt nam . Kèm theo Chương IV Mục 5 Điều 59 Nội dung tham gia quản lý TKV của người lao động Khoản 2 Điểm b) Thông qua nội dung thỏa ước lao động tập thể và các nội dung sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể trước khi người đại diện Ban Chấp hành Công đoàn ký kết với người sử dụng lao động; Điểm c) Thông qua nghị quyết Hội nghị người lao động; Điểm d) Các nội dung khác theo quy định của pháp luật. Khoản 3. Người lao động được kiểm tra, giám sát các vấn đề sau đây: Điểm a) Thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh của TKV; Điểm b) Thực hiện hợp đồng lao động và các chế độ, chính sách đối với người lao động theo quy định của pháp luật; Điểm c) Thực hiện các nội quy, quy chế, quy định phải công khai của TKV; Điểm d) Thực hiện thỏa ước lao động tập thể; thực hiện nghị quyết Hội nghị người lao động; Điểm đ) Trích lập và sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, các quỹ do người lao động đóng góp; trích nộp kinh phí công đoàn, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; Điểm e) Tình hình thi đua, khen thưởng, kỷ luật; khiếu nại, tố cáo và kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo; kết luận của thanh tra, kiểm toán và thực hiện các kiến nghị của thanh tra, kiểm toán liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động; Điểm g) Thực hiện Điều lệ TKV và các nội dung khác theo quy định của pháp luật. Kèm theo Chương V Mục 5 Điều 59 Nội dung tham gia quản lý TKV của người lao động Mục l. QUẢN LÝ VỐN CỦA TKV ĐẦU TƯ Ở DOANH NGHIỆP KHÁC Điều 60 Vốn của TKV đầu tư ở doanh nghiệp khác Vốn của TKV đầu tư ở doanh nghiệp khác bao gồm: Khoản 1. Vốn bằng tiền, giá trị quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất, giá trị những tài sản hữu hình hoặc vô hình thuộc quyền sở hữu, sử dụng của TKV được TKV đầu tư hoặc góp vốn vào doanh nghiệp khác. Khoản 2. Vốn chủ sở hữu nhà nước đầu tư, góp vào doanh nghiệp khác giao cho TKV quản lý. Khoản 3. Giá trị cổ phần tại các công ty nhà nước thuộc Tập đoàn các công ty TKV đã cổ phần hóa; giá trị vốn nhà nước đầu tư tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Khoản 4. Vốn do TKV vay để đầu tư. Khoản 5. Các loại vốn khác theo quy định của pháp luật. Mục 5 Điều 61 Điều 61. Quyền và nghĩa vụ của TKV trong quản lý vốn nhà nước đầu tư ở doanh nghiệp khác Quyền và nghĩa vụ của TKV trong quản lý vốn nhà nước đầu tư ở doanh nghiệp khác Khoản 1. Hội đồng thành viên TKV thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp do TKV đầu tư toàn bộ vốn điều lệ và phần vốn góp của TKV tại các doanh nghiệp khác. Khoản 2. Quyền và nghĩa vụ của TKV trong quản lý vốn nhà nước đầu tư ở các doanh nghiệp khác do Hội đồng thành viên TKV thực hiện bao gồm các nội dung dưới đây: Điểm a) Quyết định đầu tư, góp vốn; đầu tư tăng vốn, giảm vốn đầu tư, vốn góp theo quy định của pháp luật có liên quan và Điều lệ doanh nghiệp có vốn góp của TKV; Điểm b) Quyết định: - Bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch Công ty, Giám đốc, Kiểm soát viên các công ty con do TKV nắm 100% vốn điều lệ; cử, thay đổi, bãi miễn Người đại diện theo ủy quyền, đại diện phần vốn góp của TKV; giới thiệu Người đại diện ứng cử vào Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát các công ty có cổ phần, vốn góp của TKV phù hợp với Điều lệ của công ty và pháp luật liên quan tại Việt Nam và ở nước ngoài; - Khen thưởng, kỷ luật, đánh giá đối với Người đại diện của TKV tham gia Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Kiểm soát viên của các công ty con do TKV nắm 100% vốn điều lệ, các công ty con có cổ phần, vốn góp chi phối của TKV và các công ty liên kết; - Mức lương, phụ cấp, thưởng và các lợi ích khác đối với người đại diện phần vốn góp, trừ trường hợp những người đó đã được hưởng lương từ doanh nghiệp có phần vốn góp của TKV theo quy định của pháp luật. Điểm c) Giao nhiệm vụ và yêu cầu người đại diện phần vốn góp của TKV tại các công ty có cổ phần, vốn góp của TKV: - Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của TKV tại doanh nghiệp; - Định hướng công ty thực hiện mục tiêu do TKV giao và kế hoạch phối hợp kinh doanh của Tập đoàn các công ty TKV; - Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và các nội dung khác về công ty có vốn góp của TKV; - Báo cáo những vấn đề quan trọng của công ty có cổ phần, vốn góp của TKV để xin ý kiến chỉ đạo trước khi biểu quyết; - Báo cáo việc sử dụng cổ phần, vốn góp, thị trường, bí quyết công nghệ để phục vụ định hướng phát triển và mục tiêu của TKV; - Thực hiện các quy định tại điểm d khoản 25 và điểm d khoản 26 Điều 43 của Điều lệ này. Điểm d) Giải quyết những kiến nghị của người đại diện phần vốn góp của TKV ở doanh nghiệp khác; Điểm đ) Thu lợi tức và chịu rủi ro từ phần vốn góp ở doanh nghiệp khác. Phần vốn thu về, kể cả lãi được chia do TKV quyết định sử dụng để phục vụ các mục tiêu kinh doanh của TKV. Trường hợp tổ chức lại TKV thì việc quản lý phần vốn góp này được thực hiện theo quy định của pháp luật; Điểm e) Giám sát, kiểm tra việc sử dụng vốn góp của TKV và chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng, bảo toàn và phát triển phần vốn góp của TKV; Điểm g) Kiểm tra, giám sát hoạt động của người đại diện, phát hiện những thiếu sót, yếu kém của người đại diện để ngăn chặn, chấn chỉnh kịp thời. Điểm h) Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ này. Điều 62 Tiêu chuẩn, điều kiện của người đại diện phần vốn góp của TKV ở doanh nghiệp khác Khoản 1. Người đại diện phần vốn góp của TKV ở doanh nghiệp khác phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn và điều kiện sau: Điểm a) Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam và là người của TKV; Điểm b) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có đủ năng lực hành vi dân sự, đủ sức khỏe để đảm đương nhiệm vụ; Điểm c) Hiểu biết pháp luật, có ý thức chấp hành pháp luật; Điểm d) Có trình độ chuyên môn về kinh tế, tài chính doanh nghiệp hoặc lĩnh vực kinh doanh chính của doanh nghiệp có vốn đầu tư của TKV; có năng lực kinh doanh và tổ chức quản lý doanh nghiệp. Đối với người trực tiếp quản lý phần vốn góp của TKV tại doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, công ty ở nước ngoài, phải có trình độ ngoại ngữ đủ để làm việc trực tiếp với người nước ngoài trong doanh nghiệp không cần phiên dịch; Điểm đ) Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng của doanh nghiệp có vốn góp của TKV mà người đó được giao làm người đại diện phần vốn góp; Điểm e) Không có quan hệ góp vốn thành lập doanh nghiệp, cho vay vốn, ký kết hợp đồng mua bán với doanh nghiệp có vốn góp của TKV mà người đó được cử trực tiếp quản lý, trừ trường hợp có cổ phần được mua ưu đãi khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Điểm g) Các tiêu chuẩn, điều kiện khác theo quy định của TKV và quy định của pháp luật. Khoản 2. Người đại diện tham gia ứng cử vào các chức danh quản lý, điều hành tại doanh nghiệp có vốn góp của TKV phải có đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định của pháp luật và Điều lệ của doanh nghiệp đó. Điều 63 Quyền và nghĩa vụ của người đại diện phần vốn góp của TKV ở doanh nghiệp khác Khoản 1. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cổ đông, thành viên góp vốn, bên liên doanh trong công ty có cổ phần, vốn góp của TKV. Trong trường hợp TKV nắm giữ cổ phần, vốn góp chi phối của công ty khác thì người đại diện phần vốn góp sử dụng quyền chi phối để định hướng công ty này theo chiến lược, mục tiêu của TKV. Khoản 2. Tham gia ứng cử hoặc đề cử người đại diện của TKV vào bộ máy quản lý, điều hành của công ty nhận vốn góp theo quy định của Điều lệ công ty đó và theo hướng dẫn của TKV. Khoản 3. Thực hiện chế độ báo cáo TKV về tình hình thực hiện kế hoạch phối hợp kinh doanh, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty và hiệu quả sử dụng phần vốn góp của TKV. Trường hợp không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định, lợi dụng quyền đại diện phần vốn góp, thiếu trách nhiệm gây thiệt hại cho TKV thì phải chịu trách nhiệm bồi thường vật chất theo quy định của pháp luật. Khoản 4. Xin ý kiến Hội đồng thành viên TKV trước khi tham gia biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông, tại cuộc họp Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị của công ty có vốn góp của TKV về chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh dài hạn và hàng năm; nhân sự chủ chốt; sửa đổi, bổ sung Điều lệ; ngành nghề kinh doanh; tăng, giảm vốn điều lệ; chia lợi tức, bán tài sản; huy động vốn có giá trị lớn cần có biểu quyết của cổ đông hoặc thành viên góp vốn; các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên. Trường hợp nhiều người cùng đại diện của TKV tham gia vào Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị công ty nhận vốn góp thì người có trách nhiệm chính do TKV chỉ định phải chủ trì cùng nhau bàn bạc, thống nhất ý kiến và xin ý kiến về những vấn đề quan trọng của công ty có vốn góp của TKV trước khi biểu quyết. Khoản 5. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của TKV tại doanh nghiệp. Khoản 6. Báo cáo kịp thời về việc doanh nghiệp có vốn góp của TKV mà người đó được giao làm người đại diện phần vốn góp hoạt động thua lỗ, không bảo đảm khả năng thanh toán, không hoàn thành nhiệm vụ được giao và những trường hợp sai phạm khác. Khoản 7. Chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên TKV về hiệu quả sử dụng vốn góp của TKV tại công ty mà mình được cử làm đại diện. Khoản 8. Thực hiện các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của TKV và quy định của pháp luật. Điều 64 Tiền lương, thưởng và quyền lợi của người đại diện Khoản 1. Tiền lương, phụ cấp, thưởng và quyền lợi của người đại diện phần vốn góp của TKV ở doanh nghiệp khác do doanh nghiệp đó chi trả hoặc TKV chi trả theo quy định của pháp luật và Điều lệ doanh nghiệp đó. Khoản 2. Người đại diện phần vốn của TKV tại doanh nghiệp khác là thành viên chuyên trách trong ban quản lý, điều hành hoặc là người lao động doanh nghiệp khác được hưởng lương, phụ cấp trách nhiệm (nếu có), tiền thưởng và các quyền lợi khác theo quy định tại Điều lệ doanh nghiệp đó và do doanh nghiệp đó trả. Ngoài ra có thể được hưởng tiền phụ cấp người đại diện do TKV chi trả theo quy định. Khoản 3. Người đại diện là thành viên kiêm nhiệm không tham gia chuyên trách trong ban quản lý, điều hành doanh nghiệp khác thì tiền lương, phụ cấp trách nhiệm (nếu có), tiền thưởng và các quyền lợi khác theo quy định do TKV chi trả. Ngoài ra còn được hưởng tiền phụ cấp người đại diện do TKV chi trả theo quy định. Trường hợp người đại diện được các doanh nghiệp khác trả thù lao thì người đại diện có trách nhiệm nộp các khoản thù lao trên cho TKV. Khoản 4. Người đại diện phần vốn TKV tại doanh nghiệp khác khi được quyền mua cổ phiếu phát hành thêm, trái phiếu chuyển đổi theo quyết định của công ty cổ phần (trừ trường hợp được mua theo quyền của cổ đông hiện hữu) thì phải báo cáo bằng văn bản cho TKV. TKV quyết định bằng văn bản số lượng cổ phần người đại diện được mua theo mức độ đóng góp và kết quả thực hiện nhiệm vụ của người đại diện. Phần còn lại thuộc quyền mua của TKV Trường hợp người đại diện được cử làm đại diện TKV tại nhiều đơn vị, thì được ưu tiên lựa chọn thực hiện quyền mua tại một đơn vị. Người đại diện phần vốn TKV tại công ty cổ phần có trách nhiệm chuyển phần quyền mua cổ phần còn lại cho TKV. Trường hợp người đại diện không báo cáo về việc được quyền mua cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi tại công ty cổ phần thì bị xem xét miễn nhiệm tư cách đại diện phần vốn TKV tại doanh nghiệp khác và phải chuyển nhượng lại cho TKV số cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi chênh lệch vượt quá mức được mua theo quy định trên theo giá được mua tại thời điểm phát hành. Trường hợp người đại diện đã bán cổ phiếu này thì phải nộp lại cho TKV phần chênh lệch giữa giá bán cổ phiếu theo giá thị trường tại thời điểm bán với giá mua và chi phí (nếu có). Khoản 5. Được TKV bố trí công tác khác khi thôi không làm người đại diện. Mục 2 Điều 65 Quan hệ phối hợp chung trong Tập đoàn các công ty TKV Ngoài các mối quan hệ giữa TKV và các công ty con, các công ty liên kết được quy định tại Điều lệ này, trong Tập đoàn các công ty TKV còn có các mối quan hệ, các quyền và nghĩa vụ sau đây: Khoản 1. Xây dựng quy chế hoạt động chung trên cơ sở thỏa thuận của TKV và các doanh nghiệp thành viên Tập đoàn các công ty TKV. Khoản 2. TKV căn cứ quyền hạn, trách nhiệm do pháp luật quy định làm đầu mối thực hiện một phần hoặc toàn bộ các nội dung phối hợp hoạt động chung dưới đây giữa các doanh nghiệp trong Tập đoàn các công ty TKV: Điểm a) Phối hợp trong công tác kế hoạch hóa và điều hành kế hoạch phối hợp kinh doanh; Điểm b) Định hướng phân công lĩnh vực hoạt động và ngành, nghề kinh doanh của các doanh nghiệp thành viên; Điểm c) Định hướng nội dung Điều lệ, công tác tổ chức - cán bộ, kiểm soát cơ cấu vốn điều lệ của các công ty con; Điểm d) Tổ chức công tác tài chính, kế toán, thống kê; Điểm đ) Hình thành, quản lý và sử dụng các chi phí tập trung của Tập đoàn các công ty TKV; Điểm e) Quản lý, sử dụng đất đai; thống nhất đầu mối quản lý tài nguyên khoáng sản trong Tập đoàn các công ty TKV; Điểm g) Công tác lao động, tiền lương, y tế, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; Điểm h) Công tác quản lý tài nguyên và môi trường, khoa học, công nghệ, an toàn lao động và phòng chống thiên tai; Điểm i) Đặt tên các đơn vị trong Tập đoàn các công ty TKV; sử dụng tên, thương hiệu của TKV; Điểm k) Thực hiện công tác hành chính, công tác đối ngoại của Tập đoàn các công ty TKV; Điểm l) Quản lý công tác thi đua, khen thưởng, văn hóa, thể thao và các công tác xã hội; Điểm m) Các nội dung khác theo thỏa thuận của các doanh nghiệp thành viên Tập đoàn các công ty TKV. Khoản 3. Các nội dung khác theo quy định của pháp luật và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Nghị Định 105/2018/NĐ-CP ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản việt nam . Kèm theo Chương V * Điều 66 - Khoản 2 + Điểm h + Điểm i + Điểm k + Điểm l + Điểm m - Khoản 3 * Điều 66 * Điều 67 * Điều 68 * Điều 69 Kèm theo Chương VI * Điều 70 * Điều 71 * Điều 72 * Điều 73 * Điều 73 Kèm theo Chương VII * Điều 74 * Điều 75 * Điều 76 * Điều 77 Kèm theo Chương VIII * Điều 78 - Khoản 1
Nghị Định 105/2018/NĐ-CP ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản việt nam . Kèm theo Chương V Mục 2 Điều 66 Quan hệ giữa TKV và các đơn vị trực thuộc Khoản 2 Điểm h) Công tác quản lý tài nguyên và môi trường, khoa học, công nghệ, an toàn lao động và phòng chống thiên tai; Điểm i) Đặt tên các đơn vị trong Tập đoàn các công ty TKV; sử dụng tên, thương hiệu của TKV; Điểm k) Thực hiện công tác hành chính, công tác đối ngoại của Tập đoàn các công ty TKV; Điểm l) Quản lý công tác thi đua, khen thưởng, văn hóa, thể thao và các công tác xã hội; Điểm m) Các nội dung khác theo thỏa thuận của các doanh nghiệp thành viên Tập đoàn các công ty TKV. Khoản 3. Các nội dung khác theo quy định của pháp luật và cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Mục 2 Điều 66 Quan hệ giữa TKV và các đơn vị trực thuộc Đơn vị trực thuộc của TKV thực hiện chế độ phân cấp hoạt động kinh doanh, hạch toán, tổ chức và nhân sự của TKV theo quy định tại Điều lệ hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị hạch toán phụ thuộc, đơn vị sự nghiệp do Tổng giám đốc TKV xây dựng và trình Hội đồng thành viên phê duyệt. TKV chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính phát sinh đối với các cam kết của các đơn vị hạch toán phụ thuộc và sự nghiệp. Điều 67 Quan hệ giữa TKV với các công ty con do TKV nắm 100% vốn điều lệ Khoản 1. Các công ty con do TKV nắm 100% vốn điều lệ gồm: Điểm a) Công ty mẹ là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do TKV nắm giữ 100% vốn điều lệ trong mô hình Công ty mẹ - công ty con; Điểm b) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do TKV sở hữu 100% vốn điều lệ; Điểm c) Đơn vị hoạt động sự nghiệp có thu (viện nghiên cứu, trường đào tạo, cơ sở y tế, tạp chí); Điểm d) Công ty ở nước ngoài do TKV sở hữu 100% vốn điều lệ. Khoản 2. Các công ty con nêu ở khoản 1 Điều này được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật tương ứng với hình thức pháp lý của từng loại công ty đó. Khoản 3. TKV là chủ sở hữu của các công ty nêu ở khoản 1 Điều này. Hội đồng thành viên TKV thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với các công ty này. Tổng giám đốc TKV và bộ máy giúp việc giúp Hội đồng thành viên thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu, theo đó có trách nhiệm: Điểm a) Tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định các hồ sơ mà công ty con báo cáo TKV để trình Hội đồng thành viên xem xét, thông qua hoặc quyết định; Điểm b) Tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên đối với công ty con; Điểm c) Kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện kế hoạch phối hợp kinh doanh tại công ty con. Khoản 4. Quyền và nghĩa vụ của TKV đối với công ty con do TKV sở hữu 100% vốn điều lệ được quy định tại khoản 24 Điều 43 của Điều lệ này và các quy định dưới đây: Điểm a) Quyết định mô hình tổ chức quản lý và cơ cấu quản lý doanh nghiệp; Điểm b) Quyết định chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức hoặc cá nhân khác theo quy định của pháp luật; Điểm c) Phê duyệt chủ trương góp vốn, nắm giữ, tăng, giảm vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác; thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị trực thuộc; việc tiếp nhận doanh nghiệp tự nguyện tham gia làm công ty con, công ty liên kết; Điểm d) Tổ chức giám sát, theo dõi và đánh giá hoạt động kinh doanh, hoạt động quản lý của doanh nghiệp theo Điều lệ của doanh nghiệp đó; Điểm đ) Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ của doanh nghiệp. Khoản 5. Các công ty con do TKV sở hữu 100% vốn điều lệ có các quyền và nghĩa vụ sau đây: Điểm a) Được TKV giao thực hiện các hợp đồng sản xuất, kinh doanh trên cơ sở hợp đồng kinh tế; được TKV cung cấp thông tin và hưởng các dịch vụ và lợi ích từ hoạt động chung của Tập đoàn các công ty TKV theo quy định của Điều lệ này, theo thỏa thuận với các doanh nghiệp thành viên, công ty liên kết và quy định pháp luật có liên quan; Điểm b) Có nghĩa vụ thực hiện thỏa thuận chung của Tập đoàn các công ty TKV; các cam kết hợp đồng kinh tế với TKV và doanh nghiệp thành viên, công ty liên kết; triển khai thực hiện các quyết định hợp pháp thuộc thẩm quyền chủ sở hữu của TKV đối với công ty; có trách nhiệm tham gia kế hoạch phối hợp kinh doanh với TKV và các doanh nghiệp thành viên, công ty liên kết. Mục 2 Điều 68 Quan hệ giữa TKV với các công ty con có cổ phần, vốn góp chi phối của TKV Khoản 1. Công ty con mà TKV giữ cổ phần, vốn góp chi phối là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty liên doanh với nước ngoài, công ty ở nước ngoài do TKV chi phối gồm: Điểm a) Các công ty có trên 50% vốn điều lệ là cổ phần hoặc vốn góp của TKV; Điểm b) Các công ty có dưới 50% vốn điều lệ là cổ phần, vốn góp của TKV nhưng bị TKV chi phối theo quy định tại Điều lệ này và theo quy định của pháp luật. Khoản 2. Các công ty con nêu ở khoản 1 Điều này được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật tương ứng với hình thức pháp lý của từng loại công ty con đó. Khoản 3. TKV là chủ sở hữu phần vốn của TKV tại các công ty con nêu ở khoản 1 Điều này. Hội đồng thành viên TKV thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với phần vốn TKV đầu tư vào các công ty con này. Tổng giám đốc TKV và bộ máy giúp việc giúp Hội đồng thành viên thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu, theo đó có trách nhiệm: Điểm a) Tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định các hồ sơ mà công ty con báo cáo TKV để trình Hội đồng thành viên xem xét, thông qua hoặc quyết định; Điểm b) Tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên TKV đối với công ty con; Điểm c) Kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện kế hoạch phối hợp kinh doanh tại công ty con. Khoản 4. Quyền và nghĩa vụ của TKV đối với công ty con bị chi phối được quy định tại khoản 25 Điều 43 của Điều lệ này và các quy định dưới đây: Điểm a) Thực hiện quyền, nghĩa vụ của cổ đông, thành viên góp vốn, bên liên doanh thông qua người đại diện phần vốn góp của TKV tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và Điều lệ doanh nghiệp đó; Điểm b) Thu lợi tức và chịu rủi ro từ phần vốn góp của mình ở doanh nghiệp; Điểm c) Giám sát, kiểm tra việc sử dụng phần vốn đã góp vào doanh nghiệp; Điểm d) Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ của doanh nghiệp. Khoản 5. Công ty con do TKV giữ quyền chi phối có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật và các quy định sau: Điểm a) Có quyền tham gia kế hoạch phối hợp kinh doanh trên cơ sở hợp đồng kinh tế với TKV và các doanh nghiệp thành viên, công ty liên kết Tập đoàn các công ty TKV; được TKV giao thực hiện các hợp đồng sản xuất, kinh doanh trên cơ sở hợp đồng kinh tế với TKV; được TKV cung cấp thông tin và hưởng các dịch vụ và lợi ích từ hoạt động chung của Tập đoàn các công ty TKV theo quy định của Điều lệ này, thỏa thuận với các doanh nghiệp thành viên, công ty liên kết và quy định pháp luật có liên quan; Điểm b) Có nghĩa vụ thực hiện: Điều lệ này; các quy định, quy chế nội bộ của TKV; chỉ tiêu, định mức kinh tế kỹ thuật của TKV; các cam kết trong hợp đồng kinh tế với TKV và doanh nghiệp thành viên, công ty liên kết; xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh theo định hướng của TKV; triển khai thực hiện các quyết định, quy định hợp pháp của TKV với tư cách thực hiện quyền chi phối đối với doanh nghiệp. Mục 2 Điều 69 Quan hệ giữa TKV với các công ty liên kết Khoản 1. TKV thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với công ty liên kết theo quy định tại khoản 26 Điều 43 Điều lệ này, quy định của pháp luật, Điều lệ công ty liên kết, hợp đồng thỏa thuận liên kết. Khoản 2. TKV quan hệ với công ty liên kết thông qua các hợp đồng thỏa thuận về thương hiệu, thị trường, công nghệ, nghiên cứu, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và các thỏa thuận khác. Kèm theo Chương VI Mục 2 Điều 70 Cơ chế hoạt động tài chính TKV thực hiện cơ chế hoạt động tài chính theo quy định tại Quy chế quản lý tài chính của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam do Bộ Công Thương ban hành phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Điều 71 Điều chỉnh vốn điều lệ của TKV Khoản 1. Vốn điều lệ của TKV ghi tại Điều 5 Điều lệ này. Khoản 2. Việc điều chỉnh vốn điều lệ của TKV do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Nguồn để bổ sung vốn điều lệ của TKV thực hiện theo quy định hiện hành. Khoản 3. Trong trường hợp tăng vốn điều lệ, TKV phải tiến hành công bố vốn điều lệ và làm các thủ tục điều chỉnh vốn điều lệ trong Điều lệ này. Khoản 4. Chủ sở hữu chỉ được rút vốn đã đầu tư vào TKV thông qua hình thức chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn của TKV cho các tổ chức, cá nhân khác và thực hiện điều chuyển vốn nhà nước theo quy định của pháp luật. Khoản 5. Đối với vốn nhà nước mà chủ sở hữu đã cam kết bổ sung cho TKV thì chủ sở hữu có trách nhiệm đầu tư đủ vốn theo đúng thời hạn đã cam kết. Mục 2 Điều 72 Quản lý vốn, tài sản, doanh thu, chi phí, giá thành và phân phối lợi nhuận của TKV Việc quản lý vốn, tài sản, doanh thu, chi phí, giá thành và phân phối lợi nhuận của TKV thực hiện theo Quy chế quản lý tài chính của TKV và quy định của pháp luật. Nội dung Quy chế quản lý tài chính của TKV phải tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật về cơ chế tài chính và các nguyên tắc về quản lý vốn, tài sản, doanh thu, chi phí, giá thành và phân phối lợi nhuận của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và các quy định trong Điều lệ này. Điều 73 Điều 73. Kế hoạch tài chính, kế toán, kiểm toán và thống kê Kế hoạch tài chính, kế toán, kiểm toán và thống kê Khoản 1. Năm tài chính của TKV bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm. Khoản 2. Trước ngày 30 tháng 11 hàng năm, Tổng giám đốc trình Hội đồng thành viên phê duyệt kế hoạch kinh doanh năm sau kế tiếp của TKV và Tập đoàn các công ty TKV. Trước ngày 31 tháng 12 hàng năm, Hội đồng thành viên phê duyệt kế hoạch kinh doanh năm sau kế tiếp của TKV và Tập đoàn các công ty TKV. Hội đồng thành viên có trách nhiệm báo cáo Bộ Công Thương kế hoạch kinh doanh hàng năm của Tập đoàn các công ty TKV làm căn cứ để giám sát và đánh giá kết quả quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc. Khoản 3. Tổng giám đốc phải trình để Hội đồng thành viên xem xét quyết định Báo cáo tài chính của TKV, Báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn các công ty TKV (sau khi được Bộ Công Thương phê duyệt); phê duyệt Báo cáo tài chính của các công ty con do TKV nắm 100% vốn điều lệ và các đơn vị sự nghiệp của TKV. Khoản 4. Hội đồng thành viên TKV phê duyệt báo cáo tài chính của TKV, các đơn vị trực thuộc TKV, các công ty con do TKV nắm giữ 100% vốn điều lệ, báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn các công ty TKV theo quy định của pháp luật, trên cơ sở những tài liệu, số liệu đã được cơ quan kiểm toán độc lập thực hiện; gửi báo cáo tài chính hàng năm đến các cơ quan chức năng theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính. Khoản 5. TKV tổ chức và chỉ đạo thực hiện: Điểm a) Công tác kiểm toán nội bộ theo quy định của Bộ Tài chính nhằm phục vụ cho công tác điều hành của Tổng giám đốc và công tác giám sát, kiểm tra của chủ sở hữu, của Hội đồng thành viên đối với các đơn vị trực thuộc, các công ty con và các đơn vị sự nghiệp của TKV; Điểm b) Kiểm toán bắt buộc theo quy định của pháp luật đối với báo cáo tài chính hàng năm của TKV, của các đơn vị trực thuộc, của các công ty con và của các đơn vị sự nghiệp và báo cáo quyết toán các dự án đầu tư xây dựng công trình theo quy định của pháp luật. Khoản 6. TKV phải thực hiện công khai tài chính theo quy định của Nhà nước. Khoản 7. TKV phải thực hiện công tác kế toán, thống kê theo quy định của pháp luật. Kèm theo Chương VII Điều 74 Tổ chức lại TKV Các hình thức tổ chức lại TKV bao gồm: Sáp nhập, hợp nhất, chia, tách và các hình thức khác theo quy định của pháp luật. Khoản 1. Việc tổ chức lại TKV do Hội đồng thành viên TKV báo cáo Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Khoản 2. Thủ tướng Chính phủ quyết định biện pháp cụ thể tổ chức lại TKV theo quy định của pháp luật. Điều 75 Đa dạng hóa sở hữu TKV Khoản 1. TKV thực hiện đa dạng hóa sở hữu trong trường hợp Thủ tướng Chính phủ quyết định cổ phần hóa, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn nhà nước tại TKV. Khoản 2. Trình tự, thủ tục đa dạng hóa sở hữu TKV thực hiện theo quy định của pháp luật tương ứng với hình thức đa dạng hóa sở hữu. Điều 76 Giải thể TKV Khoản 1. TKV bị giải thể trong các trường hợp sau: Điểm a) Kinh doanh thua lỗ kéo dài nhưng chưa lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn; Điểm b) Không thực hiện được các nhiệm vụ do Nhà nước quy định sau khi đã áp dụng các biện pháp cần thiết; Điểm c) Việc tiếp tục duy trì TKV là không cần thiết. Khoản 2. Thủ tướng Chính phủ quyết định giải thể TKV. Trình tự, thủ tục giải thể TKV được thực hiện theo quy định của pháp luật. Điều 77 Phá sản TKV Trường hợp TKV mất khả năng thanh toán nợ đến hạn phải trả thì phải thực hiện theo quy định của Luật Phá sản. Kèm theo Chương VIII Điều 78 Quyền tiếp cận sổ sách và hồ sơ Khoản 1. Định kỳ hàng quý, năm, TKV có trách nhiệm gửi cho các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan các báo cáo theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp đột xuất, các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước có thẩm quyền có quyền yêu cầu (bằng văn bản) TKV cung cấp bất kỳ hồ sơ, tài liệu nào liên quan đến việc tổ chức thực hiện quyền quản lý nhà nước và quyền của chủ sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.
Nghị Định 105/2018/NĐ-CP ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản việt nam . Kèm theo Chương VIII * Điều 78 * Điều 79 Kèm theo Chương IX * Điều 80 * Điều 81 Kèm theo Chương X * Điều 82
Nghị Định 105/2018/NĐ-CP ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản việt nam . Kèm theo Chương VIII Điều 78I Điều 78. Quyền tiếp cận sổ sách và hồ sơ Khoản 1. Định kỳ hàng quý, năm, TKV có trách nhiệm gửi cho các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan các báo cáo theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp đột xuất, các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước có thẩm quyền có quyền yêu cầu (bằng văn bản) TKV cung cấp bất kỳ hồ sơ, tài liệu nào liên quan đến việc tổ chức thực hiện quyền quản lý nhà nước và quyền của chủ sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật và Điều lệ này. Khoản 2. Ngoài việc yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu chuẩn bị cho các cuộc họp thường kỳ của Hội đồng thành viên, Chủ tịch và các thành viên Hội đồng thành viên có quyền yêu cầu Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng hoặc người giữ chức vụ quản lý của TKV cung cấp mọi hồ sơ, tài liệu liên quan đến tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng thành viên. Khoản 3. Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm tổ chức việc lưu giữ và bảo mật hồ sơ, tài liệu của TKV theo quy định của TKV và của pháp luật. Khoản 4. Người lao động trong TKV có quyền tìm hiểu thông tin về TKV thông qua Hội nghị người lao động và tổ chức công đoàn. Điều 79I Điều 79. Công khai thông tin Khoản 1. TKV có trách nhiệm công bố, công khai thông tin về tình hình hoạt động của TKV theo quy định tại Điều 108, Điều 109 Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 và theo quy định của pháp luật có liên quan. Khoản 2. Tổng giám đốc TKV là người quyết định và chịu trách nhiệm việc công khai thông tin ra bên ngoài TKV. Các đơn vị trực thuộc, các ban và bộ phận lưu giữ hồ sơ, tài liệu của TKV chỉ được cung cấp thông tin ra bên ngoài theo quy định của TKV. Khoản 3. Biểu mẫu, nội dung và nơi gửi thông tin thực hiện theo quy định của TKV và của pháp luật. Khoản 4. Trường hợp có yêu cầu thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, Tổng giám đốc TKV là người chịu trách nhiệm trong việc tổ chức cung cấp thông tin theo đúng quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra. Kèm theo Chương IX Điều 80Điều 80. Giải quyết tranh chấp nội bộ Khoản 1. Việc giải quyết tranh chấp nội bộ được căn cứ theo Điều lệ này và các quy định của pháp luật có liên quan trên nguyên tắc thương lượng, hòa giải. Khoản 2. Trường hợp giải quyết tranh chấp theo nguyên tắc hòa giải không được các bên chấp thuận, thì bất kỳ bên nào cũng có quyền đưa ra các cơ quan có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp để giải quyết. Điều 81Điều 81. Sửa đổi, bổ sung Điều lệ Khoản 1. Chính phủ quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ này. Khoản 2. Hội đồng thành viên TKV có quyền kiến nghị Bộ Công Thương trình Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ này. Kèm theo Chương X Điều 82iều 82. Hiệu lực và phạm vi thi hành Khoản 1. Điều lệ này là cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của TKV. Tất cả các cá nhân, các đơn vị trực thuộc, các công ty con và các đơn vị sự nghiệp của TKV có trách nhiệm thi hành Điều lệ này. Khoản 2. Các đơn vị trực thuộc và các công ty con của TKV căn cứ vào các quy định của pháp luật tương ứng với hình thức pháp lý của mình và Điều lệ này để xây dựng Điều lệ hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động của mình trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Điều lệ hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động của các đơn vị trực thuộc và các công ty con không được trái với Điều lệ này. Khoản 3. Trong trường hợp các quy định của pháp luật hiện hành thay đổi dẫn đến mâu thuẫn với những quy định tại Điều lệ này thì phải thực hiện theo quy định hiện hành./. PHỤ LỤC I
Quyết Định 436/QĐ-VKSTC về việc ban hành quy chế thi tuyển điều tra viên sơ cấp, điều tra viên trung cấp, điều tra viên cao cấp ở viện kiểm sát nhân dân tối cao . * Điều 3 Kèm theo Chương I * Điều 1 * Điều 2 * Điều 3 * Điều 4 * Điều 5 Kèm theo Chương II * Điều 8 * Điều 9 * Điều 10 * Điều 11 * Điều 12 * Điều 13 - Khoản 1 - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 3 + Điểm a + Điểm b - Khoản 4
Quyết Định 436/QĐ-VKSTC về việc ban hành quy chế thi tuyển điều tra viên sơ cấp, điều tra viên trung cấp, điều tra viên cao cấp ở viện kiểm sát nhân dân tối cao . Điều 3. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Ủy ban tư pháp của Quốc hội; - Bộ Nội vụ; - Lãnh đạo VKSND tối cao; - Đảng ủy VKSND tối cao; - Website VKSNDTC; - Lưu: VT, V15. Kèm theo Chương I Điều 1 Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng Khoản 1. Quy chế này quy định nguyên tắc, điều kiện, nội dung, hình thức và quy trình thi tuyển Điều tra viên sơ cấp, Điều tra viên trung cấp, Điều tra viên cao cấp ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao (sau đây gọi chung là Điều tra viên). Khoản 2. Quy chế này áp dụng đối với người dự thi, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Viện kiểm sát quân sự trung ương; thành viên Hội đồng thi tuyển và các đơn vị, cá nhân có liên quan. Điều 2 Nguyên tắc Việc tổ chức xét người có đủ điều kiện dự thi, thi tuyển Điều tra viên được thực hiện theo nguyên tắc tập trung, công khai, minh bạch, khách quan, cạnh tranh và đúng quy định của pháp luật. Điều 3 Nhu cầu và kế hoạch thi tuyển Khoản 1. Thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương báo cáo Viện kiểm sát nhân dân tối cao bằng văn bản (qua Vụ Tổ chức cán bộ chậm nhất là ngày 31 tháng 3 hằng năm) về nhu cầu từng ngạch Điều tra viên của đơn vị trong năm để trình Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, quyết định. Khoản 2. Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm tham mưu trình Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Kế hoạch thi tuyển Điều tra viên của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và chỉ tiêu mỗi ngạch Điều tra viên của từng đơn vị được Viện kiểm sát nhân dân tối cao thông báo công khai để Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương và cá nhân biết, thực hiện. Điều 4 Đối tượng đăng ký Công chức hiện đang công tác tại Viện kiểm sát nhân dân các cấp, sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam đang công tác tại Viện kiểm sát quân sự các cấp có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 46 Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự thì có quyền được đăng ký. Điều 5 Xét dự thi tuyển Khoản 1. Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương có trách nhiệm xét tuyển những người đăng ký thi tuyển để xác định người có đủ điều kiệu dự thi theo quy định và có văn bản cử công chức dự thi. Khoản 2. Cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương tổng hợp danh sách, xây dựng hồ sơ đăng ký dự thi trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Kèm theo Chương II Điều 8 Ban Thư ký Khoản 1. Ban Thư ký, gồm: Trưởng ban và các thành viên Khoản 2. Tiêu chuẩn Ban Thư ký Điểm a) Là công chức có trình độ chuyên môn đại học trở lên; Điểm b) Không cử làm thành viên Ban Thư ký đối với: Người là cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột người dự thi hoặc của vợ, chồng người dự thi; người đang thi hành quyết định kỷ luật hoặc đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật; Điểm c) Thành viên Ban Thư ký không là thành viên của các Ban giúp việc khác trong cùng một Hội đồng thi tuyển. Khoản 3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thư ký: Điểm a) Trưởng ban Thư ký có trách nhiệm phân công nhiệm vụ cho các thành viên để tổ chức kỳ thi theo đúng Quy chế thi tuyển; Điểm b) Chuẩn bị các văn bản, tài liệu cần thiết của Hội đồng thi tuyển và ghi biên bản các cuộc họp của Hội đồng thi tuyển; Điểm c) Sắp xếp phòng thi theo danh sách đã được duyệt; Điểm d) Tổ chức và chuẩn bị các tài liệu hướng dẫn ôn tập cho người dự thi (nếu có); sắp xếp phòng thi, niêm yết thông báo, danh sách người dự thi tại địa điểm thi; Điểm đ) Nhận và kiểm tra niêm phong bài thi từ Trưởng ban Coi thi, bàn giao bài thi cho Trưởng ban Phách, nhận bài thi đã được rọc phách và đánh số phách từ Trưởng ban Phách, bàn giao bài thi đã được rọc phách cho Trưởng ban Chấm thi; nhận bài thi đã có kết quả chấm thi từ Trưởng ban Chấm thi để tổng hợp, bàn giao bài thi đã có kết quả chấm thi cho Trưởng ban Phách để ghép phách; nhận bài thi đã có kết quả chấm thi, ghép phách từ Trưởng ban Phách; Điểm e) Tổng hợp, báo cáo kết quả thi với Hội đồng thi tuyển; Điểm f) Nhận đơn phúc khảo và ghi rõ ngày nhận đơn phúc khảo theo dấu văn thư của cơ quan Viện kiểm sát nhân dân tối cao, kịp thời báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi tuyển xem xét, giải quyết theo quy định; Điểm g) Phục vụ hoạt động của Hội đồng thi tuyển và các Ban giúp việc của Hội đồng thi tuyển; Điểm h) Tổ chức việc thu phí thi, quản lý, chi tiêu tài chính và thanh quyết toán theo quy định. Điều 9 Ban Đề thi Khoản 1. Ban Đề thi, gồm: Trưởng ban và các thành viên. Khoản 2. Tiêu chuẩn thành viên Ban Đề thi: Điểm a) Thành viên Ban Đề thi là công chức, viên chức, nhà quản lý, nhà nghiên cứu khoa học, giảng viên hiểu biết chuyên sâu về pháp luật và các lĩnh vực khác có liên quan, có trình độ chuyên môn sau đại học hoặc có kinh nghiệm đối với môn thi; Điểm b) Không cử làm thành viên Ban Đề thi đối với: Người là cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của người dự thi hoặc của vợ, chồng của người dự thi; người đang thi hành quyết định kỷ luật hoặc đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật; trừ trường hợp ngân hàng đề thi được sử dụng nhiều lần; Điểm c) Thành viên của Ban Đề thi không là thành viên của Ban Coi thi, Ban Thư ký, Ban Phách trong cùng một Hội đồng thi tuyển. Khoản 3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng ban: Điểm a) Giúp Hội đồng thi tuyển tổ chức xây dựng bộ đề thi hoặc ngân hàng câu hỏi, đáp án bảo đảm chất lượng, tính chính xác và kịp thời của đề thi và đáp án của bộ đề thi; xử lý các vấn đề phát sinh khi đề thi và đáp án không kịp thời theo quy định; Điểm b) Giữ bí mật bộ đề thi hoặc ngân hàng câu hỏi, đáp án theo quy định. Khoản 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên: Điểm a) Tham gia xây dựng bộ đề thi hoặc ngân hàng câu hỏi, đáp án theo sự phân công của Trưởng ban; Điểm b) Giữ bí mật bộ đề thi hoặc ngân hàng câu hỏi, đáp án theo quy định. Điều 10 Ban Coi thi Khoản 1. Ban Coi thi, gồm: Trưởng ban và các giám thị. Khoản 2. Tiêu chuẩn Giám thị: Điểm a) Người làm Giám thị phải là công chức ở ngạch chuyên viên hoặc tương đương trở lên; Điểm b) Không cử làm Giám thị đối với: Người là cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của người dự thi hoặc của vợ, chồng của người dự thi; người đang thi hành quyết định kỷ luật hoặc đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật; Điểm c) Người làm Giám thị không là thành viên của các ban khác trong cùng một Hội đồng thi tuyển. Khoản 3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng ban Coi thi: Điểm a) Giúp Hội đồng thi tuyển tổ chức coi thi theo Quy chế thi tuyển; Điểm b) Phân công Giám thị phòng thi và Giám thị hành lang cho từng môn thi; Điểm c) Tạm đình chỉ việc coi thi của Giám thị, kịp thời báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi tuyển quyết định đình chỉ thi đối với người dự thi nếu thấy có căn cứ người đó đã vi phạm Quy chế thi tuyển theo quy định; Điểm d) Tổ chức thu bài thi, niêm phong bài thi để bàn giao cho Trưởng ban Thư ký Hội đồng thi tuyển. Khoản 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Giám thị phòng thi: Mỗi phòng thi được phân công từ 02 đến 03 giám thị, trong đó có một giám thị được phân công chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức thi tại phòng thi (gọi là giám thị 1). Giám thị 1 phân công nhiệm vụ cụ thể cho giám thị tại phòng thi. Giám thị phòng thi thực hiện các nhiệm vụ sau: Điểm a) Kiểm tra phòng thi, đánh số báo danh của người dự thi vào chỗ ngồi tại phòng thi; Điểm b) Gọi người dự thi vào phòng thi, kiểm tra giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ tùy thân hợp pháp khác theo luật định của người dự thi, kiểm tra những vật dụng được phép mang vào phòng thi, hướng dẫn người dự thi ngồi theo đúng vị trí, phổ biến Quy chế thi tuyển (trước khi thi). Điểm c) Ký vào giấy thi và giấy nháp theo quy định, phát giấy thi, giấy nháp cho người dự thi, hướng dẫn người dự thi các quy định về làm bài thi; Điểm d) Nhận đề thi, kiểm tra niêm phong đề thi có sự chứng kiến của người đại diện dự thi, mở đề thi, phát đề thi cho người dự thi theo quy định; Điểm đ) Thực hiện nhiệm vụ coi thi theo Quy chế thi tuyển; Điểm e) Xử lý các trường hợp vi phạm Quy chế thi tuyển; lập biên bản và báo cáo Trưởng ban Coi thi xem xét, quyết định trường hợp vi phạm đến mức phải đình chỉ thi; Điểm g) Thu bài thi đúng thời gian quy định, kiểm tra bài thi do người dự thi nộp, đảm bảo đúng họ và tên, số báo danh, số tờ, ký biên bản và bàn giao bài thi, đề thi đã nhân bản chưa phát hết và các biên bản vi phạm (nếu có) cho Trưởng ban Coi thi để bàn giao cho Trưởng ban Thư ký. Khoản 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Giám thị hành lang: Điểm a) Giữ gìn trật tự và bảo đảm an toàn bên ngoài phòng thi; Điểm b) Phát hiện, nhắc nhở, phê bình, cùng Giám thị phòng thi lập biên bản người dự thi vi phạm Quy chế thi tuyển ở khu vực hành lang. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng như gây mất trật tự, an toàn ở khu vực hành lang phải báo cáo ngay cho Trưởng ban Coi thi xem xét, giải quyết; Điểm c) Không được vào phòng thi. Điều 11 Ban Phách Khoản 1. Ban Phách, gồm: Trưởng ban và các thành viên. Khoản 2. Tiêu chuẩn thành viên Ban Phách: Điểm a) Người làm thành viên Ban Phách là công chức ở ngạch chuyên viên và tương đương trở lên; Điểm b) Không cử làm thành viên Ban Phách đối với: Người là cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của người dự thi hoặc của vợ, chồng của người dự thi; người đang thi hành quyết định kỷ luật hoặc đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật; Điểm c) Người làm thành viên Ban Phách không được là thành viên của các Ban khác trong cùng một Hội đồng thi tuyển. Khoản 3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng ban Phách: Điểm a) Giúp Hội đồng thi tuyển và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban Phách để tổ chức việc đánh số phách và rọc phách các bài thi theo đúng quy định; Điểm b) Niêm phong phách và bài thi đã được rọc phách, bàn giao cho Trưởng ban Thư ký Hội đồng thi tuyển theo đúng quy định. Khoản 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Ban Phách: Điểm a) Đánh số phách và rọc phách các bài thi theo sự phân công của Trưởng ban Phách; Điểm b) Bảo đảm bí mật số phách. Điểm c) Trong quá trình thực hiện đánh số phách và rọc phách, nếu thấy bài thi có dấu hiệu việc bất thường thì báo cáo Hội đồng thi tuyển để xử lý. Điều 12 Ban Chấm thi Khoản 1. Ban Chấm thi, gồm: Trưởng ban và các thành viên. Khoản 2. Tiêu chuẩn thành viên Ban Chấm thi: Điểm a) Người làm thành viên Ban Chấm thi phải là công chức ở ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương trở lên, nhà quản lý, nhà khoa học, giảng viên hiểu biết chuyên sâu về pháp luật, có trình độ chuyên môn trên đại học hoặc có kinh nghiệm đối với môn thi; Điểm b) Không cử làm thành viên Ban Chấm thi đối với: Người là cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của người dự thi hoặc của vợ, chồng của người dự thi; người đang thi hành quyết định kỷ luật hoặc đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật; Điểm c) Người làm thành viên Ban Chấm thi không là thành viên của Ban Coi thi và Ban Phách, Ban Thư ký trong cùng một Hội đồng thi tuyển. Người làm thành viên Ban chấm phúc khảo không làm thành viên của Ban Chấm thi ban đầu và các Ban giúp việc khác trong cùng một Hội đồng thi tuyển. Khoản 3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng ban Chấm thi: Điểm a) Giúp Hội đồng thi tuyển tổ chức chấm thi theo quy định; Điểm b) Phân công các thành viên Ban Chấm thi bảo đảm nguyên tắc bài thi phải có ít nhất 02 thành viên chấm thi; Điểm c) Tổ chức trao đổi để thống nhất chi tiết thang điểm theo đáp án trước khi chấm thi; Điểm d) Phân công người chấm thi hoặc sát hạch ngạch thi nào thì phải đảm bảo người chấm thi hoặc sát hạch đang giữ ngạch bằng hoặc cao hơn đối với ngạch dự thi; Điểm đ) Nhận và phân chia bài thi của người dự thi cho các thành viên Ban Chấm thi, bàn giao biên bản chấm thi và kết quả chấm thi cho Trưởng ban Thư ký; Điểm e) Lập biên bản và báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi tuyển xem xét và giải quyết khi phát hiện bài thi vi phạm Quy chế thi tuyển; Điểm f) Giữ bí mật kết quả thi, bàn giao bài thi đã chấm điểm cho Ban thư ký Hội đồng thi để tổng hợp. Khoản 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Ban Chấm thi: Điểm a) Chấm điểm các bài thi theo đúng đáp án và thang điểm; Điểm b) Báo cáo dấu hiệu vi phạm trong các bài thi với Trưởng ban Chấm thi và đề nghị hình thức xử lý; giữ bí mật kết quả thi. Điều 13 Ban Giám sát kỳ thi Khoản 1. Ban Giám sát kỳ thi, gồm: Trưởng ban và các thành viên do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thành lập. Khoản 2. Tiêu chuẩn Ban Giám sát Điểm a) Là công chức có trình độ chuyên môn đại học trở lên; Điểm b) Thành viên Ban Giám sát không là thành viên của các Ban giúp việc của Hội đồng thi tuyển; Điểm c) Không cử làm thành viên Ban Giám sát đối với: Người là cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của người dự thi hoặc của vợ, chồng của người dự thi; người đang thi hành quyết định kỷ luật hoặc đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật. Khoản 3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng ban: Điểm a) Giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức giám sát việc thực hiện các quy định về tổ chức kỳ thi theo quy định; Điểm b) Phân công các thành viên giám sát trong quá trình tổ chức kỳ thi; Khoản 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên
Quyết Định 436/QĐ-VKSTC về việc ban hành quy chế thi tuyển điều tra viên sơ cấp, điều tra viên trung cấp, điều tra viên cao cấp ở viện kiểm sát nhân dân tối cao . Kèm theo Chương II * Điều 13 - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 3 + Điểm a + Điểm b - Khoản 4 + Điểm a + Điểm b + Điểm c * Điều 14 Kèm theo Chương III * Điều 14 * Điều 15 * Điều 16 * Điều 17 * Điều 18 * Điều 19 * Điều 20 * Điều 21 Kèm theo Chương IV * Điều 22 * Điều 23 * Điều 24 * Điều 25 * Điều 26 * Điều 27 * Điều 28 * Điều 29
Quyết Định 436/QĐ-VKSTC về việc ban hành quy chế thi tuyển điều tra viên sơ cấp, điều tra viên trung cấp, điều tra viên cao cấp ở viện kiểm sát nhân dân tối cao . Kèm theo Chương II Điều 13 Ban Giám sát kỳ thi Khoản 2. Tiêu chuẩn Ban Giám sát Điểm a) Là công chức có trình độ chuyên môn đại học trở lên; Điểm b) Thành viên Ban Giám sát không là thành viên của các Ban giúp việc của Hội đồng thi tuyển; Điểm c) Không cử làm thành viên Ban Giám sát đối với: Người là cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của người dự thi hoặc của vợ, chồng của người dự thi; người đang thi hành quyết định kỷ luật hoặc đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật. Khoản 3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng ban: Điểm a) Giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức giám sát việc thực hiện các quy định về tổ chức kỳ thi theo quy định; Điểm b) Phân công các thành viên giám sát trong quá trình tổ chức kỳ thi; Khoản 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Điểm a) Giám sát việc thực hiện các quy định về tổ chức kỳ thi, hồ sơ, tiêu chuẩn và điều kiện của người dự thi; về thực hiện Quy chế thi tuyển, các Ban giúp việc của Hội đồng thi tuyển; Điểm b) Được vào phòng thi và nơi chấm thi; trong thời gian dọc phách và ghép phách; có quyền nhắc nhở người dự thi, thành viên Ban Coi thi, Ban Phách và Ban Chấm thi thực hiện đúng Quy chế thi tuyển. Khi phát hiện có sai phạm đến mức phải lập biên bản thì người giám sát kỳ thi có quyền lập biên bản về sai phạm của người dự thi, thành viên Ban Coi thi, Ban Phách và Ban Chấm thi để báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi tuyển xem xét giải quyết. Điểm c) Khi làm nhiệm vụ phải đeo thẻ và phải tuân thủ đúng Quy chế thi tuyển; nếu người giám sát vi phạm Quy chế thi tuyển làm ảnh hưởng đến kết quả của kỳ thi thì Trưởng ban Coi thi hoặc Trưởng ban Thư ký, Trưởng ban Phách, Trưởng ban Chấm thi báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi tuyển trình Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đình chỉ nhiệm vụ giám sát kỳ thi và xử lý theo quy định của pháp luật. Điều 14 Mối quan hệ giữa các Ban giúp việc, Ban Giám sát Khoản 1. Các Ban giúp việc, Ban Giám sát có trách nhiệm phối hợp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Quy chế thi tuyển. Khoản 2. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của từng Ban giúp việc, Ban Giám sát mà có phát hiện các vấn đề phát sinh cần giải quyết thuộc trách nhiệm của Ban khác, các Ban trao đổi thống nhất giải quyết hoặc báo cáo Ủy viên Thường trực Hội đồng thi tuyển. Kèm theo Chương III Điều 14 Hồ sơ đăng ký thi Khoản 1. Hồ sơ đăng ký thi gồm có: Điểm a) Văn bản đề nghị của cơ quan Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương; Điểm b) Sơ yếu lý lịch theo mẫu quản lý cán bộ, công chức của Bộ Nội vụ (không quá 6 tháng tính đến ngày nhận hồ sơ) có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền; Điểm c) Bản sao Quyết định bổ nhiệm ngạch công chức đang giữ và văn bằng chứng chỉ có liên quan; Điểm d) Bản kiểm điểm 3 năm công tác gần nhất của người dự thi; Điểm đ) Văn bản nhận xét, đánh giá của người đứng đầu cơ quan, đơn vị của người dự thi đang công tác; Điểm e) Nhận xét đánh giá của cấp ủy hoặc chính quyền nơi cư trú; cấp ủy hoặc Chỉ huy đơn vị Quân đội quản lý về hành chính quân sự (trường hợp người dự thi đang công tác ở Viện kiểm sát quân sự); Điểm g) Giấy khám sức khỏe (có giá trị trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ký kết luận sức khỏe) của công chức do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp. Khoản 2. Hồ sơ dự thi được gửi về Viện kiểm sát nhân dân tối cao (qua Vụ Tổ chức cán bộ). Điều 15 Lệ phí Việc thu và sử dụng lệ phí thi được thực hiện theo quy định của pháp luật. Điều 16 Hình thức, thời gian và nội dung thi Khoản 1. Thi viết, thời gian 180 phút. Khoản 2. Thi trắc nghiệm, thời gian 60 phút (Riêng đối với thi Điều tra viên cao cấp có thể thay thế bằng hình thức vấn đáp hoặc viết và bảo vệ đề án do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định). Khoản 3. Nội dung thi: Kiến thức pháp luật về nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, nghiệp vụ điều tra hình sự. Điều 17 Đề thi Khoản 1. Ban Đề thi tổ chức việc ra đề thi và đáp án, trình Chủ tịch Hội đồng thi tuyển quyết định lựa chọn đề thi và đáp án. Khoản 2. Nội dung đề thi phải căn cứ vào tiêu chuẩn nghiệp vụ của vị trí cần thi tuyển, kết cấu đề thi phải bảo đảm tính khoa học, chính xác. Mỗi đề thi phải có đáp án và thang điểm chi tiết. Đề thi phải được đóng trong phong bì, niêm phong và bảo quản theo chế độ tài liệu tuyệt mật; việc giao nhận, mở đề thi phải lập biên bản theo quy định. Khoản 3. Đối với môn thi viết, phải chuẩn bị ít nhất một đề thi chính thức và một đề thi dự phòng. Khoản 4. Đối với môn thi trắc nghiệm, phải chuẩn bị ít nhất 02 đề thi chính thức và 02 đề thi dự phòng (Mỗi đề thi có 05 mã đề). Đề thi được nhân bản để phát cho từng người dự thi, người dự thi ngồi gần nhau không được sử dụng đề thi có mã đề thi giống nhau. Khoản 5. Việc nhân bản đề thi do Chủ tịch Hội đồng thi tuyển quyết định. Đề thi sau khi nhân bản được niêm phong và bảo quản theo chế độ tài liệu tuyệt mật. Điều 18 Giấy làm bài thi, giấy nháp Khoản 1. Đối với hình thức thi viết, giấy làm bài thi được in sẵn theo mẫu quy định, do Hội đồng thi tuyển phát ra, có chữ ký của 02 Giám thị tại phòng thi. Khoản 2. Đối với hình thức thi trắc nghiệm, người dự thi làm bài trực tiếp trên trang dành riêng để làm bài. Khoản 3. Giấy nháp: Sử dụng thống nhất một loại giấy nháp do Hội đồng thi tuyển phát ra, có chữ ký của Giám thị tại phòng thi. Điều 19 Cách tính điểm Bài thi được chấm theo thang điểm 100 đối với mỗi hình thức thi. Bài thi viết tính hệ số 2, bài thi trắc nghiệm (hoặc bài thi hình thức khác) tính hệ số 1. Điều 20 Người trúng tuyển Khoản 1. Người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển phải có đủ các điều kiện sau đây: Điểm a) Có đủ các bài thi theo quy định tại Điều 16 Quy chế này; Điểm b) Có số điểm của mỗi bài thi đạt từ 50 điểm trở lên; Điểm c) Có kết quả thi tuyển cao hơn (lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp) trong phạm vi chỉ tiêu Điều tra viên cần bổ sung của đơn vị đăng ký dự thi. Khoản 2. Trường hợp có 02 người trở lên có tổng điểm thi tuyển bằng nhau thì người có điểm bài thi viết cao hơn là người trúng tuyển. Trường hợp điểm bài thi viết bằng nhau thì người có thời gian công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân dài hơn là người trúng tuyển. Nếu có thời gian công tác bằng nhau thì Chủ tịch Hội đồng thi tuyển quyết định. Khoản 3. Không bảo lưu kết quả thi. Điều 21 Nội quy thi Nội quy thi thực hiện theo quy định tại phụ lục kèm theo Quy chế thi tuyển này. Kèm theo Chương IV Điều 22 Công tác chuẩn bị Khoản 1. Trước ngày thi ít nhất 7 ngày, Hội đồng thi tuyển (Ban Thư Ký) gửi thông báo triệu tập người dự thi có đủ điều kiện, tiêu chuẩn dự thi (qua cơ quan, đơn vị cử dự thi để thông báo), thông báo cụ thể thời gian, địa điểm tổ chức ôn thi (nếu có) và địa điểm tổ chức thi cho người dự thi. Khoản 2. Trước ngày thi 01 ngày, Hội đồng thi tuyển (Ban Thư ký) niêm yết danh sách người dự thi theo số báo danh và theo phòng thi, sơ đồ vị trí các phòng thi, Nội quy thi, hình thức thi, thời gian thi đối với từng môn thi tại địa điểm tổ chức thi. Khoản 3. Trước ngày thi ít nhất 01 ngày, Ban Thư ký phải hoàn thành các công tác chuẩn bị cho kỳ thi như sau: Điểm a) Chuẩn bị các mẫu biểu liên quan đến tổ chức thi, gồm: Danh sách người dự thi để gọi vào phòng thi; danh sách để người dự thi ký nộp bài thi; mẫu biên bản giao, nhận đề thi; mẫu biên bản mở để thi; mẫu biên bản xử lý vi phạm Quy chế thi; mẫu biên bản bàn giao bài thi và mẫu biên bản tạm giữ các giấy tờ, vật dụng của người dự thi vi phạm Quy chế thi tuyển; Điểm b) Chuẩn bị thẻ cho các thành viên Hội đồng thi tuyển, Ban Thư ký, Ban Coi thi, Ban Giám sát kỳ thi, cán bộ phục vụ kỳ thi. Thẻ của Chủ tịch Hội đồng thi tuyển, ủy viên Hội đồng thi tuyển, Trưởng ban Thư ký, Trưởng ban Coi thi và Trưởng ban Giám sát kỳ thi thì in đầy đủ họ tên và chức danh. Thẻ của các thành viên khác và giám sát chỉ in chức danh. Điều 23 Khai mạc kỳ thi Khoản 1. Trước khi bắt đầu kỳ thi phải tổ chức lễ khai mạc kỳ thi. Khoản 2. Trình tự tổ chức lễ khai mạc như sau: Chào cờ, tuyên bố lý do; giới thiệu đại biểu; công bố quyết định thành lập Hội đồng thi tuyển; công bố quyết định thành lập Ban Thư ký, Ban Coi thi, Ban Giám sát kỳ thi; Chủ tịch Hội đồng thi tuyển tuyên bố khai mạc kỳ thi; phổ biến Quy chế thi tuyển (có thể phổ biến Quy chế thi tuyển trước hoặc sau khi khai mạc). Điều 24 Tổ chức các cuộc họp Ban Coi thi Khoản 1. Sau lễ khai mạc, Trưởng ban Coi thi tổ chức họp Ban Coi thi; phổ biến kế hoạch, Quy chế thi, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các thành viên Ban Coi thi; thống nhất các hướng dẫn cần thiết để Giám thị thực hiện và hướng dẫn cho người dự thi thực hiện trong quá trình thi. Khoản 2. Đối với mỗi hình thức thi, trước giờ thi 60 phút, Trưởng ban Coi thi họp Ban Coi thi; phân công Giám thị từng phòng thi theo nguyên tắc không lặp lại Giám thị phòng thi đối với hình thức thi khác trong cùng một phòng thi; phổ biến những hướng dẫn và lưu ý cần thiết cho các Giám thị phòng thi và Giám thị hành lang đối với môn thi. Khoản 3. Trường hợp cần thiết, khi kết thúc môn thi, Trưởng ban Coi thi tổ chức họp Ban Coi thi để rút kinh nghiệm. Điều 25 Cách bố trí, sắp xếp trong phòng thi Khoản 1. Đối với hình thức thi viết, thi trắc nghiệm: Tùy theo số lượng người dự thi để bố trí phòng thi hợp lý, mỗi người dự thi ngồi một bàn hoặc ngồi cách nhau ít nhất 1 mét, Mỗi phòng thi không quá 45 người. Trước giờ thi 30 phút, Giám thị phòng thi đánh số báo danh của người dự thi tại phòng thi và gọi người dự thi vào phòng thi. Khoản 2. Nguyên tắc đánh số báo danh của môn thi sau không trùng nguyên tắc đánh số báo danh của môn thi trước trong cùng một phòng thi. Điều 26 Xác nhận tình trạng đề thi và mở đề thi Khoản 1. Giám thị phòng thi mời 02 đại diện người dự thi tại phòng thi kiểm tra niêm phong phong bì đựng đề thi và ký biên bản xác nhận phong bì đựng đề thi được niêm phong theo quy định. Khoản 2. Trường hợp phong bì đựng đề thi bị mất niêm phong hoặc có dấu hiệu nghi ngờ khác, Giám thị phòng thi lập biên bản (có xác nhận của 02 đại diện người dự thi) tại phòng thi; đồng thời báo cáo Trưởng ban Coi thi để báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi tuyển xem xét, giải quyết. Trường hợp sau khi đã mở đề thi, nếu phát hiện đề thi có lỗi (đề thi có sai sót, nhầm đề thi, thiếu trang, nhầm trang) thì Giám thị phòng thi (Giám thị 1) thông báo ngay cho Trưởng ban Coi thi để lập biên bản và Trưởng ban Coi thi phải báo cáo ngay lên Chủ tịch Hội đồng thi tuyển xem xét giải quyết. Khoản 3. Việc sử dụng đề thi dự phòng do Chủ tịch Hội đồng thi tuyển quyết định. Điều 27 Cách tính thời gian làm bài thi Khoản 1. Đối với hình thức thi viết: Thời gian bắt đầu làm bài thi được tính từ sau khi Giám thị phát đủ đề thi cho người dự thi. Giám thị phòng thi ghi thời gian bắt đầu và thời gian nộp bài lên bảng trong phòng thi. Khoản 2. Đối với hình thức thi trắc nghiệm: Thời gian bắt đầu làm bài thi được tính sau 05 phút kể từ khi phát xong đề thi cho người dự thi. Thời gian làm bài được ghi trên đề thi, Giám thị phòng thi ghi thời gian bắt đầu và thời gian nộp bài lên bảng trong phòng thi. Điều 28 Thu bài thi và bàn giao bài thi Khoản 1. Thu bài thi: Khi hết thời gian làm bài thi, Giám thị phòng thi yêu cầu người dự thi dừng làm bài và nộp bài thi. Giám thị phòng thi kiểm tra số tờ của bài thi của từng người dự thi, yêu cầu người dự thi ghi rõ số tờ và các Giám thị phòng thi ký vào danh sách nộp bài thi để bàn giao; Khoản 2. Bàn giao bài thi: Giám thị phòng thi bàn giao toàn bộ bài thi của người dự thi, đề thi đã nhân bản chưa phát hết cho người dự thi (nếu có) và các văn bản khác có liên quan cho Trưởng ban Coi thi. Trưởng ban Coi thi bàn giao toàn bộ bài thi và các văn bản khác cho Trưởng ban Thư ký Hội đồng thi tuyển. Trưởng ban Thư ký Hội đồng thi tuyển chỉ được bàn giao bài thi cho Trưởng ban Chấm thi sau khi toàn bộ các bài thi của người dự thi đã được đánh số phách và rọc phách. Khoản 3. Việc giao, nhận bài thi phải có biên bản xác nhận đối với từng môn thi. Điều 29 Chấm thi Khoản 1. Sau 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thi, Ban Chấm thi có trách nhiệm tổ chức việc chấm thi và hoàn thành việc chấm thi trong thời gian không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận bài thi. Khoản 2. Trưởng ban Chấm thi tổ chức, quản lý việc chấm thi tập trung tại địa điểm quy định, không được mang bài thi của người dự thi ra khỏi địa điểm chấm thi. Thành viên Chấm thi chỉ căn cứ vào nội dung bài thi và đáp án, thang điểm đã được Chủ tịch Hội đồng thi tuyển phê duyệt để chấm thi. Chỉ chấm những bài thi hợp lệ là bài thi làm trên giấy do Hội đồng thi tuyển phát, có đủ chữ ký của 02 Giám thị tại phòng thi. Không chấm những bài làm trên giấy khác với giấy dùng cho kỳ thi đó, bài làm trên giấy nháp, bài có nhiều kiểu chữ khác nhau hoặc có viết, vẽ trái với thuần phong mỹ tục, bài có đánh dấu, bài viết từ 02 mầu mực trở lên. Khoản 3. Mỗi bài thi được 02 thành viên chấm thi độc lập; nếu điểm của 02 thành viên chấm chênh lệch nhau từ 10% trở xuống so với điểm tối đa thì lấy điểm bình quân; nếu chênh lệch trên 10% so với điểm tối đa thì chuyển 02 kết quả lên Trưởng ban Chấm thi để báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi tuyển xem xét, quyết định; Khoản 4. Điểm của bài thi phải được thành viên chấm thi ghi rõ bằng số và chữ vào phần dành để ghi điểm trên bài thi và trên bảng tổng hợp điểm chấm thi, nếu có sửa chữa thì phải có chữ ký của 02 thành viên chấm thi ở bên cạnh nơi ghi điểm đã sửa chữa. Trường hợp điểm thi của người dự thi do Chủ tịch Hội đồng thi tuyển quyết định theo quy định tại khoản 2 Điều này thì Chủ tịch Hội đồng thi tuyển cũng phải ký tên vào bên cạnh nơi ghi điểm do Chủ tịch Hội đồng thi tuyển đã quyết định. Khoản 5. Sau khi chấm xong bài thi của từng hình thức thi, từng thành viên chấm thi tổng hợp kết quả thi và ký vào bảng tổng hợp, sau mỗi buổi chấm thi, từng thành viên chấm thi nộp kết quả chấm thi cho Trưởng ban chấm thi; Trưởng ban Chấm thi có trách nhiệm chuyển kết quả chấm thi, bài thi cho Trưởng ban Thư ký quản lý theo chế độ tài liệu mật.
