url
stringlengths 31
332
| title
stringlengths 10
132
| text
stringlengths 675
66.4k
| metadata
dict |
---|---|---|---|
https://www.wikihow.vn/Gi%C3%A0nh-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-Ch%C3%A0ng-%C4%91%C3%A3-c%C3%B3-B%E1%BA%A1n-g%C3%A1i | Cách để Giành được Chàng đã có Bạn gái | Bạn đã từng cảm mến một chàng trai đã có bạn gái? Bạn không thể đẩy chàng ra khỏi tâm trí mình? Nếu bạn đã nhắm trúng chàng trai này, hãy thử áp dụng những chiến thuật sau để giành lấy chàng.
Phương pháp 1 - Làm quen với Chàng
Bước 1 - Làm bạn với chàng.
Việc đầu tiên bạn phải làm để khiến chàng thích bạn chính là xây dựng mối quan hệ với chàng. Nhờ chàng giúp bạn làm bài tập, công việc nào đó hoặc nhờ chàng tư vấn, mượn chàng một món đồ. Hãy dùng cách để tạo quan hệ với chàng. Dù đó là lý do gì. Hãy tiến đến và nói chuyện với chàng!
Hãy tận dụng lần giao tiếp đầu tiên này để làm quen với chàng và trở thành bạn của chàng. Cả hai bạn cùng học chung lớp lịch sử? Cùng làm chung văn phòng? Hãy tìm cách nói chuyện với chàng, hỏi chàng và làm quen với chàng.
Hãy chắc chắn bạn hỏi chàng những vấn đề chàng có thể giúp bạn nhưng đừng hỏi đến những vấn đề nằm ngoài chuyên môn của chàng. Việc này sẽ gây bất lợi cho chàng và chàng có thể từ chối.
Bước 2 - Hãy lắng nghe chàng.
Khi bạn làm quen với chàng, hãy để chàng nói chuyện. Rất nhiều cô gái thích lấn át cuộc nói chuyện, vì thế thay vì giống họ, hãy để chàng nói. Để chàng thấy được bạn thích nghe chàng nói. Hãy xây dựng và nuôi nấng những khía cạnh đơn thuần nhất của mối quan hệ này.
Hãy hỏi chàng các câu hỏi về chàng. Hành động này có hai mục đích: bạn vừa có thể hiểu thêm về chàng vừa thể hiện được sự hứng thú của bạn với chàng.
Hãy chú ý để chàng thể hiện được cái tôi của mình bằng cách đặt chàng làm trung tâm chú ý. Nhờ đó chàng sẽ muốn dành thời gian cùng bạn.
Bước 3 - Luôn động viên tinh thần chàng.
Khi tình bạn đã tiến triển, hãy luôn sẵn lòng bên cạnh chàng. Nghĩa là bạn cần phải lắng nghe và cảm thông khi chàng bị điểm kém, bị đánh giá không tốt trong công việc hoặc có một ngày tồi tệ. Hãy lắng nghe chàng nói về những vấn đề của chàng đặc biệt là các vấn đề trong mối quan hệ.
Hãy để chàng biết rằng bạn luôn sẵn lòng lắng nghe chàng bất cứ khi nào chàng cần. Hãy thể hiện với chàng rằng bạn là người có thể dựa vào và chàng có thể dựa vào bạn.
Bước 4 - Hãy nói chuyện nghiêm túc với chàng.
Khi bạn xây dựng mối quan hệ của mình, hãy đi từ những cuộc trò chuyện nhẹ nhàng đến những chủ đề nghiêm túc hơn với chàng. Hãy thể hiện mình là người thông minh qua những cuộc trò chuyện đó. Đàn ông luôn thích phụ nữ thông minh và nói những câu chuyện đáng nghe.
Hãy cố gắng nói về những cuốn sách. Đây là cách tự nhiên và tuyệt vời để đi sâu hơn vào cuộc nói chuyện. Phim ảnh, chương trình truyền hình và âm nhạc cũng có thể là đề tài bắt chuyện tuyệt vời.
Hãy nói về các sự kiện đang diễn ra. Chính trị và tôn giáo có thể là các đề tài nhạy cảm, nhưng có rất nhiều tin tức khác trên báo hoặc bạn đọc được trên mạng có thể thể hiện được sự thông minh của mình.
Nếu bạn thích lịch sử, hãy bắt đầu cuộc trò chuyện bằng cách nói với chàng về thông tin bạn mới đọc về Thời kỳ Trung đại. Nếu bạn thích khoa học, hãy kể với chàng bộ phim tài liệu về cá mập mà bạn xem tối hôm trước.
Bước 5 - Hãy nhắn tin cho chàng.
Nếu bạn đã đi đến bước trao đổi số điện thoại, hãy nhắn tin cho chàng, tin nhắn là nền tảng để bạn thu hút chàng. Hãy gửi những tin nhắn hài hước về những việc đang xảy ra, phàn nàn về bài tập về nhà hoặc công việc hoặc bình luận về bộ phim bạn mới xem. Hãy nhắn tin để kể với chàng về những điều vui vẻ bạn làm trong cuộc sống để giúp chàng nhận thấy rằng bạn là người rất thú vị.
Đây là cách hiệu quả để đánh giá mức độ hứng thú của chàng đối với bạn. Chàng có trả lời tin nhắn của bạn không? Hay chàng bỏ qua nó? Nếu chàng bỏ qua, bạn có thể sẽ không có cơ hội nào cả.
Bước 6 - Hãy làm quen với bạn của chàng.
Có một cách để làm quen với các chàng trai và giành được sự chú ý của họ là trở thành bạn bè với bạn của chàng. Hãy tìm hiểu những mặt tốt của họ. Trêu đùa với họ và để chàng nhìn thấy. Bạn muốn gây ấn tượng tốt với bạn của chàng để từ đó họ có thể nói tốt về bạn nếu họ đề cập đến bạn hoặc khi bạn đi qua.
Đừng quá trớn với bạn bè của chàng. Bạn không muốn chàng nghĩ rằng bạn có hứng thú với bạn của chàng. Bạn nên giữ được sự vui vẻ và trong sáng khi trò chuyện với họ.
Đàn ông là sinh vật có tính cạnh tranh mạnh mẽ luôn nỗ lực để trở thành người xuất sắc. Kết bạn với bạn của chàng sẽ khiến chàng hài lòng vì những chàng trai đó quý mến bạn, nhưng nó cũng có thể khiến chàng ghen và khiến chàng phải lấy lại sự chú ý của bạn từ những người còn lại.
Bước 7 - Sắp xếp thời gian đi chơi với chàng.
Hãy dành thời gian với chàng ngoài công việc, trường học và những người khác. Có thể hai người cùng đi xem phim hoặc chơi trò chơi. Hãy cố gắng gợi ý cùng chàng đi uống cà phê sau giờ học hoặc đi ăn trưa vào giờ ăn trưa. Bạn cũng có thể gợi ý ở lại học muộn hơn ở thư viện hoặc ở nhà bạn. Bạn muốn chỉ có hai người ở riêng với nhau.
Bước 8 - Hãy đợi và xem chuyện gì sẽ xảy ra.
Nếu bạn không muốn cố tình phá hoại tình cảm của chàng và bạn gái, thì hãy duy trì tình bạn với chàng. Hãy xây dựng tình bạn đó, tìm hiểu chàng, và tận hưởng mối quan hệ đó. Nó giúp bạn giữ được hình ảnh đẹp trong mắt chàng, và nếu chàng chia tay với bạn gái, bạn sẽ có lợi thế có được chàng.
Chỉ cần nhớ rằng nếu bạn muốn làm bạn, hãy thực sự là những người bạn. Đừng chỉ giả vờ là bạn và cố gắng phá hoại họ. Hãy luôn cư xử thông minh với chàng.
Nếu bạn với làm bạn với chàng, đừng chỉ chờ đợi chàng. Hãy gặp gỡ những người mới, tìm một chàng trai bạn có thể thích và hẹn hò. Bạn sẽ không muốn mình trở nên lâm ly bằng cách cứ chờ đợi và quẩn quanh bên chàng.
Phương pháp 2 - Thu hút Chàng
Bước 1 - Hãy mặc đồ có hể gây ấn tượng với chàng.
Bất cứ khi nào bạn ở gần chàng, hãy mặc những bộ đồ đẹp nhất. Hãy mặc những bộ đồ khiến bạn trở nên xinh đẹp hơn và khiến mình trở nên quyến rũ hơn. Chàng sẽ bắt đầu nhìn bạn với ánh mắt khác.
Mặc những bộ đồ đẹp nhất không có nghĩa là bạn mặc hở trên ngắn dưới. Bộ trang phục đẹp nhất có thể chỉ là một chiếc quần bò vừa vặn, đi bốt và một chiếc áo phông. Hoặc có thể là quần tất, áo len ngoại cỡ, và một chiếc khăn quàng. Hoặc có thể là một chiếc váy không tay dễ thương kết hợp với xăng đan. Bạn không chỉ muốn mình đẹp để gây ấn tượng với chàng, mà bạn cũng muốn cảm thấy mình đẹp hơn.
Bước 2 - Tập trung vào vẻ đẹp tự nhiên của bản thân.
Đừng cố gắng trang điểm quá mức để gây ấn tượng với nam giới. Bạn không cần phải trang điểm quá nhiều hoặc mặc như thể bạn sẽ tham sự một sự kiện quan trọng hoặc đến câu lạc bộ. Hãy thu hút chàng bằng vẻ đẹp tự nhiên của bạn. Vẻ đẹp nhẹ nhàng sẽ thắng thế sự lòe loẹt.
Hãy cắt tóc hoặc thử một kiểu tóc mới. Bắt đầu trang điểm. Đắp mặt nạ, sơn móng tay, làm móng hoặc tỉa lông mày.
Chàng sẽ không biết bạn mới cắt tóc hay dùng son mới nhưng chàng sẽ thấy được sự khác biệt và cảm thấy vui vẻ. Chàng sẽ bị thu hút và thậm chí chàng sẽ không chắc điều gì đã thay đổi.
Bước 3 - Hãy tự tin.
Đây là điểm quan trọng nhất để thu hút một chàng trai. Sự quyến rũ không nằm ở cách bạn ăn mặc hoặc bạn có dễ thương hay không. Sự tự tin chính là sự quyến rũ và thu hút. Bất cứ khi nào bạn ở cạnh chàng, hãy mặc những bộ đồ bạn cảm thấy đẹp và hãy thể hiện sự tự tin của mình, đó được coi là quyến rũ. Cách này sẽ hữu ích hơn nhiều những bộ độ bó sát hoặc một mái tóc hoàn hảo.
Đặc biệt bạn cần phải tự tin khi bạn ở gần chàng và bạn gái của chàng. Đừng để sự thật rằng chàng không phải của bạn làm hỏng sự tự tin của bạn. Thay vào đó, hãy ngẩng cao đầu và cho chàng thấy chàng đang để lỡ điều gì. Nếu bạn gái chàng thấy chàng đang nhìn chằm chằm vào bạn, nó có thể gây ra một số vấn đề và đó là lợi thế cho bạn.
Đừng là kiểu người chỉ luẩn quẩn quanh chàng và chờ đợi. Bạn là một người tuyệt vời có cuộc sống trọn vẹn, có bạn bè, gia đình, sở thích, và những hoạt động khác. Hãy là chính mình luôn quyến rũ và tự tin, và hãy nhớ rằng chính bạn và cuộc sống của bạn mới khiến bạn trở thành con người đáng mơ ước.
Bước 4 - Bắt được ánh nhìn của chàng.
Một trong những cách thu hút chàng là để chàng bắt gặp bạn đang nhìn chàng. Đừng nhìn quá công khai hoặc nhìn chằm chằm khiến chàng sởn gai ốc, hãy duyên dáng. Cười kín đáo với chàng trước khi liếc nhanh chàng. Hành động này sẽ giúp chàng chú ý đến bạn. Bạn cần buộc chàng bắt đầu nghĩ đến bạn.
Sau một vài ngày hành động như vậy, hãy dừng lại. Bạn nên tiếp tục thể hiện dịu dàng và khó có thể chiếm đoạt. Hãy làm cho chàng phải nhớ ánh nhìn và nụ cười của bạn.
Tìm lý do đi đến bàn của chàng. Nghĩ ra lý do nào đó để gọi chàng. Hành động một cách khiêm tốn. Bạn muốn chàng cảm thấy hứng thú sau đó sẽ đẩy chàng ra xa. Đừng khiến bản thân mình quá sẵn lòng với chàng. Bạn muốn trêu đùa chàng và rồi khiến chàng muốn gặp bạn nhiều hơn.
Bước 5 - Hãy trở thành mẫu người chàng muốn.
Kết bạn với bạn của chàng, hãy tìm hiểu xem chàng thích cô gái như thế nào. Quan trọng hơn, tìm hiểu xem chàng không thích điểm gì ở các cô gái, đặc biệt là ở bạn gái. Bất cứ đặc điểm gì chàng nói chàng không thích ở con gái, hãy thể hiện sự trái ngược. Bạn muốn thu hút chàng bằng cách chia sẻ sở thích và đại diện cho những gì chàng muốn có ở một người phụ nữ.
Chàng không thích phụ nữ mua sắm quá nhiều? Nói với chàng bạn không thích mua sắm. Chàng không vui vì bạn gái không thích chàng xem bóng đá? Đề nghị chàng chơi trò chơi với bạn. Chàng nghĩ người yêu chàng quá cứng nhắc? Hãy tham gia chơi đùa như những đứa trẻ với chàng.
Đừng thay đổi bản thân quá nhiều vì chàng nên thích bạn vì bạn là chính bản thân bạn. Nếu chàng bỏ bạn gái chàng vì bạn, chàng nên có một lý do hợp lý hơn là vì một tính cách lừa dối.
Bước 6 - Chạm vào chàng.
Hãy tìm cách chạm vào chàng một cách nhẹ nhàng. Thật quyến rũ. Đừng lao tới chàng, hãy thật khiêm tốn và vui vẻ. Chỉ chạm đơn giản và không động đến những vùng nhạy cảm của mỗi người.
Khi chàng nói gì đó hài hước, hãy nhẹ nhàng chạm vào cánh tay hoặc chân chàng khi bạn cười. Chạm vào vai hoặc lưng khi bạn chào hỏi chàng.
Cố gắng đặt chàng vào vị trí có thể bảo vệ bạn khi bạn chạm vào chàng. Hãy để chàng giữ lấy bạn giống như khi bạn điều chỉnh dây giày của mình.
Bước 7 - Hãy tìm một chàng trai khác.
Đừng làm lơ những chàng trai khác khi bạn tiếp cận chàng trai mình thích. Hẹn hò với những chàng trai khác sẽ thể hiện với chàng trai bạn đang thích rằng bạn thực sự cuốn hút và được những chàng khác mong muốn sở hữu. Khi chàng bắt đầu nhìn bạn bằng ánh mắt khác, hành động này sẽ khiến chàng ghen tị.
Hãy đảm bảo rằng chàng biết bạn đang hẹn hò với chàng trai mới. Hãy đề cập đến họ khi bạn ở cạnh chàng. Hãy đưa chàng trai đó gia nhập nhóm bạn đi chơi để chàng có thể nhìn thấy hai bạn ở bên nhau.
Đừng thể hiện sự thân mật quá mức. Cần chắc chắn bạn có hứng thú với chàng trai mình đang hẹn hò nhưng đừng thể hiện sự thân mật quá mức. Bạn muốn chàng thấy ghen tị chứ không phải quay lưng lại với chàng hay đẩy chàng ra xa.
Hẹn hò với chàng trai khác cũng cho bạn cơ hội được gặp gỡ với những người mới. Một trong những chàng trai này biết đâu lại tốt hơn chàng – và có thể là một nửa hoàn hảo? Anh ấy độc thân và thực sự yêu mến bạn.
Bước 8 - Hãy cho chàng thời gian chia tay với bạn gái.
Hãy cho chàng không gian để hiểu rõ tình cảm của mình, suy nghĩ kỹ càng và đưa ra quyết định quan trọng. Chia tay bạn gái là một quyết định hệ trọng với chàng. Đừng thúc giục chàng, quấy rối chàng, hãy để mọi chuyện diễn ra bình thường như chàng cần. Nếu chàng có tình cảm với bạn, hãy để cho chàng thời gian chia tay với bạn gái cũ. Nếu bạn thúc giục hoặc quấy rối chàng, mọi thứ có thể hỏng bét. ref>http://hellogiggles.com/guy-has-girlfriend/2# read</ref>
Đừng trao gửi gì cho đến khi chàng hoàn toàn chia tay với bạn gái cũ. Nếu chàng tiếp tục nói với bạn là chàng sẽ chia tay nhanh chóng nhưng lại không làm, có thể bạn đã bị chàng chơi xỏ.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/T%E1%BA%A3i-nhi%E1%BB%81u-%E1%BA%A3nh-tr%C3%AAn-trang-web-c%C3%B9ng-l%C3%BAc | Cách để Tải nhiều ảnh trên trang web cùng lúc | WikiHow hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng phần mở rộng của trình duyệt trên máy tính để tải hàng loạt hình ảnh trên một trang web. Bạn cần làm điều này trên máy tính vì không có cách nào cài đặt phần mở rộng hay tiện ích mở rộng trên trình duyệt di động. Không có phần bổ sung hỗ trợ tải hình ảnh dành cho trình duyệt Microsoft Edge, Internet Explorer và Safari.
Phương pháp 1 - Dùng Image Downloader trên Google Chrome
Bước 1 - Mở Google Chrome.
Ứng dụng có biểu tượng quả cầu màu đỏ, xanh lá, vàng và xanh dương.
Bước 2 - Truy cập trang của phần mở rộng Image Downloader.
Trang Image Downloader sẽ mở ra.
Bước 3 - Nhấp vào nút + ADD TO CHROME (+ THÊM VÀO CHROME) màu xanh, nằm phía trên bên phải trang.
Bước 4 - Nhấp vào Add extension (Thêm phần mở rộng) khi được hỏi.
Công cụ tải ảnh Image Downloader sẽ được cài đặt và mở ra trang thiết lập Settings của tiện ích.
Bước 5 - Nhấp vào nút SAVE (LƯU) màu xanh lá ở cuối trang.
Thao tác này nhằm đảm bảo Image Downloader không bỏ sót bất kỳ ảnh nào trên các trang được hỗ trợ.
Bước 6 - Truy cập trang với những hình ảnh mà bạn muốn tải.
Gõ địa chỉ website hay tìm kiếm từ khóa trong thanh URL đầu cửa sổ Chrome, sau đó nhấn ↵ Enter.
Bước 7 - Nhấp vào Image Downloader với biểu tượng mũi tên màu trắng trên nền xanh dương, nằm ở phía trên bên phải cửa sổ Chrome.
Bước 8 - Chờ cho hình ảnh trên trang tải xong.
Một khi trình đơn thả xuống Image Downloader mở ra, tiện ích sẽ bắt đầu tìm kiếm những hình ảnh trên trang. Quá trình này có thể mất 1 phút.
Bước 9 - Tích vào ô "Select all" (Chọn toàn bộ) nằm bên dưới thanh trượt "Width" (Chiều rộng) và "Height" (Chiều cao).
Bạn cũng có thể điều chỉnh thanh trượt trước khi tích vào "Select all" để lọc các hình ảnh mà bạn đang tải.
Bước 10 - Nhấp vào nút DOWNLOAD (TẢI) màu xanh dương nhạt, ở phía trên bên phải trình đơn thả xuống Image Downloader.
Bước 11 - Nhấp vào nút YES (CÓ) màu xanh lá, nằm cuối trình đơn thả xuống.
Sau đó, những hình ảnh được chọn sẽ bắt đầu được tải xuống.
Nếu tính năng "Ask where to save each file before downloading" (Hỏi nơi lưu tệp trước khi tải xuống) được bật, bạn hãy vô hiệu hóa nó trước khi tải tất cả hình ảnh về. Để tiến hành, bạn nhấp vào , nhấp tiếp vào , cuộn xuống và kích vào (Nâng cao), tiếp tục cuộn xuống đến phần "Downloads" (Tải xuống) và nhấp chuột vào công tắc "Ask where to save each file before downloading" màu xanh dương.
Phương pháp 2 - Dùng DownThemAll trên Firefox
Bước 1 - Mở Firefox.
Ứng dụng có biểu tượng quả cầu màu xanh dương với con cáo màu cam quấn quanh.
Bước 2 - Truy cập DownThemAll!
. Trang tiện ích DownThemAll! sẽ mở ra.
Bước 3 - Nhấp vào nút + Add to Firefox (+ Thêm vào Firefox) màu xanh lá cây, nằm giữa trang.
Bước 4 - Nhấp vào Add (Thêm) khi được hỏi.
Thông báo sẽ hiện ra phía trên bên trái trang.
Bước 5 - Nhấp OK khi được nhắc.
Thông báo nằm ở phía trên bên trái trang. Tiện ích đã được cài đặt thành công.
Bước 6 - Đi đến trang web có các hình ảnh bạn muốn tải.
Gõ địa chỉ website hoặc tìm kiếm với từ khóa trong thanh URL đầu cửa sổ Firefox, sau đó nhấn ↵ Enter.
Bước 7 - Nhấp vào thẻ Tools (Công cụ) nằm trong thanh tác vụ phía trên bên trái cửa sổ Firefox.
Nếu bạn đang dùng máy tính Windows và không nhìn thấy thẻ này, nhấn phím Alt để thanh tác vụ hiện ra.
Bước 8 - Chọn DownThemAll Tools (Công cụ DownThemAll).
Tùy chọn này nằm cuối trình đơn thả xuống . Một bảng chọn sẽ bật ra.
Bước 9 - Nhấp vào DownThemAll! ở đầu bảng chọn bật ra.
Một cửa sổ nữa sẽ xuất hiện.
Bước 10 - Nhấp vào thẻ Pictures and Media (Hình ảnh và Phương tiện truyền thông) nằm đầu cửa sổ.
Bước 11 - Chọn những hình ảnh muốn tải.
Nhấp vào vòng tròn nằm về phía bên trái mỗi liên kết của ảnh để chọn hình ảnh đó.
Điều hơi bất tiện là chúng ta phải chọn từng tấm, không có tính năng "Select All".
Bước 12 - Nhấp vào nút Start! (Bắt đầu!) nằm cuối cửa sổ.
Các ảnh được chọn sẽ bắt đầu tải về màn hình chính.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Ch%E1%BB%AFa-%C4%91au-h%E1%BB%8Dng-nhanh-ch%C3%B3ng | Cách để Chữa đau họng nhanh chóng | Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn nhiều mẹo và lời khuyên giúp chữa đau họng. Nếu bị đau họng hơn 3 ngày, bạn nên đi khám bác sĩ.
Phương pháp 1 - Liệu pháp chữa đau họng tại nhà
Bước 1 - Súc miệng để giảm sưng và khó chịu.
Pha 1 thìa cà phê muối vào 240 ml nước ấm. Ngậm nước muối ở vị trí gần cổ họng nhất, hơi ngửa đầu, bắt đầu súc, sau đó nhổ nước ra. Cứ cách khoảng một tiếng, bạn nên súc miệng một lần. Nên súc miệng lại bằng nước để loại bỏ vị muối.
: Cho thêm 1 thìa nước cốt chanh hoặc giấm vào nước súc miệng và súc như bình thường. nuốt nước súc miệng.
Bước 2 - Giảm đau bằng viên ngậm không kê đơn.
Bạn có thể mua viên ngậm không kê đơn chứa thuốc gây tê như chanh hoặc mật ong.
Một số viên ngậm như Sucrets Maximum Strength hoặc Spec-T rất an toàn, hiệu quả và chứa thuốc (thuốc gây tê cục bộ) giúp gây tê cổ họng để xoa dịu cơn đau.
Không nên dùng viên ngậm chứa thuốc gây tê quá 3 ngày vì thành phần gây tê sẽ tạo cơ hội cho loại nhiễm khuẩn nghiêm trọng phát triển như liên cầu khuẩn (gây viêm họng) và cần được điều trị y tế ngay.
Bước 3 - Giảm đau bằng thuốc xịt họng.
Giống như viên ngậm, thuốc xịt họng như Cepacol có thể giảm đau bằng cách gây tê liệt niêm mạc họng. Đọc kỹ hướng dẫn trên nhãn thuốc để biết liều lượng thích hợp và tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thông tin, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ khi sử dụng chung với các thuốc và/hoặc liệu pháp khác.
Bước 4 - Xoa dịu cơn họng bằng cách chườm ấm.
Ngoài các liệu pháp giúp xoa dịu cơn đau bên trong cổ họng như trà ấm, viên ngậm hay thuốc xịt họng, bạn còn có thể giảm đau từ bên ngoài cổ họng. Bạn có thể quấn gạc ấm xung quanh cổ họng. Có thể sử dụng túi nhiệt ấm, chai nước nóng hoặc vải ướt và ấm.
Bước 5 - Làm thuốc đắp họng từ trà cúc La mã.
Bạn có thể pha một mẻ trà cúc La mã (hoặc ngâm 1 thìa cúc La mã khô trong 1-2 cốc nước sôi và chờ cho trà ngấm). Khi trà đủ ấm, nhúng khăn sạch vào trà, vắt ráo nước sau đó đắp lên cổ họng. Lặp lại khi cần thiết.
Bước 6 - Đắp thạch cao từ muối biển và nước.
Pha 2 cốc muối biển với 5-6 thìa nước ấm để tạo ra hỗn hợp ẩm nhưng không ướt. Đổ hỗn hợp muối vào ngay chính giữa một chiếc khăn sạch. Cuộn khăn dọc chiều dài, sau đó quấn lên cổ. Đắp thêm một chiếc khăn khô lên trên để che lại. Quấn khăn trong khoảng thời gian tùy thích.
Bước 7 - Giảm đau bằng máy tạo độ ẩm hoặc liệu pháp xông hơi.
Nếu biết cẩn thận điều chỉnh sao cho không quá lạnh và ẩm ướt, làn sương mát và ấm từ máy tạo độ ẩm có thể giúp giảm đau họng.
Xông hơi bằng nước ấm và khăn. Đun nóng 2-3 cốc nước, sau đó nhấc khỏi bếp. (Tùy chọn: Ngâm cúc La mã, gừng hoặc trà chanh trong nước). Chờ khoảng 5 phút. Đặt tay lên hơi nước để kiểm tra độ nóng. Đổ nước vào bát lớn, dùng khăn phủ đầu lại sau đó đưa đầu lên trên bát để hứng hơi nước bốc lên. Hít thở sâu bằng miệng và mũi trong vòng 5-10 phút. Lặp lại khi cần thiết.
Bước 8 - Uống Acetaminophen hoặc Ibuprofen.
Để giảm đau, bạn có thể dùng Acetaminophen và Ibuprofen. Tuy nhiên, trẻ em dưới 20 nên tránh dùng thêm Aspirin vì có thể dẫn đến một tình trạng nghiêm trọng được gọi là Hội chứng Reye. Nên thực hiện theo hướng dẫn về liều lượng trên nhãn thuốc.
Phương pháp 2 - Việc cần làm để giảm đau họng
Bước 1 - Nghỉ ngơi nhiều.
Nếu có thể, bạn nên cố gắng ngủ nhiều trong ngày và duy trì lịch ngủ đều đặn vào ban đêm. Tăng thời gian ngủ lên 11-13 tiếng/ ngày trong khoảng thời gian bị đau họng.
Bước 2 - Rửa hoặc khử trùng tay thường xuyên.
Tay là con đường truyền vi khuẩn mà ai cũng biết. Vi khuẩn sẽ lây lan khi chúng ta chạm tay lên mặt và những vật thể khác. Bạn nên rửa tay thường xuyên khi bị đau họng hoặc cảm lạnh để ngăn chặn lây truyền vi khuẩn.
Bước 3 - Uống nhiều nước, đặc biệt là nước lọc.
Nước giúp giảm dịch nhầy ở cổ họng, bên cạnh đó nước ấm có thể giúp xoa dịu kích thích trong cổ họng. Cung cấp đủ nước cho cơ thể giúp chống lại nhiễm trùng và chữa đau họng nhanh chóng.
Tăng cường lượng nước uống lên 3 lít (13 cốc) mỗi ngày đối với nam giới và 2 lít (9 cốc) đối với nữ giới.
Nếu bị cảm lạnh hoặc xuất hiện dấu hiệu mất nước, bạn không nên uống nhiều cà phê. Cà phê là chất lợi tiểu, do đó nếu uống quá 5 cốc mỗi ngày có thể làm cơ thể mất nước. Tuy nhiên, theo nghiên cứu gần đây, tiêu thụ cà phê ở mức bình thường không gây ức chế khả năng giữ nước của cơ thể. Vì vậy, nếu uống dưới 5 cốc cà phê mỗi ngày, bạn không cần phải lo lắng cơ thể bị mất nước.
Nước uống thể thao cung cấp chất điện giải như Gatorade có thể bổ sung cho cơ thể muối, đường và các khoáng chất cần thiết khác để chống viêm họng.
Bước 4 - Tắm mỗi buổi sáng và tối.
Bạn nên tắm nước nóng thường xuyên. Tắm không những làm sạch cơ thể, mang lại cảm giác sảng khoái mà hơi nước nóng còn giúp xoa dịu cổ họng.
Bước 5 - Bổ sung vitamin C.
Vitamin C hoạt động như một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào khỏi sự gây hại của gốc tự do. Gốc tự do là những hợp chất hình thành khi cơ thể chuyển hóa thực phẩm ăn vào thành năng lượng. Mặc dù tác dụng chống viêm họng của vitamin C vẫn còn gây tranh cãi, nhưng chắc chắn vitamin này sẽ không gây tổn thương cho họng. Vì vậy, bạn có thể bổ sung vitamin C khi bị đau họng.
Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa khác bạn có dùng khi bị đau họng là trà xanh, việt quất và nam việt quất, đậu (đậu Pinto, đậu thận, đậu đen), atisô, mận, táo và quả hồ đào,...
Bước 6 - Pha trà tỏi.
Tỏi là chất kháng sinh tự nhiên, do đó giúp giảm đau họng.
Cắt một ít tỏi tươi thành từng lát nhỏ (kích cỡ trung bình).
Cho lát tỏi vào cốc/tách trà. Đổ nước vào cốc.
Cho cốc trà vào lò vi sóng để đun sôi khoảng 2 phút.
Lấy cốc trà ra. Vớt lát tỏi ra khi trà còn nóng.
Cho thêm túi trà yêu thích (có hương vị khử mùi tỏi), chẳng hạn như hương vani.
Thêm một chút mật ong hoặc chất tạo ngọt khác (đủ để tạo vị ngon).
Uống trà (trà sẽ có hương vị tuyệt vời nhờ túi trà và chất tạo ngọt). Bạn có thể uống bao nhiêu tùy thích.
Phương pháp 3 - Thực phẩm cần tránh khi bị đau họng
Bước 1 - Tránh thực phẩm từ sữa như sữa, bơ hoặc kem.
Một số người có nguy cơ tăng tiết dịch nhầy khi ăn thực phẩm từ sữa.
Bước 2 - Tránh thực phẩm quá ngọt như bánh kem hoặc bánh Cupcake khi bị đau họng.
Thực phẩm có đường có thể gây kích ứng họng. Bạn có thể ăn kem que không đường vì loại này giúp xoa dịu cổ họng.
Bước 3 - Tránh thực phẩm và thức uống lạnh.
Đừng để cảm giác mát lạnh từ thức uống đánh lừa bạn. Bạn cần giữ ấm nhiệt độ bên trong cơ thể. Mặc dù không ngon lành chút nào nhưng bạn cũng nên cố gắng uống nước ấm.
Phương pháp 4 - Các dấu hiệu đau họng cần đi khám bác sĩ
Bước 1 - Bạn nên đi khám bác sĩ nếu đau họng kéo dài hơn 3 ngày.
Tốt nhất bạn nên cẩn thận để tránh hối tiếc về sau. Bác sĩ có thể khám cổ họng, trao đổi về các triệu chứng và tiến hành xét nghiệm để giúp bạn hồi phục nhanh chóng.
Bước 2 - Kiểm tra dấu hiệu viêm họng.
Đau họng có thể đơn giản chỉ là đau. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bạn nghĩ là đau họng thì thực tế lại là viêm họng hoặc một loại nhiễm trùng nguy hiểm và tiềm ẩn khác. Bạn nên kiểm tra các dấu hiệu viêm họng sau:
Đau họng dữ dội và đột ngột mà không kèm theo dấu hiệu cảm thạnh thông thường (ho, hắt hơi, sổ mũi, v.v…).
Sốt trên 38°C. Nếu bị sốt thấp hơn mức này, bạn có thể bị nhiễm vi-rút, không phải nhiễm liên cầu khuẩn.
Sưng hạch bạch huyết ở cổ.
Sưng hạch bạch huyết ở cổ.
Cổ họng sưng đỏ hoặc nổi đốm đỏ đậm ở vòm miệng trên, gần sát cổ họng.
Tấy đỏ ở cổ hoặc các bộ phận khác trên cơ thể.
Bước 3 - Kiểm tra các dấu hiệu bạch cầu đơn nhân (Mononucleosis hoặc Mono).
Bạch cầu đơn nhân là do vi-rút Epstein-Barr và thường xảy ra ở thanh thiếu niên, thanh niên vì người trưởng thành hầu như miễn nhiễm với vi-rút này. Các triệu chứng bạch cầu đơn nhân bao gồm:
Sốt cao từ 38-40° C kèm theo ớn lạnh.
Đau họng kèm theo amiđan nổi đốm trắng.
Sưng amidan và nổi hạch bạch huyết khắp cơ thể.
Nhức đầu, mệt mỏi và thiếu sức sống.
Đau bên trái bụng, gần lá lách. Nếu lá lách bị đau, bạn nên đi khám bác sĩ ngay lập tức để ngăn ngừa nguy cơ vỡ lá lách.
| {
"is_expert": false,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Nh%E1%BA%ADn-bi%E1%BA%BFt-khi-ai-%C4%91%C3%B3-y%C3%AAu-th%E1%BA%A7m-b%E1%BA%A1n | Cách để Nhận biết khi ai đó yêu thầm bạn | Việc đoán mò xem ai đó có đang thầm thương trộm nhớ bạn hay không đôi lúc rất khó. Mặc dù vậy, bạn có thể lưu ý một vài cử chỉ để tìm ra đáp án. Bài viết này sẽ cho bạn lời khuyên để nhận biết liệu ai đó có đang để ý mình hay không.
Phương pháp 1 - Quan sát ngôn ngữ cơ thể
Bước 1 - Lưu ý ánh mắt.
Nếu một chàng trai nào đó thường xuyên nhìn bạn chằm chằm, hoặc xuất hiện trong tầm nhìn của bạn, có lẽ anh ấy đang để ý bạn. Cố gắng chú ý sự khác biệt giữa ánh mắt thông thường khi trò chuyện và cái nhìn trìu mến, đầy tình cảm. Việc thường xuyên nhìn bạn cũng là một dấu hiệu cho biết anh ấy muốn thu hút sự quan tâm và sự chú ý của bạn.
Khi bắt gặp ánh mắt của nhau, bạn hãy chú ý xem anh ấy có giả vờ nhìn đi nơi khác không. Đây là dấu hiệu tích cực cho biết rằng anh ấy thích bạn.
Thử thay đổi vị trí xem anh ấy có cố gắng di chuyển sang nơi khác để nhìn bạn hay không. Ví dụ, nếu cả hai bạn đang trò chuyện trong một nhóm, bạn thử đứng sau một ai đó để người ấy không nhìn thấy mình. Sau đó, bạn hãy quan sát xem anh ấy có chuyển sang một vị trí khác để tiếp tục nhìn bạn không.
Bước 2 - Xem cách anh ấy tiếp cận bạn.
Nếu cố gắng đứng gần bạn ở bữa tiệc hoặc ngồi cạnh bạn khi ăn trưa, có lẽ anh ấy đã thật sự phải lòng bạn. Đây là cách anh ấy cố gắng đến gần bạn để thể hiện rằng mình quan tâm và thích được ở cạnh bạn.
Bước 3 - Quan sát cử chỉ tay của anh ấy.
Con người thường thể hiện cảm xúc qua ngôn ngữ cơ thể, bao gồm cả bàn tay. Phụ nữ thường hất tóc hay chạm nhẹ vào vai hoặc tay của người mà họ để ý. Đàn ông có xu hướng nói nhiều và sử dụng cử chỉ tay khi trò chuyện với cô gái mà mình thích vì họ cảm thấy phấn khởi.
Bước 4 - Chú ý đến cử chỉ khác thường.
Nếu anh ấy đỏ mặt khi ở cạnh bạn, cười to một cách mất kiểm soát không vì lý do gì cả, không nhìn vào mắt bạn hoặc bồn chồn thì bạn đã tìm ra câu trả lời. Đây là những dấu hiệu cho biết người ấy đang để ý bạn.
Bước 5 - Xem anh ấy có bắt chước cử chỉ của bạn không.
Dấu hiệu quen thuộc để nhận biết sự quan tâm của người ấy là hành động bắt chước. Con người thường không thể nhận ra khi họ đang bắt chước ai đó. Hãy chú ý việc người ấy sử dụng những từ ngữ quen thuộc mà bạn hay dùng, lặp lại câu nói của bạn hoặc nói về những điều bạn quan tâm. Đó là cách họ muốn gần gũi với bạn hơn.
Phương pháp 2 - Lưu ý những dấu hiệu rõ ràng
Bước 1 - Cô ấy theo dõi bạn trên mạng xã hội.
Dấu hiệu rõ ràng nhất để nhận biết khi ai đó thích bạn là kiểm tra xem họ có kết nối với bạn trên mạng xã hội không. Điều đó có nghĩa là người ấy nghĩ về bạn khi hai người không ở cạnh và muốn tìm hiểu thêm về đời tư của bạn.
Bước 2 - Những tin nhắn không có nội dung rõ ràng.
Nếu một cô gái gửi tin nhắn cho bạn chỉ để muốn biết bạn đang làm gì hoặc nhắn tin với bạn cả ngày, có nghĩa là cô ấy đang nghĩ về bạn. Việc liên lạc thường xuyên là dấu hiệu rõ ràng cho biết cô ấy đã phải lòng bạn.
Bước 3 - Cô ấy nhẹ nhàng trêu chọc bạn.
Nếu đã phải lòng bạn, cô ấy sẽ nói vài câu trêu chọc bạn, không phải để gây tổn thương mà chỉ muốn bạn cười. Đó là một cách tán tỉnh quen thuộc.
Cùng với việc trêu đùa, bạn nên thử để ý những cuộc trò chuyện hài hước. Có thể cô ấy sẽ cố gắng duy trì cuộc trò chuyện thoải mái và hài hước để làm bạn cười, nếu thật sự đã chú ý đến bạn.
Bước 4 - Chăm chút ngoại hình.
Rất khó để biết nếu ai đó chỉ cố gắng chăm chút bản thân vì họ hay vì bạn. Nếu đã kết bạn với người ấy trên Facebook, bạn hãy thử xem ảnh để biết ngoại hình của cô ấy như thế nào khi hai bạn không ở cạnh nhau. Nếu cô gái ấy cố gắng chăm chút bản thân khi gặp bạn thì nghĩa là cô ấy đang cố gây ấn tượng với bạn.
Bước 5 - Những món quà đặc biệt.
Nếu ai đó ghé qua cửa hàng mà bạn thích để mua một món quà đặc biệt, hoặc làm bạn bất ngờ với một món ngon thì đó là dấu hiệu họ đã phải lòng bạn. Cô ấy muốn làm bạn vui với vài cử chỉ thân mật và thể hiện sự quan tâm.
Bước 6 - Lượng thời gian mà cô ấy dành cho bạn.
Nếu ai đó luôn sẵn lòng dành thời gian cho bạn và không bao giờ để lỡ cơ hội gặp bạn, chắc chắn người ấy đã thầm yêu bạn. Lưu ý xem cô ấy có tham dự cùng bữa tiệc với bạn hoặc hủy những kế hoạch khác để đi chơi với bạn không.
Bước 7 - Những lời khen.
Nếu được ai đó để ý, bạn sẽ thường xuyên nhận nhiều lời khen dù chỉ là dành cho những thay đổi nhỏ của mình. Người ấy sẽ nhận ra khi bạn cắt tóc hoặc mua một đôi giày mới, và cô ấy sẽ cho bạn biết điều đó bằng một lời khen.
Phương pháp 3 - Đặt câu hỏi
Bước 1 - Tìm hiểu xem người ấy nói về bạn như thế nào với bạn bè.
Nếu bạn được đề cao khi ở cạnh bạn bè hay người thân của anh ấy, hoặc anh ấy nhắc đến bạn bất kỳ khi nào có cơ hội, có lẽ chàng đã thích bạn. Điều đó cho thấy anh ấy luôn nghĩ đến bạn và không thể ngừng nói về bạn. Nếu có cơ hội, bạn nên thử hỏi bạn bè của anh ấy để biết họ thường nói gì khi bạn không có mặt. Sau đây là một vài cách để hỏi:
"Cậu có biết anh ấy đang hẹn hò với ai không? Tớ chưa bao giờ nghe anh ấy nhắc đến nên cảm thấy rất tò mò."
Bước 2 - Hỏi bạn bè của bạn xem họ cảm thấy thế nào.
Bạn bè của bạn có nhiều thông tin vì họ có thể nhận ra hoặc nghe được điều mà bạn chưa biết. Hỏi xem họ có thấy anh ấy nhìn bạn bằng ánh mắt trìu mến không, hoặc anh ấy nói gì khi bạn không ở cạnh. Có lẽ bạn bè của bạn sẽ tiết lộ sự thật.
"Cậu có biết anh ấy thích ai không? Cậu có nghe tin gì về người mà anh ấy đang để ý không?"
"Cậu có thấy anh ấy cử xử khác thường khi ở cạnh tớ không? Cậu nghĩ anh ấy cư xử với tớ như bạn bè hay đặc biệt hơn?"
Bước 3 - Trực tiếp hỏi anh ấy.
Một trong những cách hay nhất để biết được cảm nhận của ai đó là lấy hết can đảm để hỏi. Đây là một việc khó khăn cho cả hai bạn, nhưng là cách duy nhất để biết sự thật. Sau đây là một vài cách để hỏi:
"Gần đây em cứ hay băn khoăn chuyện này. Có phải anh đang dành cho em tình cảm hơn cả mức bạn bè không?"
Nếu cũng thích anh ấy, bạn có thể nói "Em vẫn luôn muốn nói với anh chuyện này. Em rất mến anh và luôn tự hỏi không biết tình cảm của anh thì thế nào?"
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Ph%C3%A2n-t%C3%ADch-M%E1%BB%99t-s%E1%BB%91-Th%C3%A0nh-c%C3%A1c-Th%E1%BB%ABa-s%E1%BB%91 | Cách để Phân tích Một số Thành các Thừa số | Thừa số của một số cho trước là những số mà khi nhân với nhau sẽ có tích bằng số cho trước đó. Nghĩ theo cách khác, mọi số đều là tích của nhiều thừa số. Học cách phân tích ra thừa số - hay tách một số thành các thừa số - là kỹ năng toán học quan trọng không chỉ được áp dụng trong số học cơ bản mà còn trong đại số, tích phân và hơn thế nữa. Xem Bước 1 để bắt đầu học cách phân tích một số ra thừa số!
Phương pháp 1 - Phân tích Số nguyên Cơ bản ra thừa số
Bước 1 - Viết số của bạn.
Để bắt đầu phân tích, bạn cần một con số - bất kỳ con số nào, nhưng để phù hợp với mục đích bài viết, hãy bắt đầu với một số nguyên đơn giản. Số nguyên là những số không có cấu tạo phân số hoặc phần thập phân (số nguyên bao gồm toàn bộ số nguyên dương và số nguyên âm).
Hãy chọn số . Viết số này ra giấy nháp.
Bước 2 - Tìm thêm hai số nữa mà tích của chúng là con số ban đầu bạn chọn.
Bất kỳ số nguyên nào cũng có thể viết thành tích của hai số nguyên khác. Kể cả số nguyên tố cũng có thể viết thành tích của 1 và chính nó. Nghĩ về một số dưới dạng tích của hai thừa số có thể khiến bạn phải tư duy "ngược" - hẳn là bạn đã tự hỏi, "phép nhân nào có kết quả bằng con số này?"
Với ví dụ của chúng ta, 12 có một vài thừa số như 12 × 1, 6 × 2, và 3 × 4 đều bằng 12. Vì vậy, ta có thể nói rằng thừa số của 12 là . Hãy sử dụng thừa số 6 và 2 cho mục đích của bài.
Các số chẵn đặc biệt dễ phân tích bởi mọi số chẵn đều có thừa số là 2. 4 = 2 × 2, 26 = 13 × 2, v.v.
Bước 3 - Xác định xem liệu các thừa số hiện tại có thể phân tích tiếp được nữa không.
Rất nhiều số - đặc biệt là các số lớn - có thể phân tích thêm vài lần. Khi bạn đã tìm được hai thừa số của một số cho trước, nếu bản thân một thừa số cũng có thừa số riêng của nó, bạn cũng có thể phân tích thừa số này thành các thừa số nhỏ hơn. Tùy từng trường hợp, việc phân tích có thể có hoặc không có lợi.
Theo ví dụ của chúng ta, số 12 đã được phân tích thành 2 × 6. Để ý rằng 6 cũng có thừa số của chính nó - 3 × 2 = 6. Vì vậy, ta có thể nói rằng 12 = .
Bước 4 - Dừng phân tích khi tất cả các thừa số đều là số nguyên tố.
Số nguyên tố là những số chỉ chia hết cho 1 và chính nó. Ví dụ, 2, 3, 5, 7, 11, 13 và 17 là những số nguyên tố. Khi bạn đã phân tích một số thành tích của các thừa số nguyên tố thì việc phân tích thêm là thừa thãi. Phân tích thêm các thừa số này thành tích của chính nó và một không có tác dụng gì, vì vậy bạn có thể dừng lại.
Trong ví dụ của chúng ta, 12 đã được phân tích thành 2 × (2 × 3). 2, 2, và 3 đều là các số nguyên tố. Nếu phân tích thêm nữa, chúng ta phải phân tích thành (2 × 1) × ((2 × 1)(3 × 1)), thường không có tác dụng gì cả và được bỏ qua.
Bước 5 - Phân tích số âm theo cách tương tự.
Cách phân tích các số âm cũng gần như tương đồng với cách phân tích các số dương. Điểm khác biệt duy nhất là tích các thừa số phải là một số âm, nên số lượng các thừa số mang giá trị âm phải là số lẻ.
Ví dụ, hãy phân tích -60. Theo đó:
-60 = -10 × 6
-60 = (-5 × 2) × 6
-60 = (-5 × 2) × (3 × 2)
-60 = . Lưu ý rằng chỉ cần số lượng các thừa số âm là số lẻ thì tích của tất cả các thừa số cũng sẽ là số âm, tương tự như khi chỉ có một thừa số âm. Ví dụ, cũng bằng -60.
Phương pháp 2 - Cách thức Phân tích Các Số Lớn thành thừa số
Bước 1 - Viết số của bạn phía trên một bảng có 2 cột.
Việc phân tích số nhỏ ra thừa số thường khá đơn giản, nhưng phân tích số lớn sẽ phức tạp hơn. Phần lớn chúng ta sẽ gặp khó khăn khi phân tích một số có 4 hoặc 5 chữ số ra thừa số nguyên tố mà không được dùng giấy bút. May mắn là khi kẻ bảng, quá trình này trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Viết số của bạn phía trên bảng chữ T với hai cột – bạn sẽ dùng bảng này để theo dõi danh sách thừa số tăng lên.
Cho ví dụ của chúng ta, hãy chọn một số có 4 chữ số để phân tích ra thừa số, đó là .
Bước 2 - Chia số của bạn cho một thừa số nguyên tố nhỏ nhất có thể.
Chia số của bạn cho một thừa số nguyên tố nhỏ nhất (ngoài 1) mà số của bạn chia hết cho thừa số này và không để lại số dư. Viết thừa số nguyên tố vào cột bên trái và ghi thương của phép chia ngang hàng ở cột bên phải. Như lưu ý ở trên, các số chẵn sẽ dễ phân tích hơn vì thừa số nguyên tố nhỏ nhất của chúng luôn luôn là 2. Mặt khác, số lẻ sẽ có thừa số nguyên tố nhỏ nhất khác 2.
Ở ví dụ của chúng ta, vì 6.552 là số chẵn, ta biết được 2 là thừa số nguyên tố nhỏ nhất của số này. 6.552 ÷ 2 = 3.276. Ở cột bên trái, ta viết , và ở cột bên phải.
Bước 3 - Tiếp tục phân tích thành thừa số theo cách này.
Tiếp theo, chia số ở cột bên phải cho thừa số nguyên tố nhỏ nhất của nó, thay vì sử dụng con số phía trên bảng. Viết thừa số nguyên tố được chọn vào cột bên trái và kết quả mới của phép chia vào cột bên phải. Tiếp tục quá trình này – sau mỗi lần lặp lại, các số ở cột phải sẽ nhỏ dần đi.
Hãy tiếp tục phân tích. 3.276 ÷ 2 = 1.638, vậy ta sẽ viết thêm một số dưới đáy cột bên trái, và viết dưới đáy cột bên phải. 1.638 ÷ 2 = 819, vậy ta sẽ viết và dưới đáy hai cột như khi nãy.
Bước 4 - Phân tích số lẻ bằng cách thử chia nó cho các thừa số nguyên tố nhỏ.
Việc tìm thừa số nguyên tố nhỏ nhất của các số lẻ sẽ khó hơn số chẵn bởi chúng không tự động có 2 là thừa số nguyên tố nhỏ nhất. Khi bạn có kết quả là một số lẻ, hãy thử chia nó cho một vài số nguyên tố nhỏ khác 2 - 3, 5, 7, 11, và tiếp tục cho tới khi số lẻ này chia hết cho một số nguyên tố và không để lại số dư. Đó chính là thừa số nguyên tố nhỏ nhất.
Với ví dụ của chúng ta, ta được kết quả là 819. 819 là số lẻ, vì vậy 2 không phải là thừa số của 819. Thay vì viết 2, chúng ta sẽ thử số nguyên tố tiếp theo: 3. 819 ÷ 3 = 273 và không có số dư, vì vậy ta viết và .
Khi đoán thừa số, bạn nên thử tất cả các số nguyên tố có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng căn bậc hai của thừa số lớn nhất bạn đã tìm được. Nếu số của bạn không chia hết cho bất kỳ thừa số nào, có thể bạn đang cố phân tích một số nguyên tố, và quá trình phân tích ra thừa số có thể dừng lại ở đó.
Bước 5 - Tiếp tục cho tới khi ra thương số là 1.
Tiếp tục chia số ở cột bên phải với thừa số nguyên tố nhỏ nhất của nó cho tới khi bạn có số nguyên tố ở cột bên phải. Chia số này cho chính nó – bước này sẽ ghi nhận số đó vào cột bên trái và "1" ở cột bên phải.
Hãy hoàn tất việc phân tích con số của chúng ta. Xem giải thích chi tiết dưới đây:
Chia tiếp cho 3: 273 ÷ 3 = 91, không có số dư, vậy ta viết và .
Hãy thử tiếp số 3: 3 không phải là thừa số của 91, và số nguyên tố nhỏ nhất liền sau đó (5) cũng không phải thừa số của 91, tuy nhiên 91 ÷ 7 = 13, không có số dư, vậy ta viết và .
Hãy tiếp tục thử với 7: 7 không phải là thừa số của 13, 11 (số nguyên tố liền sau đó) cũng vậy, nhưng 13 có thừa số là chính nó: 13 ÷ 13 = 1. Vì thế, để hoàn tất bảng phân tích, ta viết và . Ta có thể ngừng phân tích ở đây.
Bước 6 - Những số ở cột bên trái chính là thừa số của con số bạn chọn ban đầu.
Khi cột bên phải kết thúc với số 1, bạn đã hoàn thành. Các số ở cột bên trái chính là thừa số bạn cần tìm. Nói cách khác, tích của các số đó sẽ bằng con số ghi phía trên bảng. Nếu các thừa số này lặp lại nhiều lần, bạn có thể dùng ký hiệu lũy thừa để tiết kiệm diện tích. Ví dụ, nếu dãy thừa số của bạn có bốn số 2, bạn có thể viết 2 thay vì 2 × 2 × 2 × 2.
Ở ví dụ của chúng ta, 6.552 = . Đây là kết quả hoàn chỉnh sau khi phân tích 6.552 thành thừa số nguyên tố. Bất kể thứ tự thực hiện phép nhân như thế nào, tích cuối cùng sẽ bằng 6.552.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/S%E1%BB%AD-d%E1%BB%A5ng-t%C3%ADnh-n%C4%83ng-t%C3%ACm-thi%E1%BA%BFt-b%E1%BB%8B-d%C3%A0nh-cho-thi%E1%BA%BFt-b%E1%BB%8B-Android | Cách để Sử dụng tính năng tìm thiết bị dành cho thiết bị Android | Đây là bài viết hướng dẫn bạn cách sử dụng tính năng Find My Device (Tìm thiết bị của tôi) được phát triển bởi Google để tìm lại thiết bị Android bị thất lạc. Mặc dù tính năng Find My Device được bật theo mặc định trên đa số dòng Android mới, bạn vẫn sẽ cần điều chỉnh trước vài thiết lập để có thể lần theo dấu vết của điện thoại hoặc máy tính bảng bị mất.
Phương pháp 1 - Bật tính năng Find My Device
Bước 1 - Mở phần cài đặt của Android.
Để thực hiện việc này, bạn vuốt thanh thông báo từ phía trên màn hình chính xuống, rồi chọn biểu tượng bánh răng ở phía trên góc phải.
Đây là phương pháp đảm bảo bạn có thể tìm ra vị trí của thiết bị Android bị thất lạc hoặc mất cắp. Trong trường hợp thiết bị Android đã thất lạc, bạn nên xem phương pháp Tìm thiết bị Android.
Rất nhiều (nhưng không phải tất cả) thiết bị Android được bật sẵn các lựa chọn trong trình đơn này theo mặc định. Tuy nhiên, bạn vẫn nên kiểm tra lại để tránh việc một số thiết lập bị thay đổi.
Bước 2 - Chạm vào Security & location (Bảo mật và vị trí).
Nếu bạn không thấy trình đơn này, hãy chạm vào Google và chọn Security (Bảo mật).
Các lựa chọn trong trình đơn cài đặt thường khác nhau tùy theo từng dòng điện thoại. Bạn sẽ phải lướt xem nhiều trình đơn nếu không thấy các lựa chọn kể trên.
Bước 3 - Chọn Find My Device (Tìm thiết bị của tôi).
Bước 4 - Đẩy thanh trượt sang vị trí "On" (Bật) .
Nếu thanh trượt đã được bật, bạn không cần thực hiện bước này.
Bước 5 - Chạm vào nút trở về đến khi bạn trở về trình đơn cài đặt.
Bước 6 - Chạm vào Location (Vị trí).
Nếu bạn không thấy lựa chọn này trong trình đơn, hãy thử tìm bên dưới Security & location (Bảo mật và vị trí).
Bước 7 - Đẩy thanh trượt sang vị trí "On" .
Nếu thanh trượt đã được bật, bạn không cần thực hiện bước này.
Bước 8 - Chạm vào Advanced (Nâng cao).
Nếu bạn không thấy lựa chọn này, hãy chọn Mode (Chế độ).
Bước 9 - Chọn Google Location Accuracy (Độ chính xác của định vị Google).
Nếu đã chọn "Mode" ở bước trước, bạn có thể bỏ qua bước này.
Bước 10 - Đẩy thanh trượt "Improve Location Accuracy" (Cải thiện độ chính xác của chế độ định vị) sang vị trí "On" .
Nếu bạn thấy danh sách các chế độ thay vì thanh trượt, hãy chọn một trong các chế độ sau:
Chọn High accuracy (Độ chính xác cao) để có được vị trí chính xác nhất của thiết bị Android bị thất lạc. Lựa chọn này sử dụng GPS, Wi-Fi, dữ liệu di động và cảm biến để định vị.
Chọn Battery saving (Tiết kiệm nguồn điện) nếu bạn chỉ muốn dùng Wi-Fi và dữ liệu di động. Lựa chọn này sẽ ít chính xác hơn, nhưng lại giúp bạn tiết kiệm nguồn điện quý báu.
Bước 11 - Mở trình duyệt web.
Bạn có thể thực hiện bước này bằng cách ấn nút Home của Android và chọn Chrome, Internet, hoặc trình duyệt yêu thích của bạn trên màn hình chính.
Bước 12 - Truy cập https://play.google.com/settings để mở trang hiển thị danh sách các thiết bị Android của bạn.
Nếu bạn chưa đăng nhập tài khoản Google, hãy thực hiện theo hướng dẫn trên màn hình.
Bước 13 - Đánh dấu vào ô bên cạnh thiết bị Android của bạn.
Đây là ô hiển thị bên phải phần miêu tả thiết bị Android, bên dưới thẻ "Visibility" (Khả năng hiển thị). Nếu ô này đã được chọn, bạn không cần thay đổi.
Bước 14 - Kiểm tra thiết lập mới của bạn.
Bây giờ bạn đã bật tất cả tính năng cần thiết để Find My Device hoạt động và bạn nên thử để biết mức độ hiệu quả. Hãy xem phương pháp Tìm thiết bị Android để biết cách thực hiện.
Phương pháp 2 - Tìm thiết bị Android
Bước 1 - Truy cập https://android.com/find từ trình duyệt web.
Bạn có thể truy cập trang này trên mọi máy tính, điện thoại hoặc máy tính bảng.
Nếu chưa thiết lập Find My Device trước khi thiết bị Android bị thất lạc, bạn không thể sử dụng phương pháp này. Bạn chỉ có thể lần theo dấu vết của thiết bị Android khi:
Thiết bị chưa tắt nguồn và đã đăng nhập vào tài khoản Google.
Đã bật tính năng Find My Device.
Thiết bị có kết nối mạng bằng dữ liệu di động hoặc Wi-Fi.
Đã bật dịch vụ định vị.
Đã bật khả năng hiển thị của Google Play.
Nếu đang sử dụng một thiết bị Android khác, bạn cũng có thể tải ứng dụng Find My Device từ và thực hiện các bước tương tự.
Bước 2 - Đăng nhập vào tài khoản Google.
Bạn phải đăng nhập vào tài khoản Google đã dùng trên thiết bị Android bị thất lạc. Sau khi đăng nhập, bạn sẽ thấy một bản đồ.
Nếu bạn đã đăng nhập bằng một tài khoản khác, hãy nhập hoặc chạm vào ảnh đại diện của tài khoản ở phía trên góc phải trang, nhấp vào Sign Out (Đăng xuất) và thực hiện theo hướng dẫn trên màn hình.
Bước 3 - Nhấp hoặc chạm vào biểu tượng của thiết bị Android đã thất lạc.
Thao tác này sẽ phóng to vị trí của thiết bị trên bản đồ. Bạn cũng sẽ thấy một số dữ liệu như lần đăng nhập cuối cùng và nguồn điện của thiết bị Android.
Nếu thiết bị Android đã bị tắt nguồn (hoặc Find My Device chưa được bật hoàn toàn), bản đồ sẽ hiển thị vị trí cuối cùng của thiết bị.
Bước 4 - Nhấp vào Play sound (Phát âm thanh) để thiết bị Android đổ chuông.
Khi bạn cho rằng thiết bị Android thất lạc đâu đó không xa, hãy dùng lựa chọn này để yêu cầu thiết bị đổ chuông với âm lượng to nhất có thể trong suốt 5 phút - kể cả khi thiết bị đang ở chế độ im lặng.
Bước 5 - Nhấp vào Lock (Khóa) để khóa màn hình.
Kể cả khi bạn đã vô hiệu hóa khóa màn hình, bạn vẫn có thể khóa màn hình bằng mật mã mới tại bước này.
Thao tác khóa cũng cho phép thiết bị hiển thị một tin nhắn trên màn hình. Hãy chia sẻ thông tin liên lạc của bạn trong tin nhắn này để khi ai đó tìm được thiết bị Android của bạn, họ có thể trả lại cho bạn.
Bước 6 - Chạm vào Erase (Xóa) để xóa mọi dữ liệu.
Nếu bạn lo sợ rằng thiết bị của mình đã bị trộm hoặc bị mất, hãy dùng lựa chọn này để đặt lại thiết bị. Như vậy, thiết bị Android sẽ chỉ sử dụng được khi bạn nhập mật khẩu Google của mình.
Nếu Find My Device không thể kết nối với thiết bị Android đã thất lạc, việc cài đặt lại sẽ xảy ra khi thiết bị được kết nối lại.
Bạn không thể xóa dữ liệu được lưu trong thẻ nhớ SD.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Lo%E1%BA%A1i-b%E1%BB%8F-m%C3%B9i-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-ti%E1%BB%83u-c%E1%BB%A7a-ch%C3%B3 | Cách để Loại bỏ mùi nước tiểu của chó | Bạn yêu thương chó nhưng điều khó tránh khỏi là chó nhà bạn đôi có thể vô tình tiểu bậy trong nhà. Nước tiểu khô có mùi amoniac khai nồng khó loại bỏ. Bằng cách sớm xử lý nước tiểu mới, loại bỏ mùi nước tiểu cũ và ngăn chó tiểu bậy ngay từ đầu, bạn có thể loại bỏ mùi nước tiểu của chó và giúp căn nhà có mùi thơm như mới.
Phương pháp 1 - Xử lý nước tiểu mới
Bước 1 - Thấm nước tiểu.
Nếu thấy chó tiểu bậy trong nhà hoặc có vết nước tiểu ướt, bạn cần dùng khăn sạch thấm khô ngay lập tức. Bước này giúp thấm hút nước tiểu nhiều hết mức có thể để loại trừ khả năng nước tiểu thấm vào thảm hoặc nệm ghế.
Bước 2 - Dùng nước và vài giọt xà phòng để làm loãng vết ẩm còn sót lại.
Chuẩn bị một bát nước ấm và nhỏ vài giọt xà phòng dịu nhẹ vào. Dùng khăn sạch thấm nước xà phòng để lau vết ẩm, sau đó dùng khăn khô thấm bớt nước. Có thể thực hiện bước này vài lần cho đến khi không còn dấu tích từ vết nước tiểu ban đầu.
Bước 3 - Rắc muối nở lên vết nước tiểu.
Rắc vài thìa muối nở - chất khử mùi tự nhiên - lên vết ẩm. Rắc thật đều và không dùng quá 1/4 cốc (120 g) vì lượng muối nở dư thừa sẽ khó dọn sạch. Để muối nở trên vết nước tiểu qua đêm.
Bước 4 - Hút muối nở.
Nếu chó tiểu bậy trên thảm, bạn có thể dùng máy hút bụi cỡ lớn để hút sạch muối nở vào sáng hôm sau. Di chuyển máy hút bụi trên vết nước tiểu nhiều lần nếu cần thiết để hút toàn bộ muối nở, giúp bề mặt trở nên sạch sẽ. Nếu chó tiểu bậy trên nệm hoặc các bề mặt bọc nệm khác, bạn có thể dùng máy hút bụi cầm tay để hút sạch muối nở.
Phương pháp 2 - Loại bỏ mùi nước tiểu trên thảm và vải
Bước 1 - Dùng nước để làm loãng vị trí dính nước tiểu.
Nếu vết nước tiểu của chó lắng đọng một thời gian dài và mùi khai nồng, đầu tiên bạn cần làm loãng vết nước tiểu. Chuẩn bị một bát nước ấm và dùng hai chiếc khăn sạch để vừa làm ướt, vừa thấm khô vệt ố nước tiểu. Thực hiện bước này nhiều lần để làm loãng vết ố và mùi nước tiểu hết mức có thể.
Nên mang găng tay cao su khi thực hiện bước này.
Khăn mà bạn dùng có thể bắt đầu dính một chút mùi. Mặc dù mùi rất khó chịu nhưng đó là điều bạn cần, tức dấu hiệu khăn đang hút mùi khỏi vị trí dính nước tiểu. Thay khăn và tiếp tục làm loãng vết ố nước tiểu hết mức có thể.
Bước 2 - Dùng sản phẩm vệ sinh trung hòa enzyme.
Sau khi đã làm loãng mùi nước tiểu hết mức có thể, bạn nên dùng sản phẩm trung hòa enzyme, ví dụ như Nature’s Miracle hoặc Angry Orange. Các sản phẩm này phá vỡ phân tử chứa protein trong nước tiểu - nguyên nhân gây mùi hôi. Sau khi kiểm tra độ bền màu tại một vị trí khuất của thảm hoặc nệm ghế, bạn có thể xịt sản phẩm vệ sinh lên vết ố và để 5-10 phút. Sau đó, dùng khăn sạch thấm khô.
Bước 3 - Giặt và thay vật dụng dính mùi.
Nếu mùi hôi vẫn còn sau khi dùng sản phẩm trung hòa enzyme, bạn nên gỡ miếng phủ trên vật dụng dính nước tiểu rồi đem giặt với nước mát. Phơi khô tự nhiên để vật dụng không co lại như khi dùng máy sấy. .
Nếu chó tiểu bậy trên thảm, bạn nên cân nhắc thay tấm lót sàn bên dưới. Tấm lót sàn có thể chứa vật liệu tổng hợp khó loại bỏ mùi nước tiểu.
Phương pháp 3 - Loại bỏ mùi nước tiểu trên sàn gỗ cứng
Bước 1 - Dùng hỗn hợp nước pha giấm theo tỉ lệ 1:1.
Rất khó loại bỏ mùi hôi bám trên gỗ cứng nhưng may mắn là gỗ có khả năng chịu được chất tẩy rửa mạnh tốt hơn. Bạn có thể pha hỗn hợp giấm trắng với nước theo tỉ lệ 1:1. Sau đó, dùng miếng bọt biển mềm chà mạnh hỗn hợp lên vết ố nước tiểu. Để hỗn hợp phát huy tác dụng trong 5-10 phút. Sau đó, dùng khăn sạch, khô để lau hỗn hợp đi.
Có thể rắc vài thìa muối nở lên vết ố để tăng hiệu quả làm sạch sau khi dùng hỗn hợp giấm. Để nguyên muối nở vài tiếng hoặc qua đêm, sau đó hút sạch.
Bước 2 - Thử dùng miếng đắp oxy già.
Nhúng khăn mặt hoặc khăn tay sạch vào nước oxy già 3% đến khi thấm đều nhưng không ướt sũng. Vắt bớt nước nếu cần thiết rồi đặt khăn lên vị trí dính nước tiểu. Chờ 2-3 tiếng để khăn khử mùi nước tiểu.
Nếu sàn nhà vẫn ẩm sau khi lấy khăn nhúng oxy già ra, bạn nên dùng khăn sạch lau lại cho khô.
Bước 3 - Phun cát cho sàn gỗ và tân trang lại.
Nếu mùi nước tiểu không bớt đi, bạn có thể chọn cách phun cát cho sàn gỗ. Cần phải cân nhắc kỹ vì giải pháp này khá tốn kém và mất thời gian. Tuy vậy, đây là lựa chọn tốt nhất để loại bỏ mùi hôi quá nặng. Phương pháp phun cát giúp lột bỏ lớp gỗ trên cùng và xua tan mùi hôi hiệu quả bằng cách đánh bóng bề mặt gỗ dính nước tiểu. Bạn nên liên hệ với nhà thầu xây dựng chuyên nghiệp để hỏi cách phun cát mà không gây hư hại sàn gỗ.
Phương pháp phun cát dễ thực hiện hơn với sàn gỗ chưa hoàn thiện (chưa sơn, chưa đánh bóng,…) ví dụ như hiên nhà, nhưng cũng có thể áp dụng đối với sàn gỗ đã hoàn thiện trong nhà. Chuyên gia có thể giúp bạn phối lớp sơn hoặc đánh bóng mới cho phù hợp với lớp cũ.
Phương pháp 4 - Ngăn ngừa mùi nước tiểu
Bước 1 - Dắt chó đi dạo thường xuyên.
Chó không được dắt đi dạo thường xuyên sẽ cảm thấy cần tự đi tiểu trong nhà. Vì vậy, bạn cần dắt chó ra ngoài đi tiểu ít nhất 4 lần mỗi ngày và thường xuyên hơn đối với chó già, chó nhỏ hoặc chó bệnh. Nếu cần, bạn nên thuê người dắt chó đi dạo để đáp ứng nhu cầu vệ sinh của chó.
Bước 2 - Nhờ người huấn luyện dạy chó đi tiểu đúng chỗ.
Một số con chó sẽ không thể nào huấn luyện cho đi vệ sinh bên ngoài được (do chưa được huấn luyện khi còn nhỏ hoặc chó từng bị ngược đãi). Nếu chó nhà bạn như vậy, đặc biệt là chó không có lai lịch rõ ràng, bạn nên gọi cho người huấn luyện chó. Nhiều chuyên gia huấn luyện có thể đến nhà và giúp giải quyết các vấn đề về hành vi cụ thể cho chó nhà bạn.
Người huấn luyện có thể chẩn đoán xem tình trạng chó đi tiểu trong nhà có phải do vấn đề hành vi tiềm ẩn như rối loạn lo âu chia ly hay không.
Bước 3 - Đưa chó đến gặp bác sĩ thú y để được phát hiện vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Nếu vấn đề đi tiểu bậy ở chó kéo dài dù bạn đã dắt chó đi dạo thường xuyên và thuê người huấn luyện, bạn nên đưa chó đến bác sĩ thú y. Một số vấn đề về sức khỏe, ví dụ như biến chứng do bị thiến hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu có thể khiến chó đi tiểu thường xuyên hơn, kể cả tiểu bậy trong nhà.
Ghi chép xem chó tiểu bậy ở nơi nào trong nhà, tần suất và từ khi nào để có thể cung cấp thông tin cho bác sĩ thú y.
Bước 4 - Dùng sản phẩm chống chó mèo phóng uế bừa bãi nếu cần thiết.
Một số sản phẩm chống chó mèo phóng uế như Four Paws Keep Off! và Nature’s Miracle Pet Block Repellent có thể ngăn chó tiểu bậy trong nhà. Bạn cần kiểm tra độ bền màu của sản phẩm chống chó mèo phóng uế trước khi đem xịt lên vị trí mà chó thường tiểu bậy.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/B%E1%BA%A3o-qu%E1%BA%A3n-Ch%E1%BA%A3o-Gang | Cách để Bảo quản Chảo Gang | Một chiếc chảo gang nếu được bảo quản đúng cách có thể dùng được rất lâu cùng với mặt chảo chống dính rất tự nhiên của nó. Lớp chống dính của chảo gang được làm từ dầu và được nung cho dính chặt vào bề mặt của chiếc chảo. Hãy học cách bảo quản một chiếc chảo mới tinh, làm mới chiếc chảo cũ và bảo dưỡng để lớp chống dính không bị mất đi.
Thời gian chuẩn bị: 15-30 phút
Thời gian nung: 6 tiếng
Tổng thời gian: 6-7 tiếng
Phương pháp 1 - Bảo quản Chảo gang Mới
Bước 1 - Làm nóng lò ở nhiệt độ 350 ºF (175ºC).
Không nấu bất kỳ thứ gì khác trong lò trong khi bạn đang chuẩn bị bảo quản chảo gang do quy trình có thể bị ảnh hưởng bởi hơi nước thoát ra khi nấu các món ăn khác.
Bước 2 - Rửa và lau khô chảo.
Dùng xà phòng và bàn chải để cọ rửa nó sạch sẽ. Đây là lần duy nhất bạn dùng những vật dụng này để chà rửa chảo của bạn; sau khi làm các thao tác để bảo vệ mặt chảo không bị mất độ chống dính, bạn sẽ không cọ rửa nó nữa.
Bước 3 - Bôi mỡ heo, mỡ thực vật, hay dầu ô liu lên toàn bộ mặt trong và ngoài của chiếc chảo.
Hãy chắc chắn dầu hoặc mỡ được phủ kín chảo, sau đó chà xát nó bằng khăn giấy.
Bước 4 - Đặt chảo vào lò nướng.
Để mỡ và dầu thấm vào bề mặt của chảo trong khoảng hai tiếng. Lấy chảo ra khỏi lò và để nguội.
Bước 5 - Lặp lại quy trình này ba lần.
Bạn cần lặp lại quy trình nhiều hơn một lần để hoàn toàn giúp chảo không bị mất lớp chống dính. Để đảm bảo bạn có một bề mặt chảo chống dính thật tốt và không bị nứt nẻ khi bạn nấu đồ ăn, hãy phủ thêm một lớp dầu hoặc mỡ, nung nóng nó, sau đó để nguội, và lập lại trình tự thêm một lần nữa.
Phương pháp 2 - Khôi phục Chảo gang Cũ Gỉ
Bước 1 - Gia nhiệt cho lò tới 230 độ C.
Tránh nấu bất kỳ thứ gì khác trong lò trong lúc bạn đang tôi luyện chảo.
Bước 2 - Pha hỗn hợp giữa dấm trắng và nước.
Tìm một cái chậu đủ lớn để vừa toàn bộ chảo. Đổ hỗn hợp ½ giấm và ½ nước vào chậu.
Bước 3 - Ngâm chảo trong hỗn hợp dấm và nước.
Bạn phải đảm bảo chảo ngập hoàn toàn trong dung dịch. Ngâm chảo trong 3 tiếng. Hỗn hợp giấm sẽ làm tan rỉ sét. Lấy chảo ra khỏi chậu sau khi đã ngâm xong.
Nếu bạn vẫn thấy chút rỉ sét trên chảo, hãy dùng cọ để chà cho sạch. Chỗ rỉ sét sẽ bong ra nhẹ nhàng. Bạn phải đảm bảo không còn chút rỉ sét nào xót lại.
Không ngâm chảo trở lại trong hỗn hợp nước và giấm đã sử dụng. Nếu bạn ngâm quá thời gian qui định lớp gang sẽ bắt đầu bị ăn mòn.
Bước 4 - Rửa sạch chảo bằng nước rồi lau khô.
Phải làm khô hoàn toàn bằng cách làm nóng chảo trong lò khoảng vài phút.
Bước 5 - Phủ một lớp mỡ hoặc dầu lên chảo.
Bạn phải chắc chắn chảo được phủ kín hoàn toàn. Hãy dùng khăn giấy để chà xát mỡ và dầu thấm vào mặt chảo.
Bước 6 - Nung chảo trong lò ở nhiệt độ 350 ºF (177 ºC) trong 2 giờ.
Lấy chảo ra khỏi lò và để nguội.
Bước 7 - Lặp lại quy trình.
Để đảm bảo chảo có 1 lớp chống dính thật tốt, hãy phủ chảo bằng dầu, làm nóng nó, sau đó để nguội, rồi lặp lại thêm một lần nữa.
Phương pháp 3 - Bảo dưỡng Chảo gang
Bước 1 - Bạn phải rửa sạch chảo ngay sau khi dùng xong.
Chảo gang chùi rửa dễ nhất ngay sau khi nấu, bạn đừng để thức ăn dính chặt vào chảo rồi mới rửa. Ngay khi chảo nguội và có thể chạm vào, hãy dùng khăn chùi sạch thức ăn và rửa chảo với nước nóng.
Nếu có 1 lớp thức ăn dính ở đáy chảo, hãy dùng hỗn hợp muối thông thường và giấm để chùi sạch với khăn giấy. Sau đó, rửa sạch chảo với nước nóng để tẩy sạch giấm.
Thức ăn dính ở đáy chảo có thể được nướng cháy. Bỏ chảo vào trong lò và bật nhiệt độ cao nhất. Thức ăn sẽ cháy thành than, sau đó bạn chỉ việc lau sạch khi chảo đã nguội. Nếu bạn dùng phương pháp này bạn sẽ phải phủ dầu lại chảo của bạn bởi lớp bảo vệ sẽ bị mất đi.
Không sử dụng xà phòng hoặc bàn chải bằng kim loại để chà mặt chảo. Nó sẽ làm xước mặt chảo, và làm mất đi lớp chống dính, điều này sẽ cho phép độ ẩm phản ửng với kim loại và gây nên tình trạng rỉ sét.
Bước 2 - Phải chắc chắn chảo đã khô hoàn toàn.
Sau khi bạn rửa sạch thức ăn dính trên chảo, phải lau khô chảo hoàn toàn. Hãy sử dụng khăn lau đĩa bát, cẩn thận đừng bỏ sót bất chỗ nào và phải chắc chắn mặt sau cũng được lau khô hoàn toàn.
Bạn cũng có thể hơ lửa cái chảo bằng bếp nấu, nếu bếp vẫn ấm. Điều này sẽ giúp chảo mau khô hơn.
Để chắc rằng chảo đã khô hoàn toàn, hãy để nó vào trong lò và làm nóng trong một vài phút
Bước 3 - Hãy lặp lại quá trình bảo vệ bề mặt chống dính của chảo theo định kỳ.
Mỗi lần bạn nấu ăn bằng chảo gang, dầu ăn sẽ ngấm vào chảo và giúp chảo chống dính tốt hơn. Tuy nhiên, bạn có thể tự thực hiện quá trình chống rỉ sét theo thời gian để chắc rằng chảo của bạn hoàn toàn chống dính, tốt nhất bạn nên dùng hỗn hợp giấm và muối để chùi rửa.
Bước 4 - Giữ chảo ở nơi khô thoáng.
Đừng để nước dính vào chảo. Nếu bạn để chảo cùng với các đồ dùng nấu ăn khác, hãy ngăn cách chúng bằng khăn khô hoặc khăn giấy để bảo vệ bề mặt của chảo. .
| {
"is_expert": false,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Gi%E1%BA%A3m-m%E1%BB%A1-l%C6%B0ng | Cách để Giảm mỡ lưng | Lưng là một trong những vị trí khó làm săn chắc và giảm mỡ nhất trong kế hoạch giảm cân. Đáng tiếc là chúng ta không thể giảm cân cho một vị trí cụ thể nào đó. Chế độ ăn và tập thể dục phải vừa hỗ trợ làm săn chắc phần thân trên, vừa giảm được lượng mỡ toàn thân. Bạn không thể giảm cân tại một khu vực nhỏ trên cơ thể. Kết hợp chế độ ăn với tập thể dục sẽ giúp làm săn chắc toàn bộ vùng lưng, đồng thời giảm mỡ toàn thân. Điều chỉnh chế độ ăn hợp lý và thực hiện đúng loại bài tập cardio hay tập tăng cường sức mạnh có thể giúp bạn loại bỏ mỡ lưng.
Phương pháp 1 - Tập thể dục để giảm mỡ lưng
Bước 1 - Bắt đầu tập cardio.
Để có kết quả tốt nhất, bạn phải tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi lần, 3-5 ngày một tuần.
Các bài tập cardio đặc biệt hiệu quả để giảm mỡ lưng. Chúng sẽ đốt cháy calo và tăng cường sức mạnh cơ lưng: Chèo thuyền, đấm bốc và bơi lội.
Các bài tập cardio khác bao gồm: chạy bộ/chạy bộ thư giãn, đi bộ, đạp xe, sử dụng máy tập chạy bộ hoặc khiêu vũ.
Lợi ích của cardio không chỉ giới hạn ở việc làm săn chắc lưng. Cardio còn cho thấy có thể giảm rủi ro bệnh tim, cải thiện mức cholesterol và triglyceride, cải thiện chức năng tim và giảm rủi ro loãng xương.
Bạn không thể giảm cân tại từng khu vực cụ thể, mà phải giảm cân tổng thể và giảm lượng mỡ toàn thân để có thể giảm cân tại một vị trí xác định nào đó. Các bài tập cardio sẽ hỗ trợ điều này.
Bước 2 - Tập luyện ngắt quãng.
Đây là cách đốt cháy mỡ nhanh hơn, không chỉ làm săn chắc lưng mà còn giảm mỡ toàn thân.
Tập luyện ngắt quãng với cường độ cao có thể đốt cháy nhiều mỡ hơn và tăng tốc độ đốt cháy mỡ sau khi bạn đã hoàn thành bài tập.
Tập luyện ngắt quãng bằng chạy bộ: Chạy với tốc độ thật nhanh trong vài phút, giảm xuống tốc độ dễ chịu hơn trong năm phút, rồi lại tăng tốc độ trong hai phút sau đó. Tiếp tục tập theo cách này trong 15-20 phút.
Cân nhắc tập luyện ngắt quãng cường độ cao. Tập luyện ngắt quãng cường độ cao (HIIT) được định nghĩa là cách tập ở cường độ cao trong 30 giây đến vài phút, xen kẽ là những giai đoạn nghỉ hay tập cường độ thấp trong 1-2 phút. Cách tập này thật sự phát huy lợi ích của bài tập cardio thông thường. Nó có thể cải thiện sức khỏe tim mạch và tăng cường trao đổi chất. Khi tập ở cường độ cao, bạn phải đổ mồ hôi và thở nhiều ở mức độ mà không thể nói thành câu hay trò chuyện.
Tập HIIT trong 20 phút với năm phút khởi động và thả lỏng.
Bước 3 - Thực hiện các bài tập dùng chính khối lượng cơ thể.
Có một số bài tập cụ thể để tăng cường sức khỏe lưng mà không yêu cầu trang bị máy móc đặc biệt. Nhiều bài tập trong số đó có thể thực hiện tại nhà.
Cột một sợi dây đàn hồi vào tay nắm cửa. Đóng cửa lại và đứng cách đó khoảng 2 bàn chân. Mỗi tay cầm một đầu dây và gập khuỷu tay một góc 90 độ. Kéo hai cánh tay về sau sao cho hai vai ép vào nhau. Giữ tư thế này trong 10 giây rồi thả ra. Lập lại động tác từ 7-10 lần. Nếu bạn không cảm thấy kháng lực đủ mạnh thì hãy đứng xa cửa hơn một chút hoặc sử dụng dây đàn hồi dày hơn.
Các động tác kéo giãn lưng dưới nhắm vào phần lưng dưới và làm săn chắc các cơ nằm trên cạp quần, nơi tích tụ lượng mỡ khó chịu. Để bắt đầu, bạn hãy nằm thẳng người úp mặt trên sàn nhà. Đặt hai bàn tay sau đầu và nâng ngực lên khỏi mặt đất đến mức xa nhất có thể. Khởi đầu với ba lần tập, mỗi lần 10 nhịp.
Với bài tập cây cầu thì bạn nằm ngửa trên sàn. Gập đầu gối một góc 90 độ nhưng giữ hai bàn chân nằm phẳng trên sàn. Nâng mông lên đến khi lưng tạo thành một đường thẳng như cây cầu. Giữ yên 10-15 giây rồi hạ cơ thể xuống sàn nhà. Lập lại từ 10 tới 20 lần.
Tập plank để làm săn chắc toàn bộ lưng và cơ trung tâm. Đặt hai cẳng tay trên sàn. Giữ cơ thể tạo thành một đường thẳng. Duy trì tư thế plank này càng lâu càng tốt. Nghỉ ngơi và lập lại thêm 1 hoặc 2 lần.
Bước 4 - Tập với tạ và máy tập.
Sử dụng tạ tự do hoặc máy tập tạ cũng có thể làm săn chắc lưng. Kết hợp với các bài tập cardio và bài tập tăng cường sức mạnh khác, bạn có thể làm săn chắc cơ lưng một cách dễ dàng.
Bắt đầu với mức tạ vừa phải. Bạn có thể nâng mức tạ đó mà không cần phải gắng sức quá nhiều. Nhưng nếu bạn có thể nâng tạ mà hoàn toàn không gắng sức thì cơ không thể phát triển.
Gập người vung tạ sẽ làm cơ lưng săn chắc. Mỗi tay cầm một quả tạ và gập người tại hông. Nâng cánh tay qua hai bên, giống như cánh máy bay đến khi hai cánh tay cao bằng vai rồi lại hạ xuống hai bên người. Tập 3 lần, mỗi lần 8 nhịp. Sau khi cải thiện sức mạnh các cơ và mô liên kết và đã nhuần nhuyễn thao tác, bạn có thể tăng mức tạ và số lần tập để phát triển cơ hơn nữa. Nếu bạn muốn có thân hình săn chắc thì phải tăng số lần tập.
Đối với bài tập kéo xô (Lat Pulldown), bạn sẽ cầm thanh cáp với hai tay để rộng, vị trí tay nắm trên. Hai đùi để dưới bệ đỡ và đặt các đốt ngón tay hướng lên trên. Khi giãn người lên cao thì thanh cáp phải nằm trong tầm với của bạn, nếu không thì bạn phải điều chỉnh lại độ cao. Kéo thanh cáp xuống đến cằm (trong toàn thời phải giữ lưng thẳng) bằng một động tác trơn tru, cảm giác như hai bả vai đang tiến vào nhau. Từ từ thả thanh cáp về lại vị trí ban đầu và lập lại.
Đẩy tạ qua đầu. Mỗi tay cầm một quả tạ tay. Cầm tạ bên cạnh tại lòng bàn tay hướng lên. Đẩy hai tay thẳng qua đầu đến khi cánh tay duỗi thẳng hoàn toàn. Từ từ hạ thấp tay đến khi hai bàn tay quay về vị trí cạnh tai. Lập lại 1-3 lần hoặc tùy khả năng của bạn. Bài tập này sẽ phát triển cơ vai; cơ đen-ta phát triển tốt sẽ giúp lưng trông rộng hơn và eo trông nhỏ hơn.
Gập người chèo tạ. Mỗi tay cầm một quả tạ. Hơi gập người tại eo - khoảng 45 độ. Duỗi thẳng cánh tay trước mặt, hai lòng bàn tay hướng vào trong đối diện nhau. Thu hai cánh tay trở về đến khi bắp tay nằm cạnh lưng. Từ từ đẩy hai cánh tay trở về vị trí duỗi thẳng hoàn toàn. Lập lại 1-3 lần hoặc tùy khả năng của bạn.
Bước 5 - Làm việc cùng huấn luyện viên riêng.
Nếu mới làm quen với việc tập luyện hoặc muốn được giúp đỡ nhiều hơn, bạn có thể làm việc cùng huấn luyện viên riêng. Họ có thể hướng dẫn bạn giảm mỡ lưng và làm săn chắc cơ lưng.
Huấn luyện viên cá nhân là các chuyên gia thể lực có nhiều kinh nghiệm. Bạn có thể nhờ họ hướng dẫn các bài tập để làm săn chắc lưng, giảm mỡ toàn thân.
Nhiều phòng tập cung cấp huấn luyện viên miễn phí trong buổi đầu khi bạn mới đăng ký. Họ thường cung cấp các buổi tập với huấn luyện viên vào nhiều thời điểm trong ngày.
Bạn cũng có thể tìm những huấn luyện viên cá nhân có viết blog hay tải video trực tuyến, để bạn có nhiều thông tin chi tiết hơn.
Phương pháp 2 - Thay đổi chế độ ăn
Bước 1 - Giảm lượng calo tiêu thụ hằng ngày.
Nếu giảm 500 calo một ngày và tập thể dục đều đặn, bạn sẽ giảm khoảng nửa ký mỗi tuần. Việc này cũng giúp bạn giảm mỡ lưng.
Sử dụng nhật ký ăn uống hoặc công cụ theo dõi trực tuyến để giúp bạn giảm 500 calo mỗi ngày.
Các công cụ theo dõi này cùng với máy tính trực tuyến có thể giúp bạn ước tính tổng lượng calo tiêu thụ hằng ngày để giảm cân. Nhu cầu của mỗi người khác nhau, vì vậy sử dụng máy tính sẽ giúp bạn tính được lượng calo cụ thể hơn.
Không giảm quá nhiều calo. Điều này có thể làm chậm quá trình giảm cân, dẫn đến suy dinh dưỡng hoặc khiến bạn mệt mỏi. Nói chung, các chuyên gia y tế khuyến nghị ăn ít nhất 1.200 calo mỗi ngày.
Giảm calo sẽ giúp giảm cân, nhưng nếu bạn không tập cardio và các bài tập lưng thì cơ lưng không thể săn chắc. Quan trọng là phải kết hợp chế độ ăn với tập thể dục để có kết quả mong muốn.
Bước 2 - Duy trì chế độ ăn cân đối.
Cho dù bạn đang giảm calo để giảm mỡ lưng thì vẫn phải thực hiện chế độ ăn cân đối.
Ăn kết hợp nhiều loại thực phẩm khác nhau sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết mỗi ngày. Chế độ ăn nghèo nàn mất cân đối có thể tác động tiêu cực đến mục tiêu giảm cân.
Ăn protein vào mỗi bữa. Protein là một thành phần dinh dưỡng thiết yếu trong chế độ ăn. Những thực phẩm như thịt gia cầm, trứng, sữa, rau đậu, hải sản hoặc đậu hũ cung cấp đủ protein cho chế độ ăn. Trong tất cả các bữa ăn bạn nên ăn khoảng 21-28g các thực phẩm này.
Ăn nhiều loại hoa quả và rau mỗi ngày. Các thực phẩm này chứa ít calo nhưng nhiều dinh dưỡng, rất tốt cho chế độ ăn ít calo. Để hỗ trợ giảm cân, lượng hoa quả hay rau nên chiếm khoảng 1/2 đĩa ăn.
Cuối cùng, bạn phải chọn nguồn cung cấp ngũ cốc lành mạnh như bánh mì, cơm hay mì sợi. Ngũ cốc cung cấp chất xơ và nhiều vitamin nhóm B quan trọng đối với sức khỏe. Nếu có thể, bạn nên ăn 100% ngũ cốc nguyên hạt để cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn.
Bước 3 - Ăn thực phẩm no lâu để giảm đói.
Khi đang giảm calo cho mục đích giảm cân thì khống chế cơn đói là vấn đề cần quan tâm. Khó có thể theo đuổi một chế độ ăn nào đó nếu bạn thường xuyên cảm thấy đói.
Kết hợp đúng một vài loại thực phẩm vào mỗi bữa ăn chính và ăn phụ có thể giúp bạn no lâu hơn và giảm mức độ đói tổng thể.
Chất béo lành mạnh là một phần bổ sung tuyệt vời vào chế độ ăn giảm cân. Chất béo cần thời gian tiêu hóa nhiều hơn so với thực phẩm giàu cacbohydrat và giúp no lâu hơn. Ăn một hoặc hai khẩu phần chất béo tốt cho tim mỗi ngày. Ví dụ: dầu ô-liu, quả bơ, các loại hạt hay bơ lạc, hạt lanh, ô-liu, cá hồi, cá ngừ, cá mòi hay cá thu.
Bên cạnh chất béo lành mạnh, việc kết hợp protein và cacbohydrat phức hợp cũng giúp bạn no lâu hơn. Chọn protein gầy hoặc protein có chất béo lành mạnh như: hải sản, gia cầm, bò, lợn, sản phẩm từ sữa ít béo, rau đậu hoặc đậu hũ. Kết hợp các thực phẩm này với cacbohydrat phức hợp nhiều chất xơ như: rau chứa tinh bột, hoa quả, rau đậu, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt.
Bước 4 - Loại bỏ thức uống nhiều calo.
Chúng ta thường quên lượng calo được tiêu thụ qua thức uống. Bạn nên thay thế sô đa và nước ép hoa quả với nước lọc và thức uống không chứa calo.
Uống đủ lượng chất lỏng như nước, cà phê đã tách caffein, trà đã tách caffein hay nước có hương vị để duy trì nước cho cơ thể. Mỗi người cần cung cấp một lượng chất lỏng khác nhau, nhưng khởi đầu bạn nên uống khoảng 1,5-3 lít mỗi ngày.
Các nghiên cứu cho thấy thức uống giàu năng lượng có thể thúc đẩy tăng cân. Chất lỏng không hẳn làm bạn no và đa số mọi người không tính lượng calo từ chất lỏng khi tính tổng lượng calo tiêu thụ mỗi ngày.
Mặc dù chuyển từ sô-đa thông thường sang sô-đa ăn kiêng có thể giảm calo tiêu thụ trước mắt, nhưng người ta không rõ liệu có hiệu quả để ngăn chặn béo phì và các vấn đề về sức khỏe liên quan hay không.
Bước 5 - Hạn chế ăn vặt.
Khi nói đến ăn uống lành mạnh, bạn phải quan tâm cả những lần ăn vặt để chiều chuộng bản thân. Muốn giảm cân, bạn phải hạn chế và theo dõi tần suất ăn vặt của mình.
Bạn có thể đang cung cấp quá nhiều calo qua các lần ăn vặt. Điều này sẽ làm chậm hoặc thậm chí chặn đứng quá trình giảm cân.
Nếu bạn thật sự muốn chiều chuộng bản thân thì hãy cố bù đắp lại trong ngày hoặc trong tuần. Bạn nên tập thể dục nhiều hơn hoặc bỏ bữa ăn xế buổi chiều.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Xin-Th%C3%B4i-Vi%E1%BB%87c | Cách để Xin Thôi Việc | Xin nghỉ việc có thể được coi là sự giải phóng hoặc cách khởi đầu một công việc mới tốt đẹp hơn. Tuy nhiên xin thôi việc không chỉ đơn giản là thu xếp đồ đạc, hét vào mặt cấp trên rồi rời khỏi công ty. Bạn nên xin thôi việc với sự biết ơn và tôn trọng để giữ lại được ấn tượng tốt. Nếu bạn muốn tìm hiểu về cách giảm thiểu thiệt hại và duy trì mối quan hệ tích cực với công ty, hãy đọc bài viết dưới đây.
Phương pháp 1 - Thôi việc theo Cách truyền thống
Bước 1 - Lên kế hoạch những việc bạn sẽ làm sau khi nghỉ việc.
Một khi bạn đã quyết định chắc chắn sẽ thôi việc, bạn nên lập một kế hoạch cụ thể để bản thân không cảm thấy suy sụp sau khi nghỉ. Tốt nhất, bạn chỉ nên nghỉ việc sau khi đã tìm được một công việc mới bởi vì sẽ rất khó để được nhận khi bạn là một ứng viên thất nghiệp.
Đừng nghĩ rằng bạn chỉ có thể "làm tốt" khi tìm được công việc mới. Với tình hình kinh tế hiện nay, bạn có thể sẽ thất nghiệp lâu hơn bạn tưởng. Đừng thôi việc lúc nóng giận và cho rằng bạn có thể lường trước được điều gì sắp xảy ra.
Sắp xếp công việc khác trước khi xin nghỉ. Bạn nên dành thời gian xem thị trường việc làm khi bạn có ý định xin nghỉ việc. Bạn nên thành thật rằng bạn đang có một công việc khi phỏng vấn với nhà tuyển dụng.
Nếu bạn không tìm được công việc khác, hãy đảm bảo rằng bạn vẫn có đủ tiền trong khoảng thời gian thất nghiệp. Nếu bạn không thể tiếp tục công việc hiện tại, hãy tạo một tài khoản tiết kiệm để bạn có thể nghỉ việc sớm hơn. Điều này nghĩa là bạn vẫn có ngân sách cho tới khi tìm được việc mới. Khi tiết kiệm, hãy lên kế hoạch cho việc bạn sẽ bị thất nghiệp trong một thời gian dài để an toàn.
Khi bạn nghỉ việc, đảm bảo rằng bạn có lý do chính đáng. Đừng nghỉ việc chỉ vì bạn cảm thấy bị đánh giá thấp hay được trả lương thấp hơn trước khi bàn bạc với nhà tuyển dụng. Nếu bạn chưa cố hết sức để giải quyết vấn đề của công việc hiện tại thì cũng có thể bạn sẽ gặp lại vấn đề tương tự khi làm việc mới.
Bước 2 - Hãy thông báo trước hai tuần.
Đây là hành động thể hiện sự tôn trọng. Hãy ghi nhớ rằng công ty cũng phụ thuộc vào bạn và họ cần một người thay vào vị trí của bạn. Nếu công ty có quy định phải thông báo sớm hơn 2 tuần trước khi nghỉ việc, hãy tuân theo quy định đó.
Ngay cả khi công ty không ra quy định thông báo trước hai tuần, hãy thử tính toán xem công ty cần bao nhiêu thời gian để tìm người thay thế, rồi thông báo cho họ.
Đừng thông báo "quá" sớm. Một lần nữa, bạn lại cần phải nhạy bén trong vấn đề này. Nếu bạn nghỉ việc vì sắp ra nước ngoài hoặc chuyển đến tỉnh/thành khác trong một vài tháng, đừng đề cấp tới vấn đề này cho tới thời điểm thích hợp, nếu không sẽ tạo ra bầu không khí căng thẳng nơi làm việc.
Bước 3 - Thông báo với cấp trên.
Trừ những trường hợp đặc biệt khiến bạn không thể nói chuyện trực tiếp với cấp trên, hoặc bạn làm việc từ xa, bạn cần phải mạnh mẽ và thông báo trực tiếp với cấp trên của mình. Gửi thư điện tử sẽ khiến bạn trông có vẻ yếu đuối và sợ sệt khi cần trao đổi nghiêm túc, hay bạn không coi trọng cấp trên nên không thể dành thời gian để nói chuyện trực tiếp. Sau đây là một số điều cần lưu ý khi nói chuyện với cấp trên:
Hãy chắc chắn rằng cấp trên là người đầu tiên trong công ty biết việc bạn xin từ chức. Đừng nói với đồng nghiệp khác cho dù có thân đến đâu, và đừng thực hiện những hành động vô lý như đăng tải công việc mới trên Facebook hay thêm công việc mới vào hồ sơ LinkedIn trước khi xin nghỉ công việc hiện tại.
Hãy trình bày ngắn gọn và súc tích. Nếu bạn hẹn lịch trước, bạn nên đi thẳng vào vấn đề. Nói với cấp trên rằng bạn xin từ chức khỏi vị trí hiện tại.
Hãy tỏ ra lịch sự khi trình bày lý do xin nghỉ việc. Đừng nói với cấp trên rằng bạn cảm thấy bị đánh giá thấp hay làm việc quá sức, hay bạn ghét văn hoá của công ty.
Nếu bạn đã tìm thấy công việc mới, hãy nói "Tôi đã tìm được một công việc phù hợp với mục tiêu của tôi hơn", hoặc cho cấp trên biết bạn đã tìm được một công việc mới giúp bạn thể hiện được điểm mạnh của bạn thân như là giảng dạy hoặc tư vấn. Nếu bạn chưa tìm được việc, cứ nói là "Tôi đang tìm kiếm một cơ hội mới" hoặc "đây là quyết định tốt nhất cho tôi và gia đình".
Cảm ơn cấp trên. Nói với cấp trên rằng bạn đã có khoảng thời gian tuyệt vời ở công ty và học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm. Chân thành khi bày tỏ rằng bạn đánh giá cao những nỗ lực của cấp trên. Bạn không cần phải nói quá nhiều lúc này. Chỉ cần tỏ ra biết ơn nhưng không xu nịnh cấp trên - dù sao bạn cũng xin nghỉ việc.
Hỏi cấp trên xem bạn có thể ghi tên ông vào danh sách người giới thiệu khi ứng tuyển cho công việc mới. Nếu được thì nó sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình theo đuổi nghề nghiệp tương lai.
Hãy nhớ tỏ ra chuyên nghiệp. Đây không phải là thời gian để trình bày những vấn đề cá nhân và thiếu chuyên nghiệp trong công việc. Luôn ghi nhớ, nhà tuyển dụng có thể sẽ liên lạc với cấp trên của bạn, vì vậy hãy giữ hình ảnh cởi mở và trung thực.
Bước 4 - Chuẩn bị trả lời câu hỏi của cấp trên.
Trong hầu hết các trường hợp, cấp trên sẽ không gật đầu đồng ý và chúc bạn may mắn trong tương lai. Cấp trên sẽ hỏi bạn tại sao quyết định nghỉ việc, thậm chí họ có thể cố gắng lôi kéo bạn ở lại. Nếu bạn có sự chuẩn bị, trông bạn sẽ chuyên nghiệp và sâu sắc hơn, cuộc nói chuyện sẽ trôi chảy hơn. Sau đây là một số điều bạn nên chuẩn bị:
Có một kế hoạch bàn giao. Nếu cấp trên hỏi về kế hoạch thu xếp công việc hoặc bạn có kế hoạch bàn giao công việc của mình cho nhân viên khác trong một dự án. Dù kế hoạch của bạn là gì, hãy trình bày với cấp trên để họ thấy bạn có suy nghĩ về vấn đề bàn giao công việc và không làm ảnh hưởng tới công ty.
Cân nhắc những điều cần nói nếu cấp trên đưa ra đề nghị. Bạn sẽ làm gì nếu cấp trên bất ngờ đề nghị tăng lương cho bạn 10%, thậm chí là 20%? Còn nếu là tăng lương gấp đôi? Nếu cấp trên "thật sự" muốn giữ bạn ở lại công ty, bạn có thể làm họ thất vọng không? Khi bạn xem xét mình sẽ xử lý thế nào trong tình huống này, bạn nên nghĩ về lý do quyết định nghỉ việc.
Nếu lý do chính là bạn cảm thấy mình được trả lương không công bằng, bạn nên nghiêm túc cân nhắc đề nghị này. Tuy nhiên, nếu bạn quyết tâm nghỉ việc vì nhiều lý do khác mà không phải vấn đề thù lao, đừng để bị cám dỗ bởi những lời đề nghị nếu không bạn sẽ tiếp tục cảm thấy không vui.
Cân nhắc câu trả lời khi cấp trên yêu cầu bạn ở lại. Nếu họ cần bạn ở lại thêm một vài tuần để hoàn thành dự án, bạn có đồng ý không?
Bước 5 - Soạn một lá thư từ chức lịch sự.
Đây là điều bạn nên làm "sau khi" nói chuyện rõ ràng với cấp trên. Trước đó, bạn nên tìm hiểu về văn hoá của công ty. Nếu bạn không cần soạn thử một lá thư từ chức, thì bạn không cần phí thời gian vào việc này, tuy nhiên nếu công ty yêu cầu thì bạn hãy tuân theo.
Lá thư là một phần quan trọng của quá trình xin nghỉ việc vì bạn gói gọn hết những dự định của bản thân vào tờ giấy. Nếu bạn thông báo trước hai tuần trên thư, cấp trên không thể yêu cầu bạn ở lại công ty lâu hơn thế.
Thêm địa chỉ công ty và ngày tháng vào lá thư. Ngày tháng là ngày bạn dự định đưa lá thư cho cấp trên. Đây là hình thức để biết khoảng thời gian bức thư được viết và nhận.
Tuyên bố ý định xin từ chức. Viết, "Đây là thông báo chính thức rằng tôi, (tên), sẽ từ chức khỏi (tên vị trí) tại (tên công ty)". Bạn cần phải viết rõ ràng và thẳng thắn trong bất kỳ trường hợp nào.
Ghi ngày tháng bạn rời đi. Viết, "Tôi thông báo trước hai tuần tính đến (ngày)". Nếu bạn có nhiều thông báo với công ty, vậy hãy ghi khoảng thời gian vào.
Cảm ơn công ty. Viết, "Tôi đánh giá cao cơ hội mà (tên công ty) đã đem lại cho tôi và tôi chúc công ty thành công hơn nữa trong tương lai". Đây là phần quan trọng để bày tỏ sự thân mật và để lại ấn tượng tốt.
Ký thư. Sử dụng "Kính thư" để kết thư, sau đó là tên và chức vụ của bạn.
Bước 6 - Vẫn giữ sự chuyên nghiệp sau khi đã thông báo với cấp trên.
Nhà tuyển dụng tiềm năng thường liên lạc với công ty trước đó để tìm hiểu về ứng viên. Để lại những ấn tượng không tốt có thể ảnh hưởng đến việc bạn được nhận vào làm sau này. Sau khi thông báo trước hai tuần, bạn nên tiếp tục công việc và hoàn thành nhiệm vụ thay vì lơ là công việc và mơ mộng về ngày bạn chính thức nghỉ việc.
Thực hiện những gì được yêu cầu trong khoảng thời gian hai tuần. Trong khi bạn khá dễ mất tập trung và không muốn tìm người bàn giao, hãy nhớ nhà tuyển dụng trước có thể dễ dàng làm ảnh hưởng tới tương lai của bạn. Vì vậy hãy làm hết sức trong công tác bàn giao ở công ty. Bạn không muốn mọi người thất vọng vì bạn để mọi việc dang dở.
Bước 7 - Một khi thời gian ở công ty của bạn đã hết, hãy rời đi theo cách lịch sự và thân thiện.
Đừng ném tất cả đồ đạc của bạn vào một chiếc hộp và xông ra ngoài. Thay vào đó, hãy dành thời gian để chào tạm biệt cấp trên và đồng nghiệp, hãy nói với họ rằng bạn sẽ giữ liên lạc.
Suy cho cùng, bạn cũng đã dành nhiều năm làm việc tại đây và tạo được nhiều mối quan hệ tuyệt vời. Vì vậy hãy giữ liên lạc nếu bạn muốn.
Bạn có thể gửi thư điện tử theo nhóm tới đồng nghiệp của bạn, cung cấp cho họ thông tin liên lạc, và thậm chí lập kế hoạch đi chơi nếu thân thiết.
Tránh nói những điều tiêu cực về công ty và đồng nghiệp cũ trong tương lai. Những lời này có thể đến họ và khiến bạn trở nên xấu xa. Nếu bạn phàn nàn về công việc cũ trước mặt nhà tuyển dụng mới, nó sẽ biến bạn thành người vô ơn và hay ca thán.
Phương pháp 2 - Bị "Sa thải"
Bước 1 - So sánh lợi ịch giữa việc "bị sa thải" và "tự thôi việc".
Bị "sa thải" không có nghĩa là bạn khiến cho cấp trên muốn đuổi việc bạn. Chỉ là bạn nói chuyện với cấp trên để xin nghỉ với lý do là bị "sa thải". Nếu xin thôi việc theo cách này, bạn có thể được hưởng trợ cấp thất nghiệp và những lợi ích không được hưởng khi tự thôi việc. Trợ cấp thất nghiệp chỉ được cung cấp cho những người mất việc không phải do lỗi của họ.
Điều này chỉ được áp dụng trong một số trường hợp. Ví dụ, nếu bạn đang làm việc cho một công ty và bạn không thể xử lý hết công việc, nói chuyện thẳng thắn với cấp trên, và công ty có thể sẽ cung cấp cho bạn những điều khoản tốt hơn.
Nếu muốn chọn phương pháp này, bạn nên tìm một lý do tốt khi muốn bị "sa thải". Điều này nghĩa là bạn có giá trị với công ty nhưng bạn muốn dành thời gian nghỉ ngơi để thử sức với dự án mới, hoặc dành thời gian với gia đình.
Phương pháp này chỉ thực hiện được nếu bạn không chuyển tiếp tới một công việc mới. Nếu bạn đổi sang công việc mới, bạn có thể sẽ được hưởng những lợi ích và bồi thường từ công việc đó.
Để thực hiện phương pháp này, bạn phải có một mối quan hệ tốt với cấp trên. Cấp trên cần biết nhiều về bạn cũng như hiểu được những lợi ích bạn mang lại cho công ty.
Bước 2 - Nói chuyện với cấp trên về tình hình hiện tại.
Đây là một trong những điều khó khăn nhất, tuy nhiên sẽ đem lại kết quả tốt cho cả hai phía. Sau khi nói với cấp trên rằng bạn muốn rời đi, bạn nên có một cuộc trao đổi thẳng thắn về việc bạn muốn bị "sa thải". Sau đây là những điều bạn nên làm:
Giải thích lý do bạn muốn rời đi. Hãy thành thật. Có thể do vị trí của bạn có quá nhiều công việc, bạn cần thư giãn tinh thần, hoặc bạn muốn theo đuổi những dự án riêng của bản thân.
Cố gắng gây ảnh hưởng tới cấp trên để họ cho bạn đi thay vì tự bỏ việc. Trong khi bạn không thể "yêu cầu" bị sa thải, điều này có thể đến rất tự nhiên trong một cuộc trò chuyện. Nếu bạn thân với cấp trên, họ có thể cho bạn rời đi vì họ hiểu rằng điều này sẽ giúp cải thiện tình hình công việc sau này.
Bạn cần hiểu rằng với phương pháp này bạn có ít quyền kiểm soát hơn về "ngày rời đi". Nếu bạn đang cố để bị sa thải, bạn không có quyền kiểm soát khi nào mình dừng công việc. Có thể là ngay lập tức, có thể là rất lâu sau.
Bước 3 - Nộp đơn trợ cấp thất nghiệp.
Một khi đã xong thoả thuận với cấp trên, bạn có thể nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp.
Bạn sẽ nhận được trợ cấp thất nghiệp cho tới khi tìm được công việc khác.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/T%E1%BA%A9y-v%E1%BA%BFt-%E1%BB%91-v%C3%A0ng-tr%C3%AAn-c%E1%BB%95-%C3%A1o | Cách để Tẩy vết ố vàng trên cổ áo | Trên cổ áo thường có các vết ố vàng do tích tụ mồ hôi và các chất dầu tự nhiên. Bạn có thể dễ dàng đánh bay các vết ố này nếu biết sử dụng các mẹo hay. Điều cốt yếu là ngăn ngừa, nhưng bạn có thể khôi phục được hầu như mọi chiếc áo sơ mi, bất kể chúng có ố vàng ra sao. Hãy bắt đầu với bước 1 dưới đây!
Phương pháp 1 - Tẩy vết ố
Bước 1 - Loại bỏ dầu mỡ.
Điều đầu tiên bạn cần làm là loại bỏ lớp dầu mỡ để có thể xử lý vết ố bên dưới. Có một số cách để làm việc này mà bạn có thể chọn dựa vào ý thích và vật liệu sẵn có. Hãy thử:
Ngâm áo trong nước rửa bát. Bạn hãy ngâm vết ố trên cổ áo trong nước rửa bát thông thường, chẳng hạn như Dawn. Ngâm trong khoảng 1 tiếng (hoặc hơn), sau đó xả sạch. Bạn nên làm ướt chiếc áo trước để giúp xà phòng ngấm vào vết dầu.
Dùng nước tẩy rửa Fast Orange hoặc các sản phẩm tẩy dầu mỡ tương tự. Các sản phẩm như Fast Orange có công thức tẩy dầu mỡ. Xịt lên cổ áo, chờ cho ngấm khoảng 5 phút, sau đó xả sạch. Bạn cần cẩn thận với các sản phẩm rất mạnh, vì chúng có thể gây kích ứng da.
Sử dụng dầu gội dành cho tóc dầu. Bạn có thể sử dụng dầu gội dành cho tóc dầu với quy trình tương tự như dùng nước rửa bát Dawn ở phần trên. Kết quả sẽ rất đáng ngạc nhiên.
Cho thêm dầu mỡ. Nếu tất cả các phương pháp trên đều không có hiệu quả, bạn có thể thử cho thêm dầu mỡ vào cổ áo. Trên lý thuyết, các phân tử chất béo mới sẽ liên kết với các phân tử chất béo cũ trên cổ áo và bong ra. Bạn nên dùng các sản phẩm như kem rửa tay mỡ cừu có bán tại các hiệu thuốc.
Bước 2 - Dùng sản phẩm tẩy vết ố.
Sau khi đã đánh bật lớp dầu mỡ, bạn sẽ còn lại vết ố thực sự. Vết ố này sẽ dễ tẩy hơn nhiều khi dầu mỡ đã được loại bỏ. Bạn cũng có nhiều cách khác nhau để làm việc này.
Sử dụng nước tẩy rửa Shout. Đây là một sản phẩm tẩy vết bẩn phổ biến có bán ở nhiều cửa hàng. Bạn hãy xịt sản phẩm lên vết ố, để cho ngấm và giặt áo như thường lệ.
Dùng nước tẩy Oxyclean. Đây cũng là một sản phẩm tẩy rửa thông thường khác. Nếu không có Oxyclean, bạn có thể tự pha chế: chất tẩy rửa này căn bản chỉ gồm muối nở và nước ô xy già. Bạn sẽ rót Oxyclean lên vết ố và có thể phải vò để nước tẩy phát huy tác dụng. Bạn chỉ cần vò áo là đủ làm sạch vết ố.
Bước 3 - Cọ vết ố.
Mặc dù đây không phải là lựa chọn đầu tiên, nhưng có lẽ bạn nên cọ vết ố để có kết quả tốt hơn. Dùng bàn chải đánh răng cũ chà lên vết ố đã ngâm trong sản phẩm tẩy dầu mỡ hoặc tẩy vết ố. Miễn là không cọ quá thường xuyên (tùy thuộc vào các biện pháp ngăn ngừa), bạn có thể yên tâm là áo không bị hư hại.
Bước 4 - Giặt áo.
Sau khi đã tẩy vết ố bằng các sản phẩm tẩy dầu mỡ và vết ố, bạn có thể giặt áo như thường lệ. Tuy nhiên, bạn không nên sấy áo trước khi vết ố đã được tẩy sạch hết mức có thể. Máy sấy sẽ khiến cho vết bẩn càng bám sâu hơn.
Bước 5 - Đem áo đến dịch vụ giặt tẩy chuyên nghiệp.
Nếu không may vết ố vẫn còn, bạn hãy thử đem chiếc áo đến tiệm giặt khô. Có thể họ có các phương pháp hiệu quả hơn để tẩy vết ố, và một chiếc áo cũng hiếm khi khiến bạn tốn quá nhiều tiền.
Phương pháp 2 - Ngăn ngừa vết ố
Bước 1 - Đừng để vết ố bám sâu.
Nếu muốn sau này vết ố dễ tẩy sạch hơn, bạn cần hết sức tránh để vết ố bám sâu vào vải. Hãy xử lý ngay khi nhận thấy vết ố hình thành. Không bỏ áo vào máy sấy nếu thấy vết ố chưa sạch được như ý. Nói chung, bạn hãy làm tất cả những gì cần thiết để xử lý vết ố trước khi nó trở nên quá đậm màu.
Bước 2 - Thay đổi thói quen vệ sinh cá nhân.
Vết ố trên cổ áo là hậu quả của dầu mỡ và mồ hôi trộn lẫn, vì vậy, điều chỉnh thói quen vệ sinh cá nhân là một cách để ngăn ngừa vết ố hình thành. Hãy tắm thường xuyên hơn, dùng sản phẩm ngăn tiết mồ hôi trên cổ hoặc rắc phấn em bé để thấm dầu và mồ hôi.
Bước 3 - Đổi dầu gội.
Một số loại dầu gội có thể tương tác xấu với các chất hóa học đặc biệt trong cơ thể bạn. Nếu dường như không có cách nào ngăn ngừa được các vết ố, bạn hãy thử đổi sang loại và nhãn hiệu dầu gội khác.
Bước 4 - Mặc áo trắng.
Bạn nên mặc áo trắng thay vì áo màu. Vết bẩn có thể dễ nhìn thấy và nhanh xuất hiện hơn nhưng cũng dễ xử lý hơn. Với áo trắng, bạn chỉ cần chú ý loại bỏ bớt dầu mỡ, sau đó thì thuốc tẩy sẽ tẩy lượng dầu mỡ còn lại và cả vết ố.
Bước 5 - Sử dụng miếng dán ngăn mồ hôi.
Bạn có thể mua các miếng dán ngăn mồ hôi và dán vào cổ áo để ngăn ngừa các vết ố. Nếu khéo tay hoặc nhờ được ai đó khéo tay làm hộ, bạn cũng có thể tự làm các miếng dán này. Một miếng vải được dán, cài khuy hoặc đính vào cổ áo sẽ giúp bạn bảo vệ áo. Những miếng dán này có thể tháo ra và giặt khi cần.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Chi%E1%BA%BFm-l%E1%BA%A5y-tr%C3%A1i-tim-m%E1%BB%99t-c%C3%B4-g%C3%A1i | Cách để Chiếm lấy trái tim một cô gái | Có phải bạn đang cảm thấy bế tắc khi cứ đứng nhìn tình yêu của mình trượt vào tay người khác trong khi bạn biết rõ mình mới là người duy nhất yêu cô ấy thật lòng? Cảm giác mất mát, ghen tuông và hờn oán sẽ ùa vào cuộc sống của bạn trong thời gian này. Đừng tuyệt vọng, bạn phải chiếm lấy trái tim người ấy. Hãy đọc tiếp để biết mình nên làm gì.
Phương pháp 1 - Thời gian đầu
Bước 1 - Đừng quá dồn dập khi vừa mới bắt đầu.
Để cho mối quan hệ phát triển một cách tự nhiên. Cách tiếp cận quá dồn dập sẽ khiến cô ấy hoảng sợ. Nên để cảm xúc dành cho cô ấy dần dần mạnh mẽ hơn khi hai bạn tiếp tục mối quan hệ.
Bước 2 - Hãy dũng cảm.
Đa số con gái thích mẫu người tự tin nhưng không tự mãn. Bạn chỉ cần đi đến gần cô ấy và bắt đầu một cuộc đối thoại đơn giản. Nàng sẽ nhận ra rằng bạn thích cô ấy. Mở đầu đơn giản như:
"Cái váy đó đẹp quá. Cậu mua ở đâu vậy?"
"Chào bạn, mình là học sinh mới. Bạn có thể chỉ cho mình thư viện nằm ở đâu không?"
"Chào, tên mình là [tên bạn]. Trông bạn dễ thương quá nên mình muốn trò chuyện một chút. Bạn có phiền không?"
Bước 3 - Kết bạn với những cô gái khác.
Đừng nhầm lẫn với việc tán tỉnh nhiều cô gái (vốn dĩ không phải là một động thái tốt). Việc tiếp xúc với các cô gái xung quanh cô nàng bạn thích sẽ làm cho thông tin bạn là một người an toàn, đáng tin cậy và dễ hòa đồng nhanh đến tai cô ấy. Nếu những cô gái khác gián tiếp đảm bảo với cô nàng của bạn điều này thì đó là một bước tiến lớn dành cho bạn.
Làm bạn với bạn bè cô ấy nếu điều đó không quá khó. Chúng ta đều biết rằng việc này hơi liều lĩnh, nhưng đáng để thử. Biết đâu nếu bạn bè cô ấy thích bạn, bạn sẽ có cơ hội tốt hơn để chiếm được tình cảm của nàng. Con gái thường quay sang hỏi ý kiến bạn bè của họ để có thêm nhận xét khác. Đảm bảo là bạn bè của nàng đánh giá cao về bạn.
Bước 4 - Vệ sinh cá nhân tốt.
Phụ nữ thường tự hào về mùi hương và bề ngoài tươm tất. Điều đó có nghĩa là nếu một người đàn ông biết giữ vệ sinh cá nhân tốt thì sẽ gây được ấn tượng tốt với nàng. Trái lại, việc vệ sinh kém sẽ dẫn đến thất bại trong việc theo đuổi ngay khi chưa bắt đầu. Bạn có tin không, một mái tóc sạch sẽ và thơm tho thật sự rất cuốn hút. Một cơ thể thơm mát cũng vậy. Sau đây là ba điều bạn có thể làm ngay bây giờ để cải thiện vấn đề vệ sinh cá nhân:
Dù nắng hay mưa, dù bạn có đổ mồ hôi hay không thì vẫn phải tắm hằng ngày. Nếu có thể thì thay vì chỉ sạch sẽ một cách tàm tạm, bạn cần trở nên cực-kì sạch sẽ. Bạn sẽ tự tin về sự sạch sẽ và thơm tho của mình. Càng không nên bỏ qua vấn đề này nếu bạn chơi thể thao.
{"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/5\/55\/Win-a-Girl%27s-Heart-Step-4Bullet1.jpg\/v4-460px-Win-a-Girl%27s-Heart-Step-4Bullet1.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/5\/55\/Win-a-Girl%27s-Heart-Step-4Bullet1.jpg\/v4-728px-Win-a-Girl%27s-Heart-Step-4Bullet1.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"}
Cạo hoặc tỉa râu mỗi ngày. Đa số phụ nữ không thích đàn ông có râu vì nó gây cảm giác thô ráp và không được đẹp, trừ khi bạn là người trưởng thành. Vì thế, hãy cạo râu mỗi ngày.
{"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/2\/21\/Win-a-Girl%27s-Heart-Step-4Bullet2.jpg\/v4-460px-Win-a-Girl%27s-Heart-Step-4Bullet2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/2\/21\/Win-a-Girl%27s-Heart-Step-4Bullet2.jpg\/v4-728px-Win-a-Girl%27s-Heart-Step-4Bullet2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"}
Sử dụng chất khử mùi thay vì nước hoa. Nhiều chàng trai nghĩ rằng họ có thể "che giấu" mùi cơ thể tự nhiên bằng nước hoa. Thay vào đó, mùi cơ thể và nước hoa hòa quyện với nhau tạo nên một mùi hương rất tồi. Các cô gái không thể ngửi được mùi thật sự của bạn mà chỉ toàn thấy mùi hương hỗn hợp này. Nếu bạn muốn sử dụng nước hoa, hãy xịt ít thôi.
{"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/1\/11\/Win-a-Girl%27s-Heart-Step-4Bullet3.jpg\/v4-460px-Win-a-Girl%27s-Heart-Step-4Bullet3.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/1\/11\/Win-a-Girl%27s-Heart-Step-4Bullet3.jpg\/v4-728px-Win-a-Girl%27s-Heart-Step-4Bullet3.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"}
Bước 5 - Bạn sẽ có cơ hội tiến xa hơn nếu có thể làm nàng bật cười.
Tuy nhiên, đừng nóng vội. Trước hết hãy làm một người bạn tốt, sau đó mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn. Một cô gái cần biết rằng mình có thể tin tưởng bạn, rằng bạn thật sự quan tâm và sẽ không làm tổn thương cô ấy. Phụ nữ rất thích cười và sẽ cười mỗi khi bạn nói bất cứ điều gì, cho dù điều đó không mấy thú vị.
Bước 6 - Chân thành.
Khen ngợi, tán tỉnh, trêu chọc, chu đáo – tất cả đều vô nghĩa nếu bạn không thật sự quan tâm. Dành thời gian để suy nghĩ về điều mà bạn thích ở cô ấy, lấy hết can đảm và khen ngợi cô ấy bằng sự chân thành.
Bạn có thể không đồng tình với cô ấy, miễn là bạn không làm nàng sợ, bạn tôn trọng ý kiến của nàng và đưa ra những lý do đúng đắn về việc tại sao bạn lại nghĩ khác. Biết đâu cô ấy sẽ tôn trọng bạn hơn vì bạn là người đặc biệt và có chính kiến.
Bước 7 - Chứng minh rằng bạn thật sự thích cô ấy.
Cho cô ấy thấy rằng bạn không chỉ “say nắng” hay “ham muốn” cô ấy. Đừng chỉ nghĩ đến việc hôn mà hãy hỏi han và trò chuyện với nàng, lắng nghe và nhìn vào mắt cô ấy.
Bước 8 - Khen ngợi nàng.
Để khen một cô gái là rất khó: ai cũng muốn cảm thấy tốt đẹp về bản thân, nhưng để nói ra một lời khen phù hợp thật sự không dễ. Không những thế, một lời khen đơn giản có thể hiệu quả đến không ngờ. Để nàng thấy rằng bạn thích cô ấy nhiều hơn một người bạn, chú ý đến những nguyên tắc sau:
Cổ vũ cách cô ấy nhìn nhận bản thân. Nếu nàng nghĩ mình là một vận động viên, bạn hãy củng cố tinh thần thi đấu hay kỹ năng thể thao của nàng. Nếu cô ấy nghĩ mình là một nhà tư tưởng, bạn nên tôn vinh trí thông minh của cô ấy. Bất kể nàng nghĩ về mình như thế nào, hãy khen ngợi khía cạnh đó nhiều nhất.
Sử dụng những lời khen an toàn về những nét đặc trưng của cô ấy. Không nên khen về những nơi nhạy cảm trên cơ thể, hoặc khen quá nhiều về ngoại hình; mặc dù các cô gái muốn biết mình đẹp nhưng họ cũng muốn bạn tôn trọng họ vì trí thông minh hay tính cách. Nếu muốn khen về ngoại hình của phụ nữ bạn nên dựa vào những đặc điểm sau:
Nụ cười
Mái tóc
Đôi mắt
Môi
Quần áo
Phong cách
Thử áp dụng những lời khen dưới đây. Tuy nhiên, chúng chỉ là gợi ý, bạn nên nghĩ ra điều gì đó phù hợp với hoàn cảnh và cô gái của bạn.
"Anh xin lỗi, anh hơi vụng về, mỗi khi ở gần những cô gái xinh đẹp là anh lại lo lắng."
"Có thể em nghe điều này nhiều rồi nhưng anh vẫn muốn nói, anh thật sự thích cách suy nghĩ của em."
"Màu mắt và màu chiếc váy em mặc thật sự rất hợp. Mắt em giống bố hay mẹ mà đẹp thế?"
Phương pháp 2 - Tìm hiểu cô ấy
Bước 1 - Ghi nhớ màu mắt của nàng.
Để làm điều này bạn nên nhìn vào mắt cô ấy càng nhiều càng tốt mỗi khi cả hai trò chuyện. Đây cũng là thói quen tốt mà bạn nên làm đối với những người phụ nữ mà bạn gặp.
Bước 2 - Thử tán tỉnh cô ấy.
Bạn có thể bắt đầu tán tỉnh một chút bằng cách khen ngợi và nói chuyện với nàng. Đã đến lúc bước lên một nấc mới và thật sự cho nàng thấy bạn muốn gì.
Cho dù bạn làm gì, tưởng tượng rằng mình sẽ thành công và tự tin. Bạn không thể tán tỉnh nếu bạn không tự tin rằng mình có khả năng chiến thắng trái tim cô ấy. Vì thế hãy làm những gì bạn cảm thấy hào hứng, hoặc đợi đến khi bạn chiếm được nhiều cảm tình hơn, sau đó bắt đầu tán tỉnh.
Phá vỡ rào cản va chạm. Bắt đầu chạm nhẹ vào những vùng , . Khẽ chạm vào tay cô ấy khi bạn nhấn mạnh điều gì đó hay trả đũa lại khi cô ấy trêu đùa; chạm vào vai nàng nếu bạn muốn gây sự chú ý hoặc xoa lưng nàng thật nhanh khi trấn an cô ấy về điều gì đó.
{"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/3\/35\/Win-a-Girl%27s-Heart-Step-10Bullet2.jpg\/v4-460px-Win-a-Girl%27s-Heart-Step-10Bullet2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/3\/35\/Win-a-Girl%27s-Heart-Step-10Bullet2.jpg\/v4-728px-Win-a-Girl%27s-Heart-Step-10Bullet2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"}
Trêu chọc cô ấy một cách vui vẻ. Tốt nhất bạn nên trêu cô ấy về khía cạnh nào đó mà nàng tự tin hay thật sự giỏi, vì như vậy cô ấy sẽ biết rằng bạn đang đùa chứ không có ý xúc phạm. Ví dụ nếu cô nàng học rất giỏi, bạn có thể nói "Tớ không muốn làm luận án chung với cậu, tớ sợ sẽ làm cậu chậm lại mất."
Bước 3 - Không nên đùa giỡn với tình cảm.
Điều đó sẽ làm lãng phí thời gian và khiến mối quan hệ đi sai hướng. Nếu bạn cố gắng bắt đầu mối quan hệ bằng một lời nói dối (chẳng hạn như bạn nói rằng bạn đã có một mối quan hệ lâu năm, trong khi thực ra bạn chưa từng có bạn gái), thì rất có khả năng là nó cũng sẽ có kết cục như vậy. Nếu bạn biết bạn và cô ấy có kỳ vọng khác nhau đối với mối quan hệ này, bạn không nên níu kéo chỉ để giữ nàng gần bên bạn. Hãy cho cô ấy biết điều bạn mong đợi và cố gắng làm cho nàng hiểu ra điều gì mới thật sự có ý nghĩa.
Đừng “làm cao” trừ khi bạn chắc rằng nó hiệu quả. Bạn có tin không, một số chàng trai vẫn hay dùng cách này, và hầu như đa số đều thất bại vì cô gái của họ hiểu lầm sự xa cách của họ là thái độ thờ ơ.
Bước 4 - Làm người đáng tin cậy.
Hầu hết con gái muốn ở bên một người mà họ có thể tin tưởng và dựa vào những lúc khó khăn. Thể hiện sự quan tâm của bạn bất kể cô ấy đang vui hay đang buồn. Hãy hỏi nàng về kế hoạch sau giờ làm việc của cô ấy. Nếu bạn cứ không ngừng quan tâm đến nàng thì cuối cùng cô ấy sẽ nhận ra tình cảm của bạn thôi. Lúc đó bạn thậm chí không cần phải nói ra.
Nếu đã nói mình sẽ làm điều gì đó thì bạn hãy thực hiện. Lời nói phải đi đôi với việc làm. Không ai thích một người chỉ nói mà không làm. Đừng trở thành kiểu người đó
Đánh bóng hình ảnh của bạn. Đừng tạo nên hình tượng một người mà cô ấy không hề muốn hẹn hò. Điều đó có nghĩa là:
Đối xử tốt với những cô gái khác và không quấy rối họ.
Có những người bạn tốt sẵn lòng bảo đảm cho bạn khi cần thiết.
Trở thành một người được yêu mến, tôn trọng và ngưỡng mộ.
Bước 5 - Choàng áo khoác của bạn cho cô ấy khi thấy nàng lạnh.
Cô ấy sẽ càng ấn tượng hơn nếu bạn cởi chiếc áo khoác đang mặc và choàng cho cô ấy, tuy nhiên đảm bảo rằng áo của bạn thơm tho và sạch sẽ. Hành động này chứng tỏ rằng bạn lo lắng cho cô ấy. Nàng sẽ cảm thấy an toàn và được quan tâm.
Bước 6 - Quan tâm đến cô ấy.
Hỏi thăm xem ngày hôm nay của cô ấy thế nào. Đó là một cách đơn giản để chứng tỏ rằng bạn hứng thú và quan tâm đến những gì cô ấy làm. Khi nàng bắt đầu kể, bạn phải đặt toàn bộ sự chú ý vào cô ấy. Nhìn vào mắt nàng. Điều quan trọng nhất là đừng cắt ngang. Đặt những câu hỏi để cho thấy rằng bạn đã lắng nghe và nêu ra ý kiến của mình nếu có.
Phương pháp 3 - Bước vào mối quan hệ
Bước 1 - Chia sẻ những cảm xúc của cô ấy.
Khi cô ấy đạt điểm cao trong bài kiểm tra, hãy vui vẻ chúc mừng điều đó! Nếu nàng có một ngày tồi tệ, cho nàng biết rằng bạn cảm nhận được nỗi buồn đó, hỏi han xem bạn có thể làm gì để nàng cảm thấy khá hơn.
Nếu biết cách chắc chắn để làm cô ấy vui, bạn hãy áp dụng điều đó mỗi khi nàng buồn. Có thể nàng thích ăn kem đến nỗi sẽ hết buồn ngay khi nhìn thấy que kem mát lạnh. Cũng có thể cô ấy rất thích gấu bông và chúng có thể làm nàng cười. Chứng tỏ rằng nàng rất có ý nghĩa với bạn bằng cách làm bất cứ điều gì để mang lại niềm vui cho cô ấy.
{"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/3\/3a\/Win-a-Girl%27s-Heart-Step-15Bullet1.jpg\/v4-460px-Win-a-Girl%27s-Heart-Step-15Bullet1.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/3\/3a\/Win-a-Girl%27s-Heart-Step-15Bullet1.jpg\/v4-728px-Win-a-Girl%27s-Heart-Step-15Bullet1.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"}
Bước 2 - Yêu thương nàng dù nàng có những tật xấu.
Mỗi người đều có những điều họ không thích ở đối phương, nhưng nếu danh sách ấy quá dài thì cần phải xem lại. Bạn phải yêu thương cô ấy, yêu cả những điều khiến nàng trở nên đặc biệt, những điều chỉ mình nàng có. Nói cho cô ấy nghe về điều đó.
Nếu cô gái của bạn cảm thấy bất an về điều gì đó, đây là một cơ hội vàng để bạn động viên nàng. Chẳng hạn bạn có thể nói: "Anh thích những vết tàn nhang của em. Chúng thật sự làm nổi bật làn da trắng mà em có." Một điều đơn giản như vậy sẽ chạm đến tâm hồn nàng và cho nàng thấy rằng bạn thích cô ấy vì những lý do chính đáng.
Đặc biệt quan tâm đến những điều cô ấy thiếu tự tin. Hầu hết phụ nữ (và đàn ông cũng vậy) thường tự ti về một vài đặc điểm trong tính cách hoặc vẻ ngoài của họ. Khi bạn bắt đầu hiểu về cô ấy, bạn sẽ phải biết và thông cảm những nỗi bất an ấy nhiều hơn. Đừng gợi nhắc đến chúng, bỏ qua và động viên nàng nhìn vào những đặc điểm khác khiến nàng trở nên tuyệt vời.
Bước 3 - Làm cho cô ấy cảm thấy mình là người đẹp nhất trên thế giới.
Thậm chí bạn có thể nói thẳng điều đó. Những cô gái được khen và được công nhận rằng họ đẹp, nhưng đừng thái quá, đặc biệt là khi cả hai mới chỉ là bạn. Chỉ một câu đơn giản, "Hôm nay em đẹp lắm" cũng đủ làm nàng vui. Miễn là bạn chân thành và nghiêm túc. Nếu không, cô ấy sẽ không tin vào ý kiến của bạn ở cả những chuyện khác nữa.
Bước 4 - Phát triển kỹ năng giao tiếp tốt.
Chia sẻ những điều thú vị mà bạn nghĩ, các câu chuyện về những người mà bạn từng gặp. Có thể bạn đã hỏi nhiều về cô ấy nhưng nàng lại không biết nhiều về bạn. Chia sẻ một phần về bản thân mà bạn cảm thấy thoải mái, hay thậm chí là những phần còn lại mà bạn ngại tiết lộ.
Khi cô ấy cho bạn biết về những gì riêng tư thầm kín nhất, đừng ngại kể cho cô ấy một chút về những điều bản thân bạn cũng muốn giấu kín.
Đặt bạn vào vị trí của cô ấy. Nàng thích nói về chuyện gì? Cô ấy phản ứng như thế nào với những lời chỉ trích? Điều gì khiến nàng khác biệt hơn so với những cô gái khác? Điều gì khiến nàng tự hào về bản thân? Đứng trên lập trường của cô ấy và trả lời những câu hỏi trên, sau đó lên kế hoạch phù hợp.
Bước 5 - Đề nghị hẹn hò nếu hai bạn vẫn chưa làm điều đó.
Đi đến màn hẹn hò là phần khó nhất. Sau vài buổi hẹn hò bạn sẽ có thể khẳng định được liệu nàng có phải là một phần trong giấc mơ của bạn hay không. Tuy nhiên việc này hơi khó để bắt đầu. Bạn cần bình tĩnh, tự tin, và may mắn thay, đây là kế hoạch dành cho bạn:
Bạn không cần phải nói đó là một buổi hẹn hò khi mời nàng đi chơi. Mọi thứ có thể dẫn đến khó xử nếu bạn gọi đó là hẹn hò. Thay vào đó, nói điều gì tương tự như: "Anh có hai vé xem phim vào thứ Bảy nhưng bạn anh bận mất rồi. Em có muốn đi không?"
Tăng thêm cơ hội thành công vào ngày hẹn bằng những hoạt động phấn khích có thể khiến tim nàng đập nhanh. Tham quan ngôi nhà ma, công viên với tàu lượn siêu tốc hay xem một bộ phim kinh dị. Buổi hẹn sẽ trở nên thú vị và bạn có cơ hội tốt để thắt chặt mối liên kết giữa hai người vì đã trải qua điều gì đó cùng nhau.
Cư xử một quý ông. Mở cửa cho cô ấy, đến đúng giờ, trả tiền cho buổi đi chơi và đừng kỳ vọng một nụ hôn trong lần hẹn đầu. Đặt mình vào vị trí của cô ấy và làm cho nàng cảm thấy thoải mái. Nếu từng bước bạn khiến cho cô ấy cảm thấy thoải mái thì bạn sẽ sớm đạt được điều mình muốn.
Bước 6 - Luôn luôn cho cô ấy biết bạn yêu cô ấy.
Yêu thương nàng cả bên trong lẫn bên ngoài. Đây là một bước quan trọng. Nếu biết được tình cảm của bạn, cô ấy sẽ trở nên nhiệt tình hơn trong mối quan hệ.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/%C4%82n-%C3%ADt-h%C6%A1n | Cách để Ăn ít hơn | Béo phì nhanh chóng trở thành một vấn đề nghiêm trọng, không chỉ ở Mỹ mà còn trên toàn thế giới. Một trong rất nhiều cách để giảm cân là hạn chế lượng thực phẩm tiêu thụ. Nhưng việc này rất khó nếu bạn đã và đang ăn những khẩu phần lớn hoặc gặp khó khăn khi kiểm soát cơn đói. May mắn là, có nhiều cách bạn có thể làm để bắt bản thân ăn ít hơn và cảm thấy đỡ đói hơn trong ngày. Hãy thay đổi thực phẩm bạn ăn, thời điểm bạn ăn và cách bạn ăn, tất cả đều có thể mang đến tác động có ích hơn cho bạn.
Phương pháp 1 - Giảm Khẩu phần ăn
Bước 1 - Đo từng khẩu phần ăn.
Một cách đơn giản để ăn ít hơn là nên bắt đầu đo khẩu phần ăn. Luôn tuân thủ theo một khẩu phần hạn chế sẽ giúp bạn ăn ít đi.
Bạn có thể mua một chiếc cân hoặc cốc đo để đong thực phẩm. Sử dụng công cụ này hằng ngày để đong đếm tất cả các thực phẩm và đồ ăn nhẹ trong quá trình chuẩn bị đồ ăn.
Khẩu phần đặc trưng cho năm nhóm thực phẩm là: 85 – 115 gam protein, 1/2 cốc hoa quả cắt miếng, 1 cốc rau củ, 2 cốc rau lá xanh, 1/2 cốc ngũ cốc, và 1 cốc sữa và sữa chua hoặc 55 gam phô mai.
Chuẩn bị cho mình một phần protein, 1 – 2 phần hoa quả hoặc rau và 1 phần ngũ cốc trong hầu hết mọi bữa ăn.
Bước 2 - Sử dụng đĩa nhỏ hơn.
Khi bạn đo khẩu phần của mình, đĩa nhỏ sẽ có cảm giác ít đồ ăn hơn rất nhiều. Cách này có thể khiến bạn cảm thấy bị thiếu hụt khi mới áp dụng biện pháp đong đếm khẩu phần.
Sử dụng đĩa nhỏ hơn có thể giúp đánh lừa não bộ rằng có nhiều đồ ăn hơn. Cùng một lượng khẩu phần nhưng thức ăn sẽ tốn nhiều diện tích hơn khi đặt trên đĩa nhỏ.
Sử dụng đĩa đựng rau trộn, đĩa đựng món khai vị hoặc thậm chí là xoong để giảm không gian trống.
Cân nhắc mua đĩa màu xanh da trời. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mọi người thường hay bỏ lại đồ ăn trên đĩa nếu đĩa của họ có màu xanh da trời.
Mua hộp nhựa hoặc đồ đựng mang đi nhỏ hơn để đựng thức ăn. Nếu bạn thường mang thức ăn đi, hãy chắc chắn cũng sử dụng đồ đựng nhỏ hơn.
Bước 3 - Không để bị hấp dẫn bởi đồ ăn.
Khi bạn đang ăn, cố gắng loại bỏ cảm giác bị hấp dẫn bởi món ăn trên bàn. Khi đó bạn sẽ chỉ tập trung vào đĩa của mình và giảm bớt nguy cơ ăn nhiều hơn lượng nên ăn.
Không mang bát hoặc đĩa ra bàn ăn khi bạn có thể. Rất có thể bạn sẽ ăn thêm lần hai.
Cố gắng đựng tất cả đồ ăn vào đồ chứa phù hợp sau khi ăn một phần. Đóng gói phần còn lại và để vào tủ lạnh.
Chỉ nên để lại những đồ ăn lành mạnh và ít calo trong trường hợp bạn cảm thấy muốn ăn thêm. Cất riêng rau hoặc hoa quả cho bữa ăn lần hai.
Bước 4 - Để thừa đồ ăn trên đĩa.
Cố gắng để thừa đồ ăn trong bát/đĩa, dù đĩa nhỏ thế nào, mỗi lần bạn ăn hãy cứ để thừa một chút.
Rất nhiều người trong số chúng ta được dạy từ nhỏ rằng không được lãng phí thức ăn và theo thói quen sẽ kết thúc bữa ăn thậm chí khi đã no căng. Bắt bản thân để lại đồ ăn trên đĩa sau mỗi bữa sẽ phá vỡ thói quen đó.
Bắt đầu với một hoặc hai miếng. Bạn khó có thể để thừa nhiều thức ăn lần đầu tiên.
Bỏ đi thức ăn thừa ngay lập tức sau khi bạn quyết định mình đã ăn xong.
Nếu bạn không muốn bỏ phí đồ ăn, gói phần còn thừa lại và mang đi cho bữa trưa ngày hôm sau hoặc để lại cho cho bữa tối hôm khác.
Bước 5 - Chỉ gọi một phần nhỏ đồ ăn ở nhà hàng.
Các nhà hàng rõ ràng luôn phục vụ khẩu phần quá lớn. Cần chú ý khi đi ăn ngoài để đảm bảo bạn theo đúng khẩu phần ăn của mình.
Rất khó để xác định lượng đồ ăn bạn nên ăn khi đi ăn ngoài (đặc biệt nếu bạn không có dụng cụ cân đồ ăn). Ước chừng là lựa chọn tốt nhất bạn có thể làm. Ví dụ: 1 cốc là bằng nắm tay phụ nữ, 85 – 115 gam là bằng kích thước của một quân bài và 1/2 cốc là bằng kích thước của một con chuột máy tính.
Cố gắng gọi đồ ăn kèm hoặc món khai vị để ăn khẩu phần ăn nhỏ hơn.
Cố gắng hình dung ra lượng đồ ăn bạn nên ăn và tránh xa khẩu phần thừa ra. Hãy yêu cầu nhà hàng gói phần còn thừa để mang về nhà.
Giống như ở nhà, luôn để thừa thức ăn khi bạn đi ăn ngoài.
Bạn cũng có thể nhờ người phục vụ gói lại một nửa phần ăn trước khi đồ ăn được mang lên.
Phương pháp 2 - Kiểm soát Cơn đói
Bước 1 - Uống nước trước bữa ăn.
Để giúp giảm cơn đói, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống nhiều nước có ít calo hoặc không calo có thể giúp bạn kiểm soát cơn đói và ăn ít hơn.
Nếu bạn thấy đói trước bữa ăn, hãy uống một cốc nước hoặc một bát nước dùng hoặc canh. Dạ dày sẽ đầy lên và đánh lừa não bạn rằng nó khó có thể ăn nhiều hơn.
Những đồ uống nhẹ khác bạn có thể thử bao gồm: cà phê hoặc trà không ngọt, nước ướp hương hoặc một cốc sữa gầy.
Cần đảm bảo uống đủ chất lỏng trong trong cả ngày. Nếu bạn không thay thế lượng chất lỏng bị mất đi, bạn có thể sẽ bị ốm.
Bước 2 - Ăn các loại đồ ăn tạo cảm giác no bụng và khiến bạn cảm thấy thỏa mãn.
Ăn đúng loại đồ ăn cũng có thể giúp bạn kiểm soát cơn đói cả ngày.
Ăn protein không béo trong mỗi bữa ăn. Protein không béo có tác dụng rất tuyệt trong việc kiểm soát cơn đói. Cơ thể sẽ cần nhiều thời gian để tiêu hóa và gửi tín hiệu đến não rằng bạn đã no. Đảm bảo ăn từ 1 – 2 phần protein không béo trong mỗi bữa ăn và bữa ăn nhẹ.
Tập trung vào các loại hoa quả, rau và ngũ cốc giàu chất xơ. Ngoài protein, chất xơ giúp cơ thể cảm thấy no hơn. Nó cung cấp một lượng lớn và "đồ ăn thô" cho các bữa ăn, khiến bạn cảm thấy thỏa mãn với ít đồ ăn hơn và no lâu hơn.
Ví dụ cho một bữa ăn giàu protein và giàu chất xơ bao gồm: rau trộn cá hồi nướng, gà hoặc đậu phụ xào với cơm gạo lứt, hoặc sữa chua hy lạp với hoa quả và các loại hạt.
Bước 3 - Ăn đồ ăn có vị bạc hà.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng vị bạc hà trong miệng có thể giúp giảm cơn đói trong ngày.
Đánh răng sau các bữa ăn! Khi miệng bạn sạch sẽ, bạn sẽ không muốn ăn hoặc phá hỏng cảm giác sạch sẽ mang hương bạc hà đó. Bạn nên cố gắng mang bàn chải đánh răng đi làm để tránh ăn thêm bữa nhẹ vào buổi chiều.
Nhai kẹo cao su! Nhiều người có thói quen nhai thứ gì đó trong miệng. Kẹo cao su giúp tâm trí bạn không nghĩ đến đồ ăn và đánh lừa não bộ rằng bạn đang ăn.