Quyết Định 436/QĐ-VKSTC về việc ban hành quy chế thi tuyển điều tra viên sơ cấp, điều tra viên trung cấp, điều tra viên cao cấp ở viện kiểm sát nhân dân tối cao . Kèm theo Chương IV * Điều 29 - Khoản 4 - Khoản 5 * Điều 30 * Điều 31 * Điều 32 * Điều 33 Kèm theo Chương V * Điều 34 * Điều 35 * Điều 1 * Điều 2 * Điều 3 * Điều 4
Quyết Định 436/QĐ-VKSTC về việc ban hành quy chế thi tuyển điều tra viên sơ cấp, điều tra viên trung cấp, điều tra viên cao cấp ở viện kiểm sát nhân dân tối cao . Kèm theo Chương IV Điều 29 Chấm thi Khoản 4. Điểm của bài thi phải được thành viên chấm thi ghi rõ bằng số và chữ vào phần dành để ghi điểm trên bài thi và trên bảng tổng hợp điểm chấm thi, nếu có sửa chữa thì phải có chữ ký của 02 thành viên chấm thi ở bên cạnh nơi ghi điểm đã sửa chữa. Trường hợp điểm thi của người dự thi do Chủ tịch Hội đồng thi tuyển quyết định theo quy định tại khoản 2 Điều này thì Chủ tịch Hội đồng thi tuyển cũng phải ký tên vào bên cạnh nơi ghi điểm do Chủ tịch Hội đồng thi tuyển đã quyết định. Khoản 5. Sau khi chấm xong bài thi của từng hình thức thi, từng thành viên chấm thi tổng hợp kết quả thi và ký vào bảng tổng hợp, sau mỗi buổi chấm thi, từng thành viên chấm thi nộp kết quả chấm thi cho Trưởng ban chấm thi; Trưởng ban Chấm thi có trách nhiệm chuyển kết quả chấm thi, bài thi cho Trưởng ban Thư ký quản lý theo chế độ tài liệu mật. Điều 30 Ghép phách và tổng hợp kết quả và thông báo điểm thi Khoản 1. Sau khi tổ chức chấm thi xong, Trưởng ban Thư ký Hội đồng thi tuyển bàn giao bài thi đã chấm cho Trưởng ban Phách để ghép phách. Sau khi ghép phách xong, Trưởng ban Phách bàn giao lại bài thi đã ghép phách cho Trưởng ban Thư ký Hội đồng thi tuyển. Khoản 2. Trưởng ban Thư ký Hội đồng thi tuyển chịu trách nhiệm tổ chức tổng hợp kết quả thi sau khi ghép phách và báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi tuyển. Khoản 3. Chủ tịch Hội đồng thi tuyển xem xét, duyệt kết quả chấm thi. Khoản 4. Trưởng ban Thư ký thông báo công khai điểm thi đến cơ quan cử người dự thi để thông báo cho người dự thi. Khoản 5. Thời gian ghép phách, tổng hợp kết quả và thông báo điểm thi do Chủ tịch Hội đồng thi tuyển quyết định trong thời gian 10 ngày làm việc. Điều 31 Giải quyết khiếu nại, tố cáo và phúc khảo Khoản 1. Trong quá trình tổ chức thi, trường hợp có đơn khiếu nại, tố cáo, Hội đồng thi tuyển phải xem xét, giải quyết trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, tố cáo. Khoản 2. Trong thời gian 5 ngày làm việc, kể từ ngày Hội đồng thi tuyển thông báo công khai điểm thi hoặc kể từ ngày cơ quan cử người dự thi nhận được thông báo điểm thi, người dự thi có quyền gửi đơn đề nghị phúc khảo. Nếu đơn phúc khảo gửi qua đường bưu điện thì căn cứ vào ngày bưu điện nơi gửi đóng dấu vào phong bì, nếu gửi trực tiếp thì tính từ ngày Hội đồng thi tuyển nhận được đơn phúc khảo. Khoản 3. Chỉ xem xét, giải quyết đơn đề nghị phúc khảo được gửi trực tiếp hoặc gửi theo đường bưu điện đến Hội đồng thi tuyển. Khoản 4. Hội đồng thi tuyển có trách nhiệm tổ chức chấm phúc khảo và thông báo kết quả phúc khảo cho người dự thi trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn nhận đơn phúc khảo. Khoản 5. Chủ tịch Hội đồng thi tuyển quyết định thành lập Ban Chấm phúc khảo, không bao gồm những thành viên đã tham gia vào Ban Chấm thi. Trường hợp kết quả phúc khảo chênh lệch so với điểm bài thi trước trên 10% so với điểm tối đa, Chủ tịch Hội đồng thi tuyển phải tổ chức đối thoại trực tiếp giữa cán bộ chấm thi đợt đầu với cán bộ chấm phúc khảo (có ghi biên bản) để xem xét, quyết định kết quả phúc khảo. Kết quả phúc khảo được tổng hợp vào kết quả thi. Hội đồng thi tuyển thông báo cho người dự thi có đơn đề nghị phúc khảo kết quả phúc khảo. Điều 32 Công nhận kết quả thi và đề nghị bổ nhiệm Khoản 1. Sau khi hoàn thành việc chấm phúc khảo theo quy định, Hội đồng thi tuyển công nhận kết quả thi, xác định người trúng tuyển trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận ghép phách chấm phúc khảo. Khoản 2. Kết quả thi tuyển được thông báo công khai trên Website của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Khoản 3. Chủ tịch Hội đồng thi tuyển đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm người trúng tuyển. Điều 33 Lưu trữ tài liệu Khoản 1. Tài liệu về kỳ thi bao gồm: Các văn bản về tổ chức kỳ thi của người đứng đầu cơ quan tổ chức thi, văn bản của Hội đồng thi tuyển, biên bản các cuộc họp Hội đồng thi tuyển, danh sách tổng hợp người dự thi, biên bản bàn giao đề thi, biên bản xác định tình trạng niêm phong đề thi, biên bản lập về các vi phạm Quy chế thi tuyển, biên bản bàn giao bài thi, đề thi gốc, biên bản chấm thi, bảng tổng hợp kết quả thi, biên bản phúc khảo, quyết định công nhận kết quả thi, kết luận giải quyết khiếu nại, tố cáo và các tài liệu khác (nếu có) của kỳ thi. Khoản 2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ thi (ngày công nhận kết quả thi), Ban Thư ký Hội đồng thi tuyển chịu trách nhiệm bàn giao các tài liệu về kỳ thi theo khoản 1 Điều này cho Vụ Tổ chức cán bộ lưu trữ trong thời hạn 12 tháng theo chế độ hiện hành, kể từ ngày công nhận kết quả thi. Kèm theo Chương V Điều 34 Tổ chức thực hiện Khoản 1. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương, Thủ trưởng đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm quán triệt và tổ chức thực hiện Quy chế này. Khoản 2. Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc triển khai thực hiện và tổ chức thi. Điều 35 Hiệu lực thi hành Khoản 1. Quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Khoản 2. Quy chế này thay thế Quy chế tạm thời tổ chức thi thí điểm để tuyển chọn và bổ nhiệm chức danh Điều tra viên cao cấp Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định số 798/QĐ-VKSTC-V15 ngày 22/10/2015 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao./. NỘI QUY THI TUYỂN ĐIỀU TRA VIÊN (Ban hành kèm theo Quy chế thi tuyển Điều tra viên sơ cấp, Điều tra viên trung cấp, Điều tra viên cao cấp) Điều 1 Quy định đối với người dự thi Khoản 1. Phải có mặt tại phòng thi đúng giờ, mặc trang phục của ngành Kiểm sát nhân dân đúng quy định (nhiệt độ trong ngày từ trên 20 độ thì mặc trang phục xuân hè, dưới 20 độ thì mặc trang phục thu đông). Khoản 2. Xuất trình giấy tờ tùy thân để Giám thị đối chiếu trước khi vào phòng thi. Khoản 3. Ngồi đúng chỗ theo số báo danh, để giấy tờ tùy thân lên mặt bàn để các Giám thị và các thành viên Hội đồng thi tuyển kiểm tra. Khoản 4. Chỉ được mang vào phòng thi bút viết; không được mang vào phòng thi điện thoại di động, máy ghi âm, máy ảnh, máy vi tính, máy tính bảng, máy quay phim và các phương tiện thông tin khác; các loại giấy tờ, tài liệu có liên quan đến nội dung thi (trừ trường hợp đề thi cho phép). Khoản 5. Chỉ được sử dụng loại giấy thi được phát để làm bài thi. Phải ghi đầy đủ các mục quy định trong giấy làm bài thi. Mỗi tờ giấy thi phải có đủ chữ ký của 02 Giám thị phòng thi, bài thi không có đủ chữ ký của 02 Giám thị là không hợp lệ. Khoản 6. Chỉ được sử dụng giấy nháp được phát, có chữ ký của Giám thị phòng thi. Khoản 7. Bài thi chỉ được viết bằng một loại mực có màu xanh hoặc, màu đen, màu tím. Khoản 8. Trừ phần ghi bắt buộc trên phách, thí sinh không được ghi họ tên, chữ ký của thí sinh, chức danh, tên cơ quan, đơn vị hoặc các dấu hiệu khác lên bài thi. Khoản 9. Giữ trật tự và không được hút thuốc trong phòng thi. Khoản 10. Không được trao đổi với người khác dưới mọi hình thức trong thời gian thi. Khoản 11. Nếu cần hỏi điều gì, phải hỏi công khai Giám thị phòng thi. Khoản 12. Trường hợp cần viết lại thì gạch ngang phần đã viết trong bài thi (trừ trường hợp đề thi có quy định khác). Khoản 13. Chỉ được ra ngoài phòng thi khi đã hết một nửa thời gian làm bài và phải được sự đồng ý của Giám thị phòng thi. Không giải quyết cho người dự thi ra ngoài phòng thi đối với môn thi có thời gian từ 60 phút trở xuống, chỉ được nộp bài thi khi đã hết nửa thời gian thi thì được phép ra ngoài. Khoản 14. Trong thời gian không được ra ngoài phòng thi theo quy định tại Khoản 13 Điều này, nếu thí sinh đau, ốm bất thường thì phải báo cáo cho Giám thị phòng thi và Giám thị phòng thi phải báo ngay cho Trưởng ban Coi thi xem xét, giải quyết. Khoản 15. Ngừng làm bài và nộp bài cho Giám thị phòng thi ngay khi Giám thị tuyên bố hết thời gian làm bài thi. Phải ghi rõ số tờ giấy thi đã nộp và ký vào danh sách nộp bài thi. Trường hợp không làm được bài, người dự thi cũng phải nộp lại giấy thi. Điều 2 Xử lý vi phạm đối với người dự thi Khoản 1. Hình thức khiển trách được áp dụng đối với người dự thi có một trong những vi phạm sau đây: Điểm a) Ngồi không đúng chỗ ghi số báo danh của mình; Điểm b) Trao đổi với người khác đã bị nhắc nhở một lần nhưng vẫn không chấp hành; Điểm c) Mang tài liệu vào phòng thi nhưng chưa sử dụng (trừ trường hợp đề thi có quy định được mang tài liệu vào phòng thi). Giám thị phòng thi lập biên bản và công bố công khai hình thức khiển trách tại phòng thi. Người dự thi bị khiển trách ở bài thi nào sẽ bị trừ 20% kết quả điểm thi của bài thi đó. Khoản 2. Hình thức cảnh cáo được áp dụng đối với người dự thi vi phạm một trong các lỗi: Điểm a) Đã bị khiển trách nhưng vẫn tiếp tục vi phạm nội quy phòng thi; Điểm b) Sử dụng tài liệu trong phòng thi (trừ trường hợp đề thi có quy định được sử dụng tài liệu trong phòng thi); Điểm c) Trao đổi giấy nháp, bài thi cho nhau; Điểm d) Chép bài của người khác; Điểm đ) Sử dụng điện thoại di động, máy ghi âm, máy ảnh, máy vi tính, máy tính bảng, máy quay phim và các phương tiện thông tin khác trong phòng thi (trừ trường hợp đề thi có quy định khác). Giám thị phòng thi lập biên bản, thu đồ vật, tài liệu và công bố công khai hình thức cảnh cáo tại phòng thi, Người dự thi bị cảnh cáo ở bài thi nào thì sẽ bị trừ 40% kết quả điểm thi của bài thi đó. Khoản 3. Hình thức đình chỉ thi được áp dụng đối với người dự thi đã bị lập biên bản xử lý ở hình thức cảnh cáo nhưng vẫn cố tình vi phạm Nội quy thi; Trưởng ban coi thi quyết định đình chỉ thi và công bố công khai tại phòng thi. Người dự thi bị đình chỉ thi môn nào thì bài thi môn đó được chấm điểm 0. Khoản 4. Hủy bỏ kết quả thi được áp dụng đối với người dự thi bị phát hiện đánh tráo bài thi, thi hộ hoặc đã bị xử lý kỷ luật ở bài thi trước, nhưng bài thi sau vẫn cố tình vi phạm Nội quy đến mức cảnh cáo. Khoản 5. Nếu người dự thi vi phạm ở mức độ nghiêm trọng, cố ý gây mất an toàn trong phòng thi thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Khoản 6. Các trường hợp người dự thi vi phạm Nội quy thi phải lập biên bản thì các Giám thị phòng thi và thí sinh vi phạm phải ký vào biên bản. Trường hợp người dự thi vi phạm không chịu ký vào biên bản thì mời người dự thi bên cạnh chứng kiến và cùng ký vào biên bản. Sau khi lập biên bản và công bố công khai tại phòng thi, Giám thị phòng thi phải báo cáo ngay với Trưởng ban Coi thi. Khoản 7. Người dự thi có quyền tố giác những người vi phạm Nội quy, Quy chế thi tuyển cho Giám thị, Trưởng ban Coi thi hoặc thành viên Hội đồng thi tuyển. Điều 3 Quy định đối với Giám thị phòng thi, Giám thị hành lang Khoản 1. Phải có mặt tại phòng thi đúng giờ quy định. Phải mặc trang phục của Ngành đúng quy định. Khoản 2. Thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao theo Quy chế thi và Nội quy của kỳ thi. Khoản 3. Giữ trật tự, không được hút thuốc, không được sử dụng điện thoại di động, máy ảnh trong phòng thi. Khoản 4. Không được trao đổi riêng với bất kỳ người dự thi nào trong thời gian thi. Điều 4 Xử lý vi phạm đối với Giám thị phòng thi, Giám thị hành lang Khoản 1. Giám thị phòng thi, Giám thị hành lang vi phạm các quy định tại Điều 3 của Nội quy này, tùy theo mức độ vi phạm, Trưởng ban Coi thi nhắc nhở hoặc đề nghị Chủ tịch Hội đồng thi tuyển đình chỉ nhiệm vụ Giám thị. Khoản 2. Trường hợp Giám thị phòng thi có các hành vi lộ đề thi, chuyển đề thi ra ngoài, chuyển đáp án từ bên ngoài vào phòng thi thì Chủ tịch Hội đồng thi tuyển đình chỉ nhiệm vụ Giám thị. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến kết quả kỳ thi thì bị xem xét xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật đối với công chức hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật./.
Thông Tư 27/2014/TT-BTNMT quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước . Chương I * Điều 1 * Điều 2 * Điều 3 Chương II * Điều 4 * Điều 5 * Điều 6 Chương III * Điều 7 * Điều 8 * Điều 9 Chương IV * Điều 10 * Điều 11
Thông Tư 27/2014/TT-BTNMT quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước . Chương I Điều 1 Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất; mẫu đơn, mẫu giấy phép, nội dung đề án, nội dung báo cáo trong hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước. Điều 2 Đối tượng áp dụng Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân) có hoạt động liên quan đến việc thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều 3 Giải thích từ ngữ Khoản 1. Công trình khai thác nước dưới đất là hệ thống gồm một hoặc nhiều giếng khoan, giếng đào, hố đào, hành lang, mạch lộ, hang động khai thác nước dưới đất thuộc sở hữu của một tổ chức, cá nhân và có khoảng cách liền kề giữa chúng không lớn hơn 1.000 m. Khoản 2. Công trình khai thác nước mặt bao gồm hồ chứa, đập dâng, đập tràn, kênh dẫn nước, cống, trạm bơm khai thác nước mặt. Khoản 3. Lưu lượng khai thác nước dưới đất của một công trình là tổng lưu lượng của các giếng khoan, giếng đào, hố đào, hành lang, mạch lộ, hang động khai thác nước dưới đất thuộc công trình đó. Khoản 4. Vùng ảnh hưởng của công trình khai thác nước dưới đất là vùng có mực nước hoặc mực áp lực của tầng chứa nước bị hạ thấp lớn hơn 0,5 m do hoạt động khai thác của công trình đó gây ra. Khoản 5. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ xả nước thải với quy mô dưới 5 m3/ngày đêm nhưng phải có giấy phép xả nước thải vào nguồn nước là cơ sở hoạt động trong các lĩnh vực sau đây: Điểm a) Dệt nhuộm; may mặc có công đoạn nhuộm, in hoa; giặt là có công đoạn giặt tẩy; Điểm b) Luyện kim, tái chế kim loại, mạ kim loại; sản xuất linh kiện điện tử; Điểm c) Xử lý, tái chế chất thải công nghiệp; thuộc da, tái chế da; Điểm d) Chế biến khoáng sản có sử dụng hóa chất; lọc hóa dầu, chế biến sản phẩm dầu mỏ; Điểm đ) Sản xuất giấy và bột giấy; nhựa, cao su, chất tẩy rửa, phụ gia, phân bón, hóa chất, dược phẩm, đông dược, hóa mỹ phẩm, thuốc bảo vệ thực vật; pin, ắc quy; mây tre đan, chế biến gỗ có ngâm tẩm hóa chất; chế biến tinh bột sắn, bột ngọt; Điểm e) Khám chữa bệnh có phát sinh nước thải y tế; Điểm g) Thực hiện thí nghiệm có sử dụng hóa chất, chất phóng xạ. Chương II Điều 4 Khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất Khoản 1. Khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất bao gồm: Điểm a) Khu vực có mực nước dưới đất đã bị thấp hơn mực nước hạ thấp cho phép do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quy định; khu vực có mực nước dưới đất bị suy giảm ba (03) năm liên tục và có nguy cơ hạ thấp hơn mực nước hạ thấp cho phép; Điểm b) Khu vực bị sụt lún đất, biến dạng công trình do khai thác nước dưới đất gây ra; khu vực đô thị, khu dân cư nông thôn nằm trong vùng có đá vôi hoặc nằm trong vùng có cấu trúc nền đất yếu; Điểm c) Khu vực bị xâm nhập mặn do khai thác nước dưới đất gây ra; khu vực đồng bằng, ven biển có các tầng chứa nước mặn, nước nhạt nằm đan xen với nhau hoặc khu vực liền kề với các vùng mà nước dưới đất bị mặn, lợ; Điểm d) Khu vực đã bị ô nhiễm hoặc gia tăng ô nhiễm do khai thác nước dưới đất gây ra; khu vực nằm trong phạm vi khoảng cách nhỏ hơn một (01) km tới các bãi rác thải tập trung, bãi chôn lấp chất thải, nghĩa trang và các nguồn thải nguy hại khác; Điểm đ) Khu đô thị, khu dân cư tập trung ở nông thôn, khu chế xuất, khu, cụm công nghiệp tập trung, làng nghề đã được đấu nối với hệ thống cấp nước tập trung và bảo đảm cung cấp nước ổn định cả về số lượng và chất lượng. Khoản 2. Căn cứ đặc điểm của các tầng chứa nước, hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất, yêu cầu quản lý của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể mực nước hạ thấp cho phép, nhưng không vượt quá một nửa bề dày của tầng chứa nước đối với tầng chứa nước không áp, không vượt quá mái của tầng chứa nước và không được sâu hơn 50 m tính từ mặt đất đối với các tầng chứa nước có áp. Khoản 3. Tổ chức, cá nhân có giếng khoan khai thác nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 10 m3/ngày đêm, giếng khoan khai thác nước dưới đất cho sinh hoạt của hộ gia đình, cho các hoạt động văn hóa, tôn giáo, nghiên cứu khoa học nằm trong các khu vực quy định tại Khoản 1 Điều này và có chiều sâu lớn hơn 20 m thì phải thực hiện việc đăng ký khai thác nước dưới đất. Điều 5 Khoanh định, công bố khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất Khoản 1. Khoanh định khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất Điểm a) Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Sở Tài nguyên và Môi trường) tổ chức thực hiện việc điều tra, đánh giá, xác định khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất; lập Danh mục khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất trên địa bàn. Điểm b) Danh mục khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất phải có các nội dung chủ yếu sau đây: - Vị trí địa lý, diện tích, phạm vi hành chính của từng khu vực; - Những số liệu, căn cứ chính để khoanh định từng khu vực. Khoản 2. Phê duyệt Danh mục khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt Danh mục khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất sau khi có ý kiến của Cục Quản lý tài nguyên nước. Khoản 3. Công bố Danh mục khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức công bố Danh mục khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất đã được phê duyệt trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương, thông báo tới Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi có khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất. Khoản 4. Điều chỉnh Danh mục khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất Định kỳ năm (05) năm một lần hoặc khi cần thiết, Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc điều chỉnh Danh mục khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất. Điều 6 Đăng ký khai thác nước dưới đất Khoản 1. Cơ quan đăng ký khai thác nước dưới đất là Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Khoản 2. Trình tự, thủ tục đăng ký: Điểm a) Căn cứ Danh mục khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất được phê duyệt, tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, ấp, phum, bản, sóc (sau đây gọi chung là tổ trưởng dân phố) thực hiện rà soát, lập danh sách tổ chức, cá nhân có giếng khoan khai thác nước dưới đất thuộc diện phải đăng ký trên địa bàn; thông báo và phát hai (02) tờ khai quy định tại Mẫu số 38 của Phụ lục kèm theo Thông tư này cho tổ chức, cá nhân để kê khai. Trường hợp chưa có giếng khoan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện việc đăng ký khai thác trước khi tiến hành khoan giếng. Điểm b) Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ khai, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm hoàn thành hai (02) tờ khai và nộp cho cơ quan đăng ký hoặc nộp cho tổ trưởng tổ dân phố để nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm nộp tờ khai cho Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với trường hợp cơ quan đăng ký là Ủy ban nhân dân cấp huyện. Điểm c) Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ khai của tổ chức, cá nhân, cơ quan đăng ký có trách nhiệm kiểm tra nội dung thông tin, xác nhận vào tờ khai và gửi một (01) bản cho tổ chức, cá nhân. Khoản 3. Trường hợp tổ chức, cá nhân đã đăng ký khai thác nước dưới đất, nếu không tiếp tục khai thác, sử dụng thì phải thông báo và trả tờ khai cho cơ quan đăng ký hoặc tổ trưởng dân phố để báo cho cơ quan đăng ký và thực hiện việc trám, lấp giếng không sử dụng theo quy định. Khoản 4. Cơ quan đăng ký có trách nhiệm lập sổ theo dõi, cập nhật số liệu đăng ký khai thác nước dưới đất trên địa bàn; hằng năm tổng hợp, báo cáo kết quả đăng ký tới Sở Tài nguyên và Môi trường. Trường hợp cơ quan đăng ký là Ủy ban nhân dân cấp xã thì gửi báo cáo kết quả đăng ký tới Ủy ban nhân dân cấp huyện để tổng hợp báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường. Chương III Điều 7 Mẫu đơn đề nghị cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước Đơn đề nghị cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước được lập theo mẫu quy định tại Phần I của Phụ lục kèm theo Thông tư này. Điều 8 Mẫu giấy phép tài nguyên nước Giấy phép tài nguyên nước được lập theo mẫu quy định tại Phần II của Phụ lục kèm theo Thông tư này. Điều 9 Nội dung đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước Khoản 1. Nội dung đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất được lập theo hướng dẫn tại Phần III của Phụ lục kèm theo Thông tư này. Khoản 2. Nội dung đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển được lập theo hướng dẫn tại Phần IV của Phụ lục kèm theo Thông tư này. Khoản 3. Nội dung đề án, báo cáo xả nước thải vào nguồn nước được lập theo hướng dẫn tại Phần V của Phụ lục kèm theo Thông tư này. Chương IV Điều 10 Hiệu lực thi hành Khoản 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 7 năm 2014. Thông tư này thay thế Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24 tháng 6 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước. Khoản 2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước đã được các cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận trước ngày Thông tư này có hiệu lực vẫn được thực hiện thẩm định, xem xét cấp phép theo mẫu quy định tại Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24 tháng 6 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước. Điều 11 Trách nhiệm thực hiện Khoản 1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện Thông tư này tại địa phương. Khoản 2. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc quản lý đăng ký, cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn; hằng năm tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân cấp tỉnh và Cục Quản lý tài nguyên nước tình hình đăng ký, cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước trước ngày 15 tháng 12. Khoản 3. Cục Quản lý tài nguyên nước có trách nhiệm tham mưu, giúp Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc quản lý đăng ký, cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; tổng hợp tình hình đăng ký, cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước trong phạm vi cả nước./. Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chính phủ; - Tòa án nhân dán tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ TN&MT; - Các đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT, Website Bộ TN&MT; - Cục kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp; - Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Công báo, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ; - Lưu: VT, PC, TNN. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Thái Lai PHỤ LỤC
Thông Tư 104/2021/TT-BTC hướng dẫn phương pháp xác định yếu tố cấu thành trong công thức giá cơ sở xăng dầu . * Điều 1 * Điều 2 * Điều 3 * Điều 4 * Điều 5 * Điều 6
Thông Tư 104/2021/TT-BTC hướng dẫn phương pháp xác định yếu tố cấu thành trong công thức giá cơ sở xăng dầu . Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng Khoản 1. Thông tư này hướng dẫn phương pháp xác định yếu tố cấu thành trong công thức giá cơ sở xăng dầu được quy định tại Điều 1 Nghị định số 95/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu (sau đây gọi là Nghị định số 95/2021/NĐ-CP). Các yếu tố cấu thành trong công thức giá cơ sở xăng dầu quy định tại Thông tư này chỉ có giá trị để tính giá cơ sở xăng dầu theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 95/2021/NĐ-CP bao gồm: Giá Etanol nhiên liệu; Tỷ lệ thể tích xăng không chì, tỷ lệ thể tích Etanol nhiên liệu; Tỷ giá ngoại tệ quy đổi giá xăng dầu thế giới; Chi phí về thuế nhập khẩu xăng dầu; Chi phí về thuế tiêu thụ đặc biệt; Chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về cảng Việt Nam, Chi phí đưa xăng dầu từ nhà máy lọc dầu trong nước về đến cảng, Premium trong nước; Chi phí kinh doanh xăng dầu định mức; Lợi nhuận định mức; Tỷ trọng (%) sản lượng xăng dầu từ nguồn trong nước và nhập khẩu để tính giá cơ sở các mặt hàng xăng dầu. Khoản 2. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan có thẩm quyền điều hành giá bán xăng dầu trong nước và các cơ quan khác có liên quan; thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và thương nhân đầu mối sản xuất xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 95/2021/NĐ-CP. Điều 2. Nguyên tắc xây dựng, điều chỉnh yếu tố cấu thành trong công thức giá cơ sở xăng dầu Khoản 1. Yếu tố cấu thành trong công thức giá cơ sở xăng dầu được xây dựng căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành có liên quan, kết quả tổng hợp số liệu từ các thương nhân đầu mối và tình hình thực tế hoạt động kinh doanh xăng dầu trong từng thời kỳ. Khoản 2. Các khoản chi phí định mức trong giá cơ sở xăng dầu là khoản chi phí tổng hợp tối đa được rà soát, đánh giá và xây dựng trên cơ sở nguồn số liệu sau đây: a. Số liệu về chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam, premium trong nước và chi phí đưa xăng dầu từ nhà máy lọc dầu trong nước về đến cảng (nếu có), chi phí kinh doanh xăng dầu do thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu tổng hợp báo cáo từ các khoản chi phí thực tế hợp lý, hợp lệ theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 95/2021/NĐ-CP và quy định tại Thông tư này; Số liệu tổng hợp từ kết quả khảo sát, đánh giá chi phí thực tế của Bộ Tài chính tại một số thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có tính đại diện, có tổng sản lượng tiêu thụ xăng dầu chiếm tỷ trọng lớn (nếu có). b. Việc thu thập, tổng hợp số liệu được thực hiện trên cơ sở báo cáo của một số thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có tính đại diện, có tổng sản lượng tiêu thụ xăng dầu chiếm trên 70% sản lượng tiêu thụ trên cả nước. Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu chịu trách nhiệm toàn diện về tính chính xác của số liệu báo cáo gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định. Khoản 3. Các khoản chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về cảng Việt Nam, premium trong nước và chi phí đưa xăng dầu từ nhà máy lọc dầu trong nước về đến cảng (nếu có), chi phí kinh doanh định mức được rà soát, đánh giá và xem xét điều chỉnh định kỳ 6 tháng và hàng năm tương ứng với từng khoản chi phí theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 95/2021/NĐ-CP và quy định tại Thông tư này. Trường hợp chi phí thực tế hợp lý, hợp lệ biến động tăng hoặc giảm bất thường do yếu tố khách quan, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, trên cơ sở đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân (nếu có), Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giá) có văn bản yêu cầu các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu báo cáo chi phí thực tế phát sinh tại đơn vị. Trên cơ sở đó Bộ Tài chính đánh giá và phối hợp với Bộ Công Thương xem xét điều chỉnh cho phù hợp. Các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có trách nhiệm tổ chức theo dõi, nắm bắt và đánh giá tình hình thực hiện thực tế tại đơn vị, kịp thời báo cáo về Bộ Tài chính, Bộ Công Thương để có cơ sở xem xét điều chỉnh cho phù hợp theo quy định; chịu trách nhiệm về báo cáo của mình. Điều 3. Khoản chi phí về thuế nhập khẩu xăng dầu Khoản 1. Khoản chi phí về thuế nhập khẩu xăng dầu tại Thông tư này chỉ có giá trị để tính giá cơ sở xăng dầu theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 95/2021/NĐ-CP. Khoản chi phí này được xác định bằng (=) Mức thuế suất thuế nhập khẩu xăng dầu bình quân gia quyền (%) nhân (x) {Giá xăng dầu thế giới nhân (x) tỷ giá ngoại tệ cộng (+) Chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về cảng Việt Nam}. Trong đó: a. Mức thuế suất thuế nhập khẩu xăng dầu bình quân gia quyền (%) bằng (=) {Mức thuế suất thuế nhập khẩu1 nhân (x) Sản lượng xăng dầu nhập khẩu tương ứng với mức thuế suất thuế nhập khẩu1 cộng (+) Mức thuế suất thuế nhập khẩu2 nhân (x) Sản lượng xăng dầu nhập khẩu tương ứng với mức thuế suất thuế nhập khẩu2 cộng (+) ... cộng (+) Mức thuế suất thuế nhập khẩun nhân (x) Sản lượng xăng dầu nhập khẩu tương ứng với mức thuế suất thuế nhập khẩun} chia (:) Tổng sản lượng xăng dầu nhập khẩu trong kỳ. Trong đó: - Các mức thuế suất thuế nhập khẩu xăng dầu được xác định căn cứ trên mức thuế suất thuế nhập khẩu quy định theo thống kê từ cơ quan hải quan. - Trường hợp sản lượng xăng dầu nhập khẩu tại thời điểm kê khai hải quan ghi nợ C/O thì mức thuế suất thuế nhập khẩu đưa vào tính toán là mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. - Sản lượng xăng dầu nhập khẩu được xác định theo thống kê định kỳ từ cơ quan hải quan trong khoảng thời gian từ ngày 21 tháng trước liền kề tháng đầu tiên của Quý đến ngày 20 tháng cuối Quý bao gồm sản lượng nhập khẩu xăng dầu thành phẩm của các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu (bao gồm cả sản lượng xăng dầu nhập từ nước ngoài và sản lượng xăng dầu nhập từ kho ngoại quan; không bao gồm dung môi và nhiên liệu bay). b. Tỷ giá ngoại tệ quy đổi giá xăng dầu thế giới để tính chi phí về thuế nhập khẩu xăng dầu trong công thức giá cơ sở thực hiện theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có). Khoản chi phí về thuế nhập khẩu xăng dầu Khoản 2. Định kỳ hàng Quý, chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng cuối Quý (trường hợp trùng vào ngày nghỉ, ngày nghỉ lễ theo quy định thì lùi sang ngày làm việc tiếp theo), Bộ Tài chính thông báo mức thuế suất thuế nhập khẩu xăng dầu bình quân gia quyền để Bộ Công Thương xác định khoản chi phí về thuế nhập khẩu xăng dầu áp dụng trong công thức giá cơ sở. Điều 4. Khoản chi phí về thuế tiêu thụ đặc biệt Khoản 1. Khoản chi phí về thuế tiêu thụ đặc biệt tại Thông tư này chỉ có giá trị để tính giá cơ sở xăng dầu theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 95/2021/NĐ-CP. Khoản chi phí này được xác định trên cơ sở giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt nhân (x) Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt (%) theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 95/2021/NĐ-CP. Trong đó: Khoản chi phí về thuế tiêu thụ đặc biệt Khoản 1 Điểm a) Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt được xác định theo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt hiện hành. Khoản chi phí về thuế tiêu thụ đặc biệt Khoản 1 Điểm b) Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt quy định tại Thông tư này chỉ có giá trị để tính giá cơ sở xăng dầu, được xác định như sau: Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt trong công thức tính giá xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước được xác định bằng (=) Giá xăng dầu thế giới nhân (x) Tỷ giá ngoại tệ cộng hoặc trừ (±) premium trong nước. Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt trong công thức tính giá xăng dầu từ nguồn nhập khẩu được xác định bằng (=) Giá xăng dầu thế giới nhân (x) Tỷ giá ngoại tệ cộng (+) Chi phí đưa xăng từ nước ngoài về cảng Việt Nam cộng (+) Chi phí về thuế nhập khẩu cộng (+) Tỷ lệ phần trăm (%) nhân (x) (Chi phí kinh doanh định mức + Lợi nhuận định mức) cộng (+) Mức trích lập Quỹ bình ổn giá (nếu có). Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt để tính giá cơ sở xăng sinh học được xác định bằng (=) Tỷ lệ phần trăm thể tích xăng (%) nhân (x) [{Giá xăng thế giới nhân (x) Tỷ giá ngoại tệ cộng (+) Chi phí đưa xăng từ nước ngoài về cảng Việt Nam cộng (+) Chi phí về thuế nhập khẩu xăng} nhân (x) Tỷ trọng sản lượng xăng nhập khẩu (%) cộng (+) {Giá xăng thế giới nhân (x) Tỷ giá ngoại tệ cộng (+) premium trong nước (+) Chi phí đưa xăng từ nhà máy lọc dầu trong nước đến cảng (nếu có)} nhân (x) Tỷ trọng sản lượng xăng từ nguồn sản xuất trong nước (%)}] cộng (+) Tỷ lệ phần trăm thể tích Etanol nhiên liệu (%) nhân (x) Giá Etanol nhiên liệu cộng + Tỷ lệ phần trăm (%) nhân (x) (Chi phí kinh doanh định mức + Lợi nhuận định mức) cộng (+) Mức trích lập Quỹ bình ổn giá (nếu có). Khoản chi phí về thuế tiêu thụ đặc biệt Khoản 2. Căn cứ báo cáo chuyên đề về chi phí kinh doanh xăng dầu của các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu được quy định tại Điều 7 Thông tư này; Trước ngày 01 tháng 7 hàng năm, Bộ Tài chính rà soát, thông báo tỷ lệ phần trăm (%) của (chi phí kinh doanh định mức + lợi nhuận định mức) (nếu có) để Bộ Công Thương áp dụng, tính toán giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt trong công thức giá cơ sở. Khoản chi phí về thuế tiêu thụ đặc biệt Khoản 3. Tỷ giá ngoại tệ quy đổi giá xăng dầu thế giới để tính chi phí về thuế tiêu thụ đặc biệt trong giá cơ sở thực hiện theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế. Điều 5. Khoản chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về cảng Việt Nam Khoản 1. Khoản chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về cảng Việt Nam chỉ có giá trị để tính giá cơ sở xăng dầu theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 95/2021/NĐ-CP. Khoản chi phí này được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền theo sản lượng xăng dầu nhập khẩu của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu. Khoản chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về cảng Việt Nam Khoản 1 Điểm a) Chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về cảng Việt Nam bao gồm premium, chi phí bảo hiểm, chi phí vận chuyển xăng dầu từ nước ngoài hoặc từ kho ngoại quan về cảng Việt Nam và các chi phí phát sinh khác (nếu có). Khoản chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về cảng Việt Nam Khoản 1 Điểm b) Định kỳ trước ngày 21 tháng 6, ngày 21 tháng 12 hàng năm, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả rà soát chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về cảng Việt Nam theo mẫu tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này về Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giá). Thời gian thu thập số liệu cho kỳ báo cáo ngày 21 tháng 6 được tổng hợp từ ngày 01 tháng 12 năm trước liền kề đến ngày 31 tháng 5 năm báo cáo. Thời gian thu thập số liệu cho kỳ báo cáo ngày 21 tháng 12 được tổng hợp từ ngày 01 tháng 6 đến ngày 30 tháng 11 năm báo cáo. Khoản chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về cảng Việt Nam Khoản 2. Trên cơ sở báo cáo chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về cảng Việt Nam của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giá) tổng hợp, rà soát, đánh giá, trường hợp cần thiết sẽ yêu cầu báo cáo bổ sung và khảo sát thực tế để nắm bắt thêm thông tin. Định kỳ vào ngày 10 tháng 01, ngày 10 tháng 07 hàng năm (trường hợp trùng vào ngày nghỉ, ngày nghỉ lễ theo quy định thì lùi sang ngày làm việc tiếp theo), Bộ Tài chính thông báo khoản chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về cảng Việt Nam để Bộ Công Thương áp dụng, tính toán giá cơ sở. Trường hợp có biến động đột biến về chi phí do yếu tố khách quan (tăng hoặc giảm), trên cơ sở đề xuất của cơ quan, tổ chức, cá nhân (nếu có), Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giá) có văn bản yêu cầu các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu báo cáo chi phí thực tế phát sinh tại đơn vị. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đánh giá, phối hợp với Bộ Công Thương xem xét quyết định việc điều chỉnh khoản chi phí này cho phù hợp. Điều 6. Khoản premium trong nước và chi phí đưa xăng dầu từ nhà máy lọc dầu trong nước về đến cảng (nếu có) để tính giá xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước Khoản 1. Premium trong nước chỉ có giá trị để tính giá xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước trong công thức giá cơ sở theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 95/2021/NĐ-CP. Khoản chi phí này được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền theo sản lượng xăng dầu của các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu mua từ thương nhân đầu mối sản xuất xăng dầu hoặc từ doanh nghiệp được giao quyền bao tiêu toàn bộ sản phẩm xăng dầu của nhà máy lọc dầu trong kỳ tính toán. Premium đưa vào tính giá xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước tối đa không cao hơn giá thế giới bình quân nhân (x) thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thấp nhất đối với mặt hàng xăng dầu theo cam kết quốc tế (trường hợp thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thấp nhất đối với xăng dầu lớn hơn 0%). Giá thế giới bình quân làm cơ sở so sánh được xác định trên cơ sở bình quân theo sản lượng của giá xăng dầu thế giới thực tế mua bán của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu trong kỳ tính toán. Khoản premium trong nước và chi phí đưa xăng dầu từ nhà máy lọc dầu trong nước về đến cảng (nếu có) để tính giá xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước Khoản 2. Khoản chi phí đưa xăng dầu từ nhà máy lọc dầu trong nước về đến cảng (nếu có) chỉ có giá trị để tính giá cơ sở theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 95/2021/NĐ-CP. Khoản chi phí này được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền theo sản lượng. Chi phí đưa xăng dầu từ nhà máy lọc dầu trong nước về cảng gồm các chi phí phát sinh trong quá trình vận chuyển xăng dầu của các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu từ nhà máy lọc dầu về đến các cảng biển đặc biệt và cảng biển loại I theo quy định tại Bộ Luật hàng hải Việt Nam, các văn bản quy định hướng dẫn Bộ Luật hàng hải Việt Nam và các văn bản sửa đổi bổ sung thay thế (nếu có); bao gồm chi phí bảo hiểm, chi phí vận chuyển, chi phí hao hụt và chi phí khác (nếu có); không bao gồm: chi phí lưu kho, lưu bãi, các chi phí phát sinh thuê tiếp phương tiện vận chuyển khác để vận chuyển xăng dầu về đến kho đặt tại cảng biển. Khoản premium trong nước và chi phí đưa xăng dầu từ nhà máy lọc dầu trong nước về đến cảng (nếu có) để tính giá xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước Khoản 3. Định kỳ trước ngày 21 tháng 6, ngày 21 tháng 12 hàng năm, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có trách nhiệm gửi báo cáo tổng hợp premium trong nước, chi phí đưa xăng dầu từ nhà máy lọc dầu trong nước về đến cảng (nếu có) theo mẫu tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này về Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giá). Thời gian thu thập số liệu cho kỳ báo cáo ngày 21 tháng 6 được tổng hợp từ ngày 01 tháng 12 năm trước liền kề đến ngày 31 tháng 5 năm báo cáo. Thời gian thu thập số liệu cho kỳ báo cáo ngày 21 tháng 12 được tổng hợp từ ngày 01 tháng 6 đến ngày 30 tháng 11 năm báo cáo.