Thử uống từng ngụm trà bạc hà hoặc ăn kẹo mút vị bạc hà không đường. Cần nhắc lại là vị bạc hà có thể giúp giảm hoàn toàn cơn đói của bạn.
Bước 4 - Khiến bản thân xao lãng.
Thường thì cảm giác đói hoặc ham muốn đồ ăn sẽ xảy đến với chúng ta rất bất ngờ. Trong khoảnh khắc đó bạn cảm thấy đó là ham muốn mãnh liệt cần được đáp ứng ngay lập tức. Xao lãng bản thân có thể giúp bạn kiểm soát những cảm giác này.
Dù bạn háo ngọt hoặc cảm thấy hơi chán nản vào buổi chiều, hãy áp dụng một số phương pháp gây xao lãng để tâm trí không nghĩ đến đồ ăn.
Thông thường cơn thèm chỉ kéo dài khoảng 10 phút hoặc chừng đó. Bạn nên chờ ít nhất 10 – 20 phút trước khi giải quyết cơn thèm (nếu cần).
Thử dọn dẹp ngăn kéo đựng đồ lặt vặt, gấp quần áo, đi bộ ngắn, tắm rửa, đọc sách, trả lời một vài email hoặc lướt web.
Phương pháp 3 - Hài lòng với Lượng đồ ăn ít hơn
Bước 1 - Dành 20 – 30 phút để ăn.
Nhiều chuyên gia y tế khuyến nghị nên ăn ít nhất trong 20 phút mỗi bữa. Nó sẽ cho cơ thể đủ thời gian để cảm thấy no, giúp bạn không phải ăn thêm nữa.
Quy tắc 20 phút bắt nguồn từ thực tế rằng thức ăn cần từ 20 – 30 phút đi từ dạ dày vào ruột. Ở đây ruột sẽ gửi đi tín hiệu hóa học đến não bộ rằng nó đã thoả mãn và đã no.
Nếu bạn ăn nhanh hơn 20 phút, bạn sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn lượng cần thiết và ăn cho đến khi cảm thấy quá no.
Cố gắng đặt đồng hồ hẹn giờ hoặc xem đồng hồ để biết bạn đã đạt đúng theo hướng dẫn ăn trong 20 phút chưa.
Uống từng ngụm nước nhỏ giữa mỗi miếng ăn, đặt đũa xuống hoặc nói chuyện với bạn bè và thành viên gia đình để giúp bạn ăn chậm lại.
Bước 2 - Dành thời gian để nhai thức ăn.
Nhai thức ăn thật kỹ và dành thời gian cho mỗi miếng ăn là một bước quan trọng của quá trình ăn có ý thức và giúp bạn cảm thấy thỏa mãn hơn với khẩu phần ăn nhỏ hơn.
Dành thời gian cho mỗi miếng ăn. Khi bạn nhai hãy nghĩ đến hương vị của nó, chất liệu và mùi vị của đồ ăn. Sử dụng nhiều giác quan nhất có thể để phân tích mỗi miếng bạn cho vào miệng trong bữa ăn.
Sự tập trung vào đồ ăn và mỗi miếng ăn có thể tăng cảm giác thỏa mãn và cho phép não bộ tận hưởng bữa ăn.
Khi bạn ăn miếng to và không nhai kỹ, não bộ của bạn sẽ không nhận được bất cứ tín hiệu nào của sự vui thích hay thỏa mãn và khiến bạn ăn nhiều hơn.
Bước 3 - Đừng hạn chế bữa ăn hoặc đồ ăn của mình.
Rất nhiều người cố gắng hạn chế hoặc nghiêm khắc hạn chế các bữa ăn thịnh soạn hơn để có thể ăn kiêng hoặc đạt đến mục tiêu có sức khỏe tốt hơn. Tuy nhiên, hạn chế quá mức chế độ ăn có thể đem lại kết quả trái với mong đợi.
Hãy nhớ rằng, cơ thể không thể và sẽ không tự nhiên giảm (hoặc tăng) cân nhanh chóng. Thay đổi chế độ ăn hoàn toàn, ăn quá ít calo và hoặc hạn chế nhiều loại đồ ăn không phải là cách ăn uống lành mạnh.
Không bao giờ cho phép bản thân ăn uống thịnh soạn hoặc ăn đồ ăn mình cực kỳ ham muốn có thể dẫn đến ăn quá nhiều đồ ăn đó hoặc ăn uống say sưa sau này.
Thỉnh thoảng lên kế hoạch cho một bữa ăn thịnh soạn đặc biệt hoặc món ăn mình yêu thích. Có thể là một tuần một lần, hai tuần một lần hoặc mỗi tối thứ sáu. Tìm một kế hoạch có hiệu quả với bạn và giúp bạn giữ được cân nặng lành mạnh như mong muốn.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/X%E1%BB%AD-l%C3%BD-khi-c%E1%BA%AFn-ph%E1%BA%A3i-l%C6%B0%E1%BB%A1i | Cách để Xử lý khi cắn phải lưỡi | Chẳng may cắn phải lưỡi khi nhai thức ăn, khi nói chuyện hoặc khi lúng túng là chuyện thường xảy ra. Bài viết này của wikiHow sẽ mách cho bạn cách chữa lành lưỡi bị thương. Tham khảo bác sĩ tổng quát hoặc bác sĩ răng hàm mặt nếu bạn thường bị thương do tình cờ cắn phải lưỡi.
Phương pháp 1 - Thực hiện sơ cứu
Bước 1 - Rửa sạch tay.
Trước khi chạm vào bên trong miệng, bạn cần dành một phút để rửa sạch tay bằng nước nóng và xà phòng. Nếu không có sẵn nước và xà phòng, bạn có thể dùng dung dịch rửa tay. Mục đích là để ngăn chặn vi trùng từ tay lây lan sang vết thương hở ở lưỡi gây nhiễm trùng.
Các loại virus kháng thuốc cũng có thể gây nhiễm trùng nếu tiếp xúc với vết thương chảy máu.
Bước 2 - Dùng lực ép.
Khi cắn phải lưỡi, có lẽ lúc đầu bạn sẽ bị chảy máu vì lưỡi là nơi tập trung nhiều mạch máu. Lực ép lên vùng tổn thương sẽ làm máu chảy chậm lại và giúp máu đông. Quan trọng là phải hành động ngay sau khi bị thương.
Khi đầu lưỡi bị thương, bạn hãy đẩy lưỡi lên vòm miệng và giữ như vậy từng đợt 5 giây. Bạn cũng có thể dùng lưỡi ép vào phần trong má.
Nếu với tới được vết thương, bạn hãy đặt một viên đá lạnh lên chỗ lưỡi bị cắn. Bạn cũng có thể dùng hàm ếch giữ viên đá và áp lên lưỡi nếu không quá đau. Xê dịch viên đá cho đến khi đá tan. Bạn cũng có thể đặt vải sạch hoặc gạc y tế lên vùng tổn thương và ép nhẹ.
Bước 3 - Kiểm tra vết thương.
Há to miệng và dùng gương để quan sát lưỡi. Nếu máu đã ngừng chảy và vết thương có vẻ nông, bạn có thể tiếp tục điều trị tại nhà. Nếu máu vẫn tiếp tục chảy và vết đứt có vẻ sâu, bạn cần gọi cho nha sĩ và hỏi xem vết thương có cần khâu không.
Trường hợp chảy máu nghiêm trọng cần gọi dịch vụ cấp cứu.
Bước 4 - Kiểm tra các vết thương khác.
Cắn vào lưỡi thường là do chấn thương trong thể thao hoặc tai nạn. Bạn nên kiểm tra phần còn lại trong miệng để xem răng có bị tổn thương hoặc long ra, hoặc lợi bị chảy máu do gãy răng không. Chuyển động hàm lên xuống xem có đau không. Nếu xảy ra một trong những tổn thương như trên, bạn cần liên lạc ngay với bác sĩ hoặc nha sĩ.
Bước 5 - Chườm lạnh.
Lưỡi sẽ sưng ngay sau khi bị thương, vì vậy nó sẽ dễ bị cắn lần nữa. Bạn hãy đặt một vật lạnh như viên đá bọc vải sạch lên vết thương. Giữ yên trong 1 phút đến khi thấy tê, sau đó lấy ra. Bạn có thể thực hiện như vậy nhiều lần trong vài ngày.
Nếu người bị thương là trẻ em, có lẽ trẻ sẽ thích một thanh hoa quả đông lạnh để làm tê vết thương.
Bước 6 - Uống thuốc giảm đau.
Chọn loại thuốc kháng viêm mà bạn dung nạp tốt như Advil và uống theo liều lượng được khuyên dùng ngay khi có thể. Thuốc có thể giúp bạn giảm sưng, đồng thời chống cơn đau thường xảy ra ngay sau khi bị thương.
Bước 7 - Súc miệng bằng nước súc miệng.
Nếu có sẵn nước súc miệng, bạn hãy lập tức súc miệng. Điều này giúp làm sạch vết thương và ngăn ngừa nhiễm trùng, đặc biệt nếu bạn cắn phải lưỡi khi đang ăn. Nhổ ra và súc lại lần nữa nếu thấy có máu chảy.
Phương pháp 2 - Rửa và chữa lành vết thương bằng cách súc miệng
Bước 1 - Pha nước súc muối súc miệng.
Lấy 250 ml nước máy. Thêm vào 1 thìa cà phê (5 g) muối và khuấy tan. Súc miệng trong 15-20 giây, thực hiện mỗi ngày 3 lần cho đến khi lành. Đặc biệt có tác dụng nếu bạn súc miệng ngay sau bữa ăn.
Muối tiêu diệt vi khuẩn có hại trong miệng. Việc súc miệng nước muối giúp làm sạch vết thương và giảm nguy cơ nhiễm trùng. Muối cũng có đặc tính chữa lành, giúp vết thương mau lành hơn.
Bước 2 - Súc miệng nước ô-xy già (hydrogen peroxide) và nước.
Pha nửa phần ô-xy già (3%) và nửa phần nước. Súc miệng bằng dung dịch này trong 15-20 giây và nhổ ra. Cẩn thận đừng nuốt. Bạn có thể súc miệng như vậy đến 4 lần một ngày.
Ô-xy già là một loại thuốc sát trùng mạnh giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn trong vết thương. Nó cũng có tác dụng như một chất làm sạch nhờ loại bỏ các mẩu vụn ở vết đứt và cung cấp một lượng ô-xy cho các tế bào, nhớ đó có thể giúp cầm máu.
Ô-xy già cũng có dạng gel, bạn có thể dùng bông gòn bôi trực tiếp lên vết đứt.
Bước 3 - Súc miệng với antacid/kháng histamine.
Hòa một phần diphenhydramine (như dung dịch chống dị ứng Benadryl) với một phần antacid (như sữa magnesia). Súc miệng với hỗn hợp này trong một phút và nhổ ra. Bạn có thể thực hiện một hoặc hai lần mỗi ngày.
Antacid kiểm soát mức a-xít trong miệng, giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành. Kháng histamine giúp giảm viêm. Hai dược chất này khi kết hợp với nhau sẽ tạo thành một loại dung dịch mà có người gọi là “nước súc miệng thần kỳ”.
Nếu không thích súc miệng với hỗn hợp này, bạn có thể pha chế đặc hơn và bôi dưới dạng bột nhão.
Bước 4 - Dùng nước súc miệng truyền thống.
Benzydamine hydrochloride, chlorhexidine gluconate 0,12%, hoặc nước súc miệng tiêu chuẩn cũng là những lựa chọn tốt. Súc miệng theo liều lượng khuyến nghị trong 15-30 giây, sau đó nhổ ra. Đặc biệt súc miệng sau khi ăn sẽ làm sạch các vụn thức ăn khỏi vết thương, giúp vết thương mau lành nhờ tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng.
Phương pháp 3 - Chữa trị và làm dịu đau
Bước 1 - Tiếp tục dùng túi đá hoặc gạc lạnh.
Cho vài viên đá lạnh vào túi ni lông và đặt lên lưỡi cho đến khi bớt đau. Bạn cũng có thể bọc túi đá trong khăn tay ẩm cho dễ chịu hơn. Mút kem que đá hoặc uống nước lạnh cũng giúp giảm đau, tuy nhiên bạn cần nhớ không uống loại có tính a-xít.
Động tác này sẽ giúp cầm máu nếu vết đứt hở lại và giảm đau trong suốt quá trình chữa lành.
Bước 2 - Bôi lô hội.
Bạn có thể mua gel lô hội ở hiệu thuốc. Hoặc bạn có thể cắt một nhánh lô hội và lấy phần gel bên trong lá đắp lên vết thương, tối đa 3 lần mỗi ngày. Để có kết quả tốt nhất, bạn nên bôi sau khi súc miệng và ban đêm trước khi đi ngủ.
Lô hội là một liệu pháp thảo mộc đã được chứng minh là giúp cải thiện quá trình lưu thông máu. Nó cũng có tác dụng chống một số loại vi khuẩn có hại. Tuy nhiên bạn cần chú ý không nuốt trực tiếp lô hội.
Bạn cũng có thể cho gel lô hội vào gạc vô trùng và đắp lên vết thương. Như vậy sẽ có tác dụng lâu hơn nhờ ngăn chặn nước bọt làm tan chất gel.
Bước 3 - Dùng gel bôi miệng.
Mua loại gel làm tê và sát trùng ở các hiệu thuốc. Ví dụ như Orajel có dạng tuýp nhỏ dễ bôi. Bạn chỉ cần nặn một ít gel lên miếng bông gòn sạch và bôi lên vết thương. Lặp lại mỗi ngày từ 2-4 lần cho đến khi lành.
Bước 4 - Thử dùng kem bôi miệng.
Loại kem này hoạt động tương tự như gel bôi miệng. Lấy một ít kem cho lên bông gòn và áp lên vết thương. Lặp lại liệu pháp này tối đa 4 lần một ngày cho đến khi lành. Bạn cũng có thể dùng ngón tay bôi trực tiếp lên vết thương.
Bước 5 - Dùng muối nở.
Trộn một thìa cà phê muối nở với nước cho đến khi thành một hỗn hợp mịn. Nhúng bông gòn vào hỗn hợp và đắp lên vết thương. Muối nở giúp giảm tiết a-xít và vi khuẩn, đồng thời cũng giúp giảm sưng, viêm và đau.
Bước 6 - Ăn mật ong.
Lấy một thìa cà phê mật ong và liếm hết chỗ mật ong trên thìa hoặc nhỏ mật ong lên vết thương. Lặp lại mỗi ngày hai lần. Mật ong sẽ bao bọc niêm mạc miệng và ngăn chặn sự tích tụ của vi khuẩn có hại. Để có kết quả tốt nhất, bạn có thể trộn thêm nghệ vào mật ong. Nghệ có tác dụng kháng khuẩn, giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành khi được kết hợp với keo ong.
Bước 7 - Bôi sữa magnesia lên vết thương.
Nhúng bông gòn vào chai sữa magnesia và bôi vào vết thương. Bạn có thể thực hiện 3 đến 4 lần một ngày. Liệu pháp này còn hiệu quả hơn nếu được áp dụng sau khi súc miệng. Sữa magnesia là một loại antacid hoạt động, có tác dụng tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có ích.
Phương pháp 4 - Thực hiện các biện pháp phòng ngừa
Bước 1 - Đến nha sĩ.
Bạn nên đến nha sĩ ít nhất mỗi năm hai lần để được chăm sóc răng miệng định kỳ. Nếu cần chăm sóc thêm do liên quan đến vấn đề cắn, bạn sẽ phải đến nha sĩ thường xuyên hơn. Một số người đặc biệt có rủi ro cao bị thương trong miệng, chẳng hạn như người có răng sắc hoặc có nhiều lỗ hổng trong răng, dẫn đến răng dễ bị nứt gãy và để lại các cạnh sắc. Nha sĩ sẽ đề nghị các giải pháp chữa trị.
Ví dụ, nếu răng của bạn không thẳng hàng, bạn có thể nhận thấy mình hay cắn vào lưỡi. Nha sĩ và bác sĩ răng hàm mặt sẽ đưa ra các giải pháp phòng ngừa.
Bước 2 - Kiểm tra độ khít của hàm răng và lợi.
Đảm bảo hàm răng của bạn phải vừa khít với lợi và không lung lay quá nhiều. Hàm răng sắc cạnh cũng không tốt. Bạn nên đến nha sĩ để đảm bảo độ khít của hàm răng nếu bạn đang bị thương do cắn phải.
Bước 3 - Tránh bị kích ứng từ các dụng cụ răng miệng.
Nếu có đeo các dụng cụ răng miệng, bạn cần đảm bảo chúng phải vừa khít trong miệng mà không chuyển động quá nhiều. Hỏi bác sĩ răng hàm mặt về mức độ cử động mà bạn nên chú ý. Điều này sẽ giúp bạn điều chỉnh và tránh cắn vào lưỡi.
Bước 4 - Đeo dụng cụ bảo vệ.
Nếu chơi các môn thể thao có độ rủi ro cho răng miệng, bạn cần đeo dụng cụ bảo vệ miệng và/ hoặc mũ bảo hiểm. Các dụng cụ này sẽ giúp ổn định hàm trong trường hợp bị va chạm và giảm khả năng cắn vào lưỡi hoặc các chấn thương khác.
Bước 5 - Thực hiện biện pháp an toàn khi bị động kinh.
Nếu bị mắc chứng động kinh, bạn nên cung cấp các hướng dẫn cho những người xung quanh mình. Việc đặt một vật nào đó vào miệng khi bị co giật gây hại hơn là lợi và có thể dẫn đến các vết thương do bị cắn. Thay vào đó, họ nên gọi cấp cứu và lăn bạn nằm nghiêng cho đến có sự giúp đỡ y tế.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Gi%E1%BA%A3m-ch%E1%BB%A9ng-kh%C3%B3-ti%C3%AAu | Cách để Giảm chứng khó tiêu | Khó tiêu là tình trạng axit dạ dày kích thích các mô trong dạ dày, thực quản và ruột. Khó tiêu có thể khiến bạn thấy đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn, thậm chí gây đau và nóng rát vùng bụng. Có nhiều cách giúp giảm triệu chứng khó tiêu để bạn có thể thưởng thức bữa ăn trọn vẹn.
Phương pháp 1 - Giảm triệu chứng khó tiêu
Bước 1 - Nhận biết chứng khó tiêu.
Hầu hết tình trạng khó tiêu đều ở mức độ nhẹ và có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu quá khó tiêu hoặc cảm thấy quá không thoải mái, bạn nên đi khám bác sĩ để đảm bảo không có vấn đề nghiêm trọng xảy ra. Triệu chứng khó tiêu gồm có:
Buồn nôn. Một số trường hợp có thể nôn mửa.
Cảm thấy đầy hơi hoặc chướng bụng.
Đau hoặc nóng rát vùng bụng, dạ dày hoặc thực quản.
Bước 2 - Uống thuốc kháng axit.
Thuốc kháng axit có bán ở dạng thuốc không kê đơn, giúp trung hòa axit dạ dày. Từ đó, tính axit trong dạ dày giảm và giúp giảm bớt kích ứng đến các mô đường tiêu hóa.
Uống thuốc ngay khi cảm thấy xuất hiện triệu chứng. Nếu thường xuyên bị khó tiêu sau bữa ăn, bạn nên uống một viên thuốc kháng axit sau ăn và trước khi đi ngủ (nếu cần thiết). Thuốc phát huy hiệu quả trong vòng 20 phút cho đến vài tiếng.
Có thể mua thuốc kháng axit tại các hiệu thuốc. Tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất và không uống quá liều khuyến nghị. Phụ nữ mang thai, đang cho con bú và trẻ nhỏ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống thuốc kháng axit.
Bước 3 - Bổ sung axit alginic.
Các chất này tạo bọt nổi trong dạ dày và ngăn axit dạ dày trào qua thực quản.
Axit alginic hiệu quả hơn nếu uống sau khi ăn. Như vậy, thuốc sẽ nằm trong dạ dày lâu hơn và hoạt động khi dạ dày chứa nhiều axit nhất.
Một số thuốc kháng axit có chứa axit alginic. Đọc kỹ thông tin thành phần để biết thuốc có chứa axit alginic không. Phụ nữ mang thai, đang cho con bú và trẻ nhỏ cần được sự đồng ý của bác sĩ nếu muốn dùng thuốc.
Bước 4 - Sử dụng nguyên liệu tại nhà.
Có nhiều loại thực phẩm và nguyên liệu tại nhà phổ biến giúp giảm chứng khó tiêu. Mặc dù chưa được kiểm chứng về mặt khoa học nhưng một số nguyên liệu cũng có hiệu quả. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi muốn sử dụng thảo mộc hoặc thực phẩm chức năng để tránh tương tác với thuốc chữa bệnh. Bạn có thể thử dùng một số nguyên liệu như:[Image:Alleviate Indigestion Step 4 Version 2.jpg|center]]
Sữa - Sữa giúp bảo vệ thành thực quản và dạ dày khỏi axit dạ dày.
Yến mạch - Ăn một bát yến mạch giúp hấp thụ một phần axit dư thừa trong dạ dày.
Trà bạc hà - Trà bạc hà giúp xoa dịu đường ruột và giảm cảm giác buồn nôn.
Thảo mộc STW5 - Đây là thực phẩm chức năng chứa Bitter Candytuft, bạc hà, carym và cam thảo. Thảo mộc giúp giảm tiết axit dạ dày.
Chiết xuất lá Atisô - Chiết xuất giúp cải thiện tiêu hóa bằng cách tăng tiết dịch mật.
Gừng - Gừng giúp ổn định dạ dày và chống cảm giác buồn nôn. Bạn có thể pha trà gừng để uống, ăn kẹo gừng hoặc uống rượu gừng. Nếu muốn uống rượu gừng, bạn nên chờ rượu lắng bớt để khí cacbonat không khiến chứng khó tiêu trở nặng.
Bước 5 - Tham khảo ý kiến bác sĩ về các loại thuốc mạnh hơn.
Một số thuốc có bán ở dạng không kê đơn, một số khác cần có đơn thuốc của bác sĩ. Dù thuốc ở dạng nào, bạn cũng cần trao đổi với bác sĩ trước khi uống. Điều này đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ mang thai, đang cho con bú hoặc trẻ nhỏ. Bạn có thể thử dùng một số thuốc như:
Thuốc ức chế bơm Proton - Các thuốc này giúp giảm lượng axit mà cơ thể sản sinh. Tuy nhiên, thuốc có thể ức chế với các thuốc khác dùng điều trị động kinh hoặc ngăn ngừa cục máu đông. Thuốc cũng có thể gây tác dụng phụ, bao gồm đau đầu, tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, nôn mửa, đầy hơi, khó chịu ở dạ dày, chóng mặt, phát ban và có thể làm giảm hấp thụ sắt cùng vitamin B12.
Thuốc kháng thụ thể H2 - Các thuốc này giúp giảm tính axit trong dạ dày. Thuốc kháng thụ thể H2 thường được dùng nếu thuốc kháng axit, axit alginic và thuốc ức chế bơm proton không hiệu quả. Thuốc tương đối an toàn, ít tác dụng phụ.
Thuốc kháng sinh - Kháng sinh thường được kê đơn nếu bạn bị khó tiêu do nhiễm khuẩn H. Pylori.
Thuốc chống trầm cảm - Các thuốc này giúp giảm đau do chứng khó tiêu.
Phương pháp 2 - Thay đổi chế độ ăn
Bước 1 - Hạn chế tiêu thụ thực phẩm gây khó tiêu.
Thực phẩm có thể kích thích khó tiêu gồm có:
Thức ăn nhiều dầu mỡ, khó tiêu hóa như thức ăn nhanh.
Thức ăn cay. Điều này đặc biệt đúng nếu bình thường bạn chỉ ăn nhạt.
Sôcôla.
Thức uống có ga như soda.
Caffeine. Ví dụ như uống quá nhiều cà phê hoặc trà.
Bước 2 - Giảm tiêu thụ đồ uống chứa cồn.
Cồn khiến cơ thể tăng sản sinh lượng axit dạ dày, từ đó làm tăng nguy cơ axit kích thích hệ tiêu hóa.
Kết hợp thức uống chứa cồn với thuốc giảm đau như Aspirin có thể tăng nguy cơ tổn thương dạ dày.
Bước 3 - Ăn nhiều bữa nhỏ.
Cách này giúp ngăn tình trạng quá tải trong dạ dày. Ngoài ra, ăn bữa nhỏ cũng giúp giảm giãn dạ dày gây khó chịu.
Nên ăn 5-6 bữa nhỏ thay vì 3 bữa lớn. Bạn có thể kết hợp bữa nhỏ giữa bữa sáng và bữa trưa, giữa bữa trưa và bữa tối.
Ăn chậm, nhai kỹ. Cách này giúp dễ tiêu hóa thức ăn hơn.
Bước 4 - Không ăn trước giờ đi ngủ.
Bữa cuối phải cách giờ đi ngủ ít nhất 3 tiếng. Cách này giúp giảm nguy cơ axit dạ dày trào lên thực quản.
Đặt thêm gối dưới đầu và vai khi ngủ. Cách này giúp ngăn axit trào vào thực quản.
Phương pháp 3 - Thay đổi lối sống
Bước 1 - Bỏ thuốc lá
Hút thuốc lá gây thương tổn các cơ có tác dụng ngăn axit trào từ dạ dày vào thực quản. Cơ sẽ bị giãn và khiến bạn dễ bị trào ngược axit.
Hóa chất trong khói thuốc lá cũng có thể gây khó tiêu.
Bước 2 - Giảm căng thẳng.
Căng thẳng khiến bạn dễ bị chứng khó tiêu. Bạn có thể thử một số phương pháp thư giãn giúp kiểm soát căng thẳng, ví dụ như:
Thiền
Hít thở sâu
Yoga
Hình dung ra những hình ảnh giúp tịnh tâm
Dần căng và giãn các nhóm cơ khác nhau trong cơ thể
Bước 3 - Kiểm soát cân nặng.
Thừa cân làm tăng áp lực lên dạ dày. Bạn có thể duy trì cân nặng khỏe mạnh bằng cách tập thể dục thường xuyên và áp dụng chế độ ăn tốt cho sức khỏe.
Nên cố gắng tập Aerobic 75-150 phút mỗi tuần. Bài tập Aerobic có thể bao gồm chạy bộ, đi bộ, đạp xe, bơi lội hoặc chơi thể thao. Tập thể dục cũng giúp kiểm soát căng thẳng.
Áp dụng chế độ ăn lành mạnh bao gồm thịt nạc, chế phẩm sữa ít béo, bánh mì từ lúa mì nguyên hạt cùng nhiều loại rau củ quả mỗi ngày.
Nữ giới có thể giảm cân an toàn với chế độ ăn cung cấp 1200-1500 calo mỗi ngày. Nam giới thường giảm cân được với chế độ ăn 1500-1800 calo mỗi ngày. Chế độ ăn như vậy giúp bạn giảm khoảng 0,5 kg mỗi tuần. Không áp dụng chế độ ăn kiêng quá nghiêm ngặt trừ khi có sự giám sát của bác sĩ.
Bước 4 - Đổi thuốc chữa bệnh.
Không tự ý ngừng hoặc đổi thuốc nếu chưa tham khảo ý kiến bác sĩ. Bác sĩ có thể khuyến nghị một loại thuốc thay thế không khiến chứng khó tiêu trở nặng.
Thuốc kháng viêm không steroid như Aspirin, Ibuprofen và Naproxen có thể khiến chứng khó tiêu trầm trọng thêm.
Thuốc Nitrate được dùng để mở rộng mạch máu có thể khiến bạn dễ bị trào ngược axit. Nguyên nhân là do thuốc làm suy yếu các cơ kiểm soát lối mở giữa thực quản và dạ dày.
Nếu không thể đổi thuốc, bác sĩ có thể khuyến nghị uống thuốc cùng thực phẩm.
Phương pháp 4 - Đi khám bác sĩ
Bước 1 - Nhận biết dấu hiệu cơn đau tim.
Nếu lên cơn đau tim, bạn cần được chăm sóc y tế khẩn cấp tức thời. Triệu chứng suy tim và không phải khó tiêu gồm có:
Khó thở
Toát mồ hôi
Đau ngực lan đến phần hàm, cổ hoặc cánh tay
Đau nhức ở tay trái
Đau ngực khi hoạt động thể chất hoặc căng thẳng
Bước 2 - Gọi ngay cho bác sĩ nếu triệu chứng nghiêm trọng.
Triệu chứng nghiêm trọng có thể là dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng tiềm ẩn. Nên thận trọng với những triệu chứng sau:
Nôn ra máu.
Phân có máu, màu đen.
Khó nuốt.
Kiệt sức hoặc thiếu máu.
Chán ăn.
Sụt cân.
Khối u trong dạ dày.
Bước 3 - Tiếp nhận xét nghiệm.
Bác sĩ sẽ kiểm tra để phát hiện nếu bạn mắc các rối loạn tiêu hóa khác như:
Viêm dạ dày.
Loét dạ dày.
Bệnh Celiac.
Sỏi mật.
Táo bón.
Viêm tụy.
Ung thư ở hệ tiêu hóa.
Vấn đề ở đường ruột như tắc nghẽn hoặc giảm lưu thông máu.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/G%E1%BB%ADi-video-dung-l%C6%B0%E1%BB%A3ng-l%E1%BB%9Bn-qua-e%E2%80%90mail | Cách để Gửi video dung lượng lớn qua e‐mail | Nhiều nhà cung ứng dịch vụ thư điện tử giới hạn kích thước tệp đính kèm mà bạn có thể gửi qua mail. Điều này gây hạn chế trong trường hợp bạn muốn gửi những file video có dung lượng lớn. May mắn là một số nhà cung ứng dịch vụ thư điện tử đã có sự thay đổi trong dịch vụ của mình, cho phép người dùng đính kèm và gửi tệp có kích thước lớn hơn giới hạn kích thước tiêu chuẩn. Để gửi file video dung lượng lớn, bạn có thể sử dụng ứng dụng Google Drive trong Gmail, OneDrive (trước đây là SkyDrive) trong Outlook và ứng dụng Dropbox của Yahoo .
Phương pháp 1 - Dùng Google Drive (Gmail)
Bước 1 - Truy cập vào trang chủ Gmail.
Nếu bạn chưa đăng nhập tài khoản Gmail, tiến hành nhập địa chỉ email và mật khẩu.
Bước 2 - Nhấp chuột vào Compose hay Soạn.
Bước 3 - Nhấp vào nút Google Drive có biểu tượng hình tam giác nằm cuối cửa sổ "New Message" hay "Thư mới".
Bước 4 - Nhấp vào tab Upload hoặc Tải lên nằm ở góc phải cửa sổ Google Drive .
Nếu video của bạn đã được tải lên Google Drive, bạn có thể chèn nó từ cửa sổ Google Drive mặc định.
Bước 5 - Nhấp vào nútSelect files from your computer hay Chọn tệp từ máy tính của bạn.
Bước 6 - Chọn video.
Tùy vào vị trí lưu trữ của video trên máy tính, có thể bạn cần phải điều hướng đến một thư mục khác (ví dụ như Documents) để tìm video.
Bước 7 - Nhấp chuột vào Upload hay Tải lên nằm ở góc trái cửa sổ Drive .
Sẽ mất một lúc để tệp được tải xong. Sau khi hoàn tất, video sẽ xuất hiện trong cửa sổ "New Message" dưới dạng một đường dẫn.
Bước 8 - Nhập chi tiết email.
Bạn cần nhập thông tin vào ô địa chỉ email người nhận, trường chủ đề và nội dung thư.
Bước 9 - Nhấp Send hay Gửi.
Nút này màu xanh, nằm ở góc dưới cùng, bên trái cửa sổ New Message . Video của bạn sẽ được gửi dưới dạng đường dẫn, người nhận có thể tải file về sau khi nhấp vào liên kêt đó.
Nếu bạn chưa cho phép người nhận xem tệp này trước đây, nhấp vào nút Share and send hoặc Chia sẻ và gửi trong cửa sổ bật lên,
Bạn cũng có thể cấp cho người nhận quyền chỉnh sửa hay bình luận trên tập tin từ bảng chọn thả xuống này ("view" hay "có thể xem" là thiết lập mặc định).
Phương pháp 2 - Dùng OneDrive (Outlook)
Bước 1 - Truy cập trang chủ Outlook .
Nếu bạn chưa đăng nhập tài khoản Outlook, tiến hành nhập địa chỉ mail Outlook và mật khẩu.
Bước 2 - Nhấp vào icon hình chín dấu chấm nằm ở góc trái cửa sổ Outlook.
Bước 3 - Chọn OneDrive.
Bước 4 - Nhấp chuột, kéo và thả file vào cửa sổ OneDrive .
Hoặc, nhấp vào nút Upload phía trên màn hình, chọn Files hay Thư mục, sau đó tiến hành chọn video của bạn.
Video sẽ bắt đầu được tải lên ngay, nhưng phải mất một lúc sau thì quá trình này mới hoàn tất.
Bạn cần giữ cho trang OneDrive mở cho đến khi tập tin được upload xong.
Bước 5 - Đóng tab OneDrive sau khi quá trình này hoàn thành.
Bây giờ, bạn có thể bắt đầu gửi email.
Bước 6 - Nhấp vào +New hay +Mới.
Nút này nằm ở đầu trang, ngay bên dưới tiêu đề "Inbox" hoặc "Hộp thư đến".
Bước 7 - Nhấp chuột vào Attach.
Nút này đi kèm với biểu tượng chiếc kẹp giấy, nhìn vào phía trên, bên trái màn hình phần thư mới, bạn sẽ thấy nó ngay.
Bước 8 - Chọn ứng dụng OneDrive ở đầu trang.
Bước 9 - Chọn file video của bạn.
Bước 10 - Nhấp vào Next hay Tiếp theo.
Bước 11 - Chọn tiếp Attach as a OneDrive file hoặc Chia sẻ dưới dạng liên kết OneDrive.
Trừ khi tập tin của bạn lớn hơn 20 GB, nếu không, đây sẽ là tùy chọn có sẵn duy nhất.
Bước 12 - Nhập chi tiết email.
Bạn cần nhập thông tin vào ô địa chỉ email người nhận, trường chủ đề và nội dung thư.
Bước 13 - Nhấp Send.
Video của bạn sẽ được chia sẻ dưới dạng đường dẫn. Sau khi người nhận mở tập tin bằng cách nhấp vào liên kết, họ sẽ có thể tải file về.
Khác với Gmail, tập tin được gửi bằng OneDrive được mặc định tự động chia sẻ với người nhận.
Phương pháp 3 - Dùng Mail Drop của iCloud Drive (iCloud Mail)
Bước 1 - Truy cập vào trang chủ iCloud Mail.
Nếu chưa đăng nhập, bạn sẽ phải nhập Apple ID và mật khẩu trước.
Nếu iCloud Mail không tự động mở, nhấp vào tùy chọn Mail nằm ở góc trên, bên trái trang iCloud sau khi load xong.
Bước 2 - Nhấp vào tác vụ bánh răng ở góc dưới, bên trái trang web.
Bước 3 - Chọn Preferences hay Tùy chọn.
Bước 4 - Mở tab Composing hoặc Soạn thảo nằm phía trên cùng của cửa sổ Preferences.
Bước 5 - Chọn Use Mail Drop when sending large attachments hay Sử dụng Mail Drop khi gửi tệp đính kèm lớn.
Mail Drop cho phép bạn đính kèm tập tin có kích thước lên đến 5 GB dưới dạng một liên kết trong email.
Nếu tùy chọn này đã được chọn sẵn, đừng bỏ chọn nó.
Bước 6 - Nhấp Done hoặc Xong.
Bước 7 - Nhấp chuột vào tùy chọn thư mới nằm đầu trang web.
Nút này có hình cây bút và tờ giấy.
Bạn cũng có thể tạo mail mới bằng cách nhấn tổ hợp Alt + Shift và phím N.
Nếu đang sử dụng Macbook, bạn sẽ phải giữ phím Option thay cho phím Alt.
Bước 8 - Nhấp vào biểu tượng kẹp giấy nằm phía trên cửa sổ email .
Bước 9 - Chọn video.
Tùy vào vị trí video được lưu trên máy tính mà bạn điều hướng đến đó.
Bước 10 - Nhập chi tiết email.
Bạn cần nhập thông tin vào ô địa chỉ email người nhận, trường chủ đề và nội dung thư.
Bước 11 - Nhấp Send.
Nếu email của bạn đáp ứng đủ các tiêu chuẩn cần thiết, video sẽ được gửi đến hộp thư người nhận dưới dạng một đường dẫn.
Để xem video mà bạn gửi, người nhận cần phải tải nó xuống từ email.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Truy-c%E1%BA%ADp-trang-web-b%E1%BB%8B-ch%E1%BA%B7n-tr%C3%AAn-Chrome | Cách để Truy cập trang web bị chặn trên Chrome | Nếu Google Chrome tự động chặn một trang web, nguyên nhân có thể là vì Google nhận thấy đây là trang web không an toàn, hoặc công ty hay trường học của bạn đã chặn truy cập trang web đó, nên bạn cần truy cập một cách thận trọng. Đây là bài viết hướng dẫn cách truy cập trang web bị chặn trong Chrome bằng việc thực hiện các bước phổ biến để vượt qua thiết lập chặn.
Phương pháp 1 - Truy cập trang web bị chặn trên Chrome
Bước 1 - Mở Chrome và truy cập trang web bị chặn.
Thao tác này chỉ cho phép bạn truy cập trang web chưa bị chặn trên hệ thống mạng, mà chỉ bị Chrome đánh dấu là không an toàn.
Khi truy cập trang web bị chặn bằng Chrome, bạn sẽ thấy trang cảnh báo rằng đây là trang web không an toàn.
Bước 2 - Nhấp vào Advanced (Nâng cao).
Đây là lựa chọn ở bên dưới góc trái nội dung cảnh báo.
Bước 3 - Nhấp vào Proceed to [website] (Truy cập [trang web]).
Địa chỉ đầy đủ của trang web mà bạn muốn truy cập sẽ hiển thị tại đây.
Nếu bạn muốn tắt cảnh báo "Not Secure" (Không an toàn), hãy mở chrome://flags và tìm "Secure" bằng thanh tìm kiếm ở phía trên trình duyệt. Bật lựa chọn "Insecure origins treated as secure" (Nguồn không an toàn được xem như an toàn) nếu nó đã bị vô hiệu hóa. Sau khi khởi động lại trình duyệt, bạn không còn nhận được cảnh báo nếu trang web bị cho là không an toàn.
Phương pháp 2 - Thực hiện các cách cơ bản để truy cập trang bị chặn
Bước 1 - Tìm hiểu hiệu quả của các cách này.
Nếu trang web mà bạn muốn truy cập bị chặn trên máy tính, bạn có thể truy cập nó bằng cách sử dụng phiên bản di động của trang web, địa chỉ IP hoặc Google Translate. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn không thể truy cập trang web bị chặn bằng kết nối mạng Internet của mình, hãy sử dụng VPN.
VPN thường khó cài đặt trên máy tính bị kiểm soát (chẳng hạn như máy tính tại thư viện, trường học hoặc nơi làm việc); tuy nhiên, nếu sử dụng máy tính cá nhân cho công việc, bạn vẫn có thể cài đặt VPN trong khi sử dụng mạng không dây của mình.
Bước 2 - Sử dụng phiên bản di động của trang web.
Nhiều trang web, chẳng hạn như Facebook và Youtube có phiên bản di động được truy cập bằng cách nhập thêm "m." vào giữa phần "www." của địa chỉ và tên trang web. Nhiều dịch vụ chặn không chặn phiên bản di động của các trang web bị chặn.
Ví dụ, bạn sẽ truy cập phiên bản di động của Facebook bằng cách nhập "https://www.m.facebook.com/" vào trình duyệt.
Bước 3 - Tìm kiếm địa chỉ IP của trang web thay vì địa chỉ thông thường.
Bạn có thể tìm địa chỉ IP của trang web (địa chỉ gồm các chữ số) trên mọi nền tảng máy tính phổ biến, sau đó bạn sẽ nhập địa chỉ IP vào thanh địa chỉ URL của trình duyệt như khi bạn nhập địa chỉ thông thường (chẳng hạn như "https://www.google.com/").
Cách này không áp dụng được cho mọi trang web, vì một số dịch vụ ẩn địa chỉ IP, và số khác sử dụng nhiều địa chỉ IP không đáng tin cậy.
Nếu bạn không thể truy cập Command Prompt (Windows) hoặc Terminal (Mac) trên máy tính có các trang web bị chặn, bạn có thể dùng máy tính cá nhân có kết nối mạng không bị giới hạn để tìm địa chỉ IP và sử dụng địa chỉ trên máy tính bị chặn.
Bước 4 - Sử dụng Google Translate.
Phương pháp này không phải lúc nào cũng hiệu quả, nhưng nó là lựa chọn thay thế đơn giản cho việc sử dụng trang proxy hoặc trình duyệt phiên bản gọn nhẹ:
Truy cập https://translate.google.com/ bằng trình duyệt.
Nhập địa chỉ trang web vào ô nhập văn bản bên trái.
Chọn ngôn ngữ khác ngôn ngữ gốc của trang web tại ô bên phải.
Nhấp vào đường dẫn của trang web trong ô bên phải.
Nhấp vào đường dẫn "Go to [Website]" (Truy cập [trang web]) ở bên trái trang nếu trang web không tải ngay lập tức.
Nhấp vào Translate (Dịch) khi được hỏi.
Duyệt web.
Bước 5 - Sử dụng Wayback Machine để duyệt các trang được lưu trữ.
Trang Wayback Machine cho phép bạn duyệt các phiên bản cũ của trang web mà không thật sự truy cập trang web đó. Việc này sẽ không hữu ích khi bạn muốn xem bảng tin Facebook, nhưng bạn có thể dùng Wayback Machine để xem nguồn tìm kiếm bị chặn và thông tin tương tự.
Truy cập https://archive.org/web/ bằng trình duyệt của máy tính.
Nhập địa chỉ trang web vào trường nhập dữ liệu ở gần đầu trang.
Nhấp vào BROWSE HISTORY (Duyệt lịch sử).
Chọn một ngày cụ thể.
Xem kết quả.
Bước 6 - Sử dụng VPN
Virtual Private Networks (Mạng riêng ảo, viết tắt là VPN) là dịch vụ mà bạn luôn có thể bật để chuyển lưu lượng internet qua nhiều máy chủ tại các quốc gia hoặc địa điểm khác nhau. Đây là cách hiệu quả để ẩn mọi hoạt động của bạn trên Internet, đồng thời cho phép bạn lướt web và sử dụng dịch vụ thường bị chặn tại nơi của bạn.
Hầu hết VPN đều thu phí, nhưng một số VPN - chẳng hạn như Hotspot Shield, có phiên bản miễn phí.
Để VPN không bị nhận diện, bạn phải bật nó mỗi khi sử dụng mạng.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Th%C3%A0nh-c%C3%B4ng-Trong-Cu%E1%BB%99c-s%E1%BB%91ng | Cách để Thành công Trong Cuộc sống | Bất kể bạn bao nhiêu tuổi, sống ở đâu hoặc mục tiêu sự nghiệp của bạn là gì, có lẽ mục tiêu cuối cùng trong cuộc sống của bạn sẽ là trở nên hạnh phúc và thành công. Thành công không chỉ gói gọn trong tiền tài và danh tiếng, mà còn có nghĩa là theo đuổi đam mê, sống có mục đích và tận hưởng giây phút hiện tại.
Phương pháp 1 - Xây dựng con đường dẫn đến thành công
Bước 1 - Sống có mục đích.
Để đạt được ước mơ và trở thành người mà bạn hằng ao ước, bạn sẽ phải bắt đầu bằng việc chú ý đến hành động của mình. Hãy hỏi bản thân: “Những gì mình đang làm có đưa mình đến với điều mình muốn trong đời không?”.
Nếu bạn thường cảm thấy chán nản, mơ mộng về tương lai hay quá khứ hoặc đếm từng giờ từng phút cho đến khi hết ngày, nguyên nhân có lẽ là vì bạn mất kết nối với những gì mình đang làm.
Trân trọng thời gian của bạn. Hãy dành thời gian rảnh rỗi cho những việc mà bạn yêu thích thay vì để thời gian trôi qua một cách vô ích. Ví dụ, thay vì chỉ xem tivi vào cuối tuần, bạn sẽ dành thời gian cho những sở thích hoặc ở bên những người thân yêu và những người bạn mới.
Đánh giá năng suất của bạn dựa trên sự tận tâm thay vì thành quả. Những gì bạn làm không nhất thiết phải tạo ra thành quả theo cách truyền thống, mà mọi việc nên khiến bạn say mê và vui thích.
Lưu ý, bạn hoàn toàn có thể dành một ít thời gian để ngồi không và chỉ làm “mèo lười”. Cách này thực sự có ích cho trí tưởng tượng và quá trình tự nhận thức của bạn. Hãy tạo ra sự cân bằng giữa việc bạn muốn làm và việc cho phép bản thân được “thảnh thơi”.
Bước 2 - Xác định đam mê.
Trước khi đạt được thành công, bạn sẽ phải định nghĩa thành công theo cách của riêng mình. Mặc dù bạn có thể mất vài năm để biết mình muốn làm gì trong đời, nhưng việc xác định đam mê, sở thích và giá trị sẽ giúp bạn đặt ra mục tiêu và cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc xác định các yếu tố kể trên, hãy nhờ bạn bè hoặc người thân giúp đỡ. Bạn có thể hỏi bản thân những câu hỏi sau:
Di sản mà bạn muốn để lại là gì?
Bạn muốn người khác nhớ gì về mình?
Bạn muốn thay đổi cộng đồng của mình theo cách nào?
Bạn yêu thích lĩnh vực nào trong cuộc sống? Ví dụ, bạn có thể nghĩ về môn học yêu thích của mình và tự hỏi vì sao bạn thích chúng.
Chẳng hạn như trong trường hợp bạn thích nhạc kịch. Hãy đặt câu hỏi: đó là vì bạn thích âm nhạc hay vì bạn thích hợp tác với một nhóm lớn để hoàn thành mục tiêu chung?
Bước 3 - Liệt kê các mục tiêu và những gì bạn sẽ làm để đạt được chúng.
Bạn cần liệt kê mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Đừng chỉ giới hạn trong mục tiêu tài chính và sự nghiệp; hãy thêm mục tiêu tình cảm, mục tiêu phát triển bản thân, những điều mà bạn muốn trải nghiệm hoặc muốn học hỏi. Lập ra mốc thời gian dành cho từng mục tiêu mà bạn muốn đạt được.
Đặt mục tiêu SMART; đây là những mục tiêu cụ thể, đo lường được, có thể đạt được, thiết thực và có giới hạn thời gian.
Chia nhỏ những mục tiêu lớn. Ví dụ, nếu mục tiêu của bạn là nhìn ngắm thế giới, bạn có thể đặt mục tiêu tiết kiệm tiền và khám phá một số quốc gia.
Bước 4 - Tuân thủ những cam kết.
Việc lên kế hoạch thôi vẫn chưa đủ; quan trọng là bạn phải làm được những gì đã đặt ra. Nếu bạn hứa sẽ làm việc gì cho ai đó, hãy giữ đúng lời hứa. Tương tự như vậy, đừng nhận lời làm việc gì đó nếu bạn không chắc mình có làm được hay không. Hãy thành thật nhìn nhận những hạn chế của bạn.
Tránh việc hủy kế hoạch và cố gắng không hủy kế hoạch hai lần với cùng một người.
Tuân thủ những cam kết mà bạn đã đặt ra cho bản thân. Hãy viết cam kết của bạn ra giấy và treo ở nơi bạn có thể thấy.
Đảm bảo các cam kết sẽ dần dần đưa bạn đến với mục tiêu của mình. Thỉnh thoảng xem lại các mục tiêu để đảm bảo bạn đang đi đúng hướng.
Phương pháp 2 - Thành công về mặt vật chất
Bước 1 - Học hỏi.
Học vấn cho bạn kiến thức, kỹ năng và niềm tin để khai mở tối đa tiềm năng của mình. Xét riêng thành công về mặt tài chính, số liệu thống kê cho biết trình độ học vấn của bạn càng cao (chẳng hạn như đạt được học vị cao) thì số tiền mà bạn kiếm được sẽ càng nhiều.
Năm 2011, tại Hoa Kỳ, thu nhập trung bình một tuần của người tốt nghiệp trung học là 638 đô la Mỹ, trong khi người có bằng cử nhân là 1053 đô la Mỹ. Cũng trong năm đó, những người có bằng thạc sĩ có thu nhập 1263 đô la Mỹ và người có bằng tiến sĩ nhận được mức lương 1551 đô la Mỹ.
Bạn không nhất thiết phải tham gia hình thức đào tạo chính quy. Chương trình đào tạo nghề và huấn luyện dài hạn cũng có thể giúp bạn nhận được thu nhập cao hơn. Việc có bằng cấp trong lĩnh vực nào đó cũng góp phần cải thiện mức lương của bạn.
Đừng quên học hỏi vì đam mê. Khi biết thêm về cuộc sống, bạn sẽ đặt nhiều câu hỏi hơn và thích thú hơn trong việc học hỏi.
Bước 2 - Quản lý tài chính.
Việc học cách quản lý tiền bạc sẽ giúp bạn đạt được sự đảm bảo về tài chính theo thời gian, bất kể bạn có thu nhập cao hay thấp.
Theo dõi chi tiêu. Hãy trừ khoản chi tiêu cố định trong thu nhập hằng tháng của bạn để xác định số tiền tiêu vặt mà bạn có thể dùng trong mỗi tháng. Ngoài ra, bạn cũng nên theo dõi sao kê ngân hàng thường xuyên và lưu ý các khoản chi. Như vậy, bạn sẽ tránh được việc chi tiêu quá mức và đảm bảo sao kê luôn đúng.
Nắm rõ thu nhập của bạn. Khi tính thu nhập, bạn nhớ trừ đi các khoản thuế và bảo hiểm phải đóng trên tổng thu nhập. Đừng quên các khoản lặt vặt như phí bảo hiểm cao cấp, các khoản tiết kiệm và khoản vay. Con số còn lại là thu nhập thực mà bạn có thể cầm trong tay.
Cắt giảm chi tiêu. Nếu thu nhập của bạn không đủ để trang trải các khoản chi cố định, hãy xem xét lại và cắt giảm các khoản chi tiêu không cần thiết.
Tiết kiệm tiền. Mỗi tháng, bạn nên dành ra một khoản nhỏ để gửi tiết kiệm. Bạn có thể đề nghị chủ lao động gửi một khoản tiền lương vào tài khoản tiết kiệm của mình.
Đầu tư một cách thận trọng. Nếu công ty của bạn có gói tiết kiệm hưu trí, hãy dành số tiền dư của bạn cho khoản đầu tư này.
Bước 3 - Quản lý thời gian.
Việc trì hoãn những công việc quan trọng đến phút cuối có thể khiến bạn gặp phải căng thẳng không đáng có và dễ dàng mắc lỗi sai cũng như sơ sót. Hãy quản lý thời gian sao cho bạn có thể hoàn thành công việc một cách hiệu quả.
Dùng bảng thời gian biểu để sắp xếp công việc trong ngày, trong tuần và trong tháng.
Đặt lời nhắc trên điện thoại thông minh và sử dụng tính năng hẹn giờ trên điện thoại để quản lý thời gian hiệu quả hơn.
Liệt kê tất cả những việc mà bạn cần làm trong ngày và đánh dấu mỗi công việc đã hoàn thành. Đây là cách giúp bạn duy trì động lực và làm việc có tổ chức.
Phương pháp 3 - Thành công về mặt tinh thần
Bước 1 - Tận hưởng giây phút hiện tại.
Nếu thường vấn vương quá khứ hoặc mơ mộng về tương lai, bạn đang bỏ qua hiện tại. Hãy nhớ rằng quá khứ và tương lai chỉ là ảo ảnh và cuộc sống thực là những gì đang tồn tại ở đây và ngay bây giờ.
Bắt đầu chú ý đến những suy nghĩ tiêu cực để bạn có thể xua tan chúng và tận hưởng khoảnh khắc hiện tại. Khi suy nghĩ tiêu cực xuất hiện trong đầu, bạn hãy nhận diện và dán nhãn tiêu cực cho nó, rồi để nó tan biến. Thiền hoặc bài tập tĩnh tâm thông thường có thể giúp bạn thực hiện việc này một cách tự nhiên.
Tập thói quen chú ý đến những điều nhỏ nhặt xung quanh bạn. Trân trọng sự ấm áp của ánh nắng trên da, cảm giác của chân khi đi trên mặt đất hoặc tác phẩm nghệ thuật ở nhà hàng mà bạn đang ăn. Việc chú ý những điều này sẽ giúp bạn “tắt” sự huyên náo trong đầu và trân trọng từng khoảnh khắc.
Bước 2 - Đừng so sánh cuộc sống của bạn với người khác.
Thật không may khi nhiều người đánh giá mức độ thành công của họ qua việc so sánh với thành công của những người xung quanh. Nếu bạn muốn có cảm giác thành công và hạnh phúc, hãy nhìn nhận cuộc sống của bạn như nó vốn là.
Nhiều người có xu hướng so sánh mặt hạn chế trong cuộc sống của họ với mặt nổi trội trong cuộc sống của người khác. Hãy nhớ rằng dù cuộc sống của ai đó có hào nhoáng đến mức nào đi chăng nữa thì sau cánh cửa đóng kín, mỗi người đều đối mặt với đau khổ, sự bất an và những khó khăn khác. Do đó, bạn nên chú ý và giới hạn việc sử dụng mạng xã hội để ghi nhớ điều này.
Thay vì so sánh bản thân với người "vượt trội" hơn bạn, hãy nghĩ đến những người vô gia cư, mắc bệnh hiểm nghèo hoặc sống trong nghèo khổ. Đây là cách giúp bạn trân trọng những gì mình có thay vì cảm thấy tự ti về bản thân. Bạn có thể tham gia hoạt động tình nguyện để cảm nhận rõ hơn về điều này. Như vậy, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc và tự tin hơn.
Bước 3 - Biết ơn cuộc sống.
Bất kể có đạt được bao nhiêu thứ trong đời, bạn vẫn sẽ không hạnh phúc nếu chỉ luôn tập trung vào những gì bạn không có. Do đó, mỗi ngày, hãy dành thời gian cảm kích những gì bạn có. Đừng chỉ nghĩ đến vật chất; bạn cũng nên biết ơn những người thân yêu và trân trọng những kỷ niệm tươi đẹp.
Phương pháp 4 - Thành công trong mọi khía cạnh của cuộc sống
Bước 1 - Chăm sóc sức khỏe
Cơ thể khỏe mạnh thì tâm trí mới khỏe mạnh. Hãy chọn chế độ ăn uống cân bằng và đảm bảo bạn không bị thiếu các dưỡng chất cần thiết. Tìm hiểu nguyên nhân của những vấn đề mà bạn đang gặp phải, như thiếu năng lượng hoặc mất tập trung và trao đổi với bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng và chuyên gia sức khỏe để cải thiện tình trạng. Đừng quên vận động thường xuyên, nhưng bạn nhớ lựa chọn hình thức tập luyện theo sở thích.
Bước 2 - Nắm bắt cơ hội.
Nếu bạn có cơ hội tỏa sáng, đừng chần chừ. Nếu bạn lo rằng mình không có thời gian và năng lượng cho một cơ hội tốt, hãy hỏi bản thân: việc này có góp phần đưa mình đến mục tiêu lớn không? Nếu câu trả lời là có, hãy tạm gác những cam kết khác để theo đuổi cơ hội này.
Hãy nhớ rằng cơ hội chỉ đến một lần. Bạn không thể để dành cơ hội.
Điều đó không có nghĩa là bạn nên dùng hết các khoản tiết kiệm hoặc không màng đến an toàn của bản thân; thay vào đó, bạn cần biết gật đầu trước cơ hội phát triển.
Bước 3 - Gặp gỡ những người tích cực.
Hãy kết bạn với những người mà bạn ngưỡng mộ vì lý do nào đó như: họ hạnh phúc, tử tế, hào phóng, thành công trong công việc, hoặc thành công theo cách khác. Kết nối với những người đạt được những gì mà bạn mong muốn, hoặc người đang nỗ lực vì mục tiêu chung. Đừng để sự đố kỵ gây trở ngại cho bạn: thành công của người khác không hề ảnh hưởng đến thành công của bạn.
Khi kết bạn với ai đó, hãy tự hỏi bản thân liệu người này khiến bạn cảm thấy tích cực, tự tin và hăng hái hay cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, kém cỏi. Bạn nên dành thời gian cho những người tích cực thay vì những người rút hết năng lượng của bạn.
Nếu bạn có bạn bè hoặc người thân luôn khiến bạn cảm thấy tồi tệ về bản thân, hãy hạn chế dành thời gian cho họ. Ngoài ra, bạn phải biết mối quan hệ nào ngăn bạn tiến gần đến mục tiêu, khiến bạn mệt mỏi hoặc đòi hỏi quá nhiều thời gian và năng lượng của bạn mà không có sự đền đáp tương xứng.
Tìm người cố vấn trong số những người mà bạn ngưỡng mộ. Nếu bạn nghĩ mình có thể học hỏi từ ai đó, hãy xin họ cho lời khuyên.
Bước 4 - Thiết lập ranh giới với những người khác
Hãy bảo vệ nhu cầu của bạn. Bạn nên quan tâm đến người khác, nhưng phải nói không với hành vi lạm dụng. Hãy nhớ rằng làm người tốt không có nghĩa là bạn phải chịu đựng lời nói hoặc hành động bạo lực hay thiếu tử tế của người khác.
Ngoài ra, bạn cũng nên tôn trọng ranh giới mà người khác đặt ra cho mình. Hãy lắng nghe khi người thân yêu nói rằng họ cần không gian riêng hoặc muốn được làm việc gì đó một mình.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/L%C3%A0m-b%C3%A1nh-b%C3%B4ng-lan-b%E1%BA%B1ng-l%C3%B2-vi-s%C3%B3ng | Cách để Làm bánh bông lan bằng lò vi sóng | Bạn có thể nướng bánh bông lan trong lò vi sóng nhanh chóng thay cho phương pháp dùng bếp ga hoặc lò nướng. Nướng nguyên ổ bánh trong lò vi sóng cho dịp sinh nhật hay một bữa tiệc hoặc làm một chiếc bánh nhỏ trong cốc cà phê như là món tráng miệng sau bữa tối. Công thức trong bài này là để làm ổ bánh sô cô la cho gia đình hoặc làm một cốc bánh sô cô la với thời gian nướng khoảng 1 phút; bên cạnh đó là công thức cho lớp kem phủ đầy sáng tạo.
Phương pháp 1 - Nướng bánh bông lan trong cốc bằng lò vi sóng
Bước 1 - Chọn cốc.
Bạn có thể dùng bất kỳ loại cốc nào để làm bánh. Cốc to và sâu sẽ cho ra bánh mềm xốp, cốc nhỏ và cạn sẽ cho ra bánh cứng hơn.
Bước 2 - Pha bột làm bánh.
Cho 2 thìa canh đường nâu hoặc mật ong vào cốc. Thêm 1/2 thìa tinh chất vani và sau đó là 3 thìa canh bột mỳ.
Bạn có thể dùng loại bột mỳ thông thường nếu không có bột mỳ trộn sẵn nhưng bánh sẽ có kết cấu như brownie.
Bước 3 - Đập trứng vào cốc.
Ưu điểm của việc làm bánh trong cốc là không phải dọn dẹp nhiều, bạn chỉ cần vứt vỏ trứng vào thùng rác.
Bước 4 - Thêm bơ.
Làm mềm bơ sau đó xúc 1 thìa bơ vào cốc. Bạn có thể dùng bơ lạc hoặc bơ mặn hoặc bơ thực vật.
Bước 5 - Cho thêm 1 thìa hoặc 2 thìa chocolate chip (tùy chọn).
Chocolate chip sẽ tăng thêm hương vị cho cốc bánh. Nếu bạn thích bánh vị vani, bạn có thể cho thêm 1 thìa canh tinh chất vani thay cho chocolate chip.
Bước 6 - Trộn đều các nguyên liệu.
Dùng thìa khuấy thành phần nguyên liệu trong cốc. Khuấy đến khi chocolate chip được trộn lẫn hoặc khi các nguyên liệu quyện vào nhau. Đừng lo việc nguyên liệu bị dính lên miệng cốc vì bánh cũng sẽ nở ra khi cho vào lò vi sóng.
Bước 7 - Nướng bánh.
Cho cốc bánh vào lò vi sóng trong 50 giây ở chế độ mạnh nhất. Sau 50 giây, kiểm tra xem bánh đã chín chưa bằng cách đâm một cây tăm vào giữa bánh. Nếu cây tăm không bị dính thì bánh đã chín. Nếu cây tăm bị dính lớp bột sền sệt thì tiếp tục cho cốc bánh vào lò vi sóng mỗi lần 30 giây cho đến khi bánh chín.
Chú ý không nướng bánh quá lâu. Vì khi để quá lâu, bánh sẽ bị khô. Bạn không nên nướng bánh lâu hơn 2 phút.
Đừng lo lắng việc cây tăm để lại một lỗ nhỏ trên bánh, bạn sẽ không còn nhìn thấy nó khi phủ lên bánh một lớp kem.
Bước 8 - Để bánh nghỉ.
Lò vi sóng thường không cung cấp nhiệt ổn định như lò nướng. Để bánh nghỉ từ 1 đến 2 phút sau khi nướng; như vậy, nhiệt sẽ tỏa đều ra cốc bánh.
Bước 9 - Thưởng thức.
Dùng thìa để xúc bánh. Nếu bạn muốn, hãy phủ lớp kem và trang trí cho bánh.
Cẩn thận khi lấy cốc ra khỏi lò vi sóng. Dùng miếng nhấc nồi hoặc khăn để lấy cốc ra vì cốc lúc này sẽ rất nóng.
Phương pháp 2 - Nướng bánh nguyên ổ trong lò vi sóng
Bước 1 - Pha bột.
Lấy một bát to, cho 3/4 cốc bơ mềm hoặc bơ thực vật với 3/4 cốc đường và 2/3 cốc bột mỳ. Khuấy đều với thìa hoặc cây khuấy bột bằng nhựa.
Bạn có thể dùng loại bột mỳ thông thường nếu không có bột mỳ trộn sẵn nhưng thành quả là bánh sẽ có kết cấu như brownie.
Bước 2 - Cho thêm các nguyên liệu còn lại.
Đổ 3 thìa canh sữa. Đập thêm 3 quả trứng cỡ vừa, cho vào 1 thìa bột nở và 1 thìa tinh chất vani.
Bạn có thể dùng sữa nguyên kem, không béo, sữa có 2% chất béo hoặc bất kỳ loại sữa nào mà bạn thích.
Bước 3 - Thêm hương vị cho bánh.
Với bánh sô cô la, cho thêm 1/3 cốc bột ca cao. Với bánh vani, cho thêm 1 thìa tinh chất vani.
Bước 4 - Khuấy đều nguyên liệu.
Dùng nĩa để khuấy hoặc dùng máy để trộn bột khoảng 4-5 phút hoặc đến khi bột mịn. Nếu có máy xay đa năng, bạn có thể cho tất cả nguyên liệu vào máy xay trong khoảng 60 giây.
Bước 5 - Xúc bột vào khay nướng thủy tinh dùng cho lò vi sóng.
Bạn nên nhớ không dùng khay nướng kim loại cho lò vi sóng.
Khay nướng cạn sẽ cho kết quả tốt hơn.
Bước 6 - Nướng bánh.
Cho bánh vào lò vi sóng ở chế độ mạnh nhất khoảng 3-4 phút. Bánh sẽ nổi bong bóng và phồng lên trong lò vi sóng tương tự như trong lò nướng. Ngay khi bánh dần xẹp xuống (mặc dù vẫn còn hơi phồng) thì có nghĩa là bánh chín.
Kiểm tra xem bánh đã chín chưa bằng cách dùng tăm đâm vào giữa bánh. Nếu cây tăm không bị dính thì bánh đã chín. Nếu cây tăm bị dính lớp bột sền sệt thì tiếp tục cho cốc bánh vào lò vi sóng mỗi lần 1 phút cho đến khi bánh chín
Chú ý không nướng bánh quá lâu. Vì khi để quá lâu trong lò vi sóng, bánh sẽ bị khô.
Bước 7 - Thưởng thức.
Ăn bánh khi còn ấm, bánh sẽ mềm xốp và rất ngon. Bạn có thể phủ thêm lớp kem và trang trí cho bánh nếu muốn.
Phương pháp 3 - Phủ kem và trang trí bánh
Bước 1 - Chọn bất kỳ lớp kem phủ nào bạn thích.
Bạn có thể mua kem pha sẵn hoặc tự làm kem tại nhà. Thử làm kem phủ vị sô cô la, vani, chanh hoặc bất kỳ vị nào mà bạn thích. Hãy thử làm nhiều vị khác nhau để tìm ra hương vị yêu thích của bạn.
Nên nhớ để bánh nguội trước khi phủ đường vì nếu không đường sẽ tan chảy.
Đừng làm quá ít kem phủ. Làm dư cũng không sao, còn hơn là thiếu khi chưa trang trí xong bánh.
Bước 2 - Phủ kem lên bánh.
Để kem phủ ở nhiệt độ phòng. Dùng cây khuấy bột cao su hoặc thìa để phủ đều lớp kem lên toàn bộ bề mặt bánh.
Bước 3 - Trang trí bánh với hoa quả tươi.
Cắt dâu tây tươi thành miếng mỏng và đặt lên trên lớp kem một cách ngẫu nhiên hoặc theo hình nhất định tùy bạn. Hoặc phết mứt không hạt lên bánh.
Bạn có thể thay thế dâu tây với xoài tươi, chuối hoặc bất kỳ hoa quả mềm nào bạn thích.
Hoa quả tươi nên được dùng để trang trí sau cùng. Nếu hoa quả vẫn còn ướt nó có thể làm cho lớp kem bị chảy.
Bước 4 - Rắc cốm màu.
Cốm màu cũng là một cách để tạo thêm màu sắc cho bánh. Bạn cũng có thể thêm một ít cốm màu vào bột bánh trước khi nướng.
Bước 5 - Trang trí với kẹo.
Thêm một ít kẹo marshmallow trên bề mặt bánh để tăng thêm vị ngọt. Sau đó, rắc thêm một ít đường lên kẹo để trang trí.
Bước 6 - Thêm sô cô la.
Nếu bạn muốn tăng thêm cảm giác ngon miệng cho ổ bánh sô cô la, cắt nhỏ thanh sô cô la mà bạn thích và rắc lên bề mặt bánh. Bạn cũng có thể rắc chocolate chip.
Bước 7 - Phủ dừa khô bào nhuyễn.
Dừa có thể dùng để nướng bánh hoặc dùng để trang trí. Rắc dừa sẽ tốt hơn rắc đường hoặc kẹo mà vẫn đẹp khi trang trí. Phủ một lớp kem lên bánh sau đó rắc dừa.
Dừa có vị nhạt nên có thể thêm vào rất nhiều loại bánh, từ bánh có vị thanh như vani và chanh đến bánh có vị béo như sô cô la và bánh cà rốt.
Bước 8 - Phủ hạt lên bánh.
Bạn có thể phủ hạt lên toàn bộ bánh, từ trên mặt bánh đến đế bánh hoặc rắc một ít hạt lên mặt bánh.
Nếu bạn làm bánh sô cô la, rắc thêm hạt hồ đào ngọt sẽ rất ngon.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/X%E1%BB%AD-l%C3%BD-v%E1%BA%BFt-ph%E1%BB%93ng-r%E1%BB%99p-t%E1%BA%A1i-nh%C3%A0 | Cách để Xử lý vết phồng rộp tại nhà | Mụn nhọt là sự viêm nhiễm khiến cho bề mặt da phồng lên và có mủ. Nó thường ảnh hưởng đến lỗ chân lông và biểu bì da lân cận. Sự xuất hiện của mụn nhọt là điều bình thường nhưng sẽ trở nên nghiêm trọng nếu không được xử lý nhanh chóng và đúng cách. Khi thấy mụn nhọt xuất hiện trên da, bạn có thể dùng nhiều cách xử lý tại nhà để giảm đau và diệt khuẩn. Tuy nhiên, nếu bạn bị tiểu đường, bệnh da liễu hoặc bị mất miễn dịch, thì bạn không nên xử lý tại nhà mà nên đến gặp bác sĩ ngay.
Phương pháp 1 - Dùng phương pháp tự nhiên
Bước 1 - Để ý khi thấy mụn nhọt xuất hiện.
Mụn nhọt xuất hiện vì nhiều lý do nhưng thường gây ra bởi nhiễm khuẩn da tụ cầu. Phát hiện sự hình thành mụn nhọt có thể giúp bạn đưa ra biện pháp xử lý hữu hiệu tại nhà.
Mụn nhọt xuất hiện dưới dạng vùng da bị viêm nhiễm có kích thước như hạt đậu kèm theo cơn đau và to dần khi có mủ hình thành. Trên mụn nhọt có thể xuất hiện đốt nhỏ như cùi mụn.
Bước 2 - Tránh bóp hoặc chọc vỡ mụn nhọt.
Bạn có thể sẽ muốn bóp hoặc làm vỡ mụn nhọt nhưng đừng làm việc đó. Vì khi chạm vào bề mặt da, bạn có thể làm nhiễm khuẩn và khiến mụn nhọt trở nên nghiệm trọng.
Chạm hoặc sờ vào mụn nhọt sẽ gây kích ứng và sưng.
Bước 3 - Đặt miếng chườm ấm lên mụn nhọt.
Hãy chườm ấm lên mụn nhọt và vùng da xung quanh. Việc này sẽ giúp cho mụn nhọt mau vỡ và khô nước, bên cạnh đó là giúp giảm đau.
Đun một ly nước đủ ấm để làm bạn thoải mái nhưng không làm bỏng da. Nhúng một miếng khăn mềm vào nước rồi đắp lên vùng da bị phồng rộp. Thực hiện việc này vài lần mỗi ngày.
Xoa nhẹ nhàng theo hình vòng tròn sẽ giúp làm vỡ mụn nhọt. Nếu thấy có mủ hoặc máu chảy ra thì cũng không có vấn đề gì.
Bước 4 - Ngâm nước ấm.
Hãy chọn tắm với nước ấm. Nếu bạn có cảm giác mụn nhọt sắp vỡ, hãy tắm nước ấm.
Hãy rắc thêm muối nở, yến mạch chưa chế biến hoặc bột yến mạch, những thứ giúp làm dịu da và mụn nhọt.
Chỉ ngâm trong bồn tằm từ 10-15 phút và lặp lại nếu cần hoặc nếu muốn.
Bước 5 - Giữ vệ sinh vùng da bị mụn nhọt.
Vi khuẩn có thể làm viêm và gây nhiễm trùng nghiêm trọng hơn cho mụn nhọt. Vệ sinh mọi thứ trước khi đụng vào mụn nhọt sẽ ngăn chặn sự viêm nhiễm làm sản sinh vi khuẩn. Quan trọng hơn hết là tránh không cho ai chạm vào vùng da có mụn nhọt vì họ sẽ có các loại vi khuẩn khác hoặc vi khuẩn mạnh hơn khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên tồi tệ hơn.
Rửa sạch vùng da có mụn nhọt với xà phòng có chất tẩy rửa nhẹ. Sau khi đắp khăn ướt và mụn nhọt bắt đầu chảy nước, hãy dùng xà phòng kháng khuẩn nhẹ để vệ sinh. Dùng khăn vỗ nhẹ vùng da đó để thấm khô nước.
Rửa tay thật kỹ sau khi sờ hoặc xử lý mụn nhọt.
Giặt những vật được dùng để xử lý mụn nhọt như khăn, vải và cả miếng khăn mà bạn đã dùng để chườm.
Bước 6 - Dùng colloidal silver (khoáng chất từ bạc nguyên chất) cho mụn nhọt hoặc dùng như thuốc uống.
Colloidal silver là một chất kháng sinh tự nhiên. Bạn có thể dùng như thuốc uống hoặc bôi lên mụn nhọt.
Hòa 1 thìa súp colloidal silver với 250 ml nước và uống 3 lần mỗi ngày để chữa lành mụn nhọt.
Bạn có thể dùng colloidal silver cho mụn nhọt với băng gạc hoặc xịt hỗn hợp được hòa chung với nước. Việc này không đau và không ảnh hưởng đến da nhạy cảm như các phương pháp khác.
Bạn có thể mua colloidal silver để dùng ngoài da hoặc để uống ở hiệu thuốc và cửa hàng cung cấp vật liệu y tế.
Bước 7 - Bôi dầu tràm trà lên mụn nhọt.
Lấy một ít dầu tràm trà bôi lên mụn nhọt và vùng da xung quanh. Phương pháp này đã được áp dụng từ lâu vì khả năng kháng khuẩn, kháng sinh và kháng nấm mặc dù chỉ có một ít bằng chứng khoa học về tính hiệu quả của nó.
Tuy nhiên, nguy cơ nhạy cảm với dầu tràm trà tương đối cao. Tốt nhất thì bạn nên thử trên vùng da bình thường trước khi bôi lên mụn nhọt.
Pha dầu tràm trà vào nước theo tỉ lệ 1-1. Sau đó, dùng dầu tràm trà pha loãng cho vùng da có mụn nhọt 2 lần mỗi ngày.
Bước 8 - Pha bột nghệ vào nước để uống hoặc dùng để bôi.
Nghệ là là một loại gia vị có tính năng kháng khuẩn và kháng sinh. Bạn có thể pha bột nghệ để uống hoặc làm thành dạng bột sệt, để chữa lành mụn nhọt nhanh chóng trong 3 ngày.
Bạn có thể hòa 1 thìa bột nghệ vào 1 cốc nước ấm và làm như vậy 3 lần mỗi ngày.
Ngoài ra, bạn cũng có thể mua nghệ dạng thuốc viên và uống ít nhất 450mg mỗi ngày.
Làm bột nghệ sệt và đắp trực tiếp lên mụn nhọt. Dùng gạc băng lại để mụn nhọt mau lành và ngăn không làm nghệ dính lên quần áo.
Bước 9 - Đắp miếng chườm có dầu hải ly (castor oil) lên mụn nhọt.
Làm ẩm miếng bông gòn với tinh dầu hải ly và đặt trực tiếp lên mụn nhọt. Giữ chặt miếng bông gòn bằng gạc hoặc băng dán y tế. Việc này giúp cho mụn nhọt khô nước và mau lành.
Bạn có thể mua dầu hải ly ở hiệu thuốc, siêu thị và cửa hàng mỹ phẩm.
Bước 10 - Mặc quần áo rộng và mềm.
Trang phục bó sát có thể làm cho da bị kích ứng và khiến mụn nhọt trở nên tồi tệ hơn. Hãy mặc quần áo rộng, mềm và mỏng để da được thở và không gây khó chịu cho mụn nhọt.
Trang phục mềm được làm từ vải cotton hoặc len lông cừu sẽ không làm kích ứng da và thấm hút mồ hôi tránh ảnh hưởng đến mụn nhọt.
Bước 11 - Dùng nước muối sinh lý.
Nước muối sinh lý vốn là hỗn hợp muối hòa với nước có thể giúp làm sạch mủ và làm khô mụn nhọt. Hãy đắp miếng khăn thấm nước muối lên mụn nhọt ngay sau khi nó bị vỡ.
Chỉ dùng nước muối cho mụn nhọt bị vỡ.
Bạn nên mua nước muối sinh lý ở hiệu thuốc. Tốt nhất bạn nên mua loại này thay vì tự làm tại nhà, tránh trường hợp gây bão hòa tạo ra dung dịch nước muối khô.
Nếu bạn muốn tự làm nước muối, hãy hòa 1 thìa muối vào mỗi cốc nước nóng.
Nhúng miếng khăn vào dung dịch nước muối và đắp lên mụn nhọt. Lặp lại việc này nếu cần.
Phương pháp 2 - Dùng sản phẩm y tế
Bước 1 - Uống thuốc giảm đau.
Mụn nhọt sẽ tạo ra cơn đau từ nhẹ đến nghiêm trọng. Bạn có thể mua thuốc giảm đau ở hiệu thuốc để làm dịu cơn đau ở mụn nhọt và giảm sưng.
Hãy uống thuốc giảm đau như ibuprofen hoặc acetaminophen. Ibuprofen sẽ làm giảm sưng ở mụn nhọt.
Bước 2 - Rửa vùng da bị ảnh hưởng với nước tẩy rửa kháng khuẩn.
Vệ sinh mụn nhọt và vùng da xung quanh với nước tẩy rửa diệt khuẩn. Việc này không chỉ giúp làm vỡ và làm khô mụn nhọt mà còn ngăn chặn sự viêm nhiễm.
Bạn có thể mua nước tẩy rửa kháng khuẩn ở hầu hết hiệu thuốc và cửa hàng vật liệu y tế.
Bước 3 - Bôi kháng sinh hoặc kem khử trùng lên mụn nhọt.
Bôi thuốc mỡ kháng khuẩn 2 lần mỗi ngày và dùng gạc băng mụn nhọt lại. Việc này giúp diệt khuẩn trong mụn nhọt hoặc ở vùng da bị ảnh hưởng.
Bạn có thể dùng thuốc mỡ kháng sinh như bacitracin, neomycin, polymyxin B hoặc kết hợp cả ba. Một số nhãn hàng sẽ kết hợp 3 loại này trong 1 sản phẩm và gọi là “kháng sinh 3 trong 1”.
Sử dụng thuốc mỡ theo hướng dẫn trên bao bì.
Một số người bị dị ứng với thuốc mỡ kháng sinh, đặc biệt là bacitracin. Tốt nhất bạn nên thử thuốc trên vùng da bình thường trước khi dùng cho mụn nhọt.
Bạn có thể mua thuốc mỡ kháng sinh và kem ở hầu hết các hiệu thuốc.
Bước 4 - Bôi benzoyl peroxide lên mụn nhọt.
Kem benzoyl peroxide được bán ở hiệu thuốc, thường dùng cho mụn nhọt, sẽ giúp làm khô mụn nhọt. Bôi một lượng nhỏ 2 lần mỗi ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng của mụn nhọt.
Kem benzoyl peroxide được bán ở hầu hết các hiệu thuốc.
Bước 5 - Băng mụn nhọt.
Dùng gạc tiệt trùng hoặc băng cá nhân để bảo vệ mụn nhọt khi nó bắt đầu chảy nước, nhưng đừng băng quá chặt. Làm như vậy sẽ giúp cho mụn nhọt khô, sạch và ngăn vi khuẩn sản sinh.
Thay đổi băng gạc hoặc băng cá nhân khi nó bị ướt.
Bạn có thể mua gạc tiệt trùng và băng cá nhân ở hiệu thuốc, siêu thị và cửa hàng tạp hóa.
Bước 6 - Gặp bác sĩ.
Nếu việc xử lý tại nhà không làm lành mụn nhọt hoặc nó tái xuất hiện thì bạn nên đến gặp bác sĩ. Việc này sẽ đảm bảo không có viêm nhiễm nghiêm trọng và ngăn không mụn nhọt xuất hiện.
Chú ý tụ cầu vàng kháng Methicillin (MRSA), một loại vi khuẩn gây ảnh hưởng đến tính mạng vốn kháng lại kháng sinh. MRSA có thể trông như một loại viêm nhiễm khuẩn thông thường nên tốt nhất bạn hãy đến gặp bác sĩ nếu tình trạng không cải thiện hoặc bạn tiếp xúc với người có MRSA hoặc bị bệnh mãn tính.
Nếu mụn nhọt kéo dài hơn 2 tuần, bạn hãy đến gặp bác sĩ.
Nếu bạn có mụn nhọt ở xương sống hoặc ở mặt, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Ngoài ra, hãy đến gặp bác sĩ khi bạn bị sốt. Đây có thể là dấu hiệu viêm nhiễm nghiêm trọng hoặc lan sang vùng khác.
Bác sĩ sẽ chọc vỡ mụn nhọt nếu nó không tự vỡ hoặc quá nghiêm trọng.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Nu%C3%B4i-r%C3%B9a-n%C6%B0%E1%BB%9Bc | Cách để Nuôi rùa nước | Một số loài rùa cạn và rùa nước có thể sống rất lâu, thậm chí sống lâu hơn con người. Nếu muốn nuôi loài thú cưng hiền lành và thú vị này, bạn cần học cách chuẩn bị cho rùa môi trường sống phù hợp để chú rùa của bạn được thoải mái. Bạn cũng nên học các kỹ thuật cho ăn, làm vệ sinh và chăm sóc rùa nước trong thời gian dài.
Phương pháp 1 - Chuẩn bị môi trường sống cho rùa
Bước 1 - Đảm bảo mua đúng rùa nước.
Rùa nước có màng trên bàn chân và là loài bò sát sống chủ yếu dưới nước, còn rùa cạn có bàn chân tròn kiểu "chân voi" và dành phần lớn thời gian ở trên cạn. Cả hai loài rùa nước và rùa cạn đều cần môi trường sống tương tự, nhưng có một số đặc điểm khác biệt mà bạn cần biết để đảm bảo chăm sóc đúng cách cho chú rùa của mình.
Những loài rùa nước được nuôi làm thú cưng phổ biến là rùa cổ gập (sideneck turtles), rùa gỗ (wood turtles), rùa vẽ (painted turtles), rùa hồ (pond turtles) và slider turtles.
Các loài rùa cạn được ưa chuộng là rùa chân đỏ, rùa Hy Lạp và rùa Nga.
Bước 2 - Nuôi rùa trong bể thủy sinh.
Rùa nước là động vật thủy sinh, do đó chúng cần sống trong bể nước. Nếu chú rùa của bạn khá nhỏ thì bể có dung tích 20 lít là đủ. Các giống rùa lớn hơn một chút sẽ cần bể có dung tích ít nhất 40 lít hoặc 80 lít. Bể nào cũng phải có nắp lưới để không khí lưu thông và ngăn rùa thoát ra ngoài.
Để rùa sống lâu và khỏe mạnh, bạn sẽ cần nhiều thứ hơn là một bình thủy tinh và một hòn đá. Các “hồ rùa” tí hon bán ở các tiệm thú cưng này không đủ cho rùa, đôi khi những người nuôi rùa có kinh nghiệm còn gọi là “hồ chết”.
Rùa sẽ lớn lên, vì vậy bạn cần nói chuyện với người bán rùa về giống rùa cụ thể mà bạn định nuôi và tìm hiểu thêm và các giống rùa khác cũng như kích thước mà chúng có thể đạt đến. Mua bể phù hợp với kích thước tối đa của rùa thay vì chỉ dựa vào kích thước hiện tại của nó.
Bước 3 - Dùng đèn sưởi cực tím và nhiệt kế để kiểm soát nhiệt độ.
Rùa nước cần ánh sáng mặt trời mỗi ngày 12-14 tiếng để hấp thụ đủ lượng vitamin D. Bạn nên mua đèn cực tím chất lượng cao cho bể thủy sinh. Cài đặt thời gian tự động để đảm bảo rùa nhận được lượng ánh sáng cần thiết.
Với hầu hết các loài rùa nước, bạn cần giữ nhiệt độ trong bể thủy sinh vào khoảng 25 độ C, nhưng một số loài rùa có thể chịu được nhiệt độ thấp hơn hoặc cao hơn một chút.
Thường thì bạn chỉ cần kẹp đèn sưởi trên miệng bể và nghiêng xuống. Gắn một nhiệt kế dễ đọc số trên thành bể để đảm bảo nhiệt độ ổn định.
Bạn sẽ cần tạo ra một dải nhiệt độ trong bể nuôi rùa để có một bên nóng và một bên lạnh. Như vậy, rùa có thể tự điều chỉnh thân nhiệt.
Bước 4 - Cung cấp môi trường kết hợp trên cạn và dưới nước.
Có nhiều cách để sắp đặt và trang trí chỗ ở của rùa, tùy vào từng loài. Rùa nước cần môi trường nước là chủ yếu, trong khi rùa cạn cần nhiều diện tích trên cạn. Tuy nhiên, cả rùa nước và rùa cạn đều cần môi trường đa dạng.
Đặt một tảng đá dốc cho rùa nước để chúng có chỗ tắm nắng và sưởi ấm ở trên cạn. Bạn nên mua bể thủy sinh rộng và một hòn đá dài khoảng 10 cm. Rửa hòn đá bằng nước không xử lý hóa chất.
Vài tấm gỗ hoặc vài viên gạch cũng là vật liệu tuyệt vời để tạo khu vực trên cạn cho rùa vì dễ làm sạch. Bạn chỉ cần giữ cho khô ráo và hơi dốc xuống mặt nước để rùa dễ tiếp cận. Gỗ dăm và vỏ cây có thể nhiễm nấm mốc, mà đôi khi rùa cũng gặm nhấm và gây ra vấn đề. Tốt nhất là bạn nên tránh dùng các vật liệu này.
Các hang trú ẩn bằng nhựa hoặc đất sét cũng là ý hay. Bạn hãy ra cửa hàng thú cưng tìm loại có kích thước phù hợp hoặc tự làm lấy bằng vài hòn đá.
Nếu muốn trồng cây trong bể, bạn nên kiểm tra nhanh để đảm bảo cây phải phù hợp không gây hại cho rùa nếu chúng có ăn và lá. Cây thật thì rất tuyệt nhưng sẽ bị rùa ăn mất trong vài ngày. Trừ khi bạn có hồ nước có trồng cây, hãy cân nhắc trang trí bể bằng cây giả.
Bước 5 - Cung cấp cho rùa nhiều nước suối tự nhiên và không xử lý hóa chất.
Nước cất không có khoáng chất và không đủ để bảo đảm sức khỏe cho rùa. Nước máy có chứa clo và có thể cả fluoride, gây mất cân bằng pH trong môi trường sống của rùa. Bạn cần dùng nước suối khử clo ở khu vực rùa bơi và nước lọc cho rùa uống.
Một thìa cà phê muối pha với mỗi 4 lít nước sẽ giúp giảm lượng vi khuẩn xấu và bảo vệ rùa khỏi các bệnh trên da và mai rùa.
Thường xuyên phun nước lên các khu vực trên cạn để duy trì độ ẩm. Xin nhắc lại, điều này sẽ khác nhau tùy vào loài rùa.
Bước 6 - Mua máy lọc nước.
Rùa nước cần có nhiều nước trong bể, và công việc của bạn sẽ nhẹ nhàng hơn nhiều nếu bạn gắn máy bơm lọc nước để luân chuyển nước thường xuyên và làm sạch nước. Rùa ăn, uống và bài tiết trong bể, vì vậy điều rất quan trọng là phải giữ cho nước càng sạch càng tốt để bảo vệ sức khỏe của rùa.
Máy lọc nước thường chạy khá êm và cũng không đắt, bao gồm một bình chứa nhỏ hút nước vào và lọc nước qua bộ lọc, sau đó quay trở lại bể.
Bạn vẫn cần thay nước và rửa bể mỗi tháng một lần, nhưng nếu không có máy lọc nước thì bạn sẽ phải thay nước thường xuyên hơn nhiều (2-3 ngày một lần).
Phương pháp 2 - Cho rùa ăn
Bước 1 - Cho rùa ăn 2-3 lần mỗi tuần.
Nhu cầu về chế độ ăn của rùa rất khác nhau tùy vào loài rùa, do đó bạn nên tìm hiểu và hỏi người bán rùa. Hầu hết rùa nước cần được cho ăn không quá 1 lần trong 3 ngày.
Đa số rùa nước là động vật ăn thịt, trong khi rùa cạn chủ yếu là loài ăn cỏ. Rùa nước thích ăn sâu bột, sâu gạo, ốc sên, giòi và nhiều loại côn trùng khác. Rùa cạn thích hoa quả và rau, bao gồm rau lá xanh đậm như cải xoăn và củ cải, ngô và dưa hấu.
Việc cho rùa ăn quá nhiều lần hoặc ăn thức ăn không phù hợp có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của rùa. Rùa thường sống rất lâu, vì vậy điều quan trọng là bạn phải thường xuyên cung cấp đúng và đủ chất dinh dưỡng cho chúng.
Bước 2 - Cho rùa nước và rùa cạn ăn thực phẩm bổ sung.
Các loài rùa khác nhau có nhu cầu riêng, vì vậy bạn cần tìm hiểu chính xác nhu cầu của loài rùa đang nuôi. Bản hướng dẫn chăm sóc rùa mà các tiệm thú cưng thường cung cấp sẽ giúp bạn biết thêm thông tin.
Thức ăn khô dành cho rùa cũng tốt. Thức ăn cho rùa thường có dạng viên, là hỗn hợp tôm khô, dế khô và nhiều loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho rùa sống khỏe mạnh và vui vẻ. Bất cứ loại thức ăn cho rùa nào bán ở tiệm thú cưng cũng đều dùng được. Lượng thức ăn sẽ tùy thuộc vào kích thước của rùa.
Không nên cho rùa ăn các vụn thức ăn thừa. Tuy nhiên, thỉnh thoảng bạn cho rùa cạn và rùa nước ăn rau rau xanh cũng tốt, vì đó là món ăn vặt lành mạnh. Và nếu bạn không ngại thì rùa nước rất thích thú nếu thỉnh thoảng được ăn giun hoặc giòi mà bạn ném vào bể.
Nói chung, hàng ngày, rùa cần khẩu phần rau lớn bằng kích thước cơ thể chúng.
Bước 3 - Chuẩn bị khu vực ăn của rùa.
Đối với hầu hết các bể nuôi rùa, bạn có thể dùng đĩa nhỏ bằng nhựa đặt vào trong bể cho rùa ăn. Các đĩa này thường có bán tại các tiệm thú cưng, nhưng bạn cũng có thể dùng đĩa nhựa hoặc đĩa thủy tinh có sẵn.
Nhiều loài rùa nước bài tiết ngay sau khi ăn. Nếu bạn để rùa trong máng ăn một lúc sau khi ăn, nó sẽ bài tiết vào đĩa. Như vậy chất thải trong nước sẽ ít hơn. Không cho ăn quá nhiều cũng là cách để giảm lượng chất thải của rùa.
Bước 4 - Cung cấp mai mực cho rùa.
Cũng như chim, một số loài rùa nước rất thích gặm mai mực, một loại thức ăn cung cấp chất canxi tốt cho răng (mỏ) của rùa. Mai mực có bán ở hầu hết các tiệm bán chim, cua và rùa.
Phương pháp 3 - Chăm sóc rùa
Bước 1 - Thay nước và dọn các mẩu thức ăn thừa cách 2-3 ngày một lần.
Dùng vợt để vớt chất thải và mọi mẩu thức ăn thừa lơ lửng trong nước ra khỏi bể. Bạn cần giữ sạch chỗ ở và khu vực ăn của rùa để chúng được thoải mái.
Thường xuyên thay nước uống mới cho rùa. Nếu dùng máy lọc nước, bạn chỉ cần thay nước 2 tuần một lần.
Bước 2 - Rửa bể nuôi rùa mỗi tháng một lần.
Vài tháng một lần, bạn hãy lấy rùa ra khỏi bể bỏ vào khu vực có nhiệt độ được kiểm soát trong khi bạn rửa sạch bể nuôi rùa bằng nước suối. Thường thì bạn không cần rửa bằng xà phòng, chỉ cần dùng bàn chải cọ kỹ và cạo sach rong rêu bám trên thành bể là đủ.
Thay nước mới, lắp lại đèn, nhiệt kế và các thiết bị khác, sau đó thả rùa trở chỗ ở đã sạch sẽ của nó.
Bước 3 - Chải chuốt cho rùa mỗi năm vài lần.
Khi rửa bể, bạn nên tắm cho rùa và kiểm tra xem rùa có dấu hiệu bị thương hoặc bệnh tật nào không. Bạn có thể mua sản phẩm dưỡng mai rùa ở tiệm thú cưng và dùng ban chải đánh răng thoa lên mai rùa.
Nhẹ nhàng chải sạch rong rêu hoặc các sinh vật khác bám trên mai rùa bằng bàn chải đánh răng. Nhiều chú rùa rất khoan khoái khi được chải, vì thế đây là trải nghiệm thích thú cho chú rùa của bạn.
Bước 4 - Chỉ chuyển rùa ra khỏi môi trường của nó vào nơi có nhiệt độ tương đương.
Rùa là loài máu lạnh, tức là nó sẽ mất một thời gian khá dài để thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ. Nếu định đem rùa ra ngoài chơi, bạn phải đảm bảo nhiệt độ trong phòng gần giống với nhiệt độ trong bể. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ gây stress cho rùa và có thể gây hại cho hệ miễn dịch của chúng.
Bước 5 - Luôn rửa tay trước và sau khi cầm rùa.
Rùa thường mang vi khuẩn salmonella, do đó rửa tay sau khi chạm vào rùa là rất quan trọng. Giữ sạch nước trong bể và loại bỏ chất thải ngay cũng là cách để kiểm soát lượng vi khuẩn trong bể. Lắp đặt hệ thống lọc nước cũng có ích.
Đừng để tay gần miệng rùa mỗi cầm rùa. Bạn có thể bị rùa cắn đau, cho dù chỉ là vô tình.
Bước 6 - Để rùa nước được yên tĩnh một mình phần lớn thời gian.
Rùa không thích chó và mèo. Chúng cũng không thích đi dạo và bị cầm lên tay. Nhiều người nuôi rùa cho rùa bò loanh quanh trên sàn nhà, dắt chúng ra ngoài hoặc đem chúng đi chơi. Điều này gây stress không cần thiết và cuối cùng có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe của rùa.
Làm sao để giúp rùa sống vui vẻ? Ban hãy để rùa trong môi trường của nó và ngắm rùa bơi, ăn, sưởi ấm và bò quanh ngôi nhà mà bạn đã sửa soạn cho nó. Chúng sẽ hạnh phúc hơn nhiều, và bạn cũng vậy.
Đa số mọi người đều nhận thấy rằng rùa cạn thích ở ngoài trời và bò loanh quanh, trong khi rùa nước thích ở trong chỗ ở của nó và không thích người cầm lên tay. Tuy nhiên, bạn vẫn nên hạn chế cầm rùa cạn lên.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/S%E1%BB%AD-d%E1%BB%A5ng-Qu%E1%BA%BF-Ph%E1%BB%A5c-v%E1%BB%A5-L%E1%BB%A3i-%C3%ADch-S%E1%BB%A9c-kh%E1%BB%8Fe | Cách để Sử dụng Quế Phục vụ Lợi ích Sức khỏe | Quế (tên khoa học là Cinnamomum velum hay C. cassia) từ lâu đã được xem là "thực phẩm tuyệt vời" trong nhiều nền văn hóa và các nhà khoa học đã chứng mình rằng các thành phần dầu hoạt tính của quế như cinnamaldehyde, cinnamyl acetate và cinnamyl alcohol mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Mặc dù có rất nhiều nghiên cứu y học về mức độ lợi ích đối với sức khỏe của quế và các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được rằng quế có thực sự giúp chống lại bệnh tật hay không, nhưng quế vẫn có tác dụng trị liệu với một số chứng bệnh như rối loạn tiêu hóa và các bệnh nhiễm khuẩn nhẹ hay cảm lạnh.
Phương pháp 1 - Dùng Quế để Điều trị Cảm lạnh hoặc Cảm cúm
Bước 1 - Chọn quế Tích Lan.
Có hai loại quế chính là quế Tích Lan (Cinnamomum Verum) và quế nhục (Cinnamomum Cassia). Quế Tích Lan còn được biết đến là "quế thực sự" và so với quế nhục, loại quế này cũng rất khó tìm mua ở những siêu thị thường. Tuy nhiên, quế Tích Lan là lựa chọn tuyệt vời nhất vì chứa ít coumarin hơn.
Tiêu thụ coumarin thường xuyên có thể gây ra vấn đề về gan. Nó còn có thể phản ứng với thuốc điều trị tiểu đường nên bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo việc dùng quế được an toàn.
Bước 2 - Chọn loại quế tốt nhất.
Bạn có thể mua quế dạng bột, dạng thanh, dạng thực phẩm bổ sung hoặc chiết xuất. Nên cân nhắc mục đích sử dụng để mua đúng loại quế. Nếu muốn dùng quế trong chế độ ăn hàng ngày, loại quế cần mua sẽ khác với quế dùng làm thuốc. Bạn có thể thử nghiệm nhiều loại thanh hoặc bột quế khác nhau trong các món ăn và thức uống để tạo sự đa dạng.
Chọn bột quế nếu muốn dùng để nêm món ăn.
Cho thanh quế vào nồi khi nấu cơm.
Nếu được bác sĩ khuyên dùng quế để kiểm soát nồng độ đường huyết, bạn có thể mua quế dạng chiết xuất ở các cửa hàng thực phẩm chăm sóc sức khỏe vì chúng đã được loại bỏ hoàn toàn coumarin.
Bước 3 - Uống nước ấm pha với một thìa cà phê quế để giảm triệu chứng cảm lạnh và cảm cúm.
Quế có đặc tính kháng khuẩn tốt giúp hỗ trợ hệ miễn dịch chống lại cảm lạnh và cảm cúm. Quế có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm. Cho một thìa cà phê quế vào nước ấm sẽ tạo ra một loại thức uống có tác dụng làm dịu, mặc dù không chữa khỏi cảm lạnh nhưng sẽ giúp bạn cảm thấy khỏe hơn.
Bước 4 - Uống một ly nước quế nóng để giảm sổ mũi.
Thức uống này có thể làm giảm triệu chứng cảm lạnh và cảm cúm, cụ thể là giúp làm khô nước mũi gây khó chịu. Bạn có thể kết hợp nước quế nóng với gừng để tăng hiệu quả.
Bước 5 - Cho một thìa cà phê quế vào món súp.
Giống như thức uống nóng, món súp được cho thêm quế sẽ có hương vị ngon hơn, đồng thời giúp giảm mệt mỏi.
Nhờ đặc tính kháng khuẩn nên quế được dùng làm chất bảo quản thực phẩm tự nhiên.
Phương pháp 2 - Dùng Quế để Hỗ trợ Sức khỏe Tiêu hóa
Bước 1 - Dùng quế Tích Lan để hỗ trợ hệ tiêu hóa.
Nên dùng quế Tích Lan nếu muốn bổ sung quế vào chế độ ăn để cải thiện hệ tiêu hóa. Dạng quế bạn lựa chọn không quan trọng, nhưng nếu dùng để nêm nếm, quế dạng bột sẽ tốt hơn vì bạn có thể dễ dàng đong bột bằng thìa cà phê.
Thanh quế rất tốt khi dùng để làm nước uống nhưng sẽ khó tính liều lượng.
Bước 2 - Dùng quế để nêm món ăn có hàm lượng cacbon-hydrat cao.
Cho một thìa cà phê quế vào món ăn có hàm lượng cacbon-hydrat cao có thể làm giảm tác động của cacbon-hydrat đối với nồng độ đường huyết. Sau khi ăn, đường huyết sẽ tăng cao do dạ dày trống rỗng. Cho quế vào món ăn sẽ giúp làm chậm quá trình này, từ đó tránh làm tăng đường huyết. Thí nghiệm khoa học đã chứng minh rằng cho một ít quế vào món tráng miệng có thể làm chậm tốc độ làm sạch dạ dày.
Tiêu thụ quá nhiều quế có thể gây nguy hiểm, do đó bạn chỉ nên tiêu thụ 1 thìa cà phê mỗi ngày, tương đương 4-5 g.
Nếu bị tiểu đường, hãy trao đổi với bác sĩ về tác động của quế đối với nồng độ đường huyết. Không dùng quế để thay thế insulin.
Bước 3 - Dùng quế để hỗ trợ tiêu hóa.
Bên cạnh cách dùng quế để nêm món ăn, bạn có thể ăn một lượng quế nhỏ để hỗ trợ tiêu hóa sau bữa ăn. Nếu bạn bị ợ nóng hoặc khó tiêu, quế sẽ rất có ích vì nó giúp kích thích hệ tiêu hóa. Dầu trong quế có khả năng phân giải thức ăn, từ đó hỗ trợ tiêu hóa.
Thử uống trà quế (1 thìa cà phê quế pha với nước nóng) sau bữa ăn.
Hoặc cho nửa thìa cà phê quế vào cà phê uống sau bữa ăn.
Bước 4 - Dùng quế để cải thiện chức năng đại tràng.
Quế là nguồn dồi dào canxi và chất xơ. Sự kết hợp của hai chất này mang đến lợi ích cho sức khỏe đại tràng. Nồng độ muối mật cao có thể gây tổn thương tế bào đại tràng và tăng nguy cơ ung thư đại tràng. Cả canxi và chất xơ đều có thể bám vào muối mật và hỗ trợ loại bỏ muối mật ra khỏi cơ thể, từ đó giảm nguy cơ ung thư đại tràng..
Chất xơ còn giúp ích cho người bị kích thích ruột và giảm táo bón hoặc tiêu chảy.
Bước 5 - Bổ sung chất xơ vào chế độ ăn lành mạnh để hạ cholesterol.
Tác động đáng kể của quế trong việc hạ cholesterol vẫn chưa được chứng minh. Về lý thuyết, vì quế có thể ảnh hưởng đến quá trình xử lý chất béo và đường nên có thể giúp hạ cholesterol. Mặc dù vẫn trong quá trình nghiên cứu nhưng bạn vẫn có thể dung nạp không quá 2-3 g quế mỗi ngày, bên cạnh chế độ ăn lành mạnh và lối sống năng động.
Mặc dù quế có vị ngon khi được kết hợp với bánh nướng nhưng việc cho quế vào đồ ăn nhiều chất béo sẽ không giúp hạ cholesterol.
Phương pháp 3 - Hiểu rõ Nguy cơ Tiềm ẩn
Bước 1 - Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Đôi khi việc dùng quế chữa bệnh không thực sự tốt cho bạn. Nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn. Bạn nên hỏi xem liệu quế có phản ứng tiêu cực tiềm ẩn nào với thuốc chữa bệnh, cả thuốc kê đơn và thảo dược, mà bạn đang uống hay không.
Một số bằng chứng cho rằng quế có thể giúp điều hòa đường huyết cho người bị tiểu đường loại 2. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không nên dùng quế để thay thế insulin.
Bước 2 - Hiểu rõ nên dùng quế với liều lượng và mức độ thường xuyên như thế nào.
Quế là nguyên liệu chữa bệnh chưa được chứng minh công hiệu và không có quy định cụ thể về liều lượng giúp mang đến lợi ích cho sức khỏe. Liều được khuyên dùng thường là từ ½ thìa cà phê và có thể lên đến 6 thìa cà phê mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu không chắc chắn, bạn nên cẩn trọng và tiêu thụ ít quế. Dùng quế liều cao có thể gây độc tính, do đó bạn không nên tiêu thụ quá 1 thìa cà phê (6 g) mỗi ngày.
Luôn nhớ tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi muốn tiêu thụ quế thường xuyên để bảo vệ sức khỏe.
Bước 3 - Hiểu rõ những ai không nên dùng quế để chữa bệnh.
Hiện chưa có đảm bảo về việc thường xuyên dùng quế làm thực phẩm hỗ trợ sức khỏe nên trong một số trường hợp, bạn không nên dùng quế thường xuyên. Trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai, đang cho con bú không được dùng quế làm thực phẩm hỗ trợ sức khỏe.
Bước 4 - Không tiêu thụ quá nhiều quế nếu đang uống thuốc làm loãng máu.
Lý do là vì quế chứa một lượng nhỏ coumarin có thể khiến máu trở nên quá loãng. Hàm lượng coumarin trong quế nhục cao hơn trong quế Tích Lan. Tiêu thụ quá nhiều quế còn có thể gây các vấn đề về gan.
Bước 5 - Bảo quản đúng cách và giữ quế luôn tươi.
Đựng quế trong hũ thủy tinh đóng kín nắp và bảo quản ở nơi khô ráo và tối. Bột quế có thể bảo quản luôn tươi lên đến 6 tháng. Thanh quế có thể bảo quản tươi lên đến 1 năm. Có thể kéo dài tuổi thọ của quế bằng cách đựng trong hũ kín và bảo quản trong tủ lạnh.
Ngửi mùi để kiểm tra độ tươi của quế. Phải đảm bảo rằng quế có vị ngọt, tức mùi của quế tươi.
Chọn quế được trồng hữu cơ để đảm bảo quế không bị chiếu xạ. Quế bị chiếu xạ có thể bị hụt giảm lượng vitamin C và carotenoid.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Nh%E1%BA%ADn-ra-m%E1%BB%99t-%C4%91%E1%BB%93ng-nghi%E1%BB%87p-c%C3%B3-t%C3%ACnh-c%E1%BA%A3m-v%E1%BB%9Bi-b%E1%BA%A1n | Cách để Nhận ra một đồng nghiệp có tình cảm với bạn | Có một tình huống rất khó xử mà bạn cần giải quyết, đó là tìm hiểu liệu một đồng nghiệp có đang dành tình cảm cho bạn không. Không chỉ bạn sẽ nhận được nhiều dấu hiệu lẫn lộn từ đối tượng thích bạn, mà có lẽ bạn còn không biết làm thế nào để đáp lại cho phù hợp do những quy định trong môi trường công sở. Tuy vậy, bạn có nhiều cách để biết đồng nghiệp của bạn có thích bạn không. Bằng cách đánh giá cách giao tiếp không lời và trò chuyện trực tiếp với đối phương, bạn sẽ có thể hiểu được tình cảm thật trong lòng họ.
Phương pháp 1 - Đánh giá cách giao tiếp không lời
Bước 1 - Quan sát xem đối phương cư xử với không gian cá nhân của bạn như thế nào.
Bạn cần chú ý đến biểu hiện của người ấy đối với không gian riêng của bạn. Nếu một đồng nghiệp thích bạn, có lẽ họ sẽ lại gần bạn thường xuyên hơn so với khi họ không nảy sinh tình cảm với bạn.
Có phải đối phương tiếp cận bạn một cách nhẹ nhàng và thoải mái không? Có lẽ họ muốn làm thân với bạn hoặc thể hiện sự quý mến mà họ dành cho bạn.
Để ý xem có phải đồng nghiệp ấy bước vào không gian riêng của bạn và chạm vào vai bạn, vuốt tóc, đụng chạm hoặc vỗ nhẹ vào cánh tay của bạn, hoặc nhiều lần va vào bạn?
Luôn để ý cách họ cư xử với những người xung quanh bạn trước khi đưa ra đánh giá về việc ai đó có cảm tình với bạn.
Lưu ý không nhầm lẫn đối tượng thích bạn với “người thích đứng gần người khác khi nói chuyện” hoặc những người không hiểu hoặc không biết tôn trọng khoảng không gian riêng.
Bước 2 - Quan sát xem có phải đối phương thường tìm cớ để xuất hiện bên cạnh bạn không.
Một cách hiệu quả không dùng lời nói để biết một đồng nghiệp thích bạn là đánh giá xem họ có tìm mọi cách để xuất hiện quanh bạn không. Nếu có, đó có thể là một dấu hiệu rằng họ quan tâm đến bạn.
Nếu ai đó không có một lý do thực tế hoặc có lợi khi ở xung quanh bạn nhưng họ lại luôn xuất hiện bên cạnh bạn, có lẽ họ đang dành tình cảm cho bạn.
Nếu ai đó thường xuyên ở quanh bạn nhưng sự xuất hiện của họ là có lý do cần thiết nào đó, có lẽ họ không có tình ý với bạn.
Bước 3 - Để ý xem đồng nghiệp có ngắm nhìn bạn không.
Dành một chút thời gian để quan sát xem liệu đối phương có thường xuyên ngắm nhìn bạn không. Kết hợp với những dấu hiệu khác, việc người ấy ngắm nhìn bạn có lẽ đang nói lên sự thật rằng họ mến bạn. Đồng nghiệp của bạn có thể đang phải lòng bạn nếu họ có một trong những biểu hiện dưới đây:
Họ lén nhìn bạn suốt ngày mà không có lý do rõ ràng nào.
Họ nhìn chăm chăm vào bạn, nháy mắt với bạn, hoặc thu hút sự chú ý của bạn bằng ánh mắt trong suốt cuộc họp hoặc những sự kiện khác tại công ty.
Họ thường xuyên ngắm nhìn vẻ ngoài của bạn.
Bước 4 - Quan sát ngôn ngữ cơ thể của đối phương.
Ngôn ngữ cơ thể có vai trò rất quan trọng trong việc xác định liệu đồng nghiệp có thích bạn không. Bằng cách quan sát ngôn ngữ cơ thể của người ấy, bạn sẽ có được một số gợi ý cần thiết để biết cảm xúc của họ dành cho bạn.
Có phải đối phương đứng tạo dáng và thoải mái không? Nếu tay và chân của họ ở tư thế mở và dáng điệu tự nhiên, có lẽ họ quan tâm đến bạn.
Có phải đối phương gửi đi những tín hiệu rằng họ không dễ tiếp cận? Nếu họ đứng khoanh tay trước ngực hoặc lùi lại, có lẽ họ đang ngại ngùng hoặc không hứng thú với bạn.
Luôn đánh giá ngôn ngữ cơ thể kết hợp với những tín hiệu cũng như những dấu hiệu mà đối phương gửi đến bạn.
Phương pháp 2 - Trò chuyện với đồng nghiệp
Bước 1 - Chú ý nếu đối phương thường khen ngợi bạn.
Suy nghĩ xem người ấy có thường khen ngợi bạn không. Những lời khen hoặc những nhận xét tốt đẹp có thể nói lên rằng họ trân trọng bạn hoặc thậm chí thích bạn.
Nếu đối phương liên tục tán dương công việc của bạn, có thể điều đó có nghĩa là họ chỉ tôn trọng bạn như một người đồng nghiệp.
Nếu người ấy khen diện mạo của bạn hoặc những điều khác không liên quan đến công việc, có lẽ họ dành tình cảm đặc biệt cho bạn.
Đừng xem những lời khen là một sự xác nhận rằng đồng nghiệp của bạn yêu mến bạn. Hãy đánh giá những lời khen trong ngữ cảnh có nhiều yếu tố khác.
Bước 2 - Xem xét chủ đề mà đồng nghiệp nói với bạn.
Chủ đề của những cuộc trò chuyện có thể mang lại cho bạn nhiều gợi ý khá chắc chắn về cảm giác của đối phương dành cho bạn. Do đó, hãy để ý một chút đến điều mà đối phương nói với bạn và kiểu giao tiếp mà họ bắt đầu. Hãy hỏi bản thân những điều dưới đây:
Có phải đối phương nói về những thông tin rất cá nhân không? Nếu có, điều này có thể là tín hiệu rằng họ xem bạn ở mức độ thân thiết hơn một người quen.
Có phải đối phương nói về chuyện chăn gối, sự thân mật, hoặc mối quan hệ yêu đương không? Đó có thể là một cách để thu hút sự chú ý của bạn theo cách lãng mạn.
Có phải đối phương thổ lộ bí mật với bạn không? Điều này gợi ý rằng họ xem bạn ở trên mức một người đồng nghiệp.
Có phải đối phương mời bạn tham gia các hoạt động ngoài công việc không? Đây có thể là một tín hiệu chắc chắn rằng họ có cảm tình với bạn.
Bước 3 - Hỏi đồng nghiệp về mối quan hệ của họ và bạn.
Sau khi quan sát các tín hiệu, có lẽ bạn cần thẳng thắn hỏi đối phương liệu họ thích bạn. Dù đây không phải là điều dễ dàng nhất hay thoải mái nhất mà bạn cần làm, việc này sẽ đem lại câu trả lời mà bạn muốn.
Hãy hỏi như thế này “Anh có nghĩ là mối quan hệ của chúng ta vượt khỏi ranh giới công việc không?”
Nếu bạn không muốn hỏi trực tiếp, hãy thử sử dụng sự hài hước của mình để hỏi kiểu nửa thật nửa đùa. Bạn có thể nói đùa về việc những đồng nghiệp khác né tránh bạn, và rồi nói thế này “có vẻ như anh không ghét em như mọi người nhỉ”.
Hãy thận trọng khi bạn đề nghị muốn có một mối quan hệ đồng nghiệp trên mức bình thường.
Phương pháp 3 - Tránh những rắc rối
Bước 1 - Tìm hiểu những quy định của công ty về các mối quan hệ tình cảm nơi công sở.
Thậm chí trước khi bắt đầu hành động xác định liệu đồng nghiệp có thích bạn không, bạn cần tìm hiểu công ty quy định như thế nào về chuyện tình cảm ở nơi làm việc. Điều này rất quan trọng, ngay cả khi bạn không muốn dính vào một mối quan hệ, bởi vì lời đồn về bạn và người ấy cũng có thể gây ra rắc rối.
Kiểm tra sổ tay dành cho nhân viên, nếu bạn có quyển sổ đó, hãy tìm hiểu những quy định về quan hệ tình cảm nơi công sở.
Trò chuyện với trưởng phòng nhân sự, nếu bạn không thể tìm thấy thông tin liên quan.
Nói với cấp trên nếu hai bạn bắt đầu một mối quan hệ chính thức, và cả hai đều thừa nhận.
Bước 2 - Tránh bất cứ điều gì có thể bị xem là quấy rối tình dục.
Khi bạn cố gắng tìm hiểu liệu đồng nghiệp có thích mình không, bạn cần đảm bảo tránh bất cứ cuộc trò chuyện hoặc hành động nào có nguy cơ bị hiểu là quấy rối tình dục. Đây là một việc rất khó, bởi vì nhiều người khác sẽ nhạy cảm về chủ đề này và điều mà bạn nghĩ là lời bình luận vô hại có thể bị xem là điều gì đó có ý nghĩa sâu xa hơn.
Đừng bao giờ đưa ra một lời bình phẩm hiển nhiên mang tính khiêu gợi hoặc thân mật về ai đó mà bạn không có mối quan hệ tình cảm chính thức được đối phương thừa nhận.
Không động chạm những đồng nghiệp khác trừ khi bạn nhận được tín hiệu tán thành từ họ, và đừng bao giờ động chạm ai ở công ty theo cách gợi dục hoặc âu yếm thậm chí nếu hai bạn đang quen nhau.
Nếu bạn nghĩ rằng ai đó thích bạn, và bạn không biết cách để từ chối họ, hãy nhờ đến phòng nhân sự.
Nếu ai đó tiếp cận bạn dù bạn không thích và đã ra tín hiệu dừng lại, hãy báo cáo với ban giám đốc hoặc phòng nhân sự ngay lập tức.
Bước 3 - Đừng đặt ra những giả định.
Có lẽ điều quan trọng nhất mà bạn cần làm khi cố gắng để xác định liệu đồng nghiệp có thích mình không là tránh suy diễn. Khi đặt ra những giả định, bạn sẽ vội vàng kết luận nhiều vấn đề mà không suy xét thấu đáo. Khi đó, bạn sẽ làm hoặc nói những điều có thể khiến mình gặp rắc rối hoặc làm tổn thương tình cảm của người khác.
Đảm bảo bạn luôn có thông tin chính xác khi đưa ra quyết định về điều cần làm.
Đừng đối xử với ai đó khác biệt bởi vì bạn nghĩ rằng họ thích bạn.
Đừng mong đợi một cuộc hẹn, quan hệ tình dục, hoặc bất cứ điều gì tương tự từ ai đó mà bạn nghĩ rằng họ có tình cảm với bạn.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Lo%E1%BA%A1i-b%E1%BB%8F-m%E1%BB%8Dt-ng%C5%A9-c%E1%BB%91c | Cách để Loại bỏ mọt ngũ cốc | Mọt ngũ cốc, còn gọi là mọt gạo, thường xâm nhập vào thực phẩm trữ trong tủ bếp như bột, ngũ cốc, gia vị, đường hoặc kẹo. Có nhiều loại mọt ngũ cốc thông thường như mọt gạo, mọt bột mì, bướm ma. Nếu phát hiện sự xâm nhiễm của loài gây hại này, điều quan trọng là bạn phải dọn sạch mọt xâm nhiễm và áp dụng các biện pháp phòng ngừa để ngăn chúng xuất hiện trở lại.
Phương pháp 1 - Dọn sạch mọt xâm nhiễm
Bước 1 - Kiểm tra tất cả các bao đựng thực phẩm trong tủ bếp xem có mọt ngũ cốc không.
Mọt ngũ cốc và mọt gạo là những con bọ nhỏ xíu màu nâu hoặc đen. Bướm ma có màu xám với đôi cánh màu nâu và màu đồng thau. Ngoài ra, bạn hãy tìm các mạng tơ do ấu trùng bướm ma để lại.
Đặc biệt chú ý các túi bột mì, gạo và các loại ngũ cốc khác.
Nhớ rằng những con mọt này có thể khó phát hiện ra ngay, vì vậy bạn nên đảo ngũ cốc lên hoặc đổ lên khay nướng để kiểm tra.
Đừng cho rằng thực phẩm đựng trong bao bì chưa mở thì không có mọt. Nhiều loại mọt ngũ cốc có thể lách qua các kẽ hở rất nhỏ để tìm thức ăn.
Bước 2 - Vứt bỏ tất cả các thực phẩm bị nhiễm mọt và các bao túi đã mở.
Nếu đã phát hiện có mọt xâm nhiễm, tốt nhất là bạn cũng phải vứt đi tất cả các túi thực phẩm đã mở trong tủ bếp. Cho dù bạn không nhìn thấy mọt, nhưng khả năng cao là chúng đã đẻ trứng trong các túi thực phẩm đã mở.
Nếu thực sự không muốn vứt đi tất cả các túi thực phẩm đã mở, bạn có thể đem đông lạnh 3-4 ngày các túi mà bạn không thấy có mọt để tiêu diệt các ấu trùng.
Bước 3 - Lấy mọi thứ trong tủ bếp ra và hút bụi tủ.
Nhớ hút bụi mọi ngăn kệ, các góc và các khe rãnh trong tủ bằng đầu ống hút bụi. Cách này sẽ hút sạch những con mọt còn sót và kén của chúng cũng như các hạt ngũ cốc rơi vãi.
Bước 4 - Lau rửa các ngăn kệ bằng xà phòng và nước ấm và giẻ sạch hoặc miếng bọt biển.
Bước này là để làm sạch các vụn ngũ cốc, bụi bặm và mọt hoặc kén mọt chưa được hút sạch. Nhớ lau rửa mọi ngóc ngách và khe rãnh trong tủ.
Rửa sạch các hộp đựng thực phẩm bằng xà phòng và nước trước khi để lại vào tủ.
Bước 5 - Lau sạch tất cả các ngăn kệ bằng dung dịch 1 phần giấm pha với 1 phần nước.
Giấm đóng vai trò là chất xua đuổi để phòng chống mọt ngũ cốc quay trở lại. Giấm cũng sẽ giết chết mọi con mọt vẫn còn ẩn nấp trong tủ bếp!
Không dùng thuốc trừ sâu, thuốc tẩy hoặc amoniac để lau tủ. Các chất này có tác dụng ngăn ngừa mọt xâm nhiễm nhưng lại nguy hiểm nếu chúng dính vào thực phẩm.
Bước 6 - Đem rác ra khỏi nhà ngay.
Buộc chặt tất cả các túi rác mà bạn đã vứt thực phẩm ô nhiễm và đem ra khỏi nhà. Nếu bạn để những túi rác này trong bếp thì rất có thể tủ bếp của bạn sẽ bị tái nhiễm mọt.
Thùng rác trong bếp cũng cần được rửa sạch bằng xà phòng và nước.
Thường xuyên đem rác ra khỏi bếp để giảm nguy cơ thu hút mọt ngũ cốc.
Nếu có đổ thực phẩm nhiễm mọt xuống máy hủy rác, bạn hãy cho máy chạy dưới vòi nước nóng trong 1 phút.
Phương pháp 2 - Ngăn ngừa mọt xâm nhiễm
Bước 1 - Lau dọn ngay các vụn thức ăn và đồ uống rơi rớt trên bàn bếp, tủ kệ và sàn nhà.
Luôn luôn giữ cho bếp và tủ bếp càng sạch càng tốt. Đồ ăn thức uống rơi vãi càng để lâu thì càng có nhiều nguy cơ mọt ngũ cốc kéo đến tìm thức ăn.
Dùng xà phòng và nước hoặc dung dịch xịt khử trùng bàn bếp và giẻ sạch hoặc miếng bọt biển lau sạch các vết bẩn.
Bước 2 - Chọn mua thực phẩm đóng gói có bao bì còn nguyên vẹn.
Kiểm tra bao bì các hàng nông sản khô để đảm bảo chúng không bị hở trước khi đem về nhà. Chỉ cần một lỗ thủng hoặc vết rách nhỏ trên bao bì là mọt cũng có thể xâm nhập vào trong.
Cố gắng mua bột mì, gạo và các loại ngũ cốc khác chỉ vừa đủ dùng trong 2-4 tháng. Càng để lâu trong tủ bếp thì thực phẩm càng nhiều nguy cơ bị mọt xâm nhiễm.
Bước 3 - Bảo quản thực phẩm trong lọ thủy tinh, hộp nhựa hoặc hộp thiếc đậy kín.
Mua các hộp đựng thực phẩm loại tốt có thể đậy kín khít để bảo quản ngũ cốc và các thực phẩm khác. Nhớ rằng mọt ngũ cốc có thể chui qua các kẽ hở rất nhỏ, vì vậy hộp kín là đồng minh tin cậy nhất của bạn.
Lọ manson (Lọ thủy tinh đựng thực phẩm có nắp đậy chặt) là lựa chọn tuyệt vời để đựng ngũ cốc và các thực phẩm khác, và chúng cũng rất đẹp mắt khi xếp trong tủ bếp!
Nếu có thứ gì trong tủ bếp mà có thể bảo quản được trong tủ lạnh, hãy cất vào tủ lạnh để ngăn ngừa mọt.
Bước 4 - Cho lá nguyệt quế vào tủ bếp và vào lọ hoặc túi đựng thực phẩm để xua đuổi bướm ma.
Rải lá nguyệt quế lên các ngăn tủ bếp hoặc cho vài lá vào các lọ đựng thực phẩm. Cho vài lá nguyệt quế vào các bao đã mở hoặc hũ đựng gạo, bột và các loại ngũ cốc khác.
Bước 5 - Làm vệ sinh tủ bếp định kỳ sau mỗi 3-6 tháng.
Cho dù không bị mọt ngũ cốc xâm nhiễm, bạn cũng nên lấy hết mọi thứ trong tủ bếp ra và vứt đi những thực phẩm đã cũ có thể thu hút mọt. Rửa các ngăn kệ bằng xà phòng và nước ấm, sau đó lau lại bằng dung dịch nửa nước nửa giấm.
Nếu tình trạng xâm nhiễm tái đi tái lại, bạn hãy gọi cho dịch vụ xử lý dịch hại chuyên nghiệp để giải quyết và ngăn ngừa vấn đề này.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Kh%E1%BA%AFc-ph%E1%BB%A5c-l%E1%BB%97i-k%E1%BA%BFt-n%E1%BB%91i-Internet | Cách để Khắc phục lỗi kết nối Internet | wikiHow hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách khắc phục sự cố xảy ra với mạng Internet. Tuy rằng một số vấn đề về mạng chỉ có thể được xử lý từ phía nhà cung cấp dịch vụ, nhưng có nhiều bước mà bạn có thể thực hiện nhằm khắc phục những sự cố mạng vừa và nhỏ tại nhà.
Phương pháp 1 - Khắc phục đơn giản
Bước 1 - Khởi động lại máy tính.
Tuy có vẻ là một gợi ý không giúp ích được gì nhưng việc khởi động lại máy tính thường là cách dễ nhất để khắc phục đại đa số vấn đề mà bạn có thể gặp phải. Một tiến trình thiết lập lại đơn giản sẽ xóa hết những cài đặt lỗi có khả năng là nguyên nhân gây ra vấn đề về kết nối. Cho dù việc này không mang lại kết quả thì cũng chỉ mất tầm một phút.
Việc khởi động lại máy tính thường cũng bật lại bộ điều hợp Internet nếu nó đang tắt.
Bước 2 - Bạn cần chắc chắn rằng bộ điều hợp mạng không dây (Wi-Fi adapter) của máy tính xách tay (laptop) đã được bật.
Nhiều laptop có công tắc hoặc nút để bật/tắt Wi-Fi adapter. Nếu bạn vô tình nhấn vào nút này, máy tính sẽ ngắt kết nối với mạng. Khi nhấn vào nút hoặc công tắc này lần nữa sẽ bật lại bộ điều hợp mạng không dây.
Có thể bạn cần nhấn giữ nút Fn đồng thời ấn nút Wi-Fi.
Bỏ qua bước này trên máy tính để bàn.
Bước 3 - Khởi động lại bộ điều giải (modem) và bộ định tuyến (router).
Cách dễ nhất để tiến hành là rút điện cả hai thiết bị, chờ vài giây rồi cắm lại. Tương tự như quá trình khởi động lại của máy tính, thao tác này có thể khắc phục được đa số những vấn đề về Internet không quá nghiêm trọng.
Bước 4 - Tiến hành thiết lập mềm (soft reset) lại mạng.
Quá trình thiết lập lại này sẽ xóa đồng thời làm mới bộ nhớ đệm của modem và router. Bạn có thể tiến hành soft reset bằng cách nhấn nút nguồn ở phía trước hoặc bên hông bộ định tuyến.
Nhiều modem cũng có thể được soft reset theo cách này.
Trong một số trường hợp, bạn có thể tiến hành soft reset mạng bằng cách mở trang của bộ định tuyến và nhấp vào nút ở đâu đó trong số các tùy chọn "Advanced" (Nâng cao) hoặc "Power" (Nguồn).
Bước 5 - Tiến hành thiết lập cứng (hard reset) lại mạng.
Quá trình hard reset sẽ xóa toàn bộ thiết lập của modem và bộ định tuyến, khôi phục lại mạng về cài đặt nhà máy (bao gồm tên và mật khẩu mạng từ nhà máy). Để tiến hành hard reset, bạn nhấn giữ nút "reset" phía sau modem trong khoảng 30 giây, cho phép modem khởi động lại và tiến hành các bước tương tự như với router.
Trong hầu hết trường hợp, nút "reset" là một lỗ ở phía sau modem hoặc router, nghĩa là bạn cần dùng bút hoặc kẹp giấy (hay tương tự) để chọc vào.
Bước 6 - Đến gần bộ định tuyến hơn.
Đôi khi máy tính hoặc điện thoại thông minh ở quá xa điểm kiểm tra để kết nối. Hãy đến gần bộ định tuyến hơn và thử kết nối lại.
Bước 7 - Bạn cần chắc chắn rằng giữa mình và bộ định tuyến không có chướng ngại vật.
Nếu bạn không thể vẽ một đường thẳng từ thiết bị được kết nối đến router mà không vướng phải tường, đồ điện, nội thất, vân vân, thì cơ hội duy trì kết nối Internet ổn định là rất thấp.
Cách tốt nhất để đảm bảo kết nối Internet luôn ổn định và mạnh là hạn chế tối đa số chướng ngại vật giữa thiết bị sử dụng mạng và router/modem.
Bước 8 - Thử sử dụng cáp Ethernet.
Việc kết nối máy tính hoặc bảng điều khiển với router/modem thông qua cáp Ethernet sẽ giúp tăng tốc độ Internet khi làm việc, đồng thời xác định được vấn đề xảy ra là do mạng hay thiết bị của bạn.
Nếu máy tính có thể kết nối Internet khi được cắm trực tiếp vào bộ định tuyến thì khả năng cao là bộ tiếp hợp mạng không dây của máy tính có vấn đề.
Nếu máy tính có thể kết nối Internet khi được cắm trực tiếp vào modem thì vấn đề dường như nằm ở bộ định tuyến.
Nếu bạn không thể kết nối mạng khi cắm máy tính trực tiếp vào modem thì có khả năng bộ điều giải hoặc dịch vụ Internet nói chung gặp sự cố. Hãy liên hệ với đường dây hỗ trợ kỹ thuật của nhà cung cấp dịch vụ Internet để khắc phục vấn đề liên quan đến modem.
Phương pháp 2 - Khắc phục nâng cao
Bước 1 - Xóa bộ nhớ đệm DNS của máy tính
Bộ nhớ đệm DNS chịu trách nhiệu ghi lại địa chỉ các website khi bạn truy cập và giúp cho việc truy cập vào những trang web đó trở nên nhanh hơn sau này; tuy nhiên, khi các website cập nhật địa chỉ mới thì bộ nhớ đệm DNS có thể trở nên lỗi thời và dẫn đến lỗi.
Việc xóa bộ nhớ đệm DNS sẽ giải quyết được những vấn đề như website không nạp được, đặc biệt là nếu bạn có thể xem trang web trên trình duyệt này còn trình duyệt khác thì không.
Để xóa bộ nhớ đệm DNS trên thiết bị di động như điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng, bạn chỉ cần khởi động lại thiết bị.
Bước 2 - Xóa bộ nhớ đệm của trình duyệt
Cũng giống như bộ nhớ đệm DNS, bộ nhớ đệm của trình duyệt giúp nạp những trang đã truy cập trước đó nhanh hơn, nhưng lỗi sẽ xảy ra khi cơ sở dữ liệu của bộ nhớ đệm trở nên lỗi thời.
Để luôn được cập nhật, bạn hãy cân nhắc việc xóa bộ nhớ đệm của trình duyệt mỗi tháng một lần.
Bước 3 - Thử sử dụng website hoặc chương trình khác.
Website mà bạn đang truy cập có thể tạm thời bị sập, hoặc chương trình mà bạn đang sử dụng gặp vấn đề về máy chủ từ phía nhà cung cấp. Hãy thử truy cập website hoặc chương trình trực tuyến khác để xem liệu bạn có thể kết nối hay không.
Nếu có thể, bạn cũng nên thử sử dụng trình duyệt web khác. Chẳng hạn, bạn có thể gặp vấn đề với Chrome, trong khi Firefox vẫn hoạt động tốt. Nếu một trong những trình duyệt web của bạn bị lỗi, bạn có thể xem thêm các bài viết của wikiHow hoặc trên mạng để biết cách khắc phục những trình duyệt như:
Chrome
Firefox
Internet Explorer
Bước 4 - Sửa kết nối.
Nếu phần mềm nào đó trên máy tính gặp vấn đề cũng có khả năng gây ra lỗi kết nối. Cả máy tính Windows và Mac đều tích hợp sẵn công cụ sửa chữa, bạn có thể sử dụng để khắc phục vấn đề:
Trên Windows - Nhấn ⊞ Win+R > nhập ncpa.cpl > nhấp vào > nhấp phải vào bộ điều hợp mạng > nhấp vào (Chẩn đoán) > tiến hành theo hướng dẫn trên màn hình.
Trên Mac - Nhấp vào trình đơn Apple {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/f\/ff\/Macapple1.png","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/f\/ff\/Macapple1.png\/29px-Macapple1.png","smallWidth":460,"smallHeight":476,"bigWidth":29,"bigHeight":30,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} > nhấp vào (Tùy chỉnh hệ thống) > nhấp (Mạng) > chọn (Giúp đỡ tôi) > nhấp vào (Chẩn đoán) > tiến hành theo hướng dẫn trên màn hình.
Bước 5 - Tăng tín hiệu Wi-Fi.
Nếu vấn đề của bạn liên quan đến tín hiệu mạng thì sự nhiễu và khoảng cách là nguyên nhân chính. Có nhiều cách bạn có thể làm để hạn chế độ nhiễu và tăng phạm vi của mạng:
Thêm bộ định tuyến thứ hai để mở rộng phạm vi.
Tăng khả năng nhận Wi-Fi của máy tính.
Tự làm "ăng-ten" định hướng cho bộ điều hợp Wi-Fi.
Bước 6 - Quét vi-rút và phần mềm độc hại.
Vi-rút và những tác nhân gây hại khác cho máy tính có thể cản trở khả năng kết nối mạng. Bạn có thể thường xuyên diệt vi-rút bằng phần mềm chuyên dụng trên máy tính.
Bước 7 - Liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ internet.
Nếu tất cả phương pháp trên đều thất bại thì đây là cách tốt nhất còn lại. Hãy giải thích với tổng đài về lỗi cụ thể mà bạn gặp phải và đề nghị nhân viên đến kiểm tra.
Lưu ý: bạn cần bình tĩnh và lịch sự nhất có thể, không nên thể hiện sự khó chịu với công ty.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/X%E1%BB%AD-l%C3%BD-khi-b%E1%BB%8B-Ch%E1%BA%A3y-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-m%C5%A9i | Cách để Xử lý khi bị Chảy nước mũi | Nước mũi (dịch mũi) là một loại dịch nhầy có màu trong suốt, có tác dụng như một tấm lọc, giúp ngăn cản các loại hạt không mong muốn trong không khí đi vào cơ thể qua đường mũi. Nước mũi là cơ chế tự vệ tự nhiên của cơ thể, tuy nhiên, đôi khi cơ thể lại tiết ra quá nhiều dịch mũi khiến cho việc đối phó với chảy nước mũi trở nên phiền phức và dường như không có hồi kết. Cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này là xác định được nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy nước mũi và tập trung xử lý nguyên nhân đó. Các nguyên nhân gây chảy nước mũi thường gặp là do dị ứng, viêm mũi không do dị ứng, viêm nhiễm và các bất thường trong cấu trúc mũi.
Phương pháp 1 - Tham khảo Ý kiến Bác sĩ
Bước 1 - Hãy tìm đến bác sĩ nếu bạn có dấu hiệu bị viêm nhiễm.
Nếu bạn đang gặp rắc rối với nước mũi và nghẹt mũi, rất có thể là do các vi khuẩn đã phát triển và làm tắc xoang mũi, dẫn đến viêm xoang.
Dấu hiệu của viêm xoang bao gồm xoang áp, nghẹt mũi, đau hoặc đau đầu kéo dài quá 7 ngày.
Nếu bị sốt, bạn có thể đã bị viêm xoang.
Bước 2 - Theo dõi sự thay đổi của nước mũi.
Nếu nước mũi chuyển sang màu xanh nhạt hoặc vàng nhạt hoặc có mùi, điều đó có nghĩa là vi khuẩn đã phát triển trong xoang mũi dẫn đến viêm xoang.
Khi xoang mũi bị tắc do nghẹt mũi, nước mũi và các vi khuẩn sẽ bị giữ lại trong đó. Nếu không xử lý kịp thời xoang áp và nghẹt mũi, vi khuẩn sẽ gây ra viêm xoang.
Cũng có thể bạn đã bị viêm xoang do vi rút nếu hiện tượng nghẹt mũi và xoang áp xảy ra do bị cảm lạnh hoặc bị cúm.
Các loại thuốc kháng sinh đều không có tác dụng nếu bạn bị viêm nhiễm do vi rút. Khi bị cảm lạnh hoặc cúm do vi rút, hãy bổ sung kẽm, vitamin C và/hoặc pseudoephedrine (PSE – một hoạt chất được tìm thấy trong nhiều loại thuốc chữa cảm cúm).
Bước 3 - Uống kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
Nếu bác sĩ khám và rút ra kết luận bạn bị viêm xoang do vi khuẩn, bác sĩ có thể sẽ kê thuốc kháng sinh cho bạn. Hãy nhớ uống thuốc theo đúng liều lượng và thời gian được kê.
Thậm chí nếu bạn cảm thấy khá hơn rất nhanh chỉ sau 1-2 lần uống thuốc, hãy uống đủ liều như chỉ định của bác sĩ. Việc không uống kháng sinh đủ liều có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc. Ngoài ra, uống thuốc đủ liều cũng có lợi cho bạn vì rất có thể vi khuẩn vẫn còn trong xoang mũi.
Hãy cẩn thận vì có một số bác sĩ sẵn sàng kê thuốc kháng sinh cho bạn trước khi có kết quả xét nghiệm chính xác về nguyên nhân của tình trạng viêm nhiễm. Bạn nên hỏi bác sĩ về quy trình cần thực hiện để đảm bảo việc kê kháng sinh là phù hợp.
Nếu các dấu hiệu bệnh không giảm ngay cả sau khi bạn đã uống đủ liều thuốc được kê, hãy thông báo cho bác sĩ. Bạn có thể sẽ phải dùng một liều kháng sinh khác.
Thảo luận với bác sĩ về các xét nghiệm dị ứng hoặc các biện pháp phòng ngừa khác nếu bạn thường xuyên bị chảy nước mũi.
Bước 4 - Tìm kiếm sự trợ giúp về mặt y tế nếu tình trạng chảy nước mũi kéo dài.
Trong một số trường hợp, bạn có thể bị chảy nước mũi kéo dài mặc dù đã áp dụng nhiều biện pháp trị liệu.
Nếu bạn tiếp tục bị viêm mũi hoặc chảy nước mũi kéo dài, hãy trao đổi với bác sĩ.
Bạn có thể sẽ cần thực hiện một loạt các xét nghiệm để xác định liệu bạn có bị dị ứng với thứ gì đó tại nhà hoặc nơi làm việc hay không.
Hơn nữa, bạn có thể bị polyp mũi (khối u) hoặc các thay đổi khác về mặt cấu trúc ở khoang mũi, khiến tình trạng càng tồi tệ hơn.
Bước 5 - Hỏi ý kiến bác sĩ về các bất thường cấu trúc mũi.
Bất thường phổ biến nhất gây chảy nước mũi là polyp mũi.
Polyp mũi phát triển theo thời gian và polyp nhỏ thường khó phát hiện và không gây ra vấn đề gì.
Polyp lớn hơn có thể làm tắc nghẽn đường đi của không khí qua xoang mũi, gây kích ứng, khiến nước mũi tiết ra nhiều hơn.
Các bất thường khác có thể là biến dạng vách ngăn hoặc sùi vòm họng, tuy nhiên, những bất thường này thường không gây tiết nhiều nước mũi.
Tổn thương ở mũi hoặc khu vực xung quanh cũng có thể gây ra bất thường về cấu trúc, và đôi khi có triệu chứng liên quan như tiết nhiều nước mũi. Thông báo cho bác sĩ của bạn nếu gần đây bạn có tổn thương ở vùng mặt hoặc mũi.
Phương pháp 2 - Thay đổi Lối sống
Bước 1 - Dùng bình rửa mũi
Bình rửa mũi là dụng cụ có hình dáng giống như một ấm trà nhỏ. Nếu sử dụng đúng cách, bình rửa mũi có thể giúp đẩy nước mũi và các chất gây kích ứng ra khỏi mũi và bổ sung độ ẩm cho xoang mũi.
Bình rửa mũi sẽ phát huy tác dụng khi bạn để nước trong bình (nước muối hoặc nước cất) chảy vào một bên mũi và chảy ra ở mũi bên kia, giúp loại bỏ các chất gây kích ứng và vi trùng.
Cho khoảng 100 ml nước muối vào bình, sau đó nghiêng đầu vào chậu rửa mặt và đặt vòi của bình rửa vào lỗ mũi phía trên.
Rót nước trong bình vào lỗ mũi và để nước chảy ra ở lỗ mũi còn lại. Lặp lại quy trình này với lỗ mũi bên kia.
Đây là quá trình rửa mũi vì bạn dùng chất lỏng để làm sạch mũi, loại bỏ nước mũi và chất gây kích ứng khiến cơ thể tiết nước mũi nhiều hơn. Bạn có thể dùng bình rửa mũi một hoặc hai lần mỗi ngày.
Bình rửa mũi cũng có tác dụng tăng độ ẩm và khiến xoang mũi cảm thấy dễ chịu hơn. Bạn có thể mua bình tại các hiệu thuốc với chi phí thấp mà không cần đơn của bác sĩ. Hãy nhớ rửa sạch bình sau mỗi lần sử dụng.
Bước 2 - Tự làm dung dịch nước muối.
Nếu bạn muốn tự làm dung dịch rửa mũi, hãy dùng nước cất hoặc nước tiệt trùng. Bạn cũng có thể dùng nước đun sôi để nguội nhưng tuyệt đối không dùng nước lấy trực tiếp từ vòi vì nước này có thể chứa chất bẩn và chất kích ứng.
Dùng khoảng 200 ml nước, 1/4 thìa cà phê muối ăn dạng hạt và 1/4 thìa cà phê muối nở. Lưu ý, không dùng muối tinh thông thường. Khuấy đều cho tan muối và đổ dung dịch vào bình rửa.
Bạn có thể bảo quản dung dịch nước muối đã pha trong vòng 5 ngày trong chai/lọ đậy kín và để trong tủ lạnh. Trước khi dùng, lấy dung dịch ra khỏi tủ lạnh và chờ đến khi dung dịch đạt được nhiệt độ phòng.
Bước 3 - Chườm nóng cho vùng mặt.
Chườm nóng có thể giúp giảm đau do xoang áp gây ra, làm loãng nước mũi và giúp nước mũi chảy ra khỏi xoang mũi dễ dàng hơn.
Làm ướt một chiếc khăn nhỏ hoặc một miếng vải bằng nước nóng, sau đó đặt khăn lên mặt ở chỗ bạn cảm thấy nhiều áp lực nhất.
Nhìn chung, bạn có thể đặt khăn lên vùng mắt, lông mày, mũi và gò má (nửa trên của khuôn mặt).
Sau mỗi vài phút, làm nóng lại khăn và tiếp tục đắp lên mặt để giảm đau và áp lực.
Bước 4 - Gối đầu cao khi ngủ.
Việc này giúp khoang mũi được thông thoáng trong đêm và ngăn nước mũi tích tụ trong mũi.
Nghỉ ngơi đầy đủ để cơ thể khỏe mạnh và phòng chống viêm xoang do cơ thể tiết quá nhiều nước mũi trong xoang mũi.
Bước 5 - Tăng cường độ ẩm cho không gian sống.
Không khí khô có thể là một chất kích ứng, gây ra nhiều vấn đề cho xoang mũi như chảy nước mũi và nghẹt mũi.
Máy tạo độ ẩm có 2 loại chính: tạo sương lạnh và tạo hơi ấm, mỗi loại lại có nhiều biến thể khác nhau. Nếu bạn bị khô mũi, dẫn đến khó chịu, kích ứng và chảy nước mũi, hãy xem xét sử dụng máy tạo ẩm tại nhà.
Các loại cây trồng trong nhà cũng có tác dụng tăng độ ẩm trong không khí. Bạn có thể sử dụng cây trồng trong nhà như một giải pháp thay thế hoặc bổ sung cho máy tạo ẩm.
Cách đơn giản khác để tăng độ ẩm tạm thời bao gồm hơi nước bốc lên từ nước đun sôi trên bếp, mở cửa phòng tắm, xả nước nóng hoặc phơi quần áo trong nhà.
Bước 6 - Sử dụng hơi nước.
Hơi nước làm loãng dịch nhầy ở ngực, mũi và họng, giúp bạn đẩy dịch nhầy ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn.
Đun sôi một ấm nước sau đó đưa mặt vào gần miệng ấm và hít thở với hơi nước bốc lên trong vài phút.
Dùng một chiếc khăn đủ lớn đề chùm lên đầu, giúp hơi nước tập trung lại để bạn hít thở được nhiều hơn.
Ngoài ra, bạn có thể tắm nước nóng để làm loãng nước mũi.
Bước 7 - Tránh các chất kích ứng.
Việc tiếp xúc với chất phơi nhiễm như khói, thay đổi nhiệt độ đột ngột, mùi hóa chất mạnh, có thể khiến xoang mũi tiết nhiều nước mũi hơn. Đôi khi, nước mũi sẽ chảy ngược vào họng (được biết đến là hội chứng chảy dịch mũi sau), các chất gây kích ứng còn có thể khiến phổi tiết ra dịch nhầy gọi là đờm. Bạn có thể sẽ muốn ho để tống đờm ra khỏi cơ thể.
Bỏ hút thuốc nếu bạn đang hút thuốc. Cố gắng tránh tiếp xúc với khói thuốc, kể cả trực tiếp và gián tiếp.
Nếu bạn biết chắc đó chính là một trong những nguyên nhân gây chảy nước mũi, hãy tránh đốt rác trong vườn hoặc đứng ngược chiều gió khi đốt lửa trại.
Các chất gây ô nhiễm khác mà chúng ta hít phải cũng có thể gây ra rắc rối cho xoang mũi. Hãy cẩn thận với bụi, lông của vật nuôi, các loại men và nấm mốc tại nhà và nơi làm việc. Thay các loại lưới lọc không khí (trong điều hòa chẳng hạn) thường xuyên để giảm thiểu các chất gây kích ứng trong nhà.
Khí thải, hóa chất sử dụng trong công việc và ngay cả sương khói cũng có thể kích thích quá trính tiết dịch mũi giống như chất gây dị ứng. Hiện tượng này được gọi là viêm mũi không do dị ứng.
Bước 8 - Hãy bảo vệ xoang mũi khỏi thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Nếu công việc đòi hỏi bạn phải làm việc trong môi trường nhiệt độ lạnh, dịch mũi sẽ được tích tụ nhiều hơn trong xoang mũi và chảy ra ngoài khi bạn đến một môi trường ấm hơn.
Thực hiện các biện pháp giữ ấm cho vùng mặt và mũi nếu bạn phải ra ngoài khi trời lạnh.
Đội mũ ôm đầu để giữ ấm cho phần đầu và xem xét sử dụng khẩu trang hoặc mặt nạ (loại trùm đầu giống như mặt nạ trượt tuyết) để giữ ấm cho phần mặt.
Bước 9 - Xì mũi đúng cách và thật nhẹ nhàng.
Tuy nhiên, có một số chuyên gia cho rằng việc xì mũi đôi khi có hại hơn là có lợi.
Xì mũi nhẹ nhàng, từng bên một.
Xì mũi quá mạnh có thể tạo thành những lỗ nhỏ ở xoang mũi. Nếu trong mũi đã có sẵn vi khuẩn hoặc chất kích ứng không mong muốn, việc hỉ mũi sẽ khiến cho vi khuẩn hoặc các chất này càng đi sâu hơn vào trong xoang mũi.
Luôn dùng dụng cụ sạch (khăn hoặc khăn giấy) để xì mũi và phải rửa tay thật sạch sau đó để tránh phát tán vi khuẩn hoặc vi trùng gây bệnh.
Phương pháp 3 - Sử dụng Sản phẩm Không cần Kê đơn
Bước 1 - Uống thuốc kháng histamin.
Thuốc kháng histamin là loại thuốc không cần đơn của bác sĩ và có tác dụng tốt đối với các vấn đề về xoang mũi liên quan đến chất gây dị ứng hoặc viêm mũi dị ứng.
Thuốc kháng histamin hoạt động dựa trên cơ chế khóa các phản ứng của cơ thể khi tiếp xúc với chất gây dị ứng. Các phản ứng loại này khiến cho cơ thể sản sinh ra histamin và thuốc kháng histamin có tác dụng giảm thiếu phản ứng của cơ thế khi tiếp xúc với chất gây dị ứng hoặc kích ứng.
Thuốc kháng histamin có tác dụng tốt nhất trên bệnh nhân bị dị ứng theo mùa hoặc cả năm.
Dị ứng theo mùa thường là do các loại chất mà cây cối tạo ra trong môi trường khi trổ bông và nở hoa vào mùa xuân và mùa thu. Dị ứng vào mùa thu thường là do loài cỏ phấn hương gây ra.
Những người bị dị ứng quanh năm thường là do bị dị ứng với các chất khác khó tránh khỏi trong môi trường sống hàng ngày, có thể là bụi, lông vật nuôi, gián hoặc côn trùng sống trong/quanh nhà.
Thuốc kháng histamin sẽ có tác dụng. Tuy nhiên, với những người bị dị ứng theo mùa hoặc quanh năm ở mức độ nặng, cần phải có những biện pháp điều trị dị ứng tích cực hơn. Trong trường hợp đó, hãy gặp bác sĩ để có thêm nhiều lựa chọn.
Bước 2 - Dùng thuốc giảm nghẹt mũi.
Thuốc giảm nghẹt mũi có hai dạng là dạng uống và dạng xịt. Thuốc uống giảm nghẹt mũi có chứa các thành phần như phenylephrine và pseudoephedrine. Tác dụng phụ thường gặp của những sản phẩm này bao gồm bồn chồn, chóng mặt, cảm giác nhịp tim tăng cao, huyết áp tăng nhẹ và vấn đề về giấc ngủ.
Thuốc uống giảm nghẹt mũi hoạt động trên cơ chế thu hẹp mạch máu trong mũi, làm cho mô bị sưng co lại. Loại thuốc này làm cho dịch mũi khô lại trong thời gian ngắn nhưng làm giảm xoang áp và giúp mũi thông thoáng, khiến bạn dễ thở hơn.
Bạn có thể mua sản phẩm có chứa pseudoephedrine (thường được quảng cáo là Sudafed) mà không cần đơn của bác sĩ. Tuy nhiên, các sản phẩm này đều được để ở sau quầy thu ngân của hiệu thuốc do các lo ngại về việc sử dụng thuốc không đúng.
Trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc uống giảm nghẹt mũi nếu bạn có tiền sử bệnh tim hoặc tăng huyết áp.
Bước 3 - Dùng thuốc dạng xịt.
Thuốc giảm nghẹt mũi dạng xịt hoặc nhỏ mũi cũng là thuốc không cần đơn của bác sĩ nhưng phải cẩn trọng khi sử dụng. Mặc dù các sản phẩm này có tác dụng làm thông thoáng đường mũi và giảm xoang áp nhanh chóng, việc sử dụng thuốc quá thường xuyên (nhiều hơn 3 lần/ngày) sẽ dẫn đến phản ứng ngược.
Phản ứng ngược có nghĩa là cơ thể của bạn sẽ tự điều chỉnh theo loại thuốc mà bạn sử dụng, và bạn sẽ bị nghẹt mũi và xoang áp lại hoặc bị nặng hơn nếu bạn ngưng sử dụng thuốc. Do đó, hãy sử dụng loại thuốc này không quá 3 lần/ngày để tránh phản ứng ngược.
Bước 4 - Cân nhắc sử dụng corticosteroid cho mũi.
Corticosteroids cho mũi có ở dạng xịt giúp làm giảm tình trạng viêm ở xoang mũi, giảm chảy dịch mũi và tiết quá nhiều dịch mũi do các chất gây dị ứng hoặc kích ứng. Corticosteroids cho mũi được dùng để điều trị lâu dài các vấn đề về mũi và xoang.
Một vài loại thuốc không cần đơn trong khi một vài loại khác phải có đơn của bác sĩ mới mua được. Fluticasone và triamcinolone là hai chất có trong các loại thuốc mà bạn có thể mua được mà không cần đơn của bác sĩ.
Những người sử dụng corticosteroids cho mũi thường sẽ cảm thấy đỡ hơn sau vài ngày sử dụng. Lưu ý: dùng thuốc đúng theo hướng dẫn kèm theo.
Bước 5 - Xịt nước muối.
Nước muối xịt mũi có tác dụng làm thông thoáng và cung cấp độ ẩm cho đường mũi. Hãy xịt nước muối theo đúng hướng dẫn và kiên nhẫn. Bạn có thể sẽ thấy tác dụng sau 1-2 lần xịt đầu tiên nhưng cần phải tiếp tục sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Lọ xịt muối có tác dụng gần giống như bình rửa mũi, cung cấp độ ẩm cho các mô xoang bị kích ứng và tổn thương và loại bỏ các chất gây kích ứng và dị ứng không mong muốn.
Nước muối xịt mũi có tác dụng giảm chảy và tiết nhiều dịch mũi – nguyên nhân dẫn đến nghẹt mũi và hội chứng chảy dịch mũi sau.
Phương pháp 4 - Áp dụng Biện pháp Điều trị Tự nhiên
Bước 1 - Uống nhiều nước.
Uống nước hoặc các chất lỏng khác sẽ giúp làm loãng dịch mũi. Nếu bạn muốn hết nghẹt mũi và chảy nước mũi ngay lập tức, việc uống nhiều chất lỏng giúp làm loãng dịch mũi và nước mũi sẽ nhanh chóng chảy hết ra ngoài. Chất lỏng giúp cơ thể tống dịch mũi ra ngoài để bạn có thể nhanh chóng trở lại trạng thái bình thường.
Uống nước ấm vừa bổ sung lượng chất lỏng cần thiết cho cơ thể vừa bổ sung độ ẩm cho đường mũi khi bạn hít vào hơi nước bốc lên từ nước ấm hoặc nóng.
Bất cứ loại chất lỏng ấm, nóng nào đều có tác dụng tốt, như cà phê, trà nóng hoặc thậm chí là một bát súp.
Bước 2 - Uống một cốc toddy nóng.
Công thức để làm một cốc toddy nóng cần nước nóng, một chút rượu whiskey hoặc rượu khác, chanh tươi và một thìa mật ong.
Có bằng chứng khoa học chứng minh rằng một cốc toddy nóng có tác dụng trong việc chữa nghẹt mũi, giảm tiết dịch mũi, giảm xoang áp, viêm họng và các triệu chứng khác về xoang mũi liên quan đến cảm lạnh.
Hãy chú ý giới hạn lượng rượu sử dụng vì dùng quá nhiều rượu có thể khiến cho xoang mũi bị sưng nhiều hơn, tình trạng nghẹt mũi trở nên nghiêm trọng hơn và cơ thể càng tiết nhiều dịch mũi hơn. Hơn nữa, bạn nên tránh thường xuyên uống quá nhiều rượu vì như vậy sẽ không tốt cho sức khỏe của bạn.
Chế biến một cốc toddy nóng không cồn bằng cách thay thế rượu bằng một loại trà mà bạn yêu thích và vẫn dùng chanh tươi và mật ong.
Bước 3 - Uống trà thảo mộc.
Bên cạnh tác dụng bổ sung độ ẩm cho xoang mũi, trà thảo mộc còn có thêm tác dụng trong việc giảm nhẹ các rắc rối liên quan đến xoang mũi.
Thử cho một vài lá húng bạc hà vào trong cốc trà nóng của bạn. Húng bạc hà có chứa tinh chất bạc hà giúp làm giảm xoang áp, nghẹt mũi và tiết dịch mũi. Bạn sẽ thấy kết quả tốt nhất nếu vừa uống trà thảo mộc có vài là húng bạc hà vừa hít hơi nước bốc lên từ cốc trà.
Húng bạc hà thường được dùng để hỗ trợ điều trị trong các trường hợp tiết quá nhiều dịch mũi hoặc các bệnh liên quan đến xoang khác. Húng bạc hà và tinh chất bạc hà cũng được dùng để giảm ho và khó thở.
Không uống trực tiếp tinh dầu bạc hà. Không dùng húng bạc hà hoặc tinh chất bạc hà cho trẻ nhỏ.
Trà xanh và các chế phẩm từ trà xanh đã được chứng minh là có chứa các thành phần giúp duy trì sức khỏe và có thể hỗ trợ điều trị một vài triệu chứng về xoang mũi, nhất là những triệu chứng có liên quan đến cảm lạnh. Hãy từ từ tăng lượng trà xanh mà bạn đang uống để tránh các tác dụng không mong muốn như đau dạ dày hay táo bón.
Trong trà xanh có chứa caffeine và nhiều hợp chất hoạt tính khác. Những người có tiền sử bệnh tật hoặc phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng trà xanh thường xuyên để chữa bệnh.
Trà xanh có thể tương tác với các loại thuốc thông thường. Ví dụ như với thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai, thuốc điều trị ung thư, thuốc điều trị hen suyễn và các loại thuốc kích thích. Vì vậy, cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thay đổi phác đồ điều trị hoặc chế độ ăn, nhất là khi những thay đổi đó có liên quan đến các chế phẩm từ thảo dược.
Bước 4 - Dùng sản phẩm từ thảo dược khác.
Luôn thận trọng khi sử dụng sản phẩm từ thảo dược và phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu một phác đồ điều trị có sử dụng các sản phẩm từ thảo dược.
Có một vài bằng chứng chứng tỏ sự kết hợp giữa thảo dược có thể hữu ích trong việc điều trị các vấn đề liên quan đến xoang mũi. Sản phẩm điều trị bệnh liên quan đến xoang mũi mà không cần đơn của bác sĩ thường chứa nhiều loại thảo dược khác nhau.
Hãy tìm các sản phẩm có chứa cây hoa ngọc trâm, gốc cây khổ sâm, cơm cháy, cỏ roi ngựa và chua me đất. Sự kết hợp giữa các loại thảo mộc này có thể có phản ứng phụ như đau dạ dày hoặc đi ngoài.
Bước 5 - Thử dùng sâm.
Người ta đã tiến hành nghiên cứu về loại sâm của Bắc Mỹ để tìm hiểu những đặc tính của loại cây này trong việc điều trị một số bệnh. Nghiên cứu này cho thấy nhiều bằng chứng về tác dụng của loại sâm này đối với các triệu chứng về mũi và xoang liên quan đến cảm lạnh thông thường.
Rễ sâm được xếp vào nhóm “có thể có tác dụng” đối với người lớn trong việc giảm tần suất, độ nghiêm trọng và thời gian kéo dài của các triệu chứng cảm lạnh thông thường. Không có kết quả nghiên cứu liên quan đến việc sử dụng rễ sâm cho trẻ em.
Các phản ứng phụ được ghi nhận khi sử dụng rễ sâm bao gồm: thay đổi huyết áp, hạ đường huyết, các vấn về tiêu hóa như đi ngoài, ngứa, và viêm da, khó ngủ, đau đầu, bồn chồn và chảy máu âm đạo.
Sâm thường có phản ứng với nhiều loại thuốc như thuốc điều trị tâm thần phân liệt, tiểu đường, trầm cảm và các loại thuốc làm loãng máu như warfarin. Những người sắp trải qua phẫu thuật hoặc đang trong thời gian hóa trị không nên dùng sâm hoặc rễ sâm.
Bước 6 - Dùng cơm cháy, bạch đàn và cam thảo.
Các biện pháp điều trị bằng thảo mộc thường được dùng để điều trị chứng tiết nhiều dịch mũi và các vấn đề về xoang mũi. Những loại thảo dược này có thể có phản ứng với các loại thuốc đã nói ở trên, vì vậy, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Những người đang mang bệnh không nên sử dụng các loại thảo mộc nói trên. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, bị tiểu đường, huyết áp cao, bệnh tự miễn, bệnh thận, bệnh gan, nồng độ kali thấp, ung thư nhạy cảm với hormon hoặc các bệnh liên quan đến bệnh tim, hoặc các bệnh đòi hỏi phải thường xuyên sử dụng aspirin hoặc thuốc làm loãng máu như warfarin.
Cơm cháy có tác dụng tốt trong trường hợp bị chảy nhiều dịch mũi hoặc các vấn đề liên quan đến xoang. Các sản phẩm chiết xuất từ cơm cháy có chứa vitamin C trong khi các loại thảo mộc khác được dùng để giảm nghẹt mũi.
Tinh dầu bạch đàn khá đậm đặc và có thể gây độc nếu uống phải. Tuy nhiên, bạch đàn thông thường có trong nhiều sản phẩm khác nhau, đặc biệt là các sản phẩm được dùng để chữa ho. Sản phẩm có chứa bạch đàn có thể được dùng để xoa lên da như kem thoa ngực, hoặc để uống với lượng nhỏ dưới dạng các viên thuốc giảm ho. Bạn cũng có thể cho bạch đàn vào máy tạo ẩm để tinh dầu bạch đàn dễ dàng bốc hơi, giúp giảm nghẹt mũi.
Rễ cam thảo là một loại thảo mộc khá phổ biến. Tuy nhiên, không có nhiều bằng chứng mang tính khoa học về tác dụng của cam thảo trong việc điều trị chứng nghẹt mũi và tiết nhiều dịch mũi.
Bước 7 - Tìm hiểu kỹ về Echinacea (một loại cúc tím).
Rất nhiều người sử dụng các sản phẩm từ echinacea để chữa nghẹt mũi, chảy nhiều dịch mũi và cảm lạnh.
Các nghiên cứu khoa học vẫn chưa chứng minh được tác dụng đáng kể của echinacea trong việc điều trị nghẹt mũi, khô mũi hoặc các triệu chứng cảm lạnh.
Echinacea có trong rất nhiều sản phẩm khác nhau, được sản xuất từ những bộ phận khác nhau của loại cây này. Qúa trình sản xuất hiện nay vẫn chưa được tiêu chuẩn hóa dưới sự quản lý của pháp luật. Người ta cũng không chắc chắn về việc nên sử dụng bộ phận nào của cây và tác dụng của sảm phẩm này có thể vẫn chưa được biết đến.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/X%C3%A1c-%C4%91%E1%BB%8Bnh-b%E1%BA%A3n-th%C3%A2n | Cách để Xác định bản thân | Mỗi người đều chật vật trong việc khám phá con người thật sự của mình. Thường khi xác định bản thân, con người thường tập trung vào điểm tiêu cực hoặc so sánh mình với người khác. Không ai có thể thay bạn xác định bản thân mình cả, bài viết này sẽ chia sẻ vài bí quyết giúp bạn tự xác định bản thân một cách tích cực.
Phương pháp 1 - Khám phá nét riêng biệt của bản thân
Bước 1 - Hiểu chính mình.
Khả năng hiểu về bản thân, nhất là sự tự nhận thức không phán xét, là kỹ năng quan trọng để giúp bạn xác định bản thân. Bạn sẽ cần hiểu điều gì dẫn dắt bạn, quá trình suy nghĩ của bản thân trước khi xác định mình là ai với tư cách một con người.
Chánh niệm có nghĩa là chú ý đến suy nghĩ và quan sát khuôn mẫu suy nghĩ của bản thân. Ví dụ, bạn nhận thấy rằng bản thân có xu hướng cảm thấy mọi người không quan tâm suy nghĩ của mình và ý kiến của mình là không quan trọng. Việc nhận ra những lúc bản thân dấy lên những suy nghĩ kiểu này và phát hiện ra trước khi nó khiến bạn lo lắng sẽ giúp bạn xếp lại được các mảnh ghép quan trọng trong bản sắc cá nhân của mình.
Khi bạn bắt đầu chú ý đến quá trình suy nghĩ và khuôn mẫu của nó, bạn sẽ cần luyện tập khả năng không phán xét. Điều này có nghĩa là bạn phải nhận thức được khuôn mẫu suy nghĩ bản thân và thừa nhận chúng chứ đừng chỉ trích. Ai cũng có những suy nghĩ tiêu cực, nhưng bằng cách chú ý đến chúng, bạn có thể loại bỏ chúng khỏi tâm trí.
Bước 2 - Chú ý cách bạn xác định bản thân.
Một khi đã chú ý được đến cách mình nghĩ về bản thân và thế giới, hãy đặc biệt chú ý đến cách bạn xác định bản thân. Hãy rà soát những nhóm và cộng đồng bạn dùng để nhận diện bản thân. Tất cả những điều đó đều nói cho bạn biết về bản thân cũng như bạn đang để điều gì xác định bản sắc của bạn.
Ví dụ, hãy xem những thứ như tôn giáo, quốc tịch, xu hướng tính dục có phải là những cách bạn dùng để xác định bản thân hay không.
Xem xét vai trò mà bạn đang đảm nhận, như công việc, vị trí trong gia đình (là mẹ, bố, chị, hay anh), tình trạng mối quan hệ (độc thân, có người yêu,…v.v).
Bước 3 - Viết ra quá trình suy nghĩ và tự định nghĩa bản thân.
Để trở nên thông thạo trong việc nhìn thấu quá trình suy nghĩ, định nghĩa, cách hành xử, và con người bạn là ai, hãy viết tất cả ra một cuốn sổ. Bạn sẽ có cái nhìn trực quan về cách bạn nghĩ về mình và dễ dàng loại bỏ những liên tưởng tiêu cực.
Bạn cũng có thể nói chuyện và làm việc với nhà tâm lý học lâm sàng để họ giúp bạn khám phá các khuôn mẫu suy nghĩ và tồn tại. Họ cũng có thể giúp bạn giải quyết các khía cạnh tiêu cực trong suy nghĩ.
Phương pháp 2 - Tạo ra định nghĩa về bản thân
Bước 1 - Ghi lại các suy nghĩ tiêu cực về bản thân.
Ghi chép và chú ý những lúc dấy lên suy nghĩ tiêu cực về bản thân sẽ giúp bạn loại bỏ chúng dễ dàng. Mở lòng và trút hết những suy nghĩ ấy ra sẽ loại bỏ được kha khá suy nghĩ tiêu cực mà bất lâu bạn luôn kiềm giữ trong tâm trí và bản thân.
Đừng giới hạn bản thân một cách tiêu cực. Định nghĩa về cái tôi quyết định cách bạn hành động. Ví dụ, nếu bạn tự cho mình là người chỉ toàn dính vào những mối quan hệ tồi tệ, thì nghĩa là bạn đã tự mình tước đi cơ hội được đầu tư vào mối quan hệ lãng mạn lành mạnh hơn. Bạn tự kể câu chuyện, rồi bạn tin vào câu chuyện, và bạn sẽ hành xử theo cái cách chứng minh câu chuyện là sự thật.
Bước 2 - Xác định giá trị cốt lõi.
Bạn không nên định nghĩa bản thân dựa theo những đánh giá của người ngoài, bởi vì ý kiến từ bên ngoài sẽ biến thiên và thay đổi liên tục. Bằng cách tự mình khẳng định những giá trị cốt lõi, bạn sẽ có định nghĩa bền vững hơn về con người mình.
Bạn sẽ không đánh mất bản sắc nếu nó được dựa trên những giá trị cốt lõi do chính bạn xác định, như sự vị tha, lòng dũng cảm, hay tính chính trực.
Hãy lập một danh sách những giá trị này và hành động dựa theo chúng một cách có ý thức và lưu tâm. Vì vậy, nếu dũng cảm là một trong những giá trị cốt lõi của bạn, thì hãy bảo vệ người bị quấy rối ở trạm xe buýt, hoặc nếu thành thật là giá trị cốt lõi, thì hãy thú nhận khi chính bạn làm mất chiếc đồng hồ yêu thích của bố. Nếu nhân từ là giá trị của bạn, thì hãy xung phong làm tình nguyện ở các nhà tình thương dành cho người vô gia cư.
Bước 3 - Định nghĩa bản thân theo cách tích cực.
Điều này không có nghĩa là bạn quên đi những sự kiện tiêu cực hay hành động không đúng trong cuộc đời mình. Chúng cũng là một phần con người bạn, nhưng chúng không thể định nghĩa bạn.
Điều này có nghĩa là đừng để hoàn cảnh bên ngoài ảnh hưởng bản sắc con người bạn. Những thứ xuất phát từ bên trong, từ những giá trị cốt lõi bạn đã xác định mới là điều quan trọng đối với bản sắc của bạn.
Hãy hiểu rằng những trải nghiệm tiêu cực trong cuộc sống cung cấp kiến thức cuộc đời cho bạn. Ví dụ, nếu gặp chuyện không hay trong mối quan hệ yêu đương, thì bạn có thể học hỏi từ đó. Mối quan hệ ấy dạy cho bạn điều gì về kiểu người bạn muốn trở thành?
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/T%E1%BA%A1m-bi%E1%BB%87t-s%E1%BB%B1-ng%C6%B0%E1%BB%A3ng-ng%C3%B9ng-v%E1%BB%81-c%C3%A2n-n%E1%BA%B7ng-c%E1%BB%A7a-b%E1%BA%A1n | Cách để Tạm biệt sự ngượng ngùng về cân nặng của bạn | Cảm giác tự ti có thể xuất hiện ở nhiều hình thức và ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Khi bạn cảm thấy ngượng ngùng về cân nặng hay cơ thể của mình, bạn sẽ muốn giấu chúng dưới lớp quần áo và không đi ra ngoài nhiều. Ngạc nhiên thay, không chỉ con gái cảm thấy e ngại về cơ thể mà con trai cũng thế. Thực ra thì con người với mọi kích thước và vóc dáng đều có nguy cơ gặp vấn đề về sự tự tin vào cơ thể, ngay cả khi họ không thừa cân. Bạn có thể làm một số điều để đối phó với sự tự ti về bản thân, bắt đầu chấp nhận và yêu cơ thể hiện tại của bạn.
Phương pháp 1 - Thách thức sự ngượng ngùng
Bước 1 - Nhắc nhở rằng sự ngượng ngùng là cảm giác chứ không phải là sự thật.
Khi bạn cảm thấy lo lắng thì dường như mọi người đang chú ý đến bạn. Mỗi khía cạnh của bạn dường như được phơi bày cho người khác thấy, chủ yếu là nhược điểm. Nên biết rằng đây chỉ là cảm giác bên trong bạn. Thường thì mọi người đều chỉ nghĩ đến bản thân họ nhiều đến mức không quan tâm quá nhiều đến bạn.
Khi bạn thấy bản thân rất hổ thẹn về cơ thể, thay vì giữ lại những cảm xúc đó, hãy bày tỏ chúng. Nói với bạn bè hoặc anh chị em ruột rằng bạn đang cảm thấy như thế nào. Bằng cách đó, bạn có thể nhận được ý kiến chân thành từ người khác.
Bước 2 - Tìm ra nguồn gốc của sự ngượng ngùng.
Để có thể cải thiện sự tự ti về bản thân, bạn cần phải tìm ra căn nguyên của nó. Bạn có bị trêu đùa về cân nặng khi còn bé không? Có một người nào đó mà luôn khiến bạn thấy ngượng ngùng không? Mẹ hoặc ba của bạn có thường xuyên nói bạn cần làm thế nào để giảm cân không?
Bước 3 - Đối phó với những người mà khiến bạn mặc cảm về cân nặng.
Nếu sự ngượng ngùng xuất phát từ sự chỉ trích của người khác, thì giải pháp có thể xảy ra một trong hai trường hợp. Bạn sẽ phải tìm hiểu chính mình sâu sắc hơn để xác định liệu mối quan hệ với đối phương có xứng đáng để bạn đau khổ khi họ chê bai hoặc có lời nhận xét không hay về bạn.
Nếu họ là một người bạn xa hay người quen mà những lời sỉ nhục của họ khiến bạn cảm thấy tồi tệ về bản thân, vậy thì có lẽ bạn cần chấm dứt mối quan hệ với họ. Bạn xứng đáng có các mối quan hệ hỗ trợ, và không ai có thể hạ thấp bạn.
Nếu người bạn thân hoặc thành viên gia đình cứ đưa ra lời chỉ trích về cân nặng của bạn, bạn cần phải đương đầu với họ. Họ cần biết những nhận xét của họ ảnh hưởng đến bạn như thế nào. Một khi bạn nói chuyện thẳng thắn với họ, họ có thể nhận ra tác hại của những lời mà họ đã nói và sẽ không còn xúc phạm hay phê bình bạn nữa.
Nếu bạn quyết định đối đầu với người đó, bạn nên thông báo cho họ biết trước rằng bạn muốn trò chuyện và chọn một vị trí trung lập để gặp mặt. Dùng câu khẳng định bắt đầu với "Tôi" và tránh đổ lỗi cho họ. Bạn chỉ cần thể hiện cảm xúc với những sự thật. Một câu khẳng định như: "Tôi cảm thấy khó chịu/buồn/xấu hổ khi bạn nhận xét về cân nặng của tôi. Tôi thực sự sẽ cảm kích nếu bạn có thể ngừng làm điều này".
Bước 4 - Tự hỏi bản thân liệu người khác có thực sự đang chỉ trích bạn hay không.
Nếu nỗ lực để xác định nguồn gốc của sự ngượng ngùng không mang lại kết quả gì thì có thể là do những cảm xúc này đã ăn sâu vào trong suy nghĩ của bạn. Có lẽ bạn thiếu tự tin về cơ thể do những thông điệp được thể hiện trên các phương tiện truyền thông. Có lẽ kích thước và vóc dáng cơ thể của bạn không giống như người mẫu hay diễn viên trên truyền hình và nó khiến bạn cảm thấy bản thân xấu xí. Có lẽ trước đây bạn đã cố gắng để giảm cân và thất bại, vì thế bây giờ bạn đang tự tạo áp lực cho mình về mặt tinh thần và cảm xúc.
Đã đến lúc thức tỉnh bản thân về thông điệp truyền thông. Cả phụ nữ và đàn ông đều lý tưởng hóa những vóc dáng cơ thể mà họ không thể đạt được, chúng xuất hiện trên truyền hình và tạp chí khi đã qua photoshop để trông thật hoàn hảo. Nói với chính mình rằng cơ thể thực sự có nhiều vóc dáng và kích thước khác nhau. Hãy nhìn xung quanh bạn; mỗi ngày bạn sẽ thấy rất nhiều người xinh đẹp với tất cả các kiểu hình thể.
Phương pháp 2 - Chấp nhận bản thân
Bước 1 - Học cách để chấp nhận con người hiện tại của bạn.
Thậm chí nếu bạn đang thừa cân, cơ thể của bạn vẫn tuyệt vời. Tim bạn không bao giờ ngừng đập. Não bạn là một siêu máy tính. Đôi mắt cho phép bạn nhìn thấy những điều kỳ diệu trong cuộc sống và môi trường xung quanh. Bạn có nhiều điều để cảm thấy biết ơn nếu bạn có thể nhìn thấy, nghe, ngửi, di chuyển và làm những gì mình muốn. Thực hành một vài bài tập yêu quý cơ thể để học cách chấp nhận cơ thể hiện tại của bạn.
Khi bạn ra khỏi giường vào mỗi sáng, hãy cảm thấy ngạc nhiên về sức khỏe và tính bền bỉ của cơ thể. Đôi chân đưa bạn đi khắp nơi. Đôi tay giúp bạn buộc giày và cầm đồ vật. Mũi bạn có thể ngửi được mùi cà phê vừa được pha. Cơ thể của bạn có phải là một phép lạ không?
Đứng trước gương và suy nghĩ tích cực về những gì bạn thấy trong gương. Trước khi bạn bước vào phòng tắm hoặc thay quần áo, hãy đứng khỏa thân hoặc trong bộ đồ lót và ngưỡng mộ cơ thể kỳ diệu của bạn. Hãy nói điều này: “Mình hoàn toàn chấp nhận và yêu quý cơ thể của mình lúc này. Mình biết ơn vì cơ thể tuyệt vời này và vì món quà cuộc sống”.
Bước 2 - Thách thức những suy nghĩ tiêu cực.
Trong quá trình rèn luyện thân thể, nếu suy nghĩ tiêu cực xuất hiện, đừng bận tâm đến chúng. Thay vào đó, hãy suy ngẫm về cơ thể của bạn tuyệt vời ra sao.
Định hình lại nghĩa là thay đổi quan điểm tiêu cực thành điều tích cực. Điều này cần thực hành nhưng một khi bạn có thể xác định suy nghĩ nào là vô ích hay tiêu cực (Gợi ý: Những người mà khiến bạn cảm thấy tồi tệ.), bạn có thể xóa bỏ cuộc đối thoại nội tâm đó và định hình lại nó.
Ví dụ, bạn có thể nói: "Mình trông khủng khiếp trong bộ trang phục này. Mọi người sẽ cười mình". Trong khi định hình lại, hãy tự hỏi liệu có lúc nào mà tất cả mọi người đều cười bạn hay không. Nếu câu trả lời là không, bạn có thể định hình lại câu khẳng định này để nói: "Mỗi người đều có một ý kiến khác nhau về phong cách. Mình thích bộ đồ này và đây mới là điều quan trọng nhất". Sự định hình lại này không chỉ tích cực hơn mà còn thực tế hơn.
Bước 3 - Đánh giá lại những niềm tin của bạn.
Đôi khi, chúng ta cảm thấy chính mình thật xấu xí vì chúng ta đang có một số niềm tin ăn sâu đối với những gì mà chúng ta nên sở hữu hay không nên sở hữu. Một ví dụ về niềm tin ăn sâu là: "Để có vẻ ngoài hấp dẫn, mình phải có thân hình ốm". Bạn nên hiểu rằng thật bình thường khi giải phóng những niềm tin mà chúng không còn có lợi cho bạn nữa.
Tự hỏi cách bạn sẽ phản ứng nếu phát hiện rằng người bạn thân đang làm tổn hại cơ thể của cô ấy/anh ấy. Bạn có thể nói rằng họ đẹp như thế nào. Bạn nên chỉ ra tất cả những ưu điểm của họ và nói với họ rằng họ còn có nhiều điều tốt đẹp khác.
Nói với chính mình những điều này khi bạn nhận thấy bản thân bị tổn hại bởi niềm tin hoặc thái độ tiêu cực về cơ thể. Nói những điều như: "Mình thông minh. Mình có một làn da đẹp. Mình thật tuyệt với bộ trang phục tối qua".
Bước 4 - Xác định liệu có vấn đề nào nghiêm trọng hơn không.
Nếu bạn liên tục gặp vấn đề với lòng tự trọng hoặc sự tự nhận thức hình ảnh bản thân tiêu cực khiến bạn thực hành chế độ ăn kiêng khắc nghiệt hoặc bỏ ăn, bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm xử lý vấn đề về sự tự nhận thức và rối loạn ăn uống. Một chuyên gia sức khỏe tâm thần trong lĩnh vực này có thể giúp bạn áp dụng những phương pháp nhận thức và hành vi, giúp bạn thay đổi suy nghĩ tiêu cực về cơ thể và phát triển thói quen lành mạnh.
Một giải pháp khác để bạn phát huy sự tự tin là tham gia một nhóm về sự tự nhận thức hình ảnh bản thân. Bác sĩ chuyên khoa có thể giới thiệu bạn đến một nhóm địa phương hoặc chuyên gia đó có một nhóm mà anh ấy/cô ấy họp mặt thường xuyên. Nhóm này sẽ giúp bạn kết nối với những người khác mà đang trải qua vấn đề với hình ảnh bản thân tương tự như bạn, và hỗ trợ để bạn tìm thấy sự can đảm nhằm vượt qua những rắc rối này.
Phương pháp 3 - Hành động
Bước 1 - Không dùng cân.
Điều này có vẻ trái tự nhiên, nhưng cách chắn chắn thành công để ngừng bị ám ảnh và cảm thấy tồi tệ về cân nặng là không dùng cân nữa. Sự thật là cái cân chỉ là một cách để đo sự tiến bộ của bạn - và không phải cách đáng tin cậy nhất. Thêm vào đó, nếu bạn leo lên cân mỗi buổi sáng và trách chính mình vì số cân vẫn ở tình trạng cũ hay tăng lên, nó có thể khiến bạn khó chịu hơn cần thiết.
Cân nặng có thể gây hiểu nhầm, như cùng là 68kg, nhưng người cao 1.58m sẽ khác hoàn toàn so với người cao 1.7m.
Thay vì tập trung vào cân nặng, hãy theo dõi tiến độ với cách đáng tin cậy hơn, chẳng hạn như xét nghiệm máu thường xuyên để đo lượng đường trong máu, huyết áp và cholesterol. Những con số này có thể cung cấp thông tin hữu ích về sức khỏe, và cũng có thể phát hiện bệnh nếu có dấu hiệu không tốt.
Đến phòng tập hay trung tâm thể hình và rèn luyện cơ thể. Biện pháp này có thể giúp xác định liệu bạn có đang sở hữu Chỉ số Khối cơ thể lành mạnh hay không (Body Mass Index – BMI), và liệu bạn có cần giảm chất béo và tăng cơ bắp, hai yếu này sẽ ảnh hưởng đến trọng lượng cơ thể của bạn khi cân.
Bước 2 - Triển khai một kế hoạch ăn uống lành mạnh.
Nếu bạn cảm thấy không hài lòng về cân nặng, thực hiện chế độ ăn uống dinh dưỡng có thể giúp bạn cảm thấy tự tin hơn. Đây là cách được chứng minh để bạn có thể hành động chống lại sự ngượng ngùng về cơ thể. Cố gắng ăn những loại thực phẩm chất lượng và chưa qua xử lý như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, hải sản, hạt, các loại hạt, và sữa ít béo. Tránh thức ăn tinh chế và đã qua chế biến làm thay đổi tình trạng ban đầu của chúng.
Bạn có thể truy cập trang choosemyplate.gov để tìm hiểu một vài khuyến nghị cho chế độ ăn uống cân bằng từ Bộ Nông Nghiệp Mỹ nếu bạn đang sống ở Mỹ.
Nếu bạn quan tâm đến việc nhận phản hồi mang tính cá nhân và riêng tư về chế độ ăn có liên quan đến chỉ số khối cơ thể và lối sống, hãy tìm gặp chuyên gia dinh dưỡng.
Bước 3 - Tích cực hoạt động.
Yếu tố thứ hai quan trọng nhất để trở nên khỏe mạnh hơn là áp dụng chương trình tập thể hình thường xuyên. Điều này không có nghĩa là dành một vài giờ trong phòng tập thể dục. Chương trình thể dục thể chất có thể bao gồm một loạt các hoạt động yêu thích như bóng chuyền, bơi lội hoặc khiêu vũ. Bất kể bạn làm gì thì các bài tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn đốt cháy calo, cảm thấy tốt hơn về ngoại hình, có nhiều năng lượng và giải tỏa căng thẳng.
Bước 4 - Đặt mục tiêu cho chính mình.
Đặt mục tiêu cho phép bạn tạo ra một lộ trình cho sự thành công. Xác định mục tiêu giúp chúng ta xem xét liệu hoạt động hằng ngày đang giúp chúng ta hướng về mục tiêu hay cách xa chúng. Thêm vào đó, việc đạt được mục tiêu sẽ mang lại cho bạn sự tự tin và xây dựng lòng tự trọng. Nếu bạn muốn cảm thấy bớt ngượng ngùng về cân nặng của mình, bạn có thể cố gắng triển khai mục tiêu giảm cân hoặc tập thể dục như ăn nhiều rau hoặc luyện tập 5 ngày 1 tuần. Đảm bảo rằng mục tiêu của bạn theo phương pháp S.M.A.R.T.
. Bạn thiết lập một mục tiêu cụ thể bằng cách trả lời những câu hỏi sau. Nó có liên quan đến ai? Bạn muốn làm gì để hoàn thành? Mục tiêu sẽ diễn ra ở đâu? Khi nào nó sẽ bắt đầu/kết thúc? Tại sao bạn làm điều này?
. Thiết lập mục tiêu tốt bao gồm việc theo dõi và đo lường sự tiến bộ.
. Bạn muốn có mục tiêu để thách thức mình, nhưng bạn cũng muốn nó là điều gì đó để bạn có thể đạt được một cách khả thi. Ví dụ, bạn không nên thiết lập mục tiêu là giảm trọng lượng cơ thể nhanh trong thời gian ngắn.
. Các mục tiêu S.M.A.R.T. tập trung vào kết quả. Bạn theo dõi tiến độ theo thời gian và xác định cuối cùng liệu bạn đã đạt được mục tiêu hay không.
. Đúng thời điểm cũng quan trọng trong việc thiết lập mục tiêu. Bạn cần phải thiết lập khung thời gian thực tế và thiết thực để không khiến bạn mất tập trung.
Bước 5 - Ăn mặc để có vẻ ngoài đẹp nhất.
Một cách khác để thoát khỏi sự ngượng ngùng là hãy tự tin với ngoại hình của bản thân. Tìm gặp nhà tạo mẫu để cắt tóc hoặc tạo phong cách tôn lên nét đẹp khuôn mặt của bạn. Bên cạnh đó, xem qua tủ quần áo và kiểm tra từng mẫu đồ mà bạn có. Tự hỏi chính mình liệu chúng có khiến bạn cảm thấy hạnh phúc, tự tin và quyến rũ không. Bạn có thường xuyên chộp lấy hoặc diện một số mẫu nhất định không? Nếu chúng không khiến bạn có ngoại hình tuyệt vời, thì đừng mặc chúng nữa (hoặc đóng góp từ thiện).
Có lẽ bạn không có tiền để đi mua sắm và đổi mới toàn bộ tủ quần áo của bạn. Hãy mua một số mẫu yêu thích và khi bạn có thêm tiền, chọn một vài mẫu mới giúp bạn cảm thấy tự tin và giống như người mà bạn mong muốn trở thành. Bạn nên cười với chính mình trong gương khi mặc những bộ đồ này.
Tìm một cửa hàng nhỏ hay cửa hiệu quần áo có bán những mẫu quần áo được may, với chất liệu vải tốt. Những mẫu này không nhất thiết phải đắt tiền nhưng chúng cần phải đẹp và có chất lượng tốt. Hãy chọn một vài mẫu thật đẹp phù hợp với bạn để gia tăng sự tự tin và làm tôn lên vẻ đẹp cơ thể của bạn khi mặc chúng.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Ch%C4%83m-s%C3%B3c-c%C3%A2y-d%C6%B0%C6%A1ng-x%E1%BB%89 | Cách để Chăm sóc cây dương xỉ | Công việc chăm sóc cây mới trồng không bao giờ là dễ dàng, nhất là nếu bạn không biết chúng cần gì hoặc ưa thứ gì nhất. Dương xỉ là loại cây bụi đẹp và sinh trưởng mạnh mẽ ở môi trường ấm áp và ẩm ướt cả ngoài trời và trong nhà. Dương xỉ thì có vô số loài, nhưng nói chung thì nhu cầu của chúng đều như nhau: nước, độ ấm và bóng râm. Chỉ cần chọn đúng chỗ cho cây dương xỉ và để ý chăm sóc một chút, bạn sẽ trồng được cây dương xỉ đạt đến kích thước tối đa của nó và duy trì nhiều năm sau nữa (nghiêm túc đấy – một số loài dương xỉ có thể sống đến cả trăm năm!)
Phương pháp 1 - Chăm sóc cây dương xỉ trong nhà
Bước 1 - Trồng cây dương xỉ trong đất tơi xốp và có hệ thống thoát nước.
Khi chọn vị trí trồng dương xỉ trong nhà, bạn nên chọn chậu đất sét hoặc chậu gốm có lỗ thoát nước dưới đáy chậu. Đổ đất tơi xốp đầy nửa chậu, sau đó đổ thêm đất phủ kín rễ cây. Đảm bảo toàn bộ lá cây phải ở bên trên mặt đất để cây dễ mọc lên.
Bạn có thể mua hỗn hợp đất trồng cây tơi xốp ở hầu hết các cửa hàng bán đồ làm vườn. Nói chung, loại đất này thường có thêm phân trộn hữu cơ hoặc phân chuồng để tạo các túi khí trong đất.
Khối lượng đất mà bạn cần dùng sẽ tuỳ thuộc vào kích cỡ của chậu trồng cây. Tốt hơn là bạn cứ dùng chậu rộng ngay từ đầu để không phải trồng lại nhiều lần.
Bạn cũng có thể trồng dương xỉ trong các chậu treo.
Bước 2 - Đặt cây dương xỉ ở nơi có ánh sáng gián tiếp.
Chọn một vị trí trong nhà không có nắng trực tiếp chiếu vào suốt ngày, nhưng nên gần cửa sổ để cây vẫn có thể nhận được các tia nắng mặt trời toả ra (cửa số hướng bắc thường là tốt nhất). Đặt cây ra xa cửa sổ một chút để cây không bị quá nóng.
Nếu bạn để ý thấy lá cây dương xỉ chuyển sang màu nâu hoặc khô giòn, có lẽ là cây bị phơi nắng quá nhiều. Hãy thử chuyển cây ra khu vực khác hoặc dời ra xa cửa sổ một thời gian xem sao.
Bước 3 - Đặt máy tạo ẩm gần cây dương xỉ.
Dương xỉ ưa độ ẩm cao trong không khí vì đó là môi trường quen thuộc của chúng. Bạn nên đặt máy tạo ẩm cạnh cây dương xỉ để cây được giữ ẩm và tươi tốt. Điều chỉnh độ ẩm trong khoảng 30% - 50% trong nhà (dương xỉ mọc rất tốt trong độ ẩm 70% ở nơi hoang dã, nhưng điều này thường không thể đạt được ở trong nhà).
Mặc dù đôi khi bình phun sương cũng được khuyên dùng, nhưng sử dụng máy tạo ẩm vẫn dễ hơn và có hiệu quả hơn nhiều.
Bước 4 - Duy trì nhiệt độ trong khoảng 16 -22 độ C.
Hầu hết dương xỉ trồng trong nhà đều thuộc loài cây nhiệt đới, tuy rằng không phải tất cả đều đòi hỏi khí hậu nhiệt đới. Hãy đảm bảo nhiệt độ trong nhà (ít ra là trong phòng đặt cây dương xỉ) có nhiệt độ xấp xỉ 21 độ C vào ban ngày và 16 độ C ban đêm. Dương xỉ sẽ không sinh trưởng tốt trong điều kiện ở dưới mức nhiệt này, vậy nên bạn cứ tăng nhiệt độ lên nếu không chắc chắn.
Cân nhắc đặt cây dương xỉ cạnh cửa sổ trong phòng tắm để cây được ở trong môi trường vừa ấm vừa ẩm mà không phải tốn nhiều công chăm sóc.
Bước 5 - Tưới cây khi mặt đất khô.
Dương xỉ vừa thích không khí ẩm vừa ưa đất ẩm. Bạn cần giữ cho mặt đất trồng cây luôn ẩm (nhưng không sũng nước). Tưới kỹ sao cho đất ướt và nước có thể chạm đến rễ cây.
Luôn luôn dùng nước hơi ấm hoặc nước có nhiệt độ phòng, không dùng nước lạnh. Nước lạnh có thể khiến rễ cây dương xỉ bị sốc, vì chúng chỉ quen với môi trường ấm áp của vùng nhiệt đới.
Nếu bạn sống trong môi trường khô, hãy đặt chậu cây trong đĩa đựng đá cuội và nước. Phun sương thường xuyên để tạo thêm độ ẩm cho cây dương xỉ.
Bước 6 - Bón phân nước cho cây mỗi tháng một lần, từ tháng 4 đến tháng 9.
Dương xỉ không cần phải bón phân thường xuyên; thực ra chúng có thể bị chết nếu bạn bón phân quá nhiều. Bạn nên pha nước với phân bón nước dành cho cây trồng trong nhà để giảm nồng độ còn một nửa, sau đó rót vào đất mỗi tháng một lần trong suốt mùa tăng trưởng của cây.
Phân bón dành cho cây trồng trong nhà giàu ni tơ, kali và phốt pho, vốn là các dưỡng chất cần thiết cho cây dương xỉ phát triển.
Bạn cũng có thể dùng đạm cá thay cho phân bón.
Bước 7 - Loại bỏ các cành lá chết.
Dương xỉ trồng trong nhà có thể bị nhiễm một số bệnh, nhưng chúng thường rất cứng cỏi và không dễ chết. Nếu thấy lá cây chuyển sang màu nâu hoặc tàn lụi, bạn hãy dùng kéo tỉa cây cầm tay cắt bỏ những phần cây bị hư hại. Nếu cây bắt đầu lụi vì thiếu chăm sóc, bạn cũng có thể dùng kìm cắt cây để xử lý tương tự. Nếu toàn bộ cây đều có màu nâu và giòn thì tốt nhất là bạn nên bỏ đi trước khi nó lan sang các cây khác trong nhà.
Bạn sẽ biết lá cây dương xỉ bắt đầu chết khi chúng chuyển màu nâu hoặc quăn lại.
Bước 8 - Thay chậu cho cây dương xỉ sau vài năm.
Cứ sau 1-2 năm, bạn nên chọn chậu mới lớn hơn chậu đang trồng để trồng lại cây. Lật ngược chậu cây và cẩn thận gõ vào bề mặt cứng để lấy cây ra, sau đó trồng lại ngay vào chậu mới.
Dương xỉ có tốc độ phát triển khác nhau tuỳ từng loài. Nói chung, cây dương xỉ mới trồng sẽ phải trồng lại sau 6 tháng đến 1 năm.
Phương pháp 2 - Chăm sóc cây dương xỉ trồng ngoài trời
Bước 1 - Trồng dương xỉ ở nơi có bóng râm toàn phần hoặc một phần.
Dương xỉ phát triển mạnh trong môi trường có bóng râm, nơi mà cây nhận được vừa đủ ánh sáng mặt trời xuyên qua tán cây. Nếu trồng dương xỉ trong vườn, bạn nên chọn vị trí tương đối râm mát trong cả ngày để cây không bị cháy nắng.
Nếu cây đã mọc sẵn trong vườn, có lẽ bạn không cần chuyển ra nơi khác.
Dương xỉ là loại thực vật rất phù hợp để trồng trên sườn dốc với mục đích phòng chống xói mòn đất. Dương xỉ có thể sống đến hàng chục năm với bộ rễ cắm sâu vào đất, do đó cây sẽ vẫn mọc quanh đó rất lâu.
Bước 2 - Tưới cây 1-2 lần mỗi tuần nếu trời không mưa.
Dương xỉ cần độ ẩm thường xuyên, và chúng có thể tự sống trong vùng khí hậu ẩm ướt. Tuy nhiên, nếu trời không mưa, bạn cần tưới cho cây mỗi tuần 1-2 lần để cây sống khoẻ mạnh. Tưới nước vào rễ cây, không tưới lên lá để tránh làm hư hại cây.
Nếu bạn trồng dương xỉ trong vùng ôn đới hoặc vùng rừng mưa nhiệt đới, nó có thể tự sống sót mà không cần tưới.
Bước 3 - Cắt bỏ các lá hỏng.
Dương xỉ không có nhiều kẻ thù tự nhiên, ngoại trừ sên trần và một vài bệnh hiếm hoi. Tuy nhiên, nếu thấy có lá cây héo úa hoặc bị bệnh, bạn hãy dùng kéo tỉa cây cắt bỏ. Như vậy, bạn sẽ giữ cho phần còn lại của cây không bị hư hại, và nếu cây có bệnh thì cũng ngăn ngừa bệnh lan sang các cây khác.
Bước 4 - Tách cây dương xỉ nếu bạn muốn trồng cây mới ở nơi khác.
Dương xỉ có thể mọc thành bụi lớn. Để tách thành nhiều cây dương xỉ nhỏ hơn, bạn sẽ đào cả cây và rễ lên, sau đó đem trồng từng phần vào các vị trí khác cách xa nhau trong vườn để chúng có đủ không gian sinh trưởng.
Thời điểm tốt nhất để tách khóm và trồng lại dương xỉ ngoài trời là sau đợt sương giá đầu tiên (thường là vào tháng 10 hoặc 11).
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Ch%C3%A8n-tampon-l%E1%BA%A7n-%C4%91%E1%BA%A7u-ti%C3%AAn | Cách để Chèn tampon lần đầu tiên | Lần đầu nhét tampon có thể là một trải nghiệm đáng sợ và ám ảnh. Tuy nhiên, mọi thứ sẽ dễ dàng hơn khi bạn biết dùng tampon đúng chuẩn. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng tampon cho lần đầu tiên.
Phương pháp 1 - Nhét tampon
Bước 1 - Mua tampon.
Việc mua tampon có thể hơi phức tạp, nhưng một khi bạn am hiểu về sản phẩm, bạn sẽ không cảm thấy quá lo ngại. Bạn có thể dùng sản phẩm của các hãng băng vệ sinh bạn thường sử dụng vì hầu hết các công ty sản xuất băng vệ sinh đều sản xuất tampon, hoặc tham khảo một vài nhãn hiệu tampon phổ biến như Kotex và Playtex. Về cơ bản, có ba điều cần phải lưu ý: tampon bằng giấy hoặc nhựa, độ thấm hút, và có ống đẩy hay không. Bạn nên hiểu rõ những điều dưới đây:
Giấy hoặc nhựa. Một số tampon có ống đẩy bằng bìa cứng (giấy), một số khác có ống đẩy bằng nhựa. Ưu điểm của ống đẩy bằng giấy là khả năng xối trôi với nước khá tốt, tuy nhiên bạn không nên thử nếu hệ thống đường ống vệ sinh nhà bạn hoạt động kém. Một số người cho rằng ống đẩy bằng nhựa dễ sử dụng hơn. Bạn có thể thử dùng cả hai và quyết định loại phù hợp nhất với mình.
Có ống đẩy hoặc không có ống đẩy. Hầu hết các tampon được bán trên thị trường đều có ống đẩy, trong khi những loại khác thì không có chức năng này. Việc dùng tampon có ống đẩy cho lần đầu tiên sử dụng sẽ dễ dàng hơn và giúp bạn kiểm soát tốt hơn các thao tác của mình. Sử dụng tampon không có ống đẩy sẽ khó khăn hơn một chút bởi bạn buộc phải dùng các ngón tay của mình để đẩy tampon vào âm đạo. Mặt lợi của tampon là chúng siêu nhỏ, vì vậy bạn thậm chí có thể lưu giữ trong túi khi cần thiết.
Khả năng thấm hút. Tampon phổ biến nhất là loại "thường" hoặc "siêu thấm". Các chuyên gia khuyến cáo bạn nên bắt đầu với tampon loại thường để hiểu rõ cách sử dụng trước khi chuyển sang dạng siêu thấm. Kích thước loại tampon này lớn hơn nhưng không hề khó sử dụng. Khi kinh nguyệt chưa nhiều, bạn cũng có thể dùng tampon dạng thường trước, sau đó chuyển sang dạng tampon siêu thấm tùy thuộc vào lượng kinh nguyệt của mình, hoặc ngược lại. Nhiều gói tampon có chứa cả loại thường và siêu thấm, vì vậy bạn có thể kết hợp lẫn nhau.
Bước 2 - Nhét tampon khi lượng máu kinh nguyệt từ trung bình đến nhiều.
Mặc dù đây không phải là điều bắt buộc, nhưng trong những ngày đầu chu kỳ kinh nguyệt và dịch máu kinh của bạn vẫn còn ít, việc nhét tampon vào sâu trong âm đạo thường khó khăn hơn. Nếu lượng kinh nguyệt ra nhiều, thành âm đạo trở nên ẩm ướt nên bạn có thể đưa tampon vào âm đạo dễ dàng hơn.
Một số người muốn thử dùng tampon khi chưa đến kỳ nguyệt san. Sẽ không xảy ra điều gì kinh khủng nếu bạn thực hiện việc này, tuy nhiên, quá trình đưa tampon vào âm đạo có thể gặp nhiều khó khăn, và bạn nên đợi đến ngày hành kinh thực sự.
Mặc dù không muốn nhờ mẹ hoặc dì giúp đỡ, nhưng bạn đừng ngại nhờ sự hỗ trợ từ những người phụ nữ đáng tin cậy nếu cảm thấy thực sự khó khăn khi tự dùng thử tampon, hoặc nếu bạn lo lắng khi sử dụng.
Bước 3 - Rửa sạch tay.
Rửa tay trước khi nhét tampon vào cơ thể là một bước rất quan trọng nhằm giữ cho tampon và ống đẩy vô trùng. Điều này sẽ giúp ngăn cản vi khuẩn lây lan vào âm đạo và gây viêm nhiễm.
Bước 4 - Dùng tay khô để mở vỏ bao tampon.
Bạn nên đợi đôi tay hoàn toàn khô ráo và sau đó cẩn thận xé vỏ bao tampon. Một chút lo lắng sẽ là điều bình thường dù không có lý do gì khiến bạn phải lo. Nếu vô tình làm rớt tampon xuống đất, bạn nên vứt đi và dùng cái mới. Thật không đáng để đối mặt với nguy cơ bị viêm nhiễm chỉ vì bạn tiếc một chiếc tampon.
Bước 5 - Ngồi hoặc đứng theo tư thế thoải mái.
Khi cảm thấy thoải mái với việc dùng tampon, bạn sẽ biết được vị trí nào phù hợp với bạn. Một số phụ nữ thích ngồi trên bồn cầu để nhét tampon. Những người khác thích đứng và ngồi xổm. Bạn cũng có thể đặt một chân lên bồn cầu hoặc thành bồn tắm để dễ dàng tiếp cận với lỗ âm đạo.
Mặc dù lo lắng là điều hết sức tự nhiên, bạn nên cố gắng thư giãn càng nhiều càng tốt. Khi bạn càng thoải mái, việc nhét tampon càng dễ dàng hơn.
Bước 6 - Giữ tampon bằng tay thuận.
Giữ phần giữa thân tampon, ngay tại nơi giao nhau giữa ống đẩy nhỏ và ống đẩy lớn. Sợi dây tampon nên ở vị trí dễ nhìn thấy, hướng chúc xuống dưới và nằm ngoài cơ thể của bạn, với phần dày của tampon sẽ hướng chếch lên trên. Đặt ngón trỏ ở phần cuối của tampon, ngón giữa và ngón cái giữ lấy thân tampon.
Bước 7 - Tìm vị trí của âm đạo.
Âm đạo nằm giữa niệu đạo và hậu môn. Cơ thể nữ giới có ba “lỗ”: niệu đạo ở phía trước là nơi nước tiểu thoát ra, âm đạo ở giữa và hậu môn ở phía sau. Nếu bạn đã biết vị trí của niệu đạo, âm đạo sẽ nằm dưới niệu đạo khoảng 2 đến 3 cm. Đừng lo lắng khi vết máu dính trên tay bởi đây là điều hết sức bình thường.
Nhiều người khuyên rằng bạn nên dùng tay còn lại để mở môi âm đạo - tức là các nếp gấp của da xung quanh lỗ âm đạo. Điều này giúp bạn định vị tampon trong lỗ mở âm đạo. Tuy nhiên, một vài người có thể nhét tampon mà không cần sự hỗ trợ này.
Bước 8 - Cẩn thận đút phần đầu to của tampon vào trong âm đạo.
Tại thời điểm tìm thấy âm đạo của mình, hãy đút tampon vào sâu trong âm đạo khoảng một vài cm. Từ từ đẩy tampon theo hướng chếch lên cho đến khi các ngón tay bạn chạm vào ống đẩy và cơ thể cũng như ống ngoài của tampon nằm gọn trong âm đạo của bạn.
Bước 9 - Dùng ngón trỏ nhấn ống đẩy nhỏ hướng lên.
Ngừng lại khi ống đẩy nhỏ di chuyển hoàn toàn vào trong ống đẩy lớn và các ngón tay chạm vào mô thịt. Ống đẩy sẽ giúp bạn đẩy sâu tampon vào trong âm đạo. Bạn có thể cảm nhận điều này khi ống trong của tampon được đẩy vào ống ngoài.
Bước 10 - Dùng ngón cái và ngón giữa kéo ống đẩy ra ngoài.
Một khi tampon đã được đặt vào âm đạo, hãy sử dụng ngón cái và ngón giữa để nhẹ nhàng kéo ống đẩy ra khỏi âm đạo nhưng vẫn đảm bảo sợi dây vẫn nằm ngoài lỗ mở âm đạo.
Bước 11 - Vứt bỏ các ống đẩy.
Bạn nên vứt bỏ các ống đẩy bằng nhựa. Đối với các ống đẩy bằng bìa cứng, hãy đọc kỹ các chỉ dẫn trên vỏ bao để có thể xối trôi loại này. Nếu không chắc chắn, tốt nhất là bạn nên vứt chúng đi để đảm bảo an toàn.
Bước 12 - Cân nhắc việc sử dụng băng vệ sinh hằng ngày và tampon cùng một lúc.
Mặc dù điều này có vẻ không cần thiết, nhiều cô gái chỉ dùng băng vệ sinh cùng với tampon trong trường hợp tampon bắt đầu rò rỉ do thấm hút quá tải. Sẽ hơi bất tiện khi bạn phải thường xuyên vào phòng tắm để thay tampon, vì vậy mang băng vệ sinh hằng ngày sẽ cho bạn cảm giác an toàn hơn. Băng vệ sinh loại siêu mỏng sẽ phù hợp với bạn.
Phương pháp 2 - Lấy tampon ra khỏi cơ thể
Bước 1 - Hãy chắc chắn rằng bạn đang cảm thấy thoải mái.
Nếu nhét sai, tampon sẽ làm bạn khó chịu. Bạn sẽ không cảm thấy sự hiện diện của tampon bên trong cơ thể khi dùng đúng cách. Nếu bạn không thực sự thoải mái hoặc cảm giác tampon chưa vào đủ sâu trong âm đạo, bạn nên lấy ra ngay sau đó. Khi bạn nhìn thấy phần đáy của tampon còn đang ở bên ngoài âm đạo, nghĩa là bạn đã đưa tampon vào cơ thể sai cách. Trong trường hợp này, bạn nên thử lại bằng một miếng tampon mới.
Khi dùng tampon, bạn có thể chạy bộ, đi bộ, đạp xe, bơi lội, hoặc tham gia bất kỳ hoạt động thể chất nào bạn muốn.
Bước 2 - Thay tampon khi thực sự sẵn sàng.
Bạn nên thay tampon sau mỗi 6 đến 8 giờ, tuy nhiên đôi khi bạn cần thay băng sớm hơn nếu kinh nguyệt ra nhiều. Kiểm tra tampon sau mỗi một hoặc hai giờ là việc cần làm đối với lần đầu tiên sử dụng tampon. Khi lau qua người và phát hiện nhiều máu, hoặc thấy máu trong nhà vệ sinh, bạn nên lấy tampon ra khỏi cơ thể bởi đây là dấu hiệu cho thấy tampon không thể thấm hút thêm dịch máu. (Điều này cũng có nghĩa là tampon không được nhét đủ sâu vào trong, và cần được lấy ra ngoài.)
Bước 3 - Vứt bỏ tampon.
Theo hướng dẫn trên các vỏ bao tampon, bạn có thể xối trôi tampon, tuy nhiên, tampon có thể gây tắc nghẽn bồn cầu lâu đời nhà bạn, vì vậy, tốt hơn hết bạn nên gói tampon trong giấy vệ sinh và bỏ vào sọt rác nếu không muốn gọi thợ sửa ống nước. Trường hợp bạn đang trong nhà tắm công cộng, bạn nên vứt tampon đã qua sử dụng vào thùng rác được đặt tại phòng tắm hoặc ngay bên cửa ra vào.
Bước 4 - Thay băng vệ sinh sau mỗi 8 tiếng hoặc sớm hơn khi cần thiết.
Bạn có thể tiếp tục nhét tampon mới sau khi vứt bỏ cái cũ. Đa số mọi người đều không sử dụng tampon khi ngủ, bạn có thể dùng băng vệ sinh ban đêm để thay thế nếu có ý định ngủ nhiều hơn 8 tiếng.
Bạn nên thay băng nếu sợi dây tampon bị dính máu.
Nếu tampon chưa thấm hút đủ lượng kinh nguyệt, bạn sẽ cảm thấy khó khăn hoặc vướng víu khi kéo băng ra khỏi cơ thể. Bạn nên thử lại nếu dùng tampon ít hơn 8 tiếng. Hãy thử sử dụng loại tampon thấm hút ít cho lần sau.
Nếu bạn để tampon trong cơ thể quá tám giờ, bạn có thể mắc hội chứng sốc độc tố (TSS), đây là tình trạng rất hiếm gặp nhưng có thể gây tử vong nếu bạn để tampon quá lâu trong cơ thể. Nếu bạn để tampon lâu hơn khuyến cáo và gặp phải các triệu chứng như sốt cao, phát ban, hoặc nôn mửa, hãy đến bệnh viện ngay lập tức.
Bước 5 - Sử dụng loại băng có khả năng thấm hút phù hợp với lượng kinh nguyệt.
Tốt nhất là dùng tampon có độ thấm hút thấp hơn mức bạn cần. Bắt đầu bằng tampon thông thường. Nếu bạn nhận thấy mình phải thay băng thường xuyên sau mỗi bốn tiếng, hãy chuyển sang loại thấm hút cao hơn. Khi lượng kinh giảm dần, bạn nên dùng loại băng thấm hút ít. Khi kỳ kinh sắp hết, việc nhét tampon vào trong cơ thể sẽ trở nên khó khăn hơn. Vào thời điểm kỳ nguyệt san kết thúc, hãy ngừng sử dụng tampon.
Hãy dùng băng vệ sinh cá nhân để đề phòng nếu cảm thấy kỳ kinh của mình chưa dứt hẳn.
Phương pháp 3 - Sự thật về tampon
Bước 1 - Bạn nên hiểu rằng tampon sẽ không lạc trong cơ thể bạn.
Sợi dây nối dài với thân tampon cực kỳ bền chặt và không bao giờ bị rơi ra. Thậm chí bạn có thể thử kéo mạnh sợi dây của một chiếc tampon mới — bạn sẽ thấy rằng thật khó để tách rời sợi dây này, do đó tampon không thể mắc kẹt trong cơ thể bạn. Đây là nỗi sợ chung mà mọi người hay gặp phải, nhưng điều này hoàn toàn vô căn cứ.
Bước 2 - Hãy nhớ bạn luôn có thể đi tiểu khi đang sử dụng tampon.
Một số người dùng tampon nhiều năm liền trước khi biết rằng họ vẫn có thể mang tampon trong lúc đi tiểu. Tampon được đưa vào lỗ âm đạo, và nước tiểu đi ra từ lỗ niệu đạo. Mặc dù chúng ở gần nhau nhưng hoàn toàn tách biệt, do đó việc nhét tampon sẽ không làm đầy bàng quang hoặc khiến bạn khó tiểu hơn. Vài người cho rằng tampon sẽ tuôn ra cùng với nước tiểu, nhưng thực tế điều này không xảy ra.
Bước 3 - Bạn nên hiểu rằng một cô gái ở bất kỳ độ tuổi nào đều có thể sử dụng tampon khi đến kỳ nguyệt san.
Bạn không nhất thiết phải trên 16 tuổi hoặc trên 18 tuổi mới được dùng tampon. Tampon tuyệt đối an toàn cho những cô gái trẻ sử dụng, miễn là họ biết cách nhét tampon đúng chuẩn.
Bước 4 - Cần biết rằng sử dụng tampon sẽ không làm bạn mất trinh tiết.
Một số người cho rằng họ chỉ mang tampon sau khi quan hệ tình dục, và việc sử dụng tampon trước đó sẽ làm họ mất trinh tiết. Điều này hoàn toàn sai lệch. Tampon đôi khi có thể gây rách hay kéo giãn màng trinh, tuy nhiên chỉ có quan hệ tình dục thực sự mới khiến bạn "mất trinh". Tampon có hiệu quả đối với những thiếu nữ trinh nguyên cũng như những ai không còn "cái ngàn vàng".
Bước 5 - Bạn cần hiểu rằng dùng tampon sẽ không gây ra các vấn đề sức khỏe.
Trái với những tin đồn, việc sử dụng tampon sẽ không gây nhiễm nấm mốc. Hoàn toàn không có căn cứ khoa học để chứng minh tình trạng viêm nhiễm xảy ra khi dùng tampon. Một số người cho rằng người phụ nữ ở trường hợp này đã sử dụng tampon khi âm đạo đang viêm nhiễm nấm mốc ngay trong chu kỳ kinh nguyệt.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/B%E1%BA%BF-s%C3%B3c-sin%E2%80%90sin | Cách để Bế sóc sin‐sin | Thỏ, chuột nhảy và chuột lang được nuôi phổ biến để làm cảnh, tuy nhiên sóc sin-sin lại là một loài thú cưng rất thú vị. Cũng như thỏ và chuột lang thì sóc sin-sin thuộc loài ăn cỏ với bộ lông mềm và chiếc đuôi dài vừa phải. Loài sóc bắt nguồn từ Nam Mỹ này sẽ cảm thấy thoải mái nếu chúng được huấn luyện từ khi còn nhỏ. Hãy học cách bế một cách thuần thục để lũ sóc sin-sin cảm thấy an toàn.
Phương pháp 1 - Cho sóc sin-sin làm quen với bạn
Bước 1 - Cho chúng thời gian.
Nếu bạn là chủ nhân mới của chúng, hãy để chúng thích nghi với lồng nuôi mới của mình. Cho sóc vài ngày làm quen với các vật dụng trong nhà. Khi bạn sẵn sàng cho việc gặp gỡ, hãy rửa tay thật sạch. Đảm bảo rằng bàn tay của bạn luôn được sạch sẽ và không có bất cứ mùi hương nào khác ngoài mùi cơ thể của bạn.
Bước 2 - Để chú sóc sin-sin quen với bạn.
Sử dụng thức ăn để tiếp cận chúng một cách thân thiện. Nắm một ít thức ăn (cỏ khô, rau xanh hay một mẩu xương rồng nhỏ) trong lòng bàn tay, giữ cho bàn tay được bằng phẳng. Sóc sin-sin sẽ đến gần để do thám. Hãy để chúng đánh hơi và tự lấy thức ăn từ tay người.
Khi chú sóc đã cảm thấy thoải mái và bắt đầu gặm nhấm, hãy giữ thức ăn trên ngón tay. Cho sóc ăn bằng tay khoảng một vài ngày cho đến khi nó thật sự thoải mái.
Phương pháp 2 - Tiếp cận sóc sin-sin
Bước 1 - Tiếp cận sóc sin-sin một cách chậm rãi.
Hầu hết sóc sin-sin đều khá nhát, vì vậy bạn cần thật chậm rãi. Chúng không thường xuyên cắn ai tuy nhiên vẫn có thể cắn khi cảm thấy sợ.
Bước 2 - Trò chuyện một cách nhẹ nhàng và tránh làm sóc hoảng sợ.
Những con sóc sinsin thường ngủ ngày và hoạt động nhiều về đêm. Đây là lý do vì sao chúng thích môi trường yên tĩnh vào ban ngày.
Nên nhớ rằng, sóc sin-sin thuộc loài động vật gặm nhấm và là thú săn mồi. Điều này đồng nghĩa với việc chúng thường chạy và trốn để phòng vệ. Nếu chú sóc né tránh, bạn cũng đừng nên đuổi theo. Bị rượt đuổi chỉ làm cho chúng càng thêm hoảng sợ.
Phương pháp 3 - Giữ và bế sóc sin-sin
Bước 1 - Giữ sóc bằng một chiếc khăn bông.
Hãy dùng găng tay bằng da hoặc khăn bông để đón lấy thú cưng của bạn, nhất là khi đối tượng là một chú sóc sin-sin ưa ngọ nguậy. Điều này sẽ giúp bảo vệ tay của bạn nếu bị cắn. Hãy cứ giữ sóc bằng chiếc khăn trong lòng bàn tay và âu yếm nó một lúc. Tuy chỉ vài phút ngắn ngủi nhưng điều này sẽ mang đến thành công trong việc làm quen với người bạn mới nếu như bạn thật sự cố gắng.
Bế sóc bằng một chiếc khăn bông cũng sẽ tránh làm chúng bị bẩn và rụng lông. Nên nhớ rằng chỉ được dùng những chiếc chăn nhẹ hoặc khăn lông. Ôm ấp chú sóc quá lâu sẽ khiến nhiệt độ cơ thể sóc bị tăng cao.
Bước 2 - Đặt tay của bạn xung quanh ngực sóc sin-sin một cách nhẹ nhàng.
Nên đặt lòng bàn tay dưới bụng sóc và đồng thời xòe các ngón tay trên lưng. Như vậy thì khi bạn nhấc lên hay di chuyển bàn tay cũng sẽ nâng đỡ thân sau và hai chi sau của sóc.
Hoặc, bạn có thể đón lấy sóc từ đằng sau tại vị trí giữa đuôi và bụng dưới. Đặt chúng lên trên cánh tay còn lại để tránh làm chấn thương. Không được đong đưa sóc.
Bước 3 - Bế sóc sin-sin đặt ngay thân trên của bạn.
Ôm chúng giữa ngực và hai tay của bạn một cách cẩn thận. Nên nhớ rằng một tay của bạn phải đặt ngay phần thân dưới và chân của chúng. Nếu bạn nhổ lông của chú sóc, rất có thể sẽ để lại một mảng da bị trụi lông và phải mất vài tháng mới có thể mọc lại được.
Một vài con sóc sin-sin rất thích được người khác nâng 2 chân trước của mình vì điều này cho phép chúng được ngồi ở tư thế thẳng đứng.
Bước 4 - Đặt chúng trở lại lồng nuôi một cách chậm rãi và nhẹ nhàng.
Khi đang bế sóc, hãy nhẹ nhàng hạ người và mở cửa lồng. Nên nhớ rằng không được ôm quá chặt. Đưa chúng qua cửa lồng một cách cẩn thận và đặt vào bên trong lồng nuôi. Bạn vẫn nên nâng niu thân sau và chân của chúng trong khi thực hiên quá trình này.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Ch%E1%BA%BF-bi%E1%BA%BFn-c%C3%A1-tuy%E1%BA%BFt-haddock-x%C3%B4ng-kh%C3%B3i | Cách để Chế biến cá tuyết haddock xông khói | Cá luôn là món ăn ngon và lành mạnh trong bất cứ chế độ ăn nào. Cá tuyết là một loại cá phổ biến, có bán ở dạng tươi và dạng xông khói. Cá tuyết xông khói có màu vàng (nhuộm) hoặc không nhuộm màu mà bạn có thể chọn tuỳ ý thích. Có một số cách chế biến cá tuyết. Bạn nên chuẩn bị khoảng 170 g – 220 g cá cho một phần ăn và bảo người bán cá lọc phi lê và bỏ xương để tiện chế biến.
Thời gian chuẩn bị: 5-10 phút
Thời gian chế biến: 10 phút
Tổng thời gian: 15-20 phút
Phương pháp 1 - Cá tuyết xông khói chần
Bước 1 - Đổ sữa vào chảo.
Kích cỡ chảo và lượng sữa cần dùng sẽ tuỳ thuộc vào số lượng cá mà bạn muốn nấu trong một lần. Chảo phải đủ rộng để đựng hết các miếng cá phi lê và có chỗ để đặt xẻng xúc; lượng sữa phải đủ ngập cá.
Bạn cũng có thể dùng một nửa kem tươi và một nửa nước.
Không dùng mỗi nước, vì nước sẽ làm nhạt cá.
Bước 2 - Ướp cá với một ít tiêu.
Xay tiêu đen trực tiếp vào sữa để tăng hương vị cho cá tuyết. Đây cũng là lúc thích hợp để thêm vào các gia vị khác nếu muốn. Các gia vị ướp cá có thể bao gồm lá nguyệt quế, hành, tỏi, rau mùi tây, thậm chí thìa là.
Bước 3 - Đun nóng sữa.
Không đun sôi sữa mà chỉ đun nóng đến khi gần sôi. Nếu sữa bắt đầu sôi bùng lên, bạn hãy lập tức nhấc chảo ra khỏi bếp cho sữa hết sôi. Khi sữa đã nóng, bạn nên giảm lửa để tránh sôi.
Bước 4 - Cho cá tuyết vào chảo.
Cho cá vào chảo sữa gần sôi, xếp các miếng cá phi lê vào chảo sao cho ngập trong sữa.
Bước 5 - Nấu cá tuyết.
Đun cá liu riu trong sữa khoảng 10 phút trên lửa vừa. Với những miếng cá phi lê rất nhỏ, bạn có thể nấu trong sữa khi đã nhấc ra khỏi bếp. Nhấc chảo ra khỏi bếp và đậy nắp sau khi cho cá vào.
Bước 6 - Kiểm tra cá.
Khi chín, cá sẽ trở nên đục và thịt cá sẽ rời ra dễ dàng. Nếu miếng cá trông vẫn còn trong hoặc thịt cá không rời ra khi khều nhẹ, bạn sẽ phải nấu thêm một lúc nữa.
Nhớ kiểm tra phần dày nhất của các miếng cá to nhất để đảm bảo cá đã chín. Đầu nhỏ của miếng cá sẽ chín nhanh hơn những phần khác.
Bước 7 - Thưởng thức cá khi còn nóng.
Cá tuyết xông khói chần là một món ăn truyền thống của người Anh, thường ăn kèm với bánh mì nướng và bơ. Sữa được chắt ra để làm nước sốt; người ta sẽ dùng bánh mì chấm vào sốt.
Cá tuyết cũng có thể được gỡ ra và dùng trong các món ăn khác như bánh cá hoặc cơm Kedgeree.
Phương pháp 2 - Cá tuyết xông khói đút lò
Bước 1 - Làm nóng trước lò nướng.
Làm nóng lò nướng đến 180 độ C.
Bước 2 - Đặt cá lên giấy bạc hoặc giấy nến.
Bạn có thể dùng một tờ giấy bạc hoặc giấy nến rộng để gói tất cả các miếng cá hoặc mỗi mảnh cho một miếng cá. Dù gói kiểu nào, bạn cũng cần dùng tờ giấy bạc hoặc giấy nến rộng gấp đôi kích thước của các miếng cá.
Bước 3 - Ướp cá.
Đặt một miếng bơ lên từng miếng cá, sau đó rắc gia vị lên trên. Gia vị ướp cá có thể bao gồm tiêu, nước cốt chanh, rau mùi tây, lá nguyệt quế, thìa là hoặc bột ớt. Hầu hết cá tuyết xông khói đã có muối sẵn, vì vậy người ta thường không ướp muối.
Bước 4 - Gói cá trong giấy bạc hoặc giấy nến.
Sau khi bọc cá, bạn nhớ gấp các mép giấy để gói miếng cá. Cá phải được gói thật kín.
Nếu thích, bạn có thể cho thêm rau vào gói cá để tăng hương vị cho cá, nhưng nhớ rằng nhiều loại rau củ cứng sẽ lâu chín hơn cá nên có thể sẽ không thích hợp nướng chung với cá, trừ khi đã chín hoàn toàn trước khi cho vào gói cá.
Bước 5 - Đặt cá vào lò nướng.
Bạn có thể đặt trực tiếp gói cá bọc trong giấy bạc vào giá nướng trong lò hoặc cho vào khay nướng và cho vào lò. Giấy nến mềm hơn và có thể cần phải cho vào khay nướng trước khi bỏ vào lò.
Nếu gói tất cả các miếng cá vào chung một gói lớn, có lẽ bạn nên đặt vào khay nướng để dễ cầm hơn và không bị rơi.
Bước 6 - Nướng cá đến khi chín.
Để gói cá trong lò khoảng 15-20 phút hoặc đến khi cá chín. Khi đã chín, cá sẽ trở nên đục và thịt cá sẽ rời ra dễ dàng. Nếu thấy miếng cá còn trong hoặc các mảnh cá không rời ra khi khều nhẹ, bạn hãy nướng thêm một chút nữa.
Nhớ kiểm tra phần dày nhất của miếng cá to nhất để đảm bảo cá đã chín hoàn toàn. Đầu nhỏ của miếng cá phi lê sẽ chín nhanh hơn các phần khác.
Bước 7 - Dọn cá tuyết với các món ăn kèm.
Dọn món cá của bạn kèm với ít nhất hai loại rau hoặc một món ra và món tinh bột để có bữa ăn cân bằng và bổ dưỡng. Để có hương vị đặc trưng kiểu Anh, bạn có thể dọn ăn kèm với vài lát pudding đen (dồi tiết kiểu Anh).
Phương pháp 3 - Cá tuyết xông khỏi rán trong chảo
Bước 1 - Đun nóng chảo.
Đun nóng một chiếc chảo to trên lửa lớn vừa, sau đó giảm xuống lửa vừa để tránh bị cháy.
Bước 2 - Rót một ít dầu vào chảo.
Bạn có thể dùng bất cứ loại dầu (hoặc bơ) nào, nhưng dầu ô liu là một trong các lựa chọn tốt nhất để chế biến cá. Bạn không cần đong dầu, chỉ cần rưới một ít vào chảo và đun nóng.
Bước 3 - Chuẩn bị cá.
Trong khi chờ chảo nóng, bạn hãy chuẩn bị cá. Có hai cách: ướp cá trong dầu hoặc lăn cá trong bột mì. Cả hai cách đều sử dụng các loại gia vị như tiêu, nước cốt chanh, rau mùi, lá nguyệt quế, thìa là hoặc bột cà ri.
Ướp cá trong dầu bằng cách rưới dầu ô liu lên cả hai mặt cá, sau đó rắc gia vị lên trên. Xoa nhẹ để phủ dầu và hỗn hợp gia vị đều khắp cả hai mặt cá. Uớp cá vài phút cho thấm gia vị.
Lăn cá vào bột và hỗn hợn gia vị, sau đó giũ cho bột thừa rơi bớt.
Bước 4 - Cho cá vào chảo.
Nếu một mặt của miếng cá có da, bạn hãy úp mặt da xuống trước. Rán cá khoảng 8 phút cho đến khi miếng cá vàng và giòn. Cẩn thận đừng để cháy cá. Để lửa vừa thay vì lửa to vừa để tránh làm cháy cá.
Bước 5 - Lật cá.
Rán mặt còn lại vài phút cho đến khi vàng và giòn. Nếu chảo có vẻ khô, bạn có thể cho thêm bơ hoặc dầu khi lật cá.
Mặt còn lại của cá sẽ chín nhanh hơn mặt đầu tiên (mặt có da), vì vậy bạn nên trông chừng kẻo cháy.
Bước 6 - Kiểm tra cá.
Khi chín, cá sẽ trở nên đục hoàn toàn, và thịt cá sẽ rời ra dễ dàng. Nếu thấy cá còn trong hoặc các mảnh cá không rời ra khi khều nhẹ, bạn hãy rán thêm chút nữa.
Nhớ kiểm tra phần dày nhất của miếng cá lớn nhất để đảm bảo cá chín hoàn toàn. Đầu nhỏ của miếng cá sẽ chín nhanh hơn các phần khác.
Bước 7 - Dọn cá tuyết ăn nóng.
Đảm bảo dọn món cá tuyết lên ăn ngay trước khi nguội. Bạn có thể rưới một ít nước cốt chanh, hoặc sốt lemon-caper. Thưởng thức cá tuyết kèm với ít nhất hai món rau hoặc một món rau và một món tinh bột để có một bữa ăn cân bằng và lành mạnh.
Phương pháp 4 - Cá tuyết xông khói chần rưới sốt mù tạt
Bước 1 - Chế biến khoai tây.
Cắt khoai tây đỏ (hoặc các loại khoai tây khác theo ý thích) thành các khúc cỡ vừa, sau đó hấp, luộc hoặc nướng cho mềm. Chia số khoai tây vào vài chiếc đĩa.
Có thể bạn không cần phải cắt nhỏ nếu dùng giống khoai tây ngón tay.
Bước 2 - Chần cá tuyết xông khói.
Xem phần “Cá tuyết xông khói chần” bên trên để được hướng dẫn chi tiết. Sau khi cá chín, bạn hãy vớt cá ra khỏi sữa và đặt từng miếng cá lên trên đĩa khoai tây đã chín.
Bước 3 - Lọc phần sữa vừa chần cá.
Giữ lại sữa, nhưng lọc bỏ các mẩu gia vị hoặc cá vụn.
Bước 4 - Đun chảy 2 miếng bơ.
Đun chảy một ít bơ trong chảo vừa chần cá trên lửa to vừa. Cho thêm một ít bột mì (lượng bột mì tương đương với lượng bơ) và đảo đều. Đun bột mì và bơ trong 2-4 phút.
Bước 5 - Rót sữa trở lại hỗn hợp.
Từ từ rót sữa đã lọc vào hỗn hợp bột mì - sữa, vừa rót vừa khuấy đều. Tiếp tục rót thêm sữa cho đến khi sốt đạt độ đặc mong muốn.
Bạn có thể điều chỉnh độ đặc của sốt bằng cách cho thêm sữa hoặc bột. Nhớ rằng sốt sẽ đặc hơn một chút khi đã nguội.
Bước 6 - Thêm mù tạt.
Khuấy khoảng 1 thìa canh mù tạt vào sốt, khuấy cho thật đều. Lúc này bạn cũng có thể thêm các gia vị khác, chẳng hạn như lá ngải giấm tươi.
Bước 7 - Rưới nước sốt lên cá tuyết và khoai tây.
Sốt rất nóng và sẽ làm nóng khoai tây và cá tuyết. Sau khi rưới sốt lên cá là bạn đã có một bữa ăn hoàn chỉnh và nên thưởng thức ngay.
Nếu sợ cá và khoai tây nguội lạnh, bạn có thể cho vào chảo, đặt lên bếp và đảo các với nước sốt. Cẩn thận kẻo cá bị vỡ (hương vị sẽ rất ngon, nhưng hình thức thì có thể không được đẹp vì cá thường bị vỡ khi đảo trong sốt).
Bạn có thể rải rau mùi lên trên để có phần trình bày đẹp mắt.
Bước 8 - Cân nhắc biến tấu món ăn.
Món ăn này có thể ăn kèm với rau. Bạn có thể rải một lớp rau bina giữa lớp khoai tây và cá tuyết, hoặc đặt cá lên trên lớp đậu thay cho khoai tây.
Người ta cũng thường đặt một quả trứng chần lên trên từng miếng cá tuyết trước khi rưới sốt lên trên.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/R%E1%BB%ADa-m%E1%BA%B7t | Cách để Rửa mặt | Bạn có muốn biết bí quyết để có một gương mặt rạng rỡ, khỏe mạnh và tươi trẻ không? Rửa mặt hàng ngày là cách đơn giản để khiến da mặt sạch sẽ, nhưng quan trọng là bạn phải rửa đúng cách để da không bị khô hoặc rát. Dù da bạn thuộc loại da mụn, khô hay nhạy cảm, hãy học cách rửa mặt phù hợp với loại da của mình.
Phương pháp 1 - Rửa mặt Hàng ngày
Bước 1 - Làm ướt mặt bằng nước ấm.
Buộc tóc lại và làm ướt da mặt bằng nước ấm. Dùng nước nóng hoặc nước lạnh có thể khiến da bạn tổn thương. Nước ấm sẽ làm sạch nhẹ nhàng và không làm da bị kích ứng.
Bạn có thể dấp nước lên mặt bằng tay, hoặc làm ướt một chiếc khăn và dùng nó để thấm ướt da mặt.
Làm ướt da mặt trước khi dùng sữa rửa mặt sẽ khiến sữa rửa mặt dễ dàng được xoa đều khắp mặt và tránh được việc sử dụng quá nhiều.
Bước 2 - Dùng loại sữa rửa mặt tùy chọn.
Sử dụng một lượng vừa đủ với loại da của mình. Xoa lên mặt theo đường tròn. Hãy chấm vào mỗi vị trí một chút sữa rửa mặt. Tiếp tục xoa đều theo đường tròn trong vòng 30 giây tới 1 phút.
Tránh sử dụng xà phòng rửa tay hoặc xà phòng tắm. Da mặt thường nhạy cảm hơn những vị trí khác trên cơ thể, vì thế, những loại xà phòng mạnh sẽ làm da bị khô và ửng đỏ.
Nếu bạn đã trang điểm, hãy sử dụng dung dịch tẩy trang trước, nhất là ở khu vực xung quanh mắt. Dầu dừa nguyên chất là dung dịch tẩy trang tự nhiên tuyệt vời.
Bước 3 - Nhẹ nhàng tẩy da chết.
Tẩy da chết là quá trình nhẹ nhàng chà xát làn da để loại bỏ chất bẩn và da chết. Cứ vài ngảy tẩy da chết một lần sẽ khiến các lỗ chân lông không bị tắc và làn da trở nên tươi sáng hơn. Dùng hỗn hợp tẩy da chết hoặc khăn mặt để cọ sạch da theo đường tròn, tập trung vào những vùng da khô hoặc nhiều dầu.
Tẩy da chết quá thường xuyên hoặc quá kĩ sẽ khiến da bị kích ứng. Một tuần chỉ nên làm vài lần, và đừng cọ quá mạnh tay. Vào những ngày không cần tẩy da chết, hãy bỏ qua bước này khi rửa mặt.
Bạn có thể tự làm hỗn hợp tẩy da chết bằng những nguyên liệu dễ kiếm ở nhà. Hãy trộn một thìa cà phê mật ong, một thìa cà phê đường cát và một thìa cà phê nước hoặc sữa.
Bước 4 - Rửa sạch và thấm khô.
Dùng nước ấm để rửa mặt, bạn phải rửa cho sạch hết sữa rửa mặt và hỗn hợp tẩy da chết. Dùng một chiếc khăn để thấm khô da. Đừng kì cọ lúc này vì làm vậy có thể tạo ra nếp nhăn và làm da kích ứng.
Bước 5 - Dùng một ít dung dịch làm se da (toner) để da mịn hơn.
Sử dụng toner là bước tùy chọn, bạn có thể dùng nếu muốn có một làn da mịn và lỗ chân lông nhỏ.
Nhiều loại toner bán sẵn tại cửa hàng có chứa cồn, loại này có thể khiến da bạn bị khô. Hãy tìm loại toner không chứa cồn, nhất là khi da bạn hay bị nẻ.
Các loại toner thiên nhiên cũng có tác dụng tốt như loại bán sẵn tại cửa hàng. Hãy thử hòa một nửa lượng nước cốt chanh với một nửa lượng nước để có một dung dịch se da tuyệt vời. Lô hội, cây phỉ và nước hoa hồng cũng rất hiệu quả.
Bước 6 - Dùng kem dưỡng.
Hãy chọn loại kem dưỡng dành cho da mặt và chấm nhẹ khắp khuôn mặt. Kem dưỡng da sẽ bảo vệ làn da của bạn khỏi bụi bẩn, giữ cho làn da luôn tươi trẻ và rạng rỡ.
Nếu bạn rửa mặt trước khi đi ngủ, hãy dùng loại kem dưỡng da mạnh hơn để giúp da hồi lại qua một đêm.
Nếu bạn ra ngoài, hãy dùng loại kem dưỡng da có khả năng chống nắng với chỉ số SPF từ 15 trở lên để bảo vệ da mặt khỏi ánh nắng mặt trời.
Phương pháp 2 - Rửa mặt Dành cho Da mụn
Bước 1 - Rửa mặt hai lần một ngày.
Rửa mặt một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi tối là liệu trình tốt dành cho da mụn. Rửa mặt vào buổi sáng sẽ làm da mặt sạch vi khuẩn sinh sôi vào buổi đêm, còn rửa mặt vào buổi tối sẽ làm da sạch mồ hôi, bụi bẩn và son phấn. Rửa mặt nhiều hơn hai lần một ngày có thể làm da bị khô và kích ứng.
Nhiều người bị mụn nghĩ rằng rửa mặt thường xuyên sẽ giúp da khỏe lên, nhưng không phải như vậy. Da mặt rất nhạy cảm, rửa mặt nhiều sẽ khiến da bị trầy xước và yếu đi.
Nếu bạn cảm thấy da mình cần được thư giãn giữa các lần rửa mặt, bạn có thể dùng nước ấm dấp lên mặt thay vì dùng xà phòng hoặc các hóa chất khác.
Bước 2 - Hãy dùng loại sữa rửa mặt dành riêng cho da mụn.
Những loại sữa rửa mặt thông thường đều chứa những chất khiến tình trạng mụn trở nên tệ hơn. Hóa chất, cồn và dầu sẽ khiến da bị kích ứng hoặc bít lỗ chân lông, và đó là những điều bạn phải tránh khi đang trị mụn. Hãy chọn loại sữa rửa mặt được chỉ định dành riêng cho loại da mụn.
Không phải da bị mụn luôn là da dầu. Nhiều người có làn da khô cũng bị mụn. Hãy chọn loại sữa rửa mặt phù hợp với làn da và không làm da trở nên quá khô.
Nếu tình trạng mụn của bạn quá nặng, bạn nên dùng loại sữa rửa mặt dược phẩm với các thành phần diệt những vi khuẩn gây tắc lỗ chân lông. Hãy gặp bác sĩ để được kê đơn, hoặc tìm một loại sữa rửa mặt có chứa axit salicylic, sodium sulfacetamide (một loại kháng sinh) hoặc benzoy peroxide (BP).
Bước 3 - Đừng cọ da mặt.
Nhiều người bị mụn tưởng rằng cọ mạnh sẽ làm các lỗ chân lông không còn bị bít. Tuy nhiên, cách làm này sẽ làm da bị xước, khiến da bị rát và khiến mụn trở nên tệ hơn. Khi bạn bị mụn, bạn phải rửa mặt hết sức nhẹ nhàng. Tẩy da chết cũng phải nhẹ tay và không được chà xát mạnh làn da.
Thay vì dùng hỗn hợp tẩy da chết, hãy dùng một chiếc khăn mềm để xoa lên da theo đường tròn.
Đừng dùng cọ để chà vào chỗ da bị mụn.
Bước 4 - Tránh dùng nước nóng.
Nước nóng sẽ khiến da bị đỏ và rát, vì thế, bạn chỉ nên dùng nước ấm để rửa mặt. Không nên áp dụng các phương pháp xông mặt làm giãn nở các lỗ chân lông khi trị mụn, bởi vì hơi nước nóng có thể khiến vấn đề trầm trọng hơn.
Bước 5 - Nhẹ nhàng thấm khô da.
Khi bị mụn, không nên dùng loại khăn cứng để cọ vào da. Hãy dùng loại khăn mặt mềm để thấm khô da sau khi rửa mặt. Bạn phải giặt khăn thường xuyên để vi khuẩn trên đó không có cơ hội tấn công làn da trong quá trình bạn thấm khô mặt.
Bước 6 - Dùng kem dưỡng da không chứa dầu.
Nếu da bạn dễ bị mụn, có thể đó là do các lỗ chân lông của bạn dễ bị bít kín. Nhiều người cho biết dùng loại kem dưỡng da không chứa dầu sẽ rất hiệu quả. Nếu bạn dùng loại kem có chứa dầu, bạn nên thử bôi một ít lên vùng da nhỏ và chờ xem có phản ứng gì không trước khi bôi lên toàn bộ khuôn mặt.
Lô hội có tác dụng làm dịu làn da đang bị kích ứng và là một chất dưỡng ẩm thiên nhiên không chứa dầu dịu nhẹ.
Nếu da bạn bị dầu, hãy bỏ qua bước dưỡng da hoặc chỉ bôi vào những vùng da khô.
Phương pháp 3 - Rửa mặt Dành cho Da khô
Bước 1 - Rửa mặt một lần một ngày.
Nếu da bạn khô, rửa mặt nhiều hơn 1 lần một ngày sẽ khiến da còn khô hơn. Hãy rửa mặt buổi tối để loại bỏ hết lớp trang điểm, bụi bẩn và mồ hôi trước khi đi ngủ. Vào buổi sáng, bạn chỉ cần dấp nước ấm lên mặt hoặc lau bằng khăn ẩm thay vì rửa mặt đủ quy trình thông thường. Luôn dùng kem dưỡng ẩm sau cùng để da đỡ bị nẻ.
Bước 2 - Dùng xà phòng dịu nhẹ hoặc dầu để rửa mặt.
Da khô sẽ khô hơn khi bị rửa, do đó, hãy chọn loại sữa rửa mặt thật cẩn thận. Bạn nên chọn loại sữa rửa mặt dành riêng cho da khô, hoặc dùng dầu để rửa mặt.
Để dùng dầu, hãy làm ướt da mặt và sử dụng loại dầu bạn thích (dầu hạnh nhân, dầu ô liu, dầu jojoba, dầu dừa…) Dùng khăn để xoa theo đường tròn và dùng nước ấm để rửa sạch da mặt.
Nếu bạn định dùng các loại sữa rửa mặt bán sẵn, hãy tìm loại không chứa sodium laurel hoặc laureth sulfate. Đó là những chất tẩy rửa khiến da bạn càng khô hơn.
Bước 3 - Thường xuyên tẩy da chết.
Nếu da bạn bị khô nẻ tới mức bị bong ra, bạn cần phải tẩy da chết nhiều hơn 1 tới 2 lần một tuần. Hãy tẩy da chết cách ngày bằng cách xoa khăn mềm vào vùng da khô theo đường tròn. Điều quan trọng nhất là vừa tẩy được da chết mà da không bị khô hoặc kích ứng.
Nếu da bạn quá khô, bạn có thể dùng dầu để tẩy da chết. Nhúng một góc ăn mềm hoặc bông tẩy trang vào dầu dừa (hoặc một loại dầu bất kỳ mà bạn thích). Xoa dầu lên mặt theo đường tròn. Việc này sẽ vừa tẩy được da chết, vừa dưỡng ẩm cho làn da.
Không dùng xơ mướp, bàn chải hoặc bất kỳ dụng cụ nào để chà xát da mặt. Da khô dễ bị xước và nhăn hơn da dầu, vì thế bạn phải nhẹ nhàng với làn da của mình.
Bước 4 - Rửa sạch bằng nước ấm hoặc nước lạnh.
Nước nóng sẽ làm da bị khô hơn, vì vậy bạn chỉ nên dùng nước mát hoặc nước ấm để rửa mặt. Dùng quá nhiều nước cũng sẽ khiến da bị khô nên bạn chỉ nên dấp một hoặc hai lần nước lên mặt. Bạn có thể điều chỉnh lượng nước bằng cách lau mặt với khăn ẩm thay vì dấp nước lên mặt.
Bước 5 - Thấm khô da bằng một chiếc khăn mềm.
Dùng một chiếc khăn mềm và xốp thấm nhẹ vào da để tránh làm da bị co giãn nhiều. Thấm khô da sẽ giúp da tránh bị xước hoặc bong ra.
Bước 6 - Sử dụng kem dưỡng giàu độ ẩm.
Hãy chọn loại kem dưỡng da dành riêng cho da khô để khiến da trông tươi tắn và ẩm mượt hơn. Những loại kem dưỡng da thiên nhiên hoặc tự làm rất thích hợp đối với da khô vì chúng không chứa hóa chất làm da bị kích ứng và khô.
Tìm mua những loại kem dưỡng ẩm có chứa bơ hạt mỡ, bơ cacao hoặc bất kỳ loại dầu làm mềm da nào khác để làn da đỡ bị khô.
Nếu da bạn lại bị bong ra trong vòng vài tiếng sau khi rửa mặt, hãy bôi một ít dầu dừa hoặc lô hội để da thư giãn.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Ch%E1%BB%AFa-nhanh-c%C3%A1c-v%E1%BA%BFt-th%C6%B0%C6%A1ng-h%E1%BB%9F-tr%C3%AAn-m%E1%BA%B7t | Cách để Chữa nhanh các vết thương hở trên mặt | Các vết thương hở trên mặt nhiều lúc gây phiền toái vì bạn không dễ che giấu như ở các bộ phận khác của cơ thể. Chúng có thể là hậu quả của mụn trứng cá, bệnh lở môi hoặc do chà xát. Để vết thương mau lành, bạn cần giữ sạch, dưỡng ẩm và cố gắng đừng gây kích ứng.
Phương pháp 1 - Chăm sóc vết thương
Bước 1 - Rửa tay.
Trước khi chạm vào hoặc xử lý các vết thương trên mặt, bạn phải nhớ rửa tay. Dùng nước ấm và xà phòng diệt khuẩn, sau đó lau khô bằng khăn sạch. Đừng chạm vào bất cứ thứ gì sau khi rửa tay để tay khỏi bị nhiễm bẩn.
Khi bạn chạm vào vết thương hở bằng bàn tay không sạch, bụi bặm và vi trùng trên tay có thể xâm nhập khiến vết thương lâu lành.
Bước 2 - Rửa vết thương.
Rửa vết thương trên mặt bằng nước ấm. Tránh dùng nước nóng vì nước nóng có thể khiến vết thương chảy máu lại. Không dùng xà phòng vì vết thương có thể bị kích ứng. Bạn hãy rửa sạch mọi sạn đất và mẩu vụn trên vết thương.
Rửa sạch vết thương cũng giúp loại bỏ mọi vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng.
Bước 3 - Bôi thuốc mỡ.
Vết thương được giữ ẩm sẽ mau lành hơn. Bạn có thể dùng kem Vaseline hoặc thuốc mỡ kháng sinh. Dùng ngón tay sạch hoặc bông gòn để thoa thuốc mỡ.
Bước 4 - Che vết thương bằng băng y tế.
Các vết thương hở rất dễ tổn thương vì thường tiếp xúc với bụi bặm, sạn đất và các chất ô nhiễm khác có thể dẫn đến nhiễm trùng. Để bảo vệ vết thương trên mặt và giúp chúng mau lành, bạn hãy dùng băng che lại.
Cố gắng tìm loại băng thoáng khí như băng gạc. Như vậy vết thương được tiếp xúc với không khí và sẽ lành nhanh hơn.
Băng y tế cũng có thể giữ ẩm, nhờ đó giúp vết thương mau lành.
Bước 5 - Giữ sạch vùng da xung quanh vết thương.
Để bảo vệ vết thương và ngăn ngừa nhiễm trùng, bạn cần giữ cho vùng da xung quanh sạch sẽ. Bạn có thể dùng sữa rửa mặt hoặc xà phòng diệt khuẩn để rửa mặt.
Bạn cũng nên lau khô vùng da có vết thương sau khi rửa xong và giữ cho da khô.
Phương pháp 2 - Tìm sự chăm sóc y tế
Bước 1 - Để ý các dấu hiệu nhiễm trùng.
Các vết thương hở dễ bị nhiễm trùng nên cần được theo dõi. Các triệu chứng nhiễm trùng bao gồm: đỏ, sưng hoặc ấm xung quanh vết thương. Mủ hoặc bất cứ dịch tiết có màu nào rỉ ra từ vết thương đều là dấu hiệu của nhiễm trùng.
Bạn cũng có thể bị sốt, ớn lạnh hoặc mệt mỏi nếu tình trạng nhiễm trùng xấu đi và lan rộng. Bạn cần tìm sự chăm sóc y tế nếu các hiện tượng này xuất hiện.
Nhiễm trùng không biến chứng trên mặt đôi khi dẫn đến viêm tế bào. Đây là tình trạng nhiễm trùng ở các lớp sâu hơn của da và các mô bên dưới, có thể gây các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị. Bạn cần chú ý hiện tượng đỏ, đau, sưng và có mủ vàng hoặc xanh.
Bước 2 - Đến gặp bác sĩ nếu bạn có bệnh.
Một số người lâu lành vết thương hoặc có nguy cơ bị biến chứng vì nhiễm trùng, trong đó có người béo phì, tiểu đường, tuần hoàn máu kém do bệnh xơ cứng động mạch, hút thuốc lá, uống nhiều rượu hoặc căng thẳng.
Đến bác sĩ để khám các vết thương trên mặt nếu bạn thuộc một trong các trường hợp trên. Bác sĩ có thể giúp bạn đưa ra cách điều trị tốt nhất.
Bước 3 - Đi khám nếu có các vết thương sâu trên mặt.
Bạn chỉ nên điều trị các vết thương nhẹ tại nhà. Hãy đến gặp bác sĩ nếu có các vết thương sâu và mép vết thương gồ ghề hoặc không đều, nếu không thể khép các mép vết thương vào với nhau hoặc nếu không thể làm sạch vết thương. Có thể vết thương cần được khâu kéo hai mép da sát vào nhau để tránh nguy cơ bị nhiễm trùng.
Bạn cũng nên đến bác sĩ nếu vết thương không ngừng chảy máu, vì đây là dấu hiệu cho thấy tình trạng nghiêm trọng của vết thương.
Bạn cũng nên đi khám nếu vùng da xung quanh vết thương sưng to, đỏ và đau khi chạm vào. Có thể bạn cần phải uống kháng sinh.
Bước 4 - Uống thuốc kháng virus để trị bệnh lở môi (herpes môi).
Nếu vết thương hở trên mặt bạn là do bệnh lở môi gây ra, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng virus để điều trị bệnh. Các loại thuốc trị bệnh này có thể ở dạng viên hoặc dạng kem. Thuốc dạng viên thường có tác dụng nhanh hơn thuốc dạng kem.
Nếu không muốn đi khám, bạn có thể mua kem trị lở môi không kê toa.
Phương pháp 3 - Tạo môi trường thuận lợi cho vết thương mau lành
Bước 1 - Loại bỏ mọi áp lực trên vùng có vết thương.
Một số vết thương xuất hiện trên mặt là do vùng da mỏng manh bị đè ép hoặc chà xát. Thủ phạm gây ra tình trạng này có thể là ống dẫn ô xy hoặc thậm chí là mắt kính. Nếu đây là nguyên nhân gây ra vết thương, bạn cần loại bỏ những thứ này một thời gian, nhất là khi vết thương đang lành.
Nêu không biết làm cách nào để thay đổi cách đeo kính hoặc ống dẫn ô xy, bạn hãy nói chuyện với bác sĩ.
Bước 2 - Ăn nhiều protein hơn.
Chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng chữa lành tự nhiên của cơ thể. Để giúp vết thương trên mặt mau lành, bạn hãy tăng lượng protein ăn vào. Thử bổ sung thịt, sữa, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu và rau vào bữa ăn.
Thịt nạc là nguồn cung cấp protein dồi dào. Bạn có thể ăn ức gà, cá, thịt lợn, trứng hoặc thịt bò nạc.
Các sản phẩm từ sữa cũng chứa nhiều protein. Sữa chua Hy Lạp, phô mai tươi và phô mai ít béo có thể là những món ăn nhẹ thích hợp để tăng lượng protein.
Ngũ cốc nguyên hạt như diêm mạch và tấm lúa mì có hàm lượng cao protein, tương tự như đậu đen, đậu lăng, đậu nành, đậu đỏ hoặc đậu thận. Bạn cũng nên thử nạp protein từ rau xanh như rau bina hoặc bông cải xanh.
Tránh các thức ăn “rác” có thể gây viêm nặng hơn và cản trở quá trình chữa lành.
Bước 3 - Sử dụng thực phẩm bổ sung.
Một cách để giúp vết thương mau lành là dùng thực phẩm bổ sung bao gồm các vitamin như vitamin C, B, D, và E. Dầu cá (fish oil) và kẽm (zinc) cũng giúp làm lành vết thương và chống nhiễm trùng da.
Bước 4 - Tránh cậy vẩy trên vết thương.
Khi vết thương hở bắt đầu đóng vẩy, bạn nhớ đừng cậy lớp vẩy ra, vì việc này có thể làm chậm quá trình chữa lành và dẫn đến sẹo. Hãy để yên lớp vẩy trên vết thương.
Tiếp tục thoa kem Vaseline vào vết thương để giữ ẩm cho lớp vẩy.
Bước 5 - Tránh sử dụng các dung dịch mạnh lên các vết thương trên mặt.
Khi điều trị các vết thương trên mặt, bạn đừng rửa bằng dung dịch mạnh. Điều này có thể làm tổn thương các mô hoặc kích ứng vết thương và làm chậm quá trình chữa lành.
Không dùng dung dịch diệt khuẩn, ô xy già hoặc dung dịch iot trên vết thương.
Bước 6 - Hạn chế cử động các cơ mặt.
Trong khi vết thương đang lành, bạn nên cố gắng không cử động các cơ xung quanh vết thương quá nhiều. Khi các cơ cử động, vết thương có thể bị kích ứng và kéo căng, và điều này có thể làm chậm quá trình chữa lành.
Cố gắng không cười, nhai hoặc nói bằng cử động mạnh. Bạn cần nhẹ nhàng trong khi vết thương đang bình phục.
Bước 7 - Chườm đá.
Nếu xung quanh vết thương hở bị sưng, bạn hãy thử chườm đá. Dùng túi chườm lạnh hoặc đá quấn trong khăn và áp lên vết thương khoảng 10-20 phút. Bạn có thể chườm nhiều lần trong ngày.
Đừng bao giờ chườm đá trực tiếp lên vết thương; da mặt bạn có thể bị bỏng lạnh.
Bước 8 - Tránh để nhiệt tác động lên vết thương.
Để giảm kích ứng và sưng xung quanh vết thương, bạn nên tránh để nhiệt tác động lên vết thương. Đừng rửa mặt bằng nước nóng hoặc tắm vòi sen nước nóng. Bạn cũng không nên dùng túi chườm nóng, ăn thức ăn cay nóng hoặc uống các chất lỏng nóng.
Phương pháp 4 - Chữa lành vết thương theo cách tự nhiên
Bước 1 - Chườm trà hoa cúc La Mã.
Hoa cúc La Mã cũng có tác dụng hỗ trợ chữa lành vết thương nhờ đặc tính kháng khuẩn và kháng sinh. Hãy nhúng một mảnh vải vào trà hoa cúc La Mã hơi ấm và áp lên vết thương.
Bạn cũng có thể áp túi trà mát trực tiếp lên vết thương.
Bước 2 - Thử dùng lô hội.
Lô hội có thể được dùng để điều trị vết thương nhờ tác dụng chữa lành của nó. Bạn hãy thử bôi thuốc mỡ có chứa lô hội hoặc cắt một mảnh lá lô hội trên cây và xoa mặt có gel lên vết thương.
Bước 3 - Bôi dầu tràm trà.
Dầu tràm trà là một loại tinh dầu có các đặc tính kháng khuẩn và kháng vi sinh vật. Để bôi dầu tràm trà lên vết thương, bạn hãy nhỏ 2 giọt dầu vào một cốc nước ấm. Nhúng bông gòn vào dung dịch và chấm lên vết thương.
Dầu tràm trà rất mạnh, vì vậy bạn cần pha loãng với nước.
Bạn nên thử dầu tràm trà lên một một diện tích nhỏ trên da trước khi bôi lên vết thương. Một số người nhạy cảm với dầu tràm trà.
Bước 4 - Sử dụng tinh dầu.
Các loại tinh dầu khác cũng có thể giúp làm lành vết thương. Bạn hãy trộn vài giọt của một trong các loại tinh dầu với một loại dầu dẫn như dầu ô liu hoặc dầu hạnh nhân.
Tinh dầu oải hương, bạch đàn, đinh hương, hương thảo và cúc La Mã có đặc tính kháng khuẩn, kháng vi sinh vật, có tác dụng sát trùng cũng như làm lành vết thương.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/T%C4%83ng-c%C3%A2n-an-to%C3%A0n-khi-b%E1%BB%8B-ti%E1%BB%83u-%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng-trong-thai-k%E1%BB%B3 | Cách để Tăng cân an toàn khi bị tiểu đường trong thai kỳ | Tiểu đường trong thai kỳ xảy ra ở khoảng 9% phụ nữ mang thai và thường phát triển ở tuần 24 của thai kỳ. Phần lớn bệnh không gây triệu chứng đáng chú ý nhưng bác sĩ có thể sẽ đề nghị sàng lọc bệnh tiểu đường trong thai kỳ như một phần của quy trình khám thai định kỳ. Glucose là một loại đường. Tế bào của phụ nữ bị tiểu đường trong thai kỳ khó hấp thụ đường nên đường sẽ còn trong máu. Glucose (đường) trong máu tăng gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.
Phương pháp 1 - Áp dụng chế độ ăn kiểm soát cân nặng và đường huyết
Bước 1 - Tiêu thụ lượng calo được khuyến nghị mỗi ngày.
Phụ nữ có cân nặng trước khi mang thai ở mức bình thường nên tiêu thụ khoảng 30 calo/kg/ngày, dựa trên cân nặng khi mang thai. Phụ nữ bị béo phì trước khi mang thai có thể giảm lượng calo xuống 33%, tức khoảng 25 calo/kg/ngày, dựa trên cân nặng khi mang thai. Nên nhớ đây chỉ là hướng dẫn chung. Bạn nên trao đổi cụ thể với bác sĩ để được khuyến nghị lượng calo phù hợp nhất.
Mua cân thực phẩm để cân thức ăn. Cách này giúp bạn biết được một phần ăn là bao nhiêu. Bằng cách đọc nhãn thực phẩm, bạn có thể ước tính lượng calo và chất dinh dưỡng đa lượng chứa trong mỗi phần thực phẩm.
theo dõi lượng calo nạp vào bằng cách ghi nhật ký ăn uống. Bạn có thể dùng cuốn sổ nhỏ để làm nhật ký ăn uống. Ghi lại các thực phẩm đã ăn và tra cứu lượng calo của chúng trên internet hoặc sách hướng dẫn. Ngoài ra còn có các ứng dụng trên điện thoại thông minh để theo dõi lượng calo dễ dàng, chẳng hạn như www.myfitnesspal.com.
Kết hợp ghi chép nhật ký thực phẩm với việc cân trọng lượng đều đặn để xác định bạn đang tăng hay sụt cân.
Nếu chưa tăng đủ cân, bạn nên tăng lượng calo lên 200-500 calo mỗi ngày. Tiếp tục theo dõi để xem cân nặng đã tăng đúng chưa.
Bước 2 - Theo dõi lượng cacbon-hydrat nạp vào.
Cacbon-hydrat là một trong ba dưỡng chất đa lượng cần thiết bên cạnh protein và chất béo. Có 3 loại cacbon-hydrat chính là đường, tinh bột và chất xơ. Đường là dạng cacbon-hydrat đơn giản nhất. Đường bao gồm fructose, glucose, sucrose và một số phân tử khác. Tinh bột còn được gọi là cacbon-hydrat phức hợp và được cấu thành từ nhiều loại đường liên kết thành chuỗi với nhau. Chất xơ là loại cacbon-hydrat mà cơ thể người không thể phân giải Khi bạn ăn đường hoặc tinh bột, chúng sẽ được phân giải và chuyển thành glucose. Đường (glucose là một loại đường) được chuyển thành glucose nhanh hơn so với cacbon-hydrat phức hợp. Chất xơ không được chuyển hóa thành glucose vì không thể tiêu hóa được.
Không có con số nhất định về lượng cacbon-hydrat cần thiết cho phụ nữ mang thai. Do đó, bạn nên trao đổi vấn đề này với bác sĩ. Theo dõi lượng cacbon-hydrat nạp vào cùng với lượng glucose trong máu. Nếu glucose trong máu luôn ở mức cao, bạn nên giảm tiêu thụ đường, cacbon-hydrat phức hợp và tăng tiêu thụ chất xơ.
Không cần thiết phải hạn chế chất xơ. Lượng được khuyến nghị là 20-30 g chất xơ mỗi ngày.
Ghi chép nhật ký thực phẩm để theo dõi lượng cacbon-hydrat nạp vào. Các ứng dụng trên điện thoại thông minh có thể giúp bạn dễ dàng theo dõi lượng cacbon-hydrat và đường nạp vào.
Giảm tiêu thụ đường.
Bước 3 - Ăn tinh bột với khẩu phần vừa phải.
Ngay cả khi tiêu thụ nguồn tinh bột có chỉ số glycemic thấp như lúa mạch, bột yến mạch và hạt diêm mạch, bạn vẫn chỉ nên tiêu thụ ở mức vừa phải. Tinh bột được chuyển hóa thành glucose trong tế bào. Nguyên tắc chuẩn là tiêu thụ khoảng một cốc tinh bột trong mỗi bữa ăn.
Bước 4 - Ăn hoa quả vừa phải.
Ngay cả khi tiêu thụ hoa quả có chỉ số glycemic thấp, bạn cũng chỉ nên tiêu thụ 1-3 phần hoa quả mỗi ngày. Bên cạnh đó, chỉ tiêu thụ một phần hoa quả một lúc.
Tránh tiêu thụ hoa quả có chỉ số Glycemic cao như dưa hấu.
Tránh tiêu thụ hoa quả đóng hộp, ngâm trong sirô ngọt.
Tránh tiêu thụ nước ép hoa quả có đường phụ gia.
Kết hợp hoa quả với các thực phẩm khác chứa chất béo như các loại hạt, bơ lạc hoặc phô mai để giảm ảnh hưởng đến đường huyết.
Bước 5 - Cân bằng khẩu phần ăn trong suốt cả ngày.
Ăn quá nhiều một lúc có thể làm tăng đường huyết. Tốt nhất bạn nên chia thành 3 bữa chính, 2-3 bữa ăn nhẹ trong suốt cả ngày.
Mang theo món nhẹ như các loại hạt hoặc rau củ cắt nhỏ để ăn nhẹ.
Ăn nhiều loại thực phẩm giàu dinh dưỡng chứa chất béo tốt cho sức khỏe và protein như quả bơ, dầu dừa, thịt nạc và các loại hạt.
Phương pháp 2 - Tập thể dục để kiểm soát cân nặng
Bước 1 - Tập thể dục điều độ.
Tập thể dục không chỉ giúp giảm glucose trong máu mà còn thay đổi phản ứng của tế bào với insulin. Tế bào trở nên nhạy cảm với insulin, nghĩa là cơ thể không phải tạo quá nhiều insulin để giúp tế bào hấp thụ glucose. Tế bào hấp thụ glucose từ máu sẽ giúp hạ glucose trong máu. Các chuyên gia khuyến nghị nên tập thể dục 30 phút mỗi ngày đối với phụ nữ mang thai.
Trao đổi với bác sĩ về hình thức tập thể dục phù hợp nhất với bạn.
Nếu chưa từng tập thể dục đều đặn trong một thời gian dài, bạn nên bắt đầu chậm rãi. Nên bắt đầu tập thể dục 10 phút vài ngày trong tuần, sau đó tăng dần lên 30 phút mỗi ngày.
Bơi lội. Bơi lội là bài tập thể dục tuyệt vời cho phụ nữ mang thai. Di chuyển trong nước giúp giảm căng thẳng ở khớp và lưng.
Bước 2 - Di chuyển nhiều hơn.
Bạn không nhất thiết phải tập thể dục ở phòng tập. Những hành động đơn giản như gửi xe xa siêu thị/chợ, đi thang bộ hoặc dẫn chó đi dạo thường xuyên cũng rất có ích.
Bước 3 - Tránh các hoạt động nguy hiểm tiềm ẩn đối với thai phụ.
Bên cạnh phần lớn các bài tập thể dục mà phụ nữ mang thai có thể tham gia, bạn cần tránh một số bài tập nhất định như gập bụng hay bài tập đưa chân lên cao khiến bạn phải nằm ngửa. Nên tránh những bài tập này trong 3 tháng đầu thai kỳ. Ngoài ra, nên tránh hoặc hạn chế tham gia các môn thể thao cần tiếp xúc mạnh gây hại cho thai phụ và em bé như võ thuật, đá bóng và bóng rổ. Cũng nên tránh tham gia các môn thể thao có nguy cơ bị ngã cao.
Phương pháp 3 - Theo dõi đường huyết
Bước 1 - Theo dõi đường (glucose) trong máu theo khuyến nghị của bác sĩ.
Các chuyên gia khuyên nên dùng máy đo đường huyết đo lượng đường trong máu hàng ngày để tránh tình trạng hạ đường huyết. Cách này còn giúp bạn xác định nhu cầu insulin lý tưởng. Việc học cách sử dụng máy đo đường huyết là rất quan trọng. Bạn nên chọn mua máy đo có băng thử dễ lấy. Ban đầu, có thể bạn sẽ phải kiểm tra nồng độ đường huyết 3-4 lần mỗi ngày hoặc thậm chí vào buổi tối.
Bước 2 - Hiểu rõ lợi ích của liệu pháp Insulin.
Kiểm soát nồng độ insulin giúp cải thiện quá trình chuyển hóa cacbon-hydrat và hạ đường huyết. Liệu pháp Insulin được áp dụng riêng biệt cho từng trường hợp, dựa vào cân nặng, lối sống, độ tuổi, sự hỗ trợ từ gia đình và nghề nghiệp. Tốt nhất bạn nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ khi tiêm insulin.
Bước 3 - Nhận biết thời điểm nên áp dụng liệu pháp Insulin.
Nếu cần dùng thuốc, bác sĩ có thể khuyến nghị bạn bắt đầu uống thuốc kiểm soát đường huyết như Metformin hoặc Glyburide. Khi điều trị bằng thuốc không hiệu quả, bạn sẽ được khuyến nghị phép điều trị truyền thống là tiêm insulin tác dụng trung bình (như NPH) vào buổi sáng và tối, và tiêm insulin tác dụng ngắn trong một vài hoặc tất cả bữa ăn. Liều tiêm tùy thuộc vào cân nặng, thai kỳ ở quý thứ mấy và đường huyết tăng bao nhiêu.
Phương pháp 4 - Trang bị kiến thức cho bản thân
Bước 1 - Nhận biết lượng cân nặng cần tăng.
Viện Quốc gia Sức khỏe Trẻ em và Phát triển Con người (Mỹ) có đưa ra hướng dẫn về số cân nặng nên tăng (tổng thể và theo từng tuần) dành cho phụ nữ mang thai dựa trên chiều cao, cân nặng trước khi mang thai và số thai nhi.
Nói chung, nếu thiếu cân, bạn có thể tăng cân an toàn ở mức 16-18 kg.
Nếu cân nặng ở mức bình thường, bạn có thể tăng cân an toàn 13-16 kg.
Nếu thừa cân, bạn có thể tăng cân an toàn 10-12 kg.
Nếu béo phì, bạn có thể tăng cân an toàn 7-9 kg.
Phụ nữ mang đa thai có thể tăng cân an toàn 16- 20 kg.
Bước 2 - Nhận biết mức đường huyết cần đạt.
Hiệp hội Tiểu đường Mỹ đưa ra hướng dẫn về mức đường huyết cần đạt ở phụ nữ bị tiểu đường khi mang thai như dưới đây. Nên nhớ rằng mức đường huyết cần đạt của mỗi người sẽ khác nhau nên bạn cần trao đổi trước với bác sĩ để đặt ra mục tiêu phù hợp.
Trước bữa ăn, nồng độ đường huyết nên ở mức 95 mg/dL hoặc thấp hơn.
Một tiếng sau bữa ăn, nồng độ đường huyết nên ở mức 140 mg/dL hoặc thấp hơn.
Hai tiếng sau bữa ăn, nồng độ đường huyết nên ở mức 120 mg/dL hoặc thấp hơn.
Bước 3 - Trao đổi với bác sĩ khi có dự định mang thai.
Nếu dự định mang thai, bạn nên kiểm tra sức khỏe tổng thể, bao gồm trao đổi với bác sĩ về nguy cơ mắc tiểu đường trong thai kỳ. Biện pháp phòng ngừa giúp giảm nguy cơ mắc tiểu đường trong thai kỳ gồm có chế độ ăn uống lành mạnh, luôn vận động và duy trì cân nặng khỏe mạnh trước khi mang thai. Bác sĩ có thể giúp bạn đặt ra kế hoạch tăng cường sức khỏe khi bạn muốn mang thai.
Bước 4 - Nhận biết triệu chứng đường huyết cao.
Bệnh tiểu đường khi mang thai không gây triệu chứng ở hầu hết phụ nữ mang thai, nhưng tình trạng đường huyết cao sẽ có triệu chứng. Nếu đường huyết ở mức 130 mg/dL hoặc cao hơn, bạn có thể gặp triệu chứng:
Khát nước nhiều hơn
Đau đầu
Mờ mắt
Mệt mỏi
Đi tiểu thường xuyên
Đi khám ngay nếu có những triệu chứng trên hoặc kết quả đo đường huyết cao.
Bước 5 - Nhận biết triệu chứng hạ đường huyết.
Nếu bạn bị tiểu đường khi mang thai và đang dùng insulin và có những triệu chứng sau, bạn cần kiểm tra nồng độ đường huyết. Nếu số đo thấp, bạn nên ăn một viên kẹo ngậm hoặc uống một ít nước hoa quả. 15 phút sau, tiếp tục đo nồng độ đường huyết.
Đổ mồ hôi
Cảm thấy yếu sức
Chóng mặt
Run rẩy
Lú lẫn
Da nhợt nhạt
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/B%C3%B3c-gi%E1%BA%A5y-d%C3%A1n-t%C6%B0%E1%BB%9Dng | Cách để Bóc giấy dán tường | Quá trình bóc giấy dán tường có thể tốn nhiều thời gian, nhưng việc này cũng không khó nếu bạn đã chuẩn bị những thứ cần thiết. Phương pháp bóc giấy dán tường tùy thuộc vào loại giấy: giấy bóc được và giấy kiểu truyền thống. Bài viết này của wikiHow sẽ bày cho bạn cách chuẩn bị và bóc giấy dán tường.
Phương pháp 1 - Các bước chuẩn bị
Bước 1 - Trải vải cũ lên sàn và mọi thứ mà bạn muốn bảo vệ.
Dùng đinh nhỏ để gắn vải vào mép tường nếu cần, nhưng lưu ý rằng vải phủ sẽ xê dịch nhiều trong quá trình bạn làm việc, dù đã được đóng đinh. Bạn nên di chuyển đồ đạc ra khỏi phòng để mọi việc được dễ dàng hơn.
Bước 2 - Ngắt cầu dao điện của các ổ điện và đèn trong nhà.
Nếu định làm việc vào buổi tối, bạn nên mua đèn halogen có dây điện dài.
Bước 3 - Giữ cố định nắp đậy các ổ điện và dán băng dính lên những chỗ hở.
Như vậy nước sẽ không lọt vào trong quá trình bóc giấy dán tường. Ngay cả ổ điện không có điện cũng có thể nguy hiểm khi bị ướt và có nguy cơ gây hỏa hoạn. Bạn có thể bóc giấy bên dưới khi sắp hoàn tất công việc.
Bước 4 - Tìm hiểu chất liệu tường.
Điều này sẽ giúp bạn biết cần phải nhẹ tay như thế nào khi bóc giấy. Phần lớn các loại tường là tường trát vữa hoặc tường thạch cao. Tường trát vữa cứng, bền và độ chịu nước tương đối cao, nhưng tường thạch cao chẳng qua chỉ là tấm thạch cao dán giấy bên ngoài, và bạn không được để tường ngấm nhiều nước. Cách dễ nhất để phân biệt là gõ vào tường ở nhiều nơi khác nhau. Tường thạch cao khi gõ vào sẽ phát ra âm thanh rỗng. Nếu dùng phương pháp có sử dụng chất lỏng hoặc hơi nước, bạn nên hạn chế và cẩn thận hơn với tường thạch cao.
Bước 5 - Xác định loại giấy dán tường cần bóc.
Có nhiều loại giấy dán tường, nhưng việc bóc giấy sẽ trơn tru hơn nhiều với loại giấy bóc được hoặc có lớp bên ngoài bóc được hơn là các loại giấy dán trường truyền thống. Để kiểm tra, bạn có thể dùng dao gắn mát-tít lách vào dưới một góc giấy dán tường, nạy lên một chút và thử dùng tay bóc.
Nếu bóc ra được nguyên vẹn cả mảng, giấy dán tường của bạn thuộc loại . Như vậy là bạn có thể mở sâm banh ăn mừng!
Nếu chỉ có lớp trên bề mặt bóc ra được và lớp dưới vẫn còn dính trên tường (thường là loại rẻ tiền), giấy dán tường của bạn là loại . Loại giấy này không dễ bóc như loại trên, nhưng như vậy thì bạn vẫn còn may mắn vì đó không phải là loại giấy dán tường truyền thống.
Nếu bạn không bóc được giấy dán tường bằng tay (hoặc mỗi lần chỉ bọc được một dải mỏng), giấy dán tường của bạn thuộc loại . Bạn sẽ phải bóc bằng dung dịch chuyên dụng hoặc thiết bị bóc giấy dán tường bằng hơi nước.
Phương pháp 2 - Bóc giấy dán tường loại bóc được
Bước 1 - Tìm và làm lỏng một góc giấy.
Loại giấy dán tường bóc được rất dễ bóc và bạn thường có thể bóc ra nguyên cả mảng.
Bước 2 - Bóc giấy dán tường.
Nếu giấy bị rách, bạn hãy tìm góc khác và bắt đầu lại.
Bước 3 - Rửa sạch dấu vết còn lại.
Rửa bằng xà phòng và nước nóng, xả sạch và dùng khăn hoặc giẻ sạch lau khô.
Phương pháp 3 - Bóc giấy dán tường loại có lớp bề mặt bóc được
Bước 1 - Tìm và làm lỏng một góc ở lớp trên cùng của giấy dán tường.
Lớp bề mặt của giấy dán tường thường làm bằng chất liệu vinyl và bóc được dễ dàng. Khi lớp bề mặt đã được bóc đi, lớp giấy bên dưới vẫn còn lại. Nếu giấy rách, bạn hãy tìm một góc khác và bóc lại.
Bước 2 - Làm ướt lớp giấy bên dưới trong vài phút.
Dùng giẻ ẩm, mút hoặc cây lăn sơn (cho những chỗ khó với tới) để thấm nước lên giấy.
Bước 3 - Cạo và bóc lớp giấy bên dưới.
Dùng dao gắn mát-tít nhựa để cạo những chỗ dính hơn.
Bước 4 - Rửa sạch dấu vết còn lại.
Rửa bằng xà phòng và nước nóng, xả lại, sau đó lau khô bằng khăn hoặc giẻ sạch.
Phương pháp 4 - Bóc giấy dán tường truyền thống bằng dung dịch chuyên dụng
Bước 1 - Rạch giấy dán tường theo hướng dẫn trên dụng cụ rạch.
Những lỗ thủng trên giấy sẽ giúp dung dịch bóc giấy dán tường ngấm vào lớp keo.
Một số người bỏ qua công đoạn này vì nó có thể tạo nên những lỗ nhỏ trên giấy dán tường thạch cao. Với tường trát vữa thì điều này không thành vấn đề.
Nếu không muốn rạch lên giấy dán tường, bạn hãy dùng giấy nhám loại 120-grit và máy đánh nhám rung. Đánh nhám cho đến khi loại bỏ được lớp màu trên giấy dán tường .
Bước 2 - Đổ nước nóng vào xô.
Đảm bảo nước phải nóng đến mức tối đa mà bạn còn chịu được. Pha dung dịch bóc giấy dán tường theo hướng dẫn trên chai.
Dung dịch giấm cũng có thể là một giải pháp hiệu quả, ít tốn kém và không độc. Bạn có thể cân nhắc sử dụng dung dịch 20%, nhưng nếu cảm thấy dễ chịu hơn với nồng độ nhẹ hơn, bạn có thể thoải mái thử nghiệm.
Một dung dịch thay thế khác cũng không đắt là nước xả làm mềm vải với nồng độ 25 -50%. Bạn không cần loại nước xả vải đặc biệt nào, nhưng đảm bảo đó là loại không mùi.
Pha dung dịch bóc giấy dán tường từng ít một để nước giữ được độ nóng.
Bước 3 - Nhúng cây lăn sơn vào nước nóng/dung dịch bóc giấy dán tường.
Bạn cũng có thể dùng miếng mút hoặc chổi quét sơn lớn.
Bình xịt có thể giúp bạn thấm nước dễ hơn nhưng cũng khiến nước nguội nhanh hơn. Bạn hãy cân nhắc các lựa chọn.
Bước 4 - Làm ướt từng phần tường một.
Đừng làm ướt nhiều hơn phần giấy mà bạn có thể bóc được trong 10-15 phút.
Bước 5 - Chờ vài phút cho ngấm.
Thời gian này là để dung dịch phát huy tác dụng.
Bước 6 - Bóc giấy dán tường.
Dùng dao gắn mát-tít nhựa để bóc từng mảng giấy dán tường.
Bóc từ dưới lên. Như vậy bạn sẽ dễ lách dao vào giữa mép giấy và tường hơn.
Bước 7 - Rửa sạch dấu vết còn lại.
Rửa bằng xà phòng và nước nóng, xả sạch, sau đó lau khô bằng khăn hoặc giẻ sạch.
Phương pháp 5 - Bóc giấy dán tường truyền thống bằng hơi nước
Bước 1 - Thuê máy bóc giấy dán tường bằng hơi nước.
Đây là phương pháp tốt nhất cho loại giấy dán tường khó bóc.
Bước 2 - Rạch giấy dán tường theo hướng dẫn trên dụng cụ rạch.
Bước này giúp hơi nước xâm nhập vào trong.
Một số người bỏ qua công đoạn này vì nó có thể tạo nên những lỗ nhỏ trên giấy dán tường thạch cao. Nếu tường nhà bạn là tường trát vữa thì không đáng lo.
Bước 3 - Phun hơi nước lên từng khu vực.
Giữ máy hơi nước sát tường để làm mềm và bong lớp keo. Bạn càng phun hơi nước lâu thì giấy dán tường càng dễ bóc.
Cẩn thận khi sử dụng máy phun hơi nước trên tường thạch cao. Độ ẩm cao có thể làm hỏng tường.
Nước nóng trong máy phun hơi nước có thể nhỏ xuống, do đó bạn nên đeo găng tay và mặc áo dài tay.
Bước 4 - Cạo giấy dán tường.
Dùng dao gắn mát-tít nhựa hoặc dao chuyên dùng cho tường thạch cao.
Bóc từ dưới lên. Như vậy bạn sẽ dễ lách dao vào giữa mép giấy và tường hơn.
Bước 5 - Rửa sạch dấu vết còn lại.
Rửa bằng xà phòng và nước nóng, xả sạch, sau đó lau khô bằng khăn hoặc giẻ sạch.
| {
"is_expert": false,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Lo%E1%BA%A1i-b%E1%BB%8F-m%E1%BB%99t-B%C3%A0i-h%C3%A1t-Ra-kh%E1%BB%8Fi-T%C3%A2m-tr%C3%AD | Cách để Loại bỏ một Bài hát Ra khỏi Tâm trí | Hầu hết mọi người thường bị kẹt với các các bài hát lởn vởn trong đầu sau mỗi một hoặc hai tuần. Triệu chứng này thường được gọi là "sâu tai" hoặc "sâu não", chúng có thể đem lại sự vui vẻ và thư giãn cho bạn hoặc cũng có thể là một cơn ác mộng đối với bạn. Hãy tiếp tục đọc bài viết này để tìm hiểu cách để xử lý các bài hát và loại bỏ chúng khỏi tâm trí của bạn.
Phương pháp 1 - Tập trung sự Chú ý vào Bài hát
Bước 1 - Lắng nghe toàn bộ ca khúc.
Hầu hết các giai điệu bị mắc kẹt trong đầu bạn, hoặc "sâu tai", thực chất là một phần của ca khúc, chẳng hạn như một lời điệp khúc dễ nhớ hoặc thậm chí một hoặc hai câu nhạc. Hãy lắng nghe toàn bộ ca khúc từ đầu đến cuối. Não của bạn có thể sẽ lặp lại điệp khúc này vì nó "bị kẹt" và không biết phải làm gì tiếp theo. Hãy lắng nghe bài nhạc từ đầu đến cuối. Đây là giải pháp hiệu quả nhất, mặc dù vẫn có nhiều lúc nó không đem lại kết quả như mong đợi.
Không phải ai cũng có thể thực hiện biện pháp này. Nếu bạn không thích phải nghe lại ca khúc đó, hãy bỏ qua bước này và tiến đến tìm hiểu các kỹ thuật tạo sự xao nhãng cho bản thân.
Bước 2 - Tìm kiếm lời nhạc.
Lời nhạc cũng có thể "vô hiệu hoá" não bộ của bạn. Hãy tìm kiếm lời nhạc trực tuyến. Hát to theo lời nhạc hoặc "hát" thầm để giúp não bộ có thể xử lý bài hát.
Sẽ tốt hơn nếu bạn có thể ghi nhớ toàn bộ lời nhạc vì cách này sẽ giúp não bộ không thể lưu giữ bài hát trong đầu vì nó quá dài.
Bước 3 - Dùng nhạc cụ để tái thể hiện bài hát.
Nếu bạn có thể sử dụng nhạc cụ, hãy cố gắng tái tạo lại bài hát đó. Tìm hiểu bài nhạc và tìm cách để tái thể hiện bài hát đó có thể giúp nhiều nhạc sĩ giải quyết được vấn đề.
Hãy thử thực hiện các điều chỉnh và thêm vào các thay đổi khác nhau để phá vỡ chu kỳ lặp đi lặp lại của ca khúc.
Bước 4 - Mường tượng sự thay đổi trong bài hát.
Ngay cả khi cách này có thể gây khó khăn cho bạn, khả năng kiểm soát có thể giúp bạn cảm thấy ít lo lắng hơn về tình hình. Trong một vài phút hoặc cho đến khi bạn bắt đầu cảm thấy thất vọng, hãy cố gắng thay đổi bài hát theo các cách sau:
Hãy tưởng tượng rằng bạn đang giảm âm lượng của bài hát cho đến khi âm lượng của ca khúc "nghe" như một lời thì thầm.
Hãy hình dung rằng tâm trí của bạn là một căn phòng có chứa nhiều phòng khác bên trong. Xây dựng rào cản phía trước bài hát, nhẹ nhàng nhốt nó vào các khu vực xa dần. Mỗi khi bạn hình thành rào cản, âm lượng của bài hát sẽ trở nên nhỏ dần và ngày càng như bị nghẽn lại.
Bước 5 - Hình dung về sự kết thúc của bài hát.
Khi âm lượng của bài hát trở nên nhỏ dần, đã đến lúc bài hát phải kết thúc. Hãy sử dụng thêm các kỹ thuật trực quan khác để loại bỏ bài hát hoàn toàn khỏi tâm trí bạn:
Hãy hình thành hình ảnh của một thanh kiếm hoặc một vật nhọn nào đó trong đầu để cắt đứt sự liên kết giữa tâm trí của bạn và bài hát.
Hãy tưởng tượng về hình ảnh của một chiếc máy phát nhạc càng chi tiết càng tốt. Tập trung vào sự di chuyển của chiếc kim trên máy trên các đường rãnh của đĩa hát khi bài hát đang được phát. Nhấc kim khỏi đĩa nhạc và lắng nghe sự tĩnh lặng đột ngột mà nó đem lại.
Khi bài hát gần kết thúc, hãy hát nốt nhạc cuối cùng (hát to trong đầu của bạn), sau đó đều đặn hạ thấp âm vực của nốt nhạc đó cho đến khi nó trở nên thấp hơn bất kỳ một nốt nhạc nào trong ca khúc. Đôi khi cách này có thể giúp bài nhạc không thể lặp lại trong đầu bạn một lần nữa.
Phương pháp 2 - Tạo sự Xao nhãng cho Bản thân
Bước 1 - Nhai kẹo cao su.
Đối với nhiều người, nhai kẹo cao su có thể can thiệp vào khả năng "lắng nghe" bài nhạc trong đầu của họ. Cách này cũng có thể giúp bạn phớt lờ bài nhạc trong bước tiếp theo.
Bước 2 - Hãy để tâm trí suy nghĩ vẩn vơ.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng đấu tranh với bài hát thường sẽ làm chúng sẽ lặp lại thường xuyên hơn và lâu dài hơn trong tương lai. Cố gắng phớt lờ giai điệu bằng cách suy nghĩ về một vấn đề nào khác. Không phải lúc nào bạn cũng có thể thực hiện biện pháp này, tuy nhiên hãy dành một vài phút thử cố gắng.
Bước 3 - Giải đố.
Đảo chữ, ô chữ, và các trò chơi giải đố khác có thể giúp bạn loại bỏ bài hát khỏi tâm trí. Khi bạn suy nghĩ về từ ngữ, bộ não của bạn cũng phải sử dụng chức năng tương tự như khi nó suy nghĩ về lời một bài hát để giải quyết chúng. Hãy cố gắng tập trung và như vậy sẽ khiến bộ não của bạn chỉ có thể giải quyết một trong hai nhiệm vụ.
Nếu phương pháp này không đem lại sự khác biệt gì cho bạn và khiến bạn cảm thấy thất vọng hơn, hãy ngừng lại. Thỉnh thoảng, sâu tai có thể trở nên tồi tệ hơn nếu bạn cố gắng chống lại nó.
Bước 4 - Tạo sự xao nhãng cho bản thân thông qua việc sử dụng ngôn ngữ.
Hoạt động thư giãn sẽ đem lại kết quả nếu bạn cảm thấy lo ngại về triệu chứng sâu tai của bạn, hoặc cảm thấy lo lắng vì bạn không thể kiểm soát nó. Sau đây là một vài phương pháp mà bạn có thể thực hiện để có thể chiếm lĩnh sự tập trung của trung tâm lắng nghe và trung tâm ngôn ngữ của não:
Hãy đọc thuộc lòng hoặc đọc to một bài đọc nào đó.
Trò chuyện.
Ngồi thiền.
Cầu nguyện.
Đọc sách.
Xem tivi.
Chơi các thể loại game có sử dụng ngôn ngữ và/hoặc đoạn văn bản.
Bước 5 - Lắng nghe một bài hát có khả năng "chữa lành".
Luôn nhớ lựa chọn ca khúc mà bạn thích để loại trừ khả năng chúng có thể lặp lại trong đầu của bạn! Tốt nhất là bạn bạn nên sử dụng "giai điệu chữa lành" có thể giúp bạn loại bỏ bài hát cũ khỏi đầu mà không làm chúng bị kẹt trong tâm trí của bạn. Hầu hết các "giai điệu chữa lành" của mỗi người mỗi khác, nhưng trong một cuộc khảo sát đã được tiến hành trước đây, các ca khúc sau có vẻ như là những bài hát phổ biến nhất:
God Save the Queen (Thượng đế hãy Phù hộ cho Nữ hoàng)
Karma Chameleon (Kiếp Tắc kè) trình bày bởi Culture Club
Happy Birthday To You (Chúc mừng Sinh nhật)
Nhạc nền của bộ phim The A-Team (Biệt đội hành động)
Kashmir trình bày bởi Led Zeppelin
Sledgehammer (Búa tạ) trình bày bởi Peter Gabriel
Nếu bạn không thích nghe các bài nhạc này, hãy tiếp tục tìm hiểu lời khuyên để có thể tìm bài hát của riêng mình.
Bước 6 - Hát theo một ca khúc mà bạn không biết rõ.
Hãy bắt đầu bằng một bài hát khó có khả năng bị tâm trí ghi nhớ. Tránh nghe các giai điệu "dễ nhớ", và cách tốt nhất là bạn nên tìm kiếm bài hát mà bạn đã từng nghe qua một hoặc hai lần trước đó. Bài nhạc càng khó để bạn hát theo sẽ càng khó để bạn ghi nhớ chúng trong đầu.
Bước 7 - Hát theo một ca khúc mà bạn biết rõ.
Nếu các cách trên không đem lại hiệu quả, đã đến lúc bạn phải thực hiện biện pháp mạnh hơn. Tuy nhiên, phương pháp chữa trị này sẽ không thể bị loại bỏ khỏi bộ não của bạn, nhưng hy vọng rằng nó sẽ ít làm bạn khó chịu hơn. Sau đây là một vài thể loại nhạc có thể "bị kẹt" trong đầu của bạn:
Các bài hát mà bạn biết rõ, đặc biệt là các bài hát gắn liền với nỗi nhớ hoặc một kỷ niệm nào đó của bạn.
Các bài hát mà bạn có thể dễ dàng hát theo. Các bài hát này thường có các đoạn nhạc kéo dài và không có nhiều thay đổi trong âm vực. Hầu hết các bài hát thuộc thể loại nhạc phổ thông (nhạc pop) khá phù hợp với mô tả này.
Các bài hát có các giai điệu lặp lại. Các bài hát này bao gồm các ca khúc dành cho trẻ em, bài nhạc với điệp khúc lặp đi lặp lại, và, một lần nữa, các bài hát thuộc thể loại nhạc phổ thông.
Bước 8 - Giải toán.
Đôi khi bạn có thể loại bỏ một bài nhạc khỏi tâm trí bằng cách tập trung toàn bộ sự chú ý vào việc giải quyết các bài toán. Hãy cố gắng tính toán kết quả của bài toán 8208 ÷ 17, hoặc 2 x 2 x 2 x 2... miễn là bạn có thể.
Một bài toán quá khó sẽ không thể thu hút sự tập trung của bạn. Hãy lựa chọn một vấn đề nào đó nằm trong khả năng của bạn.
| {
"is_expert": false,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Khi%E1%BA%BFn-m%E1%BB%8Di-c%C3%B4-g%C3%A1i-%22ph%C3%A1t-%C4%91i%C3%AAn%22-v%C3%AC-b%E1%BA%A1n | Cách để Khiến mọi cô gái "phát điên" vì bạn | Bạn có từng thích một cô gái nào đó rất nhiều, nhưng nghĩ rằng cô ấy nằm ngoài tầm với của bạn? Tin xấu là chuyện này thường xảy ra. Tin tốt là nó không cần thiết phải diễn ra như vậy! Nếu bạn đã sẵn sàng giành lấy trái tim của cô gái ấy, bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách để thực hiện, cho dù bạn là ai hoặc trông bạn như thế nào! Để khiến mọi cô gái “phát điên” vì bạn, bạn nên tuân theo những hướng dẫn sau.
Phương pháp 1 - Thấu hiểu nữ giới
Bước 1 - Tìm hiểu cách để cư xử trước mặt nữ giới.
Trước khi bạn có thể tiến hành quyến rũ một cô gái nào đó, tốt hơn hết là bạn nên thấu hiểu cách xử sự khi ở cạnh nữ giới nói chung. Thật ra, nhìn chung càng có nhiều cô gái thích bạn thì càng có cơ hội là người bạn thích sẽ chú ý đến bạn.
Có khá nhiều lời đồn đại về yếu tố mà con gái không thích: trở thành "chàng trai tốt", trở nên nhạy cảm, v.v. Tin tưởng chúng sẽ chỉ khiến bạn mất điểm.
Đối xử với bạn gái (khác với người yêu) tương tự như những người bạn trai của bạn: thân thiện, trò chuyện về sở thích chung, chọc cười, và lắng nghe. Thêm vào một chút lịch sự và ân cần và thế là xong! Bạn đang trên đường trở thành chàng trai hào hiệp, có thực mà cô ấy đang hy vọng.
Bước 2 - Trở nên đáng yêu.
Nhưng không nên trở thành một chiếc thảm chùi chân. Trở nên tử tế và nhạy cảm là điều khá tốt – thật tuyệt vời. Nhưng bạn không nên thúc ép bản thân quá mức đến nỗi bạn trở thành như anh trai của cô ấy. Đây là sự kết thúc cho bất kỳ một hy vọng nào mà bạn đang sở hữu, vì vậy, hãy để cho cuộc trò chuyện chuyển sang khía cạnh mà những người anh trai không bao giờ có thể lui tới.
Ví dụ, một câu nói theo kiểu như "Trông em đẹp đấy, Trâm" có thể là sự thật, và cô ấy sẽ thích nghe nó, nhưng thôi nào – đây là điều mà anh trai của cô ấy cũng có thể nói ra! Thay vào đó, bạn nên thử qua câu nói "Ôi, Trâm, hôm nay trông em thật quyến rũ. Chiếc quần jeans đó rất hợp với dáng em!" Bạn có nghĩ là anh trai cô ấy cũng có thể thốt lên câu này hay không? Hy vọng là không. Đừng trở thành anh trai cô ấy và đừng cung cấp cho cô ấy lý do để nghĩ về bạn tương tự như vậy.
Bước 3 - Trân trọng con người toàn diện của cô ấy.
Con người có xu hướng cho đi điều mà họ nhận, và nhận lấy điều mà họ cho đi. Nếu cô ấy nghĩ rằng bạn trân trọng cô ấy vì trí tuệ của cô ấy, cô ấy cũng sẽ trân trọng trí tuệ của bạn. Nhưng không phải là cơ thể của bạn.