Thông Tư 104/2021/TT-BTC hướng dẫn phương pháp xác định yếu tố cấu thành trong công thức giá cơ sở xăng dầu . * Điều 6 - Khoản 4 * Điều 7 * Điều 8 * Điều 9 * Điều 10 * Điều 11 * Điều 12
Thông Tư 104/2021/TT-BTC hướng dẫn phương pháp xác định yếu tố cấu thành trong công thức giá cơ sở xăng dầu . Điều 6. Khoản 4. Trên cơ sở báo cáo của các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giá) tổng hợp, rà soát, đánh giá, trường hợp cần thiết sẽ yêu cầu báo cáo bổ sung và khảo sát thực tế để nắm bắt thêm thông tin. Định kỳ ngày 10 tháng 01, ngày 10 tháng 07 hàng năm (trường hợp trùng vào ngày nghỉ, ngày nghỉ lễ theo quy định thì lùi sang ngày làm việc tiếp theo), Bộ Tài chính thông báo khoản premium trong nước và chi phí đưa xăng dầu từ nhà máy lọc dầu trong nước về đến cảng (nếu có) để Bộ Công Thương áp dụng, tính toán giá cơ sở. Trường hợp có biến động đột biến về chi phí do yếu tố khách quan (tăng hoặc giảm), trên cơ sở đề xuất của cơ quan, tổ chức, cá nhân (nếu có), Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giá) có văn bản yêu cầu các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu báo cáo chi phí thực tế phát sinh tại đơn vị. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đánh giá, phối hợp với Bộ Công Thương xem xét, quyết định việc điều chỉnh khoản chi phí này cho phù hợp. Điều 7. Khoản chi phí kinh doanh xăng dầu định mức Khoản 1. Chi phí kinh doanh xăng dầu định mức là khoản chi phí tổng hợp tối đa chỉ có giá trị để tính giá cơ sở xăng dầu theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 95/2021/NĐ-CP. Khoản chi phí kinh doanh xăng dầu định mức là chi phí lưu thông xăng dầu trong nước (chi phí bán buôn, chi phí bán lẻ ở nhiệt độ thực tế) của các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu (đã bao gồm chi phí dành cho thương nhân phân phối, thương nhân nhận quyền bán lẻ, tổng đại lý, đại lý xăng dầu) để tính giá cơ sở theo mức tối đa. Chi phí kinh doanh xăng dầu định mức được xác định trên cơ sở báo cáo chi phí thực tế phát sinh của các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu. Trong đó: - Các loại xăng, các loại dầu điêzen, dầu hỏa bao gồm chi phí bán buôn, bán lẻ; riêng các loại dầu madút là chi phí bán buôn. - Sản lượng xăng dầu đưa vào tính toán là sản lượng kg, lít thực tế tiêu thụ trong nước trong kỳ báo cáo. Khoản chi phí kinh doanh xăng dầu định mức Khoản 2. Trước ngày 31 tháng 3 hàng năm, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có trách nhiệm gửi các báo cáo chuyên đề về Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giá), Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước): - Báo cáo kiểm toán chuyên đề về chi phí kinh doanh xăng dầu; - Báo cáo về chi phí thù lao kinh doanh xăng dầu dành cho đại lý, tổng đại lý, thương nhân phân phối, thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu, khách hàng khác (nếu có); - Báo cáo sản lượng xăng dầu nhập mua, xuất bán, tồn kho chi tiết từng chủng loại xăng dầu. Khoản chi phí kinh doanh xăng dầu định mức Khoản 3. Trên cơ sở báo cáo của các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giá) tổng hợp, rà soát, đánh giá, trường hợp cần thiết sẽ yêu cầu báo cáo bổ sung và khảo sát thực tế để nắm bắt thêm thông tin. Định kỳ trước ngày 01 tháng 07 hàng năm, Bộ Tài chính thông báo chi phí kinh doanh định mức để Bộ Công Thương áp dụng, tính toán trong công thức giá cơ sở xăng dầu. Trường hợp chi phí thực tế hợp lý, hợp lệ biến động tăng hoặc giảm bất thường do yếu tố khách quan, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, trên cơ sở đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân (nếu có), Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giá) có văn bản yêu cầu các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu báo cáo chi phí thực tế phát sinh tại đơn vị. Trên cơ sở đó Bộ Tài chính đánh giá và phối hợp với Bộ Công Thương xem xét, điều chỉnh cho phù hợp. Điều 8. Tỷ giá ngoại tệ quy đổi giá xăng dầu thế giới; Tỷ lệ thể tích xăng không chì, tỷ lệ thể tích Etanol nhiên liệu để tính giá cơ sở xăng sinh học Khoản 1. Tỷ giá ngoại tệ để quy đổi giá xăng dầu thế giới trong công thức giá cơ sở là tỷ giá ngoại tệ bán ra cuối ngày của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, tính bình quân theo số ngày có giá các sản phẩm xăng dầu được giao dịch trên thị trường quốc tế giữa hai kỳ công bố giá cơ sở Khoản 2. Tỷ lệ phần trăm thể tích xăng không chì, tỷ lệ phần trăm thể tích Etanol nhiên liệu để tính giá cơ sở xăng sinh học tại Thông tư này là tỷ lệ cao nhất được phép pha trộn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền phù hợp với từng chủng loại xăng sinh học; tỷ lệ pha trộn thực tế nằm trong giới hạn cho phép của cơ quan có thẩm quyền. Điều 9. Xác định giá Etanol nhiên liệu để tính giá cơ sở xăng sinh học Khoản 1. Etanol nhiên liệu để tính giá cơ sở xăng sinh học quy định tại Thông tư này gồm Etanol nhiên liệu không biến tính và Etanol nhiên liệu biến tính (sau đây gọi chung là Etanol). Giá Etanol chỉ có giá trị để tính giá cơ sở, được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền theo sản lượng các mức giá Etanol trong nước và giá Etanol nhập khẩu. a. Giá Etanol trong nước là giá mua Etanol tại nhà máy theo lít thực tế của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu mua từ nguồn sản xuất trong nước để thực hiện phối trộn xăng sinh học (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng); Sản lượng Etanol trong nước là sản lượng lít thực tế tương ứng mức giá etanol báo cáo. Giá Etanol nhập khẩu là giá CIF cộng thuế nhập khẩu (nếu có) tính theo lít thực tế. Sản lượng Etanol nhập khẩu là sản lượng lít thực tế được giám định tại tàu cảng dỡ của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu trong kỳ báo cáo. b. Chu kỳ tính giá Etanol là 01 tháng (trong khoảng thời gian từ ngày 21 tháng trước liền kề đến ngày 20 tháng báo cáo). Giá Etanol bình quân trong tháng báo cáo sẽ áp dụng cho kỳ tính giá cơ sở xăng sinh học tháng tiếp theo. c. Trên cơ sở số liệu báo cáo của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, Bộ Tài chính xác định giá Etanol nhiên liệu và thông báo cho Bộ Công Thương áp dụng tính giá cơ sở xăng sinh học. Khoản 2. Vào ngày 21 hàng tháng, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có trách nhiệm gửi báo cáo giá Etanol trong nước, giá Etanol nhập khẩu, sản lượng Etanol mua từ nguồn sản xuất trong nước và nhập khẩu tương ứng về Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giá), Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước). Trường hợp ngày báo cáo trùng vào ngày nghỉ, ngày nghỉ lễ theo quy định, việc gửi báo cáo được lùi sang ngày làm việc tiếp theo. Điều 10. Xác định tỷ trọng (%) sản lượng xăng dầu từ nguồn trong nước và nhập khẩu để tính giá cơ sở các mặt hàng xăng dầu Khoản 1. Tỷ trọng (%) sản lượng xăng dầu từ nguồn trong nước và nhập khẩu để tính giá cơ sở các mặt hàng xăng dầu được xác định như sau: Điểm a) Sản lượng xăng dầu từ nguồn trong nước là sản lượng xăng dầu bán ra của các nhà máy lọc dầu trong nước (không bao gồm dung môi, nhiên liệu bay; không bao gồm sản lượng xăng dầu tự dùng và xuất khẩu). Tỷ trọng (%) sản lượng xăng dầu từ nguồn trong nước bằng (=) Sản lượng xăng dầu từ nguồn trong nước chia cho (:) Tổng sản lượng xăng dầu nhập khẩu và sản lượng xăng dầu từ nguồn trong nước trong kỳ báo cáo của thương nhân đầu mối sản xuất xăng dầu. Điểm b) Sản lượng xăng dầu từ nguồn nhập khẩu thực hiện như quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư này. Tỷ trọng (%) sản lượng xăng dầu từ nguồn nhập khẩu bằng (=) Sản lượng xăng dầu từ nguồn nhập khẩu chia cho (:) Tổng sản lượng xăng dầu nhập khẩu và sản lượng xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước của các thương nhân đầu mối sản xuất xăng dầu trong kỳ báo cáo. Điểm c) Thời gian thu thập số liệu thực hiện theo Quý (từ ngày 21 tháng trước liền kề tháng đầu tiên của Quý đến ngày 20 tháng cuối Quý). Khoản 2. Hàng Quý, định kỳ vào ngày 21 tháng cuối Quý, thương nhân đầu mối sản xuất xăng dầu có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính sản lượng xăng dầu xuất bán chi tiết từng chủng loại từ ngày 21 tháng trước liền kề tháng đầu tiên của Quý đến ngày 20 tháng cuối Quý. Các thương nhân đầu mối sản xuất xăng dầu chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của số liệu báo cáo. Khoản 3. Trên cơ sở số liệu cung cấp về sản lượng xăng dầu nhập khẩu của Bộ Tài chính và báo cáo sản lượng bán xăng dầu trong nước của các thương nhân đầu mối sản xuất xăng dầu, Bộ Công Thương tính toán, xác định tỷ trọng (%) sản lượng xăng dầu từ nguồn trong nước và nhập khẩu để tính giá cơ sở theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 95/2021/NĐ-CP. Điều 11. Khoản lợi nhuận định mức quy định tại Thông tư này chỉ có giá trị để tính giá cơ sở xăng dầu; lợi nhuận định mức tối đa được áp dụng trong công thức giá cơ sở là 300 đồng/lít, kg được Bộ Tài chính thông báo bằng văn bản để điều chỉnh phù hợp với thực tế điều hành xăng dầu. Lợi nhuận thực tế thu được trong kinh doanh xăng dầu phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu. Điều 12. Tổ chức thực hiện và hiệu lực thi hành Khoản 1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 02 tháng 01 năm 2022. Kể từ ngày Thông tư có hiệu lực thi hành, khoản chi phí kinh doanh xăng dầu định mức, lợi nhuận định mức để tính giá cơ sở xăng dầu tiếp tục thực hiện theo mức đã được Bộ Tài chính thông báo cho đến khi có thông báo mới thay thế. Bãi bỏ Điều 4, Điều 5 và khoản 2 Điều 15 Thông tư liên tịch số 39/2014/TTLT-BCT-BTC ngày 29 tháng 10 năm 2014 quy định về phương pháp tính giá cơ sở; cơ chế hình thành, quản lý, sử dụng Quỹ Bình ổn giá và điều hành giá xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu; Bãi bỏ khoản 2 và khoản 3 Điều 1 Thông tư liên tịch số 90/2016/TTLT-BTC-BCT ngày 24/6/2016 của Bộ Tài chính, Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 39/2014/TTLT-BCT-BTC ngày 29/10/2014 quy định về phương pháp tính giá cơ sở; cơ chế hình thành, quản lý, sử dụng Quỹ Bình ổn giá và điều hành giá xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu và các quy định trước đây trái với quy định tại Thông tư này. Bãi bỏ Khoản 1 Điều 1 Thông tư số 76/2020/TT-BTC ngày 14 tháng 08 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 39/2014/TTLT-BCT-BTC ngày 29 tháng 10 năm 2014 của Bộ Công Thương, Bộ Tài chính quy định về phương pháp tính giá cơ sở; cơ chế hình thành, quản lý, sử dụng Quỹ Bình ổn giá và điều hành giá xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu; Thông tư số 38/2014/TT-BTC ngày 28 tháng 3 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật giá về thẩm định giá; Thông tư số 138/2007/TT-BTC ngày 29 tháng 11 năm 2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án thủy điện Sơn La. Khoản 2. Cục Quản lý Giá (Bộ Tài chính) có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các đơn vị khác có liên quan hướng dẫn, tổ chức triển khai và kiểm tra thực hiện Thông tư này theo quy định. Khoản 3. Các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, thương nhân đầu mối sản xuất xăng dầu có trách nhiệm theo dõi, nắm bắt và tổng hợp số liệu thực tế tại đơn vị, báo cáo về Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giá), Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước) theo đúng quy định tại Thông tư này. Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu chịu trách nhiệm toàn diện về tính chính xác của số liệu báo cáo gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định. Việc gửi báo cáo được thực hiện bằng một trong các phương thức: Gửi trực tiếp tại Văn phòng cơ quan tiếp nhận; Gửi qua dịch vụ bưu chính; Gửi qua Fax hoặc thư điện tử (bản scan) theo địa chỉ thư điện tử của Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giá) là: [email protected] và thư điện tử của Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước) là: [email protected]. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị kịp thời phản ánh về Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giá) để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./. Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Chính phủ; Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Bộ Công Thương; - Bộ Khoa học và công nghệ Việt Nam; - Các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu; - Các thương nhân đầu mối sản xuất xăng dầu; - Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam; - Tòa án NDTC; Viện Kiểm sát NDTC; - Kiểm toán Nhà nước; - Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp; - Công báo; Website Chính phủ; - Website Bộ Tài chính; Bộ Công Thương; - Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính; - Lưu: VT, QLG (110b). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Tạ Anh Tuấn PHỤ LỤC SỐ 01
Thông Tư 67/2019/TT-BTC quy định nội dung và mức chi thực hiện công tác thăm dò, khai quật khảo cổ từ nguồn ngân sách nhà nước . * Điều 1 * Điều 2 * Điều 3 * Điều 4 * Điều 5 * Điều 6 * Điều 7
Thông Tư 67/2019/TT-BTC quy định nội dung và mức chi thực hiện công tác thăm dò, khai quật khảo cổ từ nguồn ngân sách nhà nước . Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng Khoản 1. Phạm vi điều chỉnh: Điểm a) Thông tư này quy định nội dung và mức chi thực hiện công tác thăm dò, khai quật khảo cổ từ nguồn ngân sách nhà nước. Điểm b) Đối với các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc các khoản hỗ trợ có mục đích, địa chỉ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho các dự án thăm dò, khai quật khảo cổ thì thực hiện theo quy định của nhà tài trợ (nếu có) hoặc theo quy định của cơ quan chủ quản sau khi có sự thỏa thuận của đại diện nhà tài trợ và Bộ Tài chính (nếu có); trường hợp nhà tài trợ hoặc đại diện nhà tài trợ và Bộ Tài chính không có quy định riêng thì áp dụng theo quy định tại Thông tư này. Khoản 2. Đối tượng áp dụng: Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác thăm dò, khai quật khảo cổ từ nguồn ngân sách nhà nước. Điều 2. Nguồn kinh phí thực hiện Khoản 1. Nguồn ngân sách nhà nước: Kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện công tác thăm dò, khai quật khảo cổ theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành. Khoản 2. Nhà nước khuyến khích huy động nguồn vốn xã hội hóa và các nguồn vốn hợp pháp khác từ các đơn vị, tổ chức và cá nhân để thực hiện công tác thăm dò, khai quật khảo cổ đảm bảo hợp pháp. Điều 3. Nội dung chi Khoản 1. Chi điều tra khảo cổ, bao gồm: Chi thù lao cán bộ khoa học, kỹ thuật trực tiếp tham gia điều tra; thù lao chuyên gia tư vấn; thuê nhân công; mua sắm hoặc thuê trang thiết bị điều tra; thuê phương tiện đi lại, nơi ở của cán bộ khoa học, kỹ thuật và chuyên gia tư vấn. Khoản 2. Chi thăm dò khảo cổ, bao gồm: Chi thù lao cán bộ khoa học, kỹ thuật trực tiếp tham gia thăm dò; thù lao chuyên gia tư vấn; thuê nhân công đào thăm dò; mua sắm hoặc thuê trang thiết bị vật tư, dụng cụ, văn phòng phẩm; lán trại trên công trường; thuê phương tiện đi lại, nơi ở của cán bộ khoa học và chuyên gia tư vấn; các công việc vẽ kỹ thuật, dập hoa văn, chụp ảnh di tích, di vật; đền bù hoa màu khu vực đào thăm dò. Khoản 3. Chi khai quật khảo cổ, bao gồm: Chi thù lao cán bộ khoa học, kỹ thuật trực tiếp tham gia khai quật; thù lao chuyên gia tư vấn; thuê nhân công khai quật, bảo vệ hiện trường; mua sắm hoặc thuê trang thiết bị vật tư, dụng cụ, văn phòng phẩm phục vụ khai quật; thuê phương tiện đi lại, nơi ở của cán bộ khoa học trực tiếp tham gia khai quật và chuyên gia tư vấn; vẽ kỹ thuật, dập hoa văn, chụp ảnh di tích, di vật; đền bù hoa màu và giải phóng mặt bằng khu vực khai quật; mua hoặc thuê máy móc phục vụ khai quật; xử lý bảo quản tạm thời di tích, di vật. Khoản 4. Chi chỉnh lý, nghiên cứu di tích, di vật sau thăm dò và khai quật, bao gồm: Chi thù lao cán bộ khoa học, kỹ thuật trực tiếp tham gia chỉnh lý, nghiên cứu; thù lao chuyên gia tư vấn; thuê nhân công phục vụ chỉnh lý, bảo quản di vật; mua sắm hoặc thuê trang thiết bị, vật tư, văn phòng phẩm phục vụ chỉnh lý; thuê kho, bãi hoặc làm nhà kho tạm nhằm bảo quản di tích, di vật để chỉnh lý, nghiên cứu và lập hồ sơ khoa học; thuê phân tích mẫu hiện vật; gắn chắp, phục dựng hiện vật; đo vẽ, chụp ảnh, lập hồ sơ khoa học cho các di vật; đóng gói và vận chuyển hiện vật về bảo tàng hoặc địa điểm lưu giữ hiện vật sau khi khai quật của từng địa phương. Khoản 5. Chi hội thảo phục vụ công tác thăm dò, khai quật khảo cổ; hội thảo báo cáo kết quả thăm dò, khai quật khảo cổ và kết quả nghiên cứu, chỉnh lý di tích, di vật. Khoản 6. Chi xây dựng hồ sơ khoa học về kết quả thăm dò, khai quật khảo cổ, bao gồm: Chi viết báo cáo sơ bộ, báo cáo khoa học; tập hợp các kết quả nghiên cứu, tư liệu lịch sử; lựa chọn ảnh, bản vẽ, bản dập hoa văn phục vụ báo cáo; in ấn, nhân bản báo cáo. Khoản 7. Chi hoạt động bộ máy của đoàn khai quật hoặc của dự án thăm dò, khai quật khảo cổ bao gồm: Chi cho điện nước, thông tin liên lạc, vệ sinh môi trường, chi lương, phụ cấp cho bộ máy quản lý, chi khác (nếu có). Điều 4. Mức chi Khoản 1. Chi thù lao cho cán bộ khoa học, kỹ thuật (là người của cơ quan có chức năng thực hiện dự án thăm dò, khai quật khảo cổ hoặc được cử tham gia thường xuyên và trực tiếp vào dự án thăm dò, khai quật khảo cổ): mức chi 300.000 đồng/người/ngày. Số ngày làm căn cứ để thanh toán chi bồi dưỡng là số ngày thực tế trực tiếp làm việc tại hiện trường khai quật hoặc trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ chỉnh lý hiện vật khảo cổ theo sự phân công và có sự xác nhận của thủ trưởng đơn vị hoặc chủ nhiệm đề tài/dự án trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Ngoài mức chi bồi dưỡng nêu trên, cán bộ khoa học, kỹ thuật vẫn được hưởng chế độ lương, các loại phụ cấp đang hiện hưởng, chế độ công tác phí theo quy định đối với các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập. Khoản 2. Chi thù lao đối với chuyên gia tư vấn khoa học cho công tác thăm dò, khai quật khảo cổ (là người ký hợp đồng tham gia tư vấn khoa học trong quá trình xây dựng và thực hiện dự án thăm dò, khai quật khảo cổ): Chuyên gia tư vấn khoa học tham gia tư vấn dự án thăm dò, khai quật khảo cổ theo hình thức hợp đồng tư vấn. Mức chi cho chuyên gia tư vấn khoa học làm căn cứ để ký kết hợp đồng trọn gói cho những ngày tham gia tư vấn: mức chi 650.000 đồng/ngày/người; ngoài mức thù lao trên, chuyên gia tư vấn khoa học được thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác, tiền tàu, xe (nếu có) theo mức chi quy định về chế độ công tác phí áp dụng đối với các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập. Khoản 3. Chi hội thảo phục vụ công tác thăm dò, khai quật khảo cổ; hội thảo báo cáo kết quả thăm dò, khai quật khảo cổ và kết quả nghiên cứu, chỉnh lý di tích, di vật: Mức chi theo quy định hiện hành về công tác phí, chế độ chi hội nghị. Khoản 4. Mức chi thuê khoán nhân công phục vụ công tác điều tra, đào thăm dò, khai quật khảo cổ, phân loại chỉnh lý di vật; chi thuê khoán bảo vệ công trường và kho tạm 24/24h: Chi theo hợp đồng thỏa thuận theo mức giá thuê khoán nhân công trên địa bàn; mức chi từ 250.000 đồng/ngày/người đến 350.000 đồng/ngày/người. Khoản 5. Mức chi viết báo cáo kết quả thăm dò, khai quật khảo cổ: Điểm a) Mức chi viết báo cáo sơ bộ: tối đa không quá 4.000.000 đồng/báo cáo. Điểm b) Mức chi viết báo cáo khoa học: tối đa không quá 12.000.000 đồng/báo cáo. Khoản 6. Mức chi cho công tác lập hồ sơ khoa học: Điểm a) Chi dập hoa văn và văn bia: Tối đa không quá 100.000 đồng/bản (khổ A4), tối đa không quá 150.000 đồng/bản (khổ A3), tối đa không quá 250.000 đồng/bản (khổ A2), tối đa không quá 450.000 đồng/bản (khổ A0). Điểm b) Chi chụp ảnh chụp di tích và di vật: Tối đa không quá 25.000 đồng/ảnh (bao gồm công chụp, chỉnh sửa và chi phí làm ảnh cỡ 9x12). Điểm c) Phiếu đăng ký hiện vật (mô tả đặc trưng, niên đại, nguồn gốc và tính chất hiện vật): tối đa không quá 30.000 đồng/phiếu. Điểm d) Mức chi đo vẽ di tích, di vật (mặt bằng tổng thể khu di tích, mặt bằng hiện trạng di tích, mặt cắt địa tầng, chi tiết các dấu vết kiến trúc..., hình dáng, hoa văn của các loại di vật...): Chi theo hợp đồng thỏa thuận trên cơ sở ngày công lao động và mức chi bồi dưỡng đối với cán bộ quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Thông tư này. Khoản 7. Chi phục chế, phục dựng hiện vật khảo cổ: Được thực hiện theo hợp đồng trên cơ sở khối lượng công việc thực tế và trong phạm vi dự toán kinh phí đã được cấp có thẩm quyền giao. Khoản 8. Mức chi về mua sắm hoặc thuê trang thiết bị vật tư, dụng cụ, văn phòng phẩm phục vụ thăm dò, khai quật khảo cổ; thuê phương tiện đi lại; lán trại tại công trường phục vụ thăm dò, khai quật khảo cổ; in ấn, photo, nhân bản hồ sơ và báo cáo; thuê khoán lấp hố hoặc bảo tồn di tích sau khi thăm dò, khai quật được căn cứ định mức quy định hiện hành, giá thực tế của địa phương tại thời điểm thăm dò, khai quật và được thỏa thuận trong hợp đồng kinh tế trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đơn vị được Nhà nước giao nhiệm vụ mua sắm, quản lý sử dụng tài sản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước phục vụ cho công tác thăm dò, khai quật khảo cổ có trách nhiệm chấp hành đúng quy định hiện hành về mua sắm, quản lý sử dụng tài sản nhà nước; trình cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án xử lý tài sản sau khi kết thúc dự án. Khoản 9. Mức chi về công tác di dời các di tích, di vật hoặc lấp cát bảo tồn tại chỗ các di tích, di vật dưới lòng đất; thuê khoán kho, bãi bảo quản tạm thời di tích, di vật; thuê máy móc cần thiết phục vụ công tác thăm dò, khai quật khảo cổ được thực hiện theo hợp đồng căn cứ vào định mức quy định hiện hành, đơn giá do địa phương ban hành theo quy định của Luật Giá và các văn bản hướng dẫn Luật hoặc mức giá thực tế trên địa bàn và trong phạm vi dự toán được duyệt theo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả. Khoản 10. Chi hoạt động bộ máy của đoàn khai quật hoặc của dự án thăm dò, khai quật khảo cổ: Theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt trên cơ sở các định mức chi hiện hành. Khoản 11. Ngoài những nội dung chi trên, trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh, đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì công tác thăm dò, khai quật khảo cổ phối hợp với các cơ quan liên quan xác định nội dung và mức chi cụ thể trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Điều 5. Công tác lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán Công tác lập, phân bổ, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí từ ngân sách nhà nước cho công tác thăm dò, khai quật khảo cổ được thực hiện theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn Luật. Các cơ quan, đơn vị có chức năng được giao nhiệm vụ thăm dò, khai quật khảo cổ có trách nhiệm xây dựng dự toán chi theo nội dung và định mức chi quy định tại Thông tư này, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành. Đối với kinh phí thực hiện các dự án thăm dò, khai quật khảo cổ mang tính thường xuyên được cân đối, tổng hợp chung vào dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm của cơ quan, đơn vị; đối với các dự án thăm dò, khai quật khảo cổ có quy mô lớn, được thực hiện theo quyết định của cấp có thẩm quyền, cơ quan, đơn vị chủ trì dự án thăm dò, khai quật xây dựng dự toán, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định về phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành. Kinh phí thực hiện các dự án thăm dò, khai quật khảo cổ được tổng hợp chung vào quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm của cơ quan, đơn vị theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành. Điều 6. Tổ chức thực hiện Khoản 1. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thủ trưởng các Bộ, cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức thực hiện Thông tư này. Khoản 2. Căn cứ mức chi quy định tại Thông tư này và khả năng cân đối nguồn ngân sách của địa phương: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định mức chi và việc sử dụng kinh phí thực hiện công tác thăm dò, khai quật khảo cổ từ nguồn ngân sách nhà nước phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương và đảm bảo theo quy định hiện hành. Điều 7. Hiệu lực thi hành Khoản 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 11 năm 2019. Thông tư liên tịch số 104/2007/TTLT-BTC-BVHTTDL ngày 30 tháng 8 năm 2007 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn một số nội dung chi, mức chi cho công tác thăm dò, khai quật khảo cổ từ nguồn ngân sách nhà nước hết hiệu lực từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành. Khoản 2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết./. Nơi nhận: - Ban Bí thư trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Tổng Bí thư, Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ; - Văn phòng TW Đảng và các Ban của Đảng; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước; - Văn phòng Ban Chỉ đạo TW về PCTN; - Ủy ban giám sát tài chính quốc gia; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Sở TC, Sở VHTTDL, KBNN các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp; - Cổng TTĐT Chính phủ, Cổng TTĐT Bộ Tài chính; - Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính; - Lưu: VT, Vụ HCSN. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Trần Văn Hiếu
Quyết Định 4138/QĐ-BVHTTDL ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của hội đồng thẩm định hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia . * Điều 3 * Điều 1 * Điều 2 * Điều 3 * Điều 4 * Điều 5 * Điều 6 * Điều 7 * Điều 8
Quyết Định 4138/QĐ-BVHTTDL ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của hội đồng thẩm định hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia . Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính, Cục trưởng Cục Di sản văn hóa và các thành viên Hội đồng thẩm định chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như điều 3; - Bộ trưởng; - Lưu: VT, DSVH, DTA.22. Điều 1. Chức năng của Hội đồng thẩm định hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Hội đồng thẩm định hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (sau đây gọi tắt là Hội đồng thẩm định) có chức năng tư vấn Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Kinh phí hoạt động của Hội đồng thẩm định được lấy từ nguồn kinh phí sự nghiệp hàng năm của Cục Di sản văn hóa. Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng thẩm định Khoản 1. Thẩm định hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lựa chọn, đề nghị Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Khoản 2. Lựa chọn di sản văn hóa phi vật thể đủ tiêu chuẩn đề nghị Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Điều 3. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng thẩm định Khoản 1. Hội đồng thẩm định gồm: 01 Chủ tịch, 01 Phó Chủ tịch và các Ủy viên. Khoản 2. Nhiệm kỳ công tác của Hội đồng thẩm định là 02 năm. Khoản 3. Việc thay đổi thành viên Hội đồng thẩm định do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Hội đồng thẩm định và Cục trưởng Cục Di sản văn hóa. Điều 4. Nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên Hội đồng thẩm định Khoản 1. Chủ tịch Hội đồng thẩm định: Điểm a) Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về nội dung và hiệu quả hoạt động của Hội đồng thẩm định; Điểm b) Điều hành Hội đồng thẩm định hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Điều 1, Điều 2 Quy chế này; Điểm c) Chỉ đạo việc chuẩn bị nội dung các vấn đề đưa ra thảo luận và xin ý kiến Hội đồng thẩm định; Điểm d) Triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Hội đồng thẩm định; Điểm đ) Phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng thẩm định; Điểm e) Xử lý các đề xuất, kiến nghị của các thành viên Hội đồng thẩm định theo thẩm quyền. Khoản 2. Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định: Điểm a) Giúp Chủ tịch Hội đồng trong việc lãnh đạo công tác chung của Hội đồng thẩm định và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng về phần công tác được phân công phụ trách; Điểm b) Thay mặt Chủ tịch Hội đồng điều hành và giải quyết công việc của Hội đồng thẩm định thuộc quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng khi được ủy quyền. Khoản 3. Các Ủy viên Hội đồng thẩm định: Điểm a) Tham gia đầy đủ các cuộc họp của Hội đồng thẩm định. Trường hợp vắng mặt phải báo cáo và được phép của Chủ tịch Hội đồng thẩm định; Điểm b) Đóng góp ý kiến về những vấn đề đưa ra thảo luận tại các cuộc họp Hội đồng thẩm định hoặc trả lời bằng văn bản về những vấn đề được hỏi ý kiến bằng văn bản. Điểm c) Chịu trách nhiệm trước Hội đồng thẩm định về nội dung, kết quả các nhiệm vụ được Hội đồng thẩm định phân công. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể khi được Chủ tịch Hội đồng thẩm định giao; Điểm d) Chủ động đề xuất ý kiến, kiến nghị các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng thẩm định và các vấn đề liên quan đến lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể; Điểm đ) Được Hội đồng thẩm định cung cấp những thông tin cần thiết liên quan tới nội dung các cuộc họp Hội đồng thẩm định. Khoản 4. Ủy viên Thường trực Hội đồng thẩm định: Ngoài nhiệm vụ, quyền hạn tại khoản 3 điều này, Ủy viên Thường trực có các nhiệm vụ sau: Tổ chức các cuộc họp của Hội đồng thẩm định; Điểm b) Quản lý tài liệu, văn bản của Hội đồng thẩm định theo quy định. Điều 5. Những nguyên tắc chung Khoản 1. Các thành viên Hội đồng thẩm định tham gia các hoạt động của Hội đồng thẩm định với tư cách cá nhân, không đại diện cho cơ quan hoặc tổ chức nơi mình làm việc. Các đề xuất của các thành viên Hội đồng thẩm định phải khách quan và trung thực. Khoản 2. Cuộc họp của Hội đồng thẩm định phải có ít nhất 2/3 tổng số thành viên của Hội đồng (tỷ lệ 2/3 được tính bao gồm cả các thành viên vắng mặt có lý do, nhưng có ý kiến góp ý bằng văn bản gửi đến Hội đồng thẩm định trước cuộc họp). Điều 6. Phương thức hoạt động của Hội đồng thẩm định Khoản 1. Hội đồng thẩm định làm việc theo nguyên tắc tập thể, dân chủ và theo phương thức thảo luận, góp ý kiến và biểu quyết bằng cách bỏ phiếu kín hoặc biểu quyết công khai để quyết định những vấn đề đưa ra thảo luận và phải được ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng thẩm định có mặt tán thành; đồng thời, các ý kiến khác cũng phải được ghi nhận đầy đủ trong biên bản cuộc họp Hội đồng thẩm định. Khoản 2. Việc điều hành hoạt động của Hội đồng thẩm định do Chủ tịch Hội đồng thẩm định đảm nhiệm. Khoản 3. Tài liệu của cuộc họp Hội đồng thẩm định được chuyển đến các thành viên Hội đồng thẩm định nghiên cứu trước khi họp chậm nhất là 05 ngày làm việc; đối với các cuộc họp bất thường, chậm nhất là 01 làm việc ngày trước khi họp. Điều 7. Quan hệ làm việc của Hội đồng thẩm định Khoản 1. Hội đồng thẩm định phối hợp chặt chẽ với Cục Di sản văn hóa và các cơ quan liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Khoản 2. Hội đồng thẩm định tiến hành thẩm định và có ý kiến bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ từ Cục Di sản văn hóa. 2. Cục Di sản văn hóa có trách nhiệm bố trí kinh phí, phương tiện và cơ sở vật chất để Hội đồng thẩm định thực hiện nhiệm vụ được giao. Điều 8. Trách nhiệm thi hành Khoản 1. Chủ tịch Hội đồng thẩm định, Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định và các Ủy viên Hội đồng thẩm định chịu trách nhiệm thi hành Quy chế này. Khoản 2. Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Chủ tịch Hội đồng thẩm định và Cục trưởng Cục Di sản văn hóa đề nghị Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, phê duyệt./.
Quyết Định 1639/QĐ-TTg ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu ngành giao thông vận tải . * Điều 1 * Điều 2 * Điều 3
Quyết Định 1639/QĐ-TTg ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu ngành giao thông vận tải . Điều 1. Ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu ngành giao thông vận tải, bao gồm: Khoản 1. Danh mục dịch vụ sự nghiệp công thiết yếu Điểm a) Xử lý, truyền phát thông tin an ninh hàng hải. Điểm b) Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn về giao thông vận tải. Điểm c) Quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Điểm d) Quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa. Khoản 2. Danh mục dịch vụ sự nghiệp công cơ bản: Vận hành khai thác bến phà đường bộ. Điều 2. Tổ chức thực hiện Khoản 1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Điểm a) Hướng dẫn triển khai việc thực hiện cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu quy định tại Điều 1 của Quyết định này. Điểm b) Căn cứ tình hình thực tế thực hiện từng giai đoạn, báo cáo Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung danh mục dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu cho phù hợp để làm cơ sở triển khai cung cấp các dịch vụ công cơ bản, thiết yếu theo quy định của pháp luật. Khoản 2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Điểm a) Căn cứ danh mục dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu quy định tại Điều 1 của Quyết định này, quyết định hoặc ủy quyền cho cơ quan trực thuộc lựa chọn đơn vị để cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo hình thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu. Điểm b) Rà soát, sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập để đảm bảo cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu và phù hợp với mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Điểm c) Bảo đảm đủ ngân sách để thực hiện các dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành. Điều 3. Điều khoản thi hành Khoản 1. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Khoản 2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Văn phòng Quốc hội; - Kiểm toán Nhà nước; - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: TH, KTTH, NC, NN, PL, TCCV; - Lưu: VT, CN (2) pvc KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG Vũ Đức Đam
Thông Tư 10/2018/TT-BVHTTDL quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn thể dục thể hình và fitness . * Điều 1 * Điều 2 * Điều 3 * Điều 4 * Điều 5 * Điều 6 * Điều 7 * Điều 8
Thông Tư 10/2018/TT-BVHTTDL quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn thể dục thể hình và fitness . Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh Khoản 1. Thông tư này quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đáp ứng yêu cầu hoạt động tập luyện và thi đấu môn Thể dục thể hình và Fitness. Khoản 2. Tiêu chuẩn cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện và thi đấu thể thao thành tích cao môn Thể dục thể hình và Fitness được thực hiện theo quy định tại Điều 43 Luật Thể dục, thể thao. Điều 2. Đối tượng áp dụng Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tổ chức tập luyện, thi đấu và tập huấn nhân viên viên chuyên môn đối với môn Thể dục thể hình và Fitness tại Việt Nam. Điều 3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện Khoản 1. Địa điểm tập luyện Điểm a) Phòng tập luyện diện tích ít nhất 60 m2, Khoảng cách từ sàn đến trần ít nhất 2,8 m, không gian tập luyện phải bảo đảm thông thoáng. Khoảng cách giữa các trang thiết bị tập luyện bảo đảm từ 10cm đến 30cm; Điểm b) Ánh sáng từ 150 lux trở lên; Điểm c) Hệ thống âm thanh trong tình trạng hoạt động tốt; Điểm d) Có khu vực vệ sinh, thay đồ, nơi để đồ dùng cá nhân cho người tập; có túi sơ cứu theo quy định của Bộ Y tế; Điểm đ) Nội quy bao gồm những nội dung chủ yếu sau: Giờ tập luyện, đối tượng tham gia tập luyện, các đối tượng không được tham gia tập luyện, biện pháp bảo đảm an toàn khi tập luyện. Khoản 2. Trang thiết bị tập luyện phải bảo đảm theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này. Điều 4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị thi đấu Khoản 1. Địa điểm thi đấu môn Thể dục thể hình và Fitness diễn ra trong nhà, trong sân tập hoặc ngoài trời. Khoản 2. Sân khấu: Kích thước sân khấu 12m x 12m và có chiều cao 0,8m. Mặt sân khấu phải được trải thảm mềm. Thảm mầu xanh nước biển hoặc mầu xanh ngọc. Khoản 3. Phông: Phía sau sân khấu thi đấu phải căng một tấm phông với một trong những mầu sắc sau đây: Xanh đen, nâu sẫm, xanh lục sẫm, tím sẫm. Khoản 4. Bục thi đấu môn Thể dục thể hình đặt ở vị trí trung tâm sân khấu. Kích thước bục dài 06m, rộng 02m và cao 0,3m, có thảm bao xung quanh mầu lục nhạt hoặc mầu lam nhạt. Khoản 5. Ánh sáng từ 1500 lux trở lên. Đối với môn Fitness phải sáng đều khắp sân khấu; đối với môn Thể dục thể hình ánh sáng tập trung chiếu rọi khu vực bục thi đấu. Khoản 6. Hệ thống âm thanh trong tình trạng hoạt động tốt. Khoản 7. Khu vực khởi động phải gần địa điểm thi đấu. Trang thiết bị khởi động cần có gồm: Cần tạ, bánh tạ, tạ tay, dây chun, dây lò so, ghế tập. Điều 5. Tập huấn nhân viên chuyên môn Khoản 1. Tổng cục Thể dục thể thao, Liên đoàn Cử tạ, Thể hình Việt Nam hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức tập huấn chuyên môn cho người hướng dẫn tập luyện môn Thể dục thể hình và Fitness. Khoản 2. Tổng cục Thể dục thể thao có trách nhiệm xây dựng nội dung, Chương trình tập huấn chuyên môn cho người hướng dẫn tập luyện môn Thể dục thể hình và Fitness trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định. Khoản 3. Giấy chứng nhận tập huấn nhân viên chuyên môn do cơ quan tổ chức tập huấn cấp. Mẫu giấy chứng nhận được quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này. Điều 6. Mật độ hướng dẫn tập luyện Mỗi người hướng dẫn tập luyện hướng dẫn không quá 70 người trong một buổi tập. Điều 7. Tổ chức thực hiện. Khoản 1. Tổng cục Thể dục thể thao có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này. Khoản 2. Cơ quan Thanh tra Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiến hành thanh tra, xử lý theo thẩm quyền đối với tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định tại Thông tư này. Khoản 3. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này. Điều 8. Hiệu lực thi hành. Khoản 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 04 năm 2018. Khoản 2. Thông tư số 16/2010/TT-BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về quy định Điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động thể dục thể hình hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để nghiên cứu, giải quyết./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng Chính phủ; - Các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Trung ương Đảng; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Chính phủ; - Tòa án Nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao; - Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội; - Cục kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp; - Công báo; Cổng thông tin điện tử Chính phủ; Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật; Cổng thông tin điện tử Bộ VHTTDL; - Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ VHTTDL; - Các Tổng cục, Cục, Vụ, đơn vị trực thuộc Bộ VHTTDL; - Các Vụ, đơn vị trực thuộc Tổng cục TDTT; - Các Liên đoàn, Hiệp hội Thể thao quốc gia; - Sở VHTTDL, Sở VHTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Lưu: VT, TCTDTT (10), HA (400). BỘ TRƯỞNG Nguyễn Ngọc Thiện PHỤ LỤC 1
Thông Tư 09/2021/TT-BGDĐT quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên . Chương I * Điều 1 * Điều 2 * Điều 3 * Điều 4 Chương II * Điều 5 * Điều 6 * Điều 7 * Điều 8 Chương III * Điều 9 * Điều 10 Chương IV * Điều 11 * Điều 12 * Điều 13 * Điều 14 * Điều 15
Thông Tư 09/2021/TT-BGDĐT quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên . Chương I Điều 1 Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng Khoản 1. Thông tư này quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến chương trình giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông (sau đây gọi chung là chương trình giáo dục phổ thông), bao gồm: tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục (sau đây gọi chung là dạy học) trực tuyến; hạ tầng kỹ thuật dạy học trực tuyến; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Khoản 2. Thông tư này áp dụng đối với cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên và cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục phổ thông); giáo viên; học sinh, học viên (sau đây gọi chung là học sinh); tổ chức, cá nhân có liên quan. Điều 2 Giải thích từ ngữ Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: Khoản 1. Hệ thống dạy học trực tuyến là hệ thống phần mềm dạy học trực tuyến và hạ tầng công nghệ thông tin (sau đây gọi chung là hạ tầng kỹ thuật dạy học trực tuyến) cho phép quản lý và tổ chức dạy học thông qua môi trường Internet, bao gồm: phần mềm tổ chức dạy học trực tuyến trực tiếp; hệ thống quản lý học tập trực tuyến; hệ thống quản lý nội dung học tập trực tuyến. Khoản 2. Dạy học trực tuyến là hoạt động dạy học được tổ chức thực hiện trên hệ thống dạy học trực tuyến. Khoản 3. Dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục phổ thông là hình thức dạy học trực tuyến thực hiện một phần nội dung bài học hoặc chủ đề trong chương trình giáo dục phổ thông để hỗ trợ dạy học trực tiếp bài học hoặc chủ đề đó tại cơ sở giáo dục phổ thông. Khoản 4. Dạy học trực tuyến thay thế dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục phổ thông là hình thức dạy học trực tuyến thực hiện toàn bộ nội dung bài học hoặc chủ đề trong chương trình giáo dục phổ thông để thay thế dạy học trực tiếp bài học hoặc chủ đề đó tại cơ sở giáo dục phổ thông. Điều 3 Mục đích dạy học trực tuyến Khoản 1. Hỗ trợ hoặc thay thế dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục phổ thông giúp cơ sở giáo dục phổ thông nâng cao chất lượng dạy học và hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông. Khoản 2. Phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học; thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành Giáo dục. Khoản 3. Mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho học sinh, tạo điều kiện để học sinh được học ở mọi nơi, mọi lúc. Điều 4 Nguyên tắc dạy học trực tuyến Khoản 1. Nội dung dạy học trực tuyến phải đáp ứng mức độ cần đạt hoặc yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông. Khoản 2. Bảo đảm các điều kiện tối thiểu về hạ tầng kỹ thuật dạy học trực tuyến và đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu tổ chức dạy học trực tuyến. Khoản 3. Tuân thủ các quy định hiện hành về an toàn thông tin, quy định về dữ liệu, thông tin cá nhân, sở hữu trí tuệ theo các quy định của pháp luật. Chương II Điều 5 Hoạt động dạy học trực tuyến Khoản 1. Hoạt động dạy học trực tuyến được thực hiện theo các bài học hoặc chủ đề trong chương trình giáo dục phổ thông, bảo đảm sự tương tác giữa giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học. Khoản 2. Học sinh học tập trực tuyến thực hiện các hoạt động chính sau: tham dự giờ học trực tuyến do giáo viên tổ chức; thực hiện các hoạt động học tập và kiểm tra, đánh giá theo yêu cầu của giáo viên; khai thác nội dung học tập từ học liệu dạy học trực tuyến; đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi đối với giáo viên và các học sinh khác. Khoản 3. Giáo viên dạy học trực tuyến thực hiện các hoạt động chính sau: tổ chức giờ học trực tuyến để giảng bài và hướng dẫn học sinh học tập; giao nhiệm vụ học tập và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh; theo dõi và hỗ trợ học sinh khai thác nội dung học tập từ học liệu dạy học trực tuyến; tư vấn, hỗ trợ, trả lời câu hỏi và giải đáp thắc mắc của học sinh. Khoản 4. Người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông quyết định hình thức tổ chức dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục phổ thông; tổ chức dạy học trực tuyến thay thế dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục phổ thông trong thời gian học sinh không đến trường để học tập vì lý do bất khả kháng. Điều 6 Kiểm tra, đánh giá trong dạy học trực tuyến Khoản 1. Kiểm tra, đánh giá thường xuyên kết quả học tập trực tuyến của học sinh được thực hiện trong quá trình dạy học. Các hình thức kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong dạy học trực tuyến được thực hiện theo quy định về kiểm tra, đánh giá thường xuyên của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Khoản 2. Kiểm tra, đánh giá định kỳ kết quả học tập trực tuyến của học sinh được thực hiện trực tiếp tại cơ sở giáo dục phổ thông theo quy định về kiểm tra, đánh giá định kỳ của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường hợp học sinh không thể đến cơ sở giáo dục phổ thông tại thời điểm kiểm tra, đánh giá định kỳ vì lý do bất khả kháng, việc tổ chức kiểm tra, đánh giá định kỳ được thực hiện bằng hình thức trực tuyến; người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông quyết định lựa chọn hình thức kiểm tra, đánh giá định kỳ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bảo đảm việc kiểm tra, đánh giá, chính xác, công bằng, khách quan, trung thực. Điều 7 Học liệu dạy học trực tuyến Khoản 1. Học liệu dạy học trực tuyến được xây dựng theo chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm: bài giảng đa phương tiện; hướng dẫn thí nghiệm, thực hành; phần mềm mô phỏng; hệ thống câu hỏi, bài tập luyện tập và kiểm tra, đánh giá; tài liệu tham khảo, bổ trợ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Khoản 2. Học liệu dạy học trực tuyến phải phù hợp với nội dung bài học, chủ đề học tập và hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh; bảo đảm tính khoa học, sư phạm và phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Khoản 3. Học liệu dạy học trực tuyến sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông phải được tổ chuyên môn thông qua và được người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông phê duyệt. Điều 8 Quản lý và lưu trữ hồ sơ dạy học trực tuyến Khoản 1. Hồ sơ dạy học trực tuyến được bảo quản và lưu trữ tại cơ sở giáo dục phổ thông gồm có: Điểm a) Hồ sơ, minh chứng về các yêu cầu quy định tại Điều 9, Điều 10 và Điều 15 của Thông tư này; Điểm b) Dữ liệu về quá trình dạy học trực tuyến trên hệ thống dạy học trực tuyến; Điểm c) Kế hoạch dạy học trực tuyến và kế hoạch dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục phổ thông chi tiết theo tuần, tháng, năm cho từng môn học, hoạt động giáo dục; Điểm d) Hồ sơ kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả học tập của học sinh theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này. Khoản 2. Cơ sở giáo dục phổ thông quy định cụ thể quy trình và thời hạn lưu giữ hồ sơ dạy học trực tuyến theo Luật lưu trữ và các văn bản quy định hiện hành. Chương III Điều 9 Hệ thống phần mềm dạy học trực tuyến Hệ thống phần mềm dạy học trực tuyến được sử dụng riêng hoặc kết hợp các phần mềm sau đây: Khoản 1. Phần mềm tổ chức dạy học trực tuyến trực tiếp Phần mềm tổ chức dạy học trực tuyến trực tiếp có chức năng tối thiểu sau đây. Điểm a) Giúp giáo viên tổ chức triển khai dạy học trực tuyến trực tiếp để giảng bài và hướng dẫn, giao nhiệm vụ học tập đồng thời cho tất cả học sinh tham dự trong cùng một không gian học tập thông qua kênh hình, kênh tiếng, kênh chữ (chia sẻ màn hình máy tính), chuyển tải học liệu dạy học trực tuyến đến học sinh; Điểm b) Giúp học sinh tương tác, trao đổi thông tin theo thời gian thực với giáo viên và những học sinh khác trong cùng một không gian học tập. Khoản 2. Hệ thống quản lý học tập trực tuyến Hệ thống quản lý học tập trực tuyến có chức năng tối thiểu sau đây: Điểm a) Giúp giáo viên tổ chức lưu trữ, chuyển tải học liệu dạy học trực tuyến tới học sinh; giao nhiệm vụ học tập và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh; theo dõi và hỗ trợ học sinh khai thác nội dung học tập từ học liệu dạy học trực tuyến; tư vấn, hỗ trợ, trả lời câu hỏi và giải đáp thắc mắc của học sinh; Điểm b) Cho phép học sinh truy cập, khai thác nội dung học tập từ học liệu dạy học trực tuyến; thực hiện các hoạt động học tập và kiểm tra, đánh giá theo yêu cầu của giáo viên; đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi đối với giáo viên và các học sinh khác trong cùng không gian học tập; Điểm c) Cho phép cơ sở giáo dục phổ thông quản lý hồ sơ, tiến trình học tập, kết quả học tập của học sinh và các hoạt động dạy của giáo viên; hỗ trợ quản lý các thông tin khác theo yêu cầu cơ sở giáo dục phổ thông và cơ quan quản lý giáo dục ở địa phương; Khoản 3. Hệ thống quản lý nội dung học tập trực tuyến Hệ thống quản lý nội dung học tập trực tuyến có chức năng của hệ thống quản lý học tập trực tuyến theo quy định tại khoản 2 Điều này và công cụ cho phép giáo viên thiết kế nội dung học tập, học liệu dạy học trực tuyến. Điều 10 Hạ tầng công nghệ thông tin Hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến phải đáp ứng yêu cầu tối thiểu như sau: Khoản 1. Bảo đảm yêu cầu về đường truyền Internet và thiết bị kết nối, máy tính, thiết bị đầu cuối có cấu hình phù hợp để cài đặt hệ thống phần mềm dạy học trực tuyến; bảo đảm cho giáo viên và học sinh truy cập, khai thác sử dụng các chức năng của hệ thống phần mềm dạy học trực tuyến để thực hiện hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá trực tuyến theo quy định tại Điều 5, Điều 6 của Thông tư này. Khoản 2. Có giải pháp bảo đảm an toàn thông tin, các quy định về dữ liệu và bảo mật thông tin cá nhân theo quy định khi tổ chức dạy học trực tuyến. Khoản 3. Cơ sở giáo dục phổ thông có nơi lắp đặt các thiết bị đáp ứng yêu cầu về tính khoa học, sư phạm để sử dụng phục vụ hoạt động dạy học trực tuyến của giáo viên. Chương IV Điều 11 Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Khoản 1. Chỉ đạo các sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) và các cơ quan có liên quan triển khai dạy học trực tuyến tại địa phương. Khoản 2. Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ về nguồn lực bảo đảm hạ tầng kỹ thuật để tổ chức dạy học trực tuyến. Khoản 3. Bố trí kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng dạy học trực tuyến cho giáo viên, cán bộ quản lý và đảm bảo các điều kiện kỹ thuật tổ chức dạy học trực tuyến. Điều 12 Sở Giáo dục và Đào tạo Khoản 1. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành kế hoạch, bố trí nguồn lực, chỉ đạo các sở, ngành và các cơ quan có liên quan phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo để tổ chức dạy học trực tuyến tại địa phương. Khoản 2. Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng dạy học trực tuyến cho giáo viên, cán bộ quản lý. Khoản 3. Chỉ đạo, hướng dẫn các Phòng Giáo dục và Đào tạo và các cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện và tổ chức dạy học trực tuyến; kiểm tra, giám sát và giải quyết những vướng mắc trong quá trình tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trực tuyến của các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc phạm vi quản lý. Điều 13 Ủy ban nhân dân cấp huyện Khoản 1. Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan có liên quan triển khai dạy học trực tuyến tại địa phương. Khoản 2. Bố trí nguồn lực bảo đảm hạ tầng kỹ thuật để tổ chức dạy học trực tuyến trên địa bàn. Khoản 3. Bố trí kinh phí bảo đảm đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng dạy học trực tuyến cho giáo viên, cán bộ quản lý. Điều 14 Phòng Giáo dục và Đào tạo Khoản 1. Tham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành kế hoạch, bố trí nguồn lực cho các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc phạm vi quản lý để tổ chức dạy học trực tuyến. Khoản 2. Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng dạy học trực tuyến cho giáo viên, cán bộ quản lý. Khoản 3. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc phạm vi quản lý, thực hiện, tổ chức dạy học trực tuyến; kiểm tra, giám sát và giải quyết những vướng mắc trong quá trình tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trực tuyến của các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc phạm vi quản lý. Điều 15 Cơ sở giáo dục phổ thông Khoản 1. Tổ chức dạy học trực tuyến Người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông chịu trách nhiệm: Điểm a) Quyết định hình thức dạy học trực tuyến trên cơ sở hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền; xác định mục tiêu, mức độ hoặc yêu cầu cần đạt của nội dung dạy học trực tuyến để bảo đảm chất lượng dạy học; Điểm b) Xây dựng kế hoạch dạy học trực tuyến phù hợp với điều kiện bảo đảm chất lượng của cơ sở giáo dục phổ thông; Điểm c) Triển khai bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng dạy học trực tuyến cho giáo viên, nhân viên thực hiện dạy học trực tuyến bảo đảm chất lượng; Điểm d) Phân công trách nhiệm cụ thể cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh và phối hợp với phụ huynh học sinh trong tổ chức dạy học trực tuyến; Điểm đ) Xây dựng, lựa chọn và thẩm định học liệu sử dụng trong dạy học trực tuyến; Điểm e) Thông báo hình thức dạy học trực tuyến, kế hoạch tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trực tuyến cho học sinh và phụ huynh học sinh; Điểm g) Tổ chức và quản lý dạy học trực tuyến theo kế hoạch; Điểm h) Chỉ đạo thu nhận sản phẩm học tập, đánh giá kết quả học tập của học sinh; Điểm i) Quản lý hồ sơ tài khoản của học sinh và giáo viên dùng trong các phần mềm tổ chức dạy học trực tuyến được xác định theo mã số định danh cá nhân của học sinh và giáo viên từ cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục. Khoản 2. Bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật dạy học trực tuyến, học liệu dạy học trực tuyến và đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy học trực tuyến. Khoản 3. Xây dựng các yêu cầu của dạy học trực tuyến và nội quy dạy học trực tuyến của cơ sở giáo dục phổ thông đảm bảo quy định tại Thông tư này. Khoản 4. Công bố công khai những quy định liên quan đến dạy học trực tuyến, kế hoạch giáo dục, các điều kiện bảo đảm việc dạy học trực tuyến và thực hiện thu học phí theo quy định hiện hành. Khoản 5. Cử cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có liên quan tham gia tập huấn, bồi dưỡng về phương pháp và kỹ năng cần thiết để tổ chức dạy học trực tuyến. Khoản 6. Kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả của việc tổ chức dạy học trực tuyến, kịp thời xử lý những vướng mắc trong quá trình triển khai dạy học trực tuyến; định kỳ mỗi năm hai lần, tại thời điểm kết thúc mỗi học kỳ, đánh giá, rút kinh nghiệm về tổ chức hoạt động dạy học trực tuyến và tổng hợp những khó khăn, nguyên nhân, kiến nghị gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo để báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét.