Trân trọng toàn bộ con người của cô ấy – trí tuệ, tinh thần, và cơ thể của cô ấy. Hãy cho cô ấy biết bạn nghĩ rằng cô ấy rất xinh đẹp, hoặc hấp dẫn, hoặc cả hai.
Bước 4 - Chú ý đến những cô gái không quen với việc này.
Nhiều cô gái tử tế, xinh đẹp tuyệt vời bị bỏ qua một bên vì họ trầm tính, nhút nhát, hoặc không phải là một phần của nhóm người thời trang trong xã hội.
Lần sau khi bạn ngồi cạnh một người như vậy trong lớp, bạn nên cố gắng trò chuyện với cô ấy; lần sau khi bạn trông thấy một cô gái đang đứng chơi vơi tại một buổi tiệc hoặc câu lạc bộ, hãy mời cô ấy khiêu vũ. Thậm chí nếu rõ ràng là cả hai không có tình cảm yêu đương với nhau, cô ấy sẽ không quên nó – và sẽ không bao giờ nhìn nhận bạn như xưa.
Tìm hiểu cách để tương tác với nữ giới trong mức độ xã hội mà không mong muốn bất kỳ điều gì hơn là sự bầu bạn của họ, là bài học khá tốt. Bạn càng cảm thấy thoải mái khi ở cạnh các cô gái nói chung, bạn sẽ càng thoải mái hơn khi gặp người bạn thật sự thích.
Phương pháp 2 - Thể hiện bản thân
Bước 1 - Thay đổi ảnh đại diện.
Nếu ảnh đại diện của bạn cho thấy bạn đang khoe nụ cười tuyệt vời nhất trước ống kính, hãy xóa nó ngay lập tức; nghiên cứu cho thấy rằng mặc dù các chàng trai sẽ bị cuốn hút bởi ảnh của những cô gái đang mỉm cười, phụ nữ ít bị hấp dẫn bởi ảnh của chàng trai đang mỉm cười. Thay vào đó, họ thích ảnh của nam giới trông có vẻ tự hào hoặc chán nản.
Nhiều nghiên cứu cũng đã cho thấy rằng phần trái của khuôn mặt có xu hướng được xem là hấp dẫn nhất. Bạn nên chụp ảnh của bản thân với vẻ mặt buồn và quay sang phải với một cái nhìn trầm tư, hướng mắt xuống theo kiểu như Edward Cullen hoặc kiểu tự mãn, ngước mắt lên như Jaco Black — và quan sát cơn bão “like” (thích) và “favorite” (thêm vào danh sách yêu thích).
Bước 2 - Không nên cố gắng quá mức.
Nếu bức ảnh của bạn trông có vẻ ảm đạm hoặc như đang tìm kiếm sự chú ý, bạn sẽ bị cười nhạo. Bạn có thể chụp nhiều ảnh nếu cần và lựa chọn bức ảnh bạn vẫn trông có vẻ tự nhiên và là chính mình. Bạn có thể nhờ một người bạn gái chụp ảnh, nếu có thể. Cô ấy biết rõ điều phụ nữ muốn nhìn thấy, và có thể chụp được bức ảnh phù hợp.
Bước 3 - Trở nên bình thường.
Bạn nên gửi thông điệp rằng bạn thoải mái trong mọi tình huống, ngay cả khi bạn đang âm thầm muốn bỏ chạy. Điều này được gọi là sự tự tin.
Nếu bạn tiếp cận phụ nữ như một kẻ ăn xin tuyệt vọng, người sợ bị từ chối, bản năng của họ sẽ cho họ biết điều này, và họ sẽ tiếp tục để chứng minh rằng bạn thật sự là con người như vậy.
Không nên hành động như thể bạn quá “ngầu” nên không cần quan tâm. Chỉ cần nhiệt tình và bình tĩnh, và nếu một điều gì đó không diễn ra một cách suôn sẻ, hãy cười trừ và tiến bước mà không để bị ảnh hưởng.
Bước 4 - Học cách để tán tỉnh.
Tán tỉnh đòi hỏi sự luyện tập, sự tự tin, và khả năng quên đi nỗi lo lắng của bản thân; cuối cùng thì làm sao bạn có thể nhận ra gợi ý của người khác nếu còn mải lau mồ hôi trong lòng bàn tay hoặc nhìn chằm chằm xuống chân? Bạn nên chuẩn bị sẵn sàng bằng cách tham khảo bài viết khác cùng chuyên mục của chúng tôi. Để tiến bước trong trò chơi của mình, bạn nên tham khảo bài viết sau:
Cách để Có Một Cuộc trò chuyện Tuyệt vời
Cách để Có Một Cuộc trò chuyện Thông thái
Cách để Đọc Ngôn ngữ Cơ thể
Cách để Chạm vào Một Cô gái— rất tuyệt vời nếu bạn đang tuyệt vọng muốn tìm cách phá vỡ rào cản của sự va chạm.
Phương pháp 3 - Hành động
Bước 1 - Mời cô ấy đi chơi.
Nếu bạn đã tìm được người bạn thật sự thích, đừng ngần ngại khi phải là người hành động trước tiên. Hầu hết mọi cô gái đều rất cảm kích khi bạn mở lời mời họ đi chơi (ngay cả khi họ không đồng ý). Trên hết, bạn sẽ cảm thấy tự hào về bản thân vì đã quá can đảm (một lần nữa, ngay cả khi họ không đồng ý). Bạn có thể tham khảo thêm bài viết khác cùng chuyên mục của chúng tôi để giành lấy mọi lợi thế cho bản thân.
Có nhiều câu chuyện về cô gái xinh đẹp không bao giờ được người khác mời đi chơi vì mọi người chắc chắn rằng cô ấy rất bận rộn và quá xinh đẹp để có thể dành cho họ, và họ không bao giờ hỏi mời cô ấy.
Kiên trì. Nếu cô gái bạn thích không đồng ý vào lần đầu tiên, hãy thử lại. Điều này không có nghĩa là bạn cần phải đeo bám hoặc hành động như một kẻ rình rập; nó có nghĩa là mỉm cười, nói “Được rồi – anh sẽ thử lại vào tuần sau”, và theo đuổi cuộc sống riêng của mình trong một khoảng thời gian. Nếu bạn thường trò chuyện với cô ấy trong tuần, đừng ngừng lại. Chỉ cần tránh gây áp lực với cô ấy bằng lời mời hẹn hò.
Cho cô ấy có thời gian suy nghĩ về sự lạnh lùng cũng như sự tự tin của bạn và lần sau khi bạn nêu câu hỏi, có thể bạn sẽ ngạc nhiên về cách hồi đáp khác biệt của cô ấy.
Bước 2 - Hãy sống theo sự mong đợi mà bạn đã thiết lập.
Vậy là cuối cùng bạn đã có được cô gái bạn mong ước. Bây giờ thì bạn nên làm gì tiếp theo?
Nếu bạn đang trong giai đoạn của những nụ hôn, bạn nên bảo đảm rằng bạn đã sẵn sàng – hơi thở thơm tho, sạch sẽ, v.v.
Nếu bạn đang trong giai đoạn của mối quan hệ, bạn nên nhớ rằng bạn biết rõ cách để trở thành một người bạn trai tốt.
Nếu mọi chuyện ngày càng trở nên nghiêm túc, bạn cần phải biết cách để sở hữu mối quan hệ lành mạnh.
Vượt qua mọi khó khăn trong việc khiến một cô gái “phát điên” vì bạn chỉ để khiến cô ấy thất vọng khi mọi chuyện đang trở nên thú vị là quá đủ để cô ấy nổi điên!
| {
"is_expert": false,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Chuy%E1%BB%83n-%C4%91%E1%BB%95i-%C4%91%C6%A1n-v%E1%BB%8B-t%E1%BB%AB-gam-sang-mol | Cách để Chuyển đổi đơn vị từ gam sang mol | Mol là đơn vị đo lường tiêu chuẩn trong hóa học, dùng để xét các nguyên tố khác nhau trong một hợp chất. Thông thường, khối lượng hợp chất được tính ở đơn vị gam (g) và cần được chuyển sang đơn vị mol. Cách chuyển đổi khá đơn giản, tuy nhiên, chúng ta vẫn cần phải tuân thủ một số bước quan trọng. Bằng cách áp dụng phương pháp dưới đây, bạn có thể chuyển đổi gam sang mol một cách dễ dàng.
Phương pháp 1 - Tính phân tử khối
Bước 1 - Chuẩn bị những vật dụng cần thiết để giải toán hóa.
Khi có đầy đủ dụng cụ, bạn sẽ giải quyết bài toán dễ dàng hơn. Những thứ bạn cần là:
Bút chì và giấy. Việc tính toán sẽ dễ dàng hơn khi bạn viết mọi thứ ra giấy. Bạn cần trình bày đầy đủ các bước thì mới đạt điểm tối đa.
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học: dùng để xác định nguyên tử khối của các nguyên tố.
Máy tính bỏ túi: dùng để tính toán những con số phức tạp.
Bước 2 - Xác định những nguyên tố trong hợp chất mà bạn cần chuyển sang đơn vị mol.
Bước đầu tiên để tính khối lượng phân tử là xác định các nguyên tố cấu thành hợp chất. Việc này khá dễ vì ký hiệu viết tắt của các nguyên tố chỉ từ một đến hai ký tự.
Nếu một chất được viết tắt với hai ký tự, chữ cái đầu sẽ được viết hoa và chữ cái thứ hai viết thường. Ví dụ: Mg là tên viết tắt của nguyên tố ma-giê.
Hợp chất NaHCO3 gồm bốn nguyên tố: natri (Na), hydro (H), cacbon (C) và ôxy (O).
Bước 3 - Xác định số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong hợp chất.
Bạn cần biết số nguyên tử của từng chất có trong hợp chất thì mới tính được phân tử khối của hợp chất đó. Chữ số nhỏ bên cạnh tên viết tắt của nguyên tố thể hiện số nguyên tử của nguyên tố đó.
Ví dụ: hợp chất H2O có hai nguyên tử hydro và một nguyên tử ôxy.
Nếu một hợp chất được viết trong dấu ngoặc đơn, kèm theo là một chỉ số nhỏ thì có nghĩa là mỗi thành phần trong dấu ngoặc đơn đều nhân với chỉ số ấy. Ví dụ: hợp chất (NH4)2S gồm hai nguyên tử N, tám nguyên tử H và một nguyên tử S.
Bước 4 - Viết ra giấy nguyên tử khối của mỗi nguyên tố.
Sử dụng bảng tuần hoàn là cách dễ nhất để tìm nguyên tử khối của một nguyên tố. Sau khi xác định được vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn, bạn sẽ thấy khối lượng nguyên tử nằm ngay bên dưới biểu tượng của nguyên tố.
Ví dụ: nguyên tử khối của ôxy là 15.99.
Bước 5 - Tính khối lượng phân tử.
Phân tử khối của một chất bằng số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố nhân với nguyên tử khối của nguyên tố đó. Đại lượng này rất cần thiết trong việc chuyển đổi đơn vị gam sang mol.
Trước tiên, lấy số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố trong hợp chất nhân với nguyên tử khối của nguyên tố ấy.
Sau đó, cộng khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất lại với nhau.
Ví dụ: Khối lượng phân tử của hợp chất (NH4)2S = (2 x 14.01) + (8 x 1.01) + (1 x 32.07) = 68.17 g/mol.
Khối lượng phân tử còn được gọi là khối lượng mol.
Phương pháp 2 - Chuyển đổi gam sang mol
Bước 1 - Thiết lập công thức chuyển đổi.
Muốn tìm số mol chất, ta lấy số gam hợp chất chia cho khối lượng mol của hợp chất đó.
Công thức : số mol = khối lượng (gam)/khối lượng mol của hợp chất (gam/mol)
Bước 2 - Thay số liệu vào công thức.
Sau khi thiết lập công thức phù hợp, bước tiếp theo là thay các số liệu mà bạn đã tính toán vào công thức. Nếu muốn chắc rằng số liệu đã được đưa vào đúng vị trí, bạn có thể kiểm tra bằng cách triệt tiêu đơn vị. Nếu sau khi đơn giản, đơn vị còn lại là mol thì bạn đã thiết lập đúng.
Bước 3 - Giải quyết phương trình.
Sử dụng máy tính, lấy khối lượng chia cho phân tử khối của chất hoặc hợp chất. Thương số sẽ là số mol chất hoặc hợp chất mà bạn cần tìm.
Ví dụ, đề bài cho 2 g nước (H2O) và yêu cầu bạn đổi sang đơn vị mol. Ta có khối lượng mol của H2O là 18g/mol. Lấy 2 chia 18, vậy bạn có 0.1111 mol H2O.
| {
"is_expert": false,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/X%E1%BB%AD-l%C3%BD-v%E1%BA%BFt-x%C6%B0%E1%BB%9Bc-tr%C3%AAn-m%C3%A0n-h%C3%ACnh-%C4%91i%E1%BB%87n-tho%E1%BA%A1i | Cách để Xử lý vết xước trên màn hình điện thoại | Khi màn hình cảm ứng và điện thoại thông minh ngày càng trở nên phổ biến thì hiện tượng trầy xước màn hình cũng không hiếm gặp. Tùy vào mức độ nghiêm trọng và vị trí, những vết trầy xước này có khi chỉ gây mất thẩm mỹ, nhưng cũng có khi làm hỏng cả thiết bị. Mặc dù những vết trầy xước tệ nhất thường đòi hỏi bạn phải thay màn hình nhưng các trường hợp nhẹ hoặc trung bình có thể xử lý được tại nhà. Bạn có thể thử đánh bóng bằng kem đánh răng (nếu là màn hình nhựa) hoặc chất đánh bóng kính (nếu là màn hình kính). Sau khi xử lý xong, bạn nên sử dụng cẩn thận để ngăn ngừa các vết trầy xước sau này.
Phương pháp 1 - Dùng kem đánh răng (dành cho màn hình nhựa)
Bước 1 - Chuẩn bị kem đánh răng.
Kem đánh răng vốn là một thành phần cơ bản trong tủ thuốc gia đình và không thể thiếu vào mỗi buổi sáng. Do có tính mài mòn, kem đánh răng có thể xóa vết xước trên nhựa theo cách tương tự như làm sạch răng. Kem đánh răng thường có sẵn ở nhà mà không phải đi mua nên thường được khuyên dùng để sửa chữa những vết xước trên nhựa. Quan trọng là dùng kem đánh răng dạng kem, khác với kem đánh răng dạng gel. Để có hiệu quả trên vết xước, kem đánh răng phải có tính mài mòn. Kiểm tra hộp kem đánh răng nếu bạn không biết chắc đó là kem đánh răng dạng gì.
Hỗn hợp muối nở cũng có tính mài mòn như kem đánh răng. Nếu thích dùng muối nở, bạn có thể trộn thành dạng kem và dùng như kem đánh răng.
Bước 2 - Thoa kem đánh răng bằng vật liệu thích hợp.
Đây là giải pháp tại nhà, do đó không có bộ quy tắc nào về nguyên vật liệu cần dùng. Một mảnh vải mềm, khăn giấy, bông gòn hoặc bàn chải đánh răng đều có thể sử dụng được. Khi chấm kem đánh răng, bạn chỉ nên lấy một lượng nhỏ bằng hạt đậu. Lượng kem nhiều hơn sẽ làm chiếc điện thoại của bạn bẩn lem nhem.
Bước 3 - Thoa kem đánh răng lên vết xước.
Sau khi chấm kem đánh răng, bạn hãy chà nhẹ bằng động tác xoay tròn. Tiếp tục chà cho đến khi vết xước gần như biến mất. Kem đánh răng vốn có tính mài mòn, vì vậy bạn không cần chà xát mạnh. Tiếp tục chà cho đến khi bạn bắt đầu trông thấy tiến triển. Ngay cả khi vết xước sâu đến mức không thể hoàn toàn xóa sạch được, tính chất mài mòn của kem đánh răng cũng sẽ giúp làm mờ các vết xước.
Kem đánh răng không thể xóa được vết xước sâu, nhưng ít nhất cũng làm mờ hầu hết các vết xước.
Bước 4 - Lau sạch điện thoại.
Khi vết xước đã mờ như mong muốn, bạn chỉ cần lau sạch kem đánh răng. Bước đầu tiên nên làm là dùng vải hơi ẩm lau kem đánh răng, tiếp đó là dùng vải đánh bóng để lau sạch bụi bẩn hoặc dầu dính trên màn hình. Bằng cách này, bạn sẽ làm mới lại diện mạo của màn hình, và hy vọng là chiếc điện thoại của bạn trông sẽ còn đẹp hơn cả trước khi bị xước.
Phương pháp 2 - Sử dụng chất đánh bóng kính (cho màn hình kính)
Bước 1 - Mua chất đánh bóng kính cerium oxide.
Với màn hình kính (thay vì bằng nhựa), bạn sẽ phải dùng hỗn hợp mạnh hơn kem đánh răng hoặc muối nở để xóa vết xước. Trong trường hợp này, bạn nên dùng chất đánh bóng cerium oxide. Loại hóa chất đánh bóng này có bán ở dạng bột tan trong nước, hoặc ở dạng trộn sẵn. Mặc dù sản phẩm trộn sẵn hiển nhiên là tiện lợi hơn, nhưng sẽ tiết kiệm hơn nhiều nếu bạn mua dạng bột.
100g bột cerium oxide là dư dả cho việc đánh bóng màn hình điện thoại. Tuy nhiên có thể bạn cần mua nhiều hơn để phòng khi phải xử lý những vết xước sau này.
Bước 2 - Trộn bột thành dạng kem.
Nếu mua bột cerium oxide, đầu tiên bạn cần tự trộn hỗn hợp. May mắn là bước này rất dễ và xứng đáng với số tiền bạn tiết kiệm được. Đổ một ít bột (khoảng 50-100g) vào chiếc bát nhỏ. Từ từ rót thêm nước cho đến khi hỗn hợp có độ đặc như kem sữa. Trộn đều tay khi rót nước vào để đảm bảo pha đúng độ đặc.
Chất đánh bóng không cần tỷ lệ thật chính xác, miễn là đảm bảo có đủ lượng nước để chất đánh bóng có thể ngấm vào vật liệu dùng để thoa lên màn hình.
Bỏ qua bước này nếu bạn mua sản phẩm đánh bóng trộn sẵn.
Bước 3 - Dùng băng dính che chắn những điểm dễ hư hại.
Chất đánh bóng cerium oxide có thể gây ra một số vấn đề cho thiết bị khi rỉ vào các lỗ hở của điện thoại, bao gồm loa, giắc cắm tai nghe hoặc khe cắm sạc điện thoại. Chất này cũng có thể gây hại cho ống kính camera. Vì thế, bạn nên cách ly nơi cần đánh bóng bằng băng dính, che chắn tất cả các bộ phận dễ hư hại khi tiếp xúc với chất đánh bóng.
Dán băng dính trước khi lau dường như là hơi quá cẩn thận, nhưng bạn rất nên thực hiện bước này trước khi tiếp tục xử lý để đề phòng lỡ tay làm hỏng điện thoại.
Bước 4 - Thoa chất đánh bóng lên chỗ xước.
Dùng vải đánh bóng chấm vào hỗn hợp cerium oxide và chà mạnh lên chỗ xước bằng động tác xoay tròn. Thường xuyên kiểm tra vết xước khi trong khi chà. Cách khoảng 30 giây một lần, bạn nên dùng đầu khăn bên kia lau sạch hỗn hợp, chấm thêm một lượng mới và lặp lại quá trình để tăng tối đa hiệu quả.
Khi sử dụng sản phẩm đánh bóng có tính chất mài mòn, bạn cần chà mạnh tay hơn so với khi lau bình thường. Tuy nhiên bạn cũng cần đảm bảo không chà quá mạnh. Chẳng có gì tệ hơn là tạo nên các vết nứt mới khi bạn đang cố xử lý các vết cũ.
Bước 5 - Lau lại lần nữa.
Sau khi đã xử lý vết xước và lau sạch chất đánh bóng, sẽ chẳng hại gì nếu bạn dùng khăn đánh bóng để lau nhanh lại lần nữa. Bằng cách này, bạn sẽ lau sạch sạn xuất hiện trong quá trình đánh bóng. Bóc băng dính mà bạn dán trước khi đánh bóng và lau sạch điện thoại. Bước này chỉ mất chưa đến một hoặc hai phút, nhưng bạn sẽ ngạc nhiên thấy chiếc điện thoại của mình đẹp thế nào khi những vết ố bẩn được lau sạch.
Bạn nên thường xuyên lau màn hình điện thoại. Mỗi ngày lau hai lần có vẻ là nhiều, nhưng việc này chỉ mất vài giây mà lại đảm bảo cho màn hình được sạch sẽ.
Phương pháp 3 - Ngăn ngừa các vết xước
Bước 1 - Mua miếng dán bảo vệ màn hình.
Chưa bao giờ điện thoại di động lại mỏng manh và dễ xước như ngày nay. Miếng dán bảo vệ màn hình là phụ kiện mà bạn nên nghĩ đến nếu bạn lo máy bị hư hại. Các miếng dán điện thoại thông thường không tốn kém bao nhiêu và sẽ tiết kiệm hơn nhiều so với việc thay màn hình nếu chẳng may màn hình bị hỏng nặng. Loại cao cấp thì gần như không thể vỡ, loại thông thường thì chí ít cũng giúp ngăn ngừa hư hại.
Giữa miếng dán bảo vệ màn hình nhựa và miếng dán cường lực, tốt nhất là bạn nên mua loại thứ hai. Miếng dán bảo vệ cường lực có độ bền hơn, dễ nhìn hơn và có cảm giác dễ chịu hơn khi chạm vào.
Bước 2 - Lau màn hình thường xuyên.
Các vết xước nhỏ sẽ xuất hiện nếu bạn để sạn lưu lại trên màn hình. Bạn nên lau sạch màn hình điện thoại bằng khăn microfiber hoặc khăn lụa mỗi ngày hai lần để duy trì tình trạng tốt nhất. Nếu điện thoại của bạn có màn hình cảm ứng thì việc lau màn hình lại càng nên làm, vì chất dầu và dấu vân tay tích tụ sẽ làm bẩn và mờ màn hình.
Vải quần áo như tay áo sơ mi, thậm chí là khăn lau bát cũng có thể làm khăn lau màn hình, mặc dù tốt nhất là bạn nên dùng chất liệu mềm mịn hơn như lụa hoặc microfiber để bảo dưỡng màn hình điện thoại.
Bước 3 - Cất điện thoại ở nơi an toàn.
Điện thoại thường bị xước hoặc hư hại khi bạn đem đi đâu đó. Quan trọng là bạn cần nghĩ xem vết xước xuất hiện là do đâu. Cất điện thoại ở một ngăn riêng thay vì để chung với chùm chìa khóa hay tiền xu. Nếu có thể, bạn hãy bỏ điện thoại vào túi có khóa kéo, phòng khi rơi ra ngoài.
Không đút điện thoại vào túi quần sau. Ngoài rủi ro nứt vỡ màn hình điện thoại nếu bạn vô tình ngồi lên còn có nguy cơ về các vấn đề thần kinh do điện thoại gây áp lực lên mông.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/C%E1%BA%AFt-t%E1%BB%89a-c%C3%A2y | Cách để Cắt tỉa cây | Việc cắt tỉa cây có tác dụng giúp cây mọc khỏe cũng như giữ được hình dáng gọn gàng và đẹp mắt. Người ta cắt tỉa cây để loại bỏ các cành cây bị hư hại, kích thích mọc chồi mới hoặc tạo hình dáng nổi bật cho cây. Điều quan trọng là cắt tỉa sao cho đúng cách để khỏi làm hư hại cây. Bạn hãy đọc tiếp để biết các bước cơ bản.
Phương pháp 1 - Xác định những cành cần cắt tỉa
Bước 1 - Nghĩ xem bạn cần cắt tỉa những cành nào.
Bạn định tỉa cây để có bóng mát hay chiều cao? Gần đây cây có được cắt tỉa không? Trước khi bắt đầu, bạn cần cân nhắc xem mình muốn đạt được điều gì và đặt ra các mục tiêu.
Mục đích tỉa cây sẽ ảnh hưởng đến thời điểm tỉa cây. Bạn có thể tỉa nhẹ hoặc loại bỏ các cành chết vào bất cứ thời gian nào, nhưng với mục tiêu lớn hơn thì bạn cần lên kế hoạch trong năm.
Ví dụ, tỉa cây trong mùa đông sẽ giúp cây đâm chồi sum suê trong mùa xuân. Tỉa cây trong mùa hè sẽ làm chậm sự phát triển cùa cành được cắt, vì vậy đây sẽ là lựa chọn phù hợp nếu bạn đang định tạo hình cho cây hoặc làm chậm sự phát triển của các cành cây mà bạn không muốn mọc cao.
Bước 2 - Xem xét cây.
Dành ra vài phút đánh giá kích thước và hình dáng của cây, tưởng tượng ra hình thù của cây khi cắt tỉa xong.
Bước 3 - Xác định các cành chính tạo thành "bộ khung của cây.
Tránh cắt các cành cây này.
Bước 4 - Loại bỏ các cành có dấu hiệu tổn thương trước.
Dù do gió bão hoặc nguyên nhân nào khác, các cành cây gãy cần được cắt đi để nước và chất dinh dưỡng có thể dồn vào nuôi các cành khỏe mạnh thay vì vẫn cung cấp cho các cành gãy.
Bước 5 - Tỉa bớt những cành cây rậm rạp.
Loại bỏ các cành cây mọc đan chéo nhau để không khí có thể lưu thông và ánh sáng chiếu đến mọi bộ phận của cây. Để cây phát triển khỏe mạnh, không khí phải lưu thông xuyên suốt xung quanh các cành cây. Những cành cây mọc quá sát nhau sẽ tạo điều kiện cho nấm mốc sinh sôi và thu hút côn trùng.
Loại bỏ những cành mọc vào trong hướng vào giữa cây. Những cành này khiến cây lộn xộn và không khỏe mạnh.
Bước 6 - Cắt tỉa các cành cây gây vướng víu.
Bạn nên cắt bỏ các cành cây gây vướng víu, dù là các cành cây thấp chắn lối đi hoặc các cành cao đe dọa đường dây điện thoại, cọ vào mái nhà hay lơ lứng bên trên nhà. Những cành cây gây phiền toái khác cũng cần được loại bỏ.
Bước 7 - Tỉa cành cây để giữ hình dáng của cây.
Nếu muốn cây có hình dáng tròn trịa hoặc gọn gàng hơn, bạn có thể tỉa vài cành dường như mọc ra ở góc bất thường; chỉ cần cắt tỉa vài cành là bạn sẽ thấy sự khác biệt lớn.
Bước 8 - Tỉa cây càng ít càng tốt.
Mỗi cành bị cắt là khả năng bảo vệ của cây bị suy giảm, và nguy cơ cây nhiễm nấm mốc và côn trùng tăng lên. Bạn chỉ nên cắt tỉa cây khi thực sự cần thiết, và đừng bao giờ cắt đi quá 25% số cành cây.
Với hầu hết các cây rụng lá, bạn cần đảm bảo trên cây còn lại it nhất 2/3 số lượng cành, mặc dù điều này có khác nhau tùy từng loài cây. Lưu ý rằng cây sẽ không thể sống sót nếu chỉ còn lại một thân cây trơ trụi. Cây sẽ bị stress nặng nếu bạn cắt toàn bộ cành cây.
Không cắt tỉa nhiều quá một lần qua trong một mùa. Trừ khi gió bão làm gãy cành cây, bạn không nên tỉa quá một lần mỗi mùa, vì cây cần có thời gian để hồi phục.
Phương pháp 2 - Cắt tỉa cây để hạn chế hư hại
Bước 1 - Chuẩn bị dụng cụ tỉa cây trong mùa cây ngủ đông.
Cây sẽ ít bị stress hơn khi được tỉa vào cuối mùa thu hoặc đầu mùa đông vì lượng nhựa cây mất đi cũng giảm. Việc tỉa cây vào thời gian này trong năm cũng tốt hơn cho cây, vì “vết thương” bạn tạo ra sẽ ít có nguy cơ bị nhiễm nấm hoặc côn trùng do chúng tương đối ít hoạt động hơn trong mùa này.
Thời điểm tốt để tỉa cây là sau khí lá rụng. Đây là dấu hiệu cho biết cây sẽ ngủ đông cho đến đầu mùa xuân.
Nếu các cành cây gãy vì gió bão vào bất cứ thời gian nào trong năm, bạn có thể cắt tỉa ngay thay vì chờ đến mùa xuân.
Bước 2 - Cắt một đường ở mặt dưới cành cây.
Đường cắt đầu tiên này sẽ không đi qua hết cành cây. Đây là cách để ngăn ngừa cành cây bị gãy quá sát vào thân cây khi nó sắp rơi xuống.
Đường cắt sẽ được thực hiện ở mặt bên của cành cây, còn gọi là gốc cành, tức là vị trí cành cây mọc ra từ thân. Bạn cần để nguyên phần gốc của cành, vì vậy đừng cắt quá sát vào thân cây.
Bước 3 - Cắt rời cành cây, cách thân cây nhiều cm.
Vết cắt thứ hai sẽ cưa qua hết cành cây và nằm ở ngoài vết cắt đầu tiên (phía xa thân cây). Khi cành cây đã rời ra, bạn sẽ còn lại một mẩu cành cây vừa cắt.
Bước 4 - Cắt một đường thật chính xác để lại bỏ mẩu cành còn lại.
Bây giờ bạn có thể cắt một đường gần như sát vào gốc cành cây. Như vậy cây sẽ có điều kiện tốt nhất để lành lại nhanh chóng.
Nhớ đừng cắt phạm vào gốc cành. Phần này cần phải được giữ nguyên.
Bước 5 - Làm sạch các dụng cụ cắt tỉa cây.
Mặc dù có lẽ bạn cũng không cần khử trùng nếu không cắt vào những cành mục rữa hoặc các phần nhiễm bệnh trông thấy của cây. Nhưng để an toàn hơn, bạn nên khử trùng các dụng cụ cắt tỉa cây bằng cồn tẩy rửa (hoặc các chất tẩy rửa gia dụng) sau khi cắt mỗi cành cây bệnh. Bạn cũng nên dùng giẻ tẩm thuốc sát trùng lau sạch các dụng cụ sau khi cắt tỉa xong một cây khỏe mạnh và trước khi chuyển sang cắt tỉa các cây khác. Mầm bệnh đôi khi lây lan qua các dụng cụ cắt tỉa bẩn.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Ch%C6%A1i-v%E1%BB%9Bi-C%C3%A1-lia-thia | Cách để Chơi với Cá lia thia | Cá betta, hay còn gọi là cá xiêm đá, là loài cá đẹp, rất linh hoạt và hòa đồng có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Cá betta có thể sống trong một không gian hẹp, môi trường sống nguyên thủy của chúng là những cánh đồng lúa và mương thoát nước, do đó chúng là loài cá có thể sống một mình trong chậu hoặc bể cá nhỏ như thú cưng của con người. Những con trống cần phải sống riêng để tránh xung đột. Tuy có thể sống độc lập trong không gian nhỏ nhưng chúng cũng sẽ bị buồn chán và cảm thấy cô đơn nếu không có sự kích thích. Nếu bạn nuôi một chú cá betta, hãy tạo cho nó một vài sự chú ý cần thiết bằng việc học cách làm thế nào để chơi và dạy nó làm trò.
Phương pháp 1 - Thêm Tính giải trí vào Bể cá Betta
Bước 1 - Bỏ một vài vật trang trí vào đáy chậu.
Betta là loài cá vô cùng tò mò và chúng giải khuây bằng việc khám phá những thứ mới mẻ. Chúng cũng thích có nơi để trốn và để thư giãn trong “địa phận” của mình, vì vậy thêm một vài những đồ vật thú vị vào chậu nuôi chính là chìa khóa cho sự vui vẻ của cá betta.
Những thứ được bỏ vào trong chậu cá là những thứ làm cho chậu cá thêm sinh động và phải thật sạch sẽ, không tan trong nước, không độc hại. Nếu nó đủ nhỏ và đủ sạch, bạn có thể cho nó vào trong chậu cá betta của mình.
Có rất nhiều những sản phẩm dành riêng cho chậu nuôi cá betta. Bạn hãy xem xét và cho vào chậu của mình ít nhất là một cái cây giả để thú cưng của bạn có thể ẩn mình hoặc nghỉ ngơi ở trong đó.
Bên cạnh việc cho cá betta những chổ để ẩn mình và khám phá, thì bạn cũng cần cho chúng đủ không gian để bơi lượn xung quanh một cách thoải mái và tự do. Đừng để chậu cá của bạn bị chật kín bởi những thứ đồ vật bên trong.
Bước 2 - Nên thêm những vật chuyển động được vào mặt nước.
Những đồ chơi nhỏ hay phao câu cá là ý hay. Bạn không nên phủ toàn bộ mặt nước bởi đồ chơi vì những chú betta cần phải ngoi lên để lấy không khí. Một vài món đồ thú vị nổi trên mặt nước là đủ cho cá đùa nghịch cùng.
Chắc chắn rằng những món đồ chơi thú vị đó phải thật sạch sẽ trước khi cho vào chậu cá.
Thả một quả bóng nhỏ bằng nhựa vào chậu cá. Và hãy xem chúng làm gì với nó! Một vài chú cá sẽ đẩy quả bóng đi xung quanh chậu. Nếu chú cá không chơi với quả bóng đó ngay, hãy cho chúng thời gian để làm quen trước đã.
Bước 3 - Thỉnh thoảng hãy cho betta ăn thức ăn sống.
Đât là cách rất tốt để thưởng cho chú cá của bạn. Những của hàng chuyên về cá cảnh thường cung cấp trùn sống mà hầu hết những con betta sẽ đuổi theo để ăn rất nhiệt tình.
Luôn cho betta ăn với một chế độ cân bằng và đa dạng. Cho ăn quá nhiều sẽ không tốt cho cá vì loài cá này có thể nhịn đói được trong một khoảng thời gian mà không bị sao cả. Vì vậy, đừng cho cá ăn quá nhiều nếu bạn không muốn chúng bệnh.
Phương pháp 2 - Chơi với chú cá Betta của bạn
Bước 1 - Di chuyển ngón tay của bạn lên xuống bên ngoài chậu cá.
Những chú cá sẽ di chuyển theo ngón tay của bạn. Cũng có khi, cá betta sẽ bơi theo nếu nó nhận ra bạn là người chăm sóc nó.
Thử làm cho chú cá nghe theo những hình thức khác nhau mà bạn làm với ngón tay của mình. Một cái búng tay chẳng hạn?
Bước 2 - Luyện cho cá betta ăn thức ăn từ tay bạn.
Khi cho cá ăn, đảm bảo rằng cá sẽ bơi đến và hiểu được đó là thức ăn bạn cho nó. Một khi cá lại gần thức ăn, hãy giữ tay bạn ở trên mặt nước trong khi chúng ăn. Dần dần, bạn có thể chuyển sang giữ nhẹ thức ăn dưới nước giữa ngón cái và ngón trỏ của bạn.
Khi đang huấn luyện cá, hãy cho cá ăn những thứ mà nó thích. Betta thậm chí có thể nhảy lên nếu bạn giữ giun hoặc côn trùng phía trên mặt nước một chút.
Bước 3 - Dạy cho chú cá của bạn bơi, và có thể thậm chí là nhảy lên trên mặt nước hay nhảy qua một cái vòng.
Làm vòng bằng một cái ống sạch hoặc một miếng nhựa dẻo. Tìm ra thứ mà cá betta thích ăn nhất, và dùng chúng làm mồi nhử. Treo cái vòng trong chậu để cá có thể bơi qua nó. Di chuyển mồi nhử để khuyến khích cá betta bơi qua vòng.
Khi chú cá của bạn đã quen với việc bơi qua chiếc vòng, nâng chiếc vòng lên từng chút từng chút một cho đến khi chiếc vòng chỉ còn vừa chạm vào mặt nước. Với sự luyện tập, chú cá của bạn có thể nhảy lên mặt nước và xuyên qua chiếc vòng để lấy thức ăn.
Luôn nhớ không được cho cá ăn quá nhiều. Một ít thức ăn cho việc luyện tập thì không sao, nhưng không được cho chúng ăn quá nhiều nếu không có thể sẽ dẫn đến cá bị bệnh hoặc chết.
Bước 4 - Làm cho chú cá của bạn “xòe vây” ra bằng cách đặt vào chậu một tấm gương.
Cho cá nhìn thấy mình trong gương một vài phút. Khi thấy mình trong gương, nó sẽ nghĩ rằng có một con cá khác ở trong bể. Cá betta trống khá hiếu chiến và luôn tranh giành lãnh thổ, vì vậy khi chúng nghĩ có một con cá khác, chúng sẽ xòe vây của mình ra.
Vẫn có một số ý kiến trái chiều về việc bài luyện tập này có tốt cho cá betta hay không.
Bước 5 - Tập luyện với mục tiêu là một cách khác để vui đùa với chú cá betta của bạn, và mở ra cánh cửa dẫn tới vô số cách khác để chơi với cá.
Trước tiên, hãy tìm một cái que nhựa, ống hút hay cây đũa phù hợp để chọc vào bể cá. Tốt nhất bạn nên tìm thứ gì đó sáng màu, để con cá dễ dàng nhận ra.
Chọc cây vào bể và khi cá chạm mũi vào đó, bạn hãy thưởng đồ ăn cho nó. Thực hiện nhiều lần mỗi ngày, cẩn thận tránh cho cá ăn quá no.
Cuối cùng, bạn có thể dùng cái cây này để huấn luyện cho cá bơi qua vòng tròn, rượt theo cây và thậm chỉ là nhảy lên mặt nước. Cẩn thận đừng để cá vận động quá mệt, và luôn rửa sạch cây trước khi sử dụng.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Di%E1%BB%87t-ru%E1%BB%93i-ngo%C3%A0i-tr%E1%BB%9Di | Cách để Diệt ruồi ngoài trời | Trung bình một con ruồi cái có vòng đời khoảng một tháng, nhưng cho đến lúc đó nó đã đẻ được khoảng 500 trứng. Như vậy, chỉ cần một đám ruồi cái vo ve quanh sân nhà cũng có thể biến thành hàng nghìn con ruồi trong một thời gian rất ngắn. Ruồi sống nhờ rác và chất thải động vật, do đó chúng là nguồn lây truyền bệnh. Vì thế bạn cần làm mọi việc có thể để khống chế số lượng ruồi ở mức thấp nhất.
Phương pháp 1 - Tránh thu hút ruồi
Bước 1 - Giữ sân nhà sạch sẽ.
Ruồi thường bị thu hút bởi mùi hôi; nếu bạn có thể loại bỏ mùi hôi thì số lượng ruồi bên ngoài nhà bạn cũng sẽ giảm đi đáng kể.
Dọn phân chó. Nhớ bỏ phân chó vào túi ni lông kín trước khi vứt vào thùng rác.
Đậy kín thùng rác. Nếu tổ chức tiệc tùng, bạn cần đảm bảo thùng rác có nắp đậy kín và yêu cầu khách dự tiệc đậy nắp thùng rác sau khi bỏ rác vào thùng.
Bước 2 - Thường xuyên xén cỏ.
Ruồi thích những đám cỏ cao và bụi rậm, vì vậy bạn cần cắt tỉa các bụi cây và không để lại các đống cỏ, lá cây hoặc bụi rậm trong sân nhà.
Bước 3 - Lưu ý đến thùng đựng phân trộn.
Thùng đựng phân trộn đầy những chất hữu cơ đang thối rữa, là nguồn cung cấp thức ăn dồi dào cho ruồi.
Không để đống phân trộn quá ẩm ướt.
Để phân trộn càng xa nhà càng tốt.
Bảo quản phân trộn đúng cách. Duy trì nhiệt độ cao sao cho ấu trùng ruồi không thể sinh sống.
Bước 4 - Cảnh giác với nước tù đọng.
Ruồi thường bị thu hút tới những vũng nước đọng ẩm ướt. Bạn nên thường xuyên thay mới khay nước tắm cho chim và không để nước mưa đọng lại trong các xô chậu hoặc các vật chứa khác. Bạn cũng nên vứt bỏ các bánh xe cũ hoặc các đống bề bộn có thể đọng nước mưa trong sân.
Bước 5 - Không để hoa quả và vỏ hoa quả trong máng ăn cho chim.
Nếu muốn đãi lũ chim các món hoa quả, bạn nhớ để càng xa nhà càng tốt.
Phương pháp 2 - Xua đuổi và diệt trừ ruồi
Bước 1 - Làm bẫy ruồi.
Trộn mật và bột ngô xay, cho vào đĩa nông. Đặt đĩa ở xa bên ngoài sân – lũ ruồi có thể tụ tập vào đó và để yên cho bạn thưởng thức bữa ăn trong yên bình.
Bước 2 - Mua loài bọ săn mồi ăn ấu trùng ruồi hoặc phá vỡ vòng đời của chúng.
Bạn có thể dùng loài nasonia vitripennis kết hợp với loài muscidifurax zaraptor.
Bước 3 - Đặt bẫy đèn vào ban đêm.
Bẫy đèn là loại đèn sạc điện thu hút ruồi và hạ gục chúng. Thử treo bẫy đèn quanh sân chơi – treo lên cao để mọi người không vô tình đụng phải.
Cẩn thận khi đặt bẫy đèn. Bẫy đèn có thể không gây thương tích nghiêm trọng nhưng vẫn gây đau nếu bạn chạm vào.
Bước 4 - Treo các túi rượu vodka.
Ruồi không thích mùi rượu vodka, vì vậy bạn hãy thử treo các túi đựng rượu vodka xung quanh hành lang hoặc những khu vực giải trí ngoài trời.
Các túi đông lạnh 1 lít buộc vào máng nước bằng một sợi dây sẽ có tác dụng tốt.
Bất cứ loại rượu vodka rẻ tiền nào cũng có hiệu quả.
Bạn cũng có thể thử thoa rượu vodka lên da, tuy nhiên bạn cần lưu ý mùi nồng của rượu và tình trạng khô da.
Bước 5 - Trồng các cây ăn thịt làm cảnh.
Một số loại cây chỉ có tác dụng xua đuổi ruồi, số khác thực sự có thể bắt ruồi ăn thịt, ví dụ như cây bắt ruồi, cây nắp ấm, v.v...
Bước 6 - Trang trí vườn bằng cây cối có tác dụng xua đuổi ruồi.
Ruồi sợ mùi của một số loại cây, vì vậy bạn hãy trồng những cây này trong sân hoặc đặt các chậu cây gần các cửa ra vào để xua đuổi ruồi. Một số cây có thể kể đến là húng quế, cây cơm cháy, oải hương, bạc hà, cây chàm.
Bước 7 - Không quét hết mạng nhện bên ngoài nhà.
Ruồi là thức ăn của nhện, do đó nếu bạn phá mạng nhện thì lũ ruồi sẽ thoát được kẻ săn mồi tự nhiên này.
Bước 8 - Đặt quạt bên ngoài nhà.
Ruồi không ưa gió. Việc đặt quạt bên ngoài nhà có vẻ kỳ quặc, nhưng một chiếc quạt nhỏ để trên bàn trong sân có thể giúp bạn xua đuổi lũ ruồi khi bạn vui chơi.
Bước 9 - Bày đinh hương xung quanh khu vực ăn uống ngoài trời.
Mùi đinh hương sẽ khiến lũ ruồi tránh xa. Một nắm đinh hương trang trí trên bàn ăn ngoài trời sẽ giúp ngăn cản lũ ruồi đậu vào thức ăn.
Bước 10 - Tránh để thịt ra ngoài.
Ruồi cực kỳ bị thu hút bởi mùi thịt và sẽ bay đến lò nướng thịt ngay khi bạn đem thịt ra nướng.
Đậy kỹ thịt khi không đặt trên lò nướng.
Đóng nắp lò nướng khi đang nướng thịt.
Che đậy cây gắp thịt và đồ làm bếp – lũ ruồi sẽ sẽ ngửi thấy mùi thịt và đậu xuống. Nếu thấy ruồi đậu vào cây gắp thịt, bạn cần đem vào nhà và rửa trước khi đem ra gắp thịt hoặc lật thịt.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Ph%E1%BB%A5c-h%E1%BB%93i-T%C3%B3c-H%C6%B0-t%E1%BB%95n | Cách để Phục hồi Tóc Hư tổn | Có phải tóc bạn dễ gãy và khô cứng? Nhuộm, tẩy, duỗi, và sấy tóc sẽ làm tóc hư tổn theo thời gian. Các việc làm trên sẽ làm tóc bạn khô, từ đó dẫn đến tình trạng tóc gãy và chẻ ngọn. Một khi tóc bạn bị hư tổn, cách tốt nhất để phục hồi là để cho tóc có thời gian mọc lại khỏe mạnh và chắc chắn. Áp dụng các phương pháp trị liệu chuyên sâu sẽ giúp trả lại vẻ óng ánh, bồng bềnh và chắc khỏe từ bên trong của tóc cũng như kích thích sự phát triển của tóc mới khỏe mạnh.
Phương pháp 1 - Giúp tóc phục hồi lại
Bước 1 - Ngừng sử dụng phương pháp chăm sóc tóc không phù hợp.
Nhiều phương pháp phổ biến có thể lấy đi thành phần dầu tự nhiên trên tóc và làm hư hại đến thân tóc. Nếu bạn đã sẵn sàng để phục hồi tóc hư tổn, bạn sẽ nhận ra rằng việc đó thực sự không dễ dàng chút nào trừ phi bạn dừng mọi biện pháp chăm sóc tóc và để tóc quay về trạng thái tự nhiên. Nếu bạn thường phụ thuộc vào các phương pháp này để tạo kiểu tóc như ý muốn, thì bạn sẽ gặp khó khăn khi để biến tóc trở lại trạng thái tự nhiên. Tuy nhiên, bù lại bạn có thể sở hữu một mái tóc khỏe mạnh về lâu về dài. Sau đây là một vài điều bạn nên tránh:
Tránh nhuộm tóc bằng hóa chất, cho dù bạn nhuộm từ thợ chuyên nghiệp hay dùng thuốc trong hộp. Trong trường hợp bạn thực sự muốn nhuộm tóc, hãy suy nghĩ đến việc sử dụng thành phần nhuộm tự nhiên như cây lá móng hoặc trà xanh. Cả hai thành phần này sẽ giúp phục hồi tóc, thay vì gây tổn hại cho chúng.
Tẩy tóc là việc làm không bao giờ được khuyến khích. Tẩy màu tự nhiên của tóc chắc chắn sẽ làm hư hại rất nhiều đến sợi tóc và là nguyên nhân làm tóc bạn trở nên khô xơ và dễ gãy.
Hạn chế duỗi hoặc uốn tóc bằng hoá chất, như thuốc duỗi tóc Brazilian blowout hoặc thuốc duỗi vĩnh viễn. Hóa chất này thực sự gây nhiều tổn hại cho tóc vì chúng ép tóc thẳng trở thành tóc xoăn và ép tóc xoăn trở thành tóc thẳng.
Bước 2 - Nên nhẹ nhàng với tóc mỗi khi bạn gội đầu hoặc sấy khô.
Tóc được xem là chất liệu mỏng manh dễ gãy, vì vậy bạn nên đối xử với chúng thật thận trọng, đặc biệt là khi tóc còn ướt. Tóc ướt thường rất dễ căng và gãy. Do đó, điều quan trọng ở đây là bạn nên nhẹ nhàng mỗi khi gội đầu và lau tóc khô. Hãy xem tóc bạn như chiếc váy vải lụa hoặc áo len được đan tinh tế. Bạn không nên lau, vắt, và chà tóc mạnh tay. Giống như loại vải đặc biệt, tóc bạn nên được chăm sóc một cách cẩn thận.
Khi gội đầu, đừng quên dùng đầu ngón tay mát xa da đầu và nhẹ nhàng xoa dầu gội đều lên tóc, thay vì mạnh tay chà xát lên đầu. Hãy làm tương tự với dầu xả tóc.
Hãy để tóc nhỏ giọt và tự khô một lúc trước khi vắt khô phần nước thừa đang nhỏ xuống từ tóc. Sau đó, dùng khăn tắm vỗ nhẹ lên tóc cho đến khi chúng tự khô.
Bước 3 - Gội đầu không quá 1-2 lần một tuần.
Da đầu sản sinh thành phần dầu tự nhiên, hay còn gọi là bã nhờn, có tác dụng bảo vệ tóc không bị khô. Nếu gội đầu thường xuyên, bạn vô tình đã rửa sạch thành phần dầu này trước khi nó có cơ hội phân tán xuống phần thân tóc và cung cấp sự bảo vệ. Gội đầu một vài lần trong tuần sẽ giúp tóc bạn vẫn giữ được độ bóng và khỏe mạnh.
Trong một lần đầu khi bạn dừng việc gội đầu mỗi ngày, da đầu bạn sẽ sản xuất rất nhiều bã nhờn vì việc bạn gội đầu sau mỗi 24 tiếng trở thành thói quen. Sau khoảng 1 tuần hoặc hơn, mọi thứ sẽ trở lại cân bằng và đầu bạn sẽ không còn trông giống như bị nhờn nữa.
Nếu bạn đang lo lắng về việc chân tóc trông như bị bết lại trong những ngày không gội đầu, sử dụng dầu gội khô là ý kiến hay để làm sạch mọi thứ. Bạn có thể mua một chai dầu gội khô hay tự mình làm bằng cách trộn một muỗng bột ngô với ½ muỗng bột baking soda với nhau. Rắc hỗn hợp này lên khu vực tóc nhờn và để nguyên hiện trạng trong vòng 5 phút. Sau đó, từ từ chải tóc để bột rơi xuống.
Bước 4 - Thay vì sử dụng máy sấy, hãy để tóc khô tự nhiên trong không khí.
Việc này sẽ là một rào cản cho những ai có thói quen sử dụng máy sấy tóc hoặc dụng cụ tạo kiểu khác để có một mái tóc hoàn hảo như ý muốn mỗi ngày. Nếu mục tiêu của bạn là phục hồi tóc và giúp tóc chắc khỏe, thì hãy xem việc sử dụng dụng cụ nhiệt là một bước lùi không cần thiết. Hãy bắt đầu bằng việc để tóc khô tự nhiên và cố gắng chăm sóc sao cho tóc có vẻ ngoài tự nhiên vì điều này sẽ tăng khả năng phục hồi của tóc.
Thử dùng một số sản phẩm tạo kiểu tóc hoặc chải tóc trước khi để tóc khô. Thậm chí bạn có thể tạo hình cho tóc theo kiểu mong muốn trước khi để khô để giúp cho việc tạo kiểu tóc sau đó dễ dàng hơn.
Nếu bạn cảm thấy bạn cần phải dùng dụng cụ nhiệt tạo kiểu tóc, hãy cài chế độ nhiệt thấp và sử dụng trong những dịp đặc biệt.
Phải mất một thời gian tóc mới có thể phục hồi hoàn toàn, nên thời gian đầu trông nó sẽ không được đẹp như bạn mong muốn. Tất nhiên, có thể bạn muốn duỗi thẳng phần tóc xoăn đáng ghét hay muốn mang lại sức sống cho mái tóc khô và xơ xác kia. Tuy nhiên, tốt hơn hết là bạn nên chờ đợi cho đến khi tóc thực sự khỏe mạnh. Nếu kiên nhẫn, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy rằng kết cấu sợi tóc đang dần dần được cải thiện đáng kinh ngạc.
Bước 5 - Chỉ chải tóc khi tóc khô.
Nếu chải tóc khi tóc còn ướt, bạn sẽ dễ làm nó hư tổn. Hãy gỡ tóc rối bằng lược răng thưa. Nhẹ nhàng chải tóc, bắt đầu từ ngọn tóc và dần dần chải tới chân tóc cho tới khi có thể chải mà không vướng tóc nữa. Khi tóc đã khô hoàn toàn, bạn có thể dùng lược lông chồn/heo để làm mượt tóc.
Chải tóc bằng lược nhựa rất có hại cho tóc, nhất là khi bạn dùng nó để gỡ tóc rối. Tóc sẽ bị kéo và đứt gãy.
Nếu tóc bạn xoăn, đừng chải tóc. Hãy dùng lược răng thưa.
Bước 6 - Tránh để một số kiểu tóc.
Một số kiểu tóc nhất định sẽ kéo căng tóc, và là nguyên nhân làm tóc trở nên xơ xác và dễ gãy. Tóc nối và tóc giả đặc biệt ảnh hưởng tiêu cực đến tóc. Cho dù là được đính hay dán keo vào tóc, chúng sẽ làm tổn hại rất lớn đến tóc (và trường hợp xấu nhất là làm đầu bạn bị hói một số nơi). Khi bạn lên kế hoạch để phục hồi tóc chắc khỏe, tốt nhất bạn nên nói không với các kiểu này vì chúng rất có hại cho tóc.
Phương pháp 2 - Quá trình dưỡng tóc
Bước 1 - Hãy dùng dầu xả mỗi khi gội đầu.
Dầu gội thường được thiết kế để làm sạch đầu, trong khi dầu xả có tác dụng giúp mái tóc duy trì độ ẩm, trở nên mềm mại và óng ả. Khi dưỡng tóc, bạn nên đổ khoảng 1 lượng cỡ bằng đồng xu hoặc ¼ lượng dầu xả ra lòng bàn tay. Sau đó, xoa dầu xả lên đầu cách chân tóc khoảng 3cm và dùng ngón tay phân bố đều xuống phần thân tóc. Tập trung vào phần ngọn tóc và đảm bảo rằng chúng được chăm sóc kỹ càng hơn bởi vì khu vực này dễ khô nhanh hơn phần chân tóc. Gội lại đầu sạch sẽ khi bạn đã hoàn thành xong nhiệm vụ.
Không nên dùng nhiều dầu xả khi bạn muốn tóc bạn trông nhẹ nhàng và bồng bềnh. Quá nhiều dầu xả sẽ làm tóc quá tải và dễ bị nhờn hơn.
Để tóc bóng loáng và mềm mại hơn, hãy gội đầu bằng nước lạnh nhất mà bạn có thể chịu được. Điều này sẽ giúp mái tóc nằm theo nếp, mượt mà và óng ả hơn khi bạn dùng nước ấm gội đầu.
Bước 2 - Tiến hành liệu pháp dưỡng chuyên sâu ít nhất vài tuần một lần.
Các phương pháp này thẩm thấu vào tóc giúp chúng duy trì độ ẩm trong suốt tuần. Xoa khoảng một muỗng hoặc hơn tinh dầu xả dưỡng sâu lên tóc, và sau đó nhẹ nhàng chải từ chân xuống ngọn tóc. Sau đó quấn hết tóc lên phía trên đầu, cố định bằng kẹp và trùm mũ tắm lên đầu. Chờ ít nhất khoảng 1 tiếng trước khi gội đầu.
Bạn có thể mua dầu xả dưỡng sâu này ở cửa hàng, hoặc tận dụng đồ dùng trong gia đình, như dầu dừa, dầu hạnh nhân, hoặc dầu oliu để dưỡng tóc.
Không nên dùng dầu xả này hơn một lần một tuần bởi vì dùng quá nhiều sẽ gây phản tác dụng và thực sự làm tổn hại đến tóc.
Bước 3 - Tự làm mặt nạ dưỡng tóc ở nhà.
Vào những ngày tóc bạn trông có vẻ thiếu sức sống, xơ xác, hoặc rối bời, mặt nạ tóc thực sự là vị cứu tinh giúp phục hồi lại kết cấu và vẻ óng ả của tóc. Chỉ nên áp dụng mặt nạ sau khi bạn làm ướt tóc và gội đầu tắm rửa xong. Một vài vật dụng phổ biến trong gia đình thực sự là phép màu cho tóc hư tổn, ví dụ như:
Đối với tóc xơ: Dùng một muỗng mật ong hoặc lòng trắng trứng gà
Đối với tóc xoăn: Dùng hỗn hợp chuối hoặc bơ xay
Đối với tóc khô: Dùng một muỗng sữa tươi hoặc sữa chua
Đối với tóc hỗn hợp: Dùng hỗn hợp của bất kỳ thành phần nào được đề cập ở trên
Bước 4 - Sử dụng tinh dầu cá hoặc serum dưỡng tóc.
Nếu tóc bạn trông có vẻ khô thì tinh dầu hoặc serum cho tóc có tác dụng giúp tóc hết rối và bảo vệ chúng khỏi tác nhân độc hại khác. Nên chọn serum chống tóc rối hoặc tinh dầu dưỡng cho tóc hỗn hợp, và sau đó dùng ngón tay xoa vài giọt và chải nhẹ lên tóc. Nếu bạn chưa có ý định mua serum đặc biệt, hãy thử dùng một trong những tinh dầu dưới đây:
Tinh dầu Argan
Tinh dầu Moroccan
Tinh dầu Jojoba
Tinh dầu trứng gà
Phương pháp 3 - Nuôi tóc mọc khỏe mạnh
Bước 1 - Mát xa da đầu.
Phương pháp mát xa sẽ đẩy mạnh tiến trình lưu thông máu trong da đầu, giúp tóc mọc chắc khỏe hơn. Tạo thói quen mát xa đầu hàng ngày. Đặt ngón tay và nhẹ nhàng xoa nhẹ da đầu theo chuyển động vòng tròn. Hơn nữa, phương pháp này còn giúp bạn giảm căng thẳng và xoa dịu cơn đau đầu.
Mát xa bằng tinh dầu thực sự tuyệt vời hơn bạn tưởng. Trong phòng tắm, hãy dùng tinh dầu dừa, dầu hạnh nhân, dầu jojoba, hoặc dầu oliu và nhẹ nhàng mát xa đầu bạn. Sau đó, gội sạch đầu nếu bạn đã mát xa xong.
Một vài tinh dầu thiết yếu sẽ giúp tóc phát triển khỏe mạnh. Do đó, đừng quên mát xa đầu với tinh dầu trà xanh, tinh dầu trứng, tinh dầu oải hương, và tinh dầu gỗ tuyết trùng.
Bước 2 - Nên chọn sản phẩm tóc tự nhiên.
Thành phần trong dầu gội và dầu xả có thể là nguyên nhân làm tóc bạn hư tổn hơn chứ không thực sự làm chúng khỏe mạnh. Vì vậy, hãy chuyển sang dùng loại dầu gội và dầu xả 100% thành phần tự nhiên có tác dụng nuôi dưỡng tóc, thay vì gội sạch bã nhờn tự nhiên và làm tóc bạn xuống cấp bởi hóa chất độc hại không cần thiết có trong chúng. Dưới đây là một số gợi ý cho bạn tham khảo:
Dùng dầu gội không chứa sunfat. Sunfat được biết đến như một chất tẩy khắc nghiệt thường được tìm thấy trong trong nước rửa chén hoặc bột giặt, và chúng sẽ làm tổn hại đến mái tóc vốn đã hư tổn của bạn. Do đó, hãy tìm sản phẩm dầu gội đầu không chứa sunfat và được làm từ chất tẩy tự nhiên.
Dùng dầu xả không chứa sillicon. Sillion thường được tìm thấy trong sản phẩm dầu xả tóc bởi vì chúng làm tóc trở nên óng ả và thẳng mượt sau vài lần sử dụng. Tuy nhiên, về lâu về dài, chúng ta sẽ tích lũy sillicon trong tóc và đó cũng là nguyên nhân làm tóc trông xuống cấp và thiếu sức sống.
Bước 3 - Giúp tóc chắc khỏe từ trong ra ngoài.
Thói quen hàng ngày của bạn cũng ảnh hưởng đáng kể đển sự khỏe mạnh của tóc. Nếu khẩu phần ăn của bạn không chứa chất dinh dưỡng hoặc bạn không uống đủ nước, tóc bạn cũng sẽ thể hiện sự thiếu sức sống rõ rệt. Cố gắng giúp tóc chắc khỏe từ trong ra ngoài bằng một vài gợi ý sau đây:
Hấp thụ thức ăn giúp tóc khỏe mạnh có chứa protein, axit béo thiết yếu Omega-3, và sắt. Cá hồi, cá mòi, bơ, các loại hạt, và hạt lanh là sự lựa chọn thông minh để kích thích tóc phát triển khỏe mạnh.
Cung cấp nước cho cơ thể bằng cách uống nhiều nước. Khi cơ thể bạn thiếu nước, tóc bạn cũng sẽ trở nên khô và dễ gãy.
Không hút thuốc. Hút thuốc có thể làm tóc bạn thiếu sức sống và khô xơ.
Bước 4 - Bảo vệ tóc khỏi những nhân tố độc hại khác.
Cũng giống như tác động của môi trường, chẳng hạn như ánh mặt trời hoặc nhiệt độ quá thấp có thể ảnh hưởng đến sự khỏe mạnh của làn da bạn thì các yếu tố này cũng làm tóc bạn hư tổn. Cho nên, hãy bảo vệ tóc bằng cách đội mũ hoặc quàng khăn khi bạn đi ra ngoài trong thời gian dài.
Đừng quên bảo vệ cơ thể khỏi hóa chất độc hại ở hồ bơi. Thay vì để tóc tiếp xúc trực tiếp với clo trong hồ, hãy đội mũ bơi.
Thậm chí, sự ô nhiễm không khí cũng tác động tiêu cực lên tóc bạn. Nếu bạn thường đi bộ hoặc đạp xe gần khu vực có giao thông, hãy bảo vệ tóc cho đến khi bạn đến nơi cần đến.
Tạo kiểu tóc bảo vệ, như tết hoặc búi tóc vì kiểu này thường ít làm rối tóc và tránh để tóc tiếp xúc với các nhân tố bên ngoài.
Bước 5 - Thường xuyên tỉa tóc.
Khi tỉa thường xuyên, lớp tóc cũ và hư tổn sẽ được loại bỏ nhường chỗ cho lớp tóc mới và khỏe mạnh. Tỉa phần tóc chẻ ngọn sẽ mang lại cho bạn vẻ ngoài tươi mới, và bạn có thể nhận ra sự khác biệt rõ rệt theo thời gian.
| {
"is_expert": false,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/C%E1%BA%A7m-N%C6%B0%E1%BB%9Bc-m%E1%BA%AFt | Cách để Cầm Nước mắt | Khóc khi căng thẳng hoặc buồn phiền là hành động hoàn toàn bình thường, nhưng nếu không muốn khóc hoặc không muốn ai nhìn thấy bạn khóc, bạn có thể áp dụng một số cách để cầm nước mắt. Để làm được như vậy, bạn cần thực hiện một số thay đổi về mặt thể chất hoặc tinh thần để không còn chú ý vào những gì khiến bạn buồn và tập trung vào những điều tích cực hơn. Tuy nhiên, nếu việc này không hiệu quả, bạn cũng có thể che giấu nước mắt trong chốc lát để cho bản thân thêm thời gian và tự trấn an trước khi tập trung vào việc khác. Dù là trong trường hợp nào, hãy nhớ rằng bạn đang trải qua việc hoàn toàn bình thường và bạn sẽ cảm thấy tốt hơn.
Phương pháp 1 - Cầm nước mắt bằng hoạt động thể chất
Bước 1 - Tập trung vào hơi thở.
Khóc là phản ứng được gây ra bởi trạng thái cảm xúc dâng trào; và cảm giác thả lỏng có được từ việc hít thở sẽ giúp bạn cầm nước mắt. Có lẽ bạn vừa nghĩ đến một kỷ niệm buồn, bạn vừa kết thúc một mối quan hệ tình cảm, hoặc biến cố nào đó vừa xảy ra trong cuộc sống của bạn. Giữ bình tĩnh là việc quan trọng giúp bạn ngừng khóc. Tập trung vào hơi thở như khi thiền là một cách kiểm soát cảm xúc và lấy lại cảm giác bình yên trong lòng.
Khi bạn cảm thấy như sắp khóc, hãy hít vào thật chậm và thật sâu bằng mũi, rồi thở ra thật chậm bằng miệng. Hành động này làm tan cảm giác nghẹn ở cổ họng khi bạn muốn khóc, và góp phần làm ổn định suy nghĩ và cảm xúc của bạn.
Thử đếm đến 10. Hít vào bằng mũi khi bạn đếm một nhịp. Thở ra bằng miệng trước khi đếm nhịp tiếp theo. Đếm là cách giúp bạn tập trung hoàn toàn vào hơi thở thay vì sự việc khiến bạn khóc.
Chỉ với một lần hít thở sâu cũng có thể giúp bạn lấy lại bình tĩnh khi đối mặt với việc gì đó khiến bạn muốn khóc. Hãy hít một hơi thật sâu, rồi giữ hơi thở trong chốc lát, và thở ra. Lúc này, bạn chỉ tập trung vào luồng khí đi vào và đi ra khỏi phổi. Việc hít thở sâu cũng cho bạn một khoảng dừng trước khi đối diện với nguyên nhân gây ra nỗi buồn.
Bước 2 - Di chuyển mắt để nuốt nước mắt.
Khi bạn muốn khóc nhưng không muốn người khác biết cảm xúc của mình, việc di chuyển mắt có thể giúp bạn cầm nước mắt. Một số nghiên cứu cho biết việc chớp mắt cũng giúp cho nước mắt ngừng tuôn rơi. Hãy chớp mắt vài lần để mắt không còn bị nhòe vì nước mắt.
Đưa mắt qua lại hoặc đảo mắt vài lần. Chỉ thực hiện việc này khi bạn biết không ai đang nhìn mình. Bên cạnh hiệu quả khiến bạn phân tâm (vì phải tập trung di chuyển mắt), việc này cũng giúp cho nước mắt không chảy xuống.
Nhắm mắt. Đây là hành động cho bạn thêm một chút thời gian để xử lý những gì đang diễn ra. Nhắm mắt kết hợp hít thở sâu sẽ giúp bạn lấy lại bình tĩnh và tập trung vào việc cầm nước mắt.
Bước 3 - Chuyển động cơ thể để không tập trung vào chuyện buồn.
Khi bạn sắp khóc, hãy chuyển sự chú ý sang việc khác. Khiến bản thân phân tâm bằng chuyển động của cơ thể là một cách giúp bạn ngừng khóc.
Bóp đùi hoặc bóp hai tay. Chỉ cần bóp đủ mạnh để bạn không còn nghĩ đến sự việc khiến mình muốn khóc.
Bạn cũng có thể bóp vật gì đó, chẳng hạn như đồ chơi giúp giảm căng thẳng, gối, một phần vạt áo hoặc tay của người thân yêu.
Đưa lưỡi lên vòm miệng hoặc răng.
Bước 4 - Thả lỏng cơ mặt.
Cau mày hoặc nhăn mặt có thể khiến bạn trông như sắp khóc vì biểu cảm khuôn mặt có thể ảnh hưởng đến cảm xúc. Để cầm nước mắt, bạn cần giữ biểu cảm khuôn mặt bình thản trong mọi tình huống khiến bạn muốn khóc. Thả lỏng mày và phần cơ quanh miệng để bạn không trông như đang lo lắng hoặc đau buồn.
Nếu bạn có thể ra khỏi tình huống đó trong vài phút, hãy thử mỉm cười để ngừng khóc. Một vài nghiên cứu cho biết việc mỉm cười có thể làm thay đổi tâm trạng theo hướng tích cực kể cả khi bạn không muốn cười.
Bước 5 - Xua tan cảm giác nghẹn ở cổ họng.
Một trong những phần khó nhất của việc cầm nước mắt là làm sao để hết cảm giác nghẹn ở cổ họng trước điều khiến bạn muốn khóc. Khi cơ thể cảm thấy căng thẳng, hệ thần kinh tự chủ sẽ phản ứng bằng cách mở thanh môn - phần cơ bắp kiểm soát việc mở từ phía sau cổ họng đến thanh quản. Thanh môn mở ra là nguyên nhân tạo nên cảm giác nghẹn ở cổ họng khi bạn cố gắng nuốt.
Uống một ngụm nước để giải tỏa căng thẳng xuất hiện khi thanh môn được mở ra. Việc uống nước giúp cho các cơ ở cổ họng được thả lỏng (và làm dịu hệ thần kinh).
Nếu không có nước, bạn có thể hít thở chậm và nuốt chậm rãi vài lần. Hít thở là cách giúp bạn thư giãn, còn việc nuốt chậm ra hiệu cho cơ thể biết không cần phải mở thanh môn.
Ngáp. Đây là cách thả lỏng cơ cổ họng, góp phần làm mất cảm giác nghẹn ở cổ họng khi thanh môn mở ra.
Phương pháp 2 - Ngừng khóc bằng cách đánh lạc hướng sự chú ý
Bước 1 - Tập trung vào việc khác.
Đôi khi bạn có thể cầm nước mắt bằng cách chuyển sự chú ý sang thứ khác. Ví dụ, bạn đánh lạc hướng sự chú ý bằng cách thực hiện các phép tính đơn giản trong đầu. Việc cộng vài số nhỏ hoặc nhẩm đọc bảng cửu chương trong đầu sẽ khiến bạn không còn chú ý đến sự việc buồn phiền và giúp bạn lấy lại bình tĩnh.
Hoặc, bạn có thể nghĩ đến lời bài hát yêu thích. Việc nhớ lời và hát nhẩm trong đầu là cách giúp bạn không nghĩ đến chuyện buồn. Cố gắng nghĩ đến lời bài hát tươi vui để cải thiện tâm trạng.
Bước 2 - Nghĩ đến chuyện vui vẻ.
Mặc dù việc này có vẻ khó khi bạn đang đối mặt với chuyện khiến mình muốn khóc, nhưng việc nghĩ đến điều vui nhộn thực sự có thể giúp bạn ngừng khóc. Hãy nghĩ đến điều gì đó đã khiến bạn cười sảng khoái trong quá khứ, chẳng hạn như một kỷ niệm vui, một đoạn phim, hoặc câu chuyện hài hước mà bạn từng nghe.
Cố gắng mỉm cười khi nghĩ về chuyện vui nào đó.
Bước 3 - Tự nhủ rằng bạn là một người mạnh mẽ.
Động viên bản thân khi bạn sắp khóc có thể giúp bạn vượt qua chuyện đó. Hãy nói với bản thân rằng bạn được phép buồn, nhưng bạn không thể buồn ngay lúc này. Nhắc lại lý do bạn không thể khóc ngay bây giờ - bạn không muốn khóc trước mặt người lạ, hoặc bạn muốn làm chỗ dựa vững chắc cho ai đó, v.v. Bạn vẫn cho bản thân được cảm nhận nỗi buồn, nhưng bạn cần sự vững vàng tại thời điểm này.
Nhớ rằng bạn là một người tuyệt vời luôn được bạn bè và người thân yêu thương. Nghĩ về điều bạn đã đạt được trong cuộc sống, cùng với những gì bạn mong đạt được trong tương lai. Tuy nhiên, việc này có thể khiến bạn khóc nhiều hơn!
Nghiên cứu cho biết việc nói những lời động viên tích cực với bản thân có rất nhiều lợi ích sức khỏe bên cạnh hiệu quả xoa dịu nỗi buồn. Đây là việc đem đến nhiều lợi lạc cho cuộc sống của bạn, chẳng hạn như tăng khả năng miễn dịch đối với bệnh cảm lạnh thông thường, giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, cải thiện khả năng đối phó với các tình huống khó khăn và giảm nguy cơ tử vong do đau tim.
Bước 4 - Làm việc gì đó khiến bạn bị phân tâm.
Khi bạn muốn cầm nước mắt, đừng tiếp tục nghĩ về chuyện khiến bạn rơi nước mắt. Khiến bản thân phân tâm là cách giúp bạn tạm quên chuyện buồn - nhưng bạn vẫn cần đối mặt với chuyện đó vào lúc khác.
Mở bộ phim mà bạn muốn xem (hoặc bộ phim kinh điển yêu thích). Nếu không thích xem phim, bạn có thể đọc quyển sách yêu thích hoặc xem một tập của chương trình tivi mà bạn thích.
Đi dạo để thả lỏng đầu óc. Thường thì ra ngoài hít thở không khí là cách đánh lạc hướng suy nghĩ rất tuyệt vời - hãy tập trung cảm nhận vẻ đẹp của khung cảnh xung quanh và cố gắng tránh nghĩ về điều khiến bạn buồn.
Tập thể dục. Chất endorphin được sản sinh từ việc tập thể dục sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn khi đang buồn. Tập thể dục cũng khiến bạn tập trung vào việc đang làm thay vì cảm xúc của bạn.
Phương pháp 3 - Khóc mà không ai biết
Bước 1 - Bịa ra nguyên nhân khiến bạn chảy nước mắt.
Mặc dù những người xung quanh có thể nhận ra lời nói dối vô hại của bạn, nhưng việc này giúp bạn lấy lại bình tĩnh.
Nói rằng bạn đang gặp phải tình trạng dị ứng nghiêm trọng. Đây là lời biện minh quen thuộc cho việc khóc, vì tình trạng dị ứng thường khiến mắt bị đỏ và chảy nước mắt.
Ngáp và nói “mỗi lần mình ngáp là nước mắt lại chảy ròng ròng”.
Nói rằng có lẽ bạn bị ốm. Thông thường, khi ai đó bị ốm, mắt của họ sẽ trông như nhòe đi. Viện cớ ốm cũng là cách giúp bạn rời khỏi tình huống hiện tại.
Bước 2 - Lén lau nước mắt.
Nếu bạn không thể cầm nước mắt, lén lau nước mắt là cách giúp bạn ngừng khóc.
Giả vờ như bạn đang cố lấy bụi ra khỏi hốc mắt, rồi lau nước mắt đọng ở mép mi dưới. Nhẹ nhàng ấn ngón trỏ vào hốc mắt cũng là một cách lau nước mắt.
Giả vờ hắt hơi và đưa khuỷu tay lên che mặt (như vậy bạn có thể dùng cánh tay lau nước mắt). Nếu bạn không thể giả vờ hắt hơi, hãy nói “mình muốn hắt hơi mà không được”.
Bước 3 - Rời khỏi tình huống.
Nếu gặp phải tình huống tiêu cực khiến bạn muốn khóc, bạn nên tìm cách rời khỏi. Điều này không có nghĩa là bạn sẽ lao nhanh ra khỏi đó. Khi gặp chuyện khiến bạn không vui, bạn có thể xin phép rời khỏi phòng trong một lúc. Việc tạm tránh những gì khiến bạn muốn khóc sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn và có thể cầm nước mắt. Bằng cách tạm lánh mặt, bạn đang tách khỏi vấn đề đó cả về thể chất lẫn tinh thần.
Khi bạn có thể ra ngoài, hãy hít thở thật sâu. Như vậy, bạn sẽ không còn muốn khóc nữa.
Phương pháp 4 - Khóc và vượt qua chuyện khiến bạn khóc
Bước 1 - Khóc.
Đôi khi bạn chỉ cần khóc và không cần cảm thấy tội lỗi. Khóc là hành động hoàn toàn tự nhiên của con người. Kể cả khi bạn cố gắng cầm nước mắt trong một lúc, bạn vẫn cần để bản thân được buồn vào lúc khác. Hãy tìm một nơi yên tĩnh mà bạn có thể ngồi một mình và cho phép bản thân được khóc thỏa thích.
Khóc cũng có lợi cho sức khỏe tinh thần và thể chất. Cơ thể sẽ có cơ hội thải độc tố khi bạn khóc. Sau khi khóc, bạn cũng cảm thấy vui vẻ hơn và bớt căng thẳng.
Lưu ý, khóc là dấu hiệu của sức mạnh tinh thần, không phải sự yếu đuối.
Bước 2 - Tìm hiểu nguyên nhân khiến bạn khóc hoặc muốn khóc.
Dành thời gian nghĩ về điều khiến bạn khóc hoặc muốn khóc là một việc quan trọng. Khi tìm được nguyên nhân, bạn có thể phân tích chi tiết hơn và tìm ra giải pháp hoặc cách cải thiện tâm trạng. Hãy nghĩ về chuyện khiến bạn muốn khóc. Có người hoặc tình huống nào khiến bạn cảm thấy như vậy không? Có chuyện gì xảy ra gần đây khiến bạn buồn không (chẳng hạn như chia tay với người yêu, người thân yêu qua đời)? Hoặc còn có lý do nào khác khiến bạn phải liên tục cố gắng nuốt nước mắt?
Nếu không thể tìm ra nguyên nhân khiến bạn khóc, bạn có thể trao đổi với chuyên gia trị liệu tâm lý để được giúp đỡ. Nếu bạn khóc nhiều hoặc thường xuyên muốn khóc, có lẽ bạn đang bị trầm cảm và cần được điều trị.
Bước 3 - Viết nhật ký.
Viết suy nghĩ ra giấy là cách giúp bạn sắp xếp chúng và cảm thấy tốt hơn. Bên cạnh đó, việc này cũng giúp bạn đối mặt với tình trạng căng thẳng, lo âu và trầm cảm. Để có kết quả tốt nhất, bạn nên dành vài phút mỗi ngày để viết suy nghĩ và cảm xúc của mình. Bạn có thể sắp đặt bố cục của nhật ký theo ý thích và viết những gì mình muốn.
Nếu người nào đó khiến bạn muốn khóc, hãy thử viết một lá thư cho họ. Việc trút hết tâm sự vào giấy có thể dễ dàng hơn việc nói ra bằng lời. Kể cả khi bạn không gửi thư cho người đó, bạn vẫn cảm thấy tốt hơn sau khi bộc bạch cảm xúc và suy nghĩ của mình.
Bước 4 - Trò chuyện với ai đó.
Sau khi khóc, bạn nên tâm sự với người nào đó về việc đã xảy ra. Hãy nói với bạn thân, người thân hoặc chuyên gia trị liệu tâm lý về chuyện khiến bạn muốn khóc. Như người xưa có câu “một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, người tâm sự cùng bạn có thể góp ý giúp bạn giải quyết khó khăn trước mắt.
Trò chuyện với người khác cũng giúp bạn cảm thấy mình không cô đơn trong tình huống đó. Nếu bạn cảm thấy như đang gánh cả thế giới trên vai, hãy tâm sự với ai đó và để họ giúp bạn phân loại suy nghĩ lẫn cảm xúc.
Trò chuyện với chuyên gia trị liệu tâm lý rất hữu ích cho người gặp phải tình trạng trầm cảm, lo âu, mất mát, vấn đề về sức khỏe, vấn đề tình cảm, v.v. Cân nhắc việc gặp gỡ chuyên gia trị liệu tâm lý nếu bạn vẫn tiếp tục khóc hoặc nếu bạn muốn trò chuyện với ai đó trong môi trường an toàn và riêng tư.
Bước 5 - Đánh lạc hướng suy nghĩ bằng những việc bạn yêu thích.
Dành thời gian cho những sở thích là cách giúp bạn có thêm góc nhìn mới trong giai đoạn khó khăn. Hãy dành một ít thời gian mỗi tuần cho các sở thích của bạn. Kể cả khi bạn cảm thấy như không thể hòa nhập hoàn toàn với cuộc sống xung quanh vì chuyện buồn phiền đang gặp phải, bạn cũng sẽ sớm bắt gặp bản thân trở nên vui vẻ và cười sảng khoái.
Ở cạnh những người khiến bạn vui. Hãy làm những việc bạn thích như đi dã ngoại, vẽ vời, v.v. Đến bữa tiệc và gặp gỡ người mới, hoặc cùng bạn bè trưng diện và tự tổ chức tiệc. Cho bản thân được đắm chìm trong những hoạt động khiến bạn bận rộn là một cách tuyệt vời để tạm quên nỗi buồn.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Tr%C3%A1nh-t%E1%BB%8F-ra-l%C3%BAng-t%C3%BAng | Cách để Tránh tỏ ra lúng túng | Chắc hẳn mỗi người trong chúng ta đều từng trải qua điều này: Bạn làm hoặc nói sai điều gì đó và mọi cặp mắt đều đổ dồn vào bạn. Bạn tự nhủ mọi người đang phán xét mình và bàn tán về sai lầm của mình. Mặt bắt đầu đỏ bừng, tim đập loạn nhịp và bạn ước mình không phải đứng ở đây nữa. Cảm giác lúng túng, xấu hổ đó là trải nghiệm hết sức bình thường, mặc dù ai cũng có thể gặp phải nhưng chắc hẳn đây không phải trải nghiệm vui vẻ gì. Thật may thay, bạn có thể làm theo các bước sau để hình thành sự tự tin, tránh những tình huống xấu hổ và xử lý khoảnh khắc lúng túng của bản thân.
Phương pháp 1 - Hình thành Sự tự tin
Bước 1 - Tập trung vào sức mạnh của bản thân.
Đây là bước đầu tiên trong quá trình hình thành tự tin. Bởi vì sự lúng túng có liên quan đến cảm giác không thích đáng, nhắc bản thân nhớ về đặc điểm tích cực giúp bạn cảm thấy bớt ngại ngùng khi giao tiếp xã hội.
Bạn giỏi việc gì? Phẩm chất nổi trội của bạn là gì? Hãy lập một danh sách. Có thể tham khảo ý kiến bạn thân hoặc thành viên trong gia đình. Hãy nhớ ghi lại những đặc điểm tính cách, kỹ năng và tài năng, đặc điểm thể chất, khả năng xã hội hoặc cá nhân mà bạn nghĩ ra. Đọc lại danh sách đó vào mỗi buổi sáng rồi bổ sung thêm.
Đối tốt với bản thân và rèn luyện tự trò chuyện tích cực. Mỗi sáng, khi bạn nhìn mình trong gương, hãy mỉm cười và nói "Bạn xứng đáng được vui vẻ ngày hôm nay!" Bạn có thể chọn một đặc điểm ngoại hình mà bạn thích ở chính mình và khen ngợi nó. Hãy thử nói "Chào buổi sáng người đẹp! Bạn có nụ cười thật rạng rỡ!"
Bước 2 - Chỉ ra thách thức và đặt mục tiêu.
Xác định thách thức khiến bạn cảm thấy không đảm bảo hay tự tin. Hãy thử tìm hiểu những thử thách này và đề ra mục tiêu thực tế để cải thiện những mặt này nhiều nhất có thể.
Ví dụ, nếu bạn hay lúng túng, nói lí nhí vì bạn cho rằng mình không giỏi giao tiếp, trước hết bạn có thể luyện tập để cải thiện kỹ năng giao tiếp, sau đó đề ra mục tiêu để thử thách bản thân với kỹ năng này.
Phát triển kỹ năng giao tiếp bằng cách nhận thức thông điệp của bản thân rồi sau đó rèn luyện cách truyền tải thông điệp khác. Bạn có thể lập nhóm cùng bạn bè (tốt hơn nên chọn người có kỹ năng xã hội tốt) và nhập vai để cải thiện kỹ năng. Nhớ tham khảo bài viết Phát triển các kỹ năng giao tiếp để tìm hiểu thêm về cách phát triển kỹ năng giao tiếp.
Ban đầu bạn có thể trò chuyện mỗi tuần một lần. Sau đó tăng dần lên mỗi ngày một lần.
Tham khảo bài viết Có Được Sự Tự Tin để có thêm lời khuyên về cách phát triển sự tự tin.
Bước 3 - Duy trì mối quan hệ.
Đôi khi thiếu tự tin lại có nguyên nhân từ gia đình hoặc bạn bè vì họ trách móc bạn hay quá chú tâm vào vẻ bề ngoài như ăn mặc đẹp hoặc trang điểm sao cho hợp mốt. Bạn cần nhận thức được rằng bạn bè hay người thân đang khuyến khích hay làm bạn nhụt chí, đừng ngần ngại tìm một người bạn mới nếu những người đó làm bạn tổn thương.
Những người bạn tốt sẽ ăn mừng cùng bạn khi thành công và khuyến khích bạn thử làm điều mới mẻ.
Sau khi dành thời gian bên bạn bè, hãy tự vấn cảm xúc của bản thân: Bạn có cảm giác mới mẻ và thoải mái, sẵn sàng chào đón ngày mới? Hay bạn cảm thấy mệt mỏi và kiệt quệ như vừa mới đánh trận? Trạng thái cảm xúc sau khi ở bên người đó khiến bạn hiểu về ảnh hưởng của họ đến sự tự tin cũng như cảm xúc tổng thể của bạn nói chung.
Bước 4 - Hiểu rằng mọi người đều có lúc lúng túng.
Ta thường thấy ngại ngùng khi mọi người nhìn và đánh giá ta thiếu xót. Điều này có thể xảy ra bất ngờ (ở nơi công cộng) hay hình thành lâu dài (khi bạn chuẩn bị bài phát biểu trước công chúng) nhưng nguyên nhân luôn bắt nguồn từ nỗi sợ hãi thiếu tự tin và cảm giác bất an trong mỗi chúng ta. Chỉ cần bạn hiểu rằng mọi người đều trải qua cảm giác lúng túng thì bạn đã hoàn thành bước quan trọng để vượt qua chính mình.
Hầu hết mọi người đều phải chịu đựng cảm giác thiếu tự tin trong cuộc sống và lúng túng trong các tình huống xã hội chính là biểu hiện thường gặp. Hãy thử nhìn nhận những người nổi tiếng theo cách khác: Jim Carey, Kim Cattrall và William Shatner đã phải trải qua nhiều thăng trầm trong sự nghiệp. Nhưng họ đều vượt qua và đạt được thành công vang dội.
Cảm giác thiếu tự tin thường bắt nguồn từ tuổi thơ. Ví dụ, nếu bạn phải đấu tranh để bố mẹ đồng tình hay chú ý, hay những điều bạn làm chưa bao giờ đủ xuất sắc để được bố mẹ chú ý, hay bị bắt nạt, thì có thể bạn sẽ cảm thấy thiếu tự tin ngay cả khi đã trưởng thành. Trong một vài trường hợp, bạn có thể điều trị các vấn đề hồi nhỏ khiến bạn cảm thấy lúng túng ở hiện tại.
Phương pháp 2 - Đối phó với Tình huống Xấu hổ
Bước 1 - Tìm hiểu yếu tố khiến bạn lúng túng.
Bạn thấy lúng túng trong tình huống nào? Bạn ngại nhất khi người lạ đánh giá bạn, chẳng hạn như khi bạn phát biểu trước nhiều người? Hay bạn ngại nhất khi người thân nhìn thấy hành động không đẹp của bạn, như khi thức ăn mắc vào răng hay giấy vệ sinh mắc vào chân?
Nhiều người có xu hướng lúng túng nhất khi người quen nhìn thấy họ mắc lỗi. Cảm giác này gần giống với xấu hổ.
Các yếu tố khác bao gồm mọi người bàn tán hoặc có hành động không phù hợp (chẳng hạn như nói về tình dục hoặc chức năng của cơ thể).
Đôi khi sự lúng túng được hình thành từ cảm giác thiếu tự tin. Các biểu hiện có thể là sợ gặp gỡ người mới, lúng túng về ngoại hình của bản thân, sợ phát biểu trong lớp.
Bước 2 - Thừa nhận rằng lúng túng là điều hoàn toàn bình thường.
Ai cũng trải qua cảm giác này và điều này rất đỗi bình thường! Cũng giống như mắc lỗi và rút kinh nghiệm, những tình huống xấu hổ dạy bạn rất nhiều về con người và giá trị của bản thân. Ngoài ra bạn còn hiểu được những khía cạnh bạn muốn phát triển.
Dễ xấu hổ cũng là một đặc điểm cá nhân, một phần con người bạn. Những người dễ xấu hổ có xu hướng cảm nhận được cảm xúc của người khác một cách sâu sắc, khiến họ trở thành những người đồng cảm và người bạn tuyệt vời. Vì vậy hãy tự hào về bản thân!
Hỏi bạn bè về những tình huống xấu hổ họ từng trải qua. Điều này giúp bạn tin rằng mọi người đều từng trải qua khoảnh khắc xấu hổ!
Bước 3 - Quên đi lỗi lầm trong quá khứ.
Ta thường chìm đắm vào những chuyện xấu hổ ta trải qua và tưởng tượng rằng mọi người sẽ nghĩ đến chuyện đó khi nhìn thấy mình. Sự thật là hầu hết mọi người đều có những bất an của riêng mình nên không có thời gian nghĩ tới chuyện của bạn đâu!
Đôi khi bạn có thể hồi tưởng về khoảnh khắc xấu hổ trong quá khứ nếu muốn xem xét lại vấn đề. Sau tất cả, bạn đã vượt qua những điều đáng xấu hổ trong quá khứ, vậy tại sao điều này lại không?
Đối tốt với bản thân, quên đi mọi chuyện và bước tiếp. Bạn sẽ nói gì với một người bạn ở trong hoàn cảnh giống mình? Hãy nhớ trở thành bạn với chính mình.
Bước 4 - Tránh tình huống làm bạn lúng túng.
Đôi khi, nhìn nhận được kiểu lúng túng bạn thường gặp sẽ giúp bạn tránh được những tình huống có yếu tố làm bạn ngại ngùng.
Nếu phát biểu trước đám đông là yếu tố làm bạn xấu hổ, hãy thử sử dụng trình chiếu Powerpoint hoặc phần mềm hỗ trợ trực quan. Việc này sẽ phân tán sự chú ý của mọi người vào bạn khi bạn nói, một cách tinh tế. Đồng thời, bạn nên luyện tập trôi chảy bài diễn thuyết để giúp bạn tự tin hơn vì hiểu rõ về những gì mình đang nói.
Bước 5 - Nhờ bạn bè giúp đỡ.
Nếu bạn tin tưởng gia đình và bạn bè rằng họ sẽ không lợi dụng mối bận tâm của bạn để làm bạn xấu hổ, bạn có thể nhờ giúp đỡ để tránh những tình huống xấu hổ. Nói cho bạn thân biết tình huống khiến bạn xấu hổ nhất và nhờ họ giúp bạn tránh tình huống đó.
Nếu bạn của bạn có xu hướng chỉ ra rằng bạn đang đỏ mặt, hãy yêu cầu họ dừng lại. Nghiên cứu chỉ ra rằng nếu ai đó nói rằng bạn đang đỏ mặt thì sẽ khiến bạn càng xấu hổ hơn!
Yêu cầu người bạn tin tưởng ngừng trêu chọc bạn về những chủ đề nhạy cảm. Đối với một vài người, xấu hổ nhất là khi bị trêu chọc về sự bất an (như đặc điểm ngoại hình hay bạn thích ai đó). Nếu ai đó thật sự quan tâm đến bạn và hiểu rằng chủ đề này làm bạn phiền lòng, họ sẽ thôi trêu chọc bạn. Nếu họ không ngừng lại thì có lẽ đã tới lúc bạn tìm bạn mới.
Phương pháp 3 - Sử dụng Chiến lược Đối phó
Bước 1 - Kiểm soát phản ứng cơ thể.
Cơ thể ghi nhận sự xấu hổ cũng giống như sợ hãi, và hình thành chuỗi phản ứng sợ hãi như tim đập nhanh, đổ mồ hôi tay, đỏ mặt, nói lắp. Nếu luyện tập, bạn có thể kiểm soát các phản ứng cơ thể bằng cách tập trung chú ý và trấn an tâm trí, sử dụng kỹ thuật giống với khi làm dịu cơn hoảng loạn.
Tập trung sự chú ý vào vật không tạo mối đe dọa trong phòng, chẳng hạn như đồng hồ, poster, hay có thể là vết nứt trên tường. Nghĩ cụ thể về vật đó và bắt đầu luyện kỹ thuật hít thở sâu.
Thở chậm và sâu, đếm đến 3 mỗi lần hít vào thở ra. Tập trung vào cảm giác khi không khí tràn đầy lồng ngực và khi khí thoát ra ngoài. Hình dung sự căng thẳng và lo âu biến mất theo từng hơi thở.
Nếu tình huống xấu hổ được định sẵn (chẳng hạn như một bài phát biểu hay họp mặt phụ huynh), cố gắng làm điều gì đó giúp bạn thư giãn trước khi bắt đầu. Rất nhiều nghệ sĩ biểu diễn thực hiện nghi lễ trước buổi diễn để giúp họ tập trung và loại bỏ chứng sợ sân khấu. Brian Wilson của Beach Boys đã xoa bóp cơ thể và cầu nguyện trước mỗi buổi diễn.
Bước 2 - Nhận thức được sự lúng túng.
Nếu bạn có hành động ngoài mong đợi và lúng túng, chẳng hạn như đổ nước ra bàn họp hay gọi nhầm tên cấp trên thì nhận thức được tình huống này sẽ giúp cải thiện tâm trạng.
Thử giải thích tại sao tình huống này lại xảy ra. Ví dụ, hãy nói "Tôi xin lỗi vì gọi nhầm tên ngài! Tại tôi đang nghĩ nhiều việc quá."
Bạn có thể nhờ giúp đỡ. Nếu bạn làm đổ nước hay trượt chân, hãy nhờ ai đó giúp bạn. Thay vì cười nhạo sai lầm của bạn, họ sẽ đóng góp vào giải pháp giải quyết vấn đề.
Bước 3 - Cùng cười.
Nếu bạn hành động lúng túng trong buổi họp hay trên lớp, chắc chắn ai đó trong phòng sẽ cười khúc khích. Cười trong tình huống ngại ngùng là phản ứng tự nhiên của con người, điều này không có nghĩa là người đó coi thường bạn. Hãy cùng cười với họ để thể hiện rằng bạn có khiếu hài hước và đừng nghiêm trọng hóa mọi chuyện.
Nghiên cứu chỉ ra rằng sử dụng khiếu hài hước để khắc phục tình huống xấu hổ là giải pháp hiệu quả nhất, vậy nên hãy học cách tự cười bản thân. Bạn có thể nói đùa nếu nhanh trí (ví dụ, bạn làm đổ cà phê vào bản báo cáo trong cuộc họp, bạn có thể nói "hy vọng là trang này không có gì quan trọng!"), nếu không thì bạn có thể mỉm cười và nói "A ngại quá đi mất!"
Bước 4 - Nhìn nhận nếu tình huống trở nên tệ hơn.
Đôi khi xu hướng xấu hổ là đặc điểm của người cầu toàn. Nhưng hiếm gặp hơn, cảm giác xấu hổ quá mức có thể là dấu hiệu của chứng lo âu xã hội.
Nếu bạn sợ xấu hổ hay sợ bị người khác đánh giá trong hoạt động hàng ngày hay khó có thể tận hưởng cuộc sống xã hội, có thể bạn đã mắc chứng rối loạn ám ảnh xã hội (đôi khi được gọi là chứng lo âu xã hội). Mặc dù hầu hết mọi người đều trải qua tình huống xấu hổ khi phát biểu trước đông người hay khi trượt ngã trước đám đông, những người mắc chứng rối loạn ám ảnh xã hội có thể cảm thấy xấu hổ vì những điều giản đơn hàng ngày như gọi món trong nhà hàng hay ăn ở nơi công cộng. Triệu chứng ám ảnh xã hội thường xuất hiện ở tuổi dậy thì.
Có nhiều lựa chọn điều trị cho người mắc chứng ám ảnh xã hội, bao gồm điều trị tâm lý hoặc dùng thuốc. Hãy trao đổi với bác sĩ để được giới thiệu đến chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ chuyên khoa thích hợp.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Hi%E1%BB%83u-tr%C3%ACnh-%C4%91%C6%A1n-c%E1%BB%A7a-Audacity | Cách để Hiểu trình đơn của Audacity | Nhiều lệnh trong Audacity xuất hiện trong một trong các trình đơn (Menu Bar). Các chức năng khác có thể thấy trong các thanh công cụ (Toolbar) hoặc được chạy bằng (các) phím tắt hoặc tập hợp các phím tắt.
Phương pháp 1 - Giới thiệu từng trình đơn của Audacity
Bước 1 - Trình đơn File - Tập tin.
Trình đơn có các lệnh tạo, mở và lưu các dự án của Audacity, nhập và xuất các tệp âm thành và thực hiện các hành động theo bó bằng việc sử dụng lệnh (Chuỗi).
New – Mới (Ctrl+N). Tạo một cửa sổ dự án mới và rỗng để bắt đầu làm việc với các kênh mới hoặc được nhập khẩu. Môi trường làm việc mới này sau đó có thể được lưu như là tệp dự án của Audacity () để truy xuất dễ dàng và đầy đủ các nội dung của nó qua các lệnh (Lưu Dự án) hoặc (Lưu Dự án dưới dạng...) của trình đơn .
Open… - Mở… (Ctrl+O). Mở ra cửa sổ lựa chọn tệp tin nơi bạn có thể: (1) Mở một hoặc nhiều tệp dự án của Audacity () hoặc (2) Nhập một hoặc nhiều tệp âm thanh hoặc danh sách các tệp ().
Bạn cũng có thể sử dụng - Tập tin > Nhập > Âm thanh... để nhập tệp âm thanh vào dự án.
(Nhập) ngụ ý mang nội dung mới vào dự án Audacity bằng bất kỳ cách nào, như qua lệnh hoặc rê các tệp vào cửa sổ dự án. Nội dung đó thường là một tệp âm thanh như hoặc , nhưng (sử dụng ) cũng có thể là một kênh nhã, một tệp hoặc dữ liệu thô (Raw Data).
Đối với các tệp âm thanh, trình nhập khẩu được sử dụng phụ thuộc vào dạng tập trong và các thiết lập (khi chọn lệnh ).
.
Liệt kê đường dẫn đầy đủ tới 12 dự án được lưu hoặc được mở gần nhất hoặc các tệp âm thanh được nhập vào gần đây nhất. Các khoản cũ nhất ở đáy bị loại bỏ khi khoản mới được thêm vào ở đầu. Khi bạn xóa một dự án Audacity hoặc tệp âm thanh thì nó sẽ vẫn còn nằm trong danh sách, nhưng sẽ bị loại bỏ khỏi danh sách nếu bạn chọn nó.
Để xóa toàn bộ danh sách, hãy chọn “” (Xóa) ngay bên dưới khoản cuối cùng của danh sách đó.
- Đóng (Ctrl + W). Đóng cửa sổ dự án hiện hành, nhắc bạn lưu tác phẩm của bạn nếu bạn còn chưa lưu.
- Lưu Dự án (Ctrl + S).
Lưu dự án audacity hiện hành với chất lượng nguyên trạng, không nén bằng việc sử dụng định dạng kho chứa AU. Một tệp dự án được tạo ra, cùng với một thư mục có cùng tên với tệp chứa dữ liệu âm thanh của dự án. Ví dụ, nếu bạn lưu dự án như là , thì thư mục có tên là chanson_data sẽ chứa dữ liệu âm thanh đó.
Các dự án của Audacity không có ý định để các ứng dụng khác đọc được, mà để việc tải lên và lưu âm thanh trong Audacity, với tất cả các dữ liệu của dự án như các kênh nhãn chẳng hạn. Khi bạn kết thúc làm việc với dự án và bạn muốn sử dụng các kết quả trong ứng dụng khác, hãy chọn một trong các lệnh (Xuất).
(Lưu như dự án mới). Giống hệt như “” (Lưu Dự án) ở trên, nhưng cho phép bạn lưu bản sao của dự án với tên khác hoặc vị trí khác. Điều này có thể là hữu dụng nếu bạn muốn bảo tồn nguyên trạng của dự án ở một thời điểm nhất định, sau đó xử lý tiếp dự án bạn vừa lưu.
(Xuất). Trình đơn con cho phép bạn xuất âm thanh từ Audacity ở các định dạng tập âm thanh các ứng dụng khác có thể đọc và chơi được. Bạn cũng có thể xuất các tệp nhãn hoặc các tệp hoặc lưu bản sao có nén dự án của bạn thành một tập hợp các tệp có định dạng .
(Nhập). Trình đơn con Import cho phép bạn nhập các tệp âm thanh hoặc các tệp nhãn vào dự án của bạn. Các tệp ở các định dạng âm thanh khác nhau có thể được nhập vào Audacity.
.
là tuần tự các lệnh được tự động hóa tương tự như một “macro”. Nó thường được sử dụng để xử lý theo bó một nhóm các tệp âm thanh, hoặc tự động hóa ứng dụng một tập hợp các hiệu ứng cho một dự án, với sự tuần tự y hệt nhau các hiệu ứng/chức năng.
Trình đơn con có 2 lệnh để làm việc với chuỗi lệnh, một để tạo ra và chỉnh sửa () chuỗi lệnh, còn lệnh kia để áp dụng () chuỗi đó.
(Thiết lập trang). Mỏ hộp thoại tiêu chuẩn trước khi in.
(In ấn…).
In tất cả các hình sóng trong cửa sổ dự án hiện hành (và các nội dung của các kênh nhãn hoặc các kênh khác), với dòng thời gian ở trên. Mọi thứ được in trên một trang.
Để gồm cả (Bảng điều khiển kênh), hoặc để in các phần khác của giao diện, bạn có thể sử dụng (các công cụ chụp màn hình) để chụp màn hình in ra tệp, sau đó sử dụng chức năng in của trình chỉnh sửa ảnh bạn ưa thích.
- Thoát (Ctrl + Q). Đóng tất cả các cửa sổ dự án và thoát khỏi Audacity. Nếu có bất kỳ thay đổi nào còn chưa được lưu lại với dự án của bạn, Audacity sẽ hỏi liệu bạn có muốn lưu chúng hay không. Lưu ý là không nhất thiết lưu các thay đổi nếu bạn đã xuất rồi pha trộn của bạn như một tệp hoặc và bạn đang hạnh phúc với nó. Nhưng nếu bạn đang làm việc với sự pha trộn và có kế hoạch tiếp tục làm sau đó với những gì đã có, thì việc lưu lại một dự án audacity sẽ cho phép bạn phục hồi mọi điều, y hệt như khi bạn lưu lại.
Bước 2 - Trình đơn Edit - Chỉnh sửa.
Trình đơn có các lệnh tiêu chuẩn như (Hoãn lại), (Làm lại), (Cắt), (Chép), (Dán), (Xóa) cộng với nhiều lệnh khác chuyên để soạn thảo âm thanh hoặc nhãn.
- Hoãn lại (Ctrl + Z). Hoãn lại hành động soạn thảo cuối cùng bạn đã thực hiện đối với dự án của bạn. Bạn có thể hoãn lại bao nhiêu lần tùy ý, cho tới tận khi bạn vừa mở cửa sổ đó. Để hoãn lại nhiều hành động, hãy chọn lệnh (Xem > Đã làm…). Tên của khoản trình đơn này sẽ thay đổi để phản ánh những gì sẽ được hoãn lại; Nếu bạn vừa ghi lại vài âm thanh, thì tên của khoản trình đơn đó sẽ là (Hoãn thu).
- Làm lại (Ctrl + Y). Làm lại bất kỳ ảnh động soạn thảo nào vừa bị hoãn lại. Sau khi bạn thực hiện hoạt động soạn thảo mới, bạn có thể không có khả năng làm lại các hành động đã từng bị hoãn lại nữa.
- Cắt (Ctrl + X). Loại bỏ dữ liệu âm thanh và/hoặc các nhãn được chọn và đặt chúng vào bộ nhớ đệm của Audacity. Âm thanh hoặc các nhãn sau lựa chọn đó sẽ dịch chuyển về bên tay trái.
- Xóa (Ctrl + K). Tương tự như lệnh Cut, nhưng loại bỏ dữ liệu và/hoặc nhãn âm thanh hiện đang được chọn mà không sao chép chúng vào bộ nhớ đệm của Audacity.
- Chép (Ctrl + C). Sao chép dữ liệu âm thanh được lựa chọn tới bộ nhớ đệm của Audacity mà không loại bỏ nó khỏi dự án.
- Dán (Ctrl + V). Dán âm thanh từng được cắt hoặc sao chép vào bộ nhớ đệm của Audacity, hoặc chèn nó vào (các) kênh được chọn ở nơi có con trỏ, hoặc thay thế (các) vùng hiện đang được lựa chọn.
- Nhân đôi (Ctrl + D). Tạo ra một kênh mới chỉ có phần được chọn như một tệp mới.
- Loại bỏ đặc biệt. có các trình đơn con sau:
(Chia và Cắt) và (Chia và Xóa) là các lệnh cắt hoặc xóa “đặc biệt” làm cho âm thanh hoặc các nhãn ở bên phải phần được chọn nằm tại chỗ thay vì dịch sang trái.
làm tắt tiếng phần được chọn.
loại bỏ tất cả âm thanh khỏi tệp hiện hành ngoại trừ phần được chọn, tạo ra tệp của riêng nó tách bạch với phần âm thanh còn lại được chọn.
. Trình đơn con có các lệnh để tạo hoặc loại bỏ các tệp tách bạch trong kênh âm thanh. Một tệp nằm bên trong một kênh âm thanh là phần tách bạch của kênh đó đã được chia sao cho nó có thể được điều khiển tương đối độc lập với các tệp khác trong kênh đó.
– Nhãn. Trình đơn con có các lệnh cho phép bạn thêm và sửa các nhãn.
Lệnh này triệu gọi trình soạn thảo nhãn để cho phép bạn thêm hoặc bớt các kênh nhãn và chỉnh sửa các nhãn của chúng hoàn toàn bằng việc sử dụng bàn phím, vì thế là đặc biệt hữu dụng cho những người sử dụng khiếm thị.
Nó mở ra hộp thoại chỉ ra tất cả các nhãn theo kiểu bảng truy cập được từ bàn phím. Một nhúm các núm trong hộp thoại cho phép bạn chèn hoặc xóa nhãn, hoặc nhập và xuất các nhãn tới một tệp.
- Nhãn Âm thanh. Trình đơn con có các lệnh chào cách tiết kiệm thời gian thực hiện các hành động của trình đơn đối với âm thanh có nhiều nhãn được chọn đầy đủ.
Các lệnh áp dụng cho tất cả các vùng âm thanh có nhãn nằm hoàn toàn bên trong phần được chọn trong một kênh nhãn. Phần được chọn có thể mở rộng vượt ra khỏi các đường biên giới nhãn đó, nhưng âm thanh không được gắn nhãn và âm thanh mà nhãn vùng của nó chỉ là một phần của lựa chọn đó sẽ không bị ảnh hưởng.
Nếu không có kênh âm thanh nào nằm trong phần được chọn, thì các lệnh của sẽ áp dụng cho tất cả các kênh âm thanh trong dự án. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ chọn các kênh âm thanh nhất định, thì các lệnh sẽ chỉ ảnh hưởng tới các kênh âm thanh được lựa chọn đó.
- Siêu dữ liệu… Sử dụng chức năng này để soạn thảo các thẻ siêu dữ liệu sẽ được áp dụng cho các tệp được xuất khẩu.
(Ctrl + P). Hiển thị hộp thoại (các ưu tiên). Các ưu tiên cho phép bạn thay đổi hầu hết các hành vi và các thiết lập mặc định của Audacity.
Bước 3 - Trình đơn Select.
Trình đơn có các lệnh để xác định các vùng lựa chọn (trước khi làm việc với các vùng đó bằng các lệnh chỉnh sửa, các hiệu ứng và xuất khẩu) hoặc vị trí của con trỏ chỉnh sửa. Bạn cũng có thể lựa chọn giữa và điều hướng các tệp âm thanh.{"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/0\/05\/SelectMenu.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/0\/05\/SelectMenu.png\/314px-SelectMenu.png","smallWidth":460,"smallHeight":366,"bigWidth":314,"bigHeight":250,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:Screenshot&redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:Screenshot (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:Screenshot<\/a>\n<\/p><\/div>"}
- Tất (Ctrl + A). Lựa chọn tất cả âm thanh ở tất cả các kênh.
- Không gì hết (Ctrl + Shift + A). Bỏ chọn tất cả âm thanh ở tất cả các kênh.
- Dải âm. Trình đơn con có các lệnh để mở rộng lựa chọn hiện hành lên và/hoặc xuống trong tất cả các kênh, hoặc trong tất cả các kênh (khóa đồng bộ) trong dự án.
. Trình đơn con có các lệnh để xác định các vùng chọn và cho phép bạn lưu trữ và truy xuất vị trí của con trỏ soạn thảo hoặc vùng chọn.
. Trình đơn con có các lệnh cho phép bạn làm cho lựa chọn phổ (Spectral) có thể được sử dụng để làm cho các phần lựa chọn gồm dải tần cũng như khoảng thời gian trong kiểu nhìn . Lựa chọn phổ được sử dụng với các hiệu ứng soạn thảo đặc biệt để thay đổi nội dung tần số của âm thanh được chọn.
. Trình đơn con của (các đường biên của tệp) cho phép bạn chọn giữa con trỏ soạn thảo và các đường biên của tệp hoặc điều hướng qua các tệp, lựa chọn tất cả đối với tệp hiện hành.
- Trỏ tới vị trí con trỏ lưu trữ.
Khi chơi hoặc ghi âm (hoặc tạm ngưng): lựa chọn được thực hiện từ vị trí con trỏ chơi lại {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/d\/d0\/PlaybackCursor.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/d\/d0\/PlaybackCursor.png\/13px-PlaybackCursor.png","smallWidth":460,"smallHeight":354,"bigWidth":13,"bigHeight":10,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:Screenshot&redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:Screenshot (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:Screenshot<\/a>\n<\/p><\/div>"} hoặc con trỏ ghi âm {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/b\/bf\/RecordingCursor.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/b\/bf\/RecordingCursor.png\/13px-RecordingCursor.png","smallWidth":460,"smallHeight":354,"bigWidth":13,"bigHeight":10,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:Screenshot&redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:Screenshot (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:Screenshot<\/a>\n<\/p><\/div>"} tới vị trí được lưu trước đó bằng lệnh . Để dễ sử dụng hơn mà không cần phải tạm dừng, bạn có thể muốn thêm phím tắt cho "" (Trỏ tới vị trí con trỏ lưu trữ).
Khi không có âm thanh tích cực: lựa chọn từ vị trí hiện hành của con trỏ soạn thảo (hoặc từ mép trái vùng chọn hiện hành) tới vị trí được lưu trữ.
Thủ tục lựa chọn thay thế nếu bạn muốn lưu trữ nhiều vị trí thì hãy thêm nhãn vào khi được yêu cầu ở con trỏ soạn thảo hoặc con trỏ chơi lại/ghi âm.
. Lưu lại vị trí con trỏ như được xác định bên dưới, sau đó nó có thể được sử dụng với lệnh để tạo ra hoặc sửa đổi vùng chọn.
Nếu âm thanh đang không tích cực chơi, ghi hoặc tạm ngưng: vị trí con trỏ lưu trữ là vị trí của con trỏ soạn thảo hoặc mép trái của vùng chọn.
Nếu âm thanh là tích cực: vị trí con trỏ lưu trữ là vị trí của con trỏ chơi lại {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/d\/d0\/PlaybackCursor.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/d\/d0\/PlaybackCursor.png\/13px-PlaybackCursor.png","smallWidth":460,"smallHeight":354,"bigWidth":13,"bigHeight":10,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:Screenshot&redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:Screenshot (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:Screenshot<\/a>\n<\/p><\/div>"} hoặc con trỏ ghi âm {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/b\/bf\/RecordingCursor.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/b\/bf\/RecordingCursor.png\/13px-RecordingCursor.png","smallWidth":460,"smallHeight":354,"bigWidth":13,"bigHeight":10,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:Screenshot&redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:Screenshot (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:Screenshot<\/a>\n<\/p><\/div>"}vào thời điểm bạn thực hiện lệnh lưu trữ. Để sử dụng dễ hơn mà không cần phải tạm ngưng, bạn có thể muốn thêm phím tắt cho "".
Nếu bạn muốn lưu lại vị trí của con trỏ soạn thảo (hoặc cả các đường biên của phần chọn) trong khi âm thanh là tích cực, hãy dùng lệnh .
(Z). Giúp tránh nhấn vào các điểm soạn thảo khi tiến hành cắt và nối bằng việc dịch chuyển các mép vùng chọn (hoặc vị trí con trỏ) rất nhẹ nhàng sao cho chúng nằm ở điểm giao điểm 0.
Bước 4 - Trình đơn View - Xem.
Trình đơn có các lệnh xác định lượng chi tiết bạn nhìn thấy trong tất cả các kênh trong cửa sổ dự án. Nó cũng cho phép bạn hiển thị hoặc dấu đi các thanh công cụ và một vài cửa sổ như .
. Trình đơn con (thu phóng) có các lệnh cho phép bạn kiểm soát lượng âm thanh, trong khoảng thời gian dài hơn hoặc ngắn hơn, nhìn thấy được trên màn hình.
. Trình đơn con có các lệnh giúp bạn làm cho dự án của bạn vừa khít với màn hình theo chiều nằm ngang và thẳng đứng.
. Trình đơn con có các lệnh cho phép bạn thực sự bỏ qua vị trí con trỏ tới đầu hoặc cuối lựa chọn hiện hành của bạn.
- Đã làm…
Mở ra cửa sổ History sau đó có thể để mở khi sử dụng Audacity. liệt kê tất cả các hành động không được tải lên nhưng được thực hiện trong dự án hiện hành, gồm cả việc nhập khẩu. Cột bên tay phải chỉ ra lượng không gian đĩa cứng từng hành động đã sử dụng và tổng số không gian được sử dụng được chỉ ra trong hộp đầu tiên (không sửa được) bên dưới danh sách đó. Trong dự án được chỉ ra trong hình bên dưới chúng tôi đã tiêu chuẩn hóa cả kênh được ghi và kênh trống , vì thế chiếm hơi nhiều không gian hơn một chút so với không gian việc ghi âm lấy đi.{"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/9\/9c\/History_Dialog.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/9\/9c\/History_Dialog.png\/387px-History_Dialog.png","smallWidth":460,"smallHeight":453,"bigWidth":387,"bigHeight":381,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:Screenshot&redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:Screenshot (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:Screenshot<\/a>\n<\/p><\/div>"}
Nếu bạn loại bỏ các mức (Hoãn lại) thì bạn có thể lấy lại không gian đĩa được dự án sử dụng. Để tiết kiệm hầu hết không gian đĩa (loại bỏ khả năng hoãn lại hoặc làm lại bất kỳ chỉnh sửa nào trong quá khứ), hãy chọn (Hành động) ở đáy trong danh sách bằng việc sử dụng chuột hoặc các phím mũi tên hoặc của bàn phím, tăng “” (Các mức loại bỏ) tới số lượng lớn nhất có thể rồi nháy “”.
Bạn cũng có thể dễ dàng nhảy lùi hoặc tiến giữa các bước soạn thảo bằng việc lựa chọn các khoản đưa vào trong cửa sổ. Điều này có thể nhanh hơn so với việc chọn các lệnh và nhiều lần từ trình đơn .
Karaoke hiển thị quả bóng đi theo văn bản khi chơi âm thanh. Lệnh Karaoke… xúc tác bất cứ khi nào bạn có ít nhất 1 kênh nhãn. Nếu bạn có nhiều kênh nhãn, nó chỉ sử dụng kênh nhãn đầu tiên.
. là một kiểu nhìn thay thế đối với các kênh âm thanh trong cửa sổ chính các kênh, và là tương tự với bộ điều khiển mixer phần cứng. Từng kênh âm thanh được hiển thị trong một (đường kênh). Từng có của riêng nó một đôi thước đo, con trượt chỉnh âm lượng (), con trượt chỉnh cân bằng stereo (), và các núm (tắt tiếng/chơi một mình), tiếng vọng kiểm soát kênh trong (Bảng điều khiển kênh) của nó. Lệnh được kích hoạt bất cứ khi nào có một kênh âm thanh - nó thậm chí có thể được dùng tới trong quá trình chơi lại.
. Hiển thị các trình đơn mở rộng với nhiều lệnh thường ít được sử dụng. Chúng xuất hiện đằng sau trình đơn Help.
.
{"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/8\/82\/Showclipping02.png\/460px-Showclipping02.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/8\/82\/Showclipping02.png\/515px-Showclipping02.png","smallWidth":460,"smallHeight":94,"bigWidth":515,"bigHeight":105,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:Screenshot&redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:Screenshot (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:Screenshot<\/a>\n<\/p><\/div>"}
Nếu được bật (mặc định là tắt – off), các mẫu riêng rẽ hoặc nhiều mẫu bị cắt hiển thị như là một đường thẳng đứng màu đỏ khi ở một trong các kiểu nhìn hình sóng. Một mẫu được hiển thị như là bị cắt nếu nó chạm tới hoặc vượt quá 0 dB và vì thế động tới hoặc vượt quá đường bao âm lượng được xác định trong khoảng +1.0 tới -1.0 theo thước thẳng đứng về bên trái của hình sóng.
Một chuỗi 4 hoặc nhiều hơn các mẫu bị cắt liên tiếp nhau cũng sẽ làm bật chỉ thị cắt màu đỏ trên (Thanh công cụ Đo). Một khối liền màu đỏ trong hình sóng hầu như chắc chắn chỉ ra nhiều chuỗi hoặc chuỗi mở rộng các thông tin âm thanh vượt quá 0 dB bị mất, gây ra sự méo nghiêm trọng. Hãy tránh các mẫu bị cắt bất cứ nơi nào có thể, ví dụ bằng việc thiết lập mức ghi âm đúng. Bạn có thể tắt “” nếu nó hành xử lờ đờ trên các máy chậm hơn.
Bước 5 - Trình đơn Transport.
Các lệnh của trình đơn cho phép bạn chơi hoặc dừng, chơi lặp đi lặp lại, chơi chùi hoặc ghi âm (bao gồm ghi âm được kích hoạt âm thanh hoặc hẹn giờ). Ngoại trừ đối với chơi chùi (), các lệnh chơi lại đó chơi ở tốc độ tiêu chuẩn, hoặc được tăng hoặc giảm tốc độ theo thời gian bằng việc thêm đường bao (Kênh Thời gian). Cách dễ nhất để chơi ở tốc độ nhanh hơn hoặc chậm hơn cố định là hãy sử dụng thanh công cụ .{"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/f\/ff\/TransportMenu.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/f\/ff\/TransportMenu.png\/226px-TransportMenu.png","smallWidth":460,"smallHeight":419,"bigWidth":226,"bigHeight":206,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:Screenshot&redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:Screenshot (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:Screenshot<\/a>\n<\/p><\/div>"}
- Chơi. Các lệnh của trình đơn con (Chơi) kiểm soát chơi lại trong Audacity. Bạn có thể (Bắt đầu), (Dừng) hoặc (Tạm dừng) chơi lại âm thanh trong dự án của bạn.
- Ghi âm. Các lệnh của trình đơn con (Ghi âm) kiểm soát việc ghi âm trong Audacity. Bạn có thể (Bắt đầu), (Dừng) hoặc (Tạm dừng) chơi lại âm thanh trong dự án của bạn. Bạn cũng có thể bắt đầu ghi âm trong kênh đang tồn tại hoặc trên kênh mới của bạn.
- Chùi. Mở ra trình đơn con nơi bạn có thể bắt đầu, dừng hoặc chuyển sang chơi hoặc chơi (chơi Tìm), hoặc bật/tắt (Thước ).
- Trỏ tới. Các lệnh của trình đơn con cho phép bạn dịch chuyển con trỏ về đầu hoặc cuối phần chọn, kênh hoặc bất kỳ tệp âm thanh liền kề nào mà bạn có thể có.
- Vùng chơi. Các lệnh của trình đơn con cho phép bạn khóa và mở khóa vùng chơi.
- Quét lại các thiết bị âm thanh. Quét lại các thiết bị âm thanh được kết nối tới máy tính của bạn, và cập nhật các trình đơn kéo thả chơi lại và việc ghi âm trong (Thanh công cụ Thiết bị).
- Các lựa chọn di chuyển. Trình đơn con cho phép bạn quản lý và thiết lập các lựa chọn khác nhau để di chuyển (chơi và ghi âm) trong Audacity.
Bước 6 - Trình đơn Tracks - Dải âm (hoặc kênh âm thanh).
Trình đơn có 2 lệnh: (1) Để tạo và loại bỏ các kênh; và (2) Để áp dụng các hoạt động đối với các kênh được chọn như pha trộn (), lấy mẫu lại (), chuyển đổi từ stereo sang mono, điều chỉnh hoặc tắt tiếng.
(Thêm mới). Trình đơn con có các lệnh để thêm các kênh stereo hoặc mono, các kênh nhãn và các kênh thời gian.
- Trộn. Trình đơn con có các lệnh để pha trộn và trả về cho các kênh được bạn chọn một kênh duy nhất stereo hoặc mono.
- Lấy mẫu lại… Cho phép bạn lấy mẫu lại cho (các) kênh được lựa chọn với tần suất mẫu mới để sử dụng trong dự án, để lại chiều dài (và vì thế tốc độ và cao độ chơi lại) không thay đổi. Để lấy mẫu lại để xuất khẩu, hãy thay đổi (Tần suất của dự án) trên thanh công cụ lựa chọn ().
- Loại bỏ kênh.
Loại bỏ (các) kênh được chọn khỏi dự án. Thậm chí nếu chỉ một phần của kênh được lựa chọn, thì toàn bộ kênh sẽ bị loại bỏ. Bạn cũng có thể loại bỏ kênh bằng việc nhấn vào X ở góc trái trên cùng.
Để chỉ loại bỏ âm thanh được chọn trong một kênh (không đưa nó vào bộ nhớ tạm), hãy sử dụng lệnh hoặc .
- Tắt tiếng/Bỏ tắt tiếng. Trình đơn con cho phép bạn tắt tiếng hoặc bỏ tắt tiếng tất cả các kênh trong dự án của bạn cùng một lúc, không phải sử dụng các núm và trong (Bảng điều khiển kênh) của từng kênh.
- Cân bằng stereo. Trình đơn con cho phép bạn thay đổi sự cân bằng stereo của tất cả các kênh bạn đã chọn hoặc chọn một phần, cùng một lúc, không phải sử dụng các con trượt cân bằng stereo () trong (Bảng điều khiển Kênh) của từng kênh. Các lựa chọn cân bằng stereo là sang cực trái () hoặc phải () hoặc giữa (). Nếu không có kênh nào được lựa chọn, thì sự cân bằng được/bị thay đổi trong tất cả các kênh.
- Chỉnh kênh. Trình đơn con có các lệnh giúp bạn điều chỉnh các kênh được chọn theo các cách thức khác nhau. Đặc biệt có 2 lệnh rất hữu dụng cho phép bạn điều chỉnh các kênh từ đầu chí cuối, từ kênh này tới kênh khác, hoặc điều chỉnh chúng tất cả cùng nhau.
- Sắp xếp kênh. Trình đơn con có các lệnh để sắp xếp các kênh theo (Tên Kênh) hoặc thời điểm bắt đầu kênh.
- Đồng bộ - Khóa kênh (bật/tắt). Tính năng đảm bảo độ các thay đổi về độ dài xảy ra ở bất cứ đâu trong nhóm các kênh được xác định cũng sẽ diễn ra trong tất cả các kênh âm thanh hoặc nhãn trong nhóm đó, thậm chí nếu các kênh đó từng không được chọn. Điều này cho phép bạn giữ cho các âm thanh hoặc nhãn đang tồn tại được đồng bộ với nhau, thậm chí khi triển khai các hành động như chèn, xóa hoặc thay đổi tốc độ hoặc nhiệp độ. Bạn có thể bật (on) hoặc tắt (off) tính năng này (mặc định là tắt – off) bằng việc nhấn vào khoản mục đó của trình đơn này.
Bước 7 - Trình đơn Generate - Tạo âm.
Trình đơn cho phép bạn tạo âm thanh có các âm điệu, tiếng ồn hoặc im lặng. Âm thanh được tạo ra có thể được chèn ở vị trí con trỏ sao cho mở rộng được kênh đó, hoặc có thể thay thế lựa chọn đang tồn tại bằng âm thanh được tạo mới. Mặc dù mặt định, không phím tắt nào được cung cấp cho các bộ tạo âm, là có khả năng tạo ra phím tắt của riêng bạn cho bất kỳ lệnh nào. Xem (Ưu tiên Bàn phím) để giúp tạo ra các phím tắt.
- Các bộ tạo âm của Audacity.
Các bộ tạo âm có sẵn là: , , , và .
Các bộ tạo âm cài cắm đi với Audacity là: , , và . Các cài cắm khác có thể được thêm vào ở các định dạng khác nhau.
- Thêm/Bớt các cài cắm. Chọn lựa chọn này từ trình đơn (hoặc trình đơn hoặc trình đơn ) đưa bạn tới hộp thoại cho phép bạn tải và bỏ tải các bộ tạo âm - (và các hiệu ứng - và các bộ phân tích – ) khỏi Audacity. Điều này cho phép bạn tùy biến trình đơn làm cho nó ngắn hơn hoặc dài hơn theo yêu cầu. Xem để có thêm chi tiết.
Sử dụng các bộ tạo âm của Audacity.
Tạo âm thanh trong một kênh mới: Nếu không có kênh nào đang tồn tại, hãy chọn bộ tạo âm được yêu cầu. Nếu có các kênh đang tồn tại, hãy nhấn ra bên ngoài các kênh đó (phần nền màu xám) để bỏ chọn chúng, rồi chọn .
Chèn âm thanh được tạo ra vào vị trí con trỏ: Đặt con trỏ vào kênh và chọn . Độ dài âm thanh được chỉ định sẽ được chèn vào (các) kênh được chọn ở vị trí con trỏ. Tổng độ dài (các) kênh được chọn vì thế sẽ gia tăng.
Thay thế lựa chọn đang tồn tại bằng âm thanh được tạo ra: Lựa chọn vùng rồi . (Các) vùng được chọn sẽ được/bị thay thế bằng âm thanh được tạo ra. Tổng độ dài của (các) kênh được chọn sẽ vẫn là y nguyên, trừ phi bạn thay đổi độ dài trong bộ tạo âm để thay thế phần được chọn bằng độ dài hoặc dài hơn hoặc ngắn hơn.
- Biên độ. Tất cả các bộ tạo âm được xây dựng sẵn (tất nhiên ngoại trừ - Im lặng) cho phép bạn gõ giá trị biên độ của độ to của âm thanh được tạo ra. Các giá trị được phép là trong khoảng từ 0 (im lặng) và 1 (âm lượng tối đa có thể mà không bị cắt bớt), với mặc định là 0.8.
- Trường độ. Gõ (hoặc sử dụng các phím mũi tên của bàn phím) để vào trường độ được yêu cầu. Nếu chữ số đầu bạn muốn được hiển thị, hãy gõ vào toàn bộ số đó. Nếu số đầu tiên được yêu cầu không nổi lên, hãy sử dụng phím mũi tên (Trái) hoặc (Phải) trên bàn phím để dịch chuyển số đầu, rồi gõ. Bạn cũng có thể tăng số được hiện lên bằng các phím mũi tên (Lên) hoặc (Xuống) thay vì gõ.
- Định dạng chọn cho khoảng thời gian. Dù việc tạo ra có được chọn hay không, bạn đều có thể thay đổi Định dạng Lựa chọn () thành đơn vị khoảng thời gian () khác sao cho sự tạo ra sẽ nằm trong các đơn vị đó. Để làm điều này, hãy mở trình đơn theo ngữ cảnh bằng việc nhấn vào hình tam giác ở bên phải của các con số đó. Bạn cũng có thể mở trình đơn đó bằng việc hơ chuột qua hoặc lựa chọn trong các số (khoảng thời gian), rồi nhấn phải hoặc sử dụng phím tương đương trên bàn phím.
- Các bộ tạo âm được xây dựng sẵn
Chirp tạo ra 4 dạng âm điệu khác nhau giống như bộ tạo âm điều () nhưng cho phép thêm thiết lập biên độ và tần số đầu và cuối. Các âm điệu ngắn có thể được tạo ra để kêu rất giống tiếng chim hót. Đối với (Âm điệu), các tần số có thể theo danh nghĩa ở bất cứ đâu trong khoảng 1 Hz và nửa tần số dự án hiện hành như được chỉ ra trong thanh công cụ lựa chọn ().
Tạo ra các âm điệu đa tần âm điệu kép - () giống như âm điệu được tạo ra bởi các núm trên các máy điện thoại. Đối với từng âm điệu bạn muốn tạo ra, hãy gõ vào các con số từ 0 tới 9, chữ thường từ a tới z, và các ký tự * và #. Bạn cũng có thể gõ vào 4 âm điệu “ưu tiên” được Quân đội Mỹ sử dụng (các ký tự hoa A, B, C và D).
- Tiếng ồn. Tạo ra 1 trong 3 dạng tiếng ồn khác nhau. Tiếng ồn trắng (White noise) có khả năng lớn nhất để che các âm thanh khác, vì nó có năng lượng tương tự ở tất cả các mức tần số. Tiếng ồn tím () và tiếng ồn Browni () vừa có nhiều năng lượng hơn ở các tần số thấp hơn, đặc biệt , nó có âm thanh trầm bị nghẹt nhất của 3 dạng trên. Về bản chất tự nhiên của chúng, tiếng ồn tím và Browni có thể có ít đỉnh không chính xác ở biên độ được yêu cầu nếu các kênh chỉ dài vài giây.
- Im lặng. Tạo ra âm thanh biên độ bằng không (0), thiết lập có khả năng cấu hình được duy nhất cho khoảng thời gian. Khi áp dụng cho một lựa chọn âm thanh, kết quả là y hệt với lệnh .
- Âm điệu. Sinh ra 1 trong 4 dạng hình sóng âm điệu khác nhau: , , và (không có biệt hiệu). Tên của từng âm điệu mô tả kỹ sự xuất hiện của nó khi được thu phóng đủ để nhìn từng chu kỳ hình sóng.
- Các bộ tạo âm được xây dựng sẵn. Bất kỳ bộ tạo âm bổ sung nào mà xuất hiện bên dưới đường phân cách trình đơn là các trình cài cắm , hoặc . Hãy nhấn vào các đường liên kết trong câu trước để xem cách thêm các trình cài cắm mới của từng dạng. Audacity gồm các bộ tạo âm sau, nhưng nhiều hơn có sẵn để tải về các trình cài cắm trên Wiki của chúng tôi.
. Âm điệu giật tổng hợp với sự nhạt dần ở đầu ra đột ngột hoặc từng bước một, và cao độ chọn được tương ứng với âm điệu .
- Kênh nhịp điệu. Tạo ra một kênh với các âm thanh đều đặn ở tốc độ được chỉ định và các số đếm nhịp cho từng nhịp (vạch nhịp). Nó có thể được sử dụng như máy đếm nhịp để thiết lập một nhịp ổn định theo đó việc ghi âm thêm có thể được thực hiện.
Tạo ra tiếng trống thực gồm sóng hình sin được chuyển điệu bằng tiếng ồn băng hẹp, một khoảng sát âm điệu và sóng hình sin khá mạnh ở nền tảng.
- Nhập dữ liệu mẫu. Tạo ra âm điệu từ dữ liệu số được nhập.
Bước 8 - Trình đơn Effect - Hiệu ứng.
Audacity có nhiều hiệu ứng được xây dựng sẵn và cũng cho phép bạn sử dụng dải rộng lớn các hiệu ứng cài cắm. Bạn có thể tải về nhiều trình cài cắm tự do cho Audacity từ website của chúng tôi. Các trình cài cắm luôn xuất hiện bên dưới đường phân cách trong trình đơn . Phiên bản này của Audacity có các hiệu ứng mẫu và/hoặc .{"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/b\/b9\/EffectMenu.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/b\/b9\/EffectMenu.png\/274px-EffectMenu.png","smallWidth":460,"smallHeight":279,"bigWidth":274,"bigHeight":166,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:Screenshot&redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:Screenshot (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:Screenshot<\/a>\n<\/p><\/div>"}
Sử dụng các hiệu ứng. Các tiêu đề kết thúc bằng 3 dấu chấm (…) sẽ mang tới một hộp thoại yêu cầu bạn cho thêm các tham số. Tất cả các hiệu ứng có một hộp thoại cho phép bạn nghe âm thanh khi được hiệu ứng sửa đổi trước khi bạn áp dụng hiệu ứng đó cho dạng hình sóng.
Các hiệu ứng được xây dựng sẵn và các trình cài cắm có một núm (Xem trước) - hãy nhấn vào núm này để nghe liệu các thiết lập hiệu ứng hiện hành có là những gì bạn muốn hay không, và nếu không, hãy thay đổi các thiết lập đó rồi lại một lần nữa. Nhấn OK để áp dụng hiệu ứng đó cho dạng hình sóng.
Tất cả các dạng hiệu ứng khác được hỗ trợ trong Audacity (, , và ) hỗ trợ xem trước thời gian thực - bạn có thể thay đổi các thiết lập hiệu ứng trong khi nghe rồi nhấn (Áp dụng) để áp dụng hiệu ứng đó cho dạng hình sóng.
- Thêm / Bớt các trình cài cắm. Chọn lựa chọn này từ trình đơn (hoặc trình đơn hoặc trình đơn ) đưa bạn tới một hộp thoại cho phép bạn tải và bỏ tải các hiệu ứng (và các bộ tạo âm và các trình phân tích) khỏi Audacity. Điều này cho phép bạn tùy biến trình đơn của bạn làm cho nó ngắn hơn hoặc dài hơn như yêu cầu. Để biết thêm xem , và . Mặc định tất cả các hiệu ứng được xây dựng sẵn, với ngoại lệ các bộ lọc kinh điển (), được tải vào Audacity.
- Lặp lại Hiệu ứng Cuối cùng (Ctrl +R). Sử dụng lệnh này từ trình đơn sẽ lặp lại hiệu ứng cuối cùng bạn đã sử dụng với các thiết lập y hệt. Để truy cập nhanh tới hiệu ứng cuối cùng được sử dụng, bạn có thể sử dụng Ctrl+R để lặp lại nó với các thiết lập y hệt.
Các hiệu ứng được xây dựng sẵn của Audacity.
Các hiệu ứng được xây dựng sẵn của Audacity (các hiệu ứng xuất hiện trong ứng dụng bất kể các thư mục nội dung của Audacity và các “” (trình cài cắm) nào khác) nằm bên trên đường phân cách trong trình đơn .
Các hiệu ứng được xây dựng sẵn hỗ trợ lưu cho người sử dụng các thiết lập sẵn trước nhưng còn chưa hỗ trợ xem trước theo thời gian thực hoặc nhập/xuất các thiết lập sẵn trước từ/tới các máy khác.
Các hiệu ứng .
Các trình cài cắm đưa ra hầu hết các hiệu ứng nằm bên dưới đường phân cách trong trình đơn . Chúng cũng được sử dụng để cung cấp vài công cụ bộ tạo âm (generators) và trình phân tích. Dải rộng lớn các trình cài cắm hiệu ứng , tạo âm và phân tích có thể có được từ Download Nyquist Plug-ins trên Wiki của chúng tôi.
Các hiệu ứng hỗ trợ lưu cho người sử dụng các thiết lập sẵn trước nhưng còn chưa hỗ trợ xem trước theo thời gian thực hoặc nhập/xuất các thiết lập sẵn trước từ/tới các máy khác.
Các hiệu ứng .
Các trình cài cắm () ban đầu đã được phát triển cho nền tảng Linux, nhưng các vài trình cài cắm cũng được viết cho Windows và Mac. Hầu hết các trình cài cắm là các hiệu ứng, nhưng chúng cũng được sử dụng để cung cấp vài bộ tạo âm được xây dựng sẵn trong Audacity và có thể được sử dụng để phân tích âm thanh.
Các trình cài cắm bổ sung có thể được tải về cho Linux, Mac và Windows. Hãy xem phần LADSPA của trang (Tải về) trên website Audacity để có thêm chi tiết.
Các hiệu ứng hỗ trợ xem trước theo thời gian thực. Chúng không hỗ trợ nhập/xuất các thiết lập sẵn trước nhưng hỗ trợ lưu các thiết lập sẵn trước để sử dụng chỉ trong Audacity. Vài trình cài cắm có phần “” (Đầu ra của hiệu ứng) hiện diện sau khi hiệu ứng đó được áp dụng.
Các hiệu ứng . là sự tiến hóa tiên tiến hơn của kiến trúc trình cài cắm . Lưu ý là các hiệu ứng trong Audacity còn chưa thể hiển thị giao diện đồ họa đầy đủ.
Các hiệu ứng . Công nghệ Studio ảo – () là giao diện phần mềm tích hợp phần mềm bộ tổng hợp âm thanh () và các trình cài cắm hiệu ứng với các trình soạn thảo âm thanh và các hệ thống ghi âm, như Audacity.
Bước 9 - Trình đơn Analyze - Phân tích.
Trình đơn có các công cụ để tìm ra các đặc tính của âm thanh của bạn, hoặc gắn nhãn cho các tính năng chính. Các trình cài cắm chấp nhận đầu vào âm thanh nhưng không tạo ra đầu ra âm thanh sẽ được đặt trong trình đơn , với các kết quả phân tích đang được các nhãn cung cấp (hoặc trong một vài trình cài cắm tùy chọn bởi phần “” trong bản thân trình cài cắm đó). Dù mặc định, không phím tắt nào được cung cấp cho hầu hết các công cụ phân tích, là có khả năng để thiết lập phím tắt của riêng bạn cho bất kỳ lệnh nào. Xem Keyboard Preferences để có các chỉ dẫn.
Các công cụ phân tích của Audacity.
Có 3 công cụ phân tích được xây dựng sẵn: , và .
Có 5 công cụ phân tích là các trình cài cắm đi cùng với Audacity: , , , và .
Trình cài cắm
- Thêm/Bớt các trình cài cắm. Chọn lựa chọn này từ trình đơn (hoặc trình đơn hoặc trình đơn ) đưa bạn tới hộp thoại cho phép bạn tải và bỏ tải các bộ phân tích - (và các hiệu ứng - và các bộ tạo âm – ) khỏi Audacity. Điều này cho phép bạn tùy biến trình đơn của bạn làm cho nó ngắn hơn hoặc dài hơn theo yêu cầu. Xem Plug-in Manager: Effects, Generators and Analyzers để có thêm chi tiết.
Các công cụ phân tích được xây dựng sẵn.
- Độ tương phản (Ctrl + Shift + T). Phân tích kênh âm thanh không stereo đơn nhất, được lựa chọn để xác định sự khác biệt trung bình rms về âm lượng (độ tương phản) giữa nền chính (bài nói chuyện) và nền phụ (âm nhạc, tiếng ồn khán phòng hoặc tương tự). Mục đích là để xác định liệu bài nói chuyện sẽ là dễ hiểu cho những người khiếm thính hay không.
Lấy âm thanh được chọn (tập hợp các giá trị về áp suất âm thanh ở các thời điểm) và chuyển nó thành đồ thị tần số (chiều nằm ngang theo Hz) và với biên độ (chiều thẳng đứng theo dB).
- Tìm cắt bớt. Hiển thị phần các mẫu bị cắt bớt trong một kênh nhãn, như lựa chọn thay thế truy cập được màn hình của độc giả cho lệnh . Phần đó phải có ít nhất 1 mẫu bị cắt bớt, nhưng có thể gồm cả các mẫu không bị cắt bớt nữa.
Các công cụ phân tích là trình cài cắm đi với Audacity. Để thêm một trình cài cắm mới, hãy đặt nó vào thư mục “” của Audacity.
Trên Linux, thư mục “” là trong Chữ đậm nếu bạn cài đặt gói Audacity từ phát tán của bạn, hoặc trong nếu bạn biên dịch Audacity từ mã nguồn. Thư mục “” cũng có thẻ được tạo ra trong thư mục gốc home, tại: (bạn cũng có thẻ gọi thư mục đó là "").
Trên Mac, thư mục “” là ở .
Trên Windows, thư mục “” là trong thư mục nơi có Audacity - thường là hoặc (x86) với 64-bit Windows.
. Cố gắng đặt các nhãn vào các đập nhịp to hơn nhiều so với âm thanh xung quanh. Đây là công cụ khá thô và đã sẵn sàng, và sẽ không nhất thiết làm việc tốt trên một kênh nhạc pop hiện đại với dải động được nén.
- Các nhãn theo quãng đều… Đặt các nhãn vào một kênh dài để chia nó thành các phân khúc nhỏ hơn và có các kích thước bằng nhau. Ví dụ, điều này có thể là hữu dụng để phân phối một tệp lớn trên Internet. Bạn có thể hoặc chọn số các nhãn sẽ được tạo ra, hoặc quãng giữa chúng. Từng nhãn được tạo ra có văn bản nhãn được chọn.
- Xuất Dữ liệu Mẫu… Đọc các giá trị các mẫu kế tiếp từ âm thanh được chọn và in dữ liệu này thành văn bản thô, tệp hoặc .
- Trình tìm sự im lặng. Chia kênh bằng việc đặt các nhãn các điểm bên trong các vùng im lặng. Sử dụng điều này nếu bạn chỉ muốn chia việc ghi âm thành các rãnh ở các điểm nhất định mà không loại bỏ sự im lặng giữa chúng.
- Trình tìm âm thanh. Chia kênh bằng việc đặt các nhãn vùng cho các vùng âm thanh được tách bạch bởi sự im lặng. Sử dụng điều này để tạo các nhãn chỉ ra vùng chính xác của từng kênh sẽ được khai thác. Điều này cho phép bạn loại bỏ vài hoặc tất cả sự im lặng giữa các kênh.
- Các trình cài cắm phân tích . Bạn cũng có thẻ thêm vài công cụ phân tích thêm ở định dạng cài cắm để xem và phân tích các nội dung có tính miêu tả các tệp âm nhạc. Thông thường những điều trình cài cắm Vamp có thể tính tới gồm vị trí các thời điểm như thời gian và công suất hoặc dữ liệu tần số cơ bản bắt đầu ghi chú. Các trình cài cắm mà tạo ra các đồ thị hoặc các hình ảnh khác sẽ không làm việc được trong Audacity, ngoài chỉ các trình cài cắm nào phù hợp để viết các nhãn.
Bước 10 - Thư mục Help - Trợ giúp.
Thư mục Help cho phép bạn tìm ra nhiều hơn về ứng dụng Audacity và cách sử dụng nó. Nó cũng gồm vài công cụ tiên tiến hơn như việc chụp lại các hình màn hình Audacity, hoặc xem các thông điệp lưu ký được ứng dụng tạo ra.{"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/e\/e1\/HelpMenu.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/e\/e1\/HelpMenu.png\/214px-HelpMenu.png","smallWidth":460,"smallHeight":402,"bigWidth":214,"bigHeight":187,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:Screenshot&redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:Screenshot (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:Screenshot<\/a>\n<\/p><\/div>"}
- Trợ giúp nhanh. Phần “” (Làm quen) của sách chỉ dẫn của chúng tôi - thông tin nhanh, nó hiển thị được trên trình duyệt của bạn, về cách để chơi, ghi âm và soạn thảo âm thanh, và xuất khẩu tới tệp âm thanh như hoặc .
- Sách chỉ dẫn. Đưa bạn tới các phần chính của sách chỉ dẫn của chúng tôi, hiển thị được trên trình duyệt của bạn:
Các sách chỉ dẫn
Usinh Audacity (Sử dụng Audacity) - các khái niệm cơ bản làm việc với âm thanh số
Reference (Tham chiếu) - tất cả các trình đơn, các núm và các kiểm soát
Miscellaneous (Các nội dung khác) - gồm bảng chú giải và các câu hỏi đáp thường gặp
- Công cụ. Trình đơn con có các công cụ để chụp màn hình và kiểm chuẩn cho các mục đích dự báo.
- Dự báo. Trình đơn con có các công cụ giúp dự báo về Audacity.
- Kiểm tra các bản cập nhật… Đưa bạn tới trang (Tải về) của website Audacity, nơi bạn có thể thấy những gì Audacity phiên bản mới nhất có. Bạn có thể so sánh phiên bản mới nhất với phiên bản bạn đang có, điều sẽ được chỉ ra ở "" trên dòng địa chỉ của trình duyệt và điều bạn cũng có thể thấy trong phần
- Về Audacity. Hiển thị hộp thoại “”, có các chuyển trang về:
Thông tin phiên bản Audacity, thừa nhận ghi công và danh sách các thư viện được sử dụng trong Audacity
Thông tin về phiên bản hiện hành, gồm cả hỗ trợ định dạng tệp, các thư viện và các tính năng được xúc tác và số lượng mã nguồn được đệ trình mà phiên bản đã được xây dựng từ đó
Giấy phép GPLv2
| {
"is_expert": false,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Chuy%E1%BB%83n-%C4%91%E1%BB%95i-ti%E1%BB%81n-t%E1%BB%87-trong-Microsoft-Excel | Cách để Chuyển đổi tiền tệ trong Microsoft Excel | wikiHow hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách tạo công cụ chuyển đổi tiền tệ bằng Microsoft Excel. Nếu chỉ cần chuyển đổi một giá trị tiền tệ nào đó sang đơn vị khác, hết sức đơn giản, bạn có thể sử dụng công thức nhân của Excel để áp dụng tỉ lệ chuyển đổi với dữ liệu hiện có. Trên máy tính Windows, bạn cũng có thể cài đặt trình cắm bổ sung Kutools nhằm chuyển đổi những số tiền lớn với tỉ giá cập nhật; quá trình này nâng cao hơn nhưng cũng chính xác hơn.
Phương pháp 1 - Chuyển đổi thủ công
Bước 1 - Tra cứu tỉ giá chuyển đổi hiện tại.
Mở trình duyệt web và nhập currency converter hoặc chuyển đổi tiền tệ vào thanh địa chỉ, sau đó chọn tiền tệ mà bạn muốn so sánh trong các khung thả xuống ở đầu kết quả của công cụ tìm kiếm. Thao tác này sẽ giúp bạn biết tỉ giá hiện tại.