Thông Tư 09/2021/TT-BGDĐT quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên . Chương IV * Điều 15 - Khoản 4 - Khoản 5 - Khoản 6 * Điều 16 * Điều 17 Chương V * Điều 1818 * Điều 1919
Thông Tư 09/2021/TT-BGDĐT quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên . Chương IV Điều 15 15. Cơ sở giáo dục phổ thông Khoản 4. Công bố công khai những quy định liên quan đến dạy học trực tuyến, kế hoạch giáo dục, các điều kiện bảo đảm việc dạy học trực tuyến và thực hiện thu học phí theo quy định hiện hành. Khoản 5. Cử cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có liên quan tham gia tập huấn, bồi dưỡng về phương pháp và kỹ năng cần thiết để tổ chức dạy học trực tuyến. Khoản 6. Kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả của việc tổ chức dạy học trực tuyến, kịp thời xử lý những vướng mắc trong quá trình triển khai dạy học trực tuyến; định kỳ mỗi năm hai lần, tại thời điểm kết thúc mỗi học kỳ, đánh giá, rút kinh nghiệm về tổ chức hoạt động dạy học trực tuyến và tổng hợp những khó khăn, nguyên nhân, kiến nghị gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo để báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét. Điều 16 16. Giáo viên, nhân viên Khoản 1. Giáo viên, nhân viên được tham gia tập huấn, bồi dưỡng phương pháp, kỹ năng cần thiết về ứng dụng công nghệ thông tin và có năng lực để tổ chức các hoạt động dạy học trực tuyến. Khoản 2. Giáo viên thực hiện dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trực tuyến của học sinh đúng kế hoạch của cơ sở giáo dục phổ thông và bảo đảm mục tiêu giáo dục theo quy định; tạo môi trường học tập thân thiện và tăng cường sự tương tác, kết nối thông tin với học sinh; phối hợp thường xuyên với phụ huynh học sinh trong quá trình tổ chức dạy học trực tuyến. Khoản 3. Nhân viên thực hiện quản trị kỹ thuật hệ thống, sử dụng các công cụ công nghệ thông tin để hỗ trợ giáo viên và học sinh khi cần thiết. Điều 17 17. Học sinh Khoản 1. Chấp hành nghiêm túc nội quy dạy học trực tuyến; thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập theo yêu cầu của giáo viên và cơ sở giáo dục phổ thông; tích cực tham gia vào hoạt động học tập và các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của giáo viên và cơ sở giáo dục phổ thông. Khoản 2. Chủ động liên lạc với giáo viên hoặc nhân viên hỗ trợ trong quá trình học tập trực tuyến để được hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời. Chương V Điều 1818. Hiệu lực thi hành Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16 tháng 5 năm 2021. Điều 1919. Trách nhiệm thi hành Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo, người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Nơi nhận: - Ban Tuyên giáo Trung ương; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chính phủ; - Ủy ban VHGDTNTN&NĐ của Quốc hội; - Kiểm toán nhà nước; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực; - Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp); - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ; - HĐND, UBND các huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ; - Bộ trưởng; - Các Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ Bạc Liêu; - Như Điều 19; - Công báo; - Cổng Thông tin điện tử của Chính phủ; - Cổng Thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo; - Lưu: VT, Vụ PC, Vụ GDTH. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Hữu Độ
Nghị Định 80/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 73/2016/nđ-cp ngày 01 tháng 7 năm 2016 của chính phủ quy định chi tiết thi hành luật kinh doanh bảo hiểm và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật kinh doanh bảo hiểm; nghị định số 98/2013/nđ-cp ngày 28 tháng 8 năm 2013 của chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trọng lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo nghị định số 48/2018/nđ-cp ngày 21 tháng 3 năm 2018 của chính phủ . * Điều 1 * Điều 89 * Điều 89 * Điều 89 - Khoản 1 - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d - Khoản 10 - Khoản 11 + Điểm a + Điểm b - Khoản 12
Nghị Định 80/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 73/2016/nđ-cp ngày 01 tháng 7 năm 2016 của chính phủ quy định chi tiết thi hành luật kinh doanh bảo hiểm và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật kinh doanh bảo hiểm; nghị định số 98/2013/nđ-cp ngày 28 tháng 8 năm 2013 của chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trọng lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo nghị định số 48/2018/nđ-cp ngày 21 tháng 3 năm 2018 của chính phủ . Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm Khoản 1. Sửa đổi, bổ sung Điều 1 như sau: “1. Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm: Điểm a) Thành lập và hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe, doanh nghiệp tái bảo hiểm (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp bảo hiểm), chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài (sau đây gọi tắt là chi nhánh nước ngoài), doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới, văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài và quỹ bảo vệ người được bảo hiểm; Điểm b) Chế độ quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; Điểm c) Điều kiện đối với cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động phụ trợ bảo hiểm trong tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm; tiêu chuẩn trong lĩnh vực phụ trợ bảo hiểm; bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho việc cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm; cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới; giám sát hoạt động cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm. Khoản 2. Nghị định này áp dụng đối với: 2. Bổ sung khoản 3a sau khoản 3 Điều 21 như sau: “3a. Hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung hoạt động phụ trợ bảo hiểm bao gồm tài liệu quy định tại điểm a, điểm b và điểm đ khoản 3 Điều này.” Điểm a) Doanh nghiệp bảo hiểm; Điểm b) Chi nhánh nước ngoài; Điểm c) Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, đại lý bảo hiểm; Điểm d) Cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm; Điểm đ) Cá nhân, tổ chức khác có liên quan.” Khoản 3. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 32 như sau: “b) Thuê tổ chức cung cấp dịch vụ tính toán bảo hiểm đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 93b được bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ và khoản 3 Điều 89a của Nghị định này để thực hiện nhiệm vụ của chuyên gia tính toán dự phòng và khả năng thanh toán theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Trong trường hợp thuê tổ chức cung cấp dịch vụ tính toán bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải thông báo cho Bộ Tài chính về tổ chức cung cấp dịch vụ tính toán bảo hiểm, cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động tính toán bảo hiểm trong tổ chức và thời hạn của hợp đồng cung cấp dịch vụ tính toán bảo hiểm.” Khoản 4. Bổ sung khoản 1a sau khoản 1 Điều 68 như sau: “1a. Doanh thu cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm: Thu từ việc cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm quy định tại điểm b khoản 2 Điều 93 a được bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ.” Khoản 5. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1, bổ sung khoản 1a sau khoản 1 Điều 69 như sau: Điểm a) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 69 như sau: “1. Chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm: Là số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ sau khi đã trừ các khoản phải thu để giảm chi phát sinh trong kỳ. a) Số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ bao gồm: - Bồi thường bảo hiểm gốc đối với bảo hiểm phi nhân thọ; trả tiền bảo hiểm đối với bảo hiểm nhân thọ; - Chi bồi thường nhận tái bảo hiểm; - Trích lập dự phòng nghiệp vụ; - Chi hoa hồng bảo hiểm; - Chi cho doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bao gồm: Chi hoa hồng môi giới bảo hiểm và các khoản chi khác theo quy định; - Chi giám định tổn thất; - Chi phí thu đòi người thứ ba bồi hoàn; - Chi xử lý hàng bồi thường 100%; - Chi phí quản lý hợp đồng (leading fee) của công ty bảo hiểm đứng đầu trong trường hợp đồng bảo hiểm (nếu các bên có văn bản thỏa thuận về khoản chi này); - Chi quản lý đại lý bảo hiểm bao gồm: Chi đào tạo ban đầu và thi cấp chứng chỉ đại lý, chi đào tạo nâng cao kiến thức cho đại lý, chi tuyển dụng đại lý, chi khen thưởng đại lý và chi hỗ trợ đại lý; - Chi đề phòng, hạn chế rủi ro, tổn thất; - Chi đánh giá rủi ro của đối tượng bảo hiểm; - Chi sử dụng dịch vụ phụ trợ bảo hiểm bao gồm: chi tư vấn bảo hiểm, chi đánh giá rủi ro bảo hiểm, chi tính toán bảo hiểm, chi giám định tổn thất bảo hiểm, chi hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm; - Các khoản chi phí, trích lập khác theo quy định pháp luật.” Điểm b) Bổ sung khoản 1a sau khoản 1 Điều 69 như sau: “1a. Chi phí cho việc cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.” Khoản 6. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, bổ sung khoản 1a sau khoản 1 Điều 71 như sau: Điểm a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 71 như sau: “1. Doanh thu hoạt động môi giới bảo hiểm: Thu hoa hồng môi giới bảo hiểm từ phí bảo hiểm thu được đối với các nội dung hoạt động quy định tại Điều 90 Luật Kinh doanh bảo hiểm.” Điểm b) Bổ sung khoản 1a sau khoản 1 Điều 71 như sau: “1a. Doanh thu cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm: Thu từ việc cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm quy định tại điểm b khoản 2 Điều 93a được bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ.” Khoản 7. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, bổ sung khoản 1a sau khoản 1 Điều 72 như sau: Điểm a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 72 như sau: “1. Chi phí hoạt động môi giới bảo hiểm: a) Chi hoạt động môi giới bảo hiểm; Điểm b) Chi mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp; b) Bổ sung khoản 1a sau khoản 1 Điều 72 như sau: “1a. Chi phí cho việc cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.” Điểm c) Chi sử dụng dịch vụ phụ trợ bảo hiểm bao gồm: chi tư vấn bảo hiểm, chi đánh giá rủi ro bảo hiểm, chi tính toán bảo hiểm, chi giám định tổn thất bảo hiểm, chi hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm; Điểm d) Các khoản chi phí, trích lập khác theo quy định pháp luật.” Khoản 8. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 80 như sau: “1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có trách nhiệm lập và gửi các báo cáo tài chính, báo cáo thống kê, báo cáo nghiệp vụ, báo cáo sử dụng dịch vụ phụ trợ bảo hiểm định kỳ, đột xuất; tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm có trách nhiệm lập và gửi báo cáo tình hình cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm và báo cáo danh sách cá nhân trực tiếp thực hiện từng loại hình hoạt động phụ trợ bảo hiểm trong tổ chức định kỳ, đột xuất theo quy định pháp luật hiện hành và hướng dẫn của Bộ Tài chính.” Khoản 9. Bổ sung Chương Va vào sau Chương V như sau: “Chương Va DỊCH VỤ PHỤ TRỢ BẢO HIỂM Điều 89a. Điều kiện văn bằng, chứng chỉ, tiêu chuẩn đối với cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động phụ trợ bảo hiểm trong tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm Khoản 1. Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động tư vấn bảo hiểm phải đáp ứng một trong các điều kiện về văn bằng, chứng chỉ như sau: Điểm a) Có văn bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm. Điểm b) Có văn bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành khác và chứng chỉ về tư vấn bảo hiểm. Khoản 2. Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động đánh giá rủi ro bảo hiểm phải đáp ứng một trong các điều kiện về văn bằng, chứng chỉ như sau: Điểm a) Có văn bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm. Điểm b) Có văn bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành khác và chứng chỉ về đánh giá rủi ro bảo hiểm. Khoản 3. Điều kiện, tiêu chuẩn đối với cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động tính toán bảo hiểm như sau: Điểm a) Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động tính toán bảo hiểm đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 31 Nghị định này. Điểm b) Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động tính toán bảo hiểm đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn tại điểm b và điểm d khoản 1 Điều 32 Nghị định này. Khoản 4. Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động giám định tổn thất bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện về văn bằng, chứng chỉ, tiêu chuẩn như sau: Điểm a) Có văn bằng từ cao đẳng trở lên phù hợp với lĩnh vực giám định; Điểm b) Có chứng chỉ về giám định tổn thất bảo hiểm; Điểm c) Có ít nhất ba năm công tác trong lĩnh vực giám định. Khoản 5. Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện về văn bằng, chứng chỉ như sau: Điểm a) Có văn bằng từ cao đẳng trở lên; Điểm b) Có chứng chỉ về hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm. Điều 89b. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho việc cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm Cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho việc cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm. Mức trách nhiệm bảo hiểm nghề nghiệp được xác định theo thỏa thuận trong hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm cho từng loại hình dịch vụ phụ trợ bảo hiểm cung cấp. Điều 89c. Tiêu chuẩn trong lĩnh vực phụ trợ bảo hiểm Khoản 1. Tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải xây dựng, triển khai và giám sát việc thực hiện tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm. 1. Cá nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 93b được bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ. 1. Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài khi cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam phải thực hiện thông qua doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam. 1. Cung cấp cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được cấp Giấy phép tại Việt Nam có tham gia vào quá trình cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới theo quy định tại Điều 92 Nghị định này các tài liệu chứng minh đáp ứng các điều kiện cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới theo quy định tại Điều 91 Nghị định này. Cung cấp cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại Việt Nam sử dụng dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới, tổ chức trong nước tham gia vào quá trình cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới các tài liệu chứng minh cá nhân, tổ chức nước ngoài đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 91 a Nghị định này. 1. Lưu giữ các tài liệu chứng minh đối tượng cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam mà mình cùng tham gia cung cấp bảo hiểm đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 91 Nghị định này; lưu giữ các tài liệu chứng minh cá nhân, tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 91a Nghị định này và cung cấp cho cơ quan chức năng khi được yêu cầu. Khoản 2. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm sử dụng dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải xây dựng, triển khai và giám sát việc thực hiện tiêu chuẩn lựa chọn, sử dụng dịch vụ phụ trợ bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm sử dụng tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam thì tổ chức nước ngoài phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau: 2. Tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 93b được bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ.” 2. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam phải môi giới cho doanh nghiệp bảo hiểm hoặc chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam. 2. Cá nhân, tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam có trách nhiệm thực hiện quy định về cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm tại Điều 93 a được bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ. 2. Hằng quý, báo cáo Bộ Tài chính việc tham gia cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới, việc sử dụng và tham gia cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới thực hiện trong kỳ tại Việt Nam trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý. Mẫu báo cáo do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định. Điểm a) Được phép cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới theo quy định của pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ nơi tổ chức đóng trụ sở chính; Điểm b) Đang hoạt động hợp pháp ít nhất 10 năm tính tới thời điểm cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam; Điểm c) Không vi phạm các quy định pháp luật về cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm nơi tổ chức đóng trụ sở chính trong thời hạn 03 năm liền kề trước năm cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam; Điểm d) Hoạt động kinh doanh có lãi trong 03 năm tài chính liền kề trước năm cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam. Khoản 10. Sửa đổi, bổ sung tên chương VI như sau: “Chương VI CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ BẢO HIỂM, MÔI GIỚI BẢO HIỂM, PHỤ TRỢ BẢO HIỂM QUA BIÊN GIỚI” Khoản 11. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 3 Điều 90 như sau: Điểm a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 90 như sau: “1. Đối tượng cung cấp dịch vụ bảo hiểm, môi giới bảo hiểm qua biên giới (sau đây gọi là cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới) là doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài có trụ sở chính tại quốc gia mà Việt Nam và quốc gia đó đã ký kết các điều ước quốc tế về thương mại trong đó có thỏa thuận về cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam. Đối tượng cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới là cá nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm qua biên giới, tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới (doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và tổ chức khác có tư cách pháp nhân) theo quy định tại các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trong đó có thỏa thuận về cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới.” Điểm b) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 90 như sau: “3. Các dịch vụ tái bảo hiểm, bảo hiểm hàng hải quốc tế, bảo hiểm hàng không quốc tế, môi giới tái bảo hiểm quốc tế thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành và thông lệ tốt nhất”. Khoản 12. Bổ sung Điều 91 a sau Điều 91 như sau: “Điều 91 a. Điều kiện cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới
Nghị Định 80/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 73/2016/nđ-cp ngày 01 tháng 7 năm 2016 của chính phủ quy định chi tiết thi hành luật kinh doanh bảo hiểm và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật kinh doanh bảo hiểm; nghị định số 98/2013/nđ-cp ngày 28 tháng 8 năm 2013 của chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trọng lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo nghị định số 48/2018/nđ-cp ngày 21 tháng 3 năm 2018 của chính phủ . * Điều 89 - Khoản 11 + Điểm b - Khoản 12 - Khoản 13 - Khoản 3 - Khoản 14 - Khoản 4 - Khoản 15 - Khoản 16 + Điểm a + Điểm b + Điểm c * Điều 2 * Điều 32
Nghị Định 80/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 73/2016/nđ-cp ngày 01 tháng 7 năm 2016 của chính phủ quy định chi tiết thi hành luật kinh doanh bảo hiểm và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật kinh doanh bảo hiểm; nghị định số 98/2013/nđ-cp ngày 28 tháng 8 năm 2013 của chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trọng lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo nghị định số 48/2018/nđ-cp ngày 21 tháng 3 năm 2018 của chính phủ . Điều 89c. Tiêu chuẩn trong lĩnh vực phụ trợ bảo hiểm Khoản 11 Điểm b) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 90 như sau: “3. Các dịch vụ tái bảo hiểm, bảo hiểm hàng hải quốc tế, bảo hiểm hàng không quốc tế, môi giới tái bảo hiểm quốc tế thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành và thông lệ tốt nhất”. Khoản 12. Bổ sung Điều 91 a sau Điều 91 như sau: “Điều 91 a. Điều kiện cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới Khoản 13. Sửa đổi, bổ sung Điều 92 như sau: “Điều 92. Phương thức thực hiện cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới, dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam Khoản 3. Cá nhân, tổ chức nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại Việt Nam. Cá nhân, tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới cho các cá nhân, tổ chức không phải là doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại Việt Nam thì phải hợp tác với tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam”. 3. Trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới gửi cho Bộ Tài chính báo cáo tài chính của năm trước liền kề có xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập và văn bản nhận xét của cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính về tình hình thực hiện các quy định pháp luật của doanh nghiệp. 3. Sử dụng hoặc tham gia cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới với cá nhân, tổ chức nước ngoài đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 91a Nghị định này.” Khoản 14. Sửa đổi, bổ sung Điều 93 như sau: “Điều 93. Trách nhiệm của đối tượng cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới, dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới Khoản 4. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới; cá nhân, tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới có trách nhiệm nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác có liên quan đến việc cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới, dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam theo quy định pháp luật về thuế.” Khoản 15. Sửa đổi, bổ sung Điều 94 như sau: “Điều 94. Trách nhiệm của các đối tượng liên quan đến việc cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới, dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được cấp Giấy phép tại Việt Nam, tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm tham gia cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới theo quy định tại Điều 92 Nghị định này có các trách nhiệm sau: Khoản 16. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, bổ sung khoản 14 Điều 110 như sau: Điểm a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 110 như sau: “1. Hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, dịch vụ phụ trợ bảo hiểm; xây dựng các chính sách, chế độ liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam”. a) Quản lý, giám sát hoạt động cung cấp và sử dụng dịch vụ phụ trợ bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Điểm b) Bổ sung khoản 14 Điều 110 như sau: “14. Quản lý, giám sát hoạt động phụ trợ bảo hiểm như sau: b) Giám sát hoạt động cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm của cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm thông qua việc chấp hành quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, trách nhiệm, điều kiện cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm. Điểm c) Giám sát hoạt động cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới của cá nhân, tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm tại Việt Nam thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.” Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 48/2018/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ Khoản 1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 2 như sau: “1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam, cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số quy định tại Nghị định này. Tổ chức là đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số theo quy định của Nghị định này bao gồm: Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, văn phòng đại diện của doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài, văn phòng đại diện của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài, đại lý bảo hiểm là tổ chức, tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm (doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và tổ chức khác có tư cách pháp nhân), doanh nghiệp kinh doanh xổ số, đại lý xổ số là tổ chức và các tổ chức khác có liên quan quy định tại Nghị định này.” 1. Phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức nước ngoài thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau: 1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm khi cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm như sau: Khoản 2. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1, bổ sung điểm c khoản 1, sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 3 như sau: 2. Đình chỉ cá nhân, tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm từ 03 tháng đến 06 tháng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: 2. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm khi cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm như sau: Điểm a) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 3 như sau: “b) Phạt tiền; Mức xử phạt bằng tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này là mức xử phạt đối với cá nhân trừ trường hợp quy định tại Điều 13, khoản 4 Điều 18, Điều 21, điểm b khoản 1 Điều 21a, Điều 22, khoản 3, khoản 4 Điều 24, điểm b, điểm c khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 25a, Điều 32a, Điều 34, khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 36, khoản 2 Điều 40, khoản 2 Điều 41, Điều 42, Điều 43, Điều 44, Điều 45, khoản 3 Điều 46, Điều 48, Điều 49, Điều 50 và khoản 2 Điều 51 của Nghị định này chỉ áp dụng để xử phạt đối với tổ chức. Mức xử phạt bằng tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân cho cùng hành vi vi phạm. Mức phạt tiền đối với cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số tối đa là 100.000.000 đồng, đối với tổ chức tối đa là 200.000.000 đồng.” a) Cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam không đáp ứng điều kiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 93b được bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ. a) Cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm không đúng loại hình dịch vụ phụ trợ bảo hiểm được quyền cung cấp; Điểm b) Bổ sung điểm c khoản 1 Điều 3 như sau: “c) Đình chỉ hoạt động cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm có thời hạn.” b) Cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm không đúng loại hình dịch vụ phụ trợ bảo hiểm được phép cung cấp theo quy định pháp luật. b) Cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm không đáp ứng điều kiện cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm theo quy định pháp luật; Điểm c) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 3 như sau: “a) Đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm: Tước quyền sử dụng Chứng chỉ đại lý bảo hiểm có thời hạn; tước quyền sử dụng Chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm có thời hạn; Đình chỉ hoạt động có thời hạn một phần nội dung, phạm vi liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm trong Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài; Đình chỉ hoạt động đại lý bảo hiểm có thời hạn; Đình chỉ hoạt động cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm có thời hạn; Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.” c) Tổ chức không có tư cách pháp nhân cung cấp một trong các dịch vụ phụ trợ bảo hiểm sau: đánh giá rủi ro bảo hiểm, tính toán bảo hiểm, giám định tổn thất bảo hiểm, hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm. Khoản 3. Bổ sung Điều 21a sau Điều 21 như sau: “Điều 21a. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới đối với cá nhân, tổ chức nước ngoài 3. Trong thời gian bị đình chỉ cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm theo Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức nước ngoài tiếp tục có hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này sẽ bị đình chỉ hoạt động cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam từ 06 đến 12 tháng.” 3. Hình thức xử phạt bổ sung: Khoản 1 Điểm a) Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp cá nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam nhưng không phải là công dân tại quốc gia, vùng lãnh thổ mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường đối với dịch vụ tư vấn bảo hiểm qua biên giới. a) Không giữ bí mật thông tin khách hàng hoặc sử dụng thông tin khách hàng không đúng mục đích hoặc cung cấp thông tin cho bên thứ ba mà không có sự chấp thuận của khách hàng, trừ trường hợp cung cấp theo quy định pháp luật; Điểm b) Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với trường hợp tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam không có trụ sở chính tại quốc gia, vùng lãnh thổ mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường đối với dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới. b) Tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm cung cấp dịch vụ giám định tổn thất bảo hiểm và hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm cho hợp đồng bảo hiểm mà tổ chức đó đồng thời là bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng; Khoản 4. Sửa đổi, bổ sung tên Mục 4 Chương II như sau: “Mục 4 HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI, ĐẠI LÝ BẢO HIỂM, PHỤ TRỢ BẢO HIỂM VÀ VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN” Khoản 5. Bổ sung Điều 25a sau Điều 25 như sau: “Điều 25a. Xử phạt đối với các hành vi vi phạm cùng cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm của cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm Khoản 1 Điểm c) Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cung cấp dịch vụ giám định tổn thất bảo hiểm cho hợp đồng bảo hiểm mà doanh nghiệp đó thực hiện thu xếp giao kết hợp đồng bảo hiểm; Điểm d) Không thực hiện đúng quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực dịch vụ phụ trợ bảo hiểm; Điểm đ) Hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm không được lập bằng văn bản. Khoản 3 Điểm a) Tước quyền sử dụng Chứng chỉ về tư vấn bảo hiểm từ 01 đến 03 tháng đối với cá nhân có hành vi vi phạm tại điểm a khoản 2 Điều này; Điểm b) Đình chỉ hoạt động cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm từ 01 đến 03 tháng đối với cá nhân có hành vi vi phạm tại điểm b khoản 2 Điều này; Đình chỉ hoạt động cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm từ 01 đến 03 tháng đối với tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm có hành vi vi phạm tại điểm a, b khoản 2 Điều này.” Khoản 6. Bổ sung Mục 7a sau mục 7 như sau: “Mục 7a HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN, CHỐNG TÀI TRỢ KHỦNG BỐ TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH BẢO HIỂM NHÂN THỌ Điều 32a. Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về phòng, chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ Khoản 1. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ thực hiện hành vi vi phạm quy định về nhận biết và cập nhật thông tin khách hàng thì bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không cập nhật thông tin nhận biết khách hàng theo quy định tại Điều 8 và Điều 10 Luật Phòng, chống rửa tiền; Điểm b) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không ban hành quy trình quản lý rủi ro các giao dịch liên quan tới công nghệ mới theo quy định tại Điều 15 Luật Phòng, chống rửa tiền; Điểm c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không áp dụng các biện pháp nhận biết khách hàng, biện pháp đánh giá tăng cường quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 12 Luật Phòng, chống rửa tiền; Điểm d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng quy định phân loại khách hàng, không phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro về rửa tiền theo quy định của pháp luật; Điểm đ) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi không ban hành và tuân thủ quy định nội bộ về phòng chống rửa tiền; không thực hiện kiểm toán nội bộ về phòng chống rửa tiền; Điểm e) Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không có hệ thống quản lý rủi ro để xác định khách hàng nước ngoài là cá nhân có ảnh hưởng chính trị theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 13 Luật Phòng, chống rửa tiền. Khoản 2. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ thực hiện hành vi vi phạm quy định về các hành vi bị cấm trong phòng, chống rửa tiền thì bị xử phạt như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi cản trở việc cung cấp thông tin phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền và phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp thông tin phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Phòng, chống rửa tiền; Điểm b) Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức hoặc tạo điều kiện thực hiện hành vi rửa tiền chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Khoản 3. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ thực hiện hành vi vi phạm quy định về chống tài trợ khủng bố như sau: Điểm a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không áp dụng các biện pháp nhận biết, cập nhật thông tin nhận biết khách hàng theo quy định tại Điều 34 Luật Phòng, chống khủng bố; Điểm b) Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không tố giác tài trợ khủng bố.”
Nghị Định 80/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 73/2016/nđ-cp ngày 01 tháng 7 năm 2016 của chính phủ quy định chi tiết thi hành luật kinh doanh bảo hiểm và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật kinh doanh bảo hiểm; nghị định số 98/2013/nđ-cp ngày 28 tháng 8 năm 2013 của chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trọng lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo nghị định số 48/2018/nđ-cp ngày 21 tháng 3 năm 2018 của chính phủ . * Điều 3 - Khoản 2 + Điểm b - Khoản 3 + Điểm a + Điểm b * Điều 3 - Khoản 1 - Khoản 2
Nghị Định 80/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 73/2016/nđ-cp ngày 01 tháng 7 năm 2016 của chính phủ quy định chi tiết thi hành luật kinh doanh bảo hiểm và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật kinh doanh bảo hiểm; nghị định số 98/2013/nđ-cp ngày 28 tháng 8 năm 2013 của chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trọng lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo nghị định số 48/2018/nđ-cp ngày 21 tháng 3 năm 2018 của chính phủ . Điều 3. Điều khoản thi hành Khoản 2 Điểm b) Điểm b) Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức hoặc tạo điều kiện thực hiện hành vi rửa tiền chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Khoản 3. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ thực hiện hành vi vi phạm quy định về chống tài trợ khủng bố như sau: Điểm a) Điểm a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không áp dụng các biện pháp nhận biết, cập nhật thông tin nhận biết khách hàng theo quy định tại Điều 34 Luật Phòng, chống khủng bố; Điểm b) Điểm b) Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không tố giác tài trợ khủng bố.” Điều 3. Điều khoản thi hành Khoản 1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 11 năm 2019. Khoản 2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: VT, KTTH (2). TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Nguyễn Xuân Phúc
Quyết Định 303/QĐ-VKSTC ban hành quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành kiểm sát nhân dân . * Điều 3 Kèm theo Chương I * Điều 1 * Điều 2 * Điều 3 * Điều 4 * Điều 5 Kèm theo Chương II * Điều 6 * Điều 7 * Điều 8 * Điều 9 * Điều 10 * Điều 11 * Điều 12 * Điều 13 * Điều 14 * Điều 15 * Điều 16
Quyết Định 303/QĐ-VKSTC ban hành quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành kiểm sát nhân dân . Điều 3. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương, Thủ trưởng đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Các đ/c Phó Viện trưởng VKSND tối cao (để chỉ đạo thực hiện); - Lưu: VT, V15. Kèm theo Chương I Điều 1 Phạm vi điều chỉnh Quy chế này quy định về hình thức, nội dung, chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng và việc quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của Viện kiểm sát nhân dân (VKSND). Điều 2 Đối tượng áp dụng Khoản 1. Quy chế này áp dụng đối với: Điểm a) Các đơn vị thuộc VKSND tối cao; Điểm b) VKSND cấp cao, VKSND cấp tỉnh; VKSND cấp huyện; Điểm c) Công chức thuộc các điểm a, b khoản 1 Điều này; viên chức các đơn vị sự nghiệp thuộc VKSND tối cao; Điểm d) Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan. Khoản 2. Việc đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ Viện kiểm sát quân sự các cấp được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và các quy định tương ứng tại Quy chế này. Điều 3 Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng Trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động công vụ của công chức và hoạt động nghề nghiệp của viên chức; góp phần xây dựng đội ngũ công chức, viên chức chuyên nghiệp, có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị và năng lực thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành Kiểm sát nhân dân theo quy định của pháp luật. Điều 4 Nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng Khoản 1. Đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; vị trí việc làm; gắn với công tác sử dụng, quản lý công chức, viên chức, phù hợp với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của ngành Kiểm sát nhân dân. Khoản 2. Thực hiện cơ chế phân công, phân cấp trong tổ chức đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức theo quy định của pháp luật và của ngành Kiểm sát nhân dân; xác định rõ trách nhiệm của từng cấp Viện kiểm sát, từng đơn vị, cá nhân và cơ chế phối hợp trong công tác đào tạo, bồi dưỡng. Khoản 3. Đề cao ý thức tự học và việc lựa chọn chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm của công chức, viên chức. Khoản 4. Việc chọn, cử và quản lý công chức, viên chức đi học bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng, dân chủ và hiệu quả. Điều 5 Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng Kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, phát huy tính tự giác, chủ động và tư duy sáng tạo của người học, tăng cường trao đổi thông tin, kiến thức và kinh nghiệm giữa giảng viên với học viên và giữa các học viên; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thông qua thực hành công việc. Kèm theo Chương II Mục 1 Điều 6 Yêu cầu Việc đào tạo công chức, viên chức thực hiện theo quy định của pháp luật về giáo dục và đào tạo, phù hợp với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đáp ứng yêu cầu quy hoạch nguồn nhân lực của Ngành. Điều 7 Điều kiện đào tạo đại học, sau đại học Khoản 1. Công chức, viên chức được cử đi đào tạo trình độ đại học thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước và của Ngành. Khoản 2. Điều kiện để công chức, viên chức được cử đi đào tạo sau đại học. Điểm a) Đối với công chức: - Có thời gian công tác từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự) và 02 năm liên tục liền kề trước thời điểm được cử đi đào tạo hoàn thành tốt nhiệm vụ; - Không quá 40 tuổi tính từ thời điểm được cử đi đào tạo sau đại học lần đầu; - Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo; - Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm, trừ trường hợp theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền. Điểm b) Đối với viên chức: - Đã kết thúc thời gian tập sự (nếu có); - Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, hoạt động nghề nghiệp tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo; - Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm, trừ trường hợp theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền; Điểm c) Công chức, viên chức được cử đi học theo các chương trình hợp tác với nước ngoài được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngoài các quy định tại điểm a và b khoản 2 Điều này còn phải đáp ứng yêu cầu khác của chương trình hợp tác. Điều 8 Đền bù chi phí đào tạo Khoản 1. Công chức, viên chức được cử đi đào tạo bằng nguồn ngân sách nhà nước hoặc kinh phí của cơ quan quản lý, sử dụng công chức, viên chức phải đền bù chi phí đào tạo khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: Điểm a) Tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong thời gian đào tạo; Điểm b) Không được cơ sở đào tạo cấp văn bằng tốt nghiệp; Điểm c) Đã hoàn thành và được cấp văn bằng tốt nghiệp khóa học nhưng bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết theo quy định. Khoản 2. Việc đền bù chi phí đào tạo thực hiện theo quy định tại các điều 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Mục 2 Điều 9 Hình thức đào tạo, bồi dưỡng Khoản 1. Hình thức đào tạo: Điểm a) Đào tạo tập trung; Điểm b) Đào tạo không tập trung. Khoản 2. Hình thức bồi dưỡng: Điểm a) Tập sự; Điểm b) Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; Điểm c) Bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý; Điểm d) Bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm (thời gian thực hiện tối thiểu là 01 tuần/01 năm; 01 tuần được tính bằng 05 ngày học, 01 ngày học 08 tiết). Mục 2 Điều 10 Nội dung đào tạo, bồi dưỡng Khoản 1. Nội dung đào tạo: Điểm a) Nghiệp vụ kiểm sát; Điểm b) Nghiệp vụ điều tra. Khoản 2. Nội dung bồi dưỡng: Điểm a) Lý luận chính trị; Điểm b) Kiến thức quốc phòng và an ninh; Điểm c) Kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước; Điểm d) Kiến thức quản lý chuyên ngành, chuyên môn, nghiệp vụ; đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp; kiến thức hội nhập quốc tế; Điểm đ) Tiếng dân tộc, tin học, ngoại ngữ. Mục 2 Điều 11 Chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng Khoản 1. Chương trình, tài liệu đào tạo: Điểm a) Chương trình, tài liệu đào tạo nghiệp vụ kiểm sát theo tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên, Kiểm tra viên; Điểm b) Chương trình, tài liệu đào tạo nghiệp vụ điều tra theo tiêu chuẩn bổ nhiệm Điều tra viên thuộc Cơ quan điều tra của VKSND tối cao. Khoản 2. Chương trình, tài liệu bồi dưỡng: Điểm a) Chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, thời gian thực hiện tối thiểu là 06 tuần, tối đa là 08 tuần, bao gồm: - Chương trình bồi dưỡng ngạch cán sự và tương đương; - Chương trình bồi dưỡng các ngạch: chuyên viên và tương đương; chuyên viên chính và tương đương; chuyên viên cao cấp và tương đương. Điểm b) Chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ cán bộ lãnh đạo, quản lý, thời gian thực hiện tối thiểu là 02 tuần, tối đa là 04 tuần, bao gồm: - Chương trình bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng và tương đương; - Chương trình bồi dưỡng lãnh đạo VKSND cấp huyện và tương đương; - Chương trình bồi dưỡng lãnh đạo VKSND cấp tỉnh, lãnh đạo cấp vụ và tương đương. Điểm c) Chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm, kiến thức, kỹ năng chuyên ngành, thời gian thực hiện tối đa là 01 tuần. Điểm d) Đối với việc bồi dưỡng lãnh đạo VKSND tối cao và các chương trình bồi dưỡng khác (bao gồm bồi dưỡng viên chức) thực hiện theo quy định của Đảng và Nhà nước. Mục 2 Điều 12 Yêu cầu đối với chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng Nội dung chương trình, tài liệu phải căn cứ vào tiêu chuẩn của ngạch công chức, viên chức ngành Kiểm sát; chức vụ lãnh đạo, quản lý và yêu cầu nhiệm vụ được giao theo vị trí việc làm; đảm bảo kết hợp lý luận và thực tiễn, chú trọng cập nhật kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng thực hành; không trùng lặp với kiến thức đã được đào tạo, bồi dưỡng trước đó và thường xuyên được sửa đổi bổ sung, cập nhật, nâng cao phù hợp với tình hình thực tế. Điều 13 Tổ chức biên soạn chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng Khoản 1. Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc VKSND tối cao tổ chức biên soạn các chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng quy định tại khoản 1 và điểm b, c khoản 2 Điều 11 Quy chế này và các chương trình, tài liệu khác khi được cơ quan có thẩm quyền giao. Lãnh đạo VKSND tối cao quyết định việc phân công biên soạn các chương trình, tài liệu cho từng cơ sở đào tạo. Khoản 2. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình, các đơn vị thuộc VKSND tối cao, VKSND cấp cao, VKSND cấp tỉnh có sự phối hợp chặt chẽ với cơ sở đào tạo của Ngành trong việc tổ chức biên soạn chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng. Mục 2 Điều 14 Thẩm định, phê duyệt chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng Khoản 1. Các chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng quy định tại khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 11 Quy chế này phải được VKSND tối cao thẩm định trước khi ban hành. Khoản 2. Các chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 11 Quy chế này phải được VKSND tối cao phê duyệt trước khi đưa vào sử dụng. Khoản 3. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Ngành tổ chức thẩm định hoặc phê duyệt tài liệu bồi dưỡng khi được lãnh đạo VKSND tối cao giao. Mục 2 Điều 15 Hội đồng thẩm định chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng Khoản 1. Viện trưởng VKSND tối cao thành lập Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo, bồi dưỡng để áp dụng trong ngành Kiểm sát nhân dân. Khoản 2. Người đứng đầu các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Ngành thành lập Hội đồng thẩm định tài liệu bồi dưỡng được giao biên soạn. Khoản 3. Hội đồng thẩm định có 05 hoặc 07 thành viên, gồm Chủ tịch Hội đồng (Hội đồng thẩm định của VKSND tối cao do 01 đồng chí lãnh đạo VKSND tối cao làm Chủ tịch Hội đồng), Thư ký Hội đồng và 02 ủy viên kiêm phản biện và các ủy viên khác. Các thành viên Hội đồng phải là những nhà quản lý, khoa học có kinh nghiệm, uy tín, trình độ chuyên môn phù hợp và không phải là những người trực tiếp biên soạn chương trình, tài liệu được thẩm định. Khoản 4. Nhiệm vụ của các thành viên Hội đồng thẩm định, chế độ làm việc và cuộc họp của Hội đồng thẩm định thực hiện theo quy định tại Điều 23 và Điều 24 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Khoản 5. Khi xét thấy cần thiết, Viện trưởng VKSND tối cao yêu cầu Hội đồng khoa học VKSND tối cao tham gia ý kiến trong việc thẩm định các chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng. Mục 2 Điều 16 Chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng Khoản 1. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc VKSND tối cao được quyền in, cấp chứng chỉ đối với các chương trình đào tạo, bồi dưỡng được cấp có thẩm quyền giao thực hiện theo mẫu do Bộ Nội vụ ban hành. Khoản 2. Chứng chỉ các chương trình đào tạo, bồi dưỡng chỉ được cấp 01 lần cho học viên hoàn thành khóa học; trường hợp chứng chỉ đã cấp cho học viên nhưng phát hiện sai sót do lỗi của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thì cơ sở đào tạo, bồi dưỡng đó có trách nhiệm cấp lại cho học viên. Trường hợp chứng chỉ bị mất, hư hỏng, người được cấp chứng chỉ có văn bản đề nghị thì được cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa học; giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa học có giá trị sử dụng như chứng chỉ bồi dưỡng. Khoản 3. Chứng chỉ các chương trình đào tạo, bồi dưỡng chỉ được cấp cho những học viên tham gia học tập đầy đủ các nội dung quy định của chương trình đào tạo, bồi dưỡng; đủ thời gian đào tạo, bồi dưỡng theo quy định và có đủ bài thi, kiểm tra, thực hành, viết thu hoạch, tiểu luận, khóa luận...theo quy định của khóa học và phải đạt từ 05 điểm trở lên (chấm theo thang điểm 10). Khoản 4. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng lập sổ quản lý việc cấp chứng chỉ theo quy định hiện hành. Khoản 5. Chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng bị thu hồi trong trường hợp có sự gian lận trong việc chiêu sinh, học tập; cấp cho người không đủ điều kiện; cấp không đúng thẩm quyền; chứng chỉ bị tẩy xóa, sửa chữa hoặc để cho người khác sử dụng. Khoản 6. Người có hành vi vi phạm trong việc in, cấp, quản lý và sử dụng chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Khoản 7. Việc sử dụng chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 26 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và phù hợp với yêu cầu cụ thể của Ngành. Mục III. TỔ CHỨC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG VÀ GIẢNG VIÊN
Quyết Định 303/QĐ-VKSTC ban hành quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành kiểm sát nhân dân . Kèm theo Chương II * Điều 17 - Khoản 6 - Khoản 7 * Điều 17 * Điều 18 * Điều 19 * Điều 20 * Điều 21 * Điều 22 * Điều 23 * Điều 24 Kèm theo Chương III * Điều 25 * Điều 25 * Điều 26 * Điều 27 - Khoản 1 - Khoản 2
Quyết Định 303/QĐ-VKSTC ban hành quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành kiểm sát nhân dân . Kèm theo Chương II Mục 2 Điều 17 Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng Khoản 6. Người có hành vi vi phạm trong việc in, cấp, quản lý và sử dụng chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Khoản 7. Việc sử dụng chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 26 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và phù hợp với yêu cầu cụ thể của Ngành. Mục III. TỔ CHỨC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG VÀ GIẢNG VIÊN Mục 2 Điều 17 Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng Khoản 1. Căn cứ chiến lược đào tạo, bồi dưỡng do Chính phủ, VKSND tối cao ban hành trong từng thời kỳ, Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, các đơn vị thuộc VKSND tối cao, VKSND cấp cao, VKSND cấp tỉnh xây dựng và tham mưu lãnh đạo VKSND tối cao ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân theo giai đoạn và hằng năm. Khoản 2. Hằng năm, căn cứ kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của đơn vị, Thủ trưởng đơn vị thuộc VKSND tối cao, Viện trưởng VKSND cấp cao và Viện trưởng VKSND cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo đơn vị xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và lập danh sách đăng ký cử công chức, viên chức của đơn vị gửi về VKSND tối cao. Khoản 3. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng là căn cứ để các cơ sở đào tạo, các đơn vị thuộc VKSND tối cao, VKSND cấp cao, VKSND địa phương và Viện kiểm sát quân sự Trung ương tổ chức thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trong phạm vi trách nhiệm của mình. Mục 2 Điều 18 Phân công tổ chức đào tạo, bồi dưỡng Khoản 1. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của VKSND tối cao tổ chức đào tạo, bồi dưỡng các chương trình theo quy định tại khoản 1; điểm b, c khoản 2 Điều 11 Quy chế này và chương trình bồi dưỡng khác khi được lãnh đạo VKSND tối cao giao. Chương trình quy định tại điểm a khoản 2 Điều 11, chỉ tổ chức bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch cán sự và tương đương; ngạch chuyên viên và tương đương; ngạch chuyên viên chính và tương đương. Khoản 2. Đối với các chương trình đào tạo, bồi dưỡng mà cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Ngành chưa đủ điều kiện tổ chức thì tùy theo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hằng năm, VKSND tối cao và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có thể liên kết, hợp đồng với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có thẩm quyền, có năng lực và uy tín để tổ chức thực hiện. Khoản 3. Đối với các khóa bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm, kiến thức, kỹ năng chuyên ngành thì cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của VKSND tối cao có thể phối hợp với các đơn vị trong Ngành tổ chức tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng hoặc tại các địa điểm thuận lợi cho việc tổ chức khóa học. Khoản 4. Các khóa tập huấn kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ do VKSND cấp tỉnh trực tiếp tổ chức theo nhu cầu của đơn vị do VKSND cấp tỉnh quản lý. Thời gian tập huấn được cộng dồn để tính thời gian bồi dưỡng bắt buộc trong năm. Đơn vị tổ chức tập huấn báo cáo về Vụ Tổ chức cán bộ kế hoạch, nội dung tổ chức tập huấn, kết quả tập huấn và danh sách trích ngang những người đã được tập huấn để có căn cứ theo dõi việc thực hiện chế độ bồi dưỡng của công chức hằng năm. Khoản 5. Đối với các chương trình bồi dưỡng kiến thức về lý luận chính trị, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng thì VKSND các cấp chọn cử công chức, viên chức bồi dưỡng tại các cơ sở đào tạo có chức năng của Đảng và Nhà nước theo quy định chung. Mục 2 Điều 19 Cử công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng Khoản 1. Căn cứ kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hằng năm của VKSND tối cao, thông báo tuyển sinh mở lớp của cơ quan, tổ chức và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, Vụ Tổ chức cán bộ thông báo cho các đơn vị thuộc VKSND tối cao, VKSND cấp cao, VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Viện kiểm sát quân sự Trung ương biết kế hoạch mở lớp. Khoản 2. Các đơn vị thuộc VKSND tối cao, VKSND cấp cao, VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Viện kiểm sát quân sự Trung ương rà soát, đối chiếu với quy hoạch cán bộ, kế hoạch và nhu cầu đào tạo của đơn vị mình để lựa chọn, giới thiệu danh sách công chức, viên chức dự tuyển đi học bảo đảm công khai, công bằng, đúng đối tượng, tiêu chuẩn và gửi về VKSND tối cao đúng thời gian quy định. Khoản 3. Thẩm quyền quyết định cử người đi đào tạo, bồi dưỡng thực hiện theo Quy chế phân cấp quản lý công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân. Mục 2 Điều 20 Điều kiện để công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng Khoản 1. Điều kiện để công chức, viên chức được cử đi đào tạo nghiệp vụ kiểm sát: đã tốt nghiệp đại học Luật, được tuyển dụng (đã hết thời gian tập sự), thuộc biên chế của VKSND các cấp. Khoản 2. Điều kiện để công chức được cử đi đào tạo nghiệp vụ điều tra: Cán bộ điều tra; công chức đã tốt nghiệp đại học An ninh, đại học Cảnh sát hoặc đại học Luật, được tuyển dụng (đã hết thời gian tập sự) và thuộc biên chế của Cơ quan điều tra VKSND tối cao. Khoản 3. Điều kiện để công chức, viên chức được cử đi bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành: đang thực hiện hoặc dự kiến điều động thực hiện nhiệm vụ ở khâu công tác đó; phù hợp với vị trí việc làm. Khoản 4. Điều kiện để công chức, viên chức được cử đi bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo quản lý và bồi dưỡng theo ngạch công chức, viên chức thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước. Khoản 5. Điều kiện để công chức, viên chức được cử đi bồi dưỡng lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước thực hiện theo quy định hiện hành của Đảng và Nhà nước. Mục 2 Điều 21 Đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước Việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật, của ngành Kiểm sát nhân dân và theo quy định tại Điều 31 và Điều 32 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và theo quy định tại các điều 8, 9, 10, 11 và 12 Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày 08/01/2018 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Mục 2 Điều 22 Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế Tùy theo nhu cầu của từng giai đoạn và khả năng kinh phí, trên cơ sở quy định hiện hành của Nhà nước, Viện trưởng VKSND tối cao sẽ quy định về việc tổ chức các khóa đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế của ngành Kiểm sát nhân dân. Điều 23 Đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng Khoản 1. Đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nhằm cung cấp thông tin về mức độ nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức, viên chức sau khi được đào tạo, bồi dưỡng. Khoản 2. Đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng phải đảm bảo công khai, minh bạch, khách quan, trung thực. Khoản 3. Nội dung đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng gồm: Điểm a) Đánh giá chất lượng chương trình khung, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng; Điểm b) Đánh giá chất lượng học viên tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng; Điểm c) Đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng và cơ sở vật chất phục vụ khóa đào tạo, bồi dưỡng; Điểm d) Đánh giá năng lực tổ chức đào tạo, bồi dưỡng của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; Điểm đ) Đánh giá chất lượng khóa đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức; Điểm e) Đánh giá hiệu quả sau đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức. Khoản 4. Việc đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng do VKSND tối cao (Vụ Tổ chức cán bộ); đơn vị sử dụng công chức, viên chức; các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của VKSND tối cao thực hiện hoặc thuê cơ quan đánh giá độc lập và thực hiện theo quy định tại Thông tư số 10/2017/TT-BNV ngày 29/12/2017 của Bộ Nội vụ quy định về đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Mục 2 Điều 24 Giảng viên Khoản 1. Giảng viên tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân bao gồm: Điểm a) Giảng viên của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc VKSND tối cao; Điểm b) Giảng viên kiêm nhiệm theo quyết định của lãnh đạo VKSND tối cao; Điểm c) Người được mời thỉnh giảng. Khoản 2. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ, chính sách của giảng viên đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức và tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ, chính sách của người được mời thỉnh giảng thực hiện theo quy định tại Điều 34 và Điều 35 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Khoản 3. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ làm việc, chính sách đối với giảng viên trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức thực hiện theo quy định tại các điều 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22 và 23 Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày 08/01/2018 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Kèm theo Chương III Mục 2 Điều 25 Quyền lợi của công chức, viên chức Khoản 1. Đối với công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước: Điểm a) Được cơ quan quản lý, sử dụng bố trí thời gian và kinh phí theo quy định; Điểm b) Được tính thời gian đào tạo, bồi dưỡng vào thời gian công tác liên tục; Điểm c) Được hưởng các chế độ, phụ cấp theo quy định của pháp luật; Điều 25 Quyền lợi của công chức, viên chức Khoản 1 Điểm d) Được biểu dương, khen thưởng về kết quả học tập xuất sắc trong đào tạo, bồi dưỡng. Khoản 2. Công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài được hưởng quyền lợi theo quy định của pháp luật, của ngành Kiểm sát nhân dân và của đơn vị. Khoản 3. Công chức, viên chức được cử đi học là nữ, là người dân tộc thiểu số, ngoài những quyền lợi theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này được hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật về bình đẳng giới và công tác dân tộc. Điều 26 Trách nhiệm của công chức, viên chức Khoản 1. Thực hiện các quy định về đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức và có những nghĩa vụ sau: Điểm a) Tuân thủ chính sách, pháp luật của Việt Nam và nước cử đến đào tạo, bồi dưỡng, quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước và nước ngoài; Điểm b) Học tập, nghiên cứu, thực tập đúng quy định về thời hạn, cấp học, ngành học và trình độ đào tạo đã được ghi trong quyết định cử đi học; Điểm c) Hằng năm, báo cáo tiến độ và kết quả học tập bằng văn bản về đơn vị sử dụng và đơn vị quản lý công chức (đối với các khóa đào tạo, bồi dưỡng có thời gian trên 12 tháng); Điểm d) Báo cáo bằng văn bản kết quả học tập, việc chấp hành chính sách, pháp luật, chế độ kỷ luật trong thời gian học tập kèm theo các văn bằng, chứng chỉ (bản sao có chứng thực) về đơn vị quản lý công chức, viên chức chậm nhất là 15 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc khóa học đối với trường hợp đi học ở trong nước và chậm nhất là 15 ngày làm việc, kể từ ngày công chức, viên chức về nước đối với trường hợp đi học ở nước ngoài. Trường hợp vì lý do khách quan, công chức, viên chức chưa được cấp văn bằng, chứng chỉ ngay sau khi tốt nghiệp khóa học thì cần có văn bản xác nhận kết quả học tập của cơ sở đào tạo và công chức, viên chức có trách nhiệm nộp bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày công chức, viên chức nhận được văn bằng, chứng chỉ. Trường hợp học ở nước ngoài và ở đó có cơ quan quản lý lưu học sinh, cán bộ của Việt Nam đi học thì công chức, viên chức phải có văn bản nhận xét của cơ quan đó; Điểm đ) Hoàn thành nhiệm vụ học tập theo đúng thời gian và mục tiêu đã được xác định; trường hợp vì lý do khách quan không theo hết khóa học hoặc phải kéo dài thời gian học tập phải báo cáo Thủ trưởng đơn vị quản lý và sử dụng công chức, viên chức và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng để xem xét, quyết định; Điểm e) Kết thúc chương trình đào tạo, bồi dưỡng tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chuyên môn tại cơ quan, đơn vị đã cử đi đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đi đào tạo, bồi dưỡng, trừ trường hợp có quyết định khác (điều động, chuyển đổi vị trí công tác...) của cơ quan, người có thẩm quyền. Khoản 2. Thực hiện quy định về đền bù chi phí đào tạo. Khoản 3. Thực hiện quy chế đào tạo, bồi dưỡng và chịu sự quản lý của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian tham gia khóa học. Điều 27 Xử lý vi phạm Khoản 1. Công chức, viên chức không chấp hành quyết định cử đi đào tạo, bồi dưỡng của cơ quan, đơn vị mà không có lý do chính đáng thì bị xem xét xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về kỷ luật công chức, viên chức. Khoản 2. Công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng nếu vi phạm các nghĩa vụ quy định tại Quy chế này và các quy định khác của pháp luật thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
Quyết Định 303/QĐ-VKSTC ban hành quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành kiểm sát nhân dân . Kèm theo Chương III * Điều 27 - Khoản 2 - Khoản 3 * Điều 27 * Điều 28 Kèm theo Chương IV * Điều 29 * Điều 30 * Điều 31 * Điều 32 * Điều 33 * Điều 34 * Điều 35 Kèm theo Chương V * Điều 36 * Điều 37
Quyết Định 303/QĐ-VKSTC ban hành quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành kiểm sát nhân dân . Kèm theo Chương III Điều 27 Xử lý vi phạm Khoản 2. Thực hiện quy định về đền bù chi phí đào tạo. Khoản 3. Thực hiện quy chế đào tạo, bồi dưỡng và chịu sự quản lý của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian tham gia khóa học. Điều 27 Xử lý vi phạm Khoản 1. Công chức, viên chức không chấp hành quyết định cử đi đào tạo, bồi dưỡng của cơ quan, đơn vị mà không có lý do chính đáng thì bị xem xét xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về kỷ luật công chức, viên chức. Khoản 2. Công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng nếu vi phạm các nghĩa vụ quy định tại Quy chế này và các quy định khác của pháp luật thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành. Khoản 3. Công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng nếu vi phạm quy chế, nội quy của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thì sẽ được thông báo về cơ quan, đơn vị để xử lý theo quy định của pháp luật và của ngành Kiểm sát nhân dân. Khoản 4. Công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng dài hạn ở nước ngoài nếu không về nước đúng hạn mà không được VKSND tối cao chấp thuận bằng văn bản hoặc về nước nhưng không tiếp tục làm việc trong ngành Kiểm sát nhân dân hoặc chưa làm việc đủ số thời gian tối thiểu theo cam kết mà tự ý bỏ việc thì bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định. Điều 28 Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng Khoản 1. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân được đảm bảo từ nguồn ngân sách nhà nước cấp hằng năm; kinh phí của cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng công chức; đóng góp của công chức; tài trợ của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng viên chức trong ngành Kiểm sát nhân dân được đảm bảo từ nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; đóng góp của viên chức và các nguồn khác theo quy định của pháp luật. Các đơn vị trong Ngành căn cứ vào nhu cầu, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của từng thời kỳ có thể sử dụng từ dự toán chi thường xuyên và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để tăng chi cho nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng và phải thực hiện đúng theo nội dung chi của Bộ Tài chính và Quy chế này. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng theo đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì thực hiện theo quyết định của Thủ tướng và hướng dẫn của Bộ Tài chính. Khoản 2. Hằng năm, căn cứ vào mục tiêu, chiến lược đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kết quả đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng của năm báo cáo; yêu cầu, nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng của năm kế hoạch và hướng dẫn của Bộ Tài chính, Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp Cục Kế hoạch - Tài chính hướng dẫn các đơn vị thuộc VKSND tối cao, VKSND cấp cao, VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng của năm kế hoạch (bao gồm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức trong nước và ở nước ngoài) và tổng hợp, lập dự toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của ngành Kiểm sát nhân dân gửi Bộ Nội vụ (trước ngày 20/7 hằng năm). Đồng thời tổng hợp vào dự toán ngân sách năm kế hoạch của Ngành gửi Bộ Tài chính xem xét, tổng hợp trình cấp có thẩm quyền theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và văn bản hướng dẫn thi hành luật. Khoản 3. Việc phân bổ và giao dự toán, quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành luật, các văn bản quy phạm pháp luật về chế độ kế toán ngân sách. Kèm theo Chương IV Điều 29 Nhiệm vụ, quyền hạn của Vụ Tổ chức cán bộ Khoản 1. Vụ Tổ chức cán bộ là cơ quan tham mưu giúp lãnh đạo VKSND tối cao thực hiện công tác quản lý nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng trong ngành Kiểm sát nhân dân, bao gồm các nội dung sau: Điểm a) Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân; Điểm b) Tổ chức, quản lý việc thực hiện kế hoạch, chế độ đào tạo, bồi dưỡng trong ngành Kiểm sát nhân dân theo quy định; Điểm c) Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài; tham mưu tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đối với các khóa đào tạo, bồi dưỡng mà các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của ngành Kiểm sát nhân dân chưa đủ điều kiện tổ chức; Điểm d) Giao nhiệm vụ biên soạn các chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng; quản lý, thẩm định và phê duyệt các chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng thuộc phạm vi, thẩm quyền của VKSND tối cao; Điểm đ) Quản lý các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của ngành Kiểm sát nhân dân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao; Điểm e) Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và các đơn vị thuộc ngành Kiểm sát nhân dân; Điểm g) Phối hợp với các bộ, ban, ngành ở Trung ương và địa phương trong công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức; Điểm h) Phối hợp với Cục Kế hoạch - Tài chính tham mưu việc lập dự toán, phân bổ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng và kiểm tra việc quản lý, sử dụng kinh phí đã được phân bổ cho các đơn vị trong Ngành; Điểm i) Phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế và tương trợ tư pháp về hình sự tham mưu giúp lãnh đạo VKSND tối cao tổ chức các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng; Điểm k) Thực hiện các nhiệm vụ khác về quản lý đào tạo, bồi dưỡng theo thẩm quyền. Khoản 2. Tham mưu giúp lãnh đạo VKSND tối cao xây dựng các báo cáo về công tác đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền. Khoản 3. Thực hiện việc cử công chức, viên chức tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo quy định về phân cấp quản lý công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân. Khoản 4. Chủ trì trong quan hệ phối hợp với các đơn vị trong và ngoài ngành Kiểm sát nhân dân về những vấn đề liên quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức. Điều 30 Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc VKSND tối cao Khoản 1. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của VKSND tối cao thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, Luật Tổ chức VKSND, Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức và những quy định của Quy chế này. Khoản 2. Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ và các đơn vị, cá nhân liên quan tổ chức đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân đã được lãnh đạo VKSND tối cao phê duyệt. Khoản 3. Thực hiện việc in, cấp và quản lý văn bằng, chứng chỉ theo quy định. Khoản 4. Thực hiện các chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và của lãnh đạo VKSND tối cao. Khoản 5. Sử dụng đúng quy định và có hiệu quả các nguồn kinh phí được cấp; chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Viện trưởng VKSND tối cao về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Điều 31 Nhiệm vụ, quyền hạn của Vụ Hợp tác quốc tế và tương trợ tư pháp về hình sự Khoản 1. Tham mưu lãnh đạo VKSND tối cao trong việc liên hệ với nước ngoài để tổ chức các đoàn, các khóa đi đào tạo, bồi dưỡng, học tập kinh nghiệm ở nước ngoài theo kế hoạch của VKSND tối cao. Khoản 2. Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ trong việc xây dựng kế hoạch, chương trình hợp tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức với nước ngoài và quản lý công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài. Điều 32 Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Kế hoạch - Tài chính Khoản 1. Chủ trì và phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ xây dựng dự toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân hàng năm để báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao xem xét, phê duyệt và gửi Bộ Tài chính. Khoản 2. Chủ trì và phối hợp với vụ Tổ chức cán bộ tham mưu lãnh đạo VKSND tối cao trong việc phân bổ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng hàng năm cho các đơn vị trong Ngành và kiểm tra việc quản lý, sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng. Khoản 3. Xây dựng, ban hành, hướng dẫn các đơn vị trong Ngành thực hiện thống nhất các định mức chi phí, chế độ chi tiêu tài chính trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng. Điều 33 Nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND cấp cao, VKSND cấp tỉnh Khoản 1. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức trong phạm vi quản lý của cấp mình. Khoản 2. Tổ chức các hoạt động tập huấn nghiệp vụ theo nhu cầu (ngoài các khóa hoặc đối tượng do VKSND tối cao triệu tập); phân công hướng dẫn tập sự đối với công chức trong thời gian tập sự thuộc phạm vi quản lý. Khoản 3. Chọn cử công chức đi học theo kế hoạch của VKSND tối cao và cấp ủy địa phương. Khoản 4. Phối hợp với các cơ sở đào tạo để tổ chức tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng và theo dõi, quản lý công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng; tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và học viên trong việc thực tập, thực tế tại địa phương, đơn vị. Khoản 5. Tham gia xây dựng nội dung, chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng. Khoản 6. Bảo đảm quyền lợi của công chức do mình quản lý được cử đi đào tạo, bồi dưỡng theo quy định tại Quy chế này. Khoản 7. Định kỳ 06 tháng và 01 năm vào ngày 31/5 và ngày 30/11 hằng năm gửi báo cáo kết quả đào tạo, bồi dưỡng và việc sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng của đơn vị về Vụ Tổ chức cán bộ và Cục Kế hoạch - Tài chính VKSND tối cao. Điều 34 Nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị thuộc VKSND tối cao và Viện kiểm sát quân sự Trung ương Các đơn vị thuộc VKSND tối cao và Viện kiểm sát quân sự Trung ương thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 33 Quy chế này. Điều 35 Khen thưởng, kỷ luật Chế độ khen thưởng, kỷ luật trong công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước và quy định của ngành Kiểm sát nhân dân. Kèm theo Chương V Điều 36 Hiệu lực thi hành Khoản 1. Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Khoản 2. Quy chế này thay thế Quy chế Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định số 525/VKSTC-QĐ-V9 ngày 10/11/2011 của Viện trưởng VKSND tối cao. Điều 37 Trách nhiệm thi hành Khoản 1. Thủ trưởng đơn vị thuộc VKSND tối cao, Viện trưởng VKSND cấp cao, Viện trưởng VKSND cấp tỉnh và Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy chế này. Khoản 2. Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này./.