Chẳng hạn, nếu muốn xem tỉ giá đồng đô la so với đồng euro, bạn cần chọn trong khung phía trên và ở khung bên dưới.
Bước 2 - Mở Microsoft Excel.
Ứng dụng có màu xanh lá với chữ "X" trắng bên trong.
Bước 3 - Nhấp vào Blank workbook (Tập hợp bảng tính trống).
Tùy chọn này ở phía trên bên trái cửa sổ.
Trên Mac, bạn cần nhấp vào thẻ (Mới) rồi chọn .
Bước 4 - Tạo biểu đồ với thông tin chuyển đổi tiền tệ bằng cách:
Nhập tên của đơn vị tiền tệ thứ nhất vào ô (ví dụ: "Dollars").
Nhập giá trị của đơn vị tiền tệ thứ nhất vào ô . Giá trị này phải là "1".
Nhập tên của đơn vị tiền tệ thứ hai vào ô (ví dụ: "Euros").
Nhập tỉ giá chuyển đổi vào ô .
Bước 5 - Nhập tên của đơn vị tiền tệ cần chuyển đổi vào ô D1.
Chẳng hạn, nếu bạn đang chuyển đổi từ đô la sang euro thì nhập "Dollars" vào ô .
Bước 6 - Nhập giá trị tiền tệ mà bạn muốn chuyển đổi vào cột "D".
Ví dụ, nếu bạn có 10 giá trị đô la cần chuyển sang euro, hãy nhập từng giá trị đô la vào ô từ đến .
Bước 7 - Nhập tên của đơn vị tiền tệ cần chuyển đổi vào ô E1.
Để sử dụng ví dụ trước, bạn cần nhập "Euros" vào đây.
Bước 8 - Nhấp vào E2, sau đó nhập =$B$2*D2 và nhấn ↵ Enter.
Giá trị tương đương được chuyển đổi của đơn vị tiền tệ ban đầu sẽ hiện ra trong ô ngay bên phải giá trị cần chuyển đổi ban đầu.
Bước 9 - Áp dụng công thức cho phần còn lại của cột tiền tệ thứ hai.
Nhấp vào lần nữa để chọn, sau đó nhấp đúp vào ô vuông nhỏ màu xanh lá hiển thị ở góc dưới bên phải ô . Cột của đơn vị tiền tệ thứ hai sẽ được lấp đầy bằng các giá trị chuyển đổi của giá trị tiền tệ trong cột ban đầu.
Phương pháp 2 - Bằng Kutools dành cho Excel
Bước 1 - Truy cập trang tải Kutools.
Truy cập https://www.extendoffice.com/download/kutools-for-excel.html bằng trình duyệt web. Kutools chỉ khả dụng với Windows.
Bước 2 - Nhấp vào Free Download Now (Tải xuống miễn phí ngay bây giờ).
Liên kết này nằm giữa trang. Kutools sẽ tải về máy tính, tuy nhiên bạn cần nhấp vào (Lưu) hoặc chọn nơi lưu (tùy theo trình duyệt).
Bước 3 - Nhấp đúp vào tập tin thiết lập Kutools với biểu tượng hộp màu nâu.
Bước 4 - Chọn ngôn ngữ rồi nhấp OK.
Nhấp vào khung thả xuống để chọn ngôn ngữ.
Bước 5 - Tiến hành theo hướng dẫn trên màn hình để hoàn tất quá trình cài đặt Kutools:
Nhấp vào (Tiếp theo).
Nhấp vào ô "Accept" (Chấp nhận) rồi nhấp .
Nhấp hai lần.
Nhấp vào (Cài đặt).
Bước 6 - Mở Microsoft Excel với biểu tượng xanh lá có chữ "X" trắng bên trong.
Bước 7 - Nhấp vào Blank workbook.
Tùy chọn này ở phía trên bên trái cửa sổ.
Bước 8 - Nhập các giá trị tiền tệ ban đầu vào cột "A".
Chẳng hạn, nếu bạn có 20 giá trị đô la cần chuyển đổi, hãy nhập từng giá trị riêng biệt vào các ô từ đến .
Bước 9 - Chọn dữ liệu tiền tệ bắt đầu.
Nhấp vào ô và kéo xuống đến ô cuối cùng.
Bước 10 - Sao chép dữ liệu.
Nhấp vào thẻ rồi chọn (Sao chép) từ trong phần "Clipboard" bên trái thanh công cụ.
Bước 11 - Dán dữ liệu vào cột "B".
Nhấp vào ô , sau đó nhấp vào nút (Dán). Nút này có hình bìa kẹp hồ sơ và nằm bên trái thanh công cụ .
Bạn cần chắc chắn rằng mình nhấp vào biểu tượng bìa kẹp hồ sơ chứ không phải mũi tên nằm bên dưới.
Bước 12 - Chọn dữ liệu trong cột "B".
Chỉ cần nhấp vào tiêu đề cột để chọn toàn bộ ô nằm trong cột "B".
Bước 13 - Nhấp vào thẻ Kutools ở gần đầu cửa sổ Excel.
Bước 14 - Nhấp vào Currency Conversion nằm trong nhóm tùy chọn "Ranges & Content" (Nội dung & phạm vi) ở đầu trang.
Bước 15 - Nhấp vào Update rate (Cập nhật tỉ giá).
Nút này ở phía trên bên trái trang Currency Conversion. Như vậy tỉ giá tiền tệ của bạn sẽ chính xác nhất có thể.
Máy tính cần có kết nối Internet để thực hiện thao tác này.
Bước 16 - Chọn đơn vị tiền tệ cho dữ liệu trong cửa sổ bên trái trang Currency Conversion.
Chẳng hạn, nếu chuyển đổi từ đô la sang euro thì bạn cần chọn ở đây.
Bước 17 - Trong cửa sổ bên phải trang Currency Conversion, hãy chọn loại tiền tệ mà bạn muốn chuyển đổi dữ liệu sang.
Ví dụ: nếu chuyển đổi từ đô la sang euro, bạn hãy chọn ở đây.
Bước 18 - Nhấp OK.
Giá trị trong cột "B" sẽ chuyển thành loại tiền mà bạn đã chọn để chuyển đổi.
Kutools không miễn phí trọn đời. Nếu muốn tiếp tục sử dụng trình cắm, bạn cần mua từ cửa hàng Extended Office.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/R%E1%BB%ADa-g%E1%BA%A1ch | Cách để Rửa gạch | Gạch là một trong những vật liệu lát bề mặt bền và đẹp nhất cho các công trình xây dựng, nhưng thỉnh thoảng bạn cũng cần bảo dưỡng. Khi bề mặt gạch bắt đầu xuất hiện mốc hoặc các vết ố do nước văng lên, bạn có thể cọ rửa để gạch trông như mới chỉ với một chút công sức và các hóa chất thông dụng. Gạch là loại vật liệu bền chắc.
Phương pháp 1 - Rửa bằng áp lực
Bước 1 - Tập trung mọi vật liệu trước khi bắt đầu công việc.
Bạn sẽ cần một xô nước, thuốc tẩy, bàn chải cọ rửa, vòi xịt nước hoặc máy phun rửa áp lực.
Bước 2 - Pha dung dịch gồm một nửa thuốc tẩy và một nửa nước.
Bước 3 - Dùng bình xịt hoặc bàn chải chà dung dịch lên gạch.
Bước 4 - Làm ướt gạch trên từng khu vực cho dễ xử lý.
Bước 5 - Cọ rửa trước khi gạch khô.
Bước 6 - Rửa lại.
Bây giờ thì gạch đã sạch.
Phương pháp 2 - Dùng tay và vòi xịt
Bước 1 - Xác định loại vết ố hoặc đất bẩn cần xử lý.
Các vết bẩn do nấm mốc hoặc rong rêu đòi hỏi được xử lý bằng các phương pháp và hóa chất khác với các vết rỉ sét hoặc xi măng và vữa dính trên gạch.
Bước 2 - Rửa gạch bằng thuốc tẩy nếu vết ố là do nấm mốc gây ra.
Pha thuốc tẩy và nước với tỷ lệ bằng nhau vào một xô lớn.
Rót dung dịch vào bình bơm tưới vườn và bơm.
Làm ướt một phần tường (hoặc sân nếu bạn rửa gạch lát sân) bằng vòi xịt.
Xịt dung dịch thuốc tẩy lên bề mặt cần làm sạch từ trên xuống sao cho ướt đẫm.
Chờ cho dung dịch thuốc tẩy phản ứng với các vết ố trong vài phút, nhưng đừng để quá lâu khi bề mặt gạch bắt đầu khô đi.
Rửa một phần nhỏ trên tường để xem thử dung dịch có hiệu quả như mong đợi không.
Đối với những vết ố cứng đầu, bạn nên dùng thuốc tẩy nguyên chất để cọ rửa, dùng loại bàn chải dạng chổi có cán dài chuyên dùng cho a-xít.
Rửa sạch tường bằng nước. Chú ý đừng để dung dịch thuốc tẩy khô trên tường trước khi rửa lại.
Bước 3 - Dùng dung dịch a-xít để làm sạch các vết bẩn do vữa, rỉ sét trong nước giếng hoặc đất cát mà dung dịch thuốc tẩy không làm sạch được.
Mua chất tẩy rửa phần xây nề gốc a-xít hoặc a-xít clohydric có bán ở các cửa hàng vật liệu sửa chữa nhà hoặc các cửa hàng gia dụng. (Đọc kỹ cảnh báo trước khi mua hoặc sử dụng bất cứ loại dung dịch a-xít nào).
Đổ nước sạch đầy 2/3 xô nhựa. Rót a-xít vào xô nước với tỷ lệ 1 phần a-xít và 3 phần nước. Không đổ quá đầy xô để đề phòng dung dịch văng ra ngoài.
Làm ướt tường hoặc các bề mặt cần xử lý bằng vòi nước tưới vườn.
Cọ rửa tường bằng dung dịch a-xít pha loãng, sử dụng bàn chải chuyên xử lý a-xít.
Chờ khoảng 10-15 phút để a-xít phát huy tác dụng sau khi cọ tường, chú ý đừng để tường khô.
Rửa nhiều nước sau khi chờ đủ thời gian cho dung dịch phát huy tác dụng.
Bước 4 - Rửa sạch toàn bộ bề mặt tiếp xúc với các dung dịch tẩy rửa, dùng nhiều nước để pha loãng dung dịch nhằm ngăn ngừa hư hại các bề mặt hoặc cây cối.
Bước 5 - Cân nhắc bít kín gạch để ngăn ngừa đất cát hoặc vết ố.
Sử dụng siloxane hoặc keo silicone theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
| {
"is_expert": false,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Chuy%E1%BB%83n-%C4%91%E1%BB%95i-gam-sang-kil%C3%B4gam | Cách để Chuyển đổi gam sang kilôgam | Trong hệ mét, gam (g) được sử dụng để đo khối lượng nhẹ, còn ki-lô-gam (kg) dùng để đo khối lượng nặng hơn. 1 ki-lô-gam tương đương với 1.000 gam. Chính vì vậy, việc chuyển đổi gam sang ki-lô-gam rất dễ: chỉ cần lấy số gam chia cho 1.000.
Phương pháp 1 - Chuyển đổi bằng phép toán
Bước 1 - Viết ra số gam.
Bạn có thể viết "gam" hay "g" đều được. Nếu sử dụng máy tính, bạn chỉ cần nhập số vào.
Trong phần này, chúng ta sẽ theo dõi cùng một ví dụ bài toán để dễ hình dung hơn. Ví dụ: 20.000 gam bằng bao nhiêu kilôgam? Để bắt đầu, bạn hãy viết "" ra giấy.
Bước 2 - Chia cho 1.000.
1 ki-lô-gam bằng 1.000 gam. Vậy để chuyển từ gam sang ki-lô-gam, bạn chỉ cần lấy số gam chia cho 1.000.
Trong ví dụ này, số ki-lô-gam sẽ bằng 20.000 chia cho 1.000.
20.000/1.000 =
Bước 3 - Điền đơn vị vào.
Bạn đừng quên bước này! Việc điền đơn vị thích hợp cho đáp án sau cùng rất quan trọng. Nếu đang làm bài tập chuyển đổi, bạn sẽ bị trừ điểm nếu thiếu đơn vị. Nếu bạn chuyển đổi cho mục đích khác, người khác có thể hiểu nhầm đơn vị.
Trong ví dụ này, chúng ta sẽ điền đơn vị "ki-lô-gam" cho đáp án như sau:
.
Bước 4 - Để chuyển lại sang gam, hãy nhân đáp án với 1000.
Như đã biết thì 1 ki-lô-gam bằng 1.000 gam. Vậy, để chuyển từ ki-lô-gam sang gam thì bạn chỉ cần lấy số ki-lô-gam nhân với 1.000. Vì phép nhân về cơ bản "đối lập" với phép chia nên thao tác này sẽ "đảo ngược" phép chia và cho ra số gam.
Để chuyển 20 ki-lô-gam lại thành gam, chúng ta chỉ cần đem nhân với 1.000 (nhắc lại, đừng quên thêm đơn vị cho đáp số):
20 kg × 1.000 =
Phương pháp 2 - Chuyển đổi bằng cách dời dấu thập phân
Bước 1 - Bắt đầu với số gam.
Tin hay không, bạn có thể chuyển đổi giữa gam và ki-lô-gam mà không cần tính. Cách này hiệu quả vì hệ mét là hệ thống đo lường cơ sở 10. Nói cách khác, các đơn vị trong hệ mét đều là bội số của 10, ví dụ: 1 km = 1.000 m, 1 m = 100 cm, 1 cm = 10 mm, vân vân.
Trong phần này, hãy chuyển đổi 37 gam sang ki-lô-gam. Chúng ta có thể bắt đầu tương tự như phần trước bằng cách viết "" ra giấy.
Bước 2 - Chuyển dấu thập phân sang trái 3 đơn vị.
Bây giờ bạn cần xác định vị trí của dấu thập phân trong số gam. Nếu đây là số nguyên thì dấu thập phân sẽ không được viết, nhưng bạn có thể ngầm hiểu rằng dấu thập phân nằm bên phải số đó. Bắt đầu chuyển dấu thập phân sang trái 3 đơn vị. Mỗi khi dấu thập phân được chuyển qua một số được tính là một đơn vị. Nếu không còn số để chuyển thì bạn cứ tiếp tục và chừa ra các khoảng trống.
Trong ví dụ này, dấu thập phân của 37 gam nằm bên phải số 7 (bạn có thể hiểu rằng 37 gam chính là 37,0 gam). Nếu mỗi lần bạn chuyển dấu thập phân qua một số thì quá trình sẽ diễn ra như sau:
37
37
37
_37 — lưu ý rằng chúng ta để trống khi không còn số.
Bước 3 - Thêm số 0 vào mỗi khoảng trống.
Bạn không thể để trống đáp án như vậy, vì thế hãy điền số 0 vào mỗi khoảng trống. Bạn cũng có thể thêm số 0 vào bên trái dấu thập phân nếu như không còn số ở đây (không bắt buộc) — điều này tùy vào cách mà bạn muốn trình bày đáp án.
Trong ví dụ này, chúng ta chỉ có một khoảng trống giữa dấu thập phân và số 3, vì thế hãy điền một số 0 vào như sau:
Thêm đơn vị thích hợp (nhớ thêm một số 0 nữa vào bên trái dấu thập phân cho kết quả trình bày), ta có đáp án cuối cùng:
Bước 4 - Để chuyển thành số gam, bạn chỉ cần dời dấu thập phân lại.
Với số ki-lô-gam, hãy dời vị trí dấu thập phân sang phải 3 đơn vị để ra lại số gam. Sau đó, bạn điền số 0 vào bất kỳ chỗ trống như thường lệ.
Trong ví dụ này, chúng ta có thể dời vị trí của dấu thập phân sang phải như sau:
0037
0037
0037
0037 — bên trái có bao nhiêu số 0 cũng không quan trọng, vì thế bạn có thể viết lại đáp án thành .
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/T%C3%ADnh-l%E1%BB%B1c-n%E1%BB%95i | Cách để Tính lực nổi | Lực nổi là lực tác động lên một vật bị nhấn chìm trong lưu chất theo hướng ngược lại với trọng lực. Khi đặt một vật trong lưu chất, trọng lượng vật đó sẽ đẩy xuống lưu chất (chất lỏng hay chất khí) trong khi lực nổi đẩy vật đó lên trên, theo hướng ngược lại trọng lực. Nói chung, lực nổi này có thể được tính bằng phương trình Fb = Vs × D × g, trong đó Fb là lực nổi, Vs là thể tích phần bị nhấn chìm, D là khối lượng riêng của lưu chất bao quanh vật, và g là lực hấp dẫn. Muốn học cách xác định lực nổi của vật, bạn hãy bắt đầu xem Bước 1 dưới dây.
Phương pháp 1 - Sử dụng phương trình lực nổi
Bước 1 - Tìm thể tích
Lực nổi tác động lên vật có mối tương quan trực tiếp với phần thể tích bị nhấn chìm của vật đó. Nói một cách khác, phần chìm của vật rắn càng lớn thì lực nổi tác động lên vật đó càng mạnh. Nghĩa là cho dù vật bị chìm hoàn toàn trong chất lỏng thì vẫn có lực nổi tác động lên nó. Để bắt đầu tính lực nổi tác động lên vật, bước đầu tiên thường là xác định phần thể tích bị nhấm chìm trong lưu chất. Trong phương trình tính lực nổi, giá trị này phải được viết theo m.
Đối với vật bị chìm hoàn toàn trong lưu chất, thể tích bị chìm sẽ bằng với thể tích của chính vật đó. Đối với vật nổi trên bề mặt lưu chất, ta chỉ xem xét phần thể tích nằm dưới bề mặt lưu chất.
Ví dụ, giả sử chúng ta muốn tìm lực nổi tác động lên quả bóng cao su nổi trong nước. Nếu quả bóng là hình cầu hoàn hảo có đường kính là 1 m và nó nổi với chính xác một nửa bị chìm dưới nước, chúng ta có thể tìm thể tích phần chìm bằng cách tính thể tích của cả quả bóng rồi chia đôi. Vì thể tích của hình cầu là (4/3)π(bán kính), nên chúng ta có thể tích của quả bóng là (4/3)π(0,5) = 0.524 m. 0,524/2 = .
Bước 2 - Tìm khối lượng riêng của lưu chất.
Bước tiếp theo trong quá trình tìm lực nổi là xác định khối lượng riêng (theo kg/m) của chất lỏng bao quanh vật. Khối lượng riêng là đại lượng đo bằng tỷ số giữa khối lượng vật hay chất với thể tích tương ứng của nó. Với hai vật có thể tích bằng nhau, vật nào có khối lượng riêng cao hơn thì sẽ nặng hơn. Nguyên tắc chung là lưu chất có khối lượng riêng càng cao thì lực nổi tác dụng lên vật thể chìm trong đó càng lớn. Với lưu chất, thông thường cách dễ nhất để xác định khối lượng riêng là tra trong tài liệu tham khảo.
Trong ví dụ trên, quả bóng nổi trong nước. Tham khảo tài liệu học tập cho chúng ta biết nước có khối lượng riêng là .
Khối lượng riêng của nhiều lưu chất phổ biến được cho trong các tài liệu kỹ thuật. Bạn có thể tìm thấy danh sách này ở đây.
Bước 3 - Tìm lực hấp dẫn (hay lực khác hướng xuống).
Cho dù một vật bị chìm hay nổi trong lưu chất, nó luôn chịu tác động của lực hấp dẫn. Trên thực tế, hằng số lực hướng xuống này bằng khoảng . Tuy nhiên, trong các trường hợp mà có lực khác tác động lên lưu chất và vật thể chìm trong đó như lực hướng tâm, thì chúng ta cũng phải xem xét lực này khi tính tổng lực “hướng xuống” cho toàn hệ thống.
Trong ví dụ trên, nếu chúng ta có hệ tĩnh thông thường thì có thể giả sử rằng lực hướng xuống duy nhất tác động lên lưu chất và vật thể là lực hấp dẫn tiêu chuẩn — .
Bước 4 - Nhân thể tích với khối lượng riêng và trọng lực.
Khi bạn có các giá trị của thể tích vật (theo m), khối lượng riêng lưu chất (theo kg/m), và trọng lực (hay lực hướng xuống của hệ Newton/Kilogram), việc tìm lực nổi trở nên dễ dàng. Đơn giản là nhân ba đại lượng này để tìm lực nổi theo đơn vị Newton.
Hãy giải bài toán ví dụ bằng cách thay các giá trị vào phương trình Fb = Vs × D × g. Fb = 0,262 m × 1.000 kg/m × 9,81 N/kg = . Các đơn vị khác sẽ triệt tiêu nhau, chỉ còn lại đơn vị Newton.
Bước 5 - Xác định xem vật có nổi hay không bằng cách so sánh với trọng lực.
Bằng phương trình tính lực nổi, bạn sẽ dễ dàng tìm được lực đẩy vật thể ra khỏi chất lỏng. Tuy nhiên, bạn cũng xác định được liệu vật đó nổi hay chìm trong lưu chất nếu làm thêm một bước. Tìm lực nổi tác động lên toàn vật thể (nghĩa là sử dụng toàn bộ thể tích của vật Vs), sau đó tìm trọng lực hút vật xuống bằng phương trình G = (khối lượng vật)(9,81 m/s). Nếu lực nổi lớn hơn trọng lực thì vật đó sẽ nổi. Mặt khác, nếu trọng lực lớn hơn thì vật sẽ chìm. Nếu hai lực này bằng nhau thì ta nói rằng vật lơ lửng.
Một vật lơ lửng sẽ không nổi trên mặt nước hoặc chìm xuống đáy khi ở trong nước. Nó sẽ lơ lửng trong chất lỏng ở khoảng giữa bề mặt và đáy.
Ví dụ, giả sử chúng ta muốn biết liệu một thùng gỗ hình trụ nặng 20 kg có đường kính 0,75 m và cao 1,25 m có thể nổi trong nước hay không. Chúng ta phải thực hiện nhiều bước tính cho bài toán này:
Đầu tiên là tìm thể tích bằng công thức tính thể tích hình trụ V = π(bán kính)(chiều cao). V = π(0,375)(1,25) = .
Tiếp theo, giả sử biết trọng lực tiêu chuẩn và khối lượng riêng của nước, chúng ta giải tìm lực nổi tác dụng lên thùng. 0.55 m × 1000 kg/m × 9,81 N/kg = .
Bây giờ chúng ta phải tìm trọng lực tác động lên thùng gỗ. G = (20 kg)(9,81 m/s) = . Kết quả này nhỏ hơn rất nhiều so với lực nổi, do đó thùng sẽ nổi.
Bước 6 - Sử dụng cách tính tương tự khi lưu chất là chất khí.
Khi giải các bài toán về lực nổi, đừng quên rằng lưu chất không nhất thiết phải là chất lỏng. Khí cũng được xem là lưu chất dù chúng có khối lượng riêng rất nhỏ so với các loại vật chất khác, và khí vẫn có thể đẩy một số vật trôi nổi trong nó. Bong bóng khí heli là bằng chứng cho điều này. Vì khí heli trong bong bóng nhẹ hơn lưu chất quanh nó (không khí) nên bong bóng sẽ bay lên!
Phương pháp 2 - Thực hiện thí nghiệm đơn giản về lực nổi
Bước 1 - Đặt một chiếc bát nhỏ trong một chiếc lớn hơn.
Chỉ với vài vật dụng trong nhà, bạn sẽ dễ dàng thấy ảnh hưởng của lực nổi trong thực tế. Trong thí nghiệm này, chúng ta chứng minh khi một vật bị nhấn chìm thì nó sẽ chịu tác dụng của lực nổi, vì nó chiếm chỗ của lượng lưu chất bằng với phần thể tích vật bị nhấn chìm. Trong quá trình làm thí nghiệm chúng ta cũng trình bày cách tìm lực nổi của vật trong thực tiễn. Đầu tiên bạn đặt một vật đựng nhỏ không nắp, như chiếc bát hay cốc, trong một vật đựng lớn hơn như cái tô to hay thùng nước.
Bước 2 - Đổ nước vào vật đựng nhỏ đến sát mép.
Bạn phải đổ nước tới thật sát mép mà không tràn ra ngoài. Hãy cẩn thận ở bước này! Nếu để nước tràn ra thì bạn phải đổ sạch nước trong vật đựng lớn ra ngoài rồi làm lại.
Với thí nghiệm này, chúng ta giả sử nước có khối lượng riêng là 1000 kg/m. Trừ khi bạn sử dụng nước muối hay một chất lỏng hoàn toàn khác, đa số các loại nước đều có khối lượng riêng gần bằng giá trị tham khảo này nên kết quả sẽ không bị ảnh hưởng.
Nếu bạn có ống nhỏ giọt thì có thể dùng nó nhỏ nước vào vật đựng bên trong sao cho mực nước lên sát mép.
Bước 3 - Nhấn chìm một vật nhỏ.
Tiếp theo, bạn tìm một vật có thể nằm vừa vặn trong vật đựng nhỏ nhưng không bị nước làm hỏng. Tìm khối lượng theo kilogam của vật này (bạn nên dùng cân cho số đọc theo gam và sau đó đổi thành kilogam). Sau đó từ từ nhấn vật này vào nước mà không để ướt ngón tay đến khi nó bắt đầu nổi hoặc bạn hầu như không thể giữ nó lại, rồi thả vật ra. Bạn sẽ thấy một ít nước tràn qua mép vật đựng bên trong vào vật đựng bên ngoài.
Đối với ví dụ này, giả sử chúng ta đang nhấn một chiếc xe đồ chơi nặng 0,05 kg vào vật đựng bên trong. Chúng ta không cần biết thể tích của chiếc xe để tính lực nổi, vì chúng ta sẽ biết trong bước kế tiếp.
Bước 4 - Thu và đo lượng nước tràn ra.
Khi bạn nhấn một vật vào nước, nó sẽ chiếm chỗ của một lượng nước nào đó — nếu không thì sẽ không có không gian để bạn nhúng nó vào nước. Khi nó đẩy nước ra khỏi lối đi, nước sẽ đẩy lại và tạo ra lực nổi. Thu lượng nước tràn ra khỏi vật đựng bên trong và đổ vào cốc đo nhỏ. Thể tích nước trong cốc phải bằng với thể tích của vật bị nhấn chìm.
Nói một cách khác, nếu vật nổi thì thể tích nước tràn ra sẽ bằng với phần thể tích vật bị nhấn chìm dưới mặt nước. Nếu vật chìm thì thể tích nước tràn ra sẽ bằng với thể tích của toàn bộ vật.
Bước 5 - Tính khối lượng nước tràn ra.
Vì bạn biết khối lượng riêng của nước và có thể đo thể tích nước tràn ra trong cốc đo nên sẽ tính được khối lượng nước. Đổi thể tích sang m (công cụ đổi đơn vị trực tuyến như công cụ này có thể giúp ích ở đây) và nhân nó cho khối lượng riêng của nước (1.000 kg/m).
Trong ví dụ trên, giả sử chiếc xe đồ chơi chìm trong vật đựng bên trong và chiếm chỗ một lượng nước khoảng bằng 2 thìa canh (0,00003 m). Để tìm khối lượng nước, bạn nhân giá trị này cho khối lượng riêng: 1.000 kg/m × 0,00003 m = .
Bước 6 - So sánh khối lượng nước bị chiếm chỗ và khối lượng vật.
Bây giờ bạn biết khối lượng của cả vật bị nhấn chìm và lượng nước bị chiếm chỗ, hãy so sánh hai giá trị này. Nếu khối lượng của vật lớn hơn khối lượng thể tích nước bị chiếm chỗ, vật đó sẽ chìm. Mặt khác, nếu khối lượng thể tích nước bị chiếm chỗ lớn hơn thì vật đó sẽ nổi. Đây là nguyên lý của sự nổi trong thực tế — đối với vật có thể nổi thì nó phải chiếm chỗ một khối lượng nước lớn hơn khối lượng của bản thân vật đó.
Do đó các vật có khối lượng nhẹ nhưng thể tích lớn là những vật có thể nổi tốt nhất. Tính chất này cho thấy vật rỗng có thể nổi rất tốt. Chúng ta hãy xem xét chiếc ca nô — nó nổi tốt vì nó rỗng bên trong, do đó nó có thể chiếm chỗ rất nhiều nước nhưng khối lượng không quá nặng. Nếu chiếc ca nô đặc bên trong thì nó không thể nổi tốt.
Trong ví dụ trên, chiếc xe có khối lượng 0,05 kg lớn hơn khối lượng nước bị chiếm chỗ là 0,03 kg. Điều này phù hợp với những gì chúng ta quan sát: chiếc xe đã chìm.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Kh%C3%B4i-ph%E1%BB%A5c-iPhone-b%E1%BB%8B-v%C3%B4-hi%E1%BB%87u-h%C3%B3a | Cách để Khôi phục iPhone bị vô hiệu hóa | wikiHow hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách kích hoạt lại iPhone đã bị vô hiệu hóa sau nhiều lần đăng nhập không thành công.
Phương pháp 1 - Khôi phục từ bản sao lưu iTunes
Bước 1 - Kết nối iPhone với máy tính được cài đặt sẵn iTunes.
Nếu như thông báo “iPhone is disabled. Please connect to iTunes” ("iPhone bị vô hiệu hoá. Vui lòng kết nối với iTunes") hiện ra trên điện thoại, hãy kết nối iPhone với máy tính mà bạn đã sao lưu dữ liệu.
Phương pháp này sẽ hoạt động nếu bạn đã sao lưu iPhone lên iTunes và biết mật mã.
Bước 2 - Mở iTunes.
Nếu iTunes không tự mở khi bạn kết nối iPhone vào máy tính, hãy nhấp vào biểu tượng iTunes nằm trong thanh Dock (macOS) hoặc phần (Tất cả ứng dụng) của trình đơn Start (Windows).
Bước 3 - Nhấp vào biểu tượng iPhone ở gần góc trên bên trái iTunes.
Bước 4 - Nhấp vào Sync (Đồng bộ).
iTunes sẽ yêu cầu bạn nhập mật mã.
Bước 5 - Nhập mật mã rồi nhấp vào Restore (Khôi phục).
iPhone sẽ được khôi phục với bản sao lưu iTunes sau cùng.
Phương pháp 2 - Sử dụng chế độ khôi phục
Bước 1 - Kiểm tra số phút trong thông báo.
Sau khoảng thời gian mà iPhone chỉ định trong thông báo, bạn sẽ có thể thử đăng nhập lại.
Bước 2 - Nhập mật mã chính xác.
Nếu như không nhớ mật mã, hãy tiếp tục phương pháp này.
Bước 3 - Kết nối iPhone với bất kỳ máy tính mà iTunes được cài đặt.
Sử dụng cáp USB đi kèm iPhone hoặc cáp nào đó tương thích để kết nối.
Bước 4 - Buộc iPhone khởi động lại.
Những bước sau sẽ khác nhau tùy theo model máy:
Nhấn nút tăng âm lượng rồi nhanh tay thả ra, sau đó nhấn vào nút giảm âm lượng rồi nhấn giữ nút nằm bên phải iPhone cho đến khi điện thoại khởi động màn hình khôi phục.
Nhấn giữ nút giảm âm lượng và nút nguồn cùng lúc. Không thả tay ra cho đến khi điện thoại khởi động lại vào màn hình khôi phục.
Nhấn giữ nút Home và nút nguồn cùng lúc cho đến khi điện thoại khởi động lại vào màn hình khôi phục.
Bước 5 - Mở iTunes.
Nếu iTunes không mở khi bạn kết nối iPhone vào máy tính, hãy nhấp vào biểu tượng iTunes nằm trong thanh Dock (macOS), hoặc tìm ứng dụng trong phần của trình đơn Start (Windows). Sau khi ứng dụng mở ra, màn hình Recovery Mode (Chế độ khôi phục) sẽ hiển thị.
Nếu tùy chọn (Cập nhật) hiển thị trên màn hình Recovery Mode, thử nhấp vào để xem liệu điện thoại có hoạt động trở lại hay không. Nếu như quá trình cập nhật không diễn ra, hãy tiếp tục phương pháp này.
Bước 6 - Nhấp vào Restore iPhone… (Khôi phục iPhone).
Thông báo xác nhận sẽ hiện ra cho bạn biết rằng bước tiếp theo sẽ khôi phục iPhone trở về cài đặt gốc.
Bước 7 - Nhấp vào Restore (Khôi phục).
iPhone sẽ được cài lại về chế độ nhà máy. Bạn sẽ có thể thiết lập lại từ đầu và đặt mật mã mới.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/H%E1%BB%8Dc-ng%C3%B4n-ng%E1%BB%AF-m%E1%BB%9Bi-nhanh-ch%C3%B3ng | Cách để Học ngôn ngữ mới nhanh chóng | Bạn muốn tìm cách học một ngôn ngữ mới nhanh chóng mà không cần tốn kém cho các lớp học đắt tiền hoặc phần mềm dạy ngôn ngữ? Thật ra thì không có bí quyết hoặc con đường tắt nào cả – bạn chỉ cần tập trung vào ngôn ngữ đó, chịu khó học hỏi và không ngại mắc lỗi sai. Hãy xem hướng dẫn bên dưới để biết thêm chi tiết.
Phương pháp 1 - Đắm mình trong ngôn ngữ
Bước 1 - Trò chuyện với người bản xứ.
Rõ ràng cách tốt nhất để học một ngôn ngữ mới là nói chuyện bằng ngôn ngữ đó. Thường thì mọi người dành nhiều thời gian để học ngữ pháp và nhớ danh sách từ mới thay vì đi ra ngoài để thực hành những gì họ đã học. Việc trò chuyện với một người bản xứ nào đó sẽ giúp bạn cảm thấy có động lực để học ngôn ngữ đó hơn là chỉ nhìn chằm chằm vào sách hoặc màn hình máy tính.
Tìm một người bạn hoặc đồng nghiệp nói ngôn ngữ mà bạn muốn học và họ cũng sẵn sàng ngồi cùng để giúp bạn thực hành. Hoặc bạn có thể ghi thông tin trên mạng xã hội để tìm ai đó có thể giúp bạn học hoặc trao đổi ngôn ngữ.
Nếu không thể tìm được người ở quanh bạn, hãy thử kết nối với ai đó trên Skype. Người ở nước ngoài thường sẽ sẵn lòng dành nửa tiếng nói ngôn ngữ của họ để được cùng bạn nói thêm nửa tiếng bằng ngôn ngữ của bạn. Tài khoản Hellotalk là một lựa chọn khác.
Bước 2 - Học ngôn ngữ đó mỗi ngày.
Nhiều người cho biết họ học một ngôn ngữ "suốt 5 năm" và vẫn không thành thạo. Tuy nhiên, khi họ nói 5 năm cũng có thể là họ chỉ học ngôn ngữ đó vài giờ mỗi tuần trong suốt khoảng thời gian đó. Hãy làm rõ điều này – nếu bạn muốn học một ngôn ngữ mới nhanh chóng thì có nghĩa là trong vòng vài tuần hoặc vài tháng, bạn sẽ chú tâm học ngôn ngữ đó vài giờ mỗi ngày.
Học ngôn ngữ sẽ dựa trên sự lặp lại – “nhồi nhét” kiến thức vào đầu nhiều lần đến khi nhớ. Nếu nghỉ quá lâu trong quá trình học, bạn sẽ quên những gì đã học trước đó và lãng phí thời gian quý báu để ôn lại kiến thức.
Bạn có thể giảm bớt việc phí phạm thời gian bằng cách học mỗi ngày. Không có con đường tắt thần kỳ nào trong việc học ngôn ngữ - bạn phải quyết tâm.
Bước 3 - Luôn mang theo từ điển.
Mang theo từ điển sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và không trở nên cáu bẳn khi cần tìm từ nào đó; do đó, bạn nên đầu tư mua một quyển từ điển chất lượng !
Bạn có thể dùng một quyển từ điển thông thường hoặc ứng dụng từ điển trên điện thoại – chỉ cần bạn có thể tra từ nhanh chóng khi cần là được.
Mang theo từ điển sẽ giúp bạn tìm từ cần thiết để sử dụng trong khoảng thời gian nào đó. Việc này cực kỳ quan trọng khi bạn trò chuyện với người bản xứ và không muốn cắt ngang cuộc trò chuyện vì không nhớ từ. Bên cạnh đó, tra nghĩa của từ nào đó và áp dụng ngay vào câu nói sẽ giúp bạn nhớ từ đó lâu hơn.
Bạn cũng có thể xem từ điển vào lúc nào đó trong ngày – khi bạn xếp hàng ở siêu thị, trong giờ nghỉ hoặc khi di chuyển bằng phương tiện công cộng. Bạn có thể học thêm từ 20 đến 30 từ mỗi ngày với cách này!
Bước 4 - Xem, lắng nghe, đọc và viết bằng ngôn ngữ mà bạn học.
Đắm mình vào ngôn ngữ tức là bạn sẽ nói ngôn ngữ mới trong mọi hoạt động thường ngày – bất kể là đọc, viết hay nghe.
Có lẽ việc đơn giản nhất là xem tivi hoặc phim bằng ngôn ngữ mà bạn muốn học. Không nên dùng phụ đề vì bạn sẽ phụ thuộc vào nó. Để mọi thứ dễ dàng hơn, hãy xem chương trình và phim mà bạn quen thuộc với bối cảnh như phim hoạt hình của trẻ em hoặc xem trước phim có thuyết minh – khi quen với nội dung, bạn sẽ dễ dàng đoán được nghĩa của từ và câu.
Bạn cũng nên đọc và viết bằng ngôn ngữ mới. Cố gắng đọc một bài viết trên báo hoặc tạp chí mỗi ngày – tra từ mà bạn không hiểu bằng từ điển. Bạn cũng nên viết vài thứ đơn giản bằng ngôn ngữ mới, chẳng hạn như bưu thiếp hoặc danh sách mua sắm.
Tải podcast hoặc nghe radio bằng ngôn ngữ mới. Đây là một cách hay để đắm mình trong ngôn ngữ khi di chuyển. Việc này không chỉ giúp bạn cải thiện kỹ nắng nghe hiểu mà còn cho bạn nghe phát âm đúng của những từ và câu phổ biến.
Thay đổi thiết lập ngôn ngữ trên các thiết bị điện tử để bạn có thể học thêm những từ quen thuộc bằng ngôn ngữ mới.
Nghe nhạc bằng ngôn ngữ mà bạn muốn học. Thử học lời bài hát, sau đó kiểm tra nghĩa. Với cách này, nếu bạn nghe một lần nữa thì có thể hiểu nội dung của từng câu trong lời bài hát.
Bước 5 - Đến đất nước mà bạn muốn học ngôn ngữ ở đó.
Tất nhiên đây sẽ là một sự cải thiện tuyệt vời trong việc học ngôn ngữ nếu bạn có thể đến thăm và dành thời gian ở nơi nói ngôn ngữ mà bạn đang học.
Buộc bản thân giao tiếp với người địa phương – cho dù là hỏi đường, mua sắm ở cửa hàng hoặc chỉ là chào hỏi thì bạn sẽ hiểu hơn về ngôn ngữ và người bản xứ.
Bất kể trình độ giao tiếp của bạn ở mức nào, hãy ép bản thân nói và bạn sẽ sớm nhận thấy sự tiến bộ lớn trong từ vựng, ngữ pháp và phát âm.
Phương pháp 2 - Tập trung vào những thứ quan trọng nhất
Bước 1 - Học một vài từ để chào hỏi bằng ngôn ngữ mới trước khi học bảng chữ cái.
Với cách này, khi bạn học bảng chữ cái của ngôn ngữ đó thì đã biết một số từ cơ bản. Chẳng hạn, Xin chào, Tạm biệt, Bạn khỏe không? Tôi khỏe, Bạn tên gì?, Tôi tên là____, và một số câu khác.
Bước 2 - Học bảng chữ cái của ngôn ngữ mới, nếu cần.
Việc này sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc đọc và phát âm từ cũng như nhớ từ nhanh hơn. Bên cạnh đó, đọc phát âm từ vẫn tốt hơn là chỉ nhìn ký tự phiên âm của các từ.
Bước 3 - Học từ vựng.
Nắm vững từ vựng cơ bản là một trong những điều quan trọng nhất mà bạn có thể làm khi học một ngôn ngữ mới. Kể cả khi bạn không thể hiểu cả câu nhưng khả năng nắm được từ khóa sẽ giúp bạn hiểu ý nghĩa chung của câu nói hoặc bài viết.
Tập trung vào 100 từ phổ biến nhất. Chọn ra 100 từ phổ biến nhất trong ngôn ngữ mới là một cách hay để bắt đầu học. Từ đó, bạn có thể mở rộng lên đến 1000 từ. Ước tính rằng học 1000 từ phổ biến nhất trong một ngôn ngữ sẽ giúp bạn hiểu 70% nội dung của bất kỳ ngữ cảnh nào.
Tập trung vào từ vựng thích hợp với bạn nhất – chọn từ vựng về thương mại nếu bạn học ngôn ngữ vì mục đích đó, đừng phí thời gian học từ vựng về các loài cá (bạn chỉ cần đến khi đi lặn biển!)
Bạn cũng nên học từ liên quan đến bản thận để có thể giới thiệu về cuộc sống và thông tin cá nhân của bạn khi gặp ai đó.
Bước 4 - Học đếm bằng ngôn ngữ mới.
Bắt đầu bằng việc đếm đến 10 vì đây thường là điều dễ nhớ nhất khi bắt đầu học. Mỗi ngày học 10 số đến khi bạn hài lòng với những con số mà bạn biết. Bạn có thể đặt thử thách nhớ 100 số mỗi ngày.
Bước 5 - Đừng quá lo lắng về ngữ pháp.
Lý do nhiều người không thể nhớ ngôn ngữ mà họ đã học trong nhiều năm ở trường là chương trình thường tập trung nhiều thời gian để học ngữ pháp thay vì giao tiếp. Đây là một phương pháp ngược – nếu muốn học một ngôn ngữ nhanh chóng thì bạn nên học cách giao tiếp trước và dần dần bạn sẽ hiểu về cách sử dụng ngữ pháp.
Tất nhiên, không thể phủ nhận tầm quan trọng của ngữ pháp – bạn cần học cách ghép các từ vựng cơ bản mỗi ngày và biết cách sắp xếp từ trong câu.
Điều quan trọng là bạn không nên dành nhiều thời gian học thuộc bảng từ vựng hoặc lo lắng về việc dùng giới từ trong những tình huống cụ thể như thế nào. Bạn sẽ học được điều đó trong quá trình sử dụng ngôn ngữ!
Bước 6 - Chú ý phát âm.
Phát âm là vấn đề mà bạn nên tập trung đầu tư nhiều thời gian. Cho dù bạn nhớ rất nhiều từ và câu nhưng nếu phát âm sai thì người khác sẽ không hiểu. Vì vậy, khi học một từ, bạn nên học luôn cả cách phát âm của từ đó.
Phát âm có thể khó học từ sách vở nên việc trò chuyện với người bản xứ (hoặc dùng phần mềm và ứng dụng tương tác) sẽ rất tiện lợi. Bạn cần phải nói to từ đó để phát âm đúng cách.
Nếu bạn tập nói với ai đó thì đảm bảo là họ không ngại giúp bạn sửa khi phát âm sai, nếu không bạn sẽ không bao giờ phát âm hoàn chỉnh. Nên nhớ rằng việc phát âm có thể sẽ khác nhau giữa người nói tốt và người nói lưu loát.
Bước 7 - Đừng ngại mắc lỗi sai.
Khi học một ngôn ngữ mới, nếu bạn sợ sai thì sẽ không học nhanh được.
Bạn sẽ gặp phải những tình huống xấu hổ nhưng có gì to tát đâu? Người bản xứ có thể sẽ cười nhưng họ đánh giá cao nỗ lực học hỏi của bạn và sẽ sẵn sàng giúp đỡ bạn.
Bạn không nhắm đến sự hoàn hảo mà sẽ nhắm đến sự tiến bộ. Mắc lỗi sai (và học hỏi từ điều đó) sẽ giúp bạn tiến bộ nhanh hơn.
Phương pháp 3 - Dùng phần mềm và ứng dụng học ngôn ngữ
Bước 1 - Dùng Anki.
Anki là một phần mềm và ứng dụng điện thoại giúp bạn nhớ từ và câu một cách hiệu quả bằng hình ảnh. Bạn có thể cập nhật hình ảnh với từ vựng cụ thể mà bạn muốn học hoặc tải các hình ảnh có sẵn để học.
Bước 2 - Dùng Doulingo.
Doulingo là một công cụ học ngôn ngữ miễn phí trên Internet và trên hệ điều hành Android lẫn iOS. Thay vì tập trung nhớ từ, nó giúp người dùng đọc và nói ngôn ngữ mới bằng cách nhìn, nghe và áp dụng như người bản xứ. Người dùng nhận được điểm khi họ hoàn thành bài học, làm cho Doulingo trở thành một trò chơi thú vị.
Bước 3 - Dùng Memrise.
Memrise là một chương trình học kiểu hình ảnh cho phép người dùng nhớ từ và câu bằng mẹo, hình ảnh và công cụ hữu ích khác. Memrise cho người dùng thi đua với nhau khi họ hoàn thành các hoạt động học ngôn ngữ, giúp cho việc học trở nên thú vị, mới mẻ.
Bước 4 - Dùng Babbel.
Babbel là một công cụ học ngôn ngữ tương tác, vui nhộn, dùng được trên Internet và qua ứng dụng điện thoại. Nó giúp người dùng cải thiện vốn từ vựng, ngữ pháp và phát âm. Ngoài ra, nó còn giúp xác định vấn đề bạn gặp phải và đưa ra bài tập thích hợp dựa trên nhu cầu của bạn.
| {
"is_expert": false,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/C%C3%B3-m%C3%B4ng-l%E1%BB%9Bn-h%C6%A1n | Cách để Có mông lớn hơn | Nếu mông bạn hơi nhỏ thì có lẽ giờ đây bạn đang tìm cách cải thiện nó. Mặc đúng loại quần, tập một số bài tập thể dục và điều chỉnh cân nặng có thể giúp bạn tăng kích cỡ mông. Để có mông lớn hơn là vấn đề nằm trong tầm tay nếu bạn làm theo các bước sau.
Phương pháp 1 - Làm việc với toàn cơ thể
Bước 1 - Thay đổi cách đi.
Cách bạn bước đi có thể làm nổi bật hoặc che bớt các phần khác nhau trên cơ thể. Đẩy vai ra sau và cong lưng dưới. Tư thế này không chỉ giúp mông nổi bật hơn mà còn làm phần thân thon hơn một chút, và ngực trông lớn hơn.
Bắt chước dáng đi của người mẫu trên sàn catwalk. Tưởng tượng có một đường thẳng chạy trên mặt đất phía trước bạn, và nó nằm chính xác bên dưới rốn, ngay điểm giữa của hai bàn chân. Khi bước lên một bước, di chuyển bàn chân về phía chính giữa cơ thể và đặt chân lên đường thẳng tưởng tượng đó. Sau đó đặt bàn chân còn lại lên đường thẳng đó, trực tiếp phía trước bàn chân đầu tiên. Tiếp tục đi theo cách này, một bàn chân nằm trước bàn chân còn lại và siết chặt cơ mông.
Bạn có thể nhờ huấn luyện viên thể hình cá nhân đánh giá dáng đi của bạn và hỗ trợ bạn cải thiện nó.
Để làm nổi bật đường cong nữ tính bạn nên thực hiện các bước trong Cách để bước đi như một ngôi sao.
Bước 2 - Phát triển cơ mông.
Bạn thật sự có thể khiến mông tròn và lớn hơn bằng cách phát triển cơ tại đó. Thực hiện những bài tập sau tối thiểu 3 lần mỗi tuần để có kết quả nhanh nhất:
Nâng mông. Nằm ngửa với đầu gối cong và hai cánh tay đặt ở hai bên. Nâng mông lên rồi hạ xuống. Tập 3 lần, mỗi lần 10 nhịp.
Tập squat. Squat là bài tập mở rộng mông tối đa. Đứng thẳng với hai bàn chân mở rộng ngang vai, hai cánh tay duỗi thẳng trước mặt. Cong đầu gối tạo thành góc 90 độ với lưng thẳng, sau đó đứng thẳng về tư thế ban đầu. Tập 3 lần, mỗi lần 20 nhịp.
Bước tấn trước. Đứng thẳng với hai bàn chân mở rộng ngang vai. Giữ chân sau thẳng và cong chân trước để trùng người xuống. Trở về vị trí ban đầu, sau đó đổi chân thực hiện lại động tác. Tập 3 lần, mỗi lần 20 nhịp.
Tập đá sau. Đứng trên một chân. Sử dụng chân không chạm đất đá về sau cho đến khi bạn thấy mông được ép căng tròn. Lập lại 10 lần và đổi chân. Để tăng sức nặng thì bạn sử dụng tạ đeo mắt cá chân.
Bước 3 - Siết chặt cơ trung tâm.
Tập cơ trung tâm có thể làm săn chắc bụng, giúp bụng trông nhỏ hơn so với mông. Tập cơ trung tâm tối thiểu 3 lần mỗi tuần để có kết quả tốt nhất. Bắt đầu với các bài tập sau:
Nâng chân. Nâng (hay giơ) chân nghe có vẻ chỉ tập trung vào chân, nhưng thật ra nó giúp vận động cơ bụng. Nằm ngửa với chân duỗi thẳng, co và nâng chân lên, nhớ chụm các ngón chân lại. Duỗi thẳng chân sao cho chúng chỉ thẳng lên trần nhà. Từ từ hạ chân xuống đến khi cách sàn khoảng 2 cm. Lập lại 5 lần rồi nghỉ 30 giây.
Gập bụng chéo. Nằm ngửa trên sàn và co đầu gối lên. Đặt hai bàn tay sau đầu và giữ khuỷu tay cong. Nâng một bên vai khỏi mặt đất và xoắn người về phía đối diện. Ví dụ, nếu bạn nâng vai trái thì xoắn cơ thể về bên phải. Lập lại luân phiên giữa hai bên vai. Tập 10 nhịp cho mỗi bên.
Bước 4 - Thử chơi các môn thể thao xây dựng cơ chân và cơ mông.
Một môn thể thao ưa thích nào đó cũng có thể cải thiện vẻ đẹp của mông. Sau đây là một số lựa chọn:
Chạy bộ
Đạp xe
Bơi lội
Thể dục dụng cụ
Trượt tuyết
Bóng chuyền
Bóng đá
Khúc côn cầu
Tham gia đội cổ vũ thể thao
Bước 5 - Điều chỉnh cân nặng.
Việc tăng cân hay giảm cân để có mông lớn hơn (tương quan với phần còn lại của cơ thể) tùy thuộc vào típ người tự nhiên của bạn, mà điều này do di truyền quyết định. Khi bạn tăng cân, mỡ sẽ đi về đâu trước tiên?
Nếu mỡ đi đến mông và vùng hông, tăng một ít cân nặng có thể có ích cho mông. Xem Cách để tăng cân.
Nếu mỡ đi đến cánh tay, bụng và lưng trước tiên, giảm ít cân nặng sẽ làm cơ thể thon hơn tương quan với kích thước mông, do đó mông trông lớn hơn. Đọc Cách để giảm cân. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn thừa cân ở eo. Giảm vòng eo có thể giúp mông trông lớn hơn, cho dù thật sự không thay đổi tí nào. Xem Cách để giảm mỡ bụng.
Phương pháp 2 - Thay đổi quần áo
Bước 1 - Chọn đúng loại quần.
Một chiếc quần bò phù hợp có thể thay đổi hình dạng mông, khiến nó trông tròn và đứng hơn. Cân nhắc những điều dưới đây khi bạn mua quần bò:
Mặc quần ôm sát. Quần rộng thùng thình sẽ "che mất" đường cong của bạn, chúng không thể lộ ra bên dưới lớp vải luộm thuộm. Quần bò ôm hay quần jegging là lý tưởng để khoe mông. Nếu không thoải mái với các trang phục trên thì bạn thử mặc quần bò ống suông hay quần bò thường với phần sau ôm khít.
Chú ý vị trí đặt túi. Túi sau nhỏ và cao sẽ giúp mông trông lớn hơn. Thêm vào đó, túi có họa tiết trang trí như đồng tiền hay đường may chỉ màu có thể tăng thêm sự hấp dẫn và thu hút ánh nhìn về phía sau bạn. Tránh mặc quần bò có túi lớn hoặc hoàn toàn không có túi.
Thử mặc quần bò cạp cao - phần cạp của quần nên ôm khít xung quanh vị trí nhỏ nhất trên eo, khiến eo trông nhỏ hơn và do đó mông trông lớn hơn.
Mặc quần bò cạp thấp (cạp nằm tại phần rộng nhất của hông) với áo sơ mi ôm cũng có thể tạo ảo ảnh mông lớn hơn.
Tránh mặc quần bò tối màu vì nó khiến chân và mông trông nhỏ hơn (đặc biệt nếu bạn đang mặc áo sáng màu). Thay vào đó bạn nên mặc quần bò màu trắng, tùng lam hay xanh nhạt.
Bước 2 - Nịt cao tại eo.
Tạo vòng eo nhỏ nổi bật sẽ giúp mông bạn trông lớn hơn vì tỷ lệ chênh lệch. Cho dù bạn có mông rất nhỏ hay không thì những lời khuyên này có thể đánh lừa người nhìn:
Mang thắt lưng. Tìm mua thắt lưng bản trung bình hoặc rộng và mang tại vị trí nhỏ nhất trên eo, nằm ngoài áo bạn đang mặc. (Đẹp nhất là nên mang ngoài áo sơ mi cài nút, áo len, áo choàng rộng.) Muốn tạo điểm nhấn nhiều hơn thì bạn mang thắt lưng tối màu bên ngoài áo màu nhạt.
Sử dụng nịt eo. Nếu vòng eo của bạn hơi mập thì nên mang nịt eo. Nịt eo có thể đẩy mỡ thừa từ bụng xuống hông và mông. Sản phẩm này có bán tại hầu hết các cửa hàng đồ lót.
Không mang trang phục có họa tiết sọc ngang quanh eo. Vải có quá nhiều chi tiết hoặc lẫn lộn nhiều màu sẽ làm nổi bật vùng bụng và khiến nó trông to hơn. Thay vào đó bạn nên mặc áo màu tối và đồng nhất. Nó sẽ khiến mông bạn trông khổng lồ và quyến rũ!
Bước 3 - Đi giày cao gót.
Giày cao gót thay đổi độ cong tự nhiên của cột sống, khiến cả mông và ngực đều nhô ra nhiều hơn.
Để mông có độ cong nổi bật hơn thì bạn nên tránh xa giày bệt và chọn giày cao gót.
Nếu bạn không chắc phương pháp này có hiệu quả hay không thì hãy ra trước gương và đứng thẳng trên các đầu ngón chân. Bước qua lại vài bước và bạn sẽ nhận ra chuyển động của chân và mông đã được khuếch đại hơn một chút. Khi đó chân bạn sẽ nhìn săn chắc hơn, và mông dường như cao hơn vài centimet.
Phương pháp 3 - Áp dụng kỹ thuật làm nổi bật
Bước 1 - Sử dụng trang phục tạo hình hay đồ đệm làm nổi bật mông.
Bạn có thể mặc trang phục tạo hình giúp nâng mông trực tiếp mà không cần đệm dày, hoặc dùng các miệng đệm thiết kế để nâng mông khi mặc quần bò và quần dài. Chúng khá hiệu quả và khiến mông bạn lớn hơn ngay lập tức. Chọn kích cỡ phù hợp nhất với quần áo của bạn và tạo được vẻ bề ngoài mong muốn.
Một số loại quần bò đã được may sẵn đệm nâng mông. Bạn nên tìm mua quần bò hay quần legging đã được độn mông chút ít.
Thử tự chế tạo miếng đệm bằng tấm xốp hoặc vật liệu nhồi dùng cho gối và chăn bông.
Bước 2 - Thận trọng khi cân nhắc phẫu thuật nâng mông.
Phẫu thuật độn, bơm hoặc cấy nâng mông đã khá phổ biến trong những năm gần đây, nhưng kết quả rất khác nhau. Trong một số trường hợp, phẫu thuật này dẫn đến tình trạng hai bên mông trông lệch thấy rõ, vì vật liệu độn bị trượt và di chuyển theo thời gian. Kịch bản tồi tệ nhất là xảy ra các biến chứng y khoa nghiêm trọng.
Một số người đã tử vong khi được tiêm hoặc cấy chất chứa độc tố không đúng cách. Bạn phải tìm hiểu các hậu quả có thể xảy ra trước khi tiến hành thủ thuật nâng mông.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Cho-th%E1%BB%8F-l%C3%A0m-quen-v%E1%BB%9Bi-nhau | Cách để Cho thỏ làm quen với nhau | Thỏ là loài động vật có bản tính hòa đồng và thích sống chung với đồng loại. Tuy nhiên, chúng rất có ý thức bảo vệ lãnh thổ, khiến cho việc thích nghi, hay gắn kết với động vật khác trở nên khó khăn hơn. Trong tự nhiên thỏ sẽ có tôn ti trong một đàn, nhưng chúng sẽ học cách sống chung với những con khác nếu được làm quen đúng cách. Dẫu vậy, thỏ thường tấn công và ép buộc những con thỏ lạ nếu chúng tiếp cận lãnh thổ của mình. Trong trường hợp nhận nuôi hai con thỏ khác thời điểm và con thỏ hiện tại đã quen với việc sống một mình, bạn có thể làm theo các bước sau đây để tạo điều kiện cho thú cưng từ từ làm quen với nhau và trở thành bạn bè thân thiết.
Phương pháp 1 - Chuẩn bị cho thỏ làm quen
Bước 1 - Lựa chọn cặp thỏ.
Thỏ có thể sống chung với nhau bất kể giới tính là đực/đực, cái/cái, hay đực/cái. Lý tưởng nhất là cặp đôi thỏ đực/cái vì đây là cách mà chúng hình thành mối liên kết điển hình trong tự nhiên.
Nếu nuôi thỏ từ nhỏ hay nhận nuôi cùng lúc, bạn không cần bận tâm nhiều về giới tính vì chúng sẽ dễ dàng gắn kết với nhau. Có thể hai con đã vốn là bạn bè trước khi bạn mua chúng.
Nếu bạn đưa thỏ cái về nhà sau thỏ đực thì sẽ dễ dàng hơn vì thỏ cái có tính bảo vệ lãnh thổ cao. Tuy nhiên, một cặp thỏ cái sẽ dễ dàng làm quen với nhau hơn so với một cặp thỏ đực.
Bước 2 - Triệt sản cho thỏ.
Khi cho thỏ làm quen với nhau và sống chung, bạn cần phải triệt sản cho cả hai. Việc này là để phòng tránh xích mích và sinh sản Thỏ nên được triệt sản trong khoảng thời gian là 2 đến 6 tuần trước thời điểm làm quen với nhau. Điều này giúp thỏ có thời gian hồi phục và các hoóc-môn được giảm bớt.
Sau khi thỏ được triệt sản bạn vẫn phải tách thỏ đực và thỏ cái ra. Thỏ đực vẫn giữ khả năng sinh sản 2 tuần sau khi được triệt sản.
Nếu mua thỏ con cùng lứa, bạn vẫn nên triệt sản cho chúng càng sớm càng tốt. Thỏ con sẽ gắn kết khi còn nhỏ, nhưng nếu bạn không triệt sản cho chúng trước khi chúng đạt độ tuổi trưởng thành, lúc đó chúng sẽ gây gổ và mối liên kết sẽ bị phá vỡ, thường là mãi mãi.
Bước 3 - Cho thỏ ở chuồng sát cạnh nhau.
Khi mang thỏ về nhà, bạn phải cho chúng ở hai chiếc chuồng kế bên nhau thay vì đưa thỏ mới vào chiếc lồng của thỏ hiện tại. Cho cả hai sống chung trong một chiếc chuồng sẽ làm nổ ra cuộc chiến, vì chú thỏ hiện tại sẽ thấy khó chịu khi có sự xuất hiện của thỏ lạ trong lãnh thổ của mình.
Nếu muốn cả hai cùng chia sẻ một chiếc chuồng, bạn nên dọn lại chiếc lồng cũ rồi cho chú thỏ hiện tại vào trong đó. Làm chiếc chuồng trở nên "trung hòa" nhất bằng cách dọn dẹp sạch sẽ và đặt chuồng ở một địa điểm mới, thay toàn bộ nội thất trong chuồng và sử dụng ổ trú mới, ổ nằm mới, bát đựng thức ăn nước uống mới để chiếc chuồng có ít mùi của thỏ hiện tại hơn (từ đó khiến thỏ hiện tại coi nơi này ít giống như lãnh thổ của mình hơn).
Nếu không có chuồng, bạn có thể cho thỏ vào phòng và ngăn cách bằng rào chắn em bé.
Bước 4 - Quan sát hành vi của thú cưng.
Khi mới cho thỏ sắt lại gần nhau, thỏ sẽ rất tò mò. Bạn sẽ thấy chúng chạm mũi giữa hai chiếc lồng và làm quen bằng cách kêu lên và quay vòng tròn. Sau một thời gian, hai con thỏ sẽ trở nên thoải mái với nhau và thậm chí là tựa vào nhau ở sát mép chuồng. Quá trình này sẽ cần khoảng vài ngày.
Nếu thỏ mất nhiều thời gian để làm quen, bạn nên thử cho ăn ở gần nhau để chúng quen dần.
Thỏ có thể có hành vi tán tỉnh ngay cả khi đã được triệt sản vì đây là cách chúng giao tiếp với nhau.
Bước 5 - Tiến hành thong thả.
Bạn cần hiểu rằng quá trình làm quen cần có thời gian. Nếu bạn cho hai con thỏ làm quen quá nhanh, chúng có thể làm tổn thương bản thân lẫn đối phương. Bạn cũng sẽ gặp khó khăn trong việc cho cặp thỏ làm quen đúng cách nếu cho chúng tiếp xúc quá nhanh.
Nhận biết thời điểm hai con thỏ sẵn sàng gặp mặt trực tiếp. Điều này cần phải đợi vài ngày cho đến vài tuần, tùy thuộc vào tính cách của thỏ.
Nếu bạn cho hai con thỏ gặp nhau quá sớm, nhiều khả năng chúng sẽ gây lộn và xem đối phương là kẻ thù khiến cho việc gắn kết trở nên khó khăn hơn.
Phương pháp 2 - Cho thỏ làm quen với nhau
Bước 1 - Tìm địa điểm mới.
Sau khi nhận thấy vật nuôi sẵn sàng gặp mặt, bạn cần tìm không gian mới lạ đối với hai con thỏ để chúng có thể gặp nhau ở nơi không thuộc về bất kỳ con nào. Bạn có thể cho cặp thỏ làm quen ở những nơi chẳng hạn như phòng tắm. Sau khi cho cả hai vào phòng, ngồi xuống ngang tầm của thỏ và ở yên trên sàn với chúng.
Dọn dẹp toàn bộ đồ đạc trong phòng có thể đổ vỡ và gây hại cho thỏ nếu chúng di chuyển hoặc chạy nhảy xung quanh.
Bạn có thể chuẩn bị hai hộp các-tông có đục lỗ và để ở hai đầu của phòng để thỏ có thể lui về nếu cảm thấy quá căng thẳng hoặc sợ hãi.
Bước 2 - Quan sát cẩn thận.
Bạn cần hết sức lưu ý cặp thỏ, đặc biệt trong lần gặp đầu tiên. Có ba trường hợp xảy ra phổ biến khi cho thỏ vào chung phòng với nhau. Trường hợp thông thường nhất đó là cả hai con đều xem chừng nhau, nhưng một con sẽ chủ động trước và thể hiện quyền kiểm soát đối với con kia. Con thỏ chủ động hơn sẽ dẫn đầu và tiến lại gần con kia, đánh hơi, lượn quanh, và có thể cưỡi lên mình con kia. Hành động này giống như giao phối nhưng lại là trò chơi để dành ưu thế. Quan sát cẩn thận nhằm đảm bảo rằng con thỏ yếu thế hơn không làm hại con kia khi chúng đang tìm hiểu nhau.
Trường hợp thứ hai có thể xảy ra đó là cả hai sẽ tự động tấn công nhau. Trường hợp này khá hiếm nhưng bạn không nên bỏ qua nếu xảy ra. Vì lý do này, bạn luôn phải mang găng tay dày khi cho thỏ làm quen trong lần đầu tiên. Nếu có sự cố xảy ra, bạn có thể can thiệp nhanh chóng sao cho không ai bị thương. Sau đó bạn cần đưa chúng trở lại hai chiếc chuồng riêng biệt và để chúng thích nghi trước khi thử lại một lần nữa.
Trường hợp thứ ba ít khi xảy ra đó là hai con thỏ tự động tiếp cận nhau một cách bình đẳng. Chúng sẽ đánh hơi và rúc vào nhau cũng như trở nên hòa đồng ngay lập tức.
Bước 3 - Xử lý trường hợp đánh nhau.
Hành vi mâu thuẫn ở thỏ biểu hiện rất rõ ràng. Thỏ sẽ bắt đầu nhảy lên và bắt đầu cào xé, cắn, kêu rít lên, và làm hại đối phương. Để ngăn ngừa hoặc chấm dứt cuộc ẩu đả, bạn cần chuẩn bị chai xịt nước khi cho hai con thỏ làm quen với nhau. Nếu nhận thấy cặp thỏ sắp đánh nhau, bạn nên phun nước vào chúng để ngăn chặn hành động gây hấn. Điều này cũng giúp ích khi thú cưng bắt đầu đánh nhau, miễn sao không quá khắc nghiệt. Xịt nước cũng có tác dụng khuyến khích chúng chải chuốt cho nhau, từ đó tăng cường sự liên kết.
Cắn nhẹ không phải là hành vi gây hấn. Đây là cách mà thỏ giao tiếp với nhau để thu hút sự chú ý về thể hiện sự tò mò.
Cưỡi lên người và lượn quanh có thể trở thành hành vi đánh nhau. Nếu con thỏ thống trị cưỡi lên con thỏ còn lại nhưng theo hướng từ đầu về phía đuôi, bạn cần tách chúng ra xa. Trong trường hợp con thỏ yếu thế định cắn bộ phận sinh dục của con kia, nó có thể gây tổn thương nghiêm trọng.
Bước 4 - Tiếp tục buổi gặp gỡ.
Bạn chỉ nên để hai con thỏ tiếp xúc từ 10 đến 20 phút một lần, đặc biệt là lúc ban đầu. Khi chúng làm quen với nhau, bạn có thể tăng thời gian lên 30-40 phút trong vài ngày đầu tiên. Đến khi hai con thỏ chịu nằm xuống và chải chuốt cho nhau, lúc này chúng đã hoàn toàn gắn kết và có thể chung sống mà không cần sự giám sát của bạn.
Bạn có thể chuẩn bị các chướng ngại vật hay giấu rau củ để thỏ có thứ để chơi đùa khi đã làm quen với nhau.
Quá trình có thể mất vài ngày cho đến vài tuần. Điều này tùy thuộc vào từng cá thể và tính cách của chúng. Kiên trì cho đến khi thỏ trở nên hòa thuận với nhau.
Bước 5 - Xử lý trường hợp đối kháng liên kết.
Đôi khi thỏ sẽ tiếp tục biểu hiện thái độ gây hấn hoặc không tạo ra nỗ lực để gắn kết với đối phương. Khi đó bạn có thể tiến hành thúc đẩy quá trình này. Mỗi khi ở nhà cả ngày, bạn có thể chuẩn bị một hộp với kích thước vừa phải đặt trong phòng khách và găng tay cùng với chai xịt. Cho hai con thỏ cùng ngồi vào chiếc hộp, còn bạn thì có thể xem TV. Vẵn luôn để mắt xem chừng thỏ trong suốt quá trình, bảo đảm xịt nước ngay khi chúng có dấu hiệu gây hấn hoặc sắp đánh nhau.
Sau một thời gian chúng sẽ cảm thấy mệt mỏi vì bị xịt nước và trở nên hờn dỗi. Cuối cùng, một con sẽ tiến lại con kia và thể hiện sự khuất phuc, từ đó quá trình liên kết sẽ chính thức bắt đầu.
Ngoài ra bạn cũng có thể đọc sách hoặc chơi trò chơi với bạn bè hoặc người thân trong lúc chờ đợi. Chỉ cần bảo đảm rằng bạn luôn chú ý đến cặp thỏ để ngăn chặn nguy cơ xung đột kịp thời.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/L%C3%A0m-Ch%C3%BA-g%E1%BA%A5u-Teddy | Cách để Làm Chú gấu Teddy | Tặng một chú gấu Teddy cho trẻ nhỏ hoặc cho người mình yêu mến không phải là chuyện hiếm, thế nhưng sẽ khá hiếm khi bạn tặng ai đó một chú gấu teddy do mình tự làm. Nếu bạn sẵn sàng thể hiện kỹ năng may vá của mình, bạn có thể làm món quà truyền thống này như một thử thách cá nhân hoặc đem tặng nó cho người bạn yêu quý.
Phương pháp 1 - Dùng Vớ
Bước 1 - Đặt vớ lên bề mặt phẳng.
Đặt phần lòng bàn chân ở trên. Điều này sẽ tạo ra nếp gấp ở phần gót chân.
Bước 2 - Cắt vớ để làm đầu.
Vẽ một hình tròn ở mũi vớ, lấy đường cong ở đầu ngón chân làm cơ sở. Thêm tai ở phía trên hình tròn để tạo đường phác thảo cho đầu chú gấu. Phần này chỉ chiếm ¼ chiều dài vớ. Cắt ngay phía trên tai. Khi đã cắt xong, cắt một đường nhỏ ở đáy hình tròn để tạo lỗ làm cổ cho gấu.
Bước 3 - Cắt tạo hình tay và chân.
Ngay trên gót chân, bạn sẽ thấy phần ống vải đi lên chân. Bắt đầu từ đường cong ở gót chân cho đến viền vớ, chia đôi khoảng cách này bằng mắt. Cắt đoạn giữa vừa chia khi nãy ở phần vớ dài. Chia phần vừa cắt ra làm hai để làm tay gấu. Cắt một đoạn ngắn ở giữa phần vớ lớn hơn, cắt đến gót chân. Phần này sẽ làm thành thân và chân gấu.
Bước 4 - Nhồi bông và khâu phần đầu.
Lộn mặt trái của đầu ra ngoài, sau đó dùng máy khâu hoặc khâu tay tai gấu lại. Khi đã khâu xong, lộn mặt phải ra sau đó nhồi bông vào. Khâu phần cổ lại khi kích thước đầu gấu được như ý muốn.
Bạn có thể mua bông dùng để nhồi thú ở cửa hàng thủ công. Nếu không muốn, bạn có thể dùng bông gòn hoặc vải vụn nhồi cho gấu.
Bước 5 - Nhồi bông và khâu thân gấu.
Lộn mặt trái phần thân ra ngoài, sau đó dùng máy khâu hoặc khâu tay phần chân lại. Khi đã khâu xong, lộn mặt phải ra và nhồi bông vào thân. Khâu phần cổ lại khi kích thước thân gấu đã được như ý muốn.
Bước 6 - Gắn đầu và thân gấu lại.
Khâu tay phần đầu vào thân bằng mũi khâu lược hoặc mũi yên ngựa.
Bước 7 - Khâu tay gấu.
Cắt đuôi vớ làm đôi để làm tay. Khâu mỗi bên lại rồi sau đó nhồi bông. Khâu chúng vào thân khi bạn đã hài lòng với hình dáng của chúng.
Bước 8 - Hoàn thành!
Hãy làm quen với người bạn gấu mới nào! Bạn có thể khâu thêm nút áo để làm mắt hoặc dùng chỉ khâu mũi cho gấu.
Phương pháp 2 - Dùng Vải nỉ
Bước 1 - Làm tay gấu.
Cắt miếng vải nỉ hình tai thỏ. Dùng chúng để làm tay. Khâu hai miếng vải lại bằng máy hoặc khâu mũi cơ bản để làm tay gấu. Chừa lại phần dưới của tay để nhồi bông vào.
Bước 2 - Làm chân gấu.
Lặp lại bước trên với miếng vải to hơn một chút để làm chân. Bạn có thể thay hình dáng chân để làm gấu như đang ngồi hoặc trông khác đi.
Bước 3 - Vẽ và làm đầu nhìn nghiêng.
Vẽ phần đầu nhìn nghiêng mà bạn muốn cho chú gấu của bạn. Cắt hai miếng vải theo hình vừa vẽ. Kế đến, khâu chúng lại từ cổ đến mũi.
Bước 4 - Cắt vải đệm cho phần đầu.
Cắt vải đệm, hoặc miếng vải ở giữa hai miếng vải đã cắt và khâu khi nãy. Vẽ hình như chiếc cà vạt nam và đủ dài để chạm tới giữa mũi, vòng qua sau cổ. Bạn cần phải xếp rồi ghim lại trước khi khâu.
Bước 5 - Khâu vải đệm vào.
Sau khi đã vẽ hình và cắt ra, khâu miếng vải đệm vào giữa hai miếng vải làm đầu khi nãy.
Bước 6 - Làm thân.
Bây giờ bạn sẽ cần làm phần thân gấu. Bắt đầu với hai miếng vải hình chữ nhật. Sau đó cắt tròn vào trong ở mỗi góc. Khâu các cạnh lại với nhau, dọc theo cạnh dài, bạn sẽ có một chiếc ống ngắn khi khâu xong. Bây giờ khâu một trong hai cạnh ngắn lại, không khâu phần đã cắt tròn. Các phần tay và chân sẽ được khâu vào thân từ những lỗ tròn này.
Bước 7 - Lộn ngược tất cả các miếng vải đã may ra ngoài.
Dùng bút chì để hỗ trợ. Giấu phần chỉ khâu vào trong.
Bước 8 - Nhồi bông và gắn đầu vào.
Nhồi sẵn bông vào đầu gấu và khâu vào phần thân trên, ở cạnh ngắn chưa khâu khi nãy.
Sẽ có một ít bông thò ra ngoài. Như vậy vẫn được.
Bước 9 - Gắn tay và chân.
Khâu hai bên tay vào góc tròn để hở phía trên thân. Khâu chân theo cách tương tự, nhưng chừa lại một chân. Nhồi bông cho đầy, sau đó khâu chiếc chân cuối cùng vào.
Bước 10 - Cắt và gắn tai vào.
Cắt vải thành nửa hình tròn để làm tai. Gấp đôi lại và khâu hai tai vào đầu.
Bước 11 - Làm khuôn mặt cho gấu.
Khâu thêm một số chi tiết (như mũi và miệng) bằng chỉ thêu hoặc nút áo.
Bước 12 - Làm mắt bằng nút áo.
Bây giờ bạn có thể khâu mắt cho chú gấu của mình. Dùng nút áo nếu bạn muốn hoặc mua mắt thú giả ở cửa hàng thủ công địa phương.
Dùng chỉ khâu mắt sẽ tốt hơn cho trẻ nhỏ vì chúng có xu hướng cho mọi thứ vào miệng.
Bước 13 - Hãy tận hưởng một chú thú bông mới nào!
Giữ gìn tốt chú thú bông mới hoặc đem tặng cho người bạn yêu mến.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Ti%E1%BA%BFn-h%C3%A0nh-%C4%91i%E1%BB%81u-tra-th%E1%BB%8B-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng | Cách để Tiến hành điều tra thị trường | Điều tra là phần quan trọng trong nghiên cứu thị trường, giúp đo lường xu hướng và thị hiếu của khách hàng tại thị trường nhất định. Đa dạng về kích thước, thiết kế và mục đích, các cuộc điều tra thị trường là nguồn dữ liệu vô cùng quan trọng, giúp công ty hay tổ chức xác định sản phẩm, dịch vụ phù hợp với thị trường mục tiêu và cách thức quảng bá của chúng. Những bước dưới đây sẽ cho bạn hướng dẫn cơ bản về điều tra thị trường cũng như một số thủ thuật tối ưu hóa kết quả thu được.
Phương pháp 1 - Xác định đúng thị trường
Bước 1 - Làm rõ mục tiêu điều tra thị trường.
Trước khi lên kế hoạch, bạn cần nắm rõ đâu là mục đích cuối cùng của bạn. Bạn muốn tìm hiểu điều gì? Bạn muốn thử đánh giá khả năng được tiếp nhận của sản phẩm mới? Cũng có thể xem xét tính hiệu quả hay khả năng tiếp cận khách hàng mục tiêu của chiến lược tiếp thị mới là mục tiêu của bạn. Dù là gì, hãy chắc rằng nó vô cùng rõ ràng trong tâm trí bạn.
Ví dụ, giả sử bạn có công ty cung cấp và sửa chữa thiết bị máy tính. Mục tiêu của điều tra thị trường có thể là xác định số sinh viên tại một trường đại học địa phương biết về doanh nghiệp và khả năng tìm đến bạn cho lần mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ sửa chữa máy tính của họ là bao nhiêu.
Bước 2 - Xác định và vạch rõ bản chất, phạm vi và kích cỡ thị trường.
Trước khi tiến hành điều tra một thị trường nào đó, bạn cần hiểu rõ nó. Hãy chọn tham số nhân khẩu học và địa lý, nhận diện khách hàng theo loại sản phẩm và nắm thông tin số người hiện hữu trong thị trường.
Thu hẹp thành danh sách ngắn những dữ liệu mong muốn, chẳng hạn như thói quen tiêu dùng hay thu nhập trung bình.
Tình huống kinh doanh và sữa chữa máy tính ở trên sẽ tương đối đơn giản. Bạn chỉ việc tập trung vào sinh viên đại học. Tuy nhiên, cũng có thể bạn sẽ muốn hướng đến sinh viên thu nhập cao hoặc quan tâm nhiều đến công nghệ hơn - những người có khả năng mua nhiều hơn.
Bước 3 - Xác định đâu là khía cạnh mà bạn muốn điều tra trong thị trường đó.
Nó hoàn toàn phụ thuộc vào mục tiêu tiếp thị và chúng thì vô cùng đa dạng. Nếu chuẩn bị ra mắt sản phẩm mới, có lẽ bạn muốn biết nó được nhận diện hay ao ước đến mức nào trong thị trường nhất định. Hoặc, có thể bạn sẽ muốn tìm hiểu về thói quen tiêu dùng cụ thể của thị trường, chẳng hạn như khi nào, ở đâu và mức chi tiêu. Hãy đảm bảo là bạn đã có ý niệm rõ ràng về điều mà mình muốn tìm hiểu.
Đồng thời, bạn cũng cần làm rõ loại thông tin mong muốn. Bạn có thể dùng câu hỏi định tính nhằm thu thập thông tin không thể đo lường trực tiếp bằng con số, chẳng hạn như liệu khách hàng có đề nghị gì nhằm giúp cải thiện sản phẩm hay dịch vụ hay không. Hoặc, bạn cũng có thể đặt câu hỏi định lượng nhằm thu được thông tin số hóa hay có thể xác định bằng con số, chẳng hạn như yêu cầu khách hàng đánh giá hiệu quả của sản phẩm theo thang điểm từ 1 đến 10.
Cũng có thể bạn sẽ muốn xác định chính xác thì điều gì đã thu hút khách hàng mua sản phẩm của bạn. Trong trường hợp này, đừng quên đặt câu hỏi thật cụ thể với những người mua hàng gần đây (trong tháng trước) về kinh nghiệm mua hàng cũng như nguồn thông tin giúp họ tìm đến sản phẩm. Từ đó, phát huy thêm những mặt được đánh giá cao và cải thiện bất kỳ vấn đề gì còn yếu hay thiếu sót nào.
Tiếp tục ví dụ ở trên, bạn có thể tập trung vào khả năng quay lại của khách hàng cũ hoặc khả năng khách hàng mới sẽ lựa chọn doanh nghiệp của bạn thay vì đối thủ cạnh tranh.
Bước 4 - Xác định thời gian và địa điểm có thể tiếp cận khách hàng.
Bạn có thể tiến hành điều tra tại trung tâm thương mại hoặc trên đường phố, qua điện thoại, trực tuyến hoặc bằng hình thức gửi thư. Kết quả thu được có thể sẽ không đồng nhất, tùy vào thời gian trong ngày và thời điểm trong năm. Hãy chọn phương pháp và thời gian phù hợp nhất với điều tra của bạn.
Cân nhắc đối tượng khách hàng khi tiếp cận. Đó có thể là nhóm nhân khẩu học mục tiêu được xác định từ trước hoặc chỉ đơn giản là nhóm khách hàng từng sử dụng sản phẩm, dịch vụ.
Đừng quên khách hàng mục tiêu của bạn là ai, đặc biệt nếu sử dụng hình thức điều tra qua mạng. Trong nhiều trường hợp, bạn không thể tiếp cận thị trường mục tiêu qua các kênh trực tuyến, nhất là khi đối tượng là những người lớn tuổi.
Ví dụ, doanh nghiệp sửa chữa máy tính có thể quyết định phỏng vấn trực tiếp sinh viên ở khu trung tâm trụ sở trường hoặc tiến hành phỏng vấn trực tuyến thông qua một trang web thường xuyên được ghé thăm.
Bước 5 - Xác định loại điều tra mà bạn sử dụng.
Điều tra có thể được chia thành hai nhóm tổng quát: bảng câu hỏi và phỏng vấn. Sự khác biệt duy nhất nằm ở việc ai là người ghi lại thông tin phản hồi của người được điều tra: ở nhóm bảng câu hỏi, người được điều tra tự ghi câu trả lời còn với phỏng vấn, người phỏng vấn sẽ viết lại những gì họ nói. Ngoài ra, còn có một số tùy chọn khác, chẳng hạn như cách tiến hành điều tra, trực tuyến hay trực tiếp. Điều tra cũng có thể được thực hiện theo nhóm hoặc từng cá nhân riêng lẻ.
Bảng câu hỏi có thể được thực hiện qua hình thức tiếp xúc và đưa câu hỏi trực tiếp, gửi thư hoặc trực tuyến. Phỏng vấn có thể được thực hiện qua hình thức gặp mặt trực tiếp hoặc phỏng vấn điện thoại.
Bảng câu hỏi là hình thức điều tra thị trường hiệu quả với những câu hỏi đóng. Tuy nhiên, chúng giới hạn khả năng bày tỏ suy nghĩ của người được hỏi và chi phí in ấn có thể sẽ đắt đỏ.
Phỏng vấn cho phép người phỏng vấn xây dựng thêm câu hỏi nhằm khám phá sâu và rõ hơn suy nghĩ của người được hỏi. Tuy nhiên, hình thức này cần nhiều thời gian hơn.
Điều tra nhóm bằng bảng câu hỏi có thể là cách làm hiệu quả bởi người được hỏi có thể hợp tác và đưa ra phản hồi chứa đựng nhiều thông tin hơn.
Bước 6 - Cân nhắc sử dụng nền tảng điều tra trực tuyến.
Chúng đem lại hiệu quả về mặt chi phí trong việc tổ chức điều tra cũng như sắp xếp kết quả. Bạn chỉ việc tìm trên mạng và so sánh một vài nền tảng tìm được, xác định đâu là nền tảng với những công cụ phù hợp. Đảm bảo rằng đó là những nền tảng có uy tín. Bạn cũng nên xem xét liệu thị trường mục tiêu có đủ thành thạo về mặt tin học cho điều tra trực tuyến hay không.
Một trong những nền tảng uy tín và được biết đến nhiều nhất là SurveyMonkey, Zoomerang, SurveyGizmo và PollDaddy.
Phương pháp 2 - Thu thập những kết quả tốt nhất
Bước 1 - Chọn kích cỡ mẫu.
Để thu được kết quả đáng tin cậy, kích cỡ mẫu nên có ý nghĩa về mặt thống kê. Có thể bạn sẽ muốn tạo mẫu con, chẳng hạn như "nam giới", "18-24 tuổi", v.v. nhằm giảm rủi ro kết quả thu được thiên lệch về nhóm đối tượng nhất định.
Yêu cầu về kích cỡ mẫu phụ thuộc độ chính xác mong muốn. Mẫu càng lớn, độ tin cậy càng cao. Ví dụ, điều tra với 10 người tham gia cho sai số biên rất lớn (khoảng 32 phần trăm), nghĩa là dữ liệu này về cơ bản là không đáng tin cậy. Tuy nhiên, mẫu với kích cỡ 500 sẽ cho bạn sai số biên thỏa đáng hơn – 5 phần trăm.
Nếu được, hãy để người tham gia tự báo thông tin nhân khẩu học. Đó có thể là thông tin tổng quát hoặc cụ thể, tùy mong muốn của bạn. Đồng thời, đừng quên thiết kế những câu hỏi này ở đầu bảng câu hỏi/cuộc phỏng vấn.
Dù vậy, hãy lường trước rằng nhiều người có xu hướng tránh né điều tra yêu cầu thông tin cá nhân.
Với tư cách là chủ doanh nghiệp cung cấp và sữa chữa máy tính ở ví dụ trên, bạn sẽ muốn phỏng vấn một số lượng có ý nghĩa thống kê sinh viên, có lẽ là theo ngành học, độ tuổi hay giới tính.
Bước 2 - Chuẩn bị danh sách câu hỏi mà câu trả lời sẽ đem lại dữ liệu cần thiết cho nghiên cứu thị trường của bạn.
Câu hỏi nên cụ thể và đi thẳng vào trọng tâm, hoàn toàn rõ ràng và càng ít từ càng tốt.
Nếu mục tiêu của bạn là có được suy nghĩ thực sự của khách hàng, hãy tập trung xây dựng câu hỏi mở mà trong đó khách hàng có thể trả lời bằng suy nghĩ của chính mình thay vì những câu hỏi trắc nghiệm hay yêu cầu xếp hạng.
Dù vậy, nếu bạn muốn có kết quả bằng số, hãy đảm bảo là những câu trả lời sẽ làm được điều đó, bằng cách này hay cách khác. Ví dụ, bạn có thể để người tham dự đánh giá sản phẩm hay dịch vụ theo thang điểm từ 1 đến 10.
Bước 3 - Tìm cách lượng hóa câu trả lời nhận được.
Nếu tìm hiểu về sở thích, có thể bạn sẽ muốn người được hỏi xếp hạng cảm giác bằng con số hoặc từ khóa. Nếu hỏi về tiền, hãy dùng các khoảng giá trị. Nếu những câu trả lời là sự mô tả, hãy quyết định cách thức nhóm gộp chúng sau khi hoàn thành điều tra.
Ví dụ, với doanh nghiệp máy tính, bạn có thể yêu cầu sinh viên đánh giá theo mức từ 1 đến 10 khả năng ghé thăm cửa hàng hay loại phụ kiện máy tính mà họ muốn nhất, tùy vào loại thông tin bạn cần.
Bước 4 - Nhận diện những biến số có thể ảnh hưởng đến kết quả thu được.
Chúng thường bao gồm tính cách đối tượng nhiều khả năng sẽ trả lời điều tra. Để có kết quả không thiên lệch, bạn cần tìm cách giảm mức ảnh hưởng của họ trong kết quả.
Ví dụ, với tư cách là chủ doanh nghiệp máy tính, bạn có thể làm điều này thông qua sàng lọc đối tượng điều tra. Nếu cho rằng sinh viên kỹ thuật là nhóm khách hàng chính, hãy chỉ chấp nhận kết quả từ họ, mặc dù có lẽ sinh viên lịch sử hay ngoại ngữ dễ đồng ý tham gia điều tra hơn.
Bước 5 - Nhờ người khác xem lại danh sách câu hỏi.
Đừng tiến hành điều tra trước khi thử nghiệm, có thể là với bạn bè hay đồng nghiệp, để chắc rằng các câu hỏi thật sự hợp lý, câu trả lời nhận được không khó lượng hóa và điều tra dễ dàng thực hiện. Cụ thể, hãy hỏi đối tượng thử nghiệm để chắc rằng:
Danh sách câu hỏi không quá dài và phức tạp.
Điều tra không đưa giả định mang tính cảm tính về thị trường mục tiêu
Câu hỏi đã được đưa ra một cách trực tiếp hết mức có thể.
Phương pháp 3 - Tiến hành điều tra
Bước 1 - Lên kế hoạch thời gian và địa điểm điều tra.
Hãy chắc là bạn đã lựa chọn phù hợp, đảm bảo có được mẫu với kích cỡ lớn nhất. Ngoài ra, điều tra cũng có thể được tiến hành qua mạng. Khi đó, hãy đảm bảo là bạn đã đăng chúng ở nơi có lưu lượng người dùng mục tiêu lớn nhất hay đã gửi thư điện tử đến những địa chỉ khả thi nhất.
Với điều tra trực tuyến, đây sẽ là thời gian bảng điều tra được mở (người trả lời phải hoàn thành câu hỏi trong thời gian bao lâu).
Ví dụ, thị trường mục tiêu của doanh nghiệp máy tính – kỹ sư, thường bận cả ngày trong phòng máy. Do đó, cần sắp xếp điều tra trước hoặc sau thời gian này.
Bước 2 - Nếu sử dụng bảng câu hỏi, hãy kiểm tra lại danh sách lần nữa.
Cẩn thận đọc lại vài lần và nhờ ai đó làm tương tự. Nhớ rằng điều tra không nên dài hơn năm phút và câu hỏi nên thật sự đơn giản.
Bước 3 - Tiến hành điều tra, tối đa hóa kích cỡ mẫu và độ chính xác của phản hồi.
Nhớ rằng có thể bạn sẽ phải tiến hành nhiều hơn một lần hoặc ở nhiều địa điểm khác nhau nhằm thu được đầy đủ kết quả. Chỉ cần đảm bảo là điều tra được giữ nguyên hoàn toàn giữa các lần và địa điểm khác nhau. Nếu không, kết quả thu được có thể sẽ không đồng nhất.
Ví dụ, với tư cách là chủ doanh nghiệp máy tính, bạn có thể chọn một vài địa điểm và ngày điều tra khác nhau nhằm phù hợp hơn với thời khóa biểu của sinh viên.
Bước 4 - Phân tích kết quả.
Ghi lại, phân loại trả lời thể hiện bằng số, tính trung bình cũng như phân tích những lựa chọn khác biệt (thật cao hoặc thấp). Đọc qua và phân tích câu trả lời mở để có cái nhìn tổng quát về việc người tham gia đã phản hồi thế nào và suy nghĩ của họ là gì. Từ đó, hãy lập báo cáo tóm tắt những gì tìm được, kể cả khi báo cáo này chỉ được dùng cho mục đích cá nhân của bạn.
Lướt qua toàn bộ, tìm phản hồi thật sự xuất sắc từ khách hàng. Bất kỳ điều gì đáng nhớ, có tính sáng tạo hay tích cực đều có thể đánh dấu và tái sử dụng cho chiến dịch quảng cáo về sau của công ty.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/T%E1%BB%B1-l%C3%A0m-thu%E1%BB%91c-tr%E1%BB%8B-ho-t%E1%BB%AB-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-chanh | Cách để Tự làm thuốc trị ho từ nước chanh | Ho chính là phản xạ của cơ thể nhằm tự đẩy chất nhờn và dị vật ra khỏi phổi và đường hô hấp. Do đó, bạn không nên hoàn toàn ngăn chặn triệt để cơn ho. Có phải bạn cảm thấy rất khó chịu bởi những cơn ho dai dẳng và không bao giờ kết thúc, và bạn muốn làm dịu cơn ho nhưng không hoàn toàn ngăn chặn cơn ho để cơ thể có thể đẩy chất nhầy tích tụ lâu ngày ra ngoài? Đã đến lúc bạn nên tự chế thuốc trị ho tại nhà để giúp làm dịu cơn ho.
Phương pháp 1 - Làm thuốc trị ho tại nhà
Bước 1 - Pha mật ong và chanh để làm thuốc trị ho.
Đun một cốc mật ong với lửa nhẹ. Thêm 3-4 muỗng canh nước cốt chanh tươi vào mật ong đã được đun ấm. Thêm ¼ đến ⅓ cốc nước vào hỗn hợp chanh mật ong và khuấy đều trong khi tiếp tục đun nóng với lửa nhẹ. Làm lạnh hỗn hợp. Khi bị ho, bạn có thể dùng 1-2 muỗng canh tùy theo nhu cầu.
Loại mật ong dùng làm thuốc, chẳng hạn như mật ong Manuka từ New Zealand, thường được chuyên gia khuyến khích sử dụng, tuy nhiên bất kỳ loại mật ong hữu cơ nào cũng đều có tính kháng khuẩn và kháng virut.
Nước chanh có chứa hàm lượng vitamin C cao. Nước cốt của một quả chanh có thể đủ cho khoảng 51% nhu cầu vitamin C hàng ngày. Nước chanh cũng có tính kháng khuẩn và kháng virut cao. Do đó, nhiều người tin rằng kết hợp Vitamin C với đặc tính kháng khuẩn khiến chanh rất hữu ích trong việc chữa trị ho.
Không cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi dùng mật ong. Trong mật ong đôi khi có chứa độc tố của vi khuẩn có thể khiến trẻ sơ sinh bị ngộ độc. Có ít hơn 100 ca ngộ độc trẻ sơ sinh ở Mỹ mỗi năm và hầu hết các bé hoàn toàn hồi phục, nhưng tốt hơn không nên cho trẻ dưới 12 tháng tuổi dùng mật ong!
Bước 2 - Một phương pháp khác để chế biến thuốc trị ho từ mật ong và nước chanh là rửa sạch chanh, thái thành lát mỏng (cả vỏ và hạt chanh).
Cho lát chanh và chén mật ong, bắt lên lửa nhỏ và khuấy liên tục trong 10 phút.
Khuấy nát chanh.
Sau khi nấu xong, lọc hỗn hợp để lấy xác chanh còn thừa, sau đó để vào tủ lạnh.
Bước 3 - Cho thêm tỏi vào mật ong và chanh để làm thuốc ho.
Tỏi có tính kháng khuẩn, kháng virut, ký sinh trùng và kháng nấm. Bóc 2-3 tép tỏi và băm càng mịn càng tốt. Cho tỏi đã băm nhuyễn vào hỗn hợp mật ong chanh trước khi cho thêm nước. Đun trên lửa nhỏ khoảng 10 phút. Sau đó thêm khoảng ¼ đến ⅓ chén nước vào hỗn hợp mật ong chanh và khuấy liên tục khi đang đun.
Làm lạnh hỗn hợp. Khi ho, uống 1-2 muỗng canh tùy theo nhu cầu.
Bước 4 - Có thể thêm gừng vào mật ong và chanh.
Gừng thường được dùng để cải thiện tiêu hóa và điều trị buồn nôn và nôn mửa, nhưng theo cổ truyền thì gừng còn được dùng như thuốc long đờm. Gừng có thể trị họ bằng cách làm loãng chất nhầy và đờm. Gừng cũng được dùng như thuốc giãn phế quản.
Cắt và bóc vỏ khoảng 4 cm củ gừng tươi. Nạo nhỏ gừng và cho vào hỗn hợp mật ong chanh trước khi cho thêm nước. Đun nóng trên lửa nhỏ trong khoảng 10 phút. Sau đó thêm ¼ đến ⅓ chén nước, khuấy đều hỗn hợp, và cho vào tủ lạnh.
Làm lạnh hỗn hợp.
Khi bị ho, bạn có thể dùng 1-2 muỗng canh.
Bước 5 - Có thể thêm cam thảo vào hỗn hợp mật ong và chanh.
Cam thảo cũng là một loại thuốc long đờm. Cam thảo có tác dụng kích thích nhẹ, giúp làm loãng và giải phóng đơm ra khỏi phổi.
Thêm 3-5 giọt tinh dầu Cam thảo (Glycyrrhiza glabra) hoặc 1 muỗng cà phê rễ cam thảo khô vào hỗn hợp mật ong chanh trước khi thêm nước. Đun nóng hỗn hợp trên lửa nhỏ trong khoảng 10 phút sau đó thêm ¼ đến ⅓ chén nước vào hỗn hợp và tiếp tục đun trên lửa nhỏ.
Làm lạnh hỗn hợp. Uống 1-2 muỗng canh khi cần.
Bước 6 - Bạn có thể dùng glycerin thay cho mật ong.
Nếu bạn không có, không thích, hoặc không thể sử dụng mật ong, bạn có thể thay thế bằng glycerin. Đun nóng ½ chén glycerin với ½ chén nước trên lửa nhỏ. Sau đó thêm 3-4 muỗng canh nước cốt chanh vào hỗn hợp. Thêm ¼ đến ⅓ chén nước vào hỗn hợp glycerin-chanh và khuấy trên lửa nhỏ. Làm lạnh hỗn hợp. Khi bạn cần dùng thuốc ho, uống 1-2 muỗng canh, tùy theo nhu cầu.
Glycerin được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ "công nhận là an toàn". Glycerin nguyên chất có trong rau củ, có vị hơi ngọt và không màu, glycerin thường được dùng để chế biến thực phẩm ăn được và sản phẩm chăm sóc cá nhân.
Vì glycerine có tính hút ẩm – do đó hút nước – nên một lượng nhỏ glycerin rất hữu ích trong việc giảm bớt sưng trong cổ họng.
Bạn nên dùng glycerin tự nhiên (và không phải dạng tổng hợp hoặc nhân tạo).
Ngoài ra, glycerin còn được dùng để điều trị táo bón, vì vậy nếu có hiện tượng tiêu chảy, bạn nên giảm lượng glycerin dùng trong hỗn hợp thuốc (giảm xuống ¼ chén glycerin với nước ¾ chén nước).
Dùng glycerin trong thời gian quá lâu có thể làm tăng lượng đường và mỡ trong máu.
Phương pháp 2 - Đánh giá mức độ ho
Bước 1 - Tìm hiểu nguyên nhân khiến bạn bị ho.
Nguyên nhân dẫn đến ho cấp tính phổ biến nhất là: cảm lạnh, cúm (hay còn gọi là bệnh cúm), viêm phổi (nhiễm trùng ở phổi do vi khuẩn, virus hoặc nấm), hóa chất kích thích, và ho gà (bệnh ho do nhiễm trùng phổi do vi khuẩn gây ra và rất dễ lây). Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến bệnh ho mãn tính: dị ứng, hen suyễn, viêm phế quản (viêm ống phế quản hoặc ống khí trong phổi), trào ngược dạ dày (GERD), và chảy dịch mũi sau (chất nhầy nhỏ giọt vào cổ họng từ xoang gây ra ho).
Đôi khi cũng có một số nguyên nhân khá khó gặp gây ho bao gồm cả rối loạn phổi như Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), bao gồm khí thũng và viêm phế quản mãn tính.
Đôi khi tác dụng phụ của thuốc cũng gây ho. Đặc biệt nhóm thuốc trị huyết áp cao như thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE).
Ho có thể do tác dụng phụ của một số bệnh khác bao gồm: bệnh xơ nang, viêm xoang mãn tính và cấp tính, suy tim sung huyết, và lao.
Bước 2 - Quyết định có nên đi khám bác sĩ hay không.
Thử nhiều biện pháp điều trị trong 1-2 tuần. Hầu hết các loại ho đều được chữa khỏi bằng biện pháp điều trị thông thường. Tuy nhiên, nếu không cải thiện sau 1-2 tuần, bạn nên gặp bác sĩ để được chẩn đoán đầy đủ và xác định phương pháp điều trị thích hợp.
Ngoài ra, bạn cũng nên khám bác sỹ nếu trong vòng 1-2 tuần có hiện tượng sau: sốt hơn 38 độ C trong hơn 24 giờ, ho ra dịch đặc màu vàng xanh (đây có thể là hiện tượng viêm phổi do vi khuẩn gây ra khá nghiêm trọng), ho ra đờm với những vệt màu hơi đỏ hoặc máu hồng nhạt, nôn mửa (đặc biệt nếu ói mửa chất có màu như cà phê – đây có thể là hiện tượng viêm loét chảy máu), khó nuốt, hoặc khó thở, thở khò khè hoặc cảm thấy khó thở.
Bước 3 - Xem xét đưa trẻ đi khám bác sĩ.
Có một số bệnh có thể làm trẻ tê liệt một cách nhanh chóng và có một số bệnh trẻ đặc biệt dễ mắc phải. Bởi vậy, bạn cần phải kiểm tra triệu chứng ho khác nhau. Với trẻ em, gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu có hiện tượng sau:
Sốt trên 38 độ C.
Ho ông ổng -- có thể là bệnh viêm thanh quản và khí quản (khí quản, ống thở) bị nhiễm khuẩn. Một số trẻ em cũng có thể thở rít hoặc thở khò khè, tức tiếng thở nghe âm thanh rít lên hoặc nghe hổn hển. Nếu bạn nghe thấy một trong những loại âm thanh này, hãy gọi bác sĩ ngay lập tức.
Chứng ho khò khè hoặc rít lại có âm thanh khàn khàn hoặc giống tiếng rít. Đây có thể là triệu chứng viêm tiểu phế quản, có khả năng gây ra bởi virut hợp bào hô hấp (RSC).
Khi trẻ hít sâu vào tạo ra âm thanh “ót” giống tiếng gà kêu, như vậy trẻ có khả năng mắc bệnh ho gà.
Bước 4 - Quyết định có cần điều trị hay không.
Nhớ rằng ho là cách tự nhiên của cơ thể để loại bỏ vi khuẩn, virut, nấm hoặc chất nhầy, và điều này rất tốt! Tuy nhiên, nếu trẻ ho nhiều đến nỗi không thể ngủ hoặc nghỉ ngơi, hoặc gây khó thở, thì bạn nên điều trị ho. Trẻ cần nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc khi bị ho, vì vậy đó là biện pháp điều trị hữu ích nhất.
Bạn có thể sử dụng nhiều biện pháp điều trị tại nhà tùy thích. Những phương pháp điều trị như vậy cũng có thể giúp giữ cho cơ thể đủ nước, thành phần rất quan trọng cho hệ thống miễn dịch và giúp cơ thể phục hồi.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/V%C6%B0%E1%BB%A3t-qua-ch%E1%BB%A9ng-Cho%C3%A1ng-v%C3%A1ng-ch%C3%B3ng-m%E1%BA%B7t | Cách để Vượt qua chứng Choáng váng chóng mặt | Chóng mặt là từ chung chung, không cụ thể, dùng để diễn tả nhiều triệu chứng có liên quan như cảm thấy muốn xỉu, lâng lâng, buồn nôn, đuối sức hay mất thăng bằng. Nếu cảm thấy bản thân hay mọi thứ xung quanh đang xoay tròn, thì chính xác hơn, đó là chứng chóng mặt. Dù phổ biến và không hề dễ chịu nhưng chứng chóng mặt không nghiêm trọng và đe dọa tính mạng. Có nhiều cách điều trị chóng mặt tại nhà. Tuy nhiên, bạn cần lâu ý những tín hiệu "đèn đỏ" cho thấy sự cần thiết phải can thiệp y tế.
Phương pháp 1 - Điều trị Choáng váng tại Nhà
Bước 1 - Giảm lo lắng hay căng thẳng.
Căng thẳng cao độ có thể làm thay đổi nhịp thở và lượng hoóc-môn trong cơ thể, dẫn đến chóng mặt hay cảm giác lâng lâng và buồn nôn. Một số chứng rối loạn lo âu nhất định như hoảng loạn hay ám ảnh sợ hãi cũng có thể gây chóng mặt. Nếu rơi vào những trường hợp này, hãy giảm căng thẳng và lo lắng trong cuộc sống hết mức có thể bằng cách bày tỏ cảm xúc và cố gắng giải quyết mâu thuẫn trong các mối quan hệ. Việc giảm bớt gánh nặng tâm lý có thể sẽ giúp bạn kiểm soát chứng bệnh này.
Đôi khi các biện pháp như đổi công tác, giảm giờ làm, đổi thời gian biểu hay làm việc tại nhà nhiều hơn có thể giúp bạn giảm căng thẳng và lo lắng.
Những phương pháp điều trị căng thẳng tự nhiên có thể thực hiện tại nhà bao gồm thiền, yoga, thái cực quyền và hít thở sâu. Xem video hướng dẫn trực tuyến trước khi bắt đầu có thể sẽ hữu ích với bạn.
Bước 2 - Uống nhiều nước.
Mất nước cấp tính hay mãn tính (dài hạn) cũng là nguyên nhân thường gặp của chứng chóng mặt, đặc biệt là cảm giác lâng lâng. Khi cơ thể thiếu nước — do nôn mửa hay tiêu chảy, sốt hay uống không đủ nước trong ngày nóng — máu trở nên đặc hơn và não không được cung cấp đủ lượng oxy cần thiết, dẫn đến chóng mặt. Hơn nữa, thiếu nước còn dẫn đến nóng quá mức (tăng thân nhiệt), một nguyên nhân phổ biến khác của tình trạng này. Nếu rơi vào trường hợp này, hãy uống nhiều nước hơn, đặc biệt là trong những ngày nóng ẩm, để cải thiện chứng chóng mặt .
Hướng đến mục tiêu 8 cốc lớn nước mỗi ngày (tổng cộng 2 lít) nếu hoạt động cường độ cao hoặc ở ngoài trời trong ngày nắng nóng.
Tránh dùng thức uống có cồn và đồ uống có chứa caffeine như cà phê, trà đen, soda có ga và nước tăng lực. Cồn và caffeine có tính lợi tiểu và do đó sẽ khiến bạn bài tiết nhiều hơn bình thường.
Bước 3 - Ăn thực phẩm dễ tiêu.
Lượng đường trong máu thấp là một nguyên nhân phổ biến khác của choáng váng, cảm giác lâng lâng, đau đầu và ngủ lịm. Lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết) là vấn đề thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường, người uống quá nhiều insulin, hay ở người bỏ bữa sáng và quá bận rộn để dùng những bữa còn lại trong ngày. Não cần một lượng glucose nhất định trong máu để vận hành. Ở trường hợp này, hãy cân nhắc thay đổi lượng insulin nạp vào (với sự cho phép của bác sĩ) nếu bị tiểu đường hoặc ăn thực phẩm mà dạ dày / ruột có khả năng tiêu hóa nhanh và theo dõi. Với nguyên nhân hạ đường huyết, tình trạng chóng mặt thường đi kèm đổ mồ hôi và thiếu tỉnh táo.
Trái cây tươi có vị ngọt (đặc biệt là việt quất và chuối chín), nước ép trái cây (đặc biệt là nước ép nho hoặc táo ngọt), bánh mỳ trắng, kem và mật ong đều là những thực phẩm tốt, giúp làm tăng lượng đường trong máu một cách nhanh chóng.
Trái lại, tình trạng liên tục có quá nhiều đường trong máu (tăng đường huyết) cũng có thể gây choáng váng thông qua mất nước và dư axít. Tăng đường huyết mãn tính thường xuất hiện ở bệnh nhân tiểu đường không được chẩn đoán / điều trị.
Bước 4 - Đứng dậy từ từ.
Có thể nói, tình trạng bệnh lý hạ huyết áp tư thế đứng là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến những cơn choáng váng ngắn hạn, đặc biệt là ở người cao tuổi. Tình trạng này xuất hiện khi những người có huyết áp tương đối thấp (đặc biệt là chỉ số huyết áp tâm thu) đứng dậy quá nhanh từ một vị trí cố định hay khi đang ngồi. Khi đứng nhanh, động mạch không có đủ áp suất để kịp bơm máu lên não, và vì vậy não thiếu lượng oxy cần thiết trong một vài giây, dẫn đến choáng váng tạm thời hoặc cảm giác muốn xỉu. Nếu trường hợp này dường như đúng với bạn, hãy đứng dậy chậm rãi và nhớ bám vào vật cố định nào đó để giữ thăng bằng.
Nếu bạn đang ở tư thế nằm, hãy chuyển qua tư thế ngồi một lát trước khi đứng dậy.
Huyết áp thấp mãn tính có thể bắt nguồn từ việc uống quá nhiều thuốc huyết áp, thuốc giãn cơ hay giãn mạch, chẳng hạn như Viagra và những dược phẩm tương tự được dùng cho chứng rối loạn chức năng cương dương.
Vấn đề thần kinh ngoại vi, mất nước và nhiều loại thuốc khác cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tụt huyết áp.
Bước 5 - Ngủ nhiều hơn.
Không ngủ đủ giấc, cả về chất lượng lẫn số lượng, là nguyên nhân tiềm tàng khác của chứng chóng mặt, tình trạng não sương mù và mất cân bằng tổng thể. Mất ngủ kinh niên liên quan đến căng thẳng cường độ cao, cao huyết áp, trầm cảm, tiểu đường và bệnh tim mạch. Tất cả đều có thể gây choáng váng ở mức độ khác nhau. Giấc ngủ bị đứt quãng có thể liên quan đến chứng lo âu kinh niên, chấn thương tâm lý / cảm xúc, đau mãn tính, sử dụng caffein, lạm dụng thuốc, hội chứng chân không yên và nhiều vấn đề khác như ngủ rũ và ngừng thở khi ngủ (ngáy nặng). Trong trường hợp này, hãy tắt ti vi, máy tính và lên giường sớm hơn, đồng thời, tránh dùng đồ uống có caffein (cà phê, trà đen, soda sủi bọt) ít nhất 8 giờ trước khi đi ngủ.
Ngủ muộn vào cuối tuần hoàn toàn ổn và có thể giúp bạn nghỉ ngơi và/hoặc ít chóng mặt hơn, nhưng bạn sẽ không thể "bù đắp" được thời gian ngủ thiếu trong tuần.
Những liệu pháp hỗ trợ giấc ngủ tự nhiên có thể được dùng ngay trước khi đi ngủ bao gồm trà hoa cúc, chiết xuất rễ cây nữ lang, magiê (giúp thư giãn cơ bắp) và melatonin (hoóc-môn điều tiết giấc ngủ và nhịp sinh học).
Bước 6 - Tránh chấn thương đầu.
Chấn thương đầu từ tai nạn xe và các môn thể thao đối kháng là nguyên nhân phổ biến của tổn thương não từ mức nhẹ đến trung bình, thường được gọi là đụng dập hay chấn động não. Triệu chứng chính của chấn động não bao gồm choáng váng đi kèm đau đầu âm ỉ, buồn nôn, tình trạng não sương mù và có tiếng chuông trong tai. Chấn thương đầu có xu hướng cộng dồn, nghĩa là tình trạng này sẽ trở nên tệ hơn với mỗi lần bị chấn thương và tích lũy qua thời gian. Do đó, hãy cố giảm rủi ro hay tai nạn dẫn đến "chuông reo".
Các môn thể thao như quyền Anh, bóng đá, bóng bầu dục và hockey trên băng có rủi ro chấn thương đầu đặc biệt cao.
Luôn thắt dây an toàn khi lái xe (phòng ngừa chấn thương cổ nghiêm trọng) và tránh những hoạt động làm di chuyển mạnh đầu và cổ như bật nhảy lò xo, nhảy bungee hay chơi tàu lượn siêu tốc.
Phương pháp 2 - Tìm sự Can thiệp Y tế
Bước 1 - Hỏi bác sĩ tác dụng phụ và sự tương tác của thuốc.
Trên thực tế, hầu hết thuốc (cả kê đơn và không kê đơn) đều liệt kê triệu chứng chóng mặt trong danh sách tác dụng phụ của chúng. Tuy nhiên, triệu chứng này đặc biệt phổ biến ở một số loại thuốc nhất định. Cụ thể là, thuốc huyết áp, lợi tiểu, an thần, chống trầm cảm, giảm đau mạnh và một số thuốc kháng sinh gần như sẽ gây chóng mặt. Dù vậy, hãy hỏi bác sĩ để biết liệu có thuốc hay tổ hợp thuốc nào trong số bạn đang dùng có khả năng là thủ phạm gây chóng mặt hay không.
Đừng bao giờ dừng uống thuốc theo kiểu "cai nghiện" mà không có sự giám sát của bác sĩ, kể cả khi bạn tin rằng đó là nguyên nhân gây choáng váng. Hãy dần dần ngừng và/hoặc chuyển sang loại thuốc khác có tác dụng tương tự.
Do tính phức tạp của sự tương tác hóa học trong cơ thể, trên thực tế, việc dự đoán tương tác của từ 3 dược phẩm trở lên là bất khả thi.
Bước 2 - Hãy trao đổi với bác sĩ triệu chứng cảm cúm.
Tác nhân gây cảm cúm chủ yếu là vi-rút đường hô hấp. Do đó, hầu hết triệu chứng đều liên quan đến phổi, họng, xoang và tai trong. Trong trường hợp này, sự tích tụ của chất nhầy và các chất lỏng khác có thể làm tắc nghẽn đường thở và/hoặc tai trong, dẫn đến choáng váng và mất thăng bằng. Nếu điều này đúng với bạn, bạn chỉ cần chờ vài ngày cho hết bệnh, giữ cơ thể đủ nước và làm sạch xoang bằng cách nhẹ nhàng xì ra khăn hoặc rửa với nước muối ấm.
Bịt mũi và thở mạnh là một cách thông vòi nhĩ hẹp nối từ họng đến tai giữa. Vòi nhĩ duy trì sự cân bằng áp suất ở hai bên màng nhĩ và tình trạng choáng váng hay thăng bằng kém thường là kết quả của sự tắc nghẽn ở bộ phận này.
Những trường hợp khác thường dẫn đến choáng váng bao gồm dị ứng, đau nửa đầu và thiếu máu (số lượng hồng cầu thấp).
Bước 3 - Kiểm tra huyết áp.
Như đã đề cập, cả huyết áp thấp (hạ huyết áp) và huyết áp cao (cao huyết áp) đều có thể gây chóng mặt. Do đó, hãy để bác sĩ kiểm tra chỉ số của bạn. Nhìn chung, huyết áp nên dưới 120 (tâm thu) và trên 80 (tâm trương). Trong hai trường hợp trên, cao huyết áp nguy hiểm hơn và đôi khi là triệu chứng của bệnh tim. Trên thực tế, những vấn đề về tim nguy hiểm nhất như bệnh cơ tim (cơ tim bị nhiễm bệnh), suy tim xung huyết và rối loạn nhịp tim (nhịp tim bất thường) là nguyên nhân dẫn đến cao huyết áp và làm tăng đáng kể nguy cơ choáng váng mãn tính và tái choáng váng.
Nếu bị đau tim hay đột quỵ nhẹ, máu lên não ít hơn và gây choáng váng cũng như một số triệu chứng khác. Bác sĩ có thể sẽ tiến hành điện tâm đồ (ECG) để loại trừ khả năng đau tim.
Thật không may, thuốc hạ huyết áp lại là nguyên nhân gây choáng váng phổ biến.
Bước 4 - Xét nghiệm đường huyết.
Như đã đề cập, cả hạ đường huyết lẫn tăng đường huyết đều có thể dẫn đến chóng mặt. Nếu bạn bị tiểu đường và hạ đường huyết, bác sĩ có thể điều chỉnh giảm lượng insulin nạp vào của bạn. Tăng đường huyết có thể là dấu hiệu của việc mắc bệnh tiểu đường. Bác sĩ có thể cho bạn xét nghiệm đường huyết, tức là xét nghiệm đo lượng glucose — nguồn năng lượng chính của não và hầu hết các tế bào khác trong cơ thể. Mức thông thường nằm ở khoảng 70-100 mg/dL.
Bạn có thể mua máy giám sát glucose trong máu, thiết bị cần trích máu từ ngón tay để làm mẫu xét nghiệm, tại nhà thuốc. Thông thường, nếu không nhịn ăn uống, kết quả đo được nên ở mức dưới 125 mg/dL.
Ăn nhiều đường tinh luyện cũng có thể dẫn đến tăng đường huyết tạm thời (được biết đến với tên gọi sugar rush) và gây choáng váng.
Bước 5 - Khám tai.
Nếu tình trạng của bạn gây khó khăn đáng kể trong sinh hoạt hàng ngày và gây cảm giác mọi thứ xoay tròn, có lẽ là bạn bị chóng mặt. Đó có thể là chóng mặt tư thế lành tính (cảm giác xoay tròn xuất hiện khi di chuyển đầu), chóng mặt do viêm mê đạo (nhiễm trùng tai trong) hay bệnh Meniere (tai trong trữ nước). Ở đây, chóng mặt là kết quả của sự thay đổi trong cơ chế thăng bằng ở tai trong (hệ thống tiền đình) hoặc ở sự kết nối giữa cơ chế này với não. Tóm lại, khi đứng yên, hệ thống tiền đình vẫn cho rằng bạn đang di chuyển và tạo cảm giác xoay tròn. Tuy nhiên, trong trường hợp này, tình trạng chóng mặt thường tự hết nhờ khả năng điều chỉnh của cơ thể với bất kỳ nguyên nhân nào đứng sau chúng.
Chóng mặt lành tính do tư thế thường do sỏi ở tai trong di chuyển và kích thích ống bán khuyên.
Đôi khi chứng chóng mặt có thể trầm trọng đến mức gây buồn nôn, nôn mửa, đau đầu và mất thăng bằng vài giờ mỗi đợt.
Bước 6 - Gặp chuyên viên thần kinh cột sống hoặc nắn xương.
Họ là những chuyên gia về cột sống và thiết lập chức năng cũng như chuyển động thông thường của khớp cột sống nhỏ (khớp xương nhỏ) liên kết các đốt sống. Một nguyên nhân khá phổ biến của choáng váng và chóng mặt là kẹt / lệch / giảm chức năng khớp sống cổ trên, điển hình là vị trí tiếp nối với hộp sọ. Nắn khớp bằng tay, hay còn gọi là điều chỉnh, có thể được sử dụng để gỡ kẹt hay định vị lại khớp xương nhỏ bị lệch nhẹ. Thông thường, bạn có thể nghe thấy tiếng "bốp" khi điều chỉnh cột sống.
Mặc dù đôi khi chứng choáng váng hay cảm giác chóng mặt có thể hết hoàn toàn chỉ với một lần điều chỉnh (nếu chúng liên quan đến vấn đề ở cổ trên), thông thường, phải cần từ 3-5 lần điều chỉnh để có kết quả rõ rệt.
Viêm khớp ở phần cổ trên, đặc biệt là viêm thấp khớp, có thể dẫn đến những cơn choáng váng mãn tính.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/%C4%90i%E1%BB%81u-tr%E1%BB%8B-Nhi%E1%BB%85m-Virus-v%E1%BB%9Bi-c%C3%A1c-Li%E1%BB%87u-ph%C3%A1p-t%E1%BA%A1i-Nh%C3%A0 | Cách để Điều trị Nhiễm Virus với các Liệu pháp tại Nhà | Trong khi giới khoa học và y học vẫn còn tranh luận về việc virus có phải là một cơ thể sinh vật hay không, thì một điều không phải bàn cãi là việc nhiễm virus gây ra nhiều loại bệnh, những căn bệnh mạn tính, ung thư, bệnh dài ngày, đau đớn và tử vong. Một vấn đề cũng đang được tranh luận là liệu bệnh nhiễm virus đã bao giờ được “chữa khỏi” chưa. Có nhiều loại viurs tồn tại lâu trong các tế bào của người gây những hậu quả dai dẳng, và hầu hết các loại virus khó điều trị vì chúng được bảo vệ bởi chính tế bào vật chủ., , , Tình trạng nhiễm virus có thể cấp tính (thời gian ngắn, các mức độ nặng khác nhau), mạn tính (thời gian dài, các mức độ nặng khác nhau) hoặc âm ỉ ở trạng thái ngủ đông trong các thời gian khác nhau cho đến khi chúng được kích hoạt để nhân lên. Những căn bệnh do virus có thể khó chịu và khiến bạn mất đi vài ngày làm việc hiệu quả nhưng nói chung có thể điều trị tại nhà. Dùng các liệu pháp thảo mộc, cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể và nghỉ ngơi đầy đủ là các phương pháp để đẩy lùi các bệnh nhiễm virus.
Phương pháp 1 - Hạ Sốt Không Cần Thuốc
Bước 1 - Để cho cơn sốt thực hiện chức năng của nó.
Đa số mọi người đều không thích điều này, nhưng sốt là một trong những cách phòng vệ chủ yếu của cơ thể chống lại việc lây nhiễm. Bạn cứ để cho cơn sốt diễn ra nếu nó không quá khó chịu.
Sốt là một triệu chứng thường gặp nhất của bệnh lây nhiễm nhưng cũng có thể là do sưng viêm, bệnh về tuyến giáp, ung thư, dùng vắc-xin và một số loại thuốc. Thân nhiệt được điều hòa bởi các tuyến nhỏ nằm ở trung tâm của não, vùng dưới đồi. Tuyến giáp cũng đóng vai trò trong việc điểu chỉnh thân nhiệt. Thân nhiệt có thể thay đổi trong ngày, nhưng được coi là bình thường khi ở mức 37 độ C.
Trong suốt quá trình nhiễm bệnh, tác nhân gây nhiễm (vi khuẩn, virus) sinh ra các chất gây sốt gọi là pyrogen. Một số pyrogen cũng do hệ miễn dịch sản xuất ra. Các pyrogen này ra lệnh cho vùng dưới đồi trong não tăng nhiệt độ cơ thể. Điều này lại kích thích hệ miễn dịch tăng hiệu quả đẩy lùi bệnh. Người ta cũng tin rằng thân nhiệt cao giúp tiêu diệt các tác nhân gây nhiễm.,
Ở người lớn, đa số các cơn sốt là không nguy hiểm, và bạn có thể để cho sốt “diễn ra tự nhiên”. Nhưng nếu sốt duy trì ở nhiệt độ 39.4 độ C hoặc cao hơn trong khoảng thời gian quá 12 -24 tiếng, bạn nên nghĩ đến việc gọi bác sĩ.
Bước 2 - Cẩn thận với những cơn sốt cao.
Dù bạn có thể để cơn sốt diễn ra tự nhiên, nhưng có những giới hạn khi nhiệt độ tăng đến mức cần phải can thiệp:
Đối với trẻ sơ sinh dưới 4 tháng với nhiệt độ đo ở hậu môn từ 38 độ C trở lên, cần gọi cho bác sĩ ngay lập tức.
Đối với trẻ em ở mọi lứa tuổi, nếu nhiệt độ đo ở hậu môn từ 40 độ C trở lên, cần gọi bác sĩ ngay.
Mọi trẻ em từ 6 tháng trở lên sốt từ 39.4 độ C đo ở trán, tai hoặc dưới nách cũng nên được khám.
Bước 3 - Tìm sự chăm sóc y tế ngay nếu sốt kèm theo những triệu chứng nghiêm trọng.
Nếu trẻ nhỏ bị sốt và kèm theo bất cứ triệu chứng nào sau đây, bạn cần phải gọi cho bác sĩ (hoặc gọi cấp cứu) càng sớm càng tốt:
Trông rất mệt hoặc không ăn được
Rất bứt rứt cáu kỉnh
Uể oải
Có những dấu hiệu nhiễm trùng rõ ràng (mủ, dịch tiết, phát ban)
Lên cơn động kinh
Đau họng, phát ban, đau đầu, cứng cổ và đau tai
Ở trẻ sơ sinh, phần thóp của trẻ phồng lên
Bước 4 - Tắm nước ấm.
Khởi đầu bằng việc tắm nước ấm. Cho người bị sốt bước vào và thả lỏng trong khi nhiệt độ nước từ từ giảm xuống. Vì nhiệt độ của nước hạ xuống dần dần, thân nhiệt của người bệnh cũng sẽ hạ dần dần. Bạn không nên để nước quá mát vì không nên hạ thân nhiệt quá nhanh.
Bước 5 - Đi tất ướt.
Đây là một liệu pháp thiên nhiên truyền thống. Nguyên lý ở đây là bàn chân lạnh kích thích gia tăng sự lưu thông và phản ứng của hệ miễn dịch. Kết quả là cơ thể sẽ tiêu thụ nhiệt, dẫn đến làm khô tất và làm mát cơ thể. Liệu pháp này cũng có thể giúp giảm tắc nghẽn ngực. Thêm nữa, tất len có vai trò như chất cách nhiệt. Phương pháp này có tác dụng nhất khi dùng qua đêm.
Dùng một đôi tất dài quá mắt cá chân. Tất phải có chất liệu cotton vì cotton mới thấm hút được nhiều nước.
Làm ướt tất hoàn toàn dưới vòi nước lạnh.
Vắt bớt nước và đi tất vào chân.
Lấy tất len đi bên ngoài tất cotton. Tất len phải được làm từ len nguyên chất mới có thể cách nhiệt tốt.
Người bệnh đi tất cần đắp chăn và nằm nghỉ trên giường suốt đêm. Đa số trẻ nhỏ khá hợp tác vì chúng bắt đầu mát hơn chỉ sau vài phút.
Bước 6 - Làm mát đầu, cổ, mắt cá chân và cổ tay.
Lấy một hoặc hai chiếc khăn tắm và gấp lại theo chiều dọc. Nhúng ướt khăn với nước lạnh hoặc nước đá nếu muốn. Vắt bớt nước và quấn quanh đầu, cổ, mắt cá chân hoặc cổ tay.
Không đắp khăn lên quá hai khu vực trên cơ thể. Nghĩa là, bạn chỉ quấn khăn quanh đầu và mắt cá HOẶC quanh cổ và cổ tay. Nếu không, bạn sẽ có thể hạ nhiệt QUÁ nhiều. Khăn mát hoặc lạnh sẽ rút nhiệt ra khỏi cơ thể và hạ thân nhiệt xuống.
Lặp lại nếu khăn khô đi hoặc không đủ mát để giảm nhiệt. Bạn có thể lặp lại nhiều lần nếu cần.
Phương pháp 2 - Cung cấp Đủ Năng lượng cho Cơ thể
Bước 1 - Nghỉ ngơi nhiều.
Không phải lúc nào cũng dễ dàng để làm điều này, nhưng nghỉ ngơi và duy trì trạng thái yên tĩnh là phần quan trọng trong quá trình chống lại bệnh nhiễm virus. Hệ miễn dịch của cơ thể đang cố gắng làm những việc cần thiết. Nó sẽ không thể hoàn thành nhiệm vụ nếu bạn dùng năng lượng để đi làm, đi học hay chăm sóc người khác. Vì vậy bạn hãy nghỉ làm, cho trẻ nghỉ học và duy trì các hoạt động ở mức độ dễ và thấp hết sức có thể.
Bước 2 - Ăn thức ăn nhẹ.
Có lẽ bạn đã nghe câu này “Lạnh cần ăn, sốt cần bỏ đói”. Một bài viết gần đây đăng trên tạp chí khoa học Mỹ đồng ý với điều này -- thực ra bạn không nên đi quá xa đến mức “bỏ đói” cơn sốt – điều đó chỉ có nghĩa bạn không nên tiêu tốn năng lượng vào việc tiêu hóa, mà nên để dành năng lượng cho việc chế ngự bệnh.
Thử uống nước súp gà hoặc ăn chút cháo gà và rau. ,
Bước 3 - Chú trọng hoa quả tươi giàu vitamin C.
Ăn nhiều hoa quả tươi như các loại quả mọng, dưa hấu, cam và dưa vàng. Các loại quả này nhiều vitamin C, có thể giúp chống chọi căn bệnh và hạ sốt.
Bước 4 - Ăn sữa chua.
Thử ăn sữa chua trắng hoặc có thêm hương vị, trong đó chứa vi khuẩn sống được nuôi cấy. Người ta đã chứng minh rằng các vi khuẩn sống trong ruột này là cần thiết cho hoạt động của hệ miễn dịch.
Bước 5 - Thêm protein vào bữa ăn.
Bạn nên đảm bảo cung cấp cho cơ thể nguồn protein tốt và dễ tiêu hóa như trứng khuấy hoặc gà. Ví dụ như bạn có thể thêm vài miếng thịt vào nước súp gà.
Bước 6 - Tránh các thức ăn rán và khó tiêu.
Không các thức ăn khó tiêu, nhiều dầu mỡ như thịt nướng hay thức ăn rán. Tránh thức ăn nhiều gia vị như cánh gà, xúc xích pepperoni hay xúc xích nói chung. Những món này quá nặng nề cho bạn khi đang bị ốm.
Bước 7 - Thử áp dụng thực đơn BRAT.
Thực đơn BRAT thường được khuyên dùng, nhất là sau khi bị nhiễm virus dạ dày. Thực đơn này gồm có các thức ăn nhẹ, dễ tiêu hóa như sau:
ananas (chuối)
ice (cơm)
pplesauce (sốt táo)
oast (bánh mì nướng nguyên hạt).
Bước 8 - Ăn thức ăn giàu chất kẽm.
Kẽm đã được chứng minh là rút ngắn thời gian bị cảm. Các nguồn thực phẩm chứa kẽm gồm có hải sản (hàu, cua biển, tôm hùm), thịt bò, gà (phần đùi gà), sữa chua, đậu và quả hạch (hạt điều, hạnh nhân).
Phương pháp 3 - Giữ Đủ Nước cho Cơ thể
Bước 1 - Uống nhiều nước.
Sốt có thể dẫn đến mất nước và bạn cần tránh điều này vì nó sẽ khiến bạn cảm thấy mệt hơn. Trẻ em (và cả bạn nữa) có thể thích thú với món kem lạnh, nhưng bạn cũng cần phải tránh ăn quá nhiều đường. Bạn hãy thử làm kem từ các loại trà thảo mộc như hoa cúc hay quả cơm cháy. Sữa chua hay nước quả loãng đông lạnh kiểu Ý cũng có thể là các lựa chọn tốt. Nhưng bạn đừng quên uống nước trắng!
Bước 2 - Thử uống dung dịch bù nước như Pedialyte hay CeraLyte.
Bạn có thể cân nhắc cho trẻ uống dung dịch bù nước như CeraLyte, Pedialyte, nhưng trước đó bạn nên hỏi bác sĩ.
Chuẩn bị danh sách những triệu chứng và tình hình ăn uống của trẻ như thế nào và trẻ sốt bao nhiêu độ.
Bạn cũng nên theo dõi số lần thay tã cho trẻ, hoặc số lần đi tiểu đối với trẻ lớn hơn.
Bước 3 - Tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ.
Nếu con bạn bị nhiễm virus, tốt nhất là bạn nên cho bé tiếp tục bú mẹ càng nhiều càng tốt. Việc này cung cấp thức ăn, nước và khiến trẻ dễ chịu hơn.
Bước 4 - Quan sát dấu hiệu mất nước.
Gọi cho bác sĩ ngay cả khi bạn chỉ mới thấy dấu hiệu mất nước nhẹ, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh. Những dấu hiệu này sẽ tiến triển nặng rất nhanh. Một số triệu chứng mất nước nhẹ gồm có:
Miệng khô, dính. Ở trẻ nhỏ, bạn nhìn xem môi trẻ có khô hoặc bong da xung quanh môi hoặc mắt không. Bạn cũng nên để ý xem trẻ có chép môi không.
Ngủ nhiều, lơ mơ và mệt mỏi hơn bình thường.
Khát: Trẻ sơ sinh không nói được, nhưng bạn có thể nhận biết qua dấu hiệu trẻ chép môi hoặc chúm môi như đang bú.
Lượng nước tiểu giảm: Kiểm tra tã của trẻ sơ sinh. Ít nhất cách 3 tiếng là tã của trẻ phải được thay. Nếu sau 3 tiếng mà tã vẫn khô thì đây có thể là dấu hiệu mất nước. Tiếp tục cung cấp chất lỏng cho trẻ và kiểm tra sau một tiếng nữa. Nếu khi đó tã vẫn khô thì bạn cần gọi bác sĩ.
Kiểm tra màu sắc nước tiểu. Nước tiểu càng đậm màu thì có khả năng trẻ càng mất nhiều nước.
Chứng táo bón: Bạn cũng cần kiểm tra chuyển động ruột, nhất là khi kiểm tra tã để xem nước tiểu.
Ít nước mắt hoặc không có nước mắt khi trẻ khóc.
Da khô: véo nhẹ vào mu bàn tay của trẻ, chỉ véo phần da lỏng. Trẻ có đủ nước sẽ có làn da đàn hồi tốt.
Chóng mặt hoặc lơ mơ.
Phương pháp 4 - Uống Thực phẩm Bổ sung
Bước 1 - Nâng cao hệ miễn dịch với vitamin C liều cao.
Orthomolecular Medicine đã phát hiện ra rằng vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích hệ miễn dịch. Trong một nghiên cứu, một số người lớn mắc bệnh cúm được cho uống 6 liều liên tiếp vitamin C 1000mg, mỗi liều cách nhau 1 tiếng. Sau đó là một ngày 3 lần với 1000mg vitamin C mỗi lần. Họ cho biết các triệu chứng cảm cúm giảm 85% so với trường hợp dùng giả dược.
Cách 1 tiếng uống một liều 1000 mg vitamin C trong 6 tiếng. Sau đó uống vitamin C ba lần một ngày, mỗi lần 1000 mg cho đến khi không còn triệu chứng bệnh.
Bước 2 - Tăng lượng vitamin D3 nạp vào.
Vitamin D3 có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hệ miễn dịch. Nếu không thường xuyên uống bổ sung vitamin D3 thì bạn rất có thể thiếu hụt vitamin D - được đo bằng nồng độ 25-hydroxy - vitamin D trong máu.
Đối với người lớn: Uống 50.000 IU vitamin D3 vào ngày đầu tiên bị bệnh. Sau đó mỗi ngày uống cùng một lượng như vậy trong 3 ngày. Giảm dần liều vitamin D3 xuống còn 5000 IU mỗi ngày trong vài ngày sau.
Đối với trẻ trong độ tuổi đi học, một nghiên cứu khác đã cho thấy 1200 IU vitamin D3 làm giảm nguy cơ nhiễm cúm đến 76% so với nhóm không uống bổ sung vitamin D3.
Bước 3 - Thử dùng dầu dừa.
Dầu dừa chứa a-xít béo chuỗi trung bình có tác dụng kháng virus, kháng khuẩn, kháng nấm và diệt ký sinh trùng. Thành phần chính trong dầu dừa là a –xít lauric, một loại a-xít béo bão hòa chuỗi trung bình. Nó xen vào lớp màng ngoài của virus, phá vỡ và tiêu diệt virus cúm mà không gây hại cho vật chủ của virus là người.
Uống một hoặc 2 thìa súp dầu dừa, ba lần mỗi ngày. Hòa vào nước cam ấm hoặc uống cùng bữa ăn. Thông thường virus sẽ bị loại trừ trong vòng 1 đến 2 ngày. Các triệu chứng thường sẽ biến mất trong vòng 1 ngày, trong khi nếu bình thường phải mất từ 5 đến 7 ngày mới có thể hồi phục sau khi nhiễm.
Phương pháp 5 - Thử Dùng các Liệu pháp Thảo mộc
Bước 1 - Thử uống trà thảo mộc.
Thực vật cũng bị nhiễm virus, do đó theo quá trình tiến hóa, thực vật có khả năng phát triển các chất chống virus. Bạn có thể mua các loại thảo mộc này dưới dạng túi trà. Nếu đã có sẵn thảo mộc, bạn cho một thìa cà phê thảo mộc khô vào mỗi tách nước. Trẻ em dùng nửa thìa. Ngâm trong nước sôi khoảng 5 phút, và nếu muốn bạn có thể cho thêm hương vị như chanh hoặc mật ong. Nhớ để cho trà nguội trước khi uống. Tránh cho sữa - các sản phẩm sữa thường làm tăng tắc nghẽn.
Không dùng các loại trà này cho trẻ sơ sinh, trừ khi có lời khuyên của bác sĩ.
Thử pha các loại trà thảo mộc từ các loại sau đây:
Hoa cúc: Hoa cúc an toàn cho trẻ nhỏ và có các thành phần chống virus.,
Oregano: Oregano cũng an toàn cho trẻ em (nhưng nên pha nhạt hơn) và có các thành phần chống viurs.,
Cỏ xạ hương: Cỏ xạ hương an toàn cho trẻ em (khi pha nhạt) và có các thành phần chống virus.,
Lá ô- liu: Lá ô liu an toàn cho trẻ em (khi pha nhạt) và có các thành phần chống virus.
Quả cơm cháy: Quả cơm cháy an toàn cho trẻ em (dưới dạng trà hoặc nước quả) và có các thành phần chống virus.,
Lá cam thảo: Loại thảo mộc này an toàn cho trẻ em (khi pha nhạt) và có các thành phần chống virus.,
Cúc dại Echinacea: Loại thảo mộc này an toàn cho trẻ em (khi pha nhạt) và có các thành phần chống virus.,
Bước 2 - Dùng bình rửa mũi.
Bình rửa mũi có thể được dùng để rửa mũi bị nghẹt. Đây là một dụng cụ có hình dạng giống ấm trà. Bạn dùng bình này để rót nước vào mũi để rửa sạch các xoang mũi.
Chọn các loại tinh dầu. Các loại thảo mộc được dùng như trà cũng là lựa chọn tốt cho liệu pháp tinh dầu. Các loại này bao gồm: hoa cúc, quả cơm cháy, rễ cam thảo, cúc dại Echinacea, rễ ô liu, cỏ xạ hương và oregano. Bạn có thể kết hợp các loại tinh dầu với lượng bằng nhau. TỔNG SỐ lượng tinh dầu nhiều nhất nên từ chín đến mười giọt.
Rót vào bát một cup rưỡi (360 ml) nước cất ấm. Không dùng nước nóng quá vì có thể làm bỏng các mô mũi mỏng manh.
Thêm vào 6 thìa súp muối biển xay mịn chưa chế biến. Khuấy tan. Muối được thêm vào để bảo vệ các mô mũi.
Thêm tinh dầu vào và khuấy đều.
Rót dung dịch này vào bình rửa mũi.
Nghiêng người về phía trước trên bồn rửa, nghiêng đầu về một bên. Từ từ rót dung dịch qua các xoang mũi để rửa sạch.
Bước 3 - Dùng máy xông tinh dầu.
Phương pháp này có thể rất hữu ích, đặc biệt nếu trong gia đình bạn có từ hai người trở lên bị viêm xoang hoặc viêm đường hô hấp. Chọn các loại tinh dầu hoa cúc, quả cơm cháy, rễ cam thảo, cúc dại Echinacea, rễ ô liu, cỏ xạ hương và oregano. Hoặc bạn có thể tự pha chế hỗn hợp cho riêng mình.
Dùng máy xông tinh dầu theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Thông thường dùng nửa cup (120ml) nước với 3 đến 5 giọt tinh dầu..
Những ai bị viêm xoang nên ngồi sát vào máy xông hơi.
Bước 4 - Dùng phương pháp xông hơi cổ điển.
Với phương pháp này, mọi thứ bạn cần chỉ là nước và tinh dầu đã chọn hoặc hỗn hợp các loại tinh dầu. Bạn đun nước sôi để tạo hơi và thở bằng mũi.
Rót nước vào nồi đến khoảng 5cm (nước cất là tốt nhất, nhưng nước máy cũng được).
Đun nước đến khi sôi, tắt bếp và thêm vào 8 đến 10 giọt tinh dầu. Khuấy đều.
Bạn có thể vẫn để nồi nước trên bếp hoặc nhấc ra, chỉ cần cẩn thận.
Trùm lên đầu một chiếc khăn tắm và hít thở qua mũi trong làn hơi nước. Bạn cũng có thể thở bằng miệng, nhất là khi bị đau họng hoặc viêm họng.
Xông cho đến khi nào hơi nước vẫn còn bay lên. Lặp lại nếu muốn bằng cách đun cho nước nóng lại. Cùng một dung dịch đó có thể dùng nhiều lần cho đến khi cạn hết nước.
Bước 5 - Xông hơi nước thảo mộc.
Dùng phương pháp xông hơi cổ điển và thêm thảo mộc vào nước.
Rót nước vào nồi đến khoảng 5cm (nước cất là tốt nhất, nhưng nước máy cũng được).
Đun nước đến khi sôi, tắt bếp và thêm vào 2 thìa cà phê oregano và hai thìa cà phê lá húng quế. Nếu muốn, bạn có thể cho thêm một nhúm ớt cayenne. Chỉ cần cẩn thận!
Trùm lên đầu một chiếc khăn tắm và thở bằng mũi trong làn hơi. Bạn cũng có thể thở bằng miệng, nhất là khi bị đau họng hoặc viêm họng.
Xông cho đến khi nào hơi nước vẫn còn bay lên. Lặp lại nếu muốn bằng cách đun cho nước nóng lại.
Phương pháp 6 - Đến Bác sĩ Khám bệnh
Bước 1 - Đến bác sĩ nếu hệ miễn dịch của bạn đã chịu thua.
Với các chủng virus phổ biến nhất và với hầu hết người trưởng thành khỏe mạnh, bệnh nhiễm virus sẽ khỏi mà không cần chữa trị thêm. Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch đã phải nhượng bộ thì bạn cần gọi bác sĩ ngay khi có những triệu chứng nhiễm bệnh. Hệ miễn dịch có thể mất tác dụng ở trẻ quá nhỏ, người già, người bị nhiễm HIV/AIDS, người được ghép tạng và bệnh nhân ung thư đang trong quá trình hóa trị. Chú ý những triệu chứng thường gặp của bệnh nhiễm virus như sau:
Sốt
Đau hoặc nhức khớp
Đau họng
Đau đầu
Buồn nôn, nôn, tiêu chảy
Phát ban trên da
Mệt mỏi
Nghẹt mũi
Bước 2 - Gọi bác sĩ ngay nếu những triệu chứng trên trở nặng.
Nếu bất cứ triệu chứng nào trở nên trầm trọng, bạn cần gọi bác sĩ ngay lập tức. Nếu không gọi được bác sĩ, bạn hãy gọi dịch vụ cấp cứu.
Bước 3 - Tìm sự chăm sóc y tế ngay nếu xảy ra những triệu chứng nặng.
Nếu xảy ra bất cứ biểu hiện nào trong số các triệu chứng sau đây vào bất cứ lúc nào, bạn cần đến phòng cấp cứu gần nhất.
Bất cứ sự thay đổi nào về độ tỉnh táo hoặc ý thức
Đau ngực
Ho từ sâu trong ngực kèm theo đờm màu vàng, xanh hoặc nâu (dịch tiết)
Hôn mê hoặc không phản ứng với yếu tố kích thích (âm thanh, ánh sáng, đụng chạm)
Bất cứ dạng động kinh nào
Bất cứ khi nào thở gấp, khò khè hoặc khó thở
Cứng hoặc đau cổ, hoặc đau đầu dữ dội
Vàng da hoặc vàng củng mạc (lòng trắng trong mắt)
Bước 4 - Tiêm vắc-xin phòng bệnh.
Các phương pháp điều trị cụ thể luôn tùy vào loại virus đặc thù. Có hàng trăm loại virus khác nhau được biết có thể lây nhiễm cho người. Nhiều loại trong số đó có thể ngăn ngừa nhờ tiêm phòng, như cúm, thủy đậu, zona và một số bệnh khác.
Nói với bác sĩ về việc tiêm vắc-xin phòng chống một số loại virus.
Bước 5 - Đến bác sĩ nếu bệnh không thuyên giảm với các liệu pháp tại nhà.
Nếu xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ nhiễm virus trong hơn 48 tiếng mà không thuyên giảm với các phương pháp kể trên, bạn hãy hẹn gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Nhiều bệnh nhiễm virus như cảm thường (rhinoviruses), cúm (influenza virus), sởi (rubeola), hoặc tăng bạch cầu đơn nhân (Epstein-Barr virus, hoặc EBV) cần phải điều trị hỗ trợ. Một số loại virus gây ra những căn bệnh trầm trọng, nguy hiểm đến tính mạng như ung thư và ebola. Một số loại virus tồn tại dai dẳng có thể gây ra những rối loạn dài ngày, trong đó có virus viêm gan, HSV và varicella-zoster (gây bệnh thủy đậu và zona) và HIV.
Bước 6 - Hỏi về thuốc chống virus.
Mãi cho đến gần đây vẫn chưa có thuốc chống virus có hiệu quả. Nhưng điều này đang thay đổi, với nhiều loại thuốc chống virus đã được giới thiệu. Liệu pháp chống virus có vai trò quan trọng đối với một số loại virus nhất định, bao gồm virus herpes (HSV), cytomegaloviruses (CMVs) và virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV).
Một phương pháp khác để điều trị bệnh nhiễm virus là sử dụng interferon. Đây là các chất tự nhiên (cytokine) tiết ra từ các tế bào bị nhiễm, có chức năng ngăn chặn sự nhân lên của virus. Việc dùng interferon là đặc biệt quan trọng trong điều trị virus viêm gan (B và C), Kaposi’s sarcoma có liên quan đến HIV, và bệnh lây nhiễm qua đường tình dục gọi là bệnh sùi mào gà.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Gi%E1%BB%9Bi-thi%E1%BB%87u-B%E1%BA%A3n-th%C3%A2n-qua-Email | Cách để Giới thiệu Bản thân qua Email | Email là một hình thức liên lạc phổ biến, do đó biết cách giới thiệu bản thân với ai đó qua email có thể giúp ích cho nghề nghiệp và mạng liên kết của bạn. Viết được một email giới thiệu ngắn gọn và rõ ràng giúp bạn tăng cơ hội được người nhận dành thời gian đọc email và khơi gợi quan tâm với bạn. Bạn cần tránh một số lỗi sai thường gặp để đảm bảo mình chính là người nổi bật so với đám đông còn lại.