Quyết Định 1125/QĐ-NHNN về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng việt nam của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế theo quy định tại thông tư số 39/2016/tt-nhnn ngày 30 tháng 12 năm 2016 . * Điều 1 * Điều 2 * Điều 3
Quyết Định 1125/QĐ-NHNN về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng việt nam của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế theo quy định tại thông tư số 39/2016/tt-nhnn ngày 30 tháng 12 năm 2016 . Điều 1. Mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 như sau: Khoản 1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trừ Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô) áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 4,0%/năm. Khoản 2. Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 5,0%/năm. Điều 2. Khoản 1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19 tháng 6 năm 2023 và thay thế Quyết định số 576/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 3 năm 2023 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế theo quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016. Khoản 2. Lãi suất áp dụng đối với các hợp đồng tín dụng, thỏa thuận cho vay được ký kết trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành được tiếp tục thực hiện theo hợp đồng tín dụng, thỏa thuận cho vay đã ký kết phù hợp với quy định của pháp luật tại thời điểm ký kết hợp đồng tín dụng, thỏa thuận cho vay. Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Ban lãnh đạo NHNN; - Lưu: VP, Vụ CSTT (2).NTH.Loan. KT.THỐNG ĐỐC PHÓ THỐNG ĐỐC Phạm Thanh Hà
Thông Tư 229/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý lệ phí đăng ký, cấp biển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ . * Điều 1 * Điều 2 * Điều 3 * Điều 4 * Điều 5 * Điều 6 * Điều 7 * Điều 8 * Điều 9
Thông Tư 229/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý lệ phí đăng ký, cấp biển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ . Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng Khoản 1. Thông tư này quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý lệ phí đăng ký, cấp biển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là phương tiện giao thông). Khoản 2. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân đề nghị cơ quan công an cấp giấy đăng ký và biển số phương tiện giao thông, tổ chức thu lệ phí và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến thu, nộp, quản lý lệ phí đăng ký, cấp biển phương tiện giao thông. Khoản 3. Thông tư này không áp dụng đối với việc đăng ký, cấp biển xe chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ (do cơ quan giao thông cấp giấy đăng ký) và xe cơ giới của quân đội sử dụng vào mục đích quốc phòng. Điều 2. Người nộp lệ phí Tổ chức, cá nhân khi được cơ quan công an cấp giấy đăng ký và biển số phương tiện giao thông thì phải nộp lệ phí theo quy định tại Thông tư này. Điều 3. Tổ chức thu lệ phí Cơ quan công an thực hiện đăng ký, cấp giấy đăng ký và biển số phương tiện giao thông là tổ chức thu lệ phí theo quy định tại Thông tư này. Điều 4. Giải thích từ ngữ Trong Thông tư này một số từ ngữ được hiểu như sau: Khoản 1. Phương tiện giao thông, gồm: Điểm a) Xe ô tô, máy kéo, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, máy kéo và các loại xe được cấp biển tương tự như ô tô (gọi chung là ô tô); không bao gồm xe lam; Điểm b) Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe tương tự, kể các xe cơ giới dùng cho người tàn tật (gọi chung là xe máy). Khoản 2. Các thành phố, thị xã quy định tại Thông tư này được xác định theo địa giới hành chính nhà nước, cụ thể như sau: Điểm a) Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố trực thuộc Trung ương khác bao gồm tất cả các quận, huyện trực thuộc thành phố không phân biệt nội thành hay ngoại thành; Điểm b) Thành phố trực thuộc tỉnh, các thị xã bao gồm tất cả các phường, xã thuộc thành phố, thị xã không phân biệt là phường nội thành, nội thị hay xã ngoại thành, ngoại thị. Khoản 3. Cấp mới giấy đăng ký và biển số áp dụng đối với các phương tiện giao thông đăng ký lần đầu tại Việt Nam (kể cả các phương tiện giao thông đã qua sử dụng hay đã đăng ký tại nước ngoài, phương tiện tịch thu sung quỹ Nhà nước) theo quy định của Bộ Công an. Khoản 4. Cấp, đổi, cấp lại giấy đăng ký hoặc biển số (gọi chung là cấp đổi giấy đăng ký, biển số), bao gồm: Điểm a) Cấp giấy đăng ký, biển số áp dụng đối với các trường hợp: Đăng ký sang tên trong cùng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; đăng ký xe từ tỉnh khác chuyển đến; Điểm b) Đổi giấy đăng ký hoặc biển số áp dụng đối với các trường hợp: Cải tạo, thay đổi màu sơn; giấy đăng ký xe hoặc biển số xe bị hư hỏng, rách, mờ hoặc thay đổi các thông tin của chủ xe; Điểm c) Cấp lại giấy đăng ký hoặc biển số áp dụng đối với trường hợp giấy đăng ký hoặc biển số bị mất. Khoản 5. Khu vực: Khu vực I gồm thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; khu vực II gồm các thành phố trực thuộc Trung ương (trừ thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh), các thành phố trực thuộc tỉnh và các thị xã; khu vực III gồm các khu vực khác ngoài khu vực I và khu vực II nêu trên. Điều 5. Mức thu lệ phí Khoản 1. Mức thu lệ phí đăng ký, cấp biển phương tiện giao thông được thực hiện như sau: Đơn vị tính: đồng/lần/xe Số TT Chỉ tiêu Khu vực I Khu vực II Khu vực III I Cấp mới giấy đăng ký kèm theo biển số 1 Ô tô, trừ xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống áp dụng theo điểm 2 mục này 1.000.000 1.000.000 - 2.000.000 Khoản 150.000 - 500.000 150.000 150.000 2 Xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống 150.000 150.000 150.000 b Sơ mi rơ moóc đăng ký rời, rơ móc Khoản 2.000.000 - 20.000.000 2.000.000 - 4.000.000 2. Căn cứ mục I Biểu mức thu này, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh ban hành mức thu cụ thể phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Khoản 200.000 3 Sơ mi rơ moóc, rơ móc đăng ký rời 200.000 Khoản 100.000 - 200.000 100.000 100.000 4 Xe máy (theo giá tính lệ phí trước bạ) a Trị giá từ 15.000.000 đồng trở xuống 100.000 100.000 100.000 c Xe máy (trừ xe máy di chuyển từ khu vực có mức thu thấp về khu vực có mức thu cao áp dụng theo điểm 4.1 khoản 4 Điều này) 100.000 100.000 100.000 III Cấp giấy đăng ký và biển số tạm thời (xe ô tô và xe máy) Khoản 500.000 - 1.000.000 Khoản 50.000 b Trị giá trên 15.000.000 đến 40.000.000 đồng 50.000 c Trị giá trên 40.000.000 đồng 50.000 d Xe máy 3 bánh chuyên dùng cho người tàn tật 50.000 50.000 50.000 II Cấp đổi giấy đăng ký 1 Cấp đổi giấy đăng ký kèm theo biển số a Ô tô (trừ xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống di chuyển từ khu vực có mức thu thấp về khu vực có mức thu cao áp dụng theo điểm 4.1 khoản 4 Điều này) 50.000 50.000 50.000 2 Cấp đổi giấy đăng ký không kèm theo biển số ô tô, xe máy 50.000 50.000 50.000 Khoản 400.000 Khoản 800.000 Khoản 30.000 30.000 30.000 3 Cấp lại biển số Khoản 3. Tổ chức, cá nhân hiện ở khu vực nào thì nộp lệ phí đăng ký, cấp biển phương tiện giao thông theo mức thu quy định tương ứng với khu vực đó, nếu là tổ chức thì nộp lệ phí theo địa chỉ nơi đóng trụ sở ghi trong đăng ký kinh doanh, nếu là cá nhân thì nộp lệ phí theo địa chỉ nơi đăng ký hộ khẩu thường trú. Đối với ô tô, xe máy của Công an sử dụng vào mục đích an ninh đăng ký tại khu vực I hoặc đăng ký tại Cục Cảnh sát giao thông thì áp dụng mức thu tại khu vực I, riêng cấp mới giấy đăng ký kèm theo biển số áp dụng theo mức thu tối thiểu tại mục I Biểu mức thu này. Khoản 4. Một số chỉ tiêu quy định trong Biểu mức thu lệ phí cấp giấy đăng ký và biển số phương tiện giao thông áp dụng như sau: 4.1. Ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống, xe máy chuyển từ khu vực phải nộp lệ phí quy định mức thu thấp về khu vực phải nộp lệ phí quy định mức thu cao (không phân biệt có đổi hay không đổi chủ tài sản), tổ chức, cá nhân phải nộp lệ phí theo mức thu cấp mới quy định tại điểm 2 (đối với ô tô), điểm 4 (đối với xe máy) mục I Biểu mức thu quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp quy định tại điểm 4.2 khoản này. Ví dụ 1: Ông H ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, được Công an tỉnh Bắc Giang cấp giấy đăng ký và biển số xe (ô tô hoặc xe máy), sau đó ông H bán cho ông B tại Hà Nội thì khi đăng ký ông B phải nộp lệ phí theo mức thu cấp mới tại Hà Nội. Ví dụ 2: Doanh nghiệp A có trụ sở tại Bắc Giang, được Công an tỉnh Bắc Giang cấp giấy đăng ký, biển số xe (ô tô hoặc xe máy), sau đó Doanh nghiệp A chuyển trụ sở về Hà Nội (hoặc quyết định điều chuyển chiếc xe đó cho đơn vị thành viên có trụ sở tại Hà Nội) thì khi đăng ký Doanh nghiệp A phải nộp lệ phí theo mức thu cấp mới giấy đăng ký, biển số tại Hà Nội. Ví dụ 3: Ông A có hộ khẩu tại thành phố Hà Nội, đã được Công an thành phố Hà Nội cấp giấy đăng ký và biển số xe, sau đó ông A bán xe đó cho ông B cũng ở tại thành phố Hà Nội thì khi đăng ký ông B chỉ phải nộp lệ phí cấp đổi giấy đăng ký, biển số theo mức thu quy định tại mục II Biểu mức thu quy định tại khoản 1 Điều này. 4.2. Đối với ô tô, xe máy của cá nhân đã được cấp giấy đăng ký và biển số tại khu vực phải nộp lệ phí quy định mức thu thấp, chuyển về khu vực phải nộp lệ phí quy định mức thu cao vì lý do di chuyển công tác hoặc di chuyển hộ khẩu, mà khi đăng ký không thay đổi chủ tài sản và có đầy đủ thủ tục theo quy định của cơ quan công an thì áp dụng mức thu cấp đổi giấy đăng ký, biển số quy định tại mục II Biểu mức thu quy định tại khoản 1 Điều này. Ví dụ 4: Ông C đăng ký thường trú tại tỉnh Bắc Giang, được Công an tỉnh Bắc Giang cấp giấy đăng ký và biển số xe (ô tô hoặc xe máy), sau đó ông C chuyển hộ khẩu về Hà Nội thì khi đăng ký ông C phải nộp lệ phí theo mức thu cấp đổi giấy đăng ký, biển số tại Hà Nội. 4.3. Trị giá xe máy làm căn cứ áp dụng mức thu lệ phí cấp giấy đăng ký và biển số là giá tính lệ phí trước bạ tại thời điểm đăng ký. Điều 6. Miễn lệ phí Các trường hợp sau đây được miễn lệ phí: Khoản 1. Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế thuộc hệ thống liên hợp quốc. Khoản 2. Viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự, nhân viên hành chính kỹ thuật của cơ quan đại diện ngoại giao và cơ quan lãnh sự nước ngoài, thành viên các tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc và thành viên của gia đình họ không phải là công dân Việt Nam hoặc không thường trú tại Việt Nam được Bộ Ngoại giao Việt Nam hoặc cơ quan ngoại vụ địa phương được Bộ Ngoại giao ủy quyền cấp chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ hoặc chứng thư lãnh sự. Trường hợp này khi đăng ký phương tiện giao thông, người đăng ký phải xuất trình với cơ quan đăng ký chứng minh thư ngoại giao (màu đỏ) hoặc chứng minh thư công vụ (màu vàng) theo quy định của Bộ Ngoại giao. Khoản 3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài khác (cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế liên chính phủ ngoài hệ thống liên hợp quốc, cơ quan đại diện của tổ chức phi chính phủ, các đoàn của tổ chức quốc tế, thành viên của cơ quan và tổ chức khác) không thuộc đối tượng nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nhưng được miễn nộp hoặc không phải nộp lệ phí cấp giấy đăng ký và biển số theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước ngoài. Trường hợp này tổ chức, cá nhân phải cung cấp cho cơ quan đăng ký: - Đơn đề nghị miễn nộp lệ phí cấp giấy đăng ký và biển số, có ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu (nếu là tổ chức). - Bản sao hiệp định hoặc thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước ngoài bằng tiếng Việt Nam (có xác nhận của Công chứng nhà nước hoặc ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu xác nhận của chủ chương trình, dự án). Điều 7. Kê khai, nộp lệ phí Tổ chức thu lệ phí thực hiện kê khai, nộp số tiền lệ phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 19, khoản 2 Điều 26 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ. Điều 8. Quản lý lệ phí Tổ chức thu lệ phí nộp 100% số tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước theo chương, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành. Nguồn chi phí trang trải cho việc thu lệ phí đăng ký, cấp biển phương tiện giao thông do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. Điều 9. Tổ chức thực hiện Khoản 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 và thay thế Thông tư số 127/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy đăng ký và biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và Thông tư số 53/2015/TT-BTC ngày 21 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 127/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 9 năm 2013. Khoản 2. Các nội dung khác liên quan đến việc thu, nộp, quản lý, chứng từ thu, công khai chế độ thu lệ phí không đề cập tại Thông tư này được thực hiện theo quy định tại Luật phí và lệ phí, Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ; Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ; Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định in, phát hành, quản lý và sử dụng các loại chứng từ thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có). Khoản 3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung./. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Vũ Thị Mai
Thông Tư 11/2021/TT-BNNPTNT ban hành bảng mã số hs đối với danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn .
Thông Tư 11/2021/TT-BNNPTNT ban hành bảng mã số hs đối với danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn . Mục 26 Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này: Khoản 2. Phụ lục II. Bảng mã số HS đối với danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trước thông quan thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 1639 (một nghìn sáu trăm ba mươi chín) dòng hàng. Khoản 3. Phụ lục III. Bảng mã số HS đối với danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành sau thông quan thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 03 (ba) dòng hàng. Khoản 4. Việc kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện theo đề nghị của doanh nghiệp, phục vụ việc thông quan hàng hóa tại nước nhập khẩu. Mục 26 Điều 2. Hiệu lực thi hành Khoản 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 11 năm 2021. Khoản 2. Thông tư này thay thế Thông tư số 15/2018/TT-BNNPTNT ngày 29/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành bảng mã số HS đối với danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Mục 26 Điều 3. Trách nhiệm thi hành Khoản 1. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Khoản 2. Trong quá trình thực hiện Thông tư, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./. Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ; - Lãnh đạo Bộ; - Tổng cục Hải quan; - Công báo Chính phủ, Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Cổng thông tin điện tử Bộ Nông nghiệp & PTNT; - Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL); - Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Các đơn vị thuộc Bộ; - Lưu: VT, PC. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Hoàng Hiệp FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
Thông Tư 16/2020/TT-BTC quy định chế độ báo cáo thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ tài chính . Chương I * Điều 1 * Điều 2 * Điều 3 * Điều 4 Chương II * Điều 5 * Điều 6 * Điều 8 * Điều 9 * Điều 10 * Điều 11 Chương III * Điều 12 * Điều 13 * Điều 14 * Điều 15
Thông Tư 16/2020/TT-BTC quy định chế độ báo cáo thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ tài chính . Chương I Điều 1 Phạm vi điều chỉnh Khoản 1. Thông tư này quy định các nguyên tắc chung trong việc thực hiện các chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất, chuyên đề thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính; việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện báo cáo. Khoản 2. Thông tư này không điều chỉnh: Điểm a) Chế độ báo cáo thống kê của Bộ Tài chính theo quy định của pháp luật về thống kê; Điểm b) Chế độ báo cáo mật theo quy định của pháp luật về bí mật nhà nước; Điểm c) Chế độ báo cáo trong nội bộ ngành tài chính. Điều 2 Đối tượng áp dụng Điểm c)Cá đơn vị thuộc Bộ Tài chính, các cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc thực hiện các chế độ báo cáo thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này. Điều 3 Các loại báo cáo Khoản 1. Báo cáo định kỳ là báo cáo được ban hành để đáp ứng yêu cầu thông tin, tổng hợp, được thực hiện theo một chu kỳ xác định và lặp lại nhiều lần. Khoản 2. Báo cáo chuyên đề là báo cáo được ban hành để đáp ứng yêu cầu thông tin có tính chuyên sâu về một chủ đề nào đó và thực hiện trong khoảng thời gian nhất định. Khoản 3. Báo cáo đột xuất là báo cáo được ban hành để đáp ứng yêu cầu thông tin về vấn đề phát sinh bất thường. Điều 4 Yêu cầu của báo cáo Khoản 1. Đảm bảo các yêu cầu chung về việc ban hành chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ quy định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước (sau đây gọi tắt là Nghị định số 09/2019/NĐ-CP). Khoản 2. Việc ký báo cáo phải đảm bảo theo đúng thẩm quyền, phù hợp chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thực hiện báo cáo. Chương II Điều 5 Nguyên tắc ban hành chế độ báo cáo Khoản 1. Đáp ứng các nguyên tắc theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 09/2019/NĐ-CP. Khoản 2. Bảo đảm yêu cầu cải cách hành chính, cần thiết đối với hoạt động quản lý, không trùng lắp với chế độ báo cáo khác, giảm tối đa yêu cầu về tần suất, nội dung báo cáo nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí, nhân lực trong việc thực hiện chế độ báo cáo. Khoản 3. Đối với mỗi chế độ báo cáo định kỳ, trong mỗi tháng, cơ quan, tổ chức, cá nhân chỉ phải thực hiện một trong các báo cáo: tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng hoặc báo cáo năm. Không được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi cùng một báo cáo nhiều lần đến nhiều đơn vị thuộc Bộ Tài chính. Điều 6 Nội dung chế độ báo cáo Khoản 1. Chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính phải bao gồm tối thiểu các nội dung thành phần nêu tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều 7 Nghị định số 09/2019/NĐ-CP, trừ trường hợp có quy định khác tại các văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và phải quy định cụ thể đơn vị nhận báo cáo thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính. Khoản 2. Chế độ báo cáo đột xuất thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính phải bao gồm tối thiểu các nội dung thành phần nêu tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 7 Nghị định số 09/2019/NĐ-CP, trừ trường hợp có quy định khác tại các văn bản của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và phải quy định cụ thể đơn vị nhận báo cáo thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính. Khoản 3. Chế độ báo cáo chuyên đề thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính phải bao gồm tối thiểu các nội dung thành phần nêu tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 9 Điều 7 Nghị định số 09/2019/NĐ-CP, trừ trường hợp có quy định khác tại các văn bản của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và phải quy định cụ thể đơn vị nhận báo cáo thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính. Thời gian chốt số liệu báo cáo định kỳ Khoản 1. Báo cáo định kỳ hằng tháng: Tính từ ngày 15 tháng trước đến ngày 14 của tháng thuộc kỳ báo cáo. Khoản 2. Báo cáo định kỳ hằng quý: Tính từ ngày 15 của tháng trước kỳ báo cáo đến ngày 14 của tháng cuối quý thuộc kỳ báo cáo. Khoản 3. Báo cáo định kỳ 6 tháng: Thời gian chốt số liệu 6 tháng đầu năm được tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 6 của kỳ báo cáo. Thời gian chốt số liệu 6 tháng cuối năm được tính từ ngày 15 tháng 6 đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo. Khoản 4. Báo cáo định kỳ hằng năm: Tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo. Khoản 5. Đối với các báo cáo định kỳ khác: Thời gian chốt số liệu báo cáo được quy định tại văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành chế độ báo cáo quy định nhưng phải đáp ứng các quy định tại các điều 5, 6, 7, 8 và 11 của Nghị định 09/2019/NĐ-CP. Điều 8 Thời hạn gửi báo cáo Khoản 1. Báo cáo định kỳ: Thời hạn được quy định dưới đây nhằm đảm bảo các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện báo cáo có đủ thời gian tổng hợp thông tin tính từ lúc chốt số liệu báo cáo theo Điều 6, đồng thời đảm bảo Bộ Tài chính có đủ thời gian tổng hợp thông tin, kịp thời gửi báo cáo định kỳ cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chậm nhất vào ngày 25 của tháng cuối kỳ báo cáo trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Điểm a) Đối với báo cáo định kỳ hằng tháng: Chậm nhất là ngày 18 của tháng báo cáo. Điểm b) Đối với báo cáo định kỳ hằng quý: Chậm nhất là ngày 18 của tháng cuối quý thuộc kỳ báo cáo. Điểm c) Đối với báo cáo định kỳ 6 tháng: Chậm nhất là ngày 18 của tháng cuối kỳ báo cáo. Điểm d) Đối với báo cáo định kỳ hằng năm: Chậm nhất là ngày 18 tháng 12 của kỳ báo cáo. Điểm đ) Đối với các báo cáo định kỳ khác: Căn cứ tình hình thực tế và yêu cầu công việc để gửi báo cáo vào thời gian phù hợp, đảm bảo tính hiệu quả, đáp ứng yêu cầu giải quyết công việc của nội dung báo cáo. Khoản 2. Báo cáo chuyên đề: Theo văn bản yêu cầu báo cáo. Khoản 3. Báo cáo đột xuất: Theo văn bản yêu cầu báo cáo hoặc chủ động báo cáo căn cứ tình hình thực tế, yêu cầu công việc. Khoản 4. Trường hợp nếu ngày quy định cuối cùng của thời hạn báo cáo trùng với ngày nghỉ lễ, nghỉ tết hoặc ngày nghỉ cuối tuần thì ngày gửi báo cáo là ngày tiếp theo ngay sau ngày nghỉ lễ, nghỉ tết hoặc ngày nghỉ cuối tuần. Điều 9 Hình thức báo cáo, phương thức gửi và nhận báo cáo Khoản 1. Hình thức báo cáo Điểm a) Báo cáo bằng văn bản điện tử (Báo cáo điện tử) là các báo cáo có chữ ký số của người có thẩm quyền, được các đơn vị thuộc Bộ Tài chính và các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền đăng tải trên Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Tài chính, nhằm phục vụ chia sẻ thông tin, kết nối liên thông với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ. Điểm b) Trường hợp chưa sử dụng chữ ký số hoặc do yêu cầu công việc hay các trường hợp xảy ra sự cố kỹ thuật, sự việc bất khả kháng, sử dụng hình thức báo cáo bằng văn bản giấy do người có thẩm quyền ký và được đóng dấu theo quy định. Khoản 2. Phương thức gửi, nhận báo cáo Điểm a) Báo cáo bằng văn bản điện tử được gửi tới nơi nhận báo cáo qua hệ thống thư điện tử hoặc phần mềm thông tin báo cáo chuyên dùng. Điểm b) Báo cáo bằng văn bản giấy được gửi tới nơi nhận báo cáo bằng phương thức gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính, fax; có thể đồng thời gửi báo cáo bằng văn bản điện tử qua hệ thống thư điện tử, hoặc dưới dạng đĩa CD. Điều 10 Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện chế độ báo cáo Khoản 1. Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính có trách nhiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện chế độ báo cáo, xây dựng Hệ thống thông tin báo cáo để thực hiện báo cáo điện tử, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổng hợp, chia sẻ thông tin báo cáo và tiết kiệm về thời gian, chi phí cho các đối tượng thực hiện báo cáo. Khoản 2. Giá trị pháp lý của báo cáo điện tử và việc sử dụng, chữ ký số thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Điều 11 Hệ thống thông tin báo cáo Khoản 1. Hệ thống thông tin báo cáo Bộ Tài chính được xây dựng đảm bảo đáp ứng các yêu cầu chung quy định tại Điều 17, Nghị định số 09/2019/NĐ-CP. Khoản 2. Hệ thống thông tin báo cáo Bộ Tài chính được xây dựng trên cơ sở chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính được quy định tại Thông tư này; bảo đảm chức năng hỗ trợ tạo lập chỉ tiêu, báo cáo theo biểu mẫu trên hệ thống; bảo đảm khả năng phân bố chỉ tiêu, biểu mẫu báo cáo từ Bộ Tài chính đến bộ, cơ quan khác và địa phương, tổ chức, cá nhân liên quan; tổng hợp số liệu báo cáo; tích hợp, chia sẻ và cung cấp số liệu báo cáo; cho phép các bộ, cơ quan, địa phương và các tổ chức, cá nhân sử dụng để cập nhật, chia sẻ báo cáo theo quy định và phục vụ báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền. Khoản 3. Bộ Tài chính bảo đảm hạ tầng kỹ thuật, công nghệ, an toàn thông tin phục vụ xây dựng, vận hành Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Tài chính và kết nối, chia sẻ dữ liệu với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ. Chương III Điều 12 Trách nhiệm các đơn vị thuộc Bộ Tài chính Khoản 1. Các đơn vị chủ trì xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định chế độ báo cáo định kỳ phải thực hiện theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Đồng thời, lấy ý kiến của Văn phòng Bộ Tài chính về quy định chế độ báo cáo định kỳ trong dự thảo văn bản và lấy ý kiến Cục Tin học và Thống kê tài chính về các nội dung liên quan đến điện tử hóa chế độ báo cáo. Khoản 2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày Thông tư hoặc văn bản do Bộ Tài chính trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành có quy định chế độ báo cáo định kỳ có hiệu lực thi hành, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm trình Bộ trưởng Bộ Tài chính (sau khi lấy ý kiến tham gia của Văn phòng Bộ) quyết định công bố chế độ báo cáo định kỳ. Nội dung quyết định công bố quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này gồm: Tên báo cáo, đối tượng thực hiện báo cáo, cơ quan nhận báo cáo, tần suất thực hiện báo cáo và văn bản quy định chế độ báo cáo. Khoản 3. Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác dữ liệu phục vụ Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Tài chính. Khoản 4. Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Tài chính là đầu mối kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ trong Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia. Điều 13 Trách nhiệm của Cục Tin học và Thống kê tài chính Khoản 1. Đầu mối tổ chức xây dựng và vận hành Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Tài chính theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ và Bộ Thông tin và Truyền thông; hướng dẫn, tổ chức tập huấn cho các đối tượng thực hiện báo cáo. Khoản 2. Xác định cấp độ bảo đảm an toàn thông tin và thực hiện phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ đối với các Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Tài chính. Thiết lập các hệ thống giám sát, phòng, chống tấn công, chống thất thoát dữ liệu, phòng, chống vi-rút để bảo đảm an toàn, an ninh cho hệ thống. Điều 14 Trách nhiệm của Văn phòng Bộ Khoản 1. Tham mưu giúp Lãnh đạo Bộ quản lý, lưu trữ, chia sẻ các thông tin báo cáo thuộc các lĩnh vực hoạt động do Bộ Tài chính quản lý, ban hành. Khoản 2. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chế độ báo cáo phục vụ sự chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo Bộ. Khoản 3. Tham gia ý kiến các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài chính có quy định về chế độ báo cáo định kỳ, đảm bảo tuân thủ các quy định tại Thông tư này; kiểm soát nội dung công bố chế độ báo cáo định kỳ trước khi các đơn vị trình Lãnh đạo Bộ. Khoản 4. Đầu mối tổng hợp, đánh giá, báo cáo Lãnh đạo Bộ việc thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo thẩm quyền của Bộ Tài chính; rà soát để đề xuất việc sửa đổi, bổ sung quy định về chế độ báo cáo định kỳ cho phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước. Khoản 5. Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này. Điều 15 Tổ chức thực hiện Khoản 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29 tháng 5 năm 2020. Khoản 2. Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Khoản 3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./. Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ; các Phó TTCP; - Văn phòng TW Đảng và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Quốc Hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Tòa án Nhân dân Tối cao; - Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Cục KSTTHC (Văn phòng Chính phủ); - Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính; - Công báo; - Website Chính phủ; - Website Bộ Tài chính; - Lưu: VT; VP (45b). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Đỗ Hoàng Anh Tuấn PHỤ LỤC
Nghị Định 110/2017/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành lao động - thương binh và xã hội . Chương I * Điều 1 * Điều 2 Chương II * Điều 3 * Điều 4 * Điều 5 * Điều 6 * Điều 7 * Điều 8 * Điều 9 * Điều 10 * Điều 11 * Điều 12 Chương III * Điều 13 * Điều 14 * Điều 15 * Điều 16
Nghị Định 110/2017/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành lao động - thương binh và xã hội . Chương I Điều 1 Phạm vi điều chỉnh Nghị định này quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội; thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội. Điều 2 Đối tượng thanh tra Khoản 1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Khoản 2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có nghĩa vụ chấp hành quy định pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Chương II Điều 3 Các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Khoản 1. Cơ quan thanh tra nhà nước: Điểm a) Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (sau đây gọi tắt là Thanh tra Bộ); Điểm b) Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Thanh tra Sở). Khoản 2. Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành: Điểm a) Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp; Điểm b) Cục Quản lý lao động ngoài nước; Điểm c) Cục An toàn lao động. Điều 4 Vị trí, chức năng của Thanh tra Bộ Khoản 1. Thanh tra Bộ là cơ quan thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, giúp Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (sau đây gọi tắt là Bộ trưởng) quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; thực hiện thanh tra hành chính, thanh chuyên ngành; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật. Khoản 2. Thanh tra Bộ chịu sự chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ. Điều 5 Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ Thanh tra Bộ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 18 Luật thanh tra và Điều 7 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau: Khoản 1. Điều tra tai nạn lao động và những vi phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động. Khoản 2. Tham gia hướng dẫn áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về điều kiện lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động. Khoản 3. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định của pháp luật. Khoản 4. Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quy định của pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Khoản 5. Tham mưu cho Bộ trưởng về công tác tiếp công dân theo quy định của pháp luật khi được Bộ trưởng giao. Khoản 6. Tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng, Tổng Thanh tra Chính phủ về kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Khoản 7. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc do Bộ trưởng giao. Điều 6 Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Bộ Chánh Thanh tra Bộ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 19 Luật thanh tra, Điều 8 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP và các nhiệm vụ, quyền hạn sau: Khoản 1. Quyết định thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và thành lập đoàn thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra. Khoản 2. Tổ chức việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện kết luận thanh tra; giám sát hoạt động của đoàn thanh tra theo quy định của pháp luật. Khoản 3. Giúp Bộ trưởng kiểm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng khi được giao và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Khoản 4. Tổ chức xác minh nội dung tố cáo, kết luận nội dung xác minh, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ trưởng khi được giao và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về tố cáo. Khoản 5. Tổ chức thực hiện công tác tiếp công dân theo quy định của pháp luật khi được Bộ trưởng giao. Khoản 6. Giúp Bộ trưởng chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng của cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ trưởng. Khoản 7. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc do Bộ trưởng giao. Điều 7 Vị trí, chức năng của Thanh tra Sở Khoản 1. Thanh tra Sở là cơ quan của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, giúp Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. Khoản 2. Thanh tra Sở chịu sự chỉ đạo, điều hành của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (sau đây gọi tắt là Giám đốc Sở); chịu sự chỉ đạo về công tác thanh tra và hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ. Điều 8 Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở Thanh tra Sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 24 Luật thanh tra, Điều 13 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP và các nhiệm vụ, quyền hạn sau: Khoản 1. Điều tra tai nạn lao động và những vi phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động. Khoản 2. Tham gia hướng dẫn áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về điều kiện lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động. Khoản 3. Tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra các cơ quan, đơn vị thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quy định của pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng. Khoản 4. Tham mưu cho Giám đốc Sở về công tác tiếp công dân theo quy định của pháp luật khi được Giám đốc Sở giao. Khoản 5. Tổng hợp, báo cáo Giám đốc Sở, Chánh Thanh tra tỉnh về kết quả thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng; báo cáo Chánh Thanh tra Bộ về công tác thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Khoản 6. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc do Giám đốc Sở giao. Điều 9 Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Sở Chánh Thanh tra Sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 25 Luật thanh tra, Điều 14 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP và các nhiệm vụ, quyền hạn sau: Khoản 1. Quyết định thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và thành lập đoàn thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra. Khoản 2. Tổ chức việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện kết luận thanh tra; giám sát hoạt động của đoàn thanh tra theo quy định của pháp luật. Khoản 3. Giúp Giám đốc Sở kiểm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Giám đốc Sở khi được giao và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Khoản 4. Tổ chức xác minh nội dung tố cáo, kết luận nội dung xác minh, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Giám đốc Sở khi được giao và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về tố cáo. Khoản 5. Tổ chức thực hiện công tác tiếp công dân theo quy định của pháp luật khi được Giám đốc Sở giao. Khoản 6. Giúp Giám đốc Sở chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng của cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Khoản 7. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc do Giám đốc Sở giao. Điều 10 Nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện thanh tra chuyên ngành của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Cục An toàn lao động Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Cục An toàn lao động thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 10 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành và các nhiệm vụ, quyền hạn sau: Khoản 1. Thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục, Cục. Khoản 2. Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý với Thanh tra Bộ. Khoản 3. Tham gia với Thanh tra Bộ hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành thuộc lĩnh vực quản lý của Tổng cục, Cục. Khoản 4. Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật thuộc phạm quản lý nhà nước theo quy định. Khoản 5. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. Điều 11 Nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện thanh tra chuyên ngành của Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Cục trưởng Cục An toàn lao động Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Cục trưởng Cục An toàn lao động thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 11 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP và các nhiệm vụ, quyền hạn sau: Khoản 1. Quyết định thanh tra chuyên ngành và thành lập đoàn thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra theo quy định của pháp luật. Khoản 2. Tổ chức việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan trong việc thực hiện kết luận thanh tra; giám sát hoạt động của đoàn thanh tra theo quy định của pháp luật. Khoản 3. Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi trách nhiệm của mình. Khoản 4. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. Điều 12 Bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành thuộc Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Cục Quản lý lao động ngoài nước và Cục An toàn lao động Khoản 1. Bộ phận tham mưu công tác thanh tra chuyên ngành tại Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tổ chức theo mô hình Vụ, tại Cục Quản lý lao động ngoài nước và Cục An toàn lao động tổ chức theo mô hình Phòng. Khoản 2. Bộ phận tham mưu công tác thanh tra chuyên ngành thực hiện các nhiệm vụ sau: Điểm a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, bộ phận có liên quan thuộc Tổng, cục, Cục xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra trình Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp; Điểm b) Thực hiện thanh tra theo kế hoạch; thanh tra thường xuyên; thanh tra đột xuất khi được Thủ trưởng cơ quan giao; Điểm c) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật khi được phân công; Điểm d) Tổng hợp, đánh giá và báo cáo kết quả công tác thanh tra chuyên ngành; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; Điểm đ) Giúp Thủ trưởng đơn vị theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra thuộc thẩm quyền; Điểm e) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật phát hiện qua công tác thanh tra; Điểm g) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ trưởng cơ quan giao và theo quy định của pháp luật. Chương III Điều 13 Hoạt động thanh tra hành chính Khoản 1. Hoạt động thanh tra hành chính do Thanh tra Bộ và Thanh tra Sở thực hiện theo quy định của pháp luật. Khoản 2. Nội dung thanh tra hành chính: Thanh tra việc thực hiện chính sách pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này. Điều 14 Hoạt động thanh tra chuyên ngành Khoản 1. Hoạt động thanh tra chuyên ngành do các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quy định tại Điều 3 Nghị định này thực hiện. Khoản 2. Hoạt động thanh tra chuyên ngành thực hiện theo quy định từ Điều 51 đến Điều 56 Luật thanh tra, từ Điều 14 đến Điều 32 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP. Điều 15 Nội dung thanh tra chuyên ngành về lao động, an toàn vệ sinh lao động Khoản 1. Thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật lao động: Việc chấp hành các nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động; hợp đồng lao động; học nghề, tập nghề; đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể; tiền lương; thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi; kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất; việc thực hiện những quy định riêng đối với lao động nữ, lao động chưa thành niên và một số loại lao động khác; việc thực hiện các quy định khác của pháp luật lao động. Khoản 2. Thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động: Việc thực hiện các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại cho người lao động; các biện pháp xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động và tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với một số lao động đặc thù; bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh; hoạt động của các tổ chức dịch vụ an toàn, vệ sinh lao động. Điều 16 Nội dung thanh tra chuyên ngành về việc làm, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế Khoản 1. Thanh tra việc chấp hành pháp luật về việc làm của người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc làm gồm: Chính sách hỗ trợ tạo việc làm; thông tin thị trường lao động; đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; tổ chức và hoạt động dịch vụ việc làm; bảo hiểm thất nghiệp. Khoản 2. Thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội của tổ chức bảo hiểm xã hội, người sử dụng lao động và người lao động. Khoản 3. Thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật về trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động, người, lao động quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế và đối tượng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý quy định tại các điểm d, e, g, h, i và k khoản 3 và khoản 4 Điều 12 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế.
Nghị Định 110/2017/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành lao động - thương binh và xã hội . Chương III * Điều 16 - Khoản 2 - Khoản 3 * Điều 17 * Điều 18 * Điều 19 * Điều 20 * Điều 21 * Điều 22 * Điều 23 * Điều 24 * Điều 25 Chương IV * Điều 26 * Điều 27 * Điều 28 Chương V * Điều 29 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 4
Nghị Định 110/2017/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành lao động - thương binh và xã hội . Chương III Điều 16 Nội dung thanh tra chuyên ngành về việc làm, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế Khoản 2. Thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội của tổ chức bảo hiểm xã hội, người sử dụng lao động và người lao động. Khoản 3. Thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật về trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động, người, lao động quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế và đối tượng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý quy định tại các điểm d, e, g, h, i và k khoản 3 và khoản 4 Điều 12 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế. Điều 17 Nội dung thanh tra chuyên ngành về người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Khoản 1. Thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về tổ chức bộ máy chuyên trách của doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Khoản 2. Thanh tra việc chấp hành pháp luật về việc ký kết các hợp đồng liên quan đến việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; tuyển chọn lao động; dạy nghề, ngoại ngữ cho người lao động; tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài; thực hiện các hợp đồng có liên quan đến đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; thanh lý hợp đồng giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp và người lao động đi làm việc ở nước ngoài; thực hiện các chế độ tài chính trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Khoản 3. Thanh tra việc chấp hành các quy định khác của pháp luật về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Điều 18 Nội dung thanh tra chuyên ngành về giáo dục nghề nghiệp Khoản 1. Thanh tra việc chấp hành pháp luật về tổ chức cơ sở giáo dục nghề nghiệp; chính sách đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tài chính, tài sản của cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp. Khoản 2. Thanh tra việc chấp hành pháp luật về hoạt động đào tạo và hợp tác quốc tế trong giáo dục nghề nghiệp; quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp; nhà giáo và người học; kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Điều 19 Nội dung thanh tra chuyên ngành về người có công Khoản 1. Thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về ưu đãi đối với người có công với cách mạng: Việc thực hiện các quy định về đối tượng, điều kiện, tiêu chuẩn, các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của họ; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của họ. Khoản 2. Thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về cấp phát, quản lý sử dụng kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý; việc quản lý, sử dụng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa; việc thực hiện các quy định khác về ưu đãi người có công với cách mạng. Điều 20 Nội dung thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực trẻ em và các chính sách xã hội khác Khoản 1. Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về chính sách bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội: Việc thực hiện chương trình hành động quốc gia vì trẻ em; chương trình bảo vệ trẻ em; thực hiện quyền trẻ em, việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và các chương trình, kế hoạch khác về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em thuộc phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội. Khoản 2. Thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về giảm nghèo và trợ giúp xã hội; việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và các chương trình trợ giúp xã hội thuộc phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội. Khoản 3. Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bình đẳng giới; việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới thuộc phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội. Khoản 4. Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về chính sách, giải pháp phòng ngừa tệ nạn mại dâm; cai nghiện ma túy; quản lý sau cai nghiện; hỗ trợ nạn nhân bị mua bán; tổ chức và hoạt động của các Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động Xã hội; cơ sở quản lý sau cai nghiện. Khoản 5. Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật đối với các nội dung khác liên quan đến lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội. Điều 21 Xây dựng và phê duyệt kế hoạch thanh tra hàng năm Khoản 1. Chậm nhất vào ngày 01 tháng 11 hằng năm, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Cục trưởng Cục An toàn lao động, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước căn cứ hướng dẫn của Thanh tra Bộ và yêu cầu công tác quản lý của mình có trách nhiệm gửi kế hoạch thanh tra đến Thanh tra Bộ để tổng hợp, xem xét, báo cáo Bộ trưởng. Căn cứ định hướng chương trình thanh tra, hướng dẫn của Tổng Thanh tra Chính phủ và yêu cầu công tác quản lý của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội và kế hoạch thanh tra của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Cục An toàn lao động, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Thanh tra Bộ có trách nhiệm trình Bộ trưởng phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 15 tháng 11 hằng năm. Bộ trưởng phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 25 tháng 11 hàng năm. Khoản 2. Căn cứ kế hoạch thanh tra của Thanh tra Bộ, Thanh tra tỉnh và yêu cầu công tác quản lý của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tại địa phương, Thanh tra Sở xây dựng kế hoạch thanh tra, trình Giám đốc Sở chậm nhất vào ngày 05 tháng 12 hàng năm. Giám đốc Sở phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 15 tháng 12 hàng năm. Khoản 3. Kế hoạch thanh tra quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được gửi cho đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức có liên quan. Khoản 4. Đối với hoạt động thanh tra lao động, hàng năm, Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở được yêu cầu doanh nghiệp tự kiểm tra việc chấp hành pháp luật để làm cơ sở xây dựng kế hoạch thanh tra năm tiếp theo. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định cụ thể việc tự kiểm tra của doanh nghiệp. Điều 22 Trình tự, thủ tục thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Khoản 1. Trình tự, thủ tục thanh tra hành chính ngành Lao động - Thương binh và Xã hội được thực hiện theo Luật thanh tra, Nghị định số 86/2011/NĐ-CP . Khoản 2. Trình tự, thủ tục thanh tra chuyên ngành Lao động - Thương binh và Xã hội được thực hiện theo Luật thanh tra, Nghị định số 07/2012/NĐ-CP và các quy định tại Nghị định này. Khoản 3. Đối với các cuộc thanh tra chuyên ngành lao động, an toàn, vệ sinh lao động được thực hiện như sau: Điểm a) Việc xây dựng và phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra, phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra, xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo, được thực hiện theo quy định tại Điều 18, Điều 19, Điều 20 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP. Trường hợp thực hiện các cuộc thanh tra liên tiếp nhau, cùng thành phần đoàn thanh tra và nội dung thanh tra thì kế hoạch thanh tra được xây dựng gộp cho các cuộc thanh tra. Điểm b) Thông báo việc công bố quyết định thanh tra được thực hiện theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP . Trường hợp nếu có căn cứ cho rằng việc báo trước sẽ ảnh hưởng đến kết quả thanh tra hoặc phải can thiệp ngay để bảo vệ quyền của người lao động hoặc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc, đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên được giao tiến hành thanh tra độc lập có quyền vào cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bất kể ngày hay đêm mà không cần phải báo trước và phải được sự đồng ý của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp. Việc thực hiện thanh tra vào ban đêm, ngoài giờ hành chính có sự phối hợp của cơ quan chức năng có liên quan, cơ quan công an và chính quyền địa phương (nếu thấy cần thiết). Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì xây dựng cơ chế phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan. Điểm c) Công bố quyết định thanh tra Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày ký quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm công bố quyết định thanh tra với đối tượng thanh tra, biên bản công bố quyết định thanh tra được lập chung với biên bản làm việc của đoàn thanh tra. Điểm d) Báo cáo kết quả thanh tra Chậm nhất 10 ngày kể từ ngày kết thúc cuộc thanh tra cuối cùng của kế hoạch thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải có văn bản báo cáo tổng hợp kết quả thanh tra. Báo cáo tổng hợp kết quả thanh tra đảm bảo nội dung quy định tại Điều 25 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP. Khoản 4. Kết luận thanh tra chuyên ngành Căn cứ báo cáo tổng hợp kết quả thanh tra, nội dung giải trình của đối tượng thanh tra (nếu có), chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra, người ra quyết định thanh tra phải ban hành kết luận thanh tra đối với từng đối tượng thanh tra. Nội dung kết luận thanh tra đảm bảo theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP. Điều 23 Xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra Khoản 1. Trong trường hợp đối tượng và nội dung thanh tra của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có chồng chéo với đối tượng, nội dung thanh tra của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; Bảo hiểm Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì Bộ trưởng, Giám đốc Sở chủ trì phối hợp với Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Giám đốc Bảo hiểm Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết. Khoản 2. Việc xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra lĩnh vực khác thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội được thực hiện theo quy định của pháp luật. Điều 24 Thanh tra lại Khoản 1. Chánh Thanh tra Bộ quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kết luận thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Bộ trưởng giao. Khoản 2. Thanh tra Sở quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Bảo hiểm Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kết luận thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Giám đốc Sở giao. Khoản 3. Trình tự, thủ tục thanh tra lại được thực hiện theo quy định từ Điều 48 đến Điều 52 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP và từ Điều 33 đến Điều 38 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP. Điều 25 Chế độ báo cáo công tác thanh tra Khoản 1. Thanh tra Bộ báo cáo Bộ trưởng, Tổng Thanh tra Chính phủ về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi trách nhiệm được giao theo quy định của pháp luật. Khoản 2. Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành báo cáo công tác thanh tra chuyên ngành đến Thanh tra Bộ để tổng hợp báo cáo Bộ trưởng. Khoản 3. Thanh tra Sở báo cáo Giám đốc Sở, Chánh Thanh tra tỉnh về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng; báo cáo Chánh Thanh tra Bộ về công tác thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân theo quy định của pháp luật. Khoản 4. Chế độ báo cáo định kỳ về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng được thực hiện theo quy định của pháp luật. Chương IV Điều 26 Thanh tra viên ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Khoản 1. Thanh tra viên ngành Lao động - Thương binh và Xã hội là công chức thuộc Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. Khoản 2. Nhiệm vụ, quyền hạn, tiêu chuẩn của thanh tra viên được quy định tại Điều 31, Điều 32 và Điều 33 Luật thanh tra; Điều 2, Điều 3, Điều 5 Nghị định số 97/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ quy định về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra và quy định pháp luật khác có liên quan. Khoản 3. Thanh tra viên ngành Lao động - Thương binh và Xã hội được cấp trang phục thanh tra, thẻ thanh tra, cấp hiệu, cầu vai, cấp hàm và được hưởng các chế độ chính sách theo quy định của pháp luật. Khoản 4. Thanh tra viên được giao nhiệm vụ thanh tra đột xuất vào ban đêm hoặc ngoài giờ hành chính được hưởng chế độ làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ theo quy định của Bộ luật Lao động. Điều 27 Công chức thanh tra chuyên ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Khoản 1. Công chức thanh tra chuyên ngành Lao động - Thương binh và Xã hội là người thuộc biên chế của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này, được Thủ trưởng cơ quan phân công thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành. Khoản 2. Công chức thanh tra chuyên ngành Lao động - Thương binh và Xã hội phải có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP. Khoản 3. Công chức thanh tra chuyên ngành Lao động - Thương binh và Xã hội có trang phục, thẻ công chức thanh tra chuyên ngành và được hưởng chế độ bồi dưỡng khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra theo quy định của pháp luật. Khoản 4. Công chức thanh tra chuyên ngành Lao động - Thương binh và Xã hội được xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Điều 28 Cộng tác viên thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Khoản 1. Cộng tác viên thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội là người không thuộc biên chế của cơ quan thanh tra nhà nước, được Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở trưng tập tham gia đoàn thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra trong lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội. Khoản 2. Cộng tác viên thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội có nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 24 Nghị định số 97/2011/NĐ-CP và được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật về thanh tra và pháp luật liên quan. Khoản 3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn cụ thể về tiêu chuẩn cộng tác viên thanh tra, chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cộng tác viên thanh tra phù hợp với đặc điểm hoạt động thanh tra do bộ quản lý. Chương V Điều 29 Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Khoản 1. Lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động thanh tra trong phạm vi quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Khoản 2. Phê duyệt chương trình kế hoạch thanh tra hàng năm. Khoản 3. Xử lý kịp thời các kết luận, kiến nghị về công tác thanh tra. Khoản 4. Kiện toàn tổ chức, bố trí công chức có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức làm công tác thanh tra; tổ chức, chỉ đạo và bảo đảm điều kiện hoạt động cho công tác thanh tra.