Phương pháp 1 - Mở đầu dứt khoát
Bước 1 - Đặt tiêu đề thư rõ ràng.
Người nhận nên biết được tổng quát chủ đề của email này là gì thậm chí trước cả khi họ mở nó ra. Bạn cũng nên đặt tiêu đề ngắn gọn; tiêu đề dài có thể gây khó khăn. Với một email giới thiệu, tốt nhất bạn chỉ nên viết "Giới thiệu - Tên bạn".
Đảm bảo bạn phải viết dòng tiêu đề đầu tiên! Một lỗi thường gặp là mọi người hay để dòng tiêu đề đến cuối cùng mới viết, và dẫn đến việc quên luôn mình phải viết tiêu đề cho nó.
Các thiết bị di động thường chỉ hiển thị khoảng 25-30 ký tự tiêu đề, do vậy bạn chỉ nên viết ngắn gọn.
Bước 2 - Mở đầu bằng lời chào trang trọng.
Đừng mở đầu bằng "Hello" (Chào) hay "Hi" (Chào). Bạn có thể chào như vậy chỉ khi bạn đã quen biết với người nhận. Nên bắt đầu câu chào trang trọng thường dùng (Dear). Tránh chỉ nêu tên của người nhận trong lời chào.
"Kính gửi Ông/Bà" – Khi gửi email cho người nước ngoài, nếu bạn không chắc chắn về tình trạng hôn nhân của người phụ nữ bạn đang gửi email đến, bạn nên luôn dùng "Ms." Sẽ ít bị đụng chạm hơn.
"Kính gửi các bên có liên quan" – Câu này chỉ nên sử dụng nếu bạn không chắc ai sẽ là người nhận email này.
Bước 3 - Giới thiệu bản thân mình.
Câu đầu tiên bạn nên giới thiệu bản thân mình với người nhận. Câu mở đầu này sẽ cho phép người nhận nhận biết được tên của bạn trong toàn bộ phần còn lại của email.
"Tên tôi là..."
Nên nêu cả chức danh của mình nếu có thể. Nếu bạn có nhiều chức danh, đừng liệt kê hết ra, chỉ cần dùng chức danh quan trọng và có liên quan nhất.
Phương pháp 2 - Cần súc tích
Bước 1 - Giải thích làm cách nào bạn biết được địa chỉ email của người nhận.
Bạn cần để người nhận email biết làm cách nào bạn tìm ra thông tin liên lạc của họ. Như vậy bạn mới có thể cho họ thấy bạn đã tiếp cận những kênh thông tin phù hợp để liên lạc với họ.
"Trưởng phòng của ông bà đã cho tôi địa chỉ email này"
"Tôi tìm thấy địa chỉ email này trên trang web của ông bà"
"Ông B khuyên tôi nên liên lạc với ông bà"
Bước 2 - Nói về cuộc gặp gỡ lần trước của hai người (nếu có thể).
Gợi lại trí nhớ của người kia có thể khiến họ quan tâm hơn.
"Chúng ta đã nói chuyện đôi chút ở hội nghị tuần trước"
"Chúng ta đã nói chuyện trên điện thoại hôm qua"
"Tôi đã xem bài thuyết trình của ông/bà trên..."
Bước 3 - Chia sẻ một sở thích chung (không bắt buộc).
Từ đó giúp bạn có mối liên hệ với người nhận email và tránh cho email công việc không quá cứng nhắc. Để xác định những sở thích chung, bạn có thể cần tìm hiểu thêm một chút về người nhận. Bạn có thể tìm hiểu trên các kênh như Facebook, Twitter, và LinkedIn.
Đảm bảo bạn cho người nhận biết bạn đã tìm thông tin về sở thích này ở đâu, nếu không bạn sẽ bị coi là một kẻ bám đuôi.
Nếu có thể, nên cố gắng tìm sở thích chung có liên quan đến công việc, như một vấn đề nào đó trong lĩnh vực của bạn hoặc một đam mê công việc mà cả hai cùng theo đuổi.
Bước 4 - Đưa ra lý do liên lạc.
Đừng kéo quá dài bức email sau đó mới đề cập đến lý do viết thư. Không ai muốn đọc một bức email dài vài đoạn trước khi họ thấy xuất hiện bất cứ điểm tương đồng nào. Bạn nên giải thích rõ ràng và thẳng thắn về điều bạn muốn và lý do bạn liên lạc với người nhận về vấn đề đó. Nếu bạn hỏi xin lời khuyên hoặc đặt ra yêu cầu, cần chắc chắn đó là lời thỉnh cầu có thể nằm trong tầm với, đặc biệt nếu đây là lần đầu tiên bạn liên lạc.
"Tôi có hứng thú tìm hiểu thêm về..."
"Tôi muốn gặp ông/bà để thảo luận thêm về..."
"Tôi muốn xin ý kiến ông/bà về vấn đề..."
Bước 5 - Chỉ tập trung vào một chủ đề.
Viết email vòng vo có thể khiến người nhận mất hứng thú hoặc quên mất lý do cơ bản bạn muốn viết email cho họ là gì. Nên viết một bức email giới thiệu thật đơn giản và chỉ nên đề cập một vấn đề với người nhận.
Phương pháp 3 - Kết thư
Bước 1 - Cảm ơn người nhận đã dành thời gian.
Không ai thích đọc hết mọi email của mình cả, nên bạn cần chắc chắn mình đã gửi lời cảm ơn đến họ vì đã dành thời gian đọc thư. Phép lịch sự cơ bản này sẽ góp phần lớn cải thiện tâm trạng của người nhận và tăng thêm cơ hội bạn nhận được phản hồi.
"Tôi vô cùng trân trọng vì ông/bà đã dành thời gian đọc email này".
"Cảm ơn ông/bà đã bớt chút thời gian ngoài kế hoạch để đọc email này".
Bước 2 - Đưa ra lời kêu gọi hành động.
Nhờ người nhận viết lại cho bạn, thể hiện hành động, suy nghĩ về ý tưởng của bạn, hoặc bất cứ điều gì họ quan tâm. Đặt câu hỏi cũng là một cách rất hiệu quả để gia tăng sự quan tâm.
"Vui lòng gọi điện cho tôi khi ông/bà có thời gian"
"Mong ông/bà sắp xếp cùng ăn trưa với tôi trong thời gian tới"
"Ông/Bà có suy nghĩ gì về...?"
"Tôi mong nhận được phản hồi từ ông/bà"
Bước 3 - Kết thúc email.
Khi kết thúc một email trang trọng, bạn nên viết phần kết thể hiện được sự biết ơn nhưng vẫn súc tích. Một câu chào đơn giản vừa duy trì được tính trang trọng trong email mà vẫn thể hiện được sự biết ơn của bạn đối với họ.
"Trân trọng,"
"Cảm ơn ông/bà,"
"Trân trọng cảm ơn ông/bà,"
"Chân thành cảm ơn,"
Tránh dùng "Thân mến," "Thân ái," "Tạm biệt!," "Bảo trọng," "Cảm ơn ông bà đã cân nhắc."
Bước 4 - Thêm chữ ký của bạn.
Nếu bạn không thiết lập dịch vụ email có bao gồm chữ ký, bạn cần chắc chắn kết thúc email với tên, chức danh, và thông tin liên lạc của mình. Đừng nêu rườm rà khi liệt kê tới năm số điện thoại, hai địa chỉ email và tới ba trang web. Chỉ nên viết đơn giản để người nhận biết được cách liên hệ lại với bạn thuận tiện nhất. Tránh dùng trích dẫn ở trong chữ ký.
Thanh Hoa
[email protected]
(555)555-1234
www.thanhhoawebsite.com
Bước 5 - Đọc lại email.
Trước khi nhấn nút "Gửi", bạn cần dành thời gian đọc lại qua email vài lần, sửa các lỗi tìm được. Vì đây là bức email đầu tiên bạn liên lạc với người nhận, bạn cần để lại ấn tượng tốt nhất có thể. Sai chính tả và lỗi ngữ pháp sẽ nhanh chóng khiến email của bạn không còn chuyên nghiệp nữa.
| {
"is_expert": false,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/L%E1%BB%B1a-ch%E1%BB%8Dn-trang-ph%E1%BB%A5c-(d%C3%A0nh-cho-n%E1%BB%AF-nh%C3%A2n-vi%C3%AAn) | Cách để Lựa chọn trang phục (dành cho nữ nhân viên) | Đối với nữ nhân viên muốn nâng cao sự nghiệp trong lĩnh vực này, việc ăn mặc phù hợp là điều kiện tiên quyết quan trọng dẫn đến sự thành công. Mặc dù trang phục thông thường biểu hiện tính cách của bạn, nhưng trong môi trường công việc bạn cần tuân thủ nguyên tắc chuyên nghiệp. Điều này không có nghĩa là bạn không thể ăn mặc đẹp và phong cách tại công sở, nhưng chỉ cần tuân theo một số quy định cụ thể. Bài viết này hướng dẫn bạn các nguyên tắc cơ bản và cung cấp lời khuyên hữu ích trong khi bắt đầu.
Phương pháp 1 - Lựa chọn trang phục
Bước 1 - Đánh giá mức độ trang trọng tương ứng với vị trí và môi trường làm việc.
Hiện nay nhiều công ty hướng đến trang phục làm việc đơn giản, hoặc cực kỳ giản dị, cho nên việc lựa chọn trang phục phù hợp với công sở không phải là điều dễ dàng. Bạn nên xác định mức độ trang trọng của văn phòng khi đi phỏng vấn. Tuy nhiên, nếu bắt đầu công việc nhưng chưa ghé thăm văn phòng trước, bạn không nên ngần ngại hỏi cấp trên về vấn đề trang phục. Trang phục công sở thường là một trong ba loại sau đây:
Trang phục công sở chuyên nghiệp là quy định trang phục phổ biến nhất. Loại này thường phổ biến trong các ngành nghề bảo thủ như là luật, tài chính, kế toán, và một số vị trí chính phủ. Phụ nữ làm các công việc này thường phải ăn mặc đồng nhất với đồng nghiệp nam. Trang phục thường là đồ vest may sẵn hoặc đầm kèm theo áo khoác vest.
Trang phục công sở đơn giản là loại trang phục phổ biến thứ hai trong thế giới hiện đại. Tuy nhiên, đơn giản ở đây có một sự nhầm lẫn nhẹ. Bạn nên mặc áo sơ mi có cổ hoặc áo len dài tay đi kèm quần váy hoặc quần vải bông. Bạn cũng có thể mặc đầm hoặc váy công sở chuyên nghiệp và áo choàng, nhưng phải dài đến gối hoặc hơn.
Trang phục giản dị thường hiếm khi bắt gặp ở công sở; ngay cả khái niệm "Thứ Sáu giản dị" hoặc "không có quy định trang phục" cũng có nghĩa là bạn nên mặc trang phục công sở ít trang trọng. Tuy nhiên, nếu làm việc cho công ty phần mềm hoặc cấp tiến thì bạn có thể mặc quần áo bình thường đi làm. Bạn có thể lựa chọn quần jeans và áo thun, hoặc bất kỳ trang phục nào mà bạn thích.
Bước 2 - Mua sắm trang phục phù hợp.
Khi mua quần áo công sở bạn nên cân nhắc một số nguyên tắc. Đầu tiên, bạn nên chọn màu sắc trung tính, chẳng hạn như đen, xám, xanh đậm, và nâu. Nguyên tắc này đặc biệt phù hợp với môi trường làm việc chuyên nghiệp; nơi làm việc bình thường có thể cho phép trang phục nhiều màu sắc hơn. Ngoài ra bạn cũng nên bảo đảm rằng:
Quần áo không quá chật hoặc lộ liễu. Trong môi trường làm việc chuyên nghiệp, bạn nên mặc đầm hoặc áo dài tay và không để lộ đường viền cổ áo. Trong tất cả công ty, trang phục không được quá mỏng hoặc quá chật.
Trang phục có chất lượng tốt, hoặc tối thiểu không quá rẻ tiền. Bạn nên xem quần áo như là sự đầu tư cho sự nghiệp của mình; bạn cần thể hiện những gì tốt nhất của bản thân tại công sở. Đối với trang phục có chất lượng trung bình thì bạn nên dành ra từ 6 đến 10 triệu cho việc mua sắm, hoặc từ 20 triệu trở lên dành cho trang phục hàng hiệu.
Trang phục phải vừa vặn và ủi gọn gàng. Bạn có thể phải đặt may và giặt khô quần áo.
Bạn đã mua đủ trang phục để không lặp lại trong một tuần. Điều này đóng vai trò quan trọng khi mọi người xung quanh sẽ chú ý nếu bạn thường xuyên mặc quần áo giống nhau.
Bước 3 - Phối hợp trang phục đúng cách.
Trong hầu hết trường hợp, bạn nên mặc bộ trang phục có màu trung tính. Điều này dễ dàng hơn với trang phục công sở chuyên nghiệp, vì bộ vest luôn phù hợp trong mọi hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với trang phục công sở thông thường bạn không nên ăn mặc quá lòe loẹt. Nên kết hợp mẫu hoa văn tinh tế với màu trơn.
Bạn có thể lựa chọn một vài mẫu nổi bật trong môi trường làm việc thông thường, chỉ cần đảm bảo chúng phù hợp với các kiểu trang phục bảo thủ.
Nếu không chắc chắn, bạn nên mặc áo trắng với quần hoặc váy xám để luôn thể hiện sự sắc nét và chuyên nghiệp.
Bạn cũng nên có một chiếc áo khoác đen, một chiếc váy bút chì màu đen hoặc xám, và vài cái quần thụng đen hoặc xám.
Một chiếc váy dài sành điệu phù hợp với môi trường làm việc cũng là lựa chọn tuyệt vời.
Bước 4 - Lựa chọn giày dép phù hợp.
Để chọn giày dép bạn phải tuân thủ với quy định trang phục nơi công sở và bộ quần áo mà bạn kết hợp cùng. Nói chung, môi trường làm việc yêu cầu phụ nữ mang giày bít cổ điển hoặc loại khác che kín ngón chân và gót giày cao tối đa 7 cm. Giày đế bằng cũng có thể chấp nhận được. Bạn nên phối hợp màu sắc của đôi giày với bộ trang phục của mình.
Không nên mang giày cản trở việc đi lại nhanh.
Nữ nhân viên nên mang tất quần khi mặc váy. Màu sắc nên cùng tông hoặc sáng hơn trang phục của bạn. Mang tất da khi mặc áo ngắn tay.
Phương pháp 2 - Hoàn thiện trang phục
Bước 1 - Mang phụ kiện phù hợp.
Phụ kiện không nên quá nổi bật như môi trường bên ngoài công sở. Nói chung, phụ nữ nên mang ví cầm tay hoặc cặp táp thay vì mang theo cả hai. Ví cầm tay phải có kích thước nhỏ và đồng màu với trang phục.
Bước 2 - Mang ít trang sức.
Nữ giới thường hay mang nhiều loại trang sức khác nhau. Nếu là buổi đi chơi thì không có vấn đề gì, nhưng trong môi trường làm việc thì phụ nữ phải hạn chế mang trang sức. Ví dụ, mỗi bàn tay chỉ nên mang một chiếc nhẫn và mang đồng hồ hoặc vòng tay kiểu dáng đơn giản thay vì đeo nhiều vòng cùng một lúc. Ngoài ra vòng cổ không nên cầu kỳ và bông tai không được lủng lẳng.
Ngọc trai là sự lựa chọn an toàn và bảo thủ dành cho vòng cổ và bông tai.
Bước 3 - Trang điểm nhẹ.
Phong cách trang điểm không nên quá đậm và nên thể hiện sự đẳng cấp. Nói chung, bạn nên trang điểm tự nhiên và chỉ nên sơn móng tay màu trong. Dùng màu sắc tinh tế để nhấn mạnh đôi mắt và môi. Điều này giúp gây sự chú ý đến những bộ phận này và giúp bạn giao tiếp với những người xung quanh.
Bước 4 - Sửa soạn kiểu tóc theo phong cách bảo thủ.
Cũng giống như trang điểm, kiểu tóc công sở không nên làm xao nhãng khỏi công việc hoặc giao tiếp. Tóc chỉ nên dài bằng vai và có màu tự nhiên (bạn có thể nhuộm tóc nhưng nên tránh những màu không tự nhiên). Tóc dài nên được thắt bím hoặc búi gọn gàng.
Bước 5 - Chăm sóc móng tay.
Bạn cần tỉa sạch và giữ vệ sinh cho móng. Móng cần được cắt ngắn vượt quá đầu ngón tay một chút hoặc ngắn hơn. Ngoài ra bạn không nên đeo móng giả và luôn dùng sơn móng tay màu trong hoặc nhạt.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/T%C3%ADnh-Th%E1%BB%83-t%C3%ADch-H%C3%ACnh-tr%E1%BB%A5 | Cách để Tính Thể tích Hình trụ | Hình trụ là một hình khối đơn giản có hai mặt đáy là hai hình tròn song song và bằng nhau. Nếu muốn tính thể tích hình trụ, tất cả những gì bạn cần phải làm là tìm ra chiều cao (h) và bán kính (r) của nó, sau đó thay vào công thức : V = hπr.
Phương pháp 1 - Tính Thể tích Hình trụ
Bước 1 - Tìm bán kính đáy.
Bạn có thể chọn bất kỳ mặt đáy nào để tính vì chúng bằng nhau. Nếu đã biết bán kính, bạn có thể thực hiện bước tiếp theo. Nếu không biết bán kính thì hãy lấy thước đo khoảng cách rộng nhất trên đường tròn rồi lấy kết quả có được chia cho 2. Cách này sẽ cho ra kết quả chính xác hơn là đo một nửa đường kính. Giả dụ bán kính hình tròn là 2,5 cm, hãy viết kết quả ra.
Nếu biết đường kính hình tròn, chỉ cần chia nó cho 2.
Nếu bạn biết chu vì, thì chia số đó cho 2π để có số đo bán kính.
Bước 2 - Tính diện tích đáy tròn.
Để làm việc này, chỉ cần dùng công thức tính diện tích hình tròn, . Thay số đo của bán kính vào công thức như sau:
A = π x 2,5 =
A = π x 6,25.
Vì π xấp xỉ 3,14 khi được làm tròn đến 2 số thập phân, ta có diện tích hình tròn đáy là 19,63 cm
Bước 3 - Tìm chiều cao của hình trụ.
Nếu đã biết chiều cao thì hãy chuyển sang bước tiếp theo, còn nếu không thì bạn hãy dùng thước để đo. Chiều cao của hình trụ là khoảng cách của 2 đáy trên mặt bên. Ví dụ ta có chiều cao hình trụ là 10 cm, hãy viết con số này ra trước đã. Trong hình ví dụ bên trên, giá trị được lấy là 4 inch, bạn có thể chiếu theo giá trị đó.
Bước 4 - Nhân diện tích đáy với chiều cao.
Bạn có thể hiểu thể tích hình trụ đơn giản là thể tích khi mà diện tích đáy được đặt dồn lên nhau cho đến hết chiều cao của hình trụ. Do chúng ta đã biết diện tích đáy hình trụ là 19,63 cm và chiều cao là 10 cm, bây giờ chỉ cần nhân chúng lại với nhau để ra thể tích hình trụ. 19,63 cm x 10 cm = 196,3 cm Đây chính là đáp án cuối cùng của bạn.
Luôn luôn biểu diễn đơn vị của bạn dưới dạng lập phương vì ta đang thực hiện phép đo trong không gian 3 chiều.
| {
"is_expert": false,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Ng%E1%BB%ABng-say-m%C3%AA | Cách để Ngừng say mê | Dù là mới chia tay một mối tình hay đang muốn chấm dứt những kiểu quan hệ tiêu cực, có đôi khi bạn chỉ muốn mình thôi đừng yêu nữa. Nếu đó là những lời mô tả về tình cảnh của bạn lúc này, hẳn là bạn đang chật vật tìm cách để làm chủ lại cảm xúc của mình. Bạn có thể làm được điều này bằng cách tập trung vào bản thân trong một thời gian và thực hiện các chiến thuật để giảm nguy cơ lại phải lòng ai đó. Có lẽ cũng hữu ích nếu bạn xem xét lại những lý do khiến bạn phải tránh né chuyện tình cảm để cuối cùng có thể chấm dứt các kiểu quan hệ độc hại trong quá khứ.
Phương pháp 1 - Tập trung vào bản thân
Bước 1 - Thể hiện cho mọi người biết rằng bạn thích sống độc thân.
Nếu bạn muốn làm nản lòng những ai có ý định theo đuổi để họ khỏi cản trở bạn thực hiện kế hoạch, hãy nói thẳng ra ý định của bạn. Cho bạn bè, gia đình và tất cả những người quen biết là bạn không có ý định tìm kiếm tình yêu.
Ví dụ, bạn có thể thêm dòng chữ “hạnh phúc khi sống độc thân” vào các hồ sơ mạng xã hội để tất cả mọi người đều biết ý của bạn. Như vậy, họ sẽ không ghép đôi bạn với ai hoặc khuyến khích những người khác theo đuổi bạn.
Nếu có ai đó thực sự có tình ý với bạn, bạn có thể nhắc họ rằng bạn chỉ muốn sống độc thân hoặc chỉ xem họ như một người bạn.
Bước 2 - Chú tâm hoàn thành các mục tiêu của bạn.
Tránh nảy sinh tình cảm lãng mạn bằng cách tập trung hoàn toàn vào sự nghiệp hoặc các tham vọng khác. Tạo một bảng tầm nhìn và loại bỏ tất cả bất cứ thứ gì liên quan đến tình yêu trong đó. Lập một kế hoạch rõ ràng để đạt được các mục tiêu và đặt nó lên hàng đầu.
Nhớ rằng, việc bạn ưu tiên quá mức cho các mục tiêu có thể làm hại các mối quan hệ xã hội của bạn nếu bạn không dành thời gian cho gia đình và bạn bè.
Bước 3 - Nhờ những người khác nhắc nhở để không bị lung lạc.
Thực tế thì việc tránh xa tất cả mọi cám dỗ là điều bất khả thi. Bạn có thể dễ dàng gặp ai đó tại nơi làm việc hoặc khi đi chơi với bạn bè. Để tránh tâm xao động, bạn hãy gọi cho bạn bè và người thân để nhờ họ giúp bạn kìm chế. Nói với họ rằng hiện giờ bạn không muốn vướng vào chuyện tình cảm và nhờ họ giúp bạn giữ vững quyết tâm.
Ví dụ, một đồng nghiệp cùng chỗ làm có thể nhắc nhở về mục tiêu của bạn mỗi khi họ thấy bạn cười giòn tan khi nghe những câu nói đùa của anh chàng mới vào làm ở công ty. Một người bạn thân có thể giúp bạn xua đi sức hấp dẫn của anh chàng pha chế rượu trong quán bar.
Bước 4 - Chăm sóc bản thân.
Đây là điều cần thiết để chữa lành các vết thương tình cảm. Hãy làm những việc cần làm để chăm sóc bản thân và đặt sức khoẻ và hạnh phúc của mình lên trên hết. Cho dù một ngày nào đó bạn yêu trở lại, hãy cứ tiếp tục duy trì nề nếp.
Việc chăm sóc bản thân có thể bao gồm ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, ngủ đủ 7-9 tiếng mỗi đêm, dành thời gian cho những sở thích và đam mê của mình.
Bước 5 - Yêu thương bản thân thay vì yêu ai đó.
Một cách tuyệt vời để giảm khả năng phải lòng người khác là tự yêu chính mình. Đôi khi người ta vội vàng lao vào yêu đương là vì họ cảm thấy mình kém hấp dẫn và khó tìm được người yêu. Khi bạn nâng niu và yêu thương bản thân, bạn sẽ không phải mong đợi người khác trao cho mình những điều đó.
Hãy tự nhắc mình rằng bạn tuyệt vời như thế nào bằng cách hàng ngày kể ra những ưu điểm của bản thân. Tự đưa mình đến thưởng thức ở các nhà hàng lãng mạn, đi xem phim hoặc nghe hoà nhạc. Tự khen mình bằng những lời khen như các cặp đôi đang yêu dành cho nhau. Và đừng quên mua cho mình những món quà đặc biệt.
Hơn nữa, thái độ tự quyết và trân trọng bản thân của bạn sẽ cho mọi người thấy bạn muốn được đối xử như thế nào. Đến một lúc nào đó nếu bạn thực sự yêu, người yêu của bạn sẽ biết bạn mong đợi điều gì. Đừng ngần ngại trao cho bản thân tình cảm trìu mến, sự tử tế và tôn trọng.
Phương pháp 2 - Đối phó với cơn say nắng mới và ngọn lửa tình cũ
Bước 1 - Giữ khoảng cách với người ấy.
Yếu tố quan trọng nhất trong việc kiểm soát tình cảm dành cho một người nào đó là giảm thời gian ở gần họ, nhất là khi không có ai khác ở xung quanh. Hãy tránh mặt người ấy hết sức có thể. Nếu không có cách nào để tránh hoàn toàn, bạn hãy cố gắng đừng để mình rơi vào những tình huống chỉ còn lại hai người với nhau.
Ví dụ, nếu người ấy rủ bạn đi uống nước, bạn hãy đề nghị đi cùng với một nhóm bạn để hạn chế thời gian riêng tư chỉ có hai người.
Thay vào đó, bạn hãy dành thời gian ở bên cạnh bạn bè và người thân, những người có bản tính lạc quan, vui vẻ và đem lại cho bạn cảm giác dễ chịu. Mọi người sẽ hiểu cảm xúc của bạn và ủng hộ bạn. Ngoài ra, họ cũng có thể góp một phần vào những gì bạn nhìn thấy, và hãy hiểu rằng đây là chuyện riêng của bạn và bạn có thể sống như mình muốn.
Bước 2 - Chặn người đó trên mạng xã hội.
Bạn khó mà để cảm xúc ngủ yên nếu vẫn theo dõi người đó trên mạng xã hội, thế nên hãy giữ khoảng cách với họ cả trên mạng nữa. Hãy huỷ kết bạn với họ trên các tài khoản mạng xã hội. Nếu bạn cảm thấy như vậy là hơi quá, hãy tải một ứng dụng để kiểm soát tất cả các hoạt động mạng xã hội của bạn – nếu không thể vào Facebook thì bạn cũng không xem trang của người ấy được.
Đảm bảo ngắt kết nối trong những khoảng thời gian mà bạn muốn lên mạng thăm dò nhất. Các ứng dụng cho điện thoại như Freedom và SelfControl có thể sẽ hữu ích.
Bước 3 - Thôi tán tỉnh và quyến rũ.
Nếu có thể, bạn cũng phải kiềm chế tình cảm của người kia nữa. Đừng làm bất cứ điều gì gieo hy vọng cho người ấy. Những lời khen ngợi, những cái đụng chạm, những ánh nhìn tưởng như vô hại có thể phát đi tín hiệu rằng bạn thích người ta, thế nên hãy tránh các cử chỉ đó.
Nếu buộc phải tương tác với họ, hãy lịch thiệp nhưng tránh thân mật, chỉ nói những câu chào hỏi thông thường như “chào” hoặc “tạm biệt”.
Bước 4 - Nhìn vào các thói xấu của người đó.
Yêu nhau thì củ ấu cũng tròn. Khi đã phải lòng ai đó, bạn thường sẽ chỉ thấy được những điều tốt đẹp ở họ. Để kiểm soát cảm xúc của bản thân, bạn hãy xem xét người ấy dưới cái nhìn tỉnh táo và thực tế.
Không có ai trên đời này là hoàn hảo cả. Hãy liệt kê những điểm cho thấy họ không phải là ngoại lệ. Xem lại bản liệt kê mỗi khi tâm trí bạn lại bắt đầu xáo động bởi người ấy.
Ví dụ, nếu đang cố cưỡng lại tình cảm dành cho người cũ, bạn có thể kể ra lý do vì sao bạn chia tay với họ, kể cả những lý do như “Anh ấy nói dối như Cuội” hoặc “Cô ấy không ưu tiên dành thời gian cho mình”.
Bước 5 - Nhắc nhở bản thân rằng người ấy không còn tự do nữa.
Có thể bạn muốn tránh vướng vào tình cảm với người ấy là vì họ đã nói dối về tình trạng quan hệ của họ. Nếu người kia đã có người yêu, bạn hãy hình dung ra tên hoặc gương mặt người đó mỗi khi bạn tưởng tượng về họ. Điều này có thể giúp bạn tỉnh táo.
Bước 6 - Chấp nhận rằng trái tim có lý lẽ riêng của nó.
Yêu một người và hành động theo cám xúc là hai việc hoàn toàn khác. Đôi khi, dù có cố gắng đến mấy, con tim của bạn không thôi đập rộn ràng vì ai đó. Dù là vậy, nhưng nếu bạn không muốn giữ mối quan hệ đó hoặc chưa sẵn sàng đón nhận tình yêu, đừng hành động theo cảm xúc.
Thừa nhận rằng bạn thích người đó và hạnh phúc khi ở bên họ, nhưng hãy nhắc mình rằng bây giờ chưa phải là lúc để bạn yêu đương.
Một cách để làm việc này là xem lại các mục tiêu cốt lõi của bạn trong cuộc sống mà bạn muốn đạt được trước khi yêu lại lần nữa. Ví dụ, có thể bạn muốn lấy được tấm bằng hoặc đi du lịch vòng quanh thế giới trước khi bước vào mối quan hệ mới.
Phương pháp 3 - Xử lý các vấn đề của bạn trong tình yêu
Bước 1 - Xem xét những vướng mắc của bạn về tình yêu.
Bạn muốn đẩy mọi người ra xa vì sợ bị tổn thương hoặc thất vọng cũng là điều dễ hiểu, nhưng làm vậy là bạn đã mất đi cơ hội tìm được một người thực sự dành cho mình trong cuộc sống. Hãy cố gắng xử lý tận gốc căn nguyên dẫn đến các cảm xúc của bạn. Bạn có thể viết nhật ký hoặc tâm sự với một người bạn.
Ví dụ, có thể bạn sợ bị phản bội bởi chuyện này đã xảy ra trong quá khứ, hay bạn sợ rằng nếu bạn yêu ai đó thì bạn sẽ phải từ bỏ những ước mơ của mình.
Bước 2 - Suy ngẫm về những thói quen hẹn hò của bạn.
Nếu những mối tình đi qua đời bạn luôn để lại những tổn thương thì không có gì đáng ngạc nhiên khi bạn không muốn yêu nữa. Tuy nhiên, nếu bạn nhìn lại những trải nghiệm hẹn hò và những mối quan hệ điển hình của mình, biết đâu lần sau bạn lại may mắn hơn.
Hãy hỏi bản thân nhưng câu như: Mình thường làm gì trong những tình huống như thế này? Mình có nhận ra quy luật chung nào có thể ảnh hưởng đến kết cục không?
Ví dụ, trong quá trình suy ngẫm, bạn có thể nhận ra rằng bạn thường lao vào mối tình mới trước khi vết thương từ cuộc chia tay với người cũ chưa lành. Với những cuộc hẹn hò như vậy, bạn chỉ đơn thuần tìm một người để giúp bạn bớt cô đơn, nhưng những người đó không thực sự phù hợp với bạn.
Bước 3 - Thay đổi thói quen hẹn hò.
Hãy thay đổi một điều gì đó để đổi vận trong tình duyên. Ví dụ, có thể bạn toàn chọn đối tượng hẹn hò ở các quán bar, vậy thì hãy thử tham gia một câu lạc bộ hoặc đi dạo ở công viên để tìm một đối tượng khác có thể dẫn đến kết quả khác.
Cũng có khi bạn đẩy những người khác ra xa bởi vì bạn lo sợ bị ruồng bỏ; và khi họ rời đi, nỗi lo sợ đó bỗng trở thành lời tiên tri tự ứng nghiệm. Hãy thử thay đổi và mở lòng với một người nào đó – có thể mối quan hệ của bạn sẽ khác đi.
Bước 4 - Chọn một kiểu người khác để hẹn hò.
Một lý do khác có thể khiến bạn muốn thôi yêu là vì bạn toàn chọn một kiểu người để yêu. Có thể bạn thường chọn người đã có người khác, người có ảnh hưởng xấu đến bạn hoặc người không thích ràng buộc. Việc thay đổi kiểu đối tượng hẹn hò có thể đem lại cho bạn kết quả khác.
Nghĩ xem những người mà bạn thường phải lòng thuộc kiểu người nào. Khi bạn sẵn sàng hẹn hò lần nữa, hãy tìm ai đó hoàn toàn ngược lại.
Ví dụ, nếu bạn thường bị thu hút bởi những cậu “trai hư”, giờ thì bạn hãy tìm những chàng trai chừng mực hơn. Có thể bạn có xu hướng thích những người sống tuỳ hứng đến mức không màng đế trách nhiệm trong khoảnh khắc bốc đồng, nhưng có thể bạn sẽ thấy hạnh phúc hơn khi ở bên cạnh một người nghiêm túc và đáng tin cậy hơn. Hãy thay đổi thử xem thế nào.
Bước 5 - Đừng vội vàng.
Bạn có phải kiểu người rơi vào lưới tình chỉ trong một tuần? Nếu đúng là thế thì tính hấp tấp của bạn có thể là ngọn nguồn khiến chuyện tình cảm của bạn thường không thành. Trước khi đắm mình vào cuộc tình mới, hãy làm mọi việc với nhịp điệu chậm hơn để bạn có thêm thời gian đánh giá tính cách của người bạn đời tiềm năng và nghĩ xem có tương thích với bạn không.
Nghĩ về nhịp độ trong mối quan hệ của bạn. Nếu bạn thường gặp một người mới và dành cho họ toàn bộ những ngày cuối tuần, giờ thì bạn hãy hẹn hò một buổi và đợi vài ngày sau hẵng gặp lại. Nếu bạn thường gần gũi với người ấy ngay buổi hẹn đầu tiên, hãy chờ thêm một thời gian lâu hơn trước khi có những hành động thân mật.
Bước 6 - Gạt nỗi sợ sang một bên.
Nếu bạn sợ yêu hoặc sợ ràng buộc thì cách duy nhất để vượt qua nỗi sợ chính là đối diện với nó. Hãy triển khai một kế hoạch và thực hiện từng bước nhỏ để đẩy lùi nỗi sợ.
Ví dụ, nếu bạn lo rằng vì yêu mà phải từ bỏ những ước mơ của mình, có lẽ là bạn xem trọng những ước mơ đó hơn bất cứ người tình tiềm năng nào. Ngoài ra, đừng quên ưu tiên những mục tiêu đó trong giai đoạn đầu của mối quan hệ, khi mà bạn dễ đánh mất trọng tâm của minh nhất.
Bước 7 - Tìm một chuyên gia trị liệu.
Có thể nỗi sợ yêu của bạn bắt nguồn từ một chấn thương cảm xúc, chẳng hạn như bị lạm dụng hoặc bị chối bỏ. Có lẽ bạn sợ trao quyền cho ai đó bước vào cuộc sống của bạn, và thế là bạn giữ khoảng cách với những người khác. Dù nguyên nhân là gì, một chuyên gia trị liệu tâm lý có thể xác định và lên kế hoạch giúp bạn vượt qua những nỗi sợ đó.
Bạn có thể nhờ bác sĩ tổng quát giới thiệu chuyên gia trị liệu tâm lý trong vùng bạn ở.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Thay-%C4%91%E1%BB%95i-t%C3%A0i-kho%E1%BA%A3n-Gmail-m%E1%BA%B7c-%C4%91%E1%BB%8Bnh | Cách để Thay đổi tài khoản Gmail mặc định | Tài khoản Gmail mặc định sẽ quy định tài khoản YouTube mặc định, lịch và nhiều ứng dụng khác của bạn. Để thay đổi tài khoản Gmail mặc định, bạn sẽ cần phải đăng xuất tất cả các tài khoản hiện tại, sau đó đăng nhập lại trên trình duyệt để lưu tài khoản mặc định mong muốn; tiếp theo, bạn có thể thêm các tài khoản khác vào tài khoản mặc định mới.
Phương pháp 1 - Thay đổi tài khoản Gmail mặc định
Bước 1 - Truy cập vào hộp thư đến.
Đảm bảo tài khoản bạn truy cập là tài khoản mặc định trước khi thực hiện các bước tiếp theo.
Bước 2 - Nhấn vào ảnh đại diện.
Ảnh này nằm ở góc trên bên phải trong trang hộp thư đến.
Bước 3 - Nhấn "Sign out" (Đăng xuất) trong trình đơn thả xuống.
Tài khoản Gmail mặc định và tất cả các tài khoản liên kết khác sẽ được đăng xuất.
Bước 4 - Chọn tài khoản bạn muốn đặt làm mặc định.
Bước 5 - Nhập mật khẩu cho tài khoản.
Bước 6 - Nhấn "Sign in" (Đăng nhập).
Lúc này bạn đã đăng nhập vào tài khoản mặc định mong muốn, sau đó, bạn có thể thêm các tài khoản khác vào tài khoản mặc định.
Phương pháp 2 - Thêm tài khoản
Bước 1 - Nhấn vào ảnh đại diện.
Bước 2 - Chọn "Add Account" (Thêm tài khoản) trong trình đơn thả xuống.
Bước 3 - Chọn tên tài khoản bạn muốn thêm.
Hoặc bạn cũng có thể nhấn tùy chọn "Add account" (Thêm tài khoản) ở dưới để thêm một tài khoản mới.
Bước 4 - Nhập mật khẩu cho tài khoản muốn thêm.
Nếu bạn thêm tài khoản chưa liên kết với tài khoản mặc định trước đó, bạn có thể sẽ cần nhập cả địa chỉ email.
Bước 5 - Nhấn "Sign in" (Đăng nhập) khi nhập xong.
Lúc này tài khoản thứ hai của bạn đã được đăng nhập và liên kết với tài khoản thứ nhất!
Bạn có thể lặp lại quá trình này với nhiều tài khoản khác.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/T%E1%BA%A9y-v%E1%BA%BFt-m%E1%BB%B1c-b%C3%BAt-bi-tr%C3%AAn-v%E1%BA%A3i-cotton | Cách để Tẩy vết mực bút bi trên vải cotton | Chiếc bút trong túi áo bạn bị rỉ mực, hoặc bạn vô tình quẹt tay áo lên trang giấy chưa khô mực, vậy là chiếc áo sơ mi cotton hoặc chiếc quần jeans yêu thích của bạn bị dính mực! Nếu bạn ném món đồ vào máy giặt nhưng thường lệ, vết mực có thể bám sâu hơn. Tuy nhiên, bạn có thể loại bỏ hoàn toàn vết mực với một chút kiên nhẫn và vài sản phẩm gia dụng. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn xác định kiểu vết bẩn mà bạn cần xử lý và các phương pháp để tẩy các loại mực.
Phương pháp 1 - Đánh giá vết bẩn
Bước 1 - Xác định loại mực bạn cần xử lý.
Không phải tất cả các loại bút có đầu bi đều thực sự là “bút bi”, và nhiều loại bút dùng các loại mực khác nhau cần phải tẩy bằng các cách khác nhau. Bút bi kiểu truyền thống (như bút Bic và Paper Mate) sử dụng loại mực gốc dầu mau khô cần dùng dung môi để tẩy. Trái lại, bút bi nước (các nhà sản xuất phổ biến là Uni-Ball và Pilot) sử dụng loại mực gốc nước khá dễ tẩy, trong khi bút gel sử dụng loại mực có nồng độ sắc tố cao có thể khó tẩy hơn một chút.
Nếu có trong tay chiếc bút gây phiền toái, bạn hãy lên trang web hoặc bất cứ cửa hàng văn phòng phẩm trực tuyến nào để tìm tên/kiểu của nó. Phần mô tả của sản phẩm sẽ cho bạn biết chiếc bút đó là bút bi, bút bi nước hoặc bút gel.
Bạn cũng có thể kiểm tra trang web của nhà sản xuất bút để biết thêm thông tin và tìm hướng dẫn cách tẩy loại mực cụ thể.
Bước 2 - Xử lý vết bẩn bí ẩn.
Nếu không có chiếc bút đó và không biết nó thuộc loại nào, đầu tiên bạn nên thử dùng phương pháp tẩy mực bút bi. Nếu không thấy có tác dụng, bạn hãy chuyển sang phương pháp tẩy mực bút bi nước và cuối cùng là mực bút gel. Giặt kỹ món đồ sau mỗi lần thử một phương pháp, nhưng đừng bỏ vào máy sấy cho đến khi vết bẩn biến mất!
Bước 3 - Đọc nhãn sản phẩm trên quần áo.
Nếu quần áo của bạn có chất liệu giặt được như hầu hết các loại vải cotton, bạn có thể xử lý vết bẩn tại nhà một cách an toàn. Nếu là chất liệu cần giặt khô hoặc giặt tay, tốt nhất là bạn nên đem đến tiệm giặt khô gần nhà để nhờ họ xử lý. Giá giặt áo sơ mi thường chỉ mất vài chục ngàn mà bạn có thể tiết kiệm được thời gian và không làm hỏng áo.
Nhớ nói với tiệm giặt về loại bút gây ra vết bẩn, tốt hơn nữa là bỏ chiếc bút vào túi ni lông để không bị dây bẩn thêm và đem đến tiệm giặt.
Phương pháp 2 - Tẩy vết mực bút bi (mực gốc dầu)
Bước 1 - Tìm loại dung môi thích hợp có trong nhà.
Phương pháp đỡ hại vải nhất để tẩy vết mực bút bi gốc dầu là dùng Ethanol (cồn Ethyl) vốn là thành phần phổ biến trong nhiều sản phẩm gia dụng. Cồn tẩy rửa, sản phẩm xịt tóc (chọn loại sol khí, không dùng loại không chứa cồn) hoặc dung dịch rửa tay gốc cồn cũng là những lựa chọn tốt.
Khăn giấy ướt và một số nhãn hiệu khăn ướt dùng cho em bé cũng giúp ích vào lúc cấp thiết.
Bước 2 - Trải phần vải dính mực lên bề mặt dễ thấm hút.
Bạn có thể dùng khăn tắm khô màu trắng (có thể tẩy được) hoặc nhiều lớp khăn giấy. Như vậy mực có chỗ để thấm qua. Nhớ chỉ để một lớp vải dính mực lên khăn, bằng không vết bẩn có nguy cơ thấm sang phần khác trên quần áo.
Bước 3 - Dùng dung môi gốc cồn mà bạn đã chọn.
Nếu dùng cồn tẩy rửa, bạn hãy nhúng bông vào cồn và chấm nhiều lên vết mực. Nếu dùng dung dịch rửa tay, bạn có thể xịt ra một ít và dùng bông gòn hoặc ngón tay thoa lên vết mực. Nếu dùng sản phẩm xịt tóc, bạn cần xịt lên vải cho đến khi ướt đẫm.
Nếu dùng khăn giấy ướt, bạn hãy chấm mạnh tay lên vải, cố gắng vắt dung dịch vào vết mực. Bạn cũng có thể đặt khăn giấy ướt lên vải và dùng vật nặng chặn lên trên (như một cuốn sách đặt trên đĩa hoặc hộp thức ăn) trong vài phút.
Bước 4 - Chờ 3-5 phút.
Dung môi dùng để tẩy vết mực có thể phải mất vài phút để hòa tan chất dầu trong mực, tùy vào độ mạnh của dung môi và thời gian vết mực đã ở trên vải là bao lâu.
Các sản phẩm gốc cồn có thể khô rất nhanh, do đó bạn cần chấm/xịt thêm lên vết mực để giữ ẩm đủ thời gian cần thiết giúp làm tan vết mực.
Bước 5 - Thấm vết mực.
Dùng vải khô và sạch để thấm vết mực. Bạn nên cố gắng ấn cho vết mực dính trên quần áo thấm vào miếng vải và bề mặt dễ thấm hút bên dưới. Hầu hết, nếu không nói là tất cả vết mực sẽ biến mất dễ dàng ở thời điểm này.
Bước 6 - Lặp lại phương pháp này nếu cần.
Nếu bạn có thể tẩy gần hết vết mực bằng dung môi cồn thì nghĩa là bạn đang đi đúng hướng! Nếu vết mực vẫn còn đôi chút, bạn hãy dời sang phần sạch của chiếc khăn hoặc đặt vài lớp khăn giấy mới bên dưới. Chấm thêm một chút dung môi, chờ một lúc rồi thấm lại lần nữa.
Bước 7 - Dùng xà phòng giặt để giặt vết mực.
Nếu vết mực chỉ còn một chút, hoặc nếu bạn nghĩ đã sạch nhưng muốn chắc chắn, bạn có thể thoa xà phòng giặt lên chỗ cần làm sạch. Để vài phút cho ngấm, sau đó vò chỗ có vết mực và xả kỹ bằng nước ấm.
Nếu vết mực đã sạch hoàn toàn, bạn có thể giặt lại như thường lệ.
Nếu vết mực vẫn còn, bạn cần thực hiện phương pháp trên lần nữa hoặc thử áp dụng một trong các phương pháp tẩy các loại mực khác.
Phương pháp 3 - Tẩy vết mực bút bi nước (mực gốc nước)
Bước 1 - Ngâm vải dính mực vào sữa.
Sữa tách béo sẽ công hiệu nhất. Bạn không cần ngâm cả chiếc quần hay áo vào sữa, chỉ cần ngâm phần vải có dính mực. Chờ ít nhất nửa tiếng, sau đó dùng bàn chải đánh răng, bàn chải chà móng hoặc bàn chải lông mềm chà lên vết mực, sau đó xả sạch bằng nước ấm.
Bước 2 - Xử lý vết mực còn lại bằng bột tẩy không làm phai màu vải.
Trộn một lượng nhỏ bột tẩy với một ít nước để thành hỗn hợp bột nhão. Xoa hỗn hợp lên vết mực và để yên khoảng nửa tiếng đến một tiếng. Sau đó dùng bàn chải lông mềm chà lên vết bẩn và xả sạch bằng nước ấm.
Đến lúc này vết mực sẽ sạch hoàn toàn hoặc ít nhất là sạch gần hết.
Bước 3 - Lặp lại hai bước trên nếu cần thiết.
Nếu các phương pháp trên có tác dụng nhưng vết mực không sạch đáng kể, bạn có thể thực hiện lại hai bước trên. Nếu vẫn không hiệu quả, bạn hãy xả kỹ quần áo dính mực và thử áp dụng phương pháp tẩy vết mực gel hoặc mực bút bi.
Bước 4 - Giặt quần áo bằng xà phòng giặt bình thường.
Kiểm tra kỹ trước khi bỏ vào máy sấy. Nếu vết bẩn chưa sạch hoàn toàn, bạn nên tiếp tục xử lý đến khi sạch hẳn. Sức nóng của máy sấy sẽ làm vết mực còn lại bám sâu hơn và biến thành vết bẩn vĩnh viễn.
Phương pháp 4 - Tẩy vết mực bút gel (mực có nồng độ sắc tố cao)
Bước 1 - Giặt tay ngay bằng xà phòng hoặc nước giặt thông thường.
Các nhà sản xuất mực gel đều thừa nhận rằng mực gel rất khó tẩy, nếu không nói là không thể tẩy được do nồng độ sắc tố cao của mực. Cách tốt nhất là tẩy vết mực càng nhanh càng tốt bằng nước tẩy đa năng. Thoa một lượng nhỏ xà phòng giặt bình thường, gel tẩy vết bẩn hoặc xà phòng rửa tay dạng lỏng trực tiếp lên vết mực và xả kỹ dưới vòi nước chảy. Sau đó cố gắng thấm vết mực còn lại bằng cách ấn vải dính mực giữa hai lớp vải dễ thấm hút hoặc vài lớp khăn giấy.
Bước 2 - Xử lý vết mực bằng amoniac.
Hòa 1 thìa cà phê amoniac gia dụng trong nước ấm. Ngâm vải dính mực trong dung dịch amoniac khoảng 1 tiếng. Xả kỹ, sau đó giặt tay bằng bột giặt thường, chà vết bẩn bằng bàn chải mềm nếu cần.
Nếu vết mực đáp ứng tốt với cách này, bạn có thể lặp lại cho đến khi vết mực sạch hẳn và giặt như bình thường.
Nếu vết bẩn có vẻ không sạch, bạn có thể chuyển sang bước kế tiếp.
KHÔNG BAO GIỜ trộn amonic với thuốc tẩy chlorine.
Bước 3 - Xử lý vết mực bằng dung dịch cồn pha giấm.
Pha một cốc cồn tẩy rửa với một cốc giấm. Đặt vải dính mực lên một chiếc khăn khô và sạch, sau đó dùng giẻ hoặc bình xịt để thấm đẫm dung dịch lên vết mực. Để nguyên ít nhất 5 phút cho ngấm, sau đó rắc một ít muối ăn lên vết bẩn. Chờ thêm 10 phút và dùng bàn chải mềm để chà vết bẩn, sau đó xả lại bằng nước nóng.
Nếu phương pháp này giúp làm mờ vết bẩn nhưng chưa sạch hết, bạn hãy lặp lại cho đến khi vết bẩn biến mất.
Bước 4 - Thử nghiệm với các phương pháp khác.
Mực gel có nhiều loại với các công thức khác nhau; một số loại không thể tẩy sạch, nhưng số khác có thể đáp ứng tốt với các cách xử lý khác. Nếu các phương pháp trên không có hiệu quả, bạn luôn có thể thử dùng các phương pháp tẩy mực bút bi hay mực bút bi nước. Tuy nhiên bạn cần xả nước kỹ sau mỗi lần thử nghiệm để tránh trộn lẫn các hóa chất. Có thể bạn sẽ may mắn, hoặc bạn cần làm quen với bộ đồ yêu thích có thêm một dấu vết mới!
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Gi%E1%BB%AF-ph%C3%B2ng-ng%E1%BB%A7-s%E1%BA%A1ch-s%E1%BA%BD | Cách để Giữ phòng ngủ sạch sẽ | Một căn phòng sạch sẽ có thể đem lại cho bạn cảm giác thoải mái và thư thái khi ở nhà – hơn nữa bạn sẽ không phải nghe bố mẹ suốt ngày cằn nhằn về việc dọn phòng! Giữ phòng ngủ sạch sẽ nghe có vẻ to tát nhưng công việc này sẽ trở nên dễ dàng và nhanh chóng nếu bạn tạo được những thói quen tốt.
Phương pháp 1 - Tổng vệ sinh
Bước 1 - Nhặt quần áo trên sàn và trên giường.
Quần áo nằm la liệt trên sàn, trên giường và vắt trên thành ghế sẽ khiến cho căn phòng càng thêm nhếch nhác. Bạn hãy thu dọn quần áo khắp phòng và chia thành hai loại quần áo bẩn và sạch. Bỏ quần áo bẩn vào giỏ giặt. Gấp và cất quần áo sạch.
Đừng quên liếc dưới gầm giường, trên cánh cửa tủ tường và trên nóc tủ kệ khi thu dọn.
Bước 2 - Thu gom và đem rác ra ngoài.
Khi bận rộn với công việc, học hành và những thứ khác, bạn sẽ rất dễ để cho rác chất đống trong phòng. Cầm túi đựng rác đi quanh phòng và nhặt các mảnh giấy gói, thức ăn, báo cũ và các thứ rác khác trong phòng.
Khi đã thu gom hết rác, bạn hãy trút sọt rác trong phòng vào túi đựng rác và đem ra ngoài để xe rác đến thu.
Bước 3 - Dọn dẹp bát đĩa và vật dụng ăn uống.
Bát đĩa, cốc tách và thức ăn cũ trong phòng có thể thu hút côn trùng, rơi vãi ra ngoài và làm bẩn phòng. Thu dọn tất cả những thứ thuộc về nhà bếp và đem bỏ vào bồn rửa hoặc máy rửa bát. Những vật dụng cần chú ý bao gồm:
Bát đĩaDao, dĩa, và thìaLy cốcGiấy gói và vỏ hộp thức ănHộp đựng thức ăn
Bước 4 - Giặt ga gối.
Lột ga trải giường, chăn và vỏ gối trên giường. Ném tất cả các món đồ vải giặt được vào giỏ và đem vào phòng giặt.
Nếu có thể tự giặt các món đồ vải trên giường, bạn hãy cho vào máy và giặt với chu trình bình thường. Nếu không, bạn có thể để lại ga gối cho người lớn giặt.
Bước 5 - Trải lại ga mới.
Bạn có thể lấy bộ ga mới hoặc chờ giặt và sấy bộ ga cũ. Trải vải bọc nệm trước, sau đó trải ga giường và chiếc chăn mà bạn vẫn thường dùng lên trên, tiếp theo là lồng lại vỏ gối và đặt lên giường, cuối cùng là kéo chăn hoặc tấm phủ giường phủ qua gối.
Dọn giường hàng ngày. Bạn không cần phải trải lại vải bọc nệm và vỏ gối, nhưng nên sửa lại ga trải giường và chăn.
Thay ga gối hai tuần một lần. Nếu thời tiết nóng nực và người đổ nhiều mồ hôi, có thể bạn phải thay ga gối thường xuyên hơn.
Bước 6 - Dọn dẹp bàn học.
Bàn học trong phòng ngủ thường là nơi tập kết đủ thứ bừa bộn, vì đó là nơi bạn đọc sách, làm bài tập và sử dụng vi tính. Sau đây là các bước dọn dẹp bàn học:
Nhặt hết giấy tờ, mẩu ghi chú và các loại giấy rời khác vương vãi khắp nơi. Sắp xếp và cất trữ tài liệu trong kẹp hồ sơ, bìa đựng hồ sơ hoặc các ngăn tủ nhỏ. Vứt bỏ các giấy tờ vô dụng. Tái sử dụng giấy bằng nhiều cách cũng là ý rất hay nếu bạn làm được. Thu dọn bút mực, bút chì và các loại văn phòng phẩm khác, sau đó cắm vào cốc, cất vào hộp bút hoặc ngăn kéo. Cất sách và tạp chí đang để lung tung. Đem tạp chí và giấy tờ không dùng đến nơi tái chế giấy.
Bước 7 - Sắp xếp tủ đầu giường.
Tủ đầu giường có lẽ là nơi chứa đủ thứ lặt vặt phục vụ cho những hoạt động của bạn trước khi đi ngủ, chẳng hạn như đọc sách, nghe nhạc, tháo các phụ kiện và những thứ khác. Bạn cần dọn sạch tủ đầu giường và cất đi những thứ không nên để ở đó.
Để giữ cho phòng ngủ sạch sẽ và gọn gàng, bạn hãy cất những vật dụng thường dùng trước khi đi ngủ như sách và máy tính bảng trong các ngăn kéo tủ đầu giường thay vì để trên mặt tủ. Chỉ để một vài vật dụng đơn giản trên mặt tủ như đèn bàn hoặc một khung ảnh.
Bước 8 - Dọn dẹp tủ nhiều ngăn.
Tủ nhiều ngăn có thể cũng là “bãi rác” cho sách vở, đồ chơi, phụ kiện, trang sức và đủ thứ linh tinh. Bạn hãy cất trang sức vào hộp hoặc ngăn kéo, đặt lại sách lên kệ, vứt rác và những thứ tạp nhạp bỏ đi, đặt lại mỹ phẩm lên bàn trang điểm hoặc cất vào hộp đựng mỹ phẩm, cất các phụ kiện và các vật dụng khác vào đúng chỗ.
Giữ cho tủ ngăn nắp. Đảm bảo quần áo phải được gấp gọn gàng; đừng nhét ẩu vào ngăn kéo.
Thỉnh thoảng bạn cũng nên dọn dẹp lại toàn bộ mọi thứ trong tủ. Loại ra những món đồ không dùng nữa và cất những thứ còn lại vào các ngăn kéo.
Bước 9 - Sắp xếp tủ tường.
Tủ tường thường là nơi bạn ném tất cả những vật dụng không muốn xử lý ngay, và bây giờ nó là nơi chứa tất cả những thứ đó. Bạn hãy xếp lại giày dép, treo quần áo lên móc, vứt bỏ rác và sắp xếp các kệ trong tủ.
Kiểm tra tủ tường mỗi năm một hoặc hai lần và thanh lý mọi thứ không còn dùng đến. Tận dụng khoảng tường trống bằng cách lắp các thanh treo khăn, giá để đồ hoặc móc treo các phụ kiện. Mở rộng không gian bằng cách lắp các thanh treo quần áo cao lên. Như vậy bạn sẽ có chỗ để kê tủ nhiều ngăn hoặc kệ giày bên dưới quần áo. Cất những vật dụng thường dùng nhất ở khi vực dễ lấy nhất trong tủ. Điều này sẽ giúp bạn chuẩn bị nhanh hơn. Cân nhắc mua mắc áo mỏng để treo quần áo cho đỡ tốn không gian.
Bước 10 - Lau sạch mọi thứ trong phòng.
Dùng giẻ lau bụi hoặc khăn microfiber ẩm để lau sạch các góc và các đường nối giữa các bức tường, quạt trần, đèn, tủ kệ, đường tiếp giáp giữa tường với trần nhà và tất cả các đồ nội thất trong phòng.
Khi đang lau dọn mà vướng phải các vật dụng, chẳng hạn như chiếc đèn bàn đặt trên tủ nhiều ngăn, bạn hãy nhấc món đồ lên để lau bên dưới.
Bước 11 - Hút bụi sàn.
Dùng máy hút bụi hút sạn đất trên sàn có lót thảm hoặc dùng chổi và máy hút bụi để làm sạch sàn gỗ và sàn lát gạch. Dùng đầu ống hút bụi thích hợp để làm sạch các góc đường tiếp giáp giữa tường và trần nhà, ván lát tường, các khe hở và vết nứt khác.
Đừng quên di chuyển đồ đạc để có thể làm sạch bên dưới và đằng sau giường, tủ nhiều ngăn và bàn học.
Bước 12 - Lau sạch cửa số và gương.
Dùng nước rửa kính hoặc dung dịch gồm một phần giấm và ba phần nước xịt lên gương. Dùng khăn microfiber sạch để lau khô gương. Thực hiện như vậy với tất cả các cửa sổ trong phòng và các khung tranh ảnh bám bụi bẩn.
Đặt sẵn chai nước rửa kính ở nơi dễ lấy để tiện lau gương khi cần hoặc khi bị bẩn. Điều này đặc biệt hữu ích khi trong nhà bạn có thú cưng hoặc có trẻ con hay nghịch ngợm.
Phương pháp 2 - Giữ phòng ngăn nắp
Bước 1 - Dọn giường hàng ngày.
Một trong những việc làm quan trọng nhất mà bạn có thể làm để giữ phòng gọn gàng là dọn giường mỗi buổi sáng khi thức dậy. Sửa ga trải giường cho ngay ngắn và nhét dưới gối. Vỗ gối cho phồng lên và vuốt phẳng mặt gối. Trải chăn phẳng phiu trên giường và kéo lên phủ qua gối.
Khi phòng đã được dọn dẹp sạch sẽ ngăn nắp thì việc giữ sạch phòng sẽ khá đơn giản. Bạn chỉ cần thực hiện một vài việc hàng ngày, chẳng hạn như dọn giường, để giữ cho phòng được sạch sẽ và gọn gàng.
Bước 2 - Treo quần áo lên khi về đến nhà.
Nhiều người thích thay quần áo thoải mái hơn khi về nhà sau một ngày dài ở trường hoặc nơi làm việc. Khi thay quần áo, bạn hãy treo áo khoác lên, ném quần áo bẩn vào giỏ, gấp và cất quần áo sạch mà bạn định mặc lại.
Sau một ngày dài, có lẽ bạn chỉ muốn ném chiếc áo khoác hay quần áo thay ra xuống sàn hoặc giường. Nhưng nếu muốn giữ sạch phòng sau khi đã mất bao công sức dọn dẹp thì bạn phải cất quần áo vào đúng chỗ.
Bước 3 - Bỏ quần áo bẩn vào giỏ giặt ngay.
Bạn đừng bao giờ ném quần áo bẩn trên sàn, giường ngủ hoặc vứt bừa trong nhà tắm hay phòng giặt. Khi thay quần áo bẩn ra, bạn hãybỏ ngay vào giỏ giặt.
Để tiện lợi hơn, bạn có thể đặt vài giỏ giặt trong nhà, tại những nơi mà bạn thường thay quần áo như phòng tắm, trong tủ tường và gần tủ quần áo.
Bước 4 - Cất ngay quần áo sạch vừa giặt xong.
Thường thì quần áo vừa giặt xong dễ bị bỏ quên chất đống trong giỏ thay vì được cất đi. Nhưng phải nhắc bạn lần nữa, điều này sẽ nhanh chóng khiến căn phòng trở nên bừa bãi, hơn nữa còn làm nhăn nhúm quần áo. Ngay khi lấy quần áo ra khỏi máy sấy, bạn hãy gấp phẳng phiu và cất đi hoặc treo lại vào tủ tường.
Việc này cũng áp dụng cho cả ga gối trên giường và khăn tắm.
Bước 5 - Không ăn trong phòng ngủ.
Thức ăn để trong phòng ngủ sẽ thu hút côn trùng, gây ra các vết bẩn và các mẩu vụn rơi vãi khắp nơi, ngoài ra còn dẫn đến tình trạng bát đĩa, ly cốc dồn đống trong phòng. Thay vì vậy, bạn cần tránh đem thức ăn vào phòng ngủ, mà nên ăn uống trong bếp, kể cả ăn vặt.
Nếu có ăn trong phòng, bạn cần đem hết bát đĩa, vật dụng ăn uống và thức ăn thừa vào bếp ngay.
Bước 6 - Thanh lý các món đồ linh tinh.
Một trong những yếu tố khiến cho căn phòng bừa bộn là có quá nhiều đồ. Để ngăn ngừa tình trạng này, bạn hãy kiểm lại mọi thứ gồm quần áo, đồ chơi, phụ kiện và các vật dụng khác để quyết định món nào nên giữ lại, món nào nên đem bán, đem quyên góp hoặc vứt đi.
Để quyết định những thứ cần giữ lại và những thứ nên loại bỏ, bạn hãy xem lại những món đồ nào mình không mặc hoặc sử dụng trong vòng hơn một năm qua. Nếu có món đồ nào mà đã hơn một năm qua bạn không đụng đến thì có lẽ là bạn sẽ không thấy tiếc khi loại chúng đi.
Những món đồ thích hợp để đem quyên góp bao gồm quần áo, đồ chơi, giày dép và sách. Chỉ vứt đi những thứ đã hỏng, thủng, không thể tái sử dụng hoặc tái chế.
Bước 7 - Tìm chỗ cho tất cả các món đồ trong phòng.
Những món đồ không có chỗ cố định thường được để lung tung khắp nơi vì bạn không biết đặt chúng vào đâu khi dọn dẹp. Bạn nên xem lại tất cả các vật dụng trong phòng và đảm bảo mỗi thứ đều có chỗ riêng của nó.
Dùng giỏ hoặc các hộp đựng để sắp xếp các vật dụng cho gọn gàng hơn nếu bạn không biết để chúng vào chỗ nào.
Dành một ngăn bàn học hoặc ngăn tủ để đựng những món lặt vặt không có chỗ để cố định.
Bước 8 - Để lại mọi thứ vào chỗ của nó khi sau khi sử dụng.
Một khi tất cả các vật dụng đều đã có chỗ trong phòng thì việc dọn dẹp sẽ trở nên dễ dàng vì bạn đã biết vật nào phải để vào đâu. Sau đây là một vài gợi ý giúp bạn đặt lại mọi thứ vào chỗ cũ:
Để sách và tạp chí lên kệ sách khi đã đọc xong
Treo quần áo vào tủ tường khi thay ra
Bỏ lại đồ chơi vào ngăn kéo hoặc lên kệ khi chơi xong
Cất giấy tờ và giấy ghi chú vào ngăn kéo hoặc bìa hồ sơ khi không dùng đến
Cất các văn phòng phẩm như bút mực và kẹp giấy vào ngăn kéo sau khi sử dụng
Phương pháp 3 - Tạo thói quen dọn dẹp
Bước 1 - Liệt kê những việc cần làm hàng ngày.
Giữ phòng sạch sẽ cũng có nghĩa là tạo thói quen tốt, và có một số việc bạn nên làm đều đặn mỗi ngày. Bạn hãy lập một danh sách những công việc hàng ngày và dán ở đâu đó dễ trông thấy. Dành ra mỗi ngày 10 phút để hoàn thành các nhiệm vụ. Những việc này bao gồm:
Dọn giường
Cất quần áo
Dọn dẹp đồ chơi, giấy tờ và các vật dụng khác
Đem rác ra ngoài
Bước 2 - Lên lịch cho các công việc hàng tuần.
Ngoài những bổn phận hàng ngày, bạn còn có những nhiệm vụ dọn dẹp khác cần phải làm thường xuyên. Bạn hãy liệt kê tất cả các nhiệm vụ này và lên lịch thực hiện cho từng ngày trong tuần. Sau đây là danh sách mẫu:
hút bụi và lau chùi thay và giặt ga trải giường giặt, sấy, gấp và cất quần áo lau gương và cửa sổ đem rác ra ngoài dọn bàn học, tủ nhiều ngăn và tủ đầu giường dọn dẹp và sắp xếp tủ tường
Bước 3 - Giặt ga trải giường hàng tuần.
Lột hết ga trải giường, chăn, vải bọc nệm, vỏ gối và những đồ vải khác trên giường, bỏ vào giỏ giặt và đem vào phòng giặt để giặt.
Giặt ga gối hàng tuần là việc làm cần thiết để loại bỏ bụi đất và các chất gây dị ứng khác.
Bước 4 - Giặt quần áo ngay khi đã đủ mẻ giặt.
Quần áo thường dễ bị bỏ quên chất đống đến vài tuần không giặt. Tuy nhiên, việc giữ cho phòng ngủ sạch sẽ cũng đồng nghĩa với việc ưu tiên xử lý quần áo bẩn. Ngay khi quần áo đã đầy giỏ giặt hoặc đã đủ một mẻ giặt, bạn hãy đem vào phòng giặt để giặt.
Nhiều người cho rằng giặt quần áo theo lịch sẽ dễ hơn. Ví dụ, một số người thường giặt vào đầu tháng.
Bước 5 - Đặt sọt rác trong phòng và sử dụng.
Rác là nguyên nhân làm bẩn phòng rất nhanh. Để ngăn chặn điều này, bạn nên để sọt rác trong phòng ở cạnh giường hoặc bàn học và nhớ vứt rác vào đó thay vì tiện đâu vứt đấy.
Ngay khi sọt rác đầy, bạn hãy đem ra ngoài để xe rác đến thu gom.
Bước 6 - Hút bụi và lau chùi hàng tuần.
Dùng khăn microfiber ẩm để lau mọi bề mặt đồ đạc trong phòng, bao gồm đồ nội thất, đèn, quạt, khung tranh ảnh, tủ kệ và bàn. Hút bụi sàn và ván lát chân tường để loại bỏ bụi đất.
Nếu bị dị ứng hoặc nuôi thú cưng, bạn cần hút bụi và lau chùi 2-3 lần mỗi tuần.
Bước 7 - Đừng trì hoãn việc dọn dẹp.
Chỉ cần không dọn dẹp vài ngày là danh sách công việc phải làm đã chất đống. Trước khi bạn kịp nhận ra điều đó thì căn phòng của bạn đã bừa bộn trở lại, và trước mắt bạn là một nhiệm vụ không nhỏ. Khi đã lên lịch dọn dẹp hàng ngày hoặc hàng tuần, bạn cần thực hiện đúng theo lịch để đảm bảo tạo được thói quen tốt.
Nếu vì lý do nào đó mà có một ngày không dọn dẹp được, ngày hôm sau bạn cần hoàn tất càng sớm càng tốt để công việc khỏi dồn lại.
Cố gắng biến việc lau dọn thành trò chơi nếu bạn thực sự không thích công việc này. Thách thức bản thân dọn phòng càng nhanh càng tốt và cố gắng “phá kỷ lục” lần trước.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/D%E1%BB%ABng-theo-d%C3%B5i-t%E1%BB%B1-%C4%91%E1%BB%99ng-tr%C3%AAn-Instagram | Cách để Dừng theo dõi tự động trên Instagram | Có phải bạn phát hiện ra tài khoản Instagram của mình đột nhiên theo dõi nhiều tài khoản khác? Sự việc này thường xảy ra khi các tài khoản ảo kiểm soát tài khoản của bạn. Để tài khoản Instagram của bạn không còn tự động theo dõi tài khoản khác, hãy đảm bảo bạn là người duy nhất kiểm soát tài khoản của mình. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách dừng việc tự động theo dõi tài khoản Instagram khác bằng cách gỡ quyền truy cập các ứng dụng đã kết nối và cập nhật mật khẩu.
Phương pháp 1 - Quản lý tài khoản đã kết nối
Bước 1 - Truy cập https://instagram.com và đăng nhập.
Trước khi bạn thay đổi mật khẩu, hãy đảm bảo các ứng dụng chưa được cấp phép không còn quyền truy cập dài hạn vào tài khoản của bạn. Bạn cần thực hiện các bước này trên trình duyệt của máy tính, điện thoại hoặc máy tính bảng.
Bước 2 - Nhấp vào biểu tượng trang cá nhân hoặc ảnh đại diện.
Bạn sẽ thấy lựa chọn này ở phía trên góc phải trang.
Bước 3 - Nhấp vào biểu tượng cài đặt.
Đây là biểu tượng bánh răng bên cạnh "Edit Profile" (Chỉnh sửa trang cá nhân) ở giữa màn hình khi trang cá nhân hiển thị.
Bước 4 - Nhấp vào Apps and Websites (Ứng dụng và trang web).
Bạn sẽ thấy lựa chọn này trong trình đơn bên trái trang, ngay bên dưới "Change Password" (Thay đổi mật khẩu).
Bước 5 - Nhấp vào Remove (Gỡ) bên dưới ứng dụng hoặc trang web đáng nghi mà bạn muốn xóa khỏi Instagram.
Bạn sẽ thấy hai thẻ: "Active" (Đang hoạt động) và "Expired" (Hết hạn). Tại thẻ , bạn có thể xóa mọi ứng dụng hoặc trang web lạ có quyền truy cập tài khoản Instagram của mình.
Ví dụ, có thể bạn đã liên kết tài khoản Instagram với TikTok, và bạn sẽ thấy điều đó tại đây. Bạn cũng sẽ thấy thông tin tài khoản ảo đã được dùng để tăng lượt người theo dõi.
Bây giờ các tài khoản chưa được cấp phép đã bị vô hiệu hóa, bạn cần tiếp tục bước thay đổi mật khẩu trên ứng dụng di động hoặc trên trình duyệt web.
Phương pháp 2 - Thay đổi mật khẩu trên ứng dụng di động
Bước 1 - Mở Instagram.
Đó là ứng dụng có dải màu từ vàng đến tím với biểu tượng máy ảnh bên trong hình vuông. Bạn sẽ tìm được ứng dụng trên màn hình chính, trong ngăn ứng dụng hoặc bằng cách tìm kiếm.
Nếu bạn không nhớ mật khẩu, hãy tìm hiểu cách đặt lại mật khẩu trong bài viết hướng dẫn thay đổi mật khẩu trên Instagram.
Bước 2 - Chạm vào biểu tượng trang cá nhân (trên Android) hoặc ảnh đại diện (trên iOS).
Bạn sẽ thấy lựa chọn này ở bên dưới góc phải màn hình.
Bước 3 - Chạm vào trình đơn ☰.
Đây là lựa chọn ở phía trên góc phải màn hình.
Bước 4 - Chạm vào Settings (Cài đặt).
Lựa chọn này ở cuối trình đơn.
Bước 5 - Chạm vào Security (Bảo mật).
Đây là lựa chọn bên cạnh biểu tượng chiếc khiên có dấu chọn bên trong, hiển thị bên dưới "Privacy" (Quyền riêng tư).
Bước 6 - Chạm vào Password (Mật khẩu).
Đây thường là lựa chọn đầu tiên trong trình đơn bên cạnh biểu tượng chìa khóa.
Bước 7 - Nhập mật khẩu hiện tại.
Để thay đổi mật khẩu, bạn cần nhập đúng mật khẩu hiện tại vào trường "Current password" (Mật khẩu hiện tại).
Bước 8 - Nhập mật khẩu mới hai lần.
Bạn cần nhập mật khẩu và xác nhận trước khi tiếp tục. Nếu mật khẩu trong hai trường đó không giống nhau, bạn phải nhập lại để có thể chuyển sang bước khác.
Đảm bảo mật khẩu mới có ít nhất 8 ký tự và chứa chữ cái, chữ số lẫn ký tự đặc biệt.
Bước 9 - Chạm vào dấu chọn .
Lựa chọn này ở phía trên góc phải màn hình. Bạn chỉ có thể chạm vào nút này nếu mật khẩu hiện tại được nhập chính xác và hai mật khẩu mới được nhập giống nhau.
Bạn sẽ nhận được email xác nhận mật khẩu đã được thay đổi.
Phương pháp 3 - Thay đổi mật khẩu trên máy tính
Bước 1 - Truy cập trang https://instagram.com và đăng nhập.
Bạn có thể thay đổi mật khẩu trên máy tính Windows hoặc Mac và trên trình duyệt của thiết bị di động.
Bước 2 - Nhấp vào biểu tượng trang cá nhân hoặc ảnh đại diện.
Bạn sẽ thấy lựa chọn này ở phía trên góc phải trang.
Bước 3 - Nhấp vào biểu tượng cài đặt.
Đây là biểu tượng bánh răng ở giữa màn hình khi trang cá nhân hiển thị.
Bước 4 - Nhấp vào Change Password (Thay đổi mật khẩu).
Bạn sẽ thấy lựa chọn này ở đầu danh sách.
Bước 5 - Nhập mật khẩu hiện tại.
Để thay đổi mật khẩu, bạn cần nhập đúng mật khẩu hiện tại vào trường "Current password" (Mật khẩu hiện tại).
Bước 6 - Nhập mật khẩu mới hai lần.
Bạn cần nhập mật khẩu và xác nhận trước khi tiếp tục. Nếu mật khẩu trong hai trường đó không giống nhau, bạn phải nhập lại để có thể chuyển sang bước khác.
Đảm bảo mật khẩu mới có ít nhất 8 ký tự và chứa chữ cái, chữ số lẫn ký tự đặc biệt.
Bước 7 - Nhấp vào Change Password (Thay đổi mật khẩu).
Bạn chỉ có thể nhấp vào lựa chọn này khi mật khẩu hiện tại được nhập đúng và hai mật khẩu mới được nhập giống nhau.
Bạn sẽ nhận được email xác nhận mật khẩu đã được thay đổi.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/L%C3%A0m-th%E1%BA%B3ng-t%C3%B3c-m%C3%A0-kh%C3%B4ng-c%E1%BA%A7n-nhi%E1%BB%87t | Cách để Làm thẳng tóc mà không cần nhiệt | Nhiều người muốn có mái tóc thẳng, bóng mượt nhưng không muốn tóc bị tổn hại do nhiệt vốn thường xảy ra sau khi duỗi tóc. May mắn thay, bạn vẫn có thể áp dụng nhiều cách khác để làm thẳng tóc nhưng không hư tổn mà còn có thể giúp tóc chắc khỏe hơn. Hãy bắt đầu bằng việc thay đổi dầu gội và sản phẩm chăm sóc tóc đang dùng sang loại có công dụng làm thẳng tóc. Dùng mặt nạ làm thẳng tóc một hoặc hai lần mỗi tuần để dưỡng ẩm và giảm độ xoăn của các lọn tóc. Nếu có mái tóc dài, bạn có thể làm tóc thẳng sau một đêm bằng cách quấn tóc vào lô cuốn to; như vậy, tóc được uốn theo một kiểu khác và sẽ thẳng hơn.
Phương pháp 1 - Thay đổi thói quen chăm sóc tóc
Bước 1 - Dùng dầu gội và dầu xả làm thẳng tóc.
Bạn nên bắt đầu quy trình làm thẳng tóc bằng cách xem xét lại sản phẩm đang dùng thường xuyên. Hãy chuyển sang dùng loại dầu gội và dầu xả có công dụng làm thẳng và mượt tóc, nếu trước đó bạn chưa dùng loại này. Những sản phẩm này có công thức dưỡng ẩm chuyên sâu và kéo các lọn tóc xoăn ra để tóc thẳng hơn.
Bước 2 - Dùng loại khăn thấm hút tốt.
Vì bạn muốn tránh dùng nhiệt để tạo kiểu cho tóc nên việc dùng khăn lau khô tóc rất quan trọng. Thay vì dùng khăn cũ, bạn nên chọn mua khăn thấm hút tốt như khăn vi sợi. Các loại khăn này có khả năng thấm hút độ ẩm mà không khiến tóc bị xù lên.
Hoặc bạn có thể dùng áo thun để nhẹ nhàng làm khô tóc.
Bước 3 - Thay đổi cách làm khô tóc bằng khăn.
Việc làm khô tóc bằng khăn một cách nhẹ nhàng rất quan trọng, vì thao tác chà mạnh có thể khiến xù lên. Bọc khăn thấm hút sâu xung quanh phần ngọn tóc để thấm nước và chầm chậm di chuyển khăn lên trên để tiếp tục làm khô tóc. Tiếp theo, bạn hãy nhẹ nhàng dùng khăn đánh rối tóc, đảm bảo không chà mạnh vào đuôi tóc nếu bạn có mái tóc dài.
Bước 4 - Sấy tóc bằng chế độ mát và chải tóc bằng lược mái chèo.
Việc sấy tóc bằng nhiệt không chỉ gây hư tổn cho tóc mà còn khiến tóc xù và tạo các lọn xoăn. Thay vì sấy tóc bằng nhiệt, bạn nên dùng khăn thấm nước trên tóc và vừa sấy từng phần tóc bằng chế độ mát vừa chải tóc bằng lược mái chèo.
Việc sấy tóc bằng chế độ mát thường mất nhiều thời gian hơn so với khi dùng nhiệt; vì vậy, bạn cần lưu ý việc này nếu đang vội hoặc không có nhiều thời gian vào buổi sáng.
Bước 5 - Chải tóc đến khi khô.
Nếu không muốn dùng máy sấy tóc, bạn có thể nhẹ nhàng dùng khăn làm khô tóc và tiếp tục dùng lược chải đến khi tóc khô. Thao tác chải giúp làm rời tóc và giảm độ ẩm. Ngoài ra, thao tác này cũng làm thẳng tóc vì lực kéo nhẹ giúp tóc không bị xoăn lại như thường lệ.
Nếu không muốn chải tóc liên tục, bạn có thể chải tóc ngắt quãng với 5 phút nghỉ giữa mỗi lần chải để hong khô tóc.
Bước 6 - Dùng sản phẩm làm mượt tóc.
Khi tóc gần khô, bạn dùng kem hoặc keo bọt làm mượt tóc để loại bỏ tình trạng xơ rối và lọn xoăn gợn sóng. Hãy tìm sản phẩm có chứa thành phần làm mượt tóc tự nhiên như dầu dừa hoặc dầu jojoba để tóc duỗi ra.
Phương pháp 2 - Dùng mặt nạ làm thẳng tóc
Bước 1 - Làm mặt nạ sữa và mật ong.
Loại mặt nạ này được làm bằng cách khuấy 1 cốc (khoảng 240 ml) sữa nguyên kem hoặc sữa dừa với 1 thìa canh (15 ml) mật ong. Dùng hai tay lấy hỗn hợp mặt nạ thoa đều lên toàn bộ tóc. Tiếp theo, bạn đội mũ tắm và chờ hỗn hợp mặt nạ thấm vào tóc trong khoảng 1 tiếng, sau đó dùng nước xả sạch tóc.
Bạn sẽ nhận thấy hiệu quả của mặt nạ tóc khi sử dụng một hoặc hai lần mỗi tuần.
Đây là loại mặt nạ lỏng; vì vậy, tốt nhất bạn nên thoa hỗn hợp tại bồn rửa tay.
Bước 2 - Làm mặt nạ sữa và trứng.
Bạn có thể làm một loại mặt nạ sữa khác bằng cách kết hợp với trứng. Khuấy 2 cốc (480 ml) sữa nguyên kem hoặc sữa dừa với 1 quả trứng trong bát to rồi khuấy đến khi tan lòng đỏ trứng. Đặt bát vào bồn rửa tay hoặc trên bàn, ngồi trước bát và cúi đầu để ngâm tóc trong bát khoảng 10 phút. Sau 10 phút, bạn gom tóc lại nhưng không vắt bớt nước và búi tóc lên nếu bạn có mái tóc dài. Quấn màng bọc thực phẩm quanh tóc và để hỗn hợp mặt nạ thấm vào tóc trong 30 phút, sau đó gỡ màng bọc và xả sạch tóc với nước lạnh để không làm chín trứng.
Màng bọc thực phẩm giúp giữ hỗn hợp mặt nạ trên tóc và lượng nhiệt giúp mặt nạ thấm vào tóc.
Bước 3 - Dùng mặt nạ sữa dừa và nước cốt chanh.
Để làm mặt nạ dưỡng tóc với sữa dừa và nước chanh, bạn cho 1 cốc (240 ml) sữa dừa, 6 thìa canh (khoảng 90 ml) nước chanh, 2 thìa canh (khoảng 30 ml) dầu ô liu và 2 thìa canh bột ngô vào bát dùng được trong lò vi sóng rồi khuấy đều. Đun hỗn hợp trong lò vi sóng khoảng 20 giây và tiếp tục khuấy. Lặp lại thao tác đến khi hỗn hợp trở nên sánh mịn. Chờ hỗn hợp nguội, sau đó dùng các ngón tay thoa đều hỗn hợp lên tóc. Để yên hỗn hợp trong một tiếng rồi rửa sạch với nước.
Phương pháp 3 - Làm thẳng mái tóc dài chỉ sau một đêm
Bước 1 - Dùng thun cột tóc để làm thẳng tóc.
Bạn có thể làm ướt tóc khi tắm hoặc làm ướt tóc nhanh tại bồn rửa tay. Chia tóc làm hai phần và cột thành đuôi ngựa thấp sát ngay cổ. Tiếp theo, bạn dùng một cặp dây thun khác cột hờ vào tóc sao cho cách dây đầu tiên 5 cm. Tiếp tục thao tác này đến khi cột hết tóc. Khi thức dậy vào buổi sáng, bạn sẽ gỡ các dây cột tóc để có mái tóc đã được làm thẳng.
Chỉ nên cột tóc hờ vì việc cột chặt có thể để lại đường hằn hoặc khiến tóc bị gãy.
Nếu bạn có mái tóc xoăn, việc này sẽ làm giảm độ xoăn của lọn tóc nhưng không làm thẳng tóc hoàn toàn.
Bước 2 - Dùng lô cuốn to để làm thẳng tóc.
Chia tóc thành 6 phần và quấn mỗi phần tóc vào lô cuốn to đến khi sát vào chân tóc. Dùng kẹp to để giữ cố định lô cuốn trên đầu. Khi thức dậy vào buổi sáng, bạn tháo các lô cuốn và chải tóc. Bạn sẽ thấy tóc trông có vẻ thẳng hơn.
Thử dùng lô cuốn nhựa thay cho loại Velcro hoặc xốp.
Bước 3 - Xoắn tóc thành búi.
Nếu tóc gần như thẳng hoặc gợn sóng nhẹ, bạn có thể quấn tóc ướt thành búi và để khô tự nhiên. Trước tiên bạn dùng khăn lau khô tóc, sau đó cột tóc thành đuôi ngựa. Tiếp theo, bạn quấn phần đuôi tóc quanh vị trí cột tóc để có búi tóc tròn, rồi cột cố định và chờ tóc khô. Khi tóc khô, bạn gỡ dây thun cột tóc và chải tóc.
Bước 4 - Quấn tóc ướt quanh đầu đến khi tóc khô.
Một cách khác để làm thẳng tóc là quấn tóc ướt quanh đầu và dùng kẹp tăm giữ cố định. Trước tiên, bạn chải tóc, sau đó chia tóc theo ngôi giữa để có hai phần. Lấy phần tóc bên trái chải vắt qua đỉnh đầu sang phần tóc bên phải. Quấn tóc quanh đầu đến khi hết tóc, sau đó dùng kẹp tăm giữ cố định tóc ở phía sau đầu. Thực hiện thao tác tương tự cho phần tóc bên phải, đưa tóc sang bên trái và dùng kẹp tăm giữ cố định.
Sau khi kẹp tóc, bạn nên quấn khăn choàng bằng lụa quanh đầu để tóc đỡ xù trong khi ngủ và khi gỡ tóc vào sáng hôm sau.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Ch%E1%BA%B7n-chuy%E1%BB%83n-h%C6%B0%E1%BB%9Bng-trang-web | Cách để Chặn chuyển hướng trang web | wikiHow hôm nay sẽ hướng dẫn cách ngăn trang quảng cáo không mong muốn mở ra khi bạn nhấp vào liên kết nào đó. Bạn có thể chặn chuyển hướng trang web trên máy tính theo những cách khác nhau thông qua Google Chrome, Firefox, Microsoft Edge, Internet Explorer và Safari, nhưng bạn sẽ không thể tiến hành với trình duyệt web phiên bản di động. Lưu ý: thao tác này tuy cải thiện khả năng phát hiện chuyển hướng của trình duyệt nhưng không phải lúc nào các chương trình cũng có thể ngăn chặn kịp thời.
Phương pháp 1 - Trên Google Chrome
Bước 1 - Mở Google Chrome .
Ứng dụng có biểu tượng quả cầu màu đỏ, vàng, xanh dương và xanh lá.
Bước 2 - Cập nhật Google Chrome.
Nhấp vào nút ⋮ ở góc trên bên phải cửa sổ, chọn (Trợ giúp) và nhấp vào (Về Google Chrome) để kiểm tra bản cập nhật. Nếu có phiên bản mới, trình duyệt sẽ tự động cài đặt và sau đó bạn cần khởi động lại Chrome.
Bước 3 - Nhấp vào dấu ⋮ ở góc trên bên phải trang.
Một trình đơn thả xuống sẽ hiện ra.
Bước 4 - Nhấp vào Settings (Cài đặt).
Tùy chọn này ở gần cuối trình đơn.
Bước 5 - Cuộn xuống và nhấp vào Advanced ▼ (Nâng cao).
Tùy chọn này nằm cuối trang. Nhiều tùy chọn hơn nữa sẽ hiện ra bên dưới.
Bước 6 - Cuộn xuống đến phần "Privacy and security" (Bảo mật và riêng tư).
Đây là mục đầu tiên nằm bên dưới nút .
Bước 7 - Nhấp vào công tắc "Protect you and your device from dangerous sites" (Bảo vệ bạn và thiết bị khỏi những trang nguy hiểm) màu xám .
Công tắc sẽ chuyển sang màu xanh {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/2\/28\/Android7switchon.png","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/2\/28\/Android7switchon.png\/35px-Android7switchon.png","smallWidth":460,"smallHeight":394,"bigWidth":35,"bigHeight":30,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"}. Tính năng bảo vệ phần mềm độc hại của Google Chrome sẽ được kích hoạt.
Nếu công tắc này đã là màu xanh nghĩa là Chrome đang chặn chuyển hướng trang web.
Bước 8 - Sử dụng tiện ích mở rộng.
Nếu tùy chọn chống phần mềm độc hại của Chrome đã được bật mà bạn vẫn bị chuyển hướng trang, hãy sử dụng tiện ích mở rộng "Skip Redirect". Để cài đặt, bạn:
Truy cập trang tiện ích mở rộng Skip Redirect.
Nhấp vào (Thêm vào Chrome).
Nhấp vào (Thêm tiện ích mở rộng) khi hiện ra.
Bước 9 - Khởi động lại Google Chrome.
Tiện ích mở rộng sẽ hoạt động. Skip Redirect sẽ bỏ qua hầu hết các trang chuyển hướng và đưa bạn đến với trang đích.
Nếu trang cần chuyển hướng mở ra quảng cáo trên tab hiện tại còn liên kết hoặc kết quả tìm kiếm của bạn được mở ra trong tab khác, Skip Redirect vẫn giữ cho tab kết quả hiển thị, đồng thời mở tab quảng cáo dưới nền.
Phương pháp 2 - Trên Firefox
Bước 1 - Mở Firefox.
Ứng dụng có biểu tượng chú cáo màu cam quấn quanh quả cầu màu xanh.
Bước 2 - Nhấp vào nút hình ☰ ở góc trên bên phải cửa sổ.
Một trình đơn thả xuống sẽ hiện ra.
Bước 3 - Nhấp vào Options (Tùy chọn) nằm trong trình đơn thả xuống.
Trên máy tính Mac, bạn nhấp vào (Tùy chỉnh).
Bước 4 - Nhấp vào Privacy & Security (Riêng tư & bảo mật).
Thẻ này nằm bên trái cửa sổ (Windows) hoặc phía trên cùng cửa sổ (Mac).
Bước 5 - Cuộn xuống đến phần "Permissions" (Quyền).
Bỏ qua bước này nếu bạn sử dụng máy tính Mac.
Bước 6 - Tích vào ô "Block pop-up windows" (Chặn cửa sổ bật lên).
Firefox sẽ chặn cửa sổ bật lên khi chuyển hướng.
Nếu ô vừa rồi đã được đánh dấu, bạn có thể bỏ qua bước này.
Bước 7 - Cuộn xuống đến phần "Security" (Bảo mật).
Bỏ qua bước này trên máy tính Mac.
Bước 8 - Tích vào ô "Block dangerous and deceptive content" (Chặn nội dung lừa đảo hoặc nguy hiểm).
Tính năng này sẽ ngăn trình duyệt chuyển hướng đến những trang độc hại trong khi một số trang vô hại vẫn được thông qua.
Nếu ô vừa rồi đã được đánh dấu, bạn có thể bỏ qua bước này.
Bước 9 - Sử dụng tiện ích mở rộng.
Nếu bạn đã bật tính năng bảo vệ thích hợp mà vẫn bị chuyển hướng trang không mong muốn, hãy sử dụng tiện ích mở rộng "Skip Redirect" để ngăn chặn tình trạng này. Để cài đặt, bạn:
Truy cập trang tiện ích mở rộng Skip Redirect.
Nhấp vào (Thêm vào Firefox)
Nhấp vào (Thêm) khi hiện ra.
Nhấp vào (Khởi động lại) khi được nhắc.
Bước 10 - Sử dụng tiện ích mở rộng Skip Redirect.
Khi Firefox khởi động lại, tiện ích mở rộng sẽ được kích hoạt. Skip Redirect sẽ bỏ qua hầu hết các trang được chuyển hướng và mở ra trang đích cho bạn.
Nếu trang cần chuyển hướng mở ra quảng cáo trên tab hiện tại còn liên kết hoặc kết quả tìm kiếm của bạn được mở ra trong tab khác, Skip Redirect vẫn giữ cho tab kết quả hiển thị, đồng thời mở tab quảng cáo dưới nền.
Phương pháp 3 - Trên Microsoft Edge
Bước 1 - Mở Microsoft Edge với biểu tượng chữ "e" màu xanh dương đậm.
Bước 2 - Nhấp vào dấu ⋯ ở góc trên bên phải trang.
Một trình đơn thả xuống sẽ hiện ra.
Bước 3 - Nhấp vào tùy chọn Settings ở cuối trình đơn thả xuống.
Cửa sổ Settings sẽ bật ra bên phải trang.
Bước 4 - Cuộn xuống và nhấp vào View advanced settings (Chế độ xem nâng cao).
Tùy chọn nằm cuối cửa sổ bật ra.
Bước 5 - Cuộn xuống đến cuối trình đơn.
Bạn sẽ tìm tùy chọn chặn nội dung độc hại bao gồm ngăn trình duyệt chuyển hướng đến những trang độc hại.
Bước 6 - Nhấp vào công tắc "Help protect me from malicious sites and downloads" (Bảo vệ tôi khỏi những trang và tập tin tải xuống độc hại) màu xám .
Công tắc sẽ chuyển sang màu xanh {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/0\/0a\/Windows10switchon.png","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/0\/0a\/Windows10switchon.png\/57px-Windows10switchon.png","smallWidth":460,"smallHeight":218,"bigWidth":57,"bigHeight":27,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"}, lúc này tính năng diệt vi-rút của Microsoft Edge sẽ được kích hoạt.
Nếu công tắc trên đang là màu xanh, bạn có thể bỏ qua bước này.
Tính năng này không chặn toàn bộ trang được chuyển hướng mà sẽ chỉ chặn những trang tiềm ẩn khả năng độc hại.
Bước 7 - Khởi động lại Microsoft Edge.
Thay đổi của bạn sẽ được áp dụng sau khi Microsoft Edge khởi động lại.
Phương pháp 4 - Trên Internet Explorer
Bước 1 - Mở Internet Explorer.
Ứng dụng có biểu tượng chữ "e" màu xanh nhạt với dải băng vàng quấn quanh.
Bước 2 - Mở phần Settings của Internet Explorer .
Nhấp vào biểu tượng bánh răng ở góc trên bên phải trang. Một trình đơn thả xuống sẽ hiện ra.
Bước 3 - Nhấp vào Internet options (Tùy chọn Internet).
Mục này nằm gần cuối trình đơn thả xuống. Cửa sổ Internet Options sẽ mở ra ngay sau đó.
Bước 4 - Nhấp vào thẻ Advanced (Nâng cao).
Tùy chọn này nằm bên phải hàng thẻ ở đầu cửa sổ Internet Options.
Bước 5 - Cuộn xuống đến cuối cửa sổ.
Cuộn xuống cuối trên khung nằm giữa trang Advanced.
Bước 6 - Tích vào ô "Use SSL 3.0" nằm gần cuối nhóm tùy chọn "Security".
Bước 7 - Nhấp vào Apply (Áp dụng).
Tác vụ này nằm cuối cửa sổ.
Bước 8 - Nhấp vào OK nằm cuối cửa sổ.
Cửa sổ Internet Options sẽ đóng lại.
Bước 9 - Khởi động lại Internet Explorer.
Sau khi khởi động lại, Internet Explorer sẽ chặn chuyển hướng đến những trang độc hại và nghi ngờ độc hại.
Phương pháp 5 - Trên Safari
Bước 1 - Mở Safari.
Nhấp vào biểu tượng ứng dụng Safari hình la bàn màu xanh nằm trong thanh Dock của máy tính Mac.
Bước 2 - Nhấp vào Safari.
Mục trình đơn này ở góc trên bên trái màn hình. Một trình đơn thả xuống sẽ hiện ra.
Bước 3 - Nhấp vào tùy chọn Preferences… ở gần đầu trình đơn thả xuống Safari.
Bước 4 - Nhấp vào thẻ Security ở đầu cửa sổ Preferences.
Bước 5 - Tích vào "Warn when visiting a fraudulent website" (Cảnh báo khi truy cập trang web lừa đảo).
Tùy chọn này nằm đầu cửa sổ.
Nếu ô trên đã được đánh dấu, hãy bỏ qua bước này.
Bước 6 - Tích vào ô "Block pop-up windows".
Tùy chọn này nằm cách ô "Warn when visiting a fraudulent website" vài dòng về phía dưới.
Nếu ô trên đã được đánh dấu, hãy bỏ qua bước này.
Bước 7 - Khởi động lại Safari.
Sau khi khởi động lại, thiết lập sẽ được bổ sung vào trình duyệt. Từ bây giờ, Safari sẽ chặn phần lớn những trang chuyển hướng không mong muốn.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/B%E1%BA%AFt-%C4%91%E1%BA%A7u-nh%E1%BA%AFn-tin-v%E1%BB%9Bi-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-b%E1%BA%A1n-th%C3%ADch | Cách để Bắt đầu nhắn tin với người bạn thích | Nhắn tin là cách nhanh chóng và đơn giản nhất để bắt đầu nói chuyện với người bạn thích. Nhắn tin đơn giản và ít căng thẳng thần kinh hơn là nói chuyện trực tiếp hay nói chuyện qua điện thoại, thậm chí gọi điện liên tục sẽ khiến bạn giống như đang kiểm soát họ,. Hãy hít một hơi, lấy hết can đảm và lấy điện thoại ra để bắt đầu.
Phương pháp 1 - Bắt đầu cuộc hội thoại
Bước 1 - Xin số điện thoại.
Thời điểm thích hợp nhất là khi đang ở giai đoạn cao trào của cuộc hội thoại. Nhẹ nhàng đưa ra gợi ý và làm cho nó thật tự nhiên.
Sử dụng từ ngữ đơn giản, "Bạn dùng điện thoại gì vậy? Mình mới mua điện thoại mới. Hay tụi mình trao đổi số điện thoại đi!"
Thời điểm ngay sau khi lấy được số điện thoại của đối phương sẽ có một chút bối rối. Hãy đảm bảo rằng bạn không bị lỡ nhịp bằng cách giữ mạch nói chuyện để cho việc xin số điện thoại tự nhiên hết mức có thể.
Bước 2 - Lên kế hoạch!
Phải dự tính trước những điều sẽ nói hoặc những thông tin muốn có được vào cuối cuộc nói chuyện trước khi nhắn tin.
Bước 3 - Bắt đầu nhắn tin.
"Bạn đang làm gì vậy?" hoặc "Bạn chuẩn bị làm gì vậy?" là những câu hỏi hay để bắt đầu cuộc nói chuyện.
Nếu đối phương trả lời họ đang xem tivi, nghe nhạc hay chơi game, hãy tiếp tục hỏi sâu hơn về những việc họ đang làm. Bất kể tin trả lời như thế nào, luôn trong trạng thái sẵn sàng đặt câu hỏi để giữ mạch nói chuyện.
Nếu người đó hồi đáp bằng một câu trả lời đóng, "Mình đang làm bài tập.", để tiếp tục câu chuyện bạn có thể nhắn lại: "Hạn nộp bài còn lâu mà. Mình chắc phải mất cả thế kỉ để làm xong đống bài đó!" Hoặc nếu đối phương không học cùng trường với bạn: "Ôi thế à? Bài tập có nhiều lắm không?"
Nói với cậu ấy những những điều bạn đang làm. Khi đối phương cho bạn biết họ đang làm gì, hãy gửi câu trả lời như: "Vui quá nhỉ! Mình chỉ nằm lướt Facebook suốt ngày thôi." Hoặc bất cứ điều gì bạn đang làm lúc đó.
Bước 4 - Chú ý những phản ứng của người ấy.
Để ý những câu trả lời để biết liệu đối phương có thích nhắn tin không, việc nói chuyện đã đủ hay chưa và liệu bạn đã sẵn sàng để tiến thêm một bước để hẹn họ đi chơi.
Nếu tin nhắn hồi âm cụt lủn, bạn nên kết thúc cuộc nói chuyện bằng "Vậy thôi mình nói chuyện sau nhé" hoặc "Lúc khác nói chuyện nhé" (Kết hợp với một biểu tượng cảm xúc thật dễ thương). Đối phương có thể đang bận hoặc tâm trạng không tốt. Không cố gắng níu kéo cuộc hội thoại khi không thể vì nó sẽ khiến bạn trở nên rất phiền toái và kém hấp dẫn.
Nếu tin nhắn trả lời là một câu hỏi như "Bạn đang làm gì vậy?" có nghĩa là họ muốn tiếp tục nói chuyện. Cứ để mạch nói chuyện tự nhiên và luôn để đối phương là người kết thúc trước. Năng nổ trong câu trả lời và luôn theo sát nội dung.
Tìm cơ hội để tiến thêm một bước trong mối quan hệ của hai người. Nếu mật độ tin nhắn nhiều lên và đề cập đến chuyện riêng tư hoặc đối phương bắt đầu tâm sự với bạn về những rắc rối của mình, bạn có thể chủ động: "Tụi mình nói chuyện trực tiếp nhé, như vậy dễ chia sẻ hơn."
Can đảm. Khi thời cơ đã chín muồi, hẹn đối phương đi chơi. Có thể bạn sẽ bị từ chối nhưng đừng vội nản lòng vì còn rất nhiều cơ hội.
Phương pháp 2 - Những cách bắt đầu khác
Bước 1 - Nhắn tin cho đối phương:
"Hôm nay ở trường thế nào?" Nếu họ trả lời những câu như: "Cũng bình thường" hoặc "Như mọi khi thôi", thì bạn có thể tiếp tục hỏi về bài tập về nhà, về buổi thực hành thí nghiệm, bài báo cáo hoặc bài kiểm tra sắp tới.
Bước 2 - Dùng ngày nghỉ lễ và ngày kỉ niệm như một lý do để bắt đầu trò chuyện.
Nhắn tin cho đối phương ngay trước ngày Giáng sinh hoặc sinh nhật của họ và hỏi về kế hoạch ăn mừng ngày đặc biệt.
Nếu bạn nhắn sau ngày lễ, hãy lấy ngày lễ đó làm chủ đề: "Sinh nhật vui không Nam? Bạn đi đâu chơi thế?"
Học hỏi về những ngày lễ mà bạn không biết. Ví dụ, nếu đối phương ăn chay vào ngày rằm còn bạn thì không, hãy hỏi họ về điều đó.
Nhắn tin cho người ấy vào những ngày Tết và hỏi thăm việc chuẩn bị, sau đó kể họ nghe câu chuyện của bạn.
Bước 3 - Hỏi thăm về gia đình người bạn thích.
Họ có thể sẽ phàn nàn về anh chị em của mình hoặc kể về người em vừa bắt đầu vào đại học. Nếu bạn cũng có anh chị em, hãy trả lời một cách cảm thông: "Mình cũng vậy, em gái mình cũng rất bướng bỉnh". Bạn cũng có thể hỏi về ba mẹ, thậm chí thú cưng của họ.
Bước 4 - Nói chuyện về sở thích của người ấy.
Nếu đối phương chơi thể thao, hãy hỏi về những trận đấu gần đây.
Nếu cậu ta có những thú vui như nghe nhạc, xem phim hoặc tham gia vài câu lạc bộ, hỏi về bài hát, bộ phim yêu thích và một vài hoạt động trong câu lạc bộ.
Nếu người ấy vừa tham gia một cuộc thi và đạt giải, hãy nhắn tin chúc mừng họ.
Bước 5 - Nhắn những tin nhắn cảm thông.
Khi đối phương bị điểm kém hoặc gặp chuyện buồn, nhắn tin chia buồn và động viên: "Cố gắng lên, rồi mọi chuyện sẽ ổn thôi! Nếu cần giúp đỡ thì đừng ngại nói với mình nhé!"
Phương pháp 3 - Quy tắc cần nhớ
Bước 1 - Thời gian trả lời.
Bạn có rất nhiều ký tự để nhắn một tin nhắn hay. Không nhất thiết phải hồi âm ngay lập tức. Nhận tin nhắn một lúc và suy nghĩ trước khi trả lời.
Bước 2 - Tiền điện thoại.
Hoặc là bạn có một kế hoạch nhắn tin không giới hạn, nếu không hãy sử dụng những ký tự một cách hợp lý. Hẳn là bạn không muốn bố mẹ cau mày khi hóa đơn tiền điện thoại đến.
Bước 3 - Tránh viết tắt.
Viết tắt khiến bạn trở nên thiếu sâu sắc và không đáng tin cậy. Chỉ nên viết tắt khi nhắn tin với bạn thân, còn đối với “người ấy” nên viết câu hoàn chỉnh và viết hoa.
Bước 4 - Cẩn trọng khi dùng biểu tượng cảm xúc.
Có thể sử dụng biểu tượng mặt cười hoặc khóc, chỉ dùng biểu tượng tán tỉnh khi nào bạn chắc chắn về cảm tình mà người ấy dành cho bạn. Đảm bảo 99% rằng đối phương thích mình trước khi sử dụng những biểu tượng tình yêu.
Bước 5 - Để đối phương chủ động nhắn tin vài lần.
Đừng nhắn cho họ quá thường xuyên. Một đến hai lần một tuần là đủ, nếu không bạn sẽ trở thành kẻ đeo bám.
| {
"is_expert": false,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/L%C3%A0m-%C4%91%C3%A1-l%C3%A1t-l%E1%BB%91i-%C4%91i-ph%C3%A1t-s%C3%A1ng | Cách để Làm đá lát lối đi phát sáng | Nếu muốn tạo vẻ mới lạ cho lối đi trong sân vườn, bạn hãy nghĩ đến việc làm cho các phiến đá lát lối đi bừng sáng trong đêm tối. Những phiến đá phát sáng trông sẽ rất tuyệt trong sân và cũng dễ làm. Bạn chỉ cần quyết định xem nên sơn các phiến đá có sẵn hoặc tự tạo ra các phiến đá dạ quang, thậm chí bạn có thể tự thiết kế những viên đá mang dấu ấn cá nhân và phong cách riêng của mình.
Phương pháp 1 - Sơn các phiến đá lát lối đi
Bước 1 - Làm sạch đá.
Nếu muốn sơn các phiến đá, đầu tiên bạn cần làm sạch bề mặt đá. Bụi bặm, đất cát bên dưới lớp sơn sẽ làm giảm độ bám dính và cuối cùng sơn sẽ bong tróc. Bạn nên lau từng viên đá bằng xà phòng và nước, sau đó dùng giẻ nhúng nước, a-xê-tôn hoặc cồn để lau sạch. Chờ cho đá khô hoàn toàn trước khi sơn.
Bước 2 - Sơn đá.
Có hai cách thông thường để sử dụng sơn dạ quang. Bạn có thể mua sơn xịt và xịt lên đá hoặc quét sơn lên. Nếu dùng sơn xịt, bạn hãy đọc hướng dẫn trên chai sơn để biết cần chờ bao lâu trước khi xịt lớp sơn tiếp theo và phải đặt đầu chai xịt cách bề mặt đá bao xa. Nếu dùng cọ quét sơn, bạn cần tuân theo hướng dẫn về thời gian chờ sơn khô giữa các lớp sơn.
Bước 3 - Chờ sơn khô.
Sau khi sơn xong, bạn cần chờ cho sơn khô. Thời gian để sơn khô lần cuối cùng sẽ lâu hơn những lần chờ sơn khô giữa các lớp sơn trước đó vì bạn phải đợi cho dung môi (hóa chất để giữ sơn ở dạng lỏng) bay hơi hết. Tránh làm lem sơn hoặc làm bẩn trước khi sơn khô hẳn.
Tùy vào loại sơn bạn sử dụng, thời gian chờ sơn khô có thể mất nhiều phút đến nhiều giờ. Bạn nên đọc hướng dẫn trên hộp sơn.
Bước 4 - Lát đá.
Tìm một vị trí phù hợp để đặt các phiến đá phát sáng. Nhớ rằng bất cứ ánh sáng đèn nào ban đêm (ví dụ như đèn cổng) cũng sẽ làm giảm độ phát sáng của đá dạ quang. Để các phiến đá sáng rực rỡ hơn, bạn hãy đặt các viên đá trên các lối đi tối ngoài trời (ví dụ như ngoài vườn).
Bước 5 - Quan sát các phiến đá trong đêm.
Để các viên đá dưới ánh sáng mặt trời suốt ngày sau khi sơn đã khô. Sơn dạ quang sẽ hấp thụ năng lượng từ mặt trời và từ từ giải phóng năng lượng dưới dạng ánh sáng mà bạn có thể nhìn thấy trong đêm tối (nhẹ hơn nhiều so với ánh sáng mặt trời).
Đèn đường và đèn trong sân có thể làm giảm độ sáng của đá.
Phương pháp 2 - Tự làm đá lát lối đi
Bước 1 - Mở bao bê tông.
Bạn có thể đặt cả bao bê tông lên xe cút kít, sau đó dùng xẻng mở đáy bao và nhấc bao lên. Bê tông sẽ tràn ra thùng xe. Có thể bạn phải giũ bao để bê tông ra hết.
Bước 2 - Trộn bột dạ quang vào bê tông.
Bột dạ quang là một hóa chất đặc biệt được điều chế để hấp thụ năng lượng mặt trời vào ban ngày. Bạn có thể tìm mua loại bột dạ quang tương thích với loại bê tông tại cửa hàng vật liệu xây dựng. Tỷ lệ pha trộn có thể khác nhau, nhưng đa phần các nhà sản xuất khuyến nghị trộn hỗn hợp khô gồm 85% bê tông và 15% bột dạ quang.
Ví dụ, nếu bạn có 38 lít hỗn hợp đã trộn thì trong đó sẽ có 32 lít bê tông và 5,7 lít bột dạ quang.
Chọn loại bột dạ quang chứa đất aluminate thay vì loại chứa kẽm để có độ sáng rực rỡ nhất.
Bước 3 - Trộn nước.
Xem trên bao bê tông để biết lượng nước cần sử dụng. Từ từ rót nước vào hỗn hợp bê tông, vừa rót vừa trộn. Khi trộn xong, bê tông phải có độ đặc sền sệt.
Bước 4 - Đổ bê tông vào khuôn.
Tìm mua hoặc tự làm khuôn có kích thước và hình dạng của phiến đá mà bạn mong muốn. Thoa một lớp sáp dầu mỏng bên trong khuôn để dễ tháo khuôn hơn. Đánh dấu mức đổ bê tông trong từng chiếc khuôn để đảm bảo các phiến đá có độ dày bằng nhau. Đổ bê tông vào khuôn và gõ các cạnh khuôn để loại bỏ bọt khí và giúp bê tông lắng xuống.
Đảm bảo số lượng khuôn đủ cho số lượng phiến đá mà bạn định làm – bê tông đã trộn sẽ khô trước khi bạn đổ mẻ thứ hai.
Bước 5 - Chờ bê tông khô.
Để bê tông khô nhanh nhất, bạn hãy đặt khuôn đổ bê tông ở nơi khô ráo và tương đối ấm. Thời gian chờ bê tông khô hoàn toàn có thể mất 24 tiếng hoặc lâu hơn. Phiến đá của bạn có thể bị nứt hoặc khiếm khuyết nếu bạn xê dịch bê tông trước khi nó khô hẳn.
Bước 6 - Gỡ khuôn bê tông.
Nếu dùng khuôn sử dụng nhiều lần, bạn hãy dùng dao hoặc dụng cụ khác cậy cho bê tông long ra. Nếu là khuôn dùng một lần, bạn chỉ việc làm vỡ khuôn. Giờ thì bạn đã có thể đặt các phiến đá ở bất cứ nơi nào bạn muốn.
Phương pháp 3 - Tạo hình độc đáo cho các phiến đá
Bước 1 - Sử dụng khuôn bằng giấy nến để sơn đá.
Một trong những cách dễ nhất để sơn tạo hình cho các phiến đá là sử dụng khuôn giấy nến. Bạn chỉ cần trải khuôn lên phiến đá muốn sơn và sơn. Những phần không có giấy nến phủ bên trên sẽ được sơn, những phần còn lại thì không.
Sự tương phản giữa những phần được sơn và không được sơn sẽ tạo ra các hình vẽ rõ ràng và dễ thấy.
Bước 2 - Đặt các vật trang trí hoặc các đồ vật nhỏ vào phiến đá bê tông.
Khi đổ bê tông để tạo các phiến đá, bạn có thể đặt các vật trang trí vào bê tông. Khi khô đi, bê tông sẽ cứng lại xung quanh các vật đó. Khi bê tông đã cứng hẳn, các vật mà bạn đặt vào sẽ được giữ cố định trong phiến đá.
Bạn có thể đặt những viên sỏi nhỏ, đồ trang sức rẻ tiền, vật trang trí nhỏ trong sân vườn hoặc các vật cá nhân trong bê tông. Rửa sạch các vật trang trí bằng bàn chải và dung dịch xà phòng nhẹ dịu để bạn có thể nhìn rõ các chi tiết.
Bước 3 - In hình vào phiến đá bê tông.
Khi bê tông vẫn còn mềm, bạn có thể dùng một vật ấn vào bề mặt phiến đá. Vậy là bạn sẽ để lại vết hằn trong bê tông và tạo thành dấu vết. Thông thường người ta đặt bàn tay lên hỗn hợp bê tông còn ướt và tạo ra phiến đá có dấu bàn tay của mình.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Gi%E1%BA%A3m-ham-mu%E1%BB%91n-t%C3%ACnh-d%E1%BB%A5c | Cách để Giảm ham muốn tình dục | Ham muốn tình dục trỗi dậy bất thường có thể dẫn tới những tình huống không thoải mái. Nếu bạn đang tìm cách thoát khỏi tình trạng này, hãy tìm tới các hoạt động để quên đi ham muốn và luyện tập chánh niệm. Thư giãn cũng là một cách để đối mặt với căng thẳng thay vì cứ dồn nén những ẩn ức. Nến bạn là nam và có ham muốn tình dục cao, bạn có thể nhờ tới thảo dược hoặc kê đơn thuốc để giảm lượng hoóc môn nam, đồng thời cân bằng lại cách sinh hoạt.
Phương pháp 1 - Thay đổi chế độ ăn
Bước 1 - Dùng thảo mộc.
Thảo mộc từ lâu đã được sử dụng để hỗ trợ các vấn đề thể chất, tâm lý và xúc cảm. Cây trinh nữ châu Âu Chaste Tree Berry, hay còn gọi là Monk’s Pepper hoặc Cloister Pepper, từ xưa thường được dùng để thầy tu duy trì đời sống thanh tịnh. Vài người còn dùng cam thảo Âu để giảm lượng hóoc môn nam. Cam thảo Âu là một loại anti-androgen, có nghĩa là nó ức chế hoặc dập tắt sự sản sinh hoóc môn nam, giúp giảm ham muốn tình dục. Nấm linh chi đỏ hay thược dược Trung Quốc cũng là những thứ nên thêm vào khẩu phần nếu muốn giảm testosterone.
Tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế hoặc thảo dược học trước khi thực hiện mọi thay đổi bổ sung và thảo dược.
Bạn cũng có thể gặp chuyên gia chữa bệnh bằng thiên nhiên liệu pháp, chuyên gia châm cứu hoặc thảo dược học để biết thêm về cách sử dụng thảo dược an toàn.
Bước 2 - Uống trà.
Vài loại trà có thể giúp giảm bớt testosterone và ham muốn tình dục. Trà bạc hà và trà cam thảo là những loại trà thảo dược giúp giảm hóoc môn nam. Hãy tìm một loại trà thuốc và pha chế theo chỉ định.
Trong khi vài loại trà mua ngoài tiệm có thể có tác dụng, nhưng sẽ không mạnh bằng trà dược liệu. Hãy chọn trà cẩn thận hoặc tham khảo ý kiến nhà thảo dược học để chọn trà dược liệu phù hợp.
Bước 3 - Theo dõi lượng chất béo bạn thu nạp.
Hãy cẩn thận theo dõi khẩu phần ăn và lượng chất béo bão hòa bạn thu nạp vào. Chế độ ăn ít chất béo hòa tan LDL có thể ảnh hưởng tích cực tới dục năng và sản xuất testosterone của bạn. Hãy đi xét nghiệm máu để xem chỉ số cholesterone, và thực hiện vài thay đổi nếu cần. Nhưng nên nhớ rằng, đừng nạp chất béo quá liều nếu không sẽ gây hại cho động mạch và tổn hại lâu dài đến tim. Tìm cách cân bằng để vừa giúp ảnh hưởng ham muốn, vừa không gây tổn hại lâu dài.
Nguồn cấp chất béo hòa tan thường có trong bơ, dầu cọ, dầu dừa, mỡ ba rọi. Có thể chọn tiêu thụ chất béo bão hòa thấp có trong các sản phẩm không chứa sữa mà giàu đạm thực vật như đậu hũ, các loại hạt và đậu, cộng thêm ăn nhiều rau.
Phương pháp 2 - Thay đổi lối sống
Bước 1 - Làm bản thân xao nhãng.
Nếu ham muốn tình dục cao khiến bạn mất tập trung không thể làm việc, hãy làm gì đó để quên nó đi: đi dạo, vẽ tranh, đọc sách hay viết lách. Hướng sự tập trung sang thứ khác. Đánh lạc hướng tâm trí và thể xác bằng cách tập trung vào việc khác.
Chơi game hoặc hoàn thành một trò xếp hình.
Bước 2 - Tập thể dục.
Nếu cơ thể bạn căng thẳng, hãy vận động một chút. Đi đến phòng gym hoặc tập thể dục. Tập vài bài Yoga hoặc những môn thể thao mạnh mẽ hơn như kickboxing. Vận động cơ thể giúp bạn quên đi ham muốn trong lúc đó. Tuy nhiên, lưu ý rằng tập thể thao lại tăng sản sinh hóoc môn nam, cẩn thận với cường độ và mật độ tập luyện của bản thân.
Tuy nhiên không khuyến cáo giảm hóoc môn nam bằng cách tập luyện cường độ cao mà quãng phục hồi lại ít.
Bước 3 - Thiền định.
Nếu bạn thấy bản thân bị mất tập trung vì những suy nghĩ đầy tính dục, thiền là một cách để lấy lại sự tập trung. Thiền có thể cải thiện khả năng tập trung, bình ổn cảm xúc và thúc đẩy cảm xúc tích cực. Ngoài ra bạn không cần phải là chuyên gia mới thấy được những lợi ích đó, cứ bắt đầu tập thiền, từng bước một.
Bắt đầu bằng việc thiền 10 phút mỗi ngày rồi tăng lên 20 phút mỗi ngày.
Bước 4 - Luyện tập chánh niệm.
Chánh niệm là một cách để điều chỉnh cảm giác cơ thể. Trong khi thiền định giúp bạn tạm gác tạp niệm khỏi tâm trí thì với chánh niệm bạn lưu tâm nhiều hơn vào tâm trí mình. Nếu trước kia bạn tập trung vào cơ quan sinh dục, thì bây giờ hãy thực hiện quá trình như quét toàn bộ cơ thể, chú ý vào từng cơ quan từ đầu đến chân. Tập trung vào các giác quan thay vì suy nghĩ nhục cảm.
Điều chỉnh từng giác quan một. Ví dụ, hãy dành một khoảnh khắc thật sự lắng nghe. Nghe tiếng chim hót hay tiếng ù ù của điều hòa, hoàn toàn dồn sự tập trung vào âm thanh xung quanh bạn.
Bước 5 - Thư giãn.
Tìm phương pháp lành mạnh nào đó để giải tỏa căng thẳng, như thư giãn. Điều khiển và kiểm soát căng thẳng thường ngày là biện pháp giúp thuyên giảm ức chế tình dục và đối mặt với nó hằng ngày. Thay vì cứ để áp lực chất đống, hãy tập thư giãn 30 phút mỗi ngày để giải quyết tình trạng căng thẳng.
Tìm phương pháp thư giãn bạn thấy tốt cho bản thân và muốn làm hằng ngày. Hãy thử yoga, khí công, thái cực quyền và thiền.
Phương pháp 3 - Tham khảo ý kiến chuyên gia
Bước 1 - Nói chuyện với nhà trị liệu.
Nếu cảm thấy xấu hổ, tội lỗi, sợ hãi, lo lắng hay mọi cảm xúc tiêu cực khác liên quan đến ham muốn tình dục của bản thân, bạn có thể tìm đến trị liệu. Một nhà trị liệu có thể giúp bạn sắp xếp lại cảm xúc và khám phá chúng theo cách có ý nghĩa. Họ có thể hỗ trợ bạn bộc lộ và trải nghiệm tình dục lành mạnh, cũng như tạo ra giới hạn tình dục an toàn lành mạnh. Nói chuyện với nhà trị liệu có thể không thoải mái lúc ban đầu nhưng về sau có thể giúp bạn vượt qua những cảm xúc khó nhằn hoặc kéo dài có thể ảnh hưởng đến biểu hiện tình dục của bạn.
Bạn có thể tìm nhà trị liệu bằng cách gọi cho phía cung cấp dịch vụ bảo hiểm, phòng khám tâm lý địa phương hoặc nói chuyện với bác sĩ, người thân, bạn bè để cho một địa chỉ.
Đôi khi những người có ham muốn tình dục tăng cao hay yếu đi là do có vấn đề về tình dục trong gia đình, hoặc bị lạm dụng mà chưa được giải quyết.
Bước 2 - Giảm testosterone bằng thuốc.
Vài loại thuốc có thể dùng để giảm mức testosterone và ham muốn tình dục của bạn. Nói chuyện với bác sĩ về loại thuốc bạn có thể dùng. Thuốc có thể giúp bạn giảm lượng hóoc môn nhưng đồng thời cũng phải chịu vài tác dụng phụ bất lợi.
Nếu bạn gặp phải những tác dụng phụ gây khó chịu, hãy tham khảo với người kê đơn ngay lập tức. Họ có thể điều chỉnh loại thuốc hoặc liều lượng.
Bước 3 - Tham khảo phương pháp kích thích não sâu.
Kích thích não vùng dưới đồi có thể giúp giảm ham muốn tình dục. Cách này nghe có hơi thái quá nhưng cách điều trị này có lợi cho người cuồng dâm hoặc có tiền sử lệch lạc tình dục.
Nếu bạn quan tâm đến phương pháp điều trị này, hãy đi khám bác sĩ và xem có cơ may nào giúp được cho bạn không.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Ch%C4%83m-s%C3%B3c-Ch%C3%B3-Labrador-Retriever | Cách để Chăm sóc Chó Labrador Retriever | Theo Câu lạc bộ Chó thuần chủng Mỹ (American Kennel Club), chó tha mồi Labrador là giống chó phổ biến nhất và là một trong những giống chó gia đình tốt nhất. Chúng rất thân thiện, cởi mở và năng động. Bạn cần đảm bảo cho chúng sự quan tâm và chăm sóc thích hợp mà chúng cần. Dù bạn đã có một con hoặc dự định nuôi, bạn sẽ cần biết cách để chăm sóc tốt nhất cho một chú chó tha mồi Labrador.
Phương pháp 1 - Quan tâm đến nhu cầu cơ bản của chó
Bước 1 - Cho ăn đúng cách.
Chó Labrador rất háu ăn. Chúng rất thích ăn, vì vậy chúng có thể thường tha tô thức ăn theo bên mình. Điều này là bình thường. Lượng thức ăn chính xác bạn cho chú chó lab của bạn phụ thuộc vào loại thức ăn bạn dùng và lượng calo trong thức ăn. Làm theo hướng dẫn cho ăn trên bao bì, và tăng hoặc giảm lượng thức ăn tùy thuộc vào việc chó của bạn giảm hay tăng cân theo lượng thức ăn này.
Nếu chó của bạn năng động hơn nhưng con chó khác, bạn nên tăng lượng thức ăn nạp vào cho phù hợp. Ví dụ như, nếu bạn và người bạn lông lá của bạn đi bộ 8 km mỗi sáng, bạn nên cân nhắc việc cho nó ăn nhiều hơn bình thường.
Hiển nhiên là bạn không muốn chú chó Labrador của mình béo phì. Nếu bạn không thể dễ dàng sờ thấy xương sườn của nó nữa thì có lẽ bạn đang cho nó ăn quá nhiều. Đồng thời, bạn cũng đừng để cho xương sườn của nó nhìn thấy được từ xa.
Bước 2 - Cho uống nhiều nước sạch.
Chó lab của bạn sẽ rất khát sau khi tập thể dục và cần làm giảm cơn khát đó. Nó sẽ uống nhiều hoặc ít nước hơn tùy thuộc vào việc nó đã hoạt động nhiều như thế nào và thời tiết bên ngoài nóng đến đâu. Không hạn chế lượng nước chó uống vào. Không như thức ăn, chó của bạn sẽ tự điều chỉnh được. Mất nước có thể gây tử vong, vì vậy bạn không nên làm điều này.
Bước 3 - Dắt chó đi dạo.
Chó lab của bạn cần luyện tập nhiều để khỏe mạnh. Dắt chó đi dạo 3 lần một ngày nếu bạn có thể, dắt đi đường dài khoảng vài kilomet hoặc hơn. Nếu bạn có sân sau, đảm bảo nó đủ rộng để chó chạy xung quanh. Sân nhỏ không thích hợp cho giống chó lớn như chó lab.
Bước 4 - Cung cấp chổ ở thoải mái.
Cho dù chó lab của bạn sống bên ngoài hay trong nhà, bạn cũng cần đảm bảo nó có không gian riêng. Đừng quên cho chó chiếc giường rộng chắc chắn. Chó lab của bạn sẽ cào vào giường liên tục để thư giãn. Giường rẻ tiền sẽ bị rách dễ dàng và gây bừa bộn.
Chiếc giường riêng của chó sẽ giúp bạn huấn luyện nó không nằm lên giường của bạn, nếu bạn là người có tính kỷ luật.
Bước 5 - Chải lông cho chó thường xuyên.
Labrador là giống lông ngắn có màu nâu, đen, và vàng. Trong nhiều năm, chó lab vẫn sẽ duy trì lông ngắn như vậy. Trong suốt mùa hè, bạn sẽ cần chải lông cho chó thường xuyên để loại bỏ lông rụng, mỗi tuần là tốt nhất. Chải lông cho chó lab cũng sẽ giúp loại bỏ vết bẩn và giúp chất dầu tự nhiên của chó lan đều.
Không tắm chó quá thường xuyên. Chất dầu tự nhiên trong lông chó lab thậm chí có thể giúp ngăn ngừa bọ chét và ve. Tắm chó 3-4 lần một năm hoặc khi có mùi hôi nặng.
Bước 6 - Cắt móng cho chó.
Bạn nên cắt móng cho chó 2-3 lần mỗi tháng. Nếu bạn thường xuyên dắt chó đi dạo, vỉa hè cứng sẽ tự động làm mòn móng chân chó. Bạn có thể cắt móng cho chúng ở nhà hoặc nhờ bác sĩ thú y. Thông thường, bạn có thể huấn luyện chó lab của bạn ngồi yên khi cắt móng, chỉ cần bạn nhớ thưởng cho nó sau mỗi lần đi cắt móng thành công tại tiệm làm móng cho chó. Dần dần chó của bạn sẽ rất thích điều này.
Đảm bảo dùng đồ cắt móng phù hợp cho chó. Đồ cắt móng cho người sẽ không có hiệu quả. Giữ yên chân chó rồi nhanh chóng cắt móng. Không cắt quá sát gốc móng. Làm vậy có thể sẽ gây đau và chảy máu. Đảm bảo móng không cong trở lại vào chân chó, nếu không nó sẽ quá sắc và gây ra những thiệt hại không mong muốn.
Bước 7 - Làm sạch tai trong của chó Labrador.
Tai chó Labrador có thể trở thành nơi sinh sản vi khuẩn nếu không được làm sạch thường xuyên và đúng cách. Bạn nên kiểm tra tai chó thường xuyên xem tai có quá bẩn hoặc có mùi không, và xin lời khuyên từ bác sĩ thú y nếu thấy có điều bất thường. Nếu bạn muốn làm sạch tai cho chó, hãy dùng sản phẩm đặc biệt chuyên dùng cho việc này.
Không dùng tăm bông để làm sạch tai trong cho chó. Một phản xạ đột ngột cũng có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho ống tai của chó.
Bước 8 - Chăm sóc răng cho chó.
Chó của bạn càng năng động thì chúng càng có khả năng có vấn đề về răng. Bệnh nướu, răng lung lay, răng bị nứt/gãy/vỡ, áp-xe chân răng, và cao răng tích tụ là tất cả những vấn đề bạn cần chú ý. Bạn nên đưa chó đến bác sĩ thú ý để làm sạch răng 1-2 lần một năm. Việc thường xuyên đến bác sĩ thú y cũng giúp ngăn hơi thở có mùi. Hẳn là bạn sẽ nhận được những cái hôn ướt át từ chú chó của mình, và khi vấn đề này nảy ra trong suy nghĩ của bạn thì đây là một lý do khác để bạn làm sạch răng cho chó.
Bác sĩ thú y khuyên rằng bạn nên chải răng cho chó mỗi ngày hoặc ít nhất là vài lần một tuần. Mua bàn chải và kem đánh răng chuyên dụng từ cửa hiệu/cửa hàng lớn dành cho thú cưng hoặc từ bác sĩ thú y. Một vài loại kem đánh răng có hiệu quả, nhiều loại trong số đó có hương vị thơm ngon - như gan, thị gà, bơ đậu phộng - khiến chó của bạn sẽ rất thích.
Đưa nhẹ nhàng bàn chải vào trong miệng chó. Dùng ngón tay nâng môi lên để làm lộ răng ra. Chải răng theo vòng tròn, từ răng này sang răng khác. Răng sau của chó khó chải nhất, vì vậy hãy chải sau cùng. Đảm bảo bạn chải cả mặt trong và mặt ngoài của từng chiêc răng. Thưởng cho chó sau đó.
Bước 9 - Chăm sóc thú y thường xuyên.
Mỗi chú chó đều cần được tiêm chủng thường xuyên. Bạn nên đưa chó đến bác sĩ thú y ít nhất hai năm một lần để kiểm tra định kỳ nhằm theo dõi sức khỏe và tạo mối quan hệ tốt với nhân viên thú y. Nếu chó cưng của bạn bị thương hoặc không cử động bình thường, thì bạn nên đưa chó đến bác sĩ thú y để kiểm tra và chăm sóc y tế nếu cần. Bác sĩ thú y sẽ kê đơn thuốc phù hợp (thuốc chính và bổ sung) để giúp ngăn các loài ký sinh như bọ chét và ve.
Khi chó già đi, có thể bạn sẽ thấy chó có những vấn đề sức khỏe như chứng loạn sản xương hông, động kinh hoặc co giật. Chó của bạn có thể cũng mắc phải vấn đề về mắt. Nếu có bất kỳ vấn đề nào xảy ra với chú chó, hãy ngay lập tức liên hệ với bác sĩ thú y để trao đổi về các phương pháp điều trị hoặc cho uống thuốc. Chó già mắc phải các bệnh trên nên đến bác sĩ hai tháng một lần hoặc theo lời khuyên của bác sĩ.
Phương pháp 2 - Chăm sóc chó đúng cách
Bước 1 - Thể hiện thật nhiều tình cảm với chú chó lab của bạn.
Chó Lab có bản tính rất tình cảm. Nếu có điều gì mà chó Labrador yêu hơn cả thức ăn, thì đó là dành thời gian bên bạn - chơi đùa, ôm ấp, hay đơn giản chỉ là đi theo bạn.
Đừng bỏ mặc chó của bạn khi nó muốn chơi hoặc nằm dưới chân bạn khi bạn xem ti vi. Rất có thể chó lab xem bạn như con đầu đàn hoặc một trong những con đầu đàn trong đàn. Vì vậy nếu bạn thờ ơ, chú chó của bạn sẽ bị ảnh hưởng đến cảm xúc.
Bước 2 - Giúp chó Labrador thích nghi với xã hội.
Mọi con chó đều có tính chiếm hữu lãnh thổ. Chó lab của bạn cũng không ngoại lệ. Sủa vào bất kỳ vật gì và mọi thứ là bản tinh tự nhiên của chó, nhưng nếu được chăm sóc đúng, chúng sẽ không quá hung dữ. Đảm bảo rằng bạn dành thời gian ở nhà và bên ngoài để huấn luyện chó.
Nếu nhà nuôi nhiều chó, bạn sẽ cần từ từ giới thiệu chú chó Lab mới của ban với đàn chó trong nhà. Cho chúng vào một căn phòng hoặc không gian bên ngoài được ngăn cách bằng hàng rào. Để bầy chó đánh hơi nhau. Chúng hiểu được rất nhiều qua mùi, vì vậy hãy cho chúng 30 phút hoặc hơn để chúng làm quen với nhaui. Kế đến, bạn hãy để chúng gần nhau hơn, nhưng vẫn xích lại. Thực hiện điều này nhiều lần, giới hạn thời gian tiếp xúc với những con vật khác trong khoảng nửa tiếng mỗi lần. Chỉ khi bạn tự tin rằng chúng sẽ không tấn công nhau thì mới để chúng chạy chơi tự do. Cho chúng chơi cùng nhau ở bên ngoài. Để chúng kết thân với nhau.
Áp dụng nguyên tắc trên với cả người. Nếu chú chó Labrador của bạn bắt đầu quen với việc chơi xung quanh nhiều người, nó cần được giới thiệu vào môi trường này theo cách an toàn. Giữ chó bằng dây xích. Nhờ ai đó/người lạ xung quanh vuốt ve chó và tỏ ra thân thiện với họ. Nhờ họ đưa tay ra với chó. Loài chó thường thích ngửi hơi tay người để đánh giá mùi của họ. Thực hiện thường xuyên. Sau cùng chó của bạn sẽ học được cách tin tưởng con người.
Bước 3 - Dạy con của bạn cách chơi với chó lab.
Thông thường, chó Labrador chơi với trẻ em rất tốt. Tuy nhiên, nếu bạn có con nhỏ, bạn sẽ phải trông chừng chúng mọi lúc khi chúng chơi với chó. Đảm bảo đứa trẻ không làm chó bị thương hay hoảng sợ, nếu không điều này sẽ dẫn đến ẩu đả. Chó của bạn không xấu tính. Nó không ghét con của bạn. Nó có thể cảm thấy bị đe dọa. Nếu nó cào hay cắn, thì đó đơn giản chỉ là bản năng phòng vệ trước mối đe dọa. Cố gắng hạn chế mối đe dọa này hết mức có thể. Hãy có mặt khi con của bạn chơi với chó.
Bước 4 - Cho chó nhiều đồ chơi.
Đặc biệt, món đồ chơi yêu thích của chó lab là banh tennis. Điều này có thể nói lên bản tính "tha mồi" bên trong chúng. Vì chó lab của bạn được sinh ra để chơi những trò chơi hoang dã, nên nó rất thích chơi trò tìm và nhặt đồ vật. Bạn có thể tìm thấy vô số những món đồ chơi khác ở cửa hàng thú cưng lớn. Đồ chơi cho chó là cách tuyệt vời để chó chơi đùa và đốt cháy năng lượng thừa mà không cần phải đi ra ngoài và chạy xung quanh.
Bước 5 - Dạy chó những yêu cầu cơ bản như ngồi, đứng yên, và đến.
Dạy nó cách đi dạo khi có dây xích. Chó Labrador là giống chó thông minh và thường rất dễ huấn luyện - đặc biệt khi chúng còn nhỏ. Một chú chó đã được huấn luyện sẽ tự tin và cư xử tốt hơn. Ngoài ra, chó biết nghe hiệu lệnh sẽ an toàn hơn trong trường hợp không có dây xích.
Khi huấn luyện chó Labrado, bạn cần đảm bảo khích lệ những hành vi tích cực thay vì phạt vì những hành vi tiêu cực. Không bao giờ được đánh chó Labrador. Bạn đang cố gắng xây dựng niềm tin với chó của mìnhh chứ không phải tạo ra một chú chó dễ bị kích động và hoảng sợ. Những con chó tấn công người hay trẻ em mà không cố ý thường là sản phẩm của môi trường bạo lực. Đừng để chó Labradorcủa bạn trở thành một trong số đó.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/N%C6%B0%E1%BB%9Bng-khoai-lang | Cách để Nướng khoai lang | Với hương vị ngọt bùi và thơm dẻo, khoai lang nướng là một món ăn kèm hấp dẫn và có thể làm nền cho nhiều món ăn khác. Món ăn này thích hợp cho những người mới tập tành nấu nướng vì dễ chế biến, nhưng các đầu bếp sành sỏi cũng thích tính đa dụng của khoai lang vì nó có thể kết hợp rất hoàn hảo với các nguyên liệu ngọt và cay. Sau đây là một số phương pháp để nướng khoai lang, kèm theo đó là vài gợi ý để thay đổi hương vị của món ăn.
Phương pháp 1 - Nướng khoai lang cắt nhỏ
Bước 1 - Mua khoai lang.
Nếu bạn ở Mỹ, khi đến các cửa hàng thực phẩm để mua khoai lang, bạn hãy nhớ là khoai lang có cả hai tên "sweet potatoes" và "yams". Thường thì loại được gọi là "yams" có ruột màu vàng tươi, loại gọi là "sweet potato" có kết cấu bở hơn và ruột màu vàng nhạt.
Khoai lang Garnet với ruột màu cam và vị ngọt khi nấu chín là một lựa chọn tuyệt vời để làm món khoai lang nướng cắt nhỏ.
Bước 2 - Gọt vỏ khoai lang nếu thích.
Vỏ khoai lang tuy cũng ăn được nhưng lại ráp và dai, vì vậy bạn nên gọt vỏ nếu không thích kết cấu của nó.
Bước 3 - Cắt khoai lang thành từng khúc đều nhau.
Quan trọng nhất là các lát khoai cắt ra phải có kích thước bằng nhau. Như vậy khoai mới chín đều.
Cắt thành hình tam giác dày là kiểu cắt khoai phổ biến, nhưng bạn có thể cắt theo bất cứ hình dạng nào tuỳ thích. Nhiều người thích món khoai lang nướng hình que.
Những miếng khoai cắt thành khối vuông nhỏ sẽ đậm đà hương vị caramen hơn vì có diện tích bề mặt tiếp xúc với nhiệt lớn hơn. Khoai lang cắt hình tam giác sẽ giòn nếu được nướng trong thời gian lâu hơn với nhiệt độ thấp hơn.
Bước 4 - Trút các miếng khoai vào bát to và rắc gia vị.
Gia vị thêm vào sẽ giúp làm nổi bật vị ngọt và thơm ngon của khoai lang.
Nếu muốn làm nổi bật vị ngọt của khoai lang, bạn có thể rắc một chút bột quế hoặc hạt tiêu Jamaica, trộn thêm vỏ cam và nước ép của một quả cam (số lượng cho 4 phần ăn). Thậm chí bạn có thể cho thêm mật ong, đường nâu, sốt ớt chua ngọt hoặc các gia vị tương tự, nhưng bạn cần để nhiệt độ thấp hơn một chút và kiểm tra thường xuyên hơn để đảm bảo đường không bị cháy.
Nếu bạn muốn làm tăng hương vị thơm ngon của khoai lang, hãy thêm vào một tép tỏi nghiền và 1 thìa cà phê hỗn hợp cỏ xạ hương và hương thảo.
Bước 5 - Rưới dầu ăn lên khoai lang đã rắc gia vị.
Đảo thật kỹ để dầu bao phủ mọi miếng khoai. Như vậy các bề mặt của miếng khoai sẽ sém vàng đẹp mắt sau khi nướng.
Bước 6 - Chọn khay nướng và lót một lớp giấy bạc.
Nếu bạn có loại khay nướng không dính chất lượng cao hoặc chảo nướng kiểu casserole kim loại thì rất tốt.
Nhớ dùng khay đủ rộng để trải các miếng khoai thành một lớp không chồng lên nhau. Điều này sẽ giúp cho từng miếng khoai được sém vàng hơn.
Khoai lang chứa nhiều đường và nước, do đó chúng rất dễ bị dính vào khay nếu không được lót giấy bạc.
Bước 7 - Xếp khoai lang vào khay nướng.
Nhớ rằng bạn cần khay nướng đủ rộng để không khí nóng có thể lưu thông xung quanh từng miếng khoai (khoảng cách giữa các miếng khoai khoảng 1 cm hoặc hơn một chút là được). Nếu bị xếp quá chật, khoai lang có thể bị nhũn và không chín đều, nhưng khoảng cách qua xa cũng khiến khoai bị khô và dai.
Bước 8 - Nướng trong khoảng 35-40 phút.
Sau khi nướng được 15 phút, bạn hãy lật khoai và đảo quanh khay để chúng được nướng đều và lên màu đẹp mắt.
Bước 9 - Rắc thêm gia vị!
Không phải lúc nào bạn cũng cần ướp gia vị trước khi nướng. Người ta có thể rắc thêm các loại gia vị tươi và nhẹ hơn sau khi đã chế biến. Ví dụ như:
1 thìa canh (16 g) giấm balsamic (hoặc sốt salad) và muối tiêu, nêm ngay trước khi ăn.
Rau mùi tây hoặc húng quế thái nhỏ, ớt và một ít nước cốt chanh rưới lên trên.
Bước 10 - Dọn món ăn và thưởng thức!
Dọn khoai lang nướng khi còn nóng cùng với các món khác trong bữa ăn, hoặc thêm vào một món ăn khác.
Ngoài việc dọn ăn riêng, khoai tây nướng còn được sử dụng theo nhiều cách khác nhau: nghiền ra và cho vào món súp, nhồi vào gà hoặc các loại rau củ khác, ăn kèm với sốt nước thịt béo hoặc món hầm, hoặc cho vào món salad lạnh hoặc ấm.
Phương pháp 2 - Nướng khoai lang nguyên củ
Bước 1 - Mua khoai lang.
Nếu ở Mỹ, khi mua khoai lang, bạn nên biết rằng khoai lang có hai tên gọi là "sweet potatoes" và "yams." Thông thường, loại được gọi là "yams" có ruột màu cam. Loại này có vị ngọt sau khi nấu chín. Loại gọi là "sweet potato" có ruột màu trắng với kết cấu bở hơn và màu vàng nhạt khi nấu chín.
Khoai lang Covington có ruột màu cam và vị ngọt khi nấu chín là lựa chọn tốt để nướng nguyên củ.
Khoai lang trắng rất phù hợp cho các món hầm hoặc súp và các món ăn không ngọt đậm.
Bước 2 - Rửa khoai lang.
Dùng bàn chải nhỏ để rửa sạch đất cát bên ngoài củ khoai lang. Nhớ dùng dao bào gọt bỏ mọi đốm thâm trên bề mặt khoai.
Bước 3 - Dùng dao hoặc dĩa đâm nhiều lần vào củ khoai.
Bước này giúp hơi nước thoát ra dễ dàng hơn trong thời gian nướng và đảm bảo củ khoai không bị vỡ.
Bước 4 - Chọn khay nướng và lót giấy bạc vào khay.
Nếu bạn có khay nướng không dính chất lượng cao hoặc chảo nướng kiểu casserole kim loại thì tốt.
Khoai lang có chứa nhiều đường và nước nên rất dễ dính vào khay không lót giấy bạc.
Bước 5 - Làm nóng trước lò nướng đến 180ºC.
Khoai lang có thể chịu được nhiều mức nhiệt khác nhau, do đó nếu đang nướng một món khác, bạn có thể cho khoai vào nướng ở mọi mức nhiệt, chỉ cần nhớ điều chỉnh thời gian nướng.
Bước 6 - Đặt khoai lang vào khay nướng và cho vào lò.
Ở nhiệt độ 180ºC, bạn có thể nướng trong 1 tiếng đồng hồ. Kiểm tra khoai sau khi nướng được 45 phút. Dùng dĩa châm vào củ khoai lang; nếu bạn chọc được vào củ khoai dễ dàng thì nghĩa là nó đã chín.
Bước 7 - Lấy khoai lang ra khỏi lò và thưởng thức.
Khoai lang nướng nguyên củ có thể dọn ăn như khoai tây nướng, chỉ cần cắt đôi củ khoai, phết một chút bơ và muối tiêu. Bạn cũng có thể bóc vỏ khoai (khi đã nguội bớt), nghiền ra và rắc chút gia vị.
Để tăng vị ngọt của khoai lang nghiền, hãy thử thêm một chút đường nâu và bột quế, kèm thêm một ít bơ. Như vậy khoai lang nghiền sẽ trở thành một món ăn kèm ấn tượng tuyệt ngon.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/L%E1%BA%A5y-K%C3%ADnh-%C3%A1p-tr%C3%B2ng-K%E1%BA%B9t-trong-M%E1%BA%AFt | Cách để Lấy Kính áp tròng Kẹt trong Mắt | Hầu hết những người sử dụng kính áp tròng sẽ gặp khó khăn trong việc gỡ chúng khỏi mắt tại một thời điểm nào đó. Đây là vấn đề khá phổ biến đối với những người mới sử dụng kính áp tròng. Kính áp tròng có thể bị kẹt trong mắt bởi vì chúng bị khô sau nhiều giờ sử dụng, hoặc do chúng trượt khỏi vị trí thông thường. Cho dù là bạn đeo kính áp tròng mềm hoặc kính áp tròng cứng, hướng dẫn sau có thể giúp bạn loại bỏ đôi kính áp tròng cứng đầu khỏi mắt.
Phương pháp 1 - Gỡ bỏ Kính áp tròng Mềm
Bước 1 - Rửa sạch tay.
Tay của bạn cần phải sạch sẽ mỗi khi bạn đeo kính hoặc gỡ kính áp tròng khỏi mắt. Bàn tay là nơi tích tụ hàng nghìn vi khuẩn từ những vật dụng mà bạn chạm vào mỗi ngày. Rửa sạch tay với xà phòng và nước ấm trước khi chạm vào mắt để ngăn ngừa viêm nhiễm.
Đối với tình trạng kính áp tròng bị kẹt trong mắt, rửa tay lại càng quan trọng hơn, bởi vì bạn sẽ phải chạm tay vào mắt trong một khoảng thời gian dài. Ngón tay của bạn tiếp xúc với mắt càng lâu thì bạn càng có nguy cơ lây lan mầm bệnh cho mắt.
Không nên lau khô lòng bàn tay hoặc đầu ngón tay khi sắp phải tiếp xúc với mắt. Nếu không, sợi vải hoặc xơ vải của chiếc khăn mà bạn sử dụng có thể dính vào mắt.
Bước 2 - Giữ bình tĩnh.