Nghị Định 110/2017/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành lao động - thương binh và xã hội . Chương V * Điều 29 - Khoản 3 * Điều 29 * Điều 30 * Điều 31 * Điều 32 * Điều 33 Chương VI * Điều 34 * Điều 35
Nghị Định 110/2017/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành lao động - thương binh và xã hội . Chương V Điều 29 Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Khoản 3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn cụ thể về tiêu chuẩn cộng tác viên thanh tra, chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cộng tác viên thanh tra phù hợp với đặc điểm hoạt động thanh tra do bộ quản lý. Điều 29 Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Khoản 1. Lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động thanh tra trong phạm vi quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Khoản 2. Phê duyệt chương trình kế hoạch thanh tra hàng năm. Khoản 3. Xử lý kịp thời các kết luận, kiến nghị về công tác thanh tra. Khoản 4. Kiện toàn tổ chức, bố trí công chức có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức làm công tác thanh tra; tổ chức, chỉ đạo và bảo đảm điều kiện hoạt động cho công tác thanh tra. Khoản 5. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. Điều 30 Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Khoản 1. Tổ chức, chỉ đạo, thực hiện việc kiện toàn cơ cấu tổ chức, biên chế, trang phục, phương tiện, thiết bị kỹ thuật và kinh phí hoạt động của Thanh tra Sở theo đề nghị của Giám đốc Sở. Khoản 2. Ban hành quy chế phối hợp hoạt động giữa Thanh tra Sở và các cơ quan công an, quản lý thị trường, thanh tra chuyên ngành khác, Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan tổ chức có liên quan trên địa bàn. Điều 31 Trách nhiệm của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Khoản 1. Lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động thanh tra trong phạm vi quản lý của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Khoản 2. Chỉ đạo việc xây dựng và phê duyệt kế hoạch thanh tra hàng năm. Khoản 3. Xử lý kịp thời các kết luận, kiến nghị về công tác thanh tra. Khoản 4. Kiện toàn tổ chức và bảo đảm kinh phí, điều kiện hoạt động của Thanh tra Sở theo thẩm quyền. Khoản 5. Giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc về công tác thanh tra; xử lý vấn đề chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm tra thuộc phạm vi quản lý của mình. Khoản 6. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. Điều 32 Trách nhiệm phối hợp giữa cơ quan Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan, tổ chức có liên quan Khoản 1. Thanh tra Bộ phối hợp với các đơn vị trực thuộc Thanh tra Chính phủ; Thanh tra các Bộ, ngành; Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; các tổ chức đại diện khác của người sử dụng lao động, người lao động; các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp; Tổng cục, Cục, Vụ thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thanh tra tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Khoản 2. Thanh tra Sở phối hợp với Thanh tra Bộ; Thanh tra tỉnh; cơ quan chuyên môn, Thanh tra các sở, ngành của tỉnh; Bảo hiểm Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, các tổ chức đại diện khác của người sử dụng lao động, người lao động; các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp; Thanh tra huyện, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng. Khoản 3. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Cục An toàn lao động phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp trong phạm vi hoạt động thanh tra chuyên ngành được giao tại Nghị định này, theo quy định của pháp luật. Điều 33 Trách nhiệm phối hợp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra Các cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội trong hoạt động thanh tra; thực hiện các quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra theo quy định pháp luật. Chương VI Điều 34 Hiệu lực thi hành Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 11 năm 2017, thay thế Nghị định số 39/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội. Điều 35 Trách nhiệm thi hành Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: VT, TCCV (2b).KN TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Nguyễn Xuân Phúc
Quyết Định 2929/QĐ-BTNMT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của vụ pháp chế . * Điều 1 * Điều 2 * Điều 3 * Điều 4
Quyết Định 2929/QĐ-BTNMT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của vụ pháp chế . Điều 1. Vị trí và chức năng Vụ Pháp chế là tổ chức hành chính trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, bao gồm: tổ chức xây dựng pháp luật; rà soát, hệ thống hóa, kiểm tra, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; theo dõi tình hình thi hành pháp luật; kiểm tra thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; pháp luật quốc tế và hợp tác quốc tế về pháp luật; giám định tư pháp; hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; bồi thường Nhà nước. Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn Khoản 1. Về công tác xây dựng pháp luật: Điểm a) Lập, cho ý kiến về đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ do Bộ chủ trì xây dựng; Điểm b) Tổng hợp, trình Bộ trưởng ban hành Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật dài hạn, hàng năm của Bộ; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và báo cáo tình hình, tiến độ thực hiện sau khi được phê duyệt; Điểm c) Soạn thảo, góp ý dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo phân công của Bộ trưởng; Điểm d) Thẩm định các dự thảo Thông tư thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng; rà soát, kiểm tra hồ sơ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trước khi gửi lấy ý kiến góp ý, thẩm định, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Điểm đ) Tổng hợp, đôn đốc các đơn vị trực thuộc Bộ rà soát, xây dựng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, nghị quyết, pháp lệnh, nghị định, quyết định trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Khoản 2. Về công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật: Điểm a) Xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành kế hoạch rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; Điểm b) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật của các đơn vị trực thuộc Bộ; Điểm c) Tổng hợp kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật và đề xuất phương án xử lý những quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp thực tiễn. Khoản 3. Về công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật: Điểm a) Tổng hợp, trình Bộ trưởng ban hành kế hoạch kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật hằng năm của Bộ; tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; Điểm b) Tổ chức thực hiện tự kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng; Điểm c) Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật có quy định liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành; Điểm d) Tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và đề xuất phương án xử lý đối với các văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật (nếu có); Điểm đ) Kiểm tra, đề xuất xử lý đối với các văn bản hành chính chứa quy phạm pháp luật nhưng không ban hành bằng hình thức văn bản quy phạm pháp luật của Bộ và các đơn vị trực thuộc Bộ khi có phản ánh, kiến nghị hoặc khiếu nại của tổ chức, cá nhân. Khoản 4. Về công tác hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật: Điểm a) Kiểm tra dự thảo văn bản hợp nhất do các đơn vị trực thuộc Bộ soạn thảo trước khi trình Bộ trưởng ký xác thực; xây dựng văn bản hợp nhất theo phân công của Bộ trưởng; Điểm b) Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật của các đơn vị trực thuộc Bộ. Khoản 5. Công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật: Điểm a) Xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành kế hoạch pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; Điểm b) Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc xây dựng, thực hiện, cập nhật bộ pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật; thẩm định, trình Bộ trưởng ký xác thực các đề mục thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ, gửi các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Khoản 6. Về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật: Điểm a) Tổng hợp, trình Bộ trưởng chương trình, đề án, dự án, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật dài hạn, hàng năm của Bộ; tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; Điểm b) Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo quy định của pháp luật; Điểm c) Tổ chức đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật về tài nguyên và môi trường theo phân công của Bộ trưởng; Điểm d) Tổ chức thực hiện các hoạt động thông tin, truyền thông về pháp luật; biên soạn, phát hành các tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật; cung cấp thông tin pháp luật, thông cáo báo chí về công tác pháp chế trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định; Điểm đ) Làm nhiệm vụ cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ; Điểm e) Tổ chức dịch văn bản quy phạm pháp luật ra tiếng nước ngoài theo phân công của Bộ trưởng; Điểm g) Cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật theo quy định. Khoản 7. Về theo dõi tình hình thi hành pháp luật: Điểm a) Xây dựng trình Bộ trưởng ban hành kế hoạch theo dõi, kiểm tra tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường; tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; Điểm b) Thu thập thông tin, điều tra, khảo sát và xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật và quản lý công tác thi hành pháp luật về tài nguyên và môi trường. Tổ chức kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về tài nguyên và môi trường; Điểm c) Hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo quy định của pháp luật; tổng hợp, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện phân cấp trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Khoản 8. Về kiểm tra thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính: Điểm a) Thực hiện kiểm tra thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; Điểm b) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận kiểm tra thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính do Bộ ban hành. Khoản 9. Về pháp luật quốc tế và hợp tác quốc tế về pháp luật: Điểm a) Tham gia, có ý kiến về mặt pháp lý trong đàm phán, ký kết, phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập, bảo lưu, hiệu lực, sửa đổi, bổ sung, gia hạn và nội luật hóa các điều ước quốc tế trong các lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo phân công của Bộ trưởng; Điểm b) Thẩm định về pháp lý đối với các thỏa thuận quốc tế mà Bộ hoặc các đơn vị trực thuộc Bộ là một bên trước khi ký kết; Điểm c) Chủ trì, phối hợp giải quyết tranh chấp trong quá trình thực hiện các điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế thuộc các lĩnh vực quản lý của Bộ; Điểm d) Làm đầu mối thông báo và hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại đối với các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ và các hiệp định thương mại tự do theo phân công của Bộ trưởng; Điểm đ) Thẩm định về pháp lý đối với các chương trình, dự án hợp tác quốc tế có toàn bộ hoặc một phần nội dung về xây dựng pháp luật; tổng hợp, kiểm tra công tác hợp tác quốc tế về pháp luật của Bộ; Khoản 10. Thực hiện hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật. Khoản 11. Thực hiện công tác tham mưu về các vấn đề pháp lý và tham gia tố tụng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo phân công của Bộ trưởng. Khoản 12. Tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường của Nhà nước theo quy định của pháp luật; tổng hợp, lập danh mục bí mật nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Khoản 13. Tổng hợp, chuẩn bị giúp Bộ trưởng trả lời các kiến nghị của cử tri và chất vấn của đại biểu Quốc hội về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ; chuẩn bị ý kiến thành viên Chính phủ đối với các văn bản quy phạm pháp luật theo phân công của Bộ trưởng. Khoản 14. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ công tác pháp chế trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Khoản 15. Tổ chức và quản lý cộng tác viên kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa, theo dõi thi hành pháp luật thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ. Khoản 16. Tổng hợp, theo dõi, đôn đốc thực hiện công tác về giám định tư pháp; làm đầu mối phối hợp với Bộ Tư pháp, Hội Luật gia Việt Nam; hướng dẫn tổ chức, hoạt động và đầu mối của Chi hội Luật gia Bộ. Khoản 17. Thực hiện chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác với nước ngoài về pháp luật theo phân công của Bộ trưởng. Khoản 18. Tham gia nghiên cứu khoa học, thực hiện các chương trình, đề án, dự án về pháp luật theo phân công của Bộ trưởng; phối hợp thẩm định, nghiệm thu các dự án, đề án, đề tài nghiên cứu khoa học phục vụ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường. Khoản 19. Thực hiện cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch cải cách hành chính của Bộ và phân công của Bộ trưởng. Khoản 20. Báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao. Khoản 21. Quản lý công chức, tài sản thuộc Vụ theo quy định của pháp luật và theo phân công của Bộ trưởng. Khoản 22. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Bộ trưởng. Điều 3. Cơ cấu tổ chức và chế độ làm việc Khoản 1. Lãnh đạo Vụ Pháp chế có Vụ trưởng và không quá 03 Phó Vụ trưởng. Khoản 2. Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Vụ; ban hành quy chế làm việc và điều hành hoạt động của Vụ; ký các văn bản về chuyên môn, nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao và các văn bản khác theo phân công hoặc ủy quyền của Bộ trưởng. Khoản 3. Phó Vụ trưởng giúp việc Vụ trưởng, chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng và pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công. Khoản 4. Vụ Pháp chế làm việc theo chế độ thủ trưởng kết hợp chế độ chuyên viên. Vụ trưởng phân công nhiệm vụ đối với công chức phù hợp với chức danh, tiêu chuẩn và năng lực chuyên môn để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao. Điều 4. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành Khoản 1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2022 và thay thế Quyết định số 2639/QĐ-BTNMT ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp chế. Khoản 2. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng các Vụ: Pháp chế, Vụ Tổ chức cán bộ và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như khoản 2 Điều 4; - Bộ trưởng, các Thứ trưởng; - Các Bộ: Nội vụ, Tài chính, Tư pháp; - Ban cán sự đảng Bộ; - Đảng ủy Bộ; - Đảng ủy khối cơ sở Bộ TN&MT tại Thành phố Hồ Chí Minh; - Công đoàn Bộ; Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bộ; Hội Cựu chiến binh cơ quan Bộ; - Lưu: VT, PC, TCCB, NQ. BỘ TRƯỞNG Trần Hồng Hà
Thông Tư 32/2018/TT-BCT quy định mẫu, quy cách, chế độ cấp phát, quản lý, sử dụng số hiệu, biển hiệu, phù hiệu, cờ hiệu, cấp hiệu, trang phục của lực lượng quản lý thị trường . Chương I * Điều 1 * Điều 2 * Điều 3 Chương II * Điều 4 * Điều 5 * Điều 6 * Điều 6 * Điều 7 * Điều 8 * Điều 9 * Điều 10 - Khoản 1 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d - Khoản 3 - Khoản 4 - Khoản 5 + Điểm a + Điểm b - Khoản 6 - Khoản 7 + Điểm a + Điểm b - Khoản 8 + Điểm a
Thông Tư 32/2018/TT-BCT quy định mẫu, quy cách, chế độ cấp phát, quản lý, sử dụng số hiệu, biển hiệu, phù hiệu, cờ hiệu, cấp hiệu, trang phục của lực lượng quản lý thị trường . Chương I Điều 1 Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định mẫu, quy cách, chế độ cấp phát, quản lý, sử dụng số hiệu, biển hiệu, phù hiệu, cờ hiệu, cấp hiệu, trang phục của lực lượng Quản lý thị trường. Điều 2 Đối tượng áp dụng Khoản 1. Công chức làm việc tại các tổ chức Quản lý thị trường ở trung ương và các tổ chức Quản lý thị trường ở địa phương (sau đây gọi tắt là cơ quan Quản lý thị trường các cấp). Khoản 2. Cơ quan Quản lý thị trường các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan. Điều 3 Quản lý, sử dụng số hiệu, biển hiệu, phù hiệu, cờ hiệu, cấp hiệu, trang phục của lực lượng Quản lý thị trường Khoản 1. Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường ở trung ương có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thống nhất quản lý số hiệu, biển hiệu, phù hiệu, cờ hiệu, cấp hiệu và trang phục của lực lượng Quản lý thị trường theo quy định tại Thông tư này. Khoản 2. Công chức làm việc tại cơ quan Quản lý thị trường các cấp có trách nhiệm bảo quản và sử dụng đồng bộ trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu Quản lý thị trường được cấp phát khi làm việc, khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường, thanh tra chuyên ngành; khi tham gia họp, hội nghị, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ quản lý thị trường. Khoản 3. Công chức Quản lý thị trường không bắt buộc mặc trang phục Quản lý thị trường trong các trường hợp sau: Điểm a) Khi được giao thực hiện nhiệm vụ thẩm tra, xác minh thông tin, theo dõi, phát hiện vi phạm hành chính mà theo yêu cầu công tác phải giữ bí mật; Điểm b) Công chức nữ đang mang thai. Khoản 4. Thu hồi biển hiệu, cấp hiệu: Điểm a) Biển hiệu bị thu hồi, tiêu hủy khi công chức chuyển công tác, nghỉ hưu, nghỉ việc, bị buộc thôi việc, khi được cấp lại hoặc bị hỏng; Điểm b) Cấp hiệu đã cấp phát bị thu hồi khi công chức bị buộc thôi việc, được cấp thay thế theo niên hạn, được cấp lại do bị hỏng, được cấp mới do thay đổi về chức vụ lãnh đạo hoặc thay đổi về ngạch công chức. Khoản 5. Công chức làm việc tại cơ quan Quản lý thị trường các cấp đã nghỉ hưu, nghỉ việc chỉ được sử dụng phù hiệu, cấp hiệu, trang phục Quản lý thị trường trong các ngày kỷ niệm, ngày lễ và sự kiện truyền thống của lực lượng Quản lý thị trường. Chương II Mục 1 Điều 4 Số hiệu của công chức làm việc tại cơ quan Quản lý thị trường các cấp Khoản 1. Số hiệu công chức Quản lý thị trường gồm hai phần, phần đầu là số hiệu của cơ quan Quản lý thị trường ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc cơ quan Quản lý thị trường ở trung ương; phần thứ hai gồm chữ “QLTT” và dãy số tự nhiên là số được cấp cho từng công chức; hai phần được nối với nhau bằng dấu gạch ngang (-). Mẫu số hiệu Quản lý thị trường được thể hiện tại mục 5 Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này. Khoản 2. Mỗi công chức làm việc tại cơ quan Quản lý thị trường các cấp được cấp một số hiệu công chức, số hiệu công chức đồng thời là số hiệu ghi trên biển hiệu Quản lý thị trường và số Thẻ kiểm tra thị trường của công chức. Mục 1 Điều 5 Biển hiệu Quản lý thị trường Khoản 1. Biển hiệu Quản lý thị trường cấp cho công chức làm việc tại cơ quan Quản lý thị trường được đeo ở ngực trái trang phục Quản lý thị trường. Khoản 2. Biển hiệu Quản lý thị trường có chất liệu bằng kim loại mạ màu vàng dày 1,5mm, kích thước 8,5cm x 2,5cm; nền biển hiệu màu xanh đen, mặt trên phủ nhựa trong. Phía bên trái (nhìn từ hướng đối diện) có hình phù hiệu Quản lý thị trường, kích thước 1,5cm x 1,5cm; phía bên phải ghi họ và tên và số hiệu công chức, chữ in hoa chữ màu vàng. Xung quanh có đường viền nhỏ màu vàng, độ rộng đường viền là 1,2mm; phía sau có ghim cài vào áo. 2. Mẫu biển hiệu Quản lý thị trường được thể hiện tại hình 1 Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này. Mục 1 Điều 6 Trình tự, thủ tục cấp số hiệu, biển hiệu Quản lý thị trường Khoản 1. Hồ sơ đề nghị cấp lần đầu số hiệu công chức, cấp lần đầu biển hiệu Quản lý thị trường bao gồm: Điểm a) Văn bản đề nghị cấp lần đầu số hiệu công chức, cấp lần đầu biển hiệu Quản lý thị trường và danh sách đề nghị cấp lần đầu số hiệu công chức, cấp lần đầu biển hiệu Quản lý thị trường theo mẫu tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này; Điểm b) 01 (một) bản sao được chứng thực quyết định tuyển dụng, tiếp nhận vào làm việc tại cơ quan Quản lý thị trường và 01 (một) bản sao được chứng thực quyết định về ngạch công chức hiện tại của công chức có xác nhận sao y bản chính của cơ quan sử dụng công chức. Khoản 2. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày công chức được tuyển dụng, tiếp nhận làm việc tại cơ quan Quản lý thị trường các cấp, thủ trưởng đơn vị thuộc cơ quan Quản lý thị trường ở trung ương và thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập hồ sơ đề nghị cấp lần đầu số hiệu, cấp lần đầu biển hiệu đối với công chức của đơn vị đề nghị Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường xem xét, quyết định. Khoản 3. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường quyết định cấp số hiệu, biển hiệu cho công chức được đề nghị; trường hợp không cấp số hiệu, biển hiệu phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do. Khoản 4. Cấp lại biển hiệu Quản lý thị trường và hồ sơ đề nghị cấp lại: Điều 6 Trình tự, thủ tục cấp số hiệu, biển hiệu Quản lý thị trường Khoản 4 Điểm a) Biển hiệu được cấp lại khi có thay đổi về nội dung ghi trên biển hiệu, bị mất hoặc hư hỏng không sử dụng được; Điểm b) Hồ sơ đề nghị cấp lại biển hiệu gồm văn bản đề nghị cấp lại biển hiệu và danh sách đề nghị cấp lại biển hiệu Quản lý thị trường có ghi rõ lý do đề nghị cấp lại. Mẫu danh sách đề nghị cấp lại biển hiệu theo mẫu tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này; Điểm c) Thủ tục cấp lại biển hiệu thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này. Điều 7 Phù hiệu Quản lý thị trường Khoản 1. Mẫu phù hiệu Quản lý thị trường được thể hiện tại hình 2a Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này và được sử dụng để gắn, in, thêu, đúc trên cấp hiệu ve áo, biển hiệu, cờ hiệu, Thẻ kiểm tra thị trường, ấn chỉ Quản lý thị trường, giấy tờ công vụ, vật lưu niệm của cơ quan Quản lý thị trường và trên các phương tiện phục vụ hoạt động công vụ của cơ quan Quản lý thị trường các cấp. Khoản 2. Mẫu phù hiệu Quản lý thị trường gắn cành tùng được thể hiện tại hình 2b Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này và được sử dụng để gắn trên mặt trước mũ kê pi, mũ mềm; in, gắn, đúc trên các vật phẩm phục vụ công tác tuyên truyền, hội nghị, hội thảo và các sự kiện khác của cơ quan Quản lý thị trường; được gắn, đặt ở vị trí trang trọng tại trụ sở, trên biển hiệu cơ quan Quản lý thị trường các cấp. Điều 8 Cờ hiệu Quản lý thị trường Khoản 1. Mẫu cờ hiệu Quản lý thị trường được thể hiện tại hình 3 Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này. Khoản 2. Cờ hiệu Quản lý thị trường được treo, đặt ở vị trí trang trọng tại phòng làm việc của lãnh đạo cơ quan Quản lý thị trường các cấp, tại phòng họp, hội trường cơ quan Quản lý thị trường các cấp, tại các cuộc họp sơ kết, tổng kết, hội nghị chuyên đề và các cuộc họp trọng thể khác của cơ quan Quản lý thị trường; được gắn, cắm trên các phương tiện phục vụ hoạt động công vụ của lực lượng Quản lý thị trường và được sử dụng trong các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Điều 9 Cấp hiệu Quản lý thị trường Khoản 1. Mẫu cấp hiệu Quản lý thị trường gắn trên ve áo được thể hiện tại hình 4a Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này. Mẫu cấp hiệu Quản lý thị trường gắn trên vai áo được thể hiện tại hình 4b Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này. Khoản 2. Cấp hiệu Quản lý thị trường được cấp cho công chức 01 bộ/02 năm, trường hợp cấp hiệu bị hư hỏng, bị mất thì được cấp lại và được cấp phát bổ sung khi thay đổi chức vụ lãnh đạo, ngạch công chức Quản lý thị trường. Mục 2 Điều 10 Mẫu, quy cách trang phục Quản lý thị trường Khoản 1. Áo xuân hè, thu đông và áo mặc trong áo khoác mùa đông cho nam: Điểm a) Áo xuân hè cho nam là áo bludông ngắn tay, vải màu xanh nhạt; cổ đứng; phía dưới có đai xung quanh; thân trước có hai túi ngực, bên ngoài có đố ở giữa, có nắp lượn hình cánh nhạn, giữa nắp túi có đính một cúc. Áo có hai đai thân trước và một đai thân sau. Cầu vai thân sau may chắp ly hai bên. Đầu cổ áo có thùa khuyết để đeo cấp hiệu ve áo, trên vai có đỉa vai để đeo cấp hiệu vai áo. Cúc áo bằng nhựa màu xanh nhạt, đường kính 10mm; Điểm b) Áo thu đông cho nam là áo bludông dài tay, vải màu xanh nhạt; cổ đứng; phía dưới có đai xung quanh, thân trước có hai túi ngực, bên ngoài có đố ở giữa, có nắp lượn hình cánh nhạn, giữa nắp túi có đính một cúc. Áo có hai đai thân trước và một đai thân sau. Cầu vai thân sau may chắp ly hai bên. Đầu cổ áo có thùa khuyết để đeo cấp hiệu ve áo, trên vai có đỉa vai để đeo cấp hiệu vai áo. Cúc áo bằng nhựa màu xanh nhạt, đường kính 10mm; Điểm c) Áo mặc trong áo khoác mùa đông nam là áo dài tay, vải màu xanh nhạt; cổ đứng để cài cravat; gấu áo bằng, gấu áo diễu một đường may 0,5cm; thân trước có hai túi ngực, bên ngoài có đố ở giữa, có nắp lượn hình cánh nhạn, giữa nắp túi có đính một cúc. Cầu vai thân sau may chắp ly hai bên. Đầu cổ áo có thùa khuyết để đeo cấp hiệu ve áo, trên vai có đỉa vai để đeo cấp hiệu vai áo. Cúc áo bằng nhựa màu xanh nhạt, đường kính 10mm; Điểm d) Mẫu áo xuân hè và thu đông cho nam được thể hiện tại hình 1 Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này. Khoản 2. Áo xuân hè, thu đông và áo mặc trong áo khoác mùa đông cho nữ: Điểm a) Áo xuân hè cho nữ là áo ngắn tay, vải màu xanh nhạt; cổ hai ve, có hai ly trước và hai ly sau; hai túi dưới hai bên, nắp liền có gắn cúc. Đầu cổ áo có thùa khuyết để đeo cấp hiệu ve áo, trên vai có đỉa vai để đeo cấp hiệu vai áo. Gấu áo bằng; cổ áo và gấu áo diễu một đường may 0,5cm. Cúc áo bằng nhựa màu xanh, đường kính 10mm; Điểm b) Áo thu đông cho nữ là áo dài tay, vải màu xanh nhạt, không có túi; cổ đứng để cài cravat; có nẹp bong; có hai ly trước và hai ly sau. Đầu cổ áo có thùa khuyết để đeo cấp hiệu ve áo, trên vai có đỉa vai để đeo cấp hiệu cầu vai. Gấu áo bằng, gấu áo diễu một đường may 0,5cm. Cúc áo bằng nhựa màu xanh, đường kính 10mm; Điểm c) Áo mặc trong áo khoác mùa đông nữ là áo dài tay, vải màu xanh nhạt, không có túi; cổ đứng để cài cravat; có nẹp bong; có hai ly trước và hai ly sau. Đầu cổ áo có thùa khuyết để đeo cấp hiệu ve áo, trên vai có đỉa vai để đeo cấp hiệu cầu vai. Gấu áo bằng, gấu áo diễu một đường may 0,5cm. Cúc áo bằng nhựa màu xanh, đường kính 10mm. Điểm d) Mẫu áo xuân hè và thu đông cho nữ được thể hiện tại hình 2 Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này. Khoản 3. Áo khoác cho nam là áo khoác mùa đông, vải màu cỏ úa, dài tay; 02 túi trên kiểu túi chìm, có nắp ngoài và cúc màu vàng đường kính 15mm; 02 túi dưới hai bên kiểu túi chìm, có nắp ngoài, cúc màu vàng đường kính 20mm; phía trên bên trong áo có 02 túi; cổ hai ve; áo đóng 04 cúc màu vàng đường kính 20mm thành một hàng dọc. Đầu cổ áo có thùa khuyết để đeo cấp hiệu ve áo, trên vai có đỉa vai để đeo cấp hiệu vai áo; thân sau xẻ; tay áo làm bác tay rộng 9,5cm; toàn bộ ve áo, cổ áo, bác tay đều diễu một đường may 0,5cm. Mẫu áo khoác cho nam được thể hiện tại hình 3 Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này. Khoản 4. Áo khoác cho nữ là áo khoác mùa đông, vải màu cỏ úa, dài tay; 02 túi dưới hai bên, kiểu túi chìm, có nắp ngoài và cúc màu vàng đường kính 20mm; phía trên bên trong áo có 02 túi; cổ hai ve; áo đóng 04 cúc màu vàng đường kính 20mm thành một hàng dọc. Đầu cổ áo có thùa khuyết để đeo cấp hiệu ve áo, trên vai có đỉa vai để đeo cấp hiệu vai áo; thân sau có xẻ; tay áo làm bác tay rộng 8cm; toàn bộ ve áo, cổ áo, bác tay đều diễu một đường may 0,5cm. Mẫu áo khoác cho nữ được thể hiện tại hình 4 Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này. Khoản 5. Áo măng tô san, áo bông: Điểm a) Áo măng tô san có vải màu cỏ úa, 02 lớp; có 02 túi dưới chéo hai bên, kiểu túi chìm; cổ hai ve; áo đóng 06 cúc màu vàng đường kính 20mm thành một hàng dọc. Đầu cổ áo có thùa khuyết để đeo cấp hiệu ve áo, trên vai có đỉa vai để đeo cấp hiệu vai áo. Mẫu áo măng tô san được thể hiện tại hình 5 Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này; Điểm b) Áo bông có vải màu cỏ úa, 03 lớp; áo có khóa kéo; có mũ chùm đầu (gắn với áo bằng khóa kéo); gấu áo có dây bó. Đầu cổ áo có thùa khuyết để đeo cấp hiệu ve áo, trên vai có đỉa vai để đeo cấp hiệu cầu vai. Áo có 02 túi trên kiểu túi chìm, có nắp ngoài và cúc màu vàng đường kính 15mm; phía trên bên trong áo có 02 túi; có 02 túi dưới chéo hai bên, kiểu túi chìm; áo đóng cúc màu vàng đường kính 20mm thành một hàng dọc. Mẫu áo bông được thể hiện tại hình 6 Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này. Khoản 6. Quần âu cho nam có vải màu cỏ úa, 02 ly trước, hai túi quần dọc chéo, thân sau có 02 túi hậu cài cúc; ống quần có lót lửng; đầu cạp có một móc và một cúc nằm trong. Mẫu quần âu nam được thể hiện tại hình 7 Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này. Khoản 7. Quần âu, váy cho nữ: Điểm a) Quần âu nữ có vải màu cỏ úa, có ly trước chìm hai bên, hai túi quần sát cạp; đầu cạp có một móc và một cúc nằm trong. Mẫu quần âu nữ được thể hiện tại hình 8 Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này; Điểm b) Váy hình chữ A, vải màu cỏ úa, xẻ thân sau, có khóa kéo, chiết ly hai bên. Mẫu váy được thể hiện tại hình 9 Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này. Khoản 8. Mũ kê pi, mũ mềm, mũ bông, cravat: Điểm a) Mũ kê pi là kiểu mũ vành cong, chóp mũ làm bằng vải màu xanh nhạt; đai mũ (chân cầu mũ) làm bằng vải màu cỏ úa. Lưỡi trai bằng nhựa màu đen; đai mũ có 02 sợi tua bằng vải (dây coóc đông) màu vàng, hai đầu sợi tua đính với 02 khuy bằng kim loại màu vàng, hình tròn, mặt khuy có ngôi sao năm cánh nổi. Phía trước đai mũ được gắn phù hiệu cành tùng. Mẫu mũ kê pi được thể hiện tại hình 10 Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này;
Thông Tư 32/2018/TT-BCT quy định mẫu, quy cách, chế độ cấp phát, quản lý, sử dụng số hiệu, biển hiệu, phù hiệu, cờ hiệu, cấp hiệu, trang phục của lực lượng quản lý thị trường . Chương II * Điều 10 - Khoản 7 + Điểm b - Khoản 8 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d - Khoản 9 * Điều 11 * Điều 12 * Điều 13 Chương III * Điều 14 * Điều 15 * Điều 16
Thông Tư 32/2018/TT-BCT quy định mẫu, quy cách, chế độ cấp phát, quản lý, sử dụng số hiệu, biển hiệu, phù hiệu, cờ hiệu, cấp hiệu, trang phục của lực lượng quản lý thị trường . Chương II Mục 2 Điều 10 Mẫu, quy cách trang phục Quản lý thị trường Khoản 7 Điểm b) Váy hình chữ A, vải màu cỏ úa, xẻ thân sau, có khóa kéo, chiết ly hai bên. Mẫu váy được thể hiện tại hình 9 Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này. Khoản 8. Mũ kê pi, mũ mềm, mũ bông, cravat: Điểm a) Mũ kê pi là kiểu mũ vành cong, chóp mũ làm bằng vải màu xanh nhạt; đai mũ (chân cầu mũ) làm bằng vải màu cỏ úa. Lưỡi trai bằng nhựa màu đen; đai mũ có 02 sợi tua bằng vải (dây coóc đông) màu vàng, hai đầu sợi tua đính với 02 khuy bằng kim loại màu vàng, hình tròn, mặt khuy có ngôi sao năm cánh nổi. Phía trước đai mũ được gắn phù hiệu cành tùng. Mẫu mũ kê pi được thể hiện tại hình 10 Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này; Điểm b) Mũ mềm làm bằng vải màu cỏ úa, trán mũ bọc nhựa cứng được gắn phù hiệu cành tùng; phía trước mũ có lưỡi trai bản rộng 65cm bọc nhựa cứng. Mẫu mũ mềm được thể hiện tại hình 10 Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này; Điểm c) Mũ bông làm bằng vải màu cỏ úa, được gắn phù hiệu cành tùng (loại nhỏ), mẫu mũ bông được thể hiện tại hình 10 Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này; Điểm d) Cravat kiểu củ ấu thắt sẵn dùng dây khóa nhựa điều chỉnh; độ dài trung bình là 420 mm đối với nam và 360mm đối với nữ. Mẫu cravat được thể hiện tại hình 10 Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này. Khoản 9. Mẫu, quy cách trang phục đại lễ như quy định tại điểm c khoản 1, điểm c khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 6, khoản 7, điểm a và điểm d khoản 8 Điều này. Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường công bố màu sắc trang phục đại lễ. Mục 2 Điều 11 Tiêu chuẩn, niên hạn cấp phát trang phục đối với công chức làm việc tại cơ quan Quản lý thị trường các cấp Khoản 1. Áo xuân hè được cấp 02 chiếc/01 năm/01 công chức. Khoản 2. Áo thu đông được cấp 02 chiếc/01 năm/01 công chức. Áo mặc trong áo khoác mùa đông được cấp 01 chiếc/01 năm/01 công chức. Khoản 3. Áo khoác cho nam và áo khoác cho nữ: 01 chiếc/02 năm/01 công chức. Khoản 4. Áo măng tô san hoặc áo bông: 01 chiếc/04 năm/01 công chức. Áo măng tô san, áo bông chỉ cấp phát cho công chức Quản lý thị trường làm nhiệm vụ tại các tỉnh miền núi, vùng có khí hậu lạnh. Khoản 5. Quần âu cho nam: 02 chiếc/01 năm/01 công chức. Khoản 6. Quần âu hoặc váy cho nữ: 02 chiếc/01 năm/01 công chức. Khoản 7. Cravat: 01 chiếc/02 năm/01 công chức. Khoản 8. Mũ kê pi, mũ mềm và mũ bông: được cấp một lần, trường hợp bị cũ, hư hỏng, bị mất thì được cấp lại. Mũ bông chỉ cấp phát cho công chức Quản lý thị trường làm nhiệm vụ tại các tỉnh miền núi, vùng có khí hậu lạnh. Khoản 9. Trang phục đại lễ: 01 bộ/05 năm/01 công chức. Khoản 10. Các loại trang phục khác: Điểm a) Mũ bảo hiểm dùng đi xe máy: 01 chiếc/02 năm/01 công chức; Điểm b) Thắt lưng: 01 chiếc/01 năm/01 công chức; Điểm c) Giầy da: 01 đôi/01 năm/01 công chức; Điểm d) Dép quai hậu: 01 đôi/01 năm/01 công chức; Điểm đ) Tất: 04 đôi/01 năm/01 công chức; Điểm e) Áo mưa: 01 bộ/01 năm/01 công chức; Điểm g) Cặp tài liệu: 01 chiếc/02 năm/01 công chức; Điểm h) Ủng: 01 đôi/01 năm/01 công chức; Điểm i) Quần áo bảo hộ lao động: 01 bộ/ 01 năm/01 công chức; Điểm k) Găng tay bảo hộ lao động: 02 đôi/ 01 năm/01 công chức; Điểm l) Mũ bảo hộ lao động: 01 chiếc/02 năm/01 công chức; Điểm m) Áo phao: 01 chiếc/03 năm/01 công chức (chỉ cấp phát cho công chức Quản lý thị trường làm nhiệm vụ trên sông, trên biển). Đối với các tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng trở vào phía Nam, tùy điều kiện cụ thể, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh xem xét, đề nghị chuyển đổi trang phục áo khoác, áo măng tô san hoặc áo bông thành quần áo xuân hè hoặc quần áo thu đông để phù hợp với điều kiện khí hậu. Mục 3 Điều 12 Kinh phí mua sắm biển hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, cờ hiệu và trang phục Quản lý thị trường Khoản 1. Kinh phí mua sắm biển hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, cờ hiệu và trang phục của công chức làm việc tại cơ quan Quản lý thị trường các cấp nằm trong kinh phí đảm bảo hoạt động của Tổng cục Quản lý thị trường. Hằng năm, Tổng cục Quản lý thị trường lập dự toán kinh phí mua sắm biển hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, trang phục Quản lý thị trường theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện. Khoản 2. Cách thức tổ chức mua sắm và cấp phát biển hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, cờ hiệu và trang phục Quản lý thị trường: Điểm a) Tổng cục Quản lý thị trường thực hiện mua sắm tập trung và quản lý cấp phát biển hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, cờ hiệu và trang phục cho toàn lực lượng Quản lý thị trường. Điểm b) Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường quy định và quyết định việc mua sắm, cấp phát trang phục của các đơn vị trực thuộc đối với những đợt mua sắm nhỏ lẻ, đột xuất để đáp ứng các yêu cầu cụ thể. Mục 3 Điều 13 Chế độ mua sắm, cấp phát biển hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, cờ hiệu và trang phục Quản lý thị trường Khoản 1. Việc cấp phát, sử dụng biển hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, cờ hiệu và trang phục Quản lý thị trường phải đúng tiêu chuẩn, đối tượng, niên hạn theo quy định tại Thông tư này. Khoản 2. Trường hợp biển hiệu, phù hiệu, cấp hiệu và trang phục Quản lý thị trường được cấp bị hư hỏng vì nguyên nhân khách quan thì được xem xét cấp bổ sung. Trường hợp biển hiệu, phù hiệu, cấp hiệu và trang phục Quản lý thị trường được cấp bị hư hỏng, mất mát không phải do nguyên nhân khách quan, không có lý do chính đáng, cá nhân phải đăng ký với cơ quan Quản lý thị trường để được cấp bổ sung và phải chịu chi phí cấp bổ sung. Khoản 3. Vải và các nguyên liệu dùng để mua sắm trang phục Quản lý thị trường đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn cụ thể do Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường công bố. Chương III Mục 3 Điều 14 Tổ chức thực hiện Khoản 1. Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường các cấp có trách nhiệm: Điểm a) Mở sổ sách theo dõi việc quản lý, cấp phát, sử dụng số hiệu, biển hiệu, phù hiệu, cờ hiệu, cấp hiệu và trang phục Quản lý thị trường đối với công chức thuộc đơn vị theo quy định tại Thông tư này; Điểm b) Chịu trách nhiệm về việc sử dụng số hiệu, biển hiệu, phù hiệu, cờ hiệu, cấp hiệu và trang phục Quản lý thị trường của công chức trong đơn vị; Điểm c) Báo cáo đề nghị Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường cấp lần đầu, cấp lại số hiệu, biển hiệu đối với công chức Quản lý thị trường trong phạm vi đơn vị mình quản lý; Điểm d) Tổng hợp báo cáo tình hình quản lý, sử dụng, cấp phát số hiệu, biển hiệu, phù hiệu, cờ hiệu, cấp hiệu và trang phục Quản lý thị trường đối với công chức thuộc đơn vị. Khoản 2. Mốc thời gian để tính niên hạn cấp phát cấp hiệu, trang phục Quản lý thị trường lần sau được tính từ thời điểm cấp phát trước đó gần nhất. Mục 3 Điều 15 Điều khoản chuyển tiếp Biển hiệu đã cấp trước khi Thông tư này có hiệu lực thi hành được tiếp tục sử dụng tới hết ngày 30 tháng 11 năm 2019 và phải được thu hồi, tiêu hủy. Điều 16 Hiệu lực thi hành Khoản 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23 tháng 11 năm 2018. Khoản 2. Bãi bỏ Thông tư số 07/2014/TT-BCT ngày 14 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về quản lý sử dụng trang phục, phù hiệu, cờ hiệu, cấp hiệu, biển hiệu và Thẻ kiểm tra thị trường của Quản lý thị trường và Thông tư liên bộ số 08 TT/LB ngày 21 tháng 3 năm 1995 của Bộ Thương mại - Bộ Tài chính hướng dẫn về chế độ cấp phát trang phục cho cán bộ làm công tác Quản lý thị trường. Khoản 3. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, các đơn vị, cá nhân phản ánh về Bộ Công Thương để xem xét, giải quyết./. Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Chính phủ; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Quốc hội; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ; - Lãnh đạo Bộ Công Thương; - UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Kiểm toán nhà nước; - Cục Kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp; - Công báo; - Cổng thông tin điện tử của Chính phủ; - Các đơn vị thuộc Bộ Công Thương; - Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương; - Lưu: VT, QLTT (05). BỘ TRƯỞNG Trần Tuấn Anh PHỤ LỤC SỐ 01
Thông Tư 12/2022/TT-BVHTTDL quy định tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng; hình thức, nội dung và xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thể dục thể thao . Chương I * Điều 1 * Điều 2 * Điều 3 * Điều 4 Chương II * Điều 5 * Điều 6 Chương III * Điều 7 * Điều 8
Thông Tư 12/2022/TT-BVHTTDL quy định tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng; hình thức, nội dung và xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thể dục thể thao . Chương I Điều 1 Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng Khoản 1. Thông tư này quy định tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng; hình thức, nội dung và xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thể dục thể thao. Khoản 2. Thông tư này áp dụng đối với viên chức chuyên ngành thể dục thể thao công tác trong các đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức, cá nhân có liên quan. Điều 2 Giải thích từ ngữ Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: Khoản 1. Huấn luyện viên trực tiếp huấn luyện vận động viên đạt huy chương tại các giải thể thao quốc tế là huấn luyện viên được phân công trực tiếp đào tạo, huấn luyện, chỉ đạo các vận động viên thi đấu giành được huy chương tại giải thể thao quốc tế. Khoản 2. Môn thể thao Olympic, Paralympic là môn thể thao được đưa vào chương trình thi đấu chính thức tại các Đại hội Olympic, Đại hội Paralympic. Khoản 3. Môn thể thao tại Đại hội thể thao châu Á, Đại hội thể thao người khuyết tật châu Á là môn thể thao được đưa vào chương trình thi đấu chính thức tại các Đại hội thể thao châu Á, Đại hội thể thao người khuyết tật châu Á. Điều 3 Tiêu chuẩn, điều kiện dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp Khoản 1. Được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền cử tham dự kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Khoản 2. Đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. Khoản 3. Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ và yêu cầu khác của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo quy định tại Thông tư số 07/2022/TT-BVHTTDL ngày 25 tháng 10 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành thể dục thể thao. Điều 4 Tiêu chuẩn, điều kiện dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Khoản 1. Huấn luyện viên chính (hạng II) lên Huấn luyện viên cao cấp (hạng I): Đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện tại Điều 3 Thông tư này và có thành tích xuất sắc trong hoạt động nghề nghiệp gắn với vị trí việc làm, cụ thể: Viên chức trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên chính (hạng II) trực tiếp huấn luyện, đào tạo vận động viên đạt ít nhất một trong các thành tích: Huy chương tại Đại hội Olympic; Huy chương tại Đại hội Paralympic; Huy chương vàng tại giải vô địch thế giới; Huy chương vàng tại Đại hội thể thao châu Á; Huy chương vàng tại Đại hội thể thao người khuyết tật châu Á; Huy chương vàng tại Đại hội Olympic trẻ. Khoản 2. Huấn luyện viên (hạng III) lên Huấn luyện viên chính (hạng II): Đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện tại Điều 3 Thông tư này và có thành tích xuất sắc trong hoạt động nghề nghiệp gắn với vị trí việc làm, cụ thể: Viên chức trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp huấn luyện viên (hạng III) trực tiếp huấn luyện, đào tạo vận động viên đạt ít nhất một trong các thành tích: Huy chương tại Đại hội thể thao châu Á; Huy chương tại Đại hội thể thao người khuyết tật châu Á; Huy chương vàng giải vô địch châu Á của các môn thể thao Olympic, Đại hội thể thao châu Á; Huy chương tại giải vô địch thế giới; Huy chương tại Đại hội Olympic trẻ. Khoản 3. Hướng dẫn viên (hạng IV) lên Huấn luyện viên (hạng III): Đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện tại Điều 3 Thông tư này và là viên chức đang giữ chức danh nghề nghiệp Hướng dẫn viên (hạng IV). Chương II Điều 5 Hồ sơ, hình thức, nội dung xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Căn cứ vị trí việc làm và nhu cầu của đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan sử dụng viên chức đề nghị cơ quan quản lý viên chức xem xét, quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp như sau: Khoản 1. Hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thể dục thể thao thực hiện theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP. Khoản 2. Hình thức xét thăng hạng: Thẩm định hồ sơ. Khoản 3. Nội dung xét thăng hạng: Thẩm định việc đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng quy định tại Điều 4 Thông tư này. Điều 6 Xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng Khoản 1. Viên chức trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng là viên chức đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 4, Điều 5 Thông tư này và được người đứng đầu cơ quan, đơn vị tổ chức xét thăng hạng công nhận kết quả trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng. Khoản 2. Trường hợp có từ 02 người trở lên bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng thì việc xác định người trúng tuyển được thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau: Viên chức là nữ; viên chức là người dân tộc thiểu số; viên chức nhiều tuổi hơn (tính theo ngày, tháng, năm); viên chức có thời gian công tác nhiều hơn. Nếu vẫn không xác định được người trúng tuyển thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp xem xét, quyết định sau khi trao đổi với người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức. Chương III Điều 7 Tổ chức thực hiện Khoản 1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập căn cứ tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Thông tư này theo thẩm quyền được giao cử viên chức tham dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp và chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn, điều kiện của viên chức được cử tham dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Khoản 2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo thẩm quyền được giao tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thể dục thể thao đảm bảo thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Điều 8 Hiệu lực thi hành và trách nhiệm thi hành Khoản 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 2 năm 2023. Khoản 2. Bãi bỏ Thông tư số 23/2018/TT-BVHTTDL ngày 21 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung và hình thức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thể dục thể thao. Khoản 3. Đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án, kế hoạch tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thể dục thể thao trước ngày ban hành Thông tư này thì tiếp tục thực hiện theo đề án, kế hoạch đã được phê duyệt trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành. Sau thời hạn này nếu không hoàn thành thì thực hiện theo quy định tại Thông tư này. Khoản 4. Trường hợp các văn bản dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo các văn bản mới đó. Khoản 5. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Khoản 6. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./. Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ; - Các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Trung ương Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chính phủ; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Cục kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp; - Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ VHTTDL; - Các Tổng cục, Cục, Vụ, đơn vị thuộc Bộ VHTTDL; - Sở VHTTDL, Sở VHTT, Sở VHTTTTDL; - Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ: Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật; - Cổng TTĐT Bộ VHTTDL; - Lưu: VT, Vụ TCCB.AT.300. BỘ TRƯỞNG Nguyễn Văn Hùng
Thông Tư 99/2021/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán đối với các khoản vay, trả nợ của chính phủ, chính quyền địa phương; thống kê, theo dõi các khoản nợ cho vay lại và bảo lãnh chính phủ . Chương I * Điều 1 * Điều 2 * Điều 3 * Điều 4 * Điều 5 * Điều 6 * Điều 7 * Điều 8 * Điều 9 * Điều 10 * Điều 11 Chương II * Điều 11 * Điều 12 * Điều 13 * Điều 14 * Điều 15 * Điều 15 * Điều 16
Thông Tư 99/2021/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán đối với các khoản vay, trả nợ của chính phủ, chính quyền địa phương; thống kê, theo dõi các khoản nợ cho vay lại và bảo lãnh chính phủ . Chương I Điều 1 Phạm vi điều chỉnh Thông tư này hướng dẫn các nội dung sau: Khoản 1. Kế toán nợ công, bao gồm kế toán đối với các khoản vay, trả nợ của Chính phủ, chính quyền địa phương; Khoản 2. Thống kê các khoản nợ cho vay lại (cho vay lại từ vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài) và bảo lãnh Chính phủ; Khoản 3. Tổng hợp báo cáo nợ công. Điều 2 Đối tượng áp dụng Thông tư này áp dụng cho: Khoản 1. Cục Quản lý Nợ và Tài chính đối ngoại (Cục QLN và TCĐN) thuộc Bộ Tài chính; Khoản 2. Sở Tài chính, Kho bạc nhà nước (KBNN) các cấp; Khoản 3. Các đơn vị có trách nhiệm nộp báo cáo cho Bộ Tài chính (Kho bạc nhà nước) theo quy định của pháp luật để tổng hợp báo cáo nợ công; Khoản 4. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý và sử dụng nợ công. Điều 3 Đối tượng, nội dung của kế toán, thống kê và báo cáo nợ công Khoản 1. Đối tượng kế toán nợ công là các khoản vay, lãi, phí và chi phí đi vay, trả nợ vay trong nước, vay nước ngoài của Chính phủ và chính quyền địa phương. Nội dung kế toán nợ công là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, giám sát, phân tích và cung cấp thông tin một cách kịp thời, đầy đủ, chính xác, trung thực, liên tục và có hệ thống về tình hình vay, lãi, phí và chi phí đi vay và tình hình trả nợ vay trong nước, vay nước ngoài của Chính phủ và chính quyền địa phương. Khoản 2. Đối tượng thống kê là các khoản vay, khoản phát hành trái phiếu của các đơn vị được Chính phủ bảo lãnh và các khoản cho vay lại từ nguồn vay nước ngoài theo quy định của pháp luật. Nội dung công tác thống kê là hoạt động tổng hợp số liệu báo cáo về tình hình bảo lãnh Chính phủ và số liệu báo báo cáo về tình hình cho vay lại trên cơ sở báo cáo của các đơn vị có liên quan. Khoản 3. Báo cáo nợ công bao gồm các thông tin về vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ; vay, trả nợ trong nước của Chính phủ và chính quyền địa phương; các khoản được Chính phủ bảo lãnh; các khoản cho vay lại từ nguồn vay nước ngoài và các khoản vay khác theo quy định của pháp luật về nợ công; thuyết minh, giải trình về tình hình nợ công. Điều 4 Tổ chức bộ phận nghiệp vụ, bộ máy kế toán của đơn vị Khoản 1. Cục QLN và TCĐN, KBNN tổ chức bộ phận nghiệp vụ hoặc bộ máy kế toán để thực hiện kế toán đối với các khoản vay, trả nợ của Chính phủ, chính quyền địa phương; thống kê, theo dõi các khoản nợ cho vay lại và bảo lãnh Chính phủ theo quy định của Luật Kế toán ngày 20/11/2015, Luật Quản lý nợ công ngày 23/11/2017, Nghị định số 94/2018/NĐ-CP của Chính phủ về nghiệp vụ quản lý nợ công, Nghị định số 97/2018/NĐ-CP của Chính phủ về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ, Nghị định số 79/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 97/2018/NĐ-CP và quy định của Thông tư này, như sau: Điểm a) Cục QLN và TCĐN: Tổ chức bộ phận nghiệp vụ và phân công nhiệm vụ các bộ phận có liên quan để kế toán các khoản vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ, thống kê, theo dõi các khoản bảo lãnh Chính phủ; thống kê các khoản nợ cho vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài; Điểm b) KBNN các cấp: Tổ chức bộ máy kế toán và phân công nhiệm vụ các bộ phận có liên quan để kế toán các khoản vay, trả nợ trong nước của Chính phủ và chính quyền địa phương, tổng hợp báo cáo số liệu nợ công. Khoản 2. Sở Tài chính: Phân công cán bộ theo dõi và tổng hợp báo cáo nợ công của chính quyền địa phương. Điều 5 Nhiệm vụ của kế toán và tổng hợp báo cáo nợ công Khoản 1. Thu thập, ghi chép, xử lý và quản lý dữ liệu về tình hình các khoản vay và tình hình vay, trả nợ trong nước, nợ nước ngoài của Chính phủ và chính quyền địa phương. Khoản 2. Theo dõi việc chấp hành chế độ thanh toán và các quy định liên quan đến vay, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương. Khoản 3. Chấp hành chế độ báo cáo theo quy định; cung cấp đầy đủ, kịp thời các số liệu, thông tin báo cáo nợ công. Điều 6 Đơn vị tính Khoản 1. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán nợ công là đồng Việt Nam (ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu quốc tế là “VND”). Khoản 2. Kế toán ngoại tệ phải ghi theo nguyên tệ và quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá ngoại tệ do Bộ Tài chính quy định tại thời điểm hạch toán. Trong trường hợp cụ thể, nếu có quy định tỷ giá khác của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, thì kế toán thực hiện theo quy định đó. Khoản 3. Khi lập báo cáo nợ công hoặc công khai báo cáo nợ công được sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn, đơn vị kế toán được làm tròn số bằng cách: Điểm a) Đối với đồng Việt Nam: Được rút gọn đến đơn vị tỷ đồng Việt Nam. Chữ số sau chữ số hàng đơn vị tiền tệ rút gọn nếu bằng năm (5) trở lên thì được tăng thêm một (1) đơn vị; nếu nhỏ hơn năm (5) thì không tính. Điểm b) Đối với ngoại tệ: Được rút gọn đến triệu đơn vị ngoại tệ. Chữ số thập phân phần nghìn (chữ số thứ 3 sau dấu phẩy thập phân), nếu bằng năm (5) trở lên thì được tăng thêm một phần trăm (1%) đơn vị; nếu nhỏ hơn năm (5) thì không tính. Điều 7 Chữ viết, chữ số sử dụng Khoản 1. Chữ viết sử dụng trong kế toán và báo cáo nợ công là tiếng Việt. Tài liệu kèm theo chứng từ kế toán bằng tiếng nước ngoài không phải dịch ra tiếng Việt, trừ khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khoản 2. Chữ số sử dụng trong kế toán là chữ số Ả-Rập: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9; sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ phải đặt dấu chấm (.); khi còn ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn vị. Điều 8 Kỳ kế toán; kỳ và phương thức gửi, nhận báo cáo nợ công Khoản 1. Kỳ kế toán nợ công gồm: Kỳ kế toán tháng và kỳ kế toán năm. Điểm a) Kỳ kế toán tháng là khoảng thời gian được tính từ ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng (dương lịch). Điểm b) Kỳ kế toán năm (niên độ kế toán) là khoảng thời gian được tính từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 (dương lịch). Khoản 2. Báo cáo nợ công được lập theo kỳ 6 tháng (từ ngày 01/01 đến ngày 30/6) và kỳ 1 năm (từ ngày 01/01 đến 31/12). Khoản 3. Phương thức gửi, nhận báo cáo nợ công: Báo cáo nợ công được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử tùy theo điều kiện thực tế và yêu cầu của cơ quan nhận báo cáo. Điều 9 Tài liệu kế toán và lưu trữ, bảo quản, tiêu hủy, cung cấp thông tin, tài liệu kế toán Khoản 1. Tài liệu kế toán về nợ công là chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo nợ công, báo cáo kiểm toán, báo cáo kiểm tra kế toán và tài liệu khác có liên quan được thể hiện dưới hình thức các thông tin trên giấy hoặc thông điệp dữ liệu điện tử. Khoản 2. Thời điểm đưa vào lưu trữ, thời hạn lưu trữ tài liệu kế toán, tiêu hủy tài liệu kế toán được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Kế toán. Khoản 3. Đơn vị kế toán có thể tổ chức lưu trữ tài liệu kế toán trên phương tiện điện tử. Việc lưu trữ tài liệu kế toán trên phương tiện điện tử phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành về giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính và pháp luật kế toán, bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin dữ liệu và tra cứu được trong thời hạn lưu trữ. Khoản 4. Tài liệu kế toán đã lưu trữ chỉ được đưa ra sử dụng khi được sự đồng ý của Cục trưởng Cục QLN và TCĐN hoặc Tổng Giám đốc KBNN. Nghiêm cấm mọi trường hợp cung cấp tài liệu kế toán ra bên ngoài đơn vị hoặc mang tài liệu kế toán ra khỏi đơn vị kế toán nhà nước khi chưa được phép bằng văn bản của thủ trưởng đơn vị đối với tài liệu kế toán thuộc phạm vi quản lý. Điều 10 Ứng dụng tin học vào công tác kế toán và tổng hợp báo cáo Khoản 1. Ứng dụng tin học vào công tác kế toán phải đảm bảo hiệu quả, an toàn và khả năng khai thác, trao đổi, cung cấp dữ liệu kế toán, thông tin báo cáo với các cơ quan trong ngành Tài chính và các đơn vị khác theo đúng quy định pháp lý hiện hành và quy chế cung cấp, trao đổi thông tin do Bộ Tài chính quy định. Khoản 2. Cục QLN và TCĐN thực hiện kế toán vay, trả nợ nước ngoài hên hệ thống được phát triển riêng của đơn vị. Khoản 3. KBNN thực hiện kế toán vay, trả nợ trong nước của Chính phủ và chính quyền địa phương trên hệ thống quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS) và các ứng dụng khác về quản lý vay nợ. Điều 11 Đối chiếu thống nhất số liệu Khoản 1. Định kỳ, Cục QLN và TCĐN phải đối chiếu số liệu về các khoản cho chính quyền địa phương vay lại với Sở Tài chính các địa phương đảm bảo khớp đúng. Khoản 2. Hàng tháng, Sở Tài chính các địa phương và KBNN cấp tỉnh phải thực hiện đối chiếu số liệu về các khoản nhận nợ mà chính quyền địa phương vay lại của Chính phủ với số liệu đã hạch toán nhận nợ của chính quyền địa phương đảm bảo khớp đúng. Chương II Điều 11 Đối chiếu thống nhất số liệu Nội dung quy định về kế toán vay, trả nợ nước ngoài áp dụng cho Cục QLN và TCĐN bao gồm các nội dung sau đây: Mục 1 Điều 12 Nội dung của chứng từ kế toán Khoản 1. Chứng từ kế toán là những giấy tờ, vật mang tin phản ánh nghiệp vụ vay, trả nợ nước ngoài phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán. Chứng từ kế toán phải có đầy đủ các nội dung chủ yếu quy định tại Điều 16 của Luật Kế toán 2015. Khoản 2. Chứng từ kế toán đối với vay, trả nợ nước ngoài cần có đầy đủ thông tin để hạch toán theo tài khoản kế toán và mã hạch toán chi tiết có liên quan đến nghiệp vụ kinh tế. Trường hợp cần thiết, căn cứ vào các chứng từ, hồ sơ vay, trả nợ, kế toán lập chứng từ ghi sổ kế toán đảm bảo đầy đủ các thông tin để thực hiện hạch toán theo quy định. Mục 1 Điều 13 Mẫu chứng từ kế toán Khoản 1. Thông tư này quy định một số mẫu chứng từ kế toán bắt buộc, kế toán phải thực hiện đúng mẫu và nội dung ghi chép trên chứng từ. Kế toán được phép lập chứng từ kế toán trên máy vi tính nhưng phải đảm bảo đúng mẫu và đúng nội dung ghi chép trên chứng từ theo quy định. Khoản 2. Đối với một số nghiệp vụ vay, trả nợ không có quy định cụ thể về mẫu chứng từ tương ứng, kế toán được lập chứng từ ghi sổ theo quy định tại Thông tư này căn cứ trên các hồ sơ, tài liệu vay, trả nợ nước ngoài để thực hiện hạch toán theo quy định. Khoản 3. Cục trưởng Cục QLN và TCĐN quy định thống nhất một số mẫu biểu chứng từ để bộ phận nghiệp vụ có liên quan lập theo mẫu và chuyển cho kế toán để hạch toán đối với trường hợp cần thống nhất mẫu biểu và chỉ tiêu nhằm cung cấp số liệu giữa các bộ phận nghiệp vụ. Mục 1 Điều 14 Lập chứng từ kế toán Khoản 1. Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động vay, trả nợ nước ngoài đều phải lập chứng từ kế toán; chứng từ kế toán chỉ được lập một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Khoản 2. Yêu cầu đối với việc lập chứng từ kế toán Điểm a) Trên chứng từ kế toán phải ghi đầy đủ, rõ ràng, chính xác các nội dung theo quy định. Đối với chứng từ lập trên giấy, chữ viết trên chứng từ phải cùng một nét chữ, ghi rõ ràng, thể hiện đầy đủ, đúng nội dung phản ánh, không được tẩy xoá; khi viết phải dùng cùng một màu mực, loại mực không phai; không viết bằng mực đỏ. Điểm b) Về ghi số tiền bằng số và bằng chữ trên chứng từ: Số tiền viết bằng chữ phải khớp đúng với số tiền viết bằng số; số tiền tổng số phải bằng tổng các số tiền chi tiết cộng lại; chữ cái đầu tiên phải viết bằng chữ in hoa, những chữ còn lại không được viết bằng chữ in hoa; phải viết sát đầu dòng, chữ viết và chữ số phải viết liên tục không để cách quãng, ghi hết dòng mới xuống dòng khác không được viết tắt, không viết chèn dòng, không viết đè lên chữ in sẵn; chỗ trống phải gạch chéo để không thể sửa chữa, thêm số hoặc thêm chữ. Điểm c) Đối với chứng từ lập trên giấy, chứng từ bị tẩy xoá, sửa chữa đều không có giá trị thanh toán và ghi sổ kế toán. Khi viết sai vào mẫu chứng từ in sẵn thì phải hủy bỏ bằng cách gạch chéo chứng từ viết sai. Điểm d) Yếu tố ngày, tháng, năm của chứng từ phải viết bằng số. Khoản 3. Trường hợp sử dụng chứng từ kế toán dưới hình thức chứng từ điện tử, thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về việc lập, mã hóa, luân chuyển, lưu trữ chứng từ điện tử và khai thác dữ liệu điện tử. Mục 1 Điều 15 Quy định về ký chứng từ kế toán Khoản 1. Chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải được ký bằng loại mực không phai. Không được ký chứng từ kế toán bằng mực màu đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất. Khoản 2. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải do người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền ký. Nghiêm cấm ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm của người ký. Điều 15 Quy định về ký chứng từ kế toán Khoản 3. Chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử, chữ ký trên chứng từ điện tử có giá trị như chữ ký trên chứng từ bằng giấy theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. Khoản 4. Một người chỉ được phép ký một chức danh theo một quy trình phê duyệt trên một chứng từ hoặc một bộ chứng từ kế toán. Khoản 5. Cục trưởng Cục QLN và TCĐN quy định việc xác nhận của bộ phận nghiệp vụ trước khi chuyển đến kế toán đối với tài liệu có liên quan đến việc nhận, trả nợ vay nước ngoài trong trường hợp tài liệu được in ra từ email hoặc phần mềm DMFAS được chuyển đến bộ phận kế toán để kế toán lập chứng từ hạch toán. Điều 16 Luân chuyển và kiểm tra chứng từ kế toán Khoản 1. Trình tự kiểm tra chứng từ kế toán: Điểm a) Kiểm tra tính pháp lý của chứng từ và của nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh ghi trên chứng từ kế toán.
Thông Tư 99/2021/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán đối với các khoản vay, trả nợ của chính phủ, chính quyền địa phương; thống kê, theo dõi các khoản nợ cho vay lại và bảo lãnh chính phủ . Chương II * Điều 16 * Điều 17 * Điều 18 * Điều 19 * Điều 20 * Điều 21 * Điều 22 * Điều 23 * Điều 24 * Điều 25 * Điều 26 * Điều 27 * Điều 28 * Điều 29 * Điều 30 * Điều 31 * Điều 32 Chương III * Điều 33
Thông Tư 99/2021/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán đối với các khoản vay, trả nợ của chính phủ, chính quyền địa phương; thống kê, theo dõi các khoản nợ cho vay lại và bảo lãnh chính phủ . kế toán Khoản 3. Chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử, chữ ký trên chứng từ điện tử có giá trị như chữ ký trên chứng từ bằng giấy theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. Khoản 4. Một người chỉ được phép ký một chức danh theo một quy trình phê duyệt trên một chứng từ hoặc một bộ chứng từ kế toán. Khoản 5. Cục trưởng Cục QLN và TCĐN quy định việc xác nhận của bộ phận nghiệp vụ trước khi chuyển đến kế toán đối với tài liệu có liên quan đến việc nhận, trả nợ vay nước ngoài trong trường hợp tài liệu được in ra từ email hoặc phần mềm DMFAS được chuyển đến bộ phận kế toán để kế toán lập chứng từ hạch toán. Chương II Điều 16 Luân chuyển và kiểm tra chứng từ kế toán Khoản 1. Trình tự kiểm tra chứng từ kế toán: Điểm a) Kiểm tra tính pháp lý của chứng từ và của nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh ghi trên chứng từ kế toán. Điểm b) Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, các nội dung ghi trên chứng từ kế toán. Điểm c) Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin ghi trên chứng từ kế toán. Khoản 2. Cục QLN và TCĐN thực hiện quy trình theo từng loại nghiệp vụ quản lý nợ đảm bảo các công việc sau: Điểm a) Lập, tiếp nhận, phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán. Điểm b) Cán bộ Cục QLN và TCĐN có liên quan kiểm tra, ký vào các chức danh quy định trên chứng từ. Điểm c) Định khoản, nhập bút toán vào hệ thống; Phê duyệt bút toán trên hệ thống. Điểm d) Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán. Điều 17 Danh mục, mẫu biểu, phương pháp lập chứng từ kế toán Khoản 1. Danh mục, mẫu biểu và phương pháp lập chứng từ kế toán vay, trả nợ nước ngoài được quy định tại Phụ lục số 01 “Hệ thống chứng từ kế toán vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ” kèm theo Thông tư này. Khoản 2. Cục QLN và TCĐN sử dụng chứng từ kế toán khác phục vụ nghiệp vụ quản lý nợ nước ngoài để kế toán vay, trả nợ nước ngoài theo các nghiệp vụ quy định tại Thông tư này. Mục 2 Điều 18 Tổ hợp tài khoản kế toán Khoản 1. Hệ thống tổ hợp tài khoản kế toán trong kế toán vay, trả nợ của Chính phủ gồm 5 phân đoạn độc lập phục vụ cho việc hạch toán kế toán chi tiết các nghiệp vụ phát sinh theo yêu cầu nghiệp vụ quản lý nợ công và pháp luật về vay, trả nợ vay. Khoản 2. Tên và số lượng ký tự của từng đoạn mã trong hệ thống tổ hợp tài khoản kế toán được quy định như sau: 1 2 3 4 5 Mã Mã tài khoản kế toán Mã loại hình vay Mã nhà tài trợ Mã đơn vị quan hệ vay nợ Mã khoản vay Số ký tự 4 1 5 7 10 Mục 2 Điều 19 Nguyên tắc, yêu cầu hệ thống tổ hợp tài khoản kế toán Khoản 1. Hệ thống tổ hợp tài khoản kế toán được xây dựng trên nguyên tắc bố trí các phân đoạn mã độc lập, mỗi đoạn mã chứa đựng các thông tin khác nhau theo yêu cầu quản lý. Danh mục các giá trị chi tiết cho từng đoạn mã được bổ sung, sửa đổi tùy theo yêu cầu thực tế. Khoản 2. Hệ thống tổ hợp tài khoản kế toán và việc kết hợp các đoạn mã được xây dựng, thiết kế phù hợp với yêu cầu quản lý đảm bảo các yêu cầu sau: Điểm a) Phù hợp với Luật NSNN, Luật Kế toán, Luật Quản lý nợ công; Điểm b) Phản ánh đầy đủ các hoạt động nghiệp vụ liên quan đến vay và trả nợ vay; Điểm c) Thuận lợi cho việc áp dụng phần mềm; thu thập, xử lý, khai thác và cung cấp thông tin bằng các chương trình, ứng dụng tin học phát triển tại đơn vị. Mục 2 Điều 20 Mã tài khoản kế toán Khoản 1. Tài khoản là hình thức phân loại đối tượng vay, trả nợ vay theo thời hạn và mục đích vay, phục vụ cho việc tổ chức dữ liệu, từ đó chiết xuất ra các báo cáo theo tiêu chí khác nhau. Khoản 2. Mã tài khoản kế toán có 4 ký tự, được thiết lập căn cứ vào các tiêu chí, yêu cầu thông tin báo cáo về nợ công trong Luật Quản lý nợ công, các Nghị định hướng dẫn Luật quản lý nợ công. Danh mục hệ thống tài khoản kế toán quy định tại Phụ lục số 02 “Hệ thống tài khoản kế toán vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ” kèm theo Thông tư này. Mục 2 Điều 21 Mã loại hình vay Khoản 1. Mã loại hình vay dùng để phản ánh và theo dõi thông tin vay theo các loại hình vay ODA, vay ưu đãi hoặc vay thương mại. Khoản 2. Mã loại hình vay có 1 ký tự, được bố trí cho từng dự án theo các loại thỏa thuận vay với các hình thức khác nhau. Danh mục mã loại hình vay quy định tại Phụ lục số 02 “Hệ thống tài khoản kế toán vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ” kèm theo Thông tư này. Mục 2 Điều 22 Mã nhà tài trợ Khoản 1. Mã nhà tài trợ dùng để theo dõi chi tiết các khoản vay nợ theo từng chủ nợ, được phân loại theo các tiêu chí song phương, đa phương và chủ nợ khác theo phương án phân loại của nghiệp vụ quản lý nợ. Khoản 2. Mã nhà tài trợ có 5 ký tự, danh mục mã nhà tài trợ quy định tại Phụ lục số 02 “Hệ thống tài khoản kế toán vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ” kèm theo Thông tư này. Khi hạch toán, kế toán hạch toán ký tự N theo giá trị sau: N = 1 - Chủ nợ song phương, N = 2 - Chủ nợ đa phương và N = 3 - Chủ nợ khác. Mục 2 Điều 23 Mã đơn vị quan hệ vay nợ Khoản 1. Mã đơn vị quan hệ vay nợ dùng để phản ánh mục đích sử dụng các khoản vay về cấp hoặc cho vay lại cho từng địa bàn, từng dự án, từng đơn vị. Các số liệu theo dõi theo từng địa bàn, từng đơn vị phục vụ cho công tác quản lý, đối chiếu số liệu với KBNN và các đơn vị có liên quan. Khoản 2. Mã đơn vị quan hệ vay nợ có 7 ký tự, quy định tại Phụ lục số 02 “Hệ thống tài khoản kế toán vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ” kèm theo Thông tư này: Điểm a) Đối với ngân sách địa phương: sử dụng mã địa bàn hành chính theo quy định tại Quyết định 124/2004/QĐ-TTg ngày 8/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn sửa đổi, mã địa bàn cấp tỉnh có 5 ký tự trên TABMIS, đồng thời bổ sung thêm 2 ký tự có giá trị 00 trước mỗi mã. Điểm b) Đối với các đơn vị: sử dụng mã đơn vị được cấp và sử dụng trên TABMIS. Trường hợp đơn vị chưa được cấp mã, thực hiện cấp mã theo quy định tại Thông tư 185/2015/TT-BTC ngày 17/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc hướng dẫn đăng ký, cấp và sử dụng mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách. Mục 2 Điều 24 Mã khoản vay Khoản 1. Mã khoản vay dùng để phản ánh các khoản vay nợ theo từng hiệp định vay, qua đó giúp các cấp quản lý có thông tin theo từng khoản vay của từng hiệp định vay. Khoản 2. Mã khoản vay có 10 ký tự, đồng nhất với mã hiệp định vay sử dụng trên DMFAS, quy định tại Phụ lục số 02 “Hệ thống tài khoản kế toán vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ” kèm theo Thông tư này. Khoản 3. Cục trưởng Cục QLN và TCĐN sử dụng mã hiệp định vay trên DMFAS xây dựng danh mục mã khoản vay để thực hiện hạch toán theo quy định tại Thông tư này. Mục 2 Điều 25 Nội dung tài khoản và phương pháp hạch toán Khoản 1. Nội dung tài khoản và phương pháp hạch toán các quy trình nghiệp vụ vay, nợ nêu tại Phụ lục số 02 “Hệ thống tài khoản kế toán vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ” kèm theo Thông tư này. Khoản 2. Cục QLN và TCĐN căn cứ vào hệ thống tài khoản ban hành trong danh mục tài khoản kế toán tại Phụ lục số 02 kèm theo Thông tư này để áp dụng tại đơn vị; được bổ sung tài khoản kế toán chi tiết cho các tài khoản đã được quy định trong danh mục hệ thống tài khoản kế toán để phục vụ yêu cầu quản lý và hạch toán kế toán của đơn vị. Trường hợp bổ sung tài khoản ngang cấp với các tài khoản đã được quy định trong danh mục hệ thống tài khoản kế toán thì phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện. Khoản 3. Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán thống nhất với Cục QLN và TCĐN để hướng dẫn phương pháp hạch toán trong trường hợp cần thiết. Mục 3 Điều 26 Sổ kế toán Khoản 1. Sổ kế toán dùng để phản ánh, lưu giữ toàn bộ và có hệ thống các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh liên quan đến tình hình vay, trả nợ vay nước ngoài của Chính phủ. Khoản 2. Mẫu sổ kế toán phải được ghi rõ tên đơn vị kế toán; tên sổ; ngày, tháng, năm lập sổ; ngày, tháng, năm khoá sổ; chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; số trang (nếu in ra giấy để lưu trữ), Khoản 3. Mẫu sổ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây: Điểm a) Ngày, tháng ghi sổ; Điểm b) Số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán làm căn cứ ghi sổ; Điểm c) Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh; Điểm d) Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ghi vào các tài khoản kế toán; Điểm đ) Số dư đầu kỳ, số tiền phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ. Khoản 4. Hệ thống sổ kế toán gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết. Mục 3 Điều 27 Mở sổ, ghi sổ, khóa sổ kế toán Khoản 1. Sổ kế toán phải mở vào đầu kỳ kế toán tháng, năm; Khoản 2. Cục QLN và TCĐN căn cứ vào chứng từ kế toán để ghi sổ kế toán, số liệu được ghi nhận vào sổ kế toán phải kịp thời, rõ ràng, đầy đủ theo các nội dung của mẫu biểu sổ kế toán theo quy định. Thông tin, số liệu phản ánh trên sổ kế toán phải chính xác, trung thực, đúng với chứng từ kế toán; nghiêm cấm mọi nghiệp vụ ghi trên sổ kế toán không có chứng từ kế toán chứng minh. Khoản 3. Việc ghi nhận vào sổ kế toán được phản ánh phải theo trình tự thời gian phát sinh của nghiệp vụ kinh tế, tài chính. Thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của kỳ sau phải kế tiếp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của kỳ trước liền kề. Dữ liệu kế toán trên sổ kế toán phải được phản ánh liên tục từ khi mở đến khi khóa sổ kế toán. Việc ghi nhận phải căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra, kiểm soát bảo đảm đầy đủ các quy định về chứng từ kế toán. Những người có trách nhiệm liên quan theo quy định phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin đã cập nhật vào hệ thống. Đảm bảo phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác, trung thực, liên tục, có hệ thống toàn bộ hoạt động vay, trả nợ của Chính phủ. Khoản 4. Kế toán phải khóa sổ kế toán vào cuối kỳ kế toán tháng, năm. Việc khóa sổ phải thực hiện trước khi lập báo cáo vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ. Mục 3 Điều 28 In sổ kế toán Khoản 1. Sổ cái tài khoản được in ra giấy theo mẫu quy định để lưu trữ sau khi đã đóng kỳ kế toán và đã lập xong báo cáo vay, trả nợ của Chính phủ theo quy định. Khoản 2. Sau khi in ra phải đóng thành quyển, phải đánh số trang từ trang đầu đến trang cuối, phải được Kế toán trưởng (hoặc người được giao phụ trách nghiệp vụ) tại đơn vị ký duyệt. Trang đầu sổ kế toán khi in ra phải ghi rõ tên đơn vị, tên sổ, kỳ kế toán, niên độ kế toán, ngày tháng năm lập sổ, họ tên, chữ ký của người phụ trách sổ, của Kế toán trưởng (hoặc người được giao phụ trách nghiệp vụ). Mục 3 Điều 29 Sửa chữa sổ kế toán Việc sửa chữa sổ kế toán được thực hiện theo quy định tại Luật Kế toán ngày 20 tháng 11 năm 2015. Điều 30 Danh mục, mẫu biểu và phương pháp lập sổ kế toán Danh mục sổ kế toán, biểu mẫu sổ kế toán và phương pháp lập sổ kế toán được quy định tại Phụ lục số 03 “Hệ thống sổ kế toán vay, trả nợ nước ngoài” kèm theo Thông tư này. Mục 4 Điều 31 Nội dung của báo cáo tình hình vay, trả nợ nước ngoài 1, Báo cáo tình hình vay, trả nợ nước ngoài là các thông tin tổng hợp được hệ thống hoá và nội dung thuyết minh các chỉ tiêu kinh tế tài chính nhà nước, phản ánh tình hình vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ trong một kỳ kế toán. Khoản 2. Báo cáo tình hình vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ có nhiệm vụ cung cấp những chỉ tiêu kinh tế, tài chính nhà nước cần thiết cho các cơ quan chức năng và chính quyền nhà nước các cấp. Mục 4 Điều 32 Báo cáo tình hình vay, trả nợ nước ngoài Khoản 1. Cục QLN và TCĐN phải lập và gửi các báo cáo sau: STT Tên báo cáo Mẫu biểu Nơi nhận Thời hạn gửi 1 Bảng cân đối tài khoản nợ nước ngoài B01/NN KBNN - Trước ngày 31/10 đối với báo cáo 6 tháng - Trước ngày 30/4 năm sau đối với báo cáo 12 tháng 2 Báo cáo thực hiện vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ B02/NN KBNN 3 Báo cáo chi tiết theo kỳ hạn vay nợ của Chính phủ B03/NN KBNN 4 Thuyết minh báo cáo tình hình vay, trả nợ nước ngoài B04/NN KBNN Khoản 2. Mẫu biểu và phương pháp lập báo cáo tình hình vay, trả nợ nước ngoài quy định tại Phụ lục số 04 “Mẫu biểu, phương pháp lập báo cáo tình hình vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ” kèm theo Thông tư này. Chương III Mục 4 Điều 33 Hạch toán vay, trả nợ trong nước trên TABMIS Khoản 1. KBNN các cấp (bộ phận kế toán nghiệp vụ tại các đơn vị) thực hiện các quy định về chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, phương pháp hạch toán kế toán và ghi sổ kế toán theo quy định tại Thông tư số 77/2017/TT-BTC ngày 28/7/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN và Thông tư số 19/2020/TT-BTC ngày 31/3/2020 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 77/2017/TT-BTC để kế toán vay, trả nợ trong nước của Chính phủ và chính quyền địa phương. Khoản 2. Tổng Giám đốc KBNN hướng dẫn cụ thể về phương pháp lập chứng từ, nội dung ghi chép tài khoản kế toán, phương pháp hạch toán và ghi sổ kế toán theo thẩm quyền được giao tại Thông tư số 77/2017/TT-BTC và Thông tư số 19/2020/TT-BTC .
Thông Tư 99/2021/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán đối với các khoản vay, trả nợ của chính phủ, chính quyền địa phương; thống kê, theo dõi các khoản nợ cho vay lại và bảo lãnh chính phủ . Chương III * Điều 34 - Khoản 2 * Điều 34 * Điều 35 * Điều 35 Chương IV * Điều 36 * Điều 37 Chương V * Điều 38 * Điều 39 Chương VI * Điều 40 * Điều 41 Chương VII * Điều 42
Thông Tư 99/2021/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán đối với các khoản vay, trả nợ của chính phủ, chính quyền địa phương; thống kê, theo dõi các khoản nợ cho vay lại và bảo lãnh chính phủ . Chương III Mục 4 Điều 34 Hạch toán vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ Khoản 2. Tổng Giám đốc KBNN hướng dẫn cụ thể về phương pháp lập chứng từ, nội dung ghi chép tài khoản kế toán, phương pháp hạch toán và ghi sổ kế toán theo thẩm quyền được giao tại Thông tư số 77/2017/TT-BTC và Thông tư số 19/2020/TT-BTC . Mục 4 Điều 34 Hạch toán vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ Khoản 1. Đối với khoản vay nước ngoài của Chính phủ cho chính quyền địa phương vay lại, Sở Tài chính thực hiện theo dõi, đánh giá quá trình quản lý vốn vay lại thuộc dự án theo quy định của Nghị định 97/2018/NĐ-CP và hợp đồng cho vay lại. Khoản 2. Định kỳ trước ngày 20 hàng tháng, trên cơ sở hồ sơ giải ngân vốn vay của nhà tài trợ, Cục QLN và TCĐN gửi Thông báo các khoản giải ngân cho Sở Tài chính để đối chiếu tình hình vay nợ được tổng hợp từ các Chủ dự án để thực hiện ghi nhận nợ qua KBNN cấp tỉnh. Khoản 3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Bộ Tài chính (Cục QLN và TCĐN), Sở Tài chính gửi công văn đề nghị ghi nhận nợ kèm bản sao Thông báo giải ngân của nhà tài trợ cho KBNN cấp tỉnh để KBNN thực hiện hạch toán khoản nhận nợ của chính quyền địa phương cùng thời điểm với thời điểm Chính phủ nhận nợ. Khoản 4. Tổng Giám đốc KBNN hướng dẫn cụ thể về phương pháp hạch toán theo thẩm quyền được giao tại Thông tư số 77/2017/TT-BTC và Thông tư số 19/2020/TT-BTC. Trước thời hạn Sở Tài chính phải nộp các báo cáo tình hình vay nợ của địa phương về Bộ Tài chính 05 ngày làm việc, KBNN tỉnh lập báo cáo gửi Sở Tài chính về khoản nợ mà chính quyền địa phương vay lại của Chính phủ. Mẫu biểu báo cáo của KBNN cấp tỉnh đối với số liệu vay lại của chính quyền địa phương cần đảm bảo các thông tin mà Sở Tài chính phải báo cáo Bộ Tài chính theo quy định hiện hành. Mục 4 Điều 35 Báo cáo tình hình vay, trả nợ trong nước của Chính phủ và chính quyền địa phương Khoản 1. Vụ NSNN lập và gửi cho KBNN báo cáo thực hiện vay, trả nợ trong nước của Chính phủ đối với các khoản vay nợ mà KBNN chưa có đủ thông tin hạch toán trên TABMIS theo biểu mẫu số B01/TN “Báo cáo thực hiện vay, trả nợ trong nước theo đối tượng của Chính phủ” và thời hạn gửi báo cáo theo danh mục báo cáo nêu tại khoản 3 Điều này. Khoản 2. Căn cứ số liệu được kết xuất từ cơ sở dữ liệu trên TABMIS, các hệ thống ứng dụng về quản lý vay nợ của KBNN trong nước, báo cáo của Vụ NSNN và các tỉnh, thành phố, KBNN tổng hợp báo cáo vay nợ trong nước theo biểu mẫu số B02/TN, B03/TN, B04/TN và thời hạn gửi báo cáo theo danh mục báo cáo nêu tại khoản 3 Điều này. Khoản 3. Danh mục báo cáo tình hình vay, trả nợ trong nước: STT Tên báo cáo Mẫu biểu Trách nhiệm lập Nơi nhận Thời hạn gửi 1 Báo cáo thực hiện vay, trả nợ trong nước theo đối tượng của Chính phủ B01/TN Vụ NSNN - Bộ Tài chính Điều 35 Báo cáo tình hình vay, trả nợ trong nước của Chính phủ và chính quyền địa phương KBNN - Trước ngày 31/10 đối với báo cáo 6 tháng - Trước ngày 30/4 năm sau đối với báo cáo 12 tháng 2 Báo cáo tổng hợp thực hiện vay, trả nợ của chính quyền địa phương B02/TN KBNN Cục QLN và TCĐN 3 Báo cáo thực hiện vay, trả nợ trong nước theo hình thức vay của Chính phủ B03/TN KBNN Cục QLN và TCĐN 4 Báo cáo vay, trả nợ trong nước B04/TN KBNN Cục QLN và TCĐN Khoản 4. Mẫu biểu và phương pháp lập báo cáo tình hình vay, trả nợ trong nước quy định tại Phụ lục số 05 “Mẫu biểu, phương pháp lập báo cáo tình hình vay, trả nợ trong nước” kèm theo Thông tư này. Chương IV Điều 36 Trách nhiệm nộp báo cáo của đơn vị được bảo lãnh Khoản 1. Các đơn vị được bảo lãnh có trách nhiệm cung cấp thông tin về các chương trình, dự án được Chính phủ bảo lãnh cho Bộ Tài chính (Cục QL Nợ và TCĐN) để Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo. Khoản 2. Mẫu biểu, kỳ hạn, quy trình lập, gửi báo cáo khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh quy định tại Thông tư số 58/2018/TT-BTC ngày 10/7/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn biểu, mẫu cung cấp thông tin, báo cáo đối với các chương trình, dự án được Chính phủ bảo lãnh. Điều 37 Trách nhiệm thống kê, tổng hợp báo cáo các khoản vay nợ được Chính phủ bảo lãnh Khoản 1. Cục QLN và TCĐN có trách nhiệm thực hiện thống kê, tổng hợp và gửi các báo cáo sau; STT Tên báo cáo Mẫu biểu Nơi nhận Thời hạn gửi 1 Báo cáo thực hiện vay, trả nợ nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh B01/BL KBNN - Trước ngày 31/10 đối với báo cáo 6 tháng - Trước ngày 30/4 năm sau đối với báo cáo 12 tháng 2 Báo cáo thực hiện vay, trả nợ trong nước được Chính phủ bảo lãnh B02/BL KBNN Khoản 2. Mẫu biểu và phương pháp lập báo cáo các khoản được Chính phủ bảo lãnh quy định tại Phụ lục số 06 “Mẫu biểu, phương pháp lập báo cáo vay nợ được Chính phủ bảo lãnh” kèm theo Thông tư này. Chương V Điều 38 Trách nhiệm báo cáo của các đơn vị có liên quan Khoản 1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ quan cho vay lại có trách nhiệm cung cấp thông tin về tình hình cho vay lại cho Bộ Tài chính (Cục QLN và TCĐN) để tổng hợp báo cáo các khoản cho vay lại từ vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài. Khoản 2. Mẫu biểu, kỳ hạn, quy trình lập, gửi báo cáo khoản cho vay lại từ vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài được quy định tại Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn mẫu biểu báo cáo về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ. Điều 39 Trách nhiệm thống kê, tổng hợp báo cáo các khoản cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài Khoản 1. Cục QLN và TCĐN có trách nhiệm lập và gửi các báo cáo như sau: STT Tên báo cáo Mẫu biểu Nơi nhận Thời hạn gửi 1 Báo cáo thực hiện vay về cho vay lại B01/VL KBNN - Trước ngày 31/10 đối với báo cáo 6 tháng - Trước ngày 30/4 năm sau đối với báo cáo 12 tháng Khoản 2. Mẫu biểu và phương pháp lập báo cáo các khoản cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài quy định tại Phụ lục số 07 “Mẫu biểu, phương pháp lập báo cáo tình hình cho vay lại” kèm theo Thông tư này. Chương VI Điều 40 Trách nhiệm lập báo cáo tổng hợp nợ công Khoản 1. Căn cứ báo cáo của các đơn vị được lập và gửi đến theo quy định của Thông tư này, KBNN có trách nhiệm tổng hợp số liệu về báo cáo tổng hợp nợ công trên phạm vi toàn quốc Khoản 2. Báo cáo tổng hợp số liệu nợ công được gửi Cục QLN và TCĐN để lập báo cáo công bố thông tin về nợ công và giải trình số liệu vay nợ nước ngoài theo quy định của Nghị định số 94/2018/NĐ-CP . Điều 41 Báo cáo tổng hợp nợ công Khoản 1. KBNN có trách nhiệm lập và gửi các báo cáo sau: STT Tên báo cáo Mẫu biểu Nơi nhận Thời hạn gửi 1 Báo cáo tình hình nợ công B01/TH Cục QLN và TCĐN - Trước ngày 30/11 đối với báo cáo 6 tháng - Trước ngày 31/5 năm sau đối với báo cáo 12 tháng 2 Báo cáo tổng hợp thực hiện vay, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương B02/TH Khoản 2. Mẫu biểu và phương pháp lập báo cáo tổng hợp nợ công quy định tại Phụ lục số 08 “Mẫu biểu, phương pháp lập báo cáo tổng hợp nợ công” kèm theo Thông tư này. Chương VII Điều 42 Hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện Khoản 1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 và thay thế cho Thông tư số 74/2018/TT-BTC ngày 16/8/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán đối với các khoản vay, trả nợ của Chính phủ, chính quyền địa phương; thống kê, theo dõi các khoản nợ cho vay lại và bảo lãnh Chính phủ. Khoản 2. Trường hợp các khoản nợ cho vay lại chính quyền địa phương phát sinh trước ngày Thông tư này có hiệu lực, Cục QLN và TCĐN chịu trách nhiệm phối hợp với Sở Tài chính để đối chiếu, xác định số dư khoản nợ vay lại chính quyền địa phương và các thông tin có liên quan. Trên cơ sở thông tin đã đối chiếu với Cục QLN và TCĐN, Sở Tài chính gửi công văn đề nghị ghi nhận nợ kèm bản sao số liệu đã đối chiếu với Cục QLN và TCĐN cho KBNN cấp tỉnh để KBNN thực hiện rà soát, đối chiếu và hạch toán khoản nhận nợ của chính quyền địa phương đối với các khoản nợ trước đây chưa được hạch toán. Khoản 3. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được trích dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì thực hiện theo các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế đó. Khoản 4. Cục trưởng Cục QLN và TCĐN, Tổng giám đốc KBNN và các đơn vị trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức triển khai, hướng dẫn thực hiện và kiểm tra việc thi hành Thông tư này./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chính phủ; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Quốc hội; - Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp; - Sở Tài chính, KBNN, Cục thuế, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Văn phòng Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng; - Công báo; - Cổng thông tin điện tử Chính phủ; - Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính; - Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính; - Lưu: VT, Cục QLKT (100 bản). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Tạ Anh Tuấn PHỤ LỤC SỐ 01
Nghị Định 92/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật tương trợ tư pháp . * Điều 1 * Điều 2 * Điều 3 * Điều 4 * Điều 5 * Điều 6 * Điều 7 * Điều 8 * Điều 9 * Điều 10 - Khoản 1
Nghị Định 92/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật tương trợ tư pháp . Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Tương trợ tư pháp về chi phí thực hiện ủy thác tư pháp quy định tại các Điều 16, 31, 48, 60; chế độ báo cáo, thông báo hoạt động tương trợ tư pháp từ Điều 61 đến Điều 70 và nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp trong việc thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động tương trợ tư pháp quy định tại Điều 62 của Luật Tương trợ tư pháp. Điều 2. Nguyên tắc trả chi phí thực hiện tương trợ tư pháp Khoản 1. Chi phí thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự, hình sự, dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù giữa Việt Nam và nước ngoài do nước yêu cầu chi trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Thuật ngữ “thỏa thuận khác” theo quy định tại khoản 1 Điều 16, Điều 31, Điều 48 và Điều 60 của Luật Tương trợ tư pháp là điều ước quốc tế theo quy định của Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế theo quy định của Pháp lệnh Ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế. Khoản 2. Trường hợp Việt Nam và nước ngoài chưa có thỏa thuận quy định tại khoản 1 Điều này thì việc chi trả chi phí thực hiện tương trợ tư pháp được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại. Khoản 3. Cá nhân, tổ chức Việt Nam yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam giải quyết vụ việc dân sự làm phát sinh yêu cầu ủy thác tư pháp ra nước ngoài (sau đây gọi là người yêu cầu) phải trả chi phí thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự, trừ cá nhân được hỗ trợ phí theo quy định tại Điều 4 của Nghị định này. Điều 3. Quản lý và sử dụng chi phí thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự Khoản 1. Cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự mà làm phát sinh yêu cầu ủy thác tư pháp về dân sự ra nước ngoài phải nộp chi phí thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự theo quy định của Việt Nam và chi phí thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự theo yêu cầu của nước ngoài. Chi phí thực hiện tương trợ tư pháp nêu trong Nghị định này bao gồm phí và các chi phí thực tế theo quy định của pháp luật. Khoản 2. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ yêu cầu tương trợ tư pháp về dân sự ra nước ngoài có trách nhiệm thu chi phí thực hiện tương trợ tư pháp trong nước và thông báo cho cá nhân, tổ chức có yêu cầu nêu tại khoản 1 Điều này các chi phí thực hiện ủy thác tư pháp theo yêu cầu của nước ngoài để thực hiện trước khi gửi hồ sơ ra nước ngoài. Trong trường hợp có phát sinh chi phí thực tế trong nước, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thực hiện việc tạm thu một khoản chi phí để thanh toán theo hóa đơn, chứng từ thực tế theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài liên quan. Khoản 3. Cá nhân, tổ chức nước ngoài có yêu cầu ủy thác tư pháp về dân sự cho Việt Nam phải nộp chi phí thực hiện ủy thác tư pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ yêu cầu thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự có trách nhiệm thu chi phí thực hiện ủy thác tư pháp đó. Khoản 4. Bộ Tài chính quy định cụ thể về mức phí; chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng các chi phí thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự. Điều 4. Hỗ trợ chi phí thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự Khoản 1. Công dân Việt Nam thuộc các đối tượng sau đây được miễn phí thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự: a. Người nghèo được miễn phí tương trợ tư pháp về dân sự là người thuộc chuẩn nghèo theo quy định của pháp luật; b. Người hoạt động cách mạng trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945; c. Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; d. Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động; đ. Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; e. Bệnh binh; g. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; h. Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; i. Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; k. Người có công giúp đỡ cách mạng; l. Cha, mẹ, vợ, chồng của liệt sĩ; con của liệt sĩ chưa đủ 18 tuổi; người có công nuôi dưỡng liệt sĩ; m. Người già được miễn phí tương trợ tư pháp về dân sự là người từ đủ 60 tuổi trở lên sống độc thân hoặc không có nơi nương tựa; n. Người tàn tật được miễn phí tương trợ tư pháp về dân sự là người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn hoặc là người bị nhiễm chất độc hóa học, bị nhiễm HIV hoặc bị các bệnh khác làm mất năng lực hành vi dân sự mà không có nơi nương tựa; o. Trẻ em được miễn phí tương trợ tư pháp về dân sự là người dưới 16 tuổi không nơi nương tựa. p. Người dân tộc thiểu số được miễn phí tương trợ tư pháp về dân sự là người thường xuyên sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật. Khoản 2. Công dân Việt Nam có yêu cầu được miễn phí thực hiện tương trợ tư pháp phải nộp bản sao có chứng thực và xuất trình bản gốc giấy tờ chứng minh là người thuộc một trong các đối tượng được miễn phí thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự quy định tại khoản 1 Điều này cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ yêu cầu thực hiện ủy thác về dân sự. Điều 5. Bảo đảm kinh phí của nhà nước thực hiện tương trợ tư pháp Khoản 1. Chi phí của Nhà nước trong thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự, hình sự, dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù do ngân sách nhà nước bảo đảm. Khoản 2. Cơ quan có thẩm quyền thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự, hình sự, dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù có trách nhiệm lập dự toán kinh phí ngân sách nhà nước cho hoạt động tương trợ tư pháp thuộc lĩnh vực quản lý của mình theo các quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và các văn bản liên quan. Khoản 3. Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí cho ngân sách nhà nước cấp cho hoạt động tương trợ tư pháp. Điều 6. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tư pháp trong hoạt động tương trợ tư pháp Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động tương trợ tư pháp có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: Khoản 1. Chủ trì, phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan xây dựng, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tương trợ tư pháp; ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn thi hành các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tương trợ tư pháp; phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên tịch hướng dẫn hoạt động tương trợ tư pháp. Khoản 2. Phối hợp với cơ quan đề xuất ký kết điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp xây dựng kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm về ký kết, gia nhập và thực hiện các điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp theo quy định tại các Điều 63, 64, 65 và 66 của Luật Tương trợ tư pháp; chủ trì đàm phán các hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự; phối hợp với Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan hữu quan đàm phán các hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự, dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù theo quy định của pháp luật; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; chủ trì hoặc phối hợp với Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan hữu quan lập kế hoạch triển khai thực hiện các điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trình Chính phủ quyết định; tổ chức thực hiện kế hoạch triển khai các điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự; phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức thực hiện kế hoạch triển khai các điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự, dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù. Khoản 3. Chủ trì, phối hợp với Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao tổ chức các lớp bồi dưỡng pháp luật trong nước, điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp, hướng dẫn nghiệp vụ hoạt động tương trợ tư pháp cho các cán bộ thực hiện hoạt động tương trợ tư pháp. Khoản 4. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng cơ sở dữ liệu pháp luật về tương trợ tư pháp. Khoản 5. Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và Toà án nhân dân tối cao tổ chức đoàn liên ngành kiểm tra việc thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự tại các Toà án nhân dân và Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và Tòa án nhân dân tối cao kiểm tra việc thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự, dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù nhằm phát hiện kịp thời những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện các quy định của pháp luật liên quan. Khoản 6. Chủ trì, phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao tổ chức các cuộc họp định kỳ để trao đổi thông tin, thảo luận, quyết định các biện pháp phối hợp giải quyết khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện tương trợ tư pháp. Khoản 7. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan tổng kết, báo cáo Chính phủ về hoạt động tương trợ tư pháp hàng năm theo quy định của Luật Tương trợ tư pháp. Điều 7. Thông báo về tình hình thực hiện hoạt động tương trợ tư pháp Khoản 1. Chậm nhất là ngày 30 tháng 6 và ngày 31 tháng 12 hàng năm, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao gửi Thông báo cho Bộ Tư pháp về tình hình thực hiện hoạt động tương trợ tư pháp về lĩnh vực thuộc thẩm quyền của mình theo quy định tại các Điều 63, 64, 65, 66 và 67 của Luật Tương trợ tư pháp. Khoản 2. Thông báo của Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao gửi Bộ Tư pháp có các nội dung chính sau đây: a. Đánh giá chung về tình hình hoạt động tương trợ tư pháp thuộc lĩnh vực được giao; b. Đánh giá hiệu quả của sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong việc thực hiện tương trợ tư pháp; c. Đánh giá về tình hình thực hiện nguyên tắc có đi có lại; d. Kiến nghị về sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong việc thực hiện hoạt động tương trợ tư pháp; đ. Kiến nghị về sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật về tương trợ tư pháp và nhu cầu về ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế liên quan đến tương trợ tư pháp. Kèm theo thông báo cần có bảng tổng hợp tình hình tương trợ tư pháp của Bộ, ngành theo các Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Điều 8. Báo cáo Chính phủ, Quốc hội về hoạt động tương trợ tư pháp Khoản 1. Sau khi nhận được các Thông báo của các Bộ, ngành liên quan quy định tại Điều 7 Nghị định này, Bộ Tư pháp có trách nhiệm tổng hợp các thông báo đó và lập Báo cáo Chính phủ về hoạt động tương trợ tư pháp theo quy định tại khoản 5 Điều 62 của Luật Tương trợ tư pháp. Khoản 2. Báo cáo năm về tình hình hoạt động tương trợ tư pháp của Bộ Tư pháp quy định tại khoản 1 Điều này được gửi Chính phủ trước ngày 31 tháng 01 của năm sau năm báo cáo. Báo cáo tổng hợp của Bộ Tư pháp gửi Chính phủ phải đính kèm các Thông báo của các Bộ, ngành liên quan theo quy định tại Điều 7 Nghị định này. Khoản 3. Trong trường hợp Quốc hội yêu cầu báo cáo về tình hình thực hiện pháp luật thuộc lĩnh vực tương trợ tư pháp, Bộ Tư pháp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao xây dựng Báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội. Điều 9. Họp liên ngành định kỳ Bộ Tư pháp có trách nhiệm tổ chức họp định kỳ 6 tháng và hàng năm để thông báo tình hình và trao đổi các vấn đề phối hợp giữa các Bộ, ngành. Điều 10. Điều khoản thi hành Khoản 1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Thông Tư 37/2021/TT-BLĐTBXH hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng, thời điểm hưởng lương hưu đối với trường hợp không còn hồ sơ gốc . * Điều 1 * Điều 2 * Điều 3 * Điều 4 * Điều 5
Thông Tư 37/2021/TT-BLĐTBXH hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng, thời điểm hưởng lương hưu đối với trường hợp không còn hồ sơ gốc . Điều 1. Đối tượng áp dụng Khoản 1. Các đối tượng quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 1 Nghị định số 108/2021/NĐ-CP hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2022. Khoản 2. Các đối tượng quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 1 Nghị định số 108/2021/NĐ-CP nghỉ việc hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 (bao gồm những người đã nghỉ hưởng trợ cấp mất sức lao động trước ngày 01 tháng 01 năm 1995, sau đó được tiếp tục hưởng trợ cấp theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ cấp cho những người đã hết tuổi lao động tại thời điểm ngừng hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng và Quyết định số 613/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ cấp hằng tháng cho những người có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác thực tế đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động), sau khi thực hiện điều chỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này mà có mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng dưới 2.500.000 đồng/tháng. Khoản 3. Người lao động không còn hồ sơ gốc thể hiện thời gian làm việc trong khu vực nhà nước trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 2 Nghị định số 89/2020/NĐ-CP ngày 04 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Điều 2. Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng Khoản 1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2022, mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư này được tăng thêm 7,4% so với mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 12 năm 2021. Cụ thể: Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng từ tháng 01 năm 2022 = Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp tháng 12 năm 2021 x 1,074 Khoản 2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2022, mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư này được điều chỉnh cụ thể như sau: 2.500.000 đồng/tháng Điểm a) Đối với người có mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng từ 2.300.000 đồng/người/tháng trở xuống: Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng sau điều chỉnh = Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng trước điều chỉnh + Khoản 200.000 đồng/tháng Điểm b) Đối với người có mức lương hưu, trợ bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng từ trên 2.300.000 đồng/người/tháng đến dưới 2.500.000 đồng/người/tháng: Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng sau điều chỉnh = Điều 3. Sửa đổi khoản 17 Điều 1 Thông tư số 06/2021/TT-BLĐTBXH ngày 7 tháng 7 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc “17. Thời điểm hưởng lương hưu đối với trường hợp không còn hồ sơ gốc quy định tại điểm b khoản 3 Điều 2 của Nghị định số 89/2020/NĐ-CP ngày 04 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam là thời điểm ghi trong văn bản giải quyết của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.” Điều 4. Tổ chức thực hiện Khoản 1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan chức năng có liên quan tuyên truyền, phổ biến, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy định về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng tại Thông tư này. Khoản 2. Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm triển khai thực hiện việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng quy định tại Nghị định số 108/2021/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này; lập báo cáo theo mẫu kèm Thông tư này gửi Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính trước ngày 30 tháng 6 năm 2022. Điều 5. Hiệu lực thi hành Khoản 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2022. Quy định tại Điều 2 Thông tư này được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022. Khoản 2. Thông tư số 10/2019/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 6 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và khoản 8 Điều 1 Nghị định số 44/2019/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, giải quyết./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Quốc hội và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Chính phủ; - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Kiểm toán Nhà nước; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND, Sở LĐTB&XH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Cơ quan Trung ương của các Hội, đoàn thể; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); - Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ; - Cổng TTĐT Bộ LĐTBXH; - Lưu VT, PC, BHXH.
Nghị Quyết 141/NQ-CP về việc gia nhập công ước quốc tế 1968 về giao thông đường bộ và công ước về biển báo - tín hiệu đường bộ . * Điều 1 * Điều 1 * Điều 2 * Điều 2 * Điều 3
Nghị Quyết 141/NQ-CP về việc gia nhập công ước quốc tế 1968 về giao thông đường bộ và công ước về biển báo - tín hiệu đường bộ . Điều 1 Điều 1. Đồng ý Việt Nam gia nhập Công ước quốc tế 1968 về Giao thông đường bộ và Công ước về Biển báo - Tín hiệu đường bộ. Điều 2 Điều 2. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện Công ước quốc tế 1968 về Giao thông đường bộ và Công ước về Biển báo - Tín hiệu đường bộ. Điều 3. Bộ Ngoại giao làm thủ tục thông báo Liên Hiệp Quốc về việc Việt Nam chính thức gia nhập và các nội dung đề nghị bảo lưu của Công ước Quốc tế 1968 về Giao thông đường bộ và Công ước về Biển báo - Tín hiệu đường bộ./. Nơi nhận: - Các Thành viên Chính phủ; - Các Bộ: GTVT, NG, TP; - VPCP: các PCN, Trợ lý TTg, các Vụ: TH, PL, KTN; - Lưu: VT, QHQT(3). TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng
Quyết Định 3618/QĐ-UBND phê duyệt đề án phát triển văn phòng thừa phát lại trên địa bàn thành phố hồ chí minh . * Điều 3 Kèm theo Chương I * Điều 1 * Điều 2 Kèm theo Chương II * Điều 3 * Điều 4 * Điều 5 * Điều 6 * Điều 7 * Điều 8 * Điều 9 * Điều 10 * Điều 11 * Điều 12 * Điều 13 * Điều 14 - Khoản 1 + Điểm a + Điểm b
Quyết Định 3618/QĐ-UBND phê duyệt đề án phát triển văn phòng thừa phát lại trên địa bàn thành phố hồ chí minh . Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc các Sở, ngành Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức, thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Bộ Tư pháp; - Thường trực Thành ủy: - Thường trực HĐND Thành phố; - TTUB: CT, các PCT; - Tòa án nhân dân Thành phố; - Viện kiểm sát nhân dân Thành phố; - Cục Thi hành án dân sự Thành phố; - VPUB: CVP, các PCVP; - Các phòng NCTH; - Lưu: VT, (NCPC/Kh). Kèm theo Chương I Điều 1 Phạm vi và đối tượng điều chỉnh Khoản 1. Quy định này được áp dụng để xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Khoản 2. Quy định này áp dụng đối với các Thừa phát lại nộp hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại, các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Điều 2 Nguyên tắc thẩm định hồ sơ Khoản 1. Việc thành lập Văn phòng Thừa phát lại phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo quy định của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại và các văn bản hướng dẫn thi hành, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu của từng địa bàn quận, huyện và thành phố Thủ Đức, đảm bảo các Văn phòng Thừa phát lại gắn với địa bàn dân cư, đáp ứng được đầy đủ nhu cầu về lập vi bằng, tống đạt, xác minh điều kiện thi hành án, tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án và các hoạt động chuyên môn khác; tránh tình trạng tập trung nhiều Văn phòng Thừa phát lại trong một khu vực. Khoản 2. Việc thẩm định hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh phải đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, khách quan và phù hợp quy định pháp luật. Khoản 3. Văn phòng Thừa phát lại được phép thành lập đảm bảo chất lượng và hoạt động ổn định. Kèm theo Chương II Điều 3 Vị trí dự kiến đặt trụ sở văn phòng Điểm t)ối đa là 10 (Mười) điểm, trong đó: Khoản 1. Vị trí dự kiến đặt trụ sở Văn phòng Thừa phát lại có khoảng cách di chuyển bằng đường bộ ngắn nhất với các tổ chức hành nghề thừa phát lại đã thành lập hoặc tổ chức hành nghề thừa phát lại dự kiến thành lập cùng đợt: Điểm a) Dưới 1 (Một) km: 0 (Không) điểm. Điểm b) Từ 1 (Một) đến 3 (Ba) km: tối đa 2 (Hai) điểm. Điểm c) Trên 3 (Ba) km: tối đa 5 (Năm) điểm. Khoản 2. Vị trí thuận lợi cho việc liên hệ của người dân, không gây ách tắc giao thông: tối đa 5 (Năm) điểm. Điều 4 Về trụ sở của Văn phòng Thừa phát lại Điểm t)ối đa là 14 (Mười bốn) điểm, trong đó: Khoản 1. Tính pháp lý, ổn định của trụ sở dự kiến: Điểm a) Trường hợp trụ sở thuộc sở hữu của Thừa phát lại hợp danh hoặc có hợp đồng thuê, mượn hợp pháp có thời hạn từ 5 (Năm) năm trở lên: 2 (Hai) điểm. Điểm b) Trường hợp hợp đồng thuê, mượn hợp lệ có thời hạn từ 1 (Một) năm đến dưới 5 (Năm) năm: 1 (Một) điểm. Điểm c) Có cam kết đảm bảo vị trí trụ sở ít nhất trong thời hạn 01 năm: tối đa 1 (Một) điểm. Khoản 2. Tổng diện tích của trụ sở Văn phòng Thừa phát lại (không bao gồm diện tích giữ xe): Điểm a) Dưới 100 (Một trăm) m2: 0 (Không) điểm. Điểm b) Từ 100 (Một trăm) m2 đến dưới 150 (Một trăm năm mươi) m2: tối đa 2 (Hai) điểm. Điểm c) Từ 150 (Một trăm năm mươi) m2 đến dưới 200 (Hai trăm) m2: tối đa 3 (Ba) điểm. Điểm d) Từ 200 (Hai trăm) m2 trở lên: tối đa 4 (Bốn) điểm. Khoản 3. Tổ chức bố trí trụ sở Văn phòng Thừa phát lại: Điểm a) Đảm bảo nơi làm việc cho Thừa phát lại và người lao động với diện tích theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc tại các đơn vị sự nghiệp, đảm bảo nơi tiếp người yêu cầu và nơi lưu trữ hồ sơ: tối đa 2 (Hai) điểm. Điểm b) Đối với khu vực (phòng) lưu trữ đáp ứng các tiêu chuẩn về công tác lưu trữ theo quy định, trong đó: - Diện tích dưới 30 (Ba mươi) m2: tối đa 1 (Một) điểm. - Diện tích trên 30 (Ba mươi) m2: tối đa 2 (Hai) điểm. Khoản 4. Tổ chức, bố trí địa điểm giữ xe: Điểm a) Diện tích giữ xe dưới 50 (Năm mươi) m2: tối đa 1 (Một) điểm. Điểm b) Diện tích giữ xe từ 50 (Năm mươi) m2 trở lên: tối đa 2 (Hai) điểm. Điểm c) Trường hợp trụ sở Văn phòng Thừa phát lại không có diện tích dành cho giữ xe, nhưng bố trí chỗ giữ xe (thuê, mượn chỗ giữ xe, sử dụng bãi đỗ xe công cộng) trong phạm vi khoảng cách 100 (Một trăm) m tính từ trụ sở thì được tính 50% (Năm mươi phần trăm) so với số điểm tối đa của diện tích tương ứng. Điểm d) Địa điểm giữ xe chỉ được tính điểm khi đảm bảo thuận lợi, an ninh trật tự, an toàn giao thông. Khoản 5. Trụ sở Văn phòng Thừa phát lại có các phương tiện phòng cháy, chữa cháy (bình chữa cháy, hệ thống báo cháy,...): tối đa 1 (Một) điểm. Điều 5 Hình thức Văn phòng Thừa phát lại Điểm t)ối đa là 4 (Bốn) điểm, trong đó: Khoản 1. Văn phòng Thừa phát lại do một Thừa phát lại thành lập (tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân): 2 (hai) điểm. Khoản 2. Văn phòng Thừa phát lại do từ hai Thừa phát lại trở lên thành lập (tổ chức và hoạt động theo loại hình Công ty hợp danh): 4 (Bốn) điểm. Điều 6 Thừa phát lại Điểm t)ối đa là 36 (Ba mươi sáu) điểm, trong đó: Khoản 1. Mỗi thừa phát lại là Trưởng Văn phòng, thành viên hợp danh: 2 (Hai) điểm. Khoản 2. Kinh nghiệm của Thừa phát lại: điểm số tính cho mỗi thừa phát lại là Trưởng Văn phòng, thành viên họp danh là: Điểm a) Có thời gian công tác pháp luật, cụ thể: - Từ 10 (Mười) năm đến 15 (Mười lăm) năm: tối đa 1 (Một) điểm. - Trên 15 (Mười lăm) năm: tối đa 2 (Hai) điểm. Điểm b) Có thời gian công tác có liên quan đến nghiệp vụ thừa phát lại tại các cơ quan quản lý nhà nước về thừa phát lại từ 3 (Ba) năm trở lên: tối đa 0,5 (Không phẩy năm) điểm. Điểm c) Có thời gian làm công tác nghiệp vụ thừa phát lại tại các tổ chức hành nghề thừa phát lại, thi hành án tại các cơ quan Thi hành án dân sự trước khi được bổ nhiệm thừa phát lại: - Từ 1 (Một) năm đến dưới 2 (Hai) năm: tối đa 0,5 (Không phẩy năm) điểm. - Từ 2 (Hai) năm đến 3 (Ba) năm: tối đa 1 (Một) điểm. - Trên 3 (Ba) năm: tối đa 1,5 (Một phẩy năm) điểm. Điểm d) Thừa phát lại đã từng hành nghề với tư cách thừa phát lại, chấp hành viên: - Từ 1 (Một) năm đến dưới 3 (Ba) năm: tối đa 1 (Một) điểm. - Từ 3 (Ba) năm đến dưới 5 (Năm) năm: tối đa 2 (Hai) điểm. - Từ 5 (Năm) năm đến 10 (Mười) năm: tối đa 3 (Ba) điểm. - Trên 10 (Mười) năm: tối đa 4 (Bốn) điểm. Điểm e) Đã là thành viên tổ chức xã hội nghề nghiệp của Thừa phát lại tại Thành phố Hồ Chí Minh hoặc cam kết tham gia tổ chức xã hội nghề nghiệp của Thừa phát lại tại Thành phố Hồ Chí Minh khi Văn phòng Thừa phát lại được cho phép thành lập: tối đa 01 điểm. Khoản 3. Số điểm của mỗi Thừa phát lại làm việc theo chế độ hợp đồng được tính bằng 25% (Hai mươi lăm phần trăm) số điểm của Trưởng Văn phòng, Thừa phát lại hợp danh quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Khoản 4. Mỗi hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại được tính điểm tối đa 4 (Bốn) Thừa phát lại. Trong trường hợp tổng số điểm của Thừa phát lại đạt được trên 36 (Ba mươi sáu) điểm thì được tính tối đa là 36 (Ba mươi sáu) điểm. Điều 7 Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại Điểm t)ối đa là 14 (Mười bốn) điểm, trong đó: Khoản 1. Mỗi thư ký nghiệp vụ được tối đa 2 (Hai) điểm nếu thuộc các trường hợp sau đây: Điểm a) Có thời gian làm công tác pháp luật từ 5 (Năm) năm trở lên hoặc đã từng được bổ nhiệm các chức danh tư pháp: tối đa 1 (Một) điểm. Điểm b) Đã được đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự hoặc tốt nghiệp khóa đào tạo, được công nhận tương đương đào tạo hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại do Bộ Tư pháp tổ chức: 1 (Một) điểm. Khoản 2. Mỗi thư ký nghiệp vụ có thời gian công tác nghiệp vụ thi hành án hoặc thừa phát lại được tính tối đa 2 (Hai) điểm: Điểm a) Từ 1 (Một) năm đến dưới 2 (Hai) năm: tối đa 1 (Một) điểm. Điểm b) Từ 2 (Hai) năm đến 3 (Ba) năm: tối đa 1,5 (Một phẩy năm) điểm. Điểm c) Trên 3 (Ba) năm: tối đa 2 (Hai) điểm. Khoản 3. Mỗi hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại được tính điểm tối đa 4 (Bốn) thư ký nghiệp vụ. Trong trường hợp tổng số điểm của thư ký nghiệp vụ đạt được trên 14 (Mười bốn) điểm thì được tính tối đa 14 (Mười bốn) điểm. Điều 8 Nhân sự phụ trách kế toán Điểm t)ối đa là 2 (Hai) điểm, trong đó: Khoản 1. Nhân viên kế toán có bằng đại học hoặc cao đẳng chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán: tối đa 1 (Một) điểm. Khoản 2. Nhân viên kế toán có thời gian làm công tác kế toán được tính tối đa 1 (Một) điểm: Điểm a) Từ 1 (Một) năm đến 3 (Ba) năm: tối đa 0,5 (Không phẩy năm) điểm. Điểm b) Trên 3 (Ba) năm: tối đa 1 (Một) điểm. Điều 9 Nhân sự phụ trách công nghệ thông tin Điểm t)ối đa là 2 (Hai) điểm, trong đó: Khoản 1. Nhân viên công nghệ thông tin có bằng đại học hoặc cao đẳng chuyên ngành công nghệ thông tin: tối đa 1 (Một) điểm. Khoản 2. Nhân viên công nghệ thông tin có thời gian làm công tác công nghệ thông tin được tính tối đa 1 (Một) điểm: Điểm a) Từ 1 (Một) năm đến 3 (Ba) năm: tối đa 0,5 (Không phẩy năm) điểm. Điểm b) Trên 3 (Ba) năm: tối đa 1 (Một) điểm. Điều 10 Nhân sự phụ trách lưu trữ Điểm t)ối đa là 2 (Hai) điểm, trong đó: Khoản 1. Nhân viên lưu trữ có trình độ chuyên ngành lưu trữ: tối đa 1 (Một) điểm. Điểm a) Trung cấp chuyên ngành lưu trữ: tối đa 0,5 (Không phẩy năm) điểm. Điểm b) Đại học hoặc cao đẳng chuyên ngành lưu trữ: tối đa 1 (Một) điểm. Khoản 2. Nhân viên lưu trữ có thời gian làm công tác lưu trữ được tính tối đa 1 (Một) điểm: Điểm a) Từ 1 (Một) năm đến 3 (Ba) năm: tối đa 0,5 (Không phẩy năm) điểm. Điểm b) Trên 3 (Ba) năm: tối đa 1 (Một) điểm. Điều 11 Xây dựng quy trình nghiệp vụ Thừa phát lại và quy trình lưu trữ Điểm t)ối đa là 3 (Ba) điểm, trong đó: Khoản 1. Xây dựng quy trình nghiệp vụ chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật: tối đa 2 (Hai) điểm. Khoản 2. Xây dựng quy trình lưu trữ chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật: tối đa 1 (Một) điểm. Điều 12 Khả năng quản trị văn phòng Điểm t)ối đa là 3 (Ba) điểm, trong đó: Khoản 1. Trưởng Văn phòng Thừa phát lại có bằng cấp hoặc giấy tờ chứng minh đã qua lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản trị: Điểm a) Thời gian đào tạo, bồi dưỡng dưới 6 (Sáu) tháng: tối đa 0,5 (Không phẩy năm) điểm. Điểm b) Thời gian đào tạo, bồi dưỡng từ 6 (Sáu) tháng trở lên: tối đa 1 (Một) điểm. Khoản 2. Trưởng Văn phòng Thừa phát lại đã từng là Trưởng Văn phòng Thừa phát lại: Điểm a) Dưới 3 (Ba) năm: 0 (Không) điểm. Điểm b) Từ 3 (Ba) năm trở lên: tối đa 1 (Một) điểm. Khoản 3. Có dự thảo các nội quy, quy chế để quản lý hoạt động Văn phòng Thừa phát lại (về thời gian, lề lối làm việc; phân công trách nhiệm đối với từng bộ phận; mối quan hệ với khách hàng; mối quan hệ nội bộ...): tối đa 1 (Một) điểm. Điều 13 Tính khả thi của Đề án thành lập Tính khả thi của Đề án được xem xét, đánh giá tổng thể các điều kiện về trụ sở, cơ sở vật chất và nhân sự của Văn phòng Thừa phát lại, đảm bảo đầy đủ các nội dung Đề án theo quy định: tối đa 8 (Tám) điểm. Điều 14 Những trường hợp không được tính điểm Khoản 1. Các trường hợp không được tính điểm: Điểm a) Cùng nhân sự, cùng một địa điểm tham gia tại nhiều Đề án thành lập Văn phòng Thừa phát lại tại cùng thời điểm xét duyệt hồ sơ thành lập Văn phòng Thừa phát lại. Điểm b) Thừa phát lại thôi làm Trưởng Văn phòng Thừa phát lại (đối với Văn phòng Thừa phát lại hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân) và Thừa phát lại chấm dứt tư cách thành viên hợp danh của Văn phòng Thừa phát lại (đối với Văn phòng Thừa phát lại hoạt động theo loại hình Công ty hợp danh) trong thời gian 5 (Năm) năm tính đến ngày nộp hồ sơ.