Hốt hoảng hoặc lo lắng quá mức sẽ chỉ khiến bạn khó có thể tháo kính áp tròng khỏi mắt. Nếu bạn cảm thấy lo lắng, hãy dành thời gian để hít thở trước khi tiếp tục.
Bạn đừng lo! Kính áp tròng sẽ không bị kẹt phía sau nhãn cầu của bạn. Kết mạc của mắt, lớp màng nhầy phía trước mắt, và các cơ bao bọc quanh mắt được gọi là cơ mắt sẽ ngăn ngừa tình trạng này xảy ra.
Kính áp tròng mềm bị kẹt trong mắt không phải là nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng, trừ khi bạn không tìm cách giải quyết vấn đề trong một khoảng thời gian dài. Mặc dù nó có thể gây khó chịu, nó sẽ không làm hỏng mắt của bạn. Tuy nhiên, kính áp tròng cứng có thể ăn mòn giác mạc nếu nó bị vỡ và có thể dẫn đến viêm nhiễm.
Nếu bạn đã tiến hành nhiều biện pháp để gỡ bỏ kính áp tròng nhưng không thành công, hãy nghỉ ngơi đôi chút. Ngồi xuống và thư giãn.
Bước 3 - Xác định vị trí của kính áp tròng.
Trong nhiều trường hợp, kính áp tròng kẹt trong mắt là do trượt khỏi vị trí thông thường trên giác mạc. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn sẽ cần phải tiến hành xác định vị trí của kính trước khi có thể lấy nó ra khỏi mắt. Nhắm mắt lại và thả lỏng mí mắt. Bạn sẽ có thể cảm nhận được vị trí của kính. Nếu không, hãy dùng tay chạm nhẹ vào mí mắt và kiểm tra xem liệu bạn có thể định vị được kính hay không.
Nếu kính áp tròng đã di chuyển vào góc mắt, bạn có thể tìm thấy nó bằng cách nhìn vào gương.
Cố gắng đưa mắt nhìn theo hướng ngược chiều với vị trí của kính. Ví dụ, nếu kính bị kẹt tại góc mắt bên phải, hãy nhìn sang bên trái. Hoặc, nếu kính kẹt tại phần bên dưới của mắt, hãy nhìn lên trên. Bạn sẽ có thể xác định được vị trí của kính.
Nếu bạn không thể cảm nhận hoặc trông thấy kính áp tròng, nó có thể đã rơi khỏi mắt bạn.
Đặt ngón tay phía trên mí mắt (gần với chân mày) và kéo mí mắt lên trên để mắt có thể mở to. Cách này sẽ giúp bạn có thể dễ dàng xác định vị trí của kính. Bạn cần nhớ rằng nếu bạn nhìn xuống khi đang kéo căng mí mắt lên trên, cơ vòng mi sẽ bị tê liệt và bạn sẽ không thể nhắm mắt trừ khi bạn nhìn lên.
Bước 4 - Làm ẩm kính áp tròng.
Kính áp tròng có thể kẹt trong mắt bởi vì chúng bị khô. Bạn có thể sử dụng nước muối để làm ẩm kính. Nếu có thể, hãy trực tiếp nhỏ một vài giọt nước muối lên kính. Chờ trong một vài phút để kính được làm ẩm và trở nên mềm hơn.
Nếu kính áp tròng kẹt dưới mí mắt của bạn hoặc trong góc mắt, cung cấp độ ẩm có thể giúp kính di chuyển về vị trí phù hợp để bạn có thể dễ dàng gỡ kính khỏi mắt.
Làm ẩm kính áp tròng sẽ giúp bạn có thể lấy chúng ra khỏi mắt theo phương pháp thông thường. Chớp mắt một vài lần hoặc nhắm mắt lại trong một vài giây, sau đó, bạn có thể tiến hành loại bỏ kính khỏi mắt.
Bước 5 - Mát-xa mí mắt của bạn.
Nếu kính áp tròng vẫn mắc kẹt hoặc bị dính bên dưới mí mắt, hãy nhắm mắt lại và nhẹ nhàng dùng ngón tay để mát-xa mí mắt.
Nếu kính nằm sai vị trí, hãy cố gắng đẩy chúng về hướng giác mạc.
Nếu kính bị dính bên dưới mí mắt, đưa mắt nhìn xuống dưới trong khi mát-xa mí mắt có thể giúp ích được cho bạn.
Bước 6 - Thay đổi cách tiếp cận.
Nếu kính đang nằm đúng vị trí nhưng bạn vẫn không thể lấy kính ra, bạn có thể thử qua phương pháp khác để loại bỏ kính áp tròng. Hầu hết mọi người thường bóp nhẹ kính áp tròng để lấy chúng khỏi mắt, nhưng bạn cũng có thể thử đặt một ngón tay lên mỗi mí mắt và áp một lực nhẹ trong khi nháy mắt để lấy kính ra khỏi mắt.
Bạn có thể sử dụng ngón tay trỏ hoặc ngón tay giữa của mỗi bàn tay. Đặt một ngón tay lên mí mắt trên và ấn nhẹ xuống. Đồng thời, đặt một ngón tay trên mí mắt dưới và đẩy nhẹ lên trên.
Kính sẽ bong khỏi mắt và bạn có thể dễ dàng gỡ bỏ chúng.
Bước 7 - Nâng mí mắt lên.
Nếu kính áp tròng vẫn kẹt trong mắt và bạn nghĩ rằng nó có thể trượt vào phía bên dưới mí mắt của bạn, hãy nhẹ nhàng nâng mí mắt lên và lộn ngược mí mắt ra ngoài.
Để thực hiện điều này, bạn có thể sử dụng đầu tăm bông và ấn nhẹ tại vị trí giữa mí mắt trong khi kéo lông mi xa khỏi mắt.
Ngả đầu về phía sau một chút. Bạn sẽ có thể dễ dàng nhận biết liệu kính áp tròng có kẹt bên dưới mí mắt của bạn hay không. Hãy cẩn thận kéo kính ra khỏi mí mắt.
Bạn có thể sẽ cần bạn bè hoặc người thân giúp đỡ.
Bước 8 - Đến gặp bác sĩ.
Nếu mọi biện pháp không đem lại kết quả, hoặc nếu mắt bạn bị đỏ hoặc khó chịu, hãy đến gặp bác sĩ, gặp chuyên viên đo mắt hoặc đến bệnh viện. Họ có thể giúp bạn lấy kính áp tròng ra khỏi mắt mà không gây hư tổn cho đôi mắt của bạn.
Nếu bạn tin rằng trong quá trình cố gắng gỡ kính áp tròng khỏi mắt, bạn đã làm xước hoặc gây tổn hại cho mắt, hãy đi khám ngay lập tức. Cho dù là bạn có thành công trong việc tháo bỏ kính áp tròng khỏi mắt hay không, bạn nên đi khám mắt để phòng ngừa các vấn đề có thể phát sinh.
Phương pháp 2 - Gỡ bỏ Kính áp tròng Cứng Thấm khí
Bước 1 - Rửa tay.
Rửa tay sạch sẽ với xà phòng và nước. Không nên lau khô ngón tay mà bạn sẽ sử dụng để chạm vào mắt để ngăn ngừa xơ vải của khăn dính vào mắt. Bạn phải rửa tay trước và sau khi gỡ bỏ kính áp tròng khỏi mắt.
Rửa tay kỹ là điều đặc biệt quan trọng nếu bạn sẽ phải chạm tay vào mắt trong một khoảng thời gian dài, chẳng hạn như khi bạn đang cố gắng lấy kính áp tròng khỏi mắt.
Bước 2 - Giữ bình tĩnh.
Kính áp tròng kẹt trong mắt không phải là tình trạng khẩn cấp, và sự lo lắng sẽ chỉ khiến bạn khó có thể định vị và loại bỏ nó.
Kính áp tròng sẽ không bị kẹt đằng sau nhãn cầu của bạn. Kết mạc của mắt, lớp màng nhầy phía trước mắt, và các cơ quanh mắt được gọi là cơ mắt sẽ ngăn ngừa tình trạng này xảy ra.
Kính áp tròng bị kẹt trong mắt không phải là nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng, trừ khi bạn không tìm cách giải quyết vấn đề trong một khoảng thời gian dài. Mặc dù nó có thể gây khó chịu, nó sẽ không làm hỏng mắt của bạn. Nếu kính bị vỡ, nó có thể làm bạn cảm thấy khá đau đớn.
Bước 3 - Xác định vị trí của kính áp tròng.
Trong nhiều trường hợp, kính áp tròng cứng bị kẹt trong mắt bởi vì chúng đã trượt khỏi vị trí thông thường trên giác mạc. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn sẽ cần phải tiến hành xác định vị trí của kính trên mắt trước khi bạn có thể lấy nó ra khỏi mắt.
Nhắm mắt lại và thả lỏng mí mắt. Bạn sẽ có thể cảm nhận được vị trí của kính. Nếu không, hãy dùng tay chạm nhẹ vào mí mắt và kiểm tra xem liệu bạn có thể định vị được kính hay không.
Nếu kính áp tròng đã di chuyển vào góc mắt, bạn có thể tìm thấy nó bằng cách nhìn vào gương.
Cố gắng đưa mắt sang nhìn theo hướng ngược chiều với vị trí của kính. Ví dụ, nếu kính bị kẹt tại góc mắt bên phải, hãy nhìn sang bên trái. Hoặc, nếu kính kẹt tại phần bên dưới của mắt, hãy nhìn lên trên. Bạn sẽ có thể xác định được vị trí của kính.
Nếu bạn không thể cảm nhận hoặc trông thấy kính áp tròng, nó có thể đã rơi khỏi mắt bạn.
Bước 4 - Phá vỡ lực hút.
Nếu kính áp tròng đã di chuyển sang tròng trắng của mắt, bạn có thể gỡ bỏ nó bằng cách phá vỡ lực hút giữa kính và nhãn cầu. Để thực hiện điều này, sử dụng ngón tay để ấn một lực nhẹ lên mắt tại vị trí ngoài rìa của kính áp tròng.
mát-xa nhãn cầu như cách mà bạn thực hiện đối với kính áp tròng mềm. Hành động này có thể khiến rìa kính gây trầy xước bề mặt của mắt.
Bước 5 - Sử dụng giác hút.
Nếu kính vẫn kẹt trong mắt, bạn có thể tìm mua một chiếc giác hút sử dụng cho kính áp tròng được bày bán tại các nhà thuốc, dụng cụ này sẽ giúp bạn có thể lấy kính ra khỏi mắt. Lý tưởng nhất là bạn nên tham khảo hướng dẫn của chuyên viên đo mắt về kỹ thuật này trước khi họ chỉ định kính cho bạn.
Đầu tiên, sử dụng dung dịch làm sạch kính để rửa giác hút. Làm ẩm giác hút với nước muối.
Dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ để tách hai mí mắt khỏi nhau.
Đặt giác hút vào giữa kính và kéo nó ra khỏi mắt, hãy cẩn thận tránh để giác hút chạm vào mắt của bạn.
Bạn có thể loại bỏ kính áp tròng khỏi giác hút bằng cách nhẹ nhàng trượt nó sang ngang.
Cân nhắc việc đi khám mắt trước khi thực hiện biện pháp này. Sử dụng giác hút để tự tay loại bỏ kính áp tròng cứng có thể gây chấn thương cho mắt.
Bước 6 - Đi khám mắt nếu cần thiết.
Nếu bạn không thể gỡ kính khỏi mắt, hãy đến gặp bác sĩ, chuyên viên đo mắt, hoặc đến bệnh viện để họ giúp lấy kính áp tròng ra khỏi mắt của bạn. Bạn cũng nên tìm kiếm sự trợ giúp y tế nếu mắt bạn bị đỏ và khó chịu.
Nếu bạn tin rằng trong quá trình cố gắng gỡ kính áp tròng khỏi mắt, bạn đã làm xước hoặc gây tổn hại cho mắt, hãy đi khám ngay lập tức. Cho dù là bạn có thành công trong việc tháo bỏ kính áp tròng khỏi mắt hay không, bạn nên tìm sự trợ giúp y tế.
Phương pháp 3 - Giữ gìn Vệ sinh Thật tốt cho Kính áp tròng
Bước 1 - Tránh chạm tay vào mắt khi chưa rửa sạch tay.
Bàn tay của có có chứa vô vàn loại vi trùng từ những vật dụng mà bạn chạm tay vào hằng ngày. Bạn nên rửa sạch tay với xà phòng và nước ấm trước khi chạm tay vào mắt.
Nếu bạn chạm tay bẩn vào mắt, bạn có thể gây nhiễm trùng hoặc trầy xước mắt.
Bước 2 - Bôi trơn mắt.
Sử dụng thuốc nhỏ kính áp tròng hoặc thuốc bôi trơn kính để duy trì độ ẩm cho mắt trong suốt một ngày hoạt động. Phương pháp này sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng kính áp tròng kẹt trong mắt.
Nếu mắt bạn bị ngứa hoặc đỏ sau khi sử dụng thuốc nhỏ mắt, hãy tìm mua sản phẩm có in dòng chữ “không chứa chất bảo quản”.
Bước 3 - Giữ gìn vệ sinh hộp đựng kính áp tròng.
Bạn nên làm sạch hộp đựng kính mỗi ngày. Sau khi bạn đã đeo kính áp tròng vào mắt, bạn có thể rửa sạch hộp đựng kính với nước muối hoặc với nước nóng (nước cất sẽ tốt hơn) và xà phòng. Không nên để nước máy tích tụ trong hộp đựng. Nó có thể gây nấm hoặc nhiễm khuẩn. Hãy để kính áp tròng khô tự nhiên.
Thay kính mỗi ba tháng. Ngay cả khi bạn làm sạch kính mỗi ngày, vi khuẩn và những thứ khác có thể tích tụ trong hộp đựng kính.
Bước 4 - Thay nước ngâm kính mỗi ngày.
Sau khi bạn đã làm sạch hộp đựng kính và để khô, hãy cho một ít dung dịch nước ngâm kính mới, sạch sẽ vào hộp đựng. Nước ngâm kính sẽ mất hiệu lực sau một thời gian, vì vậy, thay nước mỗi ngày sẽ giúp khử trùng kính áp tròng của bạn và giữ cho chúng luôn sạch sẽ.
Bước 5 - Tuân theo hướng dẫn trong việc làm sạch và khử trùng loại kính áp tròng mà bạn sử dụng.
Mỗi loại kính khác nhau đòi hỏi bạn phải sử dụng sản phẩm chăm sóc khác nhau. Bạn cần phải lựa chọn dung dịch làm sạch phù hợp với loại kính của bạn. Tuân thủ theo hướng dẫn của chuyên gia chăm sóc mắt về việc làm sạch và khử trùng kính.
Bạn chỉ nên sử dụng loại dung dịch, nước nhỏ mắt, và dung dịch làm sạch được bày bán sẵn tại các tiệm thuốc để giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm.
Bước 6 - Đeo kính theo như chỉ định của bác sĩ nhãn khoa.
Bác sĩ nhãn khoa sẽ cho bạn biết về thời gian mà bạn có thể đeo kính mỗi ngày. Bạn nên tuân theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc sử dụng kính áp tròng.
Không được đeo kính áp tròng khi ngủ trừ khi nó là loại kính “dùng một tuần” (có thể đeo kính liên tục kể cả khi ngủ trong vòng 1 tuần). Ngay cả khi bạn sự dụng loại kính này, bác sĩ cũng không khuyến khích việc đeo kính áp tròng khi ngủ vì nó có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng mắt.
Bước 7 - Tháo kính áp tròng sau khi tiếp xúc với nước.
Nếu bạn đi bơi, hoặc đi tắm, hoặc ngâm mình trong bồn nước nóng, trước tiên, hãy gỡ kính khỏi mắt. Hành động này sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm.
Bước 8 - Cung cấp nước cho mắt.
Kính của bạn có thể bị dính vào mắt khi bị khô. Một cách để ngăn ngừa tình trạng này đó là uống nhiều nước mỗi ngày. Uống đủ nước sẽ giúp duy trì độ ẩm cho đôi mắt của bạn.
Nam giới nên uống ít nhất 3 lít nước (13 cốc) mỗi ngày. Nữ giới nên uống ít nhất 2 lít nước (9 cốc) nước mỗi ngày.
Nếu bạn thường gặp phải tình trạng khô mắt, bạn nên tránh uống rượu bia và sử dụng quá nhiều caffein nếu có thể. Chúng gây mất nước cho cơ thể. Bạn nên uống nước tinh khiết, nhưng bạn cũng có thể sử dụng nước trái cây, sữa tươi và trà không chứa đường hoặc caffein chẳng hạn như trà xanh Lipton và nhiều loại trà thảo mộc khác.
Bước 9 - Không hút thuốc.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hút thuốc khiến tình trạng khô mắt của bạn trở nên tồi tệ hơn. “Khô mắt” có thể làm kính áp tròng bị kẹt trong mắt. Người đeo kính áp tròng thường xuyên hút thuốc lá sẽ gặp phải nhiều vấn đề với cặp kính của họ hơn là người không hút thuốc.
Tình trạng hút thuốc lá thụ động (hít khói thuốc lá của người khác) có thể gây nên nhiều vấn đề cho người đeo kính áp tròng.
Bước 10 - Giữ gìn sức khỏe.
Bạn có thể ngăn ngừa vấn đề về mắt bằng cách ăn uống đủ chất, ngủ đủ giấc, và giảm gây căng thẳng cho mắt.
Rau lá xanh, chẳng hạn như rau bina (bó xôi), cải, cải xoăn, và các loại rau xanh khác rất tốt cho mắt. Cá hồi, cá ngừ, và những loại cá có chứa axit béo omega-3 có thể giúp ngăn ngừa nhiều vấn đề về mắt.
Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng những người thường xuyên tập thể dục sẽ sở hữu đôi mắt khỏe hơn. Họ cũng ít gặp phải các bệnh nghiêm trọng về mắt chẳng hạn như tăng nhãn áp.
Ngủ không đủ giấc có thể ảnh hưởng đến thị lực của bạn. Tác dụng phụ phổ biến nhất của tình trạng này là khô mắt. Bạn cũng có thể gặp phải tình trạng "máy mắt" hoặc co giật mắt.
Cố gắng giảm thiểu căng thẳng cho mắt mỗi khi có thể. Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách giảm ánh sáng các thiết bị điện tử của bạn, thiết lập khu vực làm việc phù hợp, và thường xuyên nghỉ giải lao khi phải thực hiện công việc đòi hỏi bạn phải nhìn quá lâu.
Bước 11 - Thường xuyên kiểm tra mắt.
Thường xuyên đến gặp bác sĩ nhãn khoa có thể ngăn ngừa đôi mắt của bạn gặp phải nhiều vấn đề. Kiểm tra mắt thường xuyên có thể giúp bạn phát hiện bệnh về mắt chẳng hạn như tăng nhãn áp.
Nếu bạn đang gặp phải vấn đề về mắt và bạn đang ở cuối độ tuổi 30, bạn cần phải đi khám mắt mỗi năm. Người trưởng thành có độ tuổi từ 20-30 cần phải đi khám mắt ít nhất hai năm một lần.
Bước 12 - Trình bày với bác sĩ về bất kỳ vấn đề nào mà bạn đang gặp phải.
Nếu kính áp tròng của bạn không ngừng bị kẹt trong mắt, bạn nên đến gặp bác sĩ. Bạn có thể đang gặp phải vấn đề nghiêm trọng hơn. Bạn cũng có thể thao khảo ý kiến của bác sĩ về phương pháp phòng ngừa.
Đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu bạn có một trong những triệu chứng sau:
Mắt đột ngột mất đi thị lực
Mờ mắt
Mắt nhìn thấy ánh sáng hoặc “hào quang” (vùng sáng bao quanh đối tượng)
Mắt đau, khó chịu, sưng, hoặc đỏ
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/C%C3%A0i-l%E1%BA%A1i-h%C3%ACnh-v%E1%BA%BD-kh%C3%B3a-tr%C3%AAn-m%C3%A1y-t%C3%ADnh-b%E1%BA%A3ng-Android | Cách để Cài lại hình vẽ khóa trên máy tính bảng Android | wikiHow hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách tạo hoặc thay đổi kiểu mở khóa màn hình chính của máy tính bảng Android. Bạn cũng có thể truy cập máy tính bảng nếu lỡ quên hình mở khóa. Nếu bạn sử dụng phiên bản nào đó phát hành sau Android 4.4 (KitKat), cách duy nhất để khôi phục hình mở khóa (nếu bạn quên) là xóa hết dữ liệu trên máy tính bảng và cài lại từ đầu.
Phương pháp 1 - Tạo hình vẽ khóa
Bước 1 - Mở phần Settings (Cài đặt) của Android.
Để truy cập phần này, bạn kéo khung thông báo xuống từ đầu màn hình home, sau đó nhấn vào biểu tượng bánh răng ở góc trên bên phải.
Nếu bạn không thể đăng nhập vào Android vì đã quên hình vẽ khóa hiện tại, hãy xem phương pháp khác.
Bước 2 - Nhấn vào trình đơn Security (Bảo mật).
Trên một vài máy tính bảng, có thể bạn cần nhấn vào (Bảo mật & vị trí) rồi chọn .
Bước 3 - Nhấn vào Screen lock (Khóa màn hình).
Có thể bạn cần cuộn xuống để tìm.
Bước 4 - Nhập hình vẽ, mã PIN hoặc mật khẩu khóa hiện tại.
Bạn chỉ phải thực hiện thao tác này nếu như đã thiết lập phương thức khóa.
Bước 5 - Chọn Pattern (Hình vẽ).
Tùy chọn này cho phép bạn vẽ hình theo những dấu chấm thay vì nhập mã PIN/mật khẩu.
Bước 6 - Vuốt ngón tay theo 4 điểm trở lên để tạo thành hình vẽ.
Vào lần đầu sau khi vẽ hình, bạn sẽ được yêu cầu vẽ lại lần nữa để xác nhận.
Bước 7 - Nhấn vào Confirm (Xác nhận) để lưu hình vẽ.
Hình khóa mới sẽ có hiệu lực ngay.
Luyện tập hình khóa mới nhiều lần cho đến khi nhớ. Nếu như quên mất hình vẽ này, bạn sẽ không thể truy cập bất kỳ dữ liệu nào trong máy tính bảng.
Phương pháp 2 - Thiết lập lại máy bằng tính năng Find My Device
Bước 1 - Truy cập https://android.com/find trên máy tính, điện thoại hoặc máy tính bảng.
Nếu đang sử dụng máy tính bảng chạy hệ điều hành Android 4.5 (Lollipop) trở về trước và lỡ quên mất hình khóa, bạn sẽ phải tiến hành khôi phục cài đặt gốc. Cách dễ hơn nữa là sử dụng tính năng Find My Device (Tìm thiết bị của tôi) trên trình duyệt web.
Toàn bộ dữ liệu trên máy tính bảng sẽ bị mất, trừ khi bạn đã sao lưu.
Trên máy tính bảng Android, Find My Device thường được bật sẵn theo mặc định. Nếu bạn đã tắt tính năng này, hãy thử phương pháp khác.
Nếu bạn đã bật Smart Lock để máy tính bảng tự mở khóa tại một số vị trí nhất định (chẳng hạn như nhà hoặc nơi làm việc), bạn chỉ cần mang thiết bị đến nơi đó để truy cập.
Bước 2 - Đăng nhập tài khoản Google.
Bạn cần sử dụng đúng tên người dùng và mật khẩu đăng nhập của máy tính bảng bị khóa.
Bước 3 - Chọn máy tính bảng.
Bạn chỉ cần thực hiện thao tác này trong trường hợp có nhiều thiết bị Android cùng kết nối với tài khoản hiện tại.
Bước 4 - Nhấp vào Erase (Xóa) và tiến hành theo hướng dẫn trên màn hình.
Nội dung trên máy tính bảng sẽ bị xóa và bạn có thể thiết lập lại từ đầu. Sau khi hoàn tất, bạn sẽ được nhắc đăng nhập tài khoản Google.
Bước 5 - Thiết lập máy tính bảng như máy mới.
Đăng nhập tài khoản Google và tiến hành theo hướng dẫn trên màn hình để đưa máy tính bảng về trạng thái trực tuyến. Quá trình thiết lập này cũng sẽ đưa bạn qua các bước bảo vệ thiết bị Android bằng hình vẽ, mã PIN, mật khẩu hoặc sinh trắc học mới để mở khóa máy tính bảng trong tương lai.
Phương pháp 3 - Thiết lập lại máy tính bảng trong chế độ Recovery
Bước 1 - Tắt nguồn máy tính bảng.
Nếu đang sử dụng máy tính bảng chạy hệ điều hành Android 4.5 (Lollipop) trở về trước và lỡ quên mất hình khóa, bạn sẽ phải tiến hành khôi phục cài đặt gốc. Trong trường hợp không thể cài lại máy tính bảng bằng Find My Device, chúng ta có thể sử dụng các nút trên máy tính bảng.
Toàn bộ dữ liệu trên máy tính bảng sẽ bị mất, trừ khi bạn đã sao lưu trước đó.
Nếu như bạn đã bật Smart Lock để máy tính bảng tự mở khóa tại một số vị trí cụ thể (chẳng hạn như nhà hoặc nơi làm việc), bạn chỉ cần mang thiết bị đến nơi đó để truy cập.
Bước 2 - Nhấn giữ đồng thời nút tăng âm lượng và nút nguồn.
Sau khi máy tính bảng mở nguồn, bạn có thể thả tay ra.
Các nút mà bạn cần sử dụng để truy cập trình đơn khôi phục sẽ khác nhau tùy theo model máy. Nếu các nút kết hợp này không có tác dụng, hãy thử nhấn cùng lúc nút giảm âm lượng và nút nguồn. Hãy kiểm tra trên website của nhà sản xuất để xác định tổ hợp nút bấm đúng của model máy tính bảng.
Bước 3 - Truy cập bảng điều khiển Recovery.
Sau đây là cách thực hiện trên những model máy phổ biến:
Samsung: Khi máy tính bảng khởi động đến màn hình Samsung, hãy sử dụng nút tăng âm lượng và chọn biểu tượng Android bằng mũi tên, sau đó nhấn nút giảm âm lượng, nhấn nút giảm âm lượng lần nữa để tô sáng mục (Bảng điều khiển khôi phục) rồi nhấn nút nguồn.
LG: Khi menu "Start" hiện lên, bạn cần nhấn nút giảm âm lượng hai lần để tô sáng , sau đó nhấn nút nguồn để chọn.
Google Pixel: Nhấn nút giảm âm lượng để tô sáng mục , sau đó nhấn nút nguồn để chọn.
Bước 4 - Cuộn đến và chọn Wipe Data / Factory Reset (Xóa dữ liệu/Khôi phục cài đặt gốc).
Sử dụng các nút âm lượng để điều hướng đến tùy chọn menu này rồi nhấn nút nguồn để chọn.
Bước 5 - Chọn Yes để xác nhận.
Trên một số máy tính bảng, tùy chọn này có thể là (Xóa toàn bộ dữ liệu người dùng), sau đó bạn có thể sử dụng nút nguồn để chọn. Máy tính bảng sẽ cài lại về thiết lập ban đầu của nhà máy. Sau khi quá trình này hoàn tất, bạn sẽ được nhắc khởi động lại thiết bị.
Bước 6 - Chọn Reboot System Now (Khởi động lại hệ thống ngay bây giờ) để hoàn tất quá trình.
Tùy chọn này không hẳn là bắt buộc trên mọi máy tính bảng. Sau khi quá trình này hoàn tất, bạn sẽ được nhắc cài lại thiết bị như khi mới mua.
Bước 7 - Thiết lập máy tính bảng như máy mới.
Đăng nhập tài khoản Google và tiến hành theo hướng dẫn trên màn hình để đưa máy tính bảng về trạng thái trực tuyến. Quá trình thiết lập này cũng sẽ đưa bạn qua các bước bảo vệ thiết bị Android bằng hình vẽ, mã PIN, mật khẩu hoặc sinh trắc học mới để mở khóa máy tính bảng trong tương lai.
Phương pháp 4 - Sử dụng tài khoản Google (Android 4.4 trở về trước)
Bước 1 - Nhấn nút nguồn trên máy tính bảng.
Tính năng mở khóa màn hình sẽ hiện lên.
Phương pháp này chỉ áp dụng được trên Android 4.4 (KitKat) trở về trước. Bạn cũng cần biết tên người dùng và mật khẩu của tài khoản Google đã liên kết với máy tính bảng này.
Bước 2 - Thử đoán hình khóa.
Sau khi bạn đoán sai vài lần, thông báo "Forgot Pattern?" (Quên mật khẩu?) sẽ hiện lên.
Bước 3 - Nhấn vào Forgot Pattern.
Bước 4 - Nhập tên người dùng và mật khẩu Google.
Sử dụng thông tin đăng nhập của tài khoản Google đã liên kết với máy tính bảng.
Bước 5 - Nhấn vào Sign In (Đăng nhập).
Bước 6 - Vẽ hình khóa mới và nhấn vào Continue (Tiếp tục).
Hình khóa mới sẽ có hiệu lực ngay.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Gi%C3%A2m-c%C3%A0nh-hoa-h%E1%BB%93ng | Cách để Giâm cành hoa hồng | Bạn có thể trồng được một mùa hoa hồng mới tuyệt đẹp bằng cách giâm cành. Cũng như đối với nhiều loài cây khác, điều quan trọng khi trồng hoa hồng là chọn vị trí có ánh nắng và đất ẩm. Hãy cắt những cành khỏe mạnh, cứng cáp ngay bên trên
một bộ lá để tạo điều kiện tốt nhất cho chúng phát triển. Nhúng cành hồng vào hoóc môn kích thích ra rễ để giúp rễ mọc nhanh hơn. Khi được cung cấp đủ độ ẩm, chẳng bao lâu cành hoa hồng của bạn sẽ có bộ rễ mạnh mẽ.
Phương pháp 1 - Cắt cành
Bước 1 - Cắt cành chéo một góc 45 độ bên trên bộ lá đầu tiên.
Khi đã chọn được một cành tươi tốt, bạn hãy cắt sao cho cành có độ dài khoảng 15-20 cm. Dùng kéo cắt cây hoặc dao sắc cắt chéo góc 45 độ ngay bên trên bộ lá đầu tiên.
Cố gắng cắt vào buổi sáng để cành cây có đủ độ ẩm.
Rửa kỹ dụng cụ bằng cồn tẩy rửa trước khi sử dụng.
Bước 2 - Cắm các cành hồng vào nước.
Một điều cực kỳ quan trọng là giữ ẩm cho các cành hồng để chúng không bị khô trước khi trồng. Ngay sau khi cắt, bạn cần cắm các cành hồng vào nước ở nhiệt độ phòng cho đến lúc cắm cành xuống đất . Nếu có thể, tốt nhất là bạn nên giâm cành ngay sau khi cắt.
Bước 3 - Cắt bỏ hết lá, ngoại trừ các lá trên cùng.
Bạn đã cắt cành ngay bên trên một bộ lá, do đó chỉ những chiếc lá trên cùng mới nên giữ lại. Cắt bỏ số lá còn lại bằng kéo cắt cây hoặc kéo sắc.
Bước 4 - Nhúng đầu cắt của cành hồng vào bột hoóc môn kích thích ra rễ.
Bước này không bắt buộc, nhưng nhiều người sử dụng bột hoóc môn để kích thích cành mọc rễ. Nhớ làm ướt đoạn cuối cành hồng trước khi nhúng vào bột. Vỗ nhẹ cho bột thừa rơi xuống.
Rửa sạch dụng cụ bằng cồn tẩy rửa lần nữa khi đã dùng xong.
Phương pháp 2 - Chọn cành tốt và đất phù hợp
Bước 1 - Chọn vị trí có nắng mặt trời để giâm cành.
Vị trí giâm cành đặc biệt quan trọng nếu bạn quyết định trồng cây ngoài trời. Chọn nơi có nắng, nhưng không phải nắng trực tiếp – bạn cần giữ cho cành cây không bị khô kiệt. Giâm cành hồng vào chậu trồng cây cũng được, nhưng chậu phải đủ sâu và rộng để có đủ không gian cho cành phát triển.
Nếu bạn tìm được vị trí có nắng và ở gần ống thoát nước hoặc các nguồn nước khác thì tốt, vì điều này sẽ giúp duy trì độ ẩm trong đất.
Chọn chậu trồng cây sâu ít nhất 15 cm.
Bước 2 - Chuẩn bị luống đất hoặc chậu cây để giâm cành.
Để trồng cành hoa hồng, bạn cần có hỗn hợp đất gồm cát và đá trân châu. Hỗn hợp đất phải có độ thoát nước tốt, và hãy nhớ xới đất trước đến độ sâu khoảng 10-15 cm.
Bạn cần có dụng cụ làm vườn để xới đất, chẳng hạn như chĩa làm vườn hoặc xẻng để đánh tơi đất.
Cát và đá trân châu có bán ở các cửa hàng cung cấp vật liệu làm vườn hoặc trên mạng. Một kg đá trân châu khoảng 50 ngàn; cát thường rẻ hơn, nhưng giá cả còn tùy vào khối lượng.
Bước 3 - Chọn cành khỏe mạnh và cứng cáp.
Khi cắt cành hồng để trồng, bạn cần chọn các cành dài, cứng cáp, khỏe mạnh, tức là không bị héo úa hoặc chuyển màu nâu. Các cành bánh tẻ được cắt vào cuối mùa xuân và đầu mùa hè sẽ mau đâm rễ hơn, vì vậy bạn hãy chọn các cành non và dẻo.
Phương pháp 3 - Giâm cành
Bước 1 - Giâm cành hoa hồng vào bất cứ thời điểm nào trong năm.
Một số người thích trồng cành hoa hồng vào những tháng lạnh, những người khác lại chờ đến đầu mùa hè. Việc giâm cành hoa hồng có thể thực hiện vào bất cứ mùa nào, nhưng lưu ý rằng các cành giâm phải được giữ ẩm liên tục, do đó chúng sẽ bị khô nhanh hơn nếu bạn trồng vào mùa hè trong vùng khí hậu nóng. Vì lý do này, mùa mưa có thể là lựa chọn tốt nhất.
Bước 2 - Chọc một lỗ trong đất để cắm các cành hồng.
Dùng que hoặc bút chi để chọc một lỗ trong đất sâu khoảng 8-10 cm cho mỗi cành hồng. Đảm bảo các lỗ này phải đủ rộng để lớp bột kích thích ra rễ không bị gạt đi mất khi bạn cắm cành xuống đất.
Bước 3 - Cắm các cành hồng xuống đất.
Nhẹ tay cắm cành hồng xuống đất, sâu khoảng vài cm hoặc đến một nửa chiều dài cành. Nén đất xung quanh cành cây sau khi đã cắm vào đúng vị trí.
Nếu muốn trồng nhiều cành, bạn nên cắm các cành theo hàng, cách nhau khoảng 15-20 cm.
Bước 4 - Giữ ẩm cho các cành giâm.
Yếu tố quan trọng nhất để giâm cành hồng thành công chính là duy trì độ ẩm. Nếu thời tiết nóng, bạn sẽ phải tưới nước đều đặn mỗi ngày vài lần để giúp rễ cây phát triển mạnh.
Để đảm bảo đất luôn giữ được độ ẩm, bạn có thể trùm bao ni lông xung quanh cành khi đã tưới xong. Bao ni lông sẽ tạo thành ngôi nhà kính tí hon cho các cành hồng.
Bước 5 - Theo dõi các cành giâm để đảm bảo chúng có đủ nước và mọc rễ.
Chú ý đến các cành hồng vừa trồng để đảm bảo chúng không bao giờ bị khô kiệt và đang đâm rễ. Bạn có thể thử xem rễ có mọc không bằng cách kéo nhẹ cành. Nếu có lực cản nhẹ sau 1-2 tuần kể từ khi bạn cắm cành xuống đất thì nghĩa là rễ đang phát triển tốt.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Ng%E1%BB%ABng-th%C3%B3i-quen-th%E1%BB%A7-d%C3%A2m | Cách để Ngừng thói quen thủ dâm | Trong phần này wikiHow sẽ hướng dẫn bạn ngừng thủ dâm bằng cách giữ cuộc sống bận rộn, có mục đích và lối suy nghĩ đúng đắn.
Phương pháp 1 - Tìm kiếm sự giúp đỡ
Bước 1 - Biết khi nào cần phải tìm kiếm sự giúp đỡ.
Thủ dâm là hành vi tự nhiên và lành mạnh. Dù bạn thường xuyên thủ dâm thì cũng chưa chắc bạn đã bị nghiện. Nếu bạn không thể tự chủ suy nghĩ hoặc mong muốn thủ dâm, hoặc hành vi thủ dâm có ảnh hưởng xấu tới việc học hành hoặc công việc, có lẽ đã tới lúc bạn cần được giúp đỡ. Đừng nên cảm thấy xấu hổ, và hãy nhớ rằng nhiều người cũng gặp phải vấn đề tương tự. Tìm kiếm sự giúp đỡ là một hành động dũng cảm, và hầu hết những người bạn gặp đều sẽ coi nó là như vậy.
Bước 2 - Hẹn gặp chuyên gia y tế.
Các chuyên gia tư vấn, chuyên gia tâm lý và tâm thần đều được đào tạo để giúp đỡ mọi người với các mức độ nghiện ngập khác nhau. Hãy bawys đầu bằng cách gặp gỡ một chuyên gia trị liệu trong vùng, họ sẽ đánh giá chứng nghiện của bạn và giới thiệu bạn tới những người có khả năng giúp đỡ chuyên sâu hơn nếu cần thiết.
Bước 3 - Trao đổi với chuyên gia trị liệu xem việc thủ dâm đã ảnh hưởng thế nào tới cuộc sống của bạn.
Vài người có thể thủ dâm để tự làm xao nhãng khỏi các cảm giác, cảm xúc và vấn đề. Hãy cởi mở với chuyên gia trị liệu khi nói về những tác động của việc thủ dâm đối với cuộc sống của mình.
Có thể phải mất vài buổi thì bạn mới cảm thấy thoải mái với chuyên gia. Đây là chuyện bình thường. Hãy từ tốn.
Nếu bạn cảm thấy trống rỗng, buồn bã hoặc giận dữ trước hoặc sau khi thủ dâm, hãy chia sẻ chi tiết với chuyên gia trị liệu. Họ có thể giúp bạn xác định nguồn gốc của những cảm giác đó.
Bước 4 - Trao đổi về các phương pháp điều trị.
Nghiện thủ dâm được vài người coi là một dạng nghiện tình dục. Chuyên gia có thể đề xuất kết hợp dùng thuốc và trị liệu hành vi nhận thức để giúp bạn vượt qua.
Phương pháp 2 - Giữ cuộc sống bận rộn và có mục đích
Bước 1 - Tìm lối ra cho thời gian và năng lượng của bạn.
Lấp đầy thời khóa biểu bằng nhiều hoạt động. Cảm giác lôi cuốn khi làm việc gì đó có thể giúp bạn quên đi ham muốn thủ dâm, và những điểm đến hấp dẫn sẽ đánh lạc hướng bạn mỗi khi suy nghĩ thôi thúc xuất hiện. Bạn thử xem xét những lựa chọn sau:
. Quá trình chuyển hóa ham muốn tình dục thành hoạt động sáng tạo (gọi là thăng hoa) là thứ mà các nhà sư và nhà hiền triết đã áp dụng trong hàng thế kỷ. Tập viết lách, học chơi một nhạc cụ, sơn, vẽ hay làm bất kì thứ gì khiến bạn cảm thấy hứng thú sáng tạo.
. Để giỏi một môn thể thao nào đó bạn cần phải kiên nhẫn và có kỷ luật. Phát triển một sở thích như chạy bộ hay bơi lội, tham gia chơi thể thao tập thể như bóng đá, bóng rổ hoặc quần vợt. Bất kì môn thể thao nào đều giúp bạn giải trừ căng thẳng, hạnh phúc hơn và tập trung vào thể chất theo một cách tích cực. Yoga cũng là một hình thức tập thể dục có thể giúp bạn thư giãn và giảm khả năng xuất hiện suy nghĩ thôi thúc thủ dâm.
. Hoa quả và rau có tác động tích cực lên cơ thể và cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết để tăng cường năng lượng cho các hoạt động trong suốt ngày. Tránh những thực phẩm kích thích ham muốn như hàu, cá hồi, ớt, cà phê, quả bơ, chuối và sôcôla.
. Học thứ gì đó cần phải tốn thời gian luyện tập để tập trung não bộ vào sự thỏa mãn kéo dài khi đạt được mục tiêu, thay vì cảm giác thỏa mãn tức thời khi thủ dâm. Học các kỹ năng như nấu ăn, làm mộc, bắn cung, nướng bánh, nói chuyện trước công chúng và làm vườn.
. Cống hiến công sức giúp đỡ những thiếu niên kém may mắn hơn bạn, chẳng hạn làm việc ở trung tâm cứu trợ, dạy học cho học sinh nghèo, vệ sinh những khu vực gặp thiên tai, hay quyên góp tiền cho mục đích cao cả nào đó. Bạn sẽ cảm nhận được sự vi tha khi giúp đỡ người khác và không còn nhiều thời gian để đi chệch mục tiêu đã đề ra.
. Suy nghĩ thôi thúc thủ dâm có thể trở nên rất mạnh mẽ, vì vậy bạn cần có đủ năng lượng chống lại suy nghĩ đó. Cố gắng ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi đêm. Nếu bạn thường xuyên quên đi ngủ đúng giờ thì đặt đồng hồ báo thức.
Bước 2 - Lên kế hoạch tránh thủ dâm vào những thời điểm "ham muốn trỗi dậy" trong ngày.
Nếu bạn gặp vấn đề trước khi đi ngủ hoặc khi đang tắm, tìm cách tránh suy nghĩ thôi thúc thủ dâm tại thời điểm đó. Ví dụ, nếu vấn đề xảy ra vào ban đêm, nhảy xuống giường và chống đẩy cho đến khi mệt lả để không thể làm bất kì việc gì khác ngoài đi ngủ. Nếu cảm thấy ham muốn thủ dâm nhiều nhất khi tắm, bạn tắm trong nước thật lạnh để không thể ở trong phòng tắm lâu, ngoài ra cách này còn tiết kiệm thời gian và nước cho bạn.
Nếu bạn luôn luôn thủ dâm mỗi khi đi học về thì chuẩn bị sẵn kế hoạch để xua đi nỗi nhàm chán sau giờ học. Nếu không có nhiều việc làm khiến suy nghĩ vẩn vơ đến vấn đề tình dục, bạn tìm cách lấp đầy thời khóa biểu. Bạn sẽ thấy dễ dàng tránh thủ dâm hơn khi mình quá bận rộn hoặc mệt mỏi để xao nhãng sang việc khác.
Trường hợp bạn thường cảm thấy muốn thủ dâm vào buổi sáng, cố gắng mặc nhiều quần hơn để việc sờ mó trở nên khó khăn.
Bước 3 - Hạn chế thời gian ở một mình.
Nếu bạn thường xuyên thủ dâm vì cảm thấy cô đơn, tìm cách tham gia vào các hoạt động xã hội thật nhiều. Điều này có nghĩa bạn nên tham gia vào nhiều câu lạc bộ hoặc hoạt động xã hội, chấp nhận và gửi lời mời đến mọi người, từ bỏ thói quen cũ để kết nhiều bạn hơn. Nếu muốn hẹn hò ai, bạn nhờ một người bạn sắp đặt cho mình hoặc đăng ký vào trang web hẹn hò trực tuyến.
Còn một việc khác bạn có thể làm để hạn chế thời gian ở nhà một mình. Nếu bạn có khuynh hướng thủ dâm vào thời gian trước khi bố mẹ đi làm về, đi tản bộ trong thời gian đó hoặc vào quán cà phê làm bài tập về nhà.
Cho dù tất cả bạn bè đều bận rộn thì bạn vẫn có thể hạn chế ham muốn thủ dâm bằng cách đi ra ngoài xã hội. Chẳng hạn thay vì xem bóng đá tại nhà bạn có thể ra quán cà phê xem. Như vậy không cần bạn bè bạn vẫn không bị cô đơn, cuối cùng bạn sẽ không còn thời gian thủ dâm.
Bước 4 - Ngừng xem phim ảnh khiêu dâm trên máy vi tính.
Một trong những lý do khiến bạn thủ dâm nhiều là vì bạn biết mình có thể xem phim khiêu dâm trong vòng vài giây nếu muốn. Tuy nhiên nếu bạn không có đủ quyết tâm ngừng xem phim thì phải áp dụng các biện pháp khác để hoàn thành việc này:
Cân nhắc cài phần mềm chặn phim ảnh khiêu dâm trên máy vi tính. Dĩ nhiên bạn sẽ biết password để dễ dàng vô hiệu hóa chức năng khóa, nhưng khi máy yêu cầu password bạn sẽ nhớ đến quyết tâm của mình. Bạn có thể nhập một password bất kì vào tập tin văn bản, sao chép và dán vào ô yêu cầu password và xác nhận, sau đó xóa bỏ tập tin văn bản. Như vậy bạn không thể biết password của phần mềm chặn là gì. Đây là cách tốt nhất giúp bạn mạnh mẽ và tránh cho bạn phải vật lộn với chính mình.
Nếu bạn có khuynh hướng thủ dâm khi xem phim sex trên máy vi tính, di chuyển máy đến căn phòng mà người khác có thể nhìn thấy bạn.
Nếu bạn có băng đĩa hay tranh ảnh khiêu dâm trên giấy, lập tức tiêu hủy chúng.
Bước 5 - Quyết tâm và kiên nhẫn.
Cai thói quen thủ dâm không phải là việc có thể thực hiện thành công ngay. Đó là quá trình đòi hỏi sự quyết tâm, sẽ có những lúc bạn mắc lỗi hoặc sa ngã. Cuộc chiến đấu thực sự diễn ra rất dai dẳng, vì vậy bạn phải cam kết là sẽ không để lỗi lầm cản đường.
Quy định hệ thống khen thưởng. Tự thưởng cho mình mỗi khi có hành vi phù hợp với định hướng đã đề ra. Ví dụ, nếu bạn có thể vượt qua hai tuần mà không thủ dâm lần nào thì tự chiều chuộng mình một chút như tham gia một trò chơi mới hay ăn một cây kem.
Phương pháp 3 - Có lối suy nghĩ đúng đắn
Bước 1 - Ngừng hành hạ chính mình.
Nên nhớ bạn cũng là con người mà con người thì thủ dâm. Một số nghiên cứu cho thấy có đến 95% nam giới và 89% phụ nữ thừa nhận có thủ dâm. Bạn sẽ bớt xấu hổ khi biết bạn không phải là người duy nhất làm việc đó.
Bước 2 - Không tin vào những lời đồn thổi về tác hại của thủ dâm.
Nếu bạn muốn ngừng thói quen thủ dâm thì nên làm điều đó vì những lý do mang tính cá nhân và đạo đức, không phải vì lý do liên quan đến sức khỏe. Vấn đề duy nhất về sức khỏe là cơn đau buốt do thủ dâm quá nhiều, nhưng rồi sẽ hết nếu bạn ngừng sờ mó. Sau đây là những điều mà thủ dâm không thể gây ra cho cơ thể bạn:
Thủ dâm không gây vô sinh, xuất tinh sớm hay liệt dương.
Thủ dâm không gây mất trí.
Thủ dâm không gây mù hoặc hiện tượng đốm đen trước mắt.
Thủ dâm không khiến tiểu tiện nhiều hơn.
Thủ dâm đến râu, sự phát triển, đặc điểm trên khuôn mặt, thận, tinh hoàn, vấn đề về da hay bất kì vấn đề lớn nào về thể chất! Tất cả chỉ là tin đồn thất thiệt.
Bước 3 - Hiểu rằng vấn đề sẽ được cải thiện.
Nếu bạn tin mình có thể tìm cách ngừng thủ dâm thì khi đó bạn sẽ làm được. Có thể mục tiêu của bạn không phải là ngừng thủ dâm hoàn toàn mà chỉ giới hạn ở mức lành mạnh, chẳng hạn một hay hai lần mỗi ngày. Điều đó vẫn hoàn toàn ổn. Nếu có niềm tin mình có thể chiến thắng trong cuộc chiến này thì bạn có khả năng thành công cao hơn thay vì cứ liên tục suy đoán vẩn vơ.
Nói là thế nhưng sẽ có ngày bạn sa ngã vào thói quen cũ. Nếu một ngày nào đó bạn thủ dâm mặc dù không dự định làm vậy, không nên có suy nghĩ "Ôi, thế nào thì ngày hôm nay cũng đã thất bại", rồi bạn tiếp tục thủ dâm trong cả ngày và bắt đầu lại vào ngày hôm sau. Việc này cũng hợp lý như cách nghĩ rằng bạn nên ăn nguyên cả chiếc bánh lớn vì dù sao đã ăn một chiếc bánh quy và phá hỏng chế độ ăn ngày hôm đó.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Gi%E1%BA%A3m-k%C3%ADch-th%C6%B0%E1%BB%9Bc-v%C3%A0-%C4%91%E1%BB%99-%C4%91%E1%BB%8F-c%E1%BB%A7a-m%E1%BB%A5n-(d%C3%B9ng-Aspirin) | Cách để Giảm kích thước và độ đỏ của mụn (dùng Aspirin) | Nếu muốn loại bỏ một vết mụn lớn đột ngột xuất hiện, bạn có thể dùng Aspirin nghiền hòa trong nước để giảm kích thước và độ đỏ của mụn. Tuy nhiên, cần cẩn thận khi dùng cách này vì tác động lâu dài khi sử dụng Aspirin chưa được xác định. Một điều chắc chắn là Aspirin làm loãng máu và sử dụng quá nhiều Aspirin trên mặt (da sẽ hấp thụ Aspirin vào máu) sẽ không tốt.
Phương pháp 1 - Dùng Aspirin trên khuôn mặt
Bước 1 - Nghiền 1 viên Aspirin.
Bạn cần nghiền viên Aspirin hoàn toàn thành bột. Có thể dùng 1-3 viên nhưng không nhiều hơn. Nên nhớ giống như không được phép uống nhiều Aspirin, bạn cũng không được dùng quá nhiều Aspirin lên khuôn mặt khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
Dùng nhiều hơn 2 viên Aspirin, đặc biệt là trong thời gian ngắn (5-10 viên mỗi ngày) có thể làm loãng máu vì Aspirin được hấp thụ vào đường máu. Mặc dù không gây loét nhưng quá nhiều Aspirin được hấp thụ vào đường máu sẽ không tốt.
Bước 2 - Hòa bột Aspirin với nước.
Nên dùng khoảng 2-3 phần nước cho 1 phần Aspirin. Bạn cần tạo hỗn hợp đặc, có thể hơi lộm cộm, tức không dùng nhiều hơn vài giọt nước (vì chỉ dùng 1 viên Aspirin).
Bước 3 - Thoa hỗn hợp trực tiếp lên (các) vết mụn.
Cần đảm bảo dùng tăm bông sạch hoặc rửa tay sạch bằng xà phòng và/hoặc cồn Isopropyl nếu dùng tay để đảm bảo không đưa thêm vi khuẩn lên da.
Bước 4 - Đắp Aspirin trên vết mụn khoảng 15 phút.
Không để Aspirin trên da lâu hơn 15 phút, nếu không da sẽ hấp thụ quá nhiều Aspirin vào đường máu và Aspirin sẽ ở trong máu một thời gian.
Bước 5 - Dùng khăn ướt, sạch để lau Aspirin.
Bước này có thể được tận dụng để tẩy da chết một cách nhẹ nhàng.
Phương pháp 2 - Dùng nguyên liệu giảm mụn tự nhiên hơn
Bước 1 - Dùng tinh dầu tràm trà
Tinh dầu tràm trà có thể hiệu quả hơn so với benzoyl peroxide trong việc giảm vết thương và trị mụn trứng cá. Thoa một ít tinh dầu tràm trà lên vết mụn đến khi mụn biến mất.
Bước 2 - Thoa lát khoai tây sống lên da.
Khoai tây sống có thể hoạt động như chất kháng viêm khi được thoa lên da. Để vài phút rồi rửa sạch cặn khoai tây sống trên da bằng nước lạnh.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/%C4%90i%E1%BB%81u-tr%E1%BB%8B-bu%E1%BB%93n-n%C3%B4n | Cách để Điều trị buồn nôn | Cảm giác buồn nôn thật kinh khủng, toàn bộ cơ thể dường như bất ổn và run lên, mùi thức ăn càng khiến bạn khó chịu hơn. Bất kể buồn nôn nhẹ hay nặng chúng ta đều có các phương pháp tự điều trị để phục hồi sức khỏe cho hoạt động cả ngày.
Phương pháp 1 - Đối phó với buồn nôn bằng thư giãn
Bước 1 - Đáp ứng những gì cơ thể cần.
Nếu buồn nôn gây ra chóng mặt, bạn hạn chế di chuyển nhiều ngay cả khi dạ dày đang sôi lên, trừ khi phải kiếm chỗ nôn.
Để chống chóng mặt, quan trọng nhất là bạn phải giữ đầu cố định.
Luôn luôn đứng dậy thật chậm sau khi nằm nghỉ để tránh bị chóng mặt.
Bước 2 - Đắp khăn ướt và mát lên trán.
Dù phương pháp này không thể trị khỏi buồn nôn hay khiến buồn nôn hết nhanh hơn, nhưng nhiều người cảm thấy đắp khăn ướt có thể giảm khó chịu đáng kể. Nằm xuống hoặc ngửa đầu ra sau để khăn không tuột khỏi trán, sau một lúc nhúng ướt lại khăn nếu cần. Bạn có thể di chuyển khăn đắp vào các bộ phận khác để xem hiệu quả có khá hơn không, ví dụ như cổ, vai, cánh tay hoặc bụng.<
Bước 3 - Thư giãn.
Lo âu khiến buồn nôn trầm trọng hơn, do đó bạn không nên lo nghĩ nhiều về việc ốm đau đang cản trở kế hoạch của mình. Nhớ ngủ đủ giấc ban đêm và ngủ trưa để lấy lại sức khỏe. Bất kể sau khi thức dậy có cảm thấy khỏe hơn hay không, tối thiểu trong thời gian ngủ bạn không phải chịu cảm giác buồn nôn! Tập thở sâu để điều trị khó chịu dạ dày ở mức độ nhẹ, vì kỹ thuật thở này tạo ra nhịp điệu chuyển động khác trong dạ dày.
Ngồi ở một nơi yên tĩnh.
Hít vào chậm qua mũi, để ngực và bụng dưới căng ra trong khi không khí đi vào phổi.
Hít đến khi bụng căng ra hết cỡ, sau đó thở ra chậm qua miệng.
Bước 4 - Tạo hương thơm dễ chịu ở không gian xung quanh.
Nghiên cứu cho thấy hơi bốc lên từ các loại tinh dầu như bạc hà cay và gừng có thể giảm buồn nôn, nhưng cho đến nay kết quả này vẫn chưa được xác nhận chắc chắn. Tuy nhiên nhiều người thật sự cảm thấy khỏe hơn khi có hương thơm xung quanh, như hơi bốc lên từ tinh dầu hay nến thơm.
Loại bỏ mùi hôi khỏi môi trường sống. Nhờ người khác đi đổ rác và tránh ngồi trong phòng nóng.
Mở cửa sổ để không khí lưu chuyển hoặc mở quạt hướng vào cơ thể.
Bước 5 - Tự gây xao nhãng.
Đôi khi chỉ cần đi tản bộ và hít thở không khí trong lành cũng giúp bạn khỏe hơn. Hiệu quả của phương pháp này càng rõ nếu bạn dạo bộ ngay khi mới buồn nôn. Tuy nhiên bạn không được gây xao nhãng bằng các hoạt động khiến buồn nôn nặng hơn. Ngừng làm bất kì việc gì khiến tình trạng của bạn xấu thêm.
Cố gắng giải khuây và quên đi cơn buồn nôn. Ví dụ như xem phim, nói chuyện với bạn bè, chơi điện tử hoặc nghe các bản nhạc yêu thích.
"Nôn ra tốt hơn giữ lại". Bạn nên biết mình có thể nôn và cảm giác dễ chịu sẽ đến sau khi nôn. Đôi khi cố gắng cầm cự không nôn còn tồi tệ hơn cứ để nôn ra và không còn cảm giác khó chịu. Một số người chủ ý gây nôn để cảm giác khó chịu nhanh chóng trôi qua khi họ đang ở vị trí thuận tiện.
Phương pháp 2 - Giảm buồn nôn bằng thực phẩm
Bước 1 - Ăn các bữa chính và bữa phụ.
Dùng thực phẩm trị buồn nôn có lẽ là giải pháp cuối cùng bạn muốn nghĩ đến. Thật ra nó nên nằm ở dòng đầu tiên trên danh sách các phương pháp điều trị! Bỏ bữa, dù là bữa ăn chính hay phụ đều khiến bạn đói và buồn nôn nhiều hơn, vì vậy bạn hãy cố gắng vượt qua cảm giác ngán ăn tạm thời để tái lập trạng thái bình thường.
Ăn nhiều bữa nhỏ xuyên suốt ngày hoặc ăn vặt để giúp dạ dày hoạt động êm hơn. Dù vậy bạn tránh ăn quá nhiều, phải ngừng lại khi đã no.
Tránh thực phẩm cay và thực phẩm qua chế biến với dầu mỡ như khoai tây chiên, thức ăn chiên, bánh chiên, pizza và v.v... Các loại thực phẩm này gây buồn nôn nhiều hơn.
Bước 2 - Ăn theo chế độ BRAT.
BRAT là cách viết tắt của các từ “Banana, Rice, Applesauce và Toast” (Chuối, Cơm, Sốt táo và Bánh mì). Chế độ ăn nhạt này khuyến khích áp dụng cho những người đang bị tiêu chảy hay khó chịu dạ dày, vì thực phẩm nhạt dễ tiêu hóa. Chế độ ăn BRAT không thể trị khỏi buồn nôn nhưng sẽ hạn chế triệu chứng và ngăn ngừa phản ứng tiêu cực nếu bạn ăn phải thực phẩm không tốt.
Không áp dụng chế độ ăn BRAT trong thời gian dài.
Thông thường bạn có thể từ từ chuyển sang chế độ ăn bình thường trong 24-48 giờ.
Bạn có thể bổ sung những thực phẩm nhạt dễ tiêu hóa khác vào cách ăn này (súp trong, bánh quy v.v...).
Nên nhớ nếu bạn muốn chủ động gây nôn thì chỉ uống chất lỏng trong. Chế độ ăn BRAT chỉ khuyến nghị áp dụng sau khi bạn trải qua 6 giờ không nôn.
Bước 3 - Sử dụng gừng.
Nhiều nghiên cứu cho thấy 1 gam gừng có khả năng giảm buồn nôn đáng kể. Mỗi lần dùng tối đa 1 gam gừng và 4 gam trong một ngày. Nếu đang mang thai bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng - lượng gừng nên dùng trong thai kỳ khoảng 650mg tới 1 gam, nhưng không bao giờ nhiều hơn 1 gam. Có nhiều cách kết hợp gừng vào bữa ăn nhưng không được sử dụng nhiều gừng trong một bữa.
Nhấm nháp mứt gừng.
Pha trà gừng bằng cách ngâm gừng tươi nạo trong nước sôi.
Mua và uống thức uống ướp gừng.
Không phải người nào cũng phản ứng tốt với gừng. Vì lý do nào đó có một số người không thể giảm buồn nôn bằng gừng.
Bước 4 - Sử dụng bạc hà cay.
Mặc dù giới khoa học chưa thống nhất quan điểm về tác dụng của bạc hà cay nhưng một vài nghiên cứu chứng minh bạc hà cay có thể giảm buồn nôn hiệu quả. Từ lâu bạc hà cay đã được dùng để xử lý các vấn đề về tiêu hóa như ợ nóng và khó tiêu, ngừng co thắt dạ dày là nguyên nhân gây nôn. Kẹo hương bạc hà như Mentos hoặc Tic-Tacs chỉ nên ăn vừa phải vì đường trong đó có thể khiến bạn buồn nôn hơn. Kẹo cao su hương bạc hà không đường là một giải pháp, nhưng bạn nên cẩn thận vì khi nhai không khí sẽ lọt vào dạ dày, gây đầy hơi và dẫn đến buồn nôn hơn. Nếu bạn đang áp dụng chế độ ăn lỏng thì trà bạc hà cay là lựa chọn tuyệt vời.
Bước 5 - Uống đủ nước.
Một người bình thường cần uống 8-10 cốc nước mỗi ngày, nhưng khi ốm nhu cầu này càng quan trọng hơn. Bạn phải đặc biệt chú ý giữ cơ thể đủ nước nếu buồn nôn kèm theo nôn.
Nước uống thể thao có tác dụng tốt khi được điều chỉnh thích hợp. Nôn khiến cơ thể mất nước và các chất điện giải như kali và natri, trong khi đó nước uống thể thao chứa những chất này. Tuy nhiên, thức uống thể thao có nồng độ quá đậm đặc so với nhu cầu chống mất nước, chứa nhiều đường hơn cần thiết và các hóa chất có hại như chất tạo màu nhân tạo - là chất giúp thu hút người dùng thay vì mang lại lợi ích cho sức khỏe. Thế nhưng bạn dễ dàng pha loãng thức uống thể thao bằng cách:
Thay thế một nửa hay 1/4 dung tích bằng nước lọc.
Hoặc cứ uống một phần nước uống thể thao thì uống một phần nước lọc. Phương pháp này hữu ích với người nào lười uống nước lọc nhưng thích uống nước ngọt.
Bước 6 - Uống sô đa đã sủi hết bọt.
Mặc dù chứa nhiều đường nhưng nước sô đa đã sủi hết bọt có thể giúp dạ dày bớt khó chịu. Để có loại sô đa này bạn rót lon sô đa vào chai kín có nắp, lắc rồi mở nắp cho khí thoát ra, đóng nắp và tiếp tục lắc cho đến khi không còn khí sinh ra.
Trong thời gian dài người ta từng sử dụng cây cô-la chống buồn nôn, thậm chí trước khi cô-la được sử dụng để sản xuất nước ngọt.
Nước uống ướp gừng chứa gừng thật sự chứ không chỉ có hương gừng, do đó là loại nước chống nôn tốt.
Bước 7 - Tránh xa thức uống có hại.
Cung cấp chất lỏng cho cơ thể là việc quan trọng nhưng có một số thức uống gây buồn nôn nhiều hơn. Ví dụ như rượu bia, thức uống chứa caffein hoặc được cacbonat hóa không tốt để trị buồn nôn vì chúng kích thích dạ dày nhiều hơn. Nếu buồn nôn kèm theo tiêu chảy thì bạn tránh uống sữa và các sản phẩm từ sữa cho đến khi hết bệnh. Lactose trong sữa rất khó tiêu hóa và khiến tiêu chảy nặng hơn hoặc lâu khỏi.
Phương pháp 3 - Điều trị buồn nôn bằng thuốc
Bước 1 - Sử dụng thuốc không kê toa.
Nếu chắc chắn nguyên nhân gây buồn nôn chỉ là tạm thời và đó không phải là triệu chứng của một vấn đề tiềm ẩn khác, bạn có thể uống thuốc không kê toa để điều trị. Trước khi mua thuốc bạn nên xác định nguyên nhân gây buồn nôn - có thể do dạ dày khó chịu hoặc say xe. Những loại thuốc này dùng để trị buồn nôn có nguyên nhân cụ thể.
Ví dụ, buồn nôn do khó chịu dạ dày hoặc viêm dạ dày-ruột có thể trị bằng thuốc Pepto-Bismol, Maalox hoặc Mylanta. Nhưng buồn nôn do say tàu xe nên điều trị bằng Dramamine.
Bước 2 - Khám bệnh để được kê thuốc nếu cần.
Một số thủ thuật y khoa như phẫu thuật hoặc điều trị ung thư có thể gây buồn nôn dữ dội và bạn buộc phải sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó buồn nôn cũng có thể là triệu chứng của nhiều căn bệnh khác như bệnh thận mãn tính hoặc loét dạ dày tá tràng. Có nhiều loại thuốc khác nhau để trị buồn nôn và bạn cần khám bệnh để được bác sĩ kê thuốc đúng với nguyên nhân cụ thể.
Ví dụ, Zofran (ondansetron) thường được dùng để triệt tiêu buồn nôn do điều trị bằng hóa học trị liệu và phóng xạ.
Phenergan (promethazine) được kê sau khi bệnh nhân trải qua phẫu thuật và trị say xe, và scopolamine chỉ được dùng để điều trị say tàu xe.
Sử dụng thuốc domperidone (Motilium) khi dạ dày rất khó chịu, và đôi khi thuốc này cũng được dùng trong quá trình điều trị bệnh Parkinson.
Bước 3 - Uống thuốc theo chỉ định.
Đối với thuốc không kê toa bạn phải đọc kỹ thông tin về liều lượng sử dụng trên nhãn và tuân thủ nghiêm ngặt. Thuốc bán theo toa cũng có hướng dẫn trên bao bì nhưng bạn nên ưu tiên làm theo hướng dẫn của bác sĩ. Họ có thể thay đổi liều lượng chút ít dựa trên thông tin về tiền sử bệnh của bạn.
Vì có hoạt lực mạnh nên những thuốc kê toa có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng nếu uống sai chỉ định. Ví dụ, uống quá liều thuốc Zofran sẽ gây mù tạm thời, táo bón nặng, hạ huyết áp và ngất xỉu.
Phương pháp 4 - Xử lý nguyên nhân gây buồn nôn
Bước 1 - Cân nhắc xem có phải bạn mắc bệnh nào đó.
Bệnh lý là một trong những nguyên nhân chính gây ra buồn nôn, ví dụ như cúm, bệnh về dạ dày và một số bệnh khác.
Đây là thời điểm cần thiết để kiểm tra thân nhiệt, dù không phải bệnh nào cũng gây sốt nhưng nó giúp bạn thu hẹp danh sách nguyên nhân khiến buồn nôn.
Có phải thực phẩm là nguyên nhân? Hiện nay ngộ độc thực phẩm khá phổ biến, vì vậy bạn nên chú ý những thành viên khác trong gia đình, nếu tất cả đều đau bụng sau khi ăn bữa tối hôm qua thì có khả năng là ngộ độc thực phẩm.
Nếu vấn đề kéo dài liên tục vài ngày, nhiều khả năng bạn mắc bệnh về dạ dày-ruột chứ không phải "đau bụng" thông thường. Nói chung có nhiều lý do khiến bạn buồn nôn, từ đơn giản đến phức tạp, vì vậy có thể bạn phải đi khám bệnh. Thậm chí buồn nôn nặng và kéo dài có khi là nguyên nhân khiến người ta phải đi cấp cứu (thảo luận sâu hơn ở phần sau).
Bước 2 - Xem xét nguyên nhân bị dị ứng hoặc không dung nạp thực phẩm.
Nếu các cơn buồn nôn thường xuyên xảy ra, bạn viết nhật ký trong vài tuần về vấn đề này để tìm ra thủ phạm. Khi nghi ngờ cơ thể không thể dung nạp hay phản ứng không tốt với thực phẩm, bạn nên tránh hoặc hạn chế ăn thực phẩm đó và cho bác sĩ biết.
Không dung nạp lactose là nguyên nhân phổ biến gây buồn nôn. Hầu như chỉ những người gốc châu Âu mới có khả năng tiêu hóa sữa dễ dàng, thế nhưng vẫn có nhiều người trong số họ không thể dung nạp sữa. Sử dụng những loại thuốc như Lactaid hay Dairy Ease để hỗ trợ tiêu hóa sản phẩm từ sữa, hoặc chỉ ăn những sản phẩm đã được xử lý bằng enzim như sữa chua và phô mai.
Dị ứng hoặc nhạy cảm với thực phẩm cũng gây ra vấn đề. Nếu bạn cảm thấy buồn nôn ngay sau khi ăn dâu tây hoặc thực phẩm có dâu, đây có thể là dấu hiệu nhạy cảm với thực phẩm.
Chỉ có bác sĩ chuyên khoa mới chẩn đoán được tình trạng nhạy cảm và không dung nạp thực phẩm.
Ở một số nơi người ta có khuynh hướng tự chẩn đoán là "không dung nạp gluten" hoặc đưa ra kết luận tương tự mà không cần xét nghiệm y khoa. Cẩn thận với trào lưu như vậy! Có những người phản ứng dữ dội với gluten, nhưng đôi khi cách "chữa trị" chỉ nhờ vào liều thuốc tâm lý hoặc đơn giản sau một thời gian người đó tự khỏe lại, và họ mặc nhiên gán kết quả này là do thay đổi chế độ ăn, trong khi không có gì chứng minh kết luận đó hoặc đơn giản là cơ thể tự hồi phục.
Bước 3 - Xem xét có phải thuốc là nguyên nhân gây buồn nôn.
Trước khi uống thuốc để trị buồn nôn, đầu tiên bạn phải chắc chắn rằng những loại thuốc mình đang uống không phải là nguyên nhân của vấn đề. Nhiều loại thuốc như codeine hoặc hydrocodone có thể dẫn đến buồn nôn và nôn. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để biết liệu có loại thuốc nào mình đang uống có tác dụng phụ là buồn nôn. Họ sẽ thay thế bằng thuốc khác hoặc chỉ định liều lượng thấp hơn.
Bước 4 - Xem xét nguyên nhân say tàu xe.
Một số người buồn nôn khi đi máy bay, tàu thuyền hoặc ngồi xe ôtô, tình trạng này cũng xảy ra khi bạn ngồi trên kiệu rước trong các lễ hội. Để ngăn chặn buồn nôn bạn nên chọn vị trí ngồi ít cảm thấy chuyển động nhất - là hàng ghế đầu trên xe hoặc chỗ ngồi cạnh cửa sổ trên máy bay.
Hít thở không khí trong lành bằng cách kéo cửa sổ xuống hoặc ra ngoài tản bộ chốc lát.
Tránh hút thuốc lá.
Không ăn thực phẩm cay hoặc nhiều dầu mỡ.
Cố gắng giữ đầu cố định tối đa để chống say do chuyển động.
Các thuốc kháng histamin như Dimenhydrinat hoặc Vomina là thuốc trị say tàu xe hiệu quả. Bạn nên uống thuốc trước khi xe chạy khoảng 30 phút tới 1 giờ, tuy nhiên thuốc có tác dụng phụ là buồn ngủ.
Scopolamine là thuốc bán theo toa dành cho các ca nặng.
Gừng và sản phẩm từ gừng hiệu quả với một số người, chẳng hạn nước uống ướp gừng (với hương thiên nhiên), củ gừng hay kẹo gừng, tất cả đều hữu ích.
Tránh đi tàu xe khi bụng quá no hay quá đói.
Bước 5 - Chứng "buồn nôn buổi sáng" trong thai kỳ sẽ tự khỏi.
Mặc dù người ta hay gọi là “buồn nôn buổi sáng” nhưng tình trạng này, vốn thường xuất hiện trong giai đoạn đầu (đôi khi trễ hơn) của thai kỳ, có thể xảy ra bất kì lúc nào trong ngày. Thông thường buồn nôn sẽ hết sau tam cá nguyệt đầu tiên, vì vậy bạn phải mạnh mẽ lên và chờ đợi. Tuy nhiên nếu tình trạng quá nặng, xảy ra thường xuyên hoặc tiến triển, bạn nên gặp bác sĩ.
Ăn bánh quy, đặc biệt là bánh quy mặn giúp bạn cảm thấy khá hơn, nhưng tránh ăn quá no trong bữa. Thay vào đó bạn nên ăn các bữa nhỏ cách nhau 1-2 giờ.
Sản phẩm từ gừng như trà gừng cũng cho thấy hiệu quả giảm buồn nôn buổi sáng.
Bước 6 - Cung cấp nước cho cơ thể sau khi uống rượu bia.
Nếu tối hôm trước đã uống quá chén, sáng hôm sau bạn phải bổ sung nước để hồi phục sức khỏe. Cũng có một số thuốc như Alka-Seltzer Morning Relief được bào chế để đẩy nhanh quá trình phục hồi sau khi uống rượu bia.
Bước 7 - Cung cấp nước để điều trị viêm dạ dày-ruột.
Cúm dạ dày có thể gây buồn nôn từ nhẹ tới nặng và nôn, thường kèm theo đau bụng, tiêu chảy và sốt. Nôn và tiêu chảy khiến cơ thể mất nước, vì vậy bạn phải tái cung cấp nhiều nước và thức uống thể thao. Nếu bạn không thể uống nhiều nước một lúc thì chia thành nhiều ngụm nhỏ và uống thường xuyên hơn.
Dấu hiệu mất nước bao gồm nước tiểu thẫm màu, chóng mặt và khô miệng.
Tìm biện pháp điều trị nếu bạn không thể hấp thu nước.
Bước 8 - Xem xét nguyên nhân mất nước.
Trong nhiều trường hợp đuối sức do thời tiết nóng và các tình huống khiến mất nước, buồn nôn có thể là triệu chứng của tình trạng cơ thể mất nước.
Không uống nước quá nhanh. Uống vài ngụm nhỏ mỗi lần hoặc ngậm nước đá viên để không kích thích phản ứng nôn.
Tốt nhất nước uống không quá lạnh, mát hoặc ấm là lý tưởng. Đặc biệt khi cơ thể bạn quá nóng, uống nước lạnh khiến dạ dày co thắt và nôn ra.
Bước 9 - Biết khi nào phải đi khám bệnh.
Có nhiều căn bệnh nghiêm trọng cũng gây buồn nôn như viêm gan, nhiễm toan ketone, chấn thương đầu nặng, ngộ độc thực phẩm, viêm tụy, tắc ruột, viêm ruột thừa và v.v... Đi khám bệnh nếu bạn:
Không thể hấp thu thức ăn hoặc nước
Nôn từ 3 lần trở lên trong 1 ngày
Buồn nôn lâu hơn 48 giờ
Mất sức
Sốt
Đau bụng
Không thể đi tiểu từ 8 giờ trở lên
Bước 10 - Đến phòng cấp cứu nếu cần.
Buồn nôn không phải là lý do để bạn phải đi cấp cứu trong đa số các trường hợp. Tuy nhiên, nếu thấy bất kì triệu chứng nào dưới đây thì bạn có thể phải đi cấp cứu:
Đau ngực
Đau hoặc co thắt bụng dữ dội
Mờ mắt hoặc ngất xỉu
Lơ mơ
Sốt cao và căng cứng cổ
Nhức đầu dữ dội
Chất nôn có máu hoặc giống như bã cà phê
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/X%C3%B3a-S%E1%BA%B9o | Cách để Xóa Sẹo | Những vết sẹo có thể gây phiền toái, khó chịu và mất thẩm mỹ. Trong một số trường hợp, sẹo có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng hơn, ví dụ như hạn chế tầm vận động. May mắn là có nhiều liệu pháp y khoa và tự nhiên mà bạn có thể thử áp dụng để xử lý vết sẹo khiến bạn phải bận tâm. Với các vết sẹo không nghiêm trọng lắm, bạn có thể thử dùng các liệu pháp tự nhiên như dầu tầm xuân hoặc chiết xuất hành. Nếu các liệu pháp tại nhà không có tác dụng, hãy thử dùng thuốc không kê toa hoặc hỏi bác sĩ về các phương pháp mạnh hơn. Bạn cũng có thể ngăn ngừa hoặc hạn chế sẹo bằng việc chăm sóc vết thương đúng cách.
Phương pháp 1 - Áp dụng các liệu pháp tự nhiên
Bước 1 - Thử thoa dầu tầm xuân hàng ngày.
Có một số bằng chứng cho thấy dầu tầm xuân khi thoa lên vết sẹo mỗi ngày trong vòng 6 tháng hoặc lâu hơn có thể làm mờ vết sẹo đáng kể. Pha loãng dầu tầm xuân với một loại dầu dẫn như dầu dừa hoặc dầu quả bơ và thoa lên vết sẹo mỗi ngày 2 lần trong nhiều tuần hoặc cho đến khi bạn thấy có sự cải thiện.
Bạn có thể tìm mua dầu tầm xuân tại các cửa hàng bán sản phẩm chăm sóc sức khoẻ, tại hiệu thuốc hoặc mua trên mạng.
Đừng thoa trực tiếp dầu tầm xuân hoặc bất cứ loại tinh dầu nào khác lên da, vì chúng có thể gây kích ứng. Bạn cần pha loãng tinh dầu với một loại dầu dẫn hoặc dầu dưỡng ẩm trước.
Dùng 15 giọt dầu tầm xuân cho mỗi 30 ml dầu dẫn tuỳ chọn (như dầu dừa hoặc dầu ô liu) trừ khi bác sĩ khuyến nghị liều lượng khác.
Bước 2 - Sử dụng chiết xuất hành để làm mềm vết sẹo.
Các nghiên cứu cho thấy việc thoa chiết xuất hành lên vết sẹo mỗi ngày trong ít nhất 4 tuần có thể làm mềm mô sẹo và cải thiện tình trạng sẹo. Bạn hãy tìm thuốc trị sẹo không kê toa có chứa chiết xuất hành và sử dụng theo hướng dẫn trên vỏ hộp thuốc.
Bạn có thể mua chiết xuất hành nguyên chất dạng lỏng hoặc gel hay thuốc mỡ có chứa chiết xuất hành. Tìm mua trên mạng nếu bạn không tìm thấy ở các hiệu thuốc hoặc các cửa hàng bán sản phẩm chăm sóc sức khoẻ.
Bước 3 - Thoa thuốc mỡ vitamin E lên sẹo một cách thận trọng.
Có các bằng chứng trái ngược về hiệu quả của vitamin E trong điều trị sẹo. Một số nghiên cứu cho thấy vitamin E giúp cải thiện tình trạng sẹo, số khác lại cho rằng vitamin E có thể gây kích ứng và gây hại nhiều hơn lợi. Hãy trao đổi với bác sĩ về việc sử dụng thuốc mỡ vitamin E và cẩn thận tuân theo hướng dẫn trên vỏ hộp thuốc.
Ban đầu bạn nên thoa một lớp mỏng thuốc mỡ vitamin E lên vết sẹo, sau đó tăng dần liều lượng nếu không xảy ra phản ứng xấu. Chỉ dùng liều lượng được hướng dẫn trên nhãn sản phẩm hoặc theo lời khuyên của bác sĩ.
Ngưng sử dụng thuốc mỡ nếu bạn gặp phải các tác dụng phụ như kích ứng da, ngứa, rát, đỏ da hoặc phát ban.
Nếu quyết định thử dùng thuốc mỡ vitamin E, bạn cần thử phản ứng da trước. Thoa một lượng nhỏ thuốc mỡ lên vùng da ít trông thấy như khoeo chân hoặc sau tai và chờ 24-48 giờ xem có phản ứng gì không.
Phương pháp 2 - Sử dụng các phương pháp y khoa
Bước 1 - Thử dùng gel silicone không kê toa để chữa sẹo mới hoặc sẹo cũ.
Gel silicone hoặc miếng dán silicone là một trong các sản phẩm chữa sẹo tại nhà hiệu quả nhất. Mặc dù silicone có hiệu quả nhất đối với các sẹo mới, nó cũng có thể làm mềm và làm mờ sẹo cũ. Để có kết quả tốt nhất, bạn nên đắp gel hoặc miếng dán silicone trong 8-24 tiếng mỗi ngày trong nhiều tháng.
Bạn có thể mua gel hoặc miếng dán silicone chữa sẹo ở hầu hết các hiệu thuốc hoặc đặt mua trên mạng.
Bước 2 - Dùng kem trị sẹo cho các sẹo nhỏ.
Có nhiều loại kem và thuốc mỡ không kê toa bán trên thị trường có công dụng làm mờ sẹo. Cẩn thận đọc thành phần trên nhãn sản phẩm và trao đổi với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn có bất cứ lo ngại hoặc thắc mắc nào. Tìm các sản phẩm có các thành phần như:
Kem retinol. Các sản phẩm này đặc biệt hiệu quả trong việc trị sẹo.
Axit glycolic. Thành phần này cũng được chứng minh là có hiệu quả giảm các sẹo mụn, đặc biệt là khi kết hợp với axit retinoic.
Các thành phần bảo vệ hoặc dưỡng ẩm như oxybenzone (chất chống nắng), sáp dầu khoáng hoặc paraffin.
Bước 3 - Tìm hiểu phương pháp lột da hoá chất tại nhà hoặc tại phòng khám để trị các vết sẹo nhẹ.
Lột da hóa chất thường có hiệu quả tốt đối với sẹo không quá dày hoặc sâu, chẳng hạn như sẹo do mụn trứng cá hoặc do bệnh thuỷ đậu để lại. Hãy hỏi bác sĩ da liễu về phương pháp lột da hoá chất tại phòng khám. Bạn cũng có thể mua hoá chất lột da không kê toa để sử dụng tại nhà.
Lột da bằng các sản phẩm không kê toa thường có hiệu quả không cao như lột da chuyên nghiệp, nhưng nó cũng giúp làm mờ các vết sẹo nhẹ.
Các sản phẩm lột da có chứa axit glycolic hoặc axit salicylic-axit mandelic có thể rất hiệu quả.
Bước 4 - Hỏi bác sĩ về chất làm đầy (filler) dành cho các vết sẹo sâu.
Nếu bạn có sẹo sâu hoặc sẹo lõm, chất làm đầy mô mềm có thể giúp bạn cải thiện tình trạng sẹo. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiêm một chất mềm, chẳng hạn như mỡ hoặc axit hyaluronic, vào mô bên dưới vết sẹo để làm đầy sẹo. Bạn hãy trao đổi với bác sĩ xem phương pháp này có phù hợp với bạn không.
Tiêm chất làm đầy là giải pháp tạm thời, vì chất được tiêm vào sẽ bị phân hủy sau một thời gian. Có thể bạn phải tiêm lại cách 6 tháng một lần.
Bước 5 - Tìm hiểu phương pháp mài da để trị các sẹo mụn hoặc sẹo do thuỷ đậu.
Tương tự như lột da hoá chất, mài da là phương pháp thường được sử dụng để làm nhẵn bề mặt da. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng mô tơ gắn chổi cước kim loại để mài mòn mô sẹo một cách an toàn. Quá trình làm thủ thuật thường khá nhanh nhưng có thể gây khó chịu đôi chút vì bạn vẫn tỉnh táo.
Bác sĩ có thể yêu cầu bạn ngừng sử dụng một số loại thuốc, chẳng hạn như aspirin, và một số sản phẩm chăm sóc da trước khi tiến hành thủ thuật.
Bạn cũng nên tránh hút thuốc cả trước vào sau khi làm thủ thuật.
Khi da đã hồi phục sau thủ thuật mài da, bạn cần bảo vệ da bằng cách thoa kem chống nắng, làm sạch da thường xuyên và bôi thuốc mỡ theo lời khuyên của bác sĩ.
Bước 6 - Cân nhắc liệu pháp laser để trị các vết sẹo nghiêm trọng.
Mặc dù không thực sự xoá được sẹo, liệu pháp laser có thể cái thiện đáng kể tình trạng sẹo và giảm các biến chứng liên quan đến mô sẹo, chẳng hạn như đau, ngứa và cứng đơ. Nếu bạn có một vết sẹo nghiêm trọng, hãy hỏi bác sĩ về liệu pháp laser hoặc liệu pháp ánh sáng.
Hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm các bệnh lý và các loại thuốc bạn đang sử dụng nếu có. Bạn cần cho bác sĩ biết thông tin chi tiết về sức khỏe trước khi sử dụng liệu pháp laser.
Cẩn thận tuân theo hướng dẫn chăm sóc tại nhà để đạt hiệu quả tối đa. Ví dụ, bạn sẽ cần bảo vệ da khỏi ánh sáng mặt trời sau trị liệu cho đến khi da hoàn toàn hồi phục.
Một số loại thuốc, thực phẩm bổ sung hoặc chất kích thích có thể làm chậm quá trình hồi phục và làm giảm hiệu quả của liệu pháp laser. Những thứ này bao gồm thuốc lá, vitamin E, aspirin và thuốc bôi có chứa axit glycolic hoặc retinoid.
Bước 7 - Trao đổi với bác sĩ về việc phẫu thuật chỉnh hình sẹo.
Nếu bạn có một vết sẹo gây phiền toái mà các liệu pháp khác không có tác dụng, hãy trao đổi với bác sĩ về phương án phẫu thuật. Vết sẹo sẽ được làm mỏng đi, ngắn lại, nguỵ trang, thậm chí được giấu vào những vị trí như các nếp nhăn và đường viền tóc.
Nếu chọn phương án phẫu thuật chỉnh hình sẹo, bạn nên đặt ra mong đợi thực tế. Phẫu thuật có thể không xoá được sẹo hoàn toàn, và có thể bạn cần nhiều lần phẫu thuật để có được kết quả tốt nhất.
Không phải vết sẹo nào cũng thích hợp với liệu pháp phẫu thuật. Bạn hãy trao đổi với bác sĩ da liễu hoặc bác sĩ thẩm mỹ xem đây có phải là lựa chọn tốt dành cho bạn không.
Phẫu thuật chỉnh hình sẹo thích hợp nhất đối với các sẹo cũ từ 12- 18 tháng trở lên.
Bước 8 - Hỏi bác sĩ về phẫu thuật ghép da để điều trị các sẹo đặc biệt sâu.
Với thủ thuật này, bác sĩ phẫu thuật sẽ lấy một mảnh da nhỏ bình thường, khoẻ mạnh ở vị trí khác để thay thế cho mô sẹo. Họ sẽ cắt đi các mô sẹo và ghép mảnh da lành vào vị trí đó. Hãy hỏi bác sĩ xem phương pháp này có thích hợp với loại sẹo của bạn không.
Mảnh da ghép thường được lấy ở sau dái tai.
Có thể bạn cần điều trị tái tạo bề mặt da vài tuần sau phẫu thuật để điều chỉnh sự khác biệt về màu sắc và kết cấu giữa mảnh da ghép và vùng da xung quanh.
Tuân theo hướng dẫn của bác sĩ về việc chăm sóc da cả trước và sau phẫu thuật để đạt hiệu quả cao nhất.
Bước 9 - Xem xét phẫu thuật lạnh để trị các sẹo dày hoặc lồi.
Trong phẫu thuật lạnh, bác sĩ sẽ tiêm ni tơ lỏng vào sẹo để đóng băng mô sẹo. Liệu pháp này sẽ làm chết mô sẹo và cuối cùng bong ra. Bạn sẽ cần cẩn thận chăm sóc vết thương sau phẫu thuật để đảm bảo sẹo hồi phục tốt.
Mô sẹo có thể mất nhiều tuần mới bong ra, và thêm vài tuần nữa vùng da mới lành.
Tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ về việc chăm sóc tại nhà. Bạn sẽ được hướng dẫn cách băng và giữ vệ sinh vết thương.
Bác sĩ sẽ cung cấp thuốc để giúp bạn kiểm soát đau trong và sau khi điều trị.
Liệu pháp lạnh có thể ảnh hưởng đến màu sắc hoặc sắc tố của da.
Bước 10 - Tiêm cortisone để làm mềm các sẹo cứng.
Các mũi tiêm steroid giúp thu nhỏ và làm phẳng các sẹo cứng. Liệu pháp này đặc biệt hiệu quả trong việc cải thiện các sẹo lồi và phì đại do phản ứng quá mức trong quá trình hồi phục. Trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ cần tiêm cortisone cách 4-6 tuần một lần cho đến khi liệu pháp phát huy tác dụng. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ xem đây có phải là lựa chọn tốt dành cho bạn không.
Tiêm cortisone có hiệu quả nhất khi kết hợp với các phương pháp khác, chẳng hạn như liệu pháp lạnh.
Bác sĩ có thể kết hợp thuốc tiêm steroid với thuốc tê để giảm đau.
Tiêm cortisone có thể dẫn đến teo da, loét da, và tăng hoặc giảm sắc tố da.
Phương pháp 3 - Ngăn ngừa và giảm sẹo
Bước 1 - Rửa vết thương mới thường xuyên.
Việc giữ sạch vết thương có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, kích ứng và hình thành sẹo. Hãy rửa vết thương hàng ngày bằng nước ấm và xà phòng nhẹ dịu để loại bỏ vi trùng, đất cát và các mảnh vụn.
Tránh dùng xà phòng có chứa hương liệu hoặc màu nhuộm mạnh.
Nếu vết thương được điều trị y tế, bạn cần rửa và băng vết thương theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Đừng bận tâm về xà phòng diệt khuẩn. Các nghiên cứu cho thấy xà phòng diệt khuẩn không hiệu quả hơn xà phòng thông thường trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng, có khi còn có hại nhiều hơn lợi.
Bước 2 - Giữ ẩm cho vết thương bằng sáp dầu khoáng trong thời gian hồi phục.
Các vết thương đóng vảy thường sẽ có nguy cơ để lại sẹo. Để tránh bị đóng vảy, bạn nên thoa sáp dầu khoáng dưỡng ẩm (như kem Vaseline) lên vết thương đã rửa sạch. Băng lại để giữ cho vết thương sạch và ẩm.
Thay băng, rửa vết thương và thoa lại kem hàng ngày, hoặc mỗi khi bi ướt hoặc bẩn.
Bước 3 - Điều trị vết bỏng
Các nhà nghiên cứu y học đã phát hiện ra rằng lô hội có khả năng chữa lành vết bỏng hiệu quả hơn sáp dầu khoáng. Để hạn chế sẹo, bạn hãy thoa gel lô hội nguyên chất 100% cho đến khi vết thương lành.
Các vết bỏng độ 2 hoặc độ 3 với diện tích rộng hơn 7,5 cm cần được chăm sóc y tế khẩn cấp. Bạn đừng cố gắng tự điều trị các vết bỏng nặng.
Bạn cũng có thể đến bác sĩ xin toa thuốc bạc sulfadiazin để ngăn ngừa nhiễm trùng cho các vết bỏng độ 2 và độ 3.
Bước 4 - Không để vết sẹo tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trực tiếp trong thời gian hồi phục.
Ngay cả khi vết thương đã lành, bạn vẫn phải bảo vệ da để hạn chế sẹo. Nếu có vết sẹo mới sau khi vết thương lành, bạn hãy thoa kem chống nắng hoặc che chắn bằng trang phục (chẳng hạn như áo dài tay) cho đến khi sẹo mờ đi hoặc biến mất.
Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF tối thiểu 30.
Với vết sẹo do phẫu thuật, bác sĩ thường sẽ khuyên bạn nên tránh nắng trong ít nhất một năm.
Bước 5 - Đi cắt chỉ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Nếu vết thương phải khâu, bạn có thể hạn chế sẹo bằng cách đi cắt chi đúng khung thời gian bác sĩ dặn dò. Cắt chỉ quá muộn hoặc quá sớm có thể dẫn tới sẹo nghiêm trọng hơn.
Đừng cố tự cắt chỉ tại nhà. Hãy đến cơ sở y tế để cắt chỉ.
Chỉ khâu vết thương trên mặt thường được cắt sau 3-5 ngày, sau 7-10 ngày với chỉ khâu trên da đầu và ngực, và sau 10-14 ngày với chỉ khâu trên tay chân.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Th%C3%A1o-th%E1%BA%BB-SIM-iPhone | Cách để Tháo thẻ SIM iPhone | Thẻ SIM (môđun nhận dạng thuê bao di động) chứa toàn bộ thông tin về iPhone. Nếu muốn chuyển sang dùng thiết bị di động khác nhưng vẫn giữ lại các thông tin hiện tại, bạn có thể tháo thẻ SIM ra khỏi iPhone và lắp vào một chiếc điện thoại khác. Việc này có thể được thực hiện bằng công cụ tháo SIM đặc biệt hoặc đôi khi chỉ cần cái kẹp giấy nhưng quy trình đối với từng mẫu iPhone sẽ khác nhau đôi chút.
Phương pháp 1 - Tháo SIM iPhone 4, 4S, 5, 6 và 6 Plus
Bước 1 - Sử dụng đúng thẻ SIM.
iPhone 4 và 4S dùng thẻ Micro SIM. iPhone 5 và 6 dùng thẻ Nano SIM.
Bước 2 - Xác định vị trí của khe SIM.
Khe SIM nằm ở phía trên bên phải của chiếc điện thoại.
Bước 3 - Dùng kẹp giấy đã được uốn thẳng hoặc công cụ tháo SIM.
Chèn một đầu của kẹp giấy vào lỗ ngay sát khe SIM. Nhẹ nhàng chọc để lấy khay ra. Tháo thẻ SIM khỏi khay. Đừng quên cho khay vào chỗ cũ nếu đang chuẩn bị bảo hành điện thoại.
Phương pháp 2 - Tháo SIM iPhone đời đầu và iPhone 3G/S
Bước 1 - Dùng đúng thẻ SIM.
iPhone và iPhone 3G/S sử dụng thẻ SIM có kích cỡ tiêu chuẩn.
Bước 2 - Xác định vị trí khe SIM.
iPhone và iPhone 3G/S đời đầu có khe SIM nằm ở phía trên cùng điện thoại, ngay cạnh nút nguồn.
Bước 3 - Sử dụng kẹp giấy đã uốn thẳng hoặc công cụ tháo SIM.
Chọc một đầu của kẹp giấy vào lỗ ngay bên cạnh khe SIM. Tháo thẻ SIM khỏi khay. Đảm bảo cho khay vào chỗ cũ nếu có ý định bảo hành điện thoại.
Phương pháp 3 - Tháo SIM iPad 2, 3, 4 và Mini
Bước 1 - Sử dụng đúng thẻ SIM.
Chỉ iPad hỗ trợ cho cả mạng di động và Wi-Fi mới có thẻ SIM. iPad có kích thước tiêu chuẩn dùng thẻ Micro SIM, còn iPad Mini dùng thẻ Nano SIM.
Bước 2 - Xác định vị trí khe SIM.
iPad 2/3/4 và Mini có khe SIM nằm ở phía dưới bên trái. Khe SIM thường được ẩn giấu ở trong. Bạn có thể xoay mặt sau của iPad hướng về phía mình và dễ dàng tìm thấy khe SIM.
Bước 3 - Dùng kẹp giấy uốn thẳng hoặc công cụ tháo SIM.
Chọc một đầu của kẹp giấy vào lỗ ngay bên cạnh khe SIM ở góc 45°. Tháo thẻ SIM ra khỏi khay. Hãy chắc chắn rằng đã cho khay vào chỗ cũ nếu đang có nhu cầu bảo hành điện thoại.
Phương pháp 4 - Tháo SIM iPad đời đầu
Bước 1 - Dùng đúng thẻ SIM.
Chỉ iPad hỗ trợ cho cả Wi-Fi và mạng di động mới có thẻ SIM. iPad đời đầu sử dụng thẻ Micro SIM.
Bước 2 - Xác định vị trí khe SIM.
Khe SIM của iPad đời đầu nằm ở phía dưới bên trái.
Bước 3 - Sử dụng kẹp giấy uốn thẳng hoặc công cụ tháo SIM.
Chọc một đầu của kẹp giấy vào lỗ ngay bên cạnh khe SIM. Tháo thẻ SIM khỏi khay. Đảm bảo đặt khay vào chỗ cũ nếu chuẩn bị bảo hành điện thoại.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Ch%E1%BA%BF-bi%E1%BA%BFn-Th%E1%BB%8Bt-l%E1%BB%A3n | Cách để Chế biến Thịt lợn | Thịt lợn là tên ẩm thực dành cho thịt của con lợn. Mặc dù từ "thịt lợn" cũng được dùng để chỉ thịt muối, thịt hun khói hoặc thịt đã qua chế biến, nhưng bài viết này chỉ tập trung vào thịt lợn tươi. Thịt lợn có thể được chế biến bằng nhiều phương pháp khác nhau: muối, hun khói, quay, nướng lửa trên, nướng vỉ, hấp, áp chảo, xào, kho, chiên và hầm. Làm theo hướng dẫn dưới đây và bạn sẽ học hỏi thêm được nhiều phương pháp khác nhau để xử lý, chế biến và bảo quản "các loại thịt trắng khác".
Phương pháp 1 - Chuẩn bị và Bảo quản Thịt lợn
Bước 1 - Kiến thức cơ bản về thịt lợn.
Có 4 phần cơ bản của con lợn được sử dụng nhiều nhất (mặc dù nhiều quốc gia có cách cắt thịt khác nhau hoặc có tên gọi riêng cho từng phần thịt): thịt vai, thịt lưng, thịt bụng và thịt mông đùi. Các bắp thịt quanh vùng xương sống sẽ mềm, nạc (và thường đắt hơn) vì lợn không sử dụng những bắp thịt này nhiều bằng bắp thịt gần phía dưới (thường sẽ dai nhưng nhưng đậm đà hương vị hơn).
Thịt vai – Thường được chia làm 2 loại: thịt vai trên và thịt vai dưới. Thịt vai cần được chế biến ở nhiệt độ thấp và đun liu riu (ví dụ như nấu bằng nồi hầm) để nấu chảy mỡ cùng các mô liên kết mà vẫn giữ được độ mềm và mọng nước của thịt. Thịt có bán sẵn dưới dạng: thịt vai quay lóc xương, thịt vai quay, thịt cắt khối vuông để hầm hoặc kết hợp với bánh mì Kebab và thịt xay.
Thịt lưng – Sườn, sườn non, thịt thăn và thịt sườn cắt miếng bắt nguồn từ phần thịt này. Thịt lưng thường mềm nên sử dụng phương pháp chế biến nhiệt khô (nướng vỉ, quay, nướng lửa trên, chiên và xào) là thích hợp nhất. Thịt có bán sẵn dưới dạng: thịt thăn vai, thịt sườn cắt miếng, thịt lưng cắt miếng, thăn ngoại cắt miếng, thăn ngoại nướng và thịt thăn.
Thịt bụng/sườn – Sườn lợn có thể đem nướng, sau đó đem quay nhưng phần còn lại của miếng thịt thường được dành riêng để xông khói. Thịt có bán sẵn dưới dạng: thịt xông khói, thịt xông khói Ý và sườn lợn.
Thịt mông đùi – Phần thịt này thường được bán dưới dạng thịt muối, đã nấu chín hoặc xông khói. Còn nếu mua miếng thịt còn tươi sống, bạn có thể phết dầu, lọc da và đem quay (lựa chọn phổ biến cho những kỳ nghỉ và dịp đặc biệt). Thịt được bán sẵn dưới dạng: thịt đùi cốt-lết, thịt nguội xông khói và thịt đùi trước quay.
Các phần thịt khác – Nếu thích, bạn có sử dụng hầu hết các bộ phận của con lợn. Ví dụ như luộc thủ lợn (đầu lợn) làm món giò thủ, làm nước dùng và súp. Hoặc bạn có thể chiên hay nướng tai lợn để tạo ra một món ăn giòn hấp dẫn. Chân giò lợn có thể dùng để hầm. Phần đuôi và nội tạng có thể dùng để chế biến các món như pa-tê, dồi lợn và tiết canh lợn.
Bước 2 - Dành thời gian để muối và ướp thịt lợn.
Ngày nay, lợn được nuôi siêu nạc nên thường ít mỡ (mỡ giúp thịt không bị khô trong quá trình chế biến). Trong trường hợp này, ngâm muối là giải pháp tối ưu nhưng bạn cần chuẩn bị trước. Thịt khi ngâm vào hỗn hợp muối và nước sẽ hấp thụ nước từ từ thông qua quá trình thẩm thấu ngược. Bạn cũng có thể làm gia vị ướp ngon tuyệt bằng cách trộn hương vị và gia vị yêu thích trong dầu, sau đó ngâm thịt trong hỗn hợp khoảng vài tiếng hoặc qua đêm.
Quy tắc chung khi ướp thịt là sử dụng khoảng ¼ cốc gia vị ướp cho 0,5 kg thịt lợn hoặc lượng gia vị vừa đủ để bao phủ toàn bộ bề mặt thịt trong túi đông lạnh nhựa.
Miếng thịt càng to thì thời gian muối và ướp sẽ càng lâu. thịt lưng và thịt bụng sẽ cần ướp trong khoảng vài tiếng đồng hồ (lên đến 6 tiếng cho miếng thịt lớn). Thịt vai quay cần ướp trong 24 tiếng hoặc lâu hơn. Bạn có thể ướp thịt bao lâu tùy thích nhưng phải đảm bảo thịt không bị hư do ướp lâu hơn một hoặc hai ngày.
Bước 3 - Chuẩn bị gia vị ướp khô.
Ướp khô cũng là một phương pháp phổ biến để ướp nhiều loại thịt. Gia vị ướp khô gồm có muối, tiêu, thảo mộc, gia vị và các nguyên liệu khô khác (thường ở dạng bột hoặc hạt). Thịt sẽ được chà xát một lớp gia vị ngay trước khi khi chế biến hoặc vài tiếng cho đến một ngày trước. Ướp khô tuy không giúp duy trì độ ẩm cho miếng thịt nhưng sẽ thực sự mang lại hương vị đậm đà bên ngoài, và khi chế biến đúng cách, miếng thịt sẽ có "lớp vỏ" thật ngon miệng.
Nguyên liệu phổ biến để ướp khô là muối, tiêu (đỏ hoặc đen), bột tỏi và bột hành, gừng, hương thảo. Để tạo lớp ngoài ngọt ngào và giống caramel, bạn có thể dùng thêm đường trắng hoặc đường nâu. Hoặc bạn có thể thử dùng nguyên liệu tùy theo sở thích.
Về cơ bản, miếng thịt có kích thước tiêu chuẩn cần khoảng ¼ cốc gia vị khô. Nếu như không chắc chắn, bạn chỉ cần xát lượng gia vị khô vừa phủ hoàn toàn bề mặt của miếng thịt.
Bước 4 - Nhận biết khi nào nên dừng nấu lại.
Với bất kỳ loại thịt nào, bạn cũng nên nấu lâu để tiêu diệt hết vi sinh vật gây hại nhưng tránh nấu quá lâu vì sẽ khiến thịt bị khô. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) khuyến cáo khi chế biến, nhiệt độ bên trong miếng thịt phải đạt 70°C (sử dụng nhiệt kế chuyên dụng để cắm ngay vào phần dày nhất của miếng thịt), tuy nhiên đối với một số phương pháp chế biến, bạn nên dừng lại ở nhiệt độ từ 60-65° C để thịt không bị khô (vì sán lợn thường đã chết ở nhiệt độ 58°C).
Lưu ý rằng nhiệt độ bên trong miếng thịt lớn vẫn sẽ tăng lên ngay cả khi bạn đã cách nhiệt. Do đó, tránh chế biến quá lâu và khiến thịt bị "chín quá kỹ".
Thịt lợn đã chế biến và đạt nhiệt độ 70°C vẫn có thể có màu hồng bên trong, tùy thuộc vào cách chế biến hoặc nguyên liệu thêm vào. Vì vậy, bạn đừng nghĩ rằng thịt có màu hồng là không an toàn.
Bước 5 - Bảo quản thịt lợn thật kỹ.
Khi mua thịt còn tươi sống, hãy đem đông lạnh thịt ngay ở nhiệt độ 4°C. Nếu thịt không được chế biến trong vòng 5 ngày sau khi mua, bạn phải đông lạnh thịt ở nhiệt độ -18°C hoặc đem vứt đi. Thịt đã chế biến nên được tiêu thụ trong vòng 2 tiếng (và trong vòng 1 tiếng nếu như nhiệt độ xung quanh là 30°C), hoặc đem bảo quản trong hộp nông và có nắp đậy. Thịt đông lạnh nên được tiêu thụ trong vòng 3 tháng là tốt nhất và tuyệt đối không đem thịt lợn đã rã đông một phần đi đông lạnh lại. Ngoài ra, cần lưu ý rằng rã đông có thể làm cho thịt bị khô.
Phương pháp 2 - Thịt lợn Nướng vỉ
Bước 1 - Làm nóng vỉ nướng.
Nướng vỉ là phương pháp chế biến sử dụng nhiệt khô và trực tiếp để làm chín thịt trên các thanh kim loại đặt sát nhau gọi là vỉ nướng. Phương pháp này là sự lựa chọn tuyệt vời để tạo độ giòn ngon cùng lớp vỏ khô cho miếng thịt ướt tự nhiên như thịt sườn hoặc thịt lưng. Loại vỉ nướng phổ biến nhất là vỉ nướng bằng than và vỉ nướng bằng ga. Nếu nướng bằng than (cách này mất thời gian để đạt được nhiệt độ nấu), hãy đốt than, sau đó trong lúc chờ cho than phủ tro và bén lửa, hãy sắp thịt lên khay để sẵn sàng đặt lên vỉ nướng.
Vỉ nướng bằng ga sẽ đạt nhiệt độ "lý tưởng" nhanh hơn nhiều so với vỉ nướng bằng than. Tuy nhiên, thịt cũng sẽ có hương vị khác.Một số người thích hương vị thịt nướng bằng than củi hơn, trong khi một số người lại thích sự tiện lợi khi dùng vỉ nướng bằng ga.
Cân nhắc việc sử dụng than củi tự nhiên thay vì than bánh thông thường. Than củi nói chung sẽ bén lửa nhanh và nóng hơn nên rất tiện để nướng sơ thịt. Ngoài ra, than củi tự nhiên có thể lan hương khói thơm vào thịt khi nấu.
Miếng thịt dày cần được nướng lâu hơn và ở nhiệt độ thấp hơn. Trong trường hợp đó, dùng than bánh thông thường sẽ tốt hơn so với than củi bén lửa nhanh và nóng hơn.
Bước 2 - Cho thịt lợn lên vỉ nướng khi đã sẵn sàng.
Để thịt không bị dính, hãy bôi một lớp dầu có điểm bốc khói cao (dầu ôliu hoặc dầu hạt nho) lên vỉ nướng. Nhúng bàn chải vào dầu rồi quét dầu lên vỉ nướng hoặc dùng kẹp (hoặc dụng cụ có cán cầm dài) để nhúng khăn ăn vào dầu rồi thoa đều lên vỉ nướng. Dùng kẹp để gắp và xếp thịt lên vỉ nướng sao cho các miếng thịt không dính với nhau.
Tránh để thực phẩm bị nhiễm bẩn. Khi chưa rửa sạch, tuyệt đối không sử dụng bất kỳ dụng cụ gắp thịt để gắp những thực phẩm khác. Rửa sạch hộp đựng thịt sống trước khi dùng để đựng thực phẩm khác. Không để chung thịt sống với thịt chín.
Bước 3 - Nướng thịt lợn ở bên nguội hơn của vỉ nướng.
Trái với quan điểm thông thường, nướng sơ miếng thịt sẽ "giữ lại độ mọng nước (hay hương vị)" cho thịt. Trên thực tế, người ta tin rằng thịt được nướng sơ nhanh sẽ có độ mọng nước ít hơn so với những miếng thịt được nướng từ từ. Khi nướng bằng than củi, ban đầu, bạn hãy xếp thịt xung quanh mép vỉ nướng. Vị trí này thường nguội hơn so với ở chính giữa lò nướng. Còn khi dùng vỉ nướng bằng ga, bạn nên điều chỉnh nhiệt độ ở mức trung bình.
Thực tế, ta nướng sơ thịt lợn vào phút cuối của quá trình nướng. Bằng cách chờ đến khi thịt đã thật sự chín để nướng sơ, ta sẽ giữ lại được thật nhiều nước cho miếng thịt.
Lật thịt mỗi phút một lần để thịt chín đều và tạo cho thịt một lớp vỏ giòn đều.
Bước 4 - Nướng cho đến khi thịt chín.
Nắp vỉ nướng phải luôn đóng kín để quá trình nướng được nhanh hơn. Miếng thịt mỏng chỉ cần nướng 4-5 phút trên vỉ nướng nóng, còn miếng thịt lớn hơn cần được nướng lâu hơn và ở bên vỉ nướng nguội hơn. Thịt "chín" sẽ có cảm giác rắn chắc khi chạm, có màu nâu đều bên ngoài, màu hơi trắng (không hồng) đều bên trong và nước thịt chảy ra phải có màu nâu (không được có màu đỏ hoặc màu hồng).
Nếu không chắc chắn, bạn hãy sử dụng nhiệt kế chuyên dụng để đo nhiệt độ của thịt. Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ khuyến cáo nhiệt độ bên trong những sản phẩm thịt phải đạt khoảng 70°C. Tuy nhiên, nhiều người lại thích nhiệt độ thấp hơn 60°c để miếng thịt ngon hơn và mọng nước hơn (xem Phương pháp 1 để biết thêm thông tin).
Bước 5 - Nhanh chóng nướng sơ thịt.
Tạo lớp vỏ giòn và ngon trước khi gắp thịt ra khỏi vỉ nướng. Nếu nướng bằng than củi, hãy di chuyển thịt đến vị trí nóng nhất của lò nướng (thường là ở chính giữa). Nếu dùng vỉ nướng bằng ga, bạn chỉ cần chỉnh nhiệt độ lên mức "cao". Mỗi bên miếng thịt nên được nướng sơ khoảng dưới 1 phút để thịt không bị cháy hoặc quá khô.
Quy trình hóa học tạo ra lớp vỏ giòn ngon này được gọi là Phản ứng Maillard. Nướng cháy một ít lớp bên ngoài của thịt sẽ khiến các axit amin phản ứng với đường để tạo ra hợp chất có mùi hương. Trên thực tế, quy trình này đơn giản chỉ là phần vỏ giòn của thịt được nướng sơ có mùi vị tuyệt vời hơn.
Bước 6 - Để thịt ở yên một chỗ.
Gắp thịt đã được nướng chín ra khỏi vỉ nướng và đặt lên đĩa sạch. Dùng nắp nhôm đậy lại để giữ cho thịt không bị nguội và để yên như vậy khoảng 5-10 phút. Trong lúc chờ đợi, bạn có thể chuẩn bị các món ăn kèm hoặc bày chén đĩa lên bàn ăn.
Việc giữ thịt như thế này có hai mục đích. Thứ nhất, hầu hết các loại thịt sẽ tiếp tục chín ngay cả khi đã được gắp ra khỏi vỉ nướng và thịt lợn cũng không ngoại lệ. Nếu như còn băn khoăn không biết thịt đã chín hay chưa, việc để thịt ở yên một chỗ sẽ "thúc đẩy" cho thịt chín hoàn toàn. Thứ hai, công đoạn này cho phép thịt tái hấp thụ độ mọng nước đã mất đi trong quá trình chế biến. Khi đem chế biến, các phân tử thịt sẽ "co lại" và ép nước ra khỏi thịt. Để yên vài phút sẽ giúp thịt "giãn ra" phần nào và giữ lại nhiều nước hơn.
Bước 7 - Nêm gia vị và thưởng thức.
Sau khi thịt đã được để một chỗ và tái hấp thụ nước, bạn có thể mang lên và thưởng thức. Rắc thêm một ít muối, tiêu hoặc bất kỳ gia vị nào mà bạn thích. Ăn thịt nguyên xương hoặc gỡ xương.
Thịt nướng thích hợp để dùng chung với thực phẩm giàu tinh bột như khoai lang hoặc các món ăn kèm đồ nướng điển hình như xà lách trộn.
Phương pháp 3 - Sườn lợn Chiên
Bước 1 - Tẩm bột cho sườn lợn.
Sườn lợn chiên là món ăn ngon và đậm đà. Lớp vỏ bên nâu vàng bên ngoài do tẩm bột và được chiên lên nhìn rất ngon và bắt mắt. Trước khi bắt đầu chế biến món ăn hảo hạng này, bạn hãy tẩm bột cho sườn lợn (lưu ý nên dùng miếng thịt sườn mỏng để chế biến nhanh hơn). Mỗi miếng sườn phải được phủ hoàn toàn bằng một lớp bột mỏng, sau đó được nhúng vào trứng đã được đánh. Gắp sườn ra khỏi trứng cho ráo rồi thả vào bột (có thể mua ở cửa hàng hoặc bột tự chuẩn bị sẵn).
Có nhiều loại bột cho bạn lựa chọn. Nhiều siêu thị có bán vụn bánh mì đóng gói sẵn. Bạn có thể sử dụng riêng vụn bánh mì hoặc nêm thêm gia vị yêu thích, muối và/hoặc tiêu để tạo hương vị riêng cho bột. Hoặc bạn có thể tự làm bột phủ từ vụn bánh mì thông thường.
Bột mì không nhất thiết phải là nguyên liệu duy nhất để tạo hương vị. Bạn có thể cho thêm các gia vị khô như ớt Cayenne và bột ớt khô Paprika vào bột.
Bước 2 - Đun nóng dầu trên chảo.
Khi chiên, tốt nhất bạn nên cho thịt trực tiếp vào chảo nóng sẵn, thay vì cho vào chảo nguội rồi mới đun nóng. Cho ½ cốc dầu có điểm bốc khói cao (như dầu ôliu hoặc dầu hạt nho) vào chảo chiên. Xoay chảo cho dầu lan đều ra. Bật bếp ở nhiệt độ "cao " trong 1-2 để dầu nóng. Cho thêm 1-2 thìa bơ vào dầu nóng để sườn lợn có lớp vỏ nâu và giòn.
Dầu đủ nóng là khi cho thịt vào dầu và có âm thanh xì xèo phát ra.
Bước 3 - Cho sườn đã tẩm bột vào chảo.
Cẩn thận vì dầu có thể sôi lên cùng với âm thanh xì xèo, lốp đốp khi cho thịt vào. Âm thanh xì xèo nghe có vẻ như cực kỳ hấp dẫn nhưng kèm theo đó sẽ là những giọt dầu nóng bắn lên. Vì vậy, bạn nên sử dụng dụng cụ gắp để gắp sườn một cách an toàn.
Bước 4 - Chiên sườn ở nhiệt độ vừa phải cho đến khi sườn chuyển màu nâu vàng.
Thời gian chiên sẽ khác nhau, tùy thuộc vào kích cỡ và độ dày của miếng sườn. Miếng sườn mỏng chỉ cần chiên mỗi mặt vài phút, trong khi miếng sườn dày hơn sẽ cần chiên 5 phút hoặc lâu hơn. Chiên sao cho hai mặt miếng thịt có màu nâu vàng óng và đậm. Miếng sườn được chiên ngon sẽ có lớp vỏ giòn bên ngoài và mềm ở bên trong.
Quy tắc thông thường được áp dụng để đánh giá độ chín của thịt lợn đó là dùng dao và dĩa để kiểm tra xem thịt có dễ cắt và nước thịt chảy ra có màu nâu trong hay không.
Bước 5 - Gắp thịt ra khỏi chảo.
Giống như các phương pháp chế biến khác, thịt chiên sẽ tiếp tục chín sau khi được gắp ra khỏi chảo. Gắp và cho sườn chiên chín lên đĩa đã được lót bằng khăn giấy (khăn giấy sẽ hút hết dầu thừa để giữ cho sườn chiênkhông dịu). Để thịt nguội vài phút rồi bày lên và thưởng thức.
Thịt lợn nóng giòn ăn kèm với salad ít nước sốt sẽ rất hoàn hảo.
Bước 6 - Cẩn thận xử lý phần dầu còn thừa lại.
Không đổ dầu thừa xuống cống để tránh làm tắc nghẽn bồn rửa. Thay vào đó, hãy để dầu nguội rồi đổ dầu vào hũ hoặc hộp nhựa. Bảo quản dầu vào trong tủ lạnh để dầu đông lại. Sử dụng dầu cho những món ăn tiếp theo hoặc cho những việc cần sử dụng dầu khác.
Nếu có hứng thú với nhiên liệu thay thế, bạn thậm chí có thể tự làm dầu sinh học từ phần dầu thừa bằng vài nguyên liệu cùng dụng cụ trong nhà.
Phương pháp 4 - Om Sườn lợn
Bước 1 - Làm nướng lò nướng ở 190°C.
Om là phương pháp chế biến lâu và chậm để thịt chín mềm và mọng nước. Chính vì vậy, phương pháp này rất lý tưởng đối với những miếng thịt dai. Đối với công thức chế biến này, bạn sẽ sử dụng quá trình om để sườn lợn được ngon ngọt và mềm rục xương. Cũng như các phương pháp chế biến bằng lò nướng khác, trước tiên bạn phải làm nóng lò.
Bước 2 - Ướp sườn.
Đổ 1 cốc bột vào đĩa rồi nêm thêm muối, tiêu. Cho sườn vào hỗn hợp, phủ đều bột lên sườn, cố gắng không để thừa bột. Hỗn hợp bột sẽ tạo hương vị thơm ngon cho thịt và thịt sẽ có lớp vỏ ngoài màu nâu ở bước chế biến tiếp theo.
Bước 3 - Chiên sơ sườn trong chảo.
Đun nóng vài thìa dầu trong chảo rồi cho sườn vào chiên ở nhiệt độ cao trong vài phút. Không được chiên sườn quá kỹ mà chỉ nên chiên sao cho bên ngoài miếng sườn có màu nâu vàng. Phần thịt bên trong sườn sẽ chín từ từ trong lò nướng khi om vài tiếng đồng hồ. Khi sườn nâu vàng, hãy múc sườn ra và để sang một bên.
Miếng sườn sẽ trông không giống như đã chín hoàn toàn khi được múc nó ra khỏi chảo. Dù vậy, bạn không cần lo lắng vì chỉ cần sườn có màu nâu vàng bên ngoài là đã sẵn sàng cho vào lò nướng.
Bước 4 - Phi hành, tỏi trong chiếc chảo vừa dùng để chiên sơ sườn.
Hành tỏi sẽ tạo thêm hương vị thơm ngon và đa dạng cho món ăn. Băm nhỏ một củ hành cỡ vừa, một vài tép tỏi rồi phi vàng trong chảo dầu.
Bước 5 - Cho nước om vào chảo.
Om là quá trình chế biến gần giống như hầm. Khi om, thịt sẽ được nấu chín từ từ trong một hỗn hợp nước, giống như món hầm. Bạn có thể dùng nước dùng bò làm nước om. Đầu tiên, đổ 2 cốc nước dùng bò vào chảo. Cho thêm một ít nước tạo hương vị khác như giấm rượu đỏ vào hỗn hợp. Đun liu riu cho đến khi nước om cạn bớt và dậy mùi.
Để tăng thêm hương vị cho nước om, có thể thể dùng nhiều nguyên liệu khác nhau. Ví dụ, bia Stout, rượu vang đỏ, sốt cà chua đều tạo ra hương vị tuyệt vời. Hoặc các nguyên liệu bột như ớt bột và muối tỏi cũng rất phù hợp. Nên nếm thử vị nước dùng trong quá trình om. Nước dùng thơm ngon thì sườn om cũng có vị hương vị thơm ngon như vậy.
Bước 6 - Xếp sườn vào chảo.
Đổ hỗn hợp nước dùng bò vào chảo sao cho nước ngập sườn. Đậy nắp và đặt chảo lên giá nướng chính giữa trong lò vi sóng.
Bước 7 - Om sườn trong 2-3 tiếng.
Lật sườn mỗi tiếng một lần. Thời gian om sườn cũng rất đa dạng. Tuy nhiên, sườn om sẽ chỉ bị khô khi om chín quá lâu. Sau một tiếng rưỡi, hãy dùng dĩa kiểm tra định kỳ độ chín của sườn.Thịt phải hơi mềm và dễ rời ra. Phần thịt bên trong sẽ hơi có một chút xơ.
Bước 8 - Lấy thịt ra khỏi lò và thưởng thức.Nhanh chóng cho sườn còn nước và ướt lên đĩa và thưởng thức.
Nếu thích, bạn có thể chắt số nước dùng còn lại trong chảo lên đĩa sườn.
Món sườn om sẽ rất tuyệt vời nếu ăn kèm với khoai tây nghiền mịn vì khoai tây sẽ thấm nước chảy ra từ miếng sườn và tạo ra hương vị.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/%C4%90i%E1%BB%81u-tr%E1%BB%8B-m%E1%BB%A9c-AMH-th%E1%BA%A5p | Cách để Điều trị mức AMH thấp | Nếu kết quả xét nghiệm máu của bạn cho thấy mức hoóc môn Anti-Mullerian (AMH) thấp, bạn nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa vô sinh – hiếm muộn. Mặc dù AMH sẽ giảm tự nhiên theo tuổi tác, nhưng mức AMH thấp cho thấy số lượng trứng dự trữ đang ở mức thấp. May mắn là bạn có thể áp dụng một số biện pháp để cải thiện khả năng sinh sản. Hãy bắt đầu bằng việc áp dụng chế độ ăn bổ dưỡng hơn và dùng thực phẩm chức năng giúp cải thiện chất lượng trứng và buồng trứng. Bạn cũng nên vận động nhiều hơn, giảm căng thẳng và cai thuốc lá để điều hòa kinh nguyệt và tăng khả năng thụ thai.
Phương pháp 1 - Điều chỉnh chế độ ăn
Bước 1 - Áp dụng chế độ ăn cân bằng để tăng khả năng sinh sản.
Chọn các thức ăn giàu chất chống ô xy hóa, chất béo lành mạnh (chẳng hạn như omega-3), protein nạc, và vitamin. Một chế độ ăn lành mạnh có thể giúp cải thiện sức khỏe buồng trứng và trứng. Một số thực phẩm lành mạnh bao gồm:
Hải sản (cá bơn, cá hồi)
Các loại hạt (hạt bí đỏ, vừng)
Gia vị (nghệ, gừng)
Rau lá xanh
Đậu
Bông cải xanh
Quả mọng (dâu tây, việt quất)
Bước 2 - Uống thực phẩm bổ sung vitamin D hàng ngày.
Vitamin D đã được chứng minh có thể trực tiếp làm tăng mức AMH, vì vậy bạn hãy uống 1.000-2.000 IU (đơn vị quốc tế) mỗi ngày một lần. Vitamin D cũng có tác dụng duy trì sức khỏe buồng trứng khi được sử dụng trong nhiều tuần.
Luôn luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng thực phẩm bổ sung dinh dưỡng hàng ngày. Vitamine D có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi, do đó bạn nên cho bác sĩ biết nếu bạn đang uống thực phẩm bổ sung canxi hoặc thuốc kháng axit.
Bước 3 - Bổ sung thực phẩm chức năng DHEA vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
Uống 25 mg thực phẩm chức năng DHEA mỗi ngày 3 lần để cải thiện sự cân bằng hoóc môn. Các nghiên cứu đã cho thấy thời gian sử dụng DHEA càng lâu, mức AMH càng ổn định. Nếu bạn đang sử dụng insulin, đang uống thuốc điều trị ung thư hoặc các thuốc chứa hoóc môn khác, hãy hỏi bác sĩ trước khi sử dụng thực phẩm chức năng DHEA.
Mức AMH ở phụ nữ trẻ có buồng trứng trưởng thành sẽ tăng cao hơn phụ nữ lớn tuổi có buồng trứng teo nhỏ.
Nếu có triệu chứng đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn hoặc nghẹt mũi, bạn cần hỏi bác sĩ xem có nên tiếp tục uống thực phẩm chức năng không.
Bước 4 - Uống thực phẩm bổ sung dầu cá và mầm lúa mạch mỗi ngày.
Bổ sung 3.000 mg dầu cá và 300 mg dầu mầm lúa mạch vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Tùy vào từng loại, bạn có thể uống mỗi ngày một liều hoặc nhiều lần trong cả ngày. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự kết hợp của các loại dầu lành mạnh có thể tăng mức AMH và duy trì sức khỏe của buồng trứng. Nếu đang uống thuốc giảm cân hoặc thuốc trị huyết áp, bạn cần trao đổi với bác sĩ trước khi uống thực phẩm bổ sung dầu cá và mầm lúa mạch.
Nếu đang mang thai hoặc cho con bú, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống các loại thực phẩm bổ sung này, vì dầu cá có thể chứa thủy ngân.
Mua viên dầu cá ở các cửa hàng bán thực phẩm tự nhiên, thực phẩm chức năng hoặc các hiệu thuốc.
Bước 5 - Giảm tiêu thụ đồ ngọt và thực phẩm chế biến.
Thay vì ăn các thực phẩm có chứa nhiều đường, nhiều calo và chất béo bão hòa, bạn hãy chọn các thực phẩm giàu dinh dưỡng. Như vậy, các cơ quan sinh sản sẽ hấp thụ vitamin và khoáng chất thay vì sử dụng chúng để tiêu hóa thức ăn chế biến quá nhiều.
Ví dụ, bạn nên tránh ăn thức ăn chiên rán, bánh ngọt, các món tráng miệng ngọt và thịt chế biến sẵn.
Người ta đã chứng minh rằng việc tiêu thụ uống chứa cồn ở mức cao làm giảm khả năng sinh sản. Nếu bạn đang muốn có thai, hãy giảm tối đa lượng rượu bia và caffeine.
Phương pháp 2 - Điều chỉnh lối sống để cải thiện khả năng thụ thai
Bước 1 - Tập thể dục để đạt mức cân nặng lành mạnh.
Hãy hỏi bác sĩ về chỉ số khối cơ thể (BMI) lý tưởng của bạn. Phụ nữ thừa cân hoặc nhẹ cân thường có chu kỳ kinh nguyệt không đều và mất cân bằng hoóc môn, vì vậy, bạn hãy tăng cường hoạt động trong cả tuần để đạt được chỉ số BMI phù hơp.
Nghiên cứu đã cho thấy chế độ ăn, tập thể dục và giảm cân giúp tăng mức AMH ở phụ nữ thừa cân.
Bước 2 - Tham gia các hoạt động giúp giảm mức căng thẳng.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức stress cao có liên quan đến mức AMH thấp ở những phụ nữ hiếm muộn. Để tăng mức AMH, bạn cần cố gắng giảm mức stress. Một số hoạt động có tác dụng giảm căng thẳng bao gồm:
Yoga
Các bài tập thở
Bài tập thư giãn động căng – chùng cơ
Thái cực quyền
Bước 3 - Sử dụng liệu pháp châm cứu.
Mặc dù vẫn cần thêm các nghiên cứu để chứng minh cơ chế làm tăng mức AMH của liệu pháp này, từ lâu người ta đã tin rằng châm cứu có tác dụng cải thiện khả năng sinh sản. Hãy chọn chuyên gia châm cứu chuyên trị rối loạn chức năng sinh sản. Nếu đang có kế hoạch thụ tinh trong ống nghiệm, bạn nên đi châm cứu hàng tuần trong 3-4 tháng trước khi thụ tinh.
Kiểm tra xem bảo hiểm y tế có thanh toán chi phí châm cứu không.
Bước 4 - Thử đi mát-xa tăng khả năng thụ thai để tăng cường tuần hoàn máu.
Để cải thiện lưu lượng máu đến các cơ quan sinh sản, bạn có thể thuê chuyên gia mát-xa được cấp phép để mát-xa bụng. Mát-xa mỗi tuần, trừ những ngày có kinh nguyệt. Các suất mát-xa thường xuyên, thậm chí hàng ngày, có thể kích thích các cơ quan sinh sản.
Việc cải thiện lưu lượng máu dẫn đến buồng trứng và tử cung có thể cải thiện sức khỏe sinh sản.
Bước 5 - Cai thuốc lá
Các nhà nghiên cứu vẫn còn tranh cãi về việc hút thuốc lá có tác động trực tiếp đến mức AMH hay không, nhưng có sự nhất trí rằng các hóa chất trong thuốc lá có thể gây hại cho các cơ quan sinh sản. Bạn nên hỏi bác sĩ về các chương trình cai thuốc lá hoặc các phương pháp có thể giúp bạn cai thuốc, hoặc ít nhất là giảm hút thuốc.
Tìm các nhóm hỗ trợ. Bạn có thể tìm các nhóm hỗ trợ tập trung vào việc cải thiện khả năng sinh sản.
Phương pháp 3 - Hiểu về mức AMH
Bước 1 - Tìm hiểu về mức AMH.
Bác sĩ sẽ bắt đầu kiểm tra mức hoóc môn do buồng trứng tiết ra. Hoóc môn Anti-Mullerian (AMH) chỉ số lượng trứng có trong buồng trứng, do đó nó thường được sử dụng để dự đoán hiệu quả của phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.
Bước 2 - Kiểm tra mức AMH hiện tại của bạn.
Bạn sẽ được lấy mẫu máu ở cánh tay và gửi đến phòng xét nghiệm để phân tích mức AMH. Lưu ý rằng mức AMH sẽ không thay đổi trong kỳ kinh nguyệt, do đó bạn có thể đi xét nghiệm máu vào bất cứ lúc nào.
Thuốc ngừa thai không ảnh hưởng đến mức AMH, do đó bạn có thể thử máu khi đang uống viên tránh thai.
Bước 3 - So sánh các mức AMH dựa trên độ tuổi.
Mức AMH ở phụ nữ có khả năng sinh sản bình thường sẽ ở mức 1.0 - 4.0 ng/ml. Mức AMH dưới 1.0 ng/ml chỉ số lượng trứng dự trữ ở mức thấp. Vì mức MH giảm theo tuổi tác, sau đây là các mức AMH tiêu chuẩn dựa trên độ tuổi:
25 tuổi: 5.4 ng/ml
30 tuổi: 3.5 ng/ml
35 tuổi: 2.3 ng/ml
40 tuổi: 1.3 ng/ml
Trên 43 tuổi: 0.7 ng/ml
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Thu-h%C3%BAt-chu%E1%BB%93n-chu%E1%BB%93n | Cách để Thu hút chuồn chuồn | Chuồn chuồn là loài côn trùng có kích thước lớn, thú vị, hấp dẫn và trông rất vui mắt. Chúng cũng là trợ thủ đắc lực trong sân vườn nhờ khả năng kiểm soát số lượng muỗi. Chuồn chuồn ưa tìm đến những khu vực có nước, do đó cách tốt nhất để thu hút chúng vào sân nhà là tạo nguồn nước.
Phương pháp 1 - Chọn một nguồn nước
Bước 1 - Xây hồ nước trong sân.
Hồ nước là vật trang trí đẹp mắt cho sân vườn, và còn có tác dụng thu hút chuồn chuồn! Chuồn chuồn thường tìm đến nơi có nước vì chúng sinh sản trong nước, và các ấu trùng chuồn chuồn ẩn náu giữa các cây thủy sinh. Nếu muốn dụ chuồn chuồn đến ở, bạn nên tạo một nguồn nước trong sân nhà. Xây một hồ nước sâu ít nhất 0,6 mét, nhưng chỉ cần đủ rộng để thu hút chuồn chuồn.
Hồ nước cần có độ sâu ít nhất 0,6 m để ấu trùng chuồn chuồn có thể trốn khỏi các động vật săn mồi như gấu mèo.
Nguồn nước cần có bờ thấp, nông. Các bờ dốc thấp tạo điều kiện cho cây mọc.
Bước 2 - Tìm nguồn nước phù hợp.
Bạn có thể tìm ra nhiều cách sáng tạo để đem nguồn nước vào sân vườn. Nếu yêu thích cảnh quan, bạn hãy khởi động một dự án lớn và lý thú bằng cách lắp đặt một hồ nước đúc sẵn trong sân, hoặc tự đào và xây hồ nước.
Một bể bơi phao đặt trong vườn cũng có thể thu hút chuồn chuồn đến đẻ trứng. Thùng gỗ đựng rượu cắt đôi cũng là một ý hay.
Bạn có thể tìm mua hồ nước đúc sẵn ở các cửa hàng bán vật liệu trang trí nhà cửa, và mua bể bơi phao ở hầu hết các cửa hàng đồ chơi hoặc các cửa hàng lớn. Cả hai loại trên đều có bán trên mạng.
Bước 3 - Xác định xem khu vực bạn ở có gần nơi chuồn chuồn sống không.
Bạn sẽ dễ dàng thu hút chuồn chuồn nếu may mắn ở gần nguồn nước nơi chúng sinh sống. Nhiều con chuồn chuồn bay đi xa hàng cây số, nhưng nếu khu vực bạn ở càng gần sông, hồ hay nguồn nước khác thì bạn càng có nhiều cơ hội thu hút được chúng.
Hầu hết các vùng không quá khô cằn đều nằm tương đối gần một nguồn nước có chuồn chuồn.
Phương pháp 2 - Bổ sung các yếu tố phù hợp
Bước 1 - Trồng cây thủy sinh trong hồ.
Chỉ riêng hồ nước thì không thể giúp bạn thu hút chuồn chuồn. Bạn cần trồng cây thủy sinh trong hồ để dẫn dụ chuồn chuồn bay đến. Chuồn chuồn thích các cây cao! Chúng sẽ đẻ trứng vào các đám cây, và ấu trùng chuồn chuồn sẽ sống trong đó cho đến khi trưởng thành. Sau đó chúng sẽ trú ẩn trên những cây cao.
Trồng cả hai loại cây ngập trong nước và nổi trên mặt nước. Chuồn chuồn sẽ sống trong đám cây dưới mặt nước khi còn là ấu trùng và đậu trên các cây cao khi đã trưởng thành.
Thử trồng cỏ lươn, la hán xanh, rong nước, rong đuôi chồn, hẹ nước, hoa súng, hoa sen.
Bạn có thể tìm mua cây thủy sinh ở các tiệm bán cây thủy sinh và mua trên mạng.
Bước 2 - Trồng các bụi cây quanh hồ.
Bố trí các bụi cây xung quanh bờ hồ nước để chuồn chuồn có thêm chỗ đậu. Những bụi cây còn giúp tô điểm cho hồ nước thêm đẹp và hấp dẫn, mà chuồn chuồn sẽ có nhiều nơi để đậu và trú ẩn. Bạn có thể trồng loại cây thường làm hàng rào và cây bụi.
Ví dụ, bạn có thể trồng các cây như cúc lobelia, seedbox hay button bush.
Bạn cũng có thể để cho cỏ dại và bụi rậm tự nhiên mọc xung quanh hồ.
Bước 3 - Rải đá xung quanh hồ.
Hồ nước sẽ còn đẹp mắt hơn với những hòn đá bên trong và xung quanh hồ. Chuồn chuồn cũng ưa đậu trên những tảng đá ấm áp, nhất là trên bề mặt bằng phẳng. Bạn hãy đặt các hòn đá trong hồ và xung quanh bờ hồ để cung cấp nhiều chỗ cho chuồn chuồn đậu.
Bạn có thể thử kết hợp đá sẫm màu và sáng màu. Chuồn chuồn có thể yêu thích một trong hai loại đá.
Bước 4 - Đảm bảo hồ nước nhận được nhiều ánh nắng mặt trời.
Chuồn chuồn ưa nắng, vì vậy chúng sẽ tìm đến hồ nước nằm ở nơi có ánh nắng mặt trời toàn phần vào giữa trưa thay vì hồ nước dưới bóng cây.
Bước 5 - Cắm một số cành cây ở giữa hồ.
Trong khi chờ cây mọc lên đủ cao, bạn hãy cắm các cành cây trong hồ để lấy chỗ cho chuồn chuồn đậu.
Bạn có thể dùng các cành cây lấy từ các cây gỗ gần nhà hoặc cây tre thường dùng để làm giàn chống cho cây và rau.
Phương pháp 3 - Cân nhắc các yếu tố khác
Bước 1 - Tránh thả cá vào hồ.
Có thể bạn muốn thả cá vào hồ nước để vừa có cá lại vừa có chuồn chuồn, nhưng thực ra đây không phải là ý hay. Cá sẽ ăn ấu trùng chuồn chuồn, vì vậy chuồn chuồn sẽ không tìm đến hồ nước có cá để sinh sản.
Bước 2 - Đặt một đài phun nước trong vườn.
Nếu không muốn xây hồ nước, bạn chỉ cần lắp đặt một đài phun nước. Các đài phun nước sẽ ít tốn công bảo dưỡng hơn nhiều. Bạn có thể mua máy bơm nước hồ cá ở các cửa hàng trang trí sân vườn và đặt vào máng hoặc chậu.
Thông thường, bạn sẽ cần mua thêm bộ lọc cho đài phun nước lắp đặt ngoài trời.
Bước 3 - Trồng các cây hoa hấp dẫn chuồn chuồn trong nhà và xung quanh nhà.
Một số loài hoa sẽ thu hút chuồn chuồn tìm đến. Bạn hãy trồng các loài hoa này xung quanh nguồn nước, trong luống hoa hoặc xung quanh nhà để dụ chuồn chuồn ghé thăm.
Bạn có thể thử trông các loài hoa như cây mắt huyền, cúc lạc, cúc hoàng anh, bạc hà mèo, thanh cúc, thiên lam tú cầu, xô thơm, cúc vạn diệp.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Li%C3%AAn-h%E1%BB%87-v%E1%BB%9Bi-Amazon | Cách để Liên hệ với Amazon | Nếu bạn có thắc mắc về đơn hàng hoặc vấn đề liên quan đến dịch vụ, tốt nhất là nên liên hệ với Amazon. Bạn có thể liên hệ với Amazon bằng cách gửi email, yêu cầu Amazon gọi cho bạn hoặc trò chuyện trực tuyến. Trong bài viết này, wikiHow sẽ hướng dẫn bạn cách trao đổi với bộ phận chăm sóc khách hàng của Amazon. Nếu muốn Amazon gọi trực tiếp cho bạn, hãy liên hệ với dịch vụ khách hàng theo số điện thoại 1 (888) 280-4331
Phương pháp 1 - Liên hệ với Amazon
Bước 1 - Gọi Amazon bất cứ lúc nào, 24/7 theo số điện thoại 1(888) 280-4331.
Đây là số của bộ phận dịch vụ khách hàng, giải quyết mọi vấn đề của Amazon. Nếu bạn không thể truy cập máy tính đăng nhập tài khoản hay không biết gọi cho bộ phận nào, đây là lựa chọn tốt nhất. Tuy nhiên, nếu không quá vội, bạn có thể yêu cầu Amazon gọi cho bạn. Nhờ đại diện khách hàng giúp đỡ là thích hợp nhất.
Bước 2 - Đăng nhập Amazon, sau đó, kéo xuống dưới cùng trang Amazon.com và tìm mục "Help" (Trợ giúp).
Bạn sẽ thấy một loạt tùy chọn liên hệ. Khi đăng nhập lần đầu, nó sẽ kết nối tài khoản của bạn với tùy chọn gọi điện hoặc email, cho phép Amazon kiểm tra đơn hàng của bạn một cách nhanh chóng và tiết kiệm thời gian trao đổi qua điện thoại của hai bên.
Bước 3 - Nhấp chuột vào "Need More Help?
(Liên hệ với chúng tôi). Bạn được chuyển tới màn hình liên hệ. Sau khi nhấp chuột vào "Help", chọn "Need More Help" bên dưới tiêu đề "Browse Help topics" (Truy cập chủ đề Trợ giúp).
Bạn có thể được yêu cầu đăng nhập lại trước khi chuyển tới màn hình liên hệ.
Bước 4 - Chọn một hoặc nhiều đơn hàng muốn liên hệ với Amazon.
Bên cạnh mỗi đơn hàng là một loạt nút tùy chọn: trả lại hàng, yêu cầu hoàn tiền, v.v. Nhấp chuột vào nút tương ứng với vấn đề bạn đang thắc mắc. Nếu vấn đề không liên quan đến mặt hàng, hãy kéo xuống dưới và chọn "Tell us more about your issue" (Trình bày rõ hơn về vấn đề của bạn).
Trong một vài trường hợp hiếm gặp, bạn có thể vướng vào một số tranh chấp với dịch vụ của Amazon, không liên quan đến đơn hàng hay khách hàng. Nếu gặp trường hợp đó, hãy chọn một trong các tab tương ứng ở đầu màn hình: "An Order I Placed" (Đơn hàng tôi đã đặt) và "Fire and Kindle" (Fire và Kindle) và một số vấn đề khác với Amazon. Nếu không thấy tùy chọn, hãy tìm trong mục "Tell us more about your issue" (Nói thêm cho chúng tôi biết về vấn đề của bạn).
Bước 5 - Quyết định cách bạn muốn Amazon liên hệ lại.
Nếu không thể giải quyết vấn đề với những nút có sẵn, bạn có thể liên hệ với Amazon. Sau khi điền câu trả lời vào các trường tương ứng (đặc biệt là trường "Tell us more..."), Amazon sẽ hỏi bạn cách thức liên hệ:
Bạn sẽ nhận được thư trả lời qua email, đính kèm mã tra soát và bạn có thể gửi thư phản hồi.
Amazon sẽ gọi cho bạn, hãy chọn bộ phận phù hợp để giải quyết vấn đề của bạn.
Bạn sẽ trò chuyện trực tuyến với chuyên gia để giải quyết vấn đề.
Phương pháp 2 - Xử lý tranh chấp hiệu quả
Bước 1 - Bạn phải hiểu mình cần hay muốn gì khi tương tác với Amazon trước khi gọi.
Hãy suy nghĩ về lý do gọi điện và phản hồi tốt nhất mà bạn muốn từ Amazon. Bạn muốn trả lại hàng, hoàn tiền hoặc muốn có phiếu đổi hàng vì bị đối xử chưa đúng mực hay gặp rắc rối. Dù vấn đề của bạn là gì, hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi gọi điện để nhận được giải đáp tốt nhất.
Đặt câu hỏi rõ ràng, bình tĩnh và đi thẳng vào vấn đề. Hãy để Amazon biết chính xác lý do bạn gọi hay gửi email, và giải pháp tốt nhất để khắc phục vấn đề của bạn.
Bước 2 - Chuẩn bị sẵn các số liệu, số xác minh và ghi chú gửi hàng.
Bạn càng có nhiều thông tin thì càng dễ giải quyết tranh chấp theo hướng tích cực. Trước khi gọi, email hay bắt đầu tranh luận, hãy chuẩn bị và nắm rõ các thông tin liên quan.
Nếu cần gọi nhiều lần, hãy hỏi tên của người điều phối và mã tra soát khiếu nại của bạn, như vậy sẽ tiết kiệm được kha khá thời gian khi bạn gọi lại.
Bước 3 - Tìm ra giải pháp "hợp lý nhất", không phải giải pháp "đúng nhất".
Nếu bạn nhất mực nói người khác sai thì sẽ vô tình biến một cuộc thảo luận thành tranh luận. Họ có quyền phản bác lại và phớt lờ tranh chấp của bạn. Do đó, hãy suy nghĩ cách giải quyết công bằng với cả hai bên.
"Tôi là khách hàng lâu năm và tôi nghĩ chúng ta nên tìm cách đảm bảo rằng giao dịch này sẽ diễn ra theo đúng kế hoạch."
"Tôi hiểu là có một số khó khăn về kỹ thuật -- Tôi không cố ý đổ lỗi cho công ty! Tôi chỉ muốn tìm giải pháp để hoàn thành giao dịch theo tiêu chí tôn trọng lẫn nhau."
Bước 4 - Hãy lịch sự yêu cầu gặp cấp trên nếu người đại diện không thể giúp bạn.
Nếu không thể giải quyết với người đại diện hiện tại, hãy nhẹ nhàng hỏi xem bạn có thể trao đổi với quản lý của họ hay không. "Xin lỗi nhưng liệu tôi có thể nói chuyện với người nào đó có thể hỗ trợ tôi một cách trực tiếp hơn không?" là một câu mở đầu thích hợp. Nếu muốn có phiếu đổi hàng hay hoàn trả một số tiền lớn, bạn nên trao đổi trực tiếp với người quản lý.
Bước 5 - Nói chuyện nhẹ nhàng, lịch sự khi tương tác.
Trường hợp này rất dễ dẫn đến nổi nóng, quát tháo, nạt nộ, do đó bạn phải luôn nhớ rằng trong đa số trường hợp, Amazon không nhất thiết phải hỗ trợ bạn. Họ giúp bạn giải quyết vấn đề vì họ muốn tiếp tục kinh doanh và tôn trọng khách hàng. Họ sẽ không giải quyết nếu bạn nổi cáu với người đại diện qua điện thoại. Sau đây là một số câu bạn có thể sử dụng:
"Tôi biết đây không phải là lỗi của công ty, tôi chỉ muốn tìm cách giải quyết vấn đề này một cách công bằng."
"Cảm ơn rất nhiều vì đã trợ giúp tôi, tôi hiểu đây không phải là vấn đề và lỗi của bên công ty."
"Tôi hiểu đây chỉ là sự cố nên tôi rất hy vọng có thể tìm ra cách để giải quyết chuyện này."
"Tôi rất thích sử dụng Amazon, vậy nên tôi tự tin rằng chúng ta có thể tìm cách khắc phục vấn đề này."
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Ph%E1%BA%A3n-%E1%BB%A9ng-v%E1%BB%9Bi-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-th%C3%B4-l%E1%BB%97 | Cách để Phản ứng với người thô lỗ | Người thô lỗ là người không thể hiện sự quan tâm hoặc lòng tôn trọng đối với quyền lợi và cảm giác của người khác. Sự thô lỗ thường diễn ra một cách bất ngờ theo cách khó chịu hoặc gây sốc cho đối phương . Học được cách để phản ứng một cách bình tĩnh và cảm thông với sự khiếm nhã là một kỹ năng đáng giá, đặc biệt nếu bạn thường xuyên phải giao tiếp với những người này. Làm chuyển biến sự thô lỗ là một việc khó khăn, nhưng may mắn thay, có những kỹ thuật mà bạn có thể sử dụng để làm dịu người thô lỗ, bảo vệ bản thân, và thậm chí là cứu vãn mối quan hệ đang bị trục trặc. Việc chịu đựng sự khiếm nhã sẽ ảnh hưởng to lớn đến sức khỏe của bạn, vì vậy, bạn nên khám phá các lựa chọn khác nhau cho mình khi đối phó với vấn đề này để xây dựng cuộc sống hạnh phúc và ít căng thẳng hơn.