Quyết Định 3618/QĐ-UBND phê duyệt đề án phát triển văn phòng thừa phát lại trên địa bàn thành phố hồ chí minh . Kèm theo Chương II * Điều 14 Kèm theo Chương III * Điều 15 * Điều 16 * Điều 17 * Điều 18
Quyết Định 3618/QĐ-UBND phê duyệt đề án phát triển văn phòng thừa phát lại trên địa bàn thành phố hồ chí minh . Kèm theo Chương II Điều 14Điều 14. Những trường hợp không được tính điểm Khoản 1. Các trường hợp không được tính điểm: Điểm a) Cùng nhân sự, cùng một địa điểm tham gia tại nhiều Đề án thành lập Văn phòng Thừa phát lại tại cùng thời điểm xét duyệt hồ sơ thành lập Văn phòng Thừa phát lại. Điểm b) Thừa phát lại thôi làm Trưởng Văn phòng Thừa phát lại (đối với Văn phòng Thừa phát lại hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân) và Thừa phát lại chấm dứt tư cách thành viên hợp danh của Văn phòng Thừa phát lại (đối với Văn phòng Thừa phát lại hoạt động theo loại hình Công ty hợp danh) trong thời gian 5 (Năm) năm tính đến ngày nộp hồ sơ. Điểm c) Thừa phát lại bị xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thừa phát lại với hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng thẻ thừa phát lại (đang trong thời gian bị tước thẻ), bị tạm đình chỉ hành nghề thừa phát lại, thuộc trường hợp bị miễn nhiệm thừa phát lại. Khoản 2. Các trường hợp không xem xét cho phép tham gia thành lập Văn phòng Thừa phát lại: Thừa phát lại hợp danh thuộc trường hợp quy định tại điểm c, khoản 1 Điều này hoặc không có quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Kèm theo Chương III Điều 15 Điều 15. Thông báo và tiếp nhận hồ sơ Khoản 1. Sở Tư pháp thực hiện việc thông báo, hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại. Thông báo tiếp nhận hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại phải được đăng tải trên một phương tiện thông tin đại chúng (ít nhất trong 3 số liên tiếp) và trên Trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp. Thời hạn tiếp nhận là 30 (Ba mươi) ngày kể từ ngày đăng thông báo. Khoản 2. Thừa phát lại nộp hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại chịu trách nhiệm về tính xác thực của hồ sơ và những nội dung trình bày trong Đề án thành lập Văn phòng Thừa phát lại. Điều 16 Điều 16. Thẩm định hồ sơ Giám đốc Sở Tư pháp căn cứ quy định của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ và các quy định pháp luật có liên quan, tiêu chí, thang điểm nêu tại Chương II của Quy định này và nội dung Đề án để tổ chức thực hiện việc thẩm định và chấm điểm. Điều 17 Điều 17. Xét chọn hồ sơ và quyết định cho phép thành lập Khoản 1. Hồ sơ đề nghị xét chọn phải đáp ứng các điều kiện sau đây: Hồ sơ được đề nghị xét chọn phải đạt từ 60 điểm trở lên và có số điểm cao nhất trong số hồ sơ xin thành lập trong 01 đơn vị (quận, huyện, thành phố Thủ Đức); đảm bảo không vi phạm các quy định pháp luật về Thừa phát lại. Trong đó, số điểm đạt được tại các tiêu chí về vị trí dự kiến đặt trụ sở (Điều 3 ), trụ sở Văn phòng Thừa phát lại (Điều 4), Thừa phát lại (Điều 6), thư ký nghiệp vụ (Điều 7) không được thấp hơn 50% (Năm mươi phần trăm) so với điểm tối đa của tiêu chí. Đối với trường hợp có từ 02 hồ sơ trở lên đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại tại một địa bàn quận, huyện, thành phố Thủ Đức có số điểm cao nhất bằng nhau theo quy định thì thứ tự ưu tiên như sau: Điểm a) Hồ sơ có số điểm của tiêu chí về Thừa phát lại cao hơn. Điểm b) Hồ sơ có số điểm của tiêu chí về trụ sở của Văn phòng Thừa phát lại cao hơn. Khoản 2. Giám đốc Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định việc cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại theo quy định. Điều 18 Điều 18. Đăng ký hoạt động Khoản 1. Trong thời hạn 30 (Ba mươi) ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định cho phép thành lập, Văn phòng Thừa phát lại phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp nơi cho phép thành lập. Khoản 2. Sở Tư pháp tiến hành kiểm tra trụ sở, điều kiện cơ sở vật chất, nhân sự của Văn phòng Thừa phát lại trước khi cấp giấy đăng ký hoạt động. Trường hợp Văn phòng Thừa phát lại không đáp ứng đúng nội dung tại Đề án đã được xét chọn, Sở Tư pháp báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố thu hồi Quyết định cho phép thành lập. Khoản 3. Văn phòng Thừa phát lại có trách nhiệm đảm bảo thực hiện theo đúng Đề án thành lập Văn phòng Thừa phát lại đã được xét duyệt trong thời hạn 01 (Một) năm kể từ khi được cấp giấy đăng ký hoạt động, trường hợp Văn phòng Thừa phát lại thay đổi về trụ sở, Thừa phát lại, Sở Tư pháp căn cứ tiêu chí và cách thức thẩm định hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại này để đánh giá, chấm điểm nội dung thay đổi và chỉ cho phép thay đổi trong trường hợp đạt sổ điểm bằng hoặc cao hơn so với nội dung đã được xét duyệt tại Đề án./. 1 Theo Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Thông Tư 28/2014/TT-BGDĐT quy định về việc bồi dưỡng và cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục . Chương I * Điều 1 * Điều 2 * Điều 3 * Điều 4 Chương II * Điều 5 * Điều 6 Chương III * Điều 7 * Điều 8 * Điều 9 * Điều 10 * Điều 11 * Điều 12 Chương IV * Điều 13
Thông Tư 28/2014/TT-BGDĐT quy định về việc bồi dưỡng và cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục . Chương I Điều 1 Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng Khoản 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định về việc bồi dưỡng và cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục (sau đây gọi tắt là bồi dưỡng), bao gồm: điều kiện, thẩm quyền, hồ sơ, trình tự, thủ tục giao nhiệm vụ bồi dưỡng; tổ chức bồi dưỡng, kiểm tra, xếp loại, cấp chứng chỉ bồi dưỡng. Khoản 2. Đối tượng áp dụng Điểm a) Thông tư này áp dụng đối với các cơ sở giáo dục, bao gồm: các trường sư phạm, các cơ sở giáo dục đại học có khoa, ngành quản lý giáo dục và cơ sở giáo dục được giao nhiệm vụ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục; Điểm b) Thông tư này áp dụng đối với: cán bộ quản lý ở các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp; cán bộ quản lý khoa, phòng cơ sở giáo dục đại học; cán bộ quản lý sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo; công chức, viên chức dự nguồn đã được quy hoạch cho các chức danh quản lý trên (sau đây gọi tắt là cán bộ quản lý) và tổ chức, cá nhân liên quan. Điều 2 Mục đích bồi dưỡng Khoản 1. Bồi dưỡng những kiến thức về nghiệp vụ quản lý, phương pháp, kỹ năng quản lý ban đầu, bắt buộc, tối thiểu đối với cán bộ quản lý đáp ứng tiêu chuẩn bổ nhiệm chức danh cán bộ quản lý giáo dục. Khoản 2. Cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, chuyên môn, nghiệp vụ; bồi dưỡng, củng cố về kỹ năng, phương pháp lãnh đạo và quản lý giáo dục nhằm nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, chất lượng, hiệu quả công tác quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục. Điều 3 Đối tượng bồi dưỡng của các cơ sở giáo dục Khoản 1. Các cán bộ quản lý quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 1 của Thông tư này là đối tượng bồi dưỡng của các trường đại học sư phạm, các đại học, học viện, trường đại học có khoa, ngành quản lý giáo dục. Khoản 2. Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục trung học cơ sở, tiểu học và mầm non là đối tượng bồi dưỡng của các trường cao đẳng sư phạm. Khoản 3. Đối tượng bồi dưỡng của các cơ sở giáo dục khác được xác định căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ ghi trong quyết định thành lập của từng cơ sở. Điều 4 Giải thích từ ngữ Trong Thông tư này, cụm từ cán bộ quản lý được hiểu như sau: Khoản 1. Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường phổ thông và trường mầm non. Khoản 2. Giám đốc, phó giám đốc cơ sở giáo dục thường xuyên. Khoản 3. Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, trưởng khoa, phó trưởng khoa, trưởng phòng, phó trưởng phòng trong cơ sở giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Khoản 4. Trưởng khoa, phó trưởng khoa, trưởng phòng, phó trưởng phòng trong cơ sở giáo dục đại học, Khoản 5. Trưởng phòng, phó trưởng phòng các phòng thuộc sở giáo dục và đào tạo; trưởng phòng, phó trưởng phòng giáo dục và đào tạo quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Khoản 6. Công chức, viên chức dự nguồn đã được quy hoạch cho các chức danh quản lý nêu tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 của Điều này. Chương II Điều 5 Điều kiện cơ sở giáo dục được giao nhiệm vụ bồi dưỡng Khoản 1. Có đủ giảng viên cơ hữu đảm nhận giảng dạy tối thiểu 70% khối lượng của chương trình bồi dưỡng, trong đó có ít nhất 04 giảng viên có trình độ thạc sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục (đối với đối tượng bồi dưỡng là cán bộ quản lý cơ sở giáo dục trung học cơ sở, tiểu học và mầm non) và có ít nhất 01 giảng viên có trình độ tiến sĩ, 03 giảng viên có trình độ thạc sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục (đối với đối tượng bồi dưỡng là cán bộ quản lý được quy định tại khoản 1, Điều 3 của Thông tư này). Khoản 2. Có đội ngũ giảng viên thỉnh giảng, báo cáo viên tham gia giảng dạy hoặc trợ giảng là các nhà khoa học có kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng; cán bộ quản lý ở các cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục. Khoản 3. Áp dụng chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và được phát triển, cập nhật các nội dung đáp ứng yêu cầu và phù hợp với đặc điểm của nhà trường, địa phương. Khoản 4. Có cơ sở vật chất, thiết bị đảm bảo đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng, gồm: Điểm a) Có đủ phòng học, các phòng chức năng và các thiết bị cần thiết đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập cho mỗi khóa bồi dưỡng; Điểm b) Thư viện có phòng tra cứu thông tin, có phần mềm và các thiết bị phục vụ việc tra cứu tài liệu; có đủ nguồn thông tin tư liệu: sách, giáo trình, bài giảng, các tài liệu liên quan phục vụ công tác bồi dưỡng; Điểm c) Trang thông tin điện tử của trường được cập nhật thường xuyên, công bố công khai cam kết chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng, công khai thu chi tài chính; Khoản 5. Có đơn vị chuyên trách tổ chức, quản lý quá trình bồi dưỡng, đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ quản lý công tác bồi dưỡng. Khoản 6. Thường xuyên hoặc định kỳ cử giảng viên của nhà trường đi thực tế giáo dục ở địa phương nhằm bổ sung kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn giáo dục. Điều 6 Thẩm quyền, hồ sơ, trình tự, thủ tục giao nhiệm vụ bồi dưỡng Khoản 1. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định giao nhiệm vụ bồi dưỡng cho các cơ sở giáo dục. Khoản 2. Hồ sơ đăng ký nhiệm vụ bồi dưỡng, bao gồm: Điểm a) Công văn đăng ký nhiệm vụ bồi dưỡng của cơ sở giáo dục; Điểm b) Đề án đăng ký nhiệm vụ bồi dưỡng (Phụ lục I); Điểm c) Các tài liệu và minh chứng kèm theo, bao gồm: - Lý lịch khoa học của giảng viên, báo cáo viên (Phụ lục II); - Kế hoạch bồi dưỡng: hình thức tổ chức bồi dưỡng; thời lượng bồi dưỡng cho cả khóa học; thời gian bồi dưỡng; kế hoạch cử giảng viên của nhà trường đi thực tế giáo dục ở địa phương theo định kỳ nhằm bổ sung kiến thức thực tiễn giáo dục; - Một số giáo trình, tài liệu bồi dưỡng cơ bản sẽ sử dụng trong chương trình bồi dưỡng; - Chương trình, tài liệu bồi dưỡng đã được phát triển, cập nhật các nội dung đáp ứng yêu cầu và phù hợp với đặc điểm của nhà trường, địa phương. Hồ sơ được lập thành 1 bộ. Khoản 3. Trình tự, thủ tục giao nhiệm vụ bồi dưỡng như sau: Điểm a) Cơ sở giáo dục được quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 1 của Thông tư này gửi hồ sơ đến sở giáo dục và đào tạo, nơi cơ sở giáo dục đặt trụ sở, đề nghị kiểm tra thực tế và xác nhận các điều kiện đảm bảo cho công tác bồi dưỡng; Điểm b) Sở giáo dục và đào tạo tiến hành kiểm tra và xác nhận các điều kiện đảm bảo cho công tác bồi dưỡng được quy định tại Điều 5 của Thông tư này; Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, giám đốc sở giáo dục và đào tạo ra quyết định thành lập đoàn kiểm tra. Thành phần đoàn kiểm tra gồm: 1 lãnh đạo sở làm Trưởng đoàn, 1 lãnh đạo phòng tổ chức cán bộ, 1 lãnh đạo phòng kế hoạch tài chính, 1 lãnh đạo phòng giáo dục chuyên nghiệp/giáo dục thường xuyên, 1 chuyên viên phòng tổ chức cán bộ làm nhiệm vụ thư ký. Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra đối chiếu các nội dung kê khai trong hồ sơ với các điều kiện thực tế như: bảng lương, sổ bảo hiểm xã hội, văn bằng, chứng chỉ của giảng viên, thiết bị, thư viện và lập biên bản kiểm tra (Phụ lục III); Đoàn kiểm tra chịu trách nhiệm về tính chính xác của các nội dung kiểm tra. Sau thời gian kiểm tra thực tế chậm nhất 7 ngày làm việc, sở giáo dục và đào tạo trả lời cơ sở giáo dục về kết quả thẩm định. Điểm c) Cơ sở giáo dục đăng ký nhiệm vụ bồi dưỡng trực tiếp nộp hoặc gửi qua đường bưu điện hồ sơ đã được sở giáo dục và đào tạo xác nhận đến Bộ Giáo dục và Đào tạo; Điểm d) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức xem xét hồ sơ và các điều kiện đăng ký nhiệm vụ bồi dưỡng theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này. Trong trường hợp cơ sở giáo dục đáp ứng đủ các điều kiện, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ ra quyết định giao nhiệm vụ bồi dưỡng. Trong trường hợp cơ sở giáo dục chưa đáp ứng các điều kiện quy định, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ thông báo kết quả xem xét và nêu rõ lý do bằng văn bản. Khoản 4. Các cơ sở giáo dục có chức năng, nhiệm vụ đào tạo ngành, chuyên ngành quản lý giáo dục từ trình độ đại học trở lên nếu có nhu cầu làm nhiệm vụ bồi dưỡng thì không phải xây dựng đề án, chỉ tiến hành rà soát theo các điều kiện được quy định tại Điều 5, báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo để được xem xét, quyết định. Khoản 5. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức kiểm tra trước khi quyết định. Chương III Điều 7 Chương trình, thời lượng bồi dưỡng Khoản 1. Chương trình bồi dưỡng thực hiện theo chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Khoản 2. Thời lượng bồi dưỡng: 360 tiết Điều 8 Hình thức tổ chức bồi dưỡng Căn cứ vào điều kiện thực tế của cơ sở giáo dục làm nhiệm vụ bồi dưỡng (sau đây gọi tắt là cơ sở bồi dưỡng) và nhu cầu của học viên, cơ sở bồi dưỡng được quyền chủ động lựa chọn một trong 2 hình thức: Khoản 1. Bồi dưỡng tập trung: học tập trung tại cơ sở bồi dưỡng trong 8 tuần (315 tiết); 4 tuần còn lại (45 tiết) thực hiện các công việc: đi thực tế và viết tiểu luận tại địa phương; đánh giá tiểu luận và tổng kết khóa học tại cơ sở bồi dưỡng. Khoản 2. Bồi dưỡng bán tập trung (vừa làm vừa học): học viên đảm bảo đủ các nội dung và thời lượng thực học như hình thức học tập trung, nhưng tổng thời gian bồi dưỡng không quá 20 tuần. Điều 9 Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng Khoản 1. Kết thúc mỗi module của chương trình bồi dưỡng, học viên phải thực hiện một bài kiểm tra viết trong thời gian tối thiểu 60 phút. Bài kiểm tra được chấm theo thang điểm 10. Khoản 2. Học viên tham gia tối thiểu 80% thời lượng chương trình bồi dưỡng quy định cho mỗi module thì được tham gia kiểm tra kết thúc module đó. Học viên có tất cả các bài kiểm tra kết thúc module đạt từ 5 điểm trở lên thì được viết tiểu luận cuối khóa. Khoản 3. Bài tiểu luận cuối khóa phải áp dụng kiến thức đã học vào giải quyết vấn đề thực tiễn tại nơi đang công tác (có ý kiến nhận xét của cơ quan quản lý trực tiếp học viên). Bài tiểu luận cuối khóa được đánh giá theo thang điểm 10. Điều 10 Xếp loại kết quả bồi dưỡng Khoản 1. Điểm xếp loại kết quả bồi dưỡng là điểm trung bình cộng của điểm các module và điểm tiểu luận cuối khóa, làm tròn đến một chữ số sau phần thập phân. Ví dụ: Học viên A có điểm 5 module lần lượt là: 5,0; 6,0; 6,5; 8,0; 9,0 và điểm tiểu luận cuối khóa là 9,5 thì điểm xếp loại kết quả bồi dưỡng là: (5,0 + 6,0 + 6,5 + 8,0 + 9,0 + 9,5) : 6 = 44 : 6 = 7,33 làm tròn thành 7,3. Khoản 2. Xếp loại kết quả bồi dưỡng. Điểm a) Loại trung bình: điểm xếp loại đạt từ 5 điểm đến dưới 7 điểm; Điểm b) Loại khá: điểm xếp loại đạt từ 7 điểm đến dưới 9 điểm (không có điểm dưới 6); Điểm c) Loại giỏi: điểm xếp loại đạt từ 9 điểm đến 10 điểm (không có điểm dưới 7). Khoản 3. Học viên không được công nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng khi điểm xếp loại đạt dưới 5 điểm hoặc chưa đủ số điểm các module và tiểu luận theo quy định. Điều 11 Cấp chứng chỉ bồi dưỡng Khoản 1. Người học được cấp chứng chỉ bồi dưỡng sau khi hoàn thành chương trình và có điểm xếp loại kết quả bồi dưỡng quy định tại khoản 1, Điều 10 đạt từ 5 điểm trở lên. Khoản 2. Các cơ sở bồi dưỡng cấp chứng chỉ cho học viên đạt các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này. Khoản 3. Việc quản lý và cấp chứng chỉ bồi dưỡng thực hiện theo Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân và Quyết định số 34/2008/QĐ-BGDĐT ngày 10/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành mẫu chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân. Điều 12 Kinh phí bồi dưỡng Khoản 1. Kinh phí bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục bao gồm: Điểm a) Ngân sách nhà nước dành cho đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên của ngành, địa phương; Điểm b) Kinh phí của các đơn vị cử người đi bồi dưỡng; Điểm c) Kinh phí từ các nguồn hỗ trợ hợp pháp khác. Khoản 2. Hàng năm, cơ sở bồi dưỡng phải báo cáo quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành. Chương IV Điều 13 Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo Khoản 1. Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục Điểm a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc Bộ tổ chức xem xét hồ sơ và các điều kiện đăng ký nhiệm vụ bồi dưỡng, trình Bộ trưởng ra quyết định giao nhiệm vụ bồi dưỡng cho cơ sở giáo dục đăng ký nhiệm vụ bồi dưỡng; Điểm b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc Bộ tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động bồi dưỡng. Khoản 2. Các đơn vị khác thuộc Bộ Điểm a) Thanh tra Bộ chủ trì thanh tra hoạt động bồi dưỡng; Điểm b) Các đơn vị khác thuộc Bộ phối hợp thực hiện việc xem xét hồ sơ và các điều kiện đăng ký nhiệm vụ bồi dưỡng, thanh tra, kiểm tra công tác đảm bảo chất lượng, hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng.
Thông Tư 28/2014/TT-BGDĐT quy định về việc bồi dưỡng và cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục . Chương IV * Điều 14 - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b * Điều 14 * Điều 15 * Điều 16 * Điều 17 * Điều 18 * Điều 19
Thông Tư 28/2014/TT-BGDĐT quy định về việc bồi dưỡng và cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục . Chương IV Điều 14 Trách nhiệm của sở giáo dục và đào tạo Khoản 2. Các đơn vị khác thuộc Bộ Điểm a) Thanh tra Bộ chủ trì thanh tra hoạt động bồi dưỡng; Điểm b) Các đơn vị khác thuộc Bộ phối hợp thực hiện việc xem xét hồ sơ và các điều kiện đăng ký nhiệm vụ bồi dưỡng, thanh tra, kiểm tra công tác đảm bảo chất lượng, hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng. Điều 14 Trách nhiệm của sở giáo dục và đào tạo Khoản 1. Kiểm tra và xác nhận điều kiện đảm bảo cho công tác bồi dưỡng của cơ sở bồi dưỡng theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Thông tư số 08/2011/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 02 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định điều kiện, hồ sơ, quy trình mở ngành đào tạo, đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học, trình độ cao đẳng (sử dụng Phụ lục III đính kèm Thông tư này). Khoản 2. Hàng năm, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng của sở giáo dục và đào tạo, của các cơ sở giáo dục trực thuộc và tổng hợp kế hoạch bồi dưỡng của phòng giáo dục và đào tạo, của các cơ sở giáo dục thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện để theo dõi, điều tiết chung. Khoản 3. Phối hợp với các cơ sở bồi dưỡng để thực hiện có hiệu quả hoạt động bồi dưỡng. Khoản 4. Chịu sự kiểm tra, thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan có thẩm quyền về trách nhiệm quản lý, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng của cơ sở bồi dưỡng thuộc phạm vi quản lý của sở. Điều 15 Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có học viên tham gia bồi dưỡng Hàng năm, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cán bộ quản lý của cơ quan, đơn vị được quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 1, báo cáo cơ quan quản lý trực tiếp (đối với các cơ quan, đơn vị trực thuộc sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo), theo chức năng, nhiệm vụ, phối hợp với cơ sở bồi dưỡng tổ chức bồi dưỡng theo kế hoạch. Điều 16 Trách nhiệm của cơ sở bồi dưỡng Khoản 1. Chịu trách nhiệm toàn diện về hoạt động bồi dưỡng. Khoản 2. Phối hợp với các sở giáo dục và đào tạo và các cơ quan, đơn vị có học viên tham gia bồi dưỡng để xây dựng kế hoạch mở lớp và thực hiện các hoạt động nhằm đảm bảo chất lượng công tác bồi dưỡng. Khoản 3. Chịu sự kiểm tra, thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan có thẩm quyền. Điều 17 Xử lý vi phạm Khoản 1. Căn cứ vào mức độ vi phạm, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định đình chỉ hoặc thu hồi quyết định cho phép thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng đối với cơ sở bồi dưỡng theo quy định tại Điều 6 của Nghị định 138/2013/NĐ-CP ngày 22/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục. Khoản 2. Tổ chức hay cá nhân vi phạm các quy định tại Thông tư này, tùy theo mức độ mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu hành vi vi phạm gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Điều 18 Chế độ thông tin, báo cáo Sau khi kết thúc mỗi khóa bồi dưỡng, cơ sở bồi dưỡng gửi kết quả thống kê, báo cáo về tổ chức, hoạt động và kết quả của công tác bồi dưỡng đến Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan quản lý trực tiếp. Điều 19 Hiệu lực thi hành Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 10 năm 2014. Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ; - Văn phòng Quốc hội; - Ủy ban VHGD-TNTN&NĐ của Quốc hội; - Ban Tuyên giáo Trung ương; - Hội đồng Quốc gia giáo dục và Phát triển nhân lực; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Kiểm toán Nhà nước; - Website Chính phủ; - Website Bộ GD&ĐT; - Bộ Tư pháp (Cục KTrVBQPPL); - Công báo; - Lưu: VT, PC, NGCBQLGD. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Vinh Hiển CƠ QUAN CHỦ QUẢN….. CƠ SỞ ĐĂNG KÝ NHIỆM VỤ BỒI DƯỠNG…… PHỤ LỤC I
Nghị Định 03/2021/NĐ-CP . Chương I * Điều 1 * Điều 2 * Điều 3 Chương II * Điều 4 * Điều 5 * Điều 6 * Điều 6 * Điều 7 * Điều 8 * Điều 9 * Điều 10 * Điều 11 - Khoản 1 + Điểm a + Điểm b + Điểm c - Khoản 2 + Điểm a + Điểm b + Điểm c + Điểm d - Khoản 3
Nghị Định 03/2021/NĐ-CP . Chương I Điều 1 Phạm vi điều chỉnh Nghị định này quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới: Khoản 1. Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Khoản 2. Quản lý, sử dụng Quỹ Bảo hiểm xe cơ giới. Khoản 3. Quản lý, vận hành và khai thác cơ sở dữ liệu bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Khoản 4. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ và các Tổ chức có liên quan trong việc thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Điều 2 Đối tượng áp dụng Nghị định này áp dụng đối với: Khoản 1. Chủ xe cơ giới tham gia giao thông và hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Khoản 2. Doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo quy định của pháp luật. Khoản 3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Điều 3 Giải thích từ ngữ Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: Khoản 1. Chủ xe cơ giới là chủ sở hữu xe cơ giới hoặc được chủ sở hữu xe cơ giới giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp xe cơ giới. Khoản 2. Xe cơ giới bao gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và xe máy chuyên dùng, trong đó: Điểm a) Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự theo quy định của Luật Giao thông đường bộ. Điểm b) Xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giao thông đường bộ. Khoản 3. Bên thứ ba là người bị thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản do xe cơ giới gây ra, trừ những người sau: Điểm a) Người lái xe, người trên chính chiếc xe đó. Điểm b) Chủ sở hữu xe trừ trường hợp chủ sở hữu đã giao cho Tổ chức, cá nhân khác chiếm hữu, sử dụng chiếc xe đó. Khoản 4. Người được bảo hiểm là chủ xe cơ giới hoặc người lái xe có trách nhiệm dân sự được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. Khoản 5. Xe cơ giới hoạt động là xe cơ giới có sự điều khiển của người lái xe đang vận hành gồm di chuyển, dừng xe, đỗ xe. Khoản 6. Tham gia giao thông là việc chủ xe cơ giới, người lái xe điều khiển xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ. Chương II Mục 1 Điều 4 Nguyên tắc tham gia bảo hiểm Khoản 1. Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm triển khai Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo điều kiện, mức phí bảo hiểm, mức trách nhiệm bảo hiểm quy định tại Nghị định này. Khoản 2. Đối với mỗi xe cơ giới, trách nhiệm bồi thường bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới chỉ phát sinh theo một hợp đồng bảo hiểm duy nhất. Khoản 3. Ngoài việc tham gia hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo điều kiện, mức phí bảo hiểm, mức trách nhiệm bảo hiểm quy định tại Nghị định này, chủ xe cơ giới và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm về mở rộng điều kiện bảo hiểm, mức trách nhiệm bảo hiểm tăng thêm và mức phí bảo hiểm bổ sung tương ứng. Trong trường hợp này, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm tách riêng phần bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới trong Giấy chứng nhận bảo hiểm. Mục 1 Điều 5 Phạm vi bồi thường thiệt hại Khoản 1. Thiệt hại ngoài hợp đồng về sức khỏe, tính mạng và tài sản đối với bên thứ ba do xe cơ giới gây ra. Khoản 2. Thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của hành khách do xe cơ giới gây ra. Mục 1 Điều 6 Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (sau đây gọi là Giấy chứng nhận bảo hiểm) Khoản 1. Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự giữa chủ xe cơ giới với doanh nghiệp bảo hiểm. Mỗi xe cơ giới được cấp 1 Giấy chứng nhận bảo hiểm. Chủ xe cơ giới bị mất Giấy chứng nhận bảo hiểm phải có văn bản đề nghị doanh nghiệp bảo hiểm (nơi đã cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm) cấp lại Giấy chứng nhận bảo hiểm. Khoản 2. Khi mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, chủ xe cơ giới được doanh nghiệp bảo hiểm cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm cho chủ xe cơ giới khi chủ xe cơ giới đã đóng đủ phí bảo hiểm hoặc có thỏa thuận với chủ xe cơ giới về thời hạn thanh toán phí bảo hiểm theo quy định của Bộ Tài chính. Khoản 3. Giấy chứng nhận bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm chủ động thiết kế và phải bao gồm các nội dung sau đây: Điểm a) Tên, địa chỉ, số điện thoại (nếu có) của chủ xe cơ giới. Điểm b) Số biển kiểm soát hoặc số khung, số máy. Điểm c) Loại xe, trọng tải, số chỗ ngồi, mục đích sử dụng đối với xe ô tô. Điều 6 Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (sau đây gọi là Giấy chứng nhận bảo hiểm) Khoản 3 Điểm d) Tên, địa chỉ, số điện thoại đường dây nóng của doanh nghiệp bảo hiểm. Điểm đ) Mức trách nhiệm bảo hiểm dân sự đối với bên thứ ba và hành khách. Điểm e) Trách nhiệm của chủ xe cơ giới, người lái xe khi xảy ra tai nạn. Điểm g) Thời hạn bảo hiểm, phí bảo hiểm, thời hạn thanh toán phí bảo hiểm. Điểm h) Ngày, tháng, năm cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm. Điểm i) Mã số, mã vạch được đăng ký, quản lý và sử dụng theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ để lưu trữ, chuyển tải và truy xuất thông tin định danh doanh nghiệp Bảo hiểm và nội dung cơ bản của Giấy chứng nhận Bảo hiểm. Khoản 4. Trường hợp cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử, doanh nghiệp bảo hiểm phải tuân thủ các quy định của Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành; Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử phải tuân thủ đầy đủ các quy định hiện hành và phản ánh đầy đủ các nội dung quy định tại khoản 3 Điều này. Điều 7 Phí bảo hiểm và thanh toán phí bảo hiểm Khoản 1. Phí bảo hiểm là khoản tiền mà chủ xe cơ giới phải thanh toán cho doanh nghiệp bảo hiểm khi mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Khoản 2. Bộ Tài chính quy định phí bảo hiểm dựa trên số liệu thống kê, bảo đảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, tương ứng với điều kiện bảo hiểm, mức trách nhiệm bảo hiểm, mức độ rủi ro theo loại xe cơ giới và mục đích sử dụng. Khoản 3. Căn cứ vào lịch sử tai nạn của từng xe cơ giới và năng lực chấp nhận rủi ro của mình, doanh nghiệp bảo hiểm chủ động xem xét, điều chỉnh tăng phí bảo hiểm. Mức tăng phí bảo hiểm tối đa là 15% tính trên phí Bảo hiểm do Bộ Tài chính quy định. Khoản 4. Đối với các xe cơ giới được phép mua bảo hiểm có thời hạn khác 1 năm, phí bảo hiểm được tính dựa trên phí bảo hiểm do Bộ Tài chính quy định và tương ứng với thời hạn được bảo hiểm. Cách tính cụ thể như sau: Phí bảo hiểm phải nộp = Phí bảo hiểm năm theo loại xe cơ giới x Thời hạn được bảo hiểm (ngày) 365 (ngày) Trường hợp thời hạn được bảo hiểm từ 30 ngày trở xuống, phí bảo hiểm phải nộp được tính bằng phí bảo hiểm năm theo loại xe cơ giới/(chia) cho 12 tháng. Khoản 5. Việc thanh toán phí bảo hiểm thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính. Điều 8 Mức trách nhiệm Bảo hiểm Khoản 1. Mức trách nhiệm bảo hiểm là số tiền tối đa mà doanh nghiệp bảo hiểm có thể phải trả đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và tài sản của bên thứ ba và hành khách do xe cơ giới gây ra trong mỗi vụ tai nạn xảy ra thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại. Khoản 2. Căn cứ chi phí thực tế về giá dịch vụ khám, điều trị, chăm sóc y tế và chi phí khắc phục thiệt hại đối với tài sản. Bộ Tài chính quy định mức trách nhiệm Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Điều 9 Thời hạn và hiệu lực bảo hiểm Khoản 1. Thời hạn ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm cụ thể: Điểm a) Đối với xe mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, thời hạn Bảo hiểm tối thiểu là 1 năm và tối đa là 3 năm. Điểm b) Đối với các xe cơ giới còn lại, thời hạn bảo hiểm tối thiểu là 1 năm và thời hạn tối đa tương ứng với thời hạn kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường định kỳ có thời hạn trên 1 năm. Điểm c) Trong các trường hợp sau, thời hạn bảo hiểm dưới 1 năm: Xe cơ giới nước ngoài tạm nhập, tái xuất có thời hạn tham gia giao thông trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dưới 1 năm; niên hạn sử dụng của xe cơ giới nhỏ hơn 1 năm theo quy định của pháp luật; xe cơ giới thuộc đối tượng đăng ký tạm thời theo quy định của Bộ Công an. Điểm d) Trường hợp chủ xe cơ giới có nhiều xe tham gia bảo hiểm vào nhiều thời điểm khác nhau trong năm nhưng đến năm tiếp theo có nhu cầu đưa về cùng một thời điểm Bảo hiểm để quản lý, thời hạn bảo hiểm của các xe này có thể nhỏ hơn 1 năm và bằng thời gian hiệu lực còn lại của hợp đồng bảo hiểm giao kết đầu tiên của năm đó. Thời hạn bảo hiểm của năm tiếp theo đối với các hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm sau khi được đưa về cùng thời điểm thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này. Khoản 2. Hiệu lực bảo hiểm bắt đầu và kết thúc theo thời hạn ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm. Khoản 3. Trong thời hạn còn hiệu lực ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm, nếu có sự chuyển quyền sở hữu xe cơ giới, mọi quyền lợi bảo hiểm liên quan đến trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới cũ vẫn còn hiệu lực đối với chủ xe cơ giới mới. Điều 10 Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm Khoản 1. Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trong các trường hợp phải thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe theo quy định của Bộ Công an. Khoản 2. Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp chủ xe cơ giới không thanh toán đủ phí bảo hiểm theo quy định tại khoản 5 Điều 7 Nghị định này. Khoản 3. Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở tính phí bảo hiểm dẫn đến tăng, giảm các rủi ro được bảo hiểm. Điều 11 Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm Khoản 1. Trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định này: Điểm a) Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm kèm theo Giấy chứng nhận bảo hiểm muốn chấm dứt và Giấy chứng nhận thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe hoặc quyết định, thông báo của cơ quan có thẩm quyền về việc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe. Hợp đồng bảo hiểm chấm dứt từ thời điểm doanh nghiệp bảo hiểm nhận được thông báo chấm dứt hợp đồng bảo hiểm. Thời điểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm được xác định như sau: - Trường hợp bên mua Bảo hiểm, người được bảo hiểm gửi thông báo bằng hình thức trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính, thời điểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm tính từ thời điểm ghi vào sổ tiếp nhận của doanh nghiệp bảo hiểm. - Trường hợp bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm gửi thông báo bằng hình thức fax hoặc hệ thống thư điện tử, thời điểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm tính từ thời điểm doanh nghiệp bảo hiểm nhận fax, nhận thư điện tử. Điểm b) Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo, doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm mà bên mua Bảo hiểm, người được bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm, sau khi đã trừ các chi phí hợp lý có liên quan đến hợp đồng Bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm không phải hoàn phí bảo hiểm trong trường hợp đã xảy ra sự kiện bảo hiểm và phát sinh trách nhiệm bồi thường bảo hiểm trước khi hợp đồng Bảo hiểm bị chấm dứt. Điểm c) Trường hợp bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm không thông báo về việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm, nhưng doanh nghiệp bảo hiểm có những bằng chứng cụ thể về việc xe cơ giới thuộc trường hợp được chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định này, doanh nghiệp bảo hiểm phải thông báo bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm, người được Bảo hiểm và các bằng chứng về việc xe cơ giới thuộc trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm. Sau 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo mà bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm không thực hiện các thủ tục chấm dứt hợp đồng bảo hiểm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, hợp đồng bảo hiểm mặc nhiên được chấm dứt. Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện hoàn phí bảo hiểm theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. Trường hợp xảy ra sự kiện Bảo hiểm trong vòng 15 ngày kể từ ngày doanh nghiệp bảo hiểm gửi thông báo cho bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm về việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm. Khoản 2. Trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này: Điểm a) Hợp đồng bảo hiểm sẽ chấm dứt hiệu lực vào ngày kế tiếp ngày bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm phải thanh toán phí bảo hiểm. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm chấm dứt hiệu lực, doanh nghiệp Bảo hiểm phải thông báo bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm về việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm và hoàn lại cho bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm phần phí bảo hiểm đã thanh toán thừa (nếu có) hoặc yêu cầu bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm thanh toán đủ phí bảo hiểm đến thời điểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm. Điểm b) Doanh nghiệp bảo hiểm không phải hoàn phí bảo hiểm trong trường hợp đã xảy ra sự kiện bảo hiểm và phát sinh trách nhiệm bồi thường bảo hiểm trước khi hợp đồng bảo hiểm bị chấm dứt. Điểm c) Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm chấm dứt từ thời điểm bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm nhận được thông báo chấm dứt hợp đồng bảo hiểm. Thời điểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm được xác định như sau: - Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm gửi thông báo bằng hình thức trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính, thời điểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm tính từ thời điểm bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm ký nhận thông báo. - Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm gửi thông báo bằng hình thức fax hoặc hệ thống thư điện tử, thời điểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm tính từ thời điểm bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm nhận fax, nhận thư điện tử. Điểm d) Hợp đồng bảo hiểm tiếp tục có hiệu lực kể từ thời điểm chủ xe cơ giới thanh toán đủ phí bảo hiểm và được doanh nghiệp bảo hiểm chấp thuận bằng văn bản. Khoản 3. Trường hợp đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định này:
Nghị Định 03/2021/NĐ-CP . Chương II * Điều 11 - Khoản 2 + Điểm d - Khoản 3 + Điểm a + Điểm b * Điều 12 * Điều 13 * Điều 14 * Điều 15 * Điều 16 * Điều 17 * Điều 18 - Khoản 1 - Khoản 2 - Khoản 3 - Khoản 4 - Khoản 5 + Điểm a + Điểm b + Điểm c
Nghị Định 03/2021/NĐ-CP . Chương II Điều 11 Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm Khoản 2 Điểm d) Hợp đồng bảo hiểm tiếp tục có hiệu lực kể từ thời điểm chủ xe cơ giới thanh toán đủ phí bảo hiểm và được doanh nghiệp bảo hiểm chấp thuận bằng văn bản. Khoản 3. Trường hợp đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định này: Điểm a) Trường hợp đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến giảm các rủi ro được bảo hiểm nhưng doanh nghiệp bảo hiểm không chấp nhận giảm phí bảo hiểm: Bên mua bảo hiểm phải thông báo bằng văn bản trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày doanh nghiệp bảo hiểm không chấp nhận giảm phí bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm chấm dứt từ thời điểm doanh nghiệp bảo hiểm nhận được thông báo chấm dứt hợp đồng bảo hiểm. Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. Điểm b) Trường hợp đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến tăng các rủi ro được bảo hiểm, nhưng bên mua bảo hiểm không chấp nhận tăng phí bảo hiểm: Doanh nghiệp bảo hiểm phải thông báo bằng văn bản trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày bên mua Bảo hiểm không chấp nhận tăng phí bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm chấm dứt từ thời điểm bên mua bảo hiểm nhận được thông báo chấm dứt hợp đồng bảo hiểm. Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm, sau khi đã trừ các chi phí hợp lý có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm không phải hoàn phí bảo hiểm trong trường hợp đã xảy ra sự kiện bảo hiểm và phát sinh trách nhiệm bồi thường. Điều 12 Giám định thiệt hại Khoản 1. Khi xảy ra tai nạn, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền phải phối hợp chặt chẽ với chủ xe cơ giới, người lái xe và bên thứ ba hoặc người đại diện hợp pháp của các bên liên quan thực hiện việc giám định tổn thất để xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất. Kết quả giám định phải lập thành văn bản có chữ ký của các bên liên quan. Chi phí giám định thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm chi trả. Khoản 2. Trường hợp chủ xe cơ giới, người lái xe không thống nhất về nguyên nhân và mức độ thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm xác định, hai bên có thể trưng cầu giám định viên độc lập, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được việc trưng cầu giám định viên độc lập, một trong các bên được yêu cầu Tòa án nơi xảy ra tổn thất hoặc nơi cư trú của người được bảo hiểm chỉ định giám định viên độc lập. Kết luận của giám định viên độc lập có giá trị bắt buộc đối với các bên. Khoản 3. Trường hợp kết luận của giám định viên độc lập khác với kết luận giám định của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả chi phí giám định viên độc lập. Trường hợp kết luận của giám định viên độc lập trùng với kết luận giám định của doanh nghiệp bảo hiểm, chủ xe cơ giới, người lái xe phải trả chi phí giám định viên độc lập. Khoản 4. Trong trường hợp bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan không thể thực hiện được việc giám định, doanh nghiệp bảo hiểm được căn cứ vào các biên bản, kết luận của các cơ quan chức năng có thẩm quyền và các tài liệu liên quan để xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại. Điều 13 Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm Doanh nghiệp bảo hiểm không bồi thường thiệt hại đối với các trường hợp sau: Khoản 1. Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe cơ giới, người lái xe hoặc người bị thiệt hại. Khoản 2. Người lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Trường hợp người lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy nhưng đã thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe Cơ giới thì không thuộc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm. Khoản 3. Người lái xe chưa đủ độ tuổi hoặc quá độ tuổi điều khiển xe cơ giới theo quy định pháp luật về giao thông đường bộ; người lái xe không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ (có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản Lý Giấy phép lái xe) hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa hoặc sử dụng Giấy phép lái xe hết hạn sử dụng tại thời điểm xảy ra tai nạn hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không phù hợp đối với xe cơ giới bắt buộc phải có Giấy phép lái xe. Trường hợp người lái xe bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe có thời hạn hoặc bị thu hồi Giấy phép lái xe thì được coi là không có Giấy phép lái xe. Khoản 4. Thiệt hại gây ra hậu quả gián tiếp bao gồm: giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại. Khoản 5. Thiệt hại đối với tài sản do lái xe điều khiển xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, sử dụng ma túy và chất kích thích bị cấm theo quy định của pháp luật. Khoản 6. Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn. Khoản 7. Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng, bạc, đá quý, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt. Khoản 8. Chiến tranh, khủng bố, động đất. Điều 14 Bồi thường bảo hiểm Khoản 1. Khi tai nạn xảy ra, trong phạm vi mức trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho người được bảo hiểm số tiền mà người được bảo hiểm đã bồi thường hoặc sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Trường hợp người được bảo hiểm chết, mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án, doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường trực tiếp cho người bị thiệt hại hoặc người thừa kế của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại đã chết) hoặc đại diện của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án hoặc chưa đủ sáu tuổi). Khoản 2. Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của bên mua bảo hiểm, người được Bảo hiểm về vụ tai nạn, doanh nghiệp bảo hiểm phải tạm ứng bồi thường đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, cụ thể: Điểm a) Trường hợp đã xác định được vụ tai nạn thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại: - 70% mức bồi thường bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ đối với trường hợp tử vong. - 50% mức bồi thường Bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ đối với trường hợp tổn thương bộ phận được điều trị cấp cứu. Điểm b) Trường hợp chưa xác định được vụ tai nạn thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại: - 30% mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ đối với trường hợp tử vong. - 10% mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ đối với trường hợp tổn thương bộ phận được điều trị cấp cứu. Khoản 3. Mức bồi thường bảo hiểm: Điểm a) Mức bồi thường cụ thể về sức khỏe, tính mạng được xác định theo từng loại thương tật, thiệt hại theo Bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tính mạng theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này hoặc theo thoả thuận (nếu có) giữa người được bảo hiểm và người bị thiệt hại hoặc người thừa kế của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại đã chết) hoặc đại diện của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án hoặc chưa đủ sáu tuổi), nhưng không vượt quá mức bồi thường quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp có quyết định của Tòa án thì căn cứ vào quyết định của Tòa án nhưng không vượt quá mức bồi thường quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp nhiều xe cơ giới gây tai nạn dẫn đến thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, mức bồi thường được xác định theo mức độ lỗi của người được bảo hiểm nhưng tổng mức bồi thường không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm. Đối với vụ tai nạn được cơ quan có thẩm quyền xác định nguyên nhân do lỗi hoàn toàn của bên thứ ba, thì mức bồi thường bảo hiểm về sức khỏe, tính mạng đối với các đối tượng thuộc bên thứ ba bằng 50% mức bồi thường quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này hoặc theo thỏa thuận (nếu có) giữa người được bảo hiểm hoặc người thừa kế của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại đã chết) hoặc đại diện của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án hoặc chưa đủ sáu tuổi), nhưng không vượt quá 50% mức bồi thường quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Điểm b) Mức bồi thường cụ thể về thiệt hại đối với tài sản/1 vụ tai nạn được xác định theo thiệt hại thực tế và theo mức độ lỗi của người được bảo hiểm nhưng không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm. Khoản 4. Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường phần vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định của Bộ Tài chính, trừ trường hợp chủ xe cơ giới tham gia hợp đồng bảo hiểm tự nguyện. Khoản 5. Trường hợp nhiều hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự được giao kết cho cùng một xe cơ giới, số tiền bồi thường chỉ được giải quyết theo hợp đồng bảo hiểm giao kết đầu tiên. Doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm 100% phí bảo hiểm đã đóng đối với các hợp đồng bảo hiểm còn lại. Điều 15 Hồ sơ bồi thường bảo hiểm Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm phối hợp với bên mua bảo hiểm và các bên có liên quan để thu thập 1 bộ hồ sơ bồi thường bảo hiểm và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ bồi thường bảo hiểm. Hồ sơ bồi thường bảo hiểm bao gồm các tài liệu sau: Khoản 1. Tài liệu liên quan đến xe, người lái xe (Bản sao công chứng hoặc Bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính) do bên mua bảo hiểm, người được Bảo hiểm cung cấp: Điểm a) Giấy đăng ký xe (hoặc bản sao chứng thực Giấy đăng ký xe kèm bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực, thay cho bản chính Giấy đăng ký xe trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy đăng ký xe) hoặc chứng từ chuyển quyền sở hữu xe và chứng từ nguồn gốc xe (trường hợp không có giấy đăng ký xe). Điểm b) Giấy phép lái xe. Điểm c) Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc các giấy tờ tùy thân khác của người lái xe. Điểm d) Giấy chứng nhận bảo hiểm. Khoản 2. Tài liệu chứng minh thiệt hại về sức khỏe, tính mạng (Bản sao của các cơ sở y tế hoặc bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính) do bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm cung cấp: Điểm a) Giấy chứng nhận thương tích. Điểm b) Hồ sơ bệnh án. Điểm c) Trích lục khai tử hoặc Giấy báo tử hoặc văn bản xác nhận của cơ quan công an hoặc kết quả giám định của Cơ quan giám định pháp y đối với trường hợp nạn nhân chết trên phương tiện giao thông, chết do tai nạn. Khoản 3. Tài liệu chứng minh thiệt hại đối với tài sản do bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm cung cấp: Điểm a) Hóa đơn, chứng từ hợp lệ về việc sửa chữa, thay mới tài sản bị thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra (trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện sửa chữa, khắc phục thiệt hại, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thu thập giấy tờ này). Điểm b) Các giấy tờ, hóa đơn, chứng từ liên quan đến chi phí phát sinh mà chủ xe cơ giới đã chi ra để giảm thiểu tổn thất hay để thực hiện theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm. Khoản 4. Bản sao các tài liệu liên quan của cơ quan Công an do doanh nghiệp bảo hiểm thu thập trong các vụ tai nạn gây tử vong đối với bên thứ ba và hành khách, bao gồm: Thông báo kết quả điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông hoặc Thông báo kết luận điều tra giải quyết vụ tai nạn giao thông. Khoản 5. Biên bản giám định xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất do doanh nghiệp bảo hiểm lập được thống nhất giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm. Điều 16 Thời hạn yêu cầu, thanh toán bồi thường Khoản 1. Thời hạn yêu cầu bồi thường là 1 năm kể từ ngày xảy ra tai nạn, trừ trường hợp chậm trễ do nguyên nhân khách quan và bất khả kháng theo quy định của pháp luật. Khoản 2. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày xảy ra tai nạn (trừ trường hợp bất khả kháng), bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm phải gửi thông báo tai nạn bằng văn bản hoặc thông qua hình thức điện tử cho doanh nghiệp bảo hiểm. Khoản 3. Thời hạn thanh toán bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm là 15 ngày kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo hiểm hợp lệ và không quá 30 ngày kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo hiểm hợp lệ trong trường hợp phải tiến hành xác minh hồ sơ. Khoản 4. Trường hợp từ chối bồi thường, doanh nghiệp bảo hiểm phải thông báo bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm biết lý do từ chối bồi thường trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo hiểm hợp lệ. Điều 17 Quyền của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm Ngoài các quyền quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm có quyền tính phí bảo hiểm vào chi phí hoạt động kinh doanh trong trường hợp bên mua bảo hiểm là đơn vị sản xuất kinh doanh; được bố trí phí bảo hiểm trong kinh phí hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị trong trường hợp bên mua bảo hiểm là cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước. Điều 18 Nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm Ngoài các nghĩa vụ quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm có nghĩa vụ: Khoản 1. Phối hợp với doanh nghiệp bảo hiểm xem xét tình trạng xe trước khi cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm. Khoản 2. Kịp thời thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm để áp dụng phí bảo hiểm phù hợp cho thời gian còn lại của hợp đồng Bảo hiểm trong trường hợp có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến tăng các rủi ro được Bảo hiểm. Khoản 3. Luôn mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm còn hiệu lực (bản cứng hoặc bản điện tử) khi tham gia giao thông, xuất trình giấy tờ này khi có yêu cầu của lực lượng Cảnh sát giao thông và cơ quan chức năng có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật. Khoản 4. Tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn giao thông đường bộ. Khoản 5. Khi tai nạn giao thông xảy ra, phải có trách nhiệm: Điểm a) Thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm để phối hợp giải quyết, tích cực cứu chữa, hạn chế thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và tài sản, bảo vệ hiện trường tai nạn; thông báo ngay cho cơ quan Công an hoặc chính quyền địa phương nơi gần nhất để phối hợp giải quyết vụ tai nạn giao thông theo quy định và phối hợp với cơ quan chức năng trong việc điều tra, xác minh nguyên nhân vụ tai nạn giao thông. Điểm b) Không được di chuyển, tháo gỡ hoặc sửa chữa tài sản khi chưa có ý kiến chấp thuận của doanh nghiệp bảo hiểm; trừ trường hợp cần thiết để đảm bảo an toàn, đề phòng hạn chế thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và tài sản hoặc phải thi hành theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Điểm c) Chủ động thu thập và cung cấp các tài liệu quy định trong hồ sơ bồi thường bảo hiểm thuộc trách nhiệm của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm quy định tại Điều 15 Nghị định này.