Phương pháp 1 - Thiết lập ranh giới
Bước 1 - Lựa chọn xem liệu bạn có nên phản ứng.
Không phải người nào có thái độ thô lỗ với bạn cũng xứng đáng nhận được sự phản hồi từ bạn. Nếu người đó rõ ràng đang lôi kéo bạn vào một cuộc chiến bằng cách nổi giận, bạn đừng để bản thân bị kéo vào cuộc chiến không mục đích. Cưỡng lại phút phản xạ tự vệ nhất thời là cách bảo vệ bản thân mạnh mẽ nhất. Bạn sẽ dễ thực hiện phương pháp này với người quen hơn là đồng nghiệp hoặc người nhà, nhưng bạn vẫn có quyền phớt lờ người đang khiếm nhã với bạn.
Nếu người khác chen ngang trước mặt bạn khi bạn đang xếp hàng, đây là hành động thô lỗ. Bạn có thể phớt lờ nó, hoặc thể hiện sự quyết đoán, tùy bạn thấy chuyện đó gây phiền hà cho mình đến mức nào. Tuy nhiên, nếu một người nào đó không xin lỗi khi họ ợ hơi, bạn không cần thiết phải phản ứng, dù đây cũng có thể cọi là không lịch sự.
Bước 2 - Lên tiếng một cách quyết đoán.
Sự quyết đoán nằm giữa hung hăng và thụ động. Trong khi phản ứng hung hăng thường được thể hiện thông qua hành động bắt nạt và sự thụ động sẽ mời gọi sự bắt nạt, phản ứng quyết đoán sẽ giúp bạn duy trì sự cứng rắn trong phản ứng của mình mà vẫn cho phép đối phương có không gian riêng.
Một trong những phương pháp giúp bạn luyện tập cách trở nên quyết đoán là rèn luyện cách nói chuyện một cách rõ ràng và thận trọng. Duy trì giọng điệu kiên quyết và điềm tĩnh nhưng chân thành.
Nếu có một người chen ngang trước mặt bạn khi đang xếp hàng và bạn muốn lên tiếng, bạn có thể nói: "Xin lỗi Ông/Bà. Có lẽ là ông/bà không trông thấy tôi, nhưng tôi đang đứng xếp hàng trước ông/bà".
Bước 3 - Diễn đạt cảm giác của bạn.
Ngoài kỹ thuật giao tiếp quyết đoán, việc diễn đạt cảm giác một cách rõ ràng sẽ khá hữu ích nếu đối phương không hiểu rằng họ đang làm sai do nhiều yếu tố, chẳng hạn như bệnh tâm thần như rối loạn lo âu xã hội, hoặc tự kỷ. Bạn sẽ không thể nào biết được khi người khác có nhận ra điều họ đang làm hay không, vì vậy, việc thể hiện rõ cảm giác của bạn là hành động hữu ích.
Cố gắng nói theo kiểu "Tôi cảm thấy bị tổn thương khi anh gọi tôi là kẻ phiền toái vì nó khiến tôi có cảm giác như mình bị xem thường".
Bước 4 - Hãy rõ ràng về hành vi có thể chấp nhận.
Ngoài việc nói rõ về cảm xúc của bản thân, bạn cũng cần phải nêu lên hành vi mà bạn có thể chấp nhận và ngược lại. Người đó sẽ không biết về tiêu chuẩn hành vi có thể chấp nhận của bạn trong tình huống xã hội. Có lẽ họ trưởng thành trong một gia đình mà lời lăng mạ thường được nói ra tại bàn ăn tối. Nếu bạn không sẵn sàng chịu đựng hành vi thô lỗ tương tự, bạn nên cho đối phương biết.
Bạn có thể nói "Tôi cảm thấy bị tổn thương khi anh gọi tôi là kẻ phiền toái vì nó khiến tôi có cảm giác như mình bị xem thường. Mong anh để ý đến cách nói chuyện với tôi."
Bước 5 - Bảo vệ bản thân.
Điều quan trọng là bạn cần phải tách bản thân khỏi hành vi thô lỗ và độc hại. Không may mắn thay, một vài người khiếm nhã nhất thường tấn công người nhạy cảm nhất. Bạn nên nhớ rằng bạn không phải là người có lỗi khi người khác hành động một cách thô lỗ, ngay cả khi họ nói rằng lỗi lầm thuộc về bạn. Mỗi người sẽ phải chịu trách nhiệm cho cách hành xử của mình, và bạn không chịu trách nhiệm cho hành vi thô lỗ của người khác. Tuy nhiên, có nhiều phương pháp để bảo vệ bản thân khỏi ảnh hưởng của sự khiếm nhã như:
Chia sẻ với bạn bè và gia đình. Nếu người khác nói lên một điều gì đó gây tổn thương cho bạn, bạn nên trò chuyện với người thân yêu của mình về nó để họ có thể cùng bạn vượt qua.
Lắng nghe tiếng nói của bản thân. Đừng cho phép bản thân chấp nhận điều mà người khác nói về bạn hoặc với bạn là luôn có lý. Thay vào đó, bạn nên lùi lại và xem xét bản thân mình.
Phương pháp 2 - Hiểu rõ về sự thô lỗ
Bước 1 - Tìm hiểu để xác định thế nào là hành vi thô lỗ.
Tương tự như ý nghĩa của nó, đôi khi bạn khó xác định được khi người khác đang có thái độ khiếm nhã, trêu chọc cho vui với thái độ thân thiện, hoặc một điều gì khác. Việc tìm cách để nhận biết sự thô lỗ sẽ giúp bạn đối phó với nó theo cách giúp giảm thiểu tối đa thiệt hại về mặt cảm xúc. Một vài yếu tố mà bạn nên xem xét bao gồm:
La hét và có hành vi bạo lực khác, như đập phá đồ đạc.
Không quan tâm hoặc không thể hiện sự quan tâm hoặc lòng tôn trọng đối với quyền lợi và cảm giác của bạn.
Nhắc đến tình dục hoặc chức năng của cơ thể theo cách xúc phạm đến người khác.
Thực hiện hành vi vượt quá giới hạn được xem là khiếm nhã. Trong trường hợp này, bạn nên cân nhắc xem liệu bạn có đang bị bạo hành về lời nói hay không. Liệu bạn có cảm giác như thể bạn thường xuyên phải cẩn thận để không xúc phạm đến người khác? Bạn có phải là mục tiêu của trò cười khiến bạn cảm thấy tồi tệ? Lòng tự trọng của bạn có liên tục bị hạ thấp?. Nếu có, bạn nên cân nhắc viết đơn khiếu nại với bộ phận nhân sự nếu người đó là đồng nghiệp hoặc rời bỏ người đó nếu họ là người yêu của bạn.
Bước 2 - Tìm hiểu nguyên nhân hình thành hành vi thô lỗ.
Có vô vàn lý do vì sao người khác lại trở nên khiếm nhã với bạn, ngoài việc trả thù cho điều mà bạn đã làm. Hiểu rõ lý do vì sao con người lại thực hiện hành vi thô lỗ sẽ giúp bạn hiểu được vấn đề chung, và phản ứng mộtt cách có ý thức cũng như ít gượng ép hơn.
Người khác có thể "so sánh theo chiều đi xuống" để tự cảm thấy mình ưu việt hơn . Đây là chiến thuật điều chỉnh vị thế xã hội, nếu họ có cảm giác có thể bắt nạt bạn bằng sự thô lỗ và lăng mạ, họ sẽ tự cảm thấy mình đang ở vị thế cao hơn. Tất nhiên là nó xuất phát từ sự bất an hơn là tự tin.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng đôi khi, con người sẽ áp đặt điều mà họ không muốn thừa nhận về bản thân lên người khác. Ví dụ, nếu trong lòng người đó nghĩ rằng ngoại hình của mình không hấp dẫn, người đó sẽ chê bai người khác xấu xí. Đây là hành động tạm thời chuyển vấn đề cho người khác.
Một người nào đó cũng có thể phản ứng bằng sự khiếm nhã khi họ có cảm giác bị đe dọa. Không nhất thiết bạn phải có đe dọa họ thực sự hay không; họ có thể có cảm giác này chỉ đơn giản vì sự hiện diện của bạn, nếu bạn là người tự tin hoặc sở hữu phẩm chất đáng khao khát.
Bước 3 - Khám phá động cơ tiềm ẩn.
Bạn nên tự hỏi bản thân xem liệu yếu tố nào buộc người đó tiếp cận bạn như cách họ đang thực hiện. Có lẽ họ chưa bao giờ được học về cách cư xử? Hoặc có thể họ có cảm giác bị đe dọa, sợ hãi hoặc buồn bực về vấn đề nào đó hoàn toàn không liên quan đến bạn? Bạn nên suy nghĩ về sự tương tác gần đây của mình và tìm hiểu xem liệu bạn có thể nêu lên lý do khả thi hay không, vì điều này sẽ giúp bạn phản ứng một cách phù hợp.
Nếu người đó là đồng nghiệp, liệu bạn có quên mất phải thực hiện nhiệm vụ nào đó mà sau đó chúng được giao lại cho họ hay không?
Nếu người đó là người thân, liệu có phải bạn đã đứng về phía một người nào đó trong cuộc tranh cãi?
Người đó thậm chí có thể cố gắng giúp đỡ theo cách vòng vo, hoặc muốn kết nối nhưng không biết cách.
Có thể họ vô tình khiến bạn buồn bực mà không biết rằng họ đang xử sự thô lỗ.
Bước 4 - Tìm hiểu về tác động của sự thô lỗ.
Nếu muốn biết có nên tránh xa người khiếm nhã hoặc xoa dịu sự thô lỗ hay không thì bạn nên quan sát tác động của sự thô lỗ đến bản thân mình. Tiếp nhận sự khiếm nhã từ phía người khác sẽ làm suy yếu mọi thứ từ khả năng sáng tạo và năng lực trí tuệ cho đến mức độ mà chúng ta muốn giúp đỡ người khác. Khiếm nhã có vẻ như chỉ là một vấn đề nhỏ nhặt dễ bỏ qua mà không có tác hại gì, nhưng kết quả nghiên cứu lại cho thấy điều đó không đúng.
Phương pháp 3 - Phản ứng một cách cảm thông
Bước 1 - Xin lỗi khi phù hợp.
Có phải sự khiếm nhã bắt nguồn từ một vấn đề khác? Có phải bạn đã góp phần hình thành nó hoặc thậm chí là bắt đầu gây thù oán vì điều mà bạn đã làm? Nếu vậy, một lời xin lỗi chân thành sẽ tạo nên sự khác biệt hoặc xoa dịu người đang giận dữ. Nếu người đó không chấp nhận lời xin lỗi của bạn, ít ra bạn cũng sẽ cảm thấy thanh thản trong tâm trí vì biết rằng bạn đã nhận lỗi và cố gắng sửa chữa tình hình. Nếu bạn không rõ mình đã làm gì, bạn vẫn có thể xin lỗi theo cách chung chung:
Ví dụ: "Tôi xin lỗi nếu tôi đã có hành động xúc phạm đến bạn. Tôi không cố ý".
Bước 2 - Sử dụng ngôn ngữ không phán xét, không bạo lực.
Bạn có thể dễ bị nhấn chìm trong vòng xoáy của sự thô lỗ, lời lăng mạ giận dữ, nhưng nếu bạn muốn phản ứng một cách hiệu quả và cảm thông hơn, bạn nên hít thở sâu và thay đổi cách phàn nàn của mình.
Ví dụ không tốt: "Bạn thật sự rất thô lỗ với tôi!"
Ví dụ tốt: "Tôi cảm thấy bị tổn thương vì lời bạn nói".
Bước 3 - Hỏi thăm về nhu cầu của người đó.
Bạn không thể luôn là người đáp ứng cho người khiếm nhã, nhưng bạn có thể hỏi thăm xem liệu bạn có thể giúp gì cho họ hay không. Cử chỉ tử tế này sẽ đem lại thành công cho bạn.
Ví dụ: "Tôi rất lấy làm tiếc khi thấy bạn buồn bực. Liệu tôi có thể giúp gì hoặc chúng ta có thể cùng nhau làm gì để bạn cảm thấy vui hơn không?".
Bước 4 - Nêu lên yêu cầu riêng của bạn.
Một cách để kết thúc tình huống khi một người nào đó đang trở nên khiếm nhã với bạn là giúp họ hiểu rõ quan điểm cũng như nhu cầu của bạn, theo cách cứng rắn nhưng lịch sự. Có nhiều bước để thực hiện quá trình này:
Xác định cảm giác của bạn. Cố gắng xác định xem điều gì đang diễn ra trong lòng bạn và yếu tố nào sẽ khiến bạn cảm thấy tốt hơn.
Giải thích với đối phương về lý do khiến bạn có cảm giác như vậy. Diễn đạt từ ngữ dựa trên nhu cầu của bạn thy vì dựa trên hành động sai trái của đối phương. Ví dụ: "Xin lỗi, nhưng tôi đã có một ngày khó khăn và tôi đang rất nhạy cảm. Chúng ta có thể dời lại cuộc trò chuyện này không?".
Yêu cầu thực hiện một điều nào đó khác đi. Không có gì phải ngượng ngùng khi bạn yêu cầu người khác thực hiện hành vi hoặc hành động cụ thể nào đó, sau khi giải thích quan điểm của bạn.
Bước 5 - Nuôi dưỡng lòng trắc ẩn.
Trắc ẩn có nghĩa là "đồng cam cộng khổ". Nếu bạn có thể cho người khác biết rằng bạn quan tâm đến cảm giác đau khổ của họ, rằng bạn muốn giúp đỡ họ, bạn có thể dễ vun đắp lòng nhân ái và sự cảm thông một cách hiệu quả với người khác hơn, để từ đó chấm dứt mối bất hòa. Tất cả chúng ta đều phải chịu đựng và cảm nhận nỗi đau, vì vậy đâu có gì khó khi biết đặt mình vào vị trí của người khác để thử hiểu vì sao họ lại trở nên thô lỗ như vậy. Cách thấu hiểu và ứng xử đầy cảm thông là rất hữu ích, vì sự cảm thông đem lại rất nhiều điều lợi, như làm tăng cảm giác thư thái cho tâm trí, gia tăng sự sáng tạo cũng như xây dựng sự tương tác lành mạnh.
Đôi khi, hành vi khiếm nhã xảy ra vì chỉ đơn giản là người đó gặp phải một ngày không vui. Có lẽ bạn sẽ nhận thấy rằng sau khi nói ra được nhu cầu của mình và giải tỏa được sự buồn bực, họ sẽ xin lỗi bạn vì đã có hành vi không tốt.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/%C4%90i%E1%BB%81u-tr%E1%BB%8B-u-nang-%C3%A2m-%C4%91%E1%BA%A1o | Cách để Điều trị u nang âm đạo | Phụ nữ thường có các u nang nhỏ, không đau và thường tự khỏi (u nang thể vùi). Tuy nhiên, nếu các khối u có hình dạng như những chiếc túi nằm xung quanh âm hộ hoặc âm đạo, có thể đó là các u nang biểu bì. Các u nang này thường không đau, nhất là với kích thước nhỏ. U nang âm đạo có thể hình thành do chấn thương, phẫu thuật, sinh nở hoặc xuất hiện không rõ nguyên nhân. Bạn nên theo dõi các u nang này, vì chúng có thể trở nên đau và kích ứng, đặc biệt là khi bị nhiễm trùng.
Phương pháp 1 - Chẩn đoán và theo dõi u nang
Bước 1 - Xét xem u nang của bạn thuộc loại nào.
Phần lớn u nang âm đạo là u nang biểu bì. Các u nang này nhỏ, không đau, thường không nổi rõ và tự khỏi. Nếu bạn thấy các u nang ở cả hai bên cửa âm đạo, có thể đó là các nang tuyến Bartholin. Bình thường, các tuyến này có chức năng tiết dịch bôi trơn môi âm đạo và cửa âm đạo, nhưng khi các tuyến bị tắc nghẽn, các nang chứa đầy dịch sẽ hình thành. Các dạng u nang ít phổ biến hơn có thể phát triển bên trong âm đạo bao gồm:
U nang ống Gartne: Các nang này hình thành trong giai đoạn phát triển bào thai và sẽ biến mất sau khi sinh. Các u nang phát triển trong giai đoạn sau đó cần được chẩn đoán bằng phương pháp chụp cộng hưởng từ.
U nang ống Muller: Các nang này phát triển từ các cấu trúc của bào thai, thường biến mất sau khi sinh, nhưng một số trường hợp thì không. Các nang này chứa đầy chất nhầy và có thể hình thành ở bất cứ vị trí nào trong thành âm đạo.
Bước 2 - Quan sát các dấu hiệu nhiễm trùng.
Hầu hết các u nang sẽ không gây khó chịu, nhưng bạn sẽ nhận thấy một số dấu hiệu nếu chúng bị nhiễm trùng. Điều quan trọng là bạn cần chú ý đến các triệu chứng này để nhanh chóng tìm sự chăm sóc y tế. Các dấu hiệu nhiễm trùng bao gồm:
Một khối u gần cửa âm đạo, đau hoặc nhức
Đỏ và sưng xung quanh khối u
Khó chịu khi bước đi hoặc ngồi
Đau khi giao hợp
Sốt
Bước 3 - Biết khi nào cần đi khám.
Bạn nên gọi cho bác sĩ tổng quát hoặc bác sĩ phụ khoa nếu có các triệu chứng nhiễm trùng hoặc nếu đau ở u nang. Tình trạng nhiễm khuẩn thông thường hoặc bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể khiến các u nang trở nên khó chịu. Các trường hợp này cần được điều trị y tế. Bạn nên cho bác sĩ biết nếu u nang tái phát, ngay cả khi liệu pháp điều trị tại nhà có hiệu quả. Các u nang tái đi tái lại cần phải xử lý bằng phẫu thuật.
Phụ nữ trên 40 tuổi có u nang tuyến Bartholin cần được phẫu thuật loại bỏ u nang. Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm để loại trừ bệnh ung thư, mặc dù ung thư tuyến Bartholin là cực kỳ hiếm.
Bước 4 - Tuân theo chỉ định của bác sĩ.
Ngoài việc xét nghiệm u nang để phát hiện ung thư, bác sĩ có thể phải điều trị u nang bị nhiễm trùng. Các phương pháp điều trị có thể bao gồm dẫn lưu nang tuyến Bartholin bằng một vết rạch và được giữ mở bằng các mũi khâu mà vài ngày sau sẽ được tháo ra. Có thể bạn sẽ được đặt ống để dẫn lưu u nang. Bác sĩ cũng có thể phẫu thuật loại bỏ u nang nếu u nang tái phát, u nang có kích thước lớn hoặc đau.
Nhớ rằng hầu hết các u nang âm đạo đều không cần điều trị mà chúng có thể tự khỏi. Nếu không tự biến mất, các u nang này vẫn duy trì kích thước nhỏ và không đau.
Bước 5 - Đi khám phụ khoa định kỳ.
Nếu đã được loại bỏ u nang, bạn nên đi khám định kỳ để xem chúng có tái phát không. Dù sao thì việc khám phụ khoa định kỳ cũng là điều nên làm. Những lần khám phụ khoa có thể phát hiện sớm u nang và ung thư cổ tử cung. Hiệp hội bác sĩ Hoa Kỳ khuyến cáo phụ nữ có nguy cơ ung thư cổ tử cung ở mức trung bình cần xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung và khám phụ khoa theo lịch mới như sau:
Tuổi từ 21 đến 29: cách 3 năm một lần
Tuổi từ 30 đến 65: cách 3 năm một lần (hoặc xét nghiệm HPV và phết tế bào âm đạo cách 5 năm một lần)
Trên 65 tuổi: không cần khám nếu xét nghiệm gần nhất có kết quả bình thường
Phương pháp 2 - Điều trị u nang âm đạo tại nhà
Bước 1 - Ngâm bồn tắm ngồi.
Đổ nước ấm vào bồn tắm ngồi gắn trên bồn cầu. Đây là vật dụng giúp bạn ngồi vào và ngâm vùng kín. Thêm vào nước 1-2 thìa canh muối epsom và khuấy cho tan. Ngồi trong bồn 10-20 phút, mỗi ngày 2 lần. Bạn nên ngâm bồn tắm ngồi trong 3-4 ngày hoặc đến khi tình trạng u nang được cải thiện.
Bạn có thể mua bồn tắm ngồi tại hiệu thuốc hoặc cửa hàng dụng cụ y tế. Nếu không có bồn tắm ngồi, bạn chỉ cần tích nước vào bồn tắm đến mức vài cm.
Bước 2 - Ngâm giấm táo.
Tuy vẫn cần được nghiên cứu thêm, nhưng người ta tin rằng giấm táo có thể giúp giảm kích thước và giảm sưng u nang âm đạo. Bạn có thể hòa 1 cốc giấm táo vào bồn tắm ngồi và ngâm, hoặc nhúng bông gòn vào giấm táo và đắp lên u nang 30 phút, mỗi ngày 2 lần cho đến khi giảm sưng.
Mặc dù giấm táo là liệu pháp tại nhà phổ biến, nhưng các nhà khoa học khuyến cáo không nên dựa vào giấm như một phương pháp điều trị y tế.
Bước 3 - Chườm ấm.
Rót nước nóng vào chai và dùng vải sạch bọc lại. Chườm chai nước lên u nang để giảm đau. Bạn cũng có thể thử dùng túi chườm nóng, nhưng nhớ lót một mảnh vải giữa da và túi chườm. Cẩn thận kẻo làm bỏng các mô mỏng manh ở vùng âm đạo.
Bạn cũng có thể nhúng mảnh vải cotton hoặc vải dạ vào nước nóng, vắt bớt nước và đắp lên u nang.
Bước 4 - Thoa hỗn hợp lô hội.
Trộn 1-2 thìa canh gel lô hội với ¼ - ½ thìa cà phê bột nghệ. Trộn kỹ cho đến khi thành hỗn hợp bột nhão. Dùng bông gòn hoặc tăm bông thoa hỗn hợp lên u nang. Để như vậy 20-30 phút, mỗi ngày một lần. Không rửa hoặc lau sạch, chỉ để hỗn hợp tự tan đi.
Bạn có thể lót băng vệ sinh hàng ngày để màu nghệ không làm ố quần áo.
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng nghệ có tính kháng viêm. Cách này có thể giúp giảm kích ứng do u nang âm đạo.
Bước 5 - Uống thuốc giảm đau không kê toa.
U nang thường phải mất vài ngày mới khỏi, vì vậy có thể bạn cần uống thuốc giảm đau như ibuprofen hoặc acetaminophen. Nếu vẫn thấy đau nhiều sau khi đã uống thuốc giảm đau không kê toa, bạn hãy liên lạc với bác sĩ.
Luôn luôn tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất về liều lượng và thời gian sử dụng thuốc.
Bước 6 - Tránh gây kích ứng u nang.
Đừng bao giờ chà xát u nang, ngay cả khi lau rửa. Ngâm trong bồn tắm ngồi hoặc bồn tắm thông thường là đủ để giữ sạch vùng da có u nang. Bạn đừng bao giờ thụt rửa, vì điều này là không cần thiết, có thể gây kích ứng u nang, và nói chung là có thể gây hại cho sức khỏe phụ nữ.
Vì phải tránh kích ứng u nang, bạn nên dùng băng vệ sinh thay vì tampon khi có kinh nguyệt.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Gi%E1%BA%A3m-c%C3%A2n-cho-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-Suy-gi%E1%BA%A3m-Ch%E1%BB%A9c-n%C4%83ng-Tuy%E1%BA%BFn-gi%C3%A1p | Cách để Giảm cân cho người Suy giảm Chức năng Tuyến giáp | Đối với một người bình thường và hoàn toàn khỏe mạnh, việc kiểm soát cân nặng thường mang lại cho họ chút khó khăn. Nhưng nếu bạn mắc bệnh về tuyến giáp thì việc giảm cân trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Tình trạng suy nhược tuyến giáp, hay còn gọi là bệnh giảm hoạt động của tuyến giáp, là nguyên nhân gây ra sự mất cân bằng chuyển hóa trong cơ thể. Hai dấu hiệu để nhận biết tình trạng nhược giáp bao gồm việc trao đổi chất diễn ra chậm và tăng cân. Thông qua việc chẩn đoán đúng bệnh cũng như thực hiện chế độ riêng biệt bao gồm ăn uống, tập thể dục và uống thuốc hợp lý, bạn có thể giảm cân trong khi vẫn sống chung với bệnh liên quan đến tuyến giáp này.
Phương pháp 1 - Có Kiến thức đầy đủ về Tình trạng suy nhược Tuyến giáp và Tăng cân
Bước 1 - Nhận biết được triệu chứng.
Bệnh nhược tuyến giáp thường có vô vàn triệu chứng, từ việc tăng cân cho đến da trở nên khô rát. Những triệu chứng này thường xuất hiện đột ngột hoặc từ từ trở nên trầm trọng hơn, giống như việc tăng cân.
Triệu chứng phổ biến bao gồm: Tăng cân không lường trước, mệt mỏi, dễ bị cảm lạnh, táo bón, da khô, mặt sưng húp, đau nhức cơ, sưng khớp, tóc thưa, nhịp tim đập chậm, trầm cảm và chu kỳ kinh nguyệt nặng hoặc không đều.
Mỗi người sẽ trải qua triệu chứng khác nhau và chúng có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi người, từ trẻ em cho đến người lớn.
Suy nhược tuyến giáp thường phổ biến ở nữ và những người có độ tuổi trên 50.
Bước 2 - Trò chuyện với bác sĩ.
Cách duy nhất để xác nhận việc bạn có bị tình trạng suy giáp và bệnh này có làm bạn tăng cân hay không là đến gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán và bắt đầu lên kế hoạch điều trị bệnh cho bạn.
Nếu bạn không đến gặp bác sĩ mà cứ lơ là ttriệu chứng bệnh, chúng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian.
Bước 3 - Tìm hiểu một vài sự thật về bệnh suy chức năng tuyến giáp và tăng cân.
Nguyên nhân của việc tăng thêm vài kí thực sự có phần phức tạp và không nhất thiết là do tình trạng suy giáp gây ra. Do đó, việc nhận biết được một số sự thật cơ bản về bệnh này và nguyên nhân tại sao cơ thể lại tăng cân sẽ giúp bạn thành công trong quá trình chuẩn bị khẩu phần ăn bổ dưỡng, lên kế hoạch tập thể dục đều đặn và dùng thuốc phù hợp với tình trạng hiện tại.
Hầu hết việc tăng cân mà có liên quan đến bệnh nhược giáp đều do cơ thể trữ quá nhiều muối và nước. Tuy nhiên, thói quen rèn luyện cơ thể và ăn uống của bạn cũng góp phần vào việc trọng lượng cơ thể tăng nhanh chóng. Tốt hơn hết là bạn nên loại bỏ yếu tố và trọng lượng dư thừa trên bằng cách theo dõi khẩu phần ăn và chế độ luyện tập hàng ngày.
Bệnh suy nhược tuyến giáp hiếm khi gây ra sự tăng cân đáng kể. Bệnh này chỉ thường làm bạn tăng khoảng từ 2.2 đến 4.8 cân. Nếu bạn tăng hơn khoảng này, nguyên nhân có thể nằm ở việc bạn ăn uống như thế nào và bạn tập luyện ra sao.
Nếu việc tăng cân là triệu chứng duy nhất mà bạn trải qua khi mắc bệnh nhược giáp, thì khả năng trọng lượng cơ thể bạn tăng do bệnh là rất thấp.
Phương pháp 2 - Phương pháp Giảm cân thông qua Ăn uống và Luyện tập Thể dục
Bước 1 - Tham khảo ý kiến bác sĩ.
Dựa trên chẩn đoán mà bác sĩ cung cấp cho bạn, bạn có thể không cần uống thuốc điều trị suy giảm chức năng tuyến giáp. Nếu trường hợp này xảy ra với bạn, hãy hỏi bác sĩ xem cách nào tốt nhất để giảm cân trước khi bắt đầu chương trình luyện tập và ăn uống hợp lý.
Mặc dù bữa ăn và chế độ rèn luyện cơ thể hàng ngày đều đóng vai trò quan trọng đến sức khỏe chung, việc hỏi ý kiến của bác sĩ xem phương pháp nào tốt nhất cho bạn trong việc giảm cân cũng quan trọng không kém.
Bước 2 - Không nên ảo tưởng và mong đợi quá nhiều.
Sau khi đã thảo luận với bác sĩ về phương pháp điều trị bệnh nhược giáp, hãy biến kế hoạch giảm cân của bạn thành hành động thông qua ăn uống và tập luyện thể dục hợp lý. Điều quan trọng ở đây là không nên mong chờ trọng lượng cơ thể bạn sẽ giảm một cách cấp tốc.
Đừng hy vọng cân nặng sẽ sụt giảm nhanh chóng. Hầu hết mọi người vẫn phải luyện tập vất vả để giảm lượng cân thừa, ngay cả sau giai đoạn chẩn đoán bệnh. Giảm cân từ từ là cách tốt nhất để phòng tránh tình trạng thừa cân về lâu về dài. Nếu bạn nhận thấy rằng trọng lượng có thể bạn không hề suy giảm xíu nào, hãy thử điều chỉnh khẩu vị ăn uống và bắt đầu chế độ rèn luyện sức khỏe vì thói quen này có thể giúp bạn mau giảm cân hơn.
Bước 3 - Dùng bữa đều đặn và lành mạnh.
Thưởng thức khẩu phần ăn lành mạnh, cân bằng và đều đặn sẽ giúp bạn giảm trọng lượng dư thừa không chỉ do bệnh tuyến giáp gây ra, mà còn do suất ăn nghèo nàn và thiếu tập thể dục thường xuyên làm ảnh hưởng. Chẳng hạn như thực phẩm có chứa lượng chất béo vừa phải, carb phức hợp và hạn chế muối được xem là sự lựa chọn hoàn hảo cho tình trạng bệnh và sức khỏe tổng quát của bạn.
Nên chuẩn bị suất ăn có chứa khoảng 1.200 calo giàu dinh dưỡng một ngày và khẩu phần ăn này cũng sẽ bù đắp phần trọng lượng mà bạn tăng nhưng không liên quan đến tình trạng suy nhược tuyến giáp.
Thưởng thức protein không mỡ như thịt gà, thịt bò thăn xay, hoặc đậu nành Nhật bản (edamame) trong hầu hết bữa ăn sẽ giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất cũng như giúp cơ thể đốt cháy một lượng lớn calo. Việc này còn giúp bạn đốt cháy lượng mỡ dư thừa không cần thiết đóng góp vào việc tăng cân.
Ăn ngũ cốc nguyên hạt như bột nguyên cám, bột yến mạch và hạt diêm mạch, thay vì hấp thụ tinh bột như bánh mì.
Bước 4 - Tránh thức ăn không tốt cho sức khỏe.
Nếu mục tiêu của bạn là giảm cân, ý kiến hay ở đây là nói không với thực phẩm không đảm bảo sức khỏe hoặc thức ăn rác (thức ăn chứa ít chất dinh dưỡng), vì chúng chứa nhiều natri. Khoai tây chiên, nachos, pizza, hamburgers, bánh ngọt và kem không giúp ích gì cho bạn trong việc giảm cân hoặc loại bỏ lượng nước và muối tồn trữ trong cơ thể.
Nói không với tinh bột và carbs dạng đơn giản như bánh mì, kẹo giòn, mỳ, cơm, ngũ cốc và thực ăn khô. Loại bỏ thực phẩm trên ra khỏi khẩu phần ăn hàng ngày còn giúp bạn giảm cân.
Bước 5 - Cắt bỏ lượng Natri ra khỏi bữa ăn.
Hầu hết tình trạng tăng cân do bệnh nhược tuyến giáp đều có nguyên nhân từ việc lượng muối và nước tích trữ trong cơ thể quá nhiều. Do đó, nên cắt lượng Natri ra khỏi suất ăn càng nhiều càng tốt. Quá nhiều muối sẽ làm cơ thể giữ lại nhiều nước và đồng thời làm bản thân bạn nặng ký hơn.
Không nên hấp thụ hơn 500mg Natri mỗi ngày.
Tránh xa thức ăn giàu Natri. Chẳng hạn như đồ ăn chế biến sẵn thường chứa một lượng lớn Natri.
Một cách khác để tống khứ lượng muối dư thừa trong cơ thể bạn là thưởng thức thực phẩm giàu kali như quả chuối, mơ, cam, khoai lang và củ dền.
Bước 6 - Uống nhiều nước.
Cách tốt nhất để giảm trọng lượng dư thừa từ nước là luôn giữ bản thân trong tình trạng đủ nước. Uống nhiều nước suốt một ngày sẽ giúp cơ thể đủ nước đồng thời giúp bản thân không bị trữ nước thừa và tăng cân do nước.
Tránh đồ uống có đường, đặc biệt là soda và nước trái cây đóng hộp.
Bước 7 - Cân nhắc đến việc dùng chất dinh dưỡng bổ sung.
Một số người có kết quả kiểm tra nằm trong phạm vi “bình thường” của việc sản xuất hormone tuyến giáp thì không cần uống thuốc điều trị bệnh suy giáp ngay cả khi họ cũng trải qua một vài triệu chứng bệnh. Trong trường hợp này, sử dụng chất dinh dưỡng bổ sung như selenium, đồng thời kết hợp với chế độ luyện tập và ăn uống cân bằng sẽ giúp họ giảm cân.
Bước 8 - Duy trì thói quen đi toilet.
Đi cầu (thải phân) thường xuyên sẽ giúp đào thải Natri thừa mứa và nước ra khỏi hệ thống cơ thể. Loại bỏ những yếu tố này và chất thải khác còn đồng thời đóng góp vào việc giảm cân và duy trì tình trạng sức khỏe chung của bạn.
Bạn cần nhiều chất xơ để dễ đi ngoài và dễ tống khứ muối và nước dư thừa ra khỏi cơ thể. Nên đặt mục tiêu là hấp thụ khoảng từ 35 - 40mg chất xơ một ngày từ các nguồn chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan.
Chất xơ hòa tan thường được tìm thấy trong thực phẩm như yến mạch, các loại đậu, táo, lê và cây lanh. Bạn cũng có thể cung cấp cho cơ thể chất xơ không hòa tan từ nguồn thức ăn như bột mì nguyên cám và gạo lứt. Rau xanh như bông cải xanh, bí ngồi, cà rốt và cải xoăn kale, cũng chứa hàm lượng cao chất xơ không hòa tan.
Thường xuyên tập thể dục còn giúp bạn đi cầu dễ dàng bởi vì bài tập sẽ tạo lực lên ruột và buộc chúng phải di chuyển.
Bước 9 - Rèn luyện sức khỏe.
Áp dụng bài tập tăng nhịp tim sẽ giúp bạn giảm cân đồng thì duy trì tình trạng sức khỏe tổng quát. Thảo luận với bác sĩ về chế độ tập sức bền trước khi bạn thực sự bắt đầu.
Hãy đặt mục tiêu đi bộ 10.000 bước 1 ngày; điều đó có nghĩa là bạn nên đi bộ khoảng 8km trong vòng 1 ngày.
Mang theo bên mình máy đếm bước chân (pedometer) có thể giúp bạn chắc chắn rằng bạn đi bộ đủ bước trong 1 ngày.
Tất nhiên, bạn hoàn toàn có thể tập bất kỳ bài tập sức bền nào miễn là chúng có thể giúp bạn giảm cân và cải thiện sức khỏe. Bên cạnh việc đi bộ đường dài, đừng quên cân nhắc đến việc chạy bộ, bơi lội, chèo thuyền, hoặc đạp xe.
Bước 10 - Luyện tập với mục đích tăng sức mạnh cơ bắp.
Ngoài bài tập tăng nhịp tim, thì việc rèn luyện cơ bắp cũng đóng vai trò rất quan trọng trong mục tiêu giảm cân của bạn. Chúng không chỉ giúp bạn có cơ bắp săn chắc, mà còn tăng cường sức khỏe chung.
Trước khi bắt đầu bất cứ chương trình tập cơ bắp nào, đừng quên hỏi ý kiến bác sĩ và thậm chí là huấn luyện viên chuyên môn vì họ có thể gợi ý cho bạn kế hoạch luyện tập tốt nhất phù hợp với cho khả năng và nhu cầu của bạn.
Phương pháp 3 - Phương pháp Giảm cân bằng cách kết hợp Uống thuốc, Ăn uống và Tập thể dục đều đặn
Bước 1 - Đến gặp bác sĩ.
Đây là người duy nhất có thể chẩn đoán tình trạng suy nhược tuyến giáp. Đừng ngại nói cho bác sĩ nghe về mối bận tâm của bạn về bệnh này. Sau đó, họ sẽ tiến hành xét nghiệm và tiến hành kiểm tra chung. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ kê cho bạn liều thuốc nhẹ nhất để điều trị bệnh nhược giáp.
Sự chẩn đoán này sẽ quyết định việc bạn có cần dùng thuốc điều trị hay không.
Bước 2 - Đọc kỹ toa thuốc.
Bác sĩ sẽ ghi cho bạn đơn thuốc, thường là Levothyroxine, có thể giúp bạn kiểm soát được tình trạng bệnh. Mang đơn thuốc này đến đến cửa hàng dược phẩm nào gần đó để mua thuốc và bắt đầu quá trình điều trị.
Hỏi bác sĩ hoặc người bán thuốc bất kỳ câu hỏi nào mà bạn muốn biết về loại thuốc hoặc tiến trình điều trị bệnh.
Bước 3 - Uống thuốc đều đặn.
Một cách hay để đối phó với bệnh hay quên là uống thuốc cùng một thời điểm vào mỗi ngày. Nếu bạn đang dùng chất bổ sung hoặc loại thuốc khác, hãy dùng thuốc điều trị nhược giáp trước để tránh tình trạng tương tác giữa các loại thuốc.
Tốt nhất là uống thuốc điều trị suy giáp khi dạ dày rỗng và uống vào thời điểm1 tiếng trước khi dùng thuốc khác.
Sau khi uống thuốc suy nhược tuyến giáp xong, bạn nên chờ khoảng 4 tiếng trước khi uống các loại thuốc viên khác như thuốc viên tăng cường vitamin, thuốc bổ sung chất xơ, hoặc thuốc chống axit (antacids).
Bước 4 - Không nên ngừng uống thuốc trừ khi bác sĩ khuyên bạn nên làm như vậy.
Ngay cả khi bạn cảm thấy khá hơn, đừng quên uống thuốc thường xuyên cho đến khi bạn nói chuyện lại với bác sĩ về việc này. Hầu hết bệnh nhân bị tình trạng suy giáp đều cần đến sự hỗ trợ của thuốc trong suốt cuộc đời họ.
Bước 5 - Luôn biết cách nhìn nhận mọi thứ một cách thực tế.
Khi uống thuốc điều trị bệnh nhược giáp, chẳng hạn như thuốc Levothyroxine, nên nhớ rằng bạn chỉ giảm được một lượng nhỏ cân nặng cơ thể. Lượng cân nặng bị hao hụt này chủ yếu là do lượng muối và nước thừa.
Không nên trông chờ việc trọng lượng cơ thể sẽ giảm một cách thần kỳ. Hầu hết mọi người vẫn phải luyện tập vất vả để giảm cân, kể cả khi sau quá trình điều trị tình trạng suy giáp. Trong một số trường hợp, bạn có thể tăng thêm vài cân cộng với trọng lượng do bệnh tuyến giáp gây ra. Để giảm trọng lượng cơ thể, cách tốt nhất là có bữa ăn và chế độ luyện tập như đề cập ở trên.
Bước 6 - Kết hợp việc uống thuốc với lời khuyên của bác sĩ về chế độ ăn uống và rèn luyện cơ thể thích hợp.
Nếu bạn đang trong giai đoạn dùng thuốc, cách hiệu quả nhất để giảm cân do suy giáp gây ra là kết hợp việc uống thuốc với kế hoạch tập luyện cơ thể và khẩu phần ăn hợp lý. Thảo luận với bác sĩ về phương thức này trước khi bắt tay vào thực hiện.
Áp dụng quy tắc tương tự cho bữa ăn và bài tập để giảm cân ngay cả khi bạn không uống thuốc điều trị nhược giáp.
| {
"is_expert": false,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Tr%E1%BB%8B-b%E1%BB%8Fng-do-s%C3%A1p | Cách để Trị bỏng do sáp | Những vết bỏng do sáp có thể rất đau đớn, nhưng bạn đừng lo. Dù bị bỏng khi tẩy lông bằng sáp, do nến cháy hay khi làm việc với sáp nóng, bạn có thể thực hiện vài bước để giảm đau và điều trị vết bỏng. Khi xảy ra bỏng nhẹ, bước đầu tiên là làm mát vết bỏng và loại bỏ sáp, sau đó là rửa sạch, xử lý và băng vết bỏng.
Phương pháp 1 - Làm mát vết bỏng và loại bỏ sáp
Bước 1 - Ngâm vết bỏng trong nước lạnh đến 20 phút.
Bước đầu tiên để xử lý bỏng do sáp là làm mát da. Tích nước mát vào bồn rửa, bồn tắm hoặc chậu và ngâm vết bỏng ít nhất 5 phút, nhưng tốt nhất là ngâm đến gần 20 phút.
Nếu vết bỏng ở trên mặt, bạn hãy nhúng khăn vào nước mát và đắp lên mặt.
Bạn cũng có thể dùng túi đá để chườm mát vết bỏng.
Chỉ dùng nước. Không dùng bất cứ loại xà phòng hoặc chất tẩy rửa nào khác để tránh kích ứng vùng da bị bỏng.
Bước 2 - Loại bỏ sáp còn dính trên da.
Sau khi ngâm, bạn hãy quan sát xem có còn sáp dính trên vết bỏng không. Cẩn thận bóc sáp ra. Ngừng bóc nếu thấy da bị tróc ra theo sáp.
Tránh bóc những mẩu sáp dính vào vết phồng rộp.
Bước 3 - Xác định xem vết bỏng có thể điều trị được tại nhà hay không.
Các vết bỏng nhỏ và nhẹ có thể điều trị tại nhà an toàn. Tuy nhiên, nếu có những chỗ bỏng chuyển màu trắng hoặc đen, nếu bạn nhìn thấy xương hoặc cơ, hoặc nếu vết bỏng có diện tích rộng, bạn cần phải tìm sự chăm sóc y tế.
Bước 4 - Dùng sáp dầu (kem Vaseline) để loại bỏ sáp còn lại.
Nếu vẫn còn sáp dính vào vết bỏng, bạn hãy bôi một lớp sáp dầu lên đó. Chờ 10 phút, sau đó dùng khăn mềm, ẩm để lau nhẹ nhàng. Lớp sáp còn lại sẽ bong ra.
Phương pháp 2 - Xử lý vết bỏng
Bước 1 - Dùng nước rửa vết bỏng.
Rửa tay bằng nước và xà phòng nhẹ dịu trước khi rửa vết bỏng bằng nước mát. Không xoa xà phòng vào vết bỏng. Dùng khăn khô, mềm để thấm khô sau khi rửa.
Vài mẩu da có thể bong ra trong quá trình rửa.
Các vết bỏng đặc biệt dễ bị nhiễm trùng, do đó điều tối quan trọng là phải giữ sạch vết bỏng.
Bước 2 - Thoa lô hội tinh khiết hoặc thuốc mỡ kháng sinh lên vết bỏng.
Tìm mua lô hội nguyên chất 100% tại hiệu thuốc. Thoa một lớp mỏng lô hội lên vùng da bị bỏng.
Nếu nhà có trồng cây lô hội, bạn có thể cắt một lá và lấy phần gel bên trong ra bôi vào vết bỏng.
Bạn cũng có thể dùng dầu vitamin E nếu không có lô hội.
Một lựa chọn khác là dùng kem silvadene bạc để chống nhiễm trùng.
Bước 3 - Băng vết bỏng bằng gạc y tế.
Nếu vết bỏng có các vết phồng rộp và/hoặc rách da, bạn nên băng lại. Đặt 1-2 lớp gạc y tế lên vết bỏng và dùng băng dính y tế băng cố định. Thay gạc 1-2 lần mỗi ngày hoặc khi gạc bị ướt hoặc bẩn.
Bước 4 - Uống ibuprofen để giảm đau và sưng.
Các thuốc kháng viêm không kê toa như ibuprofen có thể giúp bạn dễ chịu hơn. Sử dụng theo hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc.
Nâng cao vùng có vết bỏng để giảm sưng.
Bước 5 - Tránh chạm vào vết thương.
Cố gắng tránh gãi hoặc cậy vết thương dù có muốn đến mấy, vì điều này có thể gây nguy cơ tổn thương thêm. Bàn tay thường có vi khuẩn có thể khiến vết bỏng nhiễm trùng, ngoài ra bạn có thể làm tổn thương da khi chạm vết bỏng chưa lành hẳn. Hãy tránh chạm vào vết thương để nó có thể nhanh hồi phục.
Bước 6 - Tránh ra nắng.
Vùng da bị bỏng cực kỳ nhạy cảm, do đó bạn cần phải bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời. Hạn chế ra ngoài trời khi không cần thiết để vết bỏng mau lành.
Nếu phải là ngoài trời, bạn nên thoa kem chống nắng lên vùng da bị bỏng. Chọn loại kem có chỉ số chống nắng SPF ít nhất là 30. Nhớ mặc trang phục che được nắng.
Bước 7 - Tìm sự chăm sóc y tế nếu bạn nhận thấy có các dấu hiệu nhiễm trùng.
Nếu vết bỏng có các dấu hiệu nhiễm trùng (như có mùi hôi, mưng mủ hoặc đỏ nhiều hơn), bạn cần phải tìm sự chăm sóc y tế. Bạn cũng nên đến gặp bác sĩ nếu vết bỏng không lành sau 2 tuần.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/S%E1%BB%AD-d%E1%BB%A5ng-t%E1%BB%AB-%C4%91i%E1%BB%83n | Cách để Sử dụng từ điển | Trong gần một triệu từ vựng tiếng Anh thì một người nói tiếng Anh bình thường biết khoảng 60.000 từ. Ngoài việc hỗ trợ phát âm và tra cứu ý nghĩa của từ, từ điển còn là công cụ hoàn hảo để nâng cao kỹ năng tiếng Anh thông qua lượng thông tin phong phú về ngữ pháp và cách sử dụng từ, tuy nhiên để có điều đó bạn phải biết cách sử dụng từ điển.
Phương pháp 1 - Tìm hiểu về từ điển
Bước 1 - Chọn đúng loại từ điển.
Thỉnh thoảng bạn nên thay từ điển để cập nhật thêm các từ vựng mới được bổ sung hằng năm.
Cân nhắc mua từ điển chuyên ngành nếu nó có ích cho việc học hay công việc. Một số ví dụ về từ điển chuyên ngành là từ điển ngôn ngữ, từ điển kỹ thuật, từ điển theo vần, từ điển ô chữ, từ điển môn học (toán, hóa, sinh học v.v...), từ điển hình ảnh (rất tốt cho học ngoại ngữ hay tìm hiểu về kiến thức kỹ thuật), từ điển tiếng lóng và thành ngữ, và còn một số loại khác.
Lưu ý là nhiều quốc gia có từ điển bản địa của riêng họ, chúng hiệu quả hơn loại từ điển bạn tìm mua ở một nơi bất kì nào đó, chẳng hạn từ điển Macquarie của Úc, Oxford của Anh, Webster của Mỹ và v.v...
Một số trường trung học, đại học và doanh nghiệp ưu tiên sử dụng một loại từ điển nhất định. Đó là vì họ muốn sinh viên hay nhân viên có cách hiểu và sử dụng từ thống nhất, đảm bảo mọi người đều dùng đúng các thuật ngữ khi làm bài tập, biên tập và báo cáo.
Bước 2 - Đọc phần giới thiệu.
Cách tốt nhất để biết cách sử dụng một loại từ điển nào đó là phải đọc phần giới thiệu, nơi trình bày về cách sắp xếp các mục từ. Phần giới thiệu cung cấp một số thông tin quan trọng như các từ viết tắt và mẫu tự phiên âm được sử dụng xuyên suốt từ điển.
Phần này nêu rõ cách bố trí các mục từ (họ thường ghi ra từ vựng, các biến thể của từ đó, từ loại, cách phát âm, giải nghĩa v.v...). Sau khi đọc xong bạn biết cách tra các từ muốn tìm và cách sử dụng thông tin tìm được.
Ngoài ra còn có thông tin về cách phát âm của các từ có cách đánh vần tương tự, hữu ích cho bạn khi nghe được một từ nào đó nhưng không biết cách viết. Ví dụ, nếu bạn nghe được là "not", đó có thể là chữ "knot" với âm "k" là âm câm, và danh sách đó cho bạn các gợi ý để tìm ra đúng từ.
Bước 3 - Tìm hiểu các từ viết tắt.
Từ điển thường sử dụng các từ viết tắt trong phần mô tả nghĩa của từ. Do đó đôi khi bạn sẽ lúng túng khi chưa nắm rõ các từ viết tắt này. Thông thường người ta cung cấp một danh sách các từ viết tắt nằm gần những trang đầu, trong phần giới thiệu hoặc ngay sau đó.
Ví dụ, “adj” viết tắt cho từ “adjective” và cho bạn biết từ mình đang tra cứu là loại từ gì. Tương tự, “adv” hay “advb” ứng với hai từ “adverb; adverbial” (trạng từ).
Đối với ký hiệu "n" ta có ít nhất ba trường hợp xảy ra: phổ biến nhất là "noun" (danh từ), nhưng cũng có thể là "neuter" (giống trung) hoặc "north" (phía bắc), căn cứ vào ngữ cảnh để xác định. Vì vậy bạn cần biết ngữ cảnh sử dụng từ mà mình cần tra.
Bước 4 - Tìm hiểu phần hướng dẫn phát âm.
Nếu nhảy ngay vào tra từ mà không quan tâm tới hướng dẫn phát âm thì có thể bạn sẽ khó hiểu với các ký hiệu, do đó trước tiên bạn cần tìm hiểu ý nghĩa của các ký hiệu này.
Cách phát âm của một từ được đặt giữa hai dấu gạch in nghiêng (\ \).
Dấu nhấn đơn (') đặt trước âm tiết là trọng âm chính của từ, dấu nhấn kép (") đặt trước âm tiết là trọng âm phụ của từ, âm nhẹ hơn hai loại trọng âm này không có đánh dấu nhấn. Ví dụ, từ penmanship sẽ được phiên âm như sau \'pen-m&n-"ship\.
Ký hiệu \&\ chỉ nguyên âm không nhấn. Ký hiệu này thường xen vào giữa một nguyên âm nhấn với một trong hai âm \r\ hay \l\, như trong từ sour \'sau(-&)r\.
Ký hiệu \ä\ tượng trưng cho âm "a" xuất hiện trong các từ như "caught" hay "fought". So sánh ký hiệu này với ký hiệu \a\ chỉ âm "a" trong những từ như "mat, map, snap" và còn nhiều từ khác. Một từ vựng không nhất thiết phải có ký tự "a" để có cách phát âm của ký tự này.
Phương pháp 2 - Tra từ
Bước 1 - Tìm đúng phân vùng từ điển có ký tự đầu tiên của chữ cần tìm.
Từ điển thường sắp xếp từ vựng theo thứ tự chữ cái abc. Ví dụ, chữ "dog" bắt đầu với "d" nên nằm trong phân vùng sau ký tự "c" và trước "e".
Để ý cách đánh vần của những từ dễ nhầm lẫn như "gnome" bắt đầu bằng ký tự "g", "psychology" bắt đầu với "p" hay "knock" bắt đầu với "k" và v.v...
Nếu biết chắc ký tự đầu tiên là gì, bạn có thể bắt đầu tra ký tự đó. Tuy nhiên nếu không tìm thấy từ này bạn nên thử tìm sang phần của chữ cái khác. Ví dụ, nếu bạn không biết rằng từ "psychology" bắt đầu với "p", đầu tiên bạn sẽ tìm trong phần chữ cái "s". Sau khi không tìm thấy bạn nên tìm tiếp trong phần chữ cái "p" vì bạn có thể suy luận ra từ các từ "psychic" và "psychosis".
Nên nhớ một số từ phát âm giống nhau nhưng cách viết rất khác. Chẳng hạn tự "throne" và "thrown" viết khác nhau và có nghĩa hoàn toàn khác. Vì vậy bạn phải cẩn thận với từ mình tra được.
Bước 2 - Đọc các chữ hướng dẫn.
Đây là hai chữ nằm trên đỉnh trang giấy, cho bạn biết những từ nào có trên trang đó. Chúng giúp bạn xác định chính xác phần cần tìm cho chữ muốn tra.
Ví dụ, bạn sẽ mở phần chữ cái "B" nếu đang tìm từ "bramble". Trong khi lật bạn phải nhìn lên đỉnh trang giấy cho đến khi tới trang có hai chữ "braid bread". Nó cho bạn biết trên trang đó có các từ nằm giữa hai từ braid và bread. Vì "bramble" bắt đầu với "b-r-a" nên nó sẽ nằm trong phần này.
Từ điển luôn sắp xếp theo thứ tự abc nên bramble (b-r-a) xuất hiện trước bread (b-r-e).
Bước 3 - Dò theo thứ tự từ trên xuống.
Nếu bạn đang tìm từ "futile" thì nhìn dọc theo các từ "furry", "fuse" và "fuss". Vì từ cần tìm bắt đầu với "f-u-t" nên bạn phải nhìn lướt qua các từ bắt đầu với "f-u-r" và "f-u-s" cho đến khi thấy khu vực có các chữ bắt đầu bằng "f-u-t". Trong trường hợp này bạn dò từ trên xuống, đi qua "fut", "Futhark" và tiếp theo là từ "futile".
Bước 4 - Đọc phần mô tả ý nghĩa.
Sau khi tìm ra vị trí từ, bạn sẽ thấy phần mô tả ý nghĩa của nó (nếu có nhiều hơn một nghĩa thì nghĩa phổ biến nhất được ghi đầu tiên), cách phát âm, cách viết hoa (nếu là danh từ riêng), loại từ và v.v...
Một vấn đề nữa là người học khó hiểu hết phần giải nghĩa, vì trong đó có các từ mà bạn không hiểu và tiếp tục phải tra, tuy nhiên không nên nản lòng. Bạn xem có thể hiểu các câu ví dụ cung cấp trong đó không, nếu không thì nên tra các từ chưa biết nghĩa.
Đôi khi từ điển cũng cung cấp từ đồng nghĩa (từ có cùng nghĩa với từ đang tìm) và từ trái nghĩa (có nghĩa ngược lại với từ cần tìm). Ví dụ, từ futile có một số từ đồng nghĩa như "fruitless" và "unsuccessful", từ trái nghĩa có thể là "effective" hay "helpful". Bạn cũng thấy các từ họ hàng của từ này như "futility".
Nhiều từ điển cũng ghi rõ nguồn gốc hay lịch sử dẫn tới xuất hiện từ vựng. Cho dù bạn không biết tiếng Latinh hay Hy Lạp Cổ đại, thông tin này cũng giúp bạn nhớ và hiểu được từ đó.
Nhiều từ điển cũng chỉ cách đánh vần các biến thể tiếng Anh khác (tiếng Anh Mỹ, Anh Anh, Anh Úc v.v...).
Bước 5 - Mặt khác, bạn cũng có thể dùng từ điển trực tuyến.
Từ điển trực tuyến khá dễ dùng, bạn chỉ cần chọn một cái miễn phí và phù hợp cho mình, hoặc sử dụng phiên bản tốn phí nếu nơi học hay làm việc có đăng ký. Bạn phải gõ từ cần tra vào ô, công cụ tìm kiếm sẽ trả về từ đó cùng với mô tả ý nghĩa kèm theo và có hầu hết các thành phần như đề cập bên trên.
Tận dụng nội dung âm thanh có trong từ điển trực tuyến, chức năng này rất hữu khi bạn không biết cách phát âm của của từ.
Muốn sử dụng Google tìm nghĩa của từ, bạn gõ "futile nghĩa là". Công cụ tìm kiếm sẽ tìm ra ý nghĩa của từ đó.
Bạn lưu ý là các ứng dụng miễn phí không đầy đủ như ứng dụng tốn phí hay từ điển giấy, ghi nhớ điều này khi bạn không chắc mình đã tìm đúng câu trả lời hay chưa.
Phương pháp 3 - Sử dụng tính năng bổ sung của từ điển
Bước 1 - Từ điển còn cung cấp các mẫu thư tiêu chuẩn.
Thông thường từ điển giấy (không phải ứng dụng trực tuyến) có một số mẫu thư tiêu chuẩn để xin việc, thư trả lời, khiếu nại hay các văn bản có tính trang trọng khác.
Bước 2 - Tìm nhiều thông tin khác.
Từ điển không chỉ có từ vựng và nghĩa của từ, một số còn cung cấp nhiều thông tin về thế giới dưới dạng các danh sách. Trong đó phổ biến nhất là thông tin về địa lý (như bản đồ, đất nước, thành phố, thủ đô v.v...).
Từ điển giấy thường có dữ liệu về đơn vị khối lượng và thể tích, cũng như bảng chuyển đổi giữa các loại đơn vị. Chức năng này khá tiện lợi khi bạn cần chuyển từ đơn vị cân Anh sang kilôgam và ngược lại.
Bạn cũng tìm thấy số liệu thống kê về dân số ở nhiều thành phố và đất nước, cũng như hình ảnh lá cờ của quốc gia, tiểu bang, tỉnh và các khu vực trên thế giới.
Nhiều từ điển còn bổ sung dang sách người nổi tiếng hay nhân vật lịch sử để bạn nghiên cứu.
Bước 3 - Vui học cùng từ điển!
Mỗi khi rảnh bạn có thể mở mang thêm kiến thức cho mình bằng cách mày mò từ điển. Bạn chỉ cần mở ngẫu nhiên một trang nào đó rồi xem có từ nào lạ hay thú vị không. Chú ý ý nghĩa của những từ này và cố gắng bổ sung thêm vào kho từ vựng của mình, hoặc đem ra dùng sau đó để chúng thật sự ăn sâu và trí nhớ.
Chơi trò chơi từ điển với nhóm bạn. Trò chơi này yêu cầu phải có một cuốn từ điển và vài người bạn. Người đầu tiên tra một từ thật khó và ứng dụng nó vào một câu. Những người còn lại phải đoán xem từ đó có dùng đúng hay không hay chỉ là sự bịa đặt. Nếu có người đoán đúng thì đến phiên họ đố.
Thêm một trò chơi khác: Mỗi người sẽ chọn một từ quen thuộc với mọi người, sau đó đọc lớn ý nghĩa của từ đó được in trong từ điển. Những người còn lại phải ra sức đoán thật nhanh từ đó là từ gì, thậm chí phải la lên khi định nghĩa của nó còn đang được đọc.
Trò chơi với từ điển tiếng nước ngoài. Chọn một từ tối nghĩa nào đó rồi yêu cầu mọi người nghĩ ra ý nghĩa của nó và viết vào mảnh giấy, song song đó bạn cũng viết nghĩa đúng ra giấy, cuối cùng trộn lẫn các mảnh giấy và để họ đoán nghĩa nào "đúng".
| {
"is_expert": false,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/T%C3%ACm-ra-c%E1%BB%A1-nh%E1%BA%ABn-c%E1%BB%A7a-b%E1%BA%A1n | Cách để Tìm ra cỡ nhẫn của bạn | Bạn có thể gặp khó khăn khi đặt mua một chiếc nhẫn vì không biết chắc cỡ nhẫn của mình. Những người bán hàng có thể giúp bạn tìm ra số đo chính xác nhất, tuy nhiên, không phải lúc nào cũng tiện để gặp gỡ họ. May mắn là bạn có thể tự đo một cách chính xác ở nhà. Đo ngón tay bằng thước dây mềm và chuyển đổi số đo đó bằng bảng tính cỡ nhẫn hoặc thước. Ngoài ra, nếu bạn đã có sẵn một chiếc nhẫn vừa vặn, quá trình này sẽ còn dễ hơn nữa. Bạn có thể tìm ra cỡ nhẫn của mình bằng cách so chiếc nhẫn mà bạn có với bảng tính cỡ nhẫn.
Phương pháp 1 - Đo ngón tay
Bước 1 - Quấn thước dây mềm quanh ngón tay.
Quấn sát với khớp ngón tay. Đây là đoạn ngón tay to nhất và chiếc nhẫn sẽ phải đi qua đó một cách dễ dàng. Nói chung, việc đeo và tháo nhẫn sẽ không khiến bạn bị đau. Hãy lấy một chiếc thước dây bằng vải hoặc nhựa để có số đo chính xác nhất. Bạn có thể dùng thước dạng kim loại, nhưng việc quấn nó quanh ngón tay sẽ khó hơn nhiều và có thể gây thương tích.
Để dễ đo hơn, hãy tìm thước đo cỡ nhẫn từ trang web của các cửa hàng trang sức rồi in ra. Bạn có thể dùng nó tương tự như với thước dây, chỉ khác ở chỗ đơn vị đo sẽ là cỡ nhẫn, nghĩa là bạn sẽ không phải chuyển đổi đơn vị nữa.
Không quấn giấy quá chặt. Hãy đo sao cho vừa khít nhưng vẫn thoải mái.
Thông tin thú vị: các ngón tay trên hai bàn tay dù cùng vị trí đều sẽ có kích thước khác nhau. Hãy đo đúng ngón tay mà bạn định đeo nhẫn. Đối với nhẫn đính hôn, bạn nên đo ngón nhẫn bên tay trái, không nên đo ngón nhẫn tay phải.
Kích thước ngón tay của bạn sẽ thay đổi trong ngày. Nghe thật lạ, phải không? Để có kết quả tốt nhất, hãy đo vào cuối ngày.
Bước 2 - Ghi lại số đo tại vị trí mà thước dây giao nhau.
Bạn nên dùng một mảnh giấy và bút bi hoặc bút chì. Bạn có thể dùng các đơn vị đo theo inch hoặc mi-li-mét, tùy thuộc vào cửa hàng mà bạn định đặt hàng. Nhiều nơi sẽ dùng cả hai số đo, nhưng nếu ở Châu Âu, có thể họ sẽ chỉ dùng đơn vị mi-li-mét.
Nếu bạn dùng thước đo cỡ nhẫn, hãy đánh dấu trực tiếp vị trí giao nhau trên thước.
Bước 3 - Bạn có thể tìm thấy bảng này trên trang web của nhiều cửa hàng trang sức.
Nếu muốn, bạn có thể in ra cho dễ làm, nhưng việc này cũng không cần thiết. Bảng này sẽ đổi số đo cỡ ngón tay thành cỡ nhẫn; ví dụ số đo 2.34” (khoảng 59,5mm) sẽ tương đương nhẫn cỡ 9.
Nếu số đo của bạn nằm giữa hai cỡ nhẫn, hãy chọn cỡ to hơn.
Nếu dùng thước đo cỡ nhẫn, hãy đánh dấu vị trí giao nhau của thước để tìm ra số đo của mình.
Phương pháp 2 - Dùng bảng đo cỡ nhẫn tròn
Bước 1 - Tìm và in bảng đo cỡ nhẫn.
Nhiều cửa hàng trang sức trên mạng có loại bảng này để bạn có thể in ra, trên đó thể hiện số vòng tròn với các kích cỡ khác nhau. Để chính xác hơn, bạn nên tìm bảng đo của cửa hàng mà bạn định đặt mua nhẫn. Điều này sẽ đảm bảo kích cỡ trên bảng đo khớp với kích cỡ sản phẩm của họ.
Bảng đo bị thay đổi kích thước sẽ khiến số đo bị sai lệch, nghĩa là chiếc nhẫn mà bạn đặt mua có thể sẽ không vừa. Để tránh tình trạng này, bạn cần đảm bảo tính năng căn chỉnh của máy in đã được vô hiệu hóa.
Bước 2 - Tìm một chiếc nhẫn mà bạn đã có sẵn và phải vừa với ngón tay mà bạn định đo.
Hãy chọn một chiếc nhẫn thật vừa vặn – ôm khít ngón tay nhưng lại không quá chật. Đảm bảo rằng chiếc nhẫn đó vừa với ngón tay mà bạn muốn; hai ngón đeo nhẫn của bạn đều có thể có kích cỡ khác nhau!
Bước 3 - Đặt chiếc nhẫn đó vào các vòng tròn trên bảng đo.
Các vòng tròn sẽ khớp với kích thước trong lòng nhẫn, và đó sẽ là số đo hoàn hảo. Nếu số đo rơi vào khoảng giữa hai cỡ nhẫn thì hãy chọn cỡ to hơn.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/V%C6%B0%E1%BB%A3t-qua-t%C3%ACnh-tr%E1%BA%A1ng-kh%C3%B4ng-c%C3%B3-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-y%C3%AAu | Cách để Vượt qua tình trạng không có người yêu | Bạn có phải là một trong những người cho rằng không thể sống nếu không có người yêu? Có lẽ bạn đã từng yêu trong thời còn đi học và gần đây đã chia tay, hoặc bạn chưa từng có mối quan hệ nghiêm túc nào và đang băn khoăn tự hỏi tình yêu đích thực là gì. Chưa biết đúng hay sai, nhưng độc thân cũng rất tuyệt. Hãy học cách tận hưởng cuộc sống độc thân của bạn.
Phương pháp 1 - Sống vui vẻ
Bước 1 - Theo đuổi sở thích.
Tất cả mọi người – cho dù là độc thân hay không – cũng đều cần những thú tiêu khiển sáng tao để giảm căng thẳng, đem lại cảm giác hạnh phúc và gắn kết với những người xung quanh. Mối quan hệ có thể bị tổn hại vì con người thường đắm chìm trong "chúng ta" mà quên đi "tôi". Hãy thêm gia vị cho cuộc sống độc thân bằng cách dành thời gian để làm những việc mà bạn thích như làm thủ công, chèo thuyền hoặc sáng tác thơ.
Bước 2 - Tham gia các sự kiện văn hóa ở nơi bạn sống.
Ai bảo độc thân thì sẽ bỏ lỡ niềm vui? Hãy ra khỏi nhà và tận hưởng các sự kiện ở nơi bạn sống hoăc khu vực lân cận. Bạn có thể lên kế hoạch cùng những người bạn tham gia buổi hòa nhạc hoặc sự kiện âm nhạc.
Xem múa ba lê, nhạc kịch hoặc triển lãm tranh thật sự rất tốt cho bạn! Nghiên cứu cho thấy việc tham gia sự kiện văn hóa sẽ giúp bạn có sức khỏe và tâm trạng tốt.
Bước 3 - Học cách tận hưởng sự độc thân.
Nếu đã có mối quan hệ tình cảm trong nhiều năm, bạn sẽ không quen với việc ở một mình. Bạn cũng sẽ ghét phải ở một mình. Mặc dù việc dành thời gian cho người khác rất quan trọng, nhưng những khoảng thời gian ở một mình cũng là một phần quan trọng trong sự phát triển cá nhân. Do đó, hãy đọc sách, xem phim hoăc ngồi trước sân ngắm cảnh hoàng hôn.
Dành 5-10 phút mỗi ngày để ngồi một mình và ngẫm lại các suy nghĩ, cảm giác và ý kiến của bạn trong ngày. Nếu việc ở một mình làm bạn không thoải mái, hãy viết lại trải nghiệm đó. Tại sao nó lại khó khăn với bạn như vậy? Có điểm gì về việc ở một mình mà bạn chưa thích?
Bước 4 - Hiểu rõ lợi ích của tình trạng độc thân.
Bỏ qua suy nghĩ độc thân là "tồi tệ". Không có người yêu là một sự lựa chọn, cũng như chọn nơi ở và công việc. Bạn có thể tận hưởng cuộc sống độc thận một cách trọn vẹn - bất kể là tạm thời hoặc lâu dài. Sau đây là một số lợi thế mà người độc thân đang có:
Có khả năng theo đuổi đam mê và sở thích.
Không bị gò bó - không cần phải phối hợp cùng một người khác.
Được tìm hiểu rõ những gì bạn muốn trước khi bắt đầu một mối quan hệ.
Được tự do sống cuộc sống của bạn.
Có thể hẹn hò thông thường, nếu bạn muốn.
Phương pháp 2 - Vượt qua sự cô đơn
Bước 1 - Xây dựng mối quan hệ thân thiết.
Bạn không có người yêu, nhưng bạn có thể đầu tư cho mối quan hệ bạn bè và người thân. Đặc biệt là khi bạn còn trẻ, mối quan hệ tình cảm thường không bền vững. Nhưng gia đình và bạn bè sẽ ở cạnh bạn suốt đời.
Bạn không nhất thiết phải có mối quan hệ mới có cuộc sống hạnh phúc. Tuy nhiên, bản chất con người luôn muốn thuộc về hoặc được gắn bó. Vì vậy, hãy đầu tư thời gian và nỗ lực cho những mối quan hệ thân thiết, để khi một khi bắt đầu mối quan hệ tình cảm, bạn sẽ có cái nhìn và mong đợi tích cực nếu bạn luôn biết nuôi dưỡng các mối quan hệ vốn có.
Bước 2 - Nuôi thú cưng.
Nếu bạn độc thân và sống một mình, sự cô đơn sẽ càng thêm khắc nghiệt. Hãy tìm kiếm sự cân bằng trong việc ở một mình và ở cùng người khác để không làm cho bạn bất mãn. Khoa học cho biết những người sống một mình, đặc biệt là người lớn tuổi sẽ có tỷ lệ đột tử cao.
Một chú cún hoặc mèo mềm mại dễ thương là một người bạn tuyệt vời để cùng xem phim vào buổi tối. Hơn nữa, người nuôi thú cưng thường sẽ mạnh khỏe và hạnh phúc hơn.
Bước 3 - Hiểu rằng chỉ có bạn mới có thể xác định giá trị của bản thân.
Không có người yêu không có nghĩa là bạn bị bỏ rơi hoặc không đáng được yêu. Đôi khi, người ta sai lầm trong việc dùng tình trạng mối quan hệ để xác định giá trị của bản thân. Suy nghĩ "Tôi không là gì cả khi không có bạn trai" sẽ khiến bạn cho rằng bản thân không có giá trị khi độc thân. Hãy tránh điều đó bằng cách tự nhủ rằng bạn xứng đáng với tình yêu, sự tôn trọng và một cuộc sống tươi đẹp.
Bồi đắp các điểm mạnh của bản thân. Bạn có thể làm gì để giúp cuộc đời và những người xung quanh? Hãy viết ra những phẩm chất tốt của bạn và dán nó lên gương hoặc lên tường để bạn có thể thấy mỗi ngày.
Bạn cảm thấy khó khăn khi đánh giá những phẩm chất tốt của bản thân? Vậy thì, bạn hãy hỏi một người bạn thân hoặc người thân về những điều mà họ ngưỡng mộ ở bạn.
Bước 4 - Đừng nghĩ bạn cần phải có ai đó vì bạn bè đều đã có người yêu.
Khi bạn độc thân và mọi người xung quanh đều có đôi có cặp, bạn sẽ dễ dàng cho rằng một mối quan hệ là điều mà bạn cần phải có. Đừng nghĩ vậy. Mối quan hệ tình cảm cần nhiều nỗ lực, thỏa hiệp và gắn bó. Những điều này không hề dễ. Nếu bạn chưa sẵn sàng đối mặt, đừng để sự ghen tỵ hoặc nỗi sợ đẩy bạn tìm đến một mối quan hệ để không bị lẻ loi.
Bước 5 - Mở rộng các mối quan hệ.
Nếu tất cả bạn bè của bạn đều đã có người yêu và bạn cảm thấy mệt mỏi vì luôn phải làm kỳ đà, vậy thì tốt nhất bạn nên đi chơi cùng những người độc thân khác. Điều này không có nghĩa là bạn phải từ bỏ các mối quan hệ đã có, mà là bạn sẽ có khoảng thời gian vui vẻ bên những người trẻ độc thân.
Cố gắng bắt chuyện với những chàng trai hoặc cô gái khác ở trường học hoặc chỗ làm. Thỉnh thoảng, nếu có người mời bạn đến sự kiện mà bạn hoặc nhóm bạn thường ít lui tới thì hãy đồng ý. Việc dành thời gian với nhiều người độc thân sẽ giúp bạn nhận ra rằng không bị ràng buộc tuyệt vời thế nào.
Phương pháp 3 - Tập yêu bản thân
Bước 1 - Hẹn hò với bản thân.
Việc hẹn hò thông thường sẽ cho bạn cơ hội để hiểu tính cách, yêu ghét, ước mơ và suy nghĩ của người kia. Hiểu biết về người khác sẽ giúp xây dựng tình cảm. Do đó, hãy hẹn hò với chính mình để hiểu rõ về bản thân và bắt đầu cuộc hành trình hoàn thành ước nguyện mà không cần có sự xuất hiện của người khác.
Bạn có thể hẹn hò bản thân bằng cách thử ăn ở các nhà hàng mới, đi xem phim một mình, tham gia một khóa học mới, du lịch một mình và mua cho mình một món quà nhỏ hoặc hoa. Điều này sẽ củng cố ý niệm rằng chúng ta phải yêu bản thân trước khi thật sự yêu ai đó.
Bước 2 - Vượt qua căng thẳng.
Những người đang yêu thường mắc kẹt trong việc làm hài lòng người yêu mà quên đi bản thân. Sự bỏ bê này tồi tệ hơn việc chia tay gấp mười lần. Vượt qua và sống tốt với tình trạng độc thân cũng đồng nghĩa là phải chăm sóc tốt cho bản thân. Hãy xác định những điều trong cuộc sống làm cho bạn căng thẳng và xoa dịu nó bằng những phương pháp lành mạnh.
Tập chăm sóc bản thân để chống lại căng thẳng trước khi nó gây nguy hại đến sức khỏe của bạn. Hằng ngày hoặc hằng tuần thực hiện các hoạt động mà bạn thấy thư giãn. Gọi điện thoại cho bạn bè, mát xa, đi dạo và đọc sách là những cách tích cực giúp bạn kiểm soát căng thẳng.
Bước 3 - Vận động thể chất.
Lời khuyên này không nhằm mục đích khuyên bạn giảm cân để trả thù người yêu cũ hoặc để tìm người yêu mới. Tập thể dục thường xuyên là một phần cần thiết để có sức khỏe tinh thần và thể chất tốt. Bên cạnh đó, bạn sẽ cảm thấy tốt hơn, hình thành sự liên kết với người khác và củng cố sự tự tin khi tập luyện.
Hình thành thói quen bao gồm ít nhất 5 buổi tập, mỗi buổi 30 phút hàng tuần với các bài tập aerobic như chạy bộ, đạp xe hoặc khiêu vũ, thêm vào đó là ít nhất 2 lượt tập rèn luyện sức mạnh mỗi tuần để có sức khỏe tốt.
Bước 4 - Ăn uống khoa học.
Cũng như việc tập luyện để chăm sóc bản thân, bạn cũng nên lưu ý đến thực phẩm mà bạn ăn vào. Hãy cung cấp cho cơ thể nhóm thực phẩm cân bằng gồm có rau củ, hoa quả, chất đạm ít béo, ngũ cốc nguyên cám và sản phẩm từ sữa ít béo. Bạn nên ăn từ 3 đến 5 bữa mỗi ngày.
Bước 5 - Ngủ đủ giấc.
Tập yêu bản thân còn bao gồm việc đi ngủ đúng giờ để bạn có từ 7 đến 9 tiếng nghỉ ngơi mỗi đêm.
Khi độc thân, bạn có thể bận rộn với những cuộc vui và hình thành thói quen thức khuya rồi ngủ vùi vào hôm sau. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng ngủ đủ giấc là rất cần thiết cho sự tập trung, trí nhớ, tâm trạng và cân nặng. Hãy đi ngủ đúng giờ mỗi đêm và thức dậy cùng thời điểm mỗi ngày để có sức khỏe tốt.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/M%C3%A8o-tin-t%C6%B0%E1%BB%9Fng-b%E1%BA%A1n | Cách để Mèo tin tưởng bạn | Có bao giờ bạn mong chú mèo mới tới sẽ thân thiện và tin tưởng bạn? Theo bản năng, loài mèo rất độc lập và không sống dựa vào tình bằng hữu. Thế nên sẽ mất một thời gian dài hơn để chúng tin tưởng và phản ứng với những món dụ khị như đồ ăn vặt. Hãy cho mèo tự tiến triển tình thân, còn bạn nên tập trung vào việc khiến cho mèo cảm thấy tin tưởng và an toàn. Một khi cảm thấy được chữa lành bởi môi trường xung quanh, mèo sẽ bắt đầu học cách tin tưởng bạn.
Phương pháp 1 - Tạo môi trường an toàn
Bước 1 - Hiểu tư duy loài mèo.
Bạn sẽ không thể ép mèo làm bất cứ điều gì, chứ chưa nói đến việc tin tưởng bạn. Thay vào đó, mèo cần được thuyết phục rằng chúng sẽ được hưởng lợi từ hành động đó. Ví dụ, chúng sẽ không ngủ trưa nữa nếu thấy được cho ăn vặt. Đừng cảm thấy buồn nếu chưa dụ được chúng. Về bản chất, mèo sống khá xa cách và khó đoán.
Mèo sẽ khó làm quen nếu bạn ồn ào, mất trật tự. Mèo không thích căng thẳng, tiếng ồn, hay nhiều hoạt động diễn ra. Mèo sẽ nhanh chóng làm quen nếu bạn bình tĩnh và thư giãn bên chúng.
Bước 2 - Phân bổ phòng và nơi ở cho mèo.
Một cách hay để mèo thoải mái đó là cho chúng không gian riêng. Đó nên là một nơi dễ chịu, ấm áp để ngủ, ăn, chơi và đi vệ sinh. Một lựa chọn khác đó là đến cửa hàng thú cưng và hỏi về kệ treo tường cho mèo. Đây là những chiếc bệ đỡ có thể gắn lên tường theo mọi vị trí phù hợp với bạn và mèo, để chúng có thể leo lên đó quan sát từ trên cao, và cảm thấy an toàn.
Bước 3 - Cho mèo không gian an toàn và có thể khám phá.
Sẽ có những lúc chú mèo của bạn cảm thấy bất an, sợ hãi, hay lo lắng. Hãy cho chúng nhiều chỗ để trốn khi sợ hãi, như trong tủ hay dưới gầm giường. Bạn có thể biết chỗ nấp của chúng nhưng đừng ép chúng ra ngoài trừ phi bạn buộc phải như vậy. Bạn phải đảm bảo mèo có thể tiếp cận những chỗ cao (như gờ cửa sổ, đồ nội thất, hay trụ cào móng cao) và đồ chơi khi chúng buồn chán và muốn thăm thú đây đó hoặc chơi đùa.
Điều quan trọng là bạn phải có không gian an toàn, bình ổn ngay khi mèo vừa về nhà. Nếu cố gắng lấy lòng tin của một chú mèo mới, thì hãy giữ chúng trong một căn phòng nơi chúng có thể làm quen với vùng lãnh thổ mà không bị choáng ngợp.
Bạn cũng nên đặt hộp cát mèo ở một góc phòng (đó nên là nơi tránh xa mọi tiếng ồn, như máy sấy chẳng hạn), và mèo phải cảm thấy được bảo vệ khi sử dụng chúng (hai bức tường tạo thành góc phòng sẽ cho mèo cảm giác được bảo vệ).
Bước 4 - Cung cấp thức ăn và nước uống.
Thường xuyên cho mèo ăn uống để chúng hiểu rằng bạn là người cho chúng thức ăn và mái ấm. Khi đặt đồ ăn xuống, hãy trò chuyện với mèo nhẹ nhàng như đang hát để chúng nhận ra giọng bạn và liên kết chúng với những ấn tượng tích cực, như giờ ăn đã đến. Khi mèo tới ăn, hãy lùi lại và cho mèo nhiều không gian. Nếu muốn ở bên cạnh mèo, thì hãy chỉ nên ngồi trên sàn để bản thân không quá cao so với mèo, vốn là điều đe dọa một chú mèo.
Hãy đảm bảo mèo của bạn có thể tiếp cận nước và thức ăn dễ dàng. Nếu mèo nhút nhát, hãy đặt đĩa thức ăn và nước ở gần chỗ nấp, để mèo không bị căng thẳng và sang chấn khi phải ra ngoài ăn uống.
Bước 5 - Giúp mèo thư giãn.
Mèo của bạn có thể khó thư giãn và bình tĩnh ở một môi trường mới. Bạn cần mua sản phẩm hương pheromone tổng hợp của mèo (như Feliway) để xịt phòng. Đây là hương tổng hợp của một chất hóa học mèo mẹ thường tiết ra để xoa dịu mèo con, khiến chúng thấy an toàn. Chất Pheromone có thể giảm căng thẳng cho mèo và giúp chúng ổn định nơi ở nhanh hơn.
Bạn cũng có thể giúp mèo làm quen với mùi của bạn. Điều này giúp mèo nhận ra bạn khi cả hai tiếp xúc thân thể. Ví dụ, bạn có thể cho mèo ngủ với vài chiếc áo thun cũ có mùi của bạn.
Bước 6 - Tạo không khí tích cực.
Một chú mèo vẫn có thể sợ hãi không gian xung quan cho dù nó có ấm cúng cỡ nào. Điều này thường xảy ra với một chú mèo từng bị bạo hành hoặc bỏ rơi. Đừng bao giờ la mắng khi thấy mèo làm gì sai phạm. Có khả năng mèo ta chỉ đang khám phá nơi ở mới. Thay vào đó, bạn chỉ nên dùng giọng nói mềm mỏng bình tĩnh để khen ngợi mèo khi chúng có hành vi tốt.
Nếu mèo có vẻ hoảng loạn với xung quanh, thì hãy đảm bảo bản thân bạn không làm nó sợ. Đừng bao giờ rình mò hay có hành động bất chợt mà mèo không ngờ tới. Những con mèo từng bị ngược đãi có xu hướng giật nảy mình khi bị bất ngờ.
Phương pháp 2 - Khuyến khích mèo tương tác
Bước 1 - Theo dõi dấu hiệu mèo đã sẵn sàng để tương tác.
Luôn để mèo chủ động tiến đến bạn, thay vì bạn chủ động tiếp cận mèo. Nếu nhận thấy rõ những dấu hiệu mèo đang căng thẳng và theo dõi bạn có chủ đích (đứng yên, đuôi dựng, đồng tử dãn), thì đừng làm gì cả. Hãy ngồi yên, tốt hơn hết là nhắm mắt lại. Lúc đó trông bạn sẽ không có vẻ là mối nguy hiểm và mèo sẽ quen dần với sự có mặt của bạn. Mặt khác, nếu mèo đã sẵn sàng tiếp xúc với bạn, chúng sẽ:
Xuất hiện trong tầm mắt bạn, thay vì chạy tìm chỗ trốn
Tiến lại gần bạn vài bước
Ngồi gần bạn liếm láp (thể hiện sự thư giãn)
Ngồi xoay lưng với bạn (thể hiện sự tin tưởng)
Bước 2 - Thể hiện sự vô hại.
Có nhiều cách để thể hiện bạn không phải mối nguy hiểm và khiến mèo thoải mái. Hãy nằm xuống nếu đủ không gian. Điều này giúp bạn cao bằng mèo chứ không chiếm thế thượng phong. Tránh giao tiếp mắt, bởi đó là biểu hiện thách thức và đe dọa trong ngôn ngữ loài mèo. Thay vào đó, hãy quay đầu nhìn đi chỗ khác.
Nếu đeo kính, bạn nên cởi nó ra bởi tròng kính trông như một đôi mắt to đối với mèo. Điều này trông như mối đe dọa.
Bước 3 - Cho mèo làm chủ việc tương tác.
Đừng cảm thấy bản thân phải đẩy nhanh tiến độ. Sau cùng thì mèo ta sẽ tin tưởng và bắt đầu tiếp cận bạn. Khi đó, mèo sẽ tự nguyện cọ đầu vào tay hoặc cơ thể bạn. Hành động cọ xát này sẽ để lại mùi mèo trên người, chứng tỏ chú mèo đã chấp nhận bạn.
Bạn có thể khuyến khích mèo đến gần mình bằng cách dùng quà vặt ngon lành để dụ. Hãy đặt tay lên sàn và rải vài hạt thức ăn xung quanh. Hãy để cho mèo tự lấy hết can đảm để tự bò đến ăn hạt. Dần dần, bạn có thể xếp hạt gần bạn hơn và mèo có thể đến ăn mà không thấy bị đe dọa.
Bước 4 - Tạo môi trường tích cực cho mèo và những thú cưng khác.
Hãy cho chúng được chơi và ăn cùng nhau. Đương nhiên, đây là cả một quá trình mà bạn sẽ phải bắt đầu bằng việc sắp xếp cho chúng sinh hoạt ở khoảng cách xa, rồi mới dần xích lại gần nhau mỗi ngày. Sẽ có ích nếu có thêm người giúp đỡ bạn trong quá trình này.
Bước 5 - Gãi tai và cằm cho mèo.
Nếu mèo ra dấu hiệu (bằng cách cọ đầu vào bạn) rằng nó đã sẵn sàng để tiếp xúc, hãy gãi tai hay cằm cho nó. Hãy chậm rãi và bắt đầu bằng một ngón tay. Đừng có những hành động bất chợt, và khi mèo đã tin tưởng nhiều hơn, bạn có thể gãi cằm cho cô nàng.
Tránh đùa giỡn bạo lực, vì mèo không thích như thế.
Bước 6 - Dành thời gian chơi đùa với mèo.
Khi mèo bắt đầu tiếp cận bạn thường xuyên và phát ra tiếng rù rù khi được vuốt ve, bạn có thể không cần nằm trên sàn nữa. Hãy ngồi dậy và vuốt ve mèo. Chú mèo có thể ngồi lên đùi bạn, thể hiện rằng nó đã hoàn toàn tin tưởng bạn.
Sắp xếp thời gian chơi với mèo trong lịch trình hằng ngày. Điều này sẽ giúp mèo và bạn gắn bó với nhau và mèo sẽ mong chờ sự chú ý từ bạn. Nghiên cứu đã chỉ ra những lợi ích sức khỏe cho con người (như giảm mức cholesterol, hạ huyết áp, giảm lo lắng) khi vuốt ve và trò chuyện với thú cưng.
Bước 7 - Nhận biết những dấu hiệu khi mèo cần không gian.
Điều này đặc biệt quan trọng khi chú mèo có quá khứ bị bạo hành và bỏ rơi. Bạn sẽ cần phải cẩn thận khi vuốt ve mèo, bởi mèo có thể bất thần cắn bạn. Điều này, cùng với những lần bị cào bất ngờ, cho thấy mèo bị choáng ngợp với những tiếp xúc thân thể hay ôm ấp. Hãy cho mèo khoảng thời gian một mình để bình tĩnh, bởi nó cũng đang bị bất ngờ. Lần tới, hãy tránh vuốt ve mèo quá lâu.
Không bao giờ trừng phạt mèo bằng cách la mắng hay đánh đập. Mèo sẽ không hiểu vì sao bạn làm đau chúng. Thay vào đó, hãy tránh khỏi hiện trường một lúc.
Bước 8 - Đảm bảo mèo tập thể dục và chơi đùa đầy đủ.
Nếu mèo cố cào hay cắn bạn, thì đó là vì mèo đang thừa năng lượng. Hãy cho mèo được chơi đùa ít nhất một lần mỗi ngày. Thời điểm tốt nhất đó là trước giờ đi ngủ. Điều này giúp mèo tiêu hao năng lượng và liên kết thời gian này với cảm giác mệt và đi ngủ cùng giờ với bạn.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/C%C3%A0i-%C4%91%E1%BA%B7t-WhatsApp-tr%C3%AAn-m%C3%A1y-t%C3%ADnh | Cách để Cài đặt WhatsApp trên máy tính | WikiHow hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách tải và cài đặt WhatsApp trên máy tính thông thường hoặc máy tính Mac. Để thiết lập WhatsApp trên máy tính, bạn cần cài đặt ứng dụng trên điện thoại trước.
Phương pháp 1 - Tải file cài đặt WhatsApp
Bước 1 - Mở trang tải ứng dụng WhatsApp.
Bạn sẽ có thể tải tệp cài đặt WhatsApp tại đây.
Bước 2 - Nhấp vào nút tải xuống.
Nút này màu xanh lá, nằm bên phải trang, ngay bên dưới đề mục "Download WhatsApp for Mac or Windows PC" (Tải WhatsApp cho máy tính Mac hoặc Windows). Sau khi bạn nhấp vào, tập tin sẽ hiện ra để bạn xác nhận tải.
Nếu bạn đang dùng máy tính Mac thì nút này có nội dung là "Download for Mac OS X" (Tải ứng dụng cho hệ điều hành Mac), còn trên máy tính thông thường sẽ là "Download for Windows" (Tải ứng dụng cho hệ điều hành Windows).
Tùy vào trình duyệt, có thể bạn cần chọn vị trí lưu trữ, sau đó nhấp để bắt đầu tải file.
Bước 3 - Chờ đến khi hoàn tất.
Quá trình tải xuống thường mất vài phút. Sau khi tập tin đã được tải xong, bạn có thể tiến hành cài đặt WhatsApp.
Phương pháp 2 - Cài đặt WhatsApp
Bước 1 - Nhấp đúp vào tệp cài đặt.
Trên máy tính Mac, tập tin có tên là "WhatsApp.dmg", còn trên máy tính thông thường, tệp cài đặt là "WhatsAppSetup" với biểu tượng WhatsApp màu trắng (một chiếc điện thoại màu trắng trên khung đối thoại màu xanh lá cây). File cài đặt sẽ được lưu tại vị trí tải xuống mặc định của máy tính (ví dụ như màn hình desktop).
Bước 2 - Chờ WhatsApp cài đặt xong.
Sau khi hoàn thành, bạn sẽ thấy biểu tượng WhatsApp xuất hiện trên màn hình.
Nếu cài đặt WhatsApp trên máy tính Mac, bạn phải kéo biểu tượng "WhatsApp" và thả vào thư mục "Applications" trong cửa sổ bật lên.
Bước 3 - Nhấp đúp vào WhatsApp.
Một cửa sổ với mã mà bạn có thể quét sẽ hiện ra. Mã này trông như một khung hình bàn cờ với biểu tượng ứng dụng WhatsApp có màu trắng đen nằm chính giữa.
Bước 4 - Mở WhatsApp trên điện thoại.
Nếu chưa có sẵn ứng dụng, bạn cần tải về và cài đặt trước.
Bước 5 - Mở công cụ quét mã của WhatsApp.
Quá trình có thể khác nhau tùy vào loại điện thoại mà bạn sử dụng:
– Nhấn vào (Cài đặt) ở góc dưới, bên phải màn hình, sau đó chọn tác vụ nằm gần đầu màn hình.
- Nhấn vào và nhấn tiếp vào tùy chọn ở đầu menu.
Bước 6 - Chĩa ống kính máy ảnh của điện thoại vào mã.
WhatsApp sẽ quét mã, xác nhận tài khoản và hoàn tất quá trình cài đặt. Bây giờ, bạn có thể bắt đầu sử dụng WhatsApp trên máy tính.
Nếu mã hết hạn, bạn cần nhấp vào vòng tròn màu xanh lá nằm giữa mã để tải lại.
| {
"is_expert": false,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/S%E1%BB%AD-d%E1%BB%A5ng-chu%E1%BB%97i-h%C3%ACnh-%E1%BA%A3nh-li%C3%AAn-ti%E1%BA%BFp-trong-OpenShot | Cách để Sử dụng chuỗi hình ảnh liên tiếp trong OpenShot | Một trong những tính năng mạnh nhất trong OpenShot là khả năng nhập một chuỗi hình ảnh liên tiếp.
Phương pháp 1 - Sử dụng chuỗi hình ảnh trong OpenShot
Bước 1 - Chuỗi hình ảnh liên tiếp.
Chuỗi hình ảnh thực sự chỉ là thư mục đầy các hình ảnh được đặt tên rất giống nhau, và tất nhiên được đặt tên theo trật tự liên tiếp. Từng tệp hình ảnh đại diện cho một khung hình của video. Vì thế để cho một tệp clip dài 30 giây, với 30 khung hình mỗi giây, bạn có thể có 900 tệp hình ảnh. Dù một chuỗi hình ảnh có thể gây khó khăn khi làm việc với chúng (vì số lượng rất lớn), thì đổi lại, nó có thể làm được bất kỳ điều gì. Để nhập chuỗi hình ảnh, hãy tuân thủ các bước được nêu bên dưới đây.
Bước 2 - Định vị chuỗi hình ảnh.
Nhiều chương trình có thể sinh ra chuỗi hình ảnh. Ví dụ, trong (gói hoạt hình 3D), bạn có thể tạo ra chuỗi tiêu đề hoạt hình tuyệt vời và xuất khẩu nó như là một loạt các tệp .PNG được đặt tên (với sự trong suốt).
Điều này sẽ tạo ra một thư mục trên máy tính của bạn để chứa tất cả các tệp hình ảnh đó.
{"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/6\/6d\/OpenShot-Image-Sequences-1.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/6\/6d\/OpenShot-Image-Sequences-1.png\/433px-OpenShot-Image-Sequences-1.png","smallWidth":460,"smallHeight":225,"bigWidth":433,"bigHeight":212,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"}
Bước 3 - Nhập chuỗi hình ảnh.
Hãy chọn lựa chọn thực đơn (Tệp > Nhập chuỗi hình ảnh), và hộp thoại (Chuỗi hình ảnh) sẽ được mở ra.{"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/5\/5d\/OpenShot-Image-Sequences-2.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/5\/5d\/OpenShot-Image-Sequences-2.png\/350px-OpenShot-Image-Sequences-2.png","smallWidth":460,"smallHeight":510,"bigWidth":350,"bigHeight":388,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"}
Hãy chọn vị trí thư mục cho chuỗi hình ảnh của bạn, và mẫu đặt tên tệp. Không phải chuỗi hình ảnh nào cũng được đặt tên theo cách y hệt như nhau. Ví dụ, Movie_0001.JPG là khác với Movie_1.JPG. Một khi bạn đã đưa vào mẫu tên tệp đúng, hãy nhấn (Nhập chuỗi hình ảnh).{"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/a\/ad\/OpenShot-Image-Sequences-3.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/a\/ad\/OpenShot-Image-Sequences-3.png\/400px-OpenShot-Image-Sequences-3.png","smallWidth":460,"smallHeight":327,"bigWidth":400,"bigHeight":284,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"}
Bước 4 - Rê và thả chuỗi hình ảnh.
Cách dễ nhất để nhập chuỗi hình ảnh, là rê và thả từng hình ảnh từ sự liên tiếp đó vào “” (Các tệp dự án), hoặc sử dụng màn hình (Nhập tệp) và nhập từng hình ảnh một. Sau đó nó sẽ nhắc bạn nhập toàn bộ chuỗi hình ảnh. Sử dụng phương pháp này sẽ tự động xác định mẫu tên tệp, và tạo ra tất cả các thiết lập đúng cho sự liên tiếp đó.
Bước 5 - Thêm vào dòng thời gian.
Hãy thả sự liên tiếp mới các hình ảnh của bạn vào dòng thời gian. Nó sẽ đại diện cho một tệp clip duy nhất, giống hệt như tệp clip video thông thường.
Bước 6 - Tạo chuỗi hình ảnh.
Nếu bạn còn chưa có chuỗi hình ảnh, hãy thử tạo ra nó. Hãy nhấn phải vào bất kỳ tệp video nào trong (các tệp dự án) và chọn (Chuyển thành chuỗi hình ảnh). Nó sẽ tạo ra một thư mục mới, và xuất khẩu từng khung hình như là một tệp . Nó cũng sẽ tự động thêm tham chiếu tới chuỗi hình ảnh mới của bạn trong phần .
Bước 7 - Sửa chuỗi hình ảnh.
Nếu bạn muốn sửa chuỗi hình ảnh, chúng tôi khuyến cáo sử dụng (trình soạn sửa ảnh nguồn mở). Nó có các trình cài cắm để hỗ trợ trong việc soạn sửa sự liên tiếp của rất nhiều hình ảnh, và có thể đơn giản hóa quy trình soạn sửa, lưu, và mở hình ảnh tiếp theo trong sự liên tiếp. Sau đó bạn có thể tinh chỉnh từng khung hình, loại bỏ lỗi mắt đỏ, thêm các hiệu ứng, xóa các đường không cần thiết, .v.v. Thực sự không có gì bạn không thể làm được với tiếp cận soạn sửa từng khung hình một, nhưng điều đó sẽ lấy đi từ bạn nhiều nỗ lực.
Gói hoạt hình GIMP - GAP (GIMP Animation Package). là trình cài cắm cho GIMP, nó hỗ trợ trong việc soạn sửa chuỗi hình ảnh. Nó có thể nhanh chóng lưu hình ảnh hiện hành và tải lên hình ảnh tiếp sau trong sự liên tiếp đó. Nó cũng có thể sử dụng các khung hình chính để áp dụng các hiệu ứng xuyên khắp nhiều khung hình, hoặc thậm chí tạo các hoạt hình. Nếu bạn cần chỉnh sửa chuỗi hình ảnh, bạn chắc chắn nên xem xét .
Tính năng chụp màn hình của .
{"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_vi\/thumb\/4\/4a\/OpenShot-Image-Sequences-5.png\/460px-OpenShot-Image-Sequences-5.png","bigUrl":"\/images\/thumb\/4\/4a\/OpenShot-Image-Sequences-5.png\/606px-OpenShot-Image-Sequences-5.png","smallWidth":460,"smallHeight":320,"bigWidth":606,"bigHeight":422,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><p><a href=\"\/index.php?title=B%E1%BA%A3n_m%E1%BA%ABu:cc-by-sa-nc-3.0-self&redlink=1\" class=\"new\" title=\"B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self (trang ch\u01b0a \u0111\u01b0\u1ee3c vi\u1ebft)\">B\u1ea3n_m\u1eabu:cc by sa nc 3.0 self<\/a>\n<\/p><\/div>"}
| {
"is_expert": false,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/Tr%C6%B0%E1%BB%A3t-v%C3%A1n | Cách để Trượt ván | Trượt ván là một trong những môn phổ biến và mang tính biểu tượng của thể thao đường phố. Dù bạn muốn học những bước cơ bản để có thể trượt quanh khu phố, hay bạn muốn học được kỹ thuật kickflip (đá lật - dùng mũi chân làm cho ván xoay theo chiều dọc) như một người trượt chuyên nghiệp, bạn có thể tìm hiểu để biết mình cần gì để bắt đầu. Từ việc chọn mua chiếc ván trượt cho đến việc thành thạo kỹ năng Ollie (bật nhảy - làm cho ván bật lên không) bạn sẽ biết mình cần những gì để có thể trượt ván trên mọi loại đường.
Phương pháp 1 - Bắt đầu
Bước 1 - Tìm ván trượt phù hợp với sở thích của bạn.
Ván trượt có loại rẻ, loại đắt và cũng có nhiều kích thước và kiểu dáng. Hai loại cơ bản nhất là ván trượt thường và ván trượt dài. Hãy đến các cửa hàng bán ván trượt ở gần nơi bạn ở hoặc truy cập trang web ván trượt trực tuyến để lựa chọn loại ván trượt có giá cả phù hợp.
Ván trượt bình thường có phần mũi và phần đuôi cong lên, và có một chỗ lõm để giúp người trượt thực hiện các động tác kỹ thuật. Chúng có rất nhiều kích cỡ, hầu hết là dài khoảng 80 cm và rộng 20 cm. Đây là loại ván mà bạn nên mua nếu như bạn muốn tập trượt ở sân trượt hoặc trên đường cũng như để tập các thủ thuật.
Các loại ván trượt dài thường có phần thân dài và phẳng hơn. Chiều dài của ván rất đa dạng nhưng có loại dài tới gấp 2 lần chiều dài ván trượt thông thường, làm cho chúng ổn định và dễ dùng hơn nhiều cho những người mới tập. Sẽ rất khó để thực hiện được các động tác kỹ thuật bằng loại ván này nhưng nếu bạn thích dùng nó như một cách để di chuyển hoặc thả dốc, thì đó sẽ là một lựa chọn tuyệt vời.
Một chiếc ván trượt dành cho người mới tập sẽ tốn khoảng 1-3 triệu đồng. Hãy cố gắng mua một bộ ván được lắp đặt sẵn ở cửa hàng với loại trục và bánh xe đúng với mục đích sử dụng của bạn. Hãy nhớ, đừng bao giờ mua ván trượt ở các siêu thị, chúng sẽ bị hỏng rất nhanh, và còn khó dùng nữa. Nên tìm đến cửa hàng ván trượt chuyên dụng.
Bước 2 - Mua một đôi giày thích hợp.
Giày trượt ván thường được sản xuất bởi các thương hiệu như Vans, Airwalk hay Etnies. Chúng có bề mặt bền bỉ và đế phẳng, rất tốt cho việc bám vào ván trượt. Mặc dù bạn luôn có thể trượt ván bằng giày thường, nhưng giày trượt ván sẽ giúp bạn di chuyển trên ván trượt dễ dàng và cơ động hơn.
Đừng bao giờ đi trượt ván bằng dép quai hậu hoặc dép lê. Bạn cần phải cử động bàn chân mình một cách dễ dàng và thoải mái. Nếu đi những loại dép đó, bạn có thể dễ làm đau gót chân và nhiều có khả năng bị ngã hơn.
Bước 3 - Mua bộ đồ bảo vệ thích hợp.
Khi bạn mới bắt đầu tập trượt ván, bạn sẽ bị ngã. Thậm chí là nhiều lần. Hãy cân nhắc việc đầu tư mua một bộ trang bị an toàn, ví dụ như mũ bảo hiểm, miếng đệm đầu gối và khuỷu tay để bảo vệ bạn khỏi những cú ngã và tai nạn có thể xảy ra trong quá trình luyện tập. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người mới học. Một số nơi, như ở bang California, Mỹ, chính quyền yêu cầu tất cả những người trượt ván phải đội mũ bảo hiểm khi trượt ván ngoài đường.
Cần chắc chắn là bạn mua được chiếc mũ bảo hiểm vừa vặn với đầu của mình. Trước khi bạn mua mũ, hãy dùng thước dây để đo chu vi của đầu mình, đặt dây ngay trên lông mày và vòng ngang quanh đầu, sau đó mua một chiếc mũ đúng với số đo đó.
Đừng ngại đeo các miếng đệm bảo vệ. Việc bảo vệ đầu bạn khỏi các chấn thương là rất quan trọng.
Bước 4 - Tìm nơi thích hợp để tập trượt ván.
Một đoạn đường bằng phẳng hoặc bãi để xe là những nơi tốt để làm quen với ván trượt. Đảm bảo là không có vật cản trên đường trượt của bạn và hãy cảnh giác với các vết nứt, đá vụn và ổ gà. Thậm chí cán qua một hòn sỏi nhỏ cũng có thể tạo ra tai nạn, đặc biệt khi ván trượt có bánh xe cứng.
Khu trượt ván là nơi tốt nhất để trượt ván nếu bạn đã có chút kinh nghiệm. Còn nếu bạn mới chỉ đang tập đứng vững trên ván để khỏi bị ngã thì trượt ở đó có đôi chút khó khăn. Nếu có khu trượt ván ở gần nơi bạn ở, hãy đi xem những người trượt ván chuyên nghiệp để học hỏi, nhưng nhớ là chỉ nên đứng ở bên ngoài đường trượt.
Bước 5 - Cân nhắc nhờ một người trượt ván giỏi dạy bạn.
Người thân của bạn chắc sẽ không có kinh nghiệm về việc này, vì vậy hãy hỏi người ở cửa hàng bán đồ trượt ván hoặc những người trượt ván ở công viên khi bạn gặp họ. Tìm vài người mới chơi đi cùng và đến hỏi họ xem họ đã làm như thế nào để trở nên chuyên nghiệp như vậy. Nếu họ đồng ý, bạn sẽ có một người hướng dẫn.
Trượt ván cùng bạn bè cũng là một mục đích lớn của môn trượt ván. Nếu bạn có vài người bạn thì hãy học hỏi và tìm sự giúp đỡ từ họ. Học hỏi từ bạn bè chắc chắn tốt hơn là tự bạn tập hay là tìm hiểu trên mạng.
Phương pháp 2 - Thành thục các bước cơ bản
Bước 1 - Học cách đứng trên ván trượt đúng cách.
Đặt ván xuống mặt đất phẳng và đứng lên trên để học cách đặt chân, và học cách giữ thăng bằng cho khỏi ngã. Đặt chân bạn nằm ngang trên ván trượt, sao cho bàn chân bạn gần như song song với phần trục gắn bánh xe với ván trượt.
Kiểu đặt chân thuận là bạn đặt chân trái lên phía trước và chân phải ở phía sau. Điều này có nghĩa là bạn sẽ dùng chân phải để đẩy ván lên phía trước.
Kiểu đặt chân trái nghĩa là bạn đặt chân phải lên phía trước và chân trái ở phía sau. Nghĩa là bạn sẽ dùng chân trái để đẩy.
Đẩy đi đẩy lại vài lượt để xem các bánh xe di chuyển như thế nào và trục ván trượt có lắc lư không. Hãy tập làm quen và thoải mái.
Bước 2 - Thử đẩy đi đẩy lại một cách nhẹ nhàng và đặt cả hai chân lên ván.
Xoay bàn chân trước một chút cho thẳng với ván trượt, thay vì nghiêng như lúc đầu. Dùng chân còn lại nhẹ nhàng đẩy lên. Đi thật chậm trước đã, bạn sẽ không muốn mình bị tai nạn chỉ vì mình đi quá nhanh khi mà chưa sẵn sàng.
Sau khi bạn đã có đà di chuyển, hãy tập đặt chân sau của bạn lên phần cuối ván trượt, ngay phía trước phần đuôi cong, ở quanh trục bánh xe. Giữ thăng bằng và trượt đi, nhớ hạ đầu gối xuống một chút để giữ thăng bằng tốt hơn.
Kiểu đẩy chân mongo nghĩa là bạn cảm thấy thoải mái hơn khi đẩy ván bằng chân trước, và để chân sau trên ván. Một số người có thể chấp nhận được kiểu này, nhưng nó sẽ gây khó khăn cho bạn về sau, và động tác đu đưa chân trước qua lại khi đẩy ván nhìn cũng rất vụng về. Nếu bạn thấy mình dùng kiểu đẩy chân này thì hãy cố đổi lại kiểu đặt chân bình thường hoặc kiểu trái chân.
Bước 3 - Hãy tiếp tục đẩy ván trượt khi bạn thấy mình bị chậm lại.
Tiếp tục như vậy, tạo ra những cú đẩy nhẹ, và xoay thẳng bàn chân trên ván trượt để di chuyển cho tới khi chậm lại. Sau đó xoay bàn chân trụ của bạn ngang ra, đẩy ván lên phía trước bằng chân còn lại, rồi lại xoay thẳng chân. Bạn càng làm thế này nhiều lần, bạn càng thuần thục với việc trượt ván.
Thử tăng tốc, nhưng chỉ một chút thôi. Giống như đi xe đạp, một số người cảm thấy sẽ dễ giữ thăng bằng nếu như di chuyển nhanh hơn một chút.
Nếu bạn cảm thấy bị chao đảo khi di chuyển, bạn có thể vặn chặt trục bánh lại. Việc này sẽ khiến ván trượt khó đổi hướng hơn nhưng bạn có thể dễ dàng để tập trượt cho tới khi kiểm soát được sự chao đảo của ván trượt. Hoặc ngả người về phía trước một chút cũng có thể giúp bạn giải quyết được vấn đề.
Bước 4 - Xoay mắt cá chân và thay đổi trọng tâm để đổi hướng.
Khi bạn đã biết cách đẩy ván và di chuyển, hãy thử đổi hướng một chút khi di chuyển bằng cách thay đổi trọng tâm của cơ thể. Trượt ván và giữ cho đầu gối luôn linh hoạt, ngồi xuống để hạ thấp trọng tâm. Sau đó ngả người về phía trước một chút để rẽ phải (nếu như bạn đặt chân theo kiểu thông thường), và xoay mắt cá chân lại để chuyển hướng ván trượt sang trái.
Tùy vào độ chặt của trục bánh mà bạn sẽ chỉ cần ngả người một chút hoặc phải cong hẳn người xuống. Bạn có thể thả lỏng trục bánh bằng cách vặn chiếc bu lông lớn ở giữa mỗi trục (vặn sang trái để tháo lỏng, hoặc bên phải để vặn chặt). Việc này sẽ khiến áp lực lớn hơn (vặn chặt) hoặc nhỏ đi (tháo lỏng), cho phép bạn chuyển hướng khó hơn (vặn chặt) hoặc dễ hơn (tháo lỏng).
Nếu bạn bị mất thăng bằng hoặc bị ngã khi chuyển hướng, hãy nghiêng phần thân trên của mình về phía đối diện. Vấn đề thực ra là nằm ở bàn chân bạn là điểm tựa xoay ván, nhờ vậy các trục sẽ khiến ván trượt chuyển hướng.
Bước 5 - Đặt chân sau xuống đất để dừng lại.
Để dừng lại, bạn chỉ cần đặt chân sau của mình xuống đất khi bạn đang di chuyển chậm dần, và hãm lại đà của ván trượt. Tuy nhiên, bạn không nên đặt chân xuống đất ở tốc độ cao. Bắt đầu bằng việc lướt nhẹ chân và dần dần đặt những bước mạnh hơn xuống đất. Nhớ đặt chân trên ván trượt để giữ nó lại nếu không nó vẫn sẽ đi tiếp.
Bạn cũng có thể nghiêng người về phía sau và đạp phần đuôi xuống đất khi bạn muốn dừng lại. Một số loại ván trượt dài có gắn miếng “phanh” bằng nhựa ở phần rìa đuôi ván trượt, còn hầu hết thì không. Kiểu dừng này sẽ khó hơn một chút, và sẽ làm xước phần đuôi của ván trượt. Một cách thay thế để giúp bạn không làm xước đuôi ván trượt là đặt gót chân phía sau và ngón chân vẫn ở trên ván trượt, khi bạn dẵm ván xuống, gót chân bạn sẽ tiếp đất thay cho đuôi ván trượt.
Bước 6 - Thử đổi chân khi trượt ván.
Khi bạn đã cảm thấy quen với việc trượt ván, hãy thử đổi chân, chân thuận về phía sau và chân không thuận lên phía trước. Nếu bạn muốn trở thành một người trượt ván giỏi, bạn phải học cách trượt được cả hai chân, vì sau này bạn cần đổi chân để làm các động tác kỹ thuật. Việc này sẽ có ích khi bạn học trượt ở máng trượt, hoặc làm nhiều các động tác kỹ thuật trượt ván khác.
Bước 7 - Học ngã đúng cách.
Tất cả những người chơi trượt ván đều bị ngã thường xuyên từ khi mới tập. Đó là một phần của môn trượt ván. Việc mặc đồ bảo vệ đúng cách trong suốt thời gian trượt ván là rất quan trọng, và cũng phải học ngã đúng cách nữa. Để giúp bạn tránh khỏi những vết thương nghiêm trọng thay vì những vết xước và bầm tím thông thường, bạn nên học một số mẹo nhỏ để giữ an toàn cho bản thân.
Đưa tay bạn ra, nhưng hãy thả lỏng. Nếu bạn giữ tay cứng nhắc, bạn sẽ có nguy cơ bị trẹo khớp cổ tay và mắt cá chân nghiêm trọng hơn nếu bạn dùng chúng để đỡ cho cú ngã.
Lăn ra ngay khi bạn bị ngã. Bạn có thể bị xước một chút, nhưng sẽ ít đau hơn khi bạn chống tay xuống đất.
Nhảy ra nếu bạn cảm thấy có gì đó không ổn. Nếu bạn đang trượt quá nhanh và không thể điều khiển được ván trượt, hãy nhảy ra khỏi ván và tiếp đất bằng chân, hoặc lăn lên cỏ. Đừng đứng dính trên ván khi bạn đã mất kiểm soát.
Bước 8 - Xem những người trượt ván có kinh nghiệm để học thêm nhiều kỹ thuật và mẹo.
Tìm những người mới tập để trượt cùng. Điều này giúp bạn học được phong cách của họ hoặc những kỹ năng ở các cấp độ khác nhau. Nếu bạn không quen ai, hãy hỏi những người chơi ở khu trượt ván gần nơi bạn ở. Họ thường là những người thân thiện, và sẽ giúp đỡ bạn. Làm bất cứ điều gì bạn muốn, thử nghiệm, thực hiện một cú nhảy cao hơn, học cách thực hiện những kỹ thuật mới. Người hướng dẫn của bạn giờ sẽ giống như một người bạn hơn là một giáo viên, chia sẻ các kỹ năng với người đó, và bất cứ ai mà bạn muốn thể hiện cho họ thấy.
Để có thêm gợi ý về cách thực hiện các động tác, bạn luôn có thể xem những động tác ở trong video quay chậm và chú ý vào cử động của chân. Các hình ảnh liên tục cũng là một cách tốt để học hỏi.
Bạn càng luyện tập nhiều thì bạn càng giỏi. Đừng nản chí chỉ vì bạn không thể làm được một động tác ngay trong một vài lần đầu cố gắng. Hãy cứ luyện tập và vui đùa cùng bạn bè, rồi một lúc nào đó bạn sẽ làm được động tác ấy.
Phương pháp 3 - Học cách bật nhảy
Bước 1 - Bắt đầu với việc bật phần trước của ván trượt lên bằng cách dẵm bàn chân sau của bạn lên phần đuôi.
Một cú bật nhảy bao gồm bật ván trượt lên cao và hạ xuống an toàn. Phần đầu của kỹ thuật này là quen với động tác dẫm chân sau của bạn lên đuôi của ván trượt cho nó va xuống đất, nhờ đó bạn có thể làm ván trượt bật lên cao. Làm quen với động tác này, bởi tập luyện không bao giờ là đủ.
Khi bạn đứng trên ván, hãy tập lắc qua lắc lại, bật phần đầu tấm ván lên cao rồi trở lại vị trí cũ. Bạn cũng có thể thử động tác này lúc đang trượt nếu bạn đủ dũng cảm.
Trước khi bạn tập động tác bật nhảy, bạn nên đứng bên cạnh tấm ván rồi tập bật nó lên cao. Dùng bàn chân nhấn vào đuôi ván trượt để xem cần lực lớn cỡ nào để bật được phần đầu lên cao. Việc này cũng có ích nếu bạn muốn dẫm bật phần đầu ván trượt lên để cầm trên tay một cách dễ dàng.
Bước 2 - Thử bật ván lên khi bạn đang đứng yên.
Đứng trên ván trượt và uốn cong đầu gối xuống thấp một chút, chuyển trọng tâm lên trục bánh xe sau, lùi bàn chân sau lại một chút để bàn chân đặt lên phần đuôi. Dẫm phần đuôi xuống, giống như khi bạn làm để dừng ván trượt lại, nhưng không chạm đến mặt đất. Sau đó bật ván lên cao.
Đừng thử động tác này khi đang di chuyển ngay từ lúc mới tập. Nếu bạn chưa thành thục với động tác bật ván lên cao khi đang đứng yên thì khi bạn thử làm động tác này lúc đang di chuyển sẽ rất nguy hiểm, bạn có thể bị bật ra khỏi ván trượt và "đo đường".
Bước 3 - Bật ván trượt lên cao rồi nhảy.
Để làm cho ván trượt bật lên, bạn cần phải đồng thời lùi chân trước của bạn lại một chút và nhấc cao lên, để đầu gối của bạn gần chạm tới ngực, trong khi đó thì chân sau bạn đạp xuống phần đuôi.
Động tác này cần được làm với tốc độ nhanh, và nó cũng khá khó để thực hiện lúc mới tập. Bạn cần phải nhảy lên cao để rời khỏi ván trượt cùng lúc bạn bật ván trượt lên bằng chân sau.
Bạn sẽ nhấc chân trước lên một chút trước khi nhấc nốt chân sau. Hãy tưởng tượng khi bạn đang chạy trên vỉa hè và nhảy qua một vật cản. Bạn sẽ cần làm động tác kiểu như thế.
Bước 4 - Đưa chân bạn lên phía trước để bắt lấy ván trượt.
Sau khi ván trượt bật lên cao, hãy đưa chân bạn về phía trước để đẩy ván trượt nằm ngang lại như cũ và kiểm soát nó. Bạn cần phải làm vậy ngay sau khi bạn nhảy lên cao.
Bước 5 - Đẩy ván trượt về lại mặt đường bằng cách duỗi thẳng chân bạn ra.
Sau khi bạn đã đẩy ván trượt nằm ngang, hãy dẫm nó xuống tiếp xúc với mặt đường bằng cách duỗi thẳng chân ra và hạ xuống ván trượt ở vị trí ban đầu. Điều quan trọng nhất cần nhớ khi hạ xuống là phải dẫm vào chỗ ván trượt gắn với các trục bánh xe và đầu gối cong lại, để tăng cơ hội tiếp tục di chuyển và giúp ván trượt khỏi bị vỡ về sau, cũng như tránh bị thương.
Không có gì xấu hổ nếu phải nhảy ra khỏi ván. Nếu như ván trượt không còn cân bằng hoặc chỉ là cảm thấy có gì đó không ổn, đừng cố gắng đáp lên nó, thay vào đó hãy đáp xuống đất bằng chân.
Trên thực tế, tốt hơn là bạn nên tập những cú bật nhảy đầu tiên của mình bằng cách nhảy khỏi ra ván trượt khi nó bật lên và rồi đáp xuống bên cạnh nó.
Bước 6 - Thử bật nhảy khi đang di chuyển.
Khi bạn đã thành thục với kỹ năng bật nhảy khi đứng yên thì hãy thử làm khi đang di chuyển. Đẩy ván và bắt đầu trượt ở tốc độ chậm đến nhanh dần, sau đó ngồi xuống và bật ván lên ngay khi bạn vẫn đang trượt.
Đây là một kỹ năng cơ bản cần phải học, bởi vì hầu hết các kỹ thuật nhảy khác đều dựa vào nó. Để biết thêm thông tin về các kỹ thuật đặc biệt đó, hãy xem phần tiếp theo.
Phương pháp 4 - Học những kỹ thuật khác
Bước 1 - Thử kiểu xoay ván trên không.
Hãy thực hiện một cú nhảy cao nhất có thể, ngay sau khi bạn rời chân khỏi ván, hãy dùng chân trước hất vào ván để nó xoay 180 độ. Có thể bạn sẽ cần thêm một chút “lực xoay” từ chân sau để làm nó xoay dễ hơn.
Bước 2 - Thử kiểu đá lật.
Làm giống như kiểu xoay ván trên không, trừ việc hất vào ván thì bạn sẽ đá hất vào cạnh của ván làm nó xoay dọc theo chiều ván trượt. Thử vài động tác khác nhau cho tới khi bạn làm nó xoay được. Đây không phải là một kỹ thuật đơn giản, vì vậy bạn cần luyện tập nhiều và đừng bỏ cuộc.
Bước 3 - Thử trượt trên lan can.
Bắt đầu với những thanh lan can thấp (bằng hoặc thấp hơn 30 cm). Kỹ thuật này cũng không hề đơn giản, vì vậy hãy làm theo từng bước.
Bắt đầu bằng cách trượt đến gần lan can, sau đó nhảy khỏi ván trượt và đáp xuống lan can bằng chân, cứ để ván trượt chạy ra chỗ khác.
Tiếp theo, tập bật ván trượt lên đồng thời với lúc nhảy nhưng đừng quan tâm ván trượt sẽ chạy đi đâu, chỉ cần chắc chắn là bạn đặt chân được lên lan can.
Hãy chắc chắn là bạn trượt đến lan can ở một góc hẹp chứ không phải là thẳng hàng với lan can. Nhờ thế, sẽ có ít nguy cơ trục bánh xe bị mắc lên lan can hơn.
Sau đó hãy bắt đầu làm thật. Bật nhảy cao nhất có thể, theo hướng của lan can. Đáp xuống với chân của bạn ở trên phần gắn trục bánh xe và tấm ván nằm cân bằng trên lan can.
Nếu ván trượt trượt ngang trên lan can, đó là kiểu “ván-trượt”. Nếu ván trượt tạo thành một góc nhỏ với lan can và các trục bánh bị mắc vào nó thì đó là kiểu trượt 50-50.
Khi bạn đã trượt đến phía cuối lan can, nếu bạn đang thực hiện kiểu “ván-trượt” thì hãy xoay ván thẳng ra (để nó đi đúng hướng) rồi tiếp đất. Nếu bạn đang thực hiện kiểu trượt 50-50 thì hãy nhấc phần bánh trước lên một chút (bằng cách dẫm nhẹ lên phần đuôi) để phần đầu ván trượt không bị va xuống đất. Một cách khác là hãy bật nhảy xuống.
Bước 4 - Đi đến sân tập và học cách trượt trong máng trượt.
Kỹ thuật này cần nhiều quyết tâm, nhưng nó rất xứng đáng với công sức bỏ ra.
Bắt đầu bằng cách đặt đuôi ván trượt lên mép máng trượt (phần bằng kim loại ở mép máng), và chân sau đứng lên ngay sau chỗ gắn trục bánh xe, nhưng đủ xa để giữ thăng bằng.
Đặt chân trước lên phần gắn trục bánh xe trước, và đổ người để trượt ván xuống. Đừng lưỡng lự, nếu không bạn sẽ ngã. Việc này cần sự tự tin và sức mạnh.
Hãy chắc chắn là bạn ngả người về phía trước khi thực hiện động tác này. Nếu không, ván trượt sẽ bị trượt khỏi chân bạn. Vai bạn phải luôn song song với ván trượt.
Đừng lo về việc rơi xuống khi đã lên tới đầu kia của máng, bạn chỉ cần nhảy ra khỏi ván trượt khi lên tới đỉnh.
Bước 5 - Tập một số kỹ thuật trên máng trượt.
Một số kỹ thuật hay như Rock to Fakie (đưa ván trượt nằm ngang trên rìa máng trượt), Axle Stall (đưa ván trượt nằm dọc theo rìa máng trượt) và Nose Stall (đặt phần mũi ván trượt lên rìa máng trươt) nhìn rất ấn tượng, nhưng cũng không quá khó để học nếu như bạn có vài tháng kinh nghiệm. Khi bạn đi đến sân tập hãy nhớ phải luôn chú ý để khỏi bị va phải. Sẽ rất đau đấy.
| {
"is_expert": false,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/K%E1%BA%BFt-n%E1%BB%91i-tai-nghe-Bluetooth-v%E1%BB%9Bi-Nintendo-Switch | Cách để Kết nối tai nghe Bluetooth với Nintendo Switch | wikiHow hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách kết nối tai nghe không dây với máy chơi game Nintendo Switch. Mặc dù Switch không cho phép người dùng kết nối tai nghe trực tiếp, nhưng bạn có thể sử dụng tai nghe không dây đi kèm thiết bị tiếp hợp USB dongle hỗ trợ USB-C. Nếu như tai nghe không đi kèm với dongle, bạn có thể sử dụng bộ phát Bluetooth transmitter tích hợp cổng vào âm thanh.
Phương pháp 1 - Sử dụng USB dongle ở chế độ di động
Bước 1 - Chuẩn bị bộ chuyển đổi (adapter) USB-to-USB-C.
Trừ khi tai nghe không dây hỗ trợ kết nối USB-C, nếu không bạn cần mua bộ chuyển đổi USB-to-USB-C để nghe ở chế độ di động. Bạn có thể tìm mua bộ chuyển đổi này tại các cửa hàng bán đồ công nghệ hoặc điện tử, cũng như các trang thương mại trực tuyến phổ biến.
Một số tai nghe không dây đi kèm với bộ chuyển đổi USB-C. Nếu như không chắc, hãy xem trong các tài liệu đi kèm sản phẩm.
Nhấp vào đây để xem danh sách các tai nghe có khả năng hoạt động với Switch, cũng như những tai nghe chắc chắn không hoạt động.
Bước 2 - Kết nối tay cầm điều khiển Joy-Con với Nintendo Switch.
Nếu như chưa thực hiện, bạn cần trượt mỗi bên tay cầm vào cạnh tương ứng trên Switch.
Tay cầm điều khiển có nút "-" sẽ lắp vào bên trái, còn tay cầm với nút "+" nằm bên phải.
Bước 3 - Nhấn nút nguồn của Switch.
Nút này nằm ở cạnh trên, ngay bên cạnh các nút âm lượng. Bạn cũng có thể bật Switch bằng cách nhấn vào nút Home trên tay cầm Joy-Con bên phải.
Bước 4 - Kết nối bộ chuyển đổi USB-to-USB-C với Switch.
Cổng này nằm ở cạnh dưới của Switch.
Bước 5 - Bật tai nghe.
Thông thường, bạn có thể nhấn vào nút nguồn nằm đâu đó trên thiết bị.
Nếu tai nghe yêu cầu bạn ghép đôi với dongle, hãy tiến hành theo hướng dẫn đi kèm của thiết bị. Quá trình này thường yêu cầu bạn nhấn vào nút nào đó trên tai nghe hoặc dongle.
Bước 6 - Kết nối USB dongle của tai nghe với bộ chuyển đổi.
Dongle đi kèm tai nghe sẽ có cổng USB vừa với cổng USB của bộ chuyển đổi. Sau khi Switch nhận ra tai nghe không dây, lời nhắc USB sẽ hiện ra ở góc trên bên trái màn hình để thông báo rằng âm thanh từ Switch đã được định tuyến thông qua tai nghe.
Phương pháp 2 - Sử dụng USB dongle khi chơi trên TV
Bước 1 - Ngắt kết nối tay cầm Joy-Con khỏi Switch.
Nếu tai nghe đi kèm dongle kết nối với cổng USB, bạn có thể áp dụng phương pháp này để sử dụng tai nghe không dây trong lúc chơi trên TV. Trước tiên, bạn cần tháo tay cầm điều khiển khỏi Switch (nếu như đang được kết nối) bằng cách:
Nhấn giữ nút nhả hình tròn ở phía sau tay cầm bên trái.
Trong khi tiếp tục nhấn giữ nút này, nhẹ nhàng trượt tay cầm bên trái lên cho đến khi bộ phận này rời khỏi màn hình.
Lặp lại các bước trên đối với tay cầm bên phải.
Bước 2 - Lắp tay cầm Joy-Con vào báng cầm hoặc dây đeo.
Sử dụng báng cầm nếu bạn muốn lắp một bộ điều khiển duy nhất, và dây đeo nếu như muốn chơi bằng hai tay.
Nhấp vào đây để xem danh sách các tai nghe có khả năng hoạt động với Switch, cũng như những tai nghe chắc chắn không hoạt động.
Bước 3 - Lắp Nintendo Switch vào dock sạc.
Đặt máy chơi game Switch vào dock sao cho màn hình quay cùng hướng với logo Nintendo Switch ở phía trước.
Dock sạc phải được kết nối sẵn với TV.
Bước 4 - Bật Switch.
Bạn có thể nhấn vào nút có hình ngôi nhà nằm trên tay cầm Joy-Con bên phải, hoặc nhấn vào nút nguồn ở cạnh trên (cạnh các nút âm lượng).
Nếu TV đang tắt, bạn cần bật lên. Nếu cần thiết, hãy sử dụng điều khiển từ xa của TV để chuyển sang đầu vào mà Nintendo Switch đang kết nối.
Bước 5 - Kết nối USB dongle với dock sạc.
Có hai cổng USB nằm bên trái dock và một cổng nằm ở phía trong nắp lưng. Hiện tại, Switch hỗ trợ âm thanh qua cổng USB nên bạn có thể kết nối dongle vào bất kỳ cổng nào trống.
Bước 6 - Bật tai nghe.
Thông thường, bạn có thể nhấn vào nút nguồn nằm đâu đó trên thiết bị. Sau khi tai nghe được bật, lời nhắc điều khiển âm lượng qua USB sẽ hiện ra ở gần góc trên bên phải màn hình. Ngay khi bạn thấy thông báo này, âm thanh từ Switch sẽ bắt đầu phát thông qua tai nghe.
Nếu tai nghe yêu cầu bạn ghép đôi với dongle, hãy tiến hành theo hướng dẫn đi kèm tai nghe. Quá trình này thường yêu cầu bạn nhấn vào nút nào đó trên tai nghe hoặc dongle.
Phương pháp 3 - Sử dụng bộ phát Bluetooth với đầu vào âm thanh
Bước 1 - Chuẩn bị bộ phát Bluetooth với jack cắm đầu vào âm thanh.
Nếu tai nghe không dây không được tích hợp USB dongle, bạn vẫn có thể sử dụng thiết bị để nghe với Switch nhờ vào bộ phát Bluetooth có jack cắm âm thanh. Bạn có thể kết nối loại thiết bị phát này với Switch thông qua cáp AUX 3.5mm to 3.5mm, sau đó ghép đôi tai nghe với bộ phát.
Nhấp vào đây để xem danh sách các tai nghe có khả năng hoạt động với Switch, cũng như những tai nghe chắc chắn không hoạt động.
Bạn có thể áp dụng cách này cả khi Switch nằm trong dock hoặc ở chế độ di động.
Nhiều bộ phát có sẵn cáp 3.5mm to 3.5mm mà bạn cần. Nếu bộ phát hiện tại không có, bạn có thể mua thêm ở các cửa hàng bán đồ điện tử hoặc công nghệ.
Bước 2 - Bật Switch.
Nhấn vào nút có biểu tượng ngôi nhà nằm trên tay cầm Joy-Con bên phải, hoặc nhấn nút nguồn ở cạnh trên thiết bị (gần nút âm lượng) để bật máy.
Bước 3 - Kết nối bộ phát Bluetooth với Switch.
Để tiến hành, bạn cắm một đầu cáp 3.5mm vào cổng trên bộ phát, đầu còn lại cắm vào jack tai nghe nằm ở cạnh trên máy Switch.
Bước 4 - Đặt bộ phát Bluetooth vào chế độ ghép đôi.
Quá trình này có thể khác nhau tùy vào model, nhưng nhìn chung khá đơn giản vì bạn chỉ cần nhấn vào nút tính năng và chờ đèn nhấp nháy.
Xem thêm trong sách hướng dẫn của bộ phát nếu bạn không biết cách bật chế độ ghép đôi.
Bước 5 - Bật tai nghe.
Thông thường, bạn có thể nhấn vào nút nguồn nằm đâu đó trên thiết bị.
Bước 6 - Kết nối tai nghe với bộ phát Bluetooth.
Miễn là tai nghe đang ở trong phạm vi của bộ phát Bluetooth, hai thiết bị sẽ tự động được kết nối. Có thể một số model sẽ yêu cầu bạn nhấn vào nút ghép đôi. Hãy kiểm tra hướng dẫn đi kèm với tai nghe để chắc chắn. Sau khi quá trình kết nối hoàn tất, bạn sẽ có thể nghe âm thanh từ Switch thông qua tai nghe.
Thông thường, bạn có thể nhận biết tai nghe và bộ phát đã được ghép đôi nếu đèn trên cả hai thiết bị đều ngừng nhấp nháy.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |
https://www.wikihow.vn/L%C3%A0m-s%E1%BA%A1ch-C%E1%BB%95-h%E1%BB%8Dng | Cách để Làm sạch Cổ họng | Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số biện pháp giúp khắc phục tình trạng khó chịu ở cổ họng do bị nghẹt bởi các chất nhầy và đờm. Hướng dẫn sử dụng hợp lý các loại thuốc, nguyên liệu có sẵn trong nhà cho đến các loại thực phẩm và đồ uống nhất định để giúp bạn hô hấp, ăn uống một cách dễ dàng hơn.
Phương pháp 1 - Làm sạch Vòm họng
Bước 1 - Dùng nước súc miệng.
Súc miệng bằng nước súc miệng hàng ngày có tác dụng làm sạch bề mặt phía sau cổ họng, ngăn ngừa vi khuẩn gây hôi miệng cũng như nhiều bệnh về đường miệng.
Nước súc miệng có chứa các tác nhân kháng khuẩn giúp ngăn ngừa bệnh đường miệng, hoạt chất florua giúp giảm tình trạng sâu răng và hương liệu trung hoà có trong nước súc miệng có tác dụng chống hôi miệng.
Hiện nay trên thị trường có một số loại nước súc miệng không khác gì một loại mỹ phẩm đơn thuần, có nghĩa là chúng chỉ có thể tạm thời loại bỏ hơi thở gây hôi miệng chứ không thể diệt trừ các loại vi khuẩn mạnh. Hãy chắc chắn loại nước súc miệng bạn mua có tác dụng điều trị, làm sạch miệng và vòm họng chứ không chỉ loại bỏ hơi thở có mùi.
Hãy đọc hướng dẫn sử dụng được in trên bao bì để nắm rõ cách dùng. Hầu hết các loại nước súc miệng đều khuyến cáo người dùng chỉ nên rít và súc miệng vài giây trước khi nhổ rồi mới rửa sạch miệng lại bằng nước sạch.
Bước 2 - Chăm sóc Amidan.
Amidan là một hệ thống nhỏ bao gồm các mô bạch huyết ở phía mặt sau cổ họng, cũng chính là nguyên nhân gây viêm nhiễm và hôi miệng. Một số người đã cắt bỏ Amidan qua tiểu phẫu nhưng một số người vẫn giữ lại vì Amidan có chức năng ngăn ngừa sự tích tụ của vi khuẩn. Đôi khi, sỏi Amidan được hình thành từ phần thức ăn còn thừa và chất nhầy tích tụ trong các nếp gấp của mô Amidan gây ra hôi miệng. Chúng khiến bạn buồn nôn và có cảm giác như cần rửa cổ họng liên tục.
Nếu đang gặp rắc rối do sỏi Amidan gây ra thì bạn cần dùng máy phun tia nước (có bán tại các cửa hàng thuốc) để phun tia nước vào sỏi Amidan. Máy phun tia nước dùng để trị liệu cho Amidan có cấu tạo và nguyên lý hoạt động giống như máy chuyên điều trị cho tai và mũi. Loại máy này được bao gồm một ống tiêm bằng cao su có chức năng phóng ra tia nước và thuốc vào mặt sau cổ họng để loại bỏ các viên sỏi có hại, khiến chúng bung ra. Hãy đảm bảo không đặt áp suất quá cao và mạnh vì sẽ gây ra kích ứng và làm chảy máu.
Bạn cũng có thể mua bình xịt Amidan tại nhiều cửa hàng thuốc. Những bình xịt này có chứa thuốc trị Amidan và dùng để phóng ra tia nước vào phía mặt sau cổ họng để loại bỏ sỏi Amidan và ngăn ngừa sâu răng.
Nếu như sỏi Amidan đang phát triển to lên và gây khó chịu, hãy uống men vi sinh để ức chế sự phát triển của chúng. Tuy nhiên nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc mới nào.
Trong trường hợp bạn không thể tự loại bỏ sỏi Amidan và chúng đang gây ra vấn đề nghiêm trọng, hãy đến gặp bác sĩ.
Bước 3 - Chải lưỡi.
Bỏ ra một vài phút để chải lại lưỡi bằng bàn chải đánh răng sau khi đánh răng hằng ngày. Điều này không chỉ có tác dụng làm sạch răng mà còn làm sạch cổ họng và khoang miệng cũng như ngăn ngừa các loại bệnh và vấn đề hôi miệng từ vi khuẩn.
Phương pháp 2 - Dùng Thuốc và Nguyên liệu tại nhà
Bước 1 - Thử dùng thuốc đặc trị.
Để loại bỏ đờm và các chất nhầy khác trong cổ họng một cách nhanh nhất, bạn nên sử dụng thuốc được bán sẵn tại quầy dược và siêu thị.
Các loại thuốc OTC (thuốc không cần kê đơn, có bán sẵn trên thị trường) được dãn nhãn là “long đờm” đều giúp loại bỏ đờm và chất nhầy ở cổ họng và ngực. Một số thương hiệu thuốc long đờm như Mucinex hoặc các loại thuốc thường thấy có chứa chất Guaifenesin.
Đảm bảo rằng luôn kiểm tra kĩ tác dụng phụ của thuốc mới dùng. Nhiều loại thuốc long đờm có thể gây buồn ngủ và một vài loại có dán nhãn khuyến cáo người dùng không nên điều khiển xe máy sau khi uống thuốc.
Luôn luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ tại cửa hàng trước khi bắt đầu sử dụng một loại thuốc mới nhằm đảm bảo sự an toàn cho bản thân cũng như tránh thành phần của thuốc mới kích ứng với những loại thuốc bạn đang dùng.
Gặp bác sĩ cá nhân nếu thuốc bán sẵn không thể trị khỏi bệnh. Nếu cần thiết, bạn sẽ được khuyên đến khoa Tai – Mũi – Họng để được chẩn đoán và kê thuốc có thể trị dứt điểm tình trạng nhiều đờm và chất nhầy trong cổ họng.
Bước 2 - Sử dụng nước muối sinh lý để rửa sạch chất dịch trong mũi.
Nhỏ nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý vào mũi để làm trong cổ họng, giảm nghẹt mũi cũng như loại bỏ chất nhầy từ mũi trong thời gian ngắn. Có thể mua nước muối sinh lý ở hiệu thuốc hoặc tự làm ở nhà.
Cho ½ thìa cà phê muối nở và ½ thìa cà phê muối vào ly nước cất ở nhiệt độ phòng. Trong trường hợp dùng nước máy, hãy đun sôi để khử trùng và để nguội.
Hoà tan muối nở và muối vào nước.
Dùng ống tiêm cao su. Có thể cần dùng đến loại ống tiêm chuyên dụng cho lỗ tai hoặc ống tiêm y tế không có kim để phun dung dịch nước muối vào mũi để đi vào cổ họng. Sau khi dung dịch đã vào cổ họng hãy nhổ vào bồn rửa.
Không cần phải lo lắng khi bạn vô tình nuốt phải vì dung dịch này không ảnh hưởng xấu đến cơ thể bạn.
Cách này không chỉ giúp làm sạch khoang mũi mà còn giảm sự tích tụ đờm trong cổ họng. Lặp lại nếu tình trạng không khá hơn.
Đảm bảo khử trùng ống tiêm sau mỗi lần sử dụng bằng cách rửa bằng nước và xà phòng. Thay dung dịch nước muối sau vài ngày.
Bước 3 - Thử sử dụng hỗn hợp mật ong và chanh.
Cả mật ong và chanh đều có tính kháng khuẩn, có tác dụng làm dịu cổ họng và loại bỏ chất nhầy, đờm cũng như các vi khuẩn khác.
Trộn đều hỗn hợp chanh và mật ong được pha với tỉ lệ 1:1.
Có thể dùng trực tiếp một thìa cà phê hỗn hợp này. Đối với những người thấy quá ngọt, hãy cho hỗn hợp này vào trà, cà phê hay thậm chí một cốc nước nóng là có thể uống dễ dàng.
Không cho trẻ em dưới một tuổi dùng mật ong. Trong mật ong có thể chứa mầm bệnh gây ngộ độc có thể gây ra nhiễm trùng nặng cho trẻ sơ sinh.
Bước 4 - Sử dụng tinh dầu bạch đàn.
Có thể mát xa tinh dầu bạch đàn bên ngoài cơ thể để giúp giảm tắc nghẽn và làm sạch cổ họng.
Tinh dầu bạch đàn được bán sẵn tại hầu hết các cửa hàng thuốc, siêu thị cũng như tại cửa hàng chuyên bán thực phẩm có lợi cho sức khoẻ. Lưu ý rằng tinh dầu bạch đàn chỉ được sử dụng bên ngoài cơ thể và tuyệt đối không được uống. Luôn luôn pha loãng tinh dầu này trong một loại tinh dầu dẫn trước khi dùng. Một số loại tinh dầu được sử dụng như tinh dầu dẫn là tinh dầu dừa, ô liu hoặc tinh dầu hạt cải.
Nhẹ nhàng mát xa tinh dầu bạch đàn vào phần ngực và cổ. Để trong một vài giờ để giúp lưu thông và loại bỏ chất đờm trong cổ họng.
Phương pháp 3 - Ăn uống
Bước 1 - Gừng và tỏi.
Gừng tươi và tỏi tươi có tác dụng làm sạch cổ họng và lưu thông khí huyết rất tốt.
Cả gừng và tỏi đều có tính kháng khuẩn giúp điều trị các vùng nhiễm trùng, các vùng này chính là nguyên nhân dẫn đến đờm và chất nhầy. Tỏi có thể tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn có trong đờm.
Nên ăn trực tiếp tỏi và gừng tươi để đạt được kết quả tốt nhất. Thái nhỏ tỏi và gừng rồi uống như uống thuốc trong trường hợp bạn không thể ăn sống toàn bộ một củ tỏi hoặc gừng.
Bước 2 - Uống trà thảo dược.
Các loại trà thảo dược có tác dụng loại bỏ sự khó chịu cho cổ họng do đờm gây ra. Những loại trà thảo dược tốt nhất là trà xanh, trà gừng, trà hoa cúc và trà xanh. Hãy dùng loại trà không có cafein để đạt được kết quả tốt nhất.
Trà thảo dược giúp hoà tan các chất dịch nhầy bám trong cổ họng, làm thông mũi và làm sạch cổ họng.
Bước 3 - Ăn đồ cay.
Nên áp dụng phương pháp này một cách thận trọng vì đồ ăn có khả năng gây kích ứng đối với cổ họng đã có vấn đề. Ý tưởng của phương pháp này là dùng đồ ăn cay để nới lỏng đờm khỏi cổ họng, làm chúng trôi đi dễ dàng thông qua ho và hỉ mũi. Tương ớt, hạt tiêu, mù tạc, cải ngựa là những gia vị tiêu biểu cho phương pháp ăn đồ cay. Tuy nhiên, không nên thử phương pháp này nếu bạn đã gặp những vấn đề như trào ngược dạ dày trong quá khứ.
Bước 4 - Tránh sử dụng một số loại thực phẩm nhất định.
Nên tránh sử dụng một số loai thực phẩm khi cổ họng bị nghẹt và tắc nghẽn vì những thực phẩm này có thể khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn.
Chế phẩm làm từ sữa như pho mát, sữa chua và sữa uống có thể khiến cơ thể tiết ra nhiều chất dịch nhầy hơn. Cũng nên tránh món ăn giàu muối và dầu.
Đường tinh và các chất làm ngọt nhân tạo có thể gây kích ứng cổ họng và khiến vấn đề tồi tệ hơn. Nên tránh sử dụng các chất này khi bạn đang trong quá trình thanh lọc cổ họng.
Thực phẩm được sản xuất từ đậu nành như đậu phụ và sữa đậu nành cũng có thể làm gia tăng đờm. Vì vậy, không nên dùng đậu nành để thay thế sữa và pho mát khi đang cố gắng thanh lọc cổ họng.
Phương pháp 4 - Quan tâm tới Cổ họng
Bước 1 - Uống nhiều nước.
Uống đủ nước có thể giúp cho các chất nhầy bị nới lỏng và khiến chúng bong ra dễ dàng.
Uống khoảng 8 cốc nước mỗi ngày. Bạn cần uống nhiều nước hơn vào những ngày bị cảm lạnh vì lúc này cơ thể sẽ tiết ra nhiều dịch nhầy hơn.
Nước giúp cho cổ họng được bôi trơn, khiến đờm tiết ra ít hơn. Thay vì các loại đồ uống khác, hãy uống nước trong bữa ăn cũng như luôn để một chai nước gần cơ thể để nhâm nhi thường xuyên khi bạn đang đi làm hoặc đang thư giãn ở nhà.
Bước 2 - Không hút thuốc lá.
Hút thuốc không chỉ dẫn đến các bệnh khác mà còn rất có hại cho cổ họng. Hậu quả của việc hút thuốc không chỉ là gây kích ứng cho các nếp gấp thanh quản mà còn khiến cơ thể dễ nhiễm trùng dẫn đến cảm lạnh và cảm cúm, chất dịch nhầy tiết ra nhiều hơn. Hãy bỏ thuốc nếu bạn muốn thanh lọc cổ họng và lập kế hoạch từ bỏ trong thời gian dài.
Bước 3 - Uống rượu và các loại nước giải khát có chừng mực.
Nên hạn chế đồ uống có cồn và ga khi cổ họng bạn bị nghẹt bởi đờm.
Nước giải khát có ga, bao gồm cả nước khoáng có ga có thể gây kích ứng cho cổ họng và tạo ra đờm.
Rượu không chỉ kích thích cơ thể tiết ra nhiều đờm mà còn là nguyên nhân khiến hệ thống miễn dịch giảm dẫn đến kéo dài thời gian bị cảm lạnh hoặc cảm cúm, cũng có nghĩa cổ họng bạn sẽ lâu được thanh lọc hơn.
| {
"is_expert": true,
"last_updated": null,
"num_votes": null,
"percent_helpful": null,
"tips": [],
"views": null
} |